abstract
stringlengths
40
681
section_names
stringlengths
11
94
article
stringlengths
4.61k
164k
Theo cảm nhận của tôi, việc được lựa chọn trong bầu cử thật sự là một đặc quyền với người dân xứ Đài.
Đài Loan: Cuộc vận động tranh cử của Hàn Quốc Du, ứng cử viên 'thân TQ' trông như thế nào?
Cử tri Đài Loan chia sẻ quan điểm của họ qua phỏng vấn của phóng viên BBC News Tiếng Việt (bìa trái) Đó là 7 giờ tối thứ Năm và chúng tôi đang bị kẹt giữa dòng người ngập trong sắc xanh - đỏ trên một đại lộ rộng lớn ở Đài Bắc. Những con đường lớn, ban ngày người dân phải đi xuống cầu ngầm để qua đường, thì giờ nó hoàn toàn bị bao phủ bởi hàng chục ngàn người. Dân Đài Loan kiện Formosa 'gây ung thư' Đài Loan muốn xem tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức Đài Loan bắt 40 thuyền nhân Việt Dân Đài Loan và nỗi sợ 'bị thống nhất' với TQ Xung quanh tôi, họ vừa đi , vừa vẫy những lá cờ đỏ ngôi sao xanh trắng và vừa hô vang: "Hàn Quốc Du! Hàn Quốc Du! Hàn Quốc Du!" Đó là tên của ngôi sao chính trị sáng giá nhất hiện tại của Quốc Dân Đảng, người đang thách thức đương kim Tổng thống Thái Anh Văn của Dân Tiến Đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan, sẽ diễn ra vào ngày 11/1 tới. Thùy Linh của BBC News Tiếng Việt tường thuật từ Đài Bắc Đã nghe danh về nền dân chủ tự do ở Đài Loan từ lâu, tôi quyết định làm chuyến đi lần này để tận mình chứng kiến bầu cử tự do của nền dân chủ đi lên từ độc tài ở hòn đảo này. Nhất là trong bối cảnh sức ảnh hưởng của Trung Quốc đại lục ngày càng lớn mạnh và khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên tiếng đe doạ sẽ dùng vũ lực để thống nhất "tỉnh ly khai" này. Tôi đến Đài Loan vào đầu tháng Một nên tiết trời còn se lạnh. Khách sạn của tôi và toà tháp Taipei 101 nổi tiếng đã bắt đầu rục rịch trang trí cho Tết Nguyên Đán, vốn chỉ còn cách có hai tuần nữa. Nhưng thật ra, cả hòn đảo này đã sôi sục từ suốt mấy tháng nay và chưa đầy 72 tiếng nữa, có lẽ sẽ đạt đến đỉnh điểm, khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày thứ Bảy 11/1 này. Vì vậy, tôi đến đúng dịp cuối cùng mà hai đảng lớn của Đài Loan, Quốc Dân Đảng (KMT) và Dân Tiến Đảng (DPP) tranh thủ vận động cử tri để bỏ phiếu cho mình. Tổng thống Đài Loan trích thư sinh viên HK: ‘Đừng tin Cộng sản' 'Chúa của chúng tôi là Trung Quốc' Huawei bị công kích do coi Đài Loan là nước độc lập Cuộc tuần hành tranh cử của ông Hàn Quốc Du bắt đầu lúc 6 giờ chiều, nhưng ngay từ 5 giờ chiều, các ga tàu điện MRT đã chật cứng người, nô nức và náo nhiệt. Họ mặc những chiếc áo khoác, những chiếc nón sặc sỡ in cờ Đài Loan, ve vẩy biểu ngữ, áp phích có hình ảnh Hàn Quốc Du. Khi lên tàu, chúng tôi gặp ba người phụ nữ trung niên nói chuyện rôm rả. Sau khi bắt chuyện, tôi bất ngờ khi biết hai trong số họ đang sinh sống ở Bắc Mỹ và đã bay về Đài Loan để tham gia bỏ phiếu. Ann, người hiện sống ở Vancouver, Canada, khoe với tôi rằng, bà đã canh me tới 3 tiếng đồng hồ để mua bằng được chiếc áo gió có thêu chữ H, tức chữ đầu tiên trong họ Hàn của Hàn Quốc Du. Còn Lola, người đã sống ở Hoa Kỳ gần 40 năm qua thì nói, bà vẫn giữ song tịch để có thể về Đài Loan thực thi quyền bầu cử của mình. Từ trái qua: Ann, từ Vancouver, Canada và Lola từ New Jersey,Hoa Kỳ, cùng một người bạn ở Đài Bắc, tại cuộc vận động tranh cử chiều tối 9/1. Và cũng như Ann và Lola, phần lớn những người ủng hộ ông Hàn Quốc Du là tầng lớp trung niên, tranh thủ thời gian sau giờ làm để đến ủng hộ cho ứng cử viên mà họ yêu quý. Họ nói lý do chính khiến họ ủng hộ ông Hàn là vì kinh tế. Họ cho rằng, chính phủ hiện tại của bà Thái Anh Văn không giúp cải thiện được cuộc sống của người dân. Tôi hỏi họ nghĩ gì khi ông Hàn Quốc Du bị gắn mác "ủng hộ Cộng sản", đặc biệt là sau những chuyến đi cấp cao của ông ta đến Đại lục và Hong Kong để gặp các quan chức cấp cao của Bắc Kinh. Câu trả lời của họ phần lớn là: "Nếu Đài Loan muốn phát triển phải biết thoả hiệp (compromise) và tạo quan hệ với Trung Quốc". Tôi bèn đặt một câu hỏi nhạy cảm hơn, là họ có nghĩ 'Đài Loan là một phần của Trung Quốc đại lục không'? Hầu hết họ đều cố gắng thể hiện quan điểm ủng hộ "độc lập", nhưng theo họ, việc có quan hệ tốt hơn với Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đến độc lập của Đài Loan. Một số người khác thì đáp xoáy lại rằng, "Tại sao không phải là 'Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có phải là một phần của Trung Hoa Dân Quốc' hay không?" Người trẻ Đài Loan cũng rất náo nức với cuộc bầu cử. Đây là một cách đáp trả thú vị và không phải không có cơ sở lịch sử. Tên chính thức của Đài Loan hiện tại là Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China). Chính thể này được thành lập bởi Tôn Trung Sơn vào tháng 1/1912 ở Nam Kinh, bên trong Trung Hoa đại lục. Đến năm 1949, Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Bắc nhưng Hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc vẫn cho rằng, chính phủ này mới là chính phủ hợp pháp duy nhất của vùng lãnh thổ gồm Đài Loan, Trung Quốc đại lục và cả một phần của Mông Cổ. Vì vậy, họ lập luận rằng, Đài Loan mới là "đất mẹ" và đứa con lớn "đại lục" đang tạm nằm trong tay Đảng Cộng sản. Nhưng dù sao thì Đài Loan và Trung Quốc vẫn "là một gia đình", như quý ông tên Liang nói. Bản sắc Đài Loan và ảnh hưởng tới cuộc bầu cử 11/1 Tuy nhiên, Quốc dân Đảng của 70 năm trước và bây giờ ít nhiều đã có thay đổi, với một trong những chính sách nổi bật nhất của KMT hiện tại là cải thiện mối quan hệ với chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, với việc bà Thái Anh Văn của Đảng Dân chủ Cấp tiến đắc cử tổng thống vào năm 2016 cho thấy, chính sách của Quốc dân Đảng có thể đã không đáp ứng mong muốn của người dân xứ Đài. Bà Thái Anh Văn và DPP năm nay vẫn giữ nguyên quan điểm ủng hộ Đài Loan độc lập và tăng cường mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á trong cái gọi là chính sách 'Tân Nam Tiến.' Tôi không chắc đám đông đang đứng hô hào ở đây có đại diện cho phần lớn người dân Đài Loan hay không để có thể dự đoán chính xác liệu Hàn Quốc Du hay Thái Anh Văn sẽ đắc cử. Nhưng dù bạn có đồng ý với sự lựa chọn của họ hay không, thì cũng không thể phủ nhận rằng, đang có một niềm hân hoan lan toả mạnh mẽ giữa những con người này. Tôi nghĩ cái họ tìm kiếm chính là sự kết nối. Họ đến đây với mong muốn được gặp những người cùng chí hướng, quan điểm, và chia sẻ niềm vui với nhau về điều đó. Và dẫu dù ai thắng cử thì họ vẫn có một niềm vui chung, là họ biết chắc rằng họ không cô đơn hay lạc lõng trong tư tưởng. Ít ra, còn có hàng ngàn người ở đây sẵn sàng cùng họ hô: "Thái Anh Văn! Sa thải! Thái Anh Văn! Sa thải!" Từ ánh mắt hân hoan của họ, tôi buột miệng nói luôn tâm tư với người phiên dịch của mình: "Shu Ching à, tôi nghĩ việc được lựa chọn trong bầu cử thật sự là một đặc quyền. "Dù lựa chọn ấy đúng hay sai đi chăng nữa, ít ra các bạn vẫn có quyền được chọn. Các bạn phải biết, các bạn may mắn lắm đấy! Ít ra là may mắn hơn chúng tôi." Cử tri Đài Loan trông đợi đến ngày bầu cử 11/1 để có thể dùng lá phiếu thể hiện tiếng nói của mình Rồi tôi nhận ra không khí hân hoan này thật ra rất quen thuộc, ít ra là tôi đã gặp nó đâu đó ở Việt Nam rồi. Bạn cũng biết cái cảm giác đó mà. Đó là sự vui sướng, hạnh phúc khi ta vô tình bắt gặp ánh mắt của một người hoàn toàn xa lạ nào đó và chúng ta mỉm cười với nhau vì trái tim cùng chung nhịp đập. "Tôi nhớ rồi, Việt Nam có lẽ chỉ đông vui thế này nếu chúng tôi vừa thắng một trận bóng đá, hay đi xem pháo hoa Giao thừa thôi," tôi cười và Shu Ching cũng cười. Xem thêm: Đài Loan: Dừng 52 trực thăng và đề cao cảnh giác Ca sĩ từng xin lỗi TQ là 'khuôn mặt đẹp nhất 2019' Giáo hoàng thăm Bắc Hàn mà tránh Đài Loan?
Tạp chí Far Eastern Economic Review số tháng Sáu 2006 có bài về nạn tham nhũng lan rộng tại Việt Nam.
Bình luận về chống tham ô ở Việt Nam
Tác giả Brian J.M. Quinn từ đại học Stanford, Hoa Kỳ đã có bài trên Tạp chí Kinh tế Viễn Đông phân tích ‘logic’ của tham nhũng tại Việt Nam. Theo ông, dù ở bất cứ nước nào, chuyện bảo trợ cho các công ty nhà nước trước sức ép của thị trường luôn tạo cơ hội cho tính yếu kém trong quản lý. Sự thiếu hiệu năng này thường được thể hiện qua hành vi trục lợi của quan chức. Vì thế, theo tác giả Quinn, càng tạo ra một thị trường cởi mở thì càng phải làm giảm đi những cơ hội cho các quan chức trục lợi. Bắt đầu bằng câu chuyện bán độ bóng đá ở Việt Nam, bài báo nói sang vụ bắt ông Bùi Tiến Dũng và PMU18 và đại hội X của đảng cầm quyền thời gian qua để mô tả một bức tranh rằng “Tham nhũng lan rộng tại Việt Nam”. Tác giả khen ngợi công lao và sự dũng cảm của các nhà báo Việt Nam luôn bám sát các vụ tham nhũng để đưa tin, bất chấp những đe dọa trực tiếp đến thân thể (nguyên văn: in spite of threats to their physical safety). Luật pháp Bài báo cũng nhắc đến các bộ luật và quy định chống tham nhũng của nhà nước. Ông cho rằng Luật Chống Tham Nhũng sửa đổi từ nghị định năm 1998 tuy có tiến bộ trong yêu cầu công khai tài sản quan chức, lại đã không tỏ hết sức mạnh trong việc đòi các quan chức công khai hóa nguồn tài chính cho thân nhân du học, du lịch và dịch vụ y tế ở nước ngoài. Phần này đã bị bác bỏ trong văn bản cuối cùng của Luật trước Quốc hội, “tạo lỗ hổng rõ ràng cho các loại lợi lộc”. Đòi hỏi tiết lộ tài sản, theo luật, cũng chỉ giới hạn ở bản thân viên chức mà không áp dụng cho người thân, gia đình của viên chức. Tác giả cảnh báo "việc chuyển tài sản cho người thân, và đưa người thân trở thành mục tiêu nhận hối lộ có thể nhanh chóng trở thành chiến thuật phổ biến, nếu chiến thuật này chưa phải đang diễn ra hiện nay." Một vấn đề thứ ba của Luật chống tham nhũng là việc tiết lộ tài chính chỉ nộp trong nội bộ cơ quan chứ không có tổ chức bên ngoài đóng vai trò giám sát. "Việc thiếu cơ quan chống tham nhũng độc lập, mà có thể phát hiện và trừng phạt quan chức, cản trợ việc thực thi pháp luật có hiệu quả. Các quy định mới không làm gì nhiều để đối phó các căn nguyên cơ cấu của tham ô." Hy vọng Với tựa đề “Vietnam’s Last Call for Bribes”, tạm dịch là “Cố gắng cuối cùng chống hối lộ của Việt Nam”, bài báo cho rằng nhu cầu cấp bách của Việt Nam nhất là trong giai đoạn hoàn tất việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính là nhìn lại sự thay đổi trong mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân. Trong quan hệ này, thị trường đang đóng một vai trò quan trọng và truyền thông, báo chí Việt Nam cũng đang ngày thay đổi tính cách của mình. Tác giả nói có hai thay đổi trong xã hội đem lại lý do cho lạc quan: tầm quan trọng và tính chất thay đổi trong truyền thông, và các cải tổ buộc phải có một khi Việt Nam gia nhập WTO. "Nếu truyền thông có thể tận dụng điều khoản "tự do thông tin" trong Luật chống tham nhũng mới, và theo dõi các tiết lộ tài chính, truyền thông ở Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng giúp chính phủ đối phó vấn đề." Tạp chí Kinh tế Viễn Đông hiện ra mắt độc giả ở dạng tạp chí nghiên cứu sau khi ngừng các ấn bản tuần báo vốn có tiếng ở Châu Á trong nhiều thập niên. Tác giả Brian J.M. Quinn hiện dạy tại Stanford Law School, đại học Stanford, Hoa Kỳ, chuyên về bộ môn corporate governance. --------------------------------------------------------- Minh Nam, Hà NộiTham nhũng có từ xa xưa ở khắp nơi; do vậy các bài thuốc chống tham nhũng hiêuk quả cũng xuất hiện từ khuya rồi. Do vậy nhiều bạn nói chống tham nhũng không khó. "miễn là...". Tuy vậy có những bệnh nhân lại kỵ thuốc, không muốn uống thuốc, do vậy trong trường hợp này nhiều bạn lại nói: chống tham nhũng rất khó. Ví dụ, chống tham nhũng ở VN. Chính đảng ta cũng nhận định: thời gian qua, tham nhũng đã rơi vào tình trạng "càng chống, càng tăng". Tình hình ở VN là đảng ta cai trị toàn diện và tuyệt đối. Cơ quan lập pháp (quốc hội) thì 90% là đảng viên; cơ quan hành pháp (chính phủ, uỷ ban nhân dân xã, huyện, tỉnh) thì 100% đảng viên, toà án các cấp và viện kiểm sát các cấp cũng vậy. Không như vậy thì có mà mất CNXH, mà hễ kà đảng CS thì phải kiên trì CNXH. Do vậy, điều ắt có là bọn phạm tội tham nhũng hầu hết là các đồng chí đảng viên. Chống tham nhũng ở VN khó là do vậy chớ không phải không có thuốc. ThiệnĐể chống tham nhũng có hiệu quả, theo tôi nên bắt đầu từ những bước sau : 1. Toà án phải độc lập, không lệ thuộc vào Đảng CS. Bộ máy nhân sự của toà án nên là người nước ngoài hoặc Việt kiều am hiểu pháp luật VN để xử lý tham nhũng công tâm. 2.Đại biểu quốc hội phải là đại biểu của dân, do dân bầu ra để có trách nhiệm giám sát. Cơ quan chống tham nhũng phải trực thuộc quốc hội. 3. Phải tuyên truyền, phải đào tạo bằng nhiều hình thức, nhiều kênh đào tạo (Chú trọng kênh tôn giáo, gia đình, trường học) để giáo dục đạo đức công dân cho mọi người dân ngay từ gia đoạn mẫu giáo. 4.Công chức Nhà nước chỉ tuyển những người xuất thân từ gia đình hoặc có nền tảng kinh tế vững chắc để không bị đồng tiền chi phối. Lê Trung, TP. HCMTham nhũng thật ra không đến nỗi khó chống như ai đó đã từng ta thán. Điều quan trọng là chúng ta có người để chống hay không. Có một chân lý là, kẻ tham nhũng thì không thể chống tham nhũng. Từ khi có cái thành ngữ "Ăn cướp la làng" thì kẻ cướp sau khi thực hiện hành vi cướp xong chúng đã biết thôi không bỏ chạy nữa mà thậm chí còn la "cướp, cướp!". Chúng đã biết lẩn vào đám dân lành tội nghiệp. Vì vậy chúng ta có thể kết luận:Những ai la lối chống tham nhũng chưa chắc là người chân chính. Mà người chân chính trong tình hình này có lẽ lo mà bịt mặt lại vì hổ thẹn đối với nhân dân. Nếu ta biết bức xúc trước vấn nạn này đang hoành hành đất nươc chúng ta, thì hỡi tất cả những công dân đó ơi, chúng ta đừng vội chống nó làm chi mà hãy cố tìm một người nào đó có đủ khả năng và bản lĩnh để làm việc đó. Nhân tố đó sẽ xuất hiện không chóng thì chày. BKTTheo tôi, để giải quyết vấn đề tham nhũng không có gì bằng: 1. Nhà nước cần có luật cho chặt: để dân và cán bộ sống theo luật pháp. 2. Đất nước cần phải có nội lực kinh tế: tức là người cán bộ cần phải có kinh tế cá nhân ổn định - tức là làm kinh tế cá nhân rồi mới đi làm chính trị, chứ không phải làm chính trị để rồi mới đi làm kinh tế như các cụ của ta hiện nay. 3. Dân trí phát triển -xã hội văn minh:Cần tăng cường việc giám soát của thế lực đối lập của thể chế nhà nước (tức là hệ thống báo chí và các phản ứng của nhân dân): cần để cho hệ thống báo chí có luật tự do thông tin; và dân có nhận thức quan tiến bộ-tức là dân trí phát triển- muốn có dân trí phát triển cần phải để dân chủ-tức là tự do học hỏi, tự do thông tin, tự do ngôn luận. 4. Để hạn chế lòng tham của con người: cần để cho Khoa học tôn giáo(tôn giáo lo phần phát triển Dân đức) phát triển tự nhiên song song với khoa học thực nghiệm (lo phát triển phần Dân trí, dân sinh), nhà nước không nên ngăn cản sự phát triển tự nhiên của tôn giáo. Theo tôi thì 4 vấn đề nêu trên không tách rời nhau, mà liên kết đi kèm với nhau. Cho nên để giải quyết các vấn đề nêu trên chúng ta không thể loại bỏ yếu tố thời gian. Tuy nhiên sự can thiệp của con người để hạn chế sự trả giá do chúng ta đi sai qui luật. Tức là chúng ta cần tạo ra một cơ chế mở trong hệ thống quản lý của nhà nước thông qua việc hiệu chỉnh lại chức năng và nhiệm vụ của Đại biểu Quốc hội , từ đó để hiệu chỉnh lại Hiến Pháp, Lập pháp, hành pháp và tư pháp không lẫn lộn như hiện nay. Hiện nay lập pháp, hành pháp và tư pháp chưa có nhiệm vụ và quyền hạn rỏ ràng- đây là nguyên nhân chính gây nên vòng lẩn quẩn của hệ thống nhà nước của nước ta hiện nay.
Chính phủ Việt Nam chỉ đạo các địa phương 'tập trung cao độ' để hoàn thành cắm mốc biên giới đất liền Việt-Trung trước 10/12/2008.
'Hoàn thành việc cắm mốc trước 10/12'
Trong cuộc họp tổng kết công tác phân giới, cắm mốc trên địa bàn Hà Giang hồi cuối tuần, thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nói: "Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan và các tỉnh biên giới phía Bắc tập trung cao độ, quyết liệt triển khai công tác để hoàn thành phân giới, cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc". Hạn định này đã được nhắc lại trong cuộc họp lãnh đạo Việt - Trung nhân chuyến thăm Bắc Kinh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên cho tới nay, giới quan sát tỏ ra hoài nghi việc phân định cắm mốc đất liền Việt - Trung có thể hoàn tất trước cuối năm nay như kế hoạch vì tính chất phức tạp của nó. Kể từ cuối năm 1999 là khi hai nước ký kết Hiệp ước Biên giới tới cuối 2007, vẫn còn 15% công việc phân giới cắm mốc, chủ yếu là các khu vực tồn đọng phức tạp và nhạy cảm, được cho là các khu vực "hai bên có nhận thức khác nhau". Muốn hoàn tất công việc hai bên phải giải quyết 15% công việc tồn đọng đó. Báo trong nước trích lời ông Hồ Xuân Sơn cho biết tới nay, các lực lượng phân giới, cắm mốc hai bên "đã phân giới xong khoảng gần 1.400km đường biên giới; xác định được hầu hết các vị trí mốc giới trên thực địa và đã cắm khoảng 1.800 cột mốc". Vấn đề phức tạp Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có độ dài khoảng 1.400 km và hai bên cắm khoảng 2.000 cột mốc. Đàm phán biên giới đất liền kéo dài suốt từ năm 1974, với kết quả là Hiệp ước Biên giới 30/12/1999 được ký sau nhiều lần trì hoãn. Thời hạn hoàn thành cắm mốc cũng bị dời chậm lại nhiều lần vì tính phức tạp của việc phân định.Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bị chỉ trích là 'nhượng đất' cho Trung Quốc, điều mà Hà Nội luôn luôn bác bỏ. Trong một diễn biến khác, tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Khắc Nghiên đang có chuyến thăm Trung Quốc. Ông Nghiên đã hội kiến Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt vào hôm Chủ nhật, trong đó phía chủ nhà cam kết sẵn sàng "hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy quan hệ quân sự hai bên". Nội dung trao đổi chi tiết giữa hai bên không được công bố. Chuyến đi của ông Thượng tướng kiêm thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam diễn ra một tuần sau khi tàu chiến Trịnh Hòa tới Việt Nam, chuyến thăm thứ hai của tàu hải quân Trung Quốc kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991. Chaste, VNLS của người Tàu gắn liền với sự bành trướng và xâm lược, lịch sử dân tộc Việt gắn liền với các cuộc chiến tự bảo vệ mình. Từ một nhúm người ở phía bắc, Hán tộc đã xâm lấn, nô dịch dân tộc khác để lập nên cái anh TQ ngày nay. Những dân tộc sống bên cạnh người Hán nếu không bị tiêu diệt hoặc đồng hoá thì luôn phải sống trong cảnh giác cao độ. Chính quyền nào cũng phải chịu trách nhiệm cho cả đất nước vậy nên chỉ một quyết sách sai lầm cũng đủ khiến dân tộc bị diệt vong hoặc nô dịch. Lúc đi học, tôi luôn được các giáo viên (đều là Đảng viên) nói nhiều đến nguy cơ quân sự từ TQ, trong số đó đặc biệt là các giáo viên môn giáo dục quốc phòng ở Đại học. Như vậy, quan chức hay dân thường VN đều có chung mối lo từ phương bắc. Hong Anh, VNTôi ủng hộ ý kiến của bạn Tran Trung Tuan - Berlin. Chúng ta phải tự chủ để đi lên - nhưng phải khôn khéo! Chúng ta yếu nhưng không hèn! Cứ mãi làm con tốt thí cho các cường quốc thì mệt mỏi lắm. Tôi tin với năng lực của các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay Tổ quốc sẽ có chuyển biến tốt trong tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết - Thành công, Thành công, Đại Thành công". Tôi mong mọi người Việt Nam hãy quên đi hận thù, chia rẽ, quên đi những toan tính cá nhân để cùng nhau xây dựng Tổ quốc! Tran Trung Tuan, BerlinCuối cùng thì sắp hoàn thành việc cắm mốc trên đất liền. Điều này dân tộc chúng ta đã theo đuổi hàng nghìn năm nay trước một người hàng xóm luôn có dã tâm thôn tính nước ta. Có được cột mốc, thì mới phân định rõ ràng đường biên giới được. Như vậy sẽ tốt cho nước nhà hơn. Chúng ta nên làm từng phần một như hiện nay, việc nào dễ làm trước, việc nào phức tạp, nhạy cảm cần khôn khéo, cần thời điểm quyết định thì làm sau. Chúng ta nên xác định rằng: Chủ yếu dựa vào nội lực là chính. Đừng có mong chờ một ai đó giúp đỡ " không công " cho chúng ta. Đã từng có những bài học như năm 1974 Mỹ bán đứng VNCH để TQ chiếm Hoàng Sa, ai dám nói chắc rằng, Mỹ sẽ không một lần nữa bán đứng đồng minh??? Năm 1988 đồng minh thân cận Nga Xô cũng đứng nhìn Trường Sa bị mất mà có giúp gì được đâu. Ai dám đảm bảo,TQ sẽ không một lần nữa xâm lược VN. Nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng, nhất định dân tộc Việt Nam, sẽ một lần nữa đánh bại TQ, nếu TQ tiến quân xâm lược nước ta như hàng nghìn năm trước. Ở thế kỷ 20,Việt Nam chúng ta bị lôi kéo và làm con "tốt" trên bàn cờ chính trị của 2 thế cực: Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Để cuối cùng là mấy triệu người con Việt trên mọi miền ngã xuống. Chỉ có chính chúng ta mới giúp được chúng ta thôi. Để tránh các cuộc chiến tranh, tránh các luồng tư tưởng và các định hướng khác nhau,Việt Nam cần trung lập để không bị lôi kéo vào các xung đột khu vực cũng như trên thế giới. Người yêu nướcNghe tin này tôi vừa hồi hộp, vừa lo sợ, và vừa buồn cho dân tộc mình các bạn ạ. Thời xưa các bác mình cứ để Sài Gòn vẫn là Hòn Ngọc Viễn Đông thì đâu đến nỗi. Các bác lại giải phóng làm gì cho mệt, cứ để Việt Nam như Hàn Quốc hiện nay thì có phải hay hơn không, ít ra chúng ta còn Hoàng Sa và Trường Sa. Nghĩ lại mà buồn. Tony, CanadaTới giờ dân VN còn chưa thấy cái bản đồ biên giới sau cắm mốc nó như thế nào mà lại ra hạn cắm mốc xong trước 10/12 thì không hiểu cái lệnh này là nói chơi cho vui chăng? Hay đây là đặc quyền của đảng muốn cắm đâu thì cắm? Các nhà nghiên cứu lịch sử địa lý VN trong và ngoài nước có cảm thấy nhục khi không được biết 1 tí gì về mảnh đất quê hương mình bị chia chác thế nào không? Kind citizenChiến tranh biên giới năm 1979 do "bá quyền TQ" (chủ xướng Đặng tiểu Bình) gây hấn với VN, lấy cớ "dạy cho VN một bài học", thực chất là để thực hiện tham vọng chiếm thêm của ta một số đất đai, sau khi đã nuốt gọn quần đảo TS năm 1974 từ tay VNCH. Ngày xưa khi các bạn còn nhỏ như tôi chắc ai cũng thuộc lòng sử Việt " Nước VN hình cong chữ S chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau...", không rõ bây giờ VN ta có còn Ải Nam Quan hay không, sao không nghe ai nhắc đến nữa? Nếu đã mất về tay TQ thì NN cũng "phải có trách nhiệm" thông báo cho người dân biết sự thật đau lòng này để sau này con cháu VN chúng ta (và cả chúng ta nếu còn sống!) quyết sẽ tìm cách lấy lại! Việc "tập trung cao độ" để hoàn thành cắm mốc" có nghĩa là VN vì " thế yếu" nên đành chấp nhận những gì đã mất rồi, chỉ cố gắng giữ những gì còn lại, không để mất thêm!? Nghĩ đến số phận nước nhược tiểu, người VN yêu nước ai không thấy lòng buồn? Hai Nguyen, Hà NộiThật khổ cho ông em Việt Nam mỗi khi phải phân chia quyền lợi với ông anh hàng xóm, nếu đòi công bằng thì ông anh lừ mắt và dọa nạt, nếu VN cố khai thác trên vùng đất mà mà hai anh em chưa rõ ràng thì ông em bị yên cầu phải dừng lại. Thiết nghĩ các nhà lãnh đạo VN phải kiên định vững vàng không sợ lý cùn của kẻ mạnh, vì bây giờ chúng ta phải sòng phẳn thì mới phát triển bền vững cùng thế giới tự do trên nền tảng của sự thật. Đừng sợ các đồng chí lãnh đạo ạ, có hơn 85 triệu dân chúng tôi luôn đồng lòng với tổ quốc. PPT Việt Nam"Vô cảm hóa" một vấn đề nhạy cảm là điều không nên. Nhưng không biết phân tích cái nhạy cảm để xử sự cho đúng cũng là việc nên tránh, bằng không mọi chuyện sẽ trở nên rối rắm. Tôi nghĩ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đủ bản lãnh để chỉ đạo việc cắm mốc biên giới trên bộ. Nhưng một số báo trong nước gần đây đưa tin nhiều nơi người TQ bên kia biên giới qua bên này canh tác và chôn cất người chết. Một số cán bộ công tác lâu năm nơi vùng biên giới Việt Trung cho rằng biên giới hiện tại nằm nhiều về phía Việt Nam so với thời họ ở đó trước 1979. Có lẽ Thủ tướng cần yêu cầu bên kia nghiêm túc bằng những văn bản cụ thể có tính pháp lí bắt buộc các địa phương bên kia biên giới chấp hành, và để cho "hữu hảo" cũng nên cung cấp thông tin văn bản đó cho bộ Ngoại giao VN.
Hội nghị về thay đổi khí hậu của Liên hiệp quốc chính thức khai mạc vào ngày 3/12 tại Nusa Dua, Bali, với sự tham dự của khoảng 10.000 đại biểu và giới truyền thông.
Sự nan giải của hội nghị Bali
Trên đường dẫn vào khuôn viên hội nghị người ta có thể nhìn thấy rõ ràng an ninh do Liên hiệp quốc phối hợp với nhà chức trách Indonesia được xiết chặt như thế nào. Nhưng điều làm cho các đại biểu bên trong quan tâm không phải an ninh mà những vấn đề gai góc họ phải bàn thảo và hy vọng có thể đi đến quyết định chỉ trong vỏn vẹn có hai tuần. Các phúc trình gần đây của Ủy ban liên quốc gia về thay đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (IPCC) quả quyết thay đổi khí hậu đang xảy ra do khí nhà kính gia tăng từ các hoạt động của con người. Vấn đề trở nên bức thiết hơn trước các bằng chứng hiển nhiên của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Á châu là một trong những nơi sẽ bị tác hại nặng nề nhất. Theo kết quả của các mô hình phỏng đoán độ ác liệt của bão hay áp thấp nhiệt đới có thể tăng từ 10-20%. Các đợt nóng như ở Ấn Độ năm 2002 làm cho hơn 1.000 chết cũng xảy ra thường xuyên hơn. Mực nước biển dâng cao sẽ đe dọa sinh mạng của hàng triệu người khi mà hơn nửa dân số của 21 nước Á châu sống ven biển. Bài toán hóc búa Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nếu kinh tế trên thế giới tăng trưởng tốt như đã dự kiến, cần phải cung cấp một lượng năng lượng khổng lồ cho sự tăng trưởng đó. Dĩ nhiên các nước giàu sẽ giàu thêm, nhưng quan trọng hơn là các nước nghèo có hàng triệu người hiện sống với chưa đến 1 đôla một ngày. Họ phải làm sao xóa nghèo để bảo đảm sự tăng trưởng của kinh tế. Cơ quan này ước tính để cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng đó, các nước sẽ bỏ ra 20 tỉ tỉ đôla cho việc sản xuất điện. Phát biểu tại cuộc họp báo đêm trước khi hội nghị Bali chính thức khai mạc, ông Yvo De Boer, Thư ký điều hành của Công ước khuôn khổ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) lên tiếng báo động: “Nếu như chúng ta không có chính sách quốc tế để hạn chế và rồi có thể giảm khí nhà kính, chúng ta sẽ thấy lượng khí nhà kính tăng 50% thay vì giảm 50% như chúng ta mong muốn.” Cộng đồng khoa học nói rằng thế giới chỉ có từ 10-15 năm nữa để giảm thiểu khí nhà kính theo thời gian. Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã buộc các nước công nghiệp chịu trách nhiệm nhiều hơn. Nhưng nhiều nước đang phát triển, kể cả Trung Quốc và Ấn Độ, nói rằng họ sẵn sàng có hành động về biến đổi khí hậu. Họ sẵn sàng vận dụng tài lực của họ để thích nghi và làm nhẹ các hậu quả của biến đổi khí hậu, nhưng mọi người phải tôn trọng quan tâm chính của các nước này là tăng trưởng kinh tế và xóa nghèo. “Sự thách thức cho chúng ta là tìm ra những giải pháp hợp lý để cân bằng giữa phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà không gia tăng khí nhà kính.” Đó chính là bài toán hóc búa mà ông De Boer hy vọng trong hai tuần nhóm họp tại Bali các đại biểu có thể tìm ra đáp số, hoặc ít ra cũng đồng ý bắt đầu đàm phán cho các giải pháp lâu dài. Nghị trình hội nghị Theo chương trình các đại biểu sẽ bàn thảo bốn vấn đề chính có liên quan với nhau. Thứ nhất, làm sao giới hạn hoặc giảm thiểu khí thải nhà kính. Thứ hai, làm sao thích nghi, tức chiến lược để giúp các nước đang phát triển thích nghi với hậu quả của biến đổi khí hậu. Thứ tư, làm sao giúp các nước giới hạn hoặc giảm thiểu khí nhà kính thông qua kỹ thuật. Thứ năm, và có lẽ sẽ gây nhiều bàn cãi nhất tại hội nghị, là làm sao có đầu tư và luân chuyển tài chính để các nước đang phát triển có thể giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của họ. Ông de Boer nói ông hy vọng hội nghị sẽ quyết định để cho cơ quan GEF (Global Environment Facilities) tiếp tục quản lý quỹ thích nghi. “Nếu chúng ta có thể đồng ý về một quỹ tạm thời và để cho GEF làm nhiệm vụ của họ thì nội trong một năm quỹ đó có thể bắt đầu hoạt động để cung cấp cho các nước đang phát triển những trợ giúp cụ thể.” Cơ quan giám sát GEF là hội đồng GEC đã cho phép GEF có hoàn toàn sự uyển chuyển trong việc giải quyết yêu cầu của các nước liên quan đến việc quản lý quỹ thích nghi như thế nào. Các nước phát triển ủng hộ GEF với các dự án thực hiện qua Ngân hàng Thế giới, các cơ quan của Liên hiệp quốc, các ngân hàng phát triển khu vực và Quỹ phát triển nông nghiệp. Nhưng đa số các nước nghèo phản đối cơ quan này. Tại một cuộc họp cũng tại Bali trước ngày khai mạc hội nghị, giới chức cao cấp của nhóm 77 các nước đang phát triển (G77) đồng ý một cơ chế để cho quỹ thích nghi phải được minh bạch, có thể kiểm tra và việc xin ngân sách và giải ngân phải dễ dàng. Giới chức cũng đồng ý hệ thống quản lý quỹ với hai tầng kiểm soát. Hai đề nghị này sẽ được đưa ra hội nghị bàn thảo. Ý chí chính trị Ông De Boer nói: “Hiện có các dấu hiệu cho thấy vấn đề biến đổi khí hậu đang lên đến cao trào.” "Viễn cảnh thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra làm cho các chính trị gia lưu ý hơn. Chúng ta đã có phần lớn các giải pháp, còn thiếu chăng là ý chí chính trị.” Rõ ràng không ai hy vọng Tổng thống George Bush của Hoa Kỳ sẽ phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Cho dù nếu ông thay đổi quan điểm vẫn không ăn thua vì đa số trong thượng viện cũng chia sẻ quan điểm này và sẽ không bao giờ thông qua. Kyoto đề ra chỉ tiêu các nước phát tiển phải đạt trong từ 2008-2012, và hiện đang có đàm phán về chỉ tiêu sau năm 2012 cho các nước này mà có vẻ sẽ từ 25-40%. Cũng không ai hy vọng và vòng đàm phán tới các nước đang phát triển đồng ý đưa ra chỉ tiêu cắt giảm khí nhà kính. Đó chính là lý do ông Bush cho rằng Kyoto không phù hợp vì các nước đang phát triển không có chỉ tiêu cụ thể. Vấn đề bây giờ là làm sao soạn thảo thỏa thuận lâu dài về biến đổi khí hậu mà cộng đồng quốc tế có thể chấp nhận được, kể cả Hoa Kỳ. Nhưng hồi đầu năm nay Tổng thống Bush đã nói biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu, đòi hỏi có phản ứng toàn cầu. Như vậy Hoa Kỳ nay đã sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán cho giải pháp lâu dài. Gần đây hơn Liên hiệp Âu châu cam kết từ nay đến 2020 sẽ cắt giảm 20% khí nhà kính. Nhóm G8 thì thúc giục việc đàm phán thỏa thuận mới nên kết thúc trong hai năm nữa. Đó là một Nghị định thư Kyoto kéo dài, hay là một thỏa thuận gì khác trên nền tảng của công ước khung, thì còn phải chờ xem. Nhưng ý chí chính trị này mạnh đến đâu chúng ta sẽ thấy ngay vào tuần tới (12-14/12) khi dự kiến có đến 130 bộ trưởng môi trường và lãnh đạo các nước đáp máy bay xuống dự họp tại Bali.
Tin từ Việt Nam cho hay hai nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng sẽ được ân xá trước Tết Ất dậu năm nay.
VN ân xá cho sáu tù nhân chính trị
Linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế được nhà chức trách xác nhận sẽ được trả tự do, trong một đơn đặc xá đối với hơn 8000 phạm nhân. Vào cuối tuần rồi, đài BBC được cho biết Việt Nam có thể sẽ trả tự do cho bốn nhân vật phản kháng nằm trong danh sách ''tù nhân lương tâm'' của Liên hiệp châu Âu EU. Hôm nay điều này được xác nhận sau công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước Trần Đức Lương đối với hơn 8000 phạm nhân. Phát biểu với các phóng viên tại cuộc họp báo ngày hôm nay, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước Nguyễn Văn Bích nói trong số này có linh mục Nguyễn Văn Lý và ông Nguyễn Đan Quế. Linh mục Nguyễn Văn Lý bị kết án 15 năm tù giam trong một phiên tòa ngày 19-10-2001. Ông bị kết tội chống đối nhà nước sau khi gửi một lá thư cho Ủy ban về tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ. Bản án cho cha Lý được giảm còn 10 năm vào năm 2003, rồi còn năm năm trong phiên tòa năm ngoái. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị xử hai năm và sáu tháng tù giam trong một phiên tòa tháng Bảy năm ngoái. Hiện chưa rõ bốn người còn lại được trả tự do là những ai. Hãng tin AFP thì dẫn lời lời một nguồn tin ngoại giao nói rằng hai người khác có thể được ân xá vào trước Tết Ất Dậu năm nay là Huỳnh Văn Ba, thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất và ông Nguyễn Đình Huy, người bị bắt giam năm 1993. Ông Huỳnh Văn Ba bị kết án tù chung thân năm 1987 vì "mưu toan lật đổ chính quyền nhân dân", nhưng sau đó bản án giảm còn 20 năm tù. Ông Nguyễn Đình Huy, 72 tuổi, bị bắt năm 1993 cùng với 11 thành viên của một nhóm chính trị. Hai năm sau, ông bị kết án 15 năm tù giam. Tin về sáu người này chỉ được nhắ́c đến sơ sài trong các bản tin loan đi trên phương tiện truyền thông Việt Nam, gọi họ là “đối tượng vi phạm an ninh quốc gia.” Còn tại nước ngoài, một trong những phản ứng đầu tiên đến từ tổ chức Ân xá quốc tế. Người phụ trách vùng châu Á của Ân xá quốc tế nói họ hoan nghênh việc làm này của chính phủ Việt Nam vì “việc giam giữ những người lớn tuổi trong nhiều thập niên chỉ vì chỉ trích chính phủ theo phương thức ôn hòa là một bi kịch cho những người này và danh tiếng của Việt Nam.” .............................................................................................. Kim Linh, Đà NẵngTôi thống nhất với quan niệm của NDP Vancouver Canada. Người Việt ở nước ngoài là đại biểu của cả Việt Nam. Một khi họ vi phạm pháp luật nơi họ cư trú, quần chúng tại đó sẽ khinh thường cả một dân tộc. Trong lúc các sứ quán nước ta còn nghèo, vậy tại sao không buộc người Việt phạm pháp phải đóng lệ phí thật cao khi họ xin về thăm quê hương. Xin nhà nước đừng bắt các vị muốn bày tỏ ý kiến xây dựng tổ quốc. Dân tộc ta có một truyền thống độ lượng. Xin thử hỏi nếu không có ý kiến phản ảnh, các quan chức của chúng ta đâu thấy thói xấu của mình. VnboutiqueTôi thấy tác giả "An Nam" chẳng phải là người thiện chí chút nào nếu không muốn nói là người có hàm ý xấu. Chắc tác giả này chưa bao giờ về Việt Nam sau 30 năm ở nơi đất khách? Đừng nên lấy kiểu tự do của mình để áp đặt cho kiểu tự do cho người khác. Thử hỏi bây giờ ở trong gia đình "tự do" của tác giả này, có một người nào đó muốn chiếm đoạt mọi thứ trong gia đình tác giả với danh nghĩa tự do của kẻ đi ăn cướp, vậy tác giả "An Nam" này cũng mở rộng cửa và đón tiếp chứ? NDP, Vancouver, CanadaNhà tù là nơi để nhốt những tội phạm hình sự. Người như cha Lý, BS Quế, thầy Thích Thiện Minh, ông Nguyễn Đình Huy và các nhà bất đồng chánh kiến khác không phải là tội phạm. Chính quyền Việt Nam nên thực tâm trong vấn đề thả hết tất cả tù nhân lương tri. Ngoài ra tôi xin đề nghị với các tòa đại sứ Việt Nam không cấp visa cho kiều bào vô VN một khi họ phạm tội hình sự tại quốc gia họ đang định cư. Nếu có cấp, nên bắt họ phải đóng lệ phí thật cao (vài ngàn đô la cho một lần về.) Làm như vậy chúng ta mới giảm thiểu được số người phạm pháp tại các nước họ đang sinh sống. Danh dự là tài sản chung, xin tất cả chúng ta cùng nhau trân trọng. Nguyễn Bình, Virginia, Hoa KỳNgười Việt Nam, ngoại trừ cán bộ Đảng cầm quyền và nhà giàu ăn theo, đều là tù nhân chính trị. Còn những người lên đây phát biểu như máy để nói xấu những nhà đối lập đã hy sinh cả cuộc đời vì tự do dân chủ cho đất nước, thì lại là tù nhân của chính bản thân họ. An NinhGửi bạn Vân Long: ân xá tù nhân mà đa số vẫn là cán bộ phạm tội nay được khoan hồng. Còn tù nhân vì có tư tưởng chống đối thì chỉ một thiểu số nhỏ được quốc tế biết tới. Theo tôi, thật thiên vị. Nguyễn Cường, Hà NộiNhững người tự cho mình là nhà dân chủ thật ra chỉ là đi làm chính trị đầy tham vọng. Họ không vì lợi ích dân tộc mà chỉ muốn phá rối, bất mãn. Chúng tôi, thế hệ trẻ hôm nay, biết rõ bản chất của họ và tin vào Đảng Cộng sản của mình. Văn Luận, ĐứcNhà nước là một bộ phận đứng ra điều hành đất nước mà thôi, khi họ làm sai thì người dân đứng lên phản đối đó là chuyện bình thường trong xã hội dân chủ. Chỉ có ở chế độ cs Việt Nam mới cho họ là có tội. Đối với tôi, ông Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Đan Quế và những người chống đối khác đều không có tội. Peter LâmLà một công dân VN, tôi mạnh dạn tin tưởng vào những nhận định chính xác về tính phức tạp của tình hình chính trị hiện nay tại quê nhà của chính quyền đương thời. Cơ bản đồng tình với những quyết định và việc làm của chính phủ VN hiện nay, trong việc ổn định An ninh chính trị để duy trì,tạo điều kiện phát triển đồng bộ cho Đất nước. Thực tế trong thời gian qua, đất nước đã có quá nhiều biến đổi tích cực càng lúc càng đi gần đến những mục tiêu mà mọi người trong đợi đó là Độc lập Dân tộc, ấm no Tự do và hạnh phúc. Chưa thật sự hoàn hảo nhưng chắc chắn rằng những thành tựu đó phải xuất phát từ những cải thiện liên tục, tự cải tiến mình từ quan điểm, cái nhìn và hành động của một chính phủ đương thời thật sự vì Dân vì Nước. Bỏ qua những hiện tượng tiêu cực nhất thời làm trì trệ đất nước, gây tổn hại trong lòng mọi người dân Việt. Nhưng không vì thế mà chúng ta ngoảnh mặt đi với Đất nước, cam tâm vì những tham vọng hão huyền hứa hẹn hay mục đích cá nhân nhỏ bé mà hành động hoặc phát biểu hoàn toàn không phù hợp với lương tâm của một người Việt yêu thương Đất Nước mình. Một cái nhìn thông thoáng hơn với Đất nuớc, một sự thông cảm toàn diện giữa những người VN chúng ta thật cần thiết trong lúc này. Vững tin vào tương lai phát triển mọi mặt của quê hương nhờ vào bàn tay góp sức không có dị biệt về quá khứ và quan điễm của anh em một nhà. Đất nước Việt-Nam trong thời gian tới sẽ không còn ai là Tù nhân Chính trị nữa đâu, thưa quý vị. TexudoViệc nhà nước Việt Nam đặc xá cho các phạm nhân thể hiện chính sách khoan hồng của một đất nước đang ngày càng đi lên và hoà nhập với cộng đồng quốc tế. Đối với các tù nhân chính trị (thực chất họ làm chính trị đội lốt tôn giáo), đây là cơ hội tốt để cho họ nhìn nhận lại những việc đã làm, điều đó có lợi cho dân cho nước hay không? Nếu một ai đó vẫn rêu rao tự do dân chủ theo kiểu Mỹ thì hãy chín chắn nhìn nhận lại xem "tự do dân chủ kiểu Mỹ" có thể áp dụng tại Việt Nam được không? Có lẽ một số người sống ở Hải ngoại vẫn "mơ tưởng" về một sự thay đổi ở Việt Nam, xin thưa rằng, ở Việt Nam, phần lớn nhân dân rất tin tưởng vào nhà nước Việt Nam. Đất nước Việt Nam còn nghèo, nhân dân Việt Nam dù ở trong hay trong nước hãy đoàn kết, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, thịnh vượng chứ không nên có các hành động "lẻ tẻ" gây chia rẽ sự đoàn kết dân tộc đang ngày càng được củng cố. Tôi tin tưởng vào đất nước Việt Nam hiện tại và muốn nhắn nhủ tới những người vẫn có ý định "làm" dân chủ ở Việt Nam rằng: Đừng nên cố gắng làm điều không thể. David Nguyễn, Garden GroveNhững nhà hoạt động đối lập hiện nay tại VN, tuy chưa thể tập hợp lại trong một mặt trận chung vì sự kềm kẹp quá gắt gao của chế độ, nhưng đã được dư luận quốc tế rất quan tâm theo dõi và đã tạo được nhiều tiếng vang ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Nhất là những tiếng nói của các nhân vật đối lập xuất thân và từng giữ nhiều chức vụ quan trong trong đảng CS như cố Trung Tướng Trần Độ, các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Hà Sĩ Phu...Và những nhân vật đối lập coi thường cả sinh mạng của mình vì thuộc chế độ cũ ở miền Nam như BS Nguyễn Đan Quế, Hoà Thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Đại Đức Trì Siêu, Tuệ Sĩ, ông Nguyễn Đình Huy. Những nhân vật ở miền nam vừa nêu là những người chế độ muốn tống họ đi cho khuất mắt và chính phủ Hoa Kỳ lúc nào cũng có thể mở rộng vòng tay hân hoan đón họ như trường hợp của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trước đâ, nhưng họ nhất định ở lại VN để tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc. Dù đảng CS muốn bưng bít, trấn áp cỡ nào đi chăng nữa thì cũng không thể lội ngược dòng lịch sử của thời đại ngày nay với một thế hệ "@" đang lớn mạnh trên toàn cầu. Đảng lúc nào cũng tuyên bố như môt cái máy được ghi âm "Tại VN không hề có tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo". Xin hỏi quí vị ở VN và nhất là quí vị đang là đảng viên đảng CS rằng những cái tội chụp lên đầu các nhà đối lập nào là "Mưu toan lật đổ chính quyền nhân dân" và "đối tượng vi phạm an ninh quốc gia" hoặc "gây chia rẽ hàng ngũ dân tộc" chẳng lẽ không phải tội danh chính trị? Đảng và nhà nước ta biết rất rõ "Sự Thực Cuả Nhân Dân" Nhưng Nhân dân thì lại chẳng bao giờ biết rõ được "Sự Thực Cuả Đảng và Nhà Nước". Sự khác biệt giữa những chế độ độc tài toàn trị và những chế độ Dân Chủ Tự Do là ở chỗ đó. Vân LongĐiều đó thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước Việt Nam. Do vậy, những con người có tư tưởng chống đối kia hãy biết quý trọng chính sách nhân đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã rất nhân đạo đối với họ nhưng nhà nước cũng rất nghiêm khắc nếu họ còn tiếp tục chống lại nhà nước. An NamTôi rất ngưỡng mộ những nhà đối lập, họ đã biết hy sinh tự do của họ. Như nhà dân chủ Phương Nam từng phát biểu: ”tôi sẵn sàng vào một nhà tù nhỏ để nhân dân Việt Nam sớm bước ra được một cái nhà tù lớn” họ thực sự là những anh hùng, nhà tù chỉ có thể giam cầm họ về thể xác nhưng không thể giam cầm tinh thần của họ. Những thần tượng của tôi, tôi ngưỡng mộ họ vì sự hy sinh cao cả của họ, cái mà đến giờ này tôi vẫn không dám làm vì tôi hèn. Cái hèn có thể được bào chữa bằng nhiều lý do, nhưng dù bào chữa như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận được tôi chưa vượt qua được chính tôi. Đó là cái lòng ích kỷ vì bản thân. Nhìn những nhà đối lập được ra tù, nhen nhóm trong tôi một hy vọng về một Việt Nam với những tia hy vọng mong manh. Sự trả tự do cho những nhà đối lập cho thấy nhà cầm quyền Việt nam đã phải chấp nhận sự nhượng bộ từ áp lực của cộng đồng quốc tế. Cho thấy một chiều hướng thay đổi không thể phủ nhận được. Tôi còn nhớ một câu nói:”Tự Do Không Thể Van Xin Mà Được. Tự Do Phải Giành Lấy Mới Có!" của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh và câu nói này ngày nay càng ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Cùng ngày tổ chức CSIS ở Washington DC đưa tin về hoạt động "quấy nhiễu" của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam tại Bãi Tư Chính trong vùng Biển Đông, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại học New South Wales, cũng nhận định về sự kiện này.
Bãi Tư Chính: 'VN nên công bố chi tiết' và đừng 'hạn chế báo chí'
GS Carl Thayer đề nghị Việt Nam nên công bố chi tiết về những gì đã diễn ra ở Biển Đông từ hôm 3/7 và cho báo chí đưa tin Theo nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế Carl Thayer, tin tức về cuộc đối đầu giữa lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam hiện giờ chưa nhiều, tuy nhiên: ''rõ ràng là có điều gì đó đang xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vùng biển này, và Việt Nam có vẻ đã phản ứng mạnh mẽ". Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ hôm 18/7, Giáo sư Carl Thayer nói rõ thêm về điều mà ông gọi là ''phản ứng mạnh mẽ'' này. GS Carl Thayer: Những nhận xét này đề cập đến cuộc đối đầu giữa 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam và 2 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (một tàu khổng lồ 10.000 tấn) và một tàu khảo sát địa chấn. Mặc dù các tàu Cảnh sát biển Việt Nam có trọng lượng nhẹ hơn nhiều, nhưng chúng được báo cáo là đã đứng vững. Sau đó, các báo cáo không chính thức chưa được xác minh qua phương tiện truyền thông xã hội tiếng Việt cho biết đã có một loạt đụng độ giữa Lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước, và Cảnh sát biển Việt Nam đã được chuẩn bị tốt hơn so với năm 2014. Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam Bình luận chuyện báo VN 'im' về vụ bãi Tư Chính "Đối đầu" giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông BBC: Trong trường hợp các báo cáo về sự đối đầu, hay đụng độ, theo một số tường thuật, giữa Cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam được chính phủ Việt Nam và truyền thông Việt Nam xác nhận, ông có nghĩ sẽ có những cuộc biểu tình lan rộng như cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra năm ngoái khi Quốc hội xem xét dự luật Đặc khu không? Nhiều người cho rằng có lẽ sẽ không thể có biểu tình trong tình trạng Việt Nam đang mạnh tay đàn áp những nhà bất đồng chính kiến. Ông nghĩ sao về điều này? GS Carl Thayer: Việc đàn áp những người bất đồng chính kiến là nhằm vào một vài cá nhân bày tỏ quan điểm của họ trên phương tiện truyền thông xã hội. Các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra năm ngoái liên quan đến dự Luật về các khu hành chính và kinh tế đặc biệt đã lan rộng sau khi có tin đồn Trung Quốc sẽ được cho thuê đất trong vòng 99 năm ở những khu vực nhạy cảm với an ninh quốc gia. Mặc dù Luật An ninh mạng mới sẽ có hiệu lực lớn lên các cuộc biểu tình, nhưng luật này không đủ để ngăn chặn các cuộc biểu tình công cộng tự phát trên khắp Việt Nam. Tôi vừa đọc một báo cáo của một blogger đăng bài chi tiết về sự đối đầu trên Biển Đông, rằng tài khoản Facebook của người ấy đã bị gián đoạn. Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên, sẽ không thể chặn những tường trình về cuộc đối đầu này, một khi nhiều chi tiết hơn được công bố. Tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong một lần đối đầu với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc năm 2014 BBC:Theo ông, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có ngụ ý gì khi nói với Chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Thị Kim Ngân rằng hai nước nên ''bảo vệ hòa bình và ổn định hàng hải bằng các hành động cụ thể"? Những hành động cụ thể mà Trung Quốc đã thực hiện là gì, và hành động cụ thể ông Tập muốn chính phủ Việt Nam làm là gì? GS Carl Thayer: Trung Quốc luôn luôn muốn Việt Nam cùng tham gia hợp tác với các công ty liên doanh [hoạt động trong vùng Biển Đông] như một cách để giải quyết các tuyên bố pháp lý của Việt Nam đối với chủ quyền, quyền tài phán với tài nguyên biển và đáy biển trong Vùng đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa. Cụm từ ''hành động cụ thể'' Trung Quốc dùng cũng có nghĩa là Việt Nam không nên đưa ra những tuyên bố công khai về chủ quyền không thể chối cãi của họ đối với các thực thể ở vùng Biển Đông. Nói một cách khác, Trung Quốc nói Hà Nội nên chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, bằng cách kiềm chế các cuộc đối đầu và kiềm chế việc đưa ra các tuyên bố công khai về chủ quyền mà Việt Nam nói là không thể chối cãi của họ. Đường 9 đoạn 'ăn vào 67 lô dầu khí VN'? Repsol 'có cơ sở yêu cầu Việt Nam bồi thường' Repsol tạm ngừng khoan dầu ở VN Chuyện gì đang xảy ra ở khu vực Bãi Tư Chính? BBC: Ông nghĩ chính phủ Việt Nam nên làm gì trong việc chính thức lên tiếng về vụ bãi Tư Chính, cũng như việc ra chỉ thị cho truyền thông Việt Nam, nhất là trong bối cảnh sự kiện này đã được thảo luận rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội, và việc báo chí VN không đưa tin, tự nó cũng là một vấn đề đang được bàn cãi? GS Carl Thayer: Trước tiên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nên ban hành một tuyên bố chi tiết về những gì đã thực sự diễn ra ở Biển Đông kể từ ngày 3/7 khi một tàu khảo sát của Trung Quốc bắt đầu hoạt động và làm rõ liệu hoạt động này có diễn ra trong Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) hay không. Theo UNCLOS, Trung Quốc không thể thực hiện các khảo sát thủy văn tại EEZ Việt Nam mà không có sự cho phép trước của nước này. Việt Nam cũng nên cung cấp chi tiết về phản ứng của mình thông qua các kênh ngoại giao tại Hà Nội và Bắc Kinh. Có phải Việt Nam đã chính thức phản đối, nếu vậy, căn cứ pháp lý và chính trị của sự phản đối là gì? Việt Nam cũng nên cung cấp chi tiết về những chỉ thị đã ban hành cho các tàu Cảnh sát biển Việt Nam trên trạm và những thông điệp họ trao đổi với Cảnh sát biển Trung Quốc. Việt Nam cần vạch ra những điều mà họ chủ trương để giải quyết cuộc đối đầu đang được đưa tin này một cách hòa bình; cũng như chi tiết Trung Quốc đã cho thấy sự sẵn sàng để thảo luận về vấn đề này chưa. Việt Nam nên loại bỏ bất kỳ hạn chế nào đối với báo chí và truyền thông trong nước trong việc tường trình chính xác về những diễn biến đang xảy ra. Các phương tiện truyền thông nên được tự do liên hệ với giới chuyên gia trong và ngoài nước để hỏi quan điểm và ý kiến của họ về vấn đề nghiêm trọng này. Thật vậy, Việt Nam nên mời các cơ quan truyền thông nước ngoài lên các tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong khu vực để có thể chứng kiến tận mắt về những điều đang xẩy ra từng ngày. Việt Nam cũng nên nhắc lại rằng tình trạng đối đầu này chính xác là vấn nạn mà Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông ASEAN-Trung Quốc được lập ra để ngăn chặn hoặc giải quyết. Cuối cùng, Việt Nam nên kêu gọi các quốc gia trong khu vực và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế hỗ trợ Việt Nam duy trì các quyền của mình theo UNCLOS.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói danh sách những người Nga vừa được Mỹ công bố là nhắm vào toàn bộ nhân dân Nga.
Mỹ công bố 'danh sách thân Putin'
Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Caatsa hồi tháng 8 mặc dù tổng thống Trump phản đối đạo luật này Danh sách vừa công bố bao gồm 210 người Nga trong một phần luật trừng phạt của Mỹ vì cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử Mỹ. Ông Putin nói danh sách là hành động không thân thiện nhưng cũng nói ông không muốn leo thang tình hình. Mỹ vừa công bố danh sách 114 nhà chính trị gia Nga và 96 doanh nhân lớn trong một phần của đạo luật nhằm trừng phạt Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Nhưng Mỹ cũng nói danh sách không mang tính "trừng phạt". Trump 'trông đợi' được thẩm vấn Kremlin đòi điều tra lời kêu gọi tẩy chay bầu cử Cáo buộc Trump-Nga 'lớn hơn Watergate' FBI 'để ý' đến con rể Trump Lý do Mỹ công bố "danh sách Putin"? Chính phủ Mỹ được yêu cầu đưa ra danh sách này sau khi Quốc hội thông qua đạo luật "chống lại những đối thủ của nước Mỹ thông qua trừng phạt" (CAATSA) hồi tháng 8. Đạo luật này nhằm trừng phạt Nga vì can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ năm 2016 và những hành động mới đây của Nga với Ukraine. Quốc hội Mỹ muốn liệt kê và tố cáo những cái tên đã hưởng lợi từ mối quan hệ mật thiết với Tổng thống Vladimir Putin và thông báo rằng họ có thể trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt trong tương lai. Những người có mặt trong danh sách? Được nhắc đến một cách không chính thức là "Danh sách Putin", danh sách chưa được phân loại này có đến 210 cái tên. Trong đó, 114 người làm việc trong chính phủ hoặc có mối quan hệ mật thiết với chính phủ, hoặc là các doanh nhân chủ chốt. 96 người còn lại là những doanh nhân lớn có tài sản hơn một tỉ đôla. Hầu hết các đồng minh lâu năm của ông Putin cũng bị nêu tên, rất nhiều trong số đó là siloviki (những cố vấn an ninh) gồm giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov và giám đốc Cục Tình báo đối ngoại (SVR) Sergei Naryshkin. Trước đó ông Putin cũng đã từng điều hành FSB. Ông chủ Chelsea, Roman Abramovich và Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng nằm trong danh sách Những người nắm giữ và kiểm soát các nguồn năng lượng của Nga cũng bị liệt kê bao gồm giám đốc hãng Gazprom - Alexei Miller, giám đốc hãng Rosneft - Igor Sechin và giám đốc điều hành các hãng dầu khí khác cùng với giám đốc của những ngân hàng hàng đầu của Nga như giám đốc ngân hàng Rossiya - Yuri Kovalchuk. Các đầu sỏ chính trị còn bao gồm Kirill Shamalov, người được cho là con rể của ông Putin, mặc dù Kremlin chưa bao giờ xác nhận cuộc hôn nhân của ông với Katerina Tikhonova, hay thông tin Katerina là con gái của ông Putin. Các đầu sỏ kinh tế nổi tiếng khác cũng có mặt trong danh sách này như những ông chủ của các câu lạc bộ hàng đầu tại Anh như Alisher Usmanov (Arsenal) và Roman Abramovich (Chelsea). Liệu họ sẽ đối mặt với những lệnh trừng phạt mới? Không phải vào thời điểm này. Tài liệu từ Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh: "Đây không hẳn là một danh sách trừng phạt. Việc liệt kê ra những cá nhân và các thực thể doanh nghiệp không nên được xem như là những đối tượng mà tới đây Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt," Trump và Putin trong mắt nhau Khodorkovsky: 'Putin là tù nhân của quyền lực' Putin vào vai vị cứu tinh của Nga trước bầu cử Tài liệu cho biết thêm: "Việc công bố danh sách không tuyệt mật này cũng không hẳn chỉ ra được Chính phủ Mỹ đã nắm được thông tin về sự tham gia của những cá nhân trong các hoạt động phi pháp." Mặc dù vậy, có một danh sách tuyệt mật bao gồm những thông tin chi tiết về các cáo buộc tham gia trong các hoạt động tham nhũng. Danh sách này có ý nghĩa như nào với Nga? Phân tích từ Steve Rosenberg, phóng viên đài BBC ở Moscow cho rằng tin tốt lành cho Kremlin đó là danh sách này không giống như một danh sách trừng phạt và nó sẽ kết thúc tại đây. Nhưng những quan chức và "những đầu sỏ chính trị" của Nga bị nêu tên bởi bộ tài chính Mỹ cũng lo ngại cho các khả năng bị trừng phạt trong tương lai. Trước khi danh sách này được công bố, Kremlin cũng tuyên bố Bộ Tài chính Hoa Kỳ đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống của Nga. Đạo luật Caatsa hạn chế số tiền mà người Mỹ có thể đầu tư vào các dự án năng lượng của Nga và gây ra nhiều cản trở cho các công ty của Mỹ mong muốn được hợp tác với Nga. Nó cũng áp đặt những lệnh trừng phạt lên Iran và Bắc Hàn. Khi ký kết đạo luật này, ông Trump kèm theo một tuyên bố cho rằng đạo luật này "có những thiếu sót nghiêm trọng". "Với tư cách là Tổng thống, tôi có thể có được những thoả thuận tốt hơn với các quốc gia khác so với những gì Quốc hội làm," ông tuyên bố. Nga yêu cầu Mỹ giảm nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ 'có thể trừng phạt đồng minh thương mại của Bắc Hàn' FBI điều tra Nga ‘can dự’ bầu cử Mỹ Sao showbiz Nga 'ra tranh cử tổng thống' Dưới đạo luật Caatsa, danh sách những cái tên bị liệt kê phải được đưa ra vào hôm thứ Hai (29/1). Thực tế là nó chỉ được công bố khoảng 10 phút trước 12h đêm, phản ảnh sự lạnh lùng của ông Trump với việc này, và thể hiện sự phản đối của ông trong việc trừng phạt Nga dưới các sắc lệnh trừng phạt mới. Trước đó, chính phủ Mỹ lập luận rằng đạo luật Caatsa đã thúc đẩy chính phủ các nước trên thế giới huỷ bỏ các hợp đồng quốc phòng trị giá hàng tỷ đôla với Nga, vì vậy các biện pháp trừng phạt thêm là không cần thiết. "Theo hướng đó, nếu như luật này đang được thực thi thì các biện pháp trừng phạt cấm vận đối với các công ty hay các cá nhân cụ sẽ không cần thiết bởi vì trên thực tế đạo luật này đang được sử dụng như là một biện pháp răn đe đầy cứng rắn," phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Heather Nauert cho biết. Nga phản ứng ra sao? Khi đạo luật Caatsa được thông qua, ông Medvedev tuyên bố điều này đồng nghĩa với việc Mỹ chính thức tuyên bố một cuộc chiến thương mại toàn diện với Nga. Phản ứng lần này của Nga có sự dao động của một cơn giận dữ sâu sắc và một biện pháp có chừng mực hơn. Phát ngôn viên của Kremlin, Dmitry Peskov, người nằm trong danh sách, nói thêm: "Việc công bố một danh sách như thế có thể làm hỏng hình ảnh và danh tiếng của các công ty, những nhà doanh nhân, các chính khách và thành viên lãnh đạo." Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói Nga sẽ "bình thản" tiếp tục phát triển kinh tế bất chấp các biện pháp chế tài mới nhắm vào nước này Ông nói thêm: "Đây không phải là lần đầu tiên nước Nga ở trong tình thế mà có những bình luận thiếu tích cực hướng về phía chúng ta, vì thế chúng ta không được nhân nhượng." Nhà hoạt động đối lập Nga Alexei Navalny khen ngợi việc công bố các cái tên và gọi đây là "danh sách tốt".
Đứng từ bến Bạch Đằng, quận 1, TP.HCM ngày nay nhìn sang bên kia sông Sài Gòn, vẫn còn có thể thấy tiền cảnh ngôi nhà thờ nhỏ xinh, có tháp chuông thấp và dãy nhà ngói cổ kính của Hội dòng Mến Thánh Giá gợi cảm giác yên bình. Nhưng kỳ thực, số phận của quần thể kiến trúc tôn giáo có tuổi đời một thế kỷ rưỡi này bị đe dọa từ khi đồ án xây dựng Thủ Thiêm được nhà chức trách phê duyệt.
Thủ Thiêm và di sản kiến trúc tôn giáo
Tu viện dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đang đứng trước nguy cơ bị đập bỏ Sẽ bị san bằng? Những tuyến đường mới đã được ủi thông, những công trình mới được đổ móng trên khu vực bãi bồi Thủ Thiêm, vùng vệ tinh chiến lược của Sài Gòn, nơi mà lòng đất đầm lầy còn ôm trong mình nhiều di chỉ các xưởng đóng tàu thời nhà Nguyễn và phế tích cảng Bến Nghé, kiến trúc cảng thị cổ cư dân xóm Tàu Ô năm xưa. Báo Thanh Niên thuật lại quá trình làm đường và xây móng của khu đô thị mới Thủ Thiêm theo kiểu coi rẻ di sản: "Hàng trăm các loại hình cọc gỗ, mảnh thuyền, trong đó đáng chú ý là hệ thống cọc gỗ có chiều dài 3-4 m, đường kính thân khoảng 40-50 cm được vót đầu nhọn mang dáng dấp của những cọc gỗ chiến trận Bạch Đằng hiện đang trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM. Đây có thể là những cọc gỗ được sử dụng trong các trận thủy chiến thời chúa Nguyễn đánh Chân Lạp và là chiến trận của Tây Sơn đánh nhau với Nguyễn Ánh - Gia Long. Hay những thân cây gỗ đường kính 50 cm, dài 5-6 m, trên một đầu có lỗ mộng đục hình chữ nhật như những cây cột cái của kiến trúc cổ, có dấu tích của những căn nhà cổ dọc bến sông, cùng với đó là nhiều dãy cọc gỗ đóng gia cố hệ thống bến xưa của Bến Nghé có cấu tạo theo hàng dọc chạy dài hàng chục mét cũng đã phát lộ". Và cũng để giải phóng mặt bằng, một cuộc quật mồ trên danh nghĩa "khảo cổ" rất chóng vánh đã diễn ra tại Lăng Thành Hoàng An Khánh, thuộc khuôn viên Đình An Khánh vào tháng 4-2014 do Trung tâm bảo tồn di tích TP.HCM phối hợp với Bảo tàng Lịch sử và Khoa Giải phẫu - Trường đại học Y Dược TP.HCM tiến hành. Di cốt của một vị thành hoàng, mà giới chuyên môn cho rằng có thể đó là một vị tướng quân triều Nguyễn đã có công khai hoang lập ấp, trấn giữ những đồn lũy và xưởng tàu thời đầu thực dân dọc cánh tả sông Bến Nghé đã được quật lên, phân tích và báo cáo kết quả đúng thủ tục và quy trình. Như đã nói, cuộc khảo cổ đình An Khánh thực ra chỉ là một hình thức ngụy trang cho việc quật mồ vị thành hoàng này mang đi hoàn táng nơi khác, nên diễn ra rất chóng vánh, vội vàng. Một vài thông tin khảo cổ được ném ra công luận thiếu trách nhiệm và sự tường tận, thuyết phục; nên không tránh khỏi sự bất kính đối với tiền nhân. Lịch sử, hồ sơ khoa học của vị tiền nhân có công đức với vùng đất tiếp tục rơi vào bóng tối không âm không vọng cho những công trình hãnh tiến mọc lên. Tiếp sau đó là vụ cưỡng chế chùa Liên Trì, dãy trường nam (của các cha cố tổ chức từ thời Pháp) bên cánh trái nhà thờ Thủ Thiêm đã diễn ra một cách vô cảm, bất chấp phản ứng của những tín đồ và các tu sĩ. Đến nhà thờ Thủ Thiêm Trước tết Nguyên Đán, những thánh lễ ở nhà thờ giáo xứ Thủ Thiêm vẫn diễn ra bình thường. Trong các thánh lễ, cha xứ cũng không nhắc đến chuyện số phận của ngôi nhà thờ này. Nhưng có một không khí âm ỉ lan rộng trong lòng giáo dân và các vị tu sĩ ở đây. Trước đó, trên Facebook lan truyền một thông điệp của Tổng lãnh sự quán Canada tại TP.HCM, đặt ra câu hỏi (nhưng cũng là trả lời): "Bạn nghĩ có nên phá hủy một di sản còn lâu đời hơn cả Canada?". Tổng lãnh sự quán Canada tại TP.HCM nêu lập luận và truy vấn: "Theo kế hoạch phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm tại quận 2, chính quyền TP Hồ Chí Minh có dự định phá dỡ Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và nhà thờ Thủ Thiêm để nhường chỗ cho khu đô thị mới. Tu viện được thành lập tại Thủ Thiêm vào năm 1840, nghĩa là đã ở đó được 177 năm (trong khi Canada vừa bước sang tuổi 150 năm nay). Bạn nghĩ thế nào nếu chúng ta hòa nhập những công trình mang tính lịch sử như thế này vào các khu đô thị mới thay vì phá dỡ chúng?" Nhà thờ Thủ Thiêm nhìn về trung tâm TP.HCM Một lần nữa, sau vụ đại sứ quán Phần Lan lên tiếng bảo tồn một số hạng mục nội thất của Thương xá Tax, thì tổ chức ngoại giao nước ngoài đặt tại TP.HCM quyết liệt lên tiếng bảo vệ những di sản Sài Gòn xưa. Nhưng trong một cơn lên đồng đập phá từ não trạng phát triển đầy bệnh hoạn thì những cuộc đấu tranh trên cùng sức ép dư luận, giới chuyên môn không làm thay đổi được gì. Thậm chí, đã có những vụ việc can thiệp di sản mà báo chí chính thống bị chỉ đạo lờ đi, không được nhắc đến. Số phận những dãy nhà Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cùng ngôi nhà thờ đã là nhân chứng, biểu tượng một thế kỷ rưỡi về đời sống thanh bình ở một vùng dân cư bên sông, giáp với quận trung tâm Sài Gòn chưa biết sẽ về đâu. Nhìn cái cách di dời Lăng Thành Hoàng An Khánh, chùa Liên Trì hay khu trường nam không gớm tay, thì nhiều người cho rằng, chuyện san bằng một công trình kiến trúc tâm linh hơn một thế kỷ thì không khó tránh khỏi. Đô thị vô hồn, nhân bản vô tính Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển là vấn đề muôn thuở, ở nhiều quốc gia, nhiều thành phố, không riêng gì Việt Nam. Nhưng sự khác nhau nằm ở chỗ trình độ xử lý và tầm nhìn phát triển, trang bị hiểu biết nhân văn của chính quyền, giới quy hoạch và giới đầu tư mỗi nơi mỗi khác. Ở đâu chính quyền, nhà quy hoạch và giới đầu tư hãnh tiến, trọc phú, thiển cận, lạm quyền và tư lợi thì ở đó mâu thuẫn trên trở nên gay gắt một mất một còn (và mất, bao giờ cũng là di sản, bởi di sản, nói cho cùng, không sinh ra nhiều tiền cho bằng các trung tâm thương mại hiện đại). Nhưng ở đâu có sự tiến hóa, văn minh trong phát triển đô thị nhân văn, tôn trọng tiếng nói công luận và giới chuyên gia thì không những hóa giải được sự mâu thuẫn kể trên, mà còn kiến tạo được không gian đô thị bền vững, theo nghĩa, vừa sinh ra sự sung túc vật chất, vừa đảm bảo giàu có về yếu tố tinh thần cho cư dân, cho sắc vóc đô thị tương lai. Nói đâu xa, nhìn qua Phú Mỹ Hưng, một đô thị kiểu mẫu ra đời trước Thủ Thiêm khoảng 20 năm để thấy bài học của những đô thị nhân bản vô tính là gì. Trên đồ án quy hoạch, Phú Mỹ Hưng hiện đại như những khu đô thị thời toàn cầu hóa mà ta có thể gặp ở Singapore, Thượng Hải, Đài Loan… Nhưng, Phú Mỹ Hưng ngay từ đầu không quy hoạch không gian tôn giáo cho cư dân, nên trong gần 20 năm qua, cư dân ở đô thị kiểu mẫu này đã phải đến những vùng lân cận để lễ chùa, đi lễ nhà thờ mỗi chủ nhật. Lâu dần, giáo dân đông, nhưng không có điều kiện lập nên giáo xứ, những người công giáo đã tìm cách thiết lập một nhà nguyện nhỏ nằm trong một trường học mầm non (Mỹ Phước) để lễ lạc cuối tuần. Những người tín đồ Tin Lành Hàn Quốc sang đây sinh sống, làm việc cũng lấy văn phòng công ty làm nhà thờ để tập trung sinh hoạt tôn giáo tạm bợ. Sự mở mang nhiều không gian thương mại xa xỉ nhưng thiếu vắng không gian tâm linh khiến những cư dân tưởng đủ đầy sung túc trở nên nghèo nàn trong sinh hoạt tinh thần. Phú Mỹ Hưng đã tốn rất nhiều chi phí cho việc đầu tư phục dựng không gian sinh hoạt mang tính bản địa như chợ phiên, đường hoa xuân… để người dân gắn bó với hồn nơi chốn. Hội dòng Mến Thánh Gía Thủ Thiêm có tuổi đời hơn một thế kỷ rưỡi Từ đó cho thấy không phải là việc cứ bứng mô hình bất cứ một đô thị nhân bản vô tính rồi đặt vào đâu cũng được, mà cần có tầm nhìn sâu hơn về lịch sử, nhân văn, giá trị văn hóa bản địa. Phú Mỹ Hưng lẽ ra là bài học để Thủ Thiêm rút kinh nghiệm trước khi quá muộn. Nhưng có vẻ như chính quyền, những nhà quy hoạch và giới đầu tư đô thị này đã không chịu thấy (cho dù việc rút kinh nghiệm ở Thủ Thiêm có vẻ như rất dễ dàng- những di tích như đình, nhà thờ có bề dày lịch sử đã sẵn, chỉ cần biết bảo tồn, không cần phải xây mới!). Lạ lùng thay, bên cạnh ý định "giải phóng mặt bằng" các công trình di sản tôn giáo, văn hóa dân gian thì bản quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm cũng không có một công trình sinh hoạt tâm linh, tôn giáo nào cho cư dân cả. Trở lại câu chuyện nhà thờ Thủ Thiêm và Hội dòng Mến Thánh Giá. Khi tôi ngồi viết những dòng này, thì có tin chính quyền thông báo cho xe đến kéo đổ ngôi trường nữ bên cánh phải nhà thờ (trước 1975 có tên là trường Trung học thánh Anna; sau 1975 chính quyền mượn cơ sở xây dựng làm trường Tiểu học Thủ Thiêm) thuộc phần đất của Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Tiếng kèn ma quái lại rúc lên trên phần đất tôn nghiêm bên những đầm lầy, lau sậy và những building đang lên móng, hiện thực hóa những bản quy hoạch đô thị vô hồn và vô tri. Nói thêm, nhà thờ Thủ Thiêm có khoảng trên 2.000 phần tro cốt của giáo dân nhiều đời. Cuối năm rồi, khi hay tin nhà thờ sẽ bị giải tỏa, nhiều Việt kiều đã về nước xin rước di cốt người thân mang đi nơi khác, số còn lại chưa biết sẽ ra sao. Người sống phấp phỏng cùng người đã khuất. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, là người đang sống ở TP.HCM.
Mười năm sau khi liên quân do Hoa Kỳ chỉ huy tiến vào Iraq, mọi sự đã thay đổi như thế nào? BBC nhìn lại những con số về đất nước còn đang gượng dậy từ chiến tranh.
Iraq sau 10 năm chiến tranh
KINH TẾ Iraq là quốc gia lớn thứ ba thế giới về xuất khẩu dầu, chỉ sau Ả rập Saudi và Nga, và được cho là sẽ sản xuất 3.6 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2013. Lượng sản xuất trước khi Hoa Kỳ đưa quân vào là 2.8 triệu thùng dầu/ngày. Theo tính toán, tới năm 2035, Iraq sẽ thu được lợi nhuận khoảng 5 ngàn tỷ đô la Mỹ từ xuất khẩu dầu, tức trung bình 200 tỷ đô la mỗi năm, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). IEA cho biết, một trong những cản trở lớn nhất đối với kinh tế và phát triển xã hội Iraq là thiếu nguồn cung cấp điện ổn định. Theo báo cáo, trước năm 2003, Baghdad được hưởng 16-24 giờ có điện mỗi ngày, trong khi toàn bộ phần lãnh thổ còn lại chỉ có bốn đến tám giờ có điện mỗi ngày. Trung bình các hộ gia đình hiện nay nhận khoảng 8 giờ điện qua mạng lưới điện chung – việc thất thoát năng lượng trong quá trình phân phối xảy ra nhiều nhất ở Trung Đông và phần lớn là do hỏng hóc từ thời Chiến tranh Vùng vịnh, do bị phá hoại ngầm và thiếu cơ chế bảo dưỡng. Mặc dù dầu lửa đóng góp phần lớn cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iraq, quốc gia này không có khả năng lọc dầu đủ tinh để đảm bảo nhu cầu về điện. Nhưng bên cạnh lượng dữ trự dầu, Iraq cũng có nguồn tài nguyên khí lớn chưa khai thác. Khí được cho là sẽ trở thành năng lượng chính của ngành công nghiệp điện Iraq. Đã có cuộc chuyển đổi nổi bật trong việc sử dụng gas cho sản xuất điện, nhưng vẫn cần thêm đầu tư để có thể tận dụng hết được khí tự nhiên và khí từ sản xuất dầu. IEA ước đoán có hơn một nửa lượng khí sản xuất năm 2012 bị “phát lửa” hoặc bị cháy mất, và gọi đây là “lãng phí quá lớn, khiến cho tình trạng thiếu điện ở Iraq vẫn tiếp diễn”. Hoa Kỳ và Iraq tiêu khoảng 213 tỷ đô la Mỹ vào xây dựng hậu chiến tranh, nhưng IEA gợi ý tới chính phủ Iraq rằng, phát triển phương tiện để khai thác, xử lý và thu khí và xây dựng các trạm năng lượng dùng khí đốt nên được đặt vào hàng tối ưu tiên. KỸ THUẬT Như ở mọi nơi khác, sử dụng điện thoại di động và internet ở Iraq trở nên khá phổ biến từ năm 2003. Gần đây, 78% người Iraq sở hữu điện thoại di động, nhưng có ít người dùng internet hơn rất nhiều, tỷ lệ ở mức cứ 100 người thì chỉ có khoảng 5 người dùng internet. Mặc dù có vấn đề về điện, một số đồ thông dụng vẫn được sử dụng nhiều hơn so với năm 2003. Theo khảo sát của chính phủ Iraq, cá nhân sở hữu xe hơi giảm xuống, trong khi đó số người có xe đạp hoặc xe máy tăng lên. BẠO LỰC Hoa Kỳ và các nhóm lính vẫn ở Iraq với vai trò chiến đấu cho tới năm 2010, và nhiệm vụ an ninh dần được chuyển giao lại cho chính quyền Iraq. Khoảng 4.488 nhân sự Mỹ thiệt mạng ở Iraq kể từ khi Chiến dịch Giải phóng người Iraq bắt đầu ngày 19/03/2003, theo số liệu mới nhất của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Lực lượng của Anh quốc mất 179 người. Nhưng hàng trăm ngàn công dân Iraq cũng đã chết kể từ năm đó, do các phe phái và các cuộc nổi dậy bạo lực. Tổ chức cung cấp dữ liệu về người thiệt mạng Iraq (IBC) nói, con số chính thức là có 4.571 dân thường thiệt mạng năm 2012, đưa tổng số lên mức 112. 017 đến 122.438 người thiệt mạng, tính từ tháng 03/2003. Con số đột biến là vụ hôm 31/08/2005, với 1.000 người bị chết vì giẫm đạp ở cầu bắc ngang sông ở Baghdad, trong cuộc hành hương Shia. Các nhân chứng nói khủng hoảng xảy ra khi có tin đồn có kẻ đánh bom liều chết. IBC nói giai đoạn bạo lực căng thẳng nhất và kéo dài lâu nhất là từ tháng 03/2006 tới tháng 03/2008, khi sát hại giữa các phe phái lên tới đỉnh điểm, và có khoảng 52.000 người thiệt mạng. “Đất nước vẫn trong tình trạng chiến tranh và ít có thay đổi gì từ đầu năm 2009 tới nay,” IBC cho biết, “với cường độ cơ bản” ở mức bạo lực vũ trang xảy ra hàng ngày và thỉnh thoảng có các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm giết hại nhiều người trong một lúc. Lực lượng an ninh Iraq cũng chịu tổn thất lớn về người, trong đó chủ yếu cảnh sát và quân đội là mục tiêu của các xe bom và tấn công. Tổ chức theo dõi Nhân quyền HRW nói điều kiện ở Iraq vẫn còn hạn chế, nhất là đối với người bị giam giữ, nhà báo, các nhà hoạt động, phụ nữ và trẻ em gái. HRW báo cáo rằng rất nhiều phụ nữ Iraq, góa chồng do chiến tranh, bạo lực hoặc ly tán, trở thành đối tượng yếu đuối của nạn buôn người hoặc lạm dụng tình dục và mại dâm. Các nhóm vận động cho quyền phụ nữ nói những người này phải đối mặt với hiểm họa từ khắp phía như bị các nhóm cực đoan tấn công, cả các đối tượng nữ chính trị gia, công chức và giới phóng viên. Những tội ác được nhân danh vì “danh dự” và các vụ lạm dụng trong gia đình cũng được báo cáo là mối đe dọa đối với phụ nữ và trẻ em gái. Iraq là chốn nguy hiểm cho truyền thông, với 151 nhà báo tử nạn, theo con số của Tổ chức Bảo vệ Phóng viên, mặc dù IBC nói số những người làm trong ngành truyền thông thiệt mạng là 288 so với 256 người thuộc ngành y và chăm sóc sức khỏe. Iraq đứng đầu bảng “Quốc gia tử thần của báo giới”, với số phóng viên thiệt mạng gấp đôi nước đứng nhì là Philippines. Tham nhũng ở Iraq cũng đã không có chút tiến bộ nào đáng kể từ năm 2003. Theo báo cáo Biểu đồ Tham Nhũng Toàn cầu của Tổ chức Minh Bạch Quốc tế, 56% những người được hỏi nói từng hối lộ trong năm 2010. Phần lớn số đó (63%) thấy nỗ lực của chính phủ trong chống tham nhũng là không hiệu quả và có tới 77% cho rằng tham nhũng tăng kể từ năm 2007. TỴ NẠN VÀ LY TÁN Gần 2.7 triệu người Iraq bị buộc phải bỏ nhà vì bạo lực và rối loạn – nửa số đó tỵ nạn bên ngoài Iraq, trong khi số còn lại vẫn ở trong nước. Xung đột ở nước láng giềng Syria khiến hàng ngàn người Iraq phải quay về cùng với dòng người Syria sang tỵ nạn tránh chiến tranh. Rất nhiều người sống nhờ vào viện trợ nhân đạo, và vẫn vật lộn với sinh hoạt trong các khu lều trại tạm cư. Người Iraq vẫn đang xin tỵ nạn ở chủ yếu là các nước châu Âu, năm 2011 có 23.743 đơn của người Iraq. THỰC PHẨM Số người gặp khó khăn trong việc tìm thực phẩm đã giảm đi trong những năm gần đây. Tỷ lệ người thiếu ăn, những người không có đủ thức ăn để có chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, đã giảm từ 7.1% năm 2007 xuống 5.7% năm 2011, theo Liên Hợp Quốc (UN). Nhưng thế có nghĩa là vẫn có khoảng 1.9 triệu người đói. Vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là Basra và Thi-Qar, phía Nam, Baghdad và một phần của Ninewa ở phía Bắc. Khẩu phần bột, gạo, dầu nấu ăn và đường do hệ thống Phân phối quần chúng đưa ra từ năm 1990 nhằm giúp đỡ các gia đình nghèo nhất do chiến tranh và cấm vận. Chính phủ lên kế hoạch thay đổi hệ thống 5 tỷ đô la một năm này thành hỗ trợ bằng tiền mặt, nhưng bị gỡ bỏ hồi năm trước do gặp phải phản đối mạnh mẽ từ người dân. PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Iraq xếp hàng thấp hơn các nước Ả rập về diện tích và dân số ở một số vùng, theo báo cáo mới nhất về Phát triển Con người của UN. Tuổi thọ trung bình của người Iraq được tăng từ 58.8 tuổi giai đoạn năm 2000 – 2005 tới 69.6 tuổi, nhưng vẫn thấp hơn Algeria 73.4 tuổi và Saudi Arabia 74.1 tuổi. Về cân bằng giới tính, Iraq xếp thứ 120 trên 148 nước. Ở quốc gia này, phụ nữ nắm 25.2% ghế trong nghị viện, và chỉ có 22% phụ nữ được học cao so với 42.7% nam giới. Phụ nữ tham gia vào thị trường lao động là 14.5% so với 69.3% so với nam giới.
Thời gian qua, đầu tư của Anh Quốc vào Việt Nam bắt đầu tăng nhanh với sự xuất hiện của các tập đoàn lớn trong những lĩnh vực từ truyền thông, cầu cảng, công nghệ thông tin đến bảo hiểm, tài chính.
Anh tiếp tục lo người Việt nhập lậu
Nhưng một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong quan hệ hai bên là chuyện người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào Anh Quốc, như lời Đại sứ Anh Robert Gordon tại Hà Nội. Trả lời phỏng vấn BBC, ông cho rằng dù hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là với chính phủ của Thủ tướng Gordon Brown mới lên cầm quyền, đang tiến hành "rất tốt", Anh mong muốn dư luận Việt Nam hiểu được rằng nhập cư trái phép vào Anh là "một thực trạng rủi ro, đáng buồn" cần tránh. Đại sứ Robert Gordon:Trong khi khi đa số những người Việt tới Anh là những người áp dụng đúng pháp luật thì vẫn có một số lượng người tương đối nhiều tìm cách luồn lách, hoặc là ở lại quá hạn visa hoặc vào Anh bất hợp pháp, không có visa. Và đây là một vấn đề không chỉ ảnh hưởng tới những công dân Anh, những người thiết thực đòi hỏi chúng tôi, chính phủ, phải nghiêm khắc trong vấn đề áp dụng luật di trú, nhưng đó còn là một thảm cảnh, hay nếu nói không quá đáng, đó là một bi kịch liên quan đến tính mạng, vì nhiều trong số những người này bị bóc lột. Và chúng tôi không chỉ quan tâm tới việc tiếp tục hợp tác với Bộ Công an Việt Nam, và Bộ Nội vụ Anh, để thuyết phục họ trở về, hoặc đáng buồn hơn tại những nơi biện pháp thuyết phục không có hiệu quả thì buộc chúng tôi phải đưa họ về. Nhưng đặc biệt chúng tôi hợp tác với nhau để làm cho người ở Việt Nam hiểu được vấn đề, đặc biệt ở Hải Phòng, Quảng Ninh – những điểm nóng nơi bọn buôn người tập trung, rằng họ nên cẩn thận trước lúc tin vào những lời hứa đầy hoa mỹ những kẻ này nói với họ. BBC:Theo tôi hiểu, nhiệm vụ này là của những cơ quan phụ trách việc thực thi pháp luật ở Anh phải làm, chứ đó không phải là công việc của ngoại giao, vậy ngài nghĩ sao về ý đó? Đại sứ Robert Gordon: Mãi tới giai đoạn gần đây, người ta thường nghĩ tới ngoại giao như là một lĩnh vực không liên quan đến các vấn đề nội vụ. Nhưng tôi e rằng ranh giới giữa hai lĩnh vực này đang bị nhòa đi. Chúng tôi có một có một Bộ trưởng Ngoại giao mới (David Miliband), và một Quốc vụ khanh Thường trực mới (Sir Peter Rickets). Cả hai đều nhấn mạnh rằng những lĩnh vực này rất liên quan với nhau. Do đó, các ĐSQ bây giờ nên coi mình như là phần nối dài của Bộ Nội vụ, trong trường hợp này là tại Việt Nam. Chẳng hạn, Thanh, đồng nghiệp của tôi ở đây thực tế được Bộ Ngoại giao, một bộ làm việc chặt chẽ với Bộ Nội vụ, trả lương. Và một đồng nghiệp khác được Cảnh sát Thủ đô Anh - London Metropolitan Police - trực tiếp trả lương. Do đó những ranh giới giữa các lĩnh vực này đang bị nhòa đi. Ngài có tới thăm Hải Phòng, Quảng Ninh để nói với chính quyền địa phương biết đây là một vấn đề lớn? Đại sứ Robert Gordon: Các nhân viên của chúng tôi thỉnh thoảng tới những nơi đó. Thực tế, với sự giúp đỡ của chúng tôi, Văn phòng Hà Nội của Tổ chức Di cư Quốc tế IOM, đã có một dự án thông tin công công, đặc biệt tại cả Hải Phòng và Quảng Ninh, vì họ muốn làm cho người dân ở đó hiểu rằng thật là nguy hiểm nhượng bộ và tin vào những lời hứa ấy. Cá nhân tôi cũng đã đi tới Hải Phòng và gặp chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Chúng tôi cung cấp thông tin cho họ và cùng xin họ cho chúng tôi thêm những lời khuyên. Tuy vậy, nhiệm vụ hằng ngày của chúng tôi thực sự là qua Bộ Công an vì họ chịu trách nhiệm về cả Việt Nam, vì mặc dầu chúng tôi có thể có một sự quan tâm đặc biệt tại Hải Phòng và Quảng Ninh, thực tế vấn đề này không chỉ có giới hạn trong hai tỉnh đó. Theo tôi hiểu, vấn đề người nhập cư bất hợp pháp vẫn là một vấn đền lớn trong quan hệ giữa Anh và Việt Nam? Điều tuyệt vời và cũng là một trong những ví dụ tốt nhất trên thế giới là chúng tôi rất ấn tượng về thiện chí của chính phủ Việt Nam trong việc đề cập đến trách nhiệm của họ. Họ có thể nói rằng họ rằng rất tiếc đây là công việc của các ông, nhưng thực tế họ đã không làm như vậy. Họ nói, chúng tôi cũng quan tâm bảo đảm rằng công dân của chúng tôi hành xử tốt và tôn trọng luật lệ tại nước ngoài, trong đó có Anh, cũng giống như chúng tôi cũng chờ mong công dân Anh tuân thủ pháp luật tại Việt Nam. Và nếu họ không làm, cũng giống như trường hợp của Gary Glitter, họ phải trả giá cho hành động của mình. Hai chính phủ đã làm việc nhiều trong lĩnh vực này để giải quyết những vấn đề, nhưng nó vẫn tồn tại. Vậy còn có những biện pháp khác, chẳng hạn tạo công ăn việc làm để ngăn chặn người rời Việt Nam? Đại sứ Robert Gordon: Có nhiều khía cạnh khác nhau của các vấn đề. Trong nhóm đối tượng đầu tiên, liên quan đến việc giải quyết cho những người xin tị nạn nhưng không thành công, chúng tôi đã có nhiều tiến bộ trong việc làm giúp họ làm các giấy tờ hợp lệ và cho họ trở về nước. Và một số lượng lớn bây giờ đã về lại Việt Nam. Đó là một thành công lớn. Nhưng chúng tôi cần phải tiếp tục làm công việc này. Tôi nghĩ đội tượng tiếp theo thì khó khăn hơn. Đó là những người vào Anh bất hợp pháp và chẳng thu hút được sự quan tâm của chính quyền sau khi chúng tôi có các cuộc truy phá các nơi trồng cần sa hoặc một nơi nào đó. Chúng tôi thực sự không biết có bao nhiêu người trong loại này, tuy vậy chúng tôi nghĩ cũng có khá đông. Nhưng còn quan trọng hơn là làm sao để phổ biến tại Việt Nam rằng đây là một việc rất nguy hiểm, và rằng không có một đống vàng ở bên kia London hay ở bất cứ ở đâu đó. Do đó, họ không chỉ nghĩ hai lần nhưng phải 10 lần trước lúc quyết định thực hiện chuyến đi này. Tôi xin kể chuyện một người phụ nữ ở Hải Phòng. Cô 31 tuổi, ở quận Hải An, bị chồng bán cho một người đàn ông ở Trung Quốc năm 2005. Cô nói, cô đã có một cuộc sống kinh khủng mà cô không thể nào quên được tại TQ. Và sau bao nhiêu rắc rối, cô đã trốn thoát tới Nga bằng thuyền. Cô đã đưa tiên cho một kẻ buôn người để đưa cô ta tới Anh. Sau khi đưa cho kẻ buôn người tất cả tiền cô có -và một mức giá mà bạn có thể rất muốn biết-15 ngàn đô, cuối cùng cô ta đến được Anh, và được đưa tới một căn nhà có nhiều người Việt di cư bất hợp pháp trú ngụ. Đó cũng là một nơi trồng cần sa (cannabis). Cuối cùng cảnh sát tới và bắt hết tất cả, và bây giờ cô ta đang thất vọng phải quay về Việt Nam. Đó là một ví dụ điển hình, tuy trong đó có chi tiết liên quan đến việc buôn phụ nữ sang Trung Quốc. Cũng một câu chuyện tương tự, nhưng lần này là một người đàn ông 31 tuổi, cùng đến từ Hải Phòng. Anh bị kẻ buôn người tiếp cận và hứa với anh về một cuộc sống tuyệt vời và một công việc có lương cao tại Anh. Anh ta đã bòn mót tất cả để gom góp được một số tiền lớn 15 ngàn đô trang trải chi phí cho chuyến đi. Anh đã tới TQ tháng Năm năm 2003, và từ TQ tới Nga bằng tàu, và sau đó đi bộ và xe hơi trong nhiều tuần qua Cộng Hòa Séc, Đức, Pháp và được lén lút đưa vào Anh vào tháng Tám năm 2003. Mặc dầu ở lại Anh trong bốn năm nhưng bằng những công việc bất hợp pháp, và có lương rất thấp khác nhau, anh chỉ kiếm đủ tiền để trang trải cho những chi phí cần thiết hằng ngày. Và bây giờ anh nợ rất nhiều. Nhưng anh rất căng thẳng biết mẹ mình đang bị ung thư gần chết và bây giờ anh quyết định rằng anh không muốn quay lại Việt Nam. Nhưng đó không phải là chọn lựa của anh ta, vì anh bị bắt và chúng tôi buộc phải đưa anh về lại Việt Nam. Đó chỉ là hai ví dụ điển hình về những con người vô tội, bị dụ dỗ và bị lừa gạt ra đi với một số tiền phải trả rất lớn. Và họ phải đương đầu với nhiều rủi ro, an toàn tính mạng vì phải trải qua chặng đường dài và phức tạp mới tới được nước Anh. Cuộc sống của họ ở Anh trở nên cực khổ và nguy hiểm. Rồi họ bị bắt và buộc phải về lại Việt Nam buồn tủi và nghèo khổ hơn. Do đó, tôi hy vọng rằng độc giả của các anh quan tâm lắng nghe những câu chuyện có thật, được ghi lại từ những cuộc phỏng vấn mới đây. Ở ĐSQ chúng tôi rất quan tâm đến việc làm cho người ở Việt Nam ý thức được những rủi ro. Việt Nam không phải là một nước Phi châu, có nền kinh tế nghèo, với nạn thất nghiệp cao và không có gì để làm. Ở đây có rất nhiều việc để làm và kinh tế thì đang phát triển mạnh. Do đó, nếu bạn là một người chịu khó, thật thà, sẽ có nhiều cách tốt để kiếm sống tại Việt Nam. Chẳng có lý do gì mà phải mượn một số tiền lớn và phải đương đầu với những rủi ro như vậy. Tôi có thể kết thúc nói rằng đây không có tý gì gọi là chỉ trích chính phủ Việt Nam. Họ đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Đây chỉ là một cách lấp đầy chỗ trống thông tin công chúng. Nhiều người dân thường Việt Nam chỉ đơn giản là không ý thức được những rủi ro rất lớn liên quan. Họ muốn có một cuộc sống tốt đẹp cho chính họ, và có khi cho con cái của họ. Còn đau buồn hơn khi họ vô tình đưa đẩy con mình vào cảnh nô lệ. Thật đáng buồn. Do đó, chúng tôi buộc phải làm cho họ hiểu được rõ thực trạng.
Nhà hàng Asado Etxebarri gần như quá hoàn hảo. Thậm chí với những người đã từng dùng bữa ở đây, nơi đây ẩn chứa điều gì đó như bí ẩn trong tâm trí. Liệu chốn này có thật không? Liệu nó có thực sự tồn tại không?
Nơi làm món thịt nướng thần sầu ngon nhất thế giới
Không gian nhà hàng không có chút sơ xuất nào: Axpe, một ngôi làng Basque nhỏ xíu nằm giữa dãy núi hiểm trở của Tây Ban Nha, sương mù bao phủ với những trảng có xanh biếc. Bữa ăn đậm nét Tây Ban Nha là thế nào? Nghề mạo hiểm: đi săn 'ngón tay quỷ Lucifer' Vì sao người Tây Ban Nha ăn tối vào 10 giờ đêm? Nhà hàng là ngôi nhà nông trang nhỏ xây bằng đá bên cạnh nhà thờ, nơi có tiếng chuông rung, những sợi khói lẩn khuất bay lên từ ống khói và tan vào khí lạnh. Ngôi làng Basque nhỏ xíu ở Axpe không có vẻ giống với khung cảnh mà một trong những nhà hàng nổi tiếng nhất thế giới tọa lạc Và ẩm thực. Một bữa ăn tại Etxebarri là đỉnh cao từ tinh hoa ngọn lửa, là khám phá cho thấy gỗ, khói và ngọn lửa giản đơn có thể trở thành kỹ nghệ nấu nướng khi chúng được khai thác và chế biến với những nguyên liệu ngon lành nhất. Ngôi làng đẹp nhất nước Áo hóa 'làng ma' vì Covid-19 Nhà hàng chỉ phục vụ một thực khách thời Covid-19 Bánh xèo Nhật và vụ ném bom hạt nhân Hiroshima Bạn sẽ được phục vụ món txuleta tại nhà hàng Etxebarri: là phần thăn bắp hay thăn bò, nướng tái trên than, vẫn để nguyên trên miếng sườn bò, đây là món kinh điển mà người vùng Basque mê đắm. Nhưng còn trứng cá muối caviar, những viên trứng cá màu đen nhỏ xíu được làm nóng trên than hồng thì sao? Hay còn loại phô mai mềm burrata thủ công được làm mỗi sáng từ sữa trâu hun khói nhẹ nhàng trong lò đun củi thì sao? Hay món tôm đỏ tươi rói, nấu nguyên con bằng sức nóng của ngọn lửa hấp chín lớp thịt tôm bên trong vỏ cứng? Đầu bếp Bittor Arguinzoniz từ nơi hẻo lánh này đã tự mày mò học và điều chỉnh truyền thống ẩm thực đã có từ hàng thế kỷ - nghệ thuật làm món thịt nướng của người Basque (gọi là "asador"), cách nướng trên củi, và đưa phương thức nấu nướng này lên tầm cao mới. Đây là món ăn mà đầu bếp Arguinzoniz đã tạo ra bản sắc nấu nướng của riêng ông, phong cách chế biến định hình nhà hàng Etxebarri và giờ đây, thực sự đã định hình toàn bộ vùng quê Basque ở miền bắc Tây Ban Nha. Vỉ nướng, còn gọi là parrilla, được sử dụng trong nấu nướng ở vùng Basque Tuy nhiên, đây cũng là nền ẩm thực đậm truyền thống, văn hóa nấu nướng dùng ngọn lửa đã trải qua hàng ngàn năm và giờ đây vẫn phát triển mạnh mẽ trên khắp vùng đất tự trị và độc lập về văn hóa này. Cuộc chiến gà rán ở Mỹ Món bánh chuối cả thế giới mê trong thời Covid-19 Đây là món nướng Hàn Quốc đậm đà nhất? Vai trò của bậc thầy món nướng hiển hiện khắp nơi ở vùng Basque Country: trong món sườn nướng than txuletas phục vụ ở quán rượu táo thô mộc; thể hiện ở món cá tuyết và cá bơn đại dương nướng trên than hồng trong các quán ăn dọc bờ biển nhìn ra Vịnh Biscay; trong các món ăn qua ngọn lửa hồng có mặt trong thực đơn khắp nơi, từ những nhà hàng thượng hạng đến những quầy bar pintxos bình dâ n nhất, chuyên phục vụ món xiên nướng nhâm nhi ở những trung tâm ẩm thực hàng đầu như San Sebastian và Bilbao. "Chúng tôi chỉ là bàn tay chuyển những món thực phẩm từ vùng quê, từ vườn nhà hay chợ cá đến bàn ăn," Arguinzoniz, bậc thầy không đối thủ về món nướng parrilla, và là người thường có những phát ngôn khiêm tốn, nói. "Không có gì giấu diếm đằng sau phương thức nấu nướng này. Nó có khả năng khiến bạn kinh ngạc nhờ vào những thành phần đơn giản nhất. Nó có thể khiến bạn yêu ngay ẩm thực vùng Basque, với nguyên liệu địa phương thu hoạch từ ngay trên mảnh đất này, các thành phần đó đã được sử dụng qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là điểm nhấn đặc biệt. Sẽ rất khó để xuất khẩu, nếu không nói là không thể, vì ra đến bên ngoài vùng Basque Country là dấu ấn này bị mất đi." Món cá bơn đại dương nướng trên than hồng ở các quán ăn dọc bờ biển nhìn ra Vịnh Biscay Ngọn lửa. Đam Mê. Đó là mối liên hệ không thể tách rời giữa hai thành tố trên, và điều này hiển nhiên được minh chứng qua món nướng asadores ở vùng Basque. Món hạt tiêu ngon nhất thế giới ở Campuchia Món ăn theo dấu chân Thành Cát Tư Hãn đến Georgia Những quán ăn phục vụ món thịt nướng chính là điều khiến vùng quê xinh đẹp và con người nơi đây thật đặc biệt: gỗ trong lò nướng là từ vùng Basque, thịt bò áp chảo là bò từ vùng núi nơi đây; hải sản thu hoạch từ vùng nước sát bờ biển. Không có gì được nhập khẩu hay chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, một ý tưởng có vẻ như tràn đầy nét tinh túy Basque. Tuy nhiên, thế giới đã để mắt đến nơi này. Nhà hàng Asador Etxebarri hiện đang xếp hạng ba trong những nhà hàng tốt nhất thế giới, theo bảng xếp hạng 50 Nhà hàng Ngon nhất. Restaurante Elkano, một nhà hàng thịt nướng khác ở thị trấn vùng biển Getaria, xếp hạng thứ 30. Những nhà hàng này nằm giữa danh sách các nhà hàng đương đại sử dụng bọt, chất keo và những mánh khóe nấu ăn khác, nhưng với món nướng vùng Basque, điểm then chốt nằm ở việc kiềm chế ngọn lửa. "Nấu ăn trực tiếp trên lửa bề ngoài nhìn có vẻ đơn giản," Elena Arzak, đồng bếp trưởng ở nhà hàng Arzak ba sao Michelin ở vùng San Sebastian, nơi khai sinh ra món ăn hiện đại của vùng Basque, nói. "Nhưng đây thực sự là một trong những phương thức nấu ăn phức tạp nhất. Nếu bạn đến bất cứ bãi cắm trại nào vào mùa hè, bạn sẽ bắt gặp mọi người nướng thịt với ít nhiều thành công. Thế nhưng sẽ là chuyện khác hẳn khi muốn nấu ăn kiểu này một cách hoàn hảo. Và nấu hoàn hảo là điều cực kỳ quan trọng với người Basque. Nó dựa vào sự nhạy cảm bẩm sinh nhưng luôn có thể tiến bộ dần qua quá trình tập luyện." Getaria là nơi nhà hàng Restaurante Elkano tọa lạc, nhà hàng hiện đang xếp hạng 30 trên thế giới Mặc dù phương thức này trông quá mức tuyệt kỹ qua bàn tay đầu bếp Arguinzoniz và những người như ông, nhưng nghệ thuật làm asador ở vùng quê Basque Country lại thật thân thuộc với tất cả mọi người ở đây. Đây là món ăn cho số đông, thực phẩm cho mọi người. Chỉ cần ghé thăm một nhà bán rượu táo vào mùa xuân và xem những dẻ sườn liên tục được nướng qua than hồng, hết bàn ăn này đến bàn ăn khác tận hưởng món thịt ngon lành. Hãy nhìn Elkano, một trong những nhà hàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi đầu bếp Aitor Arregui phục vụ miễn phí cho cộng đồng của ông, nhận giúp ngư dân nướng các loại cá mới bắt được trên quầy nướng ngoài trời, để họ có món ngon mang về nhà thưởng thức. Thực sự, Elkano là hình ảnh sống hoàn hảo minh họa cho lịch sử nấu nướng trực tiếp trên ngọn lửa ở vùng Basque, và là mối liên hệ thú vị giữa phong cách ẩm thực cực kỳ bản địa này với niềm đam mê khám phá, dịch chuyển của người Basque. Nhà hàng được đặt theo tên của Juan Sebastián Elcano, một người Getaria bản địa từng trở thành thủy thủ đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Chính là Elcano và những người đi cùng ông, thủy thủ và ngư dân người Basque trong thế kỷ 15 -16, đã nướng cá bắt được trên ngọn lửa củi đun, và mang phương thức nấu nướng này về quê nhà. Ngày nay, những ngôi làng ven biển như Geraria, Orio và Bermeo tiếp tục lãnh nhận trách nhiệm làm món nướng. Rất lâu sau đó, vào cuối Thế kỷ 19 và đầu Thế kỷ 20, làn sóng người Basque di cư đến Argentina, mang theo chiếc txapelas - chiếc mũ nồi beret cổ điển kiểu Basque - cùng kỹ thuật làm nông và niềm đam mê cháy bỏng với món nướng đến quốc gia này. Một số người khác giong buồm đến Mỹ, áp dụng kỹ thuật nướng thịt mà họ bắt gặp ở vùng biển Caribbe và giúp tạo ra nền văn hóa thịt nướng hiện diện mạnh mẽ khắp nơi ở nước Mỹ ngày nay. Trong khi đó, những người quay về từ vùng Mỹ Latin đã tìm cách khơi lại ngọn lửa lò nướng củi ở vùng Basque Country vào thời thập niên 1960, tạo cảm hứng hồi sinh niềm đam mê nấu nướng tại nhà, và thật sự đã tạo ra những tiến bộ về cách sử dụng nhiên liệu và kỹ thuật nấu nướng, khi các đầu bếp bản địa bắt đầu tìm hiểu về kỹ thuật nướng truyền thống lâu đời. Nướng là một trong những cách nấu nướng thô sơ ngon lành nhất "Một trong những món nướng tuyệt vời nhất ở vùng Basque Country bắt đầu vào thời gian này," Arzak kể lại. "Hai trong số những ngôi đền nướng thịt của chúng tôi, Casa Julian và Casa Nicolas, cả hai đều nằm ở Tolosa, bắt đầu sử dụng "than củi" , một loại than thủ công [thay vì sử dụng củi gỗ] để nướng thịt bò; vào khoảng cùng thời gian đó ở Getaria, Pedro Arregui của nhà hàng Elkano bắt đầu nướng cổ cá tuyết và sau đó nướng cả con cá bơn đại dương trên vỉ nướng than. Và từ những nhà hàng này, một thế hệ mới tiếp tục theo bước chân của họ." Trong thời gian bị hạn chế dịch chuyển, nướng thịt sành điệu là cách nấu ăn mà ta có thể thưởng thức mà không cần du lịch; hãy thử và tự mày mò nướng tại nhà. Chỉ cần lửa, và thêm thịt. Thật đơn giản. Tuy nhiên, để thực sự trải nghiệm nghệ thuật nướng thịt, ta nhất thiết phải đến thăm vùng Basque Country. Hãy đến thăm một nhà hàng chuyên thịt nướng kiểu cổ điển như Trinkete Borda trên đồi phía trên Irun; đến quán Bedua dọc theo cửa sông gần Zumaia, Casa Julian ở Tolosa; Sidreria Zapiain ở Astigarriga; Elkano, Kaia-Kaipe và Iribar ở vùng Getaria thân thiện; Laia ở Hondarribia xinh đẹp. Và tất nhiên, Asador Etxebarri, nơi có khói và ngọn lửa và đỉnh dãy núi Basque xinh đẹp và những nguyên liệu nấu nướng, được chế biến bởi chính tay của Arguinzoniz, trông huyền ảo như phép thuật giả kim huyền ảo. Tất nhiên bạn cũng sẽ tìm thấy kỹ thuật nấu nướng hiện đại ở vùng Basque Country đã được cải tiến. Hầu hết các nhà hàng hiện đại giờ đây đã sử dụng lò gas. Rất nhiều gia đình dân địa phương đã sử dụng bếp điện. Elena Arzak và nhóm làm việc cùng bà nghiên cứu các phương thức tương lai đã mua máy in 3D và đang thử với mực in có thể ăn được. Các quầy bar xiên que Pintxos ở San Sebastian và Bilbao phục vụ các món nướng nhâm nhi sử dụng nguyên liệu có sẵn tại địa phương Nhưng không kỹ thuật nào có thể chạm vào tâm hồn người Basque và bộc lộ danh tính bản địa như vẻ đẹp và sự nguyên sơ của ngọn lửa. Đây là quê hương của người Basque, và vẫn là nơi họ vẫn sinh sống cho đến tận ngày nay. "Thử thách lớn nhất với tôi là duy trì yếu tố bản sắc trong kỹ thuật nướng thịt Basque đồng thời cố gắng cởi mở đưa nó ra ngoài thế giới," Arguinzoniz suy tư về con đường theo đuổi sự hoàn hảo. "Chúng tôi luôn nhớ mình đến từ đâu và không bao giờ quên điều đó. Đó là điều quan trọng nhất." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Đại diện thương mại chính quyền Donald Trump muốn mở lại cuộc đua vào ghế lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ghế lãnh đạo WTO đang bị 'treo' vì chính quyền Trump?
Robert Lighthizer (trái) trong Phòng Bầu dục với Tổng thống Donald Trump Hoa Kỳ gợi ý rằng quá trình tìm kiếm một Tổng giám đốc mới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cần phải được mở lại, trong một động thái chưa từng có. Đại diện thương mại của ông Donald Trump, Robert Lighthizer, nói với BBC hôm thứ Tư rằng WTO cần "một người có kinh nghiệm thực sự về thương mại". Hoa Kỳ phản đối cựu chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới Ngozi Okonjo-Iweala vào vị trí này. Hiện vẫn chưa đạt được sự đồng thuận. Việc Hoa Kỳ cố ép từ chối bà Okonjo-Iweala, bất chấp sự ủng hộ rộng rãi từ các nước khác, gây ra một trong những vấn đề thương mại toàn cầu cấp bách nhất mà ông Joe Biden sẽ phải giải quyết trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ. Người lọt vào danh sách sau cùng cho một trong những công việc hàng đầu trong thương mại quốc tế là Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee, và hai ứng viên này đã bị ở vào thế bơ vơ trong hơn năm tuần. Quan chức hàng đầu của Tổng thống Trump về thương mại, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer vào hôm thứ Tư với BBC trong cuộc phỏng vấn quốc tế đầu tiên của ông khẳng định rằng sẽ không có chuyện chính quyền Trump bị thuyết phục để hậu thuẫn cho cựu bộ trưởng tài chính Nigeria trong những tuần còn lại mà chính quyền ông Trump còn nắm quyền. Sự bế tắc tại WTO diễn ra vào thời điểm nhạy cảm đối với thương mại toàn cầu, vốn đang phải hứng chịu hậu quả của đại dịch virus corona. Ngozi Okonjo-Iweala khẳng định bà là người phù hợp với công việc và có kinh nghiệm phù hợp với cả thương mại và thực hiện cải cách. Người phát ngôn của bà nói với BBC: "Tiến sĩ Okonjo-Iweala mong muốn được hợp tác với chính quyền Biden và hy vọng rằng có thể sớm đạt được sự đồng thuận cuối cùng. WTO cần khẩn trương vào cuộc tại thời điểm khủng hoảng toàn cầu này." Bà Okonjo-Iweala, 66 tuổi, là nữ ngoại trưởng và bộ trưởng tài chính nữ đầu tiên của Nigeria. Một nhà lãnh đạo mới được coi là hết sức quan trọng nhằm đạt được sự thay đổi có ý nghĩa. Ông Lighthizer cho biết WTO "đang rất cần được cải cách", đồng thời nói thêm rằng "chúng ta cần bắt đầu khai phóng" cho quá trình đó. Nếu một Tổng giám đốc mới không được bổ nhiệm trước khi Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20 tháng 1, có khả năng quá trình này sẽ bị trì hoãn trong vài tháng do một đội ngũ thương mại mới của Hoa Kỳ được bổ nhiệm để đi vào hoạt động. Người ta nói đến Katherine Tai, người đã được chọn làm người kế nhiệm ông Lighthizer, nhưng cần Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn. Ông Biden cũng có thể bắt tay vào việc rà soát rộng rãi chính sách thương mại của Hoa Kỳ, vì hàng chục nhóm kinh doanh và ngành nghề đang thúc giục ông. Tuy nhiên, ông cho biết ông không có kế hoạch xóa bỏ ngay lập tức bất kỳ mức thuế nào mà ông Trump áp đặt với Trung Quốc, và mức thuế mà WTO đánh giá là "không phù hợp" với các quy tắc thương mại quốc tế. Mỹ chính thức dán nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam Úc kiện lên WTO về thuế lúa mạch của Trung Quốc WTO nói Mỹ đánh thuế hàng TQ là 'phạm luật' Cải cách Cơ quan Phúc thẩm WTO đóng một vai trò quan trọng trong việc môi giới các thỏa thuận thương mại và duy trì luật thương mại quốc tế, tuy nhiên, WTO đã không có lãnh đạo kể từ khi ông Roberto Azevedo từ chức vào tháng Tám và nói rằng một người khác sẽ phù hợp hơn để thực hiện các cải cách cần thiết. Nhiệm kỳ của ông bị tê liệt bởi cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và việc Tổng thống Trump sử dụng nhiều biện pháp thuế quan để đạt được các mục tiêu của mình về thương mại. Katherine Tai phát biểu tại một sự kiện để giới thiệu bà là người được Joe Biden đề cử làm Đại diện Thương mại Hoa Kỳ tiếp theo vào ngày 11 tháng 12 Theo ông Lighthizer, WTO đã "không hoạt động như một cơ quan đàm phán". Ông cũng nhấn mạnh rằng cần "cải tổ lớn" cho Cơ quan phúc thẩm giải quyết tranh chấp, cơ quan mà ông cảm thấy đã phát triển thành một cơ quan tạo ra luật thương mại chung, "lấy đi lợi ích" mà các thành viên đã thương thuyết "và hạn chế những gì đã nhượng bộ". Cơ quan Phúc thẩm đã bất lực trước việc chính quyền Trump phủ quyết việc bổ nhiệm các thẩm phán mới. Ông Lighthizer nói: "Tôi nghĩ rằng có một sự đồng thuận tại WTO rằng chúng ta cần cải cách cơ quan phúc thẩm. "Chúng ta cần bắt đầu đàm phán lại, chúng ta cần bắt đầu tiến bộ. Vì vậy, tôi rất vui vì BBC đã đề cập tới WTO, đó rõ ràng là một trọng tâm đối với chúng tôi và đối với chúng tôi, đó là một tổ chức khởi đầu như một ý tưởng tốt và về cơ bản là không hoạt động tốt, nhưng tôi nghĩ rằng cũng có thể khắc phục điều đó được." Theo Giáo sư James Bacchus, cựu Chủ tịch Cơ quan Phúc thẩm WTO, Tổng Giám đốc WTO có vai trò quan trọng trong việc mang lại sự thay đổi. "Hợp tác đa phương hiệu quả để giảm bớt các rào cản đối với thương mại là cần rất gấp để giúp khởi động nền kinh tế toàn cầu và phục hồi sau đại dịch," ông nói: "Điều đó đòi hỏi sự lãnh đạo sáng tạo từ một người môi giới trung thực trong vai trò tổng giám đốc." Joe Biden không đưa ra bất kỳ chỉ dấu nào cho thấy ông thích bà Yoo hay bà Okonjo-Iweala cho ghế lãnh đạo WTO. Tuy nhiên, khi nói đến thương mại, gần đây ông đã nói: "Chúng ta cần phải liên kết với các nền dân chủ khác .. để chúng ta có thể qui định được các chuẩn mực thương mại thay vì để Trung Quốc và các nước khác khuynh đảo." "Nếu chính quyền Biden có thể dùng sự ủng hộ dành cho Ngozi để đối lấy lợi thế chính trị trong các cải cách khác, đó chắc chắn là một ý tưởng hay," Simon Lester, chuyên gia WTO tại Viện Cato ở Washington nói với BBC. Ông nói thêm rằng đây sẽ là cách nhanh nhất để đưa một nhà lãnh đạo mới của WTO vào vị trí, vì "việc mở tiếp quá trình lựa chọn có thể lộn xộn và phức tạp, và sẽ dẫn đến sự chậm trễ".
Việt Nam không thể trông chờ vào biện pháp 'ngoại giao' vốn dựa trên 'nhân nhượng', cố giữ 'hòa hiếu' khi đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông từ tay Trung Quốc, theo một chuyên gia công pháp quốc tế và luật biển từ Hà Nội.
'Phải dùng luật thay ngoại giao với TQ'
Nhà nghiên cứu nói đàm phán VN về chủ quyền Hoàng Sa qua ngoại giao 'không hiệu quả' Các động thái ngoại giao trong suốt nhiều năm qua tỏ ra 'không hiệu quả' khi vẫn không thể buộc Trung Quốc trao trả lại chủ quyền trên hai quần đảo này cho Việt Nam, theo PGS. TS Nguyễn Bá Diến, Trưởng Bộ môn Công pháp Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trao đổi với BBC hôm 12/01/2014, Phó Giáo sư Diến, người tham gia nhiều chương trình, đề tài, dự án cấp quốc gia về pháp lý chủ quyền cho VN nhấn mạnh trong tình hình Trung Quốc quyết 'phớt lờ' và 'coi thường' các 'nguyên tắc cơ bản' của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước luật biển 1982, Việt Nam phải 'cương quyết' hơn và sử dụng 'con đường pháp lý.' Ông nói: "Ngoại giao chỉ là một kênh thôi, còn đất đai lãnh thổ là quyền thiêng liêng, vô giá. Đấu tranh bằng ngoại giao để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ chỉ là một kênh, mà thường ra không hiệu quả, theo quan điểm của chúng tôi là không hiệu quả, "Nếu mà cứ căn cứ vào kênh ngoại giao để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thì xem chừng không cẩn thận lợi bất cập hại, nó chỉ là một kênh." Ông giải thích: "Chủ quyền quốc gia là vấn đề tối thượng, một thành tố vật chất để tồn tại quốc gia, mà ngoại giao tức là nhân nhượng, là thương lượng và đàm phán, cho nên người ta khó mà làm được chuyện đó (đòi chủ quyền)." Luật gia tin rằng con đường duy nhất đấu tranh đòi chủ quyền hiệu quả của Việt Nam là dựa trên luật pháp quốc tế. Ông gợi ý: "Việt Nam có thể đưa vụ việc ra trước Liên Hợp Quốc, nặng hơn, chúng ta (VN) có thể đưa ra trước bất kỳ một cơ quan tài phán quốc tế nào, Tòa án Luật Biển, rồi Trọng Tài theo phụ lục 7 Công ước Luật Biển 1982, Trọng Tài Đặc Biệt theo mục 8 Công ước Luật Biển 1982, hoặc trước bất kỳ một cơ quan trọng tài nào." 'Con đường dứt điểm' Theo PGS Nguyễn Bá Diến, vì hành vi của nhà cầm quyền Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng 'ngang ngược', việc đàm phán ngoại giao sẽ 'không dễ dàng' và Việt Nam sẽ buộc phải dùng biện pháp khác mà ông hy vọng là hữu hiệu hơn. Ông nói: "Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép 40 năm qua, Việt Nam đã bao nhiêu lần đề xuất đàm phán, thương lượng, nhưng phía Trung Quốc từ chối, ví dụ như vậy và sau này họ còn ngang ngược đánh chiếm thêm một số đảo, thí dụ sự việc năm 1988." "Rõ ràng là việc thương lượng đàm phán trong vấn đề lãnh thổ, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa không dễ dàng. "Trung Quốc rõ ràng đã đánh chiếm, xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 40 năm qua rồi, nhưng... ngày càng cố tình phớt lờ yêu sách đòi hỏi trả lại (chủ quyền) của Việt Nam bằng biện pháp hòa bình, bằng thương lượng, từ chối." Chuyên gia khẳng định: "Thế cho nên chỉ có con đường pháp lý, chỉ có con đường chính trị quốc tế, pháp lý quốc tế mới có thể giải quyết một cách thỏa đáng, dứt điểm được vấn đề này, Ông Diễn nói VN có 'thừa chứng cứ' để đòi chủ quyền HS-TS, nhưng còn phải nhà nước quyết định. "Mà tôi nghĩ không chỉ có vấn đề tranh chấp ở trên Biển Đông mà trên thực tiễn ở Đông Nam Á, người ta cũng đã đưa tranh chấp của Malaysia với Singapore, rồi Malaysia với Indonesia, người ta cũng đã đưa ra Tòa án Quốc tế và ngay cả (vụ) Đền Preah Vihear của Thái Lan và Campuchia người ta cũng đưa ra Tòa án Quốc tế đấy chứ. Phó Giáo sư Diến cho hay hiện có hai luồng quan điểm trong nước về việc Việt Nam nên đưa vụ đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Quốc ra sao. Ông nói: "Có người nói bây giờ đã quá muộn rồi, Việt Nam không đưa vụ việc này ra cơ quan tài phán quốc tế, trước tổ chức quốc tế, ít nhất là Liên Hợp Quốc, như thế cũng là quá muộn rồi," nhà luật học nói. "Nhưng cũng có quan điểm cần tính toán, cân nhắc, và cũng cần xem xét thái độ của Trung Quốc, bởi vì Việt Nam vẫn muốn giữ hòa hiếu với Trung Quốc, chưa muốn làm căng với Trung Quốc." 'Còn chờ thời cơ?' Chuyên gia pháp lý khẳng định Việt Nam hiện đã có 'quá thừa' những căn cứ pháp lý, lịch sử để đòi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng chính quyền vẫn còn chưa quyết định đưa ra tài phán quốc tế. Ông nói: "Xin khẳng định một điều là Việt Nam có quá thừa những căn cứ pháp lý, cũng như có đầy đủ căn cứ lịch sử, nói cách khác là có đầy đủ căn cứ lịch sử, pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển được quy định của luật pháp quốc tế, cụ tể là Công ước Luật biển 1982, "Việt Nam có đầy đủ những căn cứ, những bằng chứng để chứng minh đòi lại, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng một cách trái pháp luật bằng vũ lực." Giải thích về việc vì sao chính quyền Việt Nam nhiều năm qua vẫn chưa quyết định thưa kiện Trung Quốc dùng vũ lực tấn chiếm Hoàng Sa và nhiều đảo khác ở Trường Sa, trên Biển Đông, ra tài phán quốc tế. Ông Diến nói: "Cái này còn tùy thuộc vào thái độ của Trung Quốc, tham vọng của Trung Quốc, yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và thứ hai nữa là còn tùy thuộc vào ý chí chính trị của Việt Nam. Nhà luật học cho rằng có thể Việt Nam đang đợi tới một thời điểm chính trị thuận lợi, như một thời cơ thuận lợi để tung ra hồ sơ lên tài phán quốc tế, nhưng ông cũng lưu ý: Ngư dân VN có thể bị ảnh hưởng lớn bởi quy định mới về vùng đánh cá của TQ trên 2/3 Biển Đông "Tuy nhiên tính toán như thế nào cũng là một vấn đề, bây giờ hay sau này, cái đó cũng phải có sự cân nhắc tính toán kỹ lưỡng." 'Trung Quốc lấn tới' Nhân dịp này, chuyên gia cũng lên tiếng bình luận về việc Trung Quốc mới đây đưa ra quy định mới gọi là "Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp" của Trung Quốc dưới danh nghĩa văn bản dưới luật của tỉnh Hải Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Theo quy định này, người nước ngoài và tàu cá nước ngoài 'tự ý đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính…'. PGS Nguyễn Bá Diễn nói với BBC: "Đương nhiên là theo quy định luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật biển 1982 thì quy định của TQ về cái yêu cầu hay đòi hỏi các quốc gia cũng như tàu thuyền của các nước khi vào vùng đánh cá, không chỉ vùng đánh cá mà vào vùng biển khoảng 2/3 diện tích Biển Đông phải có giấy phép, như là một sự tuân thủ nhà cầm quyền TQ, thì như thế là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước về Luật biển 1982 rồi." Hôm thứ Sáu, 10/1/2014, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị cũng đã có phản ứng trên truyền thông trong nước. Ông Nghị được dẫn lời nói: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực." Trước đó, hôm 03/1/2014, nhìn lại công tác đối ngoại năm 2013 và nêu trọng tâm đối ngoại trong năm mới của Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, trên truyền thông trong nước, đã đề cập xử lý quan hệ với Trung Quốc trên Biển Đông. "Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam...", ông nói với trang mạng của Đài Tiếng Nói Việt Nam.
Tiếp tục chủ đề 'Học ngoại ngữ gì và học thế nào?' sau khi có tin Bộ Giáo dục Việt Nam đưa thêm tiếng Đức và Hàn vào trường học, cấp phổ thông cơ sở, tăng số 'ngoại ngữ 1' lên thành sáu, BBC News Tiếng Việt ghi nhận ý kiến từ Úc và Canada.
Canada và Úc dùng tiếng Anh nên dạy ngoại ngữ thế nào?
Bà Đào Diệu Nhật, công chức chính quyền Úc, sống tại Melbourne từ 1984 và Tiến sĩ Nguyễn Đức Hà, sống tại Toronto, Canada từ 2005, kể lại việc học tiếng trong trường ở nơi họ sống, qua kinh nghiệm dạy con họ, đồng thời nêu ra gợi ý làm sao để học sinh ở Việt Nam học được ngoại ngữ tốt nhất. Đã có tiếng Anh rồi thì học tiếng gì nữa? Vấn đề đặc thù của Úc và Canada là có di sản văn hóa, ngôn ngữ Anh nhưng họ xây dựng một xã hội đa ngôn ngữ và chính quyền đầu tư nghiêm túc vào việc dạy các ngôn ngữ này. Bà Đào Diệu Nhật: Chính sách của Bộ Giáo dục Australia nói chung là khuyến khích học ngoại ngữ. Các trường tự quyết định chọn ngoại ngữ nào. Tiếng Ý và tiếng Bahasa Indonesia từng là ngôn ngữ được nhiều trường chọn. Sau này, bang giao Á Đông của Úc nới rộng và các ngôn ngữ khác như tiếng Nhật cũng nhiều em chọn. Nên cho học sinh chọn nhiều ngoại ngữ khác nhau Trường VN dạy tiếng Hàn, Đức khi tiếng Anh còn chưa tới đâu? Học sinh VN 'học bơi sai' trong biển ngoại ngữ? Tuy thế, tôi xin lưu ý là trường học cho chọn theo nhu cầu của học sinh. Ở bậc tiểu học thì ngoại ngữ có thể là môn bắt buộc - nói 'có thể' vì mỗi bang mỗi khác. Nhưng lên cấp trung học thì học sinh tự do chọn, kể cả chọn tiếng của cộng đồng sắc tộc, ví dụ như tiếng Việt. Tại Úc, các cộng đồng sắc tộc đều có trường, thường là lớp cuối tuần, dạy ngôn ngữ của họ. Phần lớn học sinh là con em các gia đình mà cha mẹ có gốc từ nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính. Tuy vậy, các môn học này dạy theo giáo trình được bộ giáo dục ghi nhận, điểm thi tính vào điểm thi tốt nghiệp để vào đại học. TS Nguyễn Đức Hà: Canada do quá trình diễn biến lịch sử đã trở thành một nước đa văn hóa, đa sắc tộc, với tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ chính thức được pháp luật công nhận, bảo vệ và được sử dụng rộng rãi. Ở đây tôi chỉ nói đến chương trình của các trường công lập và tại tỉnh bang Ontario là nơi gia đình tôi sinh sống, vì giáo dục ở Canada thuộc quyền quản lý của các tỉnh bang chứ không phải thẩm quyền của liên bang. Toronto thuộc Ontario là nơi tiếng Anh được sử dụng phổ biến hơn, còn tiếng Pháp được dạy như một môn học bắt buộc cho học sinh trong các trường tiểu học từ lớp 4 đến lớp 8. Bà Đào Diệu Nhật, công chức Úc, sống ở Melbourne cho hay cả ba con bà đều được họ tiếng Việt dù môi trường giáo dục tiếng Anh vẫn là chính Chương trình này đòi hỏi học sinh trong 5 năm học đó phải có ít nhất 600 giờ học tiếng Pháp. Sang bậc trung học, tiếng Pháp được dạy cho tất cả các học sinh lớp 9, sau đó trở thành một môn không bắt buộc. Học sinh có thể lựa chọn để học tiếp tiếng Pháp theo chương trình cơ bản, hoặc nâng cao, thậm chí có thể học các môn học với tiếng Pháp là ngôn ngữ giảng dạy. Với một số chứng chỉ học bằng tiếng Pháp, học sinh có thể nhận bằng tốt nghiệp trung học song ngữ, là việc có lợi thế, nhiều khi cần thiết, khi xin việc sau này. Ngoài ra, còn có một chương trình không bắt buộc dành cho trẻ em không phải người Canada gốc Pháp gọi là French Immersion cho phép học sinh học phần nửa số môn học bằng tiếng Pháp từ lớp 1 đến lớp 8. Trong bậc trung học, học sinh được lựa chọn như đã nói ở trên. Ngôn ngữ của các nhóm sắc tộc nhập cư ra sao? Bà Đào Diệu Nhật: Bộ Giáo dục Úc công nhận tiếng Việt như ngôn ngữ sắc tộc có thể học và thi lấy điểm tốt nghiệp. Gọi là trình độ 12 nhưng qua việc quan sát các con tôi thì các học sinh thường chỉ giới hạn ở đọc - viết - nói trôi chảy thôi. Họ có dạy về văn hóa - lịch sử Việt Nam nhưng không sâu lắm. Mỗi tuần học một buổi 3 tiếng, một lớp hơn 20 học sinh nên cả thầy với trò cũng không có nhiều thời gian. Từ nhà tôi mà xét thì trong ba con, hai cô con gái đều học tiếng Việt ở Úc tới lớp 12, nhưng chỉ cô thứ hai nói tiếng Việt được bằng giọng Việt, còn cháu kia thì không. CN Tower tại Toronto là một biểu tượng của Canada TS Nguyễn Đức Hà: Ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp, các ngôn ngữ khác cũng được giảng dạy trong các trường công lập, tuy nhiên hoàn toàn không bắt buộc. Do chính sách nhập cư khá cởi mở của chính phủ, tại các thành phố lớn như Toronto, Montreal, Calgary, Vancouver, có nhiều sắc dân của hầu hết các dân tộc trên thế giới về đây định cư. Đài Loan muốn xem tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức Kinh nghiệm duy trì tiếng Việt cho con ở nước ngoài Cách học giỏi ngoại ngữ mà không tốn thời gian Tại Toronto theo một thống kê có tới 45% dân số mà tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ khác hai ngôn ngữ chính thức. Bộ Giáo dục của tỉnh bang Ontario có chương trình dạy và cấp chứng chỉ cho hơn 70 ngôn ngữ (trong đó có cả tiếng Việt), chủ yếu qua các khóa học được tổ chức vào ngày thứ bảy hàng tuần trong năm học. Tuy nhiên việc dạy và học các ngôn ngữ này có ý nghĩa khác hơn là thuần túy học ngoại ngữ. Nó nằm trong chương trình bảo tồn, giữ gìn văn hóa truyền thống của các sắc dân nhập cư hơn là mở rộng cơ hội hội nhập với các cộng đồng khác trên thế giới. Còn việc học và dạy ngoại ngữ ở Việt Nam ở trường công? Bà Đào Diệu Nhật: Tôi thấy hiện nay ở Việt Nam, nhiều công ty ngoại quốc lập bản doanh và dùng ngôn ngữ của họ như ngôn ngữ chính, chứ không dùng tiếng Việt hay tiếng Anh, nên việc học các tiếng đó có thể cần thiết cho công việc. Còn về ngoại ngữ trong trường thì tôi nghĩ là Việt Nam cần phải xác định rõ ràng chương trình giảng dạy mang lại kết quả thế nào. Nếu là ngoại ngữ bắt buộc thì trình độ sau 12 năm đủ để đọc thông viết thạo không? Học mà không có cơ hội thực hành thì 12 năm dễ thành 'công cốc', lãng phí thời gian, sức lực của thầy và trò. Trường Úc dạy bắt đầu bằng giao tiếp, còn Việt Nam dạy theo kiểu ngược lại, quá chú trọng vào ngữ pháp. Đi làm tại Úc, tôi thấy ngay cả sinh viên Việt Nam đã đủ các bằng tiếng Anh để đi du học, thậm chí nhiều bạn chuyên ngành ngoại ngữ, viết rất giỏi, nhưng sang Úc không giao tiếp được. Bởi thế, nếu mình có thể đề nghị gì thì nên quyết định làm sao chương trình ngoại ngữ Việt Nam chỉ đặt chuẩn tới đọc thông viết thạo đủ để giao tiếp thôi. Còn học tiếp lên về ngôn ngữ là việc sau cấp phổ thông tự các cá nhân có nhu cầu sẽ đầu tư. Cá nhân tôi luôn khuyến khích học ngoại ngữ và thấy cái lợi của Anh ngữ khi học hỏi và đi du lịch, vì tiếng Anh đang là ngôn ngữ chuẩn của thế giới. Nhưng qua các chuyến về Việt Nam, tôi quan sát thấy không phải là dạy bao nhiêu ngôn ngữ, mà cách dạy ở Việt Nam mới là vấn đề. Không thể duy trì cách dạy mà học sinh không hứng thú. Học sinh VN và các ngoại ngữ Anh, Pháp Tôi cũng ủng hộ chính sách đa ngoại ngữ của Việt Nam nếu học sinh được quyền lựa chọn. Ví dụ ở Úc học sinh có quyền chọn một trong năm ngôn ngữ, sau đó có bài học thử, gọi là Taster - học thử, thích thì theo tiếp, không thì bỏ. TS Nguyễn Đức Hà: Để có thể đưa ra kiến nghị về việc đưa hai ngôn ngữ mới vào hệ phổ thông tiểu học tại Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta cần phải có thêm nhiều thông tin hơn nữa. Điều quan trọng là đã có hay chưa đội ngũ giáo viên và việc đào tạo đội ngũ này để có thể đáp ứng việc giảng dạy theo các lớp từ tiểu học đến trung học, chưa nói đến việc in sách giáo khoa và lập tủ sách, thư viện. Việc mở rộng quan hệ quốc tế của chính phủ Việt Nam và cả công dân Việt Nam với hai nước Đức và Hàn Quốc đòi hỏi có nhu cầu cho việc dạy hai ngôn ngữ này trong cộng đồng. Việc này có thể làm, tuy nhiên phải để phụ huynh và học sinh có quyền lựa chọn, không thể bắt buộc hoặc tự ý áp đặt theo quyết định của các cơ quan giáo dục. Nếu con em của họ không có nhu cầu học một trong hai thứ ngôn ngữ này thì nên có lựa chọn ngôn ngữ khác, tạo điều kiện tốt hơn cho sự hội nhập trong tương lai. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ phổ biến nhất và đầu tư vào tiếng Anh là giải pháp tối ưu cho môi trường của một quốc gia hay tổ chức muốn hòa nhập nhanh nhưng khinh phí eo hẹp. Các bạn đọc thêm bài cùng chủ đề học và dạy ngoại ngữ ở Việt Nam và các nước khác: Học sinh ở Anh học ngoại ngữ gì và VN thì sao? Nên cho học sinh chọn nhiều ngoại ngữ khác nhau Tiếng Anh chưa là 'ngôn ngữ thứ hai' ở VN
Trong loạt chương trình của BBC mang tựa đề ‘Who Runs Your World?’, tạm dịch là ‘Ai làm chủ thế giới của bạn?’, phóng viên Lyse Doucet đã phỏng vấn Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc ông Kofi Annan.
Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực thời nay
Câu hỏi đầu tiên là: Ông hiện đứng đầu một tổ chức lớn nhất hoàn cầu, vậy, ai làm chủ thế giới của ông? Kofi Annan: (cười): Quyền lực là thứ gì đó khá mong manh, và đúng là LHQ có ảnh hưởng, có thế lực, chúng tôi định ra các tiêu chuẩn, quy định và đưa ra viễn kiến, chúng tôi hoạt động chống đói nghèo, chống AIDS, chúng tôi cũng tìm cách đặt ra ‘chuẩn’ cho các trách nhiệm cần bảo vệ. Nhưng quyền lực ngày nay bị chia sẻ, hoà tan và nằm ở rất nhiều cấp độ. Chúng tôi đúng là hoạt động ở cấp quốc tế, nhưng ở cấp địa phương, các chính phủ là những cơ quan có trách nhiệm. Thế nhưng vào thời đại này thì các chính phủ cũng không thể hoạt động đơn lẻ được. Họ phải cùng hợp tác với khu vực tư nhân, với xã hội dân sự, với các cộng đồng thì mới hoàn tất được nhiệm vụ. Điều quan trọng thời nay, theo tôi, là không một nhà lãnh đạo nào có thể suy nghĩ hoàn toàn căn cứ vào các điều kiện địa phương. Một điều xảy ra ở địa phương có thể có tác động tới toàn thế giới, và những điều xảy ra trên bình diện toàn cầu cũng có thể ảnh hưởng ngay tới một địa phương. Vì thế, đây cũng là chuyện gây rối trí cho những người dân bình thường. Làm sao bạn có thể gặp và nói với một người làm công tại châu Phi, hay một nước đang phát triển thuộc Thế giới Thứ Ba, rằng ngày mai anh sẽ mất việc đấy, vì các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn của họ đi. Anh ta sẽ nói: ‘Sao lại thế, tôi đang làm việc hết sức cơ mà? Những nhà đầu tư đó là ai?’. Câu chuyện kiểu như vậy khiến người ta trăn trở nhưng đó lại chính là thế giới chúng ta đang sống. Và tôi nghĩ tất cả chúng ta đang ở vào tình thế là càng ngày thì quyền lực sẽ thúc ép từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống nữa. BBC: Ông ngồi ở vị trí cao nhất trong trụ sở LHQ nhưng đôi khi ông có cảm thấy thất vọng không? Vì trên nguyên tắc, ông nắm trong tay mọi phương tiện và cơ chế, tức là khả năng thay đổi nhiều thứ trên thế giới. Ông có bao giờ thấy bực bội vì ông không thể làm được điều đó? Vì ông va phải rất nhiều cản trở. Kofi Annan: Bắt đầu là từ các thành viên, sau rồi đến các loại khó khăn khác. Tất nhiên, tôi hy vọng là LHQ sẽ không bị coi như một chính phủ toàn cầu. Nếu tôi tạo cho người ta cảm giác đây là một chính phủ của toàn thế giới thì tôi sẽ chỉ bị thêm phê phán mà thôi, và những người phê phán sẽ ngày càng táo bạo hơn. Chúng tôi cố gắng duy trì, nêu cáo các lý tưởng của Hiến chương LHQ. Thời gian đó đã xảy ra nhiều vụ giết người khủng khiếp, và tôi tin rằng nếu Tuyên ngôn đã có ở đó, thì sẽ không hiếm người đứng lên và nói: ‘Nhìn kìa, những việc này không đúng với Tuyên ngôn Quốc tế về các quyền của con người’. Sau này, chúng ta đã dùng Tuyên ngôn để ngăn được tình trạng tại Sudan. Đúng là chúng ta đã thất bại ở Rwanda nhưng chúng ta đã dùng nó để nâng cao tiêu chuẩn và quy tắc giúp người dân. Trên phương diện đó, Liên Hiệp Quốc đã tạo được thay đổi, đã làm được việc. BBC: Ai làm chủ thế giới của ông? Kofi Annan: Ai? Các nước thành viên LHQ!. Họ là những người cùng lãnh đạo tôi, những người duy trì chức vụ của tôi. Nhưng tất nhiên chúng tôi cũng làm việc vì dư luận, vì dân chúng toàn cầu. Khi tôi lên làm Tổng Thư ký LHQ, tôi muốn đưa LHQ lai gần với người dân thường. Vì dù gì đi nữa, Hiến chương LHQ mở đầu bằng câu khẳng định: ‘Chúng tôi, những người dân của Liên Hiệp Quốc’. Và vì thế, khi nhận chỉ thị của các nước thành viên, của Hội đồng Bảo an, của Đại Hội đồng LHQ, tôi cũng lắng nghe ý kiến của người dân và nhắc lại những gì dân chúng nói. Bạn có thể không biết chúng tôi làm việc gần gũi thế nào với xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Họ rất độc lập, họ không muốn bị ̣điều phối. Chúng ta không thể nào hoạt động được trên thực địa nếu không có các đối tác không thể thiếu là NGOs. Có những lúc chúng tôi không thích điều họ nói ra, và họ có thể có khi không thích điều chúng tôi nói. Họ hay nói những điều thách thức nhưng có thể những điều đó một vào năm sau lại thành ra điều đúng, là chân lý. Họ có thể đóng vai trò dẫn đường và nói ra những điều mà tôi không thể dễ dàng nói ra. Nhưng họ vẫn làm việc và thực sự có động cơ mạnh mẽ, tuyệt vời. Một nhà lãnh đạo giỏi cũng là một người biết cách đi theo người khác. Kofi Annan: Đúng thế. Tôi nghĩ ta cũng cần hiểu giới hạn của quyền lực. Cần hiểu quyền lực, biết dùng nó và không nên tỏ ra mình là kẻ quyền năng tuyệt đối, mọi lúc, mọi chỗ. Không ai có thể hoạt động riêng lẻ được cả. Bạn chỉ có thể làm được việc nếu mọi người tin tưởng ở bạn, trao cho bạn niềm tin đó. Đã trao rồi thì họ không thể nào lấy lại được niềm tin ấy nhưng bạn lại có thể làm mất nó rất dễ dàng. Vì thế, cần phải liên tục có ý thức đó không phải là một thứ quyền Thượng Đế trao cho bạn vĩnh viễn để lãnh đạo người khác. Một nhà lãnh đạo chỉ còn là lãnh đạo nếu người dân tin tưởng và trao cho quyền đó, và quyền đó cũng có thể bị thu lại. Vì thế, quyền lực phải được dùng để đem lại lợi ích cho những người đã trao niềm tin cho ta.
Chính quyền Hà Nội sử dụng 'đầu gấu' và 'xã hội đen' trong một vụ cưỡng chế đất đai có huy động lực lượng tới 'một nghìn người' từ phía chính quyền tại một phường trên địa bàn thủ đô, hôm 25/4/2014, theo lời nhân chứng.
'Chính quyền dùng đầu gấu ở Dương Nội'?
Người dân Dương Nội đòi 'thả người' trong vụ cưỡng chế 26/4 tại Thanh tra Bộ Công An. Các nhóm 'đầu gấu' tham gia cưỡng chế đất ở phường Dương Nội, quận Hà Đông đã 'bắt trói, khiêng người quăng lên xe cảnh sát' trong cuộc cưỡng chế và giải tán những người dân khiếu kiện dài ngày và giữ đất, theo ông Nguyễn Đức Quang, nhân chứng và dân oan ở 'Dương Nội'. Trả lời BBC hôm 26/4, ông Quang nói: "Người ta không giải quyết mà cứ giằng co từ ngày ấy đến giờ, thì hôm qua, người ta tung vào đến hơn 1.000 cảnh sát, đầu gấu các loại, để đuổi dân ra và người ta chiếm, người ta rào, người ta quây lại thôi, "Bây giờ chính quyền toàn bảo kê cho xã hội đen nó vào, còn lệnh bây giờ nó vẫn viết lệnh cưỡng chế ấy, thì dân chỉ biết chắp tay... xin bớt lại (đất) để cho dân làm ăn, nhưng cuối cùng chắp tay lại, các ông chẳng tha, "Ông cứ cho xã hội đen, đầu gấu vào, công an chỉ đạo để đuổi dân ra, để nó quây lại thôi." Trước câu hỏi làm sao biết được ai là 'đầu gấu' và 'xã hội đen' trong vụ việc được cáo buộc, nhân chứng 57 tuổi nói: "Xã hội đen là nó cứ nhặt linh tinh ở ngoài, không phải là công an, thì nó tránh tội được, công an chỉ chỉ đạo thôi... bây giờ người ta đứng đằng sau xua lũ ấy vào đằng trước, rồi bảo kê cho chúng nó. Bây giờ đều là cảnh như thế." Ông Quang giải thích thêm về nguồn gốc của những người mà ông gọi là 'xã hội đen' mà theo cáo buộc đã tham gia vào vụ cưỡng chế đất: "Xã hội (đen) là người ta cứ ra những cái chợ người, nói nôm na là như thế, những người dân lao động lang thang rồi cổ hươu, đầu hươu, đầu tạ, đầu trộm đuôi cướp, người ta gọi nôm na là như thế." 'Xã hội đen và Công an' Về diễn biến vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu, nhân chứng cho biết chi tiết: "Bảo ra, người ta không ra thì nó cứ xô, nó đánh, nó vụt, rồi nó khiêng ra ngoài, nó bắt đi đến mấy người, "Cứ xúm lại, khiêng như con lợn thôi, sau là vứt ra ngoài, còn ai bảo không nghe thì người ta trói cho lên xe thùng, mang đi nhốt thôi." Nhân chứng khẳng định những người tiến hành 'bắt trói' và 'vứt người lên xe' là các đối tượng 'xã hội đen' và các xe thùng là 'xe của cảnh sát.' Theo nhân chứng, vụ cưỡng chế diễn ra từ lúc đầu giờ sáng và kết thúc với việc 5 người dân địa phương trong nhóm khiếu nại và giữ đất bị bắt giữ. Cảnh bên cưỡng chế phong tỏa đường xá ở Dương Nội hôm 26/4 theo truyền thông mạng. Nhân chứng Quang nói tiếp: "Sáng từ lúc 8h30, nó đổ quân xuống, cho đến tối hôm qua nó giải quyết, nó bưng rào tôn kín hết, và người thì bắt đi mất năm người." Hôm thứ Bảy, một người dân khiếu nại đất đai khác ở Dương Nội, bà Nguyễn Thị Tâm, khẳng định với BBC trong số người bị bắt ở vụ cưỡng chế có bà Cấn Thị Thêu, người đứng đầu một trong hai nhóm dân oan khiếu kiện đất đai lâu nay ở Dương Nội. Bà Tâm cũng cho hay chỉ ba ngày trước cuộc cưỡng chế, đã xảy ra một vụ cưỡng chế khác vào hôm 22/4 cũng tại Dương Nội. Nhân chứng này nói: "Cái buổi hôm 22, chính quyền tổ chức cưỡng chế khu đất để làm đất kinh doanh dịch vụ giao cho những hộ đã nhân tiền bồi thường, nhưng đoàn chúng tôi là đoàn Dương Thị Khuê, cùng 30 hộ dân, chúng tôi có bốn nhà vướng vào vụ cưỡng chế." Hôm 26/4, bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi của dân oan, nói với BBC hai vụ cưỡng chế hôm thứ Ba và thứ Sáu vẫn xảy ra, mặc dù trước đó đã có một cuộc làm việc ở cấp Phó thủ tướng về vụ khiếu kiện đất đai kéo dài ở Dương Nội. Còn bà Tâm nói với BBC: "Việc Phó thủ tướng họp và có chủ trương thế nào, chủ trương cụ thể thì chúng tôi chưa được biết, còn việc chính quyền Quận Hà Đông tiếp tục cưỡng chế (đất) của chúng tôi, thì chúng tôi gọi đấy là hành động tái cướp đất, vì thực ra, đất ấy đã bị cướp một lần rồi, "Nhưng chúng tôi đã khiếu nại lên Thanh tra Chính phủ và chính Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thừa nhận là chúng tôi khiếu nại đúng và Quận Hà Đông sai." 'Dân vẫn sở hữu đất' Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền Đức nói với BBC bà cho rằng chính quyền địa phương, mà cụ thể là quận và phường đã có thể 'tranh thủ' tiến hành các vụ cưỡng chế để đưa các sự việc vào thế có thể được coi là sự đã rồi, trước khi các chỉ đạo mới của chính phủ có thể đi vào hiệu lực ở Dương Nội. Chính quyền đưa xe san ủi đất vào khu ruộng được rào, sau vụ cưỡng chế hôm 26/4. Nhà hoạt động khẳng định với BBC một số người dân khiếu kiện vẫn còn 'sở hữu' các mảnh đất mà chính quyền quận Hà Đông định chuyển giao cho các doanh nghiệp và các dự án. Bà Hiền Đức giải thích lý do các vụ cưỡng chế và căng thẳng giữa người dân và chính quyền: "Vì người dân Dương Nội không nhận tiền đền bù, và đã thường xuyên từng đoàn người mặc áo đỏ đến các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ đến Mặt trận Tổ quốc, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ v.v... giăng khẩu hiệu lên, đấu tranh đòi quyền lợi... "Họ quyết định thế nào tôi không biết được chủ trương thế nào nhưng trên tinh thần tôi hiểu rõ ràng rằng bà con Dương Nội chưa nhận tiền đền bù, vậy thì tức là vẫn là của người ta." Hôm 26/4, BBC đã liên lạc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Quận Hà Đông để tìm hiểu về diễn biến và nguyên nhân các cưỡng chế đất gần nhất, nhưng ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đã từ chối trả lời phóng viên qua điện thoại viễn liên. Trong khi đó, nhiều trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh người dân Dương Nội tập trung trụ sở cơ quan Thanh tra Bộ Công an để đề nghị 'trả người' bị bắt sau vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu. Hôm thứ Bảy, một nhà nghiên cứu về nông thôn ở Việt Nam được BBC vấn ý cho hay vấn đề cưỡng chế đất và tranh chấp, xung đột đất đai giữa chính quyền địa phương với nông dân đã đang là 'một vấn đề nóng' ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu 'xứng tầm' về chủ đề này do việc điều tra, khảo sát có thể 'động chạm' tới chính quyền ở 'cấp cao' và trở thành một vấn đề 'nhạy cảm, tế nhị' đối với các dự án và đề tài nghiên cứu, dù tiến hành bởi chính các cơ quan nghiên cứu ở khu vực nhà nước.
Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa X đã nhóm họp tại Hà Nội sáng thứ Hai 5/1/2009.
Đảng CS họp Hội nghị Trung ương 9
Truyền thông trong nước đưa tin, tại phiên khai mạc, Tổng bí thư Nông Đức mạnh yêu cầu Hội nghị 9, được coi như hội nghị giữa nhiệm kỳ, kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Đại hội X trong nửa đầu nhiệm kỳ (từ 2006 - 2008) cũng như kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về chống tham nhũng. Ông Mạnh cũng đề nghị hội nghị kiểm điểm khâu cán bộ, nhân sự của Đảng bằng việc xem xét 10 năm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương (khoá VIII) về chiến lược cán bộ của Đảng. Cũng trong phát biểu khai mạc, ông Mạnh nhận định tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam "gặp không ít khó khăn, còn hạn chế và yếu kém trên một số lĩnh vực". Ông Tổng Bí thư được Thông tấn xã Việt Nam trích lời nói đảng Cộng sản "phải xem xét, nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược, quán triệt quan điểm biện chứng, khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng thực tiễn để đánh giá đúng tình hình đất nước". Kết quả của hội nghị lần này, theo ông Nông Đức Mạnh, sẽ "không chỉ có ý nghĩa đối với nửa nhiệm kỳ còn lại mà còn thiết thực góp phần định hướng" cho giai đoạn tiếp theo. Vấn đề nhân sự Giới quan sát nhận định rằng hội nghị trung ương lần này được đặt trọng tâm vào vấn đề nhân sự trong nội bộ trung ương Đảng và Ban bí thư. Cũng theo nhận định của giới này, trong suốt nửa nhiệm kỳ đầu của Đại hội Đảng khoá X, đã nảy sinh các mâu thuẫn trong phân chia quyền lực, áp đặt ảnh hưởng, quyền lợi kinh tài giữa các phe trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và phe nắm quyền chỉ đạo Chính phủ. Dường như vì lý do này, hội nghị trung ương 9, đáng ra được tổ chức vào tháng trước, đã bị hoãn lại cho tới nay. Thế nhưng giới thạo tin cho hay dường như tới giờ, với việc Hội nghị 9 khai mạc, các mâu thuẫn đã được dàn xếp. Kinh tế Việt Nam năm 2009 được đánh giá tiếp tục gặp các khó khăn không chỉ do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và hiệu ứng suy giảm kinh tế đô-mi-nô diễn ra trong khu vực, mà còn do hệ quả của mô hình quản lý kinh tế vĩ mô có nhiều lỗ hổng, nạn tham nhũng nhà nước tràn lan. Sau chủ đề sắp xếp và chuẩn bị các nhân sự chủ chốt cho Đại hội Đảng lần thứ XI, chủ đề đối phó các vấn đề khủng hoảng kinh tế, tài chính sẽ là những vấn đề đi đầu trong lĩnh vực đối nội mà hội nghị lần thứ 9 khoá X lần này bàn thảo. Hội nghị trung ương 9 dự kiến sẽ bế mạc ngày 14/1/2009. PhongChúng ta tranh đấu là điều tốt nhưng phải làm thế nào cho hài hoà không biến thành ngôn ngữ mang tính chất phản động, nhìn chung các quan chức nước ta so với những năm trước đây cũng đã có nhiều tiến bộ lắm rồi. Ngoài ra do những thách thức của thế giới quá nặng so với nước ta hiện nay nên đất nước sẽ gặp nhiều kho khăn và người chịu đựng nhiều nhất là người công nhân nên việc có những sai lầm là kho có thể tránh khỏi. Nhưng với tinh thần yêu nước tôi tin các bạn đã có những lời bình luận như thế là rất tốt. Đất nước ta nhất định sẽ đi lên. Hùng, Sài GònHội họp để tìm cách đối phó với dư luận. Còn VN đã tự trói vào con đường hẹp XHCN rồi thì đâu có cách nào để vương ra biển cả tự do. Ai cũng biết nên đi theo tư bản là đúng nhưng ai dám nói trước và bước qua lề trái trước? Tôi nghĩ còn vài chục năm nữa. Thúy HoaThời gian qua tình hình trong nước có phần im ắng. Có thể là do bận rộn với việc phân chia đường biên với Trung Quốc hay trong giai đoạn đang dàn xếp thoả thuận sau vụ Nhật Bản cắt khoản viện trợ ODA. Sau đại hội có thể có những thay đổi nhưng không lớn. Phải chăng chỉ là sự hoán đổi một số vị trí để đối phó với việc có thể xảy ra hiệu ứng Domino, nếu như Việt nam không chứng tỏ cho thế giới thấy được hành động bài trừ tham nhũng. Và do các nước cũng phải lo đối phó với sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Trọng tâm đại hội chỉ là hành động để ngăn chặn việc có thể bị mất các khỏan tiền đang chạy vào túi các quan tham. WordLàm thế nào để phát triễn kinh tế để cho dân được no ấm, thực hiện được mục tiêu của Đảng đã đề ra là quan trọng. Đảng cộng sản VN họ có bản lĩnh của họ. Hội nhập quốc tế để đáp ứng nguyện vọng của dân VN và dân nước ngoài chứ không hệ luỵ chính trị. Đảng họp hội nghị TW là chuyện thường tình và phải làm. Thực tế Đảng đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng kiểm điểm giữa nhiệm kỳ từ 3 tháng lại nay rồi. ProKhông biết bạn Nobody dựa vào đâu để nói đưa ra nhận xét như vậy. Bạn có nghĩ rằng hội nghị nào cũng đưa ra các định hướng cho một xã hội phát triển, mà dễ nhận thấy là sự phát triển của Việt Nam về kinh tế trong những năm vừu qua. Chắc là bạn cũng chỉ được đọc một số thông tin lá cải của các tờ báo lá cải nước ngoài nói về Việt Nam đúng không. NobodyCác kỳ đại hội thực chất chỉ là nơi thoả thuận phân chia lại quyền lực mà thôi. Hô hào nhiều mà chẳng thực hiện được bao nhiêu. Dây mơ rễ má với nhau cả hội vì vậy đừng ảo tưởng có sự thay đổi. ThắngHội nghị này chẳng qua cũng được coi như một ván cờ. các bên dàn quân đấu lẫn nhau mà dân ta là con tốt thí cho tham vọng quyền lực của họ mà thôi. Thử hỏi người lãnh đạo cao nhất có mức thu nhập bao nhiêu? mức sống của họ ra sao? Nói thì họ nói hay lắm nào là chống tham nhũng chống tiêu cực nhưng chống ai? và ai chống? khi tất cả đều nhúng chàm. ĐứcThật sự mà nói thì bây giờ trong Đảng cộng sản có quá nhiều tụi tham nhũng. Nó trở thành quốc nạn. Mà dường như người nào phe nào cũng vậy. Rồi rộng ra thì ai ở Việt Nam dù trong hay ngoài Đảng cộng sản nếu có quyền trong tay thì cũng tham nhũng. Vì ý thức vì sự phát triển chung cho Đất nước chưa có. Cái vấn đề này không thể giải quyết ngày một ngày hai. Cái chính là mọi người không nên gây chia rẽ mà cần có ý thức xây dựng. Đó mới là yêu nước. Ngọc AnhHọp gì cũng được miễn là cần có sự thay đổi về nhân sự cấp cao, chả biết có ai hơn nhưng cứ 'sàng lắc' thay đổi sẽ 'lọc' ra những gương mặt có thể khả dĩ. Mãi những người đó chán lắm rồi! Độc giảTôi chẳng bao giờ quan tâm mấy kỳ họp này và tôi không tin những gì mấy ông này nói. Chẳng qua là họp cho có họp như là cách giết thời gian cho hết nhiệm kỳ. Thực tế không giúp gì cho dân cho nước! Cổ NhiHội nghi nào cũng tuyên bố rất hay và hành thực rất dở. Tựa như đó là nơi dành cho những người thích chơi chữ trong khi thực tế sống còn của dân tộc chẳng bao giờ được xem như một cuộc chơi. Nghe những gì CS nói riết không còn muốn nghe nữa vì những gì họ làm sau đó hóa ra không liên quan gì với mọi tuyên bố ồn ào, hoa mỹ ở mọi hội nghị. RocketTất cả các kỳ đại hội ĐCS VN là một sự phí phạn vô cùng. Đại hội này phí phạn thời gian của truyền thông, phí phạm thời gian của đại biểu, của dân. Đã 9 kỳ đại hội trôi qua Đảng ta đã đưa dân tộc này đi đâu rồi nhỉ quý vị? Một nước có thu nhập thuộc loại thấp nhất khu vực và thế giới, nền dân chủ, tự do báo trí được xếp loại bét của thế giới, giáo dục cũng thuộc loại bét và càng ngày càng chìm xuống...Các bạn mong đợi gì ở các kỳ đại hội Đảng đây nhỉ? Sapa, TP HCMBạn PPT ơi, chữ "thỏa hiệp" hay "thỏa thuận" là xưa rồi. Bây giờ người ta dùng chữ "đồng thuận" super hơn nhiều. Ai không đồng thuận thì bị cô lập thôi. Cô lập là xa lạ với cộng đồng của mình, chính phủ của mình và xa lạ với cơm áo gạo tiền cho cha mẹ già và con cái ăn học. Viết vào bbc ở đây vì chúng ta đang xa lạ với báo chí của ta. Thinker, VNTheo tôi, đấu đá, tranh giành và phân chia lại quyền lực sẽ vẫn là chủ đề chính trong hội nghị TW lần này. Phe bảo thủ trong Đảng sẽ lợi dụng sự khó khăn của phe cấp tiến trong điều hành kinh tế đất nước để giành lại quyền bính và thế chủ động. Tuy nhiên, thực lòng tôi không thấy một gương mặt nào trong giới lãnh đạo hiện tại của Việt Nam có thể tạo nên thay đổi lớn nào cho đất nước. Hy vọng nhiều vào những người của phe cấp tiến hãy dũng cảm mở cửa và kiên định hơn nữa trong mục tiêu hội nhập của mình. Bút Bi, Thụy ĐiểnTôi xin thêm 1 câu trong ý của bạn Trà. Nhà dột từ nóc, chống tham nhũng phải từ gốc, và người chống phải là người không tham nhũng. Mà người không tham nhũng kiếm đâu ra trong giới cầm quyền VN hiện nay? Kha, Sài GònViệc đảng CSVN có họp hay không thì sức ảnh hưởng của nói đối với dân nghèo cũng chẳng đáng kể gì. Nếu đảng này thực sự lo cho dân, chắc họ đã chẳng vội vã thêm cái ách sưu cao thuế nặng lên đầu "chủ nhân". Đã đến lúc những người có trách nhiệm nên có lòng tự trọng mà trả đất nước về cho nhân dân, người chủ thật sự của Việt Nam. TràThật sự đảng có chông tham nhũng không hay chỉ nói để xoa dịu sự bức xúc của dân? Nhà dột từ nóc, chống tham nhũng phải từ gốc và người chống phải là người không tham nhũng. Mr. NeoHi vọng chữ "dàn xếp" ở đây là gạt bỏ mâu thuẫn lợi ích cá nhân của từng phe mà lo cho cái chung, cái chiến lược của đất nước chứ không phải là dàn xếp cho chìm xuồng vụ ODA Nhật, mà nghe nói dính đến 1 lãnh đạo cấp cao đứng đầu cả nước. Sẽ có 1 sự ra đi lặng lẽ của 1 ai đó hoặc không ai cả, và điều đó sẽ làm sáng tỏ vấn đề. PPTKhông phải các mâu thuẫn đã được dàn xếp nhưng đã có một thỏa hiệp giữa các phe tranh quyền trong Bộ chính trị trước chuyến đi Bắc Kinh của TT Nguyễn Tấn Dũng. Theo đó TT chấp nhận những dàn xếp về biên giới đã được hai Đảng xác định và không đã động đến việc đòi lại Hoàng Sa, tuy nhiên cho phép đặt vấn đề Trường Sa mà Đảng CSVN cho rằng sẽ cùng đứng chung với CSTQ để áp lực các nước Đông Nam Á cũng đang tranh chấp! Phần thứ hai của thỏa hiệp là TT Dũng phải công khai tỏ thái độ chống đối với những đối tác nhân dân, trong đó có các tôn giáo, và phải từ bỏ tiến trình hòa giải dân tộc mà cố TT Kiệt và nguyên TT Khải đã đề xướng, để tránh tình trạng đòi hỏi nhân quyền và quyền dân chủ. Đổi lại, TT Dũng sẽ được "yên thân". Nên tạm thời vấn đề nhân sự cho đại hội XI mới chỉ sơ thảo, chưa đi đến kết luận ngay. TTXVN và báo chí trong nước nhấn mạnh đến câu "nhìn vào sự thật" không phải để ám chỉ tình trạng kinh tế vốn đang được giải quyết, mà là tình trạng xã hội VN mỗi lúc một trở nên loạn lạc theo sau việc ngày một nhiều người hơn, nhất là giới trẻ và những người kháng chiến cũ, đã mất niềm tin vào Đảng CSVN.
Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Campuchia bày tỏ quyết tâm 'tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh, đảm bảo an ninh, trật tự khu vực biên giới'.
Việt Nam, Campuchia điện đàm, 'quyết tâm tăng cường hợp tác'
Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Campuchia bày tỏ quyết tâm 'tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh, đảm bảo an ninh, trật tự khu vực biên giới'. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen đã có cuộc hội đàm trực tuyến qua video vào tối 24/11. Trong đó, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi hàng loạt vấn đề về quan hệ kinh tế, hợp tác chống dịch Covid-19, an ninh, quốc phòng, cũng như tăng cường giải quyết kịp thời các vấn đề "phát sinh". Hai nhà lãnh đạo nói gì? Theo báo Thanh Niên, tại hội đàm, "hai thủ tướng bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tích cực của quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia trong thời gian qua; nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ tin cậy, gắn bó, đưa hợp tác hai nước phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và bền vững trên tất cả các lĩnh vực; hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN". Trong cuộc nói chuyện, hai nhà lãnh đạo cũng bày tỏ quyết tâm kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trên tinh thần hữu nghị và hợp tác; tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh, đảm bảo an ninh, trật tự khu vực biên giới… Hợp tác phòng chống dịch Covid-19 cũng là một nội dung được trao đổi trong cuộc hội đàm. Báo Khmer Times của Campuchia cho biết Thủ tướng Hun Sen đã chúc mừng Việt Nam về kết quả đạt được tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao ASEAN với Đối tác, đặc biệt là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia lần thứ 18 sắp tới. Phía Việt Nam không thông báo rõ thời điểm diễn ra sự kiện này, nhưng báo Khmer Times dẫn thông báo của Chính phủ Campuchia cho biết kỳ hợp sẽ diễn ra vào ngày 22/12 tại thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng province. Cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo không cho biết cụ thể về "các vấn đề phát sinh", nhưng hiện nay giữa hai quốc gia còn có nhiều vấn đề cần giải quyết. Vấn đề Campuchia là gì? Việt Nam và nước láng giềng Campuchia có một lịch sử quan hệ phức tạp, với nhiều mâu thuẫn còn tồn tại, trong đó có vấn đề biển đảo ở vịnh Thái Lan và phân chia biên giới trên đất liền. Đặc biệt, đường biên giới đất liền dài 1.158 km giữa hai nước là chủ đề gây tranh cãi nhiều năm. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra tại Campuchia trong các năm gần đây liên quan tới vấn đề biên giới với Việt Nam. Căng thẳng tại biên giới VN - Campuchia Vì sao căng thẳng biên giới VN - Campuchia? Đầu tháng 11/2020, Quốc hội Campuchia đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết về việc phân chia 84% đường biên giới trên bộ với Việt Nam, mở ra hy vọng vấn đề sẽ dần được giải quyết. Thủ tướng Hun Sen, người đã cầm quyền 35 năm tại Campuchia, vốn là một đồng minh lâu năm của Việt Nam. Tuy nhiên, càng ngày thì đường hướng ngoại giao của Campuchia, đặc biệt là xu hướng ngả về Trung Quốc, càng khiến Việt Nam lo ngại. Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) tại Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu hồi năm 2018 ở Bỉ Trong bài viết mới đây trên tờ The Diplomat, nhà phân tích quốc phòng Derek Grossman của RAND Corporation (Mỹ) đánh giá: "Trong những năm gần đây, guồng quay đã xoay chuyển và Hun Sen trở thành bạn tốt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhằm thể hiện mối quan hệ khăng khít, ông Hun Sen đã trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm ông Tập ở Trung Quốc trong đại dịch virus corona. Ông gọi Campuchia và Trung Quốc là 'những người bạn thủy chung'. Hun Sen đã đưa lòng trung thành của mình với Trung Quốc tiến thêm một bước nữa bằng cách phụ họa cách nhìn xét lại lịch sử của Bắc Kinh về sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Khmer Đỏ… Hà Nội rõ ràng không còn người đàn ông của mình ở Campuchia nữa." Dân Việt tại Campuchia vẫn bị phân biệt' Dân Campuchia 'xưa không ưa người Việt nay lo ngại TQ' Một trong những động thái rõ ràng nhất cho thấy Campuchia ngả về Bắc Kinh đó là nước này không "hòa giọng" cùng các quốc gia ASEAN khác trong việc lên án hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông. Sự tham gia của Campuchia vào sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc cũng là một bước đi mà Việt Nam đang theo dõi sát sao. Gần đây, mặc dù ông Hun Sen đã bác bỏ thông tin cho rằng Trung Quốc có kế hoạch lập căn cứ hải quân ở Ream và một căn cứ không quân ở Dara Sakor, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy Bắc Kinh bơm tiền cho việc xây dựng hạ tầng ở đây. Căn cứ của Campuchia 'không phải độc quyền cho TQ' Campuchia bỏ dự án của Mỹ để theo Trung Quốc? WSJ: 'Campuchia cho TQ đóng tại căn cứ hải quân' Ông Derek Grossman viết: "Việc Trung Quốc và Campuchia tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận chung bất chấp đại dịch, nhấn mạnh tầm quan trọng của mỗi bên trong các cuộc cam kết này, càng làm cho Việt Nam quan ngại. Nếu Bắc Kinh có được bất kỳ mức độ tiếp cận nào tới các căn cứ ở Ream hoặc Dara Sakor dọc theo Vịnh Thái Lan, hoặc, trong trường hợp xấu nhất, Bắc Kinh bất ngờ sở hữu và vận hành các căn cứ này, thì đó sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đến sườn phía Tây của Việt Nam. Cùng với sự quyết liệt ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, Hà Nội sẽ ngày càng cảm thấy áp lực của sự bao vây địa chiến lược." Campuchia xác nhận san bằng cơ sở quốc phòng do Mỹ tài trợ để phát triển căn cứ hải quân bằng tiền của Trung Quốc Trước dư luận cho rằng quan hệ Việt Nam - Campuchia bị ảnh hưởng vì Campuchia xích lại gần TQ, hôm 19/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: "Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị, truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững, lâu dài với Campuchia; mong muốn đưa quan hệ hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân hai nước". Theo Bộ ngoại giao, quan hệ giữa hai nước đã phát triển rất tích cực thời gian qua, nhất là trong đại dịch khi Việt Nam đã hỗ trợ trang thiết bị y tế để chia sẻ khó khăn của Campuchia.
Sáng 18/12, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành trung ương đã họp phiên bế mạc. Vấn đề nhân sự cấp cao cho khóa 13 được dư luận quan tâm đặc biệt và cũng là nội dung hội nghị lần này.
Hội nghị TƯ14: 'Nhất trí rất cao' về nhân sự Bộ Chính trị, chưa bàn 'trường hợp đặc biệt'
Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội 13 Đảng Cộng sản thông báo Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra, kết thúc sớm hơn hai ngày so dự kiến". Hội nghị TƯ14: Đảng biểu quyết nhân sự và khai trừ Tướng Chung Hội nghị TƯ14: Vẫn còn chờ "trường hợp đặc biệt"? Theo TTXVN, tại Hội nghị, Trung ương đã thảo luận "dân chủ, kỹ lưỡng", bỏ phiếu biểu quyết với sự nhất trí rất cao nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, bao gồm cả nhân sự Bộ chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử và nhân sự lần đầu tham gia hai cơ quan lãnh đạo này. 'Nhất trí cao' Ban chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương án nhân sự theo đúng Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII và quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định tại hội nghị Trung ương 15 sắp tới, TTXVN cho biết. Trong khi đó, cũng trong thời điểm này, trên mạng chia sẻ một danh sách được cho là tỷ lệ ủng hộ vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ tới. Theo danh sách này, ông Lê Minh Hưng, sinh năm 1970 - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chánh văn phòng Trung ương Đảng, dẫn đầu danh sách với 150 phiếu ủng hộ, chiếm 87%. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 chỉ nhận được 96 phiếu, chiếm 56%. BBC được cho biết danh sách này lộ ra này là khả tín, nó chỉ bao gồm các trường hợp ủy viên trung ương đảng được giới thiệu mới lần đầu tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư để hội nghị 14 bỏ phiếu thăm dò. Ngoài ra, Hội nghị 14 đã bỏ phiếu ra sao về các ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm cũng như các thành viên Ban Bí thư hiện nay, thì chưa rõ cụ thể. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương án nhân sự "theo đúng Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 15 sắp tới". Vào đầu nhiệm kỳ, Bộ Chính trị khóa XII gồm 19 ủy viên, đến nay còn 17 ủy viên. Trong đó, ông Trần Đại Quang đã qua đời khi còn là Chủ tịch nước (tháng 9/2018); ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị (tháng 5/2017), hiện đang ở tù. Trong số 17 ủy viên Bộ Chính trị hiện nay, riêng ông Đinh Thế Huynh đã thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư, nghỉ chữa bệnh (từ tháng 3/2018) và trên thực tế đã không còn hoạt động chính trị nữa. Hội nghị TƯ14: Đảng biểu quyết nhân sự và khai trừ Tướng Chung Đại hội Đảng 13: “Nhân sự khó vì cố tìm theo lối cũ” Đại hội 13: Ý thức hệ của Đảng Cộng sản và căn bệnh thời đại Ngoài vấn đề nhân sự, vấn đề về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đấu tranh phòng chống tham nhũng cũng được đặc biệt coi trọng. Phát biểu tại hội nghị 14, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói: "Tình trạng tham nhũng bước đầu được ngăn chặn và có thuyên giảm". Ông cũng nêu rõ, "nhiều vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm đặt ra và thực hiện từ nhiều năm trước nhưng hiệu quả thấp, nhiệm kỳ này đã đạt kết quả quan trọng". Cũng tại hội nghị 14, Ban Chấp hành trung ương đã xem xét tờ trình của Bộ Chính trị và nhất trí cao quyết định thi hành kỷ luật khai trừ đảng đối với ông Nguyễn Đức Chung, ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, nguyên phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020, nguyên bí thư Ban cán sự đảng, nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 "do đã mắc phải những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng". Ngày 11.12 vừa qua, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên phạt ông Chung 5 năm tù về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước". Hội nghị 14 'vẫn chưa bàn trường hợp đặc biệt' BBC được biết rằng tại Hội nghị 14, rốt cuộc Trung ương Đảng vẫn chưa bàn về 'trường hợp đặc biệt' mà phải đợi sang hội nghị tiếp theo. Hồi tháng 10, ông Lê Quang Vĩnh, trợ lý thường trực Ban Bí thư, cho báo chí biết tại hội nghị 13, có 119 người được giới thiệu tái cử vào Ban Chấp hành trung ương khóa tới, trong số này cũng có những người quá tuổi, nhưng Ban Chấp hành trung ương chưa xem xét, kết luận. Việc xem xét các trường hợp đặc biệt sẽ tiến hành ở Hội nghị T.Ư 14 và các hội nghị T.Ư tiếp theo. Theo kết luận của Bộ Chính trị về công tác nhân sự, độ tuổi tái cử ủy viên Ban Chấp hành T.Ư chính thức tới thời điểm Đại hội XIII năm 2021 là không quá 60 tuổi với ủy viên T.Ư và không quá 65 tuổi với ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Độ tuổi tham gia T.Ư lần đầu là không quá 55. Hội nghị TƯ14: Vẫn còn chờ "trường hợp đặc biệt"? Hội nghị TƯ14: Đảng biểu quyết nhân sự và khai trừ Tướng Chung Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị nào đủ tuổi tái cử? Trước đó, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói với BBC, ông được biết trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn nhiều tranh luận và các ý kiến về các phương án nhân sự cấp cao khác nhau. Do đó, ông cho rằng thông tin từ Hội nghị Trung ương này sẽ giúp "giải tỏa" thêm phần nào các câu hỏi đặt ra từ đó, đặc biệt liên quan các "trường hợp đặc biệt." "Hiện còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ trong suốt thời gian vừa qua mà tôi được biết và rõ ràng nhất chúng ta biết là bây giờ sẽ có trường hợp đặc biệt. Nhưng theo tôi hiểu sẽ vẫn có nhiều phương án khác nhau và bây giờ câu hỏi quan trọng là xác định trước tiến có bao nhiêu trường hợp đặc biệt". "Theo và về nguyên tắc, đáng lẽ ra trường hợp đặc biệt chỉ dành cho vị trí Tổng Bí thư như chúng ta đã thấy, như trong nhiệm kỳ Đại hội 12 vừa rồi, ông Nguyễn Phú Trọng được xác định là trường hợp đặc biệt và không có trường hợp đặc biệt nào khác ngoài ông Trọng. "Tuy nhiên, ở kỳ lần này lại có nhiều ý kiến khác nhau tại vì vị trí Tổng Bí thư được cho là dành cho ông Trần Quốc Vượng, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng có thể có những ứng cử viên khác mà có thể có sự cạnh tranh cho vị trí này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể được coi là trường hợp đặc biệt thứ ba (ảnh minh họa) "Trường hợp thứ ba là ông Nguyễn Xuân Phúc, cũng có ý kiến cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay mới 66 tuổi và cũng mới nắm vị trí Thủ tướng một nhiệm kỳ, do đó ông cũng đủ điều kiện để xem xét là trường hợp đặc biệt, bởi vì ông vẫn còn sung sức và ông đã thể hiện khá tốt vừa rồi trong cương vị Thủ tướng ở nhiệm kỳ hiện nay. "Bởi vì nếu nhiều trường hợp đặc biệt quá, bản thân trường hợp ấy sẽ không còn được gọi là "đặc biệt" nữa, do đó mà vẫn còn những tranh luận, những đề xuất khác nhau và chúng ta cũng cần xem xét xem kết quả cuối cùng như thế nào, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp kết luận. Hiện nay, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhân sự cấp cao như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân… đều đã quá tuổi tái cử vào Bộ Chính trị. Con đường duy nhất để những người này duy trì vị trí ở nhóm quyền lực cao nhất của đảng là cơ chế "trường hợp đặc biệt".
Với tấm bằng MBA từ Đại học Havard và việc làm tại một ngân hàng đầu tư ở New York, Eric Grosse nghĩ ông đã xác định được tương lai cho mình.
Có nên rời bỏ một công việc ổn định?
Suốt những năm cuối thập niên 1990, ông đã trở thành một chuyên gia về nghiên cứu và đầu tư cho các công ty khởi nghiệp tại DMG Technology Group của Deutsche Bank. Ông yêu thích công việc của mình và đang trên đường đi lên trên bậc thang sự nghiệp, với thu nhập tốt. Thế nhưng ông lại cảm thấy muốn tách ra làm riêng. Đến 2002, ông trở thành đồng sáng lập của Hotwire, một công ty lữ hành trên mạng. "Việc chuyển sang một công việc nhiều rủi ro thường đồng nghĩa với việc bạn sẽ có ít nguồn lực hơn so với một tập đoàn lớn," Grosse nói. "Bạn đột nhiên phải tự mình làm rất nhiều việc mà trước đây có thể giao cho người khác làm." Với tư cách là chủ tịch và người đồng sáng lập, Grosse đã giúp Hotwire phát triển thành một trong những trang web lữ hành lớn nhất, trước khi nó được Expedia mua lại vào năm 2003. Grosse sau đó trở thành chủ tịch của Expedia, nơi ông lại trở thành một phần của một tập đoàn lớn một lần nữa. Ý tưởng chấp nhận rủi ro để biến một công ty nhỏ trở thành công ty lớn đã mang lại thành quả. Đến năm 2010, ông lại rời công việc ổn định với mức lương tốt để ra đi. Hiện giờ ông là CEO của Chairish, một công ty khởi nghiệp tại San Francisco vận hành trang web bán đồ nội thất cũ. Ông thừa nhận rằng việc thích đối mặt với rủi ro dường như đã nằm trong DNA của mình, "Mọi việc diễn ra một cách nhanh chóng ở các công ty khởi nghiệp, và đó là điều tạo động lực cho bạn. Bỗng nhiên bạn có thể tạo được những sự thay đổi nhanh chóng với những thứ không hiệu quả," Grosse nói. "Đây là lý do vì sao Davids thắng Goliaths." Việc rời khỏi một công việc ổn định để tìm đến công việc kinh doanh có tương lai bất định không phải chuyện dễ, nhất là đối với các quản lý đã thế chấp nhà và có gia đình, con cái. Tuy nhiên, rất nhiều nhà lãnh đạo trong thế giới kinh doanh đã chấp nhận rủi ro như vậy, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận những mất mát cá nhân. Đó là điều Jeff Gramm nhận thấy khi đang nghiên cứu để viết Dear Chairman, là cuốn sách nói về một số lãnh đạo xuất sắc trong thế giới kinh doanh. Nhiều người trong số này đã rời khỏi các công việc có thu nhập cao để theo đuổi những công việc kinh doanh nhiều rủi ro, Gramm nói. "Đây là những người không hài lòng với tiền bạc," Gramm, người quản lý một quỹ đầu tư tại New York, nói. "Họ muốn theo đuổi thành công đến nỗi một công việc ổn định, an toàn, là chưa đủ." Sếp lớn nghỉ trước Có rất nhiều ví dụ - như Sam Walton tại Walmart hay Ray Kroc ở McDonald's. Nhưng trường hợp mà Gramm cho là tiêu biểu, là Ross Perot. Năm 1962, Perot là nhân viên bán hàng toàn cầu hàng đầu của IBM. Ông đã đạt được chỉ tiêu bán hàng hàng năm vào ngày 19/1 năm đó. Và vì vậy, ông đã bỏ việc để thành lập Electronic Data Systems, công ty đã biến ông thành một tỷ phú. Có lẽ là sẽ hơi hấp tấp nếu chỉ nhìn vào các ví dụ của những tỷ phú, Michael Bennett, giám đốc điều hành của Rethink Group, một công ty quản lý tuyển dụng tại London, nói. "Đây là những người khá đặc biệt, với tham vọng lớn hơn hầu hết chúng ta," ông nói. Thay vào đó, một quản lý nên chuẩn bị cẩn thận hơn khi nghĩ đến chuyện tách ra. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: Liệu đây có phải là công việc đúng với năng lực của bạn? Nói cách khác, liệu việc bỏ việc để khởi nghiệp có phù hợp với tính cách của bạn? Đối với một số người, sự bất định về tài chính có thể sẽ khiến bạn mất ngủ, trong khi một số khác lại xem như đó là động lực. Nếu câu hỏi là có, bước tiếp theo là hãy tìm sự tư vấn, Bennett nói. Hãy tìm những người đáng tin cậy có thể cho bạn lời khuyên và nói cho bạn biết liệu quyết định của bạn có đúng hay không. Cuối cùng, hãy tìm hiểu về những công việc kinh doanh mới cho đến khi bạn chắc chắn rằng nó có một kế hoạch phát triển vững chắc. Đó là điều mà Bennett cũng đã từng trải qua. 11 năm trước, ông rời một công việc trả lương hậu hĩnh để thành lập Rethink Group, giờ đây đã có 220 nhân viên ở 8 văn phòng, với doanh thu 115 triệu bảng vào năm ngoái. "Cũng là điều tự nhiên thôi khi người ta cảm thấy lo lắng trước những rủi ro đi kèm," Bennett nói. "Việc vượt qua sợ hãi và khiến bản thân làm việc chăm chỉ hơn là một kỹ năng đặc biệt." Cơ hội trong sự nghiệp Chuck Davis đã lập nghiệp nhờ lao vào những điều bất định. Năm 1995, ông đã có một công việc tốt tại một công ty phát hành tạp chí, có 900 người dưới quyền. Ông đã bỏ việc này để giúp Disney thành lập trang web bán lẻ và các trang web lữ hành. Ba năm sau, ông lại bỏ việc để gia nhập Bizrate.com, vốn sau này chuyển tên thành Shopzilla và trở thành một trang web so sánh giá mua sắm lớn nhất trên thế giới cho đến khi được bán với giá 525 triệu đôla vào năm 2005. Bí quyết trong việc khởi nghiệp đó là vấn đề chọn đúng thời điểm, Davis nói. "Hầu hết chúng ta đều nghĩ mình sẽ có bước nhảy vọt vào những năm 20 tuổi, nhưng tôi đã nhảy việc khi ở tuổi 36 và 39," Davis nói. "Không có thời điểm cụ thể nào thực sự là phù hợp để nhảy việc." Trong lúc các quản lý trẻ tuổi có ít thứ để mất hơn khi tìm kiếm cơ hội mới thì những lãnh đạo già dặn hơn lại có nhiều cơ hội để thành công hơn khi khởi nghiệp. Sau Shopzilla, Davis đã gia nhập Fandango, một trang web bán phim khi đó vừa được bắt đầu. Ông đã làm CEO cho công ty mới trong gần 6 năm trước khi nó được bán cho Comcast. Giờ đây, ông là CEO của Swagbucks, trang web trực tuyến chuyên cung cấp điểm thưởng hay các chương trình có thưởng cho khách hàng của 140 nhà bán lẻ. Dù có thể bạn chưa nghe đến Swagbucks, nhưng đó là lý do vì sao Davis lại đặt cược tương lai của mình lên công ty mới, với hy vọng nó sẽ thành công vang dội. "Không phải ai cũng có thể có những quyết định như vậy. Bạn sẽ phải tự hỏi bản thân rằng mình có dám hy sinh bảo hiểm y tế và mức lương ổn định cho bước chuyển đổi lớn nhất trong sự nghiệp mình hay không," Davis nói. "Thế nhưng đối với những người cảm thấy bị gò bó và muốn thoả mãn máu khởi nghiệp, sẽ không có gì tuyệt vời hơn." Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Capital.
Dù Iran và Israel là hai nước thù địch nhau gay gắt, ít người biết rằng Iran là nơi có cộng đồng người Do Thái lớn nhất Trung Đông không kể Israel.
Người Do Thái Iran quyết tâm ở lại
Chừng 25 nghìn người Do Thái đang sống tại Iran và đa số quyết tâm ở lại bất kể sức ép lớn tới đâu. Họ cũng tự hào về phần văn hóa Iran trong mình không kém gì về nguồn gốc Do Thái. Bình minh đến trên đền Do Thái Giáo Yusufabad ở thủ đô Tehran với những người Do Thái Iran đem kinh Torah ra cầu nguyện trước khi đi làm. Cảnh này quả là khó tưởng tượng nhưng lại có thật ở một nước theo Cách mạng Hồi giáo. Nhưng cũng tại đây có rất nhiều đền Do Thái như vậy và tín đồ thì cứ kín đáo hành lễ. Chủ tịch Cộng đồng Do Thái Unees Hammami nói "Vì có một lịch sử dài lâu nên chúng tôi được dung thứ," Là người tổ chức buổi cầu nguyện, ông cũng nhắc rằng cố lãnh tụ tinh thần của Cách mạng Iran, Giáo chủ Khomeini từng công nhận người Do Thái là một thiểu số tôn giáo cần phải được bảo vệ. Nhờ thế, thậm chí ngày nay họ còn có một dân biểu đại diện trong nghị viện Iran. Ông cho biết thêm: -"Giáo chủ Khomeini phân biệt những người Do Thái bình thường với những người theo chủ nghĩa Zionism và Ngài đã bảo vệ chúng tôi," 'Thói bài Do Thái' Tại đền Yusufabad, mọi thông báo đều bằng tiếng Ba Tư vì đa số người Do Thái Iran không nói được tiếng Hebrew. Họ sống ở xứ Ba Tư đã ngót 3000 năm và chính là con cháu những nô lệ từ Babylon được vua Cyrus cứu. Trong các thế kỷ qua thỉnh thoảng có những vụ thanh lọc, trấn áp hay trục xuất hoặc cưỡng bức họ cải đạo sang Hồi giáo nhưng cũng có những giai đoạn người Do Thái sống bình yên. Ngày nay, đôi khi tình cảm bài Do Thái lại do chính truyền thông thổi lên. Ông Hammami nói truyền hình nhà nước nhầm lẫn giữa đạo Do Thái (Judaism) với chủ nghĩa dân tộc Do Thái (Zionism) và vì thế "người bình thường dễ nghĩ rằng tất cả những gì Israel làm đều được người Do Thái ở khắp nơi hỗ trợ". Trong thời gian có cuộc chiến Li Băng, báo cánh hữu Yalesarat đăng hai bức hình đền Do Thái với những người tung cờ Israel để mừng ngày Israel độc lập. Tờ tuần báo đã nói sai trái rằng hai ngôi đền (synagogue) là ở Iraqn và nói một ngôi chính là đền Yusufabad, còn ngôi kia là ở Shiraz. Nghị sĩ Iran người gốc Do Thái Maurice Mohtamed nói vụ việc đã khiến "Một số kẻ cơ hội ở Shiraz bị kích động và có chuyện hai ngôi đền bị tấn công." Ông Mohtamed nói sau đó an ninh nhà nước đã phải giải tán những người đánh phá và nói với dân chúng rằng tin trên báo là sai. Nhưng với việc người có quan điểm siêu bảo thủ như ông Mahmoud Ahmadinejad lên làm tổng thống thì hiện đang có lo ngại quốc tế về những người Do Thái Iran. 'Phủ nhận Holocaust' Tổng thống Ahmedinejad liên tục dùng những từ ngữ đao to búa lớn theo kiểu chống Israel như “quét sách Israel khỏi bản đồ" và còn đặt câu hỏi về con số người bị giết trong cuộc Diệt Chủng Do Thái tức Holocaust hồi Đệ nhị Thế Chiến. Ông Mohtamed thẳng thắn lên án quan điểm của tổng thống-một dấu hiệu cho thấy có một không gian nhất định cho người Do Thái ở Iran để bày tỏ ý kiến. Ông nói:-"Rất đáng tiếc là thảm kịch kinh khủng như Holocaust lại bị phủ nhận. Đây là một sự xúc phạm nặng đến mọi người Do Thái trên thế giới," Ông Mohtamed cũng lên án cuộc trưng bày tranh biếm họa về Holocaust được một tờ báo do ủy ban thành phố Tehran làm chủ đứng ra tổ chức. Nhưng dù gây bực tức trong cộng đồng Do Thái trên thế giới, TT Mahmoud Ahmedinejad lại vừa quan văn phòng của mình tài trợ tiền cho bệnh viện Do Thái ở Tehran. Bệnh viện này cũng nhận được tiền từ cộng đồng Do Thái hải ngoại, điều đặc biệt trong bối cảnh Iran, nơi mà chính các tổ chức của Iran khó khăn lắm mới nhận được quỹ từ bên ngoài vì nhà nước luôn sợ bị gián điệp xâm nhập. Dù đa số bệnh nhân tại bệnh viện là người Hồi giáo nhưng giám đốc là Ciamak Morsathegh là người Do Thái. Ông nói:-"Bệnh bài Do Thái không phải là một hiện tượng của Phương Đông, hay của Hồi Giáo hoặc Iran. Nó là sản phẩm của châu Âu," Ông cho rằng người Do Thái ở Iran kể cả trong những ngày đen tối nhất cũng không bao giờ bị ̣đau khổ như đồng hương của họ ở châu Âu. Quan hệ gia đình với Israel Nhưng cũng đang có vấn đề pháp lý đối với người Do Thái ở Iran. Nếu một người Do Thái cải đạo sang Hồi giáo thì có thể nghiễm nhiên hưởng thừa kế toàn bộ tài sản gia đình. Người Do Thái cũng không được trở thành sĩ quan quân đội. Cả hiệu trưởng các trường Do Thái ở Tehran cũng đều là người Hồi giáo dù không có luật nào quy định thế. Điểm khiến họ dễ gặp vấn đề nhất vẫn là quan hệ với Israel, nơi nhiều người có thân nhân. Bảy năm trước một nhóm người Do Thái ở thành phố Shiraz bị cáo buộc làm gián điệp cho Israel. Rồi cuối cùng họ cũng được thả nhưng ngày nay thì đã có nhiều người Do Thái Iran đi về Israel. Tại một trong sáu tiệm thịt theo tiêu chuẩn Do Thái giáo (kosher), ai cũng nói là có thân nhân ở Israel. Ông hàng thịt Hersel Gabriel kể với tôi anh từng lo ngại sẽ gặp vấn đề khi quay trở lại từ Israel nhưng thực tế thì nhân viên cửa khẩu chẳng nói gì với anh cả. Ông giải thích "Những gì họ nói ở nước ngoài là dối trá hết. Chúng tôi sống rất thoải mái ở Iran. Ai không làm chính trị thì chẳng bị ai khác động đến cả," Bà nội trợ trung tuổi là Giti, hiện có hai con trai ở Tel Aviv nói bà thường gọi điện nói chuyện với các con và cũng hay đi thăm chúng. "Chuyện đi lại không thành vấn đề. Tôi đã từng đi Israel qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ, và một lần khác thì qua đảo Síp. Chẳng bao giờ có vấn đề gì cả," Đã không còn thời kỳ như hồi đầu Cách mạng Iran, lúc mà nhiều người Do Thái và cả Hồi giáo khó được nhận hộ chiếu để xuất cảnh. Ông Mohtamed nói rằng trong vòng năm năm qua, chính quyền cho người Do Thái Iran sang Israel thoải mái để thăm thân và khi về cũng chẳng ai gặp vấn đề gì cả. Ông còn cho biết có những người Do Thái bỏ Iran sang Israel sống vài chục năm trước nay lại muốn quay về thăm gia đình. "Họ có để đến lãnh sự quán Iran ở Istanbul và nhận lại cả thẻ căn cước Iran để về nước," Dòng người từ Iran bỏ sang Israel có vẻ giảm đi. Đợt đầu tiên là trong thập niên 1950 và đợt tiếp theo là hồi sau Cách mạng năm 1979. Những người ở lại có vẻ như ý thức hoàn toàn sự lựa chọn của mình. Giám đốc bệnh viện Do Thái Ciamak Morsathegh nói: "Chúng tôi là người Iran và sống ở đây đã từ ba nghìn năm qua. Tôi không đi đâu hết mà sẽ ở lại Iran bất kể tình hình ra sao."
Tôi gọi họ là Những người vô hình vì đi trên đường phố hay xuống các trạm metro ở Moscow, ít thấy người Việt.
Người vô hình ở xứ sở Bạch Dương
Đáng ngạc nhiên, vì con số người Việt làm ăn sinh sống ở Nga, theo thống kê của Đại sứ quán Việt Nam tại đây, lên tới khoảng 100.000. Vậy thì họ đi đâu? Hãy tới các khu chợ bán sỉ ở Moscow, những cái tên mà người Việt nào ở Nga cũng thuộc, như chợ Liublino, hay chợ Sadovod, còn gọi là chợ Chim. Ngay từ cổng chợ, đã có thể thấy nhiều người Việt đi lại, quần áo sẫm màu, dáng vẻ tất bật, vất vả như những người Việt khác ở trong nước. Bên trong các chợ, mà quy mô lớn gấp chục lần chợ Đồng Xuân, hay chợ Bến Thành, lớp lớp người Việt bận rộn chở hàng, bán hàng, ăn uống, trò chuyện, cãi cọ... như một bầy kiến. Người Việt nhập cư trái phép thì tập trung ở các xưởng may chui, mà người Việt gọi là xưởng may "đen". Thông thường các xưởng may này được đặt ở các cơ sở sản xuất cũ của người địa phương nằm ngoài ngoại ô, nay bỏ hoang được cải tạo lại và bao bọc kín cổng cao tường. Công nhân ở đây gần như chỉ ra ngoài khi trời tối. Mất nhiều tiếng đồng hồ, tôi mới nói chuyện được với một người như vậy. Nguyễn Thị Xuân, 27 tuổi, là người Phú Thọ. Xuân không phải là tên thật, và chị cũng chỉ đồng ý nói chuyện với tôi với điều kiện giấu mặt và giấu cả giọng. Câu chuyện của Xuân chắc là cũng giống như chuyện của hàng nghìn người Việt khác đang trôi nổi ở xứ sở Bạch Dương. Nhà nghèo, vay nợ, Xuân vay tiếp hơn 2.000 đôla để công ty dịch vụ bố trí cho sang Nga qua đường du lịch. Visa du lịch dĩ nhiên đã quá hạn từ lâu. Sang đây rồ, chị làm công nhân may, kiếm tiền trả nợ và tiết kiệm để gửi về cho gia đình. Xuân và hơn 10 công nhân khác sống ngay tại xưởng. Máy may phía dưới, người ở phía trên, trai gái cùng chung một phòng không có cửa. Ngủ giường tầng, số giường ít hơn số thợ, đơn giản là vì làm việc theo ca, người này nghỉ thì người kia thức. Mỗi ngày chủ bảo đảm hai bữa cơm, nếu đói thì ăn mì gói. 'Quen vất vả' Báo chí Nga và cả Việt đã nhiều lần có bài về cuộc sống cực khổ của lao động nhập cư bất hợp pháp người Việt ở Nga, mà một số bài báo ví với 'nô lệ thời hiện đại'. Năm ngoái, sau khi BBC đăng tải tố cáo của một số lao động Việt, Cục Di trú Liên bang Nga đã tổ chức tập kích một xưởng may "đen" và chứng kiến cảnh tượng hãi hùng bên trong nơi ở của các công nhân. Những người này được giải cứu và sau đó được hồi hương về Việt Nam. Thế nhưng hàng chục nghìn người khác vẫn còn ở lại. Số lao động bất hợp pháp người Việt ở Nga có thể lên tới hàng chục nghìn Câu hỏi đặt ra là tại sao sau những câu chuyện kinh hoàng như vậy, người lao động "chui" vẫn không muốn về và người mới vẫn tiếp tục sang từ Việt Nam? Rất đơn giản: để kiếm tiền. Xuân cười khi nghe hỏi về cuộc sống cực nhọc ở xưởng may: "Em quen vất vả rồi chị ạ. Ở Việt Nam làm gì ra tiền, tháng nào hết tháng ấy, còn phải vay nợ thêm". "Ở đây, mỗi tháng tiết kiệm cũng còn được 400-500 đô. Mà em lại chẳng có chỗ nào mà đi vì sợ công an bắt, nên không phí tiền vào việc gì khác." Để kiếm được ngần ấy tiền, các lao động may như Xuân phải làm việc tới 10 tiếng đồng hồ/ngày, thậm chí 14 tiếng. Giấy tờ không có, tiếng Nga không biết, đúng là họ chẳng biết đi đâu. Có những người tiếng là ở Nga mấy năm mà chưa từng lai vãng tới những địa danh nổi tiếng ở thủ đô như Quảng trường Đỏ. Số người Việt Nam đang sống và làm việc trái phép ở Nga là bao nhiêu, có lẽ không ai biết chắc. Những người sống ở Nga lâu năm ước tính khoảng 30% tổng số người Việt ở đây không có giấy tờ hợp lệ. Các công ty Việt Nam hoạt động ở Nga, về nguyên tắc, có thể thuê người Việt làm công. Tuy nhiên con số lao động bị quy định bởi hạn ngạch mà chính phủ Nga cấp định kỳ. Cơ chế hạn ngạch, mà giới chức Nga sử dụng để kiểm soát lao động nhập cư, đang bị chỉ trích là không có hiệu quả. Chính phủ Nga đang phải chịu áp lực nặng nề từ người dân về tình trạng người nhập cư lậu, mà con số theo ước tính có thể lên tới 4-6 triệu người. Thậm chí có nguồn đánh giá là số người nước ngoài, chủ yếu từ các nước cộng hòa Liên bang Xô viết cũ, đang sinh sống và làm ăn bất hợp pháp ở Nga là 10 triệu người. Người Việt tập trung tại các chợ bán sỉ ở Moscow Điều luật ân xá Số người Việt làm "chui" trong tương quan này không lớn, nhưng người Việt Nam lại trở thành "hình mẫu" bất đắc dĩ trong các tường thuật của báo chí cũng như trong dư luận khi nói về tình trạng nhập cư trái phép. Một trong các lý do là vì hiện diện hàng chục năm nay của lao động Việt Nam ở Nga. Công nhân Việt Nam bắt đầu ồ ạt vào Nga từ những năm 1980, sau khi Hà Nội ký với Moscow Hiệp định về xuất khẩu lao động, mà chủ yếu là để giúp cho nền kinh tế Việt Nam quá ọp ẹp sau những năm tháng chiến tranh. Trong chưa đến một thập niên, hơn 100.000 lao động Việt có mặt tại Liên Xô lúc đó. Đa phần họ tới từ các địa phương nghèo miền Bắc, và điều này giải thích tại sao Nga là thị trường truyền thống của lao động miền Bắc Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan rã, nhiều người ở lại, tiếp tục tổ chức cho người khác từ Việt Nam sang làm ăn. Con số người Việt ở Nga không ít đi, nhưng số người bất hợp pháp trong đó thì tăng lên và tiếng nói của cộng đồng Việt Nam ở đất nước này bị cho là ngày càng giảm trọng lượng. "Thực ra người Việt nói chung không mắc vào các tội trạng hình sự, ngoài trốn thuế và vi phạm bản quyền [khi gia công hàng may mặc]," một người hoạt động cộng đồng ở Nga, đề nghị giấu tên, nhận xét. Theo ông, để kiểm soát tốt hơn hoạt động của các lao động này, đồng thời để bảo vệ họ trước sự bóc lột, ngược đãi của chủ thuê, cũng như trước các nhóm dân tộc chủ nghĩa đang hình thành ở nước Nga, chính phủ nên cân nhắc một điều luật ân xá, hợp pháp hóa người lao động Việt giống như kinh nghiệm của Hoa Kỳ. Cục Di trú Liên bang Nga (FMS) thừa nhận họ đã nhận được đề xuất này và đang cân nhắc, nhưng chưa biết có thực hiện được hay không. Ông Vladimir Masyuk, cố vấn cao cấp của FMS, nói: "Ý kiến về việc này vẫn còn đang chia rẽ sâu sắc, liệu làm như vậy sẽ tốt hơn hay xấu hơn cho nước Nga?" "Có người ủng hộ nhưng cũng nhiều người chống. Hiện chưa rõ quyết định sẽ như thế nào." Trong lúc chờ đợi, hàng nghìn người Việt không giấy tờ vẫn đang sống trong chui lủi và sợ hãi. Một số người, như Kiên (không phải tên thật), 22 tuổi, quyết định quay lại Việt Nam. Sang Nga du lịch rồi ở lại làm xây dựng, đi chợ, rồi chuyển sang may, Kiên nói cuộc sống đối với anh quá vất vả. "Em định làm giấy tờ trục xuất, rồi về Việt Nam xin đi làm công ty," Kiên thổ lộ.
Trong phiên xử kéo dài khoảng 3 tiếng tại Tòa Án Nhân Dân Hà Nội vào ngày 31/12/2003, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Vũ Bình bị tòa tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia vì tội làm gián điệp.
7 năm tù cho Nguyễn Vũ Bình
Nếu chiểu theo luật Tố Tụng Hình Sự thì các tội trạng liên quan tới gián điệp sẽ có thể khiến người bị kết tội lĩnh án từ 12 năm tù trở lên. Tin của hãng thông tấn AFP tại Hà Nội cho biết, “ông Nguyễn Vũ Bình bị tòa xử với hai tội trạng với vi phạm thứ nhất là những bình luận của ông đối với Hiệp Định Biên Giới Việt Trung và thứ hai là tội thu thập thông tin, tài liệu và phát tán ra nước ngoài qua mạng Internet”. Một quan chức tại tòa muốn ẩn danh cho hãng thông tấn AP hay là ông Nguyễn Vũ Bình bị xử về tội thu thập thông tin và tài liệu chống chính phủ cho các “tổ chức phản động” tại nước ngoài để giúp họ chống chính quyền. Hãng AP đưa tin rằng ông Bình trước tòa thừa nhận có liên lạc với các tổ chức nước ngoài nhưng nhất quyết nói rằng ông đã không làm gì sai phạm. Cũng theo AP chỉ có vợ ông Nguyễn Vũ Bình được vào dự phiên xử và cha mẹ và anh chị em của ông Bình cũng như nhiều nhà báo và quan chức ngoại giao nước ngoài đã không được vào tòa. Phản ứng của Hoa Kỳ Ông Thomas Carmichael, người phát ngôn Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho BBC hay mặc dù họ đã liên lạc bằng lời và bằng thư tới các cơ quan có thẩm quyền nhưng đã không được dự phiên xử. Ông Carmichael cho hay “Sứ quán Hoa Kỳ cũng đã cử một quan chức của sứ quán tới Tòa Án Nhân Dân Hà Nội vào sáng nay nhưng quan chức này không được phép vào dự phiên xử”. Trước phán quyết đối với ông Nguyễn Vũ Bình, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho BBC biết ý kiến của họ như sau: “Không một cá nhân nào phải bị ngồi tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách hòa bình. Việc kết án tù ông Nguyễn Vũ Bình rõ ràng vi phạm các chuẩn mực quốc tế bảo vệ nhân quyền kể cả tự do ngôn luận và tự do thông tin. Hoa Kỳ nhắc nhở Chính phủ Việt Nam về trách nhiệm tuân thủ triệt để các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền và chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền cá nhân bảo đảm việc xử án công bằng và công khai”. Phản ứng của Tập hợp dân chủ đa nguyên Ông Nguyễn Gia Kiểng từ ban lãnh đạo Tập hợp dân chủ đa nguyên là một tổ chức thúc đẩy dân chủ tại hải ngoại nói ông Nguyễn Vũ Bình cũng là một số những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị xử mà trong cáo trạng có nêu "nhận chỉ thị từ Nguyễn Gia Kiểng". Ông Kiểng cũng dự báo rằng tiếp theo phiên tòa xử ông Nguyễn Vũ Bình, Hà Nội xẽ đưa ra xét xử cựu đại tá Phạm Quế Dương, một nhà bất đồng chính kiến khác ở trong nước. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Xin lưu ý nếu muốn đăng tải trên diễn đàn này, thư phải được viết bằng tiếng Việt unicode có dấu. Cảm ơn quí vị đã tham gia. David Nguyễn, Los Angeles Một phiên tòa xử kín và kéo dài chỉ trong 3 tiếng đồng hồ. Một phiên tòa mà chỉ duy nhất người vợ của bị cáo được tham dự. Một phiên tòa mà tên tuổi từ chánh án, công tố viên và luật sư bào chữa đều ẩn danh. Một phiên tòa bí mật để xử một người yêu nước dám khui ra chuyện cắt những tấc đất thiêng liêng của tổ quốc cho không ngoại nhân. Một phiên tòa mở ra chỉ để xử một cá nhân dám công khai phát biểu tư tưởng, chính kiến của mình trên internet. Một điểm khác nữa tôi cảm thấy rằng rất "trái khoáy", rất là "khó giải thích" đối với hệ thống tư pháp của nhà nước CHXHCN Việt Nam, khi so sánh vụ xử ông Nguyễn Vũ Bình và ông lớn công an Bùi Quốc Huy trong vụ án Năm Cam. Ông Bình cũng là một người CS, đã từng là một nhà báo có tầm cỡ của tạo chí CS, một tạp chí được cho là nghiên cứu về chính trị và xã hội hàng đầu của Việt Nam. Ông Bình cũng đã từng có công lớn đối với Ðảng, đối với chế độ và có thể còn trí thức hơn ông Bùi Quốc Huy nhiều. Nếu so sánh tội trạng thì tội của ông Bùi Quốc Huy mới là lớn. Ông Huy là một lãnh đạo ngành công an, lại đi nhận quà hối lộ của tập đoàn xã hội đen, thế mà chỉ bị kết án nhẹ hều với 4 năm cải tạo. Vụ án của ông BQH lại được xử công khai, cả nước đều có thể theo dõi. Ra tòa lần đầu ông BQH lại không phải bị xiềng, không phải mặc áo tù nhân. Cứ cho rằng ông Nguyễn Vũ bình "có tội" đối với chế độ, nhưng tại sao trường hợp đối xử với hai "đồng chí" lại khác nhau một trời một vực như thế? Nhân, Hoa Kỳ Chuyện này cho thấy rằng con dân Việt có được tự do, dân chủ như trong hiến pháp không? Hay là chỉ một vài người thì có nhiều tự do hơn triệu người khác? Thôi thế thì cũng đúng vì nếu tôi là người có quyền hành, thì tại sao tôi phải cho tự do, đa nguyên để tôi tự đá đổ nồi cơm thịnh soạn của tôi à? Tại hải ngoại này tôi đã từng đi biểu tình để phản đối vài quết định của chánh phủ, từng viết thư phản đối tổng thống mà tôi có bị trù dập đâu? Tôi biết rằng VN phải thay đổi theo luật tiến hóa tự nhiên để tồn tại, và để thay đổi thì chánh phủ VN cần phải có nhiều áp lực trong nước(Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, v.v.) và ngoài nước (kiều bào, kinh tế, thương mại, v.v). Vì nếu không có những feed-back đó thì chánh phủ VN đâu cần thay đổi. Âu đó cũng là qui luật thiên nhiên áp dụng tới tất cả mọi hệ thống, sinh vật, doanh nghiệp, tôn giáo (tuy tôi là người không tôn giáo) và chánh phủ VN cũng không ngoại lệ. Và tôi còn nhớ rằng “đâu có áp bức thì đó có đấu tranh”. Đấu tranh ở đây theo tình trạng hiện tại ở VN thì phải là bất bạo động, ở hải ngoại tôi cũng đã từng phản đối những người, hội đoàn mà chống CS quá khích. Tôi biết chánh phủ VN đã có thay đổi tốt hơn so với trước. Điển hình là báo chí có tự do hơn khi nói về tham nhũng, tiêu cực của nhân viên chánh phủ nhưng vẫn chưa dám đả động đến đảng CS (báo Sinh viên VN đã bị đình chỉ hoạt động 2 lần, vì sao?); quốc hội VN có khoảng 10-11% là ứng cử viên độc lập(có tiến bộ nhưng những người ấy ! lại cần phải có sự xét duyệt của đảng CS mới ứng cử được tại sao?). Nói tóm lại, tự do ngôn luận, tôn giáo, quyền tự chọn người đại diện mình trong chánh phủ là những quyền cơ bản của người dân ở một nước thực sự “độc lập, tự do, hạnh phúc” Hồng Sương, Cần Thơ Xin chia xẻ sự phiền muộn của Chị Bình và gia đình. Chị Bình và anh Bình nên tiếp tục khiếu nại lên tòa phúc thẩm. Anh Bình chỉ bị quy hai tội là : 1- Ý kiến về Hiệp định biên giới. 2- Thu thập tin tức giúp nước ngòai chống nhà nước. Theo các thông tin tôi biết được qua bản biện hộ của Chị Bình và bản điều trần anh Bình gửi Bà hạ nghị sĩ Mỹ nêu việc nhà nước bắt thẩm vấn một số người là vi phạm nhân quyền. Chị Bình cố gắng tập trung chứng minh tính chính xác của tất cả tài liệu và không gây hậu quả xấu để đề nghị tòa án phúc thẩm xử trắng án. Xử 7 năm là quá nặng so với ảnh hưởng chánh trị an ninh không nghiêm trọng. Tôi thấy Việt Nam trước nhất cần một môi trường ổn định để phát triễn. Nhà nứơc còn phải cảnh giác cao độ với các vấn đề an ninh chánh trị. Trong chiến tranh Iraq thông tin cũng bị hạn chế và người dân Mỹ cũng đồng tình vì trước tiên phải đạt được thắng lợi. Để có được an ninh ổn định, không phải tự do dân chủ theo kiểu chín người mười ý được. Năm 1990 tôi đã bồi hồi đặt tay lên cột móc biên giới số 0. Tôi nghe bà con qua lại biên giới nói là bị phía Trung Quốc lén dời sâu vào phía Việt Nam khi Trung Quốc làm con đường ở Hữu nghị quan. Tôi được nghe là khõang hai cây số trong vùng tranh chấp. Lần thứ hai năm 2001 tôi đi Trung Quốc bằng đường đường bộ qua Hữu nghị quan và theo con đường của Việt Nam mới làm. Hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã xây dựng cơ sở kiên cố, hòanh tráng. Tôi vẫn còn thấy chứng tích cột móc số 0. Nhà nứơc ta sẳn sàng tiến hành chiến tranh đánh trà khi Trung Quốc xăm chiếm. Không thể coi là bạc nhược đầu hàng. Chính nước Mỹ đã không công bằng khi kết tội chúng ta vì bảo vệ biên giới Tây Nam phải đánh Campuchia. Bây giờ lại muộn màng đưa kẻ diệt chủng ra tòa. Tôi đã hai lần đi Mỹ, tôi ngưỡng mộ nền kỷ thuật của Mỹ, tôi vẫn đọc tài liệu chuyên môn của Mỹ song chuyện chánh trị thì tôi có hai cơ sở để không tin vào chánh phủ Mỹ : 1- Người Mỹ còn cay cú với VN, Mỹ chỉ làm vì quyền lợi đất nước Mỹ hay vì cần phiếu bầu của Việt kiều . 2- Campuchia giết dân Việt nam và Trung quốc đánh Việt Nam chánh phủ Mỹ có lên án dùm dân Việt nam đâu? Chính người Việt sẽ gỉai quyết với nhau các bất đồng trong sự bao dung và đòan kết. Tôi rất mong anh Bình được về ăn Tết với gia đình. Nhân Dân, Hà Nội Tội danh gián điệp với 500$ tiền công thì quả là hơi ít, và bây giờ theo tôi Vietnam làm quái gì có gì bí mật quốc gia đâu. Tôi nghe bảo là súng ống bắn chim cũng chẳng còn chết nữa là. Xu thế dân chủ là không cưỡng lại được, vì chính những người có chức vụ cao nhất ở đất nước này cũng là những người có con cháu cực giàu ở Việt nam. Tất nhiên rồi họ sẽ ra luật để bảo đảm tài sản của họ, chắc chắn là luật pháp của phương tây thôi. Đọc đơn xin gỡ tội của vợ cho chồng thấy đáng thương anh chàng này quá đi thôi, ai lại ngây thơ và ngây ngô đến vậy. Dân chủ đâu có dành cho anh ta, mà là dành cho những người có tiền trong túi đấy thôi. Tất nhiên tôi cũng khâm phục con người có lý tưởng này. Có chết thì cũng phải chết cho điều mình tin chứ. Tôi cho rằng vấn đề chính trị ở Việt nam chỉ còn là vấn đề xoay quanh quyền lợi của một số cá thể mà thôi. Ai tin thật vào những lời tuyên truyền thì ... sẽ chết nghèo. Những người không tin và không làm như họ nói nữa là những người không ngoan... Thế nhưng đừng dại dột mà loạn ngôn. Chỉ có người có quyền mới được phép loạn ngôn (các ông ấy chắc chẳng còn hiều điều các ông ấy nói nữa đâu), khổ quá đi mất thôi. Tôi cho rằng anh Nguyễn Vũ Bình này trẻ người non dạ, không biết làm chính trị. Đã chẳng có lực lượng lại còn nhảy ra vũ đài chính trị. Tôi không có máu làm chính trị, chứ nếu có làm thì tôi bám đuôi các ông lớn làm giàu. Khi nào giàu cực, ta sẽ sửa luật pháp chơi để có lợi cho dân chúng chúng ta chớ, để hợp pháp tiền của cho con cháu chớ. Đấy là bản chất của chính trị đấy, anh Nguyễn Vũ Bình có hiểu không. Thương anh ta quá, đi không đúng luồng phải uổng mạng là đúng thôi. Chính anh ta đang chống lại những người làm chính trị chuẩn bị nền tảng vững chắc cho nền dân chủ tư sản ở Việt nam đấy. Tội của anh ta ở Việt nam theo tôi là như vậy: Chống lại những người đang tạo nên nền tảng kinh tế cho nền dân chủ tư sản ở Việt nam. Thanh Nguyên, Houston Vụ Án Nguyễn Vũ Bình dần dà cũng đi vào quên lảng như những vụ án trước đây Pham Hồng Sơn, Lê chí Quang, Phạm Quế Dương v.v.. bất chấp phản ứng của các Chính Phủ, các tổ chức quốc tế, Chính Quyền Hà Nội viêc ta, ta cứ làm, cuối cùng nạn nhân "lảnh đủ". Phải chăng những phản ứng chiếu lệ ấy là chiến thuật để củng cố thêm Quyền lực ,vai trò của Đảng. Phản ứng phải đi kèm với biện pháp mới "Linh". Đối với trong nước vụ án Nguyễn Vũ Bình còn nhỏ hơn những vụ án "trộm cắp gà vịt" vì có tờ báo nào trong nước đưa tin đâu. Vậy đó, báo chí Việt Nam bây giờ khéo ra, khôn hơn, biết lách, biết lòn để làm nghĩa vụ cao cả, có khả năng sánh vai cùng những tờ báo lớn trên tòan cầu là "Online"
Các ý kiến nói với cuộc thảo luận của BBC hôm 12/06 về các lý do họ cho là đã gây phản ứng của dân trước Luật An ninh mạng và vấn đề tới đây sẽ ra sao.
Luật An ninh mạng: Vì sao và sẽ ra sao?
Các ý kiến nói với BBC họ quan ngại Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều mặt trong đời sống người dân và các quyền trong xã hội. Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 12/06/2018 với đa số phiếu bầu trên 86%. Trả lời BBC News Tiếng Việt qua Facebook Live từ London, hai khách tại Hà Nội, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Ánh và Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nêu quan điểm của họ về luật này. Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh ngay sau khi Luật An ninh mạng được thông qua, một nhóm có tên gọi là Hate Change đã đưa ra tuyên bố phản đối. Họ cũng kêu gọi Chủ tịch nước Trần Đại Quang không ký lệnh công bố Luật An ninh mạng. Bàn tròn BBC: Luật An ninh mạng thông qua - phản ứng, bình luận Bàn khả năng hoãn hoặc sửa Luật An ninh mạng 'Luật an ninh mạng, bước lùi lớn cho VN' Internet 'cần tự do' và QH cần thận trọng 5 điều cần biết khi bị chặn mạng Nhóm vận động đại diện cho 56.000 công dân và 22 tổ chức xã hội này cho rằng Luật An ninh mạng của Việt Nam "có nhiều điều khoản xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người, quyền công dân và tước đi tự do của người dân". Nhu cầu giáo dục và xã hội Tham gia ký tên vào bản kiến nghị này, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh cho biết: "Thời gian vừa qua Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ vượt bậc về cả kinh tế, dân trí và xã hội. Có được sự thay đổi này là phần lớn nhờ vào mạng Internet. Là một người làm khoa học, chúng tôi thường xuyên sử dụng mạng Internet để truy cập những công trình nghiên cứu mới nhất. Trong hoàn cảnh Việt Nam chưa thể nhập khẩu được hết tất cả các giáo trình ở nước ngoài, mạng Internet là công cụ giúp chúng tôi tiếp cận với các giáo trình này, nhằm giúp sinh viên cập nhật kiến thức để đi cùng với thế giới." "Khi nghe nói có dự luật An ninh mạng, chúng tôi đã rất lo ngại liệu Việt Nam có rơi vào tình cảnh của Trung Quốc hay không? Ở Trung Quốc, tất cả các trang mạng phổ biến trên thế giới đều bị chặn và mọi hoạt động phải thông qua Baidu (dịch vụ tìm kiếm dữ liệu trên mạng lớn nhất nước). " Trung Quốc có mạng riêng và phát triển rất mạnh nhưng Việt Nam thì tiềm lực web yếu hơn nhiều Bà Hoàng Ánh cũng so sánh Việt Nam với Trung Quốc: "Trung Quốc là một nước có nguồn kinh tế dồi dào và dân số đông, do đó họ có thể phát triển theo cách của họ. Trong khi đó, Việt Nam có tiềm lực nhỏ yếu hơn rất nhiều và nếu như không có mạng Internet thì đó sẽ là một thiệt thòi rất lớn cho các ngành nghề nói riêng và xã hội nói chung," Tác động ra sao? Để đánh giá sự tác động của Luật An ninh mạng đối với đời sống người dân, bà Hoàng Ánh giải thích: "Hiện nay, mọi hoạt động của con người đều thông qua mạng xã hội từ nói chuyện, mua sắm cho đến trao đổi việc nhà. Do đó, người dân sẽ có cảm giác bất an nếu tất cả những câu chuyện riêng tư của họ bị giám sát bởi một bên thứ ba. Skype bị xóa tại Trung Quốc AI: Phải thách thức ‘đề xuất lạnh người’ của luật an ninh mạng ‘VN sao chép cách kiểm soát thông tin của TQ’ Xét về mặt nguyên tắc, Nhà nước có quyền quản lý những hành vi đe doạ an ninh xã hội như khủng bố. Tuy nhiên, đối với những người dùng chỉ muốn phản biện một cách lành mạnh thì một số điều khoản trong Luật An ninh mạng là chưa phù hợp." Bình luận về điều 16 Luật An ninh mạng vừa được thông qua, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động tại Hà Nội nói: "Trong điều 16 có quy định cấm "Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe doạ, lôi kéo, tụ tập đông người gây rối". Tôi không đồng tình với nội dung này vì nó đi ngược lại với quyền biểu tình của công dân đã được quy định ở trong Hiến pháp. "Là một thành viên tham gia các hoạt động đường phố chống chính sách "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc nhiều năm qua, tôi cũng phản đối Khoản b, Điều 16 với nội dung cấm "Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh, chia rẽ gây hận thù giữa các dân tộc" vì chúng tôi chỉ làm điều đó với mục đích bảo vệ lợi ích dân tộc." Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng cũng không đồng tình với nội dung cấm "xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm cuả người khác". Theo ông, người dân có quyền bày tỏ chính kiến của mình nếu các quan chức có "hành vi sai trái hoặc tài sản bất minh". Đang rất cần luật này? Báo chí Việt Nam đang tải ý kiến của ông Lưu Bình Nhưỡng, một Đại biểu Quốc hội ủng hộ Luật An ninh mạng trong phiên bỏ phiếu hôm 12/06, cho rằng: "Thông thường các đạo luật ra đời để phúc đáp các yêu cầu của xã hội, bây giờ xã hội đang rất cần nó thì dứt khoát phải bấm nút thông qua." Bình luận ý kiến này, ông Nguyễn Lân Thắng cho biết: "Mặc dù ông Lưu Bình Nhưỡng là một Đại biểu Quốc hội được chọn thông qua thủ tục bầu cử hợp pháp và hợp hiến, nhưng tôi không cho rằng tiếng nói của ông Nhưỡng là thực sự đại diện cho ý kiến của người dân. "Tôi mong muốn, tất cả các dự luật cần phải được trưng cầu dân ý. Hơn nữa, Quốc hội còn nợ người dân Luật biểu tình." Khi được hỏi người dân nên làm gì để phản đối Luật An ninh mạng hay nên chấp nhận luật này, ông Thắng nêu quan điểm: "Chúng ta phải khẳng định quyền công dân bằng cách tiếp tục nói lên chính kiến của mình. Nếu hoạt động đơn lẻ và chỉ có vài trăm người xuống đường thì chính quyền có thể đàn áp được. Tuy nhiên, nếu tất cả người dân cùng lên tiếng phản đối và tiếp tục làm những điều như trước khi có Luật An ninh mạng thì đạo luật này sẽ bị vô hiệu hoá. "Nếu chính quyền áp dụng Luật An ninh để đàn áp người dân thì cần có các bài viết, bài phỏng vấn và các hoạt động phản kháng đường phố nhằm buộc các quan chức phải hành xử đúng với trách nhiệm và chức năng của mình." Trong khi đó, TS Nguyễn Hoàng Ánh lại có cách nhìn khác: "Mặc dù bản thân tôi cũng rất thất vọng với kết quả bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng, nhưng tôi mong người dân không nên quá mất tinh thần. Chúng ta vẫn có thể tiếp tục ký thư gửi Chủ tịch nước hoặc kiến nghị có các sửa đổi sau này. Người dân cũng nên chú ý hơn về cách hành xử của mình vì theo tôi, cuộc biểu tình quá khích ở Bình Thuận vừa rồi cũng là một trong những lý do khiến Quốc hội quyết tâm hơn trong việc bấm nút thông qua Luật An ninh mạng." Quý vị và các bạn có thể theo dõi toàn văn cuộc Thảo luận trên trang Facebook và kênh YouTube của chúng tôi tại đây. Xem thêm về mạng Internet: Vì sao Internet Trung Quốc vượt phương Tây? Có thể thoát khỏi Internet? Việt Nam: Tự do Internet dậm chân tại chỗ?
Phơi mình dưới ánh nắng mặt trời bên ngoài hàng hiên của quán cà phê trang trí theo phong cách đồ nội thất Bắc Âu tối giản với những món đồ bằng vải sặc sỡ, Tuukka Saarni là hình ảnh điển hình của một chàng trai trên áp phích quảng cáo về Phần Lan, quốc gia đã đạt ngôi vị đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc của Liên Hiệp Quốc trong hai năm liên tiếp.
Bị trầm cảm ở nơi 'hạnh phúc nhất thế giới'
"Ngay tại thời điểm này, tôi thực sự thấy hạnh phúc tràn trề," cậu thanh niên 19 tuổi trẻ măng, vừa mới học xong trung học và sắp bắt đầu công việc ở một cửa hàng tạp hóa sau vài tháng tìm việc, nói. Thị trấn bi quan nhất hành tinh ở Phần Lan Bạn có sắp rơi vào tình trạng kiệt sức? Cuộc sống quá nhàn hạ dễ khiến ta kiệt sức? Sự thực là cậu đánh giá mức độ hạnh phúc của mình là 10/10, và cậu cũng cho biết bản thân và cả nhóm bạn bè của mình chưa từng trải qua trầm cảm. "Cuộc sống của chúng tôi thực sự đang diễn ra hết sức tốt đẹp," cậu nói. "Đó là sự kết hợp tuyệt vời của mọi thứ với nhau. Chúng tôi có thời tiết tốt - ít ra thỉnh thoảng cũng có những ngày nắng đẹp thế này - có nền giáo dục tốt và hệ thống y tế tốt." Cậu đánh giá cao nền văn hóa quốc gia luôn khuyến khích công dân dành thời gian cho riêng mình đồng thời giao lưu chan hòa với bạn bè. Cạnh đó, Phần Lan là một đất nước giàu có với tỷ lệ thất nghiệp thấp. "Có rất nhiều việc làm... nếu chủ động tìm kiếm thì ai cũng đều có thể có việc làm," cậu nói. Chính những tiêu chí này - bên cạnh mức độ tin cậy cao, bảo mật an toàn và tỷ lệ bất bình đẳng thấp - là lý do khiến cho Phần Lan đoạt vị trí đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc toàn cầu (tuy đôi khi vị trí này cũng gây tranh cãi). Quốc gia nhỏ bé thuộc Bắc Âu này, với dân số chỉ có 5,5 triệu người, từ lâu nay luôn là nơi con người ta dễ bị rơi vào tâm trạng buồn chán do thời gian mùa đông tối tăm ảm đạm kéo dài - đó không phải là một nơi mà bạn thường xuyên được bao bọc bởi bầu không khí vui vẻ hay những cảm xúc tích cực khác. Tuy nhiên, giống như các nước Scandinavi láng giềng, Phần Lan lại ghi điểm ở nhiều tiêu chí khác vốn được dùng làm tiêu chuẩn để đo lường chỉ số hạnh phúc. Với hệ thống phúc lợi lớn tốt và tỷ lệ bất bình đẳng thấp, Phần Lan là nơi có nhiều thanh thiếu niên như Tuukka lớn lên trong hạnh phúc và không hề có triệu chứng trầm cảm 'Thế giới trở nên phức tạp hơn' Nhưng nhiều chuyên gia lại cho rằng hình ảnh Phần Lan được coi là một quốc gia hạnh phúc lại đang lấn lướt, khiến người ta ít để ý tới những thách thức trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần - đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi. Ảnh hưởng của cha mẹ đối với sự thăng tiến của con Cách ngủ ngon hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn Những nơi sinh con được thưởng cả chục ngàn euro Một số người tin rằng điều đó thậm chí có thể khiến người Phần Lan ít có ý thức về căn bệnh và khó nhận ra các triệu chứng trầm cảm để từ đó tìm cách điều trị. Tỷ lệ tự tử ở Phần Lan hiện chỉ bằng một nửa so với thời thập niên 1990 và đã giảm ở tất cả các nhóm tuổi. Sự tiến bộ này có được là nhờ chiến dịch trên toàn quốc nhằm ngăn chặn việc tự tử khi mọi thứ trở nên tồi tệ nhất, bên cạnh việc tình hình điều trị trầm cảm đã được cải thiện. Nhưng tỷ lệ tự tử ở nước này hiện vẫn cao hơn mức trung bình của châu Âu. Một phần ba số ca tử vong ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi là do tự tử. Theo bản phúc trình Dưới Bóng Hạnh Phúc (In the Shadow of Happiness) ra hồi 2018 do Hội đồng Bộ trưởng các nước Bắc Âu và Viện Nghiên cứu Hạnh phúc ở Copenhagen thực hiện, khoảng 16% phụ nữ Phần Lan từ 18 đến 23 tuổi và 11% nam giới trẻ thừa nhận mình đang phải "vật lộn" hay "chịu đựng" trong cuộc sống. Tỷ lệ này chỉ thấp hơn tỷ lệ của nhóm từ 80 tuổi trở lên. Công trình nghiên cứu chuyên sâu mới nhất trên phạm vi toàn quốc về trầm cảm ở Phần Lan được thực hiện từ hồi 2011, nhưng tổ chức phi lợi nhuận Mieli (Sức khoẻ Tâm thần Phần Lan - Mental Health Finland) ước tính rằng khoảng 20% trong số những người dưới 30 tuổi đã từng trải qua các triệu chứng trầm cảm hồi năm ngoái, 2018. "Đây là vấn đề phổ biến," Juho Mertanen, nhà tâm lý học của tổ chức này cho biết. "Ngày càng có những dấu hiệu cho thấy tỷ lệ này có thể tăng lên, mặc dù sự gia tăng không đến mức cực đoan như những gì được một số hãng truyền thông nêu ra." Một bản phúc trình ra hồi 2017 của Trung tâm Bắc Âu về Phúc lợi và Các Vấn đề Xã hội nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa việc lạm dụng chất gây nghiện và tình trạng sức khỏe kém, trong đó ghi nhận rằng người Phần Lan uống rượu nhiều hơn các nước láng giềng Bắc Âu. Việc sử dụng ma túy ở nhóm tuổi từ 25 đến 34 cũng gia tăng. Và trong khi tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc thấp, thì tỷ lệ những người trẻ tuổi thất nghiệp lại cao lên một cách đáng kể. Cuối năm 2018, có đến 12,5% trong số những người từ 15 đến 19 tuổi thất nghiệp, tỷ lệ cao nhất ở Bắc Âu và cao hơn mức trung bình của EU (11,5%). Dù cho Phần Lan luôn xếp hạng cao trên thế giới trong các cuộc điều tra về hạnh phúc, nhưng trên thực tế, tình trạng lạm dụng chất gây nghiện, trầm cảm và tự tử ở tuổi vị thành niên tại nước này cao hơn nhiều so với mức trung bình ở châu Âu Mertanen đồng ý rằng thị trường việc làm ở Phần Lan đóng vai một trò trong vấn đề sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi thanh thiếu niên, bởi vì "có rất nhiều những điều không chắc chắn ngày nay". Chất thải của người tiết lộ điều gì Những cặp vợ chồng phải sống xa nhau ở Hong Kong Tại sao thanh niên Thụy Điển nhất quyết ra ở riêng Dù Phần Lan là một quốc gia ổn định về tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng tình trạng bất bình đẳng đang có chiều hướng gia tăng, ông nói thêm. Ông cũng chỉ ra rằng Phần Lan đang hoà vào xu hướng toàn cầu trong lĩnh vực số hóa và áp dụng mô hình thị trường công ăn việc làm tạm thời, ngắn hạn và không ổn định; đây là những yếu tố tác động tới sức khoẻ tâm thần của giới trẻ phương tây. "Thế giới đang trở nên phức tạp hơn... Nền kinh tế đang thay đổi - giờ đây đang có những nghề nghiệp kém ổn định nhưng bạn vẫn nhận làm công việc đó rồi cứ mòn mỏi theo đuổi công việc đó cho đến lúc nghỉ hưu," Mertanen nói. Mạng xã hội, theo ông, có lẽ cũng tác động đáng kể đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Phần Lan và ở cả các nơi khác. Ông nhanh chóng chỉ ra rằng nghiên cứu dài hạn trên quy mô lớn nhằm đánh giá tác động của những lượt 'like' trên Instagram và Facebook hiện vẫn còn chưa được thực hiện đủ mức, nhưng "những người trầm cảm thường hay có xu hướng so sánh", và mạng xã hội khiến người ra rất dễ dàng "bắt đầu so sánh những khoảnh khắc tồi tệ nhất của họ với những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời người khác". Mertanen nói rằng thậm chí có thể xảy ra tình trạng là việc Phần Lan được đưa ra như một nơi ai ai cũng hài lòng, hạnh phúc sẽ tác động tiêu cực một cách trầm trọng hơn đối với thanh thiếu niên Phần Lan. "Tôi có thể nói về công trình nghiên cứu về hạnh phúc và mạng xã hội rằng... Tôi có thể thấy là nó đang nhồi nhét cái kiểu thế giới đen-trắng rõ ràng vào đầu óc của những người trầm cảm," ông nói. 'Mọi thứ dường như đều ổn, nhưng mà...' Quan điểm này được chia sẻ bởi nhiều người trẻ ở Phần Lan, những người đã từng trải qua trầm cảm. "Bạn gần như cảm thấy mình không có quyền trầm cảm khi sống ở một đất nước như Phần Lan, nơi có mức sống cao như thế này," Kirsi-Marja Moberg giải thích. Cô hiện 34 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm khi còn là thiếu niên và cô đã phải vật lộn với căn bệnh trong suốt những năm ngoài 20 tuổi. Theo các chuyên gia, việc coi Phần Lan là một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới có thể gây tác động tiêu cực đến giới thanh thiếu niên đang phải vật lộn với chứng trầm cảm "Bạn có cảm giác là bạn cần phải vui hưởng mọi cơ hội mình có khi mình vẫn đang còn trẻ trung. Xã hội cũng thực sự khiến cho bạn cảm thấy cần giữ hình ảnh đó." "Ở Phần Lan ... bạn cảm thấy như mọi thứ sẽ ổn cả, mặc dù thực tế không phải vậy," Jonne Juntura, bác sĩ tập sự 27 tuổi, từng bị trầm cảm sáu tháng trong thời gian học đại học, đồng ý với quan điểm trên. Anh chỉ ra rằng những vấn đề cá nhân và các khó khăn trong xã hội thường dẫn đến trầm cảm - ví dụ như chia tay người yêu hoặc suy thoái kinh tế - và trầm cảm là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bất kể tiêu chuẩn sống của họ là gì. "Mặc dù các số liệu thống kê cho thấy chúng tôi là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, nhưng điều đó không nói lên toàn bộ câu chuyện. Bởi trầm cảm là một căn bệnh và không phải lúc nào nó cũng liên quan đến hoàn cảnh sống." "Thời điểm mà cá nhân tôi bị bệnh, mọi thứ trong cuộc sống của tôi đều ổn. Tôi thực sự yêu thích trường học. Tôi có những sở thích cá nhân thú vị. Tôi có một mối tình. Quả là chả có bất ổn gây sốc nào trong cuộc sống của tôi cả. Nhưng tôi vẫn cứ mắc bệnh đấy thôi," anh giải thích. 'Vết nhơ xã hội' Hầu hết các chuyên gia sức khỏe tâm thần đều đồng ý rằng những điều cấm kị xung quanh trầm cảm và tâm trạng lo lắng đã bắt đầu bị dỡ bỏ ở Phần Lan, đặc biệt là kể từ khi nước này thúc đẩy chiến dịch chống tự tử trên toàn quốc. Điều này đã góp phần khiến nhiều người chủ động tìm cách chữa trị căn bệnh, tuy nhiên điều đó lại khiến cho việc so sánh tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm qua các năm và giữa các nhóm lứa tuổi trở nên khó khăn hơn. Song nhiều người Phần Lan trẻ tuổi đã từng trải qua trầm cảm, trong đó có Kirsi-Marja Moberg, đều tin rằng vẫn còn tồn tại thái độ kỳ thị đối với những người "được xác định là mặc chứng trầm cảm". "Điều này phụ thuộc vào nhóm xã hội mà bạn thuộc về, thậm chí cho dù bạn đang sống ở Phần Lan, nơi mọi người có thể tự do nói về mọi thứ... thì điều cấm kỵ này chắc chắn vẫn tồn tại," cô nói. Mặc dù các định kiến về sức khỏe tâm thần đã bị phá bỏ, những thanh niên như Kirsi-Maria và Jonne vẫn cảm thấy bệnh trầm cảm vẫn bị coi là một điều cấm kỵ Trong một nền văn hóa mà tính riêng tư rất được coi trọng thì việc công khai thể hiện cảm xúc là điều hiếm hoi, và thậm chí việc trò chuyện về chủ đề này cũng được giới hạn ở mức tối thiểu, cho nên việc thừa nhận và thảo luận công khai về trầm cảm vẫn là điều thách thức đối với một số người Phần Lan mắc chứng bệnh này. "Đó không chỉ là định kiến," Jonne Juntura nói về việc người Phần Lan nổi tiếng là kín đáo trong giao tiếp. Hiện đang điều trị cho các bệnh nhân bị trầm cảm, anh cho biết rằng những chàng trai trẻ ở Phần Lan thấy rất khó nói thành lời về căn bệnh của mình. "Vấn đề sức khỏe tâm thần vẫn thường bị gán với tính cách yếu đuối, và trong một nền văn hóa coi trọng nam tính thì một số người thấy rất khó nói về điều mà họ cảm thấy là khiến cho người ta mất mặt." Tìm cách điều trị Trong vấn đề chữa bệnh trầm cảm, chính quyền thành phố là cơ quan chịu trách nhiệm về các dịch vụ sức khỏe tâm thần, và đây là mảng bị đánh thuế nặng. Mà như vậy có nghĩa là những người có vấn đề về tâm thần về mặt lý thuyết là không nên tìm cách tìm kiếm sự trợ giúp, nếu không họ sẽ phải rút hầu bao tốn kém kha khá để chi trả. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có những cuộc tranh luận chính trị về tình trạng bệnh nhân phải xếp hàng dài trong danh sách chờ đợi ở các thành phố lớn, về việc điều trị cho bệnh nhân ở các vùng xa xôi hẻo lánh, và việc chăm sóc dành cho thiếu niên đang chuẩn bị bước sang tuổi trưởng thành. Việc tiếp cận được các biện pháp điều trị sức khỏe tâm thần, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, đang ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng ở Phần Lan, nơi bệnh nhân thường phải chờ đợi hàng tuần hay thậm chí hàng tháng mới lấy được lịch hẹn khám "Rất khó để nhận được sự giúp đỡ nhanh chóng. Có khi mất đến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Và nếu đó là tình huống bệnh nhân đang trong cơn khủng hoảng thì chờ như thế là quá lâu," Emmi Kuosmanen, chuyên tư vấn cho thanh thiếu niên tại một trường trung học ở Helsinki, nói. "Tôi nghĩ rằng nhu cầu thì tăng... nhưng ngành y tế lại chưa theo kịp." Nhà tâm lý học tâm thần Phần Lan Juho Mertanen đồng ý rằng can thiệp sớm là rất quan trọng để phục hồi, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi lần đầu tiên trải qua các triệu chứng trầm cảm. "Nói chung, với sức khỏe tâm thần, nếu bạn không được giúp đỡ sớm thì sau này sẽ phải mất rất nhiều thời gian điều trị, càng để lâu bệnh càng khó chữa," ông nói. Một công cụ đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây là nền tảng trực tuyến Cổng Hỗ trợ Sức khỏe Tâm thần (Mental Health Hub), được thành lập bởi giáo sư Grigori Joffe và Bác sĩ Matti Holi thuộc Bệnh viện Trung tâm Đại học tổng hợp Helsinki. Hiện được sử dụng bởi tất cả các khu vực y tế, nền tảng này cung cấp thông tin về nơi cần điều trị, các công cụ hỗ trợ tự điều trị và thậm chí bao gồm các buổi trị liệu trực tuyến qua video cho những người bị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, còn có một đường dây nóng khẩn cấp toàn quốc của Cơ quan Y tế Tâm thần Phần Lan điều hành. Trong lúc đó, một thỉnh nguyện thư toàn quốc - theo đó muốn rằng tất cả những ai cần được giúp đỡ về vấn đề sức khoẻ tâm thần cần phải được chữa trị bằng hình thức trị liệu tâm lý ngắn trong vòng một tháng - đã thu thập được hơn 50 ngàn chữ ký, mức tối thiểu cần có để đề xuất được đưa ra thảo luận trước quốc hội. Krista Kiuru, Bộ trưởng Bộ Hôn nhân Gia đình và Dịch vụ Xã hội Phần Lan ủng hộ sáng kiến này; dự kiến nó sẽ được các chính trị gia thảo luận sớm. Chi phí cho sáng kiến này ước tính vào khoảng 35 triệu euro mỗi năm, tuy nhiên các nhà vận động nói rằng nó sẽ giúp tiết kiệm gấp 10 lần nhờ việc nó giúp làm giảm bớt các khoản trợ cấp đau ốm hoặc thất nghiệp. Nâng cao nhận thức toàn cầu Bác sĩ tập sự Jonne Juntura nói anh tin rằng cho dù Phần Lan đang có những thách thức trong việc xử lý vấn đề trầm cảm ở thanh thiếu niên, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần sẽ tiếp tục được cải thiện. Anh hy vọng rằng - bên cạnh sự đầu tư thêm nữa vào việc can thiệp, chữa trị sớm - việc thảo luận trên toàn quốc ở một quy mô lớn hơn sẽ được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh trầm cảm. Theo Juntura, việc sức khỏe tâm thần gần đây được đưa vào mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc là một ví dụ cho thấy sự thay đổi trong thái độ đối với bệnh trầm cảm trong những năm gần đây. "Mọi người đang từ từ hiểu được là vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng đến mức nào, phải mất bao nhiêu công của để chữa trị từng trường hợp riêng lẻ và bao nhiêu nguồn lực khi nó trở thành vấn đề có quy mô xã hội," anh giải thích. "Vẫn còn rất nhiều việc phải làm... Song tôi thấy rất lạc quan." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
Cách đây không lâu, cũng cái bài đi sát dân, tôn trọng dân chủ, gặp cử tri thành phố HCM, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tỏ ra rất chân thành, kêu gọi bà con hãy mạnh dạn, thẳng thắn phát huy dân chủ.
'Nếu dân nói thẳng nói thật'
Bùi Văn Bồng Viết từ Cần Thơ Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi bà con phát huy dân chủ "Bà con làm ơn làm phước nói lên sự thật, tố cáo những cán bộ đảng viên tham nhũng...," ông kêu gọi. Lần này, sau Hội nghị T.Ư 6, hai vị Sang, Trọng đã đi tiếp xúc cử tri ngay lập tức, có lẽ trách nhiệm cao nên có sự dự cảm rằng làm chưa được như ý dân, nếu chậm, dân họ sẽ nhiều phản ứng. Nghề Chính trị lâu năm nhiều khóa đã cho các cụ đủ mọi kinh nghiệm rồi. Hơn nữa, các cụ nhà ta cũng làm cuộc "vi hành" xem dân nói có gì mới không, trong lòng dân có cấn cái, bức xúc gì không? Cụ Tổng Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội, nói chắc như bao lần đã chắc, không mới: "Vấn đề tham nhũng hiện nay đã quá rõ. Vì vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí đang được làm rất quyết liệt”. Bàn dân thiên hạ biết rồi, thưa cụ Tổng, thấy quá rõ rồi, cũng rất quyết liệt nên phải kéo cả nửa tháng mà rồi cũng chưa đến đầu đến đũa theo ý định ban đầu, nhiều "cú sốc" bị bật lò xo ngược trở lại vào ngay mặ thượng cấp; nếu kéo dài ngày thêm thì thấy kỳ, phải "kết thúc, kết luận non" chung chung, u u minh minh vậy thôi! "Quyết liệt" đến mức không dám nêu thẳng họ tên "một đồng chí", và càng quyết liệt khi kết luận là chỉ "cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe", mặc dù Cụ Tổng nói là "rất thấm thía, day dứt", lòng đau đến mức sắp bật khóc. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đi gặp cử tri ngay sau hội nghị 6 "Dưng mà", những người mà ông muốn giáo dục đã có sạn trong đầu hết rồi, thời trẻ, khi sung sức không lo giáo dục, nay đầu hai thứ tóc cả còn "vừa học vừa làm" hay sao? Còn nếu làm gương nhân "sự kiện" này để giáo dục thế hệ sau, thì họ sẽ học ngay được câu: "Mình học theo các tiền bối mà hóa hay. Cứ tham nhũng mạnh vào, cả đống luật cũng chẳng làm gì được, có sao đâu, chẳng phải hề hấn lo nghĩ gì!". 'Giáo dục, răn đe' ai? Còn ở Tp HCM, Trương Chủ tịch cũng lại về nơi "ngày xưa vinh hiển, quyền biến một phương" và lại cũng vội tổ chức gặp cử tri. Ông cũng tỏ ra thẳng thắn và rất chi là chân tình: Thừa nhận vấn nạn tham nhũng là 'sự thật không thể né tránh'; Đảng và chính quyền làm còn chưa tốt và đã nhận lỗi trước nhân dân. Tuy nhiên, ông Sang cũng đề nghị toàn dân cùng tham gia đấu tranh chống tham nhũng. Ông nói: “Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng". "Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào?".Ông Sang khẳng định: "Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”. "Dân mà nói thẳng, nói thật sẽ bị công an mời lên ngay, nói là 'ăn phải bã' những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước." Bùi Văn Bồng Ông cũng nói: “Nếu chúng ta sợ hãi, cứ để những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong Nhà nước làm những điều sai trái, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phương hại đến toàn dân chế độ thì thử hỏi toàn dân tộc này, toàn Đảng này, toàn quân này chấp nhận được không? Chắc chắn không chấp nhận được”. Ô hay, sao Trương Chủ tịch lại nói vậy? Làm gì có kẻ nào len lỏi được vào Đảng và Nhà nước? Kết quả Hội nghị 6 vừa rồi chứng minh rõ, công khai cả thế giới biết rồi. Chẳng qua chỉ "cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe" thôi mà, vẫn "đoàn kết tốt, thương nhau trên tình đồng chí, giúp nhau cùng tiến bộ", kể cả tiến bộ trong việc phải khôn khéo hơn, tiến bộ hơn trong "nghệ thuật, chiến thuật" ẵm hàng trăm nghìn tỉ của Nhà nước...Chưa gì đừng nghe bọn xấu xúi giục mà làm lộ phi vụ, lộ ra cả nhóm. Ở phố tôi có một "kẻ xấu" khi còn đương chức mà dám phê bình cấp trên trực tiếp tham ô, móc ngoặc, bị liệt vào đảng viên kém, cán bộ xấu, cho hưu non rồi. Kẻ len lỏi chui vào ấy đã bị dẹp từ lâu rồi. Chắc nay ông ta thấy sự "khoan hồng" của "tổ chức" khỏi bị nâng quan điểm, cũng là khỏi bị tra hỏi lên bờ xuống ruộng. Giờ ông ta có "nói xấu lãnh đạo" nào đó thì cũng coi như cái đồ thứ dân, ai thèm nghe? Nếu như nền dân chủ của ta được nói thẳng nói thật như lý thuyết, như đường lối, như các vị phát biểu thì có lẽ đâu phải ra đời cái NQT.Ư 4? Chính ông, ở tầm, cương vị như ông mà cũng không dám nói thẳng nói thật, không dám chỉ đích danh họ tên ai, mà cái tên đó cả thiên hạ đã thừa biết tỏng tòng tong, vậy mà ông chỉ dám nói "đồng chí X", sao lại đi xúi dại người dân nói thẳng nói thật? Nói về thống tham nhũng, khi nghe các cử tri hỏi rằng tại sao "tắm từ trên" ma làm sơ sơ, quấy qua như vậy, dưới sao tắm sạch? Tại sao càng chống thì tham nhũng càng thách thức với pháp luật, thủ đoạn tinh vi hơn, câu kết chặt hơn? Vậy hiệu quả ở đâu?... Trương Chủ tịch nhấn mạnh: “Đó chỉ là quyết tâm chính trị, điều dân và đảng đang đòi hỏi chính là hành động”. Thì vưỡn! Ai chả biết như vậy! Nhưng xem ra hành động của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành T.Ư như vừa rồi thì đúng là sự khỏa lấp, lẩn tránh của cả "một bộ phận không nhỏ". Đã là bộ phận không nhỏ thì tất nhiên tỉ lệ phiếu ủng hộ cho cái sai sẽ rất cao, trên 70% kia mà! Vậy Trương Chủ tịch nói mạnh đấy, còn hành động sẽ ra sao? Nhưng, thưa ông Chủ tịch nước! Chưa gì mà trong phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh về những biện pháp phải "ra tay" phải trấn áp "các thế lực thù địch". 'Nói thẳng, nói thật' Dân mà nói thẳng nói thật sẽ bị công an mời lên ngay, nói là "ăn phải bã" những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước. Dân cũng ngán ngại lắm. Tốt nhất 36 chước vẫn là im mồm cho yên thân. Thêm nữa, túi tiền người dân chẳng đủ mua rau, mua tương mà nói này nọ không khéo bị "quy chụp" chỉ có hại mà thôi. Lãnh đạo kêu gọi dân nói thẳng, nói thật, nhưng Bộ Chính trị không nêu đích danh cán bộ tham nhũng Lo kiếm tiền mà sống qua ngày. Mất công "chính chị chính em" để mang lại gì? Chẳng ai dại mà vạ miệng. Hà Nội bị người ta dựng cảnh quay hình "người dân nhận tiền của thế lực thù địch" ngay giữa cuộc biểu tình vì chủ quyền biển đảo. Lại vu cho là nói xấu lãnh đạo là chống đảng, chống chế độ, bị "thế lực thù địch xui khiến, kích động...". Ai mà dám. Có người "nói có tổ chức" hẳn hoi, làm đơn nêu những hiện tượng thế này thế kia để gọi là hăng hái "nghe, tin lời Chủ tịch góp phần xây dựng đảng" ngờ đâu gửi đơn hôm trước, hôm sau bị công an phương mời lên "sạc" cho một trận, còn nói là cảnh báo, răn đe cho phải cảnh tỉnh, dân mà dám nói xấu chính quyền là dân hỏng! Mấy ông trí thức cũng hăng hái đi đầu, gửi đơn kiến nghị, nhưng với tầm một giáo sư cũng bị thằng nhóc cảnh sát khu vực gọi lên phường hoạnh họe, đến tận nhà cảnh báo. Góp ý nhiều, nói thẳng biết bao nhiêu, nay lại thấy mất công gần 200 ông "Thượng đỉnh xã hội" đóng kín cửa lại, to nhỏ bảo nhau suốt 15 ngày đêm mà ra được cái sản phẩm "hòa cả làng" vậy, liệu rằng dân nói thì mang lại cái gì? Thậm chí ít nhất là cảnh cáo, khiển trách trong Đảng cũng không có nữa, tốt hết, một Ban chấp hành Trung ương rất "trong sạch, vững mạnh"! Một lời xin lỗi là coi như phủi sạch. Thôi, chả dại! Nhưng mà, Chủ tịch nói hay, hứa ngon, nhất là lần này sau "thành công tốt đẹp" của Hội nghị T.Ư 6, rồi sẽ thêm cái Hội nghị 7, 8 rồi 9 chăng nữa mà vẫn kiểu như Hội nghi 6 mới rồi, chắc lần sau Chủ tịch có tổ chức gặp cử tri sẽ bị thưa thớt người dự, vì "biết rồi, chỉ có vậy thôi, không hơn được"! Nhưng dân không ngu như ông tưởng đâu, mà cũng đâu dễ lừa mị, trấn an? Chẳng qua, người ta không muốn nói. Cũng không hy vọng gì, nhưng có người tò mò vẫn đến xem ông nói gì. Cuối cùng họ vẫn mặc kệ, các ổng thích nói thé cứ nói, làm thế cứ việc mà làm, ý kiến ý cọ làm gì, chả dại! Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân dân tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bài đã đăng trên Bấm blog của tác giả. Thêm về tin này Chủ đề liên quan
Bạn là người thông minh, được mọi người tôn trọng và làm tốt công việc của mình. Rồi có chuyện xảy ra – bạn nói điều gì đó khiến cho bạn trở nên ngốc nghếch trong mắt người khác và người ta bắt đầu nhìn bạn bằng cặp mắt kỳ lạ. Làm sao để bạn lấy lại sự tự tin của mình hay là bạn làm cho mọi thứ trở nên rối hơn khiến cho bạn nghi ngờ chính bản thân mình?
Những từ ngữ khiến bạn thành ngốc nghếch
(Ảnh: Thinkstock) Để lấy lại sự tự tin đó phải cần thời gian và sự khéo léo, và đây là chủ đề mà những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội LinkedIn bàn luận. Đây là ý kiến của hai người trong số họ: Tiến sỹ Travis Bradberry, chủ tịch công ty TalentSmart “Tất cả chúng ta đều muốn sử dụng những từ ngữ mà chúng ta không thật sự quen thuộc,” Bradberry viết trong bài viết của ông của tiêu đề ‘20 từ ngữ khiếnn cho những người khôn ngoan trở thành ngốc nghếch. Những ngôn từ này không phải là vấn đề. “Đó chính là những từ ngữ mà chúng ta cho rằng mình dùng đúng sẽ gây ra hậu quả lớn nhất. Chúng ta sử dụng chúng trong những cuộc họp, các điện thư và các tài liệu quan trọng... và kết quả là chúng trở thành như dấu móng tay hằn trên bảng đối với những ai phải nghe hay đọc chúng.” Vấn đề là, chúng ta thường không nhận ra là mình sử dụng từ ngữ không chính xác. Vậy thì đâu là những từ dùng sai thông thường nhất khiến cho bạn mất điểm trong mắt người khác? Bradberry đưa ra tám cặp từ trong tiếng Anh dễ khiến chúng ta dùng sai. Trong số đó có: Fewer và less: “Dùng ‘fewer khi bạn muốn nói đến những thứ riêng rẽ có thể đếm được và dùng less khi muốn nói đến cái toàn thể. Ch ẳng hạn để nói có ít đô la hơn chúng ta dùng ‘fewer dollars’ nhưng để nói ít tiền hơn chúng ta dùng ‘less money’. Comprise và compose: “Đây là hai từ thường bị dùng sai nhất trong tiếng Anh. ‘Comprise’ có nghĩa là ‘bao gồm’ trong đó, còn ‘compose’ có nghĩa là làm nên. Để phân biệt hai từ này chúng ta phải thấy mối quan hệ của cái bộ phận với cái toàn thể. Khi bạn dùng từ comprise, chúng ta đặt cái toàn thể lên trước hết, chẳng hạn như khi nói một trận bóng đá ‘comprise’ hai hiệp. Còn khi chúng ta dùng ‘compose’, chúng ta đặt cái bộ phận lên trước, chẳng hạn như khi nói ‘Năm mươi tiểu bang ‘compose’ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ’. Imply và infer: “Nói ‘imply’ có nghĩa là muốn nói điều gì đó một cách ẩn ý, không nói hoạch toẹt ra, còn ‘infer’ có nghĩa là rút ra kết luận từ điều gì đó mà người khác ẩn ý. Chẳng hạn như khi nói diễn giả/tác giả ‘imply’ và khán giả/độc giả ‘infer’.” Ironic và coincidental: Nhiều người sử dụng sai cặp từ này. Nếu bạn bị gãy chân một ngày trước chuyến đi trượt tuyết, đó không phải là điều ‘ironic’, tức điều trớ trêu mà là điều ‘coincidental’, tức trùng hợp... Còn nếu bạn chạy một đoạn đường lên núi để trượt tuyết thì tuyết lại rơi ở vùng bạn ở thì đó lại là ‘ironic’. “Nhà văn Mỹ O Henry là bậc thầy về cách tạo sự trớ trêu trong tình huống. Trong tác phẩm ‘The Gift of the Magi’, Jim bán chiếc đồng hồ của anh để mua lược cho vợ chải tóc trong khi vợ anh lại bán tóc của mình để mua chiếc vòng cho chồng đeo đồng hồ. Mỗi nhân vật đều bán đi một thứ gì đó quý giá để mua quà cho người khác nhưng những món quà này lại dùng cho thứ mà người nhận quà đã bán đi. Đó là sự trớ trêu thật sự.” Brian Canavan, người sáng lập công ty Optiva Coaching (Ảnh: Thinkstock) “Tất cả chúng ta đều trải qua cảnh ngộ này lúc này hay lúc khác... Mọi thứ dường như không hợp lý và sự tự tin của bạn và ngay sau đó là khả năng của bạn để thể hiện năng lực ở mức cao nhất sụp đổ hoàn toàn,” Canavan viết trong bài viết của ông có tiêu đề ‘Ba bước đơn giản để hồi phục từ sự sụp đổ niềm tin’. Tuy nhiên, Canavan cho rằng cho một cách tương đối dễ để khôi phục lại niềm tin: Trước hết, ông gợi ý, là ‘hiểu mình một lần nữa’. “Viết ra danh sách các kỹ năng và tài năng của bạn,” ông viết, “Liệt kê ra tất cả mọi thứ bạn có thể làm được cho dù là tầm thường đến đâu đi nữa và đừng coi thường những cái được gọi là ‘kỹ năng mềm’. Một khi bạn xong danh sách này thì hãy liệt kê ra một danh sách những thứ mà bạn có thể không phải là giỏi nhất và cân nhắc liệu bạn có nên bỏ thời gian và công sức để cải thiện những lĩnh vực này hay không.” Các danh sách này sẽ nhắc cho bạn về giá trị của mình và điều bạn có thể làm để cải thiện bản thân, ông viết. Kế tiếp, đặt ra những mục tiêu để đạt tới trong những lĩnh vực mà bạn có năng lực, Canavan khuyên, “Hãy xem xét kỹ bạn thật sự muốn làm gì trong cuộc sống và trong công việc. Giờ đây hãy đặt danh sách những tài năng của bạn tương ứng với những mục tiêu mà bạn muốn đạt tới,” ông viết. “Có điều gì bạn cần phải bổ sung không? Hãy trở lại bước trước đây và quyết định đầu tư để cải thiện năng lực của bạn.” Cuối cùng, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, theo Canavan. Hãy phân nhỏ những mục tiêu mà bạn đã đặt ra thành những cột mốc và công việc nhỏ hơn. “Tại sao? Bởi vì nếu sự tự tin của bạn suy giảm thì điều mà bạn không muốn nhất là thất bại ở một mục tiêu quan trọng. Bạn phải lấy lại sự tự tin cho mình,” ông viết. “Hãy bắt đầu với những công việc nhỏ và dễ dàng đạt được và xây dựng từ đó. Việc thành công trong những công việc nhỏ này sẽ giúp bạn tạo nên sự tự tin cho mình.” Canavan gợi ý hãy ghi lại những thành công nhỏ này. “Chứng kiến những tiến triển mà bạn đã đạt được sẽ giúp bạn củng cố sự tự tin của mình hơn nữa,” ông viết. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Capital.
Trong thời đại ngày nay, khi mà VN đã tham gia vào WTO thì có nghĩa rằng VN không còn là một ốc đảo tách biệt với thế giới nữa. Mọi chính sách, luật lệ trong làm ăn về kinh tế phải theo quy định chung của thế giới…
Dân cần biết bảo vệ quyền lợi của mình
Cùng với nó, điều mà người dân ngày nay đòi hỏi là thể chế chính trị của VN có thay đổi theo không? Đây là câu hỏi lớn mà tôi tin rằng bộ phận lớn dân chúng đang rất quan tâm. Đồng thời cũng là mối lo ngại của các ĐVCS “gộc”, những người đang nắm quyền bằng cách không minh bạch. Áp lực này đè lên họ ngày một lớn từ cả ở trong nước lẫn từ ngoài nước. VN lại càng đặc biệt hơn với đất nước vừa trải qua các cuộc chiến tranh tàn khốc, làm mất đi bao nhiêu của cải và sinh mạng con người. Hậu quả của chiến tranh để lại dai dẳng cho đến tận ngày nay cũng chưa dễ gì khắc phục. Nhưng có một điều chắc chắn mà ai cũng phải thừa nhận: Sau thống nhất hơn 30 năm mà đại bộ phận người dân VN với gần 80% là nông nghiệp vẫn nghèo khổ; Người dân vẫn chưa có quyền cơ bản nhất như mọi công dân của đại đa số các quốc gia khác; Các quan chức đang nắm quyền không phải do dân bầu lên, trong số họ đa số là dùng bằng cấp giả hoặc bằng cấp không liên quan đến công việc mà họ đang được đảm nhiệm. Ngày nay, người VN ở trong nước cũng như ở ngoài nước có thể nói đã gác lại quá khứ để mong chờ một đất nước VN cất cánh thành rồng thành tiên, nhưng thực tế thật phũ phàng và chua xót. Chúng ta có quyền đặt câu hỏi thực trạng này thì nguyên nhân do đâu? Tại sao người dân càng ngày càng mất lòng tin vào ĐCS cầm quyền, cho dù họ phát động hết chiến dịch tuyền truyền này đến cuộc tuyên truyền nọ (mới đây nhất là chiến dịch phát động các ĐV của họ học tập và làm theo gương ông Hồ Chí Minh). Chúng ta thấy rõ thực trạng qua hàng loạt các câu hỏi chất vấn mà người ta hy vọng vào ông Thủ tướng trả lời trong cuộc đối thoại qua Internet sắp tới. Có phải đa số đều phản ảnh nỗi bức xúc của họ về cải cách thủ tục hành chính, về đạo đức và trách nhiệm của các quan CS? Kế đó ông TT sẽ trả lời như thế nào với các câu hỏi về tự do báo chí, về bầu cử chọn lãnh đạo, về đa nguyên đa đảng?... Trăm dâu đổ đầu hệ thống Có lẽ người dân VN cũng đã quá quen với kiểu nhân dân hỏi gì thì cứ hỏi chứ đã biết chắc câu trả lời sẽ như thế nào rồi. Những lỗi trên có thể có ở nhiều nước nhưng chắc chắn bao giờ nó cũng tồn tại song song với mức độ nghiêm trọng hơn ở các chính quyền độc tài đảng trị, nó là khối ung thư di căn của bất cứ chính quyền CS nào, cái mà người ta thường gọi là lỗi hệ thống. Có ai không biết là lãnh đạo các cấp không được bầu bán một cách dân chủ công khai thì sao tránh khỏi độc đoán, chia chác quyền lực giữa “các nhóm lợi ích” trong ĐCS? Kế đó là nạn đi cửa sau, mua quan bán chức. Lợi dụng “bí mật quốc gia” và quyền hành tuyệt đối của mình để làm giàu bất chính? Có ai không hiểu là các ĐVCS “gộc” đang thực sự lo ngại cho cái “thành tích vẻ vang” của mình sẽ ra sao khi mà xã hội có đa nguyên đa đảng như ở các nước dân chủ khác ? Bởi lỡ đâu ít năm nữa ĐCS không còn nắm thế độc tôn nữa, có thể người ta sẽ xem xét lại mấy cái thành tích “vẻ vang” mà bấy lâu họ luôn nhắc đi nhắc lại, tuyên truyền rùm beng vào tai những người dân khốn khó? Có ai không hiểu là dưới sự lãnh đạo “sáng suốt” của ĐCSVN mà người dân VN đã phải tốn bao nhiêu sinh mạng để rồi lại phải bắt tay với chính “kẻ thù” (vì họ nhập khẩu lượng hàng hoá lớn nhất và chắc chắn sẽ là người đầu tư lớn nhất vào VN). Rồi sau bao năm tuyên truyền hướng lên xã hội CSCN lại phải quay về với nền kinh tế thị trường, mà nay để đỡ mất mặt, phải gán vào cái đuôi “định hướng XHCN”? Sống giữa thời đại bùng nổ thông tin, người dân VN ngày nay chẳng lẽ không biết ĐCSVN vẫn cố bám lấy cái chế độ độc đảng với bao chiến dịch quảng bá hình ảnh tốn kém tiền của dân nhưng thực chất là bảo vệ những ĐV thực sự nắm quyền lực. Họ thực sự đang lừa dối nhân dân và các ĐV khác vì ngay các ĐV này không hề có tiếng nói gì trong chính cái tổ chức của mình? Mới đây ĐCSVN hợp Hội nghị Trung ương 4 đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII. Trong đó có nội dung: “…Đại biểu Quốc hội khóa XII phải là những người yêu nước, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Có cơ cấu hợp lý số đại biểu là người đang công tác ở các cơ quan đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân… Sao mà lắm kẻ thù Các cấp ủy, tổ chức đảng, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII cần có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chỉ thị, bảo đảm cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII thành công tốt đẹp”. Và rồi “các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chống phá quyết liệt sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước ta”… Đây là một điều rất mập mờ để họ vẫn tổ chức ứng cử và bầu cử theo kiểu cũ, đó là cái trò ‘Đảng cử dân bầu’ để cho QH của VN luôn luôn diễn những màn hề rẻ tiền. Các ứng cử viên tự do khó mà có đất để mà quảng bá hình ảnh của mình. Như vậy là họ vẫn cố tình chà đạp lên ý chí và nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân. Chúng ta có quyền đòi hỏi là mọi công dân VN phải được thật sự tự do trong ứng cử và bầu cử, họ phải được tự do bầu ra đại diện của mình trong QH và được quyền bầu ra các vị trí lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương. Nếu không được như vậy thì tôi tin rằng đại bộ phận nhân dân sẽ tẩy chay cái trò hề bầu cử và ứng cử này. Đây cũng là dịp để các nhà dân chủ có bản lĩnh tham gia vào cuộc chơi. Thời đại ngày nay không dễ lừa bịp hay bịt mồm bịt miệng con người, lại càng không thể dùng vũ lực hoặc mấy trò bôi nhọ rẻ tiền để gạt các các ứng cử viên tự do vào làm ĐBQH. Tuy họ vẫn phải chịu lép vế bởi những điều khoản khống chế mập mờ ở trên. Vậy nên liều thuốc hữu hiệu nhất cho VN hiện nay phải là đối thoại, là tự do báo chí, là đa nguyên đa đảng. Một “Hội nghị Diên hồng” như giáo sư Đặng Viết Hoạt ở Mỹ gợi ý là hoàn toàn có thể thực hiện được. Chính đối thoại con người sẽ hiểu và thông cảm cho nhau hơn. Đối thoại có thể không xoá hết được bất đồng nhưng chắc chắn sẽ làm con người xích lại gần nhau. Đặc biệt qua đối thoại với sự hợp lực từ nhiều phía nhiều nguồn, sẽ luôn tìm ra phương sách tối ưu đưa đất nước tiến lên nhanh chóng và bền vững. Người VN như chúng ta từng được biết, dù đi đâu và sống ở đâu thì họ cũng luôn nặng lòng với quê hương đất nước. Ngày nay họ đang thực sự muốn tham gia vào quá trình phục hưng đất nước. Đối thoại với tất cả các thành phần xã hội ở trong cũng như ở ngoài nước có thể làm “hại” cho ĐCS nhưng chắc chắn nó sẽ làm lợi cho dân cho nước. Chúng ta hãy chờ xem tinh thần vì dân vì nước hay là vì bản thân của những người CS “gộc”? Rằng họ sẽ trả lời như thế nào về cuộc bầu cử ĐBQH sắp tới và trả lời như thế nào về đề nghị tổ chức một “Hội nghị Diên hồng” của Giáo sư Đặng Viết Hoạt?
Các vị nguyên thủ quốc gia và thủ tướng của 15 quốc gia hội viên cộng thêm 10 nước mà sẽ gia nhập Liên Hiệp Châu Âu vào năm tới đang gặp bế tắc trong đàm phán ở Brúc-xen để bàn về quyền lực của các quốc gia trong Liên Hiệp Châu Âu mở rộng.
Đàm phán EU bế tắc
Ba Lan và Tây Ban Nha không muốn mất đi quyền bỏ phiếu có thể coi là khá hời mà họ có được cách đây 3 năm tại cuộc họp của EU ở Nice. Thủ tướng Balan Leszek Miller đã bay tới Brúc-xen để bảo vệ quan điểm của nước ông cho dù còn đang bị chấn thương xương sống sau vụ tai nạn trực thăng mới đây. Các cuộc đàm phán có thể kéo dài tới tận sáng ngày mai và các nhà đàm phán đều rất kiên quyết với lập trường của riêng họ. Ông Leszek Miller tươi cười khi đến dự Hội Nghị Thượng Ðỉnh, nhưng ông đi đứng khó khăn và phải dùng xe đẩy để đưa đến phòng họp. Bác sĩ của ông nói là một phòng đặc biệt đã được dành riêng để cho Thủ Tướng Balan có thể nằm nghỉ mỗi vài tiếng dồng hồ trên một chiếc giường chỉnh trực đặc biệt. Ông quyết tâm tỏ cho thấy ý chí của Balan không uốn cong, nhưng các cuộc thương thuyết trong Liên Hiệp Ấu châu là một trắc nghiệm tính bền bỉ cho những người lành mạnh nhất. Pháp muốn có một thỏa hiệp hoàn toàn phù hợp với một số viễn tưởng mà Châu Âu đã có...viễn tưởng của các nước thành viên sáng lập, dựa trên văn hoá, lịch sử và kinh nghiệm của Âu châu Jacques Chirac Tại Nice ba năm trước đây, phải mất 4 ngày và một đêm để cho Tây Ban Nha và Ba Lan chiếm được quyền bỏ phiếu hầu như là ngang hàng với nước Ðức. Phát ngôn nhân của ông Miller nói là không có cách chi để mà ông có thể chiụ nhường quyền bỏ phiếu. Quốc Hội Ba lan sẽ không chấp nhận chuyện này. Nhà lãnh đạo tây Ban Nha Jose-Maria Aznar cho hay nước ông không muốn thay đổi chế độ bỏ phiếu, nhưng ông sẽ chú tâm xét đến bất kỳ một đề nghị hoà giải nào nếu được công bố. Trong khi đó Tổng Thống Jacques Chirac của Pháp đã chỉ trích Tây Ban Nha và Ba Lan, nói là họ không đi theo các luật lệ dân chủ bởi vì họ chống lại hệ thống đưa ra quyết định dự lập đặt căn bản một phần trên dân số của các nước khác nhau. Ðưọc hỏi tại sao luật lệ bỏ phiếu hiện nay đã đưọc thỏa thuận tại một hội nghị thượng đỉnh ba năm trước đây không còn đúng nữa, thì ông Chirac trả lời : "Pháp muốn có một thỏa hiệp hoàn toàn phù hợp với một số viễn tưởng mà Châu Âu đã có. Lẽ dĩ nhiên không phải viễn tượng mà chúng ta muốn định đặt lên, nhưng mà là viễn tưởng của các nước thành viên sáng lập, lập căn trên văn hoá, lịch sử và kinh nghiệm của Âu châu mà theo quan diểm của chúng ta, đã được bản Công Ước biểu lộ một cách toàn hảo." Các cuộc thảo luận chắc chắn là gay go và dông dài. Thủ Tưóng Ý Silvio Berlusconi, nói sẽ là một phép lạ để cho ông giải quyết dứt điểm về hiên pháp trưóc sang Chủ Nhật. Nếu không đạt được thoả hiệp trưóc sang Chủ Nhật thì các nhà lãnh đạo sẽ trở về nước và họp lại vào một ngày khác . Ngay khởi đầu đã khó Cuộc họp bắt đầu bằng buổi điểm tâm giữa ba quốc gia lớn: Pháp, Đức và Anh. Ba nước này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra các giải quyết để tránh cuộc họp thượng đỉnh bị thất bại. Sự tranh cãi chủ yếu là về việc Ba Lan và Tây Ban Nha được hứa tại cuộc họp thượng đỉnh năm 2000 ở Nice là mỗi nước sẽ được 27 phiếu bầu cử trong Hội Ðồng các bộ trưởng Châu Âu đầy quyền lực. Đây là so với 29 phiếu bầu cử cho Đức, một nước mà tổng dân số đông gấp đôi nước Ba Lan hay là Tây Ban Nha. Bản dự thảo hiến pháp cố gắng làm cân bằng sự chênh lệch này, nhưng Ba Lan và Tây Ban Nha từ chối nhượng bộ. Vào hôm thứ năm, tổng thống Ba Lan, ông Aleksander Kwasniewski dọa là sẽ phủ quyết hiến pháp mới của Châu Âu nếu như số phiếu bầu cử dành cho Ba Lan bị giảm đi khi nước này gia nhập Liên Hiệp Âu Châu. Ông phát biểu ngay sau khi hội đàm với Thủ tướng Đức, ông Gerhard Schroeder tại Berlin. Ông Gerhard Schroeder cảnh báo Warsaw là không nên cản trở kiến nghị này. Ông Gerhard Schroeder nói với truyền hình Đức là một nước không thể trở thành thành viên của Liên Hiệp Châu Âu và ngay sau đó thực thi quyền phủ quyết. Ngoại trưởng Đức, ông Joschka nói Đức muốn hoãn quyết định về vấn đề này nếu như cần thiết. Thủ tướng Ý, ông Silvio Berlusconi không hy vọng nhiều là sẽ đạt được thỏa thuận tại cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tuần này ở Brussels. “Nếu chúng ta đạt được một thỏa thuận thì đây là một phép lạ. Nhưng đôi lúc phép lạ cũng hiện ra”, ông Silvio Berlusconi phát biểu. Ý sẽ là nước kế tiếp giữ chức vụ tổng thống Liên Hiệp Âu Châu. Tinh thần lạc quan Một vấn đề gây ra tranh cãi khác là việc bầu cử theo đa số. Thủ tướng Anh, ông Tony Blair cương quyết giữ quyền phủ quyết liên quan tới các chính sách quốc nội chính. Đối với một số vấn đề khác thì khả năng đạt được thỏa thuận có vẻ cao. 19 quốc gia nhỏ có khả năng sẽ có đại diện trong Ủy Hội Châu Âu, một bộ phận của Liên Hiệp Châu Âu. Theo dự đoán sẽ đạt được thỏa thuận về các kế hoạch giao cho Liên Hiệp Âu Châu một vai trò quân sự lớn hơn , sau khi bảo đảm là vai trò này sẽ không làm suy yếu đi lien hệ quân sự với Liên Minh Phòng Thủ Bắc Ðại Tây Dương gọi tắt là NATO. Liên minh hoan nghênh kiến nghị mới nhất sẽ được đề cập tại cuộc họp thượng đỉnh. Kiến nghị này nhằm thành lập một bộ phận soạn thảo kế hoạch của Liên Hiệp Âu Châu tại trung tâm đầu não quân sự của Nato ở Bỉ để thực hiện các kế hoạch của Châu Âu với sự hỗ trợ của khối Liên Minh. Tổng thư ký của NATO, Lord Robertson hoan nghênh kế hoạch này khi nói đây là một thỏa thuận tốt cho Liên Hiệp Âu Châu và cả Nato. Phát biểu này dường như kết thúc cuộc tranh cãi kéo dài bảy tháng nay giữa Hoa Kỳ và một số nước thành viên khác về các kế hoạch thành lập các trung tâm đầu não riêng biệt cho từng nước trong khối Liên Hiệp Âu Châu.
Số các ca tử vong do virus corona tại Iran cao gần gấp ba lần so với con số chính thức mà chính phủ nước này công bố, theo điều tra của Ban BBC Tiếng Ba Tư.
Dữ liệu được tiết lộ cho thấy Iran che đậy các ca tử vong do Covid-19
Iran là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Trung Đông Số liệu ghi chép của chính phủ có vẻ như nêu ra con số gần 42.000 người tử vong với các triệu chứng Covid-19 tính đến ngày 20/7, trong lúc Bộ Y tế nước này báo cáo con số 14.405. Virus corona: 210 người tử vong ở Iran Covid-19: Thứ trưởng Y tế Iran Iraj Harirchi 'mắc virus' Người Ba Tư, 'ông tổ' của ngành chuyển phát nhanh hiện đại Số những người được cho là nhiễm bệnh cũng cao gần gấp đôi so với các số liệu chính thức: 451.024 ca so với 278.827 được báo cáo. Theo các số liệu chính thức thì Iran vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng Trung Đông. Trong những tuần gần đây, nước này đã bị làn sóng tăng vọt lần hai các ca nhiễm bệnh. Ca tử vong đầu tiên tại Iran do Covid-19 được ghi nhận ngày 22/1, theo danh sách và hồ sơ y tế được chuyển cho BBC. Thời điểm này sớm hơn gần một tháng so với trường hợp tử vong chính thức đầu tiên do virus corona được báo cáo tại nước này. Kể từ khi bệnh dịch bùng phát tại Iran, nhiều nhà quan sát đã nghi ngờ các số liệu chính thức do nhà nước công bố. Đã có những bất thường trong dữ liệu được báo cáo ở cấp quốc gia và cấp khu vực, và một số giới chức địa phương đã lên tiếng về điều này trong lúc các nhà thống kê số liệu đã tìm cách đưa ra những con số ước tính khác. Việc có tỷ lệ các ca không được ghi nhận đầy đủ, chủ yếu là do năng lực xét nghiệm, là điều xảy ra trên toàn cầu. Tuy nhiên, thông tin được tiết lộ cho BBC cho thấy giới chức Iran đã báo cáo con số nhiễm bệnh hàng ngày ở mức thấp hơn đáng kể tuy đã có hồ sơ về các ca tử vong. Điều này cho thấy các số liệu đã cố tình bị giảm bớt. Dữ liệu lấy từ đâu? Dữ liệu được gửi tới BBC từ một nguồn ẩn danh. Dữ liệu bao gồm các thông tin chi tiết về các ca nhập viện hàng ngày trên toàn Iran, bao gồm cả tên, tuổi, giới tính, triệu chứng, ngày nhập viện, và thời gian nhập viện cùng các bệnh nền của bệnh nhân. Các chi tiết trong danh sách phù hợp với thông tin về một số bệnh nhân mà BBC đã được biết, trong đó gồm cả những người đã tử vong. Nguồn tin nói rằng họ chia sẻ dữ liệu với BBC nhằm "rọi ánh sáng vào sự thật" và nhằm chấm dứt các "trò chơi chính trị" quanh đại dịch. Sự không khớp giữa các số liệu chính thức và số ca tử vong được ghi nhận trong hồ sơ này cũng phù hợp với sự khác biệt giữa số liệu chính thức và các tính toán về tình trạng tử vong cao quá mức, tính đến giữa tháng Sáu. "Tử vong cao quá mức" là từ được dùng để chỉ số lượng các ca tử vong cao hơn và vượt quá những gì được trông đợi sẽ xảy ra trong các điều kiện "bình thường". Dữ liệu tiết lộ điều gì? Thủ đô Tehran có số ca tử vong cao nhất, với 8.120 người chết do Covid-19 hoặc với các triệu chứng tương tự. Thành phố Qorn - nơi ban đầu là tâm dịch ở Iran - bị ảnh hưởng nặng nề nhất tính theo tỉ lệ dân số, với 1.419 ca tử vong, tương đương với một ca tử vong do Covid-19 trên 1.000 người. Đáng chú ý là trên toàn quốc, có 1.916 ca tử vong không phải là công dân Iran. Điều này cho thấy có một tỷ lệ không tương xứng các ca tử vong trong các nhóm dân nhập cư và tị nạn, những người hầu hết đến từ quốc gia láng giềng Afghanistan. Xu hướng diễn biến lây các ca nhiễm bệnh và tử vong nêu trong dữ liệu được tiết lộ cho BBC tương tự như xu hướng trong các báo cáo chính thức, chỉ khác biệt về quy mô. Mức độ tăng vọt các ca tử vong trong thời gian đầu nêu trong tài liệu này cao hơn nhiều so với các số liệu mà Bộ Y tế đưa ra, tính đến giữa tháng Ba - cao hơn gấp 5 lần so với số liệu chính thức. Các biện pháp phong tỏa đã được áp dụng trong dịp nghỉ lễ Nowruz, tức Lễ Năm Mới của Iran, bắt đầu vào dịp cuối tuần, tuần thứ ba của tháng Ba; và đã có mức suy giảm tương ứng các ca nhiễm bệnh và tử vong trong giai đoạn này. Iran đã áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona Tuy nhiên, khi các biện pháp hạn chế của chính phủ được nới lỏng, các ca nhiễm bệnh và tử vong bắt đầu lại tăng lên, bắt đầu từ sau thời điểm cuối tháng Năm. Đáng chú ý là trong danh sách được tiết lộ cho BBC, ca tử vong đầu tiên được ghi nhận vào ngày 22/1, một tháng trước khi ca tử vong đầu tiên do virus corona được chính thức báo cáo tại Iran. Tại thời điểm đó, các quan chức Bộ Y tế khăng khăng nói rằng không có bất kỳ ca nhiễm virus corona nào tại nước này, bất chấp các tường thuật của phóng viên bên trong Iran và những lời cảnh báo từ nhiều chuyên gia y tế khác nhau. Trong vòng 28 ngày cho tới khi ca tử vong đầu tiên được chính thức thừa nhận vào ngày 19/2, có 52 người tử vong. Các bác sĩ nắm tường tận vấn đề nói với BBC rằng Bộ Y tế Iran đã bị áp lực từ các cơ quan an ninh và tình báo bên trong Iran. Bản đồ mức độ tử vong tại các tỉnh của Iran Vì sao phải che đậy? Bệnh dịch bắt đầu bùng phát vào thời điểm trùng với hai sự kiện quan trọng ở Iran: dịp kỷ niệm Cách mạng Hồi giáo 1979 và kỳ bầu cử Quốc hội. Đây là những cơ hội to lớn cho Cộng hòa Hồi giáo chứng minh rằng họ nhận được sự ủng hộ rộng rãi, và họ không muốn làm mất đi cơ hội này chỉ bởi vì virus. Ayatollah Ali Khamenei, Lãnh tụ Tối cao của Iran, đã cáo buộc một số người là lợi dụng virus corona để làm suy yếu kỳ bầu cử. Vào ngày bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri đi bầu rất thấp. Việc giới chức che đậy vụ bắn hạ máy bay của Ukraine đã làm nổ ra nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ Trước khi bị đại dịch virus corona toàn cầu tấn công, Iran đã có một loạt các cuộc khủng hoảng của riêng mình. Vào 11/2009, Chính phủ tăng giá xăng dầu qua đêm và tiến hành trấn áp đầy bạo lực đối với các cuộc biểu tình sau đó. Hàng trăm người biểu tình đã bị giết chết chỉ trong vài ngày. Vào tháng Giêng năm nay, phản ứng của Iran đối với vụ Hoa Kỳ ám sát tướng hàng đầu của Iran, Qasem Soleimani, người được coi là một trong các nhân vật quyền lực nhất tại Iran, chỉ đứng sau Lãnh tụ Tối cao, đã tạo ra một vấn đề khác. Người biểu tình Iran trút giận lên chính phủ Tiếp đến là vụ các lực lượng vũ trang của Iran trong tình trạng cảnh giác cao đã phóng nhầm hỏa tiễn vào một máy bay của Ukraina, chỉ vài phút sau khi chiếc phi cơ cất cánh từ sân bay quốc tế tại Tehran, khiến toàn bộ 176 người trên khoang thiệt mạng. Lúc ban đầu, giới chức Iran tìm cách che giấu những gì xảy ra, nhưng sau ba ngày họ buộc phải thừa nhận. Điều này khiến Tehran rất mất mặt. Bác sĩ Nouroldin Pirmoazzen, một cựu dân biểu và cũng là quan chức trong Bộ Y tế, nói với BBC rằng trong bối cảnh đó, chính phủ Iran rất lo lắng và sợ hãi sự thật khi virus corona tấn công vào Iran. Ông nói: "Chính phủ sợ rằng dân nghèo và người thất nghiệp sẽ xuống đường." Bác sĩ Pirmoazzen chỉ ra một thực tế rằng việc Iran ngăn chặn, không để tổ chức y tế quốc tế Thầy thuốc Không biên giới điều trị cho các ca virus corona tại tỉnh miền trung Isfahan cho thấy nước này rất cảnh giác về an ninh đối với đại dịch. Iran đang trải qua giai đoạn khó khăn, thậm chí ngay cả trước khi khi có màn dương oai giễu võ về quân sự với Hoa Kỳ, và trước khi bị virus corona tấn công. Các lệnh trừng phạt được đưa ra sau khi ông Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 5/2018 đã khiến nền kinh tế Iran bị ảnh hưởng nặng nề. Bác sĩ Pouladi (không phải tên thật) nói với BBC: "Những người dẫn dắt nền kinh tế tới thời điểm này không phải trả giá. Chính là người nghèo của đất nước và các bệnh nhân tội nghiệp của tôi mới là người phải trả giá, và họ phải trả bằng chính cuộc sống của mình." "Trong cuộc đối đầu giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Iran, chúng tôi bị nghiền nát bởi áp lực từ cả hai phía." Bộ Y tế nói rằng các báo cáo của nước này lên Tổ chức Y tế Thế giới về số các ca nhiễm và tử vong do virus corona là "minh bạch" và "không hề bị bóp méo".
Clint Dempsey đã đưa Mỹ lên dẫn bàn với bàn thắng khi trận đấu và khai cuộc được 29 giây - bàn thắng nhanh thứ năm trong lịch sử World Cup.
Trận hòa đầu tiên và bàn thắng sớm nhất
Bàn thắng của Clint Dempsey rất có thể sẽ giữ vị trí là bàn thắng được ghi sớm nhất Mỹ-Ghana: 2-1 Ghana có bàn gỡ hòa khi Andre Ayew khóa cú đánh gót của Asamoah Gyan và tung bóng vào lưới. John Brooks đánh đầu vào lưới của Ghana để chốt tỷ số trận đấu là 2-1 cho Mỹ. Brooks tỏ thái độ vừa vui sướng vừa bất ngờ. Đây là trận đấu đầu tiên tiên của cầu thủ 21 tuổi sinh ra ở Đức này. Chiến thắng này giúp Mỹ phục hận sau khi bị chính Ghana loại ra khỏi hai kỳ World Cup trước. Đội tuyển đã tỏ vẻ mệt mỏi và chiến thắng cho họ tưởng chừng là điều bất khả thi khi mà Ghana chiếm ưu thế ở hiệp đấu thứ hai. Tuy nhiên sự kiên trì của Mỹ đã được đền đáp khiến cho 'Những ngôi sao đen' lâm vào tình thế hiểm nghèo. Hai đội sẽ phải đối mặt với hai đội mạnh là Đức và Bồ Đào Nha trong các trận sắp tới. Trận thứ ba trong ngày là trận Ghana gặp Mỹ là trận thứ hai của Bảng G, diễn ra trên sân Arena das Dunas, thành phố Natal. Trước giờ đấu, trời mưa dữ dội tại Natal. Nhưng các cầu thủ Ghana không mấy bận tâm. Họ ra sân với nụ cười rạng rỡ trên môi và hát vang. Trong tuyển Ghana, Kwadwo Asamoah đã xác lập được vai trò trụ cột tại Juventus, giúp câu lạc bộ giành danh hiệu ở giải Ý trong hai mùa bóng, kể từ khi anh gia nhập hồi 2012. Là tiền vệ cánh trái, có khả năng chơi ở cả các vị trí khác, cầu thủ 25 tuổi này được huấn luyện viên Juve Antonio Conte đánh giá là "không thể thay thế". Có biệt danh là 'Kojo', Asamoah được bầu là Cầu thủ của năm của Ghana trong các năm 2012 và 2013. Về phía Mỹ, cựu thủ quân Claudio Reyna cho rằng đội quân xứ cờ hoa sẽ gây sốc cho các đối thủ và sẽ vào đến vòng sau của giải đấu. "Tôi cảm thấy chúng tôi sẽ chơi tốt và sẽ đi tiếp," cựu tiền vệ của Rangers và Manchester City nói, bất chấp việc giới chuyên môn cho rằng cả Ghana và Mỹ sẽ chỉ đóng vai trò lót đường cho hai đội còn lại của bảng, Đức và Bồ Đào Nha. "Sẽ có những màn trình diễn lớn. Nhưng để vào được vòng loại trực tiếp thì đó cũng sẽ là một thành công lớn." Iran 0-0 Nigeria Hai đội thuộc bảng F, Iran và Nigeria, gặp nhau trên sân Arena da Baixada, Curitiba vào lúc 1600 giờ địa phương 16/6 (0200 giờ Việt Nam 17/6). Sau 90 phút thi đấu tẻ nhạt, hai đội đã để lại trận hòa đầu tiên trong mùa giải World Cup này. Kết quả không làm cổ động viên Nigeria hài lòng, và họ đã gây những âm thanh phản đối trên sân. Các nhà vô địch châu Phi đã có một trận thi đấu thiếu những khoảnh khắc lóe lên đầy sáng tạo, và nay có trận thứ chín không bàn thắng trong các kỳ World Cup. Phóng viên BBC Chris Waddle bình luận: "Tôi rất ấn tượng với cách tổ chức và tính kỷ luật của đội Iran. Họ chiến đấu kiên cường. Chúng ta đều trông đợi là Nigeria sẽ chọc thủng lưới đối phương hai đến ba lần, cho nên Iran rất đáng ca ngợi." "Nigeria thi đấu thiếu chất lượng và điều đó sẽ khiến họ phải trả giá ở giải này. Họ sẽ rất may nếu đứng được nhì bảng. Có thể thấy Iran sẽ giành được ba trận hòa nếu tiếp tục đá như thế này." Nỗi buồn Iran Dẫu đội nhà có những khó khăn, các cổ động viên Iran vẫn sẵn sàng chờ trận ra quân Tuyển Iran đã có khởi đầu không mấy suôn sẻ cho World Cup 2014.Huấn luyện viên 61 tuổi Carlos Queiroz sẽ từ chức sau World Cup và ông chẳng buồn chờ mà tuyên bố quyết định này ngay sau nói cơ hội để đi xa hơn ở vòng đấu bảng cùng các đội Argentina và Bosnia-Hercegovina đã bị hủy hoại bởi những sự kiện diễn ra hồi tháng Năm. Một trận giao hữu đã bị hủy bỏ một cách kỳ lạ bằng một thông báo ngay sát ngày đấu, trong lúc tin tức nói các cầu thủ thường đến tập muộn giờ. Đáng xấu hổ hơn, còn có những vấn đề với chất lượng và số lượng đồ tập được cung cấp. Chẳng hạn như giày quá chật và các bộ quần áo thì bị co lại sau khi giặt. Ông Queiroz đã lớn tiếng phản ứng nhưng lại bị biến thành trò hề khi người đứng đầu Liên đoàn Bóng đá Iran được cho là đã yêu cầu các cầu thủ giặt đồ bằng nước lạnh để tránh bị co. Ông này sau đó đã cảnh cáo ông Queiroz "đừng có giặt rũ bẩn thỉu trước công chúng". Trái ngược với tình hình tuyển Iran, thành phố Curitiba đã trải qua những thay đối to lớn kể từ khi tổ chức hai trận cầu trong kỳ World Cup 1950. Nỗ lực hút khách du lịch đã biến Curitiba thành một ‘thủ phủ sinh thái’, với 30 công viên. Curitiba có các cộng đồng người Đức, Ý, Nhật, và Ukraine. Thành phố này còn được cho là nơi có cộng đồng người Ba Lan hải ngoại đông thứ nhì thế giới. Đức 4-0 Bồ Đào Nha Muller trở thành cầu thủ đầu tiên lập hat-trick tại World Cup 2014 Trước khi diễn ra trận Iran-Nigeria, ở Bảng G Bồ Đào Nha đã bị đội Đức đả bại với tỷ số đậm, thua trắng bốn bàn. Trong trận này, cầu thủ mang áo số 13 của Đức, Thomas Muller trở thành cầu thủ đầu tiên lập hat-trick trong kỳ World Cup này, sau cuộc tấn công tàn nhẫn của tuyển Đức, vùi dập đội quân chỉ còn 10 chiến binh của Bồ Đào Nha. Cầu thủ 24 tuổi, tiền vệ của Bayern Munich, đã ghi năm bàn, đoạt Chiếc Giày Vàng tại Nam Phi hồi bốn năm về trước. Sau khi bị thủng lưới lần hai ở phút thứ 32 sau pha đánh đầu thành công của Mats Hummels, Bồ Đào Nha xui xẻo khi Pepe lãnh thẻ đỏ không đáng có chỉ ít phút sau đó. Và đội quân của ông Paulo Bento đã không đủ sức chống đỡ, chấp nhận vào lưới thêm hai lần nữa. Tuy nhiên, an ủi phần nào cho tuyển Bồ Đào Nha là họ không phải là đội duy nhất tan nát trên sân Arena Fonte Nova của Salvador. Cũng tại sân này, hôm 13/6 đội đương kim vô địch Tây Ban Nha đã bị Hà Lan hạ nhục với tỷ số 1-5.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ thuộc đảng Dân chủ đã yêu cầu Nhà Trắng trình các tài liệu như một phần của cuộc điều tra luận tội của họ về Tổng thống Donald Trump.
Điều tra Trump-Ukraine: Đảng Dân chủ yêu cầu Nhà Trắng trình tài liệu
Trong bức thư gửi Nhà trắng, các nghị sỹ đảng Dân chủ nói Tổng thống Donald Trump đã chọn con đường "lấp liếm, cản trở và che đậy" Các tài liệu liên quan đến cuộc gọi giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào ngày 25/7/2019. Trong cuộc gọi, ông Trump đã thúc đẩy ông Zelensky điều tra đối thủ chính trị dân chủ hàng đầu của mình, Joe Biden. Trump kêu gọi Trung Quốc điều tra cha con Biden Quốc hội và quyền lực nghị viện - cái nhìn từ Anh qua Mỹ tới Việt Nam Luận tội một tổng thống có dễ không? Những nhân vật chính trong cuộc điều tra luận tội Trump Chủ tịch Hạ viện Mỹ: "Dư luận ủng hộ điều tra luận tội Trump" Cuộc điều tra luận tội bắt nguồn từ cuộc điện đàm, được một người tố giác nêu ra vào tháng Tám. Người tố cáo cáo buộc rằng ông Trump đã sử dụng gói viện trợ quân sự trị giá 400 triệu đô la cho Ukraine, vốn đã bị đình chỉ trước đó vào tháng Bảy, như một đòn bẩy để thuyết phục ông Zelensky. Nhà Trắng đã cung cấp gói viện trợ vào tháng Chín. Ông Trump đã bác bỏ mọi hành vi sai trái, cáo buộc các đối thủ chính trị của ông là một "cuộc săn phù thủy". Nhưng trong một động thái để tăng áp lực lên tổng thống, ba ủy ban Hạ viện dẫn đầu cuộc điều tra đã cho ông Trump thời hạn đến ngày 18 tháng Mười để bàn giao các tài liệu. Các nghị sỹ đảng Dân chủ cũng yêu cầu Phó Tổng thống Mike Pence cung cấp các tài liệu để làm rõ vai trò của ông trong vụ việc liên quan Ukraine "Chúng tôi vô cùng tiếc vì Tổng thống Trump đã đặt chúng tôi - và cả quốc gia - vào vị trí này, nhưng hành động của ông đã khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra trát đòi hầu tòa này", các nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ viết trong thư gửi Nhà Trắng. Trát hầu tòa - một mệnh lệnh yêu cầu trao bằng chứng - đã được các vị chủ tịch của các ủy ban giám sát, tình báo và đối ngoại đưa ra vào hôm thứ Sáu, 04/10/2019. Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham đã tìm cách hạ thấp tầm quan trọng của trát đòi hầu tòa này, nói rằng nó "không tạo ra thay đổi gì". Một yêu cầu riêng về hồ sơ cũng đã được gửi tới Phó Tổng thống Mike Pence, trong đó đảng Dân chủ yêu cầu ông làm rõ "bất kỳ vai trò nào mà ông có thể đóng" trong cuộc điều tra về ông Trump với Ukraine. What we know about Biden-Ukraine corruption claims Nếu đảng Dân chủ đi đến được việc luận tội ông Trump - bằng cách bỏ phiếu tại Hạ viện - một phiên bỏ phiếu sẽ được tổ chức tại Thượng viện. Các thượng nghị sĩ sẽ phải bỏ phiếu để kết tội ông Trump với đa số 2/3 để loại ông khỏi chức vụ. Nhưng kết quả đó được coi là không chắc chắn khi các đảng Cộng hòa của tổng thống kiểm soát Thượng viện. Đảng Dân chủ đòi tài liệu gì? Trump calls for China and Ukraine to investigate the Bidens Trong bức thư gửi Nhà Trắng, các ủy ban đã cáo buộc ông Trump "ngăn chặn" nhiều yêu cầu về các hồ sơ liên quan cuộc gọi ngày 25/7 của ông với ông Zelensky. Bằng cách từ chối tự nguyện phát hành các tài liệu, đảng Dân chủ cho biết ông Trump đã "chọn con đường thách thức, cản trở và che đậy". Việc không tuân thủ trát đòi hầu tòa sẽ dẫn đến "bằng chứng cản trở", đây cũng là một hành vi phạm tội không thể chối cãi, các ủy ban cảnh báo. Phản ứng mới nhất là gì? Hôm thứ Sáu, 04/10, ông Trump nói rằng đảng Dân chủ "thật đáng tiếc đã có lá phiếu" để luận tội ông, nhưng dự đoán ông sẽ giành chiến thắng trong một phiên tại Thượng viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo. Former prosecutor-general Yuriy Lutsenko speaks to the BBC's Jonah Fisher Hầu hết những người Cộng hòa đang đứng sau lưng ông Trump, mặc dù hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã lên tiếng chống lại tổng thống. Mitt Romney của Utah đã gọi hành động của tổng thống là "kinh hoàng" vào hôm thứ Sáu. Phát biểu của ông được đưa ra một ngày sau khi ông Trump công khai kêu gọi Ukraine và Trung Quốc điều tra ông Biden và con trai ông, Hunter. Không có bằng chứng về hành vi sai trái của Hunter Biden, người từng phục vụ trong hội đồng quản trị của công ty khí đốt Burisma của Ukraine cho đến đầu năm nay. Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine, ông Kurt Volker (trái), từ chức tuần trước Cùng ngày, các tin nhắn văn bản do đảng Dân chủ Quốc hội công bố cho thấy các quan chức Mỹ làm việc như thế nào để thúc đẩy tổng thống Ukraine mở cuộc điều tra công khai về ông Biden. Có thể có người tố giác thứ hai? Khi cuộc điều tra diễn ra nhanh chóng về ông Trump leo thang, có nhiều tin tức nói về một quan chức tình báo thứ hai đang xem xét việc khiếu nại chống lại tổng thống. Who is Rudy Giuliani? Tờ Thời báo New York nói quan chức giấu tên này có "nhiều thông tin trực tiếp hơn" về các sự kiện xung quanh cuộc gọi điện thoại của ông Trump với ông Zelensky. Michael Atkinson, tổng thanh tra của cộng đồng tình báo, đã phỏng vấn quan chức này để chứng thực các cáo buộc của người tố giác ban đầu, tờ báo đưa tin. Với người tố giác ban đầu, được đưa tin là một quan chức CIA, không trực tiếp chứng kiến cuộc gọi, lời khai của một quan chức thứ hai có thể chứng minh giá trị đối với cuộc điều tra của đảng Dân chủ. Bốn câu hỏi nhanh về vụ Trump-Ukraine: Vì sao ông Trump bị điều tra? 'Trump didn't do anything wrong' - US citizens react Một người tố giác cáo buộc ông ta đã sử dụng "quyền lực chức vụ của mình để thu hút sự can thiệp từ một quốc gia nước ngoài trong cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ", bằng cách yêu cầu Ukraine điều tra đối thủ chính của mình, Joe Biden. Đây có phải là bất hợp pháp? Nếu đây là những gì ông đã chứng minh là đã làm, thì đúng vậy: việc yêu cầu các thực thể nước ngoài giúp đỡ để giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ là bất hợp pháp. Ông Trump nói rằng đó là một cuộc săn phù thủy, bới lông tìm vết và ông không làm gì sai. Điều gì có thể xảy ra tiếp theo? Nếu Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát bỏ phiếu luận tội ông Trump, sẽ có một phiên tòa tại Thượng viện. Ông Trump có thể bị phế truất? Một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện cần đa số 2/3 để kết án, nhưng đảng Cộng hòa của ông Trump kiểm soát Thượng viện nên điều đó khó xảy ra. Và cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Mueller nói rõ rằng bạn không thể buộc tội một đương kim tổng thống phạm tội.
Linh mục chính xứ Thái Hà gửi đơn khiếu nại báo chí Việt Nam đã 'xuyên tạc sự thật' trong vụ tranh chấp đất liên quan tới nhà thờ Thái Hà.
'Bút chiến' quanh vụ Thái Hà
Về phần mình, báo Hà Nội mới cũng đăng bài trang nhất nói giáo xứ 'đã sai trái còn lớn tiếng'. Trong diễn biến mới nhất, ngày 19/8 linh mục chính xứ Matthêu Vũ Khởi Phụng cùng một số linh mục, tu sỹ và giáo dân Thái Hà đã đệ đơn lên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, bộ Công an, bộ Thông tin-Truyền thông và các cơ quan hữu quan để khiếu nại việc một số báo đài đã đưa tin sai. Đơn khiếu nại này viết rằng các 'ngày 17, 18 và 19/8 trong các chương trình thời sự của đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các báo Hà Nội Mới, Kinh tế Đô thị và An ninh Thủ đô đã phát chương trình và có bài viết' về việc cầu nguyện của giáo dân Thái Hà. "Nội dung chương trình đã hoàn toàn xuyên tạc một cách trắng trợn và bất lương, bịa đặt, bóp méo sự thật lịch sử và các chứng cứ rõ ràng về sự việc đã xảy ra." Những người làm đơn yêu cầu các báo đài phải 'nhìn nhận một cách khách quan, tổ chức điều tra và tiến hành đính chính', đồng thời 'truy cứu trách nhiệm cá nhân và tổ chức đã xuyên tạc sự thật'. Cùng lúc, họ cũng gửi đơn lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết để đòi quyền sử dụng đất tại khu 178 Nguyễn Lương Bằng, mà họ cho rằng hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Thái Hà. Báo chí lên tiếng Hôm thứ Sáu, báo Hà Nội Mới đã đăng bài trên trang nhất với tựa đề "Đã sai trái lại còn lớn tiếng!", phản bác lại đơn khiếu nại của giáo xứ Thái Hà. Báo này viết: "Tất cả những chứng lý mà Nhà thờ Thái Hà đưa ra để kiện các báo, đài, hoàn toàn không có một mẩu sự thật nào trong đó". Báo Hà Nội Mới cho rằng ban lãnh đạo giáo xứ đã có nhiều hoạt động 'sai trái' như 'tự ý chiếm đất, xây dựng trái phép, tụ tập đông người hành lễ không đúng nơi quy định, lăng mạ người thi hành công vụ...'. Tờ báo còn dẫn một số ý kiến được nói là của giáo dân và người dân chỉ trích hành động của các linh mục và tín đồ đã tham gia vụ khiếu kiện. Được biết cho tới tận thời điểm này, tại khu đất tranh chấp bên cạnh Nhà thờ Thái Hà vẫn còn hàng chục giáo dân tụ tập cầu nguyện trước linh đài Đức Bà mà họ đã dựng lên. Một số giáo dân từ các nơi khác cũng tới để hiệp thông ủng hộ giáo xứ Thái Hà. Vụ việc bùng phát từ ngày 15/8, khi hàng trăm giáo dân đã phá đổ tường, đưa tượng và linh ảnh vào phần đất đã được chính quyền trao cho công ty may Chiến thắng nhưng giáo xứ Thái Hà nói là đất của họ. Linh Anh, Hà NộiTôi không thể đồng ý với một số bạn cho rằng trong vụ việc này giáo xứ Thái Hà là sai trái và kích động được. Sau khi nghe vụ này, tôi chưa tin ai cả. Nhưng tôi đã chứng kiến tận mắt vụ xô xát ác liệt và nhà thờ có văn bản sở hữu+văn bản kiến nghị lên chính quyền trong nhiều năm, không ai bàn giao đất cho nhà nướccả, các giáo dân cầu nguyện rất hòa bình. Còn về phần chính quyền thì xuyên tạc, đe dọa giáo dân,văn bản mập mờ, không đưa ra chứng cứ xác đáng. Và tôi không thể tinvào loại báo chí truyền thông độc quyền của nhà nước hiện nay được. Tôi nghĩ có lẽ phần đông trong số các bạn chưa được xem những hình ảnh thật, cận cảnh về vụ đàn áp công an nên mới nói như vậy và tôi biết các bạn không xem được đâu. Mai Ninh, HNĐảng và Nhà Nước VN đủ lực lượng và ý chí bóp chết vụ Thái Hà. Mấy ông linh mục và nhúm giáo dân dám vuốt râu hùm (họ rất biết như vậy) có lẽ họ có chứng lý và chính nghĩa. Minh Nam"Đã sai trái còn lớn tiếng" là cái tít mầu đỏ, to tướng, trên trang nhất của tờ báo của đảng bộ đảng CSVN thành phố Hà Nội. Trong vụ Thái Hà thì ai lu loa, lớn tiếng? Dân chúng tôi thấy ý kiến của phía công giáo rất ít (cứ như bị bịt miệng) trên báo chí VN. Chỉ có sự chửi bới một chiều mà không nêu chứng lý ở các tờ báo mà TBT là đảng viên. Báo của đảng bộ Hà Nôi tự phê bình bằng cái đầu đề này chăng? Thế thì phúc đức cho Tự Do Ngôn Luận nước nhà quá. Thanh XuânHay nhỉ? Trong khi thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đề nghị truyền thông Nhật cũng như Việt Nam không nên đưa tin bài về vụ PCI hối lộ khi chưa có kết luận cuối cùng, sự kiện Thái Hà do bên nguyên đơn khiếu kiện hơn 12 năm nay đã không được hồi đáp thoả đáng mà còn bị chiến dịch truyền thông một chiều của nhà nước xuyên tạc. Nhà nước này chắc cũng đang nối gót chiêu thức "ngu dân để mỵ dân" của Tàu đây? Long, Hà NộiThật vô lý. Các ông đấy đòi lại đất hay định gây ra một Tây Nguyên thứ hai. Theo tôi đây là hành động phản loạn lợi dụng tôn giáo để trục lợi cá nhân. Nhà nước tôn trọng giáo hội để không mang tiếng là trù dập tôn giáo vì phần đông nước ta theo phật giáo và đạo giáo chứ không phải thiên chúa giáo. Nếu thẳng tay bắt các vị cha xứ đó bỏ tù vì tội gây mất trật tự công cộng và phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa thì dám cá là các ông đấy sẽ kêu um lên là Việt Nam đàn áp tôn giáo. Phải công nhận người Việt Nam quá tôn trọng thiên chúa giáo đến mức để kẻ xấu lợi dụng làm mất trật tự xã hội. NobodyChỉ nhìn vào hiện tượng thì là vi phạm pháp luật rõ rồi. Nhưng chúng ta cũng cần xét kỹ bản chất vấn đề là vì sao lại xảy ra hiện tượng tranh chấp trên trong thời điểm này mà lại không xảy ra sớm hơn? Tại sao một khu đất rộng và không làm gì ở giữa thủ đô tồn tại được? phải chăng có ai dứng dằng sau sở hữu khu đất và đang có ý định mổ xẻ khu đất để mang lại lợi ích cá nhân? Hoang Mai, VNCách thức mà mấy Linh mục tiến hành để đòi lại mảnh đất đang đẩy giáo dân trở thành con tốt trong cuộc tranh chấp với chính quyền. Nếu có đầy đủ cơ sở chứng minh chủ quyền mảnh đất tại sao các linh mục không công khai đi đầu trong việc tiến hành đòi lại từ chính phủ. Nếu nói rằng chính phủ VN bao che cho hành động sai trái trong quá khứ thì các linh mục có thể công khai tổ chức biểu tình bất bạo động; như vậy vừa thể hiện sự dũng cảm của người nhân danh chúa mà cũng thể hiện tính tôn trọng chính quyền. Còn nếu những điều đang làm là trái luật hiện nay thì mong các Linh mục cùng các giáo dân đấu tranh dài dài để... sửa hiến pháp và luật đã. Wong Huynh, LondonLịch sử đã chứng minh rằng hầu hết các cuộc chiến tranh đều vì lý do muốn truyền bá tôn giáo mà thiên chúa giáo đứng hàng đầu về việc này. Còn về chủ quyền khu đất, theo giáo xứ thì do mấy ông cha đạo ở Canada mua lại, nhưng từ chính quyền nhà Nguyễn,chứ không phải chính quyền hiện tại, xét ra chẳng có giá trị gì. Nếu ai đó có giấy tờ bảo rằng khu đất nhà thờ lớn Hà nội thuộc về họ, từ thời Hậu Lê chẳng hạn, liệu giáo xứ Hà nội có trả lại khu đất đó không. Dan ngu, SGĐây là một cuộc chiến không cân sức. Tuy nhiên, sự can đảm hy sinh bảo vệ cho công lý bị bóp méo sẽ không vì thế mà chùn bước. Ai Mi, SGTrong bối cảnh kinh tế phát triển, quan hệ trong xã hội lại trở nên kém đi. Có vẻ như bất công, tranh chấp, xung đột .... diễn ra ở khắp nơi. Thái Hà là một điển hình! Tuy nhiên cách giải quyết của nhà nước các cấp trông trẻ con quá. Họ quá biết có cần làm gì và có thể làm gì. Nếu chính quyền đúng, đơn giản là giải tán đám đông. Nếu chính quyền thấy nhà thờ đúng, nên tôn trọng họ. Cách ứng xử như vừa qua, cộng thêm các ứng xử kém khác chỉ làm người ta đặt thêm câu hỏi là : nhà nước hiện nay là ai? Họ đang làm gì ? Minh Hieu, SGTôi không hiểu nhiều về chủ quyền của khu đất này nên không dám có ý kiến gì về việc tranh chấp. Tuy nhiên, mặc dù tôi không phải là người theo đạo Thiên Chúa, nhưng khi đi ngang Nhà thờ tôi đều cúi đầu để tỏ lòng thành kính, mỗi lần qua những chỗ tôn nghiêm đều phải hạ mình. Mỗi khi lựa nữ trang, nếu có lỡ cầm trên tay cây Thánh Giá thì cũng phải nâng niu kính trọng. Vậy nên tôi thật sự thất vọng khi thấy các Linh mục và giáo dân lại sử dụng Linh Đài Đức Bà để đòi chủ quyền đất. Họ không xứng là con chiên của Chúa. Nếu so với họ, tôi phải là con chiên ngoan đạo hơn nhiều dù chưa bao giờ đến nhà thờ hành lễ, chưa bao giờ rửa tội cũng như cầu nguyện. Tam Duc, BMTHình ảnh Chúa là vô cùng thiêng liêng, cao cả được hàng tỷ người trên thế giới tôn kính và phải được đặt ở những nơi tôn nghiêm nhất. Ấy vậy mà hình ảnh đó đang bị những người xưng danh là giáo dân ở Thái Hà, đem ra phơi mưa, phơi nắng ở nơi có gì gọi là sạch sẽ, nhằm thực hiện những mưu đồ cá nhân, trái đạo đức, vi phạm pháp luật. Đây không phải là hành động của những người tin Chúa, kính Chúa, mà là hành động của những người đang muốn bôi nhọ Giáo hội, làm ô danh Chúa. Anh Minh, HNLàm sao dân tôn trọng cái loại "luật" mà trong đó qui định đảng và nhà nước tự do cướp đất của dân được !?( trong đó đặc biệt là của mọi tôn giáo). Chính cái luật bất nhân này mà nông dân miền Bắc bị cướp mất quyền sống kéo dài đến bây giờ, và dân trong Nam thì nhiều gia đình ở miền Tây đã phải đi thuê lại chính miếng đất là sở hữu của gia đình mình nhưng Cán bộ đảng viên làm chủ. Xin các vị đừng hô hào cái chiêu bài "Phải tôn trọng pháp luật"! Van Dan, BRVTNhà nước cần phải mạnh tay xử lý trong vụ tranh chấp này, nếu không, trước là mất đất tại khu giáo xứ Thái Hà, sau là mất nước, vì trong quá khứ, lịch sử đã ghi nhận sự mất nước từ tay của các giáo sĩ thừa sai Pháp. DreamChẳng có chính sách, nhà nước nào nào hoàn hảo cả, bản thân Cha cũng vậy, nghe vị linh mục nói là đã thấy vị ấy là tay sai muốn chống phá đất nước rồi. Cứ khuấy động chống phá đi rồi xem ai là người khổ, Chúa dạy yêu thương con người, yêu chuộng hoà bình, thì Cha lo giảng đạo giúp đời đi. Hay Cha chỉ mượn áo Chúa, hình tượng Chúa để làm tay sai phá nước. Pathfinder, Nha TrangViệc lợi dụng lòng thành với Chúa để thực hiện hành vi quá khích là điều nguy hiểm, có thể tạo tiền đề cho các vụ xung đột, bạo động quy mô, phạm vi lớn hơn về tôn giáo, về sắc tộc... nếu chính quyền không có cách xử lý thích hợp. LQQ, SGRất cám ơn BBC, nhờ có trang tin bbc mà chúng tôi, những người ở trong nước có được những thông tin đa chiều hơn. Rất tiếc là hai trang mà BBC đưa đưa để tham khảo thì chỉ có Báo Hà Nội mới thì vào được, còn trang Vietcatholic thì đã bị chặn. Đúng là một cuộc bút chiến nhưng trên một sân chơi không bình đẳng. Jos Hanh, TP HCMThì Báo Hà Nội mới tự nhận họ "Đã sai lại còn lớn tiếng !" rồi mà. Thật là nực cười thay cho mấy tay nhà báo nói quàng nói xiên,một bên có đầy đủ phương tiện trong tay có thể thông tin chí ít cũng là toàn Miền Bắc, còn 1 bên thì cao lắm là vài lá đơn gửi các cấp chính quyền, mà chưa chắc họ đã đọc. Thì thì cuộc đấu khẩu,bút chiến này làm sao mà cân xứng. Thế mà báo HN mới còn đặt cái tựa đề thấy mà nực cười "... lớn tiếng". Cu Thun, SGLuật pháp cần phải được tôn trọng . Chúa có chấp thuận những hành vi lợi dụng là đứa con của chúa , lợi dụng hình ảnh chúa xâm phạm gia cư , hủy hoại tài sản của người khác. Mọi thứ cần được tòa án phán xét .Không thể chấp nhận hành vi vi phạm pháp luật . Hình ảnh linh mục lôi kéo giáo dân làm những việc vi phạm pháp luật làm hoen ố đạo, không xứng đáng làm cha xứ. Miyu, Hà NộiBáo chí Việt Nam từ trước tới nay vẫn làm theo ý Đảng mà. Bây giờ giáo xứ Thái Hà kiện lên Chính Phủ chẳng khác nào kiện thằng côn đồ sao mày đánh tao! Mai Ninh, SGBên Giáo xứ, Giáo dân đưa ra chứng lý, giấy tờ của cả hai bên, và chỉ rõ điểm nào đúng, sai... Phía chính quyền chỉ đưa ra các quyết định, chứng lý của mình mà không đưa ra các chứng lý của bên Giáo xứ, Giáo dân mà họ cho là sai. Ngay cả chứng lý quan trọng nhất là tờ "Hiến tặng đất" của Giáo xứ lại cũng chỉ là nói miệng và là "bí mật" quốc gia.! Theo tôi, Chính quyền nếu có "học thức" một chút thì cũng nên đưa ra mọi thông tin minh bạch của cả hai bên, và "vạch trần" những điểm sai của các chứng lý của Giáo xứ và Giáo dân. Mong thay. Zoro, SGSai thứ nhất: Phá tường rào của khu đất là đã vi phạm pháp luật. Sai thứ hai: tập tụ đông người trong khu đất đã có chủ quyền cũng là đã vi phạm pháp luật. Sai thứ ba: Kích động nhân dân để vào khu đất cầu nguyện, tập trung để gây rối. Michael Nguyen, New YorkBáo chí VN trong vụ này thật là nhanh nhạy. Thể hiện rõ họ vẫn còn là vũ khí sắc bén của Đảng. Chỉ tiếc là mũi dao lại chĩa về phía những người đòi công lý chứ không phải đám quan chức tham nhũng cướp đất của họ. Anh KietNhững người mang danh giáo dân đang đòi đất ở Giáo xứ Thái Hà nỡ lòng để Chúa ở những nơi không mấy sạch sẽ như vậy sao? Đến cha mẹ mà mình hằng tôn kính, thì cũng không thể để đặt bừa bài vị bát hương ở những nơi như thế, huống chi là Chúa. Vậy lòng tôn kính Chúa để đâu mà họ mang hành lễ tại nơi cỏ hoang uế tạp làm vậy? hay họ chỉ lợi dụng Chúa để làm điều xằng bậy, mà theo tôi, họ không là giáo dân thứ thiệt, họ chỉ bị lôi kéo vì thiếu hiểu biết và lợi ích riêng. Họ không phải con chiên ngoan của Chúa. Chúa không dạy họ bạo động đẩy đổ tường, dùng kéo cắt dây thép gai như vậy đâu. Chúa luôn dạy con người phải ôn hòa và dùng lý lẽ phải trái thuyết phục lòng người.
Sau khi logo Thế vận hội Tokyo 2020 của nhà thiết kế Kenjiro Sano bị nhà tổ chức bỏ đi không dùng nữa do có nghi vấn đạo ý tưởng, cộng đồng mạng xã hội đã nhanh chóng đưa ra những gợi ý thay thế, trong đó có hình hoa anh đào lấy cảm hứng từ một vòng hoa trên mộ.
Những thiết kế logo gây tranh cãi nhất
Logo mới của Google, lần đầu tiên được đưa ra trong vòng 16 năm qua và được giới thiệu cùng ngày, đã làm dấy lên những tranh cãi ồn ào trên mạng, trong đó người ta đã đưa ra một danh sách gồm 27 cách cải tiến để logo này trông hấp dẫn hơn. Thế giới trắc trở Đó là lời cảnh tỉnh về một thế giới nhiều trắc trở đối với những nhà thiết kế đồ họa: ngay cả những hình ảnh vô thưởng vô phạt cũng có thể làm bùng phát làn sóng giận dữ trên mạng. Nỗ lực làm mới thương hiệu của hãng Gap and Tropicana cũng bị bỏ dở sau khi bị chỉ trích. Cả Jeb Bush và Hillary Clinton cũng khiến mọi người chế nhạo khi hai người đưa ra logo cho chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016. Đối với Bush, đó là hình ảnh một dấu chấm than vui nhộn vốn khiến mọi người nhớ lại một vở nhạc kịch Broadway hay một từ chửi thề. Có ý kiến cho rằng ‘trong kỷ nguyên tin nhắn qua điện thoại, tin nhắn nhanh, tin nhắn tối đa 140 ký tự thì người ta có xu hướng ít dùng dấu chấm câu hơn, do đó khi dấu chấm câu được sử dụng thì nhiều khả năng nó sẽ bị phân tích’. Việc phân tích mổ xẻ hình ảnh logo rất đa dạng, từ chuyện nhận xét có tính hài hước cho tới những cáo buộc logo mang dáng dấp quỷ dữ. Khi chuỗi sản xuất bánh tráng (pancake) của Mỹ IHOP lần đầu tiên cải tiến logo của họ vốn đã được dùng suốt 20 năm bằng cách thêm vào một nụ cười không xúc phạm ai, họ đã bị cáo buộc là đã đưa vào hình ảnh công ty một yếu tố gây sợ hãi. Hãng Procter & Gamble (P&G) cũng gặp rắc rối với một loạt cáo buộc đến nỗi buộc phải bỏ logo của mình. Nhãn hàng tiêu dùng toàn cầu này đã đưa vào sử dụng hình ảnh thương hiệu ‘người đàn ông trên Mặt Trăng’ vào năm 1851. Thế nhưng vào những năm 1980, đã bắt đầu có lan truyền tin đồn rằng những gợn sóng trong hàm râu và mái tóc của người đàn ông đó có ẩn giấu hai cái sừng và là hình ảnh ‘666’ bị đảo lại tức là dấu hiệu của quái vật. Đối mặt với những đồn thổi sai lệch liên tục, P&G đã phải bỏ những gợn sóng trong hình ảnh ‘người đàn ông trên Mặt Trăng’ vào năm 1991. Hồi năm 2007, họ thắng 19 triệu Mỹ kim trong vụ kiện đối thủ là nhà phân phối Amway lan truyền cáo buộc thất thiệt nhằm gắn kết hình ảnh của P&G với Quỷ Satan. Mặc dù P&G bỏ logo Mặt Trăng để thay vào đó bằng logo với các ký tự, hình ảnh Mặt Trăng đã lặng lẽ quay trở lại logo của họ trong mẫu thiết kế lại hồi 2013. Một hình ảnh logo được sử dụng lại cũng đã gây rất nhiều ầm ĩ sau khi khiến cho cộng đồng các game thủ vốn nổi tiếng là không biết kiềm chế nổi giận. Công ty công nghệ Corsair đã cho ra mắt logo mới vào tháng Chín 2014, một tháng sau vụ lùm xùm ‘Gamergate’ vốn khiến cho nữ giới làm việc trong ngành này bị quấy rối trên mạng và thậm chí còn bị dọa giết. Thiết kế logo cho phân nhánh game của công ty có hình ảnh hai thanh gươm bắt chéo nhau ở chuôi – hình ảnh này đã nhanh chóng bị lên án vì trông giống như một hình xăm ở phần lưng dưới của phụ nữ, hình xăm có tên 'tramp stamps' (những dấu ấn của gã lang thang). Những game thủ lớn tiếng đã viết thư phản kháng yêu cầu công ty phải đổi logo và Corsair đã phải đáp ứng bằng cách âm thầm bỏ nó hồi tháng Sáu 2015. ‘Thu hút công chúng’ Phản ứng cay nghiệt trước các thiết kế logo thường là một phần của văn hóa giận dữ nói chung trên mạng xã hội – một nhà thiết kế nổi tiếng và là đối tác của studio Pentagram có ảnh hưởng lớn đã từng có một bài viết hồi năm 2013 than thở về sự tấn công này. “'Logo mới à? Chiến thôi!' Việc chỉ trích các hình ảnh logo giờ đã trở thành một môn thể thao hút khán giả mà ai cũng có thể chơi được,” Michael Bierut viết. Tuy nhiên một số logo làm bùng phát phản ứng còn hơn cơn bão trên mạng xã hội. Logo của Thế vận hội London 2012 đã khiến cho Iran có phản đối chính thức. Nước này đã đe dọa tẩy chay kỳ thế vận hội này trừ phi ban tổ chức thay đổi logo. Theo Tehran, những con số 2012 được sắp xếp trông như hình răng cưa thật ra là ngụ ý thể hiện từ ‘Zion’ – tức sự phục quốc Do Thái. Theo họ, đây là một mưu đồ ủng hộ Israel không nói ra. Logo này cũng bị so sánh với một nhân vật trong loạt phim hoạt hình Simpsons đang thực hiện hành vi tình dục trong khi một số người còn nói rằng họ thấy trong đó có dấu hiệu của chữ Thập ngoặc – biểu tượng của Đức Quốc xã. Các logo thể thao khác thì gây tranh cãi trực tiếp hơn. Chúng bị chỉ trích là vô vị hoặc phân biệt chủng tộc. Một đội bóng chày ở Canada đã gây tranh cãi hồi năm 2012 khi họ ra mắt với tên mới và linh vật mới. Có trụ sở ở London thuộc tỉnh Ontario, đội bóng London Rippers đã hứng chịu búa rìu dư luận khi bình thường hóa hình ảnh Jack the Ripper – kẻ giết người hàng loạt ở London hồi thế kỷ 19. Đội bóng biện hộ rằng bất cứ sự liên hệ nào với kẻ giết người hàng loạt khét tiếng kia chỉ là vô tình. Người quản lý đội bóng David Martin nói với London Free Press rằng ‘ripping’ là một thuật ngữ thông dụng trong môn bóng chày và hình ảnh nhân vật chìm trong logo là ‘Diamond Jack’ – một cầu thủ hockey bất đắc chí đã trở nên thành công vượt mong đợi trong môn bóng chày. ‘Thiếu nhạy cảm chủng tộc’ Việc sử dụng hình ảnh và tên tuổi thổ dân Mỹ trong thể thao đã gây ra tranh cãi ở Mỹ kể từ những năm 1960, với những đội bóng như đội Atlanta Braves đã bị chỉ trích vì thiếu nhạy cảm về chủng tộc. Không đội bóng rổ nào trong giải NBA vốn trước đây từng dùng linh vật có liên quan đến thổ dân còn giữ lại những hình ảnh này. Tuy nhiên, đội bóng thuộc giải túc cầu NFL ở thủ đô Washington lại không hề đổi tên hay bỏ logo. Đội bóng có tên là Washington Redskins đang đối mặt với đơn kiện nhằm vào hình ảnh ‘redskins’ trên khắp nước Mỹ và một chiến dịch truyền thông hồi 2013 đã khiến cho 50 thượng nghị sỹ cùng Tổng thống Barack Obama lên tiếng yêu cầu họ phải thay đổi. Có lẽ là một trong những biểu tượng gây tranh cãi nhất trong làng thể thao Mỹ, logo tù trưởng Wahoo (Chief Wahoo) đã được thay thế bằng một chữ cái trên trang phục và dụng cụ của đội Cleveland Indians. Vào năm 2014, biểu tượng mặt đỏ bị đẩy xuống và không còn là logo quan trọng nhất của đội bóng chày này nữa. Các nhà thiết kế cũng xúc phạm công chúng bằng một cách khác. Họ thường chọn cách gợi ý về những hình ảnh không đứng đắn để thu hút sự chú ý của công chúng. Một số chữ cái mà khi kết hợp lại với nhau sẽ gây ra gợi ý không tốt – đặc biệt là chữ ‘d’ đặt cạnh chữ ‘b’. Hãng đại lý xe hơi Dodge of Burnsville của Mỹ hay công ty Dirty Bird ở xứ Wales vẫn giữ logo kiểu này. Tuy nhiên đứng đầu danh sách những chữ cái mà hình ảnh của chúng khiêu dâm nhất phải là chữ ‘k’ – vốn đầy ngụ ý về tình dục trong một quảng cáo cho một hãng dược ở Nhật Bản và một công ty du lịch ở New Zealand. Khi trang mạng B3ta tổ chức giải logo Phallic Logo Awards, công ty sản xuất xúc xích Kostelecké Uzeniny của Cộng hòa Czech có logo nằm trong số những mẫu bị để ý nhiều nhất. Trên trang web của mình, công ty này giải thích logo này như sau: “Một quý ông lịch lãm với mái tóc xức dầu bóng bảy và chiếc cà vạt sọc đang cúi người xuống đĩa xúc xích Kostelec nóng hổi thơm ngon để thưởng thức.” Họ tin rằng logo này – vốn ra đời vào những năm 1920 – vẫn phù hợp với triết lý của họ ngày nay: “chất lượng trong mọi khía cạnh, sự tinh tế và niềm vui trong cuộc sống hàng ngày”. Nhưng hình ảnh này vô tình có một số ngụ ý và ngay cả những hình ảnh ‘hiền lành’ nhất cũng bị méo mó dưới cái nhìn của những người có đầu óc không lành mạnh. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Culture.
Tin từ Việt Nam cho hay trong cuộc thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang có ý kiến đề nghị tăng quyền của Chủ tịch nước nhằm kiểm soát chặt hơn hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.
Hiến pháp tăng quyền Chủ tịch nước?
Hiện giữ chức Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang có thể sẽ có thêm nhiều quyền hạn Ngoài ra, Chủ tịch nước, chức vụ hiện nằm trong tay ông Trương Tấn Sang, sẽ có thể phong hàm cấp tướng, đô đốc hải quân và bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng. Nếu các đề nghị này được Quốc hội Việt Nam thông qua tới đây, đây sẽ là chuyển biến quan trọng về thể chế và xác nhận quyền lực mà Đảng Cộng sản Việt Nam trao cho Chủ tịch nước. Tuy thế, vẫn có câu hỏi có phải đây chỉ là thay đổi hình thức vì quyền lực cao nhất vẫn thuộc về Đảng. Theo Bấm báo Việt Nam, Chủ tịch nước ở cương vị đứng đầu Nhà nước sẽ đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, và căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác. Chủ tịch nước cũng có quyền bác bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng hoặc các thành viên chính phủ. Tuy nhiên, bình luận với BBC Tiếng Việt, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói bản chất quyền lực vẫn nằm trong tay Đảng Cộng sản. Ông nói hôm 29/10 rằng: "Việc bãi bỏ văn bản trước đây thuộc về Ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, bây giờ chuyển về cho Chủ tịch nước. Nhưng đó chỉ là việc hợp thức hóa một quy trình đã có sẵn, cũng mang tính rất hình thức… không có nội dung thực tế." "Các chức vụ đó đều phải thông qua tập thể Bộ Chính trị... Ông Chủ tịch nước không có thực quyền trong việc bổ nhiệm người." Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội "Việc bổ nhiệm các chức vụ tướng tá cũng chỉ là hình thức. Thực tế các chức vụ đó đều phải thông qua tập thể Bộ Chính trị, phải được Bộ Chính trị gật đầu đồng thuận. Ông Chủ tịch nước không có thực quyền trong việc bổ nhiệm người. Thực ra luật đã quy định việc bổ nhiệm, nay chỉ là nhắc lại ở tầm cao hơn với việc đưa nội dung đó vào Hiến pháp." Dư âm Hội nghị 6 Hồi giữa tháng 8 năm nay, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã họp tại Quốc hội Việt Nam để bàn về việc sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung gồm Lời nói đầu, chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo báo chí Việt Nam khi đó, họ cũng nghe các ý kiến về các chương đề cập đến Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân và Chính quyền địa phương. Nhưng từ sau Hội nghị Trung ương 16 diễn ra trong hai tuần liền tới giữa tháng 10 vừa qua, công tác sửa đổi Hiến pháp 1992 mang thêm ý nghĩa mới. "Đảng lãnh đạo Chính quyền không có nghĩa là Đảng phải tham chính, sa đà vào các công việc sự vụ của Hành pháp" LS Nguyễn Bính Châu Đó là nhu cầu giám sát cơ quan hành pháp, cụ thể là Chính phủ và các bộ ngành, theo sau các đổ vỡ về làm ăn, gây ra nợ xấu trầm trọng cho nền kinh tế. Hội nghị Trung ương kết thúc với quan điểm được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra nói rằng cần chỉnh đốn Đảng và các cơ quan Nhà nước. Ngay sau Hội nghị, Văn phòng Chính phủ đã mở đợt “phê bình và tự phê bình đối với tập thể và cá nhân Ban lãnh đạo”. Sau đó, đến hôm 22/10, theo tường thuật của truyền thông trong nước, ông Nguyễn Tấn Dũng, ở cương vị Thủ tướng Chính phủ đã “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ”, trước Quốc hội. Ông đề cập cụ thể đến sai phạm của Chính phủ trong việc kiểm tra, giám sát các tập đoàn kinh tế dẫn đến những ‘tổn thất nghiêm trọng’ ở Vinashin và Vinalines. Ông Dũng nói Chính phủ và từng thành viên đã ‘thành khẩn nhìn nhận những yếu kém’ và ‘chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất’ trong việc thực thi chức trách. Việt Nam liệu có theo mô hình Trung Quốc với quyền cho Chủ tịch nước rất lớn? Tuy thế, việc Đảng Cộng sản tăng quyền lãnh đạo được đề cao qua Hội nghị Trung ương cũng đặt ra câu hỏi rằng Đảng sẽ làm gì để thực hiện quyền lực đó. Tuần qua, các thảo luận tại Việt Nam về vị trí Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng đã làm nảy sinh chủ đề này. Cho tới gần đây, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng nắm chức vụ này nhưng đang có ý kiến để cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phụ trách Ban Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng. Hôm 26/10, dự thảo Luật phòng chống tham nhũng đã bỏ quy định Thủ tướng là Trưởng ban này. Nhưng cũng theo báo chí Việt Nam, vấn đề để ông Trọng lo công việc đó không đơn giản vì còn thiếu cơ sở pháp luật. Quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam “lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” chỉ được ghi trong một điều là điều 4 Hiến pháp, và ngoài ra không có các văn bản gì cụ thể. Chưa kể, ngay trước thời gian họp Hội nghị Trung ương 6, đã có ý kiến trong giới luật gia tại Việt Nam cho rằng “Đảng lãnh đạo Chính quyền không có nghĩa là Đảng phải tham chính, sa đà vào các công việc sự vụ của Hành pháp, phải ngồi vào ghế và làm việc của Chính quyền”. Viết cho BBC đầu tháng 10, Luật sư Nguyễn Bính Châu từ Tp. HCM cho rằng Đảng “nên tập trung trí tuệ làm nhiệm vụ lãnh đạo đất nước, hoạch định đường lối chính sách và tổ chức chính quyền, thanh tra Chính phủ, lập danh sách Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt, bổ nhiệm các chức danh chủ tịch, trưởng các sở các phòng ban tỉnh thành quận huyện”. Rất có thể việc tăng quyền lực của Chủ tịch nước, một vị trí cho tới nay bị cho là chỉ mang tính hình thức, là cách Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam thể chế hóa những biến đổi sau Hội nghị 6. Trong các nước còn theo chế độ cộng sản, Trung Quốc, Cuba và Bắc Triều Tiên đều để cho Chủ tịch nước có quyền khá lớn. Tại Trung Quốc, Chủ tịch nước cũng là Chủ tịch Đảng còn ở Cuba, hiện ông Raul Castro vừa làm Chủ tịch nước, vừa nắm luôn chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng). Thêm về tin này Chủ đề liên quan
Hãy hít thật sâu, và thở ra. Tuỳ thuộc vào nơi bạn sống, luồng không khí đó có thể khiến bạn bị béo phì và tiểu đường.
Không khí ô nhiễm 'có thể gây béo phì'
Ý kiến cho rằng ‘không khí’ có thể khiến bạn bị mập nghe có vẻ như thật là kỳ lạ, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy điều này là có thể. Hai người có thể ăn cùng thức ăn, tập luyện cùng các bài tập, nhưng trong thời gian vài năm, một người có thể bị béo phì và trao đổi chất không bình thường - do không khí xung quanh nơi họ sống. Khí thải từ các phương tiện công cộng và khói thuốc lá là những yếu tố gây quan ngại hàng đầu, bởi các hạt nhỏ tí hon xả ra từ đó có thể gây sưng tấy bên trong cơ thể và làm ngăn khả năng tiêu thụ năng lượng của cơ thể. Mặc dù các tác động về ngắn hạn là khá nhỏ, nhưng trong suốt một đời người thì điều này có thể đủ để góp phần gây ra những căn bệnh nghiêm trọng khác bên cạnh các căn bệnh về đường hô hấp liên quan đến khói bụi. “Chúng tôi bắt đầu hiểu rằng việc hít phải khí độc hại vào cơ thể có thể gây tác động tới nhiều thứ khác nữa chứ không chỉ riêng gì phổi,” Hong Chen, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Cộng đồng Ontario và Viện khoa học Nghiên cứu Lâm sàng ở Canada, nói. Không khí 'bẩn' gây tác hại tới nhiều bộ phận cơ thể Bằng chứng từ các thí nghiệm này đáng tin tới đâu? Và liệu bạn có nên lo ngại hay không? Các thí nghiệm được thực hiện trên chuột mang lại những bằng chứng rõ ràng nhất về tác động của ô nhiễm không khí đối với các bộ phận cơ thể khác ngoài phổi. Quinghua Sun từ Đại học bang Ohio đã tìm hiểu xem vì sao những cư dân sống ở thành phố lại dễ bị bệnh tim hơn ở nông thôn. Tất nhiên, phong cách sống là một lý do. Ở hầu hết các thành phố lớn, hệ thống các cửa hàng bán đồ ăn nhanh hiện diện khắp nơi, và điều này có thể dẫn tới thói quen ăn thức ăn không tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, ông vẫn suy nghĩ liệu vấn đề có đang nằm ở không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày hay không. Để hiểu hơn về điều này, ông đã nuôi chuột thí nghiệm trong những môi trường tương ứng với các thành phố khác nhau. Một số con chuột được hít không khí sạch, còn một số khác thở những không khí thường có trên các đường cao tốc hoặc ở các trung tâm thành phố. Nhóm nghiên cứu của Sun cân các con chuột và thực hiện các biện pháp kiểm định khác nhau để xem liệu quá trình trao đổi chất ở các con chuột này hoạt động ra sao. Chỉ sau 10 tuần, kết quả đã được thể hiện rõ ràng: Những con chuột sống trong môi trường ô nhiễm không khí có tỷ lệ mỡ trong người tăng cao, ở cả phần bụng cũng như các cơ quan nội tạng khác. Các tế bào mỡ tăng hơn 20% ở những con chuột phải hít thở không khí ô nhiễm. Bên cạnh đó, chúng còn trở nên kém nhạy cảm hơn với insulin - hormone truyền đi tín hiệu để yêu cầu các tế bào chuyển đổi đường trong máu thành năng lượng - bước đầu tiên dẫn đến bệnh tiểu đường. Cơ chế chính xác vẫn là điều gây bàn cãi, nhưng những thí nghiệm trên chuột cho thấy ô nhiễm môi trường gây ra hàng loạt tác động với cơ thể. Các vi hạt, nhỏ hơn 2,5 micrometre, được cho là nguyên nhân chính. Khi chúng ta hít vào, không khí ô nhiễm sẽ tác động đến túi khí nhỏ cho phép oxygen đi tiếp vào máu. Kết quả là phổi có phản ứng gấp, khiến hệ thống thần kinh của chúng ta bị rối loạn. Điều này bao gồm việc giải phóng các hormone vốn có thể làm giảm lượng insulin và đẩy máu ra khỏi các mô cơ nhạy cảm trước insulin, khiến cơ thể không thể kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu. Các hạt nhỏ này còn tạo ra một lượng lớn các phân tử gây sưng tấy gọi là ‘cytokines’ trong máu, khiến cho các tế bào miễn dịch xâm lấn ngay cả các mô khoẻ mạnh. Không những điều này cũng tác động tới khả năng phản ứng trước insulin của các mô, tình trạng bị sưng tấy còn có thể tác động tới hormone và quy trình hoạt động trong não, Michael Jerrett từ Đại học Calirfonia, Berkeley nói. Các nghiên cứu lớn hơn từ nhiều thành phố trên thế giới cho thấy con người có thể gánh chịu hậu quả tương tự. Chen đã theo dõi hồ sơ y tế của 62.000 người ở Ontario, Canada, trong 14 năm. Ông nhận ra rằng nguy cơ bệnh tiểu đường tăng 11% nếu một mét khối khí chứa 10 microgram hạt bụi, một thống kê đáng giật mình, vì ô nhiễm ở một số thành phố châu Á có thể lên tới mức ít nhất là 500 microgram trên một mét khối. Một nghiên cứu của Thuỵ Sỹ cũng tìm thấy những dấu hiệu cơ bản của tình trạng kháng lại insulin. 'Không khí ô nhiễm gây béo phì ở trẻ em' Các nhà khoa học đã quan tâm đặc biệt tới hiệu ứng đối với trẻ em. Và chúng ta biết rằng người mẹ, nếu phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, cũng có thể tác động đến quá trình trao đổi chất của con, và khiến chúng dễ béo phì. Một trong các nghiên cứu của Andrew Rundle từ Đại học Columbia đã được thực hiện trên các trẻ em lớn lên tại Bronx. Trong thời gian có bầu, mẹ của những đứa bé này đeo trên người một cái túi đo chất lượng không khí trong lúc vẫn thực hiện các sinh hoạt thường nhật. Trong bảy năm tiếp theo, sức khoẻ của các bà mẹ đó sẽ được theo dõi liên tục. Kết quả, sau khi đã tính đến các yếu tố khác như sức khoẻ và chế độ ăn uống của từng trường hợp, cho thấy những đứa trẻ sống trong các vùng ô nhiễm dễ trở nên béo phì hơn gấp 2,3 lần so với các vùng trong lành hơn. Jerrett thì ghi nhận việc các rủi ro có thể đến từ bên ngoài hoặc ngay bên trong nhà: việc cha mẹ hút thuốc, ông nói, có thể làm các trẻ em và thiếu niên ở California bị tăng cân. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá bị ám ảnh trước những số liệu này. “Chúng chỉ nêu lên mối liên hệ giữa việc phải tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm và tác động của việc đó, chứ không chứng minh được là yếu tố này dẫn tới yếu tố kia,” Abby Fleish từ Trường Y thuộc Đại học Harvard nói. Tuy nhiên, nghiên cứu của bà cũng cho kết quả phù hợp với xu hướng chung: trong sáu tháng đầu đời, trẻ sơ sinh là con của các bà mẹ sống ở các khu vực ô nhiễm thường tăng cân nhanh hơn so với ở các vùng trong lành hơn. Bà cũng nhấn mạnh rằng chúng ta không thể chắc rằng đã không bỏ sót một số yếu tố khác, ngoài tình trạng ô nhiễm, vốn có thể giúp giải thích mối liên quan rõ ràng. Rất may là một số nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm những thông tin còn thiếu để chúng ta có được những nghiên cứu chi tiết hơn. Robert Brook từ Đại học Michigan và các đồng nghiệp ở Trung Quốc đã thử nghiệm trong thời gian hai năm với một nhóm nhỏ các đối tượng ở Bắc Kinh. Họ nhận thấy rằng mỗi khi bầu không khí ô nhiễm bao phủ thành phố, các dấu hiệu như kháng insulin và tăng huyết áp tăng cao - cho thấy bằng chứng rõ ràng về việc chất lượng không khí có tác động trực tiếp đến những thay đổi trong quá trình trao đổi chất. Vậy nếu mối liên quan này được chứng minh, liệu chúng ta có cần phải lo lắng không? Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng đối với từng cá nhân thì các nguy cơ phát sinh trong thời gian ngắn hạn là tương đối nhỏ, và những người béo phì không thể lấy chuyện ô nhiễm môi trường làm lý do biện minh cho tình trạng béo phì của mình. Tuy nhiên, đối với những người sống dài hạn ở các thành phố bị ô nhiễm, tác động sẽ là rất lớn, Brook nói. “Việc phải tiếp xúc bắt buộc với bầu không khí ô nhiễm đang diễn ra một cách liên tục đối với hàng tỷ người, cho nên mức độ ảnh hưởng sẽ là rất lớn.” Giải pháp thường rất đơn giản nhưng khó thực hiện: Ngăn chặn khí thải từ phương tiện giao thông bằng các khuyến khích xe chạy điện. Về ngắn hạn, ông tin rằng những máy lọc không khí cần được đặt ở nhà, trường học và văn phòng để lọc ra những hạt độc hại. Brook đồng ý rằng các hành động cần được thực hiện ở cấp quốc tế, cả ở những nơi đang phát triển lẫn ở các thành phố như Paris, London, nơi có vẻ như đã kiểm soát được tình trạng ô nhiễm. “Ở Bắc Mỹ và châu u, mức độ ô nhiễm đang được kiểm soát đúng hướng, nhưng chúng ta không được ngủ quên trên chiến thắng,” ông nói. “Nếu nói đến việc cải thiện chất lượng sức khoẻ cho con người trên toàn cầu, đây phải là một trong 10 điều chúng ta cần quan tâm nhất.” Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future.
Vụ việc mà như lời người đi cùng Trang Trần nói chỉ nhỏ "bằng cái móng tay" cuối cùng thành vụ bắt người "khẩn cấp".
Khi siêu mẫu gặp siêu cảnh sát
Trang Trần gần đây vào vai Mỹ Chột, nữ đệ tử của 'bà trùm' Hương Ga trong phim cùng tên Trang Trần là khách trên chiếc taxi đi vào đường cấm và bị công an phường Hàng Buồm dừng lại vào lúc đêm về sáng hôm 27/2. Dường như cô đã xin để lực lượng công an bỏ qua nhưng phía công an yêu cầu lái xe taxi về đồn và siêu mẫu bực mình chửi bới cũng như lấy điện thoại tự quay bản thân xỉ vả và cáo buộc lực lượng công an "ăn tiền đút lót". Tới đây công an quyết định đưa luôn cả Trang Trần về đồn và khi họ xô tới người mẫu đã "tát vào mặt một người trong nhóm lực lượng chức năng" theo lời chính cô trong video thu tại đồn công an và được đưa lên báo chí. Trong lúc xô đẩy, bạn bè Trang Trần đã chất vấn lý do bắt người và cũng nói không nên bẻ tay và đè cô xuống. Khi công an đang cố để đưa người mẫu về đồn trước sự giằng co của bạn cô, một sỹ quan công an tiến tới và hỏi nội tình vụ việc. Không nói không rằng siêu mẫu tung chân đá luôn hai phát về phía người hỏi khi đang bị khóa hai tay. Dù hai cú đá không trúng nhưng đủ để người này nhiều lần lớn tiếng yêu cầu "bắt bằng được" Trang Trần. Trong vụ việc này cả siêu mẫu lẫn siêu cảnh sát đều có những người ủng hộ và phản đối. Bé xé ra to Vụ việc quả thật không có gì lớn và nếu phía công an cũng như Trang Trần hành xử khác đi có lẽ đã không có chuyện gì xảy ra. Xe vi phạm vào lúc sáng sớm và đường phố hoàn toàn vắng vẻ nên nếu công an chỉ cần cảnh cáo có lẽ mọi việc đã dừng lại ở đó. Bản thân người viết bài này từng phạm lỗi giao thông khi đi vào làn dành riêng cho xe buýt trong lúc đưa người nhà ra sân bay Heathrow của Anh nhưng chỉ bị nhắc nhở vì vi phạm lần đầu và cho đi kèm theo giấy giải thích nếu không hài lòng với cách hành xử của cảnh sát thì khiếu nại ra đâu. Trong khi đó đối với một lỗi vi phạm nhỏ hơn ở Hà Nội hồi cuối thập niên 1990, cảnh sát đã quyết định đưa xe máy về đồn giữ vài hôm sau khi đòi tiền bất thành. Tại Anh, nếu người điều khiển phương tiện giao thông không mang theo giấy tờ, người ta cũng sẽ không bị giữ lại mà chỉ bị yêu cầu phải mang giấy tờ lên công an trong vòng một tuần. Sau vụ việc, bản thân Trang Trần đã lên tiếng xin lỗi về hành vi của mình nhưng trong lời xin lỗi của cô cũng lại có những điểm cho thấy siêu mẫu đã đụng phải siêu cảnh sát. Chuyện thu hình 'người vi phạm' để đưa ra trước công luận nhằm biện minh cho hành vi của mình đã bị chỉ trích vì các lý do khác nhau trong đó có chuyện vi phạm quyền riêng tư. Lời Trang Trần nói trong video xin lỗi rằng cô đã "tát vào mặt một người trong nhóm lực lượng chức năng" khi viết ra giấy tại đồn công an đã thành "tát một đồng chí tự quản". Không có bằng chứng khẳng định lời xin lỗi của cô do công an đạo diễn nhưng sau khi nghe những lời chửi bới công an của cô sẽ thấy không hợp lý khi cô gọi 'tự quản' là "đồng chí". Lực lượng 'tự quản' ở Việt Nam cũng từng gặp tai tiếng Bản thân lực lượng tự quản ở Việt Nam, tương tự với 'chính quản' ở Trung Quốc, đã từng có nhiều tai tiếng khi hành xử không đúng mực, lạm quyền mà báo địa phương gọi là "bát nháo". Bình luận trên Facebook của BBC Tiếng Việt, bạn Phan Khánh Hưng viết: "Rất nhiều "đồng chí" tự quản, dân phòng xuất thân dạng lêu lổng, không công ăn việc làm, xin xỏ chạy chọt làm đầu sai cho CA và được cho phép ngầm để kiếm chác cơ hội. Ghét nhất cái tụi này, vì vừa dựa lưng công an vừa mất dạy. "P/s: Trong trường hợp Trang Trần thì thấy lối hành xử mất dạy cũng không chỉ độc quyền ở đám các "đồng chí" kia mà những người "vốn tâm tốt" cũng trở nên hung hãn, thói mất dạy này đã trở thành phản ứng nội tại, rất dễ bùng nổ thành mức quá đáng." Siêu cảnh sát Trong vụ Trang Trần, cảnh sát Việt Nam có vẻ đã dùng sức mạnh của siêu cảnh sát để khuất phục siêu mẫu cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Vào thời điểm họ quyết định đưa cô về đồn, hành vi được coi là "chống đối" của cô được thể hiện bằng lời nói và những câu xỉ vả khi đang say rượu, điều mà tại một số nơi không còn là lý do để người dân có thể bị bắt, thậm chí còn cần được trợ giúp, nhất là trong trường hợp người say xỉn là một phụ nữ. Tòa ở Anh phán cảnh sát đã quá quen với những lời văng tục và khó có thể bị xúc phạm Cách đây vài năm Tòa Thượng thẩm ở Anh đã phán rằng cảnh sát đã quá quen tai với những lời tục tĩu nên không thể bị xúc phạm khi nghe những lời như thế. Quyết định của tòa đã khiến ngành cảnh sát gửi hướng dẫn tới các nhân viên nói rằng không nên bắt những vụ như thế vì tòa sẽ không xử theo hướng có lợi cho cảnh sát. Trong khi đó một độc giả của BBC tại Đức nói cảnh sát bản địa còn có phòng riêng tại trụ sở cho những người say rượu chờ cho tới khi họ tỉnh. Trang Trần cũng không phải là người điều khiển xe phạm lỗi mà chỉ là hành khách muốn 'xin' cho người tài xế thoát khỏi chế tài của cảnh sát, vốn không có uy tín thượng tôn pháp luật. Đã có những cáo buộc về chuyện cảnh sát đòi những người lái taxi vi phạm đưa ví và lấy tiền theo ý thích sau khi nhiều lái xe taxi đưa tiền ít và xin xỏ rằng họ chỉ còn chừng đó tiền. Không rõ lý do cụ thể nào khiến công an Hàng Buồm muốn đưa tài xế về đồn nhưng ngay cả khi họ có quyền làm vậy đây không phải là cách xử lý hợp lý. Sự can thiệp của Trang Trần và hành vi tát 'tự quản' đã khiến cô bị bẻ quặt hai tay ra sau và cảnh sát dường như đã đè cô xuống đất. Tiếp theo đó là quyết định bắt "khẩn cấp" mà các luật sư đã đặt câu hỏi vì người ta chỉ bắt khẩn cấp những ai đang chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bỏ trốn sau khi phạm tội. Trong trường hợp của Trang Trần, cô đã bị bắt và đang ở trong đồn công an khi có quyết định bắt "khẩn cấp". Cụm từ này cũng thường được dùng cho những vụ bắt người vốn có những hành vi phi bạo lực, chẳng hạn vụ bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập hồi cuối năm ngoái. Trong thời gian bị giam giữ, ông Lập cũng được phía công an nói đã "khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại" và "cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội". 'Bắt giữ tùy tiện'? Bình luận về vụ việc đang gây nhiều tranh luận liên quan tới Trang Trần, blogger Đoan Trang viết: "Chúng ta có thể chỉ trích Trang Trần xả láng và ngoa ngoắt bao nhiêu cũng được, nhất là khi giờ này cô ấy đang ở trong tay công an, đang bị giam và không thể có cơ hội lên tiếng. "Nhưng sao không ai đặt vấn đề về các sai phạm (có thể có) của công an: Còng tay, đánh người khi người đó đang say và về thể lực, thế lực thì người đó yếu hơn hẳn công an; bắt khẩn cấp là hành động bắt giữ tùy tiện và sai luật (Bộ luật Tố tụng Hình sự của chính Việt Nam); từ chối quyền tiếp cận luật sư của Trang Trần; khống chế và có biểu hiện ép cung để buộc Trang Trần phải viết giấy, quay video nhận lỗi; làm nhục công dân khi quay và tung video nhận lỗi của Trang Trần lên mạng..." Trong lúc đó cũng có không ít ý kiến ủng hộ cách xử lý của cảnh sát. Bạn đọc Nguyễn Lan Hương viết trên Facebook của BBC Tiếng Việt về bài của cây bút Đoan Trang: "Đúng là ko khách quan chút nào. Muốn không bị bắt thì đừng đi sai đường, mà đã bị bắt rồi thì im lặng mà nhận lỗi đi. "Thế yếu là thế gì? Là phụ nữ hay vì say xỉn hay phê thuộc rồi xúc phạm người khác? Nếu là phụ nữ thì tốt hơn nên ra đường trong tình trạng tỉnh táo sẽ ko ai nói hay bắt bớ gì được cả. "Là phụ nữ thế yếu thì có quyền say xỉn rồi nhục mạ cả một nhóm người đang thi hành công vụ à?" Và cho dù ý kiến về siêu mẫu và siêu cảnh sát có thể khác nhau, điều dễ thấy là cả hai bên đã vô tình và/hay cố ý đẩy vụ việc lên mức siêu sự kiện trong dư luận một cách bất thường. Nhưng ít nhất trong vụ này siêu mẫu cũng đã được trả tự do sau hơn hai ngày giam giữ trong khi chờ 'xem xét, xử lý', hạn chế khả năng người bị giam giữ khá lâu có thể "tự đút tay" vào ổ điện như đã từng xảy ra mà không hề có điều tra xét xử.
Liên quan đến vụ việc tàu thăm dò dầu khí Hải Dương của Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam. Đã đến lúc Việt Nam cần khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, vì nhiều lẽ.
Khởi kiện Trung Quốc còn có tác dụng thúc đẩy dân chủ trong nước?
Biểu tình tại Hà Nội phản đối Trung Quốc năm 2011 Thứ nhất, khởi kiện là một cách thức để giải quyết tranh chấp, việc tranh biện với nhau ở tòa chẳng hơn là dùng tàu thuyền o ép rồi nổ súng ngoài thực địa hay sao. Trong phạm vi một làng xóm hay địa phương, khi xảy ra tranh chấp người ta cũng thường hướng dẫn yêu cầu các bên khởi kiện ra tòa án, nghiêm cấm việc chửi bới xúc phạm rồi gậy gộc đánh nhau. Bãi Tư Chính: "Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế"? Biển Đông: "Nhiều khả năng TQ sẽ trở lại Bãi Tư Chính với dàn khoan" Quan hệ Việt - Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN? Cho nên ở phạm vi quốc gia hay quốc tế thì khởi kiện để giải quyết tranh chấp cũng đều là lối hành xử văn minh. Thứ hai, tranh chấp giữa một bên là kẻ yếu và một bên là kẻ mạnh thì việc kiện ra tòa để tìm kiếm một cơ chế trung gian phân xử là điều có lợi cho bên yếu như Việt Nam. Những nước yếu nên lấy làm mừng vì còn có tòa án quốc tế, luật pháp quốc tế, các định chế quốc tế để kiểm soát mối quan hệ giữa các nước, thay vì môi trường hoang dã mạnh được yếu thua chỉ có kẻ yếu và kẻ mạnh chung đụng với nhau. Đối với những vụ kiện thông thường, sau khi có bản án thì lại có cơ chế thi hành án buộc các bên phải thực hiện, như thế bên yếu sẽ vẫn được đảm bảo quyền lợi khi bản án đã tuyên mà không phải lo về sức mình. Mặc dù vậy, thực tế vấn đề biển đảo hiện nay không có một sức mạnh nào có thể ép buộc Trung Quốc phải thi hành bản án quốc tế, nhưng điều đó ko có nghĩa là Trung Quốc không bị trả giá. Pháp luật quốc tế vẫn có sức mạnh ý nghĩa, các định chế quốc tế vẫn đang hoạt động, TQ không phải có thể bất chấp công lý lẽ phải muốn làm gì thì làm. Sự sụt giảm uy tín quốc tế sẽ gây thiệt hại lớn hơn là thiệt hại khi thi hành phán quyết của tòa án. Tàu Việt Nam và Trung Quốc 'vờn nhau' quanh hai lô Riji 03 và Riji 27 Thứ ba, bản án của Tòa án quốc tế sẽ có tác dụng như là một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho Việt Nam. Cho dù Trung Quốc dùng sức mạnh mà chiếm quyền quản lý trên thực tế thì trong nhận thức quốc tế người ta vẫn xác định đó là của Việt Nam. Bằng việc thắng kiện Việt Nam sẽ tạo lập được tiền đề thuận lợi cho mình ở hiện tại và tương lai, khi thực lực quốc gia và bối cảnh quốc tế thuận lợi hơn cho việc giành lại chủ quyền trên thực tế. Thứ tư, năm 2016 Trung Quốc đã thua Philippin trong một vụ kiện biển đảo tương tự. Nếu nay thua thêm Việt Nam trong một vụ kiện nữa thì có thể nói đó là cú đánh gục Trung Quốc trên phương diện công lý quốc tế. Từ đó về sau Trung Quốc sẽ chỉ có thể hành xử dựa vào sức mạnh vũ khí đe dọa hoặc lợi ích vật chất mua chuộc mà thôi. Vì nói lý lẽ sẽ không còn ai nghe nữa. Thứ năm, việc kiện là một lựa chọn hành động cho thấy Việt Nam chọn lối hành xử có trách nhiệm, đứng về phía cộng đồng văn minh, tôn trọng luật pháp quốc tế. Việc lựa chọn khởi kiện chưa cần biết thắng thua, tự bản thân nó đã nâng tầm quốc gia cho Việt Nam lên. Cộng đồng quốc tế gồm các nước đã tạo lập ra khuôn khổ luật pháp quốc tế sẽ bênh vực lựa chọn khởi kiện của Việt Nam. Vì đó cũng là cách các nước bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ các định chế quốc tế do chính họ đã ban hành, bảo vệ quan điểm, nhận thức và sản phẩm việc làm của họ. Cuối cùng, việc khởi kiện sẽ cho thấy Việt Nam đã thấu hiểu và chấp nhận ý niệm giá trị về công lý, về những chuẩn mực đạo đức chân chính trong bang giao quốc tế, vượt lên trên những hành xử cường quyền. Đồng nghĩa với việc kiện là sự lựa chọn lối hành xử thượng tôn pháp luật, sử dụng đến luận cứ lý lẽ chứ không dẫn dựa vào sức mạnh. Việc khởi kiện Trung Quốc khi đó ngoài những giá trị trong mối quan hệ quốc tế bên ngoài, thì đó còn có tác dụng ảnh hưởng đến tiến trình thúc đẩy dân chủ trong nước. Vì một khi Nhà nước đã thấy rằng cần hành xử theo luật, theo công lý, theo lý lẽ luận lý, không theo sức mạnh áp chế cường quyền, thì khi đó Nhà nước cũng nên xem lại cách cư xử của mình với người dân trong nước. Việc khởi kiện khi đó sẽ mang lại giá trị quan trọng cho đối nội, kích thích nhận thức của Nhà nước và dân chúng về giá trị của những luận cứ lý lẽ, của giá trị công lý, luật pháp, công bằng. Tựu chung lại, Việt Nam có đầy đủ mọi lợi điểm của việc khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế để giải quyết các tranh chấp về biển đảo. Và có thể nhận định là Nhà nước Việt Nam cũng biết rõ những lợi điểm của việc kiện, nhưng lâu nay chưa thực hiện vì coi đó là vũ khí "vốn liếng", để cân đo đong đếm trong mối quan hệ với Trung Quốc về các vấn đề tổng thể liên quan giữa hai nước và không loại trừ khả năng sẽ sử dụng đến khi cần. Tới nay Trung Quốc hiện đang chịu ảnh hưởng của thương chiến Mỹ Trung về thương mại, kinh tế suy giảm, người dân hoang mang bực bội, rất có thể họ sẽ xì hơi nóng giận và chuyển hướng sự chú ý của dân chúng ra bên ngoài, Việt Nam là một đối tượng hướng đến. Thực tế trên biển những diễn biến cho thấy phía Trung Quốc đang hung hăng lấn lướt, cho nên giờ là lúc phải kiện. Hiện nay Trung Quốc đang coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi giống như Đài Loan, Hồng Kong, MaCau, Tây Tạng cho nên ra sức chiếm giữ giành giật. Nhưng đó cũng chỉ là phản ánh nhận thức hiện thời của thế hệ người Trung Quốc hiện nay mà thôi, còn tương lai có thể sẽ có một Trung Quốc rất khác. Thực tế lịch sử thế giới cho thấy, ở những thế kỷ trước có những đại cường chiếm đất khắp năm châu bốn bể, nhưng đến khi văn minh nhân loại phát triển đến một giai đoạn nhất định thì đã trao trả lại chủ quyền cho người dân các vùng đất. Ví như nước Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, Malaysia. Sự phát triển của nền văn minh đã làm phai màu nhận thức về các giá trị cốt lõi. Ví như nước Đức hiện nay rất khác với một nước Đức từng khao khát mở rộng không gian sinh tồn dưới thời Hitler. Nước Nhật hiện nay cũng rất khác với một nước Nhật hiếu chiến thời trước thế chiến thứ II. Nhưng để đi đến sự tiến bộ thay đổi nhận thức về các giá trị cốt lõi như vậy thì cần đến những hành động thúc đẩy. Việc Việt Nam khởi kiện Trung Quốc là một việc làm có ý nghĩa góp phần phúc đẩy đi đến tương lai mong muốn ấy. * Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả, luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói ông và nhân dân đất nước ông ‘mãi ghi nhớ công lao to lớn’ của Việt Nam vì đã giúp Campuchia hồi sinh từ chế độ Khmer Đỏ.
Thủ tướng Hun Sen ‘biết ơn Việt Nam’
Thủ tướng Hun Sen đã nói chuyện với các cơ quan báo chí của Việt Nam trong hơn hai tiếng đồng hồ Tuy nhiên, các nhà quan sát đánh giá rằng chính dưới thời kỳ lãnh đạo của ông Hun Sen, quan hệ của Campuchia ngày càng ngả về phiá Trung Quốc, nước từng hỗ trợ chế độ Pol Pot trước đây. Thủ tướng Campuchia trả lời báo chí Việt Nam trong chuyến thăm sang Việt Nam kỷ niệm 33 năm năm ngày chiến thắng chế độ Pol Pol vào ngày 7/1 năm 1979. “Họ [bộ đội Việt Nam] đã hy sinh tính mạng của mình vì sự sống, sự hồi sinh của nhân dân Campuchia,” ông nói và nói thêm rằng chính phủ của ông ‘có trách nhiệm’ tìm kiếm và hồi hương hài cốt những quân nhân Việt Nam còn mất tích trên lãnh thổ Campuchia. Ông cũng ‘kịch liệt bác bỏ’ lập luận cho rằng Việt Nam đã ‘chiếm đóng’ Campuchia trong giai đoạn chiến tranh với Pol Pot. “Sự hiện diện của quân đội Việt Nam ở Campuchia là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân Campuchia, vì sự sống của nhân dân chúng tôi,” ông nói. “Chỉ có nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Nam đã giúp đỡ Campuchia trong thời điểm khó khăn nhất,” ông nhấn mạnh. Năm nay tròn 60 tuổi, Hun Sen đã làm thủ tướng Campuchia liên tục trong 28 năm và là lãnh đạo tại vị lâu nhất châu Á. Lúc nhậm chức, ông cũng là thủ tướng trẻ nhất trên thế giới khi đó. Hai thủ tướng Việt Nam và Campuchia khánh thành tượng đài kỷ niệm cuộc chiến năm 1979 Khi được hỏi về việc Noun Chea, cựu chủ tịch quốc hội dưới thời Pol Pot, cáo buộc chính quân đội Việt Nam, chứ không phải Khmer Đỏ, mới là thủ phạm giết hại người Campuchia trong một phiên tòa xét xử ông ta về tội diệt chủng hồi tháng 12 năm ngoái tại Phnom Phenh, Hun Sen cho rằng đấy chỉ là ‘logic trốn tội của kẻ sát nhân’. “Kẻ trộm không bao giờ thừa nhận rằng nó là tên ăn trộm,” ông nói. Ông lập luận rằng nếu Khmer Đỏ không phạm tội diệt chủng và nếu Việt Nam xâm lược Campuchia thì bây giờ sẽ không có phiên tòa để xét xử những kẻ cầm đầu chế độ. “Việc tòa án này được thiết lập đồng nghĩa với việc chân lý thuộc về bộ đội tình n guyện Việt Nam đã giúp Campuchia,” ông khẳng định. “Khi Campuchia chúng tôi đủ lớn mạnh thì Việt Nam rút hết quân về nước,” ông nói, “Hơn 20 năm qua đã không còn sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại đất nước chúng tôi.” Báo Quân đội nhân dân dẫn lời Thủ tướng Hun Sen gọi quân đội Việt Nam sang Campuchia đánh Khmer Đỏ là ‘quân đội nhà Phật’. Năm 1977, khi mới 25 tuổi, Hun Sen đã bỏ chạy sang Việt Nam để trốn chế độ Pol Pot. Ông có thời gian hoạt động ở Việt Nam nên gần gũi với người Việt và quen thuộc với văn hóa Việt Nam. Chính phủ của ông là do Việt Nam giúp dựng lên và bảo trợ trong thời gian đầu. ‘Thủ đoạn kiếm phiếu’ Trao đổi với BBC, nhà báo Lý Đình Phát, người có gần 20 năm sinh sống và theo dõi tình hình chính trị xã hội Campuchia, cho biết phần lớn người dân nước này có ‘tình cảm thuận lợi đối với người dân và chính quyền Việt Nam’. Tuy nhiên, tình hình người Việt sinh sống bên Campuchia quá đông ‘lấn lướt công ăn việc làm và mua bán’ của người dân địa phương nên đôi lúc cũng xảy ra tình trạng khó chịu đối với người Việt, ông Phát cho biết. “Những căng thẳng, hận thù giữa người Khmer và người Việt như thời những năm 60, 70 bây giờ không phải không có nhưng chỉ tiềm tàng thôi,” ông nói. Tình trạng bài Việt trong xã hội Campuchia là do một số đảng đối lập như Đảng Sam Rainsy ‘muốn kiếm phiếu’ nên ‘lôi kéo những người có tinh thần dân tộc cực đoan’ và chỉ trích ‘Hun Sen là tay sai của Việt Nam’, theo ông Lý Định Phát. “Ông Sam Rainsy ra tranh cử mạt sát người Việt’ bằng những từ ngữ thậm tệ", ông Phát cho biết, nhưng do chính quyền hiện nay của Hun Sen rất vững chắc nên đảng của ông Sam Rainsy không làm gì được. Ông nói là dân chúng Campuchia hiện nay chia làm hai luồng, những người sinh sống làm ăn được thì ủng hộ chính quyền Hun Sen, trong khi chỉ có số ít người, chủ yếu là những trí thức từ thời Pháp và những người có tư tưởng hẹp hòi không thích người Việt nên chống đối Hun Sen. Bên cạnh đó, xã hội Campuchia đang phát triển theo chiều hướng văn minh hơn nên người dân nước này không còn cực đoan và có tư tưởng kỳ thị sắc tộc cũng như không còn đánh giết người Việt như trước. “Người dân chỉ lo làm ăn kiếm sống,” ông nói, “Còn thanh niên chỉ lo học hành để du học và kiếm công việc nuôi bản thân và gia đình” nên ít nghĩ đến chính trị, Còn về giai đoạn Việt Nam đóng quân tại Campuchia sau khi Pol Pot sụp đổ cho đến năm 1989, một mặt người dân nước này biết ơn Việt Nam giúp họ thoát khỏi cảnh ‘người Khmer giết người Khmer’ do Trung Quốc cổ súy, mặt khác họ cũng nhìn nhận là Việt Nam ‘chiếm đóng’. “Họ cho rằng Việt Nam đóng quân đô hộ đất nước họ, đó là bất lợi chính trị đối với Hà Nội,” ông nói. “Bất cứ quân đội nào đến xứ nào thì cũng gây bất mãn cho người dân thôi,” ông Phát giải thích, nhưng ông cũng cho rằng Việt Nam không có lựa chọn nào khác vì đã ‘đánh thì phải giữ’, nếu không chính quyền vừa mới dựng lên bị đổ ngay vì tình hình lúc đó tàn quân Khmer Đỏ vẫn còn duy trì kháng chiến. Sam Rainsy là người chủ trương bài Việt Nam mạnh mẽ để kiếm phiếu cử tri Về việc cắm mốc biên giới giữa hai nước, ông Phát cho biết người dân thủ đô Phnom Penh cũng có bàn tán đất đai bị mất và báo chí cũng có nói đến nhưng ‘rồi cũng qua’. “Tuy nhiên họ cho rằng nhà nước phải chịu trách nhiệm và cũng không thấy lợi lộc gì cả nên cũng không dám đấu tranh,” ông nói, “Chính phủ ở đây cũng không cho phép biểu tình chống Việt Nam đâu.” Lập trường về Biển Đông Giải thích về lập trường mới đây của Chính phủ Hun Sen ủng hộ quan điểm đàm phán song phương của Trung Quốc về Biển Đông, ông Phát cho biết điều này chứng tỏ ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Phnom Penh hiện nay lớn hơn của Hà Nội. “Sau năm 1979 thì con bài Pol Pot không còn tác dụng gì nữa đối với Bắc Kinh và ảnh hưởng của họ cũng bị loại trừ,” ông nói. “Nhưng kể từ năm 1993, Bắc Kinh bắt đầu chú ý đến chính quyền mới ở Phnom Penh cho nên họ đổ viện trợ, mở quan hệ ngoại giao, tăng cường quan hệ kinh tế, văn hóa, đầu tư và tăng cường sự hiện diện của người Hoa ở Campuchia,” ông nói thêm. “Họ [Trung Quốc] tận dụng ưu thế tiền bạc nên dần dần Phnom Penh ngả về phía Bắc Kinh.” Tuy nhiên, ông cũng nhận định rằng nếu Biển Đông phát sinh ‘tình huống mới’ mà Hun Sen tuyên bố ủng hộ Bắc Kinh thẳng thừng như vậy thì Hà Nội sẽ không để yên. “Tại Phnom Penh nếu để ý kỹ sẽ thấy có sự cạnh tranh tiềm tàng giữa hai thế lực Hà Nội và Bắc Kinh,” ông nói. “Bắc Kinh có tài chính dồi dào và dùng mưu lôi kéo,” ông nói thêm. Tuy nhiên, Hà Nội cũng không vì thế mà chịu thua kém, ông nói, vì Việt Nam có khoảng cách địa lý rất gần Campuchia và cũng cố gắn đầu tư kinh tế khá nhiều vào nước này thông qua các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. “Sau năm 1979 Hà Nội còn bỏ công xây dựng hệ thống chuyên gia ngầm cài trong hệ thống chính quyền Phnom Penh rất nhiều, và nhiều quan chức cao cấp Campuchia thạo tiếng Việt,” ông Phát phân tích.
Sherrill Mosee, một trong rất nhiều người đã bị cuốn vào cuộc chiến thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, than thở: "Tôi đã cố gắng xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình từ năm này qua năm khác. Thế rồi cuộc chiến thương mại xảy ra."
Thương chiến Mỹ-Trung: 'Chúng ta đều phải trả giá'
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang làm mất công ăn việc làm và làm cho giá cả đắt đỏ ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương Bà Mosee là người sáng lập hãng túi xách và ba lô MinkeeBlue, có trụ sở tại Philadelphia nhưng sản xuất tại Trung Quốc và sau đó nhập vào Mỹ. Đây là một trong những công ty khổng lồ - từ các nhà sản xuất giày đến các công ty hóa chất và nhà cung cấp công nghệ - đang phải đối mặt với tác động của cuộc chiến thương mại tạo nhiều bầm dập giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bà Mosee cũng phải chứng kiến thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm của mình tăng hơn hai lần trong vài tháng qua. Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu từ Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau tại Thượng Hải trong tuần này, bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ tháng Năm. Nhưng các cuộc họp rất ngắn gọn và không đưa ra được giải pháp tức thời nào. Sherrill Mosee đối mặt mức thuế tăng gấp đôi với những chiếc túi mà cô nhập từ Trung Quốc Hội đàm Mỹ-Trung mới liệu có kết thúc chiến tranh thương mại? David Hutt: 'Mục tiêu thương chiến kế tiếp của Trump là VN' G20: Điều gì xảy ra nếu Mỹ-Trung không đạt thỏa thuận về thương chiến? Cả hai bên đã áp đặt thuế lên hàng tỷ đô la hàng hóa của nhau, dẫn đến chi phí cao hơn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bà Mosee nói rằng thuế nhập khẩu đối với túi xách của bà "vốn đã cao" ở mức 17,6% trước khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu - hiện con số này là 42,6%. Các nhà đàm phán thương mại của Mỹ và Trung Quốc có thể đã gặp nhau trong tuần này nhưng không có dấu hiệu cuộc chiến thương mại này sẽ sớm kết thúc Để đưa sản phẩm của mình vào Mỹ, mức thuế đó phải được thanh toán tại biên giới. Bà Mosee nói rằng bà phải "vật lộn để có thêm tiền" trả cho các khoản thuế hơn, bao gồm cả việc đi vay. "Là một doanh nghiệp nhỏ, tài chính của tôi vốn đã eo hẹp. Tôi phải tìm ra cách xoay xở tiền để vận hành doanh nghiệp. Tất cả chúng ta đều phải trả giá cho cuộc chiến thương mại này, không chỉ [Trung Quốc]", bà nói. Bà Mosee đã phải tăng giá một số túi khoảng 25% để bù đắp tác động của thuế nhập khẩu cao hơn. Những việc tăng giá đó có nghĩa là khách hàng của bà Mosee, những người mua trực tuyến từ các quốc gia như Vương quốc Anh, Dubai, Canada và Úc, đang dần cảm thấy tác động của cuộc chiến thương mại. Di rời chuỗi sản xuất Để tránh mức thuế cao, một số công ty đang chọn cách rời khỏi Trung Quốc. Một cuộc khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc và Thượng Hải cho thấy 40% số người được hỏi đang xem xét chuyển đổi hoặc đã chuyển cơ sở sản xuất Trung Quốc của họ - chủ yếu sang Đông Nam Á. Một công ty cũng phải rút việc sản xuất ra khỏi Trung Quốc là công ty bán túi xách và phụ kiện du lịch khác của Mỹ, Litegear. Các sản phẩm của hãng này, hầu hết được làm từ chai nhựa tái chế, trước đây đều được sản xuất tại Trung Quốc. US company Litegear Bags makes lightweight luggage and travel goods Khi thuế quan đối với một số hàng hóa tăng 10% vào tháng 12 năm ngoái, giám đốc điều hành Magi Raible đã dự đoán tình trạng này có thể kéo dài, và đã nhanh chóng chuyển một số công việc sản xuất từ Trung Quốc sang Campuchia. Sau đó, mức thuế đã tăng thêm 15%. Giờ khoảng một nửa sản phẩm của hãng Litegear - chủ yếu là các phụ kiện nhỏ hơn - được sản xuất tại nước nằm trong vùng Đông Nam Á. Phần còn lại vẫn được sản xuất tại Trung Quốc. Ngay cả khi hành động nhanh chóng như vậy, sản suất cũng bị gián đoạn một thời gian, tổng thể việc tăng thuế đã khiến lợi nhuận của Litegear giảm tới 15%. "Quá trình chuyển đổi là một con đường dốc rất cao," bà Raible nói. Việc sáp nhập với một công ty bán hành lý theo kế hoạch trước đó phải bị loại bỏ vì đối tác tiềm năng của Litegear không thể chịu được chi phí cao hơn, hoặc chuyển giá thành cao đó cho người tiêu dùng. Giám đốc điều hành của Litegear Magi Raible nói rằng bà thấy như chính mình đang chiến đấu trong cuộc chiến thuế quan "Công ty đối tác đó đã phải đóng cửa và tôi mất cơ hội để tăng gấp đôi quy mô kinh doanh của Litegear. Điều đó thực sự khủng khiếp đối với chúng tôi, "bà Raible nói. "Tôi đang chiến đấu với cuộc thương chiến này và tôi đang điều chỉnh, nhưng điều đó có nghĩa là phải cho một số công nhân nghỉ việc, tạm dừng việc phát triển doanh nghiệp, và lợi nhuận bị giảm." Bà Raible không phản đối mục đích chung là thúc ép Trung Quốc phải sửa đổi các hoạt động giao dịch nhưng không hài lòng với chiến lược hiện tại. "Tôi cảm thấy rằng cách tiếp cận này đang làm tổn thương người Mỹ nhiều hơn là giúp cho người Mỹ." Ngưng tuyển người Ngay cả đối với các công ty ở bên ngoài Trung Quốc, hiệu ứng gợn sóng đang bắt đầu được một số người cảm nhận, chẳng hạn các nhà sản xuất chất bán dẫn ở Singapore. Singapore là một trung tâm của ngành công nghiệp, sản xuất các vi mạch được sử dụng trong một loạt các thiết bị điện tử, nhiều thiết bị được sản xuất tại Trung Quốc. Kết quả là, lĩnh vực này đang cảm thấy hậu quả của việc áp thuế, Ang Wee Seng, giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Singapore cho biết. "Thực tế rằng căng thẳng thương mại đã bắt đầu tác động trực tiếp đến doanh nghiệp ở đây và khu vực là điều ai cũng thấy," ông nói. "Toàn cầu bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại này." Thêm vào đó việc Washington bỏ công ty viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc vào danh sách những công ty không được hợp tác cũng đã ngăn chặn hoạt động kinh doanh. Ngành công nghiệp bán dẫn đang phải đối mặt với sự chậm lại tổng quát và ông Ang nói rằng cuộc chiến thương mại đã khiến môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Ông nói rằng các cuộc họp gần đây với các nhà sản xuất chip ở Singapore cho thấy công ăn việc làm trong lĩnh vực này đang bị ảnh hưởng. "Mỗi công ty đều ngừng tuyển nhân viên và nếu mướn người thì họ đang tuyển dụng ở dạng rất chọn lọc", ông nói. "Đó là một dấu hiệu cho thấy đã có một sự chậm lại trên thị trường."
Hãy tưởng tượng, khi bạn 12 tuổi, gia đình bạn chuyển đến sống ở phần bên kia của đất nước. Ở trường học mới, lần đầu tiên bạn bị bắt nạt.
Cách 'bán' câu chuyện cuộc đời mình để thành công
Giờ đây khi bạn nhớ lại khoảng thời gian đó trong đời, bạn có coi đó là một trong những giai đoạn mọi việc đang cực kỳ tốt đẹp, và bất ngờ trở nên tồi tệ? Hoặc bạn coi đó chỉ là một ví dụ khác về trải nghiệm khó khăn nhưng cuối cùng có kết cục tốt đẹp - có lẽ chuyện bị bắt nạt khiến bạn mạnh mẽ hơn, hay dẫn đến tình huống bạn gặp được người bạn thân thiết cả đời sau này? Cơn thèm ăn tiết lộ cơ thể thiếu chất ra sao Tại sao một số người không nhớ được giấc mơ của mình Nên đi khám răng định kỳ bao lâu một lần Trông thì không có vẻ gì là cách bạn kể câu chuyện này, thậm chí chỉ là tự kể cho mình nghe, sẽ định hình bạn sẽ trở thành người thế nào. Nhưng hóa ra cách bạn diễn dịch và hiểu cuộc đời, và kể câu chuyện đó, có tác động quan trọng đến việc bạn trở thành người thế nào. Cách bạn kể lại những sự kiện quan trọng trong đời có tác động đáng kể đến việc bạn trở thành người thế nào Vào giữa Thế kỷ 20, "Đây là Cuộc đời Bạn" (This Is Your Life) là chương trình nổi tiếng trên truyền hình ở Anh và Mỹ. Trong chương trình, những người nổi tiếng và người bình thường được giới thiệu với một quyển sách đỏ, miêu tả sự kiện quan trọng, những bước ngoặt then chốt và ký ức trong đời họ. Năm hiểu lầm thường gặp về việc gãy xương Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước? Ô nhiễm không khí gây bệnh đường ruột Trong chương trình, những câu chuyện đời này do những người nghiên cứu của show tìm hiểu và tập hợp lại. Nhưng trong thực tế, mỗi chúng ta đều sống trong đời với một phiên bản "sách đỏ" - một quyển sách tự bản thân viết về mình, mà ta thường không nhận ra điều đó trong tâm trí. Những câu chuyện kể này tồn tại dù ta có quyết định chú ý đến chúng nhiều hay không. Chúng cho ta vay mượn ý nghĩa về sự tồn tại của bản thân và cung cấp nền tảng nhận thức về danh tính bản thân. Bạn chính là câu chuyện của bạn. Theo nhóm nghiên cứu do Kate McLean từ Đại học Western Washington mô tả trong công trình mới nhất của họ, được đăng trên Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội, thì "câu chuyện ta tự kể về bản thân tiết lộ chính bản thân ta, xây dựng lên chính ta và duy trì chính ta theo thời gian." Nghiên cứu từ nhóm của McLean là một trong những nghiên cứu mới nhất khám phá ý tưởng hấp dẫn là, mặc dù ta liên tục xem xét và cập nhật nhưng những câu chuyện đời chứa đựng nhiều yếu tố ổn định có thể tiết lộ điều gì đó cơ bản về ta. Chúng thể hiện một khía cạnh chủ đạo trong nhân cách của ta. Một trong những người hợp tác với McLean, chuyên gia về nhân cách và là nhà tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, Dan P McAdams từ Đại học Northwestern giải thích trong nghiên cứu tiên phong "Tâm lý từ Chuyện đời": "Trong các câu chuyện cuộc đời mà mỗi người tự nghĩ về mình, không có ai giống ai hết, giống như việc mỗi người đều có tâm lý, tính cách khác nhau." Tương tự như việc mỗi người đều có những tính cách, cá tính riêng, chúng ta kể câu chuyện cuộc đời mình theo các cách khác nhau Trong gần hai thập niên kể từ khi McAdams đưa ra kết luận này, nhiều bằng chứng đã củng cố cho ý tưởng rằng, cùng với các mục tiêu, giá trị và xu hướng tính cách, thì cách ta kể câu chuyện bản thân cũng phản ánh xu hướng ổn định trong nhân cách của ta. (McAdams định danh ba xu hướng tính cách trong tác phẩm "Nhân cách Ba ngôi"). Các công trình khác cũng cho thấy tầm quan trọng của câu chuyện đời mình đối với tính cách, vì cách mà ta kể ra chuyện đời mình hóa ra có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự lành mạnh đời sống nói chung. Chẳng hạn, nếu bạn là người nhớ những tác động tích cực có được từ (giả dụ) quãng thời gian mà ta bị bắt nạt ở trường mới, thì điều đó có thể là bạn có được cuộc sống hạnh phúc và viên mãn hơn. Hơn thế nữa, điều này gợi ra khả năng hấp dẫn là ta có thể thay đổi cách tự diễn đạt bản thân và việc tập trung vào điều này có thể có ích. Thật vậy, việc giúp mọi người diễn giải lại câu chuyện cuộc đời họ theo cách thức khác đi, với góc nhìn mang tính xây dựng hơn, chính là cơ sở cho "liệu pháp kể chuyện". Cuốn sách đỏ trong đầu bạn không phải là bản cuối cùng. Hãy thêm thắt vào câu chuyện khi bạn kể chuyện, và bằng cách này có lẽ bạn có thể thay đổi chính kiểu người bạn. Nhưng những phong cách kể chuyện đời khác nhau là gì? Khi nói đến việc mô tả xu hướng tính cách con người, tức là cách hiểu quy ước về nhân cách, lý thuyết được ủng hộ rộng rãi và nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực này cho rằng, từ hàng ngàn cụm từ chỉ xu hướng tính cách trong tiếng Anh, người ta có thể phân loại ra thành "Năm Nhóm Tính cách Lớn" (trong đó có tính hướng ngoại, tận tâm, tâm lý bất ổn và nhiều tính cách khác) có thể thể hiện tính chất cơ bản của từng cá nhân. Và có vẻ như tương tự như vậy, câu chuyện cuộc đời chúng ta cũng có những đặc tính từ đó định danh ta. Các nghiên cứu đã tính toán một loạt khía cạnh khác biệt gây "choáng váng" về chuyện đời mỗi người, (và chúng lần đầu tiên được cộng sự của McLean là Jonathan Adler tổng hợp), bao gồm: "hành động, trao đổi, xúc cảm, bù đắp, ô nhiễm, kín tiếng, hợp lý (ít nhất là ba loại), xử lý thăm dò, mục tiêu tăng trưởng, ký ức tích hợp và nội tại, tạo ý nghĩa tích cực và tiêu cực, xây dựng, tinh tế, xử lý phù hợp, xử lý khác biệt, kết thúc cảm xúc, xử lý tình cảm, thân mật, điềm báo, phức tạp". Khi kể chuyện đời mình ta có xu hướng nhấn mạnh đến khía cạnh tích cực hoặc tiêu cực, điều này tiết lộ đôi chút về con người ta Để bóc tách những điều có ý nghĩa nhất qua chuyện đời trong danh sách này, McLean và nhóm nghiên cứu của bà đã tiến hành ba nghiên cứu với gần 1.000 tình nguyện viên tham dự. Mỗi người kể lại chuyện từ những giai đoạn đặc biệt trong đời họ hoặc kể tóm tắt lại toàn bộ đời họ. Dựa trên phân tích thấu đáo và mã hóa câu chuyện mọi người kể, McLean và cộng sự của bà tin rằng có "Ba Đặc tính Chính" thể hiện tính cách từ cách ta kể chuyện đời mình. Đặc tính đầu tiên là "Có động lực và Có tình cảm", là đặc tính xem xét mức độ tự chủ và kết nối với những người khác mà người kể chuyện thể hiện ra, cũng như mức độ tích cực hay tiêu cực nói chung của câu chuyện, và liệu họ có bị chi phối, khống chế hay không, khi tình huống đang tốt trở nên tồi tệ (là khi ta coi phần bị bắt nạt là điều gây tổn thương) hoặc tình huống đang tồi hóa ra lại có kết cục tốt (như khi bị bắt nạt dẫn đến kết quả tích cực). Đặc tính thứ hai là "Lý luận về chuyện của bản thân", là mức độ ta suy ngẫm về những trải nghiệm trong câu chuyện của mình, tìm kiếm ý nghĩa của những điều đã xảy ra, và phân biệt mối liên hệ giữa những sự kiện quan trọng và các cách ta đã thay đổi hoặc không thay đổi. Cuối cùng, đó là "Cấu trúc", tức là mức độ đáng tin cậy của câu chuyện của ta, về mặt thời gian, thông tin và bối cảnh. Việc câu chuyện cuộc đời chúng ta được cấu trúc ra sao cũng cho thấy nhiều điều về tính cách của ta Cách kể chuyện đời ta giống với một khía cạnh trong nhân cách ta, chúng cho thấy mức độ ổn định có ý nghĩa qua thời gian (tương tự với sự ổn định trong xu hướng tính cách của ta). Nghiên cứu gần đây cho thấy điều này thực sự đúng. Chẳng hạn, Robyn Fivush từ Đại học Emory và đồng nghiệp của bà đã yêu cầu gần 100 tình nguyện viên là người trưởng thành kể lại chuyện đời của họ trong một phỏng vấn. Họ gặp lại những người này bốn năm sau đó, và khi ấy những nhà nghiên cứu đề nghị họ kể lại chuyện đời lần nữa. Điều quan trọng là, các nhà nghiên cứu phát hiện ra sự "mạch lạc" trong câu chuyện các tình nguyện viên kể cho thấy sự ổn định trong thời gian diễn ra nghiên cứu (tính chất này tương tự như tính chất "có cấu trúc" mà nhóm nghiên cứu của McLean xác định). "Cách mà ta kể tự truyện phản ánh thấy khía cạnh ổn định trong sự khác biệt cá nhân," Fivush và nhóm của bà kết luận. Kết quả mới nhất này bổ sung thêm cho các kết quả tương tự được tìm ra trong thời gian gần đây. Chẳng hạn, nội dung một sự kiện xảy ra trong cuộc đời ta có thêm yếu tố ổn định kể từ khi ta bước vào độ tuổi mới lớn, và ngày càng được kể một cách hợp lý hơn khi ta lớn tuổi hơn; tần suất ăn năn và hối lỗi trong các câu chuyện của người trẻ tuổi cho thấy có mức độ ổn định nhất định qua năm tháng (tức là trong lúc các câu chuyện của họ được kể ra với những thay đổi nhất định theo thời gian, thì những người tham gia nếu nói ra những cảm xúc ăn năn hối lỗi này trong lần kể đầu tiên thì cũng có xu hướng nói ra ở lần kể thứ hai, được thực hiện ba năm sau đó). Nội dung một sự kiện trong câu chuyện đời tư của ta ngày càng được kể ra một cách hợp lý khi ta già đi Quan niệm cho rằng câu chuyện cuộc đời chúng ta phản ánh khía cạnh ổn định và quan trọng trong nhân cách con người có thể có hệ quả quan trọng. Vài năm trước, Jonathan Adler từ Đại học Franklin W Olin và đồng sự, trong đó có Iliane Houle từ Đại học Quebe ở Montreal, đã xem xét nội dung 30 cuộc điều tra trước đó về câu chuyện cuộc đời, và nhận thấy nhiều khía cạnh có liên quan đến sự lành mạnh trong đời sống. Những người kể chuyện tích cực và câu chuyện có nhiều yếu tố bù đắp hơn (ví dụ, thời điểm đó bạn mất việc, nhưng cuối cùng nhờ vậy mà chuyển hướng sự nghiệp sang việc làm mà bạn yêu thích hơn) có xu hướng có đời sống tốt đẹp hơn, ít nhất là dựa trên nghiên cứu với các mẫu người đến từ phương Tây; họ đạt cảm xúc viên mãn trong đời sống và có sức khỏe tâm thần tốt hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với những người kể chuyện có xu hướng coi mình là nhân vật chính trong sự kiện trong đời họ, và có nhiều tương tác ý nghĩa hơn với người khác. Chẳng hạn, ở những phần mà họ nhớ đến thường liên quan tới những người thân yêu và bạn bè thân thiết, như trong buổi tiệc vui nhộn ở Brighton để chia tay đời độc thân trước khi đi lấy chồng, hay những lúc cùng nhau cùng chia sẻ sở thích, như khi cùng người em họ đi học nấu ăn với nhau. Những người kể chuyện đời với nhiều lý luận và cấu trúc tốt hơn cũng có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngược lại, những người kể chuyện với nhiều yếu tố "độc hại" hơn, ít tự chủ, ít giao tiếp hơn thì dường như có cuộc sống ít viên mãn hơn. Bằng chứng cho thấy khi tăng yếu tố tích cực trong chuyện đời sẽ dẫn đến những ích lợi với cuộc sống hạnh phúc hơn Vậy điều này liệu có nghĩa là nếu bạn điều chỉnh lại cách kể câu chuyện cuộc đời mình, ví dụ như xem xét những yếu tố tích cực mà mình có được sau khi phải đi qua một trải nghiệm khó chịu, bạn sẽ phát triển được một nhân cách lành mạnh và mạnh mẽ hơn? Đây không phải là một ý tưởng quá xa xôi gì. Hãy xem xét một nghiên cứu gần đây, trong đó tình nguyện viên là các sinh viên được yêu cầu viết lại chuyện kể trong đó cho thấy nhiều yếu tố bù đắp hơn (như nhận định rằng "đó là khi sai lầm đã thay đổi khiến bạn trở nên tốt hơn"). So với những người tham gia có kiểm soát, là những người không được hướng dẫn làm theo cách trên, thì những người được khuyến khích thể hiện nhiều yếu tố được bù đắp sau đó cho thấy họ kiên định hơn với mục tiêu, thậm chí nhiều tuần sau đó, họ vẫn nói họ có xu hướng vẫn muốn hoàn thành việc họ bắt đầu. "Những kết quả này không chỉ cho thấy rằng cách kể chuyện đời tư có thể làm thay đổi tính cách cá nhân," các nhà nghiên cứu kết luận. "Chúng cũng cho thấy là việc thay đổi cách mọi người suy nghĩ và trò chuyện về những sự kiện quan trọng trong đời họ có thể giúp cuộc sống của họ hướng tới tương lai một cách tốt cdepj hơn." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Trong diễn biến bất ngờ, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đình chỉ chức danh Trưởng ban Quản lý Dự án đường sắt và lập tổ điều tra nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng của doanh nghiệp Nhật Bản.
Đình chỉ công tác vì nghi án Nhật hối lộ
Việt Nam đang nâng cấp hệ thống đường sắt sử dụng vốn ODA của Nhật Ông Nguyễn Văn Hiếu, giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt (RPMU - thuộc tổng công ty Đường sắt Việt Nam), bị đình chỉ công tác 15 ngày. Cùng ngày 23/3, trong bản tin thời sự trên Đài truyền Hình Việt Nam, Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng nói: “Tôi giao nhiệm vụ cho Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông ngay thứ Hai [24/03] phải làm việc trực tiếp với Trưởng đại diện JICA và Đại sứ Nhật." “Chính việc chúng ta làm việc nghiêm túc công khai minh bạch về việc này sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác, đối tác chiến lược sâu rộng." “Khi chúng ta làm việc này thì là trách nhiệm nghiêm túc trong việc thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng. Và cũng để khẳng định với nhân dân là ngành giao thông vận tải quyết tâm chống tham nhũng." Ông Thăng phát biểu sau khi báo chí Nhật nói một quan chức hiện chưa rõ danh tính thuộc văn phòng quản lý dự án tại Tổng cục Đường sắt Việt Nam bị cho là đã nhận hối lộ 80 triệu yen (16 tỷ đồng Việt Nam) của công ty Nhật để đổi lấy hợp đồng. Nhật báo Nhật Yomiuri Shimbun đưa tin việc chung tiền này được phát hiện khi ông Tamio Kakinuma, chủ tịch Tập đoàn Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) thú nhận với cơ quan điều tra của Nhật. Trong cuộc họp khẩn, ông Đinh La Thăng cũng đã yêu cầu “tất cả các cán bộ có liên quan dừng công việc mình đang làm để làm báo cáo giải trình." “Kể cả vụ trưởng vụ phó cũng dừng, dừng để làm cho rõ cái này." “Tôi yêu cầu thành lập đoàn thanh tra, thanh tra tất cả các dự án của JTC, rà soát lại việc giải ngân từ trước, dừng đàm phán giai đoạn hai. Đối tác từ phía Nhật bị điều tra như vậy thì chúng ta không thể đàm phán được." VTV cho hay sáng thứ Hai 24/03 Bộ Giao thông Vận tải “sẽ có báo cáo Thủ tướng về việc rà soát dự án và xử lý của Bộ về vụ việc này”. Ông Đinh La Thăng cũng nói sẽ dừng giải ngân và rà soát các thủ tục giải ngân số tiền còn lại, dừng đàm phán giai đoạn 2A (đoạn Giáp Bát đến Ngọc Hồi) của dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1). ‘Một quan chức cao cấp’ Tập đoàn Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) chuyên về thiết kế đường sắt và khảo sát địa hình. Theo báo Nhật, ông chủ tịch tập đoàn khai đã chi tiền lại quả cho các quan chức ở Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan và nêu rõ chi tiết đã đưa bao nhiêu và vào lúc nào. Ông này được cho là đã ký vào bản khai. Trước đó ông đã tự nguyện đến làm việc với Văn Phòng Công tố Tokyo hôm thứ Ba ngày 18/3 sau khi Cục thuế Tokyo phát hiện JTC đã chi một khoản không minh bạch trị giá 130 triệu yen. Trong tổng số 130 triệu yen chi không minh bạch này, 80 triệu yen là chi cho quan chức Việt Nam, còn 30 triệu chi ở Indonesia và 20 triệu chi ở Uzbekistan. Tất cả đều với mục đích giúp cho JTC giành được hợp đồng các dự án có sử dụng vốn vay ODA của Nhật ở các quốc gia này. Ở Việt Nam, số tiền 80 triệu yen được cho là lại quả cho một dự án trị giá 4,2 tỷ yen. Nhân vật nhận số tiền này được cho là có ‘một quan chức cấp cao làm việc cho cơ quan về quản lý dự án của Cục Đường sắt Việt Nam’, Yomiuri Shimbu cho biết. Tờ báo này cũng nói là cơ quan công tố của Nhật sẽ tiến hành điều tra hình sự về cáo buộc này. Luật tránh cạnh tranh không công bằng của Nhật ngăn cấm các công ty nước này hối lộ các quan chức chính phủ nước ngoài. Phía Việt Nam nói họ đang rà soát để xác minh thông tin từ phía Nhật đưa ra, theo báo chí trong nước. Vốn ODA, tức viện trợ phát triển chính thức, là vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp. Nhật là nước viện trợ ODA nhiều nhất cho Việt Nam với điều kiện các dự án sử dụng ODA của Nhật phải sử dụng các nhà thầu của nước họ. Hồi năm 2008, cũng chính tờ Yomiuri Shimbun đã phanh phui vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ, khi đó đang làm giám đốc Sở Giao thông Vận tải và trưởng Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và môi trường nước của Thành phố Hồ Chí Minh, đã nhận hối lộ từ Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI) để cho công ty này thắng thầu dự án. Vụ việc ông Huỳnh Ngọc Sỹ cũng là do báo chí Nhật phát hiện ra Ông Sỹ sau đó đã bị Tòa tuyên là có tội và bị kết án tù chung thân nhưng sau giảm xuống còn 20 năm trong phiên phúc thẩm. Tin cho biết sau đó ông Sỹ đã được đặc xá trước thời hạn. ‘Báo chí bị lợi dụng’ Trao đổi với BBC về vấn đề này, ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng là thư ký tòa soạn báo Thanh niên, nói rằng báo chí Việt Nam ‘chả có vai trò gì hết’ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. “Báo chí chịu sự chỉ đạo của Nhà nước, của Đảng,” ông Chênh nói, “ Đảng ra lệnh làm việc gì thì người ta làm việc đó. Vụ (tham nhũng) này cần đánh thì sẽ đánh. Vụ kia cần để đó thì người ta không đánh.” Ông nói những vụ việc về tham nhũng mà báo chí Việt Nam đã đưa tin ‘đều là có chỉ đạo’. Dự án Đại lộ Đông Tây sử dụng vốn ODA của Nhật cũng từng bị dính bê bối “Họ đưa thông tin ra nhằm mục đích gì đó, được chỉ đạo từ đâu đó,” ông nói thêm. “Đâu đó từ trên cao nói vụ này cần phải đánh thì cơ quan điều tra mới dám đưa ra tài liệu và phóng viên mới có tài liệu để viết,” ông nói và khẳng định rằng báo chí ‘chắc chắn là công cụ’ bị các phe phái trong Đảng ‘lợi dụng để đánh nhau’. Ông Chênh dẫn chứng vụ việc về Ban quản lý dự án PMU18 liên quan đến Bùi Tiến Dũng được khui ra là vì ‘thông tin từ một nhóm người nào đó thấy rằng có lợi cho họ thì họ tung ra’. “Nhưng khi phe bên kia bắt đầu phản công lại được thì họ ém lại và trừng trị những người đã đưa thông tin lẫn những người viết bài,” ông giải thích. Bình thường không có kết luận điều tra gì về các vụ án tham nhũng được công bố cho báo chí hết với lý do là ‘bí mật quốc gia’, ông Chênh cho biết. Ông nói báo chí Việt Nam không thể đánh được tham nhũng do ‘không được quyền hỏi tài liệu hồ sơ ở bất cứ cơ quan nào hết’ trừ khi các cơ quan điều tra đưa thông tin ra. “Hồi giờ những vụ lớn đều do cơ quan điều tra đưa ra cả.” “Quyền công bố thông tin cho công chúng là không có,” ông nói thêm, “Nhà báo không có quyền tới phường gặp công an yêu cầu người ta cung cấp tài liệu – bất cứ vấn đề gì từ lớn đến nhỏ.” “Khi người ta không đưa hồ sơ thông tin thì báo chí lấy gì điều tra?” ông nói. Theo ông Chênh, các nhà báo ở Việt Nam cũng không e ngại gì khi viết bài về tham nhũng, nhưng có điều họ ‘thiếu thông tin’. “Viết về tham nhũng mà thiếu thông tin thì bị kiện ngược lại ở tù như chơi.” “Bản thân tham nhũng trong nước báo chí cũng chịu nữa là chống tham nhũng có liên quan đến nước ngoài,” ông nói.
Bạo lực học đường, cụ thể là vụ một nữ sinh bị nhóm bạn bạo hành ở tỉnh Hưng Yên, đang là chủ đề gây bão trong dư luận Việt Nam.
Nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành: dư luận phẫn nộ khiến Bộ Giáo dục vào cuộc
Hôm 29/3, truyền thông Việt Nam đưa tin một nữ sinh lớp 9 ở trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, đã bị một nhóm bạn nữ cùng lớp bạo hành, lột quần áo và quay clip. Hai ngày sau, 31/3, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã cùng lãnh đạo Hưng Yên về làm việc với lãnh đạo trường Phù Ủng. Vụ việc được cho là xảy ra hôm 22/3 sau giờ học vì một 'mâu thuẫn nhỏ'. Em N.T.H.Y bị năm bạn nữ đánh đập nhiều lần vào vùng mặt, và lột quần áo ngay trong lớp học mà không có sự can ngăn của giáo viên hay các học sinh khác. Bộ trưởng GDĐT: 'con sâu làm rầu nồi canh' Ưu tiên điểm thi đến mấy đời con cháu Dự thảo Bộ GD nói về 4 lần mại dâm 'do sơ suất'? Theo lời ông Nguyễn Văn Doanh, chú ruột của nạn nhân H.Y, sau khi sự việc xảy ra, em H.Y bị bất ổn về tinh thần và đang được điều trị tại Bệnh viện tâm thần Hưng Yên, báo Việt Nam đăng tải. Ông Doanh cũng cho biết "gia cảnh cháu H.Y. khá éo le, cả bố và mẹ cháu đều sức khỏe yếu, tâm lý không bình thường," theo tờ Người Lao Động. Đây được cho không phải là lần đầu đã xảy ra chuyện em H.Y bị đánh và bắt nạt tại trường. Các cơ quan chức năng đã làm gì? Ngày 25/3, Ban Giám hiệu trường THCS Phù Ủng đã họp hội đồng kỷ luật, mời các gia đình lên làm việc và đình chỉ học năm em tham gia đánh bạn bốn ngày rưỡi. Nhà trường cũng yêu cầu các em học sinh trên xóa clip để không ảnh hưởng đến hình ảnh của em H.Y. Hôm 27/3, sau khi xem clip cháu gái bị bạo hành dã man, ông Doanh đã làm đơn trình báo cơ quan chức năng. Ngày 30/3, UBND huyện Ân Thi quyết định tạm dừng công tác điều hành đối với ông Nhữ Mạnh Phong, Hiệu trưởng THCS Phù Ủng và bà Hoa Thị Trang, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A để "làm rõ vụ việc". Ngày 31/3, đi cùng đoàn tác do Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu xem xét làm quy trình cách chức toàn bộ toàn bộ Ban giám hiệu nhà trường vì "bao che". "Đối với giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo tỉnh cho biết sẽ xử lý bằng hình thức nặng hơn vì vì không nắm được tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tâm lý học sinh," theo Zing News. Bộ trưởng Nhạ nói tại buổi làm việc: "Đây là sự việc đau lòng, người lớn sẽ phải chịu trách nhiệm". Một góc sân trường THUCS Phù Ủng Mạng xã hội nói gì? Facebooker Nguyễn Thanh Bình bày tỏ sự phẫn nộ trong một bài viết có tựa đề "Nền giáo dục thối nát". "Tôi giận run người khi xem clip một em học sinh nữ lớp 9 ở Hưng Yên bị 5 bạn học cùng lớp lột sạch áo quần và đánh tập thể ngay ở trong lớp đến mức phải nhập bệnh viện tâm thần, trong khi còn nhiều bạn đứng xung quanh xem và quay clip để tung lên mạng. Không một đứa nào thấy thương xót, không một ai vào can ngăn. "Vì sao nên nỗi? Giận nhóm học sinh đánh bạn một thì giận cả đám bạn đứng xem đó mười. Một xã hội vô cảm, không một ai biết động lòng đến nổi đau người khác, thậm chí còn xem đó là một niềm vui. "Hệ quả của một nền giáo dục bao biện, che đậy, thối nát. Cô quan hệ với học sinh dưới 16 tuổi đáng ra phải đi tù thì vẫn để đi dạy vì nhân văn ??? Gian lận thi cử tràn lan, tước đi quyền lợi chính đáng của những em học hành nghiêm túc, họ cũng ỉm đi vì nhân văn ??? Thế nào là nhân văn ? Nhân văn thế này thì giáo dục đi về đâu ? Xã hội đi về đâu ? Thối nát!" Giáo dục Phần Lan: Bí quyết của Peruskoulu Giáo dục Singapore: Điểm cao nhưng áp lực lớn Gian lận điểm, nỗi xấu hổ giáo dục Việt Nam Nhà báo Trương Huy San thì bình luận về sự cần thiết phải khởi tố vụ án và các bị can. "Khởi tố vụ án và khởi tố các bị can trong vụ này là cần thiết nhằm gửi đi một thông điệp mạnh mẽ chống bạo lực trong nhà trường. Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì "người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự," nhà báo Trương Huy San viết trên Facebook hôm 31/3 "Ngoài lý do thiếu nền tảng về đạo đức, rất có thể các học sinh hành hạ bạn học của mình ở đây đã không ý thức được rằng, các cháu đang phạm tội (cố ý gây thương tích và làm nhục người khác). Các cháu có thể cũng không nhận ra hành động có tổ chức có thể trở thành tình tiết tăng nặng thay vì suy nghĩ đơn giản, thấy bạn làm được thì mình làm cũng được. Nếu chỉ hai đứa trẻ với nhau, dù có xích mích và có đánh nhau cũng không dã man như cách mà chúng ta nhìn thấy trong nhiều clips đám trẻ "bề hội đồng". "Tuy nhiên, Toà không nên áp dụng hình phạt tù hay đuổi học mà chỉ nên cảnh cáo. Rất tiếc, luật pháp VN đã bỏ mất hình phạt bổ sung, "lao động công ích". Theo tôi, Toà nên đưa ra phán quyết để thành "án lệ", buộc các cháu, Hè hoặc trong các ngày nghỉ phải dọn vệ sinh ở nơi công cộng. Tốt nhất là buộc các cháu, từ nay tới hết năm học phải đảm bảo dọn sạch như lau tất cả các nhà vệ sinh trong trường. Kỷ luật các thầy cô cũng nên "cá nhân hoá" trách nhiệm thay vì "cách chức cả ban giám hiệu". Bà Thu Hà, cựu nhà báo tờ Hoa Học Trò, viết dòng trạng thái phân tích về văn hóa "chèn ép, hành hạ người yếu thế" trong môi trường học đường, trước một bài báo nói ông hiệu trưởng nói em H.Y bị bắt nạt có thể vì "quá hiền". "Vụ việc nữ sinh lớp 9 bị đánh và lột đồ trong lớp, quay phim đưa lên mạng, không chỉ gây phẫn nộ, mà là ghê tởm. Đánh đập, chèn ép, hành hạ người yếu thế, chỉ nên có ở loài vật." "Rất nhiều thầy cô giáo vẫn quan niệm việc bắt nạt không nguy hiểm bằng việc HS đi trễ, nói chuyện trong lớp, hay bài kiểm tra điểm kém, vì nó trực tiếp ảnh hưởng xếp hạng thi đua của lớp. "Và thầy cô cũng bực bội ra mặt với những học sinh yếu. Cách ứng xử đó làm cả lớp ngầm hiểu là HS yếu sẽ không được bênh vực, sẽ xứng đáng bị "dạy dỗ". "Giáo dục cần thời gian gột rửa sâu, mổ xẻ để sắp xếp lại. "Việc định giá, xếp hạnh thứ tự cái gì nghiêm trọng, cái gì bình thường, cái gì cần giáo dục… "Nhà trường không thể là môi trường dung dưỡng cái ác, để cho cái ác nảy nở và phát triển," bà Thu Hà viết.
Một số khoa học gia nói chúng ta đang bước vào thời trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ vượt xa trí tuệ con người và có khả năng tự cải thiện nhanh chóng.
Robot liệu có cai trị con người?
Điều gì sẽ xảy ra với nhân loại khi điều đó xảy ra? Trong những năm gần đây, những tiếng nói quan trọng như Stephen Hawking, Elon Musk hoặc Bill Gates đã cảnh báo về khả năng AI trở nên thông minh siêu phàm, gây nguy hiểm cho nhân loại. Họ đã có những hành động đi đôi với lời nói: Musk là một trong nhiều tỷ phú đang gây quỹ cho OpenAI, một tổ chức có nhiệm vụ phát minh ra AI với mục tiêu giúp ích cho nhân loại. Thế nhưng nhiều người khác cho rằng mối nguy này đang bị thổi phồng. Andrew Ng tại Đại học Stanford, người đồng thời là trưởng khoa học gia của Baidu, hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc, cho rằng việc lo lắng về sự nổi loạn của robot không khác gì việc lo lắng về tình trạng quá tải dân số trên Sao Hoả. Điều này không có nghĩa là sự phụ thuộc của con người vào AI không mang lại rủi ro nào. Trên thực tế, rất nhiều trong số các nguy cơ này đã và đang xảy ra. Trong lúc các hệ thống thông minh đang ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong những lĩnh vực như y tế, tài chính cho đến hành pháp, chúng ta cũng đối mặt với nguy cơ những phần quan trọng trong cuộc sống của mình đang được quyết định một cách thiếu thận trọng. Bên cạnh đó, AI cũng có thể mang lại những tác động mà chúng ta không ngờ tới, ví dụ như sự thay đổi trong quan hệ của chúng ta với các bác sỹ, hoặc cách mà chúng ta bị giám sát. Các xe tự hành như chiếc xe không người lái này tại Paris đang được triển khai sử dụng tại các thành phố trên thế giới Trí tuệ nhân tạo thực sự là gì? Trí tuệ nhân tạo đơn giản là những cỗ máy thực hiện những nhiệm vụ yêu cầu trí thông minh của con người: Hiểu ngôn ngữ, nhận diện khuôn mặt trong ảnh, lái xe hoặc chọn lọc ra những cuốn sách mà chúng ta có thể thích dựa vào những cuốn chúng ta đã đọc trước đó. Nó khác biệt với những cánh tay robot ở một nhà máy được lập trình để lặp đi lặp lại một nhiệm vụ, hay một cánh tay robot học cách thực hiện các nhiệm vụ khác nhau qua nhiều lần thử và thất bại. Trí tuệ nhân tạo đang giúp chúng ta thế nào? Giải pháp AI phổ biến nhất hiện nay đó là AI có khả năng tự huấn luyện chính mình. Chúng là những chương trình có thể chọn lọc và phản hồi dựa trên số lượng dữ liệu lớn, ví dụ như nhận dạng khuôn mặt trong một tấm hình hoặc chọn ra một nước đi đúng trên bàn cờ vây. Thế nhưng công nghệ này cũng có thể mang lại đủ thứ rắc rối, ví dụ như khi ta yêu cầu máy tính phát hiện ra các khuôn mẫu trong những hình chụp y học. Công ty AI của Google, DeepMind, đang hợp tác với Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) của Anh trong nhiều dự án. Một trong các dự án này đang nghiên cứu phần mềm có khả năng nhận biết ung thư hoặc các bệnh liên quan đến mắt dựa trên kết quả chụp cắt lớp của bệnh nhân. Một số dự án khác thì dùng máy tính có khả năng phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tim hoặc bệnh mất trí nhớ. Trí tuệ nhân tạo sẽ sớm trở thành phần không thể thiếu trong lĩnh vực y tế, phát hiện triệu chứng bệnh qua việc áp dụng các kỹ thuật scan Trí thông minh nhân tạo cũng được sử dụng để phân tích một lượng lớn thông tin về phân tử để tìm ra những loại thuốc nhiều tiềm năng - một quy trình sẽ tốn rất nhiều thời gian nếu sử dụng sức người. Trên thực tế, máy tính sẽ trở nên không thể thiếu trong lĩnh vực y tế. Trí tuệ nhân tạo cũng có thể giúp chúng ta quản lý những hệ thống vô cùng phức tạp như mạng lưới vận tải. Tại khu vực container ở Cảng Botany, Sydney, các xe không người lái được sử dụng để vận chuyển hàng nghìn container ra vào cảng. Tương tự, trong ngành khai khoáng, các hệ thống thông minh cũng được sử dụng để lên kế hoạch và điều phối việc di chuyển khoáng sản, ví dụ như đưa quặng đồng từ phương tiện vận tải ban đầu đến những xe tải lớn không người lái và từ đó đưa lên các tàu chở quặng ra cảng. Trí thông minh nhân tạo xuất hiện ở mọi nơi, từ các ngành công nghiệp, tài chính cho đến vận tải. Chúng quan sát thị trường chứng khoán để giúp phát hiện ra gian lận hoặc giám sát các phương tiện lưu thông trên đường bộ cũng như trên bầu trời. Chúng cũng giúp ngăn email rác tìm đến hộp thư của bạn. Đây chỉ là khởi đầu của trí thông minh nhân tạo. Công nghệ phát triển sẽ giúp cho ra đời ngày càng nhiều ứng dụng hơn. Vậy vấn đề là gì? Thay vì lo lắng về việc AI nổi loạn, nguy cơ lớn nhất mà chúng ta cần đối mặt đó là việc ta quá tin tưởng vào những hệ thống thông minh mà mình đang xây dựng. Ví dụ như trường hợp máy tính có khả năng phát hiện ra những mô hình trong dữ liệu. Một khi được lập trình đúng, nó sẽ phân tích được những dữ liệu mới. Thế nhưng khi nó đưa ra câu trả lời, chúng ta thường không thể hiểu được nó đã đưa ra câu trả lời đó như thế nào. Các thuật toán đang được dùng để ra các quyết định làm thay đổi cuộc đời, chẳng hạn như khi nào các tù nhân cần được tha, tuy nhiên các hệ thống này cũng có thể có sai sót khi dựa vào những dữ liệu do con người cung cấp Điều này dẫn tới nhiều vấn đề. Các hệ thống phụ thuộc rất lớn vào những dữ liệu mà chúng ta cài đặt cho chúng. Ví dụ như một hệ thống được lập trình để hiểu rằng các bệnh nhân bị viêm phổi đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn, và vì vậy họ cần được đưa vào bệnh viện để điều trị. Thế nhưng chính vì vậy nó lại cho rằng các bệnh nhân bị suyễn có nguy cơ tử vong thấp hơn. Thực ra, trong các tình huống bình thường thì những người bị viêm phổi và đã có tiền sử bệnh suyễn sẽ được đưa thẳng vào nơi điều trị đặc biệt và điều này giúp họ giảm nguy cơ tử vong đáng kể. Thế nhưng hệ thống lại nghĩ rằng bệnh viêm phổi + bệnh suyễn có nghĩa là nguy cơ tử vong thấp. Ngày nay, khi mà AI phải xử lý tất cả mọi thông tin, từ điểm tín dụng của bạn cho đến tính bền vững trong công việc hoặc khả năng tội phạm tái phạm, khả năng chúng gây ra sai sót mà không bị phát hiện đang ngày càng lớn hơn. Chính vì thông tin được cung cấp cho AI cũng không phải hoàn hảo, chúng ta cũng không nên mong chờ vào những câu trả lời hoàn hảo mọi lúc mọi nơi. Việc nhận biết điều này là bước đi đầu tiên nhằm quản lý rủi ro. Các quy trình đưa ra quyết định được lập trình cho AI cần được xử lý kỹ lưỡng hơn. Bởi vì chúng ta xây dựng AI dựa theo chính mình, chúng có thể thông minh và đồng thời kém hoàn hảo như chính chúng ta. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Hiện nay các ban ngành của nhà nước Việt Nam đang thực hiện chính sách cải cách sắp xếp lại tổ chức của Bộ Công an.
Cần chuyển ngay trại giam giữ sang cho Bộ Tư pháp?
Các trại giam dành cho người thi hành án phạt tù, trại tạm giam dành cho người đang bị điều tra truy tố xét xử vẫn do Bộ Công an quản lý. Trước đây Bộ Công an có 6 Tổng cục gồm: Tổng cục An ninh (Tổng cục I), Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục II), Tổng cục Chính trị (Tổng cục III), Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Tổng cục IV), Tổng cục Tình báo (Tổng cục V), Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Tổng cục VIII). Bây giờ thực hiện theo chính sách cải tổ mới theo Nghị định 01 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công an vừa được triển khai, theo đó Bộ Công an sẽ không còn cấp tổng cục mà các đơn vị sẽ được sắp xếp tinh gọn thành các đơn vị cấp Cục trực thuộc Bộ. Tư pháp Việt Nam kém được coi trọng? Việt Nam: Chỉ đạo án không hẳn là xấu? Vụ ông Thăng: Đâu là trách nhiệm của Đảng? Theo sắp xếp mới Bộ công an sẽ có hai Cục thực hiện việc quản lý giam giữ gồm Cục Cảnh sát Quản lý Trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và Cục Cảnh sát Quản lý Tạm giữ tạm giam, thi hành án hình sự tại cộng đồng; Hai cục này được hiểu là phần còn lại đảm nhiệm vai trò quản lý giam giữ của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) trước đây nay đã bị bãi bỏ. Nay nhân dịp chương trình cải cách sắp xếp lại bộ máy ngành công an hiện nay, Chính phủ nên thực hiện luôn một chương trình đã dự trù lâu nay là chuyển giao việc quản lý giam giữ từ Bộ Công an sang cho Bộ Tư pháp. Tức là thay vì để hai cục thực hiện việc quản lý giam giữ nói trên trực thuộc Bộ công an thì nên chuyển ngay sang cho Bộ tư pháp. Việc này nên làm ngay thay vì để một thời gian rồi sẽ vẫn phải làm, vì như thế sau khi mọi thứ đã ổn định sẽ lại phải khởi động một chương trình cải cách sắp xếp mới đối với Bộ công an trong vấn đề giam giữ. Phòng tử tù gặp thân nhân trong trại giam số 1 ở Hà Nội Những điều đã làm được Ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị Đảng cộng sản đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, chính thức đặt nền móng cho các hoạt động về cải cách nền tư pháp. Nghị quyết 49 đã nêu ra một loạt phương hướng đề án như Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp, xã hội hóa các hoạt động công chứng và thừa phát lại, nội dung này đã được thực hiện trên thực tế. Hay như nội dung "Nghiên cứu trình Quốc hội xem xét việc thành lập Ủy ban Tư pháp của Quốc hội" cũng đã được thực hiện. VN: 'Xử pháp nhân thương mại là tiến bộ' Làm luật ở Việt Nam kém chất lượng? 'Bước lùi lớn trong lịch sử luật pháp VN?' Nghị quyết 49 cũng nêu "Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, các đề án và lộ trình để cụ thể hóa các nhiệm vụ cải cách tư pháp hàng năm; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp…". Nội dung này cũng đã được thực hiện. Đặc biệt trong Nghị quyết 49 có đề ra mục tiêu như từng bước sửa đổi hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp… thì những mục tiêu này cơ bản đã được thực hiện. Bên trong trại giam số 1 ở Hà Nội Mục tiêu chưa thực hiện Nhưng có một mục tiêu liên quan đến công tác giam giữ mà đến năm 2010 vẫn chưa được thực hiện, không chỉ thế cho đến mãi hiện nay đây vẫn còn là một vấn đề tranh cãi, đó là mục tiêu "Chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện việc chuyển giao tổ chức và công tác thi hành án cho Bộ Tư pháp". Theo nội dung này của Nghị quyết 49 thì công tác thi hành án sẽ được chuyển giao sang cho Bộ Tư pháp quản lý. Thực hiện theo tinh thần này năm 2005 Bộ Tư pháp khi đó đã đề xuất chuyển giao lực lượng quản lý trại giam từ Bộ Công an sang cho Bộ Tư pháp. Theo ý kiến của Bộ Tư pháp khi đó thì qua khảo sát phần lớn các nước như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc… đều giao cho Bộ Tư pháp quản lý thi hành án hình sự và các trại giam để dân sự hóa hoạt động thi hành án hình sự. Tòa nhà Bộ Tư pháp Việt Nam Theo Bộ Tư pháp giải thích thì dân sự hóa - có nghĩa là lực lượng quản lý trại giam sẽ không phải là lực lượng vũ trang. Lực lượng quản lý trại giam sẽ không trang bị vũ khí "nóng", chỉ có một số công cụ hỗ trợ như dùi cui, roi điện… Bộ Tư pháp cũng cho rằng việc chuyển đổi nhằm bảo đảm sự khách quan, vì cơ quan điều tra vừa có chức năng điều tra, lại vừa trực tiếp giam giữ họ thì không bảo đảm khách quan. Trước những lo ngại xáo trộn, Bộ Tư pháp khi đó cho rằng việc chuyển đổi được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao "trọn gói" toàn bộ nhân sự, tổ chức, bộ máy thi hành án hình sự hiện có. Vì thế sẽ không tạo ra sự xáo trộn về tổ chức và cán bộ cũng như về cơ sở vật chất và kỹ thuật. Nhưng đề xuất khi đó của Bộ tư pháp đã không được thực hiện. Nữ tù nhân chờ được ân xá trong một trại giam (hình chụp năm 2015) Sau đó 10 năm, vào năm 2015 khi thảo luận ban hành Luật thi hành tạm giữ, tạm giam Ủy ban tư pháp của Quốc hội lại nêu lại đề xuất chuyển giao cơ quan quản lý trại giam từ Bộ Công an sang Bộ Tư pháp. Đề xuất nhằm mong muốn tách bạch giữa các hoạt động giam giữ và điều tra để ngăn ngừa giảm bớt các vấn đề bức cung nhục hình, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, nhưng một lần nữa đề xuất của Ủy ban Tư pháp đã không được chấp nhận. Cho đến hiện nay chỉ có công tác thi hành án dân sự là được Bộ Tư pháp nắm giữ quản lý, còn công tác thi hành án hình sự thì vẫn do Bộ Công an nắm giữ. Các trại giam dành cho người thi hành án phạt tù, trại tạm giam dành cho người đang bị điều tra truy tố xét xử vẫn do Bộ Công an quản lý. Cũng có nghĩa là suốt thời gian qua một nội dung quan trọng về cải cách tư pháp của Nghị quyết 49 của Bộ chính trị năm 2005 đã không được thực hiện. Đến nay các ban ngành đang thực hiện chính sách cải cách sắp xếp lại Bộ Công an, đã đến lúc thích hợp để thực hiện hoàn tất chủ trương mà trước sau gì cũng phải thực hiện, đó là hoàn tất việc chuyển giao các Trại giam giữ sang cho Bộ Tư pháp. *Bài phản ánh văn phong và quan điểm của riêng tác giả, luật sư sống và làm việc ở Hà Nội.
Khoảng 30 năm trước, Jacques-André Istel quay sang vợ, Felicia Lee, và nói: "Chúng mình sẽ ở giữa sa mạc và suy nghĩ xem sẽ làm việc gì."
'Thị trưởng trọn đời' dựng bảo tàng cẩm thạch ở California
Đó không phải là một lời đề xuất hấp dẫn gì, nhưng khi đó Lee đã quá quen với những kế hoạch khinh suất của chồng. Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới Bộ tộc 'Hoa Nhân' đội vòng kết hoa Ả Rập Xê-út Thứ 'nước thần' giải say rượu ở Thổ Nhĩ Kỳ Nơi khỉ ho cò gáy Vào năm 1971, trong một hành động cực kỳ liều lĩnh với bản thân và người vợ sắp cưới của mình khi đó, Istel đã đưa hai vợ chồng ông bay vòng quanh thế giới trong một chiếc máy bay nhỏ, hai động cơ vốn còn lâu mới ngầu bằng một chiếc xe Chevrolet. Trước đó, ông đã dành tâm sức để thuyết phục mọi người nhảy ra khỏi máy bay: vào những năm 1950, sau khi trở về nhà từ Chiến tranh Triều Tiên, nơi ông phục vụ trong lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ, Istel đã phát minh ra thiết bị và kỹ thuật nhảy dù để giúp cho những người bình thường có thể nhảy ra khỏi máy bay ở độ cao 2.500 bộ và hạ cánh như thể rơi xuống từ kệ sách cao có 4 bộ. Chẳng lâu sau, hàng ngàn người Mỹ đã thích thú với con sốt trò chơi mới: dù lượn. Lee là phóng viên của tờ Sports Illustrated - bà đã gặp ông Istel, vào lúc đó được biết đến như là 'cha đẻ môn nhảy dù thể thao Mỹ', trong một cuộc phỏng vấn cho một bài viết trên tạp chí. Bản thân bà cũng có máu phiêu lưu. "Nếu tôi nói với bà ấy là ngày ai chúng ta sẽ đi sao Hỏa, bà ấy sẽ nói là 'Cần thu xếp hành trang gì?' Istel nói. Và thế là vào những năm 1980, hai vợ chồng họ chuyển đến phía đông nam xa xôi của bang California, nằm cách Yuma, bang Arizona khoảng một vài dặm từ xa lộ liên bang số 8 đi vào. Ở chỗ đó, Istel đã mua được một mảnh đất rộng 2.600 mẫu từ mấy chục năm trước đó. Diên vĩ, hương thơm hiếm nhất thế giới Làng nổi trên Biển Hồ ở Campuchia Thú ăn đêm không thể bỏ qua ở Đài Loan Bên cạnh tầng ngậm nước tốt, mảnh đất nằm trên sa mạc Sonora này không có gì hay để mà chào mời cả. Nhưng 'chúng tôi đã nhận ra rằng chúng tôi yêu nơi này - sự yên bình, xinh đẹp,' Istel nói. Xung quanh không có gì nhiều ngoài một bãi đậu xe cho xe RV (nhà ở lưu động dùng để đi du lịch) và những đụn cát cao không ngờ, nơi ẩn dật ngoài sa mạc của hai vợ chồng ở một nơi gần như là khỉ ho cò gáy. Do đó cũng không có gì lạ, ít nhất là trong trí tưởng tượng cuồng nhiệt của Istel, khi ông ấy muốn làm cho nơi này trở nên sầm uất hơn. Vào năm 1985, nhà tiên phong môn nhảy dù sinh ra ở Pháp này đã vận động Hội đồng Các giám sát viên Hạt Imperial tuyên bố một điểm trong khu đất của ông là 'Trung tâm Thế giới Chính thức' (có lẽ là quá táo bạo nhưng không phải là không chính xác bởi vì bất cứ nơi nào trên bề mặt Trái Đất cũng có thể là trung tâm). Tượng đài vĩnh cửu Một địa điểm có tầm quan trọng như thế cần phải có một thị trấn riêng. Vào năm sau, Istel sáng lập thị trấn Felicity mà giờ đây có 15 cư dân và biển chỉ đường cao tốc riêng. Không gặp bất cứ chống đối nào, Istel được bầu làm thị trưởng trong cùng năm - và rõ ràng sẽ là thị trưởng suốt đời. Nhưng nhiêu đó chưa phải là xong với cõi Bồng lai trên sa mạc của ông. Ông có ý tưởng dựng một tượng đài bằng đá granite trên đó có khắc những chữ vinh danh những con người và địa danh quan trọng trong cuộc đời ông - những đồng đội nhảy dù, những ngôi trường ông đã học (Đại học Princeton University ở New Jersey), và gia đình ông, vốn đã chạy khỏi nước Pháp đến định cư ở New York trong thời Đệ nhị Thế chiến. Thị trấn Pháp nơi người ta thả chai rượu xuống biển Để trở thành công dân danh dự của Newfoundland, Canada Schengen, ngôi làng nhỏ và tấm thị thực đi khắp châu Âu Cha ông, ông André, từng là cố vấn của tướng Charles de Gaulle, và mẹ ông, bà Yvonne, là một chí nguyện viên thời chiến. Nhưng Istel không muốn làm tượng đài cho có. Nó phải tráng lệ và, quan trọng hơn, nó phải là một công trình tồn tại thật lâu dài trong tương lai. Ông thuê các kiến trúc sư cấu trúc và họ đã nghĩ ra thiết kế về một tam giác dài bằng đá granite mà có thể tồn tại đến 6.000 năm - 'chưa đến mức đến khi Trái Đất nổ tung', Istel nói. Tượng đài tam giác này được dựng lên vào năm 1991, nó dài 100 bộ, cao 4,5 bộ và trên mặt có 60 phiến đá granite đỏ được mài bóng. Độ bền của công trình là nhờ vào phần lõi bên trong: xi măng gia cố bằng thép đánh chìm vào trong rãnh sâu 3 bộ. Istel sau đó quyết định rằng ông sẽ xây thêm một tượng đài khác để vinh danh những lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã chiến đấu và hy sinh trong Chiến tranh Triều Tiên. Sau đó, lại có tiếp một tượng đài thứ ba, thứ tư và thứ năm. Ngày nay, 20 tượng đài bằng đá granite, được sắp xếp ở những góc nghệ thuật trên khắp sa mạc, gộp chung lại làm thành Bảo tàng Lịch sử bằng đá Granite - một kiểu như ngân hàng kiến thức ngoài trời cho mọi lứa tuổi. Một du khách đã viết trên trang du lịch TripAdvisor như thế này: bảo tàng này là nơi 'người Hỏa tinh sau này sẽ đến tìm hiểu về nhân loại'. Kiến thức bách khoa Istel đã khắc lên những tam giác bằng đá với những kết tinh cô đọng về phần lớn những gì chúng ta biết về thế giới, từ vụ nổ Big Bang cho đến cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Du khách - có hàng ngàn người đến thăm mỗi năm - có thể tìm hiểu về Hindu giáo, vụ phun trào Vesuvius, bộ tộc Zapotecs ở miền trung Mexico, Phật giáo, Chúa Giê-su ra đời, Atilla chúa tể người Hun, tiên đề Pythagore, hành vi của hải ly, triết học Hy Lạp, diễn văn Gettysburg, đổ bộ lên Mặt Trăng và những vụ khủng bố trong thời hiện đại. Istel được bầu làm thị trưởng Felicity vào năm 1986 - hẳn nhiên sẽ là thị trưởng trọn đời của nơi này Mặc dù xuất thân từ trường đại học danh giá, Istel tin tưởng mạnh mẽ rằng những kiến thức tự học 'có lẽ là phương thức giáo dục tốt nhất'. Ý tưởng đằng sau những dòng mô tả lịch sử ngắn gọn này là chỉ cung cấp vừa đủ thông tin để kích thích sự tìm hiểu của người đọc. Phần lớn các chủ đề, thậm chí cả vấn đề lớn - tối đa chỉ được miêu tả trong vài trăm chữ. Ethiopia, nơi con người lần đầu biết đến cà phê Quốc gia mới ra đời từ một trò đùa Thú vui lấy ráy tai thư giãn ở Thành Đô, TQ Bà Lee đảm đương phần lớn các việc nghiên cứu và dựa trên những nhà xuất bản danh tiếng như Oxford, Britannica và Larousse. Istel viết phần nội dung, sau đó ông và Lee xem đi xem lại từng câu chữ trước khi chốt lại bản cuối cùng. Một bài viết có tựa đề 'Thời đại thú vị' phải trải qua 59 bản nháp. Một khi nội dung đã sẵn sàng, các thợ khắc chữ chuyên nghiệp bắt đầu làm việc, thường là họ làm việc cật lực dưới ánh đèn dưới bầu trời đêm để tránh cái nóng tàn bạo của sa mạc. Đi cùng với nội dung, các thợ khắc cũng khắc những hình ảnh minh họa lên những phiến đá cứng. Bảo tàng không thể trình bày tất cả mọi thứ, cho nên 'anh phải chọn lựa những chủ đề hấp dẫn,' Istel nói. Ông thường gộp những nội dung liên quan dưới một chủ đề. Bộ quy tắc Hammurabi và Mười Điều Răn cùng nằm trong mục 'Những Quan niệm đầu tiên về luật pháp'. Quan niệm của nước Mỹ về 'Vận mệnh Hiển nhiên' (ý nói về công cuộc mở mang lãnh thổ của người Mỹ) được trình bày trên một phiến đá có chủ đề 'Khai phá và Mở rộng' cùng với những chuyến thám hiểm của Meriwether Lewis và William Clark. Một số chủ đề bản thân Istel có sự quan tâm đặc biệt - nhảy dù được dành cho rất nhiều đất - trong khi các chủ đề khác là sự gợi ý của người khác. Bà Lee đã nảy ra ý tưởng trình bày về chủ đề 'Những huy hiệu của nước Mỹ'. Trào phúng và không ăn nhập Một số nội dung miêu tả mang tính trào phúng. Chẳng hạn như vào năm 1809, Tổng thống Mỹ James Madison đề xuất thành lập vị trí Bộ trưởng Bia. Hamburger chiếm gần 60% tổng số tất cả các bánh kẹp thịt được tiêu thụ. Con gấu xám trên lá cờ tiểu bang có tên là 'Cộng hòa Gấu' của tiểu bang California 'trông giống lợn hơn là gấu'. Một chàng cao bồi Viễn Tây điển hình 'thường cách quán bar hay người phụ nữ gần nhất hàng trăm dặm'. Nút tắt âm của TV mà Istel xem là 'một trong những phát minh vĩ đại nhất thế giới' cũng được đề cập đến. Gặp 'người Samari nhân lành' của Kinh Thánh Những nữ chiến binh Amazon không biết sợ Hong Kong, nơi Đông - Tây hội ngộ Istel hướng đến sự khách quan và là một người khá khắt khe về tính chính xác. Nhưng do ngay cả một số nguồn khả tín nhất cũng còn không đồng ý về một số điểm, đó là một thách thức khó khăn. "Câu trả lời là: anh phải làm tốt nhất trong khả năng của mình," Istel nói. Mùa hoạt động chính thức của bảo tàng là vào những tháng mát mẻ. Từ sau Lễ Tạ Ơn (ngày thứ Năm thứ tư của tháng 11) cho đến hết tháng Ba, du khách có thể tham gia vào những tua tham quan 15 phút do một vị giáo sư tình nguyện hướng dẫn, xem một đoạn băng ngắn về bảo tàng và ăn cái gì đấy tại nhà hàng nhỏ. Vào những ngày còn lại trong năm, bảo tàng cũng mở cửa nhưng chỉ dành cho những du khách tự đi không có hướng dẫn. Mảnh đất của Istel cũng được điểm xuyết bằng những tác phẩm nghệ thuật dường như chẳng ăn nhập với thứ gì cả nhưng lại tạo ra sự vui nhộn. Một đoạn dài 25 bộ của chiếc cầu thang gốc hình xoắn ốc của Tháp Eiffel vươn lên không ăn nhập gì vào bầu trời sa mạc. Một bản sao điêu khắc bằng đồng của 'Cánh tay Thượng đế' của họa sỹ Michelangelo, được lấy ra từ bức vẽ trên trần của Nhà nguyện Chapel ở Vatican, làm thành một chiếc đồng hồ mặt trời. Ngoài ra cũng có một kim tự tháp rỗng bằng đá granite hồng cao 21 bộ mà bên trong có một tấm bảng kim loại đánh dấu điểm trung tâm thế giới. Với mức phí là 2 đô la ngoài mức vé vào cửa bảo tàng thông thường là 3 đô la một người, du khách sẽ được cấp giấy chứng nhận là đã đứng ở ngay điểm trung tâm thế giới. Vẫn tiếp tục được mở rộng Thành phần cao nhất và ấn tượng nhất ở khu bảo tàng này là một nhà nguyện nhỏ màu trắng tọa lạc trên một ngọn đồi cao 35 bộ rất nên thơ. Istel không phải là người thật sự tin vào tôn giáo, nhưng ông nghĩ rằng đặt vào đấy một nhà nguyện là phù hợp không vì lý do nào khác hơn là 'để giữ cho chúng ta cư xử cho đúng đắn.' Istel và Lee sống bên cạnh bảo tàng trong một ngôi nhà dễ thương, tràn ngập ánh sáng với những chiếc cửa sổ lớn nhìn ra những ngọn núi màu sô cô la. Trong nhà có một thư viện chất đầy những quyển sách bọc da và một cây đàn dương cầm để cho bà Lee chơi. Istel mời khách những thức uống sủi bọt - rượu nếu họ thích - trong những chiếc cốc pha lê. Istel lên kế hoạch cho bảo tàng và tất cả những thứ xung quanh. Tuy nhiên, khi giờ đây ông đã gần 90 - ông không có kế hoạch hoạt động chậm lại. Bảo tàng này còn lâu mới hoàn tất. Hàng chục những phiến đá granite còn trống đang chờ đợi nội dung và hình ảnh minh họa. Ngoài ra cũng có một biển chỉ đường cao tốc sẽ được dựng lên và công việc không bao giờ ngừng nghỉ là theo dõi hết những nhận xét trên mạng. Istel phản hồi từng lời nhận xét - thậm chí những nhận xét hẹp hòi nhất - với sự lịch thiệp không bao giờ cạn. Nếu cư dân của các hành tinh khác một ngày nào đó thật sự đến thăm bảo tàng, Istel cũng không có gì là quá ngạc nhiên. Ông tin rằng một ngày nào đó con người sẽ lên sinh sống trên những hành tinh khác và cuối cùng là các vì sao, do đó không phải là không có khả năng một lúc nào đó họ sẽ về lại Trái Đất. Một phiến đá granite có khắc một dấu hỏi lớn bên cạnh dòng chữ sau: "Cầu mong cho những hậu duệ nhiều đời sau, có lẽ đang ở rất xa Trái Đất, hãy nhìn nhận lịch sử chung của chúng ta với sự hiểu biết và thiện ý." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Chiến lược quốc gia chính của TQ từ nay đến năm 2045 là tăng cường sức mạnh mềm, hiện đại hóa quân đội, và trở thành một nước có sức ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Biển Đông: Tham vọng Trung Quốc và chiến lược Việt, Mỹ thời Covid-19
Để làm được điều này, Trung Quốc sẽ nỗ lực làm giảm ảnh hưởng và sự hiện diện của Mỹ, làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, bắt nạt các nước láng giềng và giành quyền kiểm soát trên Biển Đông. Thông tin này được bà Bonnie Glaser, Cố vấn Cấp cao về châu Á và Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đưa ra tại cuộc trao đổi trực tuyến tại ĐSQ Mỹ ở Hà Nội với báo giới hôm 27/5 về chủ đề An ninh Khu vực Biển Đông giai đoạn Covid-19. TQ lại lấn át ở Biển Đông, VN còn trông đợi Mỹ được không? USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng: Mỹ gửi tín hiệu gì cho VN và TQ? Carl Thayer nhận định việc Mỹ mời VN tập trận Vành đai Thái Bình Dương Theo bà Bonnie Glaser, mục tiêu quốc gia của ông Tập Cận Bình đến năm 2045 là đưa Trung Quốc trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, có ảnh hưởng toàn cầu, là lãnh đạo tiên phong về đổi mới, với lực lượng quân đội hùng mạnh nhất. Liệu Trung Quốc có đang tranh thủ đại dịch Covid-19 để tăng cường gây sức ép trên Biển Đông nhằm tăng tốc cho tham vọng bá chủ của mình? Và Việt Nam, các nước có chung lợi ích trong khu vực, cùng các cường quốc như Mỹ, có thể làm gì để đương đầu với Trung Quốc? BBC News Tiếng Việt ghi lại các điểm chính mà bà Bonnie Glaser đưa ra để trả lời câu hỏi của báo giới quanh các vấn đề này. TQ lợi dụng Covid-19 để tăng cường hoạt động trên Biển Đông? Theo bà Bonnie Glaser, quan điểm này được một số người đưa ra, nhưng bà cho rằng những gì Trung Quốc tiến hành trên Biển Đông trong thời gian dịch bệnh không có gì khác với những gì họ đã làm trước đây. "Ví dụ như việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò tới khu vực ngoài khơi Malaysia, việc đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương tới khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam, rõ ràng không có sự liên quan của Covid-19. Đó là những thứ mà Trung Quốc đã luôn luôn thực hiện. Thậm chí việc Trung Quốc đánh chìm tàu cá Việt Nam vừa qua cũng không phải là cái gì mới. Trung Quốc thỉnh thoảng vẫn đánh chìm các tàu cá nước ngoài nếu họ nghĩ các tàu cá này có vẻ khiêu khích họ theo cách nào đó." "Hành động của Trung Quốc đôi khi có thể hiểu được rằng, không phải họ đang tận dụng tình huống, mà là việc họ phản ứng lại các tình huống mà họ cho là khiêu khích họ từ các nước khác." Việt Nam và chính sách với Mỹ? Trước câu hỏi Việt Nam có nên và có thể nâng tầm quan hệ đối tác toàn diện vỡi Mỹ thành quan hệ đối tác chiến lược, trong khi luôn tuyên bố trung thành với chính sách '4 không', bà Bonnie Glaser cho hay: "Việt Nam không phải là nước duy nhất có chính sách 'không liên lết với nước này để chống nước kia'. Nhiều nước trên thế giới cũng có chính sách tương tự. Mỗi nước phải tự xác định đi theo lập trường nào. Bạn có thể thiết lập quan hệ quân sự với nước này, và thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với nước kia, chẳng hạn với Mỹ, đó là một ví dụ, mà không phải chống lại Trung Quốc." "Việt Nam có thể cho phép lực lượng cứu trợ của Mỹ hoạt động tại nước mình khi có thảm họa thiên nhiên, hoặc tham gia diễn tập quân sự với Mỹ. Những hoạt động này cũng gửi tín hiện tới Trung Quốc về các lo ngại chung mà các nước chia sẻ, như về sự bắt nạt của Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác trong việc khai thác năng lượng ở vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông." "Mỗi nước cần tìm ra cho mình một 'khu vực an toàn' để ra tín hiệu rằng không liên kết với nước này để chống nước kia, nhưng vẫn có thể hợp tác cùng các nước khác để bảo vệ lợi ích của mình. Tôi cho rằng điều này cũng đã được nhìn thấy trên thực tế, qua việc Mỹ gửi tàu sân bay thăm cảng ít nhất hai lần tới Việt Nam vừa qua. Việt Nam có thể xem xét mở rộng hoạt động này với Mỹ. Vì đó là tín hiệu gửi tới Trung Quốc rằng Việt Nam vẫn có lựa chọn khác, nếu Việt Nam thực sự muốn tác động và thay đổi thái độ của Trung Quốc." Ý nghĩa việc Mỹ mời VN tham gia RIMPAC 2020 Theo bà Bonnie Glaser, tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) là hoạt động hợp tác tập trận chung của các nước có chung quan điểm, cùng chia sẻ các nguyên tắc chung về tôn trọng trật tự thế giới, chia sẻ mối quan tâm chung về các giải pháp hòa bình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nước theo luật quốc tế. Các nước này cùng nhóm lại, cùng tập luyện các kỹ năng cần thiết phục vụ cho lực lượng hải quân. Do đó đây là cơ hội "rất quan trọng cho Việt Nam". "Bởi đây là cơ hội quan trọng để Việt Nam ra tín hiệu rằng Việt Nam muốn trở thành một thành viên linh hoạt với nhóm các nước có cùng chí hướng, mà không cần phải chính thức 'liên kết' với nước nào. Mà chỉ là một nhóm các nước có mối quan tâm chung cùng nhóm lại để nâng cao các kỹ năng, năng lực hải quân cần thiết. Đây thực sự là cơ hội tốt cho Việt Nam." Vai trò Chủ tịch ASEAN giúp gì cho VN? Bà Bonnie Glaser đánh giá rằng việc Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2020 là cơ hội tốt để đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên có một số bất lợi mà Việt Nam cần vượt qua để phát huy tốt vai trò của mình do đây là thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành. Biển Đông: Các bản đồ cổ giúp gì VN trong cuộc chiến pháp lý với TQ? Bennet Murray: Việt Nam có 'đồng minh' mới trên Biển Đông? Biển Đông: VN làm gì để giữ chủ quyền khi 'ở vào thế yếu'? "Luôn luôn có cơ hội cho các nước đóng vai trò Chủ tịch ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Thật không may là năm nay chúng ta lại đang đối mặt với dịch bệnh Covid-19, và điều này có vẻ như làm chậm lại các tiến trình đàm phán COC. Nhưng hi vọng là Việt Nam vẫn có thể tổ chức các cuộc đàm phán để hợp tác online với các quốc gia khác." "Tôi hi vọng là sẽ có thêm các quan điểm chung được củng cố giữa các quốc gia ASEAN về việc làm thế nào để đối phó với Trung Quốc. Đó là một thách thức lớn. Nhưng ASEAN cần phải nói chuyện với nhau về cái gì là quan trọng nhất của một bộ COC. Bởi vì nếu chỉ đơn giản đàm phán COC với TQ mà không hiểu được cái quan trọng nhất là gì thì Trung Quốc có thể nắm quyền điểu khiển giữa và trong các quốc gia ASEAN, có thể gây chia rẽ các quốc gia ASEAN." "Trung Quốc không quan tâm tới việc phục vụ một ASEAN thống nhất và đoàn kết, mà muốn một ASEAN chia rẽ và yếu kém. Do đó tôi hi vọng Việt Nam sẽ đóng vai trò của mình để củng cố một ASEAN mạnh mẽ hơn, để thúc đẩy một số quan điểm, và đưa đối thoại COC quay trở lại, để đảm bảo rằng có một số phản ứng chống lại một số đòi hỏi của Trung Quốc, chống lại một số ngôn ngữ mà Trung Quốc cố gắng đưa vào COC có thể gây bất lợi cho lợi ích của các quốc gia ASEAN thành viên," bà Bonnie Glaser nói. Việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế "Theo tôi hiểu thì đây là một chủ đề mà Việt Nam đã nghĩ tới nhiều năm qua. Nhiều thông tin đã được thu thập, củng cố, và tôi được cho biết rằng Việt Nam luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào, ngay khi có quyết định cuối cùng, để đưa vụ việc ra tòa," bà Bonnie Glaser nhận định. "Tôi chắc chắn rằng đã có những tranh luận ở Việt Nam về cái lợi, cái hại, cái được, cái mất của quyết định này… Và đó phải là quyết định cuối cùng mà Việt Nam cần tự mình đưa ra. Tôi cho rằng đó cũng là điều mà Trung Quốc lo lắng. Do đó nó thực sự tùy thuộc việc Việt Nam cần làm rõ ràng rằng có đúng là họ muốn đưa vụ việc ra tòa hay không. Và nếu Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào chủ quyền biển của Việt Nam thì đến một lúc nào đó Việt Nam cần phải thực hiện điều này." Mỹ sẽ tiến xa tới mức nào trong việc đối đầu với TQ? Theo bà Bonnie Glaser, không có một tiêu chuẩn chuẩn mực nào cho phản ứng của Mỹ với Trung Quốc. Bà phân tích: "Tôi không nghĩ chính phủ Mỹ chuẩn bị trước rằng họ sẽ tiến bao xa trong việc đối đầu với Trung Quốc. Đó hẳn phải là bước cuối cùng mà Mỹ thực hiện. Bởi vì luôn có tính ngẫu nhiên trong các tình huống." "Nếu Trung Quốc muốn dùng vũ lực để chống lại một nước nào đó thì Mỹ hẳn sẽ xem xét xem có tham gia vào không? Một kịch bản mà tôi nghĩ tới là Trung Quốc dùng vũ lực quân sự để chặn tự do hàng hải trên khu vực tranh chấp trên Biển Đông, thì Mỹ sẽ phải xem xét để ra tín hiệu rằng các hành động này là không thể chấp nhận được." "Quyết tâm rõ ràng hơn hiện nay của Mỹ là sẵn sàng hơn trong việc hứng chịu các rủi ro có thể có với Trung Quốc hơn là Mỹ từng trong quá khứ. Tuy nhiên cũng rõ ràng rằng, Mỹ không muốn kết thúc trong xung đột leo thang hay trong các vụ đụng độ, va chạm với Trung Quốc... Mỹ muốn thấy sự khác biệt giữa hai bên được đặt xuống bàn thảo trong hòa bình, qua đối thoại. " "Trung Quốc cũng vậy, họ không muốn làm căng thêm xung đột với Mỹ. Các mục tiêu quốc gia của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu họ dự vào một cuộc chiến tranh với Mỹ. Trung Quốc muốn thắng mà không phải chiến tranh, dù điều này không có nghĩa là Trung Quốc không có các hành động khiêu khích." Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng tới VN trước thềm ĐH Đảng lần thứ 13? Bà Bonnie Glaser cho hay bà không phân tích nội bộ chính trị của Việt Nam, nhưng bà tin rằng "Trung Quốc luôn muốn, và ngày càng cố gắng gây ảnh hưởng đến nội bộ chính trị của các nước khác." "Ví dụ tốt nhất là Úc. Chúng ta có thể thấy Trung Quốc đã rất kiên quyết trong việc can thiệp vào xã hội và chính trị nước này. Trong đó vài năm trước, Trung Quốc đã dùng tiền để xây đắp quan hệ với các chính trị gia trong Quốc hội Úc. Từ đó, Úc đã thông qua Đạo luật cấm các khoản đóng góp tài trợ chính trị từ nước ngoài có hiệu lực từ đầu tháng 1/2019. Đó chỉ là một ví dụ. Chúng ta có thể nhìn thấy vô vàn các ví dụ như vậy." "Covid-19 đã thực sự cho thấy một sự quyết tâm mới của Trung Quốc trong việc dùng tin giả và chính sách ngoại giao 'chiến binh sói' để buộc tội các quốc gia khác. Điều này thực sự đáng kinh ngạc, nó vốn không phải là điều chúng ta thường thấy trong quá khứ. Trung Quốc đã rất nỗ lực truyền bá các tin giả như ai tạo ra virus, ai là người khởi xướng, thậm chí tới mức họ còn truyền tin rằng Pháp bỏ mặc cho người dân chết trong nhà thương. Bằng cách nào đó họ nghĩ rằng những thông tin này phục vụ cho lợi ích của họ." "Do đó, chúng ta đang thấy các cách sáng tạo hơn của Trung Quốc trong nỗ lực can thiệp vào nội bộ chính trị Việt Nam, có thể qua truyền thông, qua can thiệp vào Facebook, Twitter… Việt Nam nên dự đoán trước những gì Trung Quóc có thể làm, và cố gắng xây dựng các rào chắn ở bất cứ lĩnh vực nào có thể để đảm bảo hệ thống chính trị đủ sức bền, đủ sức chịu đựng, và không dễ bị tổn thương từ các hoạt động can thiệp chính trị của Trung Quốc."
Việt Nam đang đối diện với các thách thức ngày càng lớn, trong đó có thách thức có cội nguồn thể chế. Các sự kiện nóng kéo dài, lan rộng và căng thẳng trong thời gian gần đây, đặc biệt là việc xét xử các đại án trong cuộc chiến chống tham nhũng đang rất quyết liệt và làn sóng biểu tình tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang thách thức sự ổn định chế độ.
VN đối diện với 'thách thức ngày càng lớn'
Một cuộc biểu tình chống dự luật về Đặc khu hành chính kinh tế ở Việt Nam vào thượng tu tháng 6/2018 đã đạt quy mô rộng lớn trên khắp cả nước với đủ các giới tham gia, theo quan sát quốc tế. Các thách thức buộc đảng và chính phủ cần thay đổi cải cách thể chế hướng tới người dân. Các nhận định có cơ sở khi cho rằng sự sai lầm của chính sách tăng trưởng nóng dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước và quản lý kinh tế xã hội yếu kém của thời kỳ trước, đặc biệt trong thập kỷ 2006 - 2016, dẫn tới những hậu quả nặng nề. VN: Đề nghị 'kỷ luật' quan chức Bộ Thông tin, Truyền thông Vụ Mobifone-AVG: Bộ Công an 'tiếp nhận hồ sơ' Ụ nổi Vinalines có là án lệ cho Mobifone-AVG? Con đường dẫn tới 'đặc khu Vân Đồn' VN: Nhà hoạt động công đoàn tố "bị khủng bố" Về kinh tế là bất ổn kinh tế vĩ mô: tăng trưởng sụt giảm, các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, nợ xấu ngân hàng cao, nợ công lớn, bội chi ngân sách … Về chính trị là bộc lộ bất ổn thể chế: bộ máy, biên chế nhà nước cồng kềnh, quan liêu, quan chức tham nhũng, tha hoá quyền lực và đạo đức, xuống cấp các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội tràn lan… Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, tháng 1 năm 2016, các lãnh đạo đảng của nhiệm kỳ 2016-2021 đang có động thái cải cách thể chế, khi ban hành một số nghị quyết có liên quan. Hội nghị TƯ 4 về củng cố tổ chức đảng, Hội nghi 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, Hội nghị 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Hội nghị 7 về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược… Nhưng chương trình nghị sự 'định sẵn', bị ràng buộc bởi ý thức hệ có thể khiến cho các giải pháp chính sách ít có lựa chọn và trở nên bị động. Cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động để lấy lại niềm tin trong nhân dân và ở giai đoạn 'quyết liệt'. Nhiều đại án được xét xử, đặc biệt các vụ xử quan chức cấp cao như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh… được dư luận trong và ngoài nước chú ý. Vụ án Trịnh Xuân Thanh được cho là hội tụ hai yếu tố nội bộ và đối ngoại của Việt Nam Và đặc biệt gần đây nhất là Ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã công bố kết luận điều tra vi phạm ở hai Đảng bộ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Quốc Phòng, với hàng loạt quan chức, tướng lĩnh đối diện các hình thức kỷ luật bị đề nghị do các vi phạm được kết luận là nghiêm trọng, trước đó là một số tướng lĩnh bên Bộ Công An đã bị bắt và khởi tố bị can. Tuy nhiên, mục tiêu củng cố đảng duy nhất cầm quyền, 'tự kiểm soát quyền lực', khi phải dung hoà các nhóm lợi ích đã và đang chi phối quyền lực và chính sách trong thời gian dài, tạo ra các giới hạn không tránh khỏi của cuộc chống tham nhũng. Ngoài ra, việc sử dụng bộ máy kém hiệu năng, các cán bộ, công chức đang tha hoá để chống tham nhũng, 'lấy đá tự ghè chân mình' có thể lường trước tính 'bất định' và hiệu quả thấp. Quan tham và kinh tế thị trường Việc Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng ngày 25/6/2018 tại Hà Nội với sự tham dự của các lãnh đạo cao nhất của đảng và hơn 500 đại biểu chứng tỏ tính chất 'quyết liệt' của cuộc chiến này. 'Khởi tố, bắt hàng chục người' vụ đánh bạc ngàn tỷ Cựu ‘anh hùng công an’ Phan Văn Vĩnh bị bắt Lý do biểu tình: 'Chống TQ và mong mỏi dân chủ' Tuy nhiên, đang có 'những kẻ ngáng đường', mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng yêu cầu 'tránh sang một bên'. 'Tử huyệt' của quan tham là minh bạch tài sản, nhưng việc luật hoá việc kê khai trên quốc hội đang bị kéo dài, trì hoãn với lý do 'nhạy cảm', thiếu thuyết phục cử tri. Theo Tổ chức Minh Bạch Quốc tế, Việt Nam tiếp tục nằm trong số các nước có tình trạng tham nhũng cao trong bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng 2017. Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được công bố năm 2018 cho thấy tham nhũng vặt còn phổ biến, và các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng… kiểm soát kém hiện tượng này, người dân và doanh nghiệp 'chai lỳ', buộc phải chấp nhận, tiếp tục 'hối lộ' để tồn tại… Có thể trong cuộc chiến này một số cựu quan chức tiếp tục bị kỷ luật đảng hay ra toà do tội 'cố ý làm trái' trong nhiệm kỳ trước, song vẫn hiện hữu nguyên nguy cơ tiềm ẩn khi bộ máy nhà nước vẫn trong 'tình trạng trên nóng dưới lạnh', cán bộ vẫn 'giấu mình chờ thời'... Đang có những áp lực với Ban lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam trên nhiều phương diện và khía cạnh, theo tác giả Loại thách thức thứ hai, từ dưới lên, từ người dân, có cội nguồn từ chính quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường giờ đây không chỉ là 'phao cứu' cho chế độ trong khủng hoảng và 'biện minh' cho tính chính danh của đảng cầm quyền tuyệt đối, mà còn tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Như một hệ quả tất yếu, quá trình chuyển đổi này, sớm hay muộn, sẽ thúc đẩy tạo lập môi trường cho các nguyên tắc vận hành của thị trường. Các giá trị mới về dân chủ, về quyền con người, quyền tự do kinh doanh, tự do biểu đạt, lập hội… sẽ lan rộng và dần củng cố, đặc biệt trong giới trẻ và tầng lớp trung lưu. Các động thái của 'chính phủ kiến tạo, liêm chính, kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp' có ảnh hưởng ngoài ý chí chủ quan tới sự thay đổi này khi đang khuyến khích tinh thần và môi trường tự do kinh doanh. Sự thay đổi này đang 'cộng hưởng' bởi sự dồn nén của người dân do mất đất, đời sống khó khăn do ô nhiễm từ các dự án, các tiêu cực xã hội… Và không loại trừ yếu tố 'thoát Trung' khỏi các dự án đầu tư không minh bạch, không hiệu quả. Hơn thế yếu tố này mang tính lịch sử và trước sự đe doạ chủ quyền biển đảo. Dân bất tuân và thách thức thực sự Diễn biến biểu tình, phản đối ở Phan Rí Cửa, Bình Thuận đầu tháng 6/2018 bộc lộ những khía cạnh đáng chú ý trong chính trị và xã hội ở Việt Nam hiện nay Các phản ứng của người dân ban đầu là tự phát, đơn lẻ đang dần chuyển thành các cuộc biểu tình với quy mô lớn hơn và lan rộng đã tạo nên thách thức thực sự cho chế độ. Tại sao lại là Bình Thuận? 'Nên điều tra về việc có đàn áp biểu tình ở Sài Gòn' Luật An ninh mạng 'thừa mà ảnh hưởng dân quyền' Mối nguy của kinh tế VN khi bất mãn gia tăng Từ hiện tượng 'Đoàn Văn Vươn' đơn độc, tự phát giữ đất khai hoang, các nhóm nhỏ lẻ khiếu kiện kéo dài như Dương Nội, và gần đây nhất là Thủ Thiêm… đến vụ xã Đồng Tâm 'cố thủ' giữ đất tập thể… Những vụ phản đối 'bất tuân dân sự' kéo dài đối với các trạm thu phí giao thông (BOT) thiếu minh bạch và bất hợp lý, như Cai Lậy… Tiếp nối sự phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa năm 2014 và thảm hoạ môi trường biển miền Trung do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải chất độc hại năm 2016…, các cuộc biểu tình đông dân trong những ngày tháng 6/2018 vừa qua bùng phát ở nhiều nơi trong cả nước, như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận…, thậm chí ở Phan Rí Cửa đã xảy ra căng thẳng khi người dân đốt trụ sở ủy ban và chống trả lực lượng an ninh bằng gạch đá... Các sự kiện nêu trên cho thấy rằng việc phản đối hai Dự luật về Đặc khu hành chính và An ninh mạng trong thời gian kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 14 diễn ra chỉ nguyên nhân trực tiếp, thời điểm, mà đằng sau là tâm lý bị bất bình dồn nén, những đòi hỏi đảng và chính phủ cần minh bạch, công khai trong hoạch định, thực thi chính sách và nhu cầu ngày càng cao của người dân về quyền dân sự, quyền con người. Chính quyền cần phải nhận rõ các thách thức này, thấu hiểu người dân từ đó thay đổi quan điểm và cách tiếp cận với các vấn đề thực tế đang diễn ra. Nhiều người trẻ tham gia các cuộc biểu tình, xuống đường ở Việt Nam thời gian qua. Thay vì tạo nên nỗi sợ hãi, cải cách thể chế cần phải hướng tới người dân, lắng nghe nguyện vọng của họ, thiết lập cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng để họ được các quyền hiến định. Trước những thách thức cải cách, thể chế cấp thiết phải thay đổi. Thực tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường cho thấy, một là, thể chế luôn là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế, vì chúng định hình và thực thi chính sách. Thứ hai, điều quyết định hiệu quả cải cách là thể chế chính trị cần thay đổi phù hợp với kinh tế thị trường, không để ý thức hệ giáo điều níu kéo. Và cuối cùng sẽ là sự điều chỉnh có hiệu quả cơ chế chính sách cần hướng tới người dân, và đó sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng dài hạn. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
Câu chuyện về những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4 tại Dinh Độc Lập và đài phát thanh Sài Gòn, đã được báo đài đưa tin, làm phim tài liệu và ngay cả viết thành sách (ủng hộ và phủ nhận) cứ mỗi dịp tháng Tư về, ròng rã suốt 45 năm qua.
Ba tôi, Bùi Văn Tùng: Chuyện chưa kể sau ngày 30/4/1975
Nhà báo Borries Gallasch (người Tây Đức), phóng viên của báo Der Spiegel chụp hình chung với ông Tùng trước thềm Dinh Độc Lập 30/04/1975: Tổng thống Dương Văn Minh nói 'Theo Tây, Mỹ mãi chưa đủ sao giờ lại theo Tàu?' 30/4: Phụ nữ ở Sài Gòn qua ảnh 30/4: VNCH để lại gì cho đất nước hôm nay? Họa sĩ Ann Phong nói về ký ức 30/4 và dự án hướng về thế hệ trẻ Nhưng ở đây tôi muốn kể những câu chuyện bên ngoài của cuộc đời ba, chưa bao giờ được kể, có liên quan đến những người trong cuộc. Năm 2001, khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đại tướng Dương Văn Minh qua đời tại Mỹ, thì ba tôi nhận được cuộc gọi của phóng viên một đài tiếng Việt ở nước ngoài. Chi tiết đài nào ba kể lâu quá, tôi không còn nhớ rõ. Họ gọi cho ba báo tin: "Ông Dương Văn Minh, cựu thù của ông đã qua đời hôm nay tại Mỹ, ông cho biết cảm tưởng của mình?" Ba trả lời: "Ông tướng Dương Văn Minh chỉ là đối thủ của tôi trước năm 75, sau 75 ông cũng là công dân của nước CHXHCN Việt Nam, là đồng bào của tôi. Nay ông mất đi, cho tôi xin được thay mặt gia đình chia buồn với toàn thể gia quyến của ông Minh." Nhà báo, đại tá Bùi Tín (báo Quân Đội Nhân Dân) ngay sau 30/4/1975 đã tìm gặp ba tôi để nghe kể lại toàn bộ sự việc xảy ra trong buổi trưa lịch sử đó. Cũng trong năm đó ông xuất bản cuốn sách" Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử " với bút danh Thành Tín. Cũng chính ông tặng ba tôi bức hình chụp ba được thay mặt cho QĐNDVN để chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ôm hôn trong buổi họp báo cáo thành tích của năm cánh quân tiến vào Sài Gòn tại Dinh Độc Lập, với lời bình luận: "Đôi dép cao su của bộ đội cụ Hồ đã đạp lên thảm đỏ của Phủ đầu rồng". Quả là ba là người to cao, chân quá khổ vào loại nhất toàn quân, nên giày vải Trung Quốc cung cấp cho quân đội, ba không mặc vừa, đành phải đi vội đôi dép râu quen thuộc của suốt chiến dịch đến Dinh Độc Lập dự lễ báo cáo chiến công. Sau này sang tị nạn chính trị tại Pháp, có dịp gặp gỡ với giới báo chí nước ngoài, ông Bùi Tín đem hết câu chuyện ba tôi đã kể cho ông nghe, thành việc làm của chính ông để đem nói chuyện cho báo chí thế giới. Biết chuyện này, ba tôi chỉ phẩy tay, chắc họ lầm Bùi Tùng thành Bùi Tín, chứ ông Bùi Tín con nhà danh giá, rất quí ba, không thể làm vậy được đâu. Sau này sang Mỹ, đọc sách "Vietnam: A history" của Stanley Karnow tôi mới thấy chắc rằng ông Bùi Tín đã kể như vậy cho nhà sử học, nhà báo Karnow nghe. Kể ra ông Stanley Karnow cũng ngây thơ khi tin rằng một nhà báo quân đội lại có thể buộc một ông Tổng thống, đại tướng quân đội VNCH chấp nhận đầu hàng, chứ không phải là một vị chỉ huy của chiến dịch. Ông Phạm Xuân Thệ, đại úy, trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng có mặt trong dinh "bắt nội các tổng thống". Sau một thời gian dài im lặng, bỗng ông ấy tự nhận hết những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4/1975 về làm thành tích cho ông. Ông Thệ sau lên hàm trung tướng QĐNDVN. Chính ủy Tùng cùng các ông Dương Văn Minh trên đường từ sân Dinh Độc Lập ra hai chiếc xe jeep để đến đài phát thanh Năm 2006, khi biết Phạm Xuân Thệ phủ nhận việc ba- chính ủy lữ đoàn tăng thiết giáp 203 có mặt tại dinh- mà bỗng đột ngột xuất hiện tại đài phát thanh Sài Gòn, và cho rằng ông ta, một đại uý bộ binh đã giao lại nội các Dương Văn Minh, rồi cùng ngồi soạn thảo văn kiện đầu hàng với trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng, ba chỉ nói nhẹ nhàng, tay này tầm bậy. Ba hiểu rằng cuộc chiến đấu này có biết bao nhiêu chiến sĩ quên mình ngã xuống cho đất nước hoà bình, thống nhất. Tôi muốn đi kiện, viết báo đính chính, thì ba bảo để ba viết đơn báo cáo cho cấp trên của ba khiển trách Phạm Xuân Thệ chứ không nên vạch áo cho người xem lưng. Ba tin rằng những con người xấu trong quân ngũ, tranh công, đổ lỗi chỉ là thiểu số, còn quân đội ta là quân đội anh hùng, chiến sĩ ta rất dũng cảm và trung thực. Lúc còn ở trong quân ngũ, ba đã góp ý với cấp trên là quân đội không được làm kinh tế mà chỉ nên học tập hiểu biết khí tài, vũ khí, rèn luyện thể lực thật tốt để luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra 90% chiến sĩ QĐNDVN xuất thân từ nhà nông nên tổ chức cho làm nông, thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp cho bằng các nước tiên tiến, cho người dân được nhờ, vì đất nước ta là nước mạnh về nông nghiệp. Với sĩ quan và lính VNCH thì chỉ cần tập trung học tập chính sách của nhà nước mới, rồi cho về ai làm việc nấy. Nếu ai có nhiều khả năng kiến thức quân sự thì sẽ cho phục vụ quân đội vì hoà bình rồi ai cũng là con dân nước Việt, chịu đau khổ vì chiến tranh quá nhiều, đều được quyền làm việc góp phần tái thiết lại đất nước. Bản thân ba lúc đó cũng thấy vũ khí, khí tài của Mỹ để lại trong tổng kho Long bình là rất hiện đại, rất hay để nghiên cứu, học hỏi sử dụng. Chính ủy Bùi Văn Tùng (phải) cùng bạn chiến đấu Lữ trưởng lữ thiết giáp 203 Nguyễn Tất Tài, Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 Và kết quả của những lần đóng góp ý kiến rất thẳng thắn của ba đã không hợp với ý kiến của một số cấp trên, nên ba được cho về nghỉ hưu, khi tuổi đời là 53. Ba không những nghiêm khắc với bản thân trong học tập hiểu biết quân sự, chính trị, ba còn là người rất gương mẫu trong cuộc sống cá nhân, trong từng lời ăn tiếng nói để làm gương cho chiến sĩ. Ba nói sao thì ba làm vậy. Sau ngày thống nhất, ông nội về lại quê Đà Nẵng, mang theo bản chứng thực từ thời thực dân cho mảnh đất căn nhà của ông bà lúc đi tản cư, sau đó ông đi tập kết luôn, quên không để lại cho bà, nên đã có nhiều hộ gia đình dọn đến sinh sống trên đó nhiều năm rồi. Ông nội muốn đòi lại - lúc đó mà đòi là được ngay- phe chiến thắng mà. Nhưng ba bảo : "Mình đi làm cách mạng để cho nhân dân có cơm ăn, áo mặc, nhà cửa ở, nay cách mạng thành công rồi mình không thể đuổi họ ra khỏi căn nhà họ đang sống được; con là con trai trưởng, con không cần, nên cậu đừng đòi". Ngày 30/4/1975 Thế là ông nội về ở nhà cô Ba với bà nội, ba thì về doanh trại quân đội, mẹ và các con thì có ông bà Ngoại cưu mang ở Sài Gòn. Ba tôi còn đã từng bị sập hầm, bị đất vùi ở Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, may mà anh em chiến sĩ moi được lên. Bốn người mới khiêng nổi ba. Vết thương phạt ngang gan bàn chân giờ vẫn còn sẹo, sau này có người bảo ba khai thương binh để lấy tiêu chuẩn, ba bảo, mình còn sống, đi lại được là may mắn lắm rồi, để tiêu chuẩn dành cho những gia đình có người đã hy sinh, hoặc tàn tật, đất nước mình còn nhiều hoàn cảnh như thế lắm. Lời nói và việc làm Ba tôi là người có lời nói và việc làm đi đôi với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản. Chính vì thế mà năm 2013, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi đưa được ba tôi về thăm quê Đà Nẵng sau hơn chục năm nằm liệt giường do tai biến mạch máu não. Những tai biến nhỏ có lẽ do những nỗi đau lòng hậu chiến tranh không nói ra được, đã khiến ba từ từ mất đi khả năng vận động và nói lưu loát. Hà Nội năm 1980 Thành phố Hồ Chí Minh năm 1985 Họ hàng chở chiếc xe lăn của ba và cả đại gia đình đi xung quanh hết thành phố Đà Nẵng cho ba thăm lại những con đường tuổi thơ êm đềm xưa kia. Ba giải thích cho tôi cái tên Tourane ngày xưa của thành phố là ghép từ hai từ Tour- ane (ý nói thành phố hẹp, quan thuộc điạ chỉ đi một vài vòng trên lưng con lừa là hết thành phố). Họ hàng nhà tôi bảo đây là biệt thự của ông Bá Thanh, khách sạn, siêu thị này của bà nọ ông kia, chị em của ổng, ba đã rất tỉnh táo phát biểu: "Nếu tay Bá Thanh thấy phát triển tư bản tốt cho dân cho nước thì phải tuyên bố đảng Cộng sản đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi, để đưa đất nước ta phát triển theo tư bản với luật lệ của nó, chứ để tư hữu kiểu như thế này mang tiếng những người vô sản, suốt đời vì dân vì nước như tau." Mà quả thật, chính ông ngoại tôi đã thương yêu , dặn dò mẹ tôi lúc ông còn sống: "Ba mua nhà cho các con, giữ lấy mà cho thuê cho mướn lấy tiền nuôi con học hành, đừng nghe theo người ta mà bán đi đầu tư này nọ, tụi bay xa ba đi theo cộng sản lâu rồi, không biết buôn bán gì rồi người ta lừa cho mất hết tiền đó". Những năm tháng ba về hưu lúc tuổi đời còn khoẻ, ba chăm chỉ nuôi gia cầm, gà, vit, ngan, thỏ cho mẹ đem ra chợ bán lấy tiền sinh sống thêm. Rồi không muốn để ba tôi quanh quẩn trong nhà bí bức, mẹ tôi đề nghị ba ra phụ giúp phường, quận, giúp cho giáo dục thế hệ trẻ, góp ý coi sóc an ninh phường khóm. Ba đã được anh em và nhân dân trong phường, quận, rồi thành phố yêu thương vì sự công bằng, chính trực, giúp đỡ cho những gia đình có những khúc mắc trong chính trị và kinh tế. Mọi người còn yêu quí kính trọng ba hơn khi biết ba là nhân vật đã góp phần chấm dứt sớm cuộc chiến, giảm tổn thương vong và tàn phá. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay Những năm bệnh tật ngồi nhà không ra ngoài sinh hoạt được nữa, thấy mẹ hay đi sinh hoạt văn nghệ ở Nhà văn hoá lao động, có một số bạn bè đến chơi nói ra nói vào về mẹ với ba. Ba bảo bà nhà mình có năng khiếu văn nghệ từ nhỏ, những năm chiến tranh khổ quá, không thực hiện được, nay hoà bình rồi để bà ca múa cho vui. Và thế là mẹ tôi vừa làm chủ nhiệm câu lạc bộ, kiêm kế toán trưởng vừa kiêm diễn viên múa và ca sĩ cho đến năm 83 tuổi. Phát hiện ra bệnh ung thư mẹ mới nghỉ làm và ra đi thanh thản ở tuổi 85. Tại sao Mỹ lại đánh nhau? Sau khi tôi đã sang sinh sống ở nước ngoài, mỗi lần về Việt Nam thăm ba, những lúc tinh thần minh mẫn ba đều hỏi thăm tôi người Việt mình sống ở bên đó thế nào, có thành công và thích nghi với nước sở tại hay không? Và cuối câu chuyện bao giờ ba cũng thắc mắc hỏi tôi mỗi một câu: "Tại sao Mỹ lại đánh nhau với mình thế hả con?" Tôi nghe xong chỉ biết rơi nước mắt thương ba và thương cho cả thế hệ cha anh. Năm nay đánh dấu 45 năm nước Việt Nam được sống trong hoà bình, nhưng đâu đó mỗi gia đình Việt Nam đều có câu chuyện đau thương để kể. Có những nỗi niềm vẫn cứ gợn lên trong lòng, dù bạn ở phía bên nào. Tôi may mắn được gặp gỡ và trò chuyện với các chú, các anh tham gia cuộc chiến ở cả hai bên. Tất cả những người lính đó đều có nhận định như nhau, chiến tranh là tàn khốc và chết chóc, là con người phải suy nghĩ và hành động khác với nhân tính của mình để sống còn. Gia đình tôi cũng như hàng triệu gia đình người Việt khác chịu những hậu quả của chiến tranh và chia cắt. Tôi kể câu chuyện của gia đình mình ra đây chẳng mong mỏi điều gì hơn ngoài việc làm sáng tỏ một vài sự kiện trong lịch sử. Mong sao cho chính phủ và cộng đồng người Việt trong và ngoài nước luôn đoàn kết, hàn gắn những đau thương mất mát, để dân tộc và đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn và phát triển. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, bà Quỳnh Hoa, con gái đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Văn Tùng. Bà tốt nghiệp Đại học Y dược thành phố HCM, hiện đang sống ở nước ngoài. BBC sẽ tiếp tục đăng các góc nhìn khác nhau về lịch sử Việt Nam giai đoạn này.
Sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, xảy ra cách đây 27 năm. 74 chiến sĩ đa phần là công binh thuộc Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 của Hải quân Việt Nam, được giao nhiệm vụ triển khai chiến dịch mang tên CQ-88, xây dựng lại 3 hòn đảo Garma, Colin và Len Đao nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc thềm lục địa, chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
'Sói đói' đặt chân vào nhà 'dê con'
Người kỷ niệm sự kiện Gạc Ma ở Hà Nội năm 2013 Khi xuất quân làm nhiệm vụ, 74 chiến sĩ công binh này đã được cấp trên quán triệt “không được nổ súng bằng bất cứ giá nào”. Do đó, họ chủ yếu mang theo lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí hạng nặng nào, chỉ trừ vài ba khẩu súng AK. 74 chiến sĩ công binh của Trung đoàn công binh 83 đã đến đảo Gạc Ma chiều ngày 13/3/1988. Sáng ngày 14/3/ họ đã bị 3 tàu Trung Quốc tấn công, 64 chiến sĩ đã hy sinh và chỉ còn 9 chiến sĩ may mắn sống sót trở về. Đảo Gạc Ma, Colin và Len Đao là chùm đảo quan trọng: nằm trên tuyến đường tiếp tế cho đảo Sinh Tồn, đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa của Việt Nam và các hòn đảo khác trong chum đảo Trường Sa. Gạc Ma nằm ở vị trí trung tâm chi phối toàn bộ khu vực Biển Đông. Trong suốt chiều dài lịch sử kể từ khi thành lập nước Trung Hoa 1/10/1949, chúng ta thấy đó là nhà quyết sách được lập trình, tính toán kỹ lưỡng, nhất quán, không bao giờ có các quyết sách, hành vi ngẫu hứng. Thế hệ lãnh đạo Trung Quốc tiền nhiệm đã chủ trương quyết định thế nào thì thế hệ sau tiếp tục theo đuổi, kiên trì quyết sách đó. Khác với Việt Nam, các thế hệ sau thường phải đứng ra nhận lãnh, giải quyết hậu quả của thế hệ trước. Các thế hệ lãnh đạo kế tiếp Trung Quốc có thể trái quan điểm nhau trong các quyết sách đối nội. Riêng đối ngoại thì họ luôn thống nhất bởi những quyết sách đó luôn bám vào cái trục xoay, cái cốt lõi của chủ thuyết đối ngoại nhất quán của Trung Quốc: Chủ nghĩa bành trướng, bá quyền nước lớn. Sự kiện Trung Quốc cho tàu đánh chiếm Gạc Ma, tàn sát các chiến sĩ công binh của Việt Nam vào sáng ngày 14/3/1988 là hành động được tính toán, để nhằm làm cơ sở, tiền đề cho những tuyên bố ngày 8/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc. Khi đó, ông giải thích với báo chí việc Trung Quốc cho cơi nới, mở rộng đảo Gạc Ma thành căn cứ hải quân lớn trên Biển Đông, vùng nằm trong chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Ông trắng trợn tuyên bố Biển Đông là “sân nhà của Trung Quốc” và vì thế, “mọi công việc xây dựng, cải tạo đảo do Bắc Kinh tiến hành đều hợp pháp”. Có thể xâu chuỗi lại hàng loạt sự kiện xảy ra trong quan hệ Việt-Trung giai đoạn thập kỷ 80 của thế kỷ trước để thấy rằng: Đánh chiếm Gạc Ma là một hành động quân sự nhằm triển khai ý chí, tham vọng, mưu đồ chiến lược, độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Chủ trương này được Mao Trạch Đông đề ra và năm 1974 Trung Quôc triển khai bước 1: đánh chiếm Hoàng Sa; năm 1988 triển khai bước tiếp theo: chiếm Gạc Ma. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp ba phương với Ấn Độ, Nga, tháng 2/2015 Trong các vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế, chính trị, Trung Quốc đã lựa chọn đánh chiếm Biển Đông là một quyết sách đầy tham vọng và thâm hiểm. Sau cuộc chiến tranh đánh 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam thất bại, Trung Quốc nhận ra nếu chỉ gây sự với Việt Nam trên khu vực biên giới thì không đạt được những tham vọng chiến lược bành trướng và rất tốn kém cả về nhân tài, vật lực. Tôi đã hàng chục lần lên Vị Xuyên Hà Giang. Tôi đã đặt chân tới chân ngọn núi 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn nghiên cứu, điều tra nguyên nhân vì sao từ 1981-1989 Trung Quốc đã tập trung tại địa bàn này, một lực lượng 27 sư đoàn của 5 đại quân khu, đánh dữ dội, công kiên với quân đội Việt Nam trong gần 10 năm và cũng đã phải chịu tổn thất nặng nề. Nếu tính cả lực lượng tiếp tế, dân binh thì Trung Quốc đã tập trung tại đây, chủ yếu khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ, một vùng đất với diện tích chưa tới 100 km2, lực lượng khoảng 50-60 vạn quân trong 10 năm, bằng lực lượng quân viễn chinh Mỹ đưa vào miền năm giai đoạn 1965-1975. Trong lịch sử, Trung Quốc chỉ một lần duy nhất đưa quân vào Việt Nam từ hướng Côn Minh, đó là đội quân của Mộng Thạnh thời nhà Minh được đưa vào cùng với Liễu Thăng để cứu Vương Thông bị vây hãm ở Đông Đô. Các triều đại phong kiến Trung Hoa triển khai, tấn công xâm lược Việt Nam từ hướng Lạng Sơn và vùng biển Vân Đồn Quảng Ninh. Tôi cho rằng Trung Quốc dồn binh lực tập trung mở mặt trận Vị Xuyên 1981-1989 là nhằm thu hút sự chú ý của Việt Nam vào chiến trường này để rồi bất thần đánh úp Gạc Ma vào ngày 14/3/1988. Như vậy, Trung Quốc đã đạt được mục đích chiến lược bằng sự nghi binh và sự che dấu ý đồ chiến lược thâm hiểm giống với cách Việt Nam đánh úp Buôn Ma Thuột mùa xuân 1975. Sau khi đã chiếm được Gạc Ma, một trong những yết hầu quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc chuyển sang chiến lược hoà hoãn, ru ngủ Việt Nam. Trung Quốc chìa bàn tay “nhung” ra cho Việt Nam bắt bằng thoả thuận Thành Đô năm 1990. Còn nhớ bước vào giai đoạn những năm 90, Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra phương châm “16 chữ vàng”, “quan hệ 4 tốt”. Có thể coi việc Trung Quốc chiếm Gạc Ma trong trận ngày 14/3/1988 giống hành vi của “chó sói” đã đặt được một chân trong ngôi nhà của các chú “dê con” trong khi mẹ vắng nhà. Sau khi sói ta đã đặt được 2 chân rồi thì bước tiếp theo chắc chắn sẽ là những cú nhảy bổ vào căn nhà của những chú dê con cuồng tín và ngu tín tội nghiệp. Liệu Trung Quốc có đạt được tham vọng độc chiểm Biển Đông hay không, điều này không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, tham vọng của những cái đầu nóng Trung Hoa đang nung nấu tham vọng bá quyền, nước lớn. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, blogger và nhà văn đang sống ở Hà Nội.
Tại Việt Nam, dư luận có ý kiến trái chiều về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Việt Nam: Ý kiến trái chiều ngày bầu cử
Hôm nay người dân Việt Nam đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV Một số người cho rằng họ sẽ đi bầu cử, vì đó là thể hiện quyền của họ. Quỳnh Giao, một người trẻ sống tại Sài Gòn nói về lựa chọn của cô trong ngày bầu cử: "Trong số những ứng viên đó, vẫn có những người rất tử tế và thực sự muốn làm điều tốt cho dân. Thậm chí nếu không chọn được cái tốt, hãy chọn cái ít xấu nhất. Từ bỏ quyền chọn, tức là mất tất cả." "Hãy chọn người trẻ, có chuyên môn rõ ràng, ít bằng cấp chính trị. Vì đó là những người có nhiều khả năng tạo ra thay đổi nhất. Bạn không thể đòi một chính trị gia từ công an từ trường Đảng đi nói chuyện môi trường, chuyện kinh tế hay viết luật biểu tình cho bạn đâu." "Một người không thay đổi được hệ thống, nhưng nếu nhiều người như vậy ở cùng nhau, tuy không thay nhưng vẫn lọc máu." - Quỳnh Giao nói. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, Quỳnh Giao sẽ trở về quê nhà cô ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ để bầu chọn cho một ứng viên mà cô đã tìm hiểu từ nhiều tuần qua. 'Không đi bầu' Một người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh nói ông 'không nhận được thẻ cử tri' và không hề biết gì về việc đi bầu cử ngày 22/5. Ông Nguyễn Văn Tuấn, có hộ khẩu tại Quận 12, Tp.HCM nói với BBC Tiếng Việt: "Cho đến sáng nay tôi vẫn chưa nhận được thẻ cử tri. Tuy tôi không ở nhà mình, nhưng hộ khẩu vẫn ở đó. Gia đình tôi không nhận được thẻ cử tri của tôi. " Ông Tuấn cho biết hôm nay 'không đi bầu cử' dù ông có nhận được tin nhắn vào điện thoại từ nhà mạng từ sớm. "Tôi nghĩ là có sự sắp đặt hết rồi, nên có tôi hay không có tôi cũng không có ý nghĩa gì. Tôi biết có một danh sách đại biểu nhưng toàn những người lạ hoắc, chương trình hành động không rõ ràng." "Vậy nếu tôi đi bầu chẳng phải cũng chỉ là chọn hên xui hay sao, chỉ nhìn vào tấm ảnh mà chọn." "Nếu có gặp đại biểu ngoài đời, hay nhìn chương trình hành động, tôi còn biết mà chọn lựa. Đây họ chỉ toàn người lạ, tôi chỉ biết họ qua tiểu sử có bằng tiến sỹ này, thạc sỹ kia. Không trung thực ngay thẳng ngay từ đầu làm sao làm đại biểu được." Luật sư Lê Công Định từ Thành phố Hồ Chí Minh cũng tuyên bố ông "không đi bầu". Ý kiến ông nêu ra trên mạng xã hội có đoạn: "Chúng ta không thể chấp nhận một quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là công cụ của đảng cầm quyền, nơi chỉ có những ông bà nghị nếu không gật gù, thì cũng ngủ gục, chưa bao giờ là đại diện thực sự của nhân dân, chưa bao giờ quan tâm đến lợi ích chung của mọi tầng lớp nhân dân và dân tộc Việt Nam, và sẵn sàng chấp nhận thân phận của những con rối chính trị đáng thương." Trong ý kiến này, ông Định cũng nói "các ứng viên tự do không theo sự đề cử của đảng cộng sản đều đã bị loại bỏ một cách thô bạo". Người dân nhận được tin nhắn nhắc nhở đi bầu cử từ sớm 'Giám sát' Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, nói trên trang cá nhân: " Tôi đã nói rất rõ là dứt khoát không đi bầu." "Vậy nên, tôi sẽ giữ lại thẻ cử tri này để giám sát, phòng trường hợp khu vực bỏ phiếu của tôi sau ngày bầu cử tuyên bố 100% cử tri đi bầu, thì tôi sẽ khiếu nại đó là một kết quả dối trá." Ông Tuấn và nhiều người tại Việt Nam đã chụp lại thẻ cử tri của họ và đăng trên mạng xã hội, với ý kiến riêng về cuộc bầu cử. Ông Tuấn nói: "Tôi còn giữ lại thẻ cử tri này để làm chứng rằng tôi không góp phần tạo ra Quốc hội và Chính phủ khoá XIV tới đây, cũng như không chịu trách nhiệm về những quyết định sai lầm của họ trong tương lai." Ông Nguyễn Anh Tuấn là một trong những người có mặt ở khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh khi thảm họa cá chết xảy ra ở miền Trung Việt Nam. Ông và Tổ chức Voice giúp đỡ gạo cho ngư dân qua kênh nhà thờ và cập nhật thông tin về việc đánh bắt cá của người dân qua mạng xã hội. Ông Hoàng Dũng, nhà hoạt động của Phong trào Con Đường Việt Nam nói "nên đi bầu cử". "Đó là quyền của quý vị, và hãy thực hiện nó, tận dụng nó làm sao hữu ích nhất. Tôi đồng ý rằng nhiều vị không đi bầu vì đủ các lý do tương tự mục 1 nêu trên. Không đi bầu cũng là cách thực hiện quyền của mình. Nhưng tôi cho nó không hữu ích nhất. Đi bầu là cách thể hiện quan điểm tốt nhất." "Tôi sẽ rất mừng nếu phong trào không đi bầu cử nó lớn đến mức tỷ lệ không đi bầu thấp ở mức chưa từng có. Nhiều người tuyên bố tẩy chay bầu cử, nhưng tôi chưa thấy một phong trào nào lớn mạnh như phong trào chúng tôi tuyên bố ra ứng cử. Làm gì đi chứ! Nếu chỉ là những hành động đơn lẻ và rời rạc, sẽ mãi chẳng có ý nghĩa gì." - Ông Dũng phân tích trên Facebook cá nhân. Trong khi đó Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai, học giả hiện sống và làm việc tại nước ngoài, viết trên trang cá nhân của cô: "Là một công dân có trách nhiệm với chính mình, xin bạn đừng thờ ơ với chính trị. Ngày xưa, khi đảng cộng sản còn đang tranh đấu, ai cũng nói chuyện chính trị như hát hay. Mẹ tôi trình độ lớp 3 những mở miệng ra là duy tâm với lại duy vật. Ông cụ thân sinh tôi là Hiệu trưởng trường Đảng Hải quân, nhìn thấy cả hình Các Mác Lê Nin trong từng cọng rau mà ông bí mật nhặt nhạnh ở đống rác ngoài cửa hàng mậu dịch vì lương Đại tá không đủ trang trải cuộc sống, nhưng vẫn không ngừng khát khao vì một tương lai công nông hoàn mỹ." "Giờ đây, chính trị trở thành từ huý, như một con ngáo ộp ở dưới gầm giường không ai dám động tới. Chúng ta bị sự sợ hãi mơ hồ làm cho lú lẫn mà quên rằng chính trị chính là những điều thiết thân hàng ngày, là nước mắm không được làm từ cá chết nhiễm kim loại, là muối ăn không được khô tụ bởi nước biển nhiễm độc, là đưa con cái đến trường không phải lo càng học con càng ... hư, là mơ ước một tương lai những thiên thần bé nhỏ bạn yêu hơn cả bản thân mình không phải nơm nớp, quỵ luỵ, gù lưng mọp gối để được để yên cho mà sống." "Đấy. Bây giờ là quyết định của bạn. Nếu bạn thực sự tin tưởng vào kiến thức của mình về chất lượng của cuộc bầu cử và chất lượng cử tri thì hãy nghiêm túc cầm lá phiếu đi bầu. Nếu bạn không tin, thì hãy thẳng thắn nói lên lý do tại sao tôi không đi bầu, và đòi hỏi sự minh bạch. Bạn hầu như chỉ có hai lựa chọn đó thôi. Việc thờ ơ với cuộc sống, vô tâm với chính trị, vô trách nhiệm với bản thân mình không bao giờ là lựa chọn bền vững."
Nhằm thu hút lao động nhập cư từ Việt Nam, chính phủ Thái Lan phê duyệt đề xuất cấp phép cho lao động Việt Nam bất hợp pháp, theo báo Thái Lan.
Thái Lan sẽ cấp phép cho lao động bất hợp pháp VN
'Du khách' Việt bám mặt đường Bangkok Tờ Bangkok Post dẫn lời Bộ trưởng Lao động Adul Sangsingkeo cho biết, đề xuất nêu trên yêu cầu những người lao động bất hợp pháp đầu tiên phải trở về Việt Nam và sau đó nhập cảnh lại vào Thái Lan theo giấy phép lao động. Đề xuất này có lợi cho khoảng 50.000 công dân Việt Nam được ghi nhận vào Thái Lan theo thị thực du lịch 30 ngày và ở lại làm việc bất hợp pháp. Thăm người Thượng từ VN bị bắt ở Thái Lan Luật mới của Thái Lan 'ảnh hưởng lao động Việt Nam' Hợp tác Việt - Thái ‘chủ yếu về kinh tế' Danh sách công việc mà người Việt Nam được phép làm ở Thái Lan nay bổ sung thêm nghề giúp việc nhà và công nhân. Các ngành ở Thái Lan rộng cửa cho lao động Việt Nam là khách sạn và du lịch. Chính sách tương tự cũng được áp dụng đối với lao động nhập cư từ Lào, Myanmar và Campuchia. Nhưng điều này chỉ được thực thi sau khi Thái Lan ký biên bản ghi nhớ (MoU) với bốn quốc gia về hợp tác trong việc cung cấp thêm lao động cho Thái Lan. Thời điểm cho việc ký kết biên bản ghi nhớ sẽ được sắp xếp sớm. Trước đây, những người di cư bất hợp pháp này được coi là người phạm luật và bị cấm nhập cảnh. Nhiều người Việt sang Thái Lan bán nước trái cây trên đường phố 'Người nghèo mới qua Thái Lan tìm việc làm' Nhiều người trong gần 50.000 'du khách' người Việt ở Thái Lan làm nghề bán hàng rong, phục vụ quán. Công việc của họ thường là bán các loại hoa quả bóc, gọt sẵn, nước ép trái cây, đồ ăn nhanh cho người địa phương và du khách. Hầu hết người Việt làm nghề tự do ở Thái Lan đều không có giấy phép lao động. Hàng tháng những người này đều phải qua cửa khẩu để lấy dấu miễn thị thực vốn dành cho khách du lịch. Viên cảnh sát Thái có hành động nhân văn Quân đội Thái Lan: Tiền bạc và Đảo chính Ông Đỗ Hồng Quân, tiến sỹ ngành tài nguyên nước tại trường Đại Học Khon Kaen cho biết: "Hầu hết lao động Việt Nam tại Thái Lan là người nghèo. Chỉ nghèo họ mới qua Thái Lan tìm kiếm việc làm" . Ông Quân ở trong ban điều hành nhóm công giáo nhỏ ở tỉnh Khon Kaen và đã tiếp xúc và giúp đỡ nhiều lao động Việt Nam tại đây. Ông cho biết tại Khon Kaen, hiện có khoảng 1000 lao động bất hợp pháp người Việt Nam. "Những người Việt Nam họ chỉ đi làm, họ không biết nhiều thông tin về luật. Tôi có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin hơn nên tôi đăng lên trên mạng giúp đỡ mọi người." Hầu hết lao động Việt Nam tại Thái Lan làm việc tại các nhà hàng, hoặc giúp việc gia đình. Một số khác bán hàng rong trên đường phố. "Ở Việt Nam tỷ lệ thất nghiệp cao, lương thấp, trong khi ở Thái Lan, một người không có trình độ có thể kiếm 15-20 triệu đồng một tháng," ông Quân nói thêm. 'Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi' Nhiều lao động Việt Nam làm việc tại các nhà hàng hoặc bán hàng rong trên đường phố Thái 'Răn đe' Anh Tuấn, một người Hà Tĩnh ở Bangkok cho biết: "Chi phí có việc 'đi tò' là 1.700 baht một lần. Thường sẽ đi từ một giờ sáng tới năm giờ sáng tới cửa khẩu, làm thủ tục xuất rồi nhập cảnh, đóng dấu rồi quay về luôn. Khoảng ba giờ chiều là về tới nhà. Có điều việc đi lại này là rất mệt mỏi. Khi phía làm dịch vụ cho phép, ai cũng sẽ gửi hộ chiếu để đỡ phải đi, dù có tốn đến 2.000 hay 3.000 baht cũng gửi." Tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ trong các chi phí hàng tháng tại đây. Cũng theo anh Tuấn chia sẻ, một tháng chi phí của của một người bán hàng rong bằng xe đẩy lên tới gần 20.000 baht. Trong đó một nửa là để "lo công an", khoản tiền này giúp họ được cảnh báo về các đợt truy quét. Tiếp đó là khoảng 3.000 tới 5.000 Baht để thuê phòng ở, còn lại là sinh hoạt phí, và 'đi tò'. Thu nhập hàng tháng thường chỉ đủ sống, không có khoản để dành. Ngoài ra cũng có trường hợp người Việt thuê chỗ bán hàng cố định nhưng đều phải nhờ người Thái đứng tên để hơp pháp hóa. Tuy nhiên những chỗ như vậy có chi phí cao và vẫn phải nghỉ bán hàng khi có các đợt truy quét của công an. Nhiều tháng phải bù lỗ vì thời gian nghỉ bán tránh công an kéo dài. Một người bán hoa quả ở Bangkok (hình minh họa) Từ hôm 1/7/2018, giới chức Thái Lan bắt đầu yêu cầu những lao động trái phép phải rời khỏi đây, sau nhiều lần trì hoãn Luật Lao động từ 23/6/2017. Mức phạt cho 'lao động chui' khi bị bắt có thế lên tới 100.000 baht hoặc/và bị giam giữ 5 năm với người lao động, còn với người sử dụng 'lao động chui' là 800.000 baht. Khi được hỏi về ảnh hưởng thực tế tới người Việt bán hàng tại đây, anh Vinh (tên nhân vật đã thay đổi), quê ở Thanh Hóa, bán nước hoa quả tại Bangkok đã bốn năm nay chia sẻ rằng: "Người Việt Nam đang thực sự hoang mang dù mình bỏ sức lao động ra chứ không trộm cướp gì". Tuy nhiên anh vẫn quyết định ở lại đất Thái vì theo kinh nghiệm của anh thì chuyện truy quét lao động bất hợp pháp là việc diễn ra hàng năm: "Nhà nước Thái Lan họ cứ răn đe để bớt đi thôi, thực tế họ quét hết sao được. Người Việt bây giờ họ về, rồi họ lại sang. Chỉ mong là làm sao được như Campuchia, Lào, Ấn Độ hay người các nước khác, họ sang họ làm được đàng hoàng, sao Việt Nam mình không làm được thế." Anh Vinh cũng cho biết có nghe nói Nhà nước Thái Lan chỉ cho phép lao động Việt sang làm việc tại nước này trong hai ngành nghề xây dựng và đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên anh cho rằng người Việt Nam ở Thái Lan có sức lao động không cao, chủ yếu người sang đây là người già, phụ nữ, bây giờ cũng có một số nam giới, thanh niên nên cũng khó làm các ngành này. Tới trung tuần tháng 6/2018, theo thông tin từ Sở Tin tức Quốc gia Thái Lan thì vẫn còn khoảng 28.380 người chưa có đầy đủ hồ sơ xác nhận quốc tịch và khoảng 59.000 người khác đã được xác nhận quốc tịch nhưng đang đợi xin thị thực và giấy phép lao động. Số này chủ yếu là người Campuchia, Lào và Myanmar. Trên mạng xã hội, trong các nhóm thảo luận của người Việt ở Thái Lan đã có một số người chia sẽ rằng sẽ quay về nước, tìm kiếm công việc hoặc cơ hội đi lao động ở các nước khác. Nhưng có lẽ sẽ vẫn còn nhiều 'du khách' Việt gắn bó lâu dài với Vương quốc Thái Lan.
Một luật sư tại Việt Nam cho biết ông không được xuất cảnh vì “lý do an ninh” dù không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bị cấm xuất cảnh vì "an ninh quốc gia"
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 26.09, luật sư Nguyễn Văn Đài hiện hành nghề tại Hà Nội, cho biết trưa ngày 23.09 ông lên sân bay Nội Bài để làm thủ tục sang Bangkok vì công việc. Khi kiểm tra hộ chiếu thì ông được một nữ nhân viên an ninh cho hay là “hộ chiếu có vấn đề”. Sau khoảng 5-7 phút ông Đài nói ông được một sỹ quan an ninh mời vào làm việc và cho biết rằng họ được yêu cầu của cơ quan an ninh rằng ông không được xuất cảnh. Ông không bị thu hộ chiếu nhưng nhận được một biên bản ghi rằng “Bị tạm ngừng xuất cảnh theo yêu cầu của Cục A42, Bộ Công an”. Ông chuẩn bị soạn đơn khiếu nại lên Cục này. Ông cho biết từ đầu năm nay những người đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền như Bạch Ngọc Dương, Ngô Hoài Nở, Trần Khuê không được cấp hộ chiếu. Vẫn theo ông Đài, một số người khác thì không được xuất cảnh như ông Phạm Bá Hải, Lương Duy Phương và Trần Văn Hòa. Ông kể về trường hợp ông Trần Văn Hòa ngày 21.09 bị giữ khi đi du lịch Trung Quốc và “cho đến nay vẫn không có tin tức gì”. Theo luật sư Nguyễn Văn Đài thì nhà chức trách nêu lý do “an ninh quốc gia Việt Nam” để không cấp hộ chiếu hoặc cấm xuất cảnh. Và khi khiếu nại thì ông Đài thường được đáp rằng ông đã trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài và đăng các bài trên mạng Internet về dân chủ. Theo luật Việt Nam, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị cấm xuất cảnh nhưng ông Đài và những người bạn của ông không phải diện đó. Ông nói ông chưa nhận được một văn bản nào “cấm công dân Nguyễn Văn Đài viết bài lên mạng, trả lời phỏng vấn đài nước ngoài”. Theo ông, cụm từ “an ninh quốc gia” thường bị “vin vào” nhiều tới mức khiến ông là một luật sư cũng không thể hiểu nổi. Luật sư Đài tin rằng ông chỉ làm những việc được ghi trong hiến pháp Việt Nam và nếu những bài viết của ông và bạn bè có vi phạm an ninh quốc gia thì phải điều tra, khởi tố, chứ không thể cứ cấm xuất cảnh như vậy. Ngày 25 tháng 10 ông Đài sẽ có một chuyến đi sang Ấn Độ để dự một hội nghị của giới luật sư quốc tế. Luật sư Đài nói nếu như ông vẫn không được xuất cảnh vì “lý do chính trị” thì ông sẽ buộc phải làm chính trị bằng cách lập một đảng phái mới ở Việt Nam. Quý vị có ý kiến gì về đề tài này, xin gửi điện thư email về Diễn đàn BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk. BBC cũng rất mong nhận được ý kiến phản hồi lại lời ông Nguyễn Văn Đài từ cơ quan chức năng. Vì không tìm được địa chỉ và điện thoại của Cục A42 trong Danh bạ Hành chính và trang nhà của Chính phủ Việt Nam, đề nghị quý cơ quan vị liên hệ với chúng tôi ở địa chỉ: BBC Vietnamese Po Box76, Strand, London, UK, Fax +0044-2074975645 trong vòng bảy ngày kể từ 27.09.2009. ----------------------------------------------- Lê, CaliforniaĐối với bạn "Bó Tay", thứ nhất, mình nghĩ bạn không có quyền gì để đả phá những người đang đấu tranh cho chính những người như bạn. Có thể bạn có nhiều lý do này nọ để không dùng tên của mình (quyền riêng tư của mỗi người mà) nhưng tôi thì lại nghĩ khác, tôi nghĩ vì bạn sợ bị chính quyền cộng sản trả thù nếu bạn lỡ nói trái ý họ. Vậy, nếu một người đã không đủ can đảm để đứng đằng sau ý kiến của mình thì tốt nhất là người đó không nên nói. Trong bài góp ý của bạn có những mâu thuẫn không thể hiểu nổi. Trong phần đầu bạn nói "Có thể rằng người dân Vn hiện giờ còn chưa tự do như Mỹ, các nước phương tây nhưng ít ra người Vn hiện giờ còn có quyền được tồn tại.". Có nghĩa là bạn công nhận Việt Nam thiếu tự do. Nhưng khi người ta đấu tranh cho tự do, thì bạn lại kết tội là "vạch lưng cho ngừơi khác xem thẹo". Xin lỗi bạn, nếu bạn có bịnh mà không dám nhận là mình bị bịnh thì chẳng bao giờ bạn hết bịnh đâu. Còn về chất độc da cam mà bạn đang nói đến. Bạn đã bao giờ tự hỏi xem tại sao người dân nghèo Việt Nam ở những vùng chiến tuyến bị như vậy không? Tại vì những cái tài đánh lén của việt cộng do đảng cộng sản việt nam mà bạn đang tôn thờ đó. Nếu lính việt cộng đừng giả làm thường dân, đừng trà trộn vào xóm làng mà dám đứng ra chiến đấu như một người lính thực thụ thì hằng trăm ngàn người dân vô tội Việt Nam đã không phải chịu khổ vì chiến tranh. Đến một lúc nào đó, khi bạn và những người như bạn hiểu được chút ít, thì các bạn sẽ nhận ra rằng sau hàng lọat những chiến tranh, những chết trong, và gần 30 năm dân Việt bị đói khổ, chúng ta đang quay trở lại thời kỳ trước 1975 tại Sài Gòn. Khi mà chính quyền lúc đó mở cửa cho tư bản nước ngòai đầu tư, khuyến khích thương mại .... Bó tayTôi thấy mỗi ngừơi trong diễn dàn này đều cố gắng dùng mọi lý lẽ để nói lên suy nghĩ quan điểm của mình là hoàn toàn đúng. Có ngừơi cho rằng cộng sản, độc đảng thì mất dân chủ,vi hiến pháp. Còn tôi lại cho rằng điều cốt lõi lại không nằm ở chỗ độc đảng và là Đảng Cộng sản, mà là đạo đức của nhà lẫnh đạo. Ai dám mạnh miệng nói rằng Tư Bản (Hoa Kỳ chẳng hạn) là tự do, nhân quyền. Tôi chẳng cần hiểu rằng nhân quyền là gì nhưng tôi chỉ biết rằng quyền tối cao nhất cuả một con người đó là quyền đựợc sống. Nếu chết thì đùng nói thêm có quyền gì nữa. Có thể rằng người dân Vn hiện giờ còn chưa tự do như Mỹ, các nước phương tây nhưng ít ra người Vn hiện giờ còn có quyền được tồn tại, mà hễ tồn tại được t! hì chính người dân Vn sẽ có cách cải thiện tình hình hiện giờ. Còn Hoa Kỳ tự do nhân quyền ư, xin thưa theo tôi là không, có chăng là người dân Hoa kỳ thôi. Còn những người dân của nước khác đều bị chính Hoa kỳ chà đạp quyền được sống. Còn ai đó trong diễn đàn này ngồi phòng máy lạnh ung dung ngồi đây hô hào, chỉ trích cộng sản thì hãy ngoảnh cổ nhìn lại đồng bào ruột thịt đang ở quê nhà đang quằng quại chính cái thứ chất độc da cam của người Mỹ kia kìa chứ rồi dùng chính sự tự do hưởng nơi đất khách để lên tiếng đòi hỏi cái công bằng cho nhưng đồng bào ở quê nhà không còn khả năng viết, nói, ngồi. Chứ đừng có dùng chiêu bài dân chủ rồi vạch lưng cho ngừơi khác xem thẹo, đặt bom nơi công cộng,hoặc hô hào thành lập đảng phái này nọ, chẳng giúp ích gì cho người dân Việt Nam đâu mà ngược lại còn làm ảnh hưởng đến nền hoà bình đang có của VN hiện giờ. MT, Hà NộiBạn Không tên hỏi những người này đang ăn hạt gạo do ai làm ra, xin hỏi lại bạn câu hỏi tương tự rằng những người "công bộc của dân" đang ăn hạt gạo do ai làm ra? Vấn đề theo tôi quan trọng là gạo tôi ăn mua bằng tiền tôi kiếm ra, bằng cách bán sức lao động, có thể cho chủ trong nước, hay "tư bản bóc lột nước ngoài", hay tự kinh doanh buôn bán, chứ không phải bằng đồng tiền ăn cắp, tham nhũng (tham nhũng cũng chính là ăn cắp đấy). Bạn có biết những bậc "công bộc dân" đấy họ ăn gạo gì không? Nhiều khả năng gạo đó là do nông dân Việt nam làm ra (cũng có thể là nông dân Thái, nông dân Ý). Bạn có biết họ đi xe gì không? Có vị đi chiếc xe tương đương 5000 con trâu đấy (thật đấy, nếu bạn ở Hà nội thì chắc bạn biết tôi đang nói về ai) Còn nhìn lại xem những người đã làm ra những hạt lúa Việt nam xem, tôi hay nhìn thấy họ tụ tập thành đám đông trước cửa trụ sở của các vị công bộc này. Để làm gì, để hỏi tại sao họ lại bị đuổi ra khỏi đất của chính họ, nơi họ vẫn thường dùng để trồng nên những hạt lúa này đấy. Để đề đạt nguyện vọng đến những người được cho là đại diện của chính họ! Nói dân chủ, dân quyền nghe to tát quá, nhưng nếu bạn là một người nông dân như những người nông dân này, thử nghĩ xem ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi cho bạn (hay tối thiểu là bảo vệ bạn khỏi bị ức hiếp)? Xin nói với bạn là thậm chí những người nông dân này cũng chẳng có thời gian để nghĩ đến điều tôi vừa hỏi bạn đâu, họ còn phải vật lộn để kiếm sống (hay đúng hơn là để tồn tại) Vậy ai sẽ nghĩ cho họ đây? Hồ GiangXin trả lời ý kiến của người có tên là Nguyễn Văn Tuấn, ông này viết lách không có căn cứ gì cả, không có một chút hiểu biết gì cả. A42 đã vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự do đi lại của công dân, quyền này là một trong những quyền căn bản của con người, đòi hỏi bất cứ một chính phủ nào trên thế giới cũng phải tạo điều kiện cho công dân của mình thực thi cái quyền đó, chứ không phải đó là một thứ đặc quyền do chính quyền ban phát cho ai thì người đó mới được, điều đó là hoàn toàn vô lý và vi hiến. Ông Nguyễn Văn Tuấn này đã viết rằng "không cho một công dân có thêm cơ hội tiếp tay cho hành động làm tổn hại đến nền dân chủ đất nước". Xin hỏi ông Nguyễn Văn Tuấn rằng, ông là ai mà lại có cái suy nghĩ ấu trĩ như vậy. Trước hết xin hỏi ý của ông viết ở đây là nền dân chủ của đất nước nào vậy? Nếu là đất nước Việt Nam dưới sự cai trị độc đoán của Đảng CSVN thì làm gì có nền dân chủ thực sự, có chăng thì chỉ là nền dân chủ độc đảng, còn luật sư Nguyễn Văn Đài là một luật sư có tiếng tăm bảo vệ tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ, ở Việt Nam chưa có dân chủ thì người dân phải đấu tranh để có dân chủ, còn hành vi ngăn cản những con người có tấm lòng như luật sư Nguyễn Văn Đài thì hành vi đó là phản động, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Thông tin ở Việt Nam luôn được Đảng CSVN kiểm soát chặt chẽ, bưng bít thông tin rất tài tình, những người thiếu thông tin trung thực ở Việt Nam nguyên nhân thì chính là do Đảng CSVN bưng bít mà thôi. Câu cuối ông Nguyên Văn Tuấn còn khuyến khích bộ công an làm mạnh hơn nữa để răn đe những kẻ mượn con bài dân chủ...thì qủa thực ông Tuấn cũng rất phản động đấy chứ. Người ta đòi quyền tự do dân chủ, đòi các quyền căn bản của con người mà ông lại dám quy kết cho người ta là làm hại đến sự phát triển của đất nước. Một độc giảTrả lời Thanh Tùng: Nếu cứ nói những gì Bộ CA (hay Cục) đã công bố, đã ký là đúng, thì việc ông Đài bị cấm xuất cảnh với những lý do rất vu vơ (trái với quy định pháp luật về xuất nhập cảnh) cũng đúng tất - vì Bộ (hoặc Cục) đã khẳng định mà. Và như thế thì cũng miễn bình luận luôn, không cần phải nói gì thêm. Và chúng ta lại "phát kiến" ra một điều "mới mẻ": Bộ CA (hoặc Cục) là chân lý. Thế, ông Tùng nhé. Thanh TùngXin lỗi người đã nói là không ai gọi là "Cục A24". Ngay trong web site hệ thống Văn bản và quy phạm pháp luật còn gọi là Cục A24 nữa là. Vô đây coi thì biết: Văn bản do Bộ Nội Vụ ký rõ ràng. Không biết thì đừng nói người ta sai. Không tênTôi không bàn luận về những quan điểm tư tưởng của luật sư Đài và những hành động cấm Xuất cảnh hoặc cấp hộ chiếu của chính quyền Việt Nam. Nhưng tôi chỉ xin hỏi Ông Đài, Ông Dương, Ông Nỏ, Ông Khuê, Ông Hải, Ông Hoà rằng: 1, Các Ông đang ăn hạt gạo của ai làm ra? 2, Các Ông đòi đấu tranh dân chủ, tự do nhân quyền cho ai? 3, Các Ông là những người trí thức, được ăn học và trưởng thành bằng bao nhiêu xương máu của người khác đổ xuống để Việt Nam được khẳng định trên chính trường quốc tế ngày nay. Hơn ai hết các Ông phải thấy được VN ngày nay và VN xưa kia như thế nào? Các Ông muốn đấu tranh để trở thành nước chư hầu của ngoại bang chăng? Trung, Sài GònTôi cho rằng, dù ông Đài đúng hay không đúng, thì vẫn phải căn cứ trên hiến pháp để giải quyết vấn đề, chúng ta đang đề cập tới một nhà nước được UN và các nước công nhận, chứ không phải một hội "tam hoàng quốc doanh". Có thể đối với một số người ông Đài sai, nhưng cho đến khi chưa có toà án nào xác nhận điều này thì không thể vô cớ tước quyền tự do công dân của người ta như thế được. Một độc giảThưa quý vị độc giả, ở VN hiện nay không có "Cục A42" mà chỉ có Cục An ninh điều tra thuộc Bộ CA, gọi tắt là A24, nếu ở cấp tỉnh, thành phố thì gọi là Cơ quan An ninh điều tra CA tỉnh (thành phố), Phòng An ninh điều tra CA tỉnh (thành phố), gọi tắt là PA24. Không ai gọi là "Cục A42" (hoặc "Cục A24") cả, vì chữ "Cục" đã được ký hiệu là "A" rồi. Cái này nó ghi rành rành trên đầu (bên trái) các loại công văn, giấy tờ, biên bản... của cơ quan đó rồi. Ông Nguyễn Văn Đài này Luật sư gì mà chuyện đơn giản có bấy nhiêu đó mà cũng ấm ớ. Nguyễn Văn TuấnÔng Đài trong trường hợp này cục A42 bộ công an làm đúng và vì đã không cho một công dân có thêm cơ hội tiếp tay cho cho hành động làm tổn hại nền dân chủ của đất nuớc, làm cho những người thiếu thông tin trung thực hiểu sai sự thật ở Việt Nam. Tôi nghĩ nhưng người như ông Đài và mấy ông nêu trong bài này bộ công an phải làm mạnh hơn nữa để răn đe những kẻ mượn con bài dân chủ làm hại đến sự phát triển của đất nước.
Các quan hệ thân hữu đang lan rộng và ngày càng nghiêm trọng. Thể chế lạc hậu, không phù hợp với thời kỳ chuyển đổi cơ chế tập trung sang thị trường.
Dân VN phải 'sống chung với lũ' là nạn bè phái của quan chức
Mặc dù được cảnh báo, nhưng sự thay đổi chỉ có thể khi phản ứng 'từ dưới lên' của người dân ngày càng có ý nghĩa thực tế. Cải cách thể chế chính trị liệu có thể được đặt ra với chính sách cởi mở hơn? Nền tư pháp đóng góp ít cho quản trị quốc gia? Đà Nẵng: Hạt giống 'chưa đủ đỏ' nên bị loại? Việt Nam là nước lớn hay nhỏ? 'Lan rộng và nghiêm trọng' Các quan hệ thân hữu, chủ nghĩa thân hữu (Cronyism) là thực tế hoạt động tạo ra các ưu thế cho bạn bè, người thân hay đồng nghiệp nhằm đạt được mục đích nhất định. Đặc biệt trong chính trị đó là mối quan hệ giữa các chính khách và các tổ chức, cá nhân bị chi phối bởi quyền lực nhân danh nhà nước. Trong thời kỳ chuyển đổi ở nước ta từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, không là tư bản chủ nghĩa cũng chẳng phải xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa thân hữu được dung dưỡng bởi thể chế hiện hành, trong đó các quan hệ 'xin - cho' tồn tại và phát triển, và, theo bản năng, người dân có hành vi thích ứng. Mỗi khi người dân đi xin việc, xin xác nhận, cấp, đổi, mở, kiến nghị, trình bày… thì việc đầu tiên nghĩ đến là tìm các mối quan hệ thân quen hay quyền thế để nhờ vả. Tiếp đến họ chuẩn bị phong bì, quà cáp để thuận tiện giao dịch hay cám ơn. Hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ thì kết thân với phường, xã. Doanh nghiệp vừa thì 'giữ quan hệ' với quận, huyện. Doanh nghiệp lớn, tập đoàn thì 'tiếp cận' với tỉnh, thành phố hay các bộ ngành trung ương. 'Con ông cháu cha' được 'gửi gắm, cài cắm' đã trở thành tiêu chuẩn 'ngầm định' về sự trung thành, tin tưởng với chế độ khi quy hoạch, lựa chọn hay bổ nhiệm cán bộ. 'Cả họ làm quan' đã không còn là hiện tượng đơn lẻ, khi nhiều địa phương các cấp đã được truyền thông chỉ đích danh. Báo Vietnamnet.vn ngày 18/4/2019 cho biết rằng 222 thí sinh được nâng điểm đều là con cháu của các phụ huynh có quyền và có tiền. Họ có các chức danh từ bí thư tỉnh uỷ, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, Chi Cục trưởng Chi Cục thuế, Giám đốc VNPT tỉnh, Phó Chánh thanh tra tỉnh, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, các Phó Chủ tịch UBND thành phố Sơn La, huyện Quỳnh Nhai... Hà Nội giải thích vụ 'cả họ làm quan' Mạng xã hội VN nóng lên với vụ nâng điểm ở Hòa Bình Việt Nam và các sân 'trục lợi' đầy màu mỡ Nhiều ý kiến bùng ra về quyền phát ngôn của bà Thư Đỗ 'Nhóm thân hữu' dường như đang bao trùm cả hệ thống chính quyền địa phương! 'Dấu hiệu nhận biết' Việc đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng và quy mô chủ nghĩa thân hữu là điều không đơn giản, đặc biệt trong các xã hội, các quốc gia đang phát triển bởi các mối quan hệ thân hữu không phải lúc nào cũng rõ ràng đen trắng, hợp tình hợp lý hay hợp pháp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các dấu hiệu nhận biết phản ánh chủ nghĩa thân hữu có thể đang 'ngự trị' ra sao ở một quốc gia, mà khi liên hệ với thực tế ở nước ta có thể cho biết bức tranh toàn cảnh. Thứ nhất là điểm số thấp trong chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế. Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) ngày 29/01/2019 công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) năm 2018, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. So với năm 2017, số điểm của Việt Nam giảm 2 điểm, và tụt mất 10 bậc. Thứ hai là Chỉ số Pháp quyền Thượng tôn Pháp luật (Rule of Law Index) của tổ chức Dự án Công lý Thế giới (World Justice Project). Theo báo cáo mới nhất, năm 2017-2018 Việt Nam xếp hạng 74 trên 113 quốc gia, tụt 7 hạng so với năm 2016. So với Trung Quốc, Việt Nam cao hơn 1 hạng (75). Trong khu vực Đông Nam Á Singapore 13, Malaysia 53, Indonesia 63, Thái Lan 71, Philippines 88, Myanmar 100, Cambodia 112… Việt Nam ở vị trí 10/30 nước có mức thu nhập trung bình thấp. Thứ ba là vấn đề nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, trong đó phần lớn là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, chứ không phải dựa vào năng suất hoặc cải cách đổi mới. Tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng liên tục trong ba năm từ 2016 đến năm 2018 đạt 7,08%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn dựa nhiều vào xuất khẩu, thậm chí từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Năm 2018, khối này chiếm 70,8% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu cả nước. Ngoài ra các mặt hàng thương phẩm và nông, thuỷ sản thô còn chiếm tỷ trọng khá lớn. Khoảng cách về thu nhập giàu - nghèo ở VN tăng nhanh trong giai đoạn 2004-2014 Thứ tư là tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ở mức cao. Theo Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) ở Việt Nam, khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu với bốn nhóm còn lại (nghèo, cận nghèo, trung bình, cận giàu) đã tăng nhanh trong giai đoạn 2004-2014, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về thu nhập. Thậm chí một khảo sát của Oxfam năm 2016 cho thấy khoảng cách này lên đến 21 lần, so với của VHLSS 2010 là 8,5 lần. Việt Nam đang có đến 60% lực lượng lao động đang làm việc trong các mô hình kinh tế hộ gia đình và nghề tự do. Ngoài ra, theo một khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động, tỷ lệ người lao động có khả năng tích lũy chỉ là 8%, tỷ lệ phải chi tiêu tằn tiện và không đủ sống là 51%, mà phần lớn các khoản chi là cho nhu cầu tối thiểu: lương thực, giáo dục, y tế, nhà ở và đi lại. 'Đã cảnh báo' Chủ nghĩa thân hữu ở nước ta đã được cảnh báo là nghiêm trọng, thậm chí được coi là một trong những nguyên nhân của tình hình 'bất ổn kinh tế vĩ mô' của giai đoạn 2010 - 2016. Một trong những hình thức biểu hiện nổi bật là 'nhóm thân hữu' có cùng lợi ích hay 'nhóm lợi ích'. TS Vũ Ngọc Hoàng - nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã từng viết: "Đặc điểm của các "nhóm lợi ích" là có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động, cùng phân chia lợi ích, giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực trong nhà nước và trong đảng cầm quyền… Họ cùng nhau hành động để có quyền lực và có tiền ngày càng nhiều hơn. Đồng tiền cộng với quyền lực tạo thành sức mạnh khống chế, lũng đoạn tổ chức và xã hội." Trong kinh tế, chủ nghĩa thân hữu diễn ra khi các quan chức chính phủ và doanh nghiệp thông đồng với nhau để trục lợi và tranh giành những đặc lợi. Học sinh Việt Nam chịu nhiều áp lực, và bị cạnh tranh không công bằng dưới hình thức chạy điểm, nâng điểm Ở nước ta với cơ chế Đảng, nhà nước kiểm soát tuyệt đối và nắm quyền quản lý đối với tài nguyên và các nguồn lực quan trọng của quốc gia, các cơ sở kinh tế nhà nước được 'ưu ái' dưới nhiều hình thức, kể cả về chính sách, các ưu đãi, trợ giúp nhằm đạt được các mục đích của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó dẫn đến môi trường kinh doanh không bình đẳng, buộc người dân và các doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng các mối quan hệ với các quan chức nhà nước để tiếp cận các nguồn lực hay các thủ tục hành chính do nhà nước độc quyền. Trong các lĩnh vực đất đai, bất động sản và cơ sở hạ tầng, tài chính ngân hàng, năng lượng, văn hoá tư tưởng… luôn lôi cuốn và nuôi dưỡng những quan hệ thân hữu. Người ta đã gọi hiện tượng này là 'chủ nghĩa tư bản thân hữu'. Nhưng, theo tôi, áp dụng thuật ngữ này đối với thực tế trường hợp Việt Nam là chưa phù hợp, không chính xác. Về lý thuyết, chủ nghĩa thân hữu đối nghịch với các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản và, vì thế không nên xem chủ nghĩa thân hữu bắt nguồn từ tư bản. Hơn thế, về thực tế, chế độ ở Việt Nam không phải là tư bản chủ nghĩa, thậm chí kinh tế còn chưa được các nước phát triển và các tổ chức quốc tế lớn, có uy tín công nhận là nền kinh tế thị trường! 'Phản ứng từ dưới' Chủ nghĩa thân hữu bị chi phối bởi một hệ thống giá trị gắn liền với hành vi của con người vốn mang tính bản năng, cơ hội và có mục đích nhất định, được thúc đẩy bởi các động cơ như vì lợi ích bản thân (vì tiền, sự thăng tiến, sự thể hiện, chuộc lỗi…), vì quan hệ (họ hàng, bạn bè, trả ơn, đáp nghĩa, nể nang…) hay bị ép buộc bởi quyền lực (lệnh 'ngầm' hoặc công khai từ cấp trên, sự khống chế…). Các nhà văn hoá đã chỉ ra đặc điểm trọng tình và tính cách nước đôi của người Việt. Nghĩa là, khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tính đoàn kết và tính tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy qua rồi thì có thể là thói tư hữu và óc bè phái, địa phương lại nổi lên. Yếu tố này cần được tính đến trong cải cách thể chế. Chủ thuyết xã hội chủ nghĩa dựa trên hệ giá trị sự cống hiến và lòng vị tha vốn thích hợp với các nhóm nhỏ như gia đình, cộng đồng, được áp đặt cho xã hội đại chúng. Khi chuyển đổi sang thị trường với nền tảng là kinh tế, sở hữu tư nhân, thì thể hiện hành đã không còn phù hợp và đang dung dưỡng cho chủ nghĩa thân hữu tạo ra cán bộ, đảng viên lạm quyền và tham nhũng, cản trở chính sách tự do kinh doanh, hạn chế cải cách hành chính và làm tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Người dân đã và đang phản ứng mạnh mẽ với các biểu hiện của chủ nghĩa thân hữu, không chỉ trong việc giữ đất của họ, gia đình và tập thể, giữ chủ quyền biển đảo, giữ môi trường sống, đòi hỏi quyền lợi chính đáng và quyền công dân hợp hiến… mà còn đòi hỏi trừng phạt nghiêm khắc đối với những cán bộ vi phạm pháp luật. Ngày 21/4/2019, Công an quận 4 (TP HCM) đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với vị cựu Phó viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng về hành vi dâm ô… trước sự phẫn nộ của dư luận. Được biết, trước đó người dân chung cư Galaxy 9 ở thành phố Hồ Chí Minh đã ký đơn tập thể, đề nghị khởi tố vị cựu cán bộ lãnh đạo này. Bằng các phương tiện sẵn có, người dân đang tạo ra những nhóm 'xã hội dân sự' không chính thức, phù hợp hơn với kinh tế thị trường, nhưng bị cấm bởi chế độ hiện hành. Phản ứng 'từ dưới' này là xu hướng dân chủ xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sẽ dần mạnh lên đòi hỏi có chính sách cải cách đột phá thể chế chính trị hiện hành, trong đó công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trước nhân dân là một yêu cầu mang tính nguyên tắc. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà phân tích về chính sách công, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, thuộc Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư của Việt Nam.
Dư luận Việt Nam mới đây ồn ào về hai bài viết trên báo nhà nước, mà họ cho là điển hình của lối viết báo 'theo chỉ đạo'.
VN: Quanh than phiền về lối viết báo 'theo chỉ đạo'
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại phiên họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 25/9. Đó là hai bài viết về hai lãnh đạo quốc gia, Tổng thống Mỹ Donald Trump, đăng trên báo Tuổi Trẻ, và về cố Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, trên báo Phụ nữ. 'Sự đơn độc của ông Trump' Bài viết trên báo Tuổi Trẻ với tiêu đề "Ông Trump đơn độc tại Liên Hiệp Quốc" ngày 27/9 ngay lập tức gặp phải phản ứng từ cộng đồng mạng Bài viết trên báo Tuổi Trẻ nhận nhiều phản ứng từ cộng đồng mạng "Phát biểu không giống ai tại Phiên họp cấp cao Đại hội đồng LHQ đang diễn ra tại New York, Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn độc và hứng chịu phản ứng gay gắt từ nhiều phía," bài viết có đoạn. Tác giả bình luận rằng bài phát biểu thứ hai của ông Trump trong phiên họp "được cho là đã 'vả thẳng' vào trật tự thế giới". Và rằng "Như thể đang phát biểu trước quần chúng cả nước chứ không phải các nguyên thủ quốc gia, ông Trump khẳng định nước Mỹ đã trở thành "một quốc gia mạnh mẽ, an toàn và giàu có hơn" kể từ khi ông nắm quyền". TT Donald Trump: 'Các nước cần chống lại CNXH' Trump nói về CNXH: giới bất đồng chính kiến 'hả hê' VN bị tố bí mật bắt giam 9 người bất đồng chính kiến Để chứng minh ông Trump 'đơn độc', tác giả bài báo đưa ra hai ví dụ: Tổng thống Pháp chỉ trích các chính sách của chính quyền Trump và Tổng thống Iran chỉ trích lệnh trừng phạt kinh tế của ông Trump. Để minh họa, bài báo đăng tấm ảnh ông Trump đang ngồi một mình trên ghế. Facebooker Bùi Thanh Tuấn Anh Vỹ viết: "cái quan trọng là ổng nói và làm được những gì. Em đã thấy ông ta như một thanh nam châm mà thế giới đang bị hút vào. Ông ta không hề đơn độc như báo Tuổi Trẻ nói." Một người tên Dinh Bac thì cho rằng "thời hạn ba tháng [đình bản] hết không phải đương nhiên Tuổi Trẻ Online sẽ có lại, phải nịnh một chút chứ... thông cảm cho người ta, chết cũng làm ma xứ này!" Facebooker Thanh Sơn bình luận: "Truyền thông Việt Nam ngày càng lộ rõ bộ mặt tiêu cực. Xuyên tạc, nói sai sự thật cũng như bưng bít. Những hình ảnh của lãnh đạo Việt Nam bị phản đối khi ra nước ngoài thì không thấy. Ngẫm mà bái phục truyền thông Việt Nam." Người có tên Phong Hoàng Thanh cho rằng "viết báo theo chỉ đạo thì chỉ có vậy" còn Ngọc Tú Đoàn Nguyễn thì nói "Buồn cho người cầm bút". Một số tài khoản Facebook khác, như Huân Cao Tưởng, tỏ ra thất vọng về tờ báo từng được cho là uy tín nhất Việt Nam: "Tuổi trẻ thế nào, thì ra cũng chỉ tầm thế này." Trong khi đó, Nguyên Tống Dân nói "người dân giờ đọc và nghe tiếng Anh lõm bõm rồi Tuổi trẻ ạ. Không phải thời thích nói gì thì nói nữa đâu." Một số người khác tỏ ra rất bất bình, như một tài khoản tên Việt Hoàng, với đề nghị "tờ này [báo giấy] cũng nên đình bản như Tuổi trẻ online thôi". Luật sư Lê Công Định, trong một bài viết trên Facebook cá nhân, bình luận rằng dẫu ông Trump có 'đơn độc' tại Liên Hiệp Quốc như Tuổi Trẻ viết, thì "tư tưởng loại bỏ dứt khoát chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội của ông được toàn dân Việt Nam đồng thuận và cảm kích." Hồi tháng Bảy, báo Tuổi Trẻ Online bị Bộ Thông tin và Truyền thông đình bản ba tháng do đăng phát ngôn của cố chủ tịch Trần Đại Quang về luật Biểu tình, dù sau đó đã sửa nội dung. Hôm thứ Ba 25/9, Tổng thống Donald Trump vừa có bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) nơi ông nhắc đến những thành tựu mà chính quyền của ông đã đạt được "chỉ trong chưa đầy hai năm", sự cần thiết phải thay đổi hệ thống thương mại thế giới và tình hình khủng hoảng ở Venezuela mà theo ông là do chủ nghĩa xã hội gây ra. Ông Trump nói rằng "Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người." Bài phát biểu của ông Trump đã nhận được sự ủng hộ của giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam. 'Đèn đom đóm của ông Quang' Cách đó khoảng một tuần, cư dân mạng cũng phản ứng với bài viết trên báo Phụ nữ Việt Nam nhan đề "Vĩnh biệt cậu học trò nghèo bắt đom đóm làm đèn học", đăng tải sau ngay khi cố chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Bài viết có đoạn: "Trong mắt người thân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một học trò siêng năng từ tấm bé. Gia đình khó khăn, cậu học trò ấy từng phải bắt đóm đóm vào vỏ trứng làm đèn học tới đêm thâu..." Nhiều ý kiến bình luận rằng dù để tỏ lòng thương tiếc vị chủ tịch nước thì tác giả bài báo cũng không nên viết 'phi thực tế' như vậy vì có thể làm ảnh hưởng thanh danh chủ tịch. Luật sư Lê Ngọc Luân bình luận trên Facebook cá nhân rằng "Nếu là người thân, tôi sẽ đề nghị gỡ bài báo dưới đây." Ông Luân giải thích: "Thú thật, ngày xưa tôi nghe ba mẹ nói bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng học sẽ giỏi và tôi cũng tin nên bắt bỏ vào trứng khiến nó chết vì thở thông nổi. Sau này lớn lên mới biết đó chỉ là câu chuyện dân gian khích lệ sự hiếu học mà thôi." "Chỉ trách tại sao người cầm bút lại có thể viết ra những dòng như thế. Họ không biết thẹn lòng mình hay sao?" Nhà báo Nguyễn Như Phong thì đặt câu hỏi về 'tư duy của nhà báo' ngày nay. "Hình như người viết không biết phân tích, đánh giá độ thực hư của câu chuyện kể." "Tại sao chuyện ca ngợi những tấm gương hiếu học có từ thời xửa thời xưa mà ví dụ hay được dẫn nhất là "bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn", hoặc luyện viết chữ Hán đến nỗi " lõm viên gạch lát sân"... nay dám "gán" vào cho Chủ tịch Trần Đại Quang?" "Phải hiểu đó là những giai thoại. Và chuyện người ta kể chủ tịch bắt đom đóm làm đèn cũng chỉ nên coi là giai thoại." Ông Phong cũng kể kinh nghiệm cá nhân thời đi sơ tán, khi ông học lớp Năm, từng bắt đom đóm bỏ vào vỏ quả trứng nhưng "thật thất vọng vì ánh sáng lập lòe xanh nhợt của con đom đóm chẳng xuyên qua được vỏ trứng để đủ làm thành 'ngọn đèn'. "Ca ngợi Chủ tịch nước hiếu học thì thiếu gì dẫn chứng, thiếu gì chi tiết... Còn lấy chuyện bắt đom đóm làm đèn, chỉ làm tổn hại thanh danh chủ tịch mà thôi," nhà báo Nguyễn Thanh Phong kết luận bài viết trên Facebook cá nhân. Nhiều Facebooker khác cũng chia sẻ kinh nghiệm 'bắt đom đóm' tương tự. Như cây bút Hằng Thanh viết hồi bé từng bắt đom đóm cho vào lọ thủy tinh nhưng 'không sáng', dù thử nghiệm nhiều lần. "Dạo này xuất hiện thứ báo chí thiệt là kinh dị khiến người được viết cũng lạy cả nón," Facebooker này viết. Bài viết trên báo Phụ nữ Cầu kỳ hơn, Facebooker có một bài phân tích dài về độ sáng, đặc tính sinh học và mùa xuất hiện của đom đóm. Văn Song Nguyễn tính toán và cho rằng để có độ sáng như bóng đèn sợi đốt 60W sẽ cần 28.622 con đom đóm! Hơn nữa, ánh sáng của đom đóm "không đồng nhất thành một dải mà thay đổi theo tần suất lập lòe của nó. Nên cái đèn đom đóm sẽ nhấp nháy liên tục. Mà nó lại nằm trong vỏ trứng thì không đủ sáng liên tục được... " "Đom đóm chỉ xuất hiện vào mùa hè... Mà mùa hè thì xưa nay học sinh nghỉ học." Tuy nhiên cũng có lác đác một vài ý kiến ủng hộ, cho rằng việc học bằng đèn đom đóm là có thật. Nhà báo Phạm Trung Tuyến viết trên Facebook rằng ở quên thời xưa trẻ em nào cũng quen với việc bắt đom đóm làm đèn và ai "không tin đèn đom đóm có thể đọc sách, kể cũng là một sự thiệt thòi." Cây bút Thinh Nguyen cũng chia sẻ rằng bản thân đã từng ngồi học bằng ánh sáng đom đóm những ngày nhà hết dầu, và những người phản đối chuyện này "hầu hết là những người chưa trải qua thời kỳ đó". 'Không kiểm duyệt' nhưng có 'định hướng' Không phải ngẫu nhiên mà dư luận cho rằng truyền thông Việt Nam 'viết theo chỉ đạo'. Để kiểm duyệt thông tin trên mạng internet, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã xây dựng một đội ngũ hàng ngàn người gọi là Lực lượng 47 để đối phó với những "quan điểm sai lầm" và "tuyên truyền chống nhà nước". Theo một báo cáo của tổ chức Freedom House năm 2016, môi trường truyền thông của Việt Nam là một trong những môi trường khắc nghiệt nhất ở châu Á, nơi Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát mọi kênh truyền thông và có 'quy chế hoạt động' cho các toàn soạn báo. "Đảng Cộng sản thường xem các phương tiện truyền thông như một công cụ để quảng bá chính sách của đảng và nhà nước, và chính quyền thường can thiệp trực tiếp vào nội dung." "Các cuộc kêu gọi cải cách dân chủ và tự do tôn giáo, các bài báo về tham nhũng của quan chức cấp cao, về tranh chấp quyền sử dụng đất và chỉ trích mối quan hệ với Trung Quốc là những vấn đề phổ biến nhất để bị kiểm duyệt hoặc trừng phạt." "Trước nguy cơ bị sa thải hoặc mắc vào các vấn đề về pháp lý, nhiều nhà báo đã thực hiện "tự kiểm duyệt", báo cáo của Freedom House cho hay. Chính quyền Việt Nam bác bỏ những điều này. Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, ngày 17/11/2017, ông Tuấn nói: "Tôi khẳng định Việt Nam không có chế độ kiểm duyệt báo chí", theo VnExpress. Tuy nhiên ông cũng cho hay rằng Ban Tuyên giáo Trung ương "thực hiện công tác định hướng báo chí theo điều lệ, nghị quyết của Đảng; theo Hiến pháp và quy định pháp luật liên quan".
Quá tự tin có thể đẩy ta đến hành động hoặc suy nghĩ nguy hiểm, và sự kiêu ngạo đó cũng có thể lây lan sang người khác như đám cháy.
Kiểu nhân viên có thể làm cho doanh nghiệp phá sản
Vào cuối thập niên 1980, nhà tâm lý học James Reason muốn hiểu về cách suy nghĩ lệch lạc trong tai nạn giao thông. Đừng nên nghiện công việc, hãy tận hưởng cuộc sống Vì sao nhân viên nữ luôn được thưởng ít hơn nam? Tại sao nhiều người bất tài lại được làm sếp người khác? Ông ra đường và đến các bãi giữ xe siêu thị ở khu vực Manchester, Anh Quốc để hỏi khoảng 520 tài xế, nhờ họ ước tính số lần họ phạm lỗi rõ ràng. Chẳng hạn, họ có thường quên không kiểm tra gương chiếu hậu không? Hay họ đã chọn sai làn đường khi đến giao lộ? Ngoài những lỗi và vi phạm, người tham gia khảo sát cũng được yêu cầu đánh giá khả năng lái xe của họ so với người khác - tốt hơn hay dở hơn so với mức trung bình. Nếu tính đến thời gian mọi người ngồi sau tay lái, bạn có thể hy vọng rằng hầu hết tài xế ít nhất sẽ có chút ý thức về khả năng lái xe của họ. Nhưng Reason nhận thấy điều này có thể khác xa sự thật. Trong 520 tài xế, chỉ có năm người cho rằng họ lái dở hơn mức trung bình - tức là chưa đến 1%. Số còn lại - ngay cả những tài xế thực sự khéo léo cũng thường xuyên phạm lỗi - đều tự coi họ lái xe ít nhất cũng tốt bằng người bên cạnh, và nhiều người nghĩ rằng họ lái tốt hơn nhiều. Chủ yếu đây là ảo tưởng của đám đông, khiến họ hoàn toàn không thấy sai lầm của bản thân. Ba thập niên sau, các nhà tâm lý học đã ghi nhận mức độ ảo tưởng tương tự về sự tự tin trong rất nhiều kiểu tính cách và năng lực. Ta có xu hướng nghĩ rằng ta thông minh hơn, sáng tạo hơn, khỏe mạnh hơn, đáng tin cậy hơn, thận trọng, trung thực và thân thiện hơn người khác (hiện tượng "hiệu ứng tốt hơn mức trung bình"). "Bằng chứng cực kỳ mạnh mẽ - thậm chí là mạnh mẽ khác thường," Ethan Zell, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học North Carolina, Greensboro, cho biết. Ông là người từng tiến hành một phân tích chi tiết về các nghiên cứu hiện có. Sức mạnh của hiệu ứng này khiến nó được yêu thích trong lớp học, ông nói. "Cơ bản nó không bao giờ sai. Nếu bạn cho mọi người thực hiện một bảng hỏi trong đó họ có thể tự đánh giá bản thân so với mức trung bình, hầu hết mọi người trong lớp đều nghĩ trong mọi lĩnh vực họ đều trên mức trung bình." Hầu hết tài xế đều quá tự tin, và đánh giá không chính xác về khả năng lái xe của họ - sự thiển cận đó có thể gây ra tai nạn giao thông Hệ quả có thể nghiêm trọng. Như giáo sư Reason từng chỉ ra, quá tự tin với kỹ năng lái xe có thể dẫn đến việc mạo hiểm khi tham gia giao thông và gây ra tai nạn nghiêm trọng. Sự tinh tế của các nghệ nhân Nhật Bản Những bận rộn hàng ngày có thể 'giết chết' mục tiêu lớn Đi sauna bàn chuyện làm ăn có dễ không? Trong ngành y, tính cách này có thể dẫn đến lỗi chẩn đoán chết người. Trong nghề luật, điều này có thể dẫn đến cáo buộc sai lệch và phán xét không công tâm. Và trong kinh doanh, sự ngạo mạn trong quản lý đẩy công ty vào nguy cơ phạm tội gian lận và dễ phá sản hơn. Cũng không có gì ngạc nhiên lắm, bởi sự tự tin quá mức thường được gọi là "cha đẻ của định kiến". Nhà khoa học đoạt giải Nobel, Daniel Kahneman nổi tiếng từng tuyên bố rằng nếu ông có đũa phép thần kỳ có thể thay đổi một thứ trong tâm lý con người, ông sẽ xóa bỏ phức cảm thượng đẳng của con người. Nay, một nghiên cứu mới thú vị do Joey Cheng, phó giáo sư tâm lý từ Đại học York thực hiện, cho thấy quá tự tin có thể lây lan. "Nếu bạn thường tiếp xúc với người quá mức tự tin, bạn nhiều khả năng sẽ đánh giá quá cao vị trí tương ứng của bản thân," bà giải thích. Đó là xu hướng có thể gây ra suy nghĩ nhầm lẫn nguy hiểm và có thể lây lan cho cả nhóm làm việc. Lây thói ngạo mạn Cheng cho biết bà lấy cảm hứng từ những giai thoại về hành vi ở Phố Wall, nơi sự ngạo mạn hiện diện đầy rẫy. "Khi bạn đến các lĩnh vực khác như giáo dục, bạn không thường thấy giáo viên được mô tả như vậy". Sự khác biệt này khiến bà tự hỏi liệu có phải nhóm người nào đó có thể được khuyến khích phát triển cái tôi khoa trương trong những người khác. Một số nghiên cứu trước đây cũng gợi ý về khả năng này, cho thấy sự tự tin quá mức của nhân viên ngân hàng thường tăng lên cùng với thời gian họ hành nghề - điều này có lý, nếu họ "học theo" hành vi từ đồng nghiệp - nhưng Cheng muốn thử nghiệm ý tưởng này trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm của bà có hai giai đoạn. Từng người một, những người tham gia được yêu cầu xem ảnh mặt người khác và cố gắng đoán một số tính cách khác nhau dựa trên biểu hiện gương mặt - đây là việc một số người có thể làm với sự chính xác ở mức độ nào đó. Để đo lường sự tự tin của họ, người tham gia được yêu cầu đánh giá về bản thân họ so với toàn bộ nhóm. Sau đó, người tham gia phải thực hiện nhiệm vụ tương tự theo từng cặp, rồi sau đó họ sẽ được hỏi lại lần nữa đánh giá ra sao về bản thân. Cách này giúp bà thấy liệu sự ngạo mạn của một người có thể lây sang người khác hay không. Quả nhiên, bà nhận thấy người tham dự khiêm tốn có xu hướng tăng điểm đánh giá của họ hơn nhiều sau khi họ được xếp chung nhóm với một người quá mức tự tin. "Khá ấn tượng," bà Cheng nhận định. Trong một số ngành nghề, nơi sự vênh váo được coi là biểu hiện của sức mạnh, sự tự tin quá mức đặc biệt dễ lây lan Kết quả của thí nghiệm thứ hai thậm chí ấn tượng hơn nữa. Một lần nữa, người tham gia phải thực hiện nhiệm vụ đoán xem cân nặng của một người qua ảnh. Tuy nhiên, lần này người tham dự không làm việc theo nhóm mà được xem một số phản hồi từ người tham dự khác. Trong thực tế, những phản hồi này đều là giả, qua đó Cheng tạo ra một nhân vật rõ ràng là tự lừa phỉnh bản thân. Chẳng hạn như nhân vật đó đánh giá người khác là nằm trong nhóm 10% thấp nhất - thấp hơn nhiều so với mức trung bình - nhưng lại tự đánh giá mình thuộc nhóm 1/4 đứng đầu. Lẽ ra người tham gia có thể xem sự tự tin quá mức của người khác trong trường hợp này là dấu hiệu cảnh báo. Vậy nhưng, thay vào đó thì họ đơn giản là bắt chước hành vi này. Tiếp xúc với người tự tin quá trớn đã thổi phồng sự tự đánh giá bản thân của người ta lên khoảng 17%. Điều này trái ngược với những người xem hồ sơ của người tham dự thật - họ có xu hướng đánh giá thấp bản thân hơn mức độ thực tế khoảng 11%. Trong các thử nghiệm xa hơn, Cheng xác nhận là sự ảo tưởng thượng đẳng xuất hiện ở một người sẽ có thể lây lan sang người khác - như "dòng thác" tràn vào cả nhóm, thông qua một nguồn duy nhất. Bà cũng ghi nhận "hiệu ứng tràn đầy", khi bạn quá mức tự tin trong một lĩnh vực, bạn có thể trở nên ngạo mạn hơn trong lĩnh vực khác. Tệ hơn nữa là hệ quả có thể xảy ra lâu dài sau thời gian tiếp xúc- chỉ vài phút tiếp xúc với người ngạo mạn có thể làm lệch lạc khả năng đánh giá của một người nhiều ngày sau đó. Zell rất ấn tượng với kết quả nghiên cứu. "Tôi nghĩ nghiên cứu rất thú vị và được tiến hành thấu đáo, giúp ta hiểu ngọn nguồn của sự tự tin thái quá và vì sao nó trở nên rõ hơn trong một số nhóm so với các nhóm khác," ông cho biết. Ông nghi rằng nó trỗi dậy từ thói thường của xã hội. "Việc chứng kiến người khác thể hiện hành vi tự tin thái quá có thể khiến cho con người ta coi hành vi này là có vẻ có giá trị văn hóa hoặc dễ chấp nhận hơn." Cơ chế bí ẩn Kết quả từ nghiên cứu của Cheng phù hợp với rất nhiều nghiên cứu khác về sự thích nghi, bao gồm cả ký ức về một sự kiện nhiều người tham dự, quan điểm về cái đẹp và ý kiến chính trị của ta. "Thông qua việc tiếp xúc với người khác, bạn nhiều khả năng sẽ tiêm nhiễm cách ứng xử và suy nghĩ của họ," bà giải thích. Bà cũng cho biết thêm điều này cũng dễ tưởng tượng trong không gian công sở. "Ví dụ bạn là nhân viên tài chính ngân hàng. Bạn khá là chừng mực khi mới bước vào nghề, nhưng càng làm việc lâu trong môi trường đó, bạn sẽ thấy một số người có xu hướng khoa trương, và họ có kiểu thể hiện cực kỳ tự tin khi nói chuyện và ngôn ngữ cơ thể. Và đến lượt bạn, bạn sẽ sao chép một chút của người đó." Trong nghiên cứu của bà, Cheng dẫn trường hợp công ty năng lượng Enron có thể là ví dụ điển hình cho thấy cơ chế này có thể trở nên đầy rẫy trong doanh nghiệp. Tập đoàn này một thời từng là công ty lớn thứ bảy ở Mỹ, nhưng đã công bố phá sản năm 2001 sau nhiều báo cáo về tình trạng gian lận và tham nhũng lan rộng. "Văn hóa ngạo mạn" của Enron giờ đây cực kỳ nổi tiếng, mà một cựu nhân viên cho biết, "không nghi ngờ gì nhân viên của Enron ngạo mạn nghĩ rằng họ thông minh hơn tất cả mọi người." Nếu bạn tiếp xúc với một người quá mức tự tin, sau đó bạn có thể dễ đánh giá quá cao về vị trí của bản thân "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một phần trong [sự tự tin thái quá] có thể xuất phát từ hiệu ứng lây lan xã hội," Cheng cho biết. "Và điều đó có thể khiến nhiều người làm theo những hành vi đáng ngờ dẫn dến sự sụp đổ của công ty." Với những kết quả nghiên cứu này, Cheng khuyến nghị các tổ chức hãy suy nghĩ lại về những kiểu hành vi mà họ đang đánh giá cao ở nhân viên. "Giới lãnh đạo và các nhà quản lý cần phải rất chín chắn trong hiệu ứng mà một số nhân viên tác động đến người khác, vì sự tự tin quá mức của họ có thể lan rộng." Phát hiện này cũng có thể giúp cung cấp thông tin cho quá trình tuyển dụng. Bên cạnh thái độ thực tế về bản thân, những nhân viên khiêm tốn hơn cũng có thể kiềm chế sự tự tin thái quá của cả nhóm. "Họ có thể giúp kéo cả nhóm trở về với hiện thực." Ở mức độ cá nhân, ít nhất bạn có thể chú ý hơn đến thái độ của riêng bạn - trong đó có cả quan điểm của bạn về kỹ năng lái xe. Bất cứ lúc nào khi bạn tâng bốc kỹ năng của bản thân mà không có căn cứ, bạn có thể đang tạo ra làn sóng tự tin thái quá lan rộng ra các mối quan hệ xã hội, vô tình tạo ra ảo tưởng trong đám đông mà James Reason đã ghi nhận nhiều năm trước. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
Ngày 13/07/1982, Võ Đại Tôn, một sĩ quan cấp tá trong lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị đưa ra họp báo công khai tại Hà Nội.
Từ sĩ quan an ninh đến chủ blog Anhbasam
Ông Nguyễn Hữu Vinh sẽ bị đưa ra xét xử ngày 23/3 Vụ án Võ Đại Tôn Sau 1975, Võ Đại Tôn là người thành lập Liên minh Quang phục Việt Nam, là chỉ huy trưởng Chí nguyện đoàn Phục quốc; mục tiêu là chiến đấu vũ trang để thiết lập lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1981, Võ Đại Tôn cùng cộng sự đang trên đường xâm nhập vào Việt Nam thì bị bắt tại Lào. Sau đó, bị giải về Hà Nội để điều tra và giam giữ. Cơ quan công an Việt Nam cáo buộc Võ Đại Tôn là gián điệp làm việc cho CIA, xâm nhập Việt Nam để hoạt động phá hoại. Sau khi bị bắt, Võ Đại Tôn đã nhanh chóng nhận tội và việc điều tra diễn ra khá dễ dàng. Vì vậy, Phạm Hùng, thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (sau này là Bộ Công an) đã tự tin đề nghị tổ chức một cuộc họp báo công khai với sự tham dự của nhiều cơ quan thông tấn báo chí quốc tế. Buổi họp báo tổ chức tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc trên đường Tràng Thi, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Thông tin Lê Thành Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Dương Thông. Trái với mong muốn của chính quyền Việt Nam buộc Võ Đại Tôn nhận tội công khai, trước sự chứng kiến của báo chí quốc tế, Võ Đại Tôn đã “phản thùng”, tuyên bố một cách mạnh mẽ dứt khoát về hành động của mình cũng như tố cáo tội ác của chính quyền cộng sản trong thời gian giam cầm ông. Võ Đại Tôn tuyên bố: “Tôi, Võ Ðại Tôn, chỉ huy trưởng Chí Nguyện Ðoàn Phục Quốc, tôi xác nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm về dự mưu xâm nhập Việt Nam...Tôi xin các nhà báo vì lương tâm chức nghiệp của người cầm bút, xin hãy tường thuật trung thực...” ; “Sự nghiệp chúng tôi là đấu tranh để chống lại chế độ độc đoán. Chúng tôi tin ở thắng lợi!”. Blog Anhbasam đăng tải nhiều thông tin được cho là 'nhạy cảm' Cuộc họp báo đột ngột dừng lại ngay lập tức. Tuy nhiên, những thước phim về cuộc họp báo đó vẫn được nhiều nhà báo quốc tế ghi lại và chuyển ra ngoài. Võ Đại Tôn trở thành người hùng trong mắt những người Việt Nam hải ngoại lúc bấy giờ. Sau này, Võ Đại Tôn bất ngờ được thả về Australia vào ngày 10/12/1991 sau hơn 10 năm bị giam giữ. Về phía chính quyền, họ bị một phen bẽ mặt trước quốc tế. Từ đó về sau, cơ quan công an Việt Nam rút kinh nghiệm, không cho bất cứ tù nhân chính trị nào họp báo công khai. Những hình ảnh nhận tội chỉ được trình chiếu khi họ tự sắp xếp chu đáo trước đó. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng là người quyết tâm tổ chức cuộc họp báo đó cho dù có nhiều người can ngăn. Ông còn tuyên bố, nếu có vấn đều gì xảy ra, ông sẽ từ chức. Nguyễn Hữu Vinh, một sĩ quan trẻ trong ban chuyên án Võ Đại Tôn là người đưa ra ý kiến không nên tổ chức cuộc họp báo vì qua tìm hiểu, anh thấy Võ Đại Tôn là người rất khó đoán biết. Sau sự kiện Võ Đại Tôn “phản thùng”, năm 1984, Nguyễn Hữu Vinh bị biệt phái sang Ban Việt Kiều Trung ương, một cơ quan dân sự chuyên làm việc về vấn đề người Việt ở nước ngoài. Bộ trưởng Phạm Hùng vẫn tại vị, và vài năm sau ông lên làm Thủ tướng. Ra khỏi ngành an ninh Tại Ban Việt Kiều Trung ương, sau này đổi thành Ủy ban Về Người Việt Nam ở nước ngoài, Nguyễn Hữu Vinh đã làm việc trong vòng 11 năm từ 1984-1994. Tại đó, với trình độ và sự ham học hỏi của mình, Nguyễn Hữu Vinh nhanh chóng được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1986. Ông Nguyễn Hữu Vinh đề cập đến khái niệm "Đặc khu thông tin" - nơi trung dung giữa báo chí và truyền thông xã hội Năm 1994, ông được Bộ Đối Ngoại Bang Quebec của Canada cấp cho một suất học bổng về quản lý hành chính tại Quebec, Canada. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Trân, thời điểm đó là Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trù dập, tìm cách ngăn cản không cho Nguyễn Hữu Vinh tham dự khóa học ấy. Nguyên nhân bắt đầu từ tính cách thẳng thắn, cương trực của ông Vinh khi nhiều lần lên tiếng phê phán cách hành xử và làm việc, điều hành độc đoán, nhiều sai phạm của ông Trân. Trong thời gian đó, ông Vinh cũng nhiều lần làm đơn kiến nghị, tố cáo về hành vi không đúng mực của ông Nguyễn Ngọc Trân đối với cá nhân ông Vinh và cơ quan. Tuy vậy, khi những yêu cầu của ông Vinh chưa được đáp ứng thì vào ngày 05/11/1994, ông Vinh bất ngờ bị điều chuyển về lại Bộ Nội vụ theo lệnh của ông Mai Quốc Huy, thời điểm đó là Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh. Ông Nguyễn Ngọc Trân, sau khi bị ông Vinh tố cáo, đã nhờ mối quan hệ cá nhân với ông Mai Quốc Huy, tìm cách đưa ông Vinh trở về Bộ Nội vụ. Ông Vinh đã không đồng ý với lệnh điều chuyển này, nên vẫn tiếp tục đến Ủy ban Người Việt Nam ở Nước ngoài làm việc. Tổng cục An ninh sau đó đã tự động đến mang toàn bộ hồ sơ của ông Vinh về lại Bộ Nội vụ mà không theo đúng quy tắc điều chuyển công tác. Họ cũng lấy luôn hồ sơ Đảng viên của ông Vinh mà không làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng đối với ông. Cũng từ đó, ông Vinh đã không biết mình sinh hoạt ở chi bộ Đảng ủy nào. Vì vậy, khi chuyển về Bộ Nội vụ, ông Vinh đã không trực tiếp công tác mà tập trung học tập, nâng cao kiến thức bản thân mình. Từ năm 1996-1998, ông hoàn thành 2 bằng Đại học là Luật học tại Đại học Luật Hà Nội và Tiếng Anh của Đại học Mở Hà Nội. Năm 2000, ông chính thức ra khỏi ngành an ninh. Trong thời gian từ 1995-2000, ông đã không hề nhận lương từ Bộ Nội vụ (từ 1998 là Bộ Công an) vì cho rằng mình bị đối xử không công bằng và những yêu cầu của ông chưa hề được đáp ứng. Ông từng kể rằng tướng Tô Lâm và tướng Nguyễn Văn Hưởng đã nhiều lần khuyên bảo ông nhận lương và hứa sẽ sắp xếp cho ông vào một vị trí tốt. Và blog Ba Sàm Năm 2000, khi chính thức ra khỏi ngành An ninh, ông về mở Công ty Điều tra và Bảo vệ V, công ty thám tử duy nhất ở Việt Nam từ trước đến giờ. Năm 2004, Báo Tuổi Trẻ đã làm một phóng sự rất ấn tượng về nghề thám tử của ông. Ông chia sẻ với phóng viên Trâm Anh về nghề của mình: “Nghề thám tử luôn bị đặt giữa ranh giới của tình người và tiền. Chỉ một cái tặc lưỡi, một phút vô tâm bạn sẽ có một khoản tiền lớn mà vẫn hợp pháp, không ai trách cứ được bạn, trừ tấm lòng... Một nguyên tắc chỉ có lương tâm mới kiểm soát được.” (Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 05/09/2014). Blog Anhbasam là nơi đưa nhiều thông tin không được nói đến trên báo chí tại Việt Nam Cùng với sự phát triển của Internet, phong trào viết blog, thể hiện quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm 2000. Ngày 09/09/2007, Nguyễn Hữu Vinh thành lập blog Thông tấn xã vỉa hè, tức Blog Anh Ba Sàm. Suốt 7 năm từ 2007-2014, Blog Ba Sàm trở thành một trong những blog có số lượng người truy cập nhiều nhất. Với mục tiêu khai dân trí cho người dân, bằng slogan Phá Vòng Nô Lệ, blog của ông đã đem đến cho người đọc rất nhiều kiến thức bổ ích, thú vị và làm thay đổi suy nghĩ của rất nhiều người quan tâm. Năm 2012, ông có một tham luận rất đặc biệt tại Hội nghị của Red Communication (Trung tâm nghiên cứu truyền thông và phát triển). Bài tham luận đó đã phân tích và dự đoán hoàn toàn chính xác về sự phát triển của truyền thông xã hội và sự yếu thế của các tờ báo chính thống khi phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý. Bài tham luận cũng đưa ra giải pháp về một mô hình gọi là Đặc khu thông tin, là nơi trung dung giữa báo chí và truyền thông xã hội. Ở đó, những thông tin “nhạy cảm” sẽ có cơ hội tiếp cận đến nhiều người. Những người quan tâm có để tìm ở đó những thông tin mà báo chí chính thống không cung cấp. Cũng vì sự lớn mạnh của phong trào viết blog đi kèm với mong muốn dân chủ hóa đất nước, blog của ông bị lọt vào tầm theo dõi gắt gao của cơ quan an ninh. Blog Anh Ba Sàm liên tục bị tấn công, phá hoại khiến nhiều lần bị mất dữ liệu và phải đổi cả địa chỉ truy cập. Tuy vậy, blog của ông vẫn tồn tại và là cái gai trong mắt chính quyền của người cộng sản. Những tướng lĩnh công an hiện tại, như Tô Lâm (Thứ trưởng Bộ Công an), Bạch Thành Định (Phó Giám đốc công an Hà Nội), Hoàng Phước Thuận (Cục trưởng Cục A67),...là bạn học cùng lớp của ông ở trường an ninh trước đây. Họ nhiều lần khuyên can, dọa dẫm để ông từ bỏ blog của mình. Gia đình ông kể rằng, vào Tết năm 2014, Thiếu tướng Bạch Thành Định có đến nhà ông tặng một chai rượu Tây. Nực cười hơn nữa, khi ông bị bắt, điều tra viên đã lấy câu chuyện này để dụ cung ông và bị ông phản đối gay gắt. Ngày 05/05/2014, ông bị bắt cùng cộng sự của mình là Nguyễn Thị Minh Thúy, tạm dừng một quãng thời gian dài miệt mài làm báo độc lập và đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận. Cơ quan công an Việt Nam cáo buộc ông vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự, một điều luật tai tiếng mà chính quyền thường sử dụng để bịt miệng những người đấu tranh, những blogger khi họ thể hiện chính kiến, thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Đã gần hai năm trôi qua, với rất nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng hình sự, các cơ quan thực thi pháp luật vẫn chưa thể đem ông ra xử trước tòa án. Tuy vậy, blog Anh Ba Sàm của ông vẫn tiếp tục hoạt động cho đến nay và vẫn là địa chỉ rất quen thuộc với những người quan tâm đến chính trị xã hội.
Việc hai 'hiệp sĩ đường phố' bị đâm chết khi cố ngăn chặn một nhóm trộm xe máy làm dấy lên câu hỏi về năng lực của chính quyền trong việc bảo vệ người dân.
Hai 'hiệp sĩ' Sài Gòn bỏ mạng vì bắt cướp
Hiện trường vụ 'hiệp sĩ đường phố' bị đâm chết ở Sài Gòn đêm 13/4 Tình trạng đôi khi thiếu an ninh trật tự ở Sài Gòn khiến nhiều nhóm 'hiệp sĩ đường phố' hoạt động tự phát nhiều năm dù không vũ khí tự vệ, không lương, không giấy phép hoạt động. Theo truyền thông Việt Nam, nhóm 'hiệp sĩ' quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh bị nhóm trộm tấn công bằng hung khí trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, quận Ba) sau khi bị nhóm 'hiệp sĩ' phát hiện đang cố ăn trộm chiếc xe máy SH của người dân đậu bên đường đêm 13/5. Người Việt ‘đầu bảng về phạm pháp’ tại Nhật Việt Nam công nhận 'quyền im lặng'? VN đang có 'bước tiến tốt, tích cực' trong chống tham nhũng Ba 'hiệp sĩ" khác bị thương phải nhập viện, trong đó một người trọng thương, theo báo Tuổi Trẻ. Hai 'hiệp sĩ' tử vong được xác định tên Nguyễn Hoàng Nam, 1989 và Nguyễn Văn Thôi, sinh năm 1976, quê Bình Định. Trong sáng 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có Công điện gửi UBND TP Hồ Chí Minh và Bộ Công an, chia buồn cùng gia đình các nạn nhân, đồng thời chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng, theo báo chinhphu.vn. Ông Trương Hòa Bình cũng "biểu dương nhóm 'hiệp sĩ' đã sẵn sàng hy sinh thân mình, góp phần bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố." Hiện sự việc đang được công an quận Ba và các phòng nghiệp vụ của công an TP Hồ Chí Minh điều tra, báo Tuổi Trẻ cho hay. 'Tự phát' Người dân đặt câu hỏi về tính hiệu quả của lực lượng công an, cảnh sát Việt Nam sau vụ hai hiệp sĩ đường phố tử vong ngày 13/5 Từ TP Hồ Chí Minh, ông Lâm Hiếu Long, thành viên của Đội Hiệp sĩ TP Hồ Chí Minh nói với BBC ngày 14/5 qua điện thoại rằng ông 'rất đau lòng', nhưng 'không bỏ cuộc'. "Tôi rất đau lòng vì đều là anh em của mình. Trước đây họ làm chung trong nhóm nhưng mới tách ra hoạt động riêng. Tôi nghĩ rằng tội phạm ngày càng manh động. Mình đã lường trước rồi nhưng không ngờ chúng lại lại táo bạo như vậy", ông Long nói. "Chúng tôi không lo sợ vì sợ thì đâu làm được nữa. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục làm, làm mạnh hơn." Theo ông Long, nhóm của ông thành lập tự phát, gồm bảy người, hoạt động từ năm 2010. Công việc của nhóm là phát hiện đối tượng nghi vấn ngoài đường, theo dõi, truy đuổi và bắt giữ khi đối tượng ra tay 'thực hiện hành vi xấu'. Nhóm không có thời gian hoạt động cụ thể mà có thể đi ngoài đường từ 5-8 tiếng một ngày. Được hỏi về vấn đề giấy phép hoạt động, ông Long cho biết đã xin UBND TP Hồ Chí Minh từ 5 - 6 năm trước nhưng không có phản hồi. "Chúng tôi muốn được hỗ trợ cung cấp một số dụng cụ để việc trấn áp tội phạm được an toàn hơn thôi. Chứ giấy phép ở đây chỉ là một tờ giấy của chính quyền để xác nhận chúng tôi là ai và công việc là gì. Vì nếu tham gia bắt cướp mà chỉ mang danh một 'người dân' bình thường thì rất khó." "Họ có cấp [giấy phép] hay không thì không cần thiết. Họ có không cấp thì chúng tôi vẫn hoạt động vì đây là giúp người, thực hiện theo đúng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và mọi người dân đều có trách nhiệm thực hiện," Hiệp sĩ đường phố từ TP Hồ Chí Minh cho BBC hay. Ông Long cũng cho hay nhóm của ông hoạt động tám năm nay theo kiểu 'tay không bắt cướp' do 'pháp luật không cho phép mang theo vũ khí'. Các 'hiệp sĩ' chỉ phòng thân bằng cách mang theo khúc côn 'kiểu để đi học võ', hoặc 'dùng bàn ghế bên đường để chống trả'. 'Không vụ lợi' Như mọi nhóm 'hiệp sĩ đường phố khác', nhóm của ông Long hoạt động không lương. Mỗi người đều có một nghề riêng để nuôi sống gia đình. Ông Long nói tiêu chí hoạt động của nhóm là "Không vụ lợi và đoàn kết". Trả lời câu hỏi vì sao làm việc này khi đã có lực lượng cảnh sát, công an của nhà nước, lãnh thuế của người dân để làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự cho dân. Ông Long ngập ngừng: "Cái này khó trả lời. Có số điện thoại đường dây nóng một ngày báo mất xe rất nhiều. Nhưng có khi đến công an phường trình báo thì lại nhận được câu trả lời là tài sản mình thì mình giữ chứ sao lại để mất ở đây." "Nhiều khi [công an] chưa thực sự trấn át tội phạm một cách triệt để nên anh em phải hỗ trợ thôi chứ biết làm sao bây giờ." "Nói không làm thì không được. Nếu ai cũng không làm thì làm sao xã hội bình yên được," ông Long nói với phóng viên BBC ngày 14/5. Cũng theo ông Long, từ vụ việc hai 'hiệp sỹ đường phố' tử vong ngày 13/5, nhóm của ông đã họp bàn để 'chấn chỉnh đội ngũ' và rút kinh nghiệm. "Không áp sát đối tượng quá, không để chúng chạy thoát và tri hô để bà con hỗ trợ", ông Long cho biết về bài học rút ra. Nhà nước 'bất lực'? Sau cái chết của 'hai hiệp sỹ đường phố', mạng xã hội tràn ngập các ý kiến trái chiều. Phần đông ủng hộ công việc và sự hi sinh của các 'hiệp sỹ vì dân'. Nhưng cũng có không ít chỉ trích sự thiếu chuyên nghiệp của họ và cho rằng 'nhà nước bất lực trong việc bảo vệ nhân dân'. Trên Facebook của nhóm Hiệp sỹ TP Hồ Chí Minh, một bạn đọc tên Nguyễn Trí Hiển bình luận: "Nhìn anh nằm đó lạnh lẽo giữa dòng người, máu chảy thành dòng mà mình thấy nghẹn ngào quá, xót xa quá." "Không được trang bị công cụ hỗ trợ nhiều, cũng không có vũ khí quân dụng, nghiệp vụ không được đào tạo đầy đủ, chỉ anh em trong câu lạc bộ sinh hoạt rồi hỗ trợ nhau..." "Hiệp sĩ trong quá trình truy bắt tội phạm lỡ gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm hình sự lẫn dân sự. Tội phạm trả thù thì cũng phải tự mình gánh chịu. Trong trường hợp này anh nằm xuống trong lúc bảo vệ sự bình yên trong thành phố thì anh sẽ được gì." Nhà văn Nguyễn Viện chia sẻ trên Facebook cá nhân: "Chúng ta cần những người nghĩa hiệp như Lục Vân Tiên, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Nhưng chúng ta dứt khoát không cần những 'hiệp sĩ' đêm đêm tuần tra ngoài đường. Sự tồn tại của những hiệp sĩ này chỉ chứng tỏ rằng nhà nước bất lực trong việc bảo vệ an ninh cho dân chúng, cũng có nghĩa là nỗi nhục của các cơ quan chức năng." Cây bút tự do Bổn Đình Nguyễn, "khâm phục và ủng hộ hành động ra tay giúp đỡ người hoạn nạn, nhưng phản đối thành lập tổ chức phái sinh để săn bắt cướp khi hoàn toàn thất thế trước bọn chúng!" Nhà báo Phạm Trung Tuyến viết trên Facebook rằng ông "thương tiếc những người đàn ông dũng cảm!" Nhưng "họ sẽ không được ghi công như liệt sĩ, và đồng đội của họ thậm chí có thể gặp rắc rối pháp lý." Luật sư Lê Công Định thì chia sẻ trên trang cá nhân rằng ông "chưa thấy ở nước nào có "hiệp sĩ đường phố", nên càng chưa thấy hiệp sĩ nào mất mạng vì một chiếc xe gắn máy vô nghĩa." "Trong khi những người không nhận một xu nào từ tiền thuế của dân thì lại đánh đổi mạng sống và rủi ro cho gia đình mình vì trật tự xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân, còn lực lượng hùng hậu ngốn thuế mỗi ngày thì chỉ biết ... ung dung điều tra sau khi có kẻ chết thay mình." "Một lực lượng vũ trang đến tận răng, ăn đến ngập mặt như thế, chỉ có thể gọi là: ăn hại!", luật sư Định viết.
Đúng mồng một Tết, đại gia đình chúng tôi quay quần ăn Tết nói chuyện người Á châu ăn thịt chuột, thịt dơi, và cả thịt chó.
Virus corona: Cộng đồng châu Á ở Melbourne hủy một chợ Tết
Đảo Kangaroo, Úc bị hỏa hoạn tàn phá nghiêm trọng Chỉ mới nói đến chuyện bố tôi, ông nội ông ngoại các cháu, ăn thịt chó hằng tuần là các cháu đã nhao nhao lên ghê quá không được kể nữa. Virus corona: TQ cấm bán động vật hoang dã trên cả nước Virus corona: Lời cảnh tỉnh từ nạn săn động vật hoang dã Coronavirus, súp dơi, Đảng Xanh và tầm tư duy năm mới Virus corona lây lan ngay cả 'trước khi có triệu chứng bệnh' Người Úc yêu quý cầm thú. Tháng trước những đoạn phim quay cảnh cháy rừng các thiện nguyện viên và dân Úc cứu chữa từng con chim, con thú được nhiều người quan tâm chia sẻ. Trẻ em trong lễ Tết 45 năm Cộng đồng người Việt Tự do tổ chức tại trường đua Sandown Bước sang mồng Hai lại xôn xao chuyện hội chợ Tết vùng Sunshine vắng hoe vì tin đồn một người bán hàng du lịch Vũ Hán trở về nhiễm virus corona phải đưa vào bệnh viện. Rồi giới chức y tế ra thông báo một người đàn ông cũng mới từ Vũ Hán trở về nhiễm virus corona đến ăn ở một nhà hàng tại vùng Glen Waverley, khuyến cáo các thực khách khác thấy triệu chứng cúm phải khám nghiệm ngay. Thành phố Melboure, ăn Tết ngay từ giữa tháng chạp Ta, đầu tháng giêng Tây, mỗi Chủ nhật đều có chợ Tết. Bắt đầu từ khu St Albans, đến khu Footscray, rồi khu Richmond, khu Springvale, khu Sunshine và chợ Tết do Cộng Đồng Người Việt tự do tổ chức tại trường đua Sandown. Lẽ ra vào cuối tuần này, Chủ Nhật 9/2/2020, còn một chợ Tết nữa tại khu Box Hill, khu này đa số là người Hoa, nhiều người vừa từ Trung Quốc trở về, nên ban tổ chức quyết định hủy bỏ. Biểu diễn văn nghệ Tết VN tại Úc Cảnh trình diễn văn nghệ ngày Tết trong cộng đồng Việt tại Úc Chợ Tết Cộng Đồng, kỷ niệm 45 năm người Việt tự do định cư tại Melbourne, trong lễ khai mạc khá đông chính trị gia Úc tham dự, các màn trình diễn của Hội Sinh Viên, của nhóm trẻ Hai Nguồn Gốc. Và đặc biệt là lễ phát phần thưởng cho 14 học sinh vừa tốt nghiệp trung học với điểm số cao nhất, nổi bật nét trẻ trung của thế hệ tiếp nối người Việt tại Melbourne. Nhưng chợ Tết năm nay vắng người tham dự, mấy người bạn lớn tuổi cho tôi biết họ sợ đến chỗ đông người rồi lỡ mang bệnh, nên trước bảo vệ mình, sau bảo vệ gia đình và xã hội, có người đã mua vé định về Việt Nam ăn tết nhưng lại thôi không đi bỏ vé. Từ Trung Quốc mà ra Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã cô lập hơn 55 triệu dân từ các vùng nhiễm virus corona. Ngoài Vũ Hán, các thành phố Hàng Châu và Nhạc Thanh tỉnh Chiết Giang, thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam, thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang và vừa rồi thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô đã tuyên bố tự phong tỏa việc ra vào. Tính luôn tỉnh Hồ Bắc, đã có 24 thành phố thực thi hạn chế người dân ra khỏi nhà và hạn chế giao thông. Người dân trong các vùng bị phong tỏa lại xa lánh những người bị nghi là nhiễm virus corona và rồi người dân lại tự cô lập chính họ. Một tình trạng chưa bao giờ xảy ra. Nhưng Bắc Kinh lẽ ra phải ra lệnh tự cô lập sớm hơn vì đã có tới 5 triệu người Vũ Hán tản mát khắp nơi, gồm nhiều người mang mầm bệnh lan ra. Điều này khiến người Vũ Hán đến nơi khác đều bị cách ly. Hai cách nhìn khác nhau? Ở Trung Quốc bị cô lập người Úc gốc Hoa sẵn sàng chấp nhận (xem thêm). Nhưng khi được Úc cho di tản khỏi Vũ Hán sang đảo Christmas, có người trong số họ lại phản đối cho rằng vì họ không phải là "người da trắng" nên bị kỳ thị đối xử. Nhiều người chỉ ghé sân bay Vũ Hán vài tiếng đồng hồ đã nhiễm virus corona, nên việc cách ly những người di tản từ Vũ Hán là một điều hết sức cần thiết và bắt buộc phải làm. Đảo Christmas là địa điểm tốt, vì đảo cách ly với các khu dân cư, nếu chính phủ Úc đưa người di tản virus corona đến gần nhà tôi, tôi sẽ phản ứng đến cùng để bảo vệ gia đình. Tuần trước ghé thăm linh mục Bùi Đức Tiến để tìm hiểu về nhóm những người Việt tị nạn đầu tiên đến Melbourne. Cha Tiến nhắc chuyện khi vừa đặt chân đến Melbourne mọi người đều được "xịt thuốc" và khám sức khỏe nếu có bệnh sẽ được chữa trị. Với chúng tôi là kỷ niệm đáng nhớ nhưng chẳng bao giờ nghĩ là mình bị kỳ thị đối xử. Nhật Bản xác nhận kết quả có 10 hành khách, trong đó có hai người Úc, trên du thuyền Diamond Princess nhiễm virus corona Tiệm ăn Cucina 105 ở khu Liverpool, tiểu bang New South Wales bị báo chí và dư luận Úc phản đối, vì diễu cợt không đúng lúc, khi viết trên quầy hàng dòng chữ "Siêu vi khuẩn corona sẽ không tồn tại lâu vì nó được sản xuất tại Trung Quốc!". Virus corona phát xuất từ dơi hay từ phòng thí nghiệm vi trùng "Made in China" vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Nhà cầm quyền Bắc Kinh dấu diếm nhiều thông tin và cho mãi đến ngày 4/2/2022, mới đồng ý để các chuyên gia Mỹ vào giúp họ chống lại sự lây lan nhanh chóng của virus corona. Số người bị nhiễm bệnh và bị chết được Bắc Kinh thông báo tăng nhanh theo cấp số nhân. Số thực sự nhiễm bệnh và chết phải cao hơn nhiều lần mới buộc Bắc Kinh phải ra lệnh cô lập một khu vực lên đến 55 triệu người sinh sống và nhiều thành phố đang bị phong tỏa. Các khoa học gia Úc ở Melbourne ngay khi tái tạo thành công mẫu virus corona là công bố ngay cho thế giới biết để học hỏi và rút ngắn việc bào chế thuốc. Các khoa học gia cho biết chỉ hơn tháng qua virus corona biến dạng đến đời thứ tư hay thứ năm nên công việc nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn. Siêu vi khuẩn này có thể truyền nhiễm qua phân, qua không khí, qua tiếp xúc với người bị nhiễm virus ngay cả khi bệnh chưa có triệu chứng bộc phá. Tối ngày 4/02/2020, cậu bé 8 tuổi là người thứ 13 ở Úc bị nhiễm virus corona. Cậu thuộc một đoàn du lịch từ Trung Quốc đến Melbourne ngày 22/1/2020, họ ở chơi tại đây 5 ngày xong đi Gold Coast, Queensland. Ngày 27/1/2020 hai người trong đoàn bị phát hiện nhiễm virus corona. Trường hợp của cậu bé siêu vi khuẩn tiềm ẩn cả 2 tuần. Vậy trong 5 ngày đoàn khách du lịch tại Melbourne họ ở đâu? họ làm gì? họ lây nhiễm cho ai? và hằng trăm hành khách trên chuyến bay đi Queensland có ai bị lây nhiễm không? Quá nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời. Chiều nay 5/2/2020, nhóm người Úc di tản từ Vũ Hán đầu tiên đã đến đảo Christmas, bỏ lại sau lưng thần chết gõ cửa từng nhà. Tin giờ chót, chiều 5/2/2020, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản xác nhận kết quả có 10 hành khách, trong đó có hai người Úc, trên du thuyền Diamond Princess nhiễm virus corona. Đầu năm con chuột tôi khai bút mà chẳng lạc quan chút nào. Chưa kể tới đứa con trai của chúng tôi mấy tuần nay đi Nhật Bản du lịch chưa rõ bao giờ mới về lại nhà. Thật đáng lo. Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Australia. Xem Trang chuyên đề của BBC News Tiếng Việt về virus corona.
Bắc Kinh hôm 3/11 nói trong cuộc gặp giữa nước này với 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng, họ đã sẵn sàng hợp tác với ASEAN để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), theo hãng tin Reuters .
Thượng đỉnh ASEAN 2019: Bắc Kinh nói sẵn sàng hợp tác với ASEAN để xây dựng COC
Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc vừa diễn ra trong dịp Thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Thái Lan. ASEAN 35 - Chưa đạt thỏa thuận về RCEP Tổng thống Trump không dự Thượng đỉnh Đông Á ở Bangkok Các nước ASEAN lâu nay vẫn gặp bế tắc trong các cuộc đàm phán để xây dựng COC. Trung Quốc lâu nay bị cáo buộc là đang xây dựng các đảo nhân tạo, triển khai tàu chiến và tấn công các tàu cá của các nước khác trên vùng biển này. Hôm 3/11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng, đây là một dấu mốc quan trọng khi các nước thành viên ASEAN đọc bản dự thảo lần đầu và là cơ hội để thảo luận về các điều khoản trong dự thảo. Trong khi đó, theo hãng tin AP, các nhà ngoại giao Việt Nam muốn đề cập đến trong tuyên bố của ASEAN về các hành vi xâm lấn gần đây của Trung Quốc trên biển Đông. Các bản dự thảo trước đó đã đề cập đến các "sự cố nghiêm trọng" gần đây, nhưng điều này lại không có trong bản dự thảo cuối cùng. Điều này, theo AP, có lẽ cho thấy sự ảnh hưởng của Bắc Kinh. Trung Quốc và các đồng minh của nước này trong ASEAN phản đối bất kỳ nỗ lực nào trong việc sử dụng các cuộc họp thường niên của khối để chỉ trích Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như đã có một sự thỏa hiệp, khi các nhà lãnh đạo ASEAN cho biết, họ đã "lưu ý‎ đến những quan ngại liên quan đến việc cải tạo đất và các hoạt động trong khu vực, làm xói mòn niềm tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực." Trung Quốc hoan nghênh đàm phán COC Ông Lý‎ Khắc Cường hoan nghênh tiến trình đàm phán để tiến tới COC, ngõ hầu ngăn chặn các cuộc đối đầu vũ trang ở một trong những khu vực đang nóng bởi các tranh chấp. "Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN xây dựng trên dự thảo hiện có và đây là cơ sở để thúc đẩy cho tiến trình mới, với bản dự thảo lần này" - ông Lý‎ Khắc Cường nói. Ông Cường cũng nói thêm rằng, Trung Quốc muốn duy trì hòa bình và ổn định lâu dài ở Biển Đông. Ông L‎ý Khắc Cường nói tiến trình đàm phán COC là một bước ngoặt quan trọng đối với sự ổn định của khu vực. Trước đây, Trung Quốc bị cáo buộc đã trì hoãn việc bắt đầu tiến trình đàm phán trong nhiều năm, trong khi vẫn tiến hành các hoạt động như xây dựng đảo nhân tạo nhằm thiết lập các tiền đồn quân sự ở biển Đông. Gần đây, Trung Quốc đồng ý bắt đầu đàm phán. Cả Trung Quốc lẫn ASEAN đều tuyên bố rằng, vòng đầu tiên trong ba vòng đàm phán đã kết thúc vào tháng Bảy. Ông L‎ý Khắc Cường gọi tiến trình này là một bước ngoặt quan trọng đối với sự ổn định của khu vực. Ông nói rằng, Trung Quốc cam kết tiến hành các cuộc đàm phán với các thành viên ASEAN. Nhưng các cuộc đàm phán này vẫn rất căng thẳng và không rõ, liệu Trung Quốc có sẵn sàng để ký một văn bản mà nhiều chính phủ, trong đó có cả Hoa Kỳ, hy vọng sẽ có đủ sức ràng buộc về mặt pháp lý và đủ mạnh để kiềm chế các hành động khiêu khích tại một trong những tuyến hải hành quan trọng nhất đối với thương mại toàn cầu. Hai nhà ngoại giao Đông Nam Á nói với hãng tin AP, với điều kiện giấu tên rằng, trong một cuộc họp căng thẳng gần đây tại Việt Nam, các nhà ngoại giao Việt Nam đã đặt câu hỏi rằng, các cuộc đàm phán có thể tiến triển như thế nào khi mà các đội tàu đánh cá Trung Quốc được bảo vệ bởi lực lượng hải cảnh và hải quân Trung Quốc vẫn tràn vào vùng biển tranh chấp. Theo AP, một trong các nhà ngoại giao Trung Quốc đã trả lời rằng, các thành viên ASEAN không nên cho phép một quốc gia khác giành quyền điều khiển tiến trình COC. "Năm ngoái, Trung Quốc tiếp tục quấy rối các hoạt động của Malaysia, Philippines và Việt Nam; điều này cho thấy, họ chưa sẵn sàng thỏa hiệp, dưới bất kỳ cách thức mang tính thực chất nào. Vì vậy, dường như các cuộc đàm phán này luôn dẫn đến trục trặc," ông Greg Poling, một chuyên gia về Biển Đông của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết. Thương chiến Trung Mỹ: 'ASEAN chắc chắn bị ảnh hưởng' ASEAN làm gì nếu có xung đột ở Biển Đông? Vai trò Việt Nam ở Hội nghị Cấp cao Asean Hồi tháng 8/2019, trước việc Trung Quốc tỏ ra khá lạc quan trước các kết quả đàm phán COC, PGS Jeffrey Ordaniel thuộc Đại học Quốc tế Tokyo cũng đánh giá: ASEAN cần cảnh giác với bất kỳ tuyên bố tích cực nào về tiến trình đàm phán COC của Trung Quốc. "Dường như Trung Quốc lại tỏ thái độ lạc quan trước các kết quả không đáng kể. Nếu Trung Quốc hài lòng với tiến triển của COC thì nhiều khả năng văn bản này vẫn chưa đủ tính ràng buộc và chặt chẽ, còn mơ hồ và chưa theo sát Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)" - ông Ordaniel cho biết. Ông nhấn mạnh ASEAN cần phải tập trung vào cách hành xử trên thực địa của Trung Quốc. "Nếu di cư là điều không thể tránh khỏi, tốt hơn là hãy tổ chức nó" Các cuộc họp tại Thượng đỉnh ASEAN 35 hôm 3/11 ở Thái Lan đã chạm đến nhiều thách thức khác, gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia châu Á chấm dứt sự phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than, vì khu vực này dễ bị tổn thương trước các thảm họa thời tiết khắc nghiệt và mực nước biển dâng cao. Ông Guterres cũng thúc giục Myanmar làm nhiều hơn để giúp tái định cư hàng trăm ngàn thành viên của nhóm thiểu số Rohingya Hồi giáo lánh nạn khỏi tình trạng bạo lực ở vùng Tây Bắc nước này. Khi được các phóng viên hỏi về cái chết gần đây của 39 người lao động di cư Việt Nam trong một chiếc container vận chuyển vào Anh, ông Guterres kêu gọi cần làm nhiều hơn để chống lại nạn buôn người. "Di cư là chuyện không thể tránh khỏi," ông nói. "Và nếu việc di cư là điều không thể tránh khỏi thì tốt hơn hết là tổ chức nó."
Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez nói rằng cần phải tiếp tục gây áp lực với Hà Nội để cải thiện thực trạng nhân quyền trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ và các nước khác để gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
'Làm sao tin được chính phủ thất hứa'
'Làm sao tin được chính phủ thất hứa' Dân biểu Liên bang Loretta Sanchez nói rằng cần phải tiếp tục gây áp lực với Việt Nam để Hà Nội cải thiện thực trạng nhân quyền. Xemmp4 Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất Mở bằng chương trình nghe nhìn khác Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt vào mùa bầu cử tại Hoa Kỳ, bà Sanchez, chính khách bị từ chối visa nhập cảnh Việt Nam, cũng bình luận về những mong đợi của Việt Tân, một đảng được thành lập tại Hoa Kỳ. BBC: Thưa dân biểu Sanchez, nói tới bầu cử thì không thể không nói tới cử tri. Xét về mối quan tâm tới chính trị, sự khác biệt gì giữa cử tri gốc Việt, thế hệ thứ nhất sang Hoa Kỳ sau Chiến tranh Việt Nam, và thế hệ sau là gì? "Tôi thấy thế hệ trẻ người Việt đang có sự chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo và thực hiện khá mạnh mẽ" Điều thú vị là cộng đồng người Việt, ít nhất là tại Quận Cam, đã thể hiện tính chủ động lớn đặc biệt trong giới trẻ. Chúng ta thấy học sinh và sinh viên đã tích cực đứng ra tổ chức các sự kiện, liên hoan và lễ hội như Tết chẳng hạn. Tôi thấy lớp trẻ người Việt có tiềm năng lãnh đạo rất lớn bởi trong cộng đồng gốc Mỹ Latinh như tôi chẳng hạn thì thường là người có tuổi đứng ra làm việc đó chứ giới trẻ thậm chí chẳng quan tâm. Do đó tôi thấy thế hệ trẻ người Việt đang có sự chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo và thực hiện khá mạnh mẽ. Tôi cũng thấy người cao tuổi hơn thường quan tâm nhiều hơn tới chủ đề nhân quyền hoặc những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Lớp trẻ thì quan tâm tới những việc như là “tôi có được vay tiền để trả học phí hay không, hay tôi có vào được đại học hay không”. Cá nhân tôi đã làm việc và tiếp xúc với cả hai nhóm, tôi thấy rằng lớp người có tuổi cảm ơn tôi vì đã khơi dậy được thực trạng nhân quyền tại Việt Nam và vì tôi đã lôi cuốn được lớp trẻ quan tâm tới chủ đề này. Do đó chúng tôi làm việc để hướng thế hệ đi trước quan tâm tới chủ đề nội địa tại Hoa Kỳ và thế hệ sau quan tâm tới chủ đề nhân quyền tại Việt Nam và tôi phải làm cả hai việc này cùng lúc. Là ứng viên thì phải đúng đắn với những chủ đề có ảnh hưởng tới cộng đồng thì mới có thể thu lượm được phiếu của họ. BBC: Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ và các nước khác trong quá trình gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Được biết bà đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk và đề nghị ông đảm bảo rằng Việt Nam phải có những thay đổi về nhân quyền trước khi gia nhập hiệp định này? Quan điểm của ông Kirk như thế nào? Ngoại trưởng Hillary Clinton đã gặp giới lãnh đạo Việt Nam trong đó có Tổng Bí thư và Thủ tướng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk là một người bạn tốt của tôi. Ông rất vui đã họp bàn với tôi về các vấn đề liên quan tới Việt Nam để có thể mở rộng phạm vi đàm phán và gây sức ép với chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện một số vấn đề về nhân quyền. Nhân viên từ văn phòng tôi và văn phòng ông Kirk làm việc với nhau hàng tuần nhằm đảm bảo khi đàm phán thương mại thì cũng gây áp lực đối với các nước không thực hiện tốt chủ đề nhân quyền trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong các nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất. "Quan điểm của tôi là không thể tin được những chính phủ không tôn trọng lời hứa của chính họ." Trong bối cảnh đang trong quá trình đàm phán TPP hiển nhiên có nhu cầu cần phải gây áp lực lớn. Có ai đó phải đứng lên và nói rằng “Quý vị biết không, quý vị muốn ký thỏa thuận mậu dịch song phương, chúng tôi đồng ý. Quí vị từng nói là sẽ nới lỏng về nhân quyền hơn, rồi có làm đâu. Rồi quý vị muốn gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) và bảo chúng tôi rằng sẽ cải thiện nhân quyền, và rồi chẳng làm gì cả. Trên thực tế thực trạng trấn áp còn mạnh tay hơn. Nay quý vị muốn là một đối tác của TPP thì quý vị sẽ nói với chúng tôi điều gì đây. Chúng tôi có thể tin được quý vị không? Thực trạng nhân quyền của quý vị là hết sức tồi tệ. Do đó quan điểm của tôi là không thể tin được những chính phủ không tôn trọng lời hứa của chính họ. BBC: Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua Bấm hai dự luật kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Bà đánh giá khả năng Thượng viện sẽ thông qua các dự luật này như thế nào? Tiểu sử Dân biểu Loretta Sanchez Trước đây Thượng Nghị sỹ John McCain (Đảng Cộng hòa) và Thượng Nghị sỹ John Kerry (Đảng Dân chủ), cản việc bỏ phiếu thông qua dự luật này. Trong một hai năm qua chúng tôi thấy Thượng Nghị sỹ Kerry có vẻ cởi mở hơn và cân nhắc xem có thể bỏ phiếu cho dự luật này được không. Chúng tôi sẽ nói chuyện với Thượng Nghị sỹ McCain xem sao. Sẽ có khó khăn nhưng chúng tôi đang đạt được những tiến bộ. Đây là lần thứ ba Hạ viện đã thông qua và lần này với số phiếu ủng hộ lớn và chúng tôi sẽ cố gắng để Thượng viện thông qua. Chúng tôi tiếp tục phải gây áp lực. Tại sao chúng tôi phải làm như vậy. Đó là vì khi tôi gặp Hòa Thượng Thích Quảng Độ lần đầu tiên vào năm 1998, ông nói với tôi rằng chúng tôi cần tiếp tục công việc của mình, tiếp tục phải gõ cửa bởi vì việc làm của chúng tôi gây ảnh hưởng tới chính phủ nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới những người tranh đấu bên trong Việt Nam. Hòa Thượng Thích Quảng Độ nói rằng nếu người trong nước biết chúng tôi đấu tranh cho họ thì họ sẽ có thêm lòng can đảm để có thể làm những gì cần làm: Đó là đứng lên và nói ra những điều người ta phải lắng nghe. BBC: Bà vừa nói về áp lực từ bên ngoài, khi bà nói chuyện với đảng viên Việt Tân, bà thấy họ mong đợi điều gì cụ thể? "Tôi nghĩ là Việt Tân và những người khác mong muốn thấy cái gì đó theo dạng như Mùa Xuân Ả rập, nhưng tôi cho là không kiểu như bạo động. " Tôi nghĩ là Việt Tân và những người khác mong muốn thấy cái gì đó theo dạng như Mùa Xuân Ả rập. Tôi cho là không phải kiểu như bạo động đâu. Nhưng tôi nghĩ rằng họ muốn chính phủ Việt Nam hiểu rằng người dân nay có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và rằng người dân sẵn lòng đứng lên và thách thức. Tôi nghĩ điều họ muốn là ép chính phủ Việt Nam đi tới tự do báo chí hơn chứ không thể chỉ có nhà nước kiểm soát báo chí. Tại sao báo Việt Nam lại có thể lưu hành ở Quận Cam mà người Mỹ gốc Việt trong hạt bầu cử của tôi không thể phát hành báo ở Việt Nam, đường đi phải là đường hai chiều chứ. Tôi nghĩ khi nói chuyện với một số thành viên của Đảng Việt Tân thì họ muốn thấy như vậy, tức là Việt Nam có tự do báo chí hơn, một xã hội được cởi mở hơn, và họ muốn thấy Việt Nam có hệ thống đa đảng. BBC: Được biết bà lập ra ban cố vấn cho bà tại Quận Cam về chương trình trao đổi giáo dục với Việt Nam? Hoa Kỳ có chương trình nhận sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam. Cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và cựu Lãnh đạo Đảng Dân Chủ tại Hạ Viện Steny Hoyer bổ nhiệm tôi vào Hội đồng Quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), kể như chương trình để chúng tôi từng đưa sinh viên Việt Nam sang học tập nghiên cứu tại các trường đại học tại Hoa Kỳ. Chúng tôi muốn xem chúng tôi sẽ làm thế nào để duy trì chương trình này. Tôi lập ra ban cố vấn là người Mỹ gốc Việt để trợ giúp tôi trong nỗ lực này. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng người có cơ hội sang học tập tại Hoa Kỳ không chỉ là con cái các quan chức chính phủ Việt Nam, chúng tôi muốn thấy quá trình xét duyệt được minh bạch và cởi mở hơn và nếu chúng tôi đáp ứng được tiêu chí đó thì mới có thể triển khai tiếp tục được. BBC: Bà có nghĩ rằng sẽ có ngày một người Mỹ gốc Việt trở thành đại diện cho hạt cử tri bà đang nắm? Trước hết tôi động viên người tham gia vào tiến trình chính trị. Chúng tôi làm việc với khá nhiều người ứng viên gốc Việt muốn được bầu vào các vị trí cấp thành phố hay liên bang hay nhà nước. Quí vị cũng biết là tôi ngồi đây mãi thế nào được. Trong cuộc sống có nhiều việc để làm chứ. Chúng tôi cố gắng bồi dưỡng một loạt những người thuộc sắc tộc khác nhau. Tôi hy vọng là một ngày nào đó tôi sẽ thấy một người trẻ tuổi mà tôi dẫn dắt một chút về sự nghiệp chính trị trở thành không chỉ là dân biểu cho Quận Cam ở đây mà có thể là nhiều hơn một người nắm giữ vị trí đó tại các nơi khác trên nước Mỹ. Tôi hy vọng sẽ có thêm người gốc Việt làm việc với chúng tôi, ra tranh cử và tất nhiên là được bầu chọn và đó là điều tốt cho người dân. Thêm về tin này Chủ đề liên quan
Trong khi nhiều người đang nghi ngờ về Nghiệp Đoàn (hay Công Đoàn) Độc Lập Việt Nam (UIV) vừa mới thành lập có thực sự đại diện cho công nhân hay không, có lẽ chúng ta nên chia sẻ để hiểu rõ thêm một số vấn đề sau về loại hình tổ chức xã hội dân sự mà vài tháng nữa có thể sẽ được hợp pháp ở Việt Nam, hậu EVFTA và EVIPA.
Việt Nam: Công đoàn độc lập sẽ có tương lai?
Trước hết, mọi người đều biết mục đích quan trọng của công đoàn, nghiệp đoàn là "giáo dục" cho công nhân để biết quyền lợi của một người công nhân như thế nào, phải làm sao đối phó với những trường hợp bất công và bóc lột sức lao động. Sau đó tập hợp phần lớn công nhân có cùng chung mục đích lại với nhau để tổ chức và hành động đòi cải thiện lợi ích cũng như điều kiện làm việc. Hội nhập thế nào? Tới đây, có thể hình dung cụ thể các công đoàn, nghiệp đoàn độc lập sẽ hội nhập vào thể chế độc đảng và chỉ có một đảng cầm quyền ở Việt Nam thế nào. Dưới một thể chế tam quyền phân lập thì công đoàn, nghiệp đoàn được hoạt động độc lập với chính phủ, họ chỉ vì lợi ích của công nhân và do công nhân chỉ đạo. Nghiệp đoàn độc lập ra đời “chỉ vì quyền lợi người lao động VN” Hoàng Hưng: 'XH dân sự lớn mạnh nhờ mạng' Công đoàn độc lập ở Việt Nam có thực sự được cho phép? Công đoàn sẽ có trách nhiệm và nhiệm vụ kết nạp thành viên cũng như kêu gọi công nhân tham gia vào công đoàn để bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của công nhân. Mỗi thành viên khi tham gia phải đóng lệ phí công đoàn, đây là nguồn tiền để chi trả những hoạt động của công đoàn như in ấn và phát tờ rơi, kiện tụng, đào tạo nhà hoạt động (activist), trả lương cho người tổ chức (organiser)... Chủ đầu tư sẽ không được tham gia vào công đoàn độc lập vì lợi ích trái ngược và không đóng lệ phí. Mặc dù thế, dưới chế độ độc đảng thì công đoàn phải làm theo mệnh lệnh của đảng và nhà nước, đồng thời vừa phục vụ lợi ích của công nhân và giới đầu tư doanh nghiệp. Không được pháp luật bảo vệ, các tổ chức độc lập này rất khó hoạt động, mặc dù hiến pháp Việt Nam có quy định. Vì sao phải ký EVFTA? Rõ ràng với siêu lợi nhuận và dễ dàng xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang thị trường EU sẽ thu về hàng chục tỷ euro mỗi năm. Đây là nguồn kinh tế quá lớn để phát triển kinh tế và bảo vệ chế độ. Vì thế, theo tôi đây chính là lý do buộc Việt Nam phải "hy sinh" chấp nhận cho công nhân tự thành lập công đoàn riêng. Nhưng không phải vì thế mà công đoàn độc lập sẽ phát huy có hiệu quả ngay. Với hơn 4 năm kinh nghiệm đang làm cho một công đoàn tại Úc, tôi nghĩ công đoàn, nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam sẽ phải đối đầu với những khó khăn và thách thức sau: Thứ nhất, với những hoạt động cơ bản thì công đoàn, nghiệp đoàn cần phải in ấn tờ rơi, cẩm nang, sổ tay ghi nhớ… rồi phát cho từng công nhân. Đôi khi phải dùng đến báo chí để đưa tin, nhưng sẽ không cạnh tranh nổi với hơn 800 tờ báo đang hoạt động dưới sự kiểm duyệt của Ban tuyên giáo. Về mặc truyền thông, nhằm tăng cường giao tiếp thông tin kiến thức, truyền đạt và chỉ dẫn đến công nhân thì người tổ chức có thể phải dùng mạng xã hội để đăng tải hay phát trực tuyến (livestream), nhưng với luật an ninh mạng đang được thi thành tại Việt Nam thì người tổ chức phải đối mặt với tội tuyên truyền chống phá nhà nước, với những tội danh mơ hồ như "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 117 của bộ luật Hình sự năm 2015. Thứ hai, một khi quyền lợi công nhân đã bị xâm hại thì công đoàn có quyền tổ chức đình công với quy mô nhỏ và lớn. Nhưng hiện tại, những cuộc biểu tình này thường là tự phát, không do công đoàn tổ chức và sẽ bị dập tắt ngay sau đó bởi lực lượng an ninh. Điều quan trọng hơn hết là quyền biểu tình đã được quy định trong hiến pháp nhưng vẫn chưa có luật biểu tình, nên người tổ chức phải đối mặt với tội "gây rối trật tự nơi công cộng" theo điều 318 bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017. Thứ ba, với nền tư pháp còn quá nhiều bất cập thì khi chủ doanh nghiệp làm sai luật quy định, thì liệu công đoàn có đưa họ ra tòa được hay không và được giải quyết như thế nào? Những câu hỏi như thế này cần được trả lời trước khi tính đến hiệu suất hoạt động của công đoàn. Thứ tư, ngoài những người tổ chức, cần phải có người hoạt động tại cấp cơ sở để kêu gọi công nhân tự nguyện tham gia vào công đoàn, liệu những người này có được đảm bảo là không bị đàn áp hay trả thù từ phía của doanh nghiệp hay không? Tiếp theo, thứ năm, thách thức lớn mà công đoàn, nghiệp đoàn độc lập phải đối mặt là chủ đầu tư doanh nghiệp có quyền liên kết với nhiều doanh nghiệp khác để tạo ra một liên minh giới chủ nhằm bảo vệ lợi ích của họ và đối chọi với lợi ích công nhân. Kể cả sự cạnh tranh của Tổng liên đoàn Lao động. Và cuối cùng, thứ sáu, công đoàn đôi khi cũng phải tham gia vào chính trị để yêu cầu quốc hội thành lập những luật nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân như luật chống bóc lột trẻ em, luật bảo vệ cho những phụ nữ mang thai, luật sức khỏe nghề nghiệp... Đây là điều mà Đảng cộng sản Việt Nam không mong muốn và kể cả Tổng Liên đoàn lao động. Ba điều trước mắt cần làm Theo tôi nhờ vào hiệp định EVFTA là bước đệm đầu tiên để công đoàn độc lập tại Việt Nam ra đời. Vì một khi Việt Nam đã tham gia vào hiệp định trên thì yêu cầu EVFTA cần làm ba giải pháp căn bản trước mắt: Thứ nhất, nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng soạn thảo và tạo ra luật thành lập hội nhóm độc lập thật sự và thêm luật biểu tình. Thứ hai, những tổ chức công đoàn độc lập này được bảo vệ bởi Liên minh Châu Âu. Thứ ba, một cơ quan giám sát độc lập và thụ lý tranh chấp do Liên minh Châu Âu thành lập. Cuối cùng, theo tôi mặc dù, công đoàn, nghiệp đoàn độc lập sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian đến, nhưng nếu công nhân, thành viên có ý thức về quyền lợi của mình và cùng nhau tranh đấu thì mọi thứ sẽ thật sự thay đổi. --- Bài viết thể hiên quan điểm riêng của tác giả, từng tốt nghiệp ngành y, hiện đang làm việc trong vai trò cán bộ (organiser) cho một công đoàn tại Úc (United Workers Union).
Báo chí và mạng xã hội đang ồn ào về vụ việc xảy ra tại khu công nghiệp thuộc tỉnh Hải Dương, một chiếc xe ủi đất của đoàn cưỡng đã chèn lấn làm bị thương một người phụ nữ.
Bi kịch thu hồi đất ở Việt Nam
Xung đột giữa các lực lượng thu hồi và người dân khiếu nại đất đai xảy ra ở nhiều nơi tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Theo thông tin mới nhất thì hoạt động thi công đã bị dừng và cơ quan công an huyện Cẩm Điền nơi xảy ra vụ việc đã vào cuộc điều tra làm rõ. Ở Việt Nam suốt hàng chục năm qua, rất phổ biến tình trạng người dân khiếu nại phản đối thu hồi đất, nhiều trường hợp tập trung đông người chống đối việc cưỡng chế dẫn đến thương vong cho cả người dân và cán bộ chính quyền. Vậy việc thu hồi đất có lý do chính đáng không, người dân thực hiện quyền khiếu nại có chính đáng không? Và trách nhiệm của quan chức chính quyền như thế nào trong những việc này? Cảm nhận thực tế Vài lần tôi đi công tác Bắc Giang bằng xe khách từ bến xe Mỹ Đình, Hà Nội vào buổi sớm. Có rất nhiều nam nữ công nhân cũng đi làm sớm, tôi thấy họ chào hỏi khi lên xe gặp nhau, họ nói chuyện nhỏ nhẹ với nhau hoặc có người ngủ gà gật trên xe. Tôi thấy họ xuống xe ở khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nơi có nhà máy SamSung. Khi đi qua các khu công nghiệp vào buổi sớm hoặc buổi chiều tan tầm thì thấy hàng vạn nam nữ công nhân đi ra đi vào, khi đó mới thấy được vai trò ý nghĩa lớn lao của các khu công nghiệp trong việc tạo việc làm cho lao động. Nhiều người đã phải đi xa từ Hà Nội đến Bắc Ninh để làm việc cho thấy sự cần thiết của việc làm, nhiều bạn bè hay người thân của tôi từ Nam Định cũng phải đi làm công nhân trong các khu công nghiệp ở Bình Dương hay Thành phố Hồ Chí Minh. Với những tình cảnh như vậy, tôi mong sao có nhiều nhà máy như SamSung ở Việt Nam. Và điều đó đặt ra sự cần thiết phải thu hồi đất. Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp hay khu đô thị là điều tất yếu và chính đáng. Vậy tại sao lại hay bị người dân khiếu nại phải đối, mà xem việc làm của người dân thì thấy họ nhận thức về việc làm của mình cũng có tính chính đáng đến mức chấp nhận hy sinh. Khiếu nại chính đáng Hình ảnh vụ xe xúc ở Hải Dương cán lên người một phụ nữ khiếu nại đất đai gây xôn xao dư luận thời gian gần đây. Bản thân tôi là một luật sư cũng từng tham gia tư vấn cho người dân trong nhiều vụ khiếu nại thu hồi đất. Qua quá trình tham gia và từ thực trạng khiếu nại phổ biến cho thấy người dân không tin vào việc làm của giới cán bộ. Việc khiếu nại thì có mấy nguyên do như việc cán bộ đo đạc kiểm đếm tài sản không đầy đủ, hay xác định sai địa vị pháp lý thửa đất nên áp khung giá bồi thường không đúng hoặc ngay bản thân khung giá đền bù bị cho là thấp nên người dân không đồng tình. Nhiều trường hợp người dân khiếu nại đúng và qua đấu tranh của luật sư đã buộc cơ quan giải quyết phải tăng mức bồi thường. Ví như diện tích thửa đất thực tế lớn hơn so với số liệu trong giấy chứng nhận do người dân đã tôn tạo khai khẩn thêm trong quá trình sử dụng. Hoặc các công trình phụ trợ cho việc trồng cây như đường ống nước máy bơm, mương bê tông đã xây, giếng nước đã khoan… không được kiểm đếm đưa vào đền bù. Cũng có những trường hợp người dân khiếu nại do không đồng tình với dự án, không chấp nhận dự án và không chấp nhận cho thu hồi đất, ví như việc mở bãi rác gần khu dân cư của họ. Việc người dân khiếu nại là quyền chính đáng thể hiện ý thức làm chủ và là một hình thức giám sát tạo áp lực buộc cơ quan công quyền phải đưa ra chủ trương chính sách hợp lý và việc thực thi phải minh bạch. Tuy vậy thực tế cho thấy, đứng trước tình trạng người dân khiếu nại phổ biến, các cơ quan nhà nước đã tìm 'chiêu trò' để đối phó, thay vì đối diện để giải quyết thấu đáo tận gốc thì lại lảng tránh chối bỏ vấn đề. Ngăn chặn khiếu kiện? Luật đất đai mới ban hành năm 2013 đã đưa vào luật quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất, nội dung này trước đó chỉ quy định trong Nghị định của Chính phủ, việc nâng cấp đưa quy định lên thành luật cho thấy đã có sự coi trọng vấn đề thu hồi đất. Theo quy định tại Điều 69 thì trong việc thu hồi đất cơ quan nhà nước ban hành hai văn bản quan trọng, đó là quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ. Theo luật mới thì người dân chỉ được gửi cho quyết định về việc bồi thường mà không được giao quyết định về việc thu hồi đất. Nội dung này xem qua thì đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn, theo đó người dân chỉ có khả năng đồng tình hoặc phản đối về mức bồi thường mà mất cơ hội bày tỏ ý kiến về quyết định thu hồi đất. Tức là theo tinh thần của quy định mới thì bản thân việc thu hồi đất là không thay đổi được, mà người dân chỉ có khả năng có ý kiến về mức bồi thường mà thôi. Vậy có thực là việc thu hồi đất hay bản thân các dự án luôn hợp lý đúng đắn không? Và vì sao người ta vận động đưa ra quy định như vậy? Mánh khóe tránh trách nhiệm Tác giả, luật sư Ngô Ngọc Trai (đứng) cho rằng có sự trốn tránh, chối bỏ trách nhiệm ở một số cấp có thẩm quyền khi gặp khiếu nại đất đai của người dân. Lâu nay chính quyền chịu nhiều áp lực từ việc khiếu nại, để tìm cách ngăn chặn, trước kia thì họ không giao (mặc dù có quy định phải giao) nay thì họ thể hiện thẳng trong luật bỏ đi quy định người dân được giao nhận quyết định thu hồi đất. Trong khi khiếu nại là một hình thức giám sát đòi hỏi trách nhiệm giải trình của giới cán bộ và việc ngăn chặn người dân bày tỏ ý kiến liên quan đến quyền lợi chính đáng của họ, điều này sẽ chẳng mang lại gì tốt đẹp. Kìm nén người dân khi họ cảm thấy sự bất chính trong hoạt động công quyền, điều này dẫn đến sự phẫn uất mà đã có tình trạng người dân tìm bắn cán bộ như sự việc đã xảy ra ở Thái Bình năm 2013. Tinh thần của quy định luật là không muốn người dân khiếu nại về quyết sách thu hồi đất, vậy thử hỏi chất lượng quyết sách đến đâu mà đòi người dân im miệng đồng tình? Hãy khảo sát qua những số liệu được báo chí cung cấp sẽ thấy. Bài báo ‘Lãng phí khu công nghiệp bỏ hoang’ trên báo Thanh niên điện tử cho biết về tình trạng sử dụng đất của các khu công nghiệp. Theo thông tin bài báo thì từ Bắc đến Nam hầu như địa phương nào cũng có khu công nghiệp bỏ hoang gây lãng phí lớn. Theo một khảo sát của chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp VN tại Cần Thơ cho thấy, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 74 Khu chế xuất (KCN) và 214 cụm công nghiệp (CCN) được đưa vào quy hoạch, xây dựng với tổng diện tích hơn 42.000 ha. Tuy nhiên, hơn 92% diện tích chưa đưa vào sử dụng. Phần lớn các KCN, CCN chỉ sử dụng khoảng 5 - 40% diện tích đất, số còn lại hầu như bị bỏ hoang phí. Còn kết quả giám sát của thường trực Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Trị cho biết, đối với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch phần lớn sử dụng đất chưa đến 50% diện tích đất được thuê và có nhiều sai phạm. Chẳng hạn, tại KCN Nam Đông Hà có 9 dự án chưa sử dụng đất xây dựng giai đoạn 2 với diện tích 79.001 mét vuông, có 10 dự án sử dụng đất không đúng mục tiêu đầu tư với diện tích 12.330 mét vuông. Còn theo bài báo ‘Danh tính các khu công nghiệp có nguy cơ bị thu hồi’ trên báo Hà Nội Mới điện tử thì theo khảo sát của Bộ kế hoạch và đầu tư, hàng loạt khu công nghiệp ở các tỉnh, địa phương Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Ninh Thuận v.v... nằm trong diện ‘có vấn đề’… Động cơ lợi ích đằng sau Xung đột đất đai là một trong những vấn đề quan trọng mà Việt Nam cần giải quyết thông qua cải thiện luật pháp, chính sách, theo tác giả. Những thông tin báo chí cho thấy nhiều tỉnh thành phố đua nhau mở khu công nghiệp dẫn đến thừa mứa lãng phí, chứng tỏ nhiều quyết sách không hợp lý. Vậy nên người dân hoàn toàn chính đáng khi đặt dấu hỏi nghi ngờ về sự xác đáng của việc thu hồi đất thể hiện qua việc khiếu nại. Ở phương diện quản lý đất nước, việc người dân khiếu nại là có lợi vì nó đặt ra nhu cầu phải đánh giá kiểm tra thật kỹ mỗi dự án, cái mà giới cán bộ vì mờ mắt lợi ích nên làm lơ ngó qua. Họ cũng e ngại lo sợ những bê bối sẽ bị phơi bày ra qua việc khiếu nại. Có thể hình dung đa phần những dự án bỏ hoang trong các bài báo nêu trên là do các cấp chính quyền tỉnh thành phố phê duyệt và thu hồi đất. Họ đã đánh giá tính toán không kỹ các số liệu dẫn đến kết quả sai. Mà cũng chính tầng nấc cán bộ này lại là chủ thể chính trong việc giải quyết khiếu nại. Do vậy họ đã tìm cách ngăn chặn người dân khiếu nại để giảm bớt áp lực, ngoài ra còn giúp giảm tránh trách nhiệm giải trình về các dự án. Đối với họ thì dân khiếu nại về mức bồi thường thì không sao vì tiền do chủ đầu tư bỏ ra có thể bổ sung nâng lên, nhưng dân phản đối bản thân dự án thì không được vì phê duyệt và chịu trách nhiệm về dự án chính là họ. Luật được thông qua bởi Quốc hội nhưng nhiều khả năng các đại biểu không chú ý đến quy định này và không nhận ra thâm ý đằng sau, mà rồi lợi ích riêng của một tầng nấc cán bộ được bênh vực trong khi lợi ích chung thì gánh chịu hậu quả. Giải pháp nào? Tình trạng nhiều khu công nghiệp bỏ hoang và nhiều khu đô thị xây rồi bỏ không, cho thấy sự cần thiết phải để người dân được khiếu nại quyết định thu hồi đất, qua đó thẩm tra đánh giá lại tính xác đáng của mỗi dự án. Và qua những khu công nghiệp có các nhà máy như SamSung lại cho thấy việc thu hồi đất là cần thiết tất yếu, trong khi việc khiếu nại của người dân cũng là chính đáng, vậy phải làm sao? Theo tôi thì nhà nước cần làm mấy việc sau. Trách nhiệm nhà nước trong giải quyết xung đột, khiếu kiện đất đai vẫn là chính, theo tác giả. Thứ nhất là tăng cường chất lượng của các quyết sách, đánh giá kiểm soát thật kỹ mỗi chủ trương dự án để không xảy ra tình trạng thu hồi nhiều, mở nhiều khu công nghiệp để rồi cỏ mọc không hoạt động. Thứ hai là tăng cường minh bạch trong việc triển khai thu hồi đất, lâu nay người dân bức xúc khiếu nại phần nhiều do không tin tưởng vào giới chức, nghĩ rằng có sự cấu kết ăn chia trên lưng trên cổ người dân. Do vậy mỗi một dự án cần đưa nhiều đại diện cho người dân vào các ban bồi thường giải phóng mặt bằng, nhưng người đưa vào không phải là quan chức về hưu hay đảng viên biết nghe lời được chọn. Điều đó giúp người dân yên tâm về dự án, giúp cho doanh nghiệp đỡ mất tiền bôi trơn cho cán bộ mà đúng ra tiền đó phải chảy vào ngân sách nhà nước. Qua sự việc xảy ra ở Hải Dương cho thấy trách nhiệm của nhà nước vẫn là chính, phải làm sao để dung hòa được các vấn đề và qua đó đòi hỏi tầng lớp cán bộ phải có năng lực và công tâm tức là đội ngũ cán bộ phải có chất lượng. Có thế mới tránh được bi kịch của thu hồi đất, trong khi giải quyết được vấn đề công ăn việc làm thì lại tạo ra vấn nạn mới là tình trạng bạo lực chống đối thu hồi đất. Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một luật sư đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội.
Mới đây, nhà báo Huy Đức đã có một bài viết về ‘luân chuyển cán bộ và nhân sự cho Đại hội’ lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2016.
‘Người thua cuộc’ là dân?
Hơn 50% cán bộ luân chuyển đợt I sẽ cơ cấu làm Ủy viên Trung ương Đảng. Bài viết được BBC Tiếng Việt đăng với tựa đề ‘Luân chuyển cán bộ, ai thắng cuộc?’ vì trong bài viết của mình tác giả của cuốn ‘Bên thắng cuộc’ đã đề cập đến chuyện ai sẽ là ‘người thắng cuộc’ trong việc luân chuyển cán bộ và chuẩn bị nhân sự trước Đại hội XII. Đến giờ khó có thể đoán hay biết trước được ai trong 44 cán bộ vừa được luân chuyển hay trong giới lãnh đạo cao cấp hiện hoặc phe nhóm của họ sẽ là ‘người thắng cuộc’ và ai là ‘người thua cuộc’ tại Đại hội XII. Nhưng có thể nói ‘người thua cuộc’ trong chuyện luân chuyển cán bộ và bầu chọn lãnh đạo trong Đại hội XII hay trong các hội nghị, đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung vẫn là dân. Dân bị bỏ ‘ngoài cuộc’? Người dân được coi là ‘người thua cuộc’ vì trong chuyện ‘luân chuyển cán bộ’ này họ chẳng đóng một vai trò quan trọng gì hay thậm chí không có tiếng nói nào. Họ chỉ là những ‘người ngoài cuộc’. Được biết, quyết định luân chuyển và điều động 44 cán bộ vừa rồi là một quyết định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản. Mục đích của quyết định ấy là nhằm đào tạo, thử thách cán bộ được chỉ định để họ có thể nắm giữ các vị trí cao hơn tại Đại hội XII. Hơn nữa, trong danh sách những người được luân chuyển, điều động có một số người thuộc diện ‘con ông cháu cha’. Lướt qua như vậy để thấy rằng quyết định luân chuyển, điều động cán bộ ấy chủ yếu vẫn là một quyết định ‘của Đảng’, ‘do Đảng’ và ‘vì Đảng’ – hay một nhóm người trong Đảng Cộng sản – hơn là ‘của Nhân dân’, ‘do Nhân dân’ và ‘vì Nhân dân’. Người dân tại các tỉnh thành liên hệ không có tiếng nói gì liên quan đến quyết định đó dù cán bộ được điều động tới là người trực tiếp lãnh đạo họ. Một việc làm như vậy chắc chắn chẳng bao giờ diễn ra tại các nước dân chủ, đa đảng trên thế giới. Không chỉ thế, nếu dựa vào nhận xét, bình luận của một số người – như của ông Nguyễn Đắc Xuân, một người nghiên cứu về Văn hóa Việt Nam, trong một lần trả lời phỏng vấn của BBC gần đây – các triều đại phong kiến ngày trước có những quy định, cách làm còn tiến bộ hơn chế độ hiện tại trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm quan chức. Chắc giới lãnh đạo, quan chức Việt Nam và những người ủng hộ họ khó chấp nhận điều này vì họ coi các chế độ phong kiến trước đây là 'xấu xa, thối nát'. Họ cũng không thể chấp nhận chuyện chế độ của họ lại thua kém các thể chế tại các nước dân chủ trên thế giới vì như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng quả quyết ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ ở Việt Nam ‘cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản’. Một số cán bộ kế cận trong đợt luân chuyển là con cháu các quan chức lãnh đạo. Nhưng dù có chấp nhận hay không, có thể nói không chỉ trong chuyện bổ nhiệm cán bộ, bầu chọn lãnh đạo mà trong toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam, người dân thường bị ‘bỏ ngoài cuộc’, bị coi là ‘kẻ bên lề’. Chẳng hạn, đến giờ, ngoài việc ‘đi bầu’ quốc hội và hội đồng nhân các các cấp, người dân Việt Nam – ở Miền Bắc từ khi Việt Nam giành độc lập năm 1945 và ở Miền Nam sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975 – vẫn chưa một lần được tự do, công khai và trực tiếp bầu người lãnh đạo của mình hay quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước mình. Việc bổ nhiệm cán bộ hay bầu chọn các vị trí lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam luôn do một mình Đảng Cộng sản quyết định. Người dân chỉ biết đứng bên ngoài đoán mò, suy đoán khi Đảng họp và buộc phải chấp nhận bất cứ một quyết định nào được ra đưa ra từ những thỏa thuận sau hậu trường hay những cuộc bỏ phiếu kín của họ. Với một số người, việc ‘sắp xếp, bầu chọn nhân sự’ ấy là chỉ là một cuộc dàn xếp, mặc cả giữa các cá nhân, phe nhóm trong Đảng Cộng sản. Tệ hơn, trong bài viết của mình, nhà báo Huy Đức còn nhận xét rằng, ‘người thắng cuộc’ trong những cuộc bỏ phiếu như thế ‘không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn có thể là người có nhiều ‘gót chân A-Sin’ để sau khi bầu lên “đàn em” dễ dàng trục lợi’. Dân là người thua thiệt? Trong một đất nước mà gần như tất cả mọi chuyện, hầu hết trong tất cả mọi lĩnh vực – từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội – và trong tất cả mọi cơ cấu, tổ chức nhà nước – từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp – đều do Đảng Cộng sản nắm giữ, quyết định chuyện người dân hầu như bị bỏ ‘ngoài cuộc’, buộc phải ‘đứng bên lề’ cũng không có gì là khó hiểu. Không phải ngẫu nhiên, Economist Intelligence Unit (EIU), bộ phận thông tin kinh doanh, của tạp chí The Economist tại Anh xếp Việt Nam rất thấp trong chỉ số dân chủ. Chỉ được điểm 2,98 trên 10, Việt Nam bị xếp ở thứ 144 (trên số 167 quốc gia và lãnh thổ) năm 2013. Trong khi đó một số nước Đông Nam Á khác như Indonesia có số điểm là 6,76 (xếp thứ 53), Thái Lan 6,55 (58), Malaysia 6,41 (64), Philippines 6,30 (69) và Singapore 5,88 (81). Thậm chí, Việt Nam cũng thua Cambodia – quốc gia gần được ‘điểm trung bình’ (4,96) và được xếp thứ 100. Cũng nên nhắc rằng Việt Nam ‘bị điểm 0’ trong hạng mục bầu cử và đa nguyên – một trong năm phân loại được EIU dùng để xếp hạng – và nhận điểm 2,78 về mục tham gia chính trị. Sống dưới một chế độ như thế – đặc biệt khi chế độ đó có ‘cách bầu cử’ không giống ai như nhà báo Huy Đức bình luận trên – người dân chắc chắn phải chịu nhiều thua thiệt. Vì ‘đứng ngoài cuộc’, tiếng nói của họ không có trọng lượng, nguyện vọng của họ không được lắng nghe và – vì vậy – quyền lợi của họ cũng không được coi trọng và có thể bị đặt dưới hay sau lợi ích của đảng, của các phe nhóm trong đảng. Chỉ cần đọc các bài viết, thông tin trên báo chí hay các trang mạng, diễn đàn xã hội, ít hay nhiều cũng có thể thấy được người dân vẫn là người thua thiệt, yếu thế trong xã hội Việt Nam. Chẳng hạn, trong thời gian qua dư luận, báo chí – trong đó các báo chính thống ở Việt Nam – bày tỏ bức xúc về chuyện cô giáo, học sinh ở Điện Biên phải dùng túi nilon qua sông để tới trường hay chuyện công an đánh chết dân chỉ bị án nhẹ. Một ví dụ khác phần nào phản ánh việc người dân – đặc biệt những ai có tiếng nói, việc làm trái ‘ý đảng’ – bị gạt ‘bên lề’, bị hạn chế và phải chịu nhiều thua thiệt – là trường hợp của Nhã Thuyên hay Đỗ Thị Thoan. Đảng cộng sản đang chuẩn bị một thế hệ lãnh đạo kế cận ít nhất cho tới năm 2011. Luận văn văn chương của cô bị chấm lại dù được bảo vệ xuất sắc hơn ba năm trước, sau đó cô bị tước bằng thạc sỹ, bị cắt hợp đồng dạy học – và ngay cả giáo sư hướng dẫn luận văn của cô cũng bị cho về hưu non – chỉ vì cô chọn ‘Mở miệng’ – một nhóm thi ca văn chương không được chính quyền Việt Nam thừa nhận mà cô gọi là ‘kẻ bên lề’ – làm đề tài cho luận văn của mình. Vì chính quyền chi phối, kiểm soát tất cả – trong đó sáng tác, ngôn luận, báo chí – không có gì ngạc nhiên khi thấy Việt Nam bị tổ chức Phóng viên không biên giới xếp vào gần cuối bảng (172 trên 179) – sau tất cả chín nước ASEAN khác, trong đó có cả Lào, Campuchia và Miến Điện – về tự do báo chí, ngôn luận. Mãi để dân ‘thua cuộc’? Không phải chỉ có người dân hay giới quan sát bên ngoài mà có thể các lãnh đạo cấp cao và quan chức Việt Nam đều biết thể chế chính trị ở Việt Nam nói chung và cách thức bầu chọn lãnh đạo, cán bộ của Việt Nam nói riêng có nhiều bất cập, phi lý, phi dân chủ. Hơn nữa, nếu thực sự thẳng thắn, công tâm chắc họ cũng ít nhiều nhận ra rằng vì những bất cấp, phi lý ấy – hay vì cách làm thiếu minh bạch, không dân chủ đó của họ – người dân vẫn chủ yếu là ‘người ngoài cuộc’ và ‘kẻ thua cuộc’ trong đời sống kinh tế, xã hội và đặc biệt sinh hoạt chính trị. Nhưng một câu hỏi được đưa ra là liệu có ai trong số họ thực sự muốn, biết và dám đặt quyền lợi của Nhân dân lên trên lợi ích của Đảng – và các phe nhóm trong Đảng, gần Đảng – để có thể tiến hành ‘đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân’ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong trong Thông điệp đầu năm (2014) của ông? Nếu muốn và dám làm vậy – thay vì chú tâm vào chuyện ‘chuẩn bị nhân sự’ cho Đại hội XII hay chỉ chú trọng vào các cuộc dàn xếp, mặc cả để mình hay người của mình trở thành ‘người thắng cuộc’ trong Đại hội này như một số người phân tích, bình luận gần đây – trong hai năm tới chắc giới lãnh đạo Việt Nam sẽ ưu tiên vạch ra một đường hướng đổi mới hay chuẩn bị một lộ trình cải cách cho Việt Nam – giống như giới tướng lãnh Miến Điện đã từng làm. Nếu họ làm được điều đó, người dân Việt Nam dần dần sẽ có cơ hội ‘vào cuộc’ và chắc chắn sẽ trở thành ‘người thắng cuộc’. Không chỉ thế – như chính chương trình đổi mới kinh tế mà họ đã tiến hành cách đây gần 30 năm minh chứng – giới lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ trở thành ‘người thắng cuộc’ trong tiến trình cải cách đó. Trái lại, nếu mọi chuyện vẫn như cũ hay giới lãnh đạo Việt Nam chỉ nói mà không làm, người dân Việt Nam sẽ tiếp tục là ‘kẻ bên lề’, ‘người ngoài cuộc’ và ‘người thua cuộc’. Hơn nữa, nếu không muốn và dám có những thay đổi căn bản, toàn diện đáp ứng được nguyện vọng của người dân và nhu cầu thời đại có thể cuối cùng ‘kẻ thua cuộc’ cũng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì, như trường hợp Liên Xô và các nước cộng sản ở Đông Âu trước đây hay những gì diễn ra tại một số quốc gia Bắc Phi, Ảrập gần đây cho thấy, độc đảng, độc đoán, độc tài không phải là cách tốt nhất để duy trì quyền lực. Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một cây bút bình luận đang sinh sống ở Anh quốc.
Dân biểu Cộng hòa Christopher H. Smith từ tiểu bang New Jersey đã có chuyến thăm kéo dài bốn ngày (1/12/05 - 4/12/05) để tìm hiểu tình hình Việt Nam.
Dân biểu Mỹ tìm hiểu nhân quyền VN
Chuyến thăm của ông Chris Smith, người hiện đang giữ chức Phó chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương của Hạ viện Hoa Kỳ; do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam sắp đặt. Ông Smith đã phục vụ trong Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện một thời gian dài là 23 năm và nay cũng đang vận động để vào chức Chủ tịch Ủy ban này thay cho ông Henry Hyde sắp về hưu. Trước chuyến đi, ông Smith đã nói rõ ông tới Việt Nam lần này để tìm hiểu tình hình và thúc đẩy việc cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo tại đây. Lịch trình bốn ngày của ông Chris Smith tại Việt Nam kín đặc các cuộc gặp với đại diện chính phủ và tôn giáo, cùng các nhân vật bị coi là bất đồng chính kiến tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh như ông Nguyễn Thanh Giang, linh mục Nguyễn Văn Lý và hòa thượng Thích Quảng Độ. Cuối chuyến đi, ông nói với các nhà báo rằng ông đã gặp gỡ tổng cộng gần 60 người. 'Không ảo tưởng' Cần phải nói rằng, dân biểu Chris Smith là một người lâu nay từng chỉ trích chính phủ Việt Nam nặng nề và là người vận động cho Dự luật nhân quyền Việt Nam trong đó đòi trừng phạt Việt Nam về về vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Dự luật này đã được Hạ viện thông qua ba lần thế nhưng lại gặp trở ngại tại Thượng viện. Cũng ông Smith đã ra điều trần nhiều lần tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Chính vì vậy mà các quan chức Việt Nam đã đánh giá là "không thật sự ảo tưởng" về chuyến thăm của ông Smith. Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ Việt Nam Ngô Yên Thi nói với đài BBC ông Smith là một 'nhân vật cứng' và chắc là có định kiến về tôn giáo Việt Nam. "Dường như ông tiếp xúc với những người lâu nay thiếu thiện chí và có thành kiến là nhiều hơn. Chúng tôi cũng đã nhận xét rằng, đã nghe thì phải nghe nhiều phía và phải thấy cái toàn thể của Việt Nam". "Vào WTO phải cải thiện nhân quyền' Chuyến thăm của ông Chris Smith diễn ra trong lúc Việt Nam đang gấp rút thương lượng với hy vọng kết thúc đàm phán với Hoa Kỳ về việc nước này gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trước khi quay trở về Mỹ, ông Smith được các hãng thông tấn hoạt động tại Việt Nam trích lời nói rằng việc gia nhập WTO cần được liên kết với việc cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo. Ông nói "nhiều người trong Hạ viện sẽ rất lớn tiếng... để bảo đảm là (Việt Nam) phải có cải cách trước khi nghĩ tới việc gia nhập". Cho tới nay, trong các thương thảo thương mại song phương theo khuôn khổ WTO, chính phủ Hoa Kỳ không đưa ra điều kiện về nhân quyền mà chỉ tập trung vào việc mở cửa thị trường và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cho dù công nhận Việt Nam đã có một số tiến bộ, chính phủ Mỹ vẫn giữ tên Việt Nam trong Danh sách các nước gây quan ngại đặc biệt (CPC) về nhân quyền và ông Chris Smith nói với các nhà báo điều này sẽ được duy trì chừng nào Việt Nam chưa đưa ra các cải thiện mạnh mẽ. Hồi đầu tháng, Quốc hội Âu châu cũng vừa thông qua một nghị quyết về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, Lào và Campuchia, trong đó có kêu gọi chính phủ Việt Nam theo đuổi đối thoại với tất cả các thành phần trong xã hội; cải cách chính trị và luật pháp; chấm dứt đàn áp tôn giáo và trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm. ========================================= Quang Huy, ParisNhững năm gần đây mỗi khi Mỹ ra dự luật về nhân quyền với VN thì báo đài nhà nước lại thi nhau chửi lại Mỹ. Nhân dân cũng đa phần rất phẫn nộ vì cho rằng Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Tuy vậy điều đáng nói là đa phần những người phản đối lại không để ý, không tìm hiểu và không chịu đi xác thực những điều Mỹ chê trách ta có đúng hay không. Bởi đơn giản là văn hoá chống Mỹ đã thấm rất sâu, không chỉ ở VN mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Nhưng gần đây, Châu Âu và Nhật Bản bắt đầu vào cuộc. Mời quý vị hãy xem Nghị Quyết Nhân quyền của Quốc hội Châu Âu ở 3 nước Đông Dương ngày 01/12 ở đường link bên cạnh. Lần này không thấy báo đài trong nước phản đối kịch liệt nữa???. Trước hết bởi vì Châu Âu không phải là Mỹ, chửi Châu Âu không đơn giản, không thể có sự đồng tình của đông đảo dân chúng. Những lý do dùng để chống Mỹ như thù địch các nước cộng sản, tiếp thu ý kiến một chiều của một bộ phận VK không đại diện cho quốc gia, ... thì nay lại không áp dụng được cho Châu Âu. Mong các bạn hãy nhìn lần một lần nữa, đây là Quốc Hội Châu Âu, là cơ quan dân biểu chứ không phải một chính phủ, một đảng phái. Người châu Âu không thù địch mà trái lại còn có nhiều cảm tình với Việt Nam, cụ thể như Pháp, Thuỵ Điển, ... Người Châu Âu không phải không biết gì về VN, họ đã đến VN từ rất lâu rồi, cụ thể như Phần Lan, Ba Lan, CH Séc, ... Người Châu Âu cũng nhiều khi rất ghét Mỹ như Pháp, kị Mỹ như Đức, ... Vậy thì sao, xin các bạn hãy suy nghĩ, có phải Quốc Hội Châu Âu là những người không hiểu biết, định kiến, thù địch? Hà Nguyễn, Los AngelesCảm ơn Ngài Dân biểu Cộng hòa Christopher H. Smith đã nhã ý dến thăm VN. Như Ngài vốn biết, đất nước VN tôi rất đẹp. VN đẹp như bầu trời trong xanh không một chút bụi, đẹp như gió chiều mát tinh khiết, đẹp như ánh bình minh vừa ló dạng, đẹp không vần thơ vào tả hết được... Nhưng từ ngày Hồ Chi Minh và chủ nghĩa CS, cùng với các khẩu hiệu: "Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội", "Ðảng ta, đỉnh cao của trí tuệ loài người, độc quyền lãnh đạo",... đất nước VN tôi trở nên tả tơi tội nghiệp: Tôn giáo là thuốc phiện cần phải bị quản chế chặt chẽ. Bất đồng chính kiến là phản động không thể chấp nhận được. ... Lần nữa, cảm on Ngài dân biểu vốn nhân bản coi trọng quyền sống con người góp ý hòng làm đời sống dân tôi trở nên tốt đẹp hơn. Quang Phạm, Sài GònMong rằng nhiều người dân biết được tin này để họ cảm thấy được an ủi đôi chút. Ta đi tới, Sài GònViệt Nam Welcome "SIR" SMITH! Ông đến Việt Nam nên nghe bằng hai tai nhé. Và đừng có mang "củ cà rốt" WTO ra nhử Chính phủ Việt Nam bởi vì điều này chỉ có tác dụng ngược thôi ( Dân khổ chứ chẳng có Chính phủ nào khổ cả ). Tôi nghĩ ông cũng nên thăm IRAQ và APGANISTAN xem quân Mỹ đang làm gì ở đó? Có một số vị người Việt sống ở Mỹ xem ra hết sức "hãnh diện" vì được Mỹ cho ôm chân quay lại chửi Tổ quốc. Đó là những kẻ vô văn hoá nhất. Người Việt Nam cần một nước dân chủ và tự do nhưng do chính người Việt Nam không phải bất cứ một tên Mỹ, Pháp, Anh, Nhật ...nào, lại càng không phải những tổ chức "bù nhìn" của Mỹ như WTO, WB. Tại sao khi một quốc gia muốn tham gia với sự thiện chí lại nghe những điều kiện này nọ...đó là điều kiện của những kẻ tiểu nhân, vô văn hoá. Nguyễn Hùng, Sài GònVậy là các ông lòi cái đuôi con chuột ra. Chỉ một cái lão Chris Smith mà các ông đã nhe cái răng hùa theo, vậy nếu Mỹ hay một nước nào đó đem quân vào VN thì chắc các ông còn quyên góp tiền mua bom đạn để dội vào mồ mả nhà các ông nữa? Đúng vậy không? Tại sao tôi nặng lời với các ông vì các ông là đồ đạo đức giả. + Các ông mồm miệng thì đòi tự do dân chủ vì dân bị chính quyền đè nén, vì mất nhân quyền cho nên xã hội mới không phát triển được, dân mới nghèo. + Các chính sách cai trị hà khắc và đường lối kinh tế trì trệ làm cho dân lầm than cực khổ Vậy tôi hỏi các ông vào WTO có lợi cho ai? Ai là người được hưởng lợi nhiều nhất? Hay là ông lại bảo là Đảng cộng sản và tầng lớp tư bản đỏ? Nếu tôi là họ tôi sẽ không gia nhập WTO vội vì việc gì phải chia sẻ miếng bánh ngon cho người khác. Cứ để độc quyền, cứ để DN nhà nước tồn tại sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ sự bảo hộ chứ? Vào WTO lại phải chơi trong môi trường luật pháp quốc tế, vậy có phải là tự đem tai cho người khác xẻo không? WTO là cơ hội cho bao nhiêu người dân được hưởng lợi từ những hàng hoá giá rẻ do bỏ hàng rào thuế quan và bán được hàng hoá cho người khác với giá cao hơn . Còn các DN tư nhân hay bất kỳ 1 doanh nghiệp nào khác được chơi trên một sân WTO và họ được đối xử bình đẳng hơn. Còn nhân quyền ư? Nhân quyền là đem bom đạn đi đàn áp nước khác, là đem chất độc tưới lên đầu dân tộc khác, là để hàng ngàn người nghèo chết vì những thiên tai biết trước? Trong đó nguời Việt mình đó. Nhân quyền là sự lừa dối dân chúng, tạo những bằng chứng giả để lừa bịp dân , lấy tiền đóng thuế của dân đi tiêu diệt những người bất đồng chính kiến? Vậy thì ông gọi là dân chủ? Các ông là loại người gì khi mà những chủ đề về sự phát triển vượt bậc của VN thì các ông bảo là đương nhiên, là không làm cũng được vậy hay phải hơn như thế mà tuyệt nhiên không có một lời bình luận động viên trong khi đó các chuyên gia kinh tế, các nước trước đây coi VN là kẻ thù họ lại có cái nhìn thiện cảm và thán phục? Còn những chủ đề về chính trị, chủ đề về những tồn tại của đất nước thì các ông mở loa to thế? Qua những điều tôi vừa nêu ra ở trên tôi thấy các ông chỉ là một trong 2 loại người sau hoặc là cả hai: 1-Các ông là loại người chỉ giỏi phán xét người khác, còn mình thì.... (xin lỗi không tiện nói ra)? 2- Các ông chỉ muốn Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá để các ông mỗi lần về VN thì cho người ta ít tiền để thoả mãn các trò tiêu khiển của các ông. Các ông muốn họ nghèo để còn có cớ đả cộng sản và phá hoại những người đã thống nhất được đất nước. Và dân VN là con tốt để các ông lợi dụng. Tôi có vài lời đóng góp như vậy. MumeiViệt Nam sẽ chẳng đa đảng, mà vẫn vào WTO như thường. Mọi người cứ đợi xem. Bởi vì như vậy sẽ có lợi cho cả Việt Nam và Mỹ. Dù sao Mỹ cũng có một lịch sử mất mặt với Việt Nam, bây giờ mỗi chính phủ nhường nhau một tý, một anh hoạnh họe lấy lại tí thể diện, anh kia có điều kiện phát triển,... ổn hết cả thôi. Ngày xưa những ông Thiệu, ông Kỳ với cả hàng triệu người VNCH đồng minh, Mỹ còn chẳng bênh được, chứ bây giờ vài ba ông Chính, ông Lý, ông Giang, ông Độ đâu có gì mà lấy được lòng hảo tâm của chính phủ Mỹ. Tommy Teo, HCMCWTO" là củ cà rốt "Nhân quyền" là cây gậy. Người Mỹ thường chơi chiêu này. Ông Smith này nếu yêu nhân loại đến thế thì nên bỏ việc tại Hạ nghị viện Mỹ về làm dân thường, rồi qua VN sống vài năm. Khi đó nói tui mới tin. Một bài cũ cứ làm hoài. Chán như con gián. NP, TP HCMMến gởi ô.Steve Quan, Raleigh, USA. Không biết ô là người Việt hay là dân USA vậy? Các ông có thù CS thì tùy các ông nhưng cũng phải chừa cái bàn thờ tổ tiên ra chứ? Hiện nay vẫn còn hàng triệu trẻ em, con em Việt Nam của chúng ta đang sống dở chết dở, người không ra người vì chất độc da cam của Mỹ kìa! Các ô thương cho nhân dân đang sống đau khổ dưới chế độ CS, sao các ô không kêu la, đấu tranh cho họ đi? Hay các ô muốn nước Mỹ tự do, vĩ đại và nhân đạo sớm ra tay xóa bỏ chế độ CSVN như đã làm ở Iraq để vào lo cho các em nhỏ đó? Chỉ có CSVN đàn áp tôn giáo thôi sao? Vậy Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày trước tự thiêu để làm gì vậy các bạn? Ở hải ngọai chắc các bạn lo lắng dân mình trong nước không được đến nhà thờ, không được đi chùa phải không? Hay phải là cho phép các Hòa thượng, Linh mục phải được làm chính trị, phải được quyền tổ chức biểu tình, chửi rủa chế độ thì mới đúng là tự do? Nói điều này ra tôi e xúc phạm nhưng thực tình tôi nghĩ Chúa và Phật chẳng bảo giờ dạy như thế?!!!! Các bạn nếu thực sự có yêu quê hương đất nước thì xin hãy nhớ rằng là sau bao năm bị tàn phá bởi chiến tranh, nhân dân ta vẫn còn khổ lắm, nếu các bạn có giúp gì được thì chung tay mà giúp, không được thì thôi, đừng kêu gọi đem cái thứ tự do, dân chủ đi kèm với bom đạn dội lên đầu dân mình hay tự do, dân chủ phải có điều kiện, nếu không thì cấm vận như vậy! Dân chủ, tự do đâu chứa thấy mà điều thấy ngay là dân mình sẽ khổ hơn, sẽ chậm đà phát triển và tụt hậu trở lại! Hay theo như các bạn là dân ta nay “ngu dốt” quá! Các bạn muốn đem những điều tốt đẹp đến mà còn không biết hưởng, vậy đáng phải ăn bom Mỹ như dân Iraq hiện nay mới thỏa lòng các bạn? Ẩn danhÔng Smith sao không đến Lào hoặc Campuchia mà lại là VN? Tôi giờ đây chẳng biết so sánh VN với nước nào khác ngoaì hai nước anh em kế bên. Và chuyến đi của ông cực kỳ bí mật, các tờ báo ở VN khôngbiết nên không thấy đăng tin chuyến đi này. Tôi cảm ơn ban Việt ngữ BBC đã thông tin cho biết. Nguyễn Nam, Sài GònTục ngữ Việt Nam có câu: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn." Ông Christ Smith đi VN tới 4 ngày lận, tức nhiên ông ta sẽ học hỏi được nhiều chuyện. Mấy người quen của tôi nói rằng các Nghị sĩ Hoa Kỳ họ giỏi lắm, giỏi nắm bắt vấn đề và giỏi nói chuyện... Cách đây vài tuần báo Tuổi Trẻ có viết trong mục Thời sự & Suy nghĩ về chuyện Sờ-ta-đi-tua (study tour) của các quan chức ta. Họ đi từng đòan, từng nhóm bằng tiền đóng thuế của dân qua bên Tây để học tập, nghiên cứu thị trường. Nhưng qua bên đó họ chỉ lo chuyện phục vụ cá nhân là chính, vì vậy ngài Christ Smith đi VN chắc là phải hiệu quả hơn là sờ-ta-di-tua. Trần Quỳnh, Hà NộiThưa ông Nguyễn Quốc Bảo, nếu xét khía cạnh nào đó thì giáo phái Hoà Hảo của ông thì bản thân tôi sẽ không biết nhiều vì chính tôi sinh sau ngày giải phóng nhưng cái nhìn của ông vẫn là bảo thủ về tôn giáo VN. Bản thân ông và mọi người theo tôn giáo Hoà Hảo phải xem xét lại chính mình vì sao lại như thế. Hơn nữa một tôn giáo có phát triển hay không nó còn tuỳ thuộc vào cái đường lối của người đứng đầu, có phải cái đường lối đó là chống chế độ hay gây mâu thuẫn trong người VN của các ông vậy. Tốt nhất là ông cứ làm việc đi và đừng có xăm soi vào chuyện VN. Còn ông Chris Smith, ông nên có những lời nói đúng sự thật về tôn giáo VN nếu không thì ông sẽ không được tiếp đón về VN đâu. Danh Nguyễn, Reseda, Hoa KỳGởi bạn Nguyễn Sơn, Hà Nội. Những điều bạn nói ở đây ông Chris Smith đâu có nghe được! Chi bằng bạn hãy kiến nghị đại biểu QH của bạn đề nghị với Nhà nước mình cấm tiệt không cho hắn bén mảng đến VN; hoặc là tập họp các bạn có cùng chí hướng biểu tình phản đối tại những nơi ông Smith đi qua, như nhiều VK đã làm khi thủ tướng PVK thăm Hoa Kỳ. Nhưng bạn phải nhớ hiệp thương với Mặt Trận Tổ quốc, không thì lại phiền vào thân. Chứ trút bầu bực bội lên diễn đàn BBC (một thời đã bị xem là đài địch), thì phỏng có ích gì ? DVM, Việt NamTôi thực sự ngạc nhiên, và rất vui khi cuối cùng người Mỹ cũng có cách thể hiện sự thiện chí của mình. Mới hơn 1 năm trước với 323/45 phiếu đã thông qua Dự luật nhân quyền Việt Nam mà hôm nay nó gần như không tồn tại. Thực ra dự luật này có tồn tại trên giấy tờ mà không thực sự có tác dụng gì cho việc thúc đẩy về nhân quyền cho Việt Nam, ngược lại nó còn làm xa cách thêm cho tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước chúng ta. Theo suy nghĩ thiển cận của tôi, đầu năm tới, chính phủ Hoa Kỳ sẽ có những bước tiếp theo như thông qua quy chế bình thường vĩnh viễn thương mại giữa hai nước mà không đòi hỏi điều kiện gì thì người dân hai nước càng xích lại gần nhau một cách tự nhiên mà không phải "tốn tiền", cũng là mong mỏi của đại đa số người dân Việt Nam. Nếu được như thế thì ngài đại sứ Michael W Marine có nói cứng hơn nữa thì cũng chẳng sao, tôi vẫn thích nghe như thế, nhưng thấy ấm áp và thân thiện. Xin chúc cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày một bền vững và thân thiết vì lợi ích của cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam. Chính phủ hai nước thường xuyên "tặng quà cho nhau", các bạn có thấy vui lây không? Nguyễn Thanh Minh, Sài GònCảm ơn Ông Smith rất nhiều, nhờ có những người như Ông mà chúng tôi cảm thấy phấn chấn hơn vì lâu nay nhà nước CSVN chỉ biết đàn áp và sai bảo, nào có chịu lắng nghe tiếng nói chân thành và tâm huyết của nhiều hiền tài. Họ nói những lời rất hay và đẹp nhưng thực hiện lại không đi đến đâu. Rất mong sau chuyến đi này của Ông Smith, Thế giới biết được hoàn cảnh của nhiều người dân Việt ra sao. Cảm ơn BBC đã cho tôi cơ hội được nói lên chính kiến của mình. Steve Quan, Raleigh, USATrả lời bạn NTC, Hanoi, rằng tại sao ông Smith qua VN lại làm rùm beng lên. Là tại vì Mỹ là một nước lớn, giàu mạnh, VN là một nước nhỏ, nhược tiểu. Tiếng nói của Mỹ có giá trị và tầm vóc hơn. Và do vì VN cần quan hệ với Mỹ, qùi lạy để được bang giao với Mỹ và để được bán hàng hóa vào đất nước Mỹ. Đó là tại sao đó. Nguyễn Sơn, Hà NộiNgười Việt Nam có câu: "Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường", "ăn cơm nhà vác tù và hàn tổng", ông Smith đích thị là một người như thế. Chuyện trong nước của ông vốn nó vẫn rối rắm, vẫn lổn nhổn những vụ việc cần ông quan tâm phản ảnh hơn là nhúng mũi vào chuyện của nước khác. Chuyện của chúng tôi tự chúng tôi sẽ lo, chúng tôi có nhờ ông, nhờ nước Mỹ đâu. Nhân quyền là phải đưa sự sung sướng tới cho người dân, nhưng phải là đa số chứ không phải chỉ là một nhúm những kẻ bán nước cầu vinh ông Smith ạ. Hay là ông có lợi lộc gì trong chuyện này nên ông bỏ nhiều tâm huyết thế? Nếu là thế thì ông chỉ là một con rối bị giật giây không hơn không kém, một cái loa phóng thanh vô tri vô giác! Xin lỗi ông, người Việt chân chính chúng tôi coi những thứ như thế chỉ là thứ đồ chơi rẻ tiền thôi. Vu Truong, West CovinaUSAHồ sơ xin gia nhập WTO của VN được chấp nhận hay không tùy vào sự cải thiện trong đường lối chính trị, tôn giáo và kinh tế để đạt tiêu chuẩn thang điểm WTO đưa ra. Theo tôi sẽ không nước nào từ chối nếu chúng ta đủ tiêu chuẩn nên chng ta không cần bàn cãi nữa. Theo tôi các nhà lãnh đạo nên phổ biến hồ sơ WTO đến tầng lớp trí thức, các bậc có thẩm quyền để cùng bàn thảo, xây dựng một đất nước VN tốt đẹp, cùng chung với thế giới xây dựng hòa bình. Ẩn danhĐây là một vấn đề nhạy cảm nhưng người VN đang chờ đợi thiện chí của các dân biểu Mỹ. Nếu các ông nghị Mỹ vẫn khư khư lợi dụng vấn đề nhân quyền để chèn ép Việt Nam thì quả là một điều đáng tiếc và cũng nhân cơ hội này VN cần làm mạnh hơn nữa trách nhiệm của Mỹ về nạn nhân da cam. VõMình đang sống tại VN, tôi rất yêu đất nước con người VN nhưng thật sự không tin vào cái gọi là tự do nhân quyền, tôn giáo... Mỗi cử chỉ, lời nói đều tùy thuộc vào chế độ, nói điều gì bất lợi cho chính phủ là có người "hỏi thăm" liền. Chắc các bạn cũng không biết năm 1997 ở Bạc Liêu xảy ra những vụ đàn áp tôn giáo như thế nào đâu cũng chỉ vì báo chí và chính quyền đâu có đưa tin. Nguyễn Quốc Việt, Huntington Beach, CaliQuả thật nước Mỹ hay làm chuyện rỗi hơi. VN có thật sự được tự do dân chủ không thì các bạn cứ đến cổng lãnh sự quán Mỹ để chứng kiến nhân dân ta xếp hàng đi Mỹ như thế nào. Câu hỏi là tại sao nhân dân ta lại thích đi Mỹ như thế thì chắc chắn quốc gia mà nhân dân gọi là 'sen đầm quốc tế' có nhiều cái hay để ta học hỏi. Nếu đảng và chính phủ VN chỉ bắt chước lòng từ thiện và lo cho nhân dân như 'sen đầm' này thì nhân dân ta đỡ không biết ngần nào và chắc chắn không có người VN nào phải đi làm tôi mọi cho ngoại bang. Lệ Thu, HPHà Nội đã quá hèn nhát lo sợ viên Nghị sĩ hiếu chiến này nên hắn sang VN gặp gỡ những người gọi là "Phong trào Dân chủ". Lẽ ra Hà Nội phải cấm chỉ không cho tên kích động chống phá hòa bình ở Việt Nam như Chris Smith này bén mảng đến Việt Nam. Đừng cho y ảo tưởng là có thể giành lấy kết quả chiếm VN mà cha ông y đã phải tốn nhiều tỉ đô-la và hơn 58 ngàn tên xâm lược bỏ xác tại VN mà không làm được !!! Như Lâm, TP HCMĐi chỉ có bốn ngày dưới sự điều hành của quan chức nhà nước thì làm sao hiểu hết được tình hình VN? Nguyễn Hoàng, TP HCMSao ông Smith không sang Iraq để tìm hiểu cái gọi là nhân quyền mà người Mỹ mang đến cho nhân dân Iraq sau gần ba năm đưa súng sang lật đổ chính quyền Saddam? Thạch ThảoChúng tôi hy vọng VN cải thiện về vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền. Cộng sản nên nhìn lại lợi ích của đất nước, đừng đi theo con đường của Lenin. Mọi người hãy cùng nhau xây dựng một đất nước VN thật sự nhân quyền, tự do, dân chủ thì VN mới hoàn toàn là VN độc lập, phú cường. Đừng dẫn con em thế hệ trẻ của mình đi theo con đường độc tài, không tôn giáo, chỉ biết làm giàu cho cái túi của mình. Nguyễn Bảo, TP HCMNước VN rất hoan nghênh Ngài Smith đến VN. Chúng tôi không có lý do gì mà đính chính dư luận về đất nước chúng tôi. Chúng tôi chỉ có thể mời các ngài đến VN mới thấy được VN đẹp và đáng yêu như thế nào. Đất nước muốn phồn thịnh thì phải có luật pháp. Không thể mang những phần tử gây rối phá hoại đất nước lên bàn nói chuyện mà phải hỏi tất cả người dân VN nghĩ gì về đất nước của mình. Hãy đem những điều tốt đẹp đến với người dân VN. Tôi đồng ý có lúc chính phủ quyết định một điều gì đó sai. Nhưng chính phủ biết sửa sai lầm đó là chính phủ tốt. VN vào WTO là để cho dân được hưởng những điều tốt đẹp. Nhưng không vì thế để một đất nước khác ép mình phải làm những điều bán nước. Việt Nam, Lào CaiTôi thấy ông Smith rỗi hơi và không hiểu gì về VN. Ông ta dường như chỉ nhìn một phía và quan điểm của ông ta quá sai lệch về chế độ ở VN. Ông ta thử nhìn về nước Mỹ của ông ta, sao ở đó vẫn còn nạn phân biệt chủng tộc. Ví như ông ta không sinh ra ở nước Mỹ mà tại một nước Phi châu nào đó thử hỏi ông ta sẽ nghĩ gì về nước Mỹ? NTC, Hà NộiTôi không hiểu tại sao ông Smith sang VN về vấn đề nhân quyền thì các bạn lại ầm ỹ lên và rùm beng đến thế? Nếu một ai đó, ở một quốc gia khác đến nước Mỹ về vấn đề này thì các bạn có lên tiếng không và BBC có đưa tin? Nguyễn Quốc Bảo, Anchorage, Hoa KỳÔng Smith đến VN có 4 ngày thì làm sao hiểu hết chuyện VN? Một thể chế cộng sản có lịch sử kiểm soát tôn giáo hơn 70 năm qua. Một thể chế chính trị cộng sản làm sao thật sự có tự do tôn giáo, nhân quyền hay tự do báo chí? Mọi việc đều phải được ban cho từ đảng CSVN, tôn giáo phải có tư tưởng Hồ Chí Minh. Tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo sống lưu vong. Nhà nước VN đã tìm mọi thủ đoạn để tiêu diệt PGHH nhưng nay sau 30 năm chính phủ có chính sách mới là quốc doanh hóa PGHH. Ngày nào mà nhà nước XHCNVN thật sự xin lỗi và bồi thường cho những nạn nhân tôn giáo ngày đó VN mới thật sự có tự do tôn giáo. Lê, MỹTrước đây chính quyền Mỹ đã từng cấm vận VN nay họ lại bày trò này nọ thì cũng chỉ là trò hề. Họ nên quan tâm đến nhân quyền của họ thì hơn: kỳ thị màu da, trại giam bí mật, sát nhân hàng ngày đe dọa quyền sống.... Harry Tran, TexasChuyến thăm VN của ông Smith là đúng, tôi rất đồng ý với ông Smith. Chúng ta cần phải cứng và hành động mạnh với VN. Một nước gọi là dân chủ phải có đa đảng, VN cần phải có tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận thì mới cho vào WTO. DVM, Hà NộiLúc này là thời điểm Washington thể hiện cái "thói đạo đức giả" của tên sen đầm quốc tế đây! Phải cho Việt Nam biết điều và tập nghe lời "ông nhớn" chỉ dạy đây. Người viết thấy ông dân biểu Smith này "gây sức ép" nhầm thời điểm hoặc là ông ta có tính toán theo kiểu chuyện đã rồi, kiếm phiếu bằng "lòng can đảm" tại nhà cựu thù CSVN. Ông này mà đi sơm sớm một chút trước khi Việt Nam đang chạy đôn chạy đáo để gấp rút đàm phán nhằm kết thúc sớm mong kịp đệ trình tại Hồng Kông năm nay thì người viết kính bái phục ông ta. Cái trò "vuốt đuôi" này của ông ta là có tính toán cả đấy, khôn ngoan vào bậc chuyên nghiệp. Đằng nào thì cũng biết chắc CSVN không thể vào được WTO trong năm nay nên "việc đi du lịch" của ông không bị nhà cầm quyền Hà Nội lo lắng, lại được tạo điều kiện cho đi thoải mái một tí và nói năng mạnh bạo chút cũng chẳng chết ai. Món quà bất ngờ mà CSVN dành cho vị dân biểu Hoa Kỳ này là có giá của nó cả đấy. Giấy tờ thu vén và "cất vào tủ" hết rồi. "Ngài cứ tự nhiên ngồi, gác giầy lên bàn một chút cho nó OAI!". Emsaigon19Hoan hô việc ông dân biểu Chris Smith tìm hiểu nhân quyền VN. Ông Ngô Yên Thi nói (những người như ông Nguyễn Thanh Giang, linh mục Nguyễn Văn Lý và hòa thượng Thích Quảng Độ)là những người thiếu thiện chí là nói hồ đồ. Họ rất có thiện chí nhưng ĐCSVN đã không lắng nghe. Cố tình đàn áp tinh thần cũng như thể xác của những vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo vì theo Mác Lê thì tôn giáo là thuốc phiện và không có chỗ đứng trong những nước XHCN. Một định nghĩa đầy xúc phạm. ĐCSVN cố gắng cài cắm và và lèo lái tôn giáo để phục vụ cho quyền lợi của ĐCSVN. Văn Hương, Johor, MalaysiaNày ông dân biểu Mỹ, hãy nhìn lại chính nước Mỹ các ông đi. Đừng nê to tiếng mà phàn nàn về đạo luật này nọ ở VN. Hãy nhìn lại chính mình trước khi nói người khác. Chính nước Mỹ các ông đã đem quân đội và đổ chất độc lên đầu người dân chúng tôi. Người dân chúng tôi đang từng ngày từng giờ đối mặt với hậu quả chiến tranh do các ông mang lại mà chẳng kêu ca một lời. Thế mà ông dám nói xấu đất nước con người chúng tôi. Tôi và tất cả những người VN yêu chuộng hòa bình phản đối ông dân biểu Mỹ Chris Smith. Ngô Việt, Montreal, CanadaBất cứ người dân nào cũng mong muốn quyền tự do đi lại, hội họp, lập hội, biểu tình trong hòa bình... được cải thiện. Ở VN, nhà nước quản lý quá chặt chẽ về vấn đề này. Người dân không được truy cập những trang web không có lợi cho đảng và nhà nước, khi chúng nói lên sự thật ở trong nước hay cuộc sống chính trị của người Việt ở nước ngoài. Nhà nước không tạo điều kiện cho những nhà bất đồng chính kiến hay người dân nói lên suy nghĩ của mình. Tôi hy vọng dân biểu Chris Smith sẽ hiểu rõ hơn tình hình thực tế ở VN và có hành động cụ thể để cải thiện tự do, nhân quyền ở VN.
Trung Quốc đang cho cả thế giới kinh ngạc về sự phát triển mạnh mẽ khởi nghiệp đặt biệt trong lĩnh vực công nghệ.
Việt Nam học được gì từ TQ về khởi nghiệp?
Một triển lãm công nghệ AI ở Thượng Hải năm 2018 Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng vọt từ 1,76 triệu năm 2010 lên tới 5,53 triệu doanh nghiệp năm 2016. Theo báo báo của CB Insights, công ty chuyên nghiên cứu về khởi nghiệp, trên thế giới hiện có 220 unicorn (các khởi nghiệp có giá trị vượt quá 1 tỷ USD) vào cuối năm 2017, trong đó 109 là khởi nghiệp của Mỹ, Trung Quốc đứng thứ 2 với 59 khởi nghiệp. Ông Phúc đọc diễn văn ở Heritage Foundation VN: Dùng blockchain chống sửa điểm thi Google và YouTube đặt máy chủ ở đâu? Trong 5 doanh nghiệp đứng đầu về giá trị thì các công ty Trung Quốc đứng thứ 2,3,4. Dưới đây tôi sẽ chỉ ra một số nguyên nhân chính cho sự phát triển vượt bậc trên, trích từ nghiên cứu của bản thân đang làm tại Anh Quốc. Một là chính quyền trung ương Trung Quốc đặt quyết tâm cao để tăng tốc ươm trồng và phát triển những ngành công nghiệp chiến lược mới. Trung Quốc thực hiện nhiều phương thức thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp bằng cách loại bỏ nhiều quy định trong đó có chính sách: các quỹ bảo hiểm xã hội cũng có thể đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Tháng 9/2014, Thủ tướng Trung Quốc ông Lý Khắc Cường phát biểu tại diễn đàn Davos đưa ra kế hoạch với nội dung "Tinh thần khởi nghiệp và đổi mới hàng loạt". Theo đó, trong chương trình hành động của chính phủ năm 2015 đưa chính sách khuyến khích khởi nghiệp bằng cách xem xét lại các điều luật và quy định, ưu đãi thuế, hỗ trợ nguồn tài chính và nhân lực. Nhà chức trách Trung Quốc khuyến khích đổi mới phát triển bằng việc tối thiểu hoá các thủ tục hành chính. Chính quyền trung ương và địa phương đã thi hành tổng cộng hơn 400 phương thức khác nhau đễ hỗ trợ khởi nghiệp. Hai là các khoản đầu tư lớn cho các khởi nghiệp được bảo trợ bởi chính phủ Trung Quốc, tạo ra sân chơi cho họ: Với sự bảo trợ của chính phủ, số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm tăng vọt ở từ 310 quỹ năm 2005 lên tới 1.775 năm 2015, tăng trưởng 5 lần số lượng, còn tổng số tiền đầu tư các quỹ đầu tư mạo hiểm tăng hơn 10 lần từ hơn 9,1 tỷ USD lên tới 96 tỷ trong cùng thời gian. Trong số này, nguồn vốn từ chính phủ chiếm tới 35,3%, tính trong năm 2016. Không chỉ có chính quyền trung ương mà ngay cả chính quyền địa phương cũng cung cấp vốn cho các quỹ đầu tư mạo hiểm. Điển hình là, chính quyền địa phương thiết lập quỹ mẹ, từ quỹ mẹ này đầu tư vào các quỹ thuộc các ngành khác nhau như một thành viên độc lập, cùng lúc các quỹ kêu gọi đầu tư từ các tổ chức nhà nước và tư nhân. Do đó, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho các khởi nghiệp rất dồi dào. Trung Quốc thu hút được một nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo tại những trường danh tiếng thế giới. Việt Nam và cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ Những người tốt nghiệp tại các trường đại học ở nước ngoài hay làm việc ở nước ngoài được săn đón sát sao. Nguồn nhân lực này chỉ là 12.000 người năm 2001 tăng mạnh lên 135.000 người năm 2010 và 430.000 năm 2016. Rất nhiều trong số người trở về tốt nghiệp những trường danh giá trên thế giới, như từ MIT hay Stanford. Nguồn nhân lực từ nước ngoài nhận thức rằng họ sẽ thành công hơn trên chính quê hương mình so với làm việc tại nước ngoài, do chính sách tiền lương hấp dẫn hay những gói hỗ trợ từ những công ty khởi nghiệp giàu có của Trung Quốc. Với hỗ trợ tài chính của chính quyền địa phương, các khởi nghiệp Trung Quốc thu hút được rất nhiều nhân lực tài năng. Ví dụ, thành phố Thẩm Quyến cung cấp gói hỗ tài trợ khoảng 2 đến 4 triệu USD trên đầu người và hỗ trợ tối đa 200 triệu USD tài trợ cho các nhà khởi nghiệp triển vọng, không ít dự án được hỗ trợ đã thành các unicorns. Hơn nữa Trung Quốc là nơi lý tưởng thử nghiệm những ý tưởng mới kể cả có rủi ro: Tăng trưởng vượt bậc của khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc một phần là do các công ty ở đây dễ dàng trong việc kiểm thử để tạo ra sản phẩm mới hay những mô hình kinh doanh mới. Cơ quản lý cho phép các công ty thử nghiệm những thứ mới mẻ và xem xét điều chỉnh chúng khi có vấn đề xảy ra. Hay nói cách khác, các khởi nghiệp không có nhiều bó buộc khi thực hiện bất cứ điều gì. Tiếp đến là đặc tính của người Trung Quốc không quá quan tâm đến việc an toàn, hay không quan tâm nhiều đến những thông tin cá nhân của họ bị thu thập và sử dụng như những công dân ở các nước phát triển. Do đó, tốc độ thu nhập và phân tích thông tin khách hàng rất nhanh. Một ví dụ Quảng Đông hỗ trợ cho Ehang, công ty phát triển dịch vụ taxi trên không đầu tiên trên thế giới. Tác giả Israel, ông Yuval Noah Harari giảng bài về trí tuệ nhân tạo ở Hàng Châu, TQ, năm 2017. Trung Quốc mời nhiều 'bộ óc lỗi lạc' đến chia sẻ ý tưởng về công nghệ cao. Quảng Đông cho phép thử dùng nhiều chuyển bay và thương mại hoá những phương tiện này. Trong khi đó trên thế giới quan ngại rủi ro của dịch vụ này đối công chúng, do đó việc thử nghiệm và đưa vào thực tế hết sức khó khăn. Không ngại rủi ro Người Trung Quốc khả năng chịu đựng rủi ro cao. Họ có quan niện rằng con người nên được đánh giá bởi khả năng đối đầu với khó khăn, chứ không phải mức độ thành công. Người Trung Quốc tin rằng những bài học thất bại là những kinh nghiệm quý giá sẽ giúp cho các khởi nghiệp tiếp theo. Do đó, họ bình thản với rủi ro. Phát triển hệ sinh thái lan toả Điều đáng chú ý nữa, những doanh nhân Trung Quốc một khi đã thành công họ thường dùng số tiến kiếm được từ công việc kinh doanh đầu tư sang các khởi nghiệp khác. Bằng cách đó, Trung Quốc có một hệ sinh thái khởi nghiệp mở rộng. Việt Nam học được gì từ Trung Quốc? Thủ tướng VN, ông Nguyễn Xuân Phúc (hàng sau, thứ nhì từ phải sang) chứng kiến lễ ký kết về công nghệ cao trong nông nghiệp giữa VN và New Zealand ở Auckland, tháng 3/2018. Chính phủ Vn và các địa phương cần mạnh bạo hơn nữa trong việc tiếp nhận và khuyến khích công nghệ Theo tôi, điều trước tiên Việt Nam phải học từ Trung Quốc đó là nhà chức trách Trung Quốc khuyến khích đổi mới phát triển bằng việc tối thiểu hoá các thủ tục hành chính, quy định. Cần có sự đồng bộ giữa chính quyền trung ương và địa phương thi hành phương thức khác nhau để hỗ trợ khởi nghiệp. Như tôi đã đề cập trong bài trước, các khởi nghiệp Việt Nam vẫn tốn rất nhiều thời gian và công sức để giải quyết các vấn đề liên quan thủ tục hành chính. Vấn đề tiếp đến là đó vốn, theo nghiên cứu của tôi, các khởi nghiệp tại Việt Nam cho rằng nguồn vốn chủ yếu của họ do tự tích luỹ hay vay mượn từ gia đình và bạn bè. Các khởi nghiệp rất khó khăn tiếp cận nguồn từ các nhà đầu tư 'thiên thần', ngân hàng, hay quỹ đầu tư. Việt Nam chưa có quỹ đầu tư mạo hiểm của nhà nước bảo trợ, cũng chưa có những chính sách cho quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển.Trong khi đó Trung Quốc đã rất thành với mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp dưới hỗ trợ của chính phủ. Chính quyền trung ương và địa phương ở Việt Nam nên cởi mở đón nhận sáng chế, những sản phẩm, ý tưởng mới mẻ. Với tinh thần, các khởi nghiệp không bị nhiều bó buộc khi thực hiện bất cứ điều gì. Hay nói cách khác, cơ quản lý cho phép các công ty thử nghiệm những thứ mới mẻ và xem xét điều chỉnh chúng khi có vấn đề xảy ra. Việt Nam vẫn có tình trạng chính quyền các địa phương không cho phép hay hạn chế việc thử nghiệm các phát minh của người dân, điều này gây chán nản cho những người sáng chế. Các công ty khởi nghiệp công nghệ đang đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội trên toàn cầu. Hay nói cách khác, startup đang làm cuộc cách mạng chuyển đổi, tạo mới nền kinh tế trên phạm vi trên toàn thế giới. Rất nhiều sản phẩm và dịch vụ sáng tạo đang biến đổi cách thức chúng ta làm việc và sinh hoạt hầu hết được tạo ra bởi các khởi nghiệp. Do đó, các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới đều đang có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy, phát triển, lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ, ICT, AI, digital economy. Đồng thời họ cũng tạo ra môi trường cạnh tranh rất mạnh, và sự tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực nêu trên từ Trung Quốc và nay là Singapore, Indonesia, Thái Lan cho thấy nếu Việt Nam vẫn không chịu thay đổi, vươn lên thì sẽ bị qua mặt, tụt hậu trong cuộc cách mạng 4.0. Bài thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả Nguyễn Đình Đạt, một nghiên cứu tiến sỹ Đại học The West of Scotland, Vương Quốc Anh. Xem thêm về Ehang của Trung Quốc: Giấc mơ hàng không: bay cao và xa hơn nữa Bạn có dám đi máy bay không người lái? Vũ khí chết người từ thiết bị bay siêu nhỏ
Tính từ năm 1978 đến hết năm 2004, theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, tổng cộng có hơn 814.000 người Trung Quốc đã có thời gian học ở nước ngoài, chủ yếu tại Mỹ.
TQ và người đi học ở nước ngoài
Trong vài năm qua, với chính sách thu hút người trở về, kinh tế tăng tiến, Trung Quốc chứng kiến một làn sóng những người có học vị quay về. Tính đến cuối năm 2004, khoảng 197.800 sinh viên và học giả đã quay về. Trong 617.000 người còn ở lại nước ngoài, khoảng 427.000 người còn đang đi học, nghiên cứu hoặc theo các chương trình trao đổi. Ngoài ra, cần kể thêm các chương trình gửi người đi học ngắn hạn. Theo nguồn của chính phủ Trung Quốc, trong hai năm 2003 và 2004, 9400 cán bộ chính phủ hoặc của Đảng, và 5100 nhà quản lý các công ty quốc doanh đã ra nước ngoài học, chủ yếu theo chương trình ngắn hạn một tháng. Làm gì? Nhìn chung, những người quay về đóng vai trò lớn nhất là trong các trường, viện nghiên cứu, ngân hàng, công ty (nhà nước / tư nhân), luật, tổ chức phi chính phủ, truyền thông... Ví dụ riêng ở Thượng Hải, số công ty của những người từ hải ngoại về thành lập là khoảng 3000. Một câu hỏi đặt ra: trong cơ quan chính phủ và Đảng, những người đã đi du học nay trở về được đón nhận thế nào? Sự có mặt và mức độ ảnh hưởng của những người này trong cơ cấu lãnh đạo sẽ là chỉ dấu cho biết về sự cởi mở và sự chuyển biến chính trị tại Trung Quốc. Năm 2000, ông Tăng Khánh Hồng, khi ấy là Trưởng ban tổ chức trung ương, nói các sinh viên và học giả từ nước ngoài cần được xem là một nguồn quan trọng cho việc tuyển mộ chính trị. Một số người đã học ở phương Tây đã được đưa vào ban lãnh đạo. Ví dụ, Bộ trưởng Giáo dục Zhou Ji (tiến sĩ ở đại học New York 1984), Phó chủ tịch tòa án tối cao Wan Exiang (đại học Yale, 1988). Tuy nhiên, đa số người du học trở về chỉ giữ vị trí phó trong các tầng lớp lãnh đạo. Năm 2005, họ chỉ chiếm 25 người trong 184 người giữ chức bộ trưởng, thứ trưởng và trợ lý bộ trưởng. Thống kê cho biết có ba người trở về giữ vị trí bộ trưởng (bộ khoa học - công nghệ, bộ giáo dục và thống đốc ngân hàng nhà nước), 18 thứ trưởng, và bốn trợ lý bộ trưởng. Số người đã học ở nước ngoài chỉ chiếm 4.5% trong 198 thành viên đầy đủ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2005. Ở cấp độ lãnh đạo cấp tỉnh (tính cả bí thư / phó bí thư thành ủy, thống đốc / phó thống đốc), số người này chỉ chiếm 23 trong tổng số 397 người trong năm 2005. Hai nhóm Trên đường tiến thân theo ngạch nhà nước, thống kê cho thấy đa số người du học trở về làm việc trong ngành giáo dục, khoa học, quản lý giáo dục, ngoại giao, ngoại thương, ngân hàng và tài chính. Trong giáo dục, nhiều người trở về đã thành lãnh đạo đại học. Li Cheng, giáo sư ở Hamilton College, có nghiên cứu hồ sơ 61 người được đào tạo ở nước ngoài và nay giữ các vị trí lãnh đạo ở Trung Quốc. Ông thấy 23% số này làm trong ngành khoa học, 16.4% giáo dục, 13.1% công nghiệp, 9.8% trong ngoại thương và 9.8% trong ngoại giao. Trong khi đó, những người được đào tạo trong nước thông qua các cơ quan như Đoàn Thanh niên Cộng sản, và các tổ chức cấp tỉnh, địa phương thường được tiến cử vào các chức vụ chính trị. Li Cheng xem xét hồ sơ 22 người thân tín của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trưởng thành qua Đoàn Thanh niên Cộng sản và được thăng tiến, trong đó có bảy bộ trưởng. Ông thấy không ai trong số này đã học ở nước ngoài, và có kinh nghiệm về ngoại thương, ngân hàng hay tài chính. Thay vào đó, kinh nghiệm của họ có được từ quản lý nông thôn, địa phương, hoặc trong tổ chức Đảng và tuyên huấn. Như thế, có hai nhóm tinh hoa ở Trung Quốc: những người đã đi du học và những người được đào tạo trong nước. Sự khác nhau về kỹ năng chuyên môn và nghề nghiệp giữa hai nhóm đặt ra khả năng cả hai nhóm đều cần có nhau và phải chia sẻ quyền lực. Có vẻ những người học ở nước ngoài không có quyền lực thực tế, ngoại trừ ở trong vài lĩnh vực mang tính chuyên môn, và cơ hội thăng tiến chính trị của họ bị hạn chế. Gần như tất cả những nhà lãnh đạo từng đi du học đều do nhà nước gửi đi học, và đa số sống ở nước ngoài dưới ba năm. Những sinh viên du học tự túc, tuy chiếm 95% tổng số người du học gần đây, hầu như không có khả năng được tuyển dụng vào các vị trí lãnh đạo cao cấp. Có quyền hay không quyền? Có thể thấy hệ thống chính trị hiện nay ở Trung Quốc chưa đủ mở hay táo bạo để hấp thụ một số lớn những người được đào tạo ở nước ngoài. Những người trở về chủ yếu giữ vị trí lãnh đạo ở các ngành chức năng như giáo dục, khoa học, ngoại thương và ngoại giao. Trong hoàn cảnh hiện nay, Đảng và chính phủ Trung Quốc đang rất cần kiến thức, khả năng của những người đã đi du học. Nhưng đồng thời, họ cũng không thể thật sự tin tưởng vào những người này. Để dung hòa phần nào mâu thuẫn ấy, một hiện tượng xuất hiện gần đây, đó là sự gia tăng của các viện nghiên cứu, đại học với vai trò cố vấn cho lãnh đạo. Ví dụ, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đặt ở đại học Thanh Hoa, trong sáu năm qua, soạn thảo khoảng 700 báo cáo về Trung Quốc. Lãnh đạo ở đây là Hu Angang, lấy bằng sau tiến sĩ ở đại học Yale 1991 và làm nghiên cứu ở MIT năm 1997. Một số cố vấn riêng cho ông Hồ Cẩm Đào cũng là những người đã nghiên cứu nhiều năm ở nước ngoài. Ví dụ, Xia Yong học ở đại học Harvard với tư cách nghiên cứu sinh sau tiến sĩ; Yu Keping từng thỉnh giảng ở đại học Duke. Những năm tới đây, câu hỏi đặt ra là liệu sẽ có một sự mở rộng hay không trong hệ thống chính trị của Trung Quốc để những người học trong nước, học ở nước ngoài và những nhóm tinh hoa khác có thể cùng chia sẻ quyền lực. .............................................................. Lê Tùng, Hà NộiNhận xét như tác giả là không sai. Tuy nhiên, theo tôi,không phải cứ ai đi du học là giỏi cả. Bây giờ du học là chuyện bình thường thôi. Đã ai thống kê xem có bao nhiêu người đi du học với mục đích là xây dựng đất nước Việt nam giàu đẹp, hay chỉ có mục đích là tiến thân cho mình. Trong khi đó, lý tưởng của chúng ta là phát triển một Việt Nam giàu mạnh, đứng đầu khu vực và có tiếng nói trọng lượng trên diễn đàn thế giới. Người dân Việt nam luôn phấn đấu vì mục đích chung. Như vậy, lãnh đạo của họ cũng phải là những người có cùng lý tưởng đó, tâm huyết đó. Chúng ta không phủ nhận trí tuệ của những người đi du học (tự túc), nhưng để chấp nhận họ thì chúng ta cũng phải cho họ cơ hội hoà nhập lại với môi trường của chúng ta, để họ có thể phát huy hết những kĩnh nghiệm và bài học mà họ đã tiếp thu được khi du học. Có hai con đường để chúng ta có thể giúp đất nước phát triển đó là du học để có học hỏi kinh nghiệm các nước và lao động tại nước nhà để xây dựng và bảo vệ đất nước. Patriot Trần, MỹThực ra thì TQ chỉ cởi mở hơn về mặt kinh tế thôi, chứ về tư tưởng chính trị thì TQ còn đàn áp khốc liệt hơn VN nhiều. Phần lớn các vị lãnh đạo trong nhà nước VN hiện nay đều đã từng đi học ở nước ngoài, chủ yếu là ở Liên Xô hoặc các nước Đông Âu, và có một số vị đã từng đi học ở các nước Tây Âu tuy rằng cực hiếm. Như vậy về mặt này thì VN còn khá hơn Tàu. Tuy nhiên một phần không nhỏ trong các vị này đi học để cho có chứ không phải vì thực tài, phần lớn thời gian lo đi buôn, và cuối cùng vẫn được bằng đỏ vì "tình hữu nghị thắm thiết giữa các dân tộc." Ngoài ra, kiến thức quản lý nhà nước các vị học được ở các nước cộng sản trong thời chiến tranh lạnh mang về áp dụng ở VN trong thời điểm này thì e là hơi buồn cười. Những người từng đi học ở các nước công nghiệp phát triển cho dù đã có học vị tiến sĩ hoặc cao hơn cũng không được tin dùng bởi vì họ được giáo dục bởi bọn tư bản đế quốc, dù rằng bản thân các vị cũng đang bắt chước phát triển kinh tế theo mô hình của bọn tư bản đế quốc đó. Không biết bao giờ thì giới cầm quyền VN mới thực sự cởi mở về vấn đề này. PinochioNhìn đàn anh Trung Quốc thì có thể biết được Việt Nam ra sao! Trung Quốc cởi mở trước mà còn vậy thì tại Việt Nam không thể khác được. Mà thực chất thì việc làm này đúng vì Chủ Nghĩa Cộng Sản là dành cho giai cấp vô sản lãnh đạo chứ đâu phải trí thức đâu! Trí thức nên lo việc của trí thức là các chuyên môn học được, còn chính trị thì nên tránh xa ra.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vừa qua đời ngày 20/3/2021 tại Hà Nội, sau một thời gian bệnh, hưởng thọ 71 tuổi (1950-2021).
Nguyễn Huy Thiệp: 'Vàng lửa', 'Kiếm sắc' là những cảnh giác với xã hội VN
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói chuyện ở Đại học Berkeley tháng 10/1998 Ông được biết đến như một nhà văn tiêu biểu của Việt Nam, nổi lên vào giai đoạn "cởi trói văn nghệ", khi tác phẩm "Tướng về hưu" của ông được phát hành năm 1986 gây tiếng vang. Thời điểm này là lúc văn đàn Việt Nam có một dòng văn chương mới, phản ánh con người xã hội thực hơn là những gò bó trong ý thức chính trị. "Tướng về hưu" cùng với "Những thiên đường mù" của Dương Thu Hương, "Ly thân" của Trần Mạnh Hảo, "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, "Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài hay phim "Chuyện tử tế" của Trần Văn Thuỷ là theo dòng văn học đó, mà có những nhận định là dòng văn học phản kháng. Chỉ vài năm sau "cởi trói" thì văn học Việt Nam lại bị "trói lại", nhưng tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Trước sự ra đi của ông, nhiều người đã bày tỏ lòng thương tiếc. Giáo sư Peter Zinoman, trưởng khoa Sử của Đại học Berkeley: "Điều nổi bật về Nguyễn Huy Thiệp là hầu như mọi người đều đồng ý rằng ông đã tạo nguồn cảm hứng cho giới độc giả tinh tường nhận ra ông là một nhà văn xuất sắc mang tính khai phá của thời hậu thuộc điạ. Việt Nam vừa mất đi một bậc thầy văn học thực sự." Nguyễn Nguyệt Cầm, giảng viên môn văn chương Việt, Đại học Berkeley: "Buồn tê tái. Cả ngày hôm nay cứ nghĩ đến anh Thiệp là Nguyệt Cầm muốn khóc." Qua truyền thông xã hội, đã có nhiều dòng trạng thái viết về nhà văn trên Face Book. Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Đại học KHXHNV - TP Hồ Chí Minh: "Nhà văn xuất hiện muộn màng ở tuổi gần 40 vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, chỉ với vài truyện ngắn đầu tay đã đủ làm cho văn đàn dậy sóng với giọng văn phũ phàng trần trụi mà vẫn thiết tha yêu cuộc sống của ông. Quả thật, đối với tôi NHT đúng là một hiện tượng của văn học Việt." Thông Đặng, giảng viên khoa ngôn ngữ cổ điển và hiện đại, Đại học Houston -Texas: "Ngay từ khi truyện 'Tướng về hưu' của ông xuất hiện trên báo Văn Nghệ vào ngày 20 tháng 6 năm 1987, Nguyễn Huy Thiệp đã làm chấn động người đọc không chỉ về nội dung truyện mà còn cả về bút pháp dửng dưng lạnh lùng đến rợn người để chuyên chở đến cho người đọc một thông điệp cũng rợn người không kém." "Nhớ lại ngày đó, khi đọc truyện này, rồi tiếp sau đó là nhiều truyện khác mà đặc biệt là truyện 'Không có vua', tôi đã bàng hoàng nhận ra rằng đang có một cái gì đó sai rất nghiêm trọng trong xã hội thời hậu chiến ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, rằng các truyền thống văn hoá của Việt Nam đang bị phá hủy đến tận gốc rễ, và đồng thời cũng lờ mờ thấy được nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Đến bây giờ thì nguyên nhân đó chắc chắn ai cũng đã thấy rõ, chẳng cần phải bàn thêm." Nhớ về Nguyễn Huy Thiệp, một nhà văn lương thiện Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã chia tay cuộc đời Kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từ nước Đức Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Huân chương Pháp cho ''Tướng về Hưu'' Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu, từ tiểu bang Ohio: "Tôi luôn phản đối việc thần thánh hóa người trần. Con người, dù anh có là ai, tài năng tới đâu, đức độ tới đâu, vẫn vô vàn khiếm khuyết. Nhưng tôi tin thần linh, cùng những huyền hoặc. Tôi nghĩ Nguyễn Huy Thiệp đã viết văn như thần viết. Truyện ông hay không phải do học tập cần cù rèn luyện. Thượng đế đã chọn ông…" Chuyến đi Mỹ năm 1998 của nhà văn Tháng 10 năm 1998 Nguyễn Huy Thiệp đến Đại học U.C. Berkeley nói chuyện và tham dự hội luận về văn học Việt Nam thời đổi mới. Tôi đã viết bài tường thuật. Hôm nay tóm lược lại các nét chính. Năm đó nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua Mỹ là chuyến đi thứ hai. Lần này gây sôi nổi hơn chuyến trước vì cùng lúc ông có mặt tại Hoa Kỳ, một đoàn kịch nói từ Hà Nội đem vở "Hồn Trương Ba da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ qua diễn tại vài đại học ở Quận Cam, thủ đô của người Việt ở Hoa Kỳ, mà ngày trình diễn đã có những người Việt biểu tình trước cửa nhà hát. Hôm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói chuyện ở Đại học Berkeley cũng có vài chục người biểu tình. Họ chống việc giao lưu văn hoá với chế độ cộng sản Việt Nam. Mở đầu buổi nói chuyện tại Đại học Berkeley, giáo sư sử học Peter Zinoman giới thiệu tiểu sử nhà văn và nhấn mạnh truyện ngắn "Vàng lửa" của Nguyễn Huy Thiệp, đã được chính ông dịch sang tiếng Anh, bị nhà nước coi là nói xấu chế độ, cùng những dòng văn chương khác như của Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đăng đàn bằng tiếng Việt, giáo sư Zinoman dịch sang tiếng Anh, đề tài: "Quan hệ giữa thời thế với văn học". Ông chỉ nói về thời thế và số phận người làm văn học tại Việt Nam, không nói về lịch sử. Theo Nguyễn Huy Thiệp anh hùng tạo thời thế là không có tính hiện thực. Thời thế tạo anh hùng mới đúng với số phận của nhà văn vì trong một nước nhược tiểu, yếu tố khách quan là chủ yếu, yếu tố chủ quan chỉ là phù trợ. Ông không coi truyện "Tướng về hưu" là tác phẩm xuất sắc nhất trong số 40 truyện ngắn và kịch mà ông đã viết về tình yêu, nỗi buồn, khao khát tự do và về bất lực của con người trước sự ngu dốt. Nguyễn Huy Thiệp kể cho người nghe câu chuyện về Ngô Thời Nhậm, một nhà thơ ở Thế kỷ 19 bị đồng bào mình bắt giam và đánh đau quá mà chỉ nói: "Gặp thời thế, thế thời phải thế". Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không muốn bình luận về câu nói đó, ông chỉ khẳng định một điều: "Trong thâm tâm, tôi đã và đang chống lại thời thế". Sau đó nhà văn đã trả lời nhiều câu hỏi từ người tham dự. Ông nghĩ gì về phim "Tướng về hưu"? NHT: Tôi không thích phim đó lắm. Ông khuyên nên đọc những ai để hiểu hơn về văn học Việt Nam? NHT: Trước hết phải đọc những tác phẩm của tôi. Trong nước có Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh. Hải ngoại có Lê Minh Hà ở châu Âu, Trần Vũ ở Pháp; Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng ở Mỹ. Các bạn nên đọc thơ Việt Nam. "Vàng lửa", "Kiếm sắc", "Nguyễn Thị Lộ" trong đó có nhắc đến những nhân vật lịch sử như Gia Long, Quang Trung Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi mà theo những điều nhà văn viết ra là những tài liệu lịch sử do nhà văn sưu tầm được khi sống trên vùng thượng du Việt Bắc. Tôi không đồng ý với cách dựng nhân vật lịch sử đó. Xin hỏi nhà văn, những truyện đó là sự thật lịch sử hay hư cấu? NHT: Đó chỉ là những cảnh giác của tôi đối với xã hội. Ông nói "Tướng về hưu" không phải là tác phẩm ưng ý nhất, nhưng đó là tác phẩm khiến ông nổi tiếng. Tại sao vậy? NHT: "Tướng về hưu" chỉ là một món ăn đưa ra. Nhưng không phải là món ngon nhất. Tôi muốn viết về tình yêu như Roméo và Juliette. Tôi mới qua Mỹ hơn một năm. Lúc còn ở trong nước có đọc các tác phẩm của ông. Cùng thời ông có Lưu Quang Vũ soạn vở kịch "Hồn Trương Ba da hàng thịt" cũng mang tính phản kháng chế độ. Tại sao Lưu Quang Vũ bị giết cả nhà, còn nhà văn vẫn ung dung. Có phải cộng sản đưa nhà văn ra để đánh bóng chế độ? NHT: [Nguyễn Huy Thiệp chắp hai tay trước miệng, hai ngón trỏ đặt trên mũi, trầm ngâm suy nghĩ có đến 30 giây rồi trả lời] Tôi không liên quan gì đến Lưu Quang Vũ cả. Mỗi người có một số phận. Xã hội tự nó như thế, không cần ai làm đẹp, đánh bóng. Nhà văn nói có những nguy hiểm thì đó là những nguy hiểm gì đối với một nhà văn? NHT: Khó khăn lắm. Bạn cứ viết đi rồi biết. Đứng trong sự nguy hiểm về tình cảm, về tài chánh và nguy hiểm về chính trị nữa. Tôi sợ nhất hiểm hoạ tình cảm và tài chánh. Chỉ hai thứ đó cũng đã đủ giết một nhà văn Việt Nam rồi. Ông nói chống lại thời thế. Chống như thế nào? NHT: Chống thời thế cũng như chống lại số phận của tôi. Số phận con người như một giòng sông. Không đắp đê tìm cách chống nó thì nó cuốn phăng đi. Chúng ta chống lại nó nhưng vẫn bị nó cuốn đi. Ông đang thành công, thế sao lại muốn đi ngược lại số phận của mình? NHT: Số phận của chúng ta đều rất xấu. Cô cứ sống đi rồi cô sẽ hiểu điều đó. Cô không hiểu những thê thảm, đau đớn của một người danh tiếng. Năm hai mươi tuổi tôi có viết một câu chuyện về một chàng trai trẻ ở Hua Tát, sống cuộc đời tiếng tăm nhưng khi về già thì nói rằng: sống một cuộc đời bình thường là khó nhất. Ông nghĩ gì về từ ngày có chính sách đổi mới tới giờ? NHT: Những năm đầu rất thú vị. Có nhiều cơ hội tốt. Gần đây khi có khủng hoảng kinh tế Á châu thì có những khó khăn với các nhà văn Việt Nam. Riêng tôi năm năm đầu viết nhiều. Sau đó không viết được. Gần đây lại viết nhiều. Tôi đang tìm cách vượt lên như Việt Nam đang tìm cách vượt qua khó khăn. Ông nói nước Việt Nam đi sau thế giới 50 năm. Vậy Việt Nam cần làm gì và cộng đồng thế giới cần làm gì? NHT: [Trầm ngâm suy nghĩ một lát] Có lẽ phải là văn hoá. Không phải là kinh tế. Việt Nam cần cả một cộng đồng nhân hậu, lương thiện. Nhưng đấy là một mơ mộng ảo tưởng. Trong "Tướng về hưu" có nhân vật Kim Chi là cô gái đẹp mà lấy anh chồng tên Tuân chẳng ra gì, như là: hoa nhài cắm bãi cứt trâu. Đó có phải là điển hình về phụ nữ Việt? NHT: Không. Kim Chi không phải là điển hình. Có nhiều người đàn bà Việt Nam cũng lấy chồng không ra gì. Nhưng vai trò của người đàn bà Việt Nam bây giờ tốt hơn so với thời trước. Trong hai mươi năm gần đây, phụ nữ Việt Nam được đi học, có kiến thức, được chồng kính nể hơn. Tôi không hiểu biết nhiều về chính sách đổi mới. Tôi hỏi đơn giản và cũng muốn ông trả lời đơn giản là có tự do phát biểu ý kiến ở Việt Nam không? NHT: Có nhiều hơn so với trước. "Tướng về hưu" đưa ra hình ảnh một viên tướng, sau bao nhiêu năm chiến đấu, nay trở về với xã hội phải chứng kiến bao điều xấu, bao tệ nạn xã hội và cuối cùng ông đi tìm cái chết. So với mười năm trước khi "Tướng về hưu" ra đời, tình trạng xã hội Việt Nam bây giờ xấu hơn lúc đó, giống vậy hay khá hơn? NHT: Tệ hơn trước. Có thể là vì trước đó cũng có những tệ nạn xã hội mà đã được che dấu đi. Anh viết văn, Dương Thu Hương cũng là người viết văn, thế sao bà ấy bị theo dõi, rắc rối. Giữa anh và Dương Thu Hương có gì khác biệt? NHT: Dương Thu Hương là người can đảm hơn tôi. Bà ấy có tham vọng chính trị. Tôi không can đảm bằng bà ấy nhưng có thể tôi khôn hơn bà ấy. Ông có được tự do sáng tác không? NHT: Lúc trước có khó khăn. Mấy năm trước công an đã vào nhà tịch thu một số bản thảo. Đó là tâm tình, suy nghĩ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khi ông nói chuyện tại Đại học Berkeley tháng 10/1998. Đã 23 năm qua, số phận nhà văn Việt từ "cởi trói" 1986 đến nay ra sao? Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài sống lưu vong. Nguyễn Huy Thiệp mở quán ăn trong nước không thành công, xuất bản thêm vài tác phẩm nhưng không sâu sắc như trước. Bảo Ninh, Trần Mạnh Hảo không có thêm tác phẩm gây chú ý. Chỉ vì văn học lại bị "trói lại". Như nhà văn Đỗ Hoàng Diệu, tác giả của "Bóng đè", đang sống ở nước ngoài, nhận xét khi hay tin Nguyễn Huy Thiệp qua đời: "Nghe nói Hội nhà văn sẽ đứng ra lo tang lễ. Tôi, một độc giả, một người bạn của ông trân trọng điều đó. Mong thay, sau khi mồ ông yên mả ông đẹp, linh hồn ông theo dòng sông trôi đi tìm thấy con gái thủy thần, người ta sẽ cấp phép in ấn - phát hành cho cuốn tiểu thuyết võ hiệp ông viết xong đã mấy năm nay, đã long đong hết nhà xuất bản này sang nhà xuất bản khác mà chưa có phép." ________________________________________________ Tác giả Bùi Văn Phú là giảng viên đại học cộng đồng và là nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California
Dập tắt nạn dịch Covid-19 tái bùng phát ngay trước Tết nguyên đán Tân Sửu, bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng là thách thức lớn nhất và ngay trước mắt đối với dàn nhân sự và lãnhh đạo câp cao của đảng Cộng sản Việt Nam hậu Đại hội 13, theo ý kiến từ giới quan sát thời sự Việt Nam chia sẻ với BBC.
Dịch Covid đang là thách thức lớn nhất của Đảng CSVN sau Đại hội 13
Covid-19 ập đến trước Tết, du lịch Hà Nội ra sao? Bình luận tại hội luận Bàn tròn thứ Năm tuần này, hôm 4/2 từ Paris, thủ đô nước Pháp, nhà báo tự do Tường An nói: "Thách thức lớn nhất của bất cứ chính phủ nào trong giai đoạn này vẫn là chống Covid-19 là điều đầu tiên, nhưng việc chống đại dịch này là trách nhiệm của mỗi người, do đó ai lên thì cũng phải chống Covid mà thôi. Covid-19 và thách thức với dàn lãnh đạo ĐCSVN hậu ĐH13? Hà Nội ra chỉ thị hạn chế đi lại trong dịp Tết nguyên đán "Chống Covid-19 ở Việt Nam thành công, tôi nghĩ là do sự mong muốn, tính kỷ luật của người dân Việt Nam hơn là ông A, ông B hay bà C nào đó, nắm quy ở trong giai đoạn hiện tại." Và từ góc nhìn của một người Việt Nam đang ở nước ngoài nhìn vào vấn đề, thách đố này, bà Tường An nói thêm: "Tôi nhận thấy Việt Nam sau mấy chục năm rồi, thay đổi rất nhiều về đường lối v.v..., nhưng vẫn thích những cái gọi là hô khẩu hiệu. "Thí dụ có ý kiến từ diễn giả tại hội luận của BBC nhắc đến những câu như là "quyết tâm chống dịch", rồi "lăn xả vào công việc chống dịch" v.v..., theo tôi những cái đó chỉ là những khẩu hiệu để gắn cho bất kỳ một người nào đó có trách nhiệm một danh hiệu anh hùng mà thôi. Nhân viên ngành y tế lẫy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại nhà khách Chính phủ ở Hà Nội hô 18/01/2021, ngay trước thềm Đại hội 13 của ĐCSVN "Trong khi việc của những người chống dịch là việc của những người đã được "nhân dân bầu" lên mà thôi, cũng như ở hải ngoại cũng thế, khi bất cứ một Bộ trưởng Bộ Y tế hay bất cứ một người nào trong chính phủ được dân bầu lên thì họ phải thực hiện trách nhiệm đã được dân giao phó, chứ họ không thể được gọi là anh hùng hay nọ kia. "Kinh nghiệm ở Pháp, cho đến bây giờ chưa có sự thay đổi trong những thành phần chính trị liên quan vấn đề Covid, dĩ nhiên bất cứ một người nào trong chính quyền làm tốt hay làm xấu gì thì cũng được dân soi rất rõ như dưới kính hiển vi và được phê bình rất là nhiều. "Nhưng chưa đến nỗi có những người phải hy sinh sự nghiệp chính trị của mình như ở các nước khác, thí dụ như ở bên Ý nơi mà Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã phải từ chức, hay như Bộ trưởng Y tế của Cộng hòa Czech cũng đã phải từ chức v.v..." Ồn ào quanh tuyên bố ‘dập dịch 10 ngày’ của ông Vũ Đức Đam Covid-19: VN thông báo 82 ca nhiễm cộng đồng Từ Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển tại Hà Nội, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng đưa ra bình luận của mình: "Tôi xin trao đổi lại ngay thế này, có lẽ đó là góc nhìn của nhà báo Tường An từ phía bên ngoài, còn tôi với tư cách là người dân ở Việt Nam, ở Hà Nội, giao tiếp hàng ngày, tôi có thể khẳng định rằng không nên chính trị hóa. "Người dân thực sự ủng hộ cách thức mà chính phủ đề ra để chống dịch, chứ không phải chỉ vì quá sợ cho sức khỏe mình mà làm, ở đây phải sòng phẳng với nhau về việc này. "Ở đây, người dân ở trong nước ý thức được sự nguy hiểm của bệnh dịch này, nhưng đồng thời người ta chấp hành một cách rất nghiêm chỉnh..." Đảng và chính quyền cần gương mẫu hơn? Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thu được nhiều chú của công luận Việt Nam suốt gần một năm qua khi ông tham gia lãnh đạo chống dịch bệnh Covid-19 trên toàn quốc Trước đó, ông Hoàng Ngọc Giao đề cập một vài điểm mà ông cho rằng đang được công luận Việt Nam đặt ra liên quan việc chống dịch tái phát của đảng, nhà nước hậu Đại hội 13: "Khi nhà báo đặt vấn đề hỏi ông Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ rằng liệu có sự khẳng định dập xong dịch tái phát trong 10 ngày không, ông Bộ trưởng trả lời một cách không thấu đáo. "Và cũng mang lại sự hiểu lầm trong nhân dân rằng là ai nói thì người đó chịu trách nhiệm, ý là trong lúc ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang lăn xả vào để chống dịch, thì lại có câu của Văn phòng Chính phủ phát ngôn nói như thế, điều này gây nên một điều gọi là bức xúc trong dư luận. "Theo tôi, câu chuyện này đã làm được rõ và nhân dân đều hiểu tâm huyết của ông Vũ Đức Đam trong việc ông quyết liệt, lăn xả vào chỉ đạo việc chống dịch, và ai cũng hiểu rằng không thể dựa vào thời hạn là mười ngày để dập xong dịch. "Nhưng nhân đây, tôi cũng muốn bình luận luôn về câu chuyện chống dịch hiện nay, việc đeo khẩu trang, tất cả các phường, xã đều phải thông báo là thực hiện 'Năm K', tức là khẩu trang, giãn cách, không tụ tập v.v.... Nhân viên ngành y tế lẫy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại nhà khách Chính phủ ở Hà Nội hô 18/01/2021, ngay trước thềm Đại hội 13 của ĐCSVN "Thế thì khẩu trang phải đeo hết, nhưng dư luận cũng cảm thấy bất ngờ và cũng không hài lòng lắm về việc ngày 02/02/2021 tổ chức sự kiện 'Việt Nam tỏa sáng' ở Cung Hội nghị Quốc gia, gần 2.000 người tham dự, các quan chức của đảng chẳng có ai đeo khẩu trang cả, mặc dù lập luận rằng trước đó đã được thử, xét nghiệm. "Rồi tiếp đó, hôm sau 03/02 là ngày kỷ niệm thành lập đảng thì cũng tổ chức một Dạ hội như vậy, điều này rõ ràng là phản cảm. Theo tôi, chính phủ, đảng CSVN nếu đã thể hiện quyết tâm, thì cũng phải làm gương. "Thế còn kêu gọi nhân dân đeo khẩu trang, trong khi đó hội họp chẳng có đeo khẩu trang gì cả, thì cái này gây ra những dư luận không hay trong nhân dân." Từ Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách công, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói với BBC về tình hình, nguy cơ của Covid-19 tái phát và ứng phó của Việt Nam: "Tái phát dịch Covid-19 hiện nay có thể đe dọa rất lớn đến tình hình của dân chúng trước Tết nguyên đán Tân Sửu sắp tới này, tuy nhiên về chống dịch, Việt Nam đã có kinh nghiệm. "Tôi vừa theo dõi truyền hình xong, thấy rằng cả quân đội, các lực lượng vũ trang khác, rồi y bác sỹ làm việc không kể ngày đêm ở các trung tâm ứng phó dịch... Người dân đeo khẩu trang tham gia giao thông trên đường phố Việt Nam hôm 29/01/2021 "Nhưng tôi thấy có vẻ lần này Việt Nam không làm mạnh bằng lần trước theo chỉ thị 15, 16, bởi vì lần trước với chỉ thị đó, Việt Nam đã phong tỏa cả thành phố sau đợt dịch thứ hai từ Đà Nẵng về. "Song lần này tôi thấy Việt Nam làm còn có vẻ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, theo nghĩa là người dân chưa thực sự cảnh giác cao độ. "Đi ra ngoài đường, hôm nay tôi cũng dạo quanh phố phường, dạo quanh thị trường, tất nhiên tôi có đeo khẩu trang, tranh thủ có nắng, tôi nhận thấy rất nhiều tụ điểm vẫn còn và đeo khẩu trang rất thưa thớt, thế thì đó là nguy cơ mà có thể tiếp tục bùng phát. "Và một điểm đầu tiên về năng lực chống dịch của chính phủ và của các quan chức chính quyền ở các các địa phương, tôi thấy lúc đầu rất khẩn trương, nhanh nhẹn. "Khi biết có ca dịch đầu tiên, ngay tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Mỹ Đình nơi Đại hội 13 đang họp, thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, rồi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Bộ trưởng Y tế và các lãnh đạo địa phương có dịch đã họp ngay tại đó, rất khẩn trương. "Tuy nhiên, tôi thấy phát ngôn chống dịch có vẻ hơi chủ quan, khi có phát biểu nói rằng có thể dập dịch trong vòng tám ngày, thì tôi nghĩ rất khó và có thể nhận định như thế chưa thật là sát với tình hình trung tâm dịch," ông Phạm Quý Thọ nói với BBC. Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi cuộc hội luận Bàn Tròn Thứ Năm với các khách mời trên tham dự hôm 04/02/2021.
Những thắc mắc về tuổi của Công Phượng tưởng chừng đã chấm dứt khi giấy khai sinh gốc của cầu thủ này được công khai và VFF ra kết luận. Nhưng với VTV như vậy là chưa đủ, trong chương trình Chuyển động 24h trưa 16/11/2014, những nghi vấn tiếp tục được đưa ra.
VTV muốn gì ở Công Phượng?
Nguyễn Công Phượng là ngôi sao bóng đá được nhiều người kỳ vọng Học bạ Theo VTV, có những điểm khác lạ như chữ trong học bạ đều tăm tắp trong khi nó đáng lẽ ra phải có các nét khác nhau ở các năm giống như Đặng Thị Phương đã từng học cùng Công Phượng. Thắc mắc tiếp theo là Phượng có đến 2 Giấy chứng nhận Hoàn thành chương trình Tiểu học, một ghi tốt nghiệp năm 2006, một là 2007. Để giải đáp phần nào cho vấn đề này, trong học bạ của Phượng có một điểm khác với Đặng Thị Phương là tiền đạo U19 phải học đến 2 năm lớp 4 (đúp 1 năm) nhưng không thấy VTV đả động. Thật ra chuyện học hành ở quê như mẹ Phượng thừa nhận cũng chẳng được chú ý và thậm chí như chúng ta biết chuyện đi “xin” một cái giấy chứng nhận cũng chẳng phải là quá khó ở những nơi như thế này. Có thể thấy, chuyện học hành của cầu thủ này trước đây rất “lem nhem” vì chỉ “đi đá bóng suốt”, chuyện có đi “xin” hay gì gì nữa để lên lớp hoặc tốt nghiệp là một chuyện bản thân Phượng, bố mẹ và những cán bộ thầy cô không ai muốn nhắc lại. Dù sao cũng phải thừa nhận rằng nhìn vào Học bạ và Giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học vẫn chưa thế kết luận được Công Phượng bao nhiêu tuổi. Hỏi hàng xóm, bạn bè Phóng viên VTV hỏi một người sinh năm 90, người này “xác nhận em trai sinh năm 93 của mình học cùng Công Phượng”, nhưng người này lại nói: “Công Phượng là 93. 93 hay 94 gì…”. Như vậy người này cũng không chắc chắn, tiếc là dòng phụ đề (do lo ngại khán giả không nghe rõ giọng địa phương) lại không “dịch” đoạn “hay 94 gì” mà chỉ ghi “Công Phượng là 93”. Tiếp theo đó mẹ của Đặng Thị Phương trả lời thay con gái (vì đang đi làm xa) rằng không phải cô con gái sinh năm 95 mà là cậu con trai sinh năm 93 mới học cùng Công Phượng và thêm chi tiết về chuyện Công Phượng làm lại học bạ giấy khai sinh: “Cả làng này họ biết nhưng họ giấu hết”. Những điều trên chắc chắn ngược hoàn toàn với những người đã bênh vực Công Phượng, ai đúng ai sai thật khó khẳng định. Những người đồng tình với Công Phượng, chúng ta không thể biết được rằng họ nói vậy có vì tình cảm cá nhân hay không, và những người không đồng tình thì cũng không biết do khách quan hay do sự không thân thiết ngoài đời. Chưa có cuộc tiếp xúc nào với bạn thực sự học cùng Công Phượng, mà ngay cả khi có học cùng đi chăng nữa, bạn cùng lớp có biết hết tuổi thật của nhau? Tôi có không ít bạn cùng lớp mà sau rất nhiều năm mới biết rằng thực ra kém hoặc hơn tuổi mình. Tóm lại, những cuộc tiếp xúc với người thân của bạn bè trên đây cũng chưa thể khẳng định được điều gì. Giấy khai sinh VTV đặt dấu hỏi cho tờ Giấy khai sinh gốc đã cũ vàng của Công Phượng rằng nó thiếu 2 nội dung Số và Quyển nên như vậy không có giá trị pháp lý. Về điều này vài ngày trước khi VFF điều tra, một cán bộ Tư pháp - Hộ tịch của xã cho biết, do thời điểm đó quy trình thủ tục hành chính còn lỏng lẻo nên mới dẫn đến tình trạng thiếu sót. Sau này, xã đã thu hồi giấy khai sinh gốc để làm lại. Không chỉ Công Phượng mà hàng trăm nhân khẩu ở xã Mỹ Sơn thời điểm năm 2010 đều phải làm lại giấy khai sinh theo chuẩn mới, theo nghị định 158 của Chính phủ. Sau khi đi tìm cuốn sổ đăng ký khai sinh nhưng nó được cán bộ xã báo mất từ lâu, VTV đưa ra nghi vấn: giấy khai sinh mới của Công Phượng được làm lại trên cơ sở nào, và sẵn sàng cấp lại theo lời khai của nhân thân là một việc làm nguy hiểm. Đúng là như thế, nhưng lỗi đâu phải ở gia đình Công Phượng. Hộ khẩu Theo VTV, nó “bị sửa chữa nhập nhèm” nhưng “không bình luận nó đúng hay sai”. Họ rõ ràng đã bỏ qua việc Công Phượng có một người anh trai đã mất vì đuối nước, gia đình đã giải thích vài ngày trước trên báo rằng đó là cán bộ đã ghi đè tên của Phượng lên người anh trai Nguyễn Công Khoa sinh năm 93 nên mới có sự nhầm lẫn như thế. VTV còn bỏ qua một điều nữa, trên Công Khoa còn một người chị (Nguyễn Thị Kiều) sinh tháng 8 năm 1990, nếu quả thật Công Phượng sinh ngày 21/1/1993 thì có nghĩa rằng trong vòng 29 tháng kể từ ngày sinh Nguyễn Thị Kiều, bà Nguyễn Thị Hoa phải sinh tiếp 2 người con. Cứ trung bình vừa sinh nở xong 5 tháng lại có thai và sinh tiếp trong khi những người con khác lại có khoảng cách dài và hợp lý hơn nhiều. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ thường thường khó sinh nở không đều như thế. Bằng chứng mới nhất mà VTV tìm ra là Hồ sơ hộ khẩu năm 2002, ở đó có ghi Công Phượng sinh năm 1993 thật, nhưng nó cũng hoàn toàn không ghi tên người anh Công Khoa như cuốn Hộ khẩu 2001 kia, điều này đã được gia đình và cán bộ giải thích rằng sửa lại do Khoa mất năm 2000. Công Phượng thuộc lứa đầu của Học viện bóng đá HAGL-Arsenal-JMG Cách tiếp cận của VTV có vấn đề Tóm lại, tất cả những điều trên đều chưa đủ xác thực. Những lập luận mà tôi đưa ra và những chứng cứ của VTV rốt cuộc không thể làm sáng tỏ vấn đề. Cứ cho rằng tôi đứng về phía Công Phượng, “đóng vai” người bảo vệ Công Phượng, nhưng chính tôi cũng không dám khẳng định tuổi thật của em là bao nhiêu và rõ ràng có những nghi vấn tôi chưa giải thích được. Còn VTV, họ đang “đóng vai” gì? Nếu hỏi, có lẽ VTV sẽ trả lời rằng họ không đứng về phía ai cả, họ đứng về phía “sự thật”. Nhưng nếu vậy, mọi chi tiết phải được nêu ra chứ không phải bỏ qua những thông tin có thể có lợi cho lời giải thích của gia đình cầu thủ này. Những ai xem chương trình có lẽ đều bất ngờ với cách dàn dựng không khác gì phóng sự điều tra án mạng hoặc buôn ma túy với không khí căng thẳng từ đầu đến cuối cùng với khuôn mặt “hình sự” của người dẫn chương trình. Lời kêu gọi Công Phượng lên tiếng khiến người ta cảm tưởng đây là lời kêu gọi một tên tội phạm đang lẩn trốn ra đầu thú trước pháp luật. Công Phượng thực ra đã trả lời báo chí hơn 1 tuần trước đây rồi nhưng hiện nay VTV không tin. Vậy nếu cầu thủ này tiếp tục trả lời rằng “Em sinh năm 95” thì VTV có tin hay không? Ngày sinh tháng đẻ và cả bố mẹ đẻ, chỉ có người sinh ra mới có thể trả lời cho con mình mà thôi, đứa trẻ mới lọt lòng chỉ biết khóc chứ đâu nhận biết được những việc đó, tất cả đều do cha mẹ kể lại và nhiều khi đến lúc lâm chung các bậc sinh thành mới cho con mình biết sự thật. Tôi không biết Công Phượng thế nào, nhưng người rõ nhất là mẹ em chứ không phải em. Tất cả những giấy tờ dù là gốc hay sửa lại đều trước khoảng thời gian thi tuyển vào Học viện HAGL – JMG rất xa chứng tỏ dù Công Phượng và gia đình có sửa cũng không phải là mục đích để vào đây, học viện HAGL cũng chẳng liên quan vì họ không chạy theo thành tích và suýt không nhận Công Phượng do quá bé so với các bạn cùng trang lứa. Vậy thì VTV điều tra đến cùng để làm gì trong khi lỗi lớn nhất là ở chính quyền địa phương mà những nơi còn lạc hậu thì ở đâu chả thế. Ở Châu Phi chẳng hạn, tuổi cầu thủ không biết đâu mà lần. Một trong những huyền thoại bóng đá của châu lục này – Samuel Eto’o, sinh năm 1981 nhưng theo người tình cũ của “Báo đen” thì Eto’o đã cho cô xem một số giấy tờ chứng tỏ anh sinh năm 1974 tức là năm nay đã 40 tuổi. Eto’o giờ có nói cũng chả ai tin vì không ai biết dựa trên cơ sở nào, tiền đạo người Cameroon chỉ có thể trả lời bằng các bàn thắng, như pha Hat-trick anh ghi vào lưới Man United khi sắp bước sang “tuổi 40” chẳng hạn. Trường hợp của Công Phượng, em còn quá trẻ để đối mặt với chuyện này. Nếu bây giờ em thực sự sinh năm 93 thì có khi lại may, chứ nếu đúng em sinh 95 thì dư luận chưa tha cho em đâu. Xin nhắc lại lần lần cuối rằng tôi không thể khẳng định được gì, VTV cũng thế. Vấn đề lớn nhất ở đây là cách đặt vấn đề và tiếp cận vấn đề của VTV. “Quá trình đi tìm sự thật” của VTV có thể “không bao giờ là có lỗi” (theo cách diễn đạt của họ), nhưng nếu nhân vật chính chứng minh được mình vô tội, VTV có cảm thấy mình đã có lỗi với cách tiếp cận vấn đề của mình không? Khi chưa có bằng chứng xác đáng mà đã tin tưởng chắc chắn người khác có tội, đó không phải lỗi ở hành động cụ thể mà là lỗi về thái độ. So sánh thế này thì sẽ thấy nặng nề: anh không thể đối xử với người mắc lỗi đi sai làn đường giống như với một tên tử tù được. Cách tiếp cận vấn đề quá nặng nề của VTV có để lại hậu quả hay không, chỉ có thời gian mới có thể trả lời. Hy vọng áp lực này sẽ không đeo chì vào đôi chân của Công Phượng để rồi giết chết một tài năng vốn chưa bao giờ biết gian lận trên sân cỏ. Bài phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả từ Hà Nội.
Từ lâu tôi luôn tự hỏi phải chăng ngày 2 tháng 9 năm 1945 thật sự là ngày độc lập của nước Việt Nam mới sau gần một thế kỷ làm thuộc địa của Pháp? Trước khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, cần lần giở lại các trang sử hiện đại của nước nhà, để ghi nhận một số sự kiện quan trọng sau đây:
Ngày độc lập nào cho Việt Nam?
"Hoàng đế Bảo Đại vào 11/3/1945 đã ký đạo dụ 'Tuyên cáo Việt Nam độc lập', khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ" Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý. Ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Đến khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945. Cần lưu ý, tuy là một chính quyền thực tế và chính danh từ tháng 3/1945, nhưng Đế quốc Việt Nam không đủ lực lượng quân sự để kiểm soát tình hình. Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị. 'Chớp thời cơ' Nội các Trần Trọng Kim (báo Trung Bắc Chủ Nhật 20/5/1945, Thư viện Quốc gia Pháp) Nhiều tổ chức và đảng phái hình thành trước đó đã tranh thủ thế đứng chính trị riêng trước vận hội mới của Việt Nam, trong đó Việt Minh dường như là lực lượng được tổ chức hoàn bị nhất, khả dĩ tranh giành quyền lực vượt trội. Từ ngày 19/8/1945 tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là “Cách mạng tháng Tám”. Trước tình thế đó, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và giải tán chính phủ Trần Trọng Kim. Dù tồn tại không bao lâu và phải dung hòa ảnh hưởng của các thế lực quốc tế cùng chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, nội các Trần Trọng Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế chính trị độc lập và mang đến niềm hy vọng về nền tự chủ đầu tiên cho Việt Nam sau ngần ấy năm lệ thuộc Pháp. Ngày 2/9/1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy, đại diện Việt Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sơ lược lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động như trên để thấy rằng nhiều điều bấy lâu nay bộ máy tuyên truyền và giới sử nô mặc định là đương nhiên đúng rất cần xem xét lại một cách công tâm, chẳng hạn nội các Trần Trọng Kim có thật là “bù nhìn” không, và ngày 2/9/1945 phải chăng là ngày độc lập trên phương diện thực tế và pháp lý? Như đã nói trên, sau khi bị quân đội Nhật đảo chính tại Đông Dương, nước Pháp trên thực tế đã đánh mất quyền kiểm soát về chính trị và quân sự ở các nước này, dù họ chưa bao giờ muốn từ bỏ thuộc địa béo bở như thế. 'Chân lý thuộc kẻ mạnh' Với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính quyền đã và đang cai trị đất nước liên tục từ năm 1802, vua Bảo Đại ngay lập tức tuyên cáo Việt Nam độc lập. Ông đã thủ giữ vai trò đại diện đương nhiên của quốc dân và quốc gia trong sự chuyển tiếp từ thể chế chính trị cũ sang thể chế mới, mà không một nhân vật chính trị nào đương thời hội đủ tư cách thay thế được. Do đó, xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11/3/1945. Vậy không lý gì đến ngày 2/9/1945 người ta lại cần tuyên bố độc lập một lần nữa, mà người tuyên bố đơn thuần chỉ là thủ lĩnh của một phong trào chính trị, dù là mạnh nhất trong số nhiều tổ chức và đảng phái khác nhau cùng tồn tại khi ấy, và người đó cũng chưa bao giờ được quốc dân lựa chọn hoặc công nhận, dù mặc nhiên hay bằng một thủ tục hợp pháp, là đại diện chính danh của quốc gia tính đến thời điểm ấy. Cần lưu ý, trước thời điểm 2/9/1945 danh tính Hồ Chí Minh chưa từng được biết đến rộng rãi như một nhân vật chính trị có uy tín, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ nổi danh như một trong các nhà cách mạng đương thời tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam mà thôi. Hai tên ấy của một con người vốn luôn thích bí ẩn, dù về sau rất nổi tiếng, vẫn chưa đủ mang đến cho ông tư cách chính danh và hợp pháp vào lúc đó để có thể đứng ra đại diện tuyên bố độc lập cho quốc gia. Tất nhiên, chân lý thuộc về kẻ mạnh, nên khi thắng cuộc người ta có thể diễn giải mọi sự kiện lịch sử theo ý riêng của mình, rằng ngày 2/9/1945, chứ không phải ngày 11/3/1945, trở thành ngày độc lập của nước Việt Nam mới. Tuy nhiên, với cách đọc sử không lệ thuộc vào ý thức hệ, từ lâu tôi đã bác bỏ lối tường thuật và nhận định lịch sử theo hướng bóp méo vì mục đích chính trị như vậy. Cho nên, nếu gọi đó là ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn có thể đồng ý, nhưng nếu áp đặt đấy là ngày độc lập thì dứt khoát không đúng, bởi với tôi chỉ có thể là ngày 11/3/1945 khi vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam độc lập mà thôi. Bài thể hiện quan điểm và lối hành văn của tác giả, cựu tù nhân chính trị hiện đang sống ở Sài Gòn. Bài đã được đăng trên trang Facebook cá nhân của tác giả.
Chín tháng sau khi 20 ứng cử viên đảng Dân chủ tập trung cho cuộc tranh luận đầu tiên của mùa bầu cử sơ bộ năm 2020, cuộc đua giờ chỉ còn là giữa hai ứng cử viên - Bernie Sanders và Joe Biden.
Bầu cử 2020: Biden nói muốn có nữ phó tổng thống trong tranh luận sôi nổi với Sanders
Hai ứng cử viên tranh luận tay đôi, nhưng phải đứng cách nhau gần 2 mét vì lo ngại về virus corona Trong hoàn cảnh này, người ta có thể dự đoán cuộc tranh luận sẽ ảm đạm với những bất đồng ý kiến được phát biểu trong tinh thần tôn trọng nhau. Thay vào đó tranh luận giữa Biden và Sanders là tranh cãi đầy sôi nổi, trong đó Sanders tấn công vào Biden theo kiểu mà ông chưa bao giờ làm bốn năm trước, trong chiến dịch tranh cử tổng thống không thành công chống lại Hillary Clinton. Nếu cuộc ''cách mạng Bernie'' đang trong tình trạng chỉ mành treo chuông, thì ứng cử viên - người chỉ mới vài tuần trước được coi là ứng cử viên hàng đầu - sẽ không chịu thua mà không đánh một trận chí chết. Hai ứng cử viên thảo luận về những bước mà cá nhân họ - với tư cách là những người cao tuổi đầy nguy cơ - đang thực hiện để tránh bị nhiễm virus corona, gồm hạn chế gặp gỡ quần chúng, cho nhân viên làm việc từ xa, và tổ chức các cuộc vận động tranh cử trên diễn đàn trực tuyến. Cả hai ứng cử viên thất thập cổ lai hy có một vài điều nhầm lẫn. Biden gọi cúm lợn năm 2009 là N1HI, không phải H1N1. Sanders tại một thời điểm, liên tục gọi virus corona là "Ebola". Biden đã tạo được tin nóng bỏng bằng cách hứa sẽ chọn một nữ ứng cử viên phó tổng thống nếu giành được đề cử của đảng Dân chủ. Sanders thì không cam kết như vậy, mặc dù cũng nói rằng mình có "xu hướng mạnh mẽ đi theo hướng đó". Dưới đây là một số điểm quan trọng và xung đột trong cuộc tranh luận. Tranh luận thời buổi virus corona Không có gì ngạc nhiên khi đại dịch virus corona - và kế hoạch giải quyết vấn đề này của các ứng cử viên - chi phối cuộc tranh luận. Cú chạm khuỷu tay giữa hai ứng cử viên thay thế cái bắt tay trước khi tranh luận Biden nói về việc mở rộng thử nghiệm, bao gồm bắt buộc phải có ít nhất 10 địa thử nghiệm theo kiểu ''drive through'' ở mọi tiểu bang, tập hợp các nhà lãnh đạo và chuyên gia toàn cầu để tạo ra một phản ứng quốc tế chống lại virus và xây các bệnh viện mới. Sanders đồng ý, thêm rằng bệnh viện cần được cung cấp đủ thiết bị và nhân sự để đối phó với sự gia tăng của bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch sắp xảy ra. Ông cũng nói Hoa Kỳ nên "đảm bảo" tiền lương cho những người Mỹ mất việc vì thiệt hại kinh tế từ khủng hoảng bệnh dịch. Tuy nhiên, sau khi hai bên tranh luận được một lúc thì sự khác biệt cơ bản giữa hai ứng cử viên được thấy rõ - điều không phải là một cú sốc lớn với những ai theo dõi các ý kiến khác biệt về chăm sóc sức khỏe trong bất kỳ cuộc tranh luận Dân chủ nào trước đây. Biden nói rằng virus corona là cuộc khủng hoảng khẩn cấp đòi hỏi chính phủ liên bang phải trả tất cả các chi phí xét nghiệm và điều trị. Hoa Kỳ giảm lãi suất xuống gần bằng không và tung gói kích thích kinh tế khổng lồ Sân bay Mỹ hỗn loạn vì kiểm tra sức khỏe Tuy nhiên, đối với Sanders, đại dịch virus corona phản ánh "sự yếu kém và rối loạn chức năng" đáng kinh ngạc của toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ, được cấu trúc xung quanh một ngành công nghiệp tư vì lợi nhuận. Ông muốn chính phủ trả tiền cho mọi bệnh tật, không chỉ cho virus này. "Trong một năm tốt, không có dịch bệnh, khoảng 60.000 người chết mỗi năm vì họ không có tiền đi bác sĩ kịp thời,'' Sanders nói. "Rõ ràng cuộc khủng hoảng này chỉ làm cho một tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn." Biden phản bác rằng chăm sóc sức khỏe do chính phủ điều hành không phải là giải pháp, lưu ý rằng Ý có hệ thống chăm sóc sức khỏe do chính phủ điều hành theo kiểu Sanders, nhưng hiện đang bị virus tràn ngập. Biden muốn một một chính sách lựa chọn bảo hiểm y tế được điều hành công khai cạnh tranh cùng với các công ty bảo hiểm tư nhân. Sanders muốn chính phủ thay thế hoàn toàn bảo hiểm tư nhân. Cuối cùng, thì virus corona chỉ trở thành một gạch đầu dòng mới trong cuộc tranh luận lớn hơn nhiều này trong Đảng Dân chủ. Kết quả hay cách mạng Tại một thời điểm sớm trong cuộc tranh luận, Biden đã kết tinh sự khác biệt chính giữa hai ứng cử viên - không chỉ về chăm sóc sức khỏe mà trên toàn bộ triết lý quản trị của họ. "Mọi người đang đi tìm kết quả, chứ không phải đi tìm cuộc cách mạng," ông nói. "Họ muốn đối phó với kết quả họ cần có ngay bây giờ." Biden là người theo chủ nghĩa tiệm tiến. Là một nhà chính trị chuyên nghiệp, ông có khuynh hướng làm việc trong hệ thống và coi chính trị là nghệ thuật làm được những gì có thể. Sanders, từ trong sâu thẳm trái tim, là một nhà cách mạng. Ông cho rằng hệ thống chính trị và kinh tế hiện tại đã bị hỏng và cần phải có một cuộc cải cách sâu rộng. Quan điểm của Sanders cách mạng chính xác là những gì cần thiết để mang lại sự thay đổi cơ bản. Bầu cử 2020: Ứng cử viên Bernie Sanders là ai? Các ứng viên Dân chủ 'thiên tả' đến đâu? "Nếu bạn muốn tạo ra những thay đổi thực sự ở đất nước này; nếu bạn muốn tạo ra một nền kinh tế phù hợp cho tất cả mọi người, không chỉ một số ít; nếu bạn muốn đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, không tạo ra lợi nhuận 100 tỷ đôla cho ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe, bạn có biết cần phải làm gì? " Sanders hỏi. "Bạn cần phải đối đầu với Phố Wall; bạn cần phải đối đầu với các công ty dược phẩm, các công ty bảo hiểm và ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch." Và tự trả lời. Câu hỏi đặt ra là liệu người Mỹ có sẵn sàng cho loại thay đổi thực sự mà Sanders đang kêu gọi. Nếu kết quả bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ cho đến nay có thể cho thấy dấu hiệu nào, thì có thể cử tri Mỹ đang không quá tham vọng về những thay đổi Sanders cổ động. "Người dân Mỹ biết hồ sơ của tôi" Trao đổi sắc nét nhất xảy ra khi hai người tấn công nhau về số phiếu và quan điểm chính trị trong quá khứ. Sanders đánh vào sự hỗ trợ trước đây của Biden về việc xem xét cắt giảm chương trình hưu trí An sinh xã hội do chính phủ điều hành, cũng như phiếu bầu của ông về lệnh cấm kết hôn đồng tính, Chiến tranh Iraq, cải cách phá sản nghiêm ngặt, tự do thương mại tự do và cấm tài trợ phá thai từ công quỹ. "Người dân Mỹ biết hồ sơ của tôi, OK?" Sanders nói. "Trong suốt 30 năm, tôi đã sát cánh cùng các gia đình lao động của đất nước này. Tôi đã đối đầu với mọi nhóm lợi ích trong xã hội. Và đó là những gì tôi sẽ làm trong Nhà Trắng. Đó là một kỷ lục rất khác so với của Joe." Liệu hồ sơ chính trị của Joe Biden có gây bất lợi cho ông? Cuộc đua vào Nhà Trắng lần thứ ba của Joe Biden Biden đáp lại bằng cách tấn công Sanders vì sự phản đối của ông trong quá khứ với luật kiểm soát súng và một cuộc bỏ phiếu gần đây chống lại việc trừng phạt Nga vì can thiệp bầu cử năm 2016. "Truy cập YouTube ngay bây giờ", Sanders nói tại một thời điểm, kêu gọi người xem xem các bình luận về An sinh xã hội năm 1995 của Biden trên sàn Thượng viện Hoa Kỳ. Biden, người đã có những quan điểm trong sự nghiệp chính trị gần 50 năm giờ đây không còn phù hợp với quan điểm hiện tại của Đảng Dân chủ, cuối cùng đã tự bảo vệ mình bằng cách tìm cách thay đổi trọng tâm. "Câu hỏi là," ông nói, "chúng ta làm gì từ thời điểm này? Đây có phải là kết thúc? Cuộc tranh luận sơ bộ này của đảng Dân chủ này - tiến hành dưới cái bóng sự bùng phát của virus corona, được chuyển từ Phoenix đến một phòng thâu tại Washington, DC, vào phút cuối, và được tổ chức mà không có khán giả hay báo chí từ phòng quay liền kề - có thể trở thành tranh luận cuối cùng của chu kỳ bầu cử này. Nếu vậy, đây là một kết cục thật kỳ lạ và bất ngờ cho cuộc vận động tranh cử kéo dài hơn 14 tháng của hàng chục ứng cử viên. Các cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc cho thấy Biden có một vị trí dẫn đầu khá lớn, dấu hiệu cử tri Dân chủ đã sẵn sàng cho cuộc đua này kết thúc và cho cuộc bầu cử phổ thông chống lại Donald Trump - người chỉ thỉnh thoảng được đề cập trong cuộc tranh luận này - bắt đầu. Kết quả thăm dò chỉ ra rằng hôm thứ Ba, Biden sẵn sàng ở vị trí thống trị Sanders ở các tiểu bang Florida, Ohio, Illinois và Arizona, tiếp tục mở rộng vị trí dẫn đầu của mình trong số lượng đại biểu quan trọng cho hội nghị đảng toàn quốc của đảng Dân chủ vào tháng Bảy. Tất nhiên, trong một cuộc phỏng vấn sau cuộc tranh luận, Sanders cho rằng ông không nghĩ việc tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ trong tuần này ''hợp lý lắm'' vì sự bùng phát của coronavirus, nơi nhiều cử tri - bao gồm người già - có thể sẽ phải tiếp xúc với đám đông. Hai cuộc bầu cử sơ bộ sẽ dự trù được tổ chức vào cuối tháng, tại Georgia và Louisiana, đã bị trì hoãn. Nếu điều đó xảy ra, có lẽ cuộc đua của đảng Dân chủ - trong khi gần kết thúc - có thể kéo dài trong tình trạng bị đình chỉ trong một thời gian tới.
Donald Trump tuyên bố không có kế hoạch lập một đảng chính trị mới, ông nói tại một hội nghị bảo thủ ở Florida rằng điều đó sẽ chia phiếu của Đảng Cộng hòa.
CPAC: Phát biểu trước giới bảo thủ, ông Trump nói sẽ không lập đảng mới
Donald Trump trong bài phát biểu đầu tiên kể từ khi rời Nhà Trắng Trong bài phát biểu đầu tiên kể từ khi Joe Biden, Đảng Dân chủ, trở thành tổng thống, ông cũng ám chỉ rằng có thể tái tranh cử vào năm 2024. Ông Trump chỉ trích mạnh mẽ người kế nhiệm, nói rằng chính sách của Mỹ đã đi từ "Nước Mỹ trên hết đến Nước Mỹ sau cùng". Ông Trump tái xuất hiện tại hội nghị lớn của đảng Cộng hòa Luận tội: Ông Trump nói gì sau khi được tha bổng? Bài phát biểu được đưa ra vài tuần sau khi ông Trump được tha bổng trong một phiên tòa luận tội. Sự xuất hiện của ông tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) ở Orlando hôm Chủ nhật cho thấy ông vẫn còn tầm ảnh hưởng với Đảng Cộng hòa. Người bảo thủ nhiệt tình tại CPAC vỗ tay cổ vũ ông Trump Hội nghị - bắt đầu hôm thứ Năm - có không khí cực kỳ ủng hộ Trump, với diễn giả là những người trung thành gồm Thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz và con trai ông, Donald Trump Jr. Cựu tổng thống vẫn bị cấm trên các nền tảng truyền thông xã hội Facebook và Twitter, vì phản ứng của ông trước cuộc bạo động chết người hồi tháng 1 tại Điện Capitol Hoa Kỳ. Donald Trump nói gì? Cựu tổng thống 74 tuổi được sự cổ vũ nồng nhiệt của người ủng hộ khi xuất hiện trên sân khấu ở khách sạn Hyatt Regency muộn hơn một giờ đồng hồ. Nhiều người trong đám đông không đeo khẩu trang. "Tôi đứng trước các bạn hôm nay để tuyên bố rằng cuộc hành trình đáng kinh ngạc mà chúng ta cùng nhau bắt đầu cùng cách đây 4 năm còn lâu mới kết thúc," ông nói. "Chiều nay chúng ta tụ họp để nói về tương lai - tương lai của phong trào, tương lai của đảng chúng ta, và tương lai của đất nước thân yêu của chúng ta." Nhờ đâu cựu Tổng thống Trump được xử 'trắng án'? Luận tội: Ông Trump nói gì sau khi được tha bổng? Ông bác bỏ mọi ý kiến cho rằng ông có thể sẽ lập một đảng mới - nói những tin đồn như vậy là "tin giả". "Điều đó tuyệt vời đấy nhỉ? Hãy lập một đảng mới để chúng ta có thể chia phiếu và không bao giờ chiến thắng," ông đùa. "Chúng ta có Đảng Cộng hòa. Đảng sẽ đoàn kết và mạnh hơn bao giờ hết." Mặc dù thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 và bị chỉ trích sâu sắc về cuộc bạo động tháng 1, nhiều báo cáo cho thấy Trump vẫn được hết sức ưa chuộng trong giới bỏ phiếu cho ông. Tuần trước, một cuộc thăm dò cho thấy 46% cử tri Trump được khảo sát sẽ bỏ phiếu cho ông nếu ông rời đảng Cộng hòa và lập đảng mới. Kỷ vật ủng hộ Trump, gồm cả bức tượng vàng này, đã được trưng bày Trong bài phát biểu tại CPAC, ông Trump lặp lại những tuyên bố sai rằng ông đã thất cử tháng 11 vì gian lận bầu cử và ám chỉ một cuộc tranh cử khác vào năm 2024, nói: "Thực ra bạn biết họ vừa mất Nhà Trắng. Nhưng ai biết đâu được - ai biết? Tôi thậm chí có thể quyết định đánh bại họ lần thứ ba, OK? " Ông phẫn nộ với chính quyền mới, chỉ trích ông Biden đã đảo ngược đường lối cứng rắn về nhập cư và an ninh biên giới. "Tất cả chúng ta đều biết rằng chính quyền Biden sẽ tồi tệ nhưng không ai trong chúng ta có thể tưởng tượng được họ sẽ tệ đến mức nào và họ sẽ đi bao xa", ông nói với đám đông đang cổ vũ. Trump tìm khẩu hiệu mới trong kỷ nguyên Biden Donald Trump đã trở lại. Sau một tháng không xuất hiện trước công chúng, cựu tổng thống đã chọn môi trường giới hạn thân thiện của CPAC để khởi động nỗ lực phục hồi sự nghiệp chính trị. Đánh giá từ đám đông ở đây, ông sẽ không cần nhiều sự hồi sinh - ít nhất là trong giới hoạt động bảo thủ. Sự ủng hộ họ dành cho ông - qua thất bại bầu cử, qua cuộc tấn công của đám đông hồi tháng 1 vào Điện Capitol của Hoa Kỳ, qua tất cả - không bao giờ suy suyển. Vì vậy, khi Trump tỏ ý muốn tiếp tục lãnh đạo đảng - với tư cách là một nhân vật quan trọng, có lẽ là người đại diện cho đảng năm 2024 - đám đông hoàn toàn tán thành. Tuy nhiên, đối với người kế nhiệm cựu tổng thống trong đảng, có một chớm cơ hội hôm Chủ nhật. Bài phát biểu của Trump mờ nhạt theo tiêu chuẩn trước đây của ông. Cuộc sống im ắng tự áp đặt có lẽ đã khiến ông như thế - khiến ông lúng túng tìm những câu tuyên bố hùng hồn ăn khách trong thời đại Joe Biden. Và trong khi một thăm dò ý kiến nhanh người tham dự CPAC cho thấy sự tán đồng những chính sách của ông cao ngất, chỉ hơn một nửa nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông nếu ông ra tranh cử vào năm 2024. Đó là một lợi thế đáng sợ, nhưng có lẽ không phải tuyệt đối. Ảnh hưởng của Trump trong đảng có vẻ vẫn an toàn, nhưng chuyển ảnh hưởng đó thành việc được đề cử làm ứng viên tổng thống một lần nữa - nếu ông muốn - không phải là điều chắc chắn. Ông phải nỗ lực mới giành được điều đó. Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa phần lớn vẫn trung thành với ông Trump trong thời gian ông tại vị nhưng 10 người đã bỏ phiếu luận tội ông tại Hạ viện vào tháng trước, và 7 người đã bỏ phiếu kết tội ông trong phiên tòa tiếp theo ở Thượng viện. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, đảng viên Cộng hòa hàng đầu tại Quốc hội, đã chỉ trích hành động của cựu tổng thống sau khi ông được tuyên bố trắng án - nói rằng ông Trump "chịu trách nhiệm thực tế và đạo đức" vì đã kích động bạo loạn, mặc dù McConnell đã bỏ phiếu chống lại tội kích động. Ông Trump sau đó đã phá vỡ im lặng tương đối của mình để tấn công gay gắt vào cá nhân ông McConnell, người mà ông mô tả là một chính trị gia ''ảm đạm, ủ rũ và không vui vẻ". Nhiều người bảo thủ vẫn trung thành ủng hộ Donald Trump Sự phân rẽ trong đảng vẫn còn kể từ đó, với những người bỏ phiếu chống ông Trump vắng mặt trong trong sân khấu Hội nghị CPAC. Hội nghị bắt đầu từ năm 1974, được coi là cuộc tụ họp có ảnh hưởng nhất của những người bảo thủ Hoa Kỳ và là thước đo đường lối chính trị của đảng Cộng hòa.
Nhà thơ Trần Vàng Sao, được biết đến với những bài thơ 'yêu nước' nhưng 'đau đớn', qua đời ngày 9/5.
Trần Vàng Sao và lời thơ 'yêu nước đau đớn'
Nhà thơ Trần Vàng Sao, được biết đến với những bài thơ 'yêu nước' nhưng 'đau đớn' "Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình" là tên một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ gốc Huế sinh năm 1942. Nhưng nổi tiếng hơn có lẽ phải kể đến tập thơ "Bài thơ của một người yêu nước mình", do Nhà xuất bản Giấy Vụn xuất bản. Nhà thơ 'yêu nước mình' Báo chí của nhà nước Việt Nam có nhiều bài viết về nhà thơ Vàng Sao sau khi ông mất. Tờ Tuổi Trẻ gọi ông là 'nhà thơ yêu nước mình', in năm 1967, được đánh giá là một trong 100 bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX. Còn tờ Người Lao Động nói thơ của Vàng Sao có 'giọng điệu không lẫn với ai. Âm nhạc Nguyễn Văn Đông có gì đặc biệt? Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông qua đời VN: Làm báo kiểu làm... tiền! Síu Phạm và phim 'Con đường trên núi' Ông Hồ Thế Hà, Đại học Khoa học Huế, được Tuổi Trẻ trích lời, nói "Bài thơ của một người yêu nước mình" là điển hình cho phong cách Trần Vàng Sao: ... Tôi yêu đất nước này cay đắng Những năm dài thắp đuốc đi đêm Quen thân rồi không ai còn nhớ tên Dĩ vãng đè trên lưng thấm nặng Áo mồ hôi những buổi chợ về Trang VnExpress bình luận rằng: "Bài thơ dài 155 câu được tác giả trình bày theo lối tự do. Nét đặc trưng của bài thơ là sự hòa quyện giữa cảm xúc trữ tình của tác giả với hình tượng đất nước, đặt trong liên hệ với người mẹ, người thân, người yêu và quê hương khốn khó cùng khát vọng độc lập tự do, khát vọng làm người chân chính." 'Nhà thơ có số phận thăng trầm' Tờ Người Lao Động gọi ông là 'nhà thơ có số phận thăng trầm' trên bài viết ngày 10/5. Trước đây, có vẻ như ít báo trong nước nhác đến nhà thơ Trần Vàng Sao. Còn những bài thơ táo bạo của ông, như bài 'Tau chưởi', thì chỉ có cách tìm trên Google, theo nhà văn Nguyễn Viện. Tauchưởi tau tức quá rồi tau chịu không nổi tau nghẹn cuống họng tau lộn ruột lộn gan ……………. tau đầu tắt mặt tối đổ mồ hôi sôi nước mắt vẫn đồng không trự nõ có suốt cả đời ăn tro mò trú suốt cả đời khố chuối Trần Minh kêu trời không thấu tau phải câm miệng hến không được nói không được la hét nghĩ có tức không tau chưởi tau phải chưởi tau chưởi bây tau chưởi thẳng vào mặt bây không bóng không gió không chó không mèo mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây đặng nghe tau chưởi …. Năm 1988, nhà thơ Trần Vàng Sao tiếp tục nổi tiếng với bài thơ "Người đàn ông 43 tuổi nói về mình" đăng trên tạp chí Sông Hương năm 1988. Một bài thơ mang đến cho ông nhiều 'khổ sở'. Bài này chỉ tự sự, "miêu tả rất thật cảnh sống lặng lẽ của mình mà cũng đủ khiến nhiều kẻ quyền hành bất an và ra tay bịt miệng ông", cây bút Uyên Vũ từ Sài Gòn từng bình luận trên một bài viết về những vần thơ 'đau đớn' của Trần Vàng Sao gửi BBC. Tên tuổi ông được để ý hơn từ năm 2005 với bài Bài thơ của một người yêu nước mình" và nhất là khi mạng talawas đăng tập hồi ký "Tôi bị bắt", kể về những năm tháng ông "bị bắt rồi được thả ra và sống như trong tù" (chữ của Trần Vàng Sao). Nguyễn Thị Thụy Vũ và tâm tình ngày trở lại Cao Văn Khánh: 'Chuyện một vị tướng như tôi biết' Còn nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì gọi Trần Vàng Sao là 'nhà thơ bị cầm tù trong sự thật' Facebook cá nhân. Ông Hảo nhớ lại: "Thỉnh thoảng ra Huế, tôi lại ghé ngôi nhà ở Vĩ Dạ thăm Trần Vàng Sao. Anh có gương mặt cổ quái, già nua như người của thế kỷ thứ 17, 18 còn sót lại. Thông qua cuốn sách anh viết : "Tôi bị bắt"... tôi tìm thấy ngôi nhà tù vĩ đại trùm lên cả thế hệ chúng tôi. Đó là những tù nhân được thả rông đã bị cầm tù tư tưởng, thậm chí tâm hồn bị nhốt trong tù mà lại cảm thấy tự do." Theo tiểu sử của nhà thơ Vàng Sao được Trần Mạnh Hảo đăng ở bài viết trên trang cá nhân, Vàng Sao là con liệt sĩ. Ông "tham gia phong trào thanh niên sinh viên đấu tranh theo Việt Cộng" và từng sống năm năm tại "chiến khu rừng Thừa Thiên Huế" để "viết báo viết văn phục vụ đảng". Nhưng "miền Bắc xã hội chủ nghĩa năm 1970 nghèo đói" khiến ông "thất vọng". "Ông bắt đầu viết nhật ký để thoát khỏi những ẩn ức thực tại có thể làm anh tuyệt vọng đến vỡ tim mà chết vì cái xã hội cộng sản bánh vẽ kia…", nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết. "Từ một nhà thơ dùng tên lá cờ làm bút hiệu, ông đã bị đấu tố, bị coi là kẻ phản động, nói xấu lãnh tụ, đả kích chế độ. Ông đã bị trù dập, cô lập, và bị hành hạ đến sống dở chết dở trở thành một kẻ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh", theo tác giả Uyên Vũ từ TP Hồ Chí Minh. 'Vĩnh biệt thi sỹ Trần Vàng Sao' Lời tiễn biệt thi sỹ Trần Vàng Sao cũng được nhiều cây bút đăng tải trên mạng xã hội ngày 10/5. Facebooker Dũng Trung kể lại: "Tháng 9/2013, tôi và Lê Minh Phong ghé Huế thăm ông, uống với ông vài chai bia, nghe ông kể chuyện bị đoạ đày kinh khiếp..." "Chẳng biết sao lúc đó tôi lại hứng thú lấy bút giấy ra ký hoạ chân dung và nụ cười của người đàn ông khốn khổ này." "Hôm nay ông đi. Ông đi thanh thản!" "Cầu mong ông đến được nơi nào đó vui vẻ hơn, hạng phúc hơn... Đỡ đói, rét hơn nơi này." "Hy vọng ở nơi mới, đất nước mới, đồng bào mới, các "đồng chí" mới... sẽ ăn ở, đối xử với ông tử tế hơn!" Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cảm thán: "Anh đã đi theo cha mình là liệt sĩ, nguyện đứng dưới ngọn cờ đỏ sao vàng mãi mãi nên mới có bút danh Trần Vàng Sao…" "Ngôi sao vàng kia không chấp nhận anh, không cho phép anh nhìn và viết ra sự thật. Ngạn ngữ Pháp có câu : "Với chữ nếu, ta có thể bỏ tháp Eiffel vào cái chai". Vâng, nếu sống lại, trở về thời 20 tuổi, Trần Vàng Sao chắc chắn sẽ lấy bút danh là Trần Vàng…Vĩnh biệt ngôi sao của ảo tưởng đã bị sự giả dối nuốt sống, cũng như cuộc đời anh đã bị lý tưởng kia nuối sống và nhả ra một cái bã người tội nghiệp, khổ đau uất hận đến chết . Trần Vàng …Sao, thương anh vô cùng ! Anh một nhà thơ đã bị sự thật cầm tù..." Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Thừa Thiên, Huế. Năm 1962 ông thi đỗ tú tài rồi dạy học ở Truồi, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha. Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao. Sau tháng 4 năm 1975, Trần Vàng Sao xung phong về quê công tác nhưng ông bị gạt khỏi danh sách như một kẻ "có vấn đề". Ông tự trở lại Huế làm liên lạc ở xã, sau đó được bố trí công tác tại Phòng Văn hóa thành phố Huế rồi được điều về làm liên lạc ở xã Hương Lưu (nay là phường Vỹ Dạ), Huế cho đến khi nghỉ hưu năm 1984.
Việt Nam ký đủ các công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, trong đó có tự do báo chí, ngôn luận và tư tưởng, nhưng không có một tổ chức tự do được thành lập để bảo vệ các quyền này và tương tự Việt Nam còn thiếu các cơ chế để đảm bảo thực thi các điều luật liên quan, một cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC hôm 09/5/2019 từ Sài Gòn.
Việt Nam cần làm gì để cải thiện tự do báo chí?
Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy ra Tòa Việt Nam nên có sự cách mạng đối với báo chí nhà nước và thả tự do cho những nhà báo bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nhân dân trước khi nói đến có tự do báo chí và hội nhập quốc tế, một nhà báo độc lập cũng từ Sài Gòn chia sẻ thêm. Nhà nước Việt Nam cần có dũng khí để 'từ bỏ độc quyền báo chí', mở đường cho các thành phần khác được tham gia làm báo chí mà nói một cách ngắn gọn nhất tức là cần phải có báo chí tư nhân, một luật gia từ Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam nêu quan điểm với Bàn tròn thứ Năm từ London. Hôm thứ Năm, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với Tọa đàm của BBC: "Ở Việt Nam thì rõ ràng, nói về chữ nghĩa, luật lệ, các Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự, quyền này, quyền kia, thì Việt Nam tham gia và ký kết hết và nói thế nào là cũng đã thể hiện vào trong luật pháp Việt Nam về cơ bản. Nhưng chữ nghĩa pháp luật Việt Nam, họ thường có cái đuôi viết lửng lờ. "Cho nên nếu chỉ ra, các hội nghị quốc tế vẫn chỉ ra được tất cả Hiến pháp cũng quy định, rồi luật lệ cũng quy định này kia, nhưng mà điều quan trọng nhất mà cần đòi hỏi là phải có những tiếng nói mà có tổ chức, tạm gọi là một lực lượng gì đấy, để mà họ bảo vệ được quyền đó. Ở Việt Nam không có tổ chức đó. Anh Ba Sàm và những chuyện trong tù nay kể lại RSF: VN gần chạm đáy bảng tự do báo chí Mỹ chỉ trích Việt Nam ‘hạn chế tự do trong giáo dục’ Dần hé lộ bí ẩn ‘nhà báo quốc tế Lê Hoàng Anh Tuấn’ "Nếu Việt Nam có một tổ chức mà tự do, chẳng hạn như thành lập một tập đoàn báo chí mà hoạt động độc lập, mà có quyền với chính nó và chịu trách nhiệm trước pháp luật, thì tình hình Việt Nam có thể mở ra; cho nên Việt Nam gọi là tổ chức lập hội, thì cho đến bây giờ vẫn chưa lập hội [độc lập] được, và chưa có luật biểu tình, mà cái đó là cái mà người ta rất là khao khát sáu, bảy chục năm nay mà vẫn chưa thực hiện được, còn lập hội cũng thế, biểu tình cũng thế, rồi tự do ngôn luận, tự do báo chí. "Thế nào là tự do ngôn luận và thế nào là tự do báo chí? Đọc ra thì đó là câu chuyện ấu trĩ tưởng ai cũng biết, nhưng rõ ràng vấn đề làm nó như thế nào? Thế nào là tự do báo chí? Tự do báo chí thì có tin người ta cứ đưa và người ta chịu trách nhiệm về nguồn tin đó. Ở Việt Nam thì không đơn giản. Đưa phải có định hướng, đưa phải có chỉ đạo. Tức là đưa mà trái ý, thì người đưa mà có thẩm quyền đi đứt trước." 'Coi chừng vi phạm pháp luật' Luật sư Trần Quốc Thuận từng giữ cương vị Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam "Tôi nói là còn có khả năng bị phạt tiền, rồi tù tội vân vân. Cho nên tất cả những cái đó đòi hỏi luật lệ phải chi tiết và nó đòi hỏi đảm bảo điều luật ấy phải được thực hiện, thì ở Việt Nam không có đảm bảo đó. Đó là cái không biết chừng nào sẽ có? Điều luật mà không có, viết ra cứ lửng lờ như thế, thì thế nào là tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận như nói là gặp nhau trong quán nhậu mình phát biểu, thì cái đó có phải tự do ngôn luận không? 'Báo chí chưa có bao giờ được như hôm nay' Ngày Liên Xô đồng ý tôn trọng nhân quyền Nhà báo VN không được làm gì trên mạng xã hội? Quy hoạch báo chí Việt Nam: ‘Buồn lắm, nhưng sẽ làm thành công’? "Hay tự do ngôn luận là có quyền lập diễn đàn phản biện lại? Còn bây giờ như tôi biết là các tổ chức Mặt trận, các tổ chức đoàn thể có quyền là giám sát và phản biện. Nhưng sự giám sát và phản biện, người ta lại ngoáy vô cái chỗ là phản biện là phản biện những dự thảo văn bản của Đảng, của nhà nước, của luật pháp, như vậy thì gọi là góp ý, chứ sao gọi là phản biện được? Sao lại sài chữ nghĩa như thế được? Phản biện "dự thảo văn bản" - thì phản biển dự thảo văn bản là thế nào? Từ 'góp ý' chứ làm sao gọi là 'phản biện' được?" "Có quyền phản biện những chủ trương mà đưa ra không thiết thực, thì người ta có quyền phản ứng, chống lại không? Thì ở Việt Nam là không được, làm cái đó coi chừng vi phạm pháp luật. "Cho nên cái gọi là giám sát, phản biện cũng lửng lờ. Còn giám sát là thông qua tổ chức Mặt trận Tổ quốc, chứ không có phản biện độc lập. Nếu ai không đồng ý cái gì, lên tiếng độc lập, thì cái đó cũng là không an toàn mà phải qua hệ thống tổ chức, như vậy hệ thống tổ chức, họ lọc hết. Làm sao mà có thể phản biện trung thực được? Cho nên ở Việt Nam chữ nghĩa nó có nhưng mà không có cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền đó, không có cái luật như thế. Thì đó là điều cần phải đòi hỏi ở Việt Nam." Cũng từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, nêu quan điểm với Bàn tròn: "Tôi chỉ có hai đề nghị ngắn thôi. Một là nên bỏ ngay khái niệm 'báo chí Cách mạng', mà nên đổi ngược lại là cách mạng báo chí, nói theo tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc, "cách mạng là cách cái mạng", vì báo chí nhà nước Việt Nam, về sinh mạng báo chí đã không còn, cho nên dùng từ cách mạng báo chí đúng hơn nhiều so với 'báo chí Cách mạng.' Tiến sỹ Phạm Chí Dũng tham gia hội luận BBC từ Sài Gòn "Và điều thứ hai, chính quyền Việt Nam phải có sự thay đổi, trả tự do cho những người đấu tranh cho tự do báo chí và lo cho quyền lợi của người dân, giống như là chính quyền Myanmar vừa phải trả tự do cho hai phóng viên Reuters. Đó là những Trần Huỳnh Duy Thức trước đây, hoặc là những Đỗ Công Đương sau này. Những người viết về quyền lợi của người dân, bảo vệ cho quyền lợi của người dân nhưng bị chính quyền 'quy chụp', bị công an 'quy chụp' và đã xử tù rất nhiều năm. "Ví dụ như Trần Huỳnh Duy Thức bị 16 năm tù giam, Đỗ Công Đương ở Bắc Ninh cũng bị 5 năm tới 6 năm tù giam, thì đó là điều vô cùng bất công và nếu như là không thay đổi thì đừng có nói những gì là tự do báo chí, đừng có nói chuyện mà hội nhập quốc tế ở Việt Nam." 'Nên có báo chí tư nhân minh bạch' Từ Hà Nội, PGS. TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam (Vusta) phát biểu: "Theo tôi, như anh Phạm Chí Dũng nói là cách mạng báo chí, thì theo tôi điều cơ bản nhất cần phải làm, đó là nhà nước, chúng ta phải đủ dũng cảm, dũng khí từ bỏ sự độc quyền về báo chí. "Có nghĩa là phải để tất cả các thành phần khác tham gia làm báo và trên cơ sở cạnh tranh về thông tin, về chất lượng đưa tin, cũng như về nội dung. "Bên cạnh đó có một hành lang pháp lý rất rõ ràng để xử lý những hành vi vu khống, hay những hành vi đưa tin trái sự thật và gây hậu quả. PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, tham gia Hội luận từ Hà Nội "Nhưng nói một cách ngắn gọn là cần phải có báo chí tư nhân một cách minh bạch, rõ ràng. "Và phải có một sự kiểm soát bằng khung pháp luật chuẩn, để đảm bảo là người dân Việt Nam được hưởng một sản phẩm của tự do báo chí thực sự." Bình luận qua bút đàm với Bàn tròn về Tự do báo chí và tự do ngôn luận này, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang từ Việt Nam gửi cho BBC: "Nói về tự do báo chí ở Việt Nam là một câu chuyện dài và nhiều nỗi buồn. Tôi nghĩ rằng kể từ khi nền "báo chí cách mạng" ra đời, báo chí đã luôn được chính quyền coi là công cụ để định hướng dư luận, giải thích đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, tóm lại, báo chí đã, đang và sẽ luôn luôn là công cụ trong chế độ cộng sản. "Báo chí Việt Nam chưa bao giờ được hưởng tự do. Điều đó gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn vấn đề trình độ, kỹ năng của người làm báo. So với đồng nghiệp phương Tây, báo chí Việt Nam kém chuyên nghiệp hơn. So với kỳ vọng và đòi hỏi của xã hội, báo chí "hụt hơi" không theo kịp. Về cơ bản, ở Việt Nam không có nhà báo lớn, tầm cỡ thế giới. "Và điều tồi tệ nhất hiện nay đã xảy ra là, báo chí Việt Nam chưa kịp chuyên nghiệp hoá thì đã tha hoá. Một số đông nhà báo, cơ quan báo chí trở thành công cụ cho nhiều nhóm lợi ích khác bên cạnh nhóm lợi ích lớn "truyền thống" là đảng Cộng sản. Nhiều người làm báo trẻ cũng nhiễm đủ thói hư tật xấu và hỏng nghề trước khi trở thành nhà báo đúng nghĩa. "Nói về tự do báo chí ở Việt Nam, tôi khá bi quan. Tôi cho rằng chừng nào còn tồn tại chế độ độc đảng cai trị thì Việt Nam còn không thể có tự do báo chí." Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang không tin vào việc có thể có tự do báo chí trong thể chế chính trị hiện nay ở Việt Nam Từ Hà Nội, một nhà nghiên cứu muốn giấu tên bình luận với BBC: "Liên quan đến cải cách tư pháp (luật hình sự, tố tụng hình sự...) và xây dựng hệ thống pháp luật (luật tự do thông tin, luật báo chí), có thể thấy Luật tự do thông tin tiếng Việt là "luật về quyền tiếp cận thông tin," tuy nhiên, kết quả không được như mong muốn. "Việc ra được luật tự do thông tin là vô cùng quan trọng. Theo tôi, lúc này cần thay đổi luật hình sự để không bắt bớ nhầm. Còn luật tự do thông tin và luật báo chí, thì có thể chưa cần sửa ngay lập tức so với ưu tiên kia, nhưng cần thực thi cho tốt. Trước mắt cần ra luật biểu tình để khỏi bàn chuyện bắt người vận động biểu tình, nói nôm na là như vậy. "Và đặc biệt, tôi thấy Việt Nam cần bỏ điều trong luật hình sự "lợi dụng quyền dân chủ... để chống phá nhà nước", đây là tội danh họ đã gán cho ông blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và ngoài ra, cũng cần bỏ một số tội như "lật đổ chính quyền nhân dân" nữa. Việt Nam không phải là một số nước khác, cho nên luật cũng vẫn cần tính đến văn hóa. "Tóm lại theo tôi, nên chú ý đến luật tự do thông tin, luật báo chí, luật hình sự, luật nhân quyền và nên chú ý chất lượng thực thi luật, chú ý đến các bất cập trong luật nữa," ý kiến chuyên gia này trao đổi thêm với BBC sau Tọa đàm. Mời quý vị bấm vào đường link này để theo dõi toàn văn cuộc trao đổi tại Bàn tròn thứ Năm từ London về Tự do báo chí và tự do ngôn luận của BBC.
Vai trò chủ đạo của Vua Bhumibol Adulyadej trong sự phát triển của Thái Lan hiện đại có xu hướng che khuất một thực tế rằng khi ông lên ngôi vào năm 1946, tình trạng của chế độ quân chủ đã không được đảm bảo, và chính nhà vua trẻ chưa chuẩn bị để đảm nhận cương vị này.
Vua Bhumibol gây dựng Thái Lan thế nào
Vua Bhumibol được xem là trụ cột của sự ổn định Cho đến năm 1932 Thái Lan từng được cai trị bởi một chế độ quân chủ tuyệt đối, với vua chi phối ngành tư pháp, bổ nhiệm các quan chức chính phủ và chính sách nhà nước. Ý tưởng về vương quyền đã được hình thành qua nhiều thế kỷ từ khái niệm của Phật giáo về pháp vương, chỉ có một vua hành động theo 10 lời khuyên của Phật pháp như tính trung trực và kiềm chế, và khái niệm Ấn giáo về một vua toàn năng. Nhưng những áp lực của thế giới toàn cầu hóa thời hiện đại xâm nhập vào năm 1932 khi một nhóm binh sĩ và trí thức lật đổ chế độ quân chủ tuyệt đối và áp đặt một hiến pháp hạn chế quyền lực của Vua Prajadhipok lúc đó. Không thể chấp nhận những hạn chế này, ông đã thoái vị vào năm 1935 và sống lưu vong cho phần còn lại của cuộc đời mình. Một vị vua trẻ Anh trai Bhumibol, Ananda Mahidol, là người kế vị nhưng người mẹ nhất quyết rằng họ không nên dính vào không khí chính trị bất ổn tại Thái Lan và bà đã nuôi dạy hai con tại Thụy Sĩ. Kết quả là không có vua trên thực tế cho đến khi gia đình trở lại sau Thế chiến Hai vào năm 1945 và lúc đó không rõ sau đó là kiểu chế độ quân chủ nào có thể được tái lập. Vua Bhumibol thừa kế ngai vàng vào năm 1946 ở tuổi 18 Sau vụ vua Ananda bị bắn chết vào ngày 09 Tháng Sáu 1946 mà cho tới nay vẫn không giải thích được thì sứ mệnh này rơi vào Bhumibol, khi đó 18 tuổi. Thái Lan lúc đó đã bị chia rẽ bởi các chính khách tiến bộ và phe quân sự đầy tham vọng muốn áp dụng một chế độ quân chủ yếu, hoặc có thể không có chế độ quân chủ chút nào, và các thành viên của tầng lớp quý tộc hoàng gia quyết tâm tái lập một hệ thống chính trị với chế độ quân chủ là nòng cốt. Người của hoàng gia dựa vào Vua Bhumibol cho kế hoạch này, và trong suốt 40 năm sau họ đã thành công. Vai trò của hoàng gia Cho đến giữa những năm 1950 vị trí của nhà vua vẫn còn quá không an toàn để ông thách thức người hùng quân đội Phibul Songkram, từng điều hành trong giai đoạn chiến tranh. Thậm chí ông chí còn không được phép đi lại tự do ngoài Bangkok. Cho tới 1932, Thái Lan là nước theo chế độ quân chủ Xã hội Thái Lan vẫn là một xã hội rất sùng đạo và tâm linh, và những vai trò của hoàng gia là quan trọng trong việc giữ gìn hình ảnh của Vua Bhumibol như hiện thân của đức pháp. Các hoàng tử khác đã giúp xây dựng hình ảnh của ông trước công chúng bằng cách nhấn mạnh vai trò của ông như người bảo vệ niềm tin Phật giáo, khôi phục lại các nghi lễ hoàng gia như thay thế các loại vải thiêng tại đền thờ quan trọng nhất, hoặc chủ trì lễ cày cấy hàng năm tại quảng trường hoàng gia ở Bangkok. Nhà vua đã chứng tỏ kỹ năng hành xử theo cách củng cố hình ảnh đó. Ngày nay các khía cạnh thiêng liêng của chế độ quân chủ là một nguồn quan trọng của sự nổi tiếng đó. Từ giữa năm 1950 trở đi, nhà vua đã đi lại nhiều, và quan tâm nhiều đến các dự án phát triển nông thôn. Sự can thiệp của ông có hiệu quả thực sự thế nào là khó đánh giá trong bối cảnh hoàng gia có bộ máy tuyên truyền của mình, nhưng họ chắc chắn tạo dựng ông như một người cai trị đất nước có tâm và làm việc tận tụy vì dân. Vua Bhumibol thường thăm những vùng nông thôn Các chuyến thăm của ông tới vùng nông thôn, nơi ông thường trò chuyện với những người nông dân quỳ lạy trước mặt, trái ngược với thái độ dường như bàng quan của các quan chức tham nhũng của chính phủ cấp địa phương. Nhân vật chống cộng Và rồi quốc vương được trông đợi tham gia vào sự phát triển của đất nước, và người ta dành nguồn lực đáng kể để thúc đẩy triết lý về một "nền kinh tế vừa đủ" của Vua Bhumibol - với việc tập trung vào phát triển cân bằng, quan tâm nhiều tới trách nhiệm môi trường và xã hội tương đương với như các biện pháp thông thường của tiến bộ kinh tế. Từ giữa thập niên 1960, khi chính quyền trung ương bị thách thức tại vùng nông thôn bởi một cuộc nổi dậy của phe cộng sản, các chuyến thăm của nhà vua giúp khống chế sự ảnh hưởng của phe nổi dậy. Vua Bhumibol đã trở thành một nhân vật quan trọng trong cuộc chiến của quân đội Thái Lan và lực lượng được Mỹ hậu thuẫn chống lại chủ nghĩa cộng sản, mặc dù vai trò của ông trở nên gây nhiều tranh cãi trong cuộc đảo chính có bạo động chống cánh tả vào năm 1976, trong đó hàng chục sinh viên bị lực lượng an ninh và dân quân được hoàng gia hậu thuẫn giết dã man, và hàng ngàn người đã buộc phải chạy trốn và tìm nơi nương tựa ở Đảng Cộng sản. Nhưng di sản của vai trò chống cộng này là một chế độ quân chủ vẫn được xem là quan trọng để duy trì quyền lực của nhà nước trên cả nước. Dân Thái Lan treo ảnh Vua và Hoàng Hậu ở nhà Trong suốt triều đại của mình, Vua Bhumibol đã làm việc với hàng loạt chính quyền quân sự, khiến có những cáo buộc rằng ông cảm thấy thoải mái hơn với chế độ độc tài hơn là các chế độ dân chủ bầu bằng phiếu. Chắc chắn ông đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với ba nhà lãnh đạo quân sự nắm quyền lâu dài, Sarit Thanarat 1957-1963, Thanom Kittikachorn 1963-1973 và Prem Tinsulanonda 1980-1989, cho họ tính chính danh với sự ủng hộ hoàng gia và đổi lại có sự ủng hộ vững chắc của các lực lượng vũ trang cho chế độ quân chủ. Nhà vua cũng rất thích cầm và sử dụng vũ khí quân dụng, và thường mặc quân phục riêng của mình. Người hoàng gia giải thích điều này, và việc nhà vua đành chấp nhận tất cả các cuộc đảo chính vì ông chấp nhận quyền lập hiến có giới hạn của mình - và rằng ông không thể đóng một vai trò chính trị công khai, và đã phải đồng hành với các chế độ nào thắng thế ở Thái Lan. Vai trò người hòa giải Tuy nhiên giới chỉ trích tin rằng ông đã chia sẻ thái độ khinh thị của nhiều người trong tầng lớp thượng lưu đối với các chính trị gia được bầu lên, coi họ là những kẻ vô giai cấp và hám tiền. Trong các cuộc phỏng vấn, nhà vua xem chính trị như một cái gì đó khó coi mà ông không muốn bị liên lụy. Nhưng sự phân hóa sâu sắc trong xã hội Thái Lan vào cuối triều đại của ông, và việc nhiều nhiều người tin rằng hoàng gia đã theo phe chống lại cỗ máy được bầu lên của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đã dẫn đến việc nhận thức rằng chế độ quân chủ có lập trường thù địch với nền dân chủ tự do. Một vế khác trong vai trò của Vua Bhumibol mà người ta thường nói tới trong suốt triều đại của ông là ông nắm vai trò của người hòa giải trong những lúc có khủng hoảng. Ông không thể can thiệp chính thức. Nhưng hai lần, vào năm 1973 và 1992, khi các cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân đội và người biểu tình đã diễn ra trên đường phố của Bangkok, ông ghi điểm bằng việc làm dịu tình hình và tạo điều kiện để có được sự thỏa hiệp. Năm 1973, ông quyết định cho phép sinh viên biểu tình trú ẩn bên trong cung điện của mình, làm khó cho nhà độc tài lúc đó là Thanom và buộc ông này phải sống lưu vong. Điều này dẫn tới sự hình thành của chính phủ dân chủ đầu tiên của Thái Lan kể từ năm 1940, mặc dù thời gian ngắn ngủi này đã kết thúc một cách bi thảm trong bạo lực và đàn áp vào năm 1976. Nhiều sinh viên bị giết trong biểu tình năm 1976 tại Đại học Thammasat Năm 1992, nhà vua lại đóng vai trò hòa giải một lần nữa, triệu hồi một thủ tướng được quân đội hậu thuẫn và nhà lãnh đạo của phong trào biểu tình, và cho phép quay video họ quỳ gối trước khi ông lên sóng phát biểu. Sau đó, Thái Lan đã được hưởng giai đoạn dài nhất của nền dân chủ cho đến cuộc đảo chính năm 2006. Người ta tranh luận về vai trò của nhà vua trong các cuộc khủng hoảng, nhưng các biến cố này cho phép ông được hiện diện như trọng tài cuối cùng của tranh chấp. Có ảnh hưởng, nhưng khiêm tốn Một sự "can thiệp" vào tháng Tư năm 2006 chứng kiến việc nhà vua ra lệnh cho các tòa án hàng đầu của đất nước ra phán quyết liệu kết quả của cuộc bầu cử mà Thaksin Shinawatra thắng có vô hiệu hay không. Người dân ra đón mỗi khi có đoàn xe nhà vua đi qua Bề ngoài ông đã phản bác lại lời kêu gọi từ những người biểu tình chống Thaksin để chính ông bổ nhiệm một thủ tướng - ông nói đó là vượt quá thẩm quyền của mình. Nhưng các thẩm phán đã hiểu ý, và bãi bỏ kết quả bầu cử với lý do là có một số vi phạm khá nhỏ, khiến sau đó dẫn đến cuộc đảo chính vào tháng Chín năm đó. Hoàng gia tại Thái Lan thường so sánh các quyền hạn của quốc vương với những mô tả của sử gia Walter Bagehot cho các vị vua và hoàng hậu Anh: quyền được tư vấn, quyền động viên và quyền cảnh báo. Nhưng Vua Bhumibol rõ ràng có nhiều hơn thế; những gì mà cựu Thủ tướng Anand Panyarachun từng mô tả là "quyền lực dự trữ hoặc quyền đạo đức" của mình, một cái gì đó mà có thể là cực kỳ có ảnh hưởng, nhưng chỉ sử dụng một cách khiêm tốn. Các điều khoản của luật về tội khi quân có nghĩa là không thể có bất kỳ thảo luận công khai nào về vai trò và di sản của Vua Bhumibol tại Thái Lan. Không có thước đo thực sự nào về việc ông được ủng hộ ra sao hay ảnh hưởng của ông thế nào trong môi trường này. Nhưng bên ngoài Thái Lan đã có việc tranh luận có tính thách thức quan điểm chính thức cho đó là vị vua khôn ngoan, tốt bụng và được yêu mến giữ được đất nước toàn vẹn vào những thời điểm khủng hoảng. Một số người này cho rằng nhà vua là người đóng vai trò then chốt trong việc làm suy yếu nền dân chủ, những người khác cho rằng ông giống một con tốt bị các thế lực lượng bảo thủ sử dụng. Chế độ quân chủ hiện đại của Thái Lan được xây dựng gần như hoàn toàn xung quanh nhà vua Một điểm mà các giới chỉ trích và những người ủng hộ có đồng ý với nhau là dự án bắt đầu vào năm 1946 để khôi phục lại tình trạng của chế độ quân chủ ở Thái Lan đã thành công phần lớn là vì được tập trung vào vị vua trẻ. Dù sự thật đằng sau những lời tán dương tràn ngập cho tính cách và những thành tựu của ông là gì, ông đã đóng tất cả các vai trò khác nhau được gán cho mình một cách xuất sắc. Ông thể hiện là vị vua có sự quan tâm nhưng kiềm chế, một nhà vua phục hưng quan tâm tới nghệ thuật, âm nhạc và thủ công mỹ nghệ, vị vua sùng đạo và chìm đắm trong các nghi lễ Phật giáo. Chế độ quân chủ hiện đại của Thái Lan được xây dựng gần như hoàn toàn xung quanh một người. Và điều đó sẽ trở nên khó để duy trì sau khi ông ra đi.
Nếu bạn đến Puolanka, thị trấn nhỏ giữa Phần Lan, bạn sẽ thấy những tấm biển hiệu lớn màu vàng xuất hiện bên vệ đường.
Thị trấn bi quan nhất hành tinh ở Phần Lan
Vào một buổi trời chiều xám ngắt, tấm biển trông có vẻ vui tươi - cho đến khi bạn phát hiện nội dung đề trên đó: "Bạn đi lạc à? Điểm đến kế tiếp: Puolanka," một biển hiệu cảnh báo. Tiếp đến, một tấm biển khác hiện ra với dòng cảnh báo đầy cảnh giác: "Sắp tới Puolanka. Bạn vẫn còn kịp thời gian để quay lại." Cách ngủ ngon hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn Ngủ thêm và đi làm trễ sẽ tốt cho sức khoẻ? Bạn có sắp rơi vào tình trạng kiệt sức? "Có những người thường xuyên mơ đến chuyện đập vỡ mấy tấm biển đó" Tommi Rajala, 41 tuổi, giám đốc quản trị của Hiệp hội Người Bi quan Puolanka nói. Đây là tổ chức đứng đằng sau những tấm biển này. Nhưng Puolanka đã biến sự bi quan thành thương hiệu, tổ chức lễ hội bi quan, một chương trình âm nhạc và thậm chí có cả cửa hàng online - tất cả đều phục vụ cho sự biến tấu hài hước đầy hàm ý này. Những video miêu tả Puolanka với tất cả vinh danh tính bi quan có hàng trăm ngàn lượt xem trên mạng. Thị trưởng Harri Peltola cho biết khi ông nói với những người Phần Lan khác nghe về quê hương của ông, mọi người đều nhắc đến tính bi quan. "Ngày nay rất nhiều người mỗi khi nghe đến từ 'bi quan' là họ nghĩ đến Puolanka," Rajala xác nhận. Vậy tại sao một thị trấn miền quê nhỏ và khiêm nhường lại chọn một danh tính thiếu vui vẻ đến vậy? Và việc tự tuyên bố thị trấn là trung tâm bi quan toàn cầu có ý nghĩa ra sao với Puolanka? "Con số u ám" Thương hiệu tăm tối mới này của Puolanka xuất hiện trong bối cảnh cấu trúc dân cư nơi đây thay đổi, dẫn đến tình trạng không mong đợi là báo chí quốc gia đổ xô đến đây. Tương tự như nhiều quốc gia phát triển, tỷ lệ sinh ở Phần Lan giảm và dân số đang già đi; bề ngoài quốc gia này ảm đạm hơn những quốc gia láng giềng Bắc u khác như Thụy Điển. Báo cáo gần đây nhất từ Cục Thống kê Phần Lan dự đoán dân số nước này sẽ bắt đầu sụt giảm vào năm 2031, khiến gia tăng quan ngại về những ảnh hưởng tác động đến hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe. Tác động mạnh nhất xảy ra ở những thị trấn như Puolanka, nơi mà Rajada mô tả là "thị trấn xa xôi nhất ở tỉnh xa xôi nhất của Phần Lan". Thị trấn có khoảng 2.600 người, hơn 37% trong số đó đã lớn hơn 64 tuổi. Dân số vùng này đã giảm một nửa từ thập niên 1980, và những thành phố lớn vẫn tiếp tục hấp dẫn người trẻ rời khỏi thị trấn nhỏ này. Timo Aro, một chuyên gia về dân số ở Phần Lan cho biết, thay đổi về dân cư tạo ra người thắng và kẻ thua - và Puolanka là một trong những nơi thua cuộc. "Nếu bạn nhìn vào con số ở Puolanka, chúng khá u ám dù ở góc độ nào, dù bạn tìm cách diễn dịch những con số ấy theo hướng tích cực đến đâu," ông nhận định. Biển hiệu bên vệ đường ở khu vực Oulu viết: "Điểm đến kế tiếp Puolanka. Bạn vẫn còn thời gian để quay lại." Rajala nhớ lại thời đầu những năm 2000, mỗi khi Puolanka xuất hiện trên báo đài, đó sẽ luôn là một tin tiêu cực. Ông cho biết phong trào chủ nghĩa tiêu cực xuất hiện để phản ứng lại với tình trạng luôn bị trích dẫn làm ví dụ tồi tệ nhất mỗi khi đề cập đến vấn đề dân số. Những nơi sinh con được thưởng cả chục ngàn euro Những cặp vợ chồng phải sống xa nhau ở Hong Kong Tại sao thanh niên Thụy Điển nhất quyết ra ở riêng "Thôi được, chúng tôi tệ nhất, nhưng chúng tôi sẽ là những kẻ tệ nhất tuyệt vời nhất ở Phần Lan," suy nghĩ thời đó là vậy. Vào một buổi chiều trong tuần, trung tâm thị trấn Puolanka yên ắng. Xe bus từ Oulu, một thị trấn lớn hơn cách đó 130km, có sáu chuyến mỗi tuần đến Puolanka. Có vài cửa hàng bán thực phẩm, một hiệu thuốc, một cây xăng và cũng là nơi dân địa phương tụ tập trò chuyện và uống cà phê, một nhà hàng bán ăn trưa. Hầu hết cư dân làm việc trong ngành dịch vụ hoặc nông nghiệp. Jaakko Paavola, 63 tuổi, có một hiệu sách kế bên tòa thị chính, đã tham dự khi chủ nghĩa bi quan lần đầu xuất hiện vào giữa thập niên 2000. Họ tổ chức một "buổi tối bi quan" thêm vào những sự kiện buồn tẻ khác trong mùa hè. Thay vì mua vé vào cửa, người tham dự phải trả vé ra về. "Mọi người không chỉ đến để xem chương trình, mà còn để gặp nhau," Paavola nhớ lại. "Với tinh thần thực sự bi quan, mọi người nói với hàng xóm những câu như: "Tôi thấy hóa ra anh còn sống đấy." Riitta Nykänen, 60 tuổi, cũng từng tham dự từ khi sự kiện bắt đầu, nhớ lại buổi gặp gỡ đầu tiên đã ra đời tự nhiên ra sao. "Một người nói ở nơi này chẳng có gì hoạt động cả, thậm chí cả sự bi quan cũng thế." Nhưng một ý tưởng xuất hiện giữa các nhóm bạn dần trở thành nhóm những người bi quan và họ tổ chức thêm nhiều sự kiện tại địa phương và thậm chí đi lưu diễn vòng quanh Phần Lan. Qua nhiều năm, Nykänen, vốn là y tá tại trung tâm chăm sóc người già, đã trở thành ngôi sao trong những video trên mạng và chương trình âm nhạc, và trở thành thành viên của ban nhạc bi quan có tên "Trauma Group" (Ban nhạc Nỗi Đau) vẫn thỉnh thoảng biểu diễn theo yêu cầu. Thành viên Hiệp hội Bi quan Puolanka họp trong thị trấn Quá ít phụ nữ Sau gần một thập niên hoạt động, nhóm những người bi quan ban đầu kêu gọi hủy nhóm vào năm 2016, vì tình trạng số thành viên hoạt động tích cực giảm sút. Nhưng ngay sau đó, Rajala được thị trấn thuê về làm việc. Ông vốn sinh trưởng ở Puolanka nhưng đã sống gần 20 năm ở các thành phố khác và nước ngoài. Công việc của ông là phát triển dịch vụ trên mạng của thị trấn, nhưng ông cũng được giao thêm việc duy trì và phát triển thương hiệu bi quan nhằm quảng bá thị trấn. Trong video đầu tiên ông thực hiện khi bắt đầu công việc, Rajala mỉa mai dẫn người xem tham quan một vòng quanh thị trấn Puolanka. Video đầy những nội dung hài hước đen tối, đã được 200.000 lượt xem khi đăng lên mạng xã hội, và video thứ hai đạt nửa triệu lượt xem. "Thông thường, quảng cáo có nghĩa là khiến mọi thứ trông có vẻ tốt đẹp hơn thông thường," Rajala chia sẻ. "Điều cực kỳ tuyệt vời về chủ nghĩa bi quan là tôi không cần phải nói dối gì cả." Từ đó Rajala đã bỏ công việc mà ông nhận làm cho thị trấn, nhưng vẫn làm việc bán thời gian trong vai trò lãnh đạo Hiệp hội Người Qi quan, một tổ chức phi lợi nhuận có đăng ký vận hành hầu hết nhờ tình nguyện viên. Tổ chức này được tài trợ nhờ thu nhập từ cửa hàng trên mạng và các sự kiện, cộng với số tiền có từ các dự án cá nhân như dự án âm nhạc mùa hè từ thị trấn và từ Liên minh Châu u. Và tổ chức này vẫn thực hiện video. Có một vấn đề ở đây là có khá ít phụ nữ; nói chung số lượng phụ nữ rời thị trấn nhỏ thường đông hơn là nam giới. Ở Puolanka, đàn ông chiếm khoảng 2/3 trong nhóm 20 - 29 tuổi. Nhân vật Niko phản anh hùng và "bậc thầy cua gái" do diễn viên Antti Ryynänen 22 tuổi thể hiện trong một loạt video mà anh chàng truy lùng khắp thị trấn để làm quen với phụ nữ. Trong một video, anh đăng ký Tinder - cuối cùng thế nào lại bị "ghép đôi" với mẹ của anh. "Đây không phải là chuyện hài hước hay ho lắm," Rajala nói, "nhưng câu chuyện bắt đầu với ý nghĩ rằng ở Puolanka, người phụ nữ duy nhất bạn có thể tìm được là mẹ của bạn." Tommi Rajala là giám đốc điều hành tổ chức Người Bi Quan Puolanka, một tổ chức phi lợi nhuận có đăng ký do các tình nguyện viên hoạt động Rajala tin rằng một chương mới cho chủ nghĩa bi quan chỉ mới bắt đầu ở Puolanka. Mạng xã hội đã lan tỏa thương hiệu; cửa hàng trên mạng nhận được số lượng đơn hàng áo thun ổn định, trên áo in những chữ như "lão già càm ràm" hay "mụ già khó chịu". Chương trình âm nhạc mùa hè năm rồi đã thu hút khán giả đến từ khắp nơi trên cả nước và có vẻ sẽ tiếp tục lặp lại vào mùa hè năm nay. Một không gian cộng đồng mới dành cho người theo chủ nghĩa bi quan sẽ cho phép khách du lịch ghé thăm khi đi qua trung tâm thị trấn trên đường đến Lapland. Trong tương lai, Rajala muốn thấy những người theo chủ nghĩa bi quan xuất hiện trên bìa tạp chí. Nhưng ông cho biết, đến giờ họ vẫn chưa có chiến lược gì. "Chúng tôi chỉ đang thực hiện những việc vui vẻ với bản thân." Đừng chống lại cối xay gió Timo Aro tin rằng chu kỳ sụt giảm dân số ở những thị trấn vùng quê như Puolanka vẫn sẽ tiếp tục. "Rất nhiều nơi như Puolanka chờ đợi sự thay đổi lớn," ông cho biết; một số người nói về trào lưu "chống đô thị hóa" khiến mọi người muốn tránh các đô thị, nhưng cho tới giờ điều đó vẫn chưa xảy ra. Nhưng Aro tin rằng người Puolanka đã ứng phó rất tốt với trong hoàn cảnh của họ. "Mặc dù mọi chỉ số [về dân số] đều xếp nơi này xuống đáy, nhưng vẫn còn có thể xoay chuyển sự tiêu cực thành sự chia sẻ nguồn lực." Thị trưởng Harri Peltola tràn đầy hi vọng hơn hẳn. ông tin rằng môi trường thiên nhiên tĩnh lặng của Puolanka sẽ được một số người chú ý đến. Thật vậy, những khu rừng xung quanh thị trấn tràn ngập dâu rừng và nấm, trong khi thác nước Hepoköngäs cao nhất quốc gia cũng nằm gần đó. Nơi này đầy tuyết và không khí trong lành. Thậm chí nếu người ta không sống lâu dài ở đây, nhiều người vẫn có nhà nghỉ mùa hè ở trong thị trấn và xung quanh Puolanka; trong những kỳ nghỉ, dân số ở thị trấn có thể tăng gấp đôi. Thách thức là khiến mọi người nhận thức về những gì nơi này đem lại. "Bạn phải có thứ gì đó khiến mọi người thích thú - và tôi nghĩ chủ nghĩa bi quan làm khá tốt vai trò này," ông nhận định. Dù Rajala nghĩ rằng vẫn còn nhiều thứ phải làm với sự bi quan, điều này vẫn không thể ngăn ông nhìn thấy ngày mà thị trấn nhỏ này chú ý. Dù sao thì, người theo chủ nghĩa bi quan chẳng bao giờ thất vọng. "Nếu bạn sống ở nơi này và dành thời gian mơ tưởng Puolanka sẽ ngày càng trở nên tốt hơn, và làm sao để mọi người đến nơi này một ngày nào đó, thì bạn đang đánh nhau với cối xay gió," Rajala nói. Kiểu mơ tưởng này khiến bạn rối bời hơn nữa. "Nhưng nếu bạn chấp nhận thực tại như nó vẫn thế, và sau đó sử dụng hiện thực này theo cách của bạn, thì mưu sinh và hoạt động ở đây hoàn toàn là điều có thể," ông cho biết - nghe lạc quan một cách đáng ngờ. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
Quốc huy in trên trang bìa? Màu sắc của hộ chiếu? Những trang bên trong được thiết kế tinh xảo? Từng yếu tố thẩm mỹ trong cuốn hộ chiếu của bạn đều mang ý nghĩa nào đó.
Vì sao hộ chiếu mỗi nước mỗi khác
Thật tội nghiệp cho cuốn hộ chiếu! Mặc dù là thứ giấy tờ nhân thân thiết yếu để đi ra nước ngoài và để chứng minh rằng chúng ta là chính mình ở quê nhà chứ không phải ai khác, nhưng nó thường có số phận nằm yên trong ngăn kéo tủ, và các trang trong hộ chiếu không mấy khi được ai ngó ngàng tới ngoài các công chức hải quan uể oải lật qua lật lại khi kiểm tra. Lễ Quốc khánh của một quốc gia không tồn tại 'Tôi đến từ một quốc gia không còn tồn tại' Tấm hộ chiếu của một quốc gia không tồn tại Hộ chiếu có hai nhiệm vụ cốt yếu là biểu thị danh tính của cả người mang và quốc gia phát hành, nhưng nó thường khiến chúng ta thu mình lại trong ảnh chụp của chính mình và bối rối về ý thức cổ xưa về đất nước, vốn được thể hiện qua những biểu tượng quốc huy và chữ mạ vàng. Chưa hết, hộ chiếu là một tác phẩm giàu hình ảnh và câu chuyện lịch sử - một vật thể hiện sự tương đồng toàn cầu của chúng ta ngay cả khi mục đích của nó là nhấn mạnh đến đường biên giới. Theo truyền thống, thiết kế hộ chiếu hiếm khi nhằm gợi mở lòng hiếu kỳ. Danh phận Đài Loan Ví dụ như thiết kế của Đài Loan - bìa màu xanh lá cây đậm, được trang trí bằng hình mặt trời cách điệu tỏa sáng nằm trong chiếc nhẫn vàng đơn giản - là sự thể hiện điển hình của mỹ học quản trị nghiêm túc. Tuy nhiên, gần đây, đảng Sức mạnh Thời đại (New Power Party) ủng hộ xu hướng Đài Loan độc lập đã phát động nguồn lực cộng đồng nhằm thiết kế lại cuốn hộ chiếu thông qua một cuộc thi. Có một khía cạnh chính trị rõ ràng ở đây. Cuộc thi diễn ra nhằm hưởng ứng với một nghị quyết được quốc hội thông qua hồi tháng Bảy. Nghị quyết này muốn làm nổi bật từ "Đài Loan", vốn bị đặt nằm dưới dòng chữ "Cộng hoà Trung Hoa" trên hộ chiếu cũ, điều mà các nhà lập pháp nói rằng gây bối rối ở nước ngoài. Phần lớn những thiết kế lọt vào vòng chung kết đã tiến thêm một bước nữa, không phải nhờ sự lựa chọn của họ về các mô-típ hoa văn vừa vui tươi vừa truyền thống trang trí trên hộ chiếu, mà là do một sự dứt bỏ cực kỳ cơ bản: xoá luôn ba từ tiếng Anh "Republic of China" ("Cộng hòa Trung Hoa") khỏi mẫu thiết kế. Hộ chiếu Đài Loan đã được thay đổi vào tháng 9/2020 để tránh chuyện người Đài Loan bị nhầm là công dân Trung Quốc khi đi du lịch nước ngoài Tuy nhiên, những hoa văn tuyệt đẹp mà các nhà thiết kế tái tưởng tượng - từ hình tượng con chim, con bướm cho đến bát cơm đầy vun, tất cả đều được tô điểm bằng màu hồng và tím, vàng và cam - lại đặt ra một câu hỏi rộng hơn: tại sao hộ chiếu lại cứ phải thiết kế kiểu cách như vậy? Đài Loan, Tây Tạng và những quốc gia không tồn tại Mảnh đất Mỹ vĩnh viễn thuộc về Anh Vùng đất không tồn tại của nước Ý Từ tấm da thuộc đến cuốn hộ chiếu ngày nay Hộ chiếu không phải lúc nào cũng được trình bày dưới dạng cuốn sổ nhỏ gọn với đủ thứ công nghệ hỗ trợ như chúng ta đang sử dụng ngày nay. Được nhắc đến từ sớm nhất là giấy thông hành, có chức năng tương tự như hộ chiếu, được miêu tả trong Sách Nê-hê-mi-a thuộc Kinh Cựu ước, miêu tả cách việc nhà tiên tri vào khoảng năm 450 trước Công nguyên đã được cấp những lá thư của Vua Ba Tư Artaxerxes I, với nội dung đòi các quan tổng trấn ở những vùng đất bên ngoài sông Euphrates dành cho ông một lộ trình an toàn để đến Giu-đa. Arthashastra, luận thuyết cổ về chính trị - kinh tế được viết bằng tiếng Phạn của Ấn Độ về nghệ thuật quản trị nhà nước được cho là được viết vào khoảng giữa từ thế kỷ 2 trước Công nguyên đến thế kỷ 3 sau Công nguyên, cũng nhắc tới những tấm thẻ được cấp với một khoản phí, mà nếu không có nó thì không người bản xứ nào có thể rời khỏi đất nước hoặc quay trở lại. Chúng ta không thể biết những tài liệu nói trên trông như thế nào, nhưng rất có thể chúng giống với tấm hộ chiếu lâu đời nhất còn sót lại trên thế giới. Được viết tay một cách rõ ràng trên giấy da thuộc và được trang trí khá công phu, trên tấm hộ chiếu này có cả chữ ký của Vua Charles I của Anh, có kích thước rộng bản, được gấp lại nhiều lần. Nó được cấp vào năm 1636 cho Huân tước Thomas Littleton, cho phép ông "vượt ra khỏi lãnh thổ của chúng ta để đến những nơi ở bên kia đại dương". Ông được quyền mang theo bốn gia nhân, 50 bảng Anh cùng"đồ đạc và nhu yếu phẩm". Hộ chiếu lâu đời nhất là một trang giấy da thuộc không có ảnh Với sự bùng nổ của Thế Chiến I, chính phủ các nước coi hộ chiếu như một cách để ngăn chặn gián điệp ngoại quốc xâm nhập vào nước mình. Hộ chiếu Anh hiện đại có thể coi là đầu tiên được cấp vào năm 1915. Được làm bằng một tờ giấy duy nhất, tài liệu này được gấp lại trong một bìa cứng có in hình quốc huy của Vương quốc Anh. Cũng chính hình tượng kỳ lân và sư tử đó - đại diện cho Scotland và Anh - được kính cẩn tôn vinh trong cuốn hộ chiếu ngày nay, cùng với hai phương châm tối thượng (bằng tiếng Pháp, vì chúng có từ thời lịch sử khi đồng Norman của Pháp là đơn vị tiền tệ được giới tinh hoa Anh sử dụng rộng rãi): dieu et mon droit (Chúa và quyền của tôi), và honi soit qui mal y pense (xấu hổ thay cho kẻ nghĩ điều thất đức). Ở bên trong, trông nó rất khác biệt. Mặc dù phiên bản năm 1915 là phiên bản đầu tiên yêu cầu có dán ảnh, nhưng những bức ảnh chụp thời đó hầu như không giống với những bức chân dung kỹ thuật số được quản lý nghiêm ngặt ngày nay. Hãy xem bức ảnh hộ chiếu của Ngài Arthur Conan Doyle một trăm năm trước, trong đó ông cùng với vợ và hai con trai ngồi trên xe do chó kéo (cả gia đình có thể đi nước ngoài với một tấm hộ chiếu duy nhất). Trong cùng kỷ nguyên đó, Randall Davison, khi đó là Tổng Giám mục Canterbury, thì đi lại với đầy đủ bộ sậu tuỳ tùng, gồm cả người hầu lo chuyện nghi lễ. Lướt qua các hộ chiếu cổ, bạn sẽ thấy những tấm ảnh mọi người đang tạo dáng trong vườn nhà hoặc bên bờ biển, đang hút thuốc lá, đọc báo và chơi nhạc. Không có tấm ảnh nào chụp chân dung họ - và cảm nhận về tính cách cá nhân thì được coi trọng hơn so với nhận diện khuôn mặt người đó. Dĩ nhiên, những hình ảnh này không phải lúc nào cũng có hiệu quả làm bằng chứng nhận dạng. Trong cuốn sách "Tấm hộ chiếu ở Mỹ" của mình, học giả Craig Robertson kể lại câu chuyện về chàng trai Dane tóc xù, người đã đi tới Đức. Khi ở đó, anh biết được rằng bộ ria mép lớn được coi là quá nhạy cảm, phạm húy đến Kaiser Wilhelm - Hoàng đế Đức và vì vậy anh đã cạo bỏ đi. Khi anh rời khỏi Đức, các quan chức hộ chiếu đã từ chối vì trông anh không còn giống ảnh hộ chiếu của mình nữa, mà lại giống như một kẻ lừa đảo khét tiếng! Mãi cho đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, vào năm 1920, Liên Hiệp Quốc (lúc bấy giờ gọi là Hội Quốc Liên) mới tìm cách áp dụng tiêu chuẩn hộ chiếu quốc tế như một phần trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình thế giới. Một trong số các quy định là phải phân trang (một cuốn hộ chiếu có tổng cộng 32 trang), sử dụng ít nhất hai ngôn ngữ và trang bìa phải có tên quốc gia ở trên cùng, quốc huy ở giữa và từ 'Hộ chiếu' ở dưới cùng. Những quy định này đã xác định quy ước thiết kế hộ chiếu hiện đại. Đặc trưng của từng quốc gia Ngày nay, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn về hộ chiếu, điều chỉnh kích thước và định dạng trang bìa cũng như các công nghệ kỹ thuật số cài đặt sẵn trong cuốn hộ chiếu. Nhưng họ không có quy định nào cho màu sắc của trang bìa. Hầu hết các hộ chiếu trên thế giới đều mang một trong ba màu: đỏ, xanh lam hoặc xanh lục. Tại sao mà bảng màu lại hạn chế vậy? Quan điểm được chấp nhận rộng rãi là hộ chiếu màu xanh lam được các nước Tân Thế giới ưa chuộng, màu đỏ ám chỉ quá khứ hoặc hiện tại của các nước Cộng sản, và màu xanh lục thường biểu thị các quốc gia Hồi giáo. Cũng có cảm giác rằng hộ chiếu màu hồng chẳng hạn, có thể sẽ là một công cụ quảng cáo tuyệt vời cho ngành du lịch, nhưng cũng có thể phản ánh sự xa hoa phù phiếm - một đặc điểm mà không quốc gia nào ưa cả, dù vẫn có thể sử dụng. (Slovenia có lẽ có mẫu hộ chiếu gần đạt nhất trong việc thể hiện nội dung này - hộ chiếu Slovenia có số trang nhiều gấp đôi. Ngoài việc đóng vai trò của một cuốn hộ chiếu, nó còn là một cuốn sách lật (flip-book): người ta sẽ nhìn thấy hình người cưỡi ngựa phi nước đại khi dùng tay vuốt lên cạnh các trang giấy của nó.) Không thể coi nhẹ sức mạnh của mẫu thiết kế phù hợp. Hãy nhìn vào câu chuyện về sự thay đổi màu sắc gần đây của Vương quốc Anh. Sau cuộc bỏ phiếu Brexit, chính phủ Anh tuyên bố rằng hộ chiếu sẽ trở lại màu xanh hải quân gốc gác trước đây. Trên thực tế, không có luật nào của EU yêu cầu hộ chiếu của các nước thành viên phải duy trì màu đỏ thẫm. Vương quốc Anh đã tự nguyện thay đổi vào năm 1988 cho phù hợp với các quốc gia thành viên EU khác. Trong các trang bên trong, hộ chiếu ngày càng cố gắng truyền tải nhiều hơn các đặc trưng của đất nước, in sẵn trên các trang của họ hình các di tích quốc gia, kỳ quan thiên nhiên và những công dân ưu tú, cứ như thể hộ chiếu là tài liệu giáo khoa về xã hội dân sự. Thiết kế hộ chiếu của mỗi quốc gia đều thể hiện bản sắc dân tộc độc đáo Cho đến khi cuốn hộ chiếu màu xanh hải quân sẽ bắt đầu được phát hành vào cuối năm nay, các trang bên trong của hộ chiếu Vương quốc Anh hiện thời bao gồm các hình tác phẩm điêu khắc khổng lồ Thiên thần phương Bắc của nghệ sỹ Anthony Gormley; chân dung họa sĩ John Constable; và chân dung lập trình viên máy tính đầu tiên, nhà toán học Ada Lovelace. Hình ảnh mái đầu của Shakespeare được in chìm vào mỗi trang dưới dạng hoa văn mờ. Hộ chiếu mới của Nhật Bản có không dưới 24 tác phẩm từ loạt tranh khắc gỗ mang tính biểu tượng của Katsushika Hokusai, Ba mươi sáu sắc thái của núi Phú Sĩ. Còn trong bản tái thiết kế hoàn chỉnh gần đây nhất của hộ chiếu Hoa Kỳ, được phát hành vào năm 2007, thì có một bản khắc về trận chiến đã tạo cảm hứng cho sự ra đời của quốc ca Mỹ Lá cờ chói lọi ánh sao (The Star-Spangled Banner), cùng với Núi Rushmore, gia súc sừng dài và một chiếc thuyền buồm. Đôi khi, những nội dung được sắp xếp cẩn thận này có thể gửi đi những thông điệp ngầm: đã gần một thế kỷ kể từ khi phụ nữ Mỹ đã kết hôn có thể lấy hộ chiếu của riêng mình (và dĩ nhiên trước đó họ không thể đi nước ngoài một mình), thay vì chỉ có thể đi nước ngoài cùng chồng. Tuy nhiên, trong số 13 câu nói truyền cảm hứng từ những người Mỹ có ảnh hưởng trên các trang của cuốn hộ chiếu thiết kế hiện tại, chỉ có một câu được cho là của một phụ nữ, học giả người Mỹ gốc Phi nổi tiếng Anna Julia Cooper. Điều này khác xa so với hộ chiếu của đất nước Gabon. Cho đến khi được thiết kế lại theo công nghệ sinh trắc học, đây có thể là cuốn hộ chiếu tôn vinh phụ nữ nhất trên thế giới, trên trang bìa của nó in hình ảnh một bà mẹ ngực trần đang cho con bú. Đòi hỏi về tính bảo mật cao Dù cho có vẻ biểu thị lòng ái quốc song những đặc điểm thiết kế này được quyết định bởi mục tiêu trọng yếu không phải tính thẩm mỹ mà là tính bảo mật. Nói một cách đơn giản, các trang của hộ chiếu càng phức tạp bao nhiêu thì càng khó làm giả bấy nhiêu. Một số đặc điểm nổi bật nhất của hộ chiếu hiện đại cũng là do lo ngại về vấn đề an ninh; chẳng hạn như xem xét bản tái thiết kế năm 2015 của Canada. Chiếu ánh sáng tia cực tím lên các trang của nó và bầu trời phía trên một khung cảnh khá là chuẩn mực lại bùng lên những màn bắn pháo hoa rực rỡ, các chòm sao sáng và vòng cung của cầu vồng. Vào đầu thiên niên kỷ, khi một tính năng bảo mật ẩn khác, chip sinh trắc học, bắt đầu được bổ sung trên toàn cầu, điều đó có nghĩa là một biểu tượng mới sẽ xuất hiện trên trang bìa của bất kỳ cuốn hộ chiếu nào. Đối với bản thiết kế lại hộ chiếu Đài Loan, cuối cùng, chính phủ đã quyết định bỏ hình ảnh trà sữa trân châu và gấu. Phiên bản mới trông gần như giống hệt với phiên bản cũ, điểm khác biệt quan trọng là các từ tiếng Anh "Republic of China" được thu nhỏ hết cỡ, giờ đây được dùng viền quanh hình tượng mặt trời thay vì in nổi bề thế phía trên hình tượng mặt trời bằng một phông chữ to tướng như trước. Song chắc chắn mẫu mới của Đài Loan vẫn không cạnh tranh nổi với bản thiết kế lại năm 2014 của Na Uy. Được thực hiện bởi Neue Design Studio, mẫu này mô phỏng chủ đề phong cảnh Na Uy huyền thoại và có ba màu, trắng, xanh ngọc và xanh lá mạ, hoàn toàn phù hợp với quy ước trong khi trông lại tràn đầy chất nghệ thuật đương đại. Bên trong, hộ chiếu được tối giản theo kiểu Bắc u như bạn muốn - nhưng chỉ cần một tia UV chiếu vào là hình ảnh Bắc Cực quang hiện lên lung linh ảo diệu. Khi đặt dưới đèn tia UV, mặt trong của hộ chiếu Na Uy hiện ra hình ảnh Bắc Cực quang lung linh ảo diệu Những nét tương đồng Hộ chiếu của Na Uy là ngoại lệ. Nhìn chung, cho dù đại diện cho các quốc gia khác nhau đến cỡ nào, hộ chiếu của mỗi nước sẽ luôn hao hao với hộ chiếu của một nước khác, giống hơn nhiều so với bất cứ thứ gì khác trên thế giới, cho dù đó là hộ chiếu của Trung Quốc hay Mỹ, Úc hay Iran. Bằng cách này, các thiết kế đầy bản sắc dân tộc thiết tha không hề làm giảm đi mục đích chung của cuốn hộ chiếu, không làm nổi bật tính cá nhân của mỗi quốc gia phát hành mà hướng tới sự tương đồng sâu sắc của một tấm giấy thông hành - sự khao khát tầm vóc trên toàn cầu, bản chất mà sứ mệnh lịch sử trao cho. Trong một thế giới mà những vật trang trí rực rỡ hiếm khi được sử dụng, cuốn hộ chiếu này trông phải giống cuốn hộ chiếu khác. Đề cập đến hệ thực vật và động vật: hoa cúc của Nhật Bản, tuyết tùng của Lebanon, cá sấu và ngựa của Lesotho, tất cả được dệt một cách tinh xảo thành tấm thảm mang bản sắc dân tộc của đất nước họ, song đều được in nổi bằng nhũ vàng trên một màu sắc truyền tải chính thống hơn tất cả, chúng có thể trông khá giống nhau. Tuy nhiên, rất nhiều hình tượng hộ chiếu đã lùi về quá khứ. Thế giới vẫn tiếp tục tiến về phía trước, thay đổi không chỉ ở chỗ công nghệ cài đặt sẵn trong hộ chiếu (và bao lâu nữa thì sẽ đến lúc chúng ta không cần cuốn hộ chiếu vật lý nữa?) mà còn cả những gì chúng đại diện. Hộ chiếu luôn có những ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Đối với những người may mắn, họ thấy an toàn với cảm giác như đang ở quê nhà và thuộc về họ, tấm hộ chiếu là chìa khóa mở ra thế giới rộng lớn hơn, cho những cuộc phiêu lưu và những chuyến bay. Đối với những người cuốn theo làn sóng di cư, cùng một tấm hộ chiếu đó lại tượng trưng cho lời hứa về một kết thúc yên bình cho mọi thứ và được phép ở lại. Căng thẳng quốc tế âm ỉ từ lâu có nghĩa là một số hộ chiếu sẽ có thể mở nhiều cửa hơn những hộ chiếu khác, nhưng với sự bùng phát của đại dịch hiện nay, việc đi lại đã trở nên khó khăn phức tạp vô cùng đối với nhiều người chúng ta. Bằng cách đặc biệt, Covid-19 đã thêm vào một lớp ý nghĩa khác cho cuốn hộ chiếu bé nhỏ, lấp lánh đó, tô điểm cho nó sự hoài cổ và khát khao ngay cả khi nó lùi vào dĩ vãng. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
Hòa thượng Thích Quảng Độ từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói ngài đã nhận được bằng của Quỹ Nhân quyền Rafto từ Na Uy nhưng không nói chuyện được với người đem bằng đến trao.
Tự do tôn giáo đâu phải việc mở chùa
Hôm 15.03 vừa qua, ba vị khách từ Na Uy đã đến thăm Thanh Minh Thiền viện ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, để gặp hoà thượng bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ. Trả lời phỏng vấn BBC hôm 16.03, Hòa thượng Thích Quảng Độ kể lại sự việc. “Bà Therese Jebsen, đại diện cho sáng hội Rafto đến trao cho tôi bằng tưởng lệ nhân dịp tặng giải tháng 11 năm ngoái mà tôi không được đi lãnh nhưng trong lúc đi từ sân lên phòng khách thì bị chặn lại và công an đưa đi luôn, nên cũng chưa nói chuyện được gì với bà.” Hòa thượng cũng nói, “Tôi chỉ xin được tiếp chuyện với bà ấy chừng 30 phút nhưng họ bắt phải đi ngay. Họ nói chúng tôi đưa bà ấy ra phường đây thôi…Từ đó đến nay cũng không có tin tức gì.” Chính quyền Việt Nam trước đây nói giải thưởng Rafto dành cho Hòa thượng Thích Quảng Độ là "hoàn toàn không thích hợp" vì họ nói Hòa thượng này đã "vi phạm luật pháp Việt Nam và bị kết án". Hoà thượng Thích Quảng Độ, người bị quản chế ở Thanh Minh Thiền viện, là phó lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo VN Thống nhất - một tổ chức không được chính phủ Việt Nam chấp nhận. Tự do tôn giáo Phản hồi lại câu hỏi rằng việc như chùa chiền được sinh hoạt rộng khắp tại Việt Nam có phải chính là dấu hiệu về tự do tôn giáo hay không? Hòa thượng Thích Quảng Độ giải thích rằng “Nhìn bề ngoài thì thấy như thế nhưng tôn giáo không phải là chuyện mở cửa chùa, đóng cửa chùa" "Tự do tôn giáo không phải là viêc ra vào lễ bái, mà là chuyện tôn giáo có được tự do truyền đạo, giảng đạo trong phạm vi của mình, có trách nhiệm với quần chúng Phật tử, tín đồ hay không". "Chuyện nhiều người ra vào lễ bái không phải là dấu hiệu tự do tôn giáo, mà chỉ là một dấu hiệu có thể gọi là mỵ dân." Ngoài ra theo Hòa thượng thì “Người Phật tử chỉ biết thắp hương, cúng bái lạy trời, lạy Phật, mà chả hiểu gì giáo lý của Phật cả thì chỉ là thuần tuý tín ngưỡng. "Người tu đạo Phật phải hiểu giáo lý của Phật thế nào, nhằm mục đích gì, thể hiện bằng cuộc sống ra sao, chứ không chỉ bằng chuyện lễ lạy đó không đâu.” Nhắc đến hình ảnh mà Việt Kiều và người nước ngoài về nước thường thấy, Hòa thượng nói "Các vị về thì thấy chùa chiền, nhà thờ rất là thịnh nhưng đó cũng để mà tuyên truyền cho thế giới thấy là làm gì có đàn áp tôn giáo". "Thế thì tôi hỏi tại sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được sinh hoạt chính thức, bị đàn áp từ 30 năm nay?” BBC cũng đặt câu hỏi về quan điểm của Hòa thượng đối với trai đàn cầu siêu đang diễn ra tại Thành Phố Hồ Chí Minh do Tăng đoàn Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các tổ chức khác thực hiện. Hòa thượng Thích Quảng Độ nói, “Tôi không dám bàn đến, việc thiền sư Thích Nhất Hạnh về thì tôi không có ý kiến gì cả đâu. Xin thông cảm cho.” Về khoản tiền Quỹ Rafto trao, Ngài nói, “họ đã chuyển cho tôi rồi và tôi đã chuyển cho một trường học ngoài Huế”. 'Như trong sa mạc' Trước câu hỏi Ngài nghĩ thế nào về quan hệ với chính quyền, Hòa thượng Thích Quảng Độ cho hay, “Quan hệ giữa tôi với nhà nước bao năm nay không được thuận hảo lắm. Cái gì tôi làm, tôi nói họ cũng có thành kiến hết". “Gần 30 năm qua chúng tôi đã đề đạt quá nhiều rồi, gửi cả nghìn bức thư rồi nhưng không hề có một phản hồi gì hết. Khi người ta cất lên một tiếng nói thì dù được một tiếng phản hồi, dù đồng ý hay không đồng ý thì mình cũng thấy trong lòng cũng vui. Nhưng đây cất lên một tiếng nói mà nó im bặt luôn như là loãng chìm luôn, như trong sa mạc ấy". "Suốt cả 30 năm nay thế rồi. Nên chúng tôi cũng quyết định từ mấy năm nay không có một văn thư gì để yêu cầu một cái gì với nhà nước này nữa.” ================================== Dimej bebecow, Trùng khánhThấy chán cái diễn đàn này quá. Toàn tin tức cực tả hoặc cực hữu. Hòa Thượng Thích Quảng Độ ơi, ông đã dâng mình cho phật thì ông đừng dâng mình cho chính trị nữa.Giữa hai cái "Chính Trị" và "Phật Tổ" ông chỉ được chọn một mà thôi, ông mà chọn cả hai thì sẽ thành người "hám danh", thành một người "Một dạ hai lòng" ấy. "Phật tổ" đâu có dạy ông đấu tranh chính trị đâu ? ông già rồi, có gắng tu thành chánh quả để về cõi niết bàn mà hầu phật tổ (nhưng tôi nghĩ Phật tổ chắc cũng chẳng nhận người như ông đâu). Còn nếu đấu tranh chính trị thì hãy làm giống như hòa thượng Thích Chí Quang ấy, tim ra một góc đường mà tự thiêu để phản đối và bày tỏ chứng kiến của mình, nhưng nực cười thay, bây giờ vẫn còn nhiều người sợ chết! lắm, mặc dù mồm miệng lúc nào cũng lên gân. Hòa thượng mà không thể vượt qua được "Tham, sân, si" thì đừng làm hòa thượng nữa. Còn nếu đấu tranh thì hãy làm thật hoành tráng. Thôi chúc những người như hòa thượng Thích Quảng Độ sớm sẽ xác định rõ con đường mình đã chọn Huyen, HCMCÔng hòa thượng này kêu gọi dân chủ này nọ, chính quyền nọ- không giống như một nhà tu hành tý nào. Đất nước này còn rộng lượng chán, cứ như ông này mà ở Thái, ai mà dám phỉ báng vua thì có mà đi tù. Lê Thanh Thúy, Cần Thơ Bạn Mai Lem ở Ninh Bình ơi, bạn không hiểu giống nòi chúng ta đang bị làm sao thì thật là đáng ái ngại cho cái sự “uyên bác” của bạn. Này nhé, hằng năm dễ có đến cả trăm ngàn người Việt nam ta đi làm lao nô ở Đài Loan, ở Hàn Quốc mà các cụ nhà ta dùng mỹ từ thật đẹp là “xuất khẩu lao động”. Ở Cam Pu Chia hiện cũng có đến gần 30,000 con cháu của Bà Triệu, Bà Trưng sang làm gái mại dâm, và cứ mỗi năm lại có thêm 10,000 cháu con của các Bà tiếp tục bị mang sang rao bán tại đây để rồi nhiều người trong số họ sau đó sẽ mang về cho tổ quốc, cho dân tộc căn bệnh hiểm nghèo của thế kỷ: SIDA. Do đâu ? Nghèo khổ ư ? Thất nghiệp ư ? Ai tạo ra cớ này hở bạn ? Cao Minh, TP HCMThưa bạn Ngô Đắt Luỹ, bạn có cần fải nói quá lên cái Chủ ngiã anh hùng cá nhân vậy không?trích "như những vị anh hùng đại nhân, đại trí, đại dũng. Bởi nếu không có họ thì nòi giống Lạc Hồng của chúng ta con điêu linh lâu hơn nữa ! Nếu không có họ thì dân tộc Việt nam ta còn tối tăm, cùng cực và u mê ..." Lee Bee, Hà NộiTôi thấy nhiều người đã quan trọng hóa việc này. Chỉ một chút xíu về tự do tôn giáo mà đã cho là cả 1 dân tộc sắp lâm nguy đến nơi (đặc biệt là 1 số người sống ở nước ngoài). Tại sao các bạn ko nhìn đến những mặt tích cực trong đời sống kinh tế hiện nay: số người thiếu ăn giảm, thu nhập đầu người tăng, thu hút đầu tư nước ngoài... Tôi ko phải là người theo đạo Phật, cũng ko biết nhiều về HT Thích Quảng Độ, nhưng với tất cả lòng kính trọng, xin ông và mấy người nước ngoài hãy để 80 triệu người dân VN tự quyết định vấn đề của mình, đừng như Mỹ cho mình cái quyền được can thiệp vào Iraq hay bất cứ nước nào trên thế giới. Lẽ phải sẽ được ND chấp nhận và đi theo, kể cả ĐCS hay bất kỳ 1 tôn giáo nào. Các bạn cũng đừng nghĩ rằng chỉ mình mới là sáng suốt, hiểu biết, còn cả mấy chục triệu ND VN thì ngờ nghệch và dễ bị ĐCS mỵ dân. Còn nói dân đi chùa chỉ để cúng bái là ko chính xác, đa phần họ đi chùa là vì họ có niềm tin ở Phật chứ ko phải họ tin theo 1 giáo hội,giáo phái nào đó. Theo tôi, HT Thích Quảng Độ và mấy ngườinước ngoài nên nghĩ theo cách nghĩ của đại đa số ND VN (tại sao ND vẫn đi theo ĐCS, kính trọng Bác Hồ) để có cách hành xử phù hợp chứ ko phải là việc lớn tiếng tố cáo chế độ và cho rằng người dân đang bị bịt mắt. Truyền đạo chứ ko phải làm chính trị, đâu cứ phải nhất thiết lập ra giáo hội này nọ. Cứ nhìn đạo Hồi thì biết, các giáo phái tàn sát lẫn nhau, làm hại cả dân thường. BlueptitTôi dám chắc rằng cụ đã sai ở một điểm nào đó. Cụ nói rằng VN không có tự do tôn giáo thì thật là không công bằng. Như tôi đây, tôi không thích tôn giáo, không ai bắt tôi theo tôn giáo nào cả. Bạn tôi, theo đạo Thiên chúa giáo, cũng không ai bắt bỏ đạo cả. Vậy từ hơn 30 năm nay, cụ nói chính phủ VN sách nhiễu, không chấp nhận tự do tôn giáo thì thật là lạ. Bây giờ, xã hội đã rất là cởi mở, quan hệ thân thiện với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngay cả giáo hội Thiên chúa giáo La mã cũng muốn có quan hệ với VN. Vậy tôi mong cụ hãy mở lòng từ bi hỉ xả của đạo Phật mà bao dung. Bao dung cho những ai, cho tất cả mọi người dân VN và cho những chúng tăng Phật tử của Giáo hội của cụ. Có khó khăn gì đâu, cụ sẵn sàng đưa giáo hội gia nhập Mặt trận tổ quốc, thiết lập mối quan hệ thân thiện với chính phủ là lập tức mọi việc sẽ êm xuôi. Cụ hãy noi gương của những giáo hội chính thống khác như Giáo hội phật giáo VN, và các giáo hội thiên chúa giáo, tin lành. Mà cụ e ngại làm như vậy thì sẽ mất thể diện vì hơn 30 năm nay tỏ ra chống đối, bây giờ thì lại là thế thì khó coi à? Hay vì sợ vào đó thì sẽ bị gò bó, không thoải mái? Thực ra các giáo hội nào cũng vậy, đều mong muốn mình hoạt động. Nhưng họ hoạt động ở đâu? Trên một quốc gia nào đó. Mà quốc gia đó phải có một thể chế chính trị nhất định, phải có một nền văn hóa riêng biệt, có những qui định luật pháp và có một chính phủ. Vậy thì không thể đứng bên ngoài những mối quan hệ đó nhất là quan hệ với chính phủ nước đó. Cho dù cụ không thích cái thể chế đó thì cụ đã ở đó, và cụ muốn hoạt động thì cụ phải tuân theo thể chế đó. Đó là một lẽ rất tự nhiên bất kỳ quốc gia nào khác cũng vậy. Đây là vài lời nhắn nhủ với cụ và cũng là lời với tất cả mọi người. Tôi tin rằng bất kỳ ai có đầu óc và hiểu biết về luật pháp thì đều hiểu rất rõ điều này. Và cũng bất kỳ ai có hiểu biết, biết tôn trọng pháp luật thì cũng đều phản đối những cáo buộc vô căn cứ của các tổ chức nhân quyền nước ngoài rằng tôi và mọi người không có quyền tự do tôn giáo, hay nặng nề hơn VN đàn áp tôn giáo. Tôi thấy điều này thật quái lạ và rất bức xúc với những lời cáo buộc đó. Tôi mong có một ngày gặp những nhà nhân quyền để hỏi rõ, họ căn cứ vào đâu nói tôi và mọi người VN không có quyền tự do tôn giáo nhỉ. Mặc dù tôi không theo tôn giáo nào cả, nhưng tôi đến nhà thờ hay chùa đều bình thường cả, có ai cấm cản gì đâu. Tôi có nhiều người bạn theo thiên chúa giáo, nhưng có ai nói rằng mình bị đàn áp hay bắt bỏ đạo. Có chăng là những kẻ lợi dụng tôn giáo, núp bóng tôn giáo để thực hiện các mưu đồ bất lương, vi phạm pháp luật. Và như thế thì họ đã vi phạm pháp luật VN và sẽ bị trừng trị thích đáng. Tôi và mọi người dân mong chính phủ trừng trị và quét sạch bọn rác rưởi đó thì người dân mới sống bình yên, hạnh phúc được, mới có thể thực hiện quyền tự do tôn giáo. Vậy những điều trên có khác gì nước Mỹ hay phương Tây. Hay là ở bên đó cho phép những tên khủng bố núp bóng đạo Hồi cướp máy bay tung vào tượng nữ thần tự do, hay tháp Eiffel hay tháp đồng hồ Big Ben. Nếu không phải thế thì chẳng có gì khác biệt về tôn giáo ở VN hay các nước khác. Vậy thì những lời cáo buộc của các tổ chức nhân quyền hay nhắm vào VN có ý gì nhỉ. Tôi nghĩ vì mục đích chính trị. Theo tôi được biết tại nước Mỹ, có nhiều người muốn có quan hệ tốt với VN, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người thù hằn với VN, họ luôn tìm cách phá hoại mối quan hệ đó. Vậy thì họ sẽ đạt được điều gì khi đưa ra các cáo buộc đó. Họ muốn cô lập VN chăng? Ngày xưa thì có thể, nhưng bây giờ thì vô hiệu. Rất nhiều người đến VN để học tập, làm việc và du lịch. Tôi cũng đã nói chuyện với một vài người. Tôi muốn biết họ cảm nghĩ về VN ra sao, và tôi sẵn sàng giúp đỡ họ nếu họ cần, mặc dù tiếng anh của tôi chưa tốt lắm. Và tôi thấy họ c! ũng rất thích VN. Thực tình mọi người VN ai cũng rất thân thiện trừ một số người muốn phá hoại đất nước này. Nói chung những người muốn phá hoại đất nước bằng đủ mọi cách từ lời dối trá, tới những hành động chống đối, hay móc nối với những người ở nước ngoài, để cung cấp những thông tin sai lệch, nhất là cho các tổ chức nhân quyền nước ngoài. Họ làm thế vì mục đích gì? Họ muốn cô lập VN nhưng không được, họ muốn can thiệp công việc nội bộ của VN, càng không được, họ muốn tuyên truyền rằng VN không có tự do tôn giáo để các chính phủ có điều để nghi ngại VN. Vậy thì người nước ngoài đến VN có thấy thế không nhỉ? Tôi nghĩ là không. Những ngón đòn của họ không bao giờ tác động được gì đến VN này cả. Và những kẻ xấu đó sẽ chẳng làm gì đ! ợc cả. Và cũng chẳng có một ai trên đất nước này ủng hộ họ cả. Thực sự họ đang bị cô lập, ngày càng họ càng lạc lõng trên đất nước này. Kết lại rằng những lời cáo buộc chẳng có một chút nào sự thực, và ngày càng những tổ chức đó càng mất uy tín trong mắt tôi và những người bạn của tôi và cũng như tất cả mọi người. Mỗi lần có một lời cáo buộc thì y như rằng, ai cũng phì cười vào cái bản báo cáo phi sự thật đó, và nó chẳng có một giá trị gì đối với chúng tôi. Nó chẳng qua là một ngón đòn chính trị rẻ tiền. Còn đối với cụ, tôi chúc cụ luôn mạnh khỏe, sống lâu để thấy rằng chúng tôi đang ngày đêm làm việc để mỗi người càng giàu lên và đất nước do đó sẽ càng phát triển, chúng tôi rất yêu mến đất nước này, và chúng tôi hoàn toàn khác những bọn bất lương, kẻ xấu suốt ngày chẳng làm gì cho đất nước, chỉ chăm chăm gửi đi những thông tin sai sự thật cho những tổ chức rẻ tiền. Ngày nào đi làm tôi cũng đi ngang qua Thanh Minh Thiền Viện của cụ. Tôi cũng mong muốn một lần gặp cụ để nói lên những ước vọng tuổi trẻ. Bao Thanh Thiên, An BìnhKính thưa đài BBC, lâu nay tôi không vào Trang Web của quý đài Vì nhiều vị đã cho rằng BBC không còn Công Bằng giữa Chính Quyền CS VN, nguời dân trong nước và Hãi ngoại, luôn luôn bênh vực lý luận của người trong nước, nhưng tôi vẩn còn nghi ngờ chờ đợi... Cho đến hôm nay tôi vô tình trở lại trang Web của Qúy đài. Và rất cảm ơn qúy đãi đã làm một cuộc phỏng vấn với HT Thích QuảNg Độ với không lời bình phẩm. Nhưng ít nhất qúy đài đã để tâm đến cuộc đời của một tu sỉ xuất gia không gia đình cha mẹ đơn độc một mình điều này củng đủ nói lên sự không vị kỷ hám danh lợi cá nhân của mình để đấu tranh vì " tự do, dân chủ cho dân tộc và đạo pháp".một cách âm thâm và bất bạo động trong hơn 30 năm, chưa kể trước 1975.. Ví du. Nếu có một cuộc gặp mặt " face to face" tại SàI Gòn mà trong đó gồm 3 thành phần - đại diện chính quyền CS, một ngườI dân trong nước, và Đài BBC đại diện ngườI Việt Hải ngoại. Thì tôI tin chắc Đại diện chính quyền CS Việt Nam sẽ ngăn cản lời phát biểu của ĐàI BBC (ví du. ĐàI BBC chỉ cần nhắc đến lời phát biểu của HT Thích Quảng Độ Mà thôi) Thì lập tức sẽ bị người Đại diện ngặn cản phát biểu, vì trong 10 câu nóI của đàI BBC thì Ít nhất có 1 câu là nóI đúng sự thật công bằng và vô tư …. Trân trọng kính chào qúy đài. Kính chúc ban biên tập và quý đàI luôn nhiều sức khỏe để Tiếng bô. Và phục vu. Tốt khán thính giả trong và ngoàI nước Việt Nam.. Tien, Hà nội, Việt namQuỹ tài trợ Thorolf Rafto là cái gì vậy? Họ có vai trò gì? tư cách gì ? Họ đã có những nghiên cứu gì về "chế độ Cộng sản Việt Nam" ? Giải thưởng của họ có giá trị gì trên thế giới ? Tôi chưa có nhiều thông tin về họ, nhưng chắc rằng chả là cái quái gì cả, một tập thể hổ lốn. Mai Lem, Ninh BìnhTôi không hiểu bạn Ngô Đắc Luỹ ở Huế nói hỡi các bạn Việt Nam hãy thức tỉnh để cứu lấy giống nòi là cứu gì nhỉ? Giống nòi chúng ta bị làm sao hả bạn? Mà phải cứu bạn có thể nói rõ được chứ? tôi không đồng tình với Ý Kiến đó. Mỗi người mỗi nước đều có quan điểm của mình nhưng nếu muốn chê người khác thì hãy tự nhìn lại mình xem đã xứng đáng chưa đã? Ẩn DanhNói về "sùng đạo" thì ít có dân tộc nào cho bằng VN. Nếu nhà nước cho tự do truyền đạo, thì lập tức sẽ có hàng chục ngàn Phật tử ngồi tràn lan các sân chùa nghe thuyết pháp, mà thuyết pháp lát hồi thì phải có thí dụ trực tiếp về tham, sân, si, mà thí dụ thì không đâu bằng các vụ việc trong chính phủ hiện hành, các vụ xử cuội về "tham nhũng", các vụ "ly dị" đầy mờ ám để chia gia tài hàng ngàn ti đồng VN mà không nghe bên mất tiền than phiền câu nào, có lẽ chẳng qua để có quyền bán cổ phiếu ra ngoài trước khi thị trường sụt giá ít gì 30% theo như các tổ chức tài chính quốc tế tiên đoán. Nguyễn Dung, Hà NộiCó thể hiểu thế này, đối với vị chân tu này thì chỉ có mình "ngài" và các giáo hữu trong cái gọi là : GHPGVNTN là biết thế nào là phật giáo thôi, còn những bậc cao tăng khác thì ông không cần quan tâm, tấm lòng của các phật tử đối với Đức Phật ông cũng không quan tâm nốt. Vì ông cho rằng họ ngu dốt, bị chính quyền "mỵ dân" mà không biết. Thôi thì cứ cho là ông thông minh hơn người đi vậy. Nhưng một đất nước phải là một thể thống nhất, kẻ nào mong muốn phá hoại sự thống nhất đó, sẽ bị đào thải, cho dù là thông minh hay ngu dốt cũng thế thôi thưa "ngài". HST, Việt NamTại sao trước mỗi quan điểm hầu hết người trong nước thì bênh vực, còn người ngoài nước thì chê bai? Em thấy ý kiến của bác Đăng Thông, HCM và Hoàng Nghệ An có sức thuyết phục, những ý kiến khác có vẻ không khách quan lắm. Andrew Phan, Brisbane, AustraliaXin Anh Chị trong ban Việt ngữ cho tôi có một chút ý kiến, và xin cảm ơn Quí Anh Chị. Ông Hiếu viết, từ xưa Chính quyền Ngô đình Diệm đàn áp Phật giáo...lúc đó chẳng thấy sáng hội nào ở Mỹ, Na uy sang... Xin nói cho Bạn rõ, lúc đó các Báo Chí ở Mỹ, Âu châu đều đưa tin và hình ảnh đầy đủ cuộc tranh đấu của Phật giáo và nhất là hình tự thiêu của Hòa thượng Thích quảng Đức. Lúc đó có rất nhiều Phái đoàn Phật giáo Tích lan, Ấn độ và các Dân biểu Quốc hội Mỹ và Âu châu sang tìm hiểu vấn đề và khuyến cáo Chính quyền Ngô đình Diệm. Tôi còn nhớ Tạp chí Time cho in hình bìa Hòa thượng Thích trí Quang và dưới có hàng chữ:" Người làm Hoa kỳ rúng động " , nói như vậy để thấy rằng, trước 1975 dù thế nào, hình ảnh, tin tức đưa ra cũng khá trung thực so với bây giờ. Ẩn DanhTôi nghĩ, Hòa Thượng Thích Quảng Độ nói cũng đúng đấy. Ở Việt nam có hàng triệu người dân mến mộ Phật giáo. Hội Phật giáo thì cũng to,nhưng những hoạt động xã hội của Hội thì hầu như không có. Các nhà sư thì chỉ hoạt động âm thầm. Nguời dân chỉ biết đi chùa khi cần cúng bái. Ở VN tâm linh của đạo Phật thì có phát triển nhưng Phật học thì không. Bây giờ ở VN tôi thấy có nhiều phong trào làm từ thiện, nhưng tôi thấy ít có sự góp mặt của hội Phật giáo, có phải vì tiếng nói của họ không có nên không đứng ra làm gì được. Nam, Hà NộiTôi không biết nhiều về HT Thích Quảng Độ cũng như tổ chức có tên Rafto. Nhưng tôi tin rằng không có hòa thượng chân chính nào, nhà tu hành chân chính nào ở Việt Nam (những người sống và hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật và truyền thống đạo lý của người Việt Nam) lại bị đối xử bất công. Mọi Tôn giáo, tín ngưỡng của người dân luôn luôn được chính quyền tôn trọng nếu như nó thực sự tốt đẹp. Ý kiến của 1 mình HT Thích Quảng Độ không thể nói lên hết tình hình hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Tôi chắc rằng những người có cùng ý kiến với ông chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ. Ngô Đắc Lũy, HuếHãy tôn kính Hoà Thượng Thích Quảng ng Độ và các nhà đấu tranh cho dân chủ như những vị anh hùng đại nhân, đại trí, đại dũng. Bởi nếu không có họ thì nòi giống Lạc Hồng của chúng ta con điêu linh lâu hơn nữa ! Nếu không có họ thì dân tộc Việt nam ta còn tối tăm, cùng cực và u mê cơ lại thêm nhiều thế kỹ nữa các bạn a ! Vậy hởi các bạn Việt nam yêu dấu hãy thức tỉnh mau mau để cứu lấy giống nòi và cưu lấy chính mình trước khi quá muộn. Lê Văn LịchTôi không đi đây đi đó nhiều, nhưng qua sách báo, qua hình ảnh thì tôi không tin ở miền Nam ngày trước chỉ có "những chùa chiền do người Hoa xây dựng mà chính quyền VNCH không dám đụng tới". Tôi có thể kể vài ngôi chùa VN lớn của miền Nam mà nhiều người từng nghe nói tới như chùa Từ Đàm, chùa Thiên Mụ ở Huế, chùa Non Nước ở Đà Nẵng, chùa Nguyên Thiều ở Quy Nhơn, Thích Ca Phật Đài ở Nha Trang, ở Vũng Tàu, chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh Nghiêm, Viện Hoá Đạo ở Sài Gòn... Thật ra không thể tách biệt "những nơi mang tính lịch sử của Phật giáo như Chùa Hương, chùa Thày..." hay bất cứ chùa chiền, thánh đường lớn nhỏ nào là của miền này miền khác, chế độ này chế độ kia, còn nếu "mang tính lịch sử" thì ở miền Nam đương nhiên chỉ có di tích của Chiêm! Thành và Cao Mên thôi. Về tôn giáo có nhiều chứng tích,tài liệu cho thấy rằng từ sau 1954 dưới chế độ của miền Bắc nhiều chùa chiền bị bỏ phế, trong khi dưới chế độ của miền Nam rất nhiều chùa chiền được tạo dựng cho dù là dưới thời "đàn áp Phật giáo" của chế độ tổng thống Diệm. Hiện nay chùa chiền, đền thánh nào có giá trị du lịch thì rất được sự lưu tâm chăm sóc của các bộ phận nhà nước CSVN. Ẩn DanhNhìn chung nói nhiều cũng dở, bàn luận nhiều cũng sai hãy nhìn một thực tế, hiện nay người dân việt trong nước đã lao động hết sức mình, cố gắng hết sức mình , nhưng vẫn còn... óm teo, suy ra chưa hạnh phúc, con thiếu dinh dưỡng nhiều, vậy do đâu ? Nu San, Long BeachCó một ông sư già trên 80 tuổi mà đảng và nhà nước hết bắt giam rồi lại quản thúc, nay mời lên trụ sở công an làm việc, mai kêu lên kiểm điểm, khách đến thăm cũng không cho gặp. Nhưng một ông sư già việt kiều, thì đảng và nhà nước lại hỗ trợ cho lập đàn giải oan. Cả hai điều trên xảy ra cùng một thời điểm và trong cùng một thành phố, việt kiều (có tiền) bao giờ cũng được đối xử tử tế hơn. Thầy Quảng Độ ơi, nếu thấy di tản năm 75 thì bây giờ thầy làm được biết bao chuyện cho giáo hội, còn ở lại thầy chỉ là cái gai trong con mắt của họ thôi. Xin ơn trên che chở cho thầy. ConanTôi lại nhắc lại ý kiến của tôi là một số bạn không nắm được việc đang bàn luận. Bạn Hiếu tự hào chuyện xuống đường chống Diệm, vâng các tu sĩ đã và đang bị đàn áp là người làm việc đấy thưa bạn. HT Quảng Độ là một trong những người tích cực đấu tranh trong đám tang Thầy Quảng Đức để chống lại bất công đấy bạn, bạn đã thấy bức hình HT Huyền Quang cầm trái tim Thầy Thích Quảng Dức để đấu tranh chưa? Bây giờ họ vẫn đấu tranh chống bất công và đàn áp. Trước và sau 75, các chính quyền đều không tốt lành gì cả, và các HT đều vẫn đấu tranh giữ gìn Phật pháp. Thật khó chấp nhận tổ chức GH PG VN TN đấy thưa bạn Hiếu, thế thì khen họ đấu tranh trước 75 là sao?? Thầy Quảng Đức cũng là người của cái tổ chức không chấp nhận được đấy bạn. Khi xưa họ đấu tranh thì các tổ chức LHQ cũng đến VN xem xét, bạn không biết chứ có phải là không có. Không ai khen xã hội trước 75, nó thối nát, đúng vậy. Nhưng người miền nam lúc ấy có cái quyền đứng lên phản đối cái thối nát, có quyền viết báo, bàn luận về cái thối nát của chính quyền. Còn bây giờ ai dám? hay chính quyền bây giờ tuyệt hảo ? hay là sợ bị bỏ tù như nhân văn giai phẩm? Bạn Đăng Thống hiểu Phật pháp, vậy sao đánh giá người tu hành qua giong nói? Như vậy môt ngựời nói năng không thuyết phục thì không tu được à? Không nói nhẹ nhàng nghĩa là làm việc cũng sai à? HT gay gắt trong nói chuyện nhưng lại là người rất hiền lành bên ngoài. HT hoạt động bất bạo động, đã đánh đập, bắn giết ai chưa? bạn quen các vị tu sĩ, bạn cứ hỏi các vị ấy xem giáo hội PG có thuộc mặt trận tổ quốc không thì sẽ biết lời tôi nói đúng hay sai. Việc cs đàn áp tất cả tôn giáo và điều khiển tôn giáo là sự thật hơn 50 năm nay. Còn HT Quảng Độ thì từ những năm 60 đã nổi tiếng uyên bác về Phật học, bạn đã đọc bộ Phật giáo tư tưởng luận HT dịch chưa? Thật ra tôi cũng không sùng bái HT mà bênh vực vì tôi cũng không đồng tình với một số việc HT làm. Nhưng như vậy không có nghĩa là ai cũng có quyền chưởi mắng một người đã hy sinh rất nhiều để gìn giữ PG ở VN từ những năm 60. Tôi nghĩ các bạn nên cẩn trọng khi đánh giá một con người, nhất là khi con người đó hơn bạn về nhiều mặt. Hieu, Tp HCMNgày xưa, khi chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp phật giáo, nhiều phật tử đã xuống đường đấu tranh, đã có những người tự thiêu để phản đối. Lúc đó sao chẳng thấy cái sáng hội nào từ Mỹ, từ Na uy tới để ủng hộ họ. Bây giờ chỉ cần lên tiếng chống chính phủ là lập tức được được cái sáng hội tù mù bên trời tây nhảy ra tâng bốc liền. Ai không chống chính quyền thì bị coi là "chả hiểu gì giáo lý của Phật cả". Quả thực câu nói "càng gần chùa thì càng xa Phật" cũng có lúc đúng. Tôi là một phật tử, tin theo những gì ông bà đã dạy. Tôi tự hào khi nghe bà tôi kể chuyện những ngày tháng đưa bàn thờ Phật xuống đường tranh đấu. Thực khó chấp nhận cho một cái tổ chức mang tên là "Thống nhất" nhưng tự nó lại ra đời từ sự chia rẽ, và hiện nội bộ của nó cũng đang chia rẽ và nó cũng đang cổ súy cho cái sự chia rẽ của Phật giáo ViệtNam. Pham Hai, ĐứcĐọc nhiều ý kiến ở đây tôi thấy nhiều người phân biệt sự tự do tôn giáo trước và sau năm 75 có ý "khen" chế độ VNCH trong việc đối sử với Phật giáo ở miền nam và "chê" CS ở miền bắc, nhưng chúng ta đều biết ở miền nam ngoài những chùa chiền do người Hoa xây dựng mà chính quyền VNCH không dám đụng tới không có những nơi mang tính lịch sử của Phật giáo như Chùa Hương, chùa Thày.... để bà con đến tụng kinh niệm phật. Còn như vị HT này nói không được dậy Phật đạo là không đúng, chắc ông ta chưa biết cách tổ chức mà thôi. Dang Thong, TP HCMThầy Thích Quảng Độ là người được nhiều người ở đây xem là đức cao vọng trọng mà phát ngôn không được chính xác, thậm chí mang tính gay gắt, buộc tội. Tôi thấy không phải là bậc chân tu. Thầy nói rằng "Chuyện nhiều người ra vào lễ bái không phải là dấu hiệu tự do tôn giáo, mà chỉ là một dấu hiệu có thể gọi là mỵ dân". Nói như vậy thì khó có thể cho là hợp lý, hợp tình. Chẳng lẽ dân Việt Nam toàn là người thiếu hiểu biết, ngây thơ và mù quáng hay sao. Người ta đi lễ chùa, cầu Phật thì dĩ nhiên là phải có tâm hướng Phật. Nói rằng họ không hiểu giáo lý nhà Phật lại càng là hồ đồ. Các bậc tôn sư, đại đức ở Việt Nam chẳng lẽ không thể làm gì để "hoằng dương Phật pháp". Tôi là người được nghe nhiều giáo lý và triết học của nhà Phật, thậm chí được cùng một vài vị đại đức đã từng du học đạt được cấp tiến sĩ về đạo Phật tại Ấn Độ, cũng đi nhiều nơi thuyết pháp (châu Âu, Mỹ). Các vị đó hoàn toàn có kiến thức uyên thâm, trí tuệ cao minh, đạo đức và lòng hướng Phật vô biên. Họ liệu rằng có khả năng thuyết pháp, hướng dẫn chúng sinh không nhỉ. Điều đặc biệt là họ không bao giờ tỏ ra phẫn nộ hay có hành vi chống đối ai cả. Vì sao vậy, vì phật pháp từ bi, hỉ xả. Mà hơn nữa, chưa có ai phàn nàn rằng bị chính quyền Việt Nam ngăn cản, đe dọa. Ngay cả tôi cũng thường lui tới chùa đàm đạo với các bậc cao tăng cũng chưa bao giờ bị "công an hỏi thăm". Chuyện đàn áp tôn giáo hay mất tự do tôn giáo thật sự là một chuyện không xảy ra ở Việt Nam. Những tổ chức tôn giáo nào muốn thành lập thì còn phải xem xét lại mục đích của nó có phải là tôn giáo hay chỉ là truyền bá một tư tưởng tự do nào đó của phương Tây. Những người tự cho là tổ chức nhân quyền đến gặp những người như thầy Độ thì liệu rằng họ có gặp những người như thầy Thích Nhất Hạnh không. Tại sao thầy Độ không thuyết pháp phổ độ chúng sinh, hoằng dương Phật pháp bởi chính cá nhân mình mà cứ đòi phải lập Hội này Hội nọ. Hãy nhìn cách mà chính quyền Mỹ và chư hầu can thiệp vào thế giới Hồi giáo để hiểu rằng tại sao chính quyền Việt Nam cần phải lo ngại với sự can thiệp từ bên ngoài và không cho phép những người thầy Độ làm những việc vi phạm pháp luật và an ninh Việt Nam... Trở lại vấn đề tôn giáo mà cụ thể là đạo Phật, đây có thể nói là chính đạo ở Việt Nam (cùng với đạo Thiên chúa và Tin lành, Cao đài, Hoà Hảo). Do vậy, nếu chính quyền Việt Nam có hành vi đàn áp hoặc ngăn chặn sự tự do của các tôn giáo này thì chẳng bao giờ có thể bưng bít nổi dân chúng và họ sẽ không để yên. Tuy nhiên, thực tế là hầu hết mọi người (từ người già đến người trẻ, nông thôn đến thành thị, người lao động chân tay đến lao động trí óc, các tầng lớp nhân dân khác nhau) đều không có một phong trào chống đối hay phản ứng nào. Thế thì sự mất tự do tôn giáo và sự kìm kẹp của chính quyền có thật sự tồn tại ở mức độ không thể chấp nhận hay không. Tôi thấy loanh quanh chỉ có mấy ngài như thầy Độ đây (có lẽ vài ba chục người) là hăng hái tố cáo, tuyên truyền chống đối chính quyền. Tôi chưa bao giờ tìm được một bài thuyết pháp có giá trị nào (kể cả trên internet) của mấy ngài này. Một thính giảÔng Võ Văn Kiệt đã nói chấm dứt chiến tranh năm 1975 có triệu người vui và triệu người buồn. Giờ ông Kiệt muốn sự đoàn kết của dân tộc. Vậy mà có những người trong nước như Quốc Ai tại Hải Phòng còn có những ngôn từ sử dụng như ngày mới giải phóng Sài Gòn, vẫn còn tính cách mạ lị. Thì như vậy làm sao Bộ Phận Không thể tách rời tổ quốc mà nhà nước VN hay gọi cho Việt Kiều mà dám về đầu tư khi gặp những thành phần như Ai Quoc cho được để làm ăn. TH307, TP/HCM"SỐNG TỐT ĐỜI ĐẸP ĐẠO" - cái châm ngôn này do ai đề ra vậy ? Thực sự tất cả những người ở đây đã ai biết hết là Phật giáo, Phật pháp, Phật học không ? Còn tổ chức nào đó, thế giới có rất nhiều tổ chức, nhưng có phải ai cũng biết đến họ ? Nếu một thể chế không muốn cho dân biết thì liệu họ có bao giờ biết đến ? Còn tu hành để làm gì ? Người tu hành phải làm gì ? Ai cấm đoán, ai ép buộc được họ ? Còn hành động của họ có hợp với ý đồ của thể chế không, đó là chuyện khác. Nhưng cái gì gọi là tự do tôn giáo ? Ai định nghĩa được TỰ DO TÔN GIÁO nào ??? Tùng, Nghệ AnVô cùng yêu quý và khâm phục Hoà thượng Thích Quảng Độ. Kính chúc Hoà thượng mạnh khoẻ và ý chí kiên định. không ai xoay chuyển được lịch sử cả! Một thính giảTôi nghĩ rằng phần lớn những người góp ý kiến cực đoan vì không hiểu rõ sự tình và thậm chí không biết HT là ai. Tâm lý đám dông hùa theo và chưởi bới dù không biết rõ viêc mình đang thảo luận. Nếu chúng ta biết được GH PG VN trước 75, các hoạt động đàn áp sau 75 và mục đích đấu tranh của họ thì sẽ hiểu họ. Tôi nghĩ rằng việc HT Quảng Độ làm là một việc làm đúng, dù có thể cách làm của HT khác với cách của TS Nhất Hạnh. Cũng như một bộ phận lớn người dân đem các vi nhân văn giai phẩm ra đấu tố, chưởi rủa họ phản bội đất nước trong khi họ làm một việc là đòi quyền tối thiểu của con người cho chính những người dân việt nam. Bây giờ sau 50 năm, chúng ta rón rén công nhận họ, hoan hô họ vì làm điều đúng nhưng vẫn không dám công khai hoàn toàn vì đi ngược lại những điều đảng cs đã nói 50 năm trước. 50 năm mà con người vẫn thế, vẫn lo sợ, hèn nhát, ích kỷ. Đó không phải là những gì HT Quảng Độ đang lo lắng quan tâm sao? 50 năm nay ông cũng chỉ đấu tranh cho quyền con người. Nếu quý vị tìm đọc bản tường trình của ông Hiếu (người của đảng cs) về việc ông ấy lập ra giáo hôi phật giáo bây giờ, thì sẽ thấy ở thời điểm sau 75, các vi sư có 2 lựa chon, là vào mặt trận tổ quốc hoặc chọn nhà tù, xe tăng đàn áp. HT chọn cách thứ nhì để không phải vào mặt trận tổ quốc và tu Phật theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc HT là bạn thân của TS Nhất Hanh thi ai cũng biết, và vì vậy HT không bàn đến là đúng lẽ. hai người bạn không cùng một phương pháp đấu tranh thì có gì là lạ lùng đâu. TS Nhất Hạnh cũng đấu tranh theo một cách khác, có phải TS ấy bảo VN có tự do đâu. VD đơn cử, TS muốn làm trai đàn ở 2 nghĩa trang liệt sĩ, cộng sản và cộng hòa, không được chính quyền chấp nhận, TS phải bỏ chữ giải oan, vì không ai chết oan ức trong chiến tranh việt nam cả, chỉ có liệt sĩ yêu nước ngàn đời lưu danh và kẻ phản bội ngụy quyền đáng chết. Đâu có đơn giản như chúng ta thấy bên ngoài, hô hào hoà giải dân tộc. Với một bạn đề cập đến luật pháp, luật pháp là cho con người, vì con người, va do con người lập ra. Sai thi phải thay đổi. Không phải vì sai mà đày đọa con người. Vài dòng ý kiến, chúc dân việt nam sẽ có tương lai không lo sợ chính quyền, tự do với mọi quyền hạn chính đáng của con người. Minh, Hà NộiTất cả những đất nước tiến bộ ngày nay đều theo chế độ pháp trị, luật pháp phải được trên hết. Hòa thượng Thích Quảng Độ nói là sẽ "truyền đạo trong trách nhiệm của mình đối với quần chúng phật tử", mà không thấy nói đến việc phải trong khuôn khổ của pháp luật, như vậy cũng là không tôn trọng pháp luật vậy, hoặc là do hiểu biết kém. Dù rằng pháp luật VN còn nhiều sai sót và sơ hở, còn nhiều quan chức không tôn trọng pháp luật, nhưng nếu mỗi người dân đều thoải mái hoạt động trong cái phạm vi mà họ coi là "trách nhiệm của mình" thì đất nước sẽ như thế nào đây? Phan Ngan, Sài Gòn, VNChủ nghĩa xã hội đã lỗi thời, bị đào thải, bị lên án là chống lại loài người, ai cũng biết rõ điều đó. Thế tại sao giáo hội phật giáo Việt Nam lại lấy cái chủ nghĩa này làm tôn chỉ & mục đích tu hành? Đó là ý nguyện của tăng ni, phật tử hay là ý Đảng? Hoà Thượng Thích Quảng Độ và các vị chân tu khác không thể nào và không bao giờ đi làm cái chuyện lố lăng kệch cỡm đó nên ngài đã bị những kẻ tiểu nhân vùi dập, hành hạ, bôi bác, vu khống mạ lỵ nhưng tinh thần" Bi -Trí-Dũng" của Ngài vẫn sáng ngời như kim cương bất hoại. Bao nhiêu thủ đoạn tàn độc cũng không khuất phục được tinh thần vô uý hiếm có của ngài. Ngài là niềm động viên khích lệ lớn lao cho những ai yêu quí cái thiện, không khiếp sợ cúi đầu hay a dua với cái ác để mưu cầu danh lợi mà đánh mất bản tánh lương thiện quí giá vốn có trong mỗi con người chúng ta. Sáng hội RAFTO không phải là kẻ thù của Việt Nam, không hề có ác ý với nhà cầm quyền Việt Nam và chắc chắc họ không phải dốt nát hay thiếu hiểu biết khi trao giải cho Hoà Thượng. Đơn giản là họ cũng như nhân loại văn minh đều yêu quí, hướng về 'Chân-Mỹ-Thiện'. Lan Le, Stanton, USCảm ơn Đài BBC,Tôi nghe cuộc phỏng vấn cuả Hoà Thượng mà Tôi khóc cho Dân Tộc mình. Giờ đây tôi mới hiểu rõ tại sao Dân Tộc mình lại bạc nhược như vậy. Tội nghiệp thay. Đó là lý do mà Ông bị đày đọa suốt 30 năm nay. Vì Ông là Người VN yêu nước mà Đảng ta kết tội cho Ông là phản bội. Qua cuộc phỏng vấn thế hệ 8x cuả chúng tôi mới hiểu rõ ai là phản bội Tổ Quốc và Dân Tộc ta. Xin mỗi người con Dân Việt cầu nguyện cho Ông và Dân Tộc VN. TTT Hải PhòngKhi được hỏi liệu trai đàn cầu siêu đang diễn ra tại Thành Phố Hồ Chí Minh do Tăng đoàn Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các tổ chức khác thực hiện có phải là một biểu hiện cho thấy có tự do hơn trong vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, Hòa thượng Thích Quảng Độ nói, “Tôi không dám bàn đến, việc thiền sư Thích Nhất Hạnh về thì tôi không có ý kiến gì cả đâu. Xin thông cảm cho.” Tai sao Hòa Thượng Thích Quảng Độ không muốn hoặc không giám trả lời vấn đề này? Hãy nói rõ ra đi! Một thính giảCái xã hội bị băng hoại quá mức,chỉ có tôn giáo mới phục hồi lại được mà thôi. Hy vọng GHPGTN tại VN sẽ cứu vãn xã hội sa đoạ tại VN hiện tại và tương lai . Đoan Quang Minh, Bến Tre, Việt namNgài là bậc chân tu tôn kính.Cái tâm của ngài được thể hiện qua cái giáo lý vĩnh hăng của phật tổ.Phai đông cam cộng khổ với chúng sinh,phải đem giáo lý của phật, thấm nhuần giáo hóa cho phật tử.Vạy lên đức độ của ngài đã vượt qua thời gian vượt qua mọi biên giới,để được tôn vinh. Chúng tôi tỏ lòng khâm phục và cầu nguyện đức phật tổ che chở và ban cho ngài sức khỏe! Một ý kiếnÔng Triết mới đây sang thăm Cambodia đã được đón chào bởi cả trăm nhà sư Khmer Krom biểu tình phản đối việc Phật giáo Khmer bị đàn áp bởi chính quyền Sóc Trăng. Rất nhiều cuộc phỏng vấn trên các đài Quốc tế cho thấy việc đàn áp các GHPG không theo CS nói chung,là sự thật. Bằng chứng là báo chí quốc doanh trong nước hoàn toàn che dấu công luận các vụ này. Các vị có ý kiến bảo thủ trên diễn đàn này có chắc rằng các thế hệ sau này (có khi của chính mình) có giống chính kiến của quí vị là ôm chặt lấy cái chủ nghĩa độc tài như mình không. Nếu không biết chắc thì một là quí vị nên dạy dỗ con cái mình (nếu có) tính dối trá cho quen đi để sống trong cái xã hội VN CS, còn muốn tránh thì chỉ còn một cách duy nhất là chung sức xây dựng một thể chế chính trị thực sự dân chủ cho VN, càng sớm càng tốt. Nếu chuyện chùa chiền, đi lễ là tự do ở VN xin mời các vị bảo thủ trên diễn đàn này đi viếng chùa Thanh Minh thiền viện ở ngay trong TP HCM xem sao, có dám đi thử một lần không hay chỉ có Công An mới đi chuà này? Văn minh thời hội nhập hiện nay là biết đối thoại và mạnh dạn trao đổi ý kiến với nhau chứ không phải đúng xa xa rồi đấu tố thóa mạ và chụp mũ người ta như CCRD 50 năm trước đây coi kỳ cục, xấu hổ lắm. Congsan, TP HCM, Việt namNước VN co' ngàn nam văn hiến trong đó đạo phật là một phần của lịch sử. và bây giờ phật giáo không bao giờ bị cấm đoán, cứ nhìn vào các ngôi chùa được xây dựng khang trang ngày càng nhiều thì rõ. Hệ thống phật học ở viet nam còn được giảng dạy một cách bài bảng ai nói là phật tử không giác ngộ được phật giáo.chỉ có những người mượn danh tôn giáo chống phá nhà nước mới đáng bị lên án. là phật tử phải giữ đúng phương châm "sống tốt đời đẹp đạo" Hoàng, Nghệ AnBạn Nguyễn Quốc Ái ơi, bạn không biết nhiều về Rafto thì hãy tự tìm hiểu, chứ đừng suy diễn bậy bạ. Bằng chứng rõ ràng nhất có 4 người từng đoạt giải Rafto cũng nhận được giải Nobel hoà bình sau đó. Tôi hy vọng bạn biết giải thưởng này, hay giải Nobel cũng chẳng là cái quái gì cả? Nói đến giải Nobel, hoà thượng Thích Quảng Độ cũng liên tục được đề cử giải Nobel hoà bình trong mấy năm gần đây. Ông là một vị chân tu vô cùng đáng kính. Mọi người không thích thì cũng không nên có những lời lẽ xúc phạm, miệt thị vô căn cứ. Nếu có thể thì hãy chứng minh những lời phát biểu của hoà thượng Thích Quảng Độ. Chứ còn miệt thị như thế thì chỉ tự hạ thấp chính mình, cho người khác thấy phông văn hoá của mình ở mức nào thôi. Nam Mo, ĐứcGởi anh Nguyễn Quốc Ái,Hải Phòng, Chỉ vỏn vẹn bốn hàng chữ của anh ,người đọc có thể biết con người anh như thế nào rồi ,anh hỏi (Quỹ tài trợ Rafto là cái gì vậy ?) rồi tự kết luận ,phê bình cho cái mình không biết luôn (nhưng chắc rằng chả là cái quái gì cả)Tôi nghĩ và thông cảm và thương hại cho anh vì anh cũng được đào tạo dưới mái trường xhcn, lý luận y như dcs vậy Nguyễn Quốc Ái, Hải PhòngQuỹ tài trợ Thorolf Rafto là cái gì vậy? Họ có vai trò gì? tư cách gì ? Họ đã có những nghiên cứu gì về "chế độ Cộng sản Việt Nam" ? Giải thưởng của họ có giá trị gì trên thế giới ? Tôi chưa có nhiều thông tin về họ, nhưng chắc rằng chả là cái quái gì cả, một tập thể hổ lốn.
Virus corona đang lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới và hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa trị nào thực sự hiệu quả được biết đến. Điều đó không ngăn được hàng loạt lời khuyên về sức khỏe lan truyền trên mạng, từ tương đối vô hại đến hết sức nguy hiểm.
Virus corona: 6 'mẹo' chữa Covid-19 phản khoa học nên tránh
Đây là sáu "mẹo" chữa đang được chia sẻ nhiều nhất và sự thật về chúng. 1. Tỏi Rất nhiều bài viết khuyên bạn nên ăn tỏi để ngăn ngừa nhiễm trùng đang được chia sẻ trên Facebook. WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cho biết, mặc dù đây là "một loại thực phẩm lành mạnh có thể có một số đặc tính kháng khuẩn", nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ăn tỏi có thể bảo vệ con người khỏi chủng virus corona mới. Trong nhiều trường hợp, thì biện pháp này không gây hại cho bản thân, miễn là chúng không ngăn việc bạn thực hiện theo các lời khuyên y tế uy tín khoa học hơn. Nhưng nó có thể trở nên nguy hiểm. Theo Bưu điện Hoa Nam, một người phụ nữ phải đi điều trị tại bệnh viện vì bị viêm họng nghiêm trọng sau khi ăn 1,5kg tỏi sống. Chúng ta đều biết ăn trái cây và rau quả và uống nước có thể tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy một loại thực phẩm cụ thể nào có thể giúp chống lại Covid-19. Tỏi: Nó có thể tốt cho sức khỏe, những sẽ không ngăn cản được Covid-19 2. Chất khoáng 'thần kỳ' Một YouTuber tên Jordan Sather, có nhiều ngàn người theo dõi, tuyên bố rằng "một khoáng chất bổ sung kỳ diệu", được gọi là MMS, có thể "quét sạch" virus corona. MMS chứa clo dioxide - một chất tẩy trắng. Sather và những người khác đã quảng bá chất này ngay cả trước khi dịch virus corona bùng phát, và vào tháng 1, anh ta tweet rằng, clo dioxide (còn gọi là MMS) "không chỉ là một kẻ giết tế bào ung thư hiệu quả, nó cũng có thể quét sạch cả virus corona". Năm ngoái, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo về những nguy hiểm đối với sức khỏe khi uống MMS. Cơ quan y tế ở các nước khác cũng đã đưa ra cảnh báo về nó. FDA cho biết họ "không biết về bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy những sản phẩm này an toàn hoặc hiệu quả để điều trị bất kỳ loại bệnh nào". FDA cảnh báo rằng việc uống MMS có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng mất tập trung nghiêm trọng. 3. Nước khử trùng tự làm tại nhà Vì tình trạng khan hiếm nước khử trùng tay và cũng vì việc rửa tay được cho là một trong những cách quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của virus, thì các công thức tự làm gel rửa tay tại nhà bắt đầu xuất hiện. Ở Ý, những công thức này, được quảng bá là bản sao của một trong những thương hiệu khử trùng tay phổ biến nhất, thực ra chỉ là công thức làm ra chất khử trùng làm vệ sinh các bề mặt chứ không thích hợp để sử dụng trên da, các nhà khoa học nói. Gel tay chứa cồn thường có kèm chất làm mềm da, giúp chúng nhẹ nhàng hơn trên da, với mức độ cồn 60-70%. Giáo sư Sally Bloomfield, tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, cho biết bà không tin rằng bạn có thể tạo ra một sản phẩm hiệu quả tay tại nhà, ngay cả vodka chỉ chứa 40% cồn. Để làm sạch bề mặt, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết hầu hết các chất khử trùng thông thường trong gia đình đều hiệu quả. Thông báo hết nước rửa tay xuất hiện ở nhiều cửa hàng 4. Bạc uống được Việc sử dụng bạc keo (colloidal silver) đã được quảng bá trong chương trình truyền hình truyền giáo của Jim Bakker của Mỹ. Bạc keo là các hạt nhỏ của kim loại bạc hóa lỏng. Một khách mời trong chương trình tuyên bố rằng giải pháp này đã giết chết một số chủng virus corona trong vòng 12 giờ dù thừa nhận nó chưa được thử nghiệm trên Covid-19. Dù vậy tin vẫn được chia sẻ rộng rãi trên mạng vì cho rằng nó có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho Covid-19, đặc biệt từ các nhóm "tự do y tế", vốn hay nghi ngờ về những lời khuyên y tế chính thống. Những người ủng hộ bạc keo tuyên bố nó có thể điều trị tất cả các loại bệnh, hoạt động như một chất khử trùng và nói rằng nó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng có lời khuyên rõ ràng từ các cơ quan y tế Hoa Kỳ rằng không có bằng chứng nào cho thấy loại bạc này có thể chữa trị cho bất kỳ loại bệnh nào. Tệ hơn, nó có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm tổn thương thận, co giật và argyria - một tình trạng làm cho làn da của bạn chuyển sang màu xanh. Họ nói rằng, không giống như sắt hay kẽm, bạc không phải là kim loại có bất kỳ chức năng nào trong cơ thể con người. Một số người quảng cáo chất này trên mạng xã hội giờ sẽ bị Facebook cảnh báo xác thực thông tin. Cảnh báo của Facebook về những bài đăng không có cơ sở khoa học cần xác thực thông tin. 5. Cứ 15' uống nước một lần Một bài đăng, được sao chép và chia sẻ nhiều trên Facebook, trích dẫn một "bác sĩ Nhật Bản" khuyên bạn nên uống nước cứ sau 15 phút để loại bỏ bất kỳ loại virus nào có thể xâm nhập vào miệng. Một phiên bản bằng tiếng Ả Rập đã được chia sẻ hơn 250.000 lần. Giáo sư Bloomfield nói rằng hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy điều này sẽ hiệu quả. Virus trong không khí xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi bạn hít vào. Một số trong số chúng có thể xâm nhập vào miệng của bạn, nhưng thậm chí uống nước liên tục sẽ không ngăn bạn nhiễm virus. Tuy nhiên, uống nước và giữ nước nói chung là lời khuyên y tế tốt. 6. Nhiệt độ cao và tránh ăn kem Có rất nhiều biến thể của lời khuyên rằng nhiệt độ cao có thể giết chết virus, từ việc khuyến nghị uống nước nóng đến tắm nước nóng, hoặc sử dụng máy sấy tóc. Một bài đăng giả mạo là của Unicef được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội ở nhiều quốc gia khác nhau, tuyên bố rằng uống nước nóng và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giết chết virus, và nói rằng nên tránh ăn kem. Charlotte Gornitzka, người làm việc cho Unicef ​​về vấn đề thông tin sai lệch về virus corona, nói: "Một thông điệp vô cùng không chính xác đăng trên mạng gần đây giả danh là thông điệp của Unicef ​​cho rằng việc tránh ăn kem và các thực phẩm lạnh khác có thể giúp ngăn ngừa sự tấn công của bệnh, tất nhiên, hoàn toàn sai sự thật." Chúng ta biết rằng virus cúm không tồn tại tốt bên ngoài cơ thể trong mùa hè, nhưng chúng ta chưa biết nhiệt độ ảnh hưởng đến virus corona mới như thế nào. Cố gắng làm nóng cơ thể hoặc phơi mình dưới ánh mặt trời có lẽ là làm cho nó không thể nhiễm được virus là điều hoàn toàn không hiệu quả, theo giáo sư Bloomfield. Một khi virus đã xâm nhập vào cơ thể bạn, không có cách nào để tiêu diệt nó, cơ thể bạn phải chống lại nó. Bên ngoài cơ thể, "để chủ động tiêu diệt virus, bạn cần nhiệt độ khoảng 60 độ," giáo sư Bloomfield cho biết - nóng hơn nhiều so với bất kỳ phòng tắm hay nhà tắm hơi nào. Virus corona: Đại dịch là gì? Giặt khăn trải giường hoặc khăn tắm ở 60 độ là một ý tưởng tốt, vì điều này có thể tiêu diệt bất kỳ virus trong vải. Nhưng nó không phải là một nhiệt độ phù hợp để tắm rửa. Và tắm nước nóng hoặc uống chất lỏng nóng sẽ không làm thay đổi nhiệt độ cơ thể thực sự của bạn, vốn vẫn sẽ ổn định trừ khi bạn bị bệnh. Vì trang web của BBC bị chặn ở một số nơi tại Việt Nam, thông tin trong bài này và các bài khác nhằm phục vụ công chúng lo ngại về Covid-19 có thể không đến được với đông đảo độc giả nên các bạn nhớ chia sẻ nội dung này qua mạng xã hội.
Ba tỷ người – khoảng 40% dân số thế giới - đang sử dụng mạng xã hội, và chúng ta đang dành trung bình khoảng 2 tiếng mỗi ngày để chia sẻ, thích, viết tweet và cập nhật thông tin trên các trang mạng, theo một nghiên cứu gần đây.
Mạng xã hội ‘tạo cái nhìn sai lệch về cuộc sống’?
Getty Images Tính trung bình, mỗi phút, có khoảng nửa triệu tweets và ảnh Snapchat được chia sẻ. Trung Quốc và các chuyển động trên Biển Đông đầu năm 2018 Vụ án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh - mức án & bình luận Sống có ý nghĩa không phải là điều khó đạt được? Ba thách thức công nghệ và thông tin Từ lông gà đến những ngôi nhà mới Với việc mạng xã hội có một có vai trò quan trọng với cuộc sống như vậy, liệu chúng ta có thể đánh đổi nó để lấy sức khỏe tinh thần, hạnh phúc và thời gian không? Do mạng xã hội còn khá mới với chúng ta, các nhận định thực sự thuyết phục còn rất ít. Các nghiên cứu chủ yếu được dựa trên tự thuật của các cá nhân nên thường chưa chặt chẽ và chủ yếu tập trung vào Facebook. Điều này cho thấy đây là một mảng nghiên cứu đang phát triển, và các bằng chứng vẫn đang dần xuất hiện. BBC Future đã tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu tính đến thời điểm hiện tại: Stress Mọi người dùng mạng xã hội là nơi giãi bày mọi thứ, từ chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tới chính trị, nhưng mặt trái của nó là những nội dung tin đến với chúng ta lại chứa đầy rẫy những thông tin gây stress. Năm 2015, các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu Pew, Washington DC, đã nỗ lực để nghiên cứu liệu mạng xã hội có gây ra nhiều stress thay vì giải tỏa stress hay không. Những phụ nữ trong số 1.800 người được khảo sát cho biết họ bị stress nhiều hơn nam giới. Twitter được coi là mạng xã hội “góp phần chính” vì nó làm tăng nhận thức của mọi người về vấn đề gây stress của người khác. Một số nghiên cứu nói rằng việc sử dụng điện thoại di động nhiều làm ảnh hưởng tới chất lượng chuyện trò trực tiếp giữa mọi người với nhau Tuy nhiên, Twitter cũng đóng vai trò như một cơ chế giải tỏa stress – càng dùng cơ chế này nhiều thì phụ nữ sẽ càng cảm thấy giảm stress. Tác động này không được thấy ở nam giới, những người mà theo các nhà nghiên cứu là ít dùng mạng xã hội so với phụ nữ. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc sử dụng mạng xã hội dẫn đến giảm stress, nhưng không đáng kể. Tâm trạng Năm 2014, các nhà nghiên cứu ở Áo phát hiện ra rằng những người tham gia nghiên cứu có tâm trạng kém hơn sau khi dùng Facebook 20 phút so với những người chỉ vừa lướt mạng internet. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng mọi người cảm thấy tâm trạng kém đi vì họ cho rằng họ vừa làm một công việc vô bổ. Bạn có bị bệnh tim mà không hay biết? Dậy sớm chưa chắc đã thành công? Thể hiện đẳng cấp bằng giáo dục hay vật chất? Tâm trạng tốt hay xấu có thể cũng lan tỏa trên mạng xã hội, theo các nhà nghiên cứu từ Đại học California, những người phân tích nội dung cảm xúc của hơn một tỷ trạng thái được đăng bởi hơn 100 triệu người dùng Facebook từ năm 2009 và 2012. Getty Images Thời tiết xấu làm tăng lượng post tiêu cực khoảng 1% và các nhà nghiên cứu phát hiện rằng một post tiêu cực cập nhật bởi một người ở một thành phố đang mưa tác động tới 1,3 post tiêu cực của bạn bè họ ở một thành phố khô ráo. Điều đáng mừng là các post tích cực có tác động mạnh mẽ hơn, mỗi post tác động tới 1,75 post tích cực khác. Tuy nhiên, việc các post tích cực thực sự có thể khuếch đại tâm trạng vẫn chưa được xác thực. Lo âu Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu trạng thái lo âu nói chung cũng như sự bất an và lo lắng, vấn đề về giấc ngủ và sự tập trung gây ra do mạng xã hội. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Computers and Human Behaviour phát hiện rằng, những người sử dụng từ bảy mạng xã hội trở lên dễ có nguy cơ mắc các triệu chứng lo âu cao gấp 3 lần so với những người chỉ dùng từ 0–2 mạng xã hội. Tuy nhiên, việc mạng xã hội gây ra lo âu hay không và như thế nào vẫn còn chưa được làm rõ. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Babes-Bolyai ở Romania điểm lại các nghiên cứu về mối liên quan giữa mạng xã hội và sự lo âu vào năm 2006 và từ đó cho biết, các kết quả đều không rõ ràng và cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn. Trầm cảm Trong khi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa trầm cảm và việc sử dụng mạng xã hội, có một nhánh nghiên cứu đang đào sâu về tác động tích cực của mạng xã hội. Hai nghiên cứu với sự tham gia của hơn 700 học sinh phát hiện ra, các dấu hiệu của trầm cảm ví dụ như tâm trạng đi xuống, cảm thấy vô giá trị, mất hy vọng, có mối quan hệ với sự tương tác trên mạng. Các nhà nghiên cứu thấy rằng các triệu chứng trầm cảm có nhiều hơn ở những người có nhiều tương tác tiêu cực. Một nghiên cứu tương tự vào năm 2006 với sự tham gia của 1700 người cho biết nguy cơ bị trầm cảm và lo lắng tăng lên gấp 3 lần với những người sử dụng mạng xã hội. Các lý do đưa ra là: Bị bắt nạt trên mạng, có cái nhìn sai lệch về cuộc sống của mọi người và cảm thấy thời gian cho mạng xã hội là vô bổ. Tuy nhiên, trong tháng này BBC Future sẽ khám phá thêm trong chương trình #LikeMinded về việc mạng xã hội cũng dùng để chẩn đoán sự trầm cảm giúp mọi người được điều trị bệnh từ sớm. Các nhà nghiên cứu của Microsoft đã tiến hành khảo sát 476 người và phân tích thông tin trên Twitter của họ về ngôn ngữ trầm cảm, cách dùng ngôn ngữ, cách tương tác và cảm xúc. Từ đó, họ phát triển một bộ phân loại có thể dự đoán chính xác 7 trên 10 người trầm cảm trước khi họ có dấu hiệu thực sự. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Havard và Vermont đã phân tích ảnh Instagram của 166 người và tạo ra công cụ tương tự với tỷ lệ thành công tương đương. Giấc ngủ Loài người đã từng sống trong bóng tối vào buổi tối, nhưng bây giờ chúng ta sống trong môi trường có ánh sáng nhân tạo cả ngày và đêm. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này có thể cản trở cơ thể sản xuất hoocmon melatonin – giúp hỗ trợ giấc ngủ. Ngoài ra, ánh sáng xanh, phát ra bởi điện thoại thông minh và màn hình máy tính, được cho là tác nhân nguy hiểm nhất. Nói theo cách khác, nếu bạn ở trên giường và sử dụng Facebook, Twitter vào ban đêm, bạn sẽ rất khó để đi vào giấc ngủ. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh hỏi 1.700 người trong độ tuổi 18–30 về mạng xã hội và thói quen đi ngủ; kết luận được đưa ra sau đó là ánh sáng xanh chính là một trong những tác nhân cản trở giấc ngủ. Tần suất họ đăng nhập chứ không phải thời gian dùng mạng xã hội, được dùng như một thước đo độ “nghiện", các nhà nghiên cứu nói. Họ cho rằng điều này là do ánh sáng của thiết bị điện tử làm cản trở chu kì sinh học của cơ thể xảy ra trước lúc ngủ. Nhưng họ không làm rõ được liệu mạng xã hội có làm gián đoạn giấc ngủ không, hay liệu những người bị gián đoạn giấc ngủ có dành nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội không. Một trong những thời điểm nên tránh dùng mạng xã hội nhất là trước khi ngủ, một số nghiên cứu nói Nghiện Dẫu cho có một số nhà khoa học tranh luận rằng thói quen sử dụng Twitter là việc còn khó cưỡng hơn cả thuốc lá và rượu, nhưng tình trạng nghiện mạng xã hội vẫn không thuộc danh sách các dấu hiệu rối loạn sức khỏe tâm thần. Điều này cho thấy mạng xã hội đang thay đổi nhanh hơn khả năng bắt kịp của các nhà khoa học. Bởi vậy, nhiều nhóm nghiên đang cố gắng quan sát các hành vi không kiểm soát được liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội, ví dụ các nhà khoa học từ Hà Lan đã tạo ra thước đo riêng để nhận ra các loại nghiện có thể xảy ra. Nếu bệnh nghiện mạng xã hội là có tồn tại, thì nó sẽ nằm trong nhóm các loại nghiện liên quan đến Internet – vốn là một chứng rối loạn. Năm 2011, Daria Kuss và Mark Griffiths từ Đại học Nottingham Trent ở Anh đã phân tích 43 nghiên cứu trước đó về vấn đề này và kết luận rằng nghiện mạng xã hội là một vấn đề tinh thần “có thể” cần phải được điều trị chuyên nghiệp. Họ chỉ ra rằng việc sử dụng quá mức mạng xã hội có liên quan đến tình trạng gặp trắc trở trong các mối quan hệ, đạt kết quả học tập không tốt và việc ít tham gia các hoạt động cộng đồng trong đời thật. Thêm nữa, những người dễ bị nghiện mạng xã hội bao gồm những người phụ thuộc vào rượu, quá hướng ngoại và những người dùng mạng xã hội để bù đắp cho việc họ có ít các mối quan hệ ngoài đời thực. Lòng tự trọng Các tạp chí phụ nữ và việc sử dụng người mẫu gầy cùng hình ảnh đã được chỉnh sửa bằng photoshop trên đó từ lâu đã được cho là động chạm tới lòng tự tôn của phụ nữ. Nhưng giờ đây, mạng xã hội cùng với các chức năng sửa hình của nó cũng được coi là mối quan tâm chính của các nhà hoạt động và các tổ chức từ thiện. Hình chụp selfie có thể gây cảm giác tiêu cực cho người xem Mạng xã hội khiến quá nửa người dùng thấy tự ti, theo khảo sát được thực hiện trên hơn 1.500 người do Scope, một tổ chức thiện nguyện chuyên giúp người tàn tật thực hiện. Có một nửa trong số những người độ tuổi từ 18-34 nói rằng mạng xã hội khiến họ thấy bản thân mình kém hấp dẫn. Một nghiên cứu năm 2016 bởi trường Đại học Bang Penn cho rằng việc một người nhìn các bức ảnh selfie của người khác sẽ khiến lòng tự tôn của người nhìn giảm xuống vì họ sẽ so sánh chính mình với các bức ảnh hạnh phúc của người khác. Nghiên cứu từ Đại học Strathclyde, Ohio và Iowa cũng phát hiện ra rằng phụ nữ so sánh một cách tiêu cực chính mình với những người phụ nữ khác. Không chỉ những bức ảnh sefie là có khả năng làm giảm lòng tự tôn, một nghiên cứu được thực hiện trên 1.000 người dùng Facebook ở Thụy Điển cho thấy những người phụ nữ dành nhiều thời gian trên Facebook cảm thấy ít hạnh phúc và tự ti hơn. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Khi người dùng Facebook so sánh cuộc sống của họ với những người có vẻ thành công và hạnh phúc hơn, họ sẽ cảm thấy cuộc sống của mình ít thành công hơn.” Nhưng một nghiên cứu nhỏ lại cho rằng việc nhìn vào chính mình chứ không phải người khác sẽ làm tăng cái tôi. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Cornell ở NewYork chia 63 học sinh thành các nhóm khác nhau. Một số nhóm ngồi trước gương với một màn hình máy tính đặt đối diện, các nhóm còn lại ngồi trước hồ sơ Facebook cá nhân của mình. Facebook có tác động tích cực tới lòng tự tôn hơn so với các hoạt động làm tăng nhận thức khác. Gương và ảnh, các nhà nghiên cứu giải thích, khiến chúng ta so sánh chính mình với chuẩn mực xã hội, hồ sơ cá nhân Facebook làm tăng tự tôn cá nhân vì chúng ta có thể kiểm soát việc chúng ta thể hiện mình trước mọi người. Hạnh phúc Trong một nghiên cứu vào năm 2013, các nhà nghiên cứu nhắn tin cho 79 người tham gia 5 lần một ngày trong 14 ngày và hỏi họ cảm thấy như thế nào và họ dành thời gian bao nhiêu cho Facebook từ tin nhắn cuối cùng. Kết quả là thời gian họ dành trên Facebook càng nhiều, họ càng cảm thấy tồi tệ và ít hài lòng về cuộc sống hơn. Nhưng một nghiên cứu kháclại phát hiện ra rằng với một số người, mạng xã hội làm tăng hạnh phúc. Nhà nghiên cứu thị trường Jonah Berger và Eva Buechel cho rằng những người bất ổn về cảm xúc có khuynh hướng đăng nhiều bài về cảm xúc, điều này giúp họ nhận được hỗ trợ của mọi người và có thể phục hồi lại nhanh sau những trải nghiệm tiêu cực. Nhìn chung, ảnh hưởng của mạng xã hội tới hạnh phúc còn chưa rõ ràng, theo nghiên cứu vào năm ngoái của các nhà nghiên cứu Hà Lan. Tuy nhiên, họ cho rằng có bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của mạng xã hội tới một nhóm người: mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực tới hạnh phúc của những người có lối sống cách biệt đám đông. Mối quan hệ Nếu bạn từng nói chuyện với một người bạn và họ lôi điện thoại ra để lướt Instagram, có thể bạn đang tự hỏi mạng xã hội đang làm gì với các mối quan hệ của chúng ta. Theo một nghiên cứu nhỏ, chỉ việc xuất hiện của điện thoại thôi cũng làm gián đoạn sự tương tác, đặc biệt là khi đang nói về những chuyện có quan trọng. Các nhà nghiên cứu của tạp chí Social and Personal Relationships đã cho 34 cặp những người không quen biết nói chuyện với nhau trong 10 phút về các sự kiện thú vị đã xảy ra với họ gần đây. Mỗi cặp ngồi trong một phòng riêng và một nửa có điện thoại đặt trên bàn. Những người có điện thoại trên bàn ít tích cực hơn khi nhớ lại cuộc hội thoại của mình sau đó và cuộc nói chuyện cũng ít thú vị cũng như gần gũi với người đối diện hơn so với những người không có điện thoại trên bàn. Các mối quan hệ lãng mạn cũng không tránh khỏi thực trạng trên. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Guelph ở Canada khảo sát 300 người ở độ tuổi 17 -24 vào năm 2009 về sự ghen tuông của họ trên Facebook. Họ được hỏi các câu hỏi như, “Bạn có thường thấy ghen khi người yêu của mình thêm một người lạ, khác giới vào danh sách bạn bè không?” Phụ nữ dành nhiều thời gian cho Facebook hơn đàn ông và có cảm giác ghen tuông nhiều hơn khi người yêu mình làm vậy. Các nhà nghiên cứu kết luận, họ “thấy môi trường Facebook tạo ra những cảm nhận đó và làm tăng sự lo ngại về chất lượng các mối quan hệ”. Ganh tị Trong một nghiên cứu có 600 người trưởng thành tham gia, gần 1/3 nói rằng mạng xã hội khiến họ cảm thấy tiêu cực – chủ yếu là thất vọng – và sự ganh tị là nguyên nhân chủ yếu. Điều này bắt nguồn từ việc so sánh cuộc sống của mình với người khác và thủ phạm lớn nhất là các bức ảnh du lịch của mọi người. Việc cảm thấy gahn tị tạo một “vòng tròn luẩn quẩn”, khi mọi người phản ứng lại với sự ganh tị bằng cách thêm các nội dụng tương tự vào tường cá nhân của mình. Tuy nhiên, ganh tị không chỉ là một cảm giác tiệu cực vì nó còn khiến mọi người làm việc chăm chỉ hơn, theo một nghiên cứu từ Đại học Michigan và Wisconsin-Milwaukee. Họ cho 380 học sinh nhìn vào các bức ảnh dễ gây ganh tị từ Facebook và Twitter như việc mua các món hàng đắt tiền, du lịch và đính hôn. Nhưng cảm giác ganh tị mà các nhà nghiên cứu tìm thấy là “ ganh tị tích cực” vì nó làm mọi người làm việc chăm chỉ hơn. Cô đơn Một nghiên cứu công bố hồi năm ngoái trên tạp chí Mỹ Preventive Medicine dựa trên khảo sát 7000 người trong độ tuổi 19 -32 phát hiện rằng, những người dànhphần lớn thời gian trên Facebook cảm thấy bị tách khỏi xã hội cao gấp đôi những người khác. Những người dành nhiều thời gian vào mạng xã hội thường tránh các cuộc gặp mặt trực tiếp và khiến họ cảm thấy bị cho ra rìa, các nhà nghiên cứu nói. “Tiếp xúc với những hình ảnh lý tưởng về cuộc sống có thể tạo cảm giác ganh tị; bên cạnh đó, niềm tin của chúng ta cũng bị bóp méo rằng người khác sống hạnh phúc và thành công hơn, điều này có thể làm tăng sự cô độc xã hội” Kết luận? Có thể nói rằng: mạng xã hội ảnh hưởng tới mọi người khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện trước đó và tính cách cá nhân của họ. Cũng như đồ ăn, cá cược và nhiều hoạt động gây cám dỗ khác ở cuộc sống hiện đại, việc sử dụng quá mức mạng xã hội là không tốt. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu nói rằng mạng xã hội là xấu vì nó đang mang lại những lợi ích to lớn cho cuộc sống của chúng ta. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Luật sư đại diện cho đảng phái chính trị mới được thành lập bất hợp pháp tại Việt Nam nói phát ngôn viên của tổ chức này đã bị cảnh sát đe doạ bỏ tù.
Bỏ đảng hay bỏ tù?
Đảng Thăng Tiến Việt Nam được thành lập hôm 8 tháng Chín 2006, bởi năm thành viên sống tại Hà Nội và Huế. Hiện nay, chỉ có một đảng được phép tồn tại tại Việt Nam, đó là Đảng Cộng Sản. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm thành lập bất kỳ đảng phái nào khác đều bị coi là bất hợp pháp. Theo lời một luật sư nổi tiếng chuyên về nhân quyền tại Hà Nội, thì cảnh sát đã phản ứng với việc gây áp lực cho phát ngôn viên của đảng mới này, bà Lê Thị Công Nhân. Bà Nhân đã bị triệu tập lên gặp cơ quan cảnh sát trong thời gian ba ngày qua và được yêu cầu phải từ bỏ đảng, nếu không sẽ bị bỏ tù. Vụ việc diễn ra theo sau chuyện có năm phóng viên định cho ra một tờ báo độc lập trên mạng internet hồi tháng trước. Những người này đã bị giữ tại đồn cảnh sát trong nhiều giờ và dự án của họ đã phải bỏ dở. Trong mấy tháng qua, hai đảng phái khác là Đảng Dân Chủ và Bách Việt đã tuyên bố về sự tồn tại của mình, tuy nhiên, không được mấy ai biết tới. Một nhóm khác gồm các nhà bất đồng chính kiến, được biết với tên gọi nhóm 8406, đã ra thư vận động vì dân chủ hồi tháng Tư. Tuy nhiên, không có mấy tín hiệu cho thấy các nhóm này được thành lập nhằm đương đầu với Đảng Cộng Sản hiện đang cầm quyền, vốn có một hệ thống theo dõi dày đặc nhằm kiểm soát các mối đe doạ kiểu này. Đảng Cộng Sản cũng đang nhanh chóng cải thiện mức sống cho đại đa số dân chúng và sự bất đồng công khai hiện chỉ giới hạn trong một số nhóm cá nhân và tổ chức mà thôi. ----------------------------- Thanh, Hà NộiCái kiểu rầm rộ đua nhau lập Đảng thế này thật buồn cười quá. Chẳng nhẽ những người đứng ra lập đảng quá ngốc đến nỗi không biết điều 4 Hiến pháp, hay là họ chỉ muốn chơi nổi lấy tiếng đây? Chừng nào mà Hiến pháp này vẫn còn có hiệu lực, Đảng hiện nay vẫn đứng vững thì việc bỏ tù những người đòi lập đảng mới vẫn là việc làm hợp hiến, hợp pháp. Nếu những người này muốn lập đảng thì hãy làm như ĐCSVN khi xưa ấy: rút vào hoạt động bí mật, kêu gọi nhân dân lật đổ chính quyền, dùng quần chúng gây áp lực buộc chính quyền phải thừa nhận mình, thành lập lực lượng vũ trang, tìm cách để quốc tế công nhận... Tuy nhiên, xét tình thế cũng như tài năng, uy tín những người đòi lập đảng hiện nay, còn lâu mới làm được những chuyện đó. Phạm Bang, LondonTôi tin rằng tất yếu Đảng CS VN sẽ chấp thuận chế độ đa nguyên. Tuy vậy điều kiện xã hội VN khác xa các nước đã phát triển. Nhận thức chính trị của toàn xã hội còn ở mức chưa cao, rất dễ dẫn đến bạo loạn và bất ổn định khi có các thay đổi đột ngột. Con đường thay đổi về chính trị được lựa chọn ở VN giống phương thức cải cách kinh tế đã được chọn và đã được chứng tỏ là phù hợp với điều kiện của VN - cải cách từng bước. Việc một số nhóm tìm cách thành lập đảng riêng biệt ở VN hiện nay sẽ không có gì là xấu nếu như họ không để các thế lực bên ngòai lợi dụng để gây thù địch và bất ổn. Tôi dự đoán trong 5 năm tới sau ĐH Đảng XI, VN sẽ cho phép sự hình thành của các đảng phái chính trị có quan điểm và! đường lối khác với của đảng CS. Đức Duy, BerlinTôi nghĩ bạn Tommy đã nói rất đúng.Hiện tại, ở mọi chỗ mọi nơi nhiều người VN đang tranh thủ thành lập đủ các loại Đảng phái,v ới đủ mọi cương lĩnh. Việc này giống như các sinh bào nấm,chờ trời mưa. Liệu đất nước có thể tiến lên được không khi những Đảng phái này cầm quyền? Tôi nghĩ con đường Dân chủ hoá đất nước, không phải là hễ có đa đảng là có dân chủ. Bởi xây dựng dân chủ mà không đứng trên nền tảng kinh tế và học thức thì cũng như xây nhà trên cát mà thôi. Ngọc TrươngViệt Nam đa đảng? Là một công dân của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, ai cũng mong muốn được sống trong môi trường ồn định về kinh tế, chính trị với một xã hội dân chủ văn minh. Người dân Việt nam cũng thế. Phải nhận một thực tế rằng nền dân chủ ở Việt nam còn non trẻ sau khi đất nước phải trải qua những cuộc chiến khốc liệt để dành lại nền độc lập cho dân tộc. Tôi còn nhớ câu nói cửa miệng của người dân thời chiến tranh "mong cho hòa bình, dù có ăn cơm với muối cũng được", điều này cho thấy cái khát khao được sống bình yên mãnh liệt thế nào. Nên cho dù chính quyền hiện nay còn mang khối u tham nhũng, còn yếu kém trong quản lý ngân sách, quản lý cán bộ, nhưng liệu người dân có đủ mạo hiểm ủng hộ cho một đảng phái mới mẻ nào đó mà họ chưa rõ ngô khoai? Hay bởi một điều không nói ra nhưng ai cũng lo sợ : Sự đa đảng tại Việt nam có dẫn đến cảnh huynh đệ tương tàn? Khi nền dân chủ đang dần dần được cải thiện cùng với sự ổn định xã hội và uy tín trên trường quốc tế ngày một nâng cao thì một đảng lãnh đạo như đảng Cộng sản hiện nay là tốt rồi. Trên trái đất làm gì có một xã hội nào hoàn mỹ đâu! Phan Lạc DânĐồng ý với việc cần mở rộng dân chủ và lập thêm nhiều Đảng mới, nhưng mục đích của các Đảng phải mang lại lợi ích gì cho nhân dân, chứ không nên đặt mục đích đầu tiên là lật đổ Đảng cộng sản. Tôi chỉ mong muốn có Đảng đối lập để xóa sự chuyên quyền hiện nay, làm cho nhân dân được thêm nhiều quyền tự do và dân chủ Đảng và Nhà Nước phải phục vụ nhân dân chứ không phải chèn ép nhân dân! Văn Chung, Hà TâyVới những gương mặt tự đứng ra thành lập tổ chức này, đảng phái kia trong thời gian vừa qua, tôi thực sự thấy lo lắng cho vận mệnh đất nước. Đảng Cộng Sản, Chính phủ Việt Nam tuy có nhiều điều làm chưa tốt, nhưng thử hỏi có lực lượng chính trị nào của người Việt hiện nay ở trong cũng như ngoài nước có đủ bản lĩnh, sự khoa học và khả năng cầm quyền như ĐCS? Ai dám chắc những cái đầu bất mãn, hận thù (tài thì chắc là không) kia được lên cầm quyền có thể đem lại sự ổn định, hòa bình và phát triển như hiện nay chúng ta có. Tôi không phải là Đảng viên ĐCS, nhưng tôi ngưỡng mộ bản lĩnh và khả năng cầm quyền của họ. Nguyễn, BerlinGởi bạn Tommy, tuy bạn lấy tên Mỹ nhưng luận điệu của bạn lại rất giống một cán bộ ở Việt nam. Bạn cho rằng ĐCS đã mang đến nhiều lợi ý cho số đông nhưng điều khó hiểu là bạn không nói được là lợi ích gì. Mọi người đều thấy được là Việt Nam vẫn nghèo và tham nhũng có hạng trên thế giới. Đây là do công của ĐCS. Nếu là bạn đang ở Mỹ thì bạn cũng nên biết rằng dù trong một nước có bao nhiêu Đãng không quan trọng, quan trọng nhất là Đảng nào có nhiều phiếu nhất thì sẻ có quyền lập chính phủ và có thể nắm quyền. Đó là luật dân chủ tự do. Ở nước Đức có hơn 15 Đãng ứng cử, nhưng họ không đủ số phiếu thì cũng tự sinh, tự diệt. Đảng nào có nhiều phiếu bầu nhất là có nhiều niềm tin của nhân dân thì có quyền. Không phải cứ lập đãng là có quyền "quậy" đâu. Những lời bạn viết thật là không giống người ở Mỹ chút nào. Tommy Thanh, Hoa KỳThời gian gần đây tôi thấy các Đảng thi nhau tuyên bố thành lập với nhiều mục chính cương, điều lệ cơ bản giống nhau là lật đổ CS. Với mục tiêu này thì có tập hợp được quần chúng không? tôi tin là không vì dù sao CS vẫn mang lại nhiều lợi ích cho số đông người dân Việt Nam. Tuy CS có nhiều yếu kém trong quản lý đất nước nhưng các Đảng mới thành lập không đưa ra được một phương án tối ưu nào để phát triển đất nước. Các bạn thử hình dung khi VN có 5, 6 đảng tranh nhau cầm quyền thì thế nào? có lẽ đất nước này sẽ chia năm sẻ bảy. CS không nắm quyền nữa thì ai nắm quyền?
Khi lần đầu đặt chân đến trường đại học, Lance Fusarelli cảm thấy những người xung quanh dường như hiểu biết nhiều hơn ông – về cả xã hội và ứng xử xã hội. Ông thấy “mọi thứ thật khác”.
Có nên kỳ vọng vào con cái quá nhiều?
Ông cho rằng sự khác biệt đó là do xuất thân của mình. Dẫu không lớn lên trong nghèo khó, nhưng ông được sinh ra trong một thị trấn của những người lao động ở một vùng nông thôn nhỏ ở Avella, Pennsylvania. Vì sao thế hệ thiên niên kỷ không dành dụm tiền? Vì sao chúng ta thích mặc bộ vest? Làm sao để trở thành cặp đôi quyền lực? Ông là người đầu tiên trong gia đình vào được đại học – mẹ ông mang thai trong khi còn học đại học nên đã phải bỏ ngang, bố ông làm việc ở mỏ than từ năm 15 tuổi. Ông sống trong môi trường có rất ít người qua được cấp 3. Hiện ông là một người có học vấn cao, là giáo sư và giám đốc chương trình cao học của Đại học North Carolina. Thi thoảng, ông nhớ lại những cảm nhận của mình những ngày đầu tiên vào đại học khi một bạn học vô tình sửa lỗi ngữ pháp của ông. “Anh ấy không cố ý, chúng tôi là những người bạn tốt, chỉ là anh ấy được sinh ra trong một môi trường khác,” ông nói. “Đôi lúc, tôi không nói chuyện như một giáo sư, tôi dùng những ngôn ngữ giàu hình ảnh.” "Chủ nghĩa phân biệt trí tuệ" Mặc dù Fusarelli đã vươn lên trên con đường học thức bất chấp xuất thân của mình, trải nghiệm của ông là một ví dụ tiêu biểu cho sự phân chia xã hội trong giáo dục. Thể hiện đẳng cấp bằng giáo dục hay vật chất? 'Sống ở Mỹ, nên học cách tự tin' Làm sao chống lại nạn quấy rối tình dục? Với những người có học vấn thấp do thiệt thòi về xuất thân, họ phải đối mặt với những thành kiến ngầm nhưng xuất hiện ở mọi nơi. Một báo cáo trên tạp chí Experimental Social Psychology đã đưa ra cụm từ “chủ nghĩa giáo dục” (educationism) và lần đầu tiên tìm ra bằng chứng rõ ràng cho thứ mà ông Fusarelli và nhiều người nghi ngờ: Những người có học vấn cao có thành kiến ngầm với những người có học vấn thấp hơn. Điều này dẫn đến hậu quả ngoài ý muốn vốn bắt nguồn từ khoảng cách giàu nghèo. Nó là vấn đề ở “cấp độ xã hội” và tạo ra một sự phân chia lớn, ông Toon Kuppens từ Đại học Groningen, Hà Lan, thành viên thuộc nhóm đã đưa ra cụm từ trên, nói. “Vấn đề này cần phải được giải quyết.” Nói dối trở thành mốt thời thượng khắp thế giới? Bạn có bị bệnh tim mà không hay biết? Phim đen có thật là có tác dụng xấu? Việc mọi người có thành kiến với những người có học vấn thấp hơn không phải là mới. Vào thập niên 1980, nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu gọi đó là “chủ nghĩa phân biệt trí tuệ... của tầng lớp thống trị”, vốn giúp họ khẳng định vị trí trong xã hội. Ông Bourdieu chỉ ra thực tế rằng hệ thống giáo dục là do tầng lớp thống trị tạo ra, trong khi kiến thức và các câu hỏi trong bài kiểm tra thì dành cho tầng lớp trung lưu. Trình độ giáo dục gắn với đẳng cấp xã hội? Giáo dục cũng phân chia xã hội theo nhiều cách khác nhau. Các cấp giáo dục bậc cao thường gắn với thu nhập cao hơn, sức khỏe tốt hơn cũng như phúc lợi và sự thăng tiến trong công việc. Cấp giáo dục cũng tạo ra phân chia trong chính trị. Ví dụ như những người với bằng cấp thấp có xu hướng bỏ phiếu cho việc Anh rời EU. Một báo cáo còn chỉ ra rằng trình độ giáo dục đóng vai trò quan trọng hơn tuổi tác, giới tính hay thu nhập trong việc Anh rời khỏi EU. Mặc dù vấn đề này đã được biết đến từ lâu nhưng định kiến về giáo dục ít khi được đề cập tới, ông Kuppens nói, dù đã có rất nhiều nghiên cứu về định kiến giới tính, dân tộc và tuổi tác. Để giải quyết vấn đề này, ông Kuppens và đồng nghiệp đã xây dựng rất một số thí nghiệm để hiểu cách nhìn của từng cá nhân về giáo dục. Họ hỏi các đối tượng tham gia về những cảm xúc tích cực của mình đối với người khác. Họ cũng được hỏi một cách gián tiếp về nghề nghiệp và học vấn của người khác. Kết quả nhận được rất rõ ràng – cá nhân đạt có học vấn cao được yêu thích hơn, từ phía cả những người có trình độ giáo dục cao hay thấp. Những người có trình độ giáo dục cao không “khoan dung” hơn những người có trình độ giáo dục thấp như mọi người vốn nghĩ, ông Kuppens nói. Thêm nữa, ông cho rằng một trong những lý do của sự thành kiến là bởi mọi người cho rằng học vấn là thứ mà mọi người có thể kiểm soát. “Chúng ta đánh giá người khác tiêu cực ngay cả khi chúng ta biết rằng trên thực tế họ không có lỗi khi có học vấn thấp.” Người 'LGBT' gặp khó khi ra nước ngoài lao động? Những điều cần biết về văn hóa đưa tiền boa Muốn đổi đời phải dám bỏ việc đang làm? Lý do vì sao ta không thể đổ lỗi người khác vì học vấn thấp của họ là do điều này liên quan trực tiếp tới nghèo đói. Những người có hoàn cảnh khó khăn bị thụt lùi so với các bạn cùng lớp và chỉ số ít trong số họ vào được trường đại học. Ngày nay, ảnh hưởng của nghèo đói tác động ngày càng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Bà Jennifer Sheehy-Skeffington từ trường London School of Economics cho rằng việc thiếu nguồn lực đồng nghĩa với “sự kìm hãm về mặt tâm lý”. Nó tạo cảm giác xấu hổ và bị kỳ thị, khiến người khác bị hạ thấp lòng tự tôn. Điều này theo bà khá phổ biến ở các xã hội theo tư tưởng trọng người tài, nơi mà thành tựu cá nhân dựa vào trí tuệ và chăm chỉ. Mối quan hệ giữa nghèo khó và ít cơ hội thăng tiến Tình trạng đói nghèo thậm chí còn có tác động tới việc ra quyết định. Trong một nghiên cứu gần đây, bà Sheehy-Skeffington chia một cách ngẫu nhiên những người tham gia có thu nhập trung bình vào các nhóm khác nhau - một số người được nói cho biết rằng họ thành công và một số người khác, những người thất bại trong xã hội. Nhóm những người bị gắn mác là “địa vị thấp” thể hiện kém cả trong những câu hỏi về quyết định tài chính và nhận thức căn bản. “Điều này cho thấy kỹ năng nhận thức bị mất đi khi bạn bị căng thẳng do nhận ra mình tệ hơn những người khác,” bà nói. Không phải vì quá trình nhận thức bị đóng lại, mà do cá nhân bị tập trung vào sự đe dọa hiện tại tới vị thế của mình thay vì tập trung vào các câu hỏi. Trong phân tích của bà về tâm lý học của sự nghèo đói, bà phát hiện ra rằng những người có thu nhập thấp bị giảm niềm tin vào việc kiểm soát thu nhập trong tương lai. Ít người xuất thân từ gia đình không có điều kiện thuận lợi vào được các trường đại học danh tiếng như Oxford hay Cambridge Những nghiên cứu trên đã hé lộ một vòng tròn luẩn quẩn khó phá vỡ: Khi đối mặt với nguồn tài chính bị giới hạn, chúng ta thể hiện kém trong các công việc tư duy. Đồng thời, khả năng lên kế hoạch cho tương lai và ra quyết định cũng bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Điều này dẫn đến tình trạng trong lĩnh vực học tập, họ thể hiện kém và không có động cơ để lên kế hoạch học lên cao hơn. Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu đã đi sâu hơn với việc tranh luận rằng hệ thống giáo dục được “thúc đẩy để duy trì hiện trạng xã hội”, nơi mà con cái của những người có học vấn cao vào đại học, trong khi những đứa trẻ được ít tiếp xúc với giáo dục sẽ tham gia học nghề. Điều này được nhấn mạnh trong một nghiên cứu năm 2017 của nhà tâm lý học Fabrizio Butera ở Đại học Lausanne ở Thụy Sỹ. Nhóm của ông chỉ ra rằng “giám khảo” cho điểm thấp hơn trong cùng một câu hỏi khi họ được cho biết đứa trẻ đó thuộc xuất thân bình thường. “Có vẻ như với họ, những đứa trẻ từ xuất thân thấp không nên đi con đường này, bởi vậy họ cản trở tiềm năng phát triển của chúng,” ông Butera nói. “Tiếp tục hiện trạng này là một cách để duy trì những đặc quyền mà tầng lớp cao có.” Và nếu những cá nhân từ tầng lớp lao động chạm được tới giáo dục bậc cao, họ thường “rũ bỏ xuất thân của mình để thay đổi”, bà Erica Southgate từ Đại học Newcastle ở Úc giải thích. Bà đã nghiên cứu những định kiến mà những cá nhân trở thành người đầu tiên trong gia đình chạm tới giáo dục bậc cao phải đối mặt. Trong những ngành như y học, có một giả định phổ biến trong lớp là mọi người có những xuất thân tương tự nhau. Vượt qua định kiến Vậy chúng ta có thể làm gì để vượt qua sự phân chia trong giáo dục? Có một quan điểm được nêu ra theo đó cho rằng việc tính điểm khác đi sẽ hữu ích kể cả trong các trò chơi. Trong nhiều nghiên cứu, nhóm của ông Butera đã chỉ ra rằng việc chấm điểm bài kiểm tra làm giảm động lực và khả năng trong việc ra quyết định và tư duy hợp lý. Không có điểm số sẽ không có sự so sánh, thứ mà có ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện như nghiên cứu của bà Sheehy-Skeffington tìm ra. Nếu góp ý chi tiết nhằm cải thiện được thay cho điểm số thì “việc đánh giá là công cụ của giáo dục” chứ không phải là để chọn lọc, ông Butera lập luận. Nói cách khác thì những đứa trẻ đi học là để mở rộng tri thức thay vì hoàn thành tốt bài kiểm tra. “Nhóm của chúng tôi đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp khả thi là tạo ra môi trường lớp học mà việc đánh giá chỉ là một phần của quá trình học tập,” ông Butera nói. “Điều này có thể giúp giảm phân cách tầng lớp, giới tính và thúc đẩy văn hóa đoàn kết, hợp tác.” Có một số trường học nay xem nhẹ các bài kiểm tra, chẳng hạn như trường Montessori, Steiner và Freinet. Ở Hà Lan còn không có bài thi chuẩn hóa ở trường tiểu học. Những ví dụ này là thiểu số và không phải được tất cả mọi người tán thành. Nhiều phụ huynh muốn nhìn thấy điểm số, bởi nếu không có chúng thì rất khó để đánh giá việc học hành của bọn trẻ. "Ở Thụy Sỹ, khi việc chấm điểm ở một trường được bãi bỏ thì phu huynh đã đứng lên phản đối vì họ thấy đột nhiên họ không còn cách nào khác để biết được là con cái học hành ra sao,” ông Butera nói. Với Fusarelli thì vấn đề là ở chỗ cả phụ huynh và giáo viên đều kỳ vọng nhiều vào trẻ em khi chúng còn quá nhỏ để có niềm tin rằng “chúng có thể làm được và thành công”. “Nếu bạn kỳ vọng ở bọn trẻ ít thôi, thì chúng sẽ thể hiện kém hơn cả sự kỳ vọng," ông nói. Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những học sinh từ gia đình thu nhập thấp thể hiện tệ hơn khi giáo viên chấp nhận rằng họ sẽ làm bài không tốt trong môn toán, đọc hiểu và tự vựng. Vì thế mà ông bảo với những học sinh thuộc các gia đình có thu nhập thấp là “hãy tin vào năng lực của mình”. Đương nhiên, những vấn đề trong hệ thống giáo dục sẽ không giải quyết được ngay trong ngày một ngày hai. Việc cho rằng làm việc chăm chỉ sẽ dẫn đến thành công vẫn còn phổ biến, mặc cho có rất nhiều bằng chứng chỉ ra có rất nhiều nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của cá nhân làm cản trở tiềm năng. Không may thay, những người có giáo dục tốt hơn và cần nhạy bén với sự phân biệt đối xử này lại là những người được hưởng lợi – một cách không ý thức, từ sự bất bình đẳng mà họ tạo lên. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Độc giả Tuấn Khoa trả lời bạn H&H:
Độc giả Tuấn Khoa trả lời bạn H&H
H&H mến, Em nhí nhảnh và láu táu quá hèn chi mà BBC phải mở chủ đề này lại. Anh cũng xin phép trả lời cho em. Em trách anh đòi phá bia nhà chị NA là “suy nghĩ chưa chín”. Theo anh thấy anh suy nghĩ chín gần rụng rồi đó. NA có nói người ta chỉ dựng bia để tưởng niệm những người có công với Tổ Quốc mà thôi. Vậy thì anh cứ theo NA mà dẹp hết những bia trước nấm mồ mà người chết không có công gì với đất nước là làm theo ý NA rồi, còn trách anh sao được? Em phải trách NA chứ. Em hỏi những người vượt biên như anh “đã ra đi khi đất nước còn khó khăn, đã không dám chung lưng đấu cật với dân tộc thử hỏi đã có công lao gì?” Anh công nhận năm xưa anh bỏ ra đi không có công lao gì với dân tộc. Nhưng nếu anh ở lại nhìn đất nước bị tàn phá bởi kẻ tham tàn, anh bực mình nói ra rồi bị đầy vào các trại cải tạo thì ở lại cũng có công lao gì với dân tộc hay có thêm một người tù? Anh tuy ra đi nhưng vẫn còn tìm cách giúp cho đất nước mình ít nhiều có thêm dân chủ, tự do còn hơn chế độ độc tài bắt người dân lúc nào cũng phải nói theo ý mình, vỗ tay hoan hô sự sáng suốt lãnh đạo tài giỏi của mình. Nếu anh ra đi là sai thì tại sao Thủ Tướng phải qua tận đây nhắc đến “khúc ruột ngàn dặm” quay trở về xây dựng đất nước. Nói đến chuyện nước nghèo, em hỏi anh có biết tại sao nước Mỹ giàu mà nước em nghèo không? Trước khi trả lời em câu hỏi này anh muốn nhắc cho em nhớ nước VN mãi mãi vẫn là nước của anh. Anh hiện không sống trong nước vì bất đồng chính kiến chứ không bao giờ chối bỏ tổ quốc VN. Em nói nước Mỹ thành lập đã 3-400 năm rồi, cuộc sống thật thanh bình, không chiến tranh nên giầu thì thật quá nhầm lẫn. Ngay từ ngày lập quốc, nước Mỹ đã trải qua bao cuộc chiến. Chiến tranh với thổ dân Da đỏ, với nước Mễ, nội chiến Nam-Bắc, đệ nhị thế chiến, chiến tranh VN, chiến tranh vùng vịnh, trong nước A-phú-hãn, Iraq. Tính ra còn nhiều hơn VN nữa kìa. Em nói họ giầu vì họ đã phấn đấu và làm việc cật lực để cho cái kết quả ngày hôm nay là đúng. Anh muốn nói thêm cho em hay ba lý do khiến họ giầu: tham nhũng không là quốc nạn, tự do dân chủ của người dân được chính quyền tôn trọng tối đa, luật pháp của quốc gia minh bạch được quốc hội phê chuẩn. Về cái khoản 4 tỷ USD của kiều bào gửi về hằng năm em cho là chỉ làm cho nền kinh tế VN đi nhanh hơn một chút thì quả là quá khiêm nhượng rồi. Thôi chết, anh thấy em đã quá lời. Gửi cả tỷ đôla về VN sẽ làm cho nền kinh tế của ta ứ đọng đi rất nhiều vì ngân hàng không còn chỗ cất tiền. Nhà nước nên khuyến khích dân mình tự lực cánh sinh, không nên lệ thuộc vào bất cứ ai, nhất là những kẻ bám theo đế quốc Mỹ để húp bơ, sữa. Em có hỏi về cuốn Kinh tế Vĩ Mô của P. Samuelson và không chắc mình có viết đúng tên tác giả không. Em viết đúng lắm đó. Paul Samuelson, tốt nghiệp tiến sĩ ở Harvard, là người viết, dậy và được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1970. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, được dịch ra 41 thứ tiếng và là nền tảng cho rất nhiều cuốn sách khác, là cuốn Foundations of Economic Analysis, xuất bản năm 1947. Anh không biết cuốn “Kinh tế Vĩ Mô” là cuốn nào của ông, tuy nhiên theo ý kiến của anh thì cho dù em có bất cứ cuốn nào của ông trong tay đi nữa, em chỉ nên đọc tờ đầu và tờ cuối mà thôi. Em chưa quá đôi mươi, lại sống trong kinh tế định hướng XHCN thì đọc tờ khác sẽ bị tẩu hỏa nhập ma ngay. Một thí dụ rất hiển nhiên cho thấy em đã bị tẩu hỏa nhập ma là ông có nói tổng chi phí cho cuộc chiến tranh Mỹ vào miền nam VN trên 600 tỷ, chia cho gần 30 năm để thấy mỗi năm tiêu hơn 20 tỷ trong thời chiến. Em lại so sánh với 4 tỷ Việt kiều gửi về trong thời bình thì chả khác nào so sánh kích thước của cái khinh khí cầu đang bay với cái đang xếp trong thùng. Khi nói về các cuộc chiến tranh, em có khen ông thủ tướng Nhật vẫn một lần nữa nhắc lại lời xin lỗi chân thành tới các nạn nhân châu Á. Ở VN, em có nghe ông nào dám xin lỗi các người chết trong các trại cải tạo, trong việc đánh tư sản mại bản, trong Nhân Văn Giai Phẩm, trong tết Mậu Thân, hay bắn giết người vượt biên năm xưa không? Điều cuối cùng, em nói rất đúng về ba cái nhục của dân tộc mình: “để nước khác xâm chiếm và đô hộ là một nỗi nhục, để nước khác chia rẽ xúi giục cho anh em trong cùng một nước giết nhau là một nỗi nhục, để cho người nước khác đến nước mình giết đồng bào mình là một nỗi nhục”. Nhưng trong ba cái nhục này, anh muốn xếp theo thứ tự lớn bé để con cháu chúng ta sau này đọc dễ nhớ. Tự giết chính đồng bào vô tội của mình trong thời bình qua đấu tố là cái nhục lớn nhất. Giết bao nhiêu sĩ quan VNCH sau chiến tranh qua các trại cải tạo là cái nhục lớn thứ hai. Lãnh đạo đất nước hơn 30 năm qua để đất nước trở thành tụt hậu, tham nhũng lan tràn, người dân phải ra nước ngoài đi ở đợ là cái nhục lớn thứ ba. Chúc em luôn sáng suốt thêm.
Nhân kỷ niệm 30 năm Cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc, mời các bạn đọc lại bài về Chiến dịch Danube năm 1968, khi 600 nghìn quân Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Hungary và Bulgaria tiến chiếm Tiệp Khắc và ngăn chặn nước này cải cách dân chủ.
Tiệp Khắc 1968: Toàn Đảng kháng cự Liên Xô nhưng bất thành
Tháng 8/1968: TBT Đảng CS Liên Xô Leonid Brezhnev (giữa) và Bí thư Thứ nhất Đảng CS Tiệp Khắc Alexander Dubcek (phải) trong lễ kỷ niệm Thế Chiến 2 ở Praha. Vài tuần sau, Liên Xô cho quân chiếm Tiệp Khắc và bắt trọn Ban lãnh đạo nước chủ nhà Sự kiện 'xâm lăng Tiệp Khắc' đã xảy ra nhanh chóng, chỉ trong hai ngày 20 và 21/08/1968, nhưng để lại dấu ấn sâu sắc cho quốc gia nhỏ bé ở Đông Âu. Vào ngày 13/08/1968, TBT Đảng Cộng sản Liên Xô, Leonid Brezhnev gọi điện thoại nói chuyện với TBT Tiệp Khắc, Alexander Dubcek bằng tiếng Nga. Là người Slovakia, ông Dubcek được cha mẹ đưa sang Liên Xô sinh sống khi mới ba tuổi. Năm 1938 ông mới về Tiệp Khắc, gia nhập Đảng Cộng sản và phong trào kháng chiến chống phát-xít. Đầu năm 1968, ông lên làm Bí thư thứ nhất Đảng CS Tiệp Khắc khi mới 47 tuổi. Mikhail Gorbachev có ân hận vì để mất Liên Xô? Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu Ngày Liên Xô đàn áp Mùa xuân Prague 1968 Giám mục Ba Lan: 'hãy để yên người quá cố' Nói tiếng Nga như người Nga và luôn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản, Dubcek chỉ muốn chọn con đường cải cách riêng, phù hợp với văn hóa Tiệp Khắc. Nhưng vài tháng thử nghiệm 'Chủ nghĩa Xã hội có bộ mặt người' (tự do báo chí, hội họp), của ông tại Tiệp Khắc gây lo ngại lớn cho Moscow. Brezhnev yêu cầu Dubcek sa thải ngay các nhân vật cải cách trong Đảng Cộng sản và phục hồi kiểm duyệt báo chí. Dubcek đề nghị có thêm thời gian để thực hiện một thỏa thuận đã hứa với Moscow và nói đến tháng 10 sẽ chấn chỉnh xong các vấn đề nội bộ. Một đoạn trích cuộc điện đàm mà kênh Radio Praha hồi 2003 phát lại có ghi: Dubcek: "Leonid Ilyich, vấn đề này không thể giải quyết bằng chỉ thị từ trên xuống...Chúng ta cần đợi để cả người Slovak và Czech đồng ý về một giải pháp khả thi. Vì thế điều mà Bộ Chính trị có thể làm được là chỉ thị cho chính phủ và các bộ trưởng chuẩn bị lập luận cho giải pháp cuối cùng và sau đó, muộn hơn mới thực hiện." Brezhnev: "Muộn hơn là bao giờ?" Dubcek: "Tháng 10, vào cuối tháng 10." Brezhnev: "Sasha, tôi biết nói gì đây? Tôi thấy chẳng có gì khác ngoài sự lừa dối. Đây chỉ là thêm một bằng chứng anh đang lừa chúng tôi. Tôi không thể dùng từ khác được. Tôi nói thẳng cho anh biết nhé: nếu anh không giải quyết được vấn đề thì với tôi, Đảng của các anh không còn kiểm soát được tình hình nữa." Lúc đó, 100 nghìn quân Khối Warsaw đã tập kết ở biên giới chờ lệnh Kremlin mà ông Dubcek không biết gì hết. Ông phàn nàn và nói với Brezhnev mà ông coi như người anh cả, rằng nếu cần thì ông từ chức, "quay về nghề cũ". Một tuần sau, Chiến dịch Danube bắt đầu. Những gì diễn ra sau đó cho thấy một bức tranh rất đặc biệt. Xe tăng Liên Xô nhanh chóng làm chủ Praha và không gặp phải sự chống cự nào đáng kể Cuộc chiến không rõ kẻ thù Chủ tịch CHXHCN Liên bang Tiệp Khắc Ludvik Svoboda ra lệnh cho toàn quân không chống cự và ở lại trong doanh trại. Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ra một thông cáo quan trọng trên đài phát thanh. Họ lên án cuộc xâm lăng của Liên Xô và đồng minh, gọi đó là hành động "trái hoàn toàn với nguyên tắc quan hệ giữa các nước XHCN, và xâm phạm những yếu tố cơ bản nhất của quan hệ quốc tế". Đảng Cộng sản Tiệp Khắc cũng kêu gọi mọi công dân "giữ bình tĩnh, không kháng cự quân đội nước ngoài, vì việc bảo vệ biên giới lãnh thổ đã không còn khả thi". Trong khi đó, đài báo của Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức nói họ vào "trợ giúp ban lãnh đạo Đảng Cộng sản anh em Tiệp Khắc chống lại các phần tử phản động". Báo Liên Xô có đăng một "giấy mời" không có chữ ký nói là của lãnh đạo Tiệp Khắc đề nghị Moscow vào cứu giúp. Trong cả cuộc xâm lăng, chừng 135 người Czech và Slovak bị bắn chết, vài trăm người bị thương do đụng độ đường phố hoặc bị xe tăng, xe tải Liên Xô cán chết. Quân Liên Xô và đồng minh không bắt được nhóm chống đối nào trong dân chúng cả vì thực tế không có tổ chức đối lập, phản loạn nào hết. Những người bị bắt chính là Alexander Dubcek, thủ tướng Oldrich Cernik, chủ tịch Quốc hội Josef Smyrkovsky. Họ bị đưa ngay về Moscow bằng máy bay và sự kiện đó không được thông báo cho người dân. Nhưng các hành động phản kháng bất bạo động diễn ra trên cả nước. Ông Alexander Dubcek được người dân đón chào sau khi trở về từ Moscow nhưng số phận Tiệp Khắc đã được người Nga định đoạt Người dân các nơi xoay biển đường hoặc xóa tên phố để quân đội chiếm đóng lạc lối. Tường nhà nơi quân Liên Xô đóng xuất hiện các câu như 'Lenin ơi dậy mà xem Brezhnev nó điên rồi này'. Trong vùng rộng 28 nghìn km2 mà quân Ba Lan làm chủ, buổi đêm có các dòng chữ bằng tiếng Ba Lan trên bạt phủ pháo, trên xe tăng: "Các bạn Ba Lan đang chiếm đóng một nước XHCN". Vài ngày sau, các hội đồng địa phương và chi bộ Đảng Cộng sản ở các cấp đồng loạt họp và ra các tuyên bố phản đối Khối Warsaw chiếm đóng. Ngày 22/08, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc họp Đại hội lần thứ 14, phiên bất thường, không tại trụ sở chính mà ở một nhà máy thuộc Praha. Dù lãnh tụ Alexander Dubcek đã bị Liên Xô bắt đưa đi, các đại biểu vẫn thông qua nghị quyết nói: "Cộng hòa XHCN Liên bang Tiệp Khắc sẽ không chấp nhận bất cứ một chính quyền, một bộ máy hành chính chiếm đóng nào của quân đội nước ngoài." Nghị quyết cũng đòi Liên Xô thả những người bị bắt, và yêu cầu để mọi cơ quan nhà nước hoạt động bình thường. Đại hội Đảng nhấn mạnh: "Tình trạng đất nước như xảy ra ngày 20/08 sẽ không thể tồn tại lâu dài." Sang ngày 23/08, Tiệp Khắc tổng đình công. Trong giới quân sự Khối Warsaw bắt đầu thấy sự bất tiện của chiến dịch quân sự không rõ ai là địch. Ngày 24/08, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Tướng Wojciech Jaruzelski cảm ơn các chiến sỹ, sỹ quan Ba Lan "hoàn thành tốt nhiệm vụ trợ giúp quốc tế". Đó là dấu hiệu Ba Lan muốn rút quân về, vì ngay trong nước, các cán bộ Đảng, giới trí thức và dư luận thấy xấu hổ vì đã giúp Liên Xô đánh một láng giềng nhỏ hơn. Nhưng sang tháng 9 Ba Lan vẫn còn quân đóng ở Tiệp Khắc. Ngày 7/09 một lính Ba Lan say rượu bắn bị thương hai đồng đội và làm chết hai thường dân Czech. Quân đội Liên Xô cũng có chừng 100 lính thiệt mạng trong suốt thời gian ở Tiệp Khắc mà đa số vì tai nạn xe cộ, trực thăng rơi và bệnh tật. Quân Hungary có ghi nhận trường hợp bộ đội tự tử. Tuy thế, Liên Xô vẫn không rút quân về mà tìm kiếm một giải pháp chính trị. Đe dọa giải tán Tiệp Khắc Vài ngày sau cuộc xâm lăng, Brezhnev mời Chủ tịch Svoboda sang Moscow thương nghị. Phái đoàn Tiệp Khắc, nay gồm cả Alexander Dubcek bị Brezhnev ép phải ký một văn bản chấp nhận để nước họ hoàn toàn phục tùng Liên Xô. Còn gọi là Moscow Protocol, văn bản này ghi bản chất của chế độ XHCN tại Tiệp Khắc phải là chủ nghĩa cộng sản. Nhưng các sử liệu nay cho biết người Tiệp Khắc bị Brezhnev đe dọa sẽ xóa sổ nước họ, tách Slovakia (quê hương ông Dubcek) để nhập vào Liên Xô. Hai vùng còn lại, Bohemia và Moravia sẽ chỉ còn quy chế tự trị do Liên Xô quản lý. Để bảo toàn lãnh thổ, ban lãnh đạo Tiệp Khắc đã chấp nhận hoàn toàn. Ngày 27/08/1968, Alexander Dubcek được cho về Praha để áp dụng các thỏa thuận với Moscow. Đến tháng 4/1969, ông bị hạ bệ và thay bằng Gustav Husak, một người được Kremlin tin tưởng hơn. Sau khi rời chức vụ cao nhất trong Đảng, ông vẫn làm chủ tịch nghị viện Liên bang, rồi bị giáng xuống làm đại sứ Tiệp Khắc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1970, Dubcek bị khai trừ khỏi Đảng, và làm việc trong ngành lâm nghiệp tại Slovakia. Khi xảy ra Cách mạng Nhung, ông ủng hộ Waclaw Havel và ra tranh cử, được bầu trở lại làm chủ tịch Quốc hội liên bang cuối cùng của Tiệp Khắc. Ông qua đời năm 1992 và cho đến lúc chết vẫn ủng hộ sự thống nhất của Tiệp Khắc nhưng không thành. Bước ngoặt 1968 CH Czech sau Chiến tranh Lạnh: một lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ xâm lăng 1968 Dư âm của vụ dập tắt Mùa Xuân Praha bằng xe tăng lan rộng ra bên ngoài nước Trung Âu nhỏ bé. Ở Romania, Nicolae Ceaușescu không chỉ lên đài phê phán mạnh Liên Xô mà còn kêu gọi người dân Tiệp Khắc đấu tranh vũ trang để kháng cự Moscow. Thủ tướng Trung Quốc, Chu Ân Lai phê phán Kremlin gay gắt và gợi ý người Tiệp mở cuộc chiến du kích chống lại quân đội chiếm đóng. Albania rút luôn khỏi Khối Hiệp ước Warsaw vì coi nó chỉ là công cụ của Kremlin. Sau năm 1968, quân Liên Xô vẫn ở lại vùng Đông của Tiệp Khắc cho đến hết Chiến tranh Lạnh và chiến dịch Danube khẳng định sự thắng lợi của đường lối Brezhnev. Học thuyết 'Brezhnev Doctrine' nói Liên Xô có quyền can thiệp quân sự ở nước ngoài nếu cần để bảo vệ chế độ XHCN. Về cơ bản, chiến dịch Danube giữ được các quốc gia vệ tinh của Liên Xô cùng một khối nhưng cũng nhưng phá tan phong trào cộng sản châu Âu. Hừng hực không khí chống Mỹ và cuộc chiến của Tổng thống Johnson ở Việt Nam, trí thức Pháp, Đức, Anh sững người thấy Liên Xô vung roi sắt đánh Tiệp Khắc. Tiêu biểu nhất là Jean-Paul Sartre, trí thức thiên tả hàng đầu của Pháp, người đã thất vọng với Liên Xô năm 1956 sau vụ đàn áp khởi nghĩa Budapest. Nhưng Mùa Xuân Praha khiến Sartre hoàn toàn đoạn tuyệt với đường lối Leninist-Marxist của Moscow và dành trí tuệ của mình cho "giới trẻ cách mạng ở Pháp". Các đảng cộng sản Pháp, Ý, Phần Lan, Tây Ban Nha, Hy Lạp hoặc phản đối Liên Xô hoặc bị chia rẽ nghiêm trọng. Những nhân vật trẻ xoay sang ủng hộ mô hình 'Cộng sản châu Âu' (Eurocommunism), nói rằng cần đi lên CNXH 'trong hòa bình, đa nguyên'. Đây là sự bác bỏ chủ thuyết của Lenin để trở về gần với gốc châu Âu ban đầu của phong trào XHCN theo Quốc tế II là đấu tranh nghị trường. Chủ nghĩa cộng sản theo mô hình Moscow ở châu Âu như thế đã bị chính Brezhnev phá tan, nhiều thập niên trước khi Liên Xô tan rã. Tác động sang cả châu Á Nhưng tác động của chiến dịch Danube ở châu Á cũng sâu rộng không kém. Hà Nội giữ quan điểm ủng hộ chiến dịch của Liên Xô chống "bọn phản cách mạng". Nhưng Trung Quốc thực sự lo sợ Liên Xô dùng Học thuyết Brezhnev để xâm lăng nước họ. Hàng trăm nghìn quân Liên Xô đã sẵn sàng ở biên giới với Trung Quốc và đài báo Liên Xô công khai nói Trung Quốc phản bội 'chủ nghĩa xã hội thực thụ'. Mùa Xuân Praha xảy ra vào lúc Trung Quốc bước vào Cách mạng Văn hóa Vô sản được hơn 2 năm và mâu thuẫn Trung - Xô lên cao. Một số sử gia nay cho rằng nỗi lo sợ bị Moscow đánh đã tạo khiến Mao tăng cường quân bị và thanh trừng nhiều nhân vật cao cấp trong Trung ương Đảng. Trung ương Đảng khóa 9 của Trung Quốc chỉ bầu chọn lại 1/3 ủy viên trung ương khoá cũ. Hơn 2/3 ủy viên trung ương mới năm 1969 là tướng tá. Một tác phẩm nghệ thuật của David Cerny trong hình chụp tháng 08/2018 mô tả xe tăng Liên Xô hồi đưa quân vào Tiệp Khắc 1968 Cuộc thanh trừng Lâm Bưu và Lưu Thiếu Kỳ cũng được cho là để đảm bảo an toàn nội bộ, không ai có thể "mời Liên Xô" vào can thiệp. Có ý kiến nói vụ Praha 1968 đã khiến Đặng Tiểu Bình dám đem quân đánh Việt Nam, trên lý thuyết để trừng phạt Hà Nội đi theo đường lối "sai trái" về CHXH. Leonid Brezhnev qua đời năm 1982 nhưng phải đến năm 1988, Mikhail Gorbachev mới tuyên bố từ bỏ học thuyết ngoại giao - quân sự này. Vào lúc đó, cuộc chiến Afghanistan đã gây thiệt hại lớn cho Liên Xô. Việc hỗ trợ Cuba can thiệp vào châu Phi, và cuộc chiến của Việt Nam ở Campuchia cũng góp phần làm ngân sách Kremlin kiệt quệ. Ba năm sau, Liên Xô tan rã. Xem thêm về Đông Âu và Liên Xô: Đại tá công an Hungary theo dân nổi dậy 1956 Bệnh viện ngầm và cuộc nổi dậy Hungary 1956 Hungary và Việt Nam: Xa và Quen Vụ giết nhà báo trẻ chấn động Slovakia
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush với các nhà hoạt động về nhân quyền Việt Nam tại Toà Bạch Ốc hôm 29/5 vừa qua đã thiếu vắng một nhân vật thứ năm, là nhà bất đồng chính kiến Đỗ Nam Hải từ Việt Nam.
Khách mời vắng mặt của TT Bush
Trước khi sự kiện này diễn ra, phụ tá Tổng thống Hoa Kỳ kiêm p̣hụ tá cố vấn an ninh quốc gia, ông Eliott Abrams, đã gửi một lá thư tới ông Đỗ Nam Hải để mời ông tham gia phiên họp, dự kiến sẽ qua đường điện đàm. Nói chuyện với đài BBC, kỹ sư Đỗ Nam Hải từ thành phố Hồ Chí Minh xác nhận ông có nhận được lá thư mời của phụ tá Tổng thống Bush, cũng như biết việc ông Bush gặp gỡ các nhà hoạt động về nhân quyền Việt Nam tại Washington vào ngày 29/5. Ông Hải cho biết ông đã “sẵn sàng tham gia qua điện thoại” với Tổng thống Bush và các khách mời, thế nhưng đến đúng giờ hội luận thì hai số điện thoại của ông bị cắt và sóng điện thoại của người trong cùng gia đình cũng như tại khu vực xung quanh nhà ông đều bị phá hết, do đó ông không tham gia được sự kiện này. Tuy nhiên, ông Hải cho biết ông đã kịp gửi đến ông Bush một bài phát biểu của cá nhân ông trước khi sự kiện này diễn ra. Ông Hải nói ông biết Tổng thống Bush quan tâm đến “diện mạo phong trào dân chủ tại Việt Nam, sự đàn áp của chính quyền đối với phong trào dân chủ VN, và những đề đạt của những người hoạt động dân chủ để chính phủ Mỹ có thể hỗ trợ”. Ông Hải cũng cho biết thêm công việc của ông hiện rất khó khăn, do an ninh Việt Nam luôn theo dõi “từ đầu tới cuối” mọi hoạt động của ông, và chẳng ai dám hợp tác với một người “luôn có từ 3 đến 5 công an đi theo” như ông. Ông Đỗ Nam Hải là một nhân vật có tiếng trong giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam và gần đây đã được trao giải thưởng của một tổ chức nhân quyền quốc tế là Human Rights Watch. Ông là thành viên của khối 8406 và trước đây có nhiều bài viết trên mạng internet nói về tình hình chính trị, xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, vào tháng Ba vừa qua, do áp lực từ gia đình, ông phải ký vào giấy cam kết với công an Việt Nam là sẽ ngừng tham gia các hoạt động đấu tranh dân chủ. Thư mời Trong lá thư đề ngày 25/5/2007 gửi ông Đỗ Nam Hải, ông Abrams viết: “Tôi viết thư này để xác nhận việc mời ông tham dự phiên họp với Tổng thống George W Bush vào ngày 25/5/2007 nhằm thảo luận về tiến trình cải tổ dân chủ cho Việt Nam”. “Chúng tôi chắc chắn rằng ông có thể cung cấp cho Tổng thống những hiểu biết có giá trị về vấn đề này. Đặc biệt chúng tôi muốn nghe nhiều hơn về những nỗ lực mang lại sự đổi mới dân chủ một cách ôn hoà ở Việt Nam”. “…Như Tổng thống Bush đã nhấn mạnh trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhì vào ngày 20/1/2005, là “tất cả những ai đang sống dưới thể chế độc tài và tuyệt vọng có thể hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước sự đàn áp hay tha thứ cho những kẻ áp bức các bạn. Khi các bạn đứng lên tranh đấu cho tự do, chúng tôi sẽ đứng chung cùng các bạn” “Trong tinh thần đó, chúng tôi muốn ông hiểu rằng chúng tôi hậu thuẫn cho người dân Việt Nam, những người đang tìm cách phát huy tự do tại đất nước cao quý của họ”. Phạm Xã HộiCác ông bà dân chủ ơi các ông bà đại diện cho ai thế, bao giờ có hàng chục, hàng trăm ngàn dân trong nước đi biểu tình ủng hộ một người bất đồng chính kiến nào đó thì lúc đó mới tin có dc thật sự đúng nghĩa, chứ bây giờ chỉ là mấy người thường dân ai ngu gì mà tin các người, cả người việt bbc nữa học thêm triết học đi để rõ hơn nhân sinh quan, thế giới quan và sự vận động của chúng... Nguoi Yeu nuoc"Không phải tất cả mọi người đều mong muốn sự tăng trưởng ổn định, từng bước của đất nước chúng ta. Hiện có một số kẻ đang dùng chiêu bài dân chủ để xen vào vào các công việc nội bộ của chúng ta. Làn sóng tiền bạc đổ về từ ngoại quốc được dùng để can thiệp trực tiếp vào các vấn đề nội bộ trong nước". Trích lời Tổng thống Nga. Ý kiến riêngCác bạn đọc nào chỉ trích các nhà vận động dân chủ xin hãy chừa lại một "cửa thoái hiểm" nào đó cho tư tưởng chính các bạn, để mai sau khỏi bị xấu hổ với chính mình (đây là nói nếu các bạn còn biết xấu hổ là gì). Lịch sử sẽ ghi chép các điều người ta nói ngày hôm nay, cũng như những điều người ta nói cách đây vài chục năm. "Bọn bán nước ôm chân Đế quốc Mỹ" nay đã là các người cung cấp 10% tổng sản lượng quốc gia VN, 25% ngoại tệ thu về, và đại đa số có học thức cao hơn người trong nước. Một số trước kia không được vào đại học VN do "thành phần tiểu tư sản" nay đã là khoa học gia có tiếng tại G7, mà hàng chục đại học VN kêu mỏi miệng về nhờ giảng dạy dùm. Không biết những cán bộ từng mắng nhiếc các tù cải tạo, các người vượt biên, nay có thấy chút xấu hổ nào không trong tâm khảm sâu kín của họ? Nay có lẽ lịch sử sắp lập lại lần nữa. Chỉ muốn nhắc các bạn chống dân chủ rằng, ĐCSVN đã sai thậm tệ khi mắng nhiếc các Việt kiều trước kia đi vượt biên (nay trải thảm đỏ từ sân bay rước họ về), nay có thể nào chăng họ lại đang sai thậm tệ lần nữa khi bỏ tù các nhà vận động dân chủ? Nếu các bạn còn chút lương tâm, xin hãy nhìn các quốc gia giàu mạnh nhất thế giới mà ngay hôm nay chính VN đang xin tiền viện trợ, đang cọp-pi đủ loại sản phẩm trí tuệ của họ từ phần mềm đến các bài báo, từ âm nhạc đến sách kỹ thuật, từ mọi thứ mẫu mã quần áo ngay đến cả kiểu tóc, v.v... nói chung là nhìn ra đường các bạn thấy có gì là phát minh từ khi ĐCSVN lên nắm chính quyền, và trái lại cái gì từ các quốc gia có dân chủ như Anh, Đức, Mỹ, Nhật,! Pháp? Một ý kiếnChúng ta không còn cách chọn lựa nếu không cùng thế giới chung lo toàn cầu hóa nhân loại, kẻ đứng riêng lẻ sẽ bị cô đơn sẽ lúng túng khi đối đầu trước đám đông. Một đảng chỉ đạo đất nước sẽ mất vô số người tài giỏi và là cơ hội cho người giàu trí tuệ ăn nên làm ra nhận trí thức Vn làm nghiên cứu để khai thác những người an phận hiện tại rẻ tiền rồi suốt đời vẫn là nông công làm thuê muớn cho người tài trí tư bản để rồi đất nước vẫn nằm trong tay những vị có tuổi đảng công nông cầm đầu hỏi sao trách nước mình tụt hậu. Những người dám lên tiếng chỉ trính ĐCS là người thương dân yêu nước vậy đấy, họ đã hiểu biết cũng như Bush nhận được những người thấu nút của CSVN. Nước Mỹ cũng có khắc hình của Marx! như tỏ lòng biết ơn để chọn người tài chứ không phải tuổi đảng nông công làm lãnh đạo như Marx. CHI HUNG,Tp.Hồ chí MinhChẳng có lý do gì mà nhà hàng xóm cứ sang nhà bên cạnh xem họ ăn gì làm gì!Ông Bush ơi lo chuyện nhà nước Mỹ của ông đi.Còn mấy cái tay bất mãn tiêu cực cứ phát biểu lung tung cứ để công an Việt Nam bắt nhốt hết đi. Tôn Kính PhátTrong suốt chiều dài lịch sử, tiền nhân của chúng ta quyết một lòng chống ngoại xâm Trung Quốc, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bá quyền Trung Quốc, thế mà con cháu ngày nay có người lại nhu nhược muốn viết một trang sử tủi nhục cho dân tộc, phải chấp nhận bá quyền đảng trị "Nước Việt Nam, là một Đảng cộng sản việt Nam là một chính đảng thống nhất của toàn dân tộc Việt Nam yêu nước, là tự hào dân tộc, là chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, là bất khả xâm phạm, không thể lay chuyển nổi". Xin hồn thiêng sông núi thức tỉnh nòi giống Việt. Josie Nguyễn, VancouverĐọc các bài của các vị bênh vực cho ĐCSVN và đem so sánh với các ý kiến của những người chống lại, hoặc ít nhất là không đồng tình với ĐCSVN, thì tôi thấy một việc rất nổi bật, và các bạn có thể kiểm chứng điều tôi nói dễ dàng, là các luận điệu bênh vực ĐCSVN chỉ toàn là lập đi lập lại như con vẹt những tuyên truyền chính thức của ĐCSVN và hoàn toàn không thấy có một ý kiến nào thể hiện cách suy nghĩ, phân tích và lý luận độc lập dựa vào tư liệu và logic khách quan. Phải chăng đây cũng là điều đáng cho tất cả người VN quan tâm khi một dân tộc đã dần dà mất đi tính suy nghĩ độc lập dưới sự cai trị của một chế độ độc tài, mà khả năng suy nghĩ độc lập tự do lại chính là nguồn sáng tạo của loài người về mọi mặt? Có một điều rất cơ bản mà các bạn thân Cộng dường như chưa hiểu hoặc không muốn hiểu; đó là, mặc dù ở đâu cũng có những sự kiện vi phạm nhân quyền kể cả Mỹ, nhưng cái khác là ở ba điềm: thứ nhất là các nước tư bản tự do không có chính sách vi phạm nhân quyền một cách hệ thống (kể cả việc ban hành luật có tính chất vi phạm nhân quyền) và rồi không phải chịu trách nhiệm gì cả như ĐCSVN, thứ hai là người ta có bầu cử tự do để lật đổ chính phủ một cách hoà bình, thứ ba là người ta có tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập đảng, và toà án thì độc lập với đảng và chính phủ thành người dân có lối thoát khi bị chính quyền áp bức . Ẩn DanhGởi Phúc Nguyễn: vấn đề này dễ thôi nhung để tôi giải thích chút. Bạn về VN để ý chút sẽ thấy nhiều căn nhà cao tầng cho các hãng điện thoại di động thuê để gắn ăng-ten. Các người hoạt động cho dân chủ tại VN thường hay có hàng chục, có khi hàng trăm "sim card" như ông cha Lý khi bị bắt có trong tay hơn 100 cái, vì hễ công an VN biết ông có cái nào thì họ khóa cái đó. Ông xài cái nào vừa được 3 phút (nghe nói FBI Mỹ có máy chỉ cần 30 giây, không bán ra ngoài) thì mật vụ VN "rà sóng" khu đó sẽ biết ngay, có thể nghe lén, hoặc khóa lại liền. Để nói chuyện 30 phút thì ông phải xài ít nhất 12 sim, vì trước 3 phút phải tắt, thay cái khác. Để chắc ăn, khi ông Hải sắp nói chuyện với bên Mỹ (giờ giấc được công bố trước 1, 2 ngày ngay tại BBC này và các nguồn khác) có lẽ mật vụ VN khóa luôn cái ăng-ten điện thoại nào gần nhà ông Hải vậy là cho dù ông có 1000 cái sim cũng không kết nối được 1 phút nào. Internet và điện thoại bàn thì đương nhiên quá dễ cắt hoặc khóa lại. Ông đi đâu thì họ đều có 3-5 công an đi theo, nên họ biết chắc chắn ông ở tại địa điểm nào đó. Rồi lúc đó là 2 giờ trưa giờ miền Đông Hoa kỳ, tức 2 giờ sáng giờ VN, mọi người ngủ hết nên khóa ăng-ten khu ông Hải khoảng 1 tiếng không gây xáo trộn gì, mà cho dù như vậy thì mật vụ VN vẫn không ngại đâu. Các người như ông Hải, cha Lý, chỉ là các nhà vận động cho dân chủ một cách công khai, dùng các phương tiện thông thường, quy ước. Chính vì vậy các chính phủ phương Tây mới có thể ủng hộ. Nếu trang bị cho họ các phương tiện tối tân có tính cách tình báo trong đó thì sẽ mang màu sắc phá hoại có kế hoạch. Chắc chắn có số tình bào nào đó, nhưng họ không ra mặt, và cho dù bị mật vụ VN bắt thì các chính phủ chỉ trao đổi với nhau trong thinh lặng chứ không công bố ra ngoài. RossoneriXin hỏi ông Bush có quyền gì can thiệp vào chuyện nội bộ của Vietnam? Ông Hải là ai? Chẳng ai biết ông là ai thì có tư cách gì nói về nhân quyền tại Việt Nam? Hoa Kỳ nói nghe hay nhỉ, lên tiếng phản đối nhân quyền của nước khác hay lôi kéo những người bất đồng chính kiến để rồi lôi họ ra làm kẻ chịu trận. Tốt nhất đừng ai can thiệp chuyện nội bộ của ai. Ở Việt Nam thế nào thì 80 triệu dân VN cũng rõ .. Lê Tuấn Anh, Hải PhòngNếu quan sát kỹ tình hình gần đây có thể nhận thấy, việc Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi thăm Trung Quốc và có những tuyên bố thặt chặt quan hệ với chính quyền Bắc Kinh, rồi chuyến đi thăm một loạt các nước Châu Mỹ la tinh vốn cũng là những cái gai trong mắt chính quyền Oasinhton của tổng bí thư ĐCSVN đã làm Mỹ không hài lòng. Do vậy, mới có chuyện gặp mặt những người tự coi là đấu tranh cho tự do nhân quyền. Cũng phải nói rằng, việc chính phủ Việt Nam xử lý một loạt các phần tử bất mãn chế độ, bị lợi dụng từ các tổ chức nước ngoài, không được khôn khéo cho lắm. Tuy nhiên tôi cho rằng, những vấn đề này cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến chuyến thăm Mỹ của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, bởi quyền lợi của cả hai quốc gia và mối quan hệ mang tính chiến lược an ninh khi thế kỷ này được coi là sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Ẩn DanhXin BBC đăng ý kiến này lên tất cả các diễn đàn,v ì nó rất quan trọng cho cả các vị chống CS và thân CS: Karl Marx, người khai sinh Chủ nghĩa Cộng sản đã chỉ rõ: 1- Trong Xã hội XHCN và CSCN không có thành phần Kinh tế Tư nhân, không có sở hữu Tư nhân về Tư liệu Sản xuất: nhà máy,công xưởng,máy móc...Thuê mướn công nhân là bóc lột giá trị lao động thặng dư. Ở Xã hội Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa người dân không phải đóng thuế, được học tập,chữa bệnh không mất tiền...được cấp nhà ở khi làm việc cho nhà nước! 2-Phương thức Sản xuất quyết định hình thái chính trị Xã hôi, nghĩa là phương thức sản xuất thế nào thì bản chất của Xã hội là thế chứ không phụ thuộc vào cái tên. Ví dụ tôi và các bạn tên khác nhau nhưng chúng ta đều là CON NGƯỜI (human being). 3-Trong học thuyết vĩ đại của Marx, không có Định nghĩa nào như thế này cả: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN! Kinh tế thị trường là bản chất của chế độ Tư bản,vậy làm sao nó có thể định hướng theo Chủ nghĩa Xã hội được! Vậy các vị đang chống ai và ủng hộ ai ỏ Việt nam vậy? Nhầm hết cả rồi các vị ơi! Văn PhátÔng "Ẩn danh" nên đọc kỹ trước khi lên án "người nào đó không biết cả BBC nữa.". Ông làm tôi phải đọc lại mấy lần đoạn văn ở bài trên là "Ông Hải cho biết ông đã “sẵn sàng tham gia qua điện thoại” với Tổng thống Bush và các khách mời, thế nhưng đến đúng giờ hội luận thì hai số điện thoại của ông bị cắt và sóng điện thoại của người trong cùng gia đình cũng như tại khu vực xung quanh nhà ông đều bị phá hết, do đó ông không tham gia được sự kiện này". Một lời nói vội vàng, không suy luận, tác hại không thua gì một phát đạn bắn đi khi mắt nhắm mắt mở, mất bình tĩnh, có thể làm chết oan nhiều mạng người. Ông bạn thử không trả tiền máy điện thoại di động của mình ít lâu, xem có thể liên lạc được nữa không? Theo tôi biết trong khoang hàng của máy bay, trong khu vực các yếu nhân tập trung người ta có thể ngăn chặn những sóng điện thoại ngoài luồng để ngăn ngừa sự khủng bố. Nam Quảng NinhTôi thấy khi có ý kiến hơi nặng lời với mấy bác Hải Ngoại thì mấy bác la làng lên, kêu ban biên tập thiếu trách nhiệm. Trong khi các bác thì thoải mái thoá mạ CSVN, điển hình là bác gì gọi CSVN là một con... Văn hoá cao bồi thế thì sao thu phục được lòng dân VN. Diễn đàn BBC mở ra để cái nhau cho vui thôi, thiết nghĩ chả ảnh hưởng gì đến ai cả. Việt Nam sẽ vẫn phát triển đều đều, đấy rồi các bác xem. Ẩn DanhBàn về dân chủ và nhân quyền tôi đố Mỹ rút tiếp được một bài học thứ hai từ Iraq, xem dân chủ nhân quyền ở chỗ nào, bây giờ mà rút quân khỏi đó tôi nghĩ còn "ngượng" hơn thời điểm cuốn cờ ở VN Phúc NguyễnDù không ở VN nhưng theo như tôi biết, mạng di động chuyện nghẽn mạch là chuyện bình thường, nhưng với hệ thống mạng di động, trừ khi bị nghẽn toàn bộ mạng như trong dịp tết, còn thông thường chỉ cần đi ra cách vài con đường là bình thường lại. Nếu bị khóa số thì số điện thoại hiện nay bán khắp nơi gần như cho không, với prepaid card thông tin về khách hàng là hầu như ko có. Trong thời đại hiện nay, có quá nhiều cách để liên lạc trừ khi không muốn liên lạc, liệu có chăng có người tìm cách dựng chuyện. Nếu ông Hải đã xác định dấn thân vào con đường đấu tranh thì cũng có nghĩa là ko nên thản thở khó khăn về công việc. Nếu thiện chí của Mỹ muốn đối thoại qua điện đàm, thì cũng nên cử 1 nhân viên tới kết nối cho ông Hải, đảm bảo tính chính xác và an toàn. Hải Trần, San DiegoCác bạn Không Tên, Quang Hà Nội, Hà Thế Vũ, Hà Nội là những người ở đất ngàn năm văn vật đã sử dụng chữ nghiã không chỉnh khi lên diễn đàn BBC. Chúng tôi không phải là những người Việt lạc loài, những người bán rẻ quê hương như các ông tưởng tượng. Ai bán rẻ hàng trăm cây số đường biên giới Việt Hoa; ai nhượng bộ cả ngàn hải lý vuông vùng biển Vịnh Bắc Việt. Dân ta đi đánh cá vùng Hoàng Sa bị Tàu bắt. Chúng tôi, những người Mỹ gốc Việt yêu nước, nhưng không yêu Cộng Sản Chủ Nghiã đã kiếm cả bạc tỷ dollars gửi về nước cho thân nhân đấy chứ. Nếu không có những số tiền khổng lồ ấy thì làm sao quý ông có máy vi tính để gửi bài lên BBC. Những "người" Mỹ yêu nhân quyền như chúng tôi mà được mời về quê hương lên VTV 3 để nói chuyện nhân quyền thì chúng tôi sẽ đồng ý liền. Mà nếu đang phát biểu mà bịt mồm chúng tôi thì cứ để nguyên cảnh đó và tiếp tục phát sóng nhé. TY Trường, HuếTôi nghĩ chính quyền VN không ngu ngốc như các bạn nghĩ. Bây giờ họ đang trên dà phát triển nhanh, họ có các điều kiện để phát triển đất nước. Hãy khoan kết tội các việc họ đang làm, có thể chúng có lợi cho sự phát triển của đất nước. Hãy để thời gian trả lời trước khi đưa các bình luận để khỏi hối tiếc khi có kết quả tích cực. Lê Lộc Nguyễn, HCMTôi thật sự không hiểu nổi những người con vốn mang dòng máu Việt Nam trong mình lại được thụ hưởng giáo dục tây phương hiện đại kia, lại có những tư tưởng " Ấu trĩ" trong cái gọi là nhân quyền tại Việt Nam. Mỹ là một cường quốc lớn, nhưng chính bản thân nội tại nước Mỹ nhân quyền không hiện hữu, nhân quyền trong cách nghĩ của những nhà, vị cho mình là học thức, là người đức cao vọng trọng của thế giới hào hoa kia là : bá chủ, là quyền sát nhân, là biểu tình, ... là đơn phương của ván bài trong cuộc chiến Iraq, Afganistan, ...rồi thảm sát hàng loạt ... Nước Việt Nam, là một Đảng cộng sản việt Nam là một chính đảng thống nhất của toàn dân tộc Việt NAm yêu nước, là tự hoà dân tộc, là chủ quyền toàn vẹn lãnh thỗ, là bất khả xâm phạm, không thể lay chuyển nỗi. Là bạn với nhau trên bàn đàm phán, nhưng không là bạn trong việc can thiệp quá xâu vào nội bộ. Dân tộc Việt Nam yêu nước luôn bảo vệ, bất năng di chí. Khương, Hải PhòngTôi thiết nghĩ người Việt Nam mới có quyền nói đến dân chủ ở Việt Nam. Nếu lý lẽ của ông Đỗ Nam Hải đúng thì không cớ gì không lôi kéo được người khác cùng thực hiện công việc của ông. Thực sự có tài năng và dũng khí thì hãy trực tiếp và công khai với chính quyền Việt Nam. Tôi tin vào ông Thủ tướng Dũng sẽ có nhiều cải cách và dám thay đổi nhiều hơn nữa trong việc đưa Việt Nam trở nên phồn thịnh và dân chủ. Thao, Hà NộiSao đài BBC suốt ngày đề cập đền vấn đề nhân quyền thế. Hết chuyện để nói rồi à. Quang Trần, AtlantaÔng Ẳn Danh, BBC là một trang thông tin và văn hoá. Nên những người tham gia diển đàn cũng cần có tầm mức văn hoá tối thiểu. BBC rất khách quan trong việc đăng tải ý kiến của người khác. Nhưng những người tham gia ý kiến nên bày tỏ lòng tự trọng bằng cách ăn nói lịch sự và có văn hóa. BBC có thể tôn trọng ý kiến cá nhân mà không cần biết ý kiến! ấy đúng sai. Nhưng điều kiện tối thiểu để được đăng là phải lịch sự, có văn hóa và nhất thiết không được nhục mạ người khác. Ông Ẩn Danh đã phạm điều đó. Không tênXin hỏi nhữung ông gói là " bất đồng chính kiến " đã làm gì cho dân viết hay đang cõng voi về dày mã tổ. Ông Bush là gì của Viêt Nam mà lo cho nội bộ VN;Ông đang vi phạm quyền đọc ;ập của 1 quốc gia noi chi đến nhân quyền , Nhân quyền gì khi ông ký sắc lệnh để quân mỹ tàn sát nhân dân IRawc và tàn sát cả dân Mỹ, làm gì có hàng ngàn lính mỹ chết nếu o có chiến tranh IRắc. Ai gây ra cảnh này có phải Bush hay không? Hỡi những người Việt lạc loài Quang, Hà nội, Việt namViệt Nam nghèo, có người phải đi làm oshin cho chư hầu Mỹ thật nhưng vẫn còn hơn khối kẻ ra nước ngoài không chịu kiếm sống mà quay lại bán rẻ quê hương. Le, SAIGONCứ nhìn tấm hình cha Ly bị bịt miệng trước tòa thì chúng ta có thể hình dung ra được bản chất chế độ này nó như thế nào rồi. Ngày xưa khi giáo hội Thiên chúa giáo dem Galile ra xử vì tội dám nói mặt trời là trung tâm vũ trụ. Họ cũng đâu có bịt miệng Galile giống như cha Lý. Hathevu, Hà nội, Việt namViệt Nam ta sao ko mời mấy thằng Mỹ yêu nhân quyền sang VTV3 nói chuyện nhỉ. Sau đó cũng đưa lên BBC cho vui. Cái tờ báo này đưa mấy cái tin này lá cái quá. Mấy người Việt Nam như NTCN, M sư Lý ở Việt Nam có ai thèm chú ý đâu. Vào tù là hết. Việt Nam cũng hiền chưa thấy có vụ kiện nào với Mỹ cả, trong khi đó nó bắt người, nó kiện cho cũng phải nói dân mình có cái thói dĩ hòa vi quý, hiền lành quá với Mỹ. Tuhuy, VA, USAMột đằng thì Việt Nam nhất định sang gặp Tổng Thống Bush, một đằng thì trước khi gặp nhau mà ông Bush lại tiếp kiến những người tranh đấu nhân quyền (đúng là một cái tát vào mặt chính quyền VN) thì chứng tỏ là chính phủ Mỹ không muốn gặp Ông Triết trong lúc này, tuy không nói trắng ra. Nếu tôi là nhân viên trong Bộ Ngoại Giao VN thì tôi sẽ tự đặt câu hỏi : chúng ta đã làm gì chọc giận Hoa Kỳ đây? Chuyện phản đối việc bắt bớ các nhà tranh đấu dân chủ chỉ là cái “diện”, vậy thì “điểm” là ở đâu? Kiểm điểm lại thì chỉ có hai việc : 1/- Trước khi đi Mỹ , Ông Triết có sang thăm Trung Quốc và tỏ ý giao hảo. Hành động này thì không lấy gì làm lạ cà, vì VN liền sông liền núi với TQ, việc phải “đi dây” thân thiện cả với TQ và Hoa Kỳ thì ai cũng thông cảm. 2. Nhưng hiện nay, Ông Nông Đức Mạnh đang thăm và o bế Venezuela, thì điều này đáng làm cho Hoa Kỳ tức giận và quan ngại. VN đi dây với TQ thì thông cảm được vì sinh tồn. Nay VN muốn chòi sang lục địa Mỹ Châu, thân thiện kinh tế với Cuba và Venezuela thì đúng là “chạm nọc” đấy, nhất là trong mấy hôm nay, tình hình Venezuela đang có nhiều biến chuyển. Cỡ nước lớn như TQ mà còn dè dặt vậy mà nước VN nhỏ bé lại muốn xía vào chuyện Mỹ Châu thì đáng giận. Tuy chuyện nhỏ nhưng có thể chính là cái “điểm” đấy. Lại thêm một nước cờ đi “hớ” của chính quyền VN . Người ta không lấy gì làm lạ mấy hôm nữa Tòa Bạch Ốc và VN sẽ báo tin chính thức là hoãn cuộc gặp gỡ vào ngày giờ “thuận tiện khác” !!!! Ý kiến tôi là vậy không biết có đúng không? Bùi văn HảiMột trong những đọc giả "Không nêu tên" đưa ra câu hỏi " Nếu cho rằng Mỹ là một nước có nhân quyền thì tại sao luôn luôn có những vụ đánh người vì kỳ thị chủng tộc. Năm nào mà chẳng có người da màu bị cảnh sát da trắng đánh đập dã man. Đó là nhân quyền sao." Tôi xin góp ý là phải phê phán nhân quyền dựa trên hiến pháp, luật pháp, và chính quyền các cấp của xã hội ấy thi hành như thế nào, chứ không thể căn cứ vào những vụ đánh người, kỳ thị, lạm dụng xảy ra trong một xã hội giữa cá nhân với nhau, giữa một nhóm người nào đó. Nếu ở Mỹ nhân quyền không được tôn trọng, luật lệ không được thi hành nghiêm chỉnh, thì không thể nào ở Việt Nam chúng ta có thể nghe nói tới báo chí Mỹ phanh phui những vụ việc cảnh sát đánh người, bắt người trái phép, hoặc đăng tải hình ảnh những người bị tù oan được cứu xét, những người công khai chỉ trích chính quyền, phê phán tổng thống mà vẫn được luật pháp bảo vệ. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều quyền dân được phục hồi, nhưng dứt khoát chưa thấy một người dân nào có quyền làm báo chí, có quyền công khai lên tiếng về những sai quấy, áp chế hiến pháp của đảng CS, của nhà nước CS, thì đó là điều hiển nhiên vi phạm nhân quyền, coi thường dân chủ không thể nào bào chữa. Đừng vì còn nhiều còn quốc gia không tôn trọng nhân quyền, mà Việt Nam chúng ta coi thường sự nhắc nhở tôn trọng nhân quyền. Tam Keo Thanh Qui, St. Louis, USA"Những vụ xử làm Việt Nam mất bạn Nguyễn Giang BBC Luân Đôn "Thượng nghị sĩ John Kerry của đảng Dân chủ từng là ứng viên tổng thống Hai nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính trị Hoa Kỳ vốn theo xu hướng thân thiện với Hà Nội cũng đề nghị Bộ trưởng Ngoại giao hãy đề cập đến vấn đề nhân quyền “nghiêm trọng” ở Việt Nam." Hai Tran, San Diego, USAÔng Nông Đức Mạnh có vẻ như lạc lõng giữa hàng quân danh dự đày màu sắc cuả Brasil. Trống kèn khua vang nhưng tâm trì ông như để nơi đâu. Khuôn mặt ông sạm đi, ủ dột, thiếu vắng nụ cười tươi cố hữu cuả ông mỗi khi xuất hiện trên báo chí, truyền hình. Sau Brasil không biết ông có ghé Cuba thăm đồng chí Castro không?? hay là gõ cưả nhà ông Hugo Chavez, người hùng cuả xứ venezuela đã từng chê TT Bush là con nít. Sau chuyến công du này liệu ông có đi chiêu dụ bạn bè năm châu bốn biển ở lục điạ Phi Châu để khơi lại một thời Việt nam là ...trái tim cuả nhân loại không đây. Chọn bạn mà chơi ông ạ. Muốn làm bạn với kẻ sang thì mình cần phải có tinh thần tự trọng. Quyết ThắngThật là lỗi thời khi vài ông bà Việt kiều còn ráng phản kháng lại su thế toàn cầu đi theo con đường XHCN do những phong trào CS chỉ đạo. Qua diễn đàn BBC ta thấy rất rõ không những hơn 80 triệu người Việt Nam ý thực và tôn trọng chủ quyền của nhà nước CS, mà hầu như ở bất cứ nơi nào, quốc gia nào càng ngày, càng có nhiều những phát biểu ủng hộ đường lối, chính sách CS, nhất là đảng CSVN. Mặc ai nói Đông nói Tây, bằng mọi gía và thử thách, hơn 3 triệu đảng viên CS trong và ngoài nước quyết xiết chặt tay nhau bảo vệ mục đích của mình. Chuyến đi thăm các nước Nam Mỹ của ngài Tổng Bí Thư đang diễn ra càng chứng tỏ CS trên thế giới được sự hậu thuẫn vững mạnh của bạn bè năm châu. Không tênTheo tôi không có gì phải ồn ào về sự kiện này. Những bạn ủng hộ VNCH hay những nhân vật bất đồng chính kiến không nên quá hoan hỉ hay vội vă ăn mừng. Trong khi đó, những bạn ủng hộ CHXHCHVN cũng không không cần phải tỏ ra bực dọc hay phẫn nộ. Đơn giản, đây chỉ là một sự kiện trong số vô vàn các sự kiện tương tự thể hiện những đặc trưng của nền chính trị Mỹ, cũng như thể hiện cách xử lý một vấn đề đối nội và đối ngoại khá tế nhị mà chính quyền và cá nhân Tổng thống Bush đang phải đối mặt. Ai cũng biết, chính trị nói chung và nền chính trị Mỹ nói riêng luôn chịu tác động của các lực lượng lobby và các nhóm lợi ích. Trong trường hợp quan hệ với Việt Nam, họ chịu chi phối của 2 lực lượng lobby nổi bật: một là các nhóm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền; một là các nhóm ủng hộ quan hệ toàn diện với Hà Nội. Hai lực lượng lobby này hiện nay có ảnh hưởng không thua kém nhau đối với chính quyền của Tổng thống Bush. Nhìn góc độ lợi ích và nhóm lợi ích thì có thể hiểu là: một mặt, vì lý tưởng tự do dân chủ của nước Mỹ nên Tổng thống Bush có "bổn phận" phải để ý tới các lực lượng đối lập ở Việt Nam ; nhưng mặt khác vì những lợi ích thực dụng về địa-chiến lược, địa-kinh tế Washington không thể hành động lỡ trớn khiến có thể làm mất lòng Hà Nội, từ đó đe dọa một số lợi ích cụ thể của Mỹ. Tóm lại, chính quyền của tổng thống Bush đang thực hiện sách lược "đi dây thăng bằng" trong quan hệ với Việt Nam. Có vẻ kịch bản thực tế nhất diễn ra như sau : Tổng thống Bush tiếp xúc với các lực lượng đối lập ở Việt Nam như đã diễn ra và sẽ không hành động gì xa hơn thế ; Tổng thống vẫn sẽ nghênh đón trọng thị Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trong thời gian tới và vấn đề "nhân quyền, tôn giáo, dân chủ, tự do" sẽ không bị biến thành vấn đề nổi cộm phủ bóng đen lên chuyến thăm. Với việc chính quyền của Tổng thống Bush vận dụng kịch bản trên, thay vì một kịch bản lồng ghép hồ sơ dân chủ, nhân quyền vào chung với các hồ sơ kinh tế, chính trị, chiến lược khác trong cùng một cuộc gặp thượng đỉnh Bush- Nguyễn Minh Triết, có thể thấy tất cả các lực lượng Việt Nam khác nhau đều có thể tìm thấy lý do để tự hài lòng, không ai bị mất mặt ; nhưng đồng thời không ai trong số họ có thể chứng minh được bất kỳ một chiến thắng tuyệt đối nào. Ẩn danhÔng Đỗ Nam Hải nói ông không thể tham gia cuộc hội luận với Tổng thống Bush do điện thoại bị phá sóng. Thằng Nay ngu thế không biết cả BBC nữa. Làm sao công nghệ gì mà lại phá được sóng ĐTDĐ mà lại chỉ phá sóng của một máy "Thà không nói thì thôi, càng nói càng thấy ngu và không hiểu biết gì cả" Thi Nguyen, Hà nội, Việt namMong BBC hãy đăng ý kiến nhận xét của tôi: Tôi nhận thấy cái cách đưa tin, hướng lái dư luận Việt nam của các bạn giống hệt cái cách mà các bạn đã thực hiện:kích động để lật đổ chính quyền ở một số nước Đông âu và Liên xô cũ. Tôi khẳng định nó không thể thành công! ĐCS Việt Nam gần dân hơn, cầu tiến hơn! Quang Trần, Atlanta, MỹGửi ông Nguyễn Đan, San Jose, USA Tôi có một thắc mắc nhỏ nhờ ông giải đáp giúp: Mỹ xấu xa đến như vậy thì ông ở Mỹ làm gì? Xin đa tạ. DanSaigon, Sài gòn, Việt namGởi Duong, TN,VN: Đúng rồi, Đảng sẽ lãnh đạo và đưa VN phát triển mạnh mẽ...Hoan hô, nhưng sao tôi cãm thấy có rât nhiều vấn đề không ổn: - Đưa người ra toà xử mà cho công an bịt miệng lại thì đúng là LUẬT RỪNG!!! - Đề án chính phủ tin học nuốt gọn gần ngàn tỉ đồng cuối cùng tan như bọt xà phòng, ai-tập thể nào chịu trách nhiệm? - Đào tạo ra gần cả ngàn chuyên gia tin học với trình độ...A để phục vụ cho chương trình này với mức phí đào tạo cao gấp 4-5 lần phí đào tạo bình thường, việc này có bình thường không? - Cho khai thác cáp quang biển với kiểu ra lệnh của sự "thiếu hiểu biết, trình độ nhận thức, quản lý non kém", giờ đây phải la làng lên là không khéo VN sẽ bị cô lập thông tin, sẽ là một ốc đảo...Ai chịu trách nhiệm? - Quản lý nhà đất thì hết giấy xanh, giấy đỏ, giấy hồng..., loay hoay mãi chả ra làm sao,chả biết rồi đây sẽ còn cái loại giấy gì nữa, chỉ khổ cho người dân bị hành đến đờ xác ra khi cần hợp thức hoá nhà đất! - An toàn vệ sinh thực phẩm bị buông lõng, cứ la lên là độc tố, là chất gây ung thư, nhưng các cơ quan quản lý thì hầu như vô trách nhiệm, trơ trẽn một cách lố bịch khi trả lời trên báo chí, phủi tay vô trách nhiệm! Còn rất nhiều vấn đề thực tế có thể nêu lên được!!! Thính giả giấu tênCó lẽ đất nước đang gánh chịu hậu quả gây ra bởi tài lãnh đạo của các cấp từ TW đến địa phương mà đa phần trước đây học bổ túc văn hoá, đại học (học đại), cập nhật kiến thức một năm 3-4 lớp!!!Kêu trời không thấu!!!Thật đáng thương cho những con người này??? Làm ăn gian dối, báo cáo láo, thành tích ảo, thói lừa đảo, mị dân nó đã ăn sâu vào tư duy của họ rồi, có lẽ đất nước chỉ còn trông chờ vào lớp cán bộ lãnh đạo trẽ thật sự có năng lực, cầu tiến, biết nhìn xa trông rộng, có nhiệt huyết với vai trò trách nhiệm của mình. Thuý ViQuá nhiều người phản ánh việc đi bầu dùm, và nhà nước thì thản nhiên tuyên bố việc đi bầu dùm vẫn còn sảy ra nhiều, thì ta thấy là bầu cử ở VN việc gian lận diễn ra rất ngang nhiên. Dân thì dửng dưng, coi thường lá phiếu, còn chính quyền thì sốt sắng, và chấp nhận "một người vì mọi người" đi làm nghĩa vụ bầu cử. Vậy mà có người cho rằng đi bầu dùm thì đâu có gì đáng quan tâm mà bà còn cứ lập đi lập lại trong vấn đề đảng cử dân không đi bầu, mà tỉ lệ thì luôn luôn vẫn vượt chỉ tiêu. Hung Nguyen, HP, Việt namTuyệt vời, đảng cs liên tục chiến thắng, tất cả đều thành công tốt đẹp, chỉ có Đất nước thì tụt hậu, Nhân dân nghèo hèn, Phụ nữ Việt nam nhục nhã chờ đợi Đài loan, Hàn quốc... xem hàng. Lương tâm của những người cầm quyền có còn chút nào không??? Và sẽ mãi thế này sao??? Không xưng tênMấy ông bà tranh luận làm gì cho mệt. Tốt nhất là các vị nên học thêm ngành chính trị đi. Hình thúc nghị viện sinh ra để hợp thức hóa cho chính trị thôi (tất nhiên ai chẳng rao giảng là hình thức dân chủ). Chế độ nghị cộng hòa chế hay nghị viện chế đều lấy quốc hội làm không gian thông qua chính trị. Hơn nữa cộng hòa chế như Hoa Kỳ thì vai trò nghị viện rất yếu. Tông thống có quyền phủ quyết. Nên Mỹ mới trở thành cường quốc như vậy. Trung Quốc đâu không có quốc hội đâu nhé. Jaydon, Cypress, MỹBầu cử ở VN có ứng cử viên nhưng không có tranh cử trong số các ứng viên. vậy thì gọi bầu cử làm gì! Josie Nguyễn, VancouverXin trả lời bạn Kim Vietnam. Việc TT Bush ký sắc lệnh hành chính để cơ quan an ninh quốc gia theo dõi đường dây điện thoại của một số người Mỹ được xem là có thể có liên hệ với khủng bố Al Qaeda là minh bạch trên giấy trắng mặt đen và được tờ báo tư nhân New York Times, tôi nhấn mạnh là báo 100% tư nhân nhé, đăng tải chính vì nước Mỹ có tự do ngôn luận và theo luật các phóng viên có thể thông qua chế độ "access to information" kiểm tra tất cả các văn bản của chính phủ . Nếu chính phủ từ chối không cho xem một văn bản nào đó thì bản thân chính phủ phải bảo vệ hành động của mình trước toà và hai bên phải tranh cãi nhau dựa vào luật; nếu thắng thì tiếp tục được giữ bí mật văn bản ấy, nếu thua thì phải công khai văn bản ấy . Sắc lện! h nói trên nằm trong phạm vi quyền hạn của TT, mặc dù tính hợp Hiến của việc làm này đã và đang được tranh cãi qua nhiều kênh, kênh toà án, kênh chính trị tại Quốc hội HK, và kênh dư luận quần chúng bàn cãi 100% minh bạch, công khai và tự do . Đài truyền hình CNN có cuộc tham quan và phỏng vấn ngay tại nợi làm việc của trung tâm chịu trách nhiệm về việc làm này . Báo chí VN nào mà dám làm cái nầy thì lập tức bị kết tội là gián điệp phản quóc ngay . Điều mà tôi muốn nói với các bạn Kim Vietnam, Đang Dũng HCM, và bạn Minh Phan Melbourne là trong chế độ nào cũng có người tốt và kẻ xấu, người làm việc đúng và kẻ làm sai . Nhưng cái khác là trong chế độ dân chủ tự do, người nắm quyền chỉ nắm quyền trong một thời gian ngắn (4 đến 8 năm nếu may mắn) và ngay trong thời gian này cũng thường xuyên phải chịu áp lức quần chúng và sự kiễm tra của báo chí thông qua quyền tự do ngôn luận và quyền "access to information" và của quốc hội trong đó có đảng đối lập. Trong ĐCSVN có thể có những người tốt, trong chế độ tư bản dân chủ tự do có thể có những người xấu, nhưng về mặt "chế độ" thì chế độ tự do dân chủ tồt hơn chế độ độc tài CS nhiều lắm vì các cơ chế tự do cho người dân có khả năng bảo vệ bản thân mình trong trường hợp bị chính quyền đàn áp . Ngay cả trường hợp Mỹ Lai trong thời chiến tranh VN là do báo chí Mỹ phanh phui vì báo chí Mỹ có quyền tự do ngôn luận, Guantanamo cũng thế . Đây là những bằng chừng hùng hồn về sự ưu việt của chế độ tự do . Tôi nghĩ các bạn đã lẫn lộn giữa lý luận về "sự kiện" và về "chế độ" . Các nhà dân chủ trong nước đang đấu tranh một cách hoà bình để thay đổi chế độ hầu đưa VN tiến mạnh hơn lên về mọi mặt và hội nhập vào cộng đồng dân chủ tự do tiên tiến . Thay vì dùng luật để phục vụ nhân dân thì ĐCSVN dùng luật để đàn áp dân chủ và người dân không có lối thoát vì các thẩm phán toà án cũng là đảng viên ĐCSVN . Hoa Mai, PhiladelphiaỞ thế giới dân chủ tự do, thế lực báo chí rất mạnh. Họ sẽ công khai mọi thứ, không kiêng nể gì nguyên thủ quốc gia hay VIP...Ngoài ra chính tổng thống Bush và Cục An Ninh Quốc Gia cũng danh chánh ngôn thuận công khai hoá việc mời anh Hải tham dự hội thoại cho cả thế giới đều biết. Ngược lại ở những nước độc tài như Iran, Bắc Hàn, Việt Nam, mọi thứ đều giấu giấu diếm diếm, báo chí thì chỉ là công cụ ngoan ngoãn của đảng CS. Nếu tổng thống Iran hay chủ tịch nước Việt nam liên hệ một nhân vật bất đồng chính kiến Mỹ cũng sẽ thụt thò như đi ăn trộm chứ không dám ra mặt. Bất đồng chính kiến ở Mỹ có đầy: họ biểu tình chống chiến tranh, chống tổng thống có ai dám làm gì họ không? Bà mẹ phản chiến Sheenan dựng lều biểu tình chống! Bush ngay trước trang trại của ông, có ai làm gì bà ấy. Có bạn ở VN nói rằng Bush không chơi đẹp, đến VN được tiếp đón nồng hậu mà bây giờ lại hạ nhục DCS VN như vậy. Tôi sẽ rất vui nếu chính phủ VN cho dân chúng tự do biểu tình, nhưng phải đa chiều: biểu tình chống Bush và bênh Bush. Bush đến các nước gặp biểu tình còn khen đó là biểu hiện dân chủ. Hy vọng chủ tịch Triết đến thăm Mỹ gặp cộng đồng VN biểu tình cũng nên dũng cảm khen giống như vậy. Các bạn binh vực DCS hay nêu ra những trường hợp không tưởng về việc nước ngoài can thiệp vào chuyện nội bộ nước Mỹ, lật đổ chính phủ Mỹ thì sẽ như thế nào??? "Với một chữ nếu, người ta có thể bỏ Paris vào trong một cái chai". Việt Nam, Bắc Hàn, Iran có thực lực để lật đổ chính phủ Mỹ không mà nếu với lại không nếu!!! Khôn ngoan như Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Singapore làm bạn của Mỹ thì dân chúng ăn ngon mặc đẹp, còn dở dở ương ương như Bắc hàn, Iran, Việt nam thì dân chúng lại phải lặn lội đi làm oshin cho các nước chư hầu Mỹ kể trên. Không nêu tênNếu cho rằng Mỹ là một nước có nhân quyền thì tại sao luôn luôn có những vụ đánh người vì kỳ thị chủng tộc. Năm nào mà chẳng có người da màu bị cảnh sát da trắng đánh đập dã man. Đó là nhân quyền sao. Trang Thanh, TPHCMTôi thấy việc này không thể nói là TT Bush không biết điều với VN, như ý kiến của Đặng Dũng TPHCM, mà phải nói ngược lại mới phải. Chính các nhà lãnh đạo VN, trước khi vô WTO, trước khi xin PNTR, thì cam kết thúc đẩy nhân quyền, giả vờ im lặng trước những phong trào đấu tranh bất bạo động trong nước. Đến khi họ đạt được mục đích rồi thì bắt đầu trở mặt với các cam kết, quay lại đàn áp, bắt bớ, bỏ tù người ta, cho dù việc đấu tranh của người ta không vi phạm hiến pháp và pháp luật. Vậy thì ai mới thực sự không biết điều? Không riêng gì Hoa Kỳ mà EU, Canada cũng phàn nàn về điều này rồi mà! Còn việc dân chúng VN biểu lộ thái độ thân thiện với TT Bush khi ông ấy sang đây dịp APEC, đó xuất phát từ sự ngưỡng mộ của người dân chứ không cần sự đôn đốc của chính quyền. Tôi tin chắc cũng không ai ở VN ra đường biểu tình chống Bush đâu. Nhưng nếu như chính quyền VN cho phép biểu tình, chắc chắn sẽ có rất nhiều biểu tình chống đối mấy lãnh đạo VN đấy. Qua những sự kiện gần đây, khi TT Bush bày tỏ những quan tâm cụ thể đến nhân quyền và tự do cho VN, rồi mời ông Hải tham gia hội luận, tôi tin chắc nếu ông ấy có dịp quay lại VN sẽ có thêm thật nhiều người vui vẻ ra đón ông Bush đấy. Còn dịp CT Triết sang thăm Mỹ sắp tới, tôi nghĩ chắc Hoa Kỳ không cần lùa các trẻ em đường phố vào trại tập trung để đón ông ấy đâu. Họ chắc cũng không ! đề biển cấm người ngoại quốc đến các khu vực của các tổ chức hay cá nhân vốn không theo đường lối chính quyền đâu. Họ tự do mà! Trung Văn, Nam ĐịnhNói thật, đọc tin này tôi thấy không hào hứng gì lắm. Tôi nghĩ cũng chính vì thái độ dễ dãi của chính quyền Bush mới dẫn đến những hành động bắt bớ bỏ tù người dân VN trong thời gian gần đây. Chính quyền VN (chứ không phải người dân VN) hưởng biết bao nhiêu lợi ích từ những dễ dãi vừa qua của Nhà trắng. Bây giờ Nhà trắng phản ứng như thế này theo tôi là rất chậm và còn yếu. Những người trong nước như chúng tôi, khi biểu lộ những bất đồng với chính quyền thì đồng nghĩa với việc chấp nhận bị chính quyền địa phương sách nhiễu, đe dọa. Như ông Hải đấy, công việc làm ăn và mọi sinh hoạt đều bị ảnh hưởng. Còn các người khác như LS Nhân, LS Đài, v.v. thì bị bắt rồi bỏ tù. Tôi cũng như nhiều người trong nước khác mong rằng Ho! a Kỳ tiếp tục tạo nhiều sức ép hơn nữa với chính quyền VN, vì sự can thiệp của công đồng quốc tế là rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Nguyễn Kim Luyên, BelgiumXin thưa cùng ông Thanh (San Diego) rằng trong các xứ dân chủ đa nguyên, tôn trọng con người, làm gì có những người đối kháng ôn hòa như Ô Đỗ Nam Hải hay những chiến sĩ dân chủ ở VN . Ở các xứ dân chủ, đối kháng, hay suy nghĩ khác nhà cầm quyền, đâu có bị xếp ra ngoài vòng pháp luật như VN mình dưới sự lãnh đạo của “đội tiên phong của giai cấp công nhân” đâu ông. Ở các nưới đó, những người không đồng ý với chính quyền có chỗ đứng đàng hoàng trong các chính đảng đối lập, họ được bảo vệ bởi luật pháp, nếu được bầu vào quốc hội, họ còn được quyền bất khả xâm phạm nữa. Sống ở Hoa Kỳ mà ông không biết điều đó sao? Nguyễn Đan, San Jose, USASuốt ngày cứ lắng nghe những câu nói ru ngủ "dân chủ nhân quyền" lập đi lập lại cả triệu lần như con vẹt nhưng đã quên đi hàng triệu đồng bào mình hy sinh pan uổng bởi bàn tay độc ác của Mỹ. Hơn 3 triệu đồng bào ta đã hy sinh oan uổng cũng vì ý tưởng ngược ngạo cuồng tín này, còn nhớ chăng hỡi bà con Việt Nam??? Trước khi nghe và tin theo những lời láo lếu “dân chủ, nhân quyền” của Mỹ thì hãy nhớ lại những việc mà họ đã làm từ mấy mươi năm qua từ sau thế chiến thứ Hai. "Những tấm ảnh có giá trị hơn ngàn lời nói" về các lính Mỹ tra tấn nhục mạ các nghi phạm Hồi giáo trong mấy năm vừa qua tôi chắc chắn mọi người Việt chúng ta cũng như mọi chủng tộc khác trên thế giới nói chung đều nhìn thấy cả. Đó là tác phẫm dân chủ nhân quyền kiểu Mỹ đ! y: “Theo ta thì sống nghịch ta thì chết.” Những người Việt đấu tranh chống cộng cực đoan phản quốc hại giống nòi từ trước đến giờ do đâu mà có, ai bảo trợ họ dạy họ chống cộng đến mất cả tình quê hương tình dân tộc như vậy khỏi nói các bạn cũng hiểu, đó cũng là tác phẩm của Mỹ bày vẽ ra mà. Tôi nhớ không lầm trước đó cũng chính Mỹ đã tìm đủ mọi cách ủng hộ đưa kẻ hủy diệt nhân loại khát máu Pol Pot lên để chiếm được chiếc ghế trong Liên Hợp Quốc, đó là sau khi Pol Pot đã diệt chủng giết hơn một triệu dân Cam Bô Chia của mình. Trong Liên Hợp Quốc Pol Pot tuyên bố hắn theo chủ nghĩa dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản và hắn khẳng định Việt Nam là kẻ thù số một của hắn đấy. Nhân quyền dân chủ của ai và cho ai vậy các bạn c! ó biết chăng? Công lýViệt Nam thanh bình thứ 35 thế giới. GPI được tính dựa trên 24 yếu tố gồm mức độ bạo lực, tội phạm có tổ chức, chi phí quân sự, tôn trọng nhân quyền, quan hệ với lân bang. Trong khi Mỹ đứng thứ 96, chỉ hơn Iran một bậc (97). Các vị chống đối có muốn nói gì về con số đó không? Nguyễn Trang, Hà NộiChẳng người dân Việt Nam nào biết được ông Hải là ông nào vì ông ta đâu có thật.chỉ có một sự thật là có một thế lực đang cố tình chống phá Việt Nam. Chúng tôi là người Việt Nam chúng tôi yêu đát nước mình.làm gì có đất nước nào không có sự bất công, Việt Nam chúng tôi cũng không ngoại lệ nhưng không đến mức quốc tế phải lên tiếng.nhất là Mỹ, một đất nước đã từng xâm chiếm Việt Nam, và có những chính sách cấm vận trong nhiều năm.chúng tôi cảm thấy hạnh phúc khi được sống trong một xã hội ổn định như Việt Nam hiện nay. Thu NMỹ lại thể hiện sự can thiệp vào nội bộ nước khác! Đây gọi là hành động "giật giây", "kích động"... Nếu đúng chính quyền đã phá sóng điện thoại của ông Hải thì... xoàng quá! VHDTừ lúc internet được thông dụng và có các diễn đàn khác nhau, người ta thường nhận có nhiều trường hợp bully xảy ra . Qua hai bài viết của Minh Khố Chuối và Thanh ở SD cũng không ngoại lệ. Thậm chí công an mạng VN cũng lợi dụng những kẻ bully (của công an mạng) để làm rối loạn các diễn đàn người Việt trên thế giới. Tôi phải vỗ tai hoan nghênh ban biên tập BBC đã tích cực góp phần xóa bõ những chiêu bài của các "internet bully" từ trong cũng như ngoài nước . Về việc nhân quyền cho VN thì chúng ta sẽ chờ xem nhà nước VN sẽ bị ai tát tai thêm nữa, có thể là sự recall viên trợ nhân đạo của Bill Gate, hoặc sự treo cẳng của 1 tỷ USD đầu tư vào VN từ công ty Intel chăng ? Trần Thái Bình, HCMCó thể tôi còn trẻ nên kiến thức có hạn, nhưng đôi lúc tôi cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã vì là người VN sống trong chế độ đương thời. Lý do rất đơn giản, tôi hoàn toàn hèn nhát và im lặng mặc dù thấy rõ chế độ độc đảng sinh ra những kẻ cơ hội được hưởng đặc quyền và đặc lợi về mọi mặt. Do đó, tôi rất kính phục những nhân sĩ trí thức đang can đảm tranh đấu nói lên sự thật, nỗi bất bình khi thấy bất công trong xã hội do kém dân chủ. Chính vì vậy, sự kiện TT Bush mời các nhân vật bất đồng chính kiến này là hợp lý, khi ông ta luôn hô hào tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền và tự do cho thế giới. Riêng về phần tôi, có nhiều ý kiến thiển cận cho rằng VN bây giờ rất ổn định và phát triển bởi do "kém" dân chủ và nhờ độc đảng kiểm soát toàn diện, thật sự sự ổn định là tự nhiên bởi vì bản chất dân tộc chúng ta không có sự thù hằn mâu thuẫn trong đời sống, đơn cử chẳng có người Nam Trung Bắc, Hoa kiều hoặc tôn giáo có ý đồ giết hại lẫn nha, nhưng nếu chế độ độc tài độc đảng hạn chế dân chủ để thiểu số hưởng những quyền lợi bất chánh không qua bầu cử sàng lọc thì hậu quả mất ổn định và bạo lực sẽ là điều khó tránh khỏi trong tương lai. Linh, MoscowTôi xin đồng ý với ông Thanh, San Diego! Quả thật số người biết Đỗ Nam Hải không thể nhiều được. Thế hệ trẻ VN khi thi hoa hậu trả lời Lương Văn Can là ngôi sao điện ảnh Hồng Công, Lê Lai là anh Lê Lợi. Trong cuộc thi “Rung chuông vàng” tất cả sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội không biết Qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn viết tắt bằng tiếng Anh như thế nào (PNTR). Chỉ có cuộc đời và sự nghiệp của một người duy nhất được toàn dân thuộc làu làu mặc dù không ai biết đúng sai ra sao-đó là cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây thực sự là thành quả “đáng khâm phục” của ĐCS VN trong lãnh vực giáo dục. Nhờ vậy đất nước ta “mới được” như ngày hôm nay,”giầu đẹp hơn mười ngày xưa”. Với tốc độ này sau 50 năm nữa ta sẽ đuổi kịp Thái Lan, 200 năm nữa bằng Singapore. Do vậy ĐCS có “cái lý” của họ khi cho rằng không ai có thể giỏi bằng đảng, bằng Bác để trị nước. Nhất là những ông dân chân đất mắt toét, học hành nhì nhằng thì biết gì. Xây dựng đất nước chỉ có một con đường duy nhất, con đường của đảng mà Bác đã chọn, con đường khác không thể chấp nhận. Việc phá sóng điện thoại, hay lập tường lửa internet chỉ là vài biện pháp “ôn hòa” ngăn chặn tư tưởng “ngoài luồng”. Vả lại an ninh VN phá sóng di động VN là một việc hoàn toàn nội bộ của VN chứ có phá sóng của Mỹ đâu mà ảnh hưởng đến bang giao quốc tế. Ông Hải nếu cảm thấy bị vi phạm quyền công dân chính đáng của mình thì cứ thưa kiện, đảm bảo việc của ông sau 50 năm nữa sẽ được giải quyết ổn thỏa. Khi đó nước ta bằng Thái Lan rồi, là thời điểm thích hợp để nhân dân ta hưởng quyền tự do dân chủ theo kiểu phương Tây. Kim, Việt NamGửi Josie Nguyễn Vancover, ý kiến như vậy là không sòng phẳng rồi. Mình chỉ lo nói về việc chính quyền cộng sản phá sóng điện thoại là thế này thế nọ, khen chính quyền Mỹ là minh bạch công khai. Xin thưa, việc ông Bush để cho cấp dưới của minh nghe lén điện thoại của người dân thì chắc là minh bạch phải không, không thấy bình luận??? Tôi nghĩ thông tin của Josie Nguyễn về vụ đó chắc không bị ngăn chặn. Vậy thì cho chút bình luận về dân chủ đối với việc làm đó xem, để những người trong nước biết thêm về dân chủ với. Lý Đại Hoàng, Sài GònTôi rất vui mừng khi biết được tin này, nó sẽ cổ vũ tinh thần tranh đấu dân chủ, nhân quyền bất bạo động cho toàn thể những người Việt Nam yêu chuộng tự do, dân chủ, nhân quyền. Việc làm này cùng với sự tẩy chay của nhóm nghị sĩ phái tả John Kerry...đang cô lập những kẻ độc tài , những kẻ luôn luôn rao rảng vì Dân, vì nước nhưng thực chất là vì những tên tham nhũng, hủ bại. Chúng chỉ hành động cho một tổ chức mafia đỏ mà thôi. Tôi đề nghị chính phủ Mỹ cấm những kẻ, đã ký lệnh bắt giam những người đòi hỏi nhân quyền chính đáng, đến nước Mỹ, cấm tất cả con em của chúng đến Mỹ du học, cấm chuyển tiền, gửi tiền...đây là việc làm thiết thực nhất nếu chính phủ Mỹ muốn giúp đỡ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Sơn, HCMViệc nguyên thủ một quốc gia trao đổi một vấn đề chính trị của một quốc gia khác mà không thèm thông qua chính phủ quốc gia đó chỉ thông qua một cá nhân, theo tôi nghĩ đó là một vấn đề hết sức thiếu tôn trọng chủ quyền quốc gia khác. Tại sao anh lại không thông qua chính phủ mà lại làm việc đó với một cá nhân? Chính phủ VN có quyền nghi ngờ và có quyền phá bỏ cuộc hội kiến này, giờ tôi đặt lại câu hỏi :Nếu tổng thống Iran hay Bắc Hàn muốn điện đàm với 1 công dân USA đang sống ở USA về vấn đề chính trị, nhân quyền của USA thì chính quyền Bush sẽ làm gì ? Đặng Dũng, HCMTT Hoa Kỳ thật không biết điều. Khi ông qua Việt Nam dự APEC ai đã đón mừng ông trịnh trọng. Ông có thấy ông thật hạnh phúc không khi trên xứ sở này cùng với chính quyền hiện nay ai cũng yêu quý, chào đón ông. Không hề có một cuộc biểu tình chống đối nào, không hề có trên phương tiện thông tin đại chúng nào phản đối Hoa Kỳ và sự có mặt của ông trong khi đầy rẫy những cuộc biểu tính đốt hình nộm ôngtrên thê giới nơi ông có mặt hoặc ngay chính tại nước Mỹ. Ông có làm được như vậy không khi lãnh đạo Việt Nam sang Hoa Kỳ? Thiết nghĩ Hoa Kỳ nên sang Việt Nam học về dân chủ. Minh Phan, Melbourne, ÚcViệc một số người Mỹ gốc Việt vô Nhà Trắng gặp TT Mỹ thì tôi có thể hiểu được. Nhưng việc TT Mỹ muốn nghe chuyện qua điện thoại thì thiệt là xạo. Quả thực nếu TT Mỹ muốn nói chuyện với ai qua điện thoại thì chắc chắn sẽ mời người đó vô Tổng lãnh sự dùng đường dây riêng. Nói chuyện qua đường dây thường nhỡ bị ..... FBI nghe lén thì sao? Tôi tin chắc TT Bush sẽ không đả động đến "nhân quyền" một cách công khai với Chủ tịch Triết trong chuyến đi sắp tới. Thái độ "do as I say, not as I do" chỉ áp dụng trong phòng họp chứ không công khai được. Về phía VN, cũng sẽ không chỉ trích Mỹ về nhân quyền (e.g. Iraq, Guantanamo Bay như International Amnesty ghi nhận) làm gì. Chủ tịch Triết trong những năm kháng chiến đã hiểu rõ lý lẽ kiểu Mỹ rồi. Hy vọng 2 bên sẽ đàm trong tinh thần xây dựng để giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam, cái này gọi là vấn đề "nhân quyền" hay "nhân đạo" cũng được. Việc "ủng hộ các nhà dân chủ" thì tôi thấy giống human wrongs chứ chẳng phải là human rights. Họ bị bắt vì phạm tội chống chế độ chứ đâu vì .... tự do ngôn luận. Giống như một người buôn ma tuý bị bắt thì kêu "công an vi phạm quyền tự do đi lại của tôi"! "Cộng đồng" biểu tình chống "Cộng sản" ư, cho dù họ có huy động đến vài triệu người như biểu tình chống chiến tranh Iraq thì cũng vậy mà thôi. Tango Nguyễn, San JoseCách đây hơn năm năm, tôi rất tò mò và thán phục về sự thay đổi của Việt Nam, qua báo chí internet tai quốc nội, qua những ca sĩ trong nước và qua đài VTV4 nhất là những phim miền Bắc về đấu tố tham nhủng, về những cuộc tình lãng mạn, rất hiếm thấy trong xã hội CS, không thấy CS nhắc nhở gì về quá khứ chống Mỹ Ngụy. Nhưng từ từ thì Đảng CS bắt đầu lộ diện, hiện nguyên hinh là những kẻ hâm nóng chia rẽ qua các phim miền Nam, các đoạn cải lương mà chủ yếu là đề cao anh hùng giải phóng và mạt sát lính VNCH. Những chương trình nhac "đỏ" rất lố bịch khi mà tay bắt mặt mừng với Mỹ, trải thảm đỏ để đón Clinton, rồi Bush, hàng trăm ngàn cựu chiến binh VNCH và gia đình trở về như những khúc ruột ngàn dặm về nối quê hương , ho chắc phải nhăn mặt, ngượng thầm khi nghe những ca khúc chiến đấu thắng Mỹ Ngụy vang vang trong nước. Tôi cứ thầm nghĩ CS như có hai tay,một tay mơn trớn móc tiền, còn tay kia mang dao sắt để đâm. Ba mươi hai năm sao CS vẫn còn vang vang niềm hận thù trong khi mình là kẻ chiến thắng, những người lính VNCH bị tù đày thân tàn ma dại, họ có nuôi hận thù thì cũng dể tha thứ và dễ hiểu. Chứ cái tôi không hiểu là CS tay thì móc túi Việt Kiều, miệng buổi sáng thì chửi bới Việt Kiều , còn buổi chiều thì âu âu yếm yếm. Tại chúng ta không có chính trị gia lỗi lạc, mà chỉ có kẻ cai trị ăn trên ngồi trước từ trong nước ra hải ngoại. Chứ hải ngoại đồng lòng không gửi tiền về, hay tẩy chay du lịch VN chỉ trong một năm thôi thì tiếng nói của hải ngoại chắc sẽ nặng ký với chính quyền CS, tôi nghĩ còn nặng hơn cả ông Bush tụ họp mấy anh đấu tranh nhân quyền nữa đó. Thanh, San DiegoGởi ông Minh Khố Chuối Chicago, Cũng ở xứ Mỹ có tiếng là văn minh như ông, tôi đề nghị ông không nên dùng các từ có tính chất chụp mũ (công an mạng) hay mạ lỵ (ngu dân, cóc nằm đáy giếng,...) với các độc giả khác. Phải biết tôn trọng các ý kiến trái với ý kiến của mình ông Minh ạ! Ý kiến của ông chính là sự phản bác lại những nỗ lực mà anh Nam Hải cùng với nhiều nhân vật đối kháng khác đang thực hiện ở Việt Nam. Anh đang "đâm sau lưng" anh Đỗ Nam Hải đó! Nhiều ý kiến trước đây của ông củng theo chiều hướng này. Thử hỏi, ai là công an mạng đây? Chuyện ông kể về các chuyến đi từ Nam ra Bắc vài lần bằng tàu hỏa, chứng tỏ rằng, ở Việt Nam hiện nay người dân đã dễ dàng bày tỏ chính kiến hơn những năm trước đây. Những thay đổi tích cực này đang diễn ra trong hoà bình, ổn định. Mâu thuẩn giữa người dân và chính quyền thì ở quốc gia nào cũng có, nó phần nào thể hiện tính dân chủ và tự do. Tuy nhiên, việc chính quyền Việt Nam có mạnh tay với nhiều nhà bất đồng chính kiến (và bất bạo động) cần được phê phán. Về chuyện ông Bush muốn điện đàm riêng với anh Đỗ Nam Hải. Để khách quan, ta thử xem một ví dụ tương tự : TT của Mỹ muốn trao đổi ý kiến với một nhà đối kháng ở Malaysia mà không qua chính phủ Malaysia chẳng hạn. Chắc rằng ai cũng nghi ngờ thiện chí của TT Mỹ và việc cản trở cuộc trao đổi ý kiến của chính phủ Malaysia là chuyện đương nhiên. Tôn Kính PhátTôi chưa bao giờ dám dùng lời lẽ mạnh bạo như ông Minh Khố Chuối dành cho Hương, tpHCM, và cũng chưa bao giờ ý kiến của tôi được xuất hiện trên diễn đàn BBC dù là lễ độ và không lập lại ý người khác. Tôi thì cám ơn ông Hương, tpHCM đã xác nhận với chúng ta "Chắc chắn chưa tới 0.1% dân"(khoảng 100,000 người)ở VN biết về những người đấu tranh cho nhân quyền, điều này cũng chứng tỏ là CS rất bưng bít thông tin. Ông Hương còn cho biết lý lịch từng là lính VNCH, và phản ánh sự tức giận Mỹ đã "nhắm đánh CS không được" cho nên những người lính như ông ấy phải "ở lại chịu trận". Thế thì không nên nặng lời với những đồng đội, đồng bào mình khi họ không có điều kiện tiếp cận đầy đủ thông tin. Mai, FloridaTôi thật thú vị khi biết ông Đỗ Nam Hải đã nhận được thêm thế đứng chính trị khi được TT HK trực tiếp mời hội luận! Chuyện cá nhân ông không quan trọng, nhưng khối 8406, qua cuộc mời nầy, đã được chính giới HK theo dõi. Đây là một bước tiến vững mạnh của phong trào tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền trong nước. Điều khác, là chính TT Bush cũng biết được chuyện can thiệp trắng trợn vào quyền tự do của công dân VN khi CSVN phá sóng để vô hiệu hóa cuộc hội luận nầy. Tóm lại đây là những dữ kiện nói lên được tầm quan trọng của cao trào dân chủ trong nước. Quang Lâm, LondonViệc bắt bớ và bỏ tù mấy vị này theo tôi thật sự là không cần thiết. Quản thúc tại nhà là được rồi, tôi không thấy vì lẽ gì mà phải bỏ tù cả. Việc bỏ tù thật là lợi bất cập hại. Lại gây tiếng vang cho mấy vị đấy! Thực sự, các bài viết trên Internet của các vị trên, bài viết chất lượng thì chả thấy đâu, viết chửi bậy lung tung thì lại bảo là kêu gọi dân chủ. Đúng là bó tay. Nếu các bài viết của các vị thật sự hay và lay động được số đông, thì nó sẽ tự khắc được truyền bá rộng rãi. Có ngăn chặn cũng chả được. Minh Khố Chuối, ChicagoÔng Hương tpHCM mến! Tôi thành thật chia buồn với ông rằng đã hơn "30" năm ông "sống trong hai chế độ" nhưng chỉ có "đàn áp và bắt bớ". Ông hãy xem lại bản thân đi chứ làm người an phận thủ thường khổ lắm. Qua những lời "võ mồm" của ông tôi hiểu được ông một là công an mạng CSVN hay hai là ông bị ngu dân quá độ. Tôi đã có về VN và được dịp đi từ Nam ra Bắc vài lần bằng tàu hỏa. Và vì vậy tôi có dịp trò chuyện với các tầng lớp sinh viên thanh niên VN cùng với các cán bộ làm việc trên tàu. Qua những cuộc nói chuyện cởi mở với họ ai ai chũng chán ngáy cái chế độ đảng cử dân bầu và chuyên khủng bố nhân dân bằng cách "đàn áp và bắt bớ" của CSVN ngày nay. Rất nhiều người trong số đó biết anh Nam Hải cùng với nhiều nhân vật đối kháng khác. Ai nói thanh niên VN không quan tâm đến chính trị là sai. Họ rất quan tâm nhưng vì chỉ có "múa võ mồm" cũng đủ mang họa vào thân và gia đình họ. Họ khao khát tự do và thèm muốn làm cái gì đó để được cái họ không có mà rất nhiều người dân tầm thường khác trên thế giới có. Không biết ông sống ở đâu ở VN mà ông không biết chi hết. Ông bà VN có dạy, "biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe", chứ ông đừng có "múa võ mồm" kiểu đấu tố như thế. Không khéo người đọc bài ông viết lại xem ông là cóc nằm đáy giếng xem trời bằng vung là khổ lắm đấy. Josie Nguyễn, VancouverTôi nghĩ không có gì phải nói thêm về hành vi mà người ta có thể tiên liệu được của ĐCSVN về việc phá sóng điện thoại và những việc tiểu xảo để tự mình phơi trần trước thế giới về mức độ thiếu văn minh dân chủ của mình. Đối chiếu việc làm theo lối xã hội đen của ĐCSVN với hành động minh bạch công khai của phía Hoa Kỳ thì công luận thế giới có thể đánh giá một cách khách quan quá dễ dàng trình độ văn minh chính trị giữa chế độ tự do và chế độ CS là như thế nào. Hoa Chau, Sài GònĐây là một tin vui cho phong trào dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Cho dù chính quyền cộng sản Hà Nội có cố gắng bưng bít thông tin thế nào đi nữa thì cũng không thể lừa gạt được dư luận thế giới! Mong rằng Mỹ và các quốc gia Châu Âu dân chủ tiến bộ có biện pháp mạnh hơn đối với chính quyền cộng sản Hà Nội trước những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng! Hùng, Hà Nội, VNViệc Hội Đồng an ninh quốc gia của một siêu cường gửi thư đến một người dân sống ở một quốc gia thuộc hàng nghèo nhất thế giới, và bày tỏ sự quan tâm đến tình trạng nhân quyền của quốc gia đó, thực sự là một hiện tượng đặc biệt. Có mấy điểm cần bàn qua hiện tượng đặc biệt này: - Qua nội dung bức thư, cho thấy chính quyền ông Bush không thể hiện sự tin tưởng vào việc đảm bảo nhân quyền của chính quyền VN hiện nay. Và chính quyền ông ấy cũng đã bày tỏ sự ủng hộ chính thức phong trào đấu tranh đòi quyền nhân quyền của những người dân ấy. "Khi các bạn đứng lên tranh đấu cho tự do, chúng tôi sẽ đứng chung cùng các bạn". Dẫu chỉ là lời nói, nhưng sức mạnh từ lời nói của vị nắm quyền cao nhất của một siêu cường chắc chắn có sức động viên rất lớn đến những người đang ngày đêm chịu đựng mọi hình thức đàn áp của chính quyền. - Việc Nhà Trắng gửi thư đến một người dân đã bị chính quyền nước đó liệt vào dạng "đặc biệt lưu tâm" như ông Hải, trước khi dự kiến tiếp người đứng đầu nhà nước là ông Triết, quả thật là một hành động gây nhiều khó chịu cho chính quyền VN. Đó là lời phủ nhận chính thức của Nhà Trắng đối với mọi cáo trạng mà chính quyền VN từng áp đặt lên những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, không riêng gì ông Hải. Hoá ra những việc đàn áp, bắt bớ, bịt miệng người dân trong nước đều đã được chính quyền các nước lưu tâm, theo dõi và đánh giá. - Việc đề cập đến khối 8406 và Liên Minh dân chủ nhân quyền trong bức thư từ Nhà Trắng cho thấy chính quyền Bush đã nắm rõ những hoạt động tranh đấu của những nhà hoạt động dân chủ quốc nội, dẫu rằng phong trào còn rất non trẻ. Với một hệ thống những cố vấn chính trị dày dạn kinh nghiệm, chắc chắn chính quyền TT Bush không thể gửi lầm người rồi. Điều này cho thấy đường lối đối ngoại đối với VN của chính quyền Hoa Kỳ hiện nay không chỉ đơn thuần là thúc đẩy tự do thương mại. Qua một sự kiện nêu trên, trong chuỗi những sự kiện liên quan đến tình trạng nhân quyền VN gần đây, chúng ta mong rằng sắp tới, chính quyền VN sẽ có những cải thiện về mặt dân chủ-nhân quyền theo chiều hướng tiến bộ hơn. Suy cho cùng, những đòi hỏi của người dân VN về dân quyền đâu có gì là không hợp lý! Vậy tại sao chính quyền không lắng nghe và tin tưởng người dân, như trong bức thư có viết ,“những người lãnh đạo các chính phủ quen thói kiểm soát cần hiểu là để phục vụ nhân dân, họ phải học cách tín nhiệm người dân." Hương, tpHCMNói thật với mấy ông, tôi đã sống qua 2 chế độ, tóc đã bạc muối tiêu, nhưng tôi không hiểu được những gì mà mấy ông đang làm đó. Ông Đỗ Nam Hải là ông nào làm gì? Tui đố mấy ông hỏi dân VN có ai biết mấy người này không? Chắc chắn chưa tới 0.1% dân số đâu. Nếu mấy ông này giỏi sao không làm như CS đã làm đó. Hay mấy ông chỉ là người múa võ mồm thôi!!??? Nói thật nha, tui đã già rồi đã sống 2 chế độ rồi chế độ nào cũng có cái xấu cái tốt nhưng chế độ VNCH mà mấy ông đang gọi là dân chủ đó chỉ là mớ bắt bớ và đàn áp thôi. Tôi cũng xin lỗi ông Bush là gì mà lại nói chuyện về VN, hơn 30 năm trước tôi đã bị mấy ông lừa vẽ một cảnh thật đẹp rồi mấy ông nhắm đánh CS không được mấy ông chạy mất xác, còn lính tụi tui ở lại chịu trận cho mấy ông. Thôi nói thật mấy ông như Đỗ Nam Hải, luật sư N.T.C Nhân gì đó lo học hành làm ăn đi, khi nào dân chúng biết quí vị là trời giáng thế thì mới làm được còn giờ quí vị chỉ là con tốt mà làm được gì? Ai nghe?
Chỗ ở mới của Đoan Trang, một nhà báo và blogger có khả năng viết khỏe, viết sâu sắc, bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh, tự dưng đùng một cái trở thành đề tài bàn tán trên mạng.
'Chỗ ở sang trọng và tự do học thuật'
Từ sau Villa Aurora nhìn xuống triền đồi, qua khỏi đó là trời xanh biển xanh gần như cùng màu Dường như có hai lý do cho sự xôn xao này. Một là vì nơi ở của cô trên vùng Pacific Palisades ở miền Nam California quá khang trang. Vùng Palisades là một khu sang của Los Angeles, nơi nhiều tài tử Hollywood sinh sống, như Nicole Kidman, vợ chồng Ben Affleck/Jennifer Garner, vợ chồng Tom Hanks/Rita Wilson. Hai vợ chồng Arnold Schwarzenegger và Maria Shriver cũng có thời ở đây. 'Sang trọng' Villa Aurora, chỗ ở của Đoan Trang là một tòa nhà to như lâu đài, nằm trên triền đồi sát biển nhìn ra Thái Bình Dương. Tầng trên cùng của tòa nhà nằm trên đỉnh đồi, cửa vào phía trên đấy. Phòng khách rộng mênh mông, khắp nơi kê tủ sách. Có cây piano, từ bên Đức mang qua, làm từ thời mà các phím trắng còn làm bằng ngà voi thật. Đông Đức từng in tem có chân dung Lion Feuchtwanger Phía sau vườn, nhìn xuống chân đồi là cây xanh bao bọc những biệt thự làng giếng, rồi xa hơn nữa là biển Nam Cali, mỗi buổi chiều mặt trời lặn đẹp không thể tưởng. Người Việt Nam mình vốn nghèo, sống khổ quen rồi, tự nhiên thấy một người mới hôm trước vật chất còn chật vật bỗng hôm sau sống trong một ngôi biệt thự như vậy -- dù chỉ là khách mời dài hạn, cũng đủ làm người ta bàn tán. Và bên trong những lời bàn tán ấy tất nhiên là có sự dèm pha. Rằng đấu tranh để được hưởng. Rằng ham tiền đô la. Những lời quen thuộc. Nhưng một lý do khác khiến nhiều người tò mò, là làm sao Đoan Trang lại đến đó. Cô đến đây trong một chương trình “fellowship” - một dạng nghiên cứu - của quỹ học bổng Villa Aurora, liên kết với đại học University of Southern California (USC). Những lời đàm tiếu cũng dựa vào đấy để gọi đây là “tiền đế quốc” hay một thứ âm mưu đen tối của bàn tay lông lá nào đấy. Đoan Trang và học bổng Feuchtwanger Nhưng sự thật thì những chương trình fellowship này là một hoạt động rất phổ thông và gần như đặc trưng của nền văn hóa phương Tây. Người phương Tây hiểu rằng một nhà trí thức cần có thời gian, không gian, và sự giao lưu với những trí thức khác để có sáng kiến và nguồn cảm hứng cho công việc của mình. Do đó, những người trí thức, khi qua đời, thường để lại tài sản và kêu gọi bằng hữu đóng góp vào một quỹ để hỗ trợ cho những fellowship như này. Villa Aurora là một trường hợp tiêu biểu. Tòa nhà này trước đây là của văn sĩ Lion Feuchtwanger, một nhà văn thiên tả người Đức đạo Do Thái nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20. Ông chống Đức Quốc Xã từ khi đảng này chưa lên nắm quyền. Biệt thự Villa Aurora, nơi Đoan Trang đang sống, là nơi ở cũ của nhà văn Fechtwanger Khi Hitler lên nắm quyền, sách của ông bị liệt kê vào số sách phải đốt khắp nước. Bị Đức bắt giam ở Pháp, ông trốn khỏi châu Âu, đến Mỹ năm 1941, và sống tại đây cho tới khi qua đời năm 1958. Tuy nhiên, ông là người thiên tả, hay nói thẳng ra là thân cộng. Năm 1937 ông đi Liên Xô, ca ngợi đời sống ở Liên Xô dưới thời Stalin và tán đồng những phiên tòa do Stalin dàn dựng thanh trừng giới cách mạng Bolshevik lão thành. Năm 1953, chính quyền Cộng hòa Dân chủ Đức trao giải thường quốc gia hạng nhất cho ông. Sau này, Đông Đức còn in tem có hình chân dung ông. Lai lịch tòa nhà là như vậy, và trong số người sống tại đây, Đoan Trang được nhận học bổng mang chính tên nhà văn thân cộng này, Feuchtwanger Fellowship. Học bổng Feuchtwanger dành cho nhà văn và nhà báo viết về nhân quyền. Fellowship trong đời sống phương Tây Vậy fellowship là gì? Nói chung, là một sự tài trợ cho người có chuyên môn để làm nghiên cứu hay sáng tạo hay nói chung là để họ rảnh tay lo việc chuyên môn của họ. Có những chương trình fellowship ngắn hạn, dài hạn, và cách sinh hoạt khác nhau. Có những chương trình chú trọng sự yên tĩnh, và cũng có những chương trình chú trọng sinh hoạt dồn dập tập trung. Hoặc cả hai. Nhà văn Monique Trương, tác giả hai quyển tiểu thuyết The Book of Salt và Bitter in the Mouth, cũng đã từng nhận nhiều fellowship như vậy để cô có thể tĩnh tâm viết sách. Một trong những fellowship này đưa cô tới Bắc Âu. Năm 2012, Monique Trương là nhà văn đầu tiên được nhận fellowship tại Helsinki Collegium for Advanced Studies ở Phần Lan. Nhờ ba tháng đó, cô có thời gian nghiên cứu thêm cho cuốn tiểu thuyết thứ ba của cô, mặc dù cuốn sách có cốt truyện ở Hy Lạp, Mỹ và Nhật chứ không phải ở Phần Lan. Cô giải thích về lợi ích của chương trình fellowship: “Fellowship là món quà về thời gian, không gian, và cả tiền nữa, nhưng điều tôi thấy quý nhất là cơ hội được đi và khám phá môi trường mới.” “Khi tôi đến Helsinki vào đầu tháng tư, biển Baltic đang đóng băng,” cô hồi tưởng lại. “Tôi chưa bao giờ thấy biển bị đóng băng bao giờ. Tôi không giải thích được tại sao điều đó lại có ấn tượng mạnh như vậy với tôi, nhưng nó đã như vậy. Đầu óc tôi bỗng thoáng hẳn ra.” Phòng khách Villa Aurora có nhiều sách, tranh ảnh và cây đàn piano làm từ thời phím trắng còn làm bằng ngà voi thật Mang một người từ nơi họ quen thuộc, để trải nghiệm những điều họ chưa từng thấy, đó cũng là một lý do nhiều chương trình fellowship chú trọng tới việc tiếp người ngoại quốc thay vì người nội địa. Có những chương trình fellowship khác còn đi kèm lớp học. Chương trình World Fellowship tại đại học Yale chẳng hạn, tuyển người fellow đã có một phần sự nghiệp, đưa họ đến Yale và học các chương trình chính sách công toàn cầu trong 15 tuần, tương đương một học kỳ. Trong số những người từng là World Fellow tại Yale có những kẻ "phản động" như nhà báo Ma Jun của Trung Quốc, được tạp chí Time xem là 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới, qua những nghiên cứu chống ô nhiễm nước uống ở quốc gia này; hay nhà báo Aboubakr Jamaï người Morocco, một người chống đối mạnh mẽ nhà vua Mohammed VI, đồng minh của Mỹ, từng bị chính quyền Morocco xử phạt hàng triệu đô la đến nỗi bị phá sản. Tại sao một trường đại học ở Mỹ lại có thể dung túng và tài trợ cho một kẻ có thể xem là phá đám một đồng minh như vậy? Thực ra, câu hỏi này không xa gì câu hỏi, tại sao nước Mỹ lại có thể dung túng một nhà văn thân cộng và giao du mật thiết với Liên Xô như Lion Feuchtwanger ngay trong thời gian căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh? Cả hai đều có cùng câu trả lời, đó là sự tự do học thuật, tự do tư tưởng ở Mỹ, và môi trường học càng cao thì tự do học thuật, tự do tư tưởng càng được xem là quan trọng. Mời Đoan Trang đến sống và làm việc tùy ý chính là một cách thể hiện sự tự do học thuật, tự do tư tưởng của quỹ Villa Aurora cũng như của đại học USC. Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, cựu Tổng thư ký tòa soạn Báo Người Việt, California, Hoa Kỳ.
Người Việt sẽ nói với bạn rằng Vịnh Hạ Long là kỳ quan thứ tám trên thế giới. Thế nhưng vấn đề là có 50 nước khác nói họ cũng có kỳ quan thứ tám như thế. Câu hỏi là vẻ đẹp thiên tạo hay nhân tạo? Và tôi đã quyết định lên đường.
Hạ Long: "chuyến đi gian khổ"
Bác tài tên là Song như một tay đua Công thức Một đang thất nghiệp nhưng lại muốn gây ấn tượng để hy vọng có việc làm. Bác nói: “Không sao, tôi quen đường quá rồi vì tuần nào cũng đi Hạ Long hai lần, thậm chí nhiều hơn khi vào mùa đông khách”. Thế nhưng khi bác tài bắt đầu tăng tốc cho xe chạy song song với một xe tải để vượt và đằng trước không rõ có phương tiện nào đang lao tới hay không thì tôi cảm thấy kỹ năng lái của bác với tai nạn đường bộ dễ là người bạn đồng hành. Hướng dẫn viên du lịch của chúng tôi, tên là Nguyên, cũng chẳng hơn gì. Anh ngủ và ngáy rất to suốt chặng đường, trừ một đoạn dừng để đưa khách vào một cửa hàng bán đồ lưu niệm với giá có lẽ gấp đôi giá tại Hà Nội. Thế nhưng anh Nguyên này thỉnh thoảng thốt ra những câu không được nho nhã lắm như là “Bọn Hàn Quốc bần tiện lắm, không bao giờ cho tiền tip”. Và câu mà chính anh nói làm tôi nhớ là “Tôi không thích du khách. Nhưng chị em nước ngoài thì đẹp thật, và quí vị sẽ thấy khi đến Hạ Long”. Đến khoảng trưa thì chúng tôi dừng lại để ăn trưa tại một quán gần ga xe lửa. Một bữa trưa khó nuốt vì nấu quá lửa và các món thì nguội như khẩu phần cho các phạm nhân mới nhập trại giam Vịnh Guantanamo. Thế nhưng "quản giáo" Nguyên thì lại có cách biện luận của mình khi nói với tôi là nếu anh là người nước ngoài thì anh không thể cảm nhận được đồ ăn châu Á. Nói thật nhé! Tôi đã sống ở Á châu nhiều năm và ít nhất đã sống ở Việt Nam được 10 tháng nên tôi nghĩ là tôi biết. Thế là tôi nói thẳng toẹt với Nguyên là “Đây là bữa ăn tệ nhất trong thời gian tôi ở Việt Nam” và Nguyên chỉ "cười trừ" ……. Thế nhưng tôi và những người đi cùng biết là phàn nàn thì cũng chẳng thay đổi được gì. Thế rồi cuối cùng chúng tôi cũng đến được nơi các tàu bè đậu để ra vịnh. Lòng tôi nặng trĩu khi nhìn thấy hàng trăm tàu trông khá ọp ẹp bâu vào bến như một đàn ong để kiếm khách. Nguyên nói là “Khỏi lo, chúng ta sẽ rời bến trước vì mọi chuyện đã được sắp xếp hết rồi, nào đi thôi!” Giọng Nguyên buồn như đi đưa đám mặc dù anh có vẻ như biết rõ việc mình làm. Và một trong số chiếc tàu ọp ẹp hai tầng 45 chỗ ngồi chính là tàu của chúng tôi. Thế rồi tôi cảm thấy như nắp quan tài hé mở khi bắt đầu nhìn thấy khung cảnh Vịnh dần dần lộ ra sau một hồi ngồi trên tàu. Rồi cảnh quan bắt đầu hiện lên với hương vị của mặt trời và nước biển. Di sản Văn hóa Thế giới, vẻ đẹp của thiên nhiên, tuyệt thật! Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một người nước ngoài sống tại Hà Nội. Quí vị có ý kiến xin mời góp ý tại vietnamese@bbc.co.uk lam giang, Việt NamTôi là hướng dẫn viên và điều hành tour chuyên nghiêp. Tôi có hơn 15 năm gắn bó với các chuyến tour Hà Nội - Hạ Long. Có một điều chắc chắn là các vị Du khách này đã đi một tour hai ngày với giá bằng một bữa cơm ngon tại Hà Nội, khoảng 15-20 USD vốn chỉ dành cho sinh viên thích du ngoạn tìm hiểu mà không quan tâm đến ăn uống, nghỉ ngơi. Du khach ParisNăm 2003, trong chuyến du lịch mùa hè, tôi đi tour từ Việt Nam qua TQ, có ghé qua Hạ Long. Nói thật đối với tôi Hạ Long rất rất đẹp nhưng cách tổ chức phục vụ ở đây quá nghiệp dư và đó là lý do chính để nhiều du khách không bao giờ quay lại đây nữa. Tôi đến Quế Lâm ở TQ, có thể nói so với Hạ Long Quế Lâm chỉ đạt 8/10 nhưng cung cách tổ chức phục vụ của họ thì chu đáo gấp 10 lần chúng ta và thực tình khách quan mà nói tôi muốn tiêu tiền để trở lại Quế Lâm hơn Hạ Long nhiều! Rosa EarlVấn đề này theo tôi nghĩ cốt lõi của nó là ở cấp lãnh đạo. Nếu muốn có một nên du lịch tương đối ổn định thì cần phải thanh lọc một cách kỹ càng về nhân sự lẫn kế hoạch , ko nên tổ chức những tour du lịch rẻ tiền để rồi mang tiếng . Đối với những tài sản thiên nhiên của chúng ta mà chúng ta ko biết gìn giữ thì đừng nói tới chuyện yêu cầu du khách thực hiện. Vả lại người xưa có câu: "Có lỗi thì không có gì đáng xấu hổ nhưng có lỗi mà không biết sửa lỗi thì rất đáng hổ thẹn". Thêm vào đó đừng bao giờ có tư tưởng "Sĩ Diện Hão", Tự Ái Hão" . Vì nó rất bất lợi cho đất nước chúng ta trong buổi "Hội Nhập". Geminhni USAYou have my deep sympathy, Harry, for what you encountered in Ha Long Bay. But, you are not alone. I myself and (believe that) many other travellers also encountered the very same troubles as you did in the Northern Vietnam regions (Ha Noi, Hai Phong [the worst], Ha Long City, Etc.) Next time when you visit Vietnam again, do try to visit the Southern parts where you can find nice, friendly, and down-to-earth people who would treat you better and would give you a warm welcolme with genuine smiles. Người Sài GònChúng ta đừng lừa dối mình nữa bằng những từ hoa mỹ để biện minh cho những gì chưa tốt trong cung cách phục vụ để mời gọi khách du lịch đến với Việt Nam hãy làm tốt hơn Thailand, Singapore, Philipine . . . để thấy cung cách làm du lịch của mình còn mang rợ, đừng đổ lỗi cho khách du lịch chọn những tour rẻ tiền mà làm mất đi lòng tự trọng của chúng ta. Timothy, Hà NộiCái bác này! Bác chỉ toàn thấy những điểm tiêu cực. Sao không nhìn vào những điều đẹp đẽ Đảng đang xây dựng. Ờ mà có gì đẹp đâu mà nhìn nhỉ?!? Phố ĐêmVạn sự khởi đầu nan ,câu nói đó chắc ai cũng biết _ Từ một đất nước đóng bít cửa với thế giới bên ngoài , sống với những tháng ngày bao cấp, tiêu chuẩn ,công nghiệp lạc hậu ,giờ đây đã thay đổi hướng đi ,thay đổi cách sống hoàn toàn, bạn có nhận diện ra điều đó chăng? Vâng, nó đang thay đổi ,thay đổi từng ngày ,nó đang hội nhập ,hội nhập với thế giới của loài người văn minh ,đừng chê trách nó, hãy động viên, tương trợ người bạn mới quen, đất nước mới gia nhập WTO , tôi nghĩ những điều chê trách là những phê bình đáng học hỏi để ngành du lịch Việt Nam tiến nhanh hơn làm tốt hơn và khẳng định rằng khi tiềm năng kinh tế phát triển thì tất cả mọi sự cũng sẽ phát triển theo ,điều đó khẳng định sẽ đến .Hãy mừng cho Hạ Long Việt N! am trong thời kì đổi mới phát triển đã quảng Bá trước mặt thế giới bằng hiện thực. VIệt Nam đẹp hùng vĩ .......... Tran CuiBài viết xuyên tạc. BBC không nên đăng bài này. Bài viết dùng từ ngữ thô kệch. Có thể là do người dịch cố tình dịch bậy. Xứ nghèo dưới con mắt người có văn hóa, thì nó đẹp như ... kỳ quan thiên nhiên. Nguyen Toan SlovakiaVâng đúng là: dưới con mắt người có văn hóa thì những sứ ngèo đẹp như kì quan. Nhưng ở đó phải có những con người thật thà chất phác, chăm chỉ. Chứ còn ở đây lại toàn gặp người ranh mãnhlàm ăn chụp rật ăn noí tục tiũ thiếu văn hóa thì làm sao có thể là "kì quan" đựơc. Vâng đúng là cái gì cũng phải có sự bắt đầu, xong có những việc ko phải bắt đầu nữa. vị dụ : những nhân viên làm việc ở cửa khẩu Nội Bài họ đừng ăn nói thiếu chủ ngữ nữa ví dụ như "ở đâu về?" Mà sẽ là "anh hoặc chị ở đâu về?". Vì ngữ pháp tiếng Việt họ đã được học từ lớp 4 phổ thông rồi. Anh công An hoặc hải quan khi làm nhiệm vụ đừng đứng chân thẳng chân ngỉ nữa, mà hãy đứng thẳng cả hai chân và mặc quân phục đúng cỡ số của mình, chứ người thấp bé mà lại mặc quân phục quá to , lại đứng chân thẳng chân ngỉ nhìn thật buồn cười. Người Thái , Singapo, Nhật ...vv họ cũng bé xong họ mặc quân phục vừa vặn nhìn rất đẹp mà lại ngiêm trang . Tôi ngĩ những việc này ko phải bắt đầu nữa mà có thể sửa đổi trong một thời gian ngắn mà cũng ko tốn kémtiền bạc . Chỉ cần có thiện chí cho quê hương và có tinh thần cầu tiến. Rất mong BBC đăng bài của tôi. Hubert Pham FloridaTôi vừa mới đi Vinh Ha Long năm 2006,những gì du khách Úc viết lại là hòan tòan đúng với kinh nghiệm của tôi.Những ngừơi tổ chức bảo là sẽ được ngủ đêm ở một khách sạn 3 sao và đựơc một bữa ăn.Nhưng vừa xuống thuyền xong thì họ bảo là đêm nay chúng ta sẽ ngủ trên thuyền này.Có một nhóm du khách người châu Âu lớn tiếng phản đối đòi trở lên bờ,còn người Việt phần đông là Việt kiều và một cô có chồng Đài Loan thì thông cảm với lời năm nỉ của anh hướng dẫn nên thông cảm, xí xóa cho êm thấm. Một bữa ăn duy nhất được hứa la ở khách sạn 3 sao thi nuốt không vô phải xuất tiền túi mua thêm cho đủ no.Tôi ở khách sạn ở phố gì đó đã quên tên rồi,nhớ là có chữ Khánh, rất gần quán nước Thủy Tạ trên Hồ Gươm. Tôi ở 11 ngày. Khách sạn có nhận giặt quần áo,tôi trả tiền sòng phẳng và cho tiền típ kể cả các cô ở quày tiếp tân.Ngày tôi trả phòng check out,họ tính tiền 12 ngày, bảo là một ngày tiền phục vụ.Thôi đành trả cho họ để lấy lại passport chứ biết sao bây giờ. Một lần cho tỡn tới già.... Mai FloridaTại sao một số người lại sợ những sự thật như bài viết nhỉ? Thuốc đắng dã tật. Những phản diện nầy rất cần cho sự hội nhập với thế giới. Du lịch là nơi tiếp cận với nước ngoài và phô diễn cái hay cái đẹp của dân tộc. Tại sao khi có khách đến chơi nhà thì ta lo dọn dẹp, bày biện lịch sự đón tiếp(?) còn người nước ngoài đến tham quan đất nước lại bị tệ nạn như vậy? Tôi nghĩ quan niệm cha chung không ai khóc kiểu XHCN đã lưu cữu trong tiềm thức nên rất khó thay đổi trong ngày một ngày hai. Đây là loại du khách tìm thắng cảnh nên không nên chụp mũ kiểu bới lông tìm vết như chính trị. Tôi cám ơn những du khách chịu khó ký lại sự việc như thế nầy, nếu không làm vui lòng tự ái dân tộc cho ai đó thì chí ít cũng giúp được những người xa ! nhà nhận diện được phần nào mặt thật của xã hội VN hiện tại. Cám ơn du khách Australia. Nguyen Toan SlovakiaBài viết của tác giả rất trung thực. Trung thực đến mức làm cho tôi buồn và xấu hổ. Tòan là chuyện cọ thật , nhưng nếu bạn biết tiếng VN tốt hoặc là bạn là người Vn thì bạn sẽ hiểu và chứng kiến nhiều điều tồi tệ hơn nữa ở VN. Chi Nguyen TP HCMBạn tôi về cùng 1 phóng viên truyền hình của 1 đài TH ở đông Âu 4 ngày. Khi quay trở lại anh ta muốn mua 1 kg kẹo goi là quà VN. Cô bán kẹo nói với cô em gái bạn tôi đang sống ở VN là 20 ngìn đồng, người bán hàng cân kẹo và nhặt tất cả nhữngcái kẹo rơi vãi ở dưới đất và ở trong đống rác cho lên cân làm "ông Tây" nhà báo phài thốt lên : nó làm gì thế kia ???? Và trắng trợn hơn nữa là : người bán hàng phát hiện là mua kẹo cho "Tây" thì giá kẹo đã tăng lên thành 30 nghìn 1 kg . Bạn tôi vưà xấu hổ với khách Tây và tủi hổ cho quê hương mình nên đã kéo em gái và ông Tây nhà báo đi. Kết qua là tay nhà báo không mang được những món quà ngọt ngào từ VN về cho người thân. Bạn tôi còn phàn nàn là ở nhưỡng dảy phố bán hàng hoặc trong chợ người Vn họ nói và chửi tục không thể nào chịu được , tóm lại nọi tục đến vô văn hoá. Chuyện có thật 100%. Tôi là người VN 100% và phải nói thẳng là đây là 1 câu chuyện hoàn toàn trung thực. Các cty tổ chức tour đi Hạ Long thật ra chỉ thu tiền và bán lại cho các tổ chức cá nhân. Các tổ chức này làm ăn rất bôi bác và vô trách nhiệm, tôi đã từng đi 1 chuyến chung với toàn khách nước ngoài và tôi thật sự cảm thấy vô cùng xấu hổ, rất nhiều du khách đã đề nghị hủy chuyến để quay trở về Hà Nội. Họ không cần câu nệ lịch sự nữa mà nói thẳng là sẽ không bao giờ quay trở lại đây nữa. Một sự nhục nhã. Lily Nguyen SwedenKhông ngạc nhiên chút nào. Sự thật là vậy. VietfansipanNói rất hay, tuy nhiên chúng ta không nên vơ đũa cả nắm như vậy , thực chất du lịch nó có rất nhiều trạng thái và tính hai mặt . Chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là giá trị của thiên nhiên và cảnh quan nơi đến , ngoài ra còn kèm theo chất lượng dịch vụ , bạn không thể trả tiền cho chất lượng 1 sao mà lại đòi nhận dịch vụ 4,5 sao ...thật là hoang đường . Hiện nay trên thị trường du lịch tại VN vẫn còn tồn tại 1 loại hình dịch vụ chất lượng gọi nôm na là Tây Ba Lô với chi phí rất rẻ chỉ với 20usd là có thể đi du lịch Hạ Long 2 ngày 1 đêm trọn gói ăn nghỉ tàu xe , thì làm sao nhận được chất lượng dịch vụ tốt , tối thiểu là 70-80 usd/người cho chuyến đi 2 ngày 1 đêm trên nghỉ ngơi vịnh không kể một số cty còn lên tới 200usd - nếu chi phí! như vậy mà nhận chất lượng dịch vụ kém thì hãy kêu , còn những gì bạn viết ở trên thì đúng là loại hình Sinhcafe ở Việt Nam rồi. Đừng đòi hỏi gì hơn nữa khi bạn lấy số tiền đó chia cho 2 ngày ăn nghỉ cộng với giá cả leo thang hiện tại. Henry Nguyen Hà NộiTôi cũng là người Việt Nam và hơn thế nữa cũng làm trong ngành du lịch. Đọc xong bài viết của Harry thì tôi thấy anh viết đúng những gì anh trải qua. Dịch vụ du lịch rẻ tiền hay còn gọi là "tour tây balô" đúng là như vậy. Làm trong nghề du lịch tôi cũng chẳng hiểu làm sao họ có thể tổ chức được một tour đi Hạ Long mà giá chỉ có 14 USD một người. Với số tiền như vậy thì dịch vụ kém chất lượng cũng là điều dễ hiểu. Ha LongBài viết bôi bác quá đáng về hình ảnh du lịch tại Việt Nam. Là người đang sống trong nước tôi cũng có dịp đi nhiều tour du lịch và chất lượng có khác nhau. Nếu biết chọn đúng tour du lịch ở những nơi chất lượng bạn sẽ có 1 kỳ nghỉ tuyệt vời tại Hạ Long. Nó quả thật quá đẹp mà./. Ẩn DanhSao du khách bôi bác VN như vậy. Vơ đũa cả nắm là không đúng đâu. Khách hãy phản ảnh đúng người đúng việc, tôi tin chắc là cái anh Nguyên đó sẽ bị cho nghỉ việc thôi P NamTôi cũng đến Hạ long và không lạ lùng với những chuyện như du khách này kể. Có qúa nhiều điều tồi tệ hơn thế nhiều đang tồn tại một cách vô thức và rất chướng tai gai mắt ở đây. Nhưng cái lạ của tôi là không biết tại sao ngay cả những cơ quan tuyên truyền như VTV chẳng hạn lại cứ ra rã về cái đẹp, cái hay ở Hạ long, đề cập những lời nói tốt của du khách về Hạ long, trong khi những điều tồi tệ như thế lại ít dám nói, cứ mặc nhiên tồn tại dai dẳng. Thú thật cách xử sự của ông Nguyên - hướng dẫn viên trong bài phản ảnh của du khách này là hình ảnh phổ biến trong cách sống của người dân ngoài đó. Xấu hổ lắm. phải cải thiện thôi. Down Under, VietnamNgười Việt có câu 'ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên'. chuyện hai tay du lịch xứ kangaroo này không có gì đáng để đem lên BBC mà bàn luận cả. BBC đừng biến mình thành tờ báo lá cải rẻ tiền chuyên cung cấp đề tài để thiên hạ buôn dưa lê. Ở đâu trên thế gian này cũng có người tốt, kẻ xấu. Bản chất của tour guide rẻ tiền là thế, luôn luôn tìm cách đưa du khách vào những máy chém để kiếm tiến hoa hồng, vấn đề du khách có đủ trí khôn để tránh hay không mà thôi. Hoặc đi theo những tour đắt tiền chắc chắn sẽ không bao giờ phải gặp những phiền toái như thế này. Nói tóm lại, thiếu kinh nghiệm sống cộng một hầu bao eo hẹp làm sao có thể mơ một dịch vụ du lịch chất lượng?. Câu chuyện này rõ ràng được đưa lên với mục đích muốn bêu xấu hình ảnh của Việt Nam (vốn chẳng lấy gì đẹp đẽ cho lắm). Mai Hoa Hưng YênTôi hoàn toàn đồng ý với những nhận xét và sự bức xúc mà tác giả đã trải nghiệm. Nếu ai đã từng đi du lịch ở nước ngoài (ví như Thái Lan chẳng hạn) thì mới thấy các loại dịch vụ du lịch ở VN nó tệ hại như thế nào. Người ta tổ chức làm ăn rất manh mún và như kiểu chụp giựt. Bề ngoài cười cười nói nói nhưng đằng sau là những thoả thuận ngầm: Thoả thuận giữa quan chức du lịch và quan chức địa phương với các nhà đầu tư cho du lịch (hạ tầng và dịch vụ); Thoả thuận giữa người dẫn đường (hướng dẫn viên) với các nhà hàng ăn, phòng trọ và phương tiện đi lại; Có những nơi tuy được xây dựng khang trang nhưng văn hoá du lịch và tôn trọng khách vẫn chưa có… Hiển nhiên du khách được hưởng những dịch vụ tồi tệ và luôn luôn khó chịu trong suốt cuộc hành trình. Các quan chức mặc dù thường xuyên đi tham quan nước này nước nọ nhưng họ không làm được gì nhiều do thiếu năng lực tổ chức, thiếu cái nhìn dài hạn. Họ vẫn tổ chức làm ăn manh mún, môi trường du lịch bị ô nhiễm nặng nề. Kèm với nó là người dân tham gia du lịch rất thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ sẵn sàng xả rác từ các phương tiện đang tham gia giao thông và từ nơi họ có mặt xuống đường, xuống sông biển… Chỉ nói về nạn ném đất đá lên tàu ta cũng thấy có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất là đoàn tàu đi qua các vùng quê nghèo xơ xác, với lòng ghen tỵ sẵn có ở mỗi con người, trẻ em và những kẻ phía dưới lại lầm tưởng những người đi tàu đều giàu có; Thứ hai là ý thức hành khách đi tầu rất kém, họ xả rác đầy xuống hai bên đường tàu. Nghe nói các quan chức ngành đường sắt còn chủ động xả rác xuống dưới; Cơ sở hạ tầng không được quan tâm đúng mức, các đoàn tầu cũng gây không ít thảm hoạ cho người dân… Vậy thì nói sao được với những người dân sống ở dưới? Các quan chức làm du lịch và quan chức địa phương hầu hết là những người già cả, họ làm gì có khái niệm về tầm nhìn, về chữ tín với du khách. Nếu có ông nào nói đến thì cũng như những con vẹt chứ không hề biết hành động cụ thể. Đó là một lũ những kẻ lì lợm, đầy mưu mô thủ đoạn, dối trên lừa dưới. Theo tôi ngành du lịch muốn phát triển phải bắt đầu bằng thay đổi giới lãnh đạo từ trên xuống dưới. Lĩnh vực nào ở VN cũng vậy nhưng với du lịch lại càng phải làm rốt ráo hơn. PinochioVẻ đẹp thiên nhiên thì đã có nhưng du lịch thì cần có thêm nhiều yếu tố khác cộng vào, có vẻ như VN chúng ta chỉ biết sử dụng tài nguyên thiên nhiên mà không biết phát huy hay giữ gìn nó. Mọi thứ trong xã hội đều quy vào hai chữ: "con người", anh không có con người thì mọi việc hỏng hết. Chính sách có, luật lệ có nhưng con người thực hiện không đúng thì tất cả chỉ là mớ giấy lộn không hơn không kém. Biết bao giờ chúng ta mới xây dựng được con người có ý thức, lòng tự trọng? Nhìn vào cách ứng xử trong giao thông là thấy ngay con người Việt Nam trong lúc này!! Buồn.
Vướng mắc lớn nhất trong đàm phán Brexit giữa Anh và EU hiện nay được đổ tội cho mấy con cá mà người Anh ngày càng ít câu, và cũng ít ăn.
Brexit vẫn bế tắc vì chuyện đàn cá nước Anh
Brexit: Anh và EU tiếp tục đàm phán, dân Anh lo hàng hóa sắp tăng giá Brexit: Anh-EU tiếp tục đàm phán tuy đã đến hạn chót Riêng tôi, trong hè vừa qua đã cùng một số bạn ra biển, vùng Shoreham, Newhaven, Southend-on-Sea câu cá thể thao. Quăng mỏi tay mới bắt được vài con mackerel nhỏ xíu, ai giỏi thì câu được whiting hay dog fish, đều cho vui thôi. Cá nhỏ quá câu lên lại thả xuống, theo quy định bảo vệ nguồn thủy hải sản. Ngoài cá, câu buổi được buổi không, biển Anh lại giàu có sò, hào và cua. Có bận chúng tôi nhờ sự khéo léo của một anh bạn, thu hoạch vài cân cua là thường. Tất nhiên đi câu chơi cuối tuần không liên quan gì đến nghề đánh cá nhưng nhờ đó tôi chú ý về chuyện cá tôm. Phải nói rằng tuy là đảo nhưng cá biển ít xuất hiện trong các siêu thị Anh. Báo Independent (10/2019) cho hay quầy cá (fish counters) trong các siêu thị Tesco, Sainsbury's, Co-op, Asda, Morrison's, Waitrose...đều bán ngày càng nhiều cá nuôi (farmed fish). Ngoài mực, cá ngừ là chắc chắn do đánh bắt từ biển lên, còn lại thì cá hồi, cá rô to, cá sea bass đều đã thuộc nhóm cá trang trại. Anh còn nhập nhiều cá tôm từ Việt Nam, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp...và cá ba sa 'Made in Vietnam' có mặt ở gần như mọi cửa hàng cá, theo tờ báo. Chưa kể các loại cá herring, cod, các loại tôm cua, sò ngư dân Anh đánh bắt được bán tới 2/3 sang thị trường EU. Herring (cá mòi Đại Tây Dương) chẳng hạn, rất được ưa chuộng tại các nước Đức, Hà Lan nhưng dân Anh không ăn bao nhiêu. Khi Anh còn trong EU, việc đánh bắt hải sản ở các vùng biển của Anh, Pháp, Hà Lan...là bình đẳng, coi như biển là của chung. Nhưng nay, Anh muốn giành lại chủ quyền trên biển và quyết định tàu cá nước nào được vào vùng kinh tế đặc quyền 200 dặm từ bờ biển của mình để đánh bắt. Tất nhiên là hai bên sẽ ra định mức để tàu của phía mình tiếp tục đánh bắt "xuyên chéo" ở vùng biển hai bên, nhưng không thể để tình trạng Anh bị thiệt như hiện nay. Vì từ lâu nay, số cá mà tàu EU và Na Uy đã đánh bắt chiếm 60% tổng sản lượng cá thu hoạch được ở vùng biển Anh, theo một đánh giá của trang Business, BBC News. Một phần trăm không nhỏ còn lại là 'quota' - hạn ngạch đánh bắt - mà Anh đã bán cho các đội tàu đa quốc gia. Thủ tướng Anh Boris Johnson Chưa kể nhiều tàu cá châu Âu mang cờ Anh nhưng do công ty châu Âu làm chủ, và định nghĩa 'tàu cá của nước nào' rất khó. Họ mang cờ Anh nhưng đánh bắt xong thì đổ hàng (catch landing) ở cảng bên châu Âu, Anh Quốc chẳng được gì. Vì thế, trong đàm phán Brexit, Anh muốn ghi rõ là tàu cá của chủ nước ngoài đánh bắt trên biển Anh xong thì phải đem cá về cảng của Anh cân đong, tính vào quota hàng năm. Đổi lại, Anh 'nhả con cá' thì EU 'thả con ngỗng', mà là ngỗng vàng, tức là để City of London tiếp tục chiếm lĩnh thị trường tài chính EU, kinh doanh bằng đồng euro. BBC News tính ra là ngư nghiệp chỉ đóng góp dưới 0,1% GDP của Anh, bằng 437 triệu bảng (2018), quá nhỏ so với giá trị của dịch vụ tài chính Anh là 126 nghìn tỷ bảng. Tại Scotland, nơi nghề cá còn khá thịnh vượng, doanh thu của ngư nghiệp cũng không chiếm quá 0,2% GDP của Scotland và tuyển chưa tới 5000 nhân công. Trong số các nước có thuyền thường xuyên vào đánh cá ở biển của Anh gồm Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha thì thu nhập từ nghề cá cũng không đạt 1% GDP của Pháp. Từ đây suy ra thì vướng mắc Brexit vì nghề cá và quyền của ngư dân Pháp sang biển Anh đánh bắt mà Tổng thống Emmanuel Macron muốn bảo vệ rất phi lý, phải không ạ? Ấy thế nhưng nhìn kỹ ra thì vấn đề lại khá phức tạp. Chủ quyền trên biển Đầu tiên là trào lưu kêu gọi làm chủ vận mệnh của chính mình, của cộng đồng, xã hội mình, đang diễn ra khắp nơi: Brexit, Make America Great Again... Viết về Brexit, Ed Conway đặt câu hỏi trên một báo Anh hôm 13/12: "Ai cũng nói về chủ quyền, vậy nó là cái gì trên đời này?" (Everybody's talking about sovereigny, but what on earth does it mean?) Tác giả này giải thích là từ khi EU ký Hiệp ước Maastricht (1992) để đi tới một cơ chế siêu nhà nước thì xu hướng chống lại nảy sinh, với Brexit là hệ quả rõ nhất. EU đề xuất và áp đặt thuyết 'chung chủ quyền' (pooled sovereignty), mà theo tôi cần giải nghĩa thật rõ, rằng nó là chủ quyền góp lại, có lúc mặc cả, bù trừ. Với nghề cá, nó thể hiện ở chỗ coi biển là của chung, các bên cùng đánh bắt. Con cá bơi tự do không cần biết biển thuộc về ai thì nguyên tắc chung chủ quyền cũng cho di cư của con người trong các nước EU bình đẳng. Brexit đã dừng việc di dân này, nhưng với cá thì thật khó. Thực ra, mô hình chung chủ quyền có nhiều ưu điểm và thực sự là đặc biệt trong lịch sử. Nhưng nó bế tắc khi các bên không đồng ý được về cơ chế giải quyết bất đồng. EU muốn Brussels có thẩm quyền cao nhất và Toà án EU sẽ ra phán quyết cuối cùng về mọi chuyện, kể cả về nghề cá, điều Anh phản đối. Ngược lại, Anh Quốc, hoặc ít ra là phái ủng hộ Brexit, tin vào việc giữ chủ quyền quốc gia và chỉ chia sẻ với EU về an ninh. Việc quyết tâm bảo vệ quyền đánh cá chưa tới 1% GDP cho thấy chủ quyền trên biển là biểu tượng 'sống còn' với chính phủ Boris Johnson. Thêm nữa, cá, thuyền và biển là những thứ người Anh muốn bảo tồn từ thời Đế quốc trên đại dương. Tôi thấy mọi chợ đấu giá đồ cũ hay trên Antique Roadshow của BBC TV đều xuất hiện nhiều huy chương, hàng lưu niệm, kỷ vật gia đình, tranh ảnh về thuyền, về nghề thủy thủ. Con cá nhỏ mà không hề nhỏ với nước Anh, vì nói đến chủ quyền thì tiền mới là chuyện nhỏ. Cá tôm, thuyền bè gần với con người hơn những thuật toán xa lạ của ngân hàng. Chưa kể người bình dân Anh từng ghét giới nhà băng ở thị trường tài chính London gây ra khủng hoảng 2008. Chỉ còn vài hôm nữa là đàm phán chung cuộc EU-Anh phải chấm dứt, deal hay không deal thì chuông đồng hồ Big Ben sẽ điểm, con thuyền Anh dứt khoát rời bến EU. Nếu đến sát giờ thứ 23 của ngày 31/01/2020 này EU và Anh đạt một thỏa thuận về đàn cá ngoài English Channel thì thật là niềm vui cho nhiều người. Bởi nhìn rộng ra, một 'Brexit deal' sẽ là hình mẫu đáng học hỏi cho cả thế giới thời đại toàn cầu này, mô hình dung hòa được chủ quyền riêng, và quyền lợi chung. Nếu không, tôi e rằng xu thế tranh tụng, kiện cáo nhau, trả đũa nhau, lấy lý do là Covid, là con cá, con tôm hoặc những điều vĩ mô sẽ lan ra cả thế giới.
Bài viết của anh Trung đã phản ảnh khá chính xác hiện thực xã hội Việt Nam hiện nay. Trước hết, xin được bàn đôi chút về nền giáo dục ở Việt Nam.
Độc giả LHP trao đổi với Nguyễn Tiến Trung
Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn nói giảm tải cho HS nhưng những gì diễn ra thực tế chứng minh điều ngược lại. Giảm tải không hợp lý: cái cần thiết thì lại bỏ đi, cái dư thừa thì lại giữ nguyên. Có năm dạy phần này, sang năm sau bỏ vì lý do giảm, lạI đến năm sau nữa thì dạy lại vì cho rằng đó là kiến thức cần thiết. Không sửa sách thì thôi, khi sửa sách thì sáng tạo ra những điều quái gở: như quyển SGK tiếng Việt lớp 1, thật nực cườI khi ngườI ta đã đảo vị trí chữ “e” ra đầu bảng chữ cái Latin vốn là vị trí của chữ “a”. Khi học đến chương trình lớp 10, HS phải tiếp thu những kiến thức về triết học khô khan và xa lạ. HS được dạy là “Giai cấp vô sản là giai cấp đào huyệt chôn giai cấp tư sản “. Nhưng các vị biết không? Nhìn lại lịch sử thế giớI, có bao giờ tự thân mỗI giai cấp có thể tự bứt khỏI xiềng xích nô lệ hay không. Ví dụ như cuộc khớI nghĩa Spartacus tuy lan rộng nhưng đã bị quân La Mã dìm trong biển máu. Đến thời giải phóng nô lệ, những người da đen cũng đâu tự giảI phóng mình phải tớI thờI tổng thống Abraham Lincoln mớI có thể trao trả tự do cho họ. Cho dù tiêu diệt được giai cấp tư sản nhưng liệu cái xã hội thay thế nó có tồn tại lâu hơn hay không? Hay cứ theo bánh đà của lịch sử nó sẽ bị tiếp tục bị thay thế bởi 1 xã hội khác tốt hơn và giai cấp nào sẽ tiếp tục đảm nhiệm cái nhiệm vụ thiêng liêng cao quý đó là “đào mồ chôn giai cấp vô sản”? Qua chương trình lớp 11 rồi 12, HS lại tiếp tục được nhồi sọ những tư tưởng về giai cấp, về CNTB và CNXH. Người viết sách đã quá chủ quan, ca ngợi CNXH luôn gắn liền với những điều tốt đẹp còn CNTB thì luôn phản động và tràn ngập tiêu cực, tệ nạn XH. Con ngườI hay chuyển từ trạng thái cực đoan này sang thạng thái cực đoan khác. Nhưng thưa quí vị, chủ nghĩa nào cũng có mặt tốt và mặt xấu của nó, điều quan trọng là nó có phù hợp với quyền lợi của nhân dân hay không. Mà quyền lợi của nhân dân chính là tổng hợp đa số quyền lợi của từng cá nhân trong cộng đồng. Vì sao các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lại chọn con đường TBCN. Vì đó là con đường duy nhất tốt đẹp đáp ứng được yêu cầu và quyền lợi của nhân dân tính đến thời điểm đó nếu đe! m ra so sánh với chế độ phong kiến vốn đã thối nát và lỗI thời. Sang thời đại Hồ Chí Minh, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước và bắt gặp chân lý thời đại lúc bấy giờ là CNXH và CNCS. Có khác chăng người chết đuốI vớt được phao, nhân dân Việt Nam, vốn đã chịu đựng sự bóc lột đến cùng cực của bọn thực dân, đế quốc, sẵn sàng theo hệ tư tưởng Marx Lenin để thoát ra khỏI xiềng xích nô lệ suốt mấy chục năm Pháp thuộc và thật sự đã giành lạI độc lập, chủ quyền cho đất nước. Nhưng khi đó CNXH chưa bộc lộ sự yếu kém của nó và CNTB nguyên thủy còn quá man rợ áp bức ngườI công nhân và nông dân đến cùng cực, nếu Bác sinh ra vào thờI đạI 1980 trở đi, khi CNTB đạt đến cực thịnh, nhiều khả năng Bác sẽ chọn con đường TBCN hơn vì nó sẽ đưa đất nước phát triển nhanh hơn trên con đường hộI nhập vớI thế giới. Bất kỳ ai khi được tiếp cận đến những tác phẩm chính trị của Marx hay Lenin thì cũng dễ bị cuốn hút vào đó vì thật khó tìm ra mô hình xã hộI như vậy. Nhưng khi đã đọc kỹ rồI mới ngộ ra rằng đây vẫn chỉ là 1 hình mẫu lý tưởng, mà cái gì đã là lý tưởng thì hoàn toàn không có thật. Xin quay lạI vấn đề SGK Sử, đúng là “Kẻ chiến thắng là kẻ viết ra lịch sử”. Quyển SGK tràn ngập những lờI ca ngợi sự anh hùng và tinh thần quyết chiến của nhân dân ta dướI sự lãnh đạo mưu trí, tài tình của Đảng và Bác Hồ. Đồng ý là có thể chêm vào 1 số câu thể hiện niềm tự hào dân tộc nhưng tác giả đã quá lạm dụng đến mức ta cảm thấy không còn là đọc sách Sử nữa mà có vẻ như đang đọc một tờ báo tuyên truyền sặc mùi chính trị đang cố gắng đưa ngườI đọc đến góc nhìn phiến diện “Địch luôn xấu, ta luôn tốt”. Còn cuộc thanh trừng nộI bộ của Stalin năm 1936 thì sao? SGK chỉ nói lướt qua, thậm chí không hề nói? Đấy là những minh chứng hùng hồn cho sự chia rẽ của khối xã hộI chủ nghĩa. PhảI chăng vì “tình cảm quốc tế vô sản” mà chúng ta bao che cho họ không? Tôi không nói đến những tộI ác của Đế quốc Mỹ hay các nước đế quốc khác nữa vì chúng đã được nói quá nhiều trên báo đài rồi. Bây giờ tôi muốn nói đến dã tâm của Liên Xô: việc Liên Xô giúp đỡ cho “các nước XHCN anh em “ không hoàn toàn vô tư như sách sử ta thường nói, mà chỉ nhằm tạo thêm vây cánh, bành trướng ảnh hưởng của mình trên thế giớI và đạt được nhiều quyền lợI kinh tế nơi “các nước XHCN anh em” vốn rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên đồng thờI tạo được tiếng thơm cho mình qua chiêu bài giúp đỡ phong trào cách mạng trên thế giới. Giống hệt chủ nghĩa đế quốc, Liên Xô cho xây dựng hàng trăm căn cứ quân sự trên các nước XHCN nhằm khống chế ảnh hưởng của mình ở các nước này. Hai khốI Warsaw và NATO chạy đua vũ trang trong cuộc chiến tranh lạnh để làm gì? Để đấu tranh giành ảnh hưởng của nhau trên thế giớI à? Một cuộc thế chiến mới nếu xảy ra thì ai sẽ là nạn nhân đầu tiên? Chính là nhân dân đấy? Xin hỏi nhân dân có quan tâm đến ý thức hệ hay không? Hay họ chỉ cần cái bụng mình no là đủ? Các phần khác trong quyển sách Lịch sử thì dài dòng, lê thê, nhiều chi tiết dư thừa và không ăn nhập gì vớI nộI dung chính cần truyền đạt cho HS. TạI sao cứ phảI bắt HS nhớ những ngày tháng quá ư là chi tiết trong khi chỉ cần nhớ những năm tháng chính là đủ? Thử hỏI việc học thuộc lòng 2 quyển sách sử lớp 12 có bình thường hay không? NgườI ta đã đề cho HS một nhiệm vụ mà tôi biết chắc rằng họ cũng không làm được. Còn đốI vớI những ngườI đang gào thét kêu gọi dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam thì tôi khuyên quý vị đừng nên vịn vào đó mà kêu gào. Vì sao? Như tôi đã nói ở trên, nhân dân Việt Nam không cần những lờI nói suông. Họ chỉ cần cuộc sống ấm no hạnh phúc, đất nước hòa bình và thịnh vượng là đủ. Tôi đã thấy qua báo đài, những tổ chức phản động ở nước ngoài phần lớn chỉ toàn là bọn lừa bịp, lừa tiền những ngườI Việt kiều nhẹ dạ, cả tin. Chúng dùng tiền đó để thoã mãn nhu cầu cá nhân của chúng chứ chẳng giúp gì cho nước cho dân cả. Những kẻ đó dù có kêu gào khản cổ thì cũng chỉ vô dụng mà thôi vì chúng chẳng ăn nhập gì vớI nhu cầu và quyền lợi thiết thực của ngườI dân. Họ nói rằng những ngườI cộng sản là “bọn nói nhiều mà! làm thì chẳng bao nhiêu “ nhưng hãy nhìn lạI mình xem: bản thân mình cũng như vậy thì nói hay nói đẹp cỡ nào cũng chẳng ngườI dân nào thèm tin đâu. Dù có nhiều hạn chế nhưng ít ra CNXH cũng bảo đảm cho ngườI dân 1 nền chính trị ổn định. Ở Cuba chẳng hạn, hệ thống y tế của nó còn tốt hơn nhiều lần so vớI các nước tư bản. Và hãy nhìn vào tình hình nước Pháp gần đây xem: như là 1 cuộc nộI chiến, bạo động đốt xe diễn ra khắp nơi. Thử hỏI nhân dân có thể sống an bình trong xã hộI như thế không mà sinh hoạt hằng ngày luôn bị cản trở bởI những cuộc đình công của ngàng giao thông vận tảI và bưu điện. Các nước đế quốc như Mỹ thì gây xung đột khắp nơi và can thiệp trắng trợn vào nộI bộ những nước khác, đưa ra sách trắng về nhân quyền của các nước khác trong khi tình hình nhân quyền của mình cũng không khá hơn. Nhân dân chỉ quan tâm xem quyền lợi của mình có được đáp ứng hay không mà thôi. Sự lựa chọn con đường phát triển là do nhân dân quyết định chứ không phảI ai muốn áp đặt là áp đặt được. Và 1 chính quyền mà không đặt quyền lợI nhân dân lên hàng đầu thì tự nó chứ không cần ai khác tác động vào thì không hôm nay thì cũng ngày mai cũng bị sụp đổ mà thôi. Thế nên đốI vớI tôi đa đảng sẽ giúp cho nhân dân có nhiều lựa chọn hơn cho hướng phát triển của nhân dân mình vì nó dung hòa được các xu hướng chính trị khác nhau nhưng vớI điều kiện tất cả các đảng đều phảI tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân và đảng được chọn lãnh đạo. Đảng lãnh đạo cũng phảI tiếp thu ý kiến các đảng đốI lập để tự hoàn thiện mình trong vai trò đưa đất nước phát triển và thoát ra khỏI cảnh đói nghèo. Còn nếu đa đảng mà làm chia rẽ đất nước thì thà độc đảng còn tốt hơn.
Công nghệ đã đảo lại thế cờ với kẻ săn trộm.
Dùng công nghệ trong cuộc chiến chống bọn săn trộm voi
Voi bị săn để lấy da, dùng để sản xuất những sản phẩm "sang trọng" như túi đánh golf và ví tiền 2 giờ 56 phút sáng. Một tin nhắn đến. Khi cố mở mắt ra đọc, Dave Morgan nhận ra những chú voi của ông đang gặp nguy hiểm. Các nhà nghiên cứu nghe tiếng súng trường tự động, theo sau là hai tiếng nổ gần trại của họ, ở Vườn Quốc gia Nouabale-Ndoki của Cộng hòa Congo, và họ gửi báo động đi. Khi khủng long lang thang ở Nam Cực Vì sao một thời con người ăn thịt nhau? 'Mầm sống' to nhất và nhỏ nhất thế giới Morgan đang ở cách đó 7.000 dặm, tại Chicago, nhưng khoảng cách địa lý không ngăn cản ông hỗ trợ hoạt động tìm kiếm kẻ săn trộm trước khi chúng kịp bỏ trốn. Chỉ vài phút sau, ông báo với các nhà nghiên cứu ông đã liên hệ với vườn quốc gia. Ông sẽ sớm có cuộc gọi trên Skype với kỹ thuật viên phụ trách truyền thông chống săn trộm. Trong vài ngày kế tiếp, Morgan có thể giúp kết nối các nhóm tìm kiếm bọn săn trộm. Ngay sau đó, họ tìm ra chúng. Những kẻ săn trộm không chịu đầu hàng và bắn vào lực lượng kiểm lâm. Khi lực lượng yểm hộ tới, bọn săn trộm đã kịp bỏ trốn - bỏ lại rất nhiều thiết bị và 70kg ngà voi. "Chúng vứt lại tất cả những gì chúng có - bao gồm cả ngà voi, vốn rất nặng nếu đem theo," Morgan nói. Chúng cũng bỏ lại cả thông tin danh tính, và thông tin này sau đó dẫn đến cuộc bắt giữ ba thành viên trong nhóm săn trộm. Nhưng vẫn còn nhiều hơn thế. "Chúng có mang theo cân, đủ thiết bị y tế nếu phải ở lại rừng hàng tuần lễ hoặc thậm chí lâu hơn - chúng đã lên kế hoạch cho chuyến đi săn lớn trong thời gian dài," Morgan cho biết thêm. "Chúng tôi chưa bao giờ thấy những nhóm đi săn trong rừng mang theo cả cân." Trung Quốc gần đây đã ra lệnh cấm hoạt động buôn bán ngà voi, trước đây được coi là hợp pháp ở trong nước Đó là chỉ dấu đáng lo ngại cho thấy nhóm săn trộm được tài trợ tốt và có khả năng làm được nhiều thứ tới mức nào. Rõ ràng là chúng chuẩn bị giết rất nhiều voi. Vấn đề này chưa bao giờ kết thúc. Nhu cầu về ngà voi tiếp tục thúc đẩy hoạt động săn trộm ở Châu Phi và Châu Á. Con người trông sẽ thế nào sau 1 triệu năm nữa? Những thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất thế giới Thoát chết sau khi bị nuốt chửng Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy số lượng voi ở Trung Phi đã giảm 64% chỉ trong vòng một thập niên. Và giờ đây ngày càng nhiều voi bị săn để lấy da, dùng để sản xuất những sản phẩm "sang trọng" như túi đánh golf và ví tiền. ẢNH: Voi bị săn để lấy da, dùng để sản xuất những sản phẩm "sang trọng" như túi đánh golf và ví tiền. Ảnh: © iStock / Getty Images Plus Bất chấp nhu cầu của thị trường, giờ đây đang có những người không quản ngại vất vả, nỗ lực chặn đứt nguồn cung. Morgan là nghiên cứu sinh tại Trung tâm Lester E Fisher về Nghiên cứu và Bảo tồn Linh trưởng, Vườn thú Công viên Lincoln, và đã nghiên cứu về voi Trung Phi trong rất nhiều năm. Tuy sống ở phần khác của địa cầu, ông vẫn tiếp tục giúp theo dõi hoạt động ở Vườn Quốc gia Nouabale-Ndoki. Nơi đây có năm vùng nghiên cứu, trải dài trên 425km2, là những nơi mà nhóm nghiên cứu của ông thường khảo sát. Phát hiện của họ - ghi nhận đường đi của voi và dấu hiệu của kẻ săn trộm - sẽ được cập nhật qua thiết bị định vị toàn cầu (GPS) để Morgan và đồng nghiệp có thể theo dõi mọi thứ từ xa. "Nơi đây là cánh rừng tuyệt vời với những hành trình tuyệt đẹp của đàn voi," ông cho biết. "Đó là một hệ sinh thái lành mạnh, đó là sinh cảnh rừng còn nguyên vẹn." Một người bị cho là kẻ buôn bán ngà voi ở Việt Nam Tuy nhiên, hoạt động khai thác gỗ ngày càng tiến sát gần hơn khu vực bảo tồn trong những năm qua, và Morgan nghi rằng điều này sẽ khiến bọn săn trộm có thể vào vườn quốc gia dễ dàng hơn. Ở những nơi khác tại Châu Phi, những nhóm như Tổ chức bảo vệ Thiên nhiên Hoang dã (WWF) đã sử dụng công nghệ để theo dấu bọn săn trộm ngay cả trong đêm tối trong rừng thẳm. Kể từ khi lắp đặt hệ thống camera tầm nhiệt ở Kenya năm 2016 cho tới nay, WWF cho biết đã có hơn 100 kẻ săn trộm bị bắt giữ. Lịch sử nhân loại dưới tán cây bồ đề Mũi Siccar: Nơi lịch sử Trái Đất được viết lại Nhưng khi hoạt động chống săn trộm có thêm nguồn lực tốt, thì bọn săn trộm cũng vậy. Morgan cho biết việc các băng nhóm được trang bị quá tốt cho thấy những cảnh báo. "Có ai đó đang thực sự tài trợ cho hoạt động này." Với một số nhà bảo tồn, đó là vấn đề thực sự. Andrea Crosta là giám đốc điều hành và đồng sáng lập tổ chức Elephant Action League (EAL - Liên đoàn Hành động bảo vệ Voi). Ông cho biết chỉ tấn công bọn săn trộm là chưa đủ. "Bạn có thể bỏ tù 10 tên, bạn có thể giết 5 tên, nhưng như vậy bạn chẳng thay đổi được vấn đề," ông nhận định. "Vấn đề chính là những kẻ buôn lậu." Có nhiều người tổ chức vận chuyển hàng lậu các bộ phận cơ thể động vật hoang dã, như ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê từ quốc gia có các loài này đến những quốc gia có nhu cầu mua. Chúng cũng thiết lập các cuộc mua bán loại hàng này cho người mua. Crosta làm việc với các nhóm khắp thế giới để truy tìm kẻ buôn lậu và những người mà chúng có kết nối. Đồng nghiệp của ông phải làm việc trong lớp vỏ bọc bí mật. "Thông thường họ sẽ giả làm người mua hàng, nhưng việc này tốn rất nhiều công sức vì bạn phải tốn nhiều tháng để những kẻ đó tin tưởng," ông giải thích. Nhưng kết quả, nếu thành công, sẽ dẫn đến thông tin tình báo cực kỳ quý giá về việc buôn bán sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp. "Chúng dẫn bạn đến các nơi, chúng giới thiệu bạn với gia đình, chúng kể bạn nghe mọi thứ, cơ bản là vậy." Một kẻ buôn lậu bị truy nã đã bị bắt ở Thái Lan vào tháng 12/2017, một phần nhờ vào nỗ lực làm việc nhiều tháng của tổ chức EAL. Ngoài ra, mạng lưới của kẻ buôn lậu bị cáo buộc cũng liên quan đến việc chuyển lậu ngà voi. Nhưng công việc thu thập thông tin từ những người này thường rất nguy hiểm. Ở một số quốc gia, EAL hoạt động mà không cho chính quyền sở tại biết, vì có thể có nguy cơ nhân viên chính phủ tham nhũng và chuyển thông tin cho các băng nhóm tội phạm liên quan đến săn trộm và buôn lậu. Một bức ảnh chụp kẻ bị cho là chuyện buôn lậu ngà voi ở Trung Quốc Nhưng Crosta tin tưởng rằng nỗ lực và và những rủi ro mà họ chấp nhận đương đầu là điều đáng chấp nhận. "Mỗi khi bạn bỏ tù một tên, đó là cú đấm lớn vào toàn bộ đường dây cung ứng," ông nói. Quan trọng là, Trung Quốc vừa cấm ngành thương mại buôn bán ngà trước đây vốn được coi là hợp pháp ở nước này - một thay đổi nền tảng về chính sách khiến ngà voi rớt giá. Crosta và Morgan đều đang theo dõi xem liệu chính sách này có khiến các vụ săn trộm giảm đi hay không. Trong khi người ta vẫn hy vọng điều này xảy ra, thì vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy điều đó lắm. "Nếu vẫn còn nhu cầu với chúng," Morgan nó, "thì mọi người vẫn sẵn sàng liều mình." Ảnh trong bài của Cultura Exclusive/Philip Lee Harvey/Getty Images Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.
Nằm dưới đáy thẳm vực sâu của Đại Vực (Grand Canyon) là ngôi làng tồn tại suốt 1.000 năm qua, nơi hàng ngày vẫn được tiếp vận lương thực bằng những con la.
Nơi phải dựa vào đoàn la thồ hàng giữa lòng nước Mỹ
Xa cung đường quen thuộc Khoảng 5,5 triệu du khách đến thăm Đại Vực mỗi năm, nhưng rất ít người biết rằng vực sâu khổng lồ này là nơi trú ngụ của ngôi làng tí hon ẩn dưới 3000 feet (914.4m) nơi đáy sâu: Làng Supai ở Bang Arizona. Khi các ni cô Nepal luyện võ Kung-Fu Nghề mạo hiểm: đi săn 'ngón tay quỷ Lucifer' Ở Hàn Quốc, tuổi được tính bằng 'số lần ăn súp' Cách tám dặm từ con đường gần nhất và nép sâu vào thung lũng ở đáy Vực Havasu, làng Supai là ngôi làng hẻo lánh nhất trong 48 bang kề cận nhau của Hoa Kỳ. Cách duy nhất để đến làng Supai là bay bằng trực thăng, cưỡi la hoặc đi bộ tám dặm qua những quãng quanh co chóng mặt, những rặng đá sa thạch và những vách đá cao dựng đứng. Trong thực tế, ngôi làng quá biệt lập đến mức nó là nơi cuối cùng ở Hoa Kỳ còn có dịch vụ chuyển phát thư tín bằng đoàn la mỗi ngày. Nhưng với những ai sẵn sàng rời khỏi Quốc lộ 66 ở Peach Springs, theo một con đường hoang vu khoảng 67 dặm về hướng Đồi Hualapai và đi bộ xuống hẻm núi, bạn sẽ khám phá được một trong những bí mật tuyệt vời nhất của Grand Canyon: ốc đảo với tuyệt vời với 5 ngọn thác dựa vào vách đá hai tỷ năm tuổi. Đây là Shangri-La ư? Không phải, đây là quê hương cổ xưa của bộ tộc thổ dân da đỏ Havasupai, những người đã âm thầm sống trong lòng một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới suốt hơn 1.000 năm qua. Havasupai nghĩa là "người dân của dòng nước xanh biếc" và cư dân ở đây tin vào dòng nước xanh ngọc linh thiêng kia không chỉ chảy trên mặt đất mà còn chảy trong lòng mỗi người con của bộ lạc. Ngôi làng nhỏ trong hẻm núi lớn Sau bốn giờ đi bộ qua mê cung màu gạch đỏ cũ kỹ và những bụi cây đầy gai, hẻm núi mở rộng và hoang mạc bừng nở trong màu xanh mát rượi của cỏ cây gần khe núi Havasu. Chào mừng bạn tới Supai, nơi dân số gồm 208 người. Nơi có món pad Thai ngon nhất Thái Lan? Hồ bong bóng băng kỳ ảo ở Canada Thế giới ngầm dưới lòng Buenos Aires Băng qua khe núi và đặt chân đến làng Supai cũng giống như thể ta được dịch chuyển đến vùng thời gian khác. Không có đường xá hay xe cộ, và giao thông duy nhất trong làng là người dân dẫn la và ngựa đi qua hẻm núi tung bụi mù. Hàng loạt nhà cửa được xây từ những nguyên liệu có sẵn xung quanh như một cửa hàng tổng hợp, quán ăn, bưu điện, trường tiểu học, nhà nghỉ nhỏ và hai nhà thờ. Cư dân nơi đây vẫn nói tiếng Havasupai, trồng bắp, bí đao và các loại đậu, và đan các rổ cói, như tổ tiên họ từng làm. Và âm thanh của nước luôn vang vọng - như thể từ dòng thác xa xôi hay từ những dòng suối nhỏ đổ vào. Đoàn la thồ hàng Vì Supai không có đường xá, chỉ có hai cách đưa nhu yếu phẩm đến làng: đó là chuyển xuống theo đường đi bộ hoặc thả hàng xuống từ trực thăng. Hoàng Sơn băng giá đệ nhất đỉnh của TQ Phong cách sống trễ nải của người Croatia Thần hộ mệnh ở hòn đảo thiêng Canada Cách rẻ nhất và đáng tin cậy nhất vẫn là đi bộ. Vì thế, trong kỷ nguyên chuyển phát nhanh này, cư dân làng Supai vẫn nhận hàng từ đoàn la thồ hàng. Không ai biết chính xác khi nào thì việc thồ hàng bằng đoàn la bắt đầu, nhưng như người làng còn nhớ được thì đều đặn sáu ngày mỗi tuần, một người thồ hàng dẫn đầu một đoàn thồ hàng móng guốc đi bộ 3 giờ xuống đáy hẻm núi và 5 giờ nữa để đi lên. Mỗi món hàng mà dịch vụ Bưu Chính Hoa Kỳ (USPS) gửi lên xuống trên con đường bụi mù còn được đóng dấu mộc đặc biệt có chữ "Mule Train" (Đoàn la thồ hàng). Chuyển phát đặc biệt Trong khi tuyến đường bưu chính bằng la này có vẻ cực kỳ dài, thực ra nó bắt đầu từ vị trí cách làng Supai 75 dặm, nằm trong làng Peach Spring, và được thực hiện bắt đầu từ trước khi mặt trời mọc mỗi ngày. Nấm siêu đắt Croatia mang danh 'đặc sản Ý' Người Mông Cổ ‘bị nghiện’ hạt thông? Baia, thành phố La Mã tội lỗi nơi đáy biển Hầu hết các bưu kiện do đoàn la chuyển tới thực ra không phải bưu kiện, mà là thực phẩm, thuốc men và các loại nhu yếu phẩm khác mà dân làng và vài cửa hàng gần đó cần để duy trì hoạt động. Vì làng Supai là nơi duy nhất ở Hoa Kỳ vẫn nhận bưu phẩm bằng đoàn la chuyển thư, Peach Springs là nơi duy nhất ở Hoa Kỳ có bưu điện mà có phòng đông lạnh. Mỗi sáng sớm, dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ USPS sẽ các loại hàng tạp hóa và thức ăn đông lạnh mà dân làng Supai muốn mua lên một xe tải, lái một giờ khi trời còn tờ mờ sáng đến bờ bên kia hẻm núi, và chất từng phần hàng lên mỗi con la để bắt đầu chặng cuối cùng, đưa hàng đến bưu điện của làng. Thay đổi chóng mặt Havasupai luôn luôn dựa vào chặng đường bụi mù ven hẻm núi để kết nối với thế giới bên ngoài. Từ những nhà truyền giáo đến thợ mỏ, thương nhân và những bộ tộc, cho đến những du khách hiếm hoi, mọi người đến rồi đi trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng vào giữa thập niên 1900, bộ tộc đã mở đường mòn cho du khách và tận dụng cảnh quan kỳ vĩ để phát triển du lịch. Ngày nay, hơn 20.000 khách du lịch đi bộ, cưỡi la hay đi bằng trực thăng đến Supai - mỗi người đều phải xin được giấy phép đặc biệt từ Hội đồng Bộ lạc Havasupai để có thể vào bên trong khu vực. Từ tháng Hai đến tháng Mười Một, du khách có thể trú ngụ tại nhà nghỉ đơn sơ của bộ tộc hoặc xin giấy phép dựng lều qua đêm để ngủ trong khu vực Thác Havasu và Thác Mooney. Những người không muốn theo con đường đi bộ bốn giờ đến làng có thể vào Supai bằng chuyến trực thăng chỉ trong bốn phút. Rắc rối trên đường đi Trong vài thập niên qua, nhiều người đã lên tiếng chống lại việc đối xử tàn tệ với các đàn lừa và la đưa du khách qua hẻm núi. Theo Susan Ash, đồng sáng lập của tổ chức Ngăn chặn Bạo hành Động vật tại địa phương, vấn đề không hẳn là do công ty Bưu Chính Hoa Kỳ SPS, mà là thiếu sự quản lý đối với những chủ đàn gia súc thương mại tại địa phương, những người bạo hành đàn gia súc. "Không có người hay cơ quan chức năng kiểm tra đàn gia súc đó và mức độ mà chúng phải chịu đựng là không thể chấp nhận được," Ash nói. "Nhiệt độ ở đây thường lên tới 155F (hơn 68 độ C), và một số chủ gia súc bắt đàn ngựa và la chạy lên xuống tám dặm đường không có chút nước uống cho đến khi chúng chết." Bộ lạc nói hành vi ngược đãi động vật chỉ là ngoại lệ, không phải là phổ biến. Thư ký Hội đồng Bộ lạc Havasupai, ông Bonnie Wescogane, nói bộ lạc đã thuê một nhóm các chủ đàn gia súc để kiểm tra tất cả gia súc sử dụng vì mục đích thương mại và chấm điểm sức khỏe của chúng từ 1 -10. Hẻm núi có lượng mưa chưa tới 9 inches hàng năm, nhưng Thác Havasu và Mooney lại có nước từ mạch ngầm mà nhiều người tin rằng dòng chảy này đã 30.000 năm tuổi. Dòng nước gào rú đổ từ độ cao 100ft (hơn 30m) từ vách đá sa thạch và trào xuống thành dòng nước ở một hồ xanh biếc bên dưới. Màu xanh nhiệt đới Ngày nay, dòng nước khoáng duy trì sự sống đã giúp Havasupai sinh tồn suốt 1.000 năm qua trong hoang mạc đang quyến rũ du khách lội qua hàng loạt những hồ nước xanh đẹp kinh ngạc. Nhưng trong hàng trăm năm, không ai biết điều gì đã khiến màu nước ở Havasu lại xanh biếc như từ thế giới khác - cho đến khi các nhà khoa học vào cuộc. Các vỉa đá sâu trong nền hẻm núi và bên dưới thác đầy quặng đá vôi được gọi là travertine. Khi nước khoáng có chứa nhiều chất travertine gặp không khí, phản ứng hóa học xảy ra và calcium carbonate - một chất tương tự như phấn viết bảng - vào trong nước sẽ phản chiếu ánh mặt trời trên cao và tạo thành màu xanh ngọc. Lịch sử đầy tự hào Trước khi người Châu Âu đến định cư tại đây, Havasupai từng là vùng lãnh thổ rộng 1,6 triệu acres - gần bằng diện tích của tiểu bang Delaware. Nhưng vẻ đẹp choáng ngợp của vùng đất này cùng những mỏ khoáng sản phong phú đã thu hút những người tiên phong và các nhóm lợi ích chính phủ, vùng đất một thời mênh mông giờ bị thu hẹp lại chỉ còn 518 acres gần khu vực làng Supai vào năm 1882. Trong thời kỳ quá nhiều bộ lạc thổ dân Châu Mỹ bị buộc phải rời bỏ vùng đất của mình, người Havasupai bị cuốn vào hàng loạt các cuộc chiến pháp lý dữ dội để bảo vệ lãnh thổ tổ tiên họ để lại. Họ đã khiếu nại lên Quốc hội bảy lần trong thời gian từ 1908 đến 1974. Khi Tổng thống Roosevelt đưa Grand Canyon vào danh sách Công viên Quốc gia vào năm 1919, rất nhiều người Havasupai đã trở thành nhân viên của công viên quốc gia, sẵn sàng dùng những hiểu biết của mình để làm hướng dẫn viên trong khi đó vẫn tiếp tục vận động hành lang để bảo vệ vùng đất của mình. Dân tộc có chủ quyền Vào năm 1975, Tổng thống Ford ký một luật cho phép người Havasupai quản lý thêm 185.000 acres đất, cũng như có quyền tiếp cận 95.000 acres do Cơ quan Quản lý Công viên Quốc gia phụ trách. Ngày nay, bộ tộc không còn bị giam cầm ở đáy hẻm núi nữa, mà có thể trở lại vùng săn bắn linh thiêng của họ ở vùng cao nguyên trên đỉnh hẻm núi và rừng thông mỗi mùa đông. Tộc Havasupai giờ đây được chính phủ Hoa Kỳ công nhận là một dân tộc bộ lạc có chủ quyền và được phép tự trị các vấn đề nội bộ. Bảy thành viên hội đồng bô lão được gọi là Hội đồng Bộ lạc được bầu cử bởi dân làng và quyết định từ luật địa phương cho đến việc du khách nào được phép bước vào làng Supai. Lũ quét Nhiều năm qua, đe dọa khủng khiếp nhất với người Havasupai là lũ quét. Trong năm 2008 đến 2010, mưa triền miên đã đe dọa hàng chục nhà cửa, cầu và tòa nhà và khiến hàng trăm du khách phải sơ tán. Con đường nối Supai với thế giới bên ngoài bị sập năm 2010, khiến làng bị cô lập không thể chuyển hàng bằng la, tiếp tế nhu yếu phẩm và không thể làm du lịch. Đầu năm 2011, bộ lạc và Thống đốc bang Arizona đã đưa đơn lên Bộ Nội An Hoa Kỳ xin viện trợ và nhận được 1,63 triệu đô la Mỹ cho chương trình cứu trợ thảm họa liên bang. Lũ lụt và những người tiên phong đã đến và đi qua nơi này suốt 1000 năm, nhưng sự hiện diện vững chãi bên dưới hẻm núi Havasu là người Havasupai, vẫn kiên định chờ Mẹ Thiên nhiên dẫn đường chỉ lối. "Đây là quê hương của tổ tiên và tâm linh chúng tôi," Wescogane nói. "Chúng tôi là dòng thác, là dòng nước chảy xuyên qua làng và là rặng núi bao quanh." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Sáu giờ sáng ngày 22/1, một quả bom nặng gần 20kg phát nổ trong chợ ở Yala, miền Nam Thái Lan.
Cây bút Việt từ tỉnh Hồi giáo Nam Thái Lan
Những công sự kiểm soát di chuyển của người dân do quân đội Thái Lan trấn giữ ở huyện Waeng, tỉnh Yala Nhóm người Uighur trốn khỏi nhà tù Thái Lan Luật mới của Thái Lan 'ảnh hưởng lao động Việt Nam' Hình ảnh người phụ nữ bất tỉnh bên người thân của mình trên tờ Bangkok Post làm tôi rùng mình tỉnh dậy. Chỉ một tuần trước đó, tôi đang đi bộ trên những con đường nhỏ ở thành phố này. Một phóng viên Thái ở kênh truyền hình Voice TV21 của Thái nói: "Chẳng người Bangkok nào muốn xuống cực Nam cả. Cậu hãy tưởng tượng nhé, đến cả tiệm 7-Eleven còn có cả boongke tránh bom!" - Một ví von vừa đủ để người ngoài tưởng tượng những gì đang xảy ra ở miền xa ấy. Đón năm mới ở thành phố Pattani, người dân tụ tập về bờ sông với đường hầm ánh sáng, bên cạnh các đền thờ Hồi giáo Pattani, Yala và Narathiwat là ba tỉnh cực Nam Thái Lan, giáp với biên giới là tỉnh Kelantan của Malaysia. Xung đột giữa những người Mã Lai Hồi giáo li khai và chính quyền Thái Lan có một lịch sử kéo dài từ năm 1948, với hàng loạt những cuộc nổ súng, va chạm chết người giữa cảnh sát Hoàng gia Thái và người nổi dậy. Xung đột bắt đầu bùng lên trở lại vào năm 2004, và kéo dài đến tận 14 năm sau, chưa khi nào có hồi kết. Hai giờ sáng, chuyến tàu từ Bangkok xuống Pattani đột ngột dừng giữa đêm. Bốn sĩ quan quân đội Hoàng gia Thái bước lên tàu, đòi kiểm tra thẻ căn cước của tất cả đàn ông ngồi trong khoang. Mồ hôi nhễ nhại trên trán, anh lính Thái vẫn cố mỉm cười khi yêu cầu khách xô hành lý từ trên cao xuống và mở bung ra xem. Họ chỉ kiểm tra đàn ông có mặc trang phục truyền thống Hồi Giáo, hoặc những cậu thanh niên với sắc da đậm hơn, là dân địa phương ở Pattani. Chợ đêm ở Betong, Yala, một trung tâm du khách Malaysia thường từ biên giới qua mua sắm, vui chơi, cũng luôn có quân đội trấn giữ Ngoài cửa tàu, ánh đèn mờ nhạt hắt ra cho biết tôi vừa dừng giữa một cánh đồng trống. Chuyện kiểm tra thất thường trên tàu về miền Nam Thái Lan hay xảy ra; nó báo hiệu ở đầu bên kia của hành trình có sự vụ gì đó. Một năm trước, khi tôi từ Bangkok về Hat Yai, những người lính Thái cũng bước lên khoang thông báo vừa có bom nổ ở ga tàu Yala. Họ phải kiểm tra để truy tìm người của quân nổi dậy. Những con đường ở Pattani báo hiệu ngay về cảnh huống thành phố này gặp phải: đang tồn tại trong chiến sự. Mọi ngả vào trung tâm đều có bốt của quân đội, với kẽm gai, đinh chặn xe hơi và bốn người lính có vũ trang. Ở nhiều trạm gác lớn, quân đội kiểm tra từng xe hơi ra vào suốt 24 giờ và các boong ke bằng bao cát được đặt dích dắc để buộc xe di chuyển phải giảm tốc lọt vào tầm kiểm soát. Người bạn phóng viên ở Bangkok nhắc tôi: "Hãy nhớ, không chen vào chỗ nào có đám đông, không lại gần nơi khách du lịch hay tập trung, không đi bên cạnh lính Thái. Họ chính là mục tiêu của các vụ tấn công. Cậu không bao giờ biết được gương mặt của kẻ sẽ tấn công mình đâu." - Chỉ hơn năm trước đó, mấy vụ nổ bom diễn ra cùng một lượt ngay giữa những khu phố du lịch đông đúc ở Pattani và Betong (tỉnh Yala), làm du khách phương Tây hoảng sợ bỏ chạy về Bangkok ngay giữa kỳ nghỉ. Các đại sứ quán phương Tây luôn viết tên ba tỉnh trong các cảnh báo không nên đến tham quan vì sự an toàn của du khách. Đó là những ngày gần Noel, một quãng bờ sông được chăng đèn thành một mái vòm sáng lấp lánh. Hàng trăm người tụ tập về để vui vầy cùng bạn bè. Không khí bất an có lẽ là điều duy nhất người ta nghe được ở Bangkok. Rayak, một kỹ sư công nghệ thông tin từ Bangkok về quê làm việc kể: "Khi tôi quyết định từ Bangkok trở về, mọi người đều hỏi tôi đã suy nghĩ kỹ chưa, vì sẽ không có đường quay trở lại đâu. Nhưng tôi về và thấy đó là quyết định đúng, tôi vẫn ổn." - Bạn có sợ những vụ đánh bom hay chém giết không? - Tôi hỏi. "Khoảng bốn năm nay, Pattani đã yên ổn hơn. Những vụ đánh bom vẫn xảy ra ở đây, ở kia, nhưng không khi nào ở một chỗ. Trước đó, chúng tôi sẽ không ra đường sau chín giờ tối. Nhưng giờ thì an toàn. Bạn là người đầu tiên từ Bangkok tôi gặp sau bảy năm qua. Bạn bè tôi không ai dám xuống đây hết. Mỗi lần hẹn gặp, họ sẽ bay xuống Hat Yai và tôi lái xe lên đó để gặp nhau. Mọi người đều nghĩ Yala, Pattani ở giữa những trận bom." Cảng cá trên sông Pattani Cuối năm 2017, hãng tin AFP đưa tin bạo lực ở miền Nam Thái Lan giảm xuống với số lượng thấp chưa từng có, chỉ với 674 vụ. Đó có lẽ chính là những gì Rayak nói về bốn năm yên ổn mà cô cảm thấy ở Pattani. Những trấn áp của quân đội Thái dày đặc lên trong khu vực, cũng là một trong những nguyên do khiến quân nổi dậy từ Mặt trận Cách mạng Dân tộc (Barisan Revolusi Nasional, BRN) giảm các vụ tấn công. Rayak không thích những công sự quân đội giăng đầy các tuyến phố. "Nó làm việc đi lại mỗi ngày phiền toái. Họ quá đông đi. Họ đứng chơi điện thoại, chơi game, chứ có làm gì đâu. Nhưng... sao đi nữa... thì cũng vì an toàn của thị trấn này" - Một vài người bạn tôi gặp gọi lóng lính quân đội là "boy band" - ban nhạc - để trêu những nhóm binh sĩ tại trạm gác cả ngày cả đêm trong thị trấn. Dù không ưa thích sự hiện diện của họ, đặc biệt với sự khác nhau về tôn giáo Phật giáo - Hồi giáo, người dân như Rayak cũng ngầm hiểu thị trấn của họ an toàn hơn khi những chiếc xe bọc thép trấn giữ thành phố và sẵn sàng cho bất kỳ sự cố gì. Cộng đồng người Hồi giáo Malay là dân cư chính sống ở ba tỉnh cực Nam Thái Lan Vài ngày sau đó, tôi đến thị trấn Betong, tỉnh Yala trên chiếc xe Mercedes thời thập niên 1970, một kiểu xe bốn chỗ phổ biến được dùng làm xe khách di chuyển ở khu vực rừng có độ cao cực đoan và hiểm trở. Sau một hồi trò chuyện, người bán hàng tạp hóa ở thị trấn Betong, tỉnh Yala, dắt tôi đi về bến xe bus. Cô nhiệt tình đi theo để phiên dịch giúp tôi tìm xe khi biết tôi muốn đến vườn quốc gia Hala Bala. Jenny, tên gọi mà cô muốn tôi gọi, than phiền về tình trạng ở thị trấn: "Quân lính không phải người tốt. Tôi không tin họ. Họ làm mọi người sợ. Chẳng ai buôn bán được gì. Và ai biết là ai mới là người đánh bom?" - Jenny nhắc lại một câu hỏi đầy ngờ vực từng được cánh phóng viên ở Bangkok đặt ra sau nhiều sự vụ không tìm ra thủ phạm. Nhưng cũng chính Jenny đã thuyết phục tôi không đến rừng Hala Bala ở khu vực Betong, tỉnh Yala. Cô phiên dịch: "Tài xế nói trên đường tới rừng có giao tranh. Họ sợ súng nên không đi. Nếu đi, bạn phải trả 5.000 baht. Không có taxi nào đến đó đâu." Cái nhăn mặt của những ông tài xế già lái Mercedes với cái giá đắt tiền nhưng ngán ngẩm hoàn toàn có thể hiểu được. Từ năm 2004, bạo động ở miền Nam Thái Lan đã làm 7.000 người thiệt mạng và hơn 13.000 người bị thương. Ở những trạm cảnh sát, hình ảnh người nổi dậy dán trên bảng truy nã. Nhiều đơn vị bảo an đi lại trong thị trấn Betong, cảnh sát, bảo vệ, quân đội, cảnh sát chống khủng bố... xuất hiện ngay trong chợ, vào buổi lễ hội ca nhạc. Đêm muộn về, họ lại có buổi thảo luận ngay một khoảng giữa đường với hàng chục người lính vũ trang xếp hàng chờ lệnh. Ngày đón năm mới ở Betong, Yala, nghe tiếng pháo hoa nở bừng trong thị trấn, tôi nhìn vào các con hẻm khuya, nơi cánh quân nhân vẫn trực giờ canh gác. Lần đầu tiên sau 14 năm, hãng tin AFP viết, năm 2017, cực Nam Thái Lan "chỉ có" 235 người thiệt mạng - con số thấp chưa từng có. Tôi vẫn tưởng đó sẽ là thời gian yên tĩnh, cho đến khi quả bom phát nổ trong chợ ở Yala ngày 22/1. Một giảng viên đại học từ Songkhla nhận định về cuộc sống của anh: "Bạn không thể biết bom phát nổ khi nào. Người miền Nam đã quen với chuyện đó. Họ phải chấp nhận sống như vậy. Các phe không ai dừng lại. Tất cả người chết chỉ là thường dân..." Có thêm ba dân thường vừa thiệt mạng khi năm 2018 chỉ vừa bắt đầu.
Sự dính líu quân sự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, về chính thức, chấm dứt vào tháng Giêng 1973 với việc ký hiệp định hòa bình Paris.
Quan hệ quân sự Việt - Mỹ hai năm qua
Sau đó, vấn đề người Mỹ mất tích (MIA) tiếp tục tỏ ra nhạy cảm và góp phần trong việc đình hoãn bình thường hóa quan hệ song phương. Trong suốt 10 năm qua, vấn đề MIA đã luôn chiếm phần quan trọng trong các chuyến thăm Việt Nam của các tổng tư lệnh Mỹ khu vực Thái Bình Dương. Tháng Hai 1994, Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam; tuy nhiên, việc hạn chế bán thiết bị quân sự chỉ được dỡ bỏ vào cuối năm 1998. Dưới đây là thông tin điểm lại quan hệ quốc phòng giữa hai nước trong năm 2003 - 2004, trích từ bài viết "Vietnam’s Foreign Relations: The Strategic Defence Dimension" của giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, đọc tại hội thảo Vietnam Update ở Singapore tháng 11-2004. Trong khoảng thời gian từ chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen năm 2000 đến chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà tháng 11-2003, các hoạt động hợp tác quốc phòng đã mở rộng trong ba lĩnh vực chính: Đầu tiên, vào tháng 6-2000, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký thỏa thuận hỗ trợ cho việc gỡ mìn và thiết bị chưa nổ tại Việt Nam. Các chuyên viên gỡ mìn của Việt Nam đã đến thăm Mỹ tháng Mười, 2000, trong lúc một nhóm 14 người hoàn thành khóa học về gỡ bỏ thiết bị vũ khí vào tháng Chín, 2001. Thứ hai, máy bay quân sự Mỹ đã cung cấp giúp đỡ nhân đạo cho Việt Nam do đợt lũ lụt tháng Mười, 2000. Và thứ ba, Việt Nam và Mỹ đã có hợp tác song phương về vấn đề quân y. Ví dụ, tháng Ba 2003, các bác sĩ thuộc quân y viện Tripler ở Hawaii thăm Việt Nam theo chương trình Trao đổi Khoa học Quân y Việt Nam-Mỹ. Tháng Tư 2004, hai nước tổ chức Hội thảo Chuyên đề về Chính sách và Hoạch định Chiến lược về HIV/AIDS dành cho các sỹ quan cao cấp của quân đội Việt Nam. Việt Nam đã đồng ý cùng Mỹ tổ chức hội thảo quân y vùng châu Á Thái Bình Dương ở Hà Nội vào tháng Năm 2005. Đây sẽ đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam đồng ý đồng tổ chức một hội thảo đa quốc gia của Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương (PACOM). Tăng tốc sau 11-9 Hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ có vẻ đã tăng tốc kể từ sau sự kiện 11-9-2001. Vào tháng Giêng 2002, đô đốc Dennis C. Blair, Tổng Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, thăm Việt Nam. Khi ông này lên nắm quyền chỉ huy vào tháng Giêng 1999, đô đốc Blair đã đề cập quan niệm các cộng đồng an ninh. Khi đó ông nói: “Lý tưởng này mở rộng cho các kẻ thù cũ như Việt Nam.” Trong chuyến thăm, đô đốc Blair ngỏ lời mời Việt Nam tham dự cuộc tập trận rắn Hổ mang vàng với tư cách quan sát viên. Đô đốc Blair ghi nhận rằng đa số sự hợp tác quốc phòng song phương vẫn mang tính chất “nhìn lại” về di sản chiến tranh. Ông nói đây là lúc “chuyển tiếp lên những sứ mạng của tương lai.” Sau chuyến thăm này, Việt Nam lần đầu tiên tham dự cuộc tập trận rắn Hổ mang vàng với tư cách quan sát viên vào năm 2003. Kể từ năm 1999, Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã thường xuyên ngỏ lời mời Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam tham dự hội nghị hàng năm của các tổng tham mưu châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam chưa bao giờ nhận lời. Tuy nhiên, đến năm 2004, Việt Nam đã cử phó tổng tham mưu trưởng đến hội nghị tại Nhật Bản. Điều này đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam cử một đại diện đến hội nghị này. Thận trọng Trong nửa cuối năm 2003, Việt Nam cũng bày tỏ sự sẵn lòng sắp xếp cho một chuyến thăm của bộ trưởng quốc phòng Việt Nam. Trước chuyến thăm của tướng Phạm Văn Trà, các quan chức Mỹ đã hi vọng Việt Nam sẽ ký một thỏa thuận mở đường cho việc hỗ trợ theo chương trình Đào tạo và Giáo dục quân sự quốc tế (IMET). Nhưng việc này không thành. Hoa Kỳ vẫn thường nêu chủ đề IMET trong các cuộc gặp với phía Việt Nam. Tháng 11-2003, tướng Phạm Văn Trà có chuyến thăm đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng của nước Việt Nam thống nhất đến Hoa Kỳ. Theo những thông tin hiện thời, thì có vẻ không có một thỏa thuận hợp tác quốc phòng cụ thể nào được ký kết trong chuyến thăm này. Tướng Trà đã nhấn mạnh mong muốn xây dựng một “khuôn khổ cho quan hệ hợp tác thân thiện”. Ông cũng thúc giục tăng cường hợp tác từ phía Mỹ cho việc đền bù các nạn nhân chất da cam. Gần như ngay sau chuyến thăm của tướng Trà là việc lần đầu tiên một chiến hạm Mỹ cập cảng Sài Gòn. Con tàu USS Vandegrift đến Việt Nam vào ngày 19-11. Đến tháng Bảy năm sau, Hoa Kỳ được phép có con tàu hải quân lần thứ hai cập cảng Đà Nẵng. Và tháng Hai 2004, đô đốc Thomas Fargo, tư lệnh hiện nay của Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, đến Hà Nội. .......................................................................................................... Nguồn: Thông tin được trích từ bài viết "Vietnam’s Foreign Relations: The Strategic Defence Dimension" của giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, đọc tại hội thảo Vietnam Update ở Singapore tháng 11-2004. Trong bài viết, ông Carl Thayer phân tích các hình thức hợp tác quốc phòng của Việt Nam với các nước trong thời gian gần đây. Chương trình Điểm lại quan hệ Việt - Mỹ trong năm 2004 sẽ được phát đi trong chương trình của Ban Việt ngữ BBC lúc 6h sáng (giờ Việt Nam), ngày 3-1-2005.
Trong tiếng Anh có câu thành ngữ: “Cỏ bên kia đồi lúc nào cũng xanh hơn”, ý khuyên người ta đừng đứng núi này trông núi nọ, vì nhìn từ ngoài vào thì mọi thứ luôn có vẻ tốt đẹp hơn thực tế bên trong.
Nền giáo dục Mỹ có hơn của VN?
Sau khi du học ở Mỹ thì tôi cũng phần nào thấm thía hơn câu nói này. Không thể phủ nhận nền giáo dục Mỹ có nhiều điểm ưu việt – không phải vô lý mà học sinh hàng trăm nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều học sinh Việt Nam – đổ xô sang Mỹ du học, nhất là cấp 3 và đại học. Cũng không thể phủ nhận là giáo dục Việt Nam còn có nhiều yếu kém, sai lầm, dẫn đến những tình trạng như học thêm quá nhiều, chương trình học nhồi nhét, sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan. Tuy nhiên, việc nhìn sơ qua vào các hệ thống giáo dục nước ngoài có vẻ ưu việt, rồi cho rằng giáo dục Việt Nam phải bắt chước một cách máy móc những mô hình đó là một sai lầm. Kể cả giáo dục Mỹ cũng đang phải vật lộn với những vấn đề riêng của họ. Mỹ: Quá tự do, mất định hướng? Nước Mỹ nổi tiếng với hệ thống giáo dục đại học Liberal Arts, khi mà học sinh được rất nhiều tự do trong việc lựa chọn các môn học của mình. Phong cách giáo dục này được tôn vinh là dạy cho sinh viên kĩ năng mềm, có thể áp dụng cho bất kì ngành nghề nào, là đào tạo nên những con người toàn tài, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”. Tuy nhiên, chính sự tự do này cũng bị chỉ trích là không thực tiễn, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Nhiều ngành học bị coi là mang lại quá ít cơ hội việc làm, với mức lương quá thấp, không xứng đáng với số tiền lớn mà sinh viên và gia đình phải bỏ ra. Tổng thống Obama đã chọn Đại học Kansass làm nơi thảo luận về các chủ đề nêu trong Diễn văn Liên bang của mình hồi cuối tháng Giêng 2015 Câu chuyện một sinh viên có bằng đại học ngành Lịch sử nghệ thuật (Art History) hay Tiếng Anh (English), nhưng khi ra trường phải làm những công việc chân tay lương thấp như phục vụ ở cafe Starbucks hay nhà hàng ăn nhanh McDonald’s đã trở thành một trò đùa phổ biến. Các chính trị gia từ cả hai đảng, trong đó có cả Mitt Romney và Obama, đều có những lời khuyên nhủ học sinh xem xét việc học lấy một bằng kĩ thuật (học một ngành nghề cụ thể như kế toán, kĩ sư) thay vì một bằng đại học Liberal Arts truyền thống. Hơn nữa, nền đại học Mỹ còn bị chỉ trích là không giúp thu ngắn khoảng cách phân biệt giàu nghèo, mà còn làm khoảng cách đó nặng nề hơn. Được nhận vào một trường đại học danh giá, ví dụ như một trường trong nhóm Ivy League, hoặc WASW (Williams, Amherst, Swarthmore, Wesleyan – các trường thường được coi là tốt nhất trong nhóm đại học Liberal Arts nhỏ), thường đòi hỏi học sinh phải có kết quả thi SAT cao, biết chơi nhạc cụ hoặc thể thao, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Rõ ràng là con em các gia đình giàu có, có đủ điều kiện đi luyện thi SAT, có huấn luyện viên thể thao hay âm nhạc, không phải đi làm thêm hay phụ giúp việc nhà mà có nhiều thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa, sẽ luôn có lợi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rõ rằng kết quả thi SAT có liên quan trực tiếp đến thu nhập bình quân của gia đình. Không đáng ngạc nhiên khi nhóm 1% (những người có thu nhập ở 1% đầu) có thể đưa con cái mình vào những ngôi trường danh tiếng, nơi lại sản xuất ra những con người 1% thể hệ tiếp theo. Cuối cùng, một nền giáo dục với những trang thiết bị hiện đại và các giáo sư đầu ngành của thế giới không hề miễn phí: ước tính các học sinh Mỹ đang nợ tổng cộng khoảng 1.000 tỷ đô la để chi trả cho quá trình học đại học của mình. Những lời kêu gọi học tập châu Á Và khi châu Á, trong đó có Việt Nam, đang tìm cách gửi con em ưu tú của mình sang Mỹ học, thì người Mỹ cũng đang bắt đầu đặt vấn đề học tập cách dạy con của người châu Á. Người Mỹ lo lắng vì học sinh Mỹ tụt lại sau nhiều nước, trong đó có Trung Quốc (và có cả Việt Nam), về kĩ năng toán và các môn khoa học. Triết lý dạy con theo kiểu mềm mỏng, có phần tự do hơn của phụ huynh Mỹ được đem ra so sánh với triết lý nghiêm khắc, thậm chí có phần khắc nghiệt của người châu Á và gốc Á. “Khúc chiến ca của mẹ hổ”, cuốn sách của bà mẹ gốc Á Amy Chua về quá trình dạy con vô cùng kỉ luật, đến mức gần như độc tài, trở thành best-seller và được đem ra mổ xẻ khắp nơi. Người Mỹ bắt đầu lo lắng rằng cách giáo dục từ lâu nay của họ, nhấn mạnh vào việc bảo vệ tính tự tôn cho con trẻ, cho chúng những điểm A và những huy chương mang tính khuyến khích để khiến trẻ em hứng thú với hoạt động mà chúng tham gia, đã đi quá xa. Trong khi châu Á đang hướng đến việc giảm bớt áp lực điểm số cho học sinh, thì Mỹ phần nào đang muốn gia tăng tầm quan trọng của việc cho điểm khắt khe hơn. Căn bản giống nhau Dù tôi đang học ở một trường đại học vẫn được coi là thuộc hàng tốt nhất ở Mỹ, tôi cũng thấy quanh mình những thực trạng tương tự như những lời than phiền về sinh viên Việt Nam. Quanh tôi cũng đầy những bạn bè chưa có định hướng, luôn than thở không biết sau khi ra trường sẽ đi đâu về đâu. Thậm chí ở Mỹ, do có quá nhiều lựa chọn về ngành học, câu hỏi này còn khó trả lời hơn. "Dù là ở Việt Nam hay Mỹ, nếu muốn có việc làm, bạn vẫn phải tự chọn ngành nghề cho đúng năng lực và sở thích của mình, nhưng vẫn đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội" Quanh tôi cũng có đầy những người trốn tiết, chỉ đến lúc thi mới xuất hiện; đầy những buổi tiệc tùng nhậu nhẹt thâu đêm, trong đó toàn học sinh dưới độ tuổi được uống rượu hợp pháp (21 tuổi). Ở Việt Nam cũng học thêm để thi SAT, cũng đến trung tâm thuê người giúp viết bài luận vào đại học. Ở Mỹ cũng thế. Ở Việt Nam, có những học sinh ra trường không kiếm được việc làm, lại về nhà với bố mẹ. Ở Mỹ cũng thế, và họ gọi đây là “ thế hệ Boomerang” (ý là đáng lẽ đã phải rời gia đình để tự lập rồi, nhưng sau đó lại quay lại). Ở Việt Nam người ta lo thừa thầy thiếu thợ, thừa cử nhân kinh tế. Ở Mỹ người ta cũng lo thiếu các kĩ sư, thừa các cử nhân ngành xã hội. Hệ thống là một phần, nhưng không quan trọng bằng năng lực và ý chí phấn đấu của mỗi người. Dù là ở Việt Nam hay Mỹ, nếu muốn có việc làm, bạn vẫn phải tự chọn ngành nghề cho đúng năng lực và sở thích của mình, nhưng vẫn đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Bạn vẫn phải, ngoài việc học tốt ở trường, tự tìm kiếm các cơ hội việc làm thêm, thực tập có liên quan đến ngành nghề sau này của mình. Đối với những người đang đòi hỏi một sự thay đổi trong giáo dục Việt Nam, cần phải hiểu rằng không có một giải pháp dễ dàng, hay thậm chí một mô hình lý tưởng nào để bắt chước y nguyên, ít nhất là không phải từ nước Mỹ. Còn học sinh và sinh viên thì cần phải hiểu rằng, họ luôn cần tìm con đường riêng cho mình, dù con đường chung của nền giáo dục có dẫn đi đâu chăng nữa. Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, người Hà Nội từng du học Singapore 4 năm và hiện học tại Đại học Cornell, New York, ngành kỹ thuật.
Chính phủ Việt Nam đang phải đối đầu với một vụ kiện chưa có tiền lệ: Tập đoàn dầu khí ConocoPhillips và Perenco đã nộp đơn lên tòa án của Liên Hiệp Quốc trong một nỗ lực ngăn Việt Nam thu thuế hàng triệu đôla.
Tập đoàn dầu khí kiện Việt Nam để tránh đóng thuế 179 triệu đôla
ConocoPhillips và Perenco kiện chính phủ Việt Nam ra tòa quốc tế để tránh đóng thuế 179 triệu đô la (Ảnh chỉ có tính chất minh họa) Thuế mà Việt Nam muốn thu trị giá 179 triệu đôla, đánh vào thương vụ ConocoPhillips (Mỹ) bán hai công ty con hoạt động tại Việt Nam cho Perenco (Anh-Pháp) với giá 1,3 tỷ đôla, thu được lợi nhuận 896 triệu đôla. Tuy nhiên ConocoPhillips và Perenco cho hay sẽ không đóng thuế. Và để tránh thuế, họ kiện chính phủ Việt Nam ra một tòa án của Liên Hiệp Quốc. Thông tin về ngày và địa điểm của buổi điều trần này hiện vẫn nằm trong 'vòng bí mật'. Hai tập đoàn dầu khí kiện VN liên quan đến thuế VN: Nguy cơ từ thâm hụt ngân sách 9 tỷ đô la 'Không nên găm giữ đô la Mỹ' The Guardian là một trong những hãng tin hiếm hoi đưa thông tin về vụ kiện với bình luận rằng "các vụ tranh chấp, kiện tụng về thuế như vậy được cho là tốn kém, mờ mịt và bất thường". Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu Ngoài nguy cơ không thu được được thuế, chính phủ Việt Nam còn có thể phải mất thêm một khoản tiền lớn để trả cho hai tập đoàn trên nếu thua kiện, theo một nghiên cứu mới công bố của hai tổ chức phi chính phủ quốc tế. Trong bối cảnh đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói với BBC hôm 3/7 rằng chính phủ Việt Nam vẫn có giải pháp, hoặc ít nhất là rút bài học cho tương lai. Trước khi nghe những giải pháp do ông Hiếu đề nghị, chúng ta hãy tìm hiểu thêm về vụ kiện. Vụ kiện bắt đầu từ đâu? Tập đoàn dầu khí ConocoPhillip có hai công ty con hoạt động tại Việt Nam (Ảnh chỉ có tính chất minh họa) Tập đoàn dầu khí ConocoPhillips và Perenco nộp đơn lên tòa án của Liên Hiệp Quốc năm 2018 trong một nỗ lực ngăn chính phủ Việt Nam thu thuế hàng triệu đôla. Một cuộc điều tra của Finance Uncovered khám phá ra ConocoPhillips và Perenco tìm cách ngăn chặn chính phủ Việt Nam đánh thuế ước tính 179 triệu đôla cho tiền lời hai tập đoàn này có được do bán các mỏ dầu ở Việt Nam, theo The Guardian. Đây được xem là một sự việc chưa có tiền lệ, lần đầu tiên xảy ra về vấn đề thuế thu được trên vốn. Tranh chấp sẽ được xét xử tại một tòa án quốc tế nằm dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc. Tòa án này ít được người bên ngoài lĩnh vực pháp lý biết đến "nhưng có trọng lượng", vì vậy việc tiết lộ thông tin về ngày và địa điểm của buổi điều trần này bị giới hạn. Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Cavider Bull không bình luận. Nhưng ông nói sự việc này sẽ tạo ra tiền lệ đáng ngại cho các nước nghèo hơn, vì bất kỳ tranh chấp nào cũng sẽ liên quan đến chi phí pháp lý rất lớn. Kết quả phiên tòa có thể đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong cách các công ty đa quốc gia cố gắng tránh trả thuế cho các nước nghèo hơn. Vụ kiện xuất phát từ việc hai công ty ConocoPhillips Gama Ltd và ConocoPhillips Cuu Long, thuộc sở hữu của một công ty dầu khí Anh Quốc là công ty con của Tập đoàn ConocoPhillips (Mỹ), được bán cho một công ty của Anh Quốc thuộc sở hữu của Tập đoàn Perenco vào năm 2012. Những tài sản do hai công ty ConocoPhillips Gama Ltd và ConocoPhillips Cuu Long nắm giữ đều nằm ở Việt Nam. Tập đoàn ConocoPhillips đã bán hai công ty này với giá 1,3 tỷ đôla, thu được lợi nhuận 896 triệu đôla. Chính phủ Việt Nam đã ra tín hiệu về ý định đánh thuế giao dịch, ước tính lên tới 179 triệu đôla. Nhưng ConocoPhillips và Perenco cho hay việc bán hai công ty đặt tại Anh nên không chịu thuế tại Việt Nam. Đồng thời cho biết sẽ theo đuổi tất cả các thủ tục pháp lý hiện có để thách thức bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam trong việc thu thuế thương vụ này. Tập đoàn ConocoPhillips và Tập đoàn Perenco đã đệ đơn lên tòa theo Hiệp ước Đầu tư song phương Anh - Việt, tuân theo quy trình trọng tài được điều hành bởi Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế. Trong khi đó Sarah-Jayne Clifton tại Công ty thu nợ Jubilee nói với The Guardian rằng "thật quá đáng khi một công ty đa quốc gia đang cố gắng sử dụng một quy trình pháp lý không phù hợp để buộc Việt Nam từ bỏ doanh thu từ thuế". Giải pháp 'kiện ngược' Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chính phủ Việt Nam có thể 'kiện ngược lại' hai công ty nói trên ra tòa án quốc tế. "Dưới góc độ luật pháp, ConocoPhillips và Perenco có thể sử dụng một công cụ pháp luật nào đó để tránh thuế, nhưng họ có hai công ty con ở Việt Nam. Về nguyên tắc nếu tài sản của họ ở Việt Nam thì trên nguyên tắc họ phải đóng thuế cho chính phủ Việt Nam." "Việt Nam cần ra một tòa án của Liên Hiệp Quốc để kiện ngược lại. Thực sự Việt Nam nắm đằng chuôi vì chính phủ có thể giữ tài sản của hai công ty con này trong sự kiểm soát của mình trước khi có phán quyết của tòa quốc tế." Tuy nhiên theo ông Hiếu, việc Việt Nam kiện 'ngược' được hay không phụ thuộc vào hai điều kiện. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam có là thành viên của Hiệp ước quốc tế về cơ chế Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (ISDS) mà hai công ty nói trên sử dụng để đưa Việt Nam ra tòa, hay không. "Nếu chính phủ Việt Nam đã chấp thuận một thỏa ước như vậy, với tất cả các điều kiện mà một công ty nước ngoài phải tuân thủ khi đầu tư tại Việt Nam thì chính phủ Việt Nam phải thực hiện đúng với thỏa thuận đó." Ông Hiếu giải thích. Thứ hai, Việt Nam cần có một ngân sách cho những vụ kiện quốc tế như vậy để thuê các tập đoàn luật uy tín của quốc tế. "Lý do là bởi các tập đoàn lớn thường thắng trong các vụ kiện như thế này vì ngoài việc họ có cơ sở pháp lý, họ còn thuê các luật sư giỏi, nổi tiếng và các tập đoàn luật lớn tư vấn cho họ, và có khả năng chi trả rất nhiều tiền cho các công ty này. Tất cả các vụ kiện lớn trên thế giới mà tôi biết khả năng thắng tùy thuộc rất nhiều vào khả năng của các công ty tư vấn pháp luật," TS Hiếu cho hay. Nhận định của các NGO Nhà máy lọc dầu của ConocoPhillips ở Pennsylvania, Mỹ Vì sao ConocoPhillips và Perenco có thể kiện chính phủ Việt Nam ra tòa để tránh thuế sau khi đã kiếm bộn tiền ở Việt Nam? Nghiên cứu của hai NGO (Corporate Europe Observatory, the Transnational Institute and Friends of the Earth Europe/International) đưa ra danh sách 10 vụ kiện tương tự, bao gồm vụ của Việt Nam, với các tập đoàn giàu có sử dụng cơ chế ISDS như công cụ để 'bắt nạt' các nước nghèo. "Mười vụ nhà đầu tư kiện chính phủ đã được đệ trình, hoặc đã có phán quyết, từ năm 2015, ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cho thấy rằng ISDS một lần nữa được sử dụng làm vũ khí của công ty chống lại lợi ích công cộng. Bất chấp những tranh cãi đang diễn ra về cơ chế này, các tòa án thực sự đang trải thảm đỏ cho các tập đoàn tiếp tục phát triển mạnh, và duy trì sự bất công trên toàn thế giới," nghiên cứu công bố tháng 6/2019 cho hay. Điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với quốc gia (ISDS) là một công cụ được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới sử dụng để chống lại chính phủ các nước khi lợi nhuận của họ bị tổn hại. Về cơ bản, cơ chế này cho phép công ty nước ngoài kiện chính phủ dựa trên luật lệ quốc tế, khi các quy định cũ hoặc những quy định mới được ban hành gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của hãng. Những quy định này có thể bao gồm rất nhiều mảng, từ yêu cầu đóng gói, đặt mức giá sàn hay quy trình nộp thuế. Mục đích ban đầu của việc xây dựng ISDS là nhằm tăng cường đầu tư nước ngoài cũng như là một công cụ bảo hiểm cho các tập đoàn quốc tế trước các biến động chính trị. Dẫu vậy kể từ giữa thập niên 1990, ISDS đã bị nhiều tập đoàn sử dụng như một công cụ để "bắt nạt" chính phủ những nước đang cố gắng bảo vệ môi trường hay người dân của họ. Vấn đề của ISDS là đây là hệ thống mang tính một chiều, chỉ quy định về quyền lợi mà không có ràng buộc nào cho nhà đầu tư. Nó sẽ tiếp tục cho phép hàng ngàn công ty kiện chính phủ thông qua một hệ thống tư pháp song song, nếu luật pháp và các quy định của nước sở tại làm giảm khả năng kiếm tiền của họ, theo nghiên cứu nói trên. ConocoPhillip có hai công ty con đặt tại Việt Nam ConocoPhillips and Perenco đều là những công ty sử dụng thường xuyên ISDS. ConocoPhillips đã kiếm được hơn 8.3 tỷ đôla tiền đền bù thiệt hại từ chính phủ Venezuela năm 2019. Perenco, trong khi đó, đang kiện chính phủ Ecuador trong một tòa án ISDS - công ty này đang từ chối trả thuế cho lợi nhuận kiếm được từ các hoạt động khai thác dầu. Không có thông tin nào về phiên tòa liên quan đến vụ ConocoPhillips and Perenco được tiết lộ. Perenco hiện vẫn đang khai thác các mỏ dầu tại Việt Nam và vẫn kiếm lời hơn 32 triệu đô la năm 2017. Nhà báo George Turner được trích dẫn trong nghiên cứu nói trên rằng nếu chính phủ Việt Nam thành công trong việc thu thuế từ thương vụ của ConocoPhillips and Perenco thì điều này có thể có ý nghĩa sâu sắc đối với các nước đang phát triển khác, vốn thường thấy các công ty phương Tây kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ các khoản đầu tư ở nước họ, sau đó rời đi mà không đóng thuế. Tuy nhiên, những 'ca' như thế này thường ít có tín hiệu lạc quan cho các nước chủ nhà. "Bởi lẽ thông thường các bồi thẩm đoàn thường có khuynh hướng thân thiện hơn với các nhà đầu tư, và nhìn chung ủng hộ các đòi hỏi của họ thay vì quyền lợi của các chính phủ hay thậm chí quyền con người của người dân tại các nước đó," theo ông Jayati Ghosh, Giáo sư Kinh tế Đại học Jawaharlal Nehru tại New Delhi. Có ít nhất 24 quốc gia đang phải đối mặt với các vụ kiện về thuế có sử dụng 'vũ khí' là ISDS, gồm Uganda, India, Laos, Algeria, Yemen, Ecuador, Venezuela, Peru, Bolivia, Mexico, and Argentina. Cơ hội từ EVFTA Ngoài giải pháp kiện ngược nói trên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu còn cho rằng Hiệp định thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết mới đây là cơ hội cho Việt Nam để đưa các vụ việc như vậy ra công luận quốc tế. Từ đó đề nghị xem xét lại các vấn đề, trong đó có cơ chế ISDS. "Đây là một cơ hội tốt. EVFTA là nền tảng, cơ sở để Việt Nam bảo vệ quyền lợi của mình qua các vụ kiện như thế này. Vì dù EVFTA đã được ký kết nhưng vãn còn cần thảo luận để thông qua nghị viện của các nước thành viên. Mọi luật lệ và môi trường đều có thể thay đổi thông qua thảo luận," ông Hiếu nói. Đặc khu kinh tế: 'Chỉ chỉnh thời gian thuê đất, chưa đủ' VN dễ thiệt hại vì vấn đề 'hàng TQ tuồn sang' VN cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ Cũng theo TS Hiếu, đây có thể xem là kinh nghiệm đầu tiên của Việt Nam trong việc bị các tập đoàn nước ngoài kiện ra tòa quốc tế nhằm tránh thuế. "Bài học của Việt Nam là cần có sự chuẩn bị, đón đầu dấu hiệu các tập đoàn lớn chuyển nhượng công ty con tại Việt Nam cho nhau, để đưa ra lời cảnh báo rằng họ khó có thể thành công được, và rằng chính phủ Việt Nam sẽ có các biện pháp mạnh, như không cho họ sử dụng tài sản ở Việt Nam cho tới khi vụ việc được giải quyết tại tòa quốc tế. Hành động của chính phủ Việt Nam trong trường hợp này rất quan trọng để tạo tiền lệ cho tương lai." TS Hiếu cũng cho rằng chính phủ Việt Nam nên đưa vụ kiện này ra công khai để có phản ứng của nhiều thành phần kinh tế, từ đó đưa lên tòa án quốc tế. "Chính phủ được người dân ủng hộ thì khi ra tòa có trọng lượng hơn là chỉ đơn phương chính phủ làm chuyện đó. Việc công khai cũng là cảnh cáo các công ty sau này có ý đồ dùng những mánh lới để trốn thuế." Theo TS Hiếu thì mặc dầu như cầu tiêu thụ nội địa ngày càng cao vì thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhưng sức mua thi còn yếu. Cụ thể, GDP bình quân đầu người năm 2018 khoảng 2,580 USD, một mức thấp ngay cả trong nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình. "Vì sức mua nội địa yếu mà buộc Việt Nam phải xuất khẩu hàng hóa bán ra nước ngoài. Việc hội nhập toàn cầu và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với Việt Nam là điều sống còn. Cũng chính vì điểm này mà Việt Nam càng ngày càng phải đối phó nhiều hơn với những rủi ro trong những giao dịch quốc tế. Vụ kiện của Conoco Phillips và Perenco là những trường hợp tiêu biểu, đòi hỏi Việt Nam phải có những kế hoạch chuẩn bị đối phó với những rủi ro liên quốc gia," chuyên gia kinh tế cho BBC hay từ Hà Nội.
Đám tang học giả Nguyễn Hữu Đang, qua đời vào tuổi 94, tại Hà Nội ngày 8-2-2007 hốt nhiên nhắc đến một nhân vật tưởng đã chìm vào quên lãng, mặc dù đã tham dự vào nhiều biến cố lịch sử trọng đại.
Nguyễn Hữu Đang và Nhân văn Giai phẩm
Các cơ quan truyền thông trong nước không mấy đề cập đến sự kiện, trong khi ngoài nước, báo chí, nhất là trên mạng, đã đưa nhiều thông tin. Chủ yếu họ nhắc lại vai trò của Nguyễn Hữu Đang trong thời kỳ chống Pháp, bị bắt từ 1930, tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương (1937-1939), hội truyền bá Quốc ngữ (1938-1945), phong trào Văn Hóa Cứu Quốc (1943-1946), Ủy Ban Giải phóng Dân Tộc tại Tân Trào 1945… Ông là người tổ chức ngày lễ tuyên ngôn độc lập 2-9-1945, xây dựng khán đài để Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội. Vai trò chỉ đạo báo Nhân Văn Báo giới ngoài nước đều nhất loạt ghi nhận vai trò chủ yếu của Nguyễn Hữu Đang trong phong trào Nhân văn Giai phẩm (1956-1958). Mạng lưới Diễn Đàn gọi ông là lãnh đạo, Talawas cho là chủ chốt, mạng Nhịp Cầu Thế Giới dùng từ thủ lĩnh. Tài liệu thời chửi bới Nhân văn Giai phẩm tại Hà Nội, cũng nói vậy. Báo Nhân Dân, dưới ngòi bút Như Phong khẳng định Nguyễn Hữu Đang trực tiếp chỉ đạo từ đầu đến cuối công cuộc phá hoại bằng báo chí ấy (12-5-1958). Hồng Vân, bút danh của Hoàng trung Thông, còn chi tiết và chì chiết hơn: "Ngay từ số đầu, tờ Nhân Văn đã lộ rõ là một tờ báo chính trị. Bề ngoài do Phan Khôi và Trần Duy chủ trương, bề trong chính một tay Nguyễn Hữu Đang lo liệu, từ tiền bạc đến bài vở." "Phần lớn những bài quan trọng đều do hắn trông coi và sửa chữa, hoặc đội tên người khác để viết." (Báo Văn Nghệ, số 12 tháng 5-1958) Mạnh Phú Tư cũng viết đại khái như vậy: "Người ta không thấy tên tuổi Nguyễn Hữu Đang trên những số đầu báo Nhân Văn, nhưng chính hắn là linh hồn của tờ báo. Hắn tìm tiền, tìm giấy và biết bài nhưng lại ký tên người khác…" (Báo Độc Lập, 24-4-1958). Nguyễn Hữu Đang là đầu não của tạp chí Nhân Văn. Số 1 ra ngày 20-9-1956, được Tố Hữu cho là lá cờ phản cách mạng, đánh thẳng vào Đảng và nhà nước, chống lại nền chuyên chính dân chủ nhân dân (…) "Trong khi cuộc bạo động phản cách mạng đã nổ ra ở Hung ga ri, càng như đổ dầu vào lửa (…) Còn Nguyễn Hữu Đang, hắn vẫn tiếp tục làm vai trò của kẻ tổ chức phá hoại…" (Báo cáo 4-9-1958, sau khi báo đã bị đóng cửa sau 5 số). Tội phá hoại chính trị Do đó, Nguyễn Hữu Đang bị quy vào tội "phá hoại chính trị", một tội trạng hết sức trầm trọng dưới chế độ Cộng Sản. Ông bị bắt năm 1958 và năm 1960 lãnh 15 năm tù, là cái án nặng nhất so với các bạn cùng liên lụy đến "vụ án Nhân văn Giai phẩm". Bị biệt giam ở Hà Giang, được phóng thích 1973 theo Hiệp Định Paris, Nguyễn Hữu Đang là người Việt Nam duy nhất không nghe tiếng máy bay, không biết có chiến tranh Việt-Mỹ. Nhưng người đọc ngày nay vẫn tò mò: sự kiện diễn biến ra sao? Sao chỉ vì dăm ba bài báo, mà tội trạng và bản án nặng thế ? Theo lời "tự thú" của Trần Dần, một trong vài ba nhà văn đầu tiên trong quân đội đã phát động phong trào đối kháng từ đầu 1955 : "Đến lớp học 18 ngày, Nguyễn Hữu Đang từ lâu nằm phục xuống, sau nhờ cơ hội này đứng dậy phất cờ, nếu không có Đang sẽ không có tham luận với những đề nghị : gặp Trung Ương, ra báo, v.v…. và cũng không có tờ Nhân Văn" (báo Văn Nghệ số 12 , tháng 5-1958). "Tự thú" là những lời bị cưỡng bách, nhưng chúng ta thử lần theo đó để tìm lại chuỗi sự kiện. Lớp học 18 ngày Lớp học 18 ngày, từ 1 đến 18 tháng 8-1956 là một đợt học tập do Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ thuật triệu tập tại Hà Nội, gồm hơn 300 cán bộ tham dự trong giới văn nghệ và khoa học xã hội. Mục đích chính thức là để nâng cao trình độ lý luận, thực tế là để uốn nắn, rèn cặp giới văn nghệ, nhưng kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Lớp học 18 ngày xảy ra trong một hoàn cảnh chính trị, xã hội, tâm lý hết sức đặc biệt. Về nội tình Việt Nam, dự án Tổng tuyển cử sau hai năm Hiệp định Genève đã không được thực hiện, viễn ảnh thống nhất đất nước sụp đổ. Việc này, lúc ấy và ngày nay, ít ai nói lên, nhưng trong ý thức hay tiềm thức người làm chính trị, người quan tâm đến đất nước, nhất định là có hoang mang. Đồng thời là cuộc thất bại đẫm máu của Cải Cách Ruộng Đất gây công phẫn, chia rẽ sau cuộc cải tạo thương nghiệp và tư sản làm kinh tế kiệt quệ. Xã hội không biết cơ man nào tệ đoan vì không có công pháp mà chỉ có công an pháp. Lẻ tẻ, đã có những phong trào nhân dân nổi dậy như ở Quỳnh Lưu, Nam Định và vài nơi miền núi. Trường Chinh trong báo cáo ngày 13-3-1958 trước Mặt trận Tổ quốc đã nêu lên bối cảnh này. Cùng thời điểm này, giới trí thức biết đại khái tin tức về Đại Hội lần 20 của đảng Cộng Sản Liên Xô. Đầu năm 1956, trong đó Khơ Rút Sốp công khai thừa nhận sai lầm của Đảng. Người dân Việt Nam tự hỏi : thế Đảng Ta có sai lầm không? Cải Cách Ruộng Đất thì sao? Báo cáo Khơ Rút Sốp lại yêu cầu Đảng, Nhà nước, Công Đoàn, … phải tôn trọng luật pháp Xô Viết. Vậy Việt Nam thì sao? Ngoài ra, còn có tin những phong trào dân chủ nổi dậy ở Ba lan, Hung ga ri, (và sẽ bùng nổ vào tháng 10 sau đó). Họa vô đơn chí : từ tháng 5-1956, Trung Quốc tung ra phong trào "Trăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng" qua diễn văn của Lục định Nhất, được một tạp chí đại học Hà Nội dịch ra từ tháng 7, và được báo Nhân Dân loan tin ngày 5 tháng 8, nghĩa là đúng vào lớp học 18 ngày. Nhân văn Giai phẩm, khát vọng một thời đại Văn nghệ sĩ là những tâm hồn bén nhậy. Họ lại là những người chịu thiệt thòi và o ép trong cuộc sống. Vậy trong tình hình xã hội căng thẳng, trước thời cuộc quốc tế thôi thúc, họ phải làm gì? Họ có trách nhiệm gì? Tình cờ họ được tụ họp đông đảo ở lớp 18 ngày, nên có sự đồng thuận về mặt tư tưởng hay tâm cảm. Nguyễn Hữu Đang nhớ lại : "Ở thời đó thì tư tưởng gọi là đấu tranh phê bình của anh em văn nghệ cũng lên cao lắm. Thành thử tư tưởng đấu tranh của tôi gặp tư tưởng đấu tranh của anh em, cho nên cuối cùng gặp nhau thành phong trào Nhân văn Giai Phẩm (…)." "Anh em có một điểm gặp nhau là dù thế nào đi nữa cũng không thể chấp nhận đựơc cái chế độ cực quyền, chế độ toàn trị là cái biến dạng của chuyên chính vô sản." (NHĐ trả lời Thụy Khuê, đài RFI) Nguyễn Hữu Đang là người đứng tuổi, có uy tín, thành tích, óc tổ chức, tư tưởng chính trị, nên có khả năng tập hợp các khuynh hướng phản kháng. Trong lớp 18 ngày, đại diện cho tổ 2, ngày 26/8, ông đã đọc bản tổng kết phê phán nảy lửa , nhắc lại vụ án Trần Dần, chuyện giải thưởng văn học, nạn bè phái, chuyên quyền. Ông nói : "Bất cứ vấn đề gì, tổ chúng tôi cũng thấy cái nút cuối cùng ở chỗ lãnh đạo." Thậm chí ông còn đòi hỏi, quyết liệt và cay đắng : phải làm một cuộc cải cách ruộng đất trong văn nghệ (trích theo Hồng Vân, bài đã dẫn). Nói khác đi, ý ông muốn thay đổi hoàn toàn guồng máy lãnh đạo. Báo Nhân văn số 1 đã tóm lược bản tham luận : 1. Đường lối lãnh đạo văn nghệ của Trung ương Đảng hẹp hòi, gò bó do nhận thức không đúng về mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ, 2. Trung ương Đảng chưa có một chính sách cụ thể hẳn hoi về văn nghệ, 3.Tổ chức (bộ phận trực tiếp lãnh đạo văn nghệ) không hợp lý và không trong sạch, nguy hiểm nhất là có tính chất bè phái. 4.Bản tham luận này trước khi đem đọc đã được bàn tán và chờ đợi nhiều, khi đem đọc nó được hoan hô nhiệt liệt (17 lần vỗ tay dài) và sau khi đọc đã có vang dội rất lớn (tr. 5-6) Đấu tranh chính trị : dân chủ tự do Sau đó Nguyễn Hữu Đang viết những bài xã luận, ký tên thật, bắt đầu từ Nhân Văn số 4, ngày 5-11-1956, đăng ở trang nhất. Đó là bài "Chính quy hơn nữa", đòi hỏi một xã hội pháp trị, thi hành hiến pháp, tạo quyền hành cho ngành tư pháp, cái mà ngày nay ta gọi là xã hội công dân. Số 5, ngày 15-12, trong bài "Hiến Pháp Việt Nam và Hiến Pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ như thế nào", ông đòi thực thi hiến pháp 1946, với những quyền : tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do cư trú đi lại trong nước và ra ngoài nước. Ông viện dẫn điều 87 trong hiến Pháp Trung Hoa 1954, thừa nhận các quyền nói trên, thêm quyền tổ chức tuần hành thị uy. Ông còn cảnh báo: "chuyên chính với nhân dân thì cần xét kỹ. Nếu không, hậu quả sẽ tai hại lớn. Nguyên nhân sâu xa của những biến cố ở Ba Lan và Hung ga ri là vì thiếu dân chủ, tại sao lại hiểu ra là thiếu chuyên chính." Bên cạnh bài này, lại có bài Lê Đạt, ký tên Người Quan Sát, thông tin và bình luận "bài học về Ba Lan và Hung ga ri" về những cuộc nổi dậy vừa mới xảy ra. Trên số 6, dự tính có bài dữ dội của Nguyễn Hữu Đang, nhưng báo bị tịch thu ngay tại nhà in. Vì vậy, tờ báo bị lên án là khiêu khích, kêu gọi biểu tình lật đổ chế độ. Đôi bờ định mệnh. Oan khiên và vinh dự Mục đích bài này là truy niệm bậc hào kiệt Nguyễn Hữu Đang, bằng cách nhắc lại chính xác và ngắn gọn vai trò chủ yếu của ông trong việc xuất bản tạp chí Nhân Văn, mà về sau để lên án, chính quyền đã đánh đồng chập choạng thành nhóm Nhân Văn Giai phẩm. Thời gian từ Giai phẩm đến Nhân văn chỉ vỏn vẹn trong một năm, 1956, và "nhóm" này - nếu có thật – chỉ kết hợp trong "lớp học 18 ngày" và không thành một tổ chức nào chính thức. Do đó, những từ : lãnh đạo, lãnh tụ, thủ lĩnh… vừa là vinh dự, vừa là oan khiên thái quá cho ông. Vinh dự phù du ; mà oan khiên đăng đẳng. Nguyễn Hữu Đang bị tù, biệt giam trong 15 năm, sau đó bị quản thúc tại quê hương Thái Bình non 20 năm. Và trong tang lễ của ông, đại diện chính quyền đọc điếu văn còn nhắc tội trạng : "phạm sai lầm tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm". Trong lịch sử nhân loại, vô số người tranh đấu cho tự do, dân chủ đã bị tù đày, lưu đày, thiệt mạng, biệt tích. Nhưng không có ai sai lầm. Sai lầm chỉ ưu đãi phía cường quyền và bạo lực. Viết ngày 20/02/2007--------------------------------------------------------------------------------- Ngo, TP Ho Chi MinhQua ý kiến của một số người sau bài viết này, tôi xin được hỏi "chủ quyền như tiền nhân kỳ vọng" là như thế nào? Tôi thấy rất hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Tự do của tôi chưa hề bị diệt bởi Đảng CSVN bao giờ cả. Nếu bản thân là một người luôn đứng núi này trông núi nọ thì làm sao co thể nhận thấy được những thứ quý giá mà mình đang có. Hoàng Nam Vũ, CzechNăm nay tôi 32 tuổi.Tôi đã biết vụ này năm tôi 19 tuổi khi tôi đọc các bài lên án thành viên Nhân văn trong các tạp chí văn học...in năm 1957 còn lưu trong thư viện. Sau này đọc trên mạng biết rõ thêm. Nhưng nói chung không đọng lại nhiều lắm mà chỉ thấy thương. Thương con người sống trong sự SỢ HÃI. Thấy thương Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần và Phùng Cung quá. Tom Hà, Dallas, USAXin cho tôi được thành kính phân ưu với thân nhân của Cụ Nguyễn Hữu Đang. Cũng xin phân ưu với dân tộc Việt đã mất đi một người con trung hiếu. Trong thập niên 1950, để nhìn thấy được cái hiểm họa của một chế độ độc tài, đảng trị và chuyên chế như chế độ CSVN, Cụ Đang không những là một người ưu thời mẫn thế mà còn là một con người có tinh thần độc lập, không a dua và không dễ bị đánh lừa bởi những chiêu bài che đậy dã tâm của những người Cộng Sản Việt Nam. Ưu thời mẫn thế trong giai đoạn 1945 – 1960 rất hiếm hoi vì dân tộc vừa mới mở mắt sau thời kỳ phong kiến; những quan niệm về tự do, độc lập, dân chủ, quyền công nhân, chống nô lệ, áp bức... vừa mới được nhập cảng còn quá mới mẻ nếu không muốn nói là hiếm người hiểu thấu đáo những quan niệm mới nầy. Cụ Đang còn có cái đảm lược của một nhà cách mạng. Cụ đã dám nói lên suy tư của mình để mong thay đổi hướng đi của đất nước ra khỏi sự cai trị của một chế độ mà bản chất đã phơi bày rõ ràng bằng sự dã man và tàn bạo qua phong trào cải cách ruộng đất. Và nếu quả đúng như những bài viết lên án Cụ thời đó vì Cụ đã đòi hỏi một xã hội pháp trị, biết thi hành hiến pháp, quí trọng sự độc lập của ngành tư pháp và cổ suý tự do ngôn luận, tư do tổ chức v,.v... thì phải khách quan mà nói rằng Cụ đã sinh nhầm thời. Điều buồn cười là những trang lịch sử của thời Nhân Văn Giai Phẩm lại đang được lập lại sau hơn 50 năm trong cái gọi là CNXH. Khác với Cụ Đang đã bị sinh ra trong thời tranh sáng tranh tối, những người dân Việt biết suy tư, ưu thời mẫn thế như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang.... là những người đang sống trong một đất nước đã được GIẢI PHÓNG, hòan toàn ĐỘC LẬP và hoàn toàn TỰ DO. Có 1 điều chắc chắn là lịch sử Việt Nam sẽ chẳng có gì thay đổi chừng nào mỗi người dân Việt vẫn chưa tự bảo với chính mình rằng “đã đến lúc chúng ta không thể giành quyền cai trị quê hương thầu khoán bởi đảng CSVN”. Tygon, Boston, Hoa KỳTôi đã được được đọc Nguyễn Hữu Đang trong Nhân văn Giai Phẩm mà chính quyền Miền Nam cũ đã phát hành. Những bài viết thật chân tình và thiện chí xây dựng. Cớ sao giới lãnh đạo văn nghệ miền Bắc lúc đó lại trù dập, đàn áp cật lực như vậy? Họ sợ sự thật,họ sơ bị lột mặt nạ là tay sai cho chủ nghĩa, thế thì họ có vì nước vì dân không? Tôi rất thất vọng các nhà văn nhà thơ đồng thời lại gọi Hũu Đang là "hắn" là "y". Tôi cảm thấy họ có vẻ hèn, hùa vào mà đánh một con người chân chính, sao mà thiếu tư cách đến vậy? Giờ đây chắc họ đã hối hận. Mai Ninh, VNCụ Nguyễn Hữu Đang cùng trà lứa về tuổi đời, tuổi đảng, tuổi cách mạng với cụ Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn... và thuộc cỡ cha mẹ hay ông bà các uỷ viên bộ chính trị hiện nay. Các vị đương quyền chưa mặc quần khi cụ bị đảng hãm hại, do vậy không liên quan. Nếu các vị không lên tiếng giải oan cho cụ Đang thì thế hệ tôi đây (tuổi con cháu các vị đương quyền) sẽ lên án các vị và coi các vị là cùng một giuộc với bọn hãm hại cụ Đang. Tôi nghe chuyện con chó của đạo chích cắn đức Khổng Tử vì nó bênh chủ mà không biết ai là bậc thánh nhân. Vậy những ai đã theo lện đảng (hoặc muốn nịnh đảng để kiếm cơm) mà chót viết bài thóa mạ cụ Đang hãy kịp thời xin lỗi trước khi nắm mắt xuôi tay, để tỏ ra vẫn còn chút lương tâm, lương tri. Hoàng ThiTôi không ngạc nhiên và cũng không mủi lòng trước hành động có ý hối cải (sửa sai) của chính phủ vì cái lý tưởng ngu xuẩn của mình mà đành bất chấp lẽ phải, nên đã nhẫn tâm dẫm đạp lên mọi giá trị tinh hoa của dân tộc vừa mới chào đời. Ý tôi muốn nói đến chính phủ chưa thực tâm để cải cách nền “pháp luật thiếu vắng công lý” của mình, đã và đang đẩy hàng vạn người dân vô tội phải chịu mọi oan khiên vướng vào vòng lao lý không đáng có. Lê Quang Huy, TP HCMGớm thay những người cộng sản Việt Nam ! Đã bóp nghẹt quyền tự do dân chủ của người dân, gây ra oan án Nhân Văn - Giai Phẩm, thế mà khi cụ Đang chết lại còn không tha mà phán rằng cụ đã "phạm sai lầm tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm". Họ tạo ra oan án này nhưng đến nay lại trao giải thưởng cho bốn cụ "đồng chí" của cụ Đang trong nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm". Sao lại mâu thuẫn thế nhỉ ??? Rob N, New YorkXin cảm ơn quý đài BBC đã đăng một bài hết sức là thú vị về cuộc đời Ông Nguyễn Hữu Đang. Liệu còn tài liệu nào chưa được đưa ra mà đề cập đến quan hệ giữa ông Đang và Bác Hồ không? Có tài liệu nào còn tồn tại mà cho biết suy nghĩ của bác Hồ về các hoạt động của ông Đang như thế nào không? Vũ Minh ĐứcĐây là một trong những anh hùng của nền văn học VN. Con người đã dám làm, dám nói tất cả những gì mà ông ta suy nghĩ và cho là đúng. Việc làm của ông đã khiến cho những người CS Việt Nam phải xấu hổ. Chúng tôi, những hậu bối của ông luôn ngưỡng mộ, kính phục và biết ơn ông. Trung, Hamilton, CanadaTôi không đồng ý với ông Đặng Tiến là Nguyễn Hữu Đang không sai lầm. Có đấy chứ ! Sai lầm của ông là " quá thông minh, quá nhạy bén" - quá "trong sáng và thẳng thắn" nghĩ sao nói vậy và tưởng ai cũng yêu nước như mình mà chịu nghe lời nói phải. Ông đã đi trước xã hội của ông, thời đại của ông hàng mấy chục năm. Vì vậy, giải thưởng cho những "đồng chí" của ông như Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt... cũng phải phát chậm lại đến mấy chục năm sau !!
Máy bay Antonov An-225 của Liên Xô được thiết kế để vận chuyển tàu con thoi Buran. Hiện đôi khi nó vẫn còn bay, nhưng một kế hoạch của Trung Quốc có thể mang lại cho nó một cuộc sống mới.
Phi cơ lớn nhất thế giới có sứ mệnh mới?
Khởi đầu được chế tạo để chuyên chở tàu con thoi Buran của Liên Xô, chiếc An-225 buộc phải tìm ra mục đích mới để vận chuyển hàng hóa sau khi Liên Xô sụp đổ. Được cất giữ ở một khoang nhỏ của căn cứ không quân thời Xô Viết ở ngoại ô Kiev là chiếc máy bay hàng đầu của hãng thiết kế huyền thoại Antonov . Một kiệt tác đơn chiếc của kỹ thuật được thiết kế và chế tạo trong những năm 1980 vào thời tàn lụi của Liên Xô. Máy bay này, gọi là An-225, là chiếc máy bay lớn nhất từng bay trên trái đất. Nó lớn đến nỗi chiều dài khoang hàng hóa của nó dài hơn chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright, từ điểm cất cánh đến hạ cánh. Chiếc phi cơ Anh làm thay đổi ngành hàng không thế giới Pháo đài bay B-52 và sứ mệnh tìm đường lên Mặt Trăng 'Cỗ xe tăng bay' Xô-viết hồi sinh trên đất Mỹ Đã 30 năm tuổi, và gần đây đã được nâng cấp để phục vụ tiếp 20 năm nữa, máy bay này hiếm khi cất cánh. Thay vào đó, nó nằm im lặng dưới một vòm thép khổng lồ. Tuy nhiên, một phi hành đoàn các nhân viên vẫn định kỳ chăm sóc nó. Việc bị sử dụng ít ỏi không liên quan gì đến tuổi của nó. Nó phải nằm bẹp chỉ đơn giản vì có ít nhu cầu về dịch vụ chuyên môn hóa cao và tương đối đắt tiền này. Mặc dù máy bay, có biệt danh là 'Mriya' (tiếng 'Ước mơ') ở Ucraina, đang trong tình trạng tốt, có rất ít công việc đòi hỏi vận chuyển cái gì đó quá lớn. Và các công việc lại là khẩn cấp; nếu bạn muốn sử dụng An-225 thì chi phí sẽ khoảng 30.000 đô la Mỹ một giờ. Năm 2016, nó chỉ có hai lần phục vụ dài trong ba tháng đi vòng trái đất. Phần thời gian còn lại, nó nằm ở sân bay Gostomel, nơi từng một thời là sân bay thử nghiệm bí mật hàng đầu của Antonov. Khởi đầu được chế tạo để chuyên chở tàu con thoi Buran của Liên Xô, chiếc An-225 buộc phải tìm ra mục đích mới để vận chuyển hàng hóa sau khi Liên Xô sụp đổ, Alexander Galunenko, người đầu tiên bay lái máy bay này, nói. "Khi Liên Xô sụp đổ, chương trình này đã ngừng lại và việc cấp tài chính cũng dừng vì nhu cầu của máy bay này biến mất," Galunenko nói. Lần đầu tiên ông lái máy bay An-225 vào ngày 21/12/1988, sau hơn một thập kỷ làm phi công thử nghiệm của Liên Xô. Bất cứ ai muốn thuê chiếc An-225 thì phải trả 30.000 đô la một giờ Galunenko nhớ lại một cách vui thích sự ngỡ ngàng của việc lần đầu tiên đưa máy bay khổng lồ này bay qua thăm Mỹ. "Chúng tôi được mời đến một cuộc trình diễn hàng không ở Oklahoma và các phương tiện truyền thông báo rằng sẽ có máy bay lớn nhất thế giới để thu hút đông người tới," ông nói. "Mọi người đều nghĩ rằng máy bay lớn nhất thế giới là do hãng Boeing chế tạo. Chúng tôi phải nói với họ là nó được chế tạo bởi hãng Antonov, và họ hỏi, 'Antonov là ở đâu?' Chúng tôi nói, 'Đó là một hãng ở Kiev', vì vậy họ hỏi 'Kiev là gì?' Chúng tôi trả lời, 'Kiev là ở Ukraine,' và dĩ nhiên họ hỏi, 'Nhưng Ukraine là gì?'" Sức hấp dẫn kỳ lạ của phi cơ bốn ghế Cessna Cảnh tượng máy bay chen nhau cất cánh khắp thế giới IS dùng 'máy bay đồ chơi' làm không quân Người lái chuyến bay cuối cùng đã rút bản đồ của mình ra và chỉ Ukraine cho nhiều du khách tò mò. "Ông lấy bút và khoanh tròn vị trí Kiev để cho họ biết," Galunenko cười. "Chúng tôi đã phải trình diễn máy bay của chúng tôi để giảng một bài học địa dư cho người Mỹ," Chiếc máy bay này thực tế là sự kế tiếp của "máy bay em" của nó, chiếc An-124 'Ruslan', một đứa em không hề nhỏ, vì nó hiện là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới. Tại một buồng được trang trí với các mô hình các tất cả các máy bay mà hãng đã chế tạo trong 71 năm lịch sử của mình, kỹ sư trưởng của chiếc An-225, Nikolay Kalashnikov, nói với BBC rằng ông dành cả cuộc đời chuyên nghiệp của mình cho hãng Antonov. Nhưng việc chế tạo Mriya là đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của ông. "Bây giờ thật khó để nói, nhưng hồi đó nó thật là ấn tượng. Khó có thể tưởng tượng rằng một cỗ máy lớn như vậy có thể bay được," Kalashnikov nói. Mặc dù chiếc Ruslan An-124 đã là máy bay chở hàng có kích thước rất ấn tượng vào thời điểm đó, Kalashnikov và đội của ông đã triển khai sửa đổi cấu trúc để tăng lực cất cánh tối đa. Họ đã thêm hai động cơ, các hàng cơ cấu hạ cánh, kéo dài thân máy bay và thiết kế lại đuôi để đáp ứng yêu cầu quan trọng nhất nhằm đảm bảo tàu con thoi Buran và tên lửa phát động Energia có thể trượt ra khỏi máy bay khi đang bay rồi bay vào trong vũ trụ. Alexander Galunenko là người đầu tiên lái chiếc máy bay An-225. "Nó có thể chở mọi thứ, tàu con thoi và tất cả các thành phần của tên lửa trên lưng nó," giám đốc điều hành hãng Antonov Airlines, Mikhail Kharchenko, nói tại văn phòng của ông ở sân bay Gostomel. "Ý tưởng này đã không biến mất. Mỹ hiện đang nghiên cứu một chương trình xuất phát bay từ trên không." Ở thời đó, các nhiệm vụ không gian của Liên Xô được xuất phát từ nơi mà bây giờ là Nam Kazakhstan, tại sân bay vũ trụ Baikonur. Vì vậy, nhiệm vụ của AN-225 là mang các tên lửa đẩy từ Moscow và chở Buran đến Baikonaur. Họ tính toán rằng chương trình AN-225 sẽ rẻ hơn so với việc xây dựng một đường cao tốc vượt hai con sông và qua vùng Urals chỉ để di chuyển những bộ phận nói trên, Kalashnikov nói. Kharchenko tin rằng máy bay Mriya vẫn có tiềm năng rất lớn, dù đã lâu đời, và không chỉ vì khả năng vận tải khổng lồ của nó. Ông nghĩ rằng vẫn còn cơ hội để phát triển An-225 thành bệ phóng thích hợp ở trên không . "Khoảng 90% năng lượng của tên lửa đẩy được sử dụng để đạt tới độ cao 10km," giám đốc điều hành nói. Nếu chúng ta lấy một chiếc tàu vũ trụ và đặt nó lên lưng Mriya và bay lên đến độ cao 10km, thì chúng ta có thể phóng nó vào không gian từ đó. Trên quan điểm chi phí thì lợi ích kinh tế là rất lớn nếu ta phóng từ độ cao 10km." Ông thừa nhận rằng vẫn còn chút việc phải làm về chi tiết, nhưng Kharchenko tin rằng đây là hướng đi tốt nhất cho chiếc máy bay hàng đầu của công ty ông. Và không phải chỉ có ông nghĩ như vậy. Vào năm 2016, Tập Đoàn Công Nghiệp Hàng Không Trung Quốc (AICC), một công ty nhà nước về quốc phòng và hàng không vũ trụ của Trung Quốc, đã ký một thỏa thuận hợp tác với hãng Antonov cho chương trình An-225. Nếu nó diễn ra như kế hoạch, thì bầu trời sẽ sớm tràn ngập bởi phi đội An-225 của Trung Quốc. "Ý tưởng ban đầu và nghiên cứu giai đoạn đầu của An-225 đã bắt đầu năm 2009," chủ tịch của AICC, Zhang Yousheng, cho BBC Future biết. "Sự tiếp xúc chính thức với Antonov bắt đầu vào 2011, và sau đó từ 2013 đến 2016 là giai đoạn tăng tốc của dự án." Công ty Trung Quốc không quan tâm đến việc mua chiếc máy bay an-225 đang bay được. Trong 30 năm qua, họ đã nghiên cứu tính khả thi của việc hiện đại hóa chiếc máy bay An-225 khác còn lại, một kết cấu máy bay chưa hoàn tất nằm trong nhà tại khuôn viên của hãng khổng lồ Antonov ở trung tâm thành phố Kiev trong 30 năm qua. Máy bay này, khi được hiện đại hóa, có thể mang lại cho Trung Quốc khả năng về vận tải hàng nặng hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, thậm chí còn lớn hơn cả của quân đội Mỹ. Theo Zhang, chiếc An-225 sẽ là tâm điểm của một kế hoạch lớn đầy tham vọng để bổ sung thêm vào 1.000 máy bay chở hàng nặng trong 10 năm tới. Một công ty nhà nước về quốc phòng và hàng không vũ trụ của Trung Quốc, đã ký một thỏa thuận hợp tác với hãng Antonov cho chương trình An-225. Tuy nhiên chở hàng nặng không phải là khả năng duy nhất họ đeo đuổi. "An-225 có thể mang tàu vũ trụ đến độ cao lớn, và có thể phóng vệ tinh thương mại ở bất kỳ độ cao nào dưới 12.000 m," Zhang nói với BBC. "Thời điểm phóng của nó là linh hoạt, chính xác, và có thể nhanh chóng đưa vệ tinh vào quỹ đạo dự định, làm giảm đáng kể chi phí phóng vệ tinh." Người Trung Quốc đang đi vào ngành công nghiệp phóng vệ tinh sinh lợi nhuận mà nó đã tăng gấp đôi doanh thu từ 2006 đến 2015, theo số liệu của AICC. Thỏa thuận mua bán kết cấu máy bay hiện tại An-225 cũng giống như việc Trung Quốc đã mua một chiếc thân máy bay vận tải của Ukraine cách đây gần 20 năm. Thân máy bay này, ban đầu được Liên Xô đưa vào sử dụng, đã được chế tạo lại và hiện đại hóa trong hai thập niên cho đến khi nó được quân đội Trung Quốc công bố 'sẵn sàng chiến đấu'vào tháng 11/2016. Nếu kế hoạch này tiến triển, thì máy bay Mriya sẽ tìm thấy cuộc sống mới trên bầu trời cho AICC của Trung Quốc, nhưng Ukraine sẽ mất đi một phần nhỏ nhưng mang tính biểu tượng trong ngành công nghiệp hàng không của mình. Những người làm máy bay có cảm xúc lẫn lộn về triển vọng mất chương trình này với người Trung Quốc. "Người Trung Quốc muốn mua máy bay này của chúng tôi và không có gì nguy hại trong việc này, nhưng tất nhiên không ai muốn bán nó," Kalashnikov nói. "Mriya không tách rời khỏi Ukraine, nó giống như con của chúng tôi, và cháu chắt chúng tôi luôn tự hào về nó." Bài tiếng Anh đăng trên BBC Future
Một trăm năm sau khi cuộc Cách mạng Tân Hợi thành công ở Trung Quốc (10/10/1911), các sử gia Việt Nam nhận xét tư tưởng cách mạng và dân túy của lãnh tụ cách mạng tư sản Tôn Trung Sơn, tiếp tục giữ nguyên giá trị không chỉ với Trung Quốc mà còn với Việt Nam.
Tam dân chủ nghĩa vẫn còn thời sự với VN
Tôn Trung Sơn chủ trương tam dân chủ nghĩa, cách mạng dân chủ tư sản và là cha đẻ nền cộng hòa đầu tiên ở Trung Quốc. Các sử gia cũng cho biết, Việt Nam là quốc gia ở khu vực có nhiều duyên nợ với Cách mạng Tân Hợi, khi đã nhiều lần trở thành nơi nương náu của nhà cách mạng và được Tôn Trung Sơn - người được cả Trung Quốc và Đài Loan tôn vinh là quốc phụ - từng lựa chọn làm điểm tựa cho cách mạng ở Trung Quốc. Bình luận với BBC về giá trị của các tư tưởng cách mạng tư sản và học với thuyết Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Trung Sơn với xã hội Việt Nam ngày nay, một nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Việt Nam học tại Hà Nội nói: “Tôi cho rằng nó vẫn còn tính thời sự tuy trên thế giới ngày nay, người ta có thể giải quyết các mâu thuẫn xã hội bằng các biện pháp khác nhau, tùy theo tình hình mỗi nước, mỗi địa phương khác nhau,” Giáo sư Viện trưởng Nguyễn Quang Ngọc nhận xét. Một chuyên gia khác cho BBC hay Cách mạng Tân Hợi với tư tưởng dân túy kết hợp bạo lực cách mạng không chỉ tác động ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam: “Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, từ nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cho tới Hồ Chí Minh, đều chịu tác động của tư tưởng Tôn Trung Sơn,” Giáo sư Chương Thâu, nguyên Trưởng phòng Lịch sử Cận đại thuộc Viện Sử học Việt Nam nói. Cách mạng Tân Hợi theo tư tưởng cải cách Dân chủ Tư sản, vốn kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ 20, gặt hái thành công với khởi nghĩa Vũ Xương, Hồ Bắc (10/10/1911). Diễn biến lịch sử này đã lập nên chính quyền cách mạng lâm thời của Trung hoa Dân Quốc hay một chính quyền dân chủ nhân dân, nền cộng hòa, đầu tiên ở quốc gia châu Á này, rất lâu trước khi các ông Tưởng Giới Thạch, lãnh tụ Đài Loan, hoặc Mao Trạch Đông - lãnh tụ cộng sản Trung Quốc, "tiếp nối" theo các cách thức khác nhau. Riêng đối với Việt Nam, ông Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo của Cách mạng Tháng 8/1945, được cho là đã dịch Chủ nghĩa Tam Dân trong những năm ở thập niên 1920 để huấn luyện cho các đồng chí cách mạng của ông, sử gia Chương Thâu ghi nhận. Duyên nợ Việt Nam Có một sự gặp gỡ lịch sử đáng chú ý giữa bác sỹ Tôn Dật Tiên, tức Tôn Trung Sơn, người nguyên quán ở Quảng Đông, và Việt Nam, khi trong một số giai đoạn hoạt động cách mạng quan trọng của mình, nhà Cách mạng hàng đầu của Trung Quốc đã tới Việt Nam nhiều lần để hoạt động, chuẩn bị cho tiến trình cách mạng ở quê nhà của ông. Các dấu tích lịch sử vẫn có thể được tìm thấy, theo xác nhận của các sử gia. “Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, Việt Nam đã trở thành điểm tựa và là địa bàn hoạt động thường xuyên của Tôn Trung Sơn,” Giáo sư Nguyễn Văn Khánh, viết trong một tham luận tại một Hội thảo Quốc tế năm 2008 về Tôn Trung Sơn và khởi nghĩa Quảng Tây, Trung Quốc. “Để thực hiện mục tiêu lật đổ nhà Thanh, ông đã nhiều lần qua lại Việt Nam: lần ngắn là hai tuần, lần lâu đến hơn một năm để tuyên truyền cách mạng, thu phục và chuẩn bị lực lượng. “Đặc biệt, ông còn tiến hành tiếp xúc, liên lạc với một số sĩ phu yêu nước Việt Nam để bàn kế hoạch phối hợp hành động,” Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định. Theo Giáo sư Khánh, Tôn Trung Sơn đã để lại dấu ấn đầu tiên là “những cuộc viếng thăm Việt Nam để tìm hiểu tình hình, tuyên truyền cách mạng trong giới Hoa kiều”, đồng thời để chuẩn bị lực lượng và tổ chức thực hiện những “dự mưu khởi nghĩa chống lại chính quyền Mãn Thanh” trong thời gian từ 1900 đến 1908. Theo tài liệu của giới sử học, chuyến viếng thăm đầu tiên của Tôn Trung Sơn đến Việt Nam là vào ngày 21/6/1900, khi ông đến từ Hong Kong qua cảng Sài Gòn rồi lưu lại ở đây hơn 2 tuần, đến ngày 8/7/1900 thì rời đi Singapore. Lần thứ hai Tôn Trung Sơn đến Việt Nam theo lời mời của Toàn quyền Đông Dương qua đường ngoại giao với viên Công sứ Pháp ở Tokyo. Tôn Trung Sơn tới Hà Nội vào ngày 13/12/1902 và ở đến đầu năm 1903 thì đi Hoa Kỳ qua nẻo Nhật Bản. Trong lần thăm này, theo tài liệu của giới sử học, ngoài mục đích dự hội chợ, Tôn Trung Sơn còn tiến hành “gặp gỡ, tiếp xúc với một số Hoa kiều nhằm tuyên truyền, thu phục, tập hợp lực lượng cách mạng”. Trụ sở Hà Nội Bia đá tại số nhà 22 phố Hàng Buồm, Hà Nội còn ghi lại việc Tôn Trung Sơn từng lưu trú và hoạt động tại đây Lần tiếp theo tới Việt Nam của nhà cách mạng là vào cuối năm 1905, khi Chính phủ Nhật Bản chấp thuận yêu cầu của chính quyền Mãn Thanh, trục xuất Tôn Trung Sơn vì các hoạt động cách mạng, vẫn theo Giáo sư Khánh. “Ông buộc phải cùng một số chiến hữu như Hồ Hán Dân, Uông Tinh Vệ tới Việt Nam trú ngụ cho tới đầu năm 1906.” Một nhà sử học khác, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trên tờ báo mạng VietnamNet hồi tháng 7/2005 khẳng định “Tôn Trung Sơn ở Sài Gòn trong khoảng hơn nửa năm rồi rời qua Indonesia.” Giới sử học Việt Nam căn cứ cuốn Tự truyện của Tôn Trung Sơn, xuất bản ở Hà Nội năm 1995, cho biết ông đã lưu trú ở Hà Nội và đã thành lập tại đây “một tổ chức có lẽ là chi nhánh Đồng Minh hội, gọi là cơ quan bộ,” để chuẩn bị đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chuẩn bị công việc khởi nghĩa. Lần cuối cùng, Tôn Trung Sơn đến Việt Nam là vào khoảng tháng 3 năm 1907 và lưu lại lâu nhất, khoảng hơn một năm. Theo sử gia Dương Trung Quốc, tại Hà Nội, Tôn Trung Sơn ngụ tại số nhà 22 phố Hàng Buồm, rồi mở một quán trà tại một ngôi nhà cùng phố. Tiếp đó, ông “công khai thành lập trụ sở của Trung Quốc Đồng minh hội” ở số 61 đường Gambetta (nay là đường Trần Hưng Đạo). Để thực hiện mục đích khởi nghĩa, Tôn Trung Sơn đã liên lạc với bên ngoài “tổ chức mua và vận chuyển vũ khí từ Nhật về biên giới Trung Quốc”, đồng thời “chiêu tập lực lượng nổi dậy ở Việt Nam”. Theo Giáo sư Chương Thâu, chính trong thời gian này, “Tôn Trung Sơn đã có nhiều mối liên hệ với các nhà yêu nước Việt Nam như Hoàng Hoa Thám và các sĩ phu trong Trường Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội”, để bàn việc phối hợp tác chiến. “Ông còn xuống tận Thái Bình để tiếp xúc với Tổng đốc Trần Đình Lập, một quan lại cấp tỉnh ở Việt Nam để bàn bạc, trao đổi,” tài liệu cho biết. “Được sự hỗ trợ từ nhiều phía, lực lượng nghĩa quân của ông đã đông tới hàng ngàn người. Với lực lượng này, Tôn Trung Sơn quyết định tiến đánh vùng duyên hải từ Phòng Thành đến Đông Hưng,” tham luận của sử gia Nguyễn Văn Khánh khẳng định. Chợ Lớn, Sài Gòn Vẫn theo Tự truyện của Tôn Trung Sơn, nhà cách mạng này còn có quan hệ sâu rộng với tầng lớp Hoa Kiều ở Chợ Lớn, Sài Gòn và Hà Nội lúc bấy giờ. Còn theo tài liệu của giới sử gia, để tổ chức thu phục tập hợp lực lượng và chuẩn bị vũ khí nổi dậy khởi nghĩa, ông đã tiến hành vận động quyên góp và tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các chí sĩ Việt Nam, và nhất là của nhiều đồng bào Hoa kiều đang sinh sống và làm ăn tại Hà Nội và Sài Gòn. “Ở Chợ Lớn, Sài Gòn có người như Hoàng Cảnh Nam đã hiến toàn bộ tài sản để giúp việc tuyển mộ quân sĩ và chi phí các hoạt động cho nghĩa quân,” Giáo sư Khánh khảo cứu tư liệu về Tôn Trung Sơn cho biết. “Ngoài ra, các thương gia lớn ở Sài Gòn như Lý Trác Phong, Tằng Tích Thu, Mã Bồi Sinh, mỗi người quyên góp mấy mươi ngàn đồng. Theo đánh giá của Tôn Trung Sơn thì “đó cũng là việc làm hiếm thấy lúc bấy giờ.” Theo khảo cứu của các sử gia, sau những thất bại trong công cuộc khởi nghĩa, Tôn Trung Sơn lại rời khỏi Việt Nam và đi ra hải ngoại như Singapore, Hoa Kỳ rồi Nhật để tiếp tục tìm nguồn tài chính cho cách mạng Trung Quốc. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ cuối năm 1907 đến đầu 1908, Tôn Trung Sơn đã “trực tiếp chỉ đạo tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa ở hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam” vốn nằm sát biên giới với Việt Nam. Trong đó, trận đánh tại Trấn Nam Quan vào tháng 10/1907 giành thắng lợi, đóng vai trò quan trọng với các hoạt động vũ trang non trẻ của quân đội cách mạng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo ở dọc vùng biên giới Việt - Trung thuộc các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. “Thắng lợi này không chỉ trực tiếp làm lung lay nền thống trị nhà Thanh mà còn góp phần cổ vũ động viên những người yêu nước Việt Nam trong công cuộc chống đế quốc Pháp, giải phóng dân tộc vào hồi đầu thế kỷ XX,” theo Giáo sư Khánh. 'Ảnh hưởng to lớn' Tòa nhà Hội Quán Quảng Đông của Hoa Kiều cũ tại 22 phố Hàng Buồm là nới Tôn Trung Sơn từng hoạt động. Cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) theo khuynh hướng dân chủ tư sản theo chủ thuyết nổi tiếng Tam Dân chủ nghĩa – Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, do Tôn Trung Sơn lãnh đạo có vai trò vô cùng to lớn trong lịch sử Trung Quốc, lịch sử khu vực, châu Á, cũng như mở rộng ra với phương Đông, thế giới và thời đại. Đối với bản thân Trung Quốc và Đài Loan, theo Giáo sư Chương Thâu, khi làm cuộc cách mạng đánh đổ nhà Mãn Thanh, đánh đổ chủ nghĩa phong kiến Trung Quốc thì nhà cách mạng đã làm được một công việc có ý nghĩa vĩ đại “cho cả Trung Quốc lục địa và Trung Hoa dân quốc.” “Cả Trung Quốc lục địa và Đài Loan đều có chung một người được coi là quốc phụ, là cha đẻ của Cách mạng của Trung Quốc, đó là Tôn Trung Sơn mặc dù Trung Quốc sau đó đi theo thể chế cộng sản, còn Đài Loan tiếp tục đi theo đường lối Trung Hoa dân quốc để theo đuổi một thể chế dân chủ, tự do, đại nghị tư sản,” Giáo sư Thâu nói. Trước câu hỏi, giữa Trung Quốc và Đài Loan, ai có thể được cho là người thừa kế “xứng đáng hơn” di sản của Tôn Trung Sơn, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc nhận xét: “Ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn lúc đầu là ở Trung Quốc nội địa, đặc biệt ở khu vực Quảng Đông, còn sau này cái được thừa hưởng nhiều là ở Đài Loan, mà thậm chí họ còn giữ được nhiều (di sản) của Tôn Trung Sơn.” “Năm 1949, ở Trung Quốc là chính quyền cộng sản rồi, còn chính quyền Dân Chủ Tư Sản đã chuyển sang bên Đài Loan là chính.” Ngược dòng lịch sử, về ảnh hưởng của tư tưởng Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi với cách mạng giành độc lập ở Việt Nam, Giáo sư Chương Thâu cho biết thêm: “Hồ Chí Minh từng khẳng định ban đầu, trong một cuốn sách lấy bút hiệu Trần Dân Tiên, rằng ‘Chủ thuyết này phù hợp với Việt Nam hơn cả’’ “Sau này, khi Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh còn lấy ba chữ làm tiêu ngữ là ‘Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.’ Đó là Tam dân Chủ nghĩa và ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn,” nhà nghiên cứu nói. Cuối cùng, nhân dịp kỷ niệm 100 năm kỷ niệm cuộc Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc, một số ý kiến của giới nghiên cứu cũng cho biết ý nghĩa cuộc cách mạng tư sản và tư tưởng dân chủ, dân sinh, dân quyền của Tôn Trung Sơn vẫn còn giữ nguyên nhiều giá trị của chúng, không chỉ với Trung Quốc, mà còn với Việt Nam, hai quốc gia đã lựa chọn mô hình cộng sản chủ nghĩa.
Kinh nghiệm sống trong khung cảnh cách ly tại khu ký túc xá ĐH Quốc gia TP HCM theo lời kể của Lan Anh, một người trở về Việt Nam hôm 22/3 sau hai tuần đến Úc thăm người thân.
Virus corrona: Người đang bị cách ly ở TP HCM: ‘Chúng tôi cần được cảm thông’
Các bạn du học sinh được đưa về khu cách ly ký túc xá ĐH Quốc gia TP HCM Tiếp xúc với BBC News Tiếng Việt, chị Lan Anh (tên đã được đổi) cho biết khi dân mạng ‘ném đá’ chửi việc những người trong khu cách ly này nhận nhiều tiếp tế của người thân, tâm lý của chị trở nên bất ổn hơn. “Họ nói chúng tôi là những cậu ấm cô chiêu, lá ngọc cành vàng từ trời Tây trở về tránh dịch và mời chúng tôi lên hành tinh khác mà ngự. Nhưng chỉ khi bạn ở đây, chịu cảnh cách ly với điều kiện kém vệ sinh mới hiểu được vì sao mọi người cần tiếp tế”. Chị Lan Anh nói. “Truyền thông chỉ nhìn vào cái tủ lạnh và chỉ trích chúng tôi sống bề trên, không tự dọn dẹp. Nhưng nhìn hình ảnh xem, bạn đếm được bao nhiêu cái tủ lạnh so với cây lau nhà, xô chậu. Những người đang chịu cách ly cần sự cảm thông hơn là gạch đá miệt thị”. 'Bay vào thời điểm này là ngu dốt' Theo lịch bay, chị Lan Anh về đến Việt Nam vào ngày 22/3. Từ thời điểm này, chị đã đón nhận những lời chỉ trích của nhiều người. Chị kể: “Nhiều người nói rằng bay vào thời điểm này là thiếu ý thức, là ngu dốt. Biết sẽ bị cách ly thì đi làm cái gì. Tôi thấy đây là quyết định riêng tư của mỗi người, có những trường hợp bất khả kháng và thực sự tôi cũng đã suy xét kỹ lưỡng”. “Tôi là một trong những người may mắn vì có sẵn vé khi chính sách gần như thay đổi từng ngày. Người đi du lịch, công tác hay du học đều rơi vào hoảng loạn vì phải chầu chực vé để về Việt Nam. Ngày 18/3, tôi đã có ý định đổi vé để về sớm hơn nhưng tôi nghĩ, nếu cách ly tại nhà, lỡ mình bị nhiễm thì nguyên chung cư tôi ở sẽ bị phong toả. Tiếp nữa, việc đổi vé thời điểm này gây khó khăn cho nhiều người”, chị Lan Anh nhớ lại. Chị giải thích rằng để chọn về Việt Nam, chị đã phải đối mặt với nhiều nỗi sợ đi qua các ổ dịch và nỗi sợ cách ly. “Trước hôm về là một ngày cân não. Báo chí đưa tin sân bay Việt Nam quá tải, các khu cách ly cũng quá tải. Tôi lo sợ đến mức ám ảnh khi đọc tin các khu cách ly đã có nhiều người dương tính với Covid-19. Tôi hiểu đây là một ổ dịch tiềm ẩn”. “Để về Việt Nam, tôi phải băng qua 3 ổ dịch khác: sân bay Úc, chiếc máy bay với những người xa lạ và sân bay Việt Nam. Và sau đó là tới ổ dịch tiềm ẩn tại khu cách ly. Biết là vùng dịch nhưng vẫn lao vào vì không có lựa chọn khác. Số người nhiễm của Úc gấp nhiều lần Việt Nam, cho dù tôi có bảo hiểm thì họ cũng sẽ ưu tiên công dân họ. Chưa kể nhà tôi đang có người nhà đang yếu, một người khác đang điều trị ung thư. Nếu họ có chuyện bất trắc, tôi không có đường nào để về thì sẽ hối hận”. “Sau khi đi về Việt Nam, tôi nói với người thân mình bên Úc rằng tôi không hối hận vì đã đi thăm họ. Dịch xảy ra, tôi càng thấy điều đó đúng vì tất cả mọi nơi đều phong toả, nếu tôi không đi thăm thì không biết bao giờ mới có thể gặp họ trong thời gian tới. Đó là cái giá tôi chấp nhận trả”. Chị Lan Anh kể tiếp. Ngỡ ngàng khi bước vào khu cách ly Trên mạng, nhiều người cập nhật hình ảnh khu cách ly rất đầy đủ tiện nghi: mỗi giường có chăn, gối mền và được phát cho đồ dùng cá nhân. Điều này khiến chị Lan Anh cùng nhiều người khi về đến khu cách ly tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP HCM ngỡ ngàng. Hình ảnh từ những khu cách ly khác được cung cấp nhu yếu phẩm đầy đủ, phòng ốc sạch sẽ Chị phân tích: “Nhiều người lên án việc chúng tôi đã được nhường cho chỗ để ở còn chê than. Nhưng chúng tôi không chê là tại sao nhà nước lại cho ở một nơi như vầy. Tâm lý chung khi bước vào đây là ngỡ ngàng, vì sao những bạn đi học đại học, những người tương lai của đất nước, sống văn minh nhưng lại có thể ở kém vệ sinh như vậy”. “Khi tôi bước vào, phòng ốc rất tệ, xung quanh mạng nhện tứ bề. Bồn cầu, bồn rửa mặt đen thui, ao tù nước đọng. Cũng may không có mùi hôi nhưng thực sự rất dơ. Giường rỉ sét, mọi thứ đều rất bụi bặm”, chị Lan Anh mô tả. Nhà vệ sinh dơ bẩn, tù đọng “Chúng tôi đâu cần tiện nghi vì khi vào đây, ai sao mình vậy. Tiện nghi không cần nhưng sạch sẽ là điều tiên quyết. Ở đây đã là một ổ dịch tiềm ẩn mà điều kiện vệ sinh kém thì thêm một ổ bệnh. Bồn cầu, bồn rửa mặt, nhà tắm dơ đã đủ ẩn chứa các bệnh khác, chưa nói đến là virus”. “Hầu hết mọi người đêm đầu tiên phải chấp nhận chỉ có một cái chiếu, không gối, không mền. Trong phòng chỉ có một cái quạt trần. Vì quá nóng, có bạn trong phòng tôi thân nhiệt tăng đến gần mức bị theo dõi. Hôm nay mọi người được tiếp tế thêm quạt nên đã ổn hơn”, chị Lan Anh chia sẻ. Một góc trong khu cách ly ký túc xá ĐH Quốc gia TP HCM Hai người Việt về từ tâm dịch Daegu kể chuyện bị cách ly Thuyền nhân VN ngậm ngùi với tin Galang thành nơi chuyên trị virus corona Virus corona: 'Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà' Chị nói thêm, tâm lý bất ổn bắt đầu từ những thứ rất nhỏ như vậy: điều kiện vệ sinh kém, nỗi sợ mình trở thành mầm bệnh, sợ mọi người xung quanh sẽ dương tính với virus, sợ mình sẽ là F1 và tiếp tục bị cách ly thêm 14 ngày. Bên cạnh đó, vì quá mới nên công tác tổ chức chưa có quy trình hay thông báo cụ thể để giúp người trong khu cách ly an tâm về việc được theo dõi sức khoẻ, tránh việc lây nhiễm chéo. “Trong khu cách ly này, tôi chỉ được đo nhiệt độ. Trên 37,5 độ thì sẽ được theo dõi đặc biệt. Nhưng tôi phải hỏi thì mới được giải đáp chứ không có phổ biến chung. Chúng tôi không nhận được thông báo về quy trình, chưa được làm rõ về lý do vì sao không được xét nghiệm. Vì bị hụt thông tin nên tôi càng hoang mang. Tôi không phải là người ‘ngu si hưởng thái bình’. Tôi cần sự yên tâm rằng mình đang ở trong ổ dịch nhưng vẫn trong sự kiểm soát”, chị Lan Anh nhấn mạnh. ‘Giàu là cái tội. Bay về là cái tội’ Khi những cuộc ‘ném đá’ trên mạng nhắm vào người trong khu cách ly này về chuyện tiếp tế và chính phủ đã quyết định ngưng lại việc này, chị Lan Anh tự hỏi mình: "Chúng tôi đang là những người đang bị thiếu sự cảm thông trầm trọng. Không ai hiểu mà chỉ nhìn và phán xét. Thương người thì thương cho trót, ai cũng nên thương trong hoạn nạn này”. Nỗi lo lắng của chị càng căng thẳng khi mỗi ngày thức dậy, tự hỏi không biết có ai bị nhiễm không, mình có là mầm bệnh không vì môi trường sống quá gần nhau: dùng chung nhà vệ sinh, ăn chung. Gánh lo chưa vơi thì ngoài kia, chị đã hứng chịu những lời chửi rủa, miệt thị và sự hung hãn của cộng đồng mạng về câu chuyện tiếp tế. Người thân chuyển đồ tiếp tế vào cho người trong khu cách ly ở ký túc xá ĐH Quốc gia TP HCM Chị kể, ngày đầu, muốn hỏi các nhân viên phục vụ chổi hay cây lau nhà để dọn vệ sinh cũng vô vọng vì chính họ cũng quá tải nên cả phòng phải chờ người nhà tiếp tế vào: “Phòng chúng tôi mang vào là những dụng cụ thiết yếu đó. Việc tiếp tế, có người đặt những đồ linh tinh và nó làm ảnh hưởng những người cần tiếp tế các nhu yếu phẩm căn bản. Tôi không yêu cầu cuộc sống tốt nhưng vì điều kiện quá kém nên cần tiếp tế để ở mức chịu được”. “Chúng tôi bị chửi vì là du học sinh, thứ có tiền đi du lịch, bị lên án bay về nước là gánh nặng. Giàu là cái tội. Bay về là cái tội. Ở ngoài ném đá vô rất nhiều, người bên trong ít cãi cự lại. Vì bây giờ, chúng tôi là người yếu thế, yếu ớt về mặt tinh thần. Ở trong đây, giàu hay nghèo cũng như nhau”, chị Lan Anh tâm sự. Trước những ‘gạch đá’ đó, chị chọn lựa cách im lặng: “Tôi cố gắng không cãi nhau với bên ngoài vì không muốn mang năng lượng tiêu cực, để tinh thần thoải mái. Có như vậy, sức đề kháng mới tốt, tránh nguy cơ nhiễm virus”. Chị chia sẻ, cả phòng phải học cách truyền năng lượng tích cực cho nhau: “Họ nói chúng tôi phải tự thấy may mắn vì có người đang cực khổ lo cho mình, hay ngoài kia có những phận đời nghèo khổ không cơm ăn áo mặc trong khi đang được nhà nước nuôi thì hãy biết ơn. Nhưng tích cực chỉ đến từ bên trong bản thân mỗi người, khi nỗi sợ quá nhiều thì việc so sánh ai may mắn hơn ai là điều vô nghĩa”. Nên đối với chị, điều tích cực trong cơn đại dịch này chính là biết được sức chịu đựng của mình, hiểu thấu con người mình: “Ai đi ra khỏi khu cách ly chắc sẽ sống hiền lành hơn, lạc quan hơn. Ai sống sót qua những ngày tháng này sẽ đủ bản lĩnh để yêu thương người khác và độ lượng với chính mình”. “Cũng là Sài Gòn, cũng là về nhà nhưng cách nhau một cánh cổng cách ly khiến người ta xa cách cả tấm lòng. Tôi chỉ mong sau cơn hoạn nạn, sau quá nhiều chấn động và sau khi cách ly, người ta không cách lòng, không nghi kị nhau và làm đau nhau”, chị Lan Anh bộc bạch. --- Trên đây là kinh nghiệm riêng của chị Lan Anh. Kinh nghiệm trở về Việt Nam vào những thời điểm khác, và bị cách ly tại những trung tâm cách ly khác, không nhất thiết giống những gì chị Lan Anh đã trải qua. BBC News Tiếng Việt đón nghekinh nghiệm của mọi độc giả. Xin thư về Vietnamese@bbc.co.uk hay cho tác giả Bui.thu@bbc.co.uk