abstract
stringlengths
40
681
section_names
stringlengths
11
94
article
stringlengths
4.61k
164k
Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đại hội rất được trông đợi và diễn ra trong giông bão dư luận đã đi vào lịch sử sau hơn một tuần làm việc. Tôi đã theo dõi nhiều kỳ Đại hội nhưng chưa chứng kiến một Đại hội nào lại ở trong hoàn cảnh như vậy.
Cho điểm 'Tứ trụ mới' - tại sao không?
Tác giả đánh giá và cho điểm dàn lãnh đạo được cho là 'Tứ trụ' mới của Bộ Chính trị ĐCSVN tại Đại hội 12 và xem xét 'cơ hội' tự làm mới của TBT Nguyễn Phú Trọng. Có một nguyên nhân: kỷ nguyên Internet với sự hoành hành cả đáng yêu lẫn đáng ghét của báo mạng đến nỗi các nhà chức trách, các nhà quản lý cũng không thể làm gì. Thậm chí họ vừa tham gia trò chơi thông tin ngầm vừa la làng, dọa nạt. Rất vui. Nếu nói rằng người dân thờ ơ với Đại hội là không đúng sự thật. Các báo ngày hết veo từ rất sớm khi đăng tải kết quả nhân sự. Phải thừa nhận là cuối cùng Đại hội đã thành công trong con mắt những người tổ chức và cả trong dư luận. Cũng không thể không thừa nhận, Đại hội đã sử dụng các biện pháp dân chủ và thực tế đã được thực hiện trong một tiến trình dân chủ có thể chấp nhận được. Một chuyện cũ cần kể lại. Tại một kỳ Đại hội không xa lắm, người ta bầu bán, hoàn thành tất tật công việc nhân sự trong các phiên trù bị. Khi Đại hội chính thức khai mạc, một ông Ủy viên Bộ Chính trị (vừa mới được bầu “ngầm” nhưng chưa được công bố) bất ngờ trúng gió “hy sinh”. Đảng loay hoay không biết nên “cáo phó” ông này (GS. Nguyễn Đình Tứ, ĐH8 - BBC) dưới chức danh nào, cuối cùng rồi vẫn phải hứng chịu sự buồn cười. Lịch sử các Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam hầu như chưa xảy ra cuộc đấu tranh quyết liệt về mặt đường lối nhưng trong một số Đại hội – Đại hội 6, Đại hội 9 – đã có sự tranh chấp không khoan nhượng về vấn đề nhân sự và vì điều này, dân chủ đã bị hạn chế hoặc bị tước đoạt. Như trong Đại hội 6, người ta đưa hầu hết các phiên họp toàn thể về “thảo luận tổ” để chia cắt thông tin, hạn chế tiếng nói chung, đến nỗi công thần quốc gia Võ Nguyên Giáp vừa mới Đại hội trước (Đại hội 5) còn ngồi trên ghế Đoàn Chủ tịch thì lúc đó từ hàng ghế đáy đứng lên chất vấn: “Chúng ta tổ chức đại hội hay tiểu hội?” thì cũng bị át đi và phải bất lực ngồi xuống. Hiện tượng nhân vật Y? Đại hội 12 'minh bạch' hơn nhiều các Đại hội khác trong quá khứ của Đảng CSVN và Đại hội này mang dấu ấn 'Nguyễn Phú Trọng', theo tác giả. Đại hội 12 minh bạch hơn hẳn. Đại hội này cũng có vấn đề nhân sự, thậm chí thu hút rất đông sự quan tâm của dư luận trong và ngoài Đảng cùng những nghi ngại về sự cản trở dân chủ nhưng cuối cùng, tất cả đã được vượt qua tương đối êm thắm. Cũng không có cả đấu tranh quyền lực như được chờ đợi. Khá ngạc nhiên đối với nhiều người. Những dích dắc của nó không thể ngày một ngày hai được bày ra trước công luận, nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì. Có một hiện tượng có vẻ như khó phân tích là, tại sao ở Đại hội này một nhân vật(xin tạm gọi là Y) được dư luận chỉ ra có dính líu đến tham nhũng nhưng vẫn được nhiều đại biểu và nhất là quần chúng ủng hộ ngồi lên chiếc ghế cao nhất? Có hai tầng nhận thức. Tầng nổi (mang tính hình thức) là người ta ủng hộ một con người cụ thể. Tầng chìm (mang tính bản chất) người ta muốn ủng hộ một quan điểm, một đường lối. Đường lối nào? Đường lối cải cách. Đây là phân tích của tôi. Một, mong muốn triệt để của dư luận quần chúng là xây dựng một xã hội công bằng. Việt Nam đang phấn đấu cho điều đó, trong khi tham nhũng hoành hành càng ngày càng nặng. Người ta không trị được, nói đúng hơn người ta đã không trị đươc bằng cơ chế, thể chế này (xin chưa trả lời câu hỏi tại sao). Vậy thì phải cải cách, phải đổi mới nó để có một thể chế đủ minh bạch, đàn áp được tham nhũng. Hai, anh bảo ông Y tham nhũng nhưng anh không công khai được bằng chứng, anh không xử lý được trước pháp luật, vậy thì ông ấy vô can. Thông điệp cần phải cải cách mà tôi từng đề cập chính là từ những nguyên nhân đó. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng từng được dư luận đánh giá không cao thì cũng phải thừa nhận ông đã “lớn” lên nhiều sau Đại hội 12, một Đại hội mang dấu ấn Nguyễn Phú Trọng. Chưa rõ ông sẽ ở lại bao lâu trong nhiệm kỳ này nhưng rõ ràng bằng việc được tái cử ông đã có một cơ hội tốt để làm mới mình. Xin hãy bắt tay vào đổi mới chính trị, cải cách mạnh mẽ hơn nữa. Được như vậy, đất nước này ở bên ông. Đánh giá và cho điểm Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (thứ 3 từ trái), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội được dân quý mến, theo tác giả. Với sự dè dặt, tôi cũng đánh giá tương đối tích cực những người được dự kiến sẽ sát cánh với ông Trọng trong một nhiệm vụ khó khăn nhưng khả thi. Tôi chấm bà Kim Ngân điểm 6 trên thang 10. Bà có được tiếng tốt khi làm việc ở Bộ Thương mại, và đặc biệt là trong thử thách trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Dân ở đấy vẫn nói những lời quý mến về bà. Tôi chấm ông Trần Đại Quang điểm 5 cộng (5+). Chắc chắn, kiệm lời nhưng có vẻ nhìn được xa. Những người từng làm công tác tình báo thường nắm được bản chất của thời đại, bản chất của thế giới, như Putin chẳng hạn. Ông Nguyễn Xuân Phúc có thể 4 cộng (4+) được không? Ấy là ông từng dũng cảm phát biểu “30% sáng vác ô đi tối vác ô về”, ngoài ra thì chưa thấy được gì dù nói hơi nhiều. Tạm thế đã. Cuối cùng, trong tình hình quốc tế hiện nay, bất kỳ một nước lớn nào, nếu có điều kiên đều muốn tác động vào tiến trình phát triển của một quốc gia có tầm quan trọng như Việt Nam theo hướng có lợi cho họ. Nhưng nếu cho rằng Trung Quốc vừa qua lại đưa giàn khoan HD981 vào gần vị trí họ từng hạ đặt năm 2014, là nhằm gây áp lực để Đảng Cộng sản Việt Nam phải bầu ra một Ban lãnh đạo thân Trung Quốc (và đã làm được) thì có lẽ hơi đánh giá thấp họ. Trung Quốc thừa hiểu rằng, họ không thể đạt được điều mong muốn bằng cách ấy. Đã không thể đạt được thì tội gì chuốc thêm căm phẫn từ nước láng giềng? Nhưng tại sao Trung Quốc đưa đến giàn khoan cũng như đã công bố sớm việc ông Tập Cận Bình cử Đặc phái viên sang Việt Nam ngay khi Đại hội 12 còn đang tiến hành (Việc các Đảng Cộng sản cử Đặc phái viên đi chúc tụng nhau sau mỗi kỳ Đại hội đã trở thành thông lệ, không có gì lạ). Đơn giản, cả hai việc cùng một mục đích: đó là cuộc biểu diễn, là sự khẳng định với thế giới (cách mà Trung Quốc thích làm) rằng Trung Quốc có một vai trò ở đây, trong sự kiện này. Vậy thôi. Nhiều người Việt vướng phải hội chứng nhãn khoa: mắt ngược lên bắc mỗi khi cảm thấy bất an. Tự chúng ta gán cho họ nhiều quyền quá. Đừng làm thế. (Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà phân tích chính trị Việt Nam từ Đại học Bình Dương, nguyên Bí thư Đảng ủy Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam. Bài viết gửi cho chuyên mục ' Viết về Đại hội 12 ĐCSVN' của BBC Việt ngữ.)
Bàn tới lịch sử của Cuộc chiến Việt Nam và kinh nghiệm bang giao với Mỹ, cần nhớ lại và mở một dấu ngoặc về "bài học" cũ của Việt Nam Cộng Hòa.
Quan hệ Mỹ - Việt: Lòng tin và quyền lợi
Sự kiện Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới thăm Việt Nam đầu tháng 3/2018 được quốc tế chú ý Viết về hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng, báo Lao Động thuật lại việc ông Timothy Liston, Phó Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn lên thăm tàu và bế một cậu bé để cùng vỗ tay với những người bạn nhỏ. Họ cùng hoà ca bài "Trái đất này là của chúng mình". Câu hát "màu da nào cũng quý cũng yêu" như chính thông điệp của cuộc gặp gỡ. Tờ báo dẫn lời ông Liston về nỗ lực xây dựng niềm tin giữa hai nước khi ông nói: "Không chỉ có con tàu, chúng tôi đến để xây dựng lòng tin." Nghe câu này, chắc nhiều người có thể phản hồi và đặt câu hỏi "nhưng liệu Việt Nam có tin được Mỹ hay không?" Đây cũng là câu hỏi của chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt ra cho Mỹ vào tháng Ba, 1975 (xem cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, chương 9). Lệnh rút khỏi Huế của Tổng thống Thiệu Nixon đã cản trở hòa đàm ở Việt Nam thế nào? Lịch sử có nợ gì Tướng Dương Văn Minh? Chỉ có quyền lợi là vĩnh viễn Như chúng tôi đã có dịp bình luận: câu trả lời là "tin được nếu" niềm tin ấy được xây dựng trên căn bản chắc chắn và bền vững là Quyền lợi chung của cả hai nước. Tôi thật ấn tượng về câu nói của ông Henry John Palmerston, cựu Thủ tướng Anh nói tại Quốc Hội nước này ngày 1 tháng 3 năm 1848: "Nước Anh không có đồng minh vĩnh cửu, và chúng ta cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễn. Quyền lợi của chúng ta mới là vĩnh viễn và vĩnh cửu." Trong những thập niên 1950-60, vì quyền lợi của Mỹ đòi hỏi phải ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Biển Đông nên Mỹ nhảy vào Việt Nam. Đến năm 1972 Nixon-Kissinger hòa hoãn được với TQ vì Kissinger nói với Mao và Chu khi bay qua Bắc Kinh là Mỹ sẵn sàng ký thỏa hiệp để ra đi khỏi Việt Nam và nếu sau khi chúng tôi đã ra đi vài năm mà Cộng sản tiến tới chiếm trọn Miền Nam Việt Nam thì Mỹ cũng không trở lại nữa. Tin rằng Mỹ sẽ không trở lại nên TQ biến thành bạn và hành động ra vẻ như không còn đe dọa Mỹ ở Biển Đông nữa, để còn được hưởng những ân huệ lớn lao của Mỹ. Khi Trung Quốc trở thành bạn rồi thì Mỹ không còn lý do gì để đổ xương máu tiếp tục ở Miền Nam Việt Nam, cho nên đã bỏ Miền Nam không thương tiếc. Một trong những bài học rút ra từ cuộc chiến là như thế này: Mỹ nhảy vào Việt Nam không phải là để "bảo vệ tự do của nhân dân Miền Nam" như Washington luôn luôn tuyên bố (và nhân dân Miền Nam luôn luôn tin tưởng) mà là để bảo vệ Quyền lợi của chính Mỹ. Trên boong tàu USS Carl Vinson Cho nên sau khi ông Nixon bắt tay được với ông Mao thì quyền lợi của Mỹ không còn đòi hỏi phải có một "tiền đồn" để chống Trung Quốc ở Biển Đông nữa: mở cửa Bắc Kinh đóng cửa Sài Gòn đơn giản là như vậy. Hai ông Nixon-Kissinger đã hùng hồn biện hộ cho Trung Quốc khi Kissinger soạn bài cho Tổng thống Nixon trả lời Quốc Hội Hoa Kỳ rằng: "Trung quốc và Hoa Kỳ chia sẻ nhiều quyền lợi song hành và có thể cùng nhau hành động để làm cho đời sống của nhân dân hai nước thêm phong phú." 'Cuộc chiến Anh-Mỹ' về cách đánh ở VN Nam Bắc Hàn và Cuộc chiến Việt Nam Bình Nhưỡng từng bắn hạ máy bay Mỹ thời Nixon Nhưng lịch sử đã diễn ra ngược lại: sau 40 năm ru ngủ được Mỹ, hứa hẹn sẽ tuân hành các quy tắc của luật kinh tế thị trường để Mỹ chấp thuận cho TQ vào WTO (Tổ Chức Thương Mại Toàn Cầu) giúp sản xuất và bán thật nhiều hàng qua Mỹ và thị trường thế giới, TQ đã làm giàu quá nhanh, trở thành cường quốc kinh tế số hai. Vì Trung Quốc cạnh tranh bất chính với Mỹ, không tuân thủ các quy luật thị trường cho nên bây giờ nhiều người Mỹ tiếc rẻ đã cho Trung Quốc vào WTO, giúp nước này mạnh đủ để ra mặt chống Mỹ. Nixon-Kissinger đã sai lầm mà cho rằng quyền lợi của Mỹ đi đối với quyền lợi của TQ vì nước này đã thành bạn đồng phường của Mỹ (Kissinger quá siêu trong việc thuyết phục Nixon về điểm này). Hoa Kỳ đang hối tiếc? Bây giờ Mỹ rất hối tiêc về sự sai lầm ấy. Và Kissinger phải chịu trách nhiệm rất lớn cho sự sai lầm này cùng những thiệt hại to lớn của nước Mỹ về địa chính trị và chiến lược toàn cầu. Giao lưu hải quân Mỹ - Việt nhân sự kiện các tàu chiến Hoa Kỳ tới Đà Nẵng đầu tháng 3/2018 Mỹ bừng tỉnh nhưng đã quá muộn! Dù sao "better late than never:" (thà rằng muộn còn hơn là không bao giờ), Mỹ phải gấp rút xoay trục về Biển Đông. Và khi muốn quay về Biển Đông thì Mỹ rất cần Việt Nam vì đây là "địa điểm chiến lược quan trọng nhất" như Bộ Ngoại Giao đã phân tích ngay từ năm 1950 (xem 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào,' chương 3). Một điều chắc chắn: đó là từ nay, sẽ không bao giờ Trung Quốc bỏ tham vọng đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông, rồi ra khỏi Tây Thái Bình Dương, rồi khỏi các đại dương khác. Cho nên vì quyền lợi an ninh lãnh thổ của chính mình, Mỹ sẽ không bao giờ phạm phải lầm lỗi lần thứ hai là tháo chạy khỏi Biển Đông nữa. Tại sao Trung Quốc sẽ không bao giờ ngừng đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông để rút về tới bờ California? Lý do là vì Bắc Kinh đã đặt ra một mục tiêu chiến lược bí mật và quan trọng nhất: đó là tới năm 2049 khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nước này sẽ thay thế Mỹ để trở thành cường quốc số một trên thế giới. Tác giả nổi tiếng về Trung Quốc, ông Michael Pillsbury đã ra cuốn sách 'The Hundred Year Marathon' (Cuộc chạy đua 100 năm - xuất bản năm 2015) làm thức tỉnh các nhà chiến lược Mỹ. Pillsbury là một chuyên gia về Trung Quốc đã từng làm việc với tất cả các tổng thống Hoa Kỳ kể từ thời Nixon, và như ông viết, "tôi đã có thể có nhiều thông tin của các cơ sở tình báo và quân sự của Trung Quốc hơn bất kỳ người phương Tây nào khác". Ông viết: "Từ hàng thập kỷ nay, chính phủ Hoa Kỳ đã quá hào phóng, trao thật nhiều thông tin, công nghệ, bí quyết quân sự, thông tin tình báo và những lời cố vấn về các khía cạnh chuyên môn cho người Trung Quốc. Thật vậy, rất nhiều điều đã được cung cấp và cung cấp quá lâu. . . không thể có kế toán đầy đủ được về việc này! Và những gì chúng ta đã không đưa cho người Trung Quốc, thì họ đã ăn cắp." GS Nguyễn Tiến Hưng: "Mỹ sẽ phải luôn luôn việc tập trung vào chiến lược 'chặn lại tham vọng của Trung Quốc." Tất cả chỉ để phục vụ cho tham vọng trở thành siêu cường số một để thay thế cho Mỹ khi Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày ông Mao Trạch Đông tiến vào Bắc Kinh. Chỉ còn 31 năm nữa là tới năm 2049 cho nên từ nay Mỹ sẽ phải luôn luôn việc tập trung vào chiến lược 'chặn lại tham vọng của TQ.' Vì vậy mới có kế hoạch điều động tới 60% của hải lực Mỹ về Thái Bình Dương vào năm 2020. Tất cả 14 Tổng thống Mỹ kể từ Harry Truman tới Donald Trump đều muốn duy trì vai trò lãnh đạo số một của nước Mỹ trên thế giới này - một vai trò phát xuất từ sau Thế Chiến 2, nhưng 13 ông trước chỉ nói úp úp mở mở. Tới thời ông Trump - một con người bộc trực , bị coi là đồng bóng - thì ông thẳng thừng đưa ra chính sách "America First" - không chỉ có nghĩa là dành mọi ưu tiên kinh tế, thương mại, nhập cư để phục vụ quyền lợi vật chất của người Mỹ mà nó còn có một ý nghĩa chiến lược sâu xa: ông Trump muốn vãn hồi vai trò lãnh đạo của Mỹ vốn đã phai mờ đi trong thập niên vừa qua. Lập trường này làm cho tất cả các đồng minh đều nhìn vào Trump với con mắt nghi ngờ. Nhưng Washington đồn rằng Trung Quốc rất e ngại tính "đồng bóng" ấy của Tổng thống Trump, nhất là vì họ biết rằng về hải lực thì Trung Quốc còn thua Mỹ quá xa về mọi mặt: từ chiến hạm, tầu ngầm, hàng không mẫu hạm tới kinh nghiệm hải chiến, không chiến nên không có đòn bẩy răn đe là bao nhiêu đối với Mỹ. Khi ông Trump ân cần tiếp đón ông Tập Cận Bình ở Florida ngay từ đầu nhiệm kỳ, và ông Tập nghênh tiếp ông Trump hết sức linh đình ở Bắc Kinh, ngược hẳn với việc đón tiếp cựu Tổng thống Barack Obama đầu tháng 11/2017, dư luận cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến lại gần nhau hơn nữa. Nhưng chỉ bốn tháng sau chuyến đi, dư luận đã giật mình khi nghe tin ông Trump thông báo sẽ đánh thuế thép 25% và nhôm 10% - chủ yếu nhắm vào Trung Quốc vì nước này đã xuyên qua nhiều nước để lợi dụng những kẽ hở của WTO, APEC, NAFTA gián tiếp nhập thép, nhôm vào Mỹ - việc mà ông Trump gọi là "trans-shipment" (thực ra là re-export). Đằng sau lệnh tăng thuế chính là ông Peter Navarro, một ngôi sao đang sáng lên ở Tòa Bạch Ốc. Navarro nổi tiếng về lập trường chống Bắc Kinh. Cuốn sách của ông "Death By China" (Chết bởi tay Trung Quốc) đã giúp vào việc đánh thức nước Mỹ và được ông Trump đặc biệt chú ý. Navarro cáo buộc Trung Quốc đã "biến thành kẻ sát nhân hiệu quả nhất trên hành hành tinh này." (nguyên văn: "turning into the planet's most efficient assassin"). Navarro đang thuyết phục Trump áp dụng thêm những biện pháp chế tài đối với vi phạm của Trung Quốc về quyền sở hữu trí tuệ. Rồi tới hai biện pháp khác: ngăn chặn Bắc Kinh ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác, và ngăn chặn các công ty quốc doanh Trung Quốc (doanh nghiệp nhà nước) mua lại các công ty của Hoa Kỳ. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc trong một lần đến Hong Kong Vậy ta có thể kết luận rằng ít nhất trong Thế kỷ 21 quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông đi song hành và trực tiếp với quyền lợi của Việt Nam. Việt Nam là địa điểm chiến lược quan trọng nhất ở Biển Đông, nhưng đồng thời, cái vị thế ấy luôn đặt nước này vào cái thế gọng kìm giữa các cường quốc. Hơn nữa Việt Nam lại nằm sát cạnh Trung Quốc nên áp lực của Trung Quốc rất là mạnh mẽ. Vì vậy có lẽ Việt Nam không còn một con đường nào khác ngoài chiến lược cân bằng ("đu dây") giữa hai cường quốc để sống còn. Tuy nhiên vì áp lực của Trung Quốc càng ngày càng gia tăng nhanh - một cách nguy hiểm - cho nên chính cái chiến lược cân bằng lại là lý do thúc đẩy Việt Nam nên gần Mỹ hơn để lấy lại và duy trì thế cân bằng. Những lý do để tin được Hoa Kỳ Vì vậy, có khả năng là quan hệ Việt - Mỹ sẽ sớm tiến tới "đối tác chiến lược toàn diện" - trở thành quan hệ thứ tư sau ba quan hệ Việt - Nga, Việt - Trung và Việt -Ấn. Nếu như vậy thì Việt Nam có cả ba cường quốc: Nga, Ấn và Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Sự lo ngại còn lại của Việt Nam là: Việt Nam Cộng Hòa từng là đồng minh thân thiết như vậy mà còn bị bỏ rơi thì nước Việt Nam hiện nay làm sao có quan hệ tốt bằng được? Nếu Việt Nam nghiêng về Mỹ thì có chắc chắn không, hay Mỹ Trung lại bắt tay nhau thì Việt Nam lại bị bỏ rơi? Đây là câu hỏi thật chính đáng, nhưng phân tích lịch sử cho kỹ và nhìn vào bối cảnh ngày nay thì thấy Việt Nam không cần phải e ngại. Đó là vì ba lý do: Thứ nhất, vấn đề bỏ rơi không đặt ra vì hai hoàn cảnh lịch sử khác hẳn nhau: trước đây, vì vấn đề kinh tế khó khăn (cảnh nghèo sau 10 năm Chiến tranh Đông Dương 1945-1955) VNCH phải lệ thuộc vào Mỹ hầu như hoàn toàn cả về quân sự lẫn kinh tế (xem KDMTC, Chương 19). Mậu Thân: 'Cái chết ám ảnh' trước Dinh Độc Lập Trận Mậu Thân: 'Chúng tôi cố tránh tổn thất cho dân' 30 tháng Tư: Ngày hòa bình Trong thực tế, VNCH trở thành "client state" (quốc gia lệ thuộc) và Mỹ thành "patron state" (quốc gia bảo trợ). VN ngày nay đã hoàn toàn tự lập, còn xuất siêu sang Mỹ tới trên $38 tỷ (2017). Về quân sự thì VN cũng đã có một lực lượng đáng kể và sẵn sàng bỏ tiền ra mua khí giới, kể cả của Mỹ. Trong dịp TT Trump thăm viếng Hà Nội, VN đã đặt $10 tỷ mua hàng của Mỹ (hy vọng cán cân thương mại Mỹ - Việt năm 2018 sẽ giảm xuống còn - $30 tỷ). Thứ hai, chắc chắn rằng Mỹ sẽ không bao giờ yêu cầu VN cho đóng quân hay duy trì căn cứ quân sự lâu dài. Vì vậy Mỹ sẽ không phải đổ máu và tốn kém tiền bạc như trong 'Vietnam War' cho nên dân chúng Mỹ không chống đối, ngược lại còn ủng hộ việc Mỹ nối tay với Việt Nam để chống Trung Quốc; Thứ ba, như đề cập trên đây, ngày trước Mỹ xây tiền đồn chống Trung Quốc ở Miền Nam vì Trung Quốc đe dọa quyền lợi an ninh của mình ở Biển Đông. Vì vậy, khi hòa hoãn được với Trung Quốc thì Mỹ sai lầm mà tưởng rằng hiểm họa Trung Quốc đã chấm dứt cho nên rút khỏi Miền Nam và ra khỏi Biển Đông. Bây giờ thì Mỹ hối tiếc vì nhận thức rằng: trong Thế kỷ 21, Trung Quốc còn đe dọa Mỹ gấp mấy lần như đã đe dọa trong Thế Kỷ 20. Phó Đô đốc Phillip G. Sawyer, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, chào đón các quan chức Việt Nam sau khi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng hôm 5/3/2018. Việc Tổng thống Trump vừa chỉ định Giám đốc CIA Mike Pompeo thay thế Ngoại trưởng Rex Tillerson - theo Jim Cramer từ CNCB bình luận là để gửi một thông điệp gây sửng sốt cho Trung Quốc: "Các ông là kẻ thù của chúng tôi." Pompeo cho rằng Trung Quốc là kẻ thù cả về tinh thần lẫn vật chất. Khi Việt-Mỹ đi tới đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích vì "toàn diện" bao gồm cả an ninh cả kinh tế. Về an ninh quốc phòng, khi có hàng không mẫu hạm Mỹ ra vào Đà Nẵng và chiến hạm, tàu ngầm Mỹ ra vào Cam Ranh, tất nhiên Trung Quốc sẽ phải cân nhắc cho thật kỹ khi muốn gây hấn với Việt Nam - thí dụ như khi Trung Quốc tính toán để gây thảm hại ở Trường Sa lần thứ hai? Dĩ nhiên là về mặt chính sách, Việt Nam cũng phải để cho hàng không mẫu hạm của mọi quốc gia ra vào Đà Nẵng tự do như Mỹ, nhưng trong thực tế, Trung Quốc chỉ có một con tàu cũ Liêu Ninh - mua lại của Ukraine - thì ra vào để làm gì? Về kinh tế, thì thị trường Mỹ - hiện đã là thị trường để Việt Nam xuất cảng nhiều nhất - sẽ mở rộng ra thêm nữa cho Việt Nam với những lợi ích về đầu tư, kỹ thuật, thông tin, và ưu đãi về thuế nhập cảng, như thép, nhôm - miễn là không phải xuất xứ từ Trung Quốc. Dĩ nhiên là Mỹ cũng sẽ yêu cầu Việt Nam nhập thêm hàng Mỹ giúp cho cán cân thương mại bớt chênh lệch. Từ Thế Chiến 2, chưa có nước nào trên thế giới này từ Đức, Pháp, Anh, Ý tới Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Thái Lan giàu mạnh lên được mà không nhờ thị trường Mỹ. Mặt khác, qua cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 và việc TQ gây thảm sát trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988, cùng với việc Chủ tịch Mao - người đã cáo buộc "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù hung ác nhất của nhân loại" đã ôm thật chặt Nixon năm 1972, Việt Nam cũng đã thấy rõ ràng rằng Trung Quốc chẳng có bạn vĩnh cửu, và cũng chẳng có thù vĩnh viễn. Quyền lợi của Trung Quốc mới là vĩnh viễn và vĩnh cửu. Cách ứng xử của Việt Nam đang phản ánh sự thay đổi trong nhận thức như thế. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh nhảy vào (2016). Xem bài cùng tác giả: 30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH Đà Nẵng và các bước ngoặt chiến lược của Mỹ 30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH 'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào VN
Giới lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng chấp nhận rủi ro là một phần thiết yếu để tiến bước trong thế giới ngày nay. Nếu đó không phải là phong cách của bạn, làm thế nào để bạn có thể thoải mái hơn khi đứng trước cái bất định.
Bạn có thể tự rèn luyện thành người dám mạo hiểm
Những người không nắm bắt cơ hội đang trên con đường tới “sự thất bại được bảo đảm” theo người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg Vào năm 2003, phải mất nhiều năm để Binta Niambi Brown dứt ra khỏi cuộc sống thoải mái của một luật sư mà bà đã xây dựng cho mình. Bà bắt đầu mở công ty riêng, trong một thị trường khó khăn đã tràn ngập cạnh tranh. Đến năm 2015, bà đã khai trương Fermata Entertainment, một công ty quản lý sản xuất và nghệ sĩ có trụ sở tại Brooklyn, New York. Tiếp theo ngay sau đó là công ty thu âm Big Mouth Records. "Đáng ra tôi có thể đã mở và làm giám đốc công ty thu âm ngay và chắc chắn ở đây có nhiều cơ hội," bà Brown nói. "Nhưng có một khó khăn đặc biệt mà tôi muốn giải quyết và tôi tin rằng tôi đã có giải pháp. Tôi cảm thấy bắt buộc phải thử và xem tôi có thể xây dựng một cái gì đó và thành công không." Tiến sĩ Tara Swart nói rằng kiểm soát tâm trí có thể giúp bạn đủ thông thoáng đầu óc để đưa ra các quyết định thông minh Năm ngoái, công ty này của Brown đã lần đầu giành giải Grammy và sản xuất một bài hát đã được phát hàng chục triệu lần. Câu chuyện của bà có thể là nguồn cảm hứng cho những người khác mơ ước có một bước nhảy tương tự từ một cuộc sống dễ dàng và an toàn vào nơi bất định. Trong một thế giới mà một công việc đảm bảo cho cả đời thì nay là một viên ngọc hiếm, con đường sự nghiệp thông thường không còn tồn tại ở hầu hết các nền kinh tế phát triển nữa. Vậy phải chăng chúng ta phải mạo hiểm mới tiến lên được? Bill Aulet, một giảng viên cao cấp của Viện Công nghệ Massachusetts Sloan School Management, tin rằng như vậy. Ông nhấn mạnh rằng làm việc theo cách nó vẫn luôn được làm trong thời đại đầy bất chắc này là "điều rủi ro nhất mà ta có thể làm." Thái độ này có lẽ được phản ánh trong cách chúng ta nhìn nhận những người dám mạo hiểm. Để cho tốt hơn lên hoặc xấu đi, những người đủ dũng cảm dám đi những bước liều thường được nổi tiếng. Nói cho cùng, bước đi an toàn sẽ không làm nên cái gì lớn lao. Liệu Elon Musk có thể được các doanh nhân trên khắp thế giới thần tượng hóa như hiện nay không nếu ông ta không nhảy vào cuộc chơi mà nó đẩy các công ty của ông từ suýt nữa phá sản trở thành các doanh nghiệp nhiều tỷ đô la Tesla và SpaceX? Do vậy có lẽ chúng ta không ngạc nhiên gì khi thấy việc dám mạo hiểm đang trở thành một hiện tượng hiện đại toàn cầu. Văn hóa khởi nghiệp "làm ăn lớn hoặc về vườn" đã nuôi dưỡng một quan niệm cho rằng chỉ có những người dám chịu rủi ro lớn mới có thể gặt hái những phần thưởng lớn. Những người không chớp cơ hội đang trên đường tới "sự thất bại chắc chắn", theo Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook. Nhưng phải làm gì để trở thành một người dám mạo hiểm? Và có thể biến mình thành như vậy được không? Điều gì làm nên người dám mạo hiểm? Trong văn hóa khởi sự tại thung lũng Silicon, việc dám chịu rủi ro được coi là nền tảng cho sự thành công Khả năng của chúng ta để nắm bắt cơ hội và cảm thấy thoải mái trước một kết cục bất định bị ảnh hưởng bởi bản chất tâm lý trong ta, bởi các chức năng sinh lý trong cơ thể ta, môi trường văn hoá và sự chấp nhận xã hội rộng rãi đối với hành vi rủi ro. Thí dụ, nghiên cứu cho thấy rằng mức testosterone của ta có thể có tương quan trực tiếp với ham muốn mạo hiểm. Do nam giới thường có mức testosterone cao hơn phụ nữ, nên họ thường sẵn sàng hành động bốc đồng khi chỉ nắm một phần thông tin, mặc dù cả hai giới đều có những ham muốn chấp nhận rủi ro tương tự nhau. "Khi bạn chuẩn bị cho một cuộc chiến hoặc bạn đã mạo hiểm và kết quả là tốt, thì mức testosterone tăng lên và bạn thấy tự tin hơn," tiến sĩ Tara Swart, một nhà thần kinh học và huấn luyện viên trưởng sống ở London, nói. Mặt khác, khi việc mạo hiểm của bạn bị thất bại, mức testosterone của bạn giảm xuống. "Bộ não của bạn thực tế sẽ ngăn cản bạn [tiếp tục nhận rủi ro] bằng cách cho bạn thêm nhiều kí ức về thời gian mà sự việc xấu đi," Swart cho biết thêm Kinh nghiệm của ta và lịch sử cảm xúc của ta cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ dám mạo hiểm. Cha mẹ của bạn có thể đã đặc biệt ghét rủi ro trong quá trình dạy dỗ bạn, hoặc có thể trong quá khứ bạn đã có lần làm liều nhưng thất bại làm cho bạn phải thận trọng khi bạn, phải đối mặt với giây phút "mình nên làm hay thôi?". Và rồi có còn các yếu tố văn hoá. Bạn có thể sống trong một xã hội hoặc một nhóm xã hội mà người ta đánh giá cao những thành công ổn định và an toàn trong nghề nghiệp, tài chính hoặc cuộc sống cá nhân của một người, hơn là các cơ hội tham gia vào các thử nghiệm và sai lầm. Trong một số môi trường, chẳng hạn tại thung lũng Silicon ở California, việc dám chịu rủi ro được coi là nền tảng cho sự thành công trong văn hoá khởi sự mà nó phát triển mạnh ở đây. Làm sao để trở thành người dám mạo hiểm Hầu hết những suy nghĩ thảm khốc đều xuất phát từ sự mất kiểm soát, Deena Goodman, một nhà trị liệu tâm lý và huấn luyện viên trưởng, nói Đối với những người bản chất không phải người dám mạo hiểm, có một vài cách để làm cho mình thoải mái hơn khi tham gia một thời cơ. Ở một mức độ hạn chế, bạn cũng có thể thay đổi các phản ứng sinh lý ngăn bạn không dám chịu rủi ro bằng cách làm chủ một số vấn đề tâm lý. Swart đề xuất một bài tập mà bà gọi là "bịt miệng tâm trí." Những kỹ thuật này là để giảm "đàm luận trong não" bằng cách huấn luyện bộ não tập trung vào hiện tại. Cho dù đó là việc bạn đang đi, ăn uống, hoặc thở, tập trung vào quang cảnh, âm thanh, và cảm giác thể chất của thời điểm đặc biệt đó có thể giúp gạt bỏ thói quen của ta hồi nhớ lại những sai lầm và lo lắng, Swart nói. Những cách luyện tập tâm trí như vậy, cùng với lối sống lành mạnh, làm ta kiểm soát được mức adrenaline và cortisol, là các hoocmon tiết ra khi bạn đang chịu áp lực liên quan đến việc có nguy cơ rủi ro. Nói cách khác, kiểm soát tâm trí có thể làm giảm mức cortisol và adrenaline xuống, để bạn có thể đủ đầu óc đưa ra các quyết định thông minh, thậm chí dám chịu một số rủi ro cần thiết để có được thành công trong thế giới kinh doanh phức tạp ngày nay. Dám mạo hiểm cũng có nghĩa là vượt qua một số phản ứng tự nhiên của bạn đối với sự bất chắc và lo lắng. Srini Pillay, tác giả cuốn Think Less, Learn More: Unlock the Power of the Unfocused Mind và trợ lý giáo sư tâm thần tại trường Y khoa Harvard, nói rằng sinh học đóng vai trò rất nhỏ trong khả năng dám nhận rủi ro so với các yếu tố môi trường. Ông tin rằng một trong những cách hữu hiệu nhất để ta có thể xây dựng sự kháng cự chống lo sợ vì phải chịu rủi ro là khai thác sức mạnh của tâm trí không tập trung của chúng ta. Bộ não ý thức trong ta rèn luyện ta tập trung và sử dụng các bài học từ kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra các quyết định tốt hơn. Nhưng theo Pillay, hầu hết các chuyên gia bao gồm cả Michael S. Gazzaniga, một trong những nhà thần kinh học hàng đầu thế giới về nhận thức, cho rằng khoảng 90% đến 98% hoạt động tâm thần là vô thức. Để trở thành một người dám mạo hiểm hơn, điều quan trọng là để cho tiềm thức của bạn đôi khi vượt lên hàng đầu, giúp não tìm lại các kỷ niệm đã mất từ lâu và kết nối các ý tưởng, Pillay nói. Một số bước thực tiễn mà ông đưa ra để huy động trí óc vô thức là nghỉ ngơi, ngủ trưa, và thậm chí đóng vai người khác; một nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy người ta sẽ thành công hơn trong việc giải quyết vấn đề và đảm nhận những rủi ro trí tuệ khi họ hành sử như một nhà thơ lập dị hơn là một người quản lý thư viện cứng nhắc. "Bộ não được thiết kế tối ưu để xử lý cả rủi ro lẫn sự chắc chắn, cả tập trung lẫn không tập trung, và đối với mỗi người, học cách để cân bằng chúng là rất quan trọng." Pillay nói. Hiệu chỉnh lại sự suy nghĩ Chúng ta không thể thay đổi những kinh nghiệm đã qua của chúng ta với những rủi ro không được đền đáp, nhưng chúng ta có thể thay đổi cách tiếp cận đối với sự bất chắc Khi nói đến việc vượt qua được lịch sử cá nhân và những kinh nghiệm xấu của những rủi ro trước đây, có một thách thức không thể tránh khỏi. Đôi khi cũng không thể lay chuyển được quan điểm của bạn bè, gia đình và đồng nghiệp khi nói đến việc mạo hiểm. Nhưng điều ta có thể thay đổi là cách ta nghĩ về những yếu tố đó và phản ứng với chúng. Deena Goodman, một nhà trị liệu tâm lý và huấn luyện viên thực hành, giúp các chuyên gia cấp cao thay đổi các mô hình "suy nghĩ thảm khốc" của họ và để họ thấy dễ chịu hơn khi đương đầu với rủi ro. Một ví dụ cổ điển của sự bất chắc mà nhiều người lo lắng là nói trước công chúng. Thí dụ, nếu bạn được yêu cầu phát biểu ý kiến chủ đạo tại một sự kiện lớn trong ngành, bạn biết nó có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn nhưng bạn, cũng có thể sợ rằng tất cả những điều đó có thể bị sai khủng khiếp. Bằng cách điều chỉnh lại tư duy, bạn có thể học cách để cảm thấy thoải mái với sự bất chắc này và ít chú trọng đến sự phán xét của những người khác. "Hầu hết những suy nghĩ thảm khốc đều xuất phát từ việc không kiểm soát được," Goodman nói. "Khi ta không kiểm soát được, ta cố gắng lấy lại kiểm soát với phỏng đoán kết quả là tồi tệ nhất." Sự sợ hãi "điều gì sẽ kéo theo" có xu hướng thúc đẩy những suy nghĩ không hợp lý của ta về bản thân mình, về việc người ta sẽ nhận thức ta như thế nào và điều gì sẽ đến với ta. Trong trường hợp có một số rủi ro, Goodman khuyên khách hàng của mình nên viết ra những suy nghĩ không hợp lý của họ, sau đó đối với từng tình huống xấu nhất, hãy nghĩ: như vậy có vấn đề gì? Thí dụ trong trường hợp việc phát biểu ý chủ đạo nói trên, bạn có thể giữa chừng quên những gì đang nói, nhưng sau đó sẽ xảy ra điều gì? Rà soát qua từng kết cục mà bạn sợ là "xấu" này sẽ có thể giúp "một người kiểm soát được điều mà tưởng rằng gần như không kiểm soát nổi," bà nói. Bà cũng gợi ý suy nghĩ về nhiều kết quả khả quan có thể xảy ra khi chấp nhận rủi ro. Điều mà bà nhận ra là trong quá trình làm việc người ta nhận ra rằng họ sẽ vượt qua được hầu hết các quyết định liên quan đến một số rủi ro và họ đưa ra được các kế hoạch thay thế phòng trường hợp có trục trặc. Hãy chớp thời cơ cho bản thân Có lẽ cuối cùng bạn sẽ cần phải sẵn sàng để nắm bắt thời cơ cho mình, để chấp nhận rằng bạn có thể có những lựa chọn đúng và khắc phục được những lựa chọn xấu nếu sự việc sai lệch. Nhưng bạn cần nhớ rằng những rủi ro hầu như luôn luôn cần thiết cho sự đổi mới và sự tiến bộ, Aulet nói. Đây không phải là đương đầu với mọi rủi ro xuất hiện, nhưng là rèn luyện não bạn để có thể đảm đương các rủi ro có được nghiên cứu kỹ, đồng thời cũng cho phép mình nghĩ về những gì sẽ xảy ra nếu sự việc không diễn ra như dự kiến. Đối với Brown, đó là điều bà tự nhắc nhở mình hàng ngày. "Đó chắc chắn là một cuộc sống rất khác biệt đối với tôi," bà nói. "Tôi đã có một cuộc sống tốt đẹp khi là một luật sư, vì vậy xuất phát từ đó để trở thành một doanh nhân và học cách sống một cách khác đi và quyết định lựa chọn theo một cách thức khác đã là một trong những đường hướng đi phi thường nhất của cuộc đời tôi." "Thật buồn cười vì tôi không bao giờ nghĩ tôi có thể hạnh phúc hơn với nhiều rủi ro hơn và ít an toàn hơn và ít chắc chắn hơn." Bài tiếng Anh trên BBC Capital
Trong những ngày kỷ niệm 60 năm quốc khánh 02.09, tại Việt Nam đang diễn ra cơn sốt về một cuốn nhật ký mà nhiều nhà bình luận văn học nói rằng họ chưa từng thấy trong hàng chục năm qua.
Cơn sốt cuốn nhật ký 'có lửa'
Đó là sự chào đón nồng nhiệt cuốn 'Nhật ký Đặng Thùy Trâm', cuốn nhật ký của một bác sỹ thuộc quân đội cộng sản miền Bắc đã hy sinh năm 1970 khi ngoài 20 tuổi trong chiến trường phía Nam. Tình cờ cuốn nhật ký này đã được một người lính Hoa Kỳ giữ lại, mang về Mỹ và cuối cùng trả lại cho bà mẹ của tác giả. Bác sỹ Đặng Thùy Trâm bị giết trong cuộc chiến vào một ngày tháng Sáu năm 1970. Cuốn nhật ký này đã được hai anh em người lính Mỹ Frederic Whitehurst và Robert Whitehurst giữ trong suốt 35 năm. Nay, được in ở Việt Nam, nó đã ngay lập tức trở thành một trong những cuốn sách ăn khách nhất ở Việt Nam tính từ vài chục năm trở lại đây. Ông Vương Trí Nhàn, người đứng ra biên tập cuốn sách này cũng chính là người trước đây đã học cùng bác sỹ Đặng Thùy Trâm trong ba năm cấp ba. Ông nói với đài BBC ông tin rằng cuốn 'Nhật ký Đặng Thùy Trâm' sẽ vẫn đọng lại với thời gian chứ không hẳn chỉ là một thứ mốt. Ông cũng nói đây thực sự là một hiện tượng trong lĩnh vực xuất bản. ''Trong đời làm xuất bản, văn nghệ của tôi khoảng 40 năm nay chưa có một hiện tượng nào như thế này.'' Ông Nhàn nói cuốn sách làm ông nhớ lại sự 'bùng nổ' của các tác phẩm như 'Sống Như Anh', 'Đứng Trước Biển' hoặc 'Cù Lao Chàm'. Một điều nữa chứng tỏ giá trị của tác phẩm, ông Nhàn nói, đó là sự chú ý của nước ngoài với các bản dịch nhật ký sang các tiếng khác đang được thực hiện. Cũng theo ông Vương Trí Nhàn, sự chân thật của Đặng Thùy Trâm vì chỉ viết cho riêng mình đã khiến cho cuốn nhật ký thêm hấp dẫn. Bên cạnh đó, ông Nhàn nói chuyện tác giả liên tục viết nhật ký trong một thời gian dài cũng là điều đáng nói. Và sự chân thật của bác sỹ Trâm được thể hiện trong suốt cuốn nhật ký và ở nhiều khía cạnh. Bác sỹ đã có những lúc tỏ ra bực tức vì chính những đồng nghiệp của bác sỹ đã có những thái độ không chia sẻ và hiểu biết trong chiến tranh. Bác sỹ Trâm cũng ghi lại những suy nghĩ khi xin gia nhập đảng Cộng sản Việt Nam, với thái độ của những người xung quanh khiến cô bực tức nhiều hơn là vui. Cuốn nhật ký 'có lửa' Và sự chân thật và cách viết văn độc đáo của bác sỹ Trâm đã khiến cho cuốn nhật ký không chịu chung số phận của rất nhiều những cuốn nhật ký hoặc thư từ cá nhân khác. Những người giữ lại cuốn nhật ký, đặc biệt là hai anh em nhà Whitehurst đã được chào đón nồng nhiệt trong một trường quay ở Việt Nam. Lên truyền hình Việt Nam họ đã kể lại câu chuyện cách đây 35 năm và cũng nói về ấn tượng về cuốn sách. Ông Frederic Whitehurst kể lại chuyện ông đang đốt các tư liệu được coi là 'không có giá trị' cho ngành tình báo thì một người phiên dịch đến bên ông và khuyên ông giữ lại một cuốn nhật ký. Ông Whitehurst kể lại người phiên dịch nói rằng bên trong cuốn nhật ký ''đã có lửa rồi''. Cũng theo ông Whitehurst, một số hôm sau, người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu lại mang về cho ông một cuốn nhật ký thứ hai cũng của bác sỹ Trâm. Khi rời Việt Nam hồi những năm 70, ông Whitehurst đã mang theo hai cuốn nhật ký và giới thiệu hai cuốn này với gia đình và bạn bè cho tới khi ông tìm cách liên hệ và qua bạn bè đã tìm ra được gia đình bác sỹ Trâm ở Hà Nội. Còn ông Vương Trí Nhàn, người biên tập cuốn sách nói rằng ông đã không gặp khó khăn gì trong việc cho ra mắt 'Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm' nhưng cũng nói việc viết sách ở Việt Nam không phải dễ dàng, nhất là khi người ta nghĩ tới chuyện phải viết tới đâu và liệu tác phẩm có được ra mắt công chúng hay không. Cũng nhân dịp xuất bản cuốn nhật ký này, cây bút Bùi Minh Quốc đã kêu gọi giới trẻ có ý thức và chí khí đấu tranh hơn cho tự do mà thế hệ cha anh đã đổ xương máu để mong có được. Vợ của ông Quốc, nhà thơ Dương Xuân Quý cũng đã qua đời khi còn trẻ trong một hoàn cảnh có lẽ không khác lắm so với bác sỹ Đặng Thùy Trâm. Ý kiến thính giả: Cho đến nay chúng tôi đã nhận được nhiều thư của quý vị nhưng chỉ đăng được những thư có dấu tiếng Việt. Mong quý vị thông cảm và hợp tác. ------------------------------------------------------------ Ngọc Thạch, TP. HCMGủi anh Phan Nhật Hà Nội, có lẽ, tôi không tiếp thu hết được những điều giáo dục chính trị như anh nên tôi yếu đuối về chính trị chăng? Nhưng điều mà tôi nhìn thấy, nó hoàn toàn trái ngược với những gì tôi được "dạy " trong các lớp học chính trị. Anh cho là tôi " ngây thơ " về chính trị , tôi không cãi bởi tôi không quan tâm gì về chính trị. Anh cho tôi hèn kém về ý chí? Tôi không biết tôi hèn kém ở khiá cạnh nào, vươn lên, cố gằng làm giàu bằng đôi bàn tay mình lo cho gia đình, trong cái xã hội nhiễu nhương này, tôi cho là mình mình mạnh mẽ đó chứ anh? Còn nếu ở mặt khác có thể anh đúng! Tôi thưà nhận tôi đút lót, tôi hối lộ cho công an, cho chính quyền thì tôi thật sự yếu đuối, nhưng nếu không làm như vậy liệu tôi có tồn tại? Liệu tôi có thể lo cho bản thân lo cho gia đình mình? Anh nói tôi yếu đuối về lí tưởng? Đó là lí tưởng gì thưa anh? Lí tưởng của anh là gì tôi không quan tâm, nhưng lý tưởng của tôi là lo cho bản thân, gia đình, giúp đỡ những người xung quanh, làm giàu bằng chính đôi tay, khôi óc, chứ không phải là ngồi đó, hô hào, mà bản thân mục ruỗng. Tôi muốn đổi mới, tôi không cần biết biết cái gì là tư bản cái gì là xã hội chủ nghĩa ,nhưng tôi muốn mình có sự lựa chọn khác đối với những người " đầy tớ của dân". Anh có cho tôi lựa chọn không? Anh đang giáo điều, đang rập khuôn những gì anh nghĩ (có thể không phải anh nghĩ, mà anh đang trả bài) cho chúng tôi! Trần Minh, Hà NộiHoan hô ý kiến của anh Phan Nhật, những kiến giải của anh thật xác đáng và sâu sắc. Không ai có thể phủ nhận một sự thực là đất nước ta đã và đang tiến hành đổi mới; đã và đang thu được những thành quả nhất định tuy còn nhiều sai sót. Nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta phải dũng cảm nhận ra sai sót đó và sửa chữa. AANhắn gởi bạn Phan Nhật, Hà Nội: bạn nói tổng quát quá tôi e có nhiều người phật ý đấy. Vì hiện nay, “những người đang sống trên quê hương” Việt nam có tới 80 triệu đồng bào bạn ạ. Đáng lẽ bạn nên nói rõ hơn một chút : Đó là những người không đứng chung trong hàng ngũ cộng sản, không chấp nhận ý thức hệ CS, và là những người đang lên tiếng phê bình chỉ trích chế độ cọng sản toàn trị…Theo tôi, những người đó họ “ngây thơ về chính trị” vì họ quan niệm chính trị phải đi liền với dân chủ, phải là sự tham gia của toàn dân chứ không phải sự “độc quyền cai trị của một đảng” ; họ hèn kém về ý chí, vì họ chỉ biết dùng ý chí cho những mục tiêu tự do và nhân ái chứ không phải để áp đặt và buộc kẻ khác phải răm rắp tuân theo chỉ thị từ bên trên. Họ yếu đuối về lý tưởng, vì lý tưởng của họ luôn mang dáng đứng diệu hiền của tình huynh đệ, nghĩa đồng bào, chứ không phải một lý tưởng sắt máu chỉ mong đạt mục tiêu còn bất kể mọi thủ đoạn và hành vi gian ác. Họ đang ước mong những điều tốt đẹp cho quê hương đấy bạn ạ, và trong thế chẳng đặng đừng, khi mọi tiếng nói của họ sẽ không có chỗ để được phát biểu và lắng nghe, khi ý kiến của họ chắc chắn sẽ bị “nâng quan điểm” và qui chụp “phản động”. DũngTôi rất xúc động mặc dù mới chỉ đọc được ít dòng nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua BBC và báo chí. Ngoài nhật ký của bà, quanh đời sống tôi cũng từng đọc, từng nghe những câu ca, câu thơ, hoặc một đoản văn từ những thế hệ bị ràng buộc vào cuộc chiến ở cả hai miền đất nước. Thật là thương cảm cho lớp gái trai thời ly loạn phải cam chịu chia ly và mất mát, nhưng tâm hồn vẫn tràn đầy hùng khí đấu tranh cho những tiếng gọi của "Quê hương" ,"Thống nhất", và "Tự do dân chủ ". Trong hoàn cảnh éo le của VN từ những năm sau 1945, tôi nghĩ dù là trên phần đất nào lớp thanh niên VN phải xông ra tiền tuyến cũng đều một lòng vì tổ quốc, chứ chẳng lẽ liều thân cho lãnh tụ, cho ngoại nhân, cho ngăn chặn thống nhất. Dù ai lên án VNCH hay căm hờn VNCS, cũng cần công tâm, trang trọng hàng triệu những con người có tình cảm và kiên cường như Đặng Thùy Trâm, dù còn sống hay đã khuất. Ngày nay lịch sử VN với nhiều dữ kiện minh bạch đã được dàn trải, và phán xét, chúng ta nên lấy làm tiếc những tinh anh và vốn quý con người VN đã bị tiêu hao, phí phạm quá nhiều trong cuộc chiến. Cho nên nói theo Hùng, HCMC, Việt Nam thì vẫn còn bảo thủ, chưa thức tỉnh, theo tôi nếu CS không giành được chiến thắng, cầm quyền thì ngày nay có thể chính tôi cũng vẫn còn nuối tiếc CS chứ không có bằng cớ gì mà lên án, chê bai. Dựa trên thực tế tôi cho rằng "nói xấu Cộng sản Việt nam" cũng giống như bôi đầu hắc lên một thùng dầu hắc mà thôi, không phải là vu khống, là đặt điều vô bằng cớ. Mấy chục năm trước mà CSVN cũng băng hoại như hôm nay thì làm sao có được hàng hàng lớp lớp chiến sĩ xông pha tuyến đầu như Đặng Thùy Trâm. AATâm sự cùng chị Thùy Trâm: Chị Thùy Trâm ơi, Năm 1970 chị qua đời lúc vừa tròn 20 tuổi. Nếu chị còn sống đến hôm nay thì đã 55 tuổi rồi. Như vậy, nếu tôi không lầm thì Chị tuổi Canh Dần, sinh năm 1950. Cũng như tôi, Chị sinh ra vào thời kháng chiến 1, lớn lên chưa nếm hòa bình được bao nhiêu, lại dấn thân vào cuộcKháng chiến 2 và bỏ mình trong cuộc kháng chiến này. Thế hệ của chúng ta sinh ra, lớn lên và vào đời nằm “vừa khít” trong hai cuộc chiến thảm khốc trong lịch sử cận đại của Dân tộc. Giờ đây chúng ta miển bàn ai thắng, ai thua, ai là thủ phạm chiến tranh, ai là tội đồ chiến cuộc. Tôi chỉ biết cầu nguyện cho hương hồn Chị được siêu độ và hưởng hạnh phúc thanh nhàn trên cõi vĩnh hằng. Xin Chị cũng tưởng nhớ đến Quê hương Đất Nước chúng mình, nhất là cầu nguyện cho thế hệ đàn em, một thế hệ được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, được thừa hưởng bao nhiêu cái may mắn và thuận lợi của tiến bộ xã hội, biết sống xứng đáng là con dân Đất Việt, biết kế thừa những giá trị đạo đức căn bản của nền văn hóa Việt nam để xây dựng một tương lai sáng ngời cho Dân tộc. Quả thật, Đất nước chúng ta còn bề bộn quá. Giáo dục xuống cấp trầm trọng, đạo đức xã hội suy thoái, tham những lan tràn, mức chênh lệch giàu-nghèo càng ngày càng xa lơ xa lắc, đời sống của người nông dân và các dân tộc vùng sâu vùng xa còn bần cùng khốn khổ… Trong khi đó, nhóm người lãnh đạo Đất nước đưa đất nước không có lối ra, mặc cho những lớp sơn hào nhoáng được tô vẽ qua những dịp lễ hội trở về. Xin chị khôn thiêng phù giúp cho thế hệ thanh niên Việt nam hôm nay có được nghĩa khí và nhiệt tình của Chị cùng với tấm lòng quảng đại bao dung. Đình Nguyễn, San JoseÔng bạn Hùng HCMC maỉ lo công kích những người phê phán đảng CS của ông mà quên xem lại lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đô hộ VN cả 100 năm. Cuọc kháng chiến này là của toàn dân, bao gồm dủ mọi thành phần xã hội kể các đảng phái chính trị lúc bấy giờ, đâu chỉ có đảng CS. Những người CS sau đó đã thủ tiêu, ám sát những người thuộc các đảng phái quốc gia. Ông bạn Hùng này lại buông lời phê phán nặng lời những người Việt hải ngoại mà ông ta gọi "chống lại quê hương mình". Không có ai ở hải ngoại chống lại quê hương mình cả ông Hùng ạ, mà cộng đồng người gốc Việt ở hải ngoại cũng như đại đa số dân lành ở VN chỉ chống lại Đảng CS mà thôi, bởi vì đảng này độc tôn, độc quyền và độc tài cai trị nhân dân VN, thưa ông Hùng HMC xin ông nghĩ lại cho. An, Brisbane, Úc...Cuộc sống và hòa bình là quí. Sống chỉ một lần. Đất nước vẫn còn đây. Yêu nước là yêu xã hội công bằng,chống nghèo đói, chống bệnh tật,chống bóc lột, chống dốt nát, chống tham nhũng, lạm quyền. Chúng ta hãy tập trung sức mạnh cho sản xuất, xây dựng xã hội đạo đức. Đặng Thùy T! râm cũng chỉ là một trong hàng triệu tuổi trẻ đã "phải" hy sinh cuộc đời mình cho chiến tranh. Cứ xem những người bạn Mỹ đấy họ đều là con người có tâm hồn. Tại sao đến giờ này các bạn trẻ ở thế hệ sau chưa từng bị cầm súng mà vẫn còn những lời hằn học với nhau nhỉ? Hùng, HCMC, Việt NamĐảng Cộng sản Việt Nam được gọi là độc tài bởi những người "chiến sĩ đấu tranh cho tự do", nhưng lại chẳng làm được gì ngoài việc lu loa là ở Việt nam bị đàn áp này nọ. Thiết nghĩ ngày xưa giá như Việt Nam Quốc dân Đảng hay "Cần lao nhân vị" của anh em họ Ngô mà dành được độc lập cho đất nước nhỉ?? Thì không biết những con người này còn nói xấu Cộng sản Việt nam cỡ nào??? Cứ cho là tôi không nghe, không thấy, không biết. Nhưng cả thế giới này đều cộng nhận Đảng cộng sản Việt Nam là chính Đảng duy nhất lãnh đạo nhân dân Việt nam dành được độc lập tự do cho tổ quốc sau gần 100 năm bị đô hộ. Lúc đó các vị trốn ở đâu ấy nhỉ? các vị có biết không. Hay là các vị lực bất tòng tâm, phải nhờ đến quan thầy ngoại bang để đánh đuổi Cộng sản ra khỏi Việt Nam! Các vị ở nước ngoài ăn cơm nước ngoài, phục vụ, làm giàu cho nước ngoài, nếu có tấm lòng thì hãy quay về và cùng nhau xây dựng lại đất nước cho bằng Thái lan hay Hàn Quốc đi. Còn không thì cũng đừng vì cái gì đó hoặc vì thế lực nào đó chống lại chính quê hương mình. Việt nam này không giống như Đông Âu đâu. Các bạn đừng ảo tưởng, thật tội nghiệp, những người mà sống với quá khứ của một chế độ mà hiện nay không một quốc gia nào trên thế giới biết nó là của ai, nó quá lạc lõng trong thời đại hiện nay. Thời mà mọi người con Việt nam đều hướng về tổ quốc thân yêu. Các vị có thấy những người như Evis Phương, Hương Lan, Phạm Duy vv ...Không? Họ đã và đang được chào đón ở Việt Nam, họ đang sống đang đi hát như người Cộng sản đấy thôi. PMCTrình bày với anh Phan Nhật, Hà Nội : Trước tiên xin nói về tham nhũng. Ở ta tham nhũng một cách có hệ thống tràn lan trong các công ty nhà nước từ địa phương cho tới trung ương trở thành căn bệnh không thể chữa được, làm sao dùng người tham nhũng để trống tham nhũng. Nhiều người dũng cảm đứng ra tố cáo điều này thì bị trù dập, những kẻ tham nhũng bị bắt kết án nhưng cũng chỉ ngồi tù một thời gian ngắn rồi được ân xá trước thời hạn. Đây là lý do chủ yếu khiến người dân mất lòng tin vào Đảng, vào chính quyền. Hiện tại đảng dang cố gắng chứng minh với thế giới Việt nam có cơ chế thị trường, Trong khi hầu hết các tổng công ty lớn nằm ở các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế đều do nhà nước nắm dữ. Hẳn anh cũng biết các công ty này dù được hưởng nhiều đặc ân từ nhà nước, độc quyền, nắm trong tay những số vốn khổng lồ nhưng làm ăn vẫn trì trệ, thua lỗ. Để chứng minh với thế giới là Việt nam có nền kinh tế thị trường, đảng thực hiện chính sách cổ phần hoá (thay vì tư nhân hoá) các doanh nghiệp lớn, nhưng chỉ cổ phần hoá khoảng 40% nhà nước vẫn giữ phần vốn chủ đạo nắm quyền diều hành, còn 40% bán ra lại do chính các quan chức, giám đốc mua lại. Do vậy dù thị trường chứng khoán dù đã xuất hiện tại Việt Nam 5 năm nhưng vẫn ảm đạm. Còn ván đề dân chủ ở Việt nam xin được trình bày với anh ở diễn đàn khác. Từ những ý kiến của tôi nêu ra mong anh Phan Nhật hiểu rằng đó cũng chính là câu trả lời của tôi một phần nhỏ của giải pháp để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước. MT, Hà NộiXin Có nhận xét: -Mách qué bắt bẻ là bạn Tuấn Khoa! -Lời thơm mùi sữa là bạn Munei ! -Nói quên thân mình là bạ Phan Nhật ! -Tiến lùi không biết là bạn Quang Huy ! -Nói ít tiếng to là bạn Minh Thảo ! -Thật thà ngây thơ là bạn PMC ! -Tẩm ngẩm tầm ngầm là MT ! -Không đi không ở là MH ! -Lúc nhát lúc khôn là bạn không tên. Phan Nhật, Hà NộiTôi không buồn cho những người đang sống ở Mỹ hay Canada. Nhưng tôi thấy buồn cho chính những người đang sống trên quê hương tôi, đang sống trên đất nước Việt Nam này. Họ là những người ngây thơ về chính trị, hèn kém về ý chí, yếu đuối về lý tưởng! "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay?" Các bạn thấy nước mình còn nghèo đúng không? Vậy làm cách nào đề đất nước chúng ta giàu? Tất cả nhân dân Việt Nam đang phải tìm câu trả lời cho câu hỏi này? Các bạn thấy mức tăng trưởng 7.5% là thấp ư, theo tính toán thì đúng là sau 20 năm nữa mới chỉ bằng Thái Lan hiện nay, và còn lâu nữa mới bằng Mỹ? Vậy các bạn muốn bao nhiêu? Các bạn muốn nhiều đúng không? Tôi cũng muốn nhiều! Vậy chúng ta phải làm gì và bằng cách nào tăng trưởng hơn nữa? Hay đó là công việc của những người Cộng Sản, của Chính Phủ, của Nhà nước? Còn bạn? Bạn đứng nhìn, chờ đợi và phán xét? Bạn bảo Đổi Mới là chủ nghĩa tư bản? Vậy bạn hiểu thế nào là chủ nghĩa Tư Bản, bạn hiểu thế nào là chủ nghĩa Xã hội và đặc biệt bạn có hiểu rõ Đổi mới là làm những gì không? Nhằm mục đích gì? Và đạt được những kết quả như thế nào? Mong bạn hãy tìm hiểu cặn kẽ, đừng trả lời một cách giản đơn! Các bạn thấy Đảng còn có những sai lầm đúng không? Vậy làm cách nào để Đảng tránh sai lầm? Bạn giúp Đảng với! Các bạn thấy chính quyền còn quan liêu tham nhũng đúng không? Vậy bạn hãy quét sạch những kẻ đó đi! Các bạn muốn thế đúng không? Tôi cũng muốn vậy! Vậy phải làm như thế nào? Tôi nghĩ, trước hết bạn hãy là người trong sạch, bạn hãy làm nhiều việc có ích, để được mọi người tín nhiệm, tin tưởng và tôn trọng và rồi bạn hãy là người lãnh đạo, vạch đường chỉ lối, bạn hãy quét sạch những kẻ tham nhũng, quan liêu đó đi, bạn hãy làm cho cơ quan của bạn trong sạch và hiệu quả! Bạn dám làm không và bạn làm được chứ? Hay bạn chỉ đứng ngoài kêu gào la ó. Chẳng làm gì được thì bạn tự biện hộ rằng mình thấp cổ bé họng (bạn hãy làm cho cổ bạn to lên, họng bạn lớn ra) hay lời nói của mình chẳng có ai nghe (bạn hãy làm cách nào để họ phải lắng nghe bạn đi chứ) hoặc bạn chỉ là con sâu con kiến trong xã hội (bạn hãy làm cách nào để mình trở thành con hổ hay con sư tử đi chứ!) Hãy xây dựng một hoài bão đúng đắn, một lý tưởng cao đẹp và hãy từng bước thực hiện nó! Lại nói, bạn đang phán xét lịch sử đúng không? Vậy bạn đã tìm hiểu gì về lịch sử? Bạn đừng phán xét lịch sử, hãy để lịch sử phán xét bạn! Và hơn nữa, bạn hãy làm gì để được lịch sử phán xét bạn! Lại nói về các bạn đang ở Hoa Kỳ hay Canada, các bạn thật là may mắn vì đã được sống trên 1 đất nước giàu có, đất nước tôi vẫn còn nghèo lắm bạn ạ! Mong các bạn đừng ngồi ở mâm cỗ sang trọng mà phê bình chỉ trích chúng tôi ngồi ở mâm cỗ đạm bạc! Các bạn hãy chìa 1 cánh tay thiện trí giúp đỡ chúng tôi! Chúng tôi sẽ tự cường phấn đấu để được giàu mạnh, rất mong sự ủng hộ của các bạn!. Hùng, OrlandoBS Trâm, cũng như nhiều người trẻ VN trong chiến tranh 54-75, cả 2 phe Nam- Bắc, đều là anh hùng trong vị trí, sự hiểu biết của mình trong giai đoạn và hoàn cảnh thông tin lúc bấy giờ. Họ anh hùng vì họ đều có lý tưởng tốt cho 1 VN ĐỘC-LẬP, TỰ-DO và DÂN-CHỦ thật sự. Tiếc là cuộc chiến của chị và cả mấy thế hệ gần đó chưa đạt được mục đích. Mong là quyển nhật ký của chị sẽ làm cho thế hệ trẻ ngày nay thức tỉnh để tiếp tục sứ mạng vì nước vì dân của chị. Hoàng, TorontoĐọc nhật ký Đặng Thùy Trâm (và Nguyễn Văn Thạc), tôi xúc động về những cảm nghĩ chân thật và tâm tình riêng tư của các bạn trẻ - đã là liệt sĩ - vào một thuở nào cách nay trên dưới 35 năm. Cảm nghĩ đầu tiên đến với tôi là sự ngưỡng mộ tính chất “nhân bản” cao đẹp qua các hành vi của người cựu sĩ quan khác nòi giống, chủng tộc – anh em Fred và Robert Whitehurst. - và đặc biệt, của người Thượng sĩ thông dịch viên quân đội VNCH, ông Nguyễn Trung Hiếu. Thiết nghĩ, nếu không có lương thức trong sáng và bén nhạy của Thượng sĩ Hiếu (tên lính Ngụy ?), trước hết, đã ngăn cản kịp thời viên sĩ quan Mỹ đừng đốt cuốn nhật ký vì đã cảm nhận được trong đó “có lửa” ; và nếu không có tấm lòng nhân hậu của viên sĩ quan Mỹ đã trân trọng cất giữ cuốn nhật ký suốt hơn 30 năm - thì chẳng ai biết được trên đời có các tập nhật ký này, huống là được đọc những tình tiết thể hiện chân thật tình người, với đầy đ! các cung bậc: thương ghét, hận thù, lo sợ, nhớ nhung, ham muốn, ước mong. Bài học trước tiên, đối với tôi, chính là thấy được giá trị muôn thuở của “sự thật” [đặc tính CHÂN, một trong 3 yếu tính: Chân-Thiện-Mỹ mà con người trong mọi thời đại, mọi nơi chốn.. đều luôn hướng tới trong việc đi tìm Hạnh Phúc đích thực]. Bởi lẽ, bác sĩ Thùy Trâm chỉ viết riêng cho mình - rất chân thật với chính mình - nên tập nhật ký mới “có lửa” . “Lửa” đó toát ra từ sự chân thật, và vì thế tập nhật ký Đặng Thùy Trâm trở thành hiện tượng, là “best seller” hôm nay ở VN. Qua đó, cũng cho tôi thấy, người đọc VN - nhất là tầng lớp thanh niên, sinh viên học sinh trong nước ngưỡng mộ, khát khao “sự thật” biết chừng nào? Có phải chăng vì từ nhiều năm qua, họ chỉ được đọc, được nghe những gì đã xào nấu, biến dạng…- mất hết chất thật, như kẹo cao-su đã hết chất thơm ngọt ban đầu - trong một cơ chế toàn trị, mà tự do báo chí, tự do ngôn luận đã “tuyệt tích giang hồ” ? Đọc nhật ký của Thùy Trâm, tôi cũng hết lòng “bái phục” tài tuyên truyền của chế độ Miền Bắc qua những câu thơ của Tố Hữu, như : ..” Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai…” cũng như những bài hát kích thích lòng người đem tuổi xanh hiến dâng cho sự nghiệp “chống Mỹ cứu nước”. Chế độ đó đã vận dụng mọi phương tiện và tài nguyên, đánh thắng tên “đệ nhất cao thủ võ lâm” - nước. Sự nghiệp giải phóng “quang vinh” đó đã đưa đến hậu quả khốc hại khó lường là đất nước tan hoang vì bom đạn ở cả hai Miền, thương binh, cô nhi quả phụ, mồ chôn tử sĩ nhiều vô số và đã đem lại sự đói khổ suốt thời gian dài cho dân chúng hai Miền sau ngày thống nhất. Sự kiệt quệ đó cho đến nay, 30 năm sau vẫn còn đậm nét, thể hiện ở mức nghèo đói, tụt hạng của VN so với các nước trong vùng. Cảm nghĩ theo sau sự “bái phục” đó là sự chua chát trong lòng, đi cùng nỗi niềm xót xa ray rứt, thương cảm khôn nguôi cho các anh hùng, liệt sĩ đã xả thân cho lý tưởng mà một thời họ đã đặt hết lòng tin. NhatgloriousThân gởi bạn Nguyễn Hoàn Kiếm_Hà Nội. Bạn khuyên mọi người đọc lịch sử? Nếu nhìn lại lịch sử bạn có thấy rằng khi người Việt chia rẽ thì nước Việt mất. Khi người Việt đoàn kết thì nước Việt mạnh. Tôi thấy bạn đang đi ngược lại tinh thần đoàn kết của dân tộc đó. Bạn đang mắc bệnh tự mãn Cộng Sản đó, không phải là yêu nước đâu. Rất mong bạn suy nghĩ lại. Việt HàThưa bạn Nguyễn Hoàn Kiếm tại Hà Nội, tôi là đảng viên của một đảng Cách Mạng đang hoạt động nhiều nơi trên thế giới và cả tại VN. Tôi cùng lứa tuổi với bạn và cũng có cùng một số ưu tư về đất nước VN như bạn. Xin hỏi là cá nhân chúng ta, cá nhân những người Việt Nam với nhau có thể nào đối thoại với nhau, tìm sự tín nhiệm, ủng hộ của mọi người qua lá phiếu, thay vì nghĩ tới chiến tranh, hận thù cầm súng bắn giết nhau? Chúc bạn mạnh khỏe và học hỏi được nhiều điều từ việc đọc lịch sử VN. PMC, Hà NộiThưa quý vị đặc biệt là anh Thính giả dấu tên, tôi xin có một vài ý kiến trả lời như sau: Một tác phảm bán chạy khong có nghĩa là một tác phẩm hay về nghệ thuật, điển hình là lớp trẻ nói chung thích nghe nhạc trẻ, nhạc sến hơn là nghe nhạc cổ điển, thích xem phim hơn đọc sách…. Một tác phẩm văn học có thể hay với người này mà không hay với người kia, tuỳ thuộc vào sự hiểu biết, cảm nhận văn học, thời gian và không gian…, chính vì vậy mới có bộ môn phê bình văn học. Ở nước ta việc dạy và học đặc biệt là môn văn được thực hiện theo lối áp đặt, có nghĩa là thơ thầy bảo hay thì trò cũng phải bảo hay và liên hệ a hơn nữa đảng bảo đúng thì dân cũng phải gật đầu theo bảo đúng. Thưa anh thính giả dấu tên việc Việt Nam đưa quân vao Campuchia hoàn toàn là sai lầm do việc đưa quân đội vào một quốc gia có chủ quyền là vi phạm hiến chương liên hợp quốc, do đó bị cô lập với thế giới thậm chí một số nước có thiện cảm với Việt nam trong chiến tranh cũng quay lưng lại, hơn nữa dẫn tới chiến tranh thảm khốc tại biên giới phía bắc bắt đầu ngày 17-2-1979. Thưa Nguyễn Hoàng tp HCM, việc có những ý kiến đối lập và phản kháng đâu phải là hận thù hay cay cú, chính Karl max đã nói mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn là động lực cho sự phát triển cơ mà. Nguyễn Hoàng nghĩ tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là 7.5%/ năm ở vạch xuất phát thấp là cao chăng, là thành tựu của ĐCS chăng. Với tốc độ này 20 năm nữa chúng ta mới bằng Thái Lan hiện nay, theo ý kiến cá nhân tôi Việt nam với khả năng về con người hoàn toàn có thể làm được như Hàn Quốc thực hiện cú đại nhảy vọt trong vòng 20 năm. Tuấn Khoa, Houston, MỹAnh Minh ở Luân Đôn mến, anh đọc nhật ký ĐTT ở Anh quốc thì tôi đồng ý anh đang tiến về tương lai đấy. Nếu anh đọc nó ở VN thì tôi biết chắc anh đang tiến về hiện tại vì đang sống trong thì quá khứ. Tôi cũng thấy tội nghiệp cho mọi người, trong đó có cả anh lẫn tôi. Nguyễn Hoàn Kiếm, Hà NộiDân tộc Việt Nam là một, tôi năm nay 27 tuổi, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng quan trọng nhất tôi là người Việt nam. Tôi yêu Việt Nam, muốn đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, ra đường ko còn người đi ăn xin, muốn Việt nam giầu mạnh. Tôi muốn nói với các bạn thuộc chế độ VNCH rằng: CÁC BẠN ĐÃ THUA TRẬN (cho dù có nước Mỹ đứng sau lưng), tướng lính VNCH là lũ hèn nhát. Nếu cuộc chiến tái diễn, tôi sẽ vẫn cầm súng ra trận nhưng chỉ mong rằng mình KHÔNG PHẢI BẮN VÀO ĐỒNG BÀO MÌNH. Mấy nghìn năm qua, chưa một kẻ thù nào KHUẤT PHỤC được dân tộc Việt Nam ! Hãy đọc lại Lịch sử đi ! Minh, Luân Đôn, Anh QuốcĐài BBC và rất nhiều người nghe đài đã hiểu lầm mục đích của Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Nhật ký DTT, hay bất kỳ một cuốn sách nhật ký nào, không nhằm ca ngợi một chế độ, mà nhằm đem lại một sự thay đổi cho người đọc. Có người đọc và đã thay đổi, thêm hy vọng, ý chí và nghị lực. Tôi là một trong số đó. Có người không quan tâm, hay chê bai dù chưa bao giờ đọc. Tôi thấy tội nghiệp cho họ. Thôi thì họ cứ ở lại với quá khứ. Chúng tôi tiến về tương lai đây. We have no time to waste. Good luck! HuyMới đây tôi có đọc báo điện tử của Chính phủ VN, thấy nói chỉ có thanh niên là mua nhiều, còn những người thuộc thời cô Trâm thì có vẻ thờ ơ, không phản ứng và người viết bài có thêm ý kiến:" có lẽ thời đó ra đường là gặp anh hùng" nên không thấy gì là mới mẻ. Theo tôi có lẽ mấy người này đã nhìn thấy kết quả của sự hy sinh. Hạnh phúc thay cho cô Trâm. Chung Vũ, California USAĐặng Thùy Trâm dù có là một bác sĩ đảng viên đảng CS thì tự thân vẫn là người VN .Nghĩa là vẫn có những suy nghĩ của chính chị về một sự kiện nào đó .Tôi tin rằng người đọc nào phê phán chị viết không đúng trong nhật ký : -không có nghĩa BBC đã tạo diễn đàn cho những kẻ phản động chống lại đất nước VN .Theo tôi ,BBC đã làm công việc chuyển tải tin tức của một cơ quan ngôn luận - đặt v/đ với cơ chế cầm quyền độc đoán sai lầm của một nhà nước,của một đảng hoàn toàn không phải là chống lại nhân dân ( kể cả những ai đã và đang là đảng viên đảng CS ) và đất nước VN. Huy, Seattle, Hoa KỳQua một vài trích đoạn từ nhật ký cuả DTT, tôi cảm phục lòng yêu nước của một cô gái trí thức VN, đồng thời tôi thấy tội nghiệp cho người nữ bác sĩ đã đi "bên bờ ảo vọng", ĐTT đi "giải phóng" cho Miền Nam, mà đâu có hay rằng, Cô đang tự giải phóng cho chính mình, giải phóng (không ngoặc kép) đích thực cho Miền Bắc:Cả nươc CHXHCNVN đang mừng thành tích 20 năm "Đổi Mới"!, ở bên kia thế giới Đặg Thùy Trâm cũng thừa hiểu "Đổi Mới" là theo Tư bản chủ nghĩa, điều mà trên đường hành quân vào B (tức Miền Nam), ĐTT t! hường hát hay nghe hát"quét sạch nó đi". Tôi cầu nguyện cho linh hồn ĐTT an giấc ngàn thu, va tôi tin Cô cũng sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đã phỉnh gạt Cô, đã đưa Cô vào chỗ chết. Lam Ngọc, TPHCMCuốn sách rất hay, mạch lạc, nói về sự dũng cảm của người con gái tên là Đặng Thùy Trâm Một ý kiếnSắp tới đại hội đảng rồi, nội bộ đang tranh giành nhau, nội bộ rối ren, bây giờ "nhân mùa" Đặng Thùy Trâm và và gì gì đó, đảng phải lợi dụng chứ ! Đảng phải chớp ngay thời cơ để che lấp vụ T2, T4 gì đó chứ ! Trò con nít! Đúng như nhà thơ Bùi Minh Quốc nói : đảng đã phản bội Trâm và Thạc. Phan, TPHCMLần đầu tiên đọc BBC online, tôi cảm thấy thật thú vị. Đặc biệt là phần diễn đàn dành cho độc giả. Trở lại phần diễn đàn đối với nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, tôi thấy có nhiều ý kiến hình như chưa được khách quan cho lắm. Ví như ý kiến của tác giả có tên là PMC. Tôi không thể hiểu nổi tại sao tác giả lại có thể kết luận một cách tuỳ tiện như thế. Nếu như những nhận xét này cách nay chừng vài thập kỷ thì còn có thể chấp nhận được, còn hiện nay thì... chắc chắn không thể như thế. Bởi đơn giản, ngày nay thông tin tràn ngập và đa chiều, hơn nữa lớp trẻ chúng tôi ngày nay, nói không phải quá tự tin, có "tầm nhìn" hơn nhiều, vì vậy chuyện "lừa dối" gì đó theo cách nghĩ của PMC là không thỏa đáng. Nhưng có lẽ cũng không nhất thiết phải biết động cơ của việc công bố cuốn nhật ký này. Vì điều quan trọng nhất là cuốn nhật ký này đã đưa những con người trẻ tuổi lứa 7x, 8x, và 9x chúng tôi trở lại đối diện với chính mình, với đồng bào mình, với dân tộc mình, sau một thời gian bị mê hoặc bởi Hollywood, bởi MTV...Cuốn nhật ký này giờ đây đã không còn là của riêng Chị Trâm nữa, mà đã trở thành của tất cả mọi người có lương tâm, có tinh thần hướng thiện. Hãy gạt bỏ tất cả những ân oán, và yên lặng đọc, hay nghe lại Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm... tôi chắc chắn là chúng ta sẽ không thể không nhìn lại mình. Quang Huy, Hà NộiThưa quý vị: tôi thực sự xúc động khi đọc được những dòng nhật ký của Bác sĩ Trâm, lối viết chân thật mộc mạc đã diễn tả bao hy sinh, đau thương của Dân tộc trong những năm máu lửa. Và tôi có thể hiểu vì sao trong cuộc chiến này Cộng sản đã dành thắng lợi, và ông McNamara bộ trưởng quốc phòng Mỹ viết trong cuốn Why Vietnam? đã có câu trả lời tại sao VN vì chúng tôi đã có những con người bình dị nhưng lại rất anh hùng như chị Trâm. Những người đã không tiếc tuổi thanh xuân, không ngại hy sinh gian khổ cho sự nghiệp độc lập và thống nhất đất nước. Dù những người Cộng sản hôm nay hoặc mai sau lãnh đạo đất có phạm những sai lầm gì thì cũng không thể đổ tội cho những người như chị, lịch sử rất khách quan, việc ai làm người ấy chịu, và công ai ngư! ời ấy nhận, không thể phủ nhận công lao của thế hệ những người như chị đã thống nhất đất nước. Nói như ông Trần Quốc Vượng giáo sư sử học có tiếng ở Vn rằng: dù đội quân của Quang Trung có nhiều người là tướng cướp, nhưng không thể phủ nhận công của Tây sơn thống nhất đất nước, hôm qua họ là tướng cướp nhưng hôm nay họ đã là anh hùng. Tôi cũng thật xúc động về việc làm của hai anh em nhà White houst đã giữ lại quyển nhật ký và 35 năm sau đã lặn lội trở lại Vn trao trả cho gia đình chị Trâm. Và giờ đây nó được dịch sang tiếng anh, Hàn quốc và cả tiếng Nhật. để mọi người có dịp đọc và hiểu về quá khứ của chiến tranh VN. Ngẫm việc làm của họ lại nghĩ đến một số người VN vì những lý do riêng lại chê bai nóà phủ nhận nó. Còn theo tôi khi đọc nó rồi chỉ mong sao mỗi người đảng viên, các nhà lãnh đạo Vn hiện nay hãy đọc quyển nhật ký này và tự suy ngẫm mình đã thực sự lo cho dân cho nước, đã đặt lợi ích của dân của nước lên trên hết chưa? đừng để vong linh những người như chị Trâm cảm thấy hối tiếc, giải phóng đất nước còn nghèo, còn lạc hậu là có tội với những người như chị và với cả thế hệ hôm nay. Tôi có đi tìm mua cuốn nhật ký của chị nhưng không mua được vì tái bản không kịp. Đó là một hiện tượng mà không phải do tuyên truyền của các phương tiện truyền thông, của chính quyền, mà mỗi người hãy đọc và tự soi vào mình, hôm nay khi đất nước hòa bình, chúng ta có điều kiện hơn, chúng ta đã làm gì cho bản thân, cho gia đình và xa hơn là cho đất nước, bộn phận của một con dân đất Việt. Xin cảm ơn BBC và quý vị. Ho Nam Chan Lua, Sài GònThính giả giấu tên ơi ! Anh nói PMC, Triệu Hoàng là ai mà không được quyền phê bình nghệ thuật. Tôi xin trả lời rằng bất kì ai đã đọc qua tác phẩm nào đều có quyền có ý kiến, dù ý kiến của họ thế nào. Chỉ có những người đã quen sống trong gong cùng ,thì mới không có ý kiến gì. Anh có thấy không, giới trẻ Việt Nam hiện nay không? do quen sống trong gông cùm rồi, nên họ không muốn, và cũng không bao giờ có ý kiến gì. Cũng xin nhắn dùm những ai đó , xin đừng lợi dụng người chết , người quá cố để tuyên truyến để cho một chế độ mà chỉ luôn luôn sống bằng quá khứ , sống trong quá khứ,mà quá khứ đó nói thật , chẳng hay ho và tốt đẹp gì ! Tuấn Khoa, Houston, MỹTôi không biết các bác nghĩ sao chứ theo tôi nếu ngày đó nhật ký của bác sĩ Trâm mà bị đảng túm được là cải tạo mút mùa vì haì câu sau: “Viết đơn vào Đảng, niềm vui thì ít mà bực dọc thì nhiều. Tại sao con đường đi của một đứa tiểu tư sản bao giờ cũng nhiều chông gai đến vậy?” và “Buồn cười thay đồng chí chính trị viên của bệnh xá từ chối không dám ở lại cùng mình trong tình huống này.” Nguyễn Hoàng, HCMC, Việt namTôi theo dõi Diễn đàn BBC đã rất lâu, đây là lần đàau tiên tôi gửi cho BBC bài viết này, mong BBC hãy cho đăng lên. Thực lòng phải nói trên Diễn đàn có rất nhiều người "giỏi đánh máy vi tính", giỏi về nhiều lĩnh vực khác (tôi cho là thế) nhưng ráat tiếc những người này, ví dụ như nick PMC, Le Hoa, Hoang Trung Nguyen lại mụ về chính trị. Họ lại thêm một cái giỏi nữa là: ngồi một chỗ hưởng thụ cuộc sống và gào lên đòi hỏi tự do này nọ, ngụy biện cho sự hằn thù của mình mà lại dám nhân danh những người đấu tranh vì tự do. Trong chiến tranh bao giờ chả có bên nọ bên kia, bên nào cũng thiệt hại cả mà thôi, nhưng sau đó, nhất là đã 30 năm qua rồi, tất cả đang cố gắng cùng nhau xây dựng lại cuộc sống, giữ được chế độ xã hội ổn định thì họ cứ ngồi mang mối hận thù ra để chửi bới chế độ CSVN, vì một lý do khổ sở một quãng thời gian (1976-1987) mà bây giờ lên Diễn đàn tuôn thả những điều ấu trĩ về cuộc sống của người Việt nam trong nước. Thính giả dấu tênPMC nói thiếu suy nghĩ nhé. 1."Thực tế giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm này cũng hạn chế và chả đi đến đâu". Này nhé, PMC là cái thước đo giá trị nghệ thuật của tác phẩm à? PMC là đại diện cho quần chúng cảm nhận tác phẩm à? 2."Và cũng bằng sức mạnh tuyên truyền đó hàng ngàn thanh niên Việt nam đã sang Campuchia và bỏ mình tại đó phục vụ cho một lý tưởng mà ĐCS gọi là nhiệm vụ Quốc tế". Vậy xin hỏi PMC là anh có xin nhập ngũ không nếu biên giới của tổ quốc anh bị xâm phạm? xin hỏi anh câu nữa là diệt cỏ dại người ta cắt ngọn tốt hay nhổ gốc tốt? Triệu Hoàng cũng vậy nhé 1."Tội nghiệp cho giới trẻ Việt Nam tại Miền Bắc vào thập niên 40, 50 trở đi đã bị nhồi sọ chủ nghĩa ngoại lai; phục vụ cho chúng mà cứ nghĩ rằng đó là cái lý tưởng riêng tư của mình cho đất nước." Xin hỏi anh là người Việt mình có cái chủ nghĩa nào không để những cái chủ nghiã khác không là ngoại lai? 2."Cô đã giải phóng cái gì? Giải phóng cho ai?" anh có đủ tư cách để trả lời câu hỏi này không? vi theo tôi câu này người nông dân VN được chia lại ruộng đất mới có đủ tư cách trả lời. Còn việc nữa là xin hỏi anh có ở đâu có tự do mà không có độc lập không? Ai cũng có cảm nhận riêng của mình, chỉ đề nghị mọi người đánh giá một vấn đề thì hãy luôn đặt nó trong cái hoàn cảnh lịch sử của riêng nó. Nam CaoTheo ý tôi khi bàn về một người anh hùng thì ta không nên quá soi xét với cái lý tưởng mà người ấy tôn thờ. Lý tưởng sai hoặc đúng thì chỉ có lịch sử, có khi mất cả trăm năm sau mới làm sáng tỏ được. Còn người anh hùng thì dù có theo lý tưởng nào, bằng hành động của mình cũng đã làm cho tất cả mọi người, kể cả kẻ thù lúc đó phải ngả mũ kính trọng. Đó chính là vì nhân cách, sự hy sinh vì lý tưởng và vì mọi người của họ. Trong cuộc chiến, bên nào cũng có người hùng của mình, cho dù rằng nếu xét về lý tưởng họ là kẻ thù của nhau, có sao đâu. Xã hội nào cũng phải cần đến những người hùng, vì theo như R. Kiyosaki “ Khi có những người hùng, chúng ta có thể rút ra được một nguồn lực ghê gớm từ thiên tư của mình”. Họ là những người truyền cảm hứng, là tấm gương cho mọi người, là động lực kéo toàn xã hội tiến lên. Nước Mỹ rất thành công trong việc tạo ra những người hùng. Những M. Jordan, O. Simpson, Tiger Wood, Donald Trump, Warren Buffett, Bill Gates ... mãi mãi là đầu tàu cho nước Mỹ trong mọi lĩnh vực. Cái mà lớp trẻ VN hiện nay còn thiếu đó chính là những người hùng. Không phải là để cho “sự nghiệp xây dựng XHCN” như bộ máy tuyên truyền thường nói, mà để cho chính bản thân họ. Đừng để cuộc đời trôi đi một cách bàng quan trong khói thuốc, cà phê, tự ru mình trong bia rượu và ánh sáng vũ trường, ngày qua ngày như cách họ sống hiện nay. Nếu cuốn nhật ký này làm được điều đó thì đối với tôi, một lần nữa chị Đặng Thùy Trâm lại là một người hùng. MT, Hà nộiỞ VN người chết trẻ thì được gọi là Cô Cậu - trường hợp của cô Trâm thì được gọi là "CÔ". Người Việt lại có quan niệm: "Chết trẻ là thiêng lắm" nên trên bàn thờ ngoài thờ các cụ (sống chết bình thường) thì luôn có thờ CÔ, CẬU. Thế mà nay người ta mang CÔ Trâm ra nói thôi thì đủ kiểu - Tôi cho rằng thế là xúc phạm vong linh cô. Kỳ lạ là người thân cô cũng có vẻ thích thú chuyện này ! ? Nếu là người VN có truyền thống thì không ai làm như thế cả. BBC không đại diện cho các giá trị truyền thống VN có thể mở diễn đàn này - song để tôn trọng tập quán của người VN thì BBC không nên kéo dài như những người khác vô đạo, vô truyền thống của VN. Lê Cường, Hà NộiTôi không hiểu sao, những người sống ở chế độ VNCH luôn chê bai và có ác cảm về những người cộng sản như vậy. Nếu không có những người cộng sản Nga thì thế giới này liệu có được hòa bình như ngày hôm nay, hay bị đắm chìm trong chủ nghĩa phát xít. Nếu không có những người cộng sản Việt Nam thì liệu Việt Nam có dành được độc lập, tự do và thống nhất như ngày hôm nay. Lý tưởng của những người cộng sản là hoàn toán cao đẹp, sống vì mọi người, vì nhân dân. Tất nhiên trong xã hội, trong Đảng có người thế này thế khác, tham nhũng, quan liêu, v.v..nhưng cũng có rất nhiều người biết sống vì cộng đồng, vì mọi người,sẵn sàng hy sinh vì người người. Không hiểu các bạn níu kéo được gì ở cái chế độ VNCH, một chế độ sống bằng USD, chả có lấy một sự độc lập tự chủ nào. Thử hỏi sống trong 1 đất nước bị lệ thuộc vào nước ngoài như vậy thì có sung sướng gì, không thấy nhục nhã sao, mà các bạn còn ca ngợi này nọ. Ngô Việt, CanadaKính gửi anh Phạm Long, cách nhìn của anh thiếu khách quan. Cái gọi là giải phóng miền Nam đã để lại hậu quả to lớn. Thí dụ, ngày xưa nói là thống nhất đất nước cũng để đi lên CNXH. Bây giờ thì sao? Thực chất VN đang đi lên tư bản chủ nghĩa. Thống nhất rồi thì tệ nạn lại quá nhiều, tham nhũng lớn... PMC, Hà NộiThưa bạn Vy tp HCM, tôi không hiểu sao bạn lại nói tôi làm tổn thương linh hồn người chết, khi đánh giá một tác phẩm văn học hay hay giở là tuỳ theo cảm nhận của từng người. Hơn nữa bạn lại nói câu nói tôi làm tổn thương dân tộc, tôi hoàn toàn không có ý định đó và nhận thấy rằng vài dòng ngắn ngủi của tôi không hề đụng chạm một tới mọt chút gì danh dự của dần tộc, trừ phi bạn nghĩ ĐCS là dân tộc. Lại nói về tuyên truyền và nhân bản, sau cách mạng tháng Mười tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” đã trở thành lý tưởng sông thúc đẩy hàng vạn thanh niên Nga rời bỏ quê hương dể đi xây dựng lại cuộc sống những vùng xa xôi hẻo lánh như Siberia, Trung Á, Viễn Đông, và sau này khi nhận ra được sự thật là lý tưởng của mình là không thực tế hão huyền và sự thật về cuộc sống mới là quá nghiệt ngã thì họ không thể trở lại quê hương. Quay về Việt Nam cũng chỉ vì lý tưởng có được do tuyên truyền mà hàng triệu thanh niên miền bắc lên đường đi B và nhiều người sau khi gải phóng miền nam đặt chân lên Sài Gòn mới nhận ra rằng dân miền Nam không khổ cực như họ nghĩ, không bị “đế quốc, nguỵ quyền” đè đầu cưỡi cổ, sức mạnh của tuyên truyền hay còn gọi là dân vận thật là lớn phải không bạn. Khi một đảng cầm quyền xua hàng triệu thanh niên ra mặt trận, nhiều người lính hy sinh khi chưa ra trận vì thiếu thuốc men trị sốt rét và ăn uống thiếu dinh dưỡng thì lúc đó tính nhân bản và nhân văn đặt ở đâu. Và những người lính này được cổ vũ bởi một đội ngũ văn nghệ sỹ tuyệt đối tuyên truyền theo một chiều, hiệu quả của tuyên truyền được phát huy tối đa. Tôi đã tiếp xúc với nhiều bộ đội phục viên và nhiều người trong số họ nói thẳng ra rằng họ bị lừa, trở về quê cũ thì khó khăn mới nhập được hộ khẩu, xin việc thì khó vì không có chuyên môn cụ thể. Và cũng bằng sức mạnh tuyên truyền đó hàng ngàn thanh niên Việt nam đã sang Campuchia và bỏ mình tại đó phục vụ cho một lý tưởng mà ĐCS gọi là nhiệm vụ Quốc tế. Tôi rất đồng ý với ý kiến của nhà văn Dương Thu Hương khi bà nói “Một thế hệ bị lừa”. Trần Vinh An, Cần ThơTôi cùng quan điểm với anh Phạm Long, Hà Nội về chuyện "nhật ký Đặng Thùy Trâm". Tuy nhiên, anh Phạm Long có lẽ chưa hiểu thế nào TÍNH KHÁCH QUAN của báo chí. BBC hoàn toàn trung lập. Thậm chí những thư "mắng mỏ" BBC cũng được đăng cơ mà. Mọi người cũng thấy là có rất nhiều ý kiến tán thưởng quyển Nhật Ký này đó thôi. Nói cho cùng đã là " dân Việt" (như lời của anh) thì cần chân tình, khoan dung và khách quan với mọi người. Ngay cả với những người đối lập chính kiến nữa. Tôi tin tưởng vào chủ trương " Đại đoàn kết" sẽ dần dần hàn gắn mọi ngăn cách và dị biệt. Tôi tha thiết mong chờ điều ấy. Bac SieuQuả thực tôi rất xúc động khi đọc những trích đoạn, chỉ tiếc là nhiệm vụ hậu cần của chị chỉ có thể nhìn cuộc chiến ở một phía là những cái chết những hy sinh của bộ đội miền Bắc trong những cuộc thí quân biển người, vì thế sẽ có quá nhiều cảm xúc tạo chất liệu cho chị viết, nếu chị tận mắt nhìn cảnh dân lành miền Nam chết ngập đường trên đại lộ kinh hoàng, nếu chị có thể nhình thấy sự chiến đấu can trường của lính VNCH trong trận Khe Sanh thì một người trí thức như chị sẽ có sự xoay chiều trong tầm nhìn, và biết đâu nhật ký của trị còn bay xa hơn là những quảng bá rầm rộ mang tính lợi dụng nhằm che đậy một thực tế tha hoá của tầng lớp thanh niên VN hôm nay. Nguyễn Brian, California, Hoa KỳRất ít, chỉ rất ít trích dẫn trong cuốn nhật ký của cố bác sĩ Đặng Thùy Trâm mà làm lòng tôi xúc động đến khó ngủ, tôi cũng được đọc một số tiểu thuyết mang tính thời sự, phản ánh xã hội của một giai đoạn lịch sử chẳng hạn như " Những Thiên Đường Mù", như" Tình Yêu Và Tội Lỗi" ...nhưng các sách đó chưa làm tôi bồi hồi xúc đông đến như vậy. Chân thành cảm ơn BBC cho thính giả ( Ít nhất là tôi ) có cơ hội hiểu biết thêm về chiều sâu của cuộc chiến trên quê hương mình, những qúa khứ đau buồn đó tôi chỉ trãi qua trong thời thơ ấu, nếu bây giờ muốn tìm hiểu về nó (cuộc chiến) dù chỉ làm phong phú cho một sự hiểu biết thôi cũng mất khá thời gian tìm tòi, truy cập. Có một đìều tôi thật khó hiểu về nhiều độc giả, thính giả của BBC là thường nhập nhằng giữa chính quyền, chế độ với Quê hương, Tổ quốc, Chẳng hạng như ông Pham Long ( có lẽ Phạm Long ) Hà Nội. Hai thứ đó hoàn toàn khác nhau. Tôi thiển nghĩ giá có một Quyền năng, một Phép màu nào đó cho BS Trâm chọn sự sống trở lại hoặc sự chết vĩnh viễn. Và BS Trâm đã chọn sự sống trở lại ắt bà hối hận cho sự lựa chọn của mình. Một người kinh doanh, Moscow, NgaChị Trâm đúng là đã viết những dòng chân thực từ tấm lòng mình, không có những khẩu hiệu quyết liệt. Do đó mà cuốn nhật lý có sự lôi cuốn hơn cả những quyển sách ca tụng các lãnh tụ vĩ đại .Sự hi sinh, mất mát của thế hệ đàn anh chúng ta quả là thương đau. Tôi cũng thầm nghĩ , có thể đâu đó ở ViêtNam hay ngoài Việt Nam, hay chính trong chiếc vali bị bỏ quên trong nhà tôi cũng có tập viết như vậy. Sau hơn 30 năm những giấc mơ của anh Thạc, chị Trâm đã không thành hiện thực. Đất nước ta nghèo nàn, đạo đức xã hội băng hoại , người dân không có tự do, hạnh phúc. Những người lính sau khi thoát khỏi cái chết nơi chiến trường không thể bon chen với cuộc sống đầy thủ đoạn của hòa bình. Còn có một cuốn sách nữa về chiến tranh các bạn trẻ nên đọc : “Nỗi buồn chiến tranh “ (hay “than phận tình yêu “) của Bảo Ninh , một cuốn cần sách đọc ngoài cơn “sốt” để suy ngẫm. Đất nước chỉ giàu mạnh thức sự khi người dân được tự do yêu nước từ đáy lòng mình, được tự do xây dựng đất nước chứ không bị định hướng bởi những kẻ LẤY CỎ XANH CỦA MỘ NGƯỜI LÍNH ĐỂ TÔ ĐỎ NGỰC MÌNH. Pham Long, Hà NộiTôi thấy quý đài BBC rất ác cảm với đất nước Việt Nam chúng tôi. Một quyển nhật ký sống động, thể hiện cho một tinh thần quên thân cao cả cho độc lập dân tộc, chống lại những kẻ bán nước (chế độ của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu...), những kẻ toan âm mưu đô hộ nước khác. Vậy mà, quý đài lại đưa lên diễn đàn để cho những kẻ tuy mang trong minh dòng "máu Việt" mà lúc nào cũng lớn tiếng nói xấu về đất nước kia, lên tiếng chê bai. Đặng Vinh, Đà NẵngNhững hình ảnh hy sinh cao quý như BS Thùy Trâm trong chiến tranh rất nhiều. Tôi và nhiều bạn đọc đã xúc động thật sự. Nhưng nếu chị biết cái "thể chế" hiện nay đang điều hành đất nước, liệu chị có can đảm chiến đấu hy sinh cho nó không? Đảng bây giờ không còn là lý tưởng cao đẹp của thanh niên như thời của chị, nó chỉ còn là phương tiện để tiến thân trong xã hội do Đảng cầm quyền. Những người dân ở nông thôn Quảng Ngãi cũng như nhiều nơi vẫn nghèo. Đất đai được các ông trong chính quyền chia nhau và chia cho họ hàng con cái. Nhiều Đảng viên CS sa đoạ, cấu kết xã hội đen thao túng xã hội. Tham nhũng tràn lan từ cao xuống thấp và không thể trị được. Trị sao được vì Đảng là Duy nhất đúng. Nếu có Đảng viên nào táo tợn quá thì "xử lý nội bộ". Xin vong linh chị cũng như những chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống, độ trì cho đất nước có sự đổi mới để hội nhập với khu vực và thế giới. Trieu Hoang, CA, USATội nghiệp cho giới trẻ Việt Nam tại Miền Bắc vào thập niên 40, 50 trở đi đã bị nhồi sọ chủ nghĩa ngoại lai; phục vụ cho chúng mà cứ nghĩ rằng đó là cái lý tưởng riêng tư của mình cho đất nước. Tội nghiệp cho cã một dân tộc có những người con yêu bị lầm về ý thức hệ mà cứ tưởng rằng mình xã thân cho đại nghĩa dân tộc. Nỗi đau tinh thần nầy to lớn hơn cái mất mạng của một Bác sĩ Bắc Việt trong rừng sâu Miền Nam. Cô đã giải phóng cái gì? Giải phóng cho ai? Hay là người ta đã giải phóng cho Cô bằng cái chết của Cô mà chính Cô và một ít người khác đến giờ vẫn chưa biết. Le Trung, TP HCMTôi là lứa em của Chi Trâm và cũng đi qua cuộc chiến tranh giữa nước và bảo vệ nước nhưng khi đó tôi còn nhỏ.Tôi đã nhìn thấy bao thanh niên vui vẻ và hăng say lên đường bảo vệ đất nước .Với tôi họ sẽ mãi mãi là anh hùng. Tôi cũng đã học và tự hào về lịch sử Việt Nam và hôm nay Tôi là người Việt Nam Thật tình nhiều lúc tôi đọc các tham luật, ý kiến của mọi người tranh luận trên BBC. Thoạt đầu tôi còn thích nhưng sau này tôi đã có một cảm giác nhàm chán vì một số (tôi không nói số đông ) nhìn nhận vấn đề rất thiển cận và ấu trĩ về Việt Nam ngày nay. Trường hợp chị Trâm đó là một minh chứng. Chị tự nguyện hy sinh cho đất nước và dân tộc, chị viết không phải cho chúng ta hôm nay đọc và tranh luận. Chị viết cho chị và lý tưởng của chị và đại điện cho một thề hệ trẻ Việt Nam ngày đó. Làm con người anh phải có quê hương và đất nước sau đó mới là gia đình và bản thân anh. Trong con người anh phải có trái tim và đầu óc suy nghĩ ,chính vì thế mà nhật ký của Chị Trâm được những con người như thế phía bên kia khám phá và giữ gìn cho chúng ta ngày nay như thượng sỹ Hiếu , Robert whitehurst...Họ đã cho chúng ta biết về Chị, về sức mạnh và lòng yêu nước và cội nguồn sức mạnh của Việt Nam mà chúng ta nhìn nhận trong chiến tranh và ngày khó khăn sau giải phóng và đất nước pháp triển ngày hôm nay. Nhật ký của Chị Trâm và Anh Thạc và chắc sẽ còn nhiều bài viết nữa chưa được khám phá của các anh và các chị đi trước .Họ không quản hy sinh và quyên đi hạnh phúc cho Việt Nam ngày nay. Để khi một số người mang tên Jim, john...khi họ về còn có một quê hương mà về và còn biết về lịch sử thế nào là Bình Ngô đại cáo, thế nào là Hịch tướng sỹ... và thế nào là Lê Chiêu Thống... Ngoc Thach, TP HCMTôi có đọc một số đoạn trên báo Tuổi trẻ. Theo thăm dò của riêng bản thân tôi ,thì hầu hết bạn bè người thân ( đã tốt nghiệp hoặc đang học đại học ở Việt Nam) điều trả lời "không quan tâm".Nói có vẻ lạnh lùng nhưng thật sự ,tôi và những người xung quanh tôi ( tôi không dám nói chúng tôi, sợ bị...vạch lá tìm sâu),cảm thấy nó xa lạ quá, đành rằng (theo cách được giáo dục) chúng tôi có được sống, học tập là do những người đó mang lại ,nhưng tại sao cứ phải nhắc lại? chẳng lẽ thời buổi ngày nay không tìm ra một người thật việc thật nào được như vậy để ca ngợi hay sao?Đó là những gì báo chí, đoàn,đảng tuyên truyền vậy bọn tôi nên tin bao nhiêu phần trăm? Chúng tôi sống, thấy được hiện tại thấy được những điều mà người ta đang "nói dối". Vậy thì chuyện đã xảy ra lâu rồi, chúng tôi còn quá trẻ để nhận biết được, vậy nên tin bao nhiêu và không tin bao nhiêu? Trong khi cuộc sống của chúng tôi là thực tế, là tranh đấu cho cuộc sống cá nhân, vậy những tư tưởng, suy nghĩ "cao sang" của anh Thạc, chị Trâm có gần gũi với chúng tôi không? Tôi rất trân trọng, khâm phục những con người như chi Trâm, anh Thạc ở sự chịu đựng phấn đấu, chứ không phải ở tình yêu nước, yêu quê hương. Oleg Tran, CzechTôi có nghe báo chí trong nước nói về cuốn nhật ký này nhưng tôi không quan tâm, mà nhờ BBC đưa tin thì tôi mới xem lại một cách nghiêm túc. Chỉ nghe Hồng Nga đọc một đoạn mà tôi không cầm được nước mắt, thật là xúc động, thật là độc đáo, thật là vô giá, cảm ơn hai anh em người lính Mỹ Frederic Whitehurst và Robert Whitehurst, cảm ơn cố bác sỹ Đặng Thùy Trâm. Những ai đã trải qua cuộc chiến, đã trải qua thời kỳ chia cắt đất nước, đã trải qua thời kỳ thèm khát hòa bình sẽ hiểu được những gì ghi trong cuốn nhật ký này. Các bạn có thù hằn với chế độ CS trước đây hay bất mãn với xã hội hiện nay xin hãy bình tĩnh, hãy vị tha, hãy hiểu và tôn trọng một sự thật trong quá khứ là : có một thế hệ thanh niên miền Bắc sống có lý tưởng và tin tuyệt đối vào Đảng (CSVN). MumeiTôi đã được đọc hai cuốn sách này. Tất nhiên nhà nước Việt Nam sẽ rất ủng hộ việc phát hành 2 cuốn sách này vì nó có tác dụng tuyên truyền tốt. Nhưng có lẽ nhà nước cũng không phải tham gia hỗ trợ bán sách, bởi giá sách đề 35000 đồng, là giá không rẻ chút nào so với giá sách nội địa nhưng vẫn là best seller, đem lại lãi lớn cho nhà xuất bản. Riêng cuốn Nhật Ký Đặng Thùy Trâm là sách đồng bản quyền của gia đình tác giả và ông Whitehurst, nên chắc không bị tự tiện cắt xén so với bản ông Whitehurst cung cấp như có ý kiến lo lắng. Tất nhiên, các tác giả chịu sự giáo dục, tuyên truyền, và họ anh dũng xả thân chiến đấu vì họ có lý tưởng vốn chịu ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền đó. Đó là một sự thật chúng ta cần biết. Đa số những người theo phe Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tham gia cuộc chiến với ý thức chống Mỹ ngoại xâm, giải phóng dân tộc, cũng như đa sỗ những người theo phe Việt Nam Cộng Hòa tham gia cuộc chiến sẵn sàng xả thân với lý tưởng bảo vệ tự do, chống lại cộng sản tàn bạo. Đọc Nhật Ký, Hồi Ký của những người trong cuộc, chúng ta hiểu được cách suy nghĩ, lối sống, tính nhân văn nhân bản của các tác giả, qua đó có được một hình ảnh cụ thể hơn về những con người đương thời. Đó là sự thật đáng chú ý, đáng tham khảo. Dù họ chịu sự tuyên truyền giáo dục với mục tiêu gì đi chăng nữa, tôi vẫn cảm thấy lối sống, lối suy nghĩ của tác giả Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc vẫn gần gũi với văn hóa Việt Nam hơn, so với của tác giả Cao Xuân Huy, là một cựu chiến binh phía Việt Nam Cộng Hòa, người viết tác phẩm hồi ký "Tháng ba gãy súng", có thể xem trên internet. Phi LongTôi đã đọc cuốn nhật ký này. Cuốn nhật ký này rất quý ví tính chân thật và hiện thực của nó. Vy, TP. HCMAnh PCM! tôi cho rằng hoặc là anh quá bất mãn chế độ, hoặc là anh chưa hề đọc dòng nào nhật ký của hai anh chị Trâm và Thac nên mới buột miêng nói ra những điều thiếu suy nghĩ như vậy. Với tôi, chỉ mới đọc những đoạn trích trên báo Tuổi Trẻ thôi, tôi đã không thể nào cầm đượclòng mình. Tôi nghĩ, dù anh có bất mãn đến thế nào đi nữa, thì anh cũng hãy thật khách quan. Tôi thấy, nếu là sự lăng xê chính trị, thì tại sao người bên kia giới tuyến của cộng sản vẫn trân trọng, quý giá nói đến vậy, thế giới vẫn quý giá đến vậy? Anh cho rằng công tác lừa bịp lại thành công đến thế sao? Tất cả, tất cả phải là sự chân thật của con người, mới có thể chinh phục được trái tim nhân loại đến như thế. Chị Trâm và anh Thạc đã ra đi rồi, và hai cuốn nhật ký đó là tài sản vô giá, là bảo vật của quốc gia. Mỗi lần đọc, tôi thấy lòng mình xúc động, một nỗi xúc động đến thiêng liêng khôn tả. Xin nói thêm cho anh biết: Cha tôi là lính chế độ Sài Gòn ngày cũ đây. Nhưng tôi quý hai cuốn nhật ký đó như là bảo vật. Tôi nghĩ, Nhà nước mình hãy quyết định đưa hai cuốn nhật ký đó vào danh sách bảo vật quốc gia. Xin anh đừng vì thù hằn mà nói những câu làm tổn thương linh hồn người chết, làm tổ thương dân tộc mình. Tôi hoàn toàn không đánh giá cao anh, về sự hiểu biết và khía cạnh nhân văn, nhân bản. A&A, Tuy HòaChị Thùy Trâm kính mến, Chị đã ra đi về cõi vĩnh hằng cách đây 35 năm, và trong những ngày nầy, hình như Chị đang trở về thăm lại Quê hương, Đất Nước, một Đất Nước Quê hương vô cùng đáng yêu đáng mến mà Chị sẵn sàng hy sinh cuộc đời để bảo vệ để giữ gìn. Chắc chắn bây giờ khi đọc những dòng nhật ký của Chị, không ai, không bên nào, có thể phủ nhận tấm lòng trong sáng, trái tim nhiệt tình ái quốc của Chị ; và Chị xứng đáng đại diện cho thế hệ trẻ Việt nam ở cả ba miền Nam Trung Bắc, một thế hệ coi cái chết nhẹ như lông hồng, sẵn sàng đối mặt với muôn vàn gian nan thử thách và xem chiến tranh như một cuộc chơi. Tưởng nhớ về Chị tôi muốn được ngâm nga cùng Chị bài thơ “Chiến tranh Việt nam và tôi” của thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn để Chị nếu có còn những ưu uất nào mang theo thì xin Chị hãy thanh thản mà ngậm cười nơi chín suối. Bởi giờ đây, khi Chị đã nhắm mắt xuôi tay, đi về với thế giới vĩnh hằng, thì nơi ấy làm gì còn địch hay ta, bạn hay thù, mà tất cả đã trở thành anh chị em trong ngôi nhà vĩnh cửu: Lòng suối cạn phơi một bầy đá cuộiRừng gáp rừng giớ thổi cỏ lông măngĐoàn quân anh đi những bóng cọp vằnGân mắt đỏ lạnh như tiền sắc mặt ... Phong Nhan, tp HCM, Việt NamNước mắt, cái chết và lòng căm phẫn...các Liệt sĩ Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc qua những dòng chân thực của mình nói rất rõ điều này. Từng dòng, từng chữ xô nhào bất cứ kiểu gán ghép thô bạo, hay lắt léo nào. Rằng họ chưa có có ý thức vì sao có chiến tranh, nguyên nhân gì, lỗi tại ai...Nếu những người như vậy mà chưa ý thức được hỏi thử còn mấy ai ý thức được điều này. Lẽ nào một cái nick như BAO CU, PMC,Le Hoa...ý thức rõ ràng hơn chăng ?!.Tôi vẫn biết rất nhiều người trong cuộc ý thức cuộc chiến tranh của Mỹ gây ra tại VN là để làm gì? Người dân Mỹ phản chiến thời kỳ 69-73 cũng ý thức rất rõ. Chính quyền Mỹ, chính quyền 2 phía VN cũng rất rõ...Dĩ nhiên thế hệ trẻ sau luôn bị che mờ nhiều sự thật. 2 Cuốn nhật ký tự nó góp phần vén lên cái sự thật ấy. Có nhiều sự thật hiển nhiên đang diễn ra ở Mỹ, ở VN rất sinh động mà còn rất nhiều người nhìn còn méo mó huống hồ gì lịch sử. Thiên kiến đã giết sự thật, chứ không phải lịch sử không nói được sự thật. Sau đệ nhị thế chiến có một tạp chí mà tôi nhớ mãi đến hôm nay đó là tờ THẾ GIỚI TỰ DO. Ý tưởng này bắt nguồn việc giải phóng các dân tộc khỏi ách xâm lược phát xít, có Tự do là có tất cả... Hoang Trung Nguyen, Hoa KỳMột người như Thùy Trâm chắc hẳn phải là đảng viên đảng CS...Trong tinh thần yêu nước yêu đảng như vậy mà Thùy Trâm còn thốt lên được tiếng nói lương tâm đó là ngay trong những năm chiến tranh khói lửa. Còn hiện nay tôi nghĩ ở đâu đâu cũng có tiếng nói như Thùy Trâm vì thấy đời nhiều kỳ quặc quá... Tôi đã từng nghe các bạn học sinh lớp 12 thổ lộ con đường tương lai của bản thân mình. Không bằng vẫn được làm quanCÓ bằng đem trải Đàng quan mà nhìn.... Nguyen Phan Tuan Hoang 1975, tp HCMNhững ký kiến của anh PMC ở Hà Nội nói về hai cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi 20 và Nhật ký Đặng Thùy Trâm là hoàn toàn sai sự thật, không căn cứ và ngớ ngẩn chính trị một cách đáng tiếc. Những người dân Việt Nam đều biết rằng hai cuốn nhật ký trên được ra đời hết sức ngẫu nhiên và không có một sự đầu tư nào của nhà nước cả. Cuốn nhật ký thức nhất do chính nhà báo Đặng Vương Hưng, báo An ninh Thế giới cố công sưu tầm và do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, còn cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm do một công ty văn hóa tư nhân ở Hà Nội đứng ra sản xuất và phát thành. Nếu hai cuốn nhật ký trên chỉ đơn giản là phục vụ tuyên truyền chính trị thuần túy thì làm sao hấp dẫn được ra cả nước ngoài, sao người ta có thể sẵn sàng dịch sang tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc và tiếng Nhật trong thời gian tới. Cần phải có thái độ trung thực về hai cuốn nhật ký này. Viet HaChị Trâm ơi chị mất quá sớm nên cuốn hồi ký của chị còn dang dở. Nhưng chết ở giữa cuộc chiến có phải là điều may mắn? May mắn hơn những người đi hết cuộc chiến như nhà văn Dương Thu Hương đã phải khóc khi vào đến Sài Gòn 1975 . Khóc cho một thế hệ bị lừa, khóc cho những người nằm xuống hy sinh cho cuộc chiến tàn khốc nhưng vô nghĩạ Chẳng biết hồi ký của chị khi được phổ biến có bị người ta cắt xén, sửa đổi gì không? Nguyen Tam, Westminster, Hoa KỳDear BBC và bạn đọc.Thật là xúc động và chua xót khi tình cờ đọc được quyển sách của người bạn mua được từ Việt Nam đem qua Mỹ. Giống như nhật ký Anne Frank, cả hai đều bị chiến tranh cuốn hút , đã giết hại cuộc đời và tuổi trẻ của họ. Tuổi trẻ của chị Đặng Thùy Trâm và chúng tôi đã lớn lên trong cuộc chiến thương tâm đó chính vì những thạm vọng quyền lực, chỉ vì củng cố cho một chế độ của một nhóm người lãnh đạo cả hai bên, chỉ vì quyền lợi của ngoại bang đã thúc đẩy cả hai bên lao vào cuộc chiến. Họ muốn nhân danh những danh từ chống Đế quốc Đỏ, chống đế quốc Mỹ để biến tuổi trẻ chúng tôi thành những con thiêu thân. Trong một lần đi gửi hàng trong trại cải tạo, tôi đã đọc được hai câu thơ của Tố Hữu khắc trên núi đá: ''Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lại...'' Chỉ hai câu thơ này đã thúc đẩy bao nhiêu thanh niên chết dọc đoạn đường Trường Sơn để bây giờ củng cố cho một số lãnh đạo CSVN hưởng lợi và để một thiểu số lãnh đạo miền Nam ôm tiền chạy ra nước ngoài. Ai thắng? Ai thua? Ai còn? Ai mất? Đặng Thùy Trâm, tôi xin thắp cho chị một nén hương và cầu xin cho chị mau siêu thoát. Tran Minh, Việt NamTôi chưa xem cuốn nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm chỉ mới coi vài đoạn thì cũng chưa dám nhận xét gì! Bản thân tôi rất xem trọng những loại sử riêng tư như thế này. Thế nhưng tại sao cho đến giờ tôi vẫn chưa mua để đọc? Tại vì tôi quá ghê sợ cái chiến dịch tuyên truyền của Cộng sản VN về hai cuốn nhật ký của hai chiến sĩ đã hy sinh trong thời chiến là anh Thạc và chị Trâm. Tôi phải diễn đạt như thế nào nhỉ? Có từ chính xác nào mô tả điều này không? Có lẽ phải dùng từ "Boost" mới mô tả hết được. Một sự quảng cáo rùm beng, sự tăng thế, đưa lên, nâng lên, làm cho nổi tiếng. Chỉ cần đọc vài đoạn nếu không giới thiệu tác giả là ai tôi cũng nhận ra đó là một chiến sĩ miền Bắc đầy nhiệt huyết sẵn sàng xả thân vì lý tưởng dù đôi lúc có những dằn vặt cá nhân...Có một điều là một người Việt nam, tôi mong muốn đọc được một tác phẩm mà tất cả những người Việt Nam dù ở bất cứ đâu bất cứ thế hệ nào dù trong thời bình cũng như chiến đều thấy thấp thoáng bóng hình mình, tuổi trẻ của mình số phận mình trong đó! Nói như Bao Cư đó là chúng ta phải truy đến ngọn nguồn của sự việc "vì sao tội ác?" "Vì sao cuộc chiến?" Ngày nào người Việt nam chưa hiểu rõ những cái "vì sao" này ngày ấy mọi người chưa hoàn toàn ý thức được gì cả! Đọc vài đoạn của nhật ký Thuỳ Trâm tôi thương cảm lắm thế nhưng cũng không gợi cho tôi một cái gì mới mẻ cả! Lý do là vì vậy! Ngo Viet, CanadaĐọc một phần nhật ký, bản thân tôi cảm thấy chua xót cho những ai đã hy sinh cho cuộc chiến, kể cả những người đã nằm xuống cho miền bắc và những người đã nằm xuống cho miền nam. Nhật ký này là tiêu biểu cho những chiến sĩ của hai miền. Đau lòng nhất là "ai đãy gây nên cuộc chiến" và thống nhất đất nước bằng vũ lực đã đem lại quá nhiều khổ đau, dù đã 30 năm nhưng viết thương chiến tranh vẫn còn mãi. Thái Lam GiangCảm ơn hai anh em nhà Whitehurst là Frederic và Robert, cảm ơn anh Nguyễn Trung Hiếu, những người đứng một bên giới tuyến ma vẫn mang trong mình những nhân phẩm cao qúy, những người có tình người cao cả. Chỉ xem BBC trích đăng mấy đoạn mà tôi đã cảm động rơi nước mắt. Cầu mong cho thế giới hoà bình, loài người hãy thương yêu nhau. Đem tài năng và trí tuệ phục vụ cho đời sống nhân loại, phòng chống những thiên tai như sóng thần hồi cuối năm ngoái hay bão lụt vữa mới xẩy ra tại miền Nam Hoa Kỳ hiện nay, cùng nhau chung sống hoà bình, để đúng với câu nói loài người là "động vật cao cấp" Le Hoa, SanfranciscoĐọc một đoạn nhật ký tôi thấy thương cảm người nữ Bác sĩ này vì phải xa mẹ gìa,chứng kiến bao nhiêu chết chóc đau khổ do cuộc chiến tranh vô nghĩa gây ra. Tôi cũng chạnh lòng thương vì lý do an toàn cá nhân,Bác sĩ không dám nói những uất ức,bất công mà các người lính sống kiếp trâu ngựa ngộp thở dưới chế độ công sản. Minh-HungaryRõ ràng là người trẻ VN chưa bao giờ quay lưng lịch sử . Cốt lõi của vấn đề là cách thức mà người ta truyền đạt quá khứ đến họ. Xin chia sẻ với các bạn những kỷ niệm nho nhỏ của tôi với môn học lịch sử hồi phổ thông. Khi học cấp 2, tôi thấy đa số các bạn của mình học sử theo kiểu vẹt , học thuộc lòng. Được hai bữa lại quên . Tôi cảm thấy chán nản trước những bài học dài lê thê và vô vị. Lên cấp 3, tôi háo hức hẳn mỗi khi thầy giáo môn sử vào lớp . Đó là một ông giáo trường huyện, già, vừa lé vừa cận thị nặng . Ông dạy và cho điểm theo một cách thức rất kỳ quặc. Học thuộc lòng ông cho 1 điểm. Nhưng học theo kiểu tóm tắt thì điểm cũng không cao, cũng cứ 1 đều đều. Ông dạy trong sách thì ít mà kể những câu chuyện "nghe nói" thì nhiều. Những điều thầy kể, bọn tôi chẳng biết đúng hay sai, nhưng thấy chúng cũng có lý và rất khoái vì được nghe. Tuy là lớp chọn nhưng trong những buổi chào cờ tổng kết thi đua hằng tháng, chúng tôi bao giờ cũng đứng bét bảng vì có nhiều giờ học môn lịch sử được thầy giáo xếp hạng C và D ( thỉnh thoảng lại còn F, kiểu cho điểm âm). Lý do là mỗi lần trả bài thì điểm 1 nhiều quá . Có đứa ! rất khá về kiến thức lịch sử , nhưng thầy nhất quyết vặn vẹo thế nào đó để cho hắn con 1 .Thầy chưa bao giờ cho ai quá 7 điểm. Tuy vậy chẳng ai ghét thầy cả , bởi vì những tiết học bao giờ cũng vui và hấp dẫn còn hơn đọc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung . Nhưng có lúc thầy cũng phải giảng bài trong sách giáo khoa . Có những khi đang nói, thầy tôi chợt dừng lại , nheo nheo mắt rất tinh quái , ý chừng bảo :Này các anh các chị , ấy là tôi nói thế đấy nhé . Chứ chắc gì sách giáo khoa đã đúng , phỏng " . Cuối kỳ , thầy tỏ ra là người khoan dung . Tất cả chúng tôi không ai tổng kết dưới 5.0 . Nhưng cũng chẳng có ai đạt nhiều hơn 8.0 Hồi ấy chúng tôi là khoá học thứ 3 của chương trình thí điểm phân ban A . Các môn Toán , Lý , Hoá , Sinh ... là các môn mà chúng tôi quan tâm nhiều nhất cho kỳ thi đại học sắp tới . Lịch sử chỉ là môn phụ .Thậm chí nó còn không có trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông của ban A , ban khoa học tự nhiên. Các bạn học ban C , ban khoa học xã hội ,- phải học cuốn sách dày gấp đôi gấp ba sách của chúng tôi . Nhưng họ có vẻ kém hẳn chúng tôi về kiến thức lịch sử .Họ chủ yếu là học vẹt . Những bài làm của họ chủ yếu là tán hươu tán vượn như làm văn sáo rỗng nhưng lại ít ng có ngày tháng và tên tuổi các nhân vật lịch sử . Khoá trên tôi một năm không được / không phải học môn lịch sử năm lớp 12 . Nhưng đến khoá tôi thì năm cuối cấp phải học . Nghe nói năm trước người ta bỏ nhưng sau lại phải chữa lại vì bị Đại tướng Võ Nguyên Giáp phản đối . Cụ Giáp cũng là một giáo sư từng nhiều năm giảng dạy môn lịch sử. PMC Hà NộiHai cuốn nhật ký "mãi mãi tuổi hai mươi", và "nhật ký Đặng Thuỳ trâm" đã được lăng xê một cách có hệ thống, bài bản và được đầu tư lớn của nhà nước. Mục đích của chính quyền đầu tư cho sự lăng xê này theo tôi chỉ là ru ngủ thanh niên, mỵ dân, củng cố quyền lực của mình. Thực tế giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm này cũng hạn chế và chả đi đến đâu.
Vào 2 giờ chiều ngày 20.06.2005 tại Hạ viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington D.C. đã có một cuộc điều trần về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Phỏng vấn Phó chủ tịch Ủy hội Tự do Tôn giáo Mỹ
Phiên điều trần được tổ chức chưa đầy 24 tiếng trước khi Tổng thống Bush gặp Thủ tướng Phan Văn Khải. BBC đã phỏng vấn Phó chủ tịch Ủy hội Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ tức U.S. Commission on International Religious Freedom (USCIRF), bà Nina Shea trước khi bà ra điều trần. Câu hỏi đầu tiên là về mục đích cuộc điều trần? Nina Shea: Chúng tôi đang cố tìm cách thu hút sự chú ý tới những vấn đề liên quan tới nhân quyền vẫn đang kéo dài tại Việt Na, đặc biệt liên quan tới tự do tôn giáo và đàn áp mà một số tổ chức đang phải chịu bất chấp thỏa thuận với chính phủ Mỹ, với Bộ Ngoại giao mà theo chúng tôi tình trạng đó phải chấm dứt. Đó là sự đàn áp đối với Phật tử, các nhà sư thuộc các giáo hội Phật giáo độc lập, hay giáo hội Hòa hảo, rồi người Thượng Công giáo và người Hmong Công giáo. BBC: Thế thông điệp mà bà đang tìm cách nêu ra ở đây là gì? Phải chăng việc điều trần này cố tình được tổ chức trùng với chuyến viếng thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải? Chúng tôi muốn đưa ra một thông điệp rất rõ ràng tới Thủ tướng VN rằng người Mỹ quan tâm tới tự do tôn giáo. Chúng tôi biết về tình trạng đàn áp đang diễn ra chống lại những tổ chức khác nhau, cả Công giáo lẫn Phật giáo và các tín ngưỡng khác. Và rằng chúng tôi sẽ không đặt chuyện thương mại và an ninh lên trên nhân quyền. Ông Phan Văn Khải nói hồi tuần này rằng VN không có đàn áp tông giáo và chưa hề có chuyện đó. Liệu bà có ý kiến gì trước phát biểu đó thưa bà? Điều đó đơn giản là không đúng. Tài sản bị tịch thu cách đây vài tháng từ người dân chỉ vì tín ngưỡng của họ. Họ nói họ phải từ bỏ Thiên chúa giáo và đấy là với những tín đồ công giáo bộ tộc Hmong ở các tỉnh miền tây bắc, rồi nhà sư Thích Trí Minh vừa được thả tự do nhớ áp lực của Hoa Kỳ, ông bị bỏ tù cũng vì bị đàn áp. Mặc dù được thả ông vẫn đang bị những sách nhiễu và đe dọa. Ông nói ông không thể lên tiếng phát biểu. Chúng tôi đã biết về chuyện Giáo hội Công giáo gặp khó khăn với chính phủ khi các linh mục sắp được thụ phong bị ngăn cản không được thụ phong. Rồi có một linh mục công giáo bị bỏ tù cùng với thân nhân vì ông phát biểu chống lại tình trạng đàn áp tôn giáo đối với những người khác. Khi Hoa Kỳ gây áp lực mạnh mẽ về trường hợp của ông và được cônng luận chú ý tới nhiều thì ông cuối cùng đã được thả hồi tháng hai. Vì thế nói vậy là không đúng và chuyện đó vẫn còn đang tiếp tục ngay lúc này đây. Có một số cải thiện trong thời gian gần đây. Một số nhân vật bất đồng chính kiến vừa được thả và nhiều đạo luật được thông qua và ký phê chuẩn. Bà có nghĩ đây là những tiến bộ thực sự hay chỉ là hình thức phục vụ mục đích chuyến đi của ông Khải? Tôi nghĩ đó chỉ là hình thức. Đại sứ về Tự do tôn giáo, ông John Hanford, vừa gây thêm áp lực, và dành nhiều thời gian cho vấn đề này. Họ đã nhận được thông điệp rằng đây là vì lợi ích của Hoa Kỳ và có tự do tôn giáo sẽ giúp cải thiện quan hệ. Nhưng quyết tâm chính trị của họ thì vẫn không thay đổi. Họ đã tiến hành những bước nhất định và có những hứa hẹn nhất định, như thả một số tù nhân chính trị nổi tiếng, nhưng mặt khác họ đe dọa các cựu tù nhân chính trị để buộc họ phải im tiếng, hoặc quản thúc họ tại các ngôi chùa hay tại gia. Vì thế họ không thực sự được tự do, không có đầy đủ các quyền công dân, và quyền chính trị. Việt Nam mới chỉ tỏ ra có thay đổi mà không có thực chất, không có cam kết thực sự cần thiết để có tự do tôn giáo. Và các nhóm này không hề là những mối đe dọa đối với họ. Không có những bằng chứng là các nhóm tôn giáo này tìm cách gây bất ổn xã hội Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, đã có một sự tiến bộ về ngoại giao, và nhất là thương mại. Bà có cho rằng vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo sẽ tiếp tục là cản trở hay không? Kể từ khi có thỏa ước thương mại song phương, thì chúng ta không thấy có một sự hợp tác ở mức độ tương đương trong lĩnh vực tôn giáo. Tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã không cải thiện kể từ sau việc thông qua luật thương mại song phương năm 2001. Có lẽ mức độ minh bạch đã tăng lên, cơ hội kinh tế cũng tăng, nhưng người ta không thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa tăng trưởng quan hệ giao thương và khuyến khích tự do chính trị cho người ở Việt Nam. Để điều này xảy ra, phụ thuộc vào phía chính phủ Việt Nam. Tôi không nghĩ có lực cản nào với họ, ngoại trừ bản thân ý chí của chính phủ Việt Nam. Bà có nghĩ ở đây có cả rào cản văn hóa hay không? Nhiều nước khi bị đặt dấu hỏi về nhân quyền, đã nói chúng tôi có một tiêu chuẩn khác. Thủ tướng Phan văn Khải từng nói đại ý tự do buôn bán ở Việt Nam giờ đây đã khác trước rất nhiều. Bà không để ý những điều như thế hay sao? Tôi không cho rằng vấn đề mang tính chất văn hóa, mà có tính chất chính trị. Nhiều nước châu Á có tự do tôn giáo, như Nam Hàn hay Đài Loan. Tôi nghĩ Việt Nam là một đất nước vẫn chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc Cộng sản và muốn loại tôn giáo ra khỏi xã hội trong chừng mực khả năng của họ. Chính quyền muốn bắt chước cách thức tại Trung Quốc, nhưng họ không thể bởi vì Việt Nam là một trong những nước đa dạng nhất về tôn giáo ở khu vực. Từ lâu đã có nhiều loại tôn giáo, và ở đây trở ngại duy nhất là chính sách chính trị vốn là tàn dư của chủ nghĩa cộng sản Sôviết. Vì thế tôi nghĩ họ có thể thay đổi chính sách. Đây không phải là vấn đề văn hóa cho người Việt Nam. Xin hỏi bà đã đích thân đến Việt Nam để quan sát tình hình hay chưa? Ủy hội của chúng tôi đã nhiều lần có các chuyến đi điều tra tại Việt Nam. Tôi đã gặp nhiều lãnh đạo của Việt Nam, nhưng bản thân tôi thì chưa đến Việt Nam. Ủy hội nói họ từng gặp rắc rối ở Việt Nam, thí dụ như không được phép gặp một số nhân vật phản kháng. Điều này có chính xác không? Họ không được thăm một số nhà bất đồng chính kiến. Ngoài ra, một trong số những người gửi điều trần cho ủy ban, linh mục Nguyễn Văn Lý, còn bị bắt giam vì hành động của ông. Giờ đây ông được tự do, hay ít nhất đã được ra khỏi tù, và ủy hội chúng tôi đã cố hết sức vận động cho điều này. Nhưng ông đã chịu nhiều vất vả trong tù, và cả người thân cũng vậy. Chính phủ không thay đổi, họ vẫn duy trì cách nghĩ từ thời Chiến tranh Lạnh, khi mà anh không chịu nhượng bộ về tự do tôn giáo vì anh xem đó là thứ có hại cho xã hội trên bước đường tiến lên xã hội thế tục. Bà hy vọng gì từ chuyến thăm của thủ tướng Việt Nam và từ việc ra điều trần của bà? Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ nghiêm túc với những cam kết đã có trên giấy tờ. Chúng tôi hy vọng chính phủ Việt Nam sẽ có những bước tôn trọng cam kết với quốc tế và cải thiện việc tôn trọng nhân quyền. Quan hệ Việt – Mỹ về lâu dài sẽ cải thiện nhờ điều này. Nếu không, Hoa Kỳ sẽ bắt đầu thực hiện một số khuyến nghị của ủy ban đưa ra theo điều luật tự do tôn giáo quốc tế. Trong đó, có việc chuyển một số tiền dành cho Viêṭ nam sang cho những người thuộc khu vực tư nhân thúc đẩy nhân quyền, hoặc từ chối visa cho những viên chức chịu trách nhiệm cho việc đàn áp nhân quyền.
Những bộ phim như "Robot và Frank" và "Tôi, Robot" cũng như các phim hoạt hình truyền hình như "The Jetsons" đã vẽ ra tương lai nơi robot thay ta làm việc nhà, để mọi người trong gia đình có thời gian bên nhau và để người lớn tuổi có thể kéo dài được thời gian sống độc lập.
Khi robot thay thế điều dưỡng viên chăm người già
Có người giúp việc robot thực ra là chuyện đang đến gần hơn ta tưởng. Năm hiểu lầm thường gặp về việc gãy xương Có nên uống sữa để làm chắc xương? Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước? Robot hút bụi và xén cỏ đã có bán trên thị trường, và một lượng lớn công nghệ hỗ trợ chăm sóc người già đã được đưa vào ứng dụng ở Nhật Bản. Robot có tên là Pepper của Đại học Middlesex gần đây đã xuất hiện trước một uỷ ban của Quốc hội Anh Quốc để trả lời các câu hỏi về vai trò của robot trong giáo dục. Ứng dụng trong đời sống Tuy nhiên, robot giúp việc vẫn còn là hiện tượng khá mới mẻ. Khi con người ngày càng sống lâu hơn và lượng người cao tuổi ngày càng tăng, người già sẽ cần được hỗ trợ trong đời sống hàng ngày. Sắp tới, tình trạng thiếu người chăm sóc có thể sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng chăm sóc người già. Chẳng hạn như Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ đến năm 2025 sẽ thiếu khoảng 370.000 người giúp việc. Sẽ còn rất lâu nữa công nghệ mới phát triển tới mức tạo ra được những robot nấu ăn và làm mọi việc nhà, nhưng chúng ta vẫn bị quyến rũ trước viễn cảnh dễ chịu đó. Hiện nay, việc sử dụng robot hầu hết đều là trong lĩnh vực công nghiệp nặng và ngành sản xuất, nơi những công việc nguy hiểm và có tính lặp đi lặp lại được hệ thống tự động hóa đảm nhiệm. Tuy nhiên, thiết kế của những robot công nghiệp nặng này khiến chúng không thích hợp để vận hành khi có con người bên cạnh vì chúng thao tác rất nhanh và được làm bằng vật liệu cứng, dễ gây thương tích cho con người. Hiện nay, những robot phối hợp, hay còn gọi là cobot (viết rút gọn từ cụm từ tiếng Anh 'collaborative robot') được chế tạo với các khớp và các mối liên kết cứng nhắc. Khi làm việc trong cự ly gần con người, tốc độ hoạt động của chúng được hạn chế để đảm bảo tương tác an toàn với con người. Liệu robot có thể cho thú cưng của bạn ăn không? Tuy nhiên, thế hệ kế tiếp của robot phối hợp sẽ được làm từ vật liệu mềm hơn, như cao su, nhựa dẻo silicon hay vải. "Những robot này về bản chất là an toàn khi tương tác với con người, nhờ vào tính chất của các vật liệu cấu thành," Helge Wurdemann, chuyên gia nghiên cứu robot tại Đại học University College London, nói. Những chuyến đi làm con người bỗng dưng phát điên Thế giới sẽ hỗn loạn nếu không dối trá Vì sao nam chết vì tự tử nhiều hơn nữ "Những robot mềm hoặc có độ cứng được kiểm soát phù hợp hy vọng là sẽ sớm đến ngày thực hiện được các thao tác đòi hỏi độ chính xác cao, giống với những gì mà robot phối hợp hiện đã làm được, cùng lúc lại đảm bảo tương tác an toàn với con người." Cải tiến trong tương lai Một trong những thách thức lớn nhất là hệ thống điều hướng để robot tương tác với con người cho đến nay vẫn chưa được phát triển hoàn thiện. Chúng đã hoạt động ở một chừng mực nhất định nhưng vẫn dễ dàng mắc lỗi, chẳng hạn như robot hút bụi không quay trở về đúng vị trí đĩa sạc. Trong điều kiện phòng thí nghiệm đơn giản, robot có thể quyết định chọn lộ trình tốt nhất, nhưng khi đưa vào hoạt động trong môi trường thực tế, như trong phòng đầy bàn ghế và vật cản, thì việc tìm về được đúng chỗ lại là cả một vấn đề. "Rất nhiều thuật toán được phát triển trong phòng thí nghiệm và khá đơn giản so với mức độ lộn xộn và các hoạt động ngẫu hứng của con người trong đời thực," Nicola Bellotto, khoa học gia chuyên về máy tính tại Đại học Lincoln và là giám đốc công nghệ của Enrichme, một dự án nỗ lực chế tạo robot chăm sóc và theo dõi người cao tuổi, giải thích. Robot vẫn gặp khó khăn với những thay đổi trên bề mặt, chẳng hạn như robot Dalek trong phim Doctor Who sợ cầu thang. Vào năm 2017, một robot an ninh tự hành ở Washington DC đã tự 'chết đuối' sau khi ngã từ bậc thang xuống một vòi phun nước trong văn phòng. Hoạt động an toàn trong môi trường có trẻ em và vật nuôi cũng là một vấn đề gây thách thức - hồi năm 2016, robot an ninh đã cán qua một em bé mới chập chững biết đi tại trung tâm thương mại ở Silicon Valley khi đứa bé chạy về phía robot. Rất nhiều robot công nghệ quá cứng nhắc, không linh hoạt, cho nên không đáp ứng được nhu cầu tiếp xúc với con người Việc phối hợp vận động tương ứng với thông tin mà bộ phận cảm ứng thu nhận được là một thách thức khác nữa trong ngành chế tạo robot, và điều này ảnh hưởng đến khả năng tương tác của robot với môi trường. Robot có thể phải rất vất vả mới thực thi nhiệm vụ mà hầu hết mọi người chúng ta, hay thậm chí là cả chó, đều thực hiện được dễ dàng, như bắt một quả bóng. Mẹo giúp chạy bộ nhanh và khỏe hơn Chế độ ăn kiểu Nhật giúp 'trường sinh bất lão'? Muỗi có say không sau khi hút máu người say Điều này phụ thuộc vào cực kỳ nhiều yếu tố, và tất cả các yếu tố này một khi quá tải với hệ thống tự động sẽ dẫn đến gây phát sinh lỗi. "Từ góc độ hệ thống máy học hỏi để dần hoàn thiện khả năng (machine-learning), thì việc ra quyết định luôn dễ dàng hơn là việc khiến robot thực hiện được quyết định đó," Diane Cook, đồng giám đốc của Phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo tại Đại học Washington State, nói. "Một số nhiệm vụ thực sự mang tính thách thức đối với trí tuệ con người thì lại đơn giản với robot, trong khi đó một số cử động đơn giản của con người lại là cực kỳ khó khăn với robot." Ngoài ra, còn có câu hỏi là liệu ta có muốn robot giúp việc có hình dạng giống con người không. Có một thuyết, được gọi là 'thung lũng kỳ quái', theo đó cho rằng một vật thể trông gần giống người nhưng không vô cùng giống có thể sẽ làm chúng ta không muốn sử dụng chúng. "Robot càng giống người, thì người được chăm sóc càng tránh né sự chăm sóc mà robot đem lại," Cook nói. "Robot chỉ hữu ích khi người được chăm sóc đón nhận nó." Trong một số trường hợp thì thực sự là chúng ta cần có một robot trông không hề giống con người tí nào. Robot động vật như Paro đang dần được dùng làm thú cưng tại nhà dưỡng sinh, nơi vốn không cho phép động vật bên trong, hoặc dùng làm bạn với những người mất trí hay gặp khó khăn với việc học tập. Rất nhiều robot thời hiện đại có chức năng chuyên biệt, như robot hút bụi, thay vì là những cỗ máy đa năng. Thiết kế một robot đa năng có thể gặp khó khăn, đặc biệt là nếu các tính năng không liên quan gì nhau. Ít nhất trong tương lai gần, ta hầu như sẽ có nhiều loại robot chăm sóc, tất cả đều được thiết kế để đảm trách những tính năng khác nhau. Tuy nhiên điều này lại làm nổi lên một vấn đề là liệu ta sẽ chứa chúng ở đâu khi không dùng đến. Phối hợp hoạt động của robot để phục vụ một người đau yếu là một thách thức thực sự Tích hợp công nghệ Đã có những tiến bộ gần đây trong việc tích hợp công nghệ trong 'ngôi nhà thông minh' với hệ thống robot, nhằm tạo ra những ngôi nhà được gắn các hệ thống tự động hóa. Một ví dụ là Chiron, dự án nghiên cứu phát triển hệ thống đường ray gắn trên trần nhà, theo đó cho phép robot di chuyển từ phòng này qua phòng khác và sử dụng bộ kết nối đặc thù theo từng phòng, phù hợp với môi trường mà robot hoạt động. Với những thách thức về việc điều hướng và di chuyển mà robot tự động phải đối mặt trong môi trường trong nhà, hệ thống đường ray gắn trên trần nhà đem lại ý tưởng tích hợp robot giúp việc vào ngôi nhà. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có những khó khăn riêng. Để có thể vận hành hệ thống đường ray gắn trên tường, ta cần phải có những thay đổi đáng kể trong nhà. Tất nhiên, những nhà dưỡng lão có tiếng rất có thể đã lắp đặt hệ thống đường ray rồi, chi phí tốn kém kèm theo cũng là điều đáng phải cân nhắc. Rốt cuộc thì robot giúp việc dùng để hỗ trợ chứ không phải để thay thế hẳn nhân viên điều dưỡng, vì người máy không bao giờ có thể thay thế được tình cảm từ người điều dưỡng thực. Thậm chí robot giả lập con người cao cấp nhất cũng không thể thực sự bắt chước con người. Robot có thể học làm những việc đơn giản giúp điều dưỡng viên có thêm thời gian để làm các việc khó khăn hơn Thay vào đó, việc dùng công nghệ hỗ trợ xử lý những việc nặng sẽ giúp điều dưỡng viên làm việc hiệu quả hơn. "Robot không nhất thiết phải thay thế công việc của con người, mà chúng giúp tăng cường hiệu quả công việc," Helen Dickinson, chuyên gia về dịch vụ công tại Đại học New South Wales nói. "Vấn đề không phải chỉ là việc chuyển cho robot làm hầu hết các công việc chân tay khi mà con người ta cảm thấy kiệt sức và cạn dần cả tình thương. Và đương nhiên là người ta cũng sẽ rất quan tâm đến robot biết làm các công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và động tác lặp đi lặp lại." Hoàn toàn có khả năng là một ngày nào đó chúng ta sẽ có công nghệ hỗ trợ tại gia, nhưng trong thời gian gần thì chúng ta sẽ chưa có được hệ thống tân tiến hơn bây giờ, giống như cách mà chúng được mô tả trong phim viễn tưởng. Thay vào đó, tự ngôi nhà có thể trở thành người giúp việc, chăm sóc chúng ta, với các robot trở thành một phần trong nhà. Vày như vậy, cuộc nổi loạn của robot có thể đơn giản sẽ chỉ giới hạn ở mức chúng không chịu rửa chén bát mà thôi. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Những báo cáo mới nhất về khí hậu có vẻ u ám: nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Khoa học cho thấy nước biển đã ấm nhanh hơn 40% so với người ta nghĩ trước đây.
Cuộc sống ở những quốc gia sạch nhất thế giới
Trong khi đó, hội đồng các nhà khoa học về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc vừa công bố một báo cáo vào tháng 10/2018 cảnh báo rằng nhiệt độ tăng sẽ gây ra những trận lụt lớn, khô hạn, thiếu lương thực và cháy rừng vào năm 2040 nếu ta không có những hành động quyết liệt. Kỳ quan thiên nhiên 'Nhà thờ đá cẩm thạch' Những cột đá khổng lồ trên Biển Hoa Đông Chuyến hành hương tìm bát phở 'ngon nhất Việt Nam' Trong khi cộng đồng toàn cầu vẫn còn phải đi chặng đường dài để có thể giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu trong báo cáo, một số quốc gia lại nổi lên là những nhân tố tích cực đóng góp cho hành tinh, theo Bảng xếp hạng Quốc gia Tốt. Bảng xếp hạng này nhằm mục đích đo lường tác động mà một quốc gia gây ra trên phạm vi toàn cầu, như dấu ấn quốc gia đó để lại đối với hệ sinh thái do tác động của quy mô nền kinh tế và phần trăm năng lượng tái tạo được sử dụng. "Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa cao cấp và các quốc gia cực kỳ lệ thuộc lẫn nhau, mọi thứ sớm muộn cũng sẽ gây tác động lên toàn hệ thống," Simon Anholt, nhà tư vấn chính sách độc lập, người sáng lập ra bảng xếp hạng nói. "Tôi muốn tạo ra một bảng xếp hạng đầu tiên đo đạc tác động bên ngoài của mỗi quốc gia với toàn bộ loài người, với cả hành tinh, ngoài biên giới của nó." Các quốc gia Châu Âu chiếm đa số trong top 10 trong hạng mục Hành tinh và Khí hậu của Bảng xếp hạng Các Quốc gia Tốt, nhưng nhiều quốc gia khắp thế giới đang có những bước tiến lớn trong việc giảm tác động tiêu cực với môi trường. Chúng tôi trò chuyện với cư dân đến từ năm quốc gia trong nhóm năm nước tốt nhất về cảm giác của họ khi sống ở một nơi đang hành động để cứu hành tinh chung. Na Uy Hạng mục Hành tinh và Khí hậu: Hạng nhất Arendal, Hạt Aust Agder ở bờ biển phía nam Na Uy Đứng đầu bảng trong nhóm có đóng góp cho hành tinh và khí hậu là Na Uy. Một mình trên đảo hoang của Na Uy Thế hệ trẻ ở Na Uy giàu hơn các nước khác Quốc gia này dẫn đầu thế giới trong nhiều sáng kiến môi trường, trong đó có tỷ lệ chuyển đổi sang xe hơi điện cao nhất thế giới và chính phủ ra cam kết trở thành quốc gia trung hòa về khí hậu đến năm 2030. Nhưng mối quan hệ với thế giới tự nhiên ở đây còn tiến xa hơn cả chính sách. Người Na Uy tôn vinh ý tưởng "friluftsliv", dịch ra có nghĩa là "đời sống ngoài trời", thể hiện sự quan trọng của việc dành thời gian sống ngoài trời để khỏe mạnh và hạnh phúc. "Đây là điều bắt nguồn sâu sắc từ văn hóa của chúng tôi, và gần như là tôn giáo với rất nhiều người," Axel Bentsen, người Na Uy, sáng lập viên và là CEO của công ty tên Urban Sharing, công ty tổ chức chương trình chia sẻ xe đạp nổi tiếng có tên Oslo City Bike [Xe đạp trong thành phố Oslo] nói. "Chúng tôi dành thời gian ở ngoài trời trong mọi thời tiết, và trẻ em thậm chí ngủ trưa ngoài trời. Thủ đô của chúng tôi, thành phố Oslo, độc đáo ở điểm bạn thực sự có thể đón phương tiện công cộng để đi vào rừng. Những chuyến đi như vậy rất phổ biến, là việc mọi người thường làm sau giờ làm việc." Oslo được Hội đồng Châu Âu vinh danh là Thủ đô Xanh Châu Âu năm 2019 vì đã khôi phục hệ thống đường sông, đầu tư vào xe đạp và phương tiện công cộng và vì cách tiếp cận sáng tạo trong ngân sách khí hậu (đưa con số phát thải CO2 thành một chỉ số có thể đo đạc được giống như các quỹ tài chính). Thành phố cũng hành động để trung tâm thành phố không còn xe hơi. "Trong năm vừa qua, thật tuyệt khi thấy thành phố bỏ các bãi giữ xe hơi dành không gian cho người đi bộ và các khu vực thân thiện với xe đạp hơn, trong khi đó cơ sở hạ tầng cho xe đạp cũng được cải thiện thêm nhiều làn xe cho xe đạp hơn," Bentsen nói. Tuy 99% năng lượng dùng trong nội địa của Na Uy được cung cấp từ các nguồn năng lượng bền vững như thủy điện từ bờ biển, vịnh biển và thác nước, nhưng Na Uy vẫn là quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn, và điều này đã trở thành vấn đề chính trị gây tranh cãi. Người Na Uy tôn vinh ý tưởng friluftsliv, dịch ra có nghĩa là "đời sống ngoài trời" "Liệu có đáng không khi tiếp tục khai thác và xuất khẩu dầu mỏ và khí gas vì nó giúp tạo ra số tiền khổng lồ để chi cho cơ sở hạ tầng môi trường mà nếu không có số tiền này sẽ không thể nào làm được?" David Nikel, một người Anh sống ở Na Uy từ năm 2011 và viết blog tên Đời sống ở Na Uy (Life in Norway), nói. "Rất nhiều người nghĩ rằng [số tiền chi trả cho các cơ sở vật chất môi trường] sẽ tạo cảm hứng cho các thành phố và quốc gia khác, và cuối cùng sẽ khiến thế giới xanh hơn. Nhiều người khác nghĩ đó là tiêu chuẩn kép. Rốt cuộc thì bạn sống ở vế nào của phương trình?" Bồ Đào Nha Hạng mục Hành tinh và Khí hậu: Hạng 3 Xếp hạng ba trong những nỗ lực đóng góp cho hành tinh, Bồ Đào Nha sớm là quốc gia đi đầu trong việc đầu tư vào mạng lưới trọn vẹn cho xe hơi điện (và gần đây đã được miễn phí), khích lệ cư dân lắp đặt bảng năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo với chi phí thấp hơn. Nghề mạo hiểm: đi săn 'ngón tay quỷ Lucifer' Món giăm bông Iberia đắt tiền nhất thế giới Nấm siêu đắt Croatia mang danh 'đặc sản Ý' Với việc lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời, người dân sẽ có cơ hội bán điện lại cho lưới điện quốc gia đối với lượng điện năng không sử dụng đến. "Hầu hết hàng xóm của tôi đều lắp tấm pin mặt trời hoặc máy bơm nước. Ở nhà tôi, cha mẹ lắp đặt máy bơm để chuyển nước mưa thành nước sạch. Chúng tôi dùng nước đó tưới cây, giặt đồ và cho thú cưng uống," Mariana Magalhães, người đến từ Bồ Đào Nha và nay đang sống ở Anh Quốc và là giám đốc truyền thông tại công ty quảng cáo Forty8Creates, nói. Cô cũng nhấn mạnh rằng cô cảm thấy sốc khi thấy quá ít trạm sạc điện cho xe hơi ở London, so với số trạm sạc điện ở thị trấn nhỏ miền quê nơi cô sống. Tái tạo và sử dụng phân hữu cơ là lối sống bình thường ở nơi đây, với những thùng rác đặc thù ở mỗi khu vực, bao gồm một thùng rác có pin. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc khiến nỗ lực sống xanh hàng ngày trở thành hiện thực. "Ở trường trung học, chúng tôi có rất nhiều lớp học về giáo dục môi trường và chúng tôi thường tổ chức lớp học trong công viên địa phương để xây dựng tình yêu với môi trường trong chúng tôi," Magalhães nói. Bồ Đào Nha là quốc gia đi đầu trong việc xây dựng đầy đủ hệ thống trạm sạc cho xe hơi điện Bồ Đào Nha từ lâu đã là xã hội trồng trọt tận dụng tài nguyên tự nhiên giàu có của chính mình. "Ở biên giới giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha về phía bắc, bạn có thể thấy những ngọn núi đầy những cỗ máy năng lượng tái tạo từ gió. Bạn có thể thấy [đập thủy điện] trên hồ thu thập năng lượng từ nước," Magalhães nói. "Chúng tôi có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc sử dụng năng lượng tái tạo," Joana Mendes, giám đốc của nhà nghỉ Molinum ở miền Nam Bồ Đào Nha, nói. "Vì chúng rẻ hơn, chúng tôi dần dần chuyển qua sử dụng chúng." Ở thủ đô Lisbon trên đồi cao, việc chuyển đổi qua xe đạp không mạnh mẽ như nhiều thủ đô Châu u khác, nhưng những mô hình phương tiện vận tải bền vững khác đang bắt đầu được thực hiện. "Xe máy điện cho thuê đã có mặt ở Lisbon, và chúng trở nên cực kỳ nổi tiếng," Wendy Werneth, người Mỹ sống ở Bồ Đào Nha và viết blog ở trang The Nomadic Vegan [Người du mục ăn chay] nói. "Người Lisbon cực kỳ đề cao xe máy điện, coi đó là cách đi lại trong thành phố thân thiện với môi trường." Uruguay Hạng mục Hành tinh và Khí hậu: Hạng 15 Được xếp hạng cao nhất trong các quốc gia Nam Mỹ trong bảng xếp hạng Hành tinh và Khí hậu (hạng 15) và liên tục được nêu danh là một trong những điểm đến đạo đức nhất vì các chính sách môi trường và khí hậu, Uruguay đã trở thành quốc gia dẫn đầu trên hành tinh về năng lượng tái tạo - vì nhu cầu cũng như vì sự tôn trọng với hành tinh. "Uruguay không có trữ lượng dầu mỏ và đã phải chi rất nhiều tiền để nhập khẩu mặt hàng này. Vì vậy chúng tôi bắt đầu thay thế nhiên liệu dựa trên dầu mỏ bằng năng lượng sạch, đây là thành tựu đạt được trong gần một thập niên," Lola Méndez, một người Uruguay gốc Mỹ, viết blog tại trang Miss Filatelista. nói. Ngày nay, khoảng 95% điện năng đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, hầu hết là từ thủy điện, nhưng cũng có thêm năng lượng mặt trời, điện gió và năng lượng sinh học. "Vào năm 2012, Uruguay chỉ vận hành ở mức độ 40% năng lượng tái tạo, vì vậy đây là thay đổi mạnh mẽ trong khoảng thời gian rất ngắn," Méndez nói thêm. Cam kết này đã được đền đáp, khi quốc gia nhỏ bé này được thế giới chú ý đến trong suốt Thỏa thuận Paris 2015 về việc tạo ra chuyển đổi quyết liệt, mà không có sự trợ giá từ chính phủ. Ngoài những khuyến khích kinh tế, cư dân được rèn luyện kết nối mạnh mẽ với vùng đất này qua nhiều thế kỷ. "Người Uruguay luôn yêu quý và trân trọng Tierra Madre," Méndez nói. "Từ những cư dân bản địa thuộc bộ tộc Charrúa đến những tay gaucho [cao bồi - trong tiếng Tây Ban nha] đã chăn thả hàng triệu con cừu và bò ở quốc gia này, sống dựa vào đất luôn luôn là cách mà người Uruguay trở nên phồn thịnh." Uruguay liên tục được nêu tên là một trong những điểm đến đạo đức về chính xách môi trường và xã hội Phương tiện công cộng (hầu hết chạy bằng điện) có mặt ở hầu hết các thành phố lớn, và sân bay quốc tế Carrasco ở thủ đô Montevideo cũng tiến gần đến sử dụng hoàn toàn năng lượng bền vững với hệ thống năng lượng mặt trời quang điện (PV). Đây là sân bay đầu tiên ở Nam Mỹ với nhà máy sản xuất quang điện PV. Kenya Hạng mục Hành tinh và Khí hậu: Hạng 26 Do thời tiết ngày càng cực đoan và hạn hán thường xuyên xảy ra, Kenya đã nếm trải những hiệu ứng ban đầu của biến đổi khí hậu. Trước tình hình đó, chính phủ đang hành động để bảo vệ nền kinh tế phụ thuộc cực kỳ nhiều vào nông nghiệp, và đã khởi động Kế hoạch Hành động Biến đổi Khí hậu và cam kết giảm tỷ lệ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính xuống còn 30% vào năm 2030. Một nỗ lực khác khiến Kenya được xếp hạng 26 trong Bảng xếp hạng Hành tinh và Khí hậu là lệnh cấm túi nhựa gần đây để bảo vệ nguồn nước và môi trường địa phương. Lệnh cấm này đã trở thành một trong những lệnh cấm nghiêm khắc nhất thế giới, trong đó có đe dọa sẽ bỏ tù và phạt nặng nếu cư dân (hoặc thậm chí du khách) bị phát hiện có mang theo túi nhựa. Cộng đồng địa phương ở Kenya đã có hệ thống truyền thống bảo vệ môi trường tại chỗ Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng cần đến can thiệp của chính phủ trong việc bảo vệ môi trường. "Cộng đồng địa phương ở đây đã có hệ thống bảo vệ môi trường truyền thống tại chỗ, và những hệ thống truyền thống đó cũng hoạt động hiệu quả," Faye Cuevas, người Mỹ sống ở Nairobi và là phó chủ tịch cao cấp tổ chức IFAW (Quỹ quốc tế vì An sinh Động vật) nói. "Rừng Maasai Loita là một ví dụ, đó là một trong số ít những khu rừng do cư dân bản địa quản lý còn sót lại ở Kenya và khu rừng còn nguyên sơ, phần lớn là vì luật lệ tại địa phương và hệ thống truyền thống tại chỗ bảo vệ nơi này." Gia đình và môi trường là những điều không thể tách rời với người Maasai, một cộng đồng cư dân bản địa ở miền nam Kenya và miền bắc Tanzania. "Khi bạn nghe người Maasai chào nhau, lời chào bắt đầu với hàng loạt những câu thăm hỏi. Đầu tiên họ thảo luận về môi trường - mưa, tình trạng của cỏ cây, nước. Sau đó, họ nói về gia súc. Và cuối cùng họ hỏi về gia đình của nhau," John Kamanga, một người già Kenya và là giám đốc tổ chức bảo tồn SORALO Conservancy ở Thung lũng South Rift ở Kenya nói. "Những nguyên tắc truyền thống trên được sử dụng để quản lý tất cả đời sống - môi trường không lành mạnh nghĩa là không có bò, nghĩa là không có con trẻ, nghĩa là văn hóa truyền thống và cách sống cổ xưa sẽ mất đi." New Zealand Hạng mục Hành tinh và Khí hậu: Hạng 39 Được xếp hạng thứ 39 trong Bảng xếp hạng Hành tinh và Khí hậu - khiến đây là quốc gia dẫn đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, New Zealand đã cực kỳ nghiêm túc trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt vì nền kinh tế nông nghiệp và du lịch lệ thuộc vào môi trường. New Zealand xếp hạng thứ 39 trong Bảng xếp hạng Hành tinh và Khí hậu - khiến đây là quốc gia dẫn đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương "Quốc gia của chúng tôi nổi tiếng thế giới là 'New Zeland Xanh, Sạch' và chúng tôi đã gắn bó danh tính của mình với điều đó," Brendan Lee, người New Zealand viết blog tại trang "Bren on the Road" nói. "Người New Zealand rất tự hào khi du khách nói thiên nhiên của chúng tôi tuyệt đẹp, đất nước của chúng tôi tuyệt đẹp." Vì lượng khí phát thải methane chủ yếu đến từ đàn gia súc và ngành công nghiệp chăn cừu lớn, cũng như ngành công nghiệp năng lượng đang phát triển ở quốc gia này, New Zealand nằm trong nhóm quốc gia xả thải carbon cao nhất tính trên đầu người. Nhưng quốc gia này đã tạo ra liên minh lãnh đạo nghị viện giữa các đảng để tạo ra kế hoạch "Không phát thải ở New Zealand"[Net Zero in New Zealand] một kế hoạch vạch ra các chính sách cần thiết để đạt đến mức độ trung hòa carbon vào năm 2050. New Zealand có kích cỡ bằng hai phần ba bang California và có số dân bằng 10% dân số Hoa Kỳ. Điều này giúp New Zealand bớt lo lắng về những vấn đề môi trường hàng ngày, như ô nhiễm không khí hay bãi chứa rác quá tải, so với những trung tâm đô thị lớn khác. Nhưng điều đó đã thay đổi trong những năm gần đây. "Rất hiếm khi người ta thấy các bãi rác thải ở New Zealand quá tải với nhựa, hay các dòng sông bị nghẽn vì chai nhựa và túi nhựa," Lee nói. "Túi nhựa đã bị cấm ở siêu thị - bạn không thấy ai dùng ống hút nhựa nữa, và mọi người thường dùng các loại chai đựng nước, trông đẹp đẽ và có thể dùng đi dùng lại nhiều lần," Jess Tonking người Anh, sống ở Queenstown và làm việc tại thương hiệu thời trang bền vững Sundried, nói. "Tôi quan tâm đến môi trường nhiều hơn từ khi sống ở New Zealand. Tôi tái sử dụng mọi thứ ở đây, và tôi đã giảm bớt việc mua sản phẩm từ động vật. Tôi nghĩ rằng mình có cách sống thân thiện hơn với môi trường." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Nguyễn Viết Ca vừa bước sang năm thứ bảy sinh sống ở Đài Loan. Anh là một lao động xuất khẩu làm việc tại nhà máy chuyên sản xuất chất lọc nước.
'Tôi không muốn người Việt sang Đài Loan làm việc'
'Tôi phải nộp gần 150 triệu cho môi giới trước khi sang Đài Loan' Anh cho biết đặt chân được đến hòn đảo này là cả một hành trình dài dở khóc dở cười của một người dân nghèo từ miền quê Nghệ An. "Nhà tôi nghèo có chín anh chị em và bố mẹ tôi chỉ làm nông, trồng lúa, ngô khoai để ăn uống, sống qua ngày thôi, không đủ để dư hoặc là lo lắng cho con cái sau này. Tôi thì học đến năm 15 tuổi thì bỏ học để hỗ trợ bố mẹ, làm nghề nông nuôi các em ăn học," người đàn ông 33 tuổi phân trần. Đài Loan: Người lao động Việt đòi 'hủy bỏ môi giới' Phẩm cách Đài Loan, phẩm cách Việt Nam Bà Thái Anh Văn nhắm đến giới trẻ và niềm tin vào dân chủ '24 năm lấy chồng Đài Loan, tôi như đánh cược cuộc đời' Qua lời giới thiệu của một người em họ đang làm việc Đài Loan, Nguyễn Viết Ca mạnh dạn đến nộp hồ sơ ở một công ty môi giới ở Hà Nội. Sau đó là những chuỗi ngày "giam lỏng" trong trung tâm môi giới, chờ đợi ngày trúng tuyển. Bị 'giam lỏng' trong trung tâm môi giới Khi vừa đến nơi, Ca bị buộc phải đóng một loạt các khoản phí làm hồ sơ, khám sức khoẻ, đồng phục, thẻ gia nhập, ăn học tại trung tâm…và một khoản tiền cọc 5 triệu đồng. Tổng chi phí để đăng ký ban đầu là 500 đôla. Không chỉ mỗi anh, công ty này có khoảng 200-300 lao động đến đăng ký xin đi xuất khẩu lao động Đài Loan. Tất cả cùng sống trong một toà nhà ba tầng, với tầng hai và tầng ba lần lượt giành cho lao động nữ và nam. Mỗi tầng có khoảng ba phòng ngủ, mỗi phòng rộng khoảng 30m2 cho khoảng 50 người lao động. Căn phòng không có đồ đạc gì khác ngoài những chiếc giường đơn hai tầng, và một nhà tắm. Anh Nguyễn Viết Ca tại trung tâm môi giới, nơi anh phải ở suốt 3 tuần trước khi sang Đài Loan làm việc "Giường đơn thì đáng lẽ một mình mình nằm một giường, nhưng giờ lại phải xếp lại nằm ngang ra thì mới đủ hết chừng đó người," anh Ca tả lại. Và đến khi tắm thì mọi người xếp hàng và có khi đến nửa đêm mới xong. Anh Ca cho biết mỗi ngày anh phải trả 100.000 đồng cho tiền ăn uống tại căn teen của trung tâm, dù ngay bên ngoài là vô số hàng quán với đồ ăn ngon và rẻ hơn. "Không được ra ngoài. Mỗi lần ra ngoài là phải xin phép và có tờ giấy ghi rõ giờ ra và giờ phải quay về. Nếu như quay về không đúng giờ, nặng thì có thể bị đuổi và mất số tiền cọc anh đã đóng, nhẹ thì phải đi dọn vệ sinh." Thực tế, việc dọn vệ sinh chiếm phần lớn thời gian ở trung tâm môi giới. Anh Ca cho biết trung tâm có các lớp học dạy tiếng Trung, nhưng nói anh "chẳng học được gì trước khi đi sang Đài Loan". "Cả mấy trăm người lao động mà chỉ có 1-2 người gọi là biết tiếng Trung. Họ không phải giáo viên chuyên nghiệp." Anh Ca kể lại thời gian biểu hàng ngày là 7 giờ sáng ngủ dậy, phải dọn dẹp vệ sinh cả khu trung tâm, 9 giờ học sinh lên ngồi học, một người có vẻ biết chút tiếng Trung ngồi trên bục giảng nhưng nhóm người còn lại thì "ngơ ngơ ngáo ngáo chứ có học gì đâu." "Tôi cứ nhớ có một cái cây, lá nó cứ rơi rơi. Vừa mới ngồi được một tí giáo viên lại nói 'Các em dọn không sạch, xuống dọn lại'," anh Ca nói gần như dở khóc dở cười. Theo anh, thời gian mỗi người bị "giam" ở đó không giống nhau, có người đã ở một vài tuần, có người thậm chí đã ở 6 tháng vẫn chưa trúng tuyển. Anh Nguyễn Viết Ca tại công xưởng ở Đài Loan Ở lâu như vậy nhưng nhiều người không dám bỏ đi vì điều đó có nghĩ họ sẽ mất khoản tiền cọc 5 triệu đóng tại công ty. Lý do, theo anh hiểu, là vì lo sợ lao động tham gia đăng ký tuyển dụng ở nhiều môi giới khác nhau, các công ty môi giới hạn chế việc đi lại và bắt tất cả phải đóng 5 triệu tiền cọc. "Nhưng người Việt mình, 5-7 triệu nó lớn lắm, nó là cả tháng lương, cho nên không ai lỡ bõ, cứ nghĩ thôi thì cố gắng." Nghĩ vậy, anh Ca chấp nhận sống một cuộc sống gần như bị "giam lỏng" trong các trung tâm môi giới. Ba tuần sau khi vào trung tâm, Ca nhận được đơn trúng tuyển nhưng công ty môi giới nói anh cần đóng thêm 1500 đôla. Anh gọi điện gia đình động viên được bố mẹ và anh trai cùng cắm sổ đỏ nhà lên ngân hàng để đóng cho môi giới. Nhưng khoản tiền đó vẫn chưa phải là tất cả, gia đình anh sau đó tiếp tục phải chạy vạy và thu xếp thêm tiền, khiến tổng chi phí để đi xuất khẩu lao động Đài Loan lên đến 6300 USD. Tuy nhiên, anh không hề nhận được bất kỳ hoá đơn nào khi đóng các khoản phí này. Kết cục, để được sang Đài Loan lao động, anh Ca đã mất 2 tháng và hơn 146 triệu đồng. Nhưng mọi thứ sau đó lại càng không như anh nghĩ. 'Công việc không giống như trong hợp đồng' Sau khi sang đến Đài Loan, anh Ca nhận ra công việc ghi trong hợp đồng chỉ mất 1-2 tiếng để hoàn thành, và phần lớn thời gian còn lại anh phải làm những công việc khác không liên quan mà chủ yêu cầu. 'Tôi không muốn người Việt sang Đài Loan làm việc' Đặc biệt, các lao động nước ngoài như anh thường bị giao những công việc vất vả và độc hại hơn. "Có đợt công ty lấy một loại hàng yêu cầu tôi làm. Mà mùi nó rất là độc hại. Đêm về ngủ tôi rất khó thở. Tôi đành phản đối lên công ty, bảo 'Cái này tôi không làm được. Tôi về." Phía công ty sau đó liên hệ với bên môi giới, nhưng theo lời anh Ca, thay vì trao đổi với chủ tìm cách cải thiện môi trường làm việc cho anh thì môi giới nói: "Giờ không làm à? Không làm thì đi về. Nhưng chỉ trả lại cho anh 2000 đôla thôi," anh Ca thuật lại. "Tôi nghĩ mình đi mất 6300 đôla mà giờ về có được 2000 đôla mà mới qua đây làm được mấy tháng, lấy đâu ra tiền để mà trả nợ? "Thế là tôi yêu cầu 'Tôi sẽ làm ở lại làm nhưng các ông phải xử lý cho tốt, sửa lại cho tốt. Còn không thì người Đài Loan phải vào làm, thì tôi mới làm. Sau đó thì công ty sửa máy móc và tôi làm từ đó đến giờ." Hàng tháng, anh Ca phải đóng cho môi giới bên Đài Loan một khoản phí 1500-1800 Đài tệ, tuy nhiên lại không nhận được sự hỗ trợ thích đáng. Trong thời điểm sức khoẻ bị ảnh hưởng vì làm việc với hoá chất độc hại, anh Ca nói anh đề nghị môi giới đi anh đi khám bệnh nhưng nhận được câu trả lời "công ty hôm nay kín lịch rồi, ba ngày nữa sẽ đưa đi khám." Và khi anh gặp chủ, đặt vấn đề cải thiện môi trường làm việc, phía môi giới không chủ động đề ra giải pháp mà chỉ nói "về thì chỉ trả 2000 đô" như một cách để ràng buộc những lao động nghèo đang gánh trên vai những khoản nợ khồng lồ. Anh cho biết anh mất một năm rưỡi làm lụng để trả hết nợ, còn một năm rưỡi còn lại của hợp đồng là khoản tiền anh lãi anh kiếm ra được. Nhưng thời điểm đó, Đài Loan vẫn còn quy định buộc lao động nước ngoài phải trở về nước sau 3 năm. Anh Ca đành trở về Việt Nam rồi làm lại thủ tục đi lao động lại từ đầu, với khoản phí lần này "khiêm tốn" hơn, 3500 đôla, điều này có nghĩa gia đình anh không phải đi vay ngân hàng nữa. 'Đi biểu tình mà nghiện luôn!' Sinh sống và làm việc ở Đài Loan gần 7 năm, anh Ca bắt đầu để ý để các cuộc biểu tình kêu gọi phản đối môi giới. Anh Nguyễn Viết Ca, giờ là Phó Hội trưởng Công hội Di công Việt Nam tại Đài Loan tại một cuộc biểu tình phản đối môi giới hồi tháng 5/2019 "Một hôm Chủ nhật, trời thì mưa, tôi đang ở nhà thì thấy trên Facebook, người Việt ở Đài Loan đi biểu tình. Tôi không hiểu sao lại có người làm chuyện tốt như vậy? Họ đội áo mưa đi biểu tình. Mà trời thì mưa tầm tã! " Đến năm 2015, anh chính thức tham gia các cuộc biểu tình của các lao động nước ngoài phản đối hình thức xuất khẩu lao động thông qua môi giới. "Ở Việt Nam, nói đến biểu tình là một sự hoang mang đúng không? Sẽ phạm vào tội Gây rối mất trật tự công cộng. Việt Nam không có luật biểu tình." Và Đài Loan chính là nơi anh Ca lần đầu tiên làm điều đó. "Nó thú vị lắm. Nó lạ lắm! Khi đó đi biểu tình, mình nghĩ không biết là đi công an nó có bắt hay không. Đi thì mới thấy là ồ, công an họ dàn hàng, sắp xếp đường cho người lao động đi biểu tình. Trời, cảm thấy nó sướng mà nó thích. Từ đó là nghiện luôn!" Tuy nhiên, không phải lao động Việt nào cũng suy nghĩ như anh. "Ở Việt Nam sang đây mà nếu họ vẫn cứ nhốt mình một cái cánh cửa thì họ sẽ không thấy được cái ánh sáng đó. Cho nên sẽ có rất, rất nhiều người học được về cái cách sống cách ứng xử của đất nước dân chủ này, nhưng cũng có rất nhiều người chưa có học được." "Chúng đi vận động từ Bắc xuống Trung, nhưng kết quả thì khá là khiêm tốn." 'Tôi không muốn người Việt sang Đài làm việc' Anh Nguyễn Viết Ca là một người lao động Việt ở Đài Loan xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở Nghệ An. Khi được hỏi về kinh nghiệm lời khuyên cho những lao động Việt tương lai tại Đài Loan, anh Ca trải lòng: "Thật sự thì tôi không muốn người Việt mình sang Đài Loan làm việc." "Nếu có thể thì hãy đi những nước khác như Hàn và Nhật. Bởi vì sang đây bị gò ép, đối xử bất công, làm thì đa phần là để đóng cho môi giới cả." Còn tốt nhất, theo anh Ca, là người lao động nên tìm kiếm cơ hội việc làm ở Việt Nam và đấu tranh cho quyền lợi của người lao động tại nước nhà. "Bây giờ Việt Nam mở cái cửa là lập công đoàn độc lập. Nếu mà chính phủ đã biết quan tâm đến quyền lợi của người lao động như vậy thì mình cố gắng học hỏi. "Kể cả Đài Loan, để mà họ có được y tế, an sinh xã hội, kể cả chính trị tốt được như thế này là cũng từ đấu tranh mà ra cả."
Ông Lý Quang Diệu cùng một số lãnh đạo Đông Nam Á như thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad từng nêu bật ‘các giá trị châu Á’ (Asian values).
Lý Quang Diệu và chuẩn mực từ Anh
Ngay điều này cho thấy đây không phải một khái niệm thuần nhất vì Malaysia theo Hồi giáo và Singapore khó có các điểm chung về tín ngưỡng và triết lý. Có chăng đây là nhóm khái niệm nhấn mạnh đến truyền thống địa phương và phê phán chủ nghĩa tự do cá nhân ‘quá mức’ được văn hóa Mỹ thổi bùng lên sau Thế chiến 2. Lý thuyết và thực tiễn Nhưng vì sao ông Lý Quang Diệu lại nêu ra 'các giá trị Á châu'? Là một chính khách có đầu óc thực tiễn, hiển nhiên, ông không thể đi sang Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam để khoe rằng ông học từ Cambridge và LSE ở Anh ra nên chỉ tôn thờ các giá trị Phương Tây. Sau hai cuộc Thế chiến, các nước châu Á đều có độc lập nhưng việc giữ gì, bỏ gì từ di sản thuộc địa và văn hóa người Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan để lại là vấn đề không chỉ có tính thời sự mà còn có ý nghĩa xây dựng bản sắc quốc gia. Mỗi nước đã tự tìm cho mình một con đường và những gì ông Lý Quang Diệu nêu ra về giá trị châu Á chắc chắn đã giúp tạo sự tự tin cho Singapore. Nói đến các di sản lịch sử và văn hóa chung cũng là cách tạo chỗ dựa cho các quốc gia châu Á với nhau khi thế giới đảo điên trong cuộc Chiến tranh Lạnh gây hằn thù giai cấp và dân tộc. Nhưng trên thực tế, Singapore thời ông Lý Quang Diệu luôn đứng về phe Tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo và ông rất thân với Tổng thống Tưởng Kinh Quốc của Đài Loan, kể cả sau khi đã ủng hộ Trung Quốc vào Liên Hiệp Quốc. Các lãnh đạo ASEAN tại Bangkok năm 1994 Về đối nội, thay vì đả phá 'di sản thực dân' ông đã khôn ngoan tiếp thu toàn bộ luật pháp, kể cả luật giao thông và hệ thống giáo dục, ngôn ngữ từ Anh Quốc. Ông Lý Quang Diệu cũng nói nhờ phổ cập tiếng Anh là Singapore gồm ba nhóm dân Hoa, Ấn và Mã Lai đã thành công kinh tế. Ngày nay, Singapore cũng cởi mở hơn hẳn các nước trong vùng với việc thu hút nhân tài từ toàn thế giới vì muốn thành một trung tâm công nghệ toàn cầu chứ không phải xứ sở của chủ nghĩa dân tộc. Tôi đã gặp các bạn người Việt Nam, Philippines, Indonesia đến Singapore làm việc và họ đều cho rằng đây là nơi 'gần nhất với mô hình Phương Tây' trong vùng, cả về cơ sở vật chất, cách sinh hoạt, luật lệ. Vì thế, nếu nhìn kỹ vào ‘giá trị châu Á’ ông Lý Quang Diệu phổ biến, tôi nghĩ́ đó không khác gì những giá trị Anh Quốc đề cao thời Victoria. Kỷ nguyên khai phá Kỷ nguyên Nữ hoàng Victoria trị vì ở Anh (1837-1901) cũng là lúc chủ nghĩa tư bản lan ra toàn cầu bằng sức mạnh công nghệ và thương mại đi kèm tinh thần truyền giáo, phổ biến nền đạo đức Anh giáo hay Tin Lành. Dù có nhiều điểm khác với các quan niệm xã hội thời phong kiến ở Trung Hoa và Việt Nam, người Anh thời Victoria có điểm chung với các nước châu Á khi nhấn mạnh đến tính trách nhiệm như cha anh của nhà cầm quyền. Lãnh đạo độc đoán nhưng phải thông thái, giống như các vị Minh quân, Minh trị ở Á châu. Họ coi dân như trẻ con nhưng cũng tự coi là có trách nhiệm bao bọc, chỉ bảo dân và từng bước nâng dân trí chứ không biến ngu dân thành chính sách cho dễ trị. Họ quan niệm tất cả cùng bình đẳng trước Thượng Đế, nhưng những ai có may mắn được ân sủng sớm hơn thì phải giáo dục, chia sẻ với người kém may mắn. Nhìn chung, tuy không đề cao bình đẳng nhưng các giá trị thời Nữ hoàng Victoria coi tầng lớp trên phải có trách nhiệm đạo đức vì tầng lớp dưới. Kỷ nguyên Victoria đem lại vinh quang cho chế độ thực dân Anh Tầng lớp trên cũng là giới đi tiên phong, khai phá các thuộc địa, phát triển thương mại, công nghiệp, khoa học. Các trường public school ở Anh rèn luyện những em trai kể cả con cháu nhà quý tộc phải chịu học, chịu sống khắc khổ từ nhỏ để sau này đi chinh phục thế giới. Thời kỳ Victoria đã để lại nhiều dấu ấn. Sử gia Anh, Lee Jackson, tác giả cuốn ‘A Dictionary of Victorian London’ viết: “Kỷ nguyên Victoria biến đổi toàn thế giới, với quan niệm phải xây nhà ở cho giới nghèo khó, nhờ các hội từ thiện và chính quyền địa phương. Người thời Victoria đã nuôi dưỡng cả sự bắt đầu của phong trào nghiệp đoàn, họ cũng ra luật để quản trị các nhà máy, công xưởng. Họ đưa vào cuộc sống giáo dục phổ thông và các chế độ y tế cộng đồng.” Nhưng thời kỳ Nữ hoàng Victoria trị vì ở Anh (1837-1901) cũng là thời kỳ trẻ em phải làm việc trong các công xưởng độc hại, giới văn nghệ sỹ bị hạn chế tự do, ohụ nữ không có quyền bầu cử và phân biệt giai cấp trở thành tiêu chuẩn chung. Người Anh khi đó cũng kiềm chế tình dục tới mức gây ra vấn đề tâm lý, và cách giải quyết tội phạm, người bị tâm thần bị nhiều phê phán. Điều này hẳn là trái với quan niệm dân chủ ngày nay vì người thời Victoria coi nhà cầm quyền phải chăm lo cho toàn xã hội chứ không coi cửa quan là nơi kiếm chác, đất nước là nơi để chặt phá. Về vận hành của nền chính trị, họ chủ trương lãnh đạo mạnh, và tránh cãi quá nhiều trong nghị viện về các giải pháp sao cho thỏa mãn mọi bên. Tuy thế, các đảng phái trong nghị viện Anh Quốc vẫn hoạt động tốt và những quốc sách đều được nhà vua, nữ hoàng đưa ra trước Quốc hội để thông qua. Điều đáng nói là có không ít các tiêu chuẩn hình pháp của thời kỳ này, gồm cả các hình phạt như đánh roi với người gây rối trật tự công cộng, được Anh mang sang các thuộc địa Ấn Độ, Singapore, Malaysia và bắt rễ tại đó. Ngày nay, khi nghe các chính trị gia châu Á như ông Lý Quang Diệu nói nhiều về tính kỷ luật, trí thức Phương Tây thấy đó là quan niệm bảo thủ và độc ác. Nhưng ta cần trở lại thế kỷ 18, 19, khi quan niệm chung về đạo đức là như thế, không chỉ ở Anh mà còn tại nhiều nơi khác. Và ngày nay, các quan niệm đạo đức và kỷ luật thời Victoria đã bị phê phán tại Anh vì không phù hợp với các giá trị tự do, dân chủ. Sau thời kỳ bát nháo của các biến đổi chính trị hoang tưởng, các giá trị tưởng như cổ hủ này lại được ngưỡng vọng tại Việt Nam và Trung Quốc. Người có tiền ở các nước này ồ ạt gửi con sang học ở Anh, nơi tính kỷ luật trong học tập, đầu óc tiết kiệm, tính tự lực và tinh thần dấn thân, khai phá vẫn còn được duy trì. Với giới mới giàu ở các nước gốc cộng sản, đạo đức thời Victoria là một sự ngạc nhiên. Tôi đọc thấy trên báo gần đây có bài nói về những đại gia Nga và Kazakhstan gửi con sang học trường nội trú nữ ở Anh. Ông Lý Quang Diệu từng đặt hy vọng vào Việt Nam Các thiếu nữ con nhà triệu phú đã quen với buồng tắm có vòi bọc vàng trong dinh thự của cha mẹ bên Moscow hay Astana ngạc nhiên thấy phòng tắm trong trường ở chỉ có độc vòi nước lạnh. Cô giáo cho họ biết nhà trường không có ý định thay đổi tiện nghi vì từ mấy trăm năm nay đã quan niệm rằng để học giỏi cần khắc kỷ và kiềm chế sự hưởng thụ 'đời thường'. Trở lại với ông Lý Quang Diệu và các giá trị ông đề cao. Tôi để ý thấy sau khi về hưu, ông nói ít hơn về 'giá trị Á châu' như thứ đặc thù của khu vực dù ông vẫn tin rằng mô hình cho các nước Đông Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam khác với các nước chịu ảnh hưởng của Ấn Độ. Nhưng ông cũng nhấn mạnh đến điểm chung của cả nền văn minh con người. Trả lời Fareed Zakaria năm 1994, ông khoe rằng cháu gái ông có tên là Lý Tu Tề (Lee Xiuqi) từ câu 'Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ', với ý luôn phải phấn đấu, phải tự lực. Ông Lý Quang Diệu nói: "Con trai tôi chọn hai chữ đó vì muốn con gái mình tu dưỡng bản thân và sau đó chăm lo cho gia đình của mình. Đấy là quan niệm cơ bản của nền văn minh chúng ta. Các chính phủ lên rồi xuống, nhưng giá trị đó sẽ còn mãi."
Bài viết nói về một số điểm khác biệt chính giữa Luật An ninh mạng Việt Nam và luật General Data Protection Regulation (GDPR) (Quy định Bảo vệ Dữ liệu) của Liên minh châu Âu, và quyền riêng tư của người dân có thực sự được bảo vệ hay không.
Luật ANM: chỗ nào bảo vệ riêng tư cho người dân?
"Luật An ninh mạng và dự thảo 31/10/2018 tước đi quyền ẩn danh trên Internet, tức là cản trở người dân tự bảo vệ và thực thi quyền riêng tư." Theo VnExpress, trong cuộc họp báo ngày 3/11/2018, thiếu tướng Lương Tam Quang - Chánh văn phòng Bộ Công an đã nói : "...Có 18 quốc gia trên thế giới đã có văn bản luật quy định các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu quan trọng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, như Mỹ, Canada, Trung Quốc." Ngày 25/5, quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu cũng chính thức có hiệu lực, cho phép cá nhân kiểm soát dữ liệu của mình khi tham gia các diễn đàn, mạng xã hội. Các công ty phải cam kết không chuyển dữ liệu cá nhân cho bên thứ 3; nếu bị phát hiện sẽ bị phạt 20 triệu euro hay 4% doanh số toàn cầu. Về con số 18 quốc gia tôi đã phân tích trong bài về dự thảo 03/10/2018, chỉ nhắc lại ở đây là ông Quang nhắc đến "dữ liệu quan trọng" nên chắc ông cũng đã tìm hiểu để thấy rằng Mỹ chỉ yêu cầu lưu trữ dữ liệu tài chính và thuế, còn Canada chỉ yêu cầu lưu trữ dữ liệu của những tổ chức hành chính công như trường học công, bệnh viện công hay cơ quan nhà nước (nguồn). Từ Silicon Valley nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM Luật ANM: Nguy cơ 'cho cả an ninh và kinh tế' Dự thảo Luật ANM có nhầm giữa thực với ảo? Giả sử như người Mỹ hay người Canada sử dụng Zalo, chính phủ Mỹ và chính phủ Canada không yêu cầu Zalo phải lưu dữ liệu ở Mỹ hay Canada. Do đó tôi thấy thật khó hiểu khi ông Quang đem hai quốc gia này ra làm ví dụ. Đến khi ông Quang nhắc đến General Data Protection Regulation (GDPR) của Châu Âu tôi chuyển từ khó hiểu sang khó ở. GDPR không giống gì với Luật An ninh mạng Việt Nam, đặt hai bộ Luật này vào cùng một câu giống như ăn hủ tíu mà cho mắm tôm. Bà Andrea Jelinek, Nữ Chủ tịch Ban Bảo vệ Dữ liệu châu Âu. Quy định Bảo vệ Dữ liệu (GDPR) của châu Âu có hiệu lực từ ngày 25/5, và nhằm cho người dùng có nhiều kiểm soát hơn về việc thông tin cá nhân được lưu trữ và sử dụng ra sao trên mạng, và các công ty lớn sẽ bị phạt nặng nếu vi phạm. GDPR chỉ yêu cầu lưu dữ liệu ở quốc gia đạt chuẩn Thứ nhất, luật An ninh mạng Việt Nam yêu cầu các công ty phải lưu dữ liệu ở Việt Nam, nhưng GDPR không bắt buộc phải lưu dữ liệu ở Châu Âu, miễn sao dữ liệu được lưu ở một quốc gia đạt tiêu chuẩn an toàn dữ liệu. Hiện tại có 13 quốc gia nằm trong danh sách này, trong đó có Mỹ, nếu bên nhận dữ liệu đảm bảo được tiêu chuẩn Privacy Shield. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Amazon, Facebook, Google, Microsoft, v.v. đều đạt chuẩn Privacy Shield. Tóm lại, Châu Âu không yêu cầu các công ty này phải lưu dữ liệu ở Châu Âu, mà họ có thể lưu ở Mỹ hoặc ở các nước khác đạt chuẩn. Ở Việt Nam đến cái bồn cầu còn theo tiêu chuẩn Châu Âu, vậy mà Luật An ninh mạng lại không theo. GDPR không yêu cầu các công ty cung cấp dữ liệu của người dân Thứ hai, GDPR không có bất kỳ điều luật nào yêu cầu các công ty phải cung cấp dữ liệu của người dân Châu Âu cho Nghị viện Châu Âu hay chính phủ các nước thành viên, vì bảo vệ riêng tư của người dân, trước tiên, là không chuyển dữ liệu cho chính phủ, nếu không có lệnh của tòa án. Trách nhiệm của chính phủ là giúp người dân bảo vệ dữ liệu, nhưng dữ liệu vẫn thuộc sở hữu của người dân, chứ chính phủ không có quyền tự ý quốc hữu hóa dữ liệu của dân chúng. Trong khi GDPR yêu cầu các công ty phải có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của người dân Châu Âu và cung cấp công cụ để người dân kiểm soát dữ liệu của chính họ. Luật An ninh mạng Việt Nam yêu cầu các công ty phải cung cấp dữ liệu cho Bộ Công an, mà không có sự kiểm soát của tòa án hay bất kỳ thể chế độc lập nào. Luật ANM Việt Nam tước đi quyền ẩn danh trên Internet của người dân Thứ ba, Luật An ninh mạng và dự thảo 31/10/2018 tước đi quyền ẩn danh trên Internet, tức là cản trở người dân tự bảo vệ và thực thi quyền riêng tư, vì ẩn danh chính là cách bảo vệ riêng tư tốt nhất. Các công nghệ riêng tư phổ biến như Tor hay VPN chẳng làm gì khác ngoài việc che dấu danh tính của người dùng. Thay vì giúp người dân che dấu danh tính khi sử dụng Internet, Bộ Công an lại bắt buộc người dân phải tiết lộ danh tính, yêu cầu những công ty Internet phải thu thập, xác minh và cung cấp cho Bộ Công an họ tên, ngày tháng năm sinh cho đến số chứng minh thư, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, v.v. Thử tưởng tượng mỗi khi đi ăn hủ tíu bà bán hủ tíu yêu cầu bạn phải cung cấp đầy đủ họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư, sau đó bả chuyển qua cho Bộ Công an khi họ yêu cầu. Rõ ràng chuyện này không thể xảy ra ở ngoài đời. Vậy cơ sở pháp lý nào cho phép Bộ Công an bắt buộc người dân phải khai báo danh tính khi tham gia Internet? Về mặt kỹ thuật, mạng Internet không hề yêu cầu chúng ta phải dùng danh tính thật. Bản chất của Internet là ẩn danh. Ai cũng có thể vào blog này hoặc email cho tôi mà không cần phải báo cho tôi biết họ là ai. Tiết lộ danh tính hay không là một lựa chọn của người dân, chính phủ không có quyền ép buộc. Tôi đoán chính phủ muốn biết danh tính của người dùng Internet để dễ bắt tội phạm. Nhưng có lẽ nào vì những trang blog không do dân chúng tạo ra như Chân Dung Quyền Lực hay Quan Làm Báo mà phải hi sinh riêng tư của tất cả dân chúng và cả hệ thống chính trị? Dân chúng lên tiếng phê phán chính quyền và các quan chức là phúc chứ không phải họa. Sợ là sợ dân giàu và giỏi bỏ đi hết, chứ sợ gì chuyện người ta bức xúc. Phàm đã là quan chức chính phủ, tức đã là người của công chúng, hãy để cho công luận quyết định công và tội. Cây ngay không sợ chết đứng, nếu có ai đó nói sai về mình, thay vì dùng quyền lực để bịt miệng người ta, hãy để công chúng lên tiếng bảo vệ. Người dân luôn biết rõ ai làm được việc cho họ, đừng sợ làm tốt mà người ta không biết đến. Cuối cùng, còn gì mỉa mai và cay đắng bằng khi bộ luật tước đi quyền ẩn danh của dân chúng lại được Quốc hội bỏ phiếu ẩn danh. Ngoại trừ lác đác vài ba vị đại biểu đã lên tiếng, cho đến nay dân chúng hoàn toàn không biết ai đã bỏ phiếu thuận, ai đã bỏ phiếu chống Luật An ninh mạng. Đất nước mình lạ quá phải không em? Những người quyền cao chức trọng cần phải tuyệt đối rõ ràng minh bạch lại được quyền ẩn danh hèn nhát, còn người dân thấp cổ bé họng lại sắp bị tước đi cả cái quyền lẩn mình vào đám đông để tự vệ trước cường quyền. * Bài viết thể hiện thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một chuyên gia về bảo mật thông tin đang làm việc tại Silicon Valley, Mỹ. Bài đã đăng trên blog cá nhân của Kỹ sư Dương Thái.
Chúng tôi chân thành cảm ơn đông đảo quí vị đã tham gia Mục Chân Dung Thính Giả, đặc biệt là 50 vị đã sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện của mình trên sóng phát thanh.
Bốc thăm Chân dung thính giả
Ban Việt Ngữ BBC đã tổ chức bốc thăm ngày 11 tháng 12 năm 2003, và nay thông báo kết quả đến quí vị như sau: Giải nhất: 1 cặp vé đi nghỉ ở Bangkok Về thăm lại "chiến trường xưa", Nguyễn Thanh có nhiều tâm sự muốn bộc bạch về cuộc đời. Giải hai và ba: 1 chiếc radio FM và sóng ngắn Nguyễn Quốc Bình tự mình làm một đài truyền hình tiếng Việt ở Houston như một trò giải trí tốn kém. Là nhà giáo, Chu Anh Dũng nghĩ rằng giáo dục phải giúp được con người hướng nội và tự soi mình. Giải khuyến khích: chưa thể "bật mí" Với Đỗ Thục Oanh, đoạn đường 10km từ Diên Khánh ra Nha Trang là một cuộc "thoát ly". ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Với Nguyễn Anh Phương, cơ quan ngoại giao của nước Mỹ không văn minh như anh nghĩ. Lưu Thùy Diệp vẫn còn nhớ thời trẻ bị bố dùng những buổi phát chiều và tối của BBC để định giờ đi chơi. Thầy Huyền Diệu mất nhiều thì giờ để xây chùa ở Ấn Độ và Nepal, còn lại thì để bảo tồn Hồng Hạc. Vượt biên sang Đức nhưng nữ thính giả Nguyễn Minh Thùy vẫn lưu luyến với nghề báo. Sống ở Luanda - Angola, thính giả Lê Tuấn truy cập mạng Internet để nghe đài BBC Học nghề Y nhưng bác sĩ Phan Xuân Trung không ngần ngại bước vào lãnh vực tin học. Thính giả Nguyễn Văn Quý không sống bằng nghề được đào tạo mà bằng thú đam mê thưởa nhỏ. Dù 40 tuổi nhưng Nguyễn Thanh Sơn thường rất quan tâm đến các vấn đề của tuổi vào đời, như du học nước ngoài. Sống ở nơi giáp ranh giữa châu Âu và châu Á, Nguyễn Trọng Minh có nhiều suy nghĩ về thời thế. Cuộc sống của một người mù như Nguyễn Hoàng Bảo Vũ cũng không thiếu các hiểu biết kỹ thuật. Dù hỏng mắt và mũi bẩm sinh, nhưng Nguyễn Đình Toán vẫn quyết tâm học luật để bảo vệ người mù. Mốc thay đổi thời gian năm 1975 đối với người mù Nguyễn Văn Nhơn có nghĩa là mất cơ hội sống. Rời trường đại học, Nguyễn Trọng Thắng phải quên ước mơ để sống bằng hiện thực công việc và gia đình. Sống ở Hà Lan, Đoàn Tiến Hoàng nghe BBC qua Internet và tham gia hoạt động xã hội giúp cộng đồng người Việt. Một ngày của nhà báo trẻ Phạm Giao bắt đầu bằng cà phê để chọn xem sẽ làm "con người nào" trong ngày. Đến Dung Quất và ở lại lấy vợ, thính giả Vũ Mạnh Tùng có nhiều suy nghĩ và kinh nghiệm về vùng đất Quảng Ngãi. Là thính giả của BBC suốt 50 năm qua, ông Chung Chí Thành muốn nghe lại bản hành khúc Wellington. Sống ở Đồng Nai, thính giả Mai Tài hài lòng với nghề bán thuốc chữa bệnh cho người nghèo ở miền quê. Sống ở Kontum, nhưng Trần Thị Thanh Hảo biết chuyện đang xẩy ra xung quanh chủ yếu là từ BBC. Nữ thính giả Trương Mỹ Thanh ở Canada cho rằng chính cộng đồng người Việt ở nước ngoài mới cần được giúp đỡ trước. 61 năm cuộc đời lưu lạc của ông Trần Đình Cầu để lại nhiều kinh nghiệm sống. Mới 39 tuổi, dù xem con đường tiến thân đã hết với nghề bán vé số nhưng Phạm Tâm Hữu vẫn hi vọng cho con. Năm lên ba bị dọa đem thiêu, suốt thưở nhỏ bị đánh đập, cuộc đời của Nguyễn Minh có rất nhiều chuyện muốn tâm sự. Đại tá về hưu Phạm Triệu Huấn từng nghe BBC trong suốt thời gian phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam. Sinh ở Thái Lan, có cửa hàng bán xe Honda, nhưng Đậu Anh Khánh vẫn gắn bó với Việt Nam. Dù bầy vịt đêm Noel là kỷ niệm rất gắn bó ở quê nhà nhưng chưa đủ để giữ chân Lê Ngọc Diệp ở lại với làng quê. Bán tạp hóa, thính giả Lê Minh Triết lo chuyện cho con vào tp.HCM học để hi vọng dễ vào đại học hơn. Trong câu chuyện dài quá 1.000 từ, ông Đỗ Văn Sử kể chuyện đi tu nhưng khi thành linh mục rồi lại bỏ đạo đi lấy vợ. "Nghề đàn" từ một thú đam mê trở thành nghề nuôi sống thính giả Trần Khiết Kỷ với 15 năm mở lớp dạy đàn. Người "bơm quẹt ga" góc ngã tư Trung Chánh không chỉ là thính giả đài BBC mà còn từng là "đại đức" nhà Phật. Nguyễn Thị Hoàng Anh tiết lộ với đài BBC là con cái ra đời do "tai nạn vì nghe đài BBC". 20 tuổi, tự tin vào quan điểm cá nhân, Nguyên Duy nghĩ "thay đổi nhận thức sẽ làm thay đổi hành động". 28 tuổi, Nguyễn Quốc Trung Tuấn sống trong lo sợ ở Campuchia trong thời gian chờ qui chế tị nạn. Chân dung số 36 Chân dung số 37 Chân dung số 38 Chuyển từ lái máy bay phản lực F5 sang đạp xích lô, thính giả Lưu Văn Mẫn viết thư về BBC tìm gặp bạn cũ. Chân dung số 41 Chân dung số 42 Chân dung số 43 Con học giỏi thay vì là chuyện vui mừng lại trở thành chuyện lo canh cánh của Nguyễn Triều. Nguyễn Phước Long, lớn lên trong cô nhi viện, làm đủ nghề, từ cày ruộng, đến tư vấn bảo hiểm, sang cả nghành địa ốc. Tưởng Yến Thanh đang du học ở Hungary và tin tưởng rằng nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ là đất dụng võ của anh sau này. Quê của Hoàng Thị Hương ở Đông Hà, Quảng Trị ngày nay đã đổi khác rất nhiều, nhưng có một thứ không thay đổi là phụ nữ vẫn cực khổ hơn nam giới. Cao Sơn Thân là một linh mục ở Nhật hàng năm về Việt Nam giúp người nghèo và những người nhiễm HIV/AIDS thông qua các tổ chức NGO. Kỉ niệm của Nguyễn Chính Sơn, ở Lâm Đồng, với đài BBC là nhờ nghe chương trình khoa học mà xác định được cách ngừa bệnh tim mạch cho mẹ. ---------------------------------------------------------------------------------------------------
Chánh án tòa Brooklyn tại New York Jack Weinstein đã bác đơn các nạn nhân chất da cam của Việt Nam kiện các công ty hóa chất Hoa Kỳ.
Ý kiến về vụ kiện chất da cam
Hai mươi bảy người Việt với các thương tích, hay dị tật mà họ cho là bị ảnh hưởng từ chất làm trụi lá cây của quân đội Hoa Kỳ dùng trong thời chiến Việt Nam đã đâm đơn kiện các công ty hóa chất của Mỹ. Ngày 10/03/2005 vị chánh án liên bang 81 tuổi của Hoa Kỳ, Jack Weinstein đã bác đơn kiện của phía Việt Nam với lý do chiếu theo luật Hoa Kỳ, hay luật quốc tế, đơn kiện không có cơ sở. Luật sư của bên nguyên, Constantine Kokkoris nói ông sẽ khiếu nại lên tòa cao hơn Quý vị có suy nghĩ, bình luận gì quanh vụ kiện? Xin gửi thư cho chúng tôi về địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Huy, Hoa KỳNếu chúng ta vào những báo điên tử đọc những tin tức hàng ngày, ta thấy biết bao vụ ngộ độc vì ăn uống, thịt đã có mùi hôi, nhưng nhìn vẫn còn tươi vì được ướp bằng diêm sinh, bằng hàn the vv, hải sản đươc giữ bằng urê...rượu được pha bằng alcohol.. Hoa Kỳ đã ngưng nghiên cứu về chất màu da cam với lý do VN không hợp tác; phải chăng vì những tệ nạn trên cũng có thể là những nguyên nhân làm VN có nhiều người bị dị tật? Nguyễn Khiêm, MontrealTrả lời ông NoNickName: Thế ông có biết ai đã ký cái hiệp định Geneve chia đôi đất nước? Ai đem về cái chủ nghĩa mà giờ đây ngay cả nơi khai sinh ra nó cũng đã từ bỏ? No NickName, San JoseThưa ông Khả Phiêu, ông sai rồi. Ông có biết tại sao người Mỹ đem xe vào miền Nam không? Tại vì VNCH và Mỹ đã xé hiệp định Geneve 1954 đấy. Xin ông xem lại lịch sử VN. Khả Phiêu, Hà NộiKhi nói đến chiến tranh tức là nói đến sự tàn bạo và chết chóc. Chiến tranh là một chuỗi thời gian dài chết chóc mà chúng ta đi ngắt một đoạn nhỏ để phân tách, chúng ta rất dễ đi vào chủ quan. Ðành rằng khi thấy những bà con chúng ta tật nguyền (vì dioxin?) không ai không xót xa. Những nước không bị thả thuốc nầy có người tật nguyền không? Vin vào những người tật nguyền để đi kiện, và khi thua kiện, chúng ta lại cay cú với các vị thẩm phán, đó có phải là hành động công bình không? Chúng ta đứng vào phía những người tật nguyền, chúng ta binh vực họ và muốn họ có được khoản tiền sinh sống để bù lại đau thương họ gánh chịu. Ngược lại, đối với những người bên ngoài, họ truy nguồn gốc sâu xa hơn một chút. Câu hỏi họ đặt ra là tại sao quân đội Mỹ rải chất độc da cam nầy. Và câu trả lời ai cũng biết là do chiến tranh gây ra. Chiến tranh gây ra do nhà nước chúng ta xé bỏ hiệp định đình chiến Geneve 1954. Nếu không có bộ đội trốn trong các núi rừng để bắn xe người Mỹ, liệu người Mỹ có rải chất độc đó không? Cả thế giới bao la tại sao Mỹ chỉ thả thuốc ấy tại Việt Nam mà thôi? Ðối với người ngoài cuộc, họ có một kết luận khác, ấy là nhà nước ta phải đền bù thiệt hại nầy cho những người bị nhiễm chất độc da cam. Nếu nhà nước ta không xua quân vào xâm chiếm miền Nam, người Mỹ đâu cần thả chất độc nầy? Nếu vụ kiện này thắng, nó sẽ trở thành một tiền lệ cho vô số vụ kiện khác sẽ xảy ra trên toàn thế giới, và cục diện thế giới sẽ rối tung. Nầy nhé, người Nhật cũng có thể đi kiện công ty chế bom nguyên tử đã làm cho cả hai thanh phố của Nhật tiêu diệt trước đây. Nếu so sánh thiệt hại của chất độc da cam và hậu quả của 2 quả bom nguyên tử, ảnh hưởng da cam chỉ chưa tới 1 phần ngàn. Tôi nghĩ chúng ta đi kiện chỉ có tính cách chính trị mà thôi. Ðây là lá bài chính trị hơn là tài chính. Sao nhà nước ta không lấy tiền viện trợ để giúp những người tàn tật nầy? Nếu không có nạn tham nhũng, dùng tiền các cán bộ bỏ túi đem đi giúp các nạn nhân da cam sẽ tốt đẹp hơn đi kiện Mỹ. Nhà nước hãy thực tâm tiêu diệt nạn cán bộ tham nhũng. Nhà nước chỉ cần dùng tiền của Việt kiều gởi về nước ta một năm để giúp các nạn nhân nầy sẽ thiết thực hơn. NP, Đà LạtTôi không bất ngờ khi tòa án Brooklyn bác đơn kiện của các nạn nhân chất độc màu da cam của Việt Nam, nhưng tôi rất thất vọng rằng cho đến bây giờ những con người đã đang đau khổ vì chất chất độc màu da cam vẫn chưa được xem là nạn nhân của chính phủ Mỹ. Tôi nghĩ nhiều người cũng nghĩ như tôi rằng "toà án pháp lý" thì phần thắng thuộc về những nạn nhân bởi vì còn thiếu chứng cứ pháp lý, nhưng "Toà án lương tâm" phần thắng thuộc về những nạn nhân vô tội. Thật quá khó đối với Việt nam và nạn nhân tìm bằng chứng khoa học để chứng minh có mối quan giữa chất dioxin và sức khỏe, nhưng tôi tin rằng những nạn nhân kia chắc chắc có bị ảnh hưởng bởi chất dioxin. Những điều nhân loại biết về tự nhiên còn quá ít ỏi so với những điều chưa biết. Thông thường con người sử dụng đồ dùng, thực phẩm rất lâu trước khi tìm ra tác dụng độc hại của nó. Tôi tin rằng khoa học sẽ chứng minh được sự liên hệ giữa chất da cam với sức khỏe. Tôi nghĩ rằng tính chất và ý nghĩa của vụ kiện quá lớn, đụng đến sức mạnh của nước Mỹ, nên nếu không có những chứng cứ buộc tội chặt chẽ thì phía nguyên đơn rất dễ thất bại. "Chân lý" chỉ có ở thiên đường, còn "chân lý" ở phiên tòa này chỉ có chính phủ Mỹ, các công ty hoá chất Mỹ biết. Tôi nghĩ nên để tòa án một nước thứ ba nào đó hoặc tòa án quốc tế xử vụ này thì kết qủa sẽ gần với "chân lý" hơn. Thật khó để chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất Mỹ nhận đã gây ra cho những nạn nhân da cam, nhưng tôi nghĩ họ và nhân dân Mỹ rất dễ làm gì đó để xoa dịu nỗi đau của những nạn nhân này. Trước phiên tòa chỉ có chứng cứ, trước những nạn nhân hãy chia sẽ, đóng góp, xoa dịu nỗi đau của họ. Minh, HungaryChúc mừng các bác cựu quân nhân VNCH. Xem ra chất độc màu da cam chỉ có thể gây tác hại cho người VNCS và người Mỹ , Úc,... còn đối với lính VNCH thì không có tác dụng? Cựu chiến binhRiêng tôi xin góp ý để nhà nước VN tra cứu mà khẳng định rằng thuốc khai quang trong thời chiến là nguyên nhân nhiều nhất ảnh hưởng đến những nạn nhân này. Tôi được biết trên báo chí về những nơi bị xịt thuốc khai quang nhiều nhất tại miền Nam trước đây là vùng đèo Cù Mông, Bình Định. Tôi ở trong quân đội VNCH, đóng quanh vùng Phú Tài dưới chân đèo, tôi biết ngoài khai quang bằng phi cơ của Mỹ ra, phía VNCH cũng dùng xe vận tải đi xịt thuốc khai quang quanh các vòng đai đơn vị. Suốt 7 năm trời, ngày nào đơn vị vận tải của tôi cũng có hai xe chở 10 thùng 200 lít thuốc khai quang đi xịt cho Toán-Hóa-Học của sư đoàn, suốt từ Sông Cầu, An Khê, Bình Định cho đến Sa Huỳnh. Riêng tôi ở đó, nhưng có lẽ cơ thể tôi không bị ảnh hưởng hóa chất này, nên đã trên 60 tuổi, mà con cái, bản thân tôi không có vấn đề gì. Nhưng nhà nước nên kiểm tra dân chúng đã sống lau quanh vùng đèo Cù Mông, Bình Định này xem có bao nhiêu phần trăm ảnh hưởng, mắc dị tật rồi căn cứ vào đó để làm chứng liệu tại toà sẽ tạo thêm lý lẽ. Thủ Độ, Hà NộiTrời ạ, tại sao các ông lại có thể suy diễn lung tung vậy hả? Không thể nói là vụ kiện mang tính chính trị. Đây là tội ác. Thật khốn khổ cho các đứa trẻ vô tội. Ai có thể quên quá khứ khi vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, khi đòi hỏi mang tính con người nhất lại bị bác bỏ, phủi tay? Đây là nhân quyền ư? Ở đất nước tôi có câu nói 'có gan làm, có gan chịu tội'. Hãy nhìn thẳng vào sự thật. Đâu rồi một nước Mỹ trung thực, thẳng thắn? Quốc Huy“Kiện lên toà quốc tế về tội ác chiến tranh” là vấn đề chính trị rồi thưa bạn Nhật ở Huế, Đảng sẽ ngăn chặn các nạn nhân làm việc này vì nếu làm như thế sẽ lật tẩy chuyện Đảng đi đêm với đế quốc. Bạn nên phân biệt đâu là vấn đề dân tộc và đâu là vấn đề chính trị. Nhật, HuếĐây là vấn đề dân tộc. Thưa quý vị, hãy nhìn những mảnh đời tang thương quanh ta, một phần chính trong đó là bị nhiễm chất độc màu da cam. Tội ác này không chỉ kiện về kinh tế, mà còn phải kiện lên tòa quốc tế về tội ác chiến tranh. Lúc ban đầu, tôi thấy một số ông ở đây cũng có cái đúng và hay. Nhưng càng lúc tôi càng thất vọng về các ông. Nỗi đau của dân tộc như vậy, mà các ông lại nhìn theo con mắt chính trị. Kim Cương, MontrealTrả lời ông Andrew Phan: chiến dịch khai quang ở miền Nam bắt đầu thử nghiệm từ năm 65-66. Chiếc máy bay đầu tiên là Dakota C-47, mang danh hiệu EV. Chúng tôi đã tiếp xúc trực tiếp với chất khai quang này trong thời gian một năm, sau đó chuyển qua C-123. Sau đó C123 tiếp tục công việc này. Tôi có bốn người con, tất cả đều thông minh, gia đình chả thấy có ảnh hưởng nào từ chất khai quang này. Andrew Phan, Brisbane, ÚcTôi lớn lên và trưởng thành tại một tỉnh biên giớI V.N – Kampuchia, gần Trung ương cục Miền nam. Trong những Năm 1967, 1968, thỉnh thoảng có thấy từng đoàn 3 chiếc C-123, bay trên đầu , một vài tuần sau đó, rau cải bị xoăn lá, kế đến là các đọt mít, xoài, vú sữa … cũng bị xoăn. Những năm sau đó, chẳng ai để ý và cũng chẳng biết tác hại ra sao. Tôi đã về V.N rất nhiền lần, tôi thấy bà con, hàng xóm, từ trẻ con đến các bô lão chẳng thấy có ai bị các chứng bệnh được mô tả như là bị nhiễm dioxin, orange agent, có thể có nhưng tôi không thấy, có sao tôi nói vậy. Theo tôi được biết, viếc rải hóa chất này hoàn toàn do quân đội Mỹ thực hiện, không có chuyện lính V.N.C.H đạp các phuy hóa chất này từ máy bay xuống các vùng có cán binh C.S trú đóng. Các máy bay đảm trách công tác được trang bị hệ thống phun xịt tự động. Nếu có vị nào trước đây từng đảm trách công tác này, xin cho biết chi tiết để làm sáng tỏ vấn đề. An NamChúng ta cùng phải khẳng định một điều là chất khai hoang màu da cam có chứa Dioxin là một chất độc cực mạnh và không thể phủ nhận chuyện đó. Trong chiến tranh, chất khai quang màu da cam này được rải dọc dãy trường sơn từ vĩ tuyến 17 đổ vào miền Nam Việt Nam. Do đó, chúng ta thấy mục đích để rải lúc bấy giờ là làm trụi là cây để CS miền Bắc không có chỗ ẩn nấp. Khi rải chất khai hoang này chính bản thân người rải cũng không thể biết tác hại của nó như vậy. Vì nếu biết trước tác hại thì nó sẽ gọi là vũ khí hóa học và như thế là sai quy vũ khí quy ước trong chiến tranh. Chất da cam này rải chủ yếu ở phía Nam nên về lý thuyết thì những người bị nhiễm độc Dioxin của phía Nam sẽ có tỉ lệ nhiều hơn. Trong chiến tranh, binh lính của cả hai bên đều tác chiến trên cùng chiến trường, do đó ảnh hưởng là như nhau, khó có thể nói là binh lính VNCH không ảnh hưởng hoặc ít bị ảnh hưởng hơn binh lính của miền Bắc. Bây giờ nói về vụ kiện và Chánh án Jack Weinstein. Ở vụ kiện trước của các cựu binh sĩ Hoa kỳ, chúng ta phải hiểu là 180 triệu USD không phải là quan toà Weiinstein phán quyết các cựu binh sĩ thắng kiện và các công ty hóa chất phải bồi thường mà đây chỉ là hành động giàn xếp ngoài tòa án. Các công ty hóa chất không muốn bị kiện ra tòa cũng như không muốn theo đuổi vụ kiện này vì họ không muốn tiêu tốn thời gian và công sức cho chuyện đó. Tóm lại, đây chỉ là giàn xếp ngoài toà án, để thấy được tính công tâm của quan toà Weinstein. Trách người chúng ta trước hết phải trách mình, VN đã tìm đủ chứng cứ chưa? Các chứng cứ có thuyết phục hay không? Quay lại một tí về hội NNCĐMDC, chúng ta thấy thời gian hội thành lập là 10/01/2004 thì 30/01/2004 hội đã đi kiện, trong vòng 20 ngày để chuẩn bị hồ sơ kiện là đại diện cho 4,8 triệu người phơi nhiễm (theo hội đưa ra) thì có quá gấp rút không? Như vậy kiện là để có tiếng vang chính trị hay để đòi công lý? Thưa bạn Nguyen Hùng, Denver, mục đính chính đáng khi những nạn nhân thật sự đi kiện vì khi đó mục đích của họ kiện khác với mục đích chính trị của nhà cầm quyền. Họ chỉ cần được bồi thường do đó họ không cần các chứng cứ cao siêu hoặc rầm rộ mà cái họ cần đưa ra chỉ là chứng cứ hợp lý là đủ. Đã là con người ai chẳng mong những người chẳng may khuyết tật hoặc dị hình được lo chu đáo và được quan tâm giúp đỡ. Đó là bản chất nhân đạo. Không thể trút tất gánh nặng của mình phải lo lên đôi vai người khác chỉ vì người ta giàu có hơn mình. Đó lại là vô nhân đạo. Nhìn một cách khách quan, chúng ta thấy, ngoài các bức hình chụp về những người bị dị hình dị tật để đánh động lương tâm, để dùng lá cờ nhân đạo giải quyết bài toán chứng cứ. Đó là sai lầm, chứng cứ là chứng cứ mà nhân đạo là nhân đạo, những người đi kiện lại nhập nhằng 2 cái với nhau. Chất Dioxin có thể gây ra dịnh hình dị dạng nhưng không phải tất cả những người dị hình dị dạng đều ảnh hưởng từ Dioxin. Chúng ta không thể viện cớ là máu đỏ da vàng gốc Việt và các người dị hình dị dạng củng da vàng màu đó gốc Việt là chúng ta đòi thắng kiện mà điều đó chỉ nói lên là chúng ta phải có trách nhiệm giúp đỡ những người bị dị hình dị dạng qua các hành động nhân đạo vì chúng ta cùng là người Việt Nam. Tóm lại, do thực chất mục đích của vụ kiện là chính trị, nạn nhân chất độc màu da cam trong vụ kiện này là phương tiện. Do đó, kết quả không thể khác hơn. Khi thay đổi mục đích thì chúng ta sẽ biết cách tìm phương tiện khác. Thế thôi. Quang Huy, Hà NộiThưa quý vị: Nếu ai đó nói rằng nước Mỹ đã rất dân chủ và tự do khi chấp nhận thụ lý vụ kiện dân sự của các nạn nhân da cam , kiện các công ty hoá chất Mỹ, xử ngay tại nước Mỹ. Theo tôi: nếu chỉ nhận rồi bác bỏ như thế rồi nói là dân chủ tự do, thì bất kể nước nào họ cũng nhận đơn kiện của các tổ chức cá nhân bên ngoài kiện chính phủ và cá nhân nước họ được, xem ra nơi nào cũng có dân chủ và tự do, nước Mỹ không cần phải mất công truyền bá dân chủ hình thức kiểu Mỹ. Tôi lấy làm tiếc cho vị thẩm phán 81 tuổi, cả cuộc đời xét xử vô tư, vậy mà đã để một phán quyết sai lầm ảnh đến danh tiếng. Hai Cù LầnCuộc chiến để lại một Nạn nhân: nguời Việt! Nhìn lại lịch sử của những nước bị đế quốc thực dân chiếm đóng và tự giải phóng thì chỉ có dân Việt Nam chết nhiều nhất do cuộc chiến nhân danh "giải phóng"! Tôi tin là chất độc nầy có ảnh hưởng cho người Việt. Tòa Mỹ cho người Việt đâm đơn kiện, ít nhất, họ cũng thể hiện tính "thi hành công lý". Thắng bại thì xin cứ tiếp tục. Thế còn ai có thể kiện chính phủ VN vì những vấn đề mà họ gây ra cho đất nước? Minh, HungaryGửi ông Le Van Bang, Sài Gòn, Việt Nam: Ông nên lấy làm vui mừng vì bản thân và nhiều đồng đội cũ đã không bị nhiễm chất độc màu da cam. Thực tế, số người nhiễm thứ chất độc quái ác này phần lớn là lính miền Bắc. Thông thường, chất độc chứa dioxin thường xâm nhập và gây tác hại cho cơ thể con người thông qua đường hô hấp và tiêu hóa. Người Mỹ tung chất độc vào ngay nơi ẩn nấp của lính miền Bắc, trong khi lính VNCH thì đã được báo trước để tránh xa nơi bị nhiễm độc. Lính miền Bắc thường bị cắt đứt liên lạc với hậu cứ bởi bom, máy bay Mỹ và sự bao vây tấn công của bộ binh đối phương. Cho nên họ thường gặp phải các vấn đề như thiếu lương ăn nước uống . Nhiều cựu binh kể lại rằng, nhiều khi khát quá, khắp nơi đầy nước nhưng không dám uống bởi các con suối đều bị nhiễm độc. Có người không biết, uống nước, ăn rau ăn cá; cuối cùng lăn ra ốm một trận thập tử nhất sinh, họ không chết nhưng lúc sinh con để cái ra mới biết mình đã nhiễm chất độc màu da cam. Xác suất để lính VNCH nhiễm dioxin thấp hơn rất nhiều, các nạn nhân VNCH chủ yếu là những người trực tiếp tham gia vận chuyển và thả chất diệt cỏ rụng lá cây. Bởi lính VNCH thường đến các vùng bị nhiễm khi nồng độ chất độc trong không khí đã giảm đi nhiều. Họ luôn có mối liên hệ thường xuyên với hậu cứ nên không gặp vấn đề gì với lương ăn và nước uống. Quốc HuyĐúng vậy thưa bạn Elviscanh, người VN và người Á Đông luôn coi trọng tình cảm, và họ cũng rất dễ bị lợi dụng tình cảm. Thật đáng tiếc. Elviscahn, Hà NộiThật đáng tiếc, không hiểu những người lính VNCH nghĩ sao mà họ lại tuyên bố họ không bị ảnh hưởng bởi chất độc dioxin trong khi đó các cựu binh Mỹ lại bị ảnh hưởng? Chẳng lẽ khi đó quân Mỹ trang bị cho lính VNCH những đồ dùng an toàn hơn những người lính Mỹ? Và một số những người mang dòng máu đỏ da vàng gốc Việt thì tuyên bố rằng các công ty và Chính phủ Mỹ không phải chịu trách nhiệm đối với việc này. Có thể họ khác nhau về mặt ý thức hệ nhưng người VN và người Á Đông luôn coi trọng tình cảm kia mà? Thật đáng tiếc. Quang Huy, Hà NộiThưa các quý vị, để có một con người có hình hài đẹp và phát triển toàn diện như ngày nay, để con người có bộ óc thông minh và nhận thức tốt như ngày nay lịch sử loài người đã phải trải qua sự tiến hoá và phát triển hàng triệu năm. Vậy mà chỉ cần một thời gian ngắn để sản xuất ra một lượng nhỏ Dioxin có thể biến con người trở về thời tiền sử, với hình hài hại dị dạng chẳng ra người, và với một trí não đần độn không làm chủ hành động. Thật buồn khi thành tựu của khoa học và sự thông minh của con người đã không sử dụng vào mục đích hoà bình và phục vụ nhân loại mà để chế tạo ra vũ khí giết người hàng loạt và hoá chất huỷ diệt con người và môi trường như bom nguyên tử và chất da cam, những thứ đó nước Mỹ có nhiều nhất cũng là nước sử dụng duy nhất cho đến nay trong các cuộc chiến tranh. Con người sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền tư do và mưu cầu hạnh phúc, điều bất hủ ấy trong bản tuyên ngôn của của Pháp và nước Mỹ, nhưng những giá trị tự do, nhân quyền ấy mà nước Mỹ hay nói cũng chỉ là lý thuyết ngay tại đất Mỹ khi toà án bác bỏ đơn kiện của các nạn nhân da cam. Thiếu chứng cứ khoa hoc ư? Xin nhắc lại thêm cho quý vị năm 1984 chính thẩm phán Wenstein cũng đã xử vụ kiện da cam của các cựu binh Mỹ mà kết quả là các công ty hoá chất phải bồi thường 180 triệu đô. Các nạn nhân bị phơi nhiễm lại chính vị thẩm phán đó tước đi công lý. Bằng chứng là Chính phủ và quốc hội Mỹ công nhận 13 loại bệnh giống nhau liên quan đến chất da cam. Bằng chứng là từ năm 1994-1996 Viện hàn lâm khoa học và Viện Y học Mỹ đã nghiên cứu và thừa nhân chất dioxin có anhủ hưởng đến sức khoẻ cựu binh Mỹ, tháng 5/1996 tổng thống Clinton đã họp với cựu binh Mỹ ở nhà trắng thừa nhận chất độc này tác hại đến cựu binh Mỹ. Thưa các bạn: gần đây chính Phủ Nam Hàn và Úc đã tỏ lấy làm tiếc vì đã tham chiến ở Vn và những đau thương mà binh lính nước họ gây cho nhân dân Vn, họ đã viện trợ để phần nào xoa dịu nỗi đau chiến tranh. Nhất là các cựu binh sĩ Mỹ, Nam Hàn vì lương tâm day dứt, vì mặc cảm với những tội lỗi gây ra trước đây, đã đến VN, tình nguyện ở lại Vn làm từ thiện tại các tổ chức nhân đạo và làng hữu nghị. Không một toà án pháp lý nào xử họ nhưng họ đã làm theo sự phán quyết của lương tâm. Trước đây cá nhân tôi rất ngưỡng mộ thẩm phán Weinstein vì sự cầm cân nảy mực và xét xử vô tư, công minh. Nhưng thật lấy làm tiếc cho ông khi đưa ra phán quyết vừa rồi, tôi biết ông chịu sức ép của chính phủ, bộ tư pháp, bộ ngoại giao Mỹ nhưng cùng một người xử trong 2 vụ kiện tương tự lại đưa ra 2 phán quyết trái ngược nhau, đó là sự phân biệt đối xử, sự bất công và vô lý. Trần Minh, Việt NamTheo tôi những người phải đối mặt với sự nguy hiểm của chất độc màu da cam nhiều nhất không phải là những người lính VNCH mà là những người ở phía bên kia. Lính VNCH có nguồn tiếp tế lương thực riêng và thường là đồ hộp ăn nhanh cũng chưa chắc phải dùng nước không an toàn. Trước khi rải chất độc thì lính VNCH chắc đã được bảo đảm ở ngoài khu vực bị xử lý (treatment area) thậm chí ở ngòai cả các khu vực lân cận đó nữa. Vậy thì nạn nhân không ai khác hơn là những người ở bên kia. Gió, mưa mang chất độc nhiễm vào nguồn nước họ phải uống cây cỏ họ phải ăn....Tôi không hiểu tại sao người ta chưa có những kết luận khoa học rõ ràng về tác hại của chất độc này lên môi trường và sức khoẻ con người?Tôi đã từng đọc những tin khoa học nói đến ảnh hưởng của chất carbon dioxide lên các khu rừng nhiệt đới. Một lượng dioxide dư thừa làm cây tăng trưởng nhanh hơn và cũng chết sớm hơn bình thường. Còn người thì không biết ra sao? Minh Nam, Hà NộiỞ đây có hai vấn đề là Nhân đạo và Công lý. Nếu ta có đủ bằng chứng thì đi kiện để đòi công lý. Tôi thừa nhận phía Mỹ cho thụ lý vụ kiện này trên đất Mỹ (mà đơn kiện chỉ là vài cá nhân ký tên) là họ có sự tôn trọng công lý. Cố nhiên, kiện một hãng sản xuất lớn có điều kiện thuê cả một tập thể luật sư giỏi thì càng phải có những bằng chứng xác đáng, vững chắc, không ai có thể bác bỏ. Tôi tin rằng phía VN chúng ta thừa biết chuyện đó. Bởi vậy, tôi rất lấy làm lạ, tại sao chưa kịp có tranh tụng tại toà mà ông chánh án đã bác bỏ thẳng thừng đơn kiện của VN (?). Chẳng lẽ, chứng cớ của phía VN là chưa đầy đủ, chưa thuyết phục? Trong số người ký tên vào đơn kiện có cả một vị giáo sư y học nghiên cứu tác hại của dioxin lên cơ thể người (qua sách báo trong nước). Vậy thì ắt là giáo sư khi tự đánh giá chính mình bị nhiễm độc chất dioxin trong thời gian ở miền nam, hẳn giáo sư có đủ bằng chứng khoa học rồi chứ (?). Tôi không nghĩ rằng trong số 3 triệu nạn nhân (mà VN công bố) không phải ai cũng do chất dioxin cả, nhưng tôi tin chắc rằng chất rụng lá đã rải hàng trăm ngàn tấn trên lãnh thổ VN nhất định gây những tác hại rất lớn. Vấn đề là bằng chứng khoa học. Nếu chưa đủ bằng chứng thì tạm đòi hỏi (hoặc xin) thực thi nhân đạo đã. Như vậy, có lợi và thực tế hơn. Tôi mong VN thắng kiện, nhưng về hy vọng và niềm tin thì tôi khá hoang mang, vì nó phụ thuộc vào sự chuẩn bị bằng chứng của ta (mà tôi không hay biết tý gì). Sau này, khi mọi điều sáng tỏ, nếu ta thua kiện vì chưa có bằng chứng đủ thuyết phục thì nhiều người sẽ coi chuyện đi kiện rùm beng chẳng qua là vấn đề chính trị mà thôi. Ở VN tôi nghe bạn bè nói, có những người chưa đủ bằng chứng đã đi kiện (và thua), một là do họ thiếu hiểu biết, hai là do họ muốn "kiện chơi" để bôi nhọ người khác. Buồn lắm. Quang Tuấn, TP. HCMTôi rất bức xúc khi nghe tin vụ kiện Việt Nam bị bác bỏ. Các nhà Khoa Học đã chứng minh rõ ràng chất độc da cam gây ra tất các chứng bệnh đặc biệt là ung thư, dị tật và di truyền từ đời này qua đời sau. Mà ngay cả chính phủ Mỹ cũng đã biết điều đó khi họ bồi thường cho Cựu Quân Nhân Mỹ. Có bạn nói Việt Nam muốn gia nhập WTO thì không nên đi kiện, tại sao lại nghĩ như vậy chứ, không lẽ vì như vậy mà mình lại lệ thuộc vào họ. Còn nếu như nói Việt Nam không xứng đáng để kiện vì Việt Nam đã vi phạm hiệp định 1973...cái đó thì tôi cảm thấy ở đây không có liên hệ gì, vì vụ kiện này chính là cho Nhân Dân Việt Nam, cho những người bị hại không phải cho Chính Phủ Việt Nam. Là người Việt Nam chúng ta hãy biết đau xót trước nỗi đau của người Việt Nam chứ, các bạn sống xa nhà, ở khắp nơi trên thế giới và tôi chắc chắn là khi bạn ghi những điều người Việt Nam đáng bị như vậy hoặc không nên đi kiện, nhân dân Việt Nam không có Nhân quyền hay gì đó thì là từ trứơc đến giờ bạn chưa bao giờ đến Việt Nam. Việt Nam nghèo thật, nhân dân phải làm việc cực lực để kiếm từng đồng tiền, bát cơm. Nhưng tại sao họ lại không như những nước khác biểu tình, phản đối chính phủ. Vì sao vậy, là vì họ muốn một cuộc sống an bình, thiếu ăn nhưng hạnh phúc, không còn chiến tranh, vì nhân dân VN đã trải qua cả chuỗi dài chiến tranh, họ biết thế nào là trân trọng cuộc sống, quý trọng đến bản thân và con người. David Nguyễn, Garden GroveHội Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam, do đảng CS và Nhà nước VN lập ra, đã thua kiện hiệp đầu, và nếu có hiệp hai trong tương lai gần thì cũng sẽ thua kiện tiếp. Đơn giản chỉ vì nhà nước CSVN đã quá chú tâm vào mục đích chính trị của vụ kiện mà quên đi bản chất luật pháp của Mỹ. Nói tới thưa kiện ở Mỹ thì đầu tiên phải nói tới bằng chứng. Các nhà khoa học của nhà nước CSVN đã không có một công trình nghiên cứu nào để đưa ra được bằng chứng hsai năm rõ mười bao nhiêu nạn nhân thực sự bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Hàng ngàn lý do khiến cho các trẻ em sinh ra bị dị tật, dị dạng, kể cả rượu, ma tuý, khói bụi ô nhiễm... không cứ gì cha mẹ bị nhiễm chất độc Dioxin. Xin dẫn chứng là cách đây vài năm, nhiều người Mỹ đã đốt quốc Kỳ Hoa Kỳ trong những cuộc biểu tình phản chiến và bị cảnh sát truy tố, nhưng khi vụ việc được đưa lên tối cao phá viện, vì không toà dưới nào xử được, thì 9 vị "Bao Công" của toà này đã tuyên bố là không có yếu tố kết tội vì không có điều nào trong hiến pháp Mỹ cấm đốt quốc kỳ. Muốn kết tội những người này lại phải tu chính hiến pháp. Khôn ngoan hơn để đừng đưa vụ Dioxin trở thành yếu tố chính trị, mà nên đặt mục tiêu vào yếu tố đạo đức sẽ dễ thành công hơn. Ví dụ như nhà nước VN biết cách vận động hành lang với quốc hội Mỹ để có thể đưa đại diện những nạn nhân chất độc Dioxin sang Mỹ điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ, sau đó yêu cầu quốc hội Mỹ vận động với Hành pháp để xin một khoản viện trợ nhân đạo cho các nạn nhân này. Không chừng số tiền còn nhiều hơn là thắng kiện nữa là đằng khác. Nguyễn Hùng, DenverTo Tuấn Khoa: Như bạn thấy đấy, rốt cục người Mỹ tuyên bố bác vụ kiện mà có cần dùng đến bôif thẩm đoàn đâu? Hệ thống pháp luật của Mỹ và toàn bộ cái gọi là "dân chủ" của Mỹ là thế. Tất nhiên đối với dân Mỹ thì nó là tốt rồi và đáng để nhiều nước học tập. Thế nhưng "nhân quyền" chỉ thực sự được nhắc đến ở Mỹ khi nó phù hợp với lợi ích của Mỹ thôi. Bạn An Nam, vụ kiện chất độc dioxin là một vụ kiện rất chính đáng. Như bạn nhận thấy rõ, hiện nay phía các Cty Mỹ còn đang muốn dìm vụ kiện vì lý do đã hết thời gian thụ lý. Do đó theo bạn thì cần phải để lâu nữa ư? Việc tồn tại các nạn nhân của chất độc màu da cam là có thật (các Cty Mỹ cũng phải bồi thường lính của mình, mặc dù chắc chắn là họ nhiễm độc ít hơn nhiều so với các nạn nhân ở Việt Nam). Chuyện Việt Nam cần phải đổi mới theo con đương dân chủ hơn là một câu chuyện khác. Việc bạn nói không biết "Đảng" đã dừng lại hay chưa lại càng buồn cười. Rất nhiều người ở VN không phải là Đảng Viên chắc chắn muốn thấy vụ kiện được tiếp tục. Vì thế việc Đảng tiếp tục ủng hộ vụ kiện là một việc hợp lòng dân, không có lý do gì mà họ lại phải làm ngược lại. Chính việc làm ngược lại sẽ biến họ thành "độc tài" là đằng khác. Cuối cùng tôi không biết bạn đã nhìn thấy các nạn nhân của chất độc màu da cam chưa? Họ cũng là máu đỏ da vàng như bạn đó. Mà nếu bạn không coi họ là kẻ đồng bào với mình thì trước hết họ cũng là con người như bạn đó. Tôi không biết bạn là người thế nào, nhưng trong trường hợp bạn từng là người của chính quyền VNCH xưa kia thì xin hãy nhớ trong số nạn nhân có cả người của phía VNCH! đó! Bạn nói Việt Nam cần cải thiện nhân quyền. Vậy nạn nhân chất độc màu da cam có phải đã bị người Mỹ tước đi quyền làm một người bình thường không? Le Van Bang, Sài gòn, Việt namTôi là cựu tiểu đoàn phó của một tiểu đoàn chủ lực của quân đội Việt nam cộng hòa ngày xưaToi la cuu tieu doan pho cua mot tieu doan chu luc cua quan doi vnch ngay xua,ngay ay chung toi da o va tru dong tai cac vung tro trui la ay, chung toi da danh nhau tai do va o do mot thoi gian kha lau,nhung tu ngay ay cho den nay da hon 30 nam ,cac con cai chung toi,cac chau chung toi sinh ra van khoe manh va binh thuong,dieu nay toi xin cam ket la dung vi toi da thuong xuyen lien lac voi cac anh em cuu quan nhan dong doi toi . Co the qui vi di lam cuoc dieu tra ve con cai cua cac cuu binh mien Nam con o lai thi se ro, ho con o lai day VN con ca hon tram ngan nguoi. Sơn, Hà NộiÔng Chánh án Weinstein nói "một vài người" ư? Gần 4 triệu người Việt nam đang bị ảnh hưởng do chất độc Da cam, các cựu chiến binh cả con cháu của họ nữa. Không thể chấp nhận được cách lập luận của người Mỹ. Họ thừa nhận chất độc da cam ảnh hưởng đến con người và đã đền bồi thường cho các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở VN, nay lại nói rằng chất da cam chỉ là chất "diệt cỏ"! Lê Lan Hương, Thanh Hóa, Việt namGửi Hai Tran: Nhân dân Việt nam không hề muốn cuộc chiến này. Chính Mỹ đem quân sang nước Việt nam, tàn sát bao người vô tội. Việt nam không hề xé bỏ hiệp định, chính Mỹ đã giả vờ ký hiệp định (khi bại trận), rồi sau đó lật lọng đánh lên, chunsg tôi phải chống đỡ. Bạn có quá ít thông tin về cuộc chiến việt nam rồi đấy (và nếu có thì thông tin quá sai lệnh. Như biết bao bạn trẻ ở Việt nam khi biết tin thua kiện, tôi rất buồn. Nếu bạn được chứng kiến cảnh những đứa trẻ - đứa lòi mắt, đứa liệt chân, đứa thì ngờ nghệch - những bà mẹ xảy thai, những ông bố cứ trái gió trở trời lại đau khắp mình mẩy... Thật đáng thương. Họ không muốn vậy, họ không muốn chiến tranh và họ vô tội. Tôi nghĩ việc này cũng khó trách ông quan tòa. Nếu là tôi, tôi cũng sẽ làm vậy thôi. Sống ở một nước giàu nhất thế giới, sống cuộc sống mà có mơ tôi cũng không tưởng tượng đuợc, và không được chứng kiến những đứa trẻ đáng thương ấy thì làm sao ông ấy biết được nỗi đau của nhân dân Việt nam? Ở đây, chúng tôi cần sự nhân đạo và lòng nhân ái của mọi người, chứ còn về lý thì ông tòa án đúng thôi. TH, Los Angeles, MỹTôi thấy chính phủ Việt Nam bị lấn cấn trong vụ này. Đã mang sự việc "đáo tụng đình" thì phải chấp nhận những nguyên tắc của "cuộc chơi", thắng hay thua, thành hay bại phần lớn dựa vào bằng chứng & tính thuyết phục của cả hai phía. Nếu lần này lỡ thua thì ta nên khởi kiện lại & chuẩn bị kỹ càng hơn. Chính phủ VN không nên la làng & tuyên truyền ầm ĩ trong nước vì sự bại này, như vậy thì không hay cho lắm. Ta không thể nghĩ rằng ông quan toà Jack Weinstein không thụ lý vụ án là ông không có nhân tính & lương tri, là không công bằng bởi vì ông ta chỉ làm theo hiến pháp và những nguyên tắc của tòa án. Thử hỏi trên thế giới này, có bao nhiêu nền dân chủ cho phép người từ nước khác vác chiếu đi kiện dân & chính phủ Mỹ trên chính nước Mỹ !? Và nếu ông quan tòa Jack Weinstein có chấp nhận thụ lý vụ án, liệu những Luật sư của các công ty hóa chất có dễ dàng để yên hay không!? Trò chơi kiện tụng là vậy đó... Là người VN, dù có hay không sự ảnh hưởng của chất độc dioxin, tôi vẫn mong những người thương tật đó được giúp đỡ để cuộc sống họ dễ dàng hơn. Nhưng tôi thiết nghĩ, tại sao chúng ta phải "đi kiện" mà không tìm một giải pháp khác như kêu gọi thành lập những hội từ thiện trên chính nước Mỹ để giúp đỡ những "nạn nhân". Tôi tin rằng người Mỹ sẽ sẵn sàng mở rộng vòng tay để đón nhận những người bất hạnh đó... Thính giả giấu tênTôi tin ông Weinstein đã làm trái với lương tâm của mình và quyết định của ông đã phủ nhận phẩm chất con người ông. Một lần nữa chúng ta có lý do để khinh bỉ người Mỹ khi họ phủ nhận nỗi đau da cam do chính họ gây nên. Hai Tran, Mississauga, CanadaTrước hết tôi xin có vài lời với BBC, tại sao BBC lại cho phép đăng bài viết miệt thị quan tòa Jack Weinstein la "đê tiện " như trong bài viết của Vu Quang Ha Noi như thế? Vậy BBC có giữ quy tắc mà BBC đã đưa ra hay không? Theo tôi được biết thì quan tòa Jack Weinstein là vị quan tòa rất giỏi của nước Mỹ. Chính những trang báo của quốc nội và nhà nước Việt nam cũng đã từng ca ngợi vị quan tòa này là một người công bằng. Và nước Mỹ đã giao cho ông Jack Weinstein vụ này ũng vì muốn chứng tỏ nền công lý của Mỹ. Ông Jack Weinstein chỉ căn cứ trên pháp luật quốc tế và của Mỹ mà phán xét có nên bác đơn vụ kiện hay không. Tại sao nhà nước Việt nam không tự xét tại sao mình thua, phải nghĩ đến lỗi lầm của mình trước khi trách người khác. Trả lời anh Vu Quang Ha Noi, anh nên gửi ý kiến của anh tới ông Jack Weinstein thì tốt hơn, vì ông ta không thể đọc được ý kiến của anh trên diễn đàn này đâu. Thưa anh Quang Trung, nhà nước Việt nam không thể kiện chính phủ Mỹ và cũng không thể đòi hỏi bất cứ khoản bồi thường chiến tranh nào vì chính cộng sản Việt nam đã xé bỏ hiệp định Paris 1973, đã xua quân xâm chiếm miền nam sau đó thì có tư cách gì mà đòi hỏi bồi thường chiến tranh? Cuong, WashingtonTôi thấy vụ kiện nay không ổn từ lúc đầu. Thứ nhất, Việt Nam không có bằng chứng cụ thể. Thứ hai, công bằng mà nói, thế giới nầy có hàng triệu người bị ung thư hay bệnh tật vì bị ô nhiễm do khói xe thảy ra, không lẽ những nạn nhân phải kiện các công ty sản xuất xe hay các hảng xăng dầu trên thế giới? Hay là kiện những người sử dụng xe? Còn bạn Quang Trung (TP HCM) nói rằng phải kiện chính phủ Mỹ vì họ đã dùng chất diệt cỏ này, thì càng vô lý hơn vì ở VN có rất nhiều người sử dụng thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lẽ ta phải kiện họ luôn? Thứ 3, lúc Mỹ rải những chất da cam nầy ở VN, họ không biết nó có tác hại lớn như vậy, người ta thường nói "Người không biết là người không có tội", cho nên không thể nói là họ bất công. Tuy nhiên, tôi nghĩ các công ty Mỹ, vì nhân đạo nên góp phần vào việc giúp đỡ các nạn nhân nay, không ít thì nhiều. Vì sao đi nữa những nạn nhân nay xứng đáng được đền bù vì họ chỉ là những người vô tội. Nguyen Hue, Hải PhòngMình còn cần vào WTO, tối huệ quốc thì có rồi. Hơn nữa, viện trợ Mỹ cũng còn nhiều. Vì thế không nên kiện chính phủ Mỹ ông Quang Trung ạ. Quang Trung, TP HCMỞ đây tôi đã thấy có vấn đề ngay từ đầu rồi. Sao ta không kiện Chính phủ Mỹ mà lại đi kiện nhà sản xuất. Tỉ dụ như tôi là người sản xuất thuốc trừ sâu, có 1 người mua thuốc trừ sâu về cho người khác uống, rồi sau đó toà án bắt tôi bồi thường thi vô lý quá. Dioxin là chất diệt cỏ, chính phủ Mỹ dùng chất diệt cỏ để diệt người thì phải kiện chính phủ Mỹ mới đúng. An NamGiống như tôi dự đoán, cuối cùng thì Toà cũng bác đơn kiện vì chứng cứ không đủ và quá sơ sài. Những người đi kiện được chuẩn bị kỹ theo cơ cấu của Đảng. Nhưng cái cần chuẩn bị là chứng cứ thì lại không đủ chứng minh điều gì cả. Sau lần này, không biết Đảng có ý định dừng lại chưa? Theo tôi nghĩ là chưa, Đảng sẽ dùng vụ nạn nhân chất độc màu da cam (Dioxin) này để làm đối trọng với Mỹ khi chính phủ Mỹ hàng năm vẫn có những đánh giá về nhân quyền và tự do tôn giáo trên khắp thế giới. Xin nói rõ một chút, việc Mỹ đánh giá các chỉ số này chỉ nhằm mục đích là cho phép chính phủ và các tập đoàn kinh tế của Mỹ viện trợ hoặc đầu tư vào các nước. Nó hoàn toàn không mang tính can thiệp vào nội bộ của bất kỳ một nước nào khác. Các cụ dạy “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Ngoài ra, bạn không qua đó can thiệp hay đánh đấm gì cả. Nhưng bài này cũng chỉ sử dụng được một thời gian mà thôi, đó chỉ là phương cách đối phó. Muốn giải quyết được tận gốc, thì Việt Nam phải cải thiện được nhân quyền, dân chủ, và tự do tôn giáo. Đừng dùng thủ đoạn để giải quyết các bài toán có tính chất cơ bản. Nhưng cơ hội để giải quyết gần như không có, vì với chế độ độc Đảng và tham những như hiện nay thì bản thân nó đã mâu thuẫn với các tiêu chí cần giải quyết. Vu Quang, HanoiThưa Ngài Jack Weinstein, Ngài có thể công tâm suốt cuộc đời để sử những vụ án phức tạp, song công bố bác đơn kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam thì mọi ngưòi Việt nam hiểu Ngài là ai rồi. Mỉa mai thay cho văn minh, tự do và sự giàu có của nước Mỹ mà lại sử sự đê tiện như vậy. Thực chất Ngài Jack Weinstein chỉ là con tốt đen trên bàn cờ chính trị của nhà trắng mà thôi. Chỉ tiếc rằng người già thường có bản lĩnh, còn Ngài thì không thưa Ngài. Minh Tran, TP HCMTin "bác bỏ vụ kiện chất độc dioxin" là một điều quá thất vọng đối với đất nước Việt Nam và các nước trên thế giới. Bởi nước Mỹ luôn gương cao ngọn cờ tự do bắt tất cả nước khác phải đi theo và tự cho mình quyền phán xét nhân quyền đối với các nước khác. Thì đây: những đòi hỏi của những con người nhỏ bé bị ảnh hưởng bởi quyền lợi của nước Mỹ và bởi tội ác của lịch sử tại sao không được đền bù về mặt tinh thần, chính từ vụ kiện này là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các nhà cầm quyền ở tất cả các nước trên thế giới khi đưa ra quyết định gây ảnh hưởng đến con người cũng phải suy xét nhiều hơn, đảm bảo "nhân quyền" nhiều hơn. Điều này chứng tỏ rằng thế giới này thuộc về nước mạnh và hệ thống quyền lực cũng phải phụ thuộc vào một số người kinh doanh nỗi đau của nhân loài, phục vụ một số con quỷ đội lốt người. Hồng Trang, TP HCMSự thật luôn luôn, dù sớm hay muộn cũng sẽ được sáng tỏ. Hàng triệu người Việt Nam tiếp tục đòi và tin rầng công lý phải được thực hiện với sự ủng hộ của chính nhân dân Mỹ và công luận thế giới. Im lặng trước tội ác và bất công, ngụy biện cho tội ác và bất công là đồng hành với tội ác và bất công. Danny, Wesminster, CaliforniaTrong số này có bao nhiêu người bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu DDT vì Vietnam sử dụng chất này rất nhiều năm (chỉ đến năm 1995 hay sau đó mới bị cấm). Còn nhiều loại thuốc độc hại nữa. Hoặc dùng đường hóa học có bị ảnh hưởng không (VN dùng rất nhiều trước đây). Không tênDĩ nhiên các cơ quan nội chính Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận vụ kiện vì Mỹ là một nước chuyên đem quân đi đánh nước khác. Chấp nhận vụ kiện này sẽ là tiền lệ để các dân tộc từng bị quân đội Mỹ giết hại đòi kiện tụng. Nhưng tôi nghĩ dù những người có thẩm quyền bác bỏ vụ án, họ vẫn sẽ cảm thấy ray rứt đối với số nạn nhân khổng lồ của nước Mỹ. Ton Ly, Nidderau, ĐứcNếu các bạn nào quan tâm đến vấn đề chất da cam thì hơn bao giờ hết nên nghĩ nhiều về vấn đề môi trường ở nước nhà vì hiện tại nó còn khốc liệt nhiều hơn lúc nào hết. Giaaotuicom, Hà NộiCám ơn BBC đã cập nhật thông tin về vụ kiện da cam và tạo một diễn đàn để mọi luồng ý kiến được đóng góp! Tôi có hai ý kiến như sau. Thứ nhất, hình như vấn đề mấu chốt ở đây là tranh cãi liệu chất da cam có phải là chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe con người hay không? Các công ty hóa chất và một số nhà khoa học khác nói "không có liên hệ rõ rệt giữa việc tiếp xúc dioxin và các vấn đề sức khỏe - (quoting BBC)." Các quý vị ở nước có truyền thống đạo Cơ đốc hẳn biết rõ câu trong Thánh kinh "Máu trả máu, răng trả răng - An eye for an eye, tooth for tooth." Vậy gạt qua chuyện dioxin có gây độc hay không, liệu chúng tôi, Việt Nam có thể bây giờ rải lại tại nước Mỹ 100.000 tấn chất dioxin được không nếu theo quý vị là nó không gây hại cho sức khỏe, thậm chí để bảo vệ binh lính Mỹ? Tôi xin lỗi những người dân lương thiện và những người bạn Mỹ của mình khi phải nói ra điều này! Thứ hai, việc Bộ Tư pháp Mỹ gửi thư can thiệp đến tòa án Brooklyn nói rằng việc thụ lý vụ án có thể gây tiền lệ nguy hiểm cho Mỹ vì công dân các quốc gia khác mà Mỹ gây chiến có thể khởi kiện vụ án tương tự cũng như vụ kiện hiện tại mở rộng quá mức quyền lực của tòa án liên bang (quoting BBC). Tôi nhớ trước và trong chiến tranh tại Afghanistan năm 2002, tổng thống Bush đã nhiều lần nói rằng "công lý phải được thực thi" (justice must be served). Việc các nạn nhân da cam Việt Nam đang làm chỉ là yêu cầu thực thi công lý, đúng sai thế nào? Sao Bộ Tư pháp Mỹ, bộ đại diện cho công lý lại can thiệp vào quá trình đi tìm công lý này? Phải chăng công lý có hai tiêu chuẩn (double standard justice)? Ngoài ra việc can thiệp của Bộ Tư pháp có phải là sự can thiệp vào nguyên tắc độc lập tư pháp? Cám ơn BBC! Tuan Khoa, Houston, USAGửi hai bạn Minh Thúy và bạn Lâm Giang. Hình như hai bạn chưa biết nhiều về nước Mỹ và hệ thống tòa án của họ nên vội có lời trách móc là “qua vụ kiện này cũng là dịp để cho Nhân dân thế giới thấy được chính quyền Mỹ và nước Mỹ thể hiện nền Nhân Quyền và Nhân đạo của mình” và “nếu các nhà Tư bản Mỹ cũng như Chính quyền Mỹ thực sự có nhân đạo, tôn trọng nhân quyền và tỏ ra dẫn đầu về sự văn minh của nhân loại thì nên có thái độ và việc làm cho xứng đáng với điều mà mình đã gây ra.” Thật ra chính quyền Mỹ đã thể hiện rất nhiều về nền Nhân quyền và Nhân đạo của họ trong vụ kiện rồi đó. Nếu không, họ chả bao giờ cho phép đệ đơn kiện tụng chuyện này ngay trên đất Mỹ đâu. Thử hỏi năm xưa nếu Nga Xô và Trung cộng thả chất độc thì ngày nay có ai dám qua đó thưa kiện hay không? Ngay như chuyện vừa mới xẩy ra cho những người dân chài của chúng ta bị hải quân Trung quốc bắn trong vịnh Bắc bộ, tôi chắc chắn chả có ai dám nói hay nghĩ đến chuyện qua Hoa Lục kiện tụng, phải không hai bạn? Tôi có cơ duyên được chọn làm bồi thẩm đoàn xử một vụ kiện nên xin được phép kể cho hai bạn nghe chuyện tòa án của nước Mỹ hầu hai bạn có một suy nghĩ thêm về nền pháp lý của họ. Điều đầu tiên tôi nghĩ hai bạn rất ngạc nhiên khi biết là ở Mỹ, ông tòa không có quyền quyết định ai đúng hay ai sai trong vụ xử. Ông tòa Mỹ chỉ được quyết định phạt tù bao nhiêu năm hay bồi thường bao nhiêu tiền sau khi bồi thẩm đoàn quyết định bên nào đúng bên nào sai, dựa trên sách luật mà ông được huấn luyện trong trường. Nếu bồi thẩm đoàn quyết định vô tội ông ta sẽ phải thả ngay người bị kiện và đóng hồ sơ tức thời. Bồi thẩm đoàn, thường là mười hai người, được chọn ra trong tổng số khoảng năm trăm công dân trong thành phố có vụ kiện. Mỗi ngày, máy điện toán tự động chọn những công dân đã đăng ký đi bầu và gửi thư tới nhà hẹn ngày, giờ tới tòa. Đầu tiên nhân viên trong tòa sẽ chia họ thành những toán nhỏ khoảng năm chục người một toán. Mỗi một toán sẽ được xếp vào mỗi vụ kiện riêng biệt và được dắt tới cái phòng xử vụ kiện đó. Nơi đây luật sư hai bên sẽ bắt đầu phỏng vấn để chọn ra mười hai bồi thẩm đoàn. Luật sư bên này có quyền xin ông tòa không chọn người này hay người kia làm bồi thẩm đoàn khi đưa ra những lý do xác đáng. Thí dụ như người đó có con là nạn nhân của chất độc da cam sẽ không được chọn vì ai cũng biết nếu được chọn làm bồi thẩm đoàn chắc chắn anh ta sẽ bỏ phiếu cho bên kiện ngay. Sau khi luật sư hai bên đồng ý chọn mười hai bồi thẩm đoàn, họ sẽ được ông tòa chỉ dậy cách thức làm việc. Điều đầu tiên là họ phải ngồi im lặng nghe luật sư hai bên biện hộ cho thân chủ mình mà không được đặt bất kỳ câu hỏi nào. Luật sư hai bên có quyền lôi tất cả những thủ đoạn, mánh lới, nhân chứng, tang chứng và vật chứng ra biện hộ hầu thuyết phục bồi thẩm đoàn là thân chủ họ vô tội. Nếu ông tòa thấy cần phải mất nhiều ngày để tranh cãi, ông sẽ cho ngưng và gửi bồi thẩm đoàn tới hotel ngủ qua đêm. Trong hotel, họ không được đọc báo hay coi tin tức bình luận về phiên tòa. Họ chỉ được, phần lớn, là coi phim hoạt họa của thiếu nhi. Họ cũng không được bàn cãi đúng sai về phiên tòa. Ngày hôm sau, họ được xe bít bùng chở tới tòa để ngồi im lặng nghe luật sư hai bên tranh cãi tiếp. Sau khi luật sư hai bên lôi hết chiêu thức ra tranh cãi, ông tòa sẽ cho bồi thẩm đoàn nhóm họp riêng và quyết định cuối cùng. Trong mười hai bồi thẩm đoàn, một người trưởng nhóm sẽ được mọi người chọn. Anh ta sẽ hỏi từng người một là ai đúng ai sai. Mỗi người có quyền phát biểu cảm nghĩ của mình trước khi trả lời đúng sai. Nếu tất cả mọi người đều có chung một quyết định, người trưởng nhóm sẽ trở ra tòa và đưa cho ông tòa quyết định cuối cùng là bên nào đúng. Từ đó ông tòa dựa theo sách luật sẽ xử phạt như thế nào. Trường hợp chỉ một trong mười hai người bồi thẩm đoàn có ý khác. Họ phải ngồi lại họp và bàn cãi khi nào anh ta chịu đổi ý mới được. Nếu sau nhiều ngày bàn cãi, anh ta cũng không chịu đổi ý, phiên tòa sẽ được gọi “ngưng, không quyết định được” và sẽ không xử tiếp. Bên kiện có quyền kiện lên tòa cao hơn và mọi việc sẽ bắt đầu lại từ đầu với sự chọn lựa bồi thẩm đoàn mới. Nhìn vào cách làm việc của toà án Mỹ, tôi nghĩ chắc hai bạn cũng đồng ý là chính quyền Mỹ hay tư bản Mỹ không thể có một quyết định gì trong vụ kiện chất độc da cam này. Chính mười hai người công dân Hoa Kỳ làm bồi thẩm đoàn quyết định chuyện này. Tư bản Mỹ chỉ có thể bỏ nhiều tiền để mướn những luật sư tên tuổi ra tranh cãi. Tuy nhiên, theo thiển ý riêng của tôi thì dù có giỏi cách mấy cũng không thể nào cãi qua được sự thật. Tòa án ở Việt Nam thì tôi chắc hai bạn đã qúa rõ rồi. Ông tòa nghe lệnh đảng và quyết định ai đúng ai sai. Đôi khi còn không cho bị cáo gặp luật sư của mình nữa. Có lúc lại thích xử kín không cho báo chí có mặt. Xin bạn đừng nghĩ ông tòa bên này nghe lệnh chính quyền và tư bản Mỹ rồi xử đúng sai. Hoàn toàn không chuyện này đâu. Chim Cu, Hà NộiCái thắng đầu tiên của vụ kiện này là các nạn nhân chất da cam được biết đến và được nhiều người và tổ chức trong và ngoài nước, và tất nhiên có bao gồm cả Mỹ quan tâm, kể từ khi cuộc chiến của Mỹ tại Việt nam kết thúc. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng các sinh linh tật nguyền của cuộc chiến này sẽ đòi được công lý cho họ và cho cả nạn nhân nhân da cam đã khuất. Le Nguyen, HCM, Việt NamTôi tin rằng công lý sẽ thắng. Nếu lần này không thắng thì lần sau sẽ thắng. Hậu quả của chất độc màu da cam thì không thể chối cãi với binh lính Việt nam, binh lính chính phủ Sài Gòn và cả binh lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Tôi hy vọng rằng các nạn nhân chất độc màu da cam sẽ thắng kiện Ti Teo, Bình PhướcTôi nghĩ vụ kiện nay sẽ giành phần thắng. Vì về bằng chứng thì đã có xác thực. Quan trọng là Việt nam có chịu đầu tư cho vụ kiện tới cùng hay không, sợ chỉ rêu rao rồi quên lãng, chỉ biết nhắc đi nhắc lại, nhưng nếu thắng đi chăng nữa thì số tiền bồi thường co thật sự đến được 20% bồi thường cho nguời bị chất nhiễm chất độc, hay số tiền đó đi từ trên xuống dưới đến tay nguời bị nạn chỉ là số tiền an ủi. Trần Hải, Mississauga , CanadaTôi đồng ý với bạn Lê Thoa là dù thắng hay thua, chúng ta sẽ có được những bài học quý báu. Đừng nên trách chính phủ Mỹ nếu ta thua mà hãy tự suy nghĩ tại sao mình thua, có thể vì mình chủ quan, hay không có luật sư giỏi hay không đầu tư tài chính vào vụ kiện đúng mức. Dù sao đi nữa, thua hay thắng thì nhà nước Việt Nam đều có lợi. Nếu thắng, nhà nước có thêm số tiền lớn. Còn nếu thua, nhà nước có lý do để tuyên truyền là chế độ dân chủ của Mỹ không có công lý. Đồng thời cũng đánh lạc hướng được dư luận để mọi người dồn tâm trí vào vụ kiện, thù địch Mỹ mà quên đi những chuyện thối nát trong nước. Tuấn Anh, San JoseKính thưa ngài tổng thống Bush và chính phủ Hoa Kỳ! Các ngài sẽ nghĩ thế nào nếu như thân nhân của các ngài là nạn nhân của chát độc màu da cam, một hóa chất độc hại mà quân đội các ngài đã sữ dụng trên quê hương Việt Nam của chúng tôi? Nhũng nạn nhân và gia đình nạn nhân đó đáng lẽ ra có được một cuộc sống yên bình, bình thường như bao người khác! Nhưng liệu họ có được những ngày tháng đó hay không khi đang mang trên mình hậu quả của chất độc màu da cam? Câu trả lời và phán quyết cuối cùng xin dành cho lương tâm của các ngài. Minh Thúy, Hải PhòngAi có dịp đến Việt nam để thăm các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc Da cam do Quân đội Mỹ rải xuống trong những năm chiến tranh thì mới thông cảm được nối đau đớn của họ, của gia đình họ. Qua vụ kiện này cũng là dịp để cho Nhân dân thế giới thấy được chính quyền Mỹ và nước Mỹ thể hiện nền Nhân Quyền và Nhân đạo của mình - cái mà họ thường tự hào, khuếch trương và rêu rao,hướng dẫn các nước trên thế giới phải noi gương họ. Đỗ Minh Nam, Việt NamNếu VN thắng, thì mọi người nhiễm chất độc da cam, ở cả hai miền, bất kể có tham gia chiến tranh hay không, đều phải được hưởng sự bồi thường. Thế mới công bằng. ĐCSVN và Chính phủ VN không nên chỉ quan tâm đến những người "phe mình" được đảng huy động vào chiến trường. Đánh nhau, định lập chiến công và thành tích mà gặp nạn thì làm sao đau khổ và oan uổng bằng người dân thường (cả hai miền) bị nạn "trên trời rơi xuống" đầu mình? Tuy vậy, phải chứng minh bằng các luận cứ khoa học (không ai bác bỏ được) rằng những người đó thật sự do chất độc da cam. Điều này có lẽ chẳng dễ dàng chút nào đối với chúng ta. Về tình cảm, tôi mong các nạn nhân sẽ thắng, nhưng tôi không hiểu chính phủ VN đã chuẩn bị đủ bằng chứng khoa học chưa (?). Nếu không, rất nhiều người sẽ nghĩ đây chẳng qua chỉ là thủ đoạn chính trị, rất bất lợi. Bình Bình, TP. HCMTôi nghĩ rồi người Mỹ sẽ phải bồi thường tiền bạc trong vụ kiện này thôi. Nhưng thực sự nỗi mất mát của nạn nhân trong chiến tranh thì không tiền nào bù nổi. Qua vụ này, tôi mong VN thắng kiện và Mỹ sẽ phải bồi hoàn. Tuy nhiên, số tiền này phải làm sao thực sự đến tay nạn nhân chất độc da cam ở VN, mà không phân biệt họ thuộc diện gì, lý lịch ra sao. Tôi rất lo về cách điều hành không minh bạch của một số tổ chức ở VN. Trần Minh, Việt NamKhi nghe và xem những hình ảnh huỷ hoại của chất độc màu da cam đối với môi trường và sức khoẻ của con người tôi ngậm ngùi nghĩ đến bài hát của Trịnh Công Sơn: Giọt nước mắt thương cây, cây ngã trên ngàn, giọt nước mắt thương chim, chim bỏ xa rừng, giọt nước mắt thương đất, đất cằn cỗi bao năm, giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong. Đất nước và con người Việtnam chúng ta bị huỷ hoại đến tận cùng vì chiến tranh vì tham vọng của các bên. Đất đai môi trường sức khoẻ hạnh phúc của con người trở thành những vật hy sinh. Đôi khi tôi tự hỏi nếu quê hương VN là một tiểu bang của Mỹ, nếu dân VN là dân Mỹ chắc hẳn sẽ được bảo vệ tối đa. Sẽ được cảnh cáo cho biết sự độc hại khi tiếp xúc với hoá chất được d! ùng để diệt cỏ dại nguy hiểm như thế nào? Được bảo cho biết hãy xa lánh các chất như Atrogene, Cyanogene, Cinnagene, Alachor, methylolchlor và lẽ dĩ nhiên là Dioxide nữa chứ! Rồi cơ quan môi trường hướng dẫn dân có biện pháp ngăn hoá chất không ô nhiễm nguồn nước thiết lập các khu vực an toàn cho dân. Các nghiên cứu khoa học cũng sẽ chỉ cho thấy những hoá chất dùng kiểm soát cây cỏ và côn trùng nếu dùng bất cẩn có thể đi vào đường hô hấp hay vô ý uống phải sẽ gây sự mất cân bằng đau đầu, yếu thị giác, tức ngực khó thở và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đáng tiếc chúng ta lại không phải là người dân Mỹ! David Ho, Anh QuốcChúng ta hãy chờ xem phán quyết của tòa án Mỹ, cái nơi mà được cho là tự do dân chủ nhất thế giới. Nếu mà các nạn nhân chất độc da cam của Việt nam thua thì chúng ta sẽ được biết đó là "nền dân chủ kiểu Mỹ". Mac Hoang Phuong, Praha, CH CzechQua phiên điều trần vừa rồi thì khả năng thắng của các nạn nhân gần như là không có. Nếu các nạn nhân chất độc dioxin mà thắng thì sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho chính phủ Mỹ nói riêng và cho các chính phủ khác đã từng có vi phạm các công ước quốc tế. Biết đâu sau một thời gian các nạn nhân vô tội của Nhật Bản lại lấy vụ này làm gương để kiện lại chính phủ Mỹ đã thả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản. Cho nên vụ kiện này khả năng thắng kiện của các nạn nhân là gần như không có. Còn nếu vụ kiện này mà phía các nạn nhân thắng thì đó là một chứng minh hùng hồn cho sự tự do của nước Mỹ. Còn về vấn đề khi đã thắng kiện rồi việc chia tiền đó như thế nào thì theo tôi chúng ta ( kể cả phía chính phủ VN ) cũng không có quyền tham gia. Mà quyền quyết định ở đây sẽ là tòa án và phía phải đứng ra bồi thường phân chia. Tôi tin nếu thắng kiện thì kể cả các ( nạn nhân bị cướp cò súng mà bắn vào mình ) cũng sẽ được đền bù và các ( nạn nhân ) người Mỹ đã được đền bù rồi. Thưa bạn An Nam, bạn viết rất hay nhưng đôi chỗ bị nhầm lẫn. Hiệp định Pari được ký năm 1973 khi Mỹ đã thả chất độc dioxin qua gần 10 năm rồi. Nguyễn Dũng, Hà NộiBạn nghĩ gì khi đứng trước nạn nhân chất độc da cam VN. Họ là đồng bào của bạn đó, dù bạn đang trong nước hay ở nước ngoài. Chúng tôi không vô cảm, và đã bắt tay hành động bằng phong trào ủng hộ, giúp họ ở trong nước. Thậm chí các em bé cũng dành từng đồng tiền ăn sáng nhỏ bé để góp phần xoa dịu nỗi đau. Chúng tôi được biết có nhiều người Việt ở nước ngoài cũng đang đòi công lý được thực thi. Nhưng có một bộ phận thì vẫn quay lưng. Họ chỉ lên án chế độ, nói theo ngoại bang về nhân quyền, rồi tổ chức biểu tình chia rẽ. Tại sao không tổ chức biểu tình ở Mỹ bày tỏ đoàn kết với nạn nhân đau khổ? Hay chỉ vì các nạn nhân là chiến binh cộng sản? hf35waTôi hy vọng diễn biến vụ kiện sẽ có lợi cho phía VN , mong muốn công lý được thực hiện. Tôi cảm thấy mình thật quá may mắn. Ba tôi ở chiến trường 10 năm, là thương binh hạng 4, nhưng run rủi thế nào anh em chúng tôi đều sinh ra bình thường nguyên vẹn. An NamThân gởi các bạn trên diễn đàn BBC! Đọc các ý kiến tranh luận trên BBC trong các chủ đề càng đọc các bài tranh luận tôi thấy lại càng hay, có một số bài tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần để thấm đuợc ý hơn. Có tranh luận mới vỡ ra nhiều vấn đề và thấy được kiến thức cuộc sống là mênh mông. Riêng với chủ đề này, cho phép tôi có đôi điều góp ý với các bạn. Công bằng đã không có trên đất nước mình thì đừng phán quyết về sự công bằng ở một nước khác. Đã đi kiện thì phải tôn trọng phán quyết. Kết quả của phán quyết còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng dù thế nào cũng sẽ cho ta bài học. Những nạn nhân chất độc màu da cam rõ ràng là nạn nhân của cuộc chiến là những con người cần được chia sẻ về tinh thần và vật chất. Trước tiên, những nạn nhân này cần sự hỗ trợ về nhân đạo. Thế nhưng, tôi cứ đặt mãi dấu hỏi, tại sao hiệp định Paris được ký kết, ai ở nhà nấy để chờ tổng tuyển cử thì vẫn có những người vượt dãy Trường Sơn để vào miền Nam. Ai điều động họ và những người điều động có phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình không? Nếu không vượt Trường Sơn vào Nam thì có những nạn nhân chất độc màu da cam của ngày hôm nay không? Ngày hôm nay, sự kiện tụng của những nạn nhân dù thắng hay thua thì nhà cầm quyền vẫn thắng. Cái mà mà nhà cầm quyền trông chờ không chỉ là kế quả của phán quyết tòa án mà nhà cầm quyền đang cố gắng khơi gợi lại những vết thương quá khứ để tìm sự ủng hộ cho tương lai. Cố gắng kêu gọi lòng nhân đạo để nhằm đánh đồng với lòng yêu nước. Sự trả giá quá đắt của những con người vô tội và thế hệ sau này chỉ để đổi lấy một XH như ngày hôm nay có xứng đáng hay không? Một chế độ độc tài được xây dựng trện bao nhiêu máu và nước mắt của cả dân tộc và những người cầm quyền sống một cách xa hoa lộng lẫy. Ai sẽ là tòa án phán quyết để trả lại sự bất công cho cả dân tộc? Anh Tâm, Montreal, CanadaChiến tranh đã qua, nhưng chính sách trợ cấp của VN đối với người được coi là nhiễm da cam lại chỉ áp dụng cho cán bộ, thanh niên xung phong. Tôi đề nghị nên áp dụng cho tất cả mọi người dân. Hãy nhìn những nước như Canada. Họ trợ cấp cho người tàn tật đều nhau, không phân biệt thành phần chính trị, gia đình chính sách như Việt Nam. Việt Hà, MelbourneCông lý phải sòng phẳng. Thế nhưng những người trước đây là quân nhân VNCH có được hưởng bôì thường không, hay chỉ dành cho diện chính sách? Nạn nhân chiến tranh thì có đủ loại, đủ kiểu đấy. Ngoài sự kiện chất da cam, tôi mong rằng công lý phải được thực hiện đầy đủ đối với tất cả nạn nhân. Lê ThoaThiết nghĩ dù thắng hay thua kiện, người Việt Nam cũng có nhiều điều để học hỏi qua vụ này: 1) Nếu thắng kiện: nước ta cần học hỏi để xây dựng nền pháp lý độc lập như tại các nước dân chủ. 2) Nếu thua kiện: nước ta cần học hỏi thêm về các thủ tục pháp lý quốc tế, các chiến thuật chiến lược trong việc kiện tụng để chuẩn bị cho vô số những đối đầu quốc tế, về mọi mặt, sẽ xảy ra trong quá trình toàn cầu hóa. Lục Tỉnh, HoustonQuý vị thử xem thông tin về việc trợ cấp cho nạn nhân chất da cam. Đó phải là thuần túy như vấn đề nhân đạo. Thế nhưng quy định hiện thời của VN về đối tượng được trợ cấp chỉ gồm người được xem 'có công với cách mạng'. Như vậy, dân thường, chưa nói tới người cộng tác với chế độ miền nam trước đây, hoàn toàn không được giúp đỡ nào của chính quyền. Sao lại có phân biệt đối xử này, trong khi đây là vấn đề nhân đạo? Thanh Bình, TP. HCMCách nhà tôi vài căn có một gia đình là nạn nhân của chất độc da cam. Người con gái lớn của gia đình cũng bằng tuổi tôi, cùng sinh năm 1975. Cùng lớn lên từ nhỏ trong một khu tập thể, tôi mới thấy hết được nỗi bất hạnh của họ. Cha của cô là một người lính trong chiến tranh Việt nam. Ông đã bị nhiễm chất độc da cam ở một chiến trường miền Nam Việt Nam. Khi sinh cô con gái đầu lòng, cô đã có một trí não bất bình thường. Càng lớn sự bất bình thường ấy càng thể hiện rõ trên khuôn mặt chính vì vậy cô ấy không được đi học giống các bạn bè cùng trang lứa. Chẳng có ai cấm cô ấy đi học nhưng thử hỏi làm sao cô ta có thể học khi vừa câm vừa điếc. Năm nay, đã 30 tuổi rồi nhưng nhìn cô ta cũng chỉ giống đứa trẻ lên 10. Người con trai thứ hai của gia đình này có vẻ khá hơn người Chị nhưng cũng "dở dở ương ương". Học 3 năm mà không lên nổi một lớp. Lúc nào cũng dọa cầm dao giết người, cô giáo và bạn học sợ quá nên gia đình, nhà trường phải cho nghỉ học. Gia đình họ rất nghèo. Năm nay đã ngoài 60 tuổi mà hai vợ chồng vẫn phải vất vả nuôi hai người con với tương lại thì mù mịt. Mỗi tháng họ chỉ biết trông chờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước cho nạn nhân chất độc da cam 200.000 VNĐ, tương đương khoảng 18 USD. Một trường hợp thứ hai mà tôi chứng kiến cũng ngay trong khu tập thể đó. Họ không phải là những người tham gia trên chiến trường, họ chỉ là thế hệ sau, là con của những người lính. Khi họ có gia đình, con của họ(cháu của những người lính) này chào đời với hình dạng quái dị mà người ta thường gọi là quái thai. Thật kinh khủng và cũng thật bất hạnh cho những gia đình không may là nạn nhân của tội ác chiến tranh. Không chỉ có thế, ở Việt Nam còn có hàng triệu gia đình là nạn nhân của chất độc da cam. Có lẽ nhiều thế hệ sau này vẫn còn phải hứng chịu hậu quả của nó. Không có một lời văn nào có thể diễn tả hết được sự tàn ác mà chất độc da cam gây ra cho người dân Việt Nam. Có lẽ nếu ai chưa từng thấy tận mắt những nạn nhân này, sẽ không thể thấu hiểu và đồng cảm cho cuộc đời của họ, gia đình họ. Bất luận vụ kiện này có kết quả ra sao đi chăng nữa thì người dân trên toàn thế giới, những người có lương tri cũng sẽ biết và hiểu được phần nào về những gì người Việt Nam đã, đang và sẽ còn phải gánh chịu trước những tội ác, hậu quả của chiến tranh do Mỹ để lại. Thu Phong, Silver SpringKhông ai chối cãi về sự tàn nhẫn và độc ác của chiến tranh. Chất da cam (dioxin) được Mỹ dùng để khai quang trong thời kỳ chiến tranh. Không biết lúc đó khoa học đã biết được dioxin là một chất độc có thể di hại đến nhiều thế hệ? Ngay cả con ruột của vị tướng Mỹ tư lệnh hải quân Thái Bình Dương đã bị chết vì chất độc này khi ông đang đóng quân ở Việt Nam. Nếu thật sự lúc đó khoa học chưa biết được dioxin là độc hại thì tội của người chủ chốt dùng dioxin để khai quang chỉ là tội bất năng hành. Dù gì đi nữa, người dân vô tội nên đáng được đền bù một cách xứng đáng. Xin hãy nhìn nhiều mặt khác nhau để dân lành đỡ khổ. Trong kỳ đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam vừa qua, chủ tịch đảng Nông Ðức Mạnh đã xác nhận là đảng có sai lầm. Thử hỏi những sai lầm này có gây ra sự chết chóc cho người dân vô tôi hay không? Có ai dám trả lời là không? Như vậy thì những người dân này đã được đền bù chưa? Lam Giang, BangkokNếu các nhà Tư bản Mỹ cũng như Chính quyền Mỹ thực sự có nhân đạo, tôn trọng nhân quyền và tỏ ra dẫn đầu về sự văn minh cuả nhân lọai thì nên có thái độ và việc làm cho xứng đáng với điều mà minh đã gây ra. Nhận sai và bồi thường cho những nạn nhân cũng không đến nỗi làm cho C.ty phá sản hay Chính phủ mất mặt gì đâu. Ngược lại sẽ được loài người ca ngợi về sự cao thượng cuả họ. Hoàng Phương, Prague, CzechThế là phía chính phủ Mỹ đã phủ nhận toàn bộ các tội lỗi do họ gây ra. Hiện nay các nạn nhân chỉ trông chờ vào hệ thống tòa án của Mỹ nữa mà thôi. Cũng qua vụ kiện này chúng ta sẽ thực sự chứng kiến sự tự do của nước Mỹ? Hy vọng sự tự do đó là sự thực! Minh Đan, TP. HCMNhìn vào thực tế chính trị lúc này, có thể ước đoán rằng bằng cách này cách khác, Mỹ có thể hủy bỏ vụ kiện của phía VN hoặc VN thua kiện. Tôi cho rằng sự hủy hoại môi trường, con người là trăm phần trăm có thực. Nếu tình hình diễn ra như tôi dự đoán, thì là một bi kịch của VN bên cạnh bi kịch của lương tri. Đông Quân, SeattleCó thể nói trong thế kỷ 20, chưa có một nước nào trải qua cuộc chiến tranh lâu dài và khủng khiếp như ở VN. Hậu quả còn để lại trên từng thửa ruộng, thân thể mỗi người. Hãy nhìn những đứa trẻ ra đời bị nhiễm chất độc, lớn lên họ làm gì? Tương lai về đâu? Nếu VN thắng kiện, điều đó nói lên rằng bài học từ chiến trường VN thật quá đắt và nhớ đời. Bằng ngược lại, nếu VN không đạt như ý, chúng ta hãy hiểu hơn về sự tàn bạo của chiến tranh, càng làm cho thế hệ mai sau có ngọn lửa yêu nước, yêu dân tộc hơn.
Sau phản ứng gay gắt trong xã hội về việc Cựu Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Minh Hiển dùng tiền nhà nước đi học ở Anh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu thu hồi toàn bộ khoản kinh phí đã cấp để nộp lại Ngân sách Nhà nước.
Tiền cho ông Hiển đi học bị thu hồi
Ông Nguyễn Minh Hiển được cấp kinh phí từ đề án 322 để tham dự khóa học tiếng Anh bốn tháng ở London mặc dù quá tuổi quy định. Đề án 322 có mục tiêu đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. Thu hồi Hôm 13-9, đã có một cuộc họp bất thường do ông Nguyễn Tấn Dũng chủ trì để bàn về sự việc. Tham dự họp có Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung, bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao. Những người dự họp cũng nghe ý kiến của các Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng và các bộ trưởng Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh. Cuộc họp thừa nhận việc dùng tiền ngân sách cho ông Nguyễn Minh Hiển đi Anh học là không phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công văn của Thủ tướng Việt Nam ngày hôm nay nói việc làm "không đúng này đã gây bất lợi trong dư luận." Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thông báo cho người tiền nhiệm và cho thu hồi toàn bộ khoản kinh phí đã cấp để nộp lại Ngân sách Nhà nước. Công văn cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về vụ việc này. Quyết định này hoàn toàn trái ngược một giải trình trước đó của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân gửi Thủ tướng ngay sau khi vụ việc bị loan tin trên báo. Theo giải trình hôm 7-9 của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bộ GD-ĐT "đảm bảo thực hiện đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước." Bản giải trình này cho rằng việc cử ông Nguyễn Minh Hiển đi học phù hợp chủ trương chung của Bộ Giáo dục là sẽ cử các cán bộ chủ chốt, sắp tới là giám đốc các Sở GD - ĐT, đi nước ngoài tìm hiểu kinh nghiệm giáo dục quốc tế. Lá đơn xin đi học của ông Nguyễn Minh Hiển trước đây được nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải thông qua. Hôm 4-5, ông Hiển có đơn gửi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải xin theo học một khoá bồi dưỡng, nâng cao trình độ tiếng Anh và kết hợp nghiên cứu sâu về giáo dục ĐH tại Vương quốc Anh trong thời gian 6 tháng kể từ sau khi rời chức bộ trưởng. Ông Khải, vào hôm 27-5, đồng ý với nguyện vọng và chuyển cho ông Nguyễn Tấn Dũng xem xét trả lời. Bộ Nội vụ cũng đồng ý, và Thủ tướng Phan Văn Khải sau đó có công văn thông qua lá đơn của ông Hiển. Trong những năm qua, nhiều cán bộ sắp về hưu trong Đảng Cộng sản Việt Nam đã được cho đi tham quan nước ngoài qua hình thức khóa học nghiệp vụ ngắn ngày. Tuy vậy, việc tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu thu hồi khoản kinh phí đánh dấu một sự thay đổi nhất định trong quan hệ giữa xã hội và nhà nước tại Việt Nam. Xã hội Việt Nam, sau 20 năm Đổi mới, đã khác trước và trong một số quyết định, Đảng Cộng sản và Chính phủ đã phải tính đến phản ứng, thuận lợi hay không, của người dân. ........................................................................... Giấu tênTôi là một người dân bình thường nhưng cũng nhận thấy một điều rằng : Việc thủ tướng Nguyễn Tấn dũng cho thu hồi số tiền chi trả cho ông Hiển đi Anh là một cột mốc đánh dấu sự thay đổi lớn lao trong xã hội cũng như nền chính trị Việt nam. Việc một thủ tướng bác quyết định của một thủ tướng tiền nhiệm và nhận định quyết định của người tiền nhiệm là không đúng là một việc chưa có tiền lệ. Người dân rất ủng hộ thủ tướng Dũng và mong ông kiên trì định hướng của mình để sớm đưa Việt nam thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Nam Phong, Vũng TàuÔng Nguyễn Hòang TPHCM nói vậy là không hiểu gì rồi. Ông bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho dù là có cảm nhận việc làm này "có vấn đề", nhưng như thế thì đã sao nào. Kể cả 2 vị thủ tướng đều từng nhất trí thông qua mà. Đơn giản vì tất cả thực hiện theo đúng thủ tục qui định. Từ trước đến giờ vẫn vậy có sao đâu. Nhưng lần này thì cái xui đã xảy đến trong trường hợp của cụ Hiển nhà mình. Chẳng biết ai "chơi xấu" xì tin ra ngòai, và thế là dư luận, vốn đã bất bình với các vấn đề xã hội rối như canh hẹ hiện nay lại càng tức hơn nữa. Báo hại nội các mới, cụ thể là tân thủ tướng, phải rút lại quyết định đồng ý trước đó của mình. Có vẻ như đã tồn tại một quy định ngầm trong giới lãnh đạo nước hình chữ S này là cán bộ có thể tham nhũng nhưng phải thật kín đừng để cho dân chúng biết. Đó cũng là lý do tại sao "Tự do Ngôn luận" vẫn chưa được phép tại Việt Nam. Người Hà NộiNhẽ ra bác Hiển nhà ta có thể là một tấm gương suốt đời không ngừng học tập, xứng tầm lãnh đạo của bộ Giáo dục và Đào tạo thì báo chí nặng về đưa tin "đi học tiếng Anh", cái vế "nghiên cứu sâu thêm về giáo dục đại học" bỏ đâu mất rồi! Cũng như bây giờ nói chuyện bác Nhân mà chỉ nói là bác "chống bệnh thành tích" mà bỏ qua cái vế "chống tiêu cực trong thi cử" thì hỏi liệu có mấy ai ủng hộ bác để chấn hưng nền giáo dục nước nhà? Mà nếu chỉ tập trung vào chống "bệnh thành tích" thì một ông bộ trưởng sau thế hệ bác Nhân có khi lại chuyển hẳn sang thang điểm 5 như của Nga cho an toàn thì có chắc là toàn dân sẽ ủng hộ nhiệt tình lắm lắm! Báo chí bây giờ có vẻ thích moi móc một vài "vấn đề tế nhị" làm chủ đề "đàm tiếu" và có vẻ rất tâm đắc với những vấn đề câu khách này. Việc đưa thông tin như vậy vô hình chung đã bộc lộ cho mọi người thấy sự bất cập trong sự quản lý và ra quyết định của nhà nước, trong một vài tháng mà ở những cơ quan cấp bộ như Văn Phòng chính phủ đã có những thay đổi quyết định xoành xoạch. Không đề cập đến việc ông Hiển tiêu vào ngân sách nhà nước bao nhiêu, nhưng cũng thực sự tôn trọng bản lĩnh của ông Hiển khi đã quyết định chọn con đường "học nữa, học mãi". Đặt giả thuyết thực tâm ông Hiển, sau một thời gian dài làm quản lý, muốn quay trở lại đam mê của mình là nghiên cứu khoa học thì ta sẽ suy luận tiếp thế nào. Giả thử (tôi tin rằng) nếu ông chỉ cần đánh tiếng là không thiếu các trường Đại học nước ngoài cấp học bổng mời ông sang nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, giáo dục bên nước họ. E rằng khi đó báo chí lại quay ra đả kích việc "dùng tiền của tư bản" để "quảng cáo du học" cho họ thông qua việc đi nghiên cứu làm chảy máu ngoại tệ và chất xám của nhà nước thì cũng mệt! Đến khi đó ông Hiển muốn nghiên cứu thực tiễn một cách sâu sắc (ngay trong lòng của nền giáo dục của họ) thì cũng chả còn đường nào! Nếu ông cố gắng bỏ tiền túi ra thì chắc lại mang tiếng là "tham ô tham nhũng" mới có vài ngàn đô la đóng tiền học! Trên báo Tiền Phong, nghe ý kiến của bác này: "...Tiếng Anh không phải là khó học và tôi và bạn bè đã tự học để thông thạo nó, từ khi còn là sinh viên mặc dù tiếng các nước Đông âu là ngôn ngữ chính mà mình phải làm việc hàng ngày khi đi du học" thì thật không hiểu bác TS nọ định nghĩa "thông thạo" là sao? Để được phong Giáo sư ở VN hiện nay, việc yêu cầu ngoại ngữ là tương đối thấp. Tiêu chuẩn tiếng Anh tầm IELTS 7.0 để làm thạc sỹ hay tiến sỹ ở nước ngoài thì nói thật khi sống trong môi trường của họ chỉ "đủ giao tiếp", chưa kể ông Hiển lại chỉ có hai bằng đại học ngoại ngữ là Pháp và Nga chẳng hạn! Ai đó lại bảo "cựu Bộ trưởng GD-ĐT đã sắp đến tuổi nghỉ hưu sẽ có ít thời gian đóng góp cho đất nước hơn 1 du học sinh có học vị tương đương", thật là một đánh giá kém cả về mặt khoa học và mặt thực tế! Thậm chí nếu ông với uy tín và khả năng lãnh đạo của mình về mở một trường tư thục mới kiểu trường tầm tầm như Lương Thế Vinh của bác Văn Như Cương với một phong cách tiến bộ hơn thì cũng đã mang lại thay đổi cho cả một thế hệ trẻ. Nói tóm lại, tôi ủng hộ truyền thống học tập, giáo dục của Việt Nam, tôn trọng quyền cũng như sự ham muốn học hỏi của tất cả mọi người! Nếu có vấn đề xem xét về nguồn tài chính hoặc tiêu chuẩn đi nghiên cứu thì ta phải giải quyết vào vấn đề này sao cho thấu đáo, không nên chồng chéo, bất cập. Không thể cấm những người ham học ở bất kỳ độ tuổi nào khi họ muốn mà không được tham gia! Mai, Hà NộiTôi thấy bạn Nguyễn Nhật ở London nói thật buồn cười, việc bác ấy sang đấy học tập chăm chỉ và chuyện trước đây bác ấy góp phần lớn làm tụt hậu hệ thống giáo dục Việt Nam là hai việc chẳng liên quan gì đến nhau. Nếu theo bạn người đứng đầu hệ thống giáo dục không phải chịu trách nhiệm cho yếu kém của hệ thống đó thì ai sẽ chịu đây? Những nguyên nhân mà bạn nói lấp lửng đó thuộc diện kiểm soát của ai chịu trách nhiệm, nếu không phải là cơ quan chức năng của chính phủ, chẳng nhẽ lại là lỗi của người dân đen? Bây giờ bạn thấy bác ấy "khiêm nhường" thì bạn nghĩ trước đây bác ấy cũng "khiêm nhường" như thế khi đang tại chức à. Bạn chỉ trích những người bình luận là không khách quan nhưng bản thân bạn cũng có khách quan! không? Người hiền lành chưa chắc đã là một người lãnh đạo giỏi. Đã không có khả năng mà vẫn nhậm chức, làm hại cho dân cho nước là có tội, chúng ta phải đánh giá công việc bằng kết quả chứ không phải bằng tình cảm riêng tư. Trách nhiệm bao nhiêu thế hệ học sinh suy thoái, căn bệnh thành tích của ngành giáo dục ngày hôm nay không phải là sản phẩm của một khả năng quản lý bạc nhược, bất tài thì là vì cái gì hả bạn? JinkuTôi thấy việc ông Hiển xin đi như vậy là quá sai rồi, chẳng có gì bào chữa. Dân ta có thói quen không chấp hành theo đúng quy định luật pháp, nhưng ở đây bản thân chính các quan cũng không chịu tuân thủ luật pháp. Thử hỏi như vậy thì có giáo dục đào tạo được người dân làm theo luật pháp không. Quy định là trên 50 tuổi không được sử dụng tiền ngân sách đi học thì cứ đúng vậy mà làm chứ. Nếu cứ làm quan thì được xét ngoại lệ sao. Trách ông Hiển thật sự lố bịch khi không hoàn thành trách nhiệm trong giai đoạn làm Bộ trưởng GD, khi sắp về hưu xin đi học làm gì nữa. Nếu tài năng thì đã làm tốt,học tốt trong khi đương chức rồi. Bây giờ mới đi học thì về cải cách ai Qua sự việc này, liệu bộ trưởng Nhân có đúng là nhân vật cao cấp nhất Bộ GD mà chúng ta cần không? Đối với một đất nước khoản tiền vài chục ngàn USD thì chẳng thấm tháp gì, nhưng nếu tiêu xài vô lý vậy thì chắc không chỉ một mình ông Hiển, vậy cứ nhân lên nhiều lần nữa thì sẽ là con số lớn. Để nền GD nói chung và cũng như nhiều ngành khác tại VN phát triển tôi thiết nghĩ phải giáo dục lại trước tiên những người làm lãnh đạo trong chính các Bộ ngành đó trước, sau đó mới tính tới đào tạo lớp kế cận, thanh thiếu niên. Đội ngũ đi trước mà không tốt thì đội ngũ đi sau cũng sẽ vậy thôi. Lời CT HCM đã dạy " muốn có lợi ích trăm năm phải trồng người" quả là chính xác. VN muốn phát triển cần có những con người tiên phong trong mọi lĩnh vực, có tri thức, dám nghĩ dám làm và dám chịu. Một người Hà NộiỞ công ty tôi làm việc có một chính sách rất hay là hàng năm cứ những cán bộ công nhân viên sắp về hưu bất kể là cán bộ cao cấp hay nhân viên lao công (nam 59-60 tuổi; nữ 54-55 tuổi) sẽ được bố trí đi du lịch nước ngoài một lần bằng tiền từ quỹ phúc lợi của công ty. Đó là cách cảm ơn sự đóng góp của họ dù là rất nhỏ đối với sự phát triển và tồn tại của công ty. Công bằng mà nói bác Hiển dù không có công trong việc thúc đẩy cải thiện nền giáo dục nước nhà (vì một mình bác không thể làm thay đổi cả một hệ thống nhà nước vốn được coi là "lỗi hệ thống") thì cũng chẳng nên chỉ trích sự không hoàn thành sứ mệnh Bộ trưởng của bác làm gì. Tuy nhiên, cứ coi bác như một người lao động bình thường thì cũng có đóng góp duy trì công việc bình bình ở Bộ giáo dục và đào tạo nhiều năm, trước khi về hưu cho đi một chuyến ở nước ngoài cũng là chấp nhận được. Tiếc một nỗi không biết ai tư vấn cho bác mà lại đi lấy kinh phí đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật để đi du lịch nước ngoài, cũng thật tiếc cho bác ở ghế Bộ trưởng giáo dục bấy nhiêu năm mà không đủ kiến thức và văn hoá để thấy việc viết đơn xin đi học ấy lố bịch và trái khoáy biết bao. Hèn gì nền giáo dục chẳng thể khá lên trong thời bác làm bộ trưởng. Và tiếc hơn nữa là đến vị cựu Thủ tướng muốn vớt vát cho cán bộ của mình chút ít trước khi về hưu lại thành ra hại bác Hiển rồi. Phạm KhaXin góp ý với bạn Trung Thu, ông thày dạy giỏi, viết sách hay không hẳn sẽ là một ông bộ trưởng điều hành, cải cách giỏi, và không bị vướng mắc tiêu cực. Hiện nay khoa học kỹ thuật cải tiến, sửa đối liên tục đến chóng mặt, chuyên viên nghành nghề nào cũng phải hàng ngày tìm kiếm học hỏi kiến thức mới, thế mà bạn nói "Thế hệ chúng tôi đến bây giờ vẫn phải tham khảo những cuốn sách thầy viết về Laser" thì tôi lấy làm tiếc cho bạn không chịu mua thêm sách mới, chứ không nghĩ như vậy là lý do thông cảm, bào chữa cho thày Hiển. Chẳng lẽ cả chục năm nay bạn không biết gì về tệ trạng văn hóa, giáo dục, thi cử ....để nhận biết nền giáo dục nước mình đã xuống cấp mức độ nào, trong đó trách nhiệm của thày Hiển không nhỏ. PatriotGửi bạn Trung Thu: Ông Hiển có thể là một người thầy đáng kính trọng của bạn, nhưng ít nhất với tôi, ông không phải là một bộ trưởng giáo dục hoàn thành được trách nhiệm của mình với nhân dân. Với bất kỳ lý do gì, việc ông Hiển đi học tiếng Anh bằng tiền nhà nước đều là một sự lãng phí vô lý. Không nêu tênThật không thể hiểu nổi nữa, điều này chắc chỉ có ở Việt Nam thôi. Bởi vậy các bác cũng đừng mất công mà phân tích làm gì cho mệt hãy để hơi sức đó mà làm việc. Ta làm việc không chỉ để nuôi con đâu mà còn phải đóng thuế nữa chứ, không thì các nguyên bộ trưởng khác sau này lấy tiền đâu mà đi học? Quy định độ tuổi là 50 nhưng Bác Hiển 59 tuổi vẫn được đi học là vì Bác ấy là nguyên Bộ trưởng nên được đặc cách. Đây là đặc cách chứ có phải là cấp trên lợi dụng chức vụ quyền hạn làm sai quy định đâu. Thế nhưng tôi chỉ có một thắc mắc nho nhỏ là ở bên đó bác Hiển có nhận mình là Nguyên Bộ trưởng Bộ GD không ấy nhỉ. JohnCó thể nói ngay rằng việc để ông cựu bộ trưởng bộ Giáo dục đi học bằng tiền ngân sách là một việc làm tiêu cực của chính phủ. Vậy thử hỏi "ai phải nói không với tiêu cực" đây? Tôi nghĩ nếu khôn ngoan hơn thì ông Hiển đã không làm một việc mà danh tiếng của ông bị tổn hại như vậy? Thật đáng nể tinh thần "hiếu học" của ông cựu bộ trưởng này. Không biết sau ông này có còn ông bộ trưởng về hưu nào được thủ tướng cử đi bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng tiền "chùa" nữa không đây? Quá chán! Một ý kiếnVấn đề ở đây tiền là một chuyện, rõ ràng là thuế của dân rồi. Hỏi rằng ông Hiển đi học xong về còn mấy tháng nữa là nghỉ hưu thì cống hiến cái gì, bao nhiêu năm làm bộ trưởng đã có thành tích đưa nền giáo dục Việt nam xuống tận cùng của thế giới rồi. Đáng lý ra đã phải truy cứu trách nhiệm hoặc phải từ chức từ lâu rồi, thế mà sắp về hưu vẫn còn được đi học thuộc diện chính sách đào tạo nhân tài, chẳng thể hiểu được. Mà tại sao ông thủ tướng sắp nghỉ hưu lại phê duyệt cho ông Hiển đi học theo kiểu này chứ. Rõ ràng trên thế giới này chỉ có VN làm thế thôi. Các quan muốn làm gì thì làm đâu quan tâm tới tiền thuế của dân đóng đâu, sắp đến ngày phải trả nợ nước ngoài rồi, không biết lấy tiền ở đâu đây? Trung ThuThầy Hiển là một người thầy đáng kinh trọng. Bản thân thầy đã từng dạy tromg Khoa Điện tử viễn thông, ĐHBKHN. Thế hệ chúng tôi đến bây giờ vẫn phải tham khảo những cuốn sách thầy viết về Laser. Chuyến đi học tiếng Anh này của thầy chắc không nhằm mục đích để nghiên cứu khoa học nữa mà để phục vụ nghiên cứu đổi mới giáo dục trong nước, đặc biệt là giáo dục đại học. Là một người đã nắm trọng trách cao nhất của ngành giáo dục, chắc chắn thầy có nhiều trăn trở và bức xúc mà khi đương chức chưa thể giải quyết được. Với độ tuổi hiện tại của thầy, tôi nghĩ vẫn còn nhiều thời gian đẻ đóng góp cho nền giáo dục nước nhà. Vậy tại sao các người lại xông vào chỉ trích như vậy? Nguyễn Hoàng, tp.HCMÔng Nguyễn Thiện Nhân ăn lương do dân chúng tôi đóng thuế, vậy tại sao ông không ngăn cản mà lại để ông Hiển đi du học bằng tiền của chúng tôi? Tôi kiến nghị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kỷ luật Bộ trưởng giáo dục. NonameXin bà con hãy nghĩ thoáng hơn một chút. Chúng ta sắp vào WTO rồi. Nếu cứ cái kiểu suy nghĩ đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành như thế này e rằng chẳng biết bao giờ dân ta tiến được. Một vài chục ngàn đô-la cho một cán bộ cao cấp có trình độ trau dồi ngoại ngữ để làm việc thêm chắc cũng có lợi hơn là cho mấy học sinh du học trẻ đi rồi không trở về. Hơn nữa tôi thấy nếu ông Hiển thôi lãnh đạo mà nghiên cứu giáo dục cũng có thể có hiệu quả tốt chứ. Bằng chứng là nhiều vị lãnh đạo sau khi về hưu nêu ra rất nhiều ý kiến có giá trị mà khi đương thời các vị ấy không thể nói ra được. Huỳnh Nguyệt, SaigonCó thể trong thời gian đương chức ông HIển đã duyệt nhiều thứ cho các quan trên nên bây giờ được lại quả. Các bác cứ thắc mắc làm gì. NMT, Đà NẵngỞ VN là thế đấy. Những ông sắp về hưu thì được ưu tiên đi nước đào tạo, khảo sát tại nước ngoài. Mà thường những người này tiếng Anh kém lắm, không biết có tiếp thu được gì không. Còn giới trẻ, có khát vọng tiếp cận kiến thức mới, sử dụng được tiếng Anh thì lại không được tạo điều kiện đi đào tạo. Thật lãng phí tiền đóng góp của dân. Vyvian, HoustonTôi thắc mắc là lúc làm tiến sỹ thì ông Hiển tham khảo tài liệu bằng tiếng gì? Sao bây giờ lại học tiếng Anh? Cho tôi hỏi cái bác học chung với bác Hiển là bác Hiển đang học level nào ở London vậy? Hơn nữa học xong rồi thì còn làm gì cho đất nước nữa hay đem tiền thuế của người Việt đi học ngoại ngữ, rồi dùng ngoại ngữ ấy đi... kiếm tiền. Như vậy có công bằng không? Dân đen, Việt NamNhững chuyện như thế này chắc chỉ có ở Việt Nam thôi. Nếu đúng là ông Khải đồng ý cho đi thì Đảng, Quốc hội phải về nhà lôi ra điều tra. Thế mới công bằng chứ. Nguyễn Thanh, Nha TrangThắc mắc hoài chuyện cụ Hiển đi học là không nên. Lẽ ra phải khen thưởng tinh thần hiếu học ấy mới phải. Hơn nữa, làm sao cụ biết là mình "hạ cánh" sớm thế, cứ nghĩ học xong là tiếp tục được bổ nhiệm ở vị trí cao hơn. Nhưng "nhân tính sao bằng dân tính". Cụ rời vị trí sớm vậy thật uổng 6 tháng miệt mài kinh sử. Hãy coi đó là một hình mẫu lý tưởng của tinh thần học tập trong giai đoạn hiện nay. Theo tôi điều quan tâm nhất trong chuyện này là xem cụ sang đó học có giở mấy chiêu thức thi cử của VN hay không, hay vì bên đó không có thấy Khoa nên. Sao, Long AnÔng Hiển đã làm khó cho những người mới lãnh trọng trách Quốc gia. Tôi tin chắc rằng không ai muốn cho ông đi, nhưng ngăn thì lại khó quá. Chúng ta nên nhớ là mình đang ở phương Đông. Đối nhân xử thế không thể cạn tàu ráo máng ngay được. Tóm lại ông Hiển tự làm xấu thêm hình ảnh của mình. Người chết để tiếng là vậy. Linh, MoscowKhoản trợ cấp kia nên hiến tặng cho quỹ từ thiện hay trao lại cho thầy Khoa đã có công phát giác gian lận thi cử. Bình Tâm, Vũng TàuNhà nước CHXHCN Việt Nam từ xưa tới nay vẫn thế, sắp về hưu thì cho đi nước ngòai để hưởmg thụ, bằng các chương trình tham quan, học tập ngắn. Ngay cả ông thủ tướng cũng làm sai quy định, vì những quy định đó chỉ để áp dụng với dân chứ không áp dụng với các quan cách mạng. Thời nào cũng thế, chúng ta đừng hy vọng ở một đất nước chỉ có độc nhất một đảng và cái đảng đó lúc nào cũng vỗ ngực là đúng. Trinh, TP. HCMKính gửi ông Nguyễn Nhật, nếu cựu bộ trưởng giáo dục đi học bằng tiền tự túc thì chẳng nói làm gì. Cái mà mọi người bàn ở đây là ông Hiển sắp về hưu thì tiền để cho ông đi học lẽ ra nên dành cho cán bộ trẻ. Thời gian cống hiến của họ sẽ lâu hơn. Không lẽ điều đó đơn giản thế mà bạn không hiểu được. Hay bạn không quan tâm việc nên đầu tư tiền của dân vào đâu cho có ích nhất. Yêu nước, LondonCái này người ta gọi là 'Bó tay chấm com.' Nhân tài trẻ thì không vun đắp, lại đưa cụ già ra du lịch nước ngoài dùng tiền nhà nước. Cứ thề thì sao mà khá đây. Trong khi bên đây có những bạn du học học bổng chính phủ mà chính phủ còn đói phải ăn mì tôm cả tháng trong khi vung tiền cho một cụ đi học tiếng Anh, kỳ quá. Dung, Phú YênTừng là người đứng đầu ngành giáo dục nước nhà, 59 tuổi, sắp về hưu lại xin đi học ngoại ngữ ở nước ngoài. Vậy mà lãnh đạo nhà nước cũng thông qua! Cháu tự hỏi nếu bác giỏi tiếng Anh rồi thì bác đi học mà làm cái chi, nhưng nếu bác không giỏi thì mấy tháng bác học làm sao mà nhét vô cái đầu cho được. Tuổi nầy mà qua xứ người học ngoại ngữ liệu có kết quả không? Cháu thì thấy thật tội nghiệp cho bác Hiển quá. Mấy tháng trời ngồi nghe thầy cô dạy tiếng Anh dễ làm cho bác điên lên quá. Tội gì mà tự tra tấn mình như vậy hả bác! Thanh, TP. HCMTrong khi thủ tướng chính phủ mới hô hào chống tham nhũng, đây không phải là một dạng biến tướng của tham nhũng sao? Mỗi một suất du học đào tạo nâng cao cũng phải được cân nhắc rất kỹ trước quyết định dành cho người xứng đáng nhất, có khả năng góp phần cải thiện cho ngành giáo dục nhất thì nay lại dành cho một người thiếu năng lực và cái quan trọng nhất là đã về hưu. Nguyễn Nhật, LondonTôi là người học cùng khóa tiếng Anh với bác Hiển ở London. Tôi thấy bác học tập, nghiên cứu rất chăm chỉ, khiêm nhường. Yếu kém của hệ thống giáo dục thì có nhiều nguyên nhân, và không phải bác Hiển không cố gắng đưa giáo dục tiến bộ. Đề nghị quý vị chỉ trích cái gì thì phải khách quan, đừng có kiểu đổ dậu bìm leo như vậy. VXN, Phú YênViệc Nhà nước cử ông Hiển đi học nước ngoài không biết để sử dụng ông vào mục đích gì nữa khi mà ông ta đã 59 tuổi, độ tuổi sắp về hưu. Trong khi thế hệ trẻ VN rất nhiều lại đang cần phải đào tạo thêm ở nước ngoài nhằm trở về đóng góp lâu dài cho đất nước. Việc cung cấp chi phí ăn học cho ông là một sự lãng phí tiền của Nhà nước, suy cho cùng là tiền của dân. Nhà nước VN đang đẩy mạnh chống tham nhũng, lãng phí nhưng oái ăm thay Bộ GD-ĐT lại xem thường dư luận khi đưa ông Hiển đi học mà chẳng đem lại lợi ích gì cho xã hội! Phải chăng đây là sự ưu ái ông khi về hưu để không phải hụt hẫng hay có sự trả ơn nào đó! NamTôi không hiểu ông cựu bộ trưởng này có công trạng gì cho đất nước, tiến hành cải cách lãng phí rất nhiều tiền của của nhân dân, nhưng rồi kết quả là bước sau lại lùi hơn bước trước, nền giáo dục thì mục nát. Nay đáp cánh an toàn rồi lại dùng tiền dân để đi xin học tiếng Anh, mà cái tuổi của ông Hiển bây giờ có học cũng chẳng tiếp thu được là bao, mà cũng chẳng thấy lợi gì cho đất nước. Thật khó hiểu khi nhà nước lại dùng số tiền một cách quá lãng phí như vậy. ATThứ nhất nói về nguyên bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển theo tôi ông không phải là người có công với đất nước này để mà hưởng đặc ân ấy sau khi bàn giao chức vụ. Nếu nói thẳng thắn ông là người có tội lớn với đất nước này, phá hoại cả một nền giáo dục Việt nam mà không biết đến bao giờ mới phục hồi lại được bình thường. Không tin các bạn có thể tìm hiểu xem có phải các thầy cô giáo, ai có điều kiện đều cho con cái đi ra nước ngoài học cho dù phải tự túc vì sao vậy? Đơn giản là vì họ không tin vào chính nền giáo dục mà họ tham gia giảng dạy. Thứ hai nói đến cơ chế của chúng ta. Tại sao một bộ trưởng trải qua hai nhiệm kỳ của mình với đầy tai tiếng (Các bạn cứ xem lại những lần họp quốc hội chất vấn bộ trưởng thì bộ giáo dục đào tạo luôn luôn là một trong các bộ có số câu hỏi chất vấn nhiều nhất và chịu nhiều bức xúc của xã hội nhất.) Vậy mà một bộ trưởng như vậy vẫn tồn tại được qua hai nhiệm kỳ. Có phải chỉ có ông Hiển, người “tài năng” và là “người không thể thay thế” ở đất nước Việt nam này mới có thể lãnh đạo được bộ giáo dục và đào tạo? Nếu vậy thì đây là nỗi nhục và sự xúc phạm đến những ai có tài và tâm huyết cho nền giáo dục nước nhà. Bây giờ thảo dân chúng ta mới hiểu tại sao lại có nhưng điều vô lý xảy ra như thế. Bởi chính thủ tướng duyệt cho một người như vậy đi bất chấp tiêu chuẩn, quy định của đề án. Quang, Hà NộiÔng cựu bộ trưởng giáo dục khi tại chức đã bao nhiêu lời ra tiếng vào về năng lực của ông, nay lại được đặc cách đi du học, dùng tiền ngân sách. Không biết hệ thống của chúng ta sẽ ra sao nữa. Trang, TP. HCMKhi còn tại chức sao ông không đi học để ngành giáo dục khỏi suy đốn như hiện nay. Chúng tôi là dân đóng thuế, không muốn nhà nước chi tiền vô tội vạ cho những việc như vậy. Không ai kiểm soát ngân sách, những điều bất hợp lý như vậy phải hủy bỏ. ADNTôi không thể hiểu nổi còn bao nhiêu học sinh, sinh viên vì nhà nghèo không có tiền nộp học phí đành từ bỏ những ước mơ đẹp đẽ nhất của mình. Thì có vị dùng tiền Nhà nước một cách vô lối - cấp cho người sắp về hưu đi học. Thật không thể hiểu nổi! Ông Tân bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có biết không nhỉ? Hoàng, TP. HCMPhải chi ông bộ trưởng bộ giáo dục cứ nói trắng ra là cấp kinh phí cho ông Hiển đi chơi nước ngoài một chuyến trước khi về hưu vì những đóng góp "quý báu" của ông Hiển trong thời còn tại chức chắc có lẽ bạn đọc sẽ cảm thấy ít bức xúc hơn vì không thấy sự lố bịch, đằng này lại duyệt cho đi học với cái tuổi 59 và đã về hưu. Xin hỏi học cái gì, học để làm gì khi đã về hưu, tại sao lúc còn tại chức không đi học để nâng cao kiến thức phục vục tốt hơn cho ngành giáo dục nhiều bất cập ở Việt Nam này? Câu hỏi này xin dành cho các ông lãnh đạo Bộ Giáo dục đó.
Sau chuyến thăm Trung Quốc thì chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch nước là mối bận tâm của rất nhiều người đang trĩu nặng suy tư về vận nước.
Suy nghĩ về chuyến đi của Chủ tịch Sang
Chủ tịch Việt Nam sắp thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên Những hoạt động ngoại giao dồn dập trong thời gian qua càng làm cho mối bận tâm ấy thêm bức xúc trước những diễn biến mới của thời cuộc trong nước và thế giới. Những hoạt động đối ngoại gắn liền máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất thì nội lực của dân tôc, thế đứng của đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự dồn sức, góp lực của cả toàn dân. Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng căn dặn "Thời! Thời! Thực không nên lỡ". Vả chăng, chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động. Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet phủ sóng khắp nơi đã khiến cho thế giới rộng lớn được thu hẹp lại trong "ngôi nhà toàn cầu", làm cho nhất cử, nhất động của mỗi một ai đó, nhất là của các "chính khách" đều hiện rõ mồn một trước đôi mắt tinh anh của công luận. Chính cái đó đem lại một sức mạnh mới, cách suy nghĩ mới cho mỗi con người. Người ta hiểu ra rằng, kiểu tư duy tuyến tính theo lối mòn không bắt kịp với thời đại mà chuẩn mực chính là sự thay đổi. Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù quy‎́ báu‎ đến đâu, cũng không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới để hình thành một kiểu tư duy tương thích với nhịp sống đương đại của nền văn minh trí tuệ đang làm cho tiến trình phát triển đưa tới những bước hợp trội, tạo ra những đột biến không thể nào dự báo trước được. Hiện tượng Myanmar là một ví dụ thật hấp dẫn. Ngoài ra, những bài học trị nước và cứu nước của ông cha ta vẫn ẩn chứa những nguyên lý ứng xử với dân với nước, với bạn với thù theo lối "mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích" (cái đầy gọi cái vơi, võng xuống thì được làm cho đầy trở lại,) vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Dòng sông cuộc sống đang đẩy con thuyền đất nước đi vào đoạn nước xoáy, người lèo lái chỉ một chút sơ sẩy, thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho dân tộc phải trả giá đắt. Vì xét đến cùng, cái quyết định vẫn ở con người. Thì chẳng thế sao? "Đại Việt Sử ký toàn thư. Kỷ nhà Trần" có chép lời tên tướng Ô Mã Nhi nhận xét về Đỗ Khắc Chung, người được vua Nhân Tông cử đến trại giặc dò xét tình hình: "Có thể nói là [người này] không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính được". Tên tướng Tàu này quả là biết xét đoán người và hiểu được thời cuộc để thực thi đường lối cổ truyền nhất quán của chúng: không khuất phục, mua chuộc được đối phương thì tìm cách mà trừ đi! Bản lĩnh hiên ngang không biết cúi thấp đầu của Đỗ Khắc Chung là biểu hiện khí phách dân tộc, làm nên sức mạnh Việt Nam đánh tan tác kẻ thù từng xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu ở thế kỷ XIII. Người thực thi mệnh [lệnh] của nước của dân ở thế kỷ XXI này, vì thế, phải biết học cha ông, không để nhục quốc thể. Quan hệ Nước lớn-Nước nhỏ và Bản lĩnh Dân tộc Có một điều phải suy nghĩ thêm khi báo chí ta gần đây hay nói đến chuyện ứng xử giữa nước nhỏ với nước lớn. Điều ấy có cái lý‎ của nó. Nhưng cũng lại phải thấy cho ra một điều nữa là, một nước đứng thứ 13 thế giới về dân số, cũng đã từng được cả thế giới biết đến như là một dân tộc từng đánh thắng những thế lực ngoại xâm khổng lồ ở thế kỷ XIII, XV, XVIII và XX để hiên ngang tồn tại bên bờ Thái Bình Dương rộng lớn, có một vị thế trong khối Asean, mà cứ vẫn mang tâm lý "nước nhỏ" trong ứng xử thì e cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Hàn Quốc với diện tích 100.032 km vuông, dân số 48 triệu người, là "nước nhỏ" nhưng xem ra thế ứng xử của họ trên trường quốc tế thì cũng không "nhỏ" như người ta tưởng. Rồi Singapore, với diện tích 697.7km2, chỉ bằng diện tích huyện Cần Giờ của TPHCM và dân số chỉ 5,1 triệu người vào năm 2010 thì đúng là nhỏ, rất nhỏ. Nếu tính từ ngày tuyên bố độc lập năm 1965 thì họ chỉ mới có gần 50 năm phát triển từ một nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Nhưng cũng chính vì thế, họ nhanh nhạy đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và theo dự tính thì đến 2018 Singapore sẽ là một đầu mối của mạng lưới năng động trong nền kinh tế châu Á và toàn cầu với tính đa dạng nhạy bén trong hoạt động kinh doanh. Thế đứng của đất nước này, vì thế, đâu kém những nước diện tích lớn, dân số đông! Còn ta, vì sao Việt Nam ta từ đỉnh cao chiến thắng lại trở thành lạc hậu và lạc điệu với thế giới? Đây là câu chuyện dài nhưng không thể không thẳng thắn và sòng phẳng chỉ ra nguyên nhân của nó. Muốn thế, phải đặt vận mệnh của tổ quốc lên trên hết và trước hết, thực hiện sự hòa giải và hòa hợp dân tộc, gạt bỏ những mâu thuẫn về lợi ích riêng tư, chấm dứt những hành vi và thủ đoạn tranh giành quyền lực để đồng tâm hiệp lực xây dựng đất nước. Có như vậy mới tạo nên được một thế đứng Việt Nam trong những mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau của các mối quan hệ quốc tế, vấn đề có ý nghĩa sống còn trong hoạt động đối ngoại, tránh được nguy cơ thao túng của nước lớn. Điều chua chát đáng nói nhất khi sử dụng khái niệm "nước nhỏ" chính là sự nếm trải vị đắng của thân phận một dân tộc từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các "nước lớn"! Bản lĩnh và khí phách của dân tộc trước kẻ thù ngoại xâm đã giục giã nhiều thế hệ Việt Nam lên đường cứu nước, không ngại hy sinh. Máu người không phải nước lã. Và máu đã chảy thành sông, xương đã chất thành núi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Vì thế, quyết không để cho mạng sống của người Việt, vận mệnh của tổ quốc bị lợi ích của những nước lớn với đủ thứ "nhân danh" để biến thành những quân cờ trong cuộc chơi của họ. Quân cờ ấy, khi cần thiết thì người ta đánh bóng mạ kền, hoặc thổi lên thành một chiếc bong bóng sặc sỡ sắc màu huyền thoại để mà vui vẻ nhận lãnh những vinh quang vô ích: "Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa, Vui gì hơn làm người lính đi đầu". Để rồi, trong "niềm vui" ấy, những núi xương, sông máu của "người lính đi đầu" đổ ra tạo thành khoảng cách an toàn cho Mao "đại nhảy vọt" và đến một ngày đẹp trời thì Chu (Ân Lai) vui vẻ bắt tay Richard Nixon ở Thượng Hải để mặc cả trên đầu người bạn láng giềng "núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông" về nước cờ "thí tốt, đẩy xe", bật đèn xanh cho B52 rải thảm Hà Nội. Quyền lực và Tội lỗi Chiếc bong bóng sặc sỡ kia vỡ tan, nhưng không chỉ là một ảo ảnh tan vỡ mà là một hệ lụy lịch sử nặng nề với những vết thương hằn sâu trong lòng dân tộc khi non sông đã quy về một mối. Thay vì làm lành vết thương, người ta lại khoét sâu thêm do bị chủ nghĩa giáo điều cầm tù, mà nguy hiểm nhất là tiếp tục thực thi quan điểm"đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển " để rồi tạo ra một xã hội bất an và xáo động, hệ thống giá trị bị đảo lộn, văn hóa dân tộc với cốt lõi là nền văn hóa làng, cái nôi của tâm hồn Việt, bị băng hoại. Đó chính là hệ lụy nặng nề vừa nhắc đến. Liều thuốc chữa trị cho sự bất an ấy, bi đát thay, lại là một chế độ toàn trị phản dân chủ đang được đẩy tới ngày càng hung hãn như không có điểm dừng. Cái gọi là "nhà nước pháp quyền" được rao giảng là "của dân, do dân và vì dân" đang quay lưng lại với dân. Cán cân công lý chao đảo trước vòng xoáy lợi ích của các nhóm quyền lực với những bản án bỏ túi theo Nghị quyết. Đó là lý do giục giã những "bàn chân nổi giận" của nông dân, của thanh niên sinh viên, của trí thức rầm rập xuống đường bất chấp mọi thủ đoạn trấn áp và sự xuyên tạc, lừa mị. Chưa bao giờ người ta thấy cái nguyên lý khủng khiếp vận hành trong xã hội từng được trí tuệ loài người đúc kết : "Quyền lực thúc đẩy việc mở rộng vô hạn độ quyền lực, và hầu như không có điểm dừng. Nhưng "quyền lực lại có xu hướng tham nhũng và quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối” (Power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely). Chế độ toàn trị phản dân chủ là nguyên nhân sâu xa cho cái chuyện "quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối " ấy. Vì vậy, nếu chỉ chĩa mũi nhọn vào một số người, cho dù là cần thiết đi chăng nữa, thì chỉ là bôi thuốc chữa mụn ngoài da để mong đẩy lùi căn bệnh đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng. Cho nên, nỗi bức xúc lớn đang chứa chất trong lòng xã hội là cải cách thể chế để lập lại trật tự và thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và bà con dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Dân chủ là liều thuốc đặc trị để chống tham nhũng và các tật bệnh nói trên có hiệu quả nhất vào lúc này. Dân chủ là phương thuốc hiệu nghiệm cho căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa là bộ máy nhà nước đang ngày càng phình to. Dân chủ cũng là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị lớn nhất, có mạng lưới rộng khắp cả nước, tự chỉnh đốn mình nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc của dân và của cả đông đảo đảng viên của Đảng. Chuyện này chẳng có gì mới, sở dĩ phải nêu lên đây vì chúng liên quan mật thiết với gương mặt đất nước trước thế giới. Nói cách khác, liên quan đến sức mạnh của dân tộc, thế đứng của đất nước trong hoạt động đối ngoại. Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật rừng trong ứng xử với dân? Làm sao xây dựng được niềm tin chiến lược với các đối tác trên trường quốc tế khi Việt Nam tuy đã công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ dụng, đã ký cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị,Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng trong ứng xử thực tế thì làm ngược lại? Cái chuyện nhân danh "đặc thù" của mỗi nước về văn hóa, chính trị để phủ nhận những chuẩn mực chung về văn minh mà thế giới tôn trọng đã trở nên kệch cỡm và lạc điệu. Cần quan niệm rằng thực thi dân chủ, cải thiện điều kiện để quyền con người được thực hiện một cách công khai và lành mạnh, chính là đòi hỏi của sự phát triển, tăng cường nội lực chứ không phải là do sức ép của bên ngoài, càng không thể là một sự áp đặt. Bỏ lỡ Cơ hội và Lựa chọn Sai lầm Một cơ hội bị bỏ lỡ cho việc đưa đất nước đi vào quỹ đạo của thế giới tiến bộ và văn minh là thời điểm lấy ý kiến toàn dân về sửa đổi Hiến Pháp. Biết bao tâm huyết và trí tuệ chân thành, thẳng thắn góp vào chuyện quốc gia đại sự này đã bị lãng phí một cách vô ích mà Kiến nghị của giới trí thức, nhân sĩ (gọi tắt là Kiến nghị 72) góp vào xây dựng Hiến Pháp là một bằng chứng sống động. Phải chăng người ta muốn noi theo cách hành xử của Tập Cận Bình khi ông ta khẳng định: "Tôi cho rằng điều kiện hiện nay cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”, hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin tưởng” [tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào chế độ] mà thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới". Không được đụng tới vì chính đây là tử huyệt của chế độ toàn trị phản dân chủ đang thống trị Trung Quốc. Nếu điều dẫn ra ở trên đúng là tư tưởng của người giữ vai trò nguyên thủ của đất nước Trung Hoa thì rất đáng phải suy nghĩ về tác động không nhỏ của tư tưởng này đối với một số ai đó đang nuôi dưỡng ảo mộng "đi với Trung Quốc thì bảo vệ được đảng, giữ được chế độ XHCN"! Họ không dám nhìn thẳng vào sự thật là khi Trung Quốc diễu võ dương oai bên ngoài là nhằm đánh lạc hướng những mâu thuẫn gay gắt bên trong, nhằm che lấp những giằng xé đấu đá trong nội bộ đảng cầm quyền, những mâu thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo đang ngày càng gay gắt, đẩy tới nguy cơ bùng nổ. Ngoài ra, những chỉ số giảm sút về tăng trưởng kinh tế và sự kiện hệ thống ngân hàng tiếp tục tài trợ cho các dự án quốc doanh thua lỗ nặng đã cho thấy Trung Quốc đang trên đà suy thoái khó lòng cứu vãn. Như vậy, vội vã hớp lấy "liệu pháp giữ nguyên" của Trung Quốc, để rồi "thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới", chính là ngăn chặn sự phát triển của đất nước, duy trì sự lạc hậu và lạc điệu với thế giới để "ông bạn láng giềng"dễ bề thao túng chứ không có gì khác. Đây là ý đồ thâm hiểm của một bộ phận trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực thi âm mưu bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán. Nếu tìm được người cùng hội cùng thuyền, cùng chung cái gọi là "ý thức hệ" thì "dễ mưu tính" như cách Ô Mã Nhi xưa kia mưu toan, sẽ không phải điều binh khiển tướng hết sức tốn kém, lại phải đương đầu với cả thế giới, nhưng vẫn tháo gỡ được cái xương đang mắc ngang cổ họng khiến khó nuốt trôi được cả vùng tài nguyên và con đường huyết mạch ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Lựa chọn “liệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc cũng là quên mất rằng một khi “điểm tựa duy nhất” này sụp đổ chế độ ăn theo cũng sẽ không thể thoát khỏi cùng chung số phận. Sinh lộ duy nhất: Dân chủ Nếu Việt Nam quyết liệt cải cách thể chế, thực thi dân chủ hóa, định hình một mô hình phát triển,sẽ tạo ra một nội lực hùng hậu, nhân tố quyết định thành công của hoạt động đối ngoại và làm phá sản thủ đoạn "bất chiến tự nhiên thành" trong mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc sẽ ra sức ngăn cản Việt Nam thực hiện điều này. Ngăn cản còn là vì họ không muốn có hình ảnh một quốc gia quyết tâm cải cách thể chế, thực thi dân chủ ở sát nách họ! Hình ảnh này sẽ khơi gợi và thúc đẩy thêm phong trào đấu tranh dòi dân chủ và nhân quyền trong đất nước họ. Một Mianma láng giềng là đã quá đủ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ. Cho nên, nếu soi kỹ những phản ứng của họ tại Diễn đàn Shangri-La vừa rồi sẽ hiểu rõ chúng ta cần phải làm gì trong những hoạt động đối ngoại sắp tới. Đương nhiên, không chịu làm một quân cờ trên bàn cờ quốc tế trong cuộc chơi của các nước lớn không có nghĩa là co mình lại, không dám chủ động tạo ra một thế liên kết mới trên trường quốc tế. Chính mối liên kết đó sẽ tạo nên một thế đứng Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Chỉ có thể tạo được thế đứng ấy khi Việt Nam thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng. Chẳng thế mà Trung Quốc đã không úp mở vừa dụ dỗ vừa đe dọa khi Việt Nam thiết lập một quan hệ mới với Mỹ và các nước phương Tây cho dù Việt Nam đứng vững trên tư thế độc lập để thực thi một chính sách đối ngoại thân thiện và bình đẳng với tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã từng thực hiện việc "giải Hán hóa" một cách khôn ngoan để gìn giữ bản sắc văn hóa Việt. Ấy vậy mà, đúng như Trần Quốc Vượng nhận xét, "cuộc đấu tranh giữa mô hình dân tộc và mô hình kiểu Tàu cho đến khi phong kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt...". Trong cuộc đấu tranh ấy, "tìm về dân tộc" và "thân dân" là phương cách hiệu nghiệm nhất để thực hiện việc "giải Hán hóa", và hôm nay là việc thoát ra khỏi cái quỹ đạo Trung Quốc để đến với thế giới văn minh, tiến bộ. Vì thế, xin mượn cách diễn đạt (và chỉ là cách diễn đạt thôi) của Lê Quý Đôn trong "Quần thư khảo biện" nhằm thâu tóm những nghĩ suy và dẫn giải dài dòng trên đây nhân chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước để chỉ dồn vào một chữ, như Lê Quý Đôn đã viết: "Kinh Dịch nói: Biến động trong thiên hạ chính đáng chỉ có một [lý] thôi. Chí lý thay chữ 'một'. Lấy chữ 'một' ấy mà xuyên suốt mọi việc thì dù bốn bể chín châu cách trở, ngàn xưa trăm đời xa xôi, mọi trao qua đổi lại, mọi xem xét đánh giá đều vẫn rõ ràng như bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay vậy"! Chữ "một" đây chính là “DÂN CHỦ”. Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.
Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, đất đai được sở hữu một cách tự nhiên mang tính bản năng, và bởi những con người cụ thể.
Cần thay đổi tư duy về đất đai
Đã xảy ra không ít đụng độ giữa chính quyền và dân vì việc thu hồi đất Quyền sở hữu một vùng đất được hình thành và ghi nhận thông qua quá trình sống và lao động của con người. Khi con người ta sống ở một vùng đất nào đó, đổ mồ hôi, tranh giành với thú hoang và cỏ dại quyền sở hữu vùng đất đó. Thế rồi, vùng đất có được nhờ mồ hôi và công sức đó được truyền lại, đời này qua đời khác. Dựa trên vùng đất tổ tiên để lại con người ta trồng trọt chăn nuôi, kiếm sống cho bản thân và gia đình. Từ đó hình thành quyền sở hữu đất đai của con người. Gốc rễ của quyền sở hữu này không tự nhiên mà có, không phải do ai ban phát mà tự nó được khẳng định bằng mồ hôi công sức của người dân, một điều hiển nhiên của công lý, ai cũng phải thừa nhận. Quyền sở hữu đất đai bị thay đổi Trải qua biến thiên của lịch sử, rất nhiều vùng đất đã bị tước đoạt bằng bạo lực, bị thay chủ sở hữu sau những cuộc binh đao khói lửa chiến tranh. Điều bất công này xảy ra trong xã hội loài người đã hàng ngàn năm, và nó gây nên điều lầm tưởng cho kẻ có cường quyền bạo lực rằng: Họ xứng đáng là chủ của vùng đất mà họ cướp được bằng bạo lực. Điều tệ hại này xảy ra khắp nơi trên trái đất này, và từ hàng ngàn năm nay, từ thủa hồng hoang ăn lông ở lỗ, cho tới thời hiện đại văn minh này. Và dường như con người ngày nay không muốn và cũng không thể sửa chữa nó nữa? Con người văn minh muốn ngưng lại quá trình cướp bóc bất công đó, trả về cho đất đai người chủ đích thực của nó. Để được sống yên thân, được bảo vệ trước cường quyền của các tộc người khác, con người ta buộc phải cố kết lại, suy tôn một cá nhân mạnh mẽ nhất lên làm thủ lĩnh và chấp nhận phó mặc cho thủ lĩnh quyền định đoạt về đất đai sở hữu của mình. Các vị vua sinh ra từ đó, thời gian trôi, và mặc nhiên dân chúng trong nước chấp nhận, vị vua này có quyền sở hữu toàn bộ đất đai của quốc gia, trong đó có cả những thửa ruộng mà cha ông tổ tiên họ bao đời đổ mồ hôi mới làm nên sự màu mỡ của đất. Người dân sống nhờ vào sự che trở, răn dạy, và đồng thời cai trị của vua chúa, họ mặc nhiên chấp nhận điều đó (thực ra họ không có sự lựa chọn nào khác): đất đai lãnh thổ thuộc quyền sở hữu của vua. Nhiều khi người dân còn bị ở trạng thái mơ hồ về quyền sử dụng đất đai do cha ông mình khai phá để lại . Trong chế độ phong kiến, vua có quyền nói rằng mảnh đất này là của ai, và người dân có bổn phận phải chấp hành lời phán truyền đó của vua. Tâm lý “kẻ cướp” Để quy tụ sức mạnh của nhân dân, trong đó lực lượng nông dân đông đảo là chính, vào việc chống lại thực dân Pháp để giành độc lập, người Cộng sản đã khôn khéo tuyên truyền để người dân tin rằng: Đánh đuổi thực dân đế quốc, thì người dân sẽ được rất nhiều thứ tốt đẹp trong đó có vấn đề được làm chủ đồng ruộng của mình. Chính phủ Việt Nam cho hay số vụ khiếu kiện chủ yếu liên quan đất đai Sau này, những người Cộng sản đã đánh tráo khái niệm sở hữu, và làm cho người dân tin rằng mình đã được làm chủ ruộng đồng thông qua hợp tác xã. Thật ra là nhà nước đã thâu tóm toàn bộ đất đai vào tay mình, người dân thực chất vẫn là kẻ làm thuê chứ không phải là chủ thực sự của đất đai mà cha ông họ truyền lại. Với quyền lực trong tay, nhà nước đã làm ra các đạo luật về đất đai. Theo đó người dân được nhà nước ban ơn, cho người dân mượn tạm thời đất đai để sử dụng. Khi cần nhà nước lấy lại bất kỳ lúc nào bằng những quyết định thu hồi, mà người dân phải có nghĩa vụ chấp hành. Cách hành xử như vậy về bản chất, giống hệt vua chúa phong kiến thời xưa. Chúng ta những người Cộng sản, thường tự hào nói rằng: Chúng ta đánh đổ thực dân phong kiến để xây dựng nhà nước công nông của dân, do dân, và vì dân. Vậy mà chúng ta lại hành xử về đất đai y như vua chúa phong kiến thời xưa. Quyền sở hữu đất đai rõ ràng là phải thuộc về những con người cụ thể - những con người bỏ công sức khai khẩn tranh chấp với thú hoang và cỏ dại. Ấy vậy mà nhà nước lại sử sự theo lối vua chúa ngày xưa, nắm quyền lực trong tay và phán rằng đất đai là cuả nhà nước, núp dưới mỹ từ mang màu sắc lừa bịp: sở hữu toàn dân. chính vì thủ đoạn như vậy nên mới sinh ra khái niệm thu hồi – một khái niệm hết sức sai trái. Trong thực tế cuộc sống nhà nước tưởng rằng mình có công trong việc tạo nên tài nguyên đất đai, kể cả trong việc giành lại đất đai từ tay phong kiến thực dân hay mở rộng giang sơn bờ cõi, nhưng thực ra đều là do sức dân làm nên tất cả. Vậy mà với tâm lý kẻ cướp, nhà nước đã dùng quyền lực, sức mạnh của mình để tước đoạt quyền sở hữu của người dân một cách tinh vi nhất. Nhà nước đã làm ra những bộ luật về đất đai, mà ở đó quyền sở hữu của người dân bị tước đoạt hoàn toàn, và theo đó người dân luôn ở thế chông chênh bất ổn, do vậy mà ruộng đồng không thể tìm ra được cách sinh lời tốt nhất cho con người. Người dân trở thành kẻ ăn nhờ ở đậu trên mảnh đất do chính mồ hôi công sức của mình khai khẩn hay của cha ông để lại, hoặc mua lại của người khác. Vì vậy chúng ta cần khẳng định: đất đai là của người dân, người dân không mượn của nhà nước nên nhà nước không có quyền thu hồi! Trong khái niệm đến bù thì rõ ràng là khi nhà nước muốn lấy đất của dân, hay nói cách khác là xâm hại đến lợi ích của dân thì đương nhiên phải đền bù. đền bù như thế nào? Rõ ràng rằng sự đền bù phải được người dân chấp nhận một cách tự nguyện và thỏa đáng. Còn hiện nay, đền bù theo kiểu kẻ cướp thì thật sự là việc làm thiếu đạo đức. Khái niệm giải phóng mặt bằng cũng là một khái niệm hết sức bậy bạ sai trái. Đất đai của người dân mà nhà nước lại dùng sức mạnh của mình xua đuổi người dân ra khỏi mảnh đất của họ rồi nói rằng giải phóng. Nguyên nhân của lối tư duy sai lầm này chính là vì nhà nước cho rằng đất đai là của nhà nước nên mới nhìn người dân như những kẻ chiếm hữu bất hợp pháp mà nhà nước cần xua đuổi để giải phóng. Nhìn nhận và quản lý đất đai như thế nào? Trong toàn bộ diện tích đất đai của tổ quốc, nhà nước với vai trò quản lý của mình chỉ cần và chỉ nên đưa ra những chính sách quy hoạch làm sao có lợi nhất cho việc xây dựng và phát triển của đất nước. Khi cần đất đai cho các dự án phát triển nào đó thì nhất thiết phải thương thảo với chủ đất là người dân. Nhà nước có quyền vận động nhưng không có quyền cưỡng bức người dân. Trong công tác quản lý, nhà nước có trách nhiệm cấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất đai cho người dân (nên phân biệt rõ quyền sở hữu chứ không phải quyền sử dụng đât), bất kể thời điểm người dân hay cha ông họ khai khẩn sử dụng từ khi nào, hay mua một cách hợp pháp. Đối với những vùng đất chưa có người khai khẩn sở hữu, nhà nước chịu trách nhiệm đứng ra quản lý, và phải quy hoạch rõ công năng sử dụng của những vùng đất đó trong hiện tại cũng như tương lai. Đối với những vùng đất này, nhà nước thay mặt dân đứng ra quản lý, khai thác sao cho có lợi nhất cho quốc gia. Nếu người dân có nhu cầu mua một diện tích đất nào đó thì nhà nước phải bán và cấp cho người dân quyền sở hữu. Nhà nước phải có những chính sách khuyến khích người dân khai khẩn những vùng đất hoang vu mà nhà nước không có đầu tư phát triển được, và ghi nhận quyền sở hữu của người dân sau khi họ khai khẩn. Mọi hoạt động của xã hội liên quan đến đất đai đều phải được thông qua thương thảo tự nguyện của chủ sở hữu, thể hiện bằng hợp đồng mua bán hay cho tặng quyền sở hữu về đất đai Chỉ bằng cách ghi nhận quyền sở hữu của người dân về đất đai, nhà nước mới thoát khỏi mớ bòng bong hỗn tạp hiện nay về quản lý và sử dụng đất đai một cách khôn ngoan. Nhà nước cần dũng cảm nhìn thẳng vào hiện tình đất nước về đất đai hiện nay một cách có trách nhiệm nhất. Nhà nước cũng cần thẳng thắn nhìn ra những yếu kém và cả những sai lầm trong đường lối và chính sách về đất đai trong quá khứ cũng như hiện tại, kể cả những sai lầm về đường lối mang tính bao quát của ý thức hệ. Và phải nhìn nhận những sai lầm này một cách trung thực nhât, trên tinh thần cầu thị. Tất cả vì lợi ích của tương lai dân tộc Việt. Nhà nước hiện nay cần thay đổi toàn diện tư duy về đất đai, và không được chậm trễ thêm nữa. Chỉ có bằng cách thay đổi tư duy về đất đai thì mới mong chúng ta có được một bộ luật về đất đai mang hơi thở của cuộc sống. Và từ đó Bộ luật đất đai mới phục vụ tốt cho việc quản lý của nhà nước cũng như việc sử dụng đất đai của người dân. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một người đang sống ở thành phố Vũng Tàu.
'Để đói dopamine' sẽ khởi động lại bộ não bạn và khiến bạn đánh giá những thú vui hàng ngày cao hơn, những người đề xướng nói vậy. Nhưng liệu có căn cứ khoa học không?
'Đói dopamine' là mốt mới tăng năng suất ở Thung lũng Silicon?
Thung lũng Silicon là tâm điểm của việc 'để đói dopamine', nơi bắt nguồn của các xu thế khác về 'giữ gìn sức khỏe' - làm cho chúng ta thấy rất quyến rũ. Khi James Sinka bắt đầu để đói dopamine, anh tự cắt bỏ tối đa những kích thích bên ngoài. Anh sẽ ngừng ăn, thay vào đó chỉ uống nước để giữ đủ nước. Anh sẽ không dùng điện thoại, máy tính xách tay và các thiết bị công nghệ khác. Và anh sẽ cố gắng và tránh hết mức việc tương tác với mọi người - kể cả nhìn vào mắt nhau. "Tôi rất may là có những người bạn, có gia đình và đối tác hết sức ủng hộ," doanh nhân công nghệ có trụ sở tại Thung Lũng Silicon, nói. "Tôi nói với họ từ trước: 'Tôi sẽ để đói dopamine từ 17 tháng 11, xin lỗi vì sẽ không liên lạc với mọi người. Không phải tôi không quý các bạn, mà tôi phải làm điều này cho bản thân. Mới đầu nghe chừng kỳ cục nhưng nay họ quen rồi. Họ sẽ cười và chấp nhận. Sinka, 24 tuổi, là một trong số ngày càng tăng của những người ở trung tâm công nghệ áp dụng để đói dopamine. Nó là một mốt kỳ cục mới nhất xuất hiện ở khu vực đối mặt với tương lai, được biết là đang áp dụng sáng kiến mới để tăng sức khỏe. Nhưng liệu việc 'để đói dopamine' chẳng qua chỉ là một hình thức thiền định cổ xưa? Và có môn khoa học nào chứng minh lý thuyết này hay không? Nếm thất bại là động cơ để thành công Nhật Bản đang xử lý tài xế cao tuổi thế nào Lò đào tạo người nổi tiếng kiếm triệu đô online ở Trung Quốc 'Hạn chế nhưng đáng giá' Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh - chất truyền tin hóa học của não- liên quan đến cảm giác thôi thúc muốn làm các việc. Nó thường được gọi một cách không chính xác là "hóa chất của niềm vui". "Việc tiết ra dopamine có thể được kích hoạt bởi một loạt các kích thích bên ngoài, đặc biệt là các sự kiện nổi bật bất ngờ," Joshua Berke, giáo sư thần kinh học và tâm thần học tại Đại Học California, San Francisco, nói. "Những thứ này có thể bao gồm từ những tiếng động lớn khó chịu đột ngột đến những kích thích, mà qua kinh nghiệm trước đó, đã trở nên gắn liền với phần thưởng." Những người đề xuất 'để đói dopamine' tin rằng chúng ta đã trở nên quá kích thích bởi những 'liều' nhanh dopamine từ những thứ như phương tiện truyền thông xã hội, công nghệ và thức ăn. Họ nói rằng bằng cách cố tình tránh những sự kích thích phổ biến này - những thứ mà chúng ta coi là hoạt động vui thú - thì chúng ta có thể giảm được lượng dopamine trong não. Rồi, sau khi bị đói dopamine, khi chúng ta tiếp cận lại với các chất kích thích này, chúng ta thích thú với chúng hơn và cuộc sống thấy tốt đẹp hơn. Sinka tin rằng các 'liều' dopamine nhanh và đều đặn làm cho chúng ta "trở nên tê cứng, giống như cách mà người tiêu thụ cocaine nảy sinh khả năng kháng thuốc". "Bạn đang cố gắng gỡ bỏ sự hình thành kháng thuốc đó. Điều đó cho phép bạn nghĩ và nhìn vào bức tranh lớn hơn, và đánh giá lại. Khi bạn bắt đầu tiếp cận lại tất cả những kích thích khác nhau đó, chúng sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với ban đầu." Tiến sĩ Cameron Sepah, một nhà tâm lý học đang điều trị cho nhiều người ở khu vực Thung Lũng Silicon, cho biết việc 'để đói dopamine' là dựa trên một kỹ thuật trị liệu hành vi gọi là 'kiểm soát kích thích' mà nó có thể giúp người nghiện bằng cách gạt bỏ sự kích hoạt dùng thuốc. Ông đã hoàn thiện để biến nó thành một biện pháp tối ưu hóa sức khỏe và hiệu suất của các giám đốc và nhà đầu tư mạo hiểm mà ông làm việc cùng. "Với bản chất luôn phải sẵn sàng và bị căng thẳng vì công việc, họ dễ có những hành vi gây nghiện để kìm nén căng thẳng và cảm xúc tiêu cực," ông giải thích. Nhưng kiêng cữ hoàn toàn những thứ như truyền thông xã hội và công nghệ sẽ là tự sát nghề nghiệp, vì vậy thay vào đó, ông đề nghị kiêng cữ ngắn hạn để cân bằng lại cuộc sống của họ. Ông nói rằng các bệnh nhân của ông thấy tâm trạng có cải thiện, khả năng tập trung và năng suất tăng - giúp họ có nhiều thời gian rảnh hơn cho việc cư xử lành mạnh khác. Luôn trễ việc là do sai ngay từ lập kế hoạch. Ly cà phê đắt nhất thế giới với giá 75 đô la Hãy đặt điện thoại xuống: đó là một trong nhiều yếu tố kích thích bạn sẽ phải từ bỏ nếu bạn định thử 'bỏ đói dopamine'. Sinka nhớ lần đầu tiên, do tình cờ, bị đói ăn khi còn nhỏ vì ốm trong 3 ngày và cuối cùng thấy đủ khỏe lại để gậm vào một quả đào. "Cảm giác thật không tin nổi và cái ngon của nó là phi thường - nó làm tôi nhớ mãi." Anh thỉnh thoảng nhịn ăn khi học đại học và giờ đây anh tạo thành thói quen hàng tháng. Anh thường xuyên tách mình ra khỏi kỹ thuật, và trong năm qua anh thực hành 'bỏ đói dopamine' hàng quý. "Với tôi việc để đói dopamine chỉ là sự tổng hợp của các kiểu 'để đói' khác mà tôi đã thực hiện trong đời, được tổng hợp lại với nhau để mang lại lợi ích gấp bội," anh nói. Khi 'để đói', anh tập trung vào việc giảm các kích thích ở 3 lĩnh vực khác nhau: môi trường, hành vi cư xử và sự phấn khích hóa học. Anh không nghe nhạc, không sử dụng thiết bị điện tử hoặc nói chuyện với bất cứ ai. Anh sẽ tránh ánh sáng nhân tạo nếu có thể, ngừng ăn và tránh thuốc hoặc chất phụ thêm. Phần khó nhất là tìm được thời gian để làm điều đó do vướng vào các yêu cầu của công việc. Điều đó nghĩa là, không nhận bất kỳ cuộc gọi điện thoại nào, không có cuộc họp nào với nhà đầu tư, sắp xếp lại các cuộc họp hỗ trợ khách hàng với những người khác trong công ty," anh giải thích. Nhưng ông tin rằng việc 'để đói' là một khoản đầu tư đáng làm. "Nó là khó khăn và gây hạn chế, nhưng những lợi ích là đáng giá." anh nói. Người bị quá nhiều việc cần dùng chiến thuật gì? Khi dân tại những hòn đảo nghỉ mát không còn nơi sống Mốt khác hay là thiền định đổi tên? Nhưng không phải ai cũng bị thuyết phục về giá trị của việc để đói dopamine, hoặc của lợi ích nhận thức được của nó. "Hãy lưu ý rằng dopamine không có mối quan hệ đơn giản với 'niềm vui', hay 'hạnh phúc'," Berke giải thích. ông nói ông "không biết bất kỳ bằng chứng nào" về tuyên bố của những người kiêng cữ rằng việc tránh công nghệ và thực phẩm có thể làm giảm mức độ dopamine trong não. "Đây là một mốt kỳ cục, không phải là một nghiên cứu được kiểm soát," ông nói. "Tất nhiên cũng là hợp lý và tốt để tạm nghỉ, tránh phải liên tục kiểm tra tài khoản truyền thông xã hội và tiệc tùng hàng đêm. Nó có thể chẳng liên quan gì nhiều đến dopamine." "Theo định nghĩa, sẽ có thể là thư giãn nếu được nghỉ để tránh những hoạt động náo động hoặc căng thẳng; và cũng hoàn toàn hợp lý," ông nói thêm. "Tuy nhiên, lại là không hợp lý khi từ chối nói chuyện với một người bạn vì bạn đang 'để đói dopamine'." Tiến sĩ Amy Milton, một giảng viên cao cấp về tâm lý học và hội viên của Ferreras-Willetts về khoa học thần kinh tại Đại Học Downing, Cambridge, có cùng quan điểm này. "Tôi không chắc nó có liên quan gì đến hệ thống dopamine, hay đến việc khởi động lại nó như mọi người nói," bà nói, "đấy là chưa kể đến việc đó là một ý tưởng tồi là thỉnh thoảng nhớ các thói quen xấu của mình, rồi thực hành nó." Thung lũng Silicon nổi tiếng là nơi sinh ra và phổ biến các mốt lạ lùng khác, chẳng hạn như đồ uống thay thế bữa ăn cho những nhân viên 'quá bận không đủ thời gian ăn'. Điều này cũng nghe có vẻ giống như một phương pháp duy trì sự an lành đã có từ nhiều năm: thiền Vipassana, một trong hai nguyên lý cốt lõi của thiền Phật giáo, có từ hơn 2.500 năm. Các thiền giả Vipassana được yêu cầu "không được giết chóc, ăn cắp, hoạt động tình dục, nói dối và dùng chất gây say" trước khi hành thiền. Yêu cầu cuối cùng này (tránh dùng chất gây say, mà nhiều người cho rằng không chỉ là rượu hay ma túy, mà cả các chất phụ gia nhân tạo có trong thực phẩm) cộng với động lực cho sự khổ hạnh khiến người ta coi 2 điều trên là như nhau. Một số nhà bình luận cho rằng việc 'để đói dopamine' chỉ đơn thuần là thiền Vipassana được đổi tên thành một thủ thuật có chút kỹ thuật. Sự say mê của công chúng với các xu hướng Thung lũng Silicon - và chúng ta nhận thức rằng các doanh nhân đang ở đó là đỉnh cao của sự phát triển - cũng có nghĩa là chúng ta quan tâm và quá tin vào các sáng kiến tốt cho sức khỏe xuất hiện ở nơi đó, ngay cả khi các chuyên gia nói rằng khoa học này chưa được chứng minh . Nhưng Lyons thì hoài nghi. "Bằng cách nào đó, tất cả chúng ta đều tin tưởng rằng những người này thông minh hơn những người còn lại trong chúng ta," ông nói. "rằng họ sống trong tương lai, họ nhìn thấy điều trước mắt. Chúng ta mua nó và họ bán nó. Nếu cái mốt kỳ cục này xảy ra trong ngành công nghiệp ô tô ở Detroit, liệu có ai trong chúng ta chú ý không?" Kỳ thị giới tính cũng có thể đóng một vai trò. "Hãy nhìn vào những lời chế giễu mà Gwyneth Paltrow phải nhận - mà là đúng - đối với Goop và tất cả những điều nhố nhăng này," Lyons nói. "Một số điều là vì đây là những người da trắng giàu có." 'Xử lý hành vi' Sinka tin rằng điều anh đang làm là một quan điểm hiện đại của thiền Vipassana, được thích nghi với thế giới công nghệ thống trị của thế kỷ 21. Anh nói rằng các nhà phê bình chế giễu những gì họ không hiểu, nhưng đối với anh, việc 'để đói dopamine' khiến mọi thứ hàng ngày trở nên hấp dẫn hơn. Hàng ngày, chúng ta sống quá đông đúc, bị kích thích thái quá, chìm đắm trong tiếng ồn, và giờ đây chúng ta có thể lùi lại một bước, suy ngẫm và tái tham gia theo cách chúng ta muốn, không phải theo cách mà chúng ta được đào tạo." Có lẽ đừng gọi đó là 'để đói dopamine', một số chuyên gia lập luận. Milton, người mô tả nó như "một ý tưởng thú vị", gợi ý rằng những lợi ích thực sự có thể đến từ cảm giác thấy mình kiểm soát được. "Chúng ta thích kiểm soát được môi trường và những gì chúng ta làm. Nếu bạn cảm thấy như bạn đã giành được quyền kiểm soát hành vi của mình và đang thực hiện các bước đúng đắn để đối phó với thứ đang có vấn đề, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn," bà nói. Bài tiếng Anh trên BBC Capital
Một trong những vấn đề còn gây tranh cãi về lịch sử Liên Xô xoay quanh tài liệu thường được gọi là "Di chúc" của Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924).
Tranh cãi về 'Di chúc Lenin muốn loại Stalin'
Lenin không nói ai có thể thay thế ông lãnh đạo Liên Xô Phiên tòa Thăng & Thanh - nước mắt và công lý Putin không thích Cách mạng kiểu Lenin? Thăm bảo tàng Lenin duy nhất nằm ngoài nước Nga Sách mới: 'Lenin - nhà độc tài' Lenin từng cấm lễ Giáng Sinh không thành Trong văn bản ngắn ngủi chỉ khoảng 600 chữ, Lenin đã lên án Stalin và kêu gọi các đồng chí của mình loại Stalin ra khỏi chức Tổng bí thư. Từ 1922 đến 1924, lãnh tụ vô sản và là người sáng lập liên bang Xô Viết bị nhiều lần đột quỵ, khiến ông rốt cuộc gần như bất động, dẫn tới việc không kịp sắp xếp người kế vị. Từ ngày 22/12/1922 đến 4/1/1923, Lenin bắt đầu đọc nội dung "Di chúc", chủ yếu cho người thư ký Maria Volodicheva. Ông yêu cầu đánh máy thành 5 bản. Lenin giữ một, ba bản đưa cho người vợ Nadezhda Konstantinovna, và một cho ban bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô có dấu "tuyệt mật". Trong văn bản này, Lenin không nêu ai sẽ thay ông, và cũng chỉ ra yếu kém của toàn bộ những nhân vật cao nhất trong đảng, từ Stalin tới Trotsky, Kamenev, Zinoviev và Bukharin. Phê phán Stalin Phần viết về Stalin tháng 12/1922 nói: "Đồng chí Stalin, sau khi thành Tổng bí thư, đã tích lũy trong tay mình quyền lực vô hạn, và tôi không chắc, liệu đồng chí có thể, luôn luôn sử dụng quyền lực này thận trọng và thích hợp." Đoạn viết tháng Giêng 1923 nói tiếp: "Stalin quá thô lỗ, và điểm yếu này, tuy có thể chấp nhận được trong các đồng chí, lại trở nên không thể chấp nhận cho một Tổng bí thư. Vì vậy tôi đề nghị các đồng chí nghĩ cách đưa Stalin ra khỏi vị trí này, và bổ nhiệm một người khác biệt với đồng chí Stalin, dung thứ hơn, trung thành hơn, lịch sự hơn, và quan tâm nhiều hơn đến các đồng chí khác, ít thất thường, vân vân." "Hoàn cảnh này có vẻ chỉ là chi tiết nhỏ, nhưng tôi cảm thấy, từ quan điểm ngăn chặn sự chia rẽ trong tương lai, và từng những gì tôi đã viết về quan hệ giữa Stalin và Trotsky, đây không phải là việc nhỏ, hoặc là một việc lặt vặt như vậy lại có thể trở nên rất quan trọng." Lenin qua đời lúc 6.50 tối ngày 21/1/1924, khi chỉ mới 53 tuổi. Bỏ qua 'Di chúc' Bộ tam quyền lực lúc này - Stalin, Kamenev và Zinoviev - lo lắng về nội dung văn bản, nhất là khi người vợ Lenin, Nadya, muốn công bố nội dung trên khắp nước để loại bỏ Stalin. Bà Nadya cố gắng vận động để ý muốn của chồng được thi hành, nhưng bà không có quyền lực. Một nguyên do giới chóp bu Liên Xô không muốn công bố văn bản rộng rãi, vì tất cả họ đều bị Lenin phê phán trong tài liệu. Sau lễ tang Lenin, Đại hội Đảng Cộng sản nhóm họp tháng Năm 1924. Một phần "Di chúc chính trị" được Kamenev đọc, nhưng đã bỏ đi phần Lenin kêu gọi loại trừ Stalin. Lenin không hài lòng về Stalin tuy đã đưa Stalin lên làm Tổng bí thư Tại Đại hội toàn thể này, các đại biểu bị cấm ghi chép, và không được kể lại với ai bên ngoài về văn bản. Một cuộc bỏ phiếu diễn ra, và tất cả cùng "thông qua" nội dung văn bản. Sau đó, tại một cuộc họp nhỏ hơn của Ban chấp hành trung ương, quy định giống hệt như vậy được thực thi, mặc dù lần này Trung ương đảng được nghe trọn vẹn nội dung "Di chúc". Có chút ngỡ ngàng nhưng rồi Zinoviev phát biểu: "Mỗi lời nói của Ilyich đều là luật pháp. Chúng ta đã thề thực hiện mọi điều Lenin ra lệnh." "Nhưng có một điểm mà lo lắng của Lenin không có cơ sở. Đó là về Tổng bí thư." Stalin: tư tưởng độc tài gia đình bất hạnh Vai trò ý thức hệ trong cuộc cách mạng cộng sản ở Việt Nam Thành phố lịch sử Saint Petersburg Leon Trotsky và vợ Natalia Sedova Tất cả đồng ý để Stalin tiếp tục nắm quyền - ngay cả Trotsky cũng bỏ phiếu tán thành. Cuộc đấu đá chính trị diễn ra sau đó. Nạn nhân ban đầu là Trotsky, đối thủ hàng đầu của Stalin nhưng lại bị giới chóp bu rất ghét vì cho là kiêu ngạo. Ông ta bị khai trừ khỏi đảng tháng 11/1927. Nhưng hai nhân vật trong bộ tam quyền lực, Kamenev và Zinoviev, cũng không sống lâu. Cả hai bị xử bắn năm 1936. Nikolai Bukharin, đồng minh chính giúp Stalin loại bỏ Trotsky, bị hành hình năm 1938. Nội dung "Di chúc chính trị" của Lenin không được công bố rộng rãi ở Liên Xô, tuy nó được báo Mỹ New York Times công bố năm 1926. Tại Liên Xô, cho mãi tới năm 1956, khi Stalin đã qua đời, nó mới được Nikita Khrushchev tiết lộ trong bài diễn văn lên án Stalin. Trong bài nói chuyện tại phiên họp kín đại hội ĐCSLX lần thứ XX ngày 25 tháng Hai năm 1956, Khrushchev nói: "Trí tuệ sáng suốt của Lenin còn thể hiện ở chỗ đồng chí đã để ý kịp thời nhiều đặc điểm tiêu cực của Stalin, là cái sau này đã mang lại những hậu quả rất tồi tệ." Có thật là của Lenin? Ở trên là câu chuyện thường được kể về "Di chúc" của Lenin. Tuy vậy, gần đây một sử gia Nga Valentin Sakharov cho rằng Lenin không phải là tác giả của các tài liệu này. TBT Trọng: 'Cách mạng Tháng 10 mãi ngời sáng' Cháu nội Stalin nghĩ gì về ông mình? 'Stalin trung thành với chủ nghĩa Marx' Ông Sakharov cho rằng các tác giả của huyền thoại "Di chúc Lenin" này "chỉ có thể là Trotsky, Fotijewa, Zinoviev, Bukharin". "Họ đã chờ cho đến khi Lenin không còn có thể viết thư, sai khiến hay đọc các tài liệu, họ đã viết các văn bản này như một biện pháp chính trị của cuộc đấu chống Stalin," sử gia Nga này cáo buộc. Đến năm 2014, sử gia Mỹ Stephen Kotkin, từ Đại học Princeton, công bố tác phẩm đồ sộ Stalin Volume I: Paradoxes of Power, 1878-1928. Trong sách, Kotkin, dẫn lại Sakharov, tỏ ra nghi ngờ về tài liệu này. Kotkin nhấn mạnh: "Tôi không hề xem cái gọi là Di chúc của Vladimir Lenin là bịa đặt." "Tôi chỉ ra, giống như học giả Nga Valentin Sakharov là người đầu tiên nói chi tiết, rằng không có bằng chứng vững chắc để xác nhận Lenin tạo ra văn bản." "Hoàn cảnh xuất hiện những lời đọc cho ghi được cho là của Lenin giai đoạn 1922-23 rất đáng nghi ngờ, và nội dung thì thay đổi theo năm tháng (cho đến lần in ấn bản thứ 5 của Toàn tập Lenin trong thập niên 1960)". Kotkin nói thêm rằng "Di chúc", dù là ai viết ra, đã có "tác động rất lớn" đến Stalin. Nó "ám ảnh ông ta" và đã "tác động đến tính cách" của Stalin, theo Kotkin. Như vậy, tính chân thực của "Di chúc" của Lenin vẫn đang còn là vấn đề gây tranh luận.
Báo tại Việt Nam loan tin ông Mai Thanh Hải, con trai thứ trưởng Bộ Thương Mại Mai Văn Dâu, đã bị công an kinh tế của Bộ Công an bắt tại nhà riêng chiều 30.09.2004.
Nhân vụ quota dệt may nói chuyện tham nhũng
Báo Tuổi Trẻ số cùng ngày nói là ông Hải đã nhận 510 triệu đồng vào năm 2003 từ một công ty liên doanh dệt may Mỹ-Hàn Quốc-Việt Nam. Mục đích là 'chạy' quota hàng dệt may sang Mỹ cho doanh nghiệp này. Trong một bài trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP. HCM mới đây, thứ trưởng Mai Văn Dâu được trích lời nói: "Việc của con là việc của con, việc của bố là việc của bố. Giả sử nó có hỏi han, ý kiến gì thì tôi cũng không thể đưa công chuyện của mình ra nói được". Ông Mai Thanh Hải sinh năm 1972 còn nổi tiếng về cuộc hôn nhân với hoa hậu Phan Thu Ngân. Quý vị có ý kiến gì về vụ này, xin gửi ý kiến về cho chúng tôi ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk hoặc dùng hộp tiện ích bên phải. Cường, CaliforniaBệnh tham nhũng sẽ không bao giờ trị dứt nọc nếu chính quyền cứ chữa tham nhũng kiểu nuôi bệnh và đánh trống bỏ dùi như vậy. Muốn diệt tận gốc tham nhũng thì nhà nước phải quyết tâm và đồng loạt thực hiện những biện pháp như sau: Cải tổ luật pháp phân minh rõ ràng; rồi cho tự do báo chí, báo chí phải độc lập với đảng và nhà nước;dân chúng được tự do tư tưởng nói điều mình nghĩ mà không sợ bị trù dập; trừng trị nặng nề những ai tham nhũng và không khoan nhượng dù đó là ai bởi không có ai trên luật pháp cả; chế độ lương bổng phải đủ để cán bộ không phải chật vật với miếng cơm manh áo. Nhưng cái khó của Việt Nam hiện tại là cả một guồng máy tham nhũng từ trên xuống dưới. Các cụ ta chẳng dậy là "thượng bất chính hạ tắc loạn" đó sao? Vì cán bộ cấp nhỏ không thể nào dám tham nhũng nếu cấp trên không lem nhem... Ðã vậy, các cụ trên cao có bao giờ nghĩ mình đang phạm pháp (tham nhũng) đâu? Các cụ thì nghĩ là mình đáng được hưởng những sự ưu đãi đó... Chỉ có những quan nhỏ thì mới tham nhũng thôi. Trên thì ăn to, dưới ăn bé khiến tình hình nguy cơ có thể đưa đến sự bất ổn về chính trị nên họ mới lo dẹp tham nhũng đó chứ! Nhưng chỉ dẹp ở những cấp bập thấp thôi. Còn các cụ trên thì cứ gọi là ăn xả dàn...Rốt cuộc cấp lãnh đạo cao thì mắc bệnh nói, cấp nhỏ thì mắc bệnh điếc còn dân cả nước thì bàng quang ngồi chờ phép lạ xẩy ra là một ngày nào đó bỗng nhiên tham nhũng sẽ biến mất trên thị trường nước ta... Có đợi đến tết Congo cũng không thấy kết quả gì đâu! Đặng Thanh, Đà NẵngAi cũng biết nạn tham nhũng hiện nay tràn lan khắp mọi nơi, và chính quyền lúc nào cũng tuyên bố sẽ cương quyết bài trừ tệ nạn này, cả trong các kỳ ĐH Đảng nữa. Có điều chỉ nói mà không làm. Mà làm làm sao được khi chính họ và con cháu của họ đều tham nhũng. Cứ nhìn vào cuộc sống của các quan lớn ai mà chẳng biết điều đó. Với đồng lương của nhà nước thì làm sao họ có nhà cao cửa rộng, con cái đi du học tự túc, xài tiền như nước. Không lẽ tự treo cổ mình và con cháu của mình về tội tham nhũng. Biết rằng xã hội nào cũng có tham nhũng như một độc giả đã viết, tuy nhiên XHCN của mình là một XH ưu việt với con người mới XHCN với các phẩm chất như Bác Hồ đã từng nói mà tham nhũng còn hơn những xã hội khác thi kỳ qúa. Chẳng thà đừng nói mà có làm sai cũng ít xấu hổ hơn. Thính giả gửi SMSTham nhũng đúng là ác quỷ đối với đất nước. Tiếc là sự việc vỡ lở thì báo chí và dư luận mới được biết. Nếu quan tham chưa đỡ thì hầu như không ai dám lên tiếng, thế mới buồn. Trần Đức, Anaheim, Hoa KỳNhà nước Việt Nam phải xem lại vấn đề chống tham nhũng sao cho có hiệu quả chứ thế này thì tệ quá. Nói làm cách mạng mà còn tệ hơn cả thời Việt Nam Cộng Hòa nữa thì còn làm cách mạng làm gì. Đức trẻ con cũng biết là chống tham nhũng thì phải thực thi dân chủ. Trao quyền cho nhân dân chống tham nhũng thì 'bố bảo tên nào cũng không dám'. Cứ bè đảng che giấu, chia chác với nhau thì tham nhũng làm sao hết được, còn hại dân hại nước đến bao lâu nữa. Việt NguyênTôi đồng ý với ông Triệu Hoàng là Việt Nam cần phải có tự do báo chí thì mới diệt trừ được tệ nạn tham nhũng. Những người tham nhũng cũng đã biết điều này. Cách đây hơn một tuần tôi định viết một bài khen ngợi tờ báo điện tử trong nước vnexpress.net đã đăng một loạt bài về cách đánh tham nhũng của rất đông độc giả trong nước trong mục "Ý Kiến Bạn Đọc". Mục này hôm nay đã không còn nữa. Nguyễn Anh Tâm, Montreal, CanadaChúng ta thấy rõ cán bộ mọi cấp, thứ trưởng đến các công nhân viên chức, trong điều kiện thuận tiện thì ăn hối lộ tham nhũng. Điều này cho thấy hành pháp ở Việt Nam còn quá nhiều kẽ hở, do đó vấn đề chống tham nhũng quá khó. Phê bình và tự phê bình không còn tác dụng nữa. Theo tôi nghĩ phải tạo điều kiện cho nhân dân và mọi thành phần trong xã hội Tố Cáo các đối tượng tham nhũng, bằng những hình thức như gọi đường dây nóng, gởi thư cho công an v.v. Hy vọng Việt Nam sẽ bớt tham nhũng. Kim DungHồi sáng, vì bận ra ngoài có chút việc, lúc trở về phòng, tôi chỉ nghe nữa phần sau cuộc phỏng vấn ai đó về chuyện ông Mai Thanh Hải…Tuy tôi nghe không rõ vì sóng nhiễu, nhưng cũng nắm được ý của ông đó: chuyện ông Hải có nhiều tiền có nghĩa là giàu lên cũng nằm trong quỹ đạo của nhà nước: dân giàu nước mạnh kiểu đó thì hết biết! Đành phải cười ra nước mắt thôi ! Các anh có biết tại sao tham nhũng không giảm … nhưng thỉnh thoảng lại cứ một scandanl? Tỷ dụ, trong các anh, ai cũng thích ăn vụng và đều biết tẩy của nhau, vậy anh nào dám đứng ra vạch mặt người kia khi mình cũng thế. À mà cũng có thể có lắm chứ, anh ăn ít vạch mặt anh ăn nhiều, cứ thế lại scandanl xuất hiện. Giáo dục cho các thế hệ trẻ Việt nam có ý thức, lòng tự trọng và sự trung thực không những cần thiết mà là cấp bách … Tôi xin kể một ấn tượng nhỏ của tôi về nền tảng giáo dục của người nước ngoài: một lần nọ, chúng tôi gồm có mấy người Việt và một người Mỹ, đi thăm quan tượng đài Ki tô vua tại Vũng tàu. Từ bờ biển leo đến tượng đài khá vất vả, chúng tôi vừa đi vừa chào hỏI, nói chuyện cho quên mệt. Khi chúng tôi đang chuẩn bị bước vào bên trong tượng đài, bà Mỹ đang huyên náo bỗng im bặt vì một hàng chữ “Nơi trang nghiêm, xin giữ thinh lặng” đập vào mắt chúng tôi. Vào trong chúng tôi còn trao đổi nho nhỏ với nhau, bà Mỹ thì tuyệt đốI im lặng. Trong khi đó các bạn trẻ Việt thì cứ huyên náo như không có chuyện gì! Lúc đó tôi có suy nghĩ : Giáo dục của Việt nam không có nền tảng như họ. Triệu HoàngCuộc đàm luận về tham nhũng khá sâu sắc và thêm ý kiến: Trước năm 1975, trong lòng mỗi người ước mơ MỘT ÔNG QUAN, nhưng sau năm 1975, ấp ủ cái CHỨC ĐẢNG VIÊN. Có được chức nầy, không cần XIN và CHO, có TIỀN vì có QUYỀN. Ý thức nầy đã nẫy nỡ dưới chế độ CỌNG SẢN và đã cách đây 29 năm rồi. Ở Singapore chỉ có một đảng bởi vì dân ở đó không tìm đâu ra đảng thứ hai đối lập vì quá hoàn hảo và có sự phân quyền (tam quyền) rõ rệt và rành mạch. Còn ở Việt Nam độc đảng là vì độc tài đảng trị, xin đừng lập lờ. Muốn trừ tiệt tham nhủng vấn đề tiên quyết là tự do ngôn luận, tự do báo chí để phanh phui tệ trạng xã hội, tệ nạn tham nhủng. Cấm tự do ngôn luận là thực hiện rào cản ô dù cho ông VUA THAM NHŨNG. Phải để cho nhân dân làm quen với quyền tối thượng nầy để cải thiện xã hội. Sau đó nhân dân phải được quyền chọn đa nguyên, đa đảng, bầu cử tự do thì nước Việt Nam mới quét sạch tham nhũng tận gốc nhân dân mới khá lên nổi. Phạm Quốc Trọng, Marseille, PhápChữ "quyền" luôn song hành với chữ"lợi". Ngày nay,người ta làm chính trị, nói xấu, lật đổ, đa phần cũng để giành "quyền", để đoạt "lợi"mà thôi! 100/100 quốc gia nào cũng có chuyện tham nhũng, hối lộ, huống chi VN? Chính quyền VN mạnh tay với những kẻ vi phạm, công khai với báo chí, tới hàng ngũ bộ trưởng, con bộ trưởng...đó là điều đáng hoan nghênh chứ...Hãy mở mắt mà nhìn, 38 nguyên thủ quốc gia, sắp tới họp ở Hà nội, chắc chắn họ phải "thông minh" hơn mấy cái anh ăn nói bậy bạ phải không? Ẩn DanhỞ Việt Nam những chuyện như vậy là quá bình thường. Xin viết là Mai Thanh Hải chỉ tốt nghiệp hệ tại chức thôi. Người ta thường nói 'dốt như chuyên tu, ngu như tại chức' ấy mà. ChuChỉ có 510 triệu thôi sao? Theo tui nghĩ đó chỉ là con số nổi, còn con số chìm là bao nhiêu có trời mà biết được. Những bạn đã từng làm ăn tại VN, buôn bán, giao dịch...thì bạn sẽ hiểu rõ nạn tham nhũng nó ở mức độ nào. Nhà nước biết nhưng cứ làm ngơ hoài, giờ mới bắt có vài ông, chẳng ăn thua gì. Hãy tịch thu hết tài sản của họ, của chìm của nổi, của gửi ra ngân hàng nước ngoài, đem xung vào công quỹ. Vì tiền đó không phải họ làm ra, mà là tiền họ cướp của nhà nước. Cần giáo dục cho học sinh biết nhiều hơn về nạn tham nhũng, tác hại xấu của tham nhũng, buôn lậu, trộm cắp, phá hoại của công, gây tác động xấu đến toàn xã hội tới mức nào. Hãy lập bộ Dân số và Việc làm nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp họ làm ăn lương thiện. Nhà cư vi bất thiện mà. Nguyễn An, TP Hồ Chí MinhRồi đấy, mọi người cũng thấy đấy! Đẹp mặt chưa?! Chính quyền nước XHCNVN ngày ngày, tháng tháng, năm nay qua năm nọ luôn tuyên truyền không ngừng nghỉ là Cánh mạng đã giải phóng người dân khỏi chế độ thực dân, phong kiến, đưa đồng bào đến tự do, bình đẳng nhưng điểm qua gần 60 năm trời thì chúng ta thấy được gì nhỉ? Thành quả thì ít mà hậu quả thì nhiều. Bây giờ tôi mới thấm thía câu của ông cha đã nói: "Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan" Hoan hô những người CS đã cho chúng tôi, những người "chủ" đất nước thấy được phương pháp "học đi đôi với hành". Rất thực tế, rất dễ hiểu!!! Cảm ơn những "người đầy tớ của nhân dân", các anh chứng tỏ cho chúng tôi thấy các anh rất có trình độ về mô phạm và khả năng giáo dục đấy. Và bây giờ trong trường học hàng ngày con em, những thiếu nhi, thiếu niên và cả thanh niên VN nữa sẽ được thầy cô giảng bài: "Từ khi chính quyền Cách mang ra đời đã đập tan xiềng xích nô lệ, xoá bỏ chế độ phong kiến. Rồi đây các em sẽ thấy những câu ca dao của ông bà ta ngày xưa như "Con ơi hãy nhớ câu này. Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan" hoặc "một người làm quan cả họ được nhờ"... sẽ trở thành quá khứ"!? Quý vị nghĩ sao?
Trong phim Hành Tinh Khỉ, một người đàn ông lạc vào thế giới được cai trị bởi những con khỉ cực kỳ thông minh, bắt loài người làm nô lệ cho chúng.
Chiến tranh giữa người và thú: Ai sẽ thắng?
Bộ phim dựa trên cuốn sách xuất bản vào năm 1963 của Pierre Boulle và giờ đây được liệt vào danh mục truyện kinh điển, là loại truyện 'giả tưởng xã hội', theo đánh giá của tác giả. Điều gì sẽ xảy ra nếu không chỉ loài khỉ có trí thông minh giống người mà tất cả các loài khác trên Trái Đất? Sẽ như thế nào nếu tất cả các động vật trên thế giới bỗng có ý thức? Liệu sẽ có một loài nào đó trỗi dậy để thống trị các loài khác như con người đã làm, hay các loài sẽ chung sống trong hoà bình? Ý tưởng này nghe có vẻ như điên rồ và không tưởng, thế nhưng nghiên cứu sâu hơn sẽ giúp làm sáng tỏ những câu hỏi thú vị về bản năng của loài người và vai trò thống trị của chúng ta trên hành tinh này. Nếu bị lột truồng vứt vào môi trường tự nhiên thì con người sẽ rất bất lợi so với nhiều loài động vật khác Tất nhiên, giả thiết được đưa ra không phải là một viễn cảnh tươi đẹp: "Gọi cảnh tượng đó là 'hỗn loạn' cũng sẽ vẫn chưa đủ," Innes Cuthill, một nhà sinh thái học tại Đại học Bristol, nói. "Chúng ta không nên cho rằng trí thông minh là một điều tốt." "Chúng ta sẽ giết lẫn nhau," Robin Dunbar, một nhà tâm lý học tiến hoá tại Đại học Oxford, nói. "Con người không phải là loài được đánh giá cao về thói tò mò và tồn tại ôn hoà khi bắt gặp các loài mới." Josep Call, một nhà tâm lý học so sánh tại Đại học St. Andrews, đồng ý. "Nếu bạn nhìn vào lịch sử loài người, tôi không nghĩ là chúng ta chỉ muốn kết bạn," ông nói. "Có lẽ ngày nay chúng ta đã tốt hơn trong quá khứ, thế nhưng chỉ cần nhìn vào thế giới ngày nay cũng đủ hiểu con người không phải loài thân thiện." Cũng bởi vì thói quen tàn sát các loài khác lẫn chính đồng loại, không có lý do gì để nghĩ rằng loài người hay bất kỳ loài thú có trí thông minh tột đỉnh nào khác sẽ cư xử khác đi. Đệ Tam Thế chiến sẽ bùng nổ. "Chúng ta thường phản ứng rất tiêu cực và hung hăng trước những kẻ lạ và những mối đe doạ," Cuthill nói. Nếu một cuộc chiến xảy ra, ai sẽ thắng? Tuy hung dữ nhưng cá mập chỉ có khả năng cao nhất là làm bá chủ thế giới nước Tất nhiên là nhiều loài sẽ bị tiêu diệt. Các động vật ăn cỏ sẽ phải giành hầu hết thời gian để ăn cỏ nhằm tích trữ đủ năng lượng. Điều này hạn chế thời gian chúng có thể đầu tư vào việc giao tiếp, sản xuất công cụ, xây dựng một nền văn hoá hoặc tham chiến. Các loài ăn thịt sẽ có lợi thế hơn. Cá mập, cá heo và cá voi sát thủ sẽ là trường hợp ngoại lệ vì chỉ sống ở đại dương - mặc dù các loài sống ở đại dương cũng có thể giao tranh để giành quyền lực. Tương tự, các loài thú không thể sống ngoài những môi trường đặc biệt như đầm lầy, sa mạc, cũng không thể thống trị thế giới. Các loài thú săn mồi lớn như sư tử, hổ, gấu, chó sói, thậm chí các loài không săn mồi như voi, tê giác, đều có thể tham chiến, và chúng sẽ là mối đe doạ lớn nhất cho sự thống trị của loài người. Nếu chúng ta bị lột trần truồng và ném vào sa mạc hoặc rừng sâu, chúng chắc chắn sẽ đánh bại chúng ta. Thế nhưng với những vũ khí hiện đại và số lượng áp đảo, loài người sẽ không mất nhiều thời gian để đè bẹp đối thủ mới của mình. Thế nhưng có một đối thủ khác mà chúng ta chưa đề cập đến: Các loài linh trưởng cùng họ với loài người. Cuthill chỉ ra rằng công nghệ của chúng ta đã cho phép chúng ta có được vị thế như hiện nay, và các loài linh trưởng cũng có cùng chức năng sinh lý cần thiết để sử dụng những công nghệ đó như loài người. Tinh tinh, đười ươi, khỉ đột có thể thâm nhập vào máy tính hay sử dụng súng của chúng ta. Bên cạnh đó chúng còn có cơ thể dẻo dai hơn. Chúng cũng có thể tạo ra những công nghệ mới từ các dụng cụ lấy cắp được của loài người. Các loài linh trưởng được cho là đối thủ tiềm năng đáng gờm nhất của con người Thế nhưng khả năng làm tất cả những điều này sẽ phụ thuộc vào việc liệu chúng có xâm nhập vào được kho kiến thức mà loài người đã tích trữ suốt nhiều thế kỷ, trong đó bao gồm cách thức giao chiến một cách hiệu quả, liệu chúng có khả năng hiểu rõ con người và nhiều điều khác hay không. "Nếu có được tất cả những kiến thức này thì nhiều khả năng chúng sẽ ngang ngửa với chúng ta," Call nói. "Nếu không, dù là một đối thủ đáng gờm, chúng cũng không thể trở thành loài thống trị." Thế nhưng nếu có đủ thời gian, khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi môi trường và hoàn cảnh sẽ là vũ khí mạnh nhất cho công cuộc thống trị thế giới. Thực vậy, đây là một trong những kỹ năng cơ bản giúp con người thống trị Trái Đất. Mặc dù sinh ra ở những vùng thảo nguyên ấm áp, chúng ta dần tìm cách khám phá các vùng đất có đặc điểm khác xa với xuất xứ của mình. Số lượng cũng là một yếu tố đáng kể, bên cạnh khả năng phát hiện ra việc bị tấn công. Mặc dù vậy, các bằng chứng cũng cho thấy vi khuẩn mới là loài kế thừa Trái Đất. Vi khuẩn không có hệ thần kinh và vì vậy chúng khó có khả năng trở nên thông minh. Thế nhưng "chúng lại ở khắp nơi, ngay cả bên trong cơ thể chúng ta," Call nói. "Chúng sẽ là một đối thủ vô cùng mạnh." Virus được cho là 'thế lực' có khả năng kế thừa Trái Đất, ngay cả khi đa số các loài động vật khác đã bị tuyệt diệt "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu kẻ thắng cuộc là một loài rất nhỏ," Dunbar đồng ý. "Tôi đoán là chúng ta sẽ trở thành con mồi của những sự sống sơ khai hơn rất nhiều, từ vi khuẩn cho đến các virus." "Con người sẽ gặp rắc rối lớn nếu phải chiến đấu với các vi khuẩn thông minh, nhất là những vi khuẩn chết người," Call nói. "Vấn đề là chúng ta không thể loại bỏ chúng hoàn toàn vì chúng cần thiết cho sự sống của chính chúng ta." Ngay cả khi con người bị tận diệt, xung đột sẽ tiếp tục nổ ra trên Trái Đất. Không có lý do gì để tin rằng bất cứ loài động vật nào có trí thông minh tương đương với trí tuệ của giống người thông minh thời tiền sử Homo sapien sẽ hành xử khác với con người trong việc khám phá tài nguyên cũng như khai thác, sử dụng các loài động vật khác. Tương tự, xung đột cũng sẽ diễn ra bên trong từng loài. "Nên nhớ rằng động vật không giải quyết các vấn đề vì lợi ích của loài khác," Kacelnik nói. "Chúng cạnh tranh vì lợi ích của chính giống nòi chúng, hoặc từng nhóm gia đình." Nhìn chung, tình hình sẽ trở nên tồi tệ cho muôn loài. Khi các loài bị tận diệt, hệ sinh thái sẽ sụp đổ và chừa lại những kẻ sống sót mạnh nhất - vi khuẩn, gián, chuột kế thừa Trái Đất. Ngay cả khi đó, thế giới cũng khó lòng được yên ổn. Như Cuthill nói, bất cứ loài nào còn lại cũng đều có thể "phá hỏng hành tinh như chúng ta đang làm". "Tôi không thấy có lý do nào khiến bất cứ loài nào khác trở nên vị tha hơn chúng ta," ông nói. "Sự cân bằng trong tự nhiên mà chúng ta đang chứng kiến có thể tồn tại là nhờ sự cân bằng về sức mạnh." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Nhìn lại cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ những giờ qua, gồm cả bầu cử tổng thống và bầu cử quốc hội, cho đến nay kết quả chính thức vẫn chưa ngã ngũ.
Thế giới thêm chia rẽ sau bầu cử Mỹ?
Nếu ông John Kerry thắng cử thì điều hiển nhiên là sẽ có những thay đổi lớn về nhân sự trong chính quyền Mỹ. Và làm tổng thống nhưng với hai viện quốc hội trong tay phe Cộng Hòa thì ông Kerry sẽ có một nhiệm kỳ khó khăn. Nhưng nếu ông Bush được tại chức thì chính trị Mỹ cũng sẽ có thay đổi. Bài viết này tìm hiểu xem nếu ông Bush tái đắc cử thì có thể có những thay đổi như thế nào. Thế giới nhiều người thất vọng John Kerry thất bại sẽ gây thất vọng lớn cho nhiều người trên thế giới. Điều tra dư luận trước bầu cử cho thấy một thái độ không ưa ông Bush khá rộng khắp ở rất nhiều nước. Nhưng thông điệp này chắc chắn đã được Tòa Bạch Ốc ghi nhận và có thể đoán rằng nếu nếu tái đắc cử, TT Bush sẽ có những cử chỉ thu phục nhân tâm hướng ra bên ngoài. Thực ra ông Bush cũng đã hiểu điều này sau khi nổ ra chiến tranh Iraq. Chuyến đến châu Âu dự lễ mừng 60 năm cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh vào Normandy của ông giữa năm nay là một dấu hiệu ông sẵn sàng hòa giải với các nước như Pháp và Đức. Ông cũng tỏ ra hiểu rằng để chống khủng bố thì sức mạnh quân sự không thôi chưa thể nào đủ. Vì vậy nếu tái đắc cử, ông Bush sẽ làm mạnh hơn để lôi kéo thế giới ủng hộ Hoa Kỳ chống khủng bố. Nhưng cũng chưa rõ là ông Bush có đủ khả năng thuyết phục thế giới, nhất là những người Hồi Giáo ôn hòa, ủng hộ nước Mỹ hay không. Ông có thể muốn như vậy nhưng thực tế có thể sẽ khác. Sao Hỏa và Sao Kim Nói như một nhà bình luận thì Hoa Kỳ là sao Hỏa, tượng trưng cho sức mạnh, nam tính, còn châu Âu như sao Kim, ôn hòa hơn. Điều đáng chú ý là dù các lãnh đạo như ông Bush có thể ý thức được rằng nước Mỹ cần làm thân với thế giới để chống khủng bố hiếu quả hơn nhưng nhiều người Mỹ bình thường không quan tâm đến thế giới. Họ đang kéo chính trị Mỹ về hướng bảo thủ hơn. Đây cũng là phản ứng hiểu được trong thế giới toàn cầu hóa, có quá nhiều điều bất an ngoài chuyện khủng bố. Một dấu hiệu của chia rẽ quan điểm sâu nặng hơn và cũng là một bài học cho phe Dân Chủ là kết quả bầu cử ở 11 tiểu bang ủng hộ luật cấm hôn nhân đồng tính. Theo kết quả sơ bộ thì các bang Oklahoma, Georgia, North Dakota, Ohio, Kentucky, Michigan, Montana, Utah, Mississippi và Arkansas chống hôn nhân đồng tính với đa số phiếu rất cao. Điều này chứng tỏ thông điệp bảo thủ và thiên hữu của phe Cộng Hòa được ủng hộ mạnh. Bên trong nước Mỹ Hiện có những lo ngại trong phe tự do thiên tả ở Hoa Kỳ rằng đảng Cộng Hòa đang ngày một mạnh lên qua cuộc bầu cử này. Khả năng nắm cả hai viện trong Quốc hội có thể khiến cánh hữu tôn giáo trong đảng Cộng Hòa tăng cường thanh thế, và theo những lo ngại của phe Dân Chủ thì điều này có thể sẽ khiến nước Mỹ chia rẽ hơn nữa. Nếu Kerry thất bại thì đảng Dân Chủ Mỹ sẽ đương đầu với những thay đổi về đường lối. Và nếu xu hướng bảo thủ tiếp tục thì có thể dễ dàng đi đến nhận định rằng nước Mỹ đang ngả hẳn về phía hữu. Đảng Dân Chủ sẽ phải xem lại các chương trình của mình và các nhân vật họ đưa ra tranh cử. Lần đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ qua, đảng Dân chủ đã mất cả ghế của lãnh tụ đảng trong Thượng viện. TNS Tom Daschle từ Nam Dakota đã thua phiếu đối thủ phe Cộng Hòa John Thune. Tin vui duy nhất là ứng viên Dân Chủ Barack Obama, một người Mỹ da đen có cha là người di dân Kenya đã thắng cử vào Thượng Viện, sau khi thắng ứng cử viên da đen khác của phe Cộng Hòa là Alan Keyes. Ông Barack Obama sẽ là TNS da đen duy nhất của đảng Dân Chủ kỳ này và nhiều người đã nói ông ta có khả năng trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ. Chọn Hillary Clinton? Nếu ông Kerry thua thì thực tế đây sẽ là một dịp tốt để phe Dân Chủ đưa ra bà Hillary Clinton vào bốn năm tới. Nếu đắc cử, bà sẽ là vị nữ TT đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ và điều lý thú hơn nữa là ông Bill Clonton sẽ trở thành ‘first gentleman’ tức ‘phu quân tổng thống’ đầu tiên bản thân là cựu TT. Tuy nhiên, với những tín hiệu thiên về phe bảo thủ và chống lại xu hướng tự do của cử tri Mỹ thể hiện ra năm nay, phe Dân chủ sẽ phải suy tính kỹ là liệu có đặt cược vào bà Hillary Clinton hay không. Vì bà tuy rất nổi tiếng cả trong và ngoài nước nhưng những người Mỹ theo xu hướng bảo thủ có vẻ không thích một người phụ nữ học cao và có tính cách mạnh mẽ đến như vậy. Hillary Clinton trúng cử vào Thượng viện ở bang New York tức là nơi dân chúng có quan điểm gần với châu Âu hơn, tự do hơn. Còn khi đi vào bầu cử TT thì như cuộc bỏ phiếu năm nay cho thấy, quan điểm của cử tri ở những vùng khác cũng rất quan trọng. Mặt khác, bà Hillary Clinton không có 'chiến tích' gì trong chuyện chống khủng bố. Và nếu trong vòng bốn năm nữa, khủng bố vẫn là đề tài chính của thế giới thì một vị tân tổng thống của Hoa Kỳ lại sẽ phải là người thuyết phục được dân Mỹ về khả năng lãnh đạo theo hướng đó.
Ngày xửa ngày xưa, bạn có gốc gác từ đâu vẫn còn là một vấn đề dễ hiểu. Bố mẹ bạn gặp nhau, vui vẻ cùng nhau, và rồi từ một cái trứng thụ tinh, bạn xuất hiện trên thế gian này.
Ta mang trong mình cơ thể người khác?
Bạn có một nửa của bố, một nửa của mẹ, nhưng vẫn 100% là chính bạn. Thế nhưng thực tế lại trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Bên cạnh gene từ bố mẹ, bạn còn là một tổ hợp các virus, vi khuẩn và thậm chí, những phần nhỏ từ cơ thể người khác. Thực vậy, nếu bạn là từ một cặp song sinh, cơ thể và não bạn có nhiều khả năng chứa những phần nhỏ trong cơ thể của anh hoặc chị mình. Kỳ lạ hơn cả là điều này có thể tác động đến hành động của bạn. "Con người không chỉ là các cá thể bất khả phân, mà còn là những xã hội hữu cơ," Peter Kramer từ Đại học Padua, nói. "Một lượng lớn những cá thể khác nhau, gồm cả con người và không phải là con người, không ngừng xung đột bên trong chúng ta để giành quyền kiểm soát." Cùng với Paola Bressan, ông đã viết một nghiên cứu đăng trên tập san chuyên về thần kinh học, Perspectives in Psychological Science, kêu gọi các nhà tâm lý học và tâm thần học thừa nhận ảnh hưởng của điều này tới hành động của chúng ta. Điều này có vẻ nghe đáng báo động, thế nhưng khoa học từ lâu đã biết được rằng cơ thể chúng ta là sự kết hợp từ nhiều sinh vật khác. Vi trùng trong ruột của bạn có thể tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh tác động tới tâm trạng của bạn. Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng vi khuẩn có thể tác động tới khẩu vị của bạn để khiến bạn phải thèm những thứ thức ăn mà chúng ưa thích. Việc bị nhiễm một loại ký sinh trùng có tên gọi 'Toxoplasma' có thể khiến bạn tử vong. Trong tự nhiên, loại ký sinh trùng này tác động tới não của chuột, khiến chuột cảm thấy bị mèo cuốn hút, và mèo chính là loài sẽ cho loại ký sinh trùng này một môi trường ấm áp để sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, con người cũng có thể bị lây theo cách tương tự, khiến trí óc của chúng ta bị kiểm soát: Vi trùng có thể khiến ai đó trở nên liều mạng và tăng nguy cơ khiến họ bị tâm thần phân liệt hoặc tự sát vì trầm cảm. Hiện gần một phần ba các loại thực phẩm thịt ở Anh có thể chứa loại ký sinh trùng này, và việc nhiễm trùng có thể gây ra các bệnh về thần kinh. "Chúng ta cần ngăn chặn điều này," Kramer nói. Trong vòng sáu năm qua, nhiếp ảnh gia Ariko Inaoka đã ghi lại sự liên hệ đặc biệt giữa cặp song sinh người Iceland, Erna và Hrefna Sự xâm nhập của anh chị em ruột Nói như vậy, có vẻ như rõ ràng là hành động của chúng ta không hẳn hoàn toàn do chúng ta kiểm soát. Có lẽ chỉ chừng đó cũng đủ cho bạn đặt nghi vấn về danh tính của mình. Sự xâm nhập này càng đáng sợ hơn khi bạn nhận ra rằng não của mình không chỉ bị vi khuẩn, mà còn cả những người khác xâm nhập. Một trong những ví dụ dễ thấy nhất là trường hợp một cặp song sinh dính liền có chung một bộ não, Kramer cho biết. Thế nhưng ngay cả những cặp song sinh bình thường cũng có thể chia sẻ nội tạng mà không hề hay biết. Trong giai đoạn đầu, các tế bào có thể di chuyển giữa các cặp sinh đôi hoặc sinh ba. Điều này từng được cho là rất hiếm xảy ra, nhưng giờ thì chúng ta biết là nó rất phổ biến. Chẳng hạn như khoảng 8% các cặp sinh đôi và 21% các cặp sinh ba không giống nhau có không chỉ một mà hai nhóm máu: Một nhóm máu do chính tế bào cơ thể sản xuất và một nhóm khác do các tế bào hấp thụ từ cơ thể của bào thai song sinh hay đa sinh kia sản xuất. Nói một cách khác, các cơ thể này là sự kết hợp từ hai hay ba cơ thể khác, và điều này diễn ra ở nhiều cơ quan, bao gồm não bộ. Anh chị em ruột 100% nhưng khác mẹ Kết quả khám thai của Lydia Fairchid lẽ ra sẽ khá rõ ràng, giúp bà chứng minh trước toà rằng người đàn ông mà bà nói đến chính là cha của hai đứa con mình. Thế nhưng khi kết quả được đưa ra, không có dấu vết DNA nào của bà trong chính con mình. Toà án dọa sẽ buộc tội bà đã sinh mướn và họ cho rằng đây là trò lừa đảo để hưởng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, may mắn là cùng lúc đó, một báo cáo khoa học cũng nêu một trường hợp tương tự, trong đó một phụ nữ cũng bị cho là không phải mẹ ruột của ba con mình. Nguyên nhân do khi bà còn là một bào thai, cơ thể bà đã nhập làm một với một bào thai song sinh khác, điều này khiến bà mang trong mình hai bộ gen khác nhau, và một số trứng của bà có chứa gen khác hẳn với phần còn lại của cơ thể. Phát hiện này đã khiến Fairchild nghi ngờ về danh tính của chính mình. "Cái khó nhất là nói với các con của tôi về điều này, vì tôi cảm thấy một phần của mình đã không truyền sang các con," bà nói với trang Jezebel. Tôi nghĩ "không biết các con mình liệu có thực sự cho rằng tôi không phải mẹ chúng vì không truyền gene sang cho chúng hay không". Cùng phát triển trong tử cung, các cặp song sinh có thể hoán đổi tế bào, khiến họ gần gũi nhau hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng trước đây Sự hiện diện của người khác trong cơ thể bạn Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình chưa bao giờ có một người anh chị em song sinh, vẫn có nhiều cách khác mà cơ thể của bạn có thể bị xâm nhập bởi các tế bào người khác. Ví dụ, hai bào thai ban đầu có thể nhập làm một. Bởi điều này có thể diễn ra rất sớm nên các tế bào có thể hình thành các mô và trông giống như là đang phát triển bình thường, nhưng lại mang gen của một người khác. "Bạn trông giống bạn, nhưng lại mang các tế bào của một người khác bên trong mình. Nói một cách khác, bạn luôn là hai người khác nhau," Kramer nói. Trong một trường hợp cực hiếm, một phụ nữ rất bất ngờ khi được biết mình không phải là người mẹ sinh học của hai con bà. Các tế bào từ người anh hoặc chị của người mẹ có thể đã lẫn trong cơ thể người mẹ, và từ đó len lỏi vào cơ thể của người con khi bào thai vừa hình thành. Dù điều này xảy ra thế nào đi chăng nữa thì việc mô từ một cơ thể khác có thể khiến não phát triển theo những hướng bất thường là hoàn toàn hợp lý, Lee Nelson từ Đại học Washington, nói. Bà hiện đang nghiên cứu xem liệu các tế bào từ người mẹ có xuất hiện trong não của đứa bé hay không. "Số lượng tế bào khác nhau, loại tế bào khác nhau hoặc giai đoạn trong quá trình phát triển khi mà các tế bào được hấp thụ, đều có thể dẫn đến sự dị thường," bà nói. Nelson phát hiện ra rằng ngay cả những người trưởng thành cũng không tránh khỏi bị người khác xâm nhập. Vài năm trước, Nelson và William Chan từ Đại học Alberta ở Edmonton đã quét gen từ những phần tế bào não cắt lát từ một số phụ nữ để tìm kiếm nhiễm sắc thể Y. Khoảng 63% trong số này có chứa tế bào nam giới. "Không những chỉ tìm thấy DNA của nam giới trong não phụ nữ một cách chung chung, chúng tôi tìm thấy chúng trong nhiều vùng não," Chan nói. Nói một cách khác, não của họ tràn ngập các tế bào từ cơ thể đàn ông. Một kết luận hợp lý là có thể điều này đến từ đứa con. Bằng một cách nào đó, tế bào gốc từ đứa bé đã đi qua nhau thai và ở lại trong não người mẹ. Điều kỳ lạ là điều này giúp cho người mẹ giảm nguy cơ bị bệnh mất trí do tế bào suy thoái. Nguyên nhân vì sao thì vẫn còn là một ẩn số. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn bắt đầu tự hỏi rằng liệu các tế bào này có khả năng tác động đến tâm lý của bà mẹ trong thời kỳ mang thai hay không. Kiến thức của chúng ta về “xã hội hữu cơ” trong cơ thể con người vẫn còn khá sơ khai, và rất nhiều tác động của điều này vẫn còn là lý thuyết. Mục tiêu báo cáo khoa học của Kramer và Bressan không phải là nhằm tìm kiếm câu trả lời chính xác, mà là cung cấp thêm thông tin cho các nhà tâm lý và tâm thần học khác về những gì làm nên chúng ta ngày nay. "Chúng ta không thể hiểu cử chỉ của con người chỉ bằng cách nghiên cứu một cá nhân này hoặc một cá nhân khác," Kramer nói. "Chúng ta cần tìm hiểu tất cả, để từ đó hiểu về hành động của chúng ta." Chẳng hạn như các nhà khoa học thường so sánh các cặp song sinh để tìm hiểu về nguồn gốc của các hành động. Thế nhưng việc các cặp song sinh không giống nhau có thể đã hoán đổi một số phần của mô não cho nhau khiến cho kết quả thu được kém chuẩn xác. Chúng ta cần cẩn thận khi sử dụng kết quả nghiên cứu những cặp song sinh đối với các hội chứng như tâm thần phân liệt, vốn bắt nguồn từ sự rối loạn trật tự trong não bộ, Bressan và Kramer nói. Nhưng nói chung, chúng ta không cần phải tỏ ra quá khó chịu trước những kẻ xâm nhập này. Dù gì đi nữa, chúng cũng khiến chúng ta là mình của ngày hôm nay. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Ba vừa cho ra phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền tại các nước trên thế giới năm 2006.
'Nhân quyền ở VN chưa đạt yêu cầu'
Phúc trình năm nay đề cập đến việc thực thi nhân quyền và các hạn chế tại 196 quốc gia. Mỹ bắt đầu ra phúc trình hàng năm về tình trạng nhân quyền toàn cầu từ năm 1977. Các báo cáo này phản ánh quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ, phần lớn dựa trên các quan sát của sứ quán Mỹ tại các nước ngoài. Phần nói về Việt Nam gồm 19.000 từ, bình luận về mọi khía cạnh nhân quyền, tự tư do ngôn luận, báo chí, tới tự do tôn giáo, quyền hội họp vv... Bản phúc trình mở đầu bằng nhận xét: "Nước CHXHCN Việt Nam là quốc gia độc tài dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam." Đánh giá chung tình hình nhân quyền 2006, báo cáo này viết:" Thành tích nhân quyền của chính phủ Việt Nam vẫn chưa đạt yêu cầu." Đã có tiến bộ Tuy nhiên, "các cải cách kinh tế của chính phủ và mức sống ngày càng cao đang tiếp tục giảm bớt quyền kiểm soát, cũng như sự can thiệp, của Đảng Cộng sản và của chính phủ vào cuộc sống hàng ngày." Phúc trình cũng nhận xét, "chính phủ Việt Nam đang tiếp tục mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài", dẫn tới một số thay đổi trong lĩnh vực nhân quyền. Thí dụ chính phủ đã cho thả một số tù chính trị và cải thiện điều kiện của đa số người theo đạo. Thế nhưng, bên cạnh những chỉ dấu tích cực như không có việc giết hại hay bắt cóc vì lý do chính trị , vẫn có việc bắt giữ người vì hoạt động chính trị và đánh đập các nghi phạm. Phúc trình nhận xét rằng tòa án các cấp đều do Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát. Bản báo cáo cũng đề cập tới nhiều trường hợp vi phạm tự do ngôn luận, báo chí, và nhiều quyền dân sự khác. Các nhà đấu tranh chính trị như Đỗ Nam Hải, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, Trần Khuê... đều bị xách nhiễu. Về tự do tôn giáo, bản phúc trình viết:"Cho dù Hiến pháp và các nghị định chính phủ đều có quy định về quyền tự do tín ngưỡng, chính quyền vẫn hạn chế một cách đáng kể quyền tự do tôn giáo." "Tuy nhiên trong năm qua, một số hạn chế đã được dỡ bỏ và sự tham gia vào các hoạt động tôn giáo tăng lên đáng kể." Phản ứng của Việt Nam Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra phản ứng, nói: "Rất tiếc là báo cáo nhân quyền năm 2006 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra những nhận xét không khách quan vê tình hình Việt Nam." Phát ngôn nhân Việt Nam Lê Dũng, trong thông cáo gửi tới báo chí nước ngoài, tuyên bố: "Nhà nước Việt Nam đã và đang làm hết sức mình để bảo đảm và thực hiện quyền con người thông qua việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi các biện pháp cụ thể phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội." Ông Dũng cũng nhắc lại một câu Bộ Ngoại giao Việt Nam thường xuyên đề cập khi nói về các trường hợp bắt giữ trong nước: "Ở Việt Nam, không ai bị bắt vì lý do chính kiến hoặc vì lý do tôn giáo, chỉ có những người vi phạm pháp luật và bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam." Thông cáo của Việt Nam kết luận: "Do sự khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển, lịch sử và văn hoá, một điều tất yếu là các nước, trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ, có sự khác biệt về quan điểm và cách đề cập đối với nhân quyền." "Chúng tôi cho rằng, hai bên cần tăng cường các cuộc tiếp xúc, đối thoại để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước". ---------------------------------------------------------- Saigon by NightNếu đúng như ông Lê Dũng nói là Việt Nam đang cải cách pháp luật để cải thiện nhân quyền và ở VN không ai bị bắt vì lý do chính kiến và tôn giáo thì việc đầu tiên nên làm là bỏ những luật "vu vơ" muốn dùng sao cũng được đi. Ví dụ như : " Lợi dụng dân chủ, phá họai nhà nước", tội "lưu truyền và tàng trữ tài liệu quốc cấm", "tội mê tín dị đoan". Chính những luật "khó hiểu" nhưng "dễ vận dụng" trên là lý do ở VN "không ai bị bắt vì lý do chính kiến hay tôn giáo", còn nhân quyền thì ngày càng suy kém. aq, HanoiTôi thật sự không hiểu các bạn suy nghĩ gì khi lên tiếng phê phán nền dân chủ của Việt Nam. Tôi đồng tình với các bạn ở một khía cạnh đó là Việt Nam chưa thực sự phát huy hết quyền dân chủ cho mỗi người dân. Tuy nhiên tôi rất không tán thành khi các bạn nhìn nhận thực tế theo cái cách quá tiêu cực như vậy. Các bạn có sống tại các nước khác bao lâu rồi hay bao nhiêu nước rồi mà lại nghĩ là ở Việt Nam dân chủ không bằng các nước khác? Tôi không hiểu các bạn đưa ra những tiêu chí nào để so sánh dân chủ giữa các quốc gia (hay chỉ dựa vào những tiêu chí do ý kiến chủ quan của các bạn nghĩ ra? Tôi không hiểu các bạn nghĩ gì khi Mỹ, một quốc gia ỷ vào sức mạnh quân sự, kinh tế để uy hiếp, áp đặt ý muốn chủ quan của những người lãnh đạo lên tất cả các nước yếu hơn Mỹ về quân sự, kinh tế hoặc có khả năng gây ảnh hưởng đến tham vọng và mưu đồ của Mỹ hướng tới thế giới? Tôi không hiểu các bạn đang sống, làm việc như thế nào, bản thân đã từng chịu những ảnh hưởng gì của cái mà các bạn gọi là "mất dân chủ ở Việt Nam"? Tôi rất mong các bạn sẽ trả lời giúp tôi những băn khoăn trên. Can't Stand, HCMCKính gởi bạn Kinhte, tôi không biết bạn có phải ở VN thật sự không hay là mạo nhận ở VN rồi bạn than phiền nhân quyền thế này thế kia và so sánh Trung Quốc 1 và 2 Đảng ra sao? Tôi đọc mà thấy nực cười cho bạn, nếu đã là người VN bạn không yêu quý dân tộc và đất nước của mình thì thôi cớ sao bạn lại có những ý kiến tôi cho rằng quá ư thực dụng và không có chút tự hào dân tộc, tại sao bạn lại ví 83 triệu người dân VN là 83 triệu con bò? và càng không thể ví Đảng CS VN là người chăn bò. Bạn có biết rằng đất nước VN ngày nay dược như thế này là nhờ ai không? và bạn có biết rằng mỗi năm số lượng người VN sống xa đất nước về luôn tăng hơn năm trước và số lượng bạn bè quốc tế đến VN mỗi năm mỗi tăng thâm chí có rất nhiều người nước ngoài đến làm việc và sống hẳn tại VN luôn, điều đó chứng tỏ nhân quyền ở VN rất tốt, mọi người có đủ quyền tự do để cảm thấy thoải mái khi sống ở VN,cho dù đời sống kinh tế của đại đa số người dân chưa được sung túc lắm nhưng bạn nên biết rằng VN mới chỉ thống nhất được 32 năm thôi nên có thể ví đối với một con người thì đây là thời kỳ sự nghiệp bắt đầu ổn định trong chừng ấy tuổi. Và VN đang từng bước đi lên nên các bạn không nên so sánh một cách thiển cận rằng VN phải giống y chang như một nước giàu có nào đó về bất cứ hình thức nào, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Hoang, Ha noiTheo tôi, trong cuộc sống không nhất thiết phải nghe xem họ nói gì về mình, người Mỹ có quan điểm của người Mỹ, chúng ta có quan điểm của chúng ta, điều quan trọng là những người lãnh đạo lấy lợi ích quốc gia và lợi ích của đa số người dân làm trọng. Về cụ thể thì ở Mỹ, ở VN hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới bao giờ chẳng có sự không như ý, quan trọng là thái độ của đa số người dân đối với vấn đề đó như thế nào. Bản phúc trình của Mỹ chỉ có thể được xem như một kênh thông tin để chúng ta nhìn rõ mình, nhìn rõ người hơn để có những quyết định đúng đắn hơn trong suy nghĩ và hành động. WQ, Nha TrangViệt Nam có thể còn một vài vấn đề về nhân quyền nhưng Hoa Kỳ không đủ tư cách để nói về nhân quyền của các nước khác trong khi chính họ lại làm chưa tốt vấn đề này. Kinhte, TP HCMLý luận như Truly, vậy đố bạn muối và đường, cái gì ngọt hơn? Tất nhiên là đường, phải không? Khi so sánh, bạn phải so sánh đồng đều. Điều mà bạn cần hỏi là, Trung Quốc một đảng và Trung Quốc đa đảng, thì thể chế nào có lợi cho người và quốc gia Trung Quốc hơn? Suy nghĩ như vậy thì xác đáng hơn. Tuy nhiên, chúng ta không có 2 Trung Quốc để so sánh, cho nên vấn đề nghiên cứu dân chủ thuộc phạm trù lý luận suy diễn. Trở lại vấn đề, Trung Quốc mạnh là vì một đảng hay vì dân đông? Nếu đơn thuần độc đảng làm cho quốc gia mạnh, thì bạn cần hỏi, tại sao Đông Âu dưới chế độ một đảng Cộng Sản lại thất bại so với các nước Tây Âu? Trung Quốc mạnh là vì đông dân; từ thời nhà Nguyên, Trung Quốc đã là một cường quốc rồi, chứ không cứ gì chờ tới sự lãnh đạo của Cộng Sản Trung Quốc. Điều muốn hỏi bạn, nếu như đời sống của người Trung Quốc bằng hoặc hơn người Thái Lan, thì Trung Quốc sẽ mạnh cỡ nào. Kế đến là vấn đề của "mạnh"? Mạnh cái gì? Quân sự, kinh tế, chính trị, v.v....? Bắc Hàn và Nam Hàn ai mạnh quân sự hơn? Nhưng mạnh quân sự hơn như Bắc Hàn, đời sống của người dân có được sung túc, thịnh vượng như Nam Hàn không?? Cuối lời, ca dao có câu "Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao!" Dân chủ là một thể chế quy tụ và hợp sức của số nhiều: nhiều người, nhiều ý kiến, và nhiều định kiến. Nhiều không có nghĩa mọi và mỗi ý kiến đều tốt; nhưng qua thời gian, cái xấu sẽ bị bỏ rơi. Còn ở VN, 83 triệu người và 1 tư tưởng thì có khác gì 83 triệu con bò và 1 người chủ chăn. Muốn làm người, có ý kiến riêng của mình hay muốn làm trâu bò phải đi theo tư tưởng và ý kiến của người khác? Truly, VNTôi đồng ý với nhiều bạn là ở VN hiện nay nhiều vấn đề mang tính tự do tôn giáo, ngôn luận cũng như nhân quyền nói chung có nhiều mặt chưa được như một số các nước khác. Tôi nói là một số và cũng nói thêm là chỉ một mặt nào đó thôi. Theo tôi các bạn không nên chỉ biết nhìn một cách ngắn hạn mà chỉ trích này, chỉ trích nọ, hùa theo những tư tưởng bảo thủ mà làm xâm hại đến uy tín của nước ta. Như các bạn biết về tình hình các nước trong khu vực như Thái Lan, Philipin, Indonexia...và trung quốc đấy. Theo các bạn thì nước nào sẽ có tương lai hơn,sẽ ngày các mạnh hơn? Chẳng phải bàn cãi chắc mọi người cũng phải thừa nhận chính là nước chỉ có một đảng lãnh đạo là Trung Quốc. Tôi cũng sống trong môi trường như mọi người dân bình thường ở đất nước VN này. Tôi đã luôn phấn đấu để trưởng thành từ gia đình một nông dân thành nhân viên cho một tập đoàn hàng đầu thế giới ở VN. Tôi chẳng thấy có sự cản trở nào cả và tôi tin rằng mọi người khác cũng thế. Thế nên tôi đề nghị các bạn mỗi người hãy tự cố gắng để chính mình tốt lên, nếu ai cũng thế thì hiển nhiên nước mình sẽ giàu, mạnh lên. Stary, Sài GònĐúng là không nên bắt người Mỹ ăn thịt chó! Nhưng nếu họ muốn ăn thì sao? Thì để họ ăn. Những người Việt nào muốn có Đảng đối lập, thì phải để họ lập chứ! Mắc gì khép vào tội chống phá nhà nước, gây tổn hại an ninh quốc gia, thật nực cười! Ai nói nhân dân VN tin tưởng và đặt quyền lãnh đạo cho độc Đảng vậy? Có trưng cầu dân ý hồi nào chưa? Hay ai không đồng ý với Đảng thì bị khép vào tội phản động? Anh Dũng, Sài GònPhúc trình phản ánh đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam: một nước XHCN vô nhân quyền, dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Một quốc gia độc đảng, chỉ có Đảng Cộng Sản, làm sao không độc tài. Nên cũng dễ hiểu vì sao ở Việt Nam có chuyện độc quyền nhiều thứ - độc quyền báo chí, độc quyền phát thanh truyền hình, độc quyền ngành điện, độc quyền ngành nước, độc quyền ngành giao thông... Xin hỏi 'Ngài' Lê Dũng: người dân bình thường không phạm pháp muốn mở một tờ báo, một đài phát thanh, hay một công ty cấp nước,... để phục vụ đồng bào thì Nhà Nước có cho phép không? Khánh Hưng, WashingtonNước Mỹ không chỉ hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Mỹ còn là một quốc gia của sự can đảm và công bằng. Ai đó thuờng hay công kích Mỹ thử bình tĩnh tưởng tượng xem: Thế giới này sẽ thế nào nếu không có Mỹ? Thế giới này sẽ thế nào nếu Nga, Trung Quốc, Taliban, hay lực lượng của Bin Laden nắm trong tay sức mạnh quân sự của Mỹ … ? Không những đối với Việt Nam, Mỹ thường xuyên chỉ trích khắt khe ngay cả với những đồng minh thân thiết như Ả Rập Saudi, Ai Cập, hay Israel. Chính phủ Bush, vốn đại diện cho các tập đoàn tư bản mà mục tiêu là lợi nhuận, chắc chắn là không muốn gây mất lòng ai. Báo cáo nhân quyền hàng năm không phải là sản phẩm của một nội các, mà là một yêu cầu tự thân của nền công lý Mỹ. Quan niệm nhân quyền và dân quyền của Mỹ không có biên giới quốc gia, mà là một khái niệm toàn cầu (universal). Người Mỹ, vốn là một tập hợp của những con người với khát vọng tự do từ khắp nơi trên thế giới, muốn các dân tộc khác cũng có được những quyền làm người căn bản đó. Vì thế, hầu như tất cả chính quyền hay thành phần lãnh đạo của tất cả các chế độ đôc tài, chuyên chế, toàn trị trên thề giới này đều sợ Mỹ, nhưng cũng luôn luôn tuyên truyền chống Mỹ, và tìm cách khống chế nhân dân tiếp cận với văn hoá và ý thức dân chủ của Mỹ. Hãy nhìn vào thực tế lịch sử của thế giới để thấy có quốc gia nào theo Mỹ mà mất chủ quyền hay độc lập không? Không nói đâu xa, nhìn xung quanh Việt Nam chúng ta, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia … có ai mất chủ quyền hay lệ thuộc Mỹ không? Cuối cùng, xin có lời trần tình, ở đây không có “Việt Kiều” nào cả. Nguời viết ý trên vốn lớn lên và được đào tạo hoàn toàn dưới mái trường “xã hội chủ nghĩa”, tốt nghiệp đại học, và đã làm việc gần 10 năm trong một cơ quan nội chính cấp thành phố. Năm 2001, đi Mỹ theo một chương trình học bổng, và hiện ở lại Mỹ để tiếp tục chương trình cao học. Minh, Melbourne, AustraliaMột bên ra sức cáo buộc. Bên kia kiên quyết bác bỏ. Y như rằng ai nói động đến là giãy nảy lên phản ứng. Như đỉa phải vôi. Cũng là ngần ấy câu, ngần ấy chữ. Vẫn một giọng văn đều đều. Vẫn một người có khuôn mặt vô cảm đọc. Nghe câu đầu là đoán được câu tiếp theo và câu cuối. Chẳng phải mất công soạn thảo. Cứ lôi văn bản cũ ra sửa ngày tháng là xong. Đã đành là có những khác biệt, song những giá trị cơ bản của con người trong xã hội nào và giai đoạn lịch sử nào cũng phải được tôn trọng, trong đó có quyền sống, quyền tự do (bao gồm tự do báo chí, tự do ngôn luận) và quyền mưu cầu hạnh phúc. Không thể lấy sự khác biệt như Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố để biện minh và che đậy thành tích kém cỏi về quyền con người và tự do, dân chủ. Phản ánh sự thật, nói lên những nguyện vọng chính đáng của cá nhân, với tinh thần xây dựng, cũng bị cấm. Các cụ đã dạy: "Trung ngôn thì nghịch nhĩ, sự thật thì mất lòng" chẳng sai bao giờ. Hoa Kỳ là siêu cường thế giới. Là ông lớn nên họ có quyền phán xét. Chẳng có gì là lạ khi những nước bị Hoa Kỳ chỉ trích về nhân quyền đa phần là những nước chậm tiến về giáo dục, kém phát triển về kinh tế. Cũng vì dân trí chưa cao, đời sống khó khăn, phải nhọc nhằn vất vả mưu sinh và một số lý do khác nên người dân ở Việt Nam này chưa nhận thức được đầy đủ cũng như chưa quan tâm đến đúng mức đến những quyền lợi mà họ với tư cách là công dân của một nước "độc lập - tự do - hạnh phúc" đáng được hưởng. Nhà cầm quyền nới lỏng chút nào thì dân dễ thở thêm chút ấy. Sang, TP Hồ Chí MinhMỗi nước, mỗi khu vực đều có hoàn cảnh kinh tế và xã hội riêng không giống nhau. Nên theo tôi không nên áp đặt tiêu chuẩn về nhân quyền ở nước này cho nước khác. Cũng như không thể bắt người Hồi giáo ăn thịt lợn giống như người Trung Quốc, bắt người Mỹ, người châu Âu ăn thịt chó giống người Việt Nam hay Hàn Quốc, .... PTNVới bản báo cáo này thì diễn đàn của BBC tiếng Việt sẽ sôi động lên, đặc biệt là những ý kiến phản kháng với những ý đại khái như chuyện nội bộ của Việt Nam; mỗi nước có cách nhìn nhân quyền khác nhau; Hoa Kỳ cũng vi phạm nhân quyền mà lại nói nước khác..v.v.. và ..v.v.. Nói chung là tuy mở cửa nhưng chỉ là kinh tế thôi. Mọi thứ khác thì chỉ cởi mở khi không thể có lựa chọn nào khác. Tóm lại là có quá nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới nhìn nhận sai về nhân quyền ở Việt Nam!!! Mong rằng các tổ chức và quốc gia này tìm hiểu nhiều thêm về Việt Nam (nhưng khổ nổi có tổ chức ở Na-uy muốn vào Việt Nam để tìm hiểu thì bị cấm). Kết luận là các tổ chức này nên tin tưởng vào các báo cáo của Việt Nam tuyên bố là đủ rồi, không cần tốn công, tốn của vào Việt Nam tìm hiểu thêm làm gì cho mệt. Đảng Cộng Sản Việt Nam không có nói sai sự thật bao giờ, vì thế mới được nhân dân Việt Nam tín nhiệm giao cho nhiệm vụ độc quyền trong lãnh đạo đất nuớc. Phuong TruongNhân quyền? Lại trò hề cũ của Hoa Kỳ rồi, Nước Mỹ luôn lấy cớ Nhân Quỵền để chen vào chuyện nhà người khác. Thử hỏi Chính Phủ Mỹ đem cái tiêu chuẩn Tự do sang cho IRAQ,... là như thế à. Là người Việt Nam tôi tự hào về đất nước mình, mặc dù nước ta còn có nhiều hạn chế, yếu kém. Nhưng ta tin rằng bằng sức mạnh và tự hào dân tộc, người Việt dù ở đâu cũng hướng về tổ quốc và góp ý cho Lãnh đạo nước nhà lèo lái tốt hơn. Lê Quang Huy, Hồ Chí MinhLập luận của Đảng CSVN cho rằng "Do sự khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển, lịch sử và văn hoá, một điều tất yếu là các nước, trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ, có sự khác biệt về quan điểm và cách đề cập đối với nhân quyền." là ngụy biện. Dù ở đâu, dưới chế độ chính trị nào thì con người cũng là những thực thể của xã hội như nhau nên phải được hưởng những quyền lợi như nhau. Chính luận điệu ngụy biện về sự khác biệt văn hóa - xã hội này đã mở đường cho những sự đàn áp, bóp nghẹt tự do dân chủ. Chúng ta hãy thử nhìn xem người dân Hàn quốc và người dân Bắc Triều Tiên xem. Họ là đồng văn đồng chủng đấy, nhưng sao cuộc sống lại hoàn toàn khác nhau. Có lẽ vì những sự "khác biệt" nêu ra trên đây mà ở các nước tự do, người dân có quyền lên tiếng và biểu tình khi tổng thống của họ làm sai, còn ở những nước cộng sản thì những kẻ lãnh đạo phải là những "ông Phật sống" để mọi người tung hô sùng bái và dựng tượng khắp nơi ??? Mai Ninh, Việt NamĐảng ta đã phản ứng rất kịp thời. Đáng khen. Đó là nhờ đảng ta đã cài đặt một phần mềm trong bộ mày phản ứng, khi chạm đến hai chữ "nhân quyền" ông Lê Dũng tức thời nhảy ra thi hành tức khắc nhiệm vụ robot của mình "cực lực bác bỏ luận điệu vu cáo...". Thật đáng khen. Cần chỉ thị cho báo chí không được vô tình hay cố ý "phản thùng" đảng ta. Ví dụ các báo cứ sưng sưng nói về sự bất cập của luật bầu cử, cứ công khai chỉ thị của bộ chính trị về cấm báo chí tư nhân, khiếu kiện đông người... Người Việt, Sài GònNhững gi đã & đang diễn ra tại Việt Nam, cho thấy nhận xét của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền tại Việt nam là hoàn toàn chính xác, không có gì để tranh luận. Tuy nhiên cũng nên nhìn lại động cơ của Hoa Kỳ cho việc nhận xét thường niên này. Việt Nam sẽ không xảy ra nội chiến, huynh đệ tương tàn, hàng triệu sinh linh hai miền Nam - Bắc đã nằm xuống trong nỗi oan ức, nếu có sự can thiệp văn minh - nhân tính của các cường quốc trên thế giới. Việt Nam, chỉ là quân bài trong mối quan hệ "nhạy cảm" giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc. Xin muợn lời của cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và viết lại: "Đừng nghe những gì Hoa Kỳ nói, hãy nhìn những gì Hoa Kỳ làm".
Một nhà quan sát bình luận với BBC rằng đại diện Việt Nam để lại ấn tượng lớn nhất ở Đối thoại Shangri-La là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và dự báo Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch "sẽ tham dự sự kiện này một cách khá trầm lặng".
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch sẽ 'trầm lặng' khi dự Đối thoại Shangri-La?
Đối thoại Shangri-La dự kiến bắt đầu vào hôm 31/5 Tâm điểm của diễn đàn hợp tác an ninh-quốc phòng châu Á dự kiến diễn ra tại Singapore từ hôm 31/5 đến 2/6 được dự báo là cuộc gặp giữa quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. Đối thoại Shangri-La: VN 'khó phát biểu chung chung' Diễn đàn an ninh vùng: Biển Đông nằm ở đâu? TQ: 'Sẽ không bao giờ từ bỏ một tấc lãnh thổ' Bình luận về đề xuất VN tham gia Bộ tứ Quad Hoa Kỳ điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan 'Tâm điểm chú ý' Tác giả Prashanth Parameswaran viết trên trang The Diplomat: "Tại Đối thoại Shangri-La năm nay, có thể chủ đề cạnh tranh cao độ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là tâm điểm chú ý của giới quan sát. Trong khi giới truyền thông có thể chú ý hơn đến các hành động kế tiếp của chính phủ Mỹ đối với Huawei hoặc cuộc gặp khả dĩ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khuôn khổ Hội nghị G-20 ở Nhật Bản vào tháng 6/2019." "Trung Quốc lần đầu tiên cử bộ trưởng Quốc phòng dự sự kiện này sau gần một thập kỷ trong lúc quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan được trông đợi sẽ đưa ra những nét chính về khía cạnh quốc phòng của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mở và Tự do (FOIPS). Dự kiến phát ngôn và hoạt động của hai quan chức nêu trên sẽ chiếm trọng tựa bài tường thuật về sự kiện mỗi ngày của truyền thông." Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: "Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 18, thể hiện vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm cao của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế và khu vực, mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong việc giải quyết các thách thức an ninh chung, qua đó xây dựng lòng tin làm nền tảng thúc đẩy hợp tác vì hoà bình và phát triển." "Đây cũng là mục tiêu chính và quan trọng của đoàn Việt Nam tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La." Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch gặp người đồng cấp Hoa Kỳ Jim Mattis tại TP.Hồ Chí Minh hồi tháng 10/2018. Ông Mattis rời chức vào cuối tháng 2/2019 'Truyền thống trầm lặng' Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt hôm 28/5, ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand, bình luận: "Những câu chuyện trọng tâm ở Shangri-La mỗi năm vẫn luôn xoay quanh chủ đề an ninh khu vực, đặc biệt là Biển Đông. Năm nay cũng không phải là ngoại lệ, đặc biệt là sau những căng thẳng vừa qua trên cả phương diện kinh tế và an ninh. Việc Mỹ cho tàu chiến đi gần bãi cạn Scarborough và eo Đài Loan gần đây là một ví dụ. Phát biểu của quyền bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, và cuộc gặp giữa hai bên nếu diễn ra, có lẽ sẽ là sự kiện được chờ đợi nhất. Theo tôi, ngoài ra, vấn đề Bắc Hàn và an ninh mạng - cái thứ nhất về an ninh truyền thống và cái thứ hai là an ninh phi truyền thống, sẽ là các chủ đề quan trọng trọng diễn đàn." BBC:Theo ông, việc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, nay là ông Ngụy Phượng Hòa, tham dự Đối thoại Shangri-La lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, là chỉ dấu của việc gì? Ông Nguyễn Khắc Giang: Trong sự kiện này những năm trước, Bắc Kinh có lý do để không cử đại diện cấp cao tham gia Shangri-La. Họ luôn cho rằng diễn đàn này tập hợp các tiếng nói "thân" Mỹ, và là cái cớ để các nước "đánh hội đồng" Trung Quốc về các vấn đề trong khu vực. Thêm vào đó, Bắc Kinh cũng muốn đẩy mạnh diễn đàn an ninh của riêng họ - Diễn đàn Hương Sơn - nên không muốn tỏ ra quá hào hứng với Shangri-La. Nhưng có lẽ sau một thời gian, họ nhận ra việc để trống Shangri-La sẽ khiến họ chịu thiệt thòi trong việc thể hiện quan điểm của mình, phản pháo lại các quan điểm đối lập, cũng như thấu hiểu quan điểm của các nước trong khu vực về chính sách của Bắc Kinh. Đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ đang gia tăng, chiến lược Vành đai-Con đường (BRI) đối diện với nhiều phản ứng tiêu cực, cũng như tâm lý bài Trung xuất hiện ở khu vực, Bắc Kinh có thể cho rằng họ chưa thể một mình một lối mà vẫn cần phải tham gia vào những cuộc đối thoại trong khu vực. Việc VN mua vũ khí Mỹ 'mang tính chất phòng thủ' Mỹ muốn hợp tác chiến lược chặt chẽ hơn với VN Donald Rumsfeld và Robert Gates nhắc lại chiến tranh VN Shangri-La: Ngô Xuân Lịch gặp song phương James Mattis BBC: Từ quan sát của ông thì Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịchsẽ để lại dấu ấn nào trong sự kiện này? Ông Nguyễn Khắc Giang: Theo tôi thấy, vị đại diện Việt Nam để lại ấn tượng lớn nhất ở Shangri-La là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2013 với bài phát biểu về "lòng tin chiến lược". Còn lại phần lớn các đại biểu Việt Nam tại sự kiện này các năm sau đều tham dự một cách khá trầm lặng. Nguyên do có thể là bởi chính sách quốc phòng thận trọng và nguyên tắc lãnh đạo tập thể, không thể hiện quan điểm cá nhân. Tôi nghĩ ông Ngô Xuân Lịch lần này cũng sẽ tiếp tục truyền thống này, và sẽ khó có đột phá nào ngoại trừ các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương với các đối tác. BBC: Liệu Biển Đông sẽ được nhắc đến tại Đối thoại Shangri-La thế nào trong bối cảnh sau khi tàu chiến Mỹ có những động thái lại gần Scarborough, qua eo biển Đài Loan vào trung tuần tháng 5/2019? Ông Nguyễn Khắc Giang: Biển Đông đã và sẽ là vấn đề được thảo luận nhiều nhất tại Shangri-La, đặc biệt là sau một loạt các động thái cứng rắn vừa qua của Mỹ và các đồng minh để thể hiện quyền tự do hàng hải, hay dự luật đệ trình nhằm trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc có liên quan đến hoạt động quân sự trên Biển Đông. BBC: Có ‎ý kiến cho rằng Đối thoại Shangri-La hiện chỉ được xem như một diễn đàn về quân sự khu vực, nơi các đoàn đại biểu có thể nêu và tiếp nhận ý kiến chứ chưa có một cơ chế ràng buộc nào, hoặc đem lại sự thay đổi đáng kể về chính sách quân sự, quốc phòng của các nước trong khu vực sau đó. Ông nghĩ gì về bình luận này? Ông Nguyễn Khắc Giang: Dù là một diễn đàn phi chính thức, Shangri-La là nơi tập trung những tiếng nói quan trọng nhất về vấn đề an ninh trong khu vực. Đúng như tinh thần của tên gọi (Đối thoại Shangri-La), những trao đổi không mang tính ràng buộc, nhưng sẽ khiến các bên hiểu nhau hơn, và sẽ là tiền đề cho các hợp tác chính thức. Trong bối cảnh khu vực không có nhiều các diễn đàn chính thức (như diễn đàn khu vực Asean, ARF), thì đây vẫn là một kênh ngoại giao quan trọng cho tất cả các bên tham gia, thậm chí là để thể hiện các quan điểm vốn sẽ trở nên nhạy cảm hơn tại các diễn đàn chính thức.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, một trong các nhân vật đối kháng ở trong nước, hiện đang bị tù tại trại giam tỉnh Nam Hà.
Nguyễn Vũ Bình: Người không có Tết
Bà Bùi Thị Kim Ngân, vợ ông Bình, vừa tới thăm chồng hôm 15.02.2007 và cho biết sức khỏe của ông đang trong tình trạng suy sụp nghiêm trọng. Nói trong nước mắt, bà Ngân cho Đài BBC biết ông Bình "sụt cân, da xạm, không thể đi thẳng người, phải bước thấp bước cao và không bế nổi đứa con gái tôi nặng hơn chục cân". Được biết từ khoảng giữa tháng Giêng 2007 tới nay, ông Nguyễn Vũ Bình thường bị đau ngực trái, đau vùng thắt lưng và không ngủ được. Trong quá trình tiến hành xét nghiệm tại bệnh viện, bà Ngân nói, "Khi siêu âm, bác sỹ phát hiện chồng tôi bị gan nhiễm mỡ. Người ta vô tình nói và chồng tôi nghe thấy." "Khi vào các phòng tiếp theo để chụp X-quang và tim phổi, công an áp giải ở trại đi cùng vào nói gì đó với bác sỹ. Thái độ của bác sỹ khác đi và họ đã khám cho chồng tôi rất qua loa." "Đến chiều, giấy ghi kết quả chỉ ghi chồng tôi thiếu canxi máu, không nói tới tình trạng tim phổi và chứng gan nhiễm mỡ." Theo bà Ngân, chừng một tuần gần đây, sức khoẻ ông Nguyễn Vũ Bình suy sụp nghiêm trọng nhưng giới chức nói việc điều trị phải chờ tới sau Tết. Ông Nguyễn Vũ Bình bị bắt giam từ 25 tháng Chín 2002. Tháng 12 năm 2003, ông Bình bị Toà án Hà nội kết án tù bảy năm với tội danh gián điệp. Ông Bình đã không có tên trong đợt ân xá tù nhân trước Tết Nguyên Đán vừa qua. ----------------------------------------------------------- Bình MinhTheo tôi việc tốt nhất mà chúng ta có thể làm cho A Bình là phổ biến nhiều hơn nữa trang web BBC này cho càng nhiều người biết càng tốt để nhân dân đặc biệt là giới thanh thiếu niên biết được chính quyền đang che giấu những và mê tuyên truyền với họ . Hoàng ThiHồi não hồi nào đến giờ, Đảng ta cứ hay “kêu ca” là các thế lực thù địch (?), lại thêm bọn gián điệp (?), bọn phản động (?) đang ra sức chống phá sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của đảng ta. Đảng ta cứ hay tự tung tự tác kết tội “tùm lum tà la” là các thế lực thù địch, bọn gián điệp, bọn phản động hay xuyên tạc để chống phá đất nước. Nhưng Đảng ta lại dấu diếm các lý do mà các thế lực thù địch, bọn gián điệp, bọn phản động phá hoại là tại vì Đảng ta đang rắp tâm để xây dựng một xã hội theo tiêu chí cộng sản, một tiêu chí mà luôn luôn ngáng trở sự phát triển đi lên của đất nước, để biến VN trở thành một thiên đường tụt hậu so với các nước trên thế giới chỉ vì đảng ta “ham muốn” vô sản. Trong khi đó, các thế lực thù địch, bọn gián điệp, bọn phản động lại không muốn đất nước VN trở thành một đất nước “bán thân bất toại” triền miên cả về kinh tế lẫn khoa học kỹ thuật. Và trong số các thế lực thù địch, bọn gián điệp, bọn phản động thì có anh Nguyễn Vũ Bình đang ra sức chống phá cái sự nghiệp vô cùng nguy hiểm ấy của đảng ta. Thiết nghĩ, cái tội của anh Nguyễn Vũ Bình xem ra còn có ích cho dân tộc VN hơn là cái công lao và tiêu chí cộng sản của Đảng “Mong muốn một xã hội mà ai ai cũng vô sản (trắng tay) hết rồi thì lấy gì để cạnh tranh? Lấy gì để thúc đẩy sự phát triển của xã hội? Như vậy, có phải dẫn đến một xã hội nghèo nàn, lạc hậu và diệt vong hay không?” Cũng chính vì lý do Đảng muốn độc quyền thống trị đất nước, để thực hiện cái tiêu chí cộng sản ấy của đảng mà hầu hết các cán bộ có chức có quyền từ TƯ xuống đến địa phương đã trở thành những nhà kinh doanh bằng quyền lực chính trị để vơ vét tài sản của nhà nước, bóc lột bằng mồ hôi xương máu của người dân VN. Thử hỏi, có dân tộc nào đau khổ mà không được nói nên lời bằng dân tộc VN không? Trung, Hamilton, CanadaChỉ với ý định rất trong sáng xin lập đảng Dân Chủ đối lập và mấy bài viết không theo sự chỉ đạo của Đảng CSVN mà ông Nguyễn Vũ Bình đã bị trù dập, lênh án tù 7 năm. Đến nay đã trên 4 năm, vẫn chưa được ân miễn trong dịp Tết Đinh Hợi, trước nhiều thắng lợi (WTO, APEC...) của nước nhà ! Nếu Đảng & Nhà Nước VN với Nghị quyết 36, vẫn thường xuyên kêu gọi người Việt ngoài nước (Việt Kiều) nào là " hòa giải, hòa hợp", nào là "xóa bỏ hận thù, hướng đến tương lai đất nước" thì trước hết họ phải THỰC THI sự hoà hợp hoà giải với những người trong nước, bằng cách miễn xá cho anh NV.Bình càng sớm càng tốt, để " Việt kiều" chúng tôi có thể tin tưởng vào thiện chí và sự thành thật của đảng và NN/ VN. Còn không, tất cả những sự "dụ dỗ" bằng NQ này, chính sách nọ chỉ là những mánh khóe để lường gạt nhữn gkẻ nhẹ dạ, thiếu kinh nghiệm sống với chế độ "giả dối, lừa mị", đúng như lời ông NV Thiệu đã nói: ' Đừng nghe những gì CS nói. Hãy nhìn những gì CS làm" . Tôi cho là câu nói này rất " ấn tượng" của một người hiểu rõ bản c! hất của CS, dù ông Thiệu là một nhà lãnh đạo chẳng ra cái "thống chế" gì trong con mắt người dân Miền Nam. Xin chia xẻ niềm đau thương và tủi hận với những người thân yêu trong gia đình anh NV Bình, là một người yêu Tổ quốc, yêu đồng bào rất cao cả và kiên cường! MNQÔng Bình đã làm gì mà phải chịu thế? Ông ta chỉ dịch 1 bài tiếng Anh về dân chủ sang tiếng Việt và bài báo này nằm ngay trên trang web của bộ ngoại giao Mỹ. Vậy mà là gián điệp, là phản động ư? Lê ViCảnh Nguyễn vũ Bình còn biệt giam trong điều kiện khắc nghiệt, với sức khỏe suy sụp là sự sỉ nhục đối với cái xã hội dân chủ triệu lần của "ta" cũng như "tây", là sự thách thức cho tất cả những ai yêu chuộng tự do. Có lẽ năm 2007 đã hết rồi sự kiên nhẫn đợi mong về công bằng, tự do, dân chủ. Lâm Thị HảoMình vừa đọc trên vnexpress.net về ngày Tết, các bác sĩ trực bệnh viện đều ý thức "với bệnh nhân không thể để chờ Tết xong mới chăm sóc", cho nên mình nghĩ dù là tội nhân anh Bình cũng là bệnh nhân cần được chăm sóc sốt sắng. Đối với nhà nước pháp quyền, đây là lòng bác ái, vị tha đối với người mất quyền công dân, là trách nhiệm bảo đảm an toàn trong thời gian giam giữ tội nhân đối với vợ con, thân nhân của phạm nhân, cũng như trước luật pháp. Chẳng lẽ sự sai quấy mà bên Mỹ FBI ngang nhiên làm với nghi phạm, thì ở VN công an cũng chẳng từ nan với người đang thụ án? Mong bạn Rain Man cân nhắc lại vấn đề gọi là nhân quyền mà người khác bàn tới. Bình Thản, BerlinThế thì tôi không hiểu Rainman còn ở bên Mỹ làm gì? Nếu ở đó cũng giống như bên VN, hay sống là để lợi dụng chế độ dân chủ Mỹ đã xây dựng quốc gia họ giầu có đẹp đẽ phát triển mọi mặt để cho các người như Rayman bênh chính quyền CS nhưng lại thích ở bên Mỹ. Chỉ hỏi Rayman là tại sao bên Mỹ có đối lập chính trị và đảng cầm quyền có bắt bớ họ không? Võ Khâu, Gia LaiThật là vô lý, Nguyễn Vũ Bình công khai đòi quyền thành lập đảng: Tại sao cũng là người VN, nhưng anh lại không được quyền đó còn những người khác lại được quyền thành lập đảng CS?Không những thế, họ còn vu khống cho anh là gián điệp để bắt bỏ tù anh. Họ, những người CSVN ngang nhiên chà đạp thô bạo quyền con người như vậy mà mọi người lại chấp nhận lại làm ngơ thì cũng lấy làm lạ. Phải chi mỗi người ý thức được điều đó.Ý thức được quyền của anh Bình cũng là quyền của mỗi con người như chúng ta. Phải chi mỗi người chúng ta lên tiếng ủng hộ anh, phản đối sự độc đoán của CSVN thì họ sẽ phải chung bước trược bất kỳ việc làm đọc tài sai trái nào! Trần Tiên, Spokane, USABác Rainman ở Tacoma nên suy nghĩ thiệt kỹ mình ghi gì trước khi chỉ trích người ta. Ở những xứ có luật pháp như cái xứ bác đem ra làm ví dụ dính dáng tới FBI mà bác cho rằng Bình cũng bị y hệt vậy thì cái hành động đó dù dân không thích đi nữa, cũng phải xem lại coi nó có sai phạm luật pháp hay không rồi mới kết tội người ta. Tui cho bác cái ví dụ để cho bác dễ hiểu, trước khi chiến tranh Iraq, bất đồng ý kiến là cái làm không phải lợi ích cho xã hội và ai bất đồng đều bị chê bai, nhưng bác có nhớ ai bị FBI bắt bỏ tù không? Bác nên suy nghĩ kỹ giữa bất cái câu "làm điều trái ngược với lợi ích và sự mong đợi của nhân dân" với lại luật pháp của đất nước bác đang ở là gì, và cái nhà nước bác đang ở xem trọng luật pháp của họ ra sao. Tui có thể nêu ra hàng loạt trường hợp mà bác làm đúng với cái lợi ích và sự mong đợi của dân ở Vietnam, nhưng bác cũng bị bỏ vào tù. Rain Man, Tacoma, MỹTôi thấy Bùi Văn Hải thật ấu trĩ. Việt Nam họ xử lý vụ việc đó cũng chẳng có gì là sai trái cả. Giả xử ông ở bên Mỹ, và ông có những hành động như vậy đi. Tôi cam đoan là FBI sẽ cồng đầu ông lại, tra hỏi hết ngày này sang ngày khác, sau đó là khám xét nhà cửa, cuối cùng là cách ly ông ra khỏi xã hội. Vì sao ư? Vì ông quá nguy hiểm, ông làm điều trái ngược với lợi ích và sự mong đợi của nhân dân. Đấu tranh không phải là sai, nhưng đấu tranh mà không có trình độ, mù quáng và thiếu hiểu biết ông vô tình đã trở thành kẻ phá hoại, vô tình trở thành người chống đối với nhân dân. Có nhân dân ủng hộ việc gì cũng có thể làm được. Hãy lấy câu nói này mà chiêm nghiệm, sau này còn làm việc lớn, lo cho đất nước và nhân dân nữa. Ngay bây giờ, bản thân ông, ông còn lo chưa xong huống chi là việc định hướng sự phát triển của xã hội. "Nhân dân là dòng nước, người lãnh đạo là con thuyền,thuyền muốn nổi và lướt thật êm thì phải xuôi theo dòng nước". Muốn mọi người nghe, tin, làm theo thì phải biết mọi người đang cần gì, nghĩ gì và sẽ làm gì. Câu nói này tôi xin gởi riêng cho ông Nguyễn Vũ Bình và những thành viên đang đấu tranh những cái gọi là "Quyền tự do dân chủ". Quang TràTội của ký giả Nguyễn Vũ Bình là tiết lộ quá sớm về thỏa hiệp biên giới giữa nhà nước CS Việt Nam và Trung Quốc mà đến nay nhiều người đã biết, cùng tội truy cập tin tức, bình luận ngoài luồng CS. Nhà nước CS bưng bít tin tức một cách khắc nghiệt, và trù dập ký giả, các nhân vật bất đồng một cách ngang nhiên như thế, cho nên chúng ta đừng ngạc nhiên khi còn những ý kiến tin rằng Đảng CS là ưu việt, đất nước ta là ổn định, tự do dân chủ, và dân ta đang ấm no hạnh phúc, chỉ những kẻ xấu, "nhàn cư vi bất thiện" mới ganh ghét, ghen tị với chế độ mà thôi. Tôi mong là ký giả Bình được quản giáo cho phép vợ con vô thăm nuôi và tiếp tế đầy đủ trong ba ngày Tết, dưỡng sức chờ ngày được tái khám sau Tết. Xin lỗi chị Ngân (vợ anh Bình) chúng tôi dù có thể phụ giúp chị chút ít tiền thuốc men, nhưng lại sợ làm thế bị vạ lây, và càng "chứng minh" tội "gián điệp" bán tin tức "mật" của anh Bình là thật. Mai NinhNăm mới, xin kính chúc vị thủ tướng "yêu nhất trung thực, ghét nhất giả dôi" đủ sức khoẻ gánh vác việc nước, trong đó có việc trả lời nốt gần 20000 câu hỏi của dân. Với sự trung thực cần thiết, kính xin thủ tướng và cả bộ chính trị của ông hãy nói toạc móng heo "vụ án kết tội ông Nguyễn Vũ Bình là gián điệp" có trung thực không? Nguyễn Thị Trinh, TP HCM, Việt namSo với nhiều cán bộ Đảng viên khác khi thụ án Nguyễn Vũ Bình đã thụ án hơn 4 năm rồi mà vẫn chưa được ân xá trong điều kiện sức khỏe tồi tệ.Trong khi đó nhiều cán bộ nhà nước khác chấp hành án được 1/3 bản án thì đã được ân xá,vậy là không sòng phẳng không thuyết phục được người phạm tội chẳng qua họ bị sa cơ thật sự.Đầu năm mới chúc chị Ngân cố gắng vượt qua những khó khăn nhất thời của một giai đoạn lịch sử. Bùi Văn HảiThật đáng buồn sự ý thức thế nào là nhân quyền của nhà cầm quyền ở Việt Nam, gây trở ngại cho lương tâm của một số thầy thuốc. Tôi nghĩ câu trả lời về khao khát tự do dân chủ cho VN cũng tương tự "Chờ hết lượt các chú bác lên làm lãnh đạo xong" thì sẽ trả chủ quyền cho dân tộC Việt.
Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, người vừa bị Đảng CS xóa tên, nói với BBC rằng bán đảo Sơn Trà là miếng mồi ngon luôn có nguy cơ bị các nhóm lợi ích xâu xé.
Huỳnh Tấn Vinh: 'Sơn Trà là miếng mồi ngon'
Ông Huỳnh Tấn Vinh đã nhiều năm nay lên tiếng bảo vệ bán đảo Sơn Trà khỏi bị tàn phá vì các dự án bê tông hóa "Tôi khá ngạc nhiên vì sao họ lại công khai thông tin này cho báo chí, và vào thời điểm này," ông Nguyễn Thế Vinh nói với Mỹ Hằng của BBC hôm 22/11 về cảm giác của ông khi chính quyền Đà Nẵng công bố xóa tên ông khỏi danh sách Đảng viên Cộng sản Việt Nam. 'Toàn dân' bị chặn lối ra biển ở Đà Nẵng? Paul Schuler nói về hiện tượng Nguyễn Bá Thanh 'Ai thay ông Bá Thanh sẽ bị bẻ nanh' Đảng CS cảnh cáo chủ tịch Đà Nẵng "Tôi đã bỏ sinh hoạt đảng từ bốn năm nay. Có nhiều trường hợp người ta bỏ sinh hoạt đảng nhiều năm và xóa tên là việc bình thường trong nội bộ của Đảng, đâu nhất thiết phải đưa lên công luận?" "Tôi không thấy thật vọng hay tức giận gì, vì tôi cho rằng đó là việc đương nhiên. Khi không còn sinh hoạt nữa thì nên bỏ tên trong tổ chức đó." Thông tin này được truyền thông Việt Nam đăng tải rộng rãi hôm 21/11. Bị đe dọa vì bảo vệ Sơn Trà? Một góc của bán đảo Sơn Trà "Nếu việc này liên quan đến việc tôi bảo vệ bán đảo Sơn Trà thì tôi cho rằng nó không được hay cho lắm," ông Vinh nói từ Đà Nẵng. Về lý do bỏ đảng, ông Vinh nói bán đảo Sơn Trà là một phần của "những gì trong thực tế xảy ra không còn phù hợp với lý tưởng" mà ông từng phấn đấu, hi sinh để đi theo. Ông Vinh cũng cho rằng dư luận đặt câu hỏi lý do đảng xóa tên ông liệu có liên quan đến việc ông bảo vệ Sơn Trà là do ông đã làm việc này nhiều năm nay và cũng gặp không ít sức ép. "Vào cuối những năm 2016, đầu 2017, là một người dân sống ở Đà Nẵng, làm công tác du lịch, tôi nghĩ rằng cần phải gìn giữ bán đảo Sơn Trà như một tài sản thiên nhiên quý giá để hấp dẫn du khách, để Đà Nẵng phát triển bền vững." "Tôi rất ngạc nhiên, bất ngờ khi thấy rằng chính quyền đã có một quy hoạch để phá vỡ bán đảo Sơn Trà bằng cách phá rừng để bê tông hóa với quy mô gần hết bán đảo." Voọc chà vá quý hiếm tại Sơn Trà là một trong những loài mà ông Huỳnh Tấn Vinh lên tiếng bảo vệ "Do đó tôi cùng cộng đồng ở Đà Nẵng, Việt Nam và quốc tế lên án việc này. Từ đó, chính phủ đã xem lại dự án, cho dừng quy hoạch để điều tra việc phá rừng, giao đất cho doanh nghiệp". "Thanh tra chính phủ đang làm việc đó. Từ đó đến nay bán đảo Sơn Trà đã tạm thời được bảo vệ." "Tôi nghĩ rằng nếu vào tháng 3/2017, cộng đồng không lên tiếng kịp thời thì năm 2018 Sơn Trà đã tan hoang." "Chính vì thế mà tôi bị đe dọa và gây sức ép từ nhiều cấp độ ở khác nhau. Từ việc họ đe dọa, gây sức ép lên tôi để tôi dừng công cuộc bảo vệ đó, đến hăm dọa ba mẹ, vợ con tôi." "Các mối nguy hiểm với gia đình nay đã giảm đi rồi. Nhưng những sức ép khác như từ các phía khác nhau thì vẫn còn." "Dù vậy, với sức ép nào thì việc bảo vệ bán đảo Sơn Trà luôn luôn là tiếng gọi với tôi và cộng đồng và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh." "Sơn Trà là một nơi hoang dã chỉ cách thành phố Đà Nẵng 15 phút chạy xe. Không có nơi nào trên thế giới mà ngay cửa sổ nhà mình có thể nhìn thấy Sơn Trà mỗi ngày." "Đó sẽ luôn luôn là miếng mồi ngon cho những nhà đầu tư, những người muốn ăn xổi ở thì, muốn hái ra tiền ngay, bất chấp việc phá hủy môi trường hay thế hệ tương lai sẽ như thế nào. Nên đó luôn luôn là thách thức cho những người bảo vệ môi trường," ông Huỳnh Tấn Vinh nói với BBC. "Mong cộng đồng, những người yêu tự nhiên hãy lên tiếng bảo vệ Sơn Trà cho đất nước." 'Làm ồn ào để hạ uy tín'? Bình luận về sự việc của ông Huỳnh Tấn Vinh, nhà báo Trương Duy Nhất nói với BBC rằng ông "cũng lấy làm lạ" với hành xử của chính quyền Đà Nẵng. "Dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi vì sao thành phố Đà Nẵng lại làm ồn lên như vậy trong khi ông Vinh đã tự ra khỏi đảng từ hơn bốn năm nay rồi? "Nhiều anh em báo chí bạn tôi là đảng viên khi nghỉ hưu cũng nghỉ sinh hoạt đảng ở các tổ hưu địa phương, tổ chức đảng cũng nghiễm nhiên coi họ không phải là thành viên nữa thì đây đâu phải là việc công bố ồn ào đâu?" "Yêu cầu xóa một điều đã không còn nữa là điều vớ vẩn". "Có vấn đề gì đối với cá nhân ông Vinh hay không? Hay là do ông ấy đã lên tiếng quá dữ dội, và được coi là thủ lĩnh trong vấn đề bảo vệ voọc chà và bán đảo Sơn Trà thời gian qua. Chúng ta hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi có phải đó là lý do khiến người ta không ưa ông Vinh nên làm ồn ào để hạ uy tín của ông?" "Việc tự ra khỏi Đảng không phải là cá biệt. Theo tính toán của tôi, có tới hàng vạn người ra khỏi đảng trong vài năm qua." Liên quan đến việc ông Huỳnh Tấn Vinh bị Đảng CS xóa tên xảy ra chỉ ít lâu sau khi Đảng tuyên bố xóa tên GS Chu Hảo, ông Nhất nói: "Có lẽ đó là một chủ trương của đảng, mà lâu nay Trung ương đảng thường gọi ám chỉ là thành cho thành phần "tự diễn biến, tự chuyển hóa". "Đã qua giai đoạn mà ý chí của những người cầm quyền trong đảng cho những người đó mặc nhiên ra đi một cách nhẹ nhàng. Nay họ muốn trừng phạt để răn đe những thành viên còn lại trong tổ chức của họ." "Biện pháp răn đe này theo tôi có hiệu quả. Vì với những ai chán đảng rồi, tự ra khỏi đảng rồi thì họ chả làm sao. Nhưng với những quan chức còn trong hệ thống thì vì cái ghế, vì chức quyền đang có được thì họ phải sợ. Vì tổ chức chỉ chớm đặt vấn đề này với họ thì coi như đường tiến thân của họ không còn." Bị xóa tên khỏi Đảng Cộng sản Truyền thông Việt Nam đăng tin rộng rãi việc ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng bị xóa tên khỏi Đảng CSVN hôm 21/11. Theo đó, Quận ủy Hải Châu (TP Đà Nẵng) đã chỉ đạo Ban Tổ chức Quận ủy phối hợp với các cơ quan chức tiến hành làm quy trình để xóa tên đảng viên đối với ông Huỳnh Tấn Vinh. Ông Vinh được cho là đã tự ý bỏ sinh hoạt đảng từ năm 2014. Theo Điều lệ Đảng CSVN, đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng, thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên. Ông Huỳnh Tấn Vinh từng bị đề nghị xử lý năm 2017 vì có những phát biểu thiếu chính xác liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Theo đó, ông Vinh được cho là đã nói quy hoạch Sơn Trà vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học, Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo... Sau đó Bộ Văn hoá thu hồi văn bản này với lý do có một số nội dung "chưa phù hợp, dễ gây hiểu lầm". Năm 2017, ông Vinh từng gửi tâm thư đến thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét về bản Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Xem thêm về môi trường: Anh bồi thường dân 3 tỷ đô để xây đường băng Anh-Việt: Từ thương mại tới môi trường Anh bị ứ rác vì TQ cấm nhập phế thải plastic?
Thời gian qua, qua theo dõi những vấn đề liên quan đến cuộc bầu cử Quốc hội (QH) sắp tớ chúng ta có thể nhận thấy về cơ bản QH khoá 12 vẫn là QH của ĐCSVN, tức là ĐCS vẫn điều khiển QH một cách tuyệt đối.
Có nên đi bầu cử hay là không?
Điều này là dễ hiểu vì thành phần trong QH số đông vẫn là quan chức trong bộ máy công quyền (và cũng là ĐVCS). Chỉ cần so sánh số đại biểu ngoài đảng đã bị không chế trong 10 % trước khi cuộc bầu cử sắp diễn ra, so với số còn lại thì thử hỏi các ĐBQH sẽ hoạt động và tranh luận như thế nào? Mà giả sử có tranh luận gay gắt thì cuối cùng cũng không thắng nổi số đông (của đảng) qua biểu quyết bất cứ một điều luật nào. Các ĐVCS ngoài đi họp QH còn có các cuộc họp kín với nhau, họ phải tuân thủ các nghị quyết đảng của họ (ví dụ như ông Đặng Hùng Võ khi có ý kiến của đảng là phải rút khỏi danh sách tự ứng cử…). Đó là chưa nói đến trình độ của các ĐB… Cho nên về cơ bản QH vẫn hoạt động như các nhiệm kỳ trước, cho dù có tăng số đại biểu chuyên trách. Những người mong muốn cải cách chính trị ở VN đã kỳ vọng vào cuộc bầu cử Quốc hội lần này sẽ có nhiều các ứng cử viên tự do. Đặc biệt là trong số đó sẽ có các nhà đấu tranh cho dân chủ hoặc ít ra là mở rộng thành phần ngoài đảng. Nhưng với 223 người đăng ký tự ứng cử mà phần đông trong số đó cũng lại là ĐVCS, sẽ khó có cơ hội cho những người tự ứng cử theo đúng nghĩa của nó. Chúng ta hãy cùng xem lại chuyện này ngõ hầu có thể đánh giá thực chất hơn về cải cách bầu cử và hoạt động của QH trong thời gian tới. Như chũng ta đã biết, có hai cách đấu tranh chính để xã hội VN trở thành một xã hội dân chủ như đại đa số các nước trên thế giới: Cách thứ nhất là đòi tự do báo chí, đòi đa đảng ngay lập tức. Những người chọn cách này đã họp nhóm lại, tuyên bố thành lập đảng và ra cương lĩnh hành động. Cách này động chạm trực tiếp đến những đặc quyền đặc lợi mà giới nắm thực quyền đang thao túng, kiểm soát mọi mặt trong xã hội, cho nên luôn gặp phải sự theo dõi và khống chế gắt gao nhất. Mặt khác các hạt nhân của phong trào này chưa có uy tín trong xã hội nên cũng chưa được giới trí thức và một bộ phận dân chúng hưởng ứng. Họ có thể bị ghép vào bất cứ tội danh nào, trong đó có tội gây mất an ninh, mất đoàn kết dân tộc và nặng hơn là tội phản bội Tổ quốc. Có vẻ họ đang ở thế cô trong một xã hội mà con người luôn có thói quen ỉ lại, phó mặc mọi cái cho chính quyền. Giới trí thức có thể có ngầm ý ủng các nhà dân chủ thì việc lôi kéo được họ tham gia hay không thì lại là một chuyện khác. Dù sao họ cũng đã là một lực lượng và đang đấu tranh đòi dân chủ trong mối tương quan lực lượng không cân sức. Trong cái bối cảnh mà ngay cả Mỹ, một quốc gia luôn muốn truyền bá và áp đặt tư tưởng dân chủ lên các nước cũng còn đang bị sa lầy ở khắp mọi nơi. Có chăng chỉ một vài các tổ chức phi chính phủ và cơ quan ngoại giao ở cấp nào đó lên tiếng lấy lệ. Chính quyền CSVN lại có nhiều kinh nghiệm để hoá giải mọi sự bao vây, gây sức ép từ bên ngoài. Điều quan trọng nhất đối với các nhà đấu tranh cho dân chủ là họ phải được một bộ phận dân chúng và giới trí thức trong nước ủng hộ. Phải chăng giới trí thức đang quay lưng lại với họ? Hay là do các nhà đấu tranh cho dân chủ đã nhận tài trợ từ nước ngoài, đấu tranh cho dân chủ trở thành vận động nói xấu bôi nhọ… nên không được số đông trí thức ủng hộ? Hoặc có thể do họ đấu tranh công khai quá sớm chăng? Đây có thể là những toan tính quá nóng vội và cũng là cái cớ để chính quyền CS khống chế họ. Cách thứ hai là vận động đấu tranh trong lòng xã hội VN. Lực lượng trí thức trong nước đã và đang phát triển rất mạnh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Chính họ do được đào tạo từ nhiều nguồn, cộng thêm những trải nghiệm trong một thời đại hội nhập diễn ra nhanh chóng, đã phát hiện ra những bất cập từ trong lòng xã hội. Họ đã và đang gây áp lực ngày càng mạnh trên các mặt báo, trên các diễn đàn và trên nghị trường của Quốc hội để buộc chính quyền và ĐCS phải thay đổi. Cách này sẽ làm cho VN trở thành một nước dân chủ chậm hơn nhưng lại giữ cho đất nước luôn luôn ổn định, xã hội không có bạo động bạo loạn; Quan chức dễ bề tham nhũng nhũng nhiễu. Đồng thời những vẫn nạn của xã hội tồn đọng hết năm này qua năm khác và chẳng bao giờ biết mẫu hình dân chủ nhằm tới là đâu. Nếu để ý trên các mặt báo và truyền hình hiện nay, chúng ta thấy đã có rất nhiều các bài viết, các cuộc trả lời phỏng vấn… mà trong đó các trí thức và cả một số quan chức đã có những phát biểu bộc lộ quan điểm mạnh dạn xung quanh cuộc bầu cử Quốc hội lần này. Đây là tín hiệu đáng mừng vì giới trí thức đã không còn sợ sệt hay thờ ơ với thời cuộc. Để ý kỹ hơn ta cũng thấy, nhiều trí thức và cả các quan chức đương nhiệm không ít lần nói đến các cụm từ như ‘dân chủ’, ‘đa nguyên’, ‘tự do báo chí’… Theo quy luật của tự nhiên thì phải có cạnh tranh thì mới có phát triển. Xã hội con người cũng không tránh khỏi quy luật đó. Để có sự cạnh tranh trong chính trị thì lại phải có đa đảng và tự do báo chí. Tôi không hiểu VN sẽ đấu tranh chống tiêu cực và cải cách thủ tục hành chính… như thế nào nếu thiếu hai điều kiện trên. Từ xưa đến nay các vụ tham nhũng lớn ở VN đều do chính người dân và các nhà báo phát hiện. Trong khi ở bất cứ thời điểm nào cũng có các cơ quan chuyên về phòng chống tham nhũng. Rồi cả một bộ Công an đồ sộ mà không phát hiện ra các vụ tham nhũng thì kể cũng là lạ. Cũng đã có những dư luận cho rằng chính họ đang đồng loã với tham nhũng nhũng nhiễu. Riêng tôi rất đồng ý với luồng dư luận hiện nay rằng, việc ông Nguyễn Phú Trọng thay ông Nguyễn Văn An làm Chủ tịch QH là một bước thụt lùi hoạt động QH của VN. Mỗi lần ông phát biểu đều ít nhiều mang tính áp đặt và đầy tính bảo thủ. Ông cũng hay có những lời nói làm ảnh hưởng đến chính sách đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên tiến trình dân chủ hoá đất nước ở VN đã đang trên bệ phóng, nó có thể nhanh hay chậm chứ không một thế lực hoặc cá nhân nào có thể ngăn cản nổi. Giới trí thức sẽ không làm ngơ để những lãnh đạo bảo thủ muốn làm gì thì làm. Bởi xét cho cùng, các nhà lãnh đạo của VN hiện nay đều không có tính chính danh. Họ tự bầu bán, giàn xếp với nhau rồi mang ra Quốc hội của đảng thông qua. Với QH của VN hiện nay thì các đại biểu cũng phải “gật” chứ còn biết làm thế nào? Mấy ý kiến “trái chiều” cũng chỉ để lấy lệ chứ không thể làm thay đổi được các nghị quyết của ĐCS. VN hiện nay vẫn tồn tại kiểu sử dụng cán bộ không giống ai, vẫn là tình trạng cờ đến tay người ấy phất, vẫn là sự phân chia trong nội bộ ĐCS (người dân không có quyền). Sự chênh lệch về trình độ, về kinh nghiệm cũng như về uy tín giữa những lãnh đạo hiện thời với nhiều trí thức khác ở trong nước là không đáng kể. Nếu ở một môi trường có tính cạnh tranh bình đẳng thì chưa biết ai hơn ai, chẳng qua là họ không hề có cơ hội mà thôi. Một khi ‘anh’ làm lãnh đạo không phải qua dân bầu thì tiếng nói của anh đối với giới trí thức không có tính thuyết phục, nhất là trong thời đại hội nhập hiện nay. Chưa kể ‘anh’ để cho xã hội loạn: Quan chức thì giàu có hết sức phi lý; Công chức bình thường không tham nhũng được thì sống với mức lương rẻ mạt không đủ nuôi sống gia đình; Sự phân hoá giàu nghèo là bởi tham nhũng, bởi quyền hành chứ không phải bởi tài năng… Thật khó mà thuyết phục giới trí thức trong hoàn cảnh như vậy! Lẽ ra trong QH giới trí thức phải ngày càng phản ứng quyết liệt hơn, các Đại biểu QH sẽ tranh cãi ngày càng càng căng thẳng hơn chứ không “đoàn kết” như từ xưa đến nay. Đến lúc đó tất nhiên để thông qua một điều luật nào đó sẽ ngày càng phức tạp hơn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận dân chúng trong xã hội. Thật kỳ quặc là các điều luật hiện nay đều do các quan chức ngồi phòng giấy soạn thảo. Chúng hoàn toàn xa rời với thực tiễn cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là đối với tầng lớp thấp cổ bé họng như nông dân và công nhân. Nhưng điều này lại không thể xảy ra khi trong QH các đại biểu số đông lại là những người đương quyền chức và là ĐVCS. Trở lại với các nhà dân chủ, trong danh sách của khối 8406 chúng ta thấy hơn 2000 người. Vậy trong tổng số 223 người tự ứng cử trên cả nước thì có mấy ‘nhà dân chủ’? Điều này thôi cũng phản ánh thực lực của họ là như thế nào. Nếu như họ mong muốn có một tờ bào độc lập (nhưng không được chấp thuận) thì họ lại bỏ qua diễn đàn rất quan trọng là Quốc hội hay sao? Mặc dù vẫn biết rằng với 10% người ngoài đảng trong QH thì xác suất để các nhà dân chủ trúng cử là rất ít. Cho nên theo tôi, cải cách dân chủ ở VN phải do chính giới trí thức trong nước làm đầu tầu. Ngoài ra phải kể đến những người đương quyền đương chức có tư tưởng tiến bộ. Nó chỉ đến khi chính giới trí thức không có cái nhìn về chính trị một cách quá ấu trĩ, những người không thoả hiệp hay đồng loã với một nền chính trị độc tài phản khoa học. Cho đến tận bây giờ tôi cũng không biết là mình có nên tham gia bỏ phiếu bầu cử QH lần này hay không. Qua phân tích những gì đang diễn ra tôi vẫn chưa thấy có gì mới trong ứng cử, bầu cử để mà từ đó có cái nhìn lạc quan hơn về đổi mới hoạt động của QH. Hiện trên Đài truyền hình VN và Đài tiếng nói VN đang hàng ngày phát đi thông điệp kêu gọi mọi người đi bầu cử. Nếu tôi không đi bầu thì cũng chẳng ảnh hưởng lắm đến tỷ lệ cử tri đi tham gia bỏ phiếu, vì ở VN vẫn có câu rằng: “vắng cô thì chợ vẫn đông, cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui” cơ mà. Quan trọng nhất tôi thấy lá phiếu bầu của mình không hề có giá trị, mặc dù tôi tự nghĩ rằng mình cũng có ý thức và muốn làm nghĩa vụ của một công dân như các công dân khác trên thế giới. ------------------------------------------------------------------ Mai NinhPhải thừa nhận rằng dưới chế độ phong kiến vẫn có những vị quan thanh liêm, chính trực mà sau hàng trăm năm chúng ta còn ca ngợi, nêu gương. Nhưng các vị đó không thể cứu được một chế độ đã lỗi thời, trở thành phản động trước tằao lưu dân chủ do giai cấp tư sản lãnh đạo. Hiện nay, chúng ta đang như là những người dân cách đây vài trăm năm, đang ngày đêm cầu mọng sự xuất hiện một vị quan thanh liêm, chính trực nào đó... để được dễ thở hơn. Thế thôi. Xin các bạn đừng mong "thánh thượng hồi tâm". Một chế độ dân chủ thay thế chế độ phong kiến bao gồm: 1)Hiến pháp, 2)Đa Đảng, 3)Bầu cử và Ứng cử tự do. Đảng ta tự nhận rằng chế độ của mình dân chủ gấp triệu lần nhưng không sao áp dụng được mô hình dân chủ tư sản chỉ vì điếm khác biệt duy nhất: Độc quyền độc đảng lại muốn áp dụng mô hình sáng tạo của đa đảng. Do vậy, Hiến Pháp và Bầu cử, ứng cử chỉ là hình thức. Tóm lại, đó là sự cai trị độc đảng lại muốn áp dụng mô hình đân chủ đa đảng. Khó lắm thay! Đảng viên phải hiểu rõ như vậy để mà biết thương hại cho đảng về điều này. Con chó có thể đi hai chân khi làm xiếc, nhưng ai dám gọi đó là con người? Cụ Nguyễn Phú Trọng nói "Quốc hội ta dưới sự lãnh đạo của đảng đã làm được nhiều việc...". Xin bình hai câu: 1) Quốc hội "tây" đa đảng còn làm được nhiều việc hơn... 2) Quốc hội là cơ quan quyền lực "cao nhất" mà vẫn "dưới" sự lãnh đạo của đảng... thì thực chất cái nào mới là cao nhất? Cụ chủ tịch hội đồng lý luận cứ làm như 84 triệu người là ngu cả. Sở dĩ cụ dám nói thế vì cụ biết rằng dứa nào vạch trần cụ thì cụ xử như đã xử linh mục Lý. Lẽ ra được cãi và biểu lộ sự phẫn nộ trước một toà án độc tài (như ngày xưa các chiến sĩ CS trước toà án đế quốc) chì ông Lý bị bịt miệng. Bức ảnh này nên được phóng to treo trang trọng trước Quốc Hội nước CHXHCNVN chúng ta. Duy Nguyễn, Hồ Chí Minh, Việt Nam Tôi không phủ nhận một số hiện tượng mà bạn Mai Hoa nêu trong bài báo nhưng để đánh giá một chế độ chỉ bằng cái nhìn phiến diện và tiêu cực như vậy chẳng những bạn sẽ không giúp giúp được gì cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam mà đi lại lối mòn của những người mà bạn phê phán là "đấu tranh cho dân chủ trở thành vận động nói xấu bôi nhọ". Điều cơ bản làm cho bạn cũng như những nhà "tự do dân chủ" khác không nhận được sự ủng hộ từ phía nhân dân là vì các bạn chỉ toàn hô hào "phá bỏ" chứ không hề đóng góp "xây dựng". Xã hội đang ổn định, đời sống người dân ngày càng khởi sắc, chẳng ai dại gì ủng hộ những kẻ chỉ toan tính "xóa bỏ" mà chưa biết sẽ "xây dựng" cho họ được gì. An Phong Nguyễn, Sài Gòn, Việt NamBài viết thật hay và sâu sắc. Chính tôi cũng đang phân vân, không biết có nên đi bầu cử lần này không nữa đây? Cám ơn rất nhiều bạn Phạm Hoa Mai. HoaSongTuQuốc hội như thế thì đi bầu làm gì? Cũng may cho đảnh cộng sản vì người dân Việt Nam chưa suy nghĩ sâu, nếu người dân nghĩ sâu xa một chút, thế là tất cả không đi bầu quốc hội thì đây sẽ là một đòn gián mạnh vào đảng cộng sản. Dinh Van, Hà nộiCứ mỗi kì bầu cử QH là tôi lại thấy nhức đầu, vì loa phường từ 6h sáng đã ra rả tuyên truyền cho "ngày hội toàn dân". Đến ngày bầu cử lại càng mệt hơn với nó, từ sáng đã bắt đầu giục người ta đi bỏ phiếu, đến tầm trưa bắt đầu thống kế xem các điểm bầu cử đạt bao nhiêu phần trăm cử tri đi bầu. Đến tầm giữa chiều nó bắt đầu gọi tên nhưng ai chưa đi bầu, tỉ dụ như ông Nguyên Văn A số nhà XX thuộc tổ YY, bà Trần Thị Y .... chưa đi bỏ phiếu, mặc dù còn lâu mới hết giờ bầu cử. Bệnh thành tích nó đã thâm căn cố đế trong bộ máy chính quyền và cả người dân rồi. Nếu có nước nào trên thế giới có thể cạnh tranh với Iraq về thành tích trong bầu cử - ông TT Sadam trước khi bị hạ bệ cũng đạt 99.99% số phiếu tín nhiệm - t! hì chắc chỉ có VN mình. Những lần bầu cử trước, mặc dù nhà tôi cách điểm bầu cử khoảng 200m, thì hoặc là tôi nhờ ông cụ tôi bầu hộ, còn nếu phải đi bầu thì tôi gạch hết cho bõ tức. Nhưng có lẽ lần này tôi sẽ bầu cho những người ngoài Đảng. Tự nhiên tôi liên tưởng đến câu nói của ông thày tôi khi đc kết nạp Đảng, ông nói là "Vào Đảng cho trong sạch quần chúng". Không tênLá phiếu của ông Hoa có giá trị 1/83.000.000. Có giá trị đó, nhưng không theo ý ông Hoa thôi. Có thể 82.999.999 người VN còn lại có ý nghĩ khác ông. Trong trường hợp đó thì đúng thật việc ông đi bỏ phiếu hay không chẳng có ảnh hưởng gì đến kết quả bầu cử cả. Thế thì cũng là chuyện thường, có cần thiết phải bức xúc không?. KR, Đà NẵngTôi thấy ý kiến của bạn Mai Hoa cũng giống tôi và nhiều người dân VN khác.Hiện tôi cũng bân khuâng không biết có nên đi bầu cử không vì rất nhiều lý do.Thứ nhất:tôi không hề biết người ra tranh cử là ai và tôi bỏ phiếu cho họ thì họ có giúp gì được cho quyền lợi của tôi hay không.Thứ hai đảng CS vẫn nắm chính quyền và sẽ chẳng có gì thay đổi sau cuộc bỏ phiếu,có chăng chỉ đem lại cho đảng CS cái con số 98.789% người đi bầu gì đó.Và có thể nói là lòng dân đã thuận theo ý đảng.Thật đáng buồn khi tôi là một thanh niên với nhiều nhiệt huyết muốn đóng góp ý kiến của mình cho đất nước phát triển thông qua bầu cử,nhưng thật ra lá phiếu của tôi cũng giống như hạt cát được thả vào sa mạc mà thôi. Dan Dang, HP, Việt nam10%/90% so voi 85 triệu dân VN/3 triệu ĐVCS VN. Ai có quyền quy định việc này nhỉ? Đại biểu quốc hội là phải của dân và do dân bầu ra nhưng thực tế thì người dân đã bị ăn cướp cái quyền này từ lâu rồi. CSVN đã tham nhũng quyền lực trong nhiều lĩnh vực để có quyền lực rồi thao túng, trong đó có quốc hội. Tôi sẽ không đi bầu cử chừng nào không có sự lựa chọn. Duy Nguyễn, Hồ Chí Minh, Việt NamTôi không phủ nhận một số hiện tượng mà bạn Mai Hoa nêu trong bài báo nhưng để đánh giá một chế độ chỉ bằng cái nhìn phiến diện và tiêu cực như vậy chẳng những bạn sẽ không giúp giúp được gì cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam mà đi lại lối mòn của những người mà bạn phê phán là "đấu tranh cho dân chủ trở thành vận động nói xấu bôi nhọ". Điều cơ bản làm cho bạn cũng như những nhà "tự do dân chủ" khác không nhận được sự ủng hộ từ phía nhân dân là vì các bạn chỉ toàn hô hào "phá bỏ" chứ không hề đóng góp "xây dựng". Xã hội đang ổn định, đời sống người dân ngày càng khởi sắc, chẳng ai dại gì ủng hộ những kẻ chỉ toan tính "xóa bỏ" mà chưa biết sẽ "xây dựng" cho họ được gì. An Phong Nguyễn, Sài gòn, Việt namBài viết thật hay và sâu sắc. Chính tôi cũng đang phân vân, không biết có nên đi bầu cử lần này không nữa đây? Cám ơn rất nhiều bạn Phạm Hoa Mai.
Hai người đàn ông bị kết tội ngộ sát 39 người di cư Việt Nam được tìm thấy chết trong thùng xe tải ở Essex, Anh Quốc.
Vụ 39 người chết ở Anh: 2 nam giới bị kết tội
Gheorghe Nica và Eamonn Harrison đều bị kết tội ngộ sát Những người di cư chết ngạt trong thùng xe tải đông lạnh đóng kín trên đường từ Zeebrugge đến Purfleet vào tháng 10/2019. Eamonn Harrison, 24 tuổi, người đã bỏ chiếc xe thùng lại ở cảng tại Bỉ, và tên buôn người Gheorghe Nica, 43 tuổi, đã bị kết tội bởi bồi thẩm đoàn tại tòa án Old Bailey. Hai người khác bị kết tội là một phần của âm mưu buôn lậu người rộng lớn hơn. 39 người chết trong xe tải đông lạnh khi nó băng qua Biển Bắc giữa Zeebrugge và Vương quốc Anh Phiên tòa đã xem xét ba nỗ lực buôn người của băng đảng này - hai lần thành công vào ngày 11 và 18/10, và chuyến cuối cùng vào ngày 23/10. Tài xế xe tải Christopher Kennedy, 24 tuổi, đến từ County Armagh, tiếp quản các thùng xe đậu tại Purfleet trong hai lần chạy trước đó, nói rằng anh ta nghĩ rằng mình đang vận chuyển thuốc lá. Nhưng bồi thẩm đoàn đã kết luận Kennedy và Valentin Calota, 38 tuổi, ở Birmingham, phạm tội âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Vụ 39 người chết ở Anh: Bị cáo tiết lộ đêm xảy ra cái chết Vụ 39 người chết: Truyền thông quốc tế nói gì? Vụ 39 người chết ở Anh: Tranh cãi về trách nhiệm Vụ 39 người chết: Nỗi đau tột cùng của những gia đình Việt Nam Trong phiên xét xử, các bồi thẩm viên đã được xem ảnh chụp nhanh các nạn nhân - bao gồm một thợ nề, một sinh viên tốt nghiệp đại học và một thợ làm móng - và ước mơ của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều gia đình đã vay nặng lãi để tài trợ cho việc đi lại của họ, dựa vào thu nhập tiềm năng trong tương lai của họ khi họ đến Vương quốc Anh. Chánh Thanh tra Daniel Stoten, từ Sở Cảnh sát Essex, cho biết: "Nếu bạn nhìn vào phương pháp, cách họ vận chuyển con người ... chúng tôi sẽ không vận chuyển động vật theo cách đó." Hai người đàn ông khác - chủ vận tải người Ireland, Ronan Hughes, 41 tuổi, ở Tyholland, County Monaghan, Ireland và tài xế xe tải Maurice Robinson, 26 tuổi - trước đó đã thừa nhận ngộ sát. Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel mô tả những cái chết là một "sự cố thực sự bi thảm". Christopher Kennedy bị kết tội âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp Các công tố viên cho biết trong cuộc chạy trốn chết người, chiếc container đã trở thành một "ngôi mộ" khi nhiệt độ trong xe đạt mức "không thể chịu nổi" 38,5C (101F). Những người di cư, tuổi từ 15 đến 44, bị nhốt bên trong ít nhất 12 giờ. Họ đã dùng một thanh kim loại để cố gắng xuyên thủng trần xe, nhưng chỉ làm hỏng phần bên trong. Công tố viên Bill Emlyn Jones nói: "Không có lối thoát, và không ai nghe thấy họ; không ai giúp họ." Maurice Robinson (trái) và Ronan Hughes (phải) đều thừa nhận 39 tội danh ngộ sát Harrison, ở Newry, County Down, đã lái chiếc xe tải container đến Zeebrugge, từ đó nó được đưa đến Purfleet. Trong phiên tòa kéo dài 10 tuần, ông ta tuyên bố không biết có người trong thùng xe, và rằng ông ta đang nằm trên giường xem Netflix khi những người di cư được đưa lên thùng xe. Ông ta cũng nói rằng không biết có người di cư trong hai thùng xe khác mà ông ta đã cho đỗ ở cùng một cảng trong 12 ngày trước đó. Robinson, từ County Armagh, đã tiếp quản thùng xe này khi nó đến bờ biển Vương quốc Anh ngay nửa đêm ngày 23/10. Ông chủ của ông ta, Hughes, đã nhắn tin cho ông ta: "Hãy nhanh chóng cho họ ít không khí, đừng để họ ra ngoài," Robinson gửi icon giơ ngón tay đồng ý trong tin nhắn trả lời. Nhưng khi Robinson dừng lại ở một khu công nghiệp gần đó, ông ta phát hiện ra rằng những người di cư đều đã chết. Thi thể của 39 công dân Việt Nam được phát hiện trong một thùng xe tải đông lạnh vào ngày 23/10/2020 Có một loạt các cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa ông ta với Hughes và Nica, ở Basildon, Essex, trước khi Robinson bấm số 999. Trong bằng chứng của mình, Nica cho hay rằng Robinson nói với ông ta: "Tôi gặp rắc rối rồi - có xác chết trong xe kéo." Chánh thanh tra Stoten nói rằng nhiều cảnh sát tham gia điều tra vụ việc "thực sự còn rất non trẻ trong thời gian phục vụ" và có thể đây là lần đầu tiên một số người nhìn thấy một xác chết. Ông nói ông tin rằng "cảnh tượng thực sự khủng khiếp" sẽ đọng lại trong tâm trí các cảnh sát này cho tới "cuối sự nghiệp của họ và, rất có thể, phần còn lại của cuộc đời". Trong cả ba lần buôn người, Nica đã bố trí ô tô và một chiếc xe tải để chở những người di cư khi họ vào Anh. Các bồi thẩm đoàn đã được xem đoạn phim CCTV ghi lại cảnh ông ta mang một khoản tiền mặt đến phòng của Hughes tại khách sạn Ibis, Thurrock, vào đầu ngày 19/10. Ronan Hughes (trái) gặp Gheorghe Nica tại một khách sạn bình dân Nica thừa nhận đã âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp trong hai lần đầu tiên, nhưng ông ta khẳng định lần thứ ba là chỉ liên quan đến buôn lậu thuốc lá. Người thợ máy nói với các bồi thẩm rằng ông ta bị lừa vào công việc buôn người và nói: "Tôi không bao giờ muốn tham gia vào loại công việc này." Một ngày sau khi các thi thể được tìm thấy, Nica đi du lịch đến Romania, tuyên bố rằng ông ta "sợ hãi" về một "cuộc điều tra rất lớn", nhưng các công tố viên cho rằng phiên bản các sự kiện mà bị cáo này đưa ra là "lố bịch". Chánh thanh tra Stoten cho biết băng đảng này kiếm được từ 10.000 đến 12.000 bảng cho mỗi người được vận chuyển, "phần lớn trong số đó sẽ thuộc về Ronan Hughes và Gheorghe Nica". CCTV từ CLB gôn Orsett Golf Club cho thấy một chiếc xe tải vào ngày 11/10/2019 Bồi thẩm đoàn cho hay vào ngày 14/10, giữa hai lần buôn người thành công, Kennedy bị phát hiện ở cuối Đường hầm Kênh đào của Pháp cùng với 20 người di cư Việt Nam trong container xe của ông ta. Ít nhất hai trong số những người đó đã chết trong cuộc chạy trốn. Cảnh sát tin rằng những kẻ buôn người đã "tăng gấp đôi" tải trọng vào ngày 23/10 do sự cố xảy ra vào ngày 14/10, và đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết. Phân tích của Daniel Sandford, Phóng viên Nội vụ BBC Theo tòa án Old Bailey, băng đảng này đã buôn lậu người hàng tháng trời. Vào lần đầu tiên trong số các vụ thành công trên cùng một tuyến đường, một cặp vợ chồng, Marie Andrews và Stewart Cox, nhìn thấy nhiều người bước ra khỏi xe tải trên một con đường nông thôn ở Orsett, Essex và gọi số 999. Cảnh sát đã tới nhưng không thu được đoạn phim CCTV từ sân gôn gần đó, trong đó một xe tải và các phương tiện khác được nhìn thấy trên đường. Có lẽ, nếu Sở Cảnh sát Essex tìm được đoạn phim đó, theo dõi và xác định một số xe trước khi xảy ra vụ án mạng 12 ngày sau đó, thì băng nhóm này có thể đã bị phá vỡ trước khi 39 người Việt Nam chết. Khi được hỏi về điều đó, cảnh sát cho biết họ chỉ có thể phân bổ các nguồn lực đang có vào thời điểm đó. Nhưng họ nói rằng bây giờ, nếu có báo cáo về việc có người sau xe tải khi lái xe đang ở đó, lái xe sẽ bị bắt. Dinh Dinh Binh - từ Hải Phòng - là một trong số 2 nạn nhân mới 15 tuổi chết trong thùng xe tải đông lạnh Alexandru-Ovidiu Hanga, 28 tuổi, ở đường Hobart, Tilbury, Essex và Gazmir Nuzi, 43 tuổi, ở đường Barclay, Tottenham, phía bắc London, trước đó đã thừa nhận hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp liên quan đến vụ 39 người. Chánh án Sweeney hoãn tuyên án tất cả các bị cáo cho đến các ngày 7, 8 và 11/1/2021. Bà Patel cho biết "bà trăn trở vì những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này". "Những lời kết án bây giờ chỉ củng cố quyết tâm của tôi là làm tất cả những gì có thể để truy lùng những kẻ buôn người săn mồi trên những người dễ bị tổn thương và buôn bán sự khốn khổ của con người", bà nói thêm.
Kể từ khi Trung Quốc áp đặt bộ luật an ninh hà khắc lên Hong Kong, rất nhiều câu chuyện trong bữa ăn tối ở thành phố có khuynh hướng phản kháng này liên quan đến chiến lược bỏ đi của từng người. Đối với tối đa ba triệu người Hong Kong, lối thoát có thể đến dưới dạng hộ chiếu Anh cho người nước ngoài, tức BNO.
Luật an ninh TQ: Tại sao chúng tôi sẽ rời Hong Kong và qua Anh Quốc
Họ sẽ thực sự rời đi - thế còn những người ở lại? Michael và Serena quyết định rời khỏi Hong Kong để sang định cư tại Anh Quốc, một đất nước mà họ chưa bao giờ đặt chân đến. Cặp vợ chồng này có BNO - được cấp cho cư dân Hong Kong đăng ký trước khi thành phố được trao trả lại cho Trung Quốc vào tháng 7 năm 1997. Hộ chiếu BNO về cơ bản là một giấy thông hành được một số hỗ trợ lãnh sự, tính hữu dụng của nó dường như bị nhiều giới hạn, ngoài việc dễ dàng du lịch đến Vương quốc Anh và châu Âu. Một số người đã chọn giải pháp này. Và tại sao không, nhiều người Hong Kong hiện đang nghĩ thế. Hong Kong đắm chìm vào bạo động trong năm ngoái Michael và Serena là hiện thân của gia đình có nếp sống thịnh vượng thoải mái phổ biến ở Hong Kong: Du lịch nhiều, với cô con gái 13 tuổi, cả hai vợ chồng đều là quản lý cấp trung trong một ngân hàng, và họ mua được một căn hộ nhiều năm trước. Đó là khá nhiều thứ phải từ bỏ để ra đi. Hai người nói rằng Hong Kong đã trở nên một nơi họ không còn nhận ra, trong cách chính quyền xử lý các cuộc biểu tình kéo dài hàng tháng được kích hoạt bởi dự luật dẫn độ, có thể khiến người bị buộc tội bị đưa sang Trung Quốc đại lục. Những gì hai vợ chồng này nhìn thấy là một chính phủ không lắng nghe người dân, và lực lượng cảnh sát rất ít kiềm chế. Luật an ninh mới của Trung Quốc ‘có thể kết liễu Hong Kong’ Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia Hong Kong Hong Kong lại có biểu tình và bắt giữ Con gái của họ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các cuộc biểu tình, mặc dù gia đình họ không tham gia, vì hai vợ chồng làm việc tại một ngân hàng Trung Quốc, nơi một nhân viên đã bị sa thải vì đi biểu tình. "Con gái chúng tôi rất tức giận và buồn bã. Cháu cứ hỏi tại sao chính quyền có thể đối xử với chúng ta như vậy?" Serena nói, thêm rằng cô con gái nói với bố mẹ rằng cô muốn đi du học. Luật an ninh quốc gia gây tranh cãi, có hiệu lực vào tuần trước, là giọt nước tràn ly. "Các điều khoản của luật an ninh quốc gia hà khắc một cách thái quá," Michael nói. Serena cho biết cô không tin tuyên bố của Bắc Kinh rằng luật an ninh sẽ chỉ nhắm vào "một số người rất nhỏ". Hong Kong: hàng trăm người bị bắt vì biểu tình ngày 1/7 Anh Quốc hiện muốn cung cấp quyền công dân cho người mang hộ chiếu BNO, sau khi họ ở Anh được sáu năm, cho rằng Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố chung giữa Anh và Trung Quốc khi ban hành luật an ninh quốc gia, vi phạm quyền tự trị cao cấp của thành phố và xâm phạm quyền tự do dân sự của dân Hong Kong. Thoạt đầu Michael và Serena chỉ định cho con gái đi du học, nhưng giờ đây chuyển cả gia đình đến Anh sống trở thành lựa chọn đầu tiên. Tháng 11 năm ngoái, họ gia hạn hộ chiếu BNO đã hết hạn từ lâu, nghĩ rằng một ngày nào đó họ có thể cần nó - biện pháp thủ thân đối phó với một tương lai bất định. "Tôi nghĩ rằng Anh Quốc Anh sẽ chỉ cung cấp quyền công dân cho những người mang hộ chiếu BNO như một phương sách cuối cùng. Tôi không ngờ điều đó sẽ xảy ra sớm như vậy, nhưng tất cả những thay đổi lớn bất ngờ đang xảy ra", Michael nói. Trong tuần lễ kể từ khi Trung Quốc công bố luật an ninh mới, những câu chuyện như của Michael và Serena trở nên phổ biến hơn. Người không có hộ chiếu BNO Hộ chiếu BNO được cấp cho người đã đăng ký trước khi thuộc địa cũ của Anh được trao lại cho Trung Quốc Hiện giờ tại Hong Kong có khoảng 350.000 người mang hộ chiếu BNO, và chính phủ Anh ước tính có tổng số khoảng 2,9 triệu BNO. Cư dân Hong Kong sinh ra sau cuộc bàn giao năm 1997 không đủ điều kiện nhận hộ chiếu BNO - và những người không đăng ký trước khi bàn giao giờ đây không được phép đăng ký nữa. Helen sinh năm 1997 trước khi bàn giao, nhưng bố mẹ đã không xin hộ chiếu BNO cho cô vì lúc đó cô còn quá nhỏ. "Tôi không chắc mình có muốn đi không. Nhưng đây là quyền của tôi. So với Anh, tôi thích Hong Kong hơn. Nhưng tôi nên có hộ chiếu BNO," cô nói, thừa nhận rằng cô hơi trách bố mẹ đã không đăng ký cho mình lúc đó. Mẹ của Helen thì nhờ cô giúp gia hạn hộ chiếu BNO mà bà mô tả là "bùa hộ mệnh" trong trường hợp tình hình xuống dốc hơn nữa ở Hong Kong. Khoảng 350.000 cư dân Hong Kong có hộ chiếu BNO tính đến tháng Hai Thật khó để ước lượng số cư dân Hong Kong sẽ nhận lời đề nghị của Anh Quốc tại thời điểm này - nhưng quan tâm đang tăng cao, đặc biệt là sau thông báo của Anh hôm 1/7. Hôm đó, ông Raab nói với Hạ viện: " Chúng ta sẽ không bỏ rơi Hong Kong và chúng ta sẽ không trốn tránh trách nhiệm lịch sử của mình đối với người dân Hong Kong. " Ben Yu, người làm việc cho một công ty tư vấn nhập cư ở Anh, nói: "Đồng nghiệp của tôi ở Hong Kong nhận được 30 đến 40 tin nhắn trên Facebook mỗi ngày. WhatsApp của anh ấy thì nhận được hàng trăm tin nhắn hỏi về việc chuyển đến Anh bằng mọi tuyến đường, bao gồm BNOs và thị thực khác. Các tin nhắn kể từ đó đến không ngừng suốt 24 tiếng một ngày. Số lượng gia hạn BNO dường như được thúc đẩy bởi những biến động chính trị ở Hong Kong. Năm 2018, khoảng 170.000 hộ chiếu BNO được lưu hành. Năm sau, con số này nhảy vọt lên hơn 310.000. Hong Kong: vẫy cờ Mỹ có là tội thông đồng với các thế lực nước ngoài? Trong thời kỳ thuộc địa, Hong Kong luôn được mô tả là cõi đất tạm trong thời gian mượn - và thành phố này không xa lạ gì với làn sóng di tản. Từ năm 1984 đến 1997, khoảng 20.000 đến 66.000 người rời đi mỗi năm. Làn sóng di tản sắp xảy ra cũng có thể trông sẽ khác với những đợt di tản trong quá khứ. ''Rất nhiều người trong số người ra đi đã quay trở lại Hong Kong trước hoặc sau năm 1997, khi họ đã có được mảnh bùa hộ mệnh khi có hộ chiếu nước ngoài, khi họ thấy rằng cơn ác mộng chính trị đã không xảy ra như dự đoán," Giáo sư Ming Sing, giảng dạy chính trị tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nói. "Đối với làn sóng hiện tại, nếu nó xảy ra, tôi đoán chúng ta sẽ thấy tỷ lệ cao hơn trong số những người di tản sẽ là đi không trở lại'', ông nhận định. "Nhiều người trong số họ thấy rằng luật an ninh quốc gia được áp đặt từ cấp cao nhất không chỉ mang tính chất hà khắc, mà còn phản ánh việc Bắc Kinh không tôn trọng lời hứa của mình, không chỉ thất hứa trong việc bảo vệ các quyền tự do của Hong Kong theo Tuyên bố chung và theo Luật cơ bản ", ông nói và cho biết thêm rằng ông nghĩ rằng nhiều người di tản trẻ tuổi hơn, đa số là giới biểu tình, sẽ rời khỏi Hong Kong. Chuyện gì sẽ xảy ra? Trong thành phố 7,5 triệu dân, khoảng 800.000 người có hộ chiếu Anh, Úc, Canada hoặc Mỹ - bao gồm cả người nước ngoài. Bắc Kinh đã bày tỏ sự tức giận trước kế hoạch cung cấp quyền công dân cho người mang hộ chiếu BNO ở Hong Kong của Anh Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Anh, Lưu Hiểu Minh nói hôm thứ Hai, động thái này là một "sự can thiệp thô bạo vào nội bộ của Trung Quốc". "Không ai nên đánh giá thấp quyết tâm vững chắc của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền, lợi ích an ninh và phát triển của đất nước mình", ông Lưu Hiểu Minh nói. Đại sứ quán Trung Quốc cũng nói trong một văn bản rằng tất cả "đồng bào Trung Quốc cư trú tại Hong Kong là công dân Trung Quốc". Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với ITV, ông Raab nói rằng Vương quốc Anh có thể sẽ làm được rất ít nếu Trung Quốc không cho phép cư dân Hong Kong đến Anh. "Thật khó để dự đoán những hậu quả mà Bắc Kinh đang suy tính. Có lẽ họ sẽ có nhiều biện pháp ngoại giao dưới dạng đối phó, không nhất thiết phải ở dạng tương tự nhưng không phải không tương xứng", Simon Young, một học giả luật pháp tại Đại học Hong Kong nói. Benedict Rogers, đồng sáng lập và chủ tịch của nhóm vận động Hong Kong Watch, mô tả đề nghị cung cấp BNO của Anh là "hào phóng, can đảm và được chào đón". Biểu tình bạo lực ở trung tâm London Nhưng yếu tố giải cứu nên là giải pháp cuối cùng, ông Rogers nói. "Chúng ta nên cố gắng đảm bảo các điều kiện, qua đó người Hong Kong có thể tiếp tục cuộc sống của họ, với các quyền tự do mà họ đã được cam kết, mà không phải bỏ xứ ra đi. Nhưng thực tế là bây giờ, đối với một số người, đã quá muộn, và họ đang cần một nơi ẩn náu." Michael và Serena đang chuẩn bị cho một cuộc sống mới ở Anh, nhưng họ không thành công trong việc thuyết phục con trai lớn, người sắp bước sang tuổi 18, cùng rời đi với họ. Cậu bé này sẽ sống với ông bà sau khi những người còn lại trong gia đình đã rời đi. "Con trai tôi nói rằng nó không muốn rời khỏi Hong Kong, vì nó nghĩ rằng Hong Kong thuộc về mình", Serena nói. Một số tên trong bài đã được đổi.
Vào lúc cao điểm mùa hè, Tbilisi là một cái bẫy nhiệt.
Từ TQ theo Thành Cát Tư Hãn đến Georgia để thành tinh túy ẩm thực
Được núi non bao quanh ba phía kín như một khán phòng, thủ đô của Georgia nằm trong một thung lũng nơi không khí ngột ngạt, ẩm ướt tích tụ. Lối sống tằn tiện của người giàu ở Pakistan Cá ngừ vằn nướng tái, món ăn ngon nhất Nhật Bản Công thức nấu món ngon cổ xưa nhất thế giới Ngay cho đến tối, chỉ cần đi qua thành phố cũng có thể là sự lê bước rút hết sức lực của bạn. Hương vị tinh tế Cho nên nếu dạo bước trên đường phố vào tháng Sáu, bạn sẽ thấy bất ngờ khi chứng kiến vào giờ ăn trưa, các gia đình ngồi quanh bàn ăn trong nhà hàng, trên bàn đầy ắp bánh cảo hấp phồng có tên gọi là khinkali. Mỗi cái bánh có kích thước gần bằng một quả bóng tennis, căng phồng với thịt, gia vị, rau thơm và những chất nước ngọt thơm tiết ra từ những phần nhân chưa được nấu chín này khi bánh được đem hấp. Mọi thứ được giữ lại bên trong lớp vỏ bột để tạo ra một chiếc bánh tròn phồng đẫm nước thịt bên trong. Thông thường, tất cả những gì bạn nhìn thấy sẽ chỉ là phần bị bỏ lại cuối bữa ăn: một đống những phần đầu vỏ bánh khinkali bị ngắt ra. Khi ăn, ta cầm tay vào phần đầu bánh, ăn hết phần thân bánh nhưng trừ lại phần bột đầu bánh này. Nơi xuất xứ món mỳ sợi udon ở Nhật Tại sao ẩm thực Bolivia đáng để thưởng thức Matcha thượng hạng chỉ có duy nhất ở Nhật Bản Dù Georgia nổi tiếng là cái nôi ra đời của rượu vang, nhưng làm chai bia ướp lạnh khi ăn món bánh này thì sẽ đã đời hơn trong mùa hè. Chỉ cần nhìn liếc qua vài chục đầu vỏ bánh là ta đã có thể thấy được các thực khách đã xơi một lượng lớn đến đâu nhưng chiếc bánh bột nhân thịt này trong một ngày oi bức. Đây quả là thứ bánh khiến ta ăn một rồi lại muốn ăn hai. Cắn miếng khinkali đầu tiên, ta sẽ muốn cắn tiếp miếng nữa, rồi lại miếng nữa. Phần nước chất trào ra có hương vị tinh tế của thịt tẩm gia vị vừa chín tới, dễ chịu, không gây cảm giác nặng bụng, cũng không dầu mỡ. Georgia đang chứng kiến số lượng du khách bùng nổ. Lượng du khách tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2012, lên tới hơn 8 triệu vào năm ngoái, với phân nửa là đến Tbilisi. Nhiều du khách khi ra về còn nhắc mãi tới việc khám phá ra một trong những nền ẩm thực tuyệt vời của châu Âu, một nền ẩm thực vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Nền ẩm thực đó là sự chắp vá các món ăn kết hợp nguyên liệu Đông và Tây, bao gồm các xiên thịt heo nướng trên than hồng gọi là mtsvadi, các món hầm như ajapsandali giống như món rau hầm cay, các món rau củ pkhali, và trong mỗi nhà hàng đều có một số loại bánh mì phô mai khachapuri. Món ăn dân tộc? Giống như nhiều món ăn ở các nhà hàng của Tbilisi, khinkali không bắt nguồn ở thành phố này. Việc truy tìm chính xác ngọn nguồn của chúng có nghĩa là ta sẽ gặp những huyền thoại dân tộc vô cùng hấp dẫn. Thực phẩm là suối nguồn tự hào dân tộc ở Georgia và có lẽ là sản phẩm văn hóa xuất khẩu được yêu thích nhất của đất nước, được công nhận về chất lượng và sự đa dạng trên khắp vùng Caucasus và những nơi khác. Nhà thơ Nga thế kỷ 19 Alexander Pushkin từng viết rằng: "Mỗi món ăn của Georgia là một bài thơ". Ngày nay, nếu hỏi mọi người nên đi nhà hàng nào ở Moscow hoặc St Petersburg thì các nhà hàng Georgia có thể sẽ được gợi ý, bất chấp sự thù địch đang diễn ra giữa hai nước. Georgia bị Liên Xô cai trị trong vài thế hệ trong Thế kỷ 20, là thời kỳ việc sản xuất thực phẩm và rượu vang được chuẩn hóa nghiêm ngặt. Tiếp đến là tình trạng nghèo đói tàn khốc dưới thời đất nước chuyển đổi sang chủ nghĩa tư bản vào những năm 1990. Bất chấp những điều trên, các công thức nấu ăn đặc trưng của Georgia vẫn được truyền lại trong các gia đình. Nếu như nói những món ăn kinh điển này không thực sự thuộc về quốc gia nhỏ bé có chưa tới 4 triệu dân thì hầu như chắc chắn là bạn sẽ không được ai ưa tại Georgia. Một số người nói món khinkali bắt nguồn từ rặng núi phía bắc Tbilisi Nói ngắn gọn, người ta cho rằng khinkali bắt nguồn từ những ngọn núi gồ ghề ở bắc Tbilisi, nơi người dân ở cả vùng Tusheti lẫn vùng Pshavi đều cho rằng họ đã sáng tạo ra nó. Vào mùa đông lạnh cắt da cắt thịt ở Tusheti, nhiệt độ thường xuyên xuống dưới -15°C, còn các ngôi làng trên sườn dãy núi Caucasus thì bị cô lập bởi hàng mét tuyết rơi. Trong nhiều thế kỷ trước khi trở thành món ăn yêu thích ở các nhà hàng, khinkali là món ăn giúp làm ấm lòng những người chăn cừu Caucasus. Sau này, phần nhân thịt cừu đã được thay bằng thịt bò hay thịt lợn xay khi món ăn nó được đưa vào thành phố. Tại nhà hàng Sofia Melnikova's Fantastic Douqan ở Tbilisi, đầu bếp Lena Ezieshvilli làm ra một trong những chiếc bánh khinkali được ca ngợi nhất ở Tbilisi từ một công thức Tushetia, theo đó bà trộn bảy phần thịt bò với ba phần thịt lợn, thêm rau mùi, hạt tiêu và thìa là. Dưới sân thượng phủ dây nho trong khoảng sân khuất sau Bảo tàng Quốc gia Giorgi Leonidze về Văn học ở trung tâm Tbilisi, nhân viên chạy bàn phục vụ món ăn trên những chiếc bàn gỗ xiêu vẹo được sơn màu sáng. Fantastic Douqan - cái tên là sự thể hiện lòng tôn kính đối với điểm hẹn huyền thoại của các nghệ sĩ và nhà thơ ở Tbilisi trong suốt thời kỳ độc lập ngắn ngủi của Georgia khỏi sự kiểm soát của Nga vào đầu Thế kỷ 20 - là một trong những nhà hàng cuối cùng còn lại ở Tbilisi vẫn còn làm món này bằng tay. "Khinkali là món bạn ăn ở vùng núi nơi tiết trời lạnh, khi bạn cảm thấy đói và mệt mỏi," Ezieshvili nói. "Chúng tôi bỏ thêm công sức để đảm bảo rằng cắn miếng đầu tiên cũng đem lại cảm giác thích thú tương tự, cảm giác giống như khi ăn ở trên núi vậy." Thách thức quan niệm cố hữu Georgia đang bùng nổ về số du khách đến thăm, với khoảng một nửa là tới Tbilisi Nhưng một trong những đầu bếp nổi tiếng nhất ở Georgia, Tekuna Gachechiladze, vốn nổi danh vì đã đưa ra những câu hỏi 'tà giáo' mà hầu hết người Georgia đều né tránh một cách khôn ngoan, đặt câu hỏi rằng liệu 'gia phả' của khinkali có thể nào được truy ngược về thời gian xa hơn nữa và ở một nơi cách xa vùng đồi núi Caucasus hay không. "Nếu bạn nói với người Georgia rằng khinkali không phải là món ăn Georgia truyền thống, họ sẽ giết bạn," Gachechiladze cười nói. "Nhưng - đó là bánh bao. Tất cả chúng ta đều biết, từ nguyên thủy, sự kết hợp thịt và bột nhào này là của người Trung Quốc." Gachechildaze đã trở nên nổi tiếng vì đã thách thức quan niệm Georgia trong lịch sử là một vùng đất biệt lập và sáng tạo nền ẩm thực từ đầu. Thay vào đó, bà thừa nhận hàng ngàn năm xâm lược và đế quốc đã định hình nền ẩm thực của quốc gia này như thế nào, vốn nằm ở ngã tư chiến lược của các tuyến thông thương quốc tế và đã bị các đế chế Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư và Mông Cổ tuyên bố là của mình. Tại bốn nhà hàng mang phong cách pha trộn của bà ở Tbilisi, Gachechiladze đã tạo dựng tên tuổi của mình bằng cách tham gia vào và tái hợp lại các món ăn kinh điển của Georgia. Đối với món đến khinkali, bà có 'một chút' cải biên với việc lộn trái chiếc bánh từ trong ra ngoài. "Tôi nảy ra ý tưởng về món súp khinkali, là món ăn cũng là thứ bánh đó nhưng mà làm nhỏ hơn nhiều: ta cắn miếng bánh và cảm nhận được hai tầng nước chất - bên trong và nước chất cay bên ngoài." Món súp của bà đã trở thành một món bán chạy nhất và nằm trong số một loạt những sáng tạo của Gachechiladze mà hiện giờ được ganh đua trên thực đơn của các nhà hàng Georgia truyền thống. Bà định mở một nhà hàng mới ở Tibilisi vào năm tới, phục vụ món khinkali cải biên khác nhiều so với phiên bản truyền thống - khinkali chiên hoặc nhồi nhân tôm. Gachechiladze nói rằng người Georgia đã thay đổi thái độ và chấp nhận cách làm của bà. Ban đầu, bà đã phải đối mặt với sự phẫn nộ thực sự và nhân viên bỏ đi vì bà làm đảo lộn các công thức thiêng liêng được truyền qua nhiều thế hệ. Mục tiêu của bà là làm sao cho ẩm thực Georgia lấy lại tinh thần 'thích nghi' sáng tạo, thứ mà bà tin rằng đất nước đã đánh mất trong trận chiến kéo dài cả thế kỷ để bảo tồn nền văn hóa dưới sự cai trị của Liên Xô và sự đình trệ kinh tế tàn khốc sau khi giành độc lập vào năm 1991. Theo chân đội quân của Thành Cát Tư Hãn "Khinkali là dẫn chứng tốt nhất" về khả năng thích ứng như thế, bà nói. Gachechiladze kể về 'huyền thoại' khác về món ăn này. Mộ Thành Cát Tư Hãn: Bí ẩn không thể tìm ra? Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng Chuyện kể rằng nó đến đây lần đầu tiên vào Thế kỷ 13 cùng với đội quân Nguyên Mông của Thành Cát Tư Hãn tới xâm lăng, và hình dạng và hương vị của nó thay đổi qua nhiều thế kỷ sau đó. Sự kết hợp giữa nhân thịt và bột bao đến vùng đất này dưới hình thức chiếc bánh bột hình trăng khuyết có thể cầm theo được cho binh lính, bà nói. "Ở vùng núi, họ đã làm nó thành hình tròn theo biểu tượng mặt trời vì mặc dù là Kitô hữu, họ vẫn thờ phượng Mặt Trời và có hình ảnh 'Borjgali' [tức biểu tượng mặt trời xuất hiện trên tiền xu và tiền giấy của Georgia]." Một số loại bánh bao tương tự, như bánh manti Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, cũng có liên hệ với khinkali, theo các cây bút ẩm thực Aylin Tan từ Thổ Nhĩ Kỳ và Fuscia Dunlop, chuyên gia người Anh chuyên về ẩm thực Trung Quốc. Cả hai đã hoàn thành một trong số ít công trình nghiên cứu khắt khe về lịch sử bánh bao và trình bày luận văn vào năm 2012 vốn truy ra mối liên hệ của bánh bao dọc theo con đường tơ lụa giữa các phiên bản của món ăn này Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Rachel Laudan, sử gia người Mỹ, tác giả cuốn 'Ẩm thực và Đế chế: Nấu ăn trong Lịch sử Thế giới', có sự quan tâm đặc biệt đối với bánh bao, và ông đã vẽ ra con đường đưa món ăn này vươn tới khắp châu Á và châu Âu. Mặc dù khinikali cần nghiên cứu nhiều hơn, nhưng 'cực kỳ đáng tin' rằng nó được người Mông Cổ đưa đến đây lần đầu, Laudan nói. "Sẽ hợp lý hơn nhiều khi cho rằng đây là tàn dư của những chuyện đã xảy ra cách đây 700 năm thay vì đưa ra giả thiết rằng 'ồ họ tự sáng tạo ra món ăn này'." Nguồn gốc Trung Quốc Vị thánh y người Trung Quốc Trương Trọng Cảnh, sống thời Thế kỷ 2 sau Công nguyên, thường được cho là người đầu tiên sáng tạo ra món bánh bột có nhân có tên gọi là 'giáo tử' (jiaozi - sủi cảo), từ nơi cách Georgia hơn 5.000 km về phía đông, thuộc khu vực tây nam Trung Quốc. Trên thực tế, nếu nhìn vào bản đồ các quốc gia nào có truyền thống ăn các loại bánh cảo (sủi cảo, há cảo), thì các nước đó đều ít nhiều nằm trong biên giới của Đế chế Mông Cổ lịch sử, vốn truyền bá món ăn này qua con đường chinh phục, Laudan nói. Laudan nói: "Người Mông Cổ cực kỳ thông minh trong việc tạo ra nền ẩm thực đế quốc của họ." Các nhà sử học đã dịch một cuốn sách nấu ăn từ năm 1330, được tìm thấy trong triều đình Nguyên Mông ở Trung Quốc, được đặt tựa là 'Những điều đúng đắn và thiết yếu trong phục vụ ẩm thực cho Hoàng đế', cho thấy các công thức đã được điều chỉnh như thế nào để tôn trọng người dân địa phương. Một món mì được biến tấu với sốt tỏi sữa chua cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lại cho thêm gừng, vỏ cam và nước tương ở Trung Quốc, bà giải thích. "Đây là một ví dụ rất có chủ ý về cái mà ngày nay gọi là 'chiếm đoạt' lịch sử ẩm thực của các vùng, để tạo ra một nền ẩm thực lai mới của kẻ xâm lăng." Khinikali rất có thể thuộc về một nơi nào đó trên gia phả bên cạnh không chỉ tiểu long bao - loại bánh cảo tinh tế được yêu thích tại các nhà hàng dim sum mà đôi khi nó được đem ra so sánh - mà còn có cả pelmeni của Nga, manti của Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, pierogi của Đông Âu, sambusak và samosa ở Trung và Nam Á và gyoza của Nhật Bản. Gachechiladze nói một thế hệ đầu bếp mới sẽ chứng minh rằng các đầu bếp Georgia không chỉ có khả năng giữ gìn tuyệt vời các món ăn được yêu thích qua những thời điểm khó khăn, mà còn luôn tiếp nhận, điều chỉnh và học hỏi từ ảnh hưởng quốc tế "Họ sẽ đi xa hơn tôi, và tôi sẽ không còn là kẻ thù của đất nước nữa," bà cười nói. "Giờ đây từ 'pha trộn' này là một thuật ngữ rất hiện đại, nhưng món ăn Georgia này luôn luôn là sự pha trộn, trong hàng trăm và hàng trăm năm nữa." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Phát biểu tại một hội thảo online về an ninh hôm 21/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper mô tả hoạt động của quân đội Trung Quốc trong khu vực là "gây bất ổn", và rằng Trung Quốc đang 'tiếp tục hành vi hung hăng ở khu vực phía Đông và trên Biển Đông', theo NDTV .
Mỹ: 'TQ không có quyền biến Biển Đông thành đế chế hàng hải của mình'
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper Ông Esper nói rằng việc bồi đắp và các cuộc tập trận quân sự bất hợp pháp của Trung Quốc trên và xung quanh các thực thể đang tranh chấp ở Biển Đông không phù hợp với các cam kết được nêu trong Tuyên bố năm 2002 về Ứng xử của các bên ở Biển Đông .Mỹ nói hành động của TQ trên Biển Đông 'hoàn toàn bất hợp pháp' Biển Đông: Việt Nam chèo lái ASEAN vững vàng trước Trung Quốc? Rosneft VN hủy hợp đồng với Noble trên Biển Đông: 'Sức ép từ Trung Quốc, nhưng bản chất khác vụ Repsol' Vụ Repsol: Phía sau hàng trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì? "Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục các hoạt động vi phạm luật pháp, các hành vi chèn ép và các hoạt động ác ý khác một cách có hệ thống," ông Esper nói. Ông Esper nói thêm rằng Trung Quốc đã bắt nạt các quốc gia ASEAN để buộc các nước này phải ngưng các hoạt động phát triển dầu khí tiềm năng ngoài khơi trị giá khoảng 2,6 nghìn tỷ đôla, đồng thời ngăn cản các nước này đánh bắt cá tại ngư trường quan trọng của họ. Ông Esper yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế mà Trung Quốc và người dân Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ những năm qua. "Và trong khi chúng ta hy vọng Đảng Cộng sản Trung Quốc thay đổi cách thức của mình, chúng ta phải chuẩn bị cho phương án thay thế", ông cảnh báo. Ông Esper nói chính sách của Hoa Kỳ về Biển Đông là "bảo vệ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở," và nói rõ rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có quyền biến vùng biển quốc tế thành một khu vực độc quyền hoặc đế chế hàng hải của riêng mình." "Chúng ta phải duy trì một hệ thống tự do và cởi mở, bảo đảm hòa bình và thịnh vượng cho hàng triệu người: tôn trọng chủ quyền, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình; tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế; thúc đẩy thương mại tự do, công bằng", ông nói. "Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng không một quốc gia nào có thể hoặc nên thống trị cộng đồng, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cùng với các đồng minh và đối tác của mình để hỗ trợ một Ấn Độ-Thái Bình Dương thịnh vượng và an toàn cho tất cả mọi người," ông Esper nói. Ông Esper cũng nói rằng "cam kết của Hoa Kỳ đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở bắt nguồn từ các giá trị, lịch sử và quan hệ kinh tế mà chúng tôi chia sẻ với các đồng minh và đối tác, và chỉ phát triển sâu hơn khi đối mặt với những nỗ lực làm suy yếu nó." "Chúng tôi đang khuyến khích các quốc gia Ấn Độ-Thái Bình Dương mở rộng các mối quan hệ an ninh nội khối và mạng lưới các đối tác cùng chí hướng", ông nói thêm. Theo dõi chặt chẽ tình hình giữa Ấn Độ và TQ Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng cho biết Mỹ đang "theo dõi rất chặt chẽ" tình hình giữa Ấn Độ và Trung Quốc dọc theo Đường kiểm soát thực tế. "Chúng tôi đang theo dõi tình hình giữa Ấn Độ và Trung Quốc rất chặt chẽ, những gì đang xảy ra dọc theo Đường kiểm soát thực tế và chúng tôi rất vui khi thấy cả hai bên đang cố gắng làm giảm nhiệt tình hình", ông Esper trả lời câu hỏi về căng thẳng giữa hai nước. Ông khẳng định rằng các hoạt động của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong khu vực này đang "gây bất ổn", ông nói rằng họ "tiếp tục hành vi gây hấn ở phía Đông và trên Biển Đông". Ông Esper cũng nói rằng mối quan hệ của Mỹ với Ấn Độ là "một trong những mối quan hệ quốc phòng quan trọng nhất của thế kỷ 21". Trong bối cảnh xung đột ở biên giới Ấn Độ với Trung Quốc, một nhóm tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ do tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Nimitz dẫn đầu đã thực hiện một cuộc tập trận quân sự với một hạm đội tàu chiến Ấn Độ ngoài khơi bờ biển Andaman và Nicobar hôm thứ Hai. Bốn tàu chiến tiền tuyến của Hải quân Ấn Độ đã tham gia cuộc tập trận "PASSEX" khi nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ đi qua Khu vực Ấn Độ Dương khi trên đường trở về từ Biển Đông, các quan chức ở New Delhi cho biết. USS Nimitz là tàu chiến lớn nhất thế giới và cuộc tập trận giữa hai hải quân có ý nghĩa quan trọng bởi nó diễn ra giữa lúc căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở phía đông Ladakh cũng như việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông. Ông Esper nói rằng cuộc tập trận chung ở Ấn Độ Dương cho thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa các lực lượng hải quân Ấn Độ và Mỹ. "Tôi muốn nêu bật sự hợp tác quốc phòng ngày càng mạnh mẽ của chúng tôi với Ấn Độ, một trong những mối quan hệ quốc phòng quan trọng nhất của thế kỷ 21. Chúng tôi đã tiến hành cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái. Như chúng tôi đã nói hôm nay, USS Nimitz đang tiến hành một cuộc tập trận chung với hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, thể hiện cam kết chung của chúng tôi trong hợp tác mạnh mẽ hơn và ủng hộ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở," ông nói. "Các tàu sân bay của chúng tôi đã tới Biển Đông và Ấn Độ-Thái Bình Dương kể từ Thế chiến II. Chúng tôi sẽ ủng hộ chủ quyền của bạn bè và đối tác của chúng tôi", ông nói thêm. Kế hoạch thăm Trung Quốc trong năm nay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho hay ông hy vọng sẽ đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay để cải thiện các kênh 'truyền thông khủng hoảng' và bàn về các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm, theo SCMP. "Trước khi hết năm, tôi hy vọng sẽ đến thăm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng để tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quan tâm chung, thiết lập các hệ thống cần thiết cho truyền thông khủng hoảng và củng cố ý định cạnh tranh công khai trong hệ thống quốc tế," ông Mark Esper nói. Ông cũng nói rằng Bắc Kinh đã tăng cường hành vi xấu của họ trong sáu tháng qua. Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ trên đảo san hô trong khu vực nhưng lại nói ý định của họ là hòa bình. "Chúng tôi muốn ngăn chặn các hành vi chèn ép," ông Esper nói thêm. "Chúng tôi không tìm kiếm xung đột. Chúng tôi cam kết mối quan hệ mang tính xây dựng và có kết quả với Trung Quốc và, trong mối quan hệ quốc phòng của chúng tôi, để mở ra các kênh truyền thông và giảm thiểu rủi ro." Vấn đề Đài Loan Ngoài vấn đề Biển Đông, ông Mark Esper cũng đề cập đến áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc lên Đài Loan, theo SCMP Ông Esper nói rằng không ai ở Đài Loan tin rằng Trung Quốc sẽ thực hiện 'một quốc gia, hai thể chế' ở đây. Ông nói rằng Trung Quốc đã thực hiện các cuộc tập trận mô phỏng để chiếm lấy một hòn đảo do Đài Loan kiểm soát, và gọi đây là một hoạt động gây bất ổn và có thể trở thành những tính toán sai lầm. Liu Zhiqin, một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu tài chính Chongyang tại Đại học Renmin Trung Quốc, cho rằng các động thái của Mỹ trong những ngày gần đây nhằm mục đích tiếp tục kích động căng thẳng khu vực nhằm gây bất hòa giữa Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á, theo SCMP. Bằng cách tạo ra các cuộc xung đột, Hoa Kỳ mong muốn phá hoại hơn nữa hình ảnh của Trung Quốc để các quốc gia khác xa lánh Bắc Kinh, ông Liu nói. Học giả Ja-Ian Chong từ Viện Harvard-Yenching thì cho rằng những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc hợp nhất các đồng minh và đối tác trên khắp thế giới sẽ khiến cho các nước Ấn Độ-Thái Bình Dương gặp khó khăn hơn khi định vị giữa Washington và Bắc Kinh. Tuy nhiên, Chong lưu ý rằng ông Esper đã tiếp tục nhấn mạnh đến tính răn đe và đề cao khả năng hợp tác với Trung Quốc. "Điều này mang lại cho cả Washington và Bắc Kinh đường lùi," ông Chong nói.
Độc giả Quốc Huy có thư tranh luận với độc giả Hưng Đạt, Moscow, quanh chủ đề Hồ Chí Minh:
Độc giả Quốc Huy góp ý chủ đề Hồ Chí Minh
Đọc bài của bạn Nguyễn Hưng Đạt từ Matxcơva, tôi góp ý với bạn như sau: Vài dòng dẫn chứng bạn nêu ra là quá ít ỏi có thể gây hiểu lầm rằng ông Hồ không quan hệ với phụ nữ. Rất nhiều nhà nghiên cứu và nhân chứng đã xác nhận ông Hồ quan hệ với phụ nữ, mà thực ra có cả chi tiết nằm ngay trong phát hiện của bạn nhưng được liên hệ theo khía cạnh khác: “Nguyễn Ái Quốc theo tôn giáo nào?... Nguyễn Ái Quốc là người Catholic. Chúng tôi giao du với nhau, nhiều lần gặp nhau khi đi lễ Nhà thờ”. Tại sao một người CS chịu ảnh hưởng nặng của Khổng giáo, Nho giáo... như ông Hồ lại có thể dễ dàng chấp nhận tôn giáo của thực dân phương Tây? Chỉ vì ơn nghĩa thôi sao, điều đó không tác động nhiều đến ông và thực tế rất nhiều ân nhân sau này bị ông coi là kẻ thù. Theo tác giả Hoàng Tranh, tháng 5.1950, thấy hình và tiểu sử Hồ Chí Minh đăng trên Nhân dân nhật báo, bà Tăng Tuyết Minh đã báo cáo với tổ chức và gửi mấy bức thư cho ông Hồ nhờ Đại sứ tại Bắc Kinh (bấy giờ là Hoàng Văn Hoan) chuyển. Nhưng không có trả lời. Một cán bộ đã đến gặp bà, đưa bằng cớ HCM đúng là chồng bà, ngày trước mang tên Lý Thuỵ, nhưng lại giải thích tại sao “không tiện liên lạc” và mong bà “lượng thứ”, “yên tâm công tác”. Vẫn theo Hoàng Tranh, năm 1960, ông HCM đã nhờ lãnh sự VN tại Quảng Châu tìm tung tích TTM nhưng cũng không thấy kết quả gì. Được biết bà TTM làm nghề hộ sinh, gia đình theo đạo Công giáo từ đời ông nội, bà “thường xuyên đi lễ” và có thói quen “ăn uống đạm bạc, không dùng thịt cá”, “luôn vui vẻ giúp người”. Chính các nghi lễ tôn giáo trong hôn nhân mới ràng buộc ảnh hưởng đến ông Hồ, yếu tố này thuyết phục hơn cả. Nhận xét ông Hồ là ''người trung thực, dám nhận lỗi” để phủ nhận quan hệ của ông với phụ nữ chắc chắn hoàn toàn do cảm tính. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng khả năng nổi bật nhất của ông Hồ mà theo cách gọi bóng bẩy của Đảng chính là sự mưu trí, khôn khéo, còn bên đối lập thì gọi thẳng ra là sự giả mạo, thủ đoạn và rất ngán ông ở mặt này. Có quá nhiều tài liệu về những chuyện như vậy. Ông Hồ là người chuộng hoà bình và dân tộc chủ nghĩa? Điều này có phần đúng khi HCM còn tham gia và chịu ảnh hưởng của nhóm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường... nhưng với bản chất là người háo danh và nóng vội, thậm chí kém cỏi về tư duy trừu tượng thì HCM tất yếu trước sau cũng lựa chọn con đường cực đoan. Ông Đạt viết: “Cái mà chúng tôi thiếu để trở thành cộng sản là những điều kiện cơ bản nhất để hành động: Tự do báo chí. Tự do du lịch. Tự do dạy và học. Tự do hội họp (tất cả những cái này đều bị những kẻ khai hoá thuộc địa ngăn cấm chúng tôi một cách dã man)”, thật khó mà hình dung cái gì đó có thể đơn giản hơn: có tự do mới có thể thành cộng sản, còn không có tự do thì sao? Niềm tin của ông về cái mà ông gọi là “chủ nghĩa cộng sản” dường như quá dễ dãi đến kỳ lạ: "Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Ðông thì không thể nào sai được". Ông Đạt rất tâm đắc: “Ở nước ta và ở TQ cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái ‘cẩm nang’ đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay cách giải quyết...” Như vậy đối với ông Hồ thì tự do, độc lập, dân tộc... chỉ là môi trường và điều kiện hành động cụ thể cho: mục đích, phươn! g pháp đạt mục đích và con đường đi tới mục đích là CNXH và CNCS. Vậy có thể tin tưởng giả thuyết rằng trước 1945 cách mạng vô sản thành công ở Pháp thì sẽ không có cái gọi là “chiến tranh giải phóng dân tộc” bởi vì mục đích là CNXH và CNCS đã đạt được, thực tế cũng chứng minh rằng không có nước cộng sản nào tự nguyện trao trả độc lập cho các dân tộc bị nó thôn tính. Ông Hồ bắt tay với ông Diệm vì lợi ích dân tộc? Có quá ít tiến bộ và thành công trong việc “bắt tay” nên mọi suy luận về sau chỉ mang tính dự đoán nhằm thoả mãn những nuối tiếc không thực tế mà thôi. Tìm hiểu về HCM trước khi liên hệ với ông Diệm thì ông Hồ đã là một đảng viên CS xác tín, cố tình che dấu điều này không có nghĩa chứng tỏ ông sẵn sàng từ bỏ nó vì lợi ích dân tộc. Trước đó ông Hồ luôn thanh minh rằng ông chỉ là người yêu nước thuần tuý chứ không phải CS và ông đã lợi dụng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (về sau này gọi tắt Việt Minh) là một tổ chức chính trị có sẵn từ năm 1936 (do Hồ Học Lãm một nhà yêu nước VN có chân trong Quốc Dân Đảng TQ lập ra ở Nam Kinh) để dễ bề hoạt động. Sau năm 1945 chính phủ HCM bao gồm nhiều đảng phái: Dân Chủ, Xã Hội, VN Độc lập đồng minh hội, Quốc dân đảng. Trong chính phủ không có tên đảng CS Đông Dương. Đảng này đã được HCM báo với tướng Trần Tu Hoà, đại diện Tưởng Giới Thạch, là đã “tự động giải tán”...Thực chất đây là sách lược những bước thụt lùi tạm thời, những nhân nhượng có tính toán được “vận dụng” bởi nhân vật từng coi Lênin là thần tượng. Sau này HCM cho biết thực chất việc tự giải tán đảng CSĐD chỉ là rút vào bí mật: “Đảng phải dùng mọi cách để sống còn, hoạt động và phát triển, để lãnh đạo kín đáo và có hiệu quả hơn, và để có thời giờ củng cố dần dần lực lượng của chính quyền nhân dân, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất. Lúc đó Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết, Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phư! ơng ph p - dù là những phương pháp đau đớn - để cứu vãn tình thế”. Và HCM viện dẫn Lênin khi bị chỉ trích thoả hiệp với Pháp năm 1946: “Lênin có nói rằng: Nếu có lợi cho cách mạng thì dù phải thoả hiệp với bọn kẻ cướp, chúng ta cũng thoả hiệp”. Tức là không nên bám vào một phương thức nào mà phải tuỳ theo sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa “ta” và “địch”... đó là “Dĩ bất biến ứng vạn biến” mà ông Hồ rất thích nói đến. Bạn Hưng Đạt nên tìm đọc “Phiến cộng trong Dinh Gia Long” của nhà sử học Chính Đạo - Vũ Ngự Chiêu để hiểu thêm động cơ liên hệ giữa ông Diệm và ông Hồ. Ông Hồ được coi là “thánh” như thế nào? Đoạn văn sau đây trong sách của Trần Dân Tiên (tức HCM): “Ông có biết anh Ba hiện nay thế nào không? - Không, tôi rất tiếc là tôi không biết. - Ông có muốn tôi nói cho ông biết không? - Còn gì bằng nữa! - Ông quay lại xem, anh Ba ấy đây kìa! Tôi vừa nói vừa chỉ chân dung Hồ Chủ Tịch treo trên bàn thờ giữa những bình hoa, bình hương, đèn nến”. Còn vô số bằng cớ khác nhưng xét thấy không cần phải dẫn chứng thêm, chính ông Hồ đã tự phong mình là “thánh”, là “cha già của dân tộc”, là “bác”... Ai đó còn tôn xưng ông Hồ là “thánh” bởi vì họ chưa biết sự thật về ông, còn nếu biết rồi mà vẫn gọi là “thánh” thì chắc họ đang có nhu cầu tinh thần tiêu khiển một thú chơi nào đó. Dựa vào sự thiếu hiểu biết của ông Hồ về Mác, Lênin để bao biện ông là người dân tộc chủ nghĩa, không yêu CS mà yêu nước chỉ làm méo mó một nhân vật lịch sử đã tin tưởng mù quáng CS. Cho rằng không còn lựa chọn nào khác ngoài bạo lực cách mạng để giành độc lập dân tộc chỉ là nguỵ biện cho sự ngu dốt, cộng sản Ấn Độ đã không phạm sai lầm này. Di sản ý nghĩa nhất mà ông Hồ để lại cho dân tộc, nghèo nàn thay lại là “bảo quản” nguyên vẹn nội dung “Yêu sách tám điểm” mà nhóm nhân sỹ yêu nước của cụ Phan Chu Trinh đã soạn ra cách đây gần một thế kỷ. Chỉ có khác là ông Hồ đã đặt thế hệ đi sau ông vào một vị thế khó khăn hơn ông ngày trước rất nhiều. Nó không phải là chính đảng cộng sản Pháp ở châu Âu hoạt động trong lòng một c! hế độ dân chủ, mà là những con người đơn lẻ đang đấu tranh với một bộ máy độc tài toàn trị, mà ngồi ở vị trí cai trị của những tên thực dân xưa kia chỉ là những kẻ thuộc chủng tộc khác, màu da khác nhưng có cùng một sự suy đồi. Gạt đi sự lãng mạn của ngôn từ thì ông Hồ vẫn là người phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu nạn nhân chiến tranh, chịu trách nhiệm về sự tụt hậu văn minh của cả một dân tộc và trong vai trò môn đệ cộng sản thì ông là kẻ có tội.
Vào một ngày mưa tháng Chín, tôi đi lang thang trên những con đường ở Sadashiv Peth, một khu vực ở khu phố cổ của Pune, bang Maharashtra của Ấn Độ.
Pune, Ấn Độ: Nơi ngang ngược và cộc lốc là đẳng cấp
Khi tôi đi ngang qua một ngôi đền, mắt tôi bắt gặp một tấm bảng thông báo lớn, sặc sỡ được viết bằng tiếng Marathi của người dân địa phương: 'Đây là chỗ đậu xe riêng của Rahalkar. Bất cứ ai ngoài Rahalkar đến thăm đền không thể đậu xe ở đây. Nếu quý vị cố tình đậu, bánh xe sẽ bị xì hơi, còn xe sẽ bị buộc xích và khóa lại. Chỉ chừng nào quý vị trả 500 rupee tiền phạt thì nó mới được mở khóa.' Tài ứng biến 'siêu đẳng' của người Ấn Độ 'Hậu duệ Alexander Đại đế' trên dãy Himalaya Khái niệm gây ấn tượng của Ấn Độ về hư vô Hài hước hay thô lỗ? Tấm bảng 'Cấm đậu xe' viết theo kiểu nói giỡn như thế khiến tôi cười phì, nhất là kể từ khi, mới chỉ trước đó một giờ, tôi bước vào một nhà hàng địa phương nổi tiếng - SP's Biryani House - để thưởng thức các món cơm biryani đa dạng và ngon đến chặc lưỡi của họ. Bên trong có một tấm bảng đề: 'Chúng tôi có thể hết biryani vào bất cứ lúc nào. Không ai nên tức giận và cãi vã với ban quản lý.' Thành phố Pune của Ấn Độ nổi tiếng về các biển cảnh báo với nội dung gay gắt Những tấm bảng thông báo thẳng thừng như thế ở khu phố cổ của Pune không phải là điều gì khác thường. Những puneri patya (bảng thông báo kiểu Pune) khét tiếng như thế này có thể được tìm thấy ở hầu hết những bãi đậu xe, nhà hàng, cửa tiệm và nhà ở. Loài hoa hiếm chỉ nở 12 năm một lần Thứ trà quý đến từ bầu trời sao Himalaya Bộ tộc thân quen với rắn độc nhất thế giới Một số đã tồn tại hàng chục năm, nhưng thỉnh thoảng cũng có những tấm mới dựng. Chúng mang tính biểu tượng nhiều đến nỗi chúng đã được vinh danh trên mạng xã hội. Mặc dù một số tấm bảng rất khôi hài, nhưng đa phần mang tính châm biếm nặng nề, thường là đến mức độ trở nên thô lỗ. Đây là nội dung một số patya mà tôi thích nhất khi tôi nhìn thấy chúng trong lúc đi qua những khu nhà ở Phố Cổ: 'Nếu không ai ra mở cửa sau khi quý vị đã nhhấn chuông thì nên hiểu rằng chúng tôi không muốn gặp quý vị: hãy đi đi.' 'Hãy đợi sau khi nhấn chuông cửa, chúng tôi là người thường chứ không phải Người Nhện.' 'Nếu đậu xe ở đây, lốp xe sẽ bị chọc thủng.' 'Con trai chúng tôi đã có chốn cưới hỏi, đừng tới cầu hôn nữa.' "Những patya này ra đời trong khoảng thời gian đâu đó vào những năm 1960 hay 1970," Tiến sỹ Shridhar Madhukar Dixit, hiệu trưởng đã nghỉ hưu của Trường Liên ngành Khoa học Xã hội thuộc Đại học Savitribai Phule Pune, giải thích. "Người dân Pune rất thẳng thắn và không ngại nói rõ mọi người phải cư xử thế nào trên những tấm patya." Ngang ngạnh, khó gần Patya này viết: 'Hãy để lại tiền lẻ. Khi rời quầy thu ngân nhớ đếm tiền Punekar, tức người dân ở Pune, được xem ngang ngạnh ở khắp vùng, ngang ngược đến mức độ thô lỗ. Cả đàn ông và phụ nữ đều rất kiệm lời và bất cứ những lời ít ỏi gì mà họ nói thường là cộc lốc và thẳng thừng. Thú vui lấy ráy tai thư giãn ở Thành Đô, TQ Mổ triệt sản làm chết phụ nữ mà vẫn phổ biến Năm thành phố đáng sống nhất thế giới 2018 Thật vậy, cách cư xử của Punekar nổi tiếng đến nỗi nó được khắc họa trong điện ảnh tiếng Marathi chẳng hạn như phim 'Mumbai-Pune-Mumbai' và những chương trình truyền hình như 'Puneri Punekar'. "Cần phải mất thời gian và sự nỗ lực để thân thiện được với người Punekar," ông Chetan Chandratre, kỹ sư phần mềm đến từ Nasik, một thành phố ở tây bắc bang Maharashtra, nói. "Các bạn cùng phòng của tôi vốn là người Punekar. Họ luôn chế nhạo tiếng Marathi của tôi và luôn sửa cho tôi khi tôi còn học đại học. Phải mất một vài tháng mới được xem là thân quen với họ." Khi cô Rashmi Joshi đi từ Nasik đến Pune đến gặp chú rể tương của cô vốn là người Punekar tại một nhà hàng, cô đã ngạc nhiên khi anh yêu cầu cô trả phân nửa hóa đơn. "Tôi không ngờ có chuyện như vậy, bởi vì tôi mặc định rằng anh ta sẽ tìm cách gây ấn tượng với tôi trong lần gặp gỡ đầu tiên," cô nói. Thật vậy, đối với người ngoài thì người Punekar là một câu đố rất khó hiểu. Người Mumbaikar (dân Mumbai), vốn sống cách đó chỉ 150 km về phía tây, có mối quan hệ vừa yêu vừa ghét đối với người Punekar. Người Mumbaikar thường xỉa xói người Punekar vì thái độ cộc cằn của họ. Một câu chuyện đùa phổ biến: nếu bạn đến thăm nhà một người Punekar, chủ nhà sẽ hỏi bạn là bạn có muốn uống nước không (ở Ấn Độ, khách được mời nước trước tiên mà không cần phải hỏi, do vậy cách xử sự đó được nhìn nhận là cực kỳ bất lịch sự và mang tính đuổi khách). Do hoàn cảnh lịch sử? Tiến sỹ Dixit giải thích rằng thái độ cần nói thẳng, nói huỵch toẹt mọi thứ như thế gắn kết chặt chẽ với lịch sử của Pune. "Họ thành ra những đặc tính như vậy là do nền tảng lịch sử và văn hóa của họ. Môi trường sống chính là nguyên nhân," ông nói. Người dân Pune có vẻ là những người kiệm lời, mà những từ ngữ ít ỏi họ nói ra đa phần là cộc lốc, huỵch toẹt Thành phố cổ Pune từng là đầu não của những người Peshwa (những người cai trị Đế chế Maratha trên thực tế) từ thế kỷ 18 cho đến đầu thế kỷ 19, khi nó được sát nhập vào Đế quốc Anh. Vào thời đỉnh cao, Đế quốc Maratha trải dài từ Peshawar (ở Pakistan ngày nay) về hướng bắc, tới bang Orissa về hướng đông và bang Thanjavur về hướng nam. Là trung tâm quyền lực, đường biên giới của Pune đã mở ra thêm trong thời kỳ này và thành phố đã phát triển thành một trung tâm quyền lực trong khu vực. Ông Balaji Vishwanath Bhat, người đầu tiên trong những người Peshwa được trao chức vị cha truyền con nối, là người thuộc cộng đồng Brahma Chitpavan (một trong những phân loại của đẳng cấp Brahma, tức đẳng cấp cao nhất ở Ấn Độ), là nhóm người vốn đến từ vùng Konkan ở tây Maharashtra. Việc di cư của ông đến Pune đã dẫn đến sự ra đi hàng loạt của cộng đồng Chitpavan Brahma từ Konkan để tìm kiếm tương lai tươi sáng hơn. Đẳng cấp của ông chẳng mấy chốc trở thành thứ dọn đường cho nền văn hóa Brahma. "Khi các lãnh đạo của một cộng đồng chiếm được quyền lực, khi đó họ sẽ xây dựng xung quanh họ một nhóm quyền lực gồm những người đến từ cùng cộng đồng. Nhiều người Brahma vươn lên các vị trí nổi bật trong suốt thời kỳ cai trị của Peshwa. Điều này đưa đến sự thống trị của người Brahma trong thành phố," Tiến sỹ Dixit nói. Như thế, thành phố nhanh chóng phát triển một nền văn hóa đặc trưng mà ở đó người Brahma chiếm ưu thế trong xã hội và những cư dân thuộc các đẳng cấp thấp hơn bị đẩy ra ngoài rìa của cơ chế kinh tế-xã hội. Người Brahma, vốn là đẳng cấp của các học giả và tu sỹ, trở thành cố vấn cho Peshwa và có địa vị cao trong thành phố: họ làm quan chức, làm ngân hàng và làm quản lý. Liên minh giữa các gia đình có thế lực lại càng củng cố hơn nữa quyền lực của người Brahma. Người chấp pháp Những người thuộc giới tinh hoa này đảm nhận vai trò của đẳng cấp cai trị, quy định các chuẩn mực và quy tắc cho điều kiện sống của các đẳng cấp khác, do đó đưa đến cảm giác họ ở trên những người khác trong cấu trúc xã hội theo thứ bậc. Mặc dù về mặt lịch sử, họ nắm vai trò những người thực thi pháp luật, ngày nay việc thực thi pháp luật này đã bị thu gọn lại thành bảo vệ quyền của chính họ thông qua các patya. Các bảng thông báo và cách giao tiếp thẳng thừng của chúng là dấu vết của cách hành xử chuyên chế trước đây của họ. Tuy nhiên, mặc dù có địa vị cao như vậy trong thời kỳ Peshwa, người Brahma ở Pune sống một cuộc sống khắc khổ và vẫn tiếp tục sống như vậy. Maya Lele, một người Brahma Chitpavan sống ở Pune giải thích: "Cuộc sống ở Konkan đối với tổ tiên chúng tôi rất gian khổ. Địa hình đồi núi và mưa nhiều khiến cho cuộc sống và trồng trọt trở nên khó khăn. Do đó, chúng tôi hiểu được giá trị của thời gian, tiền bạc và nỗ lực và không xem nhẹ chúng." Joshi diễn giải theo cách khác: "Người Punekar tập trung hướng về cách sử dụng tối ưu. Họ thà là đi ngủ với cái bụng lưng lửng thay vì chiếc bụng no đầy với chất thải." Cho dù bạn nhìn nó theo cách nào đi nữa, những tính cách của người Punekar đã được định hình qua hàng thế kỷ, từ nguồn gốc khiêm tốn của họ ở Konkan cho đến hành trình của họ đến Pune để đi tìm những đồng cỏ xanh hơn và cuộc sống sau đó của họ với tư cách là người trung gian cho quyền lực trong thành phố. Và ngày nay, hậu duệ của họ, vốn hầu hết sống ở phố cổ, vẫn tiếp tục di sản thẳng thắn và hà tiện này và đảm bảo rằng người ngoài phải tuân thủ những 'sắc lệnh' mà họ đưa ra thông qua những bảng thông báo của họ. Tác dụng tích cực Mặc dù người ngoài cảm thấy buồn cười - hay bực mình - trước thái độ sống của người Punekar, nhưng họ là những người đầy kiêu hãnh và không thấy lý do gì cần phải thay đổi, như cố tác giả và nhà văn trào lộng P L Deshpande mô tả trong luận văn bằng tiếng Marathi nổi tiếng của ông 'Tumhala kon vhaychay?'. Trong vòng vài thập niên qua, Pune đã trở thành một thành phố quốc tế với làn sóng sinh viên quốc tế đến liên tục để học tập trong những trường đại học danh giá ở đây, khiến thành phố được xem là Oxford của phương Đông. Pune nổi danh trên khắp đất nước Ấn Độ như là trung tâm văn hóa của bang Maharashtra, và người Ấn ở các bang khác di cư đến đây để tìm việc làm vì đây là một đầu mối tập trung các hoạt động sản xuất và chuyên về phần mềm. Bất chấp những việc này, các chuẩn mực văn hóa vẫn còn rất cứng nhắc. Thái độ sống lâu đời của người Punekar không chỉ được phản ánh trên những tấm bảng thông báo mà còn được thể hiện trong đời sống hàng ngày nữa. Ông Vinay Kulkarni, một người Punekar, nói với tôi rằng khi ông đến một ngôi đền trong thành phố vào buổi trưa, người ta nói với ông rằng: "Giờ này Thượng Đế đã đi ngủ rồi. Đến chiều hãy quay lại." Nếu bạn bước vào một cửa hàng ở phố cổ vào lúc 1 giờ trưa, người chủ cửa hàng sẽ nói cộc lốc là hãy quay lại vào lúc 4 giờ chiều vì lúc đó là giờ nghỉ. Cho dù bạn có nài nỉ đến đâu đi nữa thì cánh cửa cũng không mở ra cho bạn đâu. "Đôi khi điều này ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán. Tuy nhiên, suy nghĩ chung của người Punekar là họ đem đến cho khách hàng chất lượng, do đó khách hàng sẽ quay trở lại," Tiến sỹ Dixit nói. Mặc dù những quy tắc này thường bị người vào cười nhạo, nhưng dường như có điều gì đó có tác dụng. Báo cáo Chỉ số sự thoải mái trong cuộc sống được công bố hồi tháng 8/2018 xếp hạng Pune là thành phố đáng sống nhất ở Ấn Độ dựa trên những tiêu chuẩn như phát triển đô thị, trong đó có các yếu tố xã hội, kinh tế và thể chế. "Bạn cần có thời gian để thích nghi với hoàn cảnh. Nhưng một khi bạn bỏ qua được sự phiền toái và biết cách tuân theo hoàn cảnh, bạn sẽ cảm thấy thích," Chandratre nói. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Các quán ăn hàng rong (yatai) từng phổ biến trên khắp nước Nhật, nhưng đã giảm ở nhiều nơi. Tuy nhiên, tại Fukuoka, yatai đang có hơi thở mới khi có những thay đổi trong thế kỷ 21.
Vì sao quán ăn hàng rong trở lại tại Nhật Bản
Khách hàng đang lướt qua các yatai nằm dọc bờ kênh quận Nakasu của thành phố Fukuoka Trên vỉa hè bên phía ngoài một tòa nhà văn phòng bình thường ở trung tâm thành phố bằng bê tông và kính của Fukuoka là một túi nhỏ của một thế giới đã qua. Đằng sau những tấm bạt được thiết kế để chắn gió lạnh, các khách hàng ngồi vai kề vai trên những chiếc ghế dài cũ kỹ xung quanh nhà bếp thu nhỏ của bà Mamichan. Một thùng hấp kiểu Nhật lấp đầy không gian nhỏ bé một mùi thơm ngon hòa quyện mùi khói từ một bếp than nướng nhỏ trên đó có những xiên thịt gà kêu xéo xèo. Đây là một trong những yatai - nhà hàng di động mà chúng đã từng là phổ biến trên khắp đất Nhật nhưng đã giảm ở nhiều thành phố. Tuy nhiên, ở tây nam thành phố Fukuoka, chúng vẫn sống sót. Mỗi yatai được gấp gọn vào một xe kéo mà chủ xe có thể kéo đến điểm ấn định một tuần 6 tối, nơi họ mở bung ra để tạo ra một trải nghiệm ăn uống thân mật độc đáo. Ngay cả ở đây, một trong những pháo đài cuối cùng của yatai, số lượng của chúng đã giảm dần. Năm 1960 có khoảng 400, nhưng ngày nay chỉ còn dưới 100. Cũng giống như ở phần còn lại của nước này, các chính quyền địa phương kế tiếp nhau tìm cách kiềm chế cái được coi là những điểm ăn đêm ồn ào và khó coi, làm phiền cư dân và tạo rác. Nhưng sự thừa nhận ngày càng tăng của sự hấp dẫn của truyền thống ẩm thực đặc biệt này đối với khách du lịch ở Nhật Bản và nước ngoài đã đã bắt đầu gây thay đổi. Năm 2016, các giấy phép mới đầu tiên sau nhiều thập kỷ đã được trao sau khi thị trưởng thành phố quyết định bênh vực yatai. Và những quan điểm sáng tạo mới về yatai đã lôi kéo một thế hệ mới khách hàng khi vấn đề này được trao đổi trên Instagram và blog thực phẩm. Bà Mamichan, 56 tuổi, rõ ràng rất thích công việc của mình, trò chuyện vui vẻ với khách hàng trong khi nấu ăn và phục vụ đồ uống tại yatai mang tên mình, nhưng bà nói với tôi rằng không phải lúc nào cũng vậy. Chồng bà, người mà bà làm việc cùng với đứa con trai 31 tuổi, đã mua yatai mà không hỏi bà khi bà mới 23 tuổi, và bà buộc phải bắt tay vào việc. Năm cách hữu hiệu để cải thiện trí nhớ Giảm cân nhanh mà không tốn sức Eiji Abe chuẩn bị thức ăn tại yatai Maruyoshi của mình. Ông lập luận rằng yatai là nơi không trang trọng nên mọi người không cần câu nệ và giữ ý với người lạ. Điều hành một yatai là việc khó - mở cửa vào khoảng 6 giờ tối và không đóng cửa trước 1 giờ sáng. Sau khi đóng cửa phải dọn dẹp, đóng gói và kéo xe về nơi đỗ và phần lớn thời gian ban ngày là chuẩn bị thức ăn. "Ban đầu, động lực chỉ là một cách để nuôi dạy một đứa con, tôi không thích việc này," Mamichan nói. "Trước đây có nhiều người trẻ bằng tuổi tôi, họ trông rất mốt và chơi đùa và tôi nghĩ, 'Tại sao chỉ có một mình tôi phải làm việc này?'" Tuy nhiên theo năm tháng, bà nói, bà nảy sinh một niềm tự hào về công việc của mình và sự tán thưởng ngày càng tăng đối với sự đa dạng lớn lao của nhân loại mà yatai tạo cơ hội cho bà được tiếp xúc. "Tôi có thể gặp nhiều người, kể cả những người từ bên ngoài Nhật Bản, từ nhiều quốc gia," bà nói. "Tôi cảm thấy giống như tôi đã đến thăm nhiều quốc gia nên tôi không phải đi du lịch các nơi." Khi chúng tôi đang ăn, Mamichan đứng dậy để chào 3 khác ra về - một thanh niên từ Tokyo và hai cô gái trẻ từ Osaka, họ vừa kết bạn khi uống chung bia và ăn các bát mỳ nóng, sau đó cùng ra về trong đêm. "Đó là tinh thần của yatai," người hướng dẫn và phiên dịch của tôi, Toshihiro Mori, nói. "Người ta đón nhận sự thân thiện của Fukuoka." Tất cả những người mà tôi nói chuyện đều nhấn mạnh tác động bôi trơn xã hội mà yatai cung cấp, một sự phá cách đáng hoan nghênh đối với nghi thức cung cách của xã hội Nhật. Bị o ép trong nơi chật hẹp và được nới lỏng bởi bia và rượu shōchū của phía Nam đảo Kyushu - mọi người cảm thấy không cần phải giữ ý. "Đó không chỉ là giao tiếp với người của yatai mà còn là giao tiếp với các khách hàng khác - đó là điểm thu hút của yatai," Eiji Abe, 49 tuổi, người điều hành một yatai có tên Maruyoshi, nói. "Tất nhiên nhiều khách hàng đến chỉ để uống hoặc để ăn, nhưng nhiều người thích giao tiếp." Pháo đài bay B-52 và sứ mệnh tìm đường lên Mặt Trăng Cách tránh bị nghe dối trá và xem 'tin vịt' Kensuke Kubota phục vụ khách hàng tại yatai Telas & Mico của mình. Vì sao một tổ chức xã hội dường như quan trọng như vậy đã phần lớn biến mất ở Nhật là điều còn phải tranh cãi. Các lý luận thì rất nhiều, Eiji nói, từ lực lượng chiếm đóng Mỹ ra lệnh đóng cửa sau Thế chiến Hai; cho đến các quan chức tìm cách dọn cho gọn gàng các thành phố khi Hoàng Đế đi thăm đất nước sau chiến tranh; đến sự thay đổi bản chất của đường phố Nhật Bản khi số lượng xe hơi ngày càng tăng đã chèn các yatai ra. Sự sống sót của yatai ở Fukuoka phần lớn là do những người chủ yatai đã nhanh chóng tổ chức thành một hiệp hội, nhưng ngay cả ở đây, họ đang bị chèn ép. Một luật năm 1995 đã ngăn chặn việc thành lập yatai mới hoặc chuyển giấy phép cho bất kỳ ai khác ngoài người họ hàng trực tiếp. Phố yatai ở phía Bắc thành phố cũng bị đóng cửa để nhường cho các quầy bán hàng rong được chính quyền phê chuẩn hiện nằm rải rác khắp thành phố. Tuy nhiên đó không chỉ là do quy định, Zackuke Kubota, 40 tuổi, người điều hành một yatai tên là Telas và Mico, nói. Thay đổi thái độ cũng có góp phần, ông nói, đặc biệt là ở thế hệ trẻ mà họ coi yatai là nơi dành cho người già và doanh nhân say rượu. "Lớp trẻ nghĩ yatai chẳng phải tuyệt lắm," Kubota nói. "Nhưng rồi tôi sẽ chứng minh cho họ thấy, và có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ của họ." Thiết kế tối giản tinh khiết của yatai của ông, màu ngọc lam, trông thoảii mái hơn ở Chợ Borough và được kết hợp với một thực đơn y như của một quán của Anh - xúc xích tự làm và súp khoai tây, bruschetta, và xiên gà nướng. Tiết kiệm tiền bằng cách nhìn 'thế giới vô hình' Hội chứng thức dậy không biết mình đang ở đâu Một trong những trợ lý của Remy Grenard phục vụ khách hàng tại Chez Remy, nơi phục vụ thức ăn bistro của Pháp. Điều đó là dễ hiểu khi phát hiện ra Kubota bắt đầu học khóa thực tập ẩm thực của mình tại một cửa hàng cá và khoai tây chiên ở Plymouth trong dịp trao đổi ngôn ngữ. Thời gian ở một loạt các nhà hàng sao Michelin ở London đã hoàn tất việc học tập đó, và khi ông quay trở lại Fukuoka, ông đã mở một nhà hàng. Vài năm sau khi nghe tin chính phủ chấp nhận giấy phép mới cho yatai, ông đi theo việc này ngay tức khắc. "Tôi đã từng đi với cha tôi đến yatai rất nhiều lần," ông nói. "Nhưng tôi không muốn làm một yatai truyền thống. Tôi muốn tạo một cái có phong cách mới. Tôi muốn thay đổi cách nghĩ của mọi người về yatai." Ông dường như đang có một số thành công. Một người đàn ông ăn mặc rất mốt khoảng hơn 30 tuổi ngồi vào ghế trước mặt tôi và bắt đầu nói đùa với Kubota, ông bảo tôi anh này là khách quen. Anh là một nhà thiết kế quảng cáo và nói rằng anh bị cuốn hút bởi vẻ ngoài mới mẻ của yatai này và nay tới đây hàng tuần. Vài phút sau, anh có thêm 2 cô gái trẻ, cũng rất mốt như anh, họ bắt đầu tới đây vì xem trên Instagram. Khi tôi hỏi liệu họ có đến các yatai truyền thống hơn không, câu trả lời là tiếng "không" vang vọng. Kubota không là người duy nhất phá vỡ khuôn mẫu. Remy Grenard, người Pháp 42 tuổi, là chủ yatai nước ngoài đầu tiên của Fukuoka phục vụ các loại món ăn mà bạn chỉ tìm thấy ở một quán rượu Pháp - món sên là món được ưa thích, ông nói. Ông đã sống ở Nhật Bản 18 năm và trước đây sở hữu một nhà hàng và tiệm bánh ở Fukuoka, nhưng khi thành phố bắt đầu nhận đơn đăng ký yatai mới, một người bạn đã khuyến khích ông nộp đơn. Ban đầu, ông chỉ làm 2 ngày một tuần, nhưng khi yatai đông khách, không phải là một quyết định khó khăn gì để ông đóng cửa các cửa hàng khác để làm việc toàn thời gian tại yatai Chez Remy này của ông. "Tôi thích nấu ăn và thích gặp gỡ mọi người," ông nói, và một yatai cho phép ông làm 2 điều này cùng một lúc. Sự kết hợp giữa tính cách sôi nổi của ông và các món ngon Gallic giá cả hợp lý đã tiến triển rất tốt ở một đất nước mà các nhà hàng Pháp thường là hạng cao cấp. Tuy nhiên, cuối cùng, ông nói rằng thực đơn không phải là trái tim của bất kỳ yatai nào. "Thức ăn là không quan trọng," ông nói. "Điều quan trọng nhất là mọi người cảm thấy thích thú ở Fukuoka." Để mượn một cụm từ của tiếng mẹ đẻ của ông, yatai là tất cả về "bonhomie" (sự thân thiện đầm ấm) Năm hiểu lầm thường gặp về việc gãy xương Sống có ý nghĩa không phải là điều khó đạt được? Yatai ở Ofunato, một khu vực bị sóng thần tàn phá năm 2011. Các "làng" ẩm thực đường phố được khách du lịch và người dân địa phương ưa thích. Các khách hàng của ông đồng ý. Takeharu, 51 tuổi, và Kaori, 50 tuổi, Sugawara sống ở Fukuoka nói rằng họ đến yatai khá thường xuyên, thường một tối vào 1 hoặc 2 nơi, cả loại truyền thống và lận hiện đại. "Việc làm quen là dễ dàng," Kaori nói. "Bạn gặp được nhiều người tốt, thật ấm lòng." Remy nói với tôi rằng tôi sẽ không thể hiểu hoàn toàn về yatai chừng nào tôi vào đó một mình, vì vậy tôi làm theo ông. Chẳng mất nhiều thời gian để hiểu ý ông nói. Ngay khi tôi từ đường bước vào, chủ quán chào đón nồng nhiệt và nhanh chóng mời tôi đồ uống, và chẳng mấy chốc một nhóm phụ nữ trẻ ngồi cạnh tôi bắt chuyện với tôi bằng một tiếng Anh hơi bập bõm. Họ chuyển đổi trơn tru qua lại giữa tiếng Anh và tiếng Nhật, nói đùa giỡn với chủ quán và dịch các câu hỏi của họ cho tôi. Nhưng trong khi sự hỗ trợ ngày càng tăng từ chính phủ và sự gia nhập của các yatai mới đã thổi luồng gió mới vào một ngành công nghiệp đang gặp khó khăn này, bạn không thể không tự hỏi liệu sự hồi sinh này sẽ khiến các yatai mất đi gốc rễ cộng đồng và ngày càng trở nên không thể phân biệt được với thức ăn đường phố hạng sang được thấy ở mọi thành phố quốc tế. Mamichan cho biết nhiều năm trước khách hàng chủ yếu người bình thường và doanh nhân, nhưng trong những năm gần đây, khách du lịch từ Nhật Bản và các nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm phần lớn. "Đôi khi, khách hàng quen đến và chúng tôi quá bận rộn với khách du lịch đến mức họ không thể ngồi," bà nói. "Đây là một sự thay đổi lớn." Bà thích gặp gỡ những người mới nhưng tinh thần của yatai không chỉ là về một bầu không khí vui vẻ, Mamichan nói, mà còn về việc xây dựng các mối quan hệ. Bà có thể cho khách hàng một bữa ăn miễn phí khi họ gặp khó khăn, nhưng người ta sẽ quay lại và trả tiền khi có. Bà cảm thấy một số yatai mới hơn đang trở nên giống như các nhà hàng thông thường. Thật dễ dàng để thấy điều này trong khu phố đêm Nakasu của thành phố. Các đại diện cố gắng nói khéo để khách du lịch vào các yatai dọc theo bờ kênh, và hàng xếp bên ngoài những nơi được ưa thích nhât mặc dù đã hết mùa từ lâu. Nhiều người nói với tôi rằng yatai có thể có vốn quay vòng lớn, đặc biệt nếu bạn có thể giữ doanh thu của khách hàng cao. Kubota cảm thấy có sự tương đồng với các quán rượu ở Anh đang gặp khó khăn, nơi mà sự thay đổi thái độ trong thế hệ trẻ đã đưa đến được tàn lụi của các quán địa phương đang đông đúc khách quen thuộc vào mỗi tối. Nhưng đồng thời, ông lấy cảm hứng từ sự trỗi dậy của các quán rượu có thức ăn cao cấp (gastropub) ở Anh và ông nghĩ rằng các yatai ở Fukuoka cần một sự cập nhật tương tự để theo kịp các sở thích hiện tại. Ông hy vọng sẽ thấy các đề xuất sáng tạo hơn vào lần tới khi chính phủ chấp nhận các đơn đăng ký mới. "Không phải mọi thứ đều phải thay đổi nhưng bạn phải làm một cái gì đó mới," Kubota nói. "Sẽ không phải là cái chết của các yatai truyền thống, nhưng ý tưởng phải thành công với một thế hệ mới." Và đây không phải là một trò chơi mà tổng bằng không với yatai, Remy nói. Người Nhật có khẩu vị rộng mở và người ta thường tới nhiều yatai trong một buổi tối, vì vậy một chút đa dạng là không hại gì, và thực tế có thể sẽ thu hút những khách hàng mà thường thì họ không nghĩ đến vào yatai, ông nói. "Khách hàng thay đổi, người ta thay đổi," ông nói. "Những yatai truyền thống rất quan trọng, nhưng bây giờ chúng tôi tạo ra truyền thống tiếp theo của yatai." Bài tiếng Anh trên BBC Future
Khoảng 10.000 người Campuchia đã biểu tình ở thủ đô Phnom Penh hôm Chủ nhật ngày 9/6 để bày tỏ sự phẫn nộ trước việc một lãnh đạo đối lập gọi nhà tù tra tấn một thời của Khmer Đỏ là do ‘Việt Nam dựng lên’.
Campuchia: biểu tình lên án đối lập
Có tin nói cuộc biểu tình là do đảng cầm quyền dàn dựng (Ảnh: Báo Thanh Niên) Cuộc tuần hành diễn ra chỉ hai ngày sau khi Quốc hội nước này thông qua một đạo luật cấm phủ nhận những tội ác của chế độ cộng sản cực đoan trước đây – một động thái mà phe đối lập chỉ trích là ‘mang động cơ chính trị’. Theo điều luật này, bất cứ ai phủ nhận các tội ác của Khmer Đỏ sẽ phải đối mặt với án tù lên đến hai năm. Điều luật được Quốc hội do Đảng của Thủ tướng Hun Sen chi phối thông qua. Bị cắt xén? Trong một đoạn băng thu âm được đưa lên trang mạng của chính phủ hồi tháng trước, ông Kem Sokha, phó chủ tịch Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), đã nói rằng nhà tù Toul Sleng ở Phnom Penh là do quân đội Việt Nam dàn dựng khi họ sang lật đổ chế độ Khmer Đỏ hồi năm 1979. Đảng này đã lên tiếng rằng những đoạn băng trên đã được chỉnh sửa và phát ngôn của ông Sokha đã bị đưa ra khỏi ngữ cảnh để ‘gây sóng gió chính trị’ khi mà cuộc tổng tuyển cử đang đến gần. Trong cuộc tuyển cử vào ngày 28/7 sắp tới, Thủ tướng Hun Sen đang muốn kéo dài thời gian cầm quyền của ông đến nay đã gần ba thập kỷ. Những nạn nhân sống sót từ nhà tù Toul Sleng, vốn có bí danh là S-21, đã kêu gọi ông Kem Sokha xin lỗi trong lúc người biểu tình tụ tập ở Công viên Tự do ở Phnom Penh rồi từ đó tuần hành đến trụ sở Đảng Cứu quốc. “Tôi không cho phép bất cứ ai bóp méo lịch sử khi mà tôi vẫn còn sống. Chúng tôi yêu cầu ông Kem Sokha hãy thắp nhang và xin lỗi trước hương hồn những người đã khuất,” ông Chum Mey, 83 tuổi, người dẫn đầu cuộc biểu tình, phát biểu. Truyền thông Campuchia cho hay hàng ngàn người khác cũng đã biểu tình ở các tỉnh thành trên cả nước. Những người biểu tình giương biểu ngữ có dòng chữ: “Kem Sokha là người đầu tiên dám xúc phạm vong hồn của tất cả nạn nhân của chế độ Pol Pot” và ‘Kem Sokha còn hèn hơn Duch”. “Tôi cảm thấy rất đau lòng và phẫn nộ với những gì mà ông ta đã nói,” bà Nov Sorn, 61 tuổi, vốn mất chồng, cha và anh trai dưới chế độ cộng sản Khmer Đỏ vốn chịu trách nhiệm cho cái chết của khoảng hai triệu người. Tuy nhiên, Đảng Cứu quốc Campuchia đã cáo buộc Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen tổ chức biểu tình. Biểu tình ăn tiền? Toul Sleng giờ đây trở thành nơi lưu giữ chứng cứ tội ác của Khmer Đỏ “Cuộc biểu tình này là do Đảng CPP dàn dựng,” phát ngôn nhân Yim Sovann nói với hãng tin Pháp AFP. Ông này cáo buộc là những người biểu tình được trả công. Hiện giờ các quan chức CPP vẫn chưa nói gì về cáo buộc này nhưng ông Chum Mey, người dẫn đầu cuộc biểu tình, bác bỏ cáo buộc cuộc biểu tình có động cơ chính trị. Chum Mey là chủ tịch hội các nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ. Tuy nhiên hôm thứ Bảy ngày 8/6 hội này đã ra thông cáo rằng họ không liên quan gì đến cuộc biểu tình và sẽ bỏ phiếu truất phế Chum Mey. Hội này cho rằng việc ông Chum Mey tham gia biểu tình đã đi ngược lại nguyên tắc trung lập chính trị của họ. Khoảng 15.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị tra tấn và hành quyết ở Toul Sleng trong suốt thời kỳ các ‘Cánh đồng Chết’ ở Campuchia. Người đứng đầu nhà tù có bí danh là Duch đã bị kết án chung thân hồi cuối năm ngoái. Trong khoảng thời gian từ năm 1975 cho đến 1979, một phần tư dân số Campuchia đã bỏ mạng do chết đói, lao động khổ sai hoặc bị hành quyết trong chiến dịch của Khmer Đỏ xây dựng một ‘thiên đường nông thôn’. Đảng Cứu quốc Campuchia là một đảng chính trị mới do ông Sam Rainsy, lãnh tụ đối lập của Campuchia, sáng lập. Ông này đang sống lưu vong ở Pháp để tránh các cáo buộc hình sự của Chính phủ Hun Sen nhằm vào ông. Thủ đoạn chính trị? Chính trường Campuchia đã dồn dập sóng gió trước kỳ bầu cử vào cuối tháng tới. Đạo luật cấm phủ nhận tội ác của Khmer Đỏ được Quốc hội nước này thông qua hôm thứ Sáu ngày 7/6 bị giới chỉ trích cáo buộc là ‘vũ khí’ của đảng cầm quyền để làm suy yếu phe đối lập. Quốc hội Campuchia đã nhất trí thông qua đạo luật này với sự vắng mặt của các nghị sỹ đối lập vốn đã bị khai trừ khỏi cơ quan lập pháp tối cao trước đó với lý do là họ đã rời đảng cũ để thành lập đảng mới nên không còn tư cách đại diện đảng của mình tại Quốc hội. Hun Sen là một trong những thủ tướng cầm quyền lâu nhất thế giới Các nghị sỹ của ba đảng đối lập này đã hợp nhất lại thành một đảng để tăng cường sức mạnh cạnh tranh với Đảng CPP vào kỳ bầu cử tới. Việc khai trừ 28 nghị sỹ này sẽ làm tổn thương khả năng tranh cử của họ vì họ bị mất hết tiền lương cũng như quy chế miễn trừ. Chính phủ có thể dựa vào luật chống phỉ báng để trừng phạt họ nếu họ có những lời chỉ trích vốn là điều bình thường trong chiến dịch tranh cử. Đảng CPP của Thủ tướng Hun Sen hiện đang nắm 90 ghế tại Quốc hội và được dự đoán sẽ giành đa số áp đảo trong tổng số 123 ghế nghị sỹ. Đảng này cũng được tổ chức tốt và dồi dào tiền của. Đạo luật mới này do chính Thủ tướng Hun Sen đề xuất sau khi một nghị sỹ hàng đầu của phe đối lập được cho là đã nói rằng một số tội chứng của Khmer Đỏ là do phía Việt Nam dàn dựng. “Không thừa nhận tội ác là sự xúc phạm đến hương hồn của những người đã chết và gây đau thương cho thân nhân nạn nhân,” nghị sỹ Cheam Yeap phát biểu trước Quốc hội và nói rằng đạo luật này sẽ ‘đem công lý cho các nạn nhân và giúp ngăn chặn điều tương tự tái diễn’. Tuy nhiên, ông Youk Chhang, giám đốc Trung tâm Tư liệu, một cơ quan độc lập ghi lại những tội ác của Khmer Đỏ, nhận định rằng đạo luật này ‘đem đến nguy cơ chính trị hóa tiến trình hòa giải rất khó khăn mà Campuchia đã tiến hành suốt 30 năm qua’. Còn ông Ou Virak, chủ tịch Trung tâm Nhân quyền Campuchia, nói rằng ông tin rằng không cần thiết để ra một đạo luật như vậy. “Đạo luật là một chiêu chính trị hóa trắng trợn lịch sử của đất nước để nhằm ghi điểm trong cuộc bầu cử sắp tới,” ông nói. Ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền, gọi đạo luật này là ‘hoàn toàn vì mục đích bầu cử’. Ông gọi đây là công cụ để uy hiếp phe đối lập và biến họ trở thành ‘không xứng đáng để lãnh đạo’ và để chứng tỏ rằng Hun Sen mới là người lãnh đạo đất nước.
Lươn con là một trong những món ăn đắt tiền nhất của Tây Ban Nha, nhưng khi bạn lần đầu tiên nhìn thấy chúng, có thể bạn sẽ tự hỏi tại sao.
Lươn con: món ăn nhạt nhẽo có giá ngàn euro
Angula là một trong những món ăn đắt nhất Tây Ban Nha Chúng không phải là thứ mà, nói một cách dè dặt, khiến ta thấy hấp dẫn, muốn ăn. Nấm siêu đắt Croatia mang danh 'đặc sản Ý' Món bánh dành cho người chết ở Kyrgyzstan Nghề mạo hiểm: đi săn 'ngón tay quỷ Lucifer' Khi còn sống, chúng trong suốt và nhớt, trườn và bò như những con rắn nhỏ. Khi được nấu chín, chúng chuyển thành màu ngà đục và trông giống như con sâu chết mềm rũ, ngoại trừ việc chúng có màu trắng với hai đốm mắt màu đen. Nghe có thấy đói bụng chưa bạn? Vòng đời bí ẩn Nhưng rất nhiều món ngon không nhất định phải nhìn đẹp và hấp dẫn; điều quan trọng là mùi vị. Chính ở chỗ này mới kỳ lạ. Loài angula này, như tên gọi của chúng ở Tây Ban Nha, không phải là có mùi vị ngon hay dở. Chúng không có mùi vị gì nhiều - khiến cho càng kỳ lạ khi chúng có giá cao ngất trời, đến 1.000 euro một ký. Lạ hơn nữa, truyền thuyết kể rằng chúng từng bị người ta coi không ra gì đến mức chúng được dùng làm thức ăn cho gà và lợn. Nhưng một lần nữa, khi nói về lươn thì mọi thứ điều kỳ lạ. Nhiều người Tây Ban Nha thấy khó hiểu tại sao một số người, trong đó có tôi, lại sẵn sàng bỏ ra một số tiền nhiều đến thế để mua angula. Là một cây bút chuyên về ẩm thực và văn hóa Tây Ban Nha, tôi luôn cảm thấy nó khó hiểu. Nhất là vì theo công thức truyền thống thì phải phi tỏi và ớt trong ngập dầu ô-liu và sau đó mới cho angula vào - chắc chắn đây là cách để át chế mùi vị nhạt nhẽo của nó. Mất ít nhất hai năm lươnn con mới trôi dạt từ biển Sargasso vào đến bờ biển Tây Ban Nha Dĩ nhiên, xung quanh lươn là những bí ẩn, không phải chỉ vì vòng đời của chúng vốn nghe giống như trong một câu chuyện cổ tích kinh dị. Ở Hàn Quốc, tuổi được tính bằng 'số lần ăn súp' Nơi có món pad Thai ngon nhất Thái Lan? Người Mông Cổ ‘bị nghiện’ hạt thông? Chúng sống ở nước ngọt, nhưng có thể thở bằng da và di chuyển quãng đường dài trên mặt đất. Chúng ăn gần như bất cứ thứ gì, dù là còn sống hay đã chết. Khi vào khoảng 10 tuổi, chúng sẽ bơi xuôi dòng trên những con sông trên khắp châu Âu đến Đại Tây Dương và bằng cách nào đó mà (khoa học vẫn chưa giải thích được) chúng đến được biển Sargasso nằm cách xa 5.000 km. Rồi ở độ sâu hơn 500 mét - một kỳ tích đối với một sinh vật vốn sống gần hết cuộc đời ở vùng nước ngọt nông - chúng đẻ trứng và chết, và trứng của chúng sau khi nở sẽ trôi theo Dòng biển vùng Vịnh đến châu Âu trong một hành trình mất ít nhất là hai năm. Khi những con angula cuối cùng cũng đến được bờ biển Tây Ban Nha bên bờ Đại Tây Dương, các ngư dân với lưới vợt đang đợi bắt chúng. Mùa khai thác bắt đầu vào tháng 11, và thời điểm tốt nhất để bắt chúng là vào giữa đêm đen nhất, lạnh lẽo nhất, mưa nhiều nhất khi sóng thủy triều mạnh và biển động và đục. Đương nhiên rồi. Để quảng cáo cho nhà hàng? Mặc dù angula đắt đến khó tin, mẻ hàng đầu tiên được đem đi bán đấu giá hàng năm thậm chí còn đắt hơn nữa. Hồi năm 2016, mẻ angula đầu tiên được bán có khối lượng 1,25 kg và được bán với giá nổ đom đóm mắt là 5.500 euro. Mua hết một lần. Vậy mà đến mẻ hàng thứ hai với cùng khối lượng thì 'chỉ' được bán với giá 1.070 euro. Vậy thì khác biệt là gì? Cùng là lươn con được mua cách nhau có vài phút, lô hàng này bán trước lô hàng kia. Càng kỳ lại hơn nữa là cả hai lô hàng đều được mua bởi cùng một người. Tôi kiếm ra người mua hàng - ông José Gonzalo Hevia - người sở hữu nhà hàng Casa Tista ở Asturias - để hỏi. "Đó là để tiếp thị cho nhà hàng và cũng là để đền bù cho công sức của ngư dân," Gonzalo Hevia, hiện đã nghỉ hưu, cho biết. Người ta nói rằng trước đây lươn con chỉ dùng cho gà và lợn ăn Bản thân ông cũng có thời là ngư dân đánh bắt angula. "Không khí tại phiên đấu giá rất hào hứng. Đó là một sự kiện lớn được truyền thông đưa tin. Ngày hôm sau, tên của nhà hàng của tôi xuất hiện trên tất cả các tờ báo và các đài truyền hình." Đặc sản lẩu gà nhất định phải thử ở Hong Kong 'Cuộc chiến Hummus' ở Trung Đông Kiểu quảng cáo như thế có thể đem lại rất nhiều khách hàng. "Một số khách hàng của chúng tôi quay trở lại 20 hay 30 lần một mùa để ăn angula," Gonzalo Hevia nói thêm. Khi tôi hỏi ông điều gì khiến cho chúng đặc biệt đến thế, ông trả lời: "Trên hết đó là 'chất' của nó". Thể hiện đẳng cấp? Tuy nhiên, chất của món ăn này, tức là cảm giác nó tạo ra khi ta ăn, dường như không đặc biệt lắm đối với tôi. Tôi nhớ chúng rất trơn và hơi giòn một chút. Vẫn thắc mắc tại sao người ta lại móc hầu bao nhiều đến thế để mua chúng, tôi đến Arima, một nhà hàng món ăn xứ Basque nổi tiếng ở thủ đô Madrid, và nói chuyện với bếp trưởng, ông Rodrigo García Fonseca. García Fonseca, người từng phục vụ 3 kg angula trong vòng một tuần hồi tháng Giêng vừa qua, nói: "Tôi không bỏ bao nhiêu đó tiền ra để mua chúng đâu. Chúng không có vị, không màu, không có gì cả, thậm chí còn không có mùi. Rau xà lách còn có mùi vị hơn chúng. Nhưng tôi có hai người đến đây gọi nửa ký angula. Một cú là có ngay năm trăm euro. Một vài người lắm tiền chỉ muốn tiêu tiền. Ai mà không thích làm trưởng giả học làm sang hết lần này đến lần khác cơ chứ?" Nagore Irazuegi, chủ nhà hàng Arima, người cũng đến từ xứ Basque, nơi angula có mặt trong thực đơn truyền thống vào đêm trước ngày Giáng sinh, Năm Mới và ngày Lễ thánh San Sebastian vào 20 tháng Giêng, nói: "Giá của chúng là quá cao, nhưng một số người thích thể hiện," bà cho biết. Tuy nhiên bà cũng nhanh chóng chỉ ra rằng ngoài ra nó cũng có chỗ đặc biệt. "Vào một số ngày tiệc tùng đặc biệt, theo truyền thống là phải ăn angula. Và nó kết nối một tầng lớp người với nhau. Đó là một sản phẩm văn hóa. Hơn hết, con người muốn mình thuộc về một tầng lớp nào đó." Dù có thật hay không việc lươn con từng làm thức ăn cho gia súc (bất cứ ai mà tôi gặp đều kể câu chuyện đó nhưng có ít bằng chứng), nhưng điều chắc chắn chúng từng là thức ăn của dân lao động ở miền bắc Tây Ban Nha. Nhưng đó là nói về thời mà nguồn angula còn rất dồi dào nên chúng rất rẻ. Vào năm 1991, Angulas Aguinaga làm ra món giả angulas bằng nguyên liệu surimi Khi chúng trở nên khan hiếm và giá cả tăng vọt, một công ty có tên là Angulas Aguinaga đã nhìn thấy cơ hội. Vào năm 1991, họ dùng surimi, một loại chả cá đã được chế biến, họ tạo ra angula giống thật được gọi đơn giản là gula. Nó trông gần giống hệt angula, và chỉ có thế. Gula thì mềm hơn và hơi có vị cá. Ấy vậy mà chúng trở nên quen thuộc đến mức bạn có thể tìm thấy chúng trong bất cứ cửa hàng tạp hóa nào ở Tây Ban Nha. Đánh bắt cạn kiệt Một phần lý do angula trở nên đắt tiền như vậy là vì các đập nước và sự suy thoái môi trường đã khiến cho chúng sụt giảm số lượng, và ngày nay chúng được liệt vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tình trạng đánh bắt cạn kiệt cũng là một nguyên nhân. Trước đây, angula sống từng được xuất khẩu đi Trung Quốc, nơi chúng được vỗ béo và bán như lươn trưởng thành, nhưng kể từ năm 2010 việc này đã bị cấm. Tuy nhiên, thị trường chợ đen sôi động vẫn hoạt động. Vào năm 2017, cảnh sát Tây Ban Nha đã phát hiện một đường dây buôn lậu angula quốc tế mà, khi phát hiện, họ đã tìm thấy một mớ vàng được cất giấu, một triệu euro tiền mặt cộng với lượng angula sống trị giá hai triệu euro trên đường đến Trung Quốc. Các đầu bếp ba sao Michenlin cũng là một phần nguyên nhân khiến giá angula tăng vọt. Manolo González, một cây bút và nhà lịch sử ẩm thực từng đoạt giải thưởng ở San Sebastian và là thư ký của một trong những câu lạc bộ ẩm thực nổi tiếng của thành phố có tên là Cofradía del Ajo y el Perejil, giải thích: "Khi tôi còn nhỏ, vào những năm 1950 và 60, chúng tôi ăn rất nhiều angula. Vào lúc đó, chúng vẫn còn được xem là có giá trị thấp nên nhà hàng không phục vụ, nhưng vào những năm 70, những nhà hàng xứ Basque lừng danh như Arzak bắt đầu dùng chúng để chế biến món ăn, và angula bất thình lình trở thành thực phẩm đẳng cấp." Giờ đây chúng không chỉ hiếm mà còn thời thượng nữa. Đó là cơn bão nhu cầu hoàn hảo, và giá cả tăng đến chóng mặt. Ấy vậy mà người ta vẫn thích thưởng thức chúng. Tại sao vậy? "Sự không đụng hàng luôn luôn có vai trò trong ẩm thực," González giải thích. Ông so sánh việc ăn angula với việc mua những chai rượu có giá 5.000 euro mỗi chai, đắt hhơn nhiều giá trị thực của chúng nhưng là đáng đồng tiền đối với một số người ngay cả khi chỉ để chứng tỏ địa vị. Mặc dù thừa nhận là angula không có hương vị gì nhiều, González thích cấu tạo của nó. "Và đối với một người có tâm hồn ăn uống thì trong những dịp đặc biệt bỏ ra 80 euro cho một món khai vị không phải là hoàn toàn quá tầm tay." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Trong tuần qua, hàng vạn người dân Hàn Quốc tham gia biểu tình tại thủ đô Seoul đòi Tổng thống Park Geun-hye từ chức. Một cuộc xuống đường như vậy khó có thể xảy ra tại Việt Nam hiện nay, dầu nhiều người có thể mong muốn hay vận động cho chuyện đó.
Đa đảng để làm gì?
Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam Một lý do đơn giản là người dân không thể xuống đường thể hiện bất bình hay yêu cầu thay đổi nếu họ không thấy một lựa chọn, giải pháp chính trị nào khác ngoài đảng Cộng sản và các tổ chức chính trị trực thuộc. Không như e ngại có thể của nhiều người, việc thành lập các chính đảng tại Việt Nam là một việc hợp pháp, khả thi nếu có một cách tiếp cận đúng và bắt đầu từ bây giờ. Tính hợp hiến của việc thành lập các chính đảng Theo Bách khoa Toàn thư Việt Nam, "Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước." Đảng phái là những tổ chức chính trị để thực hiện những hoạt động trên. Điều 9 Hiến pháp Việt Nam 2013 ghi "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội». Quyền công dân về chính trị cũng được ghi trong điều 14 và 16 của Hiến pháp. Việc "giành, giữ và sử dụng" quyền lực nhà nước trong lịch sử được thực hiện bằng các hình thức chính như sử dụng vũ lực, ban hành luật, thương lượng, biểu tình ôn hòa, vận động bầu cử. Vì an ninh của con người và đất nước Việt Nam, chúng ta phải dứt khoát nói không với việc sử dụng vũ lực hay đe dọa vũ lực từ bất cứ chính đảng nào và chỉ ủng hộ các hình thức hoạt động chính trị ôn hòa. Các chính đảng sẽ đại diện và đảm bảo quyền lợi cho những thành phần dân chúng hay những mối quan tâm (môi trường, biên giới lãnh thổ…) khác nhau. Thương lượng, thỏa hiệp hay cạnh tranh ảnh hưởng, cụ thể nhất qua kết quả bầu cử là cách giải quyết và dung hòa văn minh các khác biệt về lợi ích và mối quan tâm. Điều này giảm thiểu khả năng dẫn đến căng thẳng và đối kháng. Thậm chí khi có căng thẳng, biểu tình, hỗn loạn, các chính đảng sẽ đại diện những người dân bất bình đối thoại với nhà nước, đảng cầm quyền để tìm ra giải pháp tối ưu. Điều này chỉ có thể tốt hơn cho đất nước và trong một chừng mực nào đó hỗ trợ đảng đang cầm quyền trong việc quản lý đất nước và giải quyết khủng hoảng. Hoạt động chính trị, sinh hoạt đảng phái do đó hoàn toàn không có nghĩa chống phá nhà nước, mà ngược lại nó chỉ làm nhà nước mạnh hơn, tăng sự ổn định và tính chính danh qua việc đại diện trọn vẹn người dân và đáp ứng được nhiều mối quan tâm. Quốc hội Việt Nam cần nhiều tiếng nói đa dạng Cần bỏ tâm lý e ngại hoạt động chính trị Việc cấm đoán, hạn chế các tổ chức chính trị ở Việt Nam một mặt là sự vi hiến, vi phạm quyền công dân, một mặt là sai lầm của của đảng Cộng sản khi khước từ các lực lượng đại diện để giải quyết các khác biệt về lợi ích và thương lượng lúc khủng hoảng. Việc thành lập và hoạt động đảng phái một cách ôn hòa là một điều văn minh và tiến bộ của xã hội. Đây là điều mà người dân Việt Nam cần ý thức để có cách nhìn đúng, thông cảm và trân trọng đối với những chính trị gia ở bất kỳ chính đảng nào. Những người có tư tưởng dân chủ và có ảnh hưởng cũng cần tránh có những nhận định tiêu cực về các hoạt động chính trị kiểu như "đội lốt tổ chức dân sự để hoạt động chính trị", hay "tôi chỉ phản biện chứ không bao giờ làm chính trị", "không bao giờ tham gia đảng phái". Mong muốn dân chủ, có bầu cử tự do nhưng lại e ngại hoạt động chính trị và đảng phái chẳng khác nào thích có hàng hóa nhưng lại cấm sản xuất. Về phần mình, những người hoạt động chính trị cần vừa phê phán chính sách hiện tại vừa mạnh dạn đề ra những giải pháp, định hướng cho đất nước như những người cầm quyền tương lai ở nhiều cấp bậc và vị trí khác nhau. Họ cần làm điều này một cách nghiêm túc và cẩn trọng, với ý thức rằng những giải pháp của họ sẽ ảnh hưởng đến đất nước và nhiều mặt cuộc sống của người dân. Vì cuối cùng thì chính trị không phải là những gì xa xôi. Đó là tiền lương của anh công nhân, là công bằng cơ hội để chị phó phòng có thể lên trưởng bằng năng lực chứ không cần vào một đảng phái nào, là giá xăng, là thuế doanh nghiệp, là tiền hưu của công nhân viên chức trong hay ngoài hệ thống chính quyền, là việc có ăn được cá hay không, là đi làm về chiều nay có phải dầm mình hay cuốn trôi trong nước ngập… Cần thay đổi cách tiếp cận Để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhà nước Việt Nam bắt bớ và làm khó dễ, tuy đây không phải là lý do chính, cần xác định rõ ràng rằng các đảng phái được thành lập không nhằm lật đổ đảng Cộng sản, càng không phải để triệt tiêu, báo thù (những điều mà chúng ta cũng phải dứt khoát nói không). Các đảng phải chính trị ở Việt Nam, dầu đại diện cho ai hay giá trị nào đều cần một đường lối hoạt động rõ ràng, ôn hòa, minh bạch, tôn trọng lắng nghe và đối thoại. Mục tiêu của đa nguyên chính trị là một nước Việt Nam tự do, dân chủ, tất cả các thành phần dân chúng đều được đại diện, các giá trị cơ bản và những mối quan tâm được tôn trọng. Muc tiêu đó lớn hơn rất nhiều việc tồn tại hay không của đảng Cộng sản. Mặc dầu có thể được hình thành với các đường hướng và nhiệm vụ để giải quyết vấn đề của nước Việt Nam, các chính đảng có thể bắt đầu từ một số ít người và tham gia hoạt động chính trị trong phạm vi một vài địa phương cũng như giới hạn vào những mối quan tâm vừa phổ quát vừa sát sườn của người dân. Cách tiếp cận này vừa tăng tính khả thi vừa rèn luyện những kinh nghiệm quý báu cho các đảng phái mới thành lập. Cần bắt đầu - start up Trong một chừng mực nào đó, việc các nhà hoạt động dân sự, chính trị tại Việt Nam chỉ dừng ở các tổ chức dân sự hay phản kháng trên mạng xã hội cũng phần nào tương tự với việc bàn luận về ý tưởng kinh doanh từ ngày này qua ngày khác mà không lập công ty, hay chỉ lập các tổ chức phi lợi nhuận. Trong kinh doanh, ý tưởng chỉ mới là 1% của con đường. Thành lập chính đảng, hoạt động chính trị là một con đường dài, đòi hỏi dấn thân, cực kỳ kiên trì và chấp nhận rủi ro. Sự trân trọng và nhìn nhận đúng của người dân sẽ là điều đảm bảo, ít nhất về tinh thần cho các chính trị gia. Và trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, càng nhiều chính đảng được thành lập, các đảng đó càng có nhiều cơ hội để lớn mạnh. Đất nước Việt Nam, người dân Việt Nam cần các chính đảng khác với đảng Cộng sản. Đối mặt với các vấn đề đạo đức, kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường hiện nay, khi mà sự tồn vong sinh học của con người và đất nước Việt Nam bị đe dọa, việc một đảng độc quyền lãnh đạo là một điểu không thể và không nên cho tất cả 90 triệu người dân, trong đó có 4.5 triệu đảng viên Cộng sản và gia đình. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện đang sống tại Anh.
Việt Nam đang theo dõi kỹ trước tin báo tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 cùng một số tàu hải cảnh của Trung Quốc có vẻ đang đi vào vùng biển Việt Nam, theo nhận định của các chuyên gia.
Tin về tàu Hải Dương Địa chất 8: Việt Nam ‘theo dõi sát diễn biến’
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng Tư Chính 2019: VN tránh 'bẫy pháp lý do Trung Quốc gài' VN: Công hàm Biển Đông 'mới mẻ, chưa từng có' VN trao công hàm phản đối TQ và yêu cầu Hải Dương 8 rút đi Tòa quốc tế và Biển Đông: Việt Nam ‘tiến gần hơn lựa chọn pháp lý’ Ngày 14/4, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời báo Thanh Niên khi được hỏi về tin nhóm tàu Trung Quốc. "Các cơ quan chức năng của Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Biển Đông. Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ các quy định liên quan của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông." Phát biểu này dường như không chính thức xác nhận hoạt động của tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, một số tin tức phát đi ngày 14/4 cho rằng có việc tàu Trung Quốc đang ở Biển Đông. "Có ba nguồn cho biết, thứ nhất là trên trang mạng của Dự án Đại Sử ký Biển Đông mà tôi cũng là một thành viên trong đó, cho biết là theo dõi trên ứng dụng khác là Marine Traffic thì không phát hiện được, nhưng dựa trên một ứng dụng khác thì phát hiện được tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng với một số tàu hải cảnh của Trung Quốc và một số tàu cá đi theo và đang tiến vào phía Việt Nam," luật gia Hoàng Việt từ Đại học Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nói với BBC. “Ngoài ra thì hai nhóm nghiên cứu độc lập khác của Việt Nam sử dụng một số ứng dụng khác cũng theo dõi và cùng cho biết những thông tin tương tự, theo đó đồng nghiệp của chúng tôi, nhà quan sát Đặng Xuân Duân cho rằng các tàu này đang tiến về phía đảo Chữ Thập. "Chưa rõ động thái sắp tới của Trung Quốc sẽ làm gì, nhưng rất có khả năng là Trung Quốc sẽ lập lại tình trạng của năm 2019 tại khu vực biển của Việt Nam, tức là họ cho những đoàn tàu, trong đó có Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu hải cảnh đi xâm phạm vào khu vực biển của Việt Nam trong suốt thời gian kéo dài hơn một trăm ngày đó." Tháng 10/2019, tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau hơn ba tháng khảo sát ở đây Gây ra một khó khăn Cùng ngày thứ Ba, một nhà nghiên cứu Biển Đông khác, ông Đinh Kim Phúc nói với BBC News Tiếng Việt: “So với đợt khảo sát của tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc trong bốn tháng của năm 2019, đợt này tôi nghĩ rằng họ tiếp tục cái gọi là ‘khảo sát’ đại dương để phục cho điều mà họ tự tuyên bố là ‘nghiên cứu khoa học’, nhưng cái chính là để chiếm lĩnh khu vực Biển Đông. “Các hành động này gây ra một khó khăn Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, vì theo luật biển là nếu họ đi qua một cách ‘hòa bình’, họ không khiêu khích, không khiêu chiến, mặc dù có các lực lượng hải cảnh, hải giám đi theo mà là những đội tàu chiến trá hình, mang màu sắc của dân sự, do đó cũng rất khó đối phó với đội tàu này. “Bởi vì theo luật biển quốc tế, nếu họ đi qua không phương hại, họ chỉ tiến hành ‘khảo sát khoa học, kỹ thuật’, thì cũng rất khó lên tiếng để tố cáo, để đánh động dư luận thế giới. “Nhưng mà tôi nghĩ rằng các đội tàu hải cảnh của Việt Nam đã triển khai từ chiều hôm 13/4 trên biển, để cặp theo tàu Hải Dương Địa Chất 8 này, thì tôi nghĩ rằng Việt Nam vẫn tiến hành chống lại như bốn tháng của năm 2019 mà thôi.” Tàu Hải Dương Địa chất 8 Động thái và động cơ? Về các động thái cụ thể của nhóm tàu Trung Quốc, nhà nghiên cứu luật biển Hoàng Việt nói với BBC: “Các thông tin cập nhật có thể tham khảo trên trang Dự án Đại Sử ký Biển Đông như một nguồn, nhưng các thông tin biết được tới nay là phía Trung Quốc có tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng với một số số hiệu tàu hải cảnh mà Dự án Đại Sử ký Biển Đông dựa trên nhiều nguồn để có thể tìm ra. “Trong đó có thấy những tàu hải cảnh quen thuộc mà đã xâm phạm vùng biển của Việt Nam năm 2019 mà cùng đi theo tàu Hải Dương này và đang hướng về phía các vùng biển của Việt Nam. “Thông tin trên Dự án cho biết có một tàu cũng đã đi vào khu vực của Nha Trang, còn tàu kia đi vào khu vực của Bình Định. “Như trên đã nói, hiện nay chưa rõ Trung Quốc sẽ làm gì, nhưng với khả năng cùng với tốc độ này, Trung Quốc có thể sẽ đi vào, xâm nhập các khu vực vùng biển của Việt Nam và theo phán đoán cá nhân của tôi, rất có khả năng là Trung Quốc đang muốn nhân cơ hội dịch bệnh Covid-19 này, mà tất cả các quốc gia đang tập trung vào chống dịch bệnh này và thứ hai là việc một cường quốc hải quân của thế giới là Hoa Kỳ cũng đang gặp những khó khăn nhất định. “Trong đó, có việc nhiễm dịch Covid-19 trên tàu sân bay Roosevelt mới thăm Việt Nam gần đây mà diễn biến mới nhất là có một thủy thủ đã tử vong, điều đó tuy không làm mất đi sức mạnh, nhưng cản trở hoạt động của Hoa Kỳ rất nhiều và Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố là giảm bớt hoạt động từ bên ngoài. “Trong bối cảnh đó, tôi nghĩ rằng Trung Quốc, công thêm hai vấn đề, thứ nhất là quan hệ Việt Nam và Trung Quốc càng ngày càng phát triển và đặc biệt là trong sự kiện vừa rồi, khi tàu cá của Việt Nam bị tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm, thì phía Mỹ đã rất tích cực, trong đó Bộ Ngoại giao rồi Lầu Năm góc, tức là Bộ Quốc phòng Mỹ, rồi tiếp theo là năm Thượng Nghị sỹ của Hoa Kỳ cùng lên tiếng, trong việc lên án tàu Trung Quốc đâm tàu cá của Việt Nam này. “Và đó là điều mà Trung Quốc không thích, bởi vì Trung Quốc cũng không muốn là Việt Nam đi với Mỹ để mà chống lại Trung Quốc, đấy là Trung Quốc nghĩ như thế. “Ngoài ra là Công hàm ngày 30/3/2020 mới đây, thì Việt Nam cũng đanh thép, cương quyết đưa ra lập trường phản đối, cho nên tôi nghĩ rằng với những điều trên thì Trung Quốc không thích và cộng với cả bối cảnh này thì Trung Quốc đang muốn là răn đe, cũng như cảnh cáo Việt Nam có lẽ bằng cách đó. “Và nếu vậy, chúng ta sẽ theo dõi, xem xét xem hoạt động của các con tàu của Trung Quốc lần này như thế nào.” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 11/2017 ở Hà Nội Phản ứng và đối phó? Về phần mình, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc bình luận với BBC về phản ứng, ứng phó của phía Việt Nam: "Khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 tiến vào khu vực Biển Đông, như tôi được biết, hồi 11 giờ đêm hôm 13/4, khi họ đi ngang khu vực của tỉnh Quảng Trị với Thừa Thiên - Huế thì các đội tàu chức năng của Việt Nam cũng đã ra để theo dõi hoạt động của đội tàu Hải Dương. "Năm nay, 2020, thái độ của chính phủ Việt Nam đối với những hành động khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc là có mạnh hơn. "Báo chí chính thống ở trong nước cũng được thoải mái đăng tin mà mô tả chi tiết. "Ngày 30/3 vừa qua, Việt Nam đã gửi Công hàm cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp quốc để phản đối toàn bộ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và cũng nhằm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. "Việt Nam vẫn tuân thủ đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, nhưng Việt Nam bắt đầu sử dụng các chi tiết kỹ thuật trong Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp quốc - Unclos năm 1982, cho phù hợp với tình hình và khả năng của Việt Nam hiện nay. "Bên cạnh, đưa đội tàu dưới sự chỉ huy của hạm đội Liêu Ninh vào các vùng biển khu vực, thì đưa nhóm tàu Hải Dương Địa Chất, tàu hải cảnh đi vào Biển Đông, là câu trả lời của Trung Quốc trước phản ứng của Mỹ bênh vực, bảo vệ Việt Nam liên tục và có ý là Hoa Kỳ khiêu khích hành động hung hăng, lất lướt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông." Phó Thủ tướng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh ‘Không nằm ngoài dự báo’ Hôm 14/4, từ Hà Nội, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, Tiến sỹ Trần Công Trục bình luận với BBC về diễn biến mới của Trung Quốc trên Biển Đông: “Tôi cũng vừa được biết tin này qua phản ánh của báo chí quốc tế và nước ngoài, nhưng truyền thông trong nước thì chưa nghe nói gì. “Các tin tức cần tiếp tục được theo dõi và kiểm chứng đầy đủ hơn nữa, tuy nhiên theo tôi, khả năng có thể có động thái này và nếu như thế thì không nằm ngoài những gì đã dự báo.” VN: Công hàm Biển Đông 'mới mẻ, chưa từng có' Báo chí, truyền thông nói gì? Hôm 14/4, hãng tin Reuters trong một bản tin liên quan thời sự châu Á và khu vực Biển Đông cho hay: “Một tàu biển Trung Quốc từng liên quan một vụ đối đầu với các tàu Việt Nam năm ngoái đã quay trở lại vùng biển gần Việt Nam khi Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc thúc đẩy sự hiện diện của họ ở Biển Đông, trong khi các nước yêu sách khác đang bận tâm bởi dịch bệnh do virus corona. “Hôm thứ Ba, con tàu (Hải Dương 8) này, được sử dụng để khảo sát địa chấn ngoài khơi, xuất hiện một lần nữa ở khoảng cách 158 km ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), được đi kèm bởi ít nhất một tàu tuần duyên Trung Quốc, theo số liệu từ Marine Traffic, một trang mạng theo dõi vận tải biển. “Ít nhất ba tàu Việt Nam đã di chuyển theo tàu Trung Quốc, vẫn theo theo dữ liệu từ trang mạng trên. “Sự hiện diện của Hải Dương Địa Chất 8 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam xảy ra vào thời điểm thời hạn 15 ngày giãn cách xã hội trên toàn quốc tại Việt Nam dự kiến kết thúc, nhằm mục đích kiềm chế sự lây lan của virus corona tại Việt Nam. “Nó cũng diễn ra theo sau vụ tàu ​​đánh cá Việt Nam bị chìm gần các đảo trong vùng biển tranh chấp trong tháng này, một hành động đã thu hút sự phản đối từ Việt Nam và các cáo buộc rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và đe dọa cuộc sống của ngư dân. “Hoa Kỳ, vào tháng trước đã gửi một tàu sân bay đến cảng trung tâm của Việt Nam, cho biết họ đã “quan ngại nghiêm trọng” về việc tàu Trung Quốc được đưa tin đã đánh chìm tàu cá Việt Nam.”
Có phải là anh Nguyễn Minh Triết, mới 24 tuổi mà đã chức trọng quyền cao ngồi vào ban lãnh đạo cả một tỉnh?
Nhân tài của Đảng đang ở đâu?
Dàn lãnh đạo của Đảng ra mắt tại Đại hội 11 Có phải là ông Nguyễn Bá Thanh, người mà thành tích, công lao đã được người dân Đà Nẵng biết ơn và ghi nhận? Kẻ lên người xuống Điều trớ trêu là đúng lúc Trung ương Đảng họp để tìm kiếm nhân tài thì người được cho là có tài lại đang mang bệnh hiểm nghèo. Phải nói chưa từng thấy quan chức nào ở Việt Nam mà tình hình ốm đau phải họp báo để trấn an dư luận đến như vậy. Lẽ nào đối với người dân, hai trăm ủy viên trung ương đang họp bàn chuyện quốc gia đại sự cũng không đáng quan tâm bằng bệnh tình sức khỏe của một vị trong số đó? Người dân cầu mong cho ông Thanh bình an khỏe mạnh để ra gánh vác việc dân việc nước. Họ tin ông là người xứng đáng cầm cương chèo lái đất nước trong lúc khó khăn hiện nay. Nhưng Trung ương Đảng có lẽ không đồng ý. Ngay cả khi được Tổng bí thư hết lòng hậu thuẫn mà ông Thanh còn không được Trung ương cho vào Bộ Chính trị nữa là giờ đây khi mà ông đã đau yếu như vậy. Khác với ông Thanh tương lai đã vào ngõ cụt, con đường thăng tiến của anh Nguyễn Minh Triết nhiều khả năng sẽ tiếp tục thênh thang bằng phẳng. Anh Nguyễn Minh Triết là nhân tài của đất nước? Trong khi bạn bè trang lứa học trắng con mắt, chạy mòn cả dép để tìm việc kiếm tiền thì anh Triết du học về là vào thẳng Trung ương Đoàn chẳng cần phấn đấu rèn luyện chi cả. Được đưa về Bình Định làm lãnh đạo Đoàn, vừa ngồi xuống ghế cấp phó anh Triết đã lên thế chỗ bí thư. Giờ đây theo chỉ thị của Trung ương Đảng anh đã đường hoàng nằm trong ban lãnh đạo tỉnh. Có lẽ anh Triết có tài năng xuất chúng hơn người chăng? Chẳng phải có tờ báo có con mắt tinh đời nào đó đã nhìn thấy ở anh 'dáng dấp lãnh đạo' hay sao? Không rõ với tài năng như thế anh Triết có nằm trong diện vừa được Trung ương quy hoạch cho các khóa sau hay không? Nhưng với tốc độ thăng tiến như vậy thì chẳng mấy chốc anh sẽ đuổi kịp người anh trai Nguyễn Thanh Nghị để vào Trung ương. Rõ ràng Đảng rất tin tưởng gia đình anh. Không chỉ hai anh em được Trung ương giao trọng trách mà thân phụ hai anh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn được Trung ương tín nhiệm cao nhất như lời Giáo sư Carl Thayer dẫn nguồn tin riêng của ông xác nhận với BBC. Đúng là tài thì không đợi tuổi. Nếu đã có tài thì trẻ như anh Triết vẫn là tài mà đã dại thì có khi đến 70 tuổi vẫn còn dại. Nếu anh Triết, anh Nghị đúng tuổi trẻ tài cao thì quả là may cho đất nước, phúc cho dân tộc vậy. Nhưng ngẫm ra một đất nước có tới 90 triệu dân mà nhân tài tập trung hết ở gia đình thủ tướng thì nên mừng hay lo? Bởi lẽ có mấy ai đồng trang lứa được như anh em Nghị, Triết? Có người nhưng dân không biết Sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh coi như đã hết? Ông Thanh hay anh Triết nhiều khả năng không nằm trong ‘tầm phủ sóng’ của Hội nghị 10 vừa qua. Đảng chọn ai thì đã lên danh sách nhưng có điều dân chưa được biết mà thôi. Nhân sự được quy hoạch chừng nào bầu lên chính thức dân sẽ biết nhưng lấy phiếu tín nhiệm đã có kết quả xong xuôi hết rồi mà người dân vẫn không được biết là sao? Mà trong những người được lấy tín nhiệm lần này có những vị chắc chắn sẽ trở thành lãnh đạo chủ chốt của đất nước trong năm, mười năm tới. Như thế thì người dân lại càng phải biết. Chẳng thà Đảng không cầm quyền thì đó là chuyện riêng của Đảng người dân chẳng cần quan tâm làm gì, nhưng đằng này việc của Đảng nhưng ảnh hưởng đến vận mệnh của người dân và tương lai đất nước thì đương nhiên họ phải biết chứ? Mọi mặt đời sống đất nước cái gì Đảng cũng đòi lãnh đạo hết thì khi đụng tới không có cái lý gì là việc riêng của Đảng được. Khi lòng dân hướng về ông Nguyễn Bá Thanh như thế, mong ông lên làm lãnh đạo như thế thì có thể thấy họ đã nản lòng với hiện trạng đất nước như thế nào và muốn có thể chọn ai đó lên xoay chuyển tình hình tham nhũng, cải thiện kinh tế xã hội và có cách đảm bảo chủ quyền quốc gia đến mức nào. Hội nghị 10 chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 12 của Đảng Nhưng trong chế độ một đảng cầm quyền thì họ dù có muốn mấy cũng không được. Chỉ đành phó mặc mọi sự cho Đảng. Đảng có chọn ai họ cũng không nói gì được và bây giờ ngay cả việc Đảng đánh giá lãnh đạo thế nào họ cũng không được biết luôn! Mà kết quả tín nhiệm có gì phải giấu? Các vị lãnh đạo ăn lương của dân, dân đã không trực tiếp đánh giá được thì họ phải có quyền biết các vị được đánh giá thế nào chứ? Bên Mỹ, bên Pháp các tổng thống đôi khi vẫn bị công bố kết quả được lòng dân quá thấp đấy thôi? Mà giấu thì liệu có giấu được trong thời buổi thông tin mạng này? Gần 200 người biết chứ nào phải người một, người hai. Trước sau gì cả xã hội đều biết. Cũng kết quả đấy nhưng giữa việc người dân biết là do Đảng cho họ biết với việc họ biết trong khi Đảng vẫn giấu có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Chưa kể cảm giác bị gạt ra bên lề là cảm giác rất ức chế. Người dân sẽ thấy mình ở một phía còn bên kia là Đảng có quyền. ‘Đảng của dân’ nhưng đang ngày càng đẩy dân ra xa Đảng. Cho nên đừng nói tại sao dân quan tâm đến ông Thanh bị ốm hơn là Trung ương đang họp. Họp kín như bưng có cho dân biết gì đâu mà quan tâm? Mà quan tâm thì làm được gì? Cơ chế chọn người Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại buổi bế mạc Hội nghị 10 Đảng sẽ thu hút người tài ra phục vụ Khi không thể tác động gì đến việc của Đảng thì người dân chỉ còn biết mong mỏi Đảng chọn được người tài đức để cuộc sống của họ đỡ được khó khăn phần nào. Tôi thì không biết Trung ương đã cơ cấu những ai cho Bộ Chính trị khóa tới cũng như tín nhiệm ai trong Bộ Chính trị, nên không rõ Đảng đã chọn được người tài đức như thế nào. Tuy nhiên nếu trừ hết số ủy viên Bộ Chính trị đến tuổi nghỉ hưu thì số ủy viên còn lưu nhiệm chỉ vừa hơn năm ngón trên một bàn tay. Cho nên sẽ không có nhiều lựa chọn cho những chức danh lãnh đạo chủ chốt trong khóa tới. Đành rằng trong trường hợp thiếu người như thế thì sẽ có biệt lệ cho chức danh Tổng bí thư. Sẽ có ai đó đến tuổi về hưu nhưng sẽ được cho ở lại. Nhưng từ trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng đã có biệt lệ để rồi ông làm tổng bí thư chỉ một nhiệm kỳ, bây giờ nếu hai khóa liên tục đều phải dùng biệt lệ thì chỉ càng cho thấy Đảng đang cạn kiệt người tài mà thôi. Đó là chưa nói biệt lệ về nguyên tắc dành cho người xứng đáng làm tổng bí thư chứ không phải vì thiếu tổng bí thư mà tạo điều kiện cho ai đó tham quyền cố vị. Các đại biểu đi dự Đại hội Đảng có được quyền quyết định đối với nhân sự của Đảng? Ở đây công tác nhân sự của Đảng liệu có vấn đề gì không? Ai có quyền quyết định nhân sự trong Đảng? Đảng viên quần chúng chắc chắn là không rồi còn đảng viên đi dự Đại hội cũng chưa chắc có. Chẳng phải từ Đại hội toàn quốc mà bầu ra Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị và Tổng bí thư? Nhưng cũng như dân đi bầu Quốc hội, đảng viên đi dự Đại hội chỉ có thể bầu ra Trung ương từ danh sách có sẵn. Và cứ thế Trung ương bầu ra Bộ Chính trị và Tổng bí thư cũng từ một danh sách và hầu hết các trường hợp bầu tổng bí thư chỉ có một ứng cử viên. Và ngoài danh sách có sẵn đó, không đảng viên nào có quyền ra ứng cử hay đề cử ai khác. Có thể thấy quyền lựa chọn của đảng viên hết sức hạn chế, còn quyền quyết định nằm trong tay những người soạn ra danh sách để bầu kia. Đó chẳng phải là cái danh sách mà Hội nghị 10 đã bàn bạc để đưa ra Đại hội 12 sao? Và các ủy viên trung ương cũng chỉ bàn bạc trên cơ sở những gì mà Bộ Chính trị và Tổng bí thư định hướng. Đây sẽ là thành viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khóa tới? Nói như thế để thấy dân chủ trong Đảng chỉ là có lệ để cho quyền lực tập trung về một mối. Mọi việc trong Đảng không phải mở ra cho tất cả đảng viên tham gia mà là ở trên quyết định xuống dưới, khóa trước quyết định khóa sau và nếu một lãnh đạo nào đó đủ mạnh thì có thể một mình quyết định tất cả mọi việc trong Đảng. Ở một Đảng mà lúc nào cũng ám ảnh về 'đoàn kết, thống nhất' thì nguyên tắc 'tập trung trên dân chủ' này chính là cơ sở loại trừ tất cả những đảng viên nghĩ khác và làm khác. Nhưng mặt khác nó là tường thành chống lại sự đột phá và là điều kiện sinh ra chuyên chế. Cho nên mới có chuyện Mao Trạch Đông hay Lê Duẩn có thể cầm quyền suốt từng ấy năm hay một mình Đặng Tiểu Bình hay trong chừng mực nào đó là Lê Đức Thọ có thể một tay quyết định nhân sự lãnh đạo của Đảng. Cũng do cách làm nhân sự như vậy nên không khó chi để Trung Quốc có thể can thiệp nếu có ai đó họ không vừa ý. Chỉ cần tác động được vào giới chóp bu của Việt Nam là đủ. Dĩ nhiên quyền quyết định trong tay một người hay một nhóm người thì vẫn có thể chọn ra người tài. Tuy nhiên mỗi cá nhân khó tránh khỏi các yếu tố lợi ích, sở thích hay cảm tính. Chỉ có bầu chọn với số đông thì mới loại bỏ được hoàn toàn các yếu tố này. Dàn xếp hay bầu cử? Cả ba ông Trọng, Sang, Dũng đều đến tuổi về hưu tại Đại hội 12 Rõ ràng khi mọi quyết định đã có từ trên đưa xuống thì việc bỏ phiếu chẳng còn giá trị bao nhiêu. Nói cách khác công tác nhân sự trong Đảng chín phần dàn xếp và chỉ một phần bầu cử. Mà hễ dàn xếp thì chắc chắn dính đến đấu đá, phe phái. Ở các đảng nước ngoài, các phe phái trong đảng có đấu đá thì cũng đấu công khai để bầu lãnh đạo, còn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, việc đấu đá được chuyển vào đằng sau hậu trường. Cho nên nói sao đảng nước ngoài bầu bán gay cấn như thế còn Việt Nam bầu cử luôn êm đềm tốt đẹp. Có ai biết đằng sau đấy có khi còn gay cấn khốc liệt hơn? Cũng chính vì dàn xếp bí mật nên mới tạo lỗ hổng cho sự ám muội. Chẳng hạn như gần đến Hội nghị 10 bỗng xuất hiện trang 'Chân dung quyền lực' với những thông tin có thể đánh đổ tiền đồ của nhiều vị tai to mặt lớn. Tôi không rõ nó có tác động đến đâu đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên ở cách vận động tranh cử, nếu ai đó có thắc mắc nghi ngờ thì có thể chất vấn công khai để người khác giải trình, chứ không chơi trò ném đá giấu tay như vậy. Tranh cử công bằng thì chỉ có khả năng mới là yếu tố quyết định thắng lợi. Còn việc dàn xếp mặc dù cũng tính đến tài năng nhưng còn có chỗ cho thủ đoạn, luồn lách hay tranh đoạt. Người được chọn chưa chắc đã là người tài nhất mà có khi là người gian nhất. Các lãnh đạo Đảng Cộng hòa ở Mỹ đang tranh luận công khai Đó là chưa kể các đảng phái nước ngoài không tự nhiên có quyền lực nên phải bầu cho người lãnh đạo đủ tài năng để đưa đảng của họ lên nắm quyền còn ở Việt Nam bầu cho ban lãnh đạo Đảng cũng là bầu cho người đấy có quyền lực nên không tránh khỏi khả năng bầu cho người nào đấy lên nắm quyền có lợi cho mình. Vậy Đảng có thể học cách tranh cử công khai được không? Nên nhớ đảng phái các nước gốc là sự cạnh tranh nên lẽ tự nhiên họ cũng áp dụng nguyên tắc cạnh tranh vào trong đảng của họ trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam đã ôm trọn quyền lực chưa bao giờ biết cạnh tranh nên tự họ cũng hoạt động theo cách sắp xếp quyền lực. Muốn trong Đảng có tranh cử công khai thì chẳng khác cá lên trên bờ hay chim bơi dưới nước. Không chỉ cơ chế chọn người của Đảng có vấn đề mà chính bản thân Đảng cũng có giới hạn trong việc sử dụng hiền tài. Một Đảng chủ trương chuyên chính vô sản thì luôn đặt yêu cầu trung thành với chế độ lên trên hết mà người cộng sản thì chưa chắc đã là người tài và người tài thì không phải ai cũng là cộng sản. Kiểu dùng người như thế lãng phí tài năng đất nước không biết bao nhiêu mà kể! Người xưa có câu 'Hiền tài là nguyên khí quốc gia' và 'Cầu hiền tài như khát nước'. Một đất nước dù mất hết, dù không có gì nhưng chỉ cần có người tài. Hãy xem Lý Quang Diệu đã làm cho Singapore khác biệt như thế nào? Trong khi đó, Việt Nam vốn 'hào kiệt đời nào cũng có', đã hòa bình thống nhất tròn 40 năm mà sao vẫn lẹt đẹt đi sau người ta? Chỉ sợ không có người tài. Chứ còn có mà không dùng hoặc không biết dùng thì quá xót xa. Đảng mà không có người tài thì sẽ ngày càng lụn bại. Đất nước mà không có người tài thì đất nước đó coi như mạt vận.
Việc ca sĩ Thủy Tiên vận động quyên góp được 100 tỷ ủng hộ người dân miền Trung khắc phục thiệt hại vì thiên tai đang gây tiếng vang, khiến một số đại biểu Quốc hội Việt Nam bình luận.
Hành động 'quyên góp 100 tỷ' của Thủy Tiên làm đại biểu Quốc hội Việt Nam quan tâm
Quảng Trị: Tìm thấy tất cả thi thể vụ núi lở Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật? Hôm 21/10, trả lời báo chí, đại biểu Lê Thanh Vân - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội - khen ngợi ca sĩ Thủy Tiên. "Chắc chắn họ sẽ sẵn sàng để minh bạch. Người dân nên lưu giữ lại các bằng chứng để sau này khi lũ lụt hết rồi, những ai muốn truy cứu hành vi có minh bạch hay không thì Thủy Tiên có căn cứ để giải trình. Tôi nghĩ đây cũng là một sự lo xa, nhưng cũng nhiều bạn khác nói rằng khi người ta đã gửi tiền quyên góp cho Thủy Tiên, người ta đã ủy thác rồi và họ tin tưởng rằng đấy là địa chỉ tin cậy, cô sẽ đưa số tiền đó nhanh nhất, đúng nhất tới đối tượng cần cứu trợ". Bên cạnh đó, ông Vân chỉ ra rằng nên tạo điều kiện về pháp luật để các cá nhân có thể kêu gọi đóng góp thiện nguyện. "Thủ tục ta có thể đăng ký thôi, không nhất thiết là phải qua một trình tự thủ tục hành chính phức tạp, giống như doanh nghiệp, chỉ cần đăng ký một mã định danh với thông tin cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sau đó, quy định về phương thức quyên góp, hình thức đi cứu trợ như thế nào một cách công khai, minh bạch... để ràng buộc trách nhiệm". Trao tặng hàng cứu trợ ở Thừa Thiên Huế ngày 20/10 Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội nói nếu thông qua một tổ chức có năng lực thì sẽ hiệu quả hơn. "Một người điều hành 100 tỷ đồng không thể bằng một tổ chức có uy tín, sức mạnh tham gia vận hành, phân phối. Thực tế, bây giờ nếu yêu cầu Thủy Tiên chứng minh chi tiết về nguồn tiền và việc sử dụng là rất khó." "Rất nhiều đơn vị, cá nhân tự đứng ra làm thiện nguyện, kêu gọi cứu trợ nhưng với số tiền nhỏ thì có thể chuyển thẳng, tự đi làm dễ dàng hơn. Song khi số tiền lớn thì nên có tổ chức, những cá nhân, đơn vị kêu gọi được đều được ghi nhận và đánh giá đầy đủ. Điều quan trọng là tiền cứu trợ phải đến được đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm." Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện, nhận xét: "Chúng ta nên ghi nhận công lao của ca sĩ Thủy Tiên trong đợt lũ lụt này, nhưng không nên để một mình ca sĩ xoay xở như vậy." "Tôi rất hoan nghênh hành động nhân văn của Thủy Tiên nhưng tôi có một lời khuyên là Thủy Tiên hãy cùng huy động mọi người làm với mình, để hỗ trợ nhanh nhất đến bà con, tránh những câu chuyện ì xèo về tiền bạc sau này." Ca sĩ Thủy Tiên nói gì? Hôm 21/10, trên Facebook của mình, cô Thủy Tiên đăng dòng chia sẻ dài. Cô nói: "Tiên chỉ là 1 cá nhân và Tiên sẽ làm việc theo cái tâm của 1 cá nhân mong muốn giúp đỡ cộng đồng, tiền trao tận tay để giúp đỡ bà con, không thông qua 1 tổ chức nào cả VÀ CŨNG KHÔNG TẠO RA 1 TỔ CHỨC NÀO CẢ , tiền người dân gửi cho Tiên đi trực tiếp giúp đỡ, là Tiên phải cầm đi, dù có cực đến mấy..nếu giao cho 1 cơ quan tổ chức nào thì khác gì Tiên lừa họ??" Cô chia sẻ: "Tiên đang gọi xin ngân hàng các khoản chi ra vì số đầu vào qua nhiều không giấy nào mà in nổi được hết các thông tin chuyển vào vì nó nhiều lắm lắm. Tiên nghĩ tốt nhất là mọi người cứ chuyển vào, ngân hàng xác nhận số tổng vào, và mình xin số sao kê chi ra chi tiết có đóng dấu ngân hàng, trên các khoản chi ra đó Tiên sẽ giải thích cho mọi người hiểu các khoản này dùng để làm gì làm gì." "Mong là mọi người đừng lo lắng quá nhiều, 100 tỷ thấy nhiều, ai cũng sợ không làm nổi. Nhưng mà bản thân Tiên cũng không biết, có đủ hay là không đủ cho 3-4 tỉnh ngập lũ đâu, ngoài xây nhà mình còn làm cầu cống đường xá cho người dân ở vùng sâu xa, lũ này cuốn trôi bao nhiêu cây cầu, người dân họ không đi qua được nè, họ phải chế cầu tạm đi cực kỳ nguy hiểm. Nếu đủ thì thôi, dư thì mình còn thiếu gì việc để giúp người...." Vấn đề pháp lý? Luật sư Ngô Ngọc Trai, từ Hà Nội, cho hay cần có quy định mới về pháp luật "tạo lập hành lang pháp lý bảo hộ cho những hoạt động cứu trợ như của ca sĩ Thủy Tiên". Viết trên Facebook cá nhân, ông cho biết: "Hiện tại vấn đề vận động đóng góp cứu trợ thiên tai lũ lụt, hiện đang được điều chỉnh bởi Nghị định 64/2008/NĐ-CP của chính phủ về "Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo"." Ông chỉ ra: "Qua tìm hiểu thì thấy nội dung văn bản này quá lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Cụ thể nghị định 64 quy định chỉ những cơ quan đơn vị có tính nhà nước sau mới được tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ. 1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương. 2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định của chính phủ. 3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép. 4. Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ." Mới hơn, theo ông, theo thông tư 72/2018/TT-BTC của Bộ tài chính thì còn có thêm quy định về Các cơ quan thông tin đại chúng như báo, đài thì được tiếp nhận tiền hàng cứu trợ, nhưng không được phân phối đến cho tổ chức cá nhân, trừ trường hợp hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã rõ đối tượng địa chỉ. Đối với các cơ quan đơn vị là đầu mối tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ thì số tiền huy động được sẽ phải nộp trực tiếp vào tài khoản của Ban Cứu trợ do mặt trận tổ quốc thành lập. Ông Ngô Ngọc Trai viết: "Như thế, xét theo quy định này thì không chỉ việc làm của ca sĩ Thủy Tiên, của diễn viên Trấn Thành, của nhiều nghệ sĩ khác hay các tổ chức tôn giáo, các doanh nhân uy tín muốn thiện nguyện phục vụ cộng đồng, đều không thực hiện đúng."
Mới đây tại Việt Nam xuất hiện một số ý kiến mới bình luận về tầng lớp trí thức Việt Nam từ nhận diện chân dung, cho tới tư cách, vai trò trong bối cảnh hiện nay, cũng như nhìn tới tương lai, nhân dịp này, một số nhà quan sát và bình luận chính trị, xã hội từ Việt Nam và hải ngoại chia sẻ với BBC News Tiếng Việt về quan điểm của mình:
Việt Nam: Không ‘đánh thức và dẫn đường’ thì không phải là trí thức
Góc phố Hà Nội ngày 9/7 Covid-19: 13 trường đại học Anh 'có thể phá sản’ Việt Nam: Trí thức thế này sao xã hội không trì trệ? Là sản phẩm thể chế? TS. Mai Thanh Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam): Không phải mới đây, mà từ chục năm trước đã có những cuộc thảo luận về "trí thức Việt Nam" trên các diễn đàn xã hội. "Trí thức" là khái niệm khá mới mẻ và nội hàm của nó còn gây nhiều tranh cãi. Tôi còn nhớ, cuộc tranh luận những năm trước có không khí khá cởi mở và sôi nổi nhưng cuối cùng cũng chìm vào im lặng. Nhưng tôi đặc biệt ghi nhớ một một luồng ý kiến cho rằng: ở Việt Nam hiện nay, những "người có học" (với nghĩa rằng có bằng cấp chuyên môn cao) không hoàn toàn đồng nghĩa với "trí thức" (những người có tư duy độc lập, có trách nhiệm, và ý thức phản biện xã hội). Tôi thấy, nhận xét đó chính xác. Và vì vậy, câu hỏi lớn nhất đối với tôi, là chừng nào đa số những người có học Việt Nam mới "trưởng thành" thành trí thức? PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh (nhà nghiên cứu từ một Đại học ở Hà Nội): Nếu hiểu theo nghĩa "trí thức là một người tham gia vào các công việc trí tuệ thông qua tư duy phản biện, đọc, viết, nghiên cứu, và sự tự thể hiện một cách nhân bản về xã hội" (Wikipedia) thì VN có một vài cá nhân trí thức nhưng không đủ để hình thành tầng lớp trí thức vì do truyền thống và hệ thống giáo dục, tư duy phản biện và sự nhân bản đều quá thiếu ở xứ này. Bauxite Việt Nam, Phạm Toàn và những đóng góp GS Chu Hảo tuyên bố 'từ bỏ Đảng CS' Còn nếu xét sứ mệnh của trí thức không chỉ là kiếm sống cho bản thân bằng chữ nghĩa mà còn phải là cải tạo, khai sáng cho xã hội thì lại càng hiếm hoi hơn. Do chính sách chọn lựa theo lý lịch mới được đi học của Vn trong một thời gian dài, cho đến 7x ở VN chủ yếu là nông dân sống bằng chữ vì hầu hết những người có bằng cấp, làm việc trong các trường ĐH, Viện nghiên cứu… đều là con nhà nông dân, đi học để mong đổi đời nên khi đỗ đạt họ vẫn giữ tư duy nông dân như bố mẹ họ. Bố mẹ họ lặp lại cách canh tác ngàn đời trên ruộng lúa, còn họ lặp lại những gì được nghe trên trang giấy, rồi khi xong việc đều "ngả mình trên bãi cỏ ngủ ngon lành", hiếm khi có sự trăn trở hay rời khỏi lối mòn tư duy được nhét vào đầu. 8x, 9x có khá hơn nhưng trong bầu không khí thiếu vắng sự tự do ngôn luận, tự do tư duy này thì học cũng chưa làm được gì nhiều, nhất là khi sự ích kỷ, ham mê vật chất đang ngự trị toàn xã hội. PGS. TS. Phạm Quý Thọ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Trí thức cũng là sản phẩm của xã hội và thể chế, và họ phải thích nghi với môi trường sống. Trong bối cảnh chuyển đổi sang thị trường vai trò của họ cũng lớn hơn, họ có điều kiện làm việc tốt hơn, tự chủ, độc lập và tự tin hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn nên họ có cơ hội cống hiến nhiều hơn. Tuy nhiên, họ chưa tạo thành tầng lớp mới có ảnh hưởng trong xã hội, và một số còn bị cám dỗ, bị chi phối bởi 'tiền' và 'quyền' nên trở nên biến chất, tha hoá. Một số khác, không ít, có 'danh' mà không có 'thực', khiến dư luận đánh giá thấp về chất lượng thậm chí coi thường. Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn (Texax, Hoa Kỳ): Câu hỏi chính yếu đặt ra với tầng lớp này, là họ có còn là trí thức nữa hay không? Hay chỉ mang danh, còn thực chất trí tuệ và phẩm chất đặc trưng của giới trí thức (được hiểu chung trong khoa học xã hội) là "rất mờ" ở họ, khiến họ không thực thi được hai chức năng mong đợi cơ bản là thứ nhất "đánh thức xã hội" nhận ra căn nguyên hay các yếu tố nguy cơ cản trở sự phát triển của đất nước, và hai là "dẫn đường" xã hội hành động, bằng việc đưa ra khuyến cáo chung cho toàn xã hội đi kèm tiên phong thực thi hoặc giám sát đánh giá sự thực thi, thúc đẩy nhà nước và các nguồn lực trong xã hội sát cánh bên nhau cùng hành động, cùng hưởng ứng giải quyết vấn đề đi theo những đề xuất khoa học nhân văn của giới này đưa ra. Nói khác đi, sự yên lặng "mênh mông" của số đông trí thức trong nhiều thập kỷ qua trước hàng loạt bằng chứng rõ ràng phi nhân bản, vô văn hóa, vô pháp, phản động, của một bộ phận trong hệ thống nhà nước, trong xã hội, hay từ các thế lực ngoại bang, khiến xã hội đang đặt lại vấn đề phát triển đất nước: Thiếu vắng thực sự tầng lớp trí thức mang tầm thời đại, chắc chắn không thể đưa Việt Nam tới được mục tiêu toàn diện và bền vững "Dân chủ, Cộng Hòa, Độc lập, Tự Do, Hạnh Phúc". Góc phố Hà Nội ngày 9/7 Nhận dạng và mạnh yếu? Trước câu hỏi có thể nhận dạng thế nào về đặc tính quan trọng nhất của tầng lớp trí thức ở Việt Nam hiện nay, họ có mạnh yếu gì, tiềm năng ra sao và đang đối diện với thách thức nào, các nhà quan sát này cho biết ý kiến: TS. Mai Thanh Sơn: Trí thức Việt Nam, cũng như trí thức ở các quốc gia khác, đều có học thức, có tư duy độc lập, có trách nhiệm xã hội, và có tinh thần phản biện. Đáng tiếc, những người có học ở Việt Nam thì đông, nhưng trí thức thì không nhiều. Đó là điểm yếu lớn nhất của trí thức Việt Nam. Ảnh hưởng của một số cá nhân trí thức đối với xã hội tương đối lớn, nhưng ảnh hưởng của cả tầng lớp thì không nhiều. Đó là điểm yếu rất dễ nhận thấy. Tiềm năng của trí thức Việt thì lớn, bởi đội ngũ có học thức ngày càng đông đảo. Nhưng những thách thức mà họ đang phải đối mặt cũng vô cùng to lớn, đáng kể nhất là bộ máy truyền thông một chiều, và khuôn mẫu thể chế với hệ thống tư pháp tuân thủ tính đảng. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh: "Xưa kia nô lệ một thời, Vênh vang kẻ sĩ coi trời bằng vung; Giờ đây cách mạng thành công, Lom khom trí thức coi vung bằng trời!" - câu ca dao của những năm 80-90 của thế kỷ trước có lẽ đã nói lên đầy đủ thực trạng của trí thức VN rồi. PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Sống trong bối cảnh thế chế chuyển đổi đặc tính quan trọng nhất là 'tính thích nghi' cao. Đóng góp khi có cơ hội, im lặng khi bất đồng, chịu đựng… tuy nhiên 'không đánh mất mình' nói chung. Hoạt động của họ bị giới hạn bởi ý thức hệ lạc hậu, quyền lực cao hơn tri thức chuyên môn. Ngoài ra, sự thay đổi kinh tế - xã hội nhanh chóng khiến một số 'đuối sức' không theo kịp tình hình. Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn: Tôi cần nói ngay, là tôi không triệt để tới mức đánh giá "không có tầng lớp trí thức ở đất nước này"! Theo tôi, đại đa số đáng gọi là "trí thức hàng chợ"! Có tồn tại ở đất nước này một số ít thực sự có phẩm chất trí thức đúng nghĩa của từ này nhưng họ không đủ để làm nên diêu mạo chung của tầng lớp trí thức Việt Nam. Tức là, khi nói về đặc tính quan trọng nhất của "tầng lớp trí thức" Việt Nam, tôi nói đặc tính nổi trội tạo bởi số đông "trí thức hàng chợ". Đặc tính nổi trội là tính "tự sướng" kèm tiêu chí "hạnh phúc" gắn với thăng tiến trong quan trường, không ưu tiên gắn với tri thức khoa học phát triển. Họ phát triển tính "khôn" mưu sinh cá nhân để tồn tại vượt lên trong quan trường, thay cho việc rèn tư duy khoa học khách quan và các kỹ năng phản biện, truyền thông xã hội của người trí thức . Điểm mạnh của tầng lớp này, là số lượng đông đảo, chiếm giữ hầu hết các vj trí trọng yếu làm luật pháp, chính sách cũng như thực thi! Họ đại diện cho trường đại học, viện nghiên cứu, và cả tiếng nói trên truyền thông chính thống (sử dụng ngân sách nhà nước). Tóm lại , họ là phần đa số tạo nên khung chốt của hệ thống cấu trúc và hệ thống chức năng nhà nước Việt Nam. Điểm yếu của họ, là luôn đặt "danh quan trường và lợi quyền hành chính" lên trên tư duy khoa học khách quan, đánh mất "cái tôi" của mình trong tư duy trước các tồn tại xã hội và các vấn đề phát triển của đất nước. Tồn tại của họ dựa vào "số đông", không dựa vào phẩm chất trí thức. Vì thế, họ xa rời chức năng "thức tỉnh" và "dẫn đường" xã hội của trí thức. Họ tự nguyện bỏ qua tiềm năng tư duy phản biện khoa học cá nhân để phát triển tư duy nói theo lãnh đạo. Họ không làm khoa học thực sự, mà họ làm khoa học "hàng chợ"- thứ copy, bắt chước khi có sẵn mẫu mã. Họ tự đánh mất vai trò "trí thức"của mình- "Thức" trước thiên hạ nhờ "trí" tạo bởi tư duy khoa học khách quan hơn người... Nói về tiềm năng và thách thức, phải đặt vào giới trẻ. Nhưng tôi không lạc quan tới mức cho rằng giới trẻ của chúng ta có thể tận dụng tốt lợi thế toàn cầu hóa tri thức khoa học phát triển để giúp đất nước vượt lên được ngoạn mục như một số nước láng giềng đã làm trong thời gian qua. Một số cá nhân thì có. Còn số đông, thực chất đang bị rất nhiều thách thức đe dọa từ chính môi trường gia đình và xã hội ngay trong thời học phổ thông… Góc phố Hà Nội ngày 8/7 Thực hiện vai trò, chức năng? Khi được hỏi trí thức Việt Nam hiện nay và trong thời gian vài thập niên trở lại đây đã thực hiện được tốt những vai trò, chức năng được kỳ vọng của mình hay chưa và vì sao, các nhà bình luận đáp: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh: Tôi cho là chưa với những lý do tôi đã trình bày ở trên. TS. Mai Thanh Sơn: Cho dù chưa thực sự lớn mạnh, trong vài thập niên vừa qua, đội ngũ trí thức Việt đã thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Với những nỗ lực không mệt mỏi, họ đã có nhiều hoạt động mang lại kết quả tương đối khả quan, có những tác động xã hội tích cực. Sự ra đời của các tổ chức xã hội dân sự, của các nhà xuất bản "ngoài luồng", và các dòng ý kiến phản biện ngày một mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội trong những năm gần đây là những chỉ báo cụ thể. PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Đang có sự dịch chuyển từ phục vụ chế độ, nhà nước đến việc tìm đến các giá trị khác về tự do, dân chủ, tìm thấy ý nghĩa của việc làm, nghiên cứu, lan toả hướng tới người dân ngày càng nhiều hơn TS. Bác sỹ Trần Tuấn: Với giới trí thức hiện tại, chưa vận động xã hội buộc nhà nước phải ra được và thực thi tốt các chính sách chống được sự lan tràn của các chất gây nghiện giới trẻ theo những khuyến cáo cầm tay chỉ việc đã có của thế giới khoa học nhân văn, thì nói gì đến " nghiên cứu giải pháp" đương đầu với thách thức của biến đổi khí hậu hay trí tuệ nhân tạo, hay trò "thực dân" tinh vi của giới thương mại và công nghiệp phi nhân bản quốc tế! Kỳ vọng của tôi màu xám như thế, bởi như trên đã nêu, phần đông trí thức hiện tại là "trí thức hàng chợ", tư duy copy, nghĩ cho cá nhân trên hết, hai chức năng "đánh thức" và "dẫn đường hành động" đều đã bỏ lại sau lưng, tinh thần phản biện độc lập yếu ớt… mà thế giới toàn cầu hóa hiện nay, nổi trội là sự canh tranh "làm tiền", với các chiêu thức "một đập ăn quan" đủ thiết lập bộ khung Cần phải làm gì? Trước câu hỏi để thực hiện được tốt vai trò, chức năng của mình, nếu như vấn đề đó được đặt ra là hợp lý, thì trong bối cảnh hiện nay và hướng tới tương lai của đất nước, dân tộc, tầng lớp trí thức ở Việt Nam, một cách không chậm trễ, cần phải làm điều gì, các ý kiến cho biết: TS. Mai Thanh Sơn: Họ cần có những tổ chức xã hội đại diện, cơ quan ngôn luận và diễn đàn của riêng mình. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh: Ra khỏi lối mòn, theo tiêu chuẩn học thuật toàn thế giới để nâng cấp cả chuyên môn và tư tưởng cho bản thân. Giảm bớt sự ích kỷ, sợ hãi để giải phóng cho chính mình. PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Trí thức cần phải đương đầu với thách thức, vượt qua chính mình, có tư duy độc lập; ứng dụng, lan toả kiến thức và phản biện. Hãy tạo ra khác biệt trong điều biện 'giả kiến thức' đang phổ biến. TS. Bác sỹ Trần Tuấn: Để thực thi tốt hai chức năng "đánh thức xã hội" và "dẫn đường hành động" cho sự phát triển đất nước theo khoa học, nhân bản, giới trí thức hiện nay một cách không chậm trễ cần phải làm: Thứ nhất, ở phương diện cá nhân, biết đau với nỗi đau của thế hệ trẻ. Để chung tay hành động , trí thức phải làm gương cho thanh thiếu niên ngay từ môi trường gia đình và cộng đồng, bằng những việc hết sức thiết thực trong sinh hoạt hàng ngày, như "nói không" với bán hàng đa cấp, thuốc lá, rượu bia, bạo hành gia đình, nghiện chất, nghiện game, cờ bạc, số đề,… Thứ hai, với những vấn đề nóng trên truyền thông xã hội, tIếp nhận và Thực hiện phân tích vấn đề , lấy khoa học dẫn đường! Hãy thể hiện chính kiến của mình! Biết xấu hổ với "trí ngủ"; Và thứ ba, nếu còn ở vị trí quản lý, dù trong hệ thống nhà nước hay tổ chức xã hội, đến mốc tuổi nghỉ hưu hãy lùi ra, làm "nhà báo công dân", nhường lớp trẻ dẫn đường và hỗ trợ lớp trẻ làm người trí thức đúng nghĩa. Điều kiện thế nào? Khi được hỏi, để trí thức ở Việt Nam làm được những điều cần làm như được kỳ vọng, thì điều kiện khách quan, chủ quan, cần và đủ thiết yếu nhất phải là gì, các nhà quan sát, bình luận nêu quan điểm của mình: TS. Mai Thanh Sơn: Muốn làm được điều đó, trí thức Việt cần phải tự vượt qua nỗi sợ hãi. Điều kiện khách quan cũng như chủ quan đều không có nhiều thuận lợi. Nhưng có lẽ trở ngại lớn nhất nằm ở chính mỗi cá nhân. Vượt qua được nỗi sợ hãi cá nhân mới có thể nói đến những chuyện khác. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh: Đó là sự tự do tư tưởng trong giáo dục, tự do ngôn luận, và tư do học thuật (Accademic freedom); và sự dũng cảm, dấn thân của cá nhân để đòi được những điều hiển nhiên đó. PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Thay đổi môi trường thể chế là quan trọng nhất. Cơ chế hoạt động của trí thức là: Nhiều tự do hơn, nhiều tri thức hơn, nhiều sáng tạo hơn, phát triển năng động hơn! Người tri thức chân chính, có năng lực hãy đòi hỏi sự thay đổi như vậy! TS Bác sỹ Trần Tuấn: Để làm được điều ấy, cải cách tư pháp theo hướng lấy quyền con người và lẽ công bằng xã hội làm km chỉ nam thiết kế cấu trúc hệ thống cơ chế vận hành hệ thống đó. Xã hội vận hành theo thượng tôn luật pháp, không phân biệt giai cấp, không phân biệt địa vị, sang hèn. Chẳng hạn, muốn trí thức lên tiếng, và thực chất trí thức đã lên tiếng trong vụ Đồng Tâm, vụ Hồ Duy Hải, và bao vấn đề khác… thì nền tư pháp phải hoạt động độc lập với chính quyền, với doanh nghiệp, với bất kỳ chủ thể nào của nhà nước. Tư pháp chỉ vận hành theo tôn chỉ đảm bảo quyền con người và lẽ công bằng. Và mọi công dân đều công bằng trước pháp luật. Thứ hai, là minh bạch hệ thống quản trị ngân sách công. Thực hiện giám sát đánh giá độc lập. Thừa nhận sự tồn tại của xã hội dân sự, như là một thực thể chân kiềng thiết yếu, như hai chủ thể nhà nước và doanh nghiệp, cùng tồn tại để đảm bảo sự phát triển công bằng, quyền con người không bị lạm quyền bởi hệ thống nhà nước, hay bị làm biến hóa bởi tính thương mại của doanh nghiệp. Mời quý vị bấm vào đường dẫn này (từ phút 37'50'') để theo dõi một thảo luận của BBC News Tiếng Việt hôm 09/7/2020, có nội dung liên quan chủ đề trên.
Không ai có điện thoại di động hoặc phương tiện truyền thông xã hội để huy động những người ủng hộ vào năm 1989.
Đông Đức 1989: Những nhà đấu tranh đã lật đổ nhà nước cộng sản
Biểu tình truyền thống mỗi thứ Hai trước tòa nhà của mật vụ Stasi tại Leipzig, hôm 18/12/1989 Nhưng người Đông Đức đã chán ngấy chủ nghĩa cộng sản đổ ra đường phố Leipzig, bất chấp những hạn chế phi thường với tự do cá nhân của họ. "Chúng tôi không có điện thoại ở nhà - chúng tôi không được phép có điện thoại, và dù có điện thoại thì cũng bị họ nghe lén", Katrin Hattenhauer, một trong những người tổ chức các cuộc biểu tình hôm thứ Hai tại thành phố thứ hai của thành phố Đông Đức, nhớ lại. Một cuộc biểu tình rầm rộ dưới ánh nến vào ngày 9/10 đã trở thành bước ngoặt: một đám đông 70.000 người đổ về trung tâm thành phố và lần đầu tiên dám diễu hành qua trụ sở đáng sợ của mật vụ Stasi. "Chúng tôi là người!" họ hô vang. "Wir sind das ROL!" Khoảng 6.000 cảnh sát vũ trang và mật vụ Stasi mặc thường phục đang theo dõi ở các con đường bên cạnh - nhưng họ tự kiềm chế, người biểu tình đáp ảo vì số đông. Sự kìm kẹp hành vi mọi người của tuyên truyền cộng sản đã bị phá vỡ. Nhưng cả người Đông và Tây Đức đều ngạc nhiên trước sự sụp đổ của Bức tường Berlin chỉ một tháng sau đó. Siegbert Schefke năm 2014: Tháp nhà thờ ở phía sau là điểm thuận lợi để ông quay phim cuộc biểu tình ngày 9/10 năm 1989 Điều gì đã kích hoạt cuộc nổi dậy ôn hòa? Sự thất vọng và giận dữ đã lan rộng ở Đông Đức - tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR) - và tâm trạng đó của người dân leo thang trong suốt năm 1989. Hàng triệu người Đông Đức đã bí mật xem truyền hình Tây Đức tư bản đầy màu sắc, mặc dù đó là điều bất hợp pháp. Họ nhìn thấy những thứ xa xỉ và hàng tiêu dùng dồi dào của phương Tây, nhưng có rất ít cơ hội đến đó. Trong khi đó, CHDC Đức cộng sản là một màu xám, bị kiểm soát và bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt. Các đối thủ chế độ đã bị liên tục theo dõi và quấy rối bởi mật vụ Stasi, những người thường xuyên chặn các lựa chọn học tập và nghề nghiệp của họ. Những người tổ chức một lễ hội đường phố ở Leipzig đã bị bắt vào tháng 6 năm 1989 Nhà lãnh đạo cộng sản 77 tuổi Erich Honecker đang chống lại cải cách, trong khi nước láng giềng Ba Lan và Hungary đều trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ. "Người anh lớn" của họ - Liên Xô - được lãnh đạo bởi nhà cải cách Mikhail Gorbachev. Chính sách "glasnost" (cởi mở) của ông, được phương Tây khuyến khích, cho phép bất đồng chính kiến và buộc các công dân Liên Xô phải đối đầu với các tội ác cộng sản ẩn giấu từ lâu. "Gorbi, Gorbi!" trở thành một khẩu hiệu phổ biến trong số những người Đông Đức khao khát những cải cách theo phong cách Gorbachev. Vào mùa Hè năm 1989, Hungary đã gỡ bỏ dây thép gai ở biên giới nước tư bản Áo, tạo ra một lối thoát cho những người Đông Đức tuyệt vọng tìm cách đến phương Tây. Theo truyền thống, nhiều người Đông Đức đi nghỉ hè ở Hungary, không có cơ hội du lịch nước ngoài. Cuộc di cư trở thành một trận lụt của con người; hàng ngàn người cũng tìm nơi ẩn náu trong đại sứ quán Tây Đức ở Tiệp Khắc và nhiều gia đình bị phân ly. Bức tường Berlin Bên kia bức tường Berlin Bức tường Berlin: Cựu Tổng bí thư Đông Đức oán Gorbachev Gorbachev đến thăm Đông Berlin để kỷ niệm 40 năm của CHDC Đức vào ngày 7/10 và kêu gọi Honecker xúc tiến cải cách, nói rằng "đời trừng phạt những người đến quá muộn". CHDC Đức tuyên bố đã giải phóng "người dân" khỏi sự bóc lột tư bản: xây dựng chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là bảo đảm việc làm, nhà ở giá rẻ và phúc lợi tập thể. Biểu tình đòi cải cách ở Leipzig hôm 18/11/1989 với hàng chục ngàn người tham dự Tại sao Leipzig là chìa khóa cho sự sụp đổ của CHDC Đức? Trong nhiều năm, Mục sư Christoph Wonneberger đã lãnh đạo "những buổi cầu nguyện hòa bình" vào mỗi thứ Hai tại Nhà thờ Tin lành Nikolaikirche - St Nicholas, nơi trở thành không gian an toàn cho các nhà bất đồng chính trị. Thập niên 1980 là những năm biểu tình phản đối việc đặt tên lửa hạt nhân ở châu Âu. Tên lửa của Mỹ ở Tây Âu đã thu hút các cuộc biểu tình lớn nhất; nhưng Honecker cũng dung túng cho sự phản đối của phong trào hòa bình Đông Đức đối với các tên lửa hạt nhân của Liên Xô trong CHDC Đức. Leipzig 30 năm sau: Tưởng niệm 30 năm cuộc biểu tình năm 1989 tại St Nicholas Church "Nikolaikirche được biết đến ở Leipzig là một mảnh đất tự do. Chúng tôi biết mật vụ Stasi ở trong nhà thờ, nhưng các hoạt động của chúng tôi không thể bị cấm, bởi vì chúng được gọi là những lời cầu nguyện hòa bình, không phải là một cuộc biểu tình", bà Hattenhauer, lúc đó 20 tuổi, nói. "Sự đoàn kết của nhóm ngày càng mạnh mẽ và mùa hè bỏ trốn đã giúp chúng tôi rất nhiều. Nhiều người tham gia cầu nguyện khi họ tuyệt vọng, mất người thân trong gia đình. Vì vậy, mọi người đang tìm một nơi để chia sẻ tâm sự của họ, để quyết định cuộc sống sẽ diễn ra như thế nào," Bà nói với BBC. Đoàn biểu tình mỗi thứ Hai tại Leipzig đòi tự do ngôn luận và các quyền con người khác Hội chợ quốc tế của Leipzig vào ngày 4/9 cung cấp một cơ hội hiếm có cho phe đối lập chống cộng: các nhà báo phương Tây được phép vào thành phố. Bà Hattenhauer và các nhà bất đồng chính kiến thay đổi chiến lược của họ vào ngày 4 tháng 9. "Chúng tôi đã phải dẫn mọi người ra khỏi nhà thờ, để trở nên hữu hình, để đưa ra một phong trào." Họ giương cao biểu ngữ với các khẩu hiệu "tự do hội họp" và "vì một đất nước cởi mở với người dân tự do". Ngay lập tức, mật vụ Stasi đến lôi họ đi - nhưng điều quan trọng nhất là sự tàn bạo của nhà nước đã bị truyền hình Tây Đức quay được.Xem những bức ảnh đó, người Đông Đức "có thể thấy rằng những lời dối trá của chính phủ về chúng tôi là không đúng sự thật - chúng tôi không giống như những tội phạm phản cách mạng", bà Hattenhauer nói. Nhà bất đồng chính kiến Uwe Schwabe nói với BBC rằng "mọi người đã quá chán ngán với CHDC Đức, liên tục sống với những lời dối trá và tuyên truyền". "Thực tế là Leipzig đã ở trong tình trạng ô nhiễm khủng khiếp, không khí khủng khiếp, nó bốc mùi." Ông Schwabe đã từ lâu vận động việc làm sạch môi trường của CHDC Đức. Vấn đề ô nhiễm chính của Leipzig là các mỏ than nâu (than non) gần đó. Bức tường Berlin năm 1986: Cộng sản Đông Đức coi những người trốn sang phương Tây là tội phạm Tại sao 9/10 là một bước ngoặt? Đến tháng 10/1989, có nhiều nhóm đối lập đa dạng và, theo nhà cựu bất đồng chính kiến Kathrin Mahler Walther, Mục sư Wonneberger là điều phối viên chủ chốt. "Nhiều người quyết định họ không thể là nhà báo hoặc luật sư tự do [trong CHDC Đức], vì vậy họ đã nghiên cứu thần học để thoát khỏi nhà nước, và có những người chỉ trích chính quyền trong số họ," ông Schwabe nói. Tuy nhiên, các linh mục đấu tranh là một thiểu số nhỏ trong Nhà thờ Tin lành của Leipzig - chỉ sáu trong số 50 linh mục, ông Schwabe nói. Và Giáo hội Công giáo xa lánh các nhà hoạt động này. Sự sụp đổ của Đông Đức năm 1989 Tháng 8-9: Hàng ngàn người Đông Đức chạy trốn sang Tây Đức qua biên giới Hungary với Áo; những người khác chạy trốn qua Tiệp Khắc Ngày 9/10: Đám đông chưa từng thấy gồm 70.000 người biểu tình đòi tự do ở trung tâm thành phố Leipzig 18 tháng 10: Nhà lãnh đạo Cộng sản Erich Honecker ra đi, được thay thế bởi Egon Krenz 7 tháng 11: Chính phủ và Bộ Chính trị từ chức 9 tháng 11: Bức tường Berlin sụp đổ Ngày 3/10/1990: Thống nhất nước Đức Mục sư Wonneberger, bà Walther và các nhà đấu tranh khác đã tạo ra một mạng lưới ở Leipzig, nhờ đó cuộc biểu tình ngày 9/10 tạo tác động rất lớn. Sự công khai đã được tạo ra bởi các cuộc biểu tình đều đều hôm thứ Hai "làm cho thời gian chín muồi", bà Walther nói. "Mọi người nhận ra: 'Wow, một cái gì đó thực sự đang thay đổi đây.'" Nhưng nhiều người biểu tình sợ rằng cảnh sát sẽ nổ súng, vì cuộc đàn áp của cộng sản Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn vẫn còn là một ký ức tươi mới. Một thành viên cao cấp của Bộ Chính trị GDR, Egon Krenz, đã ca ngợi cuộc đàn áp đó. Cựu lãnh đạo Đông Đức: "Đó là đêm tồi tệ nhất đời tôi" Vì vậy, đám đông ở Leipzig cũng hô vang "Không bạo lực!" và các nhà đấu tranh kêu gọi người biểu tình đồng ý tránh không cho cảnh sát bất kỳ cái cớ nào để nổ súng. "Có những người ở mọi lứa tuổi trên đường phố, mặc dù rất nhiều người già đã cố gắng ngăn chặn con cái họ tham dự biểu tình", ông Schwabe nói. Sau đó người ta được biết chính quyền đã ra lệnh cho các bệnh viện ở Leipzig chuẩn bị thêm giường và máu. Tối hôm đó, bà Walther gọi điện cho Mục sư Wonneberger từ một nơi ẩn náu trong Nhà thờ Cải cách Tin lành của thành phố và báo cáo với ông về tình hình cuộc biểu tình. Mục sư Wonneberger đang ở trong một nhà thờ khác, cũng nhận được cuộc gọi từ các nhà đấu tranh khác. Sau đó, ông đã thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại trên truyền hình Tây Đức. "Qua truyền hình Tây Đức, chúng tôi có thể nói chuyện với người dân GDR", bà Walther giải thích. Nhà cựu bất đồng chính kiến Kathrin Mahler Walther được trao tặng Bằng khen Liên bang Đức trong tháng này Hai nhà hoạt động nữa - Aram Radomski và Siegbert Schefke - đã có một máy quay TV, nhưng cần một nơi an toàn để quay phim cuộc biểu tình. Bà Walther móc nối họ với mục sư, người cho phép họ trèo lên tòa tháp của Nhà thờ Cải cách. "Tôi không dám quay phim ở trên đường phố", ông Schefke, một nhà bất đồng chính kiến ở Đông Berlin năm 1989, nói với BBC. "Sau đó, tôi đã gặp phóng viên Spiegel [Tây Đức], Ulrich Schwarz, trong một khách sạn và đưa cho anh ta những khúc phim tôi đã quay, và ông ấy mang về Tây Đức ngay tối hôm đó." "I am 60 years old now. I was living behind barbed wire, but now I've spent longer in freedom than without it. I was walled in for 30 years," Mr Schefke said. Cuộc nổi dậy ôn hòa của 70.000 người được phát hình trên TV Tây Đức vào ngày hôm sau. Phong trào phản kháng lúc đó không còn có thể ngăn chặn được: một tuần sau đó, hơn 100.000 người tập trung tại trung tâm thành phố Leipzig và các cuộc biểu tình sớm lan rộng khắp Đông Đức. ''Bây giờ tôi đã 60 tuổi. Tôi từng bị sống sau hàng rào dây thép gai, nhưng giờ tôi đã sống trong tự do lâu hơn so thời gian không có nó. Tôi đã bị giam 30 năm". Ông Schefke nói. "
Trong khi chính phủ Việt Nam vẫn chưa ra chỉ thị cấm buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã thì các mặt hàng này vẫn được bán nhộn nhịp trên mạng.
Động vật hoang dã: Chợ trên mạng 'âm thầm' nhưng 'nhộn nhịp'
Một nhà hàng bán thịt thú rừng gần Chùa Hương, Hà Tây, Việt Nam, năm 2008 Dạo một vòng quanh các trang mạng để tìm cao hổ cốt, có thể thấy loại đông dược này không hiếm trên thị trường Việt Nam. Chợ cao hổ cốt 'âm thầm nhưng nhộn nhịp' BBC News Tiếng Việt thử gọi đến số điện thoại đăng trên website thaoduochoabinh, người bán tên Minh (tên nhân vật đã được thay đổi) cho biết hiện nhà còn hai lạng do được biếu, và ra giá 22 triệu/lạng. "Hiện không có để mua đâu. Phải gần Tết, khi người ta đi mua để biếu nhiều, thì mới có," người này nói. "Đó là do khi đó nhu cầu tăng lên nên người ta mới nấu cao hổ nhiều hơn," vị này giải thích. Người bán cũng cho hay đây là cao hổ rừng xịn từ Lào, với 80% xương hổ và 20% xương ngựa, sơn dương... Trên webiste, người này cũng quảng cáo chi tiết các công dụng như thần dược của cao hổ cốt, cách nấu cao 'xịn', cách phân biệt với hàng giả, và cách dùng. Trên một wesite khác có tên caythuoc.org, một 'chợ' bán cao hổ cốt dường như đang rất tấp nập tại đây. Sau câu hỏi của một người về việc mua cao hổ cốt ở đâu uy tín, chất lượng, đã có hơn 30 hồi đáp. Đa phần các trả lời đều cho hay có cao hổ cốt, nhưng chỉ có 1 - 2 lạng 'được biếu', 'nhà dùng không hết'. Virus corona: Bao giờ VN cấm hẳn tiêu thụ động vật hoang dã? 'Bán đảo Sơn Trà là miếng mồi ngon' Nhân viên thương vụ VN ‘mua vây cá mập cho gia đình’ 'VN cần trình giấy phép mua vây cá mập Chile' Tuy nhiên cũng có người nói nhà tự nấu. Ngoài ra còn có người quảng cáo được 'trả nợ' bằng cao hổ Nam Phi nên muốn bán. BBC gọi điện đến một số điện thoại trong danh sách này, người bán ra giá 30 triệu đồng/lạng. Hổ đông lạnh bị tịch thu ở Nghệ An năm 2017 Ông Minh, người bán 'hai lạng cao hổ' ở Hòa Bình, nói rằng do được cho mới có để bán, còn nếu không cao hổ xịn không đến lượt người mua lẻ mua, mà chỉ các đại gia thân quen mới mua được. Vào các website khác như thuocdantoc.org, tudomuaban.com và nhiều website mua bán khác đều có thể tìm thấy cao hổ cốt. Tuy không đăng tải, quảng cáo rầm rộ, nhưng các dòng quảng cáo mặt hàng này vẫn diễn ra âm thầm dưới dạng các bình luận dưới các bài viết về cao hổ, thuốc dân tộc, kèm theo số điện thoại liên hệ. Với giá rao bán trên dưới 30 triệu đồng một lạng, những người bán dường như đang ngầm quảng cáo đây là cao hổ hoang dã. Vậy còn cao hổ nuôi? Bởi lẽ cao nấu từ xương hổ nuôi giá rẻ hơn nhiều. BBC gọi đến một số điện thoại trên một website quảng cáo hàng hóa Thái Lan để hỏi về cao hổ cốt thì được cho hay đây là cao hổ nuôi tại Thái Lan. Hiện sản phẩm này đang được bán tại một chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Sau đó, một người Thái gốc Việt từ Pattaya cho BBC hay đây là hổ nuôi trong trang trại của Hoàng gia Thái Lan. Thân phận gấu tại Việt Nam VN: Dùng mạng xã hội buôn bán động vật hoang dã Cáp treo vào hang Én đe dọa Sơn Đoòng? Giá bán sản phẩm cao hổ nuôi chỉ vào khoảng 3 triệu đồng cho một cục cao 3 lạng, và 5,8 triệu đồng cho một cục cao 6 lạng. Đến nay Việt Nam mới chỉ cho nuôi hổ thí điểm với mục đích bảo tồn tại một cơ sở ở Bình Dương. Nhưng chính cơ sở này đã bị các tổ chức bảo tồn tố giác tới cơ quan chức năng, kiến nghị thu hồi giấy phép nuôi hổ, do chủ cơ sở này đã buôn bán hổ trái phép. Sau khi buôn bán trót lọt bốn hổ chết, chủ cơ sở đã bị bắt khi đang bán con hổ thứ năm. Đây đều là những hổ quý hiếm từ tự nhiên chứ không do sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Các chuyên gia bảo tồn quốc tế nhận định rằng việc nuôi nhốt hổ với mục đích thương mại tại châu Á hiện đang đe doạ tương lai sống còn của những cá thể hổ còn lại ngoài tự nhiên. Việt Nam cũng chưa hề có văn bản pháp luật nào cho phép nuôi nhốt hổ sinh sản vì mục đích thương mại hay bất cứ mục đích gì khác. Có cấm tiêu thụ ĐVHD triệt để tại VN được không? Việt Nam được biết đến đến là nơi tiêu thụ và trung chuyển trái phép các sản phẩm động vật hoang dã. Ảnh chụp một nhà hàng bán thịt thú rừng gần Chùa Hương, Hà Tây, năm 2008. "Các tổ chức bảo tồn tại Việt Nam như chúng tôi rất kỳ vọng là lệnh cấm sắp tới của thủ tướng sẽ thật sự triệt để," bà Hoàng Minh Hồng, Giám đốc Tổ chức CHANGE, nói với BBC News Tiếng Việt về Chỉ thị nghiêm cấm việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã mà thủ tướng đang giao bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn soạn thảo. Mục đích của chỉ thị này là nhằm chặn đứng sự lây lan của Covid-19 từ động vật, do có giả thuyết rằng các chợ ĐVHD ở Trung Quốc là nguồn gốc gây bệnh này và lây sang người. Trước câu hỏi Việt Nam có thể rút kinh nghiệm gì từ Trung Quốc, khi lệnh cấm tiêu thụ ĐVHD mà chính phủ nước này mới đưa ra, nhưng được cho là không hiệu quả, vì chỉ cấm ăn thịt, nhưng không cấm trong các lĩnh vực khác như làm đẹp, trang trí, làm thuốc..., bà Hồng nói: "Ngay từ ban đầu, khi dịch Covid-19 lan rộng, chính các tổ chức này để viết thư ngỏ gửi Thủ tướng để kêu gọi đưa ra lệnh cấm." "Các tổ chức CHANGE, PanNature, HSI và một số tổ chức phi chính phủ khác đã đóng góp nhiều ý kiến đề xuất cho bản dự thảo chỉ thị, như cấm hoàn toàn các chợ, nhà hàng bán ĐVHD; cấm cán bộ nhà nước ăn thịt rừng, xây nhà bằng gỗ quý; đề xuất luật phải xử phạt cả người sử dụng, sở hữu các sản phẩm từ ĐVHD, chứ không phải chỉ những người buôn bán vận chuyển.'' "Nghiêm cấm quảng cáo bán ĐVHD và các nội dung cổ súy việc bắt bẫy và tiêu thụ ĐVHD trên mạng; siết chặt quản lý các trang trại gây nuôi; quy trách nhiệm cho UBND các địa phương có diễn ra vi phạm; đề xuất tiêu huỷ ĐVHD bị thu giữ thay vì bán đấu giá; hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật, v.v.." Về lỗ hổng thực thi luật pháp tại Việt Nam, bà Hồng thừa nhận đây vẫn luôn là "nỗi đau khổ" của một người làm trong lĩnh vực môi trường như bà. "Tôi có cảm giác như chính phủ, và cả người dân, vẫn coi việc bảo vệ ĐVHD không phải là vấn đề cấp bách, không phải chuyện sống còn. Do đó, việc thực thi pháp luật không được quan tâm và đầu tư đúng mức." "Việt Nam mình cũng có đủ các luật. Bộ luật Hình sự sửa đổi đã tăng nặng các mức phạt về ĐVHD. Luật Bảo vệ Rừng của Việt Nam cũng có nhiều điều khoản cụ thể để bảo vệ các loài hoang dã, nhưng nếu cơ quan thực thi không nghiêm, thì chẳng ai thực hiện." Bà Hồng lấy ví dụ, người dân gọi điện tới đường dây nóng để thông báo trường hợp vi phạm, thì cơ quan chuyên trách lại nói không đủ xe chuyên dụng, không đủ cán bộ để đi, không đủ ngân sách để bắt giữ. Lâu dần người dân cũng không muốn tố giác vi phạm nữa. "Hoặc, các nhà hàng vẫn công khai bán thịt thú rừng, nhưng ai cũng tặc lưỡi bảo ôi giời chính cán bộ đi ăn chứ ai, hoặc là toàn các đai gia đầy mối quan hệ, hy vọng gì!" "Nếu bây giờ trong lĩnh vực buôn bán tiêu thụ ĐVHD mà có một thứ như Nghị định 100 xử lý hành vi uống rượu bia khi lái xe, có lực lượng cảnh sát đi bắt tận nơi, phạt thật nặng cả chủ hàng lẫn người ăn, không nể nang né tránh gì …. thì chắc chắn tình trạng sẽ khá hơn nhiều!" bà Hồng nhận định. Theo bà Hồng, để cải thiện điều này, cần có sự quyết tâm của cả thệ thống chính trị để hỗ trợ nhiều hơn cho cơ quan thực thi pháp luật và thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức. "Chỉ khi chính người tiêu thụ và những người xung quanh họ nhận thức được mình cũng cần tham gia hành động, thì luật mới có hiệu quả. Nếu không, lệnh cấm hay luật cũng chỉ trên giấy tờ." "Tôi tin Covid-19 là cơ hội hiếm có để làm cho cả chính phủ và dân Việt Nam thật sự đồng lòng trong việc dừng tiêu thụ ĐVHD," bà Minh Hồng nói với BBC. VN cần tập trung vào hoạt động bất hợp pháp trên mạng Nghiên cứu của tổ chức quốc tế TRAFFIC chỉ ra rằng nỗ lực ngăn chặn tệ nạn này tại Việt Nam nên tập trung vào các trang web có tiên miền .com và mạng xã hội, thay vì trên các website .vn như trước đây. Báo cáo có tên "Việt Nam online: Đánh giá nhanh tình hình buôn bán trực tuyến động vật hoang dã tại Việt Nam năm 2017," đề xuất chính phủ Việt Nam cần có những điều chỉnh để đảm bảo thực thi pháp luật hiệu quả trên các kênh trực tuyến, chẳng hạn nên xây dựng một nhóm chuyên ngành giám sát buôn bán trực tuyến động vật hoang dã. Thương mại điện tử tại Việt Nam được quy định bởi pháp luật. Người vi phạm bị xử lý tương đương như vi phạm pháp luật trong kinh doanh thông thường. Tuy nhiên thu thập bằng chứng và truy tố tội phạm trực tuyến có thể khó khăn hơn, theo tổ chức TRAFFIC.
Những ngày qua tôi đã gặp nhiều em sinh viên, học sinh báo tin vui, buồn sau khi nhận thư từ các đại học.
Chọn đại học ở California
Khuôn viên trường Đại học California Los Angeles (UCLA) Buồn vì không được vào trường mong muốn nhất, vui vì cũng có vài trường khác nhận. Lúc này những học sinh giỏi sắp tốt nghiệp phổ thông thường có thư từ vài đại học báo nhận và các em có một tháng để quyết định chọn trường nào cho niên học tới. Những sinh viên cao đẳng chuyển lên đại học bốn năm cũng thế, nếu được nhận sẽ phải chọn trường để hoàn tất chương trình cử nhân. Thường những đại học gửi thư nhận số sinh viên nhiều hơn con số mà các em sẽ thực sự ghi danh theo học, vì những học sinh giỏi được nhiều trường nhận và chỉ chọn ghi danh học một trường. Mỹ: đấu súng ở California, 'ba con tin' chết Rút dự luật 'đảng viên cộng sản được làm công chức California' Người Việt ở Mỹ: Nếu bị trục xuất, Việt Nam có nhận? Nữ bác sỹ gốc Việt 'thách thức dân biểu Cộng hòa' Đối với học sinh của tiểu bang California, đa số sẽ vào đại học công lập. Nếu giỏi thì xin vào một trong 10 trường U.C. (University of California), khá thì xin học một trong 23 trường C.S.U. (California State University), ngoài ra cũng có gần hai trăm đại học tư với một số trường danh tiếng như Stanford, University of Southern California, Cal Tech, Loyola, Pepperdine, University of Santa Clara v.v… Nếu không vào đại học bốn năm thì còn hệ thống đại học cộng đồng (California Community College) với 114 trường để học nghề, học lấy bằng cao đẳng hay học hai năm theo đúng qui trình thì cũng có cơ hội chuyển lên trường U.C. hay trường C.S.U. để hoàn tất học trình cho bằng cử nhân. Tiến trình chuẩn bị vào đại học của học sinh kéo dài vài năm, từ ngày vào lớp 9 đã phải chú ý đến việc chọn đúng lớp trong nhóm lớp theo đề mục từ A tới G gồm ngữ văn, toán, khoa học, lịch sử, ngoại ngữ hợp với sở thích ngành nghề tương lai, dù là khoa học tự nhiên, nhân văn hay nghệ thuật. Khi nộp đơn vào đại học, trường tính điểm các lớp đã học trong năm lớp 10 và 11, vì hạn chót nộp đơn là ngày 30/11, khi đó chưa có điểm cho lớp 12. Đến tháng Hai năm sau nhà trường nhận được điểm cho học kỳ 1 của năm lớp 12 cùng với điểm thi SAT hay ACT, khi đó học sinh cũng đã phải thi qua một đôi lần và chọn điểm cao nhất gửi cho trường. Các kỳ thi đó không có đậu rớt mà chỉ cho biết thí sinh đi thi được bao nhiêu điểm, SAT cao nhất là 1600, ACT là 36. Để được vào các trường U.C. có tiếng, là U.C. Berkeley, U.C. Los Angeles hay U.C. San Diego, học sinh thường phải có điểm thi và điểm học bạ GPA thật cao và đã học các lớp có trong giáo trình từ A đến G và những lớp AP (Advance Placement). Trung tâm sinh viên của trường Đại học Bang California San Francisco (SFSU) Nhiều trường danh tiếng khi chọn sinh viên nhìn vào tổng thể, nghĩa là không hoàn toàn căn cứ vào GPA hay điểm thi mà còn xem đến các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt cộng đồng hay hoàn cảnh gia đình, môi trường sinh sống, ước mơ tương lai đóng góp gì cho xã hội, trải nghiệm cuộc đời là những điều được phản ánh trong bài luận văn các em viết về nhân thân khi xin nhập học. Thí dụ ở khu vực nhà giàu, điểm API (Academic Performance Index) của trường thường rất cao và học sinh học giỏi nói chung, thi SAT hay ACT đều đạt điểm khá. Như thế có thể một học sinh giỏi ở đây sẽ khó được nhận vào đại học danh tiếng, vì đã có nhiều học sinh cùng đã được nhận rồi. Trái lại một trường trong khu nhà nghèo với API thấp, điểm thi của học sinh thường không quá cao và ít có học sinh từ trường được nhận vào đại học danh tiếng, thì có thể với điểm thấp hơn học sinh khu vực nhà giầu, một học sinh ở khu nghèo vẫn được nhận. Nếu chỉ căn cứ vào điểm thi và điểm học bạ GPA thì học sinh trong khu xóm nghèo, trường không tốt sẽ ít có cơ hội được vào đại học danh tiếng. Theo số liệu của Đại học UCLA, trong niên học 2017 có 63,523 học sinh cư dân tiểu bang xin học, được nhận là 9,288 tức 15%. Một nửa số học sinh trong khoảng giữa được trường nhận có điểm GPA từ 4.13 đến 4.31, điểm ACT từ 30 đến 34 hay SAT từ 1280 đến 1500. Như thế có nghĩa là 25% sinh viên được nhận có điểm GPA dưới 4.13, ACT dưới 30 hay SAT dưới 1280. Đại diện Hội học sinh Việt Nam tại một trường đại học ở California Cùng năm, Đại học Berkeley có số đơn xin học từ cư dân tiểu bang là 49.280 với 9.715 được nhận, tức 19.7%. Sinh viên được nhận vào năm thứ nhất, 50% trong khoảng giữa có GPA từ 4.15 đến 4.30, ACT từ 30 đến 34 hay SAT từ 1290 đến 1480. Đó là chỉ số điểm từ hai trường hàng đầu của hệ thống U.C., các trường khác như U.C. Irvine, Davis, Riverside, Santa Cruz, Merced có số điểm nhận thấp hơn. Mạng admission.universityofcalifornia.edu có đầy đủ số liệu về điểm của học sinh được nhận vào các đại học U.C. Các trường danh tiếng như U.C. Berkeley, UCLA có số đơn xin nhập học ngày một tăng. Cho niên học 2018, số đơn xin vào năm thứ nhất Đại học Berkeley nhận được là 108 nghìn. Vấn đề chọn trường là một quyết định quan trọng của học sinh, sinh viên vì không hẳn phải là trường một trường thật danh tiếng, mà tùy theo ngành học. Trên blog.prepscholar.com có ghi điểm SAT hay ACT của một số nhân vật nổi tiếng. Steve Jobs, ACT 32/36; Barack Obama 30, Lyndon Johnson 26, Marilyn Monroe 21, Bill Gates SAT 1590/1600, Al Gore 1355, John Kerry 1190, George W. Bush (con) 1206, Bill Clinton 1032, Amy Tan 1100s, Kobe Bryant 1080, Bill O'Reilley 1585. Theo hiểu biết của tôi, học sinh nào học các lớp đúng qui trình A tới G để chuẩn bị vào đại học và có GPA 3.7 trở lên, điểm SAT chừng 1200 hay ACT khoảng 25 thì có nhiều hy vọng được một trong 10 trường U.C. nhận. Để được nhận vào một trong 23 trường CSU thì cần GPA khoảng 3.3 và điểm SAT khoảng 1000, ACT khoảng 20. Hệ thống U.C. nhận học sinh trong số 9% giỏi nhất lớp, nhưng đến nay không đủ cơ sở để tiếp nhận tất cả những học sinh hội đủ điều kiện nên năm ngoái có khoảng 10 nghìn đủ tiêu chí nhưng không được vào học. Với trường tiên khởi là Đại học Berkeley, viện đại học U.C. được thành lập vừa đúng 150 năm và hiện có 238 nghìn sinh viên theo học tại 10 trường. Là hệ thống đại học hàng đầu nên không chỉ sinh viên California mà nhiều vạn sinh viên trên toàn nước Mỹ và thế giới cũng muốn được vào học các trường như Berkeley, UCLA, U.C. San Diego, Irvine, Davis. Khuôn viên trường Đại học California Berkeley Dù học phí sinh viên ngoài tiểu bang hay hay nước ngoài phải đóng nhiều gấp ba, khoảng 42 nghìn đôla một năm, Đại học Berkeley vẫn có con số kỷ lục đơn xin nhập học từ các tiểu bang khác và trên thế giới. Năm ngoái có 20,326 đơn nhập học ngoài tiểu bang và nhận cho học 4,490 (22.1%). Sinh viên nước ngoài có 1,362 em được nhận trong số 15,448 đơn xin, tức 8.8%. Tổng cộng năm 2017 trường đã nhận tất cả 85.054 hồ sơ xin học năm thứ nhất và gửi thư báo nhận cho 15.567 học sinh, cuối cùng có 6.382 em chọn ghi danh học ở đây. Số sinh viên gốc Việt hiện theo học tại Đại học Berkeley là 1.068, với 932 trong bậc cử nhân và 136 bậc cao học và tiến sĩ, trong tổng số 41.910 sinh viên của trường. Con số sinh viên gốc Việt không có thay đổi nhiều trong những năm qua. Hoa dại nở tưng bừng ở California Học phí ngày nay cũng là một quan tâm cho phụ huynh và sinh viên. Theo học U.C. trong bốn năm, nếu là cư dân California một năm tốn khoảng 35 nghìn đôla, trong đó học phí là 15 nghìn. Bốn năm tất cả 144 nghìn. Còn tốn hơn nữa vì sinh viên ngày nay khó hoàn tất chương trình cử nhân trong 4 năm. Học phí đại học tư như Stanford hay USC ít ra cũng 50 nghìn đôla, thêm tiền ăn ở nữa là khoảng 65 nghìn đôla cho một năm học. Nếu gia đình nghèo hẳn, với thu nhập của cha mẹ dưới 80 nghìn đôla một năm, đi học trường công được chính phủ trợ giúp tài chánh toàn phần cho bốn năm. Giầu hẳn thì cũng có tiền trả học phí và chi phí ăn ở cho con. Chỉ những gia đình với thu nhập của cha mẹ chừng 100 đến 150 nghìn đôla, cho con đi học là rất tốn kém mà không được trợ cấp gì từ chính phủ vì thế nhiều em thấy hệ thống U.C. không còn là chọn lựa hợp lý nữa, nên chọn C.S.U., hiện có 500 nghìn sinh viên theo học, với học phí hơn 10 nghìn đôla một năm. Một chọn lựa khác là học đại học cộng đồng, hiện có hơn 2 triệu sinh viên, trả 46 đôla cho mỗi tín chỉ, sau hai năm hay khi đủ 60 tín chỉ rồi chuyển trường cho đỡ tốn kém. Dù có khó khăn chọn lựa một đại học cho thích hợp với ngành nghề, hoàn cảnh và tình trạng tài chánh thì đầu tư vào việc học cũng sẽ đem lại những lợi ích lâu dài cho con em. Với 40 triệu dân và nếu đứng một mình California có nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới nên vùng đất này có nhiều việc làm với lương cao cho những người tốt nghiệp đại học. Tác giả dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.
Theo nhà sản xuất phim André Menras, "Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong" là "tiếng nói của những người bất đồng chính kiến và cả những dân thường cùng cực vô danh".
Vang tiếng Thủ Thiêm, Đồng Tâm trong phim 'VN: Tiếng gào thét từ bên trong'
Một cảnh trong phim tài liệu của André Menras Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, ông André Menras, tên tiếng Việt là Hồ Cương Quyết, cho hay khi làm cuốn phim 'Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong', ông đã "bị an ninh theo dõi, nghe lén điện thoại", thậm chí bị dọa sẽ 'lãnh hậu quả' nếu "làm hại đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam". Sách nhiễu sau vụ Đồng Tâm: 'Chúng tôi chuẩn bị tâm lý và không sợ' USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng: Mỹ gửi tín hiệu gì cho VN và TQ? Dân Campuchia 'xưa không ưa người Việt nay lo ngại TQ' Chỉ sau ba tuần công bố, phim đã thu hút gần 70.000 lượt xem trên Youtube. "Cuốn phim này, muốn trao lời cho những con người đang khó sống," ông André Menras nói trong khởi đầu phim. 'Những người khó sống' Ông André Menras trò truyện với một ngư dân từng bị tàu Trung Quốc bắn Xuất hiện trong cuốn phim dài 140 phút, phần "Quá khứ bị tịch thu", cố dịch giả Phạm Toàn nói: "Thế hệ của chúng tôi rất hào hiệp với cách mạng, bởi cách mạng rất hào hiệp với chúng tôi. Có cách mạng chúng tôi mới có tự do. Nhưng chúng tôi không ngờ đã có một sự lật ngược..." Tâm sự của ông Phạm Toàn cũng là tâm sự chung của hàng loạt 'người khó sống' khác mà ông André phỏng vấn trong phim, như nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, dịch giả Phạm Toàn, giáo sư Chu Hảo, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, nhà sử học Trần Đức Anh Sơn, giáo sư Tương Lai... Trong một đoạn phim, ông Kha Lương Ngãi, nguyên phóng viên Đài phát thanh Giải Phóng, nói hồi đó ông vào ĐCSVN từ những năm thanh xuân của tuổi 20, thấy mình "đi đúng hướng, thấy cuộc chiến đấu lãng mạn, thi vị", chỉ để xin ra khỏi đảng năm 2004. Người Việt ở Biển Hồ Campuchia lên bờ rồi đi đâu? Thầy giáo Việt 'dạy đủ thứ' ở Campuchia Tôi "nhận ra thể chế này dưới sự lãnh đạo của ĐSC là độc tài toàn trị, không còn phù hợp nữa," ông Ngãi nói với ông André. Trước tin theo đảng vì lý tưởng, nay bị 'vỡ mộng' là tiếng nói chung của những nhân sỹ chí thức tên tuổi này. Đồng Tâm, Thủ Thiêm, Formosa... vào phim Ông André Menras gặp cụ Lê Đình Kình tại Đồng Tâm cuối năm 2019 sau một hành trình 'du kích' để trốn sự theo dõi của an ninh Việt Nam Các cá nhân và các vụ việc thời sự gây xôn xao dự luận vừa qua tại Việt Nam đều có cơ hội xuất hiện trong phim tài liệu mới của André. Ông André đã có dịp gặp và phỏng vấn cụ Lê Đình Kình và dân làng tại Đồng Tâm. Cuộc phỏng vấn được thực hiện chỉ ít lâu trước khi ông Kình bị giết chết trong cuộc đột kích của công an vào xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1. Trong đoạn phim, cụ Kình nói quyết tâm 'giữ đất dù phải hi sinh xương máu'. Phim cũng ghi lại tiếng nói của những người nông dân vô danh dường như chưa bao giờ được lắng nghe. Đó là những người đã gần đất xa trời, sống trong các túp lều rách nát ở Bình Dương do bị chính quyền tịch thu đất, nhà, như ông Nguyễn Văn Danh, bà Nguyễn Thị Rẽ, ông Nguyễn Ngọc Thạch. Những người dân mất đất ở Vườn Rau Lộc Hưng trong phim của ông Andre Menras Họ từng có trong tay vài ngàn mét vuông đất ruộng vườn, nhưng bị tịch thu và đền bù với giá rẻ mạt "chỉ đủ ăn vài bữa là hết". Đến nỗi, ông Thạch phải ước "Nhà nước bắn chúng tôi chết đi vì lý do nhân đạo, đừng để chúng tôi phải chết dần chết mòn thế này". Đây cũng là tâm sự chung của người dân mất đất ở Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng (Sài Gòn), nhiều người trong số họ là người già, tàn tật, không chốn nương thân. Cuốn phim được quay lần đầu trong vòng hai tháng. Sau đó, ông André Menras trở về Pháp để dựng. Dựng xong, ông quay trở lại Việt Nam để chiếu lần đầu cho các nhân vật trong phim xem, góp ý. Tất cả đều đồng ý giữ nguyên những lời họ nói trong phim. Nhưng khi trở về Pháp, ông André Menras vẫn cảm thấy thiếu điều gì đó trong những "tiếng gào thét" ở Việt Nam. "Nên tôi quyết định đi Hà Tĩnh, Quảng Bình phỏng vấn Đức Cha Nguyễn Thái Hợp và một số người trong cuộc về tai họa Formosa. Trước khi tôi về Pháp, bạn Phạm Chí Dũng , nhân vật trong phim, bị công an bắt." "Trở vể Pháp vào đầu tháng 12/2019 tôi bắt đầu dựng đoạn phim về Formosa. Và tôi viết thư bằng tay gửi đến ông Đại sứ Việt Nam tại Pháp báo ông nên can thiệp, nên báo cáo cho cấp trên về tình trạng Đồng Tâm. Vài ngày sau, có tin chấn động: nhà cầm quyền đã tấn công làng và hành quyết cụ Lê Đình Kình một cách man rợ. Nên tôi đã thực hiện thêm một đoạn về Đồng Tâm để đưa vào phim, " ông André Menras kể lại. Ông André Menras cũng tới các vùng biển Quảng Ngãi, gặp gỡ, hỏi chuyện những ngư dân bị thuyền Trung Quốc tấn công khi ra khơi đánh cá, may thoát chết nhưng người đầy thương tích. 'Giọt nước tràn ly' Ông André Menras cho BBC hay ý tưởng làm cuốn phim này đến với ông sau một sự kiện xảy ra năm 2019. "Mỗi năm, tôi đều sang Việt Nam và ở lại vài tháng thăm bạn bè. Vì các gắn bó từ quá khứ và vì đã trở thành công dân chính thức của Việt Nam, tôi rất quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội tại đây. Tôi cố gắng hoàn thành trách nhiệm giúp Việt Nam đi tới một xã hội dân sư, phát triển lành mạnh, xóa đói nghèo, bảo vệ được chủ chủ quyền, giành nhân quyền, dân chủ." "Tôi đã thực hiện hai bộ phim tài liệu về Hoàng Sa để dư luận trong và ngoài nước có thể biết tình trạng vô cùng đau khổ và bất công của hàng vạn ngư dân Miền Trung phải đơn độc đối đầu với những cuộc tấn công tàn bạo của cáctàu Trung Quốc. Hai bộ phim được coi như tiếng phẫn nộ và yêu thương của tôi." "Tháng 2/2019 tôi sang Việt Nam với mục đích thực hiện bộ phim mới về Trường Sa, vùng biển đảo của Việt Nam mà ngư dân Việt Nam không được hành nghề an toàn do Trung Quốc gây sức ép. Đến mức họ phải đi phiêu lưu đánh cá trái phép tại những vùng biển thuộc chủ quyền của các nước khác." "Khi tôi tới Sài Gòn, tôi được mời tham dự họp mặt đầu năm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Nhưng sau khi vừa rời cuộc họp, nhà thơ Phan Đắc Lữ bị công an bắt." "Đó là một giọt nước tràn ly đã thúc đẩy tôi bỏ mục dích ban đầu và quyết định thay làm phim về Trường Sa làm phim về nhân quyền, tự do quan điểm và biểu đạt," ông André Menras nói. Bị đe dọa, theo dõi, chửi bới Ông André Menras Hồ Cương Quyết trong một lần đi biểu tình ở Việt Nam Phim tài liệu 'Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong' được quay cuối tháng 2/2019 và hoàn thành cuối tháng 2/2020. Khi quay và phỏng vấn, ông André Menras chỉ có một mình. Ông cho hay gặp ông không ít nguy hiểm khi làm phim. "Quay và phỏng vấn một phim "nhạy cảm" như vậy tại một xã hội hoàn toàn bị công an trị như Việt Nam hiện nay thì không an toàn đâu, cả cho người quay và cho người được phỏng vấn. Hãy tự hỏi xem: Tại sao chưa có một đạo diễn người Việt hay nước ngoài được quay phim như vậy dù họ chuyên nghiệp hơn tôi?," ông André nói với BBC. Ngoài bị an ninh theo dõi và nghe lén điện thoại, ông André cho biết ông còn đe dọa. Ông André Menras trong một lần đi biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam "Để gặp được lão nông Lê Đình Kình và các nông dân tại Đồng Tâm, tôi đã phải thực hiện một hành trình "du kích" để đến được nơi. Sau đó, tôi phải đi Đà Nẵng phỏng vấn ông Trần Đức Anh Sơn. Tại sân bay Nội Bài, khi đã check in rồi, loa biểu tôi đi quầy kiểm tra hành lý ..." "Tại đó có ba cháu an ninh mời "bác Quyết" nói chuyện một chút. Họ hỏi về Đồng Tâm và những việc khác thuộc chương trình của tôi. Họ rất lịch sự nhưng cuối cuộc "làm việc". Một cháu nói: "Bọn cháu có lệnh từ cấp trên. Bọn cháu rất kính trọng bác nhưng bác phải biết một điều: Nếu bác hại đến uy tín của Đảng, bác sẽ phải chịu hậu quả." Tôi trả lời: "Đã biết Chí Hòa rồi, sẵn sàng thăm Hỏa Lò." Tên ông Hồ Cương Quyết mới đây cũng được VTV1 đưa lên trong danh sách "những tên phản động" ủng hộ "những tên khủng bố" Đồng Tâm. "Trang Facebook và Messenger của tôi nhận vài lời chửi rủa, đe dọa giết tôi, chửi bố mẹ … Đó lực lượng "AK47", dư luận viên của chế độ. Tôi không ngạc nhiên vì đó là cách chế độ này trao đổi với dân: chửi "phản động", dùi cui, còng, tù." "Tôi sẽ không bao giờ cúi đầu. Tôi chỉ buồn là một số người bạn tôi phỏng vấn trong phim này đã không kịp xem phim. Dịch giả Phạm Toàn và lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh qua đời, không được xem phim. Nhà bất đồng chính kiến Phạm Chí Dũng bị bắt. Ông Lê Đình Kình bị giết..," ông André nói với BBC News Tiếng Việt. 'Mong dân Việt Nam vượt qua sợ hãi' Những người dân 'vô danh đau khổ' trong phim của André Menras Ông André Menras từng dạy tiếng Pháp ở Việt Nam thời trẻ và luôn coi VN là quê hương thứ hai Dù nhận thức được nguy hiểm, đặc biệt sau khi công bố phim "Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong", nhưng ông André cho hay ông vẫn sẽ trở lại Việt Nam với tư cách là công dân nước này, nơi ông đã "gắn bó hơn nửa thế kỷ cuộc đời" và có nhiều bạn bè mà ông yêu quý. "Tôi không làm gì sai hiến pháp, không có hành vi nào trái pháp luật. Tôi chỉ chống lại luật rừng của ĐCSVN, chống lại nạn cướp đất, cướp tài sản, cướp tiếng nói của dân thường, chống việc bán chủ quyền. Vì tôi là con người chứ không phải là con cừu ... Và tôi không chỉ có một mình!" Ông André cũng dự định đưa phim đi xa hơn, tới các lễ hội phim quốc tế về nhân quyền, để tiếng nói của người dân Việt Nam được biết đến nhiều hơn. "Những trải nghiệm thực tế của tôi đã dạy tôi một điều: Nên khiêm tốn đối với lịch sử. Không thể đoán được ngày mai như thế nào. Năm 1970 khi tôi treo cờ "giải phóng" tại trung tâm Sài Sòn, làm sao tôi được biết tôi không bị bắn chết?" "Làm sao tôi được biết chỉ 5 năm sau các "anh chị em" Việt Nam sẽ không giết nhau tại chiến trường? Làm sao tôi biết sẽ có hàng triệu thuyền nhân? Làm sao tôi biết chế độ mới sẽ là một chế độ ngày càng độc tài phản dân phản quốc, phục tùng cho đảng cộng sản Trung Quốc? Tôi chỉ biết một điều là "quan nhất thời, dân vạn đại" . Và sớm hay muộn dân chủ sẽ thắng." "Nỗi sợ hãi là một điều tự nhiên khi thấy môt nhóm lãnh đạo dám công khai hành quyết một ông già tàn phế vô tội như cụ Kình. Tôi chỉ mong muốn một các khiêm tốn rằng những tiếng nói trong phim sẽ giúp dân Việt Nam, ngày càng nhiều, vượt qua sợ hãi, để tự giải phóng, tự quyết định cuộc đời của mình," ông André nói với BBC News Tiếng Việt. BBC News Tiếng Việt phỏng vấn một số người đã xem phim trong và ngoài Việt Nam, và dưới đây là nhận xét của họ. Luật sư Nguyễn Quốc Lân, Hoa Kỳ Đây là là tiếng nói của thành phần phản kháng rất đặc biệt. Họ là những người đã từng hy sinh và phục vụ cho lý tưởng hay bộ máy chính quyền cộng sản hiện nay. Tiếng nói của họ quan trọng hơn tiếng nói của nhiều thành phần phản kháng khác vì họ không bị gán cho những cáo buộc như thành phần phản động từ thời Chiến Tranh Việt Nam hay từ hải ngoại nên không hiểu biết về hoàn cảnh thực sự của đất nước. Những tiếng nói này rất ít thấy từ trong nước hay tại hải ngoại. Tôi đã từng nghe từ những người cảnh tỉnh khác, nhưng phần lớn họ là những người đã có tên tuổi hay nổi tiếng trước khi họ lên tiếng. Những nguời trong đoạn phim tài liệu này phần lớn là những người bình thường và chưa có vai trò quan trọng nào trong chính quyền trước đây. Những tiếng nói bình thường đó phản ảnh suy tư của những người dân thực sự ở trong nước hiện nay. Thực ra, tập phim này không mang lại tin tức gì mới về hoàn cảnh đất nước hiện nay. Nhưng cái mới là tập thể những nhân chứng là thành phần khác với những thành phần thông thường. Đó là cái hay của tập phim này. Đất nước Việt Nam vẫn đen tối, nhưng có cơ hội tiến đến tươi sáng hơn nếu chính quyền biết nhận thức ra và sớm nắm lấy cơ hội này. Mặc dầu xa quê hương lâu rồi hay không có quan hệ với những người này, tôi vẫn trân trọng tiếng nói của họ và đánh giá cao giá trị trung thực của tiếng nói của họ. Mặc dầu quan điểm của họ có giống như quan điểm của người Việt Nam tại hải ngoại, nhưng chưa chắc họ đã được chấp nhận tại hải ngoại vì họ đã có nhiều công trạng cho chính quyền cộng sản trước đây và hiện nay. Đây là một điều đáng tiếc vì sự nghi ngờ và chia rẽ khởi sự từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi rất cám ơn ông Andre Menras đã có sáng kiến thâu thập những tiếng nói phản kháng này trong tập phim tài liệu của ông. Nhà báo tự do Sương Quỳnh, Sài Gòn Cá nhân tôi rất thích tựa đề của phim: Những tiếng gào thét từ bên trong. Nó thể hiện sự dồn nén của những người đã từng một lòng tin đảng, nhưng sự thật đã làm họ phải nén chặt trong lòng cho đến khi phải thét lên trong phẫn nộ, đau đớn vì đổ vỡ niềm tin và đau đớn cho đất nước. Tất cả những người mà ông André Menras phỏng vấn hầu hết là những người tôi đã từng tiếp xúc và trao đổi với nhau về hiện trạng đất nước, nên những lời nói ra trong phim là từ tâm khảm của họ. Những điều họ nói là tiếng nói lương tri, nói hộ cho những người đang tranh đấu cho nền Dân Chủ nước nhà, những người đau đáu cho vận mệnh đất nước và dân tộc. Tôi gặp ông André Menras trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược năm 2012 ở Sài Gòn. Cũng tình cờ ông thuê nhà cạnh nhà tôi, sau những cuộc trò chuyện chúng tôi trở thành bạn. Ông còn là thành viên CLB Lê Hiếu Đằng nên những lần ông về Việt Nam chúng tôi vẫn gặp mặt. Đã có một phim phóng sự có tên "André Menras một con người Việt Nam". Tựa đề phim đã nói lên ông là một người yêu Việt Nam mãnh liệt. Ông có hai quốc tịch: Pháp và Việt Nam. Có lẽ tình yêu Việt Nam từ thời còn trai trẻ đã chảy trong huyết quản ông nên ông luôn đau đáu mong muốn Việt Nam phát triển, văn minh cùng nhân loại và dân chủ, tự cường. Dù trước năm 75 ông là người tham gia cùng với phong trào sinh viên chống chiến tranh và đòi thống nhất, dân chủ cho Viêt Nam, nhưng sau 75 dường như câu trả lời cho ông là sự thất vọng. Do đó nhiều cuộc biểu tình ở Việt Nam ông có mặt, xuống đường cùng các bạn bè đã từng đấu tranh, cùng ngồi tù Côn Đảo với ông trước năm 75 là Lê Hiếu Đằng, là Huỳnh Kim Báu, Huỳnh Tấn Mẫm... Ông tiếp tục lên tiếng phản đối bất công của nhà cầm quyền Việt Nam hiện giờ. Những người nông dân, những người vô danh được ông phỏng vấn chắc chắn họ chưa từng được nói tiếng nói của mình trên truyền thông Việt Nam, họ bị bịt miệng, bị doạ dẫm hay đàn áp và bắt bớ.
Ở 5 thành phố này cư dân có thể an tâm khi đi bộ về nhà ban đêm và không cần cất giấu máy tính xách tay. Nhưng họ cũng biết rằng an toàn không có nghĩa là buồn tẻ.
5 thành phố nào an toàn nhất thế giới?
Chúng tôi không khuyên để ví và laptop khi ngồi ở trong quán cà phê không người trông hộ nhưng cư dân ở những thành phố an toàn nhất thế giới có thể làm như vậy mà không lo gì. Đối với nhiều người, an toàn là cảm giác đang ở trong nhà mình. Do vậy để hiểu an toàn là như thế nào, chúng tôi có tìm hiểu cư dân sống ở một số thành phố an toàn nhất thế giới theo đánh giá của EIU, bộ phận nghiên cứu của tạo chí The Economist. Các yếu tố được xem xét là an toàn cá nhân, ổn định về hạ tầng, ổn định về y tế và an ninh mạng, v.v.. Người dân đưa ra nhận xét về những nơi tốt nhất để sống và làm việc, cái gì thực sự làm họ an tâm và vì sao an toàn không có nghĩa là buồn tẻ. Osaka Mùa anh đào nở ở Osaka (Ảnh: Buddhika Weerasinghe/Getty) Cùng với Tokyo (được nêu danh là an toàn nhất thế giới), Osaka là hiện thân của sự thư thái đầu óc mà cả nước đều biết. “Nhật Bản nói chung là đất nước vô cùng an toàn để sống và làm việc,” Daniel Lee nói, ông là người sáng lập tạp chí tiếng Anh Kansai Scene, ông tới từ Anh cách đây 17 năm. “Người dân đã quen để nguyên tư trang trên mặt bàn trong quán nước khi rời chỗ gọi đồ uống. Đó là điều không thể có ở bất cứ đâu.” Osaka là nơi kinh doanh sầm uất, nghĩa là người dân làm việc và đi về nhà muộn. “Ngay cả khi đã rất khuya người ta vẫn còn trên tàu và các ga ban đêm cũng đông như ban ngày.” Yoshie Yamamoto nói, bà tới từ Kyoto cách đây 25 năm và quản lý nhà hát Noh cổ nhất trong thành phố. “Hoàn toàn không có vấn đề nếu một phụ nữ một mình đi về đêm trên tàu điện ngầm.” Một nghi lễ trong mùa trồng lúa ở Osaka (Ảnh: Buddhika Weerasinghe/Getty) Văn hóa vì công việc cũng có thể làm cho nói chuyện thân thiện. “Osaka là thành phố của mua bán và người dân thích nói chuyện,” Lee nói. “Bạn có thể vào bất kỳ quán nước nhỏ nào và được cư xử như một người bạn lâu năm mới gặp lại. Có thể bạn không hiểu họ nói cái gì nhưng một cảm xúc tốt đẹp sẽ để lại trong bạn. Để có dịp hòa trộn với người dân, Yamamoto khuyên sống ở khu trung tâm như Ikuno hoặc Abeno, nơi đó vẫn còn các Nagaya (nhà ống cổ). “Ở đây thường khá rẻ vì người dân vẫn còn ở đó,” bà nói. “Nếu bạn kết thân với hàng xóm thì bạn sẽ thấy được tính cách Osaka thực thụ đầy trìu mến, ấm áp và thân thiện. Những người muốn tìm cách sống gần thiện nhiên hơn có thể đến vùng ngoại ô thành phố như Minoh và Kita-Senri bằng tàu điện (đi từ trung tâm) hoặc đến những thành phố lân cận như Kobe và Kyoto. Amsterdam Một người hát rong trên xe đạp ở Amsterdam (Ảnh: Mark Dadswell/Getty) Với dưới 2 triệu dân, Amsterdam là tương đối nhỏ so với các thành phố khác trong danh sách an toàn của EIU làm cho nó lợi hơn trong xếp hạng. Thành phố thủ đô này gây ấn tượng nhàn nhã không câu nệ làm cho người ta cảm thấy thoải mái. “Tôi cảm thấy an toàn vô cùng,” Toni Hinterstoisser nói, ông là tổng giám đốcAndaz Amsterdam Prinsengracht, ông từ New York đến cách đây 3 năm. “Lối suy nghĩ tự do của nhân dân làm họ thoải mái hơn trong việc hàng ngày. Không một ai là tất bật.” Ngay cả cảnh sát cũng vậy, Hinterstoisser nói, họ luôn hiện diện và lịch thiệp nhưng cũng làm đúng phép tắc. Bảo tàng Rijks của Amsterdam (Ảnh: Dean Mouhtaropoulos/Getty) Tất cả các vùng lân cận của Amsterdam đều an toàn và quận phía Nam như De Pijp và Oud-Zuid thì giàu có hơn. Về phía Đông và Bắc, những vùng như Noord được coi là tân tiến hơn. Hinterstoisser sống ở phía Tây mà ông thích vì chỉ cách trung tâm thành phố 2 Km và gần công viên Vondelpark lớn nhất thành phố. Cũng lưu ý bạn rằng dù sống ở đâu cũng đừng hy vọng có một nhà bằng phẳng. “Vì Amsterdam phần lớn được xây dựng trên nước nên nhà thường nghiêng chút ít. Để một quả bóng tennis đầu này của phòng là nó tự lăn đến đầu kia.” Sydney Tạo bong bóng ở bến cảng Circular ở Sydney (Ảnh: David Hancock/Getty) Mặc dù là thành phố lớn nhất của Úc, văn hóa ngoại thành làm cho cư dân cảm thấy an toàn. “Cộng đồng chúng tôi trông lo cho nhau,” Richard Graham nói, ông là gốc Sydney và chủ công ty du lịch My Detour. “Nếu thấy ai trông khả nghi là chúng tôi báo cho hàng xóm và thông tin lan truyền ngay để biết mà đề phòng.” Thành phố mới đây có kế hoạch chi 15 triệu USD/năm để cải thiện đường đi bộ và điểm vượt qua đường ô tô để khuyến khích đi bộ, và Victoria Moxey (người gốc Buenos Aires và người sáng lập hướng dẫn du lịch Urban Walkabout) tin rằng việc này sẽ giúp cho cuộc sống an toàn hơn. Lễ hội chạy ở Sydney trên cầu ở cảng (Ảnh: Greg Wood/Getty) “Ngoài phố toàn những người ngồi quán cà phê với bạn bè, dắt chó hoặc thăm thú thành phố,” bà nói. “Sydney là thành phố mà càng đi dạo phố người ta càng cảm thấy mình thuộc về cộng đồng.” Để tận dụng tối đa văn hoá đi bộ này, người nước ngoài thường thích sống ở vùng Potts Point, cách trung tâm thành phố 3 km về phía Đông , ở đó có các chung cư Art Deco và đầy dẫy quán giải khát gây ấn tượng như ở New York. Một vùng nữa được ưa chuộng là Surry Hills, cách trung tâm 3 km về phía đông nam là nơi có nhà hàng và quán cà phê tuyệt nhất. Đối với lối sống bãi biển thực sự Úc thì có khu nhà ở tại Waverley và nơi lướt ván Bronte cách trung tâm 8 km về phía Đông Nam, một điểm nữa là khu gần cảng giàu có ở Vịnh Rose, cách trung tâm 7 km về phía Đông. Singapore Vườn Singapore gần Vịnh (Ảnh: Roslan Rahman/Getty) Thành phố quốc gia Đông Nam Á này thực thi pháp luật rất nghiêm túc do vậy rất an toàn. Rinita Vanjre Ravi (người gốc Bangalore, là đồng sáng lập khu ăn-cùng-dân BonAppetour) nhận thấy một bộ công an được tài trợ đầy đủ có thể tạo một sự khác biệt lớn đến mức nào. “Ở Singapore công an được trả lương cao tạo điều kiện cho họ quan tâm đến an sinh người dân,” bà nói. Cảnh sát cũng đảm bảo cho luật pháp được thực thi. Vanjre Ravi thấy người dân Singapore thực sự thật thà. “Bạn có thể để túi xách trên bàn ở bất kỳ nhà hàng nào và đến quầy để đặt ăn và yên tâm nó vẫn còn ở đấy,” bà nói. “Người dân biết khả năng bị bắt và trừng phạt là rất cao.” Bán hàng hè phố ở Singapore (Ảnh: Chris McGrath/Getty) Một môi trường chính trị ổn định và một chính sách cấm giễu cợt tôn giáo và chủng tộc cũng góp phần cho không khí hài hòa của thành phố. Tuy nhiên sống ở vùng đông dân như vậy có những thách thức riêng. Nên tìm nơi ở gần nơi làm việc vì việc đi lại là cốt yếu. Vanjre Ravi giới thiệu Tiong Bahru là vùng trung tâm văn hoá hiện đại với các cửa hàng và nhà hàng cao cấp, mặc dù những người khá giả hơn có thể kiếm nhà ở khu chung cư Duxton Hill gần công viên Outram cách trung tâm 2 km về phía Tây, nơi đây đặc biệt có các tòa nhà thời thuộc địa được khôi phục và ẩm thực quốc tế. Stockholm Người đi xe đạp ở trung tâm Stockholm (Ảnh: Olivier Morin/Getty) Ở mãi tận cực Bắc cũng có những lợi thế riêng như ngày về mùa hè dài vô tận. Với ánh sáng tự nhiên vào mùa hè và ánh sáng điện sáng trưng vào mùa đông cho ta cảm giác Stockholm là nơi công cộng an toàn. “Với 2 đứa con trai nhỏ, an toàn ngày càng quan trọng đối với tôi, và Stockholm là rất thích thú đối với bọn trẻ,” Kat T nói, bà gốc ở London, là người viết trang mạng ‘Một Bà Mẹ Người Anh’ ở Stockholm. “Có nhiều sân chơi ở công viên xa đường giao thông và nhiều vùng cây xanh ngay ở trung tâm thành phố.” Một lễ hội chạy và bôi mầu lên người ở Stockholm (Ảnh: Jonathan Nackstrand/Getty) Mặc dù không có sự náo động không ngừng nghỉ như London, Kat thấy nhịp độ chậm hơn của Stockholm đôi khi có thể là điều tốt lành. Tuy nhỏ, thành phố này “năng động và phong phú” bà nói. Người Thụy Điển là những người sớm áp dụng những thứ mới, đặc biệt là công nghệ và thường xuyên lăng xê mốt mới. Phần lớn người dân sống trong các căn hộ gần Khu Trung tâm Thương mại nhưng những người muốn có giá trị cuộc sống cao hơn thì di dời 2 km về phía tây đến Kungsholmen, trong khi đó sự cảm xúc hiện đại (như các cửa hàng nhỏ nhắn và phòng tranh tân tiến) là ở khu Södermalm 3km về phía nam. Vùng ven biển mới đây có trùng tu lại với khu Hammarby Sjöstad được ưa chuộng nhất với các đại lộ cho người đi bộ và thiết kế tính đến sinh thái. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel
Hôm vừa rồi ở Hà Nội có một anh lái xe buýt phải trèo lên vỉa hè, húc đổ cây để dừng xe khi phanh hỏng đúng lúc gặp đèn đỏ.
Câu hỏi sau phiên xử nhà báo
Hôm nay phiên tòa ở Hà Nội đưa ra bản án 24 tháng cho hai nhà báo, một người tù giam, một người hưởng án treo. Nếu coi hai nhà báo như anh tài xế nọ, xe họ lái có lẽ phải có đến một tá phanh. Một bài viết thường qua nhiều khâu biên tập và phê duyệt mà trong đó thư ký tòa soạn và tổng biên tập là những cái phanh cuối cùng. Ở những tờ báo trực thuộc các bộ, thậm chí bộ trưởng cũng tham gia vào khâu duyệt bài. Vậy nên khi người ta chỉ điều tra và xét xử hai nhà báo câu hỏi đặt ra là liệu họ có phải chịu trách nhiệm toàn bộ như vậy hay không. Một trong những người quản lý báo chí cao cấp đã được cho là phát biểu ngay sau phiên tòa rằng lãnh đạo báo chí phải chịu trách nhiệm chứ không phải phóng viên. Ai đúng, ai sai? Khi hai phóng viên của Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị bắt, hai tổng biên tập Lê Hoàng và Nguyễn Công Khế đều nói họ 'bất ngờ' và không cho rằng hai phóng viên hay hai tòa báo làm điều gì sai. ''Chúng tôi không đồng tình khi cơ quan chức năng khởi tố bị can và bắt giam phóng viên như vậy,'' ông Lê Hoàng phát biểu hồi tháng Năm. Về phía Thanh Niên, ông Khế nói báo này còn giữ băng ghi âm bằng chứng người cung cấp thông tin cho ông Nguyễn Việt Chiến viết những bài đăng trên báo Thanh Niên về vụ PMU18. Nay tòa kết luận cả hai phóng viên đều có tội. Vậy tòa đúng hay lãnh đạo báo đúng? Số điện thoại di động của cả hai lãnh đạo báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ đều không liên hệ được sau phiên xử. Về phía lý lẽ của tòa, quan tòa nói rằng phóng viên đã viết những thông tin mà sau này các điều tra viên kết luận là không đúng. Tòa cũng nói phóng viên đã lấy nguồn từ cả những người không có tư cách phát ngôn của phía cảnh sát. 'Tù thay' Nhớ lại vụ một phóng viên của BBC đưa tin sai cách đây vài năm, cả chủ tịch và tổng giám đốc của tập đoàn đã từ chức sau khi một bản báo cáo kết luận rằng BBC đưa tin 'không có cơ sở'. Khi đó phóng viên Andrew Giligan nói chính phủ Anh biết chi tiết Iraq có thể triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt trong vòng 45 phút là sai nhưng vẫn đưa vào báo cáo cảnh báo của chính phủ. Tổng giám đốc BBC khi đó, Greg Dyke, nói ông không chấp nhận những kết luận của Lord Hutton, người phụ trách điều tra, nhưng vẫn nhận trách nhiệm và từ chức. BBC bị cáo buộc có lỗi nghiêm trọng trong hệ thống biên tập khi để phóng viên Andrew Giligan nói trực tiếp trên đài mà người chịu trách nhiệm về chương trình không được biết trước những gì anh sẽ nói. Về phía lãnh đạo của Thanh Niên và Tuổi Trẻ, họ tỏ ra kiên quyết bảo vệ phóng viên. Một nguồn tin từ Tuổi Trẻ nói lãnh đạo báo sẵn sàng chịu mọi điều cho phóng viên Nguyễn Văn Hải, kể cả vào nhà giam thay nếu họ làm được. Các nhà bình luận nói cả hai báo này đều né tránh những chủ đề nhạy cảm sau vụ hai phóng viên của họ bị bắt. Blogger có tiếng Huy Đức viết hồi giữa tháng Chín về Tuổi Trẻ: ''Trong nhiều số liền, các tin quan trọng gần như đã được tờ báo này dùng nguyên văn bản tin phát đi từ Thông Tấn xã. ''Trong khi đó, các phóng viên lại đeo bám ''Hoa Hậu'' rất chặt. Một nhà báo có tiếng khác về chống tham nhũng, Trần Đình Bá lo ngại cho cố gắng điểm mặt chỉ tên những người bòn rút tiền của người dân. Ông nói: ''Tôi rất buồn, buồn cho bị can và buồn nhất là cho công cuộc chống tham nhũng hiện nay.'' Cả hai tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ, cũng như các báo khác của Việt Nam gần đây viết khá thưa thớt về vụ một công ty của Nhật hối lộ quan chức giao thông thành phố Hồ Chí Minh tới hơn 800.000 đô la, vụ tham nhũng mới nhất bị phanh phui. Thang, Hà NộiPhán quyết của Toà hẳn cũng chẳng làm ai bất ngờ nhưng cách hành xử của chính quyền thì không thể chấp nhận được. Mọi chứng cứ buộc tội tại Toà đều rất yếu và thiếu thuyết phục nhưng án vẫn tuyên và người vẫn ở tù. Hậu phiên toà, Nhà nước được thể hiện cái uy của minh thông qua việc bịt mồm bịt miệng Công luận. Vụ PCI, vụ Nước Mỹ bắt các đối tượng hối lộ quan chức VN đến nay có ai dám đả động đến nữa. Nhà nước bảo bệ được các công bộc của mình. Ngươi dân mất lòng tin vào chế độ. Tự do dân chủ bị bóp nghẹt các quan thì nhởn nhơ. Dân chúng tôi cần tự do! PinochioNguyễn Hùng muốn hỏi Ai đúng, Ai sai ư? Câu trả lời sẽ có thể khó khăn khi ở nước khác, nhưng trong nước VN thì tôi tìm thấy câu trả lời khá đơn giản. Đảng CSVN luôn luôn đúng nên suy ra hai phóng viên này sai là chắc chắn 100%. Thôi thì viết mấy chuyện ăn cướp, hiếp dâm hay Hoa Hậu chưa có bằng tốt nghiệp phổ thông ..v.v. chắc ăn hơn. Còn chuyện chống tham nhũng hay các vụ bê bối trong kinh tế của các cơ quan Nhà Nước thì để dành cho cơ quan chính thức của Đảng thông báo cho dân, nhân dân VN cứ yên tâm vì Đảng và Nhà nước đã tuyên bố triệt để chống tham nhũng. Đảng và Nhà Nước (theo lời các nhân viên cao cấp phát biểu) thì chưa thấy tham nhũng nào nghiêm trọng trong các cơ quan ban ngành của mình, tất cả chi bộ Đảng đều trong sạch và vững mạnh vì vậy tại sao chúng ta phải lo sợ tham nhũng một cách vô căn cứ như vậy?! Còn các bạn nói hai phóng viên đưa tin sai sự thật nên phải ở tù cho xứng đáng. Vậy xin hỏi quan chức cao cấp của Nhà Nước ra tuyên bố sai sự thật thì sao? Tuyên bố không đổi tiền thì lại đổi tiền, tuyên bố không tăng giá xăng đến cuối năm thì lại tăng! Vậy sao không ai hỏi luật pháp ở đâu? Công bằng ở đâu? Và xin hỏi khi Tòa Án kết án oan sai, sao không có ai bị bỏ tù hết vậy? Thông tin sai để mưu cầu lợi ích cá nhân là phải bị trừng phạt; còn thông tin sai do nguồn cung cấp thông tin của Chính Phủ sai thì đâu có tội. Xin hỏi hai nhà báo này có được vài tỉ đồng khi đưa tin "giật gân" này không vậy? Nếu chỉ vì thông tin sai mà đi tù kiểu này thì cho tôi vài triệu đô la để làm phóng viên tôi cũng không dám, lỡ có quan chức cao cấp nào muốn hãm! hại tôi thì cứ đưa thông tin sai và tôi sẽ đi tù, còn họ chỉ bị cảnh cáo là cùng. HL, Hà NộiVụ này cho thấy chính quyền vẫn còn vụng về trong việc xử lý các vấn đề nhạy cảm liên quan tới báo chí truyền thông như thế này. Lẽ ra họ đã phải khéo léo và tinh tế hơn khi khép vụ án lại để có thể vừa hợp lòng dân vừa răn đe được việc viết báo theo kiểu chụp giật. Để rồi đến hôm nay khi mà vụ án đã kết thúc đã để lại ko ít bức xúc, đặc biệt là tạo cơ hội và điều kiệt tuyệt vời cho một bộ phận nước ngoài xoáy sâu vào. Có lẽ các ông Dũng và Triết nên lên mạng nhiều hơn để biết thêm về dư luận ngoài nước để sau này có những cách xử lý khéo léo và khôn ngoan hơn. VTN, Hà NộiThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ không tin vào các nhà khoa học kinh tế Việt Nam, đã mời các chuyên gia Ha-vơt để tô điểm cái gọi là tính khoa học trong lãnh đạo của mình. Điều đó có thể chấp nhận được. Song các quan tòa của Việt Nam bị xem là yếu kém, xử tội theo phương pháp dây cao su, tùy tiện, gây ra biết bao vụ án oan sai thì thủ tướng lại không mời các chuyên gia nước ngoài để hỏi, hay đi thuê một "tòa án độc lập nào đó" để xử cho đúng có phải là đẹp mặt hơn cho mình không? Congly, Sài GònDân ta ơi, bao giờ mới có công lý và dân chủ, bao giờ ta mới có quyền nói lên tất cả những suy nghĩ của mình? Tinh, Vung TauĐể XD một nền dân chủ toàn diện đòi hỏi phải từng bước. Ngay các nước có nền DC tiến bộ bây giờ cũng phải trải qua các thời kỳ tàn bạo về dân chủ. Một trong các điều cần là mặt bằng tư duy, nhận thức chung của xã hội. Xem qua các ý kiến, lập luận phản đối về vụ xét xử này mới thấy cái "ngưỡng" tư duy họ đạt mức độ nào. Nam hcmTheo tôi thì chỉ là tai nạn nghề nghiệp thhôi các bác bàn ra tán vào làm gì. Các cụ đã có câu được thì làm vua thua làm giặc vậy thôi! Bảo Lộc, tp Hồ Chí MinhTôi không hiểu tại sao bạn "NM, Huế" vẫn tin rằng "Mong Quốc hội sớm xây dựng và ban hành cơ chế thông tin - truyền thông..."?! Và lại cho rằng các nhà báo bị xử là do viết sai sự thật. Họ bị xử đơn giản chỉ là vì Chính quyền phải "dằn mặt" giới báo chí, không muốn báo chí tham gia quá nhiều, quá sâu vào việc đấu tranh chống tham nhũng vì như thế chắc chắn tên rất nhiều quan chức cao cấp, loại cao nhất đó bạn, sẽ nằm trong danh sách tham nhũng bị phơi bày ra trước công luận. Nếu bạn tìm hiểu thêm về nhân thân của các nhân sự làm trong ban Quản lý PMU18 sẽ biết vì sao Chính quyền phải vội vã xử các nhà báo như vậy, vì sao Bùi Tiến Dũng có thể lộng hành như vậy, vì ông ta được "bảo kê" rất tốt. Vụ xử Nguyễn Việt Tiến và PMU18 chỉ là "chiêu bài" khi bắt đầu gia nhập WTO thôi, và cũng chỉ là chiêu để kiếm viện trợ thôi, nhưng các nhà báo đã đi quá sâu, đụng đến cấp "cấm kỵ" rồi nên phải chặn ngay. Kenz, Hà NộiTôi ước mình được một cơ quan truyền thông phỏng vấn để được nói lên suy nghĩ của mình. Thật cảm phục hai nhà báo, nếu có thể sau khi tốt nghiệp khoa Tài Chính Ngân Hàng tôi cũng sẽ học để làm báo, học để biết dùng ngòi bút vào phục vụ công lý. Thật đáng tủi hổ cho chính quyền Việt Nam, họ làm những việc mà cả mấy cụ già cũng phải than ''trắng đen lẫn lộn hết rồi, xã hội này loạn rồi''. Tô Thanh Phương: Ai theo dõi vụ này chả biết mươi mười là có cái ô dù to đùng che chở cho PMU18. Nói 20 tỷ, 40 quan chức với một ban bệ khổng lồ như thế e là vẫn còn thiếu. Đúng là dân làm dân kiểm tra suy ra dân chịu! Chỉ tiếc cho hai ông nhà báo bị rơ đầu chịu báng bởi cái tội mà ko phải là tội. Với nhân dân các ông ấy vẫn là người có công cống hiến cho tổ quốc Việt Nam NM, HuếLàm nhà báo thì phải hiểu rõ pháp luật hơn ai hết, sự hiểu biết pháp luật (Luật báo chí chẳng hạn) của nhà báo có lẽ chỉ thua luật sư mà thôi. Rất thông cảm với nhiệt huyết chống tham nhũng của hai nhà báo của các báo Tuổi trẻ và Thanh niên. Nhưng sự đời không đơn giản thế. Giữa "nhiệt huyết chống tham nhũng" với đưa tin "giật gân, câu khách", hoặc viết (nói) cho đã miệng, đã tức, đã ghét... có ranh giới mong manh lắm, nhập nhằng lắm. Chính các nhà báo phải cảnh báo cho người dân về cái sự mong manh đó chứ, ai lại tự mình đi vướng vào. Rủi thay Nhà nước nhìn nhận cách đưa tin của các nhà báo theo ý nghĩa tiêu cực, nên mới tai họa. Mong cho hai nhà báo sớm đoàn tụ gia đình. Mong Quốc hội sớm xây dựng và ban hành cơ chế thông tin - truyền thông để các! nhà báo góp phần tích cực đấu tranh chống tham nhũng mà không vi phạm pháp luật. Ở nước nào cũng vậy thôi, các ông TBT, TK tòa soạn cần phải chia sẻ trách nhiệm về các sự cố báo chí trên. Hao, Sài GònViệc công khai dằn mặt các phóng viên theo kiểu xét xử cùng một tội nhưng hai bản án trong cùng một phiên toà, nhẹ cho người biết nghe lời và nhận tội, nặng cho kẻ cứng đầu hay như nhẹ cho người có chức vụ cao, nặng cho người có chức vụ thấp cho thấy Đảng cai trị hiện nay đã bất chấp dư luận, coi thường nhân dân và đứng trên luật pháp. Không thể có lòng tin ở một chế độ như vậy. Xã hội sẽ loạn lạc vì mọi người đều thấy rằng chân lý nằm ở thế lực và kẻ mạnh chứ không phải luật pháp. Đạolý, đạo đức xã hội đã đi vào ngõ cụt. ĐCS VN sẽ phải chịu trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử về những gì họ đã làm vào thời kỳ đen tối này Phi, Hà NộiThực ra đúng hay sai rất khó khi mà người ta "vừa đá bóng vừa thổi còi". Nếu không có bên "thứ ba" đứng ra phân giải thì tất cả phải theo ý "Đảng" hợp lòng "dân", "dân" ở đây tôi muốn nói đến tầng lớp "nô bộc" của người lao động. Nhưng những người tích cực chống tham nhũng phải trả giá đắt thế này kể cũng là những tổn thất to lớn cho công cuộc chống tham nhũng của Nhà nước, vì không ai biết đâu là chân lý, đâu là sự thật. ADNCâu "Con dại cái mang " chắc không hết "hạn sử dụng " rồi?! Cảm phục và thương ông Chiến quá ! bác Công Khế vẫn luôn khỏe mạnh các bạn ạ! Khue Cat, TP.HCMĐúng, câu hỏi của nhà báo Nguyễn Hùng làm tôi thấy trách nhiệm của hai vị TBT bao Tuổi trẻ, Thanh Niên phải nặng hơn hai nhà báo. Theo tôi biết trong Luật báo chí của VN cũng nói đến trách nhiệm cao nhất của TBT, thế thì tại sao họ chẳng bị làm sao mà hai nhà báo lại bị buộc tội. Nếu TBT không ký cho bài báo được đăng, yêu cầu xác minh sự thật, thì làm sao có việc hai nhà báo này bị tôi? Không biết luơng tâm của hai vị TBT này có bị cắn rứt không hay thở phào vì thoát nạn hay họ có thế lực khác to hơn che chở? Yasukuda, TokyoChỉ tội hai nhà báo, bị đem con bỏ chợ, hành động thường thấy ở đất nước Việt Nam. Nhà nước của dân do dân vì dân dân làm dân chịu Kick, Bà Rịa - Vũng TàuHai nhà báo chống tham nhũng là hoàn toàn đúng với chủ trương của Đảng và Nhà Nước hiện nay. Có lẽ vì nôn nóng muốn đưa các vụ bê bối ra ánh sáng và công luận nên có thể họ đã đưa ra một số thông tin chưa cụ thể và thiếu chính xác. Là những nhà báo tiên phong trong việc chống tham nhũng nên có lẽ Nhà Nước và Tòa Án chỉ nên cảnh cáo và khiển trách họ về những sai phạm mà họ đã gây ra nếu không qua sự việc này có lẽ công tác chống tham nhũng sẽ không còn là đề tài kích thích được ngòi bút của các nhà báo và sự tham gia của công luận . Tinh, Vũng TàuAi chẳng biết phải cần nâng cao tính dân chủ của hệ thống truyền thông. Nhưng không phải bằng mọi giá. Ty tỷ chuyện nhà báo lợi dụng mác PV làm bừa làm ẩu đã diễn ra, và việc họ bị pháp luật điều chỉnh cũng là chuyện bình thường. Vậy thì chuyện xử lý 2 PV này cũng vậy thôi. Đây là mới chỉ nghe “phong phanh” nói “20 tỷ, 40 quan chức …” từ nguồn tin anh chưa kiểm chứng mà đã vội đưa lên báo là sai toét rồi. Nhân chuyện xử 2 PV này mà nói chống tham nhũng chùn lại là không có lý. Người có chí khí, làm đúng, tâm huyết với nghề chẳng có gì phải sợ. Mong các Nhà báo cẩn trọng hơn trong nghề, trách nhiệm hơn với thông tin mình viết. Mong luật càng ngày sẽ càng dân chủ hơn, tạo điều kiện hơn cho các PV, nhưng không phải để viết bừa hoặc để “Sai thì sẽ đăng đính chính xin lỗi” hoặc “có thấy ai kiện đâu mà xử tôi”. Thanh PhuongTự do báo chí có nghĩa là nói đúng sự thật, chứ không phải tự do thì anh muốn nói sao thì nói biến trắng thành đen. Phiên tòa này như hồi chuông cảnh tỉnh những anh nhà báo phải có trách nhiệm hơn với những gì họ viết. Tôi được biết trước kia nhiều bài viết vô trách nhiệm, sai sự thật đã đẩy gia đình người ta vào tình cảnh tan vỡ, công ăn việc làm bị rơi vào bị khánh kiệt. Rồi tờ báo chỉ đăng môt lời cải chính là xong. Sau này không chỉ những người bị hàm oan do những anh nhà báo vô trách nhiệm là những công chức cấp cao khiếu nại lên toà mà nhũng người dân cũng sẽ khiếu nại nếu họ bị thông tin sai trái và nhà báo sẽ chịu trách nhiệm hình sự với những thông tin sai trái của mình. Tran Viet Hung, Tây NinhHai nhà báo viết bài chống tham nhũng là không có động cơ xấu. Nếu nói họ lợi dụng dân chủ là áp đặt, là khiên cưỡng. Tất cả những vụ án hình sự, các hoạt động tôi phạm đều xuất phát từ một động cơ nào đó. Chống tham nhũng là một động cơ xấu là chuyện bi đến mức trở thành hài. Mai, HNĐây là trận đánh dằn mặt báo chí nói chung. Đảng kết nạp, đảng trả lương mà không viết theo ý đảng thì ông chủ sẽ phạt đầy tớ. Chuyện này quá dễ hiểu. Toà chưa kết án mà báo chí VN đã đồng loạt gọi hai đồng nghiệp của mình là "nguyên nhà báo" cứ ý như những trí thức đứng trong "đội ngũ" gọi nhau vậy.
Việt Nam đang có hàng chục ngàn hội khác nhau trong sự chi phối của các cơ quan, đoàn thể thuộc Nhà nước. Trong khi người dân không dễ để thành lập hội theo mong muốn của mình. Đây là vấn đề đến lúc cần một giải pháp.
Việt Nam: Hàng chục ngàn hội đoàn mà vẫn không giúp xã hội cởi mở
Học sinh Việt Nam tại một trường trung học tại Hà Nội hôm 26/5 Nhìn ra khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có độ mở chỉ sau Singapore. Nhưng về mặt xã hội, Đảng Cộng sản vẫn muốn kiểm soát mọi việc. Học hỏi từ chính mình Ngày 16/4 vừa rồi, ông Lê Thành Long, Bộ trưởng, Bộ Tư Pháp thông báo, luật về hội sẽ không được đưa ra thảo luận trong năm nay và cả năm đến. Chính quyền đã nợ người dân luật này từ hiến pháp đầu tiên của họ từ năm 1946 đến nay. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị vào năm 1982. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 đang áp dụng, quy định, "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Tuy nhiên, người dân vẫn không được tự do lập hội vì chưa có luật. Nhà cầm quyền cố tình nợ, đồng nghĩa với người dân bị cướp đi quyền lợi chính đáng của mình. Việt Nam: Giải quốc tế cho NXB Tự Do ‘không chịu kiểm duyệt’ Việt Nam ‘thực ra đã có lực lượng đối lập’ 'Niềm hy vọng cho tự do sáng tạo' Tôi không nghĩ là hiện nay Việt Nam "không có khả năng để soạn thảo luật này theo tiêu chuẩn tiến bộ. Lý do chính nằm ở chỗ, đảng Cộng sản lo sợ khi có luật sẽ thách thức sự độc quyền chi phối xã hội của bộ máy cầm quyền hiện nay. Thế nhưng ta cần thấy Việt Nam thoát khỏi đói nghèo, trở thành một nước có thu nhập trung bình nhờ bỏ cách nhà nước trói buộc, kiểm soát, chi phối mọi hoạt động kinh tế. Sự cởi mở trong quản lý giúp kinh tế Việt Nam phát triển trong hơn 30 năm qua. Mức tăng trưởng của nền kinh tế tỷ lệ thuận với độ mở ở lĩnh vực này của chính quyền Việt Nam. Việt Nam nên học hỏi chính mình từ việc mở cửa kinh tế để áp dụng mở cửa các lĩnh vực xã hội. Tạo điều kiện trên khung pháp luật cho người dân được quyền tham gia vào các hoạt động của cuộc sống, quản lý quốc gia. Mà trong đó luật về hội là vô cùng cần thiết. Hội thực thụ sẽ giúp cân bằng quyền lợi Việc người dân được phép lập hội độc lập tạo sự cân bằng quyền lợi, quyền lực giữa người dân với nhà nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa của quốc gia. Có luật về hội tiến bộ sẽ phá bỏ sự độc quyền của các hội được thành lập bởi nhà nước như hiện nay. Người dân được quyền chọn lựa tham gia vào hội thích hợp với mục đích, nguyện vọng của họ. Vì chưa có luật, nên hội nào có tính cạnh tranh với các hội được thành lập bởi nhà nước, phản biện lại nhà cầm quyền phải hoạt động ngoài luật pháp, không được thừa nhận. Người dân không có sự tự do chọn lựa trong việc thành lập, tham gia vào hội, hoặc tổ chức thích hợp để bảo vệ quyền lợi của mình. Chẳng hạn, Liên đoàn Lao động Việt Nam là đại diện hợp pháp duy nhất của người lao động được phép hoạt động, có tổ chức từ trung ương đến cơ quan, công ty… Tổ chức này có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người lao động. Trong nhiều năm qua, chưa có cuộc biểu tình đòi tăng lương, cải thiện điều kiện lao động, phúc lợi nào được tổ chức này phát động. Dù đa số các cuộc phản đối, biểu tình của công nhân sau đó đều cho thấy sự cần thiết, buộc bên sử dụng lao động phải đồng ý cải thiện toàn bộ, hoặc một phần. Điều này cũng đúng tất cả các hội đang được chính quyền ưu ái, như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Sinh viên, Hội Nhà báo, Hội Bảo vệ quyền Trẻ em… Đôi khi, các tổ chức hội, hiệp hội này được tham vấn trong các chính sách của chính quyền. Tuy nhiên, họ thường không thể phản ánh được tiếng nói, nguyện vọng của đối tượng mình đại diện, nhưng lại thỏa hiệp, phục vụ, trả ơn cho ý chí của đảng cộng sản. Chính bởi sự độc quyền của các tổ chức mang danh dân sự, thực chất là cơ quan ngoại vi của giới cầm quyền dẫn đến các tổ chức này hoạt động không hiệu quả. Dù nhân sự, trụ sở, tiền bạc của các tổ chức này trong điều kiện Việt Nam không nhỏ. Do đó, các tổ chức hội đang có, bị nhà nước chi phối có chức năng như một cơ quan trang trí hơn hoạt động thực tiễn. Kiểm soát hơn đảm bảo cho quyền lợi của đối tượng hướng đến. Hội là 'bãi đáp' của cựu quan chức Tờ trình dự án luật về hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, tháng 10/2015 cho thấy: "Đến cuối năm 2014, cả nước có 52.565 hội (483 hội hoạt động trên cả nước và 52.082 địa phương). Con số các hội hoạt động trên toàn quốc vào năm 1986 có 30 hội, năm 1990 có 100 hội, năm 2002 có 240 hội. Những năm gần đây mỗi năm có khoảng trên 10 hội, hiệp hội có phạm vi hoạt động toàn quốc được cấp phép thành lập". Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (viết tắt, Liên hiệp hội) hiện nay có 142 hội thành viên, 79 hội ngành toàn quốc và 63 liên hiệp hội tại các tỉnh, thành. Một thành viên của Liên hiệp hội Việt Nam là Liên hiệp hội thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2019, có 48 hội thành viên, với gần 58 ngàn gần hội viên. Số lượng hội thành viên thuộc các liên hiệp hội tỉnh, thành thường không khác nhau nhiều. Nghị định 45/2010/NĐ-CP đang quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội từ trung ương, đến địa phương, nhưng trên thực tế để có phép thành lập được hội, hiệp hội thường phải dựa vào các mối quan hệ cá nhân. Bởi thế, hồi tháng 11/2019, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải than, "90% thứ trưởng của bộ này trước khi về hưu đều xin thành lập hội, hoặc hiệp hội và xung phong làm chủ tịch". Trước đó, năm 2016, Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội cũng đã nói lên thực tế, "Thứ trưởng cứ về hưu là xin thành lập hội, làm chủ tịch, rồi xin nhà, xin xe, thậm chí xin cả biên chế". Vì chưa có luật nên để thành lập được hội thường phải trực thuộc một cơ quan của nhà nước, phải có đơn vị chủ quản, dựa vào các mối quan hệ cá nhân. Vì thế những hội có tên gọi, hoạt động phản biện độc lập với chính quyền sẽ không dễ được thành lập. Do đó, ở Việt Nam không khó để thành lập được Hiệp hội Bất động sản; Hiệp hội Các nhà đầu tư Công trình giao thông đường bộ; hoặc về chính sách Hiệp hội nghiên cứu, tư vấn về chính sách pháp luật cho hoạt động đầu tư; Hội Trí thức; Hiệp hội Nhà vệ sinh... Tuy nhiên, chính quyền sẽ không cho phép thành thành lập hội dân oan, hội nhân dân đấu tranh chống tham nhũng… Hai nữ lực sĩ Việt Nam (trái) trong cuộc chạy đua tại Manila, Philippines 12/2019 Việc Hội Nhà báo Độc Lập thành lập vào năm 2014, không cần sự cấp phép, lên tiếng nói phản biện độc lập, thách thức quyền lực… đã trở thành cái giai trong mắt của chính quyền. Dẫn đến trang web hoạt động của hội này liên tục bị đánh phá. Phó chủ tịch hội này nhà báo Nguyễn Tường Thụy, bị bắt giam ngày 23/5 vừa rồi. Sáu tháng trước, chủ tịch của hội này, nhà báo Phạm Chí Dũng cũng đã bị bắt. Ngoài những hội được cấp ngân sách trực tiếp bởi cơ quan chủ quản Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em… Nhiều hội hoạt động được qua sự chia việc từ cơ quan nhà nước có liên quan, hoặc phân việc để làm đầy hồ sơ trước khi trình ký duyệt, ban hành. Từ năm 2014 - 2019, Liên hiệp hội thành phố Hồ Chí Minh cùng các hội thành viên trực thuộc đã tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho 638 dự án về lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, y tế, giáo dục, giao thông vận tải… tại địa bàn. Đây cũng là cách làm của các hội chuyên ngành thuộc Liên hiệp hội các tỉnh, thành để có kinh phí. Theo tôi, chất lượng khoa học, chuyên môn trong các tư vấn, phản biện kiểu này thường không cao. Bởi họ không có đủ thời gian, điều kiện để nghiên cứu sâu hơn, hoặc phản biện quá căng để lần sau không được giao. Tôi đã từng tham dự nhiều hội đồng tư vấn, phản biện kiểu này để cảm nhận được điều đó. Liên hiệp hội Việt Nam có chức năng tập hội đội ngũ trí thức, được giao nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Tuy nhiên, 'lớp sơn' tôn trọng, đề cao kiến thức, chuyên môn qua việc cho thành lập các hội, thu hút nhiều hội viên không che được mục đích thật sự của nhà cầm quyền muốn kiểm soát trí thức. Mục đích sau cùng, kiểm soát trí thức lên tiếng nói phản biện độc lập khi các vị này đã về hưu. Việc chậm trễ trong việc có luật về hội, gây khó khăn trong việc thành lập các hội độc lập chính quyền Việt Nam vẫn đang độc quyền trong cả xã hội dân sự. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Võ Ngọc Ánh, sinh năm 1978 ở Quảng Nam, hiện đang sinh sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Khi Facebook và Twitter quyết định đóng cửa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump sau nhiều lần cảnh cáo, dư luận bùng lên tranh luận về quyền tự do phát biểu và Tu chính án Số 1 trong Hiến pháp Hoa Kỳ.
Facebook, Twitter và tự do phát biểu
Từ ngày lên làm lãnh đạo, ông Trump đã dùng tài khoản Twitter để nói chuyện thẳng với những ai có kết nối với tài khoản của ông. Twitter của tổng thống có 80 triệu người theo dõi và ông đã dùng nó như là phương tiện phát ngôn chính, vào bất cứ khi nào ông thấy cần, kể cả lúc đêm khuya hay khi trời còn tờ mờ sáng. Ông viết vài hàng về những gì ông suy nghĩ mà chẳng cần tham khảo ý kiến với cố vấn hay những người làm chính sách trong nội các. Ông bốp chát, khinh miệt những người không đồng ý hay chê bai ông. Donald Trump, mạng xã hội và quyền tự do ngôn luận ở Mỹ Khi Twitter cấm ông Trump: Vị trí của mạng xã hội Ông chủ Twitter: Cấm Trump là việc làm 'đúng đắn' nhưng 'nguy hiểm' Nhiều lần Twitter và Facebook đã dán lời cảnh báo trước những phát tán của ông, khi cho rằng tổng thống không nói đúng sự thật. Cho tới khi biến cố ngày 6 tháng 1 xảy ra, là sự việc nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump tràn vào trụ sở Quốc Hội làm loạn, khiến 5 người chết trong đó có một cảnh sát giữ an ninh. Sau đó Twitter, Facebook rồi SnapChat quyết định đóng cửa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump vì quan ngại ông sẽ dùng nó để khích động bạo loạn. Nhiều người phản đối các mạng xã hội về quyết định này, cho là không tôn trọng tự do phát biểu trong tinh thần Tu chính án Số 1 của Hiến pháp Hoa Kỳ. Tu chính án Số 1 là gì? Nguyên bản tạm dịch ra tiếng Việt như sau: "Quốc hội không được làm luật liên quan đến việc thiết lập tôn giáo hay ngăn cấm tự do tôn giáo; hay giới hạn tự do phát biểu, tự do báo chí, quyền của dân được tự do tụ họp trong ôn hoà và quyền khiếu kiện chính phủ khi có những bất bình." [Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances.] Như thế Hiến pháp không cho phép chính quyền ra luật ngăn cấm tự do căn bản của dân về tôn giáo, phát biểu, báo chí, tụ họp và khiếu kiện. Tu chính án không nói đến cá nhân hay những tổ chức tư nhân trong việc giới hạn quyền tự do phát biểu của người khác. Sau bầu cử tổng thống năm 2016, có những cáo buộc rằng Facebook đã để cho công ty hay chính phủ nước ngoài dùng dữ liệu nhằm tạo ảnh hưởng đến bầu cử tổng thống. Tổng giám đốc Mark Zuckerburg đã phải ra điều trần trước Quốc hội. Từ đó, dữ liệu của công ty được kiểm soát chặt chẽ hơn và Facebook đã sàng lọc để loại bỏ các nguồn tin từ nước ngoài có mục đích làm suy yếu nước Mỹ. Vì là mạng nối kết xã hội toàn cầu nên Facebook cũng bị chi phối bởi các luật lệ của các quốc gia. Trung Quốc cấm ngặt không cho Facebook có mặt ở nước này. Tại Việt Nam, đặc biệt là kể từ có luật về an ninh mạng, nhiều người đã có bài viết không được hiển thị tại Việt Nam hay ngay cả tại Hoa Kỳ, vì "vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng". Facebook không nói là vi phạm luật pháp Hoa Kỳ mà chỉ nói vi phạm tiêu chuẩn của công ty đặt ra. Vài lần tôi cũng nhận thông báo về bài viết của mình không được phép hiện lên, hay những bài viết trên blog của mình, phê phán chính quyền Hà Nội, khi đưa đường dẫn lên Facebook cũng bị cấm. Tôi phản đối, yêu cầu cho biết "tiêu chuẩn cộng đồng" là gì và những nội dung trong status, bài viết của tôi chỗ nào vi phạm những tiêu chuẩn đó. Sau vài lần khiếu nại, những đường dẫn nối vào bài viết của mình không còn gặp trở ngại. Nhưng tại Việt Nam vẫn không được hiển thị. Điều này cho thấy Facebook đã đồng lòng với chính phủ Việt Nam trong việc giới hạn quyền tự do phát biểu. Zuckerberg hứa một Facebook tôn trọng 'quyền riêng tư' Ông chủ Facebook điều trần trước ủy ban Hạ viện Facebook và Twitter bị tra hỏi về kiểm duyệt nội dung bầu cử Dĩ nhiên, tôi không thể kiện Facebook ra toà, vì đó là chính sách của công ty tư nhân, mà tôi cho là vi phạm quyền tự do phát biểu của mình, không phải thuộc về chính phủ. Nếu không thích Facebook, tôi chỉ có cách là tự đóng tài khoản, không tham gia mạng xã hội này nữa. Facebook hay Twitter đóng tài khoản của Tổng thống Trump thì không vi phạm Tu chính án Số 1. Nếu không thích việc làm này của các mạng xã hội trên thì tẩy chay hay biểu tình phản đối. Sau khi Twitter đóng tài khoản của Tổng thống Trump, có tin nhiều người sẽ kéo đến biểu tình phản đối trước văn phòng công ty ở San Francisco vào sáng thứ Hai tuần trước. Cảnh sát thành phố đã chuẩn bị các biện pháp để bảo vệ an ninh trật tự. Hôm đó chỉ có chừng chục người kéo đến biểu tình. Về quyết định phải đóng tài khoản của một vị tổng thống, Tổng Giám đốc Jack Dorsey của Twitter đã phải suy nghĩ rất nhiều, dù đã có những cảnh cáo cho tổng thống, nhưng vì an toàn cho nhiều người ông đã phải đi đến quyết định như đã có. Một điều mà ông không cảm thấy vui hay tự hào, như ông đã tâm tình trong những ngày qua. Đã có những công ty sản xuất mặt hàng với hình ảnh xúc phạm tôn giáo, biểu tượng chính trị gây đau đớn hay chủ công ty có những phát biểu làm bất bình cho một số người, trước những phản đối của dư luận thì công ty tự sửa đổi hay lên tiếng xin lỗi. Không thể kiện công ty ra toà vì những việc làm đó được bảo vệ bởi Tu chính án Số 1. Bàn về tự do phát biểu trong cộng đồng người Việt, nhiều người chưa quên vụ Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng trong tiệm của ông ở Quận Cam năm 1999. Sự kiện đã tạo nên làn sóng phản đối của người Việt với những vụ biểu tình kéo dài gần hai tháng, lúc đông nhất lên đến vài vạn người. Chủ tiệm cương quyết không tháo gỡ hình và cờ cộng sản vì cho đó là quyền tự do phát biểu của ông. Chánh án tại toà cũng cho là ông có quyền treo những hình ảnh đó. Phim tài liệu "Saigon, USA" (2003) của Lindsey Jang và Robert C. Winn đã ghi lại đầy đủ chi tiết vụ việc và đã được chiếu trên hệ thống truyền hình PBS của Mỹ. Nhiều người cho rằng hành động treo hình Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng giữa thủ phủ của người tị nạn Việt Nam là hành động khiêu khích. Nhà văn Andrew Lâm phát biểu trong phim nói việc làm đó giống như đem hình ảnh Hitler vào khu người Do Thái hay hình Fidel Castro đến khu Little Havana. Năm 2016, có ông Lê Đình Hùng từ Việt Nam qua Mỹ du lịch, đi nhiều nơi khoác cờ đỏ sao vàng lên người, chụp hình mà không gặp phản đối. Cho đến khi ông đến khu Phước Lộc Thọ ở Quận Cam cũng với dự định đem theo cờ đỏ. Ngày ông đến, tuy không thấy cờ đỏ bên người, nhưng nhiều người thấy ông đã sỉ vả, đuổi ông ra khỏi khu thương mại. Cảnh sát có mặt để bảo đảm an ninh và quyền bày tỏ quan điểm của ông và của mọi người, vì sự kiện xảy ra trên đường phố thì chính quyền có trách nhiệm bảo vệ luật pháp. Nếu hôm đó ông Hùng mặc áo in hình cờ đỏ sao vàng thì cảnh sát cũng không có quyền yêu cầu ông cởi bỏ, vì làm thế là vi phạm quyền tự do phát biểu của ông. Cảnh sát chỉ có nhiệm vụ giữ an ninh trật tự, không để bạo động xảy ra. Trong năm qua, khi phong trào Black Lives Matter bùng lên và đã có biểu tình bạo loạn ở nhiều thành phố, một số người Việt phát biểu nhiều điều mang tính chê bai hay miệt thị người da den, từ cựu tổng thống Barack Obama và gia đình ông cho đến nạn nhân George Floyd. Dĩ nhiên không ai bị bắt giam hay kết tội về những lời bình hay chê bai, vì nằm trong Tu chính án Số 1. Nếu không thích thì không kết bạn hay ủng hộ những người có tiếng nói như thế. Một phụ nữ Việt, bà Hannah Hạnh Phan là chủ tiệm làm móng ở thành phố Carson, miền Nam California có lời mỉa mai về cái chết của nạn nhân Floyd trên Facebook. Nhiều người da đen biết được đã kéo đến trước cửa tiệm của bà biểu tình, kêu gọi tẩy chay. Trước những sự việc xảy ra trong những ngày qua và trước giờ chuyển giao quyền hành từ Cộng hoà sang cho Dân chủ, có người cho rằng nước dân Mỹ rồi có nguy cơ bị mất quyền tự do phát biểu như người dân trong các nước cộng sản. Trong ngày 6/1, có người Việt tham gia biểu tình ở Thủ đô Washington để ủng hộ Tổng thống Trump. Hình ảnh đưa lên với người Việt bên cờ vàng đòi treo cổ tổng thống đắc cử Joe Biden là đang thể hiện quyền tự do phát biểu của mình, không có gì vi phạm luật pháp. Người Việt lên tiếng sau khi Tổng thống Donald Trump 'bị cấm cửa trên mạng xã hội' Khi Twitter cấm ông Trump: Vị trí của mạng xã hội Một hành động tương tự đã xảy ra ở vùng Vịnh San Francisco vào ngày sau bầu cử 3/11, khi một cư dân treo cổ hình nộm Joe Biden trong sân nhà ông và bị những người không đồng ý biểu tình phản đối trước nhà. Người làm việc đó không bị truy tố vì được bảo vệ bởi Tu chính án Số 1. Qua sự kiện Tổng thống Trump bị thu hồi tài khoản, một nhà bất đồng chính kiến với Hà Nội, nay đã sang Mỹ định cư, trên Facebook ông đã so sánh việc Tổng thống Trump bị Twitter và Facebook đóng tài khoản với hình ảnh Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng trước toà án. Dù ông Trump không còn mạng xã hội, ông vẫn có thể phát biểu bất cứ điều gì, bất cứ lúc nào ông muốn. Còn linh mục Lý, và người dân Việt hiện nay, đâu có được như thế. Có câu chuyện vui sau đây để so sánh. Trong một cuộc biểu tình trước Bạch Ốc để phản đối Tổng thống Trump, một sinh viên Mỹ gặp một du sinh Việt, hai người nói chuyện với nhau về quyền tự do phát biểu. Sinh viên Mỹ nói, như anh thấy người dân ở đây được quyền chống chính phủ mà không sợ bị cảnh sát bắt. Bằng chứng là cuộc biểu tình hôm nay với những tiếng la lớn "Đả đảo Trump. Trump nói dối." mà cảnh sát chỉ đứng giữ an ninh chứ không bắt ai. Đến lượt mình, du sinh Việt kể rằng ở nước tôi cũng được tự do như thế này đấy chứ. Dân đến trước Dinh Chủ tịch la lớn "Đả đảo Trump. Trump nói dối." thì cảnh sát cũng đâu có bắt ai bỏ tù đâu. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả là một giảng viên đại học cộng đồng từ vùng Vịnh San Francisco, California.
2 giờ chiều (giờ Thụy Sỹ) ngày 5 tháng 2, đúng vào thời điểm phái đoàn đại diện chính phủ Việt Nam thực hiện Kiểm định Định kỳ Phổ quát (UPR) phía trong trụ sở Liên Hiệp Quốc, thì tại quảng trường Place des Nations phía đối diện đã diễn ra biểu tình phản đối tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Hàng trăm người Việt biểu tình trước UPR
Đây là hoạt động của nhiều tổ chức và cá nhân người Việt đang sinh sống tại nhiều quốc gia, nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Đường nào cũng dẫn đến Geneva Do chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng và nhạy cảm về chính trị thế giới nên khu vực quảng trường Place des Nations, nơi đặt biểu tượng chiếc ghế ba chân khổng lồ trước cổng trụ sở Liên Hiệp Quốc là địa điểm thường xuyên được các tổ chức đến từ khắp thế giới chọn làm nơi biểu tình. Riêng với các hội đoàn người Việt, lần biểu tình quy mô nhất gần đây tại chính vị trí này là cách đây hơn 4 năm, trong thời gian diễn ra kỳ kiểm định UPR lần thứ nhất. Ông Trần Nhân Định, đến từ Pháp cho biết ngay khi được biết thông tin công bố về thời gian diễn ra UPR từ nhiều tuần trước, các hội đoàn người Việt từ khắp thế giới đã mở chiến dịch trên các trang mạng xã hội kêu gọi mọi người cùng thu xếp thời gian và công việc để đến Geneva biểu tình. Một số cách “truyền thống” hơn như trực tiếp vận động bạn bè, người thân cùng tham gia cũng được nhiều người áp dụng. Sáng sớm ngày 4 tháng 2, đoàn gồm khoảng 50 người tới từ Paris cùng đi chung trên một xe bus lớn đã có mặt trước cổng trụ sở Liên Hiệp Quốc, nhưng trước đó đoàn đã cử một số người tới Geneva để thu xếp nơi ăn chốn ở trong các ngày diễn ra sự kiện. Một đoàn khoảng 40 người đến từ Đức cũng đã có mặt vào hồi 8 giờ tối. Có vài nhóm nhỏ từ 6-10 người từ Bắc Âu thậm chí đã có mặt từ một vài ngày trước đó bằng nhiều loại phương tiện khác nhau. Ghi nhận từ các trưởng nhóm, tới thời điểm tối ngày hôm trước diễn ra biểu tình chính thức đã có khoảng 200 người Việt đến từ các nước Pháp, Đức, Bỉ, Hòa Lan, Đan Mạch, Mỹ, Thụy Sỹ, Việt Nam… tập trung thành từng nhóm riêng, hoặc cùng tìm một địa điểm sinh hoạt chung tại Geneva. Theo thông tin công bố ban đầu, kỳ kiểm định UPR lần này của Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 28 tháng 1, nhưng sau đó đột ngột đổi sang ngày 5 tháng 2 nên khá nhiều người đã có kế hoạch xin nghỉ làm trong thời gian này để tới Geneva biểu tình đã không kịp “trở tay”, vì phần đông những người tham gia đều đang làm việc tại các hãng xưởng. Tuy nhiên, ông Trần Nhân Định cho biết hiện có một số nhóm vẫn đang trên đường tới Geneva. Tạm trú trong… hầm chống bom nguyên tử Toàn bộ chi phí để tham dự cuộc biểu tình này đều do chính những người tham gia tự chi trả cho nên mọi người đã tìm cách tiết kiệm hết mức có thể trong thời gian diễn ra sự kiện tại đất nước Thụy Sỹ nổi tiếng đắt đỏ. Từ trước đó khá lâu, các hội đoàn người Việt đang cư trú tại Thụy Sỹ đã rốt ráo tìm kiếm các thông tin về nơi lưu trú và phương tiện đi lại hỗ trợ các đoàn bạn. Hầu hết các đoàn trước khi di chuyển tới Geneva đều tự trang bị mì gói, bánh mì, nước uống… để hạn chế chi phí ăn uống, nhà hàng. Giải pháp thuê khách sạn giá rẻ và cùng chia phòng cũng được tận dụng triệt để. Hiện có một nhóm khoảng 50 người tới từ nhiều nhóm khác nhau đang tạm trú ngụ bên trong hầm tránh bom nguyên tử trên đường La Voie de Moens. Những hầm tránh bom kiên cố này được xây dựng tại hầu hết các thành phố ở Thụy Sỹ, được trang bị những tiện nghi sinh hoạt tối thiểu và không gian tương đối rộng, đủ cho vài chục tới cả trăm người trú ngụ cùng một lúc. Ông Nguyễn Đăng Khải, thành viên hội Thụy Sỹ- Việt Nam (Cosunam) cho biết: “Giá trung bình cho một người ở khách sạn tại Geneva là 120 franc Thụy Sỹ (xấp xỉ 130 đô la Mỹ) cho một ngày đêm, nhưng nếu ở trong hầm chống bom như thế này chi phí chỉ còn 20 franc nên cũng tiết kiệm được cho bà con đáng kể!” Theo quan sát của tôi thì những người đang sinh hoạt tại địa điểm này cũng có vẻ không phiền phức gì với những tiện nghi tối thiểu này. Ngược lại, mọi người còn tỏ ra rất thích thú được có cơ hội ngủ trong một địa điểm đặc biệt chỉ có tại Thụy Sỹ. Sẽ hét thật to! Hầu hết những người được hỏi về lý do dẫn họ tới Geneva biểu tình đều có chung ý kiến cho rằng việc tới đây biểu tình đối với họ là trách nhiệm của một người dân Việt Nam luôn hướng về tổ quốc, và góp phần lôi kéo sự chú ý của dư luận và truyền thông quốc tế trong việc gây áp lực với phái đoàn của chính phủ Việt Nam về các cam kết thực thi nhân quyền trong nước. Ông Nguyễn Hữu Phước, tới từ Hòa Lan chia sẻ: “Khi rời khỏi Việt Nam tôi còn quá nhỏ để thù ghét. Những thông tin tôi tiếp cận được trong quá trình trưởng thành tại Hòa Lan luôn khách quan để tôi có thể nhìn nhận mọi việc một cách đa chiều. Chính quyền Việt Nam bị chỉ trích do những chính sách sai lầm nhất định, và tôi cho rằng đó là lỗi của chế độ chứ không một ai có mặt tại đây muốn chống đối với nhân Việt Nam. Chúng tôi đi biểu tình, để cố gắng giúp đỡ nhân dân trong nước”. Ông Lê Hữu Đào, tới từ Bỉ cho biết: “Ngày mai tôi sẽ cố gắng hét thật to để những người quanh đó đều nghe thấy. Tôi thấy rằng bổn phận của người Việt Nam ở nước ngoài là phải nói lên những tiếng nói mà những người ở trong nước không nói được, để người dân trong nước biết được vẫn có những đồng bào hải ngoại hướng về họ. Chúng tôi đi biểu tình không phải để trực diện đối phó với những đại diện của chính phủ cầm quyền đang ngồi ở phía trong, mà để thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, tìm kiếm thêm sự ủng hộ của họ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và để bạn bè quốc tế thấy rằng người Việt không bàng quan với sinh mệnh chính trị của đất nước họ!” Bài viết thể hiện cách nhìn của tác giả Hương Vũ từ Thuỵ Sỹ.
Chiếc tàu cao tốc của chúng tôi bật điện khởi động, tiếng máy rồ lên và nhạc nhẹ Trung Quốc vang ra. Dưới thân tàu là dòng sông Áp Lục đầy bùn nâu còn phía trên cao, mặt trời tỏa nắng.
Từ Trung Quốc nhìn vào Bắc Hàn thấy gì?
Một phụ nữ Bắc Hàn lặng lẽ đi dọc bờ sông Áp Lục (hình Frederic J Brown/AFP/Getty) Chúng tôi vội vã hướng về cái đích định đến: Tân Nghĩa Châu (Sinuiji) của Bắc Hàn. Con tàu không cho phép chúng tôi neo đậu tại Bắc Hàn. Về mặt pháp lý, chúng tôi không được đặt chân lên bờ sông bên đó. Tuy nhiên, chúng tôi được áp sát cách bờ sông của thành phố biên giới Sinuiji chừng ba, bốn mét. Từ vị trí thuận lợi này, chúng tôi có thể ngó vào đất nước bí mật mà không cần phải xin các loại giấy phép, giấy tờ, hay phải qua kiểm tra nhân thân cùng các thủ tục khác như khi đi theo tour du lịch vào bên trong Bắc Hàn. Chuyến đi tới Sinuiji khởi hành từ thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc, nơi bạn có thể tới bằng chuyến tàu hỏa chạy suốt đêm từ Bắc Kinh. Đan Đông nằm bên bờ sông Áp Lục, và có những chỗ thành phố này chỉ cách chừng vài trăm mét bề rộng của sông là sang tới Tân Nghĩa Châu, nơi được cho là đang có chừng 250 ngàn người sinh sống. Các tòa nhà cao tầng của Đan Đông khiến nhà cửa của Tân Nghĩa Châu trông càng trở nên lụp xụp (hình: Natalie Behring-Chisholm/Getty) Là nơi có 750 ngàn dân, Đan Đông có đầy các quán cà phê, quán bar nhộn nhịp, các quầy hàng bán đầy những thứ nhập khẩu từ Bắc Hàn như thuốc lá hay tiền xu. Vào mùa hè, thành phố đầy ắp khách du lịch, mà tất cả đều bị hấp dẫn tới đây bởi cùng một thứ: cơ hội có cái nhìn thoáng qua vào đất Bắc Hàn. Khi tôi đặt chỗ trong khách sạn nhìn ra sông, Crown Plaza Dandong, tôi thậm chí còn có thể chọn trả thêm tiền để được căn phòng nhìn vào đất Bắc Hàn. Những dãy núi xanh của Bắc Hàn nhấp nhô. Không giống như Đan Đông, bên đó không thấy có tòa nhà cao tầng nào, và ta cũng rất hiếm thấy có hoạt động gì diễn ra. Thực tế thì vật thể cao nhất do con người tạo ra mà chúng tôi có thể nhìn thấy được là vòng quay Ferris. Người dân địa phương nói rằng họ chưa bao giờ thấy vòng quay này chuyển động; điều đó diễn ra chỉ duy nhất trong một ngày, có lẽ để khoe rằng nơi đó thịnh vượng. Cầu Hữu nghị nối hai bờ sông Trung-Triều đã bị Mỹ phá hỏng từ hồi Cuộc chiến Triều Tiên (hình: Frederic J Brown/AFP/Getty) Du khách có thể đi bộ trên cầu Hữu nghị cho tới giữa sông, nơi móng bê tông vẫn còn bị bỏ hoang không sửa chữa (hình: Frederic J Brown/AFP/Getty) Đống đổ nát của cây cầu Hữu nghị Trung-Triều được thể hiện ở cả hai bên dòng Áp Lục; Được xây hồi 1911 nhằm ăn mừng sự đoàn kết, đồng minh đồng chí giữa Trung Quốc và Bắc Hàn, nhưng nó đã bị Mỹ phá hủy trong Cuộc chiến Triều Tiên. Ngày nay, cây cầu là một điểm thu hút khách tham quan du lịch. Chi ra 30 nhân dân tệ, bạn có thể đi bộ tới giữa cầu, nơi móng bê tông bị hư hại vẫn bị nằm hoang phế trong dòng nước. Nhìn thẳng sang bờ sông phía Bắc Hàn, ta thấy một cầu trượt nước lớn màu trắng không bao giờ sử dụng; khá là ngạc nhiên bởi nó mới chỉ được xây dựng vài năm gần đây. Nếu dùng ống nhòm, bạn có thể nhìn thấy vài người đi bộ bên bờ sông. Du khách thì đứng tạo dáng để chụp hình với lá cờ Bắc Hàn được treo bên phần đất Trung Quốc nhưng có hậu cảnh là đất Bắc Hàn. Gần đó, một cây cầu khác được dùng để nối liền Trung Quốc với Bắc Hàn; nó được canh gác vô cùng cẩn mật. Hàng ngày, chỉ có rất ít xe cộ qua lại giữa hai quốc gia. Thỉnh thoảng, một chiếc xe buýt nhỏ chở du khách Trung Quốc chạy qua cầu. Tuy vậy hầu hết du khách đều không thể đi xe buýt sang bên kia biên giới được. Mà ngay cả với những người có thể, thì việc xin giấy phép cũng vô cùng phức tạp, lằng nhằng. Bờ sông cũng có cả những con tàu cảnh sát và tàu hải quân của Bắc Hàn bị bỏ hoang (hình: Frederic J Brown/AFP/Getty) Do vậy, tôi quyết định đi bằng tàu cao tốc: cách duy nhất để tới được gần Bắc Hàn nhất mà không cần phải đặt chân thực sự vào nước này. Để tránh dân cò mồi lừa đảo chuyên gạt du khách trên đường phố, tôi thuê một trong số các con tàu có mang số hiệu. Trên chuyến tàu chạy bằng động cơ, cùng với khoảng 30 du khách hiếu kỳ khác, chúng tôi vượt sông, vẫy tay chào các tàu bè hỗn hợp cả của Trung lẫn của Triều đang neo đậu trên sông. Khi chúng tôi tới gần phía bờ sông của Bắc Hàn, tôi thấy khu vực này trông giống như một thành phố ma trông ra mặt nước. Một số người dân địa phương ngồi bên thềm nhà, một số khác đào bới gì đó bằng những dụng cụ nho nhỏ bên cạnh cầu trượt nước. Một bé gái đi đôi giày đỏ chạy ngang qua mặt mẹ bé, và đó là người duy nhất tôi thấy có hoạt động di chuyển, chuyển động. Tàu chúng tôi chạy dọc bờ sông, ngang qua một thuyền nhỏ rỉ sét của Bắc Hàn. Một người ông đứng trên thuyền đó chậm rãi giơ tay vẫy chào. Những người dân chài Bắc Hàn trên sông Áp Lục (hình: Frederic J Brown/AFP/Getty) Lính Bắc Hàn tuần tra rất nghiêm ngặt dọc bờ sông (hình: Frederic J Brown/AFP/Getty) Khi tàu đi lên phía bắc, tôi thấy những căn nhà kiểu Nhật màu trắng. Bên ngoài, một số người tắm trong làn nước đục bùn, trong lúc những người lính canh có vũ trang đứng nhìn. Những người lính đứng yên trong những căn lều nhỏ; Một số người khác đi đều bước, tuần tra dọc sông. Thậm chí cả những quân nhân trông cũng gầy, nhỏ như dân chúng nơi này. Hành trình tiếp tục, tôi thấy thêm những chi tiết khác nữa: một trường học nhỏ với khung cửa sổ bị vỡ, một con đường bụi bặm dọc bờ sông. Tòa nhà cao nhất mà tôi nhìn thấy thì cao không quá hai tầng. Ngoảnh đầu nhìn phía sau, Đan Đông quả thực đầy đối lập. Về đêm, Đan Đông sáng rực với những ánh đèn màu. Mọi người đổ ra các quán bar, quán cà phê. Bóng tối phủ khắp phía bên kia dòng sông Áp Lục, khiến thị trấn Tân Nghĩa Châu trông như thể không có gì. Nhưng Bắc Hàn vẫn lặng lẽ nhìn sang. Bản gốc tiếng Anh bài viết này đã được đăng trên BBC Travel.
Một quốc gia láng giềng với Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á 'phải ghen tị' với Việt Nam vì có được hai hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư thế hệ mới ký kết và được Nghị viện châu Âu thông qua, một nhà báo độc lập từ Hà Nội nói với BBC News Tiếng Việt.
Láng giềng ở Đông Nam Á 'phải ghen tị' với Việt Nam vì EVFTA
Việt Nam được cho là đi 'tiên phong' thêm một bước và có lợi thế ở khu vực khi ký kết và có các hiệp định thế hệ mới EVFTA và EVIPA được thông qua tại EU Nghị viện EU thông qua EVFTA vì 'cô lập không thay đổi được Việt Nam' EVFTA: Cơ hội đổi mới và thách thức nhân quyền cho Việt Nam? Bình luận tại một Hội luận chuyên đề đặc biệt hôm 13/02/2020 nhân sự kiện hai hiệp định EVFTA và EVIPA vừa được Quốc hội châu Âu phê chuẩn, nhà báo tự do Quốc Việt, người từng tu nghiệp về chính sách công ở nước ngoài và đang làm việc tại Hà Nội, nêu quan điểm riêng: "Vài ngày trước, tôi có dịp may mắn gặp ông Đại sứ Indonesia tại Việt Nam trong một Hội nghị về thủy sản. "Ông tỏ ra rất là 'ghen tị' vì Việt Nam có FTA (hiệp định thương mại tự do), mặc dù lãnh đạo của Indonesia, tôi cảm giác, năng nổ, nghĩ và làm việc theo tinh thần mà nghĩ cho sự phát triển của đất nước nhiều hơn là lãnh đạo của chúng ta. "Tuy nhiên, có vẻ là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu thật sự là đang ưu ái cho Việt Nam rất nhiều. "Đây là một cơ hội thực sự rất là tốt và Việt Nam có tiềm năng trở thành một cường quốc ngoại thương của thế giới. "Hiện giờ, trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam đã là nền kinh tế có độ mở lớn thứ hai chỉ sau Singapore. "Và với hiệp định này, cùng với CPTPP (Hiệp định Đối tác và Tiến bộ xuyên Thái Bình dương), thì khả năng Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc thương mại của thể giới." Giữa có và không thế nào? PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh có hơn hai mươi năm làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực thương mại quốc tế Một chuyên gia về thương mại quốc tế, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh, bình luận về sự kiện, có so sánh với một quốc gia khác là Trung Quốc: EVFTA: Thông qua hiệp định ‘giúp cải tổ ở Việt Nam’? Luật sư Lê Công Định nói về EVFTA và EVIPA EVFTA: Nghị viện EU 'tiến gần đến việc thông qua' "Chúng ta cũng cần nhìn toàn cảnh của vấn đề, đó là bản thân kinh tế châu Âu cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, "Thứ hai, mở rộng thị trường là một vấn đề cấp thiết đối với các nền kinh tế châu Âu, nhất là trong hoàn cảnh mà Brexit đã được ký kết xong xuôi. "Cho nên là một thị trường lớn, có thu nhập đang tăng nhanh như là Việt Nam, chắc chắn rằng đó là một cái hấp dẫn... "Nếu như phải chọn giữa việc ký với Việt Nam và ký với Trung Quốc, thì những e ngại nào lớn hơn, thì tôi tin rằng đối vơi họ, e ngại cũng sẽ lớn hơn với Trung Quốc... "Vì vậy, việc ký kết với Việt Nam bây giờ không còn gì là bất ngờ nữa. EVFTA: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam "Mặc dù tất nhiên, khi nhận được tin ấy, với tư cách một người làm việc lâu năm trong ngành thương mại quốc tế và có nhiều người quen, cũng như là học viên tham gia vào quá trình đàm phán cũng như soạn thảo này, tôi cảm thấy rất là vui mừng với thành tựu này." Ngay trước cuộc Hội luận chuyên đề hôm thứ Năm, một số nhà hoạt động, quan sát và nghiên cứu cũng chia sẻ góc nhìn và cảm nhận của mình. Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A, hôm 13/02, nói với BBC: "Không nói tới vấn đề kinh tế, nói chung hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam, cũng như là hiệp định bảo hộ đầu tư sẽ có lợi cho hai nền kinh tế, có lợi cho các doanh nghiệp, cái đó chúng ta khỏi phải nói. 'EVFTA không phải là xin - cho giữa VN và EU' "Riêng đối với tôi, như là một người hoạt động, chúng tôi quan tâm đến vấn đề cải thiện về nhân quyền và những khả năng, triển vọng tạo thuận lợi cho dân chủ hóa ở Việt Nam. "Tôi nghĩ rằng việc ký các hiệp ước này tạo được điều kiện tốt hơn, so với không ký và không thông qua hiệp định này. Nói cách khác, ý kiến của tôi là tích cực về việc Nghị viện châu Âu đã thông qua hai hiệp định này. "Tất nhiên là hiệp định bảo hộ đầu tư còn cần phải được Quốc hội của từng nước thông qua, thì còn phải kéo dài, nhưng hiệp định thương mại tự do có thể có hiệu lực sớm từ tháng 7/2020 trở đi. "So với không có hiệp định, tôi nghĩ rằng chắc chắn có hiệp định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vấn đề cải thiện nhân quyền và dân chủ hóa. Tôi nói rằng nó chỉ tạo điều kiện thôi, quan trọng nhất vẫn là hành động cụ thể của người dân Việt Nam. "Điều kiện có thể vừa là mất mà không mang lại gì cả, nhưng nếu người dân Việt Nam tận dụng cơ hội này để tạo áp lực lên chính quyền Việt Nam, cũng như là tạo áp lực lên bản thân EU, để làm sao tình hình nhân quyền được cải thiện, thì tôi nghĩ rằng có hiệp định này, hiệp định được thông qua là tốt hơn nhiều so với nó không được thông qua." Một bước chính phục của EU? Bác sỹ Hoàng Thị Mỹ Lâm (thứ hai, phải sang) trao kiến nghị liên quan EVFTA ngày 10/12/2019 tới ông Bernd Lange, Nghị viên EU, kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (INTA ) Từ tổ chức Liên hội người Việt tị nạn tại CHLB Đức, bác sỹ Hoàng Thị Mỹ Lâm, người từng tiếp kiến và trao kiến nghị trực tiếp với Nghị Viên Liên Âu kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (INTA ) Bernd Lange hồi tháng 12/2019, nói với BBC ngay trước Bàn tròn thứ Năm: "EVFTA, những người ủng hộ chúng tôi nhận thấy rằng có quan điểm tương đương với ông Bernd Lange, quan điểm rằng là thứ nhất đẩy mạnh vai trò của EU tại Việt Nam, thứ hai là mở rộng phạm vi cho xã hội dân sự có một vai trò hoạt động tại Việt Nam. EVFTA chỉ là một bước trong chiến lược chinh phục thị trường ASEAN gồm 10 nước với 600 triệu dân ở Á châu, bước đầu là hiệp định thương mại với Singapore, bước tiếp sau của EVFTA là công cuộc đàm phán với Thái Lan, Malaysia và Indonesia, điều đó là chúng tôi được biết. "Thứ ba, chúng tôi muốn trao đổi là sự cố gắng cài đặt nhóm tư vấn độc lập DAG (Domestic Advisory Group) để kiểm soát việc thực hiện các cam kết, đó là một biện pháp để đề phòng sự 'lật lọng' của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. "Đó là một sự cố gắng của Liên minh châu Âu mà chúng tôi đánh giá, còn trong nhóm tư vấn độc lập này, chúng ta thấy là sẽ gồm có một đại diện của chủ nhân, một đại diện của phía công nhân và một đại diện của tổ chức dân sự bảo vệ môi trường, sẽ có một DAG Việt Nam và một DAG Âu châu của Liên minh âu châu và hai khối DAG này sẽ làm việc chung với nhau để kiểm soát lẫn nhau. "Ngoài ra chúng ta thấy còn có một sự cố gắng để ràng buộc Việt Nam vào những cam kết, phê chuẩn hai tiêu chuẩn còn lại của tám tiêu chuẩn thuộc ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), đó là tiêu chuẩn 87 và tiêu chuẩn 105. Nói tóm lại trong lần tiếp xúc với ông Bernd Lange và những cộng sự viên của ông cùng trong ủy ban về thương mại INTA, chúng tôi nhận thấy sự trăn trở của các nghị viên trong INTA về vấn đề Việt Nam hình sự hóa các tranh đấu bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. "Tuy có sự thiếu vắng về nhân quyền trong EVFTA, sự đòi hỏi cam kết thực sự thành lập nghiệp đoàn lao động Việt Nam và cơ chế kiểm soát của DAG là một cố gắng của Liên âu đối với người Việt trong nước và hải ngoại. Chúng tôi thán phục tinh thần dũng cảm của các nhà báo tự do, trong đó có nhà báo Phạm Chí Dũng và chúng tôi cảm tạ 68 tổ chức phi chính phủ cho đến giờ chót vẫn kêu gọi dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam và đòi hoãn lại EVFTA. "Ngoài ra, số 200 nghị viên đã phản đối trong Quốc hội châu Âu một cách kịch liệt, chúng tôi vô cùng thán phục tinh thần chống lại sự thiếu nhân đạo của nhà nước cộng sản Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam, đó là một con đường dài và cũng không nên quên rằng quyền lao động là một viên gạch góp phần vào con đường đấu tranh dân chủ đó." 'Tin mừng lớn, thành công quan trọng' Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng cho rằng sự kiện này là một tin mừng lớn và một thành công quan trọng với Việt Nam Từ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà nghiên cứu Nghiêm Thúy Hằng bình luận với BBC hôm 12/02: "Đối với tất cả người dân Việt Nam, hơn ai hết, người dân Việt Nam luôn luôn mong muốn được đi về phía tiến bộ, phía hợp tác và thực sự được làm bạn với những người bạn ở khắp thế giới. "Tuy nhiên, với những người bạn châu Âu, người Việt Nam rất mong mỏi được đi theo hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội, cho nên sự kiện các hiệp định được Nghị viện châu Âu thông qua sẽ là một cơ hội phát triển cho cả người dân, lẫn các doanh nghiệp và tôi đánh giá đây là một thành công rất quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam. "Đã có sức thuyết phục, đã nhận được sự ủng hộ của Nghị viện châu Âu và đồng thời cũng thể hiện những thành công hay là sức thuyết phục của những nhân vật chịu trách nhiệm đợt này trong ban lãnh đạo của Việt Nam, mặc dù vẫn có những tiếng nói về vấn đề nhân quyền hay là vấn đề Đồng Tâm. "Tuy nhiên là bạn bè thế giới vẫn nhìn Việt Nam với con mắt rất tích cực và vẫn tin tưởng là Việt Nam dần dần sẽ khắc phục được những vấn đề nhỏ và sẽ tiếp tục sánh vai với những cường quốc năm châu, trong đó có Mỹ hay là EU, là những quốc gia mà tôi đánh giá là rất quan trọng đang dẫn đầu với văn minh phương Tây. "Thế thì việc được tham gia các hiệp định này, thậm chí còn trước cả Singapore, là một tin mừng rất là lớn." Về phần mình, tại Hội luân chuyên đề hôm 13/02, từ Viện nghiên cứu Chính sách, pháp luật và phát triển, thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta), PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nêu quan điểm: "Tôi cũng như rất nhiều người Việt Nam nói chung rất phấn khởi và hy vọng. Nhưng bên cạnh đó, nó còn kèm theo một lo ngại có hai điểm. Một là Việt Nam tận dụng được như thế nào cơ hội mà các hiệp định này mang tới. Ở đây, nó liên quan tới vấn đề về thể chế kinh tế và những vấn đề khác liên quan. "Đặc biệt là những vấn đề liên quan môi trường, lao động, các tiêu chuẩn về môi trường, về lao động, về sở hữu trí tuệ, đó hiện nay vẫn là những vấn đề rất lớn ở Việt Nam. Và điều quan trọng và bao trùm trên cả là vấn đề về thể chế kinh tế của Việt Nam. "Hệ thống luật pháp của Việt Nam đã ổn chưa? Liệu nó có thúc đẩy, có tạo được môi trường để cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được các cơ hội mà hai hiệp định này mang tới hay không? Đấy là lo ngại thứ nhất." 'Phấn khởi đi kèm lo ngại' PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao chia sẻ cảm tưởng 'phấn khởi' nhưng cũng đi kèm 'lo ngại' Về khía cạnh được cho là phấn khởi, nhưng cũng đi kèm theo là lo ngại, luật sư và chuyên gia luật học Hoàng Ngọc Giao nói tiếp: "Để hội nhập với quốc tế thì Việt Nam cũng bắt đầu thấy rằng cần phải có những thay đổi về mặt luật pháp và thể chế liên quan vấn đề quyền dân sự của người dân, của doanh nghiệp. "Thế thì câu chuyện về quyền con người, thực ra vừa rồi đã được đặt lên bàn của Nghị viện châu Âu, và trong quá trình bỏ phiếu đã có những tranh cãi rất rõ ràng về câu chuyện này. "Việt Nam cũng đã đồng ý là có được hoạt động của một số tổ chức của người lao động độc lập với công đoàn (nhà nước), mặc dù về mặt ngôn từ, theo tôi biết, chính quyền Việt Nam chắc là không thích sử dụng khái niệm gọi là "công đoàn độc lập", nhưng được hiểu là công đoàn ở cơ sở, do chính những người lao động lập ra. "Vậy thì sau khi ký hiệp định này, cũng như vừa rồi sửa đổi luật Lao động, thì việc hiện thực hóa những thay đổi về thể chế như thế này, liệu có thực sự không? Nếu nó thực sự thì theo tôi sẽ rất tốt. Nó sẽ thúc đẩy được động lực cũng như đảm bảo quyền lợi của người lao động. "Vấn đề tiếp theo nữa là liên quan đến quyền tự do của người dân, ví dụ như là quyền tự do ngôn luận, luật về quyền tiếp cận thông tin sẽ được sửa như thế nào? Có theo hướng là thúc đẩy ý kiến phản biện, đóng góp để xây dựng đất nước hay không? "Hay là nó vẫn bị trói buộc bởi một số điều khoản mà lâu nay trong tất cả các kỳ kiểm điểm phổ quát định kỳ (UPR) trong việc thực thi các công ước về nhân quyền, đã có rất nhiều kiến nghị về việc phải sửa đổi hoặc chuẩn hóa một số điều luật của Bộ Luật Hình sự, với những tội danh tuyên truyền chống nhà nước, với những tội danh lợi dụng quyền tự do, dân chủ. "Cái đó nếu sửa được cũng là một bước để huy động được trí tuệ của nhân dân, góp sức để cùng với nhà nước xây dựng một xã hội lành mạnh hơn, minh bạch hơn và qua đó cũng có thể còn có tác dụng góp phần thúc đẩy hiệu quả của cuộc đấu tranh mà hiện nay Tổng Bí thư đang chủ trì - đó là chống tham nhũng - mà chúng ta biết tham nhũng càng ngày càng nặng nề. "Mà tham nhũng này, nếu như vẫn tiếp diễn theo đà như hiện nay, thì thành quả chúng ta ký kết được với EU liệu có là một thách thức, ảnh hưởng đến châu chuyện này hay không?," ông Hoàng Ngọc Giao nói với BBC. Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc trao đổi tại Hội luận chuyên đề đặc biệt về thông qua EVFTA và EVIPA tại Nghị viện châu Âu của BBC News Tiếng Việt.
Ngày 25/10 vừa qua, website BBC tiếng Việt có loan đi một bài viết với tiêu đề: "Báo Việt Nam đả ông Hoàng Minh Chính".
Hoàng Minh từ Hà Nội tham gia tranh luận
Bài viết đơn thuần chỉ là sự "kể" lại rằng hiện nay ở trong nước có những tờ báo nào tham gia "chửi hội đồng" cụ Hoàng Minh Chính. Tuy nhiên từ sự loan tin này, tôi đã may mắn tìm được một cái tên kèm theo chức danh học hàm Giáo sư của vị Trần Hữu. Không hiểu do đâu, và qua phương cách nào ông Trần Hữu này đã leo lên diễn đàn "Đấu tranh chính trị" của báo Nhân dân và ngồi gò bó thuyết trình bài "Một tiếng nói lạc lõng, một việc làm sai trái", trong đó giọng điệu tuy không đến mức "thiếu tính khoa học, thừa tính mạ lỵ" như nhiều "nhà báo, nhà lý luận, và nhiều nhà dở hơi khác..." đăng dồn dập trên hệ thống báo Đảng, báo ngành Công An, báo ngành Quân đội để đả hội đồng ông Hoàng Minh Chính. Vốn dĩ vẫn giữ cái tính ương bướng là hay cãi giáo sư, tiến sĩ từ ngày còn mài đũng quần trên giảng đường đại học, nay tôi xin được cãi lại bài thuyết trình của ông Trần Hữu trên mấy điểm như sau: Một: Ngay đầu bài viết, ông Trần Hữu đã lên giọng dạy ông Chính rằng: "...phê phán tôn trọng nguyên tắc tranh luận trung thực". Tôi xin không bàn đến việc sử dụng lổn nhổn hàng đống các từ Hán- Việt của ông Trần (có thể ông Trần đang sở hữu một cái học hàm giáo sư theo cách của ông, vì sinh viên chúng tôi hay nói: Người khó hiểu hoá, rắc rối hoá các khái niệm, đích thực anh ta là giáo sư, tiến sĩ của Việt Nam). Tôi thấy ông Trần Hữu chưa đủ tư cách để lên lớp cụ Chính ở câu này, bởi vì ngay khi ông Hữu mở mồm ra cái tít "Một tiếng nói lạc lõng, một việc làm sai trái", thì ông đã không có tư cáhc một nhà khoa học chân chính rồi, thưa ông! Tôi hỏi ông Hữu rằng: Ông đã làm một cái "test" để kiểm tra xem là có thật tiếng nói của cụ Chính là lạc lõng? Qui mô, đối tượng, nơi công bố kết quả của "test"? Nếu ông không tiến hành làm "test" mà dám buông mệnh đề có tính chất kết luận như vậy thì thực là một việc làm phi khoa học. Và kể cả việc ông nói rằng do cảm nhận của riêng cá nhân ông mà ông nói ra mệnh đề đó thì cũng không được, vì nhà khoa học không bao giờ dựa trên cảm tính, mò mẫm để đưa ra một mệnh đề kết luận, nhất là kết luận đó lại liên quan tới nhân cách, danh dự của một cá nhân với tư cách là một công dân có đầy đủ các quyền. Tôi hỏi ông Trần Hữu, với tư cách gì, dựa vào đâu mà ông chụp cho những việc làm của ông Chính là "sai, trái"??? Ông không phải là quan toà, ông không là đại diện hiện hữu cho chân lý, vậy ông lấy tư cách gì để ông đưa ra một mệnh đề kết luận "sặc mùi pháp lý, doạ dẫm" như trên??? Nên nhớ ông là nhà Khoa học kia mà, chắc ông không liều lĩnh khi có ý định "cầm đèn chạy trước ô tô pháp lý" đó chứ??? Nếu với tư cách là cảm nhận cá nhân ông về việc làm của cụ Chính thì xin ông hãy tạm giấu cái "mác" giáo sư, và đừng nói giọng khoa học ở đây, thưa ông! Và nếu giả dụ ông lấy tư cách là công dân trong xã hội lên diễn đàn góp ý thì ý kiến của ông cũng chỉ được xem là một ý kiến mà thôi. Ông và chắc chắn còn nhiều người cho rằng việc làm của cụ Chính là sai, nhưng tôi và chắc chắn còn nhiều người khá lại cho rằng không sai, trái. Báo Nhân dân mở loa của ông được thì cũng phải mở loa của chúng tôi chứ! Sao lại chỉ có một mình các ông được quyền "hát bè" với nhau thôi. Như thế tôi có thể tạm kết luận rằng không công bằng và có sự mờ ám trong vụ được hay không được hát bè này mà phần lợi thuộc về các ông. Một khi phần lợi được các ông kiểm soát thì đích thị ông Hữu là đại diện cho tiếng nói của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Mà đã là Nhà nước thì chưa thể dám khẳng định là đại diện cho tiếng nói cho tâm tư, nguyện vọng, là tiếng thét của nhân dân. Ông Hữu cũng như báo Nhân dân rất có khả năng đang ăn tiền đóng thuế của dân đen để chống lại dân đen đó thưa ông. Hai: Hãy nghe ông Hữu nói: "Vẫn là các luận chứng, luân cứ phần nhiều lấy từ một số các tác giả Mỹ và sách báo phương Tây từng nói đi nói lại", và "Về lối phê phán Mác thô kệch và xuyên tạc như vậy, sách báo nước ta và thế giới đã phê phán từ lâu". Tôi hỏi ông Hữu, nếu cụ Chính "lấy luận cứ" của Mỹ, phương Tây để đả lý thuyết đấu tranh giai cấp của Mác thì các ông, với tư cách là nhà khoa học, các ông biết Mác từ đâu, bảo vệ Mác dựa vào luận cứ, tài liệu nào? Ông Hữu! Ông không định trả lời rôi rằng: Chủ nghĩa Mác, kiến thức về Mác học, phương pháp lý luận bảo vệ Mác học là do các ông sáng tác ra đấy chứ???. Hơn nữa, thế kỷ các giáo sư, tiến sĩ như các ông nghiền ngẫm chủ nghĩa Mác thông qua các trước tác "kinh điển" của Mác, của các lý luận gia Liên Xô (cũ), vậy tôi hỏi ông Hữu, các ông đã tự phát minh, tự sáng chế ra điều gì mới chưa, hay vẫn hát bài ca do Mác, Lênin sáng tác thưa ông???. Vậy tư cách nghiên cứu cũng như phát biểu của ông chẳng khác gì của cụ Chính cả. Nghĩa là, xét cho cùng thì cứ là cả hai đều nói lại, nói theo. Và như thế ông vẫn là người tệ hại hơn, vì ông mang mác giáo sư kia mà, dân trả tiền cho việc ông đeo mác giáo sư kia mà??? Ông Hữu lại bảo: "lối phê phán Mác thô kệch và xuyên tạc như vậy, sách báo nước ta và thế giới đã phê phán từ lâu". Tôi hỏi ông Hữu, thế người ta phê Mác thô kệch thì ông phê Mác mềm dẻo, lựa chiều đấy chắc??? Ông vẫn không quên rằng, lịch sử hơn 75 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam phần nhiều là suy diễn chủ nghĩa Mác theo kiểu thô lậu thông qua hàng loạt sự kiện rùng rợn, tắm máu và đầy hổ thẹn à???. Tôi thử kể nhé: Cải cách ruộng đất (cái này ông cứ đọc hồi ký Đoàn Duy Thành, hoặc chịu khó vào thư viện Quốc gia trên đường Tràng Thi mà mượn các tập truyện ngắn, báo chí xuất bản vào các năm 1989-1992 thì rõ); Nhân văn giai phẩm nhé (ông đến nhà nhà thơ Hoàng Cầm hỏi thêm); Xét lại chống Đảng; Cải tạo công thương nghiệp; Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa... Đến đây, ông Hữu đòi tôi phải có tư liệu để chứng minh điều vừa nói. Vậy tôi cứ yêu cầu ông trước là căn cứ vào nguồn tài liệu nào, hiện đang có ở đâu để ông nói: "sách báo nước ta và thế giới đã phê phán từ lâu"???. Nếu ông nói bừa kiểu đấy thì cũng đừng phê phán cách nói của cụ Chính, vì ông có hơn cụ đâu, đấy là ông còn là giáo sư nữa chứ! Ba: Tôi tạm kết luận, ông vẫn chưa bỏ được thói tầm chương trích cú (giáo sư, tiến sĩ VN chỉ giỏi khoản này) khi nói rằng: "Đối với Mác, bạo lực trong tay giai cấp vô sản chỉ là phương tiện chống lại bạo lực của giai cấp thống trị, và bạo lực chỉ là "bà đỡ" hỗ trợ cho việc ra đời của xã hội mới". Ông có dám cá với tôi rằng: Cứ ra đời một xã hội mới thì phải qua bạo lực cách mạng như là một phương tiện tất yếu không??? Chẳng trách hàng mấy triệu người Việt Nam cả mọi miền bị chết mất xác thông qua chiến tranh là do các ông hiện thực hoá cái gọi là "ra đời một "xã hội mới". Đồng ý với ông rằng, sau khi lót xương thịt, máu của triệu sinh mạng, các ông đã cho ra lò một xã hội mới, nhưng thưa ông, quan trọng không phải là mới hay cũ, mà là xã hội đó tồn tại khách quan hay là gượng ép, ốm yếu, suy đồi, tiến bộ hơn xã hội cũ mà nó đánh đổ hay không mà thôi! Mặc cho ông gượng ép bảo rằng xã hội do các ông ra lò bằng bạo lực chiến tranh là tiến bộ, tôi nhất quyết cho là không. Đấy cũng là một ý kiến độc lập và với tư cách là con người, là công dân tôi có quyền bày tỏ. Bốn: Ông Hữu lại trích tiếp: "Mác từng có quan điểm của chủ nghĩa cộng sản không phải là "đấu tranh giai cấp muôn năm" mà ngược lại, là xoá bỏ giai cấp, do đó cũng xoá bỏ đấu tranh giai cấp". Xin bỏ qua cách hành văn thiếu chặt chẽ của ông Hữu, tôi hỏi thẳng ông: Sau khi cách mạng bạo lực thành công với máu và nước mắt, "xã hội mới" của các ông đã ra đời, vậy ông Hữu dựa vào đâu để khẳng định rằng cái xã hội đó không còn giai cấp??? Ông đừng nói với tôi là ông dựa vào lý thuyết của Mác đấy nhá, vì lý thuyết Mác chỉ là lý thuyết, còn chứng minh thì ông phải lấy dẫn chứng từ thực tế. Ông và các loại giáo sư như ông đã tiến hành làm "test" về phân chia giai cấp trong xã hội VN hiện nay chưa? "test" cũng chưa đủ để ông kết luận mà phải tiến hành hàng loạt các khảo sát thực địa khác như là công việc bắt buộc của các nhà khoa học vậy! Giả dụ tôi tạm chấp nhận với ông rằng xã hội mới không còn giai cấp đi nhé, thế tôi hỏi ông Hữu, bên trong xã hội mới không còn giai cấp nữa thì nó chứa đựng cái gì??? Ông đừng nói với tôi rằng là: Nó chứa đựng nhân dân lao động nhá, vì giữa khái niệm giai cấp và khái niệm nhân dân lao động như các ông vẫn thường dùng khác xa nhau về ngữ nghĩa và bản chất. Giả dụ, chấp nhận xã hội cộng sản là không còn giai cấp thì không còn đấu tranh (nhưng chắc còn đấu đá), không còn đấu tranh thì không còn mâu thuẫn xã hội, không còn mâu thuẫn xã hội thì không còn động lực phát triển thì xã hội tiêu vong, mà đã tiêu vong thì lý thuyết về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa cộng sản lại mâu thuẫn với chính nó. Bởi vì, một trong những hạt nhân giúp nó đứng được là biện chứng pháp mà Mác đã kế thừa từ triết gia Đức Hê-ghen, trong đó sự vật, hiện tượng bao giờ cũng chứa đựng các mặt Đối Lập, các mặt đối lập mâu thuẫn với nhau, và khi mâu thuẫn phát triển đến một độ nào đó thì sự vật, hiện tượng biến đổi sang một dạng khác với cấp độ cao hơn cả về lượng và chất... Hà Nội 28/10/2005
Việt Nam sẽ buộc người mua sim điện thoại di động phải khai báo danh tính theo một đề án của Bộ Bưu chính - Viễn thông (BCVT), truyền thông nhà nước loan báo.
Người mua sim ĐTDĐ sẽ phải đăng ký
Báo Thanh Niên nói theo đề án của Bộ BCVT, từ ngày 1-1 năm sau, các thuê bao trả trước đăng ký mới sẽ phải đăng ký các thông tin như số máy, ngày tháng sử dụng dịch vụ, họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc hộ chiếu. Đây chỉ mới là đề án và sẽ chưa thực hiện ngay từ ngày 1-1, nhưng ông Trần Đức Lai, thứ trưởng Bộ Bưu chính - viễn thông, nói ông mong đề án sẽ được ủng hộ. Quản lý Quy định mới này được Bộ BCVT nói là nhằm giải quyết việc không có các thông tin về các thuê bao trả trước đã dẫn tới việc gửi tin nhắn quấy rối, gọi quốc tế về Việt Nam bất hợp pháp, lưu truyền các thông tin xấu... mà không thể xác định danh tính của chủ thuê bao. Nhà chức trách nói phương thức quản lý mới sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và hiệu quả sử dụng các tài nguyên viễn thông và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Nó cũng nhằm ngăn ngừa "các phần tử xấu lợi dụng mạng điện thoại di động gây mất ổn định xã hội." Với biện pháp mới này, Việt Nam đã đi theo bước Trung Quốc, nước gần đây cũng loan báo sẽ buộc người dùng điện thoại di động phải đăng ký tên tuổi. Cuối năm 2005, truyền thông Trung Quốc nói nước này sẽ sớm buộc người dùng di động - trong đó có nhiều người dùng thẻ trả trước - phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ. Trung Quốc nói biện pháp nhằm đối phó với lừa đảo bằng điện thoại, sử dụng điện thoại trộm cắp và giúp nhà chức trách kiểm soát "các bình luận chính trị không phù hợp." Việc dùng điện thoại di động và gửi tin nhắn ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, một trong những thị trường viễn thông tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Từ 1.6 triệu thuê bao của năm 2002, nay ước tính có khoảng 13 triệu người dùng điện thoại di động ở một đất nước 84 triệu dân. Nhưng tiềm năng dùng phương tiện di động cho hoạt động chính trị cũng gây lo ngại cho lực lượng an ninh. ---------------------------------------------------------------- Nguyễn KhangNếu chỉ bắt trình chứng minh nhân dân khi đăng kí SIM thì tôi cũng ủng hộ. Tôi là nạn nhân của trò tiêu khiển ngu ngốc là bị kẻ nào đó nửa đêm nhá máy chọc chơi. Nếu phải đăng ký thì kẻ đó sẽ bị tôi đi thưa kiện. Tôi cũng có người bạn gái tá hoả vì tự nhiên thỉnh thoảng lại nhận được tin nhắn đầy mùi giường chiếu mà không biết của ai. Việc sử dụng tin nhắn nặc danh cũng xảy ra khá nhiều. Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi ủng hộ với điều kiện chính quyền sẽ không đi quá xa. Thứ nhất là lợi dụng việc phải đăng ký để gây khó dễ và cuối cùng là ăn tiền như ba cái vụ hộ khẩu. Thứ hai, nên có chế độ giám sát chéo để đề phòng việc lạm dụng. Ảnh hưởng đến quyền riêng tư. Lê Mai, SeoulViệc bắt đăng kí khi sử dụng điện thoại là việc nên thực hiện. Chớ nên vội phê phán chính quyền, việc này sẽ giúp cho việc phát triển các dịch vụ và giao dịch thương mại khác. Với sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, nhiều dịch vụ mới ra đời. Việc xác thực tương đối tin cậy và đơn giản nhất đó là xác thực qua điện thoại di động. Nếu ai đã sống ở các quốc gia đã triển khai mạnh giao dịch điện tử thì mới thấy giá trị của nó. Ở Hàn Quốc, ngay cả đăng kí thư điện tử, account tại 1 website, account tại một dịch vụ thanh toán qua mạng... đều phải đăng kí số điện thoại. Nếu không có số điện thoại không thể lấy được mã active để tạo được account sử dụng. Chính vì vậy, khi giao dịch thông qua 1 số điện thoại cũng đã có được độ tin cậy khá lớn. Vì thế, việc đăng kí số thẻ công dân hoặc thẻ cư trú hoặc hộ chiếu đối người nước ngoài khi đăng kí sử dụng số điện thoại di động là điều bắt buộc. Điều này vừa tạo sự dễ dàng cho các giao dịch điện tử vừa đảm bảo độ tin cậy của các thực thể giam gia giao dịch. Chắc mọi người sử dụng thư điện tử đều mệt mỏi với spam, vậy với việc hỗ trợ nhiều tính năng mới trên điện thoại và các dịch vụ của các nhà cung cấp rất dễ dàng cho một kẻ có chủ đích gây nên những sự phiền toái cho những người khác. Ngoài ra, việc đăng kí khi sử dụng điện thoại nó còn tạo ra nhiều mặt tích cực khác khó nói ra hết được. Hãy nhìn một sự việc theo hai mặt, không nên phiến diện. Tôi đã, đang sống và làm vi! ệc ở nhiều nước, chuyện đăng kí này là chuyện rất bình thường và từ rất lâu rồi. PinochioCó lẽ sau một vòng đổi mới VN đang muốn quay lại con đường cũ ngày xưa: kiểm soát và quản lý từng con người, thâm nhập vào mọi sinh hoạt cá nhân. Có lẽ rồi đây sẽ phục hồi kiểm soát chuyện tình cảm, yêu đương đôi lứa (yêu ai, tìm hiểu ai thì phải báo cáo cho tổ chức Đảng biết...) như những năm trước đổi mới mà ai sống trong thời kỳ này đều biết và nhớ. Chắc VN sợ thế hệ 8X hay 9X chưa có kinh nghiệm trong chuyện này nên sẽ lập lại mọi thứ kiểm soát để cho con em chúng ta có kinh nghiệm; cũng như góp phần ổn định lại xã hội đang "loạn lạc" vì các phần tử xấu lợi dụng khắp nơi. MichaelNhu cầu về DTDD của người dân ngày càng tăng. Nắm bắt dược điều này ông nhà nước tiếp tục tạo nên phiền hà cho người dân, cốt cũng chỉ là tạo ra nhiều khâu, nhiều cửa, nhiếu tiêu cực để nuôi bộ máy chính quyền! Thủy Lê, Hà NộiÐây rõ ràng là một cách bưng bít thông tin và bịt miệng quần chúng của nhà cầm quyền XHCN VN để ngăn cản các cuộc điện đàm trao đổi thông tin, tin tức và phỏng vấn hội luận từ trong và ngoài nước giữa các nhà tranh đấu dân chủ nhân quyền, các dân oan và các cơ quan truyền thông báo chí, diễn đàn đấu tranh ở hải ngoạị Hai Cù NèoHi Saigon by night không biết gì hết thì đừng có nói. Ở VN vai trò của Bộ BCVT(MPT) là gì bạn có biết không? Là cơ quan quản lý nhà nước về BCVT-CNTT, có nhiệm vụ là quản lý các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh đúng pháp luật, mà trong giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông do MPT cấp cho các doanh nghiệp viễn thông như (SPT, Viettel, VNPT, EVN Telecom, Hanoi Telecom, FPT) đều có đề cập đến đối tượng cung cấp dịch vụ là: mọi người VN và nuớc ngoài trên cơ sở tuân thủ pháp luật VN. Và nhiệm vụ của các doanh nghiệp này là: 1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông. 2. Chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn mạng viễn thông của mình và bảo đảm an ninh thông tin, thực hiện các quy định và chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo đảm an toàn và an ninh mạng. . Theo đó cho thấy việc MPT ra quy định buộc người mua phải đăng ký là hoàn toàn chính xác. Vì điều này nhằm mục địch là bảo vệ quyền lợi của khách hàng là trên hết, kế đến là nhằm góp phần vào ngăn chặn tội phạm mặc vù nhiệm vụ này là bên ngành Công An, tuy nhiên nhiệm vụ xây dựng một đất nước ổn định và phát triển là nhiệm vụ chung của mọi người chứ không phải của riêng ngành nào cả. Vì thực tế ở VN nhiều người dùng sim ĐTĐ không đăng ký để gửi SMS quấy rối các thuê bao khác,để thực hiện các phi vụ lừa đảo, cớp bóc.. cụ thể là ăn cắp số đẹp. Thí dụ vì ông A dùng số đẹp mà không đăng ký hợp pháp bị một tên B ăn cắp và sử dụng thì ông A không có hồ sơ chứng minh số SIM đấy là của mình nên ông A đành mất số đẹp đó, khi đó nếu kiện thì ông A thua kiện. Do đó để bảo về quyền lợi khách hàng là trên hết và góp phần vào an ninh đất nước thì MPT ra quy định trên là hoàn toàn đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Thực tế từ trước tới nay các mạng di động trước đây MobiFone, Vinaphone hay SFone sau này đều buộc người sử dụng phải đăng ký, từ lúc Viettel ra mạng DĐ mới có chuyện xé rào không đang ký nên có chuyện lộn xộn như ngày nay. Do đó MPT phải ra tay là đúng quá đi chứ. Khi đi nước ngàoi như Singapore, Thailand thì ở các nước này khi khách hàng đến đăng ký dịch vụ ĐTDĐ họ đều phải đăng ký đầy đủ đấy. Saigon by nightLẽ ra cái dự án này do Bộ Công An đề xuất mới phải. Khi người ta thưa kiện, mà ngành CA với trách nhiệm của mình phải giải quyết được, thì họ sẽ đề xuất phương án này để họ có thể hòan thành nhiệm vụ.Đằng này đề án này lại do ông BCVT, một bộ quản lý một công ty điện thọai (VN PT). Vậy ra người "bán hàng" đang tìm cách làm khó người "mua hàng" Chỉ có ở những nước còn rối ren về pháp luật và còn bảo hộ độc quyền mới còn những chuyện ngược đời như thế
Mỗi năm có hàng triệu người di chuyển bằng các chuyến bay, và khuôn khổ chiếc ghế ngồi hạng tiết kiệm thì cứ ngày càng tiếp tục co bé lại.
Lịch sử 106 năm tiến hóa của ghế ngồi trên máy bay
Chiếc ghế hành khách hạng phổ thông trên các chuyến bay có lẽ là một trong những thứ bị thu nhỏ lại ghê gớm nhất qua năm tháng, do sự thay đổi kinh tế liên tục của ngành vận tải hàng không. Siêu phi cơ Boeing 747 sau hơn 50 năm tung cánh Những bí ẩn bên trong siêu máy bay A380 Vì sao trực thăng chưa trở thành phi cơ dân dụng Những chuyến bay dân dụng đầu tiên: thời kỳ sau Thế Chiến I, thập niên 1910-1940 Thời kỳ đầu tiên bắt đầu có các chuyến bay thương mại là từ sau Thế Chiến I, từ thập niên 1910 đến thập niên 1940. Model 14 Benoist Model 14 Benoist là chiếc tàu bay đơn giản thực hiện chuyến bay dân dụng đầu tiên. Nó dài 8m và có sải cánh 13m. Tòa nhà lớn nhất thế giới và tiểu đô thị bên trong Nơi sản sinh máy bay không người lái Chiếc phi cơ Anh làm thay đổi ngành hàng không thế giới Đạt tốc độ tối đa là 103km/h, nó chở được một phi công và một hành khách, ngồi hai bên trên cùng một chiếc ghế gỗ trong hành trình kéo dài 23 phút. Trong một thập niên sau đó, những chiếc ghế đầu tiên hầu như đều có hình dạng chiếc ghế đan liễu gai, hầu như không có đệm lót và không hề có dây an toàn. Chúng cũng không có phần phân cách chỗ ngồi giữa hành khách và phi công. Trong hai thập niên đầu tiên của ngành hàng không dân dụng, các đột phá trong thiết kế phi cơ và xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành hàng không dần dần khiến hành khách có các chuyến bay ngày càng tiện nghi. Ghế khung nhôm lót đệm êm thay cho ghế liễu gai khung gỗ giúp xử lý được vấn đề khung gỗ dễ bắt cháy, cong vênh. Phi cơ lớn nhất thế giới có sứ mệnh mới? Sức hấp dẫn kỳ lạ của phi cơ bốn ghế Cessna Tấm vé bay dân dụng đầu tiên được bán cho ông Abram C. Pheil với giá 400 đôla (tương đương khoảng 10 ngàn đô theo thời giá hiện nay), tức là vào khoảng bằng giá gói dịch vụ xa xỉ La Première của hãng Air France bây giờ. Năm 1936 là năm chiếc Douglas DC-3 trình làng. Đây là chiếc phi cơ đầu tiên chỉ chuyên chở hành khách và có lãi. Nó chở được từ 20 đến 30 người, với ghế ngồi rộng khoảng 18 inches (khoảng 45cm). Các phi cơ chở khách thời ban đầu phải bay thấp, dưới 15 ngàn bộ, buộc chúng phải bay xuyên qua các vùng thời tiết xấu. Do các cabin được điều áp, cho nên máy bay bay cao hơn nhiều, nhờ đó đem đến cho hành khách những chuyến bay dễ chịu hơn. Kỷ nguyên Vàng của ngành hàng không: thời thập niên 1950-1960 Thời kỳ này, tuy đáng sợ hơn và có nhiều vụ thương vong hơn nhiều so với những giai đoạn sau, nhưng là giai đoạn được miêu tả là xa xỉ nhất, khách hàng được chăm sóc kỹ càng nhất trong lịch sử vận chuyển hàng không. Ghế ngồi hạng phổ thông rất rộng rãi, từ 34 đến 36 inches. Trang phục quy ước cho các chuyến bay "Connie" của hãng hàng không Pan Am là bộ vest, cà vạt, áo choàng và váy. Hành khách được khoản đãi với thực đơn bữa tối có nhiều món để lựa chọn, trong khoang trang hoàng lộng lẫy, và ngồi đối diện nhau để tiện giao lưu. Trong thời kỳ này, lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tăng lên 65 triệu, so với chỉ 20 triệu trong thời kỳ trước. Doanh thu toàn cầu vào năm 1969 đạt 112 tỷ đô la Mỹ. Chuyến bay từ New York tới Paris vào năm 1955 tốn khoảng 310 đô la, tương đương với 2.622 đô la tính theo giá hiện thời, so với mức 1.650 đô la nếu hành khách hiện nay đặt chỗ trước một tháng. Chiếc Boeing 707 và Douglas DC-8 có thể chở được hơn 200 hành khách, và di chuyển nhanh hơn 80% so với các phi cơ đời trước. Đây cũng là lúc lần đầu tiên việc đi lại bằng đường hàng không đôi khi trở thành thứ mà giới trung lưu cũng có thể chi trả được. Tháo bỏ quy định, thập niên 1960-1970 Việc tháo bỏ các quy định đã xoá đi quy định cứng nhắc về giá vé, cho phép các hãng hàng không áp dụng nhiều mức giá khác nhau đối với nhiều loại ghế ngồi khác nhau. Quan trọng hơn cả, kỷ nguyên này đánh dấu sự chuyển đổi triệt để trong cách bố trí chỗ ngồi và các tiện ích trên máy bay. Chẳng hạn như phần tay ghế nay có thể nhấc lên, ẩn kín vào giữa các ghế ngồi ở hạng phổ thông. Trong thập niên 1970, các hãng hàng không bắt đầu lắp phần tựa đầu ở sau ghế, nhằm đảm bảo an toàn tốt hơn trong chuyến bay nhưng đồng thời lại hạn chế tầm nhìn của hành khách lên phía trên máy bay. Ghế ngồi được bọc vải dày, trông giống như phòng chờ, phòng họp ở các công ty. Trong thời kỳ này, lượng hành khách đạt 179 triệu người. Doanh số chỉ riêng trong năm 1979 đạt 251 tỷ đô la Mỹ. Giai đoạn thập niên 1980-1990 Các tiện nghi công nghệ cao lần đầu tiên được đưa vào phục vụ hành khách, cho phép họ tiêu khiển với những hình thức giải trí mới trong thời gian bay. Expedia và Priceline ra mắt vào cuối thập niên 1990, mở ra cuộc đua cạnh tranh giá cả giữa các hãng hàng không. Bề rộng ghế ngồi bắt đầu nhỏ đi đáng kể vào cuối thập niên 1990, chỉ còn 32 inches. Màn hình video gắn trên lưng ghế chỉ rộng 2.7 inches và có chất lượng thấp nếu so với tiêu chuẩn ngày nay. Vào cuối thập niên 1980, các chuyến bay Pan Am Shuttle có gắn điện thoại trên lưng ghế cho mọi ghế ngồi hạng phổ thông. Lệnh cấm hút thuốc áp dụng từ cuối thập niên 1990 khiến mọi khay gạt tàn thuốc lá đều phải bị gỡ khỏi phần tay ghế. Lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không giai đoạn này đạt 899 triệu lượt, tăng gấp hơn năm lần so với thời kỳ trước, thập niên 1960-1970. Doanh thu tính riêng trong năm 1999 là 471 tỷ đô la Mỹ. Thời kỳ hậu 9/11: Thập niên 2000 Ngành vận tải hàng không ngay khi bước vào thiên niên kỷ mới đã phải đối diện thảm kịch đầu tiên với làn sóng các vụ tấn công hôm 11/9/2001, sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cả hai sự kiện trên đều khiến lượng hành khách đi lại trên toàn cầu chững lại. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong 2007-2008 khiến giá dầu tăng lên trên 100 đô la môt thùng, buộc các hãng phải tìm mọi cách để kiểm soát chi phí nhiên liệu bay. Để giảm bớt gánh nặng kinh tế, các hãng hướng tới việc sử dụng thiết kế ghế hẹp hơn, bỏ vải bọc ở phần tựa đầu, dùng loại nệm và dây an toàn nhẹ hơn. Trong khoang, các loại bóng đèn flourescent và halogen được thay thế bằng bóng đèn LED. Các ngăn đựng báo sau lưng ghế thay vì là dạng lưới trước đây được thay bằng thiết kế nhựa và vải. Tổng lượng hành khách giai đoạn này gồm 2 tỷ 91 triệu lượt, và doanh thu trong năm 2009 đạt 570 tỷ đô la. Kỷ nguyên hiện đại: thập niên 2010 Cùng với sự phát triển của cách thiết kế cabin đầy sáng tạo, kỷ nguyên hàng không hiện đại được đánh dấu với việc các ghế ngồi hạng phổ thông được ken dày đặc, và nơi ghế ngồi được trang bị nhiều tiện nghi độc đáo. Các hãng hàng không tìm cách tối đa hoá việc sử dụng chất liệu sợi carbon trong ghế nhằm giảm thêm nữa trọng lượng trên cabin, và nhờ đó sẽ phi cơ sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Alaska Airlines ra mắt giá gắn đỡ thiết bị điện tử cài ở lưng ghế năm 2019, còn Air New Zealand tung ra dịch vụ Skycouch vào năm 2012 Vào năm 2019, hãng hàng không Alaska Airlines ra mắt giá gắn đỡ thiết bị điện tử cài ở lưng ghế, cho phép hành khách điều chỉnh màn hình thiết bị cá nhân thuận tiện hơn để giải trí. Năm 2012, hãng hàng không Air New Zealand tung ra dịch vụ Skycouch, gồm từng dãy ba ghế một có thể gấp thành giường tạm, đặc biệt thích hợp cho các gia đình có trẻ nhỏ. Lượng hành khách trong thập niên này đạt 3 tỷ 419 triệu lượt, với doanh thu trong năm 2018 là 835 tỷ đô la. Ghế ngồi hạng phổ thông với bề rộng 30 inches trở nên phổ biến đối với hầu hết các hãng hàng không ngày nay. Nhiều hãng hàng không tiết kiệm, chẳng hạn như hãng Spirit của Mỹ, thậm chí còn giảm bề ngang ghế xuống còn 28 inches. Nếu như trong thập niên 1950, lượng hành khách trên các chuyến bay đạt 60% công suất là các hãng đã hài lòng, thì vào năm 2015, tỷ lệ này vượt quá 80%. Ghế ngồi trong tương lai: Năm 2020 và những năm tới Nhìn tới tương lai, các chuyên gia nói rằng các hãng hàng không sẽ tiếp tục tìm cách cân đối giữa việc thiết kế ghế ngồi sao cho đảm bảo độ thoải mái cho hành khách, với việc tiết kiệm năng lượng và tối ưu hoá công suất vận tải. Thế nhưng khách hàng sẽ chịu đựng được cảnh bị ép ghế đến mức nào? Hãng bay tiết kiệm Ryanair đang có ý đưa ra loại ghế 'đứng', theo đó cho phép tăng thêm khoảng 40-50 hành khách mỗi chuyến bay. Hãng bay tiết kiệm Ryanair đang có ý đưa ra loại ghế 'đứng' Các loại vải chống dính bẩn, có thể giặt sạch sẽ sớm trở thành chất liệu tiêu chuẩn dùng bọc ghế máy bay cùng với chất liệu giả da không tạo khí thải carbon. Sẽ đến một ngày ghế ngồi sẽ được gắn các hệ thống theo dõi để cảnh báo phi hành đoàn hoặc thợ sửa chữa về các vấn đề phát sinh từ ghế, chẳng hạn như các gối đệm bị rách hoặc bị hỏng, lỗi. Giao thông hàng không được dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới, đem lại một cơ hội vô tiền khoáng hậu cho các hãng hàng không. Bởi sẽ tiếp tục bị thu hẹp lại, nên các ghế ngồi sẽ được tăng cường tính năng để bù lại bằng hệ thống ngả lưng ghế và phần dựa lưng được thiết kế thông minh hơn, tạo cảm giác như có một không gian sống rộng rãi hơn. Nguồn: ICAO, OECD, IATA, Seatguru, The Atlantic, The New York Times, Gizmodo, Popular Science, USA Today, Insider, Fast Company, Air & Space Magazine, Jennifer Clay thuộc JetlinerCabins và Vern Alg, nhà tư vấn thiết kế bên trong cabin. Hình minh họa: Piero Zagami Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
Ý tưởng của tiến sĩ Nguyễn Quang A “Hãy ứng cử để biến quyền hão dần dần thành quyền thực và giúp ông Trọng chứng minh ‘dân chủ đến thế là cùng’” đã gợi cho người viết nảy ra vài ý sau đây.
Để chứng minh ‘dân chủ đến thế là cùng’
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói với truyền thông và báo giới dự Đại hội 12 rằng Đại hội đã làm việc và bầu bán nhân sự 'dân chủ đến thế là cùng'. Trước hết, đây là ý tưởng dính dáng tới chế độ bầu cử ở Việt Nam nên xin bàn một chút về chuyện bầu bán ở Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi bàn tới việc bầu bán ở Đại hội 12 (ĐH12) này, có nhiều ý kiến phê phán quyết định 244 của BCHTW khoá 11 và cho đó là quyết định không dân chủ, được soạn thảo nhằm cố ý loại từ đầu các đối thủ của ‘phe ông Trọng’ (nếu có một phe như vậy). Tuy nhiên, nếu xém xét cặn kẽ quyết định này cũng như những nguyên tắc dân chủ ta lại thấy nó không hoàn toàn như vậy (dù có thể có thâm ý của người soạn thảo như tôi sẽ bàn sau.) Thứ nhất, ngay điều 1 của quyết định này có nêu rõ là: ”Quy chế này được áp dụng đối với việc bầu cử trong Đảng từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương. Việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Đại hội quy định…” Điều này có nghĩa quyết định này không hề chi phối việc bầu bán ở ĐH12 trừ khi đa số đai biểu đồng ý vận dụng nó vào việc bầu cử ở Đại hội. Thâm ý của 244 Thật ra, người soạn văn bản đã rất kín kẽ khi đưa ra điều này bởi vì theo Điều lệ của họ (luật lệ gốc ủa Đảng) thì Đại hội đại biểu toàn quốc mới là cơ quan quyền lực cao nhất còn BCHTW, đúng như tên gọi, chỉ là cơ quan chấp hành giữa 2 kì Đại hội nên không thể vượt quyền ra lệnh cho Đại hội (cấp mà mình thừa hành) phải làm gì. Thứ hai, dù điều 13 của quyết định này có quy định: ”Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị,” nhưng do điều 1, Đại hội vẫn có quyền không áp dụng quy định này. Đai hội 12 đã tái bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư và 3 ủy viên Bộ chính trị được giới thiệu vào ba trong bốn ghế 'tứ trụ' đầy quyền lực của nhà nước và chính quyền. Ngay cả khi Đại hội đồng ý áp dụng thì điều này cũng không phải là vi phạm nguyên tắc dân chủ nói chung. Vì khi đó các cá nhân có liên quan dù đang là đại biểu của Đại hội, tức là đại diên cho các đảng viên ở đơn vi mình làm đại biểu, vẫn còn thành viên của BCHTW/BCT/BBT cũ nên vẫn phải chấp hành nghị quyết của các tổ chức đó và hơn nữa nghị quyết đó không trái với quyết định của ĐH (do ĐH đã chấp nhận áp dụng QĐ 244 như đã giả định). Lưu ý rằng ở đa số nền dân chủ, đối với những vấn đề đảng chính trị không có chủ trương hoặc những vấn đề mà trong đảng chưa có ý kiến thống nhất thì khi biểu quyết đảng viên có thể được tự do (conscience vote: bỏ phiếu theo nhận thức/lương tâm) còn nói chung vẫn phải theo chủ trương của tổ chức. Tức là vẫn theo các nguyên tắc như thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức… chứ không phải như một số người giải thích đây chỉ là những nguyên tắc riêng của kiểu dân chủ tập trung. Những thông tin có được cho tới bây giờ cho thấy rõ ràng việc bầu cử ở Đại hội 12 diễn ra theo đúng các quy định khác trong Quyết định 244, còn việc họ xử trí với điều 1 như thế nào thì chúng ta không được biết. Ngay cả những nhà bình luận bên ngoài hình như vẫn lướt qua điều 1 này nên tôi nghĩ rằng đa số các đại biểu ĐH (với tâm thế quen phục tùng cấp trên, quan tâm tới chức quyền hơn là các quy dịnh trong Điều lệ hay các văn bản pháp quy của ĐCS, không có dũng khí để thách thức ‘cấp trên’…) có lẽ cũng chẳng ai để ý tới điều 1 này và ĐH mặc nhiên áp dụng QĐ 244 cho việc bầu cử ở ĐH không qua bàn thảo. Đó có thể cũng là thâm ý của người soạn thảo quyết định (viết ra cho kín kẽ khi bị chất vấn nhưng thừa biết ít có người am hiểu và dám đòi áp dụng). Như vậy về mặt văn bản, có lẽ không có gì phàn nàn về tính dân chủ của QĐ 244. Bàn về 'tứ trụ' Bây giờ xin được bàn qua về việc bầu ‘tứ trụ’. Như phân tích trên việc bầu ‘trụ’ Tổng Bí thư thì chẳng có gì đáng phàn nàn, đó là chuyện riêng của ĐCSVN và họ cũng làm đúng theo quy trình ‘dân chủ’chọn ra được ông Nguyễn Phú Trọng làm TBT. Công dân ngoài đảng chúng ta trên thực tế hoàn toàn không có vai trò gì trong việc chọn ‘trụ TBT’ này. Còn 3 ‘trụ’ còn lại (CTN, TT và CTQH) thì theo bài bản, họ cũng đưa ra được 3 người (Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân) để giới thiệu cho QH bầu vào 3 vị trí này. TS Nguyễn Quang A kêu gọi người dân hãy ứng cử để biến ''quyền hão dần dần thành quyền thực' và giúp ông Nguyễn Phú Trọng chứng minh ‘dân chủ đến thế là cùng’. Dĩ nhiên, trên thực tế công dân ngoài đảng chúng ta cũng chẳng có vai trò gì trong việc giới thiệu này. Tuy nhiên, khác với ‘trụ TBT’, theo quy định hiện hành chúng ta có thể có một vai trò nào đó trong việc quyết định ai sẽ vào vị trí ‘3 trụ đó’ tuỳ theo nỗ lực của chúng ta trong việc vận dụng những quy định của hệ thống. Theo quy định của Hiến pháp 2013, ‘3 trụ’ này trước hết phải là thành viên của QH. Với kiểu cách bầu cử hiện nay, chắc chắc bộ ba đã nêu sẽ được giới thiệu ra ứng cử đại biểu QH, chắc chắc họ sẽ trở thành ứng cử viên và chắc chắn sẽ được đắc cử với tỉ lệ cao. Và cũng theo kiểu cách bầu ‘3 trụ’ hiện nay, dù có thể có người khác trong QH ra tranh cử các vị trí này với họ (xác suất rất thấp) nhưng phần chắc là đa số đại biểu QH sẽ là đảng viên CS, nên chắc chắn là họ sẽ bầu cho 3 vị này theo chủ trương của ĐH 12 (trừ khi họ coi thường kỉ luật đảng mà bầu theo lương tâm– chuyện này khó xảy ra) nên chắc chắc là cả ba sẽ vào vị trí đúng như ĐCS dự kiến. Rõ ràng cũng theo kiểu cách bầu cử hiện hành, chúng ta hoàn toàn có thể làm cho mình một vai trò nào đó trong việc quyết định ai sẽ nắm ‘3 trụ’ còn lại bằng cách biến những cái chắc chắc, cái hiếm xảy ra trong đoạn văn trên dần dần thành những cái bấp bênh, cái phổ biến… theo ý tưởng của TS Nguyễn Quang A. Thứ nhất, cố gắng để có những người ngoài đảng có uy tín như TS Nguyễn Quang A đứng ra tranh cử ở cùng đơn vị với họ, vận động dân chúng dồn phiếu cho mình và do đó cơ hội họ đắc cử sẽ giảm đi hoặc triệt tiêu. Thứ hai, vận động có thêm nhiều người ngoài đảng tranh cử ở các đơn vị khác và nếu họ đắc cử sẽ làm giảm tỉ lệ đảng viên CS trong QH và do đó tỉ lệ 3 người này (nếu họ vẫn đắc cử đại biểu QH) được bầu vào ‘3 trụ’ sẽ giảm xuống. Thứ ba, vận động các đại biểu QH đắc cử là đảng viên bỏ phiếu theo lương tâm và do đó tỉ lệ họ đắc cử vào ‘3 trụ’ sẽ giảm xuống (nếu họ vẫn đắc cử đại biểu QH). Dĩ nhiên, ở đây người viết không có ý tấn công vào cá nhân ba vị được ĐCSVN giới thiệu vào vị trí ‘3 trụ’ mà chủ yếu nhắm vào mục tiêu lớn hơn là tìm cách sớm đưa chế độ toàn trị hiện nay thành một chế độ dân chủ dựa trên những việc hoàn toàn có thể làm trong một cuộc tranh cử dân chủ bình đẳng (dù chúng ta đang bị đối xử bất công: họ được cả một hệ thống ủng hộ, thậm chí dùng cả tiền thuế do chúng ta đóng góp… trong khi chúng ta bị chèn ép với nhiều thủ tục nhiêu khê, tranh cử với sức lực của chính mình, chưa kể có thể bị cản trở trong tranh cử, gian lận trong kiểm phiếu…) trong khuôn khổ chế độ hiện tại. Không thể vỗ ngực Qua các việc này, dù chúng ta có thể chưa thành công (tình hình hiện tại có lẽ chưa cho phép) nhưng với kết quả chúng ta đạt được, dù còn khiêm tốn thì Đảng Cộng sản chắc chắc phải xem lại mình, không còn có thể mạnh dạn vỗ ngực xưng tên rằng ‘đã được nhân dân chọn lựa’... Tháng 5 tới đây, Việt Nam sẽ tổ chức kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trên toàn quốc với ông Nguyễn Sinh Hùng đã được cử làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Cũng qua các việc này nhân dân nói chung sẽ dần dần ý thức rõ hơn về quyền của mình và mạnh dạn hơn trong việc biến các quyền hão đó thành quyền thực, một tập dượt cần thiết trên con đường đi tới một nền dân chủ thật sự. Dĩ nhiên, nếu vận động khéo léo và biết tập trung vào đối tượng yếu nhất, theo tôi khả năng chúng ta có thể loại được đối tượng đó khỏi vị trí đại biểu QH (tức bị thất cử và do đó không còn cơ hội trở thành ứng viên ‘3 trụ’) không phải là không có. Nếu được như thế thì quả đó là một thắng lợi to lớn cho nền dân chủ và Đảng Cộng sản buộc phải thay đổi và do đó con đường đi tới dân chủ có thể được rút ngắn hơn. Dĩ nhiên để đạt điều này phải tốn rất nhiều công sức, trí tuệ và thậm chí có thể phải chịu đàn áp, bắt bớ... dù chúng ta vẫn tuân thủ trong khuôn khổ của chế độ, không thể lạc quan một cách đơn giản. Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên quyền Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông chuyên Bến Tre, hiện đang sinh sống ở Australia.
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam.
Lãnh đạo Việt Nam đang theo đạo gì?
Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình. Cũng vậy, công luận Việt Nam lúc ấy cũng vắng bóng những cuộc tranh cãi về tính hợp lý của những hành vi tôn giáo nơi công cộng của các lãnh đạo quốc gia, điều đôi khi sẽ bị coi là thất sách về chính trị (politically incorrect) ở những nước coi trọng tính thế tục. Trong một diễn biến khác, ngày 9/11 năm 2014, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, một cơ quan trực thuộc Chính phủ, phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức đại lễ cầu siêu cho tất cả nạn nhân tai nạn giao thông trong cả nước. Tham dự đại lễ này với tư cách Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT QG, Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu: “Với sự gia hộ của mười phương chư Phật, cùng công đức trì niệm của hàng trăm tăng ni, tín đồ Phật tử và gia đình thân quyến tại trai đàn cầu siêu sẽ giúp cho hương linh những người không may bị tử nạn do tai nạn giao thông siêu đăng Phật quốc. Cũng nhờ đạo hạnh của chư Phật, chư tăng ni gia trì cho gia đình các nạn nhân đủ niềm tin, nghị lực nén những đau thương mất mát, sớm vượt qua những khó khăn trước mắt để tiếp tục xây dựng cuộc sống và xã hội ngày thêm an lành, tốt đẹp”. [2] Thật khó để phân biệt giữa phát biểu của một viên chức chính phủ với một chức sắc tôn giáo trong trường hợp này. Tuy vậy, cũng như trường hợp Thủ tướng, thời điểm đó công luận Việt Nam không xuất hiện một cuộc tranh luận đáng kể nào về giới hạn can dự của cơ quan hành chính vào các sinh hoạt tôn giáo cũng như vấn đề tính chất trung lập về tôn giáo trong các phát ngôn của viên chức đại diện chính phủ. Dường như, tính thế tục trong phát ngôn và hành động của chính khách vẫn chưa hoặc không phải là một chủ đề được quan tâm trong dư luận Việt Nam, mặc dù, ở cấp độ hành chính, đã có quy định cấm thờ cúng và thực hành nghi lễ tôn giáo trong cơ quan nhà nước; và, ở cấp độ tư tưởng, nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định trong Hiến pháp rằng họ chọn chủ nghĩa Marx-Lenin, một học thuyết duy vật, làm nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động của nhà nước và xã hội. Ngược dòng lịch sử “Đại Sán, tu sĩ Phật giáo người Trung Hoa được nói đến ở các chương trước, vào năm 1695, đã quan sát thấy cung điện của Nguyễn Phúc Chu được trang hoàng với cờ Phật giáo, trướng, cá gỗ và những quả chuông lộn ngược, giống như một ngôi chùa Phật giáo vậy” Li Tana trong tác phẩm Xứ Đàng Trong đã trích thuật những mô tả của nhà sư Đại Sán để cho thấy trong quá trình lập quốc ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã chọn Phật giáo Đại thừa làm tôn giáo nhà nước (state religion) để khẳng định và củng cố tính chính danh thế quyền của họ bằng một kiểu cách mà O.W. Wolters chỉ ra, ở Đông Nam Á, “địa vị vua có tính cách duy nhất chỉ bởi vì đó là một địa vị có tính cách tôn giáo”. Đây là một hiện tượng thú vị, song các chúa Nguyễn ở Đàng Trong không phải là thế lực chính trị đầu tiên hoặc duy nhất trong lịch sử Việt Nam xác lập Phật giáo làm tôn giáo nhà nước nhằm củng cố tính chính danh vương quyền. Các triều đại Lý – Trần cũng thể hiện xu hướng này đậm nét, với đặc trưng là sự phổ biến của hiện tượng các nhà sư tham chính, nắm giữ các vị trí cao cấp trong triều đình (chẳng hạn, các Quốc sư cho vua Lý đa phần là các bậc tăng sư), cũng như hiện tượng xuất gia của các vị vua khi đang ở đỉnh cao quyền lực, đặc biệt có những vị như Phật Hoàng Trần Nhân Tông còn là tổ của một tông phái thiền. Tuy vậy, lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những trào lưu phê phán mô hình nhà nước Phật giáo, đặc biệt là trong các giai đoạn thắng thế của Nho gia khi nó được các lực lượng nắm quyền lựa chọn làm hệ tư tưởng thống nhất của quốc gia. Lê Thánh Tông (1442-1497) trong một bài văn sách thi Đình đã đưa ra nhận định không mấy tốt đẹp về các tôn giáo thịnh hành bấy giờ – một biểu hiện cho thấy sức ảnh hưởng của Phật giáo như là một quốc giáo khuynh loát đời sống chính trị quốc gia đã không còn nữa dưới thời Hậu Lê: “Giáo lý của đạo Phật, đạo Lão hết thẩy đều mê đời, lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó không thể kể hết, mà lòng người lại rất tin, mê”. Từ những nhận định đó, Lê Thánh Tông đã lệnh cho các phủ, lộ không xây thêm chùa, quán mới. Bên cạnh đó, thời Hồng Đức cũng chứng kiến sự biến mất của giới tăng quan, mà thay vào đó khoa cử đóng vai trò chủ chốt trong việc tuyển lựa người tài ra làm quan. Có quan điểm cho rằng những biểu hiện này phản ánh quá trình thế tục hóa ở chỗ các tôn giáo đã mất hoặc giảm dần thẩm quyền của nó (thông qua giáo hội và chức sắc) đối với hoạt động quản trị quốc gia, và phần nào đó, đối với xã hội. Lịch sử Việt Nam từng có lúc 'phế Phật lập Nho' Tuy vậy, một số khác lại cho rằng hiện tượng “phế Phật, lập Nho” của triều Hậu Lê, hoặc sau này là triều Minh Mạng, chưa thể được coi là biểu hiện của quá trình thế tục hóa, mà đơn thuần chỉ là việc thay đổi tôn giáo được chọn làm quốc giáo. Sự khác biệt quan điểm này liên đới trực tiếp với những tranh luận rằng Nho giáo có nên được coi là một tôn giáo hay đơn thuần chỉ là một hệ thống triết lý và đạo đức về đối nhân xử thế và trị nước. Thế tục hóa là hiện đại hóa Giữa thế kỷ 19, trong khi ở Việt Nam, Minh Mạng và sau đó là Thiệu Trị đang mải mê thi hành những chính sách hà khắc về tôn giáo như cấm đạo, sát đạo để bảo vệ giềng mối Nho gia thì ở nước Anh, nhà văn George Jacob Holyoake (1846) đã lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa thế tục (secularism) như “là một kiểu quan điểm chỉ quan tâm tới những vấn đề có thể được kiểm tra bằng kinh nghiệm trong cuộc đời này”. Có nguồn gốc từ sự nổi lên của Cách mạng Khoa học và Kỷ nguyên Khai minh và đi liền là sự suy thoái về tầm ảnh hưởng của tôn giáo nói chung và Giáo hội La Mã nói riêng ở châu Âu, tiến trình thế tục hóa (secularization) đã diễn ra sâu rộng trên khắp các mặt của đời sống chính trị xã hội và trở thành một biểu hiện đặc sắc của tiến trình lý tính hóa (rationalization) và hiện đại hóa (modernization), làm thay đổi bộ mặt Tây phương thời bấy giờ. Hai nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa thế tục là phân tách nhà nước khỏi các tổ chức tôn giáo; và tất cả người dân với bất kể tôn giáo nào (kể cả không tôn giáo) đều bình đẳng trước pháp luật. Đây cũng chính là những đặc điểm của văn hóa chính trị hiện đại ở các nước Tây phương mà dựa trên đó, tự do tôn giáo, tinh thần đa nguyên và khoan dung được bắt rễ. Không chỉ ở cấp độ văn hóa chính trị, tính thế tục còn được khẳng định ở trong các văn bản pháp lý ở các nền dân chủ. Nếu như Tu chính án thứ Nhất là lời tuyên xưng cho tính chất thế tục của Hiến pháp Hoa Kỳ (và được củng cố qua nhiều án lệ trong đó Tối cao Pháp viện viện dẫn Tu chính án này) thì ở Pháp, tính chất này được ghi nhận trong một loạt các văn kiện quan trọng từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, Luật 1905 về Phân chia Giáo hội và Nhà nước, rồi sau đó là Hiến pháp 1958. Tu chính án thứ Nhất, Hiến pháp Hoa Kỳ: Hiến pháp Hoa Kỳ nhấn mạnh tính thế tục của thể chế nhà nước Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình. Như vậy, để trở thành những nhà nước thế tục (secular state) như hiện nay các quốc gia Tây phương đã đi một chặng đường dài cả ở cấp độ lý thuyết lẫn thực hành mà kèm với nó là không ít những biến động lịch sử. Nhưng bù lại, chủ nghĩa thế tục, một khi đã bắt rễ và cấu thành một phần của văn hóa chính trị, sẽ giúp tạo ra một khuôn khổ pháp lý và tập quán xã hội tôn trọng tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tinh thần đa nguyên và bình đẳng, từ đó củng cố nền móng cho các nền dân chủ tự do, nhất là trong bối cảnh đa tôn giáo, đa văn hóa như hiện nay. Từ góc độ đó mới thấy, thiếu vắng những cuộc tranh luận về tính thế tục trong đời sống chính trị xã hội ở một nước đa tôn giáo như Việt Nam, có khi lại không phải một điều gì đáng mừng. Bài của Nguyễn Anh Tuấn có tựa đề 'Chuỗi tràng hạt của Thủ tướng và nguyên lý nhà nước thế tục' đã đăng trên trang Luatkhoa.org. thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Giới quan sát cho rằng ác cảm với Trung Quốc và sâu xa hơn, nhu cầu có một xã hội dân chủ là nguyên nhân bùng nổ biểu tình tại Việt Nam.
Lý do biểu tình: 'Chống TQ và mong mỏi dân chủ'
Biểu tình ở TPHCM 11 tháng 5/2016. Từ mấy năm trước, thái độ chống Trung Quốc đã xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam Ác cảm với Trung Quốc Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, cho rằng quan điểm chống Trung Quốc "là độc hại" ở Việt Nam, theo hãng tin Bloomberg. Tờ này nhắc lại mối quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam với quốc gia láng giềng hùng mạnh Trung Quốc từng dẫn tới chiến tranh biên giới năm 1979. Luật sư Định: 'Nên điều tra về việc có đàn áp biểu tình ở Sài Gòn' Bàn tròn BBC: Biểu tình và luật biểu tình ở Việt Nam Một sự kiện nữa từng làm bùng nổ biểu tình tại Việt Nam là khi Trung Quốc đem giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng biển tranh chấp năm 2014. Hàng chục người bị bắt trước lo ngại biểu tình Mối nguy của kinh tế VN khi bất mãn gia tăng TPHCM: Hai phụ nữ kể chuyện bị bắt hôm 17/6 Tờ Asiatimes thì nhắc lại năm 2016 có các cuộc biểu tình hàng loạt khi nhà máy Formosa của Đài Loan thải hàng tấn chất độc hại xuống biển miền Trung Việt Nam. Một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố năm ngoái cho thấy chỉ 10% người Việt Nam có cái nhìn thiện cảm với Trung Quốc, theo Bloomberg. Trang The Diplomat nói các cuộc biểu tình gần đây tại Việt Nam tập trung vào phản đối Luật Đặc khu kinh tế. Người dân lo ngại chính quyền giao đất Trung Quốc thông qua hợp đồng cho thuê đất 99 năm. Các thông điệp biểu tình phản đối chủ yếu là "Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày". Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nói với trang The Diplomat: "Luật Đặc khu được người Việt Nam gọi là luật bán đất nước… Những nhượng bộ như vậy chỉ dành cho các nước nghèo và lạc hậu." Ông Dũng có thể nghĩ đến hai nước láng giềng nghèo hơn, Lào và Cambodia, đã bị cuốn vào việc chấp nhận cho các nhà đầu tư Trung Quốc thuê đất tới 99 năm, theo tác giả bài báo. Nguyễn Chí Tuyến, một blogger bất đồng chính kiến tại Hà Nội với 42.500 người theo dõi trên Facebook, không bị ấn tượng bởi lời hứa của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về việc sửa đổi các điều khoản của dự Luật Đặc khu: "Chúng tôi có một lịch sử lâu dài với người dân Trung Quốc, họ luôn luôn muốn xâm lược đất nước của chúng tôi, vì vậy sẽ nguy hiểm để cho phép họ sử dụng các đặc khu kinh tế để kiểm soát đất nước của chúng tôi," ông Tuyến nói trên The Diplomat. Tờ này nhắc lại chỉ vài ngày sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ngày 14/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo Trung Quốc tái trang bị tên lửa trên đảo Phú Lâm, một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao gọi đây là "một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam." 'Yêu cầu một xã hội dân chủ hơn' Bên cạnh các biểu ngữ chống Trung Quốc còn có những thông điệp yêu cầu một xã hội dân chủ hơn Tuy nhiên, tác giả David Hutt của Asia Times cho rằng các cuộc biểu tình vừa qua tại Việt Nam không đơn thuần là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc chống Bắc Kinh. Ông lập luận là bên cạnh các biểu ngữ chống Trung Quốc được trưng ra tại trong các cuộc biểu tình vừa qua, còn có những thông điệp mong mỏi và yêu cầu một xã hội dân chủ hơn. Một số người biểu tình mang biểu ngữ "Trả lại quyền tự chủ cho người dân." Một biểu ngữ khác nói rằng cuộc biểu tình nhằm chống lại sự vi phạm Hiến pháp của Quốc Hội. Điều đó có khả năng bao gồm thực tế rằng người Việt Nam không được phép thực sự bầu cử dưới dưới sự lãnh đạo độc đảng, theo bài trên Asia Times. Hậu biểu tình: Việt Nam khởi tố nhiều người Báo VN sửa lời phát ngôn Chủ tịch Quang "Đó không phải chủ yếu do Trung Quốc. Đó là một dấu hiệu của sự thất vọng và bất mãn sâu sắc của [người dân] đối với việc chính quyền kiểm soát của chính quyền đối với mọi thứ ", Nguyễn Phương Linh, một nhà phân tích rủi ro chính trị viết trên Twiter. Các nhà bất đồng chính kiến nói với tờ Asia Times rằng thỏa thuận về đặc khu kinh tế không phải là ví dụ duy nhất Đảng "bán đất" cho người nước ngoài. Một số người cho rằng cuộc biểu tình cuối tuần này có thể nâng cao nhận thức về các vấn đề về quyền đất đai, đặc biệt là việc chính phủ tịch thu đất đai của dân. Các blogger chính trị, ngoài ra, lưu ý rằng vấn đề đặc khu kinh tế đã khiến người dân bình thường bắt đàu nói về các vấn đề các vấn đề như vai trò của Quốc Hội. Đảng Cộng Sản đã cho thấy rõ rằng nó không hoàn toàn vững mạnh, và rằng người dân có thể thực thi các thay đổi chính sách thông qua biểu tình, theo Asia Times. Giáo xứ miền Trung phản đối Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu 'Cần có luật biểu tình' Đã đến lúc cần có luật biểu tình, bởi vì luật biểu tình là cụ thể hóa điều 25 của Hiến pháp 2013 đã quy định công dân có quyền biểu tình, theo Phó Giáo sư Phạm Đức Bảo, chuyên gia về luật từ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta). Hôm 21/6, PGS. TS. Phạm Đức Bảo tham gia chương trình thảo luận bàn tròn của BBC Việt ngữ, cho rằng cần khẩn trương ban hành luật biểu tình, và luật biểu tình theo ông, là cần thiết cho cả người dân và nhà nước cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nhà nghiên cứu hiện là Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) giải thích vì sao Quốc hội cần ban hành luật biểu tình, ông nói: "Quốc hội khóa 13 cũng đã có dự kiến chương trình để thông qua luật biểu tình, nhưng cơ quan soạn thảo luật biểu tình chuẩn bị chưa chu đáo cho nên Quốc hội khóa 13 vẫn nợ dân, cử tri luật biểu tình và cũng chuyển giao việc làm luật biểu tình cho Quốc hội khóa 14. "Quốc hội khóa 14 đến nay là kỳ họp thứ năm rồi nhưng luật biểu tình vẫn chưa ra được thì đây là một sự chậm trễ. "Nếu không có luật biểu tình thì công dân thực hiện quyền được hiến định ấy không biết làm thế nào là đúng quy định của pháp luật và khi xảy ra các cuộc biểu tình thì các cơ quan chức năng cũng rất là khó để xử lý những hành vi mà có thể gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội và ảnh hưởng đến pháp luật." Quyền hiến định trong hiến pháp? Cùng ngày, luật sư Lê Công Định trả lời BBC Việt ngữ trước cuộc thảo luận, ông cho rằng việc truyền thông Việt Nam mặc nhiên cáo buộc kích động biểu tình như một hành vi vi phạm pháp luật là hoàn toàn sai. Ông cũng cho rằng Biểu tình là một quyền hiến định được ghi trong hiến pháp, do đó: "Việc ai đó tổ chức biểu tình hoặc xuống đường biểu tình đi chăng nữa thì đó cũng là một hành động để người dân thực hiện quyền hiến định của mình, quyền công dân được ghi trong hiến pháp chứ hoàn toàn không có bất kỳ một quy định pháp lý nào trong luật hình sự cũng như về vấn đề luật hành chính để xem xét và cáo buộc cái gọi là kích động biểu tình là một hành vi vi phạm pháp luật." Nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất tham gia cuộc thảo luận hôm 21/6 từ Đà Nẵng cho rằng không phải vì chưa ban hành luật biểu tình mà người dân không có quyền biểu tình bởi vì quyền biểu tình là quyền hiến định. "Chuyện ban hành luật biểu tình chậm trễ là do cơ quan lập pháp nhưng không phải vì thế mà tước đoạt đi quyền biểu tình của người dân." Theo nhà báo Trương Duy Nhất, nguyên nhân sâu xa của các cuộc biểu tình gần đây đó là đụng chạm đến quyền lợi của dân. "Chính quyền cứ hay vu cho người dân nói là có mục đích, có động cơ chính trị nhưng thực sự người dân người ta không quan tâm lắm đến câu chuyện chính trị đâu. Đại biện của Đại sứ quán, bà Doãn Hải Hồng đã "yêu cầu phía Việt Nam bảo vệ doanh nghiệp và công dân Trung Quốc". Ảnh bà Doãn trong lễ khai trương chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp TQ tại Hà Nội tháng 5/2018 "Vấn đề trong tất cả các cuộc biểu tình không phải ở phía dân mà vấn đề ở phía chính quyền," ông Nhất nói. Theo hãng tin Reuters hôm 20/06, các cuộc phản đối được phía Trung Quốc "xem xem nghiêm túc", theo trang của Đại sứ quán nước này ở Việt Nam. Cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Việt Nam cũng "có các cuộc họp tuần trước với các đại diện doanh nghiệp Trung Quốc, với chính quyền và truyền thông Việt Nam". Đại biện của Đại sứ quán, bà Doãn Hải Hồng đã "yêu cầu phía Việt Nam bảo vệ doanh nghiệp và công dân Trung Quốc", vẫn theo Reuters. Trong các phát biểu của mình, lãnh đạo chính quyền Việt Nam luôn đề cao tinh thần dân tộc và bảo vệ chủ quyền nhưng họ cũng muốn có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. "Chủ tịch QH Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tránh nói đến vấn đề tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam, " Reuters viết. Xem thêm về Trung Quốc: TQ 'cho Philippines vào bãi cạn' Zimbabwe 'luôn là bạn của Trung Quốc' Trung Quốc phô trương hải quân TQ 'bực bội vì hành động của VN ở Asean'
Tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ và Washington DC đang trong tình trạng báo động về biểu tình bạo động có thể xảy ra trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Mỹ: Tất cả 50 tiểu bang trong tình trạng báo động trước lễ nhậm chức
Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được gửi hàng loạt tới Washington DC, để ngăn chặn bất kỳ sự lặp lại nào của cuộc bạo loạn chết người vào tuần trước. FBI đã cảnh báo về các cuộc tuần hành vũ trang có thể xảy ra bởi những người ủng hộ Trump, tại tất cả 50 thủ đô của các tiểu bang. Trong khi đó, đội ngũ của Biden đã đề ra kế hoạch đảo ngược các chính sách quan trọng của Trump. Trong vài giờ sau khi ông Biden đặt chân vào Nhà Trắng, ông sẽ ban hành một loạt các sắc lệnh hành chánh, được thiết kế để đánh dấu chấm dứt hoàn toàn của chính quyền của người tiền nhiệm, theo một bản ghi nhớ được truyền thông Mỹ đưa tin. Biden sẽ làm gì? Mặc dù ông Biden, giống như Tổng thống Trump, sẽ có thể sử dụng các lệnh hành pháp như một phương tiện để qua mặt Quốc hội về một số vấn đề, kế hoạch kích thích 1,9 triệu đô la của ông, được công bố đầu tuần này sẽ cần được các nhà lập pháp thông qua, cũng như dự luật về cải cách nhập cư. Phần lớn thủ đô Washington DC sẽ bị đóng cửa trước lễ nhậm chức hôm thứ Tư, với quân đội Vệ binh Quốc gia triển khai hàng nghìn người. Biden công bố gói cứu trợ kinh tế Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ đôla 65 ngày dẫn đến hỗn loạn ở Điện Capitol Những câu hỏi về lỗ hổng an ninh của Điện Capitol Mỹ Nhiều đường phố - cách Capitol vài dặm, nơi diễn ra cuộc bạo loạn chết người ngày 6 tháng Giêng - đã bị chặn với hàng rào bê tông và hàng rào kim loại. National Mall, nơi thường có hàng nghìn người đến dự lễ nhậm chức, đã bị đóng cửa theo yêu cầu của Cơ quan Mật vụ - cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống. Đội ngũ của Biden đã yêu cầu dân Mỹ tránh đến thủ đô của quốc gia để dự lễ khánh thành vì đại dịch Covid-19. Các quan chức địa phương nói mọi người nên theo dõi sự kiện từ xa. Chủ nhật dự kiến cũng là một trọng tâm đặc biệt cho các cuộc biểu tình, sau các bài đăng trên các mạng trực tuyến ủng hộ Trump và cực hữu kêu gọi biểu tình vũ trang vào ngày hôm đó. Tuy nhiên, một số dân quân đã yêu cầu những người ủng hộ không được tham dự với lý do an ninh nghiêm ngặt hoặc tuyên bố các sự kiện được lên kế hoạch là bẫy của cảnh sát. Cảnh sát Capitol hôm thứ Bảy xác nhận rằng một người đàn ông Virginia có vũ trang mang "giấy tờ không phải do chính phủ cấp" đã bị chặn lại và bắt giữ tại một trạm kiểm soát an ninh hôm thứ Sáu với ít nhất một khẩu súng và 509 viên đạn. Nhưng người đàn ông, tên là Wesley Allen Beeler, sau đó đã được thả, nói với Washington Post rằng ông ta không có ý định mang súng vào Washington, nơi ông nói rằng đang làm việc với một công ty an ninh tư nhân. "Tôi đã lạc đến một trạm kiểm soát sau khi bị lạc ở DC vì tôi là một cậu bé đến từ thôn quê," ông nói. "Tôi cho họ xem bảng tên nhậm chức đã được trao cho tôi." Rào chắn đang được lắp ráp xung quanh Quốc hội Hoa Kỳ trước lễ nhậm chức ngày 20/1 của Joe Biden và Kamala Harris Biện pháp an ninh cứng rắn diễn ra sau một tuần, trong đó Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội hai lần. Ông Trump hiện đang phải đối mặt với một phiên xử ở Thượng viện, với cáo buộc "kích động nổi dậy" có liên quan đến việc các nhóm ủng hộ ông gây bạo loạn ở Điện Capitol Hoa Kỳ. Họ làm như vậy để ngăn cản Quốc hội chứng nhận chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống. Hàng chục vụ bắt giữ đã xảy ra liên quan đến vụ tấn công vào tòa nhà Capitol. Trong số những người mới nhất bị bắt giữ là một nhân vật truyền thông cực hữu được gọi là Baked Alaska - tên thật là Anthime Joseph Gionet. Một đơn khiếu nại hình sự cho biết Baked Alaska bị bắt tại Houston, Texas thứ Sáu và bị buộc tội hai tội liên bang, xâm nhập bạo lực và hành vi mất trật tự trong khuôn viên Điện Capitol. Các tiểu bang khác chuẩn bị như thế nào? Các tiểu bang khác trên toàn quốc cũng đang có biện pháp phòng ngừa, từ việc đóng ván bảo vệ nhà cửa đến từ chối cấp phép cho các cuộc biểu tình. Thống đốc của Maryland, New Mexico và Utah đều tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước các cuộc biểu tình có thể xảy ra tại các cơ quan lập pháp tiểu bang. California, Pennsylvania, Michigan, Virginia, Washington và Wisconsin nằm trong số những tiểu bang kích hoạt Lực lượng Vệ binh Quốc gia, và Texas sẽ đóng cửa thủ phủ của tiểu bang từ thứ Bảy cho đến sau ngày nhậm chức. A fence is being put up around the Michigan state capitol in Lansing Theo Giám đốc Sở An toàn Công cộng Texas, thông tin tình báo cho rằng "những kẻ cực đoan bạo lực" có thể xâm nhập vào các cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch để "thực hiện các hành vi phạm tội". Thống đốc tiểu bang Virginia, Ralph Northam, nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm: "Nếu bạn đang có ý định đến đây hoặc đến Washington với ý định xấu, bạn cần phải quay lại ngay bây giờ và về nhà. Bạn không được chào đón ở đây, và bạn "không được chào đón ở thủ đô của quốc gia chúng ta. Và nếu bạn đến đây và hành động, Virginia sẽ sẵn sàng." Giới phân tích tin rằng các tiểu bang có các cuộc tranh cử đặc biệt căng thẳng hoặc kéo dài có nhiều ngu cơ bị bạo loạn nhất. Một trong số này, tiểu bang Michigan, đã dựng một hàng rào dài 2 mét xung quanh thủ đô ở Lansing. "Chúng tôi đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng rằng những người chọn biểu tình tại thủ đô của chúng tôi sẽ làm điều đó một cách ôn hòa", Giám đốc Cảnh sát của tiểu bang, Joe Gasper, nói hôm thứ Sáu. Ông nói thêm, tòa nhà sẽ có sự hiện diện của cảnh sát cho đến ít nhất là giữa tháng Hai. Vào tháng 10, sáu người đàn ông đã bị bắt vì bị cáo buộc âm mưu bắt cóc và lật đổ Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer, một đảng viên Đảng Dân chủ. Các nhà điều tra cho biết, nhóm này đã lên kế hoạch tập hợp khoảng "200 người" để xông vào tòa nhà thủ đô và bắt giữ con tin. Trong một diễn biến tiếp hôm thứ Bảy, Facebook nói họ sẽ tạm thời ngừng quảng cáo các phụ kiện súng và bộ quân dụng ở Mỹ. Facebook trước đó đã cấm quảng cáo cho súng và đạn dược. "Hết sức thận trọng, chúng tôi đang tạm thời cấm các quảng cáo quảng bá phụ kiện vũ khí và thiết bị bảo vệ ở Hoa Kỳ cho đến ít nhất là ngày 22 tháng 1," người phát ngôn Liz Bourgeois nói với Buzzfeed. Động thái này được đưa ra sau khi ba thượng nghị sĩ và bốn tổng chưởng lý thúc giục Facebook ngừng "đặt lợi nhuận lên trước nền dân chủ của Quốc gia chúng ta".
Trước tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gia tăng trên Biển Đông tháng 5/2014, thông tin gần nhất cho thấy lãnh đạo Việt Nam đang tính đến biện pháp pháp lý, hay nói cách khác là kiện Trung Quốc ra tòa.
'Cần kiện TQ và bỏ 16 chữ vàng'
Ông Tập Cận Bình thăm Hà Nội 2011: quan hệ Trung - Việt đang gặp thách thức Tuy nhiên các dấu hiệu đưa ra bởi những lãnh đạo khác nhau vẫn chưa rõ ràng, thể hiện sự chần chừ có thể trong việc ra quyết định. Có người còn nhắc đến việc Việt Nam thậm chí đã chuẩn bị tinh thần cho những biện pháp không hòa bình, một cách nói khác của chiến tranh. Liên quan đến việc kiện Trung Quốc, nhiều bài viết đã trình bày các vấn đề như cách thức tiến hành, hệ quả pháp lý và kinh tế của việc kiện. Bài viết này tập trung phân tích mối vai trò của việc kiện vừa như một biện pháp đối ngoại cần thiết vừa như một giải pháp ngăn chặn và kết thúc chiến tranh, nếu xảy ra. Hai trường phái Về đối ngoại, đưa ra vụ kiện cũng là một thứ vũ khí mang tính ngăn chặn trong quan hệ quốc tế. Các quốc gia phải 'tự xoay xở' để bảo vệ mình Tồn tại hai trường phái chính trong việc giải quyết các quan hệ quốc tế. Trường phái tự do (liberalism) đề cao các giá trị chung của nhân loại như hòa bình, công bằng và tin tưởng vào một thế giới hướng thiện nơi các quốc gia mong muốn cùng phát triển và mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho người khác. Trường phái thực tế (realism) ngược lại nhấn mạnh vai trò của từng quốc gia phải tự xoay xở để tự bảo vệ chính mình. Hay xa hơn nữa là trường phái thực dụng (realpolitik) hoài nghi các giá trị như hòa bình và công bằng, đề cao sức mạnh của quốc gia để cạnh tranh và sống còn. Với vị thế nước nhỏ hiện giờ, Việt Nam cần phải tận dụng sức mạnh của các giá trị của trường phái tự do (liberalism), mà đại diện là các điều luật quốc tế, như UNCLOS 1982, hay Hiến chương Liên Hợp Quốc, hay các cơ quan trọng tài quốc tế như Tòa án Công lý, Tòa Trọng tài về luật biển. Cụ thể, Việt Nam cần phải nhanh chóng kiện việc Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 tại một tòa trọng tài thành lập theo cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982). Đó có thể là Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) ở Hamburg, Đức; Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) tại La Haye, Hà Lan; hay một tòa trọng tài được thành lập đúng theo thủ tục của UNCLOS như cách Philippines đang làm. Song song đó, Việt Nam nên yêu cầu chính thức Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra giải quyết tại Toà án Công lý Quốc tế. Đây là một cách thức đấu tranh hoà bình được Điều 33.1, Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định. Đối với Việt Nam, việc sử dụng biện pháp pháp lý không phải là một lựa chọn tình thế, và sau cùng. Mà ngược lại đó là một sự bắt buộc, một lựa chọn tất yếu không cần bàn cãi khi bất công có khả năng, mầm mống xảy ra (không phải lâm vào thế khi bất công đã diễn ra trước mắt). Đó là một dạng vũ khí ngăn chặn, vũ khí răn đe (arme de dissuasion) của bên yếu hơn để ngăn chặn việc căng thẳng có thể bị đẩy đến tình trạng đáng tiếc là chiến tranh. Việc không sử dụng, hay thậm chí chỉ không tuyên bố ngay từ đầu về khả năng sử dụng những biện pháp pháp lý giống như tự trói tay trước đối phương. Đây là một cách tiếp cận không khôn ngoan, nhất là khi đối phương mạnh hơn rất nhiều và có tiền sử sử dụng vũ lực, tức là có nhiều sơ hở để Việt Nam có thể răn đe bằng sức mạnh của biện pháp pháp lý. Trung Quốc hiện không công nhận 'có tranh chấp' ở Hoàng Sa Càng không phù hợp hơn cách tiếp cận đó là lập trường như 'kiên trì đàm phán hòa bình' và đặc biệt là các khẩu hiệu 16 chữ vàng 4 tốt. Các khẩu hiệu trên trên không thuộc một trường phái quan hệ quốc tế nào, và chắc chắn không thuộc trường phái tự do (liberalism). Vì nó không dựa trên sự công bằng, mà là sự nhượng bộ, không dựa trên hòa bình và tự do, mà là kết quả của sự đe dọa và dàn xếp. Có thể có lập luận các khẩu hiệu đó chỉ là những mỹ từ ngoại giao hay nghi binh. Sự nghi binh có thể làm hình ảnh gần với đầu hàng, buông xuôi thì liệu có còn sử dụng được hay không? Ai sẽ dốc vốn liếng chính trị và tài chính quốc gia ra để tin và giúp một kẻ buông xuôi? Thay vì vậy họ sẽ thủ thân theo cung cách thực tế (realism) cho chính họ. Việt Nam cần từ bỏ ngay và vĩnh viễn các khẩu hiệu bất thường trên và sử dụng cách thức bình thường và duy lý để giải quyết các mối quan hệ quốc tế: kiện Trung Quốc ra tòa khi ngay khi xuất hiện mầm mống bất công. Kiện hay chiến tranh? Chiến tranh, dầu kết thúc thế náo, cũng khó mà giải quyết mâu thuẫn rốt ráo. Khuất phục một người bằng sức mạnh đã khó, khuất phục cá một dân tộc bằng sức mạnh là điều không thể. Trong lịch sử cận đại, Việt Nam và Trung Quốc đã qua bao nhiêu cuộc chiến 1974, 1979, 1988 ; mâu thuẫn chỉ chất chồng lên thêm. Các cuộc chiến đó, dầu Việt Nam thua hay thắng, dĩ nhiên cũng không làm Việt Nam đồng ý hơn với Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc có thắng hay thua, họ cũng không hài lòng và 'tốt, vàng' với Việt Nam hơn. Kết quả của chiến tranh chỉ làm cho bên mạnh thêm bạo tàn và tham lam, bên yếu hơn vẫn bất bình, bức xúc, dầu các nhà nước đại diện họ có đưa ra bao nhiêu mỹ từ để diễn tả mối quan hệ. Xin nhấn mạnh ở đây chỉ nói đến sự thất bại của chiến tranh như một phương tiện để giải quyết mâu thuẫn cho cả hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc. Còn về những tội ác và đau khổ của chiến tranh với người dân thì không còn gì phải nói. Ngược lại, đấu tranh pháp lý trược tòa là một biện pháp tốt hơn rất nhiều cho cả hai nước giải quyết tranh chấp và mâu thuẫn. Khi đó, mỗi quốc gia đều công bằng, và tùy nghi sử dụng các vũ khí của mình : những lập luận, chứng cứ pháp lý, và lịch sử. Phán quyết sẽ là duy lý, rõ ràng, thông báo rộng rãi, và được sự công nhận của quốc tế. Việt Nam nên nhanh chóng sử dụng các biện pháp pháp lý, cách thức duy nhất để thực sự giải quyết dứt điểm các tranh chấp. Trung Quốc phải lắng nghe điều này. Có thể Trung Quốc sẽ không chấp nhận giải quyểt tranh chấp bằng biện pháp pháp lý do phần nào mất đi lợi thế kẻ mạnh của mình. Nhưng chính quyền Trung Quốc, dầu có thể hiếu chiến đến cỡ nào, cũng hiểu rằng chiến tranh đồng nghĩa với đau khổ, mất mát. Nhất là như trên đã nói, chiến tranh không bao giờ giải quyết được mâu thuẫn với Việt Nam, láng giềng phương Nam của họ. Và Trung Quốc cũng thấy rằng cái giá phải trả của chiến tranh sẽ cao hơn nếu họ biết rằng Việt Nam không ngại chiến đấu về cả pháp lý và vũ trang. Mặt khác, ngay cả khi chiến tranh xảy ra, biện pháp pháp lý cũng cần thiết và phải được Việt Nam tiến hành, Vì nếu chỉ có chiến tranh, kết quả có thế nào thì mâu thuẫn vẫn còn đó, và càng thêm trầm trọng. Mặt khác việc Việt Nam đề cao biện pháp pháp lý và ôn hòa sẽ tạo được sự ủng hộ của dư luận thế giới trong thời chiến. Và khi đi đến cùng, chiến thắng của Việt Nam trên công pháp quốc tế sẽ giáng một đòn vào Trung Quốc. Tóm lại, Việt Nam nên nhanh chóng và mạnh mẽ sử dụng biện pháp pháp lý, đó vừa là một cách thức tích cực trong giải quyết mối quan hệ quốc tế, vừa là một vũ khí ngăn chặn và kết thúc chiến tranh. Bài viết do tác giả Lê Trung Tĩnh gửi tới BBC từ Paris, Pháp. Bài thể hiện quan điểm riêng của các tác giả.BBC luôn mong nhận được các ý kiến, quan điểm khác nhau về một vấn đề.
Đôi khi, việc đứng giữa đám đông có thể là điều tồi tệ hơn chứ không chỉ đơn giản là hơi bất tiện: những người xung quanh có thể trở nên nguy hiểm chết người.
'Chìa khóa vạn năng' giúp thao túng đám đông
Đã từng xảy ra các cuộc xô đẩy hỗn độn gây chết người vào năm 2017 tại một sân vận động của Angola, tại một nhà hàng bánh pizza của Ý, hay trung tâm hỗ trợ thực phẩm Morocco. Những sự kiện đó thường biến thành thảm kịch, nhưng hầu hết chúng lẽ ra đều có thể tránh được. Năm hiểu lầm thường gặp về nỗi cô đơn Singapore: Thịnh vượng nhờ biết 'khích' và chăm dân Một cách hiệu nghiệm để tăng cường trí nhớ Các nhà khoa học ở Anh Quốc và trên thế giới đã tìm ra cách để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến chuyện như vậy. "Đa số hành vi con người đều dự đoán trước được, vì chúng ta là sinh vật rất có lý trí," Shrikant Sharma, Giám đốc Nhóm nghiên cứu Smart Space thuộc công ty kỹ thuật BuroHappold của Anh Quốc, nói. Khả năng dự đoán trước này cho phép chuyên viên phân tích dữ liệu lường trước cách thức mọi người di chuyển trong không gian nào đó - và điều đó có thể bị tác động ra sao do những thay đổi trong môi trường xung quanh. Tâm lý học đám đông đã xuất hiện từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, chỉ mãi đến vài thập niên gần đây, ngành này mới có sự biến đổi quan trọng khi người ta nhìn nhận đám đông ở mức cao hơn là một nhóm người hành xử theo tâm lý bầy đàn, không biết phân biệt phải trái. "Đám đông cũng có đặc thù tâm lý hệt như từng cá nhân," chuyên gia John Drury từ Đại học Sussex, chuyên nghiên cứu tâm lý học xã hội về quản lý đám đông, nói. Vào thập niên 1980, những phát hiện về mặt tâm lý được ứng dụng vào các cuộc nổi loạn. Trong những năm 2000, điều này được ứng dụng vào tình huống khẩn cấp quy mô lớn, và đến những năm 2010, áp dụng với các lễ hội âm nhạc và sự kiện lớn. Truyền thông xã hội bộc lộ tâm trạng của bạn? Mạng xã hội theo ý thức hệ gì? Vì sao chính phủ sụp đổ? Cứu vãn cách nào? Ngày nay, tâm lý học đám đông được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp đặc thù hơn, như trong nhóm tình huống CBRN (là các cuộc tấn công hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân). Ý thức đám đông Trong thực tế, công trình của các nhà tâm lý học và chuyên gia về thảm họa cho thấy danh tính tập thể thường xuất hiện trong tình huống khẩn cấp. Danh tính này là yếu tố quyết định đám đông sẽ phối hợp và linh hoạt ra sao trong từng tình huống nhất định. Ví dụ, trong các phỏng vấn người sống sót sau vụ đánh bom ngày 7/7/2005 ở London, Drury và đồng nghiệp nhận thấy thành viên trong đám đông đã hợp tác với nhau rất nhiều: họ trấn an nhau, chia sẻ nước, và giúp sơ cứu đơn giản. "Điều quan trọng là người ta không nên làm những thứ có thể đe dọa đến danh tính xã hội mà mọi người chia sẻ," Drury nói. Vì danh tính đám đông xuất hiện để thay thế các liên kết khác, nên việc chia đám đông thành từng nhóm theo tôn giáo hay dân tộc nhằm mục đích để dễ quản lý thật ra lại là vô tác dụng. Khám phá này đã được tích hợp vào cẩm nang hướng dẫn ứng phó tình huống khẩn cấp trong các tổ chức như ngành Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh Quốc (NHS). Đó cũng là điều quan trọng để hiểu những "quy luật" chi phối đám đông. Hãy xem xét như hành vi chuyền người trên cao trong chương trình nhạc punk hoặc metal. Rõ ràng là có logic cho hành vi sục sôi này của đám đông, dù người ngoài có thể không thấy được. Vũ khí giúp chống bệnh mất trí nhớ và trầm cảm Ly cà phê của bạn ra sao nếu Colombia có dịch bệnh? Sự buồn bực làm thay đổi não bộ thế nào Logic này khiến cho người hâm mộ không bị giẫm đạp. Cực kỳ ngoạn mục, thậm chí điều này có nghĩa những người nhảy múa nồng nhiệt sẽ di chuyển điên cuồng trong vòng tròn lớn cuối cùng sẽ quay lại đúng vị trí ban đầu. "Những người quản lý an toàn đám đông biết rằng những cảnh nhảy múa hay chuyền người thật ra là những hành động diễn ra theo quy luật," Drury cho biết. Những nhân viên an ninh thiếu kinh nghiệm có thể và cho rằng đó là hành vi nguy hiểm và nếu họ bắt đầu trấn áp thì có thể khiến tình huống trở nên nguy hiểm. Điều này đã xảy ra trong thảm họa Hillsborough năm 1989, khi 96 người thiệt mạng do bị xô đẩy trong sân vận động bóng đá ở Sheffield, Anh Quốc. Một số cảnh sát và nhân viên an ninh ở sân đã lo ngại quá mức về nguy cơ người hâm mộ hành động quá khích, cho nên họ đã dồn người hâm mộ thành từng nhóm đông, và điều đó đã làm sự việc trở nên tồi tệ hơn. Từ góc nhìn tâm lý học, việc không đánh giá quá mức tình trạng nguy hiểm của đám đông cũng rất quan trọng. Drury giải thích là dù thảm họa hiếm khi xảy ra, truyền thông và văn hóa đại chúng thường phóng đại sự nguy hiểm. Để câu chuyện thêm phần gay cấn, người ta thường sử dụng từ "hoảng loạn" thay vì "di tản đột xuất", mặc dù trường hợp đám đông hoảng loạn hiếm khi xảy ra. Vấn đề là nếu mọi người nghĩ rằng người khác sẽ hoảng loạn trong đám đông, tự họ sẽ có xu hướng hoảng loạn ngay cả khi không có nguy hiểm thật sự. Cách xử lý vấn đề trong quản lý đám đông Khi đề cập đến một sự kiện hay tòa nhà cụ thể, nghiên cứu cũng giúp phát triển các phương pháp giúp đám đông an toàn. Thông thường, phương pháp tốt nhất lại ít người ngờ đến nhất. Từ căn phòng tràn ngập ánh sáng nhìn xuống Sông Avon ở Bath, nhóm Smart Space của Sharma tập hợp đủ loại dữ liệu phong phú về những yếu tố tác động tới hành vi đám đông, từ tình trạng gió đến nền tảng văn hóa trong bối cảnh cá nhân. Sử dụng phần mềm giả lập đám đông, họ lên nhiều kịch bản khác nhau để cho thấy ngay cả những bước đơn giản - như di chuyển vị trí lối thoát trong khu căn hộ - cũng có thể tránh tình trạng ùn ứ. "Dữ liệu sẽ thường thách thức giả định của bạn," Sharma nói. Nhân viên bệnh viện có thể báo cáo một khu vực trên tầng của họ là đông nhất chẳng hạn. Nhưng khi đặt các thẻ theo dõi với nhân viên, họ lại thấy trung tâm của hoạt động lại ở vị trí khác. Thông tin này sẽ cho ra cách sắp xếp không gian khác hẳn. Đôi khi cách giải quyết còn đơn giản hơn. Một trường học ở Newcastle đối mặt với tình trạng ùn ứ học sinh mỗi khi chuông reo. Đội của Sharma quan sát sinh viên chật vật đi xuống hành lang theo nhiều hướng. Họ nhận ra rằng việc trường định mở rộng hành lang là không cần thiết và tốn kém. Thay vào đó, nhóm Sharma đề xuất cách đơn giản hơn nhiều: bỏ việc bấm chuông reo. Khi giáo viên tóm tắt kết thúc bài học trong vài phút, các lớp không bao giờ đồng loạt túa ra cùng thời điểm. Bỗng nhiên, việc di chuyển trong hành lang trở nên khá thông suốt hơn. Kết quả là, thậm chí với những nơi ít nguồn lực, Sharma tin rằng đặt vấn đề đúng thì sẽ giúp tránh tình trạng ùn ứ đám đông. Chẳng hạn, các nhà ga xe lửa ở Mumbai cực kỳ đông đúc. Đảm bảo việc chia sẻ thông tin chính xác, và chú ý đến cách hành khách chuyển hướng ở lối ra có thể giúp tránh nhiều thảm kịch như vụ giẫm đạp năm 2017 ở cầu thang nhà ga Đường Elphinstone, khiến 22 người thiệt mạng. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong khoa học quản lý đám đông, vẫn còn nhiều việc phải cải thiện. Công trình của nhà tâm lý học Anne Templeton từ trường Đại học Kent cho thấy các công cụ giả lập đám đông đã không tính tới cách thức thành viên trong đám đông tương tác với nhau. Một "đám đông vật lý" (cơ bản là một nhóm cơ thể người cùng xuất hiện ở trong một không gian) sẽ có thể được mô phỏng khác hẳn với "đám đông tâm lý" (đám đông cùng chia sẻ một tính chất). Ví dụ, Templeton nói "Ở mức độ di chuyển cơ bản, đám đông tâm lý sẽ đi chậm hơn và xa hơn để tạo ra cấu trúc chặt chẽ hơn với những thành viên trong đám đông." Các mô hình dữ liệu giả lập ngày càng tinh tế có thể cho phép những yếu tố khó nhìn thấy bằng mắt thường được tích hợp vào trong kịch bản khi tính toán. "Đám đông vật lý có thể trở thành đám đông tâm lý trong tình hình khẩn cấp, vì thế các mô hình máy tính nên được sử dụng linh hoạt để đón nhận thay đổi trong tính chất đám đông và những thay đổi về mặt hành vi kéo theo đó," Templeton cho biết. Các phỏng vấn (cách mọi người nói) có thể được tích hợp với cảm biến (cách mọi người hành động) để đạt được hiểu biết toàn diện hơn về hành vi và nhu cầu của con người. Đám đông cực kỳ phức tạp và tinh tế. Nhưng vì thế, mà công nghệ ngày càng có nhiều kỹ thuật để hiểu họ hơn. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định không sửa Điều lệ đảng, trong khi cho phép Tổng Bí thư có ba nhiệm kỳ liên tiếp, liệu điều này có hợp lệ hay là trái luật?
Luật sư Trần Quốc Thuận hỏi vì sao ĐH13 không sửa Điều lệ
Áp phích cổ động, tuyên truyền cho Đại hội 13 trên một góc phố ở Hà Nội Đây là băn khoăn mà một nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam bày tỏ với BBC News Tiếng Việt trong phần hai cuộc trao đổi ngay trước Tết nguyên đán Tân Sửu hôm 09/2/2021. "Một trong những điều về Đại hội 13 mà nhiều người bức xúc và cá nhân tôi cũng rất bức xúc, đọc Điều lệ đảng thì thấy chữ nghĩa viết rất là chặt chẽ, người ta vẫn dùng chữ như là 'văn bia' để chỉ, nhưng mà bây giờ lại cơ cấu, bố trí nhân sự như thế," từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC khi được hỏi ông nghĩ gì về việc Đại hội có Tổng Bí thư được bầu và đảm nhiệm ba nhiệm kỳ liên tiếp. "Tôi không đi vào trường hợp đặc biệt cụ thể cá nhân nào, nhưng tôi đã nói thẳng với người có trách nhiệm, có thẩm quyền rằng việc bầu cử như thế là trái Điều lệ đảng, là một chuyện rất không bình thường. ĐH 13: Nhân sự ‘thành công’ mà sao để miền Nam ‘sa sút’? Hậu Đại hội 13: Lựa chọn lãnh đạo, sao cứ khép kín? Đại hội 13: 'Quy tắc đảng dễ dàng bị phá vỡ khi thuận tiện'? Việt Nam: Có bao nhiêu ứng cử viên để Đảng bầu ra 18 ủy viên Bộ Chính trị? "Tôi theo dõi Đại hội, tôi theo dõi đồng chí Tổng Bí thư gặp gỡ, trao đổi với báo chí, tôi không thấy có một lời nào giải thích. "Căn cứ vào Điều lệ đảng, căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của đảng viên, tôi kiến nghị với Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN phải có một văn bản chính thức trả lời công khai trên báo chí, truyền thông tại sao lại có câu chuyện cơ cấu rồi thông qua nhân sự cấp cao như thế. "Trong khi Điều lệ đảng nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng phải tuân thủ nghiêm túc Điều lệ đảng, và trong điều lệ đó, thì Đại hội 11 không có sửa điều lệ và câu người ta chốt lại cuối cùng là: "chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ đảng. Các đại biểu xếp hàng vào dự kỳ Đại hội 13 tại Hà Nội "Nhưng bây giờ lại chen ngang làm như thế, thì đó tôi thấy là điều hết sức không bình thường, nếu như thế, sau này ai muốn chen ngang, rồi cũng làm nhân sự như vậy thì sao? "Trong khi đó điều 47 ghi rõ rằng tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ đảng. Chấp hành nghiêm chỉnh mà phá ngang như thế được sao?" 'Đang chờ giải thích chính thức' Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết sau khi nêu kiến nghị, ông đang chờ đợi tổ chức có thẩm quyền phúc đáp chính thức kiến nghị của ông, ông nói: "Thành ra, tôi đã chính thức kiến nghị với đồng chí có thẩm quyền, có tư cách trong một cuộc gặp đông đủ. Và đồng chí đó đã nói rằng: "Tôi sẽ ghi nhận ý kiến của đồng chí và tôi sẽ báo cáo lên trên." "Bây giờ tôi với tư cách là người có ý kiến kiến nghị đang chờ báo cáo đó và giải trình bằng văn bản để giải thích tại sao lại có câu chuyện như thế. "Điều lệ đảng là rường mối và tôi đã nói rằng các đồng chí ngồi ở đây, có mặt ở đây, ai cũng biết rằng nhờ có Điều lệ đảng thì chúng ta mới gắn bó lại ở đây, mới có tư cách ngồi ở đây được, nhờ thế mới hình thành tính tổ chức của đảng được. "Vậy mà bây giờ Điều lệ đảng muốn bỏ qua, hay tùy tiện như thế, thì nó rất bất bình thường, một điều tôi phải nhấn mạnh là chưa từng có. "Điều lệ đảng đã có quy định rất rõ là khi nào có thể sửa, sửa như thế nào và cũng phải được chấp hành thế nào và tôi xin nhấn mạnh thêm là đảng viên cũng có quyền thảo luận về sửa Điều lệ đảng. "Vậy mà bây giờ cả nước có trên 5 triệu đảng viên, Đại hội 13 lại tuyên bố rằng Đại hội này không sửa đổi, bổ sung Điều lệ đảng, mà trong tài liệu mà tôi có trong tay, các hội nghị 12, 13, 14 và 15 khóa XII đều có một câu, khi nói về công tác xây dựng đảng, chốt cuối cùng nói rằng 'không sửa đổi, bổ sung Điều lệ đảng. Một nữ cảnh sát giơ tay lên vành mũ chào trong lúc làm nhiệm vụ tại Đại hội 13 ở Hà Nội "Song ra Đại hội lại có trường hợp nhân sự được cơ cấu và bầu với số nhiệm kỳ trái với Điều lệ như thế thì rất bất bình thường, mà một Đại hội, một đảng có tổ chức tự nói là chặt chẽ mà để một chuyện như thế xảy ra là nguy hiểm, rủi ro lắm. "Còn dưới góc độ pháp luật, Điều lệ đảng chính là luật của tổ chức đảng phái chính trị đấy, nhưng mà một quyết định ban hành mà không có căn cứ, trái luật như thế, thì ai cũng biết rằng những người đứng sau quyết định đó để ban hành thì lẽ ra phải đụng những chuyện xử lý như thế nào. "Đó là điều mà Đại hội 13 này đã để lại nhiều vấn đề, mà nổi bật là vấn đề đó, cho nên đã tạo nên một sự băn khoăn, tuy rằng bây giờ người ta đang đẩy mạnh việc chống Covid-19, nói lớn tiếng về đủ thứ thắng lợi to lớn này kia, nhưng tôi và nhiều người vẫn đang chờ một sự trả lời chính thức và rõ ràng của Trung ương đảng và cấp có thẩm quyền và liên đới trách nhiệm về kiến nghị mà tôi đã nêu công khai ở hội nghị đó trước mặt nhiều người." Nếu có sai phạm, xử lý thế nào? Khi được hỏi nếu phát hiện ra là Đại hội có vi phạm Điều lệ đảng như đã được phân tích, liệu vấn đề xử lý có đặt ra không và nên xử lý thế nào, Luật sư Trần Quốc Thuận đáp: "Về chuyện chịu trách nhiệm thế nào, rõ ràng ai cũng đều biết ở Việt Nam lâu nay chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền, mà đảng cầm quyền này không những chỉ có quyền trong đảng mà có quyền trong chính quyền và có quyền trong nhiều chỗ nữa, cho nên việc tự đảng cầm quyền bị xử lý khi có sai phạm thì gần như là rất khó. Các đại biểu dự Đại hội 13 vào lăng viếng Cố Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh "Còn chuyện tự sửa lỗi, tự xử hay không thì công luận đang chờ, bởi vì chính cụ Tổng (Bí thư) đi nói với nhiều nơi, mà nói đi nói lại nhiều lần là 'Chúng ta phải làm gương!' "Vậy Tổng Bí thư là người có trách nhiệm cao nhất ở trong đảng thì cần phải làm gương nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ đảng, chính cụ Tổng nói rằng phải làm gương nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ, đường lối, chủ trương, nghiêm chỉnh chấp hành cương lĩnh, rằng phải sống mẫu mực, danh dự là chính, còn tiền bạc, quyền chức không là cái gì, vân vân và vân vân. "Thì tôi cho rằng những vị đã đứng sau quyết định, dàn xếp, cơ cấu, bố trí và bầu bán nhân sự ở Đại hội 13 như thế, phải suy nghĩ xem như thế phải giải quyết thế nào, vì theo tôi đó là một quyết định trái pháp luật, không có căn cứ pháp luật. Mà nó là cái gì thì ai cũng đã biết và có lẽ mấy người đó phải tính và theo tôi là phải tự xử thôi. "Nhân đây, tôi cũng đề cập thêm một khía cạnh nữa mà lẽ ra là liên quan tới pháp quyền, tới pháp luật, mà trong hội luận Bàn tròn thứ Năm sau ĐH13 của BBC Việt ngữ cũng có đề cập, các khách mời, học giả tham dự hội luận đã bình luận về phát biểu của Tổng Bí thư ĐCSVN về việc xử lý 'va li có nhiều triệu đô-la' mà ông nói công khai với truyền thông và báo giới sau bế mạc Đại hội. "Theo tôi, không có chuyện đem tiền 'hối lộ' đến công sở rồi sau đó lại được chỉ đạo 'gói gém lại, mang về' như thế, làm như thế, câu nói như thế theo tôi là trái luật, không thể chấp nhận được dưới góc độ nhà nước pháp quyền và hoàn toàn trái luật. "Tôi đồng ý với học giả tại hội luận của BBC nói rằng lẽ ra là phải bắt ngay, nộp cho chính quyền, chứ không thể nào để cho việc mang tiền đến Ủy ban Kiêm tra Trung ương mà lại được xử lý như thế, rồi lại tự biểu dương như thế đó là một sự tốt, tôi cho rằng đó là hành động trái luật, vi phạm pháp luật, vi phạm hình sự, thuộc về phạm vi điều chỉnh, xử lý của pháp luật hình sự, sao mà có thể ca ngợi, tự ca ngợi được? Cái đó là không ai có thể chấp nhận được." Ba cản trở với một trường hợp đặc biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói do được Đại hội bầu, ông phải chấp hành để chấp nhận tái cử tại ĐH13 Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng có một số vấn đề về tiêu chuẩn nhân sự mà theo ông vị trí số một trong Tứ trụ của đảng Cộng sản Việt Nam được bầu trong Đại hội 13 vừa qua đã phải đối diện, ông nói: "Trước hết, tôi thấy rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra tái cử đã vướng vào ba vấn đề mà tạm gọi là ba cản trở. "Cản trở thứ nhất và đứng số một là Điều lệ đảng, mà cụ thể là điều 17, mà quy định nói rất rõ ràng rằng đồng chí Tổng Bí thư không được làm quá hai nhiệm kỳ liên tục. "Điều thứ hai là trường hợp đặc biệt quá tuổi, thì đã mấy lần đặc biệt rồi, bây giờ đặc biệt để ngồi tiếp ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. "Và cái thứ ba là sức khỏe, mà trong điều kiện ra ứng cử lần này, tiêu chuẩn, tiêu chí của đảng mà quyết định của Bộ Chính trị đề ra là có nói đến vấn đề sức khỏe, ứng viên phải đảm bảo sức khỏe, phải đảm bảo thế nào đủ để làm việc được. "Cho nên người ta đặt vấn đề và đòi hỏi là đồng chí lãnh đạo trong tình hình đất nước như thế này phải đi đây, đi đó, phải đi tỉnh này, địa phương kia, phải đi thị sát, phải trực tiếp nghe tiếng nói của dân, nhìn bằng mắt đời sống, cuộc sống của nhân dân, để coi thực tế thế nào đặng từ đó có chủ trương sát sao và phù hợp mới được. "Chứ không thể nào mà làm theo lối kỹ thuật số, ngồi một chỗ rồi bắt điện thoại lên, rồi nói qua, nói lại, đang chống dịch thì có thể không nói làm chi, nhưng bình thường người ta đòi hỏi phải như thế. "Vừa qua, trước Đại hội 13, người ta thấy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đi đây, đi đó, tiếp xúc hàng chục, hàng trăm cuộc, tiếp xúc với hàng loạt tầng lớp nhân dân, cán bộ, quần chúng, các giới này kia. Đại hội 13 được tuyên bố là thành công 'rất tốt đẹp' "Như vậy thì mới là lãnh đạo chứ! Chứ lãnh đạo mà cứ ngồi một chỗ là thế nào? Cho nên riêng cái đó là cũng phải suy nghĩ. Có những lúc có những người ca ngợi rằng 'người là Thế thiên hành đạo'. Thế thiên hành đạo tức là con Trời, Thiên tử đó. "Cho nên câu chuyện đó rất đáng suy nghĩ, mà nhất là người mà bao giờ nói ra cũng tỏ ra rằng coi danh giá, danh dự là lớn, thì cái đó nên phải tự nghĩ cho mình. Và tôi nghĩ chắc chắn cũng phải suy nghĩ chứ, bây giờ tình hình đất nước như thế này mà mình cứ ngồi một chỗ, không đi được đâu hết vì lý do sức khỏe. "Rõ ràng muốn đi, nhưng không thể đi được, thì cái đó rõ ràng là thực tế rồi và thực tế có những đòi hỏi, bây giờ đi ra đi vô loanh quanh, rồi đọc diễn văn mà đứng, ngồi một chỗ thì vẫn còn được, nhưng dân người ta yêu cầu là phải đi địa phương, phải đi tới các vùng miền để gặp gỡ, tiếp xúc, thì cái đó, tổng thể lại, so với chuyện nhân sự có tùy tiện với Điều lệ đảng hay không như trên, thì các vị phải tự xử thôi, dân và cán bộ, đảng viên người ta biết hết đấy. "Cái đó là giá trị cao quý nhất, đó chính là phẩm giá, cái còn lại là danh dự, mọi người rồi ai cũng phải ra đi, tuổi này rồi cũng phải ra đi. Tình cờ mà tôi với cụ Tổng Bí thư là cùng tuổi (sinh năm 1944), cùng tuổi đời và cùng tuổi đảng, nhưng mà tôi tự thấy sức khỏe của tôi cũng lết bết rồi đấy. "Thì không biết là phải làm sao, bây giờ câu hỏi xử lý làm sao, tôi cho rằng cái tốt nhất là tự xử mà thôi." Các vị trí khác trong, ngoài Tứ trụ thì sao? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai, phải sang) tặng hoa cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội 13, sau khi ông Trọng tái cử chức vụ TBT nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp Nhân dịp này, cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam cũng bình luận về một số phương án nhân sự khác trong và ngoài Tứ trụ được cơ cấu, quy hoạch hay bầu chọn qua Đại hội 13, ông nói: "Trước hết, hai trường hợp nhân sự ngoài Tứ trụ được thông báo bố trí vị trí mới ngay sau Đại hội là các ông Võ Văn Thưởng, nay là Thường trực Ban Bí thư, và thứ hai là ông Trần Tuấn Anh, được cắt cử làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đảng, thì tôi cho rằng động thái này nằm trong ý đồ mà người ta muốn nhanh chóng ổn định, khẳng định kết quả Đại hội. "Mà trong đó nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức và biết đâu sắp tới họ sẽ họp Quốc hội và họ tiến hành bàn giao chính quyền liền, và đó cũng là một cách họ muốn nhanh chóng cho mọi việc an bài. "Để cho chi, để cho đâu vào đấy, dư luận không còn bàn ra, tán vào, thắc mắc gì nữa, không đòi hỏi phải thế này, thế kia nữa. "Thì cái đó về góc độ chính trị là như thế, còn nghe nói là còn phân công mấy người trẻ nữa làm Trưởng Ban Tổ chức, ban này, bộ kia, vụ nọ, nhưng đại lược ý đồ theo tôi là như thế. "Một trường hợp khác là ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, được đưa vào Bộ Chính trị và có ý kiến nói là sẽ được cơ cấu vào lãnh đạo Ban Nội chính, cần chờ thời gian thêm để rõ, nhưng người ta nhắc nhiều tới ông vì liên quan vụ Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải. "Hiện nay vụ án đó như vậy, nhưng nếu nó lại được lật lại, khơi lại mà nếu có kết luận khác, thì khi đó công luận sẽ có thể đặt vấn đề thêm với ông ấy. Tứ trụ' được cơ cấu và dự kiến tại Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam "Tôi cũng được hỏi về mấy vị khác được dự kiến sắp xếp vào các ghế còn lại trong Tứ trụ, thì tôi cho rằng mấy cái đó là sự sắp xếp của mấy ông lãnh đạo cao nhất rồi, người ta cũng đã có phổ biến trong các hội nghị báo cáo kết quả sau Đại hội đấy. "Nhưng trước đó, người ta cũng có ý kiến là để ông Nguyễn Xuân Phúc làm tiếp một nhiệm kỳ Thủ tướng Chính phủ, rồi bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng vậy, thêm một nhiệm kỳ nữa Chủ tịch Quốc hội hay bà ở lại Tứ trụ thì cũng hay. "Nhưng bây giờ tình huống đã thế này rồi, cho nên trong các 'nhân sự Tứ trụ' đó, thì cụ Nguyễn Phú Trọng tôi đã nói ở trên, còn ba người đó, là các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ, người ta đang nói nhiều đến chuyện trong những nhân vật đó, cần quan tâm đến chuyện ba đặc khu và chính sách ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc. "Mặc dù Quốc hội Việt Nam đã từng bác đi, nhưng dường như trong đó có một tác giả hay đồng tác giả và công luận đang quan tâm và suy nghĩ là liệu các chính sách đó có trở lại dưới hình thức nào đó không? "Tuy nhiên, tôi nhắc lại là các phương án trên đã phổ biến ra toàn quốc rồi, rằng với cán bộ lãnh đạo cao cấp cấp đó, thì mấy ông đó làm các chức vụ như thế dường như là chắc chắn rồi," Luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC. Quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi phần một cuộc trao đổi giữa Luật sư Trần Quốc Thuận với BBC
Daegu - thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc với 2,5 triệu dân đang lâm vào cuộc khủng hoảng chưa từng có do dịch virus corona. Một người Việt ở đây nói với BBC News Tiếng Việt về tình hình và nỗi lo lắng trước nguy cơ lây nhiễm.
Virus corona: Người Việt kể về tình trạng căng thẳng ở tâm dịch Hàn Quốc
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng trước nhà thờ giáo phái Shincheonji ở Daegu ngày 21/2. Hơn 80 thành viên của giáo phái này đã bị nhiễm virus corona "Giờ thì tôi run lắm rồi. Hôm nay, tôi vẫn còn lạc quan, nhưng khi nghe bản tin thời sự sáng nay trên truyền hình, số người lây nhiễm virus corona ở Hàn Quốc đã lên đến 346 người, tức chỉ trong có một đêm tăng đến hơn 100 người thì cảm thấy sợ quá"- chị Hoài Thanh, một người Việt ở Daegu nhắn tin cho BBC News Tiếng Việt sáng 22/2. Không chỉ ở tâm dịch Daegu của Hàn Quốc - một trong hai "khu vực chăm sóc đặc biệt" tại Hàn Quốc về bệnh truyền nhiễm - khu nhà chị Thanh đang ở lại đúng ngay quận có nhà thờ của giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa) với hàng chục ca lây nhiễm, bắt nguồn từ một tín đồ đi lễ ở đây, mà truyền thông vẫn gọi là 'bệnh nhân số 31'. Bàn tròn BBC: Covid-19 - nhiễu loạn thông tin và tác động xã hội của dịch Covid-19: Thêm người chết, Hàn Quốc căng thẳng đối phó Virus corona: Hai người Nhật và một người Hàn tử vong Virus corona: Người biểu tình Ukraine tấn công xe bus chở người về từ Vũ Hán "Ngay bên cạnh quận này là quận có bệnh viện đông y, nơi 'bệnh nhân số 31' từng điều trị, nhà bà cũng ở đó. Vậy nên khu vực em ở những ngày này rất vắng, mấy quận khác của Daego ở xa sẽ đỡ khủng hoảng hơn', chị Thanh nói. Trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt chỉ một ngày trước đó, chị Thanh tuy rất lo lắng trước tình hình lây nhiễm, nhưng vẫn cho biết chị vẫn quyết định ở lại thành phố, thay vì những phương án sơ tán về Việt Nam hay đi đến ở nhà nhà bà con ở các thành phố khác tại Hàn Quốc. "Tôi đã tính về Hà Nội 'lánh dịch'" Nói về tâm trạng trong những ngày sống ở vùng cần được quan tâm đặc biệt về virus, chị Hoài Thanh nói rằng, khi những trường hợp đầu tiên xuất hiện, mọi người thấy lo, nhưng sau vài ngày, khi thấy số ca không tăng nhiều, cuộc sống dần trở lại bình thường. Vậy nhưng, những ngày gần đây, số trường hợp nhiễm bệnh gia tăng đột biến, nỗi sợ hãi lại dâng cao. "Gia đình chồng tôi là người Hàn Quốc, mấy ngày nay ai cũng lo lắng. Chồng tôi làm việc ở Changwon, cách đây khoảng hơn một tiếng rưỡi đồng hồ lái xe, cuối tuần vẫn về nhà nhưng cuối tuần này, công ty khuyến cáo ở lại tập thể. Tôi đã tính đến hai phương án, một là về Việt Nam, hai là đến Changwon. "Tuy nhiên, khi nghĩ đến việc lên máy bay về Việt Nam với nguy cơ lây nhiễm không thấp, trong khi con tôi chưa có quốc tịch Việt Nam nên cũng chỉ có thể về trong một thời gian ngắn, rồi khi về liệu có bị xa lánh hay không, nên tôi bỏ phương án thứ nhất. Còn phương án thứ hai, tôi và gia đình đã xếp đồ vào va li, tính tìm đến nhà bà con ở thành phố khác tá túc. Tôi vừa xếp mà tay chân run cả lên. Nhưng khi nghe thông tin virus lây nhiễm đến nhiều thành phố khác, xem ra việc sơ tán xem ra cũng như không, vậy là lại chần chừ. Thôi ở lại chống dịch, không chống được dịch thì cũng đỡ lây dịch cho cộng đồng", chị Thanh nói. Virus corona tiết lộ vô số cách thế giới e sợ Trung Quốc Ứng phó với Covid-19: VN 'trước thụ động, sau thái quá'? Bị phong tỏa, cuộc sống người dân vùng tâm dịch Sơn Lôi ra sao? Đường phố Daegu ngày 21/2 đã rất vắng Hiện nay, chị Thanh và con chỉ ở trong nhà, mẹ chồng chị cũng được công ty cho làm việc online, chỉ bố chồng chị còn đi làm, nhưng thay vì đi bằng phương tiện giao thông công cộng, ông đã chọn cách di chuyển bằng xe hơi cá nhân. Chị Thanh kể: "Mọi người đang rất lo lắng, không khí trở nên rất nặng nề, nhiều người bắt đầu tích trữ thực phẩm cho khoảng hai tuần trở lên vì ai cũng lo là với tính hình như hiện tại, sẽ đến thời điểm nào đó thành phố có thể sẽ bị phong tỏa". Chủ động cung cấp thông tin Nói về việc Chính phủ Hàn Quốc cung cấp thông tin cho dân chúng về tình hình dịch bệnh, chị Thanh cho biết là Hàn Quốc chủ động cung cấp thông tin cho người dân, không chỉ bằng các phương tiện truyền thông đại chúng mà còn qua các tin nhắn cá nhân, mỗi ngày hai lần. Cũng theo chị Thanh, một, hai ngày sau khi chuyện về 'bệnh nhân số 31' làm bùng dịch, một số siêu thị lớn ở Daegu hết đồ ăn, việc mua hàng online cũng sập kênh, phải ngừng hoạt động trong vài giờ, do thiếu hàng, hết hàng, và giao hàng chậm. Tuy nhiên, đến cuối ngày 21/2 thì không còn hiện tượng đó nữa. Thông tin về dịch bệnh cập nhật trên truyền hình Hàn Quốc sáng 22/2 "Thông tin trên truyền hình cho thấy, chính phủ chỉ đạo cung cấp lương thực như nước, gạo, mỳ tôm lấp đầy các siêu thị ở Daegu với số lượng tăng hơn 50% so với bình thường, nên ko sợ có chuyện thiếu đồ ăn nữa. Hệ thống online cũng hoạt động bình thường trở lại", chị Thanh cho hay. Hệ thống trường học mẫu giáo cũng đã thông báo đóng cửa, con chị Thanh phải ở nhà; còn các trường phổ thông đang trong nghỉ đông và sẽ kép dài thời gian này. Một số công ty cũng chủ động tạm đóng cửa hay cho nhân viên làm việc onlie, các doanh trại thì yêu cầu binh sĩ nội bất xuất, ngoại bất nhập sau trường hợp một quân nhân bị xác nhận dương tính với covid-19. Dịch lan nhanh ở Hàn Quốc Đến sáng 22/2, Hàn Quốc thông báo có thêm 142 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên đến 346. Nước này cũng đã có 2 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm trên toàn cầu tính đến sáng 22/2 là 77.767, với 2.360 trường hợp tử vong. Hàn Quốc tuyên bố hai thành phố miền nam Daegu và Cheongdo bị tuyên bố là "vùng chăm sóc đặc biệt". Hôm thứ Sáu, Hàn Quốc có ca tử vong thứ hai do nhiễm virus corona. Nạn nhân là phụ nữ gần 60 tuổi. Bà qua đời tại thành phố Busan ở miền tây nam Hàn Quốc, sau khi được đưa từ một bệnh viện ở vùng nông thôn gần đó tới, hãng thông tấn Yonhap đưa tin. Các tường thuật nói bà trước đó đã là bệnh nhân tại cùng bệnh viện ở Cheongdo - nơi nạn nhân đầu tiên tử vong ở Hàn Quốc, một người đàn ông lớn tuổi. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã khuyến cáo công dân Việt Nam tại Hàn Quốc không nên đến các khu vực đang có dịch (Covid-19) và có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch mà cơ quan chức năng Hàn Quốc đã khuyến cáo; thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch bệnh.
Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ở Mỹ một cộng đồng người Hmong trên 200 ngàn, được xem là do sự dẫn dắt của tướng Vàng Pao mà hình thành.
Thăm người Hmong ở Wisconsin
Ông Bay Lee và bà Mao Khang đến Wausau, Wisconsin từ Lào Người Hmong đến Mỹ được xem là một nhóm di dân đặc biệt, đa số xuất xứ từ một xã hội mang tính bộ lạc cao ở Đông Nam Á gia nhập vào thế giới văn minh. Lúc đầu người Hmong đến Mỹ, đa số không thể hội nhập ngay được. Không như người Việt Nam, đã có văn hóa đô thị phát triển, người Hmong còn không có chữ viết và xã hội kinh tế theo chế độ du canh nông nghiệp ở núi rừng. Do đó, khi các cơ quan từ thiện của Mỹ bảo trợ họ về thành phố, nhiều cuộc sống người Hmong trở thành bi kịch. Trồng trọt và săn bắn Dưới sự lãnh đạo khôn khéo của tướng Vàng Pao, chính phủ Mỹ đã dần dần có chính sáchphù hợp là để người Hmong tập trung về những tiểu bang thưa thớt, có nhiều môi trường hoang dã để họ thích nghi với môi trường trồng trọt và săn bắn. Do thiếu điều kiện học tập căn bản từ Lào, đa số người Hmong có tuổi đều không thể học được tiếng Anh và hiểu biết luật pháp hiện đại, tướng Vàng Pao đã tổ chức hệ thống 18 bộ lạc người Hmong trên nước Mỹ thành hệ thống trung tâm trợ giúp và kết nối người Hmong như là một điều kiện cần thiết về tổ chức cuộc sống. Bà Mao Khang ở Wausau, Wisconsin đang làm việc tại trung tâm kiểu này cho biết rằng phần đông các vụ bạo hành trong các gia đình người Hmong là do tập quán văn hóa. Mỗi khi có chuyện xảy ra, trung tâm này sẽ hướng dẫn nhà chức trách giải quyết vấn đề này theo mức độ vừa phải do kém hiểu biết hơn là đặt nặng yếu tố trừng phạt. Dần dần, các điều đình giữa cộng đồng đại diện người Hmong và hệ thống luật pháp xã hội Hoa Kỳ đã giúp người Hmong hiểu biết. Có thể nói, người Hmong ở Mỹ bây giờ cũng là một cộng đồng có những điểm sáng nhất trong số các quốc gia cư trú. Bà Mao Khang còn cho biết, cộng đồng người Hmong coi như là tổ chức theo thể chế "bộ lạc" như người Da Đỏ với sự gắn kết đặc thù mà Hoa Kỳ mặc nhiên thừa nhận cách tổ chức này. Bà Mao Khang không khỏi xúc động khi nhắc đến tài sáng suốt lãnh đạo của tướng Vàng Pao đã dẫn dắt và đưa một dân tộc từ núi rừng hội nhập nhanh chóng vào quốc gia văn minh bậc nhất. Thế hệ người Hmong thứ hai tại Hoa Kỳ đã có luật sư, bác sỹ. Đặc biệt, bà Mee Moua là người Hmong đầu tiên đã được bầu vào chức thượng nghị sỹ tiểu của tiểu bang Minnesota lân cận. Người Hmong có nghề trồng nhân sâm tại vùng Wisconsin Sự thành công của bà Mee Moua đã tạo tinh thần bình đẳng mới cho người Hmong tại Hoa Kỳ khiến trong năm 2011 này là năm đầu tiên, các hội đồng bộ lạc (tribal council) cho phép phụ nữ lãnh đạo. Nghị kỵ với Việt Nam vào Lào Người Hmong ở Mỹ đa số đến từ Lào. Họ vốn là những chiến binh chống cộng mãnh liệt trong chiến tranh Việt Nam với quân đội Bắc Việt gọi là "phỉ". Sau chiến tranh, một phần do lương tâm của người Mỹ cùng với sự săn đuổi trên đất Lào khiến người Hmong phải trốn chạy. Phần lớn những người theo tướng Vàng Pao đều đã rời khỏi Lào đến Mỹ. Tuy nhiên, trong cộng đồng người Hmong vẫn nghi ngờ với những người Hmong nói được tiếng Việt ở Mỹ. Họ nghi ngờ những thành phần này là do Việt Nam hay Lào cài sang cho nên cơ cấu "bộ lạc" theo nguồn gốc dòng họ, xuất xứ càng thêm chặt chẽ nhằm vô hiệu hóa các hoạt động chia rẽ cộng đồng. Trong lúc tôi đến thành phố Wausau, bang Wisconsin để xin phép phong vấn một vị lãnh đạo cộng đồng về sự vụ người Hmong qua sự giới thiệu một người Mỹ uy tín. Sau nhiều điều giải thích từ phía tôi, họ tỏ ra rất vui mừng và hẹn nếu có điều kiện thì cho gặp các người đứng đầu các hội đồng này để tìm hiểu câu chuyện mà theo họ là “đúng đắn hơn”, không như điều họ nói là “xuyên tạc” trong một số sách báo ở Lào và Việt Nam. Qua lời ông Bay Lee vừa là cháu của tướng Vàng Pao và là con của một vị nhiếp chính dưới thời nước Lào trong chế độ quân chủ cho biết rằng người Hmong ở Lào, Việt Nam, và Miến Điện nói cùng một giọng nói. Chỉ có người Hmong (Miêu tộc) ở Trung Quốc là nói giọng khác. Tuy nhiên, các nhóm Hmong tuy ở cách quốc gia mấy trăm năm vẫn hiểu tiếng nói của nhau và cùng chung ngôn ngữ. Ông Bay Lee cho rằng người Hmong ở Trung Quốc với dân số khoảng 9-10 triệu, ở Việt Nam khoảng dưới 1 triệu nhưng bị chìm hẳn trong dân tộc chủ thể đa số. Chỉ có ở Lào, người Hmong có tiếng nói như một dân tộc tương đương với dân tộc chủ thể. Người Hmong ở Mỹ tôn thờ tướng Vàng Pao, một lãnh tụ chống Cộng sản ở Lào Nhưng đáng tiếc là sau năm 75 thì tình thế thay đổi vì chính sách của Việt Nam giúp Lào truy đuổi những người từng hợp tác với Hoa Kỳ. Những người Hmong tôi gặp còn lên án Hà Nội đã xóa sổ chế độ tự trị của vua Mèo ở Tây Bắc. Sự oán hận của người Hmong trong và ngoài nước Lào đến từ chỗ chế độ tự trị ở núi rừng, họ cho là tự do sống với thiên nhiên đã bị đánh mất. Hiện nay người Hmong ngoài liên kết bằng ngôn ngữ, đạo Cơ Đốc trở thành một động lực thôi thúc họ kết nối. Người Hmong ở Mỹ đóng vai trò quan trọng về mặt quốc tế vận. Chính họ đã làm cho thế giới biết về người Hmong qua các hoạt động văn hóa Hmong ngay mảnh đất Trung Tây rộng lớn nơi mở đầu những bước chân thám hiểm khi Hoa Kỳ lập quốc. Người Hmong ở Mỹ tuy không được xem là sắc dân hội nhập nhanh chóng so với các dân tộc đến từ quốc gia chủ thể như Việt Nam. Nhưng so với điểm xuất phát của các nền văn minh thì sự có mặt của họ trên nước Mỹ chính là tinh thần dân tộc hưng khởi mang yếu tố kỳ diệu. Ngày nay người Hmong ở Mỹ vẫn thường làm kinh tế nông nghiệp. Đối với tập quán dân tộc Hmong thì công việc này rất phù hợp. Vùng Wausau bang Wisconsin còn có những trang trại nhân sâm Hoa Kỳ, một đặc sản độc đáo của vùng Ngũ Đại Hồ do người Hmong làm chủ. Bài viết từ Wausau, Wisconsin thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một cây bút tự do hiện sống tại Philadelphia, Hoa Kỳ.
Giờ này không biết anh đang làm gì, đọc một cuốn sách, sáng tác một bài thơ? Nhưng tôi đoan chắc một điều là anh không bao giờ thôi suy nghĩ về người khác.
Về một con người đời thường
Lê Thăng Long Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị án 16 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Có thể là một người bạn cũ, một nhân viên bảo vệ công ty trước đây hoặc những người mà anh chỉ gặp một lần nhưng không bao giờ quên được những cảnh đời của họ. Gần 5 năm làm bạn học, 15 năm làm đồng nghiệp và gần 2 năm làm bạn tù với anh tôi thường được nghe và chứng kiến nhiều câu chuyện đời thường xung quanh anh. Chúng rất dung dị nhưng thật đáng học hỏi. Dịp sinh nhật 46 của Thức, tôi nghĩ mãi cả tuần nên viết gì tặng anh. Trải qua một thời gian dài hơn 26 năm thâm tình với anh, tôi chứng kiến và học hỏi ở anh rất nhiều, từ nhỏ nhặt đến lớn lao. Ngẫm nghĩ kỹ thì tôi nghiệm ra rằng những điều có giá trị nhất là chính từ cuộc sống đời thường của anh mà ít người được biết. Chính cách sống đó đã làm nên một con người có những suy nghĩ và bài viết rất gần gũi với cuộc sống, chứ không phải từ những tư tưởng to tát, những lời đao to búa lớn. Một lần vào khoảng năm 2007, tôi bay từ Hà Nội vào Sài Gòn làm việc. Tài xế riêng của anh ra sân bay đón tôi. Cậu ấy kể câu chuyện này để giải thích vì sao cậu ấy đến trễ để tôi chờ. Trước khi đi sân bay cậu ấy phải chở anh đến một nơi hẹn. Tới bùng binh Quách Thị Trang chợ Bến Thành anh nhìn thấy một bà cụ đang chống gậy đi qua khu tam giác dành cho người đi bộ thì bị ngã quỵ. Anh ra lệnh quay đầu xe lại chạy đến chỗ bà cụ. Anh lao xuống xe và bế xốc bà cụ vào dưới mái che cây xăng cạnh đó, kêu tài xế lấy dầu xức cho bà. Anh hỏi bà đi đâu mà để như thế này. Bà thều thào rằng bà đi ăn xin nhưng sáng giờ chưa xin được gì nên đói quá mà ngã. Anh kêu tài xế chạy ngay đến bánh mì Như Lan gần đó mua cho bà, cả nước uống. Anh hỏi nhà bà ở đâu, con cháu đâu mà để bà phải làm như vậy. Bà nói nhà ở tận Củ Chi, con cháu đứa nào cũng nghèo, có đứa cũng đi xin nên đâu lo cho bà được. Bà ăn xong, anh hỏi bà đã đỡ mệt chưa, thực sự không có gì nguy hiểm trong người nữa phải không, rồi anh móc hết trong bóp ra còn một vài triệu đưa hết cho bà. Anh dặn tài xế ở lại đưa bà đến trạm xe buýt, phải đưa lên tận trong xe kiếm chỗ cho bà ngồi rồi mới được về. Trước khi đi anh dặn bà rất kỹ là hôm nay phải về, không được đi nữa, về nhà cũng phải nghỉ ngơi vài tuần cho lại sức. Rồi anh mượn tài xế ít tiền và bắt taxi đến chỗ hẹn. Tôi hỏi vui cậu tài xế: “anh Thức mượn tiền em có trả không?” Cậu ấy cười hì hì và nói: “ảnh mượn tiền em hoài, không trả ai cho mượn nữa.” Tình nguyện viên Thỉnh thoảng Thức lại rủ một số đồng nghiệp công ty và cả hai đứa con nhỏ của mình tham gia các chuyến chữa bệnh miễn phí và phát chẩn ở những vùng xa nghèo khổ. Những chương trình này được hội cứu tế Tzu-Chi của Đài Loan do bạn anh làm đại diện ở Việt Nam tổ chức. Những chuyến đi như vậy anh làm tình nguyện viên đưa đón, bồng, cõng những người bệnh già yếu suốt cả ngày. Anh tận dụng thời gian đó để tìm hiểu cuộc sống của họ. Trong tù anh vẫn không quên viết thư dặn dò con mình hãy quan tâm và dành ít thời gian tham gia vào những chuyến đi như vậy. Anh nói với con rằng những ánh mắt hạnh phúc của người nghèo khó được chăm sóc, trân trọng là những phần thưởng không có gì mua được cả. Thức kể với tôi anh chọn hội Tzu-Chi để làm tình nguyện viên vì hội đó rất trân trọng người được cứu tế. Cho quà phải nâng bằng hai tay và gập người xuống. Họ dặn các tình nguyện viên rằng: “Của cho không bằng cách cho. Người nghèo thường ít được tôn trọng, do vậy đây là dịp để họ nhận được những sự đối đãi trọng thị.” "Thức là người nóng tính nên những người thân cận với anh thường thấy anh nổi xung trước những hành động theo kiểu sống này. Nhưng đó cũng là cách để anh duy trì nhiệt huyết của mình để không bị nhiễm những cái xấu tràn lan trong xã hội. " Thức nói rằng những người đang khốn khổ như vậy còn quá nhiều, việc thiện nguyện dù rất ý nghĩa cũng không giúp được bao nhiêu. Nhưng nó sẽ làm mình thực sự hiểu được những cuộc sống mà mình không phải trải qua hàng ngày. Chỉ như thế mới nhìn ra được những cách giải quyết thực tế và căn cơ. Anh cũng thường phê phán hiện tượng một số người làm giàu trên sự thiệt thòi của người khác rồi vun tiền đóng góp cho từ thiện để được danh nghĩa vì người nghèo. Triết lý kinh doanh của Thức rất dứt khoát: “Không kiếm lời từ bất kỳ công việc nào mà nó không tạo ra lợi ích cho nhiều người hoặc cậy thế chèn ép người khác”. Anh khuyến khích sự sáng tạo để có lợi thế cạnh tranh về công nghệ, sản phẩm và mô hình kinh doanh, và không cho phép các hoạt động đầu cơ chụp giật. Cá nhân anh không bao giờ mua bán đất đai, bất động sản hoặc chứng khoán vì anh nói các lĩnh vực này đang là bong bóng không tạo ra giá trị thật nên khi mình kiếm được tiền thì sẽ có ai đó mất. Anh cũng chỉ có một căn nhà và không đầu tư thêm bất kỳ bất động sản nào khác, dù mọi người thường ngạc nhiên trước những dự báo chính xác của anh về các cơn sốt nhà đất, chứng khoán. Thức là thế, luôn nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động, cho dù đó không phải là cách luôn có lợi trong một xã hội đang có quá nhiều các giá trị bị đảo lộn. Anh luôn kiên trì với cách đó và rất phê phán các kiểu sống cơ hội. Thức là người nóng tính nên những người thân cận với anh thường thấy anh nổi xung trước những hành động theo kiểu sống này. Nhưng đó cũng là cách để anh duy trì nhiệt huyết của mình để không bị nhiễm những cái xấu tràn lan trong xã hội. Anh thích câu danh ngôn của ông Adam: “Hãy biết giận nhưng đừng giận”. Đó cũng vừa là triết lý sống vừa là bản tính của Thức, không bao giờ để bụng hay thù hận ngay cả với những người đã làm hại mình, nhưng cũng không xem sai trái của họ là điều chấp nhận được. Không nộp thuế Phiên tòa xử bốn nhân vật đối kháng ngày 20/1/2010 Không mấy người biết mẹ anh Thức đã từng bị ngồi tù. Những năm 1978, 1979 Việt Nam không những bị nạn thất mùa trên khắp cả nước mà còn phải chịu đựng gánh nặng trả nợ cho Trung Quốc. Đó là những năm mà ngay cả vùng đồng bằng sông Cửu Long còn gặp phải cảnh thiếu gạo. Vào lúc đó mẹ anh Thức làm nông ở Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu), gia đình rất đông con mà mùa màng lại thất bát. Nhưng chính sách những năm đó phải đóng thuế theo hạn mức cố định mà không xét được hay thất mùa. Thu hoạch được chẳng bao nhiêu, nếu đóng lúa thuế thì hết sạch lấy gì để cả nhà dùng để độn khoai mà ăn đến mùa vụ tới. Nên bác gái quyết định không đóng lúa thuế và xin khất qua mùa sau, nhưng không được chấp nhận. Sau nhiều lần đọc tên trên loa phóng thanh mà bác vẫn không đi nộp thuế, du kích xã vào bắt giam bác trong lúc bác đang trốn dưới gầm giường. Họ lôi bác đi trước tiếng khóc của bầy con còn nhỏ. Rồi bác bị đưa ra tòa xử 6 tháng tù vì tội trốn thuế và còn phải đóng thuế phạt. Hơn 20 năm sau Thức có lần về quê dự giỗ ông ngoại, anh gặp lại những người đã từng ức hiếp gia đình mình, bỏ tù oan sai mẹ mình và còn làm rất nhiều điều cường bạo khác. Nhưng anh vẫn bắt tay họ. Họ mời anh ghé nhà chơi, thấy có người gặp hoàn cảnh khó khăn anh vẫn lấy tiền giúp họ. Anh kể tôi nghe câu chuyện này và nói rằng: “Họ cũng chỉ là nạn nhân của những sai lầm có hệ thống gây ra giáo điều và ngu muội. Ngay cả đến bây giờ mà những người có học cao còn không tránh được bị cái hệ thống đó biến thành sai trái và thiếu hiểu biết, đừng nói gì đến những người dân quê thiếu học mà được nắm quyền hành.” Rồi anh phân tích rất nhiều những sai trái, vi hiến của các thông tư liên bộ giữa Bộ công an, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc định tội và kết án cho một số loại hành vi mà bản chất của chúng không vi phạm các điều luật được qui định trong bộ luật hình sự. Những thông tư như vậy lại rất phổ biến và ngang nhiên trở thành căn cứ pháp lý được dẫn ra trong các bản án và cáo trạng. Bằng một cách đơn giản như vậy thì công an, kiểm sát, tòa án dễ dàng đứng trên mọi quốc hội hoặc các thiết chế quyền lực khác để giải thích luật hình sự tùy tiện theo cách của họ để kết tội oan trái cho người dân, bất chấp bản chất của hành vi có phạm tội hay không. Thức hiểu biết sâu về lĩnh vực tư pháp này vì lúc đó anh đang cùng luật sư Lê Công Định nghiên cứu để viết về cải cách pháp luật trong quyển sách Con đường Việt Nam nhằm chỉ ra nguồn gốc và đề nghị loại bỏ những cách thức sai trái, vi hiến của các hoạt động tư pháp gây ra oan sai phổ biến cho người dân, không chỉ trong các vụ án chính trị mà còn trong rất nhiều vụ án hình sự. Hiểu biết sâu rộng "Anh cho rằng những gì đã xảy ra với mình và đất nước là điều khó tránh được để dẫn đến những thay đổi tốt đẹp. Nên anh chấp nhận những nghịch cảnh ấy như một sứ mệnh mà mình nhận lãnh." Nhiều người ngạc nhiên về sự hiểu biết sâu rộng của Thức. Anh có khả năng tự học rất đặc biệt nhờ luôn quan sát kỹ, phân tích sâu và suy luận rộng các hiện tượng để thấu rõ bản chất cốt lõi của chúng. Nhưng gần Thức rất lâu nên tôi hiểu rằng khả năng đó trước hết xuất phát từ một tính cách luôn nghĩ đến người khác của anh. Nghe, thấy một hiện tượng hoặc sự kiện nào đó. Việc đầu tiên anh luôn đánh giá xem tác động của nó đối với những đối tượng khác nhau chịu ảnh hưởng như thế nào. Từ đó anh mới phân tích sâu xa nguyên nhân của các tác động, ảnh hưởng đó và nghĩ ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề. Đó có thể là những việc không thuộc trách nhiệm thường xuyên của mình nhưng anh vẫn luôn nghĩ đến nó. Còn nếu là những vấn đề quốc kế dân sinh thì anh chẳng bao giờ bỏ qua. Đã 4 sinh nhật anh trải qua trong tù - thời gian để một người như anh làm được rất nhiều việc lớn có ích cho đời nếu không bị giam cầm tùy tiện. Và cũng trong thời gian đó nền kinh tế đất nước tiếp tục trượt dài đúng như anh đã cảnh báo và phê phán. Nhưng tôi biết rằng anh không hề hối tiếc. Anh cho rằng những gì đã xảy ra với mình và đất nước là điều khó tránh được để dẫn đến những thay đổi tốt đẹp. Nên anh chấp nhận những nghịch cảnh ấy như một sứ mệnh mà mình nhận lãnh. Những nỗ lực vận động của gia đình, bạn bè và cộng đồng quốc tế đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhóm công tác của Liên Hợp Quốc chống giam giữ tùy tiện (WGAD) đã phán quyết việc bắt giữ anh và những người bạn mình là vi phạm luật pháp quốc tế mà Việt Nam ký kết và sẽ đưa vấn đề ra Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nếu Chính phủ Việt Nam không đáp ứng việc trả tự do cho anh, anh Lê Công Định và anh Nguyễn Tiến Trung. Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cũng đã tiến hành và chuẩn bị những chiến dịch vận động mạnh mẽ cho anh và những tù nhân chính trị khác. Liên minh Châu Âu và chính phủ nhiều nước cũng đã và sẵn sàng tiếp tục lên tiếng để tiếp sức cho những tiếng nói của lương tri đòi tự do cho anh và nhiều tù nhân lương tâm nữa. Chỉ cần thêm những tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa từ cộng đồng thì sẽ dẫn đến tự do cho anh và nhiều người khác. Đó cũng sẽ là sự khởi đầu cho những điều tốt đẹp đến với đất nước. Chúc mừng sinh nhật bạn. Hãy giữ sức khỏe và yên tâm rằng con đường bạn đi đang ngày càng có nhiều người bước tới. Tác giả Lê Thăng Long ra tòa ngày 20/1/2010 cùng với các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung. Ông Long ra tù hôm 04/6/2012 và công bố bản kêu gọi về phong trào "Con đường Việt Nam. Tác giả nói ông viết bài này nhân sinh nhật 29/11 của ông Trần Huỳnh Duy Thức. Thêm về tin này Chủ đề liên quan
Tin cho hay, nhạc sỹ lão thành Tô Hải, nhà bất đồng chính kiến được biết đến nhiều quá cuốn sách 'Hồi ký của một thằng hèn' qua đời tại Sài Gòn hôm 11/8/2018 sau một thời gian dài lâm bệnh, hưởng thọ 91 tuổi.
'Chúng tôi sẽ nhớ mãi về 'Thằng Hèn Vĩ Đại'
Nhạc sỹ Tô Hải của nhạc phẩm 'Nụ cười Sơn cước' được biết đến nhiều sau tác phẩm phản tỉnh của ông 'Hồi ký một thằng hèn' Nhạc sỹ Tô Hải tên đầy đủ là Tô Đình Hải, sinh năm 1927, trước đó từng được biết đến là một nhạc sỹ đa phong cách, có nhiều sáng tác thuộc nhiều thể loại nhạc từ lãng mạn, tới nhạc giao hưởng, nhạc phim, nhạc k v.v..., nhưng nổi bật một thời là thể loại 'nhạc đỏ, nhạc cách mạng'. Ông đã gây chú ý khi bắt đầu viết hồi ký và sau đó là viết blog liên tục trên dưới hai chục năm trở lại đây, mà tác phẩm được nhiều người biết đến nhất là cuốn 'Hồi ký của một thằng hèn', trong đó, ông bộc lộ thái độ được cho là phản tỉnh, chỉ trích chính 'lựa chọn sai đường' của bản thân, nhận mình là một 'thằng hèn', 'một kẻ cơ hội', ca ngợi 'đảng và chế độ' để sống sót. Nhạc sĩ Tô Hải 'bị từ chối chữa trị'? Nhà báo Bùi Tín: 'Hoa Xuyên Tuyết chính là khát vọng tự do' Từ Texas, Hoa Kỳ, gửi cho BBC Tiếng Việt những dòng cảm tưởng vĩnh biệt nhạc sĩ Tô Hải, gọi nhà bất đồng chính kiến vừa ra đi là 'con người trung trực', nhà thơ Hoàng Hưng viết: "Tôi có quen biết nhạc sĩ Tô Hải và theo dõi các bước đường sáng tác âm nhạc cũng như chuyển biến tư tưởng của ông. Ông là một nhân vật khá tiểu biểu cho những trí thức, văn nghệ sĩ trong giới "tiểu tư sản thành thị" có lòng yêu nước, trung thực và tự trọng trong lịch sử VN hiện đại. "Do yêu nước mà hăm hở đi theo Việt Minh, vì chỉ biết Việt Minh đánh Tây giành độc lập, rồi tiếp tục hăng hái phục vụ công cuộc "đấu tranh giải phóng miền Nam" cũng vì bị bưng bít thông tin, cho miền Bắc là chính nghĩa vì độc lập thống nhất quốc gia. "Các ca khúc của ông, từ một "Nụ cười sơn cước" lãng mạn trước 1945 đến những bài kháng chiến vui tếu "trường lục quân đang cần lính đanh Tây", "nhà sư giết giặc"… và đỉnh cao là "Tiếng hát người chiến sĩ biên phòng", thể hiện bước chuyển lớn từ anh chàng "tạch tạch xè" mơ màng mây gió qua người chiến sĩ "lạc quan cách mạng" vô tư lự. "Cả đến sau Đổi mới những năm 1980, 1990, mặc dù bản thân là một nhạc sĩ hiếm hoi thông thạo ngoại ngữ, biết nhiều thông tin thế giới, ông vẫn viết hàng loạt bài chê trách nền âm nhạc thị trường thoát khỏi truyền thống "yêu nước, cách mạng". Cố Nhạc sỹ Tô Hải là một trong các bloggers cao niên bậc nhất ở Việt Nam khi ông hoạt động viết blog trên mạng xã hội nhiều năm trước 'Bước chuyển đột ngột' Gọi những chuyển biến về tư tưởng của nhạc sỹ Tô Hải là 'bước chuyển đột ngột', nhà thơ Hoàng Hưng, thành viên sáng lập Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam và thành viên sáng lập Tạp chí văn nghệ mạng Văn Việt, viết tiếp qua bút đàm gửi BBC Tiếng Việt cùng ngày Hé lộ chuyện gia đình ít người biết của nhạc sĩ Tô Hải Về 'Hồi ký của một thằng hèn' "Nhưng đến cuối đời, trước thực tế đất nước và nhờ Internet, ông đã có bước chuyển đột ngột về tư tưởng. Nó đã âm thầm trong nhiều năm, và bùng ra công khai khi ông từ bỏ đảng cộng sản và công bố cuốn "Hồi ký của một thằng hèn" mà ông chủ động gửi in ở Mỹ năm 2007. Đó là những hành động thật dũng cảm vào thời điểm ấy. "Ông đã mở con đường công khai từ bỏ đảng cho nhiều người, mở đường công bố bản thảo ở nước ngoài cho nhiều cây bút "phản tỉnh", như Trần Đĩnh, Lê Phú Khải… Và từ đó, cái tên "nhát sĩ" Tô Hải đã nổi bật trên không gian mạng với hàng loạt bài viết sắc bén, có lửa, có thép, tố cáo, phê phán, phản biện rất kịp thời và hấp dẫn bởi lối viết có kiến thức, có tâm huyết, có trải nghiệm bản thân. "Cũng không ít người theo Cộng sản rồi từ bỏ, nhưng Tô Hải ở trong số ít người không bị "phía bên kia" moi móc chê trách quá khứ. Một lý do là ở thái độ quyết liệt, rõ ràng, tự nhận sai lầm một cách dứt khoát, không biện bạch. "Thái độ mà ông minh bạch ngay trong lời tựa cuốn hồi ký: "Tôi cũng mong sao mỗi người trong các văn nghệ sĩ sắp giã từ cõi đời nhầy nhụa này hãy để lại một "bản di chúc" nói lên Sự Thật, dù chỉ là 1/1000 Sự Thật, để tạ tội với đồng bào, về những gì mình đã vì miếng cơm manh áo, vì yếu hèn mà phải cúi đầu làm thân trâu ngựa". "Dũng cảm với chính mình là khó nhất, và cần có trước tiên để có thể dũng cảm đấu tranh với bất công, sai trái trong đời! "Trường hợp Tô Hải khiến tôi vững tin và hy vọng: ngày càng nhiều người trong hàng ngũ Cộng sản Việt Nam "giác ngộ" sự thật, dũng cảm với chính mình để dũng cảm tham gia chuyển hoá đất nước, xã hội theo con đường văn minh tiến bộ. Nhạc sỹ Tô Hải thời khoác áo 'bộ đội' ở miền Bắc. "Kính trọng nhạc sĩ Tô Hải. Vĩnh biệt ông. Tin là ông đã nhắm mắt an lành như một con người trung trực, không "ăn gian" cuộc đời!" 'Vận nước, không ngồi yên' Từ Sài Gòn, trong một bài viết gửi cho BBC Tiếng Việt, nhà văn Lê Phú Khải, chia sẻ về nhạc sỹ Tô Hải: Nhà báo, nhà bất đồng chính kiến Bùi Tín qua đời "Công bằng mà nói, với những huân chương mà ông đã được nhận, với giải thưởng về Văn học nghệ thuật đợt 1, ông có thể ngồi rung đùi mà nhận bổng lộc, đến các hộị nghị, kỷ niệm này nọ mà ngồi ghế danh dự trong làng nhạc sỹ Việt nam mà nhận bao thư. Và … ngậm miệng ăn tiền dài dài … như các nghệ sỹ lão thành khác! "Nhưng vận nước không để ông ngồi yên. Ông nghĩ đến con cháu, nghĩ đến thế hệ mai sau sẽ sống ra sao nếu Trung Quốc 'gặm dần' đất nước mà ông bà đã tốn bao nhiêu xương máu để gìn giữ nó đến hôm nay. "Ông tâm sự: Từ ngày tôi viết blog, mấy thằng nhạc sỹ xưa kia nó vô Sài Gòn là nhào đến nhà tôi… Vậy mà khi thấy tôi viết trên mạng, nó lỉnh, nó sợ liên lụy, giới nhà văn của ông còn đỡ chứ giới nhạc cùng thời với tôi chúng nó hèn quá! Tôi an ủi ông: Những kẻ ngậm miệng ăn tiền ấy có gì đáng nói, bù lại, hiện anh có hàng vạn bạn đọc trên thế giới, đó chẳng phải là đáng vui hay sao? "Là người bất đồng chính kiến nên công an đã đến "hỏi thăm" cái xe bán bánh mỳ của vợ ông ở đầu phố, công an và chính quyền phường đã đến tận nhà "khuyên giải" ông không viết blog nữa! "Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến năm 1991, tại hội trường Matxcơva, tôi đứng giữa những người già, rất già, râu tóc bạc phơ đang cầm biểu ngữ đứng biểu tình trong tuyết giá… "Một người Việt Nam nói với tôi lúc đó: Những người già như thế này đi biểu tình không phải như sinh viên Nam Triều Tiên, Singapore đi biểu tình đòi hỏi một cái gì cụ thể cho ngày hôm sau đâu. Mà họ vì trách nhiệm của lương tâm, vì một tương lai, vì một cái gì cao cả hơn đối với đất nước. "Những gì mà nhạc sỹ Tô Hải đã và đang làm chính vì "những điều cao cả hơn đối với đất nước" Việt Nam yêu quý của ông. "Hôm nay, người nhạc sỹ đã viết hợp xướng giao hưởng "Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy"… đã ra đi. "Ông có thể ngậm cười nơi chín suối vì cái ngày 16/12/2007 ở tuổi 80, ông đã chống ba-toong đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam, thì hôm nay ở tuổi 91, ông có thể yên lòng vì hàng chục nghìn đồng bào đã xuống đường theo gót ông năm xưa trên khắp miền đất nước, hô vang những khẩu hiệu yêu nước…" Nhạc sỹ Tô Hải bên bản nhạc và cây dương cầm "Quê hương yêu dấu bao người chờ mong" trong bài " Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy" của ông vẫn còn đó… để tiển ông về nơi an nghỉ," nhà báo Lê Phú Khải, tác giả của cuốn hồi ký 'Lời Ai Điếu' viết. 'Bi kịch lớn nhất' Từ Paris, nhà báo tự do, cựu đạo diễn truyền hình Trần Tiến Đức viết cho BBC: "Thời kháng chiến 9 năm, nay người ta còn gọi là Chiến tranh Đông dương lần thứ nhất, trong rừng Việt Bắc, tôi thường được nghe những ca khúc trữ tình rất hay như Suối Mơ, Thiên Thai, Trương Chi, Buồn tàn thu, Đêm đông, Tiếng hát quay tơ, Anh đến thăm em một chiều mưa; và cả bài Nụ cười Sơn cước của nhạc sỹ Tô Hải. "Sau này ông còn là tác giả của Tổ khúc "Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ" - một tác phẩm đồ sộ của nền âm nhạc Việt nam, đánh dấu một bước trưởng thành trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sỹ Tô Hải. "Rất tiếc là sau này tôi không được nghe những sáng tác mới của ông. Mãi sau này qua cuốn "Nhật ký một thằng hèn" tôi mới được hiểu thêm về ông, về con người ông. "Đúng là ông và nhiều văn nghệ sĩ cùng thời với ông phải chịu sống hèn để có thể tồn tại, phải viết những gì mình không nghĩ, phải nói những gì mình không tin. Tôi nghĩ rằng đó chính là bi kịch lớn nhất của họ. "Nhưng khác với nhiều người, nhạc sĩ Tô Hải dám nhận mình là hèn, và viết lên những gì ông cho là hèn. Tôi nghĩ rằng phải dũng cảm như thế nào mới dám công khai nhận mình là hèn. "Tôi thì nghĩ rằng cái thể chế này đã bắt ông và nhiều đồng nghiệp phải sống hèn. Nhưng với những gì ông đã làm thì nhạc sĩ Tô Hải đã chết như một người anh hùng, một người tử tế rất đáng kính trọng "Từ Paris, xin thắp một nén nhang cầu mong cho ông được hưởng mọi niềm sung sướng ở cõi vĩnh hằng!," nhà báo Trần Tiến Đức chia sẻ. Bìa của tác phẩm được nhạc sỹ Tô Hải tự gửi đi Mỹ xuất bản năm 2007. Từ Sài Gòn, nhà hoạt động xã hội dân sự, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung viết cho BBC: "Tôi biết cụ Tô Hải ngay từ những ngày đầu tiên từ Pháp về Việt Nam vào năm 2007 qua sự giới thiệu của anh Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày). Rồi sau khi tôi ra tù vào ngày 12/4/2014, cụ Tô Hải cũng lại là một trong những người đầu tiên đến thăm tôi, dù lúc này cụ đã phải ngồi xe lăn. "Thỉnh thoảng tôi lại đi qua chung cư Rạch Miễu thăm cụ và cô Lâm Ái. Cụ kể chuyện cho tôi rất nhiều về thời thanh niên theo đảng cộng sản của cụ. Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất đối với tôi là cụ Tô Hải thực sự là một trí thức. "Khi nhận ra sự thực về đảng cộng sản không phải là một đảng đấu tranh cho tự do của người dân Việt Nam mà đã biến chất thành một đảng toàn trị kìm hãm tự do, cụ đã quyết liệt phủ nhận quá khứ của mình, thậm chí tự gọi mình là "một thằng hèn". 'Người yêu nước chân chính' Và Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung chia sẻ thêm về người nhạc sỹ lão thành vừa qua đời ở Sài Gòn: "Tôi còn nhớ rõ cụ Tô Hải tuyên bố với tôi là những sáng tác của cụ để phục vụ cho sự tuyên truyền của đảng cộng sản nhằm 'lừa mị nhân dân' đều đáng vứt vào sọt rác. Những lần gặp cụ, dù sức yếu, nhưng tôi thấy cụ luôn cố gắng viết phê phán chế độ độc tài và ủng hộ dân chủ. "Cụ cũng thúc giục tôi phải viết nhiều và hành động. Tôi thật sự kính trọng cụ. Cụ Tô Hải là một người yêu nước chân chính. Và tôi nghĩ đó là một điều tuyệt vời nhất mà cụ muốn nghe tôi nói về cụ. Xin vĩnh biệt cụ và cầu mong cụ yên nghỉ!" Một nhà hoạt động xã hội dân sự khác cũng từng gặp mặt cố nhạc sỹ Tô Hải lúc sinh thời, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng chia sẻ với BBC Tiếng Việt: "Tôi gặp cụ Tô Hải lần đầu tiên vào đầu năm 2012. Đó là thời điểm khi tôi vừa mới trải qua cả một mùa hè biểu tình chống Trung Quốc rực lửa năm 2011 ở Hà Nội. Tuy chưa từng gặp nhau, nhưng tôi nhớ như in cuộc gặp ấy cụ đã ôm chầm lấy tôi như một đứa con đi xa trở về. "Có chuyện đó là bởi vì tuy tôi là thế hệ trẻ, nhưng đã biết cụ rất lâu qua các bài viết trên Blog, Facebook... còn cụ thì biết đến tôi vì những tấm hình biểu tình nóng hổi tôi chụp hồi đó. Cụ Tô Hải trong mắt anh em đấu tranh trẻ ở Việt Nam là một tượng đài vĩ đại. Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng đến thăm nhạc sỹ lão thành Tô Hải tại Sài Gòn. "Không chỉ là những bức hình, những đoạn phim ghi lại cảnh một ông già bé nhỏ kiên cường chống gậy đi biểu tình giữa đường phố, cụ Tô Hải đã đi vào lòng người trẻ chúng tôi bằng những bài viết sắc sảo lật mặt chế độ cộng sản trên trang blog của cụ, bằng cuốn "Hồi ký của một thằng hèn" chấn động dư luận một thời. "Hôm nay, nhạc sỹ Tô Hải, người tự nhận là MỘT THẰNG HÈN đã ra đi rời bỏ thế gian, nhưng với tôi hình ảnh cụ sẽ còn sống mãi. Chính cụ là một trong những người đã trực tiếp tác động làm lớp trẻ chúng tôi sống thôi hèn, dám đứng lên xuống đường đòi hỏi những điều thuộc về dân tộc này. "Xin vĩnh biệt cụ, MỘT THẰNG HÈN VĨ ĐẠI!" Ngày 11/8/2018 chứng kiến sự ra đi của hai nhà bất đồng chính kiến của Việt Nam cùng hưởng thọ 91 tuổi, đó là nhạc sỹ Tô Hải ở trong nước và nhà báo Bùi Tín ở Pháp, từ Leeds, Anh Quốc, cựu đạo diễn truy hình, nhà báo tự do và blogger Song Chi chia sẻ cảm tưởng với BBC: "Trong một ngày hai tin buồn: nhà báo Bùi Tín qua đời ở Paris và nhạc sĩ Tô Hải ra đi tại Việt Nam. Cả hai đều là những người sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong lòng chế độ cộng sản, là người có công với chế độ, nhưng đều nhận ra bản chất thực sự của đảng và nhà nước cộng sản VN và cái chủ nghĩa, cái mô hình thể chế chính trị sai lầm này, nên đã thức tỉnh và trở thành những tiếng nói mạnh mẽ tố cáo chế độ." 'Người nhạc sỹ của dân' Cựu đạo diễn truyền hình nhân dịp này nói thêm về tính tương đồng giữa hai nhà bất đồng chính kiến vừa qua đời: "Nhờ mọi người chia sẻ trên facebook mà tôi mới biết cả hai ông cùng sinh năm 1927, cùng có nhiều điểm chung như đã nói ở trên và bây giờ, lại cùng ra đi một ngày. "Không như với cố nhà báo Bùi Tín, tôi chưa có may mắn gặp được cố nhạc sĩ Tô Hải ngoài đời, nhưng vẫn thường xuyên theo dõi những tin tức, bài viết, cũng như đã đọc cuốn "Hồi ký của một thằng hèn" của ông. "Cuốn hồi ký thu hút người đọc không phải ở khía cạnh văn chương, nhạc sĩ Tô Hải không phải là một nhà văn, nhưng ở giá trị của những hồi ức, những tâm tư, suy nghĩ của một con người nhận ra sự mông muội, ngây thơ, sai lầm của mình, rằng con đường mình đang đi và cùa hàng chục triệu người đang đi này là sai lầm, là phản tiến bộ, là tội ác. Bìa của tác phẩm được nhạc sỹ Tô Hải tự gửi đi Mỹ xuất bản năm 2007. "Giữa những tháng năm mà đa phần giới làm báo, làm văn hóa văn nghệ còn chưa nhận ra sự thật hoặc sử dụng ngòi bút, cây cọ, tiếng hát…để bợ đỡ nhà cầm quyền, tiếp tục tuyên truyền dối trá, bóp méo sự thật để được đảng và nhà nước cộng sản tin dùng, được hưởng mọi bổng lộc (và cho đến tận bây giờ vẫn có những người như vậy) thì nhạc sĩ Tô Hải đã sớm thức tỉnh. " "Sự nhạy cảm của một văn nghệ sĩ, nhạc sĩ càng khiến cho nỗi đau, sự day dứt trong lòng ông thêm nặng nề. Có thể cảm được nỗi đau đó qua từng trang viết trong cuốn "Hồi ký của một thằng hèn". "Cũng có những người thuộc giới trí thức, văn nghệ sĩ cộng sản nhận ra và thức tỉnh, nhưng không phải ai cũng thức tỉnh một cách dứt khoát, quyết liệt và can đảm thừa nhận sự lầm lạc của mình như nhạc sĩ Tô Hải. Hay nhà báo Bùi Tín. "Để rồi kể từ đó ông trở thành người nhạc sĩ của nhân dân, cùng xuống đường tham gia biểu tình chống Trung quốc với thanh niên, sinh viên, tuổi cao nhưng vẫn là một blogger "trẻ" từ trong tâm, hăng say viết và được bao nhiêu người trẻ tuổi yêu mến, ngược lại cũng nhận không ít phiền hà, sách nhiễu từ phía nhà cầm quyền. "Cuộc đời vốn ngắn ngủi và mỗi chúng ta chỉ sống có một đời. Có những người khi sống hưởng mọi bổng lộc phú quý, quyền lực hay danh tiếng, thậm chí được tung hô như thánh sống. Có những "nhà báo", người làm nhạc… được xưng tụng, tác phẩm được nhà cầm quyền đưa vào sách giáo khoa tuyên truyền suốt bao nhiêu năm." "Nhưng chẳng bao lâu khi họ chưa kịp nằm xuống thì những gì họ đã viết không ai còn nhớ tới, dư luận khinh ghét và một ngày nào đó khi lịch sử được viết lại một cách rõ ràng, minh bạch thì con người cũng như tác phẩm của họ sẽ bị đánh giá lại một cách công bằng. Không ai có thể rũ bỏ được những gì mình đã làm, đã viết, nhất là trong thời đại này. 'Đến hơi thở cuối cùng' Và cựu đạo diễn Song Chi viết thêm: "Cố nhà báo Bùi Tín hay cố nhạc sĩ Tô Hải đã đã sống những cuộc đời không uổng phí khi dùng chính số phận của mình, và sử dụng vốn sống, kinh nghiệm, kiến thức, ngôn ngữ… để nói lên sự thật, tố cáo chế độ, góp phần thức tỉnh giới trẻ. "Cho dù chưa kịp nhìn thấy ngày đất nước Việt Nam thực sự có dân chủ, nhân dân Việt Nam thực sự có tự do, nhưng tin rằng hai ông sẽ thanh thản ra đi. Việc của các ông đang và sẽ có những người khác nối tiếp," nhà báo, đạo diễn Song Chi viết. Cũng hôm 11/8, từ Berlin, CHLB Đức, nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo chia sẻ với BBC Tiếng Việt trong một ngày chứng kiến sự ra đi của hai nhà bất đồng chính kiến, bà viết: "Bùi Tín, Tô Hải, dù các ông sống hay chết ở đâu, dẫu có bị giày xéo thế nào thì, bằng sự thức tỉnh của họ, bằng lương tâm và trách nhiệm của họ đối với đồng bào Việt Nam mà họ đã làm, cố hết sức mình, vượt cả bệnh tật và tuổi tác, sẽ không một sự bôi nhọ nào xúc phạm đến họ được. "Hai con người ấy, vì đã hành động theo lương tri, bằng những tác phẩm của họ, sẽ còn trường tồn với thời gian và càng ngày sẽ càng có nhiều người Việt Nam thương yêu và tạ ơn họ. Nhạc phẩm 'Nụ cười Sơn cước' là một trong những tác phẩm để đời của nhạc sỹ Tô Hải "Con người rút ruột nhả những dòng tơ dâng cho đời ấy đã dùng cảm chiến đấu với nỗi sợ hãi và viết cho đến những năm tháng bệnh tật cuối đời, dù phải nằm trên giường mà viết và viết giữa những cơn đau. "Đáng kính thay, con người đã dám thừa nhận cái hèn của mình và lên tiếng vì "Tôi đã hết hèn, Không thể chết trong im lặng, Cuộc đời tủi nhục của tên bồi bút, 5 năm đóng kịch và dối trá..."(Tên một số chương trong "Hồi ký một thằng Hèn- Tô Hải). "Hôm nay, ngày lớn ngày chia phôi. Người Việt Nam yêu nước, yêu sự thật và công lý sẽ còn nhớ mãi đến nhà báo- nhà văn Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải trong những giai điệu đẹp. "Nỗi tiếc thương thật lớn. Nhưng giai điệu dịu dàng và ủi an. Vì họ đã đến cuộc đời này, đã sống hết thiên mệnh và đã chiến đấu cho sự thật đến hơi thở cuối cùng. "Cỏ cây hoa lá, thương nhớ mãi người đi/và dâng sầu lên mi mắt người về.../Ai về sau dãy núi Kim Bôi, /nhắn rằng tim tôi chưa phai mờ... "Người ơi, tôi đã rút tơ lòng/Dệt mấy cung yêu thương/Gửi lòng trong trắng/Của mấy bông hoa rừng/Đời đời không tàn với khúc nhạc lòng tôi," như những gì Tô Hải đã viết trong "Nụ cười sơn cước", ca khúc trữ tình tuyệt vời mà ông để lại cho muôn đời sau.
Từ lúc còn đi học cấp ba tôi đã đi tập võ. Thanh niên hung hăng mới lớn cần phải có chỗ vận động mà. Thích võ nên tôi đã thử qua nhiều thứ. Nào là Karate, VoViNam nào là mấy miếng Gia Truyền …
Tây dạy ta Aikido
Nhớ cái hồi ấy đi học là dân con em cán bộ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ra đường gặp bọn ''ngoài phố” rồi bọn ''quân khu” có học tí võ dù sao cũng cảm thấy yên tâm và mạnh dạn hơn. Thi vào đại học rồi phấn đấu đi học nước ngoài ở Việt Nam phải học rất nhiều. Không ít bạn quyển Giáo Trình Vật Lý thuộc đến cả dấu chấm dấu phẩy. Hồi đó tôi tưởng rằng không bao giờ còn cơ hội trở lại với võ học nữa. Sang nước ngoài phải tự thân tự lập, lại xa nhớ quên nhà, lạ nước lạ cái, tôi còn rất ít tâm lực để để ý đến chuyện tập tành. Sau mấy năm ở Ba Lan rồi mọi chuyện cuộc sống dần dần rồi cũng quen hơn. Mội lần một anh bạn tôi đội nhiên lại rủ tôi đi tập võ. Aikido hồi đó là một từ mà tôi mới chỉ nghe qua vài lần. Thế mà ở một trường đại học tại một nước xa lắc giữa Đông Âu sinh viên có thể tập môn này thay cho các tiết thể dục bắt buộc từ lâu rồi. Và kể từ đó Aikido đã trở thành một yếu tố gắn liền, không thể thiếu được với cuộc sống của tôi suốt mười mấy năm qua. Aikido - Hiệp Khí Đạo Aikido tức là Hiệp Khí Đạo. Khí đây là muốn nói đến Khí Công - nguồn sinh lực của con người theo quan niệm của Á Châu. Đạo đây nói đến con đường khổ luyện mà chỉ có nhờ đó trong môn võ học nào ai muốn thành tài cũng phải đi qua. Hai khái niệm Khí và Đạo không phải quá xa lạ với mỗi người châu Á. Chữ đáng bàn đây là chữ Hiệp, nghĩa hiểu đây là hòa hợp, là "harmony”. Tại sao một môn võ với những kỹ thuật chiến đấu hay tự vệ lại đặt chữ Hiệp lên đầu? Về mặt kỹ thuật, Aikido là một môn Nhu Đạo một trăm phần trăm khi mà hoàn toàn không có các động tác tấn công, đấm đá v.v. Tất cả các thế đòn đều nhằm vào lợi dụng sức đối phương trong lúc tấn công để kiềm chế bằng những đòn khóa và quật ném. Về mặt triết lý, Aikido giả định là môn sinh của mình sẽ không gây chiến trước. Hiểu được chữ “Ai” là một bước giác ngộ cao hơn. Rèn luyện Aikido cần phải tiến đến mức độ gọi là ''Fighting without fighting” nghĩa là chiến thắng đối phương trước khi cuộc chiến xảy ra. Ba Lan - Nhật Bản Tôi rất may mắn là được rơi vào một hoàn cảnh khá thú vị. Một người Việt Nam mà lại bắt đầu học võ Nhật ở một nước Đông Âu như Ba Lan. Nhiều lần tôi lại bật cười với mình, nhớ lại khi anh bạn ở Aikido Hà nội hỏi tôi thế thầy tôi là ai và tôi đã chỉ vào ảnh của một thanh niên tóc vàng mắt xanh mũi lõ. Thực ra tôi không có một cảm giác nào là đang tập võ với một người nước ngoài cả. Trên sàn võ chúng tôi làm quen và thân với nhau rất nhanh. Những lúc rỗi đi uống bia sau buổi tập. Những ngày cuối tuần đi sang thành phố khác tham dự tập huấn rồi tối đến cùng nhau liên hoan. Bao mối tình đã nảy nở từ đó, để rồi vài năm sau mấy thằng bạn tôi bế con cái quay lại phòng tập. Ba Lan và Nhật Bản có một cái gì đó gắn với nhau đặc biệt. Người Nhật mê nhạc Chopin đến nỗi hàng năm giờ đây cuộc thi biểu diễn nhạc của ông ở Vácsava, đoàn đông nhất luôn đến từ xứ sở hoa anh đào. Tôi còn nhớ là nghệ sỹ Đặng Thái Sơn sau khi đoạt giải năm 1980 đã sang định cư và dạy đàn ở Nhật Bản. Người Ba Lan biết được văn hóa Nhật có lẽ trước hết là qua những câu lạc bộ võ Nhật. Riêng ở thủ đô thôi, số sàn tập cũng phải tính con số trên trăm. Mùa hoa đào nở và đỉnh Phú Sĩ làm niềm mơ ước của nhiều người ở đây muốn trông thấy. Trong các ngày nghỉ ở đây ta có thể xem được các cuộc biểu diễn võ Nhật, nghệ thuật cắm hoa và trình diễn áo Kimono. Ông Pomianowski một trong nhưng người đầu tiên đến với Aikido và giờ đây đã đạt 5 đẳng. Từng là Đại sứ Ba Lan tại Tokyo 7 năm, ông trở về nước cùng bạn bè lập ra tạp chí có tên là Budojo, chuyên viết về võ Nhật, kiếm Nhật và văn hóa truyền thống từ thời Samurai. Tôi có một thằng bạn Ba Lan vừa dậy võ vừa đi làm tiết kiệm để năm nào cũng sang Nhật. Khi đùa là cậu ta kiếp trước là người Nhật và kiếp này bị đầu thai nhầm thì cậu ta lại làm ra vẻ sung sướng. Nhật Bản – Mohitorej Ueshiba - Aikido Lịch sử hình thành và thời gian đầu phát triển của mỗi môn phái thường dẫn đến lịch sử cuộc đời của người sáng lập. Trong trường hợp Aikido đó là Tổ sư M. Ueshiba. Được chân truyền nhiều môn nhu đạo cổ và kiếm pháp phát triển hàng ngàn năm bởi các dòng tộc ở Nhật Bản, với tài năng hiếm có M. Ueshiba đã trở thành một võ sư nổi tiếng. Gặp gỡ và chịu ảnh hưởng rất lớn của dòng Omoto, một nhánh Phật giáo, Tổ sư đã dần cải biến những đòn độc ác thành những độc tác theo những đường tròn mềm mại. Ngoài ra ông còn hệ thống hóa thành một hệ thống tập luyện cơ thể toàn diện. Cái tên mới Aikido bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 1942. Ta hãy trở lại thế chiến thế giới lần thứ hai. Nước Nhật đã nước gây chiến rồi thất bại và để lại nhiều đau thương ân oán nhất là cho châu Á. Có lẽ điều duy nhất tốt đẹp của người Nhật được nhìn nhận sau chiến tranh đó là tinh thần Võ Sỹ Đạo. Hình ảnh và những câu truyện về Samurai dần dần đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm và sự trung thành. Để phát triển và cải thiện bộ mặt trên thế giới nguời Nhật hiện đại đã rất chú ý khuyếch trương các di sản văn hoá và giá trị truyền thống của mình. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, võ học đã trở thành cầu nối cho văn hóa Nhật đi ra thế giới. Nhờ có Kano giờ đây chúng ta có môn Judo. Hàng triệu người giờ đây trên toàn cầu tập môn Karate Do chắc đều biết đến công lao của ông Funakoshi. Các học trò của M. Ueshiba đã tổ chức lại và đi ra trên toàn thế giới truyền bá Aikido. Nhưng nơi nào còn nghèo, phong trào còn non nớt các Sensei đã từng không quản ngại gian khổ tới dậy không lấy tiền. Aikido cũng như các môn võ Nhật khác đều đã được hệ thống hoá một cách có chọn lựa sao cho phụ hợp với con người của thế giới hiện đại nên đã nhanh chóng được lan truyền rộng rãi. Nhiều bộ môn nay đã có chỗ cố định trong phong trào thể thao Olympic. Tuy vậy Aikido lại khác với các môn khác là không tìm theo con đường thi đấu để phát triển. Chữ “Ai” đặt đầu tiên đã nói lên một môn võ tuy tính hiệu quả cao nhưng vẫn trung thành và phấn đấu theo triết lý Phật giáo. Đến với võ Nhật mọi môn sinh đều tiếp nhận được cái tính cần cù và tiến tới cái hoàn thiện, tính kỷ luật cao và yêu cái đẹp rất tinh tuý của người Nhật. Có thể nói qua võ học nước Nhật, văn hoá Nhật và hiển nhiên sau đó là hàng hóa Nhật đã tự được quảng cáo cho mình.
Phiên tòa xử Bạc Hy Lai sẽ kéo dài sang ngày thứ ba mặc dù ban đầu người ta cho rằng phiên xử kết thúc hôm 23/8.
Bạc Hy Lai nói vợ 'điên và dối trá'
Ngày xử thứ hai Ông Bạc đã phản công mạnh mẽ trong ngày xét xử đầu tiên Tòa án ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, nói phiên xử còn tiếp tục vào hôm thứ Bảy 24/8. Cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh đã phủ nhận ăn tiền hối lộ trong ngày xử thứ hai. Ông Bạc bị cáo buộc lạm dụng quyền hành xung quanh vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood mà thủ phạm chính là vợ của ông – bà Cốc Khai Lai. Bạc Hy Lai đã bác bỏ lời khai của vợ tại tòa và nói rằng sức khỏe của bà không ổn định và bị ép cung, theo tường thuật trên tài khoản mạng xã hội của Tòa án trung cấp Tế Nam, nơi ông đang được xét xử. Trang Weibo của tòa án này đã đưa lên hình ảnh video cùng với lời khai viết tay của bà Cốc Khai Lai, người bị kết tội giết người hồi năm ngoái. Theo đó bà Cốc nói rằng bà cảm thấy Neil Heywood, nạn nhân bị bà sát hại, là mối đe dọa đối với con trai bà Bạc Qua Qua. Bà cũng cho biết đã nhận quà cáp của ông Từ Minh, một doanh nhân ở Đại Liên. “Vào nửa cuối năm 2011, Qua Qua nối điện thoại truyền hình với tôi qua Ipad của nó. Nó nói rằng Neil Heywood đang đe dọa nó,” bà nói và cho biết những email qua lại sau đó giữa Bạc Qua Qua và Heywood làm cho bà cảm thấy lo sợ. “Sau cuộc gọi đó tôi đã hết sức lo lắng và điều này đã dẫn đến vụ việc hôm 15/11 (ngày Neil Heywood bị sát hại).” Bản lời khai viết tay của Patrick Devillers, một kiến trúc sư người Pháp, cho biết mâu thuẫn giữa Cốc Khai Lai và Neil Heywood về một thỏa thuận tài chính xung quanh một căn biệt thự ở Pháp vốn đang là tâm điểm của cáo buộc ông Bạc nhận hối lộ. Hôm qua 22/8 Tòa được nghe lời khai rằng căn biệt thự này là do Từ Minh, một trong hai nhân vật chính trong cáo buộc hối lộ Bạc Hy Lai, chi trả. Trong đoạn video lời khai, bà Cốc xác nhận rằng Từ Minh chi trả các thứ cho bà và Bạc Qua Qua. “Khi chúng tôi cần mua vé máy bay, chúng tôi biết rằng hãy hỏi Từ Minh,” bà khai. Tuy nhiên, phản ứng trước lời khai của vợ, ông Bạc được cho là đã nói: “Có bao nhiêu sự đáng tin trong lời khai của Cốc Khai Lai và bản viết tay của bà ấy? Cốc Khai Lai đã thay đổi và bà ấy đã bị điên và nói dối luôn luôn.” Theo phóng viên BBC Celia Hatton hiện đang ở Bắc Kinh thì những gì đã xảy ra tại tòa trong hôm thứ Năm ngày 22/8 có thể là ‘một kịch bản sân khấu được viết rất chặt chẽ’ hoặc cũng có thể là ‘một màn đấu pháp lý bất ngờ và sôi động’. Trong một tuyên bố gửi tới tờ New York Times của Mỹ sau ngày xét xử đầu tiên, Lý Vọng Tri, con trai cả của Bạc Hy Lai với người vợ đầu Lý Đan Vũ vốn theo họ mẹ, nói rằng ông tự hào về cha mình và cảm ơn chính quyền đã cho phép ông Bạc ‘được nói suy nghĩ thật sự của mình’. “Tôi hy vọng rằng cha tôi sẽ tiếp tục tôn trọng pháp luật và rằng luật pháp cũng phải tôn trọng sự thật để để lại cho nhân dân, để lại cho lịch sử và để lại cho con trai ông một lời giải thích,” ông viết. Các nhà phân tích cho rằng mục đích của phiên tòa này là loại trừ một chính trị gia được nhiều người ủng hộ đồng thời cũng là xét xử tội trạng hình sự. Nhiều người dự đoán rằng ông Bạc sẽ bị tuyên có tội. “Thật khó tưởng tượng được rằng bản án đã không được quyết định từ trước,” ông Steve Tsang, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Nottingham, nhận định. “Phiên tòa xét xử một người quan trọng như Bạc Hy Lai không phải là chuyện để cho các thẩm phán quyết định. Bản án phải được Thường vụ Bộ Chính trị nhất trí sau những cuộc bàn luận căng thẳng.” Trong ngày xét xử đầu tiên, ông Bạc đã phản bác cáo trạng rằng ông ăn hối lộ số tiền khoảng 3.56 triệu Mỹ kim. Trong số những người đưa hối lộ có hai doanh nhân ở Đại Liên – nơi ông Bạc từng làm chủ tịch – là Từ Minh và Đường Tiêu Lâm. Ông nói rằng ông bị ép buộc phải nhận tội ăn hối lộ của ông Đường trong quá trình thẩm vấn. Bị cáo Bạc Hy Lai đã dùng những lời lẽ rất nặng nề khi ông gọi Đường Tiêu Lâm là ‘chó điên’, kẻ ‘bán rẻ linh hồn’ để được giảm án. Ông đã bị quan tòa nhắc nhở. Ông cũng bác bỏ đã nhận tiền của Từ Minh. Người này cũng đã biến mất cùng thời điểm với việc ông Bạc bị bắt giam. Bạc nói rằng ông ‘không biết gì hết’ về căn biệt thự mà vợ ông sở hữu ở Nice miền nam nước Pháp hay về việc Từ Minh tài trợ chi phí ăn học cho Bạc Qua Qua, con trai ông, ở nước ngoài. Từ Minh hiện đang bị giam, còn Đường Tiêu Lâm ở đâu thì không ai biết. Buổi sáng ngày xét xử thứ hai sẽ tiếp tục tập trung vào cáo buộc nhận hối lộ. Còn về cáo buộc tham nhũng, theo cáo trạng, ông Bạc đã biển thủ công quỹ hồi năm 2002. “Khi còn là chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, Bạc đã lợi dụng chức vụ để âm mưu với những người khác biển thủ 5 triệu nhân dân tệ từ công quỹ của Đại Liên,” cáo trạng viết. Cáo buộc lạm quyền của ông Bạc là về vai trò của ông trong vụ vợ ông sát hại ông Heywood và cách ông xử sự với Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an Trùng Khánh hiện đang ngồi tù. Ông Vương đã bỏ chạy vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hồi tháng Hai năm ngoái và đưa vụ việc ra ánh sáng. Từ Bắc Kinh, phóng viên Celia Hatton của BBC nhận định: “Ngày xét xử đầu tiên đã đem đến những diễn biến bất ngờ. Ông Bạc đã chống cự quyết liệt các cáo buộc nhằm vào ông. “Nhiều người ở Trung Quốc đang chờ xem liệu ngày thứ hai của phiên tòa có xem xét một tội danh còn hấp dẫn hơn nhiều: lạm dụng quyền lực. “Các quan chức phụ trách phiên tòa đã hết sức vất vả để chứng minh ông Bạc được xét xử một cách công bằng. Tuy nhiên khi đụng đến cáo trạng lộng quyền, liệu các công tố viên có thể tiết lộ bao nhiêu những chuyện nội tình của Đảng Cộng sản?” Bác bỏ cáo buộc Cựu chính trị gia Bạc Hy Lai đã bác bỏ một trong các cáo buộc tội ăn hối lộ mà Viện Kiểm sát đưa ra tại phiên tòa đang diễn ra ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Phe công tố nói ông đã nhận tiền hối lộ từ hai doanh nhân. Ông Bạc nói ông bị ép cung và đã phải chứng nhận hoàn toàn không đúng các chứng cứ từ những nhân chứng khác, gồm cả vợ ông, bà Cốc Khai Lai. Ông Bạc còn đối diện các tội danh tham nhũng và lạm dụng chức quyền, tội sau liên quan tới vai trò của vợ ông trong vụ sát hại doanh nhân Anh Neil Heywood. Phiên xử Bạc Hy Lai là một trong các vụ án chính trị đình đám nhất Trung Quốc nhiều thập niên nay. Chỉ mới hai năm trước, ông Bạc, 64 tuổi, còn được coi là ngôi sao sáng đang lên trên chính trường Trung Quốc, ngấp nghé chiếc ghế ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Thường vụ Bộ Chính trị với bảy thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thế nhưng tháng Hai 2012, trong khi Trung Quốc chuẩn bị chuyển giao thế hệ lãnh đạo với Đại hội Đảng 18, nghi vấn xuất hiện liên quan cái chết của doanh nhân Neil Heywood. Vợ Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, sau đó bị kết tội giết ông Heywood. Bản thân ông Bạc đang bị truy tố nhiều tội danh và nói chung bị cho là sẽ lãnh án. Theo cáo trạng, ông Bạc Hy Lai bị buộc tội đã nhận hối lộ tổng cộng 21,8 triệu Nhân dân tệ (3,56 triệu đôla) từ hai doanh nhân ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Ông Bạc được dẫn lời nói về một trong các vụ này: "Ông Đường Tiêu Lâm nói đã hối lộ tôi ba lần - điều đó chưa từng xảy ra. Ông ta yêu cầu tôi giúp đỡ và mọi việc được thực hiện theo đúng trình tự". Ông cũng nói ông đã phải nhận một số việc trái với ý nguyện của mình khi bị thẩm vấn. CCTV nói phiên xử sẽ diễn ra trong hai ngày, nhưng phán quyết sẽ chỉ được đưa ra vào đầu tháng Chín. Phiên xử bắt đầu Phiên tòa sẽ diễn ra trong hai ngày Phiên tòa xử ông Bạc Hy Lai, người từng được cho là gương mặt sáng giá trên chính trường Trung Quốc, đã bắt đầu ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Ông Bạc đã không xuất hiện nơi công cộng 18 tháng nay. Ông bị buộc các tội ăn hối lộ, tham nhũng và lạm dụng chức quyền. Theo trang microblog của tòa án, cáo trạng đã được đọc trước tòa và Viện Kiểm sát đang luận tội ông Bạc. Bạc Hy Lai là cựu bí thư Trùng Khánh, nhưng đã mất hết chức vụ sau vụ bê bối vốn cũng đã khiến vợ ông và trợ lý của ông phải đi tù. Vợ Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, bị tội sát hại công dân Anh Neil Heywood. Nghi vấn quanh cái chết của ông Heywood hồi tháng Hai 2012 nảy sinh đúng lúc Trung Quốc đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng hồi năm ngoái. Lúc đó ông Bạc, 64 tuổi, còn được xem như ứng viên sáng giá cho một vị trí trong Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan đầy quyền lực gồm bảy vị. Thế nhưng nay ông đối diện cáo buộc nghiêm trọng và dư luận cho rằng sẽ bị kết án. Vụ Bạc Hy Lai được xem như một trong các vụ án chính trị lớn liên quan tầng lớp cao nhất trong Đảng CSTQ hàng chục năm nay. Hình ảnh ông Bạc Hy Lai tại phiên tòa trên kênh truyền hình chính phủ CCTV Phiên xử bắt đầu lúc 08:30 sáng giờ địa phương (07:30 sáng giờ Hà Nội) tại Tòa án Nhân dân Trung cấp Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Trên trang microblog của mình, tòa này thông báo: "Chủ tọa phiên tòa loan báo phiên xử bắt đầu và triệu tập bị cáo Bạc Hy Lai ra trước tòa". Báo chí nhà nước Trung Quốc cho hay năm thân nhân của ông Bạc cũng có mặt tại tòa, cùng với 19 phóng viên và 84 người khác. CCTV nói phiên xử sẽ diễn ra trong hai ngày, nhưng phán quyết sẽ chỉ được đưa ra vào đầu tháng Chín. Theo cáo trạng, ông Bạc Hy Lai bị buộc tội đã nhận hối lộ tổng cộng 21,8 triệu Nhân dân tệ (3,56 triệu đôla) từ hai doanh nhân ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Ông Bạc được dẫn lời nói về một trong các vụ này: "Ông Đường Tiêu Lâm nói đã hối lộ tôi ba lần - điều đó chưa từng xảy ra. Ông ta yêu cầu tôi giúp đỡ và mọi việc được thực hiện theo đúng trình tự". Tội danh lạm dụng chức quyền thì liên quan tới vai trò của vợ ông Bạc trong vụ sát hại doanh nhân Neil Heywood. Trang microblog của Tòa án Tế Nam cũng đưa ra một đoạn đối thoại giữa Bạc Hy Lai và thẩm phán. Ông Bạc nói đi nói lại nhiều lần: "Tôi hy vọng thẩm phán sẽ xét xử công minh vụ này theo pháp luật". Trong khi đó, thẩm phán đáp lời: "Chúng tôi hiểu ý kiến của ông, tòa án sẽ tiến hành tố tụng một cách độc lập và xét xử theo đúng luật định". Không có phóng viên nước ngoài nào được vào bên trong phiên tòa, cũng như các phiên xử Cốc Khai Lai hay Vương Lập Quân trước đó. Một phần phiên xử ông Vương, cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh, người từng chạy trốn vào tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở thành phố này khiến mọi chuyện vỡ lở, diễn ra trong bí mật. Tân Hoa Xã và CCTV được phép cung cấp các thông tin cập nhật về phiên tòa. Hồi đầu tuần này, con trai ông Bạc là Bạc Qua Qua đã viết thư ngỏ bày tỏ hy vọng cha mình có cơ hội được biện hộ mà không bị ngăn cản bằng bất kỳ hình thức nào. Hiện còn rất ít chi tiết về các cáo buộc mà ông Bạc Hy Lai đang gánh chịu. Tân Hoa Xã nói ông bị buộc tội lạm dụng chức quyền để ăn khoản tiền hối lộ khổng lồ cùng nhiều bất động sản, và biển thủ quỹ công. Dư luận nói gì? Trong thời gian trước khi diễn ra phiên tòa xét xử ông Bạc Hy Lai, nhà chức trách Trung Quốc đã siết chặt kiểm soát việc đưa tin của báo chí và bình luận trên mạng. Ban Tuyên giáo trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ thị cho các cơ quan báo chí không đi chệch khỏi tinh thần trong các bản tin của Tân Hoa Xã. “Truyền thông báo chí phải tuyệt đối lấy bản tin của Tân Hoa Xã làm chuẩn mực khi đưa tin về phiên tòa Bạc Hy Lai,” một chỉ thị do Ban Tuyên giáo ban hành hôm 20/8 yêu cầu. Cơ quan này cũng yêu cầu báo chí hãy kiểm soát hành động của các nhà báo trên mạng – nơi mà họ dám mạnh miệng hơn vì có ít hạn chế hơn. “Người đứng đầu các cơ quan báo chí phải tăng cường giám sát Weibo (mạng xã hội của Trung Quốc) và trang blog của các cơ quan phụ thuộc,” chỉ thị viết. Căng thẳng có thể thấy rõ trên Weibo, mạng xã hội kiểu như Twitter: cả những ủng hộ viên cuồng nhiệt lẫn những người lâu nay vẫn chỉ trích ông Bạc đều bị chặn bình luận. Theo tờ Minh Báo có trụ sở ở Hong Kong thì những người nổi tiếng trên Weibo vốn có nhiều người theo dõi đã được cảnh báo đừng có nói năng gì về phiên tòa ông Bạc. Trên tài khoản Sina Weibo của Tòa án nhân dân trung cấp Tế Nam, nơi diễn ra phiên tòa, hầu như tất cả mọi bình luận đều đi theo ‘đường lối’ – tức là xem phiên tòa như là thắng lợi của Đảng trước nạn tham nhũng. Một bình luận điển hình viết: “Ủng hộ hành động kiên quyết chống tham nhũng của Ban chấp hành Trung ương Đảng.” “Nhà nước thật sự quyết tâm chống tham nhũng,” một người khác bình luận, “Quần chúng có thể tin tưởng rằng cuộc sống của chúng ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.” Tuy nhiên cũng trên Weibo vẫn có những ý kiến khác biệt. Một số trí thức tự do đã bày tỏ sự bất mãn trước việc chính quyền trung ương đã không làm gì được để đối phó với chủ nghĩa dân túy theo kiểu Mao của Bạc và sự khinh nhờn pháp quyền của ông ta. “Mặc dù Bạc có tham nhũng, đây thật sự không phải là tội chính của ông ấy. Tai hại mà ông ấy gây ra do giẫm đạp lên pháp luật còn nghiêm trọng hơn nhiều so với tham nhũng,” ông Lưu Thẩm Quân, một cây bút bình luận của tạp chí Tài Tân có xu hướng tự do, viết. Đối với nhiều người, các nỗ lực của Bạc nhằm khơi dậy ‘các giá trị đỏ’ của Mao Trạch Đông, phong trào ‘hồng ca’ hát nhạc đỏ và chiến dịch ‘đả hắc’ quyết liệt của ông Bạc vốn xem các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng như ‘mafia’ là có mùi của Cách mạng Văn hóa. “Đừng có tập trung vào tham nhũng và chuyện trai gái và né tránh những vấn đề quan trọng hơn. Hãy điều tra xem thành phần xấu xa từ cuộc Cách mạng Văn hóa này đã làm như thế nào để đạt được tham vọng ca nhân bằng ‘hồng ca và đả hắc’. Và cũng phải điều tra luôn Mao Trạch Đông, người khởi xướng mọi thứ,” một người ký tên là ‘Tianshi Xiashuo’ bình luận. Một số bình luận trên mạng ‘ngoài luồng’ ở Trung Quốc cũng đặt câu hỏi vì sao chính quyền phải chọn hai nhân viên công an rất cao để đứng cạnh như ‘áp tải’ ông Bạc Hy Lai, người cũng vốn đã có chiều cao. SeattleYam viết trên trang mạng xã hội Sina Weibo: "Thật ra nhìn từ phiên tòa, ông Bạc trông thông minh, thật đáng tiếc là ông mất tất cả chỉ vì tiền và gá́i." Yufan từ Trùng Khánh viết trên mạng Tencent: “Tôi không rõ ông ta có thực đã nhận hối lộ không. Nay thì thấy vẻ mặt ông ta điềm tĩnh, quả là ổn.” Calm Water từ Trịnh Châu thì viết: “Ông Bác về tinh thần trông vững chắc, và không hề suy sụp. Tôi không nghĩ ông ta sẽ nhận tội một cách dễ dàng. Ngày đầu chỉ là 'món tráng miệng thôi. Món chính phải đợi tới đây.” Mặc dù đã sa cơ, nhưng một số bình luận trên mạng vẫn cho rằng ông Bạc vẫn còn được một bộ phận dân chúng ủng hộ. “Ông Bạc chắc chắn là một anh hùng! Những lời vu khống của những kẻ phản cách mạng không có chút gì là sự thật!,” một người có tên là ‘Xinxin Laoshi’ viết. “Bạc là đối thủ của các nhóm lợi ích – những người lo sợ ông ấy sẽ phát động một cuộc Cách mạng Văn hóa để trấn áp các quan chức tham nhũng và bè phái của họ như Mao đã từng làm khi ông ta huy động Hồng vệ binh chống lại các địa chủ, phú hộ, bọn phản cách mạng, những phần tử xấu và những kẻ cánh hữu,” công dân mạng ‘Zijian’ viết. Các chính sách dân túy của ông Bạc ở Đại Liên và Trùng Khánh có thể đã làm cho hai thành phố này ngập trong nợ nần. Tuy nhiên chúng cũng giúp cho ông có được cảm tình của một bộ phận dân chúng. “Nếu đứng ở góc độ lý trí mà phán xét thì ông Bạc đã có đóng góp cho người dân ở Đại Liên và Trùng Khánh,” một người dùng Weibo có tên là ‘Small Town Girl’ viết. Một điều đặc biệt là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Quốc phòng - hai báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân, đều không nhắc gì tới phiên xử đang thu hút chú ý của người dân nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên các báo khác đăng tải khá nhiều thông tin về vụ xử Bạc Hy Lai, chứng tỏ quan tâm cũng khá lớn ở Việt Nam. Đài Tiếng nói Việt Nam nhận định: "Ông Bạc Hy Lai là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc bị đưa ra xét xử trong thời gian gần đây. Vụ án diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo khóa mới của Trung Quốc đang đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng". Tờ Thanh Niên phiên bản điện tử trong khi đó nói: "Phiên tòa đánh dấu đỉnh điểm của vụ bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc kể từ vụ trấn áp 'Bè lũ Bốn tên' vào năm 1976". Báo Đất Việt thì bình luận: "Phiên tòa nhằm chứng minh rằng ban lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm chống tham nhũng và lạm quyền trong nội bộ Đảng". Hoàng Cừ: Tài giỏi nhiều công nhưng tham lam và lộng quyền vẫn phải trả giá ông Bạc ạ. Do Thi Thu: Tranh giành quyền lực, không có luật pháp, không có bầu cử tự do ...đó là nét văn hóa của giới lãnh đạo Trung Quốc từ xa xưa đến nay. Hiện tại đó là nét văn hóa cai trị kiểu Vua chúa đỏ đời mới. Ông họ Bạc là nạn nhân của sự tranh giành quyền lực này. Fatal Lerror: Ngã ngựa giữa chừng. Coi như loại khỏi vòng chiến đấu. Án gì thì cũng coi như xong, kể cả là án nhẹ nhất. Xem tiếp cuộc chiến của những kẻ còn lại. Trần Bá Duy: Có thể là một cuộc tranh chấp nội bộ, nhưng được ngụy tạo dưới danh nghĩa chống tham nhũng, tiêu cực. Nó làm người ta nhớ tới những cuộc thanh trừng nhằm vào Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình, Nguyên soái Bành Đức Hoài... trong thời kỳ Cách mạng văn hóa. Thân thế Bạc Hy Lai Ông Bạc Hy Lai từng là một trong các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi vướng bê bối. Ông Bạc, 64 tuổi, từng giữ chức bí thư thành ủy Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc và là ủy viên Bộ Chính trị gồm 25 thành viên. Là người ăn nói có duyên và hấp dẫn, ông cũng là nhân vật xuất hiện nhiều trên báo chí, khác với phần đông các chính trị gia Trung Quốc. Thế nhưng ông đã bị cách chức sau khi vướng vào vụ bê bối bắt đầu từ tháng Hai 2012, khi Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô và ở đó một ngày xin trợ giúp. Ông Vương, người sau đó bị kết án 15 năm tù, đã khiến giới chức Trung Quốc phải mở điều tra về cái chết của doanh nhân Anh Neil Heywood. Vợ của Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, đã bị kết án tử hình treo trong vụ này. Ông Bạc Hy Lai mất chức bí thư thành ủy vào tháng Ba 2012. Ngày 25/7/2013 ông bị buộc tội tham nhũng, ăn hối lộ và lạm dụng chức quyền. Tân Hoa Xã dẫn cáo trạng nói ông bị buộc tội lạm dụng quyền lực để ăn khoản tiền hối lộ khổng lồ cùng nhiều bất động sản. Giống Tập Cận Bình, người nay là Chủ tịch Trung Quốc, Bạc Hy Lai xuất thân từ tầng lớp con ông cháu cha của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thân phụ của cả hai ông đều là đồng chí của Mao Trạch Đông và sau đó đều giữ các chức vụ cao dưới thời Đặng Tiểu Bình. Bạc Hy Lai là con trai của Bạc Nhất Ba, một trong những bậc công thần của Đảng CSTQ. Ngay từ nhỏ, ông Bạc Hy Lai đã được học ở trường dành cho con cái các quan chức cấp cao tại Bắc Kinh. Thế nhưng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông Bạc Nhất Ba bị thanh trừng và ông Bạc con đã phải đi trại lao động một thời gian. Ông gặp và tìm hiểu người vợ đầu của mình, Lý Đan Vũ, một bác sỹ quân y cũng từ gia đình dòng dõi, rồi cưới bà Lý năm 1976. Hai người có một con trai chung, sinh năm 1977. Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Bạc Hy Lai nhập học tại Đại học Bắc Kinh, chuyên ngành sử. Vào những năm 1980, gia đình họ Bạc lại nổi lên như một danh gia vọng tộc, ông Bạc Nhất Ba được liệt vào danh sách "Bát đại nguyên lão', tức tám bậc trưởng lão của Đảng CSTQ. Bạc Hy Lai chuyển đến tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc. Chính trong thời kỳ này, vào đầu những năm 1980, ông đã ly dị người vợ đầu và cưới bà Cốc Khai Lai. Giống như chồng, bà Cốc xuất thân từ một gia đình danh giá. Bà là con út của một nhà cách mạng nổi tiếng và một luật sư được học hành tử tế tại Đại học Bắc Kinh. Người con trai duy nhất của họ - Bạc Qua Qua chào đời vào năm 1987. Người con trai này sau đó học đại học ở Oxford và Harvard. Sự nghiệp chính trị của Bạc thăng tiến nhanh chóng kể từ khi ông được bổ nhiệm là chủ tịch thành phố biển Đại Liên của tỉnh Liêu Ninh. Ông được cho là đã có công trong thành tích thần kỳ của Đại Liên và trong việc biến nơi đây từ một hải cảng không có gì nổi bật thành một thành phố lớn – một trong những đô thị sạch đẹp nhất của Trung Quốc và là bộ mặt của sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc. Cũng chính ở Đại Liên hai vợ chồng đã lần đầu gặp ông Neil Heywood. Cho đến năm 2001, người ta cho rằng nhờ một phần vào sự vận động hết lòng của cha, Bạc được cất nhắc lên làm chủ tịch tỉnh Liêu Ninh. Ba năm sau, ông trở thành bộ trưởng thương mại của Trung Quốc. Tại kỳ đại hội Đảng hồi năm 2007, Bạc đứng chân trong Bộ Chính trị. Ông được cho là có tham vọng leo lên hàng ngũ lãnh đạo tối cao của đất nước, tức là vào Thường vụ Bộ Chính trị. Một số phân tích gia tin rằng việc ông Bạc Nhất Ba qua đời hồi đầu năm đó đã làm Bạc bị mất cơ hội. Thay vào đó, ông được giao làm bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Tại đây ông đã trở nên nổi tiếng với hai chiến dịch lớn do ông phát động. Một trong số đó là chiến dịch tấn công tội phạm, vốn được nhiều người hoan nghênh nhưng cũng làm phát sinh những cáo buộc ông Bạc đã lạm quyền. Chiến dịch còn lại là ca ngợi quá khứ của Đảng Cộng sản – gợi nhắc đến những giá trị cộng sản nguyên thủy và làm mọi người nhớ về thời kỳ của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Những buổi trình diễn những bản ‘nhạc đỏ’ là một phần của phong trào này. Ông thúc đẩy ‘mô hình phát triển của Trùng Khánh’, tức là sử dụng công quỹ để kích thích tiêu dùng và đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nhà ở. Tuy nhiên trong khi ông dường như được lòng tầng lớp dân nghèo và dân lao động ở Trùng Khánh, tham vọng và phong cách nổi trội của ông đã khiến ông bị một số người ghét và làm cho các lãnh đạo ở Bắc Kinh không hài lòng, các phân tích gia cho biết. “Không ai thực sự tin tưởng Bạc Hy Lai: nhiều người sợ ông ấy, trong đó có một số thành phần thái tử đảng vốn được cho sẽ là cơ sở quyền lực của ông ấy,” ông Trần Kỷ, một chuyên gia về giới tinh hoa chính trị Trung Quốc ở Viện Brookings, nói. Một khi ông Bạc thất thế thì sự rớt đài này diễn ra rất nhanh chóng và đột ngột. Khi Vương Lập Quân, người một thời là cánh tay đắc lực của ông Bạc, bỏ chạy vào lãnh sự quán Mỹ thì cũng bắt đầu lan truyền những tin đồn về sự dính líu của vợ ông Bạc trong vụ sát hại ông Neil Heywood. Đến tháng Tư năm 2012 thì chính quyền chính thức xác nhận Bạc Hy Lai bị tước hết mọi chức vụ còn vợ của ông bị điều tra về tội giết người. Giờ đây cả bà Cốc và ông Vương đều đã ngồi tù trong khi Bạc còn chưa biết số phận mình sẽ như thế nào.
Mấy ngày gần đây trên mạng Internet người ta thấy, ông Hoàng Minh Chính, một ông già người Việt đã 85 tuổi, làm trò chính trị lố bịch trên đất Mỹ. Ông ta đăng đàn trước một nhóm người tại Trường Đại học Havard, Hoa Kỳ, lặp đi, lặp lại những luận điệu xuyên tạc và bác bỏ thẳng thừng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác mà một thời ông đã là giáo sư giảng dạy. Thật ra, những điều ông nói tại đây không có gì mới.
Bạn Minh từ Thái Nguyên gửi thư sau cho BBC
Những điều ông nói hôm nay, cách đây gần một trăm năm, những kẻ mà phương Tây gọi là những tên "bẻ cong chủ nghĩa Mác" (les detracteurs du Marxisme) đã nói ra rồi và lập luận còn "khôn ngoan" hơn nhiều. Điều đáng nói là ông lại đem những luận điệu "bẻ cong" ấy nói về một đất nước và một Đảng Cộng sản đã biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện và đặc điểm của đất nước mình để làm nên sự thần kỳ là một dân tộc nhỏ yếu, một đất nước không có tiềm lực quân sự mạnh mà đã đánh bại hai đế quốc lớn và đang đưa Tổ quốc của chính ông tiến lên bằng "đôi hài vạn dặm" trong công cuộc đổi mới. Về sự thật này thì chính những người không có thiện cảm gì với chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng phải thán phục. Nhưng thôi, cũng dễ hiểu, với trình độ và tuổi tác của ông thì cố lắm ông cũng chỉ có thể làm được như vậy. Chỉ tiếc, những người nghe ông thuyết giảng đã không thu nhận được điều gì mới mẻ mà chỉ mất thời giờ nghe một đĩa hát cũ rích và quá rè. Cho qua màn thứ nhất. Màn thứ hai "hấp dẫn" hơn: Ông khúm núm ra trước cái gọi là Ủy ban ngoại giao quốc tế của Hạ viện Hoa Kỳ, cảm ơn rối rít họ đã dành thời giờ tiếp và nghe ông quay lại chiếc đĩa hát cũ, vẫn là màn xuyên tạc, vu khống, nói xấu đất nước đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Nhưng, tiếc thay các ông nghị "tốt bụng" cũng chẳng nghe được gì thú vị hơn, tất cả là những thông tin quá lỗi thời và thổi phồng một cách quá đáng. Ông đã cố vẽ ra những "sự kiện động trời" về vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo nghiêm trọng mà theo ông đang xảy ra ở Việt Nam, tại những nơi mà chắc ông chưa hề đặt chân tới. Nhưng các nhà ngoại giao của nước mà ông đang trú ngụ thì lại đã từng lui tới những nơi ấy để "thẩm tra" xem có ai bị "trừng trị vì lý do tô! n giáo" hay bị tù đày, phân biệt đối xử vì đã nghe lời xúi giục của bọn xấu mà trốn ra nước ngoài nay hối hận quay về lòng mẹ Tổ quốc. Những "sự kiện" như vậy, nếu quả có thực, thì các ông nghị Hoa Kỳ đã được báo cáo từ lâu và đã lên tiếng, đợi gì ông Chính đến trình thưa. Các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả nhà đầu tư Hoa Kỳ còn quan tâm đến tình hình Việt Nam hơn cả ông, chắc không vì bản điều trần của ông mà ngừng đi tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Còn du khách năm châu, trong đó số ngưòi Mỹ ngày càng tăng, cũng chẳng vì vậy mà không đến tham quan Việt Nam, một đất nước được thế giới công nhận là một địa chỉ du lịch an toàn, thú vị, bình an và hiếu khách nhất thế giới. Nghe ông nói, người ta không khỏi thương hại ô! ng có lẽ vì quá tin những kẻ đã cung cấp "thông tin" và xui dại ông làm cái loa phát ngôn. Ông nói đến sự "đau lòng", đến "lương tri và liêm sỉ" rồi "lo âu cho vận mệnh đất nước" làm như đất nước đã sinh ra ông, đã cho ông chút "vang bóng" đang "sụp đổ tới nơi", ông mô tả tình hình đang "rối loạn như nồi canh hẹ". Xin thưa, xưa nay những kẻ "tiên đoán" đất nước Rồng Tiên sẽ thất bại trong chiến tranh hay sụp đổ trong hoà bình không thời nào thiếu, nhưng đất nước vẫn phát triển, trường tồn. Phải chăng, ông cố tình làm ngơ và muốn dối già bằng cách "thuyết giảng trong sa mạc", như người ta thường nói?! Lâu nay, tôi vốn không muốn "can thiệp" vào việc làm của ông Hoàng Minh Chính, nhưng nghĩ rằng, dầu sao mình cũng là một người "đồng môn" với ông, và vì thấy rằng ông đang còn ý định tiếp tục diễn các pha khác của màn kịch này trên "đất khách, quê người" nên cũng mạnh dạn nói ra đây đôi điều suy ngẫm. Chắc ông còn nhớ, cách đây 48 năm, ít lâu sau chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc Kháng chiến chống thực dân Pháp, vào đầu năm 1957, Trung ương Đảng ta lần đầu cử một đoàn cán bộ đi học chủ nghĩa Mác – Lênin tại Trường Đảng cao cấp trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông được cử làm Trưởng đoàn và tôi là một trong các đoàn viên. Chúng ta được đặt chân lên đất nước của Cách mạng Tháng Mười, được sống và học tập giữa những người đồng chí và nhân dân một đất nước anh hùng trong tình hữu nghị anh em. Ông học khoa Triết học còn tôi cùng một số đồng chí khác học khoa Báo chí, cùng trong một trường. Hết khoá học, chúng tôi về nước vào lúc cuộc Kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn ác liệt nhất, còn ông được tiếp tục ở lại học thêm, lấy bằng Phó tiến sĩ. Như vậy, đứng về mặt học vị, ông "mác-xít" hơn chúng tôi. Đối với chúng tôi, những "đồng môn" của ông, điều quan trọng nhất lúc bấy giờ là làm sao vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin để góp phần giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh mới, gian khổ và khó khăn gấp bội. Tư duy chúng tôi học được là sự phân tích duy vật, sự nhận định khách quan các quy luật của lịch sử, sự tin! tưởng ở thắng lợi và quyết tâm giành thắng lợi, trước hết là sự trung thành với Đảng, một Đảng được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tôi nhớ, từ những ngày xa xưa ấy, ông đã thường chê lãnh đạo Đảng ta là "dốt nát", ít được học tập như ông và ông luôn tự coi mình là người nắm vững chủ nghĩa Mác nhất, điều mà ngày nay ông thẳng tay vứt bỏ và phê phán một cách dốt nát và cay chua. Sự trở mặt và chuyển hướng này không phải mới mà bắt nguồn từ sự tự cao, tự đại kết hợp với sự xa rời thực tiễn đất nước và tư duy giáo điều sách vở của ông, chưa nói đến sự xúi giục của những kẻ xấu ở nước ngoài. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người Việt tại Mỹ và các nước, khi nghe ông nói đã nhận ngay ra sự "bất mãn" của ông. Ông đã không thuyết phục được ai mà còn phơi bày sự thiếu minh mẫn và đánh mất chút gì còn lại của sự chính đáng nơi ông. Đất nước ta đang trải qua những đổi thay to lớn, đang đi lên trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Con đường đó không dễ dàng, không suôn sẻ, không tránh được vấp váp, sai lầm và trắc trở, thuận lợi và thách thức đan xen. Chúng ta không phải là nước duy nhất ở trong tình trạng ấy và cũng không hề che giấu những khuyết điểm, sai lầm trong bước đường đi lên. Cuộc đấu tranh cho một Đảng trong sạch vững mạnh, một Nhà nước pháp quyền XHCN ngày càng hoàn thiện đã và đang tiếp diễn và không phải chỉ một ngày, một tháng, một năm. Mỗi công dân có trách nhiệm đều phải tham gia tích cực vào quá trình hoàn thiện ấy. Trong khi đó ông lại sang tận Mỹ, vu khống, nói xấu đất nước, dân tộc và van xin sự can thiệp của bên ngoài hòng "lật đổ" Nhà nước ấy. Vậy ông có là người trách nhiệm? Truyền thống phương Đông và ở nước ta dạy rằng người càng già càng phải thận trọng khi nói nếu không muốn trở thành người lẩm cẩm.
Cách đây vài ngày, tình cờ tôi đọc một bài viết trên trang BBC, tựa đề "Quan điểm về Tổng thống Trump làm người Việt khó chấp nhận nhau" của tác giả Võ Ngọc Ánh.
Tranh luận về Tổng thống Trump: 'Cần nói sự thật'
Chưa bao giờ được quen biết với ông Ánh, tôi chỉ xin phép đóng góp vài suy nghĩ nhỏ bé, trên tinh thần tôn trọng sự thật. Người Việt khó chấp nhận nhau vì Tổng thống Trump Vận động tranh cử của Trump ở Tulsa vắng hơn dự kiến Mỹ: Số ca nhiễm lên quá 2,5 triệu - Florida và Texas đảo ngược quyết định mở cửa Chẳng riêng gì người Việt, ngay cả nhiều người Mỹ cũng như công dân các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam đều tranh cãi khi nói về chính trị nước Mỹ. 'Cuồng Trump' và 'Cuồng chống Trump' Rõ ràng, có hai nhóm phân cực, ai đã ủng hộ Tổng thống Donald Trump thì luôn luôn bênh vực ông, đến nỗi nhóm người bên kia đặt cho cái tên nghe rất mỉa mai và coi thường, 'Cuồng Trump'. Nhóm người theo đảng Dân chủ thì ghét tồi tệ, đến độ phải gọi là 'Cuồng Chống Trump'. Tôi là một công dân Mỹ, năm 2016 quyết định không bầu cho cả Donald Trump lẫn Hillary Clinton. Khi đó tôi suy nghĩ, ông Trump là một thương gia thành công, biết gì về chính trị, còn bà Hillary thì nổi tiếng với nhiều cuốn sách ca tụng sự tàn ác, đạo đức giả, chưa kể bà đã phá huỷ hàng chục ngàn e-mails của mình. Bà Hillary Clinton đã dẫn điểm xa trước đối thủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng hồi 2016, nhưng ông Donald Trump lại là người giành chiến thắng cuối cùng Nhưng, nhất định năm nay tôi sẽ phải đi bầu. Theo ông Võ Ngọc Ánh, "nhiều người Việt không nhìn vào sự thật đang xảy ra cho nước Mỹ trong gần nửa năm qua. Một nước Mỹ vừa qua cơn khủng hoảng pháp lý với vụ luận tội Tổng thống ở Lưỡng viện Quốc hội". Xin phép được hỏi ông, "Ai đã tạo ra cuộc luận tội, có phải chính quyền Trump không?" Tất cả những ai theo dõi câu chuyện đều có thể trả lời ngay, đảng Dân Chủ tại Hạ viện là nguồn cơn của mọi nguồn cơn. Các dân biểu như Maxine Waters, Alan Green họ đòi luận tội ngay cả trước ngày ông Trump nhậm chức. Cuộc luận tội kéo dài trên ba năm, tốn hơn 40 triệu đô la, và tìm không ra bằng chứng nào cả. Khi ông dùng chữ "Lưỡng viện Quốc hội" câu đó hoàn toàn không đúng, có tính cách đánh lừa người đọc vì thiếu thông tin hoặc hiểu biết. Đảng Dân chủ với đa số tại Hạ Nghị Viện đã nhất định đòi truy tố ông Trump, nhóm thiểu số Dân biểu Cộng hoà không chấp thuận, chưa kể khi biểu quyết, có một Dân biểu đảng Dân chủ đã không đồng ý và đổi qua đảng Cộng hoà, ông Jeff Van Drew, New Jersey. Dùng chữ các dân cử đảng Dân chủ sẽ chính xác hơn thay vì lưỡng viện. Riêng tại Thượng viện, kết quả ra sao, ai cũng biết. Ông Trump và đại dịch Covid-19 Nói đến Covid-19. Bệnh dịch này có hàng chục tên khác nhau, mỗi người có quyền dùng theo ý thích của mình, nhưng chúng tôi và hy vọng sẽ có nhiều người Việt khác thích với tên gọi "Chinese virus" (virus Trung Quốc) hoặc "Wuhan virus" (virus Vũ Hán) tại sao lại sợ khi gọi đích xác nơi bệnh xuất phát? Mới đây, Tổng thống Trump còn khôi hài gọi là "Kungfu virus" (virus kungfu). Khách hàng được kiểm tra nhiệt độ ở lối vào của một nhà hàng ở Bãi biển Miami Ông Ánh viết: "Sau hơn ba tháng bùng phát nước Mỹ vẫn ở đỉnh với hàng chục ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày. Trong khi đa số các nước bùng phát dịch với thời gian ngắn hơn đã khống chế được dịch bệnh." Thưa ông: a) Dân số Mỹ hơn 320 triệu người, tính đến ngày 29/6/20 đã có 33.189.000 người được xét nghiệm, với 1.117.177 bệnh nhân bình phục. Ông vui lòng cho tôi biết quốc gia nào trên thế giới có được con số người xét nghiệm cao như thế? So sánh một quốc gia lớn với hơn ba trăm triệu dân, với nước vài chục triệu là thiếu công bằng. b) Với số xét nghiệm cao, thì tỉ lệ vướng bệnh đương nhiên là tăng theo, em bé học tiểu học cũng biết điều này. c) Quốc gia nào đã khống chế được bệnh dịch? Chắc ông muốn nói đến Việt Nam dưới chế độ bưng bít thông tin của Cộng sản? Theo lập luận của ông, thì "Chính phủ Trump lúng túng trong việc xử lý đại dịch. Các cuộc họp báo hàng ngày ở Nhà Trắng đã cho thấy tình trạng 'trống đánh xuôi kèn thổi ngược' giữa Tổng thống và các chuyên gia y tế, giữa chính phủ liên bang và các thống đốc tiểu bang, giữa vấn đề giãn cách xã hội và mở lại hoạt động bình thường." Tiếng Việt có chữ 'thiên kiến', yêu ai yêu cả lời ăn tiếng nói, ghét ai ghét cả đường đi lối về. Sự khác ý giữa Tổng thống Donald Trump và các chuyên gia trong toán công tác (task-force) chống dịch, là dấu hiệu của dân chủ, có phải tất cả chúng ta đang tự hào sinh sống trên đất nước dân chủ này không? Nếu không có ý kiến khác biệt, ai cũng nói giống Trump, ông sẽ lại cho là độc tài? Nước Mỹ có bài hát khá quen thuộc, "Damn if I do, damn if I don't". Phê bình của ông bên cạnh những tấn công ác liệt của đảng Dân chủ, sẽ đánh thức khối đa số thầm lặng dân Mỹ bầu cho Donald Trump. Xe cảnh sát bị đốt cháy ở New York trong làn sóng biểu tình bạo động sau cái chết của George Floyd Theo tôi, phong trào như 'Black Lives Matter', 'Antifa' và thành phần vô chính phủ đang đòi đập bỏ tượng đài lịch sử, sẽ là động lực khuyến khích người Mỹ không phân biệt màu da, tôn giáo, đứng thành một khối trong ngày 3/11 sắp đến. Dân biểu Dân chủ tiểu bang Georgia, ông Vernon Jones tuyên bố bỏ đảng, rời chức vụ, và sẽ bầu cho Tổng thống Trump. "Tắt đèn đi, tôi rời nơi này, ai muốn vào chỗ đó thì vào. Tôi sẽ nghỉ trước thời hạn ngày, 22/4/20", ông nói. Ông Võ Ngọc Ánh viết, "tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" giữa Tổng thống, chính phủ liên bang và các thống đốc tiểu bang, giữa vấn đề giãn cách xã hội và mở lại hoạt động bình thường." Thưa ông Võ Ngọc Ánh, chúng tôi nhớ rất rõ, khi thi vào công dân Mỹ gần bốn thập niên trước đây, bài học thuộc lòng về hệ thống phân quyền tại nước Mỹ. Tổng thống không có quyền can thiệp vào công việc của tiểu bang, quận hạt, trừ những trường hợp đặc biệt được Hiến pháp hay Quốc hội cho phép. Ông nói về "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" giữa chính quyền Liên bang và các tiểu bang? Không đúng. Hãy xem thành phố Seattle là một thí dụ: Bà Thị trưởng muốn tạo ra một "Mùa hè yêu thương", để trống sáu khu phố cho nhóm bạo loạn chiếm đóng. Cho đến nay, trong các vụ súng nổ ở đó đã có hai người thiệt mạng, Thống đốc Washington làm được gì? Ông Võ Ngọc Ánh viết tiếp, "Trong khi nhiều người Việt ủng hộ ông Trump bất chấp thực tế thì đã có những dấu hiệu cho thấy tỉ lệ ủng hộ Tổng thống đang đi xuống". Người ủng hộ ông Trump tại một cuộc vận động tranh cử Chúng tôi đồng ý, tỉ lệ ủng hộ Trump đang đi xuống, và còn tiếp tục đi xuống cho đến ngày 3/11. Chỉ xin nhắc lại với ông về tỷ lệ ủng hộ Hillary Clinton ba tuần trước ngày bầu cử vào tháng 10/2016, Trump đã từng thua xa. Tuần báo Newsweek còn in hình bà nữ Tổng thống Mỹ đầu tiên, Hillary Clinton nơi trang bìa. Xin được trích dẫn, "Để ủng hộ Donald Trump nhiều người Việt đang cố gắng tự đầu độc mình và cộng đồng bằng tin giả. Từ chuyện Joe Biden quỳ trước hòm của George Floyd; bốn cảnh sát bị người biểu tình giết; đập phá nghĩa trang, bia tưởng niệm; chủ tiệm nail bị người da đen hiếp dâm; hay việc Trump vận động ở Tulsa có hàng trăm ngàn người tham dự." Thú thật, qua những điều ông viết, chúng tôi không biết "Ai đầu độc ai?" "Tin nào là tin giả?" Hãy thành thật với nhau. Cần phải nói chuyện ông Joe Biden quỳ là CÓ THẬT. Còn quỳ trước hòm của George Floyd là chữ của ông, không phải chúng tôi nói. Quỳ để xin phiếu. Rất nhiều trí thức, trong cộng đồng da đen thấy rõ điều này. Nhà tỷ phú sáng lập, kiêm Chủ tịch hệ thống truyền hình BET, ông Robert Louis Johnson từng nói thẳng là cộng đồng da đen bị đảng Dân chủ lợi dụng. Luật sư Nhân quyền Leo Terrell, phụ trách chương trình phát thanh KABC 790 AM, kêu gọi cộng đồng da đen thức tỉnh, đừng để đảng dân chủ sử dụng cho mục tiêu chính trị của họ. Ông đúng, là cuộc vận động của Tổng thống Trump tại Tulsa không có hàng trăm ngàn người tham dự. Nhưng tôi vẫn không hiểu, tại sao một vận động trường chỉ có thể chứa được 19.000 người thì mang đến cả trăm ngàn người làm gì, lấy đâu ra chỗ? Chưa nói đến những yếu tố khác, như nhiều người trẻ đảng Dân chủ đã vào ghi tên nhưng không đến. Trò tiểu xảo này hay đấy! Thưa ông Võ Ngọc Ánh, tôi hy vọng qua Diễn đàn BBC, bài sẽ đến với ông. Tôn trọng ý kiến của ông, chỉ xin nêu ra một vài suy nghĩ nhỏ bé của mình, và độc giả sẽ là người phán xét đúng sai. Cuối cùng, xin nói rằng không hẳn vì Tổng thống Trump mà tất cả người Việt đều khó chấp nhận nhau. Vấn đề là những lý lẽ tranh luận mỗi bên đưa ra có trung thực không trước khi người Việt quốc tịch Hoa Kỳ nên tin ai, để chọn lá phiếu trong ngày 3/11/20 sắp tới? Bài thể hiện quan điểm của ông Nguyễn Tường Tuấn từ Oregon, Hoa Kỳ. Diễn đàn BBC News Tiếng Việt luôn mong nhận được cái ý kiến đa dạng, khác nhau về những chủ đề dư luận quan tâm như bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ năm nay. Các bài xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk
Tổng thống Mỹ Donald Trump tổ chức cuộc vận động tranh cử đầu tiên kể từ khi Mỹ bắt đầu phong tỏa vì virus corona, với một đám đông nhỏ hơn dự kiến.
Bầu cử 2020: Vận động tranh cử của Trump ở Tulsa vắng hơn dự kiến
President Donald Trump mocks US coronavirus testing Ông Trump khoe vào đầu tuần này rằng gần một triệu người đã yêu cầu có vé tham dự buổi vận động tranh cử của ông tại Trung tâm Ngân hàng Oklahoma tại Tulsa. Nhưng vận động trường 19.000 chỗ ngồi còn rất nhiều ghế trống, và kế hoạch nói chuyện với dân chúng của Trump tại một khu vực ''đầy tràn'' bên ngoài đã bị hủy bỏ. Đã có những lo ngại về việc tổ chức cuộc vận động tranh cử trong đại dịch. Cựu cố vấn Bolton: Trump nhờ Tập giúp để tái đắc cử Bảy giải pháp cho các vấn đề của cảnh sát Mỹ Làm thế nào để tranh luận với người phân biệt chủng tộc Người tham dự phải ký giấy đồng ý sẽ không bắt chiến dịch tranh cử của ông Trump chịu trách nhiệm cho bất cứ bệnh tật gì. Vài giờ trước khi sự kiện bắt đầu, ban vận động tranh cử của ông cho biết sáu nhân viên trong ban tổ chức đã xét nghiệm dương tích với virus corona. Tuy nhiên, không rõ lý do tại sao số người tham dự thấp hơn dự kiến ban đầu. Ông Trump, người nói gần hai tiếng đồng hồ về một loạt các chủ đề, gọi người có mặt trong sân vận động là "chiến binh", trong khi đổ lỗi cho giới truyền thông và người biểu tình làm cho người ủng hộ phải tránh xa cuộc vận động. Có một số cảnh xô xát bên ngoài địa điểm tổ chức, nhưng không rắc rối nghiêm trọng nào được báo cáo. Nhiều người ủng hộ ông Trump không đeo khẩu trang tại cuộc vận động tranh cử Cuộc vận động tái tranh cử của ông Trump là một trong những cuộc tụ họp trong nhà lớn nhất được tổ chức tại Mỹ, kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu tại đây, và xảy ra ngay giữa lúc số người nhiễm dịch tại tiểu bang Oklahoma đang gia tăng. Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, Mỹ hiện có hơn 2,2 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 và 119.000 tử vong. Ông Trump nói gì? Trong bài phát biểu khai mạc, ông Trump nói đã có "những người rất xấu ở bên ngoài, họ đang làm những điều xấu", nhưng không nói rõ chi tiết. Về phản ứng với virus corona, ông Trump nói đã khuyến khích các quan chức làm chậm xét nghiệm vì nó dẫn đến nhiều trường hợp được phát hiện. Ông mô tả việc xét nghiệm như một "con dao hai lưỡi". Người tham dự phải ký thỏa thuận sẽ không bắt chiến dịch tranh cử của ông Trump phải chịu trách nhiệm về bất kỳ bệnh tật nào "Đây là mặt xấu của vấn đề: Khi bạn xét nghiệm đến mức đó, bạn sẽ tìm thấy nhiều người hơn, bạn sẽ tìm thấy nhiều trường hợp bị nhiễm hơn", ông nói trước sự cổ vũ của đám đông. "Vì vậy, tôi nói 'làm chậm việc xét nghiệm xuống'. Họ cứ xét nghiệm và xét nghiệm." Một quan chức Nhà Trắng sau đó nói rằng tổng thống "rõ ràng là đang đùa". Nhắm vào ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ của mình, ông Trump mô tả Joe Biden là "con rối bất lực của phe cực đoan". Tổng thống cũng có một giọng điệu hiếu chiến khi nhắc đến các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc - và việc lật đổ các bức tượng - bắt đầu diễn ra sau khi một người đàn ông da đen không vũ trang, George Floyd, bị cảnh sát ở Minneapolis giết chết. "Đám người cánh tả quá khích đang cố gắng phá hoại lịch sử của chúng ta, mạo phạm di tích của chúng ta - những tượng đài đẹp đẽ của chúng ta - phá bỏ các bức tượng của chúng ta và bức hại bất cứ ai không tuân theo yêu cầu đòi kiểm soát tuyệt đối và toàn diện của chúng. Chúng ta không làm theo'' ông nói với đám đông. Phân tích của Anthony Zurcher Phóng viên Bắc Mỹ Buổi vận động tranh cử của Trump ở Tulsa có tất cả màu sắc và tính cách của một trong những cuộc vận động điển hình của ông. Những chiếc mũ "Make America Great Again", hô hào về Hillary Clinton "nhốt bà ấy lại", âm thanh lớn thủng lỗ tai - nheo mắt, và cảm giác giống như một buổi ăn mừng ồn ào đã đưa Trump vào Nhà Trắng vào năm 2016 và đưa tổng thống đi qua những thăng trầm của nhiệm kỳ. Điều duy nhất còn thiếu là đám đông ngồi chật kín vận động trường, khi hàng loạt ghế màu xanh trên các tầng cao vẫn trống rỗng ngay cả khi Trump đã bước vào sân khấu. Đổ lỗi cho virus corona khiến mọi người không tham dự. Đổ lỗi cho người biểu tình ảo - như chiến dịch tranh cử của Trump đã làm trong một tuyên bố - là người biểu tình đã chặn lối vào. Đổ lỗi cho những người cấp tiến tinh nghịch rủ nhau vào trang mạng ồ ạt ghi danh với các yêu cầu xin vé giả, khuyến khích chiến dịch tranh cử của ông chuẩn bị cho đám đông tràn về. Dù lý do là gì đi nữa, những đám đông dự kiến khổng lồ đó đơn giản là không trở thành hiện thực. Số người đến tham dự không phải là tồi tệ, nhưng khi chiến dịch tranh cử của bạn tự hào với hơn một triệu RSVP, thì việc số người đến tham dự quá thấp so với mốc đó, là một cái nhìn đáng xấu hổ. Đối với một chiến dịch tranh cử phấn đấu để tự ổn định trong bối cảnh các cuộc thăm dò dư luận và công chúng ngày càng khó chịu về hướng đi của quốc gia, tổng thống có thể cần nhiều hơn một cuộc vận động tranh cử thoải mái, để trở lại những ngày tốt đẹp hơn. Bối cảnh cuộc vận động Cuộc vận động tranh cử được tổ chức trong bối cảnh lo ngại nó có thể trở thành một sự kiện "siêu lây lan" của virus corona. Trong một bài đăng trên Facebook, Thị trưởng Tulsa GT Bynum thừa nhận rằng cư dân Tulsa bị chia rẽ vì đây là thành phố đầu tiên tổ chức một sự kiện lớn như vậy. Mọi người phải được kiểm tra nhiệt độ trước khi có thể vào địa điểm "Chúng tôi làm điều này khi các trường hợp nhiễm Covid-19 đang tăng lên, nhưng trong khi bệnh viện vẫn còn nhiều chỗ trống. Một số người cho rằng điều đó thật tuyệt vời, một số người cho rằng điều đó thật liều lĩnh, chúng ta sẽ cùng đi chung với nhau như một cộng đồng, "ông viết. Cảm xúc cũng đang tăng cao sau vụ cảnh sát ở Minneapolis vào tháng trước, đã giết chết George Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang, sự kiện gây ra các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan rộng. Cảnh sát Tulsa đã kéo một người biểu tình từ gần địa điểm của cuộc vận động tranh cử ra ngoài Thị trưởng GT Bynum hôm thứ Năm tuyên bố lệnh giới nghiêm bao trùm khu vực xung quanh Trung tâm Ngân hàng Oklahoma, với lý do nguy cơ "bất ổn dân sự". Nhưng hôm thứ Sáu, ông Trump tuyên bố lệnh giới nghiêm đã được dỡ bỏ vì "nhiều người ủng hộ chúng ta". Ông Trump ban đầu lên kế hoạch tổ chức cuộc biểu tình vào thứ Sáu. Nhưng đã đổi ngày vào tuần trước sau khi biết nó rơi vào ngày 19/6, được gọi là Juneteenth, đánh dấu sự chấm dứt chế độ nô lệ ở Mỹ. Sự lựa chọn vị trí của cuộc vận động cũng gây tranh cãi. Năm 1921, Tulsa là nơi xảy ra vụ thảm sát, trong đó đám đông da trắng tấn công người da đen và các doanh nghiệp, giết chết khoảng 300 người. Tại một cuộc mít tinh yên bình ở Tulsa hôm thứ Sáu, nhà hoạt động dân quyền Al Sharpton nói rằng các nhà đấu tranh có thể "Làm cho nước Mỹ vĩ đại" lần đầu tiên cho mọi người.
Phát biểu trên vneconomy.vn ngày Chủ nhật 1/11/2015, Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng Chính phủ đã hiểu sai chức phận của mình. Ông nói “Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước” chứ không phải “cơ quan kinh doanh”.
Ý kiến: Chính phủ 'không nhận thức đúng vai trò'?
Nhiều nội dung trong bản báo cáo tổng kết của Thủ tướng Dũng đã bị ông Nguyễn Đức Kiên phản bác Theo ông Kiên, kết quả tái cơ cấu nền kinh tế của chính phủ nhiệm kỳ qua là “không thấy có nhiều điểm sáng”. Nhận định trên, có thể nói như cú vỗ mặt sau bản báo cáo tổng kết “bảo đảm, nâng lên, đẩy mạnh, tích cực” của Thủ tướng tại Quốc hội hôm 20/10/2015. 'Tái cơ cấu thất bại' Trong khi báo cáo của Thủ tướng Dũng cho rằng “Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả”, thì ông Kiên nhìn nhận là “có vấn đề”, thậm chí là thất bại. Ông Kiên nói: “Tái cơ cấu đầu tư công có thể nói là không thành công, thể hiện rõ ở việc bội chi ngân sách vẫn cao, cùng với đó là việc phát hành trái phiếu ngày càng khó khăn. Chỉ số ICOR không cải thiện nhiều, nếu 2012 chỉ số chung của cả nước là 5,3 thì 2015 là 5,18. Như vậy 4 năm thực hiện tái cơ cấu mới chỉ giảm được 0,12, như vậy là tái cơ cấu đầu tư công có vấn đề.” Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Dũng báo cáo, “Quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu được tăng cường. Đã sắp xếp 465 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 353 doanh nghiệp. Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán bớt phần vốn tại các doanh nghiệp cổ phần hóa thu về cao hơn giá trị sổ sách, gấp 1,47 lần. Năng lực quản trị, tiềm lực tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước được nâng lên; vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển. Doanh nghiệp nhà nước cơ bản thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.” Ông Kiên nhận định rằng như thế "chưa thể nói là thành công”. “Chúng ta có 432 tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải cổ phần hóa theo kế hoạch chính phủ trình quốc hội, nhưng đến nay còn hơn 100 chưa làm được. Trong lúc doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ 1,5 triệu tỷ đồng và tổng tài sản là gần 5 triệu tỷ đồng không những không có tác động tích cực với nền kinh tế mà còn đang bon chen với doanh nghiệp dân doanh kiếm lợi nhuận từ nền kinh tế” – Ông Kiên nói. Ông Kiên nói thêm “Trong ba trọng tâm tái cơ cấu thì tái cơ cấu ngân hàng làm bài bản nhất, có đề án và thực hiện đúng tiến độ, giảm được số lượng yếu kém và giữ được ổn định thị trường tiền tệ. Tuy nhiên cũng chưa phải đã hết những vấn đề đáng lo ngại. Nhưng bảo là tác động của thành công của tái cơ cấu đến đến nền kinh tế thực như thế nào thì ý kiến còn khác nhau. Ví dụ như nhiều chỉ tiêu như ICOR, xuất siêu, nhập siêu cũng không phản ánh được bản chất thành công của tái cơ cấu”. 'Kinh tế VN đi ngược xu hướng thế giới' Đánh giá về mức tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Dũng nhìn nhận là "được duy trì ở mức hợp lý và phục hồi khá cao vào những năm cuối; chất lượng tăng trưởng có bước được nâng lên”. Ông Kiên cho rằng: "Mô hình tăng trưởng gần như là không thay đổi, ví dụ sự nhảy múa của các con số về nhập siêu qua các năm cho thấy chúng ta đã không cầm cương được nền kinh tế. Nếu tình hình xấu thì bảo là do thế giới tác động mà không thấy khuyết điểm do điều hành.” Thủ tướng Dũng báo cáo có “các đột phá chiến lược được tập trung thực hiện và đạt kết quả tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện và được xác định cụ thể hơn, từng bước thực thi có hiệu quả và tạo được sự đồng thuận trong xã hội.” Ông Kiên nhận định ngược lại: “Tư duy vẫn của nền kinh tế kế hoạch hóa. Nhà nước vẫn can thiệp và vẫn muốn chỉ đạo thị trường bằng mệnh lệnh hành chính và chỉ trong trường hợp cùng bất đắc dĩ mới quay lại hành động theo nguyên tắc của kinh tế thị trường nên luôn luôn chậm so với diễn biến của thị trường. Khi đã chậm thì chi phí xử lý cao mà không quy được trách nhiệm cá nhân, những vấn đề như thế tiềm ẩn không phải là nguy cơ mà chính là lực cản của nền kinh tế”. “Nếu chỉ nhìn năm này sang năm kia từ 2012 đến 2015 thì GDP năm sau cao hơn năm trước, nhưng nếu nhìn cả quá trình thì từ 2008 đến nay Việt Nam có xu hướng phát triển ngược thế giới”- Ông Kiên nói. 'Quốc hội cần có tiếng nói quyết định về nhân sự nhiệm kỳ tới' Nặng nề hơn khi vị Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế quốc hội cho rằng “Cương lĩnh 2011 và Hiến pháp 2013 nói rõ Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất, chứ không nói Chính phủ là cơ quan kinh doanh cao nhất của đất nước”. Ông Nguyễn Đức Kiên nói Quốc hội cần phải có "tiếng nói quyết định chứ không phải tiếng nói bình thường cho việc lựa chọn nhân sự nhiệm kỳ tới" Nói vậy khác gì cho rằng Thủ tướng và Chính phủ đương nhiệm đã không nhận thức đúng vai trò, chức phận của mình là gì. Từ những phản bác trên, ông Kiên đưa ra yêu cầu phải làm rõ nguyên nhân, đánh giá chính xác “hạn chế ở đâu, do thể chế hay do con người?” Thay đổi thể chế, với một người như ông Kiên, có lẽ là chưa thể, dù chỉ là... ý tưởng. Nhưng dường như ông đã đang có ý chỉ đến việc thay đổi con người, ở đây là nhân sự cấp cao. “Hiện nay, khả năng tập hợp và khả năng quyết đoán của cán bộ chủ chốt còn yếu nên không lôi cuốn được mọi người. Có những người có khả năng thì không được chọn,” ông Kiên nói. Nhiệm kỳ của cả Chính phủ và Quốc hội đều sắp hết, đến kỳ chuyển giao. Đề cập đến việc thay đổi nhân sự này, ông yêu cầu Quốc hội phải có tiếng nói, mà là “tiếng nói quyết định chứ không phải tiếng nói bình thường - cho việc lựa chọn nhân sự nhiệm kỳ tới”. Việc bản cáo cáo của Thủ tướng bị phản bác một cách vỗ mặt như thế, đến giờ vẫn là hi hữu. Trong Quốc hội (và cả bộ máy Đảng, Chính phủ) không phải ít người nhìn nhận ngược như ông Kiên. Nhưng phản pháo (qua báo) một cách vỗ mặt như thế thì không phải ai cũng dám lên tiếng. Sự lên tiếng của ông Kiên vào thời điểm này cũng là chỉ dấu cho thấy đã có những nút cài nào đấy cho ván bài nhân sự trước đại hội XII. Bài viết thế hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả, một blogger từng bị kết án hai năm tù về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Đại hội Điện ảnh Việt tại California 2018 (Viet Film Fest - VFF) vào trung tuần tháng 10 phản ánh cuộc sống đa dạng của người Việt khắp nơi trên thế giới.
Viet Film Fest 2018 ở California và người Việt khắp thế giới
Một cảnh trong phim "Nhắm mắt thấy mùa hè" Một góa phụ người Việt tự giam mình suốt ba năm trong một căn hộ ở Pháp sau cái chết của chồng cho đến khi một người đàn ông trẻ tuổi gốc Việt, là một nhân viên xã hội, bước vào đời bà. Bất chấp ác cảm với thanh niên này vì anh không thể nói cùng ngôn ngữ, cuối cùng bà cũng mềm lòng, thậm chí cho phép anh đưa bà đi dạo trong chiếc áo dài màu đỏ mà bà đã không đụng vào trong nhiều năm. Trong khi đó tương giao với người phụ nữ hoài cổ cũng đánh thức những kỷ niệm bị lãng quên từ lâu trong lòng chàng trai, khi anh dự định đến thăm Việt Nam lần đầu tiên vào mùa hè. (Feuilles de Printemp', Stephane Ly-Cuong, Pháp, 2015, 13 phút). Báo Sóng Thần chống tham nhũng trước 1975 Síu Phạm và phim 'Con đường trên núi' 'Cô Ba Sài Gòn' và nạn vi phạm bản quyền ở VN Một người mẹ độc thân trẻ tuổi người Việt sống cùng con gái tuổi sắp đến tuổi teen của mình đâu đó tại Cộng hòa Séc. Trong khi háo hức cho con gái mình hòa nhập vào xã hội mới để có một tương lai tốt đẹp hơn, người mẹ cũng đồng thời cảm thấy xa lạ với thế giới đó, kể cả việc con gái có một cậu bạn trai và việc hai người líu tíu trang trí căn hộ nhỏ để cùng đón lễ Phục Sinh. (Easter, Chih Chieh Wu, Cộng hòa Séc, 2017, 10 phút). Một cảnh trong phim Feuilles de Printemp, Stephane Ly-Cuong, Pháp, 2015 Một người cha Việt Nam mở một cửa hàng tạp hóa ở Đức để nuôi con trai, người ông nghĩ là đang học tại Berlin nhưng thực sự đã bỏ học, và mơ ước mở được một trung tâm thể dục với một người bạn người Đức, là người trợ giúp tại cửa hàng. Bực bội, ngã bệnh và phải nhập viện, nhưng người cha cuối cùng cũng hiểu được con trai. Ông đồng ý bán cửa hàng và thậm chí cả chiếc xe hơi yêu quý của mình để con có thể thực hiện ước mơ. (Obst & Gemus, Đức Ngô Ngọc, 2017, 30 phút). Một người cha người Việt khác sống ở Hoa Kỳ không may mắn như vậy. Con trai tuổi teen của ông mơ ước được trở thành một nhạc sĩ. Tuy nhiên, giống như nhiều bậc cha mẹ Á châu phải trải qua khó khăn để xây dựng lại cuộc sống và muốn con cái có tương lai tốt đẹp, người cha hình dung một cuộc đời khác cho con. Đó là học tập chăm chỉ, vào được một trường đại học uy tín và trở thành bác sĩ, dược sĩ hoặc kỹ sư. Khi con trai trượt đại học, người cha giận dữ, chất vấn và bạt tai con. Không thể đối phó với áp lực, cậu thiếu niên tự tử chết. Cảnh cuối cùng trong phim cho thấy hình ảnh một cậu bé vui vẻ bước đi vừa hạnh phúc gảy chiếc đàn guitar đang ôm trong tay. (The Broken bond', Châu Hoàng, Uy Đô và Alena Nguyen, Hoa Kỳ, 2018, 10 phút). Cha và con trong phim The Broken Bond, Châu Hoàng, Uy Đô và Alena Nguyen, Hoa Kỳ, 2018 Khi chính quyền địa phương muốn phát triển du lịch tại danh thắng Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, họ tìm cách di dời các làng chài nổi nơi ngư dân sinh sống trong nhiều thế hệ. Trong số những gia đình bị dời đi có gia đình Nguyễn Văn Cường, gồm hai vợ chồng Cường và đứa con trai nhỏ. Mỗi gia đình được chính quyền cấp cho một ngôi nhà mới trên đất liền. Nhưng họ không được đào tạo để có điều kiện tìm kế sinh nhai sau khi đến một môi trường mới. Dần dà, không thể đối phó với cuộc sống đô thị, một nửa số gia đình trở về Hạ Long sống lén lút trên những chiếc thuyền nhỏ. Gia đình của Cường là một trong số những người này. (Farewell Ha Long, Ngô Ngọc Đức, Đức, 2017, 98 phút). Đó là một số trong 30 cuốn phim được trình chiếu tại VFF 2018 lần thứ 10 ở AMC 30 Orange, nam Califonria, Hoa Kỳ, từ ngày 12 đến 14 tháng 10. Trong số này, có 13 phim dài và 17 phim ngắn, do các nhà làm phim người Việt đang sống tại các quốc gia như Đức, Cộng Hòa Tiệp Khắc, Việt Nam, Anh Quốc, Malaysia, Canada, Pháp và Hoa Kỳ. VFF còn có sự tham gia của một số nhà làm phim Việt Nam có tên tuổi như Hồng Ánh (Tháng năm rực rỡ; Đảo của dân ngụ cư); Julian Trần và Thái Hà Nguyễn (Yêu đi đừng sợ; Cô gái đến từ hôm qua)... Những cuốn phim này phản ánh cuộc sống đa dạng của người Việt trên khắp thế giới, một khía cạnh đã trở thành điểm nhấn của VFF. Phim của phụ nữ và về phụ nữ VFF là một sự kiện kéo dài ba ngày, do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức, như một phần của các sinh hoạt cộng đồng. Những phim được chọn, theo tiêu chí của VAALA, được thực hiện bởi người làm phim Việt Nam trên khắp thế giới, hoặc giới làm phim nước ngoài về chủ đề liên quan đến Việt Nam. Chương trình được gói gọn trong tổng cộng 16 buổi chiếu. Một số buổi chiếu trùng nhau, gây khó khăn đôi chút cho những người muốn xem toàn bộ 30 phim. Là người tham dự VFF lần thứ tư, tôi không thể không thấy rằng trong khi buổi chiếu cho học sinh trung học vào buổi sáng hết sạch ghế, nhiều khán giả phải đứng, và tràn ngập những tương tác trẻ trung; buổi chiếu ban chiều cho người cao niên thưa thớt, không giống một vài sự kiện của VFF trước đó. Điều này nói lên sự thật đáng buồn rằng khán giả của thế hệ những người Việt Nam nhập cư đầu tiên đã thưa thớt dần. Buổi chiếu phim "Chân Trời Tím / The Purple Horizon", một câu chuyện tình yêu thời trước 1975 của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng Hùng Cường và Kim Vui không được nhiều người tham dự. Thật thú vị khi thấy rằng hầu hết các phim của các đạo diễn đến từ Việt Nam đều khai thác chủ đề tình cảm nhẹ nhàng để tránh kiểm duyệt, trong khi vẫn hấp dẫn được thế hệ trẻ, như một câu chuyện tình ("Summer in Closed Eyes/Nhắm Mắt Thấy Mùa Hè", 2018, đạo diễn Cao Thụy Nhi, quay tại Việt Nam và Nhật Bản); một bộ phim hài về tình đầu của một chàng trai trẻ (The Girl From Yesterday/Cô Gái Đến Từ Hôm Qua," 2018, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh); và phiên bản một bộ phim nổi tiếng của Hàn Quốc ("Go Go Sisters / Tháng Năm Rực Rỡ," 2018, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng). Một phim dài khác khai thác chủ đề an toàn hơn là "The Housemaid / Cô Hầu Gái", năm 2016, lấy bối cảnh thời thuộc địa Pháp, đạo diễn Derek Nguyễn. Nguyễn dường như làm phim này tại Việt Nam nhờ sự hỗ trợ của địa phương vì chi phí thấp hơn. Derek Nguyễn không đơn độc. Một số nhà làm phim được đào tạo ở Mỹ cũng làm theo cách này, chẳng hạn như trường hợp của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh và hai bộ phim điện ảnh, "Buffalo Boy" (2004) và "2030" (2014). Phim "2030" đã được chiếu tại VFF 2015. Các phim do người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong khi đó, hầu hết là ngắn. Một lần nữa, tôi đoán, do là vấn đề tài trợ. Ví dụ hai bộ phim "Hạnh, Solo" (2017) và "Actress Wanted" (2018). Phim "Hạnh, Solo", 86 phút, đạo diễn Jason Taylor, diễn viên chính Hạnh Nguyễn - người đồng viết kịch bản, kể về cuộc đời của chính Hạnh trong thời gian khoảng một tuần của đời cô, lúc cô tìm kiếm mục đích cuộc sống khi đã thất trọng trong cả tình yêu và sự nghiệp. Phim "Actress Wanted", 83 phút, đạo diễn Minh Đức Nguyễn, kể về một nữ diễn viên đầy tham vọng đã chấp nhận đề nghị đóng vai chính trong một bộ phim kể lại câu chuyện tình yêu của nhà sản xuất phim với người vợ quá cố của anh. Những bộ phim này khám phá các chủ đề chắc chắn không phải để giải trí. Và cho dù chúng gợi mở bất kỳ vấn đề nào, chúng đều có khả năng đọng lại lâu trong lòng khán giả sau khi kết thúc. Năm nay, hơn 50% phim được chọn đều do phụ nữ đạo diễn hoặc sản xuất, theo thông cáo báo chí của VFF. "Nhiều phim mang có cốt truyện và hình ảnh về các nhân vật nữ mạnh mẽ - vốn thiếu trong các sản phẩm phim chính của Hollywood." "Trong thời gian mà phong trào #MeToo và #OscarsSoWhite chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận công khai, các nhà làm phim nữ người Việt, đang chứng minh là lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại các hiện tượng này." Thông cáo của VFF viết. Khung cảnh một buổi chiếu phim của VFF 2018 Thật vậy, Hội thảo" Phụ nữ Việt Nam trong điện ảnh: Sức mạnh của những câu chuyện" diễn ra vào ngày thứ hai của liên hoan phim, thu hút một lượng lớn khán giả. Hội thảo có sự góp mặt của bảy phụ nữ đã đóng góp cho nghệ thuật điện ảnh gồm Phạm Thị Hồng Ánh của Việt Nam, một vũ công, trở thành diễn viên, nay là đạo diễn của phim "The Way Station/Đảo Của Dân Ngụ Cư" (2017) được chiếu tại liên hoan phim; Ngô Thanh Vân của Việt Nam, một diễn viên trở thành đạo diễn, nay là nhà sản xuất phim "Cô Ba Sài Gòn"; Quyen Nguyen-Le, Hoa Kỳ, đồng giám đốc phim "The Labyrinth," 2015, và "Nước," một phim ngắn được chiếu tại liên hoan phim; Loan Hoàng, Hoa Kỳ, một vũ công của nhóm Hip Hop có trụ sở tại California; Hạnh Nguyên, Hoa Kỳ, phim "Hạnh, Solo"; Cao Thụy Nhi, Việt Nam, đạo diễn phim "Summer in Closed Eyes", phim truyện được chiếu mở màn đoạt giải Spotlight Award của VFF; và nữ diễn viên Ngọc Thanh Tâm, Việt Nam, đóng vai chính trong "The Way Station" của Phạm Thị Hồng Ánh. Những phụ nữ này chia sẻ hành trình của họ trong ngành công nghiệp điện ảnh, những thách thức, trở ngại, bao gồm bị phân biệt đối xử, nhưng niềm đam mê cháy bỏng đã giữ họ ở lại. Những đạo diễn nữ có nhiều kinh nghiệm và có lẽ thành công nhất, như Phạm Thị Hồng Ánh và Ngô Thanh Vân, đã đưa ra một số lời khuyên mang tính khích lệ chân thành. "Điều quan trọng nhất trong thông điệp của tôi đối với phụ nữ là tìm những câu chuyện mang đậm nét văn hóa Việt Nam", Ngô Thanh Vân, người từng sống 10 năm ở Na Uy trước khi trở về Việt Nam ở tuổi 19 và hiện đang lãnh đạo một công ty sản xuất phim, say sưa nói. "Phụ nữ Việt Nam chúng tôi thường được bảo những gì bạn được phép làm. Hãy tự hỏi mình muốn làm gì và ước mơ của bạn là gì? Sau đó, hãy làm điều đó với niềm đam mê và trách nhiệm, bằng cách nào đó phản ánh thực tế đời sống người Việt Nam trên màn ảnh để mọi người xem. […] Chúng ta, là phụ nữ, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì nếu chúng ta muốn, nếu chúng ta có niềm đam mê và sự kiên trì. Đừng sợ. " * Trên đây là trích đoạn của bài viết 'Viet Film Fest 2018: Cuộc sống đa dạng của người Việt khắp thế giới' được tác giả Trùng Dương gửi đến cho BBC bằng tiếng Anh.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam trong hai ngày 29 và 30/10/2020, theo truyền thông Việt Nam tuần này.
Thực chất chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh kỷ niệm hôm 30/10 ở Hà Nội. Liệu đây có phải là một chuyến thăm 'đột xuất' hay là đã nằm trong một kế hoạch từ trước và ý nghĩa, mục đích đích thực đằng sau chuyến thăm này của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ là gì, hôm thứ Năm, một số nhà quan sát, bình luận từ Mỹ và Việt Nam chia sẻ góc nhìn của mình với BBC News Tiếng Việt. "Năm nay là 35 năm tái lập bang giao với Việt Nam và đây là vấn đề quan trọng cho nên Mỹ muốn kỷ niệm ngày này," từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia, nhà nghiên cứu chính trị và bang giao quốc tế nói với một hội luận bàn tròn hôm thứ Năm của BBC. "Vì vấn đề đại dịch Covid-19 nên họ chưa làm được cho đến hôm nay (29/10) và ngày mai (30/10) khi ông Mike Pompeo đến..." Việt Nam và Mỹ ký 7 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ đôla Nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ dễ hay khó, mấu chốt chỗ nào? VN không thể là 'đồng minh quân sự' của Mỹ? Bàn tròn thứ Năm: Ý nghĩa chuyến thăm của Pompeo đến Hà Nội Ngoài ra, theo học giả này còn có một lý do quan trọng khác đối với phía Mỹ được ông nêu ra thêm, đó là: "... Đó là thúc đẩy Việt Nam ký hàng loạt các giao kèo về thương mại để có thể dùng cái này để nói với cử tri Mỹ rằng Mỹ đã buộc Việt Nam phải nhượng bộ là vì Việt Nam đã xuất siêu sang Mỹ năm vừa rồi là 44 tỷ đô-la. "Cho nên Mỹ muốn xuất siêu đó giảm đi và muốn cho các hãng của Mỹ được đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam nữa..." Tạo ra niềm hy vọng? Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPBF) khai mạc tại Hà Nội ngày 28/10 Từ Hà Nội, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Vusta) nói với cuộc hội luận của BBC: "Từ góc nhìn của tôi cũng như của một số đồng nghiệp của tôi từ Hà Nội, đây là một chuyến đi diễn ra trong bối cảnh một tuần trước khi có cuộc bầu cử này. "Và thứ hai, việc đến Việt Nam không nằm trong kế hoạch, theo như các thông tin từ truyền thông mà cho biết, thì hôm nay ông Ngoại trưởng Mỹ mới vào, thì mãi đến ngày hôm qua (28/10), Bộ Ngoại giao Việt Nam mới có một thông cáo báo chí. "Thế thì việc ông ấy đến Việt Nam và đặc biệt chuyến đi này diễn ra trong một chuyến đi đến những nước rất có ý nghĩa cho câu chuyện địa chính trị ở Việt Nam và trong bối cảnh để giải quyết những vấn đề ở khu vực, cụ thể là việc đến Ấn Độ, sau đó là Sri Lanka, rồi Indonesia và Việt Nam. "Nếu chúng ta nhìn dưới góc độ này, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả những điểm đó đều ít nhiều liên quan câu chuyện Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực, nó đều có liên quan cả. "Vậy thì về không gian, chắc chắn nó không chỉ đơn thuần theo tôi chỉ là việc đi chào xã giao... mà chắc chắn nó sẽ có những câu chuyện duy trì khối đồng lợi ích ở khu vực Biển Đông và mối quan tâm liên quan chuyện Trung Quốc đang có những hành xử ở Biển Đông hiện nay và đặc biệt ở Đài Loan, cũng như tập trận ở Biển Đông gần đây và tập trận ở cả Vịnh Bắc Bộ. "Và chuyến đi này ở Việt Nam lại càng có ý nghĩa hơn là nó diễn ra sau chuyến đi của tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, chuyến công du đầu tiên trên cương vị mới của ông là tới Việt Nam và hai nước cũng đã ký kết một thỏa thuận hợp tác về quân sự và về chuyển nhượng các trang, thiết bị và công nghệ về quốc phòng." Theo ông Hoàng Ngọc Giao, nếu nhìn từ góc độ trên, mặc dù nội dung cụ thể về trao đổi mà ông gọi là "đàm phán" giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ Mỹ chưa được biết đối với người dân, chuyến thăm cuối tháng Mười tới Hà Nội của ông Pompeo tạo ra "niềm hy vọng" ở một số điểm. "Điểm thứ nhất, ở Việt Nam, chính phủ Việt Nam dường như mạnh dạn hơn, tiến bước theo hướng cộng tác và hợp tác với Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền an ninh, quốc gia. "Điểm thứ hai, về vấn đề kinh tế, thì đúng như Giáo sư Ngô Vĩnh Long có nói, đó là sẽ có một lợi ích cho chính quyền của ông Donald Trump và ông Pompeo là mang về trước kỳ bầu cử một sản phẩm, một kết quả, đó là đã giảm thiểu được cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hơn 40 tỷ đô-la thì bây giờ ký được một số hợp tác trị giá vài tỷ đô-la, thì đây cũng là thiện chí của phía Việt Nam." Cũng hôm 29/10, ngay sau cuộc hội luận nói trên, qua trả lời phỏng vấn bằng bút đàm, một nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas - Singapore), Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đưa ra bình luận của mình về ý nghĩa và thực chất của chuyến thăm của ông Pompeo tới Việt Nam cuối tháng Mười. "Theo tôi, việc chính, là Mỹ thúc đẩy khung FOIP (Ấn Độ dương - Thái BÌnh Dương rộng và mở, cụ thể hóa một số việc với Việt Nam như: hợp tác thực thi pháp luật trên biển, đẩy mạnh các tuyên bố chung liên quan đến luật biển, chủ quyền, an ninh, tự do hàng hải; tiếp theo là hợp tác về tuần duyên, hợp tác quốc phòng, hợp tác an ninh và an ninh phi truyền thống liên quan đến FOIP, an ninh không gian mạng "Chủ đề thứ 3 là hợp tác chống COVID-19, trong đó, Việt Nam có thể mua vắc-xin và các loại dược phẩm chữa COVID-19 của Mỹ. "Vấn đề thứ 4 là thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, trong đó có hợp tác về năng lượng, Việt Nam tăng nhập sản phẩm của Mỹ; vấn đề thứ 5 là trao đổi cụ thể về các vấn đề nhân quyền và vấn đề thứ 6 là thúc đẩy giao lưu nhân dân." Liên hệ với bầu cử? Chuyến thăm của ông Pompeo đến Việt Nam chỉ cách ngày bầu cử Tổng thống Mỹ (3/11) đúng một tuần Khi được hỏi liệu có quan hệ gì không giữa chuyến thăm này của ông Pompeo với kỳ bầu cử Tổng thống của Mỹ mà ngày bỏ phiếu chính thức (3/11) chỉ còn trong vòng một tuần, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đáp: "Tôi không thấy liên hệ gì rõ rệt. Ông Pompeo đang thực hiện nhiệm vụ của ngoại trưởng, và hiến pháp Mỹ không cho ông ấy làm bất cứ việc gì liên quan trực tiếp đến vận động bầu cử (cho ông Trump)." Trước câu hỏi liệu kết quả của kỳ bầu cử Tổng thống 2020, bất luận là chiến thắng thuộc về ai trong cặp ứng viên Tổng thống đang tranh cử Trump/Biden, sẽ có ảnh hưởng, hay tác động, chuyển động gì mới, chính yếu có ý nghĩa với an ninh khu vực châu Á, trong đó có Biển Đông và Việt Nam, cũng như chính sách bang giao Mỹ - Việt, nhà phân tích chính trị thuộc Viện Iseas (Singapore) nói: "Về nguyên tắc, chính sách hiện nay của Mỹ sẽ không có thay đổi bất luận ai thắng cử. Tuy nhiên, nếu ông Biden thắng cử, trong một thời gian thích hợp, thực hành chính sách sẽ mang dáng vẻ của thời Obama. "Nếu Trump thắng cử, ông ta sẽ tiếp tục chính sách hiện hành, cứng rắn hơn với Trung Quốc, cam kết mạnh mẽ hơn đối với các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương. "Riêng đối với Việt Nam, chính sách của Mỹ cũng không thay đổi - quan hệ song phương sẽ được hai nước cùng thúc đẩy tốt hơn. "Nếu Biden thắng cử, theo tôi Việt Nam cần nghiên cứu thận trọng thực hành đối ngoại của ông ta, đặc biệt quan hệ với Bắc Kinh, để Việt Nam có thể chủ động hơn trong khung cảnh ngoại giao đa phương hẹp," ông Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm của mình. Quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi một hội luận có phần nội dung liên quan đến chủ đề nói trên.
BBC tiếp tục kể phần hai câu chuyện của chị Phạm Anh Đào, 46 tuổi, từ tỉnh Hòa Bình, người kết thúc sớm hợp đồng lao động để về Việt Nam sau bảy tháng trời bị bỏ đói, ngược đãi và bạo hành ở Ả Rập Saudi.
'Tôi bị năm gã bạo hành trong trại Ả Rập Saudi'
Quang cảnh thủ đô Riyadh, Ả Rập Saudi. 'Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi' Bi hài nghề làm móng tay ở Anh Con đường đưa tôi vào trại tỵ nạn Đến ngày 8/12/2017, tôi được đưa đến làm cho nhà chủ thứ ba ở thành phố Tabuk. Đến chủ thứ ba này, tâm trạng của tôi rất lo lắng. Tôi lo sợ rằng các nhà chủ Ả Rập nay có thể tốt với tôi, nhưng mai họ trở mặt như trở bàn tay. Và nếu tôi bị trả về văn phòng môi giới ở Riyadh, tôi sẽ lại bị Thằng Lùn đánh còn đau hơn lần trước. Lo lắng của tôi quả là không sai. Một hôm bà chủ nhà sai tôi lên phòng tìm bình sữa của con bà để rửa. Vì tôi chưa từng vào phòng ông bà chủ, loay hoay một lúc tôi mới tìm thấy bình sữa. Tôi cầm cái chai xuống bếp, không nhìn thấy bà chủ đang đứng ở sau cửa. Bất ngờ, bà đẩy tôi thật mạnh từ phía sau khiến tôi ngã chúi xuống, tý nữa thì dúi xuống nền nhà. Vừa ngạc nhiên, vừa giận dữ, tôi không kìm được cơn nóng giận. Tôi chỉ tay mắng lại bà (bằng tiếng Việt) và suýt nữa thì lao vào đánh bà. Sau trận đó, bà chủ đối xử với tôi tốt hơn và quan tâm đến tôi nhiều hơn, nhưng nói thật là đến lúc này, tôi chán chường và tuyệt vọng, chẳng còn tư tưởng muốn làm việc nữa. Tôi chỉ muốn thoát khỏi văn phòng môi giới Ả Rập với Thằng Lùn khốn nạn, thoát khỏi đất nước Ả Rập đầy cạm bẫy và trở về Việt Nam. Sau hơn một tháng làm việc, tôi quyết định xin nghỉ việc ở nhà chủ thứ ba để tìm đường về Việt Nam. Tới khoảng 5 giờ chiều ngày 19/1/2018, tôi được đưa lên xe để trả về văn phòng môi giới Riyadh. Đi tới 3 giờ sáng hôm sau, xe dừng ở bến xe thành phố Hail chừng 30 phút để lấy thêm hàng. Lúc đó, tôi nảy ra ý định gọi điện cho chị M của văn phòng đại diện của Công ty Thăng Long ở Riyadh để cầu cứu. Chị M nói tôi đừng đi đâu mà nên ngồi trong nhà chờ ở bến xe cho đến khi trời sáng, rồi lên taxi bảo họ gọi điện cho chị. Chị M sẽ chỉ đường cho họ đưa tôi đến văn phòng đại diện. Tới 6 giờ sáng, tôi lên taxi và nhờ anh tài xế gọi cho chị M. Từ đó tới 7 giờ 30, sau mấy chục cuộc gọi và nhắn tin, chị M vẫn không trả lời. Sau một hồi đi lòng vòng, taxi lại đưa tôi trở về bến xe. Bến xe báo cảnh sát, và cảnh sát bắt tôi đưa vào một trại tỵ nạn ở Hail, cách thủ đô Riyadh gần 700 km. Thăm người Thượng từ VN bị bắt ở Thái Lan Người Thượng ở Campuchia 'cầu cứu, không muốn về VN' 'Thấy tôi không hợp tác, họ cầm một ống nước cao su màu xanh dài khoảng 80 cm và đánh tôi tím hết một nửa người'. Cơn ác mộng trong trại tỵ nạn Khoảng 8 giờ tối ngày 20/1, tôi tới trại tỵ nạn ở Hail. Chừng 9 giờ tối, có năm người đàn ông Ả Rập xuất hiện và gọi tôi vào nhà vệ sinh. Họ bảo tôi cởi hết đồ ra. Chẳng có lý do gì tôi phải cởi đồ cả, và tôi không chấp nhận cởi. Thấy tôi không hợp tác, họ cầm một ống nước cao su màu xanh dài khoảng 80 cm và đánh tôi tím hết một nửa người. Đánh xong, họ còn dùng giày da dẫm lên 10 đầu ngón chân tôi. Trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ - họ có thể đánh chết tôi nhưng dứt khoát tôi sẽ không cởi đồ. Cuối cùng sau một hồi, họ cũng dừng lại và đưa tôi về một phòng trong trại tỵ nạn. Tôi đang nằm bê bệt trong phòng thì có một chị người Ma Rốc bước vào. Tôi được biết chị cũng đang chờ để về nước. Thấy tôi bị đánh đau, chị nhờ những người nấu ăn ở trại, những người hay đi ra ngoài mua đồ ăn, mua cho tôi hai hộp sữa tươi. Ngày hôm sau chị được về nước nhưng tôi luôn biết ơn chị vì đã chăm sóc cho tôi lúc hoạn nạn. Ả rập Saudi bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe Ả Rập Saudi điều tra video phụ nữ mặc váy ngắn Những hoàng tử bị mất tích Bản đồ chị Đào vẽ khi ở văn phòng môi giới Riyadh chờ về Việt Nam. Quang cảnh thành phố Hail về đêm chụp từ trên cao. Chẳng khác nào ở tù trước khi về VN Tới ngày 22/1, cảnh sát tới trại tới đón tôi và thả tôi về bến xe ở Riyadh. Tôi bơ vơ một mình, tiếng Ả Rập thì chưa nói được mấy. Tôi vội tìm một chiếc taxi và nói họ đưa tôi đến sứ quán Việt Nam. Chờ tới giờ sứ quán mở cửa, tôi vào làm việc với người phụ trách phòng lao động. Vừa nói được vài câu, tôi đã thấy thằng lái xe của Thằng Lùn xuất hiện để đón tôi về văn phòng môi giới Riyadh. Vừa nói vừa ra hiệu, tôi bảo thằng tài xế này "ông chủ mày đã đánh tao rồi, tao không muốn về văn phòng môi giới nữa đâu." Gã này không nói gì, chỉ nhìn tôi và cười. Gã kiên trì chờ tôi suốt từ sáng tới trưa. Rồi phiên dịch H.T gọi đễn dỗ dành: "Chị ơi chị cứ về văn phòng môi giới đi, em sẽ nói với ông chủ em không đánh chị nữa." Nhiều người khác cũng gọi đến thuyết phục tôi, trong đó có cả chủ của Công ty Môi giới Bảo Sơn từ Việt Nam, công ty mà đến lúc đó tôi ngã ngửa ra rằng tôi đã được chuyển giao. Cuối cùng tôi đành đồng ý quay trở về văn phòng môi giới Riyadh, nơi có Thằng Lùn và Thằng Cao (cũng là chủ văn phòng) hung bạo, để chờ ngày được về nước. 'Nhóm chúng tôi có 11 người. Họ khóa cửa phòng 24/24 không cho đi đâu hết.' Thời gian ở đó chẳng khác nào ở tù. Nhóm chị em Việt chúng tôi có khoảng 11 người tất cả, người thì chờ đổi chủ, người thì chờ về Việt Nam. Họ khóa cửa phòng chúng tôi gần như 24/24, không cho chúng tôi đi đâu hết. Mỗi ngày, họ chỉ cho chúng tôi có hai bát gạo, một quả cà chua và một củ hành tây để tự nấu ăn. Có lần, ba ngày trời họ chẳng mang cho chúng tôi một chút gạo nào. Mấy chị em đói quá, nằm dài la liệt trong phòng. Nếu có ai ốm đau thì họ bảo là giả vờ và không cho thuốc men. Mỗi khi Thằng Lùn hay Thằng Cao vào phòng chúng tôi, ai cũng run. Chúng tôi ngồi im như tượng vì sợ chúng nó sẽ đánh một ai đó. Trong thời gian này, tôi được gọi điện về cho gia đình. Tôi xin họ giúp đỡ nộp tiền bồi thường và tiền vé máy bay để tôi được về nước. Tới ngày 8/4/2018, tôi được báo ngay hôm sau tôi sẽ bay. Vậy là cuối cùng tôi cũng được thoát khỏi đất nước ma quái này, tôi mừng không tả xiết. Giờ đây nghĩ lại, tôi vô cùng ân hận vì đã bất chấp lời gàn của bạn bè, gia đình, đã ăn phải bùa mê thuốc lú của gã môi giới mà đi sang Ả Rập lao động. Mấy tháng sau khi về nước, hồn vía tôi vẫn như bay bổng trên mây xanh. Tôi vẫn bị ám ảnh bởi những chuỗi ngày kinh hãi ở đó. Khi ra đi, tôi từng hy vọng sẽ kiếm được một khoản tiền kha khá để nuôi con. Khi về nước, tôi tay trắng và chỉ có những vết thương và nỗi ám ảnh làm hành trang. Biện pháp nào bảo vệ người lao động? Minh Thư, BBC Tiếng Việt viết: Tình trạng phụ nữ nước ngoài làm nghề giúp việc nhà ở Ả Rập Saudi bị bạo hành và ngược đãi được ghi nhận là rất phổ biến không những chỉ riêng với người Việt Nam. Bị cám dỗ bởi một công việc không đòi hỏi trình độ cao và có mức lương tương đối tốt, hàng trăm ngàn phụ nữ châu Á từ Philippines, Ấn độ, Bangladesh, Sri Lanka, Indonesia, v.v. đã và đang tiếp tục đổ sang Vương quốc Hồi giáo có văn hóa và khí hậu hà khắc này. Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung, trong một phiên chất vấn trước Quốc hội hồi tháng 6/2018, cho biết hiện có hơn 9000 người Việt Nam làm nghề giúp việc nhà tại Ả Rập Saudi. Ông cho biết Bộ LĐ-TB-XH sẽ khuyến khích các doanh nghiệp môi giới xuất khẩu lao động mở thêm văn phòng tại nước này để 'hỗ trợ lao động Việt'. "Để giúp đỡ các trường hợp rủi ro tại Saudi Arabia thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức xây dựng mô hình nhà tạm lánh cho công dân Việt Nam để chính quyền tác động hỗ trợ kịp thời", Bộ trưởng Dung được báo chí trong nước dẫn lời. Ông cũng nói Bộ LĐ-TB-XH sẽ xử lý nghiêm minh 'bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị nào trục lợi chính sách, cò mồi, thu tăng lệ phí, vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật'. Năm 2015, chính phủ Indonesia đã chính thức cấm lao động nước này sang làm giúp việc ở 21 quốc gia Trung Đông, trong đó có Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ quyền người lao động cho rằng biện pháp này chỉ mở đường cho các công ty môi giới đưa người lao động đi 'chui', khiến họ còn chịu nhiều rủi ro hơn. Những tiếng kêu cứu, những câu chuyện thương tâm về những người phụ nữ châu Á, trong đó có người Việt, như câu chuyện của chị Đào đã được truyền thông đăng tải rộng rãi trong nhiều năm qua và hẳn là đã đến tai giới chức. Nhưng liệu những biện pháp mà các chính phủ đưa ra để bảo vệ người lao động có đủ mạnh để thực sự cải thiện an toàn và điều kiện làm việc của họ ở những môi trường làm việc hà khắc như Ả Rập Saudi? *Tên một số nhân vật đã được thay đổi. Đây là phần hai trong bài chuyên mục hai phần về chủ đề này. Quý vị đọc phần một của bài viết tại đây.
Nhạc sỹ Phạm Duy nói với BBC về những kỷ niệm, bước ngoặt và quan điểm nghệ thuật trong cuộc đời làm âm nhạc của ông.
"Tôi luôn vui buồn với nước non"
Trong cuộc trao đổi với BBC, nhạc sỹ kỳ cựu thừa nhận ông từng có giai đoạn sáng tác tuyên truyền trong các giai đoạn chiến tranh, nhưng cho rằng ông chỉ làm như vậy vì yêu nước. Nhạc sỹ cho rằng âm nhạc của ông đa dạng và luôn biến đổi vì thân phận và tâm trạng của ông luôn "vui buồn" và "trôi nổi" theo vận nước. Mở đầu cuộc trao đổi gồm hai phần, nhạc sỹ nói về nhạc cải cách được khởi xướng ở Việt Nam từ đầu thập niên 1930 và lý do vì sao ông lựa chọn dòng nhạc này để khởi nghiệp. Phạm Duy: Về nhạc cải cách, trước năm 1930, nhạc ở Việt Nam là dân ca cổ (ancient oral poetry), được hát lên với âm giai ngũ cung và tùy theo sự sử dụng mà mang những cái tên như là “hò làm việc”, “hò nghỉ ngơi”, tuồng cổ, chèo cổ, hát quan họ, hát thờ, hát văn v.v... Nhưng vì trong nước đang có phong trào cải lương, nên một vài loại phải mang thêm cái tên là “tuồng cải lương”, “chèo cải lương”. Tuy nói là cải lương, nhưng vẫn nằm trong hệ thống Trung Hoa. Và về ca nhạc cũng thế, bài bản được viết ra mang tên là nhạc cải cách, nhưng đặc biệt đã ra khỏi hệ thống nhạc Tàu, chịu ảnh hưởng nhạc Pháp, do sự du nhập vào Việt Nam của những đĩa hát 78 tours. Bài “Cô hái mơ” của tôi là một trong nhiều bài ca cải cách, sơ khởi của nền nhạc mới Việt Nam. Trong những năm 1943-1945, tôi lại là người có may mắn là một ca sỹ đầu tiên đi khắp mọi nơi ở trong nước, để biểu dương một loại nhạc mới mẻ và rất hấp dẫn, so với những loại nhạc cổ đang đi dần vào quên lãng. BBC: Tại sao ông lại chọn nhạc cải cách để sáng tác, mà không sáng tác theo nhạc dân tộc? Rất giản dị là tôi soạn nhạc mới, thì tôi phải bỏ cái cũ. Tuy nhiên, nhạc gọi là nhạc cải cách của tôi vẫn giữ được những yếu tố của nhạc dân ca cũ. Nó làm giàu cho nhạc Việt Nam, vì có trợ giúp của những đặc tính như là láy, lót, melisma, metabole, khiến cho phần melody vẫn giữ được tính cách của nhạc dân ca cổ truyền. BBC: Nhạc mới của ông chịu ảnh hưởng như thế nào của nhạc dân tộc? Nhạc cổ truyền ở ba miền, tức là miền Bắc, miền Trung, rồi miền Nam, thì cũng cùng một truyền thống. Nó là nhạc ngũ cung. Nhưng bởi vì giọng nói của người Bắc hơi khác giọng nói của người miền Trung và miền Nam, cho nên nó cũng có một vài ba chi tiết nho nhỏ. BBC: Ảnh hưởng của âm nhạc Pháp đối với nhạc của ông và nhạc của Việt Nam nói chung thời Pháp như thế nào? Người Việt Nam có may mắn là giao tiếp với nhiều nguồn văn hóa mới. Ví dụ, đầu tiên là âm nhạc ảnh hưởng nhạc Tàu, sau rồi tới nhạc Mỹ, rồi tới nhạc mà các ông gọi là nhạc Xô Viết. Thành thử nhạc Việt Nam là một sự kết hợp của nhiều luồng nhạc khác nhau. BBC: Còn về ảnh hưởng của âm nhạc Hoa Kỳ? "Người Việt Nam có may mắn là giao tiếp với nhiều nguồn văn hóa mới. Thành thử nhạc Việt Nam là một sự kết hợp của nhiều luồng nhạc khác nhau" Âm nhạc của Mỹ có vẻ ảnh hưởng nhiều nhất. Nhạc Mỹ thì không chỉ Việt Nam bị ảnh hưởng mà thôi, kể các dân tộc châu Phi hay châu Á, hay ở đâu cũng vậy, đều bị ảnh hưởng. Bởi vì loại nhạc Pop, Rock, hay Pop Songs của Mỹ cũng ngũ cung, chứ không phải là thất cung, cho nên nó dễ du nhập vào Việt Nam lắm.Thứ nhất là cái hồi lính Mỹ có mặt ở Việt Nam, họ mang theo rất nhiều những đĩa hát nổi danh của thời 1960. BBC: Thời đó, ông có đi xem một số ban nhạc Mỹ, hay ban nhạc Việt nào mà họ chơi nhạc Rock của Mỹ không? Có chứ, các con tôi thành lập một ban nhạc, gọi là ban nhạc bốn người. Vì thế tôi cũng được biết qua về loại nhạc Mỹ, loại nhạc Pop songs như thế tôi cũng đã biết qua rồi. BBC: Và ông nghĩ gì về nhạc Rock của Mỹ thời gian đó? Âm nhạc thì nước nào cũng hay cả. Nhưng trước hết tôi là người Việt Nam, thì tôi phải cho rằng loại nhạc Việt Nam là hay nhất. BBC: Ông có hay xem các ban nhạc Rock của Mỹ không, nếu có thì ông thấy thế nào? Nếu kể ra thì dài lắm, bởi vì 30 năm trời ở bên Mỹ, tôi chu du khắp các nơi, tôi phải được nghe nhiều Ban nhạc nổi danh. Những loại như tứ quái Beatles tôi cũng được nghe. Rồi những loại nhạc như Folk Rock, James Taylor chẳng hạn, tôi cũng được đi xem. Hay lắm, bởi vì nước Mỹ lúc đó, cũng phải công nhận rằng cuộc chiến tranh gợi hứng cho nhiều nhạc sỹ. Mà thứ nhất là cuộc chiến tranh đó lại ở Việt Nam. Có nhiều bài nhạc dính líu tới Việt Nam. Thành ra, tôi rất thích. Đi nghe thì rất thích. BBC: Ông bắt đầu học chơi guitar khi nào? Nói cho đúng ra, khi tôi bắt đầu học nhạc, tôi cũng chẳng học ở trường nào cả. Lúc đó, năm 1930, guitar cũng được sử dụng ở Việt Nam rồi. Tiện thì dùng cái đó để sáng tác, cũng như để đệm đàn, bởi vì tôi đi hát rong, thì tôi phải cầm đàn tôi hát. Tôi cầm cái đàn nhẹ nhất, dễ đánh nhất là đàn guitar. BBC: Đàn guitar đi vào âm nhạc Việt Nam từ bao giờ? Tôi cũng không nghiên cứu về vấn đề đó, nhưng tôi chỉ biết rằng khi tôi sinh ra, thì ở Việt Nam, người ta đã dùng cây đàn guitar đó rồi. BBC: Ảnh hưởng của cha ông tới ông như thế nào? Bố tôi là ông Phạm Duy Tốn. Tôi bị ảnh hưởng của bố tôi. Bởi vì đó là một nhà văn phê bình xã hội, như là tiểu thuyết “Sống chết mặc bay” chẳng hạn. Hay ông là nhà văn trào phúng với ba tập tiếu lâm. Trong âm nhạc của tôi, tôi rất yêu bố tôi, nên tôi cũng đả động tới hai chủ đề đó.Tuy nhiên, bố tôi đã phải mang một bí danh là Thọ An để viết truyện Tiếu Lâm, thì tôi cũng không muốn cho xuất bản Tục ca, hay Nhục tình ca của tôi. BBC: Tại sao ông muốn sáng tác dân ca mới? Tôi nghĩ rằng tôi là người Việt Nam, nếu tôi muốn được gọi là một nhạc sỹ Việt Nam, thì tôi phải làm nhạc dân ca. Đó là chuyện rất giản dị. Chứ không có lý do mà tôi là người Việt Nam, tôi lại đi thờ phụng ông Beethoven, hay ông Mozart, hay là ông gì. Tuy là các ông rất hay, nhưng không phải của tôi. Tôi phải khởi sự sáng tác của tôi bằng những bản nhạc mang tinh thần Việt Nam và với chất liệu của Việt Nam nữa. BBC: Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã viết nhiều bài như “Xuất quân”, “Khởi hành”, “Tiếng hát trên sông Lô”, “Chiến sỹ vô danh”, “Thư chiến trường” v.v..., ông viết những bài đó vì tuyên truyền phải không? Đúng, bởi vì lúc đó, cuộc kháng chiến chống Pháp, người Việt Nam lúc đó không có phương tiện nào hay bằng cách có những bản nhạc để khuyến khích người thanh niên đi kháng chiến. Thì phải có những bài đó. Nhưng bên cạnh những bài đó, tôi cũng có những bài không có dính líu gì về chính trị hay về chiến đấu gì cả. Những bản nhạc tình vẫn có như thường. BBC: Các bài đó, như bài “Xuất quân”, có ảnh hưởng gì với người dân? "Thường thường cuộc kháng chiến thành công như vậy là vì những bản nhạc tuyên truyền đó" Có chứ. Nhờ có bài “Xuất quân” đó mà nhiều người Việt Nam, lúc đó họ hát nhiều lắm, nhờ thế mà họ có can đảm để họ xông vào đánh nhau với giặc Pháp. Tất nhiên không chỉ của tôi, mà còn của nhiều nhạc sỹ khác. Hồi đó ai đi theo kháng chiến, cũng làm những bản nhạc hay. Ngoài những bài như bài “Xuất quân” của tôi, còn những bài của những người khác nữa. Thường thường cuộc kháng chiến thành công như vậy là vì những bản nhạc tuyên truyền đó. BBC: Miền Bắc có vẻ rất thành công trong việc dùng âm nhạc để tuyên truyền đối với nhân dân. Những người Việt Minh đã làm điều đó như thế nào? Việc đó không có gì là lạ cả. Bởi vì những người thanh niên trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, những người nào không phải là nhạc sỹ, thì họ đi lính, họ cầm súng. Còn người nhạc sỹ thì cầm đàn, thế thôi. BBC: Ông đồng ý với việc dùng cây đàn để tuyên truyền, khuyến khích người dân đi chiến đấu? Lẽ tất nhiên bổn phận của chúng tôi là thế. Bổn phận của người nhạc sỹ khi đi theo kháng chiến, thì phải dùng cái đàn của mình để xưng tụng cuộc kháng chiến. Tôi chỉ biết rằng tôi có bổn phận phải làm những bản nhạc đó. Ngoài những bản nhạc về tình ái, hay về những chuyện khác, thì những bản nhạc có tính chất gọi là tuyên truyền đó thực ra cũng là những bản nhạc yêu nước thôi. Đừng nói là tuyên truyền hay không tuyên truyền. BBC: Nhưng miền Nam có dùng nhạc để tuyên truyền không? Ở đâu thì cũng thế. Ví dụ như nước Việt Nam mình tự nhiên bị các đế quốc lớn chia ra làm hai nước. Người Việt Nam mình lúc đó không chủ động được. Thành hai nước lại đánh lẫn nhau. Thế thì phải dùng âm nhạc hay là cũng phải dùng súng đạn, thì chuyện đó là giản dị, nó như thường thôi. Nó rất thường tình. Không có gì phải làm lạ. BBC: Ông muốn nói gì khi viết bài “Chiến sỹ vô danh”? Bài đó nằm ở trong những bản nhạc xưng tụng những người lính, những chiến sỹ vô danh. Đó là những chiến sỹ không ai biết tên mà chết vì đất nước. BBC: Trong cuốn hồi ký của ông có nói về bài “Bên cầu biên giới”, bài đó thì sao? Đó là một bản nhạc tình, chứ không phải là bản nhạc chiến tranh hay tuyên truyền gì cả. Lúc đó tôi đang ở Lào Cai, tôi nhớ tới một người tình, thì viết bài đó thôi. BBC: Ông phổ nhạc nhiều bài thơ, ông có thể giải thích quan hệ giữa nhạc và thơ trong âm nhạc Việt Nam? Theo truyền thống văn hóa của Việt Nam, những bài thơ ngày xưa làm ra đều phải thêm chữ ca hay là ngâm vào đó. Ví dụ như “Trinh phụ ngâm”, hay là “Gia huấn ca”. Bởi vì ngày xưa, người Việt Nam vẫn còn thất học, dân chúng không phải người nào cũng đọc, cũng biết chữ. Thế thì phải dùng giọng hát để phổ biến tác phẩm văn thơ. Khi tôi phổ nhạc bài thơ, vào thời nay, là tôi chỉ muốn đóng góp, tôi dùng âm nhạc chắp cánh cho thơ bay lên, thế thôi. BBC: Vào năm 1954, ông đi Pháp và bắt tay sáng tác trường ca “Con đường cái quan”. Thời gian ở Pháp, ông còn làm gì? Tôi học âm nhạc hai năm ở bên đó. Khi tôi đi Pháp học, không phải để học nhạc Pháp, học các tác giả, hay học âm nhạc nói chung, mà tôi chỉ học cách, lối, làm sao mà người Pháp, là ông Debussy, dùng âm giai ngũ cung, âm giai Piano mà toàn là nốt đen, để làm thành âm nhạc ngũ cung. Tôi nghiên cứu thế thôi, chứ tôi không phải đi nghiên cứu, học về lịch sử nước Pháp, âm nhạc nước Pháp, lịch sử của các nhân tài nước Pháp, bởi vì cái đó tôi thấy không quan trọng bằng cái lề lối làm việc của các ông. Ví dụ, như ông Debussy chẳng hạn. BBC: Các đạo Phật, Lão, Nho có ảnh hưởng gì với âm nhạc của ông hay không? "Có lúc tôi vui, có lúc tôi buồn. Có lúc tôi chửi đổng. Lại có lúc tôi ngọt ngào. Đối với tôi không có quan trọng gì cả" Cái đó giản dị lắm. Nền văn hóa Việt Nam thừa hưởng kết quả của đạo lý Á Đông như là Khổng Giáo, Phật Giáo và Đạo Giáo. Do đó nhạc của tôi phù hợp dễ dàng với thị hiếu của người dân Việt Nam. Còn những bản nhạc Mỹ, Tàu hay Pháp, dù hay đến đâu chăng nữa, vẫn không vào được người Việt Nam. Bởi vì không phải của họ. Đó là những tác phẩm là kết quả của thời đại Phong Kiến. Ví dụ thế kỷ thứ 16, 17 là thế kỷ vàng son của nhạc cổ điển, phần nhiều các nhạc sỹ đều thoát thai từ ở những lớp người quyền quý, phong kiến mà thôi. Còn đối với người Việt Nam, thì người Việt Nam không nghe được. BBC: Khi ông vô Nam năm 1954, ông đã muốn viết ca khúc về những điều gì? Tất cả các chuyện tôi ở miền Bắc hay ở miền Nam, hay tôi ở bên Mỹ, thì chỉ là vì tôi thay đổi chỗ ở thôi. Cái đó là chuyện riêng tư mà không cần phải nói ra đây. Nhưng chỉ biết rằng từ khi tôi bắt đầu soạn nhạc, thì tôi đã có ý thức là âm nhạc là để “harmoniser l’homme et la société”. Âm nhạc thường thường dùng để điều hợp lại xã hội và con người. Từ lúc đó đến bây giờ, tôi không thay đổi gì cả. Có thể tôi ở chỗ này thì chính quyền đó như thế, tôi ở chỗ khác thì chính quyền ở đó như khác, nhưng tôi không theo chính quyền đó. Tôi theo ý của tôi thôi. Ý của tôi là thế này, nói cho đúng hơn, vấn đề là tôi chỉ muốn nước Việt Nam thống nhất, không bị chia rẽ nữa. Có thế thôi. BBC: Nhưng nhạc của ông cũng bám sát thời cuộc đúng không? Không thì làm sao mà tránh được. Thứ nhất, tôi có một bài hát mà tôi viết là “tôi phải khóc, cười, theo mệnh nước nổi trôi”, là trong bài “Tình ca” của tôi đó. Thế thì nươc tôi vui thì tôi vui, mà nước tôi buồn, thì tôi phải nói cái buồn, thế thôi. BBC: Sau Tết Mậu Thân, ông đã viết 10 bài gọi là “Tâm phẫn ca” đúng không? Không thì chuyện đó cũng lại nằm ở trong vấn đề tùy lúc. Có lúc tôi giận, tôi làm “Tâm phẫn ca”. Có lúc không. Có lúc tôi lại làm những bài thường thôi. Thế thôi. BBC: Mục đích của ông khi viết những bài “Tâm phẫn ca” là gì? Lúc đó chiến tranh đã đến chỗ gần như là cao độ nhất. Nhiều người chết quá, thì tôi phải nói lên. Tôi không ưa chiến tranh, có thế thôi. Cũng như ông Trịnh Công Sơn cũng vậy, ông ấy cũng không thích chiến tranh. BBC: Ông có thể nói gì về “Tục ca”? "Nước Việt Nam đâu chỉ có một vấn đề. Nó nhiều vấn đề lắm" Đó là những cảm xúc của tôi trước nhiều vấn đề. Nước Việt Nam đâu chỉ có một vấn đề. Nó nhiều vấn đề lắm. Có lúc người ta nói tục lên, có lúc người ta nói thanh. Hiểu không? Thì tôi phải theo người dân. Lúc đó ai cũng tức, cũng bực mình cả, thì phải làm tục ca. Có thế thôi. Nhưng mà tôi phải đắn đo một tí là tôi làm 10 bài tục ca thật đấy, nhưng tôi có phát hành. Ai muốn phê bình cái đó, không có bài đó để phê bình, là vì tôi không phát hành. Những bài đó không bao giờ xuất bản vì tôi không muốn. BBC: Những bài đó có người hát không? Bạn bè thì có người biết, nhưng mỗi người biết một bài, hai bài là cùng thôi. Bài tục ca của tôi là 10 bài. Anh phải nghe đủ 10 bài thì anh mới phê bình tôi. BBC: Ông có thể giải thích chi tiết hơn về “Tâm phẫn ca”, như trong đó có bài “Tôi không phải là gỗ đá,” ý của ông thực ra là gì? Tôi không phải là gỗ đá, có thế thôi. Tôi không thể coi cuộc đời, người ta chết là người dưng nước lã, đâu có được. Người Việt Nam mà chết vì chiến tranh thì làm chúng tôi cũng đau khổ lắm. Cũng như ông Trịnh Công Sơn thôi. BBC: Ông đã trình diễn một số lần với ông Trịnh Công Sơn? Không, tôi không có bao giờ cả, nhưng tôi có đi hát chung với Khánh Ly. BBC: Khi đi hát chung với Khánh Ly thì ông có cảm xúc như thế nào? Bà ta hát hay lắm. Bây giờ bà vẫn được nổi tiếng lắm. Thì đó cũng là tình đồng nghiệp thôi, chứ không có gì khác. Có gì đâu mà phải quan trọng. BBC: Theo tôi hiểu, ông đã viết “Tâm phẫn ca” sau Tết Mậu Thân và sau đó thì vào Mùa Hè Đỏ lửa 1972, ông cũng đã viết một số bài nói về Quân đội Cộng hòa phải không? Chẳng hạn như “Điệp khúc Trần Thế Vinh”. Thường thường các anh ở ngoại quốc hay dựa vào những mảnh sống của tôi để nói về cái đó. Nhưng riêng tôi thì thấy là nó nằm chung ở trong sự nghiệp của tôi. Có lúc tôi vui, có lúc tôi buồn. Có lúc tôi chửi đổng. Lại có lúc tôi ngọt ngào. Đối với tôi không có quan trọng gì cả. BBC: Ông có thể nói về kinh nghiệm của ông với mùa Hè 1972? Đừng nhắc gì tới mùa Hè 1972 hay 1975 gì cả. Đối với tôi, thời gian là lúc đó, cái humour của tôi, cái cảm xúc của tôi nó ra. Ngày hôm sau thì tôi quên rồi. Thế thì anh nhắc cũng là vô ích. BBC: Và ông cũng viết “Tình ca” vào năm 1972 đúng không? Bài đó là bài tôi phản đối sự chia đôi đất nước Việt Nam. Lúc đó là hội nghị Geneve đã chia đôi đất nước Việt Nam. Mà tôi không đồng ý. Tôi đưa hình ảnh một người lữ khách đi con đường, và đi đến đâu, dân chúng ca tụng người nghệ sỹ đi nối lại lòng người và đất nước. Lúc đó đất nước bắt đầu gần như là bị chia rồi. Lúc đó mới bắt đầu thôi, từ năm 1954 tới 1975 là 20 năm. Hai mươi năm đó, lúc nào tôi cũng đau đáu trong lòng. Và tôi cũng thấy trường hợp vô lý quá. Tại sao nước Việt Nam tự nhiên lại chia đôi ra như thế, lại bị người ta làm cho cắt đôi ra như thế?Thế nhưng khổ nhất là vấn đề cái lịch sử nó là như vậy mất rồi. Không riêng gì nước Việt Nam bị cắt đôi mà Triều Tiên, Đại Hàn, nước Đức cũng bị cắt đôi. Cái đó cho ta thấy rõ rang vấn đề là do tính cách lịch sử thôi. BBC: Âm nhạc Mỹ tràn vào Việt Nam những năm 1960, ông nghĩ sao về nhạc Mỹ vào và nó ảnh hưởng tới nhạc Việt Nam ra sao? Nhạc sỹ Phạm Duy cùng nhạc sỹ Phạm Tuyên Không, tôi không có ý nghĩ gi cả. Làm sao mà tôi ngăn cản không cho họ vào được, dù rằng không bao giờ tôi muốn nước Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhạc Mỹ đâu, nhưng làm sao tôi ngăn cản được? Việc làm của tôi là xưng tụng dân ca Việt Nam. BBC: Cảm xúc của ông khi từ Bắc vô Nam hồi năm 1954 như thế nào? Tôi chẳng thấy gì cả. Tôi chỉ thấy cuộc đời của tôi cũng giống như cuộc đời của những người dân thường khác. Trước kia thì không có vợ, có con. Từ khi có vợ có con thì phải có trách nhiệm với vợ con, thế thôi. Thế còn về việc tôi phải thay đổi chỗ ở như vậy là vì phải tránh nạn chiến tranh. Nó đến nơi, thì nó không cần biết là anh theo ai cả, mà chiến tranh đến là anh phải chạy thôi. BBC: Ca khúc quan trọng nhất của ông là gì? Nếu nói như vậy thì nó dài dòng quá. Thứ nhất là mỗi một bài hát nói thẳng ra đâu có gì là quan trọng. Nó như là bông hoa, sớm nở tối tàn. Hát xong rồi, có khi dân chúng họ quên ngay rồi. Họ cũng quên nữa, huống chi là tôi. Thế thì anh hỏi những câu đó thì tôi cũng khó trả lời lắm. BBC: Ông cũng thuộc phong trào du ca phải không? Lúc đó nhạc Việt Nam bị thương mại hóa, thành thử, tôi và một số anh em trẻ thành lập ban nhạc, đi hát cho anh chị em sinh viên, học sinh nghe, để chống lại phong trào thương mại hóa nhạc Việt. Du ca là đi hát du ca, đi hát mọi nơi, mà không lấy tiền. Đi như là những người hát rong. Tôi đi hát luôn luôn đấy. Còn nhiều những bức ảnh của tôi hát ở những nơi toàn học sinh, sinh viên nghe thôi. BBC: Phản ứng của sinh viên như thế nào? Họ thích lắm, bởi tự nhiên họ được nghe những bài nhạc mà không phải là nhạc thương mại. Nhạc thương mại lúc đó nó tầm thường lắm. Nó cũng chỉ có anh yêu em, em yêu anh thôi. Không có những trường hợp sâu sắc như những bản nhạc mà chúng tôi muốn dựng lên. BBC: Ông có thể nêu một bài là ví dụ của phong trào Du ca? Nhiều lắm, “Trả lại tôi tuổi trẻ”, tuổi trẻ lúc bấy giờ cũng bị người ta mê hoặc. Tôi phải làm bài hát “Trả lại tôi tuổi trẻ”. Nhiều lắm, rồi “Mùa đông du ca”, toàn những bản nhạc hay. Mời quý vị đón theo dõi phần II, cũng là phần cuối của cuộc phỏng vấn với nhạc sỹ Phạm Duy, ở phần này ông nói về giai đoạn ông vượt biên sang Hoa Kỳ, cùng các biến cố chiến tranh đã ăn sâu trong sự nghiệp âm nhạc của ông như cuộc di cư Bắc Nam, mùa hè Đỏ Lửa, biến cố 1975, trở về quê hương và nhiều sự kiện khác. Chủ đề liên quan
Một sự kiện mà trong mấy chục năm trở lại đây chỉ xảy ra một lần trong vòng mỗi 30 năm hoặc hơn: một đứa trẻ nằm trong hàng thừa kế trực tiếp ngai vàng nước Anh ra đời.
Nhà vua tương lai
Cuộc sống trong nhung lụa vừa bắt đầu với hoàng tử bé xứ Cambridge? Đó là Thái tử Charles vào năm 1948, hoàng tử William vào năm 1982 và giờ đây năm 2013 một hoàng tử mới mà đến giờ vẫn chưa được đặt tên. Đặc quyền và thách thức Khoảnh khắc chào đời của bất kỳ đứa trẻ nào cũng là lúc mà những người xung quanh suy gẫm về đời mình và về tương lai của một sinh linh chỉ vừa mới bắt đầu cuộc sống. Một mặt nào đó, tương lai của Hoàng tử xứ Cambridge đã được định hình chi tiết hơn bất cứ trẻ sơ sinh nào khác. Trừ phi xóa bỏ nền quân chủ ở nước Anh thì cuộc đời của vị tân hoàng tử này mới có gì thay đổi. Đây là đứa bé mà định mệnh sắp đặt sẵn là thừa kế ngai vàng của một trong những vương triều lâu đời nhất trên thế giới. Đó sẽ là một cuộc đời được bao bọc khỏi đa phần những áp lực và bất mãn vốn là chuyện xảy ra hàng ngày đối với bất cứ ai trong chúng ta. Nhưng đặc quyền này bản thân nó cũng có nhiều thách thức và có lúc là thách thức vô cùng. Khi có quá nhiều thứ được sẵn dành cho mình, bất cứ ông hoàng bà chúa nào nếu có một chút lý trí sẽ phải đối mặt với sự tự hoài nghi làm suy yếu bản ngã. Họ ở trên đỉnh của xã hội và được bao quanh bởi những người ưu tú ở mọi lĩnh vực mà không cần bao giờ phải chứng minh rằng họ xứng đáng được như thế. Vị hoàng tử này khi vừa được sinh ra đã nghiễm nhiên trở thành nguyên thủ tương lai của nước Anh Đây có lẽ là điều mà các nhà cộng hòa và những người phấn đấu vì sự công bằng xã hội lên án nhất trong một chế độ cha truyền con nối. Đó là lý do tại sao việc tạo cho các vị hoàng tử trẻ tuổi cơ hội để thử thách bản thân ở thế giới bên ngoài và tìm kiếm giá trị cho bản thân thông qua thành tích hơn là được dọn sẵn lại quan trọng đến thế. Tầm quan trọng này đã được những người xung quanh William và Harry thừa nhận. Các hoàng tử của nước Anh đã làm được điều này bằng con đường phục vụ trong quân đội – William là phi công tìm kiếm cứu hộ của lực lượng không quân hoàng gia còn Harry phục vụ trong quân ngũ ở Afghanistan. Sẽ đến lúc nguyên tắc này sẽ được áp dụng cho thành viên mới nhất của Hoàng gia Anh. Tự mình vươn lên Là hoàng tử Cambridge là một điều ‘đặc biệt’ – đây là điều mà gần như ai cũng thừa nhận. Nhưng trong một thế giới mà vị hoàng tử bé này lớn lên sẽ làm một sai lầm nếu cậu ta tin rằng ‘đặc biệt’ tự khắc đồng nghĩa với ‘tốt hơn’. Dần dần trong đời mình, hoàng tử xứ Cambridge sẽ phải làm điều mà thân phụ, nội tổ phụ và tằng tổ mẫu đều muốn làm được: đó là đạt được sự kính trọng của mọi người bằng cách thực hiện vai trò của mình. Không có gì bất ngờ khi có lẽ tấm gương tốt nhất để hoàng tử xứ Cambridge noi theo là của tằng tổ mẫu, Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhị, người đã có cả sự tận tâm lẫn khiêm nhường ở cương vị nhà quân chủ trị vì đất nước. Vệ binh Điện Buckingham cử khúc nhạc chào mừng tân hoàng tử Tất cả những điều này còn là câu chuyện ở tương lai. Tuy nhiên, một thách thức mà vị hoàng tử bé này có thể sẽ đối mặt ở tuổi còn rất nhỏ là cậu sẽ bị công chúng dòm ngó đến suốt đời. Từ thời thơ ấu của mình, hoàng tử William biết rõ đó là điều bực mình vào khó chịu như thế nào. Đối với William, sẽ là ưu tiên tuyệt đối để đảm bảo con trai bé bỏng của mình tận hưởng một tuổi thơ đầy đủ nhất có thể mà không bị quấy rối bởi truyền thông quốc tế vốn xem các thành viên nhỏ tuổi của hoàng gia Anh là chủ đề thu hút khán giả và độc giả. Catherine cũng vậy. Cô cũng ít nhiều có kinh nghiệm đối phó với sự tò mò không bao giờ thỏa mãn của cánh truyền thông. Cô cũng sẽ quyết tâm như chồng trong việc bao bọc cho con trai bằng sự ‘bình thường’ nhiều nhất có thể. Ảnh hưởng bên ngoại Để làm được điều đó cô có lợi thế to lớn là gia đình bên ngoại vốn rất gần gũi với cô và có nhiều phương cách. Nhà Middleton đã cho thấy cả sự quyết tâm một lòng của họ trong việc đạt được mục đích của mình và sự kín đáo đến không ngờ khi mà họ gần gũi với Nữ hoàng và hoàng gia đến như vậy. Đã có nhiều bài viết về việc hoàng tử xứ Cambridge sẽ là thành viên hoàng gia ở hàng đầu đầu tiên được nuôi dưỡng trong môi trường của tầng lớp trung lưu với những giá trị mà bản thân Công nương Kate tin vào. Nếu đây là sự thật thì ai có thể lập luận nghiêm túc được rằng bài học về sự nghiêm khắc đối với bản thân do nhà Middleton đưa ra sẽ không có ích gì cho một vị hoàng tử bé được sinh ra để ngự trị trên đỉnh cao. Hoàng tử chào đời đã đem lại niềm vui cho cả nước Anh Mẹ của Kate, bà Carole, sẽ là tổ mẫu duy nhất của hoàng nhi và sẽ có lý khi cho rằng ảnh hưởng của bà sẽ rất quan trọng nhất là xét trên mối quan hệ gần gũi của bà với con gái lớn. Do đó hoàng tử xứ Cambridge sẽ có một môi trường an toàn đầy tình yêu thương để trưởng thành và bắt đầu nhận thức được về vai trò và trách nhiệm của mình. Đến lúc nào đó hoàng tử sẽ có em – có lẽ chỉ có một thôi vì Hoàng gia Anh dường như đã hiểu vấn đề của việc có quá nhiều hoàng nhi mà ai cũng phải có vai trò gì đó. Vậy thì tương lai của hoàng tử xứ Cambridge sẽ như thế nào? Nói ngắn gọn là cả đời bị công chúng soi mói và đến lúc nào đó sẽ là trách nhiệm đem đến sức sống mới cho một thể chế lâu đời vốn là chế độ quân chủ được biết đến nhiều nhất trên thế giới và đưa nó tiến về phía trước. Nhiều khả năng trong khoảng 50 năm nữa thì đứa bé mới vừa chào đời sẽ ngự trên cỗ xe vàng đi đến Nhà thờ Westminster để đăng quang kế thừa một dòng dõi đã có từ hơn ngàn năm trước kể từ thời Vua Egbert xứ Wessex.
Hãy tưởng tượng bạn có thu nhập hàng trăm nghìn đô la một năm, sở hữu ít nhất một ngôi nhà và có khoản tài sản trị giá 1 triệu đôla. Rõ ràng đó là dấu hiệu của sự thành công dựa trên chuẩn mực toàn cầu?
'Giàu bất hạnh, nghèo hạnh phúc'
Thực tế không phải như vậy. Một cuộc khảo sát đối với các nhà đầu tư tại Mỹ do hãng dịch vụ tài chính toàn cầu UBS thực hiện cho thấy 70% những người đạt các tiêu chuẩn nêu trên không tự nhận mình giàu có. Chỉ có những người với khối tài sản giá trị trên 5 triệu đôla mới tự tin cho rằng mình không cần phải lo lắng về tương lai, trong khi phần lớn những người khác đều lo sợ cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu xảy ra một biến động nào đó. May mắn hay tài năng quyết định để bạn giàu nhanh? Hồi hương: Khó hay dễ hội nhập? Phải nhậu giỏi mới nhanh lên sếp? Nếu ngay cả những triệu phú còn không cho rằng mình giàu, thì những người còn lại trong chúng ta phải nghĩ sao? Liệu chúng ta có nên cố gắng khi kiếm bao nhiêu tiền vẫn không đủ để cảm thấy giàu có? Những nghiên cứu trải dài suốt hàng chục năm nay đã phủ nhận khái niệm tiền bạc có thể mua được hạnh phúc về lâu về dài. Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng ngay cả những người trúng xổ số cũng không hài lòng với cuộc sống của mình sau khi nhận thưởng. Báo New York Times hồi tháng Hai năm 2017 còn đưa tin về những tỷ phú phải đi trị liệu về tâm lý. "Khi trở nên giàu có hơn, con người ta thường trở nên thoả mãn trong thời gian đầu, thế nhưng sự thoả mãn không kéo dài," Jolanda Jetten, một giáo sư về tâm lý xã hội tại Đại học Queensland của Úc, tác giả cuốn The Wealth Paradox, giải thích. Bà cho biết nhiều người có thu nhập cao vẫn không thể đạt được sự thoả mãn ngay cả khi họ ý thức rằng đã có được một cuộc sống ổn định, chỉ bởi vì họ cho rằng giá trị của bản thân là do đồng tiền quyết định. Jetten giải thích điều này là do những người giàu thường so sánh thu nhập, các khoản đầu tư, giá trị tài sản của mình với những người còn giàu hơn, thay vì so sánh bản thân với phần lớn xã hội. "Càng làm ra nhiều tiền bao nhiêu thì bạn càng muốn nhiều tiền hơn bấy nhiêu - nó giống như một cơn nghiện," bà nói. Ẩn ý sau câu nói "tôi đang bận" 'Sống ở Mỹ, nên học cách tự tin' Đó là vòng quay đã trở nên quá quen thuộc với Pia Webb, một chuyên gia tư vấn về cuộc sống và sự nghiệp, người đã làm việc với rất nhiều các quản lý cao cấp tại châu u. Ngay cả ở quê hương bà, Thuỵ Điển, quốc gia vốn có nền dân chủ xã hội và coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhiều người vẫn tự so sánh mình với những người có thu nhập cao hơn, bà cho biết. "Không ai ngưỡng mộ bạn vì bạn chăm chỉ lao động ở Thuỵ Điển. Thế nhưng bạn lại phải đối mặt với áp lực phải bắt kịp người khác, thể hiện mình là người có tiền, ví dụ như đi nghỉ với gia đình, sở hữu một chiếc thuyền hoặc một căn nhà nghỉ dưỡng," bà nói. Webb đã yêu cầu các khách hàng của mình nhớ lại về các trải nghiệm hoặc những món đồ khiến họ cảm thấy hài lòng, thay vì cố gắng kiếm tiền nhiều hơn để bắt kịp với những người ngang hàng. "Mọi người đều nghĩ rằng tiền là thứ làm nên sự giàu có. Thế nhưng bạn không cần quá nhiều tiền nếu bạn đang thực sự cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại," bà nói. Webb cũng từng lao đầu theo tiền cho đến khi cạn kiệt sức lực vào 10 năm trước. Giờ đây, bà tìm thấy niềm vui trong những điều nho nhỏ, ví dụ như tắm hơi, đi dạo trong rừng, dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Những người giàu bất hạnh Nghiên cứu của Jetten chỉ ra rằng những người nghèo khổ đã quen với việc tìm niềm vui trong cuộc sống, và khái niệm niềm vui của họ vượt lên trên tiền và vật chất. Chẳng hạn, họ sẽ thường xuyên dành thời gian cho gia đình hoặc làm các công việc tình nguyện hơn. "Một cuộc sống lành mạnh liên quan trực tiếp đến nguồn vốn xã hội tại một quốc gia và sự kết nối giữa người với người, bà giải thích. "Tại các quốc gia đang phát triển, tuy một khoản tiền nhỏ cũng có thể tạo nên một sự khác biệt lớn đối với cuộc sống của một người, mang lại cho họ nhiều hơn nhu cầu thiết yếu, nhưng những người không có gì nhiều cũng không quá sợ hãi sự mất mát," bà nói. Carol Graham, giáo sư tại trường chính sách công Đại học Maryland, đã gọi nghịch lý này là 'vấn đề của những người nông dân hạnh phúc và các triệu phú bất hạnh'. "Các quốc gia giàu có hơn thường hạnh phúc hơn những quốc gia nghèo, thế nhưng vấn đề phức tạp hơn như vậy," bà nhận định trong một bài viết năm 2010, trong đó bà cho rằng người dân ở Afghanistan có mức độ hạnh phúc tương đương với người Mỹ Latin. "Tự do và dân chủ khiến người dân cảm thấy hạnh phúc, thế nhưng những điều này trở nên kém quan trọng hơn khi nhu yếu phẩm còn thiếu thốn. Con người có thể phải đối mặt với sự thiếu thốn và vẫn lạc quan, hoặc có tất cả, và vẫn bất hạnh." Tất nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta tốt hơn nên sống trong nghèo khổ. Thế nhưng nghiên cứu của Graham chỉ ra rằng những người giàu có thể thích nghi với việc thu nhập thấp hơn trước tốt hơn là họ nghĩ. Jetten cũng cho rằng những người giàu, vốn đã quen với lối sống lý tưởng, có thể phải học lối sống 'dựa vào nhau và kết nối với nhau', điều khá phổ biến ở các nhóm và xã hội nghèo hơn. Krishna Prasad Timilsina, một hướng dẫn viên tại Nepal, nói ông đã chứng kiến cảnh người dân ở đây chấp nhận và vượt qua hậu quả của trận động đất tồi tệ nhất ở nước này vào năm 2015 ra sao. Thảm hoạ đã cướp đi 8000 sinh mạng và khiến hàng nghìn người lâm vào cảnh vô gia cư. Thế nhưng nhiều người dân ở đây vẫn cảm thấy may mắn. Sự nghèo đói có khiến bạn hạnh phúc không? Cũng có thể chứ. "Nếu bạn không có xe hơi, bạn sẽ không phải lo lắng về xăng," Krishna Timilsina, 36 tuổi, giải thích "Một cơn động đất có thể phá huỷ rất nhiều thứ, thế nhưng nhiều người vẫn thấy vui vì họ không mất gia đình… hậu quả đã có thể tồi tệ hơn nhiều," người đàn ông 36 tuổi này nói. Trên thực tế, trong lúc nền du lịch của Nepal bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm hoạ nói trên, nước này vẫn vượt lên 8 bậc để lên xếp thứ 99 trên 155 quốc gia trong Chỉ số Hạnh phúc Toàn cầu năm 2017, đứng trên cả Nam Phi, Ai Cập và trên cả quốc gia láng giềng Ấn Độ - một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên Tilmilsina không tin là đất nước của ông sẽ tránh khỏi tình trạng chạy đua tiền bạc như những quốc gia khác. "Ở khu vực thành phố, nhiều người được giáo dục lại tỏ ra lo lắng về cuộc sống hơn. Bố mẹ tôi không có tiền nhưng họ lại hạnh phúc hơn tôi," ông cười nói. Tương lai của sự giàu có Trong lúc các nghiên cứu về thu nhập và đời sống trở nên đa dạng hơn, ngày càng có nhiều chuyên gia cho rằng hình tượng truyền thống của vật chất - như việc sở hữu một chiếc xe hơi hay một ngôi nhà, đang thay đổi, do thế hệ thiên niên kỷ ở nhiều quốc gia trở thành thế hệ đầu tiên kiếm ít tiền hơn bố mẹ mình và gặp nhiều khó khăn trong việc mua nhà. Eileen Cho cho rằng việc kiếm ra tiền để tiết kiệm hoặc đầu tư vào bất động sản không khác nào 'bản án chung thân' Mặc dù thế hệ thiên niên kỷ có thể tỏ ra khó chịu trước điều này, thế nhưng nó cũng có nghĩa là 'thế hệ này sẽ ít phải hứng chịu những tác động tiêu cực của vật chất hơn, ví dụ như sự ích kỷ, ái kỷ...,' Jetten nói. Cũng có các tín hiệu cho thấy ngay cả những người thu nhập cao, vốn hoàn toàn có khả năng đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản, lại chọn trả tiền cho những trải nghiệm. Tại Hoa Kỳ, kể từ năm 1987, tỷ lệ tiêu dùng đối với các sự kiên và các hoạt động mang tính trải nghiệm trực tiếp so với mức tiêu dùng đối với hàng hoá đã tăng 70%, theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Eileen Cho, một nhiếp ảnh gia thời trang 25 tuổi người Mỹ sống tại Paris là một ví dụ. Cô lớn lên tại Seattle, thế nhưng cô cho rằng việc kiếm ra tiền để tiết kiệm hoặc đầu tư vào bất động sản không khác nào 'bản án chung thân'. Mặc dù được gia đình đề nghị giúp đỡ về tài chính để mua nhà, cô lại quyết định thuê căn hộ 30 mét vuông ở cùng với bạn trai. "Chúng tôi trả 1.030 đôla một tháng và vẫn có đủ tiền đi du lịch quốc tế," cô nói. "Đối với tôi, cái quan trọng là có được những trải nghiệm và cảm thấy hạnh phúc. Ngày mai tôi sẽ đi Tây Ban Nha; chuyến đi tiếp theo của tôi là Marrakech." Đây là cách nhìn mà Pia Webb ủng hộ, mặc dù bà cho rằng những lao động trẻ tuổi cần tránh biến việc du lịch và những trải nghiệm khác trở thành xu hướng cạnh tranh mới. "Du lịch là cách rất tốt để học về những nền văn hoá khác, để hiểu hơn về bản thân mình và xem mình thuộc về đâu, thế nhưng nó cũng có thể trở thành một kiểu nghiện. Bạn có thể thích thú với việc trải nghiệm những điều mới - cũng giống như những người đi mua sắm. Thế nhưng điều này có nghĩa là bạn không có cuộc sống ổn định, hoặc bạn đang bỏ lỡ thời gian dành cho gia đình," bà nói. "Lời khuyên tốt nhất của tôi dành cho bạn là hãy tìm những gì phù hợp với mình và học cách để có được hạnh phúc từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, dù bạn ở bất cứ đâu." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến thăm Tòa thánh Vatican, gặp Giáo hoàng Francis ngày 18/10.
Quan hệ Việt Nam - Vatican đi về đâu?
Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Tấn Dũng thăm Tòa thánh Vatican trên cương vị Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam. Vatican và Việt Nam vẫn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng liên lạc song phương đã trở nên thường xuyên hơn. Một câu hỏi được nhiều người, đặc biệt là giáo dân tại Việt Nam, quan tâm đó là liệu cuộc gặp này có thể giúp gỡ bỏ những khúc mắc, mở đường cho Vatican và Việt Nam thiết lập quan hệ chính thức trong tương lai hay không. Trả lời BBC Việt Ngữ từ Hà Nội, Giáo sư tiến sĩ Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho biết quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và Vatican đã trải qua nhiều thăng trầm, trải dài từ đầu thế kỷ 20 qua một thời gian đứt đoạn sau 1975, nhưng đã có những phát triển tích cực trở lại vào những năm 80, "tuy chậm nhưng chắc". Quan hệ song phương mặc dù đã được cải thiện khá nhiều, Tòa Thánh Vatican và chính quyền Việt Nam vẫn còn có không ít những bất đồng. Theo giáo sư Đỗ Quang Hưng "mối quan hệ của Việt Nam với Tòa thánh trong lịch sử truyền giáo là rất lâu dài và có những phức tạp của nó. Muốn giải quyết thì phải giải quyết cả vấn đề của lịch sử và rõ ràng chúng không phải là những vấn đề dễ giải quyết." Ông cho rằng cuộc gặp giữa Đức Giáo Hoàng và Thủ tướng Việt Nam vào thứ Bảy 18/10 nằm trong lộ trình từ nhiều năm nay nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai bên và ông hy vọng có thể đạt được những cải thiện thiết thực cho quan hệ chính thức trong tương lai. Thế nhưng đây không phải là nhận định mà một số người trong cộng đồng công giáo tại Việt Nam chia sẻ. Trao đổi với BBC Việt Ngữ, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc dòng Cứu Thế, nhà thờ Thái Hà tại Hà Nội, cho biết ông "hơi bất ngờ về chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" và theo ông có thể đây chỉ là một chuyến viếng thăm kết hợp nhân chuyến đi châu Âu của Thủ tướng Dũng, vì thế ông cũng không chờ đợi gì nhiều về kết quả của lần gặp gỡ này. "Cuộc viếng thăm này diễn ra ngay sau khi Nhóm hỗn hợp họp bàn về bang giao giữa Tòa thánh và Việt Nam. Kết quả cuộc họp hồi tháng Chín vừa rồi tôi thấy cũng không có gì mới mẻ," Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói. Linh mục cho rằng những cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican (thành lập năm 2009) mới là những đối thoại chính thức giữa nhà nước Việt Nam và Tòa thánh, và kết quả của những cuộc họp đó mới là quan trọng. Tiến trình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Giáo hoàng Benedict XVI năm 2007 Nhìn lại tiến trình thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican, Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc, người từng giảng dạy tại Phân khoa Thần học Công giáo, Đại học Strasbourg của Pháp, nói với BBC Việt Ngữ rằng đã gần 20 năm tính từ năm 1994. Đây là một khoảng thời gian khá dài "dù hai bên đã nỗ lực rất nhiều, đặc biệt từ phía Vatican, luôn tìm mọi cách để có quan hệ ngoại giao bình thường với Việt Nam". Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng Thông tấn Công giáo UCA vào tháng 7/2009, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn – Tổng Giám mục Sài Gòn lúc đó – cho hay: "Tòa Thánh đã sẵn sàng để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ lâu. Nhưng vấn đề then chốt hiện nay nằm ở chính quyền Việt Nam." Theo Linh mục Nam Phong, nhà nước Vatican luôn muốn thiết lập quan hệ với mọi quốc gia vì "với Giáo hội Công giáo thì việc quan tâm tới đến con người là quan trọng, đặc biệt là Tòa thánh chắc biết rất rõ về tình cảnh của người dân Việt Nam nói chung và của giáo dân, chịu rất nhiều khó khăn để thể hiện niềm tin tôn giáo." Có lẽ bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai bên là việc Ðức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli được bổ nhiệm làm Ðại diện Tòa Thánh không thường trú đầu tiên tại Việt Nam vào tháng Ba năm 2011 và việc bổ nhiệm này đã cho phép Đức Tổng Giám mục có thể đi thăm một số giáo phận, giáo xứ, dòng tu ở Việt Nam. Sự có mặt của một người đại diện Vatican, tuy là đặc sứ không thường trú, đã góp phần giúp hai bên phần nào hiểu nhau hơn. Theo linh mục Nam Phong, bước kế tiếp trong lộ trình thiết lập bang giao là nếu tới đây, nếu muốn có đại diện thường trú của Vatican tại Hà Nội trong vai trò Đức Khâm Sứ thì chính phủ Việt Nam phải có những thay đổi về các chính sách tôn giáo mà nhà nước đã áp dụng ở Việt Nam từ trước tới nay. "Thiết lập quan hệ là một trong những điều thiện cần để tiến xa hơn trong việc phát triển đời sống tôn giáo ở Việt Nam," linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói. Khi được hỏi nhận định về tiến trình thiết lập bang giao giữa nhà nước Việt Nam và Vatican, giáo sư Đỗ Quang Hưng, cựu Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho rằng cả hai bên đều đã vượt qua được rất nhiều trong việc nhận thức lại vấn đề của lịch sử. "Theo tôi thì chính phủ Việt Nam đã có đường hướng khá rõ: tức là rộng mở hơn trước nhiều. Nhưng vì những đặc điểm riêng nên họ cũng phải tính, tính toán từ hình thức của quan hệ tới tính toán nhân sự," ông nói. Quan ngại Tuy nhiên linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói ông "chưa thấy thiện chí từ phía Việt Nam, vì trong việc thiết lập bang giao với Tòa thánh thì họ luôn có mục tiêu chính trị của mình và mục tiêu đấy lại tùy thuộc vào hoàn cảnh của thế giới, của đất nước nói chung. "Nếu nhà nước Việt Nam cảm thấy việc bang giao ấy có lợi cho chính thể của mình thì họ sẽ tiến tới, còn nếu không thì họ sẽ không làm," linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói. Trong khi đó theo giáo sư Nguyễn Đăng Trúc, phía Việt Nam, "sau khi mở cửa với thế giới, thì vẫn còn nhiều khúc mắc", và trải qua nhiều giai đoạn thì phải tới năm 2011 mới bước đầu đạt được kết quả tương đối cụ thể, đó là có được một đặc sứ Vatican không thường trú tại Việt Nam. Sau đợt Thủ tướng Dũng tới thăm Vatican và gặp Giáo hoàng năm 2007, đã xảy ra một số biến cố không hay như vấn đề đất đai Tòa công sứ ở Hà Nội, rồi vụ việc liên quan tới nguyên Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt vào thời gian năm 2008-09, và những diễn biến này đã khiến nảy sinh thắc mắc từ cộng đồng công giáo về những hứa hẹn cố gắng xây dựng mối quan hệ bình thường và tích cực giữa hai bên nhằm tiến tới những kết quả tốt đẹp. Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc lo ngại rằng sau lần gặp gỡ này, nếu có những lời hứa có thể là tốt đẹp giữa hai bên, thì liệu có thực hiện được không, hay khi về nước thì vì tình hình nội bộ Việt Nam có thể còn có những khúc mắc và sẽ lại không thực hiện được như trước đây. Vướng mắc Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp Giáo hoàng Benedict tại Vatican năm 2009 Có nhiều nguyên nhân đằng sau sự chần chừ của chính quyền Việt Nam trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican. Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc, có lẽ chủ yếu do "vấn đề nội bộ". Các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đều đã hội kiến Giáo Hoàng Benedict 16 tại Vatican trong những năm gần đây nhưng chưa có những chuyến thăm cao cấp từ Vatican như của Giáo hoàng tới Việt Nam. Giáo sư Trúc nhận định có lẽ do trong nội bộ Việt Nam dường như có người muốn xích tới gần, nhưng cũng có những phe phái khác nhau đang còn dè dặt, e ngại trong việc bang giao với Tòa Thánh. Giáo sư Trúc cũng nêu ra một số điểm có thể là nguyên nhân của sự ngần ngại này như vì Vatican là một thể chế nhà nước đặc biệt, có tính chất tôn giáo trong đó, rồi vì ý thức hệ cộng sản, vô thần của nhà nước Việt Nam, hay vì tình trạng vẫn còn chưa tin tưởng lẫn nhau từ trong quá khứ, và có lẽ còn cả vì văn hóa và lịch sử nữa. "Người ta cứ nghĩ rằng đằng sau Tòa thánh còn có những lực lượng chính trị này khác. Tuy nhiên nay thế giới phát triển thì người ta cũng nhận thấy sợ hãi như vậy là vô căn cứ, nhưng có lẽ đối với Việt Nam thì vẫn chưa thoát khỏi được ám ảnh lịch sử đó," giáo sư Trúc nói. Đây cũng là điều được Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc nhắc tới trong bài viết của ông gửi cho BBC Việt Ngữ, rằng "giới lãnh đạo Việt Nam vẫn còn nghi ngại các tôn giáo và Giáo hội Công giáo nói riêng." "Phần vì vấn đề lịch sử, phần vì khác biệt về tư tưởng, đường hướng, cũng như các chế độ cộng sản khác, chính quyền Việt Nam thường không có thiện cảm với các tôn giáo và người Công giáo," tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc viết. Đóng góp của người Công giáo Hiện Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người Công giáo. Một trong những bức xúc được giáo sư Nguyễn Đăng Trúc nhắc tới đó là việc chính phủ Việt Nam chưa thực sự đón nhận những đóng góp có thể có từ phía cộng đồng Công giáo tại Việt Nam. Giới Công giáo tại Việt Nam vẫn khẳng định Tòa thánh Vatican luôn khuyến khích người Công giáo ở các nước tham gia đóng góp vào sinh hoạt của quốc gia họ. Được biết Vatican đã nhiều lần gợi ý với chính phủ Việt Nam hiện tại làm sao để cộng đồng công giáo Việt Nam tham gia vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, bác ái, giúp đỡ những người khó khăn nhất và đây là các lĩnh vực người công giáo vừa có kinh nghiệm vừa có thiện chí. Tuy nhiên giáo sư Trúc đặt câu hỏi: "Vốn liếng của người dân, của người Công giáo Việt Nam trong nước sẵn sàng đến với chính phủ, xin chính phủ rộng tay cộng tác để xây dựng đất nước trong những lĩnh vực nói trên, thì chính phủ lại từ chối không muốn cộng tác?" Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc cho biết trước đây khi Việt Nam có quan hệ ngoại giao với Vatican, trước 1975 và với miền Bắc là trước 1954, thì sự hợp tác giữa người Công giáo với các chính phủ thời đó rất dễ dàng. Ví dụ là các bệnh viện có sự hợp tác của các nhà dòng Công giáo, trong giáo dục thì từ đại học tới trung học, tiểu học cũng đều có sự có mặt hợp tác của người Công giáo. "Lo cho người nghèo, người phong cùi, người già cả thì bao nhiêu tổ chức Công giáo người ta làm. Cho đến bây giờ thực tại chỉ có lớp mầm non mẫu giáo là một vài dòng nữ tu lo. "Còn ngoài ra không có bóng dáng của một tổ chức Công giáo nào được phép, trong lúc đó chính phủ lại cho những tổ chức tư nhân hay các quốc gia khác vào để xây dựng đại học tư ở Việt Nam. "Vậy tại sao lại ngại ngùng cho công dân Công giáo của mình góp tay xây dựng vào những lĩnh vực như vậy?" giáo sư Trúc đặt câu hỏi. Ông giải thích thêm rằng nói như vậy không có nghĩa là người Công giáo hoàn toàn không được phép đi giúp đỡ người nghèo, nhưng chỉ là với tính cách cá nhân giữa người Công giáo với nhau. "Ngày xưa ví dụ cái dòng tu đó chuyên môn cứu trợ cho người nghèo, họ tổ chức nhà cứu trợ, rồi thực hiện phát thuốc chẳng hạn, với tư cách của nhà dòng đó, với nhãn hiệu Công giáo đó. Trước đây thì có nhưng bây giờ thì không. Hay những trường tiểu học do những bà sơ, tức những trường tư thục Công giáo như ngày xưa, thì nay không có nữa," giáo sư nói. Ích lợi bang giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Giáo hoàng Benedict 22/1/2013 tại Vatican. Giáo sư Trúc cho rằng có thể trong bối cảnh "Việt Nam có những khó khăn về ngoại giao với Trung Quốc thì Tòa thánh cũng là một tiếng nói, một chỗ dựa để mở ra với các nước Tây phương. Đây cũng là dịp để Việt Nam tiến tới một bước ngoại giao tích cực hơn." Còn giáo sư Đỗ Quang Hưng cũng nói tới ích lợi ba chiều nếu thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Vatican. Trong khi về phía Vatican, ông cho rằng nếu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam chắc chắn cũng là mong muốn của Tòa thánh. Giáo sư Đỗ Quang Hưng cho rằng có nhiều hy vọng "quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai bên không phải là quá xa vời". Ông nói hai bên sẽ tìm những thời điểm thích hợp hơn để tiến tới có quan hệ chính thức.
Cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ 2016 được đánh giá là nhiều sóng gió nhất, nhiều chia rẽ nhất đang diễn ra, khiến cộng đồng quốc tế theo dõi từng bước, từng lời phát ngôn cho đến từng quan điểm của hai ứng cử viên, tạo nên một không khí đầy sôi động và hào hứng.
Bầu cử Hoa Kỳ đầy căng thẳng
Donald Trump và Hillary Clinton trong tranh luận lần hai ngày 9/10 Kể từ khi hai đảng chính thức đưa ra ứng cử viên, bên đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton trở thành người phụ nữ đầu tiên được đảng đề cử vào chức vị Tổng Thống. Trong khi đó phía đảng Cộng Hòa dù còn nhiều chia rẽ, nhưng cũng đã chính thức đề cử ông Donald Trump, một thương gia lừng lẫy và là một nhân vật đầy quyền lực trong giới địa sản và truyền thông vào chức vụ này. Đây được xem là lần đầu tiên trong lịch sử bầu cử Tổng Thống cả hai nhân vật đều được ủng hộ và chống đối nhiều nhất, kể cả từ trong chính đảng của họ. Bà Hillary Clinton được xem là một người lão luyện về chính trị, có quan hệ tốt với nhiều giới chính trị ở Washington và kể cả những lãnh đạo thế giới, được cả hai đời tổng thống ủng hộ gần như tuyệt đối gồm chồng bà cựu Tổng Thống Bill Clinton và đương kim Tổng Thống Obama. Bà cũng được xem là được lòng cộng đồng quốc tế, sẽ dễ dàng làm việc một khi trở thành Tổng Thống. Nhiều đồng minh lẫn kẻ thù của Hoa Kỳ sẽ vui mừng nếu bà được chọn, thậm chí nhiều nhân vật thế lực nhất trên chính trường Hoa Kỳ cũng tuyên bố ủng hộ cho bà. Clinton bất nhất? Tuy nhiên đứng ở góc cạnh công dân Hoa Kỳ, những người đang sinh sống tại Hoa Kỳ, những điều bà Clinton đang sở hữu hoặc đang được ủng hộ, chưa chắc sẽ bỏ phiếu chọn bà, vì tuy có nhiều lợi thế nhưng bà cũng có nhiều tiêu cực khiến cho bà sẽ trở nên chật vật hơn khi đối đầu với ông Donald Trump. Bà bị đánh giá chỉ là lặp lại những chính sách trước đó mà chồng bà hay Tổng Thống Obama đang thực hiện, hoàn toàn không có một hướng đi mới. Bà bị xem là bất nhất trong quan điểm, điển hình là hiệp ước TPP. Trước đó bà khẳng định ủng hộ cho hiệp ước này. Tuy nhiên khi đối diện với làn sóng chỉ trích lên cao, nhất là những người ngay trong đảng Dân Chủ, bà lât đật đòi xét lại các nguyên tắc của hiệp ước này, thậm chí còn có ý định hủy bỏ hoàn toàn nếu áp lực tiếp tục gia tăng. Bà cũng được dân chúng đánh giá là quá nhân nhượng thậm chí thỏa hiệp với Trung Quốc, khiến cho Hoa Kỳ bị thiệt hại khá nhiều trong cán cân mậu dịch giữa hai nước, đặc biệt là người dân không tin bà Clinton có bản lãnh để đương đầu với Trung Quốc trong các xung đột về chính trị, quân sự và cuộc chiến mạng. Ngoài ra điều quan trọng là người dân lo ngại vấn đề sức khỏe của bà. Nhiều người không tin rằng bà Clinton có đầy đủ sức khỏe để chống chọi trong nhiệm kỳ đầu tiên 4 năm. Nếu lỡ giữa nhiệm kỳ xảy ra vấn đề sức khỏe, chắc chắn Hoa kỳ sẽ rơi vào một cơn khủng hoảng trầm trọng. Chia rẽ vì Trump Trong khi đó bên đảng Cộng Hòa, ông Trump được đánh giá nhiều tiêu cực hơn bà Clinton. Việc thắng quyền đề cử trong đảng của ông Trump đã khiến cho đảng Cộng Hòa bị chia rẽ trầm trọng. Ông bị xem là người không hiểu những vấn đề chính trị, nhất là việc lãnh đạo một quốc gia đứng đầu thế giới như Hoa kỳ, không giống như quản lý một công ty. Ông bị xem là người đàn ông xấu tánh vì những phát ngôn "động trời", từ chuyện chê bai phái nữ, gọi những người nhập cư lậu từ Mexico là những kẻ buôn ma túy, từng nói xấu phụ nữ trong quá khứ, luồng lách việc đóng thuế bằng cách khai phá sản, và mới đây nhất, trong cuộc tranh luận lần thứ hai, ông còn đòi bỏ tù bà Clinton một khi ông đắc cử tổng thống. Ông bị chê là "láu cá vặt", khi dùng tiền của quĩ tranh cử, mua lại những cuốn sách của ông viết, rồi tặng lại những người ủng hộ, "bắt" cơ quan mật vụ phải trả tiền máy bay "phí" cho ông, khi cơ quan này phái nhân viên bảo vệ cho ông trong thời gian tranh cử (cơ quan mật vụ phải chi trả lên đến 1.6 triệu Mỹ kim, khi nhân viên mật vụ lên máy bay riêng của ông để bảo vệ cho ông), và tự cho là mình "thông minh" khi dùng thủ thuật lách thuế, mà không xem đó là hành động thiếu trách nhiệm của một công dân. Tuy nhiên đứng ở góc cạnh khác mà nhìn, rõ ràng ông Trump đang là biểu tượng cho sự đòi hỏi thay đổi mạnh mẽ từ đảng Cộng Hòa nói riêng và công chúng Hoa kỳ nói chung. 8 năm dưới thời tổng thống Obama, tuy ông Obama có nhiều di sản tốt để lại trong hai nhiệm kỳ của ông, nhưng rõ ràng ông đã thất bại trước hai vấn đề. Thứ nhất là nền kinh tế vốn bị khủng hoảng từ đầu nhiệm kỳ của ông, và đến nay không khá hơn được bao nhiêu, việc làm vẫn chảy ra nước ngoài, ông không thúc đẩy được sáng tạo mới để làm đòn bẩy cho nền kinh tế. Ai sẽ là tổng thống Mỹ? Thứ hai suốt 8 năm, ông chỉ rút quân ra khỏi những điểm nóng, mà không có một cuộc chiến mới nào, thậm chí sự trỗi dậy của ISIS hay ISIL, tại Syria và Iraq ông chỉ cho phép mở các trận không tập mà không chính thức đưa quân đội trực tiếp tham gia dưới mặt đất để hổ trợ cho các đồng minh, khiến cho tư thế quân sự hùng mạnh của Hoa kỳ đã trở thành "què quặt" trong mắt của Nga, Trung Quốc và cả các đồng minh trong lực lượng NATO. Chính vì những điều này mà công chúng Hoa kỳ muốn có sự thay đổi, do đó những phát biểu quyết liệt của ông Trump đã gợi đúng tâm lý của công chúng nói chung và cử tri đảng Cộng Hòa nói riêng, dẫn đến việc các lãnh đạo đảng Cộng Hòa đã thất bại trong việc lật đổ ông hôm đại hội đảng vừa qua. Cử tri của đảng chọn ông Trump như một lời cảnh cáo đến các lãnh đạo đảng áp lực đảng này phải thay đổi cách hoạt động. Ông được mô tả là hoàn toàn không có quan hệ nhiều với Washington. Đây là yếu điểm nhưng cũng là lợi điểm của ông, vì ông sẽ làm việc thẳng tay hơn không có nhân nhượng thỏa hiệp vì những liên hệ chằng chịt như bà Clinton. Tóm lại dân chúng Hoa Kỳ vẫn đang do dự trước hai ứng cử viên. Còn gần một tháng nữa là đến ngày bầu cử 8 tháng 11, trong khi bà Clinton không còn gì để tấn công ông Trump ngoại trừ hồ sơ thuế, những "vấn nạn" về đàn bà của ông Trump. Trong khi ngược lại ông Trump còn quá nhiều điều để tấn công bà Clinton để giảm uy thế của bà, vì bà Clinton vừa phải bảo vệ cho chính bà, bảo vệ cho chính sách của ông Obama, và còn bảo vệ cho quá khứ của ông chồng, chưa kể đến các hồ sơ khác như Clinton Foundation, vụ Benghazi. Chính trường Hoa kỳ còn nhiều biến động, và trong lịch sử chỉ duy nhất thời của cố Tổng Thống Reagan và Bush cha, là một đảng nắm 3 nhiệm kỳ, không biết bà Clinton có lập lại lịch sử hay không? Chờ xem.
Thế vận hội năm 1972 và World cup năm 1974 đều được tổ chức tại Munich. Đội tuyển Đức đã đoạt Cúp Vàng tại sân vận động nhà. Thành phố Đức, nói chung Âu Châu về kiến trúc hơi giống nhau, nhưng mỗi nơi có những nét đặc thù riêng về sinh hoạt .
Munich trong cơn sốt World Cup
Thành phố München có từ thời thượng cổ, địa danh nầy khởi đầu bằng những dòng tu, tu sĩ gọi là Mönch. Tên gọi München là nguồn ngốc chữ Mönch là tu sĩ, tiếng anh gọi là Munich. Năm 1369 dân số chỉ 10.000 người, thời cận đại năm 1504 có 13.550 người... Trải qua 30 chiến tranh từ năm 1618 đến 1648 sau đó theo chính thể chuyên chế, rồi qua các triều đại vua chuá. Năm 1700 dân số tăng lên 24.000 cho đến đầu thế kỷ thứ 19 dân số tăng lên 500.000, Hiện nay hơn 1 triệu 305 người : 60% theo đạo Thiên Chúa giáo La Mã, 20% Tin Lành, Cộng đồng Do Thái còn lại 8000 người, Người ngoại quốc đông nhất là Thổ Nhĩ Kỳ là 43.309 người, Croatia 24.866 người, Serbia 24.439 người (2 quốc gia nầy trước kia là Nam Tư- Yugolavia), Hy lạp 22.486 người, Áo 21.411 người, Ý 20.847 người. Cộng đồng người Việt Nam thuộc thiểu số hơn 5000 người, trong số đó có những người đi từ các nước Đông Âu trước đây đi lao động xã hội chủ nghiã trả nợ chiến tranh, trong khối cộng sản gọi là “tường nhân” sang xin tị nạn hay làm khách thợ. Munich có diện tích là 70.549 km2 có dòng sông Isar dài 13 km 7 tạo cho thành phố thêm thơ mộng và tươi mát . Vươn lên từ chiến tranh Đệ nhị thế chiến 1939-1945 Munich bị tàn phá hơn 50 % hứng chịu 2000 tấn bom, hơn 6000 người chết, bị thương hơn 15.000 người cho đến ngày 30.4.1945 sư đoàn 7 bộ binh Hoà Kỳ tiến vào giải phóng khỏi quân Đức Quốc xã Hitler. Những di ích lịch sử còn lại các nhà thờ cổ như nhà thờ Đức bà thế kỷ thứ 15, nhà thờ St. Michaels thế kỷ thứ 16 . Hiện nay Bảo tàng viện Munich với 50 phòng lớn nhỏ khác nhau trưng bày hơn 28.000 vật thể qua các ngành từ biển tới không gian, nơi đây còn tưng bày chiếc bom bay V2 trước năm 1945 đã từng làm cho Anh quốc mất ăn mất ngủ Các loại xe BMW, xe tải hiệu Man, sản xuất tại Munich là thành phố của kỹ nghệ, nghệ thuật và du lịch giàu nhất phiá nam nước Đức thuộc tiểu bang Bayern, tiếng Anh gọi là Bavaria. Thành phố nầy đã cho thế giới hai người ác và thiện, Người ác đó là độc tài Hitler gốc người Áo, thời thiếu niên ông ta sang Munich lập nghiệp và là người đã gây nên thế chiến thứ hai, giết hơn 6 triệu người Do Thái... Người thiện đó là Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Ngài từng là tổng Giám Mục giáo phận München Preising. Chúa nhật ngày 10 tháng Chín tới ngài sẽ trở lại thăm Munich lần đầu sau khi lên chức Giáo Hoàng. Mặc dù sân vận động cũ sử dụng năm 1974 còn tốt bảo đảm an toàn, tu sửa quanh năm. Nhưng chính quyền thành phố muốn phát triển thêm. Ngày 21.10.2001 đã trưng cầu dân Ý, có nên xây thêm vận động cho World Cup 2006 không đã được 2/3 cử tri đồng ý. Tất cả 10 dự án gởi đến tham dự, nhưng chỉ chọn dự án của hai kiến trúc sư người Thụy sĩ Jacques Herzog và Pierre de Meuron. Sân nầy xây từ ngày 21.10 2001 đến 30.5.2006 khánh thành. Nhờ tinh thần thể thao của người Đức cao, ở Munich năm 1896 đã có hội banh “Terra Pila” là tiền thân của hội FC Bayern München. Đội tuyển của Đức đã đoạt giải vô địch thế giới Fussball Welmeister 3 lần. Lần thứ nhất năm 1954, thứ nhì 1974 và lần thứ 3 năm 1990 . và 3 lần giải vô địch Âu Châu Fussball Europameister các năm 1972,1980,và 1996. Du khách đến Munich thường uống thử beer Munich, nổi tiếng nhất thế giới. Tôi không chủ quan hay ca tụng về thành phố tôi đã sống hơn 26 năm, nhưng du khách đến đều không thể quên hương vị beer nơi nầy. Bởi vì nơi đây có truyền thống chế biến beer lâu đời, nhờ nguồn gốc giếng nước và bí quyết riêng. Hội bia Tháng Mười Hàng năm có Hội Beer tháng mười Octoberfest (tuần cuối của tháng 9 và tuần đầu của tháng 10 trong 14 ngày đã có hàng triệu du khách đến để vui chơi lễ hội nầy. Người ta khó quên ngày 26.9.1980 bọn khủng bố đã đặc bom làm chết 23 người và 218 người bị thương. Beer Munich có hơn 300 loại, so với nước Đức có hơn 5000 loại khác nhau, mỗi địa phương đều có hảng chế biến beer theo tiểu công nghệ. Beer có nhiều loại beer vàng, đen và đục gọi là Weissenbeer nồng độ rượu khoảng 5,2% ngoài ra các hảng beer chế theo từng muà như beer tháng 5, tháng mười và Giáng sinh. Uống beer phải sử dụng các loại ly, lớn nhỏ bằng sứ hay thuỷ tinh. Hội beer tháng mười người ta bán ly lớn 1 lít có quai cầm gọi là Mass. Beer chưá trong thùng gỗ sồi hay bằng nhôm dung tích từ 25 lít đến 100 lít Chính phủ Đức công nhận beer là thức uống dinh dưỡng, ở đâu cũng có bán beer và uống beer không giới hạn như ở Hoa Kỳ. Vào muà hè có những vườn Beergarten rộng lớn chưá trên vài ba ngàn người, Những hãng beer có truyền thống lâu đời nhất như Augustine năm 1328, Franzikaner năm 1363. Spaten năm 1397, Lövenbräu 1383 hãng nầy có chi nhánh bên Mỹ nhản chai beer màu xanh da trời có hình con sư tử, Paulaner năm 1634, Hofbräuhaus năm 1589 tại trung tâm Marienplatz khu nhà cổ có Restaurant Hofbräu, du khách thế giới thường đến đây để thưởng thức đặc sản như dồi tươi trắng, đùi heo nướng. tôi đã gặp những đoàn người Việt du lịch từ Hoa Kỳ đến đây. Giới hâm mộ thể thao, các cô cũng uống beer như thanh niên, khác với đàn bà Việt Nam mình không uống beer nơi công cộng. Vấn đề an ninh được cảnh sát Đức trong mùa tranh giải chú tâm rất nghiêm minh. Riêng thành phố Munich hơn 40.000 cảnh sát sử dụng cả máy bay trục thăng để kiểm soát không phận, trước khi vào đến sân vận động, hay khu trực tiếp truyền hình trận đá ngoài trời, đều bị rà xét trong người, vật gì nguy hiểm như ly bằng chai, hộp đậu phộng, chai nước suối cũng phải bỏ lại không được phép mang vào. Nhóm người nghi ngờ là hooligan hay Nazis bị cảnh sát theo dõi, nếu có hành động nào phá họai bị còng tay lập tức . Người ta uống beer để giải khát, vui chơi nhảy muá, ca hát trường hợp đánh nhau rất ít xảy ra, nếu có thì được ngăn chận người vi phạm bị phạt ghi hồ sơ. Tin thần thể thao Qua những trận đấu như: Brazil thắng Úc ở sân vận động Munich vé bán hết, ngoài ra còn hơn 10.000 Fan đến từ Brazil mở tiệc mừng nhảy Samba trên đường phố Leopold khu đại học.Tinh thần thể thao của người Đức hay người ngoại quốc nói chung ở đây lên cao, Ở nhà ai cũng có Tivi nhưng xem một mình không vui nên, người ta không phân biệt đội nhà hay quốc gia khác, buổi chiều có đá banh hàng chục ngàn người về Olympiapark để cùng xem trực tiếp chiếu các trận trên. Trận đấu giữa Úc và Brazil rất vui, người Đức đều ủng hộ cả hai đội như nhau, Họ vổ tay tán thưởng lần tấn công, những đường banh hay đẹp. Thành phần phản chiến về chiến tranh Iraq không mấy cảm tình với đội Mỹ đá với Ý, nhưng khi nhìn thầy cầu thủ Ý đánh cùi chỏ cầu thủ Mỹ bị thương máu chảy, họ la ó phản đối việc chơi xấu, hân hoan khi trọng tài rút thể đỏ đuổi cầu thủ Ý ra khỏi sân cỏ . Sau đó hai cầu thủ Mỹ bị thẻ đỏ cùng số phận ra sân, khán giả tỏ ra thương hại, cho đội banh Mỹ phạm lỗi kỷ thuật Để đáp ứng nhu cầu cho giới hâm mộ đá bóng, không thể mua vé vào xem trong sân vận động Chính quyền cho phép làm thêm truyền hình lớn 45 m2 trực tiếp chiếu trận đá cho hơn 35.000 fan. Ở Couberinplatz, (Olympic khu thế vận hội 1972). đội Đức áp dụng lối đá đồng nhất, tấn công nhanh chớp nhoáng, ngay từ những phút đầu tiên Thụy Điển hoàn toàn bị lúng túng, cầu thủ Podolski ghi được hai bàn thắng, giúp đội nhà vào vòng 8 đội mạnh nhất. 90 phút hào hứng ở trong sân vận động với tiếng cổ võ reo hò của khán giả, hàng ghế danh dự có nữ thủ tướng Angela Merkel tham dự. Chấm dứt trận đấu nhưng dư âm kéo dài cho tới nưả đêm, từ trạm tàu điện ngầm U6 Fröttmaning đến khu đại học đường Leopold, Marianplatz (city center) các toa tàu đầy người, không còn chổ chen chân, trên 200.000 người với tiếng trống, tiếng kèn van dội . Đoàn người diễn hành cầm cờ Đức ca hát „óle óle .. nước Đức thắng.. chúng ta đến Berlin, Anh sẽ về nhà… ”. Họ vui mừng đã thắng đội Thụy Điển và trận kế tiếp chiều thứ 6 ngày 30.6 sẽ thắng Argentia để đến Berlin thủ đô trong ngày chung kết mùng 9 tháng 7, với hy vọng Đức vô địch World cup năm 2006. World cup 2006 đã đem lại cho thành phố Munich ồn ào ,nhộn nhịp như tăng thêm sức sống. Đầu tháng 6 thời tiết ở Đức còn mưa và gío lạnh, nhưng trước ngày khai mạc trời nắng ấm, du khách các nơi tấp nập tới Munich, Hotel không còn chổ trống, xe cộ nhiều hơn làm kẹt đường phố. Ở Đức buôn bán thường mở cửa thứ 2 đến thứ 7, từ 9giờ 30 đến 20 giờ Nhưng mùa tranh giải World cup, trung tâm buôn bán mở cưả cho đến 22 giờ, cả ngày Chúa nhật. Người Đức hân hoan chào mừng du khách từ khắp nơi trên thế giới với câu : Wir begrüßen die Gäste aus aller Welt herzlich zur Fußball- WM“. Tuy nhiên thiểu số khách đến từ Anh, Ba lan .. thuộc nhóm „hooligan“ quậy phá, gây mất trật tự công cộng đã bị cảnh sát giải tán, phạt tiền và mời ra khỏi thành phố không được tham dự, dù đã mua vé. Nhờ cảnh sát, cũng như hội chữ thập đỏ lo vấn đề cấp cứu, đã ngăn ngưà vấn đề tai nạn xảy ra, đáp ứng nhu cầu tốt đẹp 24/24 giờ. Trên Tivi chỉ trực tiếp phát hình các trận đấu hào hùng, không thể chiếu hết sinh hoạt của ngày „Hội đá bóng“. Rợp bóng cờ đen đỏ vàng, giới trẻ thố lộ niềm vui và sự hoà đồng với cộng đồng thế giới. Đã 18 lần tổ chức World cup, đây là lần thứ hai được khai mạc tại Munich, có thể chờ thêm nửa thế kỷ, hay lâu hơn để được tổ chức lần thứ ba. Bởi vì các quốc gia trên thế giới đều phát triển về đá bóng, bốn năm tổ chức một lần FIFA phải chia cho các quốc gia khác tổ chức. Sân vận động thành phố Munich đã được tất cả sáu lần tranh đấu . Nên mọi người đều bỏ thì giờ, tiền bạc để thưởng thức ngay tại quê hương mình không cần phải đi xa. Tinh thần thể thao của người Đức rất cao, có thể nói là say mê một cách điên cuồng (verrückt) nhưng không cá độ như ở Việt Nam, vào sở làm việc không ai bàn đến bên lề ngày hội . Munich còn một ngày sôi động vào ngày Năm tháng 7 tới.
Thời sự giáo dục Việt Nam mới đây thu hút chú ý của công luận sau khi có một số ý kiến trái chiều nhau về việc có nên hủy bỏ hệ thống trường chuyên lớp chọn là sản phẩm từ thời bao cấp, hay tiếp tục duy trì, đổi mới, hoặc thậm chí bán hệ thống này cho khu vực tư nhân.
Trường chuyên VN: Đổi mới giáo dục là ''cách giải quyết cơ bản hơn''
Bốn nhà quan sát làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phản biện xã hội của Việt Nam nhân dịp này đưa ra phân tích, nhận định với BBC News Tiếng Việt về thực chất vấn đề giáo dục Việt Nam qua câu chuyện trường chuyên, lớp chọn và nên làm gì mô hình này. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ (Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư): Tôi nghĩ đây là một trong nhiều vấn đề ‘nóng’ của giáo dục. Dự luận băn khoăn về mô hình trường chuyên, lớp chọn trong tình hình hiện nay là không còn phù hợp, cần phải thay đổi. Các nhà nghiên cứu đang có ý kiến khác nhau trên kênh truyền thông chính thống. Có ba luồng là thứ nhất loại bỏ mô hình này ngay, có thể ‘bán cho tư nhân’ vì chứa đựng nhiều tiêu cực, thậm chí bất công, phân biệt giàu nghèo; hai là thay đổi thận trọng vì ‘đâu cũng có tiêu cực’, ‘không nên cực đoan’ mà cần nghiên cứu để có chính sách phù hợp và ba là giữ nguyên, vì nhiều nơi nó vẫn phát huy tốt, khi phân biện người giỏi, có năng khiếu với số ‘bình thường’. Theo tôi, ý kiến đa chiều là cần thiết để làm sáng tỏ vấn đề và cần được tôn trọng. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Ánh (đang làm việc tại một đại học ở Hà Nội): Theo tôi, có sự hiểu biết không thấu đáo về nhu cầu giáo dục, hiểu nhầm về tiêu chí lựa chọn vào trường Amsterdam. Amsterdam cấp hai là trường bán công, khác xa trường Amsterdam cấp ba cả về chất lượng và đầu tư của nhà nước và Sở Giáo dục lại cấm thi vào trung học cơ sở dưới chiêu bài giảm tải cho học sinh trong khi nhu cầu quá lớn, dẫn đến nhà trường phải xét theo học bạ, dẫn đến học sinh muốn vào phải toàn điểm 10, gây nên sự phẫn nộ cho công chúng. Ngoài ra phải tính đến cả yếu tố ghen tị của công chúng, những người không bao giờ có cơ hội cho con vào trường chuyên như trường Amsterdam… đã gây nên sự tranh cãi hoàn toàn lệch lạc như vừa qua. Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn (Austin, Texas, Hoa Kỳ): Tranh luận sôi nổi, thậm chí đối đầu kịch liệt, chưa ngã ngũ! Một phần bởi bài viết “gây mồi tranh luận” của PGS.TS Nguyễn Đức Thành bản chất là bàn về chính sách “trường chuyên lớp chọn” (trên toàn hệ thống giáo dục phổ thông, từ lớp 1 tới lớp 12), nhưng phân tích cái được cái mất, mổ sẻ căn nguyên chưa đủ tính hệ thống ( để từ đó bàn về giải pháp) , thì đã có “khuyến cáo nóng”: Bán “trường chuyên Amsterdam ở “vị trí vàng” của Hà Nội cho tư nhân! Trong bao năm qua, đã có tình trạng một số nhóm thủ lợi ở một số ngành chủ ý “dìm hàng” chất lượng cơ sở dịch vụ công tiến đến hợp thức hóa việc “chuyển đổi công-tư” khối tài sản công giá trị có thương hiệu và chỗ đứng hàng đầu trên thị trường, nên gặp phải ý kiến “bán trường Amsterdam cho tư nhân”, không khỏi một số độc giả rất “dị ứng”! Bàn về vấn đề này, trước hết, cần định hình rõ đối tượng là chính sách “trường chuyên lớp chọn” trong song song tồn tại trong khu vực giáo dục công, ở tất cả các cấp phổ thông, từ phạm vi nhỏ (lớp chọn của một khối lớp của một trường) tới trường chuyên (của tỉnh, khu vực, quốc gia). Đánh giá chính sách này, vào thời điểm này là cần thiết! Bởi giáo dục đang đứng trước bước ngoặt lớn thay đổi về mục tiêu đào tạo và cách tổ chức đào tạo. Công nghệ thông tin và kho kiến thức nhân loại đổi mới và cập nhật từng giây! Trí tuệ nhân tạo đang tạo sự thay đổi gốc rễ về phân công lao động, việc làm trên phạm vi toàn cầu. Đào tạo, giáo dục con người thích ứng với sự thay đổi này, cả ở hệ phổ thông, tới đại học, sau đại học, đều phải có sự điều chỉnh. Chính sách “trường chuyên lớp chọn”, cũng như chính sách giáo dục phổ thông nói rộng ra, theo tôi cần được phân tích từ góc độ: Thứ nhất là quyền của trẻ được tiếp cận giáo dục cơ bản công bằng, toàn diện trong môi trường toàn cầu hóa và thị trường việc làm tương lai đang có những thay đổi sâu sắc tận gốc rễ . Thứ hai là nguyên tắc công bằng và hiệu quả cao nhất cho cho xã hội trong đầu tư công; và thứ ba là đóng góp cho sự lành mạnh hóa, minh bạch hóa, vai trò của giáo dục công, giải trình trách nhiệm của đầu tư giáo dục công, và vẫn đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường đào tạo đáp ứng với nhu cầu toàn cầu hóa. Ngoài trường chuyên Amsterdam ở Hà nội, cần thêm các trường hợp điển hình khác phản ánh toàn hệ thống trường chuyên lớp chọn, từ lớp 1 đến lớp 12 làm bằng chứng thực tế. Như vậy, tranh luận xã hội về vấn đề này thực sự cần thiết, giúp làm rõ nhu cầu phải đánh giá lại chính sách này trong tình hình hiện nay. Bên cạnh việc Bộ Giáo dục đứng ra tổ chức đánh giá, cần có thêm đánh giá từ các tổ chức độc lập, ngoài nhà nước, phi lợi nhuận. Có bất bình đẳng xã hội? Gần đây, mở rộng vấn đề ra hơn, có ý kiến cho rằng không chỉ trường chuyên, lớp chọn, mà còn nhiều khía cạnh khác trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam như trường tư, du học tại chỗ, du học nước ngoài có thể có vấn đề nào đó thể hiện tính bất hợp lý, sự thiên lệch, hay bất bình đẳng xã hội thông qua giáo dục, về vấn đề này, các nhà bình luận cho biết quan điểm của mình: PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Có nhiều vấn đề liên quan. Ở đây, tôi nêu một về ‘sự bất bình đẳng’. Sự phân hoá giàu nghèo có nhiều nguyên nhân, nhưng khó tránh khỏi trong cơ chế chuyển đổi sang thị trường. Bởi vậy, tăng sự lựa chọn cho nhiều đối tượng phụ huynh và học sinh là cần thiết để hướng tới đảm bảo quyền học tập và dân chủ hoá trong giáo dục. Mô hình này là một sự lựa chọn có điều kiện phải loại bỏ những hiện tượng tiêu cực, có các chế tài cần thiết để quản lý và hỗ trợ học sinh tài năng có hoàn cảnh khó khăn… PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh: Giáo dục chỉ là một phần của xã hội. Rõ ràng xã hội Việt Nam có nhiều chính sách cổ suý cho bất bình đẳng như ưu tiên lý lịch, bắt đóng học phí hay ngay cả chuyện yêu cầu phụ huynh “đóng góp tự nguyện” khi cho con vào trường, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, chạy chọt cửa sau rất phổ biến trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, Bất bình đẳng trong giáo dục là điều đương nhiên. Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn: Thị trường giáo dục Việt Nam hiện nay là một thị trường méo mó về cấu trúc và lệch lạc về chức năng vận hành. Công tư lẫn lộn, thật giả lẫn lộn. Rất khổ cho học sinh và cha mẹ, tốn kém cho xã hội, và nguồn lực chảy thoát ra ngoài Việt Nam rất lớn. Cái bất hợp lý thứ nhất, là nhà nước Việt nam, đầu là Bộ Giáo dục, đã không có chiến lược rõ ràng tạo nên một thị trường giáo dục đào tạo đảm bảo sự có mặt đầy đủ và bình đẳng giữa ba chủ thể trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa. Đó là: Công, tư, nhân đạo phi lợi nhuận. Ba chủ thể này có chức năng riêng biệt, trách nhiệm đặc thù, và cơ chế vận hành riêng. Điểm mạnh, điểm yếu của mỗi chủ thể do đó cũng rất riêng, nhưng cùng tồn tại để bổ xung cho nhau tạo nên sự đáp ứng đa dạng, phong phú với các yêu cầu thực tế của thị trường giáo dục đào tạo trong sự vận động biển đổi không ngừng theo hướng chất lượng, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thời đại. Bộ Giáo dục đã để kéo dài tình trạng không có chủ thể nhân đạo, phi lợi nhuận làm giáo dục trong chính sách giáo dục quốc gia! Trong khi thừa nhận và tạo điều kiện cho sự hình thành các cơ sở giáo dục tư nhân mang tính thương mại. Cái bất hợp lý thứ hai là các chính sách thúc đẩy thương mại hóa hệ thống giáo dục công, dưới tiêu đề “xã hội hóa giáo dục” và “tự chủ một phần tài chính” ở các cơ sở công. Thực chất, thúc đẩy ngày càng tăng sự đóng góp của cha mẹ học sinh trong khi ngân sách cho giáo dục vẫn tiếp tục tăng. Thậm chí, “xã hội hóa” là tạo môi trường hợp pháp để cho các doanh nghiệp sử dụng giáo dục công làm môi trường kinh doanh. Mà trường hợp “chương trình sữa học đường” là một ví dụ điển hình về công nghiệp sữa núp danh y tế dự phòng để dùng hệ thống trường công là nơi thu tiền ngân sách cùng với thu tiền cha mẹ buộc mua sữa cho trẻ uống, bất kể nhu cầu thực tế của trẻ. Còn cái bất hợp lý thứ ba theo tôi là chính sách giáo dục đang bị “lèo lái” bởi các thế lực thủ lợi, biến giáo dục công thành thương mại hóa. Từ “đổi mới chương trình đào tạo”, “in sách giáo khoa”, tới “sữa học đường”… Trong sự thương mại hóa đó, nguồn lực công bị mất vào tư nhân, và thúc đẩy chi phí giáo dục xã hội sang hướng tư nhân hóa, khiến chi phí giáo dục ngày càng tăng và ngày càng không hiệu quả. Thậm chí, sản phẩm giáo dục bị lệch lạc về phương hướng. Nay cần phải làm gì? Khi được hỏi để giải quyết thỏa đáng, căn cơ những vấn đề mà công luận quan ngại liên quan trường chuyên, lớp chọn và mô hình này lâu nay thì cần phải làm gì, các ý kiến nói với BBC: PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Bùng nổ giáo dục trong thời gian vừa qua có vẻ như mất kiểm soát bởi cơ chế quản lý giáo dục đã lạc hậu và bất ổn. Để ‘tháo gỡ’ có hiệu quả trước hết phải trả lời câu hỏi hệ thống quản lý giáo dục cần thay đổi như thế nào trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường. Nguyên tắc là hay tăng tính tự chủ cho các cơ sở đào tạo phải có điều kiện về sử dụng cơ sở vật chất, chi phí, chất lượng giáo dục theo quy trình chuyên môn và cơ chế kiểm tra, giám sát và các chế tài tương ứng. Mô hình trường chuyên lớp chọn là một trong những đối tượng điều chỉnh của cải cách hệ thống quản lý. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh: Tự nhiên sinh ra con người có những khả năng khác nhau, xuất thân lại càng bổ sung thêm sự khác biệt ấy. Vì vậy, việc phải có những hệ thống giáo dục khác nhau phù hợp với khả năng của học sinh là đương nhiên. Chỉ khi con người được đào tạo phù hợp với khả năng của mình thì mới có thể đóng góp hiệu quả cho xã hội. Vì thế trường chuyên, lớp chọn trên toàn thế giới đều có, cả ở hệ thống công và tư. Việc duy trì hệ thống này là đương nhiên, nhất là với quốc gia hiếu học như Việt Nam. Điều cần làm là thay đổi cách tuyển chọn đầu vào, cách dạy và học nhằm phát huy hết năng lực của học sinh, tránh chạy theo thành tích như điểm số, thi cử… mới là điều cần thiết. Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn: Trước hết, tôi cho rằng cần chữa “căn nguyên gây bệnh” của hệ thống giáo dục. Biểu hiện của bệnh là thứ nhất chạy theo thành tích háo danh- Mà thành tích gắn liền với tạo uy danh của người lãnh đạo hệ thống; và thứ hai là chính sách bị lèo lái bởi các nhóm thủ lợi thương mại; Căn nguyên của háo danh, là bởi lựa chọn người lãnh đạo hệ thống háo danh, tồn tại tình trạng mua quan bán chức. Để tồn tại môi trường thuận lợi, thiếu minh bạch và giải trình trách nhiệm, khiến các doanh nghiệp thủ lợi dễ dàng đầu tư kiểu “Một đập lên quan” vào môi trường phát triển chính sách giáo dục. Kết quả lãnh đạo hệ thống thực chất là kẻ cầm cờ cho nhóm thủ lợi thương mại giáo dục. Căn nguyên hai, là thiếu giám sát đánh giá độc lập. Vấn đề này nói nhiều, mà vẫn không thực hiện, bởi chính các nhóm thủ lợi can thiệp. Căn nguyên ba là không có được hành lang pháp lý tạo thị trường giáo dục đào tạo lành mạnh tồn tại ba chủ thể: Công, tư, nhân đạo phi lợi nhuận; Căn nguyên thứ tư là xây dựng chính sách giáo dục chưa đảm bảo tôn trọng quyền học tập suốt đời của con người. quyền được hưởng phúc lợi đào tạo công bằng của các trẻ thơ. Luật ngân sách đầu tư giáo dục công không đảm bảo yêu cầu minh bạch, giải trình trách nhiệm, và hiệu quả đầu tư công. Chữa bốn căn nguyên đó, bắt đầu bằng việc định hướng làm chính sách giáo dục công, là đảm bảo sự công bằng cho việc đạt được cơ hội đào tạo, giáo dục cơ bản làm người trong xã hội Việt nam, với kiến thức, kỹ năng, thái độ, niềm tin cơ bản, ai cũng có cơ hội như nhau, trước khi đủ 18 tuổi tự quyết định đường đi tiếp theo của mình. Như thế giáo dục từ 1000 ngày đầu đời tới 18 tuổi, tức giáo dục cho trẻ em, với độ tuổi trẻ em dưới 18 tuổi, thì giáo dục công phải thực hiện chức năng này. Trong sự phối hợp với tư và phi lơi nhuận. Chương trình đào tạo, cách tổ chức, sẽ không có trường chuyên, lớp chọn. Mọi trường công phải được đầu tư theo định hướng công bằng, không phải cào bằng. Như thế, chương trình giáo dục căn bản, phổ thông, là áp dụng cho tất cả. Thị trường vẫn có thể cần đến những đào tạo chuyên sâu. Đó là khu vực để cho các chủ thể tư nhân, hay nhân đạo phi lợi nhuận trong giáo dục đào tạo. Không còn chính sách, chế độ riêng cho khối trường chuyên lớp chọn trong khu vực công, thì tức khắc hệ thống sẽ tự điều chỉnh. ‘Phải đi từ gốc rễ’ Tiến sỹ Mai Thanh Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) từ Hà Nội nêu quan điểm: Tôi xin nêu chung ở sau đây phần trả lời cho các câu hỏi chung ở trên như sau. Thứ nhất, tôi cho rằng thực ra, trường chuyên lớp chọn chỉ là một trong nhiều vấn đề đang được đặt ra trong ngành giáo dục hiện nay. Vấn đề đó đương nhiên cần được quan tâm giải quyết, nhưng theo tôi, đó chưa phải là vấn đề cấp bách nhất. Còn có những vấn đề khác then chốt hơn, mà nếu giải quyết được thì sẽ có câu trả lời cho chuyện trường chuyên lớp chọn. Gốc gác của vấn đề hiện nay có ba “rễ” chính: triết lý giáo dục, trọng tâm của giáo dục phổ thông, và mục đích phát triển con người. Giải quyết được ba vấn đề đó, sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi về “trường chuyên lớp chọn”. Tiếp theo, về các luồng ý kiến tranh luận hiện nay, tôi thực sự không thấy bên nào có đủ căn cứ hay số liệu thống kê tin cậy để bảo vệ quan điểm của mình là “Nên” hay “Không nên” duy trì mô hình trường chuyên lớp chọn. Muốn đánh giá một mô hình giáo dục cần phải dựa vào hiệu quả xã hội mà nó mang lại. Mô hình trường chuyên lớp chọn dựa vào ngân sách nhà nước tồn tại ở Việt Nam đã từ rất lâu và đến nay đã “xuất xưởng” hàng vạn học sinh. Đã có bao nhiêu nhà khoa học, bao nhiêu văn sỹ, chính trị gia… trưởng thành từ những “lò luyện” đó; họ đã tác động đến đời sống xã hội như thế nào; so với mức đầu tư, hiệu suất thể hiện qua số liệu đó là cao hay thấp? Lưu ý rằng, đây là ĐẦU TƯ CÔNG, và việc đánh giá hiệu quả hay hiệu suất là bắt buộc. Cuối cùng, trong xu hướng hiện nay, mức độ xã hội hóa ngày càng cao, việc hình thành ngày một nhiều trường tư cũng là điều dễ hiểu. Sự tham gia của các doanh nghiệp vào thị trường giáo dục là tất yếu, cần thiết, và ngày càng quan trọng. Đối với luồng ý kiến cho rằng có sự thiên lệch, bất hợp lý, bất bình đẳng và thiên lệch trong giáo dục, tôi chắc chắn rằng nó xảy ra phổ biến hơn ở khu vực dịch vụ giáo dục công. Chừng nào ngành giáo dục còn được quản lý theo mô hình quan liêu như hiện nay, tình trạng đó sẽ ngày càng trở nên trầm trọng. Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi một cuộc hội luận của BBC News Tiếng Việt trong tháng 7/2020 về chủ đề có liên quan trên đây.
Nhà nước Việt Nam khó có thể chống tham nhũng trong tình hình thể chế như hiện nay, một nhà hoạt động nói BBC Tiếng Việt trong cuộc hội luận hôm 16/5/2019, trong dịp Đảng Cộng sản đang nhóm họp Hội nghị Trung ương 10 khóa XII.
‘Việt Nam không tự do, làm sao chống tham nhũng?’
TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trở lại sau một tháng vắng bóng Trong khi đó một bình luận khác tại cuộc tọa đàm cho rằng người lãnh đạo chiến dịch "đốt lò" chống tham nhũng này cần nêu gương, đi đầu trong việc công khai về kê khai tải sản. VN níu giữ hay sẽ thay mô hình Xô Viết? 'Lò vẫn cháy' trong một tháng TBT Trọng vắng mặt Bàn tròn BBC về Hội nghị TƯ10, khóa XII của ĐCSVN Việt Nam: Ai có thể là Tổng Bí thư năm 2021? Trước hết, bình luận với Bàn tròn thứ Năm từ London về Hội nghị Trung ương 10 của ĐCSVN diễn ra từ ngày 16-18/5/2019, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói: "Tôi cũng phải nói thẳng ngay là chuyện người ta gọi là chống tham nhũng thực sự là đấu đá nội bộ thôi. Không thể chống tham nhũng ở trong thể chế như thế này. "Trong thể chế mà không có tư pháp độc lập, không có tự do báo chí và tòa án xử theo lệnh của Đảng. "Bản thân bộ máy này đẻ ra tham nhũng, hay nói là cái lò này là lò đẻ ra tham nhũng thì phải vứt cái lò đẻ ra tham nhũng này đi, chứ không phải là đốt những kẻ tham nhũng, bởi vì không bao giờ đốt hết được cả, hết tên này thì nó sẽ sinh ra tên khác. "Cho nên nói một cách thẳng thắn là như vậy. Nhưng việc mà họ xử nhau để mang lại độ tin cậy nào đấy, cái làm người dân tin, thì tôi nghĩ cũng là tốt, không phải là xấu. Tôi ủng hộ việc mà họ xử như thế. "Chống tham nhũng thực sự là đấu đá nội bộ" "Nhưng nhiều khi họ xử, tôi nói như là ông nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, về chủ trương kiểu như thế tôi nghĩ phải xử hết từ chóp bu trở xuớng, bởi vì chủ trương các ông đều hỏng cả, hoặc không chính xác cả. Tôi nghĩ rất khó nói ở đây thực chất nó là gì. Muốn thực chất là phải sửa đổi hệ thống, chống tham nhũng từ chỗ đó." Bình luận về người được cho là dẫn dắt công cuộc "đốt lò" chống tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam từ đầu Đại hội XII của ĐCSVN tới thời điểm này, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói tiếp: "Tôi nghĩ thực sự muốn chống tham nhũng là phải thay đổi những cái ở trong hệ thống, và chỉ thay đổi những cái đó trong một quá trình mà xã hội đang chuyển động như thế này, thì hiện tượng tham nhũng xảy ra là một chuyện bình thường. "Bây giờ muốn để chống tham nhũng về dài hạn là phải thay đổi luật lệ, phải thay đổi cơ cấu của nhà nước và quan trọng nhất là tư pháp phải độc lập và phải có tự do báo chí. Chứ còn tất cả các báo chí đều hô là 'đốt lò', thì ai cũng hoan hô đốt lò, và nhiều báo chí hoan hô đốt lò thì người dân cũng rất là tin," ông Quang A nói. Hình ảnh cuộc họp ngày 14/5, ảnh của Thông tấn xã Việt Nam công bố So sánh với Trung Quốc Từ Hà Nội, nhà văn Nguyên Bình, con gái của nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, chia sẻ góc nhìn tham khảo về Trung Quốc, bà nói: "Trung Quốc cũng quá là một thể chế độc tài, độc đảng thì làm gì mà chẳng tham nhũng. Thế nhưng nhiều nước người ta cũng moi ra việc, chẳng hạn như Hàn Quốc, người ta cũng nói là có những ông bà làm to tham nhũng. Nhưng việc ấy không là phổ biến. "Còn ở Việt Nam thì đây là ông Nguyễn Phú Trọng đứng ra chống tham nhũng, nhưng các cụ lão thành cách mạng đã ra một kiến nghị nói là ông Nguyễn Phú Trọng nói là mình liêm khiết thì phải tự mình đứng đầu làm gương mẫu kê khai tài sản. "Nhưng cuối cùng ông ấy bảo kê khai tài sản lại ảnh hưởng đến quyền riêng tư. Thế là ông không chịu. Thành ra người ta cảm giác là ông Nguyễn Phú Trọng liêm khiết thôi, chứ chứng cớ để nói ông Phú Trọng liêm khiết là gì thì có ai biết đâu. "Việc kê khai ấy nói là kê xong thì đóng vào dấu mật, thế thì kê khai làm gì? Tham nhũng ở Việt Nam có tính chất phổ biến, còn ở các nước thì cứ có tham nhũng thì dù là Tổng thống hay là ai cũng phải bị đi tù. "Vừa rồi ông Phú Trọng có 'bắt được' ông Ủy viên Bộ Chính trị, thì nhiều người cũng hoan nghênh lắm, bảo từ trước đến nay đã ai làm được như thế đâu. Đúng vậy, từ trước đến nay chưa ai làm được, như thế cũng là tốt. Nhà văn Nguyên Bình so sánh công cuộc chống tham nhũng của Việt Nam với Trung Quốc "Thế nhưng mà nói như Tiến sỹ Quang A, thể chế mà đẻ ra tham nhũng thì nó vẫn còn. Cho nên, điều quan trọng nhất là sở hữu nhà nước về đất đai đó, tha hồ mà tham nhũng." So sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc trong công cuộc chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng, nhà văn Nguyên Bình nói tiếp với Bàn tròn BBC: "Chính ra là Việt Nam không học được Trung Quốc một cách tử tế, một cách hẳn hoi. Cũng học nhưng lại học méo mó hơn Trung Quốc nhiều. Tôi nói như cách đây mấy Đại hội ở bên Trung Quốc người ta đã đề ra là Đại hội Đảng bầu ra Ban Kiểm tra & Kỷ luật, tức là Ban Kiểm tra & Kỷ luật ấy ngang hàng với Trung ương. "Bao nhiêu năm nay, Ban Kiểm tra đó rất có uy quyền, nó đã làm được, đã ngăn chặn được nhiều vụ tham nhũng. "Nhưng còn Việt Nam không có hiện tượng như thế, mà chỉ may ra vừa rồi ông Nguyễn Phú Trọng nổi lên, ông cũng có nhiều những biện pháp lôi ra được những ông Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị để ông chống tham nhũng. Nhưng sau này, nếu không có ông Nguyễn Phú Trọng làm được như thế, thì ai làm, mà có cơ chế nào để mà làm được như thế?" bà Nguyên Bình đặt câu hỏi. Cũng hôm 16/5, trong một ý kiến mang tính tham khảo thêm được gửi cho Bàn tròn thứ Năm, nhà báo Phùng Triệu Âm, phóng viên của BBC Tiếng Trung từ Văn phòng tại Washington DC bình luận: "Chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc đã diễn ra được hơn 6 năm. Hơn 440 quan chức cấp cao và cấp trung đã bị hạ bệ. Tháng 12 năm ngoái (12/2018), Trung Quốc tuyên bố rằng chiến dịch chống tham nhũng đã mang lại thành công vượt trội. "Đây là một sự thay đổi lớn trong cách nói. Trong quá khứ, chính phủ thường giữ một giọng điệu rằng rất nhiều việc còn phải làm để trấn áp tham nhũng. Tuyên bố thành công chống tham nhũng có thể có nghĩa là bây giờ ông Tập Cận Bình không phải đối mặt với nhiều thách thức nội bộ và thách thức quyền lực, và bây giờ có thể chuyển đổi sang tập trung cho phát triển kinh tế và tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc." Mời quý vị theo dõi toàn văn Bàn tròn thứ Năm từ London của BBC Tiếng Việt nhân Hội nghị 10, Khóa XII của ĐCSVN nhóm họp từ ngày 16-18/5/2019 tại đây.
Khi sử dụng dấu chấm than, thật sự chỉ có một quy tắc duy nhất: đừng dùng. Dấu chấm câu này đương nhiên là sự thậm xưng!
Thông điệp đằng sau dấu chấm than của ông Trump
Thật vậy, công dụng của dấu chấm than là ở chỗ nó hiếm khi được sử dụng: Cẩm nang Hành văn Chicago chỉ ra rằng 'dấu chấm than chỉ nên dùng hạn chế thì mới có hiệu quả'. Lạm dụng dấu chấm than? Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ có vẻ như rất phóng tay trong việc dùng dấu chấm than. Trong Phòng Bầu dục, dấu chấm than được dùng còn nhiều hơn là các sắc lệnh hành pháp. Kinh hoàng cảnh những người đẹp bị mổ phanh Thế hệ X đang đi về đâu? Những ý nghĩa kinh ngạc đằng sau mũ trùm đầu trắng Theo số liệu thống kê về tài khoản Twitter của Tổng thống Donald Trump thì chỉ tính riêng trong năm 2016 @realDonaldTrump đã đưa lên 2.251 dòng tweet có sử dụng dấu chấm than. Chúng ta có thể xem xét thế này: cứ trong số 100 dòng tweet mà tôi lựa chọn một cách hoàn toàn ngẫu nhiên thì ông Trump sử dụng dấu chấm than 32 lần. Điều đó có nghĩa là có tới 68% khả năng tổng thống Mỹ kết thúc dòng tweet bằng một tiếng hét! Điều gì đang xảy ra vậy? Dấu chấm than từ đâu mà ra và nó đi về đâu? Liệu các dấu chấm than của Tổng thống Mỹ đánh dấu một chức năng mới cho dấu câu này? Liệu dấu chấm than có bị chính trị hóa? Liệu thời điểm này có đánh dấu một thời kỳ mới hay đó chỉ là việc phá bĩnh chính trị bằng ngữ pháp? Như một tên tuổi lớn khác ở nước Mỹ - nhà văn Bill Bryson - đã viết, thì cách dùng kinh điển của dấu chấm than là để 'thể hiện cảm xúc mạnh' chẳng hạn như: 'Cút đi!' hay sự nguy khốn: 'Cứu tôi với!'. Nếu một phần lý do của dấu chấm than là để thay đổi giọng điệu của câu nói thì phần kia lý do là nó giúp giải thoát khỏi nguy khốn. Dấu chấm than có thể cứu mạng người. Cho nên dễ hiểu vì sao các tòa báo lâu nay vẫn xem dấu chấm than là dấu câu "gây kinh ngạc", dấu "gây sửng sốt" hay "dấu thét". Dễ hiểu vì sao các tờ báo lại cổ súy cho dấu chấm than mạnh mẽ nhất. Nguồn gốc lặng lẽ Dấu chấm câu to mồm to miệng này thật ra lại có một nguồn gốc khá lặng lẽ. Vào cuối Thế kỷ 14, nó được gọi là 'dấu hâm mộ'; đến Thế kỷ thứ 17 nó thậm chí còn trở thành dấu thể hiện sự thảng thốt. Trump: Từ 'sao' truyền hình giải trí thành tổng thống Tám từ kỳ diệu làm thay đổi thế giới Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng Hoan nghênh, hâm mộ, cảm kích và biết ơn - đó là những ý nghĩa biểu thị nguyên thủy của dấu chấm than - những cách dùng có lẽ có sức hút đối với chúng ta trong thời hậu hiện đại. Và nó cũng có giới tính nữa: các nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ nhiều khả năng sử dụng dấu chấm than hơn không phải chỉ vì phụ nữ được cho là 'giàu cảm xúc' hơn nhưng còn vì phụ nữ có xu hướng biểu thị sự hâm mộ nhiều hơn. Điều thú vị là một nhà bình luận đã nhận thấy rằng trong khi Trump có thể chẳng sao cả khi thể hiện các nét tính cách 'đàn bà' và 'kích động' thì đối thủ của ông là bà Hillary Clinton lại bị phê phán nặng nề vì 'không đủ nữ tính': bà Clinton đã không dùng dấu chấm than một cách đủ mức. Ý tưởng chuyển từ thể hiện sự hâm mộ sang sự phấn khích cũng nói lên nhiều điều: hâm mộ là hâm mộ những điều bên ngoài ('Hãy xem thành tích của anh kìa!') trong khi sự phấn khích là phấn khích của chính bạn ('Mình thật là tài!'). Do đó, dấu chấm câu có thể được xem là ảnh chụp tự sướng trong phạm trù ngữ pháp. Thật vậy, chức năng nhị nguyên của dấu chấm than đã có từ lâu. Trong từ điển Pháp-Anh của Randle Cotgrave xuất bản vào năm 1611, tác giả mô tả dấu chấm than là 'dấu hâm mộ' (hay dấu ghét bỏ). Ông từng thổ lộ: vốn là người ưa thích sử dụng dấu chấm câu, tôi thà chọn các dấu ngoặc đơn thể hiện sự bí hiểm hay sự tò mò. Tiến sỹ Johnson, một người ham đọc sách, chính là người sáng tạo tên gọi 'cảm thán' cho những câu cảm động lâm ly - những câu liên quan đến cảm xúc - và từ đó nó dấu chấm câu này đã trở thành 'dấu cảm thán'. Dùng 'nhẹ nhàng hơn' Dấu chấm câu nói chung và dấu chấm than nói riêng được sử dụng thường xuyên hơn cho đến cuối Thế kỷ 19. Những văn sỹ sống dưới thời Nữ hoàng Victoria thật sự có xu hướng sử dụng nhiều dấu chấm than. Anton Chekhov thậm chí còn viết một câu chuyện ngắn có tựa đề "Dấu cảm thán" kể về một viên chức nhà nước hoang tưởng rất khác Donald Trump, người nhận ra rằng trong vòng 40 năm ông chưa từng một lần dùng dấu chấm than. Những lời tiên tri nói đúng tương lai từ 40 năm trước Hội chứng sợ nghe, gọi điện thoại Cảnh quan kiến trúc nơi nào đẹp nhất thế giới? Khi bước sang thiên niên kỷ mới, hai nhà từ vựng học là anh em nhà Fowler đã kêu gọi mọi người nên giữ yên lặng khi bày tỏ cảm xúc. Họ kêu gọi dùng dấu chấm câu 'nhẹ nhàng hơn' mà cho đến ngày nay chúng ta vẫn sử dụng - một sự đi ngược lại cách lạm dụng ngữ pháp thái quá của thế hệ cha ông. Về dấu chấm than, anh em Fowlers nói rất chắc chắn: "Nên dùng dấu chấm than sau dòng cảm thán thật sự. Chỉ có một ngoại lệ." 'Cảm thán thật sự' mà họ mô tả gần như là những gì chúng ta đã biết (thán từ, câu mệnh lệnh, câu thể hiện sự ngạc nhiên). Ngoại lệ mà họ nhắc đến là: "khi người viết muốn diễn đạt rằng họ không tin hay trạng thái trước những điều không phải họ nói, nhất là câu trích dẫn của ai đó." Đó là khi mà dấu chấm than thể hiện 'sự mỉa mai' một cách rành mạch. Thời kỳ Internet Ngoại lệ của anh em nhà Fowlers cũng là nguyên tắc của chúng ta. Cách dùng dấu chấm than như là dấu châm biếm, dấu mỉa mai, dấu cười nhạo trước câu nói đùa của bản thân là nguyên tắc trong thế kỷ trước cũng như trong thế kỷ này. Đó là dấu chấm câu mà chúng ta dùng. Rõ ràng đó là dấu chấm câu của mạng Internet: nó được dùng trong thư điện tử, trong các ứng dụng trò chuyện qua mạng, trên mạng xã hội và trong những chủ đề bình luận - tất cả đều tạo ra một nền văn hóa sử dụng và lạm dụng một lúc nhiều lúc chấm than. Điều đó thật là hay quá!!! Bạn càng dùng nhiều dấu chấm than, thì bạn càng cần sử dụng nó nhiều hơn!!!!!! Bạn càng cần sử dụng nó nhiều hơn thì câu nói của bạn càng không có nghĩa gì cả!!!!!!!!!!! Ai cũng đoán già đoán non tại sao ông trùm Tweet của Thế giới Tự do lại vung tay sử dụng dấu chấm than như vậy. Chắc chắn trong đó có sự hâm mộ và tôi nghĩ cũng có sự ngạc nhiên. Nhưng cũng có nỗi sợ nữa. Không thể phủ nhận được đó là nỗi sợ và sự mỉa mai. Sự lạm dụng bất kỳ dấu chấm câu nào cho chúng ta biết điều gì đó về bản thân mình. Cái cách mà bạn dùng dấu chấm phẩy trong đoạn văn của mình có thể có liên hệ với cách bạn chi phối cuộc đời bạn. Vậy điều gì sẽ xảy ra trong cách dùng dấu chấm than? Hãy kết thúc bằng một câu nói của chính ông Trumg: Hãy chờ xem! Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Culture.
Người dân London ngày càng lo ngại về số các vụ bắn giết ngày càng tăng.Tỷ lệ giết người tại London vẫn ở mức tương đối ổn định, nhưng một loạt các vụ bắn giết gây xôn xao dư luận đã khiến người ta quan ngại.
Băng đảng hoành hành ở London
Đa phần các vụ xảy ra trong cộng đồng người da đen. Theo số liệu của cảnh sát thì tội phạm có sử dụng súng đã tăng 14% trong năm qua. Tội phạm thiếu niên Gần đây, người ta càng lo lắng về loạt các vụ bắn giết với sự tham dự của các băng nhóm tội phạm đường phố hằm hè lẫn nhau. Thường các băng nhóm đều có sự góp mặt của đám thanh niên choai choai. Tôi có mặt tại khu nhà Stockwell Gardens Estate ở phía nam London. Đây là một khu nhà bình thường gồm những căn hộ chung cư cao chừng ba, bốn tầng. Trước mặt tôi là sáu bó hoa rực rõ với một cây nến cắm bên trong một chiếc giỏ. Điều đó có nghĩa rằng đây là nơi đang được điều tra hình sự. Vào sáng sớm một ngày tháng Bảy, một nhóm thanh thiếu niên da đen mặc áo có mũ và thắt khăn màu sặc sỡ kiểu phương tây đã truy đuổi và đặt bẫy một thiếu niên 16 tuổi tại chỗ này. Cậu bé đó là Abukha Mohamed, người gốc Somali. Cậu đã bị bắt vào đầu từ phía sau. Kẻ sát nhân, hay có thể là những kẻ sát nhân đã trốn thoát trên những chiếc xe đạp. Cậu bé được tuyên bố chết tại hiện trường. Một vũng máu vẫn còn đọng vết trên mặtđường. Đây là nạn nhân trẻ tuổi thứ 17 chết vì bạo lực tại thủ đô trong vòng một năm qua. Cậu là nạn nhân của làn sóng bạo lực không thể kiềm chế được. Trong lúc tôi đang đứng tại đây, có hai em gái đi tới. Các em buộc thêm một bó hoa nữa và viết một tấm thiếp bằng cây bút màu. Rất thực tế, rất thẳng thắn. Không một dấu hiệu đau buồn nào. Cứ như thể đó là một sự kiện thường nhật. Tôi bước tới hỏi chuyện. - Đó có phải là bạn của các em không.- Vâng, cậu ấy là một trong những người bạn rất thân của em-một em nói.- Em đã có mặt ở đằng kia lúc sự việc xảy ra, em kia nói.- Em có thể kể mình đã thấy gì, nhớ gì về cái đêm hôm đó không?- Cậu ấy nằm sóng soài trên mặt đất và không đứng dậy được. Em đã hét gọi tên nhưng cậu ấy không trả lời. Rất có thể em sẽ là người kế tiếp, rất có thể nạn nhân đã là em, nhưng bởi em đi ngả khác. Em đã định đi vào khu nhà này nhưng người bạn của anh em đã chặn em lại. Nếu như em đi vào, có lẽ em đã có thể cứu được cậu ấy, hoặc đã có thể bị bắn cùng với cậu ấy. Em đứng đúng chỗ này, nơi cậu ấy khuỵu xuống.- Cậu ấy đã không thể cứu được, phải không?- Vâng, cậu ấy không còn nhúc nhích gì được nữa.- Liệu ai là người có thể làm được chuyện này?- Chỉ có bọn người bệnh hoạn thôi. Chuyện thường nhật Có vô số những khu nhà như Stockwell Gardens tại thủ đô London. Matt sống cách nơi xảy ra vụ giết người có vài mét. Ông không bao giờ quên việc khoá cửa và hàng ngày, ông phải đối phó với các băng đảng thiếu niên cùng nạn buôn bán ma tuý. Ông nói: "Cách cửa sổ nhà tôi chừng mươi thước là những bó hoa tưởng nhớ tới cậu bé thiệt mạng. Chúng ở quá sát nhà, khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Rõ ràng, đó là việc vượt khỏi tầm kiểm soát. Tôi từng phải chứng kiến cảnh họ mua bán chất kích thích, cần sa." Matt cho biết ông luôn phải ngoảnh mặt làm ngơ, tránh đối đầu trong lúc vẫn phải chứng kiến những hành xử xã hội đen xảy ra ngay bên ngoài căn nhà của mình. "Khi có việc gì đó là chúng nhảy lên xe đạp, quấn khăn hoa lên mình rồi hung hãn lao đi như các chiến binh. Mọi thứ ngày càng quá quắt, ngày càng trở nên đe doạ người ta hơn." Còn Nidia thì chỉ là một trong số vô vàn các bậc phụ huynh đang phải lo vật lộn với việc nuôi dạy con cái tránh khỏi điều hư tật xấu tại nơi mà chị nói súng đạn đã trở nên thời thượng. Thế nhưng, vụ giết người lại cũng đồng nghĩa với việc bọn trẻ nhà chị có thể chạy nhảy chơi đùa bên ngoài lần đầu tiên sau nhiều năm qua. Vì sao vậy? Bởi cảnh sát đang hiện diện tại đó. Tai hoạ rình rập Nidia giải thích: "Thật tuyệt diệu, cứ như thể Giáng sinh đang tới vậy. Chúng tôi đã bị cầm tù trong nhà từ 11 năm qua, cho tới khi chứng kiến cảnh cảnh sát tới hiện diện tại chỗ." "Từ trước tới nay, đi ra khỏi nhà cũng có nghĩa là phải gặp gỡ bọn mặc áo có mũ, bọn băng đảng đó luôn đe doạ mọi người.'' ''Có lần tôi bảo hai đứa trẻ đang đánh nhau là hãy thôi đi, thế là chúng hăm doạ nếu bà không cẩn thận thì sẽ đến lượt con bà đấy," Nidia nói. "Làm sao mà một người mẹ như tôi lại có thể dám đặt rủi ro lên mạng sống của con mình cơ chứ? Cho nên tôi không đủ can đảm để can ngăn bọn chúng nữa. Thật đáng buồn là khi chứng kiến cảnh đó, mình lại phải quay mặt đi." Đến nay, một thanh niên 20 tuổi đã bị cáo buộc với tội danh giết người liên quan tới vụ án mạng xảy ra ở khu nhà. Nhưng chẳng mấy ai tin rằng các phiền nhiễu quanh họ nay đã hết. Để đối phó với các vụ thanh toán lẫn nhau của đám thanh thiếu niên, cảnh sát đã ra chiến dịch kiềm chế tội phạm. Ở London, các nhân viên cảnh sát đang tìm bắt một người bị truy nã về tội hành hung người khác. Nhưng trong lúc đi tìm kiếm nghi phạm, họ phát hiện ra điều còn đáng ngờ hơn. Đó là một chiếc xe hơi mà các thành viên băng đảng địa phương dùng chung. Trên xe có thể có chứa vũ khí. Chiếc xe cũ không hề được mua bảo hiểm theo luật định. Với thám tử Spencer Barnet, cậu thiếu niên 17 tuổi này khá quen thuộc. "Trước đây, tôi đã có tin tình báo và đã lục soát nhà của cậu ta để tìm vũ khí nóng. Chúng tôi chưa bao giờ tìm được bất kỳ thứ gì, nhưng có những nguồn tin đáng tin cậy nói cậu ta có tham gia vào hoạt động tội phạm có sử dụng vũ khí nóng." "Chúng tôi đã lục soát khá nhiều nhà. Nhưng thường thì người ta không giữ súng trong nhà. Họ để chúng trên các xe hơi.'' ''Chúng tôi dựa vào tin báo của người dân để có thể tìm bắt đúng lúc. Nếu không có sự hỗ trợ của người dân thì chúng tôi không thể tự xử lý vấn đề được," thám tử Barnet nói. Trông chờ tin báo của người dân cũng có nghĩa là áp lực khổng lồ đang đè nặng lên những người phải sống hàng ngày bên cạnh các băng đảng tội phạm. Tôi trở lại gặp chị Nidia ở khu nhà tại Stockwell. Chị nói: "Tất cả những gì anh làm ở đây đều bị theo dõi hoặc đe doạ. Thực sự là rất khó sống. Mỗi ngày trôi qua là một cuộc chiến để sinh tồn tại đây. Thật đáng buồn bởi cuộc sống ở ngay chính khu nhà của chúng tôi lại là như vậy." Súng đạn và hoạt động băng đảng vẫn còn tương đối hiếm ở thủ đô. London không phải là Los Angeles. Thế nhưng nơi tội phạm buộc hàng xóm phải sống trong bóng đêm, trong sợ hãi cũng có nghĩa là nhân chứng vẫn còn ngại ngần việc ra trình báo tin tức. Và để phá vỡ được vòng xoáy đó thật không phải là điều dễ dàng gì.
Thật là hi hữu khi thế giới chứng kiến những chiếc giày “ thái độ” được ném về phía trước, nhằm vào hai chính khách của hai cường quốc lớn nhất thế giới.
Chiếc giày xin giữ lại
Cảm giác thật lạ lùng khi giày lại trở thành một phương tiện biểu cảm sau hàng thế kỷ văn minh của loài người. Mặc dù đích đến của những chiếc giày đó khác nhau nhưng rõ ràng, cách phản ứng của những người “nhận giày” cũng khác nhau. Ông Bush, tổng thống Hoa Kỳ đã cười còn ông Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Hoa thì lại giận dữ ra mặt. Điều này cũng nhanh chóng cho thấy thái độ chấp nhận điều mình đã làm ra trên một tinh thần dân chủ và tính cách thượng tôn mang tính cách triều đình, không chấp nhận nổi những sự khác biệt. Chiếc giày được ném đi Việt Nam là quốc gia đã từng có những cuộc chiến với nước Mỹ và Trung Quốc. Những kỷ niệm về các cuộc chiến đó còn khốc liệt và bi thảm hơn bất kỳ ai trong quốc gia của những người từng ném giày. Tôi tự hỏi sẽ có bao nhiêu người trong đất nước tôi sẽ chọn ném giày vào chính phủ Mỹ hay chọn ném giày vào chính quyền Trung Quốc? Tháng 11 năm 2000, khi ông Clinton cùng vợ và con gái đến thăm Việt Nam đã được hàng hàng người dân, kể cả những cựu binh quân đội chào đón và chờ được bắt tay. Ông Clinton có lẽ cũng là lãnh tụ duy nhất của một quốc gia từng có ân oán với Việt Nam không lo sợ chuyện mình sẽ bị ném giày. Trong khi đó, dù được ca ngợi với tình hữu nghị lâu bền, nhưng chưa có một lãnh tụ nào của Trung Quốc được người Việt Nam chào đón như vậy. Ở một phía khác được bộc lộ rất rõ trong các vụ biểu tình chống Bắc Kinh xâm lược đảo và đất Việt Nam vào tháng 12 năm 2007, đến mức Nhà nước Việt Nam phải huy động các lực lượng trấn áp hùng hậu để làm yên lòng chính quyền Trung Quốc. Người Việt Nam không có thói quen ném giày, nên người ta phản ứng bằng cách ném các khẩu hiệu về phía các Tòa Tổng lãnh sự và Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam và mọi nơi trên thế giới với những hàng chữ bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hoa, đại loại như “đồ xâm lược”. Ném giày vào ai? Trong một bài viết của tác giả Quách Tường Uy, người Trung Quốc đang du học tại London, có viết rằng thế hệ của cô được người lớn dạy rằng Việt Nam là bọn xấu và hết sức vô ơn, tàn nhẫn. Trong ký ức của tôi thì người Việt Nam lại luôn thấy những người Hoa là những người chân chất và hiền lành, dễ làm bạn. Trong lời dạy của người lớn mà trẻ con miền Nam học được, những người Hoa này là những người yêu nước lưu lạc và mong chờ một ngày đất nước có thể phản Thanh phục Minh thành công mà quay về cố hương. Từ tinh thần yêu nước cảm động này khiến tôi có rất nhiều bạn người Hoa ở tuổi học trò. Với tôi và nhiều người khác, kể cả những người đã từng xuống đường vào ngày 9 tháng 12 năm 2007 để phản đối Trung Quốc xâm lược đảo và đất Việt Nam, không có người Trung Hoa xấu, mà chỉ có chính xác chính quyền Cộng sản Trung Quốc là rất xấu. Không chỉ xấu với đất nước Việt Nam của chúng tôi, mà xấu với cả thế giới bằng cả chiều dài lịch sử hành động và ngụy biện của họ. Thật là khó giải thích vì sao máu của những người dân Trung Hoa và thanh niên Việt Nam phải đổ xuống dọc đường biên giới hai nước trong cuộc chiến năm 1979. Điều làm rất nhiều người bạn Việt và Hoa tại Chợ Lớn, Saigon, chỉ mới buổi sáng uống ly cafe và tán gẫu vui vẻ với nhau, buổi chiều đã nhìn nhau ngại ngần im lặng. Tác giả Quách Tường Uy có viết rằng thế hệ trẻ của cả hai nước đã dần quên đi cuộc chiến 1979 và không mang nặng mặc cảm về nó. Nhưng đó có lẽ là cảm giác riêng của thanh niên Trung Quốc. Chiếc giày xin được giữ lại Lý do của ý thức chống chính quyền Trung Quốc, là bởi người Việt Nam không bao giờ có thể an tâm với sự kiêu ngạo và tính bá quyền của những lãnh tụ như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình... vẫn được nối dài đến thời kỳ của Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo... và có thể sẽ còn nối dài nữa trong tinh thần Đại Trung Hoa. Nhắc lại chuyện chiếc giày, khi còn nhỏ, tôi được đưa đi xem triển lãm tội ác của “Bọn bành trướng Bắc Kinh” từ cuộc chiến 1979. Một trong những ký ức đau đớn nhất mà tôi còn nhớ, đó là một chiếc giày lính bằng vải dính máu của một chiến binh Việt Nam nào đó đã chết. Có thể đó là một công nhân ở Hải Phòng hay một người nông dân nào đó ở Cần Thơ. Khi Việt Nam tái lập tình hữu nghị với Nhà nước Trung Quốc, một phần lịch sử trên đã biến mất để không làm “tổn thương tình hữu nghị của hai quốc gia”. Tôi cũng không còn thấy chiếc giày đó nữa, cũng như không được biết rõ đất nước tôi đã mất hay giữ được bao nhiêu đất đai của tổ tiên sau cuộc chiến đó. Nếu tôi được hỏi là sẽ chọn ném giày vào ai trong mối quan hệ Việt - Mỹ - Trung Quốc này, có lẽ tôi sẽ chọn xin và giữ lại chiếc giày đó - chính chiếc giày đẫm máu của tuổi thanh niên Việt Nam và đặt vào một không gian trân trọng nhất của Tổ quốc tôi hôm nay. Thế hệ chúng tôi cũng như những người Hoa mà chúng tôi đã được biết, đã sống chung trên đất nước tôi không muốn thù hận nhưng thật lòng không bao giờ có thể lãng quên. Đây là ý kiến riêng của tác giả, nhạc sỹ Tuấn Khanh. Quý vị có chia sẻ hoặc đóng góp, xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụgn hộp tiện ích bên tay phải. DoveTheo tôi, có sự khác nhau cơ bản mà Tuấn Khanh và nhiều người khác không nhận thấy. Ông Bush là một Tổng thống ít được người Mỹ tin tưởng và các nghị sĩ đang tìm cách đưa ông ra toà vì tội man trá gây chiến tại Iraq. Phóng viên M. al Zaidi ném giày vào ông Bush tức là ném vào cái "đồ bỏ đi" của nhân dân Mỹ. Ông Ôn Gia Bảo là người phụng sự mẫn cán cho dân tộc Trung Quốc. Đa số nhân dân Trung Quốc coi ông ấy là người đại diện cho mình. Tôi cũng là người bất đồng chính kiến với chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhưng tôi sẽ không bao giờ ném giày vào người đại diện của họ. Mặc dù khác nhau thật đấy, nhưng tôi nhất định phải hỏi ông Ôn về Khơ me đỏ, về việc tuồn vũ khí cho bọn diệt chủng tại Châu Phi hoặc về cái bản đồ lãnh hải kỳ quái của TQ tại Biển Đông ... Đó cũng là ném giày nhưng mà không phải là ném giày. My Saigon, USATôi không đồng ý với quan điểm của bạn Tuấn HN. Không một ai kể cả ở Á, Âu hay Mỹ lại dễ dàng cho qua khi bị người khác ném giày. Chưa kể ông Bush và ông Ôn là hai chính khách lãnh đạo. Sự khác biệt chính là mỗi người có kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống khác nhau. AnonymousCó lẽ hành động ném giày thật của anh thanh niên ở Cambridge không được văn minh nhưng đối với một công dân của đất nước dân chủ, tự do như Anh Quốc thì căm ghét, phẫn nộ với những thứ giả trá phát ra từ miệng 1 lãnh đạo độc tài như ông ta là điều hoàn toàn dễ hiểu. Họ luôn luôn được thể hiện chính kiến riêng, không phải chịu đựng sự áp chế tư tưởng nên họ không muốn lỗ tai của họ, bầu không khí dân chủ của họ bị vấy bẩn. Họ không thể ngồi im và vỗ tay tán thưởng như dân TQ được. Nếu tôi là một sinh viên ở chỗ đó, tôi cũng sẽ phản ứng, nếu không ném giày thật thì tôi cũng sẽ bỏ ra ngoài hoặc ném chiếc giày tưởng tượng vào mặt ông ta. Chí ít cũng không thể để tư tưởng mình bị nhiễm những điều không trong sạch. Ẩn danhThiết tưởng rằng nếu ở VN, ném giày được công nhận là một nét "văn hóa phản đối". E rằng, trong mỗi buổi hội thảo và với những tuyên bố của các quan chức sẽ có một số người ra về mà chân không giày. Unknown soldierTôi là một người Việt Nam, và tôi cảm thấy lấy làm tiếc vì hôm ấy đã có tới 2 chiếc giày ném vào tổng thống Bush. Nhưng nếu tôi có mặt ở Cambridge ngày hôm ấy thì sẽ không chỉ có 1 chiếc giày được ném vào mặt ông Hồ Cẩm Đào. Trung Quốc đang quá ảo tưởng về sức mạnh của họ. Su that, Hà NộiLẽ ra TTg TQ phải nhận được đầy đủ 2 chiếc giày. Còn ở VN, hình thức tương tự là bãi nước bọt. Tôi thực sự mong muốn điều đó. Tại sao à? Mỹ từng là kẻ thù của VN, nhưng họ có cách cư xử rõ ràng, đánh nhau thì kịch liệt một mất một còn, khi làm ăn thì sòng phẳng theo luật. Còn TQ thì sao, nói là bạn bè đồng chí, nhưng họ hành động theo kiểu lưu manh, lừa đảo với tâm địa xấu xa. Họ trịch thượng, chèn ép VN, ngang nhiên xâm phạm lãnh hải và quyền lợi kinh tế của VN. Thử hỏi như vậy có xứng đáng là bạn bè chưa, chứ chưa nói đến vai trò một nước lớn, một cường quốc. Shooter, Bình DươngQuả thật ai ai trên đất nước Việt Nam cũng có một trái tim yêu nước nồng nàn. Nhưng việc biểu cảm của mỗi người hoàn toàn phụ thuộc vào suy nghĩ và cảm xúc của từng cá thể. Cảm ơn Tuấn Khanh đã nói lên được lòng yêu nước của người Việt. Tôi thật tự hào vì được làm người Việt. Ở đất nước này hầu như ai cũng có lòng độ lượng khoan dung chất chứa trong tình người ấm áp. Với người Việt, dù ở đâu trên thế giới này thì cũng như nhau. Tôi không căm phẫn người Hoa cũng như người Mỹ. Nhưng những việc mà chính phủ của họ đã, đang và sẽ làm thì nên phán xét lại. Các bạn có biết tôi sẽ làm gì khi lòng căm phẫn lên đến tột cùng như chàng ký giả và người biểu tình nọ không? Tôi sẽ đánh bóng chiếc giày của mình và tặng các nguyên thủ đáng kính của chúng ta như một món quà có ý nghĩa hơn là phải ném chúng trước bàn dân thiên hạ. Làm điều đó tôi còn có thể nghĩ đến thể diện của tổ quốc, của dân tộc tôi. New YorkerÔng Ôn đã được nến thử mủi vị bị phản đối lần đầu nên tức giận ra mặt do thiếu kinh nghiệm ứng biến trong những trường hợp như thế này vì ở trong cái nước mà ông nắm hoàn toàn quyền sinh sát đó là chuyện không tưởng. Ông Bush thì ngược lại hoàn toàn, là Tổng Thống của quốc gia có tự do, dân chủ bậc nhất trên thế gới thì việc bị phản đối cũng đã trở thành một phần của công việc. Nụ cười huề của ông Bush và bộ mặt giận dữ của ông Ôn thể hiện bản lĩnh và trình độ của 2 nguyên thủ quốc gia cũng như chính sách ngoại giao của 2 quốc gia đó. Với thiên triều TQ là thuận ta thì sống mà nghịch ta phải chết! Tuấn HNThật ra cách hành xử của hai vị nguyên thủ khác nhau là vì văn hoá đông tây thôi. Với các nước Á Đông như Trung, Hàn, Nhật hay Việt Nam vốn có truyền thống gia trưởng thì sẽ lấy điều này như là sự xúc phạm ghê gớm. Còn với người phương Tây thì họ xuề xoà hơn nhiều trong việc này. PPT, VNCám ơn Tuấn Khanh đã nói thay cho tôi và có lẽ cũng cho nhiều người. Cái băn khoăn của chúng ta hiện nay không phải là sự bất dung giữa các dân tộc hay nền văn hóa, mà là ý đồ chính trị đang xô đẩy dân tộc các nước chống lại nhau. Vì vậy có những chiếc giày chúng ta giữ lại, có chiếc chúng ta ném đi. Ở nước ta, nếu không có sự cam tâm tìm kiếm hậu thuẫn của các "lãnh đạo đáng kính" nơi đảng CSTQ anh em thì cũng chẳng có chiếc giày nào ném đi, dù với nghĩa bóng. Người Việt vốn rất hiền hòa và sẵn sàng dung nạp, nhất là với nền văn hóa Trung Hoa đã nhiều phần ăn vào huyết quản. Conan, SaigonRõ ràng là suy nghĩ của lãnh đạo các nước tự do dân chủ hoàn toàn đối lập với suy nghĩ của lãnh đạo các nước CS. Ông Bush dù là tổng thống Hoa Kỳ nhưng ông cũng là một nười bình thường bằng xương bằng thịt nên có thể bị phản đối ném giày như những người khác là bình thường. Còn các lãnh đạo CS thì họ suy nghĩ như thời phong kiến tức là họ giống như vua, chúa ngày như được trời cử xuống trần gian cai trị cho nên dân thường không được xúc phạm "long thể". Dân ở các nước CS mà đòi được tự do dân chủ thì còn lâu lắm.
Ứng cử viên Đảng Dân chủ Raphael Warnock được dự đoán sẽ giành chiến thắng đầu tiên trong hai cuộc đua vào Thượng viện ở Georgia, trước Đảng Cộng hòa Kelly Loeffler.
Warnock dự kiến giành ghế Thượng viện Georgia cho đảng Dân chủ
Nếu được xác nhận, ông Warnock sẽ trở thành thượng nghị sĩ da đen đầu tiên của tiểu bang Georgia Với 98% số phiếu đã được kiểm, các mạng truyền hình Hoa Kỳ và hãng thông tấn Associated Press dự đoán là ông Warnock sẽ giành chiến thắng. Quyền kiểm soát Thượng viện trong hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ Joe Biden sẽ được quyết định bởi kết quả của cuộc đua thứ hai. Kết quả là một đòn giáng mạnh vào Tổng thống sắp mãn nhiệm của Đảng Cộng hòa Donald Trump. Nếu được xác nhận, ông Warnock sẽ trở thành thượng nghị sĩ da đen đầu tiên của tiểu bang Georgia - một tiểu bang có chế độ nô lệ trong Nội chiến Hoa Kỳ - và là thượng nghị sĩ da đen thứ 11 trong lịch sử Hoa Kỳ. Rạng sáng ngày thứ Tư, ông Warnock đã tuyên bố chiến thắng trước bà Loeffler, mặc dù một số phiếu vẫn còn chưa được đếm. Trong tuyên bố chiến thắng, ông Warnock bày tỏ lòng tôn kính đối với mẹ, Verlene, người khi còn là một thiếu nữ đã làm việc như một công nhân nông trại. "Ngày ấy - vì đây là nước Mỹ - đôi bàn tay 82 tuổi từng đi hái bông gòn thuê cho người khác đã đi bỏ phiếu và bầu đứa con trai út của mình làm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ,'' ông nói. Đảng Cộng hòa Kelly Loeffler và David Perdue đang có số phiếu sát nút với các đảng viên Đảng Dân chủ Raphael Warnock và Jon Ossoff. Mặc dù ứng cử viên đảng Dân chủ của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cần giành được cả hai ghế để giành toàn quyền kiểm soát Quốc hội, đảng Cộng hòa của Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump chỉ cần giành được một chiến thắng để giữ lại Thượng viện. Quan chức Georgia nói 'số liệu của ngài sai' khi TT Trump đòi tìm phiếu Từ đài báo VN đến truyền thông mạng xã hội ở Mỹ Khi nào sẽ có kết quả? Với 98% số phiếu được kiểm từ 159 quận của Georgia, ông Warnock có vị trí dẫn đầu so với bà Loeffler, trong khi ông Perdue được xếp ngang hàng với ông Ossoff. Hàng nghìn phiếu bầu vẫn đang được tính ở các vùng ngoại ô Atlanta như Quận DeKalb, nơi được cho là sẽ mang lại nhiều lợi thế cho đảng Dân chủ. Quan chức bầu cử Georgia Gabriel Sterling nói với CNN rằng kết quả cuối cùng được dự kiến sẽ có vào giờ ăn trưa ngày thứ Tư. Trong khi đó, ông Trump - người tuyên bố không có căn cứ rằng ông là nạn nhân của gian lận bầu cử khiến các chiến lược gia Đảng Cộng hòa lo lắng về số cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện hôm thứ Ba - tiếp tục gây hoang mang về tính toàn vẹn của cuộc bỏ phiếu ở tiểu bang Georgia. Hôm thứ Bảy, ông Trump đã thúc đẩy quan chức bầu cử hàng đầu của Georgia, Brad Raffensperger, một người thuộc đảng Cộng hòa, "tìm" đủ số phiếu để lật ngược chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của ông Biden ở tiểu bang này. Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler và David Perdue là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Cuộc đua vào Thượng viện Georgia quan trọng ra sao? Cuộc bỏ phiếu sẽ quyết định cán cân quyền lực trong Thượng viện. Đảng Cộng hòa hiện nắm 52 trong số 100 ghế. Nếu cả hai ứng cử viên đảng Dân chủ đều giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm thứ Ba, Thượng viện sẽ được chia đều, cho phép Phó tổng thống sắp tới của đảng Dân chủ Kamala Harris có lá phiếu quyết định. Điều này sẽ rất quan trọng cho việc thúc đẩy chương trình nghị sự của ông Biden, bao gồm các vấn đề chính như chăm sóc sức khỏe và các quy định về môi trường - những lĩnh vực chính sách mà đảng Cộng hòa đang tranh chấp mạnh mẽ. Thượng viện cũng có quyền phê chuẩn hoặc từ chối các đề cử của ông Biden cho các chức vụ nội các và tư pháp. Nếu ông Ossoff và ông Warnock đều giành chiến thắng, nó sẽ đưa Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện nằm dưới sự kiểm soát của đảng Dân chủ lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử của Tổng thống Barack Obama năm 2008. Thăm dò sau bầu cử cho thấy gì? Cho đến nay, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy người dân Georgia đang có sự chia rẽ rõ ràng về đảng nào họ muốn kiểm soát Quốc hội: 49% ủng hộ đảng Cộng hòa, trong khi 48% nói ủng hộ đảng Dân chủ.. Nhân khẩu học gần như khớp với cuộc bầu cử vào tháng 11. Cử tri da đen chiếm 29% số phiếu bầu và những cử tri này ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ với tỷ lệ 9/1. Đảng Cộng hòa, trong khi đó, đang giành được đa số cử tri da trắng. Và những cuộc khảo sát này cho thấy hầu hết các cử tri đang lặp lại những lựa chọn mà họ đã đưa ra vào tháng 11. Những người Georgia ủng hộ ông Trump hiện đang bỏ phiếu cho ông Perdue và bà Loeffler, trong khi những người ủng hộ ông Biden cũng đang làm điều tương tự cho ông Rev Warnock và ông Ossoff. Jon Ossoff và Raphael Warnock là những người thách thức của Đảng Dân chủ Các cuộc thăm dò ý kiến thường bao gồm phỏng vấn với cử tri sau khi họ bỏ phiếu. Những người này bao gồm người đã bỏ phiếu sớm và vào ngày bầu cử. Chỉ một số lượng nhỏ cử tri được phỏng vấn cho các cuộc thăm dò ý kiến sau bầu cử nên kết quả có thể khác với số phiếu bầu chính thức. Lần bầu cử đầu vào tháng 11, ông Perdue gần như đã giành chiến thắng, chỉ thiếu đa số cần thiết với 49,7%. Các ghế còn lại có nhiều ứng cử viên hơn, ông Warnock của đảng Dân chủ chiếm 32,9% so với 25,9% của bà Loeffler. Đảng viên Dân chủ đã không giành chiến thắng trong cuộc đua vào Thượng viện ở Georgia trong 20 năm qua nhưng lần này đảng sẽ được thúc đẩy bởi chiến thắng cuộc đua vào ghế tổng thống của ông Biden ở đó. Tỷ lệ chiến thắng của ông Biden là khoảng 12.000 phiếu trong số năm triệu phiếu. Cử tri da đen quan trọng ra sao cho đảng Dân chủ? Cộng đồng da đen của tiểu bang Georgia cao hơn gấp đôi tỷ lệ quốc gia của Mỹ, chiếm một phần ba dân số. Trên khắp nước Mỹ, cứ 10 cử tri da đen thì có 9 người ủng hộ ông Biden trong cuộc bầu cử tổng thống, theo một cuộc khảo sát hơn 110.000 cử tri của hãng thông tấn AP. Ở Georgia, các nhà hoạt động cho quyền bầu cử như cựu ứng cử viên thống đốc tiểu bang, Stacey Abrams, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ủng hộ của người da đen với Đảng Dân chủ và giao tiểu bang này cho ông Biden vào tháng 11. Mỹ: Hơn chục thượng nghị sỹ nỗ lực đảo ngược chiến thắng của Biden Ông Warnock là mục sư lâu đời của nhà thờ Atlanta, nơi lãnh đạo dân quyền Martin Luther King Jr lớn lên và giảng đạo bị ám sát. Nếu được bầu, nhà thuyết giáo Baptist sẽ là người da đen đầu tiên đại diện cho tiểu bang Georgia tại Thượng viện Hoa Kỳ, cũng như chỉ là thượng nghị sĩ da đen thứ 11 trong lịch sử Hoa Kỳ. Cử tri nói gì? Các thành viên của ban bầu cử của BBC ở Georgia đã cho chúng tôi biết điều gì thúc đẩy họ bỏ phiếu. Steven Burkhart, 53 tuổi, một cử tri độc lập từ Atlanta, người sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, nói rằng "ý tưởng về việc đảng Dân chủ kiểm soát chính phủ khiến tôi rất sợ hãi". Ông không đồng ý với các chính sách cải cách cảnh sát của đảng Dân chủ và nói rằng đảng có "tâm lý" phân phối lại của cải - "và tôi chỉ không nghĩ rằng điều đó có lợi cho một nền kinh tế phồn thịnh". Robert Patillo, 36 tuổi, một đảng viên Dân chủ từ Atlanta, người đã bỏ phiếu vắng mặt trong ngày bỏ phiếu đầu tiên, nói rằng "đảng Dân chủ đang vận động trên một nền tảng thực tế". "Nếu bạn nhìn vào các quảng cáo tranh cử, các ứng cử viên Đảng Cộng hòa nói rằng chúng ta cần cứu nền văn minh phương Tây và chống lại chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Mác, nhưng họ không bao giờ nói về các vấn đề thực sự ảnh hưởng đến người dân Georgia." "Không ai trong số họ có kế hoạch giải quyết virus corona hoặc một nền tảng kinh tế có thể giúp cho người dân bình thường." Cody Godwin của BBC trước đó đã nói chuyện với các cử tri ở Hạt Cherokee, ngoại ô Atlanta, và cho biết hàng đợi bỏ phiếu kéo dài xung quanh những góc phố nhưng dường như đang di chuyển nhanh chóng. Thử nghiệm lớn đầu tiên của Joe Biden Chỉ còn hơn hai tuần nữa là lễ nhậm chức của Joe Biden, nhưng thử nghiệm thực sự đầu tiên về nhiệm kỳ tổng thống của ông là vào thứ Ba. Nếu đảng Dân chủ đọat được hai ghế và tạo ra tỷ số hòa 50-50 ở Thượng viện, vẫn còn lâu mới chắc chắn rằng Biden sẽ có thể ban hành loại luật sâu rộng về môi trường, chăm sóc sức khỏe và kinh tế mà ông đã đề xuất trong thời gian vận động chiến dịch tranh cử tổng thống. Nhưng sự thu hẹp của biên độ sẽ đảm bảo rằng bất kỳ luật nào sẽ phải được những người trung tâm trong đảng của ông ủng hộ, như Joe Manchin của West Virginia và hai thượng nghị sĩ của Arizona. Tuy nhiên, nó sẽ mang lại cho tổng thống mới cơ hội để đạt được những thành tựu lập pháp - và giúp ông ta dễ dàng hơn đáng kể trong việc bổ nhiệm các quan chức chính quyền và thẩm phán liên bang theo lựa chọn của mình. Nếu đảng Cộng hòa giữ vững được Thượng viện, thì hy vọng của đảng Dân chủ sẽ phụ thuộc vào hứng bất chợt của Lãnh đạo đa số Mitch McConnell và một số người ôn hòa của đảng Cộng hòa. Chuyện gì xảy ra kế tiếp? Hôm thứ Tư, nhiều kịch tính chính trị dự kiến sẽ xảy ra ở Washington DC, khi các nhà lập pháp tập hợp trong một phiên họp chung đặc biệt để phê chuẩn kết quả cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Sự việc thường mang tính thủ tục - điều sẽ khẳng định chiến thắng của ông Biden - đã trở nên gây tranh cãi bất thường, với khoảng một chục thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa thề sẽ thách thức kết quả. Nhóm do Thượng nghị sĩ Ted Cruz dẫn đầu và bao gồm cả bà Loeffler, muốn có thời gian trì hoãn 10 ngày để kiểm tra các tuyên bố không có cơ sở về gian lận bầu cử. Động thái này chắc chắn sẽ thất bại vì hầu hết các thượng nghị sĩ dự kiến sẽ tán thành kết quả đã được các tiểu bang của Hoa Kỳ chứng nhận. Phó Tổng thống Mike Pence sẽ chủ trì phiên họp với vai trò là chủ tịch Thượng viện. Ông Pence đã chịu áp lực của ông Trump trong tuần này để từ chối chứng nhận, nhưng phó tổng thống nói với ông Trump vào bữa trưa hàng tuần hôm thứ Ba rằng ông không có quyền lực trong Quốc hội để ngăn cản chiến thắng của ông Biden, theo New York Times. Những người ủng hộ ông Trump đang biểu tình ở thủ đô, thách thức kết quả bầu cử tổng thống. Ông Trump dự kiến sẽ nói chuyện ở cuộc biểu tình ở thủ đô của quốc gia hôm thứ Tư. Thị trưởng đã yêu cầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia được triển khai trong thành phố trong bối cảnh lo ngại về tình hình bất ổn. Biden: 'Thiệt hại to lớn' cho các cơ quan an ninh Mỹ của Trump Ông Biden, đảng viên Dân chủ, sẽ nhậm chức tổng thống vào ngày 20/1. Tổng thống Trump đã từ chối nhượng bộ cuộc bầu cử cho ông Biden, người giành được 306 phiếu đại cử tri so với số 232 của ông Trump, điều xác nhận tổng thống đắc cử. Ông Biden giành được nhiều hơn tổng thống ít nhất bảy triệu phiếu phổ thông.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi EU yêu cầu chính phủ VN chấm dứt đàn áp xã hội dân sự trước đối thoại dự kiến diễn ra giữa EU và VN ngày 19/2.
Quốc tế lên án vụ Đồng Tâm, gây sức ép lên EU trước đối thoại nhân quyền VN
Một số bạn trẻ ở Đài Loan phản đối vụ đàn áp ở Đồng Tâm tháng 1/2020 Liên minh Nhân quyền Quốc tế (FIDH) cùng tổ chức thành viên là Ủy ban Nhân quyền Việt Nam (VCHR) khẳng định trong thông cáo phát đi hôm 17/2 rằng EU cần tận dụng cơ hội cuộc thảo luận nhân quyền với chính phủ Việt Nam để yêu cầu chấm dứt đàn áp xã hội dân sự, trả tự do ngay lập tức những người bất đồng chính kiến hiện đang bị giam cầm. 'Thú tội trên truyền hình' là 'ép cung', 'vi phạm pháp luật' HRW: Nhân quyền VN 'xuống cấp nghiêm trọng' Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết Bình luận về Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ EVFTA: Cơ hội đổi mới và thách thức nhân quyền cho Việt Nam? Lên án vụ Đồng Tâm Đồng Tâm: 'Đại diện sứ quán Mỹ đã trao đồi gì với tôi?' Đề cập đến sự kiện Đồng Tâm, thông cáo của FIDH viết: "Nhiều vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được thực hiện trong bối cảnh tranh chấp đất đai." Và rằng "chính quyền Việt Nam đã liên tục áp dụng cách tiếp cận độc ác và bạo lực để giải quyết các tranh chấp này", với "ví dụ mới nhất của xu hướng này là sự cố Đồng Tâm, dẫn đến cái chết của ít nhất một thường dân vào tháng trước." Vợ cụ Lê Đình Kình nói công an đến nhà đòi lấy đi các cánh cửa Vì sao Đồng Tâm đã, đang và sẽ còn nóng? Phẩm cách Việt Nam và vụ việc Đồng Tâm Phản hồi bài phê phán nhóm Đồng Thuận của Lê Văn Bảy Trong một diễn biến liên quan, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), trong thông cáo phát đi hôm 18/2, cũng thúc giục EU kêu gọi chính phủ Việt Nam "khởi động một cuộc điều tra công bằng và minh bạch về vụ đụng độ Đông Tâm ngày 9/1 và buộc những người sử dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm". HRW đề nghị EU kêu gọi chính phủ Việt Nam "cho phép các nhà báo, nhà ngoại giao, cán bộ Liên Hiệp Quốc và các nhà quan sát được tiếp cận Đồng Tâm mà không bị cản trở, để đánh giá những gì đã xảy ra và theo dõi cuộc điều tra của chính phủ." Trước đó nữa, ngày 14/2, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, trong email trả lời BBC News Tiếng Việt, cho biết: "Chúng tôi theo dõi sát sao tất cả các diễn biến của sự việc này và hiện đang thu thập thông tin từ nhiều nguồn để hiểu rõ hơn về các biến cố ở Đồng Tâm. Chúng tôi đặc biệt lo ngại về tổn thất sinh mạng ở cả hai phía trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người dân Việt Nam. Điều quan trọng là tất cả các bên tìm cách giải quyết tranh chấp một cách cởi mở, ôn hòa và minh bạch." Bốn người trong gia đình ông Kình hiện 'vẫn chưa có tin tức gì', bà Dư Thị Thành nói 'Sáu lĩnh vực VN vi phạm nhân quyền' Về mặt tổng quan, FIDH nêu ra các quan ngại chính về nhân quyền ở Việt Nam trong sáu lĩnh vực, gồm: Leo thang đàn áp người bất đồng chính kiến; các luật về "an ninh quốc gia" mang tính đàn áp; quyền cho người lao động; tranh chấp đất đai; điều kiện vô nhân tính trong nhà tù và chết trong tù, án tử hình. Kể từ cuộc đối thoại năm ngoái tổ chức vào ngày 4/3, chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp, quấy rối, tấn công và giam giữ những người bảo vệ nhân quyền, những người bảo vệ quyền lao động, những người bảo vệ đất đai và môi trường, các blogger, nhà báo, nhà phê bình chính phủ và những người theo tôn giáo, thông cáo viết. Và nêu rõ: Từ ngày 5/3/2019 đến ngày 2/2/2020, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ 29 nhà hoạt động nhân quyền (bao gồm ba phụ nữ) và kết án 42 người (bao gồm năm phụ nữ) với án tù lên tới 12 năm. Chính phủ Việt Nam giải thích các cuộc đáp áp này là do những người liên quan đã vi phạm Bộ Luật hình sự 2015 vốn hình sự hóa các hoạt động bị coi là "đe dọa an ninh quốc gia". Các điều khoản mơ hồ này, sáu trong số đó kèm theo mức án cao nhất là tử hình - không phân biệt giữa các tội phạm bạo lực và các tội do thực thi quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa. Tù nhân chính trị cần được trả tự do 'lập tức' Mặc dù tham gia Công ước chống tra tấn và Các Hình phạt hay Đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp khác, Việt Nam đã thất bại trong cải thiện các điều kiện giam giữ. Các báo cáo về tra tấn, ngược đãi và tử vong trong đồn cảnh sát vẫn tiếp tục ghi nhận các vụ việc này năm 2019. Một số tù nhân đã chết năm ngoái là kết quả của các điều kiện giam giữ khắc nghiệt, thậm chí có thể họ đã bị tra tấn hoặc ngược đãi, thông cáo của FIDH nhận định. Vẫn theo FIDH, Việt Nam cũng tiếp tục áp dụng án tử hình đối với một loạt các tội không đáp ứng các tiêu chí về "tội ác nghiêm trọng nhất", trong khi thống kê về án tử hình tiếp tục được xếp vào dạng bí mật nhà nước. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) liệt kê trong thông cáo tên những nhà bất đồng chính kiến hiện đang bị giam giữ trái phép như kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh (bị tuyên 6 năm tù), thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh (11 năm tù), nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng (hiện chưa được xét xử)... HRW chỉ đích danh một số trường hợp mà EU cần kêu gọi chính phủ Việt Nam "trả tự do ngay lập tức", bao gồm nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hồ Đức Hòa, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Túc, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Trung Trực, Trương Minh Đức... Ba người nêu tên sau hiện đang có những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, HRW nhấn mạnh. HRW cũng thúc giục EU buộc Việt Nam phải thừa nhận công đoàn độc lập và đảm bảo rằng họ hoạt động mà không bị chính phủ can thiệp. Ngoài ra, EU cần hối thúc VN đảm bảo rằng các nhà hoạt động xã hội dân sự và học giả độc lập có thể là một phần của Nhóm tư vấn trong nước (DAGs) được Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU thừa nhận, đồng thời đảm bảo rằng họ có thể thực hiện vai trò của mình một cách tự do và không sợ bị bắt giữ hoặc đe dọa. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói gì? Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng Ngày 14/3/2019, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi lại báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ ngoại giao của Hoa Kỳ ra một ngày trước đó. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nói: "Tuy đã ghi nhận những thành tựu về bảo vệ quyền con người của Việt Nam, báo cáo này vẫn còn một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế đang diễn ra tại Việt Nam. "Những quyền tự do cơ bản của công dân Việt Nam được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, được tôn trọng và bảo đảm thực thi trên thực tế." Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn gọi Việt Nam là "nhà nước độc đoán", và rằng bầu cử quốc hội gần nhất năm 2016 "không tự do, chẳng công bằng, mặc dù có cạnh tranh hạn chế từ các ứng viên do Đảng Cộng sản duyệt".
Giữa lúc tiết trời Việt Nam như đang đổ lửa, một số bạn trẻ lại nảy ra ý tưởng xuống đường 'không giống ai' - nhưng đằng sau đó là thông điệp thú vị về bảo vệ môi trường, và hoài bão của tuổi trẻ.
Những khuôn mặt trẻ đằng sau trang 'Tui là Rác'
Tấm hình gây sốt trên mạng xã hội trong ngày nắng nong oi ả gần đây "Muốn trời bớt nóng Thì trồng thêm cây Chứ đừng đợi mây Mang cơn mưa đến" Bài thơ con cóc dí dỏm này chính là sản phẩm của một nhóm bạn trẻ gồm Mast Nguyễn, 27 tuổi, và các bạn sinh cấp 3 tại Biên Hòa, Đồng Nai. "Thấy trời nóng quá, mình muốn làm gì đó nên nghĩ đến việc trồng cây, nên nghĩ ra câu thơ trên, gửi cho [Reneesmee] và cô bé cùng một số người bạn đã in ra và tham gia đứng trên đường phố," Mast nói về hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội. 'Tui là rác' ra đời như thế nào? Mast chỉ bắt đầu "đứng đường cầm biểu ngữ" vào 2015, anh đứng như thế khoảng một tháng thì nhiều bạn trẻ khác đề nghị tham gia phong trào cùng anh. "Lần đầu tiên, mình khá hồi hộp, cảm thấy rất cô độc. Ngại thì ngại nhưng cứ nghĩ đến việc nếu có người hiểu và cùng mình làm điều gì đó thì rất vui, nên lần đó mình cố gắng giữ bình tĩnh," anh chàng 27 tuổi nói. "Kỷ lục của mình là có lúc đã đứng suốt 3 tiếng đồng hồ." Các bạn trẻ tham gia phong trào của Mast hồi 2015 Nguồn cảm hứng? Mast nói đó chính là bài diễn văn của Severn Cullis-Suzuki tại Hội nghị Trái đất của Liên Hiệp Quốc nói về việc con người đang phá huỷ tương lai của con em mình. "Có lẽ chính video đó là cảm hứng để mình tìm hiểu về các vấn đề môi trường. Và có lẽ là do hàng ngày mình đi qua con suối đen ngòm hôi thối gần nhà, đấy chính là cái thực tế trong cuộc sống hàng ngày khiến mình hành động," Vào 2015, nếu có ai đi ngang qua các con phố lớn ở thành phố Biên Hòa , chắc hẳn thi thoảng sẽ bắt gặp một số bạn trẻ đứng trong những chiếc sọt rác màu đỏ bên đường cầm những biểu ngữ "Tui là Rác! Xin đừng vứt lung tung!!" Đó chính là những bạn trẻ được truyền cảm hứng bởi Mast Nguyễn, chàng trai đằng sau trang Facebook 20,000 lượt theo dõi "Tui là Rác!" Chỉ trích "Rảnh quá thì đi nhặt rác đi." "Làm màu, không có tác dụng gì." "Muốn nổi tiếng nên cố tình làm trò." Đó là những câu nói mà Mast thường phải nghe mỗi lần "đứng đường cầm biểu ngữ". Sau ba tháng thử nghiệm, Mast chán nản tạm từ bỏ ý tưởng, chỉ mãi đến 2019 anh mới bắt đầu làm lại. Lần nào đứng, Mast cũng quyết tâm phải đứng trong sọt rác đỏ và đứng ít nhất một tiếng đồng hồ "Sau bốn năm mình đi làm nhiều hơn, suy nghĩ thêm, mình nhặt nhạnh thêm, rèn luyện thêm về thái độ với những tiêu cực phản ứng. Bây giờ mình mặt dày hơn, tư duy cũng mở hơn, dịu dàng nhẹ nhàng hơn. Ai chửi mình thì mình cười," Mast nói. Mast đã quay trở lại và có lẽ 'lợi hại hơn xưa' khi những biểu ngữ không chỉ ngô nghê như "Tui là Rác! Xin đừng vứt lung tung" mà thành những bài thơ con cóc dí dỏm, dễ nhớ dễ thuộc như: "Anh chị chú bác Lớn mà chơi ác Xả rác khắp nơi Hại đời con cháu Ô nhiễm về sau Tim tui nhói đau" Nhóm bạn trẻ đồng hành cùng Mast cầm một biểu ngữ trên đường phố Biên Hoa Truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Cô bé 16 tuổi xin được gọi là Renesmee Nguyễn là một trong những bạn trẻ được truyền cảm hứng bởi hành động 'tưởng không hay nhưng hay không tưởng' của Mast Nguyễn. "Em gặp anh Mast lần đầu khi em học lớp 9. Anh ấy cầm tấm bảng ghi mấy câu khuyên mọi người bỏ rác đúng nơi quy định. Em thấy nó dễ thương mà còn sáng tạo nữa. Sau đó mấy tháng, khi em lên lớp 10 thì cô giáo có cho tụi em làm một bài project về bảo vệ môi trường, em muốn mấy bạn và cô biết đến cái phong trào của anh ấy nên nhắn tin hỏi anh ấy. Sau đó em xin tham gia luôn." "Lần đầu quyết định cầm bảng đứng giống anh ấy thì gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Mọi người kêu rằng nếu tụi em thực sự muốn môi trường sạch sẽ hơn thì tự đi dọn rác đi chứ đứng một chỗ không giải quyết gì đâu. "Nhưng mà họ không hiểu rằng rác có dọn mấy cũng không sạch nếu như họ tiếp tục xả." Cô bé nói "không sợ" vì "thích cảm giác được làm gì đó cho xã hội". Renesmee cho biết nhiều bạn bè của cô bé cũng bắt đầu tham gia các hoạt động này. Khi được hỏi cô bé lớp 10 cân bằng việc học và tham gia phong trào "Tui là rác" như thế nào, thì cô chia sẻ: "Một tuần em chỉ đi học thêm hai buổi môn toán thôi, tự học là chính nên cũng không có gì bận rộn lắm. Ba mẹ biết, ba mẹ em cũng ủng hộ. Em chủ yếu đứng buổi sáng chủ nhật từ 6h đến 8h. Một tuần chỉ cần 2 tiếng đồng hồ như vậy nên không có gì khó khăn hết." Thông điệp 'dân giã' trước Tết của Mast và "Tui là Rác" Renesmee nói thú thực ban đầu cô bé cũng không quan tâm tới môi trường lắm, nhưng phong trào của Mast đã thay đổi cô. "Cái cách thiết thực nhất để cải thiện môi trường dành cho giới trẻ là bỏ rác đúng nơi quy định. Ngày nào đi học em cũng gặp cái cảnh mấy bạn học sinh ăn uống trên xe xong là vứt xuống đường. Đứng chờ ba mẹ đến đón thì vứt khẩu trang y tế, chai lọ, vân vân. Chỉ cần mỗi người cố gắng cải thiện ý thức của mình chút thôi thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn," cô nói. Làm băng rôn 'xấu hổ' về vụ 'hôi bia' Ít ai biết được Mast chính là tác giả của tấm băng rôn "xấu hổ thay" về vụ hôi bia ở Đồng Nai hôm 4/12/2013. "Là dân Biên Hòa, là người Việt Nam. Tôi thấy xấu hổ thay cho những ai đã "cướp vài lon bia" ở đây trưa ngày 4/12. Sáng sớm ngày 8/12, Mast đến chính khu vực hiện trường vụ hôi bia ở Tam Hiệp, Biên Hòa và treo tấm băng rôn lên. Sau cùng, tấm băng rôn cũng vẫn bị gỡ xuống nhưng Mast nói anh không bận tâm, vì hình ảnh tấm băng rôn đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, "miễn nó đến được với mọi người là OK". Mast cùng băng rôn "xấu hổ" về vụ "hôi bia" hồi 2013 Dự định của Mast và nhóm sắp tới là nhắm vào các mẩu đuôi thuốc lá, hướng đến một môi trường không khí trong lành. "Rác người ta còn tái chế được, vậy con người thì sao, có thể thay đổi hay không? Một phần nào đó, tôi thấy con người và rác không khác nhau là mấy," Mast lý giải về ý nghĩa đằng sau cái tên "Tui là Rác". "Cái khác là chúng ta có nhận thức. Tôi cũng muốn xem ai có khả năng tự tái chế bản thân?"
Trong khoảng thời gian gần đây, cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam.
Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là 'vô lý'
Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam. Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết : "Chúng tôi không đòi lại đất, mà chúng tôi muốn gửi thông điệp tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, không được can thiệp vào công chuyện của chúng tôi. Việt Nam không hiểu đúng về lịch sử của người Khmer, hoặc là họ cố tình muốn quên lịch sử bằng cách tuyên bố rằng đất đai Kampuchea Krom thuộc về Việt Nam từ lâu. Đất đai Kampuchea Krom là của chúng tôi, và bị người Pháp giao cho người Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu Việt Nam tôn trọng lịch sử, tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, công khai xin lỗi chúng tôi và không can thiệp vào chính trị của các quốc gia khác". Với tất cả sự trân trọng và lòng kính mến, người ta thực sự không hiểu ông Thach Setha muốn nói gì. Yêu sách của Khmer Krom Yêu sách của ông Thach Setha, một trong những người lãnh đạo cuộc biểu tình đồng thời là một nhà hoạt động thuộc đảng Cứu quốc của chính trị gia Sam Rainsy và cựu Thượng nghị sĩ trong Quốc hội Campuchia, gồm ba vế: đất đai và chủ quyền ; lịch sử Kampuchea Krom và yêu cầu không can thiệp vào chính trị của một quốc gia khác. Cụ thể hơn, ông Thach Setha muốn "phía Việt Nam chính thức công khai xin lỗi người Khmer Krom và công nhận lịch sử của chúng tôi bằng văn bản" và yêu cầu : "không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia khác của khối ASEAN". Để làm áp lực, ông Thach Setha đe dọa: "Nếu như không có phản hồi hay giải quyết gì từ phía Việt Nam thì đầu tháng 10 này chúng tôi sẽ có biểu tình lớn để yêu cầu chính phủ Campuchia tạm cắt đứt quan hệ với Việt Nam cho tới khi nào Việt Nam thừa nhận lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi cũng kêu gọi người Campuchia tẩy chay hàng hóa Việt Nam". Thấy gì qua phát biểu này? Những yêu sách của ông Thach Setha phần lớn dựa trên tài liệu của Cộng đồng người Khmer Krom phổ biến trên mạng (https://vi-vn.KhmerKromNews), theo đó : Về đất đai và chủ quyền, "Kampuchea Krom, nguyên là một phần của Vương quốc Kampuchea ở phía đông, hiện nay nằm dưới sự quản lý của chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Về lịch sử Kampuchea Krom, "Kampuchea Krom bị Thực dân Pháp cắt khỏi lãnh thổ Kampuchea và cho xác (!) nhập vào lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý của chính quyền Việt Nam bằng văn bản số 49-733, ký ngày 04 tháng 6 năm 1949 ở Thành phố Toulon, Tỉnh Var, nước Pháp". Lãnh đạo Campuchia thường dựa vào TQ để bài Việt Nam Về danh xưng : "Vào thời đó, vùng đất Kampuchea Krom được gọi là Kampuchea Ngập Nước hay Kampuchea Krom (Kampuchea Hạ), và còn được gọi là Đồng bằng Châu thổ sông Mekong (Mekong Delta). Dưới thời Thực dân Pháp quản lý Đông Dương (Indochina), vùng đất Kampuchea Krom được gọi là Basse Cochinchine (Cô-săng-sin Hạ)", với 68 965 km2. Về dân số : "Nếu căn cứ vào số liệu thống kê dân số theo từng địa phương của Mặt trân Giải phóng Kampuchea Krom tiến hành vào năm 1968 thực hiện trên 21 tỉnh - thành của Kampuchea Krom và thực hiện phương thức tính 20 năm thì cho đến tháng 1 năm 2005, dân số người Khmer ước khoảng 14 571 000 (Mười bốn triệu năm trăm bảy mươi mốt ngàn) người". Sự thật là thế nào? Người Khmer Krom thường viện dẫn những lý do lịch sử và văn hóa để chứng minh chủ quyền của họ trên lãnh thổ miền Nam. Cách tiếp cận này tuy hợp lý nhưng không đúng. Hợp lý vì những nhóm dân cư bản địa đầu tiên trên vùng đất này là con cháu những người Khmer trốn chạy các cuộc vây bắt nô lệ để xây dựng đền đài quanh khu vực Seam Reap và Battambang từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, và sau đó là những cuộc nội chiến hay tấn công của người Thái từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18. Nhưng không đúng vì các vương triều Khmer chưa bao giờ làm chủ khu vực đồng bằng sông Cửu Long như thường tuyên bố. Nhắc lại, đế quốc Angkor trong thời cực thịnh nhất, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12, là một đế quốc lục địa. Các trung tâm chính trị và tôn giáo được thiết lập : - về phía tây, quanh khu vực phía bắc hồ Tonlé Sap (Battambang, Siem Reap), sông Chao Phraya và lưu vực hai sông Menam và Irrawaddy, mà những đền đại nổi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom được xếp vào di dản nhân loại ; - về phía đông, từ vùng trung lưu sông Mekong (Kompong Cham) tới khu vực phía nam hồ Tonlé Sap (Biển Hồ), Longvek, Udong, Kampong Cham và Banteay Prey Nokor (Gia Định). Sau khi đế quốc Angkor bị Xiêm La xóa tên, năm 1439 vua Ponhea Yat bỏ chạy về Wat Phnom Daun Penh (Phnom Penh) và thành lập kinh đô. - Vùng phía nam (đồng bằng châu thổ sông Cửu Long), cho đến nay chưa tìm thấy dấu ấn cai trị của vuơng triều Khmer. Những lý cớ chống Việt Nam Lý cớ đầu tiên là đất đai. Tổ chức Khmer Krom không ngừng tố cáo Việt Nam chiếm vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long của người Khmer. Củng cố lý cớ này là sự hiện diện của khoảng 500 đền đài Khmer trên khắp châu thổ. Đây là vấn đề rất được bàn cãi của những chuyên viên và những nhà nghiên cứu lịch sử, vì sự thật không hẳn như vậy. Về điểm này tưởng cũng nên nhắc lại một vài dữ kiện địa lý-lịch sử. Cách đây hơn 300 năm, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng sình lầy hoang dại, đầy muỗi mồng và rắn độc nên ít người dám đến sinh cư lập nghiệp, trừ khi bị bắt buộc như những người trốn chạy những cuộc ruồng bắt nô lệ thời đế quốc Angkor. Những người này sống tập trung trên những vùng đất cao để tránh lụt lội, gọi là giồng, và sinh sống bằng nghề làm rẫy. Không có tư liệu nào trong Văn khố hoàng gia Khmer (Chroniques royales khmères) nhắc đến sự triều cống của những nhóm dân cư sinh sống trên đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (Mekong). Trong thế kỷ 17, nội chiến và tranh chấp nội bộ giữa các vương tôn buộc những phe tranh chấp tìm sự hỗ trợ của những thế lực mạnh hơn để triệt hạ đối thủ hay để được bảo vệ. Đó là trường hợp của vua Jayajettha II (1619-1627) kết nghĩa với chúa Nguyễn để được tiếp cứu khi bị Xiêm La tấn công. Bù lại, Jayajettha II nhượng cho Sãi vương quyền khai thác lãnh thổ Prei Nokor trong vòng 5 năm để làm nơi thu mua và vận chuyển thực phẩm ra miền Trung. Sau nhiều lần đánh bật quân Xiêm ra khỏi lãnh thổ Chân Lạp trong những năm 1622-1623, việc thu hồi hai nhượng địa Prei Nokor và Kompong Trabei không còn đặt ra nữa, vì vua Khmer rất cần sự hiện diện của quân Việt trên lãnh thổ của mình. Phải chờ đến năm 1679, khi hai vị tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên) cùng với hai phó tướng Hoàng Tiến và Trần An Bình, với hơn 3.000 quân và 50 chiến thuyền, xin tị nạn và được chúa Nguyễn cho vào khai thác những vùng đất hoang miền Đông Nam Bộ. Tại đây người Minh Hương đã cùng những di dân Việt khẩn hoang, xây nhà, lập chợ, dựng đình. Với thời gian, những khu đất mới này trở nên trù phú và thu hút đông đảo di dân khác tới, kể cả người Khmer trong nội địa. Năm 1698, vùng đất Sài Gòn - Gia Định, tức miền Tây Nam Bộ, chính thức được chúa Nguyễn xác lập chủ quyền. Năm 1671, một quan nhân nhà Minh khác tên Mạc Cửu cùng với 400 người đổ bộ lên vùng đất hoang vu trong vịnh Thái Lan và xin thần phục vương triều Khmer. Năm 1681, vua Jayajettha IV cho Mạc Cửu khai thác vùng đất dọc bờ biển phía nam Campuchia ngày nay, gọi là Căn Khẩu, nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công của hải tặc. Sau nhiều lần bị hải tặc Xiêm La đánh phá và không được vua Khmer hỗ trợ, năm 1724 Mạc Cửu xin thần phục chúa Nguyễn, vùng đất Căn Khẩu đổi tên thành Long Hồ dinh, sau này là Hà Tiên. Con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ đã tận tình giúp các vua Khmer đánh trả quân thù để bảo vệ ngôi báu, sau mỗi chiến công các vua Khmer trao tặng đất đai để tưởng thưởng. Năm 1759, toàn bộ lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long chính thức được sát nhập vào lành thổ nhà Nguyễn. Những giải thích dài dòng này để nói lên một sự thật các triều vương Khmer không hề quan tâm đến vùng đất sình lầy đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, khi có cơ hội là sẵn sàng trao tặng cho những người đã giúp họ giữ được ngôi báu. Dựa vào yếu tố này, có thể nói người Khmer chưa bao giờ làm chủ đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mặc dù đã hiện diện trước đó. 'Người ta thực sự không hiểu ông Thach Setha muốn nói gì' Lý cớ thứ hai là pháp lý. Dưới thời bảo hộ Pháp (1863-1953), các vị vua Khmer đã nhiều lần yêu cầu hay van nài Pháp giao lại lãnh thổ Nam Kỳ cho Hoàng gia Khmer (thư vua Ang Duong gởi cho hoàng đế Napoléon III ngày 25/11/1856, cuộc gặp mặt giữa vua Norodom (cha) và Toàn quyền Đông Dương, tướng de La Grandière, năm 1864). Nhưng người Pháp từ chối bởi một lý do giản dị là chính nhà Nguyễn đã giao phần đất này cho Pháp năm 1862 và sau đó năm 1874 chứ không phải các vua Khmer, hơn nữa khi ký Hiệp ước bảo hộ vương quốc Cambốt năm 1863, hoàng gia Khmer không hề đề cập tới phần lãnh thổ phía nam, mà người Pháp gọi là Cochinchine (miền Nam Việt Nam). Văn bản pháp lý nào? Tài liệu chủ quyền pháp lý mà Tổ chức Khmer Krom dựa vào là "Luật số 49-733 ban hành ngày 04/06/1949 về việc thay đổi quy chế vùng đất Nam Kỳ (Cochinchine) trong Liên hiệp Pháp (Union française)", theo đó lãnh thổ Nam Kỳ được sát nhập vào lãnh thổ Liên hiệp Việt Nam và không còn là lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp. Qua luật này, tổ chức Khmer Krom trách Pháp đã không trao trả Nam Kỳ cho vua Khmer, do đó mỗi năm cứ đến ngày 04/06 họ tổ chức xuống đường biểu tình đòi Việt Nam trả lại đồng bằng châu thổ sông Cửu Long cho Campuchia. Tất cả mọi phương tiện đều được áp dụng, kể cả bạo loạn, trong mục đích tuyên truyền rằng “chính quyền Việt Nam đàn áp sư sãi và tôn giáo”. Để gây hận thù dân tộc, tổ chức Khmer Krom còn dựng đứng những tội ác "ghê rợn" của các chính quyền Việt Nam để tố cáo trước dư luận thế giới như : thiêu sống 10.000 người Khmer năm 1945, giết rồi thả hàng ngàn xác người Khmer trôi sông từ 1976 đến 1979, tàn sát hàng ngàn người Khmer tại Trà Vinh và Vĩnh Long từ 1980 đến 1990.. với hy vọng được thế giới hỗ trợ và làm áp lực với Việt Nam trả lại miền Nam cho họ. Lý cớ thứ ba là chính trị. Quan sát kỹ, những cuộc biểu tình chống Việt Nam chỉ mạnh lên trước những cuộc bầu cử Quốc hội. Bài Việt Nam có lẽ là mẫu số chung để các tổ chức chính trị tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng. Hiện nay, tổ chức chính trị bài Việt Nam mạnh nhất là Đảng Sam Rainsy do ông Sam Rainsy lãnh đạo. Sam Rainsy hiện nay là đối thủ chính trị chính của đương kim Thủ tướng Hun Sen. Hai phái Sam Rainsy và Hun Sen nay đã hợp tác Cho đến một ngày gần đây, dưới sự kích động của đảng Sam Rainsy, chống Việt Nam hiện nay không còn là một chiêu bài tranh cử nữa mà là một chính sách kỳ thị chủng tộc rõ ràng. Để tránh bị mang tiếng thân Việt Nam, nghĩa là chư hầu, Đảng Nhân dân Campuchia của đương kim Thủ tướng Hun Sen còn đi xa hơn khi ban hành những luật lệ siết chặt nhập cư, hạn chế sự đi lại của người Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia và trục xuất những người Việt nhập cư bất hợp pháp. Một cách tiệm tiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người Kher đang hình thành mà đối tượng là cộng đồng người Việt sinh sống trên lãnh thổ Campuchia, an ninh của họ đang bị đe dọa. Thêm vào đó, lãnh tụ đảng Sam Rainsy còn khơi động sự thù hận giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng cách đề cao những hành vi ức hiếp Việt Nam của Trung Quốc trên Biển Đông và dành cho người Trung Quốc những ưu đãi về đầu tư cũng như về kinh tế tài chính để loại thương nhân Việt Nam ra khỏi thị trường Campuchia, hay đưa xuống hàng thứ yếu, nghĩa là phải dưới người Khmer. Tại sao đi đến tình trạng này? Có nhiều lý giải, nhưng giải thích chính vẫn là các dân tộc Đông Dương là nạn nhân của chính sách chia để trị của người Pháp trong suốt thời gian đô hộ và bảo hộ. Chế độ thực dân Pháp là thủ phạm kích thích sự thù ghét người Việt Nam của những dân tộc khác. Đọc lại những tài liệu và sử sách viết về người Việt Nam, không một tác giả người Pháp nào không nói Việt Nam là một dân tộc bành trướng, lịch sử Việt Nam là lịch sử thôn tính những dân tộc yếu kém hơn. Họ viện dẫn kinh nghiệm mất đất và mất văn hóa của người Chăm, người Khmer Nam Bộ, người Thượng trên Tây Nguyên... Dưới thời Pháp thuộc, Đông Dương bị chia thành 5 vùng, trong đó Việt Nam bị cắt ra làm ba miền (Bắc Trung Nam) để hạn chế người miền này tiếp xúc với người miền kia, và họ đã phần nào thành công. Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, sự hợp tác giữa các dân tộc Đông Dương đã rất khó khăn và phải trải qua nhiều cuộc chiến đẫm máu để giải quyết sự thống nhất. Vấn đề tồn đọng còn lại là xây dựng niềm tin giữa các dân tộc và giữa người Việt Nam với nhau. Nếu chịu khó quan sát, tâm lý bài Việt Nam thường xuất phát từ những cấp lãnh đạo hay trí thức do Pháp đào tạo : Sihanouk, Pol Pot, Sam Rainsy, Sarin Chhak... Campuchia viện dẫn ra các tài liệu của Pháp để nêu yêu sách lãnh thổ Đầu tàu của chính sách bài Việt là quốc vương Norodom Sihanouk, đứa con tinh thần của chế độ thực dân Pháp. Từ lúc còn tấm bé ông đã được người Pháp nuôi dưỡng và đã hấp thụ tất cả những gì mà người Pháp muốn truyền bá : chống Việt Nam. Trong suốt thời gian trị vì, không hiểu vì lý do gì nhà vua Sihanouk đã liên tục chống phá trực tiếp hay gián tiếp các chính quyền miền Nam Việt Nam, và chính quyền cộng sản Việt Nam sau 1975. Nhà vua sẵn sàng liên minh hay ủng hộ với mọi phe phái, kể cả Khmer Đỏ, để chống Việt Nam. Sihanouk còn đào tạo ra được một thế hệ bài Việt tiếp nối, đặc biệt là Sarin Chhak, tác giả "Những vùng biên giới của Cambodge" năm 1965. Dựa theo tài liệu này, đầu năm 1967, Sihanouk chính thức công bố khu vực biên giới Campuchia-Việt Nam, theo đó tỉnh Đắc Lắc, toàn khu hữu ngạn sông Bé đến Thủ Dầu Một, toàn bộ tỉnh Tây Ninh và Long An và vùng đất phía tây thị xã Hà Tiên thuộc Campuchia. Những phe nhóm Khmer chống Việt Nam khác cũng đã sử dụng bản đồ này để tố cáo chính quyền Hun Sen ký những hiệp định về vùng nước lịch sử ký với Việt Nam năm 1982 và hiệp ước biên giới đất liền tháng 10/1985 bất lợi cho nhân dân Campuchia. Nội dung những văn bản bản này thật ra không khác gì với những văn bản đã ký với Pháp trước đó: vùng biên giới đất liền ghi lại tỉ mỉ hơn làn ranh đã có dưới thời Pháp thuộc; trên biển hai bên giữ nguyên làn ranh Brévié đã có từ năm 1939. Thật ra vấn đề không phải được hay mất đất và biển mà chỉ giản dị là tâm lý bài Việt Nam đang lên cao trong sinh hoạt của những tổ chức chính trị đối lập với chính quyền Hun Sen. Cũng nên lưu ý trong những văn bản này, Điều cuối cùng ghi: "Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Pháp được lấy làm căn cứ". Giải thích thứ hai là sự trù phú của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Nếu đồng bằng này là một vùng đất nghèo nàn như dãy Cardamones phía tây, chắc không người Khmer nào muốn đòi lại. Ước muốn sở hữu vùng đất trù phú là lẽ thường tình của người đời, nhưng sự phát triển và giàu có của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long không phải tự nhiên mà có. Đó là công lao của người Minh Hương và di dân Việt Nam từ cuối thế kỷ 17 đến nay. Trong suốt thời gian đó, cộng đồng người Khmer vui hưởng cuộc sống bình yên, những chùa chiền lớn, "wat" theo văn hóa Xiêm La. Trong những sinh hoạt khác, cộng đồng người Khmer đứng bên lề những tranh chấp và sinh hoạt chính trị. Có một điều khó hiểu là dân số người Khmer sinh sống tại Việt Nam hiện nay khoảng 1,4 triệu người (2011), nhưng tài liệu của Khmer Krom cho biết là trên 14 triệu người (2005), nghĩa là gấp 10 lần và ngang bằng tổng dân số Campuchia (15,14 triệu người năm 2013). Thật ra dựa vào yếu tố lịch sử để đòi lại đất chỉ là lý cớ, sự giàu có của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mới là động cơ chính. Tổ chức Khmer Krom không phải là người trồng cây ăn trái nhưng muốn thu tóm mọi hoa lợi vào tay mình, chỉ giản dị là vậy. Giải thích thứ ba là yếu tố văn hóa. Tại sao người Khmer dễ ghét người Việt Nam hơn người Thái, mặc dù tất cả những tai họa chính của dân tộc Khmer đều do người Thái gây ra? Chính người Thái đã tiêu diệt các triều vương Angkor. Chính sách cai trị của người Thái chắc chắn phải rất hung bạo để ký ức về triều đại Angkor bị xóa hẳn trong tâm trí người Khmer trong suốt hơn 400 năm (1431-1861). Chính người Thái đã góp phần làm hao kiệt di sản văn hóa của người Khmer, phần lớn những di tích của nền văn minh Angkor được giới buôn lậu đưa qua Thái bán. Cho tới một ngày gần đây, người Thái còn muốn chiếm di tích Preah Vihear của người Khmer. Trong Thế chiến II, quân Pháp đã rất phải cực nhọc mới xua đuổi quân Thái ra khỏi Battambang và Seam Reap. Cũng chính người Thái đã cho Khmer Đỏ lập căn cứ trên lãnh thổ của mình để chống lại chính quyền Phnom Penh từ 1979 đến 1989. Có điều lạ là không người Khmer nào tỏ ra thù ghét người Thái. Người mang ơn thường quay ngược khí giới chống lại Việt Nam Với người Việt Nam thì ngược lại, làm ơn đôi khi còn mang họa. Mỗi khi bị đe dọa, người Khmer nhờ cậy người Việt Nam vào giúp đỡ. Khi kẻ thù bị đánh đuổi ra khỏi lãnh thổ, những người mang ơn thường quay ngược khí giới chống lại Việt Nam. Có cái gì không bình thường trong cách cư xử này. Có lẽ người Khmer thuộc văn hóa Ấn Độ nên chỉ thích giao lưu với người cùng văn hóa (cũng như Việt Nam với Trung Quốc), Việt Nam thuộc văn hóa Trung Hoa nên rất khó hiểu nhau và hợp tác. Nắm được lý giải này mới hiểu tại sao rất nhiều người Việt Nam đã bỏ mạng để bảo vệ người Khmer, nhưng công lao này thường hay quên lãng và đôi khi còn bị hiểu lầm. Khi rút quân khỏi Campuchia, hài cốt nhưng người lính Việt Nam đều được mang về nước vì sợ bị phá hoại. Hành trình thông cảm lẫn nhau có lẽ còn khá dài. Nhưng cho dù có thế nào đi nữa, hai dân tộc Campuchia và Việt Nam buộc phải đi với nhau suốt đoạn đường dài còn lại. Không quốc gia nào chọn láng giềng, chúng ta phải tìm cách sống chung với nhau trong khôn ngoan và hòa bình. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chính sách bài Việt Nam có thể thỏa mãn kết quả của những cuộc tranh cử nhưng chỉ mang lại tiêu cực và không giải quyết được quan hệ giữa hai dân tộc. Người ta chỉ gặt những gì được gieo trồng, do đó phải cẩn thận. Giải pháp hay nhất để hóa giải tâm lý hận thù là tìm cách đối thoại với nhau trong tinh thần tương kính, và nhất là tránh không bị chi phối bởi những định kiến. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tiến sỹ Nguyễn Văn Huy từ Paris, Pháp.Diễn đàn BBC Tiếng Việt mong nhận được các ý kiến khác nhau về chủ đề này, gồm cả các quan điểm phản bác lại tác giả đã đăng.
Ánh trăng lên cũng là lúc mở màn một trong những màn giao phối lớn nhất thế giới. Những sinh vật kỳ dị nổi lên từ dưới đáy biển sâu và mặt nước lấp lánh ánh xanh. Một số hiện tượng của đại dương chỉ có thể chứng kiến được khi màn đêm buông xuống.
Những hiện tượng kỳ thú của đại dương vào ban đêm
1. Mặt biển lấp lánh do phát quang sinh học Bạn có thể đã thấy bức ảnh này. Màn đêm ở một địa điểm lạ lẫm không tưởng. Sóng đang vỗ vào bờ. Mặt nước lấp lánh với ánh sáng xanh. Thế giới mạng thích hình ảnh mặt biển tỏa ánh sáng xanh lấp lánh huyền ảo. Chúng ta cũng từng nghe những cây bút du lịch trên mạng than phiền rằng thực tế thì không được như vậy. Ngay cả khi những lời than phiền này là chính xác thì hiện tượng phát quang sinh học (trong trường hợp này thường là do các sinh vật phù du gọi là tảo đơn bào hai roi - Dinoflagellates - tạo ra) vẫn là một hiện tượng thiên nhiên rất kỳ thú. Bọ hung, từ huyền thoại đến đời thực Lịch sử nhân loại dưới tán cây bồ đề Khi chuột không còn biết sợ mèo Tảo hai roi phát ra ánh sáng xanh khi bị quấy rầy. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy chúng phát sáng ở chỗ đầu ngọn sóng, xung quanh mạn tàu hay khi có một bàn tay hay mái chèo lướt qua. Những sinh vật nhỏ li ti này là nguồn phát là nguồn phát sáng sinh học phổ biến nhất trên bề mặt đại dương. Những vịnh biển phát sáng sinh học như ở Puerto Rico và Jamaica nằm trong những nơi nổi tiếng nhất để quan sát hiện tượng này. Tuy nhiên, nó khá phổ biến trên khắp các đại dương ở những nơi có tảo hai roi tập trung dày đặc. Đôi khi tảo hai roi sinh sôi quá nhanh dẫn đến sự bùng nở tảo. Vào ban ngày, chỗ tảo dày đặc này sẽ có màu nâu đỏ khiến nó được gọi là thủy triều đỏ. Một số dạng thủy triều đỏ này gây hại cho môi trường biển. Một hiện tượng phát quang sinh học còn lạ và hiếm gặp hơn nữa là 'biển sữa', nơi mặt nước phát sáng liên tục trải dài ra vô tận. Hiện tượng biển sữa này đã được nhìn thấy một vài trăm lần kể từ năm 1915, chủ yếu tập trung ở khu vực xung quanh tây bắc Ấn Độ Dương và gần đảo Java, Indonesia. Cua dừa: 'Tên cướp cạn' trên biển Các trận lở đất khủng khiếp không phải luôn chỉ gây hại? Giải mã các quái vật trong Thần Thoại Hy Lạp Hiện tượng này không phải do tảo hai roi gây ra nhưng được cho là do "vi khuẩn phát quang vốn tập hợp lại thành số lượng lớn ở chỗ gần mặt nước," Tiến sỹ Matt Davis, phó giáo sư Sinh học thuộc Đại học St. Cloud State ở Mỹ, chuyên gia về phát quang sinh học, giải thích. Các ghi chép của những người đi biển trong hàng trăm năm qua đã mô tả 'biển sữa' là "mặt biển tỏa ra ánh sáng màu trắng nhạt vào ban đêm trông giống như một đồng tuyết", tuy nhiên các nhà khoa học ít có cơ hội chứng kiến tận mắt. Hồi năm 2005, các nhà khoa học phân tích hình ảnh vệ tinh lưu trữ đã tìm ra rằng biển sữa có thể được nhìn thấy từ không gian và rằng một vệ tinh đã chụp lại được hình ảnh một khu vực biển rộng lớn phát ra ánh sáng kỳ lạ trong ba đêm liên tiếp vào một thập niên trước đó. 2. Sinh vật phát sáng trong đêm Phát quang sinh học, tức là các sinh vật phát ra một thứ ánh sáng có thể nhìn thấy được do kết quả của một phản ứng hóa học tự nhiên, là một hiện tượng thường gặp ở các sinh vật biển như cá, mực và động vật thân mềm. Ở dưới đáy biển thì hầu như tất cả sinh vật đều phát sáng vì đó là nguồn sáng duy nhất ở đáy biển. Ở những vùng biển cạn hơn, phần lớn cá phát quang phát ánh sáng vào ban đêm. "Cá đèn pin có một hốc chuyên dụng ở dưới mắt có thể xoay quanh để làm lộ ra ánh sáng được phát ra từ những vi khuẩn phát quang và chúng dùng ánh sáng này vào ban đêm để tìm thức ăn cũng như để giao tiếp," Tiến sỹ Matt Davis cho biết. Những động vật tự ăn thịt mình Tê tê, loài vật bị săn lùng nhất thế giới Vì sao một thời con người ăn thịt nhau? Ngụy trang, phòng vệ và săn mồi nằm trong số nhiều nguyên nhân khiến cho các có chức năng phát sáng. Chẳng hạn như loài mực ống có cách sử dụng ánh sáng rất sáng tạo. Loài mực sống về đêm này có mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với vi khuẩn phát quang sống trong một khoang dưới bụng chúng. Vào ban đêm chúng kiểm soát cường độ ánh sáng để đạt đến mức độ sáng của ánh trăng hoặc có thể giảm bớt ánh sáng để che giấu hình dáng của chúng trước những kẻ săn mồi. 3. Ánh trăng mở màn màn cảnh giao phối lớn nhất hành tinh Không có gì lãng mạn cho bằng một đêm sáng trăng, nhất là tại một bãi san hô thuộc Rặng san hô Vạn lý (Great Barrier Reef) ở ngoài khơi nước Úc. Hòn đảo Indonesia thay đổi lịch sử khoa học Đền thờ ẩn náu trong rừng ở Campuchia Loài ngựa cực hiếm ở nơi hẻo lánh nhất thế giới Mỗi năm một lần vào một đêm mùa xuân, bữa tiệc giao phối lớn nhất thế giới sẽ mở màn khi trăng lên. Hơn 130 loài san hô đồng loạt phóng trứng và tinh trùng ra biển trong khoảng thời gian chỉ khoảng từ 30 đến 60 phút. Hoạt động tập thể trên quy mô lớn này có lẽ là ví dụ điển hình nhất cho hành vi ứng xử đồng bộ trong thế giới tự nhiên. Khi được thả vào nước biển, các tế bào trứng và tinh trùng này sẽ trôi nổi trong một lúc và tạo thành một bản sao như hồn ma của rặng san hô. Sau đó chúng sẽ tỏa ra như một trận cuồng phong dưới nước để tinh trùng thụ tinh trứng. Tiến sỹ Oren Levy, một nhà sinh vật biển và là nhà sinh thái học thuộc Đại học Bar-Ilan ở Israel đã nghiên cứu hiện tượng đặc biệt này. "Đó thật sự là một hiện tượng rất thú vị… chúng tôi biết rằng nó sẽ xảy ra một vài đêm sau ngày rằm tháng 11 hàng năm, khoảng từ ba đến năm ngày sau ngày trăng tròn," ông cho biết. "Hiện tượng này luôn kỳ diệu, nhất là tôi đã kinh ngạc trước việc làm sao mà mỗi loài san hô đẻ trứng vào cùng một giờ vào ban đêm từ năm này sang năm khác," ông nói. "Xem được cảnh mọi thứ trở nên hết sức sống động và phối hợp nhuần nhuyễn như vậy thật là rất thú vị. Nó gần như là một hiện tượng tâm linh mà bạn có thể hiểu được quyền năng của thiên nhiên vào lúc quyền lực đó được thể hiện mạnh mẽ nhất," ông nói thêm. Ánh trăng kích hoạt hiện tượng này bằng cách hoạt động như tác nhân điều phối hay ra tín hiệu, có lẽ cùng với các tín hiệu môi trường khác như thời gian Mặt trời lặn, nhiệt độ nước hay thủy triều để các loài san hô canh được thời gian phóng trứng và tinh trùng, Tiến sỹ Levy giải thích. Ông nói các loài san hô này dường như có bộ phận cảm biến ánh sáng giúp chúng biết được chu kỳ của Mặt Trăng để chúng có thể canh chính xác thời điểm giao phối. 4. Cá mập và hải cẩu dựa vào ánh trăng Đối với một số loài hải cẩu, những đêm sáng trăng cũng đồng nghĩa với nguy hiểm. Vào những tháng mùa đông trên Đảo Sea ở Vịnh False, Nam Phi, 60.000 con hải cẩu lông nâu khi ra vào vùng biển này có nguy cơ trở thành miếng mồi ngon cho những con cá mập trắng khổng lồ lởn vởn xung quanh. Một nghiên cứu công bố vào năm 2016 đã đặt ra giả thiết rằng hải cẩu bơi vào một đêm sáng trăng sẽ có nguy cơ bị cá mập trắng ăn thịt nhiều hơn là do ánh trăng làm bật lên hình dáng của chúng dưới nước khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho những con cá mập đang lởn vởn bên dưới. Tuy nhiên, hầu hết các vụ cá mập tấn công hải cẩu xảy ra sau khi bình minh ló dạng. Các tác giả của công trình nghiên cứu này vốn nghiên cứu về cá mập tấn công vào bình minh đã bất ngờ khi thấy hải cẩu ít có khả năng bị tấn công vào thời điểm này hơn là vào đêm trăng tròn. Các nhà nghiên cứu giả thiết rằng ánh trăng cộng với Mặt trời ló dạng sẽ là giảm khả năng giấu mình của cá mập và lợi thế chuyển từ cá mập sang hải cẩu vào lúc đêm chuyển sang ngày. Và hải cẩu cũng dựa vào một đặc điểm trên bầu trời để di chuyển - các vì sao. Trong một thí nghiệm sử dụng một bầu trời đêm mô phỏng, các con hải cẩu đã bơi về phía ngôi sao sáng sớm nhất và có thể định hướng được khi các ngôi sao xoay xung quanh. Trong tự nhiên, hải cẩu phải tìm cách di chuyển trên đại dương rộng lớn để tìm những vùng thức ăn nằm cách nhau hàng trăm cây số. Nhà nghiên cứu, Tiến sỹ Bjorn Mauck vào lúc đó đã giải thích: "Hải cẩu có thể học được vị trí của các vì sao nằm ở đâu so với các vùng thức ăn vào lúc bình minh và lúc chạng vạng khi mà chúng có thể thấy cùng lúc các vì sao và các mốc tự nhiên trên bờ biển." 5. Các sinh vật lạ trồi lên mặt nước vào mỗi năm Trong bóng đêm, những sinh vật hiếm gặp trồi lên mặt nước để kiếm ăn. Mực Humboldt, còn được biết đến là mực khổng lồ, là một trong những sinh vật biển bắt mắt nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy lởn vởn ở vùng nước mặt. Vào ban ngày, loài mực này giấu mình ở những vùng nước sâu ở Đông Thái Bình Dương dọc theo thềm lục địa chạy dọc theo bờ biển Tây của châu Mỹ, còn vào bao đêm chúng là một trong những sinh vật đại dương di chuyển lên mặt biển để săn mồi. Di cư theo chiều dọc - tức là các loài trồi lên mặt nước vào ban đêm và lặn xuống đáy biển khi Mặt trời lặn - là điều hết sức thường gặp. "Mực Humbioldt hoạt động như vậy chính là để đi theo sự di chuyển của thức ăn vốn là loài cá được gọi là cá đèn," Giáo sư Paul Rodhouse thuộc Hội Khảo sát Nam cực Anh quốc và từng là người đứng đầu bộ phận khoa sinh vật học của cơ quan này cho biết. Về phần mình, cá đèn cũng di cư theo chiều dọc để đi theo sinh vật phù du vốn là thức ăn của chúng. Do sinh vật phù du là nguồn thức ăn của rất nhiều sinh vật biển nên phần còn lại trong chuỗi thức ăn sẽ đi theo sự di chuyển của chúng, Giáo sư Rodhouse nói thêm. "Đó là sự di chuyển khổng lồ của đàn sinh vật dưới nước mỗi ngày," ông nói. "Hơn 1.000 mét. Một số loài mực còn có thể di chuyển hơn 1.000 mét mỗi ngày. Mực Humboldt nằm trong số những sinh vật ấn tượng nhất trồi lên mặt nước hàng đêm. Khả năng đổi màu và phát ánh đỏ rực của chúng khi bị kích động khiến cho chúng còn có tên gọi là 'quỷ đỏ'. Chúng có thể đạt chiều dài đến 1,5 mét. Là thú săn mồi rất hung dữ, chúng bắt mồi bằng những xúc tu rắn chắc và xé con mồi bằng chiếc miệng khỏe. Chúng được cho là đôi khi cũng tấn công con người. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth.
Molise, một vùng đất nhỏ ở miền đông nam nước Ý, nổi tiếng về một điều: đó là vùng đất không tồn tại.
Vùng đất không tồn tại của nước Ý
Về mặt kỹ thuật mà nói thì nó có tồn tại. Là một trong 20 vùng chính thức của Ý, Molise có vị thế ngang với Tuscany, Lombardy hoặc Piedmont. Tại sao người Nhật sạch sẽ đến mức cực đoan Liên Xô, nước Mỹ và ký ức về những trái dâu dại Vì sao người Ba Lan không ưa luật lệ Nơi này tổ chức các cuộc bầu cử cấp khu vực và cấp quốc gia. Nó giáp với các vùng Abruzzo, Puglia, Lazio và Campania, tất cả đều là những địa điểm thực sự tồn tại, không ai có thể bác bỏ điều đó. Vậy tại sao người Ý thích vờ rằng Molise không tồn tại? "Lần đầu tiên tôi bắt gặp chuyện này là trên internet cách đây vài năm," Enzo Luongo, nhà báo và là tác giả cuốn Il Molise Non Esiste (Molise Không Tồn Tại), nói. Büsingen: nơi người Đức mang tâm hồn, trái tim Thụy Sĩ Đi tìm thành cổ Hy Lạp của vị vua lỡ giết cha cưới mẹ Thành phố Ý đã cách mạng hóa sản phẩm mì "Người dân bắt đầu đăng tải hashtag #ilmolisenonesiste như một trò đùa, bỡn cợt về chuyện nơi này có kích thước nhỏ xíu cũng như sự tương đối yếm thế của chúng tôi ở Ý." Tuy nhiên, điều làm Luo ngạc nhiên là sự sáng tạo của những bình luận được lấy cảm hứng từ hashtag này, từ việc tỏ thái độ thú vị ("Tôi để 'Molise Không Tồn Tại' thành dòng trạng thái trên Facebook của mình. Giáo viên địa lý của tôi thích thế.") cho đến việc coi đó là điều ngớ ngẩn ("Tôi đã gặp một anh chàng đến từ Molise, người đang theo kỳ học Erasmus ở Ý (Erasmus là chương trình không hoạt động ở Ý).") Dường như khu vực, cho đến nay vốn bị bỏ qua, đột nhiên đánh thức sự sáng tạo tiềm ẩn trong người Ý. "Âm mưu Molise" đã trở thành một hiện tượng văn hóa ở Ý, được thể hiện trong sách báo, trong các ca khúc, video, độc thoại sân khấu, tin tức và nhiều hình thức khác nữa. Nó đã được tất cả mọi người nhắc đến, từ diễn viên hài Capppe Grillo cho đến cựu thủ tướng Matteo Renzi. Một trang Facebook nổi tiếng có tên là Molis't - lo non credo nell'esistenza del Molise (Molisn't - Tôi Không Tin Vào Sự Tồn Tại Của Molise) thì bán các thứ sản in chữ "Molisn't" như áo phông như áo phông và cốc uống nước. Các bài báo khoa học giả được xuất bản, theo đó đồn đoán về sự tồn tại của vùng này, còn trên internet thì xuất hiện các thứ đồ lưu niệm (memes) so sánh Molise với Narnia (một miền đất giả tưởng trong bộ phim cùng tên, Narnia) và miêu tả bản đồ nước Ý với một lỗ đen thể hiện cho vị trí của vùng này. Một video đăng tải trên YouTube từ năm 2015 - có tiêu đề IL MOLISE NON ESISTE!! - đã đạt hơn 1,6 triệu lượt xem, cao gấp hơn năm lần so với tổng dân số 305.000 người của Molise. Chỉ trong có vài năm, Molise đã từ góc khuất mờ nhạt trở thành chuyện hài của cả nước Ý. Chuyến tàu của tôi lăn bánh vào thị trấn nghỉ mát Termoli nằm trải dài trên 35km đường bờ biển. Thị trấn chài lưới đẹp như tranh vẽ nằm trên khu vực có tường bao quanh, nhô ra Biển Adriatic và được bảo hộ bởi toà lâu đài uy nghi có từ Thế kỷ 11. Đối với hầu hết mọi người, nét hấp dẫn chính của Termoli là bãi biển dài đầy cát và trabucchi, những túp lều câu cá truyền thống được dựng phía trên mặt nước. Thị trấn cũng là nơi có A Rejecelle - con đường hẹp nhất Ý - chỉ rộng có 34cm, tôi chỉ có thể đi qua con phố này bằng cách đi nghiêng người và hóp bụng vào. "Mười năm trước, khi tôi nói với những người Ý khác rằng tôi đến từ Molise, họ sẽ nhìn tôi một cách vô cùng thờ ơ. Họ thực sự chưa bao giờ nghe nói về chúng tôi cả," Maria Laura Pace nói khi tôi gặp cô ở quảng trường chính Termoli. "Nay, khi tôi nhắc đến Molise thì họ phá lên cười và nói Molise không tồn tại. Theo một cách nào đó thì như thế là có sự tiến bộ." Vậy thì cô cảm giác thế nào khi có người nói với cô rằng cô không tồn tại, tôi hỏi. "Lúc đầu, mọi người ở đây có chút bối rối, nhưng bây giờ tôi nghĩ rằng chúng tôi đã đến để đón nhận sự vô lý của tất cả," cô cười. "Ý tôi là, tất nhiên chúng tôi có tồn tại!" Xuyên suốt lịch sử nước Ý, Molise luôn ở vị thế ngoại vi. Vào thời cổ đại, khu vực này là quê hương của người Samnites, một bộ tộc bí ẩn đã giao tranh nhiều lần với người La Mã cho tới khi bị khuất phục, hồi Thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Là nơi núi non cằn cỗi, vùng đất này hầu như đã bị người La Mã bỏ qua, và một lần nữa lại bị bỏ qua bởi người Oliver, người Norman, người Bourbons và những người khác. Là ngoại vi của tân Vương quốc Ý vào năm 1861, nó trở thành một phần của vùng Abruzzo e Molise được tạo ra sau Thế Chiến Thứ Hai, nhưng tách ra khỏi Abruzzo vào năm 1963 để trở thành khu vực non trẻ nhất - và ít được biết đến nhất của nước Ý. Những lý do khiến cho Molise tách khỏi Abruzzo thì khá phức tạp, và nhiều cư dân sẽ cho rằng có lẽ đó là một sai lầm và họ nên hợp nhất trở lại với Abruzzo, nơi họ có những mối quan hệ văn hóa rất gắn bó. Những người khác, như Pace, lại vô cùng tự hào về vùng đất của họ. Vài năm trước, cô từ nước ngoài trở về để tham gia Moleasy, một mạng lưới molisani tìm cách khởi động ngành du lịch trong khu vực. "Chúng tôi muốn dành tình yêu cho vùng đất của mình," cô nói với tôi. "Chúng tôi có núi, có biển, có những ngôi làng cổ đáng kinh ngạc, những lễ hội cổ xưa, có những món ăn ngon - tất cả nằm trong một khu vực địa lý nhỏ bé. Không giống như hầu hết các vùng khác của Ý, ở đây bạn vẫn có thể tìm thấy cuộc sống như nó vốn đã từng diễn ra trước đây, không thay đổi gì trong nhiều thế kỷ." Moleasy tập trung vào phát triển du lịch chậm - khách sạn nằm rải rác, tour du lịch ẩm thực, ở nông trại, tham quan văn hóa. "Chúng tôi đang cố gắng thu hút những người đã từng đến thăm Rome, Venice, Florence, v.v... và nay đang tìm kiếm thứ gì đó hoàn toàn không nằm trong bản đồ du lịch," cô nói. "Theo một cách nào đó, chúng tôi là thứ vĩ đại cuối cùng chưa được biết đến tại Ý." Thị trấn nghỉ dưỡng Termoli nổ tiếng về trabucchi, tức các lều câu cá được dựng bên trên mặt nước Pace coi hiện tượng "Molise Không Tồn Tại" là một cơ hội để mang đến cho vùng này một thương hiệu độc đáo. "Chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành người Tuscany, nhưng mà vấn đề là chúng tôi không muốn trở thành người Tuscany. Chúng tôi muốn là người Molise," cô nói. Chúng tôi lang thang vào nhà thờ chính của Termoli. Tòa nhà Romanesque thanh nhã được xây dựng vào Thế kỷ 12 và 13, đã sống sót qua thời thị trấn bị cướp biển Ottoman tới cướp bóc vào giữa thập niên 1500. Ngày nay, nó là một địa điểm nổi tiếng cho các đám cưới và các buổi hòa nhạc. "Bên trong nhà thờ có thánh tích của Thánh Timothy, nhà truyền giáo Ki-tô giáo đầu tiên đi cùng với Thánh Paul và được nhắc đến trong Kinh Tân Ước," Pace thì thầm. "Thật là kỳ diệu, vùng đất nhỏ bé của chúng tôi lại có được những thứ quan trọng như vậy. Nếu đây là một nơi nào khác thì hẳn nó sẽ là điểm thu hút khách du lịch chính. Giá như mọi người biết rằng nơi đây là ..." Nhà thờ chính của Termoli là nơi lưu giữ thánh tích của Thánh Timothy, nhà truyền giáo Cơ đốc thời kỳ đầu, người đã đi cùng Thánh Paul Tôi bắt xe buýt từ Termoli, đi về phía sâu bên trong Molise. Leo lên cao hơn vào trung tâm khu vực, tôi nhìn những ngọn đồi xanh nhường chỗ cho những ngọn núi to lớn, còn những ngôi làng nằm rải rác với những tháp chuông mỏng như bút chì và những ngôi nhà nằm sát sạt bên nhau trông như mờ dần nơi rìa núi. Nhiều ngôi làng trong khu vực vẫn còn được kết nối bởi tratturi - những lối đi chăn cừu cổ xưa đang dần được khám phá lại như những con đường mòn đi bộ đường dài. Một trong những ngôi làng như vậy là Agnone, quê nhà của Marinelli Bell Foundry. Được thành lập vào năm 1339, nó là một xưởng đúc chuông hoạt động liên tục lâu đời nhất trên thế giới, cũng như là doanh nghiệp gia đình lâu đời nhất của Ý và là nhà cung cấp chuông chính thức cho Vatican. Marinelli đã trở thành một biểu tượng của tinh thần Molise: không bị du lịch gây gián đoạn cuộc sống, cho nên ở nơi đây, các tập tục truyền thống đóng vai trò tối thượng. "Molise là một trong những nơi đích thực cuối cùng ở Ý. Trên thực tế, tôi có thể nói rằng đó là một nơi thực sự vượt thời gian," Simone Cretella, chính trị gia địa phương, nói. "Thật không may, nhà nước chưa bao giờ tin rằng chúng ta có thể thu hút khách du lịch. Họ nghĩ rằng cách duy nhất để cải thiện sự phát triển của chúng tôi là thông qua ngành công nghiệp, cho nên họ đã xây dựng tất cả các nhà máy ở đây," ông nói thêm. "Bây giờ thì các nhà máy đã đóng cửa và tất cả những người trẻ tuổi lại đang rời đi." Trong một khu vực có lịch sử phải vật lộn với cảnh nghèo đói, bị cô lập và động đất, vấn đề suy thoái luôn tồn tại - và nó tồn tại rõ rệt đến nỗi, theo The Guardian, chủ tịch của khu vực này đang đề nghị trả tiền cho mọi người để họ chuyển đến Molise. Đầu tư tư nhân trong khu vực vẫn còn thấp, cơ sở hạ tầng thì nghèo nàn, tỷ lệ thất nghiệp cao, buộc nhiều người trẻ tuổi phải bỏ đi nơi khác tìm việc làm. Đối với một số người, thì "Molise Không Tồn Tại" không phải là một trò đùa khôi hài, mà nặng tính dự đoán về tương lai khu vực. "Không ai muốn rời khỏi Molise. Chúng tôi có rất nhiều vẻ đẹp và văn hóa ở đây. Tôi cảm thấy rất tự hào khi sống ở một nơi mà đâu đâu cũng đẹp," Cretella nói. "Những gì chúng ta cần là ngành du lịch. Chúng tôi cần cung cấp dịch vụ mời du khách ở lại nông trại, cần những tuyến đường mòn đi bộ hiking, những con đường dành cho xe đạp. Chúng tôi cần những người trẻ ở lại và phát triển khu vực thông qua du lịch bền vững. Tôi cảm thấy loại hình du lịch này thực sự có thể cứu Molise." Giống như Pace, Cretella coi "Molise Không Tồn Tại" là một cơ hội không tiền khoáng hậu để quảng bá khu vực cả trong và ngoài nước. "Nói cách khác, 'Molise Không Tồn Tại' là một thương hiệu hoàn hảo," ông nói. "Nó thể hiện các thế mạnh của chúng tôi: sự bí ẩn, sự khó hiểu của chúng tôi, và thực tế rằng đây là một nơi không bị ảnh hưởng bởi du lịch. Nó tạo ra sự tò mò khiến mọi người muốn khám phá, và khi họ làm điều đó, họ luôn rất ngạc nhiên khi thấy Molise đẹp đẽ, đa dạng như thế nào. Không ai thấy thất vọng khi đến với Molise. Chúng ta chỉ cần đưa ra được thông điệp đó." Cretella đã dành phần lớn nhiệm kỳ chính trị của mình để cố gắng thuyết phục các cơ quan quản lý du lịch áp dụng chiến lược tiếp thị dựa ngay trên ý tưởng nơi đây là một nơi được cho là không tồn tại, nhưng ông không mấy thành công. Một trong những nhược điểm của việc sống trong một khu vực "phi thời gian tính", ông giải thích, là rất khó để thay đổi tâm lý của người khác. Mặc dù vậy, Cretella vẫn tin rằng du lịch là tương lai của Molise, và việc cho rằng nơi này là một nơi không tồn tại sẽ nằm ở tâm điểm. "Rốt cuộc," ông nói, "người nào lại không muốn đến thăm một khu vực không tồn tại kia chứ?" Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Có sự nghiệp thành công, được làm công việc yêu thích cùng với mối quan hệ tình cảm lãng mạn viên mãn là mục tiêu đáng mơ ước của nhiều người chúng ta.
Vì sao phụ nữ càng thành đạt càng dễ ly hôn
Nhưng ngay cả ở các quốc gia bình đẳng giới nhất, phụ nữ thành đạt gặp khó khăn hơn nhiều so với nam giới trong việc duy trì được mối quan hệ hôn nhân lâu dài. Ở nơi mọi người vui mừng khi mất việc Nụ hôn tử thần và gia vị cuộc sống Đi sauna bàn chuyện làm ăn có dễ không? Ở Thụy Điển, quốc gia vốn đứng đầu trong chỉ số bình đẳng giới châu Âu nhờ các yếu tố như chế độ nghỉ làm để chăm con hào phóng, được trợ cấp chi phí gửi trẻ và được sắp xếp làm việc linh hoạt, gần đây các nhà kinh tế đã nghiên cứu xem sự thăng tiến lên các chức vụ cao ảnh hưởng như thế nào đến xác suất ly hôn của mỗi giới. Kết quả: phụ nữ nhiều khả năng phải đánh đổi những đổ vỡ cá nhân để đạt thành công trong sự nghiệp với mức độ cao hơn nhiều so với nam giới. "Được đề bạt lên vị trí hàng đầu trong hoạt động chính trị dẫn đến việc làm tăng tỷ lệ ly hôn ở phụ nữ, nhưng nam giới thì không hề bị ảnh hưởng. Còn phụ nữ trở thành giám đốc điều hành thì ly hôn nhanh hơn so với nam giới," theo ý kiến đánh giá của bà Johanna Rickne, giáo sư tại Đại học Stockholm và là đồng tác giả của nghiên cứu được công bố đầu tháng Một năm nay trên Tạp chí Kinh tế Mỹ. Nghiên cứu này, vốn theo dõi đời sống của những người dị tính làm việc cho các công ty tư nhân có từ 100 nhân viên trở lên, cho thấy phụ nữ đã kết hôn có khả năng ly hôn cao gấp hai lần sau ba năm kể từ khi được thăng chức lên vị trí giám đốc điều hành so với các đồng nghiệp nam. Trong lĩnh vực công, số liệu lưu trữ qua ba thập niên cho thấy các nữ thị trưởng và nữ nghị sĩ cũng tăng gấp đôi nguy cơ ly hôn sau khi thắng cử; chỉ 75% vẫn duy trì quan hệ hôn nhân 8 năm sau kỳ bầu cử trong lúc tỷ lệ này ở những phụ nữ không thăng tiến là 85%, trong khi không có bằng chứng nào cho thấy đàn ông chịu ảnh hưởng tương tự. Nữ bác sĩ, nữ cảnh sát và nữ tu thăng tiến trong sự nghiệp cũng nằm trong xu hướng này. Khi người phụ nữ đảm nhận các vai trò mới về kinh tế và xã hội thì mối quan hệ tình cảm của họ có thể bị ảnh hưởng do những thay đổi về thời biểu và thời gian rảnh rỗi dành cho gia đình Các tác giả lưu ý rằng tuy hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều có con cái, nhưng con cái họ đa phần đều đã ra ở riêng vào thời điểm cha mẹ ly hôn, điều đó cho thấy những căng thẳng dẫn đến các cuộc hôn nhân tan vỡ không phải là do áp lực của việc chăm sóc con nhỏ. Tìm tình yêu qua Tinder và các app hẹn hò Bị trầm cảm ở nơi 'hạnh phúc nhất thế giới' Yêu lành mạnh với bao cao su 'chay' Rickne nói rằng mặc dù Thụy Điển đã sẵn có một hệ thống luật pháp và cấu trúc xã hội đủ văn minh để tạo ra "kỳ vọng rằng bạn không cần phải lựa chọn giữa gia đình và sự nghiệp," nhưng nghiên cứu cho thấy những gì xảy ra với các gia đình khi người phụ nữ thăng tiến trong sự nghiệp thường là một câu chuyện khác hẳn. Nhiều cặp vợ chồng trở nên "căng thẳng và xích mích" khi có sự thay đổi trong việc phân chia vai trò kinh tế và xã hội trong gia đình, ví dụ như họ có thể dành thời gian nhàn rỗi cho nhau nhiều ít tới mức nào, hoặc cách họ phân chia việc nhà. Nhưng điều này, nhóm nghiên cứu nói, thường trở nên trầm trọng hơn khi người vợ được thăng chức, vì điều đó tạo ra nhiều sai lệch so với kỳ vọng. Nghiên cứu của Rickne không đo đếm tới việc ai là người khởi xướng chuyện ly hôn, nhưng có ý kiến cho rằng khi vợ thăng tiến thì các ông chồng cảm thấy khó thích ứng hơn so với tâm lý của phụ nữ khi chồng thành đạt. Bà chỉ ra rằng thị trường hôn nhân không theo kịp thị trường lao động trong vấn đề bình đẳng giới, bởi "việc nam giới trở thành người phối ngẫu lui lại phía sau hỗ trợ cho sự nghiệp của bạn đời vẫn bị coi là điều tương đối không bình thường." "Tôi nghĩ rằng còn lâu mới thay đổi được quan niệm này," bà nói thêm. Do đó, bà cho rằng nghiên cứu của nhóm có thể đóng vai trò như một bài học về những gì đang diễn ra trước mắt cho các quốc gia khác đang tiến tới các nền kinh tế bình đẳng hơn. Mối quan ngại chung Với Charlotte Ljung, 39 tuổi, giám đốc điều hành của một tập đoàn sản xuất giường và đồ nội thất cao cấp ở Thụy Điển, đồng thời là người điều hành một nền tảng tư vấn trực tuyến cho những người ly hôn, thì nghiên cứu của Rickne phản ánh những mối quan ngại chung đối với tầng lớp những phụ nữ thành đạt như cô. "Có câu nói đùa là 'càng thành đạt trong công việc thì bạn càng dễ ly hôn'," cô cười nói. Theo nghiên cứu của Rickne, các nữ thị trưởng và nữ nghị sĩ sau khi thắng cử sẽ tăng gấp đôi nguy cơ chia tay với chồng Cô ly hôn khi hai con còn nhỏ và nói rằng đối với cô, việc quay cuồng ba đầu sáu tay vừa làm tròn vai trò người mẹ vừa giữ trọng trách trong công ty là lý do chính gây bất hòa trong cuộc hôn nhân. Nhưng Ljung tin rằng chính "các khía cạnh thực tiễn" của việc trở thành một CEO, chẳng hạn như đi công tác thường xuyên, làm việc nhiều giờ và áp lực phải tạo hình ảnh trước công chúng thường khiến cho người phối ngẫu của các nữ quản quản lý cấp cao cảm thấy khó thích nghi, ngay cả khi họ không có con cái. "Cũng có vấn đề về quyền chủ động nữa- ai là người có tiếng nói quyết định trong gia đình, ai là người kiếm nhiều tiền hơn," cô nói. "Nam giới thời nay ban đầu thì thường thấy phấn khởi khi vợ được thăng chức và muốn được là người hỗ trợ, động viên vợ - và tôi cho rằng đó là điều rất tích cực - nhưng về lâu về dài, khi đối diện với thực tế thì người đàn ông sẽ cảm thấy khó ứng phó được." Chọn người chồng phù hợp Vậy làm thế nào để những phụ nữ có tham vọng nhắm đến các vị trí cao cấp có thể giảm thiểu cơ hội rơi vào một mối quan hệ bất ổn khi họ đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp? Rickne chỉ ra rằng ngay cả ở các quốc gia bình đẳng như Thụy Điển, phụ nữ vẫn có xu hướng lấy chồng lớn tuổi hơn, những người ngay từ đầu đã có nhiều tiền hơn họ, theo mô-típ truyền thống là tìm cưới "hoàng tử trong cổ tích", vốn "dạy dỗ và thúc giục chúng ta tìm được ông chồng càng thành đạt càng tốt". "Phụ nữ có vị trí xã hội cao, có thu nhập cao - họ không chịu kết hôn với một người đàn ông có thu nhập thấp muốn trở thành một ông chồng nội trợ. Họ có xu hướng tìm kiếm một người chồng có thu nhập cao hơn mình. Nhưng nếu tính đến các lựa chọn bạn có thể có trong thị trường lao động thì đó có lẽ không phải là một ý nguyện tốt," bà nói. "Nên chăng hãy thử và chấp nhận một mối quan hệ trung bình hơn ngay từ đầu." Nghiên cứu của bà ở Thụy Điển cho thấy việc ly hôn sau khi người vợ được thăng chức nhiều khả năng xảy ra hơn ở các cặp vợ trẻ chồng già và người vợ đảm nhận nhiều hơn việc nghỉ làm chăm sóc con (ở Thụy Điển, luật quy định các cặp vợ chồng có quyền chia đều thời gian nghỉ làm chăm con). Các cặp vợ chồng gần tuổi nhau và chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái đồng đều hơn sẽ ít ly hôn hơn sau khi người vợ thăng tiến trong sự nghiệp. Nghiên cứu trên nói rằng cần có thêm các nghiên cứu khác nữa để tìm hiểu các điều kiện khuyến khích "phụ nữ có tài mở rộng danh sách ứng viên phu quân tương lai theo hướng 'giảm bớt tiêu chuẩn kết hôn' và nam giới thì thực hiện theo hướng ngược lại." Charlotte Sundåker, 38 tuổi, được đề bạt làm quyền CEO của một công ty giáo dục toàn cầu ở Stockholm hai năm sau khi có con đầu lòng với người bạn đời Christian Hagman, 31 tuổi. Cô tin rằng tuổi trẻ của anh đóng vai trò tích cực trong việc giữ được mối quan hệ của họ bởi đã có "rất nhiều xích mích xảy ra" sau khi cô được thăng chức; anh "ít bị áp lực phải thành công hơn" bởi anh đang trong một giai đoạn trầm lắng của sự nghiệp. Sundåker mô tả Hagman là một người "thuộc thế hệ khác, thế hệ luôn gắng thách thức những cách thức cũ trong việc làm một người đàn ông", điều này khiến anh ủng hộ áp lực công việc vất vả của cô. Nhưng cả hai đều đồng ý rằng lý do cốt lõi mà họ vẫn ở bên nhau được là những cuộc trò chuyện thường xuyên và chân thành về những thách thức mà họ đang phải đối mặt. "Khi cô ấy vừa mới bắt đầu, ngay lập tức cô đã bị công việc nhấn chìm. Đó là bản chất của việc trở thành một CEO," Hagman nói. "Tôi đã hơi buồn khi không thể kết nối với cô ấy hàng ngày từ góc độ của một người chồng với vợ của mình... May sao cô ấy nhận ra sự âu lo của tôi và lắng nghe tôi, cả tôi cũng làm như vậy." Ở các quốc gia như Thụy Điển, phụ nữ thu nhập cao có xu hướng từ chối các mối quan hệ bình đẳng, thích tìm kiếm những người chồng có thu nhập cao hơn Vợ chồng Sundåker và Hagman chia sẻ rằng việc có một kế hoạch dài hạn cũng hết sức cần thiết, và họ hiểu rằng Hagman cũng sẽ muốn có khoảng thời gian tập trung vào sự nghiệp của riêng mình trong tương lai. Anh kể từ đó đã bắt đầu mở công ty tư vấn thiết kế riêng, còn Sundåker nay có công ty riêng cô đồng thời lãnh đạo Ownershift, một tổ chức tư vấn của Thụy Điển có nhiệm vụ tăng cường quyền lực cho phụ nữ phát triển sự nghiệp. Giám đốc điều hành Charlotte Ljung đã ly hôn tin rằng việc nâng cao nhận thức về những thách thức chung của các cặp gặp phải sau khi vợ được thăng chức cũng giúp cải thiện cơ hội giữ mối quan hệ hôn nhân tồn tại, ngay cả đối với những người có quan niệm bảo thủ với vai trò truyền thống của từng giới. "Cần phải cẩn trọng khi nại đến vấn đề nữ quyền và chỉ trích người khác bởi trong thực tế thì nam giới không hề được chuẩn bị gì trước thay đổi này," cô nói. "Chúng ta cần cung cấp các công cụ tốt hơn và nâng cao nhận thức về chủ đề này bằng cách thảo luận về nó. Cũng giống như cách chúng ta có biện pháp trị liệu xoá bỏ dị nghị ở Thụy Điển, liệu có điều tương tự mà chúng ta có thể làm để giúp đỡ nam giới hay không?" Lợi ích của việc ly hôn Trong khi đó thì ly hôn không hẳn là một điều tồi tệ. Molly Malm, luật sư của hãng luật Thụy Điển Lexly, chỉ ra rằng tại Thụy Điển tỷ lệ ly hôn cao so với phần còn lại của EU là có liên quan đến các mục tiêu bình đẳng giới. Mức độ tham gia cao của phụ nữ trong lực lượng lao động và nguyên tắc chia sẻ quyền chăm con chung sau khi chia tay giúp cho những người ly dị ở mọi thành phần kinh tế dễ dàng ly hôn khi cuộc sống chung không còn như mong muốn nữa. "Ly hôn không nhất thiết là dẫn đến ngày tận thế," Malm, người chỉ ra rằng kết hôn nhiều lần trong một đời người đã trở thành điều bình thường ở bán đảo Scandinavia, nói. "Thụy Điển không quá đề cao tôn giáo… Bạn kết hôn vì lý do lãng mạn và vui vẻ, hai người tay trong tay trong lễ cưới hoành tráng. Nếu không thành công, bạn biết rằng bạn hoàn toàn có thể nộp đơn ly hôn." Dữ liệu của Rickne cho thấy rằng phụ nữ ly hôn sau khi được thăng chức ít có khả năng tái hôn hoặc có mối quan hệ tình cảm nghiêm túc hơn so với đàn ông. Nhưng từ nghiên cứu của bà, không thể rút ra kết luận liệu họ có hạnh phúc hơn khi không có bạn đời hay không, hay liệu họ có cảm thấy khó khăn hay không trong việc tìm kiếm một người mới, so với nam giới. Tuy nhiên, một kết quả mang tính xây dựng của tỷ lệ ly hôn cao, bà nói, đó là việc cả nam giới và phụ nữ ở Thụy Điển đều dễ dàng hơn nhiều trong khả năng nắm giữ vai trò cao cấp trong kinh doanh và chính trị mà không cần phải là người có gia đình. "Ở những nơi khác... nếu bạn đang vận động tranh cử và muốn kêu gọi sự ủng hộ của cử tri, bạn gần như phải có bạn đời ở bên cạnh. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với các CEO - rằng người bạn đời của họ trở thành một hình ảnh giá trị trong sự nghiệp của họ, nhưng ở Thụy Điển, điều đó không thực sự cần thiết," Rickne nói. "Xã hội đã chấp nhận ly hôn nhiều hơn và đó có thể là một điều tích cực," bà lập luận. "Nếu phụ nữ có mối quan hệ bất bình đẳng với người bạn đời đến mức người chồng không hỗ trợ cho sự nghiệp của vợ, thì việc ly hôn cho phép phụ nữ tiếp tục sự nghiệp một mình và hoàn toàn có thể tìm kiếm một người bạn đời mới... Không nhất thiết phải sống trọn đời trọn kiếp với một người đàn ông mới là tốt." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
Các thay đổi chính sách và nhu cầu kinh tế khiến Ba Lan đang tiếp tục cần người lao động từ Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Nepal.
Thị trường Ba Lan cần nhiều lao động từ Việt Nam và châu Á
Giới trẻ Ukraine trong một ngày hội về văn hóa Slavơ. Sau khi Đức cho công dân Ukraine vào làm việc, nhiều người đã bỏ thị trường lao động Ba Lan để đi xa hơn Tuy nhiên, chính sách visa và sự thiếu chuẩn bị để hỗ trợ từ các cơ quan lãnh sự cộng hòa Ba Lan ở châu Á đang làm chậm quá trình này. Dòng người lao động từ Nam Á và Đông Nam Á đã chảy vào Ba Lan từ mấy năm qua, nhất là sau khi hàng triệu công dân Ukraine, vốn từng có visa ngắn hạn sang Ba Lan lao động, nay tìm cách sang Đức. Sự thay đổi chính sách visa của Đức và một số nước khác trong EU đã mở cửa thị trường lao động trả lương cao hơn cho người Ukraine. Nhưng riêng với người Việt Nam, chủ lao động Ba Lan chú ý hai yếu tố họ cho là ưu điểm để mời gọi tuyển dụng. Theo ông Mateusz Matysiak, một quản lý tại Emat HRC, công ty đóng ở Wolsztyn, chuyên tuyển lao động Ukraine từ 9 năm qua vào Ba Lan thì người Việt Nam "chăm chỉ, yêu mến nước Ba Lan", và "tại Ba Lan đã có một cộng đồng người Việt đáng kể". Ba Lan bắt người làm 17 hộ chiếu Việt Nam giả Đức lo ngại tình trạng mang thai để xin ở lại 'Tôi không nhập hàng Trung Quốc vào Ba Lan' Ngoài ra, theo ông, người Việt Nam đã có truyền thống "xuất khẩu lao động" về các hợp đồng tuyển dụng từ phía Ba Lan có thể chuyển thẳng đến các công ty môi giới ở Việt Nam. Theo ông Matysiak, các công ty môi giới lao động Việt Nam "làm việc rất chuyên nghiệp, biết cách trợ giúp" cho đối tác. "Trình độ tay nghề của thợ Việt Nam cao, và đa số có học tiếng Anh, và được học cả về sự khác biệt văn hóa." Điều này là ưu điểm, so với thợ Ukraine mà ông nói với trang Interia,pl, mục Lao động - Việc làm (13/05/2019) là "tuyển dụng tùy may rủi như chơi xổ số". "Với người Việt Nam thì lao động tới nhận việc có trình độ như công ty môi giới nói với chủ lao động." Đường phố Krakow - ảnh chỉ có tính minh họa. Ba Lan hiện cần hàng trăm nghìn lao động từ ngoài EU Trên một số trang mạng của cộng đồng Việt tại Ba Lan đã xuất hiện nhiều cuộc thảo luận, câu hỏi về chủ đề này. Các ngành nghề mà phía Ba Lan cần người Việt Nam gồm cả việc trong lĩnh vực xây dựng, hàng hải, chế biến nông sản, dịch vụ và công nghệ thông tin... Trên mạng Internet đã có cả lời mời tuyển thợ hàn cho công xưởng đóng tàu quân sự của Hải quân Ba Lan, đăng bằng tiếng Việt. Ba Lan từng hợp tác giúp Việt Nam thời XHCH đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực khai mỏ, cơ khí và đóng tàu. Thị trường Ba Lan cần hàng trăm nghìn việc làm Các báo Ba Lan cho hay với mức tăng trưởng kinh tế đều của nước này nhiều năm qua (GDP tăng 5,1% năm 2018) và hiện tượng di dân nội bộ EU khiến hàng triệu dân Ba Lan đi làm việc ở nước khác, quốc gia Trung Âu này đang cần rất nhiều việc làm. Chính phủ Ba Lan ước tính năm 2018 có 1,2 triệu công dân Ukraine đã làm việc tại Ba Lan, ngoài ra là chừng 250 nghìn công dân các nước "biên giới phía Đông" gồm cả người Belarus, Nga, Moldavia, và Armenia, Georgia, thuộc Liên Xô cũ. Tuy thế, con số trên 1 triệu người Ukraine gồm cả những người qua lại làm việc ngắn ngày, hoặc sau đó đi sang nước khác làm. Số ở lại lâu dài tại Ba Lan chỉ khoảng 800 nghìn người Ukraine. Cũng trong năm 2018 có trên 320 nghìn giấy phép lao động được cấp cho người nước ngoài, và ngoài nhóm công dân các nước kể trên, Nepal là quốc gia châu Á có số giấy phép lao động nhiều nhất ở Ba Lan: 20 nghìn chỉ trong 2018. Bangladesh có trên 8000 công dân nhận giấy phép lao động tại Ba Lan, và Ấn Độ có trên 3000. Hiện chưa rõ con số công dân Việt Nam đã sang lao động tại Ba Lan là bao nhiêu, nhưng các công ty tuyển dụng Ba Lan phàn nàn rằng chính các cơ quan lãnh sự của họ làm việc chậm để giải quyết thị thực cho người Việt Nam và công dân các nước châu Á khác. Di sản của thời kỳ Ba Lan còn theo chế độ xã hội chủ nghĩa là một cộng đồng Việt có nhiều trí thức hiểu biết ngôn ngữ và tình hình nước chủ nhà, tập hợp quanh một số tổ chức cộng đồng và các trang Facebook như Uwaga. Nhưng nay cũng có dòng người bán chính thức từ Việt Nam sang thẳng Ba Lan, hoặc từ nước khác tới để ở lại làm việc, làm giấy tờ, visa lao động EU. Theo bà Nguyễn Thái Linh, cử nhân luật Đại học Tổng hợp Warsaw thì những người sang Ba Lan sau này cần chú ý đến văn hóa nước sở tại đã thay đổi nhiều. "Người Việt Nam sang Ba Lan cần học hỏi tính kỷ luật và sự chuyên nghiệp trong công việc, học cách tôn trọng pháp luật. Không thể sống với tư duy 'phép vua thua lệ làng' như ở quê nhà," "Họ cần học ngôn ngữ để hòa nhập với xã hội, học cách tôn trọng người khác, ví dụ như không gây ồn ào. Cần học cách quan tâm đến các vấn đề chung của xã hội, bắt đầu từ môi trường nhỏ nhất như các vấn đề của khu chung cư hay khu phố nơi mình sinh sống..." Bà Thái Linh cho BBC hay, trong dư luận những người đã sống và hội nhập tốt vào xã hội Ba Lan có ý kiến rằng các nhóm nhập cư mới từ Việt Nam "thường có thói quen chỉ biết lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, có lẽ đây cũng là nguyên nhân khiến khó hòa nhập" với quốc gia nhận họ. Người Việt Nam đã có một cộng đồng đông hàng nghìn người ở Ba Lan Tiệm bún Hòa Nhã trong khu buôn bán nhiều người Việt ở Wolka Kosowska Theo BBC tìm hiểu, trong năm 2018, ba bộ trong chính phủ Ba Lan là Bộ Lao động, Bộ Đầu tư và Phát triển cùng Bộ Nội vụ và Hành chính đã đi đến một thỏa thuận nhằm đơn giản hóa thủ tục nhận lao động từ bên ngoài EU. Được biết đại sứ CH Ba Lan tại Việt Nam hiện nay, ông Wojciech Gerwel là một người năng động, thường xuyên tổ chức các sự kiện giao lưu với chính quyền, giới trí thức tại Việt Nam, gồm cả những cựu lưu học sinh từ Ba Lan trở về. Hồi cuối 2018, ông Gerwel nói với báo chí Việt Nam rằng hãng hàng không quốc gia Ba Lan (LOT) có kế hoạch mở đường bay thẳng tới Việt Nam. Các cơ quan ngoại giao Ba Lan cũng tổ chức để những công ty tuyển lao động của họ tiếp xúc với truyền thông Việt Nam để giới thiệu thị trường Ba Lan. Tuy nhiên, cùng lúc, Ba Lan chịu sự giám sát từ EU về chính sách nhập cư vốn ưu tiên lao động trong nội bộ khối này và hạn chế di dân từ ngoài EU. Lương trung bình tại Ba Lan hiện vào khoảng 1000 euro/tháng, thấp hơn so với Đức, Anh, Ireland, Thụy Điển...nhưng vẫn đủ hấp dẫn với người ngoài EU. Xem thêm: Ba Lan trừ lương hưu cựu công an XHCN Đọc báo 'bí mật' ở Ba Lan thời dân chủ Hộ chiếu Việt 'yếu hơn hộ chiếu Cuba'
Những ngày đầu Năm Mới 2016, cũng giống như các đợt Đại hội Đảng được tổ chức thường kỳ trước đó, đường phố cả nước Việt Nam tràn ngập sắc đỏ của cờ, băng rôn, tranh cổ động với những biểu ngữ, khẩu hiệu như “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thi đua lập thành thích chào mừng đại hội Đảng”.
Giới trẻ có thiết tha Đại hội Đảng?
Bên cạnh đó, cũng có nhiều hoạt động bên lề kỷ niệm 70 năm ngày tổng tuyển cử đầu tiên, đánh dấu chặng đường đổi mới đất nước, tuyên truyền và khơi gợi sự hào hứng, củng cố niềm tin “Đảng Cộng sản Việt Nam – người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của các mạng Việt Nam muôn năm!”. Hòa trong không khí của hoạt động chính trị lớn nhất cả nước ấy - các nhân sự cao cấp sẽ được bầu ra để lãnh đạo đất nước với đường lối, chính sách phù hợp - mỗi công dân, nhất là giới trẻ, lại có cho mình những suy nghĩ riêng. Bài viết dưới đây tổng hợp phỏng vấn ngẫu nhiên 15 người trong độ tuổi từ 18 đến 32 ở Việt Nam, hy vọng đưa ra cái nhìn tổng quát về nhìn nhận của những người trẻ đối với sự kiện chính trị cột mốc 5 năm một lần ở Việt Nam. Không quan tâm? Anh Nguyễn Đình Anh Cương, 27 tuổi, đang sống và làm việc tại Hà Nội, chia sẻ: “Không hẳn không quan tâm, nhưng tìm hiểu chính trị Việt Nam không đem lại niềm tin cho tôi rằng bộ máy hiện tại có thể mang lại thay đổi, thông qua một cuộc bầu cử.” “Dàn lãnh đạo hiện nay phần lớn vẫn là những ‘lão thành cách mạng’, song với tư tưởng đã cũ, hơn nữa kinh tế xã hội Việt Nam kém nhưng chưa đến mức tồi tệ, rất khó để bộ máy cầm quyền có động lực đủ lớn để thoát ra khỏi ‘vùng an toàn’ và tự thay đổi.” “Nên theo tôi Đại hội lần này sẽ không mang lại điều gì mới. Hiện tại, tôi quan tâm những điều gần với cuộc sống của mình hơn, ví dụ như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thuế và luật bảo hiểm xã hội mới.” “Vậy nhưng, đơn cử như luật bảo hiểm xã hội, cũng đã chứa nhiều hơi hướng tư lợi của bộ máy cầm quyền, hơn là đứng về phía người dân để suy nghĩ.” Một bạn nữ giấu tên, sinh viên năm cuối Đại học Kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh, lại nói: “Quan tâm bầu cử Đại hội thật xa xôi quá! Tôi chỉ mong sao ra trường xin việc không phải chạy vạy khắp nơi và tấm bằng của mình có giá trị khi so sánh với các nguồn lao động trẻ trong thị trường khu vực Đông Nam Á.” Cô bày tỏ: “Bạn bè tôi cũng chẳng ai quan tâm, bởi tôi cho rằng không ai trong số các vị lãnh đạo là người đủ tâm, đủ tài và có những hoạt động cụ thể mang lại lợi ích cho người dân.” “Vậy nên việc ai lên lãnh đạo có thật sự quan trọng?” ‘Chọn cái ít xấu hơn’ Bên cạnh đó, một nhóm khác rất theo sát thông tin về Đại hội 12, có cho mình những nhận định và phân tích riêng. Bối cảnh Trung Quốc nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, việc Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương TPP càng làm tăng sự quan tâm đến kết quả bỏ phiếu trong Đảng. Vì họ cho rằng nhân sự cấp cao ảnh hưởng đến tương lai đất nước và việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Đa số những người trẻ quan tâm đến chính trị mà tôi hỏi mong muốn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái cử và nắm giữ chức vụ Tổng bí thư. Quan điểm của Bá Phương, sinh năm 1984, sống tại Hà Nội là điển hình của mong muốn trên. “Là công dân Việt Nam, cá nhân mình không ủng hộ phe nhóm và tư tưởng thân cận Trung Quốc, vì mình không muốn đất nước lệ thuộc Trung Quốc. Trung Quốc luôn có mưu đồ vương bá, chiếm trọn vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Nhiều tàu cá đã bị tấn công ngay trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều ngư dân đã bị giặc tàu bắn giết, hàng hoá Trung Quốc tẩm hoá chất độc hại tràn lan được bán công khai.” “Những người có tư tưởng muốn lệ thuộc Trung Quốc tức kẻ đó đang phản bội những tử sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến bảo vệ công thổ quốc gia, phản bội lại nhân dân. Nhìn chung, mình không mong muốn những người trong nhóm này tiếp tục lãnh đạo và giữ các vị trí quyền lực cao nhất.” “Còn về phe thân Mỹ, mình được biết đó là phe của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông có tư tưởng thoát Trung, điều này mình ủng hộ. Ít ngày gần đây ông đã có một số quyết định hợp với lòng dân như quyết liệt phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo, ông đã ký dự án xây gần 4000 cây cầu cho các tỉnh miền núi trên 50 tỉnh thành. Vì vậy mình có phần ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng.” Bá Phương nói thêm: “Tuy nhiên với tư cách là một công dân mình vẫn không có quyền bầu cử những lãnh đạo có đủ tâm, đủ tài để lãnh đạo đất nước, đưa Việt Nam thoát khỏi tụt hậu và nghèo đói. Mình mong muốn Việt Nam sớm trả lại quyền bầu cử cho người dân.” “Những người bạn của mình hầu hết là những người am hiểu chính trị, luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước, vì vậy đều rất quan tâm kì Đại hội này. Họ đa phần có mong muốn thoát Trung, vì vậy họ ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng. Tất nhiên cũng có một số không tin tưởng hoàn toàn, nhưng họ cũng không có sự lựa chọn nào khác.” “Và giữa hai cái xấu, họ chọn cái xấu ít hơn.” Dù quan tâm hay không quan tâm Đại hội Đảng, những người trẻ ở Việt Nam dường như đều hiểu rằng họ gần như không có tác động gì đến sự kiện sẽ diễn ra trong tháng Giêng 2016.
Trong lúc Hoa Kỳ cân nhắc hành động quân sự chống lại Syria để phản ứng một cuộc tấn công vũ khí hóa học gây tranh cãi được nhắm vào thường dân, có thể điểm qua một số loại vũ khí có thể được triển khai của cả hai bên trong những ngày sắp tới.
Vũ khí nào có thể được sử dụng ở Syria?
Hoa Kỳ có thể sẽ tiến hành một cuộc tấn công hạn chế vào Syria Quân Mỹ Hỏa tiễn hành trình Tomahawk Những hỏa tiễn này có thể được phóng từ tàu hoặc tàu ngầm. Chúng được trang bị động cơ phản lực cánh quạt nhỏ, tương tự như phi cơ thương mại, sử dụng để hành trình đến mục tiêu. Chúng có tiết diện nhỏ, bay ở độ cao thấp và rất khó phát hiện. Tomahawks phát ra ít nhiệt vì vậy chúng không thể bị phát hiện bằng tia hồng ngoại. Chúng có tầm hoạt động khoảng 1.600 km và bay với vận tốc chừng 880 km/h. Hỏa tiễn đạt mục tiêu bằng cách sử dụng phần mềm Terrain Cantour Matching, hoạt động trên cơ sở kết hợp điểm quan sát trên mặt đất với bản đồ lộ trình. Nó mang một đầu đạn hạt nhân từ 450 kg – 1.360kg. Khu trục hạm lớp Arleigh Burke Hoa Kỳ có bốn khu trục hạm lớp Arleigh Burke ở đông Địa Trung Hải. Tomahawk được Mỹ sử dụng từ năm 1983 Chiến hạm dài 154 m và có thể mang hỏa tiễn hành trình. Đây là một trong những trang bị vũ khí lớn nhất và nặng nề nhất của tàu khu trục Hoa Kỳ. Đây là chiến hạm đầu tiên của quân Mỹ được thiết kế một hệ thống lọc không khí để bảo vệ chống lại chiến tranh hạt nhân, sinh học và hóa học. Tàu sân bay Hoa Kỳ có hai tàu sân bay trong khu vực, tàu sân bay USS Harry S. Truman và tàu USS Nimitz. Cả hai chiến hạm khổng lồ sử dụng năng lượng hạt nhân thừa sức phát động các cuộc không kích, nhưng nếu hành động can thiệp được Hoa Kỳ lập kế hoạch là hạn chế, thì khi đó chúng có thể không được đưa vào sử dụng. Hỏa tiễn của quân Mỹ có thể được phóng từ các khu trục hạm Các tàu sân bay nằm trong số các tàu lớn nhất thế giới, với chiều dài gần 330m và có một phi đội lên đến 85 phi cơ. Phi cơ tiêm kích/ném bom F-16 F-16 nổi danh là một trong những phản lực cơ chiến đấu đáng tin cậy, dễ điều khiển và hiệu quả nhất trên thế giới. Nó là một tiêm kích cơ đa năng, với khả năng tấn công các phi cơ khác trên không và tìm diệt các mục tiêu trên mặt đất. Những tiêm kích cơ này là xương sống của lực lượng không quân Hoa Kỳ và khi lần đầu tiên xuất hiện, chúng đã mang tới các cách tân về điều khiển bằng hệ thống mạng điện tử thay vì hệ thông cáp cơ giới, trong điều khiển phi cơ chiến đấu. F16 có tầm hoạt động khoảng 3.220 km, cho phép duy trì trong vùng chiến đấu lâu hơn các chiến đấu cơ khác. Nó được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và các phi công ngồi trong một buồng lái toàn kính (không có khung) giúp cho quan sát tốt hơn. Đóng căn cứ tại Incirlik hoặc Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc có thể cũng hoạt động từ Jordan, F16 có thể được sử dụng trong bất kỳ cuộc tấn công nào có thể diễn ra chống Syria. Đại bàng tấn công F-15 F-15 Strike Eagle là tiêm kích cơ đa chức năng có tốc độ vao và hoạt động xa Là tiêm kích cơ đa chức năng, phi cơ chiến đấu F- 15 Strike Eagle được thiết kế cho các cuộc tấn công mặt đất với tầm hoạt động xa, ở tốc độ cao. Lực đẩy kết hợp từ hai động cơ của F-15 có nghĩa là tiêm kích cơ có thể tăng tốc ngay cả khi đi lên thẳng. F15E Strike Eagle được trang bị hệ thống định vị và xác định mục tiêu "Lantirn" nhằm cải thiện độ chính xác của các cuộc oanh kích bằng cách sử dụng bom hồng ngoại hoặc bom dẫn đường bằng laser. Phi cơ này có radar địa hình được kết nối với hệ thống lái tự động của phi cơ, để nó có thể bám theo đặc điểm địa hình, địa vật ở độ cao chỉ 30. Quân Pháp Tàu sân bay Charles de Gaulle có độ dài 262 m mang theo 40 phi cơ chiến đấu Nếu Pháp tham gia vào bất kỳ cuộc tấn công nào, quân Pháp có các hỏa tiễn hành trình Scalp với tầm hoạt động khoảng 500km. Các hỏa tiễn này có thể được bắn từ các phi cơ chiến đấu Mirage 2000 và Rafale. Pháp cũng có một tàu sân bay ở Địa Trung Hải và các căn cứ không quân ở Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất . Charles de Gaulle, hiện đóng căn cứ ở Toulon, là một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng mang tới 40 phi cơ chiến đấu. Nó có một thủy thủ đoàn và nhân viên dưới 2.000 người trên tàu. Mặc dù nhỏ hơn so với Tàu sân bay lớp Nimitz của Hoa Kỳ (chiếc US Nimitz Class), Charles de Gaulle vẫn là một tàu sân bay ấn tượng vớ độ dài 262 m. Quân Nga Nga nói họ đang gửi hai tàu chiến đến Địa Trung Hải, một tàu tuần dương mang hỏa tiễn, chiếc Moskva, và một tàu chống tàu ngầm. Nga là đồng minh của Syria và phản đối sự can thiệp quân sự. Hiện vẫn chưa biết chính xác khi nào hai chiến hạm trên sẽ đến khu vực, nhưng việc triển khai của các tàu này đã được Nga mô tả như một phần của kế hoạch luân chuyển của các chiến hạm ở Địa Trung Hải . Vũ khí chính của Syria Hỏa tiễn chống phi cơ S-200 Angara Hỏa tiễn S-200 Angara được Nga đưa vào sử dụng từ năm 1967 Hỏa tiễn S- 200, được NATO đặt mã hiệu là SA- 5 "Gammon", là một hỏa tiễn chống phi cơ đáng nể do Nga thiết kế trong những năm 1960. Phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng Syria có thể có tám khẩu đội S -200 triển khai giữa hai trung đoàn phòng không. Hỏa tiễn mang nhiên liệu lỏng và được thiết kế để bay với tốc độ lên tới Mach 8. Nó được radar hướng dẫn đến mục tiêu, trước khi kích nổ một đầu đạn có sức công pháo cao nặng 217kg. Nga đã bắt đầu quá trình rút bỏ S- 200 ra hơn 20 năm trước và hệ thống này được các phân tích giai quân sự coi là đã lỗi thời. Ngoài ra còn có các nghi ngờ về tính thống nhất của hệ thống do sự mất mát của một số căn cứ không quân và căn cứ đặt radar vào tay các nhóm nổi dậy. Hệ thống hỏa tiễn chống phi cơ S-300 (Chưa khẳng định) Hiện đại và có khả năng tốt hơn nhiều, S -300 đã được Syria đặt hàng từ Nga, nhưng có những nghi ngờ về việc liệu hệ thống này đã thực sự được giao, hoặc giả ngay khi đã có nó, liệu hệ thống này có hoạt động được không. Hiện chưa rõ liệu Syria đã có hoặc đã triển khai lại tên lửa S-30 của Nay hay chưa S- 300 là một hỏa tiễn đất-đối-không tầm xa, được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự và công nghiệp chống lại phi cơ và hỏa tiễn hành trình của quân địch. Với một hệ thống radar tích hợp có thể theo dõi 100 mục tiêu cùng một lúc, nó được coi là một trong những vũ khí phòng không mạnh nhất trên thế giới. P- 800 Yakhont hỏa tiễn chống tàu P- 800 Yakhont, được NATO biết đến trong mã hiệu SS- N- 26, là hỏa tiễn chống tàu biển tinh vi có nguồn gốc từ Nga . Các hỏa tiễn siêu âm có tầm hoạt động 300 km, mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 200kg, và có thể bay ở độ cao chỉ 5 - 15m, làm cho việc phát hiện và ngăn chặn chúng trở nên khó khăn. Phi cơ chiến đấu Chính quyền al-Assade chủ yếu sử dụng L-39 tấn công quân nổi dậy Không quân Syria có một loạt các phi cơ chiến đấu chủ yếu sản xuất từ Nga, nhưng nhiều trong số đó đã cũ và lỗi thời. Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) tháng 5/2013 cũng cho thấy các phi cơ MiG và SU hiệu quả nhất đang “đòi hỏi cung cấp, bảo trì và huấn luyện với các phụ tùng quan trọng nhất, để chúng có thể duy trì khả năng tác chiến." Cân nhắc các khó khăn trong vận hành, Viện ISW thấy rằng từ khi bắt đầu cuộc xung đột, không quân Syria đã chủ yếu sử dụng các phi cơ L-39 nhanh hơn, nhưng yếu hơn, thay thế cho MiG hay SU trong vai trò tấn công mặt đất chống lại lực lượng nổi dậy.
Đời sống tình dục, bệnh tật và thậm chí là khả năng sinh sản của bạn – một công nghệ mới sẽ sẽ giúp bạn hiểu được cơ thể của mình. Tuy nhiên nhiều người không nhận ra rằng nhiều điều thầm kín của họ đang được tiết lộ ra bên ngoài, Jacob Ward cho biết.
Khi cơ thể nối với mạng Internet
Các bạn có sẵn sàng tiết lộ thông tin về cơ thể mình hay không? Jeff bắt đầu làm tình vào lúc hai giờ chiều. Rõ ràng việc này kéo dài hàng tiếng đồng hồ và anh ấy đốt cháy tổng cộng 347 calorie. Chúng ta biết được những điều này vì ai cũng có thể đọc được chúng trên mạng, nhưng không rõ là Jeff có biết điều này hay không. Jeff đeo một vòng tay có tên là Fitbit có nối với mạng Internet giúp đo cường độ vận động giúp người sử dụng có thể theo dõi được lượng calorie tiêu hao trong người họ. Thiết bị đeo Hồi năm 2011, những thông tin này tình cờ được đưa lên trên một trang mạng mà các công cụ tìm kiếm có thể tìm thấy được. Do đó, những ai đeo vòng tay này và đã liệt kê đời sống tình dục như một dạng vận động sẽ bị tung thông tin riêng tư của mình ra công chúng. Mặc dù công ty tạo ra Fitbit đã nhanh chóng chặn sự rò rỉ, nhưng đây vẫn là một lời nhắc nhở rằng kết nối hoạt động của cơ thể chúng ta với Internet sẽ đem lại những hậu quả không mong muốn. Một loạt các công nghệ và các thiết bị y khoa có thể đeo vào người được hiện nay đang theo dõi cân nặng, thói quen ăn uống, khả năng sinh sản và điều quan trọng là đa phần những thông tin này đều có thể chia sẻ trên mạng xã hội, chia sẻ với các bác sỹ, các công ty và thậm chí là cả người lạ. Trong khi việc này hứa hẹn nhiều lợi ích, vấn đề đặt ra là bạn sẵn sàng chia sẻ bao nhiêu bí mật cơ thể của mình? Một trong những người đầu tiên kết nối hoạt động hàng ngày của họ với Internet là ông Steve Mann. Được thừa nhận rộng rãi như là người đi tiên phong trong lĩnh vực thiết bị điện toán đeo, vào giữa những năm 90, Mann đã sáng tạo ra một camera đeo không dây mà ông đeo trong suốt 24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần. Ông đã truyền hoạt động hàng ngày của mình lên mạng nhờ thiết bị này. Ích lợi của nó sau đó đã trở nên rõ ràng. Khi Mann quay được một vụ tai nạn mà tài xế đụng rồi bỏ chạy, hình ảnh video này sau đó được dùng để xác định thủ phạm. Theo dõi từ xa Thiết bị không dây như thế này sẽ chuyển thông tin cơ thể đến mạng Internet Sự sáng tạo của Mann tập trung vào việc ông gắn kết thế nào với thế giới bên ngoài nhưng công nghệ đeo đã dọn đường cho những thiết bị theo dõi các chức năng của cơ thể trước khi chúng bị tiết lộ ra bên ngoài. Chẳng hạn như các thiết bị như Fitbit và Fuelband của hãng Nike đã ghi lại những chuyển động của người dùng và gửi dữ liệu đến một trang mạng mà không cần nối dây để họ có thể theo dõi lượng calorie tiêu hao. Một số người còn chia sẻ những thông tin lên Facebook hay các mạng xã hội khác. Đối với nhiều người thì công nghệ này rõ ràng có sức hấp dẫn. Nhiều người theo dõi hoạt động của cơ thể nói rằng nó giúp họ cải thiện sức khoẻ và thể hình. Công nghệ đeo còn giúp chúng ta hiểu được cơ thể của mình theo những cách khác nữa. Các thiết bị y tế không dây đã giúp thu gọn thế giới lại đối với những người mắc các chứng bệnh kinh niên khiến cho các bác sỹ có thể theo dõi bệnh nhân của họ từ xa. Hãy xem một công nghệ có tên là Duofertility – một sự kết hợp của miếng dán và thiết bị giám sát không dây cho pháp các nhà tư vấn sinh sản chỉ cho người dùng biết ngày nào là ngày dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ và đưa ra lời khuyên về thời điểm tốt nhất để thụ thai. Công ty sáng tạo ra Duofertility nói rằng trong quá trình thử nghiệm, thiết bị này còn thành công như là thụ tinh trong ống nghiệm trong khi chi phí rẻ hơn nhiều. Nhờ công chúng giúp Các công ty bảo hiểm y tế sẽ rất được lợi nếu họ biết thông tin về cơ thể khách hàng Trong tương lai, một số người dự đoán rằng chúng ta còn có thể chia sẻ nhiều hơn nữa. Các nhà nghiên cứu mới đây đã viết trên Tạp chí Nghiên cứu Y khoa Internet dự đoán rằng các bệnh nhân dùng các thiết bị y tế không dây và thiết bị theo dõi hoạt động cơ thể để thu thập thông tin từ công chúng và giúp chẩn đoán về các chứng bệnh của họ. Điều này đang xảy ra tại các trang web chẩn đoán như PatientsLikeMe và CrowdMed. Những trang này cho phép người dùng chia sẻ những triệu chứng bí ẩn của họ. Trong tương lai sẽ có lúc chúng ta chia sẻ những gì đang xảy ra bên trong cơ thể mình để tận dụng kiến thức của công chúng để xác định những chứng bệnh bí hiểm. Tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro, nhất là khi nhiều thông tin được chia sẻ hơn cần thiết. Những ai có thể tiếp cận được những thông tin này? Hãy hình dung các công ty bảo hiểm y tế sẽ vui như thế nào khi khách hàng của họ bắt đầu chia sẻ lên mạng những thông tin về sự vận động, hoạt động tình dục, thói quan ăn uống hoặc sử dụng thuốc của họ. Bạn có chơi dù lượn không? Bạn ăn bao nhiêu thịt chín vừa hồi tuần trước? Bạn có bao nhiêu bạn tình. Các nhà bảo hiểm nếu biết được những thông tin sẽ đòi tiền khách hàng nhiều hơn hoặc đơn giản là sẽ từ chối ký hợp đồng. Trên thực tế, một số người đã bày tỏ quan ngại về việc các công ty bảo hiểm lạm dụng các thông tin sức khỏe cá nhân. Đó là một lý do mà Cơ quan Y tế Quốc gia Anh quốc đã quyết định hoãn lại kế hoạch chia sẻ thông tin tóm lược về bệnh nhân lên hệ thống dữ liệu trên mạng. Chia sẻ thông tin về cơ thể chúng ta lên mạng Internet tất yếu sẽ là sự dung hòa giữa lợi ích và rủi ro. Lợi ích sẽ là rất lớn, giúp chúng ta khỏe hơn và hạnh phúc hơn nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận việc những bí mật về cơ thể chúng ta được công khai nhiều hơn bao giờ hết. Bản gốc tiếng Anh bài viết này đã được đăng trên BBC Future.
Một chuyên gia an ninh mạng hàng đầu ở Việt Nam vừa cảnh báo đa số các trang web của Việt Nam sẽ "tê liệt" nếu xảy ra chiến tranh mạng.
VN sẽ ra sao nếu có chiến tranh mạng?
Các báo mạng Việt Nam đã 'vất vả' chống đỡ các cuộc tấn công từ chối dịch vụ Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận An ninh mạng của Bkav nói với BBC hôm 15/7 rằng khả năng chuẩn bị đối phó của Việt Nam mới chỉ ở mức "vừa phải" và các trang web sẽ ngưng hoạt động trong một khoảng thời gian. Ông Đức nói các trang web trên thế giới cũng có thể bị tê liệt trước các cuộc tấn công từ chối dịch vụ nhưng thời gian cần có để hồi phục sẽ ngắn hơn ở các nơi có chuẩn bị tốt. Trong thời gian vừa qua nhiều báo mạng của Việt Nam đã bị tấn công và ông Đức nói gần như tất cả các báo đều rất "vất vả" chống chọi. Ông Đức nói: "Thực tế chúng ta thấy tương đối là rõ là các báo điện tử, những nơi có lượng truy cập lớn so với các website khác, nhưng khi bị tấn công như vừa rồi thì hầu hết hệ thống báo bị tê liệt trong một khoảng thời gian tương đối dài. "Vì vậy tôi nghĩ những trang web khác [không quen với lượng truy cập lớn], khả năng phòng chống có thể còn thấp hơn vì về mặt máy chủ, công nghệ,... có thể còn không được đầu tư bằng. "Các báo điện tử có thể bị sập tương đối dễ dàng thì các hệ thống khác có thể còn khó chống đỡ được hơn, tôi lấy ví dụ như các cổng thông tin của các cơ quan..." Ông Đức giải thích tin tặc đã sử dụng kiểu tấn công từ chối dịch vụ mà trong đó "mạng máy tính bị nhiễm mã độc và bị điều khiển để đồng loạt truy cập vào một trang web nhất định khiến máy chủ quá tải" vì lượng truy cập mà ông gọi là "khổng lồ". 'Kẻ xấu lợi dụng' Bình về khả năng xảy ra chiến tranh mạng, ông Đức nói: "Chiến tranh mạng cũng có nhiều loại, chẳng hạn đối với một quốc gia thì tấn công hàng loạt vào hệ thống thanh toán điện tử và làm tê liệt trong vài ngày cũng đã gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của quốc gia đó. Nhiều người đã không thể truy cập các báo mạng ở Việt Nam trong thời gian qua "Thế cũng đã gọi là chiến tranh rồi chứ không cần phải làm sập toàn bộ hệ thống nhà máy hay làm hư hỏng các trang thiết bị,cơ sở vật chất." Ông Đức khẳng định đa số các trang mạng của Việt Nam sẽ "sẽ chật vật" khi phải tự chống đỡ nhưng khi "nhiều cơ quan, nhiều đơn vị khác nhau" tham gia vào thì hiện chưa rõ tình hình sẽ diễn biến ra sao. Ông nói thêm: "Nếu chúng ta quan sát thì hệ thống của bất kỳ website nào trên thế giới cũng vậy, tấn công từ chối dịch vào Hàn Quốc hoặc Mỹ thì cũng dẫn đến những kết quả tương tự. "Tức là ngay lập tức thì họ không chống đỡ được nhưng sau đó họ huy động các nguồn lực để mà ngăn chặn và tìm ra nguồn tấn công." Theo vị giám đốc an ninh mạng của Bkav, khả năng chuẩn bị cho các cuộc tấn công của các trang mạng Việt Nam chỉ ở "mức vừa phải, không phải cao nhưng cũng không quá thấp". Do vậy họ có thể là nạn nhân của tấn công từ chối dịch vụ, hay bị xâm nhập do các lỗi trong đó có lỗi về lập trình khi xây dựng trang web hoặc lỗi của người vận hành hệ thống do không kiểm soát việc 'ra vào' máy chủ chặt chẽ. Nó cũng có thể là lỗi đơn giản như mật khẩu quá dễ đoán khiến tin tặc mò ra và chiếm quyền sở hữu máy chủ, ông Đức nói. Lại Sinh Tử Lệnh? Tại một hội thảo về an toàn và an ninh mạng ở Việt Nam trong tháng Sáu vừa qua, Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp sự cố máy tính Việt Nam nói hầu hết các cuộc tấn công vào hệ thống máy tính Việt Nam trong thời gian qua đều "mang tính tự phát với mức độ nguy hiểm chưa cao, không thể hiện trình độ của hacker". Điều này càng làm cho khả năng bị tê liệt của thế giới mạng Việt Nam trước các đợt tấn công quy mô thêm lớn. Ông Đức nói với báo trong nước rằng Việt Nam cần lập ra một trung tâm dữ liệu với "băng thông cực lớn" để giúp các trang mạng đối phó với các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Trong khi đó một chuyên gia bảo mật khác của Việt Nam nghi ngờ nhóm Sinh Tử Lệnh đã lại vừa ra tay. Nói chuyện với BBC hôm 15/7, ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Giám đốc phụ trách bảo mật của CMC, nói mã nguồn của vi rút dùng để tấn công các báo Việt Nam trong thời gian qua khá giống với loại đã được Sinh Tử Lệnh dùng cách đây hai năm ở Việt Nam. "Sau khi phân tích mà nguồn của con vi rút lần này thì thấy giống với con vi rút cách đây hai năm. "Cá nhân tôi nghĩ rằng nó vẫn liên quan tới nhóm hacker Sinh Tử Lệnh. "Còn động cơ tấn công báo điện tử thì hiện giờ tôi cũng không rõ động cơ tấn công là gì." 'Dậm chân tại chỗ' Ông Giang cũng cho rằng các trang mạng Việt Nam hầu hết đều "chưa chuẩn bị tinh thần cho các cuộc tấn công nên rơi vào trạng thái bị động." Ông nói thêm: "Qua các bản báo cáo của nhiều công ty và các tổ chức bảo mật mạng trên thế giới trong thời gian vừa qua cho thấy rất nhiều máy chủ của các hệ thống ở Việt Nam đã bị nhiễm malware (mã độc) và bị trở thành hệ thống trung gian để tấn công sang các nước khác [và cả Việt Nam]." Khi được đề nghị so sánh sự chuẩn bị của Việt Nam với các nước ASEAN khác, ông Giang nói: "Bên Mã Lai họ tổ chức chuyên nghiệp hơn và các hội thảo bảo mật lớn trên thế giới như Hack in the Box cũng được tổ chức thường niên ở Malaysia. "Các công ty chống vi rút cũng đặt trụ sở ở Malaysia. "Tôi nghĩ trình độ công nghệ thông tin, trình độ bảo mật của Malaysia tốt hơn của Việt Nam." Chuyên gia công nghệ thông tin Triệu Trần Đức mới đây được dẫn lời nói việc thiếu chuẩn bị do thiếu ý thức hoặc thiếu kinh phí khiến cho các máy chủ của Việt Nam trở thành "sân tập" cho các tin tặc thế giới. Ông Đức nói trong khi Việt Nam "vẫn dậm chân tại chỗ thì sự tiến hóa của giới tin tặc là chóng mặt".
Sau khi mỏ thiếc gia đình ngừng hoạt động và chồng qua đời, bà Glennis Setabandhu quyết tâm duy trì để cộng đồng sống được cùng nhau.
Nhà khách Thái Lan đã kiếm sống cho một ngôi làng
Bà Glennis Setabandhu đã điều hành một nhà khách nằm sâu trong rừng phía tây Thái Lan trong gần 30 năm. "Đường xá hôm nay là tạm được chứ vào mùa mưa thì khó khăn lắm," bà Glennis Setabandhu nói trong khi chúng tôi đợi một chiếc xe tải cũ nát đi xuống chầm chậm theo con đường đá hộc. "Đôi khi xe tải không thể đi hết đoạn đường nên khách phải xuống đi bộ. Khi họ đến đây, tôi phục vụ cà phê và bánh ngọt và họ lại vui ngày." Chỉ cao hơn 1,5 m, hơi gù do tuổi, mặc váy dài xanh và áo gi lê hoa, 81 tuổi, sinh ở Úc, bà Setabandhu (còn được dân ở đây gọi là Pa Glen, Pa tiếng Thái Lan là bác), trông không có dáng một người quản lý một nhà khách sâu trong rừng núi hoang dã vùng Pilok phía Tây Thái Lan. Nhưng bà đã làm việc ở đây gần 30 năm. Bà Setabandhu lần đầu tiên đến miền tây Thái Lan vào năm 1967 để thăm chồng, ông Somsak, người điều hành một mỏ thiếc. Thế giới thoát tục bên không gian hỗn loạn ở Kathmandu Hội An và vẻ đẹp quyến rũ của màu vàng Lối vào nhà khách của Setabandhu có trưng bày các nhãn dán, biểu ngữ và áo phông của các câu lạc bộ lái xe địa hình đã từng ghé qua đây trong nhiều năm. Bên trong, một chiếc đèn chùm thủy tinh nhỏ treo trên các bàn ăn có để khăn lót bằng ren. Các tường có treo các bức ảnh cũ của gia đình Setabandhu, mặc quần áo chỉnh tề, cũng như các ảnh của Narin con trai bà, các cháu bà và nhiều du khách mà bà đã tiếp đón trong những năm qua. Setabandhu lần đầu tiên đến nơi xa xôi này trong mùa đông năm 1967; chuyến đi của bà từ Bangkok là một cuộc phiêu lưu 4 ngày, đi bằng xe lửa, thuyền và cả cưỡi la. Chính tại đây, người chồng quá cố Somsak của bà đã điều hành một mỏ thiếc. Đó là những 'ngày xa xưa đẹp đẽ', Setandandhu nhớ lại, khi mà hơn 600 con người làm việc cùng nhau để khai thác kim loại này từ lòng đất. "Lần đầu tiên tôi đến thăm mỏ, tôi rất sợ rừng và động vật, nhưng rồi tôi thấy yêu nơi này," bà kể lại. "Đây là một ngôi làng nhộn nhịp với nhiều gia đình và nhà cửa dọc theo con đường mòn. Mọi người đều vui vẻ hài lòng." Sau khi thị trường thiếc quốc tế sụp đổ năm 1985, ông Somsak không thể duy trì hoạt động của mỏ. Bộ tộc 'Hoa Nhân' đội vòng kết hoa Ả Rập Saudi Sa mạc nhỏ xíu giữa lòng Canada băng giá Setabandhu đã gặp Somsak khi ông đang học ngành kỹ thuật mỏ tại Trường Mỏ Tây Úc ở Kalgoorlie, nơi bà sống. Somsak là nhà vô địch cầu lông, người đã giúp huấn luyện đội cầu lông nhà thờ của bà. Họ kết hôn, và một vài năm sau đó đến sống ở Thái Lan, nơi ông giám sát khai thác mỏ của gia đình, trong khi bà dạy tiếng Anh tại Đại Học Bangkok, đi du lịch đến mỏ cùng con, Narin, vào những ngày nghỉ học. Sự sụp đổ của thị trường thiếc quốc tế năm 1985 đã chấm dứt sự tồn tại hạnh phúc đó. Giá thiếc trên toàn thế giới sụt giảm, và mặc dù nỗ lực hết sức, Somsak vẫn không thể duy trì hoạt động của mỏ. Như Setabandhu kể, chồng bà rất đau lòng khi thấy hoạt động mà ông làm thành công việc của đời mình bị sụp đổ, điều mà bà chắc chắn đã góp phần vào cái chết sớm của ông vì ung thư vào năm 1994. Bà Setabandhu đã hứa với người chồng khi sắp chết rằng mình sẽ tìm cách lo liệu cho các nhân viên cũ của ông cùng gia đình họ. Hầu hết các công nhân đều từ Miến Điện (nay là Myanmar) và không có giấy tờ," bà giải thích. "Nhiều người trong số họ cuối cùng đã đến Bangkok và làm nghề xây dựng, nhưng một số không muốn rời khu mỏ và cuộc sống ở rừng. Đó là lúc tôi ngừng giảng dạy và đến đây để vực lại. Lúc đầu, tôi không biết chắc phải làm gì ở đây." Một nguồn lợi không thể mất đi là địa điểm của mỏ, nằm trong một thung lũng hẻo lánh dọc theo một dòng suối sinh động được bao quanh bởi rừng rậm và những ngọn núi rừng nguyên sinh ngay sát biên giới Thái Lan và Myanmar. Một chuyến đi bộ thể dục dọc theo con đường mòn mập mờ xuyên qua khu rừng bụi rậm quanh nhà khách dẫn tôi đến thác Chet Mit, nơi mà nước trong núi chảy xối xả, sạch đến mức tôi không ngần ngại uống trực tiếp từ dòng suối. Sau khi chồng qua đời, bà Setabandhu đã biến tổ hợp mỏ thành một nhà khách để tiếp tục tạo cơ hội việc làm cho các gia đình ở địa phương. Thành phố Đức được người TQ yêu mến Hòn đảo ma cựu thuộc địa của Anh giữa đại dương Setabandhu biết từ những năm sống ở Bangkok liên tục mở rộng rằng có nhiều người khao khát một nơi như vậy, dành những ngày thư giãn cuối tuần để tránh xa cuộc sống chen chúc hiện đại. Nhờ việc bán thiết bị khai thác mỏ của chồng, bà đã kiếm được đủ tiền để đổi công dụng các tòa nhà cũ của mỏ thành nhà khách, thêm các tiện ích như nhà vệ sinh xả nước và vòi hoa sen đốt nóng bằng gas. Bà đã thay thế các máy phát điện diesel cũ mà chồng bà đã mua hàng thập kỷ trước bằng một nhà máy thủy điện nhỏ xây dựng trong dòng nước để cung cấp điện sạch và yên tĩnh, và khánh thành Nhà Khách Mỏ Somsak, thuê những công nhân mỏ cũ chưa rời đi Bangkok. Nhà khách này sớm nổi tiếng là nơi trú ngụ cho những người đam mê lái xe 2 cầu và phượt thủ xe đạp đang tìm sự thoải mái nơi hoang dã. Lưu trú ở Mỏ Somsak là một trải nghiệm đưa bạn trở lại thời xa xưa và trở về những nhu cầu cơ bản. Ba thập kỷ chịu mưa gió mùa kéo dài và phơi trong nắng nóng đã làm phong hóa lớp sơn nên nhà cửa trông hòa quyện vào cây lá bao quanh. Tòa nhà chính, từng là cửa hàng và nhà kho của công ty, có một căn phòng trông hang hốc với trần nhà cao vút được làm bằng gỗ đẽo thô, tre và mây đan, với các đồ đạc gợi nhớ đến phòng khách thời Victoria. Setabandhu biết vị trí xa xôi của mỏ sẽ hấp dẫn cư dân của các thành phố như Bangkok, những người khao khát thư giãn cuối tuần nơi thiên nhiên. Đi theo những con đường cũ khai thác mỏ xung quanh khu đất nhượng rộng 200 mẫu, ta vẫn có thể thấy những vết đào cắt ở nơi những ngọn đồi được khai thác qua nơi rừng rậm và nay rừng lại phục hồi sau khoảng 30 năm. Những du khách không có phương tiện riêng để di chuyển được một cảnh sát địa phương, lớn lên tại mỏ, đưa đi 5 Km từ thị trấn Pilok, sàn xe tải của ông được trang bị ghế dài. Đó là một chuyến đi rất xóc và có thể mất tới 1,5 tiếng tùy thuộc vào thời gian mưa lần cuối. Mặc dù nhà khách ở nơi hẻo lánh, không có dịch vụ di động hoặc internet, Setabandhu vẫn đảm bảo khách được thoải mái và ăn uống đầy đủ. Mỗi buổi tối, bà và nhân viên của mình cùng sửa soạn một bữa ăn gồm nhiều món Thái Lan, cũng như món bà gọi là thịt nướng 'kiểu Úc': thịt lợn xiên nướng, ớt và hành tây được nướng bên ngoài trên vỉ nướng. Và bánh ngọt do Setabandhu làm là huyền thoại trong cộng đồng phượt Thái Lan. Bánh chocolat, bánh chuối và bánh cà rốt rất ngon mà tôi chưa từng thấy ở đâu, được nướng cho từng ngày và bày ra như một phần của bữa tiệc và để khách tự phục vụ. Cũng tự hào như Setabandhu là đã tiếp đón rất nhiều du khách trong những năm qua, con trai Narin của bà tin rằng thành tựu thực sự của mẹ mình là giữ cho mỏ Somsak nguyên vẹn và giúp đỡ được các gia đình đã chọn việc ở lại đây. Ngày nay, Nhà Khách Mỏ Somsak là điểm dừng chân được ưa thích của những người đam mê lái ô tô 2 cầu và người đi xe đạp. "Trước đây tôi không biết mẹ tôi rồi sẽ làm gì khi bà chuyển đến mỏ," ông đã nói với tôi qua điện thoại từ văn phòng của ông ở Bangkok. "Nhưng nhà khách đã cho phép những người muốn ở lại kiếm sống được và tạo cơ hội cho những gia đình đó, nếu không có những cơ hội này thì họ không thể là gì được." Gần đây, Setabandhu nói với tôi là các quan chức ở Bộ Khai Thác Mỏ đã đến thăm để thực hiện một số mũi khoan thử nghiệm. Họ nói, "Bác ơi, đừng đi đâu hết. Thị trường thiếc đang quay trở lại," bà kể lại. "Tôi nói rằng chồng tôi là kỹ sư khai thác mỏ, nhưng họ nói Mỏ Somsak không thể tồn tại nếu không có tôi." "Có lẽ thời tốt đẹp ngày xưa đang quay trở lại," bà nói thêm, vẻ mặt đăm chiêu. Cho dù tương lai có thế nào, hiện tại cánh cửa của Nhà Khách Mỏ Somsak vẫn mở và những người lái xe địa hình, phượt thủ xe đạp, người chạy thể dục đường mòn và người yêu thiên nhiên có thể yên tâm rằng những chiếc bánh ngọt của Setabandhu đang đợi họ ở cuối con đường đá gồ ghề. Bài tiếng Anh trên BBC Travel
Có nhận định rằng ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo 'bề ngoài' là để đánh dấu 25 năm quan hệ Mỹ-Việt nhưng thực ra là để củng cố thông điệp chống Trung Quốc của chính quyền Trump.
Bầu củ Mỹ: Ông Mike Pompeo đột ngột thăm VN để gửi thông điệp 'chống TQ'?
Chuyến thăm VN được bổ sung vào phút chót, khi ngoại trưởng Mỹ kết thúc lịch trình thăm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia Chuyến thăm Việt Nam được bổ sung vào phút chót, khi ngoại trưởng Mỹ kết thúc lịch trình thăm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Việt Nam thông báo chuyến thăm hai ngày 29-30/10 của ông Pompeo vào sát nút, hôm 28/10, khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đưa tên Việt Nam vào lịch trình công tác của ông. Thực chất chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo? Việt Nam và Mỹ ký 7 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ đôla VN không thể là 'đồng minh quân sự' của Mỹ? Mãi tới hôm 29/10, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đăng thông cáo cho hay chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo là nhằm "ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập". Hai bên sẽ kỷ niệm 25 năm ngoại giao và cùng bàn thảo các vấn đề Biển Đông, Mekong và các mối quan tâm chung khác. Trên Twitter, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tweet trưa 30/10: "Hân hạnh được tiếp Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tại Hà Nội để cùng nhau kỷ niệm 25 năm ngoại giao Việt-Mỹ. Tôi tự tin rằng quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong thời gian tới. Quyết tâm và hành động chung vì lợi ích chung chắc chắn sẽ đưa chúng ta tiến xa." Ông Mike Pompeo cũng tweet: "Thật tuyệt vời khi trở lại Hà Nội kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ..." Vì sao lại có chuyến thăm 'đường đột' này? Sứ mệnh 'nhấn mạnh thái độ chống Trung Quốc' của chính quyền Trump ABCNews viết rằng trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử Mỹ chỉ còn ba ngày nữa là diễn ra, việc ông Pompeo đến thăm Việt Nam 'bề ngoài' là để đánh dấu 25 năm quan hệ Mỹ-Việt. Nhưng đó là chuyến thăm để gói lại tua công tác 'chống Trung Quốc' của ông Pompeo ở châu Á. Nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ dễ hay khó, mấu chốt chỗ nào? Việt Nam bất ngờ loan báo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Hà Nội "Chúng tôi vô cùng tôn trọng người dân Việt Nam và chủ quyền của đất nước các bạn," ông Pompeo nói với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trong các bình luận ngắn gọn mà các phóng viên nghe được, cả ông Pompeo và ông Phúc đều không nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng việc Pompeo sử dụng từ "chủ quyền" đã trở thành quy tắc ám chỉ sự phản đối sự xâm lấn của Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Á. Khi thăm Ấn Độ, Sri Lanka, và Maldives và Indonesia, ông Pompeo được kỳ vọng sẽ làm nổi bật thái độ chống Trung Quốc của chính quyền Trump, cách nước này xử lý đại dịch virus corona, hồ sơ nhân quyền và sự hiếu chiến với các nước láng giềng nhỏ hơn. Đây là những vấn đề được Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh khi tìm cách đánh bại đối thủ Joe Biden trong cuộc tranh cử ngày 3/11. Trump đã tìm cách chỉ ra Biden yếu thế trước Trung Quốc, và liên tục đặt câu hỏi về mối liên hệ bị cáo buộc giữa con trai của Biden là Hunter với các doanh nghiệp Trung Quốc. Là một nước có nhiều lo ngại về các chính sách của Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam đã được 'bổ sung muộn' trong lộ trình của Pompeo. South China Morning Post viết rằng chuyến thăm Việt Nam được 'thêm vào phút chót' là để củng cố các thông điệp ngoại giao của ông Pompeo tại bốn nước nói trên. Ngay trước chuyến thăm, ông Pompeo nói "sẽ thảo luận về việc làm thế nào các quốc gia tự do có thể làm việc cùng nhau để ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc". "Pompeo hẳn đã nhận thức được rằng Joe Biden có thể sẽ là tổng thống tiếp theo, và ông ấy phải để lại một di sản nào đó, chẳng hạn như Mỹ đã không bỏ rơi ASEAN và đặc biệt là Việt Nam", Eduardo Araral, chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung và Việt Nam tại Singapore, nhận định trên South China Morning Post. Xu Liping, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng chuyến công du của ông Pompeo là nhằm "củng cố di sản của Trump trong chính sách đối ngoại" với trọng tâm là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. "Việt Nam, với tư cách là chủ tịch ASEAN năm nay, rất quan trọng đối với Pompeo và Mỹ sẽ không từ bỏ cơ hội như vậy để nói lên quan điểm của mình trước Hội nghị cấp cao Đông Á và hàng loạt cuộc họp do ASEAN tổ chức vào tháng tới," ông Xu Lipingnói. Chuyến công du 'chống Trung Quốc' Trong một tuyên bố đưa ra trước khi ông Pompeo đến Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công kích Trung Quốc vì đã từ bỏ các cam kết hợp tác với các nước Mekong khác và vì đã tích cực theo đuổi các tuyên bố chủ quyền đáng ngờ ở Biển Đông, ABCNews viết. "Các hành động ác ý và gây bất ổn của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong, bao gồm cả thao túng sông Mekong, ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu người sống phụ thuộc vào dòng sông để kiếm sống," theo tuyên bố. "Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ -Thái Bình Dương trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế". Tuyên bố này cũng lưu ý rằng đầu năm nay, Pompeo đã bác bỏ gần như hoàn toàn tất cả các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Pompeo đến Việt Nam từ Indonesia, nơi ông khen ngợi lãnh đạo nước này đã đẩy lùi cái mà ông gọi là 'tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông', và phản đối Bắc Kinh đã đối xử thô bạo với người dân tộc thiểu số theo tôn giáo, gọi Trung Quốc là "mối đe dọa lớn nhất cho tương lai của tự do tôn giáo". Tại Maldives, Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ sẽ lần đầu tiên mở đại sứ quán ở đây, một động thái phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của Hoa Kỳ về việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và cái mà ông gọi là 'hành vi đe dọa và vô luật' ở Ấn Độ- Thái Bình Dương. Tại Sri Lanka, Pompeo đã cáo buộc Trung Quốc là 'kẻ săn mồi' ở các nước nhỏ hơn bằng cách bóc lột họ qua các khoản vay và các dự án phát triển nhằm mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn những người nhận. Ngay trước khi cuộc họp tại New Delhi bắt đầu, chính quyền Trump báo cho Quốc hội Mỹ kế hoạch bán hệ thống tên lửa Harpoon trị giá 2,37 triệu đôla cho Đài Loan.
Chiều Thứ Bảy cách đây vài tuần, khi xuống cổng chung cư đón xe ôm, tôi thấy một thiếu nữ trẻ ôm đứa con nhỏ, đứng rù rì bên các tài xế mặc đồng phục màu cam đang ngồi trên những chiếc xe gắn máy, xếp thành hàng dọc dài chờ khách.
Dân Thái Lan trong thời Covid kéo dài: 'Đừng lo lắng, hãy cứ vui...'
Người Thái thất nghiệp vì Covid ngồi ở một con phố lớn ở Bangkok vào cuối tháng 9 năm 2020 Khi tôi bước đến gần chiếc xe đầu tiên, anh tài xế quen thay vì tách xe ra khỏi hàng để đón khách như thường lệ, hất mặt, đưa tay chỉ ra phía xa, nói một tràng tiếng Thái tôi không hiểu. Nhìn theo hướng chỉ, tôi thấy chàng trai trẻ trên chiếc gắn máy đậu xa xe của các tài xế mặc đồng phục. Thấy tôi, chàng trai lái xe đến gần, và khi người tài xế quen gật đầu khuyến khích, tôi chợt hiểu là anh muốn nhường khách cho thanh niên mặc thường phục này. Giá cuốc xe từ nhà ra bến BTS là 15 bahts (khoảng 11 ngàn đồng). Theo thói quen, tôi trả tiền trước. Chàng trẻ dáng thư sinh ngập ngừng cầm tờ giấy 20 bahts đưa cho phụ nữ ôm con. Nhìn cô loay hoay tìm 5 bahts thối lại, tôi đoán họ là vợ chồng, và chắc đang túng thiếu, nên cô vợ ôm con đến xin những tài xế motorbike chuyên nghiệp kia cho chồng đón khách. Ở Thái Lan, tài xế xe ôm phải có giấy phép và mặc đồng phục áo có đánh số mới được hành nghề. Tài xế bất đắc dĩ của tôi chắc lo cảnh sát để ý nên lái hơi chậm hơn những xe khác. Nhìn anh, tôi nghĩ đến tin một người đàn ông quẫn bách vì Covid kéo dài, tuyệt vọng nhảy lầu tự vận, sau khi đã phải đóng cửa nhà hàng vay nợ để xây xong chưa được bao lâu, mà báo chí địa phương đã đăng cách đây mấy tháng. Không biết hôm nay anh chạy được mấy cuốc xe. Và ngày mai sẽ ra sao? Khi đất du lịch phải cấm du lịch Thật khó hình dung ra sinh hoạt của Bangkok, thành phố tự hào có số khách du lịch lớn nhất thế giới mà không có du lịch. Chờ khách trong thời Covid Hình ảnh du khách du ôm lấy từng nhà hàng, từng cửa tiệm của Bangkok. Bước chân du khách khua vang trên từng vỉa hè khuất nẻo của Bangkok. Tiếng xí xố của du khách làm huyên náo những ngôi chùa thanh tịnh nhất Bangkok. Hơi thở du khách tạo ra nhịp sống tưng bừng độc đáo của Bangkok, và Chiang Mai, Phuket, Koh Samui, Krabi, và còn biết bao nhiêu thành phố sống nhờ du lịch nữa của Thái Lan. Theo số liệu của Statista, năm 2019, xứ Chùa Vàng đón gần 40 triệu khách nước ngoài, gần một phần ba trong số này đến từ Trung Quốc. Bộ du lịch Thái Lan dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi năm 2030. Ước lượng ấy khiến sinh viên học ngành Hospitality Management mặt từng rạng ngời hy vọng cho viễn ảnh tương lai. Nhưng đó là trước khi đại dịch ập đến. Tại chung cư đông dân expats tôi ở, từ tháng Tám 2020, 25% số người thuê đã trả nhà. Họ hoặc đã về nước, hoặc đi tìm chỗ ở rẻ hơn, vì mọi nơi đều đang giảm gía, và thu nhập của chính họ cũng sút giảm. Một thanh niên người Thái làm việc tại văn phòng tiếp tân của chung cư có lần hỏi tôi xem có cần người làm vệ sinh apartment thường xuyên hơn không, để giúp cô em gái mới bị cho nghỉ việc vì vắng khách. Cảnh tài xế xe ôm trước qua lại như con thoi trên đường phố Bangkok, giờ nhường chỗ cho những khuôn mặt lo âu ngáp dài chờ khách ở những khu phố vắng hoe với hàng dẫy cửa hàng đóng kín cửa. Chưa có số liệu chính thức nào về những người Thái sống nhờ du lịch lâm cảnh khốn cùng. Nhưng nhìn đâu cũng thấy dấu hiệu đại dịch đã làm đột quỵ nền kinh tế lệ thuộc quá nhiều vào du lịch quốc tế, kỹ nghệ đóng góp khoảng 12% cho kinh tế nước này. Trong quý đầu tiên của năm 2020, số khách du lịch nước ngoài chỉ ở mức dưới bảy triệu. Thái Lan hoàn toàn đóng cửa biên giới trong suốt hơn ba tháng. Và dù đã thử nghiệm với việc mở cửa từ từ, số khách nước ngoài vào Thái kể từ quý thứ hai xem như không có gì. Hàng triệu dân địa phương và lao động nhập cư tại Thái Lan, sau nhiều tháng thu nhập bấp bênh, hoặc thậm chí không có tí thu nhập nào, đã bị đẩy sát đến bờ vực đói khổ. Cái khổ, nếu khiến người ta quá tuyệt vọng phải đi tìm cái chết như ông chủ nhà hàng xấu số kia, thì cũng cho nạn nhân có cái nhìn và thái độ sống rất hiền và rất 'thiền'' như một số người tôi có cơ duyên gặp được trong những ngày rong chơi trên đất Thái thời Covid. 'Còn được sống là vui rồi' Đó là câu nói của Teak, một người bản địa tôi gặp tại tỉnh Krabi vào đầu tháng 1/2021. Krabi, ở bờ biển phía tây phía nam Thái Lan, nổi tiếng có cảnh đẹp với những vách đá vôi cheo leo, hiểm trở, và hơn một trăm hòn đảo xa bờ. Ao Nang Beach, Krabi, Thái Lan Railay Beach, Krabi, Thái Lan Teak sống tại hòn đảo gần Railay Beach, bãi biển đẹp nhất của Krabi, kiếm ăn bằng nghề cho khách du lịch thuê thuyền chèo Kayak. Hôm ấy lang thang trên bãi, biển xanh và gió lặng khiến tôi nổi hứng muốn chèo thuyền. Đang định tìm một dịch vụ để đặt chỗ, tôi bỗng thấy một chàng trai mình trần, gầy nhưng bắp thịt cuồn cuộn, da nâu bóng như đồng, tóc dài hoang dại, đang cong mình kéo chiếc Kayak màu đỏ từ biển vào bãi cát. -Đi Kayak không? Thấy tôi tần ngần nhìn, Teak cất tiếng. -Có. Nhưng đi ngay bây giờ được không? Tôi trả lời. -Được. 200 bahts một giờ. Teak ra giá. -Chúng tôi hai người, mà sợ lật thuyền lắm, anh đi theo chèo hộ nhé? -Why not? Teak nhún vai rất nghệ sĩ. Dịch vụ đòi chúng tôi phải trả thêm 300 bahts một giờ nếu cần người chèo thuyền đi cùng. Nhưng Teak chẳng thèm đòi thêm đồng nào. Khi loay hoay ngồi xuống thuyền, tôi mới để ý thấy chiếc quần Jean bạc mầu Teak đang mặc có vài chỗ rách. Teak có vẻ để ý đến cô bạn tôi, nói 'tôi thấy cô ở quán rượu tối qua'. - Anh có bạn gái chưa? Cô bạn hỏi. -Muốn có lắm. Nhưng chưa bao giờ. Teak trả lời, rồi thêm: Chẳng biết tại sao. -Covid, chắc rất ít khách du lịch? Tôi bắt chuyện. -Không phải ít, mà không có khách! Teak nói, tiếng Anh khá sõi. -Tiếng Anh của anh tốt quá. Tôi buột miệng. -Phải học. Tôi cho khách du lịch chèo thuyền ở đây đã sáu năm. -Không có khách, anh làm gì thêm để sống? -Tuần này lễ Giáng Sinh thì còn có vài người. Tuần sau chắc không có ai. Vừa chèo thuyền đưa chúng tôi qua khe những hang đá vôi để ngắm cảnh, Teak vừa giải thích: -Krabi mới mở cửa lại đây thôi. Tám tháng liên tiếp đâu có ai đến. -Có khách hay không thì tôi cũng sống nhờ cái Kayak này. Không tiền thì chèo Kayak đi câu. Anh tâm sự. Teak: 'Được sống là vui rồi' Teak kể sau khi hết tiền để dành, anh nhiều tháng chỉ sống nhờ những gì câu được quanh vùng biển này. Nhiều khi cả ngày chỉ câu được vài con mực ống to bằng bàn tay, và đó là thức ăn cả ngày. Anh nói. Hỏi có buồn không và anh tính sẽ làm gì nếu tình trạng này kéo dài, Teak bâng quơ ngâm nga câu hát của Bobby McFerrin: -Don't worry. Be happy... (Đừng lo lắng. Hãy cứ vui). Rồi chép miệng: -Tôi cũng không có nhiều nhu cầu lắm. Người ta sống được mình sống được. -Nhiều người đã chết vì Covid. Tôi còn được sống thì vui sống thôi. 'Cho bạn xem nét đẹp Thái Lan' Ở Krabi thêm vài ngày, chúng tôi mò ra được Phra Nang Beach, phía Đông của bãi Railay. Biển vắng vì đường đến đây phải qua một bãi đá gập ghềnh, và khi thủy triều dâng cao thì nước lên đến bụng, rất khó đi. Quyết tâm lắm mới ra được bãi, chúng tôi nằm soài trên bãi cát của bờ biển thanh tịnh như của riêng mình chưa được bao lâu, trời bỗng đổ mưa. May sao hai nhân viên mặc đồng phục của Department of National Park (DNP) gần đó gọi chúng tôi vào lều canh của họ trú cho khỏi ướt. Pranang Beach, Krabi, Thailand Câu chuyện giữa hai chàng bảo vệ rừng người Thái và hai phụ nữ người Việt càng lúc càng dòn, dù tiếng Anh của họ rất giới hạn, còn tiếng Thái của chúng tôi hầu như không có. Nổi hứng một chàng lấy điện thoại ra khoe khúc phim ngắn chiếu đoạn đường âm u từ lòng một hang đá dẫn ra cảnh biển xanh bát ngát và núi đá sừng sững ở chân trời.-Tuyệt vời. Cô bạn tôi suýt soa. -Bat Cave (Hang Dơi). Chàng trông có vẻ là sếp, nói. -Thái Lan nhiều cảnh đẹp quá. Tôi chen vào. -Muốn tụi tôi dẫn đi coi không? Anh đề nghị. Đúng hẹn, sáng hôm sau tại lều của Department of National Park, hai chàng mặc đồng phục hôm qua xuất hiện, mang theo một chàng thứ ba, cũng là người của DNP, nói để ''phục vụ tốt hơn.'' Để vào được bên trong Hang Dơi chúng tôi phải leo lên núi đá rất cheo leo, trời mưa khiến đất trơn trợt, không cẩn thận là ngã như chơi. Ngoài một chỗ có thang, và dây thừng để bám vào, đường đi hiểm trở. Không có họ toát mồ hôi giúp, chắc chắn chúng tôi không thể nào lên được đỉnh hang. Lên đến cửa hang, biển xanh ngút mắt và vách núi sừng sững hớp hồn, chúng tôi quên cả sợ và mệt. Đường vào bên trong Hang Dơi núi đá rất cheo leo Đường xuống cũng trơn trượt vất vả Một chàng, có vẻ là nhiếp ảnh gia của nhóm, bắt mọi người đứng đúng vào chỗ anh đã nhắm trước, để chụp bằng được những tấm hình anh vừa ý. Trở về lều gác, trước khi chia tay tôi hỏi thù lao bao nhiêu, chàng trưởng đoàn, mặt còn rịn mồ hôi, lắc đầu. Miễn phí. Anh nói. Khách là bạn. Cho bạn xem nét đẹp của Thái Lan thôi. Chàng nhiếp ảnh gia chen vào. Tôi lấy ra tờ giấy 500 bahts, nói thôi biếu để các anh dẫn nhau đi uống bia. Không uống trong giờ làm việc. Hahaha. Anh sếp lại xua tay, cười. Vậy thì chúng ta tối nay đi ăn tối nhé. Tụi tôi mời. Tôi đề nghị. Thấy họ nhìn nhau ngần ngại, tôi cả quyết. Chúng ta là bạn. Đúng không? Ở một nơi ai cũng quen nhau Bữa ăn tối tại nhà hàng của một khách sạn trên bãi Railay đơn giản. Chỉ hai trong ba chàng bảo vệ rừng có mặt. Họ ý tứ mỗi người ‎chỉ gọi đĩa cơm chiên tôm để chúng tôi đỡ tốn tiền. Một chàng xua tay khi tôi nhắc gọi bia uống đi. Chốc ăn xong mình vào quán rượu trong xóm, vui và rẻ hơn nhiều. Đường vào một xóm biển ở Railay Beach, Krabi, Thái Lan Quán rượu ở xóm biển Railay Beach, Krabi Đánh bạo, tôi hỏi lương chàng nhiếp ảnh gia bao nhiêu một tháng. Lúc này thì 10,000 bahts. Bị giảm vì Covid. Anh nói. Trước Covid bao nhiêu? Tôi hỏi. 20,000 bahts. Giảm 50% Anh trông có vẻ sếp cho biết lương anh trước đó 28,000 bahts, nhưng lúc này cũng chỉ 10,000 bahts, giảm hơn 50% Nhìn cô bạn tôi nhăn mặt, anh nói thêm: Nhưng chúng tôi ở trong trại. Chính phủ bao tiền nhà, cả điện nước, ăn cũng ở trại, không tốn tiền, cũng đỡ. Được hỏi bị bớt nhiều lương thế có buồn chán không, chàng 'nhiếp ảnh gia' lắc đầu nói chúng tôi còn hơn rất nhiều người. Chính phủ cần tiền để giúp những người mất việc vì Covid. Chàng 'sếp' giải thích, và nói thêm: 'Người sống nhờ du lịch giờ căng lắm.' Người không có việc còn được chính phủ giúp không? Tôi hỏi. Chỉ giúp mỗi đợt đầu thôi. Chàng sếp bảo vệ rừng trả lời. Quán rượu họ dẫn đi chính là quán mà trong lúc thám hiểm xóm biển đêm đầu tiên đến đây, chúng tôi đã bị tiếng nhạc kéo vào. Một quán rượu ở xóm biển gần Railay Beach, Krabi, Thái Lan Quán có không khí hippy của những thập niên 1960 và 1970. Giữa sân khấu là bức chân dung phóng lớn của Bob Marley. Hình như Bob Marley là thần tượng của những người quanh đây. Vừa ngồi xuống chiếu, chưa kịp gọi thức uống, nhân viên của quán, những chàng trai của thời hippy đã ùa đến chào hai chàng bảo vệ. Họ cùng có kiểu tóc dài, và đặc biệt ai cũng nói tiếng Anh khá. Bỗng không biết ở đâu ra, Teak xuất hiện, tay bắt mặt mừng với nhóm và nhập cuộc. Giữa họ có sự thân thiết của những người bạn thâm giao. Ngồi một lúc, Teak chạy vụt lên lầu, rồi vài phút sau lại thấy anh chạy xuống, tóc ướt như vừa mới tắm, rồi một người khác chạy lên. Có lúc lại thấy xuất hiện cả cậu bé khoảng 5, 6 tuổi, tự nhiên như đây là nhà của mình. Hóa ra tầng lầu của quán rượu là chỗ ở của một số người đang gặp khó khăn trong xóm biển này, xúm lại với nhau sống cho qua đại dịch. Và xóm biển này là một nơi ai cũng quen nhau, một cộng đồng, một xã hội dân sự, nơi người dân tự tổ chức để lo cho nhau, điền vào chỗ trống chính phủ không thể lấp đầy. Tôi được cho biết ở Thái có nhiều nhóm dân tự tổ chức và tự cứu nhau như vậy. Đặc biệt, họ không bị cảnh sát hay chính quyền can thiệp, như ở một số nơi nhà nước nhìn xã hội dân sự với đôi mắt đầy ác cảm. Chúng ta hay băn khoăn là bao giờ mới hết đại dịch, và sau đó thế giới có trở lại như cũ không, hay sẽ có một bình thường mới. Những người Thái tôi đã gặp này giúp tôi tin rằng Covid có lẽ đã cho con người cơ hội sống chậm lại, bớt đuổi theo nhu cầu, và biết tự đùm bọc nhau cho qua thời gian khốn khó. Nếu đó là bình thường mới, thì đó là một bình thường nên có.