abstract
stringlengths 40
681
| section_names
stringlengths 11
94
| article
stringlengths 4.61k
164k
|
---|---|---|
Khó có khả năng Bắc Hàn từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, báo cáo tình báo Mỹ cho biết, dù chính quyền Trump hy vọng điều này. | Tình báo Mỹ: Bình Nhưỡng 'vẫn giữ vũ khí hạt nhân' | Kim Yong-chol (trái), người được cho là cánh tay phải của Kim Jong-un, tới Mỹ đàm phán vào tháng 12/2018 Báo cáo Đánh giá Mối đe dọa toàn cầu cũng cho biết Iran hiện không chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng các mối đe dọa tấn công mạng từ Trung Quốc và Nga "ngày càng tăng". Cả hai nước này được cho là có thể đang tìm cách tác động đến cuộc bầu cử Mỹ năm 2020, báo cáo viết. Bắc Hàn có cơ sở tên lửa 'chưa khai báo' Trump: ‘Đã chọn được quốc gia để gặp Kim Jong-un’ Quan chức Bắc Hàn tới Mỹ, đồn đoán Kim gặp Trump ở Việt Nam Hà Nội: địa điểm cho hội nghị Trump-Kim lần 2? TQ 'ủng hộ' Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai Giám đốc tình báo quốc gia Dan Coats và các giới chức tình báo khác điều trần tại Thượng viện hôm 29/1. Triều Tiên "có phần chắc sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân" trong khi họ cố gắng đàm phán "các bước phi hạt nhân hóa một phần để có được những nhượng bộ quan trọng từ Mỹ và quốc tế", theo báo cáo. Việc sở hữu vũ khí hạt nhân được coi là "quan trọng đối với sự sống còn của chế độ Bình Nhưỡng", tài liệu này viết. Ông Trump và ông Kim đã gặp nhau tại Singapore vào tháng 6/2018 để thảo luận về tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng đến nay có rất ít tiến triển về vấn đề này. Báo cáo nhấn mạnh mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Nga, "cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ giữa thập niên 1950". Cả hai quốc gia nêu trên đều được cho là có khả năng "gián điệp mạng" tinh vi và họ có thể tận dụng để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Năm 2018, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran và đã áp các lệnh trừng phạt khắt khe hơn để ngăn chặn hành động của nước này. Trong phiên điều trần tại Thượng viện, Giám đốc CIA Gina Haspel cho biết Iran "về cơ bản tuân thủ" thỏa thuận hạt nhân năm 2015 dù Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được nhìn thấy trongcuộc diễu binh tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng hồi tháng 2/2018 Một trong 20 căn cứ vận hành tên lửa đạn đạo chưa được khai báo ở Bắc Hàn đóng vai trò là một trụ sở tên lửa, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) công bố hôm 21/1. Reuters dẫn báo cáo cho biết: "Cơ sở vận hành tên lửa Sino-ri và tên lửa Nodong được triển khai tại địa điểm này phù hợp với chiến lược quân sự hạt nhân được phỏng đoán của Bắc Hàn." Việc phát hiện một trụ sở tên lửa chưa được khai báo diễn ra ba ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump loan báo ông "hướng tới" một hội nghị thượng đỉnh khác để thảo luận về phi hạt nhân hóa với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un vào cuối tháng 2/2019. CSIS cho biết căn cứ Sino-ri chưa bao giờ được Bình Nhưỡng công khai và vì thế mà "dường như không phải là đối tượng của các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa". Báo cáo lưu ý rằng các căn cứ vận hành tên lửa lẽ ra phải được khai báo, xác minh và dỡ bỏ trong bất kỳ thỏa thuận phi hạt nhân hóa nào. "Bắc Hàn sẽ không đàm phán về những điều mà họ không tiết lộ," ông Victor Cha, một trong những tác giả của báo cáo cho biết. "Có vẻ như họ đang không nghiêm túc. Họ vẫn muốn có năng lực hạt nhân, ngay cả khi họ tuyên bố phá hủy các cơ sở đã được khai báo." Nằm cách khu phi quân sự 212 km về phía bắc và rộng 18 km2, khu phức hợp Sino-ri đóng vai trò then chốt trong việc phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng bắn đến Nam Hàn, Nhật và thậm chí cả đảo Guam, lãnh thổ Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, báo cáo viết thêm. Thượng đỉnh lần thứ nhất diễn ra tại Singapore Vài ngày trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã chọn xong địa điểm diễn ra cuộc gặp lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un cuối tháng Hai. "Chúng tôi đã chọn được quốc gia nhưng sẽ thông báo sau." "Kim Jong-un rất mong đợi sự kiện và tôi cũng thế," ông Trump nói với các phóng viên. Hiện giới phóng viên nước ngoài đang đồn đoán Việt Nam là nơi được chọn. AFP dẫn nguồn chính phủ Việt Nam nói "chuẩn bị hậu cần" đang diễn ra, có thể ở Hà Nội hay Đà Nẵng. Hôm thứ Sáu, Nhà Trắng đã thông báo cuộc gặp lần hai giữa ông Trump và ông Kim sẽ diễn ra tháng Hai, theo sau chuyến thăm Washington của một tướng Bắc Hàn. Kim Yong Chol, cánh tay phải của Kim Jong-un, đã gặp Tổng thống Trump hôm thứ Sáu, trong cuộc gặp kéo dài tới 90 phút. Việt Nam 'sẵn sàng tạo điều kiện' Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được dẫn lời nói VN "sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện cho cuộc họp" giữa ông Trump và ông Kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được dẫn lời nói Việt Nam sẵn sàng làm nơi tổ chức cuộc này. Trang Bloomberg cho hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với họ rằng Việt Nam sẵn sàng tổ chức cuộc gặp, mặc dù Việt Nam chưa được chọn. "Chúng tôi không biết về quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, nếu chuyện đó xảy ra thì chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện cho cuộc họp." "Việt Nam đã phối hợp rất tốt với Hoa Kỳ trong quan hệ phát triển kinh tế và thương mại cũng như trong các lĩnh vực khác." Ông Nguyễn Xuân Phúc trả lời phóng viên Haslinda Amin của Bloomberg TV. Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn dự kiến sẽ tới thăm Việt Nam trong một "chuyến thăm chính thức cấp nhà nước" vào tháng 2. Đà Nẵng được nhắc tới như một nơi có khả năng trở thành địa điểm họp thượng đỉnh lần hai giữa ông Trump và ông Kim Chỉ vài giờ trước khi ông Kim Yong Chol tới Mỹ, Tổng thống Trump - vốn đã tuyên bố chỉ một ngày sau kỳ họp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singpore hôm 12/6/2018 rằng mối đe dọa từ Bắc Hàn đã hết - công bố việc củng cố chiến lược phòng thủ tên lửa, là chiến lược coi Bắc Hàn như một "mối đe dọa đặc biệt". Cuộc gặp lần đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều diễn ra hồi năm ngoái là cuộc gặp lịch sử đầu tiên từ trước tới nay giữa hai đương kim lãnh đạo của hai nước. Ông Kim Yong Chol được coi là nhân vật thân cận, cánh tay phải của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un |
Một trong những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 1/7 đã kể lại với BBC về những rắc rối cô gặp phải sau sự kiện này. | Huỳnh Thục Vy nói về biểu tình và tự do | Huỳnh Thục Vy đã bị bắt hôm 1/7 nhưng được thả trong ngày Cô Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985, đã bị bắt giữ hôm 1/7 tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng được thả vào buổi tối cùng ngày. Em trai cô, Huỳnh Trọng Hiếu, nói đảng viên kỳ cựu Lê Hiếu Đằng đã đứng chặn trước mũi xe công an để ngăn họ đưa chị em cô đi nhưng không thành. Hôm 4/7, công an tỉnh Quảng Nam, quê gốc của Huỳnh Thục Vi, đã đưa xe vào thành phố Hồ Chí Minh để bắt và đưa cô trở lại tỉnh và giữ cho tới cuối ngày 5/7. Trả lời Nguyễn Hùng của BBC ngay sau khi được thả hôm 5/7, Huỳnh Thục Vy nói về những suy nghĩ của cô về tự do và khẳng định cô không làm gì trái pháp luật. Trước hết cô kể với BBC về diễn biến lúc bị bắt hôm 4/7: Huỳnh Thục Vy: Trưa hôm qua, vào lúc 11 giờ tôi vẫn còn ở đồn công an phường Tân Quy, quận 7, Sài Gòn. Sau đó, người ta đưa xe đến, có công an tỉnh Quảng Nam tôi nhận mặt ra. Sau đó người ta tách tôi ra khỏi chồng tôi. Người ta quăng tôi lên xe. Từ phường Tân Quy, người ta chở thẳng về Quảng Nam. Suốt dọc đường người ta không cho tôi ăn uống gì. Tôi rất là mệt mỏi. Sáng nay [5/7] lúc 5 giờ thì tôi tới Quảng Nam. Tôi được đưa vào đồn công an TP. Tam Kỳ, nhưng mà lại làm việc với công an tỉnh Quảng Nam, chứ không phải công an của TP. Cho tới sáng nay tôi vẫn bị đói. Rồi người ta tiếp tục bảo tôi làm việc từ lúc 5 giờ đó đến lúc 9 giờ tối ngày hôm nay tôi mới được thả ra. Trong thời gian ở trong đồn, người ta liên tục thẩm vấn tôi và người ta bỏ đói, bỏ khát tôi. Người ta liên tục dọa nạt tôi là sẽ bỏ tù tôi. Và có nhiều sự kiện tôi không thể nhớ được ngay bây giờ tại vì tôi rất là bối rối và mệt mỏi. Nhưng mà thật sự xin cảm ơn mọi người đã quan tâm. Xin cảm ơn anh đã gọi điện phỏng vấn. Nếu anh có điều gì để hỏi thì xin anh hỏi. BBC: Trong quá trình mà họ thẩm vấn tới nhiều tiếng đồng hồ, họ hỏi những gì mà nhiều vậy? Họ hỏi về cuộc biểu tình. Họ hỏi tôi về Sài Gòn khi nào. Rồi cuộc biểu tình gồm có những ai. Mấy anh em tôi đã bàn bạc kế hoạch đi biểu tình từ bao giờ, ở đâu. Rồi tôi biểu tình với mục đích gì. Người ta còn hỏi thêm về việc viết bài của tôi. Người ta in những bài mới nhất mà tôi viết ra và bảo tôi phải ký xác nhận vào đó. Và người ta hỏi tôi viết những bài này với mục đích gì. Tôi trả lời gọn gàng cho người ta thôi. Tôi không bao giờ trả lời chống lại mình. Tôi nói tất cả những gì tôi làm không có gì vi phạm pháp luật. Tôi đi biểu tình để thể hiện tâm tư yêu nước của mình. Công an Việt Nam không đưa ra lệnh bắt giữ hay tạm giam nào khi đưa Huỳnh Thục Vy từ TP Hồ Chí Minh về Quảng Nam Còn việc tôi viết bài, tôi chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân, chia sẻ kiến thức quan điểm của mình, để thể hiện mong muốn Việt Nam sẽ có một xã hội tự do dân chủ thật sự. Anh biết không, ngày hôm nay tôi ở trong đồn suốt cả ngày, tôi chỉ được nhìn ra ô cửa nhỏ nhỏ để nhìn ra bầu trời. Tôi cảm thấy dân mình ở trên đất nước Việt Nam này cần tự do biết là bao nhiêu. Thật sự tự do là tất cả những gì chúng tôi muốn. Chỉ có tự do mới làm cho chúng tôi sống thật sự như là một con người. Và suốt từ 12 giờ ngày hôm qua đến 09 giờ ngày hôm nay tôi đã mất hẳn quyền tự do của mình. Ngay cả đi vệ sinh cũng có người đi theo tôi và tôi cảm thấy yêu tự do, khao khát tự do hơn bao giờ hết và tôi muốn chia sẻ tâm tư này đối với tất cả các bạn trẻ, những bạn trẻ yêu nước, những bạn trẻ am hiểu thời cuộc, những bạn trẻ quan tâm đến tình hình đất nước rằng chúng ta phải nỗ lực, chúng ta phải cố gắng hơn nữa. Đàn áp, bắt bớ, sách nhiễu, tù đày là những trở ngại chúng ta phải chấp nhận và phải vượt qua nó. Khi vượt qua nó rồi thì chúng ta sẽ có phần thưởng, hoa trái cho nỗ lực đấu tranh của chúng ta. Hiện tại ngày hôm nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã thật sự rất là yếu rồi. Và người ta thật sự chỉ dám ngược đãi sách nhiễu, chỉ dám làm cho chúng ta đủ mệt mỏi để chúng ta từ bỏ công cuộc đấu tranh, chứ người ta không thể giết chúng ta chết. Và hơn hết tôi muốn nói với tất cả các bạn thanh niên Việt Nam rằng nếu chúng ta không có đủ dũng cảm, dũng khí như Phó Đức Chính nhìn vào lưỡi dao máy chém rơi xuống thì chúng ta cũng phải có đủ dũng khí để chấp nhận sự đàn áp, sự bắt bớ của nhà cầm quyền. Làm theo Hiến pháp BBC: Trong suốt quá trình thẩm vấn và bắt giữ, họ có đưa ra bất kỳ lý do tại sao họ bắt giữ và tại sao họ thẩm vấn không? Họ nói với tôi là biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, cộng với liên tục viết bài chống phá Đảng và Nhà nước. BBC: Trước những cáo buộc như vậy thì chị nói sao ạ? Tôi lúc nào cũng khẳng định là việc biểu tình của mình thể hiện lòng yêu nước. Về mặt luật pháp thì Việt Nam chưa có Luật Biểu tình mà chỉ có Hiến pháp điều số 9 quy định công dân Việt Nam có quyền biểu tình. Chỉ dựa vào đạo luật cao nhất ấy để mà minh định rằng công dân có quyền biểu tình của mình. Còn người ta nói với tôi là 'chị biểu tình chị có xin phép chưa?' Thì tôi mới nói với họ rằng 'Các anh chưa có luật biểu tình, các anh không có nói là biểu tình là phải xin phép. Chỉ có một dòng duy nhất trong Hiến 'pháp quy định là công dân có quyền biểu tình thôi, không nói là phải xin phép thế này thế kia. 'Tại vì các anh chưa có luật biểu tình mà thì làm sao chúng tôi xin phép được?'. BBC: Thế còn họ nói chị viết những bài chống phá nhà nước, chống phá Đảng thì chị trả lời sao? Tôi trả lời rằng tôi viết với tất cả các tâm tư của mình. Tôi thể hiện quan điểm cá nhân và đôi chút kiến thức mình học hỏi được để chia sẻ với các bạn trẻ, để thể hiện mong muốn rằng, chúng tôi - những người trẻ Việt Nam - mong muốn có một xã hội tự do dân chủ ở Việt Nam, một xã hội tự do dân chủ thật sự ở Việt Nam. Và hơn nữa, tôi viết những bài đó để thể hiện sự phẫn nộ trước sự tồn tại bất công, sự tồn tại vô lý của Đảng Cộng sản. Cái việc ngồi chễm chệ của họ trên đất nước này là sự tồn tại quá vô lý và tôi là người không chấp nhận được sự vô lý. Bất cứ sự vô lý nào cũng làm cho tôi cảm thấy chướng tai gai mắt và tôi viết những bài đó để nói lên tâm tình của mình, sự phản kháng của mình, phản ánh thái độ bất mãn và cảm thấy sự tồn tại đó thật sự là vô lý. Tôi không có chống ai nhưng tôi mong muốn một chế độ dân chủ thật sự trên đất nước này. Tôi không chống chính phủ bởi vì như tôi đã nói trong một bài viết của mình 'Chống là phải dùng bạo lực.' Tôi không có súng đạn trong tay, tôi chỉ viết bài, viết bài để thể hiện sự bất mãn của mình đối với chế độ độc tài đảng trị như thế này thì hành động đó mấy ông nói chống cũng được, không chống cũng xong. Và các việc các ông nói là quyền của các ông. Tôi thì bảo lưu ý kiến và quan điểm của mình. BBC: Khi họ bắt chị vào ngày 04/07, chị có phản đối việc bị bắt đưa lên xe không? Làm thế nào họ đưa được chị lên xe? Sau khi người ta bắt đưa tôi và chồng tôi lên xe tới phường Cô Giang, người ta bắt tôi viết một bản tường trình. Và sau đó làm một biên bản ghi lời khai. Trong bản tường trình tôi đã ghi rất rõ vì sao tôi đi biểu tình và ghi rất rõ quan điểm của mình là tôi thật sự lo lắng, lo ngại cho tương lai của Việt Nam sắp mất vào tay Trung Quốc. Còn trong biên bản ghi lời khai tôi vẫn ký. Những gì tôi có thể nói được tôi đều nói với họ. Những gì ảnh hưởng đến bạn bè, danh tính của bạn bè tôi không thể nói được là tôi không nói. Hầu hết những việc tôi làm đều là những việc công khai. Vì vậy tôi không có lý do gì để che dấu bất cứ ai, kể cả họ. Và tôi với họ, tôi ký luôn biên bản ghi lời khai nhưng mà trong mỗi biên bản ghi lời khai tôi không bao giờ quên là tôi phản đối hành xử vô pháp luật, hành xử thô bạo của người ta đối với tôi cũng như đối với anh em tôi trong ngày hôm đó. Về lại Quảng Nam BBC: Diễn biến lúc bắt chị ngày hôm qua như thế nào? Sau khi tôi làm việc với công an phường Tân Quy xong, khoảng 11 giờ tôi bước ra khỏi phòng làm việc thì tôi gặp anh Duy thì anh Duy nói là cần ra làm việc với một người an ninh cao cấp của TP Sài Gòn. Tôi nói rằng mình không có vấn đề gì để tiếp tục làm việc với người ta nữa, anh em phải đi về thôi. Chúng tôi dắt díu nhau đi về. Về thì công an Quảng Nam đã trực sẵn ở đó, được gọi điện để tới trực sẵn ở phường Tân Quy, đưa tôi lên xe của công an Quảng Nam và chạy khỏi phường Tân Quy, khỏi Sài Gòn và đi đâu mất. Tôi không nhớ đường, tôi không biết người ta đưa tôi đi đâu, và đặc biệt là người nhà tôi thì càng không biết. BBC: Họ cho chị vào xe bít bùng hay xe bình thường? Xe bình thường, mười mấy chỗ ngồi. Công an Việt Nam đã bắt Huỳnh Thục Vy vào một số người khác vì cuộc biểu tình hôm 1/7 BBC: Và họ cứ đi thâu đêm suốt sáng về tới Quảng Nam? Dạ đúng. Người ta đi với tốc độ kinh khủng. Lúc 12 giờ người ta bắt đầu chạy từ phường Tân Quy, Sài Gòn đến 05 giờ sáng hôm nay 5/7 tôi có mặt ở trụ sở Công an TP Tam Kỳ. BBC: Chặng đường đó bao xa? Gần 1000 cây số. Bình thường, xe chạy mất ...[nhiều khi tới] 21 tiếng đồng hồ mới tới nơi, mà người ta chỉ chạy có 17 tiếng thôi. Cả đêm hôm qua tôi thật sự không ngủ được chút nào. Tôi bị đói, bị khát và xe rất là sóc, bởi vậy tôi không chợp mắt được. Cả từ sáng nay đến bây giờ tôi chưa hề được nghỉ ngơi gì cả ngày hôm nay. BBC: Trong suốt thời gian từ hôm qua đến giờ họ không mời chị ăn uống gì hết? Dạ đúng ạ. Và tôi thật sự rất là mệt mỏi. BBC: Trên đường đi họ có nói gì với chị hay để chị ngồi vậy thôi? Trên đường đi họ vẫn nói chuyện với tôi bình thường. Có một cô công an nữ ngồi bên cạnh tôi để giúp tôi những vấn đề phụ nữ. Đặc biệt hôm nay tôi có vấn đề về vệ sinh phụ nữ cho nên cần có cô ta giúp đỡ tôi. Mỗi khi tôi đi vệ sinh thì cô ta phải đi theo. BBC: Sau đó họ cũng không nói lý do bắt, lúc thả họ cũng không nói lý do tại sao họ thả? Dạ. Người ta làm việc không có pháp luật, không có nguyên tắc gì anh ạ. Người ta bắt tôi đáng lẽ phải có một cái lệnh bắt giữ như thế nào. Người ta câu lưu tôi đáng lẽ phải có một cái lệnh tạm giữ, nhưng mà đến bây giờ họ không đưa tôi bất cứ lệnh hay trát nào. Người ta làm việc vô pháp vô thiên, tôi không ngạc nhiên gì với cách hành xử đó. Và tất cả chúng ta cũng không ngạc nhiên gì về điều đó cả. Ngày mai tôi lại có giấy triệu tập lúc 08 giờ sáng ở trụ sở công an TP Tam Kỳ. BBC: Khi họ thả chị về, họ có bắt chị ký biên bản giấy tờ gì không? Có, tôi có ký ba biên bản ghi lời khai, một giấy triệu tập, một biên bản liệt kê các đồ dụng gồm hai cái máy tính và nhiều dụng cụ đồ đạc khác người ta tịch thu từ trong phòng trọ từ Sài Gòn đem về đây. BBC: Họ chỉ bắt chị ký, họ có trả lại không? Người ta mở niêm phong để ghi trước mặt tôi. Người ta ghi những thứ mà người ta thu của tôi. Và sau đó người ta lại dán niêm phong trở lại và không nói là tới khi nào sẽ trả lại cho tôi hết. Theo kinh nghiệm lần trước, người ta thu máy tính, máy in, tất cả các dụng cụ, các thông tin của gia đình tôi thì đến người ta vẫn chưa trả và người ta không có trả lời nào thích đáng về chuyện đó cả. |
Chủ nhật này, người dân Việt Nam đi bầu cử Quốc hội, thế nhưng kết quả như thế nào thì ai cũng rõ vì chỉ có Đảng cộng sản có quyền đề cử. | Kỳ bầu cử và tình hình dân chủ | Cuộc bầu cử diễn ra ngay sau khi có một chiến dịch trấn áp các nhà đấu tranh dân chủ, vốn kêu gọi bầu cử tự do. Hình ảnh nhân viên công an mặc thường phục lấy tay che miệng linh mục Nguyễn Văn Lý tại tòa dường như là biểu tượng rõ ràng cho thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam với bất đồng chính trị. Thế nhưng trong khi cơ quan an ninh Việt Nam tiến hành cái mà tổ chức Human Rights Watch gọi là "một trong các chiến dịch tồi tệ nhất nhằm vào phe đối kháng hòa bình trong 20 năm nay" thì đảng Cộng sản lại tỏ ra cởi mở hơn. Vậy tương lai của dân chủ ở Việt Nam sẽ như thế nào? Chất vất tại Quốc hội Thoạt nhìn, Quốc hội Việt Nam trông chẳng khác gì một đám đông 'nghị gật'. 90% số đại biểu Quốc hội khóa vừa mãn nhiệm là đảng viên Cộng sản, và 10% còn lại phải được đảng thông qua. Đảng Cộng sản giữ kiểm soát chặt chẽ về những gì mà Quốc hội bàn luận và quyết định. Thí dụ, về nguyên tắc thì Quốc hội bầu chọn chủ tịch nước và thủ tướng, thế nhưng bao giờ cũng chỉ có một vị được đề cử và vị này là do Đảng chỉ định trước. Thế nhưng Quốc hội Việt Nam đang bắt đầu cho thấy các dấu hiệu tư duy độc lập trong cách thức bàn thảo luật và xem xét trách nhiệm của các bộ trưởng. Trong nhiều phiên họp Quốc hội gần đây, việc chất vấn các bộ trưởng vì những hành động tắc trách, đã được phát trực tiếp trên vô tuyến và thu hút sự quan tâm của cả nước. Bộ trưởng giao thông và Chánh án tòa án tối cao đã mất chức sau khi bị chỉ trích tại Quốc hội là không hoàn thành trách nhiệm. Tuy nhiên, một số đại biểu như ông Đỗ Trọng Ngoạn vẫn cho rằng như thế là chưa đủ. "Cần phải tiếp tục phát triển viễn kiến cũng như hiểu biết của Quốc hội, nếu không Quốc hội sẽ bị tụt hậu. Khi đó chúng ta sẽ không thể đưa ra các quyết định sáng suốt và dẫn tới tình trạng đất nước nằm lâu dài trong tình trạng lạc hậu." Kiểm soát của Đảng Trong khi một bộ phận của hệ thống đảng cộng sản tỏ ra muốn cởi mở hơn thì một bộ phận khác lại không muốn vậy. Các phiên tòa xử bất đồng chính kiến trong những tháng gần đây, thí dụ như vụ xử linh mục Lý hồi tháng Ba, là bằng chứng rõ ràng. Những người bị xử đã bị tội kêu gọi bầu cử tự do đa đảng. Đảng Cộng sản tin rằng vai trò của mình là dẫn dắt đất nước, chứ không phải hoàn toàn tuân theo ý nguyện của người dân. Quan điểm đó được đại biểu Tôn Nữ Thị Ninh, người trong vai trò phụ trách đối ngoại thường dẫn các đoàn đại biểu Quốc hội tới Mỹ và các nước khác, diễn đạt một cách thành thục: "Tôi không tán thành quan điểm cho rằng cử tri bao giờ cũng đúng." "Ở nước nào cũng có những khoảng đất của bảo thủ, hãy nhìn xem những gì đã xảy ra tại Nam Phi với chủ nghĩa apartheid. Lẽ phải không hẳn luôn luôn đi kèm với quyền lực của đa số." Về nguyên tắc các công dân đều có thể ra ứng cử Quốc hội, thực tế họ phải được Đảng thông qua. Có hai giai đoạn bầu chọn đều do cơ quan bao trùm của Đảng là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Trong giai đoạn thứ nhất, ứng cử viên tương lai phải thuyết phục được đồng nghiệp về tư cách của mình; và trong giai đoạn thứ hai, họ phải làm tương tự tại địa phương. Sự kiểm soát này có nghĩa bất cứ ai mà quan điểm không được Đảng chấp thuận sẽ chẳng có cơ hội để ra ứng cử. 'Bất đồng chính kiến' Tuy thế, một số bộ phận trong Đảng muốn có thêm người ứng cử tự do để thu hút thêm nhân tài vào Quốc hội. Những người tự ứng cử này không phải bất đồng chính kiến, mà là "đối lập trung thành" của Đảng. Thế nhưng ngay cả chính điều này, như mọi khía cạnh khác của cải cách chính trị, cũng bị chỉ trích. Không có bình luận gia về Việt Nam nào có thể đưa ra nhận định về chia rẽ bên trong Đảng, nhưng ông Martin Gainsborough từ trường Đại học Bristol của Anh, đang theo dõi chặt chẽ các diễn tiến bên trong chính trường Việt Nam. "Bên trong Việt Nam - cả chính thức và không chính thức - đang có các ý kiến khác nhau về tốc độ thay đổi chính trị." "Nhiều người cho rằng Quốc hội cần đi xa hơn trong việc khẳng định vai trò của mình ở trong nước. Người khác lại nghĩ thay đổi như hiện nay đã là nhanh rồi và cần thận trọng hơn." "Một phần thách thức và tranh luận ở Việt Nam là về các ý kiến trên." Cải cách chính trị ở Việt Nam diễn ra chậm chạp, nhưng dù sao nó cũng đang diễn ra và sẽ tiếp tục chừng nào nó không đe dọa quyền lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản. Ban lãnh đạo Việt Nam có thể thử cởi mở để tăng hiệu quả cho hệ thống hiện hành, thế nhưng một sự chuyển đổi hệ thống để có một xã hội thực sự cởi mở và dân chủ thì còn lâu mới có thể xảy ra. BingoTội nghiệp bạn Cu Tèo tới 30 tuổi mới thực hành quyền công dân. Điều đó phần nào cho thấy ý thức về quyền và nghĩa vụ chính trị của người dân còn kém. Khi người dân không ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ chính trị của cá nhân trước xã hội thì khoan bàn tới hai chữ Dân Chủ. Nói một cách chính xác thì nhà nước "nhận lại" hơn 90% phiếu bầu từ cử tri chứ không phải có hơn 90% người dân Việt Nam tham gia bầu cử. Hai điều đó hoàn toàn khác nhau thưa quý vị. Cái điều thực tế diễn ra cho thấy rằng chính quyền địa phương các cấp có thì chạy theo thành tích còn người dân thì đi bầu với thái độ thiếu nghiêm túc. Tôi phải làm saoMột điều xin các vị nhớ cho rằng nước VN hiện nay vẫn là 1 QG bình an nhất. Chúng tôi đã sống trong thời chiến nên rất sợ súng đạn vô tình! Tôi không tham vọng hay chỉ trích ai, chỉ mong được ăn miếng ngon;được ngủ yên giấc là mùng rồi! Tôi nghĩ nhà nước VN cũng sẽ dần thay đổi các chế độ chính sách để phù hợp và hoà mình với các nước trên thế giới thôi. Tự do qúa để luôn phập phồng lo sợ không biết mình lãnh đạn khủng bố lúc nào? Xin cho tôi có được cuộc sống bình yên, đó là lời ước của hàng triệu người dân đã từng sống trong thời chiến ! PeaceAnh Nguyễn Hữu thân mến, tôi không đồng ý với câu anh nói: "Đảng CS là tiếng nói của chúng tôi". Đảng nói cho ai ấy, chứ không phải nói cho 83 triệu dân chúng tôi. Chúng tôi không cần tiếng nói ấy, chúng tôi cần tiếng nói của chính chúng tôi. Hãy cho chúng tôi quyền được nghe và nói đúng nghĩa của 1 con người. Vũ ThanhTôi đồng ý với vài ý kiến của các bạn về bầu cử : - Tổ chức chưa được chặt chẽ, có thể đi bầu ( bỏ phiếu ) dùm cho nhau. - Các ứng cử viên chưa có chương trình hành động cụ thể rõ ràng. Chưa tiếp xúc với nhân dân, không tổ chức các buổi tranh luận giữa các ứng viên. - Chưa tự do quá trình đi bầu cử, còn ép buộc mọi người đi bầu. Nhưng tôi không đồng ý với một số ý kiến sau: - Cu tèo TPHCM : Bạn đã thông tin sai sự thật, không ai ở trong phòng bỏ phiếu cùng với bạn khi bạn gạch phiếu mà sao bạn lại nói có người đặt thước. Còn Joshua Pham HCM : Bỏ phiếu thế nào - Gạch đại : Bạn đúng là không có cái đầu để suy nghĩ sao? và cũng không ai trả lới bạn như thế đâu. Đừng nói những gì không đúng. Tôi đồng ý với các bạn là ỡ VN còn quá nhiều quan tham, cửa quyền, sách nhiễu người dân. Ở VN thật sự cũng chưa có dân chủ, tự do..Nhưng ở VN có những cái các nước khác không thể nào có được: Đó là sự ổn định về chính trị, kinh tế. Bạn có muốn sống ở đất nước ra đường không biết sống chết ra sao vì bị đạn lạc, bị đặt bom khủng bố. Ở VN có không? Các bạn cứ suy nghĩ. Cu Tèo, TP HCMTrước giờ cứ nghe nói bầu cử nhưng mình có phải đi bao giờ đâu, nhà chỉ cần 1 người đi gạch cho cả nhà là được, tới bữa CN vừa rồi mới là lần đầu tiên đi bỏ phiếu, kể ra thì cũng hai lúa thật, gần 30 tuổi đầu mới được đi bỏ phiếu lần đầu tiên, cứ lóng nga lóng ngóng không biết là bầu như thế nào, tới hồi ra tới nơi thì mới biết là dễ ợt, chỉ cần cầm bút và gạch thôi, còn thước kẻ thì đã có người đặt vào sẵn từng tên cho mình gạch rồi. Joshua Phạm, HCMChuyện bầu cử nói hoài chán chết. Trên 97% cử tri đi bầu (theo báo Thanh niên) toàn là báo cáo láo cả. Chính tôi đi bầu đây, khi vô phòng bỏ phiếu hỏi bỏ thế nào, thì được đáp lại là "gạch đại 3 tên rồi bỏ vào thùng". Thế còn bầu gì nữa. Hay hàng xóm kế nhà tôi , không có thời gian đi bầu thì anh dân phòng nhanh nhảu đến nhà, xin thẻ cử tri để "bầu dùm". Chỉ có ở Việt Nam. Kêu gọi mở rộng Quốc Hội cho người tài có cơ giúp nước, nhưng âm thầm loại bỏ hàng loạt ứng viên nặng ký như hội đồng Khoa thì còn gì để nói. Ai nói đã thỏa mãn với những gì ở VN thì nên coi lại về. Tôi rất mong có sự thay đổi triệt để nhưng trong hòa bình chứ không phải vũ lực. Người dân VN yêu hòa bình nhưng không phải cam chịu. OkeyKhông phải bàn về chính trị, bỏi có đâu mà bàn. Ông nào bảo Việt Nam phát triển là đúng nhưng còn thua xa nước ngoài nhiều, đuổi theo Thái Lan tầm 40 năm nữa. Đương nhiên bầu cử chỉ là hình thức thôi vì toàn là Đảng viên, nếu biểu quyết tại quốc hội cũng là Đảng viên. Phải nói rằng cương lĩnh hành động của Đảng là rất tốt nhưng hão huyền với nhân dân. Vào Đảng là vì cơm áo mà thôi. Chính phủ nào cũng vậy, chỉ khác nhau ở chỗ họ ăn nhiều hay ít. Tốt nhất là không ý kiến, không sáng kiến, không xây dựng, mà kệ cho Đảng tiên phong trước. Mai Ninh, VNTôi cố tìm những điều sai lầm và xuyên tạc trong bài viết của tác giả người Anh, nhưng không tìm ra được. Những bạn nói chung chung và không chỉ ra bài viết nói sai sự thật ở chỗ nào thì chưa thuyết phục lắm. Quyền tự do dân chủ đã ghi rõ trong hiến pháp. Nhưng có những người không sử dụng tới, đoá cũng là "quyền" của họ. Tuy vậy, họ không có quyền cấm người khác sử dụng nó. Khổ nỗi, ở VN thì không thế. Các bạn hãy chờ đón loạt bài ca ngợi kết quả cuộc bầu cử vừa qua, trong đó cả nhà tôi nhờ người đi bầu hộ để góp phần vào thành tích 99% dân đi bầu. Phạm Sơn, Hà NộiChào bạn "Archvnn", chừng nào thì VN vượt được Thái Lan hả bạn? Nếu nước ta vẫn còn những quan chức kém cỏi đưa ra những đường lối lãnh đạo kiểu như cấm xe ngoại tỉnh vào thành phố hoặc tăng thuế khi mua xe để làm giảm ách tắc giao thông? Tôi là người dân bình thường nên việc tôi quan tâm hằng ngày nhất chỉ đơn giản là hằng ngày có được bữa cơm ngon. Nhưng mà đâu có được, rau cỏ thì quá nhiều thuốc trừ sâu, các thực phẩm khác thì có quá nhiều thuốc bảo quản độc hại. Chính phủ hoàn toàn có thể làm trong sạch được nguồn thức ăn cho dân nhưng vì trình độ quản lý hạn chế nên đành chịu vậy. Chừng nào Đảng còn khư khư cho rằng người chỉ người trong Đảng mới đủ khả năng lãnh đạo thì dân còn khổ. Vui, Sài GònGởi hai đồng chí không nêu tên và Nguyễn Hữu. Chính chị chính em thì em không dám bàn nhưng quan điểm của em đơn giản như sau: 1. Việt Nam giống như vận động viên chạy cự ly 100m, chạy rất nhanh nhưng không biết rằng vận động viên nước ngòai họ còn chạy nhanh hơn rất nhiều. 2. Con chim trong lồng vẫn tung tăng bay nhảy, hót líu lo. 3. Cho em hỏi riêng hai đồng chí, hai đồng chí đã từng sống ở nước ngoài chưa? Archvnn, TPHCMRõ ràng BBC đã quá lố bịch với những luận điệu xuyên tạc cũ rích và lỗi thời. Tôi không cần tranh cãi nhiều với các ông về độc Đảng hay đa Đảng, tôi chỉ muốn nói rằng chúng tôi đang đuổi kịp và sắp vượt qua Thái Lan, nơi tự cho mình là đất nước của nụ cười với những thủ tướng tham nhũng, lũng đọa, với một nền chính trị đầy biến động, với khủng bố triền miên, và người dân sống trong thấp thỏm lo âu. Chúng tôi ko cần GDP, chúng tôi cần HDP, chỉ số mức độ hạnh phúc của người dân, và rõ ràng chúng tôi là những người hạnh phúc nhất châu Á. Không có con đường gì là hoàn hảo, khong có cái đích nào là dễ dàng được chinh phục. Con đường chúng tôi đang đi rõ ràng đang trên giai đoạn tăng tốc, vì vậy những kẻ phản động các ông đừng cố dùng chút sức tàn mà níu kéo làm gì! Pham Minh Tuan, Nghệ AnRõ ràng là đa số người dân đều biết rằng lá phiếu của họ không có ý nghĩa gì. Đơn giản là họ không biết nên bầu ai và bầu làm gì khi tất cả công việc về bầu cử đều do ĐCS làm, tất nhiên là rất bí mật từ việc hiêp thương,kiểm phiếu...đất nước này còn tối tăm muôn năm,c ũng như sự muôn năm của ĐCS... Do KinhTôi là một công dân Việt nam, hiện đang mưu sinh ở nước ngoài. Tôi luôn luôn mong muốn nước VN hùng mạnh, nhân dân VN ấm no & hạnh phúc.Tôi xin mạo muội hiến kế phát triển đất nước. Nước ta trải qua bao nhiêu năm thuộc địa, chiến tranh giải phóng dân tộc và nội chiến, là một trong những nước nghèo. Giờ đây rất cần sự ổn định về chính trị và xã hội để xóa đói nghèo, phát triển & hiện đại hóa đất nước. Nhưng về lâu dài ta phải tiến tới dân chủ. Một đặc tính quan trọng của xã hội dân chủ là: chính quyền do dân bầu. Hãy nhìn ra thế giới, xa thì có nước Anh, Pháp, Đức...gần thì có Nhật bản, Hàn quốc, Thái lan... Phải thẳng thắn với nhau rằng quan chức là những người có quyền lợi hơn, trách nhiệm cũng cao hơn, chức càng cao thì mức độ càng cao. Muốn có địa vị họ phải được dân tín nhiệm, muốn được dân tín nhiệm họ phải được lòng dân, vì dân. Ngay từ bây giờ phải tập tính dân chủ cho đồng bào, để nhân dân nhận thức được quyền lợi, trách nhiệm & giá trị của bầu cử. Trước hết cho tiến hành bầu cử TRỰC TIẾP chính quyền ở cấp XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN. Dân ta, dù dân chí còn thấp, thông tin ít, trong phạm vi hẹp cũng đủ hiểu biết về các ứng cử viên. Nếu có sự cố thì cũng dễ dập. Từ đó sẽ rút những kinh nghiệm. Sau một thời gian, dài ngắn phụ thuộc vào tình hình, cho tiến hành bầu cử TRỰC TIẾP chính quyền ở cấp HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ. Ai sẽ được là ứng cử viên? Đó là các cán bộ Đảng chủ chốt ở các cấp tương ứng. Ví dụ, ở cấp HUYỆN, thì ứng cử viên là các huyện ủy viên. Số ứng cử viên phải từ 2-người trở lên, trong phiếu bầu phải có mục "không bầu ai cả". Ai thắng cử, người đó sẽ đứng đầu đồng thời cơ quan Đảng & chính quyền. Nếu "không bầu ai cả" thắng, thì phải bầu lại cán bộ Đảng chủ chốt. Riêng ở cấp TỈNH, thì Trung ương tham khảo với đảng bộ địa phương chỉ định, HĐND thông qua. Nếu HĐND không thông qua, thì Trung ương phải chỉ định lại. Do đặc điểm lịch sử & địa lý, làm như vậy để chống li khai va củng cố chính quyền Trung ương. Ở cấp trung ương, thì ứng cử viên là các ủy viên Bộ chính trị. Số ứng cử viên phải từ 2-người trở lên. Ta có thể theo chế độ nghị viện, khi đó sẽ bầu ở Quốc hội. Người thắng cử sẽ vừa là Thủ tướng, vừa là Tổng bí thư. Ta có thể theo chế độ tổng thống, khi đó sẽ bầu trực tiếp toàn dân. Người thắng cử sẽ vừa là Chủ tịch nước, vừa là Tổng bí thư. Ở các cấp HUYỆN, THỊ XÃ, QUẬN, XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, chính quyền có thể bị bãi miễn, nếu HĐND cấp tương ứng không tín nhiệm với trên 2/3 số phiếu, hoặc chính quyền cấp trên quyết định. Chính quyền mới sẽ làm nốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Như vây ta có thể ấn định thời gian bầu cử cho cả nước. HĐND cấp tương ứng sẽ phải giải tán, nếu người bị bãi nhiệm tái đắc cử. Trong trường hợp bãi nhiệm do chính quyền cấp trên, nếu người bị bãi nhiệm tái đắc cử, thì chính quyền cấp trên không có quyền cách chức trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ... Không nêu tênTôi không biết tác giả đã đến Việt Nam bao giờ chưa? Nhưng rõ ràng rằng: Nhứng gì mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua là rất đáng khâm phục, và đa số người dân đều tin tưởng vào con đường đổi mới này. Người dân Việt Nam, chí ít lúc này không muốn có sự thay đổi lớn về chính trị , điều đó chỉ gây ra bất ổn. Chúng tôi không cần biết một đảng hay đa đảng, chúng tôi chỉ cần Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao. Và hiện giờ, chúng tôi hài lòng với nhứng gì Đảng CS đang đem lại. Nguyễn Hữu, Hà NộiKhông hiểu gì về chính trị ở VN, không hiểu gì về Đảng Cộng sản VN. Bài viết mang tính chất thù địch. Phương Tây xâm lược chúng tôi, cướp tài nguyên của chúng tôi, làm chúng tôi chậm phát triển. Bây giờ, chúng tôi đang từng bước đi lên thì lại tìm cách chống phá gây mất ổn định đất nước chúng tôi. Nhìn lại chính quyền của các bạn có gì là tốt đẹp cơ chứ, dân chủ, tự do ở chính quyền nước nào mà chẳng thế. Các bạn còn kém xa chúng tôi. Chúng tôi là một dân tộc đoàn kết và có lòng yêu nước, cùng xây dựng đất nước tốt đẹp. Đó là phương châm hàng đầu của những người dân VN và cũng là phương châm của Đảng CS. Nếu các bạn là những người bạn phải góp ý và tạo điều kiện để đất nước con người VN phát triển chứ không phải chống phá và kích động chúng tôi. Đảng CS chính là dân tộc của chúng tôi, tiếng nói của chúng tôi. Chúng tôi không cần nhiều Đảng để dẫn tới bất ổn về chính trị. Còn chuyện mẫu thuẫn trong Đảng thì điều này nước nào mà chẳng có. Nhưng mâu thuẫn đó của chúng tôi là hướng tới một mục đích chung là VN phát triển bền vững, ổn định. |
Thượng viện Mỹ đã thiếu 2/3 đa số cần thiết để kết tội cựu Tổng thống Donald Trump với tội danh kích động nổi loạn trong cuộc bạo động ở Điện Capitol ngày 6/1. | Luận tội: Ông Trump nói gì sau khi được tha bổng? | Đa số các thượng nghị sĩ - 57 so với 43, trong đó có bảy thành viên Đảng Cộng hòa - đã bỏ phiếu để kết tội ông Trump, thiếu 10 phiếu so với 67 phiếu cần thiết để kết tội. Sau khi được tuyên trắng án, ông Trump đã đưa ra một công bố lên án phiên tòa là "cuộc săn phù thủy vĩ đại nhất trong lịch sử". Đây là cuộc luận tội thứ hai của ông Trump. Luận tội: 'Kết tội Trump hoặc nó có thể xảy ra một lần nữa.' Luận tội Trump: Cáo buộc kích động bạo loạn là 'lời nói dối vô lý' Nếu ông Trump bị kết tội, Thượng viện có thể đã bỏ phiếu cấm ông ta tranh cử lần nữa. Sau cuộc bỏ phiếu, thành viên Đảng Cộng hòa cấp cao tại Quốc hội, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell nói rằng ông Trump đã "chịu trách nhiệm" về vụ tấn công Điện Capitol và gọi đây là một "sự lơ là trách nhiệm đáng hổ thẹn, đáng hổ thẹn". Trước đó, ông đã bỏ phiếu chống lại việc kết tội, nói rằng điều này là vi hiến khi hiện nay ông Trump không còn là tổng thống. Ông McConnell đóng vai trò then chốt trong việc trì hoãn phiên xét xử ông Trump cho đến khi ông rời nhiệm sở vào ngày 20 tháng 1. Tuy nhiên, ông McConnell cảnh báo ông Trump vẫn có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý trước tòa. Ông nói: "Ông ấy chưa thoát khỏi bất cứ điều gì. Tuy nhiên, chúng tôi có một hệ thống tư pháp hình sự ở đất nước này, chúng tôi có các vụ kiện dân sự và các cựu tổng thống không được miễn trừ trách nhiệm của một trong hai việc đó". Tổng thống Joe Biden nói: "Trong khi cuộc bỏ phiếu cuối cùng không dẫn đến việc kết tội, bản chất của cáo buộc là không phải bàn cãi. "Chương đáng buồn trong lịch sử màu của chúng ta đã nhắc nhở chúng ta rằng nền dân chủ rất mong manh. Rằng nó phải luôn được bảo vệ. Chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác. Bạo lực và chủ nghĩa cực đoan không có được dung chứa ở nước Mỹ. Và mỗi chúng ta đều có nghĩa vụ và trọng trách như người Mỹ, và đặc biệt là các nhà lãnh đạo, để bảo vệ sự thật và đánh bại những lời dối trá." Chuyện gì đã xảy ra vào thứ bảy? Trong tuyên bố kết thúc của mình, các nhà lập pháp ở Hạ viện thuộc Dân chủ được chỉ định để điều hành quá trình thông qua Thượng viện cảnh báo rằng sẽ rất nguy hiểm nếu ông Trump trắng án. "Rủi ro càng cao hơn vì sự thật lạnh lùng và khó khăn là những gì đã xảy ra vào ngày 6 tháng 1 có thể xảy ra một lần nữa," Đại diện Joe Neguse nói. "Lịch sử đã thấy chúng ta. Tôi yêu cầu các vị đừng quay đầu nhìn theo hướng khác", Đại biểu Madeleine Dean nói. Trump 'bỏ mặc cho mọi người chết ở Điện Capitol' Việc luận tội có ý nghĩa gì với Trump, Biden và người Mỹ? Tuy nhiên, luật sư của ông Trump, Michael van der Veen, gọi quá trình tố tụng là một "phiên tòa mang tính trình diễn" và nói rằng đảng Dân chủ "bị ám ảnh" với việc luận tội ông Trump. "Cuộc luận tội này là một trò hoàn toàn sai lầm từ đầu đến cuối," ông nói. "Toàn bộ cảnh tượng không có gì khác ngoài cuộc truy kích rối trí của đảng đối lập nhằm vào ông Trump để trả thù một đảng phái lâu đời". Bản thân ông Trump nói chưa từng có vị tổng thống nào "trải qua bất cứ điều gì tương tự" và "phong trào Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" "mới chỉ bắt đầu". Ở cấp độ cơ bản nhất, đây là một chiến thắng dành cho cựu tổng thống. Ông vẫn đủ điều kiện để tranh cử tổng thống một lần nữa vào năm 2024, nếu ông muốn vậy. Bệ đỡ của ông, với tất cả những chỉ số, phần lớn vẫn còn vẹn nguyên. Cả tại Hạ viện và Thượng viện, hầu hết các đảng viên Cộng hòa đều phản đối thủ tục luận tội. Những người phá vỡ hàng ngũ đã phải đối mặt với sự chỉ trích dữ dội và, trong một số trường hợp, những lời khiển trách chính thức từ các cử tri Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, Trump đã không ra bước khỏi phiên tòa luận tội này mà không bị tổn hại gì. Một trong những phần đáng nhớ nhất của vụ truy tố từ những người quản lý luận tội là các video mới tinh về những người ủng hộ Trump, đội mũ Make America Great Again và vẫy cờ Trump, tấn chiếm lục lọi Điện Capitol. Những hình ảnh đó sẽ mãi mãi gắn liền với thương hiệu Trump. Mỗi cuộc mít tinh mà ông tổ chức kể từ đây sẽ khơi lại những ký ức về cuộc bạo động đó. Nó có thể không khiến ông Trump bị mất điểm trong số các hồ sơ và thứ bậc trong Đảng Cộng hòa, nhưng những cử tri độc lập - và những người ôn hòa - khó mà quên. Vì sao Thượng viện lắng nghe bất kỳ nhân chứng nào? Các thượng nghị sĩ ban đầu đã bỏ phiếu cho việc lấy lời khai cá nhân, điều này sẽ làm chậm trễ phán quyết có thể đưa ra vào thứ Bảy. Nhưng sau khi tham vấn khẩn cấp để tránh bất kỳ sự trì hoãn nào, họ đã thay đổi quyết định của mình để chỉ nhận các lời khai báo bằng văn bản. Ván bài lật ngửa diễn ra sau cuộc bàn thảo về cuộc điện đàm giữa cựu tổng thống Mỹ và quan chức hàng đầu của Đảng Cộng hòa, Kevin McCarthy, trong khi bạo loạn đang diễn ra. Một thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện, Jaime Herrera-Beutler, nói ông McCarthy đã nói với bà về cuộc gọi vào ngày hôm đó. Bà nói rằng ông McCarthy đã khẩn cầu ông Trump kêu những kẻ bạo loạn dừng lại, nhưng tổng thống đã đổ lỗi cho các nhà hoạt động cánh tả thường được gọi là "antifa" (chống phát xít). "McCarthy vặn lại điều đó và nói với tổng thống rằng đó là những người ủng hộ Trump", bà Herrera-Beutler nói. "Đó là khi, theo McCarthy, tổng thống nói: 'Chà, Kevin à, tôi đoán những người này còn khó chịu về cuộc bầu cử hơn bà." Thay vào đó, lời khai báo của nữ dân biểu đã được chấp nhận là bằng chứng bằng văn bản. |
Hôm qua, tôi đưa cô con gái 18 tuổi của tôi lần đầu đi bỏ phiếu trong cuộc đời. | Brexit và hai thế hệ trong một gia đình | Một số người biểu tình trẻ tuổi phản đối Brexit - chiến dịch vận động ra khỏi EU và cho rằng đã có những chính trị gia 'nói dối'. Cô con gái của tôi rất phấn khích với chuyện cuối cùng rồi cũng đủ tuổi làm trách nhiệm công dân trong một quốc gia dân chủ. Cô bé rất coi trọng chuyện này vì ý thức được sức mạnh từ lá phiếu của mình, một người công dân Anh. Con tôi, như rất nhiều người trẻ khác trong thế hệ của nó - những người lớn lên trong một thế giới mà mạng Internet, mạng báo chí, truyền thông xã hội xoá nhoà khoảng cách địa lý và nối kết mọi người toàn cầu với nhau – giúp mọi người đón nhận nhiều nguồn văn hoá và sự đa dạng của nó và hy vọng cho một tương lai mà trong đó những hàng rào ngăn cách được tháo dỡ thay vì dựng thêm lên. Con gái tôi mong muốn nước Anh ở lại trong Cộng đồng châu Âu một cách thực sự nhiệt tình và như thế và con tôi đã bỏ phiếu như vậy. Đêm 23/6, hai cha con tôi thức khuya ngồi chờ xem kết quả bầu phiếu từ BBC, tin tưởng rằng nước Anh sẽ quyết định ở lại. Cho đến khi kết quả đầu tiên đến từ thành phố Newcastle được công bố. “Phe ở Lại” thắng với một tỷ lệ sít sao làm con giật mình. “Newcastle có nhiều người trẻ, là sinh viên tuổi con mà sao lạ vậy? Chuyện gì đã xảy ra?”, con tôi thốt lên. Nhớ lại khoảng hơn 24 năm trước, tôi nhận được việc làm chính thức đầu tiên trong đời với hãng IBM. Một ngày nọ, trở về nhà từ sở làm, một người Anh đã phun nước miếng vào người tôi một cách vô cớ lúc tôi đi ngang qua. “Hãy kiếm một chiếc thuyền, lên đó và trở về cái nơi mày đã rời đi. Mày đến đây cướp công ăn việc làm của chúng tao,” anh ta nói. Anh chàng này thật ra không lạ mặt gì vì mỗi ngày tôi đều thấy anh ta đứng tựa hàng rào, tay cầm điếu thuốc, tay cầm lon bia, nhìn dòng đời qua lại trước mắt. Tôi đáp trả trong cơn giận dữ với số vốn tiếng anh sơ sài lúc đó: Một thanh niên trên đường phố London xuất hiện với tấm bảng ghi 'Tôi không rời EU'. “Nếu như một thằng ngoại quốc như tao, với tiếng Anh bập bẹ, còn kiếm được việc làm thì tao chắc rằng mày cũng kiếm được. Có điều tao nghĩ rằng mày chẳng màng gì chuyện có việc hay không. Mày thực ra chỉ muốn kiếm một ai đó để đổ thừa”. Niềm lo ngại thua cuộc Ngẫm đi thì ngẫm lại, khi ông Iain Duncan Smith, chính trị gia thuộc đảng Bảo thủ, nói trên BBC rằng theo quan sát của ông thì số cử tri từ khu vực nhà chung cư đi bầu hôm nay rất đông thì niềm lo ngại thua cuộc trong tôi dâng cao và tôi nhớ lại chuyện bị nhổ nước bọt ngày xưa. Tôi nghĩ đến những người đang sinh sống ở nước Anh và gọi nơi này là nhà. Những con người mà sự hiện diện của họ có thể sẽ tạo nên một phản ứng tương tự như anh chàng người Anh xưa kia: trong nhà thờ địa phương nơi tôi sống, người đi lễ tang lên một cách đột ngột trong vài năm gần đây nhờ số người Ba Lan mới đến. Và rồi tôi thấy những tài xế taxi người Romania, những người rửa xe từ Albania, các tiệm móng tay của người Việt, tiệm kebab của ngưòi Thổ, tiệm tạp hoá của người Ấn, nhà hàng của người Tàu… Đã từng trải qua biết bao khốn khổ ở quê hương, những người nhập cư này hầu như không từ chối bất cứ loại công việc gì miễn là nó có tiền để giúp họ xây lại cuộc đời mới ở đất nước này. Phải thú nhận rằng những công việc của họ không phải lúc nào cũng hoàn toàn hợp pháp. Dù vậy, dù họ trả thuế nhiều hay ít, họ vẫn có những đóng góp cho nước chủ nhà. Và những đóng góp này không chỉ về mặt tài chính: họ cho lại xã hội những bác sĩ, kỹ sư, y tá, khoa học gia và trong nhiều ngành nghề được nể trọng khác. Vì rằng những lao động cật lực của họ hôm nay chính là để bảo đảm cho con cái họ có được sự giáo dục và một tương lai mà chính họ chưa hề được có. Điều đáng buồn là sự thành công của phe rời khỏi EU (Leave) hình như có được chính vì họ đã vẽ nên một bức tranh mà trong đó người di cư được xem như một loài ký sinh, những con người nhắm đến nước Anh đơn thuần chỉ là vì những phúc lợi xã hội. Tấm ảnh Nigel Farage, lãnh tụ đảng UKIP (một đảng dân tộc chủ nghĩa cánh hữu) đứng trước một dòng người tỵ nạn bất tận chính là một thứ kích động nỗi sợ hãi và tìm kiếm vật tế thần dẫn đến lối suy nghĩ của chàng người Anh đã nhổ lên tôi lúc xưa. Nước Anh đã quyết định rời khỏi EU với tỷ số phiếu bầu là 52% rời đi so với 48% những người muốn ở lại. Tỷ lệ giữa thắng và thua, 51.9% và 48.1% là quá nhỏ. Nhỏ đến độ tôi nghĩ rằng phe “ở lại” (Remain) đã có thể thắng nếu như những cộng đồng người nhập cư như người Việt, Bangladesh, Pakistan… biết sử dụng cái quyền dân chủ của họ bằng lá phiếu và bỏ phiếu ủng hộ ở lại. Chúi mũi làm ăn Đáng buồn là các cộng đồng này, ngay cả chính người Việt mình, rất lơ là, thờ ơ với các quyền và bổn phận của mình đối với xã hội và đất nước mà chúng ta đang sống. Chúng ta hầu như chỉ chúi mũi vào công việc làm ăn và bỏ qua mọi thứ khác, những vấn đề lớn lao thách đố tương lai của chính chúng ta và con cái của chúng ta. Chúng ta rời bỏ quê hương để kiếm tìm một nơi khác để xây cuộc sống mới và hy vọng rằng khi đến nước Anh, ta tìm thấy một nền tự do, công bằng và dân chủ thực sự. Ta nhìn lại cố hương và mong rằng một thế giới tương tự một ngày kia sẽ đến với những người thân yêu còn lại ở quê nhà. Ta nói lên những quan tâm cho sự thiếu tự do, công lý, dân chủ, nhân quyền và một chính quyền minh bạch ở nước mình và thúc giục người dân ở đó dám đòi lại những điều đó cho họ. Và điều nghịch lý là chúng ta thường quá chuyên tâm đến việc làm ăn mà bỏ quên những quyền mà ta có được và bổn phận đối với nước chủ nhà. Và, không như con gái tôi kể ở trên, có quá nhiều người trong chúng ta không nhận ra trách nhiệm công dân của mình để đi bỏ phiếu. Tôi tự hỏi không biết có một số liệu nào cho thấy số phiếu bầu tư người nhập cư là bao nhiêu. Tôi đoán có lẽ con số chẳng là bao. Nói chuyện với một vài người quen hôm qua, họ hình như chẳng biết gì về cuộc trưng cầu dân ý này và do đó, chẳng hề bỏ phiếu. Đây là một con số không nhỏ cử tri mà các chính trị gia hình như đã không mấy để ý đến và hãy nghĩ thế này: hôm rồi, nếu những cộng đồng này dung đến lá phiếu của họ thì lịch sử rất có thể đã đi theo một hướng hoàn toàn khác. Tác giả (bìa phải) và các thành viên gia đình (ảnh do tác giả cung cấp). Con gái tôi rời nhà sáng nay để đi làm hè. Nó rất buồn với cái kết quả vừa có trong một tỷ lệ quá khít khao. Và kẻ thắng lấy tất cả. Dân chủ là thế. Con gái phải học để chấp nhận thất bại hôm nay để rồi chiến thắng ngày sau. Và tôi hết sức hy vọng thế hệ của con tôi sẽ sửa chữa được những tổn thất to lớn mà cái thế hệ thiếu tầm nhìn và ích kỷ của chúng tôi mang lại cho thế hệ của con ngày hôm qua. Bài viết phản ánh văn phong và thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một công dân Anh gốc Việt Nam, đang sinh sống và làm việc ở Portsmouth, miền Nam nước Anh. |
Tới thăm Toul sleng với cảm giác tức ngực, cảm giác đó rất khác với những gì mình cảm nhận ở bảo tàng di tích chiến tranh tại Sài Gòn. | Cảm tưởng chuyến thăm Campuchia | Đã định không ghi lại bất cứ điều gì nhưng không cầm lòng được khi đọc vài dòng chữ của một ông Cộng sản nòi nào đó. Mình không hề phủ nhận sự hy sinh của rất nhiều người VN trên mảnh đất này để góp phần đem lại cuộc sống yên ổn cho người dân ở đây nhưng những người thực sự hy sinh thì đã nằm xuống rồi. Người ta không thể tự cho rằng vì mình có công chặn đứng một tội ác mà cho mình cái quyền được mặc nhiên hoành hành. Nếu họ thực sự đến để giúp đỡ như những gì họ vẫn vỗ ngực tự nói thì cả cái dân tộc này phải cúi đầu biết ơn nhân dân Việt Nam. Nếu họ thực sự tốt như vậy thì những người dân Việt Nam sống tha hương vốn đã bần cùng không phải chịu những ánh mắt căm hờn, không bị người dân bản xứ gọi bằng một đại từ chung không lấy gì được trìu mến cho lắm “Yun” (có nghĩa là “mọi” ). Một người bạn thân cho rằng người dân ở đây thật là vô ơn khi ghét những người Việt Nam, những anh hùng đã giải phóng họ khỏi nạn diệt chủng. Như bất kỳ người dân Việt Nam nào tôi cũng muốn được người dân ở đây nhìn bằng ánh mắt thiện cảm và biết ơn vì những gì ông cha chúng ta đã làm cho dân tộc họ. Nhưng liệu chúng ta có quá vội vàng khi kết luận cả dân tộc này là những người vô ơn không? Hãy cứ thử tưởng tượng mình là một trong mười mấy triệu dân Khơme kia bạn sẽ thế nào? Đúng là thật khủng khiếp khi sống dưói chế độ Khơme Đỏ. Những người lính Việt Nam đầu tiên đặt chân trên mảnh đất chùa tháp này đã được chào mừng như những người hùng. Biết bao niềm hy vọng được đặt vào những vị cứu tinh đến từ bên kia lưu vực sông Mêkông. Biết bao người lính Việt Nam chân chính đã nằm xuống cho sự tự do của người Khơme, xin được cúi đầu tưởng nhớ những con người có thể đã chết cách vô danh nhưng họ sẽ còn được lịch sử của bất kỳ người nào còn có lương tri nhắc tới. Chuyện cũ và chuyện mới Người dân Campuchia chưa kịp hoàn hồn sau những đêm dài kinh hoàng của những tội ác do Cộng sản Pôn pốt và bè lũ tay sai gây ra, chưa kịp ăn mừng hạnh phúc do những vị cứu tinh Việt Nam mang lại, chưa kịp xây bia tưởng niệm ghi ơn những anh lính Cụ Hồ thì bia lòng họ lại tạc biết bao căm hờn cũng do những vị “ân nhân” của họ gây ra. Đâu đó trong các xóm làng là tiếng khóc tấm tức của những cô gái Khơme được một vị ân nhân nào đó “chiếu cố ” đến. Họ đã không dám phản kháng có lẽ đó là tâm trạng của bất kỳ người chịu ơn nào. Nhưng rồi các vị “ân nhân” “đáng kính” không dừng lại ở một vài thú vui tiêu khiển để người hàm ơn có thể cắn răng chịu đựng, họ bắt đầu giết người, cướp của, đốt phá. Những ám ảnh kinh hoàng về Khơme đỏ chưa kịp phai nhoà, những nỗi đau chưa kịp ăn da non thì lại được chính mấy vị “bác sĩ” phẫu thuật rút cái dằm ra khỏi bàn chân này lại đâm vào bàn chân khác, cái dằm chẳng dễ chịu hơn chút nào. Bất kỳ người dân An Nam nào cũng thuộc nằm lòng cái câu người Việt phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Cũng một thể ấy, người dân Campuchia cũng đã gánh chịu “một cổ hai tròng” vừa chịu cảnh diệt chủng của Pônpốt nay lại đựơc quân đội Việt Nam “chăm sóc” kĩ càng. Quân đội Việt Nam đã đến đây với súng đạn và quay về với của cải, quyền lực và cả đất đai nữa. (Xin tạ lỗi với những người lính đã thực sự ngã xuống cho lý tưởng cao đẹp giúp đỡ nhân dân Khơme trên mảnh đất này.) Nếu bạn là một người Khơme bạn có cúi đầu biết ơn những người đã cứu bạn ra khỏi tay một kẻ dã man để rồi bóc lột bạn không? Thật tồi tệ vì bạn không có quyền căm thù những kẻ gíêt đồng bào mình, hãm hiếp chị em mình, lấn chiếm đất đai của ông cha mình, bạn không có cái quyền đó vì bạn phải mang ơn họ… Chắc là không khó lý giải tại sao không ít người dân Chùa Tháp lại căm thù người Việt Nam. Sự căm hờn đã thay chỗ lòng biết ơn. nhất là ngay cả trong hiện tại đất nước vốn chẳng lấy gì làm thịnh vượng này phải nuôi một lương dân Việt Nam khổng lồ gần bằng một nửa dân số của họ. Gấn sáu triệu dân Việt Nam ở đây đều là những người lao động nghèo, nói thế nào thì cũng là một gánh nặng cho xã hội Campuchia. Trước hết là trong nhận thức, hãy ngừng những lời trách móc đồ rằng cả dân tộc họ là những kẻ vô ơn. Nếu có thể được hãy giúp đỡ những người Việt Nam đang sinh sống trên đất nước này cải thiện đời sống của mình để góp phần giảm đi gánh nặng cho xã hội Campuchia. Những người di dân Việt Nam đang cần sự giúp đỡ của bạn, gần 14 triệu người dân Campuchia đang cần bạn xoá đi những thù hận trong thẳm sâu trái tim họ. Bạn thờ ơ được sao? Đặng Minh-Tiểu Nguyện, Hà Nội Bài viết thể hiện quan điểm và cách nhìn nhận của tác giả. Quý vị có ý kiến gì xin chia sẻ với diễn đàn BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk ------------------------------------------------------------ Dinh Quang Thanh, TPHCMĐọc bài "Thăm xứ Chùa Tháp", tôi không muốn tranh luận với tác giả mà chỉ muốn nêu ra những cảm nghĩ của tôi về vấn đề Campuchia vì cha mẹ, ông bà tôi là Việt kiều ở Campuchia trước 1975 và tôi cũng được xin ra ở Campuchia. Theo tôi, mối thâm thù của người Khmer dành cho Việt Nam là hệ quả của chính sách chia để trị của thực dân Pháp. Trong đó, Việt kiều (qua Campuchia từ trước 1975 do Pháp đưa sang làm culi cao su, tránh loạn lạc tại Việt nam,...) phải gánh chịu nhiều đau thương và tàn sát do 'cáp duồn' dưới thời Pháp, Lon Nol và Pol Pot. Năm 1975, khi gia đình chạy về Việt Nam theo dòng Mê Kông, hình ảnh khắc sâu vào tâm khảm đứa trẻ như tôi lúc đó là rất nhiều xác người bị đập đầu, bị bắn, cột tay lại với nhau được thả trôi sông về Việt Nam. Tiếp đó, Hàng chục ngàn người Việt Nam ở dọc biên giới (trong đó có nhiều bà con của tôi)một lần nữa bị đập đầu, cắt cổ và bị bắn hết sức dã man. Vì vậy, tôi hết sức tâm đắc với phát biểu của cựu đại sứ Mỹ Peter Peterson được đăng trên BBC cách đây không lâu, đại ý: Trong vấn đề CamPuchia, chúng ta đã đánh giá Việt Nam theo một cách nhìn tồi tệ. Ở đây, cũng vậy, có thể có một số sai lầm nào đó nhưng nó không phải là phổ biến và nó là bi kịch của chiến tranh. Ở Việt Nam không ai nói là người Khmer vô ơn cả; Việt Nam không đòi Campuchia trả tiền hoặc quyền lợi này khác về việc giải phóng cho họ như Mỹ đã làm với Côóet hoặc Irắc. Tôi không biết tác giả lấy số liệu ở đâu khi nói tới 6 triệu người Việt Nam ở Campuchia ?! Rồi Việt Nam chiếm đất của Campuchia (hiện tại hay lịch sử)?! ! Lien Son, HanoiI am a Vietnamese living in Hanoi. I write this in English so that those editors at BBC who speak English only can also read. BBC is not fair as a reporter should be. My feeling is that BBC wants to describe communism as evil and dark chapters of mankind’s history. Take the article of Dang Minh – Tieu Nguyen “Cảm tưởng chuyến thăm Campuchia” as an example. First they confuse between communist and Vietnamese. Secondly, Dang Minh and Tieu Nguyen write about the hatred of the Khmer against the Vietnamese, but making the Vietnamese communists responsible for that. I have never been in Cambodia but have heard about the hatred. It is probably a fact by some people. Dang Minh and Tieu Nguyen are probably anti-communists, (the second paragraph in their article suggests that), so they make the communists responsible for this. Based on the hatred they speculate backwards that the communists did terrible things to the Khmer. These things exist in the mind of DM and TN, for sure, but not necessarily in reality. The authors just put questions for themselves, answered the questions themselves and then assign the outcome to the Vietnamese communists. It is pure speculation. There is no evidence mentioned in the article proving the hatred and what terrible things the Vietnamese had done to the Khmer. I grow up in North Vietnam. I was not fighting in the war because I was young and small. I am very interested about what really happened in the battlefields in other parts of Vietnam, Laos and Cambodia. I have grown up now and I have talked with many soldiers who were fighting in the front. There is no reason that these soldiers should tell me the untruth. They admit that one can not avoid every thing in war times and they may have heard some thing but they themselves never did any thing as speculated by DM and TN. DM and TN also say that we (“chúng ta” – meaning all the Vietnamese including DM and TN) conclude that the Khmer are an unthankful people. The Vietnamese do not say it. I do not say it. Only DM and TN think that other Vietnamese say it. A few may say it but not everybody. The article by DM and TN reflects a hatred against the Vietnamese communists whom they some times confuse with the Vietnamese in general. BBC claims that this is not its opinion, but the authors’ opinion. In the past BBC also posts other articles with the same tone, describing communism as evil. At the same time a lot of other evil things are happening, but they are not reported by BBC in the same tone. The occupation of Iraq, for instance. The above-mentioned safe-guard statement can not protect BBC when it comes to the heart of the readers. Finally, I am not a communist, but I appreciate fair treatment. |
Luật sư Đặng Đình Mạnh vừa làm thủ tục đăng ký bào chữa cho bà Phạm Đoan Trang tại Cơ quan An ninh Điều tra TP Hà Nội cùng với bản kiến nghị về thẩm quyền vụ án. | Liệu có nguy cơ án chồng án trong vụ Phạm Đoan Trang? | Nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang Theo thông tin của Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra TP Hà Nội khởi tố bà Trang tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự (BLHS) năm 1999 và tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt" theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Theo đánh giá của luật sư bào chữa cho bà Phạm Đoan Trang, đây là tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia thường có chế tài rất nặng, mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù giam kèm theo hình phạt bổ sung là chịu quản chế từ 1 - 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt chính. Mỹ và Châu Âu kêu gọi thả bà Phạm Đoan Trang Báo chí thế giới lên tiếng vụ Phạm Đoan Trang bị bắt Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 12/10, luật sư Đặng Đình Mạnh nói: "Thông thường, theo quy định, trong vòng 24 giờ, luật sư sẽ được cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Nhưng những vụ án như của Trang thuộc vào nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, cơ quan tiến hành tố tụng có thể căn cứ vào việc giữ bí mật công tác, chỉ chấp thuận để luật sư tham gia vụ án, tiếp xúc với thân chủ và tiếp cận hồ sơ khi đã kết thúc giai đoạn điều tra vụ án." Sáng 12/10, Facebook của Phạm Đoan Trang, được cho là do một người được bà ủy quyền quản lý, thông báo gia đình đã gửi được quà (đồ dùng cá nhân, quần áo và tiền) vào trại tạm giam số 1 ở Hà Nội cho bà Trang nhưng vẫn chưa được gặp mặt. Bà Phạm Đoan Trang ký nhận gì trong hình? Vài ngày sau khi bà Phạm Đoan Trang bị bắt, trên một số trang thông tin xuất hiện hình ảnh bà làm việc tại cơ quan điều tra. Một vài người phỏng đoán rằng đây là hình ảnh chứng minh bà Trang đã ký nhận tội. Một luồng ý kiến khác nói rằng việc công bố hình ảnh bà Trang bị còng tay là sự răn đe đối với những người bất đồng chính kiến. Về những bức hình được lan truyên trên mạng, ông Mạnh cho rằng đây có thể chỉ là ảnh bà Trang đang ký xác nhận biên bản niêm phong/hoặc mở niêm phong vật dụng bị thu giữ trong quá trình bắt giữ. Lý giải thêm, luật sư Đặng Đình Mạnh nói: "Lúc này chưa thể biết nhiều về nội dung bức ảnh về cô Đoan Trang. Trong trường hợp cô ấy đã thừa nhận tội tại cơ quan điều tra, thì chúng ta tin rằng clip nhận tội sẽ sớm xuất hiện trên đài truyền hình chính thức của nhà nước. Nhưng đến nay đã là một tuần lễ sau ngày bị bắt giữ, vẫn chưa xuất hiện thông tin dạng đó, thì có lẽ cô Đoan Trang đã không cho rằng mình có hành vi phạm pháp để nhận tội." Hình ảnh bà Phạm Đoan Trang được cho là đang làm việc tại cơ quan điều tra. Trong lá thư để lại trước lúc bị bắt, bà Trang nói rằng mình sẽ không nhận tội mà chỉ thừa nhận hành vi, cụ thể là việc viết sách và việc muốn xóa bỏ chế độ độc tài tại Việt Nam. Luật sư Mạnh phân tích với BBC: "Về việc thừa nhận hành vi chứ không nhận tội trong lá thư để lại, Trang không nghĩ những hành vi đó là phạm pháp. Trong chừng mực nào đó, cô ấy nghĩ mình đang thực hiện quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp quy định. Vì vậy, lá thư Trang để lại đó không gây trở ngại hay khó khăn gì cho luật sư cả." Luật sư lý giải: "Cần phân biệt việc thừa nhận tội và thừa nhận hành vi. Cùng với việc thừa nhận hành vi, nhiều người cho rằng đã nhận tội. Trường hợp của Trang, cô ấy thừa nhận mình là tác giả của những cuốn sách như Phản kháng phi bạo lực, Chính trị bình dân hay mới đây là Báo cáo Đồng Tâm. Nhưng cô ấy cho đó là những quyền mà công dân được làm theo hiến pháp. Trong chừng mực đó, cô ấy cho rằng mình không vi phạm pháp luật mà Cơ quan điều tra đang truy tố." Bên cạnh đó, ông Mạnh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận tội trong những vụ án liên quan đến tội danh xâm phạm an ninh quốc gia. "Vụ án có sự quan tâm rộng rãi của công chúng thì việc nhận tội của những người bị bắt giữ, nhất là ở giai đoạn của những ngày đầu bị bắt giữ là hết sức quan trọng và có ý nghĩa. Vì lẽ, điều đó giúp cơ quan điều tra chứng minh việc bắt giữ và khởi tố vụ án là hoàn toàn đúng đắn. Thậm chí, chính bị can cũng đã phải tâm phục, khẩu phục qua việc thừa nhận tội", ông Mạnh viết trên Facebook cá nhân. 'Thú tội trên truyền hình' là 'ép cung', 'vi phạm pháp luật' Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền nói với BBC News Tiếng Việt hôm 15/1 rằng, chính quyền Việt Nam có thể đã học từ Trung Quốc hình thức thú tội trên truyền hình, và thời gian gần đây đã sử dụng chiêu thức này ngày càng nhiều hơn. Với kịch bản này, trong vụ án Đồng Tâm, ngày 13/1, ba người dân thôn Hoành đã nhận tội sau biến cố cảnh sát đem quân vào làng Hoành hôm 9/1. Năm 2018, Will Nguyễn - một nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt - cũng 'thú tội trên truyền hình' sau khi bị bắt trong thời điểm nổ ra cuộc biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng TP HCM. Năm 2017, ông Trịnh Xuân Thanh bỗng xuất hiện 'thú tội' trên truyền hình, liên quan tới vụ tham nhũng trong ngành dầu khí, sau khi có tin ông đang trốn ở Đức. Những nhà bất đồng chính kiến như luật sư Lê Văn Đài và luật sư Lê Công Định trước đó cũng nhận tội trên truyền hình. Nguy cơ hai bản án cho cùng hành vi? Cơ quan An ninh điều tra TP Hà Nội khởi tố về tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự năm 1999 và tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt" theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Trước hai tội danh này, không ít người băn khoăn, quan ngại vì tính chất phạm tội là một nhưng bà Trang có thể đối mặt nguy cơ lãnh án từ cả hai tội danh. Về điều này, luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC News Tiếng Việt: "Điều 88 BLHS 1999 và Điều 117 BLHS 2015 là hai điều luật của hai văn bản luật có trước và có sau. Nhưng thực ra nội dung của cả hai chỉ là một tội danh. Tuy khác nhau về tên gọi và một số điều nhưng nó vẫn là một. Hình phạt ở điều 117 BLHS năm 2015 có một khoản nặng hơn." "Về lý thuyết thì sẽ cộng từ hai tội. Thực tế sẽ không rõ vì tội danh này mơ hồ, chỉ có định tính mà không có định lượng. Các hành vi của Trang kéo dài từ trước ngày này cho đến nay. Trong khi đó, ngày 1/1/2018 thì luật mới mới có hiệu lực. Theo đó, những hành vi trước ngày 1/1/2018 phải áp dụng luật cũ. Những hành vi sau ngày 1/1/2018 phải áp dụng luật mới. Nếu luật mới và luật cũ hình phạt không thay đổi, thì áp dụng luật mới. Nhưng luật mới có khoản có hình phạt cao hơn luật cũ thì áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can", ông Mạnh giải thích. Hồi tháng 6, gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương gồm ông và em trai là Trịnh Bá Tư cùng mẹ là Cấn Thị Thêu cũng bị bắt tạm giam để điều tra theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị bắt Luật Hình sự VN mới sửa Điều 79, 88 và 258 Ông Mạnh nói thêm, luật sư bào chữa cho các vụ án thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia thường không tán thành điều luật này. Luật sư Đặng Đình Mạnh từng tham gia bào chữa nhiều vụ án như vụ Huỳnh Thục Vy, tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng, vụ án Đồng Tâm "Phạm vi của việc thực hiện quyền tự do ngôn luận với việc vi phạm Điều 88 BLHS 1999 và Điều 117 BLHS 2015 hết sức mù mờ. Cơ quan điều tra chỉ ra đâu là ranh giới thì có thể nói đó là đánh giá hoàn toàn chủ quan. Ranh giới mù mờ này cũng là điều gây khó khăn trong quá trình bào chữa." "Tuy không tán thành và chúng tôi vẫn có kiến nghị nên sửa đổi hoặc hủy bỏ nó đi, nhưng trong trường hợp điều luật vẫn đang có hiệu lực pháp luật, trong chừng mực nào đó, điều luật này đi ngược lại quyền tự do ngôn luật của Hiến pháp. Cái lý của các luật sư trong trường hợp này là hành vi của những người như cô Trang là không vi phạm điều luật khi căn cứ vào Hiến pháp. Hiệu lực pháp lý của Hiến pháp cao hơn BLHS. Văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn thì phải nhường quyền ưu tiên cho Hiến pháp", ông Mạnh lý luận. Cũng là luật sư bào chữa trong vụ án Đồng Tâm, luật sư Mạnh chia sẻ: "Phiên tòa Đồng Tâm có rất nhiều vấn đề về thủ tục tố tụng thì các luật sư chúng tôi chưa tán thành. Tuy vậy, đối với từng vụ án chúng tôi nhận, vẫn phải làm hết sức mình theo những tiêu chuẩn do luật pháp quy định. Dựa trên cơ sở mình đánh giá thế nào thì mình đặt ra yêu cầu, kiến nghị để nó vừa phù hợp với những quy định của pháp luật và bảo vệ được thân chủ của mình." "Không phải vì một vài vụ án mình chưa hài lòng mà mình buông xuôi hay thỏa hiệp với những điều chưa đúng. Chúng tôi không có quan điểm như vậy trong việc bào chữa, và trường hợp cô Trang cũng như vậy", ông Mạnh nói. |
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói nông dân Việt Nam chịu thiệt nếu không xuất khẩu gạo lúc này và không loại trừ có can thiệp của 'nhóm lợi ích'. | Lúa gạo thời Covid-19: An ninh lương thực Việt Nam ‘không sứt mẻ’ | Giáo sư Võ Tòng Xuân: Những người có chuyên môn thì họ hiểu là Việt Nam mình không bao giờ thiếu gạo. Tức là không có vấn đề gì về an ninh lương thực Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng nói ông tin rằng Việt Nam 'không hề thiếu lúa gạo'. Cuộc phỏng vấn được thực hiện trong bối cảnh giá gạo thế giới đang tăng mức cao nhất trong 7 năm khi có đại dịch Covid-19 toàn cầu, các nhà nhập khẩu ''găm hàng'' và các nước xuất khẩu gạo châu Á hạn chế xuất khẩu. Bộ Công thương Việt Nam ngày 6/4 có văn bản trình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giữ nguyên kiến nghị 'xuất khẩu gạo có kiểm soát' theo đó đề xuất lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và 5 vào khoảng 800.000 tấn, giảm 40% so với cùng kỳ được phép xuất khẩu của năm 2019. BBC: Giáo sư đánh giá gì về kiến nghị của Bộ Công thương? GS Võ Tòng Xuân: Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp không nắm được thực tế sản xuất cũng như nông nghiệp. Họ cũng không mạnh dạn và không nắm sát tình hình và cũng không có biện pháp gì để đối phó với những người đầu cơ, con buôn. Rồi một số doanh nghiệp cũng muốn tích gạo để đầu cơ để bán cho những người tiêu dùng thích tích trữ. Cái này nó là chuyện muôn đời lặp lại hoài. Thời còn chiến tranh thì Thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ đã có lần mời 12 ông chành lúa (đầu mối lúa gạo, mà khi đó là toàn người Hoa) vào Dinh Độc lập khi giá gạo tăng cao. Ông ấy nói là ''Tôi là thủ tướng mà tôi điều hành đất nước thì được mà giá gạo thì không được, nhưng các ông thì làm được việc đó. Vậy tôi cho các ông 24 tiếng để làm việc này, nếu sau 24 tiếng nếu giá gạo không xuống thì tôi sẽ bốc thăm chọn ra người để bắn''. Thế thì ngày hôm sau giá gạo xuống liền. Hồi năm 2008 có tình trạng Việt Nam được mùa nhưng lại không có gạo, các nơi ùn ùn đi mua gạo, mà mua không có. Thì lúc đó tôi có gọi ra Văn phòng Chính phủ nói thủ tướng là các công ty lương thực phải xuất kho ra thì ngày hôm sau giá gạo cũng trở lại bình thường. Có ý kiến nói an ninh lương thực là việc của nhà nước chứ không phải việc của nhà nông BBC: Giáo sư sẽ nói gì nếu Thủ tướng Phúc mời tới Văn phòng Chính phủ để tư vấn về chuyện xuất khẩu gạo giai đoạn này? GS Võ Tòng Xuân: Tôi sẽ giải thích cho Thủ tướng [Nguyễn Xuân Phúc] mấy điểm. Thứ nhất, vừa rồi mình có một vụ đông xuân được mùa và tôi tính là mình phải có khoảng 5,5 triệu tấn gạo. An ninh lương thực của Việt Nam không bao giờ bị sứt mẻ. Chúng ta được mùa và có thể để lại 1,5 triệu tấn (1/3) và xuất đi 4 triệu tấn. Thứ hai, phải tuyên truyền cho người tiêu dùng là Việt Nam mình không có thiếu gạo bởi sự thật là như vậy. Mời các khoa học gia nói chuyện, để nông dân nói chuyện trên đài báo truyền hình đàng hoàng cho người ta thấy là tình hình không phải là như đồn đoán. Tức là nếu mình [người tiêu dùng] chỉ cần có 5kg thì không có lý do gì phải đi mua 50 kg. Thứ ba là gạo dự trữ vẫn còn. Thì nội giải thích mấy cái đó thôi là rõ ràng rồi. Thế còn nếu sợ thiếu gạo thì hỏi mấy ông doanh nghiệp và thương lái là anh giấu gạo của anh đâu. Người ta tính toán thế nào đó mà chỉ cho xuất khẩu có 800 ngàn tấn thì tôi thấy như vậy là rất thiệt thòi cho bà con nông dân mình. Tức là mình xuất vào lúc giá gạo đang cao thế này thì bà con nông dân đỡ được chút. Không có nước nào có hệ thống sản xuất như nước mình tức là một vụ lúa chỉ cần 3-3,5 tháng là tối đa. Cho nên đối với những người có chuyên môn thì họ hiểu là Việt Nam mình không bao giờ thiếu gạo. Tức là không có vấn đề gì về an ninh lương thực và không cần thiết phải giới hạn xuất khẩu. Giáo sư Võ Tòng Xuân: 'Nếu sợ thiếu gạo thì hỏi mấy ông doanh nghiệp và thương lái' BBC: Kinh tế gia Nguyễn Đức Thành (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) có quan điểm rằng Việt Nam không nên áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gạo hoặc chế độ quota lúc này và rằng "Tất cả chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích núp bóng nhà nước". Giáo sư có bình luận vì về ý kiến này? GS Võ Tòng Xuân: Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của anh [Nguyễn Đức] Thành. Khi Vinafood còn 100% vốn của nhà nước thì những người tiền nhiệm khi đi ký hợp đồng với nước ngoài như Trung Quốc hay Malaysia bỏ thầu giá gạo thấp. Đến lúc về thì giá trong nước cao do thương lái Anh, Hà Lan thu mua giá cao. Vinafood không mua được giá thấp thì đi kêu ông thủ tướng cấm xuất khẩu gạo, thế thì lúc đó giá xuống thảm hại. Thì khi giá xuống thì Vinafood mới đi mua để xuất ra nước ngoài với giá rẻ. Và cũng khi đó thì họ lại bán cho thương lái Âu châu kia. Cho nên cái trò dừng xuất khẩu, như anh Thành đã nói, là có sắp xếp ở trên kia hết rồi. Vấn đề là mấy ông không biết mà lại còn chơi với mấy tay đầu cơ thì mới có việc trì hoãn xuất khẩu. BBC: Có ý kiến nói về khả năng nhà nông "phá sản" nếu không bán được lúa gạo vào lúc này. GS Võ Tòng Xuân: Phá sản thì không phá sản nhưng họ không có tiền để trang trải nợ phân bón rồi thuốc trừ sâu. Cái nghèo của nông dân mình trong suốt 40 năm nay nó thể hiện ở chỗ là khi thu hoạch thì không ông nông dân nào để dành lúa cả vì họ muốn bán gấp để trả nợ. Tức là nay khi được mùa mà họ không bán được được họ sẽ gặp khó khăn. Các năm trước thì nhà nước cho các doanh nghiệp vay tiền để tạm trữ lúa nhưng lại mua với giá rẻ thì giải quyết được cho ông nông dân tiền để trả nợ. Thế nhưng lại không có tiền để tiết kiệm. Cho nên khi gạo đang có giá cao như thế này thì nông dân có thể bán được lúa với giá cao. Cho nên vào thời điểm như hiện nay mà không cho xuất khẩu hoặc xuất có giới hạn thì nông dân lại gặp khó khăn nữa. Tuy nhiên theo tôi biết thì nông dân cũng đã bắt đầu bán cho thương lái rồi và chỉ có một số ông phải bán giá thấp. Cũng nên lưu ý là trong khi chúng ta được mùa thì Thái Lan lại bị mất mùa và đồng bạt Thái mạnh quá thành ra giá gạo của Thái cao. Về độ thơm thì gạo Thái 10 thì gạo mình cũng phải 9. Còn độ dẻo thì như nhau. Cho nên gạo Thái bán được 800 USD/tấn thì dần dần mình có thể bán được trên 700 USD/tấn. Thái Lan mỗi năm chỉ trồng một vụ còn Việt Nam có thể trồng được ba vụ. Tháng 10/2019 gạo ST của Việt Nam còn được công nhận là gạo ngon nhất thế giới. Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, là "cha đẻ" của nhiều giống lúa ngon của vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu long và được Nhà nước Việt Nam công nhận là Anh hùng Lao động vì có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục tại vùng này. |
Điểm qua 100 người được trang Foreign Policy chọn làm ‘những khối óc toàn cầu’ năm 2012 điều đầu tiên tôi nhận thấy là không có ai từ Việt Nam. | Tư duy Việt có đang lạc điệu? | Nguyễn Giang bbcvietnamese.com Lòng dũng cảm của Malala thắp lên một phong trào dân sự Các tên tuổi người Việt hoặc gốc Việt ở nước ngoài mà báo chí trong nước nhắc đến như gương sáng trong nhiều lĩnh vực cũng không lọt vào danh sách ‘100 global thinkers’. Không thể nói 90 triệu người Việt Nam trên toàn cầu thuộc nhóm không suy nghĩ gì. Nhưng có vẻ như các bộ óc Việt trong và ngoài nước đang lo những chuyện khác, không ‘cộng hưởng’ cùng nhân loại. Hoặc chúng ta cũng nặng lòng ưu tư về các việc riêng, việc chung và có nhiều hoạt động nhưng vì tiếng nói quá yếu nên thế giới không biết đến. Ta cũng có thể bác bỏ ‘bảng phong thần’ của Bấm Foreign Policy và cho rằng họ thiên vị. Thế giới nghĩ gì? Nhưng kể cả như vậy có lẽ cũng cần biết họ đang ‘thiên vị’ với những ai và xu hướng gì trên thế giới. Trước hết, nếu ai bảo Foreign Policy nghiêng về các nhân vật Phương Tây thì sẽ sai lầm. Vì con số các gương mặt châu Á (Miến Điện, Trung Quốc), hoặc từ Thế giới Ả Rập và Hồi giáo năm nay chiếm con số đông đảo. Các tên tuổi từ Châu Phi, Nga, Đông Âu, vùng Balkan cũng không ít. Foreign Policy xác nhận hai nhân vật cùng đứng số một là bà Aung San Suu Kyi và tổng thống Thein Sein của Miến Điện: Tướng Thein Sein nhờ dũng khí cải tổ mà được cả ngợi là người 'buông dao thành Phật' Tạo cảm hứng đặc biệt nhất là hai nhân vật hàng đầu anh hùng và hiếm có được vinh danh: bà Aung San Suu Kyi, nhà bất đồng chính kiến từng bị tù, và ông Thein Sein, vị tướng lâu năm. Họ cùng nắm tay để mở lối cho một trong số chế độ độc tài tàn tệ nhất thế giới. Tuy nêu tên nhiều nhân vật đấu tranh, các văn nghệ sỹ và các blogger có tác động chính trị từ Trung Quốc, Nga đến Pakistan, Foreign Policy cũng không coi nhẹ vai trò của những người giàu có và các chính khách. Tổng thống Malawi, bà Joyce Banda được ca ngợi nhờ ý tưởng về một châu Phi ‘sạch sẽ’, ít tham nhũng, hay cựu ứng viên Phó Tổng thống Mỹ, Paul Ryan về ý tưởng cho ngân sách tiết kiệm công quỹ. Cả hai ông bà Bill và Melinda Gates, tỷ phú làm từ thiện, đều đứng tên trong danh sách năm nay. Như thế, làm chính trị hay có nhiều tiền tự nó không có gì là xấu, thậm chí còn rất tốt nếu họ thực sự muốn thúc đẩy xã hội tiến lên. Tổng thống Tunisia, ông Moncef Marzouki đứng thứ hai vì là người nuôi dưỡng tinh thần Mùa Xuân Ả Rập. "Họ cùng nắm tay để mở lối cho một trong số chế độ độc tài tàn tệ nhất thế giới" Foreign Policy viết về Aung San Suu Kyi và Thein Sein Với báo chí ở Việt Nam, chắc sự vinh danh này sẽ giúp điều chỉnh lại quan niệm rằng Mùa Xuân Ả Rập là điều gì đó xấu xa, mang tính 'phản loạn'. Vì khi chính tổng thống của Tunesia ủng hộ Mùa Xuân Ả Rập thì đây đã là một phong trào 'chính thống' của một khu vực thế giới có nền văn minh lâu đời, dân số trẻ, năng động, bản sắc tôn giáo mãnh liệt. Dân chủ trẻ tuổi Ngoài ra, không thể phủ nhận tinh thần dân chủ bình dân mà Foreign Policy đề cao. Cũng vì thế, họ để thiếu nữ Pakistan 15 tuổi, Malala Yousafzai, (thứ 6), trên cả Tổng thống Barack Obama (thứ 7). Blogger trẻ tuổi này, xuất phát từ ham muốn được đi học, đã thành người anh hùng dám đứng lên chống lại Taliban và tất cả những ý thức hệ cổ hủ của họ. Malala bị phe Taliban bắn trọng thương nhưng được cứu thoát và được đề cử dự giải Nobel không phải chỉ vì ngòi bút sắc bén (viết blog từ năm 12 tuổi) mà vì lòng dũng cảm của cô đã tạo ra một phong trào xã hội rộng khắp. Nhưng Foreign Policy đề cao cả các sáng kiến công nghệ và các nhân vật có tư duy phát kiến mở đường cho nhân loại hoặc đang vận dụng công nghệ vào kinh doanh có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Mùa Xuân Ả Rập đang thành trào lưu biến đổi thế giới Đó là lý do các nhân vật như Sebastian Thrun, Andrew Ng, Sheryl Sandberg (Facebook), Marissa Mayer (Yahoo), Eugene Karspersky...có tên trong danh sách. Nhìn vào châu Á, ngoài Miến Điện như đã nêu, sự có mặt của các nhân vật Trung Quốc cũng là một bài học cho Việt Nam để dự đoán quốc tế mong đợi gì từ một quốc gia Đông Nam Á. Từ Trung Quốc có nghệ sĩ độc lập Ngải Vị Vị, nhà đấu tranh Trần Quang Thành, nhà vận động môi sinh Mã Quân thuộc nhóm nổi bật nhờ các hoạt động vì cộng đồng, hay triệu phú Lý Khai Phục người Mỹ gốc Đài Loan từng lãnh đạo Google China. Nhưng Foreign Policy cũng nêu tên Giáo sư Vương Tập Tư (Wang Jisi), học giả giảng tại Trường Đảng ở Bắc Kinh vì ông liên tục nói thẳng cho người Mỹ biết Trung Quốc nghĩ gì về Hoa Kỳ. Như thế, để được nêu danh là nhà tư tưởng toàn cầu không cứ phải là tiếng nói đối lập với chính quyền nhưng nhất thiết phải là tiếng nói thẳng và thật. Nhìn lại danh sách ‘100 global thinkers’ của Foreign Policy, có thể thấy ba xu hướng lớn: Dân quyền lan rộng với các tác nhân tham gia đòi tạo thay đổi ngày càng rộng và tuổi càng trẻ. Trào lưu toàn cầu Nỗ lực hợp tác gia tăng từ cả khu vực công, tư và doanh nghiệp để tìm giải pháp toàn cầu cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Công nghệ mới mở rộng không gian đối thoại và lan tỏa của thông tin, thách thức sự chần chừ, chậm trễ hoặc bất minh trong mọi lĩnh vực. Nhưng quan trọng hơn cả là lòng dũng cảm và tinh thần dám làm, dám chịu. Như ví dụ của Yevgenia Chirikova, nhà vận động môi sinh từ Nga. Vốn là một nữ doanh nhân thành công, bà chỉ bắt đầu hoạt động xã hội khi đứng ra vận động cứu khu rừng Khimki gần Moscow khỏi một dự án xây đường cao tốc. Cuộc đấu tranh đã khiến bà bị cảnh sát Nga bắt giam nhiều lần nhưng bà vẫn tiếp tục theo đuổi lý tưởng 'mỗi người cứu một cây xanh' mà bà cho là cần thiết cho đất nước. Việt Nam và người Việt toàn cầu chắc chắn cũng đang tham gia và chịu tác động của những làn sóng này trên mọi lĩnh vực kể trên nhưng đáng tiếc rằng chúng ta hiện tạm thuộc nhóm đi theo, nghĩ theo, ít ra là theo cách nhìn của một tạp chí quốc tế. Hy vọng sang năm tình hình sẽ khác. Thêm về tin này Chủ đề liên quan |
Khoảng cách người giàu – người nghèo, người có thế lực – người cô thế đã là những vấn đề mà Việt Nam đối diện kể từ khi nước này bước vào công cuộc đổi mới kinh tế cuối thập niên 1980. | Tham nhũng và khoảng cách cuộc sống ở VN | Các cuộc điều tra tham nhũng gần đây một lần nữa làm nổi bật những bức xúc trong quan hệ xã hội mà Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hiện phải tìm cách giải quyết. Một bài báo mới của phóng viên thường trú ở Hà Nội của tờ báo Mỹ Boston Globe đề cập tới vấn đề này. Bài báo của phóng viên Matt Steinglass có tiêu đề Corruption probes are stain for Vietnam's leadership đăng trên Boston Globe ngày 31-10. Mở đầu bài báo là đoạn nhắc lại scandal gây xôn xao dư luận Việt Nam tháng rồi: “Mai Thanh Hải, con trai thứ trưởng thương mại Việt Nam, là khách quen thuộc tại các hộp đêm đắt tiền ở thủ đô Hà Nội. Nhân vật 32 tuổi, làm việc ở Bộ Thương mại, sống trong một ngôi nhà mà có tin nói trị giá 1.5 triệu đôla; ông và vợ của mình, một cựu hoa hậu, đi lại trong thành phố bằng chiếc ô tô màu đen hiệu Lexus.” Cuộc sống hào nhoáng của ông Hải chấm dứt vào ngày 30-9, khi ông bị bắt trong một cuộc điều tra về cáo giác tham nhũng trong việc phân quota dệt may xuất khẩu sang Mỹ. Tham nhũng Đây là một trong một loạt các vụ tham nhũng lớn ở Việt Nam trong mấy tháng qua liên quan Bộ thương mại, Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, tổng công ty dầu khí và tổng công ty hàng hải. “Các cuộc điều tra đã làm nổi bật những căng thẳng mà chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hóa đang tạo ra ở đất nước mà danh nghĩa vẫn theo chủ nghĩa cộng sản này: giữa người giàu – người nghèo, giữa người già - người trẻ, và giữa những người có thần thế và người cô thế.” Ông Trịnh Duy Lân, giám đốc Viện Xã hôi học, nói với phóng viên Matt Steinglass là người dân cảm thấ́y “phẫn nộ” vì các scandal tham nhũng. Kể từ năm 2002, khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đi vào hiệu lực, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ đã tăng vọt, ước tính lên đến 2.4 tỉ đôla vào năm nay. Hạn ngạch quota mà Mỹ áp đặt cho hàng Việt Nam được đưa ra vào tháng Bảy 2003. Trách nhiệm phân bổ quota thuộc thẩm quyền của Bộ Thương mại Việt Nam. Mỗi công ty nhận được quota dựa trên số lượng mà công ty đó xuất khẩu, nhân với một hệ số mà chỉ có các quan chức chính phủ nắm rõ. Trên nguyên tắc, số lượng quota được cấp theo năng lực sản xuất của đơn vị xin quota. Một số phúc trình của giới chuyên gia nước ngoài xác nhận tình trạng mua bán quota đã tồn tại từ nhiều năm qua. Theo bài của phóng viên Matt Steinglass, “một công ty may mặc gặp khó khăn vớI quota là Park’s Manufacturing, một liên doanh Việt – Mỹ ở Hà Nội. Chủ tịch công ty người gốc Nam Hàn, Park Chung Mahn, nói công ty ông xuất khẩu 140.000 tá áo sang Mỹ năm 2002.” “Nhưng khi hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ có hiệu lực vào tháng Sáu 2003, Park’s Manufacturing không nhận được quota nào từ Bộ Thương mại.” Một viên chức của công ty Park’s Manufacturing, yêu cầu giấu tên, nóI: “Chúng tôi có 700 công nhân ngồi chơi xơi nước. Chúng tôi không thể trả lương cho họ. Làm thế nào họ có thể nuôi gia đình?” Báo chí ở Việt Nam tường thuật là công ty Park’s Manufacturing đã gửi 100.000 đôla cho một người trung gian. Sau đó người này đề nghị trả cho ông Mai Thanh Hải 30.000 đôla để giải quyết vụ quota. “Công ty Park’s Manufacturing thừa nhận đã có việc hối lộ xảy ra, nhưng nói tiền không phải do công ty chi. Họ nói việc hối lộ là hành động cá nhân của một nhân viên, người mượn món tiền từ gia đình ông ta.” “Đối tác Mỹ của công ty không chấp nhận hối lộ, và người nhân viên đã lấy lại món tiền, và trình báo vụ việc cho nhà chức trách. Người nhân viên bị buộc rời khỏi công ty nhưng không phải chịu cáo buộc pháp lý.” “Các khiếu nại tương tự từ nhiều công ty đã dẫn đến một cuộc điều tra của Bộ Công an. Bốn viên chức Bộ thương mại, trong đó có ông Hải, và tám người khác, bị bắt. Không có người Mỹ nào bị vướng vào vụ việc.” “Chính phủ Việt Nam đã cam kết loại bỏ tham nhũng. Họ vừa lập một nhóm liên bộ để theo dõi việc phân bổ quota. Và thứ Hai tuần rồi, Thủ tướng Phan Văn Khải loan báo việc thành lập một cơ quan điều tra tham nhũng.” “Các viên chức ngành dệt may ca ngợi chiến dịch của Việt Nam và liên kết nỗ lực trong sạch hóa hệ thống quota với viễn cảnh cạnh tranh gay gắt vào năm tới trong ngành dệt may thế giới.” Bắt đầu từ 1-1-2005, quota xuất nhập khẩu dệt may giữa các nước thuộc WTO sẽ không còn nữa. Nhưng do Việt Nam chưa phải là thành viên WTO, các công ty Việt Nam sẽ hứng chịu cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc. 'Quý tử' Nếu quota là trở ngại cho các nhà sản xuất dệt may Việt Nam, thì quota lại là lộc trời cho những người cấp giấy phép. Người ta cũng được biết thêm về đời sống xa hoa của con ông thứ trưởng, ông Mai Thanh Hải. Ông là trường hợp mới nhất được nêu tên trong nhóm con cái của những người có thế lực dính vào scandal ở Việt Nam. Năm ngoái, sau một vụ đua xe trái phép ở TP. HCM, phương tiện truyền thông trong nước tường thuật con trai của một doanh nhân giàu có đã tìm cách hối lộ công an để khỏi bị truy tố. “Năm 2002, con trai một quan chức trong Bộ Giao thông – Vận tải bị bắt khi đang cãi nhau với công an ở Hà Nội. Tin đồn nói người này khi đó hét: “Mày không biết cha ông là ai à?” “Những scandal như thế góp thêm vào không khí xa hoa ở thủ đô. Những ngôi nhà lớn mọc lên ở các khu vực quanh Hồ Tây, nhưng thường khó mà biết chắc ai sở hữu chúng. Cũng như khó biết ai sở hữu các khách sạn và hộp đêm sang trọng.” “Một chủ nhà hàng người Mỹ nói với điều kiện giấu tên: “Sẽ không ai nói với ông về cách thức xài tiền của người giàu Việt Nam. Họ không thích phô trương tài sản trước công chúng.” |
Các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và Biển Đông đã tồn tại từ lâu, nhưng việc Philippines khởi kiện Trung Quốc trước một Tòa Trọng tài được thiết lập theo UNCLOS là lần đầu tiên một nước khởi kiện một nước khác trước trọng tài quốc tế. | VN học gì từ vụ Philippines kiện TQ? | Dương Danh Huy và Phạm Thanh Vân Vì thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS không giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, và vì Trung Quốc đã bảo lưu không chấp nhận thủ tục này cho tranh chấp phân định biển, câu hỏi trước tiên là Tòa có thể phán quyết gì về hồ sơ của Philippines không? Chìa khóa của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là thiết kế hồ sơ sao cho Tòa không phải giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, mà cũng không phải phân định biển. Việc đưa tranh chấp ra tòa là một bước tiến cho việc sử dụng luật quốc tế mà Việt Nam có thể rút kinh nghiệm. Nỗ lực của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là một sự sáng tạo mà Việt Nam cũng có thể rút kinh nghiệm. Nhưng hồ sơ của Philippines có thể vượt qua được sự trốn tránh luật pháp đó hay không, và Tòa có thẩm quyền để, hay có đồng ý, phán quyết như Philippines mong muốn hay không, thì còn là câu hỏi. Tuân thủ UNCLOS Thông báo khởi kiện của Philippines đưa ra 13 điểm, bao gồm yêu cầu Tòa phán quyết rằng các yêu sách của Trung Quốc phải tuân thủ UNCLOS, nhằm cản trở lập luận dựa trên quyền lịch sử mà Trung Quốc có thể toan dùng, và những điểm chính sau. Philippines là nước đầu tiên trong ASEAN kiện Trung Quốc Điểm 2: Các yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi bò là không phù hợp với UNCLOS và không có giá trị Điểm yếu của Philippines ở đây là Trung Quốc chưa hề tuyên bố chính thức rằng các yêu sách biển của họ ở Biển Đông là dựa trên đường lưỡi bò. Trung Quốc có thể tuyên bố rằng các yêu sách biển của họ là dựa trên UNCLOS, dựa trên quan điểm các đảo, hay một số đảo, thuộc Hoàng Sa, Trường Sa được hưởng đầy đủ các cơ chế vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa. Tòa có sẽ cho rằng không có đảo nào được hưởng cơ chế EEZ? Khả năng đó là thấp. Tòa có sẽ cho rằng EEZ của các đảo này không thể vươn ra đến vị trí của các yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi bò? Tòa có thể làm điều đó cho đoạn đường lưỡi bò trong khu vực Scarborough-Luzon, cách Hoàng Sa, Trường Sa hơn 200 hải lý. Nhưng cho các khu vực khác gần hai quần đảo này hơn thì không chắc là Tòa có thẩm quyền để làm điều đó, hay sẽ đồng ý. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc dùng lập luận này thì lập luận dựa trên quyền lịch sử sẽ bị loại bỏ. Như vậy, điểm này có thể được Tòa công nhận và vô hiệu hóa đường lưỡi bò trong khu vực Scarborough-Luzon, nhưng không chắc được Tòa công nhận cho những khu vực khác. Các nghị sỹ Philippines thăm dân chúng trên đảo Hy Vọng (Pagasa) thuộc quần đảo Trường Sa Dù sao đi nữa, điểm này có khả năng làm sáng tỏ về cơ sở của các yêu sách biển của Trung Quốc, và có thể là một cái bẫy để triệt tiêu khả năng Trung Quốc dùng lập luận dựa trên quyền lịch sử. Điểm 4: Đá Vành Khăn (Mischief) và đá Ken Nan (McKennan) không phải là đảo mà là một phần của thềm lục địa của Philippines Điểm 6: Đá Ga Ven (Gaven) và đá Xu Bi (Subi) không phải là đảo và không nằm trên thềm lục địa của Trung Quốc, và vì vậy xây cất của Trung Quốc tại đó là bất hợp pháp Toà có thể công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan, Ga Ven, Xu Bi không phải là đảo (nếu sự thật là đá Ken Nan và Ga Ven là thấp hơn mức thủy triều cao). Nhưng để công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan là một phần của thềm lục địa của Philippines, hay xây cất của Trung Quốc tại đá Ga Ven, Xu Bi là bất hợp pháp, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Tòa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Tòa có thẩm quyền để làm điều thứ nhì. Hai điều này có ảnh hưởng đến Việt Nam. Việt Nam phải xác định đá Ken Nan và Ga Ven có cao hơn mức thủy triều cao hay không, và quyết định quần đảo Trường Sa có EEZ vươn ra đến bốn đá này hay không. Nếu có, Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp. Điểm 8: Bãi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (Johnson), Châu Viên (Cuateron) và Chữ Thập (Fiery Cross) là đá, không được hưởng cơ chế EEZ cách các đá này hơn 12 hải lý, và việc Trung Quốc đòi biển cách các đá này hơn 12 hải lý một cách bất hợp pháp Rất có thể là Tòa sẽ công nhận rằng bãi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (nơi Trung Quốc tàn sát binh lính Việt Nam năm 1988), Châu Viên và Chữ Thập là đá và không có EEZ. Nếu vậy, Tòa sẽ công nhận rằng việc Trung Quốc đòi biển cách Scarbrough hơn 12 hải lý là bất hợp pháp. Nhưng để công nhận rằng việc Trung Quốc đòi biển cách đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập hơn 12 hải lý cũng là bất hợp pháp, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Tòa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Tòa có thẩm quyền để làm điều thứ nhì. Công an Việt Nam giải tán người biểu tình ở Hà Nội đòi chủ quyền biển đảo Việt Nam phải xác định rằng đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập có được hưởng cơ chế EEZ hay không. Nếu cho là có, Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp để khẳng định quyền lợi. Điểm 9: Trung Quốc không được cấm Philippines khai thác tài nguyên trong vùng nước lân cận với bãi cạn Scarborough và đá Gạc Ma, cũng như phải chấm dứt các hoạt động không phù hợp với Công ước trong vùng kế cận những bãi cạn và đá này Philippines không nói rõ khái niệm "vùng nước lân cận" và vùng kế cận là gì. Nếu đó là lãnh hải 12 hải lý thì Tòa sẽ không có thẩm quyền để cho rằng bãi cạn Scarborough và đá Gạc Ma là của nước nào, và sẽ không thể công nhận điểm này. Điểm 10: Philippines được hưởng 12 hải lý lãnh hải, 200 hải lý EEZ cùng với thềm lục địa tính từ đường cơ sở quần đảo Nếu không có chồng lấn thì sẽ không có vấn đề gì cản trở Philippines được hưởng các vùng biển trên. Nhưng thực tế là EEZ và thềm lục địa của Philippines có chồng lấn với lãnh hải 12 hải lý của các đảo, đá Trường Sa. Nếu quần đảo Trường Sa có đảo có EEZ thì sẽ có thêm chồng lấn với EEZ của các đảo này. Để công nhận là Philippines được hưởng các vùng biển trên mà không có chồng lấn với EEZ thuộc Trường Sa, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ. Không chắc Tòa sẽ làm điều đó. Việt Nam phải quyết định đảo nào của quần đảo Trường Sa có EEZ, và nếu có đảo có EEZ thì Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp để bảo vệ EEZ đó. Câu hỏi tiếp Philippines đã thách Trung Quốc ra một trọng tài quốc tế từ năm 2011. Sau khi Trung Quốc không hưởng ứng, Philippines đã tuyên bố sẽ đơn phương đưa quan điểm của mình ra một Tòa Trọng Tài của UNCLOS, và cuối cùng họ cũng đã làm điều đó. "Khi Trung Quốc không thực tâm đàm phán, Philippines sẵn sàng yêu cầu một trọng tài quốc tế phân xử và đây là những điều Việt Nam cần rút kinh nghiệm." Đó là một bước tiến quan trọng cho việc thật sự sử dụng luật quốc tế cho các tranh chấp tại Biển Đông, thay vì chỉ nói suông về luật quốc tế. Hành động của Philippines cho thấy họ không bị trói buộc vào đàm phán với Trung Quốc. Khi Trung Quốc không thực tâm đàm phán, Philippines sẵn sàng yêu cầu một trọng tài quốc tế phân xử. Đó là những điều Việt Nam cần rút kinh nghiệm. Thế nhưng, theo tuyên bố khởi kiện thì hồ sơ của Philippines có vẻ yếu trong nhiều điểm, trừ cho vùng EEZ trong khu vực Scarborough-Luzon. Có thể là chiến thắng pháp lý trong khu vực đó là tạm đủ cho Philippines. Có thể là mục đích của Philippines là làm sáng tỏ về các yêu sách của Trung Quốc và để triệt tiêu những lập luận dựa trên quyền lịch sử mà Trung Quốc có thể toan dùng, nhằm sẽ tấn công tiếp trong tương lai. Nhưng như thế cũng đem lại nhiều rủi ro. Trung Quốc sẽ lợi dụng mỗi điểm của Philippines không được Tòa công nhận để tuyên truyền tối đa cho các yêu sách của họ. Ngoài ra, theo thông báo khởi kiện thì hồ sơ của Philippines có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam, tùy theo Việt Nam xác định quyền lợi của mình bao gồm những gì. Vì vậy, hành động của Philippines đặt Việt Nam vào vị trí phải xác định quyền lợi và yêu sách của mình bao gồm những gì, để có thể quyết định phải phản ứng thế nào, thí dụ như yêu cầu Tòa cho mình can thiệp. Không rõ Việt Nam có sẵn sàng để xác định về quyền lợi và yêu sách của mình chưa, nhưng việc xác định đó không phải là điều xấu, và không sớm thì muộn Việt Nam cũng phải làm. Bài thể hiện quan điểm của hai tác giả, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Thêm về tin này Chủ đề liên quan |
Chính quyền Trung Quốc đã tịch thu số tài sản trị giá đến 14,5 tỷ Mỹ kim của người thân và người thân cận của ông Chu Vĩnh Khang, vốn nằm trong Ban lãnh đạo tối cao của Trung Quốc đã nghỉ hưu, hãng tin Anh Reuters đưa tin. | Tịch thu tài sản thân nhân Chu Vĩnh Khang | Chu Vĩnh Khang từng một thời làm mưa làm gió trên chính trường Trung Quốc Ông Chu hiện đang là tâm điểm của vụ việc tham nhũng lớn nhất ở Trung Quốc trong hơn 60 năm qua. Hai nguồn tin thân cận với cuộc điều tra nói với Reuters rằng hơn 300 họ hàng, đồng minh chính trị hoặc người được ông Chu bảo trợ đã bị bắt giam hoặc tra hỏi trong vòng bốn tháng qua. Lớn chưa từng thấy Quy mô của khối tài sản bị tịch thu và phạm vi các cuộc điều tra nhằm vào những người xung quanh ông Chu – vốn cho đến nay vẫn chưa được báo chí Trung Quốc loan tin chính thức – cho thấy đây là vụ việc chưa từng có ở đất nước Trung Quốc hiện đại và cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đang chống tham nhũng ở cấp cao nhất. Tuy nhiên, Reuters cũng nhận định rằng ông Chu bị điều tra phần nào cũng là do việc ‘trả thù chính trị’ sau khi ông Chu ra mặt ủng hộ cho Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh đã bị tuyên án tù chung thân về tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ông Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, hiện đang bị quản chế tại gia kể từ khi chính quyền hiện tại chính thức điều tra ông kể từ cuối năm ngoái. Ông là quan chức cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị điều tra tham nhũng kể từ khi Đảng này lên cầm quyền hồi năm 1949. “Đây là hành vi ghê tởm nhất trong lịch sử của nước Trung Quốc mới,” một trong hai nguồn tin giấu tên bình luận với Reuters. Chính phủ Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa có thông báo chính thức gì về ông Chu hay việc điều tra ông này trong khi Ủy ban Kỷ luật của Đảng từ chối bình luận về vụ việc. Liệu Chu Vĩnh Khang có bị đưa ra xét xử? Tuy nhiên, ở Trung Quốc, thông thường thì các đối tượng bị điều tra về thanh nhũng thường biến mất trước công chúng cho đến hàng tháng hoặc hàng năm sau mới có thông báo chính thức. Chủ tịch Tập đã ra lệnh cho một đội điều tra đặc biệt điều tra các cáo buộc nhằm vào ông Tập hồi cuối năm ngoái, nguồn tin nói với Reuters và cho biết cáo buộc này là về ‘vi phạm kỷ luật Đảng và tham nhũng’. Nạn nhân chính trị? Một nguồn khác thạo tin về giới lãnh đạo Trung Quốc cho Reuters biết rằng ông Chu đã từ chối hợp tác với các nhà điều tra và một mực nói rằng ông là nạn nhân của việc ‘đấu đá quyền lực’. Ông Chu thăng tiến trong lĩnh vực dầu hỏa của Trung Quốc cho đến khi ông vào Thường vụ Bộ Chính trị hồi năm 2007 và được giao phụ trách bộ máy an ninh nội địa của Trung Quốc. Ông về hưu sau Đại hội Đảng 18 vào cuối năm 2012. Lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng là tại một cuộc họp mặt cựu sinh viên của Đại học Dầu khí Trung Quốc hôm 1/10 năm ngoái. Các nguồn tin cho biết các công tố viên và cơ quan chống tham nhũng của Đảng đã đóng băng các tài khoản ngân hàng với tổng số tiền là 37 tỷ nhân dân tệ đồng thời tịch thu trái phiếu trong nước và quốc tế với tổng giá trị 51 tỷ tệ. Các tài sản này bị tịch thu sau khi cơ quan chức năng khám xét các ngôi nhà ở Bắc Kinh, Thượng Hải và năm tỉnh khác. Ông Chu từng nằm trong Thường vụ Bộ Chính trị với ông Tập Cận Bình Các nhà điều tra cũng tịch thu khoảng 300 căn hộ trị giá 1,7 tỷ tệ, đồ cổ và tranh trị giá 1 tỷ tệ và hơn 60 chiếc xe, theo các nguồn tin. Các tài sản bị tịch thu khác bao gồm rượu đắt tiền, vàng, bạc và tiền mặt bằng cả nội tệ và ngoại tệ. Đa số các tài sản này không phải do ông Chu đứng tên. Tổng số tài sản bị tịch thu có giá trị ít nhất 90 tỷ tệ, tuy nhiên hiện chưa rõ bao nhiêu trong số tài sản này là của bất chính sẽ phải giao nộp cho Nhà nước. Con số cuối cùng được công bố cho người dân biết sẽ được thu nhỏ lại để tránh làm cho Đảng mất mặt và làm người dân phẫn nộ, cũng nguồn tin này nói. Người thân bị bắt Hơn 10 người thân cận với ông Chu đã bị bắt giam, trong đó có cựu phóng viên truyền hình Giả Hiểu Diệp, người từng là vợ của ông, con trai lớn của ông với người vợ đầu Chu Bân, thông gia và em trai ông Chu. Khoảng 10 người có chức vụ tương đương với thứ trưởng cũng đang bị điều tra. Trong số này có ông Tưởng Khiết Mẫn, cựu chủ tịch của PetroChina và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPC, cựu Thứ trưởng Công an Lý Đông Sinh và cựu phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam Ký Văn Lâm. Truyền thông Trung Quốc đã thông báo rằng tất cả những người này đang bị điều tra về ‘hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng’. Thông tin này được đưa ra sau khi ông Tập Cận Bình đang ở châu Âu Ngoài ra, hơn 20 vệ sỹ, thư ký và tài xế của ông Chu cũng bị bắt. Nhiều người thân và người thân cận khác của ông Chu cũng bị thẩm vấn. Kể từ khi lên làm tổng bí thư Đảng hồi năm 2012, ông Tập Cận Bình đã cam kết trị cả ‘ruồi và hổ’ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng mà ông cho là đe dọa sự tồn tại của Đảng. Nhưng việc đụng đến Chu Vĩnh Khang đã đặt ông Tập vào thế bí để tránh làm người dân mất thêm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, theo các nguồn tin. Mối nguy đối với ông Tập là các đảng viên lão thành sẽ chống lại ông vì những người này lo sợ rằng họ và gia đình sẽ là đối tượng bị điều tra tiếp theo, các phân tích gia nhận định. Để tiến hành điều tra Chu Vĩnh Khang, ông Tập đã phá vỡ một quy tắc bất thành văn của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng các thành viên đương nhiệm và về hưu của Thường vụ Bộ Chính trị sẽ được miễn điều tra. Tuy nhiên quyết định nhằm vào một nhân vật tầm cỡ như Chu Vĩnh Khang thì chỉ có ông Tập mới có thể đưa ra với sự đồng thuận của Ban lãnh đạo cấp cao, các vị lãnh đạo tiền nhiệm của ông Tập và các lãnh đạo khác đã nghỉ hưu. |
Channel Tunnel, đường hầm qua eo biển nối giữa Anh và Pháp hiện vẫn giữ kỷ lục là đường ngầm dưới biển dài nhất thế giới với tổng chiều dài 50km. | Đường hầm qua eo biển chưa bao giờ được xây | Hơn 20 năm sau khi khai trương, đường hầm đã có hơn 10 triệu lượt hành khách qua lại mỗi năm, cộng thêm hơn 1,6 triệu xe tải được tàu hỏa tốc hành chở qua. Nhưng điều không mấy người biết là khi chủ sở hữu Eurotunnel thắng hợp đồng xây dựng tuyến đường ngầm dưới biển này, hãng đã phải đưa ra những kế hoạch xây đường hầm Channel Tunnel thứ hai... tính đến năm 2000. Tuy kế hoạch được đưa ra trong cùng năm, nhưng đường ngầm thứ hai đến nay vẫn chưa được triển khai. Đường hầm xe lửa xuyên núi dài nhất thế giới Quái vật đào hầm dưới lòng London Từ đường đi spa xa hoa tới hầm trú bom khốc liệt Cầu mặt kính TQ 'lẫn vào trong mây' 'Chunnel' thứ hai không phải là tuyến đường hầm dưới biển duy nhất vẫn trong khả năng có thể được xây cất. Trong hàng thế kỷ, cũng đã có những thảo luận về các dự án làm đường ngầm khác tại các đảo nhỏ của Anh. Trong số này có một đường nối đảo Orkney và Scotland, một đường nói giữa Cộng hòa Ireland và xứ Wales, và một giữa Bắc Ireland với Scotland. Một số trong những đường ngầm này có thể sẽ trở thành hiện thực: thậm chí ngay cả phần Channel Tunnel được xây để chạy đường xe lửa hồi thập niên 1980 cũng là kết quả của gần 200 năm suy tính, thảo luận. Vào thời điểm đó, Thủ tướng Anh đương nhiệm Margaret Thatcher muốn làm đường hầm cho giao thông đường bộ hơn là đường sắt. Một số người cho rằng bà hứng thú với ý tưởng đó là bởi xe hơi "đại diện cho sự tự do và chủ nghĩa cá nhân". Nhưng dự án của bà Thatcher bị coi là không an toàn, phát ngôn viên của Eurotunnel John Keefe nói. Một đằng là để các chuyến tàu chạy qua đường hầm theo từng khoảng cách thời gian, còn một đằng là để cho hàng trăm tài xế nối đuôi nhau chạy trong hầm, tạo dòng lưu thông không bao giờ ngớt. Giả sử xảy ra một vụ tai nạn hay tắc nghẽn kéo dài 15 dặm dưới đáy biển thì việc cứu hộ cho những người bị kẹt sẽ trở nên vô cùng hỗn loạn. Cuộc truy bắt tội phạm sử dụng thiết bị bay Máy bay Tây Đức đột ngột hạ cánh ở Quảng Trường Đỏ Viên phi công Tây Đức khiến quân đội Liên Xô hoảng loạn "Điều đó được cho là không nên làm, dẫu bà Margaret Thatcher ủng hộ rất nhiệt thành," Keefe nói. Bà thủ tướng chịu nhân nhượng. "Bà ấy nói, 'Thôi được, tôi sẽ đồng ý với lập luận về vấn đề an toàn, tôi chấp nhận là như vậy, nhưng khi công nghệ được cải tiến thì tôi muốn có cam kết về việc lên kế hoạch cho một đường hầm thứ hai - dành cho hoạt động đường bộ'," Keefe nói thêm. Ngay cả khi các kế hoạch đó được xây dựng và được công bố hơn 20 năm sau đòi hỏi của bà thủ tướng, chúng vẫn bị coi là có quá nhiều rủi ro. Nhưng điều này có thể thay đổi. Một trong những rắc rối chính - khí thải độc hại xả ra từ hàng trăm chiếc xe hơi lưu thông trong đường hầm - sẽ trở nên không còn nghiêm trọng như trước khi mà các xe hơi hybrid lai, sử dụng giữa nhiên liệu và pin xạc, cùng các ô tô điện được sử dụng nhiều lên, Keefe nói. Vấn đề an ninh cũng có thể ít gây quan ngại hơn trước bởi công nghệ lái xe tự hành đã bắt đầu được áp dụng với một số thử nghiệm xe hơi tự chạy trên đường cao tốc. Về mặt lý thuyết, chúng cũng có thể làm điều tương tự khi lưu thông trong đường hầm dưới biển, và do đó giảm bớt các nguy cơ đâm va hoặc tắc nghẽn. Nếu như công nghệ tiến hóa theo những cách đó, thì các kế hoạch để mở đường hầm thứ hai có thể sẽ được khơi lại. "Tôi nghĩ rằng nhiều khả năng là các thảo luận như thế sẽ diễn ra trong thời gian 10-20 năm tới," Keefe nói. Alan Stevens từ Phòng Nghiên cứu Giao thông Anh quốc cũng tán thành nhận định trên. Ông cho rằng đến thập niên 2030, trình độ công nghệ có lẽ đã đạt tới điểm đột phá. "Ta có thể nói rằng sẽ chỉ có những xe tự hành đạt được tới một tiêu chuẩn nhất định nào đó, và những xe có thể di chuyển cùng nhau - khi đó ta sẽ có dòng lưu thông hài hòa qua đường hầm," ông nói. "Đó đương nhiên là điều mà tôi cho là sẽ được tính đến." Viễn kiến về việc xây đường hầm Nỗ lực thực sự đầu tiên trong việc xây dựng đường hầm xuyên eo biển giữa Anh và Pháp đã có từ sớm hơn rất nhiều so với thời điểm đa số mọi người nghĩ. Vào 1880, một thế kỷ trước khi dự án hiện đại được triển khai trong năm 1988, công tác khảo sát thử nghiệm việc làm các đường hầm đã được thực hiện tại căn cứ Abbot's Cliff gần Folkestone. Tạo ra một đường kết nối với Pháp dưới lòng biển, xuyên qua eo biển English Channel là điều đã được nói tới kể từ hồi đầu thập niên 1800, và Napoleon Bonaparte là một trong những người ủng hộ ý tưởng này. Tại một số nơi, người ta làm việc với những dụng cụ cầm tay. Nhưng họ cũng sử dụng một thứ rất diệu kỳ - máy đào hầm. Động cơ máy sử dụng khí nén khiến đầu máy xoay tròn, đào xuyên thủng các lớp đất đá ở phía đầu mũi. Keefe là một trong số tương đối ít những người hôm nay được tới thăm địa điểm đào đường ngầm. Sâu bên trong [warren], những đường ống già cỗi do máy đào khoét ra trông hầu như không có gì đặc biệt, ngoại trừ một hình graffiti vạch vào đá từ thời Nữ hoàng Victoria: "ĐƯỜNG HẦM NÀY ĐƯỢC KHỞI CỘNG vào 1880", ký tên "WILLIAM SHARP". "Chúng trông giống như những gì bạn tưởng tượng về một mỏ thiếc cũ ở vùng Cornwall vậy," Keefe mô tả. "Có những dầm gỗ thấp, còn khá nguyên vẹn và khô ráo. Nhưng trông không hề giống với những gì ta cần cho một tuyến đường quốc tế chạy dưới lòng biển." Dự án cho thấy một cách điển hình tham vọng thời đó, Graeme Bickerdike, kỹ sư hỏa xa đồng thời là chủ biên trang web về lịch sử ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng Forgotten Relics, nói. "Họ có viễn kiến về sự thay đổi về bản chất của ngành hỏa xa và họ nhìn thấy một cách rõ ràng mối liên kết với châu u lục địa chính là điều quan trọng sống còn cho viễn kiến đó." Nhưng không phải vậy. Bên ngoài những thách thức kỹ thuật còn có những nỗi sợ hãi chính trị trong việc xây dựng một đường kết nối trực tiếp với một quốc gia mà Anh Quốc thường xuyên có giao tranh. Sir Edward Watkin, người phụ trách hoạt động đào hầm, có lúc đã nói rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh, lối vào đường hầm có thể bị đánh sập chỉ bằng một hành động từ một nơi rất xa, như London chẳng hạn. Cơn sốt đường hầm ngày nay vẫn hiện diện. Gần đây, ý tưởng làm đường nối xứ Wales với Ireland đã được đề cập trong một tài liệu hồi 2014 của Viện Nghiên cứu Hậu cần và Giao thông (Chartered Institute of Logistics and Transport - Cilt). Bản phúc trình nói rằng tính đến năm 2035, đường kết nối đố có thể sẽ là một "chủ đề tranh luận nghiêm túc". Tuy nhiên, đề án này vẫn "chưa tiến xa được bao nhiêu kể từ đó", Andrew Potter, chủ tịch ủy ban Cymru-Wales của Cilt nói. Một phần của vấn đề là bởi đường nối này quá dài - khoảng 100km, tức là dài gấp đôi Channel Tunnnel. Nếu di chuyển lui lên phía bắc thì sẽ có những khoảng cách ngắn hơn nhiều để nối các điểm ven biển của Scotland và Bắc Irland với nhau, chỉ khoảng từ 10 đến 25km. Khoảng cách ngắn như vậy thì đủ để xây cầu, tuy chi phí sẽ tốn vài tỷ bảng Anh. Tuy nhiên, điều đó vẫn không giúp cho ý tưởng làm đường hầm hoặc cầu nối được các chính trị gia ở cả hai nước quan tâm hơn trong những năm gần đây. Trong khi đó thì kỹ năng làm hầm ngầm của Anh đang được áp dụng ở những nơi khác. Rõ rệt nhất là dự án tuyến hỏa xa Crosssrail của London, dự án xây dựng dân dụng lớn nhất tại châu u. Một dự án khác, nhỏ hơn nhưng cũng rất quan trọng, đang chuẩn bị được triển khai: Lower Thames Crossing sẽ nối vùng Essex và tỉnh Kent, đều nằm cạnh London, bằng một đường hầm mới chạy dưới sông Thames. Xa hơn nữa, các kỹ sư Anh cũng đang hỗ trợ cho hoạt động phát triển một dự án quan trọng nữa: Đường kết nối vành đai Fehmarn (Fehmarn Belt Fixed Link). Nối liền đảo Lolland của Đan Mạch với đảo Fehmarn của Đức, đường hầm này sẽ gồm một đoạn dài 18km chạy dưới lòng biển. Công tác xây dựng dự kiến được bắt đầu triển khai sớm nhất là vào cuối năm 2017. Tổng thống Pháp François Mitterrand (trái) và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher (phải) bắt tay sau khi ký thỏa thuận làm đường hầm, hôm 12/2/1986. Bà Thatcher khi đó muốn làm đường hầm dành cho xe hơi hơn là cho xe lửa Richard Miller từ hãng tư vấn xây dựng dân dụng Ramboll UK thuộc sở hữu của Đan Mạch giải thích rằng đường hầm này sẽ được làm sẵn trên cạn, được chở tới vị trí rồi hạ chìm xuống đáy biển. Công nghệ này được gọi là hạ ống chìm, immersed tube - IMT, từng được thiết kế và áp dụng trong các dự án trước, chẳng hạn như dự án Đường hầm Cảng Sydney của Úc. "Việc đổ khuôn được làm trên mặt đất, cho nên không có chuyện xây cất tại chỗ trong những lỗ ướt át, bẩn thỉu," Miller nói. Các đường ngầm Channel Tunnel và Crossrail thì ngược lại, được hình thành nhờ sử dụng máy đào hầm TBM. Giấc mơ đường ống Đường hầm Channel Tunnel được làm với phí tổn 4,65 tỷ bảng (tương đương 8,5 tỷ bảng, hoặc 11 tỷ đô la tính theo giá hiện thời), và đường nối Fehmarn Belt Fixed Link có lẽ sẽ tốn trên 7 tỷ euro (8,2 tỷ đô la). Mức chi phí 'khủng' đó không khiến người ta bớt mơ tưởng. Hãy xét trường hợp Hyperloop của Elon Musk, một mô hình di chuyển siêu nhanh được đề xuất theo đó các buồng có hành khách bên trong được nâng lên bằng hệ thống đệm hơi từ [magnetic levitation] rồi được đẩy đi trong lòng các đường ống. Nếu như đề án này trở thành khả thi về mặt kinh tế, thì một số người đã bắt đầu mơ tới chuyện rồi sẽ có một ngày châu u sẽ được nối với nước Mỹ bằng một đường ống khổng lồ chạy qua Đại Tây Dương. "Có một số đường hầm rất thú vị đang được xem xét đến, những dạng biến thể của đường ống nổi, tức là đường hầm sẽ không chạy dưới đáy biển mà là được cho chạy trong tầng nước," Miller nói. Điều đó có thể khiến việc kết nối xuyên Đại Tây Dương trở nên khả thi hơn một chút. Tuy nhiên sẽ vẫn còn trở ngại ở chuyện phí tổn quá lớn, và cả chuyện bảo đảm an toàn nữa. Chẳng hạn như hành khách sẽ được sơ tán bằng cách nào nếu như buồng chở họ bị chết đứng, không di chuyển nữa khi đang giữa hành trình? Nhưng John Keefe thì không thể giấu nổi sự hào hứng đối với ý tưởng đó. "Thật là một ý tuyệt vời," ông nói. Nhưng ông thừa nhận rằng sẽ có rất nhiều vấn đề to lớn về mặt kỹ thuật cần giải quyết. Nhưng ngay cả vậy, có lẽ vẫn có lý do để hy vọng. "Đường hầm của chúng tôi đã là một điều được mơ đến trong suốt 200 năm," ông nói. "Có thể 200 năm trước, nó từng là thách thức to lớn cho các kỹ sư thời Napoleon không khác gì việc làm đường hầm vượt Đại Tây Dương đối với chúng ta ngày nay." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future. |
Một cuộc tọa đàm về các chính sách và luật đất đai vừa diễn ra tại Hà Nội hôm 20/4/2017, mang tên Tọa đàm Chính sách, Pháp luật về đất đai: Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi. | Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm | Tọa đàm Chính sách, Pháp luật về đất đai: Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi do hai liên minh dân sự Landa và RiM đồng tổ chức tại Hà Nội hôm 20/4/2017 Tọa đàm do hai liên minh các tổ chức dân sự, gồm Liên minh đất đai (Vì quyền bình đẳng tiếp cận đất cho người nghèo), gọi tắt là Landa, và Liên minh truyền thông quyền của nhóm những người dễ bị tổn thương, gọi tắt là RiM, đứng ra đồng tổ chức. Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Mai Phan Lợi, chuyên gia điều phối Liên minh RiM cho biết tọa đàm được thu xếp từ trước nhưng lại diễn đúng vào khi có những diễn biến căng thẳng trong vụ tranh chấp khiếu kiện đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nên ngay đầu tọa đàm, Ban tổ chức đã nêu rõ do không có đầy đủ thông tin về vụ việc tại Đồng Tâm. Chuyên gia điều phối Liên minh truyền thông quyền của nhóm những người dễ bị tổn thương (RiM) là một trong những người đồng chủ trì tọa đàm. "Cụ thể là Nhà nước chưa công bố gì rõ ràng, đài báo đăng những thông báo từ chính quyền thì chung chung, thông tin trên Facebook và mạng xã hội thì rất khác nhau và người dân dường như không tin tưởng gì cả báo chí lẫn các cán bộ chức năng, chính vì thế Ban tổ chức không đủ dữ kiện để đánh giá phân tích vụ việc Đồng Tâm," ông Lợi giải thích. "Đồng Tâm vẫn được nêu ra như những ví dụ về sự công khai minh bạch, sự can thiệp của nhà nước khi một bên là doanh nghiệp lấy đất để phục vụ các dự án liên quan tới kinh tế, chính vì nó có tương tác như vậy trong tọa đàm, những khuyến nghị đưa ra có thể áp dụng khá tốt cho việc giải quyết vấn đề Mỹ Đức mà bằng chứng là tại tọa đàm mọi người vỗ tay rất lớn khi nghe tin Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, vốn là một tướng công an, đã trực tiếp xuống huyện Mỹ Đức để gặp gỡ bà con (hôm 20/4). "Động thái này sau năm ngày, được xem là động thái tích cực, giúp các bên tiệm cận gần với nhau hơn và có thể niềm tin giữa các bên thông qua những tiếp xúc như thế sẽ tăng lên và nằm trong nhóm khuyến nghị mà tọa đàm hôm nay đưa ra," ông Mai Phan Lợi nói. Lỗ hổng pháp luật Tại tọa đàm, vụ việc ở Đồng Tâm cũng như nhiều vụ việc tranh chấp đất đai khác còn được nêu ra như những ví dụ về các lỗ hổng trong luật đất đai và đáng chú ý nhất là ý kiến của nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Hùng Võ. Giáo sư Đặng Hùng Võ nêu ra Tọa đàm: "Một lỗ hổng là cơ chế nhà nước thu hồi đất. Lần đầu năm 1987 nhưng không có cơ chế bồi thường tái định cư. "Đến Luật Đất đai 1993, thì nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc gia, quốc phòng. Tiêu chí rất đẹp nhưng thực tế thì thu hồi tất cả các loại đất và định nghĩa lợi ích quốc gia là do nhà nước quyết định. Cứ trình lên được duyệt là thành dự án. Đây là một lỗ hổng... "Sang luật 2003, ta rành mạch hơn, không lừa dối dân nữa mà nói thẳng ra là dự án vì lợi ích quốc gia hay tư nhân. Các trường hợp khác không được thu hồi đất, như chỉ các trường hợp thu hồi để xây trụ sở của nhà nước... Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nói tới những lỗ hổng trong luật đất đai "Quốc phòng, an ninh là cái gì? Tôi xin lưu ý. Không thể có chuyện dùng đất quốc phòng để kinh doanh mà gọi đó là đất quốc phòng. Đất quốc phòng chỉ được sử dụng cho mục đích quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. Không thể đem ra kinh doanh", nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nói. Những điểm được mổ xẻ nhiều trong số các lỗ hổng mà Gs Đặng Hùng Võ nêu ra liên quan tới sở hữu đất đai và một quyết định hành chính có thể mang lại nhiều quyền lợi và tiền chỉ cho một phía, ông Mai Văn Lợi nói thêm. Nguyên nhân tranh chấp Ông Phạm Quang Tú, chuyên gia nghiên cứu chính sách của Oxfam, tổ chức đã làm việc và cùng hỗ trợ các đối tác của Việt Nam nhiều năm qua đóng góp cho tiến trình sửa đổi luật đất đai, là một trong những người đồng chủ trì tọa đàm. Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Phạm Quang Tú cho biết trong thời gian qua cả về chính sách lẫn thực tiễn vấn đề đất đai đã được cải thiện tốt hơn nhưng vẫn còn những bất cập, tranh chấp đất đai vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, có nơi có lúc như Đồng Tâm trong những ngày vừa qua, mức độ căng thẳng có nguy cơ tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, như: + Do lịch sử để lại trong quá trình xây dựng đất nước, quá trình quản lý và sử dụng đất đai đặc biệt do chế độ công hữu hóa đất đai trước đây, từ đất tập thể hợp tác xã đất đau được giao về cho các hộ dân nhiều hơn để sản xuất. Quá trình lịch sử đó để lại những khó khăn trong việc phân bổ lại, tái cơ cấu các chính sách sở hữu và sử dụng đất đai tại Việt Nam + Những bất cập trong bản thân chính sách pháp luật hiện tại và đặc biệt quá trình thực thi pháp luật tại địa phương, có khoảng cách rất lớn giữa các quy định của pháp luật và thực tiễn. Dẫn tới những vấn đề về đất đai tiếp tục tồn tại và còn nóng lên. Giải pháp ngắn, trung, dài hạn Oxfam đã nêu ra các giải pháp ngắn, trung và dài hạn nhằm giảm thiểu tranh chấp, xung đột, bất cập trong chính sách và thực thi chính sách. Các giải pháp ngắn hạn bao gồm phải có cơ chế buộc các bên phải thực hiện công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam. + Công khai minh bạch: "Thực ra trong luật đất đai năm 2013 đã có những quy định về công khai minh bạch tuy nhiên việc thực thi các quy định ở địa phương thì rất kém. Ví dụ công khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai những quyết định hành chính sau chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì hầu như việc thực hiện còn bất cập và hạn chế." + Đối thoại với người dân: "Trong ngắn hạn sẽ không tránh khỏi những tranh chấp khiếu kiện tranh chấp đất đai ở vùng nọ vùng kia. Quan trọng nhất là khi xảy ra tranh chấp cần áp dụng ngay cơ chế nào để giảm thiểu tranh chấp và căng thẳng? Tôi cho rằng cần áp dụng ngay cơ chế đối thoại, làm việc với dân có tranh chấp khiếu kiện. "Đồng Tâm vừa rồi là một ví dụ. Rất may là hôm qua và hôm nay lãnh đạo UBND thành phố HN mà trực tiếp là Chủ tịch UBND Hà Nội đã có những bước tiếp cận, tuy hôm qua tiếp cận với chính quyền cấp huyện và cấp xã và có mời người dân lên nhưng chưa tổ chức thành công đối thoại vì địa điểm tổ chức tại huyện. Chúng tôi hy vọng hôm nay đối thoại với người dân sẽ được tổ chức tại xã Đồng Tâm. Đây là một tín hiệu tốt. "Tuy nhiên tôi đánh giá rằng hành động đó hơi muộn. Đáng lẽ ra những đối thoại đó phải diễn ra sớm hơn ngay sau khi sự việc bùng phát thì chắc chắn căng thẳng không đến mức độ như vậy. Do vậy giải pháp ngắn hạn thứ hai là khi sự việc xảy ra thì cần sớm tổ chức đối thoại với dân để tìm ra nguyên nhân gốc rễ cũng như giải pháp. + Cơ chế hỗ trợ: "Giải pháp ngắn hạn thứ ba là cơ chế hỗ trợ người dân, từ chính quyền, từ mặt trận và các đoàn thể và các tổ chức xã hội dân sự để người dân cảm thấy được hỗ trợ của các cơ quan chức năng và không bị đơn độc trong các tranh chấp kiện đối với các đơn vị bên ngoài." + Sự dụng các chế tài tư pháp, bên thứ ba: "Giải pháp thứ tư là sử dụng các chế tài tư pháp, như đưa ra các tòa án hành chính để giải quyết vụ việc một cách minh bạch rõ ràng và có bên thứ ba mà có thể là bên hỏa giải trung gian hoặc là bên tòa án để phân giải." Giải pháp trung hạn mà đại diện Oxfam đưa ra là cần sửa đổi luật đất đai để đảm bảo luật đất đai sát hơn với thực tiễn, và ông Phạm Quang Tú cho biết ông đồng ý với ý kiến của giáo sư Đặng Hùng Võ về việc thu hồi đất đai, bồi thường tái định cư, cần phải sửa luật theo hướng hạn chế tối đa nhà nước đưa ra quyết định thu hồi đất, đặc biệt quyết định thu hồi đất cho phát triển kinh tế, có lợi cho nhà đầu tư. Giải pháp dài hạn theo Oxfam là cần tổ chức nghiên cứu đánh giá tìm hiểu các hình thức sở hữu sử dụng đất khác nhau trong bối cảnh VN để đề ra các phương án chính sách về sở hữu quản lý đất đai ở VN, thảo luận xem phương án chính sách nào phù hợp nhất trong bối cảnh mới. Bài học và khó khăn Ông Tú cho biết tọa đàm này nằm trong chương trình kế hoạch của Landa và Oxfam, tuy nhiên diễn ra đúng vào khi có những diễn biến tại Đồng Tâm nên ông cũng hy vọng kết quả tọa đàm có tác dụng trước mắt giải quyết những vấn đề như Đồng Tâm và lâu dài hơn thì giải quyết những trường hợp tương tự. "Bài học rút ra được ngay là thuộc về các giải pháp ngắn hạn, khi xảy ra tranh chấp cần tìm ra cơ chế đối thoại ngay với dân, không để mỗi bên mang một ý kiến ngược nhau, không có đủ thông tin cho chính người dân và cho dư luận xã hội. "Cần có kênh thông tin, minh mạch thông tin và sau đó xúc tiến đối thoại, tốt nhất là chính quyền chủ động đối thoại với người dân là tốt nhất còn nếu chưa thể đối thoại trực tiếp thì nên áp dụng biện pháp sử dụng bên trung gian thứ ba. "Tránh tối đa đàn áp trấn áp dân đặc biệt khi chưa phân tách rõ ràng minh bạch ai đúng ai sai. Trong vụ việc Đồng Tâm đã làm tốt việc không đàn áp trấn áp dân, tuy nhiên cơ chế đối thoại thì tuy có tín hiệu tốt, nhưng vẫn là hơi chậm." Vẫn theo chuyên gia nghiên cứu chính sách của Oxfam thì nếu nó đơn thuần là một việc thu hồi đất đai cho các dự án phát triển kinh tế thuần túy thì dễ hơn nhưng trong trường hợp này nó liên quan tới đất đai an ninh quốc phòng. Câu hỏi đặt ra là diện tích nào được quy hoạch cho an ninh quốc phòng và diện tích nào là đất nông nghiệp của người dân và việc này cần làm rõ. "Cho tới nay các thông tin ban đầu cho thấy ranh giới giữa đất an ninh quốc phòng và đất nông nghiệp của người dân là chưa có đầy đủ nên vụ ở Đồng Tâm khó giải quyết hơn so với vụ ở Yên Lãng và vụ Ecopac Văn Giang. Khó hơn nhưng vai trò bên thứ ba vẫn quan trọng. Và khi quan điểm của người dân và chính quyền càng khác xa nhau thì vai trò của bên thứ ba càng quan trọng hơn,' ông Phạm Quang Tú nói. Công dân tham gia và giám sát Viện trưởng Viện CISDOMA Trương Quốc Cần nói tới tầm quan trọng của việc người dân tham gia trong tiến trình lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. Là thành viên của mạng lưới Liên Minh Đất Đai, Landa, ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện CISDOMA, cho biết Viện đã đóng góp ý kiến tại tọa đàm liên quan tới việc làm sao để có sự tham gia của công dân một cách tốt nhất trong triến trình lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, bồi thường, phải phóng mặt bằng, tái định cư. Ông nhấn mạnh: "Cần có cơ chế, khuôn khổ luật pháp rõ rằng hơn được đưa ra như những yêu cầu chính thức, bắt buộc trong tiến trình thực hiện dự án để bảo đảm sự tham của người dân đầy đủ, sớm nhất và người dân có thể nắm thông tin và giám sát những tiến trình đó theo quy định của pháp luật, từ đó giảm những mâu thuẫn tích tụ quá lâu ngày, người dân không có chỗ chia sẻ sẽ dẫn tới bùng phát khiến ngày càng khó giải quyết hơn." Ông Mai Phan Lợi, chuyên gia điều phối RiM, cho rằng cuộc tòa đàm đã đưa ra được các ý kiến khá tập trung, đưa ra các đề xuất hết sức xây dựng và sẽ giúp gỡ xung đột hay hậu quả không đáng có. Ngoài ra một số ý kiến khác cũng giàu tính thực tiễn vì đều là những người trực tiếp tham gia các hoạt động của phía nhà nước và đoàn thể. Khi được hỏi liệu sau tọa đàm những đề xuất, gợi ý này có được trình bày lên với chính phủ, để được xem xét áp dụng hay không, ông Mai Phan Lợi cho biết Landa có kênh kết nối với bên chính phủ, đặc biệt là Bộ Tài nguyên Môi trường và được biết 21 phát hiện của họ với các kiến nghị đi kèm đã được thảo luận trực tiếp với các cơ quan chính phủ. Vẫn theo ông Mai Phan Lợi thì nhiều phóng viên các đài, báo đã tới dự buổi tọa đàm, và cuộc tọa đàm cũng được đưa lên trực tiếp trên mạng xã hội, như Facebook và được hàng ngàn người theo dõi trực tiếp. Để cơ quan nhà nước tiếp thu ý kiến của các tổ chức xã hội là một quá trình dài và thông qua nhiều cách thức khác nhau. Ông Trương Quốc Cần cho rằng ở thời điểm này khi chưa có được những giải pháp đồng bộ thì có lẽ nên bắt đầu từ những cái nhỏ, và hy vọng một tiến trình lâu dài sẽ tìm ra một giải pháp đồng bộ hơn để giải quyết thấu đáo hơn những tranh chấp đất đai hiện nay. Tọa đàm Chính sách, Pháp luật về đất đai: Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi đã nghe nhiều ý kiến mà vụ tranh chấp đất đai dẫn tới xung đột tại Đồng Tâm được đưa ra làm ví dụ. Cụ Kình 'vừa trải qua ca phẫu thuật xương đùi' |
Trong Cuộc chiến Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan đã có một vai trò ngoại giao nhất định trong Ủy ban Đình chiến với hoạt động cả ở Hà Nội và Sài Gòn. | Người Ba Lan suýt ngăn được Cuộc chiến VN | Sau khi bỏ sang Phương Tây năm 1968, nhà ngoại giao Mieczyslaw Maneli ra cuốn sách 'War of the Vanquished' nói về giai đoạn ở Việt Nam Đại sứ Mieczyslaw Maneli, người hai lần làm việc tại Ủy ban Đình chiến còn được một số báo Ba Lan ca ngợi là "từng có cơ hội ngăn cuộc chiến Việt Nam bùng nổ". Nhưng sự thực lịch sử thì không đơn giản như vậy, theo tìm hiểu của nhà báo Nguyễn Giang: Giáo sư luật Mieczyslaw Maneli nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh ở vai trò trưởng phái bộ Ba Lan trong Ủy ban Đình chiến sau Hiệp định Geneva về Việt Nam. Ông sang Việt Nam tổng cộng 5 năm (1954-55 và 1962-64) và kể lại các hoạt động này trong cuốn 'War of the Vanquished: A Polish Diplomat in Vietnam', xuất bản năm 1971 ở Phương Tây, khi ông đã rời Ba Lan đi sống lưu vong. Khi sang Việt Nam, ngoài công việc ở Ủy ban Đình chiến, ông Maneli còn theo dõi quan hệ Xô - Trung vốn nhiều mâu thuẫn sau khi Stalin chết cho chính phủ Ba Lan. Ông đã gặp Cố vấn Ngô Đình Nhu tại Dinh Độc Lập năm 1963 với một đề nghị làm trung gian để Sài Gòn và Hà Nội đối thoại trực tiếp, trước khi Hoa Kỳ đổ quân vào. Các sử liệu báo Ba Lan giới thiệu cho hay ông Maneli đã gặp ông Nhu "ít ra là vài lần". Ông Maneli, người thạo tiếng Pháp, cũng gặp các ông Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng và Quốc vương Sihanouk trong các lần đến châu Á. Theo chính những gì Mieczyslaw Maneli viết lại thì năm 1963 là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đối đầu Nam-Bắc Việt Nam. Hoa Kỳ thời JF Kennedy đã tăng sự hiện diện của các cố vấn quân sự tại Nam Việt Nam lên nhưng chưa quyết định đem quân tác chiến vào chống cộng sản. Các tài liệu Phương Tây và của người Việt xuất bản ở hải ngoại có nói đến tiếp xúc giữa ông Ngô Đình Nhu và lãnh đạo cộng sản miền Nam, ông Phạm Hùng. Nhưng đó chỉ là tiếp xúc mang tính thăm dò ở địa phương. Còn tiếp xúc cao cấp hơn, với đại sứ Ba Lan làm trung gian, hẳn phải có lý do chiến lược của cả chính phủ Ngô Đình Diệm và chính phủ Hà Nội. Thời điểm diễn ra vài lần trao đổi giữa ông Maneli với ông Nhu ở Sài Gòn, sau khi ông Maneli đã gặp Phạm Văn Đồng ở Hà Nội trước đó, là rất đáng chú ý. Paris tháng 1/1973: Ngoại trưởng Mỹ, William Rogers (1969 - 1973), ký vào biên bản Hoà đàm Trong 'Choosing War: The Lost Chance for Peace and the Escalation of War in Vietnam', Frederik Logevall viết rằng chế độ Ngô Đình Diệm ngày càng thấy sức ép, thậm chí thái độ thù địch từ Hoa Kỳ tăng lên, và một 'lá bài' của ông Nhu là việc nói chuyện với Hà Nội. Về phía miền Bắc, mất mùa năm đó tệ nhất kể từ 1954 khiến Hà Nội không muốn phụ thuộc vào sự làm ơn của Liên Xô và Trung Quốc khi xin viện trợ lương thực. Nếu có trao đổi kinh tế, miền Bắc sẽ nhận lương thực từ miền Nam chứ không phải từ các đồng minh đang mâu thuẫn và có các tính toán riêng. Lúa gạo là một động cơ để nói chuyện với miền Nam, như nhà báo thân cộng sản người Úc, ông Wilfred Burchett, cho biết chính Hồ Chí Minh đã nói với ông ta như thế. Đại sứ Maneli ghi nhận bối cảnh đó trong một báo cáo viết về Warsaw: "Căn cứ vào thông tin tôi nhận được hoàn toàn mang tính riêng tư ở miền Bắc, có thể kết luận rằng một số cuộc nói chuyện Ngô - Hồ đã bắt đầu, thông qua những người được miền Bắc ủy nhiệm trực tiếp." Không nhận được phản đối từ Ba Lan, ông bắt đầu công việc này. Các tài liệu của nhân chứng VNCH sau in ở nước ngoài cũng nói vào mùa hè năm 1963, Sài Gòn đầy các các tin đồn rằng ông Nhu thương thảo gì đó với Hà Nội. Theo Logevall, các trao đổi này không hẳn là bí mật, và ngoài Maneli còn có Roger Laloulette (đại sứ Pháp) và Ramchundur Goburdhun (đại biểu Ấn Độ thuộc Ủy ban Đình chiến), biết và chia sẻ niềm tin tương tự về viễn cảnh thương thảo Nam - Bắc. Mặt khác, có vẻ rằng lãnh đạo hai bên lo ngại viễn cảnh Hoa Kỳ cứ đổ quân vào, bất chấp phản đối của Sài Gòn. Sir Robert Thompson, chuyên gia Anh giúp Sài Gòn trong chương trình Ấp Chiến lược thì ghi nhận rằng lúc đó, ông Hồ 'sẵn sàng trả bất cứ giá nào' để Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam. Hà Nội lo ngại về rạn nứt Trung - Xô và sợ rằng nếu chiến tranh leo thang, miền Bắc Việt Nam sẽ thành chiến trường giữa quân Mỹ và Trung Quốc. Ngăn được cuộc chiến? Và như một bài trên trang wp.pl hồi 2015 viết lại, ông Mieczyslaw Maneli "từng nỗ lực ngăn lại cuộc chiến Việt Nam" trước khi nó xảy ra. Điều đáng chú ý là các hoạt động của trưởng đoàn Ba Lan đã xảy ra không thông báo với người Nga, theo các báo Ba Lan. Tin tức về các cuộc gặp Maneli- Ngô Đình Nhu được phía Ba Lan báo cho người Mỹ thông qua đại sứ J. K. Galbraith ở Ấn Độ. Voi VN lên tàu Ba Lan ra Bắc rồi đi đâu? Vì sao Tổng thống Ba Lan thăm VN? Tranh cãi về trận Liên Xô đánh Ba Lan Theo một tài liệu nghiên cứu của Margaret Gnoinska, thì phía Mỹ lại tưởng đó là sáng kiến đến từ Moscow. Kết cục thì Moscow đã ra lệnh cho Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan, Adam Rapacki, chấm dứt ngay các việc như vậy. Các tài liệu ngày nay cho hay sau khi thông tin này lộ ra, các lãnh đạo Ba Lan tại Warsaw vô cùng hoảng sợ vì lo Moscow phật lòng. Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan, Stefan Olzowski tại Hòa đàm Paris tháng 3/1973. Ba lan có vai trò trong Ủy ban Đình chiến sau hiệp định Geneva, từ 1955 đến 1973. Moscow không hề muốn có những tiếp xúc như thế, và câu chuyện "hòa giải" giữa hai miền Nam - Bắc Việt Nam được xếp vào mục 'sáng kiến riêng' của đại sứ Maneli và chấm dứt ở đó. Không lâu sau các cuộc gặp cuối hè 1963, hai anh em ông Diệm - Nhu bị giết ở Sài Gòn, và vài tuần sau nữa, Tổng thống JF Kenney bị bắn chết tại Dallas, Hoa Kỳ. Lyndon B. Johnson lên làm tổng thống và sang năm 1964, ông đã 'dùng vụ Vịnh Bắc Bộ' để có ủy quyền của Hạ viện cho hoạt động quân sự chống lại Bắc Việt. Vào tháng 3/1965 Johnson đưa 3500 thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đến Nam Việt Nam. Trong vài tháng sau, ông chuẩn thuận để triển khai tới 175 nghìn quân tác chiến. Con số này còn tăng sau đó cùng sự leo thang của cuộc chiến Việt Nam. Miền Bắc cũng đưa quân vào Nam ngày càng nhiều và cuộc chiến lên đến đỉnh điểm bằng trận Tết Mậu Thân 1968. Nhà ngoại giao 'khác thường' Mieczyslaw Maneli không phải là một nhà ngoại giao bình thường. Sinh năm 1922 ở Miechow, Ba Lan, ông Maneli là giáo sư công pháp quốc tế tại Khoa Luật, Đại học Tổng hợp Warsaw và đã có nhiều tác phẩm trong lĩnh vực này. Ông thuộc thế hệ trí thức Ba Lan lớn lên trong nền văn hóa dân chủ tư sản châu Âu trước Thế chiến 2 và được các tài liệu tiếng Anh mô tả là người "văn minh, hài hước, có quan điểm xã hội dân chủ và nhân văn" (urbane, witty, a social democrat and self-styled humanist). Ông lên được vị trí cao trong ngành ngoại giao CHND Ba Lan "không phải qua bộ máy của Đảng Cộng sản, mà nhờ hoạt động du kích chống phát-xít trong Thế Chiến 2, và tài năng ngành luật". Khi Tổng Bí thư Đảng CS được dân mến Nhà Ngô thứ nhì nằm xuống loạn lạc nổi lên Nghệ sỹ Việt Nam và Thái Lan đến Warsaw Thạo các ngoại ngữ châu Âu, ông cũng đánh giá cao vai trò của quân đội Hoa Kỳ đã cứu châu Âu khỏi thảm họa phát-xít. Chính vì thế, trong toàn bộ giai đoạn có mặt tại Việt Nam, ông chưa bao giờ phê phán người Mỹ. Thủy quân lục chiến Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam Chẳng hạn, khi Bắc Kinh và Hà Nội yêu cầu ông nêu ra các cáo buộc nhắm vào hoạt động rải chất da cam của quân đội Hoa Kỳ, coi nó làm 'đối trọng' cho cáo buộc Bắc Việt Nam đưa quân đội xâm nhập lãnh thổ VNCH, ông đã từ chối. Mieczyslaw Maneli nêu quan điểm rằng ông không thấy có bằng chứng quân đội Mỹ làm gì khác ngoài việc rải chất diệt cỏ. Tuy là đại sứ cho một nước cộng sản, ông cũng ghi lại các quan sát cá nhân sắc bén về những nước 'đồng minh'. Chẳng hạn về quan chức Trung Quốc, ông cho rằng họ là ví dụ "kinh khủng nhất về sự thô bạo ngoại giao". Và so với họ thì người Nga "dễ chịu hơn nhiều". Còn về Bắc Việt Nam, ông viết rằng đó là "một máy quan liêu trùng điệp". Động cơ 'làm trung gian hòa giải' là gì? Các tài liệu sau này đã nói rõ hai phe cộng sản và tư bản, nhất là Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc không hề ủng hộ cho một cuộc đối thoại Hà Nội - Sài Gòn. Có vẻ như ông Mieczyslaw Maneli biết thế nhưng vẫn cố gắng đi lại giữa Hà Nội và Sài Gòn để làm việc mà ông tin rằng sẽ giúp cho Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm tìm ra một giải pháp ngăn được cuộc chiến. Ngày nay chúng ta thấy rõ các cấp trên của ông Maneli ở Ba Lan cũng không hề có một chính sách can thiệp vào vấn đề quốc tế như ông tự làm ở Việt Nam. Nhà nghiên cứu Margaret Gnoinska cho rằng mọi thứ ông Maneli làm "chỉ hoàn toàn dựa vào tiêu chuẩn, giá trị đạo đức cá nhân". Cuộc đời Mieczyslaw Maneli có thể lý giải phần nào động cơ của ông. Ông Dzerzhinsky được dựng tượng ở VN là ai? Cực hữu biểu tình ở Ba Lan và Hungary Nguồn gốc Ba Lan giúp gì cho Angela Merkel? Ông từng bị cầm tù ở biệt khu (ghetto) ở Warsaw, nơi Đức giam người Do Thái trước khi đưa họ đến các lò thiêu, và thoát chết khi đã vào trại Auschwitz. Có thể ông nghĩ về chiến tranh, về sự hủy diệt theo cách khác những chính trị gia cùng thời muốn dùng Chiến tranh Lạnh là địa bàn để tranh giành ảnh hưởng. Không loại trừ khả năng ông hiểu được số phận đôi khi vô vọng của các dân tộc bé nhỏ trước sức ép của các đại cường. Năm 1968, khi đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan tung ra phong trào 'chống chủ nghĩa Zionism' ông Maneli đã bị thanh trừng và phải đi sống lưu vong. Năm 1984, khi Ba Lan và Đông Âu vẫn còn trong Chiến tranh Lạnh, Mieczyslaw Maneli đã xuất bản cuốn sách 'Tự do và Bao dung' (Freedom and Tolerance). Tác phẩm của Maneil đánh giá nền tảng triết học cho một xã hội đa nguyên, dân chủ và bao dung, và sau thành sách giáo khoa ở nhiều trường Phương Tây. Nỗ lực cá nhân 'cứu vãn Việt Nam' khỏi chiến tranh của Mieczyslaw Maneli thực ra đã hoàn toàn thất bại. Ba Lan và Cuộc chiến Việt Nam Kể từ khi tham gia Ủy ban Đình chiến cho đến nhiều năm sau này, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan sau đó hoàn toàn vào cuộc về phía miền Bắc Việt Nam. Trong hàng trăm quân nhân Ba Lan luân phiên đến Ủy ban Đình chiến, gồm cả trung tá Ryszard Kuklinski (sau lên đại tá), 'kẻ phản bội nổi tiếng'. Tết Mậu Thân: sỹ quan Ba Lan gặp ai ở Sài Gòn? Hồ sơ JFK: KGB, Johnson và Ngô Đình Diệm Bà Trần Lệ Xuân qua lời kể và bình luận Ông tiếp xúc lần đầu với CIA ở Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân 1968 và sau làm gián điệp cho Mỹ trước khi đào tẩu khỏi Ba Lan năm 1981. Ngoài ra có 2500 cán bộ, chuyên gia, bác sỹ, thủy thủ Ba Lan đã sang Việt Nam hỗ trợ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhận nhiệm vụ của Ủy ban Đình chiến, tàu thủy Kilinski của Ba Lan đã chở quân đội cộng sản từ miền Nam ra Bắc tập kết trong năm 1955 và một số đồng bào Công giáo Thanh Hóa di cư vào Nam. Trở lại Việt Nam năm 1972, tàu Kilinski cùng hai tàu Ba Lan: Jozef Konrad và Moniuszko chở hàng cho Bắc Việt Nam bị kẹt lại ở Hải Phòng đến 1973 vì Mỹ phong tỏa cảng. Tàu Kilinski sang Việt Nam hai lần, năm 1955-56 và 1972 Một số cây bút thiên tả nổi tiếng của Ba Lan như bà Monika Warnenska còn đi từ Bắc Việt vào cả chiến trường miền Nam để viết phóng sự. Nhà báo Daniel Passent, ngôi sao truyền hình Grzegorz Woźniak, nhà soạn nhạc Robert Satanowski...đều từng sang Bắc Việt Nam thời chiến. Cảm nhận của họ về chiến tranh ở Việt Nam hẳn cũng đem lại cho công chúng Ba Lan cùng thời một cái nhìn. Nhưng với người Việt Nam ngày nay thì các hoạt động đó lu mờ trước nghĩa cử 'ngăn chặn chiến tranh' tuy bất thành của Mieczyslaw Maneli. Xem thêm Cuộc chiến Việt Nam và trận Tết Mậu Thân: Phong trào phản chiến Mỹ sau Tết Mậu Thân Mậu Thân: 'Cái chết ám ảnh' trước Dinh Độc Lập USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế Xem thêm nguồn bên ngoài về Mieczyslaw Maneli trên New York Times, Đàn Chim Việt, Diễn Đàn Người Dân, Wp.pl, Woodrow Wilson Center... |
“Họ đã bị kết án rất nặng nề, bị tống vào tù ở Việt Nam chỉ vì muốn làm nghề báo thực sự theo đúng nghĩa của nó. | Một Việt kiều băn khoăn 'án bất công cho Phạm Chí Dũng và đồng sự' | Các ông Phạm Chí Dũng (trái), Nguyễn Tường Thụy (trên, phải) và Lê Hữu Minh Tuấn (dưới, phải) đều bị truy tố về tội tuyên truyền chống nhà nước CNXHCN Việt Nam. Việt Nam khó đột phá trên nền "tư duy cũ"? VN: Nhóm Triều đại Việt bị bộ Công an nói là tổ chức 'khủng bố' VN xử tù các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn Ở nơi tôi đang sống (Đức) có không dưới 80.000 nhà báo như thế và chính một phần nhờ có họ, chúng tôi mới được sống trong một xã hội ít nhiễu nhương.“ Đó là suy nghĩ đầu tiên của tôi khi đọc tin về bản án hôm 05/01/2021 do Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đưa ra cho các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn trong một phiên tòa xử chớp nhóang chưa đầy nửa ngày. Nhà báo độc lập Ba nhà báo trên đã họat động như những nhà báo độc lập. Tôi hòan tòan hiểu được lý do của họ. Không như vậy, họ sẽ rất khó làm được điều gì thực sự có ý nghĩa với nghề báo. Từng có biên chế trong Ủy ban phát thanh, truyền hình Việt Nam ở Hà Nội, có thời gian làm việc cho Ủy ban nhà nước về phát thanh, truyền hình của Liên Xô tại Moscow, tôi hiểu rõ sự ràng buộc, gò bó khi phải làm việc theo chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan chủ quản nhà nước như thế nào đối với các nhà báo trong biên chế. Tôi quen biết không ít nhà báo ở Việt Nam có chuyên môn, có đạo đức, từng nổi tiếng một thời về các phóng sự chống tiêu cực, nhưng họ vẫn không phát huy được hết điểm mạnh của họ. Họ đã thành thật than phiền với tôi về những ranh giới mà họ không thể vượt qua. Mô hình báo chí ở các nước XHCN cũ mà Việt Nam vẫn duy trì, đến nay không còn phù hợp với với thời đại, không giúp Việt Nam phát triển bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực đấu tranh chống tham nhũng - “Mối đe dọa sự tồn vong của chế độ.“ Qua Đức làm việc cho Ban Tiếng Việt, Radio Multikulti thuộc RBB (Rundfunk Berlin-Brandenburg/Đàiphát thanh và truyền hình Berlin-Brandenburg), tôi đã được làm quen với một hình thức khác của báo chí, đó là sự độc lập với chính quyền, là trách nhiệm đứng về phía dân, giúp dân kiểm sóat họat động của các cơ quan nhà nước, phát hiện những tiêu cực trong xã hội, giúp xã hội đấu tranh với những tiêu cực đó. Kinh phí cho các cơ quan truyền thông công cộng này chính là tiền thu phí phát thanh truyền hình (GEZ: 17,50 €/tháng) mà tất cả mọi người dân ở Đức đóng theo từng qúi. Tôi từng nhiều lần theo dõi rất kỹ, thậm chí có phần khắt khe các buổi thảo luận của BBC có sự tham gia của nhà báo Phạm Chí Dũng. Khắt khe bởi lẽ, đó phần lớn là các ý kiến phê bình, đóng góp ý kiến cho các cấp chính quyền ở Việt Nam từ góc độ một nhà báo, đang sống trực tiếp trong nước như tiến sĩ Dũng. Không phải lúc nào tôi cũng tán thành về nội dung và cách biểu đạt của ông Dũng, nhưng tôi nhận thấy chắc chắn một điều - đó là một người có mong muốn cháy bỏng là đất nước có sự thay đổi nhanh chóng theo hướng văn minh, tiến bộ. Tôi chưa từng thấy ở ông Dũng có biểu hiện kêu gọi sử dụng bạo lực, tìm cách lật đổ chính quyền hay cái gì đó tương tự. Việc làm của các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn cũng tương tự như hàng ngàn nhà báo khác ở các nước châu Âu nơi tôi đã từng đi qua, thậm chí có phần nhẹ nhàng, giản dị hơn. Tôi cũng có không ít đồng nghiệp làm báo người Đức. Tôi đã từng hỏi họ rất nhiều: Vì sao các nhà báo không dễ dàng bị mua chuộc. Làm sao để họ giữ được độc lập với chính quyền, giữ được trung lập, phi đảng phái. Làm thế nào để họ không e ngại phê phán đụng chạm đến các quan chức lớn, dù đó là tổng thống, thủ tướng hay các ông trùm lớn, các nhà tài phiệt. Vì sao họ không nhận tiền của các cá nhân, hội nhóm, đảng phái nào để viết bài thiên vị phía đó… Tác giả trong phòng thu đài RBB, Berlin, Đức Những việc làm của ba nhà báo Việt Nam kể trên hòan tòan không trái qui định của Hiến pháp Việt Nam về quyền bày tỏ chính kiến và lập Hội. Mong muốn làm báo độc lập, không ăn lương của chính quyền, không bị chi phối bởi chính quyền để có thể đóng góp hiệu quả hơn cho xã hội như đã áp dụng ở nhiều nước tiên tiến phải chăng là có tội? Tôi hay thầm so sánh cách chống tham nhũng ở các quốc gia tôi từng tới với Việt Nam ta. Đó là sự họat động tự giác, thường xuyên, kết hợp nhuần nhuyễn giữa người dân thông qua báo chí và ngành tư pháp, như một cỗ máy tự động, phát hiện và trừng trị tham nhũng rất hiệu qủa, không ngưng nghỉ và chẳng cần có ai phải đôn đốc, chỉ thị. Tôi chẳng hề thấy một vị Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng Đức nào dám đứng ra hô hào phát động phong trào chống tham nhũng, bởi lẽ sẽ chẳng có ai nghe và tin đâu. Tham nhũng thường đẻ ra từ chính bộ máy chính quyền. Quan chức các cấp mới có cơ hội tham nhũng, dân thường làm sao tham nhũng được. Các doanh nghiệp, cá nhân trốn thuế thì đã có luật pháp trừng phạt. Dân Đức chắc chắn sẽ bịt mũi cười nếu bỗng nhiên xuất hiện một “Ban chỉ đạo quốc gia Đức chống tham nhũng“ nào đó, cho dù đứng đầu cái Ban này là bà Angela Merkel hay ông Tổng thống Đức. “Tuyên truyền chống nhà nước” ư? Sao không thể nghĩ rằng thông qua báo chí phát hiện tham nhũng, tiêu cực, góp ý thay đổi bộ máy lãnh đạo, đề xuất phương thức quản lý nhà nước tốt hơn sẽ luôn giúp đất nước sàng lọc, tìm ra những người tốt thực sự vào bộ máy qủan lý đất nước, đỡ có nhiều “củi gộc“ đốt không xuể như hiện nay. Người ta chưa quên vụ bê bối tiền quyên góp vận động tranh cử cho Đảng CDU liên quan đến cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl, vụ thất sủng do bị cáo buộc lạm dụng chức vụ của cựu Tổng thống thứ 10 Đức Christian Wulff, đều có vai trò phát hiện và đấu tranh của báo chí. Tôi cũng hòan tòan có thể hình dung được báo chí Đức sẽ cứng rắn như thế nào với bà đương kim thủ tướng Đức Angela Merkel nếu bà phạm sai lầm, bê bối. Mô hình tự do báo chí ở nơi tôi sống chưa hòan hảo, nhưng ít nhất nó đang đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chưa bị ai gọi là “kẻ thù của nhân dân“, “fake news“, chưa bị đe dọa “giết chết“. Rất có khả năng đó là cái đích mà ba nhà báo Dũng, Thụy và Tuấn muốn nhắm đến. Nỗ lực cần thiết của một nền báo chí lành mạnh chính là phải làm sao để xã hội gửi gắm được niềm tin vào báo chí trung thực, thay vì những thứ báo chí thiên vị, thậm chí chuyên sáng chế tin giả “fake news“, phát tán những thuyết âm mưu dối trá phục vụ cho những thế lực nào đó, hậu qủa dẫn tới sẽ giống như những gì khủng khiếp vừa xảy ra ở Mỹ. Kinh tế Việt Nam đang lên nhưng nhiều người đòi phải có thêm tự do ngôn luận Nhận tiền thù lao của truyền thông nước ngòai đâu có gì sai trái? Những cơ quan truyền thông lớn có uy tín của thế giới: BBC, VOA, RFA, RFI, DW thuộc Anh, Mỹ, Pháp, Đức là các quốc gia bạn bè mà Việt Nam đang hướng tới. Không chỉ cung cấp thông tin, họ còn giúp Việt Nam đào tạo nâng cao tay nghề cho không ít các nhà báo ở trong nước hoặc do Việt Nam gửi qua. Tôi biết, những người như nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn cũng giống như tôi - làm việc theo lời mời cộng tác của các cơ quan truyền thông này. Chúng tôi không thể tự gửi bài vở tới rồi buộc người ta phải đăng được, cũng chẳng đòi hỏi họ phải trả thù lao. Việc chi trả những khỏan chi phí nào đó theo qui định của các cơ quan này với cộng tác viên nếu có, thì đó cũng chỉ mang tính biểu tượng, để tỏ lòng tôn trọng. Cá nhân tôi không sống bằng nguồn tiền này và tôi tin rằng nhiều người khác cũng vậy. Cũng nên hiểu rằng những đồng tiền đô la Mỹ, Euro, Bảng Anh do các cở sở truyền thông nêu trên chi trả, không phải là tiền của một tổ chức, cá nhân hay đảng phái nào. Đó là tiền thuế của nhân dân các quốc gia đó, tiền đóng phí cho báo chí, truyền thông của họ và được sử dụng một cách công khai, minh bạch. Tôi bàng hòang không thể hiểu nổi, căn cứ vào đâu mà Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh ra phán quyết, buộc ba nhà báo kia phải nộp lại các khỏan tiền thù lao do làm việc, từng nhận được từ các cơ quan truyền thông nước ngòai. Việc nhận tiền thù lao nhuận bút của ba nhà báo trên, đâu có khác gì bất kỳ ai nhận lương khi làm việc cho các công ty, hãng xưởng nước ngòai. Phải chăng đây là một phán quyết ngẫu hứng, tùy tiện? Gửi thông điệp gì ra thế giới? Phản ứng nhanh chóng của Bộ ngọai giao Hoa Kỳ, Bộ ngọai giao Đức, đại diện của khối EU cho thấy rằng, thế giới không làm ngơ trước những gì đang diễn ra ở VN. Lãnh đạo nước Mỹ mới được bầu và các đồng minh của họ chắc chắn sẽ vẫn chú trọng tới vấn đề nhân quyền khi hợp tác làm ăn với Việt Nam. “Việt Nam đã vi phạm các công ước quốc tế từng cam kết tuân thủ. Hiến pháp Việt Nam cũng có qui định phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Việc công dân bị kết án chỉ vì các họat động phi bạo động của họ là không thể chính đáng.v.v…“ Đó là ý kiến chung của thế giới phản ứng với Việt Nam mấy ngày qua. Tôi thấy thật đáng tiếc khi để họ nhận xét về mình như vậy. Hiệp định EVFTA với EU mới ký kết đâu đã lâu, hàng lọat thỏa thuận liên quan đến vấn đề nhà nước pháp quyền mà Việt Nam đã cam kết với các nước trên thế giới vẫn còn nóng hổi. Cái mà nhà nước VN nên thể hiện bây giờ tôi thiết nghĩ, đó là sự xích gần tới các quốc gia văn minh, những nơi mà nhà nước Việt Nam đã từng (và sẽ còn) gửi nhiều cán bộ tới học tập cách quản lý bộ máy nhà nước - mà tôi từng gặp gỡ nhiều lần ở châu Âu, chứ không phải cách hành xử tạo nên sự xa cách, nghi ngờ của quốc tế dành cho Việt Nam. Hợp tác trên cơ sở của lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau vẫn luôn tốt hơn là chỉ vì những lợi ích kinh tế trước mắt nào đó. “Nền dân chủ cần thông tin và sự thật, nó phải phân biệt được Sự Thật và Dối Trá“, “Tự do báo chí là thước đo của một xã hội dân chủ. Một xã hội thực sự do dân làm chủ tới đâu được nhận biết bởi báo chí đứng ở vị nào trong xã hội đó“. Bà Angela Merkel - người cùng thế hệ với tôi, cũng từng sống qua chế độ XHCN ở Đông Đức trước đây - đã thể hiện sự trân trọng tự do báo chí như vậy trong một phát biểu gần đây tại Berlin. “Người dân sẽ không còn phương tiện gì để tự bảo vệ mình, nếu không có tự do báo chí“. Đó cũng là chia sẻ hết sức chân thành của một cựu đồng nghịêp Đài RBB với tôi hôm qua 07/01/2021 tại Berlin. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng hiện đang sống tại Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức. |
Mặc dù Trung Quốc 'khó chịu', sự xuất hiện của các tàu chiến, khu trục hạm, phi cơ oanh tạc chiến lược của Mỹ ở Biển Đông vẫn diễn ra như một tín hiệu mạnh. | Biển Đông: 'Mỹ gửi tín hiệu mạnh làm Trung Quốc khó chịu' | Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, ảnh năm 2018 Carl Thayer: 'Việc trục xuất tàu Mỹ mà TQ tuyên bố hoàn toàn bịa đặt' Biển Đông: VN làm gì khi TQ cấm đánh cá đến giữa tháng 8? Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: 'TQ lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy mạnh độc chiếm Biển Đông' "Tôi nghĩ đây là một tín hiệu khá mạnh, so với trước đây Mỹ cũng có những hoạt động ấy, nhưng bây giờ tình hình hiện nay, đấy cũng thể hiện môt quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc sẵn sàng ngăn cản các hoạt động phi pháp của Trung Quốc," nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, TS. Trần Công Trục nói với BBC News Tiếng Việt hôm 04/5/2020. "Đây là một điều dư luận quốc tế rất quan tâm và hoan nghênh, tất nhiên là với mong mỏi là các sự việc phải được giải quyết một cách hòa bình. "Đừng gây ra những xung đột để lôi kéo các nước trong khu vực vào một cuộc chiến tranh, vào một xung đột bất lợi cho hòa bình chung, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây khó khăn rất nhiều mặt trên trái đất này, trên toàn thế giới." "Mọi chuyện phải có kiềm chế cần thiết, cần kêu gọi các bên có sự thượng tôn pháp luật và kiềm chế cần thiết để đừng xảy ra các cuộc xung đột, đừng lợi dụng đau khổ của nhân loại để tiến hành thêm những hành động khiến xảy ra những đau khổ nhiều hơn nữa." Tiến sỹ Trần Công Trục nhắc lại nhận định của ông là Trung Quốc "muốn độc chiếm Biển Đông". "Nên rõ ràng sự có mặt của Hoa Kỳ và Úc, Ấn Độ chẳng hạn, thì họ rất không đồng ý, khó chịu." "Nhưng không thể nào vì thái độ đó mà các nước họ ngưng các hoạt động của mình để cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm." Người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng 'Chính sách nhất quán' Cũng từ Hà Nội, hôm thứ Hai, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, Viện trưởng Hoàng Ngọc Giao nói với BBC rằng diễn biến tàu hải quân và phi cơ Mỹ hoạt động ở Biển Đông vừa thể hiện 'chính sách nhất quán' của Mỹ, vừa là một tín hiệu 'cảnh báo': "Việc mà Mỹ gần đây đã điều hai oanh tạc cơ chiến lược B1B Lancer đến vùng Biển Đông, bay từ lãnh thổ Mỹ với thời gian đến hơn 30 tiếng đồng hồ, thể hiện một chính sách nhất quán của Mỹ về việc đảm bảo tự do, an ninh, an toàn hàng hải, cũng như an ninh của chiến lược về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở và tự do." "Nó khẳng định sự nhất quán về chính sách, cũng như quyết tâm của chính phủ Mỹ với đảm bảo duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. "Thứ hai, đây cũng là một động thái có thể hiểu như một sự cảnh báo đối với những hành động có tính chất hung hăng và khiêu khích ngày càng mạnh mẽ hơn từ phía Trung Quốc." "Chính phủ Mỹ đã rất kiên định, kiên quyết thực hiện đường lối đối ngoại và quốc phòng của mình để đảm bảo an ninh trong khu vực." Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng Trung Quốc không 'chùn bước' Nhưng PGS. Hoàng Ngọc Giao không cho rằng động thái này có thể làm thay đổi các kế hoạch từ trước và tính toán hiện tại của Trung Quốc. "Trung Quốc muốn thực hiện được cái gọi là lợi ích cốt lõi, tức là độc chiếm Biển Đông, cũng như đồng thời đe dọa độc lập của Đài Loan, đe dọa quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông đối với các quốc gia." "Hiện nay Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19, với ngày càng có nhiều chứng cứ về việc thiếu trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc để lây lan rộng rãi đại dịch, và điều này càng làm Trung Quốc bị cô lập, càng làm cho nội bộ Trung Quốc có vấn đề. "Do đó, họ muốn quấy động những vấn đề quốc tế để đánh lạc hướng dư luận, cũng như nhằm giải tỏa những mâu thuẫn, khó khăn ở trong nội bộ, nội địa Trung Quốc, và vì thế tôi không nghĩ là Trung Quốc sẽ chùn bước. "Theo tôi, họ sẽ vẫn có thể tiếp tục những hành vi khiêu khích, bắt nạt và thậm chí sử dụng quân sự, hoặc dưới vỏ bọc, hay 'mặt nạ' gọi là dân sự, để thực hiện những hành vi vũ trang, cũng như đe dọa sử dụng vũ lực đối với các nước trong khu vực." Phó Thủ tướng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh Khi được hỏi, Việt Nam cần có hành động chính sách gì để tự vệ hoặc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông và khu vực trong hiện nay và tới đây, PGS. Hoàng Ngọc Giao đề cập chính sách ba không của Việt Nam. "Việt Nam có chính sách ba không công bố như một chính sách chính thức trong Sách Trắng Quốc phòng của chính phủ Việt Nam, nhưng nếu hỏi là chính sách này có được nhân dân hưởng ứng và tán thành không, thì tôi nghĩ rằng là khó có chuyện đó. "Bởi vì người dân rất là mong muốn, có thể là chưa liên minh ngay với Hoa Kỳ rồi các nước trong khu vực như là Úc, Nhật Bản, hay Ấn Độ, nhưng ít nhất cũng phải tăng cường hữu hiệu sự hợp tác về an ninh, quốc phòng. "Thế nhưng chính sách ba không, Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam rõ ràng gây ra những thất vọng đối với rất nhiều người ở Việt Nam." "Động thái hợp tác về mặt quân sự đến nay còn rất lỏng lẻo, rời rạc, không phù hợp với tình hình nước sôi, lửa bỏng hiện nay là chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa một cách nghiêm trọng. Tàu hải quân Mỹ thăm Đà Nẵng năm 2012: Quốc phòng Việt Nam và Mỹ tăng cường hợp tác những năm qua Tạo thế răn đe? Theo Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, không ai muốn chiến tranh cả, nhưng câu hỏi đặt ra sẽ là liệu chính phủ Việt Nam có thể vừa đơn độc vừa đồng thời dám "sử dụng vũ lực" để thực hiện quyền cảnh sát biển của mình ở ngay trên các vùng biển của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hay không. "Khi Việt Nam đơn độc, liệu có thể làm được điều đó không, nếu như không có một sự chuẩn bị trước là gắn bó, hợp tác chặt chẽ về mặt an ninh, quốc phòng với Hoa Kỳ và với các nước." "Nếu Trung Quốc xâm lấn xuống Biển Đông bằng vũ lực và trên thực địa, thì không biết là chính phủ Việt Nam sẽ xoay xở như thế nào?" Tin tức cho hay, Hoa Kỳ từ ngày 01/5 đã điều động bốn oanh tạc cơ B-1B cùng với 200 quân nhân từ căn cứ Không Quân Dyess ở Texas đến căn cứ Andersen, trên đảo Guam ở Thái Bình Dương. Trong đó, ba oanh tạc cơ chiến lược B-1B của Mỹ đã bay thẳng đến căn cứ Guam trên Thái Bình Dương, phi cơ còn lại bay đến Nhật Bản nhằm tập huấn với hải quân của Hoa Kỳ tại khu vực. Không lâu trước đó, hôm 30/04, hai oanh tạc cơ B-1B Lancer, có khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn B-52, bao gồm bom dẫn đường JDAM và tên lửa hành trình chống hạm, xuất phát từ căn cứ Nam Dokota của Hoa Kỳ, đã có phi vụ bay diễn tập trong vòng 33 giờ với trọng tâm nhấn vào Biển Đông. Người phát ngôn của chính quyền và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng phản đối các động thái của Mỹ. Hôm 28/4, khi trả lời báo Việt Nam, đương kim đại sứ Mỹ tại Hà Nội Daniel Kritenbrink đã chỉ trích hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Phản ứng lại, một người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam bày tỏ lập trường: "Mỹ công kích ác ý Trung Quốc trong vấn đề liên quan hoàn toàn là đổi trắng thay đen, đầy thiên kiến và toàn lời giả dối, mục đích là nhằm đâm bị thóc chọc bị gạo." |
Tuyết rơi cao xung quanh chái nhà ngoài nhỏ của nhà hàng mà tôi đang ngồi, chỉ cách đại dương rét buốt vài ba mét, nhưng bên trong này thì ấm áp, được trang trí với những chiếc lưới cá và mai cua và thi thoảng là hình ảnh vài chú lùn. | Người Iceland sinh tồn bằng xác động vật thối rữa | Trên chiếc đĩa trước mặt tôi là món xúc xích gan được chế biến bằng nước sữa chua, thịt cừu xông khói từ lửa nhóm bằng phân và một chút cá thối rữa có mùi khai nồng. Iceland: lạc quan trong khắc nghiệt cùng cực Rong biển Bắc Ireland: món dân dã trở thành thời thượng Bữa ăn đậm nét Tây Ban Nha là thế nào? Món xúc xích gan chua vừa phải và món thịt cừu thì cho ta thấy rõ rằng bọn cừu tiêu hóa không tốt cho lắm - tức là ta cũng có thể gọi đó là món thịt cừu thui cỏ. Mùi vị kinh khủng Khi tôi giơ chiếc nĩa lên với miếng cá đầu tiên, có một giọng nói từ phía bên kia căn phòng la với sang phía tôi. "Skata! Ha!" Skata, hay món cá thối, là món ăn truyền thống ở Iceland Đó là một anh chàng Băng Đảo trong độ tuổi từ khoảng 25-29, lùn, để râu cằm và trông phục phịch một chút - một người hướng dẫn du lịch đưa vào vài du khách Trung Quốc. Tên anh là Gísli, người là hướng dẫn của tôi vào đêm trước đó ở thị trấn nhỏ miền bắc Akureyri này. Chúng tôi đã có một buổi tối đáng nhớ đuổi theo Bắc Cực quang trong chiếc xe thể thao SUV của anh, nghe tiếng đàn glockenspiels, tiếng chập cheng, tiếng đàn guitar và giọng gió vốn bao trùm trong âm nhạc nổi tiếng là êm dịu và thanh thoát của Băng Đảo. Kuala Lumpur: 'Kinh đô ẩm thực châu Á' Vada Pav: 'hamburger Ấn Độ’ Nơi có món pad Thai ngon nhất Thái Lan? "Ngon chứ? Anh thích chứ?" Gísli cất giọng ồm ồm. Tôi nói với anh ấy là tôi vẫn chưa ăn thử. "Anh sẽ thích nó! Nó thật kinh khủng!" Sau đó tôi ăn thử. Món cá đuối nóng hổi do chỉ vừa được lấy khỏi lò, nhưng cái độ phỏng mà tôi cảm giác trên đầu lưỡi là hiệu ứng hóa học - kết quả của phản ứng hóa học mạnh mẽ đang diễn ra trên miếng cá đang phân hủy. Tôi đã cau mày nhăn mặt. "Ha!" Gísli quay lại ở phía bên kia căn phòng với nhóm khách của mình nhưng vẫn để mắt tới tôi. "Kinh khủng phải không? Ha, tôi rất thích món này. Họ đưa tôi một miếng, tôi sẽ ăn hết và xin thêm. Món ăn ngon của người Viking! Nồng! Ha!" Khó mà đoán biết được dưới chiếc áo ấm dày cộp và chiếc áo khoác to đùng của anh ấy trông thế nào, nhưng có lẽ với tiếng 'ha' sau cùng anh ấy đã ưỡn ngực lên. Quan hệ đặc biệt với thức ăn Tôi ăn hết miếng cá còn lại và quay trở lại tiệc buffet để lấy một ít thịt thủ cừu. Đó là ngày thứ hai trong chuyến đi kéo dài một tuần của tôi, và chỉ mới là bữa ăn thứ ba. Nhưng ngay tại bữa trưa vào ngày hôm trước ở một nơi gọi là Kaffi Kú (Quán ăn Bò), nơi tôi đã ăn một tô bò hầm to trong một phòng ăn mà xung quanh là kính nhô ra bên trên chuồng gia súc nơi những con bò trước khi được đưa đi chế biến món ăn đang đi qua đi lại. Loài quả dẫn đến cuộc binh biến huyền thoại Lươn con: món ăn nhạt nhẽo có giá ngàn euro Món bánh dành cho người chết ở Kyrgyzstan Tôi đã có ấn tượng rằng người dân Băng Đảo có một mối quan hệ khác với thức ăn của họ so với hầu hết các dân tộc khác. Đưa con người đến sát với nguồn gốc thức ăn của họ là điều hợp lý đáng ngưỡng mộ, nhưng món cá thối đó thì không hề chút nào. Khi tôi ăn ở các nơi dọc đường đến thủ đô Reykjavik và khắp các chỗ trong thành phố, được ăn những món ăn thối hơn, chua hơn và được xông khói bằng phân nhiều hơn, tôi đã có cảm giác rằng nền văn hóa ẩm thực Băng Đảo không chỉ lạ lùng mà còn đặc trưng nữa. Mặc dù việc ăn những bộ phận rẻ tiền hơn và thường là ít có vẻ ngon lành hơn của động vật và cây cỏ không có gì là lạ - mỗi nền ẩm thực quốc gia khác mà tôi đã từng thử qua đều tự hào họ đã chế biến được ngon như thế nào món bao tử bê (người Bulgaria gọi là shkembe), món óc cừu (người Ma-rốc gọi là mokh mchermel) hay món đuôi bò (món đuôi bò hầm của người Jamaica). Nhưng dường như những người Băng Đảo như Gísli lại thích thú với việc món ăn truyền thống của họ tệ đến mức nào. Không phải người Viking Mọi người thường nghĩ rằng người Viking đối với người Băng Đảo cũng gần giống như người La Mã đối với người Ý. Và người Viking thì khét tiếng là chì - họ cười thẳng vào mặt gian khổ, họ có thể chịu đựng đến cùng cực và đánh thẳng vào ngay giữa lòng kẻ thù. Nhưng đây mới là vấn đề: người Băng Đảo không phải là người Viking. Chưa bao giờ. Theo một chú dẫn tương đối khiêm tốn ở gần điểm bắt đầu của cuộc triển lãm thường trực 871±2 tại Bảo tàng Thành phố Reykjavik, người Băng Đảo chủ yếu là hậu duệ của những nông dân Na Uy muốn thoát khỏi ách của người Viking và canh tác trên cánh đồng của họ và chăn nuôi gia súc một cách yên bình. "Đó là một trong những điều mới mẻ tuyệt vời," ông Jesse Byock, tác giả của cuốn 'Băng Đảo trong Kỷ nguyên Viking' và là giáo sư lịch sử Băng Đảo thời ban sơ và văn học saga Na Uy cổ tại Đại học California ở Los Angeles (UCLA) và đồng thời ở Đại học Băng Đảo, cho biết. "Người Băng Đảo chưa bao giờ thật sự gắn kết họ với thế giới của người Viking, họ luôn là người Băng Đảo. Tuy nhiên những người trẻ thì rất háo hức về người Viking, và tất cả bọn họ đều cố gắng để chứng tỏ rằng họ có thể ăn những thứ này." Người Băng Đảo luôn ăn món ăn này - những thanh thịt cá mập thối rữa nổi tiếng có tên gọi là hákarl có bán ở các cửa tiệm thông thường bên đường ở Reykjavik - nhưng khi ngành du lịch vượt qua ngành nông nghiệp và đánh cá, chiếm 31% tổng doanh thu xuất khẩu vào năm 2015 thì thế hệ trẻ đã chấp nhận cái vỏ bọc Viking mà du khách thích thú - có thể họ đã xem mình gắn bó hơn với di sản này. Lịch sử đói kém Tuy nhiên theo ông Byock thì lịch sử thật sự đằng sau món ăn này, và mối quan hệ của người Băng Đảo hiện đại với nó, thì thú vị hơn nhiều so với những chòm râu xồm xoàm và những chiếc mũ có chóp nhọn của người Viking. Khi những người dân Scandinavia đầu tiên ra đến Băng Đảo vào năm 871 (có thể là sớm hơn hay muộn hơn đôi ba năm - đó là lý do cuộc triển lãm đó có tên gọi 871±2), họ đã tìm thấy một hòn đảo có cây cối rậm rạp vốn dường như thích hợp để canh tác. Nhưng khi những người định cư bắt đầu xuất hiện trong vòng 100 năm kế tiếp, nói cho đúng ra họ thật sự đến vào khoảng thời gian năm 1.000, họ đã dần dần nhận ra được tất cả những cánh rừng mà họ đã chặt xuống để lấy gỗ xây nhà và lấy củi sưởi ấm thì không mọc trở lại, và đàn cừu của họ thì gặm cỏ ở khắp nơi. Khi không còn cây cối nữa, lớp đất mặt bắt đầu bị xói mòn, khiến cho việc trồng trọt hoặc chăn nuôi gia súc trở nên rất khó khăn và thường là không thể làm được. Họ ở cách lục địa châu Âu tới mức không thể nhập khẩu thực phẩm và do đó nền văn hóa và xã hội Băng Đảo đã phát triển trong một trạng thái gần như lúc nào cũng thiếu đói, lúc nào cũng bên bờ vực bị chết đói, và họ phải ứng biến với tất cả những thứ gì mà họ có thể chộp lấy và săn tìm, và sử dụng phân khi không có gỗ để sưởi ấm và nấu nướng. "Giả sử xảy ra một cơn bão," ông Byock nói. "Một con cá voi bị chết và chìm xuống dưới đáy rồi sau nổi lên, trôi dạt vào bờ biển, anh sẽ có hàng tấn thịt. Anh sẽ làm gì đây? À, trước hết, anh phải chém giết lẫn nhau để xem ai có thể có được nó, sau đó anh kéo nó lên, anh có những thùng nước sữa và bỏ những tảng lớn thịt cá voi vào trong đó." Tổ tiên của người Băng Đảo là những người kiên cường, nhưng họ không phải là người Viking. Họ là những người nông dân đang chết dần mòn vì đói và phải làm mọi thứ để sinh tồn. Bí quyết sinh tồn Mặc dù giờ đây người Băng Đảo không còn ăn xác cá voi trôi dạt vào bờ nữa, nhưng cách tìm xác chết để làm thức ăn này chính là nguồn gốc của món hákarl, phiên bản nhẹ nhàng hơn của món cá đuối thối mà tôi ăn ở Akureyri. Mặc dù thịt của những cá mập Greenland khổng lồ thường là độc đối với con người - nồng độ urea cao dẫn đến những khó chịu ở da, mắt và hệ hô hấp - nhưng một khi được để cho thối rữa một chút, theo cách làm truyền thống là trong một cái hốc ở bãi biển (ngày nay đặt trong những cái thùng nhựa), thì nó sẽ trở thành một nguồn protein quý giá. Cá đuối và các loại các mập lớn khác cũng có độc như vậy, nhưng cũng có thể ăn được khi được để cho thối rữa hoặc lên men. Và do nó đã bị thối rữa, nó cũng được bảo quản rất tốt. Cho nên qua hàng trăm năm, những thực phẩm có mùi vị kinh tởm này lại chính là làm nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Khả năng của người Băng Đảo chịu được mùi vị thật sự khủng khiếp là chìa khóa quan trọng giúp cho họ tồn tại và sự phát triển của Băng Đảo cũng như tầm quan trọng của khả năng người Viking thứ thiệt đối phó với những gian khổ trong việc đi xa và đánh trận đối với bán đảo Scandinavia. Với hai triệu du khách đến thăm mỗi năm, ẩm thực quốc gia của Băng Đảo đã thay đổi trong vòng ba thập niên qua và nghiêng nhiều về phía pizza, mì ống và burger. Nhưng đây vẫn là một quốc gia nhỏ, với chỉ 330.000 dân, và truyền thống của họ không chỉ là những điều thu hút du khách; đó là điều giúp neo giữ những người Scandinavia đã phải rời bỏ quê hương này với quá khứ và kết nối họ với nhau. Mỗi mùa Giáng sinh, và mỗi tháng Þorri - tháng cổ của người Băng Đảo tương ứng với cuối tháng Giêng và đầu tháng Hai - là thời gian được dành cho các món ăn truyền thống mà, bên cạnh các loại cá thối rữa còn có món tinh hoàn cừu (súrsaðir hrútspungar), thủ cừu luộc với phần lông được thui (svið), thịt cừu xông khói (hangikjöt), chi trước của hải cẩu (seishreifar) và mỡ cá voi được ủ trong sữa chua (súr hvalur). Bạn có thể tìm thấy những suối nước nóng như Đầm Xanh nổi tiếng và những đồng băng bao phủ nội địa của hòn đảo ở một số nơi, nhưng tôi không biết có quốc gia nào khác mà lịch sử, sự phát triển và sự sống còn của nó lại gắn chặt một cách có ý thức và được tôn vinh trong nền ẩm thực đến như vậy. Và thật lòng mà nói, món thịt thủ cừu thì rất ngon. Bài tiếng Anh đã được đăng trên BBC Travel. |
Một nhà nghiên cứu chính trị nói với BBC rằng để dự đoán thay đổi chính trị ở Việt Nam, phải quan sát tiến trình phát triển kinh tế. | 'Càng hội nhập, càng chịu áp lực quốc tế' | Ông Vũ Tường, Phó Giáo sư ở Trường Cao học Hải quân, Hoa Kỳ cũng nhận xét diễn biến dân chủ hóa sẽ phụ thuộc nhiều vào vai trò của trí thức và người lao động, trong khi ông không trông chờ nhiều vào tầng lớp trung lưu. Trả lời phỏng vấn của Lê Quỳnh từ Đại học Quốc gia Singapore, nơi ông đang làm giáo sư thỉnh giảng, ông Vũ Tường nói tự do hóa chính trị không phải là mục tiêu của Đảng Cộng sản. Vũ Tường: Tôi phải nói trước là tôi rất sợ tiên đoán, vì thường thường trong giới phân tích và nghiên cứu, việc tiên đoán thường dẫn tới kết quả sai. Cách đây khoảng hai năm, học trò của tôi hỏi là thầy nghĩ sẽ xảy ra đảo chính ở Thái Lan không, tôi trả lời rằng chắc là không, vì nền dân chủ ở đó bắt đầu đi vào ổn định. Nhưng kết quả sau đó thế nào, ai cũng biết. Thế nên tôi không thích việc tiên đoán lắm. Về chính trị Việt Nam, tự do hóa chính trị không phải là mục tiêu của Đảng Cộng sản. Sự cởi mở hơn về chính trị xảy ra, là vì nhà nước quyết định họ phải đổi mới kinh tế. Nếu muốn tiên đoán tương lai chính trị Việt Nam 5, 10 năm tới, chúng ta phải dựa trên tiền đề đó, phải xem quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ thế nào. Tôi nghĩ ban lãnh đạo không có bất đồng về mục tiêu phát triển kinh tế, họ đều muốn Việt Nam thoát nguy cơ tụt hậu và có một vị thế trong khu vực. Bất đồng nếu có là ở tốc độ và từng bước đi cụ thể. Nhưng nếu kinh tế tiếp tục tăng trưởng, bất đồng đó cũng sẽ không phải là vấn đề. Nhưng để kinh tế phát triển, Việt Nam sẽ phải cho phép một mức độ tự do tối thiểu cho dân chúng và nhà đầu tư nước ngoài làm ăn. Xã hội Việt Nam từ thời Đổi Mới đã chuyển động theo hướng đó. Cách đây 20 năm, tôi còn ở Việt Nam, muốn đi đâu phải xin giấy của phường, được mời đi nước ngoài cũng chưa chắc được phép. Nhưng bây giờ những tự do như vậy đã có hết. Nên tôi nhìn thấy là dần dần họ sẽ phải mở hơn nữa. Một xu hướng nữa là khi kinh tế hội nhập nhiều hơn với phương Tây, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn của các thể chế quốc tế, chịu áp lực thay đổi cách vận hành trong thể chế chính trị, gần với phương Tây hơn. BBC:Và khi hội nhập nhiều hơn, Việt Nam cũng sẽ chịu áp lực của những thăng trầm kinh tế toàn cầu? Vâng. Giả sử có khủng hoảng khu vực hay toàn cầu, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng. Năm 1997 thì chưa nhiều lắm, nhưng 10, 15 năm sẽ khác. Và bất lợi kinh tế khi đó có thể dẫn tới đổ vỡ về chính trị, như đã thấy ở nhiếu quốc gia. Đây là điều rất quan trọng, nhưng không chuyên gia nào có thể tiên đoán trước được là khi nào sẽ xảy ra suy thoái kinh tế thế giới. BBC:Những cởi mở hơn về chính trị, xã hội rõ ràng đã diễn ra theo chiều đi lên ở Việt Nam từ 20 năm qua. Đảng Cộng sản muốn những thay đổi phải nằm trong sự kiểm soát. Câu hỏi là trong tương lai, Đảng có còn được sự chủ động như thời gian qua hay không. Các nghiên cứu cho thấy sự hội nhập và thay đổi kinh tế không rõ ràng là làm mạnh lên hay yếu đi Đảng Cộng sản. Có thể nó làm yếu đi sự kiểm soát của Đảng, ví dụ như trên tôi đã nói, họ phải chịu tác động của các thể chế quốc tế. Nhưng ở những mặt khác, họ lại mạnh hơn. Ví dụ, tiềm lực kinh tế của Đảng đã mạnh hơn nhiều so với trước. Cũng phải kể đến những giới ủng hộ Đảng hiện nay, ví dụ tầng lớp trung lưu hay những giới được ưu đãi trong xã hội. Tôi nghĩ trong một số khía cạnh, Đảng mạnh hơn nhiều. Họ cũng là những người có khả năng học hỏi, tiếp thu cái mới. Tôi tin trong quá trình đổi mới, họ cũng đã học thêm phương pháp quản lý và kiểm soát hiện đại của phương Tây. BBC:Còn vai trò của Mỹ, thưa giáo sư, bởi vì Hoa Kỳ cũng muốn có một vai trò trong tiến trình thay đổi ở Việt Nam? Mỹ vẫn muốn ủng hộ Việt Nam đi theo hướng dân chủ hóa và đã gây nhiều sức ép về tự do tôn giáo, thả tù nhân chính trị. Đó là chính sách của Mỹ cho đến gần đây. Nhưng hiện nay, xu hướng “engagement” đang thắng thế, tức là đối thoại, gần gũi với Việt Nam để đưa Việt Nam tiến bộ hơn là đối nghịch. Điều này khiến nhiều người Việt ở nước ngoài nghĩ là Mỹ đã “phản bội” dân chủ, như phản ứng mà ta thấy sau khi Washington đưa Việt Nam ra khỏi danh sách CPC. Xu hướng của Mỹ là chuyển hóa dần dần Việt Nam hơn là tập trung cùng lúc áp lực để gây ra thay đổi chính trị. Nhưng thực sự tôi không nghĩ Mỹ sẽ có ảnh hưởng lớn đối với vấn đề dân chủ hóa ở Việt Nam. Cái chính vẫn là người dân Việt Nam. Nếu họ có những bức xúc và đòi hỏi quyền lợi của mình, điều đó có ảnh hưởng lớn hơn là vai trò của Mỹ. BBC:Vậy ở Việt Nam, giáo sư nhìn nhận các tác nhân thay đổi nào là quan trọng? Tôi nghĩ trí thức có vai trò lớn, cũng như các tầng lớp khác như công nhân và nông dân. Nói điều này nghe có vẻ Mác – xít, nhưng vừa qua, ta thấy khi công nhân đình công, hay nông dân lên các thành phố lớn khiếu kiện, nó gây nhiều lo ngại cho chính quyền. Tôi đoán tương lai sẽ còn nhiều các hành động như vậy, thường xuyên và quy mô hơn. Còn về những người trung lưu, những nhà tư bản ở Việt Nam, họ đang được ưu đãi. Có lẽ họ không quan tâm lắm đến tự do chính trị vì thực ra họ đang là tầng lớp có nhiều tự do chính trị nhất. Thành ra tôi không trông đợi nhiều ở họ là những người sẽ tạo nên thay đổi, ít nhất trong tương lai gần. BBC:Như lúc đầu, giáo sư có nói là mình rất ngại tiên đoán vì dễ có rủi ro. Vậy những nhà nghiên cứu chính trị có đóng góp gì cho việc phân tích chính trị đương thời? Ồ, câu hỏi rất hay. Bọn tôi chắc là vô dụng thôi [cười]. Thực ra chúng tôi chỉ là những người quan sát, cố gắng nhận định tình hình một cách bình tĩnh để không bị ảnh hưởng bởi sự quá lạc quan hoặc quá bi quan. Chúng tôi quan sát cả xu hướng quốc tế chứ không chỉ Việt Nam, thành ra cũng không mắc míu quyền lợi gì, hay có sự nôn nóng với diễn trình. Nhờ vậy, hy vọng là sự đóng góp của chúng tôi là giúp được những ai muốn tìm hiểu tình hình bình tĩnh hơn, ít bị chi phối bởi cảm tính. Hy vọng đó là đóng góp của chúng tôi. ---------------------------------------------------------Le Nguyen, CaliforniaTôi rất đồng ý với nhận xét của Giáo Sư Tường. Đúng là ở Việt Nam hiện nay, phần lớn những người thuộc tầng lớp trung và thượng lưu và những nhà tư bản (còn được gọi là tư sản đỏ) đã và đang nhận được nhiều sự ưu đãi của đảng cộng sản sẽ không phải là thành phần chính đứng lên đòi tự do và dân chủ. Mà ngược lại, họ sẽ là những người luôn đem những thành tích kinh tế ra mà phủ kín đi những lỗ hổng về tự do dân chủ và công bằng xã hội. Cám ơn BBC đã có bài phòng vấn hay. Thính giả, Sài GònTheo tôi ở VN sự tiên đoán rất đa dạng : cán bộ cấp cao đa số về ý thức thì "còn nước còn tát", nơi hạ cánh thì đã chuẩn bị rồi, ở nước ngoài. tầng lớp doanh nghiệp thì hầu hết đang ngồi trên lưng cọp, cái tâm và cái khẩu khác nhau hoàn tòan ( chỉ những ai là DN tự lập thì mới hiểu . bởi pháp luật và công quyền chỉ phụng sự cho nhau ). còn dân thường thì chỉ biết "đảng và bác hồ giỏi nhất thế giới". còn lại một thành phần rất trung thành với chế độ thì ai củng biết đó là "hổng được đâu "... XP, tp Hồ Chí MinhTôi từng đọc nhiều bài của mấy " nhà dân chủ " nhưng chỉ có bài này là coi đựơc nhất . Nhận xét phải có tính thực tế khách quan chứ đâu như mấy " ông dân chủ" chỉ có chửi bới là nhiều còn đóng góp xây dựng chả thấy đâu. Mà tâm hồn của mấy " nhà dân chủ " đang để trên mây hay sao chỉ lo nhửng chuyện cao xa như: dân chủ , tự do , nhân quyền còn miếng cơm, manh áo là những chuyện thiết thực đối với người VN thì chẳng chú ý dùm. Huy Phan, San Jose,CAỞ VN ngày nay vẫn còn những bài học dạy cho hoc sinh như thế này thì làm sao mà hội nhập cho được: "vào thời chống Mỹ, phi công ta ( phi công nhân dân), lái máy bay lên trời, đậu lại, núp trong mây.Chờ khi giặc lái Mỹ bay qua, bèn mở máy rượt theo bắn hạ." Tôi khuyên những nhà nghiên cứu về tương lai VN, thì nên về VN, lật từng trang sách học trò đọc qua thì mới có sự suy luận chính xác hơn về tương lai VN. |
Trước hết tôi phải xin lỗi vì cái tựa đề nghe như khẩu hiệu của Đảng có thể gây lầm tưởng là tôi cổ vũ tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. | Quyết nắm Biển Đông? | Nguyễn Lễ viết cho BBCVietnamese.com từ Bắc Kinh Ngư dân 'Tam Sa' khoe kết quả đánh bắt. (Ảnh: Tân Hoa Xã) Thực ra đối tượng mà tôi muốn nói ở đây lại là Trung Quốc. Nếu thế thì chắc có người cho rằng phải để tựa là ‘quyết chiếm Biển Đông’ mới đúng. Nhưng cũng vì chữ ‘chiếm’ này mà tôi đã bị phản ứng rất gay gắt. Nước cờ cao Suốt mấy ngày qua dân tình trong nước sục sôi với câu chuyện hộ chiếu của người láng giềng phương Bắc thòng chiếc lưỡi lỗ mãng xuống liếm gần hết Biển Đông. Nước cờ này tuy mạo hiểm nhưng đã được tính toán kỹ trong ván cờ Biển Đông mà cao thủ Bắc Kinh đang buộc Hà Nội và Manila phải chơi theo ý họ. Xét cho cùng đây cũng là một bước đi logic của chính quyền Trung Quốc. Trên chuyến bay của hãng Air China đi Bắc Kinh để tường thuật về Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi đã phát hiện cơ man những chiếc lưỡi bò như thế. Tạp chí của hãng để trước mặt hành khách có rất nhiều bản đồ Trung Quốc, và trên mỗi bản đồ này, dù lớn hay nhỏ, người ta đều không quên đính kèm một cái lưỡi bò. Cái lưỡi đứt chín đoạn với chấm chấm bên trong giờ đây đã trở thành một phần không thể tách rời cái bụng phình to của đại lục. Một khi cái lưỡi này đã xuất hiện trên mỗi bản đồ Trung Quốc thì không có lý do gì nó lại không có mặt trên những tấm bản đồ cuối cùng trên hộ chiếu. Chủ nhân hãng lữ hành ở Bắc Kinh này cũng quyết lên tiếng về chủ quyền đối với 'Điếu Ngư' Chính vì thế mà hộ chiếu lưỡi bò là một bước đi logic của Bắc Kinh. Từ 10 triệu sẽ có ngày có đến cả tỷ cái lưỡi bò nhan nhản tỏa đi khắp nơi trên thế giới. Cá tươi Điếu Ngư Ngày đầu tiên ở Bắc Kinh, bước ra khỏi khách sạn tôi nhìn thấy đối diện bên kia đường có một bảng điện tử liên tục chạy chữ bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. Câu tiếng Anh dịch ra là ‘Điếu Ngư Đảo là của Trung Quốc’. Bảng điện tử đó là của một công ty lữ hành mà lý ra phải chạy các thông tin chào tour. Trên tờ báo nhiều ‘ân oán’ với Việt Nam là Hoàn cầu Thời báo tôi nhìn thấy tấm ảnh chụp một sạp cá trong một khu chợ ở Bắc Kinh căng một tấm biển trắng ghi dòng chữ rõ to được dịch sang tiếng Anh là: ‘Đây là cá tươi mới đánh bắt ở Điếu Ngư’. Tôi tin cả bảng điện tử lẫn băng rôn đều là việc làm tự phát tự giác của người dân chứ chính quyền chẳng hơi đâu sai bảo những việc chả ảnh hưởng gì đến quyền cai trị của họ. Cá ‘Điếu Ngư’ thì được tung hê như thế, còn cá ‘Tam Sa’ thì sao? Câu trả lời có ngay: trang web chính thức của Đại hội 18 cũng tranh thủ quảng bá một phóng sự ảnh về ‘Tam Sa’. Tôi nhìn thấy những ngư phủ sạm đen nắng gió trưng ra những con cá to bằng cả thân người họ vừa bắt được. Có lẽ cá ‘Điếu Ngư’ mới là hàng độc cần phải rao, còn cá ‘Tam Sa’ đã là ‘chuyện thường ngày ở huyện’. Không rõ tấm bảng viết 'cá tươi Điếu Ngư' có giúp người bán cá này được đắt hàng không? (Ảnh: CFP) Không những mắt thấy mà chính tai tôi cũng đã nghe (dù qua phiên dịch) những thường dân Bắc Kinh nói về ‘chủ quyền’ của họ. Có những người đã đồng ý trả lời nhưng lại đổi ý ngay khi biết một người Việt Nam lại đi hỏi chuyện về ‘Tam Sa’. Tuy nhiên, những ai chịu nói đều thể hiện một niềm tin chắc như đinh đóng cột rằng ‘Tam Sa’ và ‘Nam Hải’ là của Trung Quốc. Không có gì phải bàn cãi! ‘Thảo dân’ lên tiếng Bà Dương Quế Linh, 35 tuổi, tiểu thương bán rau cải ở Quận Hải Điến mặc dù lúc đầu khăng khăng không biết gì về chính trị nhưng trước sự nài nỉ của chúng tôi cuối cùng bà cũng phát biểu: Cái gì thuộc về Trung Quốc thì là của Trung Quốc. Với tư cách là công dân Trung Quốc, tôi hy vọng chính phủ sẽ dùng hết sức để lấy lại phần lãnh thổ thuộc về Trung Quốc. Và nữa: Vấn đề tranh chấp Điếu Ngư Đảo và tranh chấp Tam Sa đều quan trọng như nhau. Đây không phải là vấn đề bình thường. Đây là vấn đề liên quan đến lãnh thổ quốc gia. Lời lẽ của một chị bán rau nghe như giọng điệu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao! Thể theo yêu sách đòi đến 80% Biển Đông của Trung Quốc thì một quốc gia biển như Việt Nam thành ra không có biển. Trước sự hùng hồn của bà Dương, tôi xoáy sâu vào điểm này mà tôi cho là không thuyết phục rõ ràng trong yêu sách đường chín đoạn để xem người dân Trung Quốc nói sao. Người dân Trung Quốc tin tưởng chắc chắn rằng Tam Sa và Nam Hải là của họ không có gì bàn cãi Anh Tăng Vũ, 24 tuổi, nghiên cứu sinh ngành chế tạo xe hơi mà chúng tôi ‘chộp’ được tại Viện Công nghệ Bắc Kinh, có câu trả lời còn bất ngờ hơn: Thật sự tôi cũng không quan tâm lắm đến con số cụ thể nhưng nếu nói con số 80% là quá đáng thì đáng lẽ ra phải là 100% mới đúng vì biển đó là của Trung Quốc. Tôi nghĩ Trung Quốc cần phải dùng biện pháp cứng rắn để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, không thể tiếp tục nhượng bộ vì như thế Trung Quốc sẽ thiệt thòi. Tuy nhiên sau những lời lẽ ‘quá nhiệt huyết’, anh Tăng có phần đấu dịu: Mỗi người đều có lòng yêu nước, đều yêu đất nước của mình. Bản thân bạn cũng thế. Tuy nhiên đây chỉ là vấn đề hiện tại. Chúng ta nên nhìn về lâu dài. Giữa các quốc gia với nhau cần phải tìm hướng giải quyết để cùng nhau phát triển. Anh Tăng Vũ chính là người đã phản ứng quyết liệt với người phiên dịch của tôi khi cô dùng chữ Trung Quốc ‘chiếm đoạt’ 80% Biển Đông mà tôi đã đề cập ở đầu bài. Một sinh viên khác, họ Giả, 25 tuổi, cùng trường và đang học sau đại học ngành Quang học, tỏ ra khá mềm dẻo với điều kiện ẩn danh. Đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ thì số liệu không thể hiện được sự chính xác thông tin. Có thể thấy được một bên nhiều hơn một bên ít hơn nhưng số liệu có được cũng có lý riêng của nó. Cá nhân tôi mong muốn hòa bình song song với lãnh thổ được nguyên vẹn không xảy ra tổn thất gì. Chính phủ với tư cách là đại diện của người dân phải xem xét và quyết định làm sao cho đạt được nguyện vọng của người dân. Trung Quốc đang từng bước từng bước một hiện thực hóa 'chủ quyền' của họ trên Biển Đông Người bạn phiên dịch của tôi, một du học sinh Việt Nam ở Bắc Kinh đã ba năm, cho biết kể từ khi bùng nổ vụ Điếu Ngư, người dân Trung Quốc dồn tất cả căm hờn vào Nhật Bản và gần như quên Việt Nam. Vấn đề là tại sao một hòn đảo bỏ hoang lại có thể khuấy động tinh thần của người dân Trung Quốc hơn một vùng biển chiến lược có lợi ích dồi dào. Nếu xem ‘Điếu Ngư’ là cái bánh khó nhằn còn ‘Nam Hải’ là miếng ngon trước sau gì cũng nuốt trọn thì câu trả lời sẽ rõ. Ít ra đây cũng là ý kiến của ông Vương Gia Tường, 72 tuổi, một kỹ sư đã về hưu. Vấn đề tranh chấp Điếu Ngư Đảo tương đối khó khăn, ông trả lời tôi, Nhưng một khi đã giải quyết được Điếu Ngư thì vấn đề Tam Sa sẽ dễ dàng giải quyết. Rõ ràng hộ chiếu mới của Trung Quốc có đính kèm lưỡi bò nhưng lại không dám động đến ‘Senkaku’ nên Tokyo cho qua không nói gì. Tôi đã soi rất kỹ trên các bản đồ trong các sách vở của Trung Quốc để tìm dấu vết của ‘Điếu Ngư’ nhưng cũng không hề thấy đánh dấu. Có thể thấy rằng với Tokyo tuy Bắc Kinh có lớn tiếng nhưng vẫn vừa đi vừa ngó chừng. Trong khi đó, đối với Hà Nội và Manila Bắc Kinh sẵn sàng ra mặt bặm trợn. Đây có lẽ vận vào ý ‘dễ trước khó sau’ mà giới lãnh đạo Trung Quốc đã đặt ra cho chiến lược biển đảo của họ chăng? Không có đường lui Lãnh đạo Trung Quốc sẽ không lùi bước trên vấn đề 'Nam Hải' Thế thì nếu cả Tokyo, Hà Nội và Manila có cùng hành động gây sức ép cùng một lúc thì tôi tự nhủ Bắc Kinh sẽ như thế nào? Có lẽ họ sẽ phải vất vả chống đỡ, nhưng dù thế nào chăng nữa thì trước áp lực quyết liệt của dân chúng tôi cho rằng khả năng Trung Quốc lui bước trên Biển Đông là hoàn toàn không có chứ đừng nói là rất ít. Cũng sẽ có những lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh càng phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề chủ quyền nếu họ cần tranh thủ sự ủng hộ của người dân. Ý chí quyết liệt của người dân hòa với mưu tính của nhà cầm quyền khiến Bắc Kinh ở vào tư thế chỉ có thể tiến chứ không thể lùi trên vấn đề ‘Nam Hải’. Muốn hoàn thành bá nghiệp Trung Quốc phải vươn ra biển. Như thế trước hết phải có ‘ao nhà’. Cho nên có thể nói Biển Đông là chiếc chìa khóa Trung Quốc quyết phải nắm mà nếu mất thì cũng tan tành giấc mộng mà đời đời đất nước Trung Hoa luôn ấp ủ. Chưa kể danh dự một nước lớn. Nếu tuyên bố chủ quyền mà cuối cùng lại để mất vào tay nước nhỏ thì chẳng mất mặt lắm sao? Cho nên dù tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông có thể bị xem là ‘vô lý’ nhưng chính phủ họ lại rất tự tin với điều ‘vô lý’ đó. Tự tin vì họ biết họ phải nắm Biển Đông bằng mọi giá. Tự tin vì họ đang và sẽ có đủ tiềm lực để thực hiện điều đó. Sự tự tin này cũng có thể thấy với hộ chiếu lưỡi bò. Một bước đi rủi ro nhưng họ rất mạnh dạn chứng tỏ họ đã lường trước tất cả hệ lụy. Thách thức cao ngất Chính quyền Việt Nam không cảm thấy thoải mái với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Khoan bàn đến lý lẽ của mỗi bên, khoan so về tương quan lực lượng mà chỉ dừng lại ở tinh thần bảo vệ ‘chủ quyền’ của người dân Trung Quốc, tôi thấy đã là một ngọn núi cao ngất đối với Hà Nội. Đó là niềm tin từ gan ruột của họ, bất kể có lý hay phi lý. Đó là sự tự giác bảo vệ chủ quyền đến mức cực đoan. Đó là sự lan tỏa đến từng người dân bình thường. Có lẽ sẽ hồ đồ khi cho rằng người Việt Nam không máu lửa như người Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền. Nhưng ở Việt Nam tôi chưa thấy được sự tự giác và lan tỏa ở mức độ như ở Trung Quốc. Ít nhất thì người dân Trung Quốc cũng xuống đường rầm rộ để hà hơi tiếp sức cho chính quyền gây áp lực với Nhật Bản trên vấn đề Điếu Ngư. Trong khi đó thì các cuộc biểu tình bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa ở Hà Nội số lượng chẳng được bao nhiêu mà lại còn bị chính quyền gây khó dễ đủ điều. Nhìn trước mắt thì hộ chiếu lưỡi bò cũng chỉ là một trong rất nhiều đòn mà Bắc Kinh sẽ tiếp tục tung ra để nhằm hạ gục Hà Nội và Manila. Trong khi chờ đợi, ông Lương Thanh Nghị nên chuẩn bị sẵn tinh thần hoặc tranh thủ tìm bài gì mới xi-nhê hơn. Trong câu chuyện này, ở Việt Nam, Đảng đã giành hết quyền lo. Người dân không được phép xía vào. Họ đang trông chờ Đảng ‘lo’ tốt hơn chứ không phải chỉ la oai oái trước những cú ra đòn hiểm hóc của Trung Quốc. Nếu có việc gì xảy ra thì chắc chắn toàn bộ trách nhiệm thuộc về Đảng. Đó là trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc, trước tổ tiên và trước các thế hệ mai sau. Bài viết phản ánh quan điểm và cách hành văn của riêng tác giả, không phải của BBC Việt ngữ. Thêm về tin này Chủ đề liên quan |
Năm nay, chính quyền và đảng Cộng sản Việt Nam đang đánh dấu 75 năm quốc khánh và ngày độc lập 2-9, đồng thời đảng cầm quyền cũng chuẩn bị cho Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 sắp nhóm họp vào đầu năm sau. | Chuẩn bị Đại hội 13: Thách thức cho Đảng Cộng sản Việt Nam? | Một số lãnh đạo Việt Nam dự lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Quốc khánh Việt Nam 75 năm và sức khỏe của hệ thống chính trị Biên giới Việt - Trung: Thời điểm ký kết bất lợi hay không và hệ lụy? Nhân dịp này, một số nhà bình luận thời sự, chính trị Việt Nam từ trong nước và hải ngoại bàn về vấn đề gì có thể là thách đố lớn mà kỳ đại hội này có thể phải đương đầu, giải quyết. Ông Lê Văn Sinh (nhà nghiên cứu lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội): Câu hỏi đặt ra với đảng này và cũng là với Đại hội 13 theo tôi là Việt Nam có thật sự là nước dân chủ, quyền tự do của người dân có được đề cao, tôn trọng và bảo vệ hay không. Đó là câu hỏi lớn mà các thế hệ lãnh đạo Đảng biết mà dân chúng càng biết rõ. Ông Trần Tiến Đức (nguyên Vụ trưởng tuyên truyền cấp ủy ban nhà nước): Tôi thấy việc xây dựng một đảng cầm quyền vững mạnh, trong sạch, đi đôi với mở rộng dân chủ, tôn trọng quyền con người là điều người dân chờ đợi. Nhà văn Võ Thị Hảo (nhà bất đồng chính kiến và tị nạn chính trị, từ Berlin, CHLB Đức): Theo tôi, đó là quyền lực có xu thế bị biến thành lạm quyền và tham nhũng, không thể chữa trị vì đảng Cộng sản tuyệt đối độc quyền. Hệ thống chính trị nhiều chỗ biến thành đường dây ngầm về quyền lực mà ngay cả những lãnh đạo cao nhất cũng hãi hùng về an nguy trong các cuộc tranh giành phe phái trước đại hội đảng. Thêm nữa, đó là, sự đàn áp tự do ngôn luận, ngay cả sự kêu cứu của dân oan vẫn một lòng tin đảng vẫn bị đàn áp, đến mức năm 2020 này đã xẩy ra vụ tập kích và thảm sát Đồng Tâm; và đó là một nền kinh tế, chính trị và ngoại giao thiếu tự chủ, lệ thuộc và lép vế so với Trung Quốc và ngay cả một vài lãnh đạo có tâm nhất vẫn không thể quản lý nổi sự xâm lấn về mọi mặt của Trung Quốc với Việt Nam: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và ngoại giao. Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ (Nhà phân tích chính sách công): Đảng CSVN vẫn khẳng định là lực lượng lãnh đạo mạnh mẽ, độc tôn đối với xã hội, đất nước. Đảng vẫn nhấn mạnh “kiên định” chủ nghĩa Marxism - Leninism, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đã lưu ý đến “đổi mới, sáng tạo”, đặc biệt trước thềm Đại hội 13. Hơn thế, “xây dựng và chỉnh đốn đảng” để tập trung quyền lực đang được thể hiện trong đại hội các cấp. Chống tham nhũng có thể vẫn được duy trì, nhưng không thể mang lại hiệu quả thực sự, khi “tự diễn biến, tự chuyển hoá” được đảng xác định là do bộ phận cán bộ, đảng viên, nghĩa là do họ “không rèn luyện”. Tuy nhiên, nguồn gốc của quá trình này là do bản chất của guồng máy đặc quyền đặc lợi. Tiến sỹ Mai Thanh Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam): Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội trong quốc gia Việt Nam. Nội bộ đảng có những nguyên tắc bảo mật riêng, và vì thế tôi cũng như nhiều quốc dân đồng bào chẳng bao giờ có thể hiểu được đâu là “vấn đề lớn và căn cốt từ đại hội đến đại hội của họ”. Nhưng với những trải nghiệm từ mấy chục năm nay, tôi hình dung rằng, mối quan tâm lớn nhất của những người cộng sản Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai vẫn là làm sao để đảng của mình đừng có “xuống hố cả nút”. Về nội bộ đảng, câu chuyện “củi lửa” chắc chắn sẽ còn nóng trước và sau đại hội 13. Đối với những vấn đề lớn của đất nước như định hướng mô hình phát triển quốc gia hay củng cố mối đại đoàn kết toàn dân, tôi cũng chắc họ còn đang rất bí bách. Về mô hình phát triển quốc gia thì chính các nhà lý luận của đảng cũng đã phải thừa nhận là còn mù mịt. Về các vấn đề khác liên quan đến lòng người, tiếng nói của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, vụ Thủ Thiêm hay Đồng Tâm đều là không mấy dễ chịu. Đó cũng chính là những vấn đề mà cá nhân tôi, một quần chúng nhân dân đặt ra, nhưng nói thật, tôi không kỳ vọng đảng xử lý được. Đảng Cộng sản không chấp nhận có đảng đối lập Có giải được vấn đề không? Khi được hỏi trước vấn đề hay những câu hỏi đặt ra đó, liệu Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam có giải quyết được hay không, các nhà bình luận nêu quan điểm của mình. Ông Trần Tiến Đức: Tôi không hy vọng gì ở Đại hội 13. Thách thức lớn nhất là phải dám vượt qua những quan niệm đã lỗi thời, chấp nhận những thay đổi cho dù đau đơn, đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích đảng phái, đi theo con đường phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Ông Lê Văn Sinh: Công tác chuẩn bị văn kiện chính trị và nhân sự Đại hội 13 không có gì khác các Đại hội trước đó của ĐCSVN. Khi các nhà lãnh đạo Đảng vẫn trung thành với học thuyết xây dựng xã hội Marxism – Leninism, vẫn xây dựng ở Việt Nam một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sẽ không có thay đổi căn bản về chính trị - xã hội cho đất nước. Bà Võ Thị Hảo: Có thể giải quyết được, nếu Đại hội này thực sự thay đổi thể chế chính trị theo hướng đảng Cộng sản trao các quyền đương nhiên lại cho dân, chấp nhận lẽ công bằng là cạnh tranh cùng các đảng đối lập, thực hiện hệ thống tam quyền phân lập và tự do ngôn luận... Tuy nhiên, điều này chưa thể có, nếu xét theo hiện trạng. Ông Phạm Quý Thọ: Không thể giải quyết ở một đại hội, ở ĐH 13 này, vì đây là vấn đề thuộc bản chất chế độ đảng toàn trị, chuyên chế chứa đựng những mâu thuẫn cơ bản giữa hai hệ thống ý thức hệ với các giá trị đối lập. Viễn kiến tương lai thế nào? Bình luận về viễn kiến, tương lai của đảng cầm quyền và chế độ mà năm nay đánh dấu 75 năm quốc khánh, cùng 90 năm tròn thành lập đảng Cộng sản Việt Nam, các ý kiến nói với BBC: Ông Lê Văn Sinh: Theo tôi, tương lai của chế độ và đảng cầm quyền ở Việt Nam là vô định. Chừng nào nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn bị điều hành bởi hệ thống chính trị phi thị trường thì chế độ và đảng lãnh đạo chế độ đó không có tương lai. Tương lai của Đảng phụ thuộc vào việc Đảng có dám tự đổi mới thành một đảng dân chủ hay không, có dám tiến hành cuộc cải cách chính trị thực sự hay không. Bà Võ Thị Hảo: Trong tương lai gần, phe được cho là thân Trung Quốc vẫn thắng thế. Trong khoảng 5 năm tới, e rằng đa số người dân sẽ càng nghèo, thậm chí kiệt quệ vì thể chế này và ảnh hưởng của Covid-19 cùng thiên tai. Đây là thách thức cực lớn cho đảng Cộng sản. Tương lai xa mà tất cả đều có thể, sự bất công và yếu tố địa chính trị, có thể góp phần tạo nên thời vận cho một nền dân chủ... Tuy nhiên, tôi cho rằng người Việt Nam đương nhiên không thể tuyệt vọng. Bền bỉ giữ lương tâm và hành động dù nhỏ, dai dẳng cho đến một ngày thể chế đó phải thay đổi. Tôi đang ở Đức, các bạn có thể ở các nơi khác trên thế giới, và chúng ta biết, người Việt Nam đương nhiên phải được hưởng những quyền lợi chính đáng như công dân trên hành tinh này ở các thể chế, quốc gia tiến bộ, văn minh, dù chậm. Ông Phạm Quý Thọ: Chế độ đảng toàn trị có “sức sống dẻo dai”, bởi sự duy trì đàn áp, chuyên chế. Ngoài ra, những chính sách “sai – sửa” được áp dụng để thích ứng với tình hình mỗi khi “bị dồn đến chân tường”. Người dân luôn mong muốn có sự thay đổi hướng đến các quyền tự do, dân chủ và mưu cầu hạnh phúc. Sự cải cách chính trị cần hướng đến nguyện vọng của nhân dân, sao cho họ có quyền bầu được người đại diện cho bản thân, tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn. Ông Mai Thanh Sơn: Theo tôi, xét theo quy luật lịch sử, chế độ nào rồi cũng có hồi cáo chung để được thay thế bằng một chế độ khác ưu việt hơn, hợp lòng dân hơn. Vấn đề chỉ là khi nào và bằng cách nào? Tôi, chắc cũng như đại đa số quốc dân Việt Nam khác, đều mong muốn có một sự chuyển đổi trong hòa bình, thông qua các cuộc đối thoại giữa những người anh em Việt, với tinh thần thượng tôn quốc gia/dân tộc thay vì dựa vào những người đồng chí có chung một ý thức hệ đã bị thế giới ruồng bỏ. Triển vọng thì nhiều, vì hiện nay dân trí đã cao hơn so với dăm bảy thập niên trước. Nhưng thách thức cũng vô cùng lớn, bởi tất cả các nhà cầm quyền (cá nhân và tập thể) luôn có xu hướng bảo thủ. Việt Nam chắc chắn cũng không là ngoại lệ. Và các kinh nghiệm cũng cho thấy, sự sinh thành nào cũng đớn đau. Mời quý vị theo dõi thảo luận về Chủ đề 75 năm Quốc khánh Việt Nam trên mạng YouTube hôm 03/09/2020. |
Gia đình của những nạn nhân trong vụ bắt cóc con tin tại trường học ở miền nam Nga đã được cho phép vào hiện trường, một ngày sau khi vụ bắt cóc kết thúc một cách thảm khốc. | Gia đình con tin được phép vào trường | Con số người thiệt mạng tại trường học số 1 ở trị trấn Beslan giờ đây lên tới 330. Các thân nhân đã khóc khi họ vào tìm bên trong trường học, giờ đây bị tro bụi và vỏ đạn che phủ sau các vụ đụng độ cuối cùng. Một số người không biết thân nhân của họ còn sống hay đã chết, vì danh sách nạn nhân cuối cùng vẫn chưa được công bố. Tổng thống Nga Putin kêu gọi người dân Nga phải sát cánh đối đầu với khủng bố. Việc tìm kiếm thi thể nạn nhân không thể tiến hành nhanh chóng vì các lực lượng quân đội phải dò mìn ở bên trong tòa nhà, nơi các phiến quân đã giam giữa các trẻ em và người lớn trong ba ngày liền. Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm hiện trường, khói các đám cháy vẫn còn lơ lửng trên bầu trời. Ông Putin khẳng định không ra kế hoạch tấn công vào trường học. Thông cáo mới của giới chức địa phương cho hay trái với các tin đưa ra từ trước, họ chưa bắt được một tên khủng bố nào và 26 kẻ bắt cóc con tin đã bị chết trong vụ này. Đóng cửa biên giới Ông Vladimir Putin đã ra lệnh đóng cửa biên giới Bắc Ossetia sau khi cuộc khủng hoảng con tin kết thúc với ít nhất 250 người chết. Ông Putin đã tới Beslan vào đêm hôm thứ Sáu để nói chuyện với những người sống sót. Ông nói những kẻ bắt cóc con tin đã dùng vụ này để khơi gợi mâu thuẫn sắc tộc. Trong số những người thiệt mạng trong vụ này có nhiều trẻ em. Hiện người ta vẫn đang truy tìm ba tay súng được tin là đã trốn chạy vào hôm thứ Sáu khi lính Nga tấn công trường học. "Cả nước Nga đau buồn cùng các bạn," ông Putin phát biểu tại Beslan sau khi hạ cánh vào lúc ba giờ sáng giờ địa phương. Ông cho biết lực lượng an ninh Nga cũng đã bị mất mát nặng nề về người trong vụ tấn công vào trường học này. Những kẻ tấn công vào ngôi trường vừa mở cửa lại trong ngày khai giảng năm học mới đã đòi hỏi Nga phải rút quân ra khỏi khu vực Chechnya láng giềng với Bắc Ossetia. Vụ tấn công không được hoạch định Tin cho hay hơn một ngàn trẻ em và cha mẹ các em đã có mặt ở bên trong trường học lúc những kẻ khủng bố tràn vào chiếm tòa nhà. Sáng thứ Sáu, chính quyền và những kẻ khủng bố tiếp tục tiến hành thương thảo và đã có hy vọng khủng hoảng có thể được giải quyết. Thế nhưng bạo lực đã xảy ra khi các nhân viên y tế lái xe tới trường để thu dọn các xác chết trong ngày đầu tiên. Hai tiếng nổ lớn ở bên trong trường học đã khiến cho các kẻ bắt cóc hốt hoảng nổ súng. Lúc đó các con tin tìm cách chạy ra ngoài, điều đã khiến các lực lượng quân đội và cảnh sát bên ngoài quyết định tấn công vào phía trong tuy không có kế hoạch từ trước. Hơn 700 người đã bị thương. Bộ Y tế Bắc Ossetia nói rằng vào sáng thứ Bảy còn 531 người nằm viện, trong đó một nửa là trẻ em. Hãng Interfax cũng cho biết hai máy bay vận tải chở nhân viên và thiết bị y tế đã từ Matxcơva tới Beslan. Nhiều người lớn và trẻ em vẫn còn mất tích, và nhiều thân nhân của các con tin vẫn ở lại hiện trường. Hôm thứ Sáu các quan chức địa phương nói có 10 người Ả rập trong số 27 kẻ bắt cóc con tin đã bị giết chết. Họ cũng cho biết đã bắt sống ba tên. Tin này nay đã bị bác bỏ và cơ quan chức năng vẫn đang truy tìm những kẻ tham gia bắt cóc con tin có thể đã chạy thoát. Lòng quả cảm Trong bài phát biểu đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ việc, ông Vladimir Putin hứa hẹn giúp đỡ các nạn nhân về y tế để giúp họ hồi phục. Ông nói các lực lượng đặc biệt đã tỏ rõ "lòng quả cảm" của mình tuy đã mất mát nặng. Ông cam đoan rằng việc sử dụng vũ lực đã không được định trước. "Tình hình diễn biến quá nhanh và bất ngờ," ông nói. Tổng thống Hoa Kỳ Bush thì mô tả sự việc như một "gợi nhớ đau thương" về nạn khủng bố. "Chúng ta sát cánh cùng với nhân dân Nga, chúng ta gửi tới họ lòng thông cảm và lời cầu nguyện trong giây phút đau buồn này". Chính phủ nhiều nước Ả rập cũng đã lên án vụ bắt cóc con tin. Hội nghị Ngoại trưởng các nước Âu châu họp tại Brussels đã chia buồn với Nga thế nhưng cũng nói họ sẽ chất vấn nước này là sao lại để một thảm kịch như vậy xảy ra. Phóng viên tin quốc tế của BBC William Horsley nói Liên Hiệp Âu châu không chỉ đề cập tới cách hành xử của lực lượng an ninh Nga tại hiện trường, mà còn quan ngại về chính sách can thiệp quân sự của Nga tại Chechnya. Ngay lập tức, Nga đã phản ứng về tuyên bố của châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã chỉ trích Ngoại trưởng Hà Lan Bernard Bot về giọng điệu của ông này trong thông cáo về khủng hoảng Beslan mà ông Bot thay mặt cho Liên Hiệp châu Âu đưa ra. Theo thông tấn xã Nga Interfax, ông Lavrov nói ông hy vọng châu Âu không ám chỉ rằng vụ khủng hoảng này là do lỗi của Nga và rằng một thông cáo như vậy thật quá đáng khi toàn thế giới đều biết là mục tiêu hàng đầu của Nga là bảo đảm an toàn tính mạng cho các trẻ em ở Beslan. |
Khi Covid-19 tiếp tục càn quét khắp nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hướng dẫn cho các thống đốc về việc mở cửa lại nền kinh tế trong những tháng tới. | Virus corona: Trump tiết lộ kế hoạch ba giai đoạn mở cửa trở lại nước Mỹ | Các hướng dẫn "Mở cửa trở lại nước Mỹ" phác thảo ba giai đoạn trong đó các bang có thể dần dần nới lỏng lệnh phong tỏa. Trump nói virus corona đã 'vượt đỉnh điểm' ở Mỹ Bill Gates nói việc Trump ngưng tài trợ cho WHO rất 'nguy hiểm' Đại tướng Mỹ ‘không chắc chắn về nguồn gốc virus corona ở Trung Quốc’ Ông Trump hứa với các thống đốc rằng họ sẽ tự xử lý quá trình này, với sự giúp đỡ từ chính phủ liên bang. Hoa Kỳ hiện có 654.301 ca nhiễm và 32.186 ca tử vong do virus. Ông Trump đã đề xuất một số bang có thể mở cửa trở lại trong tháng này. Ông Trump đã nói gì trong cuộc họp báo? Trong cuộc họp báo thường ngày vào thứ Năm, Tổng thống Trump tuyên bố "mặt trận tiếp theo trong cuộc chiến của chúng ta - mở cửa trở lại nước Mỹ". "Nước Mỹ muốn mở cửa và người Mỹ muốn mở cửa", ông nói. "Việc đóng cửa quốc gia không phải là một giải pháp lâu dài bền vững." Ông nói rằng việc phong tỏa kéo dài có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng. Ông cảnh báo về một "sự gia tăng mạnh mẽ" trong lạm dụng ma túy, lạm dụng rượu, bệnh tim và các vấn đề "thể chất và tinh thần" khác. Ông Trump nói với các phóng viên rằng những công dân khỏe mạnh sẽ có thể trở lại làm việc "khi điều kiện cho phép". Ông nói rằng người Mỹ sẽ tiếp tục được kêu gọi duy trì các biện pháp giãn cách xã hội và ở nhà nếu họ không khỏe. Ông nói rằng việc mở lại nền kinh tế Mỹ sẽ được thực hiện "cẩn thận từng bước tại từng thời điểm" nhưng ông kêu gọi các thống đốc hành động "rất, rất nhanh, tùy thuộc vào những gì họ muốn làm". Kế hoạch này như thế nào? Mỹ là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch virus corona Tài liệu hướng dẫn dài 18 trang của chính quyền Trump nêu chi tiết ba giai đoạn để mở cửa lại nền kinh tế, với mỗi giai đoạn kéo dài tối thiểu14 ngày. Các hướng dẫn đầy đủ có thể được xem ở đây. Chúng bao gồm một số khuyến nghị trên cả ba giai đoạn bao gồm đảm bảo vệ sinh cá nhân và chủ lao động xây dựng các chính sách để thực thi giãn cách xã hội, xét nghiệm và truy vết các đối tượng nghi nhiễm. Giai đoạn một: Bao gồm nhiều biện pháp hạn chế hiện tại như tránh đi lại không cần thiết và không tụ tập theo nhóm. Nhưng các địa điểm lớn như nhà hàng, nơi thờ phượng tôn giáo, và các khu thể thao "có thể hoạt động với các quy định nghiêm ngặt về khoảng cách". Giai đoạn hai: Nếu không có bằng chứng về sự bùng phát trở lại của virus, các di chuyển được coi là không thiết yếu được phép thực hiện. Các trường học có thể mở lại và các quán bar có thể hoạt động "với số lượng khách hạn chế". Giai đoạn ba: Các tiểu bang đang có chiều hướng giảm đối với số ca mắc và số người có triệu chứng có thể cho phép "tương tác công cộng" với khoảng cách vật lý quy định và số nhân viên đến sở làm không bị hạn chế. Việc thăm viếng các bệnh viện và nhà dưỡng lão có thể được tiếp tục, các quán bar có thể tăng sức chứa. Một số khu vực có thể bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường sau thời gian đánh giá kéo dài ít nhất một tháng, theo hướng dẫn. Ở những nơi có nhiều ca nhiễm hoặc khi số ca bắt đầu tăng, có thể cần nhiều thời gian hơn. Điều phối viên của lực lượng đặc nhiệm phòng chống virus corona Nhà Trắng, ông Deborah Birx, phát biểu tại cuộc họp hôm thứ Năm rằng khi các bang đã thực hiện qua ba giai đoạn này, họ có thể cho phép ngày càng nhiều nhân viên trở lại làm việc theo từng bước. Giai đoạn ba sẽ là giai đoạn "bình thường mới" và vẫn sẽ bao gồm các đề xuất rằng những người dễ bị tổn thương nên tránh những nơi đông người. Ông Trump đã nói gì với các thống đốc? Ong thừa nhận rằng quyền hạn của ông bị giới hạn trong việc ban hành các hướng dẫn Tổng thống đã tranh luận với các thống đốc trong những ngày gần đây về thời điểm nới lỏng các lệnh phong tỏa và mở cửa trở lại các doanh nghiệp - nhưng giờ đây ông thừa nhận rằng quyền hạn của ông bị giới hạn trong việc ban hành các hướng dẫn. Trong cuộc gọi hôm thứ Năm, ông Trump đã nói với các thống đốc: "Quý vị sẽ là người chịu trách nhiệm. "Các ông sẽ thực thi nó, chúng tôi sẽ giúp các ông," ông nói thêm. Hôm thứ Tư, lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm phòng chống virus corona của Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mike Pence cho biết 24% các bang ở Mỹ không có ca mắc virus nào được báo cáo. Ông nói thêm rằng một nửa các tiểu bang Hoa Kỳ có ít hơn 2.500 ca. Chính quyền Trump trước đó đã dự kiến lấy ngày 1/5 như mốc thời gian để mở cửa trở lại đất nươc, và vào thứ Tư, ông Trump cho biết một số bang có thể mở cửa sớm hơn thế. Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế và thống đốc bang đã cảnh báo chống lại việc mở lại nền kinh tế quá sớm. Hôm thứ Ba, ông Anthony Fauci, chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm, nói với hãng tin AP rằng thời điểm ngày 1/5 là "hơi lạc quan quá mức" đối với nhiều khu vực của đất nước, vì sẽ cần một hệ thống tốt để xét nghiệm và truy tìm các ca nghi nhiễm trước khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ. Các thống đốc Hoa Kỳ nói gì? Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết hôm thứ Năm rằng tiểu bang của ông sẽ vẫn thực hiện lệnh ở nhà cho đến ngày 15/5. Giới chức trong tiểu bang, là tâm dịch ở Mỹ, cho biết tình hình đang có dấu hiệu ổn định trong tuần này, mặc dù vẫn có hàng trăm người chết mỗi ngày. Các thống đốc bang Michigan, Ohio, Wisconsin, Minnesota, Illinois, Indiana và Kentucky đã tuyên bố họ sẽ hợp tác để mở cửa trở lại. "Chúng tôi nhận ra rằng nền kinh tế của chúng tôi hoàn toàn dựa vào nhau và chúng tôi phải hợp tác để mở cửa trở lại cách an toàn, để những người lao động chăm chỉ có thể quay lại làm việc và các doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại," họ nói trong một tuyên bố hôm thứ Năm. Không có mốc thời gian được đưa ra, nhưng các thống đốc cho biết họ có kế hoạch mở cửa trở lại theo từng giai doạn đối với từng lĩnh vực của nền kinh tế. Tại Michigan, nơi đã chứng kiến hơn 1.700 người chết vì virus, người dân đã phản đối các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt của Thống đốc Gretchen Whitmer. Vào thứ Tư, người dân đã xuống đường sau khi thống đốc tuyên bố lệnh ở nhà sẽ được gia hạn. Các nước khác đang làm gì? |
Người Anga sống tại Quận Aseki của Papua New Guinea, vùng cao nguyên nằm bên rìa thế giới hiện đại, thừa hưởng một trong những nghi lễ kỳ quặc nhất của thế giới cổ đại: hun khói thi thể người chết. | Tập tục kỳ lạ: Hun khói xác người chết | Là một hình thức lưu giữ lạ lùng, mà theo cách nhìn của người ngoài là rất kỳ cục, các xác chết được hun khói của người Aseki đã hấp dẫn trí tưởng tượng của các nhà nhân chủng học, các nhà văn và các nhà làm phim từ hơn 100 năm nay. Tuy nhiên, chưa có ai chỉ ra được thực sự điều đó là gì mà đa phần chỉ toàn tưởng tượng, đồn đoán. Xác ướp ở miền đất của những người ăn thịt đồng loại Để tìm hiểu xem thói quen này bắt đầu từ khi nào và tại sao người Anga lại ướp xác người chết ở nơi mà việc ăn thịt người từng là chuyện bình thường, tôi tới Lae, thành phố lớn thứ nhì của Papua New Guinea. Tại đó, tôi gặp Malcolm Gauthier, hướng dẫn viên của công ty chuyên cho thuê xe máy chạy đường địa hình, Niugini Dirt. Chúng tôi đã có một hành trình kéo dài trong hai ngày với một đêm ngủ lại ở thị trấn đào vàng hồi thập niên 1930, Bulolo. Con đường dẫn tới quận Aseki hẻo lánh rất ngoằn ngoèo (Hình: Ian Lloyd Neubauer) Càng đi sâu vào đất liền, đường sá càng xấu đi. Xe nhảy chồm chồm đến ê ẩm xương cốt, bùn đất lầy lội, rồi phải vượt sông. Có chỗ chúng tôi cần phải nhờ đến cano dẫn đường mới qua được. Khi chúng tôi tới được Angapenga, một ngôi làng lớn nằm cách Lae khoảng 250km về phía tây nam, một đám trẻ nhỏ chỉ trỏ chúng tôi nhìn qua lớp cỏ cao che khuất, dõi mắt xuống một thung lũng. Đó là một trong hàng chục địa điểm ở Quận Aseki, nơi ta có thể nhìn thấy các thi thể hun khói. Địa điểm đặt xác ướp ở Angapenga cũng là nơi dễ đến nhất, chỉ cách con đường một quãng đi bộ. Sau khi chúng tôi đỗ xe, một người đàn ông có tên là Dickson lại gần. Ông nói ông là người cai quản khu vực. Nói bằng tiếng Tok Pisin, một thứ ngôn ngữ phong phú của người châu Âu sống tại châu Mỹ, pha trộn giữa tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng thổ ngữ của người Melanesia bản địa, ông đòi chúng tôi phải trả một khoản tiền cao ngất ngưởng mới được vào bên trong. Đi bằng xe máy là một cách để có thể đi được nhiều nơi ở Papua New Guinea (Hình: Ian Lloyd Neubauer) Gauthier mặc cả xuống mức giá cả hai bên chấp nhận được, rồi chúng tôi cùng hàng chục đứa trẻ rồng rắn kéo nhau đi nốt đoạn cuối của hành trình, nửa bò nửa trèo qua đoạn rừng rậm rạp đầy cây lá han và mạng nhện. Quãng đường phủ đầy cây cỏ rất dốc khiến chúng tôi có lúc phải bò bằng cả chân lẫn tay. Rồi đột nhiên lối đi biến mất dưới tán lá rừng và lại hiện ra, lúc này nó nổi gồ và chạy dốc ngược lên tít trên cao. Tại đó, được đặt dưới vòm che thụt vào trong vách đá là những xác chết đã được xông khói của người Aseki. 'Rùng rợn hơn bất kỳ thứ gì tôi có thể tưởng tượng ra' Các xác ướp trông rùng rợn hơn bất kỳ thứ gì tôi có thể tưởng tượng ra. Được bôi trát đầy bùn đỏ, các xác ướp đang trong những giai đoạn phân huỷ khác nhau, với những phần da khô nẻ, nứt toác, và các khối cơ dính vào phần xương. Một số xác chết vẫn còn những túm tóc và cả nguyên bộ móng tay dài quăn queo. Nét mặt thì trông giống như trong phim kinh dị của Hollywood, mồm đầy răng còn mắt thì lồi ra ngoài đầu lâu. Một xác chết phụ nữ còn có một thi thể hài nhi đã được xông khói bám vào ngực. Tổng số có 14 xác chết được đặt trên giá thang làm bằng tre trong các tư thế như khi còn sống hoặc nằm cuộn tròn như bào thai trong các giỏ lớn. Bốn thi thể đã bị rã ra thành những đống xương, đầu lâu lăn ra bên cạnh. Rất khó tới sát được các xác ướp, bởi nền đất không bằng phẳng chút nào. Tôi liên tục bị chao đảo mất thăng bằng. Khi Gauthier tiến được gần tới nơi đặt các xác chết, anh bị trượt chân và phải tóm tay vào giá thang tre, suýt thì lôi tuột toàn bộ đền thờ rớt xuống rừng rậm bên dưới. Tôi được biết từ một bộ phim tài liệu của National Geographic, quay tại Koke, một ngôi làng khác ở Aseki, rằng các xác ướp thường được đưa tới các làng để phục chế. Gauthier nói rằng anh đã nhìn thấy những xác ướp này tại một cuộc trưng bày tại triển lãm Morobe ở Lae hồi một thập niên về trước. Tôi điếng người sợ hãi khi nghĩ tới chuyện những tác phẩm vô giá, tinh tế này bị quăng lên sàn xe tải và bị chở đi trên hơn 250km đường đất gồ ghề lổn nhổn. Ngay cả khi để nguyên tại chỗ ở đây, các xác ướp đã có nguy cơ bị hư hại bởi những du khách vụng về, bởi những kẻ đi cướp mộ và bởi những yếu tố xung quanh. Chỉ cần một trận bão lớn hay một trận lở đất là cũng có thể cuốn phăng đi mất. Những câu chuyện tam sao thất bản và thất truyền theo thời gian Hầu như những gì chúng ta biết được về các xác ướp này đều là do nghe kể lại, qua những lời thêu dệt phóng đại hoặc qua trí tưởng tượng quá sức. Thậm chí cả những người dân địa phương mà tôi nói chuyện với, như Dickson, hay một mục sư tên là Loland và một giáo viên tên là Nimas, có vẻ như cũng toàn biết đến những khảo dị khác nhau về các nghi lễ trước đây. Nội dung được ghi lại lần đầu tiên về những xác chết được hun khói là của nhà thám hiểm người Anh Charles Higginson, hồi năm 1907, bảy năm trước khi nổ ra Đại chiến Thế giới lần thứ nhất. Thế nhưng theo Dickson thì việc ướp xác bắt đầu có từ hồi Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, khi người Anga tấn công nhóm các nhà truyền giáo đầu tiên tới Aseki. Ông cố của Dickson, một trong những xác chết ta nhìn thấy dưới vách đá, đã bị các nhà truyền giáo bắn chết khi họ tự vệ. Dickson nói rằng vụ việc đã làm dấy lên một loạt các vụ giết người trả đũa, và rồi kết thúc khi các nhà truyền giáo tặng dân bản xứ muối. Sau đó, người ta bắt đầu dùng muối để ướp xác người quá cố. Việc ướp xác này chỉ diễn ra trong một thế hệ, ông nói thêm, bởi đợt thứ hai các nhà truyền giáo tới đây đã cải đạo thành công người Anga thành người Thiên chúa giáo. Loland và Nimas xác nhận rằng nghi lễ hun khói người chết chấm dứt vào năm 1949, khi các nhà truyền giáo bén rễ chắc chắn tại Aseki. Nhưng không giống như Dickson, Loland và Nimas nói rằng việc ướp xác đã được người Anga thực hiện từ hàng thế kỷ trước. Các thi thể không được ướp muối, họ nói, mà là được hun khói trong nhiều tháng, sau đó được trát đất sét đỏ bên ngoài nhằm duy trì hình dáng cơ thể và không bị rã thành từng phần, rồi đặt vào các đền thờ trong rừng rậm. Nimas cũng nói rằng việc ăn thịt người chưa bao giờ diễn ra ở vùng này của Papua New Guinea. Lời khẳng định này lại trái ngược với mô tả của Higginson hồi 1907 theo đó nói người Anga là những kẻ man rợ khát máu, ăn lòng ruột người thân quá cố trong quá trình hun khói. Thế nhưng nếu quả thực điều đó diễn ra, thì tại sao người Anga lại không ăn thịt Higginson, một kẻ từ bên ngoài lạc vào, cô đơn không thể tự vệ giữa bao người Anga? Trước khi ra về, tôi hỏi Dickson thêm một câu: có đúng là những người làm công việc ướp xác rút hết mỡ trong cơ thể người chết rồi dùng lại mỡ đó trong quá trình ướp xác không, theo như những gì Higginson nói và theo hầu hết các bài viết về việc ướp xác từ suốt cả thế kỷ qua? Mặt Dickson ngay lập tức tỏ vẻ hoài nghi. "Tok giaman blo wait man (lời dối trá của người da trắng)," ông trả lời. Có lẽ là có những bí mật tốt nhất là nên được đi theo người quá cố. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Travel. |
Các nhóm đấu tranh dân chủ nói hai luật sư bất đồng chính kiến đã bị bắt tại Hà Nội ngày hôm 06/03/207. | Hai nhân vật đối kháng bị bắt | Bản tin cập nhật trưa hôm 06/03 trên một trang web hải ngoại nói hai luật sư, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, đã bị khám nhà và nhận lệnh tạm giam bốn tháng. Theo lời một người thân của ông Đài, mọi đường dây liên lạc qua điện thoại đều bị cắt. Trong khi đó, vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài, bà Vũ Minh Khánh, nói với đài BBC rằng vào trưa hôm thứ Ba công an đã tới nhà đọc lệnh bắt ông Đài theo điều luật số 88, tức tội tuyên truyền chống phá nhà nước; và ông sẽ bị tạm giam trong thời gian bốn tháng. Ông Nguyễn Văn Đài là một trong số tám nhà đối kháng Việt Nam được một tổ chức nhân quyền của Mỹ trao tặng giải thưởng hồi tháng Hai. Thông cáo khi đó của tổ chức Human Rights Watch nhấn mạnh giải thưởng Hellman Hemmett nhằm "vinh danh lòng dũng cảm của những người đối lập tại Việt Nam". Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phê phán giải thưởng, nói nó căn cứ vào các thông tin sai lệch về tình hình ở Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Đài đã tham gia sáng lập Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, còn bà Lê Thị Công Nhân là phát ngôn viên của đảng Thăng Tiến – cả hai tổ chức đều không được nhà nước công nhận. Ngày 28-2, giấy phép kinh doanh của công ty của ông Nguyễn Văn Đài đã bị thu hồi và ông Đài nói chính quyền có thể gây sức ép buộc Đoàn luật sư Hà Nội khai trừ ông ra khỏi Đoàn. Với luật sư Lê Thị Công Nhân, bà cũng đã nhận giấy mời của Đoàn luật sư Hà Nội để làm việc vì “sử dụng danh nghĩa luật sư để hoạt động bất hợp pháp.” Diễn biến mới nhất xảy ra vài ngày sau khi nhà chức trách quyết định khởi tố linh mục Nguyễn Văn Lý, người đã tham gia thành lập đảng Thăng Tiến. Truyền thông nhà nước cáo buộc đảng Thăng Tiến dự định cùng Đảng Vì Dân ở hải noại thành lập “Liên Đảng Lạc Hồng”. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam ở Học viện Quốc phòng Úc, đây có thể là điều châm ngòi cho vụ bắt giữ linh mục Lý và những người liên quan. Giáo sư Carl Thayer nói với BBC Việt Ngữ rằng "Linh mục Lý và một số người đã tìm cách nối liên lạc với người ở hải ngoại". "Điều đó đã trở thành duyên cớ để tạo ra phản ứng gay gắt của chính quyền. Tôi nghĩ nhà chức trách sẽ bố ráp bất kì ai trong nước bị bắt quả tang là đã liên lạc với hải ngoại". Kiểm soát hậu APEC Giáo sư Carl Thayer nhận định kể từ Hội nghị APEC đến nay, Đảng Cộng sản đã có những động thái siết chặt kiểm soát chính trị. Ông nói "kể từ Hội nghị APEC đến nay, đã tiếp tục có cuộc trấn áp đối với những lãnh đạo chính đã ký vào tuyên bố của Khối 8406, với các hình thức là tạm giữ, hay quản thúc và loan báo sắp đưa những người này ra tòa. Trong khi đó ông Nguyễn Quốc Khải, cựu chuyên viên kinh tế của Ngân hàng Thế giới và hiện sống ở Mỹ, nói sự tăng cường kiểm soát hiện nay vừa dễ đoán trước nhưng đồng thời cũng gây ngạc nhiên. Ông nói: "Năm 2006, chính quyền Việt Nam phải rất mềm mỏng về nhân quyền. Vì để vào WTO, họ cần có quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Mỹ, mà trong đó có vài điều kiện liên quan nhân quyền và tôn giáo. Ông nói thêm là "Bây giờ họ đã vào WTO, lại được đưa ra khỏi danh sách CPC (các nước cần phải quan tâm đặc biệt tự do tôn giáo), nên họ có thể mạnh tay." Ông Nguyễn Quốc Khải nói “Mặt khác, sự trấn áp hiện thời gây khó hiểu. Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm sắp qua Mỹ để chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. "Việc họ có thái độ cứng rắn như vậy cũng gây ngạc nhiên.” Chỉ còn hai tháng là sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội, và giới quan sát dự đoán hoạt động của các nhóm bất đồng chính kiến sẽ càng bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Giới quan sát cho rằng vụ bắt bớ diễn ra mới nhất và trong giai đoạn gần đây có vẻ đây là một phần trong chiến dịch đang diễn ra của nhà cầm quyền nhằm trấn áp phong trào phản kháng chính trị ở Việt Nam. ---------------------------------------------------------------------------------------- Phản hồi của thính giả và bạn đọc Nguyễn Chuong, HCMKhông được bắt bớ những người bất đồng chính kiến chỉ vì tiếng nói bất bạo động kêu gọi dân chủ, nhân quyền tại VN như LM Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. THY, Hà NộiLê Thị Công Nhân là bạn học ngày xưa cùng mình, bạn này rất cá tính và thông minh. Lâu lắm không biết tin tức gì, hóa ra bây giờ nổi tiếng vậy. Cũng không biết bình luận gì , mỗi người một lý tưởng sống, mình cũng chả dám phán xét . TSGTOK, Thanh HóaThưa các quý vị tôi là một người nhà quê, bữa nay có thằng cháu về đưa cho tôi bản in của các cuộc tranh luận trên BBC.Rất nhiều ý kiến trái ngược nhau đx được đang tải trên cái gọi là "diễn đàn' này.VN đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, có một nền văn hiến riêng biệt và lịch sử phát triển khác nhau giữa các nước Đông Á chứ chưa nói gì đến Tây Âu, và cũng là chìm trong đêm trường nô lệ để rồi tự giải phóng và đến được ngày hôm nay,có được như thế những chiến sỹ CS đã ngã xuống biết bao máu đã đỏ khắp VN có những vũng máu của những người lính Mỹ, Tây âu, và có những ngọn hỏa thiêu tại Osainhtơn để phản đối chiến tranh ở VN. Tại sao chúng ta lại đánh mất quá khứ vậy hỡi những người xa tổ quốc và những bạn đang ở VN? Nguyen, CA, USA Đọc các ý kiến thấy các bác chống cộng có cái nhìn quá hạn hẹp và đầu óc hẹp hòi. Các bác chỉ biêt xoáy vào những tiểu tiết theo kiểu bới lông tìm vết. Trên thế giới này chẳng có gì là toàn mỹ cả đâu. Lùi một bước trời cao đất rộng. Chiến tranh qua lâu rồi, nên đoàn kết lại thì tốt hơn. Hoang Ha, HCMC Nếu không là luật sư, hai vị này đã bị bắt từ lâu rồi, họ là những người nắm vững luật như vậy mà còn bị chính quyền " bẻ luật" để bắt cho bằng được, điều khôi hài là nhiều người lên diễn đàn để ca bài ca con cá: " Đảng công Sản có công rất lớn, mọi người dân đều ủng hộ Đảng cộng sản. Việt nam có luật pháp, dân chủ kiểu Việt Nam, những nhà hoạt động dân chủ lợi dụng dân chủ quá trớn, ảnh hưởng an ninh nước nhà vv... và vv..." mà quên rằng có biết bao ý kiến khác nhau từ diễn đàn này của BBC. Quả thật là những bài hợp ca sao nghe giống nhau y chang. Không biết khi họ mở miệng đồng ca về "dân chủ kiểu Việt Nam" như vậy, họ có hiểu gì về dân chủ và quyền con người được ghi trong hiến pháp chưa nhỉ?? Nếu là diễn đàn báo chí trong nước thì sao nhỉ?? có dám đăng ý kiến đa dạng như BBC đây chăng hay chỉ là công cụ phát ngôn cho một Đảng cộng sản duy nhất? nếu báo chí VN cho bạn đọc được phát biểu ý kiến tự do thoải! mái, đa chiều như vậy, có lẽ ban Việt ngữ BBC chuyển nghề hết rồi! Cố gắng đi theo luật pháp như 2 luật sư Nhân - Đài mà còn bị chộ khám, trách chi người dân thường chỉ biết ngậm miệng sống cho qua kiếp này. Hai vị trên đã quá dũng cảm khi đeo đuổi lý tưởng dân chủ tự do, quên việc vinh thân phì gia, dùng chức Luật sư để làm giàu như những người khác, thật đáng kính trọng và ngưỡng mộ!! Không nêu tênTôi không hiểu bạn Vũ Minh, Hà Nội viết: "... thực chất Đảng cộng sản (đảng cầm quyền) đã có công rất lớn đưa đất nước ta có được như ngày hôm nay..." là bạn muốn nói đến điều gì. Phải chăng bạn cho rằng một nước mà thu nhập đầu người chỉ vài ba trăm USD/năm là đã quá "được". Và đó chính là nhờ công của đảng cộng sản Việt Nam? Những cái "được" khác của Việt Nam, theo ý bạn, chắc lại là: tình hình chính trị ổn định, không có xung đột sắc tộc và tôn giáo (nhưng mỗi năm có mười mấy ngàn người chết vì tai nạn giao thông). Hoặc là Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của WTO (đa số các nước trên thế giới đã tham gia tổ chức này từ mấy chục năm trước mà tiền thân nó là GATT). Tôi xin bổ sung thêm những cái "được" của Việt N! am cho bạn Minh, Hà Nội thấy đó là: Rất nhiều trẻ em và người lớn ở Việt Nam lâm trọng bệnh đang chờ chết, đến nỗi các tờ báo trong nước hầu như ngày nào cũng đăng kêu gọi lòng hảo tâm của đồng bào. Trong khi đó nhà nước Việt Nam không có bất cứ một chính sách gì để cứu các những người bệnh mà nghèo này (bệnh nhẹ mà dưới 6 tuổi thì mới được chữa). Trẻ em phải đi làm từ rất sớm, cứ nhìn số lượng các em bán vé số, bưu thiếp, quà rong...tại Hà Nội, TP.HCM và các đô thị khác sẽ biết. Phụ nữ Việt Nam bị bán (hoặc tự nguyện) làm gái điếm hoặc buộc phải lấy chồng nước ngoài vì lý do kinh tế rất nhiều. Đa số người dân nông thôn vẫn phải múc trực tiếp nước sông lên rồi "lóng phèn" để uống...Việt Nam còn rất nhiều cái "được" tương! tự như vậy nữa, kể ra dài lắm. tất cả đều do công lao của đảng cộng sản Việt Nam cả đấy bạn Minh à. Đặng Văn CảiSắp tới kỳ bầu cử quốc hội của nhà nước, nếu thả lỏng mấy tay này, thì thế nào họ cũng gây mất trật tự, ăn vạ đòi ứng cử đại biểu dân vào quốc hội sắp tới. Đây có thể là ý nguyện nhân dân, tạm giam họ ít tháng, chờ thời gian cử các đảng viên vào quốc hội xong là nhân đạo lắm rồi, ai về hùa với nhóm phản động này đừng trách sau khi tạm giam, họ bị tuyên án thêm mấy năm tù nữa. Đã gọi là luật pháp thì đừng cãi đúng hay sai, tôn trọng là điều kiện bắt buộc nếu không muốn luật pháp đụng chạm đến tự do của mình. Quang Minh, Tp. Hồ Chí MinhNhững người đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền v.v. nghe có vẻ rất oai, rất hay. Nhưng thử hỏi báo chí đưa tin công khai việc khởi tố bắt giam những người này ở Việt Nam hàng chục triệu con người đâu có đoái hoài gì đến họ, ngoài mấy ý kiến lẻ tẻ tán dương! Là luật sư các người này thử chứng minh mình vô tội, trắng án đi! Nếu họ vô tội Nhà nước còn phải bồi thường họ nữa đấy! Rồi đây Toà án sẽ xét xử công khai, nếu oan ức nhân dân sẽ phản ứng. Nhưng chắc chắn rằng ở trong nước nhân dân hiểu quá rõ trò nhận tiền của các tổ chức chống phá nước ngoài gây rối cuộc sống bình yên và đang trên đà phát triển của đất nước này, hiểu quá rõ thời nào cũng có những kẻ "rước voi dày mả tổ". Đừng tưởng người dân trong nước toàn ngu dốt không biết nhận xét, đánh giá ai là bạn ai là thù. Quảng HiệpĐây là việc trị nước, trị dân của nhà nước khi có những kẻ phản đảng, chống chính quyền, tôi thấy mỗi công dân cần ý thức bổn phận hợp tác, tuân chỉ kỷ luật để duy trì sự ổn định cho đảng. Đừng để ý những việc ngoài tầm của mình, nghe sao biết vậy thôi, bàn cãi thêm rách việc. Thực lòng mà nói, đất nước đang ổn định trong khuôn phép như ngày nay là tốt, không nên nhắc đến những tiếng tự do, dân chủ, nhân quyền, công lý nghe nhột nhạt, làm người ta hoảng sợ, nghĩ đảng bây giờ đang dẵm lên vết chân thực dân đế quốc. Đừng nghe những gì bọn thù hận, phản động rỉ tai bêu xấu chế độ, ngay như ít lâu sau ngày giải phóng, chỉ đổi tên hai con đường lớn không thích hợp với thành phố mang tên Bác, mà chúng cũng đặt thành vè! "Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do", thế thì đừng ngạc nhiên khi những tiêu cực của đảng chỉ mới bị rò rỉ mà chúng đã tìm cách khơi ra chia rẽ, bất mãn. Mấy tay này không bị bắt thì mới là chuyện lạ ở một nước đang duy trì sự ổn định của Xã hội Chủ Nghĩa. Nguyễn Anh, ParisGửi bạn Trai Quê. Cảm ơn bạn đã phản hồi lại bài viết của tôi. Tôi cho rằng bạn là một người hiểu biết và có thể nói chuyện, tôi xin có một số ý kiến về quan điểm của bạn. Thứ nhất, tôi thừa nhận Việt Nam hiện nay đang do một Đảng độc quyền lãnh đạo. Tuy nhiên điều đó có có gây bất lợi cho sự phát triển của đất nước hay không thì không ai dám chắc cả. Thực tế đã chỉ ra rằng ĐCS VN hiện nay đang là tốt phần việc của mình đó là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân, giảm nhanh tỷ lệ người nghèo v.v...Bạn có thể kiểm tra những thực tế này tại các trang web của Worldbank và IMF. Thực tế cũng chứng minh rằng không phải tất cả các xã hội đa đảng đa nguyên đều tốt cho sự phát triển, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Điều này đã được bàn luận rất nhiều trên cả khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm. Bạn có thể kiểm chứng điều này bằng cách hỏi google. Trong Đông Nam Á The Philippines là một nước dâ! n chủ và được sống trong hòa bình hơn nửa thế kỷ nay nhưng rõ ràng cuộc người dân Philippines đang phải chịu nhiều thiệt thòi hơn người dân Việt Nam về an ninh và cả về mức sống nữa. Như vậy tôi xin hỏi bạn khi một cỗ máy đang vận hành tốt, thậm chí rất tốt nhưng chỉ vì nó gây ra một số tiếng ồn khó chịu bạn có phá bỏ cỗ máy đó để dùng một cái máy khác mà bạn không biết chắc nó có vận hành tốt hơn hay không. Tôi tin rằng một người có lý trí (rational) sẽ không bao giờ làm như vậy cả. Thứ hai, nhà nước Việt Nam, pháp luật Việt Nam được tất cả các nước trên thế giới tôn trọng. Bất kỳ người nào dù là người Mỹ hay người Pháp nếu vi phạm pháp luật Việt Nam trên đất nước Việt Nam họ đều phải chịu sự phán xét của pháp luật Việt Nam. Mấy ông bà mang danh luật sư nhưng cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam thì đương nhiên sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Điều đó là tối cần thiết để nhân dân Việt Nam có được kỷ cương và sự bình yên. Các ông bà Đài, Nhân, Lý ...đã nhân danh dân chủ ngang nhiên chà đạp pháp luật Việt Nam thì bất kỳ người Việt Nam nào cũng ủng hộ chính quyền bắt giữ họ. Thứ ba, không ai yêu nước Việt Nam và lo lắng cho vận mệnh dân tộc Việt Nam bằng người Việt Nam. Tất cả các nước khác tuyên bố về nhân quyền dân chủ ở Việt Nam nều không thực sự quan tâm về các vấn đề đó mà thực chất đó là một công cụ chính trị mà thôi. Các ông bà mang danh luật sư trên là những người có học tất nhiên nhận ra sự thật này. Nếu họ thực sự là những người lo lắng cho quyền con người ở Việt Nam thì họ nên sử dụng kiến thức pháp lý của họ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân trước công đường. Họ nên sử dụng kiến thức pháp lý của họ để đấu tranh một cách hợp pháp. Nhưng họ đã không làm điều đó, ngược lại họ cam tâm làm công cụ chính trị cho các thế lực bên ngoài. Người Việt Nam từ ngàn xưa cho đến nay chưa bao giờ chấp nhận những kẻ cõng rắn cắn gà nhà như vậy. Cho dù gà nhà có xấu xa đến đâu. Thứ tư, việc một số người hải ngoại chống đối lại lợi ích của dân tộc Việt Nam ở nước ngoài được các vị đó trưng bày trên trang web của họ. Có ai vu khống họ đâu. Tóm lại tôi ủng hộ việc chính quyền bắt Đài, Nhân, Lý v.v... vì thứ nhất họ vi phạm pháp luật Việt Nam; thứ hai họ không thực sự vì quyền lợi chính đáng của nhân dân Việt Nam; thứ ba họ là những kẻ cơ hội chính trị. Tran Nam, HCMCTôi thấy có một số ít người thật mù quáng khi nói ra những lời "đau lòng" cho cho hai nhân vật mới bị chính quyền bắt giữ. Khi ở một đất nước đang sống trong bầu không khí thanh bình, nhân dân dù chưa thực sự giàu có song họ vẫn được hưởng nhiều ưu đãi nhất của chính phủ. Cuộc sống được đảm bảo và quyền lợi ngày càng được rộng mở. Vậy tại sao còn có những người tự cho mình là vĩ đại, muốn thay đổi lịch sử, thay đổi những điều không thể phủ nhận này? Có phải họ đã nhận được những đồng tiền lẻ từ "bên ngoài" để mà làm những cái chuyện không ai cần đó? Nếu như " cứu quốc"? sao không thấy họ khổ hạnh như các vị lãnh tụ xưa kia? Sao tư tưởng của họ không vượt ra được tìm nhìn của người đời? Vậy làm sao mà tha! y đổi được những gì họ muốn chứ? Hãy đặt câu hỏi; Họ đang làm vì cái gì??? Tôi ủng hộ chính quyền cần phải thanh lọc những kẻ dám coi rẻ nhân dân như vậy. Ta Duy Tri, Ha NoiCó tinh thần đấu tranh vì dân chủ là điều đáng khích lệ, nhưng không có phương pháp thoả đáng thì là người không biết mình là ai. Một ý kiếnTôi không hiểu hai vi luật sư này đi đấu tranh cái gì. Đất nước đang trên đà phát triển, ngày càng đổi mới, mở rộng giao lưu với tất cả các nước trong khu vực. Một điều không thể chối cãi được là đời sống người dân ngày càng cải thiện...Điều này chứng tỏ Chính phủ VN và Đảng cộng sản VN đã đi đúng hướng. Theo tôi, việc mà hai luật sư này làm là chỉ có thể ở những người đầu óc "có vấn đề". Nếu muốn thiết thực cho đời sống dân sinh thì trước hết hãy là người dân biết tuân thủ pháp luật. Sau đó là giáo dục con cái mình sống sao cho có đạo đức. Còn thực tế, ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới này cũng có những vấn đề còn khiến khuyết. Việt Nam hiện tại đã quá dân chủ, nhưng không thể để dân chủ quá chớn. Cũng như! ở Mỹ hay các quốc gia nào khác mà người ta hay nói đến cái gọi là tự do, dân chủ cao thì tất cả những kẻ chống phá, đi ngược lại lợi ích của dân tộc thì đều bị bắt và xử tù. Thanh, TP Hồ Chí MinhTôi rất tâm đắc với bài của một bạn giấu tên, hiện nay tôi cũng nhận thấy rằng, bất cứ ai chống Đảng Cộng Sản đều sẽ có người ủng hộ và tôn vinh với các chức danh mĩ miều nào là giáo sư, nhà đối lập...trong khi các chức danh như giáo sư chỉ được cấp khi anh có cống hiến và được công nhận ít ra ở một trường đại học hay một tổ chức uy tín nào đó! Còn không thì phải gọi cho đúng "ngụy giáo sư". Xin các bác chống Cộng nên nhớ rằng,chúng ta phải chơi theo luật, việc bắt hai luật sư Đài và Công Nhân, có lệnh bắt theo luật. Nếu họ vô tội (theo các điều luật có trong hiến pháp nhà nước Việt Nam hiện hành), thì họ tự chứng minh hoặc mời luật sư bào chữa trước tòa, nếu họ chứng minh họ vô tội nhưng vẫn bị bắt thì khi ấy vẫn còn phúc thẩm...nếu khi đó vẫn chưa theo luật, các bác mới co quyền được "kết án" tòa án chứ? Đương không hai người bị bắt các bạn cứ la ầm lên là vi phạm dân chủ thì tôi thấy hơi nực cười đấy! Vũ Minh, Hà NộiSau khi tham khảo những ý kiến của từng người tôi có nhận định như thế này: thực ra ko có gì là đúng và sai cả,chỉ là quan niệm của từng cá nhân con người mà thôi. Con người bảo đúng thì là đúng, sai thì chắc chắn không đúng rồi. Nên có thể thấy sự việc này ko nên có những nhận định cực đoan như thế. Nhưng suy cho cùng thì "ko có lửa làm sao có khói" tôi không biết ý đồ của hai vị luật sư này có thật là vì sự dân chủ không những sự đả kích về một chế độ như thế là quá gay gắt. Lúc này chúng ta không nên tranh giành nhau, thực chất Đảng cộng sản (đảng cầm quyền)đã có công rất lớn đưa đất nước ta có được như ngày hôm nay. Nếu chính quyền có gì không dân chủ nên tỏ thái độ là một công dân gương mẫu mà nhẹ nhàng lên tiếng, như hầu hết các vị đều là những nhà kinh doanh cũng phải hiểu được trong bộ máy hoạt động không thể nào tốt hết được chứ. Tôi ủng hộ việc của hai vị này, dân chủ hóa vì nước ta là nước do dân và vì dân (tất nhiên có những vị không thích điều đó mà gây cản trỏ như sự việc này chẳng hạn) Trai QuêGửi Nguyễn Anh. Bạn nói là "Tôi ủng hộ quý vị đấu tranh bất bạo động nhưng phải nói trúng, nói đúng, nói rõ cho nó có sức thuyết phục" , thì đúng là giả mù sa mưa cố tình làm cao, làm khó người ta, chớ 30 năm nay từ giải phóng đến giờ, ngoài mấy ông CS ra có ai là người ngoài đảng CS trong quốc hội, trong chính quyền từ xã, huyện cho đến thượng tầng các cơ quan nhà nước, chẳng lẽ Nguyễn Anh không cho thế là rõ ràng độc tài, độc đảng ? Nguyễn Anh còn ra điều kiện "Để có sức thuyết phục điều kiện tiên quyết các vị phải chứng minh được là các vị thực sự quan yêu thương giống nòi Lạc Hồng và dám xả thân cho cái lý tưởng cao đẹp đó" thế thì Phạm Hồng Sơn bị tù mấy năm về một ý kiến "Thế nào là dân chủ", Nguyễn Vũ Bình ở tù nhiều năm chưa ra vì đòi đảng chống tham nhũng, tiết lộ một hiệp ước phân chia biên giới mà nhà nước không công khai, và Nguyễn văn Lý cũng tù tội vì phản đối đất đai của giáo dân bị tước đoạt, không phải là đã "xả thân cho lý tưởng cao đẹp" hay sao? Hay là Nguyễn Anh lại muốn "ông Đài, ông Lý, em Nhân v.v.." phải xả thân cho tới chết mới được Nguyễn Anh ủng hộ? Tôi cũng không chấp nhận "tìm cách vận động chính quyền Mỹ, Úc không quan hệ thương mại với Việt Nam, làm khó dễ đối với việc Việt Nam gia nhập WTO, v.v" nhưng nếu kêu gọi như thế mà CS phải cởi trói thêm cho dân quyền thì cũng phải làm, giống như ngày xưa quân giải phóng đào đường, gài bom rạp hát, đốt phá chợ, pháo kích vô thành phố, giết tập thể hồi Mậu Thân mà không làm dân sợ, ngụy quyền suy yếu thì đâu có làm. Nguyễn Anh cho rằng chính quyền CS "thực sự cầu thị trong việc hòa giải dân tộc khi rất ít thông tin về các hành động chống đối dân tộc của quý vị cho nhân dân Việt Nam" thì tôi càng lạ hơn, vì điều này càng chứng tỏ CS họ bưng bít thông tin, vì CS không trưng ra được chứng cớ "chống đối dân tộc" và để dễ vu khống những nhóm tranh đấu nhân quyền bị bắt là phản động, để có thể tuyên bố không hề có tù nhân chính trị ở VN. Thật khó hiểu khi chính Nguyễn Anh không "nói trúng, nói đúng, nói rõ cho nó có sức thuyết phục" được tội lỗi bạo động của những người như "ông Đài, ông Lý, em Nhân v.v.." vậy mà Nguyễn Anh vẫn kết luận họ "bị chính quyền bắt đi thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến công cuộc đấu tranh dân chủ thật sự cả. Có chăng sẽ lo! i đi được một số kẻ cơ hội chính trị làm hại cho phong trào". Nguyễn Anh còn cho biết "Tôi ủng hộ quý vị đấu tranh bất bạo động" vậy mà "ông Đài, ông Lý, em Nhân v.v..." đã bạo động gì mà Nguyễn Anh kêu gọi "ủng hộ chính quyền bắt giữ và tống giam những kẻ cơ hội đó" thì cũng lạ thiệt. Bùi HảiGửi bạn Manh, HCMC, bạn không biết ông Đài & bà Công Nhân đã làm gì, nhưng bạn biết hai người này bị nhà nước CS bắt, vậy thì bạn phải có đủ trình độ để đánh giá việc bắt họ là đúng hay sai rồi. Candy (thư mới)Có thể thời điểm chưa chín muồi để những nhà đấu tranh dân chủ có được kết quả như mong đợi nhưng việc làm của họ không vô ích hay suy nghĩ non nớt chút nào. Từ việc làm của họ, thông qua phản ứng của nhà cầm quyền cũng như các ý kiến khen/chê của người dân, họ hay những người tiếp bước, sẽ chắt lọc được điều hay, điều tốt hơn. Người dân ban đầu tranh cãi, đối đầu nhau nhưng đến một lúc nào đó, họ sẽ làm quen với đối thọai, với phản biện xã hội để cùng nhau rút ra điều hợp lý cho một xã hội phát triển. Không gian dân chủ sẽ từ từ nở ra cùng các sự kiện và năm tháng. Là người dân, chúng ta mong muốn đất nước mình phát triển, xã hội không còn lạc hậu thì trước hết, chúng ta nên tham gia đối thọai trong tinh thần tìm hiểu hướng hợp lý cho sự phát triển của đất nước. Đất nước chúng ta đang cần điều này. Ban Việt Ngữ đài BBC đã tạo điều kiện cho chúng ta có một không gian đối thoại rất tốt. Mọi ý kiến ủng hộ hay chống đối đều góp phần phát triển xã hội. Hưởng thụ một cách thụ động hay im lặng bất mãn sẽ tạo ra sự lười biếng chính trị trong xã hội. Đây là nguồn gốc làm cho xã hội chậm phát triển. Nếu đảng CS tốt, nó vẫn còn chỗ đứng trong xã hội. Ngược lại, nó phải thay đổi hoặc bị triệt tiêu. Đó là quy luật tự nhiên của xã hội. Vấn đề hiện tại đất nước ta lạc hậu so với các nước, tham nhũng tràn lan, người dân thiếu tự do dân chủ chính là quy luật đó đã và đang bị can thiệp quá nhiều. Pham Ngan, Sài GònTất cả mọi người trên thế giới đều biết rõ ràng rằng ở Việt Nam không có dân chủ thực sự và tình trạng nhân quyền rất tồi tệ,thế nhưng khi có ai đó kêu gọi cải thiện tình trạng dân chủ và nhân quyền thì lập tức bị Đảng chụp cho cái mũ phản động chống Đảng y hệt như ngày xưa ai mà đả động đến vua là phạm tội khi quân bị tru di tam tộc.Chẳng lẽ đa số người Việt chúng ta lại coi thường giá trị làm người đến thế sao? Chẳng lẽ cứ cúi đầu cam chịu ,sống trong sự dối trá ,sợ hãi mãi sao? Thanh niên trí thức Việt Nam có lòng tự trọng chăng??? Một người dânTôi thì thấy rằng xã hội VN hiện nay cơ bản tốt vì cuộc sống của những người mà đã trải qua chiến tranh như chúng tôi không có điều gì hạnh phúc hơn là đất nước hòa bình. Song ở xã hội hiện tại thì vẫn còn một số điều chưa mang lại cho người dân sự công bằng. Hy vọng chúng ta sẽ góp một tay xây dựng cho xã hội chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Thật ra những điều mà lâu nay đã xảy ra như tham nhũng, cửa quyền, hay là ít dân chủ, tất cả những việc đó người dân biết thì chắc là những người lãnh đạo cũng biết. Nhưng phải chữa dần dần thì vết thương mới lành và không tái phát được. pham lamro, Biên HòaĐây là lần đầu tiên tôi được biết về trang web này thông qua một người bạn cùng phòng.Thoạt đầu tôi nhận thấy một điều thú vị là tại sao người ta có thể rảnh rỗi mà lập ra trang web là trò cười cho thiên hạ như thế này nhỉ? Tôi là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế TP.HCM, tôi đã được giảng dạy và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc.ĐCS đã đuổi được bọn ngoại xâm đế quốc Mĩ và bọn bán nước Nguỵ quân nguỵ quyền thì chẳng có cớ gì mà không lãng đạo được nhân dân Việt Nam tiến ra biển lớn. Tôi khuyên các ông hãy quên đi ảo mộng khôi phục lại chế độ thối nát của các ông đi. Cả dân tộc Viêt Nam đang ra sức lao động vì một đất nước hoà bình và phồn vinh.Tôi cũng có bạn bè rất thân, có cha mẹ ở phía bên kia. Nhưngchúng tôi hiểu và biết phải gác lại quá khứ nắm tay hướng tới tương lai. Hai vị luật sư bị bắt còn đang chờ điều tra. Nhưng tôi tin rằng cơ quan chức năng điều tra sẽ điều tra đúng người đúng tội. Tôi cũng mong rằng tất cả người dân Việt Nam trên toàn thế giới hãy quên đi quá khứ chung tay xây đất nước.Tổ quốc ta, nhân dân ta sẽ rạng danh với bạn bè thế giới. Tôi rất tin tưởng vào điều đó. CandyDân tộc Việt Nam không thể dựa vào một quốc gia nào bên ngòai để đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền được. Phải tự mình cứu mình. Đó là lý tưởng của người có tri thức. Họ sáng suốt trong suy nghĩ, nhân đạo trong tâm hồn. Ưu tư với nỗi bất công của người dân, tình trạng thua sút các nước của đất nước. Không vì lợi ích riêng tư, tự thân họ cảm thấy cần nghĩ, cần làm cho lý tưởng của mình. Làm ngơ những điều đó, họ cảm thấy vô dụng với xã hội, với đất nước tổ tông. Làm được, dù có hiểm nguy tới an ninh, thậm chí tánh mạng, họ vẫn thanh thản hài lòng vì sống có ích! Nếu ai không đủ tri thức để hiều việc làm của họ thì thường kêu rằng họ làm tay sai cho thế lực bên ngoài hay cõng rắn cắn gà nhà, v.v... Đất nước Việt Nam ta cần đội ngũ trí thức biết bao. Tiếc thay, con số quá ít đang có thì luôn bị bắt bớ, tù đày. Ước mong sao con người và việc làm của họ sẽ làm tiên phong cho những người trong số còn lại. Cùng nhau đấu tranh, thuyết phục lẫn nhau để tìm ra hướng hợp lý cho sự phát triển của đất nước. Không nêu tên, Hưng YênTôi nghĩ rằng việc bắt giữ hai luật sư này càng làm bùng nổ phong trào dân chủ trong nước vì có rất nhiều người cảm thấy xấu hổ vì việc bắt giữ này. Họ cảm thấy kính phục tinh thần quả cảm của hai luật sư trẻ và sẵn sàng tiếp bước họ. Luôn kính chúc hai luật sư sức khoẻ và vững tin vì Việt Nm sẽ tốt đẹp hơn. Nguyễn Anh, Paris, PhápMấy ông bà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam nên nâng cấp trình độ để viết bài cho thuyết phục hơn. Mấy cái luận điệu mà quý vị nhai đi nhai lại trên các trang báo của quý vị nó cũ quá, đọc qua đã thấy người viết không hiểu gì về thời cuộc cả. Không những nó không có sức thuyết phục mà nó còn phản cảm nữa. Tôi ủng hộ quý vị đấu tranh bất bạo động nhưng phải nói trúng, nói đúng, nói rõ cho nó có sức thuyết phục. Để có sức thuyết phục điều kiện tiên quyết các vị phải chứng minh được là các vị thực sự quan yêu thương giống nói Lạc Hồng và dám xả thân cho cái lý tưởng cao đẹp đó. Kính thưa quý vị, một mặt quý vị tự nhận là người những người đấu tranh cho quyền lợi của người Việt Nam, mặt khác quý vị tìm cách vận đ! ng chính quyền Mỹ, Úc không quan hệ thương mại với Việt Nam, làm khó dễ đối với việc Việt Nam gia nhập WTO, v.v...Tất cả các bài vở của quý vị chỉ toát lên một điều là Việt Nam càng nghèo đói càng ngu si thì các vị càng sung sướng vì các vị có cơ hội để lên án CSVN. Thử hỏi một người biết đọc biết viết khi đọc các bài của quý vị liệu có thực sự tin động cơ vì người dân Việt Nam hay không? Tôi thấy chính phủ Việt Nam thực sự cầu thị trong việc hòa giải dân tộc khi rất ít thông tin về các hành động chống đối dân tộc của quý vị cho nhân dân Việt Nam. Nếu họ làm thì hố sâu ngăn cách giữa quý vị với nhân dân Việt Nam còn sâu hơn nữa. Thử hỏi lúc đó các vị dựa vào đâu mà đâu tranh này nọ. Mấy việc làm của ông Đài, ông Lý, em Nhân v.v... đều không khác gì mấy hoạt động của các "nhà đấu tranh dân chủ" ở hải ngoại, tức là không chứng minh được động cơ rõ ràng, không thể hiện được tấm lòng đau đáu cho giống nòi, cho đất nước. Do đó họ bị chính quyền bắt đi thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến công cuộc đấu tranh dân chủ thật sự cả. Có chăng sẽ loại đi được một số kẻ cơ hội chính trị làm hại cho phong trào. Trên cơ sở đó tôi đề nghị quý vị lên tiếng ủng hộ chính quyền bắt giữ và tống giam những kẻ cơ hội đó. Manh, HCMCCó ai cho tôi biết ông Đài & bà Công Nhân đã làm gì không (khoan hãy nói đúng sai, chúng tôi chỉ muốn biết họ đã làm gì vì chúng tôi có đủ trình độ để đánh giá việc làm của họ và đúng hay sai) Cao ChungThật xót xa cho những người đấu tranh cho Nhân quyền, dân chủ. Họ đang đòi quyền công dân, đòi công bằng cho đám dân đen,cho những người lương thiện. Là người có hiểu biết, những điều tai nghe mắt thấy ở chế độ Cộng sản VN, một tập đoàn ăn cướp tài sản của nhân dân bằng quyền lực, bằng sự dối trá, bằng nhiều thủ đoạn. (Các đảng viên trong sạch hãy thông cảm cho vì các vị đang ở trong tập đoàn như vậy) Người dân đều biết các quan chức Nhà nước CS bây giờ rất giàu, nhà cửa đất đai vô số, nhưng họ chỉ biết lờ mờ đó là của THAM Ô, mà không hiểu rằng thực chất tài sản đó chính là xương máu của nhân dân VN, bởi vì người dân lâu nay đã quên mất các quyền công dân vốn được Hiến pháp và Luật pháp Nhà nước VN thừa nhận, họ bị nhồi nhét bằng các chỉ thị, quyết định và phải tuân thủ nó, dù cho trái luật. Năm 2006, bộ Tư pháp phải huỷ rất nhiều quyết định trái pháp luật! Như quyết định 155 cưỡng chế đập nhà dân,lấy đất dân đem bán lấy chênh lệch, dù đã bị huỷ vì trái luật nhưng người dân bị tước đoạt không đòi lại được. Còn kẻ ra quyết định trái luật vẫn ung dung hoang phí đồng tiền THAM Ô do các Q/Đ đó đem lại! Những người hiểu biết có lương tri chỉ cho dân biết, dân thấy quyền của công dân, đòi thực hiện đúng luật, lập tức bị trấn áp,chụp mũ như thượng toạ Thích Quảng Độ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế và mới đây là luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân v..v.. Từ sự kiện đó, có những người ở tận châu Âu, châu Mỹ bất bình đòi đối thoại, đòi tìm hiểu thực hư về Nhân quyền tại VN, chính quyền CS VN khẳng định là có Nhân quyền, tại sao lại từ chối? Hành động này đã nói lên điều gì? Sao lại có những kẻ vẫn chưa sáng mắt, sáng lòng! hay cùng một ruộc với bọn THAM NHŨNG lên án những công dân can đảm dám nói lên những sai trái của nhà cầm quyền CS. Tôi nghĩ rằng nếu đảng CS có thái độ cầu tiến như việc yêu cầu góp ý về đại hội đảng CS lần thứ X vừa qua, thì cứ để cho những người đối kháng được góp ý, được tranh luận để có một giải pháp hữu hiệu và tốt đẹp hơn, bởi vì hiện nay hay đảng CS đang bế tắc vì QUỐC NẠN THAM NHŨNG Nếu thật sự vì dân, vì nước sao không lắng nghe ý kiến kẻ đối lập, mà phải dùng dùi cui, nhà tù?! Doan Ket, HCMCVietnam mình đang thanh bình, ổn định và cuộc sống ngày càng cải thiện hơn, dân chủ hơn. Đấy quí vị cứ nhìn sang Thailand, Indonesia, Philipine, Cambodia thấy dân chủ là như thế nào? Tình hình chả loạn cào cào lên đấy à, lại còn khủng bố nữa, cứ vài ngày chả có một vài bác chuyển hộ khẩu xuống âm phủ. Hay quí vị thích dân chủ kiểu Mỹ đang áp đặt ở Iraq, Apganistan, sao không hỏi ý kiến nhân dân họ có thích lính Mỹ chiếm đóng đất nước họ không ? Riêng tôi rất thích kinh tế và văn hoá Mỹ, còn dân chủ của Mỹ thì nên áp dụng ở Mỹ thì tốt hơn. Sao quý vị không hỏi người da màu, người thất nghiệp, vô gia cư, những thành phần bất hảo, chống đối ở Mỹ có thích dân chủ xứ họ không ?Áp dụng dân chủ của Mỹ ở Việtnam, có mà loạn! Dao Hoa, HCMCTôi đã từng sống qua hai chề độ và cũng tham khảo các chế độ chính trị của các nước nhưng chưa thấy chế độ nào độc tài như CĐ CS. Hồi đó tôi rất mừng là bên nào thắng cũng được miễn là không đánh nhau là được rồi. Bây giờ tôi mới vỡ lẽ ra là cái tập đoàn CS lợi dụng Chủ nghĩa Dân tộc để rồi sau đó thao túng về chính trị và ...Vậy là dùng mọi cách để cướp chính quyền rồi lấy danh nghĩa đó để mặc tình tham nhũng? Vì không ai xử ai được! Tran Cao Ky, Tp.HCMGiai đoạn này nên chỉ làm sao giúp dân thấy Đảng cử dân bầu là không dân chủ. Việc đầu tiên nên làm là để cho số ĐBQH ngoài Đảng chiếm 40%. Sau đó thì vận động tiếp thì QH sẽ chấp nhận dân chủ thôi, chứ bây giờ mà liên kết với nước ngoài để đấu tranh dân chủ thì bị bắt là đúng rồi. khongquantrongCó vẻ như lần này BBC hài lòng hơn khi đọc đăng những ý kiến phản đối việc bắt hai luật sư chống phá nhà nước thì phải. Sống ở chế đọ nào, phải tuân thủ Hiến pháo và luật pháp của thể chế đó. Ông Đài và Chị Nhân bị bắt vì họ chống đối Nhà nước, vì họ là Luật sư mà sự am hiểu Pháp luật tệ đến nỗi vi phạm để bị bắt. Hay họ vin vào cái mác ấy đó để chống phá.Mấy ông thôi ba cái trò đăng không công bằng ý kiến bạn đọc ấy đi. Còn rất nhiều người như tôi luôn ủng hộ ĐCS VN đã có nhiều ý kiến nhưng các ông toàn "bỏ quên". Báo thì nên nói cho nó công bằng, kẻo ăn của ai nói lợi cho người đó thì không nên. Biết chưa các ông trong cái gọi là : Ban Việt Ngữ! Minh, Melbourne, AustraliaNói như Dung TPHCM nghe không ổn. Qua cách phát biểu "nhẹ như không" của bạn thì tính mạng con người như cỏ rác. Nhỉ??? Luật sư Đài, luật sư Nhân và những người bất đồng chính kiến khác thực ra chẳng có tội gì cả. "Tội" của họ là dám nói ra những điều mà đại đa số người dân trong nước đều biết cả, có điều sợ bản thân gặp rắc rối và người nhà bị liên lụy đành phải ngậm miệng cho yên phận thôi. Cũng vì đại đa số người dân Việt Nam có tâm lý như tôi, như bạn nên mới dễ bị lèo lái, khổ mà vẫn cứ tưởng mình sung sướng lắm. Hễ nói ra là phải một điều ơn Chính Phủ - hai điều ơn cụ Hồ - ba điều ơn Đảng. Đảng là cha là mẹ dân đen. Đảng thật sáng suốt tài tình giỏi giang. Nói khác đi là bị gô cổ còng tay ngay! Đánh cho chừa cái thói không chịu tu chí làm ăn như bạn nói là vi phạm quyền sơ đẳng nhất của con người đấy! Vừa chà đạp lên công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, vừa không đúng với truyền thống nhân đạo của dân tộc. Tôi không dám dùng khái niệm nhân quyền ở đây mà chỉ dùng từ quyền con người, kẻo lại có ai đó chụp mũ cho tôi là phản động! Đối với ai đó thì "nhân" đâu có phải là "con người"??? Kể cả họ - những người bất đồng chính kiến - có tội cũng không thể bị đánh đập, mà họ có tội thực sự hay không thì còn phải luận bàn thêm. Nếu họ chủ trương dùng bạo lực cơ thì hãy quy kết khép tội họ. Ở đây họ dùng biện pháp ôn hòa đấy chứ? Có điều là "quyền tự do ngôn luận" ở Việt Nam khó hiểu cho đúng lắm! Dù là giấy trắng mực đen rành rành ra đấy! Anh, Mỹ, Úc, ... chẳng ngu. Họ biết mười mươi những gì đang thực sự diễn ra trên dải đất chữ S này. Trong thời đại ngày nay lợi ích quốc gia là trên hết, đôi bên/các bên cùng có lợi là nguyên tắc bất di bất dịch hợp tác song phương và đa phương. Vì lý do kinh tế và phép xã giao nên "bọn tư bản đế quốc thối nát" mới mò đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn, mới buông vài lời hay ý đẹp ca ngợi này nọ lấy lòng nước chủ nhà để được cấp cái giấy phép. Nhân quyền hay dân chủ ở Việt Nam họ chẳng mặn mà lắm đâu, vì trên bàn cân tư bản thì chẳng là gì so với nguồn lợi nhuận khổng lồ mà họ sẽ thu được. Vì thế những người bất đồng chính kiến đừng hy vọng gì nhiều vào sự ủng hộ hay giúp đỡ từ bên ngoài, kể cả bằng lời nói, vốn dĩ rất hào phóng. Luật sư Đài, luật sư Nhân, linh mục Lý, luật sư Kim Thành, nhà văn Thanh Thủy, ... các vị thật dũng cảm, nhưng không gặp thời. Thương các vị lắm! Nhưng chẳng thể nào giúp các vị được. Chỉ biết thương mà thôi. Tình thương giữa con người với con người. Daoihoa, Sài GònTôi đã từng sống qua hai chề độ và cũng tham khảo các chế độ chính trị của các nước nhưng chưa thấy chề độ nào độc tài như CĐ CS. Hồi đó tôi rất mừng là bên nào thắng cũng được miễn là không đánh nhau là được rồi. Bây giờ tôi mới vỡ lẻ ra là Cái tập đoàn CS lợi dụng Chủ nghĩa Dân tộc để rồi sau đó thao túng về chính trị và ...Vậy là dùng mọi cách để cướp chính quyền rồi lấy danh nghĩa đó để mặc tình tham nhũng? Vì không ai xử ai được! Manh, HCMCCó ai cho tôi biết ông Đài & bà Công Nhân đã làm gì không. Khoan hãy nói đúng sai, chúng tôi chỉ muốn biết họ đã làm gì vì chúng tôi có đủ trình độ để đánh giá việc làm của họ và đúng hay sai. Doan Ket, TP Hồ Chí MinhViệt Nam mình đang thanh bình, ổn định và cuộc sống ngày càng cải thiện hơn, dân chủ hơn. Đấy quí vị cứ nhìn sang Thailand, Indonesia, Philipine, Cambodia thấy dân chủ là như thế nào? Tình hình chả loạn cào cào lên đấy à, lại còn khủng bố nữa, cứ vài ngày chả có một vài bác chuyển hộ khẩu xuống âm phủ. Hay quí vị thích dân chủ kiểu Mỹ đang áp đặt ở Iraq, Afghanistan, sao không hỏi ý kiến nhân dân họ có thích lính Mỹ chiếm đóng đất nước họ không? Riêng tôi rất thích kinh tế và văn hoá Mỹ, còn dân chủ của Mỹ thì nên áp dụng ở Mỹ thì tốt hơn. Sao quý vị không hỏi người da màu, người thất nghiệp, vô gia cư, những thành phần bất hảo, chống đối ở Mỹ có thích dân chủ xứ họ không ?Áp dụng dân chủ của Mỹ ở Việtnam, có mà loạn! Một ý kiếnĐọc qua ý kiến các bác em thấy kính nể quá! Cứ theo logic này thì hễ ai chống ĐCS mà bị bắt đều được coi là anh hùng, là chiến sĩ dân chủ, 100 năm nữa dân tộc sẽ tôn vinh... Vậy coi bộ các bác đây chẳng ai có thể làm anh hùng được rồi! Ai cũng chỉ giỏi vỗ tay cổ vũ. Với cái đà này thì các bác ráng sống và chịu khó chờ thêm 100 năm nữa đi. Vì hoặc là Mỹ, Nhật, World Bank, IMF đui mù hết hoặc "hãy nghe những gì CS nói, đừng nhìn những gì CS làm", vì ngày nay họ làm hay quá, nhìn chỉ có tức chết! Nhìn cái mặt béo tốt của ô Đài và gương mặt bự son phấn của bà Công Nhân mà dám tin là có thể lôi kéo được "lực lượng nhân dân" thì tôi xin chịu!!! Không nêu tênMọi người đừng nói xấu Đảng cộng sản. Tuy có một đảng cầm quyền nhưng trong đảng có nhiều phái: phái CS dân chủ chân chính, phái CS bảo thủ, phái CS cơ hội tham nhũng. Ta phải làm cho người dân biết rõ nên ủng hộ phái CS nào, giúp đỡ phái CS nào, và phải loại bỏ phái CS nào mà thôi. Cũng may là phái CS dân chủ chân chính vẫn đa số nắm chính quyền nên ta hãy tin vào tương lai tươi sáng cuae đất nước. Dung, HCMCSự việc không có gì là ầm ĩ. Nếu các nhà đấu tranh đòi dân chủ nhân quyền nói là CS lừa phỉnh nhân dân, lừa phỉnh thế giới để đạt được mục đích vào WTO... Không lẽ các nước như Mỹ, Anh, Úc,... ngu hay sao mà để bị CS Việt nam lừa. Còn việc VN được đưa ra khỏi danh sách CPC gì gì đó thì dân Việt Nam cũng chẳng cần, vì thứ này do Mỹ lập ra, muốn đưa ai vào, muốn đưa ai ra là việc của Mỹ, chẳng ảnh hưởng gì dân Việt Nam cả. Nhân dân Việt Nam rất ủng hộ việc quan hệ làm ăn kinh tế của tất cả các nước khác, chúng tôi ủng hộ chính quyền mở rộng cửa làm ăn kinh tế với thế giới. Đồng thời chúng tôi cũng ủng hộ việc bắt bỏ tù bất cứ ai can thiệp vào an ninh của nước Việt Nam với chiêu bài dân chủ nhân quyền gì đó. Dù là người ngoại quốc hay các vị người Việt hải ngoại nếu đến Việt Nam chỉ 1 lần thôi và hỏi bất kỳ người dân nào xem họ có muốn lật đổ chính quyền không? Sẽ chẳng có ai muốn ngoài việc chào đón các vị bang giao và làm ăn kinh tế thôi. Có thể họ chưa hài lòng nhiều điều mà chính quyền đang làm, nhưng những gì CS đã làm cho dân tộc Việt Nam thì lớn lao hơn nhiều. Điều này thì ai cũng biết. Mấy vị nói rằng CS lừa phỉnh, chắc là các vị quá thông minh nên thấy rõ, phần còn lại của thế giới ngu nên mới khâm phục và bang giao với Việt Nam. Có thể các vị dân chủ dân quyền ở hải ngoại phật ý. Nhưng mong các vị đừng mơ hồ hay ảo tưởng tiếng nói của mình là tiếng nói cho tất cả 84 triệu dân Việt. Nhân dân Việt Nam ủng hộ chính quyền bắt hết, thậm chí đánh đập cho chừa những người không lo chí thú làm ăn mà chỉ vì mấy đồng dola đen tối của những kẻ ngoài Việt Nam mà bày đặt dân chủ dân quyền, bán rẻ tổ quốc, làm tay sai cho giặc. Cứ bắt chước như Mỹ ấy, cứ kẻ nào có nguy cơ gây mất an ninh hay muốn khủng bố nước Mỹ thì bắt bỏ vào nhà tù Watenamo mà đánh đập cho chừa. Việt Nam có thể chưa có nhiều dân chủ và nhân quyền bằng một số nước nào đó, nhưng cũng rất nhiều nước cũng phải thèm được như Việt Nam. Chúng tôi tự hào khi sống ở 1 đất nước thanh bình và chắc chắn rằng 84 triệu dân Việt Nam cũng nghĩ như tôi, trừ những vị đấu tranh dân chủ nhân quyền ở hải ngoại. Mà cũng thông cảm thôi, đó là công việc, là miếng cơm hằng ngày m! à mấy ông chủ tư bản đế quốc ban phát hằng ngày để các vị gào thét đâm thọc vào chính quyền Việt Nam ấy mà. Tôi thông cảm cho hoàng cảnh các vị lắm thay... Jake Le, HCMCNếu như họ có tội thì hãy để tội lỗi được phơi bày. Nếu họ vô tội thì công lí sẽ phán xét. Chúng ta không cần phải tìm cách phá hoại nền hoà bình mà chúng ta đang có. Nếu ngoan cố thì hậu quả khôn lường. Mất không chỉ là mất nước mà là mất tất cả. Tuan Tran, Moscow, NgaTôi ủng hộ việc giam giữ và xử lý theo pháp luật đối với 2 người trên. Hiện tại nền chính trị ổn định ko nên làm xáo trộn mọi thứ mất lòng tin ở nhân dân. Bên cạnh đó 2 người này chưa đủ khả năng và tư cách có thể là 1 lực lượng có thể đưa đất nước vươn lên mà chỉ là hùa vào theo 1 số phần tử chống đối. Thử nhìn về khả năng và trình độ của 2 người này thế nào thì chúng ta sẽ rõ. Tôi ko hiểu oan ở đâu ra rõ ràng là vi phạm pháp luật, mà đã vi phạm thì cứ theo luật mà xử lý thôi. Ở bất cứ nước nào hay xã hội nào cũng thế cũng có quy định chống phá lại nhà nước hay chính phủ nước đó đều bị xử lý theo pháp luật. Dân chủ thì phải như thế có phải ko ạ? Nguyen Hung, Nam ĐịnhTôi không ủng hộ những nhân vật như thế này vì chúng ta thấy Iraq đấy đến bây giờ cung đã yên ổn đâu. Nếu các bạn có lòng yêu nước thì không nên nối giáo cho giặc. GraniteAi trong số các bạn đã đọc tác phẩm trào phúng “Animal farm” của George Orwell? Nếu đọc xong các bạn thấy tác giả George Orwell có cái nhìn rất sâu xa. Cuối cùng “tư bản” bắt tay với “tư bản đỏ” như trong phần cuối chuyện. Các cường quốc nước ngoài chỉ phản ứng qua quýt khi chính quyền cộng sản đàn áp những người không có trong tay tất sắt. Thật đâu xót cho dân tộc Việt bị ngàn năm đô hộ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây, đến giờ bị Tư bản đỏ cai trị không biết bo giờ mới kết thúc. Tôi cầu nguyện cho hai anh chị được khỏe mạnh. pa, Wellington, New ZealandTôi thấy việc nhà nước Việt Nam bắt giữ hai luật sư này không có gì đáng phải bàn cãi cả. Cuộc sống ở VN bây giờ đang thanh bình, ai cũng chỉ mong yên ổn để làm ăn, phát triển. Vậy hà cớ gì các vị lại làm cho nó rối loạn lên. Nhất là kiểu liên kết với bên ngoài để làm rối loạn tình hình trong nước thì bị bắt chả có gì là oan uổgn cả. Còn vị nào ở HN viết là "dân đổ xô ra đường vì ngưỡng mộ nước Mỹ, ngưỡng mộ tổng thống Bush" thì nên xem lại đi nhé. Tôi tin rằng chả mấy người ở Việt Nam ngưỡng mộ tổng thống Bush đâu. Họ đổ ra đường đơn giản là vì họ hiếu kỳ, thế thôi. Lê Quang Minh, Quảng NinhTôi đã xem chương trình thời sự ngày 06-03 và thật mừng khi Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài bị bắt. Tôi đã đọc nhiều tài liệu của hai nhân vật này qua Internet, tôi thấy toàn là nội dung xuyên tạc chính quyền, thử hỏi như thế thì ai mà nghe theo được. Lê Hồng Sơn, VinhTôi tôn thờ Lê Thị Công Nhân và thật xấu hổ cho bản thân mình, cũng được học hành, sức khoẻ dồi dào, có trí tuệ đã bước vào tuổi 40 nhưng thua em chỉ vì anh quá hèn nhát, không dám đấu tranh. Đối với em một cô gái mảnh mai nhỏ nhắn sinh năm 1979mà dám dũng cảm bỏ lại sau lưng tất cả để đấu tranh cho mọi người quyền được "sống" đúng khái niệm em xả thân vì người dân những việc làm của em sau này lịch sử sẽ ghi nhận những điều em làm, được chính quyền cho là "Phản động" "chống lại nhân dân" (dù rằng em cũng là nhân dân). Chua xót quá em ơi! Sự hi sinh của mọi thế hệ ông cha từ ! xưa tới nay chỉ mong đất nước Việt Nam được dân chủ thịnh vượng và phát triển nhưng điều đó không có, chưa ai dám cưỡng lại được vì cái vòng kim cô của nhà nước đã trói chặt người dân dù thần chú đã đọc hơn 60 năm qua nào đâu có mở.Vì quá sợ hãi chúng ta không dám đấu tranh tất cả quá nhu nhược đề đến 1 ngày nào đó dân tộc sẽ bạc nhược thôi em. Điều này anh cầu mong đừng xảy ra vì dân tộc ta có cả ngàn năm văn hiến. Thời nào cũng có anh hùng. Đó là một điều chắc chắn. Hỡi các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam, hãy cố thức tỉnh, hãy để lại một cái gì đó cho dân tộc đi, hãy cho mọi người quyền được nói, quyền được "sống" môt cái quyền mà thượng đế đã ban cho loài người: đó là tự do. Nguyen Cam Vu, HCMCity Tôi thấy bắt nhốt 2 ngài luật sư này là đúng vì đã vi phạm luật pháp việt Nam. Đất nước đang yên bình, ai gây rối lọan thì phải trừng trị. Khai The, Thái BìnhTôi cho rằng mọi sự đấu tranh của các đảng phái đều chưa nhắm được đến đích lớn là sự ủng hộ của nhân dân. Ý thức của người VN chưa cao. Làm sao để họ có thể hiểu là họ đang bị áp bức, đang bị đè nén. Làm thế nào để ý thức chính trị được mở rộng.Từ đó mới có những làn sóng dân chủ thực sự. Hãy nhìn thật kĩ những gì chính quyền đang áp đặt lên người dân để có phương hướng đấu tranh đúng đắn.Cố gắng đấu tranh mà như không đấu tranh. Không nên quá tin và nhờ cậy thế lực bên ngoài.Cố gắng tạo nên một tiềm lực chính nghĩa thì mới có thể thanh công được. Trên đây là một vài ý kiến xin được đưa lên. Phong Linh, Hà nộiNgày 28/8/2006, chủ tọa phiên toà xử vụ án tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn đã tuyên phạt các bị cáo 50,000 VND, tương đương với 3 USD. Mặc dù sau đó, ông bị các cấp lãnh đạo hành lên, hành xuống, mặc dù các phương tiện thông tin trong nước coi ông như một kẻ tội đồ thì ở một góc nhìn khác, dân chúng Việt nam đã phải cảm ơn ông vì chính cái hình phạt tương đương một vé xem ca nhạc hạng xoàng ấy đã là mồi lửa châm ngòi cho vụ án bùng nổ. Vậy thì phải chăng, việc khởi tố Linh mục Nguyễn Văn Lý ngày 26/2/2007 và việc bắt tạm giam 2 luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ngày 6/3/2007 cũng là mồi lửa châm ngòi cho phong trào dân chủ Việt nam bùng nổ. Vậy thì một mặt, phong trào dân chủ Việt nam cùng với những người yêu dân chủ toàn nhân loại vẫn kịch liệt phản đối và lên án hành động côn đồ, ngang ngược của chính quyền Hà nội, nhưng bên cạnh đó, dân chúng Việt nam sẽ lại cảm ơn công an cộng sản đã bật lửa châm ngòi. Dân Quan, Hà NộiTôi thật sự buồn vì có những người ấu trĩ như bạn Hiếu, bạn thật là con cháu của mấy kẻ tham nhũng béo tốt, hai luật sư thật anh hùng. Tôi ngưỡng mộ họ. Nguyen Hoat, Houston, Hoa KỳMấy tuần nay chúng ta vẫn còn tranh luận nhau về chuyến đi "giải oan" của thiền sư Nhất Hạnh, mục đính chỉ cầu mong đem lại sự hoà giải để thống nhất lòng người với nhau. Rồi báo chí trong nước của đảng thì hết lời ca tụng buổi trực tuyến của thủ tướng để tung hô. Nhưng chưa được bao lâu thì chính tay họ đã làm vẩn đục và loen ố đi một bức tranh mà vừa tốn công đánh bóng. vậy sự kiện bắt giam 2 luật sư trẻ tuổi ở Hà Nội và đàn áp những nhà bất đồng chính kiến trên cả nước trong nhửng tuần qua đả làm tan đi mối nghi ngờ về sự tàn bạo của chính quyền trong nước. Đảng CS đã thật sự sai lầm và đánh giá thấp nhân dân VN. Ngắn hạn họ có thể làm sợ hãi một vài người nhưng dài hạn thì họ chỉ làm thêm lòng c! m thù của nhân dân mà thôi. Bạo lực không còn là vủ khi hiệu nghiệm để cai trị nhân dân trong một thế gìới thông tin. Dung, Hà NộiTôi thấy tiếc cho tài năng của 2 luật sư này. Nếu họ tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ để vươn lên khẳng định vị trí trong xã hội và làm giàu cho bản thân. Trong khi hoạt động chính trị không đơn giản chỉ là công kích và biêu xấu chế độ bằng những truyền đơn, tuyên truyền miệng... thì thiên hạ này chắc làm chính trị nhiều lắm. Cái mà 2 nhà luật sư này thiếu chính là không hiểu biết về "Thiên thời, Địa Lợi, Nhân Hoà", và rất đơn giản hiện nay rất nhiều người Việt Nam có tiền và trình độ sợ mất đi những gì hiện có hơn là bỏ sự nghiệp, nhà cửa, công danh đi đòi dân chủ như hai vi này. Nói chung là họ sợ sự đánh đổi. Bây giờ cam tâm mà nói liệu rằng có ai sẽ sẵn sàng chấp nhận gian khổ ăn bắp, ăn rau... ngủ trong rừng để quyết chí làm chính trị trốn tránh chế độ như hồi xưa không. Dĩ nhiên là không và trong khi có những người nhận tiền từ nước ngoài rồi thì "Ăn no, bò cưỡi" hô hào dân chủ thì ai tin bây giờ. Tôi thiết nghĩ để làm chính trị tốt thì cơ bản người làm chính trị cần hiểu một điều là "Có thực mới vực được đạo". Thế thôi Nguyễn Quang, Hà Nội100 năm nữa người dân Việt sẽ nhìn lại thời kỳ Cộng sản như là một trang đen tối của đất nước với cải cách ruộng đất, với sự tụt hậu về kinh tế và gần đây nhất là tham nhũng tràn lan và đàn áp tù đầy những người đấu tranh cho dân chủ. Rồi một ngày nào đó những con người đang bị bắt bớ tù đày hôm nay sẽ được người dân Việt nam ghi nhận là những người anh hùng đã dũng cảm đấu tranh cho tự do của của con người. (Hiển nhiên là hiện nay việc hiểu thế nào là tự do, dân chủ vẫn còn hạn chế nên nhiều người dân vẫn bị Cộng sản lừa bịp là đây là những người phá hoại đất nước. Nhưng lịch sử sẽ làm bộ phận dân chúng này nhận biết được thực chất) Sẽ có nhiều lập luận rằng đất nước đang phát triển và được hội nhập với APEC và WTO nhưng sự thật thì việc phát triển nhanh của một đất nước quá nghèo cũng chẳng có gì lạ. Tổ chức APEC và ra nhập WTO chưa phải là thành tựu mà chỉ là kết quả của sự khéo léo của chính quyền trong việc lừa dối cộng đồng quốc tế. Qua việc 2 luật sư bị bắt, không biết ông Bush có biết đến và nếu biết thì còn duy trì sự lạc quan về tình hình nhân quyền ở Việt nam nữa hay không? Có lẽ ông Bush đã có một sự nhầm lẫn lớn khi thấy người dân đứng đông đúc đón ông ở hai bên đường. Đây là dấu hiệu của NGƯỜI DÂN Việt nam muốn bỏ qua quá khứ, là dấu hiệu của NGƯỜI DÂN Việt ngưỡng mộ nước Mỹ và Tổng thống Mỹ chứ hoàn toàn không phải là dấu hiện của sự cởi mở hơn, dân chủ hơn của chính quyền Cộng sản. Ông Bush đã có những hành động làm nản lòng những người tâm huyết với dân chủ. Trần Hiền, Hà NộiTôi mong anh Nguyễn Văn Đài luôn can đảm để vượt qua khó khăn này. Mong anh giữ vững lòng tin trong mọi hoàn cảnh Trần Long, Nam ĐịnhTrong những ngày gần đây chúng ta được nghe nhiều về việc xắp xếp lại cơ cấu của QH. Đấy mới chính là ý kiến của "lực lượng nhân dân" bạn Khánh Hưng à. Còn như 2 nhân vật trên kia chỉ là những kẻ cơ hội chính trị, hoạt động theo sự giật dây của người khác, vì ích kỷ bản thân đi ngược lại lợi ích xã hội,như Việt Nam ta có câu "Rước voi giày mả tổ". Là người dân Việt Nam, tôi không ủng hộ đấu tranh dân chủ kiểu 2 người này. Khánh Hưng, WashingtonTôi cho rằng chính quyền Việt Nam đã thực sự dẫm lên vết xe đổ của các chế độ thực dân mà chính đảng cộng sản là một nhân chứng. Một khi người dân đã đứng lên, thì sự đàn áp của chính quyền giống như một ngọn gió thổi bùng tinh thần phản kháng. Càng áp bức, càng phản kháng. Đó là một định luật xã hội đã được chứng minh qua lịch sử của chính đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế trong thế kỷ 20. Cách tốt nhất và duy nhất để giải quyết mâu thuẩn này là sự chấp nhận thảo luận, tranh luận, và đấu tranh nghị trường của những khuynh hướng chính trị và lý tưởng khác nhau để tìm ra một giải pháp khả dĩ nhất. Nếu đảng cộng sản VN biết sử dụng tranh luận thì đảng này sẽ được ghi nhận công lao và có thể sẽ tiếp tục cầm quyền! một cách hợp pháp thêm một thời gian. Ngược lại, nếu đảng cộng sản sử dụng đàn áp thay vì tranh luận thì đảng này sẽ bị ghi vào lịch sử như một lực luợng phản động và sẽ bị đào thãi. Rỏ ràng, không sức mạnh nào có thể đè bẹp được "lực lượng nhân dân" hay xoay ngược bánh xe lịch sử. Ẩn danhBây giờ họ đã vào WTO, lại được đưa ra khỏi danh sách CPC nên họ có thể mạnh tay"...Qua sự việc này cho thấy ĐCS VN đã, đang và vẫn luôn dùng các "chiêu lừa" để đạt được những gì mong muốn, một khi đạt được rồi thì mới lộ rõ diện mạo một chế độ xấu xa, bù nhìn, thẳng tay đàn áp...Lời nói của ĐCS VN không bao giờ đi đôi với hành động. Trước đây trong chiến tranh cũng vậy, CS VN chỉ biết dùng các "trò lừa" để đánh vào những điểm yếu của đối phương (mà đối phương không bao giờ ngờ tới)chứ không dám đánh bằng chính sức lực của mình... Bởi vậy Tổng thống Thiệu trước đây đã có câu nói về ĐCS rất chí lý: "Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm..." Hỡi các nhà Đấu Tranh Đối Kháng, hãy cân nhắc thật kỹ để v! ạch trần bộ mặt xấu xa của ĐCS VN, đừng để cho chúng qua mặt bằng những trò lừa bịp bằng kiểu chơi con nít vậy. Chúc mọi người luôn vững tin, có đủ sức khoẻ và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, và một ngày nào đó tất cả sự thật và dối trá sẽ đưa ra ánh sáng và chúng ta sẽ được sống trong một môi trường tự do, dân chủ không bị bọn CS áp bức nữa...Hãy tự tin để thành công nhé! Ẩn danhTôi chưa bao giờ thấy Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...có những biện pháp cụ thể với chính quyền Việt Nam khi chính quyền này có những hành động đàn áp những người bất đồng chính kiến. Ngược lại tôi thấy hình như các nước nêu trên ngày càng tỏ ra "thân thiện" với chính quyền Việt Nam. Có lẽ lợi ích kinh tế quyết định tất cả. Giờ đây, Việt Nam đã gần như mở toang cánh cửa kinh tế cho nước ngoài, và có dấu hiệu sẽ còn tiếp tục mở rộng nữa. Chính vì đã đạt được cái lợi cho mình rồi nên các nước nêu trên chỉ phản ứng qua quít bằng cách lên án bằng "miệng" mà thôi. Theo tôi nghĩ, các nhà dân chủ đang đấu tranh ở Việt Nam nên lượng sức mình. Ở giai đoạn hiện nay, đấu tranh bí mật sẽ tốt hơn và có hiệu quả hơn là đấu tranh công khai đ! ể rồi bị bắt nhốt cả hội. |
Nửa cuối tháng Ba, tại thành phố được xem là thủ đô châu Âu là Strasbourg, các cộng đồng tôn giáo phương Đông mà đa số là Việt Nam đã tổ chức buổi họp mặt và cử hành nghi lễ tôn giáo chung với nhau. | Họp mặt liên tôn Việt Nam ở Strasbourg | Trong phòng họp chính, những người Việt chiếm đa số trong 300 khách dự có cơ hội gặp gỡ, lắng nghe, và đặc biệt là quan sát và cùng tham dự nghi lễ tôn giáo của các tôn giáo khác nhau - từ xa lạ như những câu kinh Ấn giáo, hay Phật giáo Nam Tông, cho đến gần gũi như là Phật giáo Bắc Tông, Cao Đài, Hòa Hảo, và Tin Lành cùng Thiên Chúa Giáo La Mã, tức là các cộng đồng tôn giáo chính của người Việt ở Strasbourg, hay mở rộng ra là trên đất Pháp và Đức. Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc từ ban tổ chức cho biết: - "Mục tiêu mà ủy ban đối thoại liên tôn đã chuẩn bị trong 3 năm là tạo điều kiện cho người Việt, người gốc Đông Phương ở vùng Alsace gặp nhau." "Hôm nay qui tụ hầu hết các cộng đồng sắc tộc như Ấn Độ, Tích Lan, Lào và Tây Tạng, cũng như các tôn giáo, và cái đó đối với mục tiêu mà chúng tôi đề ra là sự thành công" - ông Trúc nói. Trong khuôn viên trung tâm văn hóa Saint Thomas, tức là nơi mà Giáo hoàng Gioan Phao-lồ đệ nhị từng nghỉ ngơi khi đến Strasbourg, người ta nghe thấy tiếng cầu kinh của Phật giáo Việt Nam từ phái đoàn của hòa thượng Thích Minh Tâm, chủ tịch Âu châu của giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. "Lý do của buổi hôm nay là muốn các tôn giáo gần gũi, hiểu biết, cùng làm việc, tránh mâu thuẫn" - Hòa thượng Thích Minh Tâm nói. Thế nhưng vấn đề đặt ra là những cuộc họp mặt tôn giáo có các tổ chức tôn giáo của người Việt di tản tham gia dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các cộng đồng tôn giáo và chính quyền Việt Nam. "Thực ra chỗ nào cũng có mâu thuẫn, nhưng cũng có điểm chung, là tôn giáo lấy lòng thương làm chung, đem lại hạnh phúc cho con người" - Hòa thượng Thích Minh Tâm không trả lời trực tiếp vào câu hỏi. Dù vậy, điểm nổi bật trong cuộc họp mặt này là không có những nghi thức chính trị thường gặp trong các cộng đồng người Việt tị nạn, mà tập trung nhiều vào góc độ tôn giáo và văn hóa cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề tự do tôn giáo vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong những nội dung trao đổi. Đức ông Joseph Doré là chủ nhà của cuộc họp trong vị trí Tổng giáo mục giáo phận Strasbourg có cùng một quan điểm với hòa thượng Thích Minh Tâm: "Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã hoàn toàn tôn trọng quyền tự do của con người. Có quan điểm cho rằng khác biệt tôn giáo gây ra xung đột và chiến tranh, nhưng với tôi tôn giáo không phải là nguồn gốc của xung đột trên thế giới, mà chính là khái niệm và hiểu biết về tôn giáo gây ra. Tôi không thấy có tôn giáo nào kêu gọi giáo dân chống lại người khác cả." Nhưng tập hợp tôn giáo có thể tạo ra mâu thuẫn với chính quyền Việt Nam ? "Chúng tôi không chống lại cá nhân, đất nước hay chính phủ, mà quan trọng là mỗi cá nhân tự nghĩ xem sẽ làm gì, nghĩ gì, thực hành và tư duy theo hướng nào và các chính phủ trên thế giới phải tôn trọng quyền tự do của công dân và dân tộc. Trách nhiệm của tôn giáo là đòi hỏi quyền tự do tồn tại của con người." - Đức ông Joseph Doré trả lời. Nhưng có những quan điểm nói rằng các linh mục Pháp đã dẫn quân Pháp vào xâm lược Việt Nam. Bây giờ thì lại có một cuộc họp mặt tôn giáo được tổ chức ngay cạnh tòa án nhân quyền và quốc hội châu Âu. "Trong quá khứ có thể có những người theo đạo Thiên Chúa không tôn trọng tập quán của các cộng đồng khác, hay quyền tự do của người khác. Nhưng nội dung nghị quyết Vatican 2 nhấn mạnh rằng tự do tôn giáo là giá trị phải được nhà thờ tôn trọng và chúng tôi muốn tuân theo xu thế này." Tổng giám mục giáo phận Strasbourg nói rõ quan điểm. Vậy câu hỏi được đặt ra với giáo sư Nguyễn Đăng Trúc từ ban tổ chức là vậy thì có phải ông đang làm diễn tiến hòa bình hay không ? "Diễn tiến hòa bình là một ngôn ngữ của nhà nước Việt Nam nói đến đường lối dân chủ hóa mà phương Tây mong đợi nước Việt Nam chuyển biến. Cũng giống như anh nói đến dân chủ thì nước Việt Nam của đảng cộng sản bao giờ cũng mang tên dân chủ, nhưng mà dân chủ đó có đồng nghĩa với người Pháp hiểu, người Mỹ hiểu, trên thế giới hiểu không?" - Ông Nguyễn Đăng Trúc trả lời. "Cái chữ hòa bình ở đây cũng vậy, chúng tôi lấy lại cái hứng khởi của các tôn giáo, chứ không phải hòa bình do ai định nghĩa hết. Hòa bình đó không phải người cộng sản định nghĩa hay là Mỹ hay ai định nghĩa cả mà chúng tôi nói tới đây là hòa bình thật từ tâm anh nơi đời xưa, từ vua Hồng Bàng, vua Hùng Vương cho đến đời cha mẹ tôi." - Ông Trúc giải thích "Một cách bình thường ở trong gia đình người ta cũng nói chữ Hòa Bình. Tui không cần có chính phủ chi định nghĩa hòa bình hết, và hòa bình đó chúng tôi tìm kiếm chứ không phải do một chế độ chính trị nào định nghĩa." - Ông nhấn mạnh. Buổi họp mặt tạo đỉnh cao là giờ cầu nguyện chung của các tôn giáo, và kết thúc bằng những tiết mục văn nghệ do nhiều cộng đồng khác nhau cùng đóng góp. Tuy nhiên, nhìn lại độ tuổi của khán giả người Việt ngồi xem, có thể thấy là thông điệp của thế hệ già đã sống qua biến cố 1975 hầu như không được thế hệ trẻ tiếp nhận, khi bản thân họ nói tiếng Việt không nhiều, không biết nhiều về văn hóa Việt Nam và càng không hiểu nhiều về những vấn đề chính trị xã hội hiện tại của Việt Nam. |
'Dùng ý nghĩ điều khiển máy tính' vốn xuất hiện trong các tác phẩm viễn tưởng nay đang tiến gần tới việc hiện thực hóa. | Tham vọng dùng ý nghĩ để điều khiển cả thế giới | Khoa học viễn tưởng đôi khi có thể là một chỉ dẫn tốt cho ta nhìn thấy tương lai. Kính 'thần kỳ' giúp người mù nhìn thấy trở lại Điều khiển xe bằng suy nghĩ 'Yêu' robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình? Trong bộ phim Nâng cấp (Upgrade - 2018), nhân vật chính Grey Trace bị bắn vào cổ. Vợ anh bị bắn chết. Lúc tỉnh dậy, Trace phát hiện ra rằng anh không chỉ mất vợ mà còn phải đối mặt với một tương lai mình bị liệt cả tứ chi, phải ngồi xe lăn. Anh được cấy một chip máy tính có tên là Stem, được thiết kế bởi nhà phát triển công nghệ nổi tiếng Eron Keen - nếu như ai đó thấy nhân vật này có nét tương đồng gì nào đó với Elon Musk thì đó đều chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Con chip này giúp anh di chuyển được. Stem hóa ra là trí tuệ nhân tạo (AI) và có thể "nói chuyện" với anh theo cách mà không ai khác có thể nghe thấy. Nó thậm chí chiếm được cả quyền kiểm soát cơ thể anh. Đến đây thì hẳn là bạn đã có thể đoán ra phần nội dung còn lại của câu chuyện. Cấy ghép thiết bị điện tử vào não Việc trở thành một 'cyborg' (người được cấy ghép con chip điện tử vào người để thực hiện được chức năng hay tác vụ nào đó) vào năm 2019 trên thực tế ít kịch tính hơn nhiều - nhưng vẫn vô cùng kỳ diệu. Vào năm 2012, là một phần trong chương trình nghiên cứu do Jennifer Collinger, một kỹ sư y sinh tại Đại học Pittsburgh dẫn dắt và được Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến của Chính phủ Hoa Kỳ (Darpa) tài trợ, Jan Scheuermann trở thành một trong số ít người được cấy ghép giao diện não-máy tính. Người phụ nữ 53 tuổi này bị liệt tứ chi do ảnh hưởng của chứng rối loạn thoái hóa. Bà được gắn hai dây cáp vào các hốc giống như cái hộp trong đầu, và các dây cáp thì được kết nối với thứ trông giống như bảng điều khiển trò chơi điện tử video. Với giao diện não-máy tính này, Scheuermann dùng ý nghĩ điều khiển cánh tay robot ở mức đủ để bà có thể tự ăn sô cô la. Ba năm sau, bà điều khiển bay thành công một chiến đấu cơ trong môi trường máy tính mô phỏng thực tế. Darpa đã tài trợ cho nghiên cứu về các giao diện này từ thời thập niên 1970, và giờ muốn tiến gần hơn một bước đến việc đạt được loại thế giới như miêu tả trong Nâng cấp. Mục tiêu của chương trình Công nghệ Thần kinh Phi Phẫu thuật Thế hệ Tiếp theo (N3) được đưa ra đầu năm nay là phải tìm ra cách để giao diện đó hoạt động mà không cần đến điện cực, dây cáp hay việc phẫu thuật não. Người khỏe mạnh bình thường có thể cũng có thể sử dụng công nghệ mới để thực hiện một cách nhanh chóng hơn việc giao tiếp với máy móc và các thứ liên quan Al Emondi, người quản lý chương trình, đặt yêu cầu cho các nhà khoa học từ sáu viện nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ là phải phát triển được phần cứng có khả năng đọc được ý nghĩ của con người mà không cần cấy hẳn vào trong đầu, và phải đủ nhỏ để gắn vào mũ bóng chày hoặc thiết bị gắn bên ngoài đầu. Quy tắc đơn giản để đoán trước tương lai Những mối đe dọa lớn nhất loài người phải đối mặt Trong cách tiếp cận được so sánh với thần giao cách cảm - hay việc tạo ra "một giao diện não-máy tính thực sự", theo Emondi - thiết bị này phải hoạt động đối lưu, tức là có khả năng truyền thông tin trở lại não theo hình thức mà não bộ hiểu được. Emondi cho thời hạn chỉ có bốn năm để các nhà khoa học đem công nghệ mới từ phòng thí nghiệm thử nghiệm trên người. Trong thực tế thì ngay cả kế hoạch của Elon Musk, theo đó muốn có giao diện não-máy tính kiểu như trong phim Nâng cấp, Neuralink, vẫn đòi hỏi phải có cuộc phẫu thuật đầy rủi ro để cấy chip vào não, kể cả khi không dùng đến dây nối mà thay thế bằng phương thức kết nối không dây. "Khả năng thực sự làm thay đổi thế giới không thường xuyên xảy ra trong sự nghiệp mỗi người," Emondi nói. "Nếu làm được một giao diện thần kinh phi xâm lấn là chúng ta đã mở ra cánh cửa cho một hệ sinh thái hoàn toàn mới, thứ cho đến giờ vẫn chưa hề tồn tại." Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống "Ứng dụng phổ biến nhất của giao diện này phục vụ những người mất khả năng cử động cánh tay và bị liệt các chi cùng phần ngực, hoặc những người bị liệt chân cùng phần ngực," Jacob Robinson, kỹ sư điện và máy tính tại Đại học Rice, Houston, Texas, và là nhà nghiên cứu chủ chốt của một trong các nhóm, nói. "Sau đó, hãy tưởng tượng là nếu chúng ta có thể dùng công nghệ này để giao tiếp với máy móc mà không phải tiến hành phẫu thuật, thì đó là ta đã mở rộng việc ứng dụng công nghệ này cho cả những người tuy cơ thể vẫn hoạt động bình thường nhưng muốn có thể giao tiếp với các thiết bị nhanh chóng hơn." Não phát ra các tín hiệu, và công nghệ mới cần phải biết cách sàng lọc, xử lý phù hợp Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng niềm đam mê của chúng ta đối với các giao diện não-máy tính mang ý nghĩa sâu xa hơn. "Cách duy nhất mà con người đã tiến hóa để giao tiếp với thế giới là thông qua cơ thể, cơ bắp và giác quan, và chúng ta làm khá tốt chuyện này," Michael Wolmetz, trưởng nhóm nghiên cứu trí tuệ con người và máy móc tại Phòng Thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins ở Laurel, Maryland, nói. "Tuy nhiên, đó cũng là giới hạn căn bản về khả năng giao tiếp của chúng ta với thế giới. Và cách duy nhất để vượt ra khỏi giới hạn đó là tìm được cách để giao tiếp thẳng với thế giới bên ngoài bằng bộ não." Mặc dù mang danh hơi đáng sợ một chút, là phải "tạo ra các công nghệ và năng lực đột phá phục vụ an ninh quốc gia", nhưng Darpa có truyền thống phát triển các công nghệ tiên phong, là những thứ đã định hình ra thế giới mà chúng ta, giới thường dân, đang sống bên trong. Sự phát triển của internet, GPS, trợ lý ảo như Siri của Apple và nay là AI, tất cả đều đã được tăng tốc nhờ những khoản tiền Darpa đầu tư vào. Việc Darpa tài trợ cho hoạt động nghiên cứu về giao diện não-máy tính cho thấy đây có thể là công nghệ làm thay đổi cuộc chơi, tương tự như những thứ trên. Nhưng đây không phải là thứ duy nhất. Neuralink của Musk chỉ là một trong số nhiều dự án bị thu hút bởi tiềm năng của giao diện não-máy tính. Các công ty công nghệ lớn, trong đó có Intel, cũng đang tích cực trong lĩnh vực này. Và có những phần thưởng tuyệt vời cho những ai có thể tạo bước đột phá - thị trường trong mảng công nghệ thần kinh dự kiến có trị giá 13,3 tỷ đô la vào năm 2022. Giao diện não-máy tính não đạt được tới mức như ngày nay là nhờ vào việc hồi thập niên 1800, các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu hoạt động điện được phát hiện trong não động vật. Thời thập niên 1920, Hans Berger đã phát triển máy ghi điện não đồ (EEEG) để phát hiện hoạt động điện từ bề mặt hộp sọ của con người và ghi lại nó. Năm mươi năm sau, nghiên cứu của khoa học gia máy tính Jacques Vidal tại Đại học California Los Angeles (UCLA) đã đưa ông đến với thuật ngữ "giao diện não-máy tính". Các nhà khoa học sau đó đã phải chờ tới khi máy tính được phát triển đủ mạnh, cùng sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo và công nghệ nano, để hiện thực hoá được viễn kiến của mình. Năm 2004, một bệnh nhân bị liệt tứ chi được cấy ghép giao diện máy tính tiên tiến đầu tiên. Người này bị đâm, rồi liệt người từ cổ trở xuống. Việc cấy ghép cho phép ông chơi bóng bàn trên máy tính chỉ bằng cách nghĩ về nó. Bất kỳ kỹ thuật nào đòi hỏi phải thực hiện bằng kỹ thuật cấy ghép cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, trước khi cơ thể đào thải thiết bị được cấy ghép Những thách thức cần vượt qua Tuy đã đạt những thành công như vậy nhưng vẫn còn tồn tại những vấn đề. "Chất lượng thông tin mà bạn có thể truyền tải bị giới hạn bởi số lượng các kênh," Robinson nói. "Các giao diện đòi hỏi phải khoét lỗ trên hộp sọ để đặt điện cực tiếp xúc trực tiếp với não. Thiết bị được gắn vào não thì chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định rồi sẽ bị cơ thể bạn đào thải; hoặc nếu thiết bị kết nối không thành công thì sẽ rất khó lấy chúng ra." Để đạt được giao diện hoạt động mà không cần phẫu thuật não, các nhóm của Emondi đang tìm hiểu khả năng tổng hợp các kỹ thuật như siêu âm, từ trường, điện trường và ánh sáng để đọc suy nghĩ của chúng ta và / hoặc viết lại các suy nghĩ đó. Trong số các vấn đề cần giải quyết có việc cần làm thế nào để ta phân biệt được hoạt động thần kinh hữu ích với các dạng tiếng ồn khác mà não bộ phát ra. Thiết bị này cũng cần phải có khả năng tiếp nhận được tín hiệu thông qua hộp sọ và da đầu. "Nói đến chuyện hình ảnh được phát đi thông qua môi trường tán xạ, thì từng milimet trong hộp sọ tương đương với hàng chục mét trong đại dương và hàng km trong bầu khí quyển, nếu xét về mức độ phức tạp mà bạn phải đối diện," David Blodgett, nhà điều tra chính của nhóm nghiên cứu từ Phòng Thí nghiệm Vật lý ứng dụng của Đại học Johns Hopkins, nói. "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin rằng chúng tôi có thể lấy được những thông tin rất hữu ích," Emondi nói. Một số nhóm đang xem xét tới điều mà Emondi gọi là "phẫu thuật xâm lấn chi tiết". "Bạn vẫn có thể đặt thứ gì đó vào bên trong cơ thể, nhưng không phải là bằng các biện pháp phẫu thuật," ông nói. Điều này có nghĩa là bạn phải nuốt một thứ gì đó, hoặc tiêm, hoặc phun nó lên mũi. Một nhóm nghiên cứu đang cân nhắc khả năng để các hạt nano hoạt động như các "máy biến năng nano" khi chúng được đưa đến vị trí cần đến trong não. Đây là những hạt rất nhỏ, với bề rộng chỉ bằng tiết diện sợi tóc người, và chúng có thế biến đổi năng lượng từ ở bên ngoài thành tín hiệu điện tới não và ngược lại. Một nhóm khác đang cân nhắc việc dùng virus để tiêm DNA vào các tế bào, làm thay đổi chúng để khiến chúng đảm nhiệm vai trò tương tự. Bước đột phá sẽ đem đến sự trợ giúp vô cùng to lớn cho những người bị liệt tứ chi hoặc liệt chân và phần ngực Nếu đạt được các kỹ thuật này, năng lực hoạt động của giao diện "xâm lấn chi tiết" cần phải tương thích với một con chip được phẫu thuật cấy vào cơ thể. Tiếp đến là thách thức trong việc lấy thông tin từ thiết bị, chuyển tới máy tính và đưa ra phản ứng phù hợp ngay lập tức. "Nếu bạn đang sử dụng chuột với máy tính, thì khi nhấp chuột bạn sẽ phải đợi một giây để nó làm việc, mà như thế thì công nghệ sẽ không bao giờ triển khai được," Emondi nói. "Vì vậy, chúng tôi phải làm một cái gì đó đạt được tốc độ siêu nhanh." Các giao diện cần phải có "độ phân giải cao" và đủ "băng thông" hoặc các kênh liên lạc để điều khiển được một thiết bị bay drone thực sự thay vì chỉ là cử động cánh tay robot. Nhưng ngay cả khi chúng ta có thể làm điều đó thì chính xác là chúng ta sẽ giao tiếp như thế nào? Bằng lời hay bằng hình ảnh? Chúng ta có thể nói chuyện với bạn bè hoặc thanh toán hóa đơn trực tuyến được không? Bao nhiêu phần trong những thứ này sẽ là có tính riêng biệt, phù hợp cho từng cá nhân? Không ai thực sự biết câu trả lời cho những câu hỏi đó, bởi chưa hề có quy tắc nào được viết ra. "Tất cả các giao diện mới đều cần phải qua quá trình thực hành mới trở nên quen thuộc được," Patrick Ganzer, đồng điều tra viên của dự án tại Battelle, nói. "Khó mà nói giao diện não-máy tính mới này sẽ dễ sử dụng tới mức nào. Chúng tôi không muốn người dùng phải học hàng trăm quy tắc. Một lựa chọn hấp dẫn là để phần đầu cuối từ giao diện não-máy tính của người dùng 'nói chuyện' với một thiết bị bán tự động. Người dùng sẽ không cần phải điều khiển mọi hành động đơn lẻ mà chỉ cần thiết lập 'quy trình chuyển động' trong hệ thống máy tính này." Emondi còn đi xa hơn thế. "Do AI trở nên tốt hơn, các hệ thống chúng ta đang hợp tác sẽ trở nên tự động hơn. Tùy thuộc vào nhiệm vụ, chúng ta có thể chỉ cần nói, 'Tôi muốn quả bóng kia', thế là robot tự biết đi lấy nó về." Tuy nhiên, bộ phim Nâng cấp có thể đã nêu ra một vấn đề; đó là chính xác mà nói thì ai là người kiểm soát? Có một vài manh mối. "Cho đến nay, hầu hết các giao diện não-máy tính đều trích xuất chuyển động chi tiết hoặc các thông tin liên quan đến cơ bắp từ hoạt động của não, ngay cả khi người dùng đang nghĩ xa hơn về mục tiêu của họ," Jennifer Collinger nói. "Chúng ta có thể phát hiện trong hoạt động não được rằng não muốn di chuyển một vật thể theo hướng nào đó khi não muốn bàn tay phải nắm lại hay di chuyển về hướng mà não muốn tay có thể cầm nắm, nhấc vật thể đó lên. Người dùng không cần phải suy nghĩ tới các từ như 'bên phải', 'phía trước', 'bên dưới'. Chưa có quán quân game thủ nào chịu tình nguyện cấy ghép chip vào cơ thể "Các nỗ lực tinh thần cần thiết để vận hành một BCI là khác nhau giữa những người khác nhau, nhưng thường là nhiều hơn so với các giao diện không xâm lấn. Hiện ta vẫn còn phải xem liệu bất kỳ công nghệ nào được thực hiện từ N3 có cho phép người dùng tiến hành nhiều nhiệm vụ cùng một lúc hay không." Có một câu hỏi thậm chí còn căn bản hơn: Chưa từng có ai, nếu là người có khả năng hoạt động thể lực bình thường, chọn được cấy một giao diện để chơi trò chơi điện tử video như Fortnite hoặc mua sắm trực tuyến - và không ai biết liệu hành vi của họ đối với một giao diện có khác đi hay không, hoặc có thay đổi hay không so với khi con chip được gắn trong chiếc mũ bóng chày. Những rắc rối về ứng xử đạo đức là rất lớn. "Những lợi ích đến từ công nghệ đó phải lớn hơn những rủi ro," Emondi nói. Thế nhưng nếu bạn không cố gắng lấy lại một số chức năng mà bạn đã mất thì đó lại là chuyện khác: đó là lý do tại sao cách tiếp cận không xâm lấn lại thú vị đến vậy. "Tuy nhiên, chỉ vì nó không phải là công nghệ xâm lấn không có nghĩa là bạn không gây hại cho giao diện thần kinh cá nhân - vi sóng là thứ không xâm lấn, nhưng chúng không phải là thứ tốt," ông nói thêm. "Cho nên là có những giới hạn. Với siêu âm, bạn phải làm việc trong một mức áp suất nhất định. Nếu đó là điện trường, bạn phải ở trong một số mức năng lượng nhất định." Sự phát triển của các giao diện não-máy tính mạnh thậm chí có thể giúp con người sống sót được trong tình huống giả định kỳ quặc về công nghệ, đó là khi trí tuệ nhân tạo vượt qua trí thông minh của con người và có thể tự sao chép. Con người có thể sử dụng công nghệ để nâng cấp bản thân, cạnh tranh với các đối thủ mới này, hoặc thậm chí hợp nhất với một AI nào đó, điều mà Elon Musk đã nói rõ trong phần chào hàng của mình đối với Neuralink. "Các hệ thống trí tuệ nhân tạo của chúng ta đang ngày càng tốt hơn," Wolmetz nói. "Và có một câu hỏi là thời điểm nào sẽ là lúc con người trở thành mắt xích yếu nhất trong các hệ thống mà chúng ta sử dụng. Để có thể theo kịp tốc độ đổi mới về trí tuệ nhân tạo và học máy (machine learning), chúng ta rất có thể cần phải giao tiếp trực tiếp với các hệ thống này." Cuối cùng, có thể điều đó không tạo ra bất kỳ khác biệt nào. Ở cuối phim Nâng cấp, Stem chiếm quyền kiểm soát hoàn toàn tâm trí và cơ thể của Grey. Ý thức của người thợ máy rơi vào trạng thái mê man, trong đó anh không bị liệt và vợ anh vẫn còn sống. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future. |
Biết tin Hội đồng Thành phố San Jose sẽ biểu quyết cấm cờ đỏ sao vàng, tôi có hỏi Nghị viên Nguyễn Tâm về thời điểm ra nghị quyết thì được nghe: "Vì mới đây có sự kiện Hùng Cửu Long định mang cờ đỏ đến Little Saigon." | Từ Hùng Cửu Long đến việc San Jose cấm cờ đỏ | Cộng đồng Việt tại California và lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH Từ hai thập niên qua, đúng hơn là từ khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ (1995), nhiều người Việt ở Mỹ e ngại cờ đỏ sao vàng của CHXHCN Việt Nam sẽ phấp phới bay khắp nơi trên đất Hoa Kỳ. Lá cờ đó, gắn liền với lịch sử chiến tranh, với trại học tập cải tạo, vùng kinh tế mới, đánh tư sản mại bản, với vượt biển vượt biên và đã để lại trong lòng nhiều người Việt, những người Mỹ đã chiến đấu trên mảnh đất Việt Nam và gia đình họ, nhiều khổ đau và nước mắt. Nay đến bến bờ tự do họ không còn muốn nhìn thấy bóng dáng lá cờ đỏ đó nữa. Năm 1998, khi Tổng Lãnh sự quán Việt Nam lần đầu tiên liên hoan đón Tết tại San Francisco, cờ đỏ sao vàng được treo bên cạnh cờ Hoa Kỳ trước tiền đình của nơi tổ chức Tết là Veteran Building. Nhưng chỉ trong một thời gian chưa đến một giờ đồng hồ là đã phải kéo cờ xuống vì bị đe doạ biểu tình phản đối. Đến đầu năm 1999 có sự kiện Trần Trường treo cờ đỏ và hình Hồ Chí Minh trong cửa tiệm của ông ở Westminster thuộc Quận Cam, California và đã bị biểu tình phản đối kéo dài gần hai tháng. Vào đầu thiên niên kỷ, sau một phần tư thế kỷ định cư, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã vững mạnh hơn với những dân cử gốc Việt trong chính trường nên có những vận động các cấp chính quyền từ tiểu bang xuống đến thành phố để công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là di sản của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Luôn luôn là cờ vàng Từ đó hình ảnh cờ vàng luôn có trong các sinh hoạt của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Vài tháng qua lại bùng nổ lên chuyện cờ đỏ, cờ vàng với sự kiện một du khách từ Việt Nam là Hùng Cửu Long muốn phô trương cờ đỏ ở Little Saigon, Quận Cam. Ngày 20/11/2016, Hùng Cửu Long xuất hiện trước Thương xá Phước Lộc Thọ gây xôn xao cộng đồng. Ít tuần sau, Thị trưởng Tạ Đức Trí và Nghị viên Diep Tyler đã đệ trình nghị quyết cấm cờ đỏ và đã được hội đồng thành phố đồng thanh chấp thuận trong phiên họp ngày 14/12/2016. Nghị viên Sergio Contreras của Westminster đã phát biểu rằng ông không muốn thấy bất cứ ai "đến thành phố của chúng ta để tạo ra những xáo động và rắc rối." Nghị quyết này cấm trưng bày hay treo cờ đỏ sao vàng ở bất cứ nơi nào trong phạm vi Thành phố Westminster vì: "Lá cờ này trong quá khứ và đến nay vẫn tiếp tục là biểu tượng cho một nền độc tài chuyên chế." Sau khi Westminster chấp thuận nghị quyết cấm cờ đỏ sao vàng, ngày 19/12/2016 bốn nghị viên Thành phố San Jose là Tâm Nguyễn, Mạnh Nguyễn, Sergio Jimenez và Magdalena Carrasco đã đệ trình một nghị quyết chỉ cấm treo cờ đỏ trên các cột cờ thuộc sở hữu của thành phố. Westminster là nơi đã có nghị quyết về cờ vàng đầu tiên và đây cũng là nơi đầu tiên đưa ra nghị quyết cấm cờ đỏ và đã được thông qua một cách mau chóng, vì không có tiếng nói phản đối. Nhưng San Jose thì khác. Khi nghị quyết cấm cờ đỏ được đưa ra tiểu ban cách đây hai tuần và đã có người phản đối. Thung lũng Điện tử nay có nhiều du sinh từ Việt Nam tại các đại học trong vùng, có nhiều doanh gia bỏ tiền đầu tư, có con cháu quan chức nhà nước chọn là nơi định cư. Sự chống đối nghị quyết cũng có ở San Jose vì vùng Vịnh San Francisco có khuynh hướng chính trị thông thoáng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm khác biệt hơn là Quận Cam bảo thủ. Cuộc họp của Hội đồng TP San Jose ra nghị quyết cấm cờ đỏ Sau gần ba tiếng đồng hồ cho cư dân phát biểu, các vị dân cử đã nghe cả trăm ý kiến, đại đa số ủng hộ nghị quyết. Chỉ có vài ba ý kiến phản đối. Phát biểu ủng hộ có nhiều tiếng nói quen thuộc của cộng đồng. Bryan Đỗ đại diện cho Dân biểu Liên Bang Ro Khanna đọc quan điểm của ông về vấn đề này. Ông chống lại việc trưng bày lá cờ đỏ của chế độ toàn trị tại Việt Nam vì "chế độ đó đã đàn áp nhân quyền, bỏ tù người cầm bút và những ai lên tiếng phản kháng." Cùng ủng hộ nghị quyết có Nghị viên Kimberly Hồ của Westminster, có Mindy Nguyễn đại diện cho Dân biểu Tiểu bang Ash Kalra. Có những nhân vật cộng đồng như Thomas Nguyễn, Jimmy Phạm, Đỗ Thành Công, Jane Đỗ Bùi, Kính Đoàn, Mai Quyền, Minh Nguyễn, có cụ bà Đào Nguyên Nguyễn, cụ ông Nghiệp Đoàn. Những người ủng hộ nghị quyết cho rằng lá cờ đỏ là ác mộng vì những gì họ đã trải qua. Hoặc cho rằng đó là biểu tượng của sự thiếu tự do dân chủ, không tôn trọng nhân quyền của chế độ cộng sản Việt Nam hiện tại. Thượng Nghị sĩ Tiểu bang Janet Nguyễn, Dân biểu Tiểu bang Ash Kalra, Nghị viên Thành phố Milpitas Anthony Phan cũng gửi văn thư chính thức ủng hộ. Có tin Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco gửi văn thư phản đối, nhưng văn phòng thành phố đã không nhận được để đưa vào hồ sơ nghị trình. Hai luồng ý kiến Phản đối nghị quyết có ý kiến của Long Lê, Chris Lê, Sam Lê và Phúc Lê. Long Lê cho rằng nghị quyết này sẽ tạo một tiền lệ không tốt cho thành phố, vì nếu mai này có nhóm người khác đòi không cho treo cờ Mexico, Cuba hay cờ của các nước Trung Đông thì thành phố cũng chiều theo hay sao. Sam Lê nhắc đến những hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang có trên Biển Đông, vì thế việc chống lại lá cờ của quốc gia Việt Nam sẽ làm tổn thương đến quyền lợi của Hoa Kỳ trong khu vực. Chris Lê nhận ông là một người theo đảng Libertarian và ông không hy vọng hội đồng thành phố sẽ bác bỏ nghị quyết này. Sau khi lên tiếng phản đối từ lúc nghị quyết được đưa ra tiểu ban hai tuần trước, trả lời báo chí trong những ngày qua Chris Lê cho biết ông sẽ ra tranh cử ở Khu vực 7 vào năm 2018 với mục đích đánh bại Nghị viên Tâm Nguyễn, đồng tác giả của nghị quyết cấm cờ đỏ. Diễu hành ở Việt Nam: cờ đỏ gợi lại quá khứ chiến tranh kinh hoàng với nhiều người tỵ nạn gốc Việt Trong năm qua Chris Lê tích cực tham gia vận động tranh cử dân biểu tiểu bang cho Phó Thị trưởng Madison Nguyễn. Trước khi phiên họp hội đồng thành phố diễn ra, tôi hỏi cựu Phó Thị trưởng Madison Nguyễn về nghị quyết này, bà cho biết ý kiến như sau: "Tôi hết lòng ủng hộ nghị quyết cấm cờ cộng sản ở San Jose. Nó sẽ tái xác nhận những cam kết của thành phố là tôn trọng lịch sử của nhiều người tị nạn Việt Nam đã chối bỏ chế độ cộng sản để đến Mỹ, trong đó có gia đình tôi." Tháng 11/2016 cựu Phó Thị trưởng Madison Nguyễn ra tranh chức dân biểu tiểu bang nhưng không thành công. Sau khi đã nghe tất cả các phát biểu của cư dân, một số nghị viên đã phát biểu ý kiến. Nghị viên Raul Peralez nhấn mạnh rằng quyền tự do phát biểu của người dân vẫn được tôn trọng nếu có ai muốn mang cờ đỏ đến San Jose. Nghị quyết chỉ cấm treo lá cờ đỏ trên cột cờ thuộc về thành phố. Tân Nghị viên Diệp Thế Lân nói đây không phải là vấn đề tự do biểu đạt hay quan hệ quốc tế mà nó liên quan đến một cộng đồng đã bị cộng sản làm hại vì họ đã không có tự do biểu đạt dưới chế độ cộng sản. Ông nói: "Ở bất cứ nơi nào có người Việt tự do, họ sẽ lên tiếng chống lại cộng sản." Sau đó hội đồng thành phố San Jose gồm Thị trưởng Sam Liccardo và tất cả 10 nghị viên đã đồng thanh biểu quyết chấp thuận nghị quyết không cho phép treo cờ đỏ sao vàng của cộng sản Việt Nam trên các cột cờ của thành phố. Sau Westminster và San Jose, đang có những vận động của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở những thành phố như Garden Grove, Santa Ana và Milpitas để thông qua những nghị quyết cấm cờ đỏ. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả Bùi Văn Phú, nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco. Chuyến hành hương tìm bát phở 'ngon nhất Việt Nam' Thành công chính trị của phụ nữ Mỹ gốc Việt trong năm 2016 |
Việt Nam có một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới - một thành tựu ấn tượng cho một quốc gia mà chỉ mới 20 năm trước còn lâm vào khủng hoảng kinh tế và nghèo đói. | Một Việt Nam đang thay đổi | Giờ đây một triển lãm tổ chức ở thủ đô Hà Nội để cho khách tham quan trẻ tuổi hình dung cuộc sống của ông bà, bố mẹ họ đã như thế nào dưới hệ thống cộng sản cũ. Điều đập vào mắt khách đến thăm Bảo tàng Dân tộc học là một hàng dài người đứng chờ lấy thực phẩm. Trong thập niên 1980, dưới chế độ bao cấp, thực phẩm - và hầu hết mọi thứ khác - bị hạn chế. Một vị khách, ông Ngô Văn Đức, nhớ lại. "Khi anh muốn mua xe đạp, ngay cả nếu có tiền, anh vẫn phải chờ đến lượt mình. Nếu muốn mua ít phụ tùng, cũng phải làm thế." 'Tốt đẹp hơn' Đây là lần đầu tiên một tổ chức nhà nước ở Việt Nam bày tỏ cái nhìn phê phán đối với quá khứ, và triển lãm rất đông khách thăm. Giám đốc bảo tàng, ông Nguyễn Văn Huy, nói ông muốn khách tham quan ghi nhận một thông điệp. "Họ sẽ thấy hệ thống bao cấp không còn hiệu quả," ông bảo. "Nó hạn chế sự sáng tạo của con người và khiến cuộc sống khó khăn hơn." "Con người cần cải cách để có cuộc sống tốt đẹp hơn." Mọi thứ bắt đầu thay đổi ở Việt Nam 20 năm trước gần như trùng hợp với cái chết của lãnh tụ đảng cộng sản khi ấy, Lê Duẩn. Trong thời gian ông cầm quyền, Việt Nam thắng Mỹ nhưng chịu hậu quả: một nền kinh tế trì trệ với mức lạm phát tăng 700%. Mọi thứ phải thay đổi - đặc biệt là những chính sách của Lê Duẩn. Ngày nay Lê Duẩn là một nhân vật gây tranh cãi. Không có tượng của ông ở Hà Nội, so với hàng ngàn bức tượng vinh danh người tiền nhiệm Hồ Chí Minh. Chỉ duy nhất một con đường mang tên ông. Thật khó tin là đã từng có thời kì con người xếp hàng mua thực phẩm ở Hà Nội - nhưng một tòa nhà minh họa rõ cho sự biến đổi. Trên tường ngoài của cửa hàng này có dòng chữ xưa cũ cho biết chức năng ngày trước của nó. Đó từng là một cửa hàng nhà nước, nơi người dân dùng sổ lương thực để mua nhu yếu phẩm. Nguyễn Quang Hạo từng làm việc ở đó trong thời bao cấp, nhưng nay ông quản lý nơi này với tư cách chủ một doanh nghiệp tư nhân thành công. "Trong chế độ bao cấp, anh chỉ được mua đúng theo khẩu phần của mình. Không được nhiều hơn. Bây giờ anh muốn mua gì thì mua, miễn là có tiền. Người giàu mới Những thành tựu của Việt Nam trong 20 năm qua thật phi thường. Tỉ lệ nghèo giảm một nửa, người dân có học, tương đối khỏe mạnh và mức sống đã cải thiện nhiều. Nhưng thu nhập của những người nghèo nhất không tăng nhanh như giới thượng lưu. Tại một đất nước nơi lương trung bình là 700 đôla một năm, những người giàu mới nổi ở Hà Nội mua sắm những thiết bị điện tử mới nhất. Một cửa hàng điện thoại di động bán được đến 10 chiếc phôn mỗi tuần, mỗi chiếc có giá 2200 đôla, chủ yếu cho cán bộ nhà nước và doanh nhân. Trên những con phố Hà Nội, thật khó nhận ra đây là một nhà nước cộng sản - vậy Việt Nam hôm nay còn giữ tính chất cộng sản đến mức nào? Đảng Cộng sản vẫn cầm quyền, nhà nước vẫn kiểm soát gần một nửa nền kinh tế và chính phủ đặt trọng tâm cho việc giảm nghèo. Tuy nhiên, ngay cả một số người làm việc cho nhà nước cũng cho rằng di sản cộng sản thật sự chính là cố gắng tiếp tục kiểm soát hầu hết các mặt của đời sống. Võ Trí Thanh, thuộc Viện Quản lý kinh tế Trung ương, nói tâm lý của đất nước cần thay đổi. "Di sản để lại là trong cách nghĩ, cách phát triển chính sách. Đây là trở ngại rất lớn để Việt Nam có thể tiếp tục cải cách." Giới trẻ thành thị đang được hưởng những lợi ích của tự do kinh tế và hiện nay không đặt câu hỏi về sự cầm quyền của chế độ Cộng sản. Nhưng mọi thứ đang thay đổi rất nhanh ở Việt Nam và Đảng Cộng sản vẫn phải chứng tỏ rằng họ có thể trả lời những câu hỏi mà một xã hội ngày càng mang tính tư bản tạo nên. ....................................... Phodem, Sài GònChế độ ông cố nội đẻ ra con, con đẻ ra cháu chẳng thấy gì mới cả , chỉ thấy bộ mặt của các quan ngày nay đổi hẳn, bụng bự có lẽ có nhiều. Còn người dân làm ăn lúc nào cũng nơm nớp trước mạng lưới an ninh dày đặc, Công an phường, công an Quận, cảnh sát kinh tế, quản lí thị trường, nhân viên thuế, công an đặc nhiệm, cảnh sat GT, trong ngày mà chỉ cần có một vị trên đây ghé thăm thì coi như ngày đó ăn không ngon, ngủ không yên rồi. Ngày qua ngày người dân làm ăn phải chấp nhận thành thông lệ để lách mà sống, tôi thấy vẫn như cũ chứ chẳng mới mẻ gì.... Một buổi sáng sớm đẹp trời , tôi đang đứng trước một cửa hàng điện máy, ngắm nghía gian hàng trưng bày hàng hóa sản xuát từ nội địa, những chiếc quạt đứng, nồi cơm điện, thì bỗng xuất hiện hai vị công an phường đi làm nhiệm vụ giải tỏa lấn chiếm lòng lề đường, vị CA đi đầu ghé vào tiệm điện máy ,một tay kéo chiếc quạt đứng đang bày quảng cáo xát mặt cửa hàng và nói,này ông chủ, ai cho ông lấn chiếm mặt đường, đưa giáy phép kinh doanh coi, người bán hàng vừa năn nỉ , vừa đi lấy giấy phép:-Tôi mới mở cửa chưa bán được gì xin mấy xếp thông cảm. Người CA cầm giấy coi rồi tuyên bố tỉnh khô, phạt ba triệu, tôi thấy nét mặt người bán hàng nhăn lại một cách đau khổ, xếp bỏ qua cho, thực sự tôi chưa bán mở hàng -- không chịu thì đưa về phường , lên đó giải quyết sau, người CA nói, rồi ông ta quay trở ra rút thuốc lá hút, liền lúc đó người CA thứ hai đến bên người bán hàng nheo mắt. Đừng lo, ông ta nói vậy thôi, chi tiền cà phê cho ổng là xong ngay, nói rồi ông CA lấy hai ngón tay vân vê như ra hiệu hai tờ.....Người bán hàng hiểu ý ngay vội lấy trong ngăn kéo tiền hai tờ năm trăm kẹp trong tờ giấy đẩy ra trước mặt người CA, Ông ta nắm gọn trong tay tờ giấy bên trong có hai tờ giấy bạc, miệng còn nói nhỏ, thôi lần sau đừng để xếp hỏi thăm nữa nhé! Trên đây chỉ là một mẩu chuyện của 1001 câu chuyện sảy ra hàng giờ thật xưa như dziễm chẳng có gì mới cả , Phải không quý vị? Thanh Thanh, Sài GònTheo tôi, trong tất cả các lĩnh vực không nên dùng từ "đổi mới" mà chính xác hơn là phải dùng từ "sửa sai". Đổi mới là những gì chúng ta làm đã tương đối tốt nhưng chưa tốt hẳn nên cần đổi mới để tốt hơn. Còn những việc đã làm sai bây giờ sửa lại thì phải nói là sửa sai chứ không thể gọi là đổi mới. Đảng CS không muốn dùng từ chính xác là "sửa sai" chỉ là đang muốn che đây cho những sai lầm của mình trong những thời gian qua mà thôi. Nguyễn Nam, HuếĐúng là có đổi mới có tiến bộ. Nhưng rất nhiều người sẽ hỏi: Ai đã làm cho nó cũ, cho nó lạc hậu và nghèo nèn để Đảng đổi mới và có thành tựu? Đừng vội mừng nhé, so với các nước lân bang mà trước đây còn kém xa Việt Nam thì Việt Nam đã lạc hậu đến hàng mấy chục năm. |
Việc liên tiếp xuất hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép ở Đà Nẵng, Quảng Nam và An Giang đang dấy lên lo ngại công cuộc "chống dịch như chống giặc" ở Việt Nam sẽ bị đổ vỡ. | Việt Nam: Người nhập cảnh trái phép đe dọa phòng tuyến chống dịch | Liệu các trường hợp nhập cảnh trái phép có đâm thủng tuyến phòng dịch của Việt Nam? Hôm 11/7, Công an TP Đà Nẵng thông báo lực lượng công an kiểm tra hành chính tại số 39 Dương Tử Giang, quận Ngũ Hành Sơn phát hiện 4 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Tiếp đó, ngày 16/7, lực lượng công an tiếp tục kiểm tra hành chính khách sạn East Sea 55 - 57 đường Loseby, quận Sơn Trà, phát hiện thêm 27 người Trung Quốc cũng nhập cảnh trái phép. Chiều 18/7, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam cũng đã phát hiện một nhóm người Trung Quốc đang ở trong một khu lưu trú tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn. Theo cơ quan chức năng, 4 người đã bị tạm giữ tại chỗ và sau đó 17 người còn lại đã bị bắt tại TP Hội An. Tất cả 21 người đã được đưa vào cách ly, lấy mẫu xét nghiệm lần thứ nhất âm tính với virus corona. Việt Nam bắt 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép 'để đánh bạc' 'Phản ứng thái quá' giúp Việt Nam chống virus thành công ra sao? Hôm 17/7, Trung tá Đinh Quang Điềm, đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình, huyện An Phú, An Giang, cho biết lực lượng biên phòng đã phát hiện ba vụ xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới, trục xuất và đưa đi cách ly 11 người. Đại tá Trần Quốc Khánh, phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, nói với Tuổi Trẻ: "Những người này đều bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nhập cảnh trái phép. Sau đó, chúng tôi sẽ giao lại Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện An Phú để cách ly theo quy định. Tính từ đầu mùa đến nay đã có hơn 300 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam sau khi dịch bệnh bùng phát." Nhập cảnh trái phép thế nào? Về trường hợp người nhập cảnh trái phép ở tỉnh An Giang, tổ công tác của đồn biên phòng Phú Hội phối hợp các ngành chức năng tuần tra phát một xe bảy chỗ có biểu hiện nghi vấn. Chiếc xe này chạy từ hướng xã Nhơn Hội về thị trấn An Phú, huyện An Phú. Sau đó, tổ công tác ra tín hiệu yêu cầu tài xế dừng xe để kiểm tra. Tại đồn biên phòng, họ khai nhận đã nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam. Đến 20h25 cùng ngày, đồn biên phòng Phú Hữu cũng phát hiện năm người nữa có dấu hiệu nghi vấn nhập cảnh trái phép từ Campuchia nên đưa về đồn để làm rõ. Đối với nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Quảng Nam, thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết nhóm người Trung Quốc khai đi bằng đường bộ, khả năng có đường dây đưa những người này vào Việt Nam. "Ban đầu nhóm người này khai đi bằng đường bộ, đường mòn, lối mở. Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra lại việc kiểm soát biên giới" - thiếu tướng Dũng nói với Pháp Luật Online. Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng cũng nêu trách nhiệm của các cơ sở lưu trú. Theo ông, cơ sở lưu trú không thực hiện đúng quy định thì cơ quan điều tra sẽ củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định. Ông Dũng cũng cho rằng đây có khả năng là một đường dây đưa người vượt biên trái phép và có một "đầu nậu" giữ hết hộ chiếu của những người này. Được biết tất cả 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã được đưa vào cách ly, lấy mẫu xét nghiệm âm tính với virus corona lần thứ nhất. Trong khi đó, nói với Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch UBND TX.Điện Bàn, cho biết "Nếu để người TQ lưu trú tận 5 ngày mới phát hiện thì sẽ kiểm điểm trách nhiệm những người có liên quan. Những người quản lý địa bàn mặc dù không ai khai báo nhưng để người lạ tới lưu trú 5 ngày mà không biết là không được", ông Hà nói. Theo ông Hà, nếu chủ cơ sở không khai báo tạm trú tạm vắng thì địa phương rất khó nắm bắt; nhưng nếu nhóm người TQ lưu trú đến 5 ngày thì phải xem xét kỹ càng vấn đề này. Tuy nhiên, một lãnh đạo Công an TX.Điện Bàn đã không trả lời về vấn đề buông lỏng quản lý địa bàn mà cho rằng nên hỏi cơ quan chức năng của tỉnh. Lo ngại tuyến phòng dịch bị vỡ Đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới với số người nhiễm toàn cầu đã lên đến 15.078.885 người với 618.684 ca tử vong, tính đến ngày 22/7. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên là một trong những điển hình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thành công trong công tác phòng chống dịch, bên cạnh Hàn Quốc, Đài Loan và New Zealand. Ngày từ khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, Việt Nam đã thực hiện giải pháp ngăn chặn triệt để nguồn lây nhiễm bên ngoài. Cụ thể, tất cả các trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm hai lần. Hệ thống giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh trong cộng đồng được duy trì để khoanh vùng, dập dịch ngay lập tức. Hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 401 ca nhiễm, 365 ca bình phục và chưa có ca tử vong nào. Tính đến nay, Việt Nam đã trải qua hơn ba tháng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng; các ca nhiễm mới đều là người từ nước ngoài về và được cách ly ngay khi vừa nhập cảnh. Nhưng việc người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thời gian gần đây dấy lên lo ngại công sức phòng chống dịch của Việt Nam sẽ đổ sông đổ biển. Ông Đoàn Hải Đăng - giám đốc Vietravel tại Đà Nẵng, chủ tịch Hội Lữ hành Đà Nẵng nói với Tuổi Trẻ rằng thời gian qua Việt Nam đã thực hiện tốt, có hiệu quả về công tác phòng chống Covid-19. Vì vậy, không riêng gì hoạt động du lịch mà các hoạt động kinh tế khác cũng đang hồi phục. Việt Nam: Tình trạng thất nghiệp rất nghiêm trọng Việt Nam: Đề nghị công bố hết dịch để cứu kinh tế Theo ông Đăng, với thành quả đang tốt như vậy, việc nhóm người Trung Quốc bị phát hiện ở Quảng Nam, Đà Nẵng nếu lỡ có trường hợp nào dương tính thì mọi công sức sẽ đổ sông đổ biển và sẽ lại chịu ảnh hưởng ghê gớm của Covid-19 với tác động sẽ nặng nề hơn. Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến mọi mặt của thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Theo bà Vũ Thị Thu Thủy, vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6/2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm những người mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. |
Bạn có muốn thay đổi gen của những đứa con tương lai để chúng có trí tuệ, sức khoẻ và ngoại hình tốt hơn? | TQ sắp sản xuất được trẻ em siêu việt? | Trong khi khoa học ngày nay đang từng bước biến điều này thành hiện thực, một cuộc thảo luận đang diễn ra trên toàn cầu về giá trị đạo đức của việc củng cố năng lực của con người bằng các công nghệ sinh học như cấy vi mạch vào não và chỉnh sửa gen. Cuộc thảo luận này đã trở nên gay gắt hơn vào năm 2015, sau khi công cụ chỉnh sửa gene CRISPR-cas9 ra đời, giúp con người tiến gần hơn đến việc sửa đổi DNA để nâng cao các đặc điểm như trí thông minh, sức khoẻ. Vậy nhân loại có đang tiến gần hơn đến một tương lai nơi mà chúng ta có khả năng nâng cấp gen của mình? Có lẽ vậy. Thế nhưng, điều thú vị là các công nghệ nâng cao gen sẽ không tập trung ở những nước phương Tây như Hoa Kỳ hay Anh quốc, nơi mà nhiều công nghệ hiện đại đã ra đời. Thay vào đó, công nghệ nâng cao gen nhiều khả năng sẽ ra đời tại Trung Quốc. Nhiều cuộc khảo sát đối với người dân tại châu Âu cho thấy nhiều ý kiến chống đối các hình thức nâng cấp cơ thể con người. Ví dụ, một nghiên cứu đối với 4.726 người Mỹ cho thấy hầu hết trong số họ đều không muốn bị cấy ghép mạch điện tử vào não để nâng cao trí nhớ và đa số cho rằng những việc làm như vậy là trái đạo đức. Thiết kế trẻ em Các khảo sát với quy mô lớn hơn cho thấy việc lựa chọn phôi thai tốt nhất để cấy ghép dựa trên các đặc điểm phi y học như ngoại hình và trí tuệ bị phản đối mạnh mẽ tại Đức, Hoa Kỳ và Anh Quốc. Ý tưởng sửa đổi gen để nâng cao các tính năng đối với các trẻ sơ sinh 'theo thiết kế' còn nhận được ít sự ủng hộ hơn. Những ý kiến phản đối việc nâng cao cơ thể con người, đặc biệt là nâng cao gen, bắt nguồn từ nhiều lý do. Kết quả khảo sát của Pew cho thấy an toàn là một vấn đề lớn. Nhiều chuyên gia cũng đã cảnh báo việc chỉnh sửa gen có thể mang lại nhiều rủi ro. Những rủi ro này có thể được chấp nhận trong quá trình điều trị bệnh, nhưng việc củng cố những đặc điểm phi y tế như trí thông minh và ngoại hình lại là một vấn đề khác. Bên cạnh đó, các vấn đề về đạo đức cũng được đề cập đến. Các nhà khoa học có thể bị xem là đang 'đóng vai Thượng Đế' vì tìm cách thay đổi tự nhiên. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng tỏ ra lo ngại về sự bất bình đẳng, khi một thế hệ có nhiều lợi thế hơn thế hệ trước đó. Tuy nhiên những nghiên cứu này đều tập trung vào cái nhìn từ phương Tây và cho đến nay có ít hơn rất nhiều các cuộc khảo sát tương tự ở những quốc gia khác. Có một số bằng chứng cho thấy việc củng cố gen cũng bị phản đối ở Nhật Bản. Tuy nhiên những nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ là đón nhận ý tưởng này một cách tích cực hơn. Tại Trung Quốc, điều này có thể là do tư tưởng cởi mở hơn trước các chương trình ưu sinh như cho phép phá bỏ các bào thai bị rối loạn gen. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn để giải thích cụ thể sự khác biệt này. Điều này đã khiến Darryl Macer, từ Viện Eubious Ethics, dự đoán rằng châu Á sẽ dẫn đầu trong việc nâng cao, cải thiện cơ thể người. Trong khi đó, rào cản lớn nhất đối với việc nâng cấp gen sẽ là những quy định cấm sửa đổi gen. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc sửa đổi gen của nhóm tế bào trong một thai đang phát triển bị cấm tại châu Âu, Canada và Úc. Các nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ lại thoải mái hơn trong vấn đề này và ở những nước này, các giới hạn hầu như chỉ đóng vai trò hướng dẫn hơn là quy định. Hoa Kỳ có vẻ như là trường hợp ngoại lệ. Nước này thiếu những quy định pháp lý nhằm giới hạn việc sửa đổi gen. Tuy nhiên, các khoản ngân sách liên bang bị cấm dùng cho việc sử đổi gen của nhóm tế báo trong một thai đang phát triển. Khi mà hầu hết các nghiên cứu về gen đều phụ thuộc vào nguồn tài trợ của chính phủ, quy định này đóng vai trò quan trọng trong việc giới hạn các nghiên cứu về sửa đổi gen. Trái lại, chính nguồn tài của chính phủ đã giúp Trung Quốc trở thành nước đầu tiên sửa đổi gen của phôi thai con người bằng công cụ CRISPR-cas9. Tuy nhiên, có hai yếu tố chính góp phần vào sự có mặt của công nghệ củng cố gen - các nghiên cứu để thúc đẩy công nghệ sửa đổi gen và dư luận ủng hộ việc sửa đổi gen - hai yếu tố mà các nước phương Tây đang bị Trung Quốc bỏ xa. Bên cạnh đó cũng có sự tác động của các lý do chính trị. Các nền dân chủ phương Tây thường khá nhạy cảm trước ý kiến số đông. Các chính trị gia dân cử sẽ khó có khả năng đầu tư cho những dự án gây tranh cãi và nhiều khả năng sẽ hạn chế chúng. Trong khi đó, những nước như Trung Quốc, vốn thiếu một hệ thống dân chủ, lại ít bị tác động bởi ý kiến số đông hơn và các quan chức có thể đóng vai trò tác động để định hướng dư luận theo hướng mà chính phủ mong muốn. Điều này đồng nghĩa với việc các ý kiến chống đối công nghệ củng cố gen, nếu có, cũng bị đè bẹp dần. Các quy tắc quốc tế hầu như đang chống lại việc sửa đổi gen, thế nhưng Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để phục vụ cho lợi ích của mình trong nhiều lĩnh vực. Thật vậy, nếu chúng ta gạt các yếu tố đạo đức và an toàn sang một bên, việc củng cố gen có thể mang lại một lợi ích quốc gia khổng lồ. Ngay cả việc nâng cao trí thông minh ở mức độ tương đối thông qua việc chỉnh sửa gen có thể có tác động to lớn lên tăng trưởng kinh tế. Một số gen có thể mang lại cho các vận động viên lợi thế đáng kể trong các cuộc thi quốc tế. Một số gen có tác động lên nhu cầu bạo lực và sửa đổi chúng có thể làm giảm tỷ lệ tội phạm. Nhiều lợi ích của việc củng cố gen vẫn chỉ là phỏng đoán, thế nhưng các công trình nghiên cứu đang dần biến chúng thành hiện thực. Nếu các nghiên cứu khác chứng minh được khả năng nâng cấp các đặc điểm của con người thông qua việc thay đổi gen, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực này. Vì sao các nước phương Tây lại lo ngại về khả năng Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong việc chỉnh sửa gen? Nếu các ý kiến chỉ trích tính đạo đức và độ an toàn của công nghệ chỉnh sửa cơ thể con người là đúng thì việc Trung Quốc dẫn đầu trong lĩnh vực này là điều đáng lo ngại. Người dân nước này sẽ trở thành nạn nhân của những biện pháp can thiệp vô đạo đức và nguy hiểm. Nếu nhìn vào hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, chúng ta có thể dễ thấy tiếng nói quốc tế sẽ khó có tác động nào đáng kể. Bên cạnh đó, việc củng cố năng lực của người dân cũng sẽ giúp Trung Quốc tăng khả năng cạnh tranh và gây khó xử cho các đối thủ của nước này - liệu họ sẽ phải chịu tụt lại phía sau hay chấp nhận củng cố gen và gánh chịu những hậu quả về đạo đức lẫn sức khoẻ? Ngược lại, nếu việc cải thiện cơ thể người là điều nên làm thì đây là một xu hướng tích cực. Sự do dự của các chính phủ phương Tây đang làm chậm tiến trình phát triển của nhân loại, trong khi Trung Quốc đang tiến lên phía trước. Sự tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ gây áp lực bắt các nước phương Tây phải nới lỏng các giới hạn và từ đó, cho phép toàn bộ nhân loại được tiến lến phía trước, trở nên mạnh khoẻ hơn, đạt hiệu suất cao hơn. Dù nhìn ở khía cạnh nào đi nữa, xu hướng này cũng vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ xem liệu dư luận tại Hoa Kỳ và các nước khác có thay đổi hay không, hay liệu nguồn tài trợ từ chính phủ tại Trung Quốc có một lúc nào đó sẽ cạn kiệt hay không. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang nắm công nghệ nâng cấp gen cho thế hệ tương lai của nước mình trong tay. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future. |
Có một vài điều quả thật là phổ quát. Tuy các dân tộc trên khắp thế giới nói ngôn ngữ khác nhau, ăn những món ăn khác nhau và thậm chí cảm xúc cũng khác nhau, nhưng hàng triệu người xem phim khiêu dâm. | Phim đen có thật là có tác dụng xấu? | Dẫu được xem nhiều như vậy, nhưng phim khiêu dâm bị mọi người ghê tởm, coi như nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội. Thậm chí các chính trị gia ở bang Utah còn gọi nó là hiểm họa cho sức khỏe của công chúng. Phim khiêu dâm đã có những chuyển biến trong vòng một vài thập niên qua nhờ vào sự xuất hiện của mạng Internet và kết nối mạng nhanh hơn. Nó cũng trở nên thu hút hơn nhiều so với trước. Hiện thực ảo là một ví dụ. Hồi đầu năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học New Castle của Anh đã chỉ ra rằng Hiện thực ảo đã đưa trải nghiệm phim đen từ một khán giả ngồi xem thành nhân vật chính. Họ cảnh báo rằng điều này có khả năng xóa mờ ranh giới giữa thực tế và ảo ảnh và có lẽ sẽ hủy hoại các mối quan hệ và khuyến khích các hành vi có hại. Quan điểm thời Victoria về ham muốn tình dục đồng giới Khám phá 'Kama Sutra' của thế giới Ả-rập Kinh hoàng cảnh những người đẹp bị mổ phanh Nhưng vậy các bằng chứng thực sự cho thấy điều gì về việc phim đen có hay không có khả năng tác động đến con người? Liệu các nghiên cứu có đưa ra được câu trả lời? Sự thật là đó là một câu hỏi hóc búa cho các nhà khoa học. Bản chất của phim đen buộc các nhà nghiên cứu hoặc phải dựa vào người khác tự khai ra hành vi xem phim đen của họ hay thể hiện cho các nhà nghiên cứu thấy trong môi trường phòng thí nghiệm vốn dĩ đã không tự nhiên mà còn hơi kỳ cục. Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu giúp chúng ta hiểu thêm về vấn đề này. BBC Future nhìn lại những gì mà các nhà nghiên cứu đã kết luận cho đến nay: Bạo lực tình dục Vấn đề căn bản về phim đen vốn cứ được khơi lên mỗi lần có một vụ phạm tội bạo lực mà thủ phạm có dính đến xem phim khiêu dâm là liệu phim đen có khả năng khuyến khích, bình thường hóa hay thậm chí là động lực gây ra các hành động hiếp dâm và bạo lực tình dục hay không. Khả năng này đã được nghiên cứu trong nhiều thập niên. Chẳng hạn như trong những năm 1970, ông Berl Kutchinsky, một nhà tội phạm học thuộc Đại học Copenhagen, đã thống kê tội phạm tình dục ở Đan Mạch, Thụy Điển và Đức khi những nước này hợp pháp hóa phim đen vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70. Ông không tìm thấy có bất cứ sự liên hệ nào giữa sự gia tăng các hành vi phạm tội và việc phi hình sự hóa phim đen - và thật ra, một số hành vi tội phạm tình dục còn giảm trong suốt giai đoạn này, trong đó có hiếp dâm và lạm dụng trẻ em. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phim đen đã bị lên án là đang ngày càng trở nên bạo lực. Một ngôi sao phim khiêu dâm kỳ cựu trong một phim tài liệu mới đây đã cho biết rằng vào những năm 1990 phim khiêu dâm chỉ là cảnh 'làm tình trên giường' và 'ân ái nồng nhiệt'. Nhưng trong năm 2010, các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 300 cảnh trong phim đen và nhận thấy rằng có đến 88% trong số đó có hành vi bạo lực. 'Yêu' robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình? Vì sao tình dục đồng giới và dị giới phải khác nhau? Khi khát khao nam nữ bị coi là 'suy đồi đạo đức' Hầu hết những hành vi bạo lực này xuất phát từ nam giới và đối tượng của họ là nữ giới trong khi phản ứng thường thấy nhất của các nhân vật nữ là thể hiện sự thỏa mãn hay phản ứng trung dung. Vậy thì các nghiên cứu gần đây nói gì? Một bản đánh giá dựa trên hơn 80 kết quả nghiên cứu vào năm 2009 cho thấy có bằng chứng cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa việc xem phim đen và bạo lực tình dục là mong manh và rằng bất cứ kết luận nào chứng minh mối liên hệ thường là bị truyền thông và các chính trị gia thổi phồng quá mức. "Đã đến lúc phải bỏ đi giải thiết cho rằng phim khiêu dâm góp phần dẫn đến tăng lên các hành vi bạo lực tình dục," các tác giả của bản đánh giá viết. Ông Neil Malamuth tại Đại học California, Los Angeles đã tiến hành nhiều nghiên cứu tìm hiểu về phim đen và bạo lực tình dục - một trong số đó có 300 đàn ông tham dự - kết luận rằng đàn ông vốn đã có xu hướng bạo lực tình dục cộng với xem rất nhiều phim khiêu dâm bạo lực nhiều khả năng sẽ có hành động bạo lực tình dục. Nhưng ông cho rằng phim đen không phải là nguyên nhân. Hồi năm 2013, ông phát biểu trên BBC Radio 4 rằng xem phim đen có thể so sánh với uống rượu, nghĩa là tự thân nó không phải là điều nguy hiểm nhưng sẽ trở thành nguy hiểm đối với những ai đã có nguy cơ. Cơ thể và trí óc Xem phim đen có thể làm cho phần não bộ có liên hệ với khoái cảm thu nhỏ lại, theo một nghiên cứu vào năm 2014. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Max Planck ở Berlin đã nghiên cứu bộ não của hơn 60 người đàn ông trong khi họ xem những hình ảnh khiêu dâm và đặt câu hỏi cho họ về thói quen xem phim đen. Họ nhận thấy rằng phần vân não - vốn chính là phần tạo ra cảm giác thỏa mãn - ở những người xem nhiều phim đen có kích thước nhỏ hơn. Điều này có nghĩa là những người này phải xem nhiều hình ảnh kích thích hơn mới có cảm giác hứng thú. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu không thể kết luận liệu những ai có phần vân não nhỏ cảm thấy nhu cầu xem nhiều phim đen hay chính thói quen xem phim đen thường xuyên của họ đã khiến cho phần não bộ đó nhỏ lại, mặc dù họ đồng ý với giả định sau. Xét đến các bộ phận khác ở phần bên dưới cơ thể, thì tình trạng rối loạn cương dương thường bị quy kết cho việc mất cảm xúc do xem phim đen - tuy nhiên không có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Thật ra, xem phim khiêu dâm chính là giúp tăng cảm xúc tình dục, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học UCLA và Đại học Concordia. Họ đã nhận thấy rằng những người đàn ông xem phim đen nhiều nhất cho biết họ cảm thấy có hứng tình dục hơn khi được cho xem phim đen trong phòng thí nghiệm. Quan hệ tình cảm "Bạn tôi muốn bạn gái của cậu ấy mặc giống như diễn viên trong phim đen và làm y như họ. Xem phim đen giờ đây rất dễ dàng. Anh có thể thấy những cậu thanh niên xem phim đen trên điện thoại trong lớp học hay trên xe buýt." "Quan hệ tình dục khác giới" ra đời khi nào? Khuynh hướng tình dục có là thước đo tư cách đạo đức không? Khi niềm hoan lạc bị coi là bệnh hoạn Đó là câu trả lời của một người 17 tuổi trong một cuộc điều tra mới đây của Chính phủ Anh về quấy rối tình dục và bạo lực tình dục trong trường học. Tuy nhiên mặc dù người ta cho rằng phim đen là nguyên nhân gây ảnh hưởng cho các mối quan hệ - nhất là giữa những người trẻ tuổi, các nghiên cứu thường có khuynh hướng tập trung vào người lớn. Và kết quả nghiên cứu lại mâu thuẫn với nhau. Xem phim đen khiến đàn ông mất hứng thú với bạn tình, đó là cảnh báo sau nghiên cứu của Douglas Kenrick vào năm 1989. Nghiên cứu này đã "có ảnh hưởng rất lớn" đối với tâm lý học, theo bà Rhonda Balzarini, một nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Tây Ontario, cho biết. Tuy nhiên, hồi tháng 11/2016 bà đã thực hiện nghiên cứu tương tự với số lượng người tham gia nhiều gấp 10 lần - 150 phụ nữ quan hệ dị tính và 400 đàn ông quan hệ dị tính trong ba nghiên cứu riêng rẽ - và đã tìm thấy kết quả trái ngược. Bà đưa cho những người này xem trang giữa tạp chí khỏa thân của người khác phái cũng như cũng bức hình có mặc quần áo và nghệ thuật trừu tượng. Bà nhận thấy không có khác biệt gì trong cách những người đàn ông và phụ nữ này cảm thấy muốn yêu và bị người bạn đời của họ thu hút sau đó, theo lời họ thuật lại. Tuy nhiên, Balzarini thừa nhận rằng kết quả của hai nghiên cứu có thể khác biệt bởi vì nghiên cứu đầu tiên được thực hiện vào năm 1989 khi nội dung và sự phổ biến của phim đen rất khác với hiện nay. Ngược lại, một nghiên cứu được công bố mới đây cho thấy việc xem phim đen đôi khi có thể là dấu hiệu cho việc ly dị. Sử dụng ba bộ dữ liệu từ năm 2006 cho đến năm 2014, các nhà nghiên cứu đã cho thấy khả năng ly dị tăng gấp đôi đối với những người Mỹ bắt đầu xem phim đen. Những người cho biết họ xem phim đen từ hai cho đến ba lần một tháng có khả năng ly thân cao nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu không hề giải thích liệu việc bắt đầu xem phim đen chính là nguyên nhân gây ra ly dị hay là triệu chứng của mối quan hệ đã có rạn nứt. Và điều quan trọng là nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có tần suất xem phim đen rất cao - ít nhất một lần mỗi ngày - ít có khả năng ly dị hơn những người chưa bao giờ xem. Đời sống tình dục Phim đen từ lâu đã bị buộc tội là chen vào đời sống tình dục của các cặp vợ chồng. Điều này có lẽ là do loại phim đen được xem, theo một nghiên cứu mà đã tìm ra rằng đàn ông xem nhiều phim đen cảm thấy ít thỏa mãn với đời sống tình dục hơn. Nhưng đối với phụ nữ thì hoàn toàn ngược lại. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này có lẽ là do phụ nữ nhiều khả năng xem phim đen với bạn tình thay vì xem một mình. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người xem phim khiêu dâm với bạn tình cho biết họ cảm thấy gắn bó với hơn với bạn tình và cảm thấy thỏa mãn tình dục hơn là những người xem phim đen một mình. Nghiện Trong số những hệ quả xấu của việc xem phim đen thì việc nghiện luôn được liệt vào hậu quả hàng đầu. Một nghiên cứu của Đại học Cambridge liên hệ việc nghiện phim đen với nghiện ma túy sau khi nhận thấy rằng cả hai việc này đầu kích hoạt não giống nhau. Hôn nhân là 'một điều nhịn chín điều lành' Thị trấn đa thê đối mặt với thảm họa di truyền 'Ngôn từ làm bộc lộ tính cách con người' Những nam giới tham gia vào nghiên cứu - phân nửa mắc chứng Hành vi Tình dục Thúc ép (CSB) và phân nửa không có - được yêu cầu đánh giá các đoạn video bình thường và video khiêu dâm trong lúc não họ được chụp cắt lớp. Hội chứng CSB, thường được gọi là nghiện tình dục, là hội chứng bị ám ảnh với các suy nghĩ, khao khát và hành vi tình dục vốn có thể gây ra cảm giác đau buồn và tác động tiêu cực đến công việc, quan hệ tình cảm và những khía cạnh khác trong đời sống của họ. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng ở những người mắc CSB, ba khu vực trên não phản ứng tích cực cũng là những khu vực được kích hoạt khi những người nghiện ma túy được cho xem các kích thích có liên quan đến ma túy. Những người có CSB cho biết họ có ham muốn nhiều hơn đối với những video khiêu dâm nhưng không nhất thiết là họ thích xem. Việc không có mối liên hệ giữa mong muốn và thích xem cũng phù hợp với giả thiết giải thích về nghiện ma túy vốn cho rằng con nghiện tìm đến ma túy bởi vì họ muốn chứ không phải vì họ thích. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng mặc dù họ thấy có sự tương đồng giữa não bộ của những người CSB với não bộ những người nghiện ma túy nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là phim đen sẽ gây nghiện. Hành vi tình dục Phim khiêu dâm được cho là khiến người xem trở nên cởi mở và thoải mái hơn về tình dục nhưng một nghiên cứu đã cho thấy nó có thể khiến họ trở nên quá thoải mái. Đàn ông đồng tính xem phim khiêu dâm không sử dụng bao cao su thường ít khả năng sử dụng bao cao su cho chính họ, theo một khảo sát trên 265 người. Nếu phim khiêu dâm họ xem có sử dụng bao cao su thì nhiều khả năng họ cũng sử dụng. Phim đen cũng được cho là có liên hệ với tình trạng quan hệ bừa bãi, với một số bằng chứng cho thấy xem phim đen khiến khả năng quan hệ tình dục bừa bãi tăng lên gấp bảy lần. Tuy nhiên điều này được cho là chỉ xảy ra với những người không hạnh phúc. Một phân tích dữ liệu từ năm 2002 cho đến năm 2004 cho thấy những người xem nhiều phim đen có nhiều bạn tình, nhiều mối quan hệ và sẵn sàng "ăn bánh trả tiền" nhiều hơn. Cũng như những nghiên cứu khác về phim đen, người ta vẫn không rõ liệu phim đen khiến họ có hành vi như vậy hay chính là những nhân tố đã có từ trước mới là lý do khiến họ xem phim đen. Hành vi ứng xử đối với phụ nữ Phim khiêu dâm từ lâu nay đã bị coi là tạo nên những hành vi ứng xử mang tính phân biệt giới tính và gây ra những trông đợi tình dục không thực tế đối với phụ nữ. Việc nghiên cứu đã chứng minh kết quả ngược lại, nhưng có một nghiên cứu đã đi xa hơn. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen và Đại học California tại Los Angeles đã hỏi 200 người trưởng thành về việc xem phim khiêu dâm, rồi phân tích đánh giá tính cách những người này trong khả năng dễ chấp nhận ý kiến người khác, vốn là một trong năm tính cách căn bản ở con người, trong đó gồm mức độ vị tha, mức độ sẵn lòng giúp đỡ người khác, mức độ tin cậy, và mức độ quảng giao. Sau khi những người tham dự xem phim khiêu dâm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng việc xem càng nhiều phim khiêu dâm khiến người ta càng có những hành vi ứng xử mang tính tiêu cực đối với phụ nữ, gồm cả việc có định kiến và thù nghịch - nhưng chỉ ở những người đàn ông có mức độ thấp trong khả năng chấp nhận ý kiến của người khác. Kết luận Liệu những phim đen ngày càng có sức thu hút người xem hơn nữa trong tương lai sẽ đem đến nhiều nguy cơ hơn? Còn quá sớm để kết luận. Mối quan hệ nguyên nhân và kết quả xuất hiện rất nhiều trong các nghiên cứu về tác động của phim đen: có phải phim đen có sức hút lớn hơn với những người có xu hướng bạo lực tình dục, những người có mối quan hệ không hạnh phúc với bạn tình hay những người bị nghiện tình dục hay chính phim đen là nguyên nhân của những vấn đề này? Đó là một vấn đề hóc búa để nghiên cứu nhưng cho đến khi chúng ta có được câu trả lời chắc chắn thì những bằng chứng đến nay cho thấy khả năng phim đen có tác dụng xấu tùy thuộc nhiều vào ai xem nó. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future. |
Hơn 40 năm sau Cuộc chiến Việt Nam, các góc độ về cuộc đời ông Phạm Xuân Ẩn (1927-2006), điệp viên cộng sản nổi tiếng thời chiến, vẫn thu hút nhiều chú ý. | Điệp viên Phạm Xuân Ẩn: Ông là ai? | Điệp viên Phạm Xuân Ẩn có vỏ bọc là nhà báo cho Time Điều này có thể thấy qua chuyện vừa có thêm cuốn 'The Punji Trap: Pham Xuan An - The Spy Who Didn't Love Us' của tác giả Luke Hunt, mới được Talisman Publishing xuất bản đầu tháng 2 năm 2018. "Chúng ta có thể có thêm một trăm cuốn sách nữa về nhân vật này, và vẫn còn rất nhiều điều chưa ai biết về cuộc đời của ông ta...,'' Luke Hunt nói với BBC Tiếng Việt. Sử gia Larry Berman thì trong lúc trả lời phỏng vấn của BBC, đang có kế hoạch về Việt Nam để nói chuyện về nhân vật mà giới nghiên cứu chiến tranh Việt Nam coi là 'kỳ bí', ông Phạm Xuân Ẩn. Điệp viên thành thật và can đảm Tết Mậu Thân: sỹ quan Ba Lan gặp ai ở Sài Gòn? Căn nhà của cựu điệp viên Mỹ ở Bangkok Voi VN lên tàu Ba Lan ra Bắc rồi đi đâu? Phạm Xuân Ẩn làm việc với những ai? Cuộc đời ông Phạm Xuân Ẩn đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trong khi Thomas Bass gọi Phạm Xuân Ẩn là một gián điệp tứ trùng (quadruple agent) thì Luke Hunt và Larry Berman quả quyết ông Ẩn chỉ trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Về quan hệ của Phạm Xuân Ẩn với CIA, Thomas Bass nói: ''Ông Ẩn làm việc trong lãnh vực tâm lý chiến với Edward Lansdale và CIA của Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn. Ông Lansdale chính là người giúp Phạm Xuân Ẩn đến Hoa Kỳ để theo học ngành báo chí. Trở về Việt Nam sau khi được đào tạo như một nhà báo, ông Ẩn làm việc cho tình báo của Nam Việt Nam, và dĩ nhiên, ông là một điệp viên tầm cỡ của Bắc Việt trong cuộc chiến Việt Nam.' ''Chúng ta phải hiểu rằng, khi là một gián điệp tứ trùng thì bạn nhận được tin tức từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời cũng cung cấp tin tức cho những nguồn này, đấy là một quá trình hết sức phức tạp. Đó là lý do tại sao Phạm Xuân Ẩn chắc chắn phải là một trong những điệp viên vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 20, người có thể tung hứng công việc của một gián điệp tứ trùng thì phải là một người xuất sắc.'' Larry Berman bác bỏ quan điểm của Thomas Bass. Ông nói với BBC: ''Thomas Bass làm gì có bằng chứng nào về việc đó. Tôi đã thảo luận về điều này trong cuốn sách của tôi. Thực ra Phạm Xuân Ẩn đã được CIA và vài cơ quan khác tuyển dụng, nhưng đó chỉ là vì họ thấy ông ta là một nhà báo người Việt Nam làm việc cho tạp chí Time. Ẩn nói với tôi rằng anh ta đã hỏi ý cấp trên xem có nên nhận việc của CIA không. Nhưng vai trò của ông Ẩn rất quan trọng cho sự thành công chiến lược của cộng sản, và làm việc với CIA quả là điều quá nguy hiểm. Phạm Xuân Ẩn đã làm việc cho những ai? Các tác giả Phương Tây cho đến nay vẫn không thống nhất quan điểm về điều này ''Với Thomas Bass, hoặc bất cứ ai tuyên bố rằng Phạm Xuân Ẩn là một gián điệp tứ trùng hoặc thậm chí nhị trùng, tôi sẽ hỏi họ là bằng chứng của bạn đâu? Là một học giả, tôi thấy không có bằng chứng gì cho thấy Ẩn làm việc cho bất kỳ cơ quan tình báo nào khác.'' Phạm Xuân Ẩn và những người bạn Với quan hệ thường được nhắc đến giữa Phạm Xuân Ẩn với các ông Phạm Ngọc Thảo và bác sĩ Trần Kim Tuyến, ba vị tác giả đều thú nhận không có nhiều tin tức về ông Phạm Ngọc Thảo, một điệp viên cộng sản sau khi bị lộ diện đã bị VNCH tra tấn và giết chết, rồi sau này được Bắc Việt phong tướng. Tác giả Thomas Bass nói với BBC: "Tôi không biết về việc Phạm Xuân Ẩn làm việc với Đại tá Phạm Ngọc Thảo, và liệu ông Ẩn có biết Phạm Ngọc Thảo cũng là một điệp viên cộng sản không. Bạn biết rằng gián điệp hoạt động trong từng chi bộ tách biệt, bởi vì nếu không thế thì toàn bộ mạng lưới có thể bị phá hủy nếu một chi bộ bị lộ.'' Luke Hunt cho rằng: ''Tình bạn của họ với nhau rất chân thực. Trần Kim Tuyến và Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng họ không biết là Phạm Ngọc Thảo là gián điệp.'' Nếu Đại tá Phạm Ngọc Thảo là nhân vật ít được biết đến, thì cả ba tác giả đều hiểu khá rõ về quan hệ giữa Phạm Xuân Ẩn và bác sỹ Trần Kim Tuyến, người chỉ huy hệ thống an ninh mật vụ của nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Nam Bắc Hàn và Cuộc chiến Việt Nam 'Cơ hội để người Việt hiểu quá khứ của mình' "Năm năm vàng son" của Việt Nam Cộng Hòa VNCH: thuộc địa kiểu mới hay nước có chủ quyền? Tác giả Larry Berman nói: ''Sau khi học xong báo chí ở Hoa Kỳ, ông Phạm Xuân Ẩn trở về Việt Nam năm 1961, trong một giai đoạn hết sức khó khăn, lúc chính quyền Ngô Đình Diệm đang bắt giam rất nhiều Việt Cộng. Phạm Xuân Ẩn nương náu tại nhà ông Tuyến khoảng 30, 35 ngày, vì sợ bị mật vụ của ông Diệm bắt nhốt. Bác sĩ Trần Kim Tuyến là người đã giúp ông Ẩn tìm được việc làm đầu tiên trong làng báo Việt Nam, rồi từ đó họ trở thành bạn.'' ''Dĩ nhiên sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt tháng 4 năm 1975, Phạm Xuân Ẩn là người đã cứu mạng Bác sĩ Trần Kim Tuyến bằng cách giúp ông ta trốn khỏi Việt Nam. Ẩn luôn luôn nói rằng ông làm thế vì tình bạn. Tôi thì tôi ngờ rằng ông ấy làm điều đó vì họ là bạn cũng có, và cũng bởi vì, và đây là điều rất quan trọng, cả hai đều biết nhiều bí mật về nhau." Tác giả Thomas Bass thì đặt vấn đề: ''Giữa cuộc chiến, khi bạn cố dò tìm tin tức để giết quân địch và chiếm ưu thế quân sự, thì tình bạn là cái gì? Tình bạn ấy có thực sự, có chân thành không, hay là thứ tình bạn giúp người ta có thông tin quan trọng tới mức chết người? Phạm Xuân Ẩn và bác sĩ Trần Kim Tuyến quen biết nhau trong một thời gian rất dài, và bác sĩ Tuyến giúp nhiều cho sự nghiệp của Phạm Xuân Ẩn, nhưng đây cũng có thể là thứ tình bạn mang lại lợi ích song phương.'' Thất vọng và uẩn ức sau năm 1975 Dù sau này được phong thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Phạm Xuân Ẩn đã bị buộc phải cải tạo tư tưởng và bị cấm tiếp xúc với báo chí, nhất là các nhà báo nước ngoài, trong nhiều năm sau 1975. Larry Berman giải thích: ''Tất nhiên Phạm Xuân Ẩn không phải vào những trại tù cải tạo lao động như người miền Nam, nhưng họ cố gắng cải tạo lại suy nghĩ của ông ấy. Ông ta không còn tư duy của một người cộng sản nữa, vì đã tiếp xúc với cách suy nghĩ và giáo dục về báo chí của người Mỹ. Ông tin vào một nền báo chí tự do, thế mới chết! Và với những người cộng sản, đó là những ý tưởng phải được xóa sạch ngay ra khỏi tâm trí.'' Dù được phong thiếu tướng, ông Phạm Xuân Ẩn cũng không được tiếp xúc với báo chí nước ngoài, trong nhiều năm sau 1975 Đặt nghi vấn có thể vì không muốn để bác sĩ Trần Kim Tuyến bị chính quyền mới bắt mà ông Ẩn đã giúp để ông Tuyến trốn đi khi Sài Gòn sụp đổ, ông Larry Berman nói với BBC Tiếng Việt: ''Giả thuyết của tôi là, Ẩn sợ nếu bác sĩ Tuyến bị bắt, ông ta sẽ bị tra tấn và sẽ tiết lộ những điều về Ẩn mà Ẩn không muốn lộ ra, như việc ông đã cứu mạng sống của nhiều người Mỹ trong chiến tranh, bảo vệ bạn bè người Mỹ. Cộng sản rất tức giận về việc Ẩn giúp bác sĩ Tuyến trốn thoát, đó là một trong những lý do khiến ông Ẩn bị bắt phải cải tạo.'' Nhà báo Úc Luke Hunt, người đã gặp và phỏng vấn ông Phạm Xuân Ẩn ở TPHCM đầu thập niên 1990, nói về nỗi thất vọng của Phạm Xuân Ẩn về chính quyền mới: ''Vâng, ông ấy đã rất thất vọng. Tôi nghĩ rằng có những kỳ vọng về những gì sẽ xảy ra khi chiến tranh kết thúc, và khi những kỳ vọng này không được đáp ứng, mọi người bắt đầu tự hỏi họ đã đấu tranh cho cái gì. Có phải đó là một cuộc chiến giành độc lập hay là một cuộc chiến cho chủ nghĩa cộng sản? Và tôi nghĩ không bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi đó.'' Thomas Bass chia sẻ những gì Phạm Xuân Ẩn nói với ông về tình hình Việt Nam sau 1975 và sự chỉ trích với các nhà lãnh đạo khi đó, mà ông nói là "rất nhiều". ''Vâng, có quá nhiều chỉ trích nên rất khó xác định. Sau năm 1975 [chính quyền] Việt Nam đã mắc nhiều sai lầm dốt nát. Một là toàn bộ mạng lưới các trại cải tạo cưỡng bách lao động, hay nhà tù, trong đó họ giam giữ những người miền Nam đến mười bảy năm hay không biết là bao lâu. Hành xử kiểu này sau khi chiến tranh chấm dứt đã làm Phạm Xuân Ẩn kinh ngạc." "Nỗ lực loại bỏ người Hoa khỏi việc kiểm soát thị trường gạo đã gây ra cuộc khủng hoảng cho thuyền nhân và làm cho nền kinh tế bị kiệt quệ, tạo ra nạn đói ở Nam Việt Nam. Việc điều hành nền kinh tế là một tai họa sau năm 1975, Phạm Xuân Ẩn chắc chắn phê bình về điều đó, quan hệ với Trung Quốc là một điều khác... cả một danh sách dài..." Phạm Xuân Ẩn thất vọng đến mức nào? Còn Larry Berman cho rằng, dù không đồng ý với một số việc làm của chính quyền mới, Phạm Xuân Ẩn vẫn dành nhiều nỗ lực hoà giải giữa Hoa Kỳ và Việt Nam: "Phạm Xuân Ẩn có một sứ mệnh, sứ mệnh ấy là đẩy quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, và trong trường hợp này là quân đội Mỹ. Ông đã hoàn thành sứ mệnh của mình và dành nỗ lực vào việc hòa giải. Khoảng 50 trang sách của tôi đã được dành cho đề tài này, vai trò của Phạm Xuân Ẩn trong quá trình hòa giải, mà hầu như không ai nói đến." Nhân chứng vụ đổi mạng Nguyễn Văn Trỗi Lịch sử có nợ gì Tướng Dương Văn Minh? 'Hòa giải phải trên cơ sở của sự thật' Với tác giả Luke Hunt, nỗi thất vọng của Phạm Xuân Ẩn trầm trọng hơn nhiều, đến nỗi ông đã 'nhiều lần tìm cách trốn khỏi Việt Nam'. Tác giả người Úc nói với BBC: ''Bác sĩ Trần Kim Tuyến và ông Phạm Ngọc Đình, một nhân viên của Reuters tại Sài Gòn, cho tôi biết rằng Phạm Xuân Ẩn đã ba lần tìm cách trốn khỏi Việt Nam, giống như ông Bùi Tín, người đã trốn qua Paris năm 1992. Phạm Xuân Ẩn muốn theo bước chân ông ấy.'' Nhưng Thomas Bass hoàn toàn bác bỏ điều này. Dù có những nhận định khác nhau, tựu trung các tác giả nước ngoài đều cảm phục lý tưởng cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn. Nhà báo Luke Hunt khẳng định rằng dù đã làm gì, ông Ẩn vẫn là một 'nhà báo vĩ đại', và không phải điệp viên cho nhiều bên: ''Không, tôi không tin ông ấy làm việc cho ai khác. Chắc chắn là một nhà báo, ông ấy sẽ chia sẻ và cung cấp thông tin cho mọi phía, nhưng ưu tiên hàng đầu của ông ấy là Hà Nội. Phạm Xuân Ẩn không phải là người phản bội hay có thể bị mua chuộc. Ông không bao giờ có nhiều tiền, bởi vì ông không phải là một người tham lam. Ông tin vào Hồ Chí Minh và tận tụy với niềm tin của mình. Tôi có bằng chứng cụ thể rằng ông là một nhà báo vĩ đại.'' Họ còn đồng ý ở một điểm nữa là cuộc đời Phạm Xuân Ẩn vẫn còn nhiều bí ẩn. ''Cho đến khi chính phủ Việt Nam chính thức giải mật hồ sơ Phạm Xuân Ẩn hiện được niêm phong tại Hà Nội, không ai trong chúng ta sẽ biết sự thật, vì vậy chúng ta chỉ có thể suy đoán. Sự suy đoán của tôi khác hẳn với hai tác giả khác đã viết về Phạm Xuân Ẩn, " ông Larry Berman nói. Về ba tác giả: Larry Berman là tác giả cuốn 'Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, Time Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent' (2008). Bản tiếng Việt của sách đã bị kiểm duyệt nhiều đoạn ở Việt Nam. Thomas A. Bass ra cuốn 'The Spy Who Loved Us: The Vietnam War and Pham Xuan An's Dangerous Game' năm 2009 và sẽ bổ sung thêm nhiều chi tiết cho lần tái bản cuối năm 2018. Luke Hunt ra cuốn 'The Punji Trap: Pham Xuan An - The Spy Who Didn't Love Us', đầu tháng 2/2018, gọi Phạm Xuân Ẩn là 'Điệp viên không hề yêu quý chúng ta', như để bác bỏ cách nhìn của Thomas Bass. BBC Tiếng Việt sẽ lần lượt đăng tải toàn bộ ba cuộc phỏng vấn với ba tác giả này do Tina Hà Giang thực hiện trong tháng 2/2018. Xem thêm về Cuộc chiến Việt Nam: Trận Mậu Thân: 'Chúng tôi cố tránh tổn thất cho dân' TQ lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam Tháng 11/1963: dòng họ Ngô Đình và Kennedy Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War? |
Thủ đô Campuchia đã thay đổi gần như hoàn toàn trong vài thập kỷ gần đây. Đã 30 năm kể từ ngày quân đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh, đánh bật lực lượng Khmer Đỏ ra khỏi thành phố. | Phnom Penh còn nhớ | Đi trên đại lộ Monivong ngày nay sáng ngập ánh đèn, khó có thể hình dung buổi sáng ngày 7/1/1979, khi đoàn xe tăng T-54 của Việt Nam với cờ đỏ sao vàng từ từ lăn bánh trên con đường trung tâm, trong khi đoàn tàu cuối cùng chở đầy lính Khmer Đỏ vội vã rời Phnom Penh đi Battambang. Đâu đó rộn lên tiếng súng, tiếng trực thăng trong những giờ phút cuối cùng của chế độ Pol Pot. Cựu đại tá Bùi Tín, một trong những người đầu tiên đi cùng đoàn quân Việt Nam vào thành phố ngày hôm ấy, nhớ lại một Phnom Penh vườn không nhà trống: "Tờ mờ sáng 7/1, tôi cùng một số anh em nhà báo quân đội vào Phnom Penh. Thật là một thành phố ma, không có một bóng người. Lác đác có tiếng súng, đây đó một vài xác người chắc là Khmer Đỏ bị bộ đội vào từ trước bắn chết." "Cỏ mọc cao quá đầu người, nhiều khu vườn rậm rạp như rừng." Chiến dịch tấn công bắt đầu từ ngày 25/12/1978, mà nhiều người mệnh danh là Ngày Giáng Sinh đỏ, trong có 17 ngày đã mang lại chiến thắng cho quân đội Việt Nam. Lính Việt Nam tấn công từ nhiều ngả, lần lượt chiếm các tỉnh bờ đông sông Mekong trước khi nhận lệnh của Bộ Chính trị từ Hà Nội vào đêm 4/1: “Bắt đầu đánh về Phnom Penh”. Tới rạng sáng ngày 7/1, các quốc lộ số 1 và số 7 cửa ngõ thủ đô đã vào tay quân Việt Nam. Nhà nước Kampuchea Dân chủ bị xóa sổ sau gần bốn năm cầm quyền. Nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập ba ngày sau đó. Chỉ trong bốn năm, từ khi chiếm Phnom Penh năm 1975, Khmer Đỏ, và đặc biệt là Pol Pot, đã để lại một ‘di sản’ đáng kinh khiếp. Chứng tích Trại tù Tuol Sleng ở Phnom Penh, mà nay là bảo tàng, vẫn còn ghi dấu những chứng tích ghê sợ của một thời Pol Pot thanh trừng những người bị cho là phản bội Angkar, tức lãnh đạo Khmer Đỏ, trong đó có rất nhiều người Việt. Các nhân chứng kể lại về những ngày khủng khiếp dưới chế độ Pol Pot, khi các thành phố trở nên hoang tàn vì người dân bị chuyển về nông thôn, lao động cực nhọc trong các công xã để xây dựng chủ nghĩa cộng sản không tưởng. Một triệu bảy người Campuchia chết vì đói, vì kiệt sức và vì bị đánh đập, tàn sát. Có thể nói không có gia đình nào không có người là nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ. Bởi vậy, sự can thiệp của Việt Nam năm 1979, thoạt đầu đã được người dân đón nhận một cách mừng rỡ và biết ơn. Anh Vanna, một thanh niên sống tại Phnom Penh, nói là không có quân Việt Nam thì chắc không có anh và không có cả nước Campuchia bây giờ. Nhìn lại về việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia, hiện nay vẫn còn có nhiều đánh giá khác nhau. Giáo sư Henri Locard, chuyên gia lịch sử đương đại Campuchia, nói với BBC rằng các nhà nghiên cứu thậm chí vẫn còn tranh cãi nhau về cách dùng từ “giải phóng” hay “xâm lược” khi nói tới sự kiện 7/1/1979. Bản thân ông Locard cho rằng không thể chối cãi, người Việt Nam đã giải phóng Phnom Penh khỏi bàn tay sắt của một trong các chế độ tàn bạo nhất lịch sử loài người. Ông nói: “Tôi nghĩ câu trả lời đã rõ ràng và cần nhắc lại rằng đó là sự giải phóng. Quân Việt Nam đã giải phóng người dân khỏi sự giết hại của Khmer Đỏ, tuy rằng tôi không cho là lúc đó Việt Nam có đủ thông tin về cuộc sống bên trong chế độ Pol Pot cũng như toàn cảnh tình trạng khổ cực của người Campuchia”. 'Xâm lược' Thế nhưng cũng có sử gia khác, như ông Philip Short, tác giả cuốn ‘Lịch sử một cơn ác mộng’ nói về tiểu sử Pol Pot, thì lại nói rằng việc Việt Nam “xâm lược” Campuchia là vì lý do chính trị chứ không phải lý do nhân đạo. Ông Philip Short cho rằng, có hai nguyên nhân dẫn tới việc Việt Nam tiến vào Campuchia: các cuộc tàn sát dân thường Việt Nam ở khu vực biên giới Tây Nam của lực lượng Khmer Đỏ; và ý nguyện thành lập một chính quyền thân Việt Nam ở Campuchia thay cho chế độ Pol Pot lúc đó đã ngả sang chống Hà Nội dưới sự nâng đỡ của Bắc Kinh. Thực tế, Khmer Đỏ đã có các cuộc tiến công vào Việt Nam ngay từ sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ tập kích vào đảo Phú Quốc và giết hại hàng trăm dân thường trên đảo Thổ Chu. Sau đó, từ năm 1977, lính Pol Pot lại nhiều lần tấn công vào các làng xã biên giới Tây Nam của Việt Nam, tàn sát hàng ngàn người. Lịch sử vẫn còn ghi lại các cuộc thảm sát như ở Ba Chúc, An Giang, tháng 4/1978, khi trên ba ngàn người bị giết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, kể từ sau khi Mao Trạch Đông qua đời, ‘Bè lũ bốn tên’ bị lật đổ năm 1976 và Đặng Tiểu Bình quay trở lại nắm quyền bính, chính sách ủng hộ Kampuchea Dân chủ, bài xích Việt Nam ngày càng công khai. Dù cách giải thích như thế nào đi chăng nữa, thì Việt Nam cũng đã có quyết định chiến lược tấn công Campuchia, mở đầu một thời kỳ mới, một cuộc chiến kéo dài mười năm sau đó mà tới nay không được nhắc tới nhiều. Đài BBC sẽ có các bài viết và chương trình radio về các sự kiện dẫn tới chiến tranh biên giới 1979. Mời quý vị tiếp tục đón theo dõi. Nam Tam, MontrealQuân đội Việt Nam đã giải phóng và giúp đỡ nhân dân Campuchia bảo vệ, kiến thiết và xây dựng lại đất nước, không thể nói xâm lược được! Nói gì thì nói, cuộc tấn công vào Cambodge năm đó của VN là một ơn huệ lớn đối với dân Campuchia. Người Campuchia nên nhớ cái ơn đó vì rất nhiều người lính Việt đã ngã xuống... Lumos, HanoiHãy để thời gian phán xét tất cả. Lịch sử là lịch sử, ta không thể quay lại mà xét nét chi li từng hành động của mỗi bên. Tôi thuộc lớp người sinh sau đẻ muộn, không được chứng kiến thời kỳ đó. Và tôi tha thiết mong trong sách giáo khoa lịch sử của chúng ta có đề cập một cách khách quan nhất sự kiện này, cũng như những sự kiện khác, để lớp trẻ chúng tôi không phải dựa trên những nguồn thông tin trái chiều (thậm chí là bịa đặt hay thổi phồng) để suy xét lịch sử. Hi hi, Hà NộiChẳng rõ lúc đó Lãnh đạo Việt Nam có mục đích gì chính trị hay nhân đạo,chúng ta chỉ biết rằng nhờ quân đội Việt nam mà dân CPC mới có thể sống lại những ngày yên ổn, để giờ đây họ tổ chức lễ kỉ niệm ngày Khmer đỏ bị tiêu diệt với lòng biết ơn Việt Nam sâu sắc. Viet DungTôi cũng đã từng ở bên Campuchia từ năm 1979-1983 nên tôi biết rằng nếu Việt Nam rút sớm thì chỉ mấy ngày là Khơme đỏ sẽ chiếm lại Campuchia ngay. Như vậy coi như là ông cốc. Hoang Phuong, TP HCMNếu như ai đó đã làm một tổng kết nhỏ về sức người, sức của của Nhà nước và nhân dân Việt Nam cho nước bạn Campuchia thì sẽ không có lời khẳng định là "Việt Nam xâm lược". Đặc biệt, nếu ai đã đến vùng Ba Chúc, Ba Thê của Việt Nam để chức kiến cảnh tàn khốc của Khmer đỏ đối xử và hành động với những người dân vô tội Việt Nam thì sẽ thay đổi lập trường này. Lịch sử đã đi qua, và hãy để nó trở về đúng với nguyên bản. Và chúng ta là thế hệ sau hãy biết tôn trọng và giữ lấy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và tình cảm của hai nước trong thời gian qua. Fitter, SydneyTôi ngạc nhiên vì khá nhiều độc giả vẫn ngây thơ cho rằng chốt chặc biên giới không tiến quân vào CPC là được rồi, rồi còn đổ cho tướng Giáp chủ trương nữa. Với chút xíu kiến thức địa lý cũng biết từ đất CPC bắn hỏa tiễn hoặc pháo tầm xa tới Tp.HCM rất dễ dàng. Thực tế ai ở Tp.HCM lúc đó đều thấy đêm đêm tiếng pháo đề pa và ánh chớp lửa phía tây mà thóp tim. Tiến quân xóa sổ chế độ thù địch và thiết lập một chế độ thân thiện là giải pháp duy nhất. VHA, SaigonTôi là quân tình nguyệt VN tại CPC thuộc F5 mặt trận 479. Thật ra VN mất gần 10 sư đoàn quân và vài vạn thương bệnh binh tại CPC. Nếu không tấn công CPC. Việt Nam sẽ mất vùng đệm an toàn cho Nam Việt Nam. Ở lại CPC 10 năm vì QĐ CPC buổi sáng làm việc cho chính phủ, buổi tối lại bị ép theo Khme Đỏ. Họ không có sức chiến đấu, lòng căm thù và rất nhát gan. Ông Short trong bài viết bên khi đó có lẽ ở đâu đó bên Paris. Ông ấy chỉ là một chính khách sa-lông. Tóm lại Việt Nam qua CPC là đúng. Một là bảo vệ người Việt. Hai là đánh đuổi Khme Đỏ giúp dân CPC thoát khỏi đau thương. Ba là tạo vùng an toàn cho lãnh thổ Việt Nam. Hoang Anh, MoscowTôi không đồng tình với nhận xét của Giáo sư Henri Locard cho là “lúc đó Việt Nam không có đủ thông tin về cuộc sống bên trong chế độ Pol Pot cũng như toàn cảnh tình trạng khổ cực của người Campuchia”. Thực tình biên giới 2 nước liền kề, tiếng gà gáy bên kia, bên này còn nghe thấy rõ mồn một nghĩa là nội tình cuộc sống của người dân hai nước. Thời điểm đó có rất nhiều người Campuchia thoát chết khỏi những cú đập bằng cuốc xẻng của bọn Angca, họ băng rừng cứ hướng mặt trời mọc mà chạy, qua được Việt nam là sẽ sống. Chính quyền Việt nam đã tạo điều kiện nơi ăn chốn ở. Trong khi đồng bào mình dọc biên giới hàng đêm bị lính Pol Pot tấn công thảm sát hàng loạt, những học sinh lớp 6 chúng tôi ngồi học cũng không yên. Thailangtu, Nha TrangTôi nghĩ rằng nếu như ngày đó VN đừng đánh vào Campuchia làm gì, mà cứ cho quân chốt giữ lấy biên giới của mình, bảo vệ dân mình là được. Còn việc nội bộ của họ thì mặc kệ họ, và điều chắc chắn thì bọn chúng không bao giờ dánh thắng VN được. Như vậy thì VN đỡ tốn biết bao nhiêu người và của mà còn bị mang tiếng nữa. BonjourTôi không lấy làm lạ việc vì sao có một bộ phận người dân Campuchia cho là "Xâm chiếm". Vào thời kỳ đó và âm ỉ kéo dài cho tới nay, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, mà chủ yếu là chống Việt nam, Trung Quốc và Mỹ, Thái Lan, Bắc Triều Tiên và nhiều cường quốc khác đã lên án Việt nam và có nhiều hỗ trợ cho bè lũ Pôn Pốt. Trong đó, tuyên truyền nhận thức "Việt nam xâm lược, chiếm đóng Campuchia" là con át chủ bài trong chiến lược này. Người Việt chúng ta đang bị chia rẽ vì cuộc chiến ở Miền nam VN nhưng không vì thế mà nhìn nhận sai về những sự thật. Người Tàu chia rẽ nhau trong vấn đề Đài loan và Đại lục, nhưng hình như vì lợi ích dân tộc, họ tìm thấy tiếng nói không quá bất đồng đối với vấn đề Trường Sa. Dân tộc ta cũng nên rút kinh nghiệm. MinhChắc là không sai khi nói là xâm lược. Cũng không sai khi nói giải phóng. Điều đó hãy cứ để người dân Campuchia nhận xét và lịch sử phán xét. Nhưng chắc chắn một điều, sẽ là có tội nếu ngồi yên nhìn Polpot tung hoành. Đọc bình luận từ phía quốc tế thì có vẻ như VN tấn công nhưng không muốn tiêu diệt ngay Polpot mà chừa đường sống cho Polpot để có lý do lưu quân lại. Nếu đúng vậy, cũng chẳng có gì là sai trái. Nếu rút về, biết đâu anh bạn Tàu lại chẳng nhảy vào lấy Campuchia làm bàn đạp để xâm chiếm VN? Xét theo kiểu nào, cuộc tấn công đó cũng chính nghĩa hơn Mỹ tấn công Iraq. Chỉ có điều, khi đó VN bị cô lập, thấp cổ bé họng nên việc chính đáng không được nhìn nhận xác đáng. Chân lý thuộc về kẻ mạnh, quả đúng là như thế. Trong Khoi, HanoiTheo tôi ước gì khi đó, chính phủ ông Duẩn lúc đó cứ nghe lời tướng Giáp là đóng chặt biên giới, không tiến quân vào CPC làm gì để phải hao binh tổn tướng, tốn bao nhiêu tiền của mà đến ngày nay Việt Nam được cái gì mà còn bị cho là đi "xâm lược". Khi đó cũng không có sự kiện chiến tranh biên giới 1979 cũng làm tổn thất không nhỏ, làm hệ luỵ bao vấn đề khác. Huynh Vang, Quảng NamHiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề có mặt của quân đội Việt Nam ở Campuchia, nhất là đối với giới học giả và báo chí phương Tây họ thường nhìn theo hướng tiêu cực. Tuy nhiên,giới khoa học phương Tây hãy dùng những phương pháp khoa học của phương Tây để vô tư kiểm chứng với người dân Campuchia về vấn đề này và tự nhìn nhận lại trách nhiệm và hành động của họ khi PolPot tấn công Cam Pu chia bằng việc thống kê các chủ trương, nghị quyết, các lệnh áp đặt, các hoạt động ngoại giao con thoi để giảm thiệt hại cho người dân Campuchia. Hãy so sánh động thái của họ đối với vấn đề Campuchia so với các vấn đề Trung Đông, Nam Âu, Đông Âu thì họ sẽ thấy được trách nhiệm và sự hổ thẹn thầm kín của họ và trách nhiệm cao cả của người Việt Nam trong vấn đề này. File, USAĐúng là VN làm ơn mắc oán. Pol Pot giết chết 3000 người dân vô tội VN, Giết hại 3000000 người dân CPC. Cứ băn khoăn sao lính VN ở lại 10 năm ư? Thử hỏi các vị nếu rút về ngay thì chính quyền CPC có đứng vững và có có ngày hôm nay? VietnamLịch sử luôn phải công bằng, không thể nào phản ánh nó bằng định kiến rằng lịch sử của cộng sản là đen tối, còn lịch sử của tư bản là văn minh trong sáng. Lịch sử phải đặt quyền sống - thứ quyền cơ bản nhất của loài người - lên hàng đầu, đó mới là ý nghĩa lịch sử thật sự, đó mới là nhân đạo thật. Xã hội cộng sản bị bêu riếu là xã hội bóc lột, vậy tư bản có bóc lột không? Đời sống y tế của một quốc gia cộng sản như Cuba có thua kém gì, hay thậm chí còn tốt hơn cả ở nước Mỹ tư bản? Người nghèo Mỹ vẫn phải nhờ trợ cấp của Cộng sản Venezuela đó thôi. Bất chấp đảng phái, nhà cầm quyền nào đảm bảo được quyền sống đầy đủ cho dân của nước mình, nhân loại mình thì chính quyền đó, đảng phái đó là lực l! ượng ưu việt, còn ngược lại là thứ cần đấu tranh loại bỏ. Goloa, VietnamNgày nay, khi hoà bình đã lập lại ở đất nước Angkor, các học giả có quá nhiều thời gian để suy diễn rằng Việt Nam đã "xâm lược" hay "giải phóng" cho Campuchia, nhưng khi đó với gần 2 triệu người phải bêu đầu, hàng trăm ngàn dân Việt Nam dọc biên giới Việt - Campuchia phải chết một cách oan uổng, sao không thấy họ ngồi đó mà đọc sử nghiên cứu? Chế độ Cộng sản hay chế độ Tư bản cũng đều là do con người lãnh đạo. Mỹ nói họ nhân đạo dân chủ, nhưng họ luôn là lũ diều hâu chuyên đi cắt đầu các dân tộc khác để lấy máu trả thù máu cho dân tộc Mỹ. Châu Âu luôn có giá trị tự do của châu Âu, nhưng người da đen, người Hồi giáo vẫn bị bài xích, xét nét, kiểm duyệt như kiểm duyệt súc vật. hơn 50.000 người Việt Nam đã hy sinh cho một nền hoà bình khu vực và Campuchia, không phải là thứ chúng ta có thể đem ra đùa cợt. Đó là những người anh hùng thực sự. Chính trị cũng có năm đường bảy vẻ, Việt Nam chỉ tiêu diệt Pol Pot chứ không tiêu diệt người Campuchia, còn Mỹ, Anh, Úc, Nhật, Áo, ... thì không chỉ tiêu diệt Alqueda, Saddam, ... mà còn tiêu diệt cả dân thường và trẻ em của các đất nước ấy, với chiêu bài nhân đạo, các nước diều hâu này đã thực hiện mưu đồ chiếm lấy nguồn vàng đen của thế giới, một khi chiếm được nguồn máu đen này, có còn nước nào dám chống lại họ? Vì ngày nay, thiếu vàng đen đồng nghĩa với cái chết. Nguyễn Văn Trung, TP HCMNói Việt Nam xâm lược hay giải phóng Campuchia không quan trọng mà bản chất của vấn đề là giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của bọn Pol Pot có sự hậu thuẫn của Trung Quốc lúc bấy giờ. Sự tàn ác của chế độ Khơme đỏ có thể nói là dã man nhất lịch sử nhân loại. Nói Đức quốc xã tàn ác nhưng không đến nỗi như bọn Pol Pot. Chúng để lại hậu quả cho nhân dân Campuchia và người dân dọc biên giới của Việt Nam vô cùng khủng khiếp. Nếu không có Quân đội nhân dân Việt Nam vào đánh tan bọn Pol Pot thì liệu Campuchia ngày nay như thế nào? Các cường quốc lúc này đã làm được gì cho nhân dân Campuchia? Nhân danh tự do, nhân quyền của các cường quốc sao không làm gì cho người dân Campuchia? Việt Nam mới chính là ân nhân mà thế giới loài người tiến bộ, nhân dân Campuchia phải cảm ơn. Vì Campuchia mà hàng ngàn người lính Việt Nam phải hi sinh trên chiến trường không phải quê hương tổ của của họ. Fitter, SydneyThật ra mãi đến cuối năm 1978 đầu năm 1979 Việt Nam mới ra quân là vì trận lụt lịch sử năm 1978. Hầu như cả miền nam chìm trong biển nước và ăn bo bo. Quân đội không vận chuyển vũ khí nặng được nên không thể tấn công. Trong thời gian chiếm đóng chỉ có mùa khô quân đội mới tổ chức các đợt tấn công Khơme Đỏ được. Trong khi Khơme Đỏ vận nhận được sự viện trợ của Thailand về hậu cứ và Trung Quốc, Bắc Triền Tiên về vũ khí đạn dược. Quân Khơme Đỏ liên tục tái vũ trang buộc QĐVN phải sa lầy vào cuộc chiến vì thực tế QĐ CPC không có sức chiến đấu. CandyLịch sử VN trong chương trình phổ thông bỏ qua giai đọan sự hình thành miền Nam Việt Nam. Thứ hai, ĐCSVN luôn phát biểu "tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau..", vậy mà có quân tình nguyện sang CPC ở lại tới 10 năm? Pol Pot trước đây là đồng minh của VN, một số cán bộ cao cấp của Pol Pot được VN huấn luyện, đặc biệt là chiến tranh du kích. Sau đó các cán bộ này dần bị thanh trừ sau khi Pol Pot thân TQ. Và VN mất đi đồng minh, chính vì vậy phải trừ mối đe dọa này nhưng lại phạm vào điều thứ hai tôi đã nói. BonjourTất nhiên là bất kỳ hành vi nào cũng có động cơ mục đích xâu xa, huống chi là một cuộc chiến tranh khiến cho hàng chục ngàn con em Việt phải ngã xuống, hàng chục ngàn thanh niên khác trở thành bệnh binh. Tôi rất lấy làm lạ nếu Việt nam quyết định cuộc chiến không có động cơ chính trị. Nếu chỉ vì mục tiêu nhân đạo, tôi tin là chả dại gì người Việt lao đầu vào hiểm nguy như vậy. Thực tế đã cho thấy kết quả của hành vi, đó là giải phóng người dân Campuchia khỏi tội ác tày trời của lũ Pol Pot. Nếu cứ đi phân tích lý do sâu xa, tôi nghĩ là luôn có nhiều điều để nói, nhưng ko cần thiết. Một thứ tình cảm thiêng liêng nhất là bố mẹ và con cái, phân tích ra, cũng có thể hiểu bố mẹ thương yêu con là cũng mong có một ngày mình về già có người chăm nom. CườngTất nhiên VN đem quân tấn công Khơ me đỏ và giải phóng CPC có động cơ chính trị trong đó nhưng không vì thế mà không khẳng định là VN và đặc biệt là các chiến sỹ quân tình nguyện VN là những anh hùng khi giải phóng người dân CPC khỏi thảm họa diệt chủng. Qua cuộc chiến CPC thì chúng ta cũng thấy rõ hơn TQ là người "anh cả" như thế nào? Còn về việc đóng quân 10 năm thì nếu VN rút quân ngay khi đó liệu chính quyền CPC có đủ sức chống lại Polpot. Chỉ tiếc là vì việc đó mà VN mất quá nhiều chiến sỹ quân tình nguyện Phan VũNgoài ý kiến của ông Philip Short gọi VN là xâm lược thì nói chung bài viết phản ảnh đúng trung thực sự kiện. Chúng ta phải nhớ lại rằng khi dân CPC bị tàn sát đưới chế độ Khmer đỏ thì lúc đó cả thế giới như mù đi không thấy chuyện gì đang xảy ra ở CPC.Việt Nam lúc đó còn đói nghèo, nhưng cũng phải giúp dân CPC, tất nhiên trong đó cũng có phần đáp trả việc Polpot tàn sát dân VN tại Ba chúc, Phú Quốc. . ., đó cũng là tự nhiên phải không ông P.Short. Cả thế giới không ủng hộ VN lúc đó đơn giản vì VN là nước CS. Lại có quốc gia quay sang ủng hộ khmer và giữ chiếc ghế cho họ tại LHQ nữa chứ. Đó là tiếp tay cho cái ác. Tôi cũng không đồng thuận với chế độ tại VN vì tham nhũng nhiều quá, mất tự do dân chủ, nhưng lịch sử phải được phản ảnh trung thực, không bóp méo. Những người lính VN bỏ mình vì giải phóng nhân dân CPC khỏi chế độ diệt chủng phải được cả thế giới tôn vinh như những người lính đồng minh bỏ mình vì phát xít trong thế chiến thứ 2. JamesTôi chẳng lấy làm lạ khi còn một vài cá nhân nhìn nhận Việt Nam" xâm lược CPC. Vì một cuộc chiến nào không có hai mặt. Ngay cả có người nói Việt Nam ở lại CPC 10 năm chứng tỏ có động cơ chính trị cũng không sai, có ai đưa quân sang đánh mà không muốn xây dựng cho mình một chế độ dễ hợp tác hơn không? Xem lại Mỹ, Nga, TQ...đưa quân vào các nước khác dưới danh nghĩa là khôi phục hoà bình và nhân đạo thì họ bỏ về ngay sau cuộc chiến. Hoà Bình luôn là một quá trình nên Việt Nam ở lại CPC là tất yếu. Nếu có cái sai ở đây thì đấy là lối hành xử Quốc tế của Việt Nam lúc đó chưa " khôn ngoan" để gây ra nhiều hiểu lầm. Nhưng cũng phải nói là con bài Chính trị sau vụ này được TQ nhờ thế lực mạnh khai thác triệt để nên mới có những ngày đau thương sau! đó cho Việt Nam. Còn về bạn Phong ở An Giang thắc mắc binh đoàn 330 gần đấy mà không biết là vô lý. Tôi chắc Việt Nam biết nhưng trong Chiến tranh mà người ta có những chủ ý và tất nhiên là không phải cứ thấy ta đánh là đánh ngay (Có thể đang rất cân nhắc Anh cả TQ bên cạnh). Tuy nhiên mất mát này tôi rất chia sẽ nhưng theo tôi Lãnh đạo Việt Nam lúc đấy nên cho Quân đánh lùi ngay Pol Pot khi chúng tiến vào Việt Nam. Và sau đấy đưa quân tiến vào CPC giải phóng cho nhân dân nước này và nếu có một Chiến lược tuyên truyền tốt thì Cộng đồng Quốc tế sẽ không hiểu nhầm Việt Nam tới vậy. Việt Nam đưa quân "giải phóng" vào CPC là đúng đắn. Xuân BìnhMột cuộc chiến đáng tự hào! Tự hào không phải chúng ta đánh thắng Khmer bằng vũ lực mà là bằng tính nhận đạo, lòng thương người của dân tộc Việt Nam. Philip Short chắc có lẽ trước kia cũng là thành phần Khmer đỏ dấu mặt hoặc gia đình ông không có ai bị sát hại mới nghĩ như thế. Chúng ta hãy vui mừng vì người bạn Camphuchia ngày càng phát triển và đang được sống trong hoà bình. BắcTheo tôi, mọi quyết định như vậy đầu tiên la đặt lợi ích cho dân mình là đầu tiên đó mới chính là quyết đinh sáng suốt nhất của người lãnh đạo. Còn bây giờ nhìn lại bảo là xâm lược, ừ xâm lược đó, mà giải phóng cũng được. Nước Mỹ làm gì đều đặt lợi ích người dân Mỹ đầu tiên. Như thế thì chỉ trong 1 thập kỷ nay nước Mỹ đã đi xâm lược không biết bao nhiêu lần rồi. Hay nhỉ, thế mà có sao đâu, ai muốn nói gì thì nói, ai muốn phản đối cũng mặc. Ta vì ta trước tiên. Hải PhòngDù Việt Nam đánh CPC là cuộc chiến xâm lược hay giải phóng đi nữa tôi cũng đều tự hào. Hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ là một cường quốc, có khả năng tạo lên Lịch Sử, chứ không bị các cường quốc lớn sắp xếp lịch sử VN, thuơng quá Việt Nam nhỏ bé, anh hùng. FishThế Mỹ sau khi tiêu diệt xong chế độ Saddam Hussein đến nay đã rút khỏi Iraq chưa? Và thế có gọi là xâm lược hay không? Khi Polpot làm những điều không thể tưởng tượng nổi trong lịch sử loài người suốt từ 1975 đến 1979 thì người Mỹ người Âu đang ở đâu hay đang nhún vai lắc đầu hay bởi vì Campuchia hay Rwanda trước đây không có dầu mỏ? Nếu chỉ 1 nhúm người Mỹ bị chết bởi sự kiện 11/9 Mỹ đã san bằng Apanistan cách xa Mỹ cả đại dương hay một người Âu hoặc Mỹ có gặp vấn đề gì đó thì báo chí phát hanh làm ầm lên thì bao nhiêu người Việt bị PolPot giết hại dã man mà VN lại có đường biên giới nằm sát nách VN có ai nói đến không? Vì vậy cần phải có một cái nhìn khách quan chính xác vấn đề này chứ không vì ngưòi tiêu diệt khơme đỏ là CS mà có cái nhìn sai lệch vấn đề. nguyen hanoiTôi thấy ý kiến của bạn The Trust, NT rất đúng: "nhờ những sự kiện được nhắc lại như thế này mà thế hệ trẻ VN mới có thể tỉnh táo mà nhìn nhận rõ bộ mặt của Trung Quốc". Tuy nhiên điều tôi băn khoăn là làm thế nào để những người lãnh đạo của Việt Nam có thể tỉnh táo mà nhìn nhận rõ bộ mặt của Trung Quốc. Nếu không cẩn thận thì rất dễ bị quy là phản động. Seven, HueChúng ta chỉ cần đặt một câu hỏi (tất nhiêu điều này đã không xảy ra): Nếu như Việt Nam chỉ phòng thủ dọc biên giới và không đưa quân vào Cam Pu Chia thì tình hình sẽ như thế nào? Lúc đó những người như Philip Short đang ở đâu ? Những cường quốc vốn là mẫu quốc về nhân quyền, nhân đạo đang ở đâu? Thương quá Việt Nam ơi! The Trust, NTPhải nói là nhờ những sự kiện được nhắc lại như thế này mà thế hệ trẻ VN mới có thể tỉnh táo mà nhìn nhận rõ bộ mặt của Trung Quốc. Ngày xưa là thế và nay vẫn thế. Thật là khó lường. VNmotherland, HanoiViệc Việt Nam ở lại một thời gian dài ở CPC là có lý do của nó: Thứ nhất, VN không thể rút quân ngay được bởi vẫn còn tàn dư của Polpot Thứ hai, là lực lược cách mạng CPC khi đó không thể một mình chống đỡ được những nhóm Polpot còn sót lại Thứ ba, VN ở lại CPC nhằm xây dựng lại lực lượng quân đội CPC đủ sức bảo vệ chính mình. Như vậy, không thể đổ lỗi VN ở lại quá lâu CPC là nhằm "xâm lược" được. Taxang, VNViệc Quân Tình Nguyện Việt Nam ở lại Campuchia 10 năm là có lý do của nó, xuất phát từ lý do khách quan là quân đội của nhà nước Campuchia mới thành lập quá yếu, không thể chống nổi quân Khmer Đỏ. Những khu vực Quân Tình Nguyện bàn giao cho quân đội Campuchia hầu hết rơi vào tay của quân Khmer Đỏ không lâu sau đó, và quân Việt Nam phải tái chiếm lại, đó cũng là một phần lý do cho sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại Campuchia 10 năm! Quân đội Việt Nam đã giải phóng và giúp đỡ nhân dân Campuchia bảo vệ, kiến thiết và xây dựng lại đất nước, không thể nói xâm lược được! CDT, HanoiNếu thời đó mà Việt Nam cũng yếu thế như Palestine bây giờ thì có khi Polpot đã diệt chủng cả dân tộc Việt Nam cũng nên. Được sống ở một quốc gia độc lập, tự chủ và có một lực lượng quân đội can đảm, tinh nhuệ thật đáng tự hào. Thanh, JapanChẳng việc gì mình phải làm 1 việc rồi tự cho rằng việc đó là tốt với người khác và tự ca ngợi mình vì đã làm việc đó. Chúng ta chỉ làm những gì có lợi cho chúng ta, và cái lợi của việc tấn công khủng bố quá rõ ràng. Là một nước nhỏ, lại phải chịu cái tư tưởng bành trướng, đàn anh, tiểu nhân của Trung Quốc, ta có thể làm gì khác, trong khi không thể thân Mỹ, châu Âu? Khanh Linh, HNTôi cho rằng Philip Short đã có cái nhìn phiến diện, và không thể phán xét lịch sử một cách phiến diện như vậy. Ông không là người Việt Nam nên cách nhìn nhận của ông cũng khó có thể được người dân Việt Nam và Campuchia chấp nhận. Hãy nghe những lãnh đạo cao cấp nhất của Campuchia phát biểu với lòng biết ơn quân đội và nhân dân Việt Nam giải phóng họ khỏi chế độ Polpot, bởi đó là lời chứng tối cao và hùng hồn nhất. Oldman, AtlantaThứ nhất, phải nên nói rõ ra rằng Việt Nam đã đánh sang Kampuchia rất lâu trước ngày 25 tháng 12, năm 1978. Tôi thuộc một lực lượng quân khu 7 đã đánh qua Kampuchia từ giữa năm 1978 và trước chúng tôi đã có nhiều đơn vị đánh qua trước đó. Quân đội Việt Nam lúc đó đã chiếm đóng một phần lớn đất Kampuchia và đã ra nhiều chiến dịch chiếm đóng những vùng cứ điểm ở các tỉnh thuộc Kampuchia dọc biên giới hai nước trước đó để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công này. Thứ hai, chúng tôi, những anh bộ đội trẻ đi nghĩa vụ quân sự từ miền nam sau 1975 và cụ thể là tôi, một thanh niên lớn lên trong miền nam, tôi chiến đấu vì bảo vệ biên cương của Tổ Quốc, bảo vệ đồng bào và người thân của mình, bảo vệ đồng đội của mình, và trên hết tự vệ cho chính mình chứ không phải vì sự nhận thức chính trị cách mạng cao xa, hay những lời vàng ngọc của Bác Hồ như bạn nào đã nói. Thứ ba, cá nhân tôi cho rằng cuộc chiến ở biên giới tây nam là cần thiết để tự vệ vì Kmer Đỏ dưới sự ủng hộ và xách động của Trung Quốc đã đem quân sang Việt Nam đốt phá làng mạc, giết người vô tội. Đồng thời, sau khi chứng kiến những hầm hố chôn người mà bọn Kmer Đỏ đã giết chính đồng bào của chúng, người dân vô tội Kampuchia (kể cả người già, phụ nữ, và trẻ em), tôi càng cảm thấy cuộc chiến đó là cần thiết để nhân dân Kampuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Thứ tư, cá nhân tôi nhận thấy việc một phần của quân đội Việt Nam phải ở lại đất Kampuchia sau tháng 1, 1989 là cần thiết để bảo vệ cho chính quyền non trẻ mới của Kampuchia mà Việt Nam đã đóng góp phần lớn tạo dựng nên. Quân Kmer Đỏ tuy đã thua và tháo chạy nhưng tàn quân của chúng vẫn mạnh hơn lực lượng của chính quyền Kampuchia mới. Vì vậy, nếu không có lực lượng quân đội Việt Nam ở lại để bảo vệ chính quyền này thì tôi tin chắc chắc rằng quân Kmer Đỏ sẽ chiếm đóng Pnom Penh trở lại và Việt Nam lại phải một lần nữa đổ máu. Tuy nhiên, quân đội VN ở cả chục năm cho tới khi bị sức ép của thế giới mới rút quân thì thời gian này có hơi quá dài theo nhận xét của cá nhân tôi. Tran Quang Thien, TP HCMVN phải đánh PolPot là đúng. Nhưng cái sai là sau đó ông Lê Duẩn đã vội vàng tuyên bố thành lập đảng CS Đông Dương làm cho Đặng tiểu Bình tức điên lên và gọi VN là tiểu bá, cần phải dậy cho VN một bài học. Nhưng thực sự cần những biến cố như vậy mới biết được lòng nhau. TQ cứ nghĩ rằng sau khi giúp CSVN thống nhất đất nước thì VN phải qui phục TQ hòan tòan. Nhưng tình thế lúc đó khiến cho VN không còn lựa chọn nào khác khi tiến vào CPC lật đổ chế độ tàn ác PolPot, vừa để tự vệ, vừa để chứng tỏ cho thế giới và nhất là cho TQ biết rằng, dù phải hi sinh rất lớn để thống nhất đất nước, nhưng không phải vì thế mà PolPot muốn làm gì thì làm đối với VN kể cả khi Polpot dựa thế lực TQ! Giả như VN không gây tổn thất khá nặng cho TQ năm 79, chắc TQ không dễ dàng rút quân. Đặng tiểu Bình ê mặt mà phải rút quân chứ không như họ tuyên bố dậy bài học cho VN như thế là đủ nên rút quân. Thực ra VN đóng quân ở CPC 10 năm, vì nếu không có bộ đội VN chắc CPC không thể đủ sức đánh bại hoàn toàn quân Pol Pot. Sự hi sinh của trên 50 ngàn chiến sĩ VN và hàng trăm ngàn người mang tât nguyền vì cuộc chiến CPC phải luôn luôn được tôn vinh là những anh hùng. Neutralist, Đà NẵngÝ định của VN là ở lại Campuchia lâu dài, nhưng lúc đó bị dư luận thế giới và LHQ lên án đòi VN phải rút quân ngay lập tức, các nước E.U và nhiều nước khác cắt viện trợ và quan hệ ngoại giao...Cuối cùng, VN phải rút quân sau đó vài năm. Nên ý đồ của VN vừa mang ý nghĩa chính trị vừa mang ý nghĩa nhân đạo. Một công đôi việc. HTD, SGTôi có thấy sự so sánh ở đâu đó rằng CNCS có gì đó giống với CN Phát xít (cơ cấu, độc tài...) điều này có thể thấy rõ ở chế độ Khmer Đỏ. Việc VN cho quân sang là tự bảo vệ mình và cứu nhân dân Campuchia là đúng theo cách nhìn "trực diện". Thế giới có thể đã ca ngợi hành động này nếu VN rút quân về sớm và trao lại quyền kiểm soát cho UNO nhưng sự hiện diện quá lâu của VN dấy lên mối nghi ngờ về chuyện thôn tính Campuchia, tạo ra ác cảm về VN với cộng đồng QT. Thực lực quân sự của VN khi ấy còn rất mạnh đâu dễ để cho Khmer Đỏ nhiều lần đột kích thành công (có nơi chỉ cách TPHCM 100km đường chim bay). Đã có một số ý kiến hoài nghi rằng VN cố "chịu đấm" để có lý do đem quân vượt biên giới. Điều này có thể lý giải cho câu hỏi của bạn Phong, An Giang. Chỉ buồn cười cho danh hiệu "quân tình nguyện", khi ấy ai cũng sợ trối chết, phản ứng này của người dân có thể thấy được mặt trái của một cuộc chiến phiêu lưu kéo dài. Giang, Hà NộiTôi không thể hiểu được ở đất nước ta vẫn còn những con người cho rằng cuộc chiến tranh tại Campuchia là vì động cơ chính trị. Hãy nhìn hậu quả của Khơme đỏ để lại ở cả hai nước rồi hãy đưa ra nhận định một cuộc chiến mà bao con người Việt Nam phải ngã xuống để giành lại quyền sống cho dân tộc Campuchia thì không thể nói dó là cuộc chiến tranh xâm lược. Phung Pham Cong, Sài GònNếu có vào trang You Tube để xem các tư liệu về CPC dưới thời Pônpốt và CPC sau ngày 07/01/1979... cùng một số phim ảnh tư liệu có được đã từng công bố thì chúng ta sẽ thấy, có đội quân " xâm lược " nào khi tấn công vào 1 quốc gia khác lại nhận được sự chào đón nhiệt tình của người dân nước đó không? Và có quân đội " xâm lược " nào rút khỏi quốc gia bị xâm chiếm lại được những người dân đứng tràn hai bên đường oà khóc với bao cảm mến đến thế không? Và có quốc gia nào " xâm lược " khi rút về nước thì những nguyên thủ của quốc gia bị xâm lược ấy thốt lên rằng " Không có VN, chúng tôi sẽ chết " không? Trong trái tim người lính bộ đội VN lúc ấy, hầu như ai cũng đã thuộc lòng câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh " Giúp bạn là tự giúp mình ". Chính vì vậy, việc hy sinh xương máu trên đất nước CPC lúc đó đích thị QĐVN đã giúp bạn thoát khỏi chế độ diệt chủng với gần 3 triệu người CPC đã chết thảm dưới chế độ ấy. Nhưng VN chỉ tiến công vào CPC sau khi Pôn pốt tràn qua biên giới giết hại 25.000 thường dân vô tội VN. Tại sao họ lại giết người Việt nhiều thế? Tại sao Việt Nam chần chừ lâu thế mà không đánh ngay quân Pôn pốt? Tôi cho rằng, họ thực hiện việc giết chóc ấy theo chỉ đạo của các chuyên gia quân sự TQuốc. Còn VN lúc đó vừa thống nhất đất nước, còn phải đối diện với vô vàn khó khăn trên nhiều mặt. Như vậy, việc giải phóng CPC vừa là ta tự bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của VN, đồng thời cũng vì tính nhân đạo theo như câu nói của Hồ chủ tịch. Conan, SaigonTiếp theo lời bạn Phong, An Giang: nếu các bạn xuống Hà Tiên, Kiên Lương - Kiên Giang hỏi người dân ở đó thì thấy có nhiều điều lạ như: chính quyền Kiên Lương mở máy thu băng auto-replay phát đi phát lại trên loa phóng thanh "...bà con cứ yên tâm ở lại nhà..." trong khi chính quyền đã chạy hết rồi. Khi lính Pol Pot áp sát TT Kiên Lương thì bà con mới biết & bỏ chạy. Nhưng quá trễ, bọn Pol Pot đã giết hại đồng bào KL quá nhiều, xác chết đầy đường, đầy sông KL. Nhiều người dân HT, KL tin rằng ĐCS VN cố tình làm lơ để cho Pol Pot qua VN giết dân thường thoải mái, sau đó lấy cớ để đánh qua Campuchia. Điều đó giải thích vì sao Sư đoàn 330 (ở Chi Lăng, gần đó) lại không hay biết gì để Khơ Me đỏ đột nhập tàn sát dân thường. Chính trị là vậy đó, khi! cần thiết thì sẵn sàng hy sinh hàng ngàn, hàng triệu dân thường. PPT, VNDù định nghĩa là "giải phóng" hay "xâm lược" thì việc VN đem quân tiến chiếm Kampuchia là không thể tránh khỏi cho cả VN, và càng có ý nghĩa với cả người dân KPC mà nhờ đó đất nước này hồi sinh. Cuộc chiến bắt đầu từ ý thức hệ khác nhau giữa các nhóm cộng sản. Khơ-Me Đỏ theo đường lối Mao-Ít đặc trưng CSTQ đã mở mặt trận trước, mặt trận thứ nhất đánh vào VN từ phía nam từ năm 1975. Tấn công là cách bảo vệ tốt nhất và VN đã thành công trong tháng 1/1979, lẽ dĩ nhiên sau khi loại bỏ một phe CS thì phải ở lại để xây dựng một phe "thân cộng" khác mà tồn tại cho đến ngày nay nhờ việc nương tựa KPC-VN. TQ mở mặt trận thứ hai ở phía bắc 2 tháng sau đó. Họ đã tính toán rằng khi VN tấn công KPC được thì họ cũng có thể tấn công VN được, quốc tế rất khó lên tiếng. Thực ra cả hai mặt trận đều có một chủ trương chung từ Bắc Kinh, từ đảng CSTQ theo đó sáp nhập Đông Dương vào bản đồ TQ dưới chiêu bài quốc tế cộng sản. Cái sai lầm của CSVN là không học được nhiều từ bài học lịch sử với hai cuộc chiến liên hoàn đó. Tổ chức trung ương Đảng đã dần để các người thân TQ trèo lên ghế lãnh đạo Đảng để hậu quả bây giờ, sau 30 năm, TQ lại tiếp tục đánh chiếm VN, vừa bằng uy hiếp quân sự chiếm đóng các đảo, vừa bằng "diễn biến hòa bình" trong nội bộ cao cấp Đảng để hợp thức hóa đường biên vốn do họ đánh lấn kể từ trận chiến 17/2/1979. Linh Phan, SaigonNói rằng Việt Nam đưa quân vào Campuchia để cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng là hoàn toàn phi lý. Vì lúc quân Việt Nam sang thì chế độ Pol Pot (tức là chế độ cộng sản Campuchia) gần như đã hòan tất quá trình diệt chủng rồi. Tại sao Việt Nam không qua khi đang xảy ra diệt chủng? Lúc Pol Pot đang thực thi tàn sát để tiến mạnh lên CNXH thì Việt Nam im re, có khi còn ủng hộ nữa đấy chứ. Ngoc, HCMCMột trong những việc hiếm hoi mà CS làm cho dân tộc VN là tiêu diệt bọn diệt chủng Polpot. Nhưng ở việc làm này, chưa hẳn có lợi cho 100% dân Campuchia. Nó giống như Mỹ đưa quân sang Iraq vậy, chỉ khác ở chỗ là VN sát sườn Campuchia nên phải diệt sạch bọn Polpot bằng mọi giá. Maida, Hoa KỳVN xâm lăng hay giải phóng CPC? Thời đó ông Lê Duẩn thân Nga nên VN bị cái búa Trung Quốc phương Bắc và TQ tạo thêm cái đe CPC phương Nam. VN bị trên đe dưới búa khá là rõ! Do đó bao nhiêu mỹ từ CSVN ca ngợi CNCS đã tơi tả như giấy dán hồ sau cơn mưa lớn! Tính nhân đạo ngay với dân mình còn chưa có thì lấy đâu nhân đạo với CPC? Chung cuộc thì chỉ có người VN chết thảm khắp nơi vì bản chất không tưởng của CNCS! Theo tôi thì CSVN phải đánh sang CPC để giải thoát cho chính CSVN còn nhân đạo chỉ là cái cớ mà vô tình được hưởng. Thế mà hiện tại CSVN lại thích dùng cụm từ “không được can thiệp vào chuyện nội bộ VN”! Lo Lem, Hà NộiGọi là "giải phóng" hay "xâm lược" thì việc làm này tốt nhiều hơn xấu và dân tộc CPC được cứu sống nhiều hơn là bị làm hại. Vua A DinhTôi thấy trong thời kỳ chiến tranh, Trung Quốc đối xử rất tốt với Người Việt Nam đang học tại Trung Quốc trong khi bản thân dân họ chịu sống rất cơ cực. Tuy nhiên từ khi Đăng Tiểu Bình lên nắm quyền, Trung Quốc đã thi hành chính sách lấn chiếm trên biển và đất liền. Trung Quốc thi hành chính sách nịnh bợ Mỹ và Nhật để đổi lấy kinh tế, họ đã hi sinh quan hệ với Việt Nam và hi sinh cả đảng cộng sản Mã lai và đảng cộng sản Thái Lan để đổi lấy sự tín nhiệm của Mỹ và Nhật. Sau này khi Việt Nam cải cách kinh tế TQ đã tìm mọi cách để hạn chế sự phát triển của Việt Nam và người anh em Bắc Triều Tiên. Chúng ta cần phải học tập Nam Hàn và Nhật Bản để đứng vững trên đôi chân của mình và xây dựng quan hệ tối với những người anh em ở Đông nam Á như Philipin, Thái Lan, Indo và Mã Lai. Nguyen, HanoiKhmer Đỏ là một quân cờ trong tay nhà cầm quyền Bắc kinh đã gây nên cuôc chiến tranh với Việt nam ở biên giới Tây nam và buộc Việt Nam phải đưa quân vào Camphuchia qua đó đập tan tận gốc chế độ diệt chủng và giải phóng cho nhân dân Camphuchia. Còn ở biên giới phía bắc nhà cầm quyền Bắc kinh đã trực tiếp xua quân tấn công 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, gây nên cuộc chiến tranh biên giới suốt 10 năm trời. Đó là một sự thật lịch sử mà bao người Việt nam thế hệ từ 7x trở về trước đều biết và ghi nhớ. Năm nay là kỷ niện 30 năm việt Nam giải phóng cho Camphuchia và cũng là kỷ niệm 30 năm cuộc chiến tranh biên giới phía bắc. Các phương tiện truyền thông của Việt nam có nhắc đến việc Camphuchia được giải phóng liệu có nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung? Những liệt sĩ đã hi sinh trên biên giới phía bắc của tổ quốc liệu có được Nhà nước thắp những nén hương để ghi nhớ về họ? RocketVới nhiều điều nói về CS thì tôi không ủng hộ chứ cuộc chiến này tôi hoàn toàn ủng hộ. Việt nam vẫn cứ là Việt Nam máu lửa. Trong 17 ngày quân VN đã đẩy lùi được một lực lượng quân sự khổng lồ và khát máu của Polpot, điều mà các thế lực ở Campuchia không thể làm được. Chính cuộc chiến này mà Trung quốc quay sang ... choảng Việt Nam dẫn đến 60.000 nghìn quân lính của họ bị chết ở phía Bắc. Đấy cũng chính là bài học cho Trung quốc rằng dù thế nào VN cũng sẵn sàng hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Khoa Hung, Da nangBạn hãy thử tưởng tượng mình là một người dân sống ở biên giới Tây Ninh năm 1977 hoặc là một người Do thái sông ở Nam Israel năm 2008 sẽ thấy quân đội, nhà nước sẽ phải làm gì để bảo vệ người dân. Nếu họ không làm việc ấy (tấn công quân sự) thì muôn đời họ sẽ mắc tội với dân tộc! Còn sự chống đối từ bên ngoài có căn nguyên từ ý đồ của "bạn" Tàu và vấn đề ý thức hệ. Ngày nay nhìn lại mọi người càng hiểu hơn sự hy sinh của hơn 55.000 chiến sĩ Việt Nam và hàng vạn người khác bị thương vì sự tồn tại của một dân tộc. Xin đừng sát thêm muối vào vết đau ấy nữa! Linh Hoa, VNCó thể việc Việt Nam ở lại quá lâu là một thất bại về ngoại giao cho VN (phần nào giống việc lật đổ Sadam và sa lầy của Mỹ ở Iraq). Nhưng dựa trên những gì tác giả phân tích, thì việc bàn cãi sẽ là "giải phóng" hay "tự vệ", chứ không phải "giải phóng" hay "xâm lược". Vấn đề lớn hơn đằng sau cuộc chiến là quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, mà Trung Quốc luôn tìm cách phá hoại Việt Nam bằng mọi cách, kể cả dùng vị thế nước lớn để gây áp lực về ngoại giao đối với Việt Nam trên trường quốc tế, biến Việt Nam thành một kẻ xâm lược, để cộng đồng quốc tế cắt mọi tiếp sức cho Việt Nam sau một cuộc chiến tan tành. Về phần mình, Trung Quốc lại chuyển hướng đổi mới kinh tế một năm trước đó (1978). Rất tiếc Việt Nam trong thời gian đ! ó không đủ khôn ngoan để nhận ra ý đồ của Trung Quốc. Hoang Son, HanoiViệc Trung quốc ủng hộ Việt nam trong những năm trước 1975 và ủng hộ Polpot chống Việt Nam sau này là hòan tòan có thật. Đất nước chúng ta đã không may mắn, là con tốt của các nước lớn khác. Nếu không có sự can thiệp của Mỹ, Liên xô và Trung quốc thì sẽ không có cuộc chiến Việt Nam. Việc Trung Quốc ủng hộ Bắc Việt Nam chẳng qua là ngăn chặn Việt Nam rơi vào ảnh hưởng của Mỹ. Mỹ ủng hộ Nam Việt Nam cũng vì ngăn cản ảnh hưởng của phe cộng sản. Vào thời điểm trên giữa Liên Xô và Trung quốc đã có những mâu thuẫn trong quan hệ nên sau khi cuộc chiến Việt Nam 1975 kết thúc, Việt Nam buộc phải chọn lựa ngả theo Trung Quốc hay Liên Xô. Kết quả thì Bạn đã biết, chúng ta đã ngả theo Liên Xô và cuộc chiến Đông Dương lần 3 đã nổ ra. Chúng ta đã không sai khi tấn công Campuchia nhưng đã sai lầm khi ở lại đó quá lâu. Hong Minh, TP HCMVN tiến quân vào Cam trong trường hợp này là cần thiết dù có phải do động cơ nào đi nữa vì ít ra cũng đã tiêu diệt được chế độ diệt chủng Pol Pot. Còn lại phần sau đó là một tất yếu của tiến trình chính trị thế giới bao đời nay. Tôi chỉ mở ngoặc thêm một vấn đề, nếu VN đem quân vào Campuchia vì Kmer đỏ thường xuyên phá rối vùng biên giới Tây Nam thì nay VN lên tiếng chỉ trích Israel vì đem quân vào Gaza hình như hơi vướng nghen. Vnh, GLTôi không cho rằng Việt Nam lúc đó lại không biết được tin tức về cuộc sống bên trong Campuchia, nhất là việc rất nhiều người Việt sinh sống tại Campuchia giết hại. Tôi cho rằng Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ Khme đỏ là hoàn toàn đúng. Chúng ta không thể đứng nhìn quân Polpot giết hại dân mình ngay tại Campuchia và tiến cả vào trong lãnh thổ của chúng ta để giết hại dân thường. Chẳng có cá nhân hay quốc gia nào chấp nhận việc đó cả. Phong, An GiangNếu ai đó đến viếng Ba Chúc, An Giang thì sẽ hiểu được sự tàn ác của Khơ-Me đỏ như thế nào. Không thể chấp nhận được. Đây cũng là một trong những lý do để VN "đem" quân qua Campuchia. Tuy nhiên, tôi không hiểu lý do vì sao Sư đoàn 330 (ở Chi Lăng, gần đó) lại không hay biết gì để Khơ Me đỏ đột nhập tàn sát dân thường. Trần Thị Hồng Sương, Cần ThơTôi đã sang Campuchia thăm bộ đội thuộc tiểu đoàn Tây Đô Cần Thơ đóng quân tại Kompong Chnăng khi còn vang tiếng súng, tiếp tay xây dựng dây chuyền sản xuất dịch truyền cấp cứu cho bệnh viện dã chiến. Đêm đêm nghe xe cứu thương từ biên giới hụ còi chuyển bệnh qua ngang nhà mà đau thắt ruột gan, không cầm được nước mắt khi nhìn bộ đội trẻ mặt còn vương nét ngây thơ phải đối diện với cái chết kinh hoàng. Khmer đỏ phá hoại đất nước khó thể tưởng tượng ra, đầu tượng Phật lăn lóc, Chùa Trường học bị phá song đặc biệt mộ của người Trung Quốc lại còn nguyên ! Bi thảm hơn bội phần những gì tôi đọc trên báo chí. Báo chí Âu Mỹ không thấy có mặt, không ai ngó ngàng đến dân Campuchia chạy loạn sang VN hàng hàng lớp lớp... Thật lệch lạc khi coi cuộc chiến này là xâm lược, VN đã mệt gần đột quỵ sau 1975. Trung Quốc muốn Khmer đỏ nhân cơ hội phá VN cho lụn bại. Chuyện 1975 có thể CSVN sai nhưng phải nói đánh Campuchia là cần thiết trước tiên là vì an toàn của VN sau mới là giúp dân Campuchia . SouthmanNgười ta thắc mắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, tại sao TQ ủng hộ VN- không biết ủng hộ thiệt giả?- rồi sau đó lại xúi giục Kmer đỏ đánh VN? Đến khi VN đánh đuổi được Kmer đỏ tận hang ổ thì đích thân TQ lại ra tay đánh VN ở biên giới? Quý vị nào có thể phân tích giùm tình hình chính trị quá phức tạp kể trên mà bản thân tôi rất muốn tìm hiểu? Riêng tôi, dù ý đồ gì chăng nữa, việc VN đem quân qua tận Phnompenh để diệt bọn khát máu Polpot là cần thiết. Cần thiết để giữ gìn an ninh cho lãnh thổ VN, cần thiết để trả thù cho hàng ngàn dân vô tội VN bị chúng sát hại. Cil Kwer, Lâm ĐồngChuyện rõ như ban ngày mà vẫn có ý kiến ngược.Cặp từ đúng nhất trong trường hợp này là" giải phóng" - không thể khác được. Hoang Son, Hanoi, VietnamCuộc chiến diễn ra lúc tôi mới 9 tuổi. Tôi nhớ vào hôm quân ta tiến vào Phnom Penh Bố tôi đã rất vui báo cho cả nhà Phnom Penh được giải phóng. Việc quân Việt Nam can thiệp Cambodia là điều cần thiết tuy nhiên nếu lịch sử được lặp lại thì chúng ta nên tiến hành khôn ngoan hơn, không để hy sinh nhiều và bị bao vây cấm vận kinh tế quá lâu. Tran Ha, ItalyKhi một sự kiện lịch sử diễn ra thì khó tránh khỏi những ý kiến trái ngược. Tuy nhiên luận điểm Việt Nam xâm lược Campuchia vào năm 1979 là hoàn toàn vô lý. Vì cùng với đà thắng lợi, VN thừa sức biến Campuchia thành một quận của mình ngay lúc đó. Ý kiến chủ quan của Philip Short đã xúc phạm sâu sắc đến những người lính VN - những người đã ngã xuống để đem lại tự do cho nhân dân Campuchia. LMC, TP HCMTôi nghĩ VN đưa quân vào KPC quá chậm để cho nhiều thường dân VN dọc theo biên giới chết dưới tay Khmer đỏ. Các nhân mạng này có đền bù được không? Còn nếu nói "xâm lược" mọi người hãy suy nghĩ kỹ xem ngay nay còn ai có thể "xâm lược" được ai. Tôi dám chắc ngay cả Hoàng Sa bọn Tàu cũng không thể nuốt trôi. Van Hung, HueNhân dân Camphuchia phải đời đời biết ơn quân đội Việt nam đã giải phóng họ ra khỏi chế độ diệt chủng Polpot. Chúng ta không nên xuyên tạc lịch sử. Bởi tội ác tày trời của Khmer đỏ đã gây ra cho nhân dân Việt nam và Camphuchia trong năm 1979. Đất nước Camphuchia hồi sinh và phát triển như ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh xương máu của quân và dân Việt nam.Đó là sự thật hiển nhiên không thể chối bỏ. Co Nhi, SaigonNhững năm cuối thập kỷ 70, cuộc tiến quân vào Phnompenh của VN có phải xuất phát từ một âm mưu xâm lăng hay không, đối với người dân đã trải qua thời gian ấy không quan trọng! Ai từng tận mắt chứng kiến sự dã man khát máu của Khơ me đỏ đều cùng chung ý nghĩ rằng: tiêu điệt những kẻ đồ tể thế kỷ 20 đó là chuyện đương nhiên, hợp tình hợp lý. Vả lại sau đó, người VN có chiếm đóng, bóc lột gì đất nước Chùa Tháp đâu. Cũng không cư xử với dân chính quốc như những gì Khơ me đỏ đã cư xử với dân Vn. Tóm lại, dù có thể có ý đồ gì riêng tư chăng nữa, " giải thoát" vẫn là từ xứng đáng hơn từ xâm chiếm nhiều, trong tâm tư nguyện vọng của nhân dân cả 2 nước. Thang, VNCho rằng VN không có đủ thông tin khi tấn công CPC là hoàn toàn sai lầm. Những gì người dân biên giới phải chịu đựng trong mấy năm đó là quá đủ. Hơn nữa thời điểm đó rất nhiều dân tị nạn CPC tràn sang VN họ có đầy đủ thông tin về một cuộc diệt chủng đang xảy ra. Cái sai duy nhất của CQ VN là bưng bít thông tin. Ngày đó, lúc đầu họ vẫn cho rằng các đồng chí CPC chỉ là hiểu lầm và chỉ là một bộ phận nhỏ của lính CPC có các hành động trên nên họ đã ỉm đi để giữ tình đoàn kết. Nhưng đặng chẳng đừng đến lúc đó họ lại không công khai trước ngôn luận thế giới về nguyên nhân thực sự của cuộc tấn công biên giới. Năm 1991, tôi đã được nghe buổi nói truyện của ban tuyên giáo TW về vấn đề này. Chính phủ VN sau này cũng thừa nhận việc bưng bít thông tin trên là sai lầm trước cộng đồng quốc tế dẫn đến bị dư luận quốc tế phê phán và tẩy chay. Nguyễn Minh, NgaĐúng Việt Nam đem quân giải phóng Campuchia mang ý nghĩa chính trị. Nhưng đó cũng là để người dân ở biên giới được an toàn và ổn định cuộc sống! Chúng ta phải giải phóng Campuchia vì lúc này Pol Pot đã bắt đầu kết thân với Trung Quốc.Với dã tâm làm nhũng nhiễu Viẹt Nam.Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam phát triển và ổn định,nếu phat triển sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến họ. Bởi vậy TQ đứng sau Pol Pot để gây rối VN. Chính quyền ta nhìn thấy điều đó và để người dân yên tâm lao động sản xuất chính quyền VN phải ra tay.Âu cũng là giải cứu minh và cũng giải cứu bạn! Thanh niên Việt, Hà NộiTôi thấy VN quả thật rất nhân đạo và đã giúp đỡ Lào cũng như Campuchia rất nhiều. Nếu sống cạnh một nhà nước hiếu chiến như Pol Pot thì cũng mệt lắm. Ẩn danhTôi nghĩ dùng từ " xâm lược" là không đúng vì VN đã giúp Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng và không hề "lấy" của cải tài nguyên, đàn áp nhân dân như các nước đi xâm lược vẫn làm. tran hung vuong HP, Viet NamNói gì thì nói, cuộc tấn công vào K năm đó của VN là một ơn huệ lớn đối với dân Campuchia. Người Campuchia nên nhớ cái ơn đó vì rất nhiều người lính Việt đã ngã xuống. Tuy nhiên, bộ chính trị VN lúc đó không biết "dừng cuộc chơi" đúng lúc, không biết luợng sức mình, không chịu quan tâm đến dư luận quốc tế và đặc biệt là quên đi kẻ thù truyền kiếp là Trung Quốc cũng như những lần chúng xâm lăng VN nên đã phải trả giá đắt. Đó là hàng ngàn thanh niên tiếp tục ngã xuống ở biên thuỳ phương Bắc! Biết bao giờ họ được tôn vinh xứng đáng với sự hy sinh đó đây ? Henry Nguyen, SydneyRõ ràng là Philip Short chỉ có 1 cái nhìn rất phiến diện về VN. Trong bất cứ 1 hành động nào thì cũng đều có nhiều lý do nhưng phải nhìn vào lý do chính chứ không phải là lấy lý do phụ để xuyên tạc mục đích. Dẫn chứng bằng thời sự bây giờ đi, Hamas bắn có mấy quả rocket vào Isreal, Isreal mang quân vào Gaza, có người Mỹ nào nói đó là xâm lược không. Ở đây VN bị giết cả ngàn người, không tấn công lại thì không lẽ đứng nhìn? File on USARõ ràng VN là nhân đạo khi đem quân vào Căm Pu Chia. Để đó rồi lịch sử phán xét nhưng thế giới, cộng đồng quốc tế nên ủng hộ tinh thần cuộc tấn công đầy nhân đạo này. Conan Sài GònTôi nghĩ GS Henri Locard & ông Philip Short đều đúng. VN đánh Campuchia chắc không phải vì mục đích nhân đạo mà là lý do chính trị. Nhưng nhân dân Campuchia vô tình được giải phóng khỏi chế độ Pol Pot cũng tốt cho họ. Nhớ lại năm 1979 - 80 là thời tổng động viên. Làng tôi toàn bộ thanh niên đi bộ đội Campuchia & trên 90 % là bỏ xác lại Campuchia. Hy vọng thế giới này sẽ không còn chế độ giống như Pol Pot. NobodyKhông biết VN có xâm lược Campuchia hay không nhưng theo tôi thấy thì từ ngày Campu chia thoát khỏi chế độ Khơme Đỏ đất nước Campuchia phát triển và dân số cũng tăng lên hẳn! chúc mừng nhân dân Campuchia. |
Nhân dịp Tết Nguyên đán, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã có thư ngỏ kêu gọi trợ giúp các giáo viên đón Tết. | Phó Thủ tướng muốn giúp giáo viên | Thư của ông phó Thủ tướng có đoạn:"Nền kinh tế đất nước hiện đang đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có các thầy, cô giáo". "Trong khi nhiều doanh nghiệp từ quỹ khen thưởng, từ lợi nhuận của mình có thể thưởng hàng trăm ngàn đến hàng triệu đồng cho công nhân, nhân viên, người lao động; thì gần một triệu thầy, cô giáo mầm non và phổ thông không có thưởng Tết." Tin cho hay trong số các ngành Công-Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thưởng Tết bình quân khoảng 8,5 triệu đồng/người; các doanh nghiệp rượu bia, thuốc lá, than khoáng sản có mức thưởng 5 triệu đồng, Tập đoàn thép khoảng 4 triệu đồng và ngành điện lực là 4,5 triệu đồng. Ông Nguyễn Thiện Nhân tự sự: "Là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tôi cảm thấy rất băn khoăn khi ngày Tết đến, không góp phần lo được cái Tết cho gia đình của 1 triệu thầy cô giáo mầm non và phổ thông". 'Nước mắt chảy ngược' Bức thư kêu gọi các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp và nhà hảo tâm "tài trợ và hỗ trợ từ kinh phí địa phương để các thầy, cô giáo... có một cái Tết ít thiếu thốn hơn ngày thường, có được mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên, có được chiếc áo mới cho cha mẹ, con cái, có được chiếc bánh chưng, bánh tét ăn ngày mồng Một Tết". "Tôi tha thiết đề nghị các đồng chí góp phần làm cho ngày Tết là những ngày vui hơn của gia đình các thầy cô giáo, để ít đi những giọt nước mắt phải chảy ngược vào trong lòng mỗi khi Tết đến." Lương thưởng là vấn đề nóng bỏng những ngày giáp Tết. Kinh tế xuống dốc, doanh nghiệp sa thải công nhân, cắt tiền thưởng... là những lý do khiến không khí đón xuân ở nhiều địa phương, nhiều gia đình kém vui. Nhiều công nhân không thể về quê ăn Tết vì không có khả năng tài chính. Được biết, sau khi ông Nguyễn Thiện Nhân gửi thư, các doanh nghiệp và cá nhân đã quyên góp gần hai tỷ đồng hỗ trợ giáo viên nghèo. Panda, Sài GònHình như mọi người không ở Việt Nam hay không làm trong ngành giáo dục thì phải. Lương giáo viên cử nhân tốt nghiệp Đại học mới ra trường là 2,1*540 = 1134k/1 tháng và cứ 3 năm tăng 1 bậc lương, ngoài những miền núi hoặc hải đảo được địa phương trợ giúp thêm thi ngoài ra không có gì. Cho nên giáo viên phải bươn chải kiếm sống thêm. Ở đây bộ trưởng muốn giúp cho giáo viên ở vùng sâu, vùng xa không thể dạy thêm không thể xoay sở thêm gì để có cái mà mua sắm tết. VÌ bộ giáo dục không thể lo nổi cho việc trả lương thưởng cho 1 triệu người. Giả sử nếu có 1000 tỷ để thưởng cho 1 triệu giáo viên thì mỗi người được thưởng 1 triệu đồng. Tại sao mọi người còn không hiểu được. Phiêu bạtTrong xã hội người giàu, người ngèo, người hạnh phúc, người bất hạnh đều nhiều lắm. Xã hội luôn mang trên mình nó những căn bệnh. Mọi người đang đang tranh luận ở cái ngọn thì phải. Cái gốc của nó hình như là nền tảng văn hóa người Việt đang mắc bệnh. Lãnh đạo hay đồng bào đều là những người Việt thôi. Hình như là không ai thương được ai, không ai tin được ai, không ai lo được cho ai. Chúng ta hình như là một cộng đồng tự phát khổng lồ là vì thế. Ngành giáo dục có thể hay không có thể giúp cho các thế hệ sau có một cái nhìn đúng đắn về thực trạng của dân tộc và ý trí vươn lên, biết quan tâm đến cộng đồng dân tộc thay vì chỉ nghĩ được đến căn nhà của mình thì chúng ta mới có thể đồi hỏi nhau. Hiện tại thì phải dũng cảm đối mặ! t và chịu đựng thôi vì đâu chỉ có giáo viên rơi nước mắt khi tết đến. Anh TuanThu nhập của tôi cũng không đến nỗi và có thể nói là mức trung bình yếu theo mức sống tại Sài gòn do đặc thù giảng dạy chuyên ngành khác với những giáo viên miền núi, tỉnh. Theo tôi hiểu ông Bộ Trưởng làm việc này cũng là vì cái tâm của Ông nên mong rằng khi chúng ta phê phán thì cũng nên cân nhắc. Mặc dù sự thật thì ông cũng không làm được gì nhiều từ lúc nhận nhiệm vụ tới nay và cũng thật sự khó cho những người có tâm huyết muốn thay đổi trong điều kiện xã hội hiện nay. NobodyChỉ cần ông bộ trưởng làm được một việc là công khai ngân sách và chi tiêu cho ngành Giáo đục là tự khắc dư ra ít nhất vài trăm tỷ cho giáo viên vùng sâu, vùng xa sống dư dả cả năm. ZinZinThanh tích lớn nhất của ngài bộ trưởng kiêm phó thủ tướng là phong trào do ngài phát động "nói không với bệnh thành tích"...rồi biết bao nhiêu thành tích khác của ngài đã làm rối loạn thêm nền giáo dục Việt Nam vốn đã chậm tiến, tụt hậu. Xin ngài đừng làm khổ thêm các Thầy Cô giáo và các em học sinh! Ngài hãy hành động thay vì những lời lẽ hoa mỹ tràn đầy nước mắt, thay vì những quyết sách méo mó mang nặng tính biểu diễn để đánh bóng tên tuổi của mình. Thúy HoaMột số vị đã có những lời lẽ hơi nặng lòng với Bộ trưởng. Thiết nghĩ ông cũng là một nhà giáo. Trong ông hẳn không thiếu lòng tự trọng và cái liêm sỉ của một người thầy. Chắc chắn ông đã phải suy nghĩ và trăn trở rất nhiều khi ra lời kêu gọi giúp đỡ những giáo viên gặp khó khăn. Ông đã làm và đó là cái dũng, cái tâm của Ông. Khúc ruộtTôi ở Miền Trung. Hàng năm cứ đến dịp tết, dòng người bất tận từ Sài Gòn về quê vui tết và mang theo những niềm vui nho nhỏ. Năm nay, tết vẫn đến và dòng người vẫn đi, nhưng có còn được những niềm vui đấy không! Các thầy cô giáo, những con người có quyền được hưởng hạnh phúc, tuy nhiên hãy nghĩ lại cho tình hình Đất nước hiện tại, hãy nghĩ cho những người con tha phương mưu cầu hạnh phúc, những người con ngày làm từ mờ sáng đến tối mịt và thâu đêm, với đồng lương từ vài trăm nghìn đến một hai triệu một tháng ở đất Sài Gòn. Là những người lãnh đạo Đất nước, sao lại cục bộ, sao lại bỏ qua mấy mươi triệu con người không phải là nhà giáo? Nguyen Huu AnhChúng ta không nên trỉ trích ông Nguyễn Thiện Nhân vì ông dám thay mặt ngành giáo dục bày tỏ quan điểm của mình với cái tâm mong muốn toàn thể các ngành, các cơ quan chia sẻ khó khăn đối với những GV trong ngành giáo dục. Điều mà rất ít các quan chức lãnh đạo dám nghĩ,dám làm, dám đương đầu dám bày tỏ thái độ trước những hiện thực đáng buồn trong xã hội. Chúng ta cần biết thế hệ người Việt Nam tương lai có văn minh, lịch sự hay tiến bộ so với nhân loại là nhờ sự nỗ lực trong quá trình giáo dục của gia đình và ngành giáo dục mà chúng ta cần trân trọng , bởi ý thức con người do giáo dục tạo thành. Vinh, Bình ĐịnhLà bộ trưởng giáo dục là người quản lý và lo cho các thầy cô sống và làm việc theo một đạo lý . Đạo lý của thầy cô là mẫu mực của xã hội, đừng hạ thấp giá trị của thầy cô nữa, xã hội đã có nhiều thành phần bị tha hóa thiếu lý tưởng sống,nhất là những gia đình giàu có không bằng mồ hôi và nước mắt. Nhà giáo chúng tôi cần công bằng chứ không cần ăn xin, chúng tôi cần học trò chúng tôi hiểu rằng muốn sống tốt phải cố gắng học hành, sống trung thực và quan tâm đến mọi người. Ngài Phó thủ tướng hãy giúp chúng tôi làm điều đó, giúp cho chúng tôi dạy học sinh rằng các con chẳng vinh dự dự, hãnh diện gì với những đồng tiền mà bố mẹ thu nhập không chân chính, nếu các con biết xấu hổ là các con đã trưởng thành thật sự. Xã hội cần chúng con có đôi chân và khối óc biết đi, tự đi và đi đúng, chứ không đánh giá các con co bao nhiêu tiền. Nhân cách các con là tài sản lớn nhất của bản thân, gia đình và xã hội. Duc Huy, SGTheo tôi thấy Thông tư 03/BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 13.01.2009 vừa rồi giảm 30% tiền thuế TNDN quý 4 năm 2008 áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đủ cho thấy mối quan tâm của Nhà nước đối với các đoanh nghiệp như thế nào. Nhưng tôi thiết nghĩ nếu Nhà nước có thêm một quy định nữa đi kèm thì hay biết mấy: "khoản giảm thuế 20% sẽ được chấp nhận nếu có chứng từ chứng minh đã đóng góp 10% cho quỹ hỗ trợ người nghèo" trong đó có cả thầy cô giáo đang gặp khó khăn... Tôi nghĩ nếu vậy thì tiền huy động được sẽ lên đến con số nghìn tỷ ấy chứ. Vậy, có phải là người giàu giúp người nghèo không nhỉ? Phuong, AustraliaỞ cương vị của mình ông cần rà soát lại các nguyên nhân về thủ tục hành chính, ngân sách dẫn đến chậm lương hàng tháng cho giáo viên các tỉnh nghèo; sửa đổi bổ sung chính sách lương cho giáo viên vùng sâu, vùng xa. Yêu cầu thực hiện nghiêm việc công khai tài chính của các trường cả tư thục và công lập; các dự án do Bộ GDDT quản lí (mà chính Bộ trưởng là người chịu trách nhiệm chính). Nếu được như vậy tôi chắc sẽ thừa tiền điều chỉnh ngân sách trong ngành giáo dục cho Tết của giáo viên. Ngành GDDT được hưởng ngân sách Nhà nước nhiều nhất, do vậy đừng đi xin ngành, tỉnh khác và càng đừng nên viết những lời phản hồi cám ơn sướt mướt, cải lương chủ quan (mị dân), xúc phạm đến lòng tự trọng của các giáo viên đó. Người Việt nam nhất là giáo viên tuy có nghèo nhưng không cần những đồng tiền ban phát kiểu như vây. Điều họ cần hơn là sự công bằng và trong sạch của đội ngũ quản lí giáo dục. Pham, TP HCMNgân sách cho giáo dục chiếm gần 20% tổng chi ngân sách. Chiến lược phát triển giáo dục trong 11 năm tới đầy tham vọng. Vậy mà không có tiền thưởng Tết cho giáo viên! King Tran, Hai phongLời kêu gọi của ông làm tôi thất vọng. Thứ nhất Ông chả gì cũng là "phó thủ tướng", ông nên nghĩ cho cuộc sống của nhiều tầng lớp người dân chứ không nên hẹp hòi trong phạm vi giáo dục.Thứ hai lời kêu gọi của ông không làm các nhà giáo cảm động mà có phần làm giảm giá trị của nghề giáo cao quý, của những ai có lòng tự trọng. Nếu giả sử tôi là nhà giáo mà trong dịp tết được ông trợ cấp ăn tết thì tôi sẽ không bao giờ nhận cả.Ông nên nhớ tục ngữ Việt Nam có câu " Người nghèo không nên cho người ta con cá mà hãy cho người ta cần câu." Tôi nghĩ ông nên nêu tấm gương về lòng tự trọng của con người, hãy ! ộng viên mọi ngưòi tích cực lao động, sáng tạo để tìm cho mình một cuộc sống ổn định bằng chính công sức và trí tuệ của mình chứ không nên khuyến khích đi ăn xin. 2H, TP HCMTôi mệt mỏi phải đọc hô hào và kêu gọi của bộ trưởng lắm rồi. Từ lúc ông lên tới giờ GD chẳng có gì cải thiện ngoài sách, học phí cùng học sinh bỏ học tăng cao. Lúc nhận chức tôi đã nóng lòng chờ đợi những quyết sách nhằm cải cách nền giáo dục đã xuống cấp ở mức trầm trọng thì ông đã khoe "tấm lòng" của mình bằng cách hết bay đến nơi này đến đi tới nơi khác tới kiệt sức để thăm hỏi vài ba học sinh. (Xin lỗi cái tiền phải đón tiếp ông có thể giúp hàng trăm học sinh khác). Ông viết thư trên báo bày tỏ "đau đớn" khi trang web của bộ của ông của ông bị một HS cấp 3 hack nhằm vào 20/11 (trong khi thực tế website bị hack cả chục ngày sau đó). Ông kêu gọi học sinh bầu chọn cho các địa danh VN một cách vô thức. Một việc gian lận và phản giáo dục chạy theo thành tích thì "ông lại kêu gọi chống căn bệnh thành tích". Tới lúc này tôi có thể phát ốm lên để nói với ông rằng: thật phản giáo dục nếu ông còn ở cương vị này. Bởi thế lời kêu gọi trợ giúp giáo viên của ông sẽ chẳng khác gì ngoài mục đích đánh bóng cũng như thể hiện rất rõ "trình độ" của ông tới mức nào. Tommy Ha, TP HCMTôi nghĩ rằng, một người đứng đầu ngành mà không biết những những người "con" của mình sống như thế nào thì thử hỏi ông còn đủ tư cách để đảm đương tiếp tục công tác hay không Có câu, "có thực mới vực được đạo"; vậy không có thực thì làm gì có đạo, phải chăng chữ đạo xưa nay không tồn tại trong ngành giáo dục VN? Nếu như vậy thì thật là uổng công hoạch định bao nhiêu là kế hoạch, nào là chỉ tiêu này nọ.. Vấn đề giáo dục là là vấn đề then chốt của một quốc gia, ít ra một ai khi bước chân vô làm thì phải có cái tâm và tâm nhìn, có như vậy mới đạo tạo ra những con người có ích cho xã hôi. Đọc bài báo trên tôi cảm thấy buồn và lo, buồn vì những người lãnh đạo chỉ biết hô hào mà không biết làm như thế nào. Lo vì không biết tương lai của con em mình và đất nước mình sẽ đi về đâu? Giờ là thế kỷ 21 rồi mà giáo dục VN vẫn mãi mãi là một câu hỏi lớn? Ẩn danhTôi cũng là một giáo viên có nhiều năm trong ngành, tôi thấy ông Bộ trưởng kêu gọi nhân dân giúp đỡ giáo viên để họ có cái tết "vui hơn ngày thường" mà não ruột! Kể ra ông cũng có cái "tâm" đấy, nhưng chẳng hiểu biết gì về thực trạng giáo dục Việt Nam.Thực ra thì chỉ trừ những vùng đặc biệt khó khăn, còn lại, ở đâu mà HS và phụ huynh chẳng đem "phong bì" đến chúc Tết thầy cô? Hơn nữa, ngày Tết đến, nhà giáo có biết bao chuyện bức xúc khác, đâu có đến nỗi "thảm cảnh" vì hết tiền như ông nghĩ! WallGiá mà có đươc vài vị có chức có quyền ở Bộ tài chánh có tâm quyết như ông thì đỡ cho giáo viên quá. Đằng này chỉ kêu goi suông thì chắc chắn đến Tết Congo giáo viên VN sẽ nhận được tiền thưởng Tết. New YorkerTiền thưởng của giáo viên dịp Tết là bổn phận và trách nhiệm của nhà nước. Đụng đến chuyện gì cũng bắt dân đen nai lưng ra gánh là sao? Trừ các ông ra còn lại cả quốc gia mấy chục triệu người này bao nhiêu phần trăm người dân không thuộc diện khó khăn ông có biết không?. Tôi đề nghị các bác đầy tớ kể từ nay chỉ nên "đề nghị Đảng viên trợ giúp..." Các ông các bà chấm mút của công cả năm rồi thì cuối năm cũng nên lấy ra một ít coi như làm việc thiện tích chút đức cho con cháu. VTV, TP HCMTôi thấy VN ta có nhiều sáng tạo trong đùn đẩy trách nhiệm ghê! Này nhé, CA không lo được trật tự giao thông thì giao cho các cháu thanh niên áo xanh (lẽ ra phải được đi học) ra phố đứng cầm cờ thay đèn xanh đèn đỏ... (Còn CA lo chặn xe ăn mãi lộ). Chính quyền không chịu lo cho dân nghèo được mà phải giao/nhờ đám học sinh đi mùa hè xanh-đỏ để cứu đói giảm nghèo (con CQ lo tham nhũng tiền của dân và ức hiếp dân!). Rồi Nhà nước không xử lý được các vụ cứu trợ do thiên tại mà đứng ra hô hào và nhường vinh dự này cho doanh nghiệp... Còn bây giờ thì Bộ trưởng Phó TTg không lo được một đồng tiền Têt cho giáo viên mà lại đứng ra kêu gọi xã hội trợ giúp! Nghịch lý là ở chỗ ông và những kẻ không thực hiện được trách nhiệm của mình và đùn đẩy cho dân nghèo thì sẽ được khen là biết lo, có tâm, sáng tạo, năng động! Cứ đà này, nay mai chúng ta sẽ được nghe cán bộ cao cấp NN đứng ra hô hào dân quyên góp tiền để NN tổ chức hội họp cũng nên... MTDÔng Bộ trưởng bộ giáo dục và 0a5i tạo kiêm Phó thủ tướng mà để cho giáo viên ngành mình cả năm trời làm việc cật lực đến tết không có tiền thưởng thì phải coi lại năng lực của ông đi. Xã hội còn nhiều người đói khổ hơn cả giáo viên nhiều, kinh tế khó khăn thì ai cũng khó cũng khổ chứ có riêng gì giáo viên đâu, hay mấy bác trích ra một phần bổng lộc của mình để thưởng cho giáo viên vậy. Đó mới là biết quan tâm, chia sẽ trong thời buổi kinh tế khó khăn, cứ kêu gọi không thì cũng chả làm được gì. Ngành giáo dục mấy năm gần đây lùm xùm quá...biết sao giờ??? Long Nguyen, Việt NamCó thể một người hiểu một ý, tuy nhiên Ông Nguyễn Thiện Nhân là người có tầm nhìn học thức rộng, tôi tin ông sẽ đưa nền giáo dục đi lên. HNYB Hà NộiViệt Nam đủ loại hình đi 'xin': Thủ tướng thì tranh thủ xin quốc tế, Bộ trưởng thì đi xin doanh nghiệp. Còn dân thì có nhiều người đã phải hành khất trên nhiều đường phố ở Việt Nam. Giangho, Đồng NaiTheo tôi được biết thì trong số 1 triệu thầy cô mà ông bộ trưởng kêu gọi giúp đỡ, thì chỉ đúng 50%. Các giáo viên ở vùng nông thôn, vùng sâu thì cần giúp đỡ đúng hơn. Lương và thu nhập khác của giáo viên thành thị và các địa phương có kinh tế phát triển rất cao. XYZ, Hà NộiBức thư kêu gọi của ông chứng tỏ ông hiểu về xã hội và ngành giáo dục rất phiến diện, có mặt hơi thiên vị cho ngành giáo dục. Thực ra lương giáo viên cũng thấp thật nhưng so với cán bộ công chức khối Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể còn cao hơn, nhất là so với người nông dân và công nhân cũng cao và ổn định hơn (trừ giáo viên mầm non là cao; một số cán bộ có chức vụ thì nhiều bổng lộc; những người kinh doanh thì lương có cao một chút; còn đại bộ phận xã hội thu nhập thấp). Và những cán bộ công chức đó họ cũng không có thiền tết. Vì vậy việc kêu gọi thưởng tết cho giáo viên chung chung thì thật chưa công bằng. Ông có biết nhiều người dân còn không đủ no. Và giáo viên từ bậc mầm non trở lên ở thành phố và giáo viên các trường ĐH, CĐ bóc lột học sinh và phụ huynh học sinh như thế nào không ?... Học dạy thêm tràn lan, thu tiền quá mức quy định mà chất lượng dạy không được bao nhiêu... TTT, miền ĐôngÔng Bộ trưởng làm đúng, Giáo viên cần phải có cái tết tươm tất, sao các bạn lại trách ông ấy. Quỹ giáo dục đâu do bộ GD tự có, hành động của ông BT chứng minh cho xã hội thấy: Chính phủ không quan tâm tới ngành giáo dục như đã và đang hứa. Lòng trắc ẩn của dân tộc ta rất lớn, nhưng của chính phủ thì cần xem lại. Không thể xem việc kêu gọi giúp đỡ là lời xin của cái bang, mà là tiếng kêu cho một thực trạng cấp bách trong một xã hội thu chi phi lý. VTH, SaigonÔng là người đầy nhiệt huyết theo cách đánh giá của nhiều người . Nhưng một mình Ông là chưa đủ . Biết bao nhiêu việc phải giải quyết trong ngành giáo dục ! Lời kêu gọi của Ông sẽ phần nào giúp chia sẻ với những giáo viên tội nghiệp kia trong thời điểm hiện tại , nhưng trong tương lai liệu có còn để xảy ra những việc như thế không ? Tumnus, Sài GònAi trợ giúp? Trợ giúp như thế nào trong khi ngành giáo dục không có những chính sách phù hợp để giải quyết vấn đề này? 1 triệu giáo viên không có tiền thưởng, cứ cho là thưởng cho 1 người 100.000 đ là mức rất thấp thì cũng phải cần 100 tỷ. Lấy đâu ra số tiền ấy trong thời buổi kinh tế khó khăn như bây giờ? Hoặc có số tiền ấy, làm sao để đảm bảo nó đến tận tay người nhận mà không bị rơi vào túi quan tham? Tôi thấy cái sự kêu gọi này mang nhiều tính hình thức hơn. Mẹ tôi cũng là giáo viên. Tôi hiểu. Rất may tôi không phải giáo viên... ZoZoNếu chúng ta hạn chế được 10% tham nhũng thì có lẽ ông Thủ Tướng sẽ không cần kêu gọi các cơ quan đoàn thể giúp giáo viên. Minh, Hà NộiTôi không được nghe hoặc xem toàn bộ lời kêu gọi nên không dám chắc có hiểu đúng và đầy đủ ý hay không. Hình như thế này cũng giống như kêu gọi ủng hộ cho vùng bão lụt hay trẻ em lang thang cơ nhỡ, các đối tượng đáng thương trong xã hội. Nếu vậy thì thật là coi thường thầy cô quá, đáng thương chứ không phải đáng kính. Có thể đúng là tình cảm bột phát nhưng cũng thật đáng buồn vì thầy lại bị cho vào hàng những người đáng thương. DHPĐể bù cho mức thu nhập thấp chính quyền đã cho giáo viên các cấp nghỉ tết tương ứng có thời gian dài hơn theo thứ tự: giáo viên mầm non mẫu giáo , GV tiểu học, GV THCS,...Đó coi như là thưởng tết vậy... ngài phó thủ tướng ra lời kêu gọi như vậy ít ra cũng nói lên được sự phản kháng cá nhân trước một nhiệm vụ xương xóc mà mình đảm trách. Được biết ngài là một trong những vị cán bộ cao cấp chính phủ được trang bị kiến thức đầy đủ, chúng tôi xin chia sẻ nỗi niềm của ngài. Nguyen Thu Hoa, HNTôi không đồng ý cách làm của ông! Thực tế, từ khi ông lên thì tôi thấy nền giáo dục chưa có gì tiến bộ ngoài những bài viết PR dày đặc trên các báo mạng trong nước. Tiền đóng học thì cao hơn, sách vở phải mua mới mà không có sự tái sử dụng hợp lý! Bây giờ, lại còn đi xin trợ cấp cho GV, mà cái đó ông vẫn đứng ra nói được thì tôi không biết lòng tự trọng và trách nhiệm của ông để đi đâu! Ẩn danhTrong giới thầy cô thì quả thật các cô mầm non là thiệt thòi nhất. Các cô chịu áp lực từ phía nhà trường và cả phụ huynh. Một vết trầy xước là có thể bị các phụ huynh thiếu am hiểu về tính cách trẻ nhỏ xé thành vấn đề ngay. Ấy thế mà lương hướng thấp nhất trong nghành GD và các ưu đãi lại càng hiếm hơn ở các trường tư thục Mầm non. Còn thầy cô ở bậc phổ thông thì lớp càng cao , bổng lộc càng nhiều, nhất là các lớp cuối bậc. Các vị này có thu nhập từ các nguồn mà BGD từng có ý kiến như dạy thêm, mánh mung điểm... Nên lo cho các cô bậc Mầm Non thì đúng hơn, gần nhà tôi có hai vợ chồng giáo viên, cũng có xe ô tô đời mới chẳng cần "ngoại viện" từ các nguồn mà chỉ nhờ vào việc dạy thêm cả đấy. Pham AnhThật nực cười, nhà nước ra sức quản lý sát sao ngành giáo dục về chuyện nội dung, chương trình và cả bổ nhiệm con người, ấy thế mà khi khó khăn tiền bạc lại đi kêu gọi giúp đỡ. Chỉ là chuyện tiền bạc nhưng cũng có thể thấy được phần nào thực trạng của nền Giáo dục Việt Nam. Những con người đứng trên bục giảng mà cái bụng họ và con cái họ đang đói meo thì chất lượng giảng dạy của họ thế nào. Buồn thay! Hung, Quảng NgãiThưa đ/c Bộ trưởng! trước hết xin cám ơn về sự quan tâm của người đại diện cao nhất trong ngành Giáo dục. Tuy nhiên,để chăm lo cho đội ngũ giáo viên thì không thể hô hào mang tính" cái bang" mà phải có chính sách cụ thể, thiết thực, hợp pháp và bền vững. Hadung, HNTôi nghĩ ông Phó Thủ tướng không nên làm việc đó, cái việc là kêu gọi chính quyền địa phương chăm lo tết cho Giáo chức. Thứ nhất, chính quyền là của dân thì phải chăm lo cho toàn dân sao cho mọi công dân không kể họ là ai đều có những cái tết no ấm, đàng hoàng. Muốn vậy chỉ có bằng cách đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế. Thứ hai trên cương vị là Phó TTg ông không vì được giao đứng đầu ngành giáo dục mà chỉ "xin" cho giáo chức. Nếu vậy còn bao nhiêu công chức, viên chức khác trong bộ máy hành chính của ta không may mắn có Bộ trưởng kiêm Trường trực Chính phủ thì ai "Xin " cho họ? Theo tôi biên hiện thì lương bổng của giáo chức chưa phải là thấp nhất. vì bên cạnh lương họ còn có vài ba thứ phụ cấp khác công vào người nào ít cũng được hệ số 1,4 - 1,5 lần lương, trong khi nhiều ngành khác trong bộ máy hành chính không có bất cứ thứ gì ngoài lương. Nguyen Van An, Hà NộiCái mà giáo viên quan tâm không phải là trong ngày Tết có gì mà là trong cả 11 tháng trước đó họ sống bằng gì? Niềm tin, hi vọng, hay là gì? 10 ngày Tết no trong khi 355 ngày đói phỏng có ích gì thưa ông Bộ Trưởng? Nam, HN"Thưởng Tết" gây không ít hệ luỵ trong xã hội, tại sao cứ phải là Tết mới thưởng, nguồn thưởng từ đâu? Nhiều doanh nghiệp đã điêu đứng về vấn đề này. Đúng vậy, các giáo viên vùng cao, miền quê thực là khổ thay bằng sự bội thu của các giáo viên tại các tỉnh thành. Chính phủ nên có cơ chế đặc biệt cho các giáo viên vùng núi đồng quê bằng cách cho họ hưởng thêm hệ số gấp 3-5 lần so với chế độ lương. Conhi, SaigonÔng Thủ kiêm ông Bộ này lúc mới lên ngôi là niềm hy vọng của nhiều người về chuyện chấn hưng giáo dục nước nhà. Bây giờ thấy ông chủ yếu vẫn nói nhiều hơn làm, đúng kiểu quan chức Việt Nam. Zero, HCMCNăm trước ông bảo đến năm 2100 đời sống giáo viên sẽ cải thiện đáng kể, nếu nghe không nhầm thì có thể "được đóng thuế" thu nhập cá nhân. Sao tết năm nay ông lại xin tiền nhỉ? ToangThật buồn cho các thầy cô mỗi khi Tết đến!. Thật buồn khi nhà nước phải lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Chớ vội đổ lỗi cho tình hình suy giảm kinh tế (các tập đoàn nhà nước thưởng Tết cũng khá cao đó chứ). Bao năm qua giáo dục vẫn luôn được tôn vinh và đề cao vậy mà tình hình giáo dục nước nhà luôn ảm đạm, sự nghiệp "trồng người" có lẽ đã "trệch hướng" quá xa, hậu quả giờ đây không chỉ các thầy cô mà cả xã hội đang phải gánh chịu. |
Fiona Macdonald tìm hiểu về n guồn gốc và lý do ra đời của những bức tượng người đẹp ngủ mê quyến rũ bị mổ phanh lộ rõ nội tạng, khiến người xem rùng mình. | Kinh hoàng cảnh những người đẹp bị mổ phanh | Cơn ác mộng bằng sáp Một bào thai bé xíu, chân bé đạp ra khỏi tử cung, đoạn ruột chất đống bên cạnh sinh vật không chút sự sống, thân xác của người phụ nữ được phanh bung từ sợi dây chuyền trên cổ cho đến xương chậu. Phản ứng tự nhiên của ta là sẽ hoảng lên vì ghê tởm, và dễ bỏ qua những tượng sáp kỳ lạ này như những vật thể phô trương kỳ lạ. Nhưng khi làm vậy là hiểu nhầm ý nghĩa của chúng, tác giả của quyển sách mới cho biết. "Chúng thật sự thể hiện với ta điều gì đó khác biệt về ý nghĩa một thời so với ngày nay," Joanna Ebenstein, đồng sáng lập Bảo tàng Giải phẫu Morbid ở New York, nói. 'The Mummy' của Tom Cruise có đáng gọi là phim? Từ tường thành La Mã tới bức tường ông Trump Những ý nghĩa kinh ngạc đằng sau mũ trùm đầu trắng Cuốn sách của bà có tên "Thần Vệ nữ Giải phẫu học" (The Anatomical Venus) lý giải rằng các bức tượng đem lại phản ứng khó chịu với người xem bây giờ có thời đã từng là những giáo cụ y khoa phổ biến. Bức tượng Thần Vệ nữ Giải phẫu học này được làm ra tại một xưởng sản xuất ở La Specola, Florence trong thời gian 1784-1788, và được trưng bày trong tủ kính bằng gỗ cẩm lai và kính Venice tại Josephinum, Vienna, Áo. (Josephinum, Bộ sưu tập và Lịch sử Y Học, MedUni Vienna / Chụp hình: Joanna Ebenstein) Sâu dưới làn da Được tạo tác từ năm 1780 đến 1782, bức tượng Thần vệ nữ Giải phẫu nguyên bản của Clemente Susini (tảnh) giờ đây vẫn được trưng bày tại Le Specola - bảo tàng khoa học công do Leopold II sáng lập ở Florence. Còn được gọi tên là "Vệ nữ Medici", bức tượng sáp có kích thước như người thật này có tóc làm bằng tóc người thật, và được cấu tạo với bảy lớp giải phẫu học chính xác. Nàng đã được tạo thêm rất nhiều phiên bản, còn được gọi là "Người đẹp bị xẻ thịt" hoặc "Nét duyên giải phẫu" và cũng được trưng bày ở các bảo tàng y khoa. "Nằm ngửa trong tủ kính, nàng mời gọi với nụ cười duyên dáng hoặc với ánh nhìn gợi cảm ngây ngất," Ebenstein viết trong quyển Thần Vệ nữ Giải phẫu học. "Một phong thái thư thả với bím tóc bện vàng óng làm từ tóc người thật, một cách thể hiện sự sang trọng," tấm nệm bằng vải sa tanh đã bị mọt ăn trong khung kính của nàng cũng như thân thể nàng gợi cảm giác tự nhiên trong trạng thái phẫu thuật nhưng không có máu. Tấm hộ chiếu của một quốc gia không tồn tại Nguồn gốc bí ẩn của nhạc jazz Cảnh quan kiến trúc nơi nào đẹp nhất thế giới? Có một bức tượng khác được đeo vương miện bằng vàng, trong khi một bức tượng khác được cột một dải ruy băng bằng lụa quanh một đoạn ruột treo lủng lẳng. (Ảnh: Museo di Storia Naturale Università di Firenze, Zoologica, 'La Specola', Italy / Chụp hình: Joanna Ebenstein) Trưng bày trong triển lãm Đây là thế giới hoàn toàn khác với Bảo tàng Sáp Madame Tussauds. Không có gương mặt cười toe toét nào xuất hiện trong ảnh selfie, không có sự hào nhoáng của người nổi tiếng hay những tư thế tạo dáng giống người. Đây là những tác phẩm tượng sáp vừa khiêu khích vừa khó chịu; người mẫu có phong cách đâu đó như thể giữa một buổi trình diễn kỳ quái và một phòng mổ. Ebenstein sắp đặt các bức tượng trong bối cảnh văn hóa của chúng, nhìn vào lịch sử của Thần Vệ nữ giải phẫu học và khám phá vị trí của chúng ở đâu trong thế kỷ 21. "Từ khi được tạo ra vào cuối thể kỷ 18 ở Florence, những tượng sáp nữ giới này đã luôn quyến rũ, khiêu khích và đầy tính hướng dẫn. Trong thế kỷ 21, họ cũng gây nhầm lẫn, tỏa sáng giữa lằn ranh của y học và huyền thoại, giữa dâng hiến và suồng sã, giữa gợi tình và nghệ thuật," bà viết trong chương mở đầu. Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng Choáng ngợp trước những bức tranh do tử tù vẽ Cung điện dành cho người điên ở London "Làm cách nào chúng ta ngày nay có thể hiểu được một vật thể có thời là đại diện cho sự quyến rũ của nhan sắc nữ giới hoàn hảo và thể hiện rõ ràng chức năng bên trong của cơ thể? Làm sao chúng ta có thể hiểu được một tác phẩm nghệ thuật có thời từng xuất hiện ở triển lãm cũng như ở bảo tàng y khoa?" Bức tượng giải phẫu học Thần Vệ nữ có kích cỡ người thật gồm 40 bộ phận này nằm trong bộ sưu tập Thế kỷ 19 của Pierre Spitzner. (Ảnh: Bộ sưu tập giải phẫu học của Đại học Université de Montpellier/Ảnh: Marc Dantan / Thames & Hudson Ltd) Sự tò mò văn hóa Ebenstein từng phải đấu tranh với cảm xúc của chính bà khi lần đầu gặp Vệ nữ. "Cảm giác rất rối loạn, và đầy hấp lực đến mức khi bạn trót nhìn nó, rất khó để không bị cuốn vào," bà nói với BBC Culture. "Tôi đã cố xác định làm sao để hiểu nó - nó quá lạ lùng với chúng ta ngày nay. Trong tất cả các công cụ giảng dạy môn giải phẫu học, sao lại có thể là một công cụ như thế này?" Bà vượt qua phản ứng ban đầu bằng cách đọc về Thần Vệ nữ và nhìn vào những bức tượng trong bối cảnh khác nhau. "Tôi đến những bảo tàng kiểu khác và nhà thờ để thử và cố hiểu bối cảnh văn hóa đã tạo ra chúng, điều này đã làm tôi bắt đầu suy nghĩ theo cách khác với hầu hết mọi người trong giới làm bảo tàng y học," bà nói. Khi công chúa không có eo thon và cặp chân dài 'Yêu' robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình? Vì sao nghệ thuật khỏa thân vẫn gây sốc? "Tôi được đào tạo về lịch sử tri thức, vì thế khi tôi nhìn vào một sự vật lạ lùng với chúng ta ngày nay, ý nghĩ đầu tiên của tôi là "Tại sao? Liệu nó có lạ lùng với những người thời đó không? Chúng nói lên điều gì về chúng ta khiến chúng giờ đây có vẻ lạ lùng?" (Ảnh: Josephinum, Bộ Sưu tập và Lịch sử Y học, MedUni Vienna / Chụp hình: Joanna Ebenstein) Vệ nữ trong ngọc Ebenstein nhận ra rằng Vệ nữ không phải một vật thể lạ: nó thực sự là sản phẩm của thời đại. Leopold II sáng lập ra La Specola sau khi trở thành Đại Công tước của vùng Tuscany năm 1765; ông định giáo dục cư dân Florence về cách quan sát thực nghiệm quy luật tự nhiên và thách thức những nghi lễ bất hợp lý của Nhà thờ Công giáo La Mã. Bảo tàng mới của ông, theo Ebenstein, "sẽ cho công chúng thấy những tác phẩm nghệ thuật văn hóa quý hiếm và giá trị trước đây từng bị cất giữ bí mật ở Medici Wunderkammern, hay còn gọi là các phòng kỳ quan." Trong một thời gian khi nghiên cứu thế giới tự nhiên bao gồm những gì ngày nay ta gọi là khoa học, thẩm mỹ và siêu hình học, bà cho rằng "Vệ nữ Medici là hiện thân hoàn hảo của các giá trị Khai sáng trong thời đại của nàng, khi giải phẫu cơ thể người được hiểu như một phản ánh thế giới và là đỉnh cao của tri thức thiêng liêng, từ đó hiểu cơ thể người cũng là hiểu ý niệm của Chúa." Venerina (Tiểu Vệ nữ) là một tượng sáp giải phẫu năm 1782 được làm từ xưởng của Clemente Susini ở La Specola cho Bảo tàng Museo di Palazzo Poggi, Bologna, Italy. Người đẹp giải phẫu học Trong nỗ lực cố gắng diễn tả con người theo cách hiện thực hơn, những họa sĩ ở thời kỳ Phục Hưng đã tự tiến hành giải phẫu học, thậm chí còn nhiều hơn các nhà giải phẫu học trong thời đại đó. Theo Ebenstein, Leonardo da Vinci "từng được cho là đã giải phẫu hơn 100 thi thể, và từng nổi tiếng vì đã phác họa các xác chết mà ông tự tay giải phẫu". Một tài liệu quan trọng về giải phẫu học năm 1543 có tên De Humani Corporis Fabrica (Trên chất liệu cơ thể người), được minh họa bằng điêu khắc "được cho là do xưởng Titan ở Venice thực hiện". Sự chồng chéo nguyên tắc đó là nền tảng cho thần Vệ nữ giải phẫu. "Một trong những thứ khiến chúng ta rất khó hiểu Vệ Nữ là vì giờ đây ta đã chia tách những điều đó theo cách chưa từng được tách riêng trong thời đại tạo tác ra chúng," Ebenstein nói với BBC Culture. "Chúng ta có sự phân tách giữa nghệ thuật và khoa học, giữa tôn giáo và y học, đó là điều chưa hề tồn tại thời đó." (Ảnh: Josephinum, Bộ Sưu tập Lịch sử và Y học, MedUni Vienna / Chụp hình: Joanna Ebenstein) Bước một chân xuống mồ Những người sáng tạo ra "Người đẹp mổ xẻ" đã định mang giải phẫu học ra khỏi mồ. "Hầu hết kiến thức giải phẫu học đều có nguồn gốc từ thi thể người chết, và điều này không thích hợp lắm với công chúng," Ebenstein nói. "Vì thế, làm cách nào mà bạn có thể tạo ra một vật thể có thể lấy chút gì đó từ dưới mồ và từ các xác chết đã tạo nên nó, nhưng phải làm mọi người quên nó đi, hoặc không biết đến điều đó, và khiến công chúng bị thu hút? Rất nhiều phần trong nhan sắc của nàng tạo nên điều đó, để biến nàng thành một vật thể nổi tiếng là điều cần thiết." Có một trích dẫn trong quyển sách từ người vẽ minh họa giải phẫu học thế kỷ 18 Arnaud-Éloi Gautier D'Agoty như sau: "Với những người đàn ông đang theo học ngành y, họ phải bị quyến rũ bởi vẻ thẩm mỹ, nhưng làm cách nào để khiến bất cứ ai cũng chấp nhận được hình ảnh của cái chết?" Các tác phẩm tượng sáp này khai thác khía cạnh thẩm mỹ để tiếp cận với nhiều khán giả hơn. "Tính phổ thông thực sự rất quan trọng, và tôi nghĩ phần đó làm mọi người bối rối," Ebenstein nói. "Họ mặc định rằng Vệ Nữ là do các bác sĩ làm ra, nhưng không phải vậy, và theo cách đó nó không được tạo ra các khán giả là đàn ông về nữ giới theo cách mà người ta mong đợi - nó được làm ra để cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em, và hiểu rõ nó là điều rất cần thiết." Bức tranh khắc đồng năm 1746 này là về một phụ nữ được giải phẫu và để ăn mặc thời trang, có tên L'Ange Anatomique (Thiên thần phanh thây), do cha của Arnaud-Éloi là Jacques-Fabien Gautier d'Agoty sáng tác. (Ảnh: Thư viện Wellcome, London) Người đẹp ngủ yên Dù các bức tượng sáp này có vẻ kỳ lạ đến đâu, chúng vẫn được dùng vào mục đích chính là dạy học. Theo Ebenstein, "mỗi mẫu tượng sáp nguyên sơ tại bảo tàng là sản phẩm của nghiên cứu cẩn trọng các xác chết được chuyển đến từ bệnh viện Santa Maria Nuova." Chúng ngày nay vẫn gần gũi với đời sống. "Sau 200 năm được tạo ra, tượng sáp của La Specola vẫn được nhìn nhận là cực kỳ chính xác, một vài bức trong đó thể hiện những cấu trúc giải phẫu học còn chưa được đặt tên hoặc mô tả vào thời chúng được tạo ra." Trong khi làm các tượng này quyến rũ hơn xác chết, những nhà điêu khắc tượng sáp cũng tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Như Ebenstein tranh luận, Thần Vệ Nữ giải phẫu học gợi đến "một lịch sử dài của hội họa và điêu khắc với những tượng khỏa thân bình an và lý tưởng". Và đó là điểm những chi tiết người khiến ta bị xáo động. "Nàng được thiết kế để quyến rũ trên từng chi tiết: đôi mắt lấp lánh bằng kính với mi mắt từ lông mi thật, cần cổ trần của nàng có đeo chuỗi ngọc, và nàng tự hào với suối tóc người thật." Bức tượng này được gọi tên "Người đẹp ngủ yên", một phiên bản làm lại vào năm 1925 từ bức tượng nguyên bản năm 1767, đó là một hình mẫu tượng sáp đẹp kinh ngạc do bác sĩ và bậc thầy tượng sáp người Thụy Sĩ tên Philippe Curtius thực hiện. (Kho lưu trữ Bảo tàng Madame Tussauds, London. Chụp hình: Joanna Ebenstein) Giải phẫu học và niềm đam mê Nhưng với Ebenstein, Thần Vệ nữ giải phẫu học không phải là một nhân vật bị dục tính hóa. "Một số người theo chủ nghĩa nữ quyền có phản ứng bộc phát khi quan sát bức tượng - nhưng tôi cho rằng không có bất cứ yếu tố gợi dục nào tồn tại vào thời đó." Thay vào đó, bà tranh luận, tượng tuân theo truyền thống của tượng tôn giáo. "Susini, người đã tạo ra những bức tượng Vệ Nữ nổi tiếng nhất, cũng đã thực hiện tượng sáp Chúa hấp hối rất đẹp." Khi chúng ta diễn giải tượng Vệ Nữ theo cách này, bà tin rằng đó cũng là chúng ta thể hiện những định kiến văn hóa của mình. "Biểu hiện trên gương mặt nàng mà chúng ta ngày nay gọi là gợi tình, tôi không tin rằng đó là cách nàng từng được nhìn như thời đó, nếu không biểu hiện đó sẽ không có trong mọi tượng thánh trong nhà thờ," bà nói. "Có điều gì đó đã thay đổi trong chúng ta, chúng ta không thể thấy thứ gì đó mà không đọc ra một ý định dâm ô nào trong nó. Tôi thực sự không tin rằng đó là cách những bức tượng này được hiểu vào thời đó." Trong quyển sách, Ebenstein chọn ra một kiệt tác điêu khắc bằng đá trắng có kích cỡ người thật của Gian Lorenzo Bernini, bức Niềm đắm say của Thánh Teresa (1647-52) tại Santa Maria della Vittoria in Rome. "Có vẻ như có một cách hiểu khác về sự say đắm khác hơn với cách ta hiểu thần Vệ Nữ," bà viết. " Sự đam mê được hiểu vào thời đó không chỉ là trải nghiệm thô tục, gợi dục, mà còn là biểu hiện của những trải nghiệm thần bí và thiêng liêng. Câu hỏi về đức tin "Những gì nó gợi lên, ngôn ngữ mà nó gợi lên, rộng hơn bạn nghĩ rất nhiều, và điều đó giúp ta hiểu nó," Ebenstein giải thích. Nỗ lực giải mã những ảnh hưởng đặc thù có thể là một nhiệm vụ vô ích. "Tất cả những thứ lạ lùng chồng lấn giữa Công Giáo và Y học, trong nỗ lực bảo tồn và làm mô hình cơ thể. Vì cơ thể có tất cả những ý nghĩa đó: trong y học, nó ý nghĩa vì nó cho ta biết về thế giới, và trong tôn giáo nó có nghĩa vì đó là công cụ chữa lành bệnh. Đó là một lĩnh vực rất phức tạp vốn rất khó để tách ra." Thần Vệ Nữ xuất hiện vào thời đại khi mà hai yếu tố trên bắt đầu tách ra. "Bạn có hai triết lý khác nhau, khoa học và y học đối lập với tôn giáo, đó là nỗ lực cho chúng ta có câu trả lời về vị trí ta hợp với nơi nào trong thiên hà, mục đích của sự sống là gì, ý thức là gì, cơ thể là gì, và ta ứng xử ra sao với cái chết và bệnh tật. Vệ Nữ là khoảnh khắc khi cả hai thứ tồn tại: khi ngọn đuốc đang được truyền từ tay người này sang người khác. (Ảnh: Josephinum, Bộ Sưu tập Lịch sử và Y học, Đại học MedUni Vienna/Ảnh: Joanna Ebenstein) Niềm tin ẩn giấu Nhưng thời gian dài đã trôi qua trước khi ngọn được được chuyền tay. "Tôi nghĩ góc nhìn đặc thù này về thế giới đã tồn tại lâu hơn chúng ta nghĩ, và bạn có thể thấy điều đó bằng cách nhìn vào bản đồ y học cũ," bà Ebenstein nói. "Mãi đến đầu thế kỷ 19, bạn vẫn sẽ thấy những hình tượng memento mori (thông điệp "Hãy nhớ rằng ngươi sẽ phải chết" theo thuật ngữ cổ xưa) trong những quyển sách có bề ngoài viết về xương hoặc việc sinh nở. Với tôi, điều này cho thấy những ý tưởng như thế vẫn còn tồn tại - dù các nhà khoa học có tin hay không, hoặc cảm thấy họ phải thêm chúng vào vì đó là cách con người cần nó giải thích để có thể hiểu, tôi không biết." Thời đó, bà nói, hình ảnh y học như chúng ta giờ đây hiểu không chỉ được hiểu theo nghĩa trên sơ đồ hình. "Đó cũng diễn tả về chỗ đứng của con người trong tự nhiên, về lẽ tự nhiên của sự sống và cái chết, và về Thượng Đế. Tôi cảm thấy ý tưởng mà chúng ta có ngày nay về hình ảnh giải phẫu "đúng đắn", lẽ ra không nên có những chi tiết không liên quan, lẽ ra nó không nên có tóc đẹp hoặc gương mặt đẹp - lẽ ra nó lên là một hình đồ trung lập và đồ họa càng tốt. Ý tưởng đó thực sự đã không xuất hiện mãi cho đến Giải phẫu học của Gray vào năm 1858. Điều đó thay đổi cách chúng ta bắt đầu suy nghĩ về cách đúng để thẻ hiện cơ thể người chết - nó chuyển mình với thay đổi lớn." Quan điểm "đối tượng" khoa học vẫn còn là tồn tại như một lưới lọc cũng như niềm tin ở thế kỷ 18 của người Florence. "Tôi nghĩ chúng ta vẫn tồn tại trong thế giới đó. Giờ đây đó là kiểu của chúng ta, và nó có vẻ vô hình với ta, nhưng tôi trong đợi trong 100 năm nữa người ta sẽ nhìn vào và nghĩ nó tiết lộ điều gì đó về chúng ta ở góc độ văn hóa." Những tượng thần vệ nữ giải phẫu học này được làm tại xưởng của Rudolph Pohl, Dresden, Đức, vào khoảng năm 1930. (Ảnh: Münchner Stadtmuseum, Sammlumg Puppentheater/Schaustellerei, Munich) Chức năng cơ thể Bằng cách vượt qua phản ứng ban đầu với những bức tượng như Thần Vệ nữ Giải phẫu học Spitzner (trong ảnh là một lớp giải phẫu khác), Ebenstein tin rằng chúng ta có thể học thêm nhiều về những niềm tin văn hóa ẩn giấu của mình. "Thần Vệ Nữ có rất nhiều cách diễn giải - một số người thấy nàng cực kỳ phản cảm hoặc kinh khủng - nhưng có rất nhiều cách để có sự thấu hiểu sâu sắc hơn. Tôi sẽ hài lòng nếu mọi người quay đi và nói 'ồ, tôi nghĩ thứ này kinh quá, nhưng giờ tôi hiểu rằng cảm giác kinh tởm của mình là về cách chúng ta ngày nay hơn là về ý định của người tạo tác thời đó." Và Vệ nữ là hiện thân của cách tiếp cận mà Ebenstein nghĩ chúng ta đang hưởng lợi từ bây giờ: một thái độ đa quy tắc, trong đó thẩm mỹ và sự biểu đạt nghệ thuật và sự thật theo cách nhìn khoa học có thể đi cùng nhau để mời gọi và khiến khán giả tương tác và khiến họ muốn hiểu." Bởi vì, như bà nói, "Tất cả chúng ta đều có cơ thể, và tất cả ta đều nghĩ về nó và ta đều vừa sợ vừa bị khiêu khích bởi chúng." (Ảnh: Bộ sưu tập phẫu thuật của Đại học Université de Montpellier/ Ảnh: Mardanta/Thames & Hudson Ltd) Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture. |
Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảnh báo về tình trạng "tự diễn biến" và 'suy thoái' gây hậu quả "khôn lường", theo truyền thông Việt Nam. | Thực chất Hội nghị Trung ương 4 | Tổng Bí thư Việt Nam cảnh báo về 'hậu quả khôn lường' trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 4 Bàn về thực chất và hiệu quả của Hội nghị này, nhà quan sát xã hội dân sự, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 13/10/2016: "Tôi thấy rằng toàn bộ những động tĩnh để dẫn đến Hội nghị Trung ương này, rồi bài phát biểu những vấn đề mà ông Tổng Bí thư xới lên, tôi không biết những người khác đọc ra những cái gì, nhưng tôi đọc ra toàn thấy vị là 'đấu tranh nội bộ' ở đây mà thôi. "Tất cả những chuyện về suy thoái, chuyện về diễn biến rồi tự diễn biến, rồi tự chuyển hóa hay điều gì đó, thì 'nhằm triệt phe phái', nó không hợp. Bởi vì như tôi nói, bản thân hệ thống này sinh ra tất cả những căn bệnh đấy mà đúng như một bạn đọc nào đấy đã bảo rằng nó 'ung thư mọi nơi', 'chạy khắp tứ tung' rồi. "Cho nên tất cả những 'bài ấy' là những bài để họ tự làm với một vẻ là trị cái này, trị cái kia để làm an dân; bức xúc của người dân bây giờ lên một mức cùng cực rồi thì dùng những thủ pháp này, thủ pháp kia để cho nó xì cái bức xúc đó đi một chút, nhưng mà ở bên trong, lõi của nó là 'tranh nhau ghế', tranh nhau quyền và làm so để mà hạ được những đối thủ. "Tôi thì tôi đọc ra như thế, có thể cách đọc của tôi nó hơi cực đoan, nhưng tôi nghĩ như vậy,"từ Bắc Ninh, Tiến sỹ Quang A nêu quan điểm với Bàn tròn của BBC. Tìm cơ chế khác Từ Sài Gòn, blogger Nguyễn An Dân, người mới đây có bài viết về Hội nghị TƯ 4 trên mục Diễn đàn của BBC Việt ngữ, bình luận thêm về thực chất của sự kiện này, ông nói: "Thực chất của Hội nghị Trung ương 4, thứ nhất, là nó tiến hành các hội nghị thường kỳ, 6 tháng một lần, trong một nhiệm kỳ, một khóa của Đảng; thứ hai là Hội nghị Trung ương 4 tìm lối đi trong bối cảnh mà các khái niệm, các định nghĩa về quản trị xã hội hiện nay đã lỗi thời, cản trở Việt Nam hội nhập. "Thứ ba là tìm cơ chế khác, tôi nghĩ là như vậy, để giải quyết bức xúc xã hội. Thí dụ như bây giờ vấn đề Formosa giải quyết như thế nào? Đóng cửa Formosa thì chắc là không, nhưng phải có một biện pháp phù hợp. "Thì biện pháp này có khi lại làm cho Đảng phải ra những quyết định mà từ trước đến giờ Đảng chưa muốn thực hiện. Thí dụ như có những tin đồn hiện nay như sẽ cho ngưng chức (một cựu quan chức tỉnh ủy Hà Tĩnh) là gọi là một tác nhân đầu tiên góp phần chính yếu vấn đề đưa Formosa đi vào hoạt động... Đó là tôi cũng nghe một tin đồn thế thôi. "Đó là xử đến cấp Ủy viên Trung ương (nếu có) thì đó cũng là một tiền lệ mới, từ trước đến giờ, vì vấn đề sai phạm pháp luật, hay là tham nhũng, thì cũng ít có khi nào mà xử các Ủy viên Trung ương lắm. Còn xử những Ủy viên Bộ Chính trị trước đây, chẳng hạn như ông Hoàng Văn Hoan, ông Trần Xuân Bách, thì nó chỉ là vấn đề chính trị, vấn đề đường lối, vấn đề quan điểm. "Đây (nếu có) sẽ tạo ra một tiền lệ mới trong đảng về vấn đề xử lý, chứ không xử thì không yên với dân được về vấn đề Formosa đâu," blogger Nguyễn An Dân, một người làm việc trong lĩnh vưc tư vấn chính trị, chính sách ở Việt Nam nói với BBC. Xa cách lý thuyết - thực tế Cũng từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), nêu quan điểm về thực chất của Hội nghị, ông nói: "Đến Hội nghị Trung ương 4 kỳ này, tôi có cảm giác là ông Nguyễn Phú Trọng đang bế tắc, nó khác hẳn với tâm thế được coi là thắng lợi gần như trọn vẹn của ông Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội 12, và dường như ông lặp lại một phương pháp luận từ thời ông ở Tạp chí Cộng sản, chứ không phải đi vào tình hình nước sôi, lửa bỏng như là bà con hay nhắc tới, điều mà dân có thể 'chết ngay lập tức', 'chết đứ đừ' lập tức. Diễn văn của Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN tại Hội nghị TƯ4 'không có' hoặc ít có từ nào nhắc tới sự cố và vụ việc môi trường Formosa, theo TS Phạm Chí Dũng. "Sự xa cách giữa lý thuyết và thực tế vẫn là một căn bệnh kinh khủng, căn bệnh mấu chốt và từ đời này sang đời khác của những người cộng sản, đặc biệt là những người 'cộng sản kinh viện' như ông Nguyễn Phú Trọng. Và đó là tử huyệt của Chủ nghĩa Cộng sản, nếu có chủ nghĩa cộng sản đó. Đó là vấn đề thứ nhất mà tôi muốn nêu. "Vấn đề thứ hai, không có gì ngạc nhiên nếu trong diễn văn 'chào mừng' Hội nghị Trung ương 4, tôi dùng từ 'chào mừng' của ông Nguyễn Phú Trọng, lại không có từ Formosa nào ở trong đó, hoặc là nếu có, cũng chỉ ít mà thôi, tại vì nếu chúng ta so sánh thì sau vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào tháng 5/2014, thì thậm chí sau đó là Hội nghị Trung ương và sau đó Quốc hội cũng không có một báo cáo công khai nào và một Nghị quyết nào về vấn đề Biển Đông. "Biển Đông lớn như thế mà còn không đặt ra thì huống chi là vấn đề Formosa, tôi cho rằng đây cũng là một sự xa cách giữa lý thuyết và thực tế và người ta đang muốn ba không: 'không nghe, không thấy, không biết' và cuối cùng sẽ là không còn cái gì hết," Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) nói với BBC. 'Cũng chưa hiểu lắm' Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á của Singapore (ISEAS), nhà phân tích về chính trị và chính sách, chiến lược, chia sẻ với Bàn tròn thứ Năm về một khía cạnh trong thực chất của kỳ Hội nghị, ông nói: Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho rằng bản thân trong nội bộ Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN 'họ cũng chưa hiểu lắm' về chuyện tự diễn biến, tự chuyển hóa. "Những chuyện khác như chuyện tự diễn biến, tự chuyển hóa, đến ngay trong bài mở đầu ấy, ông cũng nói rằng phải xem thêm vì bản thân trong nội bộ họ (BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam), họ cũng chưa hiểu lắm. "Đưa ra chuyện ấy để mọi người ở trong Hội nghị Trung ương ấy bàn để xong rồi người ta công bố cái bàn (luận) ấy ra, rồi mình xem xem là họ hiểu như thế nào?", Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với BBC. Yêu cầu cho Hội nghị Trong diễn văn khai mạc Hội nghị hôm 9/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định, Hội nghị lần này cần thảo luận, ra Nghị quyết về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ". Đây là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách. "Tại các Đại hội VIII, IX, X và XI, Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Đại hội XII của Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu: 'Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; coi đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này..." Và nhà lãnh đạo của ĐCSVN đặt ra một số câu hỏi, yêu cầu cho Hội nghị: "Trên cơ sở kế thừa các nghị quyết của Trung ương trước đây, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, đề nghị nghiên cứu bổ sung, làm rõ suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống là thế nào? Những biểu hiện như đã nêu trong Tờ trình, Đề án và Dự thảo Nghị quyết đã đủ rõ chưa, cần phải nhận diện thêm vấn đề gì? "Tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ là thế nào? Mức độ đến đâu? Nguyên nhân là gì? Tác hại ra sao?" Mời quý vị bấm vào đây để theo dõi Bàn tròn Thứ Năm tuần này. Bàn tròn thứ Năm 'Báo cáo Việt Nam 2035 quá lạc quan' Ý kiến: Tự 'chuyển hóa' từ đâu đến? |
Giáo hội Chính thống Nga (Russcian Orthodox Church - ROC) đang rung động vì kế hoạch của Đức Thượng phụ Constantinople cho phép Giáo hội Ukraine tách ra khỏi Giáo hội từ lâu nay do Moscow lãnh đạo. | Nga-Ukraine: Chính thống giáo hoàn toàn chia rẽ | Bé gái cầm tranh thánh trong ngày lễ tại Kiev năm 2016, kỷ niệm Ngày Rửa tội cho xứ Kievan Rus năm 988, đánh dấu kỷ nguyên Ky Tô giáo đến với tổ tiên của người Slavơ phía Đông mà sau chia thành các dân tộc Nga, Ukraine và Belarus Truyền thông Nga cũng lên tiếng ngày càng mạnh sau quyết định hôm 11/10/2018, xóa thỏa thuận có từ trên ba thế kỷ, theo đó, Giáo hội Ukraine thuộc quyền quản lý của Moscow, và đảo ngược lại các lệnh rút phép thông công với hai vị tu sỹ cao cấp, gồm một người cổ vũ cho xu thế lập ra Giáo hội Ukraine độc lập. Vấn đề hiện nay là liệu Giáo hội Ukraine sẽ có chính thức ly khai khỏi vòng tay của Nga, và được công nhận như một dòng mới, tự trị của Chính thống giáo Phương Đông (Eastern Orthodoxy) hay là không. Giáo hội Chính thống Ukraine chia tay Moscow Ukraine bắt 20 người Việt vượt biên trái phép Quan chức Ukraine có nhiều tiền mặt Hoa Kỳ 'có thể cấp vũ khí' cho Ukraine Trong ngày 15/10/2018, Giáo hội Chính thống Nga đã chính thức tuyên bố cắt đứt quan hệ với Constantinople tại cuộc họp của Đại Hội đồng Giám mục ở Minsk. Cạnh tranh ngôi vị tối cao Ngài Bartholomew, vị giáo chủ Constantinople, thăm Thessaloniki hôm 30/09 năm 2018 để tượng niệm người Hy Lạp bị giết trong Thế Chiến I Giáo hội Chính thống Nga thường nhấn mạnh họ có 180 triệu tín đồ và chống lại sự lãnh đạo của Constantinople - đại giáo phận trụ sở của Chính thống giáo Đông La Mã, hiện là thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ - vốn có gần 300 triệu tín đồ toàn cầu. Cả hai đều nêu lịch sử ra để viện dẫn cho quyền lãnh đạo tối cao về Giáo hội ở Ukraine. Moscow nói về quyền được trao quản lý Đại Giáo phận cổ đại (Kievan archdiocese) từ 1686, khi Giáo chủ công đồng đại kết Dionisy (Constantinople) cho Thượng phụ Moscow được bổ nhiệm các chức giám mục ở Kiev. Nay các vị chủ chăn ở Moscow nói Constantinople "gây hấn" để chen vào lãnh hạt quản trị tôn giáo của họ. Ngay từ hôm 09/10, Đại Thượng phụ Kirill ở Moscow nói vị Thượng phụ công đồng đại kết Bartholomew ở Constantinople đã tự cho mình quyền vượt quá phạm vị để "giành quyền toàn cầu". Nhưng như một chuyên gia tôn giáo là Sergei Chapnin ghi nhận, Constantinople chưa bao giờ đem lãnh địa Ukraine cho Giáo hội Chính thống Nga quản lý, mà chỉ công nhận quyền tấn phong giám mục và thẩm quyền này không mang tính vĩnh viễn. Gần đây, tự điển toàn thư Chính thống giáo của Giáo hội Moscow đã công bố các bình luận không tích cực về nghiên cứu của Thượng phụ Constantinople liên quan đến cơ chế cho Ukraine tách ra, và phán rằng trình độ của nghiên cứu "rất thấp". Các sử gia của Giáo hội Nga còn nói, Toà Thượng phụ Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ rất yếu và chỉ đại diện cho một thiểu số tín đồ bên đó. Truyền thông Nga nay cũng nêu là ý kiến tương tự. Trong một cuộc thảo luận truyền hình, biên tập viên nổi tiếng Vladimir Solovyov nói, "ảnh hưởng của Thượng phụ Constantinople bằng con số không ở ngay nước mà ông ta đóng". Bôi nhọ và cảnh cáo Giáo hội Ukraine nay có quyền tách hẳn hỏi sự kiểm soát của Moscow Các đài truyền hình chính của Nga đã bỏ ra nhiều tuần để bôi nhọ Đức Thượng phụ Bartholomew (người thiểu số Hy Lạp ở Thổ Nhĩ Kỳ) và các giáo phẩm Ukraine vì "ham muốn độc lập". Một số cơ quan truyền thông Nga thường nêu ra giải thích rằng tranh chấp giữa các giáo hội này là một mưu đồ của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko để đánh lạc hướng người Ukraine khỏi các vấn đề của đất nước. Lập luận chính trên các chương trình TV là Ngài Bartholomew nhận chỉ thị từ chính quyền Mỹ, và rằng Giáo hội Chính thống Ukraine thuộc Toà Thượng phụ Kiev là "cơ quan thân Mỹ". Chức sắc của Giáo hội Chính thống Nga cũng nói tương tự. Hôm 8/10, Kirill Frolov, chủ tịch Hội chuyên gia Chính thống giáo, tổ chức người ta cho là gần với Giáo hội Nga, cáo buộc hai đại diện mà Ngài Bartholomew cử đến Kiev từ Nga và Canada để chuẩn bị cho bước đi độc lập, là "những tay Banderovites cộng tác chặt với CIA", và ví họ như "cuộc xâm lăng của Đức đánh vào Liên Xô năm 1941". (Banderovite là cách gọi chỉ những người theo đường lối chống Liên Xô cũ của Stefan Bandera, một lãnh tụ dân tộc Ukraine). Cảnh báo về hậu quả nghiêm khắc Tổng Giám mục Moscow Ilarion, người có hàm ngang bộ trưởng ngoại giao của Giáo hội Nga, thì nói về "khả năng chia rẽ đầy bi kịch, không hàn gắn nổi của cả cộng đồng Chính thống giáo", và cảnh báo quyền độc lập cho Giáo hội Ukraine sẽ làm nảy sinh các vụ chia tách những nơi khác. Ngài cũng so sánh quyết định cho Giáo hội Ukraine tách ra giống như cuộc Đại chia tách (schism) giữa Công giáo La Mã và Chính thống giáo năm 1054. Các đài truyền hình Nga thì đang vẽ ra bức tranh đen tối, cho là có thể sẽ xảy ra đổ máu, và gợi ý rằng đang có "các vụ tấn công" vào những nhà thờ, giáo phận hướng về Moscow, do những kẻ cực đoan, phát-xít, gây ra. Đài truyền hình Ngôi sao (Zvezda) của Bộ Quốc phòng Nga nói thanh thiếu niên Ukraine bị "phái cực đoan tuyên truyền trong các trại huấn luyện" để chuẩn bị cướp các nhà thờ. Ngài Ilarion nói trên truyền hình RT, chương trình World Apart rằng những kẻ chia rẽ giáo hội "sẽ giành quyền kiểm soát những tu viện chính, như Kiev Pechersk Lavra (Tu viện Hang động). Một cáo buộc nữa là Tổng Giám mục Filaret của Kiev vốn đã bị Moscow rút phép thông công, đang tung ra đồn thổi rằng sẽ có vụ ám sát một tu sỹ cao cấp theo Mosow cùng các giáo phẩm thuộc Giáo hội thần phục Moscow ở Ukraine. Sắp tới là gì? Trước đó, phát ngôn viên của Giáo hội Nga, Vladimir Legoyda lên án quyết định của Constantinople và nói Hội đồng Tôn giáo sẽ họp ngày 15/10 ở Minsk, Belarus để có phản hồi. Tin chính thức từ Minsk tối 15/10 cho hay Giáo hội Nga nói sẽ chính thức cắt toàn bộ quan hệ với Constantinople. Tháng trước, Giáo hội Nga đã cắt quan hệ ngoại giao với Constantinople và nay thì sẽ cắt cả quan hệ tôn giáo. Hagia Sophia hay Thánh Sophia (Sancta Sophia) là Giáo đường của Chính thống giáo Hy Lạp xây thời Hoàng đế Đông La Mã Justinian I, hoàn tất năm 537 ở thủ đô Constantinople, nay là Istanbul Năm 1996, sau khi ngài Bartholomew cho phép các giáo phận Chính thống giáo ở Estonia được độc lập khỏi Moscow, Giáo hội Nga đã cắt quan hệ hiệp thông với Constantinople. Hàng nghìn người đã bị giết trong cuộc xung đột ở vùng Đông Ukraine mấy năm qua Giáo hội Nga khi đó đã ra thông cáo nói vai trò "Thượng phụ Đại kết" (Ecumenical title) của ngài Bartholomew không có nghĩa là "ông ta có thẩm quyền về các giáo hội độc lập khác". Nhưng ba tháng sau đó, Moscow đã phục hồi quan hệ hiệp thông. Thế nhưng, Giáo hội Tông đồ Chính thống giáo Estonia chỉ có vài nghìn tín đồ, còn Giáo hội Ukraine có hàng triệu người đi theo. Tại Nga hiện có cả những đề nghị tước quyền của ngài Bartholomew và theo nhà bình luận tôn giáo Nikolai Mitrokhin, Giáo hội Nga có thể tự mở nhà thờ mới ở Thổ Nhĩ Kỳ. Quyền độc lập cho Giáo hội Ukraine có thể thúc đẩy Giáo hội Nga ủng hộ cho các nhóm cực đoan ở những nước, lãnh thổ mà hiện Thượng phụ Constantinople có quyền, và tạo ra xu hướng ly khai của số tu viện, như ở Núi Athos, nơi người ta không thích ngài Bartholomew. Nhưng chuyên gia Alexandr Soldatov, trong một bài trên báo Novaya Gazeta theo xu hướng cởi mở, thì dự báo rằng cuộc phân chia toàn cầu sẽ chỉ khiến cho Tòa Thượng phụ Moscow (Moscow Patriarchate) thêm bị cô lập. Còn ông Chapnin thì dự báo vấn đề sẽ gây chấn động lớn cho cả ba ngôi vị, Moscow, Constantinople và Kiev nhưng Moscow là bên thua thiệt nhất, và đây là sự thất bại cá nhân của Thượng phụ Kirill. Bài của Yaroslava Kiryukhina do BBC Monitoring tại London ấn hành hôm 15/10, và ban biên tập đã bổ sung những tin mới nhất về cuộc họp ở Minsk. Xem thêm về tôn giáo: Xưng tội và Tự phê có gì giống nhau? Nghệ An: ‘Hội Cờ Đỏ’ tự phát nhưng được phép? Kim Jong-un mời Giáo hoàng thăm Bình Nhưỡng Trump bỏ lệ mở tiệc Hồi giáo tại Nhà Trắng |
Nhân quyền của Việt Nam 'còn kém' cả Campuchia và nhà nước Việt Nam cần chấp nhận nhân quyền 'không phải là nguy hiểm' cho an ninh quốc gia 'mà ngược lại', theo nhà nghiên cứu từ Campuchia nói với Tọa đàm trực tuyến của BBC Nhân ngày Nhân quyền LHQ (10/12) năm nay. | 'Nhân quyền VN còn kém cả Campuchia' | Nhân quyền 'không nguy hiểm' cho an ninh quốc gia theo nhà nghiên cứu TS. Vannarith Chheang. Khi được yêu cầu so sánh giữa Việt Nam và Campuchia, ở đâu mà chính quyền và nhà nước 'nghiêm chỉnh, nghiêm túc' hơn đối với vấn đề nhân quyền, từ Phnom Penh, Tiến sỹ Vannarith Chheang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hợp tác và Hòa bình, nói với cuộc Tọa đàm hôm 11/12/2014. "Hệ thống chính trị hai nước khác nhau, ở Campuchia có hệ thống bầu cử đa đảng từ năm 1993. Từ 1993 đến nay, Campuchia về dân chủ và nhân quyền có tiến bộ và phát triển khá, so với Việt Nam thì hệ thống chính trị khác nhau. "Về tự do chính trị, tự do ngôn luận, Campuchia cao hơn nhiều so với Việt Nam, về phê phán chính phủ hay vấn đề xây dựng đất nước, như vậy đó cũng là một vấn đề, nhưng so với Việt Nam là thấp hơn, nó không nghiêm trọng bằng Việt Nam." Nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam, khu vực Đông Nam Á đưa ra lời khuyên với nhà nước Việt Nam về vấn đề nhân quyền, ông nói: "Đối với nhà nước Việt Nam, nhà nước Campuchia và các nước khác, nhà lãnh đạo, nhà chính trị phải chấp nhận những vấn đề nhân quyền không phải là nguy hiểm đến an ninh quốc gia, đên sự phát triển xã hội và kinh tế. "Ngược lại nhân quyền là một vấn đề giúp cho sự phát triển, ổn định xã hội và ổn định chính trị. "Như vậy đó là thực chất của vấn đề nhân quyền. "Tôi nghĩ chính phủ của các nước trên thế giới phải thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền vì lợi ích của con người và lợi ích của nhà nước." 'Nhân quyền trên giấy?' Mới đây, một nhà nghiên cứu về luật Hiến pháp và quyền con người, quyền công dân, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói với BBC rằng bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của Việt Nam 'đã có tiến bộ' với hẳn một chương riêng được soạn thảo về quyền con người. Nhà nghiên cứu này cũng cho hay năm tới đây, Việt Nam đang 'đặt trên bàn' để cân nhắc sửa đổi toàn hệ thống luật pháp. Theo ông Dung, việc này không chỉ hạn chế ở một số điều luật nhất định như các điều 258, 79 và 88 trong Bộ luật hình sự và lý do là để phù hợp hơn với Hiến pháp sửa đổi và công ước, các văn bản luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Hôm thứ Năm, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng bình luận với Tọa đàm của BBC về khoảng cách giữa chính sách, luật pháp và thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam. Từ Đồng Tháp, nơi ông đang chuẩn bị theo dõi vụ xét xử với bà Bùi Thị Minh Hằng và một số nhà hoạt động nhân quyền khác, Kỹ sư Lân Thắng nói: "Mọi điều luật cũng chỉ nằm trên giấy, điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta phải biết quyền của mình, bảo vệ quyền của mình và cùng hợp tác với những người khác để có thể giữ được quyền của mình không bị ai xâm phạm. Đấy mới là điều quan trọng. "Chứ còn bất cứ điều luật, bất cứ điều hay rồi bất cứ tuyên bố của các chính trị gia như thế nào đều vô nghĩa hết, nếu như những người nhỏ bé trong xã hội cũng như những người ở một địa vị cao, họ bị vi phạm nhân quyền thì đấy là điều không thể chấp nhận được." 'Bắt bớ bloggers' Bộ công an Việt Nam mới đây cập nhật về vụ bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập (tức blogger Bọ Lập - Quê Choa) với một thông báo trên trang tin của Bộ này nói ông Lập đã 'xin được khoan hồng' và cam kết 'từ nay chỉ viết về văn học, nghệ thuật', thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung từ Sài Gòn bình luận: "Tôi không rõ thực hư như thế nào, nhưng dù có chuyện gì xảy ra, tôi lúc nào cũng yêu mến nhà văn Nguyễn Quang Lập. "Và tôi biết rằng mỗi người có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, cho nên tùy thuộc hoàn cảnh đó mà chúng ta sẽ chọn một cách hành xử khi trong hoàn cảnh như vậy. "Bản thân tôi lúc nào cũng ủng hộ nhà văn Nguyễn Quang Lập và bản thân tôi cũng có mối quan hệ tình bạn với nhà văn Nguyễn Quang Lập," thạc sỹ Trung nói với Tọa đàm. Trong vòng một tuần, từ ngày 29/11 tới ngày 6/12, hai blogger được nhiều người biết tới là ông Hồng Lê Thọ (chủ blog Người Lót Gạch) và ông Nguyễn Quang Lập đã bị công an bắt giữ mà có ý kiến cho là lý do bắt "tạm giữ hình sự" có thể đều liên quan tới điều 258 của Bộ luật Hình sự. Kỹ sư Lân Thắng bình luận với Tọa đàm: "Tôi nghĩ rằng giới blogger trong cả nước rất là quan tâm tới hai bloggers này. Và tôi nghĩ việc bắt họ cho đến giờ này, tôi nghĩ có lẽ là một đòn thăm dò đối với giới hoạt động. "Đồng thời cũng có sự tranh đấu, sự tranh giành nào đó trước kỳ Đại hội Đảng và đấy là lý do chính để bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập." 'Hành xử lạ lùng' Các vụ bắt hai bloggers diễn ra chỉ trong vòng một tuần trước ngày nhân quyền Liên hiệp quốc năm nay, ngày mà hôm thứ Tư, 10/12/2014, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh thông điệp "Nhân quyền 365" được hiểu là quanh năm 365 ngày, ngày nào cũng là ngày của quyền con người, ngày để 'lên tiếng.' Bình luận về các vụ bắt giữ tại thời điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát xã hội Việt Nam từ Hà Nội nói với Tọa đàm: "Tôi cũng ngạc nhiên về một sự hành xử hết sức lạ lùng của chính quyền Việt Nam, bắt Giáo sư Lê Hồng Thọ trước, rồi cách ngày Nhân quyền Quốc tế có 3-4 ngày, thì bắt một nhà văn rất nổi tiếng, một blogger rất có tiếng ở Việt Nam. "Anh Nguyễn Quang Lập có hàng trăm ngàn người hâm mộ và thực sự cả hai anh đều hoạt động hết sức ôn hòa và mang tính xây dựng. Nhưng người ta vẫn vu cho họ những tội hết sức vu vơ, và bắt họ tôi nghĩ là điều gì đấy mà tôi nghĩ là khó hiểu. Và người ta khó mà đánh giá, lý giải tại sao họ lại làm những việc mà nhiều người cho rằng là rất ngớ ngẩn và ngu ngốc như vậy. Nguyên nhân của nó là gì không cai có thể biết rõ được, nhưng chỉ có thể nêu ra những giả thuyết để tìm cách lý giải mà thôi. "Trong mọi trường hợp, đấy là một sự vi phạm nhân quyền hết sức trắng trợn của nhà cầm quyền và rất đặc biệt là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc, sau khi Việt Nam đã vượt qua cuộc sát hạch UPR (kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền), tháng Hai và tháng Sáu năm nay. "Và trước ngày Nhân quyền Quốc tế có vài ngày, mà họ làm những việc như thế thì gây ra sự phẫn nộ hết sức là lớn ở trong nước Việt Nam và các trí thức, các nhà văn, cũng như những người yêu mến anh Lập đã vừa mới có một đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả ngay tự do lại cho anh Nguyễn Quang Lập cũng như trả tự do cho Giáo sư Lê Hồng Thọ, thả ngay anh Trương Duy Nhất, anh Nguyễn Hữu Vinh và những người khác. "Tôi nghĩ rằng đấy là một diễn biến rất là buồn về nhân quyền ở Việt Nam trong những ngày mà cả thế giới kỷ niệm về nhân quyền," Tiến sỹ Quang A nói với Tọa đàm. 'Không thể đảo ngược' VN đã chấp nhận gần 80% các khuyến nghị về nhân quyền tại phiên kiểm định 2014 ở Geneva. Hôm thứ Năm, Thạc sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung, người từng bị kết án 7 năm tù vì tội 'hoạt động chống phá chính quyền' trong vụ án với Luật sư Lê Công Định và kỹ sư, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức và những người khác, bình luận với Tọa đàm của BBC về xu hướng nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam. Nhắc lại lời được cho là của chính Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Tiến Trung nói: "Ông nói nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người, Việt Nam không phải ngoại lệ. Và như vậy trong Hiến pháp, pháp luật và chính sách đều nêu rõ dân chủ và nhân quyền vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. "Như vậy chứng tỏ phía những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rõ vấn đề là phát triển nhân quyền tốt cho sự phát triển của đất nước, là bởi vì từng cá nhân khi bảo đảm các quyền của mình thì có cơ hội để phát triển toàn diện, để tối đa hóa tiềm năng của chúng mình. "Khi từng cá nhân được tối đa hóa tiềm năng của chính mình và phát triển toàn diện thì khi đó đất nước mới phát triển toàn diện được. Tuy nhiên, trong bất kỳ quốc gia dân chủ nào đều có luật pháp và chuẩn mực. "Thì luật pháp đó phải do Quốc hội do toàn dân bầu ra, có nhiều nhóm khác nhau để trong Quốc hội để ban hành đạo luật nó phải công bằng, phải chuẩn mực, như vậy mới bảo đảm được nhân quyền, chứ không thể nào ngụy biện như giới báo chí trong nước (nói) là 'nhân quyền hay tự do quá chớn sẽ gây hại, thì cái đó hoàn toàn không phải. "Bởi khi đó còn có vấn đề pháp luật bảo vệ nhân quyền và bảo vệ quyền của người này sẽ không xâm phạm quyền của người khác. Nhưng vấn đề là pháp luật ở Việt Nam do một đảng làm ra nên nó sẽ bảo đảm quyền của cái đảng đó thôi," thạc sỹ Tiến Trung nói với Tọa đàm. 'Thông điệp hy vọng' Hôm thứ Năm, Tiến sỹ Jonathan London, nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị từ Đại học Thành thị Hong Kong nêu quan điểm tại Tọa đàm đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Ông nói: "Tiến bộ đối với nhân quyền vẫn còn quá chậm so với những gì mà chúng ta mong muốn, nhưng việc chúng ta đang có những thảo luận công khai như thế này, việc có những bloggers như Nguyễn Quang A, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hoàng Vy v.v... thì người ta đang tiếp tục cho một quá trình mà có những tiến bộ quan trọng về nhân quyền. "Và tôi hy vọng trong thời gian tới, có thể là (nhiều) tháng, (nhiều) năm, hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam, mỗi người đều nỗ lực hơn nữa, để có một Việt Nam (mà) quyền con người sẽ (đạt) được, đó là một thông điệp tôi gửi tới những người Việt Nam. Về vị trí của nhân quyền trong quan hệ Mỹ - Việt, nhà nghiên cứu người Mỹ đang giảng dạy tại Hong Kong nói: "Tôi nghĩ rằng nhân quyền ở Việt Nam rất quan trọng đối với quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, chưa rõ làm sao gần đây có những người bloggers bị bắt, nhưng tôi hy vọng những người ở Việt Nam, đặc biệt những lãnh đạo muốn thực sự có một quan hệ với Mỹ, "Thì dù Mỹ, cũng có những vấn đề về nhân quyền, chẳng hạn hành động của CIA..., nhưng nhiều người ở Mỹ muốn... đặc biệt giới lãnh đạo ở Việt Nam, có thể có một sự dũng cảm, để có bước đi quyết định, cho phép tình trạng nhân quyền ở Việt Nam có tiến bộ, "Và nếu thế, tôi nghĩ là quan hệ giữa hai nước Mỹ - Việt sẽ tiến bộ rất nhanh, thì đó sẽ mang lợi cho cả hai nước," Tiến sỹ Jonathan London nói với BBC. |
Căn cứ vào những lời tuyên bố của chính quyền Mỹ sau khi George W. Bush tái đắc cử tổng thống, chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong nhiệm kỳ hai của ông có thể tóm tắt trong ba đặc tính. | Quan hệ Việt Mỹ trong năm 2005 | Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục có một ưu tiên thấp so với ba “mục tiêu lớn” (great goals) mà chính quyền Bush muốn đạt được trong lãnh vực đối ngoại trong nhiệm kỳ hai. Ba mục tiêu lớn đó được Tổng Thống Bush nêu ra trong bài diễn văn đọc tại Halifax, Nova Scotia, Canada ngày 1/12/2004. Đó là: xây dựng các định chế đa quốc và đa phương hữu hiệu và hổ trợ các hành động đa phương hữu hiệu, chống khủng bố, và cổ võ dân chủ. Thứ hai, những điểm nóng mà chính quyền Bush phải đối phó hiện nay, ngoài vấn đề Iraq, là: chống khủng bố, ngăn chặn khả năng chế tạo võ khí nguyên tử của Iran, đối phó với hiểm nguy võ khí nguyên tử trong tay Bắc Hàn, và giải quyết xung đột Do Thái-Palestine. Việt Nam không phải là một điểm nóng, nên người ta không chờ đợi một thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam. Những thay đổi lớn hay những bước đột phá, nếu có, tùy thuộc vào phía các nhà cầm quyền ở Hà Nội. Thứ ba, mối bang giao Mỹ-Việt trong những ngày tháng tới, nói chung, sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực. Tích cực trên căn bản nối tiếp các thành quả đạt được cuối năm ngoái với cuộc viếng thăm của một phái đoàn thương mại hùng hậu dưới sự hướng dẫn của Phó Thủ Tướng Việt Nam,Vũ Khoan. Liền sau đó là chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam, Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm Văn Trà, đẩy quan hệ Mỹ-Việt lên một cấp cao hơn, kể cả việc bình thường hóa quan hệ quốc phòng. Hai giới chức Việt Nam cao cấp này đều tuyên bố rằng mục đích của họ là thảo luận với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nhằm “đặt nền móng cho một mối quan hệ bền vững” giữa Việt Nam và Mỹ trên căn bản tương kính và lưỡng lợi. Các nhân tố tác động đến chính sách Vì Việt Nam không phải là ưu tiên lớn để Mỹ phải có một sách lược ngoại giao được phối hợp ở mức độ cao nhất, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam là chính sách cục bộ, bị ảnh hưởng bởi quyền lợi, sự vận động, và tác động hỗ tương giữa các cơ quan chính quyền, các tổ chức tư nhân và các nhóm quyền lợi tại Mỹ. Thông thường, bộ Ngoại giao muốn quan hệ hai nước càng ngày càng cải thiện về mọi phương diện trong khi phải tìm cách dung hòa giữa đòi hỏi về nhân quyền, quyền lợi thương mại và nhu cầu chiến lược của Mỹ. Bộ Quốc phòng phải tiếp tục xúc tiến chương trình tìm kiếm xác người Mỹ mất tích, giúp gỡ bom mìn chưa nổ ở Việt Nam, đồng thời thăm dò triển vọng gia tăng hợp tác quân sự giữa hai nước. Bộ Thương mại muốn gia tăng trao đồi mậu dịch giữa hai nước cùng một lúc phải dung hòa giữa quyền lợi của nhà đầu tư và doanh nhân Mỹ buôn bán với Việt Nam với quyền lợi của các nhà sản xuất Mỹ bị thiệt hại vì phải cạnh tranh với hàng nhập cảng từ Việt Nam. Tổ chức gia đình tù binh và quân nhân mất tích, Human Rights Watch, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Phòng Thưong Mại Hoa Kỳ ở Việt Nam, Ủy Ban Thương Mại Mỹ-Việt, Tổng Liên Đoàn Lao Động, cộng đồng người Mỹ gốc Việt, v.v…, mỗi nhóm, mỗi tổ chức theo đuổi việc thực hiện mục tiêu riêng của mình qua mối bang giao giữa hai nước. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, như vậy, không được cấu thành một cách tập trung mà được cấu thành theo mô thức khuếch tán. Muốn ảnh hưởng hữu hiệu đến chính sách của Mỹ, Việt Nam phải tìm hiểu và hoạch định chính sách thích hợp cho mỗi loại tác nhân kể trên. Nói chung, chính sách của chính quyền Bush thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ kinh tế -thương mại giữa hai nước. Đây là một chính quyền chủ trương tư do mậu dịch nên không thích đặt ra những rào cản thương mại, nếu có thể tránh được. Trước áp lực của giới sản xuất tôm trong nước, quyệt định đánh thuế phạt tôm xuất cảng từ Việt Nam ở một mức rất thấp, thấp hơn nhiều so với thuế phạt đánh trên ngư sản của Trung Quốc cho thấy chính quyền Bush rất nhẹ tay với Việt Nam và không muốn những bất đồng cục bộ gây trở ngại cho việc phát triển thương mại giữa hai nước. Mỹ cũng muốn giúp và đã hứa giúp Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dich Thế Giới (WTO). Tuy nhiên, chính quyền Bush sẽ gắt gao hơn trong việc đòi hỏi Việt Nam phải thi hành một số biện pháp cụ thể trước khi ký thỏa thuận cho Việt Nam gia nhập WTO, vì kinh nghiệm điều đình với Trung Quốc trước kia cho thấy việc căn cứ vào lời hứa thay vì những hành động cụ thể trước khi ký thỏa thuận chỉ đưa đến thất vọng. Ưu tiên của tân đại sứ tại Hà Nội Đại sứ Michael Marines, người có nhiệm vụ thi hành chính sách Mỹ tại Việt Nam, liệt kê ba ưu tiên hoạt động của ông: 1) thực hiện hiệu quả chương trình hỗ trợ Việt Nam phòng HIV/AIDS trong khuôn khổ “Kế hoạch khẩn cấp phòng chống AIDS”; 2) xem xét các khoản viện trợ phát triển của Hoa Kỳ cho Việt Nam có đạt tới hiệu quả cao nhất hay không; và 3) tập trung vào một vài lĩnh vực mà thời gian qua chưa phát triển như cả hai bên cùng mong đợi, ví dụ như hợp tác trong lĩnh vực hành pháp, phòng chống ma túy và quân sự. Qua ưu tiên 1 và 2, ông Marines muốn chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho triển vọng gia tăng viện trợ kinh tế và kỹ thuật của Mỹ cho Việt Nam, ngoài các khoản viện trợ nhân đạo. Nói khác đi, trong nhiệm kỳ hai của chính quyền Bush, người ta có thể thấy một sự thay đổi về bản chất và số lượng của viện trợ Mỹ cho Việt Nam. Chính quyền Bush cũng sẵn sàng tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước, bắt đầu bằng việc tăng số lượng trao đổi các phái đoàn quân sự, viện trợ huấn luyện cho Việt Nam qua chương trình Huấn luyện và Giáo Dục Quân sự Quốc Tế (IMET), một chương trình mà Trung Quốc không được hưởng. Tuy nhiên, chương trình nào cũng có những điều kiện luật định của nó, và cơ quan hành chính Mỹ có khuynh hướng áp dụng một cách máy móc những điều kiện này. Vì Việt Nam không phải là một ưu tiên chiến lược của Mỹ, mức độ phát triển quan hệ quốc phòng giữa hai nước tùy thuộc vào Việt Nam nhiều hơn là Mỹ. Ngoài ra, để thắt chặt mối quan hệ tổng quát giữa hai nước, phía Mỹ cũng như Việt Nam đang có kế hoạch chuẩn bị cho cuộc viếng thăm nước Mỹ trong năm tới của Thủ tướng Việt Nam, và cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Bush năm 2006 khi hội nghị thượng đỉnh Á Châu Thái Bình Dương (APEC) nhóm họp ở Hà Nội. Trả công cử tri Tuy nhiên, bất đồng giữa hai nước về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam sẽ tiếp tục là những trở lực đối với chiều hướng tích cực kể trên. Ngoài việc chính Tổng Thống Bush là người sùng tín, chính quyền Bush không thể làm ngơ trước áp lực của các tổ chức tôn giáo đã dồn phiếu ủng hộ ông trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Các nhóm người Mỹ gốc Việt mà đa số đã ủng hộ đảng Cộng Hòa cũng sẽ tạo áp lực trên các dân biểu, nghị sĩ Mỹ mà họ góp phần bầu ra. Vì thế, nếu tình trạng nhân quyền ở Việt Nam cứ tiếp tục như ngày nay và Việt Nam không thu hút được sự ủng hộ tích cực của vài công ty lớn nhất nước Mỹ, luật Nhân quyền về Việt Nam sẽ lại được đưa ra trước Quốc Hội trong nhiệm kỳ tới. Việc đòi hỏi áp dụng biện pháp chế tài, kể cả chế tài kinh tế, để thi hành quyết định coi Việt Nam như là một “quốc gia đáng quan ngại” sẽ được đặt ra với một quốc hội và chính quyền chịu ảnh hưởng nhiều hơn của các tổ chức tôn giáo. Trong bối cảnh ấy, phạm vi và mức độ phát triển của mối bang giao Việt-Mỹ sẽ tùy thuộc nhiều hơn vào Hà Nội hơn là Hoa Thịnh Đốn. ........................................................................................... An NamGởi bạn Chế Trung Hiếu, Nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ và tất cả các nhân dân trên thế giới đều là bạn của nhau, điều đó không có gì phải bàn cãi. Chỉ có chính phủ Việt Nam và chính phủ Mỹ có làm bạn với nhau hay không lại là một chuyện khác. Vì nó phụ thuộc vào đường lối và mục đích của sự quan hệ song phương tại từng thời điểm. Còn Chính phủ Mỹ đương nhiên làm bạn của nhân dân Việt Nam với bằng chứng sống động nhất là nhân dân Việt Nam đi chạy trốn Cộng Sản đã được chính phủ Mỹ dang tay cưu mang và đón vớt. Một thế hệ người Việt sống và thành đạt trên nước Mỹ là một ví dụ điển hình nhất về mối quan hệ đó. Trong chiến lược lớn của Chính phủ Mỹ không hề có Việt Nam. Nhưng ngược lại trong chiến lược của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay không thể thiếu sự ủng hộ của kẻ cự thù Mỹ. Thủ tướng Khải đang chuẩn bị sang nước của kẻ cựu thù để xin sự ủng hộ và xin tiền viện trợ đó, thưa bạn. Tiền Viện trợ là chính tiền thuế của nhân dân Mỹ trong đó có những người Việt Nam đã chạy trốn Cộng Sản trước kia. Nhà cầm quyền sẵng sàng xin tiền của bất cứ ai, không phân biệt để có thể tồn tại. Ngày nay Mỹ lại là sự đánh bóng tốt đẹp nhất cho Đảng Cộng Sản và những khẩu hiệu chống Mỹ chỉ là sự ru ngủ cho những người trót theo họ chống Mỹ không cảm thấy bị phản bội một cách phũ phàng. Khẩu hiệu đang dùng để bang giao với Mỹ có Mỹ từ “Khép lại quá khứ, tiến tới tương lai”. Mục đích cuối cùng là sự tồn tại của Đảng Cộng Sản bằng mọi giá kể cả xin tiền và xin chơi với kẻ cựu thù. Thật đáng sợ. Chế Trung HiếuMỹ không có ưu tiên gì với kẻ cựu thù cũ của Mỹ là Nhân dân và Nhà nước Việt nam. Mỹ lúc nào cũng tìm cách cô lập Vn, nếu có cơ hội Mỹ sẽ tìm cớ tái xâm lược Việt nam. Vết thương trong cuộc chiến bại những năm 70, Nhà trắng hiếu chiếu chẳng ngán Việt Nam. |
Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng, tác động toàn diện tới các mặt kinh tế và xã hội. | Covid-19 lan rộng: Việt Nam 'chưa điều chỉnh' tăng trưởng kinh tế | Hà Nội Tuy nhiên, cho đến ngày 26/3/2020 theo Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý chưa xem xét việc đề xuất việc điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trong đó có tăng trưởng GDP. ‘Bước vào giai đoạn mới’ Theo các số liệu của Bộ Y tế Việt Nam tính đến 30/3/2020 có tổng số ca nhiễm Covid-19 là 194 ca. Trong đó có 36 bệnh nhân dương tính được chữa khỏi và chưa có tử vong. Virus corona: Bệnh viện Bạch Mai thành ổ dịch, lỗi tại ai? Covid-19: Tác dụng, tác hại của MXH thời dịch bệnh Những gì chúng ta vẫn chưa biết về virus corona Trong khi Trung Quốc công bố một số ngày không có ca nhiễm mới từ trong nước, thì bệnh dịch này tăng nhanh và mức độ nghiêm trọng lây lan trên toàn thế giới, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ. Mỗi nước có cách phòng chống khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện thể chế, kinh tế và xã hội. Khác với một số quốc gia về cách chống dịch ở Châu Á, như Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc hay Ấn Độ ‘phong toả’ cả nước trong 21 ngày tính từ 26/3… Việt Nam dường như tránh ‘cực đoan’ kiểu Trung Quốc, khi cách ly cả tỉnh Hồ Bắc, trong đó có thành phố Vũ Hán, với 60 triệu dân, nhưng cũng ‘quyết liệt’ như ‘chống giặc’ khi huy động cả ‘hệ thống chính trị’ và toàn dân phòng chống dịch Covid-19. Những ngày cuối tháng 3/2020 tình hình dịch bệnh ở Việt Nam bước vào giai đoạn nguy hiểm, khi đánh giá nguy cơ lây lan từ ổ dịch ‘Bệnh viện Bạch Mai’ khi có các bác sĩ, hộ lý và bệnh nhân bị dương tính với Covid-19 và số người nước ngoài và việt kiều trở về nước từ vùng dịch. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị yêu cầu các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng cần đóng cửa toàn bộ các hoạt động dịch vụ như mát xa, caraokê, nhà hàng ăn uống, dừng các nghi lễ tôn giáo… đến giữa tháng 4/2020, trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm và các cơ sở khám chữa bệnh, cấm tụ tập trên 10 người được khuyến cáo đến mọi tổ chức, công sở, trường học, công dân… Chung cư ở Hà Nội ‘Chưa điều chỉnh tăng GDP’ Đại dịch Covid-19 tác động toàn diện và nặng nề đến tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam. Từ giai đoạn khởi phát từ Trung Quốc đến lan rộng ở châu Âu và Mỹ như hiện nay các dự báo đánh giá về tăng trưởng luôn thay đổi theo hướng xấu hơn. Các tổ chức thế giới như IMF, ADB và các chuyên gia cho rằng kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái kinh tế tồi tệ hơn cuộc khủng khoảng tài chính 2008-2009. Ngân hàng trung ương và chính phủ các nước, đặc biệt các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, đưa ra ‘các gói cứu trợ khủng’, thậm chí sử dụng các biện pháp ‘ trực thăng’ rải tiền như Mỹ , trong đó mỗi người dân có thể được nhận đến USD 1.200... Ngay từ cuối tháng 1/2020 ở giai đoạn đầu phòng chống dịch, các cơ quan chức năng của Chính phủ, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã dự báo sự tác động của bệnh dịch này tới tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2020 với ‘kịch bản’ giảm thấp nhất là 0,5% và cao nhất là 0,9%. Tuy nhiên, các phương án này có vẻ khá ‘lạc quan’ so với những đánh giá gần đây nhất về sự tác động nghiêm trọng đến kinh tế xã hội Việt Nam. Đồng thời với việc tích cực phòng chống dịch Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Từ đầu tháng 3/2020 Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Trong đó nêu bảy nhóm giải pháp, bao gồm: Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử; Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh… Trên cơ sở chỉ thị này, các bộ, ngành, địa phương đề xuất và thực thi các chính sách cụ thể… Đây được cho là động thái phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và phương pháp điều hành kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Ngoài ra, ngày 26/3/2020 theo Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý chưa xem xét việc đề xuất việc điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trong đó có tăng trưởng GDP. Covid-19 đang gây lo lắng ở Việt Nam ‘Tăng’ tính chính danh chế độ Tăng trưởng kinh tế phản ánh tính chính danh của chế độ đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, bởi vậy chỉ tiêu này được coi là ‘sức ép’ đối với chính phủ và chính quyền địa phương. Hơn thế, phương thức điều hành nền kinh tế cũng dựa trên nguyên tắc lãnh đạo tập thể. Hàng năm,12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có tỷ lệ tăng GDP, được coi là ‘pháp lệnh’ khi được đảng và quốc hội có nghị quyết cụ thể. Năm 2020 chỉ tiêu tăng GDP từ 6,8 đến 7% được nêu tại kết luận số 63 của Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa 12, Nghị quyết số 85/2019 của Quốc hội thông qua. Bởi vậy Chính phủ muốn điều chỉnh phải theo những ‘quy trình điều hành’ như trên với các luận cứ ‘thuyết phục’. Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ kinh tế hướng tới duy trì mục tiêu tăng trưởng, ‘ưu tiên’ thúc đẩy từ phía cung. Một gói cứu trợ 285 nghìn tỷ đồng và chính sách tiền tệ chưa đủ lớn đối với tình hình suy giảm kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, Chính phủ đang tìm giải pháp thúc đẩy đầu tư công. Một trong những giải pháp ‘cấp bách’ là đề nghị Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng cộng sản, chuyển đổi một số dự án từ hình thức hợp tác công tư (PPP) sang đầu tư công, như các dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông (8 dự án) và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ… Trong đó có lưu ý các biện pháp cụ thể và chế tài mạnh mẽ trong triển khai thực hiện để chống tham nhũng, lãng phí và nâng cao hiệu quả… Tuy nhiên, theo tôi, mặc dù có nhiều khó khăn về thu ngân sách song Chính phủ cần tập trung nguồn lực nhiều hơn để hỗ trợ cho công nhân đang và sẽ nguy cơ mất việc trong các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu như may mặc, da giày, đồ gỗ… cũng như người lao động trong khu vực phi kết cấu, người nghèo và yếu thế… Và đặc biệt tránh sa vào ‘bệnh thành tích’. Đại dịch Covid-19 chưa biết khi nào chấm dứt, tác động của nó có thể còn lâu dài và nặng nề tới kinh tế - xã hội, trong những tình huống cấp bách những giải pháp chính sách xã hội có thể ‘làm tăng’ tính chính danh của chế độ. Bởi vậy, khi cân đối nguồn lực giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, theo hướng ưu tiên hơn cho ổn định cuộc sống người dân, thì Chính phủ có thể đưa ra các kịch bản giảm chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2020. Tốc độ tăng trưởng chắc chắn không đạt mục tiêu, tuy nhiên các phương án đưa ra khiến Chính phủ có thể chủ động hơn, ít nhất trong phân bố nguồn lực, và thúc đẩy các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế ngay từ lúc này. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam. |
Chính quyền Việt Nam hiện đang bất lực nhìn khoảng cách giữa giá vàng Việt Nam và thế giới tăng cao, có lúc lên tới gần bảy triệu đồng (khoảng 330 đôla) trong thời gian vừa qua, theo các chuyên gia. | Chính quyền lúng túng khi dân gom vàng | Việt Nam tạm thời từ bỏ mục tiêu ổn định giá vàng Đề cập tới chuyện giá vàng vẫn tăng bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước bán đấu giá tới 12 tấn vàng trong khoảng một tháng qua, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: "Ông ấy [Thống đốc Nguyễn Văn Bình] nói rằng là ổn định thị trường vàng nhưng không ổn định giá. Thế thì ổn định thị trường mà lại không ổn định giá thì...ổn định thị trường kiểu gì. "Thứ hai nữa là ông ấy tổ chức đấu thầu nhưng những điều kiện tham gia đấu thầu rất cao. Tức là phải đặt thầu từ 40-100 lượng vàng, tương đương với 40 tỷ đồng. "Thế thì phần lớn chỉ có các ngân hàng thương mại mới có thể tham gia." Tuy nhiên Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam Nguyễn Thành Long nói với BBC Ngân hàng Nhà nước đang có mục tiêu khác với bình ổn giá: "Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là muốn hỗ trợ các ngân hàng thương mại đóng trạng thái ở nước ngoài và có vàng trả lại cho người dân thì mình cũng không nên đòi hỏi kéo giá lại gần giá thế giới vì cùng một lúc không thể làm nhiều việc được. "Còn về ý định của nhà nước thì cũng tốt thôi, cũng muốn làm sao để vàng không thể lũng đoạn chính sách ngoại hối được. "Nhưng về lâu về dài cũng phải có tính cách thị trường, nhà nước chỉ đứng ra để quản lý, giám sát, tổ chức thôi chứ còn thị trường vàng rất linh hoạt, giá vàng là giá thế giới quyết định [nên] cố gắng chỉ huy nó cũng rất khó. "Nên tạo điều kiện để thị trường quyết định, làm sao hình thành những sàn vàng để những doanh nghiệp đứng ra kinh doanh với nhau." Mốc 30/6 Các ngân hàng ở Việt Nam sẽ buộc phải hoàn trả vàng đã huy động từ người dân và đóng các khoản cho vay bằng vàng vào ngày 30/6. Ông Long nói người ta chỉ có thể hy vọng vào sự thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng Việt Nam và thế giới sau mốc này. Mặc dù vậy Tiến sỹ Doanh đặt câu hỏi liệu việc bán đấu giá vàng như trong 12 phiên vừa qua còn tiếp tục sau ngày 30/6 không: "Câu hỏi rất lớn là sau 30/6 có tiếp tục đấu thầu nữa không và thị trường vàng sẽ được ổn định thế nào. "Và cái gọi là thị trường ấy gồm những ai tham gia vào đấy. "Nếu mà thị trường chỉ có một bên độc quyền đấu thầu còn số người tham gia có điều kiện rất ngặt nghèo thế này thì đấy chỉ là thị trường rất là hạn hẹp đối với những người được chọn lọc mà thôi." Ông Doanh cũng chất vấn chuyện Ngân hàng Nhà nước đích thân đứng ra tổ chức đấu thầu vàng: "Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là quản lý nhà nước, ban hành luật lệ và thực hiện luật pháp chứ không phải trực tiếp đứng ra đấu thầu vàng. "Tình hình mà cứ bộ nào quản cái gì thì đấu thầu cái ấy thì tôi nghĩ rằng sẽ có hiện tượng Bộ Nông nghiệp sẽ đi đấu thầu gạo hay hồ tiêu, Bộ Xây dựng sẽ đấu thầu xi măng hay sắt thép thì tôi không hiểu quản lý nhà nước ở đây nó sẽ như thế nào." Tiến sỹ Doanh cũng nói ông "hoan nghênh" Thanh tra nhà nước đã bắt đầu thanh tra đối với hoạt động liên quan tới vàng của Ngân hàng Nhà nước và mong Thanh tra sớm công bố kết quả. 'Nhóm lợi ích' Bình luận với báo chí trong nước, Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nói Ngân hàng Nhà nước đang "học cách chơi" trong vấn đề quản lý thị trường vàng. Ông cũng cho rằng chỉ sau ngày 30/6, khi việc "tất toán trạng thái vàng" của các ngân hàng đã được thực hiện, thì thị trường vàng mới có thể ổn định. Ông Doanh đặt câu hỏi "lợi ích nhóm ở đâu và tại sao như vậy" Theo Tiến sỹ Thành, giá vàng trong nước chỉ có thể coi là bình ổn khi chênh lệch với giá thế giới khoảng một triệu đồng. Trong khi đó ông Lê Đăng Doanh cũng dẫn lại lời Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng nói hồi năm 2011 rằng chênh lệch phải được giữ ở mức 400.000 đồng và khoảng cách trên mức này báo hiệu sự "đầu cơ" vàng. Ông Doanh bình luận thêm: "Tôi không hiểu sự nhất quán trong chính sách của ông Thống đốc trong chính sách đối với vàng như thế nào, đâu là ổn định thị trường vàng, đâu là ổn định giá và tại sao lại có việc đột ngột thôi không thực hiện mục tiêu bình ổn giá nữa. "Trong khi đó các chuyên gia đều nói rằng cần thành lập một sàn vàng và tạo ra sự liên thông giữa thị trường vàng Việt Nam và thế giới để ngăn chặn đầu cơ bởi đầu cơ sẽ dẫn đến mất nhiều ngoại tệ và ngân sách nhà nước cũng không thu thuế được từ những phi vụ đó. "Câu hỏi được đặt ra là lợi ích nhóm ở đâu và tại sao như vậy. "Tôi mong là sắp tới đây tại kỳ họp quốc hội câu hỏi này sẽ được đưa ra chất vấn và có câu trả lời thích đáng." Vàng trong dân Tiến sỹ Doanh nói lượng vàng mà người dân đang giữ ở mức từ 300-400 tấn và nguồn tài sản này hiện đang không được huy động. Theo ông người dân sẽ tìm cách sử dụng vàng của họ mà nhà nước không thể kiểm soát nổi nếu không có sàn giao dịch vàng công khai. Trong khi đó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Nguyễn Thành Long nói nhu cầu vàng ở Việt Nam như "thùng không đáy". Ông giải thích thêm: "Đó là kinh nghiệm của tôi hơn 20 năm kinh doanh vàng thì thấy như vậy, đúng là một thùng không đáy. "Tức là khi giá cao hơn giá thế giới thì cũng có chuyện chảy máu vàng còn khi giá thấp cũng có chuyện tương tự. "Khi vàng giá thấp thì gần như không đủ cung ứng. Nếu bán thấp người ta mua hết. "Không biết ai mua, nhưng cầu của nó cao lắm." Ông Long nói chỉ có người dân là chịu thiệt trước các quyết định nhắm tới thị trường vàng của Việt Nam trong thời gian vừa qua, từ việc chọn SJC là thương hiệu độc quyền tới việc độc quyền nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước. "Nói thiệt hại là thiệt hại của người tiêu dùng, người dân, người sở hữu vàng những thương hiệu khác còn những ông chủ thương hiệu khác vừa qua người ta tích lũy được, người ta được lời nhiều lắm," ông Long nói. "Từ vàng của người ta chuyển sang SJC họ đã được lợi 4, 5, 6 triệu rồi." "...Tôi nghĩ người dân vẫn là người thiệt hại. "Nhà nước cũng có những ý tốt nhưng khi thực thi nó không được như ý." Vàng nhập lậu Tiến sỹ Doanh nói Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng thừa nhận từ trước khi giá vàng tăng cao như vừa qua rằng lượng vàng nhập lậu có thể ở mức từ 20-40 tấn mỗi năm. Với giá vàng như trong thời gian qua, ông Doanh nói con số này sẽ lớn hơn và Hiệp hội vàng thế giới đã có thống kê cụ thể . Hiệp hội nói chỉ riêng vàng nữ trang nhập vào Việt Nam trong hai năm 2011 và 2012 đã là hơn 25 tấn và báo Lao Động nói đây có thể là vàng nhập lậu hoàn toàn vì Việt Nam chưa cấp phép cho công ty nào nhập vàng nữ trang. Nhưng ông Long nói con số của Hiệp hội vàng thế giới "quá cao" do họ coi như vàng nhập vào Campuchia cũng đồng nghĩa với nhập vào Việt Nam. Mặc dù vậy ông thừa nhận rằng việc ngăn cản vàng nhập lậu là không khả thi. Trước câu hỏi khi nào lượng vàng trong dân có thể được huy động vào nền kinh tế, ông Long nói: "Nếu kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán phát triển thì người ta cũng sẽ chia tài sản vào thị trường chứng khoán và tiết kiệm gửi vào ngân hàng. "Nếu tiền đồng mất giá và thị trường chứng khoán liên tục rớt giá thì người ta sẽ tìm nơi trú ẩn an toàn là vàng." |
Tổng thống lâm thời tự xưng của Venezuela Juan Guaidó nói gia đình ông đã bị đe dọa, trong bối cảnh đất nước tiếp tục bị khủng hoảng chính trị. | Venezuela: 'Tổng thống lâm thời' Guaidó nói vợ 'bị đe dọa' | Lãnh tụ đối lập tự nhận là Tổng thống lâm thời Venezuela, ông Juan Guaidó, muốn cải tổ triệt để đất nước cung như củng cố khẩn cấp kinh tế và các dịch vụ công. Trong một bài phát biểu tại Đại học Trung tâm Venezuela (VCU), ông nói cảnh sát đã đến tư gia của ông để tìm vợ ông. Ông Guaidó tuyên bố mình là tổng thống trong tháng này và ngay lập tức được Mỹ và một số quốc gia châu Mỹ Latinh công nhận. Venezuela: Tại sao một số nước ủng hộ Maduro? Phe đối lập Venezuela 'gặp gỡ quân đội' Venezuela: Tại sao một số nước ủng hộ Maduro? Tòa Venezuela cấm Juan Guaido ra nước ngoài Trong một bài phát biểu tại Đại học Trung tâm Venezuela (VCU), ông nói cảnh sát đã đến tư gia của ông để tìm vợ ông. Ông Guaidó tuyên bố mình là tổng thống lâm thời trong tháng này và ngay lập tức được Mỹ và một số quốc gia châu Mỹ Latinh công nhận. Nga, Trung Quốc và Mexico ủng hộ Tổng thống Nicolás Maduro. Hậu thuẫn quân sự được coi là rất quan trọng đối với việc bám giữ quyền lực của ông Maduro. Nhưng ông Guaidó nói rằng ông đã có các cuộc họp bí mật với quân đội để giành được sự ủng hộ trong việc lật đổ ông Maduro. Các cuộc biểu tình đã được tổ chức trên khắp đất nước kể từ khi ông Maduro bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào ngày 10/01/2019. Ông Maduro được bầu vào năm ngoái trong một cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi, trong đó nhiều ứng cử viên phe đối lập đã bị cấm tranh cử hoặc bị bỏ tù. Khoảng ba triệu người đã chạy trốn khỏi Venezuela trong bối cảnh kinh tế cấp bách. 'Một kế hoạch cho tất cả' Ông Juan Guaidó cho biết vợ ông đã bị các lực lượng đặc biệt đến nhà riêng tìm kiếm. Ông Guaidó cho biết: "Ngay lúc này, các lực lượng đặc biệt đã ở nhà tôi tìm Fabiana," nhà lãnh đạo phe đối lập nói trong bài phát biểu tại trường đại học. TQ lo ngại tiền đầu tư vào Venezuela thời Maduro Venezuela rồi sẽ ra sao với hai tổng thống? Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN? "Chế độ độc tài nghĩ rằng họ sẽ làm chúng tôi sợ hãi. Tôi đã nhận được thông tin này trước khi tôi đến đây. Nhưng tôi đã không bắt đầu với điều đó. Tôi bắt đầu với một kế hoạch cho tất cả người Venezuela." Hướng trực tiếp tới lực lượng an ninh, ông Guaidó nói: "Tôi sẽ buộc các vị chịu trách nhiệm về bất kỳ sự đe dọa nào với con tôi, đứa bé mới 20 tháng tuổi." Tổng thống tự xưng nói trong một sự kiện phác thảo tầm nhìn khoáng đại của ông cho định hướng tương lai của đất nước. Ông Guaidó kêu gọi "tái lập các dịch vụ công", các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ và hỗ trợ cho "các lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất" của nền kinh tế. "Chúng tôi muốn một đứa trẻ được sinh ra ở bất kỳ nơi nào ở Venezuela đều có khát vọng ngang bằng, hoặc nhiều hơn bất kỳ đứa trẻ nào sống ở Madrid, Barcelona hoặc Bogota hoặc bất kỳ nơi nào khác trên thế giới", ông nói. Ông kêu gọi người dân Venezuela tập hợp lại vào thứ Bảy 02/2 như một phần của các cuộc biểu tình mới để yêu cầu "hỗ trợ nhân đạo". Ông Guaidó trước đó cho biết ông đã có "các cuộc họp bí mật với các thành viên của lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh". Ông không nói đã nói chuyện với ai. Đại diện quân sự hàng đầu của Venezuela tại Hoa Kỳ, Đại tá Jose Luis Silva, đã đào thoát - nhưng các nhân vật quân sự cấp cao ở Venezuela ủng hộ ông Maduro. Là người đứng đầu Quốc hội Venezuela, ông Guaidó nói rằng hiến pháp cho phép ông nắm quyền lực tạm thời khi tổng thống được coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên Tòa án tối cao Venezuela đã cấm nhà lãnh đạo này của phe đối lập rời khỏi đất nước và đóng băng các tài khoản ngân hàng của ông. 'Sẵn sàng đàm phán' Ông Nicolas Maduro nói ông sẵn sàng đối thoại với phe đối lập Ông Maduro nói với hãng thông tấn Nga RIA rằng ông đã sẵn sàng đàm phán với phe đối lập "vì lợi ích của Venezuela" nhưng sẽ không chấp nhận tối hậu thư hoặc tống tiền. Ông nhấn mạnh rằng ông có sự hậu thuẫn của quân đội, cáo buộc những kẻ đào ngũ đã lập âm mưu đảo chính. Nhiều sĩ quan giữ chức vụ như bộ trưởng hoặc các vị trí có ảnh hưởng khác trong chính quyền, nội các Maduro hiện nay. Hôm thứ Năm, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu, trong một nghị quyết không ràng buộc, công nhận ông Guaidó là tổng thống lâm thời cho đến khi cuộc bầu cử mới có thể được triệu tập. Quốc hội không có quyền hạn về chính sách đối ngoại nhưng kêu gọi Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên của mình tuân theo. 'Càng sớm càng tốt' Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Federica Mogherini, nói Liên Minh châu Âu đã đồng ý thành lập một nhóm liên lạc với các quốc gia Mỹ Latinh nhằm giải quyết khủng hoảng, nhưng đặt ra thời hạn 90 ngày để tìm một giải pháp chính trị. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên Twitter vào hôm thứ Tư rằng ông đã nói chuyện với ông Guaidó và ủng hộ "tuyên bố lịch sử của Tổng thống," và ông Trump viết trong một thông điệp trên Twitter hôm thứ hai rằng "cuộc chiến giành tự do đã bắt đầu!" Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton cũng đã viết thông điệp trên Twitter và có lời khuyên cho ông Maduro: Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton chia sẻ lập trường của Tổng thống Trump yêu cầu ông Maduro rời bỏ chức vụ Tổng thống. "Tôi chúc Nicolas Maduro và các cố vấn hàng đầu của ông nghỉ hưu lâu dài, yên tĩnh, sống trên một bãi biển đẹp ở một nơi nào đó xa Venezuela. Họ nên tận dụng sự ân xá của Tổng thống Guaido, và ra đi. Càng sớm càng tốt." Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt dự kiến sẽ thúc giục các quốc gia EU áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chủ chốt trong chính phủ của ông Maduro hôm thứ Năm, sau khi cũng nói chuyện với ông Guaidó vào thứ Tư. Bên trong Venezuela, có các tin tức nói các nhà báo quốc tế đang bị giam giữ. Hãng thông tấn Tây Ban Nha EFE cho biết ba trong số các nhà báo của họ đang bị trục xuất đến Colombia. Hai nhà báo người Pháp, làm việc cho một chương trình truyền hình có tên gọi "Quotidien", cũng đã bị bắt giữ. Hai người khác, từ Chile, đã bị trục xuất. |
Năm nay Việt Nam ăn Tết ra sao? Hãng tin AFP viết bài kể về hoàn cảnh khó khăn của một phụ nữ bán hàng rong, khi cả con trai và con dâu bị nghỉ việc, do hãng xưởng ngưng sản xuất. | Lao động nghèo đón Tết ra sao? | Báo điện tử Vietnam Net tới thăm chợ người ở đầu cầu Mai Động, khi công việc khan hiếm trong năm đã khiến cho dân ‘cửu vạn’ ngạc nhiên. Một số người tính đi ăn xin để có đủ tiền tàu xe về quê. Còn Vnexpress.net chụp bộ ảnh miêu tả người Hà Nội tranh nhau mua giò chả, bánh chưng tại một cửa hàng phố Hàng Bông. Tờ báo điện tử cũng đưa tin về chợ hoa Tết tại đường Nguyễn Huệ ở tp Hồ Chí Minh. AFP kể về Tết ở Hà Nội Ngồi gọn trên hè phố đông người qua lại ở Hà Nội là một phụ nữ bán hàng rong. Bà Lan, 43 tuổi, có ba người con. Trông bà khá tiều tụy. Gánh hàng của bà bán hạt dẻ và lạc luộc. Nói chuyện với phái viên AFP, bà Lan kể lại: “Con dâu của tôi vừa mất việc tại xưởng may ở tp Hồ Chí Minh. Đứa con trai nói ăn Tết xong nó không vào lại trong đó, vì công việc dạo này ít, lương trả thấp, không đủ sống.” "Cuộc sống ngày thêm khó khăn vì cái gì cũng đắt.” Đường phố Hà Nội có vẻ tấp nập hơn trong những ngày cuối năm.Tết là dịp các thành viên của gia đình đoàn tụ, đi thăm mộ, tặng quà, cho tiền lì xì. Hay tới chùa để xin quẻ may mắn trong năm mới. Nhiều nút giao thông bị tắc ngẽn khi các tốp xe máy nối đuôi nhau chở đồ ăn Tết. Như thực phẩm, bia rượu, cành đào, chậu quất. Hai thứ sau là vật tượng trưng cho lộc và tài trong năm mới. Đó là trên mặt phố. Bước chân vào cửa hàng, người ta không thấy sự nhộn nhịp như hàng năm. Nguyễn Thụy Hương, chủ tiệm thời trang, than phiền doanh thu của cô giảm 30 phần trăm. Đã thế người mua còn trả giá lên xuống. Theo cô kể từ đầu năm ngoái, cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Bà Lan, người bán hàng rong, nói tuần trước, người con trai 23 tuổi của bà gia nhập đội quân tìm việc thời vụ ở chợ người. Theo bà, anh ta buộc phải làm bất cứ việc gì để có tiền. Còn con dâu bà chấp nhận ở quê coi nhà cửa, ruộng đồng. Gánh hàng rong giúp bà kiếm được khoảng 35 nghìn đồng mỗi ngày. Vietnam Net thăm chợ người Những ngày cuối năm tại chợ người đầu cầu Mai Động, theo phái viên báo điện tử Vietnam Net, dân làm thuê đã giảm đi rất nhiều. Còn khoảng 10 người nấn ná chưa chịu đi. Một số người đã bỏ về quê trước đó. Những người còn lại đi tìm việc trong hoàn cảnh công ăn việc làm đang lúc khó khăn. Người mong kiếm thêm chút tiền để mua quà cho con, người khác nói họ chỉ cần đủ tiền mua vé xe là lên đường về nhà ngay lập tức. Dù những người này chỉ mong công việc lặt vặt quanh chợ hoa Kim Ngưu, như vác hộ cành đào, bưng giùm chậu quất, công việc sao mà hiếm. Có người so sánh được ai đó chở đi chỉ để sai vặt thôi là tương đương với trúng số. Một thanh niên tên Thu tâm sự: “Thèm về nhà ăn Tết quá. Nhìn thấy người ta mua sắm nhớ nhà lắm. Cả năm có mỗi dịp này là gia đình xum họp đầy đủ. Nhưng về nhà cũng phải mua cho con gái đôi dép, cái kẹp tóc chứ chả nhẽ lại về tay không.” Đối với Thu ngay cả tiền xe cũng chưa có, làm sao có tiền để mua quà cho con. Một người tên Dũng, chỉ mong kiếm mấy chục ngàn để mua vé tàu xe. Và mấy ngày qua anh chưa có việc. Anh tâm sự: “Suốt mười năm làm việc ở đây, chưa bao giờ ít việc như năm nay”. Việc hiếm, trong khi chi phí sinh hoạt chốn đô thành gia tăng. Thì những người nghèo tìm cách cắt giảm chi phí. Thay vì ngày ăn ba bữa, giờ họ ăn hai. Và đi ngủ đường. Hai biện pháp này cũng tiết kiệm cho họ được 20 ngàn đồng mỗi ngày. Đến 29 Tết, dù kiếm được tiền hay không, tất cả mọi người đều phải về quê. Đây là tục lệ bắt buộc, vì cái Tết mang nhiều ý nghĩa đối với họ. Năm ngoái một số người kiếm được kha khá. Năm nay ai cũng nghèo hơn, đã thế việc lại hiếm. Tiền không có, có người tính đến cách đi ăn xin. Vnexpress phóng sự bánh chưng Trong hình ảnh tái hiện lại thời bao cấp, báo điện tử Vnexpress.net đăng chùm ảnh người Hà Nội xúm nhau mua bánh chưng bên ngoài một cửa tiệm giò chả ở phố Hàng Bông. Cảnh chen lấn, xô đẩy khi mua các mặt hàng khan hiếm, như đường sữa, muối, gạo, hay xảy ra dưới thời bao cấp. Kể từ khi Việt Nam đối mới, và nhất là trong năm, mười năm trở lại đây, kinh tế thị trường hầu như giải tỏa những thắt nút cổ chai trong việc sản xuất và phân phối, hàng hóa dồi dào hơn, người dân hầu như quên mất cụm từ này. Nhưng khi hàng khan hiếm, người Hà Nội nhất định không quên kỹ năng thời xa xưa, đó là không cần xếp hàng, chỉ dùng chen lấn để mua bánh chưng. Khoảng chục người, mặc áo dày để tránh giá rét mùa đông, tay cầm tiền lăm lăm, bủa vây một chiếu bánh chưng, trải ra ngay trên vỉa hè, xung quanh người xe qua lại như mắc cửi. Từng bao tải bánh chưng được kéo nhanh trên xe xuống. Dù mỗi chiếc giá 50 chục ngàn, bánh bán khá chạy. Có người phải đợi 10 phút mới ‘may mắn’ chạm được vật được coi là ‘thần kỳ’. Mọi việc ầm ĩ như ‘mổ bò’ diễn ra ngay trên hè phố. Giò chả được bán bên trong cửa hàng. Người mua đông nghịt. Lối vào, lối ra không có, mạnh ai người nấy ‘tả’, cảnh tượng hỗn độn. Có tới năm cô bán hàng mà cũng chẳng giúp được bao nhiêu. Khách hàng được một phen chen lấn, thúc huých, áp tải, gầm ghè, nhằm đạt được sớm nhất mục đích của mình. Mỗi năm chỉ có một lần, vả lại 28 Tết rồi, không mua thì lấy gì ăn.(Nhưng mà ngày thường có ai thèm giò chả đâu?) Vâng, đó là cái Tết ở Việt Nam. Bộ ảnh cho thấy cái gì cũng phải đông, vui, chen chúc nhau, thì mới gọi là Tết. Sakura Nhật bảnĐã thành tính cách DT rồi chăng,với những "vui tết" 1 cách ...khốn khổ, cố sức để có mọi thứ, no dồn đói góp, mà bỏ qua mọi thưởng ngoạn khác của những ngày "Cung chúc Tân Xuân"? TTT Miền đôngTôi phải nói rằng nhận định của bài viết sao mà thực tế với thực tại và đối lập với truyền thông VTV1 19g tối qua. Một chợ hoa vắng với nhiều hoa ế cho tới bây giờ (11h 30 tết), Những chậu mai chở về vì không nở hoa. Ngoài chợ, bao người thang vãn còn các đại gia thì vẫn đăng ký hết cả tua du lịch. Sự phân hóa giàu và nghèo lộ rõ trong mùa xuân con trâu nầy. Chúng tôi cần những bài phóng sự thật tế với cuộc sống, không cần những tô hồng lừa dối như truyền thông Việt Nam. |
Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói Việt Nam là "một đối tác quan trọng" và mong muốn liên minh chặt chẽ hơn với Hà Nội, dù biết Việt Nam chịu nhiều tác động của Trung Quốc, theo cuộc hội thảo hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hôm 3/4. | Mỹ muốn hợp tác chiến lược chặt chẽ hơn với Việt Nam | Việt Nam giới hạn chiến hạm nước ngoại đến thăm mỗi năm một lần do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chính sách ngoại giao của Việt Nam, David Shear, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và cũng là cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói tại cuộc hội thảo. TQ dè chừng Mỹ khi căng thẳng với Đài Loan tăng lên Liệu xung đột Trung-Mỹ có thể xảy ra? Kỳ vọng gì nếu chủ tịch Trọng thăm Hoa Kỳ? Ông cho biết có thể Hoa Kỳ không bao giờ có được một liên minh với Việt Nam, nhưng Việt Nam "luôn luôn có cơ hội liên minh với Hoa Kỳ khi Việt Nam muốn". Hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ vững mạnh hơn Tại cuộc hội thảo tổ chức ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Thuật và Quốc Tế (CSIS), Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, nói rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam là một đối tác quan trọng. David Shear (trái), cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và cũng là cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ "Hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở nên vững mạnh hơn trong hai năm qua. Hai nước có những kế hoạch dựa trên quyền lợi chung sẽ làm cho sự hợp tác ngày càng mạnh hơn," ông Schriver nói. "Quan hệ quốc phòng của chúng ta mạnh mẽ và là một trong những cột trụ vững chắc nhất trong mối quan hệ song phương và đa diện. Hoa Kỳ đang tìm cách cải thiện quan hệ quốc phòng với Việt Nam." Ông Schriver nêu thí dụ vào năm ngoái, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đã đến thăm Đà Nẵng lần đầu tiên sau chiến tranh. Đôi bên đang thảo luận để có một cuộc viếng thăm thứ hai vào năm nay. Ông hi vọng rằng các chuyến viếng thăm của chiến hạm Hoa Kỳ trở thành một thông lệ. Ngoài ra, ông cho biết, vào 2017, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam một tàu tuần duyên USCGC Morgenthau và chiếc tàu này đang bận rộn tham gia vào nhiều công tác bảo vệ an ninh hang hải. Ông Schriver hi vọng sẽ có chiếc tàu thứ hai cho Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp Việt Nam tăng cường khả năng quân sự và theo đuổi những cơ hội về huấn luyện và hợp tác quân sự gồm cả quân y, cấp cứu và hoạt động bảo vệ hòa bình. Hoa Kỳ từng trợ giúp toán quân giữ hòa bình tại South Sudan làm nhiệm vụ. "Chúng ta nâng cấp các cuộc họp thảo luận quốc phòng hàng năm và chúng ta có những cuộc tiếp xúc cao cấp chưa từng có, không những tổng thống Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam hai lần kể từ khi ông làm tổng thống, mà riêng trong năm vừa qua, Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis đã đến Việt Nam hai lần." Ông Schriver cũng cám ơn sự hợp tác của Việt Nam về vấn đề tìm kiếm binh sĩ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Các binh sĩ Hoa Kỳ đưa chiếc quan tài mang hài cốt của một người lính Mỹ mất tích trong chiến tranh trong một buổi lễ hồi hương tại sân bay Đà Nẵng hôm 15/4/2018 Mong muốn VN 'thịnh vượng, độc lập' Ông nhận định rằng Hoa Kỳ và Việt Nam "chia sẻ chung một quyền lợi, đó là tích cực ủng hộ sự ổn định dựa trên luật pháp, bảo vệ chủ quyền, quyền của mỗi cá nhân hay của quốc gia bất kể lớn hay nhỏ." "Chúng ta cùng chia sẻ một tầm nhìn rằng muốn cho toàn vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương phồn thịnh, mỗi quốc gia trong vùng phải được tự do quyết định đường hướng riêng của mình trong một hệ thống giá trị để bảo đảm những cơ hội cho ngay cả những nước nhỏ nhất có thể phát triển và không bị những nước lớn phá phách bóc lột. "Tóm lại, điều mà chúng ta mong muốn là Việt Nam là một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập, không phải điều gì khác," ông Schriver nói. Ông Schriver đề cập đến việc Trung Quốc quân sự hóa những hòn đảo ở Biển Đông, trái với lời cam kết của Chủ Tịch Tập Cận Bình vào 2015 tại vườn Hồng của Nhà Trắng. Vào năm vừa qua, Trung Quốc đã đặt tên lửa hành trình dọc theo bờ biển và tên lửa địa không tầm xa tại căn cứ ở Trường Sa. Từ trái: Ông Hà Kim Ngọc, Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, GS Evan Medeiros, GS Michael Green, Dr. Amy Searight (CSIS). Ông Schriver nói: "Toàn vùng ngày càng phải đương đầu với một Trung Quốc xâm lăng và liều lĩnh, sẵn sàng chấp nhận xung đột để theo đuổi quyền lợi của họ." Lập lại quan điểm của ông Schriver, ông David Shear cũng nhận định rằng đối với Việt Nam và tất cả các thành viên ASEAN, Hoa Kỳ đang giúp các nước này bảo vệ chủ quyền quốc gia, giúp họ tăng cường khả năng và quân đội và giúp Việt Nam tự tin để đối phó với Trung Quốc và bảo vệ được quyền lợi quốc gia. Hợp tác chiến lược không chỉ là về quốc phòng Phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Quốc Khải, người tham dự hội thảo Nhiều năm nay Hoa Kỳ cho chiến hạm và phi cơ quân sự đi qua Biển Đông để bảo đảm quyền tự do lưu thông với số lượng hàng hóa chuyển vận qua vùng này trị giá lên tới 5,000 tỉ Mỹ kim hàng năm. Dưới thời Tổng Thống Trump, sau hơn một năm gần như bất động, Hoa Kỳ đã tiến thêm một bước nữa, cho chiến hạm qua lại nhiều hơn và chạy trong vòng 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đồng Sĩ Nguyên qua đời Mỹ muốn thăm Việt Nam bằng tàu sân bay Người phụ nữ Việt 'truyền cảm hứng' cho Obama Tài liệu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhận định , Quân lực của Việt Nam gồm có Quân Đội Nhân Dân, Lực lượng Công An, và Lực lượng Dân phòng với Quân đội Nhân dân có 450,000 tại ngũ. Nếu bao gồm cả những lực lượng bán quân sự, quân số lên tới khoảng 5 triệu người khiến "Việt Nam là một quốc gia có một quân lực mạnh nhất vùng Đông Nam Á". Hợp tác chiến lược không phải chỉ là hợp tác quốc phòng. Kinh tế là một phần quan trọng của chiến lược. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ đáp ứng tích cực với đề nghị hợp tác kinh tế. Lý do là ngân sách quốc gia của Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp thiếu hụt đáng kể. Vào cuối năm 2018, thiếu hụt ngân sách ước độ khoảng 266 ngàn tỉ đồng hay 4.8% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Thu nhập từ việc sản xuất dầu khí suy giảm đáng kể, từ 120 ngàn tỉ đồng vào năm 2013 xuống còn khoảng 36 ngàn tỉ đồng vào 2018. Tàu khu trục USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng tháng 3/2018 Nhà nước đã và đang phải bán một số những công ty quốc doanh và liên tục tăng thuế. Theo Ngân Hàng Thế Giới, tỉ lệ thuế, phí so với GDP của Việt Nam cao nhất trong khu vực. Việt Nam có 2,500 cây số đường biển và một nửa dân số sống trong vùng duyên hải, nên không ai ngạc nhiên khi Việt Nam tăng cường ngân sách quốc phòng trước chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên sự kiện ngân sách thiếu hụt liên tục qua nhiều năm đã làm cho Việt Nam gặp khó khăn trong việc mua vũ khí cần thiết. Gia tăng khai thác dầu khí ở Biển Đông không những giải tỏa một phần thiếu hụt ngân sách nhà nước mà còn là biện pháp cụ thể và mạnh mẽ để xóa bỏ con đường chin đoạn của Trung Quốc. Nếu Hoa Kỳ và Việt Nam muốn tìm một quyền lợi chung để chia sẻ và tăng cường hợp tác chiến lược thì đây là điều phải làm. Vào 2017, trong tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump đã vội vã quyết định rút ra khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP). Tôi nghĩ đây là một quyết định sai lầm. Thiếu Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Nhật, 11 nước còn lại đã thành lập Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership - CPTPP). Hiệp định mới đã có hiệu lực kể từ 30/12/2018. Theo tôi hiểu, một trong những lý do Tổng Thống Trump rút ra khỏi TPP là ông muốn bảo vệ việc làm công nghệ của Hoa Kỳ. Sau gần hai năm tại chức ông mới học được kinh nghiệm về một Trung Quốc ngang ngược. TPP do sáng kiến của Tổng Thống Obama được hoạch định để kiềm chế Trung Quốc về cả hai phương diện kinh tế và chính trị. Đó cũng chính là mục tiêu của Tổng Thống Trump bây giờ. Ngay trong cuộc hội thảo tại CSIS Đại Sứ Việt Nam tại Washington Hà Kim Ngọc đã kêu gọi Hoa Kỳ trở lại TPP. Tôi thiết nghĩ Hoa Kỳ nên gia nhập CPTPP càng sớm càng tốt. Sự trở lại của Hoa Kỳ có thể lôi kéo theo nhiều quốc gia khác như Thái Lan, Phi Luật Tân, và Nam Hàn. Hoa Kỳ tham gia CPTPP là một biện pháp hợp tác chiến thuật hữu hiệu với Việt Nam và giúp quốc gia này bớt lệ thuộc vào Trung Quốc. Đó cũng chính là nguyện vọng của Việt Nam. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Quốc Khải, hiện đang sống ở Virginia, Hoa Kỳ. Ông là cựu chuyên viên kinh tế làm việc cho Ngân hàng Thế giới. |
Nhật báo Le Figaro, tờ báo có lập trường thiên hữu hàng đầu của Pháp, hôm 1/10 có đăng bài viết của của phóng viên thường trú của họ ở Bắc Kinh về phong trào phê và tự phê vừa được Tổng bí thư Tập Cận Bình của Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động. | Trung Quốc tự phê | Tập Cận Bình muốn tạo một hình ảnh một lãnh đạo quyết liệt 'chỉnh đốn Đảng'? BBC xin trích giới thiệu cùng quý vị. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khơi dậy một phong trào đặc trưng của thời kỳ Mao Trạch Đông mà người dân Trung Quốc cho là đã hoàn toàn lỗi thời. Được phát động hồi tuần trước ở tỉnh Hà Bắc với sự tham gia của nhân vật lãnh đạo số một của Trung Quốc, các cuộc họp tự phê bình của các nhà lãnh đạo nước này được phát sóng trên truyền hình đã nhanh chóng lan rộng ra toàn quốc. Được xem là nhằm để củng cố quyền lực của Tập Cận Bình, hình ảnh các quan chức địa phương đẫm ướt mồ hôi hay đôi khi gần như muốn khóc khi thú nhận những sai trái của mình đã trở thành chủ đề châm biếm trên các mạng xã hội của Trung Quốc. ‘Lời tận đáy lòng’ “Nhiều lần tôi đã đổ mồ hôi và muốn trào nước mắt khi nói những điều tận đáy lòng mình,” một quan chức nói. Một người khác, lãnh đạo bộ máy tuyên truyền của tỉnh Hà Bắc, thú nhận đã bỏ ra 3,3 triệu nhân dân tệ, tức tương đương 400.000 euro, để mời các ngôi sao thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để tham gia một dạ hội mùa xuân. Một phó chủ tịch tỉnh này cũng thừa nhận đã chi tiêu gấp đôi ngân sách được phép: “Sau khi nhậm chức ở Hà Bắc, tôi nôn nóng muốn tạo ra thay đổi ngay và tôi quá lo lắng về tăng trưởng kinh tế. Tôi đã không quan tâm đúng mức đến những ưu tư của người dân.” Tất cả đều những lời thú nhận này đều được phát trực tiếp trên Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV. Bí thư tỉnh này là ông Chu Bản Thuận và cấp dưới của ông ta đã đến ở nhà dân trong ba ngày để đi sâu vào quần chúng và lắng nghe những lời ta thán của người dân. “Khi nhận nhiệm sở ở Hà Bắc, tôi đã nôn nóng muốn đem đến sự thay đổi và tôi cũng lo sợ thất bại hay mất mặt,” Bí thư Chu nói. “Khi đó tôi đã quá lo về tốc độ phát trưởng cũng như quy mô kinh tế trong khi không nghĩ nhiều đến những quan tâm của người dân.” Theo tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì chính quyền nước này đã bắt đầu chuẩn bị cho các phiên tự phê này hồi tháng Bảy với việc thu thập khoảng 171.200 ý kiến từ khoảng 8.000 làng xã. Các cán bộ sau đó được yêu cầu viết báo cáo tự phê bình. Di sản từ thời Mao Phê và tự phê đang tạo ra bầu không khị́ lo sợ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc Trong một dấu hiệu cho thấy ý định phát huy phong trào tự phê, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dành bốn buổi để tham dự vào các phiên tự phê này. “Tôi không muốn nghe những bài diễn văn hoành tráng khi các vị họp tự phê,” ông từng cảnh báo, “Tôi muốn nghe những lời phê và tự phê thật sự.” Trước mối lo ngại của một bộ phận cán bộ trong Đảng, ông Tập từng khẳng định rằng hoạt động này nhằm để sửa chữa các vấn nạn và giải tỏa những trăn trở của người dân. "Các đảng viên phải tự soi mình trong gương, xốc lại hình ảnh, phải tắm để rửa sạch và tìm phương thuốc giải quyết,” ông nói thêm. Các cán bộ cũng được yêu cầu phải phê bình lẫn nhau. Được phát động vào những năm 1940 ở Trung Quốc, phong trào phê và tự phê được nhằm để đem lại dân chủ trong Đảng với việc cho phép người dân nói lên ý kiến của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, Mao Trạch Đông đã dùng hoạt động này như là một vũ khí để thanh trừng hàng ngũ và loại bỏ những người chống đối ông ta. Sau Cách mạng Văn hóa, phong trào này dần dần đi vào quên lãng. Trong khi đó, Chủ tịch Tập cho thấy dường như ông ngày càng muốn quay về thời Mao Trạch Đông với việc sử dụng lại các khẩu hiệu của Mao. Phê và tự phê được phát động trong bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng trong nội bộ Đảng vốn nhằm để xây dựng lại đạo đức trong Đảng qua việc loại trừ lối sống xa hoa và trụy lạc trong hàng ngũ cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập củng cố quyền lực? Liệu chiến dịch phê và tự phê có giúp làm trong sạch Đảng Cộng sản Trung Quốc? Hồ Nam là tỉnh làm theo phong trào được phát động từ Hà Bắc. Phiên tự phê kéo dài hai ngày của tỉnh này diễn ra hồi tuần trước. Sau đó đến lượt Trùng Khánh, nơi cựu bí thư Thành ủy Bạc Hy Lai vừa bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng. “Quan chức các tỉnh khác sẽ phải làm theo,” nhà phân tích chính trị Chương Lập Phàm nhận định và cho rằng mọi người phải trung thành với ông Tập. “Chủ tịch Tập cũng hy vọng củng cố quyền lực khi đến hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba (dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11). Những chiến dịch như vậy đang tạo ra một bầu không khí lo sợ ở các cán bộ,” ông Chương nói. Tuy nhiên, phong trào này lại không tạo được hiệu ứng trên mạng như mong muốn mà ngược lại còn bị cộng đồng mạng mỉa mai. Một số người cho rằng việc làm này là ‘phản cảm’. “Tại sao họ không phê bình tài khoản cá nhân trong ngân hàng hay sự giàu có của họ?” một blogger viết trên mạng xã hội Weibo. “Toàn bộ chiến dịch này là một ví dụ điển hình cho sự quan liêu,” một người khác ta thán và viết thêm rằng trên thực thế các quan chức ‘phê bình’ nhau bằng những lời tâng bốc, ca tụng lẫn nhau. |
Nhận định với BBC News Tiếng Việt về việc nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt giam, GS Carl Thayer thổ lộ là ông không ngạc nhiên, nhưng 'hoàn toàn sửng sốt' về thời điểm sự kiện này xảy ra. | Carl Thayer nhận định việc Việt Nam bắt giữ Phạm Đoan Trang | GS Carl Thayer: Khi nghe tin, tôi không ngạc nhiên về việc Đoan Trang bị bắt, vì cô ấy từng đụng độ với công an từ năm 2018, không chỉ rất nhiều ấn phẩm của cô, mà còn những chỉ trích của cô về cách đưa tin của Việt Nam về diễn tiến sự kiện xảy ra tại Đồng Tâm vào tháng Giêng. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn sửng sốt về thời điểm Việt Nam bắt giữ cô ấy, chỉ vài giờ sau khi kết thúc Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ. BBC: Giáo sư nghĩ gì về việc Đoan Trang bị bắt giữ ngay tại thời điểm này? Đó là điều ngẫu nhiên, hay để gửi một thông điệp đến Mỹ, và nếu thế, thông điệp đó là gì? GS Carl Thayer: Có hai kết luận chính mà chúng ta có thể rút ra về vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang chỉ vài giờ sau khi Đối thoại Nhân quyền Việt Nam - Hoa Kỳ kết thúc. Thứ nhất là Việt Nam đã kiềm chế việc bắt giữ cô trước cuộc đối thoại nhân quyền để không kích động phản ứng của Hoa Kỳ. Thứ hai, việc Đoan Trang bị bắt nhanh chóng sau cuộc đối thoại là một dấu hiệu cho thấy một thành phần có ảnh hưởng trong bộ an ninh quốc gia của Việt Nam vẫn không tin tưởng Hoa Kỳ và khó chịu khi họ nghi ngờ Hoa Kỳ có bất cứ thái độ nào bị cho là xen vào nội bộ của Việt Nam. Trong bối cảnh này, chúng ta cần lưu ý rằng ba Đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ - Zoe Lofgren, Harley Rouda và Alan Lowenthal, tất cả đều là đảng viên Dân chủ từ California, cùng với cộng đồng người Mỹ gốc Việt - đã viết thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 2/10, trước cuộc đối thoại nhân quyền, yêu cầu ông nêu ra trường hợp ông Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động ủng hộ dân chủ hiện đang bị giam cầm. Ngoài ra, vào ngày 2/10, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ thông báo sẽ bắt đầu hai cuộc điều tra, một điều tra liên quan đến việc Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ và điều tra khác liên quan đến việc Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam nhập khẩu và sử dụng gỗ bị xẻ và buôn bán trái phép. BBC: Có người cho rằng Việt Nam bắt Đoan Trang để thử phản ứng của Mỹ, đặc biệt là của Daniel Kritenbrink , Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Ông nghĩ gì về nhận định này? GS Carl Thayer: Việt Nam rất thành thạo trong việc tận dụng những khác biệt trong Chính phủ Hoa Kỳ. Một mặt, Tổng thống Donald Trump và các quan chức Nhà Trắng tỏ ra ít quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam. Họ chủ yếu quan tâm đến các vấn đề thương mại và muốn Việt Nam làm đối tác chiến lược trong chiến dịch chống Đảng Cộng sản Trung Quốc của Pompeo. Trong vài năm qua, Quốc hội và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bắt đầu chỉ nêu vấn đề nhân quyền với một số quốc gia. Việc Việt Nam bắt giữ Đoan Trang cho thấy mâu thuẫn giữa một bên là Tổng thống và Nhà Trắng, một bên là các dân biểu và các thành phần của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Hành động của Việt Nam cũng đặt ra một tình huống khó xử cho Đại sứ Daniel Kritenbrink, người phải cân bằng giữa việc thúc đẩy các giá trị của Mỹ với nỗ lực mời gọi Việt Nam tham gia nỗ lực chống Trung Quốc của Ngoại trưởng Pompeo. Điều thứ hai có thể sẽ không còn là vấn đề, nếu đúng như tin đồn, Kritenbrink sẽ từ chức vai trò Đại sứ Hoa Kỳ. Đoan Trang trong một chuyến du hành cùng mẹ BBC: Việc bắt giữ Đoan Trang, theo ông, sẽ ảnh hưởng thế nào đến ấn tượng của thế giới về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam? Theo ông, Hà Nội có quan tâm thế giới nghĩ gì về họ không? GS Carl Thayer: Việc Việt Nam bắt giữ Đoan Trang đã làm dấy lên cơn thịnh nộ của tất cả những tổ chức quen thuộc - Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Bảo vệ Người bảo vệ, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, v.v. Việt Nam chủ yếu lo ngại là phản ứng của các chính trị gia ở Châu Âu Nghị viện và các cơ quan lập pháp ở các nền dân chủ tự do (Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Hoa Kỳ, v.v.) có thể ảnh hưởng đến quan hệ thương mại và giao thương như thế nào. Và tất nhiên, Việt Nam cũng lo ngại về tác động của các hoạt động nhân quyền trong nước đối với uy tín quốc tế của mình. Tuy nhiên, Việt Nam đã quen với việc hứng chịu những lời chỉ trích của quốc tế về hồ sơ nhân quyền và việc bắt giữ Đoan Trang trong bối cảnh đại dịch virus corona đang hoành hành trên toàn cầu, sẽ không gây tác động tiêu cực lớn nào đến Việt Nam. Trong khi số ngày làm Chủ tịch ASEAN đã sắp hết, Việt Nam vẫn sẽ phục vụ thêm một năm nữa trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. BBC: Ông giải thích thế nào về việc Việt Nam ngày càng bắt giữ nhiều người bất đồng chính kiến trong vài năm gần đây? GS Carl Thayer: Sự tăng trưởng kinh tế đáng kể của Việt Nam và việc mạng lưới Internet trở nên thông dụng trong cộng đồng nói chung, đã tạo ra một làn sóng hoạt động chính trị trên truyền thông xã hội. Điều này đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình và phản đối công khai hơn về nhiều vấn đề khác nhau, từ môi trường, tham nhũng, đến Trung Quốc và Biển Đông. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã ưu tiên cho chiến dịch chống tham nhũng nhằm nâng cao tính chính danh chính trị của mình. Đảng CSVN không chấp nhận bất cứ thách thức nào về thể chế độc đảng của mình, và việc bùng nổ các cuộc biểu tình phản đối Luật Đặc khu hành chính kinh tế và Luật An ninh mạng hai năm trước là một bước ngoặt. Các cơ quan an ninh Việt Nam đã hành động một cách có phương pháp và hệ thống để trấn áp các cá nhân và nhóm thách thức quyền lực của họ. BBC: Ông nghĩ thời điểm Đoan Trang bị bắt có liên quan gì đến cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ không? GS Carl Thayer: Đúng vậy, rất có thể việc các quan chức Việt Nam tính toán là nên bắt Đoan Trang sớm hơn thay vì trễ, vì chính quyền Trump và các thành viên Quốc hội sẽ tập trung hoàn toàn vào cuộc bầu cử ngày 3/11, chưa kể đến việc lấp ghế trống cho Tối cao Pháp viện. Chính quyền mới sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 năm tới và việc Đoan Trang bị bắt lúc đó sẽ là tin cũ. Các nhà lãnh đạo của Việt Nam có lẽ ủng hộ việc Trump tái đắc cử với tiền đề "ma quen hơn quỷ lạ". Nếu Biden thắng và đảng Dân chủ giành được quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam có nhiều khả năng bị giám sát chặt chẽ hơn là dưới thời Chính quyền Trump trong nhiệm kỳ thứ hai. BBC: Thế còn việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng đang họp đại hội lần thứ 13 có liên quan gì đến việc Đoan Trang bị bắt không? GS Carl Thayer: Đoan Trang bị bắt trong khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng đang họp đại hội lần thứ 13 (5-9/10). Đại hội đã nhất trí bổ sung các nội dung hoàn thiện cho các văn bản chính sách quan trọng, chẳng hạn như Báo cáo chính trị và các kế hoạch kinh tế - xã hội khác nhau, để đưa ra lấy ý kiến công chúng trước khi triệu tập đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 vào đầu năm sau. Các nhà lãnh đạo của Việt Nam muốn kiểm soát tối đa quá trình này để tạo ra sự ủng hộ gần như nhất trí của công chúng đối với các chính sách của đảng. Đại hội 13 của Trung ương đảng cũng đã thông qua danh sách các ứng cử viên được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, trong đó có một nhóm các ứng cử viên thuộc khối công an. Nhiều tháng trước Hội nghị Trung ương 13, số thứ trưởng của Bộ Công an đã được mở rộng lên thành chín người. Bộ Công an là cơ quan trung ương, tổ chức đại hội đảng bộ riêng để chọn đại biểu dự đại hội toàn quốc. Rõ ràng là từ sự việc ở Đồng Tâm vào tháng Giêng, các quan chức công an rất nhạy cảm với chỉ trích của công chúng về hành động của họ trong việc cử một lực lượng 3.000 cảnh sát đến bắt giữ những người biểu tình trong làng. Sự can thiệp của cảnh sát đã dẫn đến cái chết của ba người cảnh sát và một cựu quan chức làng lớn tuổi trong hoàn cảnh vẫn chưa rõ ràng. Vì vậy, việc Đoan Trang là tác giả của các bài báo chất vấn thông tin chính thức của công an về sự việc Đồng Tâm đã khiến cô trở thành mục tiêu chính bị đàn áp. |
"Tôi từng dành cả ngày trước máy tính, từ sáng sớm," Pedro, chàng trai 21 tuổi từ thành phố Vitoria nằm ở phía đông nam Brazil. | Nơi 'dư luận viên' tung hoành trên mạng xã hội | "Tôi đăng ảnh, viết về một ngày của mình, kết bạn. Và rồi tôi sẽ nêu ý kiến về một số chính trị gia, đặc biệt khi diễn ra các màn tranh luận của các ứng viên trên ti vi." Có thể những điều này nghe không giống một ngày bình thường của các thanh niên sử dụng mạng xã hội, nhưng Pedro (không phải tên thật) thực chất đang miêu tả thời gian mình là một "người máy", được trả tiền để sử dụng các tài khoản giả trên mạng xã hội nhằm làm ảnh hưởng ý kiến của công chúng. Ba năm trước, trong thời gian nóng diễn ra chiến dịch tổng tuyển cử, Pedro cho biết anh làm việc ở một công ty truyền thông tại Rio với khách hàng là những chính trị gia hàng đầu. Truyền thông quốc tế nói về 'Lực lượng 47' Diễn đàn Internet Việt Nam đầu tiên bàn về những gì? WeChat, Weibo và Baidu bị điều tra tại TQ Anh nói rằng với khoảng 360USD mỗi tháng, anh sử dụng 20 tài khoản giả trên Facebook và Twitter để tạo danh tiếng cho các khách hàng của công ty. BBC Brasil đã có cuộc trò chuyện với Pedro trong một cuộc điều tra về việc sử dụng tài khoản mạng xã hội giả trong cuộc tổng tuyển cử năm 2014 ở nước này. Không có chứng cứ nào cho thấy các tài khoản này có ảnh hưởng đến kết quả, và thậm chí các ứng viên cũng không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng cuộc điều tra đã cho thấy một biện pháp mới được sử dụng trên chính trường Brazil. Tạo ảnh hưởng trên mạng xã hội để kiếm tiền có dễ? Việt Nam và tham vọng 'có Facebook' nội địa Tin 'phá hoại của Nga' đến tay 126 triệu người dùng FB Mỹ "Mọi thứ đều được kiểm soát" Câu chuyện của Pedro cũng giống 3 thanh niên khác, cũng là các "nhà hoạt động" mạng xã hội trong chiến dịch 2014. "Mọi thứ đều được kiểm soát. Nếu tôi online mà không đăng phản hồi, tôi có thể bị kỉ luật. Vì vậy mỗi lần đi vệ sinh tôi cũng phải báo với cấp trên." Những người được thuê để sử dụng tài khoản ảo bị kiểm soát chặt chẽ bởi cấp trên Khi bắt đầu công việc, họ nhận một danh sách lý lịch giả cùng ảnh và thông tin cá nhân cơ bản. Nhiệm vụ đầu tiên của họ là dành hàng tháng trời để xây dựng hay "kích hoạt" các tài khoản này, đăng tải các cấu chuyện hàng này để cho thấy họ là người thật. Sau một thời gian, các nhà hoạt động sẽ bắt đầu nói chuyện chính trị. Và dần dần họ sẽ bắt đầu tương tác với nhau và với người thật, xây dựng mạng lưới bạn bè. Google và YouTube đặt máy chủ ở đâu? Đức: TQ 'lập LinkedIn ảo nhử quan chức EU' Facebook nói gì về vụ VN 'chặn thông tin xấu'? WeChat nói không 'lưu nội dung' trao đổi Các nhà hoạt động thường sử dụng phần mềm quản lý mạng xã hội Hootsuite, để quản lý nhiều tài khoản một lúc. Họ sẽ ca ngợi bất kì chính trị gia nào trả tiền để được ủng hộ, công kích các đối thủ và đôi khi cùng các tài khoản giả khác tạo nên các chủ đề thành trào lưu. "Chúng tôi có thể chiến thắng [tranh luận] với sự ủng hộ lớn, vì chúng tôi bình luận quá nhiều so với những gì công chúng có thể phản đối," một nhà hoạt động nói với BBC Brasil. "Hoặc chúng tôi có thể động viên những người thật - những nhà hoạt động thật chiến đấu cho chúng tôi." Bức ảnh người phụ nữ đã qua đời Việc sử dụng thông tin cá nhân và các bài viết phi chính trị giúp các tài khoản khó bị phát hiện hơn vì nó không giống những mẫu tự động mà các mạng xã hội sử dụng để tìm tài khoản giả. Những người sở hữu tài khoản như thế này được gọi là "người máy" vì có sự pha trộn giữa các bài tự động và các bài viết thật. Các "người máy" thể hiện sự ủng hộ với một số chính trị gia và các chính sách của họ Cuộc điều tra của BBC Brasil đã phát hiện ít nhất 100 tài khoản ảo trên Twitter và Facebook được sử dụng trong thời kì diễn ra cuộc bầu cử năm 2014. Tất cả đều sử dụng ảnh lấy cắp từ các website báo chí và các trang mạng xã hội hiện có. BBC Brasil đã tìm ra khá nhiều trong số đó. Một ảnh đại diện là hình ảnh nạn nhân nữ đã bị sát hại được đăng trên báo chí địa phương. Một tài khoản khác lại sử dụng hình ảnh của diễn viên nổi tiếng tại Hy Lạp. Một số hình ảnh được thay đổi bằng máy tính để khó bị phát hiện. Đây là trường hợp của bức ảnh bị đánh cắp từ tài khoản của nhà báo André Moragas từ Rio, được dùng trên tài khoản giả của "Jonh Azevedo". Tài khoản của Jonh được lập năm 2012 và trong vài năm chỉ đăng thông tin cá nhân. "Con trai vừa hoàn thành một học kỳ nữa tại trường đại học!", một bài viết ghi. "Rất tự hào!" Chiến lược dài hơi Khi xảy ra cuộc bầu cử Tổng thống năm 2014, tài khoản "Jonh Azevedo" bắt đầu trở nên chính trị hóa, đăng những thông tin ủng hộ một ứng viên đối lập. "Tôi nghĩ họ đã nuôi một tài khoản giả và để nó trưởng thành," André Moragas, người có ảnh bị sử dụng cho tài khoản "Jonh" nói. "Người này không chỉ mới xuất hiện ngày hôm qua, mà từ 5 năm trước, kết nối với mọi người và thu thập người ủng hộ." Cuối cùng thì Jonh Azevedo bị lộ vì những người dùng Twitter khác cảm thấy nghi ngờ trước phong cách lặp đi lặp lại của anh ta. Họ báo cáo rằng tài khoản này đã đăng duy nhất một câu nói - "Cần phải nghỉ ngơi" - 20 lần trong vòng 2 tháng. Một số tài khoản còn được "tái chế". BBC Brasil tìm thấy tài khoản "Fernanda Lucci", xuất hiện trên 3 cuộc hội thoại khác nhau trong 3 thời điểm năm 2014, ủng hộ 3 ứng viên khác nhau. "Ngây thơ" Khi nhìn lại, 4 nhà hoạt động có những cảm xúc khác nhau về công việc họ đã làm. "Khi đó tôi đã có một chút ngây thơ," một người phụ nữ nói với BBC Brasil. "Tôi có truy cập hạn chế với các tài khoản và không thể kiểm tra chúng." Nhưng một người khác không hối hận. "Bạn chỉ là một người đeo mặt nạ là một người khác," anh nói. "Các phản hồi mạnh mẽ, tương tác tốt. Bạn cảm thấy mình đã thật sự tạo nên sự khác biệt cho chiến dịch." Rất nhiều tài khoản giả được BBC Brasil phát hiện đã ngừng hoạt động từ cuộc bầu cử 2014. Thử thách mới cho YouTube và Facebook? Vì sao Internet Trung Quốc vượt phương Tây? Tổng thống Peru tuyên bố không từ chức Cựu tổng thống Brazil bị thẩm vấn Tordesillas, nơi thế giới bị xẻ làm đôi Cả Twitter và Facebook nói với BBC rằng họ đang tiếp tục tìm kiếm, ngăn chặn và xóa bỏ các tài khoản giả. Công việc này có thể sẽ khó khăn hơn nữa vào năm sau khi người dân Brazil lại chuẩn bị một cuộc bầu cử mới. Facebook đã xóa hàng chục ngàn tài khoản giả tại Pháp mà Đức trước kì bầu cử ở cả hai nước trong năm nay, và họ cho biết biện pháp tương tự cũng đang được cân nhắc đối với Brazil. Chiến dịch năm 2018 được cho là sẽ căng thẳng hơn 4 năm trước, và với "tin giả" và các "nhà máy troll" (tên gọi các công ty trả tiền cho nhân viên sử dụng tài khoản mạng xã hội giả) ngày càng phổ biến trên thế giới, tất cả mọi người sẽ nhắm mắt trước vai trò của mạng xã hội. |
Chiến dịch chống biến đổi khí hậu do Greta Thunberg, 17 tuổi, người Thụy Điển - người vừa được đề cử Nobel Hòa Bình - khởi xướng, nhanh chóng được giới trẻ toàn cầu đón nhận. | Minh-Ly de Reboul: 'Em nghỉ học thứ Sáu để chống biến đổi khí hậu' | (Từ trái qua) Boss Woraumponkul, Manon Hufschmid, Piyush Saraf, Minh-Ly De Rebal cùng các thông điệp chống biến đổi khí hậu Hôm thứ Sáu 15/3, khoảng 60 học sinh các trường quốc tế ở Bangkok đã nghỉ học để tham gia hưởng ứng chiến dịch. BBC Tiếng Việt có cuộc trao đổi với bốn học sinh đang học lớp 12, cùng lứa tuổi 17, tham gia biểu tình từ trường quốc tế St Andrews, Bangkok. 'Mong mang lại thay đổi' Minh-Ly de Reboul, mẹ người Việt và bố người Pháp, sống ở Thái Lan từ năm 2012, cho biết em đang chọn Môi Trường và Art (Hội Họa) làm 2 môn chính để chuẩn bị thi vào đại học. Minh-Ly cho biết em luôn ý thức về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, nhưng ảnh hưởng của môi trường đến với em rõ nét hơn trong chuyến về thăm Việt Nam vừa rồi với các bạn cùng trường. "Trong thời gian một ngày ở Hà Nội em có thể ngửi thấy mùi khói xe ở đó, rất khó thở," Minh-Ly De Reboul nói. Em cho biết thêm "chuyến đi trên sông Mekong cho em thấy nạn khai thác cát, có thể là nguyên nhân gây sạt lở, xói mòn." Giải thích lý do tham gia biểu tình, Minh-Ly nói ''em thấy mình có trách nhiệm phải tiếp tay làm một cái gì đó." Piyush Saraf, người Ấn Độ, cho hay: "Khi nghe tin về Chiến dịch biểu tình chống biến đổi khí hậu của học sinh toàn cầu, em nhận ra rằng mình cần hành động để mang lại sự thay đổi, dù là nhỏ bé, hoặc sẽ chẳng có ai làm điều gì cả. Do đó mà tôi và bạn tôi đã quyết định tham gia." Trong khi đó, Boss Woraumponkul, người Thái Lan, nói em đã bắt đầu thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa của mình từ năm ngoái, sau khi xem một video về thảm họa ô nhiễm rác thải nhựa ở biển. Bây giờ đi đâu Boss Woraumponkul cũng mang theo bình đựng nước, thay vì mua các chai nước dùng một lần. "Em cũng mang theo túi riêng để mua đồ trong siêu thị, thay vì dùng túi nilon. Em hy vọng rằng làm như vậy, em có thể đóng góp phần nhỏ bé, khuyến khích mọi người thay đổi thói quen dùng đồ nhựa một lần," Boss nói. Minh-Ly De Reboul nói hiện tại em chưa ngay lập tức có kế hoạch hoạt động vì môi trường Việt Nam nhưng tham gia các hoạt động tại Bangkok đã truyền cảm hứng và đem lại cho em ý tưởng trong tương lai. "Có thể em sẽ bắt đầu nghĩ tới việc kết nối với các bạn trẻ Việt Nam để cùng cải thiện môi trường nơi đây." Viết thư cho Thủ tướng Thái Lan Một trong các hoạt động gây chú ý của nhóm 60 học sinh biểu tình chống biến đổi khí hậu hôm 15/3 là viết thư gửi Thủ tướng Thái Lan nhằm thúc giục chính phủ có các hành động tích cực để cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Manon Hufschmid, lai hai dòng máu Đức-Thụy Sỹ, nói với BBC Tiếng Việt: "Đây là hoạt động của tổ chức Grin International cùng với một nhóm học sinh. Họ tổ chức biểu tình trước các tòa nhà của chính phủ. Một học sinh trong nhóm viết thư gửi tới Thủ tướng Thái Lan, và bạn ấy đã đọc bức thư trong cuộc biểu tình hôm đó, trước sự ủng hộ của các bạn. Sau đó thì bạn này cùng với một đại diện của Grin International đã được gặp các quan chức chính phủ. Tôi cũng nghe nói họ sẽ gặp quan chức Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hai tuần tới. Hy vọng là họ sẽ ra được một kế hoạch để thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động vì môi trường trong tương lai." Về lý do chỉ có 60 học sinh tham biểu tình, Piyush Saraf cho rằng có thể do việc biểu tình như vậy không phổ biến tại Thái Lan do luật pháp và văn hóa. Ngoài ra còn do quy định tại các trường công thường ngặt nghèo hơn các trường quốc tế. "Tôi hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều bạn học sinh Thái Lan tham gia vào các hoạt động như vậy," Piyush Saraf nói. 'Thầy cô thầm lặng ủng hộ' Bốn học sinh trường quốc tế St Andrews cũng cho hay để tham gia biểu tình hôm thứ Sáu 13/3, các em đã 'nhận được sự ủng hộ thầm lặng của thầy cô giáo'. "Khi hỏi ý kiến thầy cô trong lớp thì chúng em được biết là không thể do quy định của trường. Nhưng chúng em quyết định vẫn nghỉ, vì hiểu rằng thầy cô hiểu ý nghĩa của hoạt động này và thầm lặng ủng hộ, nhưng vì quy định nên họ không thể chính thức cho phép nghỉ học." "Chúng em không bị khiển trách gì sau việc biểu tình hôm thứ Sáu. Còn bố mẹ em ban đầu có đôi chút lo lắng nhưng sau đó cho phép đi, vì họ nhận thấy rằng mấu chốt của cuộc biểu tình này là ôn hòa, chúng tôi không chống đối chính phủ." Piyush Saraf nói. Manon Hufschmid thì cho hay ban đầu em hơi lo là cảnh sát sẽ can thiệp cuộc biểu tình, nhưng cuối cùng mọi việc đều ổn. "Cảnh sát có đến hôm biểu tình. Nhưng họ không làm gì cả." Manon Hufschmid nói. Theo Manon Hufschmid, trước đó, cô cùng một nhóm bạn trường quốc tế St Andrews đã phối hợp cùng một số tổ chức môi trường để có nhiều hoạt động, như tổ chức các cuộc hội thảo cho học sinh để nâng cao nhận thức về hiểm họa rác thải nhựa dùng một lần. "Mới đây, trường chúng em vừa khởi động sáng kiến Idea for Future, với các sáng kiến để giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần. Hi vọng sẽ có kết quả tốt," Manon Hufschmid nói. Các học sinh Việt Nam và Thái Lan tham gia biểu tình chống biến đổi khí hậu hôm 15/3 Chống rác thải nhựa ở Thái Lan Vì chúng ta là những người sẽ kế thừa mảnh đất này, chúng ta hành động để yêu cầu chính phủ cùng chúng ta giải quyết vấn đề," Thiti Usanakul, 17 tuổi, một trong các thủ lĩnh của Grin International tại Bangkok, nói với Reuters. "Chúng tôi đang thúc đẩy thay đổi về văn hóa ở Thái Lan. Chúng tôi tin rằng để cấm đồ nhựa dùng một lần, cần phải thay đổi suy nghĩ của mọi người. Và để làm vậy cần thông qua chiến dịch và các sự kiện," Thiti Usanakul,nói với phóng viên tờ Bangkok Post. Các học sinh Thái đã phát đi các thông điệp như "chống ô nhiễm nhựa" vào 15/3. Một phần ba rạn san hô 'mắc trong nhựa' Trẻ em Việt Nam và nỗi lo sợ biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu 'tác động nhiều đến phụ nữ' Nhóm còn hoàn thành con đường làm bằng nhựa tái chế dài 220 m tại Trung tâm Siam như một sáng kiến nhằm giảm thiểu và tái sử dụng rác nhựa tại Thái Lan. Theo Reuters, Thái Lan là một trong những nước đứng đầu về ô nhiễm rác thải nhựa. Diễn thuyết về chống ô nhiễm nhựa Hàng trăm ngàn học sinh từ hơn 100 quốc gia đã nghỉ học để biểu tình phản đối biến đổi khí hậu hôm 15/3 Học sinh hơn 100 nước tham gia Hàng trăm ngàn học sinh ở hơn 100 nước trên thế giới đã đồng loạt nghỉ học hôm thứ Sáu 15/3 để biểu tình kêu gọi lãnh đạo nước họ có hành động chống biến đổi khí hậu, theo Reuters. Ở châu Âu, học sinh biểu tình tại các thủ đô Paris, Madrid, Rome, Brussels và các thành phố khác, gọi đó là "Thứ Sáu vì tương lai". Tại Mỹ, hàng ngàn học sinh tập trung tại Washington và hô vang "Hành động vì khí hậu ngay lập tức!" Các cuộc biểu tình của học sinh toàn cầu bắt đầu từ tháng 8/2018, khi cô bé 16 tuổi người Thuỵ Điển Greta Thunberg, người vừa được đề cử Nobel Hòa Bình, đã nghỉ học vào mỗi thứ Sáu để phản đối việc các nhà lãnh đạo không có hành động tích cực nào để chống biến đổi khí hậu. Một buổi hoạt động của các học sinh Thái Lan nhằm chống biến đổi khí hậu Đồ nhựa dùng một lần là một trong các vấn đề khó giải quyết ở Thái Lan Greta Thunberg đã tới toà nhà Quốc hội Thuỵ Điển vào mỗi thứ Sáu để biểu tình. Hành động này của cô bé đã truyền cảm hứng cho các học sinh khác ở Thụy Điển, sau đó lan rộng toàn cầu. Greta Thunberg cũng có một bài phát biểu đáng chú ý tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thuỵ Sĩ đầu năm nay, và trước đó, tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc. Greta Thunberg nói cô sẽ không dừng lại cho đến khi Thụy Điển ký Hiệp định Paris với mục tiêu hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C trong thế kỷ này. Các khẩu hiệu được học sinh khắp thế giới mang theo trong ngày biểu tình 15/3 gồm: "Tương lai nằm trong tay chúng ta", "Giáo dục quan trọng nhưng biến đổi khí hậu còn quan trọng hơn." Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres viết trên Twitter hôm 15/3: "Các bạn trẻ có thể thay đổi thế giới. Các bạn hiểu rằng mình đang chạy đua vì tương lai; cam kết và hoạt động của các bạn khiến chúng tôi tự tin rằng chúng ta sẽ chiến thắng." Các nhà khoa học cho rằng nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính làm tăng khí nhà kính, khiến nhiệt độ trái đất nóng lên, kéo theo nước biển dâng, hạn hán và bức xạ nhiệt. Các bài liên quan: Trí tuệ nhân tạo 'nhìn thấy' khí hậu biến đổi TQ hỗ trợ điện than, gây lo ngại biến đổi khí hậu 10 cách đơn giản đối phó với biến đổi khí hậu VN có lợi gì khi Trump bỏ cam kết khí hậu Paris? Con người cần 'tẩy trắng' mây gấp? Trump ký lệnh bỏ chính sách môi trường |
Blogger Điếu Cày bị bắt khi tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc | Y án sơ thẩm với blogger Điếu Cày | Tòa phúc thẩm ở TP HCM hôm 4/12 y án hai năm rưỡi tù giam mà tòa sơ thẩm đã tuyên đối với ông Nguyễn Hoàng Hải (tức blogger Điếu Cày) ba tháng trước. Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Hải, vẫn phải nhận mức án cải tạo không giam giữ 16 tháng và thử thách ba năm. Blogger Điếu Cày đã bị kết án vì 'trốn thuế' hồi tháng Chín. Bà Tân nói với BBC vào chiều thứ Năm 4/12 rằng quá trình tố tụng của phiên phúc thẩm ‘có vấn đề’. “Cả tôi và anh Hải được thông báo ngày xét xử quá gấp, trong khi luật sư của chúng tôi chỉ có ba ngày để tiếp cận hồ sơ.” Vợ của blogger Điếu Cày cũng cho rằng các thẩm phán “không thiện chí xem xét những bằng chứng mới” mà luật sư của ông bà đưa ra. “Họ đọc bản án giống như án sơ thẩm, không có sự thay đổi nào”. Truyền thông trong nước từng đưa tin ông Hải và vợ cũ cho thuê nhà từ năm 1999, và đã “trốn thuế” khoảng 400 triệu đồng. Nhạy cảm Blogger Điếu Cày là một thành viên chủ chốt của Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do, vốn không e ngại theo đuổi những thông tin được cho là nhạy cảm. Ông là người viết nhiều bài lưu truyền trên mạng internet về các chủ đề dân quyền, Hoàng Sa - Trường Sa và gần đây là phản đối việc rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh. Vì vậy việc ông Hải bị bắt khẩn cấp rồi đưa ra tòa bị nhiều người cho là có lý do chính trị. Một thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do từ Thành Phố Hồ Chí Minh từng nhận định: "Tôi cho rằng do anh Hải là một blogger khá nổi tiếng, có nhiều bài viết, hoạt động cổ vũ cho việc bảo vệ lãnh thổ, chống lại chính quyền Trung Quốc khi họ thành lập huyện đảo Tam Sa tại vùng Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam." "Blogger Điếu Cày đã có những hành vi phản kháng hết sức cương quyết, khiến chính quyền không hài lòng. Có lẽ vì lý do đó mà anh bị bắt và bị truy tố với tội danh khá buồn cười là tội trốn thuế." NobodyMọi người hãy nghĩ sâu xa 1 chút. Yêu nước là tốt. Vâng. Nếu có cơ hội, tôi sẵn sàng đứng ra chiến đấu lại với TQ, biểu tình lên án TQ. Nhưng liệu có ai nghĩ đến những hậu quả sau này. TQ là nước lớn, VN là nước nhỏ, không phải bàn cãi. Cũng như Mỹ đối với phần lớn các nước trên thế giới vậy. Nó mạnh hơn mình, mà mình phải dựa vào nó thì chịu lép vế vậy. Nhớ đến trước đây báo chí VN có đăng tin về việc hàng TQ kém chất lượng, TQ đã gọi ngay người của VN cùng 1 vài nước ĐNÁ khác đến và cảnh cáo về việc này. Thử nghĩ xem nếu nó không cho mình xuất khẩu sang nước nó nữa, cắt đứt quan hệ Kinh Tế và gay hơn là xảy ra chiến tranh thì sao. Thôi thì cũng hi vọng blogger Điếu Cày tương lại được yên ấm. Duy HạnhBạn độc giả ơi. Thực ra chuyện bắt Điếu Cày phức tạp hơn bạn tưởng đấy. Bạn phải hiểu là tại sao người ta để ông ấy trốn thuế cả 10 năm rồi mới bắt? Chẳng nhẽ chính quyền mù hay chỉ khi ông Hải tham gia biểu tình chuyện HS-TS? Mà bạn Độc giả giải thích sao phản đối chuyện HS-TS mà lại bị bắt chứ? Luật pháp quy định tham nhũng 1 tỷ là tử hình thì bạn thử xem nếu chứng minh ông Huỳnh Ngọc Sỹ tham nhũng vài chục tỷ thì có bị tử hình không? Độc giảTrốn thuế từ năm 1999 là làm ăn phi pháp, không liên quan gì đến hoạt động chính trị. Không hiểu sao một số người lại thích liên tưởng đến việc các bài viết trên blog của anh chàng "Điếu Cày" này là phản kháng chính trị nên anh ta bị tù? Phải chăng họ muốn anh ta trở thành anh hùng? Thật khôi hài cho loại "anh hùng" được dựng lên kiểu này! CVM, Hà NộiTôi thấy rõ sự đàn áp của Toà án đối với anh Điếu Cày, cũng như sự an ninh của mỗi công dân VN đang bị đe doạ. Tôi thấy cái đất nước tươi đẹp này của chúng ta đang bị tàn phá bằng những ý chí chung sai lầm của ĐCSVN với nguyên tắc tập quyền XHCN của họ, thì Điếu Cày có bằng thép cũng sẽ bị đè nát như ý họ muốn. FortunateNếu Điếu Cày "trốn thuế" những 400 triệu trong nhiều năm thì ông "đáng tội", không có gì phàn nàn? Nhưng nếu ông vì lòng yêu nước- như đại đa số người dân VN- mà bị bắt khi viết bài và xuống đường biểu tình phản đối TQ xâm lược thì ông "đừng buồn" nữa. Hãy xem gương nhà báo Nguyễn Việt Chiến, bị xử tù giam, tưởng "xui" mà ngẫm lại thì "hên": Tổ Chức Nhà Báo Không Biên Giới bên Pháp đang đề nghị tặng giải báo chí cho ông và nghe đâu còn có thêm một số tiền thưởng không nhỏ! PatriotĐã lâu lắm rồi tòan thể cộng động người phải tự hòa về tấm lòng yêu tổ quốc như ông Nguyễn Hòang Hải (tức blogger Điếu Cày). Một người dám gan dạ đứng lên nói lên tiếng nói chống giặc Tàu phương bắc mà lại bị bắt bớ cầm tù 2,5 năm. Hãy hỏi rằng khi nhà nước bắt giặc nhốt bỏ tù Điếu Cày để làm vui lòng người Phương Bắc "Cướp đất, chiếm đảo Hòang Sa và Trường Sa" thì mai kia trong tương giặc Tàu lại xâm luợc nước Việt thì lấy ai mà xung phong yêu nước đi đánh giặc. Oneway, Na UyBlogger Điếu Cày đã bị kết án 2,5 năm tù giam vì 'trốn thuế' khoảng 2500 USD. Bổ đồng 1000 USD tương đương 1 năm tù giam. Ngu ngơ mà tính theo toán học thì, vụ PCI 'ngốn' 880.000 USD thì các ông bà nào dính líu phải cùng chia nhau số ngày tù giam là 880 năm! Ẩn danhKhi ông Lê Dũng lên tiếng “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động của tập đoàn Cnooc là đi ngược lại Công ước Luật biển và 16 chữ vàng”. Viêtnamnet lập tức đưa tin “người dân ủng hộ xác định chủ quyền” mà ông Lê Dũng tuyên bố, đồng thời đăng nhiều email của người dân có ý kiến ủng hộ về vấn đề này. Thực ra chủ quyền về các quần đảo là đương nhiên chứ không thể là ủng hộ nữa. Chỉ có nhà nước mới cấm đoán không cho người dân lên án TQ mà thôi. Đơn cử chuyện ông Nguyễn Hoàng Hải (tức Điếu Cày), đã từng có nhiều bài tin trên mạng về vấn đề hai quần đảo nói trên mà bị bắt bị kết án, chứ tội trốn thuế chỉ là cái cớ. Nay BBC nhắc lại chuyện Điếu Cày y án càng buồn cho đất nước VN. Lẽ ra chuyện chủ quyền biên giới biển đảo phải phát động để người dân lên tiếng từ lâu và phải thả ngay Điếu cày vì tội yêu nước mới phải chứ. PPT, VNNguyễn Việt Chiến là điển hình của công cuộc chống tham nhũng, Nguyễn Hoàng Hải tức blogger Điếu Cày là điển hình của công cuôc bảo vệ tổ quốc. Cả hai đều bị đảng Cộng sản Việt Nam hình sự hóa và bắt bỏ tù. Chẳng lẽ theo phép suy diễn tam đoạn luận thì Đảng "đã là" tập đoàn tham nhũng và "đã" nhường Hoàng Sa - Trường sa cho Trung Quốc rồi sao? Xưa lớp lớp ông cha đứng lên giành độc lập thì đã thể hiện tinh thần bất khuất của dân tộc. Và nay con cháu tiếp tục tinh thần bất khuất đó để đòi hỏi một Đảng bất tài thoái hóa đến cam tâm nô lệ phải trả đất nước về tay nhân dân. Và bây giờ là vai trò của Chủ tịch Nước phải ra lệnh phóng thích hai nhà báo này bằng một "lệnh ân xá" để cứu vãn cho "thể chế". Phuocbeo, DanangCó mời luật sư giỏi bao nhiêu cũng không thể bào chữa được vụ này đâu. Anh nhà báo Chiến đã hiểu được điều này nên không đề nghị phúc thẩm. Chia buồn cho Điếu Cày, cứ vẽ đường cho hươu chạy thế này thì Câu lạc bộ nhà báo tự do càng ngày càng tổn thất nhân lực. |
Tổng thống Ukraine nói sẽ cho 'tổ chức bầu cử sớm' sau khi thỏa thuận hòa bình đổ vỡ và cũng chưa rõ phe đối lập có quan điểm ra sao. | Ukraine sẽ 'tổ chức bầu cử sớm' | Con số thương vong do khủng hoảng Kiev được cho là cao hơn nhiều so với thống kê chính thức Tổng thống Viktor Yanukovych nói ông đồng ý về một chính phủ đoàn kết dân tộc và sửa hiến pháp, hạn chế quyền của tổng thống. Bước nhượng bộ này được Phủ Tổng thống nêu ra sau nhiều giờ đàm phán với phe đối lập. Tuy thế, cũng không rõ phe đối lập có ủng hộ thỏa thuận này không. Muốn hết khủng hoảng Trước đó không lâu, chính Tổng thống Ukraine nói ông đã đạt được thỏa thuận với phe đối lập nhằm chấm dứt khủng hoảng, sau một cuộc họp kéo dài suốt đêm do ba Ngoại trưởng châu Âu làm trung gian. Tuy nhiên Ngoại trưởng Pháp tỏ ra dè dặt, nói thỏa thuận trên chưa được thực sự ký kết. Sáng thứ Sáu 21/2, phe đối lập đã không đến ký kết thỏa thuận này theo giờ hẹn mà chỉ có Phủ Tổng thống nêu ra. Hôm thứ Năm 20/02, các Ngoại trưởng châu Âu cho biết sẽ áp dụng cấm vận lên một số quan chức cấp cao của Ukraine, bao gồm đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh, sẽ được áp dụng "khẩn cấp". Hoa Kỳ cũng cảnh báo Kiev sẽ hành động ngay sau khối châu Âu. Trong cùng ngày thứ Năm, ngoại trưởng Pháp, Ba Lan, và Đức đã giành nhiều giờ để bàn với ông Yanukovych về "kế hoạch tiến tới giải pháp chính trị" trước khi tiếp tục thảo luận với lãnh đạo phe đối lập. Nhưng tình trạng đối đầu căng thẳng vẫn tiếp tục, nhiều người biểu tình vẫn đang trấn thủ sau rào chắn tại trại biểu tình chính trên Quảng trường Độc lập, còn được gọi là Maidan, để đề phòng đợt tiến công mới của cảnh sát. Hàng chục người biểu tình chống chính phủ đã thiệt mạng tại Kiev hôm thứ Năm 20/2. Nhiều người khác bị cho là đã trúng đạn của lính bắn tỉa. Tổng cộng 75 người, trong đó có các nhân viên cảnh sát, đã thiệt mạng kể từ hôm thứ Ba 18/2. Tổng thống Yanukovych đã cải tổ chính phủ và sa thải tư lệnh quân đội nhưng tình hình vẫn không được cải thiện Bên cạnh đó, Bộ Y tế nước này nói 571 người khác đã bị thương sau ba ngày bạo lực tại thủ đô Ukraine, tuy nhiên các nhà hoạt động cho rằng con số thương vong có lẽ còn cao hơn. Những người biểu tình đã bắt giữ 67 cảnh sát, theo thông báo từ Bộ Nội vụ. Vài người trong số này sau đó đã được trả tự do. 'Thất vọng' "Không gì có thể biện hộ cho sự đàn áp mà chúng ta đang chứng kiến," thông cáo chung của các ngoại trưởng EU hôm 20/2 có đoạn. Cao ủy phụ trách đối ngoại của EU, Catherine Ashton, nói "trách nhiệm hàng đầu" của Tổng thống Viktor Yanukovych lúc này là đưa hai bên quay trở lại bàn đàm phán. Trả lời báo chí sau cuộc gặp khẩn cấp của các ngoại trưởng EU ở Brussels, bà nói các ngoại trưởng đã thể hiện sự "thất vọng" trước những diễn biến bạo lực mới nhất và đã đồng ý ngưng bán các "phương tiện dùng để đàn áp" cho Kiev. Những biện pháp này được đưa ra vì "tình hình hiện nay tại Ukraine," bà nói thêm. EU cho đến trước đó vẫn tránh áp đặt các lệnh cấm vận để ưu tiên cho đối thoại và sự thỏa hiệp. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố cấm nhập cảnh đối với 20 thành viên chính phủ Ukraine, nhưng không nêu tên cụ thể. Tối thứ Năm 20/2, Phó Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Yanukovych trong một cuộc điện đàm rằng Washington sẵn sàng áp đặt lệnh cấm vận đối với quan chức Ukraine nào hạ lệnh cho binh lính bắn vào người biểu tình. Nhiều người biểu tình bị cho là đã thiệt mạng do vết thương từ loại đạn giống với đạn súng bắn tỉa Đạn thật Hàng chục người biểu tình ở thủ đô Kiev đã bị lực lượng an ninh bắn chết sau khi lệnh ngừng bắn bị phá vỡ một ngày trước đó. Các nhà hoạt động và nhân viên y tế ở Maidan cho rằng số người chết có thể lên đến 100 người hoặc cao hơn. Một số thi thể của những người bị giết chết hôm 20/2 đã được đưa đến Quảng trường Độc lập, tâm điểm của phong trào biểu tình, phóng viên BBC tại Kiev, Duncan Crawford, cho biết. Những đám đông tụ tập quanh đó hô to: "liệt sỹ", "anh hùng", nhiều người trong số họ đã rơi nước mắt, phóng viên của chúng tôi nói thêm. Nhiều nhân chứng nói với BBC các nạn nhân thiệt mạng hôm thứ Năm do vết thương từ loại đạn giống với đạn súng bắn tỉa. Những đoạn video được đăng tải trên mạng cho thấy các tay súng bắn tỉa đang nhắm vào những người biểu tình tìm cách chiếm lại Quảng trường Độc lập. Chính quyền nói một cảnh sát đã thiệt mạng, 20 cảnh sát khác bị thương, trong khi một nhà hoạt động nói khoảng 10 cảnh sát đã bị giết chết. Các nhân chứng cho biết đạn thật, bom xăng và vòi rồng đã được sử dụng trong cuộc đụng độ vào sáng 20/2 tại Quảng trường Độc lập. Một số người biểu tình được trang bị vũ khí cũng đã nổ súng về phía lực lượng an ninh. Đạn đã bắn xuyên qua cửa kính nhiều căn phòng ở Khách sạn Ukraine, nơi tập trung các phóng viên nước ngoài ở Kiev, trong đó có BBC. Trước đó, hàng chục người biểu tình đã sử dụng tiền sảnh của khách sạn này làm trạm y tế dã chiến, một linh mục cũng đã có mặt ở đây, phóng viên của BBC tại hiện trường, Kevin Bishop, cho biết. Nhiều người biểu tình, một số được trang bị vũ khí, đã xin chăn mền từ du khách ở khách sạn để băng vết thương. Đạn thật, bom xăng và vòi rồng đã được sử dụng trong cuộc đụng độ sáng hôm 20/2 Quốc hội tranh cãi Một thông cáo từ trang web chính thức của tổng thống Ukraine đổ lỗi cho phe đối lập đã khơi mào bạo lực, và nói "lời kêu gọi lệnh ngừng bắn thực chất chỉ là câu giờ của Maidan nhằm huy động lực lượng và cung cấp vũ khí cho dân quân." Các nghị sỹ đã bỏ phiếu lên án tình trạng bạo lực trong phiên họp Quốc hội vào chiều 20/2. Họ cũng kêu gọi việc cấm sử dụng vũ khí nhằm vào người biểu tình và rút lui lực lượng cảnh sát đang được triển khai để trấn áp biểu tình. Phiên họp chỉ có sự tham gia của 239 trên 450 nghị sỹ, phần lớn là từ các đảng đối lập. Tuy nhiên cũng có khoảng vài chục người từ Đảng Khu vực của Tổng thống Yanukovych. Trước đó, các ngoại trưởng của Pháp, Ba Lan và Đức đã có cuộc nói chuyện với ông Yanukovych về "hành trình hướng đến một giải pháp chính trị", trước khi đối thoại với các lãnh đạo phe đối lập. Các ngoại trưởng từ ba nước sau đó đã quay trở lại thảo luận với ông Yanukovych vào tối thứ Năm. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói ông Yanukovych đã tỏ ý sẵn sàng tiến hành một cuộc bầu cử sớm trong năm nay. Các cuộc biểu tình nổ ra hồi tháng 11 năm 2013, sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký kết thỏa thuận liên hiệp và tự do thương mại với EU vì muốn giữ quan hệ mật thiết với Nga. Kể từ đó, làn sóng biểu tình đã lan ra khắp Ukraine, với yêu cầu chính từ người biểu tình là tái bầu cử tổng thống và Quốc hội. |
Mỹ đang trải qua một thời điểm không thoải mái vì câu chuyện "Tôi do thám" của họ với nước Đức, trong lúc xuất hiện những khám phá mới mà các cuộc điều tra phản gián của Berlin cáo buộc đã phát hiện các gián điệp cài trong Bộ quốc phòng và cơ quan tình báo nước ngoài của Đức. | Mỹ cần làm gì sau rắc rối do thám Đức? | Quan hệ của Mỹ - Đức bị rạn nứt thời gian gần đây do các vụ do thám tình báo. Chính phủ Đức trả đũa bằng cách trục xuất giám đốc chi nhánh CIA, một bước đi bất thường thể hiện nước Đức coi cuộc tranh cãi về gián điệp này nghiêm trọng tới mức nào. Với Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Angela Merkel, có lẽ họ cảm thấy như đang gặp phải một chuỗi các diễn biến bị lặp đi lặp lại. Dù họ có nỗ lực đến mấy để xử lý các hậu quả của các chiến dịch tình báo xâm nhập và tìm cách đưa mối quan hệ trở lại như cũ, thì họ lại đang trở lại đúng nơi họ đã bắt đầu và đối mặt với những câu hỏi như cũ một lần nữa. Câu trả lời của Mỹ tiếp tục là các nước đang do thám nhau. Mỹ do thám. Và Đức cũng vậy. Nếu một chức năng quan trọng của các cơ quan tình báo là phải hiểu được môi trường quốc tế hiện hữu và dự đoán các chính phủ sẽ phản ứng như thế nào với các sự kiện trong tương lai, việc tìm ra được các nhà lãnh đạo thế giới đang suy nghĩ gì, nói gì và làm gì là cần thiết. Ông Obama có một số mối quan hệ gần gũi với các đối tác toàn cầu, nhưng Thủ tướng Đức là một ngoại lệ. Khi vụ tranh cãi về điện thoại di động của bà bà Merkel nổ ra vào mùa Thu năm ngoái, Tổng thống Mỹ thừa nhận rằng việc đó chỉ có nghĩa là tình báo có khả năng thực hiện một số hoạt động đặc biệt, nhưng không có nghĩa là họ nên làm như vậy. 'Chỉ riêng một người' Tiếp đó, trong khi không thừa nhận những gì đã làm trong quá khứ, Nhà Trắng mạnh mẽ đề nghị rằng tương lai sẽ đổi khác. Ông Obama đang giải bài toán khó về niềm tin với các 'đồng minh' ở châu Âu. Rõ ràng điều này được áp dụng với Thủ tướng Đức, nhưng không phải là áp dụng với phần còn lại của chính phủ Đức. Về mặt tình báo, điều không có gì đáng ngạc nhiên với bất cứ ai là các nước đang nhắm mục tiêu vào các đặc vụ tình báo hoặc các sỹ quan quân sự từ các quốc gia khác và trả tiền cho họ để đổi lấy các thong tin hữu ích. Đó là việc làm của các cơ quan tình báo. Mặt khác, trong khi Đức hiểu gián điệp là gì, thì nước này nói họ vạch ra một giới tuyến về bạn thân. Từ quan điểm của Berlin, nếu đã là một đối tác thực sự, nước Đức phải được hưởng cùng một mức độ tin cậy và - trên lý thuyết –không bị do thám như mức độ hiện hữu với các đồng minh then chốt khác như Anh, Canada, Úc và New Zealand, cái được gọi là khối "ngũ nhãn" (Five Eyes), được hưởng. Đức và Hoa Kỳ rõ ràng đã bàn thảo về một thỏa thuận như vậy, một bước mà dường như Washington khiên cưỡng. Nhưng những mối quan ngại của Mỹ về sự khác biệt chiến lược đã được phóng đại. Nếu Mỹ có thể duy trì liên minh với New Zealand bất chấp các dị biệt sâu sắc về vấn đề hạt nhân, thì Mỹ chắc chắn cũng có thể xử lý bất cứ bất đồng nào tồn tại với nước Đức, một mối quan hệ mà sẽ chỉ làm tăng thêm hậu quả trong tương lai. 'Nỗ lực Merkel' Mặc dù áp chịu những áp lực đáng kể, bà Merkel đã có công lao khi đã giữ cho các trọng tâm được tập trung vào các vấn đề khu vực, đặc biệt là bế tắc giữa Hoa Kỳ - Liên minh Châu Âu và Nga về Ukraina cũng như tập trung vào các cuộc đàm phán hạt nhân đang diễn ra với Iran. Bà thậm chí không đưa ra những tiết lộ mới nhất về gián điệp trong cuộc hội thoại gần đây nhất của bà với ông Obama - một điều tốt vì rõ ràng các nhân viên Nhà Trắng hoặc Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã không thể cảnh báo ông Obama trước khi cuộc gọi. Đây là vấn đề vì nó có thể là chỉ dấu cho thấy Washington đang đánh giá thấp tác động chính trị theo lối 'giọt nước tràn ly' với các tin xấu được gom tích lại trong mối quan hệ với Đức và châu Âu trong 10 tháng qua. Vấn đề này đặc biệt xác đáng khi mà Washington đang chờ đợi tiếp tục có thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế nữa giáng vào nước Nga. Nước Đức sẽ là một chủ thể quan trọng trong bất cứ điều gì mà EU quyết định làm. Nước Mỹ không nên coi nhẹ các căng thẳng theo lối 'giọt nước tràn ly' với Đức và châu Âu gần đây. Mỹ có thể đang hy vọng rằng cái cấp bách sẽ át đi cái tạm thời - rằng EU sẽ nhận ra vì sao các hậu quả lâu dài của cuộc khủng hoảng hiện nay với Nga là quan trọng hơn rất nhiều so với những tác động ngắn hạn của việc các hoạt động tình báo của Mỹ bị phát giác. Đối với giới chuyên gia, điều này có một ý nghĩa hoàn hảo, nhưng không nhất thiết như vậy với một công chúng châu Âu rộng lớn hơn hiện đang tái đánh giá bản chất của các mối quan hệ ở châu Âu và xâu xa hơn nữa. 'Không thể coi nhẹ' Mỹ không thể coi nhẹ câu câu chuyện này với nước Đức hoặc châu Âu. Cần phải có một câu trả lời rõ hơn là điều nói rằng "tất cả các nước đều do thám gián điệp với nhau". Khi ông Obama tự nói trong một phát biểu gần đây tại West Point, "khi chúng ta không thể giải thích được những nỗ lực của chúng ta một cách rõ ràng và công khai, chúng ta phải đối mặt với... mối nghi ngờ quốc tế, chúng ta làm xói mòn tính hợp pháp với các đối tác và với nhân dân của chúng ta, và chúng ta sẽ giảm thiểu tính tự chịu trách nhiệm trong chính phủ của chúng ta". Nước Đức không đủ điều kiện để tham gia nhóm ‘Ngũ nhãn’, nhưng cần phải có một sự hiểu biết mới về các hoạt động tình báo để phục hồi một mức độ thích hợp về niềm tin trong quan hệ Mỹ-Đức. Cần phải có cam kết của hai bên nối lại một đối thoại cấp cao về những vấn đề đã nói càng sớm càng tốt. Trong khi đó, Washington nên cầu nguyện để nước Đức thắng trong trận chung kết World Cup, điều mà chắc chắn tuyển Đức xứng đáng được hưởng sau một màn trình diễn hoàn toàn lấn lướt trước tuyển Brazil. Việc này sẽ làm thay đổi chủ đề, ít nhất là cho một thời gian ngắn. PJ Crowley là cựu trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ và hiện là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Ngoại giao Công chúng & Truyền thông toàn cầu thuộc Đại học George Washington. |
Đông Nam Á nay đang chi mạnh tay cho vấn đề quốc phòng, mà hầu hết là nhắm vào mảng hải quân, hãng tin Reuters có bài nhận định. | Đông Nam Á đua nhau mua vũ khí | Indonesia tăng chi tiêu quân đội dù không có tranh chấp ở Biển Đông Bài viết của phóng viên John O'Callaghan viết rằng Indonesia thì mua tàu ngầm của Hàn Quốc và hệ thống radar tuần duyên của Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong lúc Việt Nam nhận tàu ngầm và máy bay chiến đấu từ Nga, còn Singapore - vốn là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ năm trên thế giới - đang bổ sung thêm kho vũ khí tinh vi của mình. Vừa là lo lắng trước Trung Quốc, lại đang có tiền nhờ những thành công ít nhiều về kinh tế, Đông Nam Á muốn cải thiện vũ khí nhằm bảo vệ các tuyến vận tải biển, các cảng biển và cả biên giới trên biển, những vấn đề mang tính thiết yếu cho chuyện xuất khẩu và năng lượng của khu vực. Xung đột lãnh hải, càng được thổi bùng do nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào ở vùng Biển Đông, đã khiến Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei cố gắng tìm cách tạo cân bằng trước sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Cả những nước không dính trực tiếp vào cuộc xung đột này như Indonesia, Thái Lan và Singapore cũng tập trung chú ý tới vấn đề an ninh hàng hải. Tăng chi phí quốc phòng Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực nay dường như chưa đủ để các nước nhỏ cảm thấy yên tâm Bài viết của Reuters trích số liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) nói rằng chi tiêu quốc phòng ở vùng Đông Nam Á trên thực tế tăng 42% từ 2002 đến 2011, mà nằm cao trong danh mục chi tiêu là các hạng mục tàu chiến, tàu tuần tra, hệ thống radar và máy bay chiến đấu, bên cạnh tàu ngầm và hỏa tiễn đối hạm đặc biệt hiệu quả trong việc chặn tàu bè đi vào các tuyến hải hành. Từ nhiều thập niên nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á không mấy khi mua sắm vũ khí hạng nặng mà chỉ nhắm vào các loại súng ống hay xe tăng cỡ nhỏ. Khi đó, các mối đe dọa chủ yếu chỉ là từ nội địa, còn sự bảo trợ của Hoa Kỳ được coi là đủ để tránh nguy cơ bị nước ngoài xâm lược. Tuy nhiên, sự lớn mạnh đáng sợ của Trung Quốc cùng túi tiền rủng rỉnh hơn khiến việc mua sắm vũ khí được chú trọng hơn. Theo IISS, Malaysia có hai tàu ngầm Scorpene và Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga. Thái Lan cũng có kế hoạch mua tàu ngầm trong lúc chiến đấu cơ Gripen của Thái vốn mua của Saab AB (Thụy Điển) rồi sẽ được trang bị hỏa tiễn đối hạm RBS-15F của Saab. Singapore thì đã đầu tư vào các chiến đấu cơ F-15SG của Boeing, Hoa Kỳ, và hai tàu ngầm Archer của Thụy Điển để bổ sung vào đội tàu ngầm bốn chiếc Challenger có sẵn và tăng cường sức mạnh sẵn có của lực lượng hải quân và không quân của mình. Indonesia, quốc đảo rộng lớn với các tuyến hải hành quan trọng và 54.700 km bờ biển, đang đặt mua ba tàu ngầm mới của Hàn Quốc để bổ sung cho đội tàu ngầm hai chiếc hiện nay. Indonesisa cũng hợp tác với các công ty Trung Quốc để sản xuất hỏa tiễn đối hạm C-705 và C-802, sau khi đã thử nghiệm hỏa tiễn đối hạm Yakhont do Nga sản xuất vào năm 2011. Hình chụp tàu ngầm của Trung Quốc Tuy nhiên, bài viết của Reuters nhận xét rằng đây không phải là cuộc chạy đua vũ trang, bởi vùng biển Đông Nam Á còn đối diện với hàng loạt các vấn đề khác như nạn cướp biển, đánh bắt cá bất hợp pháp, buôn lậu, khủng bố, và cả thiên tai nữa. Chưa kể ngay cả khi đầu tư nhiều thì sức mạnh quân sự của các nước này so với Trung Quốc cũng vẫn là khập khiễng, như nhận xét của nhà nghiên cứu Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (SIPRI), và điều lớn nhất các nước có thể đạt được trong trường hợp có xung đột chỉ giới hạn ở mức gây tổn hại đáng kể: "Nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam, thì ít nhất Việt Nam cũng có thể gây ra một số thiệt hại lớn [cho Trung Quốc]." SIPRI nói Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đã dẫn đầu trong việc đẩy mạnh ngân sách quốc phòng của họ từ 66 và 82% từ 2002 đến 2011. Tuy nhiên, nước vung tiền kinh khủng nhất chính là Singapore, nơi có cảng biển trung chuyển hàng tấp nập thứ nhì trên thế giới bận rộn nhất, một trung tâm tài chính toàn cầu và một trung tâm dầu khí, hóa dầu quan trọng. Quốc đảo giàu có này, cùng với Malaysia và Indonesia, chắn ngữ eo biển Malacca nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, tuyến đường huyết mạch có ảnh hưởng to lớn tới vấn đề chiến lược, năng lượng, nguyên liệu và lưu thông hàng hóa đông - tây. Mập mờ chi tiêu IISS nói Singapore có ngân sách quốc phòng năm 2011 là 9,66 tỷ USD, đè bẹp ngân khoản của Thái Lan (5,52 tỷ USD), Indonesisa (5,42 tỷ USD), Malaysia (4,54 tỷ USD) và Việt Nam (2,66 tỷ USD). Tuy nhiên, việc chi tiêu cụ thể vào các khoản như thế nào, chẳng hạn bao nhiêu tiền sẽ được dùng để tăng khả năng quốc phòng, bao nhiều cho đạn dược và bao nhiêu để trả tiền lương, lại là điều không được nói rõ. Mà ngay cả các con số tổng chi tiêu quốc phòng cũng không thể hiện hết toàn bộ nội dung câu chuyện. Bởi các nước như Việt Nam và Indonesia thì sử dụng các thoả thuận tín dụng hoặc nguồn thu từ việc bán quyền thăm dò năng lượng để tài trợ cho việc nhập khẩu vũ khí, mà những thỏa thuận như vậy lại không xuất hiện trong ngân sách quốc phòng, các nhà phân tích nói. Sức mạnh quân sự Trung Quốc vẫn được giới chuyên gia đánh giá là áp đảo trong khu vực "Việt Nam đã dừng công bố ngân sách an ninh quốc phòng trong bản báo cáo ngân sách chung của mình, để lại một khoảng cách đáng ngờ giữa tổng ngân sách dự tính và những khoản được chi tiêu cụ thể cho từng mảng," Samuel Perlo-Freeman, Giám đốc Chương trình Chi tiêu quân sự và Sản xuất Vũ khí của SIPRI, nói. Thị trường béo bở Khi mà ngân sách quốc phòng ở nhiều quốc gia phương Tây đang chịu nhiều áp lực thì châu Á trở thành thị trường hấp dẫn của các nhà sản xuất vũ khí, thiết bị thông tin liên lạc, và các hệ thống giám sát. Bộ phận sản phẩm quốc phòng của Lockheed Martin và của Boeing đều trông chờ là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ đem lại khoảng 40% doanh thu quốc tế của hãng. SIPRI nói rằng 97% vũ khí của Việt Nam - bao gồm các tàu khu trục, máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa bờ biển Bastion - là do Nga cung cấp trong khoảng thời gian 2007-11, nhưng nước này đang tìm cách đa dạng hóa bằng cách đàm phán với Hà Lan và Hoa Kỳ. Philippines, vốn dựa vào Hoa Kỳ để có được tới 90% số vũ khí của mình, nay có kế hoạch chi 1,8 tỷ đô la nâng cấp trong thời gian năm năm tới. Bộ Quốc phòng Philippines nói với Reuters rằng một trong những ưu tiên của nước này là tăng cường năng lực chống tàu ngầm. Thái Lan, quốc gia có lực lượng quân đội vốn đã tổ chức 18 cuộc đảo chính, cả thành công lẫn chưa âm mưu, từ năm 1932 đến nay, đã xây dựng một tàu tuần tra theo thiết kế của BAE System, Anh Quốc. Thái có kế hoạch hiện đại hóa một tàu khu trục nhỏ, và trong vòng năm năm tới sẽ mua chiếc tàu mới đầu tiên trong loạt hai chiếc dự kiến. Thêm về tin này Chủ đề liên quan |
Số người dân Hong Kong đi bỏ phiếu ở mức kỷ lục trong các cuộc bầu cử địa phương vào Chủ nhật. | Bầu cử Hong Kong: Người biểu tình hi vọng sẽ gửi một thông điệp đến TQ | Nhiều người Hong Kong đã xếp hàng dài từ sáng sớm để ra bỏ phiếu Cho tới trưa, số người đi bầu cử đã vượt quá tổng số người đi bầu hồi 2015. Kỳ bầu cử này được coi là phép thử cho mức độ ủng hộ của người dân dành cho Trưởng đặc khu Carrie Lam. Các nhóm biểu tình ủng hộ dân chủ hy vọng kết quả các cuộc bầu cử sẽ gửi một thông điệp tới chính quyền ở Bắc Kinh sau năm tháng bất ổn chính trị. Trước kỳ bầu cử, các nhóm biểu tình ủng hộ dân chủ đã kêu gọi người dân tránh gây gián đoạn. Cho tới giờ, không có tin về bất kỳ vụ gây rối nào. 'Gián điệp TQ' tiết lộ thông tin tình báo và xin tị nạn ở Úc TQ thề 'trả đũa' nếu ông Trump ký dự luật Nhân quyền Hong Kong TT Trump không nói có ký hai dự luật HK hay không Cựu nhân viên Anh ‘bị Trung Quốc tra tấn, tìm bằng chứng can thiệp’ Số lượng kỷ lục 4,1 triệu người đã đăng ký đi bầu, tức hơn một nửa dân số 7,4 triệu người của Hong Kong. Các nhà vận động ủng hộ dân chủ hy vọng họ sẽ có thể tăng số lượng đại diện trong hội đồng, vốn thường có một số ảnh hưởng nhất định trong việc lựa chọn vị trí đặc khu trưởng. Các ứng cử viên ủng hộ Bắc Kinh đang kêu gọi cử tri ủng hộ họ hãy ra bỏ phiếu để bày tỏ sự thất vọng trước những biến động gây ra bởi các cuộc đụng độ liên tục giữa người biểu tình và cảnh sát. Cuộc bầu cử diễn ra ra sao? Các phòng phiếu mở cửa lúc 07:30 giờ địa phương vào Chủ nhật, với số lượng người tham gia bỏ phiếu đạt kỷ lục 4,1 triệu người. Hong Kong có dân số là 7,4 triệu. Tính đến 21:30, gần 2,9 triệu người đã bỏ phiếu - hơn 69% số người đăng ký bỏ phiếu. Lượng người bỏ phiếu sớm cũng tăng đột biến vì lo ngại tình trạng hỗn loạn sẽ khiến các phòng phiếu bị đóng cửa. Hơn 1.000 ứng cử viên đang tranh cử cho 452 ghế hội đồng quận. Đây là lần đầu tất cả ứng viên đương nhiệm bị thách thức. 27 ghế khác sẽ dành cho các đại diện ở các quận xa hơn. Hiện nay, các đảng thân Bắc Kinh nắm giữ phần lớn các ghế này. Hai ứng cử viên ủng hộ dân chủ ra vận động kêu gọi cử tri bỏ phiếu Cảnh sát được trông thấy bên ngoài các địa điểm bỏ phiếu nhưng các phóng viên của BBC cho biết họ không quá lộ diện. "Đối mặt với tình hình vô cùng thách thức hiện tại, tôi rất vui mừng để nói rằng .... chúng ta đã có một không khí yên bình ôn hòa cho các cuộc bầu cử hôm nay," Đặc khu trưởng Carrie Lam nói sau khi bỏ phiếu. Tại sao cuộc bầu cử này quan trọng? Bản thân các uỷ viên hội đồng quận có rất ít quyền lực thực tế, vì vậy thường các cuộc bầu cử này diễn ra ở cấp độ rất địa phương. Nhưng cuộc bầu cử này thì khác. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào tháng 6, vì vậy những lá phiếu này giống như những chiếc giấy quỳ, phản ánh mức độ ủng hộ của người dân dành cho chính phủ hiện tại. 479seats across the territory 1,090 candidates - all seats being contested for the first time 4.13mregistered voters - the highest number ever 117councillors sit on committee that elects chief executive Theo hệ thống bầu cử của Hong Kong, 117 ủy viên hội đồng quận cũng sẽ ngồi trong ủy ban gồm 1200 thành viên bỏ phiếu cho vị trí đặc khu trưởng. Vì vậy, một chiến thắng của phe ủng hộ dân chủ cũng có thể có tác động lớn quyết định ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của thành phố này. "Người dân ở Hong Kong đã bắt đầu coi cuộc bầu cử này như một cách để bày tỏ quan điểm của họ về tình trạng của Hong Kong nói chung và về chính phủ của Carrie Lam," Kenneth Chan, phó giáo sư tại Đại học Baptist Hong Kong, nói với Reuters. Lá phiếu gửi thông điệp Phân tích của Jonathan Head, BBC News, Hong Kong Nhiều người đã sớm xếp thành những hàng dài ở quận Taikoo Shing trong thời tiết nắng đẹp, và khi thời gian bỏ phiếu bắt đầu, những hàng dài người này đi vòng quanh các khu phố. Hình ảnh tương tự cũng xuất hiện tại các trạm bỏ phiếu khác. Những vấn đề địa phương chắc chắn trong tâm trí của một số cử tri, nhưng rõ rệt nhất là ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử này như một cuộc thử nghiệm về sự ủng hộ của người dân dành cho chính phủ và phe đối lập. Một số cử tri đã không thoải mái về việc bày tỏ quan điểm của họ trước mặt những cử tri khác. Một ứng cử viên đảng Dân chủ Andrew Chiu ngồi bên ngoài, trò chuyện với các phóng viên. Một bên mặt của ông vẫn bị băng bó sau khi bị một kẻ tấn công cắn đứt một phần tai hồi đầu tháng. Cảnh tượng đó là một lời nhắc nhở nghiệt ngã về cuộc khủng hoảng chính trị của Hong Kong đã chia rẽ cộng đồng và gia đình như thế nào. Tuy nhiên, một số người nói với chúng tôi rằng họ rất trân trọng cơ hội này để gửi một thông điệp bằng phiếu bầu của họ, một cuộc bỏ phiếu tự do với nhiều ứng cử viên để chọn lựa mà, điều vốn không xảy ra ở những nơi khác của Trung Quốc. 10 trong số 35 ghế trong quận này đã không bị thách thức bởi các ứng cử viên mới trong cuộc bầu cử năm ngoái. Đây là nơi các đảng thân chính phủ từ lâu đã được hưởng lợi từ lượng gây quỹ khá lớn. Nhưng năm này, mọi vị trí uỷ viên hội đồng đều bị thách thức bởi các ứng viên ủng hộ dân chủ. Liên minh dân chủ đối lập đã đưa năm yêu cầu của phong trào phản kháng thành khẩu hiệu của họ và hy vọng cảm tình của công chúng về các cuộc biểu tình kéo dài năm tháng qua sẽ giúp họ lần đầu tiên nắm quyền kiểm soát ở nhiều hội đồng quận. Ai ra tranh cử? Có một số tên đáng chú ý đang tham gia tranh cử. Nhà hoạt động trẻ tuổi Joshua Wong đã bị cấm ra tranh cử Nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh Junius Ho, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất trong thành phố, nằm trong số đó. Ông Ho đã bị đâm vào đầu tháng này bởi một người đàn ông giả vờ là một người ủng hộ ông. Ông Ho cũng công khai lên tiếng ủng hộ lực lượng cảnh sát Hong Kong nhiều lần. Vào tháng 7, ông ta bị quay phim trông thấy bắt tay với một nhóm người, nghi là Hội Tam Hoàng vốn sau đó đã tấn công những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Jimmy Sham, một nhà hoạt động chính trị gần đây đã nổi lên với tư cách là lãnh đạo Mặt trận Nhân quyền Dân sự, một nhóm chiến dịch tổ chức một số cuộc tuần hành phản đối đại chúng, cũng ra tranh cử. Ông Sham cũng đã bị tấn công hai lần, một lần bị tấn công bằng búa. Nhiều hình ảnh cho thấy anh nằm trên đường và chảy nhiều máu. |
Hầu hết chúng ta đều từng gặp những người như thế tại một lúc nào đó - kiểu người có thể bước vào một căn phòng đầy người xa lạ nhưng lúc rời đi thì họ đã có thêm 10 người bạn mới, lên lịch cho một cuộc hẹn ăn trưa vào ngày hôm sau, và một lời hứa hẹn sẽ giới thiệu họ làm quen với ai đó. | 'Bí kíp' giúp bạn được mọi người yêu thích | Thật là những người hấp dẫn! Điều gì khiến những cá nhân may mắn đó được tất cả mọi người yêu thích trong khi nhiều người phải nỗ lực rất nhiều mới có được? Rất nhiều người tin vào cái duyên xã giao hoặc thu hút được người khác là một nghệ thuật, nhưng thực ra có rất nhiều yếu tố khoa học ẩn sau điều đó. Sợ bị đuổi việc sẽ khiến ta làm việc tốt hơn? Bạn có thể tự rèn luyện thành người dám mạo hiểm 'Giàu bất hạnh, nghèo hạnh phúc' Những nhân tố quyết định sự thành công của ta với người khác và ấn tượng ta tạo ra với họ có thể bắt đầu thậm chí từ trước khi ta gặp họ. Nghiên cứu cho thấy những người gặp nhau thường xuyên sẽ hay đưa ra phán xét thuần túy dựa trên hình thức. Alexander Todorov, một giáo sư tâm lý tại Đại học Princeton, đã chứng minh việc mọi người có thể phán xét về sự dễ chịu, mức độ đáng tin cậy và năng lực sau khi nhìn mặt người khác chưa tới 1/10 giây. "Trong khi một số thứ, như quyền uy, thường liên quan nhiều đến đặc điểm hình thái, thì những thứ như sự tin cậy và thậm chí sự hấp dẫn lại thường lệ thuộc rất nhiều vào biểu hiện gương mặt," Todorov nói. Ông là tác giả quyển sách "Giá trị gương mặt: Ảnh hưởng không cưỡng lại được của ấn tượng đầu tiên" (Face Value: The Irresistible Influence of First Impressions). Đưa ra phán đoán nhanh về một điều gì đó một cách hời hợt - nghe qua thì có vẻ là khinh suất. Ấy vậy mà chúng ta lại làm điều này suốt mà chẳng hề nhận ra, và nó có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Chẳng hạn như điều này có thể tác động đến việc bạn bầu cử cho ai. Một nghiên cứu cho thấy sự biểu cảm trên gương mặt có thể được sử dụng để dự đoán kết quả bầu cử thượng viện Hoa Kỳ. Tương tự, mối liên hệ giữa gương mặt với năng lực cá nhân đã từng được sử dụng thành công trong việc dự đoán kết quả bầu cử các chính trị gia ở Bulgari, Pháp, Mexico và Brazil. Phán xét đối với gương mặt có thể ảnh hưởng đến quyết định tài chính. Trong một thí nghiệm, những người vay tiền bị cho là trông có vẻ ít đáng tin cậy hơn sẽ khó vay được tiền hơn. Bên cho vay đưa ra phán xét dựa trên sự thể hiện, cho dù họ đã có thông tin về tình trạng công ăn việc làm, mức thu nhập của người đi vay và lịch sử tín dụng của người đó. Hãy luôn tươi tỉnh Dù không thể điều khiển các tính chất vật lý trên gương mặt nhưng bạn lại có thể thay đổi cách thể hiện và nụ cười trên gương mặt mình. Todorov sử dụng các mô hình phân tích dựa trên dữ liệu để xây dựng các thuật toán có thể thao túng gương mặt, để chúng trông có vẻ đáng tin cậy hơn hoặc giảm đi phần đáng tin. Mô hình này cho phép ông 'giật dây' với các tính năng mà ta tin tưởng nhất. Sở hữu vẻ hấp dẫn tự nhiên, chàng điệp viên James Bond luôn đạt được mọi thứ Theo công trình nghiên cứu của ông, gương mặt càng hạnh phúc thì càng trông có vẻ đáng tin. "Mọi người sẽ nhận định một gương mặt vui vẻ là đáng tin hơn, ấm áp hơn và dễ giao thiệp hơn," Todorov nhận định. "Một trong những điểm công cho những ấn tượng này là biểu hiện cảm xúc. Nếu bạn nhìn vào mẫu của chúng ta và điều chỉnh gương mặt trở nên đáng tin hơn hoặc hướng ngoại hơn, bạn sẽ thấy biểu hiện cảm xúc này hiện ra rõ - gương mặt trở nên hạnh phúc hơn." Với những tình huống mà ấn tượng đầu tiên của ta không được tốt như ta kỳ vọng, thì vẫn còn hi vọng - ta vẫn có thể hấp dẫn được mọi người để họ quên đi phán xét võ đoán ban đầu. "Tin vui là chúng ta có thể nhanh chóng ghi dấu ấn khác, xóa nhòa đi ấn tượng đầu tiên do bề ngoài gây ra," Todorov nói. "Nếu bạn có cơ hội gặp ai đó, khoảnh khắc mà bạn có thông tin tốt về họ, bạn sẽ thay đổi cách nhận định về họ." Nói cách khác, nếu bạn có thể tạo ấn tượng với ai đó, họ thường sẽ quên những gì họ nghĩ khi lần đầu tiên gặp ta, thậm chí đó là những ấn tượng tiêu cực. Điều chỉnh sức hấp dẫn, cuốn hút Olivia Fox Cobane, người chuyên hướng dẫn, đào tạo cách ứng xử cho giới giám đốc điều hành và là tác giả quyển sách "Huyền thoại của sự duyên dáng" (Charisma Myth) đã định nghĩa sự duyên dáng là khả năng được yêu thích và "sự thú vị khi tương tác với ai đó". Vì sao chúng ta khác nhau khi làm việc và lúc ở nhà? Cách nhận biết địch thủ trong công việc Bạn có thể mua được quốc tịch những nước nào? Trái với mô tả thông thường, việc được mọi người yêu thích sẽ có thể đem lại lợi thế trong kinh doanh. Các doanh nhân với kỹ năng xã hội tốt hơn có vẻ như sẽ thành công hơn, còn các nhân viên được mọi người yêu thích sẽ có đường sự nghiệp suôn sẻ hơn. Một nghiên cứu từ Đại học Massachusetts nhận ra rằng những kiểm toán viên nội bộ được mọi người yêu quý và đưa ra được những lập luận chặt chẽ thường được các giám đốc dễ dàng đồng tình với đề xuất của họ hơn, ngay cả khi vị giám đốc lẽ ra sẽ bác bỏ nếu như họ chưa từng gặp kiểm toán viên đó. Suzanne de Janasz, phó giáo sư về quản trị tại Đại học Seattle, cho rằng những kỹ năng giao tiếp giữa người với người đang ngày càng trở nên quan trọng hơn tại nơi làm việc vì các tổ chức đã chấm dứt cách kết cấu cổ lỗ, dựa trên thứ bậc, vị trí trong công ty trong những năm gần đây. Điều hay hơn cả là bạn có thể tự huấn luyện bản thân trở nên duyên dáng, cuốn hút. Jack Schafer, nhà tâm lý học và nhân viên FBI nghỉ hưu, đồng thời là người huấn luyện cách để trở nên hấp dẫn và là tác giả của quyển "Nút like" (The Like Switch), đã kể về Johnny Carson như một ví dụ điển hình về một người từng luôn muốn được yên thân một mình, nhưng đã học cách trở nên cực kỳ quảng giao trước ống kính. Gương mặt dẫn chương trình nổi tiếng của The Tonight Show trong rất nhiều năm đã từ chối trả lời các cuộc phỏng vấn và từng có lần nói với tờ LA Times rằng sau khi thực hiện xong các chương trình, có tới 98% số lần là ông đi về nhà thay vì đi giao lưu với giới tinh hoa. "Carson là một người cực kỳ hướng nội, người đã tự rèn luyện bản thân thành người hướng ngoại," Schafer nói. "Ngay khi chương trình kết thúc, ông trở về nhà, nhưng trên TV ông nổi tiếng vì luôn mỉm cười, tươi tắn và nói chuyện hài hước." Nhướn mày Vậy thì còn gì chúng ta có thể làm để trở nên duyên dáng hơn? Schafer nói sự duyên dáng bắt đầu với một chút nhướn mày. "Não chúng ta luôn dò tìm xung quanh môi trường để tìm tín hiệu bạn bè hoặc thù nghịch," ông nói. "Ba điều quan trọng chúng ta làm khi tiếp cận ai đó là phát ra tín hiệu chúng ta không phải là mối đe dọa: một cái nhướn mày - một chuyển động lên xuống nhanh nơi chân mày chỉ tồn tại trong 1/6 giây - một cái nghiêng đầu nhẹ, và một nụ cười." 'Sống ở Mỹ, nên học cách tự tin' Singapore: Có oan uổng khi mang tiếng đắt đỏ? Những người lao động nước ngoài rời Anh vì Brexit Vậy là bạn đã bắt đầu rồi đó - hi vọng là không làm quá lố như một kẻ lập dị - các chuyên gia đồng tình rằng điều quan trọng kế tiếp để được yêu thích là khả năng tương tác của bạn với người khác. Lưu ý rằng điều này không có nghĩa là nói về bản thân. "Quy tắc vàng của tình bạn là nếu bạn làm mọi người cảm thấy dễ chịu về chính họ, họ sẽ thích bạn," Schafer nói. Cobane đồng tình, nhưng cho biết điều này chỉ có thể có tác dụng nếu bạn cho thấy sự quan tâm thật sự với lời họ nói. "Hãy tưởng tượng người khác là nhân vật trong một phim độc lập," bà đề nghị. "Những nhân vật đó trở nên thú vị hơn khi bạn hiểu hơn về họ. Bạn sẽ thấy mình quan sát và thể hiện sự thích thú thực sự với phong thái và tính cách của họ." Nếu điều này thất bại, bà nói đó là vì sự quan tâm có thể là giả tạo. "Hãy tập trung vào những màu sắc khác nhau trong cầu mắt của họ," bà nói. "Bằng cách duy trì sự giao tiếp bằng mắt ở mức độ đó, điều này sẽ đem lại ấn tượng về sự quan tâm." Schafer đề nghị ta đưa ra những câu nói tỏ vẻ thông cảm có thể phản ánh đôi chút những gì người đó nghĩ. "Tôi từng thấy một sinh viên trong thang máy trông vẻ đang rất hài lòng với bản thân," ông kể lại. "Tôi nói 'Có vẻ cậu đang có một ngày rất tốt.' Cậu ấy tiếp tục kể cho tôi nghe cậu vừa đạt kết quả tốt trong bài kiểm tra mà cậu đã phải học suốt nhiều tuần. Toàn bộ sự trao đổi đó khiến cậu ta thấy tốt hơn về bản thân." Nếu bạn biết nhiều hơn về người bạn đang trò chuyện, bạn thậm chí có thể thực hiện cách này hiệu quả hơn. "Thay vì tỏ vẻ ca ngợi trực tiếp, bạn muốn cho phép mọi người tự ca ngợi bản thân," ông nói. "Một khi tôi biết tuổi của bạn, tôi có thể nói đại loại như, 'bạn đang ở tuổi 30 mà đã viết được cho BBC cơ à? Không có nhiều người có thể làm được vậy khi còn trẻ thế đâu.' Vậy là bạn đã có thể tự ca ngợi bản thân về mặt tâm lý." Mang gương mặt vui vẻ, hạnh phúc có thể khiến bạn trông đáng tin cậy hơn Trong tình huống phải làm quen, một số người có thể sợ vài điều - bạn có thể đã nghe điều gì đó về người mà bạn đang nói chuyện, cho phép bạn đưa lại chủ đề rõ ràng liên quan tới họ. "Bạn có thể nói, 'tôi nghe nói điều tuyệt vời này đã xảy ra với bạn, tôi rất muốn được nghe cả câu chuyện," Janasz đề nghị. Tìm điểm chung De Janasz cũng đề xuất nên nhấn mạnh điểm chung, thậm chí khi ý kiến của bạn khác biệt nhau. Những người duyên dáng thường rất sành sỏi cách tìm ra điểm chung với người mà họ tương tác, thậm chí ngay cả khi không có nhiều điểm chung lắm để tiếp tục. "Khi bạn không đồng tình, hãy thực sự cố gắng lắng nghe người ta thay vì chuẩn bị phản ứng, hành động này được các nghiên cứu cho rằng đây là cách người thông minh có xu hướng làm theo," bà nói. "Nó có thể trông như bạn hoàn toàn không đồng ý nhưng sau khi xem xét kỹ lưỡng hơn, bạn có thể đồng ý trong vài điểm, ít nhất là về nguyên tắc." Bà nói thêm là việc cập nhật thông tin về các sự kiện đang diễn ra, tin tức trong ngành cũng là cách hay, vì đó là điều mà hầu hết mọi người đều biết. Schafer cũng khuyên nên tìm kiếm điểm chung tương đồng (Bạn từ California tới à? Tôi cũng từ California), hoặc tạm thời (tôi hi vọng có thể đến thăm California năm tới) hoặc điểm chung gián tiếp (con gái tôi làm việc cho một công ty ở Silicon Valley). Quan sát ngôn ngữ cơ thể Một điều quan trọng nữa của việc được yêu thích là bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người khác. Khi mọi người bắt đầu trò chuyện và họ bắt đầu bắt chước nhau, đó là tín hiệu cho thấy một mối quan hệ tốt, Schafer nói. "Vì thế bạn có thể dùng cách này và bắt chước họ, qua đó bạn có thể tạo tín hiệu cho họ thấy bạn có ý tốt," ông nói. Nhà tâm lý học đồng thời là nhân viên FBI đã nghỉ hưu Schafer đưa ví dụ về Johnny Carson, người thích ở một mình hơn nhưng đã học được cách để trở nên vô cùng duyên dáng trước camera Đây cũng là cách hay để kiểm tra xem cuộc đối thoại sẽ đi đến đâu - nếu bạn thay đổi vị trí và người khác bắt chước bạn, có lẽ mọi thứ cũng sẽ tốt. Bất cứ ai làm công việc bán hàng đều có thể muốn sử dụng khoảnh khắc đó để bắt đầu chào hàng. Nếu bạn đang tìm cách để phát triển tình bạn lâu bền với người bạn tri kỷ vừa kết thân, có thể sẽ tốt nếu bạn sử dụng thứ mà Schafer gọi là kỹ thuật Hansel và Gretel. Một lỗi thường gặp mà rất nhiều người trong chúng ta đều mắc phải là khiến người mới quen bị quá tải với lượng thông tin dày đặc về bản thân ta, việc này vốn có thể từ từ hẵng nói. Thay vào đó, Schafer đề nghị tiết lộ từng chút một những chi tiết về bản thân bạn - như những mẩu vụn bánh mì - vì thế mỗi mẩu thông tin mới lại có chức năng như "sự kích tích trí tò mò" để họ tiếp tục hứng thú với bạn. "Bạn dần dần tiết lộ thông tin về bản thân để mối quan hệ có thể được duy trì tốt đẹp," ông giải thích. Tuy nhiên, sẽ có những tình huống mà bạn cần phải khiến người khác nhanh chóng thích bạn. Nếu gặp trường hợp như thế, Schafer, người đã làm việc 20 năm tại FBI và khiến nhiều người tiết lộ thông tin bí mật, có một số chiến thuật để khiến mọi người trả lời câu hỏi riêng tư. Những câu nói giả định như "cách bạn nói nghe như bạn khoảng 25-30 tuổi gì đó," thường sẽ dẫn đến việc người đối diện phản ứng bằng một lời xác nhận kiểu "Vâng, tôi 30 tuổi", hoặc đính chính "Tôi 35 tuổi". Một cách tiếp cận khác là sự bù lại, tức là khi bạn cung cấp thông tin đời tư của bạn, thì thường là người đối diện cũng sẽ làm thế. "Nghiên cứu đã tìm ra rằng nếu tôi càng khiến ai trả lời các câu hỏi riêng tư nhanh, thì mối quan hệ đó càng nhanh phát triển," Schafer nói. "Vì thế nếu tôi đang bán gì đó, tôi càng phát triển mối liên hệ nhanh và càng khiến bạn nói về đủ loại chi tiết thân mật về cuộc sống của bạn, thì bạn càng nhanh chóng đối xử với tôi như bạn bè, và tôi càng nhanh bán được hàng." Nếu tất cả mọi cách đều không ăn thua, hãy đơn giản là dành thời gian cạnh ai đó có thể cho người đó thích bạn, kể cả trong những tình huống cực đoan. Schafer mở đầu quyển sách của ông với một giai thoại trong FBI về một gián điệp nước ngoài bị Mỹ bắt giữ. Mỗi ngày, Schafer ngồi ở phòng giam của ông ta yên lặng đọc báo cho đến khi cuối cùng sự sợ hãi nhường chỗ cho sự tò mò và tay gián điệp muốn bắt đầu trò chuyện. "Ban đầu đó là sự tiếp cận cận kề và trong một thời gian," Schafer nói. "Và sau đó tôi dần dần tăng cường độ hướng về anh ta, tăng cường giao tiếp bằng mắt, v.v..." Việc đó tốn nhiều tháng, nhưng cuối cùng Schafer cũng lấy được thứ ông cần. Vì thế nếu lần tới bạn bước vào một căn phòng đầy những gương mặt mới thì chỉ cần một chút nỗ lực là bạn có thể trở thành người mà tất cả mọi người đều muốn làm quen. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital. |
Một chiếc máy bay mô hình điều khiển từ xa (drone) vừa cất cánh. Người điều khiển kiểm tra hình ảnh mà nó gửi về thông qua một màn hình, trước khi điều khiển nó bay dọc thị trấn. | IS dùng 'máy bay đồ chơi' làm không quân | Đây có thể là bất cứ người mê chơi máy bay mô hình nào trên thế giới. Thị trường đối với những cỗ máy được lắp camera này đã phát triển từ chỉ vài nghìn sản phẩm vào năm 2010 cho đến hàng triệu sản phẩm ngày nay. Thế nhưng ở những nơi như Iraq, những món đồ chơi này đang bị biến thành vũ khí chiến tranh. Các máy bay mô hình bắt đầu được nhóm tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng vào năm 2014. Ban đầu, IS sử dụng chúng để quay phim tuyên truyền. Sau đó chúng được sử dụng cho mục đích tuần tra. Một đoạn phim ghi hình căn cứ quân sự của chính phủ Syria từ máy bay mô hình đã được công bố ngay sau khi căn cứ này hứng chịu một loạt vụ đánh bom tự sát ở các yếu điểm. Điều này cho thấy IS đã sử dụng những cỗ máy này cho cả mục đích do thám. Một số máy bay mô hình của IS đã được sử dụng để dẫn đường cho các xe tải cài bom tấn công đúng mục tiêu. Theo các nguồn tin quân sự của Hoa Kỳ, IS đang sử dụng máy bay mô hình cho việc quan sát vị trí đạn pháo cối rơi xuống để từ đó có thể điều chỉnh tầm ngắm. IS không phải là tổ chức duy nhất sử dụng máy bay mô hình. Nhiều nhóm vũ trang khác tại Syria và Iraq đang biến món đồ chơi công nghệ này thành vũ khí, trong đó có Hezbollah. Ngay cả các đơn vị của quân chính phủ Iraq cũng đang sử dụng máy bay mô hình trong trận chiến ở Mosul nhằm phát hiện ra bom xe hơi và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát. Tuy nhiên giờ đây, những thiết bị bay mô hình này không chỉ thực hiện nhiệm vụ do thám. IS đang bắt đầu gắn thuốc nổ để biến chúng thành những tên lửa hành trình chết người. Cho đến nay vẫn chưa có nhiều thương vong do bom 'máy bay mô hình' gây ra, tuy nhiên chúng đang ngày trở thành mối nguy lớn hơn. Trong khi đó, quân đội các nước lại chưa tìm ra giải pháp gì trước loại vũ khí mới này. Để ứng phó với loại thiết bị được bán đại trà này, các đội quân trên thế giới sẽ phải thay đổi cách họ trang bị cho binh sỹ của mình. Máy bay mô hình là một công cụ khá rẻ để trinh thám phía bên một ngọn núi, hoặc quan sát một toà nhà ở phía xa mà không bị rơi vào tầm ngắm của đối phương. Quân đội cũng có các máy bay không người lái riêng, nhưng đây là những thiết bị hiếm và đắt đỏ. Chiếc Black Hornet của quân đội Anh có trị giá 100 nghìn đôla. Trong khi đó, những chiếc máy bay mô hình được bán đại trà, như chiếc DJI Phantom - có thể bay trong suốt nửa giờ và gửi về hình ảnh có độ phân giải cao từ cách đó 2 dặm - được bán trên mạng với giá chưa đầy 1 nghìn đôla. Máy bay điều khiển từ xa từ lâu đã bị cho là có tiềm năng trở thành vũ khí. Từ năm 1993, nhóm Aum Shinriko ở Nhật đã sử dụng trực thăng điều khiển từ xa để phun khí độc có khả năng tác động vào hệ thần kinh con người. Thế nhưng công nghệ này vẫn khó kiểm soát cho tới thời gian gần đây. Việc chế tạo và điều khiển máy bay điều khiển từ xa cần thời gian và trình độ. Tuy nhiên các máy bay không người lái ngày nay đều hầu hết là tự vận hành. Huấn luyện chim đại bàng và sử dụng bóng cao su là một số các biện pháp được sử dụng để đối phó với máy bay đồ chơi Tuy nhiên phần khó khăn nhất là vũ trang chúng. Việc lắp vũ khí vào máy bay mô hình yêu cầu có trình độ về kỹ thuật. Mặc dù vậy, điều này đang ngày càng dễ thực hiện hơn nhờ sự trợ giúp của các dụng cụ bổ sung, vốn được thiết kế ban đầu dành cho những người đam mê công nghệ. Hồi tháng Tám, Hezbollah đã tung đoạn video ghi hình những quả bom cỡ nhỏ được ném đi từ các máy bay mô hình được bán đại trà. Một cẩm nang hướng dẫn mới ra của quân đội Mỹ giờ đây khuyến nghị ít nhất một binh sỹ trong nhóm tuần tra phải thường xuyên cảnh giác trước các máy bay mô hình và cảnh báo rằng quân địch có thể dùng một số lượng lớn các máy bay mô hình để làm suy yếu hệ thống phòng thủ. Máy bay mô hình đại trà đang ngày càng trở nên hiện đại. Chiếc DJI Mavic mới nhất có các bộ phận cảm ứng giúp nó tránh chướng ngại như cây cối và các toà nhà, trong khi chiếc Precision Landing có khả năng hạ cánh xuống một vị trí chính xác bằng cách so sánh những hình ảnh từ video. Các công nghệ mới có thể giúp máy bay mô hình bay tự động mà không cần người điểu khiển hoặc tín hiệu vệ tinh. Điều này có thể khiến chúng không thể bị triệt hạ bằng cách gây nhiễu tín hiệu. Máy bay mô hình cũng khó bị hạ, vì vậy nhiều vũ khí mới đang được phát triển để chống lại chúng. Quân đội Hoa Kỳ gần đây đã đăng tải một đoạn video ghi cảnh các binh sỹ sử dụng một loại vũ khí giống như súng trường gắn ăng-ten TV để chống lại máy bay mô hình trong một bài thao tập. Thiết bị này sử dụng sóng radio nhằm làm nhiễu tín hiệu giữa máy bay mô hình với người điều khiển ở mặt đất cũng như hệ thống dẫn đường của chúng. Các phương án khác bao gồm việc huấn luyện chim đại bàng và sử dụng bóng cao su. Các nhà sản xuất máy bay mô hình đang cố gắng ngăn chặn sản phẩm của họ bị sử dụng sai mục đích bằng cách viết phần mềm ngăn máy bay của họ bay vào các khu vực cấm như sân bay, một công nghệ có tên gọi là hàng rào địa lý. Tuy nhiên, mặc dù công nghệ này có thể ngăn một số người thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng máy bay mô hình, nhưng những người dày dặn kinh nghiệm hơn có thể dễ dàng tắt tính năng này. Hồi đầu năm, các nhà điều tra phát hiện một nhà xưởng của IS bị chiếm lại ở Ramadi có hoạt động làm các thiết bị bay, từ công đoạn lắp ráp ban đầu trở đi Các thiết bị bay nhỏ có tải trọng khá thấp, vì vậy, các nhóm vũ trang trên thế giới đang tìm cách chế tạo ra những chiếc lớn hơn. Hồi tháng Hai năm 2016, các nhà điều tra từ tổ chức Conflict Armament Research đã thanh tra một xưởng chế tạo của IS ở Ramadi, nơi được sử dụng để sản xuất máy bay mô hình. Họ tìm thấy các bộ khung và cánh được làm từ gỗ và xốp cách nhiệt, bên cạnh các thiết bị bay điện tử như điều khiển camera và con quay hồi chuyển. Các thiết bị điện tử bao gồm những linh kiện cơ bản từ các nhà cung cấp ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ. Một tên lửa đất đối không Strela thời Liên Xô cũng được tìm thấy trong xưởng chế tạo này - điều cho thấy IS đang tìm cách lắp tên lửa vào máy bay mô hình. Cũng có một số quan ngại rằng Hezbollah đang lên kế hoạch sử dụng máy bay mô hình để tấn công trực thăng. Máy bay mô hình không thể bị phát hiện bởi thiết bị cảm ứng trên trực thăng cũng như không bị ảnh hưởng bởi pháo sáng gây nhiễu. Chúng có thể dễ tránh được nếu bị phát hiện bằng mắt thường, tuy nhiên việc phát hiện ra một máy bay mô hình nhỏ từ trực thăng không phải là điều dễ dàng. Việc máy bay mô hình được đưa vào sử dụng đã khiến nhiều quân đội phải bất ngờ. Cũng giống như các công nghệ và chiến thuật mới đã ra đời để ứng phó với việc điện thoại di động được sử dụng để điều phối các vụ tấn công và kích hoạt bom ở Iraq, nguy cơ đến từ máy bay mô hình cũng sẽ được đáp lợi bởi các radar và thiết bị gây nhiễu đặc biệt. Thế nhưng nền kinh tế quy mô sẽ khiến máy bay mô hình thương mại trở nên rẻ hơn máy bay quân sự không người lái. Những máy bay không người lái điều khiển từ xa cũng trở nên ngày càng hiện đại hơn và quân đội các nước sẽ phải tốn nhiều năm để đuổi kịp. Đó có thể là lý do mà Tư lệnh Thuỷ quân Lục chiến Mỹ Robert Neller muốn mỗi binh sỹ Mỹ phải được trang bị một máy bay không người lái vào năm 2017. "Chúng chỉ tốn khoản một nghìn đô một chiếc," ông nói tại một buổi họp báo vào tháng Chín. Uỷ ban Khoa học của Bộ quốc phòng Mỹ gần đây cũng được đề nghị sử dụng các linh kiện từ máy bay mô hình trên thị trường và các phần mềm có nguồn mở để sản xuất máy bay điều khiển từ xa cho mục đích quân sự, giống như cách mà IS đã làm tại xưởng sản xuất ở Ramadi. Điều này có thể tạo nên thay đổi lớn cho ngành công nghiệp quốc phòng, vốn lâu nay vẫn thường khép kín, với thời gian chế tạo và sản xuất kéo dài. Thế nhưng để thích nghi với các máy bay điều khiển từ xa được sử dụng trong chiến trận của thời nay, đó là sự thay đổi cần thiết. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future. |
Một câu đố nhanh cho bạn: kẻ thù gian ác không đội trời chung của bạn đang băng qua một vực sâu trên một chiếc thang kim loại mỏng manh, lắc lư được bắc ngang qua hai bên vực. | Lara Croft 2018: nữ anh hùng xinh nhưng nhạt nhẽo | Bạn sẽ làm cách nào để ngăn hắn ta qua tới phía bên kia? Liệu bạn sẽ… (a) lắc cái thang để cho hắn ta rơi xuống vực thẳm, đúng như hắn đáng phải chịu? Hay bạn sẽ… (b) phóng lên cái thang lắc lư kia mà khả năng là bạn cũng có thể lọt xuống vực thẳm như kẻ thù? Cơ thể phụ nữ như thế nào là quyến rũ nhất? Tại sao độc tài lại rất ham làm thơ? Tại sao phim siêu anh hùng khó đoạt Oscar? Nếu câu trả lời của bạn là (a) thì chúc mừng bạn, bạn chính thức là người khôn ngoan hơn Lara Croft, nhân vật nữ anh hùng ngốc nghếch và nhìn chung là vụng về trong trò chơi Tomb Raider (Cướp Mộ). Mẫu phụ nữ đẹp nhưng vô dụng? Khi nhân vật này ra mắt trong trò chơi điện tử vào năm 1996, cô được giới thiệu như là một quả bom sex trong thế giới ảo. Truyền thông tập trung vào bộ ngực như quả bóng rugby và vòng eo nhỏ đến mức có thể đeo vừa một chiếc đồng hồ đeo tay của cô ta. Nhưng những nhà thiết kế game này chỉ ra rằng chỉ số IQ của Lara Croft còn đáng nể hơn những đặc điểm ngoại hình của cô. Và cho đến khi nhân vật này được nữ tài tử Angelina Jolie thủ vai trong hai bộ phim vào năm 2001 và 2003 thì họ mới thôi không còn gọi Lara Croft là một hình mẫu phụ nữ để học theo nữa. Mười bốn năm sau, bạn có thể cho rằng nhân vật này thậm chí còn tài năng hơn nữa, và việc chọn Alicia Vikander, nữ tài tử Thụy Điển nói được nhiều thứ tiếng từng đoạt giải Oscar, thủ vai nhân vật này chắc chắn là điều đáng khích lệ. Tuy nhiên, bất chấp việc người ta vẫn cứ nói là Lara có tài năng đáng kinh ngạc dường nào, thì thật ra nhân vật này vô dụng đến nỗi bạn sẽ phải tự hỏi rằng liệu những người đó có phải đang nói mỉa mai hay không? Chúng ta nhìn thấy nhân vật này xuất hiện lần đầu trong một phòng tập thể hình ở Đông Luân Đôn - khi đó cô thua trong một trận kick-boxing. Sau đó, cô chạy xe hết tốc lực khắp thành phố mà cuối cùng cô ấy đã đâm vào xe cảnh sát. Và khi cuối cùng cuộc phiêu lưu của cô cũng bắt đầu thì cô còn ít giống James Bond hơn cả nhân vật thanh tra vụng về Jacques Clouseau trong "Điệp vụ Báo hồng". Và ở Hong Kong, cô đi lang thang ở bến cảng và hỏi những người qua đường: "Xin lỗi, cậu có nói được tiếng Anh không?" Cô ấy được một thủy thủ cầm súng bắn đạn hoa cải do Ngô Ngạn Tổ đóng cứu thoát khỏi ba tên băng đảng, và anh chàng thủy thủ đó ngay lập tức bẻ được một mật mã mà trước đó đã khiến Lara phải nhức đầu. Một kiểu nhân vật hình mẫu. Nữ anh hùng tay mơ Tôi thừa nhận rằng bởi nhân vật Lara trong phim này vẫn còn là một kẻ học việc trong hoạt động đi thám hiểm mộ cổ, do đó cô ấy có lý do để không phải là tuýp nhân vật cứng cỏi siêu tự tin mà Angelina Jolie thủ vai. Và tôi cũng hiểu rằng sự khắc họa này là chân thực với loạt game được tung ra lại vào năm 2013. Vì sao không phải ai xem phim hài cũng cười? Dunkirk, bộ phim hay về chiến tranh 'The Mummy' của Tom Cruise có đáng gọi là phim? Nhưng không có gì thú vị khi xem Lara nghe theo chỉ dẫn của người khác, dựa vào người khác để cứu mình và khi gặp nguy hiểm thì kêu la chứ không phải nói những câu cụt ngủn khô khốc. Có phải trên màn ảnh rộng hiện đang có quá nhiều nữ anh hùng hành động phi phàm đến nỗi cần phải có một nữ anh hùng chẳng làm được gì ra hồn? Điều tệ hơn nữa là sự bất lực của Lara là đặc điểm đặc trưng duy nhất của nhân vật này. Thật ra, điều này không đúng. Vikander đẹp tuyệt vời, đẹp đến mức kinh ngạc, cho nên nếu bạn muốn xem một người đẹp trẻ trung, cơ bắp chạy tới chạy lui trong chiếc áo hai dây ướt đẫm mồ hôi, bạn sẽ thấy đáng đồng tiền khi xem Tomb Raider. Tuy nhiên tính cách của Lara chẳng tinh tế gì hơn các nhât vật trò chơi điện tử Pac-Man và Nhím Sonic. Cha của Lara (do Dominic West đóng) chính là người dạy cho cô bắn cung và giải đố khi cô còn nhỏ. Khi cô trưởng thành, những nghiên cứu huyền bí của ông đã thu hút cô. Nhưng ngoài sự gắn bó hết lòng với những kỷ niệm về cha (đừng có quan tâm việc trong suốt thời thơ ấu của Lara, ông ta bỏ đi không thấy mặt trong những chuyến thám hiểm bí ẩn), cô dường như không có bất kỳ mối quan tâm hay quan hệ nào. Trong cảnh mở màn ở London, có một gã đàn ông đứng trong bếp nhà hàng mơ tưởng về Lara và một cô gái trong phòng thể hình nói chuyện phiếm với cô. Cả hai người này đều không thấy xuất hiện lần nào nữa trong phim. Kịch bản tầm thường Những cảnh còn lại trong phim cũng không có gì đặc sắc, giống như nhân vật chính. Lật nhanh qua cuốn "The Bumper Book of Mystical McGuffins", những nhà viết kịch bản nhồi nhét vào kịch bản của họ đầy những lời nhắc đến "Biển của Quỷ dữ" và "Vực thẳm tâm hồn" - vốn là điều phải làm khi những nhà viết kịch bản khác đã giành lấy hình ảnh kim tự tháp Ai Cập và Rương đựng pháp điển - nhưng cốt truyện thì nhạt nhẽo và dễ đoán trước. Và, vâng, toàn bộ câu chuyện là về người cha vắng mặt của Lara. Ông ấy biến mất bảy năm trước sau khi ông ấy ra đi để tìm kiếm lăng mộ cổ xưa của một hoàng hậu Nhật Bản. Theo truyền thuyết thì bà hoàng hậu này có pháp thuật có thể giết chết bất cứ ai mà bà ta chạm vào, cho nên các tướng lĩnh của bà đã chôn cất bà ta trên một hòn đảo không ai biết. Giờ đây một tổ chức tàn độc tự gọi là 'Mệnh lệnh Bộ ba' muốn khai quật bà hoàng hậu này lên để sử dụng phép thuật của bà ấy. Đó là lý do tại sao cha của Lara phải tìm cách tiếp cận ngôi mộ này trước bọn gian ác kia. Bên cạnh việc gần một cách đáng ngại với cốt truyện của bộ phim thất bại thảm hại của Tom Cruise hồi năm ngoái, The Mummy, kịch bản này không đáp ứng được nhiều sự săm soi của công chúng. Suy cho cùng, nếu như vị hoàng hậu kia có thể bị bại dưới tay các tướng lĩnh của bà 2000 năm trước thì liệu quyền năng của bà ta còn được công dụng trong kỷ nguyên của chất độc thần kinh và vũ khí hạt nhân? Bọn 'Mệnh lệnh Bộ ba' thay vì đi đào mộ bà ta thì bọn chúng sẽ có lợi nhiều hơn nếu đầu tư vào các công ty khởi nghiệp internet. Vậy mà, tiền đề tầm thường này cũng đủ để cho Lara đi đến một hòn đảo xa xôi có rừng rậm bao phủ, và ở nơi đó cô ta bị bắt bởi một kẻ gian ác xoàng xĩnh (do Walton Goggins thủ vai). Chất lượng tầm thường kiểu này chạy xuyên suốt bộ phim. Không có pha mạo hiểm sử dụng kỹ xảo trên máy tính nào khiến bạn phải há hốc mồm, không có lời thoại nào khiến bạn buồn cười, không có những bất ngờ nào khiến bạn choáng váng, và không có những cái bẫy tinh vi dưới lòng đất nào trông có vẻ quỷ quyệt như những gì mà Indiana Jones trải qua hàng chục năm trước. Những cảnh quay ở London đáng được khen cho những hình ảnh hiện đại và không mang tính du lịch cho lắm, với những khối nhà văn phòng cửa kính ở góc đường nằm cách những con ngõ có vẽ graffiti. Nhưng một khi Lara bị trôi dạt lên đảo nơi chôn hoàng hậu, nhà quay phim lại trung thành với những gam màu xám xịt gồm màu xám, xanh lá và nâu như thể là anh ta không chắc rằng liệu Tomb Raider sẽ là một phim bom tấn hay là một chiếc áo ngụy trang vậy. Diễn xuất chân thành của Vikander tạo cho nhân vật Lara Croft nhiều sinh khí và tình cảm hơn là trong kịch bản. Tuy nhiên, điểm thật sự cuốn hút duy nhất của phim là tên của đạo diễn: Roar Uthaug. Không giống những những chuyến phiêu lưu của Angelina Jolie, câu chuyện của Vikander không phải là mớ bòng bong không đầu không đuôi. Nó cũng không tệ lậu như 'Assassin's Creed', bộ phim chuyển thể từ trò chơi điện tử mới đây do chồng của Vikander, Michael Fassbender, đóng chính. Nó là một khởi đầu hiệu quả cho việc nhượng quyền làm thành các sản phẩm khác và là bản bắt chước tạm được của 'Raiders of the Lost Ark'. Và mặc dù như vậy cũng không phải nói quá lời, chúng ta có thể dành nhiều lời hơn cho nữ anh hùng trong phim. Đánh giá: ★★☆☆☆ Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture. |
Buổi "tiệc ly" của lãnh đạo trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh tại Nhà Bè, TP Chí Minh đã kết thúc bằng cái chết của TS Bùi Quang Tín, rơi xuống từ tầng 14 không lâu sau đó. | TS Bùi Quang Tín 'chết bất ngờ' gây niềm thương tiếc và đặt nhiều câu hỏi | Đại học Ngân hàng TP.HCM Việt Nam: Công chúng thiếu tri kiến về nhà nước? Virus corona: Hộp cơm miễn phí Sài Gòn 'lo cho người dưới đáy' Ông Bùi Quang Tín, 44 tuổi, được coi là trí thức tinh hoa, học ở nước ngoài trở về Việt Nam. Ông cũng có nhiều đóng góp cho giáo dục tài chính ngân hàng, là luật sư thuộc đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh và thường xuyên được báo chí dẫn phát biểu như là kiến thức cơ bản về lình vực ngân hàng. Mới năm ngoái, ngành giáo dục cũng chứng kiến cái chết bí ẩn của thứ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo Lê Hải An, rơi xuống từ tầng 8, ngay trụ sở bộ. Cả hai ông đều được giới học thuật và truyền thông kính trọng. Riêng về cái chết của TS Bùi Quang Tín có hai điều cần nêu ra. Một là về bữa tiệc cuối cùng ông tham dự, và hai là cảm xúc, câu hỏi của dư luận, gồm cả các em sinh viên. 'Tiệc ly' đông người giữa mùa cách ly xã hội Bà Bích (vợ ông Bùi Quang Tín) nói với báo VietnamNet như sau: "11h trưa 5/4 ông Tín rời khỏi nhà và có nói qua nhà 1 người tên D để bàn công việc với thầy T - lãnh đạo của 1 trường đại học. Tầm 18h, bà Bích nhận được điện thoại của Công an báo tin chồng bà gặp nạn. Cũng ngay trong ngày này, trước đó chỉ vài giờ TS Bùi Quang Tín còn chia sẻ trên mạng xã hội về vấn đề không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông để giảm lãi suất cho vay: có thật sự cần thiết? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã yêu cầu Trường ĐHNH báo cáo sự việc Các ngày trước đó, các dòng trạng thái của tiến sĩ Tín cho thấy lịch làm việc dày đặc cũng như nhiệt huyết của ông với công việc và chưa thấy dấu hiệu trầm cảm nào.Khi làm việc với Công an, bà Bích trình bày, đầu năm 2019 tiến sĩ Bùi Quang Tín được bổ nhiệm phụ trách phòng truyền thông của 1 trường đại học và từ đó trong quá trình làm việc đã phải chịu rất nhiều sức ép từ nhiều phía. Bà Bích cho hay, theo lời của chồng bà, là do "lợi ích nhóm". Giai đoạn trước Tết 2020, ông Tín có nói với vợ là xin từ chức. Bà Bích còn cung cấp thông tin, trước đó ông Tín đã 3 lần xin từ chức nhưng lãnh đạo quản lý không đồng ý. Đặc biệt, nội dung tường trình của bà Bích có nhấn mạnh, chồng bà có kể cho bà nghe về việc hay nhận những tin nhắn đe doạ, như các báo Việt Nam đăng tải mấy ngày qua. Sau đó, ông Tín cũng đã từ chức, tiếp tục làm công việc giảng viên và phụ trách trường đào tạo bên ngoài... Sáng 5/04, ông Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, mời một số cán bộ của trường tới nhà mình ăn cơm tại một căn hộ ở chung cư Hoàng Anh Gia Lai 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Mọi người ăn uống từ 12 giờ đến 16 giờ mới tan. Mọi người lần lượt ra về.Khoảng 17h, chủ nhà có hẹn với bạn nên rời khỏi nhà và có ông Tín và một người khách khác còn lại nhớ đóng cửa khi ra về. Chủ nhà đi được khoảng 20 phút, thì xảy ra việc ông Tín rơi lầu và tử vong tại chỗ. Trường Đại học Ngân hàng TPHCM nói cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân Phản ứng của Trường đại học và Ngân hàng Nhà nước Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đăng thông báo cho hay: "TS. Bùi Quang Tín, sinh năm 1976, là giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, nguyên Phó Trưởng phòng, phụ trách phòng Tư vấn Tuyển sinh và Phát triển Thương hiệu, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã mất vào hồi 17h30 ngày 05/4/2020 tại chung cư ở huyện Nhà Bè." Trường này nói: "Đây là mất mát và nỗi buồn lớn với toàn thể cán bộ, viên chức của Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân sự việc và sẽ thông tin khi có kết quả chính thức." Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã yêu cầu Trường ĐHNH báo cáo sự việc. NHNN yêu cầu Trường ĐHNH "tiếp tục phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Cơ quan chức năng để xác minh vụ việc theo quy định của pháp luật. Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các cấp Đoàn thể chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của trường đảm bảo công việc thông suốt, ổn định tâm lý cán bộ, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết trong nội bộ trường và báo chí, cơ quan bên ngoài". "Bên cạnh đó, NHNN yêu cầu Ban Giám hiệu chỉ đạo tổ chức kiểm điểm việc chấp hành phòng chống dịch, để tình trạng tổ chức ăn uống, tụ tập đông người (trưa ngày 5/4/2020 theo báo cáo). Xử lý kỷ luật nghiêm khắc những cá nhân vi phạm, báo cáo Thống đốc NHNN kết quả thực hiện. Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN, yêu cầu các cá nhân liên quan có báo cáo kiểm điểm, giải trình để NHNN xem xét, xử lý nghiêm theo quy định." Các câu hỏi của dư luận và bạn bè Không thể tin được là cảm giác của những người quen biết ông Bùi Quang Tín. Nhà báo Ngô Công Quang thuộc báo Dân Trí là người đầu tiên đưa tin dữ lên mạng xã hội chia sẻ: "Em không thể tin được anh Tín ơi!". Nhà báo Trần Quốc Hải, vừa đăng bài phỏng vấn ông Bùi Quang Tín cũng chia sẻ cảm giác tương tự " quá đột ngột, hôm qua vừa mới phỏng vấn anh". Nhiều vị luật sư cho rằng cái chết của ông Bùi Quang Tín quá bất thường. Luật sư Lê Ngọc Luân chia sẻ trên trang cá nhân: “Nguyên nhân tử vong của TS.LS Bùi Quang Tín chúng ta chờ đợi kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, qua sự ra đi của anh Tín, trước đó là Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An đã để lại trong lòng những người thân, người không thân và cả người chưa hề gặp mặt niềm tiếc thương. Tất cả đều chung cảm giác là những người tài năng, đức độ “hiếm hoi” của ngành giáo dục nước nhà lại ra đi trong tình huống oan nghiệt như vậy...” Chưa dừng lại, sau khi bài viết của tôi được đăng tải, cá nhân nhận rất nhiều tin nhắn inbox của các bạn sinh viên (đêm khuya tin nhắn vẫn đến), các em đều chung cảm giác “đau đớn về sự ra đi đột ngột của Thầy mình”. Với các em, Thầy Tín là một người gần gũi, thông minh và yêu thương sinh viên, có cái gì đó mang “nỗi niềm không thể chia sẻ thẳng thắn với học trò của mình.” Nhà chức trách đã tiến hành điều tra vụ án mạng, rồi phải chờ kết luận. Nguyên nhân cái chết của thứ trưởng Lê Hải An tại trụ sở Bộ Giáo dục ở Hà Nội đến nay vẫn chưa được công bố trên truyền thông. Vì thế, cảm giác của bạn bè, và cả sự lo sợ của những bạn sinh viên mà luật sư Lê Ngọc Luân chia sẻ trên trang Facebook của ông là có thể hiểu được. Theo dõi chính trường Việt Nam từ 30 năm nay, tôi ngộ ra một điều là giới trí thức tinh hoa lại khá ngây thơ trong các mối quan hệ quá nhiều hệ quy chiếu và các quy luật mâu thuẫn nhau và đó là lý do họ bị loại ra khỏi cuộc chơi hoặc tự mình rời bỏ. Với ông Bùi Quang Tín cũng vậy, những người tiếp xúc với ông nhanh chóng nhận ra điều này chỉ qua vài lần tiếp xúc. Tôi không đưa ra lời đồn đoán nào, độc giả hãy tự kiến giải. |
Bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động chuyên gây quỹ từ thiện tại Hà Nội để giúp các tù nhân lương tâm tại VN, bị bắt ngay trong tuần lễ Việt Nam có nội các mới, do một cựu trung tướng công an đứng đầu ở cương vị tân thủ tướng. | VN: Phản ứng các giới trước vụ nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt | Bà Nguyễn Thúy Hạnh từng ra ứng cử trên tư cách ứng viên độc lập cho ghế Đại biểu Quốc hội Việt Nam vào năm 2016 tại Hà Nội Theo thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Công an TP Hà Nội, cơ quan này đã thi hành Lệnh bắt để tạm giam, Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Thúy Hạnh về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.'' Việc bà Nguyễn Thúy Hạnh đã tạo nhiều phản ứng. Tổ chức quốc tế nói gì? Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) khu vực châu Á, bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 8/4: "Việc bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh cho thấy tuyên bố của Việt Nam rằng nước này luôn đảm bảo nhân quyền chỉ là trò đùa. Trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Hà Nội luôn tìm cách thể hiện mình như là một nhà nước chừng mực, tiến bộ nhưng ở trong nước, chính phủ nước này lại đang mở rộng việc đàn áp bất cứ ai cả gan nghi vấn hoặc thách thức sự lãnh đạo chuyên chế của đảng cộng sản. Với việc tiếp tục bách hại những người như bà Hạnh, Việt Nam cho thấy đây vẫn là một trong những chính phủ áp bức nhất châu Á." Chính quyền Việt Nam đột nhiên bắt bà Nguyễn Thúy Hạnh HRW: 'Làn sóng đàn áp người bất đồng chính kiến gia tăng trước ĐH Đảng 13' Trang mạng của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đưa ra thông cáo: "Việc bắt giữ bà Nguyễn Thúy Hạnh là sự xâm phạm trắng trợn và có động cơ chính trị nhằm bịt miệng một trong những nhà đấu tranh nhân quyền được tôn trọng nhất trong nước." "Các nhà tù ở Việt Nam có tiếng là quá tải và không đáp ứng được mức tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu. Việc bà Nguyễn Thúy Hạnh bị là đích ngắm vì việc làm nhân đạo hỗ trợ những người đi tù oan là một điều oái ăm. Bà lẽ ra nên được tôn vinh và ủng hộ cho việc này - chứ không phải bị trừng phạt." Bà Nguyễn Thúy Hạnh (giữa) tham gia biểu tình chống Luật Đặc khu năm 2018 Đồng thời Tổ chức Ân xá quốc tế cũng kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam trả tự do "ngay lập tức và vô điều kiện" cho bà Hạnh cũng như chấm dứt các cuộc tấn công liên hồi vào những người bảo vệ nhân quyền lẫn người chỉ trích ôn hòa. "Các nhà chức trách phải tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội," văn bản viết. Mới đây, trên trang The Diplomat, tác giả Sebastian Strangio nhận định việc đưa một quan chức công an chuyên nghiệp như ông Phạm Minh Chính lên làm thủ tướng chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục chiến dịch "đốt lò " để diệt trừ tham nhũng. Đồng thời, chính phủ mới sẽ tiếp tục đàn áp khắc nghiệt đối với phong trào ủng hộ dân chủ, tức đàn áp giới bất đồng chính kiến Việt Nam. Dư luận nói gì? Trên Facebook cá nhân, ông Trịnh Hữu Long - đồng sáng lập viên của Luật Khoa tạp chí viết: "Được tin chị Nguyễn Thúy Hạnh bị công an bắt đi sáng nay, dù không bất ngờ tôi cũng đau xót vì chị là người tôi vừa mến mộ về tấm lòng vừa khâm phục cách làm việc." Ông Long cho rằng đây nên được xem là vụ "bắt cóc vì không có lệnh, hoặc ít nhất là chưa ai thấy họ công bố lệnh, hoàn toàn trái với luật tố tụng hình sự. Tuy vậy, thông tin đến giờ cũng khá nhiễu loạn, chỉ biết là chị Hạnh bị công an bắt đi". Nhà báo này đánh giá: "Công an có nghĩa vụ phải công bố thông tin này ngay, và tốt hơn cả là phải trả tự do cho chị Hạnh ngay. Chị ấy không làm gì trái pháp luật và lương tâm con người cả. Nếu quyên tiền giúp đỡ nhau miếng cơm miếng cháo lúc hoạn nạn mà bị cho là "chống chính quyền" thì đó là kiểu chính quyền gì?" Trên Facebook Khanh Nguyen (nhạc sĩ Tuấn Khanh) viết: "Theo các nhà quan sát, việc bắt giữ chị Nguyễn Thúy Hạnh có thể được xem như là một trong những cú dứt điểm của công an Hà Nội, để hoàn toàn quét sạch tất cả những trạm thông tin tự do, đem lại sự thật có thể gây bất lợi cho phía chính quyền." Bà Hạnh cùng chồng là nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh phản đối yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông Nhiều người khác, như Nancy Hanh Vy Nguyen với gần 30.000 người theo dõi trên Facebook bày tỏ lo lắng về tình trạng của bà Hạnh trong trại tạm giam: "Hôm nay người ta bắt chị ấy đi rồi. Ở trong ấy chị chân yếu tay mềm thế kia, chẳng biết người ta có đánh chị không..." Đồng thời, dư luận cũng đặt câu hỏi gây quỹ là việc làm nhân đạo thì sao bị bắt. Facebook Thu Duong viết: "Mới chat với chị Hạnh tuần trước. Không ngạc nhiên vì sống dưới chế độ độc tài toàn trị này, mỗi người dân chỉ là một tù nhân dự bị. Mong chị bình an và hy vọng có sức ép từ công luận quốc tế để chị sớm trở về với nhà tù lớn." Một người khác bình luận: "Ca sỹ Thuỷ Tiên năm ngoái (2020) bão lụt và sạt lở mấy tỉnh miền trung đã quyên góp được số tiền rất lớn... cùng chồng là Công Vinh nhiều lần đi giúp đỡ đồng bào miền trung... liệu có sao không? Vì việc làm của Thuý Hạnh và Thuỷ Tiên thì có gì khác nhau đâu... cũng là đều đi làm việc từ thiện giúp người gặp khó khăn cả thôi mà?". Việt Nam: Những tiếng nói vì Đồng Tâm vẫn bị ngăn chặn? Tài khoản phúng điếu cụ Kình 'bị phong tỏa' Bình luận về sự việc, Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Việt Nam (Vietnam Human Rights Defenders) tuyên bố qua một văn bản: "Chúng tôi tin bà Hạnh chỉ hoạt động vì quyền con người và không vi gì phạm pháp luật Việt Nam. Việc bắt giữ bà là bất hợp pháp và tùy tiện, giống như hàng trăm vụ bắt giữ các nhà hoạt động trong những năm gần đây." "Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Hạnh, thông báo cho gia đình bà về tình trạng của bà cũng như cho bà được làm việc với luật sư." Việt Nam nói gì? Hôm 07/4, thông tin về vụ việc, một thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Công an TP Hà Nội có tựa đề "Bắt giữ 01 đối tượng phát tán tài liệu chống phá Nhà nước" đưa tin: "Ngày 07/4/2021, Cơ quan Anh ninh điều tra - Công an TP Hà Nội đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Thúy Hạnh, sinh năm 1963, HKTT, chỗ ở: Căn hộ 0412A, toàn R6, số 72A, Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.'' Báo Tuổi Trẻ đưa tin: "Bà Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt tạm giam về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước, quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015." Đồng thời, thông tin rằng các quyết định, lệnh của cơ quan an ninh điều tra đã được Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội phê chuẩn. Báo Lao Động có bài với tựa "Một phụ nữ chống phá nhà nước bị bắt" viết : "Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội vừa ra lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thuý Hạnh do có hành vi chống phá Nhà nước." Nguyễn Thúy Hạnh là ai? Sinh năm 1963, bà Hạnh từng là ứng cử viên đại biểu Quốc hội độc lập vào năm 2016 ở Hà Nội. Bà nổi tiếng với việc là người sáng lập ra và điều hành Quỹ 50K - với mục đích ban đầu là kêu gọi cộng đồng đóng góp trả phí luật sư cho các nhà hoạt động xã hội. Sau đó, quỹ này tiếp tục duy trì để giúp đỡ tù nhân lương tâm và gia đình họ. Quỹ 50K của bà Hạnh được nhận Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2019. VN: Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tỏ ra 'quyết đoán'? Báo chí quốc tế viết gì về các chức lãnh đạo mới lên của VN? Ngoài ra, trong vụ Đồng Tâm, bà Hạnh còn gây chú ý khi dùng tài khoản cá nhân để nhận tiền phúng điếu cho ông Lê Đình Kình - người được cho là có uy tín và sức ảnh hưởng đối với người dân Đồng Tâm và là người đã thiệt mạng trong vụ bố ráp của chính quyền rạng sáng ngày 9/1 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Kiến nghị trên change.org yêu cầu Vietcombank tháo khoán số tiền phúng điếu cụ Kình trong tài khoản của bà Hạnh Theo đó, số tiền nửa tỷ đồng phúng điếu cho ông Kình bị Vietcombank phong tỏa. Tại thời điểm đó, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an nói với phóng viên báo Pháp Luật rằng quyết định phong tỏa tài khoản nói trên là vì có "dấu hiệu khủng bố". Ngoài ra, bà Nguyễn Thúy Hạnh, người có gần 46.000 người theo dõi trên Facebook cũng thường lên tiếng mạnh mẽ, cập nhật tình hình của những nhà hoạt động bị chính quyền đang áp và kêu gọi giúp đỡ cho các tù nhân trong các trại giam, hoặc cho thân nhân của họ. Bà Hạnh được cho là tham gia nhiều cuộc biểu trào như biểu tình chống Trung Quốc năm 2011, biểu tình phản đối Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng năm 2018 và nhiều phong trào phản đối lớn nhỏ khác. |
Hạ viện Mỹ đã luận tội Tổng thống Donald Trump vì "kích động nổi loạn" tại cuộc bạo động ở Điện Capitol tuần trước. | Trump bị luận tội vì 'kích động' bạo loạn ở Điện Capitol | Mười đảng viên Cộng hòa đã đứng về phía đảng Dân chủ để luận tội tổng thống với số phiếu 232 thuận, 197 chống. Ông Trump là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ bị luận tội hai lần, hoặc bị Quốc hội buộc tội. Ông Trump, một đảng viên Đảng Cộng hòa, hiện sẽ phải đối mặt với một phiên tòa tại Thượng viện, nơi nếu bị kết án, ông có thể đối mặt với việc bị cấm không được đảm nhiệm chức vụ dân cử nữa. Nhưng ông sẽ không bị nguy cơ phải rời Nhà Trắng trước khi nhiệm kỳ của mình kết thúc trong một tuần nữa vì Thượng viện sẽ không nhóm họp kịp thời. Hạ viện thông qua luận tội Donald Trump, chờ Thượng viện 'ra đòn cuối' Đảng viên Cộng hòa quay sang chỉ trích Trump Người Mỹ gốc Việt nghĩ gì về cờ VNCH và bạo loạn Điện Capitol? Ông Trump rời nhiệm sở vào ngày 20/1, sau thất bại trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái trước đảng viên Dân chủ Joe Biden. Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã bỏ phiếu hôm thứ Tư sau nhiều giờ tranh luận sôi nổi trong khi quân đội Vệ binh Quốc gia có vũ trang canh gác trong và ngoài Điện Capitol. Trong một video được công bố sau cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, ông Trump kêu gọi những người ủng hộ ông giữ hòa khí nhưng ông không đề cập đến việc ông đã bị luận tội. "Bạo lực và phá hoại không có chỗ đứng ở đất nước chúng ta ... Không một người ủng hộ thực sự nào của tôi lại tán thành bạo lực chính trị", ông nói bằng một giọng điệu trầm lắng và hòa giải. Cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có ở Quốc hội Mỹ Trump bị buộc tội gì? Các cáo buộc luận tội thuộc về mặt chính trị, không phải hình sự. Tổng thống bị Quốc hội cáo buộc kích động cuộc đột kích vào Điện Capitol với bài phát biểu vào ngày 6/1 tại một cuộc mít tinh bên ngoài Nhà Trắng. Ông Trump kêu gọi những người ủng hộ ông lên tiếng một cách "ôn hòa và yêu nước", nhưng cũng "chiến đấu quyết liệt" để chống lại một cuộc bầu cử mà ông nói với họ rằng bị đánh cắp. Sau phát biểu của ông Trump, những người ủng hộ ông đã xông vào Điện Capitol, buộc các nhà lập pháp ngưng chứng nhận kết quả bầu cử và phải tìm chỗ trú ẩn. Tòa nhà bị phong tỏa và 5 người chết. Nghị quyết luận tội viết rằng ông Trump "liên tục đưa ra những tuyên bố sai lệch khẳng định rằng kết quả bầu cử tổng thống là gian lận và không nên được chấp nhận". Nghị quyết này nói ông Trump sau đó lặp lại những cáo buộc này và "cố ý đưa ra những tuyên bố với đám đông nhằm khuyến khích, và có thể thấy trước là dẫn đến hành động vô pháp tại Điện Capitol", dẫn đến bạo lực và thiệt hại về nhân mạng. "Tổng thống Trump đã gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của Hoa Kỳ và các thể chế chính phủ của nước này, đe dọa tính toàn vẹn của hệ thống dân chủ, can thiệp vào quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình và gây nguy hiểm cho một cơ quan của chính phủ." Tuần trước, 139 đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại việc chấp nhận kết quả cuộc bầu cử năm 2020 và thất bại của ông Trump. Các nhà lập pháp nói gì trong buổi luận tội? Các nhà lập pháp đưa ra các tuyên bố ủng hộ và chống lại cuộc bỏ phiếu trong hạ viện, nơi họ trốn đã phải trốn dưới ghế và đeo mặt nạ phòng độc khi những kẻ bạo loạn cố gắng đột nhập vào Điện Capitol tuần trước. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, một đảng viên Dân chủ, phát biểu tại Hạ viện: "Tổng thống Hoa Kỳ đã kích động cuộc bạo loạn này, cuộc bạo động có vũ trang này chống lại đất nước chung của chúng ta. "Ông ta phải ra đi. Ông ta là một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu cho quốc gia mà tất cả chúng ta yêu mến." Nghị sĩ Dân chủ Julian Castro gọi ông Trump là "kẻ nguy hiểm nhất từng chiếm Phòng Bầu dục". Hầu hết các thành viên Đảng Cộng hòa không tìm cách bảo vệ luận điệu của ông Trump, thay vào đó cho rằng bản luận tội đã bỏ qua các thủ tục điều trần thông thường và kêu gọi Đảng Dân chủ từ bỏ nó vì lợi ích thống nhất quốc gia. "Việc luận tội tổng thống trong một cách gấp gáp như vậy sẽ là một sai lầm," Kevin McCarthy, đảng viên Cộng hòa hàng đầu của Hạ viện phát biểu. "Điều đó không có nghĩa là tổng thống không có lỗi. Tổng thống phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công hôm thứ Tư vào Quốc hội của những kẻ bạo loạn." Jim Jordan, một đảng viên Cộng hòa ở Ohio, cáo buộc đảng Dân chủ đã liều lĩnh chia rẽ đất nước để theo đuổi một việc trả thù chính trị. Ông Jordan nói: "Đây là về việc trả đũa tổng thống của Hoa Kỳ. Nó luôn luôn là về việc trả đũa tổng thống. Đó là một nỗi ám ảnh." Trong số các thành viên thuộc đảng Cộng hòa của tổng thống Trump bỏ phiếu luận tội ông, có đảng viên cao cấp thứ ba của Hạ viện, Liz Cheney. Dân biểu của tiểu bang Wyoming, con gái của cựu Phó Tổng thống Dick Cheney, nói về cuộc bạo động ở Capitol rằng "chưa bao giờ có sự phản bội nào lớn hơn do một tổng thống thực hiện". Trump một lần nữa làm nên lịch sử Donald Trump đã một lần nữa làm nên lịch sử, lần này là tổng thống đầu tiên bị luận tội hai lần. Một năm trước, động thái này đã bị Đảng Cộng hòa phản đối ngay lập tức. Lần này, một số ít những người bảo thủ đã ủng hộ việc luận tội. Nó phản ánh không chỉ tính nghiêm trọng của thời điểm hiện tại mà còn là sự suy giảm ảnh hưởng của tổng thống trong những ngày cuối cùng của chính quyền ông. Việc luận tội dẫn đến một phiên tòa tại Thượng viện để kết tội ông Trump mà giờ đây dường như được dự định sẽ kéo dài đến những ngày đầu của nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden, tạo ra một thách thức khác cho tổng thống sắp tới. Nó cũng sẽ gây ra một cuộc tranh luận giữa các đảng viên Cộng hòa về hướng đi của đảng họ trong những ngày tới. Đảng Cộng hòa đang đi trên một con đường phân chia theo hai hướng rất khác nhau. Một bên tiếp tục trung thành với thương hiệu chính trị của tổng thống - thương hiệu đã tạo ra một liên minh cử tri mới - những người đã bầu ông vào Nhà Trắng và trao cho đảng Cộng hòa Quốc hội vào năm 2016, nhưng mất cả hai vào năm 2020. Một bên là một tương lai không chắc chắn - nhưng không theo phong cách nóng nảy và hùng hồn có một không ai của tổng thống - những ngôn từ công kích thậm tệ không được gạn lọc mà ngay cả nhiều đảng viên Cộng hòa hiện nay tin rằng đã góp phần vào cuộc bạo động ở Capitol tuần trước Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Điều khoản luận tội sẽ được chuyển tới Thượng viện, nơi sẽ tổ chức một phiên tòa để xác định tội danh của tổng thống. Cần có đa số 2/3 tại Thượng viện để kết tội ông Trump, có nghĩa là ít nhất 17 đảng viên Cộng hòa sẽ phải bỏ phiếu theo đảng viên Dân chủ trong thượng viện gồm 100 ghế được chia đều. Có tới 20 đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện sẵn sàng kết tội tổng thống, New York Times đưa tin hôm thứ Ba. Nếu ông Trump bị Thượng viện kết tội, các nhà lập pháp có thể tổ chức một cuộc bỏ phiếu khác để ngăn ông ra tranh cử một lần nữa - điều mà ông cho hay sẽ thực hiện năm 2024. Nhưng phiên tòa sẽ không diễn ra trong tuần cuối ông Trump tại vị. Lãnh đạo Thượng viện đảng Cộng hòa Mitch McConnell nói trong một văn bản: "Với các quy tắc, thủ tục và tiền lệ của Thượng viện chi phối các phiên tòa luận tội tổng thống, đơn giản là không có cơ hội nào để có một phiên tòa công bằng hoặc nghiêm túc trước khi Tổng thống đắc cử Biden tuyên thệ vào tuần tới. " Ông nói rằng cách phục vụ tốt nhất cho lợi ích của quốc gia là Quốc hội tập trung vào quá trình chuyển giao quyền lực một cách an toàn và có trật tự cho chính quyền sắp tới của Biden. Ông McConnell cũng nói trong một bản ghi chú cho các đồng nghiệp rằng ông chưa đưa ra quyết định cuối cùng về cách thức ông sẽ bỏ phiếu. Hiểu rằng những ngày đầu tiên nắm quyền của ông có thể bị sa lầy trong màn luận tội, ông Biden nói rằng ông hy vọng các thượng nghị sĩ sẽ không bỏ bê "công việc cấp bách khác của quốc gia này," chẳng hạn như phê duyệt các đề cử trong nội các của ông, cứu trợ virus corona và chương trình tiêm chủng toàn quốc. Tuy nhiên, một nữ dân biểu Đảng Cộng hòa, Marjorie Taylor Greene ở Georgia, tuyên bố sẽ gửi các bài báo luận tội ông Biden, với cáo buộc ông lạm dụng quyền lực, một ngày sau khi ông nhậm chức. Chưa có tổng thống Mỹ nào bị cách chức thông qua luận tội. Ông Trump đã bị Hạ viện luận tội vào năm 2019 nhưng được Thượng viện tuyên bố trắng án. Bill Clinton năm 1998 và Andrew Johnson năm 1868 cũng vậy. Luận tội. Những điều cơ bản Luận tội là gì? Luận tội là khi một tổng thống đương nhiệm bị buộc tội. Trong trường hợp này, Tổng thống Trump bị cáo buộc kích động nổi dậy bằng cách khuyến khích những người ủng hộ ông xông vào Điện Capitol Trump có thể bị cách chức? Một đa số Hạ viện là đủ để luận tội ông Trump - nhưng để loại bỏ ông khỏi chức vụ, ông cần phải bị đa số 2/3 Thượng viện kết tội từ những cáo buộc đó - nhưng số này không được đảm bảo Vì vậy, nó có nghĩa gì? Đây là lần thứ hai ông Trump bị luận tội và mặc dù một phiên tòa có thể bắt đầu sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, việc bị kết án có thể có nghĩa là ông sẽ bị cấm giữ chức vụ một lần nữa |
Một số ý kiến của các học giả trẻ cho rằng sẽ còn nhiều con đường khác để đưa tri thức thế giới tới độc giả Việt Nam sau khi Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh ngừng hoạt động. | Quỹ Phan Châu Trinh đóng: Còn đường khác để đưa tri thức về Việt Nam? | Quỹ Phan Châu Trinh đóng cửa vài tháng sau ồn ào vụ Giáo sư Chu Hảo, một trong những người đồng sáng lập quỹ, bị khai trừ khỏi ĐCSVN Việc Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh (PCT) ngưng hoạt động xảy ra chỉ vài tháng sau ồn ào Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố khai trừ Giáo sư Chu Hảo, một trong những người đồng sáng lập Quỹ. 'Sự kiện đáng buồn' Nhà báo Bill Hayton của BBC nhận định rằng đây là "bước thụt lùi của tự do tri thức" ở Việt Nam. Nguyễn Vi Yên, một trí thức trẻ hiện là Chủ nhiệm nhóm Tinh Thần Khai Minh và từng có thời gian làm việc cho Giáo sư Chu Hảo, nhận định với BBC hôm 25/2 rằng "đây là một sự kiện đáng buồn cho xã hội nói chung". Đảng khai trừ GS Chu Hảo 'vì chống đối' Vụ GS Chu Hảo khiến sách về dân chủ 'cháy hàng' GS Chu Hảo tuyên bố 'từ bỏ Đảng CS' Kỷ luật ông Chu Hảo là 'giọt nước tràn ly' "Tôi từng tham gia vào các hoạt động của Quỹ như Trao giải Sách hay, sinh hoạt học thuật, trao giải văn hóa Phan Châu Trinh, giao lưu với các anh chị cô chú trong Quỹ. Trong thời gian đó tôi thấy một điều là thực sự trong giới trí thức, học thuật của Việt Nam thì Quỹ Phan Châu Trinh hoạt động tốt nhất, mạnh nhất trong việc ủng hộ giới trí thức. Họ dấn thân vào công cuộc khai dân trí và xa hơn nữa là thúc đẩy phong trào dân chủ ở Việt Nam." "Cá nhân tôi thực sự rất trân trọng hoạt động của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh. Bước ngoặt đầu tiên khiến tôi bước chân vào con đường hoạt động dân chủ là khi tôi đọc cuốn Bàn về Tự do của John Stuart Mill do NXB Tri Thức ấn hành. Cuốn sách này cũng nằm trong dự án Tủ sách Tinh hoa Thế giới do Quỹ Phan Châu Trinh bảo trợ." "Từ đó tôi thấy chính từ những hành động, công việc nho nhỏ như vậy của Quỹ Phan Châu Trinh đã thúc đẩy người trẻ dấn thân vào các công việc xã hội như thế nào, mà tôi chính là một trường hợp điển hình." "Ngoài việc ngoài việc xuất bản, Quỹ còn vinh danh cách cuốn sách và các nhân vật có ảnh hưởng, có tầm vóc đối với xã hội. Những công việc như vậy của Quỹ Phan Châu Trinh trong suốt 11 năm vừa qua đóng góp không hề nhỏ trong việc thúc đẩy xã hội Việt Nam phát triển từ tầng sâu." "Việc đóng cửa Quỹ, theo tôi, không tạo ra bước ngoặt hay đà mới cho một nhóm khác hình thành, mà thậm chí còn gây ra cảm giác tiêu cực về việc đàn áp những người đấu tranh ở trong nước," Vi Yên nói. Tuy nhiên, Vi Yên cũng như một số trí thức khác ở Việt Nam vẫn nhìn thấy những con đường khác để đưa kiến thức, văn hóa và tinh hoa của thế giới về cho độc giả Việt Nam. Con đường khác? Nguyễn Vi Yên, chủ nhiệm nhóm Tinh Thần Khai Minh, nói sách của Nhà xuất bản Tri Thức đã giúp cô mở mang kiến thức và quyết định đi theo con đường đấu tranh cho dân chủ Nhìn lại việc kỷ luật Đảng, sau đó là khai trừ Đảng Giáo sư Chu Hảo do xuất bản một số sách được cho là "có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng", cùng với việc cấm một số hoạt động giao lưu học thuật khác, Vi Yên cho rằng "từ nay trở đi, những hoạt động sinh hoạt văn hóa, học thuật như vậy sẽ còn bị đàn áp nhiều hơn nữa." Dù vậy, Vi Yên nói còn có những cách khác để đưa tri thức về Việt Nam trong bối cảnh "đàn áp hiện nay" mà nhóm Tinh Thần Khai Minh do cô khởi xướng là một ví dụ. "Có thể nhắc đến NXB Giấy Vụn là một NXB độc lập. Hay NXB Vô Danh không cần đăng ký ở Việt Nam nhưng sách của họ vẫn được dịch thuật, ấn loát và lưu hành tại Việt Nam. Đó là cách hay mà không phải phụ thuộc vào nhà nước." "Một cách khác là thành lập doanh nghiệp xã hội không đăng ký với nhà nước, sau đó nhận quỹ từ các nguồn nước ngoài, hoặc tự gây quỹ tư nhân trong nước để mình hoạt động. Nhóm Tinh Thần Khai Minh cũng hoạt động theo kiểu này. Hiện những nhóm, tổ chức như thế đang trăm hoa đua nở. Các nhóm sinh hoạt chung với nhau và có thể tự dịch thuật, xuất bản theo cách của mình." "Tôi nghĩ rằng có thể gặp một số khó khăn như sự cản trở của chính quyền, Nhưng cứ gặp khó khăn này thì mình sẽ có cách khác và cá nhân tôi thì khá lạc quan với những công việc như vậy." Vi Yên cũng cho rằng chính quyền Việt Nam chỉ có thể ngăn chặn một vài tổ chức chứ không thể chặn toàn bộ, nhất là trong trào lưu hiện nay với nhiều nhóm dân chủ của giới trí thức trẻ được thành lập. "Điều đó cho thấy khuynh hướng phát triển và vận động của giới tri thức Việt Nam sẽ càng ngày càng tăng lên chứ không thể nào cản trở được." Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang cũng chia sẻ chung quan điểm của Vi Yên về vấn đề này. Trên trang Facebook cá nhân, bà Đoan Trang dẫn ý kiến của luật sư Trần Quý Vi rằng các tổ chức xã hội dân sự làm phải đăng ký với nhà nước và làm việc "dựa trên luật pháp" Việt Nam là đi vào "ngõ cụt". Theo đó, luật sư Vi cho rằng cách hoạt động như Quỹ Phan Châu Trinh là cách làm 'của lớp người đi trước'. Trong khi đó, nếu thực sự muốn chia sẻ kiến thức tới người khác thì không cần phải lập quỹ trong giới hạn 'cho phép' của bất kỳ ai. Bà Trang cũng bày tỏ ý kiến cá nhân của mình, rằng việc 'xin phép nhà nước' khiến nhiều trí thức Việt Nam tự giới hạn mình trong những việc 'nằm trong khuôn khổ nhà nước cho phép". "Giả sử có lúc nào trong đầu tôi có ý nghĩ 'chờ xin giấy phép xuất bản', thì chắc chắn 100% là tôi sẽ không bao giờ viết sách Chính trị bình dân hay Học chính sách công qua chuyện đặc khu. Đấu tranh chống độc tài mà lại chỉ làm những việc độc tài ấy cho phép, thì nghĩa là gì? Nghĩa là: Họ không hề có tư tưởng chống độc tài, giành lấy tự do, xây dựng dân chủ," nhà báo Đoan Trang viết. Đóng cửa vì thiếu nhân lực hay do sức ép? Cuối tháng Hai, mạng xã hội lan truyền bức thư với chỹ ký được cho là của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ PCT, tuyên bố việc Quỹ ngừng hoạt động "vì lý do khách quan". Ngay sau đó, Giáo sư Chu Hảo đã chính thức thừa nhận việc đóng cửa Quỹ. Ông Chu Hảo nói với RFA rằng Quỹ ngưng hoạt động không phải do áp lực nào, mà từ 'điều kiện khách quan' là sức khỏe của bà Bình nay 90 tuổi, giảm sút. Trong khi đó không thể tìm được người thay thế hội đủ các tiêu chí mà Quỹ đặt ra. Dù vậy, Vi Yên nói với BBC rằng nhìn nhận từ các vụ việc với Giáo sư Chu Hảo nói riêng và phong trào dân chủ ở Việt Nam nói chung, "có thể thấy dù chính quyền không gây sức ép trực tiếp thì tất cả những hội nhóm, tổ chức ở Việt Nam đều đang gặp sức ép gián tiếp. Và không thể nói việc đóng cửa này không liên can đến chính quyền được." Nhà báo Bill Hayton của BBC cho hay vào năm 2008, Đảng Cộng sản Việt Nam ngăn cản Quỹ Phan Châu Trinh trao giải thưởng vinh danh học giả có đóng góp nổi trội cho giáo dục Việt Nam cho Giáo sư người Mỹ Keith Taylor, tác giả cuốn A history of the Vietnamese. Giáo sư Keith Taylor từng tổ chức các sự kiện nhìn nhận lại Chiến tranh Việt Nam từ quan điểm của miền Nam Việt Nam, được cho là "làm phiền lòng rất nhiều lãnh đạo của Hà Nội", theo Bill Hayton. Trong khi đó, việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo bắt đầu từ cuối tháng 10/2018, khi trang web của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có bài viết nhận định ông Chu Hảo khi làm Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức đã cho in nhiều sách "có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng". Theo đó, từ 2005 đến 2009, ông Chu Hảo xuất bản 5 cuốn bị chính quyền cấm phát hành, như cuốn Đường về nô lệ của F.A. Hayek, cuốn Karl Marx của Peter Singer, cuốn Ông Sáu Dân trong lòng dân. Cuốn Ông Sáu Dân trong lòng dân cho thấy Nhà Xuất bản có "dấu hiệu khuynh hướng tập hợp những bài viết về những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm "gợi ý", "gợi mở" một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước". Trang web của Ủy ban Kiểm tra Trung ương viết. |
Ngày 09/8/1995, cố Thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt đã gửi một bức thư cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khuyến nghị, cảnh báo và nêu quan điểm về một số vấn đề được cho là có tầm chiến lược đối với Việt Nam vào thời điểm đó. | Tư tưởng Võ Văn Kiệt 'vẫn còn nguyên giá trị' | Tròn 20 năm trước, ông Võ Văn Kiệt gửi một bức thư nổi tiếng nêu quan điểm và tư tưởng của ông về nhiều vấn đề chiến lược của Việt Nam cho Bộ Chính trị ĐCSVN. Tròn 20 năm sau sự kiện này, trao đổi với BBC từ Hà Nội, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nhìn lại bối cảnh, ý nghĩa của bức thư này và cho rằng tư tưởng trong bức thư 'Gửi Bộ chính trị" của ông Võ Văn Kiệt vẫn còn giữ nguyên giá trị và tính thời sự. Bà nói với BBC hôm 08/8/2015: "Tôi nghĩ cả bốn điểm cốt lõi trong thư của ông Võ Văn Kiệt đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị thực tế của nó. "Mặc dù Việt Nam cũng đã phát triển nền kinh tế của mình theo hướng thị trường, cũng theo đổi khá nhiều, nhưng Việt Nam cũng vẫn định hướng cho mình là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. "Và do quan niệm theo xã hội chủ nghĩa đó cho nên trên thực tế nó đưa Việt Nam tới tình trạng là 20 năm sau bức thư của ông Võ Văn Kiệt, 20 năm sau những cột mốc có thể tạo thay đổi cho Việt Nam thì Việt Nam cũng vẫn có một nền kinh tế nửa thị trường, nửa nhà nước chỉ huy. Do lý do này, theo bà Phạm Chi Lan, người cũng từng là Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, thì Việt Nam đã ở một tình thế 'rất khó phát triển'. Nhà quan sát và phân tích kinh tế, chính trị Việt Nam nói tiếp: "Thậm chí trong thời gian gần đây lại còn có những động thái cho thấy trên thực tế là Việt Nam lại quay trở lại theo hướng kinh tế nhà nước nhiều hơn. "Ví dụ như với việc phát triển một loạt tập đoàn kinh tế nhà nước, được coi như những quả đấm thép, dồn rất nhiều nguồn lực nhà nước vào đó. "Hoặc là vài năm gần đây trong khó khăn về kinh tế, thì lại quay trở lại đầu tư công chiếm vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thì nó không hoàn toàn theo định hướng đó, theo định hướng đúng đắn của kinh tế thị trường, mà đáng lẽ Việt Nam cần phải hướng tới phát triển. 'Hướng đi không trúng' Bức thư gửi Bộ Chính trị của ông Võ Văn Kiệt 20 năm trước gây sự chú ý như một sự kiện nổi bật, đánh động nhiều giới trong nước, trong đó có nội bộ của Đảng Cộng sản, khi ông đặt ra một loạt vấn đề quan trọng như thách thức và cơ hội trong bối cảnh cục diện thế giới 'ngày nay' vào thời điểm đó. Hay ông đã nêu vấn đề về năng lực quản lý nhà nước của Việt Nam khi đó thế nào, các vấn đề về xây dựng, vị thế, vai trò của đảng và gợi mở cải tổ đổi mới ra sao. Đặc biệt ông cũng đặt vấn đề về quan điểm của ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là Bộ Chính trị nên ra sao trước vấn đề có tính quan điểm, đường lối được đặt ra khi đó là 'chệch hướng hay không chệch hướng' sau gần mười năm Việt Nam tiến hành mở cửa tính từ cột mốc đại hội đảng lần thứ VI (1986), cải cách kinh tế, nhưng có vẻ vẫn còn chậm trễ, thu hẹp trong cải tổ thể chế, đổi mới chính trị, quan điểm, đường lối, nhất là trong mở cửa và hội nhập quốc tế, khu vực. Bà Phạm Chi Lan bình luận tiếp về ý nghĩa, giá trị và tính thời sự của bức thư của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: "Hay trong quan hệ hợp tác quốc tế cũng vậy, Việt Nam lẽ ra trong bối cảnh đã là thành viên của Asean, đã thiết lập quan hệ với các đối tác quan trọng ở các nước phương Tây trên thế giới như vậy, thì lẽ ra Việt Nam đẩy tới theo hướng đó thì sẽ có thể có lợi hơn cho mình rất nhiều trong phát triển. "Thay vào đó trong những năm sau này Việt Nam lại trở thành càng ngày càng lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Những hướng đi đó, tôi nghĩ không thật là trúng." Về vấn đề 'xây dựng Đảng' mà ông Kiệt đã đề cập trong bức thư, nhà quan sát phân tích tiếp: "Hay là việc xây dựng Đảng thì cũng vô cùng cần thiết. Bởi vì chính Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng đã lãnh đạo Việt Nam trong bao nhiêu năm, trong thời gian chiến tranh, thì tất cả những công lao đóng góp của Đảng Cộng sản thì cũng đều được ghi nhận. "Hay là khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới của đất nước Việt Nam vào cuối năm 1986, thì cũng được tất cả người dân Việt Nam đánh giá cao, cũng như cộng đồng quốc tế hoan nghênh và ủng hộ quá trình đó. Bức thư hai thập niên trước của cố Thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt, vẫn còn nguyên giá trị thời sự, theo bà Phạm Chi Lan. "Thì đáng lẽ ra nếu mà có thể theo tiếp hướng đó để Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc phát triển của đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn thì sẽ hơn rất nhiều, nhưng sau này cũng có những cái về vai trò của đảng thì tôi nghĩ cũng vẫn phải hoạch định lại, để làm sao cho nó thực sự đóng vai trò tiên phong hơn nữa trong công cuộc đổi mới của chính Việt Nam để vượt lên." 'Phải thay đổi rất mạnh' Đề cập tình hình, bối cảnh hiện nay của Việt Nam, nhìn lại bức thư của chính khách cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam hai thập niên về trước, bà Phạm Chi Lan nêu quan điểm: "Chính lúc này là lúc mà Việt Nam cũng đang gặp rất nhiều thách thức của một giai đoạn phát triển mới khi mà Việt Nam đã tham ra được rất nhiều các hiệp định FTA (Hiệp định thương mại tự do) với các đối tác khác nhau, tới đây còn được tham gia vào TPP (Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương), khi mà TPP hoàn thiện. "Thì với bước phát triển như vậy, nó đòi hỏi nhà nước Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam phải thay đổi rất mạnh cách thức đối với Đảng là lãnh đạo, đối với nhà nước là cách thức quản lý đất nước của mình thì Việt Nam mới vượt lên được. "Và trong những thách thức tới đây của Việt Nam thì thành thật mà nói, khi tôi vẫn hay đi chia sẻ với các doanh nghiệp ở các nơi về thách thức hội nhập hoặc thách thức cạnh tranh của Việt Nam, thì tôi lo nhất là thách thức về cạnh tranh về mặt thể chế phát triển của Việt Nam, môi trường kinh doanh của Việt Nam. "Mà cái đó nằm trong tay nhà nước, nằm trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam," bà Chi Lan bình luận về bức thư của cố Thủ tướng Việt Nam. Ông Võ Văn Kiệt sinh năm 1922, qua đời năm 2008, là một trong các chính khách hàng đầu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước Việt Nam, thường được nhắc đến là giai đoạn "Mở cửa". Ông từng là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ từ tháng 8/1991 tới tháng 9/1997. Trước đó, trong thời kỳ hậu cuộc chiến Việt Nam, ông còn nắm các chức vụ như Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (1982-1989). Cho tới nay, ông vẫn được đánh giá là một trong các chính khách lãnh đạo có đầu óc, tầm tư tưởng 'đổi mới và cấp tiến' hàng đầu trong số thành viên của Ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam qua các thế hệ lãnh đạo, chấp chính. |
Trong những tuần gần đây, các blogger chuyên về tình hình quốc phòng Trung Quốc đã rất háo hức trước những hình ảnh mới về cái có vẻ như là loại tàu khu trục gắn tên lửa đạn đạo mới của hải quân nước này. | Trung Quốc ra mắt mẫu tàu chiến mới | Jonathan Marcus Phóng viên quốc phòng, BBC Trung Quốc chú ý tăng cường năng lực hải quân từ vài năm nay. Những hình ảnh mờ mờ trên các trang blog cho thấy một trong các tàu này – được gọi là PLAN 052D – được ra mắt hồi cuối tháng trước. Ít nhất có hai tàu nữa đang được lắp ráp. Việc thiết kế chiến hạm của Trung Quốc dường như đang được cải tiến dần dần. Tàu PLAN 052D cũng không phải là ngoại lệ - nó có những liên hệ rõ ràng tới đời tàu trước, 052C. Nhưng nó có những khác biệt quan trọng khiến nhiều phân tích gia cho rằng cái mà chúng ta đang thấy chính là đợt đầu tiên của điều có thể coi là một loạt các chiến hạm mới của Trung Quốc, những con tàu sẽ trở thành xương sống của toàn hạm đội. Giáo sư James Holmes, một nhà quan sát Trung Quốc tại Đại học Hải quân Hoa Kỳ, nói rằng sự khác biệt lớn ở chiếc tàu mới là Trung Quốc có vẻ như đã giải quyết được vấn đề thiết kế cho tàu khu trục gắn tên lửa đạn đạo tối tân sau một thời gian dài ‘thử nghiệm đội tàu’ – một giai đoạn thai nghén. Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân có thói quen làm một vài sản phẩm thử nghiệm cho mỗi loại thiết kế, đưa tàu ra biển, xác định lỗi và ưu thế của tàu, rồi kết hợp những bài học thu được để đưa ra thiết kế mới, ông nói. Có bằng chứng cho thấy Bắc Kinh hài lòng về việc đã thu lượm đủ kinh nghiệm để đi vào sản xuất đại trà nếu cần, ông nói, 10 con tàu đang được chế tạo. Người ta hy vọng là cuối cùng nó sẽ giải quyết được cuộc tranh cãi về hướng phát triển và sự trường tồn của sức mạnh hải quân Trung Quốc, ông nói thêm. Giáo sư Holmes lập luận rằng có những chỉ dấu mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc tin rằng họ đã tìm được chiến binh chuẩn trên biển của mình. Tàu khu trục mới này có thể sẽ là nhân tố trung tâm trong lực lượng hải quân mới của Bắc Kinh. ‘Nâng cấp vũ khí’ Lan Châu là một trong các tàu khu trục 052C của Trung Quốc. Một nhà quan sát khác quan tâm tới hải quân Trung Quốc là Feng Cao. Chính blog của ông là nơi đầu tiên cảnh báo giới quốc phòng Tây phương về thiết kế tàu chiến mới. Ông đã nghiên cứu cẩn thận các ấn phẩm quốc phòng của Trung Quốc cùng các buổi trưng bày tại các triển lãm thương mại trong vài năm, kết nối các phân tích với nhau để đi đến kết luận về hướng phát triển của hải quân Trung Quốc. Ông không chắc lắm về việc liệu 052D có phải là tàu mới hay không. Nhưng ông giải thích rằng đây là một bước tiến quan trọng, hướng tới điều mà hải quân Trung Quốc muốn từ nhiều năm nay: có được một chiếc tàu khu trục gắn tên lửa đạn đạo với tầm cỡ như tàu Arleigh Burke hay Ticonderoga của Hoa Kỳ. Trong vài năm nữa, chúng ta sẽ thấy một hạng mục tàu chiến hoàn toàn mới có sử dụng hệ thống phóng đẩy mới, ông nói. Từ 052C tới 052D thì vỏ tàu không thay đổi bao nhiêu, ngoại trừ việc hoán đổi vị trí một số thứ để phù hợp với việc lắp đặt các hệ thống vũ khí mới và giảm bớt tín hiệu radar của tàu. Hệ thống phóng đẩy về cơ bản là vẫn vậy. Cái thực sự thay đổi là hệ thống vũ khí, ông nói. Thay đổi rõ rệt đầu tiên là hệ thống bảng radar đa năng lớn hơn, phẳng hơn, cùng với hệ thống phóng theo chiều thẳng đứng (VLS) mới. Chúng không còn dùng hệ thống VLS mà ta từng thấy ở 052C, mà là một kiểu VLS mới, phổ quát, có thể hỗ trợ được các kiểu tên lửa khác nhau để có thể tấn công cả các mục tiêu trên không lẫn trên biển cùng các mục tiêu trên đất liền. Theo quan điểm của ông, 052D là bước đệm cho loạt tàu chiến mới mà họ muốn có. 052D về cơ bản sử dụng kiểu vỏ tàu đã qua thử thách và hệ thống phóng đẩy nhằm thử nghiệm các hệ thống vũ khí mới. Khi một loạt tàu mới được đưa ra, ông nói, chúng sẽ có ít thứ khiến người ta phải lo ngại hơn, bởi hầu hết các hệ thống vũ khí khi đó đã bộc lộ vấn đề trên tàu 052D rồi. James Holmes nhấn mạnh về bước tiến quan trọng của các chiến thuyền mới này. Các tàu chiến tương đương của Hoa Kỳ thì được lắp đặt với hệ thống radar được gọi là radar Aegis và hệ thống kiểm soát giao tranh. Ông tin rằng nếu như tàu này tương đương với tàu có hệ thống Aegis và hiện đang có kế hoạch chế tạo 10 con tàu như thế, thì nó sẽ trao cho hải quân Trung Quốc khả năng phòng không ngang ngửa với bất kỳ lực lượng hải quân nào trong khu vực, với đội tàu đông hơn lực lượng hải quân của bất kỳ quốc gia Á châu nào. Nhật Bản và Nam Hàn có các tàu lắp Aegis, nhưng chỉ có sáu chiếc và ba chiếc mỗi nước mà thôi, ông nói. Lực lượng Hoa Kỳ Tàu mới của Trung Quốc được cho là giống tàu USS Arleigh Burke về mặt thiết kế. Giáo sư Holmes nói rằng tàu Hoa Kỳ có tầm tương đương nhất với tàu chiến mới của Trung Quốc có lẽ là tàu khu trục USS Arleigh Burke, con tàu đầu tiên có Aegis. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng tàu khu trục mới của Trung Quốc chỉ mang hai phần ba các bệ phóng tên lửa, cho nên các tàu của Hoa Kỳ có thể ưu thế hơn trong cuộc tỷ thí một chọi một. Ông đoán không dựa trên bất kỳ bằng chứng tin cậy nào, thì tàu 052D tương đương với các tàu US Aegis đời cũ. Nhưng đây là điều không rõ, và tôi lưu ý là chớ có ai đưa ra chính sách hay chiến lược gì dựa trên những phỏng đoán của tôi. James Holmes nhấn mạnh rằng cũng cần phải xem xét cả cách vận hành của hải quân Trung Quốc khi đánh giá về ảnh hưởng của những tàu chiến mới. Tàu 052D có thể thua kém hơn tàu tương đương của Hoa Kỳ, nhưng tàu Trung Quốc sẽ không hoạt động đơn lẻ. Nên nhớ rằng Trung Quốc điều khiển hạm đội hầu như trong phạm vi hoạt động của tên lửa chống tàu đặt trên bờ, chiến đấu cơ, cùng các con tàu như tàu tuần tra và tàu ngầm. Các hệ thống này yểm trợ cho hạm đội tàu biển, và Bắc Kinh tin (mà tôi cũng tin) rằng đây là cách giữ cân bằng rất tuyệt. Việc gì phải nỗ lực và đổ chi phí ra tạo dựng hình ảnh như bản sao của Hải quân Hoa Kỳ nếu như có thể tấn công từ trên bờ? Nói tóm lại là Trung Quốc không cần có đội tàu tương xứng với Hải quân Hoa Kỳ để giao tranh ở những nơi mà họ tự lựa chọn, như ở các vùng biển Trung Quốc và Tây Thái Bình Dương. Thêm về tin này Chủ đề liên quan |
Hồi 2001, việc đi làm bằng đường hàng không bị một cú giáng khủng khiếp - các vụ tấn công ngày 11/9 đã để lại hậu quả trong nhiều năm sau đó. | Covid-19 làm thay đổi ngành hàng không thế nào | Nhưng điều này chỉ là một vết xước nếu so với tác động mà Covid-19 ghi dấu ấn lên ngành hàng không. Cách thức lên máy bay sẽ thay đổi thế nào do Covid-19 Covid-19: Những phi cơ nghỉ bay được cất giữ thế nào? Văn phòng sẽ thay đổi thế nào hậu Covid-19 Nằm ngay giữa vùng đất xa xôi hẻo lánh của Úc là Alice Springs. Thị trấn này - được mọi người thường gọi là Alice - là nơi có mặt người bản địa từ gần 30.000 năm trước. Tuy nhiên, mới đây, một dạng cư dân mới (và phải nói là rất khác) đã xuất hiện ở Alice. Kể từ tháng Tư, có bốn chiếc Airbus A380 đã được đưa đến thị trấn nhỏ này. Chúng là những chiếc máy bay khổng lồ nặng hơn 500 tấn thuộc sở hữu của Singapore Airlines, và giống như nhiều hãng hàng không khác, hãng đã cho nằm ụ gần như toàn bộ đội bay của mình. Nhu cầu đi lại giảm sút Lý do là Covid-19. Sự lây lan của loại virus corona mới đã khiến nhu cầu đi lại của hành khách giảm xuống, buộc các hãng hàng không phải để máy bay vào bãi đỗ thay vì bay. Alice có những điều kiện lý tưởng cho việc lưu giữ máy bay. Sân bay địa phương có đường băng đủ dài để các máy bay thương mại hạ cánh và khí hậu khô, có nghĩa là các bộ phận của máy bay bị ăn mòn chậm hơn nhiều so với nhiệt độ nóng bức và độ ẩm ở Đông Nam Á. Nhu cầu đi lại sụt giảm không phải là điều gì mới. Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, hành khách không còn hăm hở đi máy bay nữa do lo ngại về an ninh. Điều này buộc các hãng hàng không - lúc đó, cũng giống như bây giờ - phải hủy các chuyến bay và đem máy bay vào kho. Ngành công nghiệp hàng không sau đó đã phục hồi. Số lượt hành khách đi lại hồi năm 2002 là 1,63 tỷ, chỉ thấp hơn một chút so với 1,66 tỷ vào năm 2001. Nhưng số lượng hành khách không phản ánh đầy đủ câu chuyện. Vụ tấn công 11/9 cũng buộc các hãng hàng không phải cắt giảm chi phí bằng cách cho nghỉ không lương, sa thải nhân viên, và đáng chú ý nhất là hợp nhất với nhau. Trước các vụ tấn công 11/9, thị trường hàng không Mỹ - nơi sinh lợi nhất thế giới - chủ yếu do tám hãng hàng không kiểm soát. Bây giờ là bốn hãng. Sau các cuộc tấn công, các hãng hàng không cũng trở nên thận trọng hơn và gác lại các kế hoạch mở rộng quyết liệt. Điều này dẫn đến việc nhìn chung là hành khách có ít chuyến bay hơn để lựa chọn, và trên các phi cơ ít chỗ trống hơn. Việc dịch Covid-19 có tác động tương tự đến ngành hàng không hay không và liệu hành khách sẽ trở nên thế nào sau đó tùy vào một vài điều. Sự sụp đổ nhu cầu đi lại bằng đường hàng không chủ yếu là do chính sách công gây ra. Khi dịch Covid-19 lan rộng, chính phủ các nước trên thế giới đã quyết định cấm những người không phải là thường trú nhân nhập cảnh, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Một số phi cơ của hãng Singapore Airlines nay nằm tại sân bay Alice Springs Airport, Australia để hạn chế bị hao mòn, hỏng hóc Một số quốc gia như Ấn Độ, Malaysia và Nam Phi đã ngừng cấp thị thực cho du khách. Những nước khác như Úc, New Zealand và Hoa Kỳ thì tạm ngưng chính sách miễn thị thực có qua có lại. Covid-19 làm thay đổi các mối quan hệ của chúng ta ra sao Dịch Covid-19 sẽ thay đổi thế giới chúng ta thế nào Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống Động thái này không chỉ làm bể kế hoạch đi lại của hàng triệu người mà còn buộc các hãng hàng không ngừng phục vụ tại các thị trường béo bở một thời. Bay máy bay không có hành khách sẽ là việc làm không hợp lý về mặt tài chính. Do đó, việc đưa máy bay trở lại bầu trời phụ thuộc vào việc chính phủ các nước nới lỏng hạn chế đi lại. Có một số dấu hiệu cho thấy điều này đang xảy ra. Chính phủ Nam Phi gần đây công bố các nỗ lực mở lại ngành du lịch. Nhưng với một ngoại lệ: chỉ áp dụng cho khách nội địa, còn du khách quốc tế sẽ phải đợi lâu hơn một chút. Mmamoloko Kubayi-Ngubane, Bộ trưởng Du lịch Nam Phi, nói: "Quyết định mở cửa biên giới với bên ngoài sẽ dựa trên việc đánh giá bằng chứng khoa học... tuân thủ trách nhiệm của chính phủ trong việc bảo vệ sinh mạng người dân Nam Phi'." Lời nói của ông Kubayi-Ngubane cho thấy sự cân bằng khó khăn mà các chính phủ phải thực hiện giữa việc đem đến cho người dân những lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch trong khi phải bảo vệ họ trước những rủi ro sức khỏe cộng đồng do Covid-19 gây ra. 'Vùng đi lại nội bộ' Nhưng có một cách để lách những hạn chế đi lại này: tạo ra 'vùng đi lại nội bộ'. Thường được biết đến với thuật ngữ 'hành lang virus corona' hay 'cầu không khí', ý tưởng này rất đơn giản. Thay vì cấm luôn du khách (hoặc đưa họ vào diện cách ly), một số quốc gia đồng ý mở cửa biên giới với nhau, mặc dù trên nguyên tắc vẫn đóng biên giới của họ với tất cả các nước khác. Các quốc gia tham gia thường là những nước mà mối đe dọa virus corona đã được kiểm soát. Điều này giảm thiểu rủi ro lây lan cho du khách lịch trong phạm vi giữa họ với nhau đồng thời ngăn chặn các ca bệnh mới du nhập từ bên ngoài. Chính phủ Anh mới đây đã thực hiện điều này. Kể từ ngày 10/7, hành khách từ hơn 50 quốc gia sẽ được phép nhập cảnh vào Anh mà không bị cách ly. Khi thông báo về quyết định này, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói: "Thay vì cách ly những người đến từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi sẽ chỉ cách ly những người đến từ những nước mà dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát." Nhưng hiệu quả của việc thiết lập vùng đi lại nội bộ phụ thuộc một phần vào thiện chí của người dân. Chẳng hạn như thành công của vùng đi lại nội bộ của Anh với Pháp (tuy vùng nội bộ này đã bị Anh hủy bỏ sau đó vài tuần) đòi hỏi khách đến Anh không đến một quốc gia có rủi ro cao (như Mỹ chẳng hạn) và rồi gần như ngay sau đó lại bay đến Anh qua ngả Pháp. Nhà chức trách làm thế nào để ngăn chặn được điều này - đó là chuyện vẫn chưa rõ. Tình hình đặc biệt nguy hiểm nếu không có các biện pháp kiểm soát biên giới giữa các nước bên trong vùng đi lại nội bộ, như trường hợp các nước thành viên EU. Xét nghiệm nhanh Một giải pháp khác là có sẵn phương tiện xét nghiệm nhanh. Động thái này sẽ cho phép giới chức sàng lọc những du khách nhiễm bệnh và nếu cần, cách ly họ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford gần đây đã khởi động một nghiên cứu để tìm hiểu tính khả thi của ý tưởng này. Công việc - vốn đang được tiến hành với sự phối hợp của chính phủ Đài Loan - sẽ xét nghiệm hành khách để tìm dấu hiệu của virus trên các chuyến bay xuyên Thái Bình Dương. Theo các tác giả của nghiên cứu, "mục tiêu của thử nghiệm là tìm ra khoảng thời gian sớm nhất mà chúng ta có thể cho người ta đi nếu họ được xét nghiệm". Điều này quan trọng đối với các nước xem đi lại bằng đường hàng không là chìa khóa để khởi động lại nền kinh tế. Đại dịch Covid-19 khiến số lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không sụt giảm nghiêm trọng Nhưng khi nói đến xét nghiệm thì mức độ chính xác đóng vai trò tối thượng. Những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19 Covid-19 làm thay đổi vĩnh viễn cuộc sống chúng ta thế nào? Nhiễm Covid-19 sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng? Hãy tưởng tượng tới khả năng là bạn ngồi gần một người được xét nghiệm âm tính nhưng thực sự đã bị nhiễm (và có khả năng lây) trong suốt chuyến bay. Ý tưởng này không phải là chuyện hoàn toàn xa vời. Các nghiên cứu cho thấy cứ ba người bị nhiễm thì có một người có thể có kết quả 'âm tính giả'. Theo Maureen Ferran, giáo sư sinh học tại Viện Công nghệ Rochester ở New York, trường hợp âm tính giả có thể xảy ra khi que gạc - được dùng để lấy mẫu virus - không được đưa vào đủ sâu trong mũi hoặc không lấy đủ mẫu virus. Bà nói rằng âm tính giả cũng có thể xảy ra "nếu một người được xét nghiệm quá sớm hoặc quá muộn trong thời gian nhiễm bệnh và do đó không có nhiều virus trong tế bào của họ". Vaccine chống Covid-19 Vaccine ngừa Covid-19 sẽ khiến chúng ta thấy nhẹ người. Vaccine tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm và lây bệnh. Điều này giảm bớt nhu cầu của việc hạn chế nhập cảnh, vùng đi lại nội bộ và xét nghiệm. Nhưng tìm ra vaccines không hề dễ dàng. Thuốc chữa trị cho một số căn bệnh đe dọa tính mạng như HIV và sốt rét cho đến nay vẫn chưa được tìm ra mặc dù đã trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu. Việc tìm ra vaccine là một quá trình kéo dài đeo đẳng. Phải mất gần một thập kỷ mới người ta mới phát triển được vaccine cho bệnh sởi, và mất 50 năm để đưa nó ra thị trường kể từ khi các cơ sở y tế của Hoa Kỳ bắt đầu giám sát căn bệnh này. Ngay cả khi vaccine cho Covid-19 được tìm thấy, nó phải được sản xuất và phân phối hàng loạt trên toàn thế giới, và điều này sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa. Đối với du khách, điều này có nghĩa là trải nghiệm bay như trước Covid-19 có thể sẽ không sớm trở lại. Tối giản dịch vụ Vậy thì hành khách có thể mong đợi gì trong thời gian này? Những hành khách đi máy bay trước Covid-19 - đặc biệt những ai ngồi khoang cao cấp - được dành cho tất cả các quyền lợi; bộ dụng cụ tiện nghi, tai nghe chống ồn và đồ ngủ. Một số hãng còn đi xa hơn nữa, họ mang đến cho hành khách những bữa ăn ngon do các đầu bếp chuyên nghiệp chế biến trên máy bay. Những ngày đó đã qua rồi. Thay vào đó, hành khách có thể dự đoán các dịch vụ bị cắt bớt với chỉ một ít hoặc không có lựa chọn xa xỉ nào hết. Các hãng hàng không đang cắt bớt tạp chí trên máy bay, gối và trong một số trường hợp, thậm chí cả bữa ăn. Singapore Airlines - vốn lâu nay được ngưỡng mộ về dịch vụ khách hàng - đã cho ngưng dịch vụ bữa ăn bằng xe đẩy trên các chuyến bay ở châu Á. Thay vào đó, hành khách sẽ được phát một túi đồ ăn nhẹ với nước và đồ ăn vặt khi lên máy bay. Lý do không phải là chi phí quá nhiều (mặc dù các hãng hàng không, vốn đã chảy máu tiền mặt, rất muốn tiết kiệm). Thay vào đó, cắt giảm dịch vụ là để hạn chế cái gọi là 'điểm tiếp xúc': cơ hội để Covid-19 lan truyền thông qua sự gần gũi giữa hành khách và phi hành đoàn. Phục vụ hành khách trong không gian đông đúc đòi hỏi sự tương tác đáng kể giữa người với người. Các hãng hàng không muốn hạn chế những tương tác này để ngăn virus lây lan. Nhiều hãng hàng không đã cắt giảm các dịch vụ trong chuyến bay để giảm bớt mức tiếp xúc trực tiếp Một số hãng hàng không đang thực hiện các nỗ lực ngăn chặn virus thêm một bước nữa bằng cách yêu cầu hành khách đeo khẩu trang và tấm chắn trên máy bay. Một trong những hãng hàng không như vậy là Qatar Airways. Giám đốc hãng, ông Akbar Al Baker nói rằng những biện pháp này là cần thiết để "đảm bảo sức khỏe và sự bình an tiếp diễn của hành khách và phi hành đoàn". Giá vé tăng? Theo suy luận thông thường thì khi nhu cầu giảm, giá vé sẽ giảm theo. Do đó, với lượng hành khách mức thấp kỷ lục (tính đến tháng Tư, lượng hành khách của sân bay Heathrow đã giảm 97%), việc kiếm vé giá rẻ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nhưng mọi chuyện không phải như vậy. Giá vé bay cũng bị tác động bởi số chỗ ngồi có trên thị trường toàn cầu. Với việc các máy bay chở khách trên thế giới phần lớn đã bị ngừng bay (một ước tính cho biết gần 30% trong số 26.000 máy bay thương mại trên thế giới nay đã bị cho nằm nghỉ trên các phi đạo trên toàn thế giới), số lượng chỗ ngồi sẽ ít hơn rất nhiều. Điều này giúp các hãng hàng không chứ không phải hành khách có lợi thế trong việc định giá vé. Theo Severin Borenstein thì không có khả năng giá vé tăng trong ngắn hạn. Borenstein - giáo sư Trường Kinh doanh Haas thuộc Đại học Berkeley ở California - cho rằng giá vé "hiều khả năng vẫn ở mức vừa phải, vì chi phí nhiên liệu thấp và các hãng hàng không đang chạy công suất nhiều hơn mức cầu". Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng việc chưa có vaccine Covid-19 có thể khiến giá vé cuối cùng sẽ tăng "trong nhiều năm". Giá vé cũng có khả năng tăng nếu một số hãng hàng không phá sản. Phá sản làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, điều này luôn làm tăng giá. Viễn cảnh một hãng hàng không lớn ngừng hoạt động là điều mà hãng sản xuất máy bay Boeing mới đây đã cảnh báo. Quan điểm tương tự cũng được lãnh đạo hãng Emirates là ông Tim Clark bày tỏ. Và vận hành một hãng hàng không rất là tốn kém. Ngay cả những chiếc máy bay cỡ nhỏ, như Boeing 737 một lối đi, có thể có giá từ 102 triệu đô la trở lên mỗi chiếc. Thêm vào đó là nhiên liệu, bảo hiểm và thuế thì tiền bạc cả là một vấn đề. Với chi phí hàng năm lên đến hàng tỷ đô la, các hãng hàng không cần tiền mặt để tồn tại - rất nhiều tiền. Vận chuyển hàng hóa là một cách để kiếm tiền. Một cách nữa là liên kết với ngân hàng để phát hành thẻ tín dụng mang thương hiệu hãng. Tuy nhiên, cách tốt nhất để có tiền là lấp đầy các khoang hành khách. Tối đa hóa cái gọi là hệ số chuyên chở là điều đặc biệt quan trọng đối với các hãng hàng không giá rẻ, dù phải chịu chi phí tương đương như các hãng đối thủ khác nhưng vẫn bán vé với mức giá thấp hơn đáng kể. Giá vé một chiều trên hãng hàng không giá rẻ khổng lồ Ryanair của Ireland trung bình là 42 đô la; khó mà tìm thấy giá vé thấp như thế từ nhiều đối thủ cạnh tranh của Ryanair. Không chở nhiều khách Các hãng hàng không giá rẻ bù đắp giá vé thấp bằng cách nhét càng nhiều hành khách lên khoang. Ryanair chở 189 hành khách trong máy bay của họ, nhiều hơn 10% so với các hãng hàng không quốc gia sử dụng cùng loại máy bay. Tuy nhiên, mặc dù việc xếp chỗ ngồi dày đặc có thể tiết kiệm cho hành khách, điều này đi ngược lại giãn cách xã hội. Và đó là vấn đề. Khi nói đến chống dịch Covid-19, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ gọi giãn cách xã hội là 'một trong những công cụ tốt nhất chúng ta có để tránh tiếp xúc với virus này và làm chậm sự lây lan tại chỗ, trên cả nước và trên thế giới'. Các sân bay đã đóng cửa hoàn toàn trong vài ngày sau vụ tấn công 11/9, và ảnh hưởng của đợt đóng cửa tạm vẫn còn dấu ấn trong nhiều năm sau Ý kiến này được một số nhà lập pháp đồng tình, và họ đã ra yêu cầu bắt buộc rằng các hãng hàng không không được chở nhiều hơn hai phần ba công suất. Borenstein nói rằng việc hạn chế việc sử dụng hết công suất chở khách có thể phá vỡ mô hình hàng không giá rẻ, "bởi vì họ dựa vào mật độ hành khách cao trên máy bay và bởi vì những hãng hàng không này thường có vốn hóa ít hơn, và do đó, tình hình tài chính của họ bị tác động nhiều hơn trước nhu cầu giảm". Cho nên không có gì ngạc nhiên khi các hãng hàng không giá rẻ chỉ trích động thái này. Giám đốc điều hành Airbus, Guillaume Faury, đã gọi đại dịch Covid-19 là 'khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà ngành hàng không từng đối mặt'. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Hiệp hội này - vốn đại diện cho gần 300 hãng hàng không - cho biết ngành hàng không "mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi lâu dài và khó khăn" và vẫn còn đó "sự bất định to lớn về việc bùng phát các ca lây nhiễm Covid-19 mới ở các thị trường trọng điểm sẽ có tác động như thế nào". Nói một cách đơn giản thì ngành hàng không sẽ phục hồi, nhưng cho đến khi điều đó xảy ra, có thể ngành hàng không sẽ rất khác lạ so với những gì ta đã từng biết. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future. |
Hãng tin Associated Press vừa cho biết Hải Quân Hoa Kỳ đang đợi lệnh cho tàu tuần tra vào sâu trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc cho xây dựng trái phép gần đây. | Hải Quân Mỹ sẽ tiến vào Trường Sa? | Hải quân Mỹ sẽ thể hiện quyết tâm 'bảo vệ quyền lưu thông' hàng hải quốc tế ở khu vực Biển Đông, theo tác giả. Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã trả lời phỏng vấn như thế với Associated Press, hôm thứ Năm 22/10/2015, từ văn phòng của ông ở Trân Châu Cảng, Hawaii. Đô đốc Swift nói: “Chúng tôi đã sẵn sàng... Và chúng tôi có những nguồn lực để hỗ trợ bất cứ quyết định chính sách nào và bất cứ điều gì mà các nhà hoạch định chính sách có thể yêu cầu chúng tôi làm để tỏ rõ quyết tâm của Mỹ liên quan đến những hoạt động mà chúng tôi tiến hành ở Biển Đông.” Theo nguồn tin cuối giờ chiều 23/10 thì quyết định cuối cùng của Tòa Bạch Ốc sẽ chỉ nội trong vài ngày tới! Đô đốc Swift cũng cho biết rằng các hoạt động của Hải Quân Hoa Kỳ trong khu vực là bình thường như họ vẫn làm trước đây và không nhằm bất cứ quốc gia nào. Quan điểm chính thức của Hoa Kỳ từ trước đến nay là không đứng về phía bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền các hòn đảo này nhưng việc tăng cường bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không, phù hợp theo luật pháp quốc tế là ưu tiên hàng đầu của họ. Bảo vệ quyền lưu thông Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter khẳng định trong một cuộc họp báo ở Boston rằng Hoa Kỳ sẽ bay, lưu thông hàng hải và hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép, bao gồm cả khu vực Biển Đông. Ông tiết lộ rằng Hải Quân Hoa Kỳ đã có kế hoạch điều tàu vào vùng biển trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo mà Trung Quốc mới bồi đắp tại Trường Sa; ông còn tố cáo Trung Quốc đang quân sự hoá các cơ sở tại đây và nhấn mạnh rằng vùng biển này là biển quốc tế và Hoa Thịnh Đốn sẵn sàng bảo vệ quyền tự do lưu thông trong khu vực. Không cam lòng, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Bắc Kinh, hôm 21/10, bình luận rằng hành động này của Mỹ sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, khiến Trung Quốc “không có một sự lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường khả năng phòng vệ.” Hoàn Cầu Thời báo, một trong những tờ báo có liên kết với cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, vừa có bài viết rằng nếu Mỹ xâm phạm điều mà họ gọi là “các quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc, thì Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc sẽ phản ứng và dùng vũ lực để ngăn lại.” Căng thẳng Trung-Mỹ đang leo thang hàng ngày và câu hỏi đang được mọi người quan tâm là liệu đối đầu Mỹ-Trung có dẫn đến xung đột quân sự? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần phải trả lời trước 3 câu hỏi sau đây: Một là Mỹ có quyết tâm đến đâu trong vấn đề Biển Đông, hai là phản ứng của Trung Quốc sẽ tới đâu và ba là các quốc gia trong khu vực, đặc biệt các đồng minh, đối tác của Mỹ, sẽ phản ứng ra sao? Ưu tiên số một Trung Quốc tăng cường rõ rệt nhiều hoạt động hải quân và quân sự ở Biển Đông, theo một số nhà quan sát quốc tế. Có một điều chắc chắn rằng không ai kể cả Trung Quốc ngay bây giờ thực sự muốn có chiến tranh trong khu vực. Đơn giản không ai muốn đập cái chén cơm mà mình đang ăn. Hoa Kỳ từng lặp đi lặp lại nhiều lần về ưu tiên hàng đầu của họ trong vấn đề “Biển Đông”. Hoa Kỳ không quan tâm chuyện “chủ quyền”. Cái mà Hoa Kỳ cho là quan trọng là sự di chuyển tự do trong khu vực cả trên đường biển lẫn trên bầu trời. Bất cứ sự cản trở nào từ bất cứ quốc gia nào trong khu vực đều đẩy Hoa Kỳ vào thế phải ra tay. Cho nên, sự lấn lướt của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt gần đây, với sự bồi đắp đảo với những cơ sở quân sự và việc xây hai ngọn hải đăng là giọt nước đầy làm tràn ly. Hoa Kỳ buộc phải có hành động thích đáng, rõ ràng để Trung Quốc biết đâu là giới hạn và cũng để trấn an củng cố lực lượng đồng minh. Như câu hỏi số một bên trên nêu ra là liệu Mỹ có quyết tâm đến đâu? Hoa Kỳ hiện nay bị đặt vào thế chẳng đặng đừng nên họ phải có quyết tâm cao độ. Nếu không thì uy tín của Mỹ sẽ không còn và tương lai thì sẽ bị mất hoàn toàn ảnh hưởng trong khu vực. Chính phủ Obama tuy có yếu kém trong vấn đề Trung Quốc nhưng một phần cũng do vấn đề cắt giảm ngân sách quốc phòng của Quốc hội và những can dự của Hoa Kỳ trên cương vị siêu cường số một thế giới, buộc phải có thái độ cẩn trọng hơn. Chưa giải quyết xong chiến trường Afghanistan, Irak thì phải đối phó cùng lúc với các điểm nóng khác như Lybia, Ukraine và Syria, Hoa Kỳ cần có sự chia sẻ trách nhiệm của các đồng minh và đối tác. Đối với Trung Quốc và “Biển Đông”, Tòa Bạch Ốc cũng muốn gom đủ sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ từ Quốc hội cũng như của công luận trước khi có những bước đi cụ thể hơn. Với những lời tuyên bố chủ quyền “Biển Đông” của Chủ tịch Trung Quốc trong chuyến thăm Hoa Kỳ tháng Chín vừa qua đủ để Tổng thống Obama có những hành động cứng rắn hơn, thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ trong vấn đề bảo vệ an ninh, hòa bình và thịnh vượng chung cho khu vực. Vì quyền lợi quốc gia, Hoa Kỳ sẽ quyết tâm tăng cường bảo vệ “quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không”, phù hợp theo luật pháp quốc tế. Phản ứng của TQ Trước viễn ảnh của một Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc, quốc gia này sẽ không có sự lựa chọn nào khác hơn là chấp nhận bước vào bàn đàm phán. Dĩ nhiên giải thuyết này không thể xảy ra nay mai mà chỉ có thể là một sự kiện có thật khi cả hai bên Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bước qua những cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng. Chiến lược của Trung Quốc là một bước lùi, ba bước tiến, cứ âm thầm mà tới và chỉ dừng hoặc lùi khi đối phương phản ứng mạnh và rất mạnh. Về chiến thuật, Trung Quốc dùng "mê hồn trận" cùng lúc mở nhiều mặt trận khác nhau với mục đích làm tiêu hao lực lượng đối phương, nhất là đánh đòn cân não lên “tâm lý” đối phương. Hoa Kỳ với một chế độ chính trị tự do, dân chủ và thực dụng, người dân Mỹ sẽ không có đủ “kiên nhẫn cần thiết” để chơi màn "mèo vờn chuột" dẳng của Trung Quốc. Cho nên, vì sao Trung Quốc mới có tuyên bố rằng họ sẽ làm hết sức để tránh đụng độ, va chạm quân sự như lời của tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phát biểu hôm 17/10 tại một hội nghị khu vực ở Bắc Kinh, với sự tham dự của các Bộ trưởng Quốc phòng Đông Nam Á (ASEAN). Hải quân Trung Quốc trong một cuộc diễn tập trên Biển Hoa Đông cuối tháng 8/2015. Ông nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ sử dụng vũ lực một cách cẩu thả, ngay cả trong các vấn đề chủ quyền, và đã làm hết sức để tránh xung đột bất ngờ.” Mặc dù trước đó bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Mỹ cần làm rõ quan điểm và yêu cầu các nước nên tránh “cách tiếp cận liều lĩnh và gây hấn để duy trì hòa bình và ổn định khu vực”. Bà Hoa nói tiếp thêm rằng trong khi Trung Quốc khuyến khích tự do hàng hải trong khu vực, điều đó “không có nghĩa là tàu quân sự và máy bay nước ngoài có thể tự do đi vào không phận và hải phận của nước khác. Trung Quốc sẽ duy trì vững chắc chủ quyền lãnh thổ của mình”. Như câu hỏi số hai được nêu ra là liệu phản ứng của Trung Quốc sẽ tới đâu? Câu trả lời đơn giản và ngay lập tức là rất mạnh nhưng chủ yếu chỉ là “võ mồm và đại bác vòi rồng”. Tuy Trung Quốc không phải là “cọp giấy” nhưng rất sợ đụng độ thật vì Trung Quốc còn đang cần thời gian để chuẩn bị lực lượng. Nổ súng bây giờ đối với Trung Quốc là đồng nghĩa với tự sát. Thái độ đồng minh Sau khi Hoa Kỳ thông báo cho Úc biết ý định tuần tra ở “Biển Đông” thì ngày 15/10, Bộ trưởng Thương mại, Andrew Robb trả lời trên đài truyền hình của hãng tin Bloomberg tại Hồng Kông rằng, Úc “không đứng về phe nào” và “không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ” ở Biển Đông. Ngoại trưởng Úc, Julia Bishop, hôm 19/10, chính thức tuyên bố từ chối tham gia với lý do sáng kiến này “chưa đi vào thực hiện” nhưng sẽ ủng hộ về ngoại giao. Động thái này tuy bất ngờ nhưng không khó hiểu khi phân tích về những lợi ích kinh tế của Úc với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trao đổi thương mại Úc-Trung gần 100 tỷ USD và cán cân phần lợi nghiêng về phía Úc trong khi giao thương Úc-Mỹ chỉ ở mức 37 tỷ USD và Úc nhập siêu từ Mỹ theo số liệu năm 2013 của Ủy ban Thương mại Úc (Austrade). Bất cứ một sự đối đầu nào của Úc với Trung Quốc trước mắt đều gây tổn hại kinh tế cho Úc, nhưng về lâu dài, nếu Mỹ thật sự quyết tâm đặt luật chơi mới cho khu vực, Úc không có sự lựa chọn nào khác hơn là đi với Mỹ. Tuy Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực chưa lên tiếng cụ thể về việc này vì Mỹ chưa chính thức đề nghị nhưng có nhiều khả năng cuối cùng chỉ có Mỹ và Nhật Bản sẽ thực hiện dự án “tự do hàng hải” này. Đây là nhu cầu sống còn của Nhật Bản vì thứ nhất, “Biển Đông là trục lộ hàng hải duy nhất nối Nhật Bản với Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi, những thị trường quan trọng của Nhật, nếu làm ngơ với Trung Quốc chỉ chuốc họa vào thân sau này. Thứ hai, Nhật Bản đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, Nhật Bản không thể cho Trung Quốc thấy liên minh Mỹ-Nhật lỏng lẻo. Và thứ ba, Nhật Bản không có tranh chấp gì ở Biển Đông nên có lý do chính đáng để cùng Mỹ tuần tra trong khu vực nhân danh quyền “tự do hàng hải”. Theo báo Telegraph của Ấn Độ, hôm 19/10, Mỹ có thông báo cho Ấn Độ về dự án “tự do hàng hải” này, nhưng hiện giờ chính phủ Ấn Độ chưa có câu trả lời chính thức. Tàu chiến Mỹ đi tuần ở vùng biển quốc tế gần khu vực Trường Sa hôm 11/5/2015. Việc Ấn Độ có tham gia hay không tùy thuộc vào những thỏa thuận mà Tổng thống Obama và Thủ tướng Modi đã đồng ý trước đây. Chính phủ Ấn Độ đang xem xét, phân tích lợi hại về những lợi ích chiến lược lâu dài trong khu vực và toàn cầu mà Mỹ hứa sẽ mang lại cho Ấn Độ. Đối đầu hay hợp tác? Liệu Mỹ có thực hiện dự án “tự do hàng hải”? Câu trả lời dứt khoát là Mỹ sẽ đưa tàu chiến vào khu vực 12 hải lý của những đảo nhân tạo được xây dựng trái phép này vì theo luật biển quốc tế thì những đảo này không có 12 hải lý như lãnh hải, đồng thời việc công nhận chủ quyền của những đảo này còn là vấn đề tranh chấp mà chỉ có luật pháp quốc tế mới có thẩm quyền. Với những phân tích bên trên, Hoa Kỳ không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải thách thức Trung Quốc để buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán và đưa vấn đề này ra một tòa án quốc tế về biển để được nghe Trung Quốc giải thích cụ thể về chủ quyền của họ nằm trong đường 9 đoạn trên “Biển Đông”. Hoa Kỳ dĩ nhiên muốn tạo được một liên minh để thực hiện dự án này nhưng nếu thậm chí chỉ một mình Hoa Kỳ vẫn phải làm để chứng minh cho các đồng minh và đối tác trong khu vực về quyết tâm của Hoa Kỳ. Vì chỉ có như thế thì mới không còn ai còn có nghi ngờ về thái độ của Hoa Kỳ. Không ai có thể trách cứ là Hoa Kỳ chỉ nói nhưng không làm và có thể “bán đứng” họ. Nếu vậy thì khả năng đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không còn là giả thuyết nữa nhưng liệu sự đối đầu này có dẫn tới xung đột quân sự không thì câu trả lời dứt khoát sẽ là không! Như đã phân tích, giải pháp quân sự đối với Trung Quốc trong thời điểm là 'tự sát', ngoại trừ, nội tình Trung Quốc có loạn. Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình trong giai đoạn này, việc củng cố quyền lực của ông ở Bắc Kinh là ưu tiên số một, dứt điểm tàn dư của các thế lực chống ông trong đảng. Ưu tiên thứ hai của ông là kích thích tăng trưởng kinh tế để ổn định chính trị, xã hội. Nếu ông thất bại kinh tế, Trung Quốc sẽ bị rơi vào loạn lạc. Ưu tiên thứ ba của ông là ngoài việc tăng vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, việc cấp bách phải làm là phải đầu tư nhiều vào quốc phòng với mục đích thứ nhất thỏa mãn thành phần “diều hâu” trong đảng và, mục đích thứ hai cũng để hiện đại hóa quân đội xứng đáng là một cường quốc. Sắp có đáp số Cuối cùng, sự căng thẳng hiện nay ở “Biển Đông” là một chỉ dấu tốt báo hiệu “bài toán Biển Đông” sắp có đáp số. Trung Quốc biết chắc rằng không bao giờ họ có thể có được toàn bộ “Biển Đông” nhưng họ vẫn đưa ra yêu sách tối đa để được chia phần nhiều hơn! Hải quân Mỹ tiếp tục theo dõi sát các diễn biến trên các vùng biển tại khu vực Biển Đông. Giải pháp cuối cùng của “Biển Đông” sẽ là sự hợp tác đa quốc gia trong một tổ chức cấp khu vực bao gồm các nước đang có tranh chấp chủ quyền và các quốc gia có liên quan và/hoặc có quyền lợi ở “Biển Đông” để cùng quản lý và khai thác. Nếu Trung Quốc là nước có đòi hỏi chủ quyền nhiều nhất ở Biển Đông và Việt Nam là nước có nhiều chủ quyền lãnh hải ở đây nhất, thì Việt Nam sẽ là nước bị thiệt thòi nhiều nhất trong khi Trung Quốc sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ bất cứ một giải pháp nào cho “Biển Đông”. Nhưng sự thiệt thòi của Việt Nam có thể hạn chế được nếu Đảng Cộng sản Việt Nam có chiến lược chuyển trục kịp thời hầu huy động được sức mạnh tổng lực của toàn dân trong công cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền, lãnh hải và những quyền lợi chính đáng, hợp pháp khác của chúng ta ở Biển Đông. Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, luật sư, đồng thời là Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam tại Canada. |
Người đại diện của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ở Việt Nam nói rằng Việt Nam sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8.5% mà chính phủ đặt ra cho năm nay. | IMF ở VN: 'Các nhà tài trợ không gây sức ép về WTO' | Trả lời phỏng vấn của đài BBC ngày hôm nay, bà Susan Adams, trưởng đại diện IMF tại Hà Nội, cho rằng có ba vấn đề kinh tế lớn mà Việt Nam phải giải quyết trong lúc việc vào WTO trong năm nay vẫn là vấn đề còn để ngỏ. Bình luận về nỗ lực gia nhập WTO, bà Susan Adams nói Việt Nam đã đặt ra cho mình mục tiêu rất lớn và bà hy vọng Việt Nam sẽ thành công. Bà Susan Adams cũng nói IMF dự đoán lạm phát trong năm 2005 tại Việt Nam sẽ không cao như năm ngoái: Susan Adams: Tôi không nghĩ lạm phát sẽ lớn như năm ngoái bởi vì mặc dù người ta vẫn có thể gặp phải các cú sốc về khía cạnh cung ứng giống như năm ngoái, ví dụ cúm gia cầm, rồi thời tiết... Nhưng năm nay Việt Nam đã có những phản ứng linh hoạt hơn để đối phó các vấn đề như vậy. Theo tôi, trong năm nay, các tác nhân chính gây lạm phát sẽ là vấn đề thời tiết xấu khó đoán trước, hoặc nếu có sự tăng giá dầu quá mức. Đó là nói về khía cạnh cung ứng, còn về khía cạnh nhu cầu tiêu thụ, trong năm ngoái và đầu năm nay, có việc tăng lương để đối phó với việc sức mua giảm sút. Nếu việc tăng lương cho công nhân viên chức được thực hiện ở tầm mức rộng lớn, ta có thể bắt đầu thấy có sức ép về nhu cầu lên nền kinh tế, và khi đó giá cả sẽ có xu hướng tăng lên. BBC:Vậy IMF dự đoán mức lạm phát năm nay tại Việt Nam sẽ là bao nhiêu? Liệu có dừng lại ở khoảng 6%, 7% hay không? Susan Adams: Vâng, ước lượng áng chừng là ở mức như vậy. Và chúng tôi không muốn quá chi tiết về con số này bởi vì tại Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số duy nhất mà chúng tôi có để có thể đánh giá xu hướng lạm phát. Năm nay, chính phủ dự đoán lạm phát khoảng 6.5%, còn chuyên viên tại IMF cho rằng sẽ là khoảng 7%. Con số như vậy cũng không cách xa nhau nhiều lắm. Nhưng chúng tôi rất thận trọng và nhắc phía chính phủ Việt Nam rằng họ cần duy trì mức ổn định của tăng trưởng tín dụng và nhiều điều khác, ví dụ mức độ tăng lương cho công nhân viên chức chẳng hạn. Làm như vậy mới có thể ngăn chặn lạm phát không đi chệch hướng. BBC:Qua các cuộc trao đổi với giới hoạch định chính sách tại Hà Nội, bà nhận thấy đâu là những những vấn đề chính mà Việt Nam cần tập trung giải quyết trong năm 2005 này? Susan Adams: Theo tôi, có ba vấn đề chủ chốt mà nhà chức trách đối diện và cũng là ba vấn đề chúng tôi xem là rất quan trọng. Vấn đề đáng chú ý nhất là liệu Việt Nam có gia nhập WTO vào cuối năm nay hay không. Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói một cách tự tin là Việt Nam có thể vào WTO trong năm nay, nhưng vẫn còn nhiều thử thách, trong đó có 21 cuộc đàm phán song phương đang chờ diễn ra. Thách thức lớn thứ hai trong năm sẽ là làm thế nào hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trong kế hoạch 5 năm của Việt Nam. Để đạt chỉ tiêu kế hoạch, nhà chức trách đang cần có tăng trưởng 8.5% đến 8.6% cả năm. Thực tế mà nói, chúng tôi không thấy sẽ có những diễn biến lớn nào xảy ra mà có thể giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng cao tới mức như vậy. Và dĩ nhiên, chúng tôi cũng lo ngại rằng để đạt mục tiêu đã đặt ra, Việt Nam có thể sẽ bỏ qua kỷ luật về tài chính hoặc nới lỏng kiểm soát tiền tệ. Cuối cùng, vấn đề lớn thứ ba là làm sao tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Một phần là để đáp ứng việc gia nhập WTO và mở cửa cho cạnh tranh nước ngoài. Nhưng không chỉ là thế, mà điều đó còn quan trọng cho việc duy trì sự phát triển của chính Việt Nam về mặt trung hạn. Việt Nam đang rất cần đi tiếp trên lộ trình cải cách, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. BBC:Một số doanh nghiệp tỏ lo ngại là có lẽ sớm hay muộn Việt Nam cũng vào WTO, nhưng không phải ai cũng đã hình dung được khi đã gia nhập thì sẽ phải làm gì. Bà suy nghĩ gì về những lo lắng này? Susan Adams: Theo ý kiến của tôi, một khía cạnh tốt của việc vào WTO là nó sẽ buộc Việt Nam phải có một số cải cách mà nếu bình thường trước khi gia nhập, tự họ sẽ không có ý chí chính trị để thực hiện. Tôi lấy ví dụ, cải cách dịch vụ tài chính là điều bắt buộc, và ít nhất khi vào WTO, vấn đề cải cách ngân hàng sẽ phải thực hiện theo từng giai đoạn. WTO sẽ giúp tạo ra nhiều lợi ích như vậy, và nó cũng quan trọng cho việc hòa nhập với thị trường quốc tế. Dĩ nhiên, khi một loạt hàng hóa và dịch vụ nước ngoài đổ vào, sẽ có sức ép cạnh tranh; sẽ luôn có người thắng kẻ thua khi có sự thay đổi cơ chế thương mại. Nhưng hãy thử nghĩ về khía cạnh tích cực, tức là Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn hơn về dịch vụ, công nghệ. Và cũng sẽ có thể tận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để đấu tranh trên cơ sở công bằng khi có tranh chấp thương mại song phương. BBC:Như bà nói, khi có thay đổi thì cũng sẽ có người thắng, kẻ thua. Liệu có xảy ra việc có những nhóm đặc quyền ở Việt Nam cảm thấy sẽ bị thua thiệt khi vào WTO và vì thế, họ có thể muốn cản trở tiến trình này hay không, thưa bà? Susan Adams: Vâng, tôi chắc rằng có. Nó luôn xảy ra khi cơ chế thương mại thay đổi và có người thắng, kẻ thua. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Rõ ràng có một số ngành sẽ chịu thiệt hại do mở cửa cho cạnh tranh quốc tế. Khi đó có thể vì cơ cấu hoặc công nghệ của một số ngành không hiệu quả, hoặc công nhân không được đào tạo tốt, để rồi một số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, công nhân mất việc. Nó có thể tạo ra biến động trong xã hội, trên thị trường... Tôi cũng biết rằng các nhà kinh tế thường muốn bỏ qua những chuyện như vậy, họ nói thời gian sẽ chứng minh chúng ta được nhiều hơn là mất. Nhưng IMF chúng tôi cũng muốn quan tâm làm sao có thể bảo vệ và giúp tái cơ cấu doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực, đào tạo lại đội ngũ lao động để họ có thể thích ứng với điều kiện mới. BBC:Như vậy phải chăng nhà nước Việt Nam đang bị kẹt giữa hai sức ép. Một mặt nhà nước phải quan tâm đến các ngành sản xuất trong nước, và mặt khác cũng phải lắng nghe những sức ép từ bên ngoài? Susan Adams: Không, tôi không cho rằng các nhà tài trợ đang gây sức ép quá mức trong vấn đề này. Tôi nghĩ Việt Nam đang tự thúc ép mình phải vào WTO bởi vì Việt Nam phải tạo ra khoảng 1.5 triệu việc làm mới mỗi năm. Một nửa dân số Việt Nam là dưới 25 tuổi. Vì thế mỗi năm thị trường lao động đều tiếp nhận thêm người mới. Trong cái nhìn của nhà nước, cách duy nhất để tạo đủ công ăn việc làm là tạo điều kiện rộng mở cho thương mại. Nên nỗ lực vào WTO không phải là do các nhà tài trợ thúc ép. Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam nhận thức được các lợi ích của việc hòa nhập và họ cảm thấy lợi ích sẽ nhiều hơn những cái giá phải trả trong giai đoạn ngắn hạn. BBC:Bà nghĩ thế nào về triển vọng gia nhập WTO của Việt Nam trong năm nay? Giả sử cứ cho là Việt Nam sẽ vào WTO trong một, hai năm tới thì có khác biệt nhiều lắm không? Susan Adams: Tôi không phải là người giỏi đoán trước. Nhưng gần đây khi nói chuyện với thủ tướng Việt Nam, ông rất tự tin là Việt Nam sẽ vào WTO vào cuối năm nay. Tuy vậy để đạt được mục tiêu ấy, vẫn còn nhiều thách thức quan trọng. Bên cạnh 21 vòng đàm phán song phương, Việt Nam cần thông qua nhiều đạo luật trong năm nay. Về nội bộ, có nhiều thách thức chính trị cũng như các lựa chọn khác nhau, và năm tới, sẽ còn có Đại hội Đảng. Vì thế, tôi nghĩ Việt Nam đã đặt ra cho mình mục tiêu rất lớn và tôi rất hy vọng Việt Nam sẽ thành công. Nếu chưa phải là năm nay, tôi nghĩ Việt Nam sẽ vào WTO ở một thời điểm gần ngay sau đó. Nhưng theo ý của tôi, chậm một ngày không vào WTO, cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam đang để mất thị phần vào tay các đối thủ, như Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may. Vì thế câu hỏi về thời gian là rất quan trọng cho việc gia nhập WTO. |
Tòa án xét xử những vấn đề liên quan đến vị thành niên và gia đình ở miền Bắc Bangkok, là nơi đã đưa ra phán quyết cuối cùng về một trong những trường hợp được nuôi con kỳ lạ nhất, xuất hiện từ mê cung đạo đức của nền kinh doanh thai nghén đang phát triển mạnh ở châu Á. | Bí ẩn 'xưởng trẻ em' ở Thái có kết thúc rối rắm | Các con của thương gia Mitsutoki Shigeta, được sinh qua dịch vụ mẹ thay thế, năm 2014 Vụ án liên quan đến tương lai của 13 trẻ nhỏ, được chính quyền chăm sóc từ thưở còn sơ sinh vào tháng 8 năm 2014, sau khi nhà chức trách khám phá ra chúng đang được các vú em tại một căn nhà ở Bangkok chăm sóc. Vào thời điểm đó, nhà chức trách đang điều tra các phòng y tế được cho là cung cấp dịch vụ mang thai hộ, qua đó phụ nữ Thái Lan sinh con, phần lớn là cho khách nước ngoài. Vụ điều tra này đáp ứng đơn kiện của một phụ nữ Thái sinh con hộ, là rằng cặp vợ chồng người Úc mướn bà đã từ chối, không chịu lấy một trong hai trẻ em sinh đôi mà bà đã mang thai và sinh dùm, vì em bé này bị sinh ra với hội chứng Down. Cậu bé được bà đặt tên là Gammy. Ít nhất 9 phòng y tế đã bị đột nhập. Một phòng tên là All-IVF, bị đóng cửa. 13 đứa trẻ nói trên được hình thành dưới sự giám sát của Tiến sĩ Pisit Tantiwattanakul, người điều hành phòng y tế All-IVF. Khi điều tra ngã ngũ, giới chức khám phá ra rằng tất cả chúng đều là con của Mitsutoki Shigeta, một người đàn ông Nhật Bản đã rời khỏi Thái Lan, và người, từ Nhật Bản, cung cấp mẫu DNA để chứng minh ông là cha của 13 đứa bé. Sự kiện một người trẻ, độc thân, bí ẩn, và muốn có nhiều con như vậy khiến nhà chức trách lập tức lo lắng về động cơ của ông ta. Cảnh sát phát hiện 9 trẻ sơ sinh bị tình nghi trong một cuộc đột kích vào căn hộ ở Bangkok vào năm 2014 Cảnh sát Thái Lan bắt đầu điều tra ông Shigeta về tội buôn bán người. Người môi giới dịch vụ mang thai hộ đầu tiên, công ty Newe Life ở Georgia, do Mariam Kukunashvili đứng đầu, ngừng giao dịch với Shigeta, khi ông nói với bà là ông dự định làm cha rất nhiều đứa trẻ. "Ông Shigeta liên lạc với chúng tôi về dịch vụ mang thai hộ lần đầu trong năm 2011", bà nói với BBC. "Thoạt đầu ông chọn hai phụ nữ, và cả hai đều mang thai ngay lập tức. Sau đó ông thông báo cho chúng tôi biết rằng ông muốn có hơn 1.000 trẻ sơ sinh, và dự tính sẽ nhờ từ 10 đến 20 người phụ nữ mang thai hộ hàng năm, hoặc nhiều hơn thế nữa. ''Ông nói rằng ông có 10 hộ chiếu, và có thể đăng ký cho trẻ sơ sinh qua các đại sứ quán khác nhau. Chúng tôi rất lo lắng về phúc lợi của trẻ sơ sinh và nghi ngờ việc buôn bán trẻ em." Bà Kukunashvili nói. Luật sư của ông Shigeta ở Thái Lan giải thích rằng khách hàng của ông đơn giản chỉ muốn có một gia đình lớn. Là con trai cả của một tỷ phú trong ngành công nghệ ở Nhật Bản, ông nói, thân chủ của ông không có trở ngại gì trong việc chăm sóc trẻ em đúng cách. Tuy nhiên, lý do thực sự tại sao Shigeta muốn có nhiều trẻ con, qua việc sử dụng những người mẹ thay thế, vẫn là một điều bí ẩn. Chính quyền Thái Lan đã xác định được hai trẻ em ở Cam-pu-chia và bốn ở Nhật Bản do ông Shigeta làm cha. Giờ đây, sau hơn ba năm, tòa đã trao cho ông quyền nuôi giữ 13 người con còn lại, hiện đang sống trong một nhà nuôi trẻ của chính phủ. Ông Shigeta không trở lại Thái Lan để thăm con, có lẽ sợ rằng mình có thể bị truy tố hoặc tạọ sự chú ý của quần chúng, nhưng các quan chức Thái Lan cho biết mẹ ông đã đến Thái thăm những đứa bé này hai tháng một lần. Tòa án đưa phán quyết vì ông Shigeta là cha đẻ của những đứa trẻ, rằng không có bằng chứng gì về ý định buôn bán người của ông, mà ông cũng không có hồ sơ hình sự, các người mẹ thay thế cũng không đòi nuôi con, cho nên tòa không tìm thấy lý do gì để không trao quyền nuôi con cho Shigeta. Nhà chức trách cũng khám phá ra ông đã thành lập các tài khoản ngân hàng đặc biệt cho những đứa bé này ở Singapore, đã trả tiền cho người giúp đỡ chăm sóc chúng, và chuẩn bị một ngôi nhà cho các em tại Nhật Bản, cũng như lo việc học cho các em. Ông Shigeta cũng mua một căn nhà ở Thái Lan để chăm sóc những đứa trẻ trong một khoảng thời gian chuyển tiếp có kế hoạch, nơi mà các em sẽ tìm hiểu thêm về những người vú sẽ ăn sóc cho họ tại Nhật Bản. Các quan chức Thái Lan đã đến thăm Nhật Bản nói rằng họ đã được trấn an qua tình cảm rõ ràng mà bốn đứa con của Shigeta đang sống ở đó dành cho ông. Các quan chức này nói họ sẽ tiếp tục giám sát 13 người con được dự trù sẽ chuyển đến Nhật Bản trong tương lai gần. Tòa không đề cập đến tham vọng kỳ lạ của ông Shigeta trong việc muốn có hàng trăm trẻ em, nhưng nói rằng khi đặt lợi ích của các em trên mọi thứ khác, họ tin rằng các em sẽ có cuộc đời tốt hơn dưới sự chăm sóc của một người cha giàu có và tận tâm, hơn là ở một nhà trẻ công cộng tại Thái Lan. Năm 2015, Thái Lan đã thông qua một đạo luật mới hạn chế dịch vụ có thai hộ cho các cặp vợ chồng người Thái, và cấm tất cả những cơ sở thương mại được kinh doanh bằng dịch vụ này - kẻ vi phạm có thể bị án 10 năm tù giam. Dịch vụ này sau đó chuyển qua biên giới sang Campuchia một thời gian, nhưng vào năm 2016, cũng bị Campuchia cấm hoạt động. Giờ đây dịch vụ này đã chuyển sang Lào, nơi vẫn chưa có quy định cụ thể cho việc có thai hộ. Tuy thế, dịch vụ kiếm tiền dễ dàng này đã không chết ở Thái Lan. Là một trung tâm vận chuyển của khu vực, nơi có kỹ năng và nhiều cơ sở y tế tuyệt vời, Thái Lan vẫn là địa điểm lý tưởng để mọi người tìm kiếm dịch vụ tìm người mang thai hộ, ngay cả khi việc thụ thai không được thực hiện hợp pháp trong nước. Bằng chứng về tình trạng cung cấp dịch vụ có thai hộ qua biên giới xuất hiện năm ngoái khi, trong tháng Tư, một người đàn ông bị bắt giữ, lúc đang mang 6 chai tinh trùng đông lạnh qua biên giới Thái vào Campuchia. Một tháng sau đó, sáu phụ nữ Thái Lan cũng bị giam tại biên giới, vì chính quyền khám phá ra họ đã ký hợp đồng làm mẹ thay thế tại Lào. Các trang web quảng cáo dịch vụ sinh sản cho thấy rằng nhiều bước trong quá trình thu nhặt được trứng từ những người hiến tặng, rồi sau đó cho thụ thai, có thể được thực hiện ở các phòng khám đầy kinh nghiệm của Bangkok, trước khi đưa phôi đến Lào để cấy vào người thay thế. |
Sáng ngày 5 tháng 3, Nguyễn Tiến Trung, một thanh niên bất đồng chính kiến tại Việt Nam, đã nhập ngũ theo lệnh gọi nhập ngũ ở địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh. | Nguyễn Tiến Trung đi bộ đội | Tiến Trung năm nay 25 tuổi, là thạc sỹ, kỹ sư tin học từng tu nghiệp tại Pháp. Anh là ủy viên Ban thường vụ Đảng Dân Chủ, mà người sáng lập, Giáo sư Hoàng Minh Chính vừa qua đời cách đây không lâu. Nguyễn Tiến Trung đồng thời là thành viên sáng lập tổ chức Tập hợp Thanh niên Dân chủ. Một tổ chức tập hợp các thanh niên cổ vũ dân chủ người Việt Nam trong và ngoài nước. Việc Tiến Trung được gọi nhập ngũ được coi là một việc làm hy hữu của nhà nước Việt Nam vì từ trước tới nay, quân đội hiếm khi gọi nhập ngũ những người được cho là có vấn đề về chính trị, bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tường Tu, cha đẻ của Nguyễn Tiến Trung, cho BBC biết là gia đình ông hiện đang lo lắng vì không được chính quyền cho biết anh Trung sẽ đóng quân ở đâu. Ông Tu cho hay các gia đình có tân binh khác và bản thân những người mới nhập ngũ với con trai ông ở địa phương đều được chính quyền báo cho biết sẽ gia nhập đơn vị nào, nơi huấn luyện và đóng quân ở đâu. Điều làm ông Tu và gia đình phân vân, lo lắng là trước đó, như ông nói, chính quyền địa phương đã thông báo không chính thức là con trai ông sẽ nhập ngũ ở trung đoàn Gia Định. Song anh Trung đã không được nhận quân trang ở đây, tức là không vào trung đoàn này. Cách ly xã hội Ông Tu cho biết, trước khi lên đường nhập ngũ, người con trai cả này của ông có tâm sự là e rằng sau khi đi bộ đội một năm rưỡi "lăn, lê, bò, toài", không sử dụng đến nghề tin học được đào tạo, khi trở về sẽ bị lạc hậu. Về dự định của con trai mình, ông Tu cho biết: "Anh ấy không nói rõ, nhưng anh ấy sẽ kiên định con đường mà anh ấy đã chọn" Giải thích lý do vì sao, con trai mình bị gọi nhập ngũ, ông Tung, hiện sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh cho hay: "Tôi nghĩ lý do chính là do anh ấy hoạt động chính trị. Trung hoạt động chính trị cho nên người ta muốn cách ly ra khỏi xã hội," "Trước đây, khi chưa đi bộ đội, công an người ta canh gác suốt ngày suốt đêm". Được biết, trước khi anh Trung lên đường nhập ngũ, thầy giáo cũ của anh cũng như nhiều bạn bè đã thăm hỏi, tặng quà. Gia đình anh cho biết đã có một món quà gồm hai rọ hoa được một ai đó quý mến gửi tặng anh từ thành phố hoa Đà Lạt. Dù đúng, dù sai Khi được hỏi về việc liệu gia đình có ủng hộ chí hướng của Tiến Trung hay không, bố của nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi từng đi gặp nhiều lãnh tụ và các thượng nghị sĩ ở nhiều nước trên thế giới như EU, Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ, Canada... nhằm vận động ủng hộ dân chủ cho Việt Nam, nói: "Gia đình chúng tôi chỉ muốn sự bình an thôi chứ không muốn tham gia chính trị làm gì". Tuy nhiên, ông cũng nói "Tôi tôn trọng quyết định con cái, bất kỳ quyết định gì, dù đúng hay sai". "Tôi tôn trọng tự do của con người. Tự do của con người là quyền được quyết định. Và quyết định thì có lúc đúng cũng có lúc sai." Một trong những thông điệp chính của Nguyễn Tiến Trung trong các bài viết từng gửi BBC là anh phản đối mô hình độc đảng tại Việt Nam. Trong bài viết gửi BBC hồi tháng Bảy năm 2007 có tựa đề "Đảng Cộng Sản Việt Nam với nhà nước và dân", anh nói "Khẩu hiệu 'Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Dân làm chủ' chỉ đúng trong các xã hội dân chủ". "Ở những nước dân chủ không tồn tại một hệ thống đảng song trùng với các cơ quan Nhà nước và có quyền quyết định cao hơn cả các cơ quan Nhà nước như ở Việt Nam". Bến, Hà NộiThật là ấu trĩ cho những ai coi những người đối lập với chủ nghĩa cộng sản là "phản dân hại nước", là "xa rời cội nguồn dân tộc"... mà quên mất rằng chủ nghĩa cộng sản là thứ tư tưởng ngoại lai được du nhập vào VN từ đầu thế kỷ trước và chẳng có "dây mơ rễ má" gì với cội nguồn dân tộc ta cả. Hoàng Nam, Quảng Ninh Theo luật nghĩa vụ quân sự thì mỗi thanh niên từ 18-25 tuổi, làcông dân nước CHXHCNVN đều có trách nhiệm đi nghĩa vụ quân sự. Tôi nghĩ đối với Trung, lúc này là rèn luyện thật tố trong môi trường quân đội và sau khi hoàn thành thì tập trung vào hoạt động khoa học sẽ có ích hơn cho đất nước. Tính kỷ luật trong quân đội sẽ giúp Trung hiểu được nhiều vấn đề ở VN hơn là đi du học ở nước ngoài. Với 25 tuổi đời, tôi nghĩ Trung vẫn chưa hiểu được nhiều về chính trị đâu. Làm sao có thể hiểu được thế nào là dân chủ? Dân chủ ở VN khác với dân chủ ở nước Anh, Pháp, Mỹ như thế nào? Ông Hoàng Minh Chính muốn thay đổi cả một dân tộc, thay đổi cả lịch sử, đi ngược lại những gì thế hệ cha anh đi trước đã lựa chọn, mà phải dành bằng sương máu. Trung nên ra Bắc thăm đền Hùgn, thăm đền thờ nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần... và lăng chủ tịch Hồ Chí Minh thì sẽ hiểu hơn về dân tộc mình. Chúc Trung rèn luyện tốt và sớm làm nhiều việc có ích cho đất nước! XíuTôi năm nay 58 tuổi, nhìn thấy một em 25 tuổi, đã làm cho chính quyền CSVN khiếp sợ (đến nỗi) phải toan tính “này nọ” để ngăn cản. Làm cho tôi ngưỡng mộ người thanh niên này quá đỗi ! Chính quyền CSVN vẫn chưa đủ tri thức để chịu đựng những người đối lập trí thức như em nhỏ Nguyễn Tiến Trung này, nên phải sài lại “luật rừng” ! Xem ra tri thức của những người lãnh đạo đất nước ngày nay, vẫn chưa bằng được những người miền nam trước năm 1975! TGon, Hà NộiVấn đề không phải là đi nghĩa vụ mới bảo vệ được đất nước. Một Nguyễn Tiến Trung đang bị nêu đích danh là phản động thì làm sao được cái "vinh dự" ấy. Đó mới là điều khiến ta phải suy nghĩ.Thử chờ xem Trung sẽ như thế nào trong thời gian sắp tới, vì dù sao bạn ấy cũng có vẻ khác thường hơn nhiều bạn trẻ cùng tuổi lên tiếng ở đây. Bui Tre làng, Bắc NinhNTT đi bộ đội là rất bình thường, mọi công dân VN ai cũng vậy thôi. Nhưng theo tôi một người có học vị và kiến thức chuyên môn như vậy mà đi nghĩa vụ là hơi phí, hãy cho anh ta vào môi trường phù hợp để phát huy hết tài năng phục vụ đất nước được hiệu quả hơn. Hãy sử dụng đúng người đúng việc thì hiệu quả rất cao , nếu sai thì hậu quả khó lường không chỉ cho bản thân anh ta mà có thể cho toàn xã hội. "Tiến Trung năm nay 25 tuổi, là thạc sỹ, kỹ sư tin học từng tu nghiệp tại Pháp" "Anh là ủy viên Ban thường vụ Đảng Dân Chủ, mà người sáng lập, Giáo sư Hoàng Minh Chính vừa qua đời cách đây không lâu". Anh ta nên phát huy cái gì và hạn chế điều gì. Không ai cả, TPHCMTôi không bàn về chuyện bất đồng chính kiến của Trung. Tôi chỉ muốn nói với Trung và gia đình rằng: Việc đi nghĩa vụ là một việc hết sức bình thường của một công dân đến tuổi theo luật định. Linh Hà nộiVô cùng cảm phục Trung và cũng vô cùng lo lắng cho Trung. Hy vọng sau 18 tháng anh về đúng hẹn, không bị "lưu ban" dài hạn trong quân ngũ vì lý do "không hoàn thành nhiệm vụ" vv. Những ai lên án anh xin mời đọc những gì anh viết và xem thái độ cách trả lời của chính quyền với anh trước đã. Tại sao biết bao nhiêu lần rồi tôi cứ nghe mãi cái câu: "Hãy làm gì cho Tổ quốc trước đã ?" Chất vấn Nhà nước không là làm gì à ? Học Thạc sĩ ở Pháp không là làm gì à ? Thành lập Tập hợp Thanh niên dân chủ không là làm gì à ? Và nếu tôi không làm gì cả thì bạn có quyền bắt tôi câm miệng hay sao? VN, Việt NamNTT Không làm gì sai cả. Anh ấy chưa làm hại đến các bạn, những người viết bài chửi rủa anh ấy. Anh ấy chỉ bảo vệ những con người đã dám lên tiếng mà bị nhà nước cho là chống phá, là phản cách mạng mà thôi. Và anh ấy cũng dám lên tiếng cho biết bao nhiêu người nữa cũng đang muốn lên tiếng để đẩy nước VN tiến lên (cả về kinh tế và sự cởi mở chính trị). Một số bạn ở đây có thể hài lòng với cuộc sống hiện thời nhưng rất nhiều người khác thì không. Các bạn đã không hiểu được tư tưởng của những người ấy, không bảo vệ được họ thì cũng đừng lên đây nói như mình hiểu biết, rồi thì yêu nước lắm. Sao các bạn lại cho rằng việc anh ấy bị gọi đi nhập ngũ là bình thường, các bạn mù quáng mất rồi. Cô bé 20 tuổiTôi nghĩ anh NTT lên đường nhập ngũ là một chuyện bình thường. Tôi mong BBC chuyển thông điệp của tôi đến anh Trung: anh nói chính quyền vn độc đoán không dân chủ anh nghĩ dân chủ như nước Mỹ thì tốt sao? anh nghĩ tự do kiểu phương tây là tốt sao? cái gì cũng có 2 mặt cả. Mong anh sẽ là người có ích cho đất nước. Những người bất đồng chính kiến hãy dành một phút suy nghĩ những gì tôi viết. VINH BINH THANHNTT mà không chấp hành nghĩa vụ quân sự thì tự mình tước bỏ quốc tịch VN. Muốn làm gì thì làm nhưng phải làm một người công dân cái đã, đời còn dài còn nhiều điều học hỏi, bao nhiêu thế hệ đã thi hành NVQS và có đòi hỏi gì đâu. Hãy đòi hỏi mình phải làm gì cho tổ quốc trước đã. Vu Van Trung, HCMTheo tôi thấy việc Nguyễn Tiến Trung tham gia nhập ngũ là một việc bất bình thường ở Việt Nam hiện nay. Ai hiện đang sống ở Việt Nam cũng đều thấy chẳng có ai đã tốt nghiệp trung cấp mà "phải đi" NVQS cả, nói chi NTT đã có bằng Thạc Sĩ.Còn về chuyện gìn giữ biên cương thì đâu cần đến những người như NTT trong thời bình như hiện nay. Tôi chỉ mong Đảng đủ sáng suốt và kiên nhẫn để không bỏ phí nhân tài cho đất nước mà thôi. Không nêu tênNgười này đã có văn rồi thì CS trang bị cho võ (đi lính là học võ) thì có sao đâu! Muốn làm lãnh đạo thì văn võ phải song toàn, chứ mới nghe đi lính thì hai chân đã run lập cập rồi thì làm sao mà làm lãnh đạo được. Đúng là nhà dân chủ lá cải! ứng cử viên tổng thống Mỹ cũng đã đi lính kia mà. Nam Viet TP HCMNếu muốn hoạt động chính trị thì phải là người có bản lĩnh. Do đó, NTT cần chứng tỏ bản lĩnh thật sự của mình trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh để chứng minh mình là người có bản lĩnh vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống nhằm tiếp tục họat động chính trị của mình. Viet Đà NẵngĐối với lớp trẻ chúng tôi, NTT không là cái gì cả. Thử hỏi anh ta đã cống hiến gì cho đất nước này? Hãy nhìn những người lính ngày đêm canh giữ biên cương, biển đảo kia kìa. Người ta cùng tuổi với NTT, không có điều kiện để học hành như anh ta nhưng người ta vẫn biết: Nhập ngũ để bảo vệ tổ quốc là vinh dự lớn, sá gì gian khổ? Tại sao NTT sợ lăn lê bò toài ? tại sao phải sợ lụt nghề? BBC là cơ quan báo chí thuộc chính phủ Anh, tại sao quý vị không lên án khi hoàng tử Harry cầm súng ra chiến trường vì nước Anh mà lên án Chính phủ VN gọi NTT nhập ngũ? Nguyen Ngoc, Việt Trì Ở các nước khác, quân đội phi chính trị, quân đội chỉ có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Còn ở Vn quân đội là của ĐCS, thề trung thành và bảo vệ đảng. Anh Trung đi chuyến này lành ít dữ nhiều. Nhưng nếu anh vượt qua được tôi tin anh sẽ làm vững lòng những người trẻ tuổi như tôi tin tưởng và tương lai dân chủ cho đất nước. Mong anh bảo trọng, chúc anh bượt qua được những chông gai trước mắt. Tôi tin tưởng ở anh. Thanh, Singapore Tôi cũng nhận được nhận giấy báo đi khám nghĩa vụ đây. Không hiểu là bác Tu không nắm luật hay cố tình không hiểu luật. Mọi thanh niên, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đều nằm trong đối tượng đi nghĩa vụ quân sự. Tùy hoàn cảnh gia đình: con trai trưởng, con một, đang công tác, làm việc... mà lệnh này có thể bị hoãn. Vậy Tiến Trung đi nghĩa vụ thì có gì sai pháp luật? Một vấn đề nữa nếu bác Tu muốn biết Trung đi nghĩa vụ ở đâu sao không yêu cầu và hỏi? Hơn nữa bây giờ là thời đại thông tin, điện thoại có thể liên lạc, thư từ vậy thì chuyện con bác nhập ngũ ở đâu không phải là vấn đề không thể biết. Crem. PYTiến Trung ơi hãy cố gắng lên! Tôi cảm phục lòng dũng cảm và lập trường vững vàng của bạn, dù bạn còn rất trẻ. Hãy hoàn thành nhiệm vụ nghĩa vụ quân sự, bạn còn trẻ tuổi, cuộc đời còn rất dài đủ sức để bạn tiếp tục con đường mình đã chọn. Tôi sẽ tiếp tục theo dõi thông tin về bạn. Mong BBC quan tâm thông tin thường xuyên đến T.Trung về sau này. Linh Hà nộiNguyễn Tiến Trung đã thắp lên được ngọn lửa trong sinh viên. Giờ, anh đi với ước vọng thắp thêm lửa ở trong Quân đội nhân dân Việt nam. Anh có làm được không, chúng ta hãy hy vọng. Và nhiệm vụ chính của chúng ta là tiếp tục nuôi giữ ngọn lửa anh để lại trong chúng ta. Tiến trình dân chủ còn dài. Bao giờ mỗi người Việt nam biết yêu sự tự do, sáng tạo, biện chứng trong suy nghĩ và lao động, từ việc nhỏ cho đến việc lớn, không để người khác áp đặt, thì chúng ta thực sự là một lực lượng đủ mạnh để cân bằng với sức mạnh của Đảng Cộng sản. Buồn thay, giờ đây, đa số người Việt nam vẫn luôn ngóng chỗ nọ, ngóng chỗ kia xem người ta quan hệ thế nào, xin xỏ thế nào để bắt chước, chiếm được chỗ làm tốt có nhiều tiền mà lại nhàn. Còn sự rèn luyện chăm chỉ,tìm tòi phương pháp làm việc mới, đều bị coi là cù nhầy, chậm phát triển! Có lẽ người Việt có máu buôn bán, và giờ đây ở Việt nam, buôn bán quan hệ là lãi nhất? Từ bao giờ, nghề làm thợ ở Việt nam bị coi rẻ? BìnhChả cứ gì công an mạng, sau 60 năm được vun bón XHCN thì đương nhiên phần đông dân VN nghĩ rằng Đảng và Nhà nước có quyền làm như thế, nên làm như thế để giữ cho xã hội "ổn định"? Mong là Nguyễn Tiến Trung không bị vùi dập trong tình anh em quân ngũ. Minh Minh VietnamHoan hô! theo tôi cứ để cậu Trung đi giữ đảo Trường Sa để thấy rõ giá trị của hai chữ Tổ Quốc. Sanny CheungCác bạn không cần cãi chi cho mệt. Việt Nam đâu có chiến tranh nên không cần đi NVQS. Còn biên giới lãnh thổ đã có đồng chí TRUNG QUỐC bảo vệ giùm rồi nên khỏi lo. Đảng và Nhà nước tập trung phát triển kinh tế là hàng ưu tiên. Nam Chinh Catford, LondonMiền Nam trước 75 có bài hát nổi tiếng "Bức tâm thư", kêu gọi thanh niên đi quân dịch trong đó có câu "...đi quân dịch là thương nòi giống..". Ở miền Bắc thì gọi là đi nghĩa vụ quân sự, tức là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mình. Tất cả mọi người đều phải có nghĩa vụ với Tổ quốc bất kể anh là ai. Bản thân tôi, năm 2002 khi đang là giáo viên tại Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, cũng đã xếp bút nghiên lên đường làm nghĩa vụ với đất nước. Sau 2 năm quay lại trường tiếp tục công việc và được đi học nước ngoài để nâng cao trình độ. Hiện nay tôi đang học tại Anh quốc, và tôi mong muốn được quay về phục vụ cho đồng bào cho Tổ quốc. Từ trường hợp của tôi mà suy ra thì việc Trung đi nghĩa vụ quân sự là chuyện quá bình thường không có gì phải làm to tát. Đất nước còn nhiều việc phải làm, nhưng việc thiết thực trước mắt là làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong lúc nền chính trị rất ổn định. Việc kêu gọi đa đảng hay dân chủ lúc này là không cần thiết. Bạn Trung yên tâm, trong 2 năm bạn cầm súng bảo vệ đất nước sẽ có những con người khác thay bạn trong lĩnh vực khoa học mà bạn theo đuổi. Vào quân ngũ bạn sẽ có cơ hội được rèn luyện sức khỏe, bản lĩnh người lính và tính kỷ luật, những điều này sẽ giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống. NT, Nha TrangTôi thấy trong diễn đàn toàn là công an mạng, đảng CS đã để họ chuyên ngồi máy và lên diễn đàn (nằm vùng mạng) để bôi nhọ người tốt, tuổi trẻ can đảm như Nguyễn Tiến Trung đáng được vinh danh. Hãy bảo vệ Nguyễn Tiến Trung. Ha, SGNghe Tiến Trung tố cáo chính quyền này thì cũng thấy ghê gớm lắm.Trung đã gặp gỡ nhiều nhà dân chủ ở NN nói tình hình tồi tệ ở VN nếu không phải thực đang ở VN thì sẽ tưởng tượng cuộc sống tối đen như chị Dậu chạy ra ngoài trong đêm. Nhưng kỳ quá các ông dân chủ,các ông bà dân biểu đang kiếm phiếu bầu phát biểu phê VN ghê lắm nhưng mấy ông bà chức quyền như TT Bush, ngoại trưởng Mỹ đâu có chê dữ vậy. Thậm chí ông trợ lý ngoại giao Hill còn lấy VN làm điển hình cho sự phát triển và khuyên các nước nên học VN nhất là Bắc Hàn. Kỳ quá vậy hả BBC và anh Trung dân chủ... KV, TPHCMĐi NVQS là nhiệm vụ của mọi công dân, bạn hãy hãnh diện vì mình được hưởng cái quyền công dân ấy chứ. Theo tôi thấy thì rất nhiều thanh niên đã rèn luyện được tư chất tốt sau khi trở về từ quân ngũ, NTT ơi, hãy cố rèn luyện mình để trở thành một công dân có ích, hãy suy nghĩ vô tư hơn để làm những điều tốt đẹp cho cộng đồng mình, cho quê hương Việt nam mình, xin lỗi nhé nhưng tôi luôn mong uớc bạn sẽ không dùng kiến thức của mình để trở thành một kẻ bán nước trong tương lai. 123.com, Đà NẵngĐã là công dân nước Việt Nam thì nghĩa vụ tham gia vào quân ngũ là không thể tránh khỏi, nếu như chúng ta không tham gia vào quân ngũ thì lấy ai là người bảo vệ biên cương, ai là người bảo về đất nước...Nếu không thì còn dân chủ ở chổ nào nữa, hay là những lời nói suông, như vậy NTT gia nhập quân ngũ là điều hoàn toàn chính xác. CamphucTrung, VNXin cho một lời cảm phục NTT. Dù chuyện gì có xảy ra với Trung đi nữa, mai đây lịch sử sẽ ghi: NTT người thanh niên yêu nước.. Nguyễn tấn Dũng... PhuongDC, Hà NộiTôi tán thành ý kiến của Trung. Trong suy nghĩ của mình, Trung đã xác định rõ con đường của mình. Việc Trung nhập ngũ, thể hiện rõ bản lĩnh của người Thanh niên thời đại mới: Không phải cứ chống đối chính quyền ra mặt mới là dân chủ, bởi Trung vẫn là người con của Việt nam! Cám ơn và chờ đợi những biến chuyển mới trong năm 2008 của nền Dân chủ thực sự Việt nam MIS Banking UniversityNgười như Nguyễn Tiến Trung mà cũng được đi làm bộ đội hả trời? Một con người phản nước hại dân kiểu đó thì chỉ nên cho đi mùa hè xanh đã là phúc ba đời! Chắc tại nhà nước thấy NTT miệng còn búng ra sữa nên cho đi bộ đội để có thêm bản lĩnh. Đáng lẽ với điều kiện có được thì anh ta nên vào một doanh nghiệp nào đó để cống hiến chất xám làm giàu cho đất nước. Đằng này....Uổng phí quá đi! chỉ được cái to xác! Mong BBC có cái nhìn khách quan và cho tôi được thấy ý kiến của mình! Hiền Trần, Hà NộiSống với lý tưởng cuả mình, đó là điều hạnh phúc. NTT giám sống để lên tiếng bênh vực cho những quyền cơ bản của đồng bào mình, đó là một người đáng trân trọng. Cầu mong bình an đến với anh và gia đình. Linh, Hà nộiTôi nghĩ việc Nguyễn Tiến Trung đi bộ đội không có gì đáng để ngạc nhiên hay lo ngại. Bởi anh ta vẫn đang là người mang quốc tịch Việt Nam, vẫn sống trên lãnh thổ Việt Nam. Bởi vậy anh ta phải có trách nhiệm làm một người dân yêu nước. Cho dù là người bất đồng chính kiến thì vẫn nên nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. Điều này là hiển nhiên, chẳng cần biết anh ta có ủng hộ ĐCS hay không. Ngọc, SaigonHãy tìm cách giữ lấy sinh mạng của Nguyễn Tiến Trung. Nếu nhà nước VN mà thủ tiêu con người này thì xin thưa chưa biết điều gì sẽ xảy ra sau đó. Tôi rất mong những ai quý trọng Nguyễn TIến Trung hãy hàng ngày cầu nguyện cho Trung được vạn sự bình an. Xin cúi mình cảm phục một Anh hào chí lớn. Phong Linh TP.HCMBBC cứ hay thích chuyện bé xé ra to. Đối với những người trẻ như chúng tôi, Nguyễn Tiến Trung chỉ là một người bình thường. Nếu chính quyền Việt Nam muốn "cách ly anh ta ra khỏi xã hội" chẳng ai gọi anh ta nhập ngũ cả. CSVN HanoiCao! Công nhận Chính quyền Cách mạng nhà ta cao tay thật! Khổng Minh sống lại cũng không cao bằng. Thế mới biết thế nào là mưu sâu kế hiểm... Biết bao đế quốc hùng mạnh còn thua Đảng, NTT bé tí như thế, Đảng đập một phát là chết! Nam Hà NộiĐCS Việt Nam là thế, một chế độ độc tài không hơn không kém. Tôi tự hỏi một người như Trung đã đi nhiều nước, gặp gỡ tiếp xúc nhiều vị lãnh đạo lại có thể rơi vào hoàn cảnh này! Nếu anh phải bỏ dở con đường đang đi thì thật là đáng tiếc! Bao giờ mới lại có người dũng cảm như anh. Chúc anh bình an ! Nguyen Thanh HUETrung tâm sự với bố là lo quên kiến thức đã học được, nhưng nếu vậy củng không sao. Đồng chí sẽ hiểu hơn về Đảng ta đang lãnh đạo quân đội như thế nào... Ít ra củng có cơ hội để tiếp xúc với giới tướng lãnh CS. Với tài năng của mình, hãy cố giắng thuyết phục họ con đường nên chọn: phụng sự cho Tổ Quốc, cho ND, hay cho ĐCS... Đi chuyến này lành ít dữ nhiều, hãy bảo trọng, vận mệnh Đất Nước đang đợi đấy. Chúc thành công rực rỡ, lưu danh ngàn đời. CPV tphcmÔng Trung truớc khi là Đảng viên Đảng Dân chủ gì đó thì là công dân nước CHXHCNVN, thì đương nhiên phải có trách nhiệm thi hành "Nghĩa vụ quân sự" như mọi công dân VN bình thuờng khác. Ôi ! Anh bạn Nguyen Van Chien , HN lo quá xa , nếu Chính phủ VN muốn " xử " anh ta thì dù có 100 cái đài BBC cũng "cứu" không nổi anh ta đâu . Nguyễn Văn Đài , Nguyễn Văn Lí , Lê Thị Công Nhân là những ví dụ. Các quý vị trên diễn đàn này khi đó đã chửi ĐCSVN là: độc tài, thiếu dân chủ. Lại còn vài tổ chức nhân quyền nào nữa cũng can thiệp... Kết quả mấy người này vẫn bóc lịch. Nguyen GermanyNghĩa vụ quân sự áp dụng đối với mọi đối tượng. Đó là trách nhiệm đối với tổ quốc, ko có liên quan gì đến "cộng sản" ở đây cả. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của Trung càng chứng tỏ tấm lòng yêu nước và ý thức của Nguyễn Tiến Trung mà thôi. Những ý kiến dạng "học trời tây, quên mất nguồn gốc" thật đáng nực cười. Có muốn bảo vệ cho thành trì XHCN thì nên có kiến thức hơn. Nguyen Binh HCMCAnh có bất đồng chính kiến gì thì việc đi bộ đội là bắt buộc! Anh là công dân Việt thì anh có chống chính quyền thì anh vẫn phải có trách nhiệm tham giao bảo vệ đất nước này! Nếu anh chỉ nói suông về việc muốn cho đất nước này dân chủ mà nghe nói phải đi bộ đội anh sợ phải chết hoặc sợ "lụt" nghề tin học... thì tốt nhân nên chuyển sang nước khác sống, sẽ có người trọng dụng anh đủ ở mức anh tha hồ nói mà không cần phải có trách nhiệm gì. TNViệc gọi nhập ngũ NTT chẳng phải là hi hữu vì rằng chuyện này đã từng xảy ra với con cái của những người phục vụ chính quyền VNCH. Lúc đầu thì chê "Ngụy" làm con cái họ mừng rơn, sau đó kẹt quá bắt lính ráo trọi bất kể "Ngụy" hay không. Gọi NTT nhập ngũ chẳng phải là nhà nước VN cởi mở đâu, chẳng qua là để cầm giữ, kiểm soát và tẩy não một người trẻ bất đồng chính kiến. Tôi tin là NTT sẽ gặp rất nhiều khó khăn gian khổ trong môi trường không thích hợp với mình nhưng tôi cũng tin rằng nếu chịu đựng nổi cảnh "nằm gai nếm mật" kiểu CS, NTT sẽ vững chãi, chín chắn hơn và thành công lớn sau này. Mạnh Hà, Hà NộiCó vấn đề gì đâu nhỉ? NTT là công dân Việt Nam thì phải thực hiện nghĩa vụ công dân thôi. Không lẽ những "nhà dân chủ" không có nghĩa vụ gì với đất nước sao? Hoàng tử nước Anh còn ra chiến trường kia kìa, huống hồ là cái chức "Phó tổng thư ký" không được chính quyền thừa nhận như NTT. DDTĐây là một hình thức bắt giam hợp pháp. Bùi Đức Lan, TP Hồ Chí MinhNguyễn Tiến Trung đi ngược lại lợi ích chung, chống đối nhà nước Xã hội Chủ nghĩa thì chì có con đường chết. Học có thành tiến sĩ đi chăng nữa mà không biết cội nguồn thì cũng uổng công mà thôi. ADNếu CS không tẩy não hay thủ tiêu đựoc Nguyễn Tiến Trung trong thời gian "nghĩa vụ quân sự", thì có nghĩa là nó sẽ sụp đổ khi cậu ta trở về! Đức Trung, KoreaLà thanh niên mọi người đều phải lên đường nhập ngũ để bảo vệ Tổ quốc, đừng nói là tiến sỹ hay giáo sư gì đó. Cho nên theo tôi BBC đừng nên viết các bài về Trung làm gì cho tốn mực. Loại người chỉ biết hô hào nói rằng vì này vì nọ, nhưng khi lên đường bảo vệ tổ quốc lại không muốn làm tròn nghĩa vụ. Thật nực cười. Hoàng Vân Anh, Hải PhòngKhông ai lạ gì nhưng "chiêu" của ĐCSVN. Tôi lo cho NTT sẽ bị "chìm xuồng". Hãy đoàn kết để giúp NTT chính là giúp cho tương lai tươi sáng của VN. Tuấn, Hà TâyDân chủ thì không cần làm nghĩa vụ quân sự sao? Vậy thì ai mới là người bảo vệ biên cương và hải đảo của Việt Nam. Người "dân chủ" mà khi làm nghĩa vụ quân sự cũng kêu ca thì không biết là người dân nước nào vậy? Không nêu tênĐây là biện pháp cách ly của Đảng Cộng sản nhằm vô hiệu hoá hoạt động của Đảng Dân chủ, không cho Đảng Dân chủ phát triển và hoạt động. Vì không hoạt động và phát triển được, Đảng dân chủ phải biến mất. Không nêu danhTôi cho rằng anh Tiến Trung thiếu sự khôn ngoan. Anh ta có đầy đủ điều kiện để tu chí làm ăn, giành lấy 1 chổ đứng kha khá trong xã hội. Tội gì phải đấu tranh với bất đồng cho mệt. Ở VN, tất cả mọi chuyện đã có Đảng lo. Đã có Đảng dẫn lối chỉ đường, đâu cần những nhà bất đồng non choẹt như anh ta! Chúng tôi thường nói đùa mà rất thật là: "Các đồng chí không cần phải no, hãy để cho Đảng no" Humanrights, VietnamTheo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự do Quốc hội Nước CHXHCNVN thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005,0 thì độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là từ dưới 25 tuổi. Năm nay Tiến Trung đã 25 tuổi rồi không biết việc Nhà nước gọi Trung nhập ngũ liệu có phù hợp pháp luật hay không? Hay vì một động cơ nào khác? Hơn nữa, Trung là người có trình độ nên nhập ngũ sẽ không cống hiến được nhiều cho đất nước. Mặc dù đối với Nhà nước VN trì Trung là người bất đồng chính kiến nhưng phải thừa nhận những gì Trung nói là không phải không có lý. Trong xã hội bao giờ cũng có mâu thuẫn, khi mâu thuẫn giải quyết phù hợp quy luật thì xã hội sẽ phát triển. Taolao, Vĩnh PhúcBác Tu đừng có lo lắng quá. Kỹ thuật quân sự ngày nay tiến bộ lắm. Quân đội rất cần các kỹ sư chất lượng cao.Con bác phục vụ trong quân ngũ là tốt lắm đó.Bác thử đi tìm con bác xem có ở các binh chủng phòng không, tên lửa ...hay đại loại binh chủng gì mà cần có khí tài hiện đại. Tự tìm thôi chứ bây giờ vì an ninh quốc gia, người ta không cho bác biết đâu! ThatBản chất lạc điệu đối lập với sự nỗ lực của xây dựng một hình ảnh VN năng động, hòa nhập với cộng đồng quốc tế là các hành động thấp hèn trấn áp các nhà hoạt động dân chủ trong nước. Đây là biểu hiện bản chất thật của ĐCS (bụng nghĩ đông, miệng nói tây), hay là sự lạc điệu chính trong hệ thống chính trị hiện hành. Joan, TP.HCMGửi Nguyễn Văn Chiến: Anh bảo là "BBC hãy làm gì để bảo vệ, giúp anh ấy và đất nước VN", xin thưa với anh là không có anh ấy thì chúng tôi vẫn sống khỏe, ít nhất là tôi. Tôi không có ý kiến gì về hoạt động của anh ấy, nhưng có lẽ thiếu anh ấy thì đất nước này vẫn tồn tại và phát triển. Tổ Quốc của chúng ta có chuyện gì, thì chúng ta sẽ là người bảo vệ nó, chứ hà cớ lại kêu gọi BBC bảo vệ giùm, rõ là tầm phào. Hu Hu Hu, Hà NộiĐã dấn thân vào con đường chính trị thì phải chấp nhận hy sinh mất mát. Đảng cộng sản trước đây giành được chính quyền thì cũng phải có hàng triệu Đảng viên ngã xuống. Một Nguyễn Tiến Trung nếu thực sự có tài và có tâm thì có thể so sánh được với Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái, Trần Phú. Không thì cũng chỉ là giặc cỏ thôi. NVV, TPHCMĐó là tuyệt chiêu của đó, ai biểu còn trẻ mà tài cao làm gì? Bắt đi lính là để dễ kiểm soát và triệt chết NTT luôn. Ẩn danhTôi không thích BBC can dự vào chuyện VN Nguyễn ĐứcYêu nước không đồng nghĩa là yêu Chủ nghiã Xã Hội. Tất cả người dân Việt đều có bổn phận làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. Nguyễn Tiến Trung gia nhập QĐ là nghĩa vụ, là làm tròn bổn phận người Công Dân. Chúc Nguyễn Tiến Trung mạnh khoẻ trong thời gian thi hành nghĩa vụ, để sau này trở về đờì sống dân sự, hăng say hoạt động trong Phong trào Dân Chủ cùng toàn thể Nhân Dân Việt Nam đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam. Suis moi, PhápCảm ơn Trung đã đăng trên blog các bài viết và hình ảnh rất là dân chủ, cộng thêm những flash nhạc thật hay, nếu có chút thời gian rảnh viết tiếp nha, có nhiều đọc giả đang chờ. Không nêu tênChuyện nhập ngũ là lẽ đương nhiên mà, tại sao BBC và các bạn cứ chúi mũi vào chuyện này nhỉ, hết việc à? Nha Trang, Nha TrangTôi thấy mọi người cứ lo "bò trắng răng". Nếu Nguyễn Tiến Trung thật sự yêu nước thì môi trường Quân đội dân nhân là quá tuyệt vời để cho cậu ấy phát huy bản thân mình rồi còn gì. Roi, HanoiThôi rồi, lại một "nhà dân chủ" đi theo con đường "cách mạng". Đã thấy bất đồng thì NTT nên "bất tuân lệnh" mà không đi nhập ngũ. Anh vào môi trường đó, anh sẽ ra sao? Nhiều người bất đồng chính kiến như anh, như ông Hoàng Minh Chính, vẫn còn nhiều người đả phá vì đã từng "là người cộng sản". Thử hỏi, với NTT, "đã từng là bộ đội" thì sau này sẽ bị "điều tiếng" gì? Ha Ha Ha, Hà nộiHay! Cho con người này vào môi trường quân đội cho biết mặt.Học trời tây, quên mất nguồn gốc rồi. Nguyễn Văn Chiến, Hà Nội,VNTôi là ngưòi VN sống và chiến đấu nhiều, đồng thời rất hiểu các kiểu cách đối, hành xử của ĐCS là rất nguy hiểm; Đọc các bài viết của Nguyễn Tiến Trung, thực sự tôi cảm nhận cậu ấy là người hiểu biết rộng, sâu sắc và giàu chí khí; Nếu ĐCS làm hại con người này thì có nhiều tổn hại cho đất nước; Kính mong BBC hãy làm gì để bảo vệ, giúp anh ấy và đất nước VN. |
Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng ở Texas, dọn đường cho nhiều quỹ liên bang hơn sẽ được chi cho các nỗ lực cứu trợ cho tiểu bang này. | Tổng thống Biden tuyên bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng tại Texas | Nhiều nơi, như ở Pflugerville, đã trải qua nhiều giờ không có điện trong thời tiết băng giá Điện đang bắt đầu hoạt động trở lại khắp Texas và nhiệt độ đang có thể tăng lên, nhưng ít nhất 14 triệu người vẫn gặp khó khăn trong việc có nước sạch. Ông Biden nói ông sẽ thăm Texas miễn là sự hiện diện của ông không phải là gánh nặng cho các nỗ lực cứu trợ. Lạnh chết người ở Mỹ, vậy 'trái đất nóng lên' đâu? Thị trấn Greenland đang tan chảy ở Bắc Cực Gần 60 người chết được cho là do thời tiết lạnh trên khắp nước Mỹ. Người dân tập trung đi lấy nước đóng chai được phân phát ở Galveston, Texas The administration had already declared a state of emergency for Texas, along with Oklahoma and Louisiana. Chính quyền đã ban bố tình trạng khẩn cấp với Texas, cùng với Oklahoma và Louisiana. Trong một văn bản về Texas do Nhà Trắng công bố, Tổng thống Biden nói ông đã "ra lệnh cung cấp hỗ trợ liên bang để bổ sung cho các nỗ lực của tiểu bang và địa phương để phục hồi những khu vực bị ảnh hưởng bởi bão mùa đông nghiêm trọng". "Hỗ trợ có thể gồm các khoản tài trợ để sửa chữa nhà ở và nhà ở tạm thời, các khoản cho vay chi phí thấp để bù đắp tổn thất các tài sản không có bảo hiểm, và các chương trình khác để giúp cá nhân và chủ doanh nghiệp phục hồi sau những ảnh hưởng của thảm họa," văn bản cho biết. Ông Biden đã liên lạc với thị trưởng của một số thành phố lớn nhất của Texas, chẳng hạn như Houston, Austin và Dallas, để đảm bảo họ có quyền truy cập vào các nguồn lực của chính phủ, một quan chức chính quyền cho biết. Một số tiểu bang miền nam khác bị ảnh hưởng bởi bão tuyết và băng trong tuần này cũng đã báo cáo tình trạng nước bị cúp. Thời tiết mùa đông cũng làm tê liệt nguồn cung cấp nước sạch ở thành phố Jackson, Mississippi - nơi sinh sống của khoảng 150.000 người - cũng như quận lớn nhất ở Tennessee, bao gồm thành phố Memphis, với hơn 651.000 cư dân. Các quan chức thành phố Jackson cho biết các nhà máy xử lý nước hiện đã hoạt động trở lại, nhưng 43.000 hộ gia đình vẫn không có hoặc áp lực nước thấp, đài WLBT TV tường thuật. Khắp miền Nam Hoa Kỳ, một khu vực không quen với nhiệt độ lạnh giá như vậy, đường ống nước bị đóng băng khiến nhiều người phải đun sôi tuyết để lấy nước. Điều gì đang xảy ra ở Texas? Nhân viên bảo trì đường nước xử lý sự cố vỡ đường ống ở Fort Worth Hệ thống điện của bang Tây Nam đã bị quá tải do nhu cầu nhiệt tăng vọt khi nhiệt độ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 30 năm, chạm mức -18C vào đầu tuần này. Tính đến thứ Sáu, khoảng 180.000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh ở Texas vẫn chưa có điện. trong khi nhiệt độ xuống mức băng giá vào đầu tuần này, có tới 3,3 triệu người không có điện. Khoảng 13 triệu người - gần một nửa dân số của bang - phải đối mặt với tình trạng mất nước do hàng trăm hệ thống nước bị hư hỏng do đóng băng. Trẻ em Việt Nam và nỗi lo sợ biến đổi khí hậu TQ hỗ trợ điện than, gây lo ngại biến đổi khí hậu Austin, thủ phủ của bang, đã mất 325 triệu gallon (1,2 tỷ lít) nước khi đường ống bị vỡ, giám đốc cấp nước của thành phố nói với các phóng viên hôm thứ Năm. Thành phố lớn nhất của Texas, Houston, đang thực hiện "thông báo về nước sôi". Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên rằng tất cả nước sinh hoạt - ngay cả khi đã được lọc - phải được đun sôi vì bị ô nhiễm. Nước đóng chai trở nên khan hiếm Các quan chức tại đây cho biết họ đang làm việc để nhanh chóng phân phối nước đóng chai, cũng như máy phát điện, cho những người có nhu cầu. Các nhà máy bia và các doanh nghiệp địa phương khác cũng đã nỗ lực cung cấp nước uống. Hôm thứ Sáu, Thống đốc Texas Greg Abbott cho biết tiểu bang này đang cung cấp "bất kỳ và tất cả các nguồn lực để hỗ trợ và đẩy nhanh phản ứng ở cấp địa phương". Các quan chức nhà nước không thể đưa ra mốc thời gian chính xác khi nào sẽ cung cấp nước trở lại, họ nói rằng đó là một câu hỏi đối với các nhà cung cấp nước địa phương - và nhiều nhà cung cấp vẫn chưa đánh giá đầy đủ thiệt hại đối với hệ thống của mình. Thống đốc Abbott cũng cho biết thêm nhiều thợ ống nước đang được điều động đến bang này. Các đường ống dẫn nước bị vỡ khắp Texas do tình trạng đóng băng và các thợ ống nước địa phương đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu. Hơn 320 thợ ống nước đã gia hạn giấy phép và các cơ quan nhà nước đang làm việc với các công ty đường ống nước ngoài tiểu bang để đảm bảo có thêm sự trợ giúp, ông nói. Theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia (NWS), kể từ thứ Sáu, cảnh báo bão vẫn được áp dụng trên phần lớn Texas, nhưng nhiệt độ sẽ tăng lên trong những ngày tới. Cơ quan dự báo thời tiết cũng đã cảnh báo về tình trạng nguy hiểm cho giao thông và tình trạng mất điện ở các vùng phía đông của Mỹ khi một loạt các cơn bão mùa đông khác dự kiến sẽ đổ bộ mang theo tuyết dày, mưa băng và băng. Khi tiểu bang tiếp tục vật lộn với cuộc khủng hoảng thời tiết, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Texas Ted Cruz đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội sau khi ông rời Houston vào thứ Tư để đi nghỉ ở Mexico với gia đình. Ông Cruz đã xin lỗi vào thứ Năm và trở về Mỹ sau khi ban đầu dự định ở lại cuối tuần. Cơn bão chết người Những trường hợp tử vong được ghi nhận ở Texas bao gồm những người chết vì tai nạn giao thông, một số người bị ngộ độc khí carbon monoxide do chạy ô tô và máy phát điện trong nhà để giữ ấm. Tại hạt Harris, ở Houston, có hơn 300 trường hợp nghi ngờ ngộ độc khí carbon monoxide trong đợt lạnh này. Một bác sĩ địa phương đã mô tả đây là "một sự kiện thương vong hàng loạt loại nhỏ" trên tờ báo Houston Chronicle. Ít nhất 4 người thiệt mạng sau vụ cháy nhà ở Houston mà các quan chức cho rằng có thể do thắp nến. Trong một diễn biến khác, cảnh sát cho biết hai người đàn ông được tìm thấy dọc theo đường cao tốc Houston được cho là đã chết do lạnh. Một cậu bé 11 tuổi đã chết sau khi nhiệt độ bên ngoài chiếc xe kéo di động không được sưởi ấm xuống dưới mức đóng băng. Các nhà chức trách hiện đang điều tra xem liệu Cristian Pavon, người sinh ra ở Honduras và nhìn thấy tuyết lần đầu tiên trong đời một ngày trước khi qua đời, có bị hạ thân nhiệt vào thứ Ba hay không. Người em kế ba tuổi của Cristian, ngủ cùng giường với, không bị thương. Carrol Anderson, một cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam 75 tuổi, đã chết trong xe tải của mình sau khi hết bình dưỡng khí mà ông dùng để thở và đi ra ngoài để lấy bình dự phòng. "Lẽ ra ông ấy không phải chết vì không thở được chỉ vì chúng tôi điện", người vợ 30 năm của ông nói với tờ Chronicle. Cái chết của ông là một trong bốn cái chết được các quan chức vùng Houston công bố hôm thứ Năm. Hai người đàn ông khác chết trong nhà của họ và một người đàn ông khác được tìm thấy đã chết trong một bãi đậu xe. Cảnh sát trưởng hạt Harris Ed Gonzalez nhấn mạnh: "Thời tiết không chỉ lạnh mà còn gây chết người". |
BBC: Từ ngày 1-9-2006, sẽ đi vào hiệu lực Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia. Tuy nhiên, theo tác giả Bùi Kiến Thành, nghị quyết này có nhiều điểm 'không hợp tình hợp lý.' | Hợp lý hay phi lý? | Nghị quyết 1037 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được ký hôm 27-7 và có hiệu lực từ ngày 1-9 năm nay, xuất phát từ bản dự thảo “Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch nhà ở có yếu tố nước ngoài trước ngày 1/7/1991” được công bố từ tháng 1-2006. Có những điểm thay đổi giữa văn bản cuối cùng và bản dự thảo, nhưng chủ đích “tối hậu” cũng như nhau. Đó là tạo cơ sở pháp lý để hợp thức hoá quyền sở hữu của những người “quản lý” được nhà nước phân cho sử dụng tài sản của bà con xa xứ, xác lập quyền sở hữu nhà cho cán bộ được nhà nước phân cho nhà “vắng chủ”, chứ không phải là tạo điều kiện cho “Việt Kiều được lấy lại nhà” như thuật ngữ hành văn có thể làm cho người đọc nhầm tưởng. Về tên của Nghị Quyết và đối tượng áp dụng Đây là một Nghị quyết về “giao dịch dân sự” có nghĩa là về những trường hợp có sự đồng thuận giữa các bên tham gia. Đối với phần lớn Việt Kiều lúc ra đi trong thời thế hỗn loạn sau ngày 30/04/75 hay “vượt biên” trong những năm tháng sau đó đều không có “giao dịch dân sự”. Nếu có chăng là “hiến dâng” hay “ủy quyền” cho nhà nước “quản lý” tài sản trước khi được phép xuất cảnh. Những trường hợp như vậy không thể được xem là giao dịch dân sự vì sự thật là bị ép buộc, không có sự đồng thuận tự do giữa các bên. Vậy thì Nghị quyết này được soạn ra để áp dụng cho các đối tượng nào? Những ai có thực hiện các “giao dịch dân sự” nêu trong Nghị quyết? và được xác lập trước ngày 01 tháng 07 năm 1991? Nghi quyết không quy định rõ mốc thời trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 là đến đâu? Là 30/04/1975 hay là 1954, 1945, 1884… hay xa hơn nữa ? Và cũng không nói rõ vì sao lấy mốc thời gian 01 tháng 07 năm 1991 làm dứt điểm? Dầu lấy mốc thời gian nào thì số lượng đối tượng cũng là thiểu số so với đa số là bà con Việt Kiều ra đi từ sau ngày 30/04/1975. Vậy đối với đa số này thì Nghị quyết xử lý ra sao? Về tác dụng của Nghị quyết Trong bản dự thảo có đoạn: Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu không ủy quyền cho người khác quản lý nhà thì giải quyết theo hai hướng: Nếu người quản lý là bố, mẹ, vợ, con của chủ sở hữu và thời gian quản lý liên tục trên 30 năm thì được công nhận sở hữu; Nếu người quản lý không phải là bố, mẹ, vợ, con của chủ sở hữu thì tài sản đó thuộc về nhà nước, người quản lý được ưu tiên mua, thuê lại nhà. Bản Nghị quyết cuối cùng được thông qua chi tiết hoá một số các tình huốn cho thuê, cho mượn, “uỷ quyền quản lý” v.v… nhưng cốt lõi của vấn đề được gói gọn vào đoạn cuối của phần trích dẩn trên đây, và điều 22.2 Chương VII của Nghị quyết: Đây là nội dung của Điều 22.2: Trường hợp thừa kế nhà ở được mở trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 mà không có người thừa kế thì xác lập quyền sở hữu cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó liên tục từ ba mươi năm trở lên, kể từ ngày bắt đầu quản lý, sử dụng đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực; nếu không có những người này thì nhà ở đó thuộc Nhà nước và người đang quản lý, sử dụng nhà ở được ưu tiên thuê, mua nhà ở đó. Thực tế là ngay cả bố, mẹ, vợ, con của chủ sở hữu cũng bị chính quyền quân quản trục xuất ra khỏi nhà để phân nhà cho cán bộ. Một số không nhỏ những chủ sở hữu này lại còn bị quy vào nhiều thứ tội và đưa đi các khu “kinh tế mới” hoặc vào trại “cải tạo tư sản”. Vì vậy cái vế thứ nhất là không thực tế. Chỉ còn lại vế thứ hai, tức là “nhà vắng chủ” mà theo Nghị quyết 1037 “người quản lý được ưu tiên thuê, mua nhà ở đó”. Có nghĩa là theo Nghị Quyết này đa số Việt Kiều bị truất hữu tài sản để cho người “quản lý được ưu tiên thuê, mua lại nhà”. Tóm lại đây là vận dụng thuật ngữ để xác lập quyền sở hữu nhà cho cán bộ đang chiếm hữu nhà của bà con Việt Kiều bị nhà nước tiếp quản. Về bảo vệ quyền sở hữu của nhân dân Đây là một vị phạm nghiêm trọng quyền sở hữu của nhân dân. Trong lịch sử đất nước ta chưa hề có một chế độ nào, kể cả thời phong kiến hay thời Pháp thuộc, nhân dân bị tịch thu tài sản không có lý do, không có phạm tội. Thậm chí các thời cổ đại xa xưa, chỉ có những đạo quân xâm lược mới chiếm đoạt tài sản của các nước chiến bại, chứ không hề có bạo chúa chiếm đoạt tài sản của dân mình. Từ trước đến nay việc xử lý về tài sản nhà ở của đồng bào Việt Nam ở nước ngoài là do quyết định của hành pháp, chỉ có giá trị giải pháp hành chính, có thể không hợp tình hợp lý, không hợp pháp hoặc không hợp Hiến, và có thể được sửa đổi bởi luật pháp do Quốc Hội thông qua. Nay Ủy ban Thường vụ Quốc Hội lấy nghị quyết để xử lý vấn đề này, có nghĩa là tạo dựng cơ sở pháp lý chứ không còn phải là những giải pháp hành chính nữa. Do đó việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng, cần phải được trình ra Quốc Hội xem xét lại và phổ biến rộng rãi cho nhân dân nắm rõ tác động tai hại của nó đối với tinh thần Đại Đoàn Kết Dân Tộc. Quốc Hội là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước, là lương tri của nhân dân. Quốc Hội cần phải thận trọng không tạo ra những cơ sở luật pháp để thực hiện những điều phi nghĩa, trái với đạo lý, có hại cho khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc, và tác động sâu xa trầm trọng đối với đa số bà con Việt Kiều mong muốn hàn gắn vết thương tinh thần để trở về với cội nguồn quê hương đất tổ. Điều mà Quốc Hội cần làm là xây dựng một chính sách đồng bộ, hợp tình, hợp lý, để phát huy tinh thần tương thân tương ái, đạo lý uống nước nhớ nguồn, san bằng mọi phân biệt đối xử, bất công giữa người Việt Nam trong nước và đồng bào ở nước ngoài. Cụ thể là Quốc Hội nên huỷ bỏ Nghị quyết 1037 với những nội dung bất công bất chính nêu trên và thông qua một nghị quyết: Xoá bỏ mọi phân biệt đối xử đối với đồng bào ở nước ngoài do hoàn cảnh lịch sử và tàn tích chiến tranh gây ra, lập lại bình đẳng giữa bà con ở nước ngoài và đồng bào trong nước, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, nhà ở, và quyền lợi chính đáng của tất cả các tầng lớp đồng bào không phân biệt thành phần, quá khứ, nơi cư trú, và lý do xuất ngoại. Chủ trương này đã được Đảng và nhà nước công bố từ nhiều năm nay, nhưng chưa được xác định bằng một văn bản có giá trị pháp luật. Việc này là chức năng của Quốc Hội. ............................................... Mai NinhViệt kiều chờ đợi NQ này ghê lắm, nay thì ngã ngửa ra là mình cứ "tưởng bở" dài dài. Theo tôi, tài sản của ai phải trả lại cho người ấy, dù đó là người bất đồng chính kiến, người chạy nạn CS, hay nhưng người vì quá nghẹt thở dưới chế độ XHCN những năm 1976-1986 (đêm đen trước đổi mới). TN, Hoa KỳNhắc đến chuyện nhà cửa làm tôi nhớ lại ở Saigon những năm từ 78 đến 81, phong trào vượt biên nở rộ. Ai trước khi đi cũng chuẩn bị bán đồ đạc hay cho thân nhân còn ở lại, để một người bà con đến tạm trú tạm vắng sau khi chủ nhà "bấm nút" tới nơi an toàn thì người bà con đó cũng tự động rút lui êm, để lại căn nhà trống. Đây là lúc "Sơn tinh Thủy tinh" cùng muốn đến sớm để chiếm cho được trái tim người đẹp. UB nhân dân phường và công an phường đều "canh me": biết là chủ nhà sẽ đi nhưng không rõ ngày nào. UB đến trước thì nhà đó thuộc về UB và ngược lại. Đến sớm hay muộn thì không nói làm gì nhưng có lần tôi chứng kiến hai phe đến cùng một lúc, thật là khôi hài: tranh nhau, cãi lộn, chửi thề ỏm tỏi... chỉ còn chưa nện nhau nữa là đủ bộ. Nguyễn Kim, TP HCMNếu nói chuyện lấy đất của dân trong và ngoài nước ở VN thì không thể nói lý được. Hầu hết những cửa tiệm hoặc quán ăn sang trọng ở quận 1, TP HCM ngày nay đều là của những người miền nam phải bỏ sau 1975 được chính phủ giao cho cán bộ. Những người cán bộ này vì có nhiều nhà nên cho mướn lại. Căn nhà mà gia đình tôi cực khổ xây dựng ở Sài gòn cũng đã bị cán bộ bán cho người khác rồi. Thật sự mà nói nếu chính phủ lấy để làm công sở thì mình cũng không buồn nhưng lại vào tay của những người cán bộ giàu có từ ngoài Bắc vào. Nếu làm như vậy mà cứ gọi là "giải phóng" người khác thì thật là phi lý. Hải ViênỞ đâu thì tôi không rõ, chứ việc nhà đất ở thành phố HCM thì tôi đã từng làm 3 năm cho Công ty sửa chữa nhà cửa TPHCM từ 1977, nên thấy phức tạp lắm, với nhiệm vụ sửa chữa nhà cho các quan lớn nhỏ, họ xin nhà bị tịch thu từ tư sản mại bản, từ dân đi kinh trế mới, dân vượt biên, với lý do để ở, nhưng rồi sau khi sửa sang lại thì bán cho bà con, xin nhà ở khác, rồi bà con của họ lại bán nhà cũ, mua nhà khác, cho nên bây giờ khó tìm ra ...lý lịch của mỗi căn nhà để mà khiếu nại. Ở xóm tôi Hoà Hưng, dân nghèo ở nhà cũ vẫn còn bấy nhiêu người, nhưng dân giầu cất nhà lầu thì toàn là người mới, mấy ông công an khu vực ngày ấy bây giờ tất cả đã phục viên, ông nào cũng nhà cao cửa rộng, buôn bán lớn rải rác trong thành phố. Tôi cũng biết mấy ông lớn trong công ty cũ, sau khi sang nhượng, bán hóa giá mấy căn nhà của nhà nước cấp cho ...ở , cũng phục viên lâu rồi, về quê mua đất dựng "nhà Trung nông, "nhà phú Nông" sống an nhàn , chẳng lẽ tịch thu lại nhà của chủ đời thứ 9, thứ mười đã mua với giấy tờ hợp pháp, đã đập đi xây sửa lại mấy lần rồi ? Chỉ có nước mà bắc thang lên hỏi ông trời thôi, họ cho mình có cơm ăn, áo mặc, đi lại thong thả, về nước thăm quê là tốt rồi, đừng được voi đòi tiên mà mang vạ . Phạm Mai Hoa, Hưng YênTôi đã xem buổi toạ đàm về vấn đề này trên VTV trong đó có ông Bùi Kiến Thành tham gia. Tôi rất ấn tượng với cách nói rất rõ ràng, đầy cá tính cũng như lý lẽ sắc sảo của ông. Tiếc rằng sau đó ông không được nói thêm nữa. Các quan chức VN thì nói vòng vo tam quốc, đúng như ông nói vì họ cũng dùng những các thuật ngữ để bao biện cho cái nghị quyết đó. Theo tôi thì đất, nhà của ai nên trả lại người ấy. Cũng như chống tham nhũng thì phải đòi lại bằng được tài sản trả lại đúng chủ của nó, đó là nhân dân. Cho dù quan tham có lâm vào bần cùng thế nào đi chăng nữa. Có gan ăn cắp thì phải có gan chịu đòn. Tuy nhiên cũng phải tính đến một điều là vào thời điểm đó xã hội đang loạn. Các gia đình mới đã sống ở đó cũng đã trên dưới 30 năm rồi thì liệu có cách giải quyết khác được không? Việc 'đòi lại' nhà tại vị trí cũ ngoài yếu tố địa lý thay đổi lại là việc đuổi các gia đình khác đi. Như vậy lại thêm thảm cảnh mới nữa. Tất nhiên Nhà nước VN vẫn phải làm thế nào hoàn trả đúng các chủ sở hữu nhà cũ bằng nhà mới có giá trị tương đương. Cũng cần tính đến khả năng Nhà nước ta lo ngại việc các Việt kiều về đúng nhà cũ ở các khu trung tâm (như TPHCM chẳng hạn) thì sẽ nguy cho chế độ độc Đảng vì các vị này đã sống nhiều năm ở Mỹ, ở phương Tây. Về phần các đồng chí đã có công với Cách mạng thì lẽ ra cũng phải bỏ tiền ra mà mua nhà. Nếu đảng sai lầm là lấy nhà của người khác cho không các đồng chí thì các đồng chí không nên nhận mới phải. Lẽ ra muốn chiếm đoạt thì phải sung công quỹ để rồi bán lại chứ không nên tự ý lập ra danh sách ưu tiên như vậy. Trường hợp ưu tiên nếu có thì đối tượng đầu tiên được phải là những Nông dân nghèo đã sẵn sàng hy sinh người thân, nhà của ruộng vườn cho cách mạng. |
Tin cho hay Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo nước này sẽ nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, vốn bị đình chỉ hồi tháng 12 năm ngoái sau bê bối hối lộ liên quan tới quan chức chính phủ VN. | Nhật Bản nối lại ODA cho VN | Thông tấn xã Việt Nam trích lời bộ trưởng Kinh tế Đầu tư VN Võ Hồng Phúc nói như vậy sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hirofumi Nakasone tại Tokyo hôm thứ Hai 23/2. Hãng tin Reuters thì trích lời một quan chức bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Kozo Honsei, nói: "Phúc trình về các biện pháp chống tham nhũng đã hoàn tất và những người liên quan bên phía VN đã bị bắt. Đó là lý do tại sao chúng tôi nối lại viện trợ trong thời điểm này". Vụ bê bối được mệnh danh là vụ PCI nổ ra hồi tháng Tám năm ngoái và đã gây chấn động trong dư luận Nhật Bản. Hai nước đã thành lập ủy ban hỗn hợp về phòng chống tham nhũng hồi tháng Chín và ủy ban này vừa cho ra một phúc trình liệt kê chi tiết các biện pháp chống tham nhũng như tham gia của bên thứ ba trong quá trình đấu thầu. TTXVN trích lời ông Phúc nói "Nhật Bản cũng cam kết sẽ đưa ra khoản tài trợ mới cho Việt Nam trong năm tài chính 2009, với tổng trị giá 83,2 tỷ yen (tương đương 900 triệu đôla), để phía Việt Nam thực hiện các dự án đường xe điện ngầm ở thành phố Hà Nội, các dự án xây dựng cầu, đường, tỉnh lộ, các dự án thoát nước và vệ sinh môi trường ở Hà Nội và Hải Phòng". Ông bộ trưởng hy vọng khoản vay tiền yen này sẽ được ký vào cuối tháng Ba. Tuy nhiên một số quan chức ngoại giao Nhật lại nói hiện thời điểm cấp mới chưa được quyết định. Ngừng viện trợ Hôm 4/12, tại hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam, Nhật Bản đã quyết định tạm ngừng cấp viện cho Việt Nam trong năm tới, đồng thời đóng băng lượng vốn vay đã cấp cho VN trong năm nay là khoảng 700 triệu đôla. Đại sứ Nhật Bản ở Hà Nội khi đó nói rằng Nhật tạm dừng các khoản viện trợ cho tới khi nào Việt Nam có các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn nạn tham nhũng trong các dự án công. Việt Nam là nước nhận ODA nhiều nhất trong các nước được Nhật Bản cấp viện, năm 2007 lên tới 1,1 tỷ đôla, chủ yếu dành cho các dự án cơ sở hạ tầng. Người bị phía Nhật nêu tên trong cáo giác nhận hối lộ là nguyên phó Giám đốc sở Giao thông Công chính TP HCM Huỳnh Ngọc Sỹ. Ông Sỹ đã bị khởi tố và bắt tạm giam hôm 12/2 cùng một cán bộ khác của ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây, ông Lê Quả. Hai ông bị khởi tố tội 'Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ', theo điều 281 bộ Luật Hình sự và đang bị điều tra tội danh nhận hối lộ. 'Không ngạc nhiên' Nói chuyện với BBC từ Hà Nội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói ông không ngạc nhiên trước thông tin mới ra. "Chúng tôi đã được một vị bộ trưởng cho hay từ trong tháng về việc này." "Về phía Nhật, chắc họ cũng có lý do để nối lại viện trợ cho VN sớm vì các dự án ODA cũng mang lại công ăn việc làm cho người Nhật." Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng thông tin Nhật cấp lại ODA chưa hẳn đã đáng mừng vì ODA là vốn vay, phải được sử dụng một cách thích đáng, "nếu không chỉ chồng chất nợ cho các thế hệ sau này". Ông Thuyết, một trong các dân biểu được tiếng là mạnh mẽ trong việc chống tham nhũng, nói ông hy vọng vụ việc sẽ còn tiếp tục và nhà nước VN sẽ làm đến nơi đến chốn trong xử lý các cáo buộc. "Trong kỳ họp Quốc hội tháng Năm tới, chắc chắn các đại biểu sẽ tiếp tục chất vấn về chủ đề này." Linh, YokohamaBạn "Nguyen Vu Can, Hanoi" thân mến! Bạn nói đa số những người góp ý như chúng tôi không biết tình hình trong nước là sai lầm. Đối với một người ở Hải ngoại như tôi thì có lẽ tôi còn biết nhiều hơn người trong trong nước đó bạn ạ. Vì thông tin đâu có bị bưng bít, bóp xiết đâu. Còn bạn nói đa số ý kiến là "phá" chứ không có tính "xây dựng". Bạn nói vậy thì cũng phải suy nghĩ cho kỹ. Chúng tôi "phá" ai, "phá" cái gì? Những cái xấu, những Đảng viên biến chất, những lãnh đạo không biết nhục quốc gia là gì, những hành động bao che tội phạm, bao che cái ác giữa ban ngày thì đương nhiên chúng tôi phải "phá", hay nói cách khác là dẹp bỏ chúng nó đi. David, BostonSẽ có một tiền lệ xấu cho đất nước, sau này sẽ tự nhiên có một doanh nghiệp nào khác của nước ngoài nói là đã hối lộ cho một cán bộ nào đó nữa của Việt Nam, lại vì ngoại giao mà xử lý cán bộ của mình. Thời buổi này chuyển hàng triệu dollar từ nước này sang nước khác mà cơ quan an ninh của cả hai nước đều không điều tra ra là có hay không để làm bằng chứng, sao không mạnh dạn kết luận, hay ta và bạn đều sợ mất thể diện quốc gia cho bạn còn hơn hy sinh một cán bộ của ta? Nhìn một góc độ khác, chúng ta phải thấy Nhật Bản đang muốn chơi trò anh cả với Việt Nam. Sập cầu Cần Thơ thì đề nghị Việt Nam bỏ qua, đấu đá nội bộ thì đem Việt Nam ra làm vũ khí. Đã tới lúc chúng ta nên xem lại bản thân mình, chúng ta đã quá nhân nhượng bạn, nhưng càng nhân nhượng thì bạn càng lấn tới... chúng ta thật sự còn nhiều khó khăn, nhưng đừng để mất đi lòng tự trọng dân tộc và tính tự lực, tự cường của mình! Ẩn danhTheo tôi tham nhũng thì nước nào cũng có cả.Tuy nhiên việc Nhât sớm nối lại viện trợ ODA cho VN là một sáng suốt vì nó cũng chính là việc bảo vệ quyền lợi của Nhật trước sự phát triển bành trướng của Trung Quốc. Vu Nhu Can, HNCòn nhớ cuối năm 2008, khi có thông tin NB cắt toàn bộ viện trợ ODA cho VN, thấy lãnh đạo VN hỉ hả tôi đã thấy mừng. Mừng vì tôi biết ODA cũng không phải là của cho không biếu không, vay rồi phải trả người ta, vả lại lấy ODA sẽ bị ràng buộc các điều kiện về KT, chính trị. Mừng vì thái độ lãnh đạo VN vẫn vui vẻ, hỉ hả như vậy có nghĩa họ cũng biết cái giá của ODA cũng không hề rẻ, họ cũng biết nghĩ cho tương lai nước nhà. Mấy hôm nay, lại thấy thái độ hỉ hả thông báo Nhật nối lại ODA thì không thể chịu nổi. Người Nhật và lãnh đạo VN chơi một ván cờ hiểm ác quá, với chiêu này, Đảng CS lại được dịp rêu rao nhờ uy tín của Đảng mà Nhật bản đã nối lại viện trợ, nhờ nỗ lực của đảng mà dân ta sắp có các công trình vĩ đại... Còn Nhật bản lại tiếp tục nhận được những dự án kếch xù sử dụng nguồn vốn vay ODA, tiền từ Nhật sẽ chảy phần lớn vào 2 nơi: 1 Chảy lại về Nhật; 2 Chảy vào túi lãnh đạo VN. Nguyen Vu Can, HanoiDiễn đàn trên BBC rất có uy tín và thu hút nhiều người tham gia với nhiều ý kiến khác nhau về mọi vấn đề. Tuy nhiên, những ý kiến có tính xây dựng, khách quan ngày càng ít đi. Có lẽ, do sự thiếu hiểu biết về tình hình Việt Nam của những người tham gia mà những ý kiến có tính xây dựng ngày càng vắng bóng trên diễn đàn. Một số ý kiến xung quanh bản tin này của BBC đã chứng minh cho thiển ý ấy. Tôi cho rằng, mỗi một quốc gia cũng như mỗi một cá nhân có những điều kiện phát triển riêng. Không thể so sánh Việt Nam với thời kỳ Nhật Bản sau chiến tranh và càng không thể võ đoán nói càn như Thang, Hà Nội được. Những người có văn hoá, có trách nhiệm với sự phát triển chung không để trí tuệ của mình bị chi phối bởi hận thù mà bỏ qua tính khách quan, càng không thể đưa ra những ý kiến "phá" hơn là "xây". Hy vọng, mỗi người khi tham gia Diễn đàn BBC nên giữ cái đầu lạnh để có trái tim nóng cho sự phát triển của đất nước. Chung tay xây dựng bao giờ cũng khó hơn những phát ngôn vô trách nhiệm ABC, Đồng NaiThật ra thì số cán bộ, đảng viên tham nhũng không cần phải chờ có ODA của Nhật mới có nguồn để họ có những khoản siêu thu nhập. Vì đất nước ta có rất nhiều nguồn thu: từ thuế, từ các tổ chức kinh tế độc quyền, từ việc bán tài nguyên thiên nhiên... Vậy thì việc Nhật nối lại ODA, theo tôi cũng chẳng có gì phải ồn ào. Việc thật sự cần đối với người dân VN hiện nay là phải có đủ tiếng nói, tạo đủ áp lực để ĐCSVN phải thay đổi thật sự, phải đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Tôi thật không thể hiểu nổi tại sao ông Nông Đức Mạnh có đủ cả mắt lẫn tai, vậy mà mỗi khi nói về những chuyện như: quan liêu, hạnh họe, tham ô, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, chạy chức, chạy quyền hay đề bạt cho bà con dòng họ..., ông ấy đều nói "đâu đó vẫn còn tình trạng...". Thật sự thì những người có mắt có tai bình thường đều thấy rằng phải nói là "mọi lúc, mọi nơi luôn luôn có tình trạng..." mới đúng. Theo các bạn trong diễn đàn thì ông ấy: 1) Thật sự không không biết. 2) Biết mà không muốn nhìn nhận sự thật đó (tức là ông ấy đang lừa dối chính bản thân ông ấy). 3) Biết và hoàn toàn hiểu điều đó nhưng cố tình muốn nói khác đi. Trung, TorontoHành động và thái độ của Nhật Bản đơn thuần chỉ là cái khôn khéo của những nhà kinh doanh thôi, có thể coi họ là những Banker rành nghề. Chính phủ Nhật được người dân ủy nhiệm, thì phải lo xoay đồng vốn của người dân đóng thuế sao cho có lợi nhất. Đem công ăn việc làm cho dân Nhật, tạo được lợi tức và nhất là gắn chặt sự lệ thuộc về KT của VN đối với Nhật càng nhiều càng tốt. Đừng nhẹ dạ cả tin, mà phải suy xét hai chiều về thiện chí của Nhật bản. Linh, YokohamaChỉ có Đảng ta mới dám đem danh dự quốc gia ra đùa như vậy, ăn hối lộ cả triệu đô mà chỉ bị bắt (chưa biết chừng nào xử) về tội lạm dụng chức vụ. Chỉ có Đảng ta mới xem thường sức khỏe tính mạng của nhân dân đến vậy khi mà hàng loạt vấn đề an toàn thực phẩm như sữa nhiễm melanine, con sông bị Vedan làm ô nhiễm nghiêm trọng mà chuyện bồi thường cho dân vẫn lẳng lặng im re. Chỉ có Đảng ta mới dám để cho Đảng viên buôn lậu sừng tê giác vẫn bình an vô sự. Còn PMU18 thì đến nay không thấy nói đến, chưa có phiên tòa nào đem lại công bằng cho dân đóng thuế. Cuối thư tôi xin chúc mừng thành quả của Đảng ta. Chắc muôn đời không có Đảng nào đạt được thành quả đầy trí tuệ đó. Nhờ có Đảng mà đất hình ảnh đất nước mới được nâng cao lên tận mây xanh như vậy. Còn nhân dân chúng tôi thì không dám ngẩn mặt nhận lấy thành quả của trí tuệ đỉnh cao như vậy. VTHVới lối đưa tin chính thống, lúc nào cũng tỏ ra luôn luôn đúng, luôn luôn trong sạch. Vì vậy khi những đảng viên phạm tội thì cả một hệ thống công quyền vào cuộc, nhưng không phải để làm rốt ráo mọi chuyện, mà chủ yếu là để giảm bớt sự uất hận của người dân bằng cách làm giảm tội trạng quan chức của mình. Thật sự nếu cứ dựa vào nguồn viện trợ ODA thì nó càng chứng tỏ sự kém cỏi của chính quyền và thể chế này về mọi mặt ... Thoát ra khỏi cuộc chiến với Mỹ đã trên ba mươi năm, một thời gian là quá dư để Nhật bản, từ một nước bại trận điêu tàn trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Diễn biến của vụ PCI càng làm tăng thêm sự chán chường của người dân đối với chính quyền. Việc Nhật bản nối lại nguồn viện trợ chẳng làm cho người dân thêm vui, có chăng chỉ là sự đón nhận vui vẻ của các vị quan tham mà thôi . Mr NeoTôi chỉ nghĩ đơn giản tội của ông Sỹ là nhận số tiền quá lớn mà làm ăn lại quá kém, vì thế xứng đáng bị trừng trị. Còn vụ Nhật bôi trơn cho ông hoặc đội ngũ của ông, hoặc cấp cao hơn ông thì xin lỗi: nước nào cũng có ! Thang, Hà NộiĐúng là chẳng biết vui hay biết buồn nữa. Đất nước lại có thêm nguồn tài chính để phát triển nhưng não lòng làm sao. Đảng lại có khoản kinh phí không nhỏ để nuôi dưỡng cán bộ chủ chốt, đám tay sai, lại có tiền để mua sắm thêm gông cùm cho dân đen, lại có tiền để nuôi dưỡng lũ công chức báo chí để ca ngợi đảng và mạ lị người khác còn dân đen lại è cổ đóng đủ các thứ sưu cao thuế nặng để một lũ đảng viên thối nát sống dựa vào ngân sách và trả nợ nước ngoài. Ẩn danh"Đèn nhà ai nhà nấy sáng". Chắc là phía bên CP Nhật họ nghĩ vậy. Tất nhiên, vụ bắt Ô Sỹ với tội danh "mờ mờ ảo ảo" không thể lừa họ được, biết vậy song vì thiện chí với ta họ phải nối lại viện trợ ODA. Tiền thì ta quản lý thế nào cũng được, miễn đáo hạn vốn lãi trả đủ là xong. Các quan VN lại có cơ hội xà xẻo tiếp, phía Nhật có mất gì đâu. Không chừng có một lúc nào đó trên báo chí ta có câu " Nhân dân Nhật mong muốn nối lại ODA cho VN và chính phủ Nhật đã làm việc đó". Conan, SaigonĐCS VN nhận lại được viện trợ của Nhật thì chắc vụ xử ông Sỹ không còn quan trọng nữa. Ông Sỹ biết được tin này chắc mừng lắm. Vì ĐCS chỉ sợ Nhật cắt tiền thì các quan không có để chia chác, lúc đó sợ các tham quan không trung thành & bảo vệ đảng, chứ áp của nhân dân thì không có áp phê với ĐCS. Sau này con cháu chúng ta sẽ è cổ ra trả nợ. Thời sưuu cao, thuế nặng đang & sắp bắt đầu. CongratulationNhư vậy thì "chuyện chẳng có gì phải ầm- ĩ" cả, và vấn đề 820.000 đô la Mỹ tiền hối lộ của PCI xem như có thể "hạ màn" được rồi. Hai ông Sỹ và Quả chỉ bị bắt vì tội danh "lợi dụng chức vụ..." chớ còn tội "tham nhũng, hối lộ" thì còn đang trong vòng điều tra, vì truy tìm bằng chứng coi bộ hết sức khó khăn- và chắc gì đúng như PCI Nhật tố cáo? Nhưng dù sao chuyện bắt hai ông Sỹ-Quả cho dù là tội gì chăng nữa trước khi ông Bộ Trưởng Phúc đi Nhật cũng làm hài lòng phía Nhật và đã đạt được kết quả hết sức khả quan (quả là nhiều kinh nghiệm đối phó, các nước khác cần phải học hỏi!). Câu chuyện của PCI mà người dân khắp nước theo dõi và bàn tán râm ran bấy lâu nay thực ra là chuyện "đầu voi, đuôi chuột" của Nhật, hai ông Sỹ-Quả và gia đình(nhất là ông Sỹ) từ nay có thể an tâm được rồi- "ngày trở về" của hai ông chắc sẽ gần thôi. Xin chúc mừng! NobodyVậy là các quan chức Nhật bản hối lộ không phải cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ, vì ông này có bị bắt vì tội nhận hối lộ đâu. Các quan tham ở VN khi bị phát giác, bị phạt tù nhưng chưa có ai thực hiện đủ thời gian phạt tù. Nghe ra chuyện chống tham nhũng ở VN còn dài dài. Diep, HNKhông biết nên nhìn nhận đây là tin vui hay tin buồn nữa. Thực tế thì chúng ta rất cần những nguồn viện trợ để nâng cấp các cơ sở hạ tầng công cộng ít nhất cũng tạo điều kiện người dân có thể tự vận động vươn lên trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nhưng vẫn mang đậm định hướng XHCN quan liêu hiện tại. Tuy nhiên xét lại lo lắng vì cơ chế quản lý chống tham nhũng của chính phủ chỉ mạnh trên lời nói và nói thẳng là rất phi thực tế. Như vậy ODA mặc dù trên danh nghĩa là khoản viện trợ vay ưu đãi nhưng chua chát thay với đội ngũ đông đảo các tham quan như bây giờ thì nguồn vốn này lại đang trở nên khoản vay nặng lãi đối với các thế hệ tiếp theo của dân tộc Việt Nam.Và như vậy không biết bao giờ chúng ta mới "sánh vai được với các cường quốc năm châu"? Rocket, VNMột tin chẳng vui chút nào cho dân VN. Bản thân nhiều người VN chúng ta không được nhận nhiều lợi ích từ ODA nhưng hậu quả nhãn tiền là con cháu ta è cổ trả nợ những món nợ mà hiệu quả kém, thất thoát nhiều. Đáng tiếc chính phủ VN hứa chống tham nhũng nhưng ngay cả khi áp lực quốc tế và họ phải bắt Ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhưng cuối cùng ông lại bị xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Không biết Nhật đã xử công dân của họ tội đưa hối lộ thì tại sao lại không có người nhận hối lội ở VN |
Đó là một vụ vừa là bê bối vừa là là sự hấp dẫn đầy mê hoặc của thời đại! | Xăm mình: Nghệ thuật "nổi loạn" có nguồn gốc quý tộc | Một nghệ nhân xăm hình cho khách phương Tây tại Nagasaki hồi 1881, trong lúc các kỹ nữ geisha pha trà Vào năm 1881, cháu trai của Nữ hoàng và là vị vua George V trong tương lai, khi đó mới 16 tuổi, nhận được nghi thức bước qua tuổi vị thành niên của rất nhiều bạn trẻ thời đó: xăm hình chú rồng màu đỏ và xanh lên cánh tay, hình xăm do một hoạ sĩ từ Yokohama thực hiện. Trên báo chí tại quê nhà, lời đồn thổi đầy rẫy hàng tuần lễ, cho rằng hoàng tử trẻ sẽ sớm có hình xăm như thú vui thời thượng đó. Một số bài báo viết rằng hoàng tử đã có một hình xăm mũi tên lớn phía dưới mũi. Tin vào các bài báo về hình xăm như vậy khiến thân mẫu chàng là Hoàng hậu Alexandra của Đan Mạch, viết cho hoàng nhi một lá thư đầy phẫn nộ. Hoàng tử không có hình xăm nào trên mặt cả. Nhưng cánh tay có xăm hình của chàng lần đầu tiên đã xuất hiện trước công chúng khi chàng gặp mặt Hoàng đế Minh Trị, như một dấu hiệu chấp nhận từ hoàng gia khiến trào lưu này ngày càng nổi tiếng. Sự hồi phục của Nhật Bản năm 1868 lần đầu tiên mở cánh cửa giúp quốc gia này giao thương với phương Tây sau nhiều thế kỷ. Gần như ngay lập tức, nhu cầu với những sản phẩm đến từ Nhật Bản và cả văn hoá Nhật tăng vọt. Giới quý tộc giàu có Châu Âu bắt đầu trở về quê nhà với những hình xăm nghệ thuật trên cơ thể. Giờ đây, tin tức về hình xăm của hoàng tử đã thiết lập cả ngành công nghiệp xăm mình thời thượng ở Anh Quốc, Pháp và thậm chí Hoa Kỳ: nó trở thành sự thể hiện đẳng cấp xã hội - và thể hiện khả năng chi trả cho thú chơi đó. "Việc vị vua tương lai xăm mình là một khoảnh khắc nổi tiếng đến nỗi có cả một bức tranh làm quà tặng nhân dịp đám cưới của Vua George hồi năm 1893, mô tả lại cảnh quan lúc xăm mình ra sao," Matt Lodder, giảng viên ngành nghệ thuật đương đại ở Đại học Essex nói. "Nếu để ai ai cũng biết quý vị là người giàu có, đã tới Nhật Bản, thì việc cần làm là quý vị cần phải quay về với một hình xăm." Tuy Vua George được coi như người dẫn đầu trào lưu thời đó, nhưng ông chỉ là người tiếp tục một mô hình đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Từ thời Julius Caesar, Anh Quốc đã nhiều lần khiến nghệ thuật xăm mình trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Người thổ dân đảo Palau, trong đó có Vua Abba-thulle, trong một hình vẽ hồi 1844 Các chiến binh xăm mình Hình xăm được cho là đầu tiên trong lịch sử có từ 5.000 năm từ thời có dấu tích của Người băng Otzi, một xác ướp được tìm thấy trong dãy Alps trải dài từ Áo đến Ý. Nhưng ở Châu Âu, người Anh thuở ban mới là những người làm nghệ thuật này nổi tiếng: khi Đế quốc La Mã xâm chiếm Anh năm 55 trước Công nguyên, họ tìm thấy những người bản địa rực rỡ trong nghệ thuật vẽ cơ thể. Caesar viết về Chiến tranh xứ Gallia như sau, "tất cả người Anh đều vẽ trên cơ thể bằng màu cây tùng lam, tạo ra màu xanh, và khiến sự xuất hiện của họ trên chiến trường trông càng thêm kinh khủng." Những hiệu ứng khi xuất hiện của các chiến binh Anh khiến họ nổi tiếng khắp Châu u với tên gọi Pretani, một từ gốc Celtic có nghĩa là những kẻ "vẽ mình" hoặc "xăm mình". Từ đó, cái tên "Britain" (tức Anh Quốc) ra đời. Một số người nói rằng người Anh thời đó chỉ vẽ thôi, chứ không xăm mình. Các học giả La Mã sau đó cũng bị thuyết phục tin rằng những người Caesar thấy chỉ là hình vẽ với mực. "Một phần vùng đó bị chiếm giữ bởi những kẻ mọi rợ mà từ thời tuổi thơ đã vẽ những hình khác nhau về động vật lên cơ thể, vì thế khi người đàn ông lớn lên, dấu vết vẫn còn trên cơ thể anh ta," Gaius Julius Solinus viết vào Thế kỷ thứ ba. "Điều đó chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc họ coi đó như bài kiểm tra sự kiên nhẫn xem ai có thể vẽ được nhiều nhất lượng màu xăm lên chân tay thông qua những vết sẹo vĩnh viễn." Khi người Norman đến vào năm 1066, họ cũng khám phá ra là người Anh yêu thích nghệ thuật xăm mình. Vào Thế kỷ 12, nhà biên niên sử William của xứ Malmesbury mô tả hình xăm là một trong những cách thức mà người Norman học được từ dân bản địa. Hình xăm đã trở nên phổ biến ngày nay Theo chân nhà thám hiểm Nhưng lịch sử hiện đại của nghệ thuật xăm mình của người Anh bắt đầu với việc xâm chiếm thuộc địa ở Châu Mỹ. Nhà thám hiểm và chủ tàu Martin Frobisher đã thực hiện nhiều chuyến hải hành đến Tân Thế giới từ năm 1576 đến 1578. Ông phát hiện ra việc xăm mình là chuyện phổ biến trong các tộc người thổ dân Châu Mỹ bản địa, từ vùng Canada ngày nay trải dài xuống phía tây nam. Vào năm 1577, nhà thám hiểm Frobisher bắt giữ ba người thuộc tộc Inuit và mang họ về, dắt đi trưng bày khắp Anh Quốc từ Bristol đến London - thậm chí còn dẫn họ đến cung điện cho Nữ hoàng Elizabeth xem mặt. Công chúng bị sốc vì những hình ảnh được xăm vẽ trên cơ thể họ. Để khiến họ bớt sợ hãi, hoạ sĩ John White được thuê vẽ chân dung của những tù nhân người Inuit và so sánh với những hình vẽ cơ thể của người Anh cổ đại, dựa trên những dữ liệu từ các học giả La Mã. "Đó là những hình ảnh đáng kinh ngạc mà ông chuyển hoá từ những mô tả cổ xưa của người Anh cổ đại, miêu tả lại chúng dưới dạng những hình xăm đặc biệt và hơi ngớ ngẩn," Lodder nói. "Những con sư tử khổng lồ trên bụng, hay hình xăm mặt trời và hoa dành cho phụ nữ. Họ đã làm để cho những người đã bị đưa đến đây thấy họ không khác gì với chúng ta cả." Những người Inuit của Frobisher đã khơi gợi sự thích thú với nghệ thuật xăm mình cả ở Anh và Châu Âu trong thế kỷ 16. Vô đề, 2011, tác phẩm xăm của Họa sĩ Thea Duskin Dấu ấn từ cuộc hành hương Trào lưu này lan rộng cùng với sự thương mại hoá các chuyến hành hương đến Vùng Đất Thánh. "Nó trở thành thứ phải làm khi tham gia một chuyến hành hướng từ phương Tây đến Jerusalem và trở về nhà với một hình xăm - một dấu hiệu chứng minh cuộc hành hương của bạn," Lodder nói. "Không có nhiều hình vẽ từ thời đó còn sót lại, nhưng chúng thường là những bức tranh khá lớn. Về cơ bản chúng khá giống hình xăm trên vai của các cầu thủ bóng đá." Nghệ thuật xăm mình trở nên phổ biến trong suốt Thế kỷ 16, 17 và 18 ở Anh, đến nỗi hình xăm đã xuất hiện cả trong những phiên toà. Vào tháng Một 1739, tờ Bưu điện Buổi tối London (London Evening Post) tường thuật việc ra phán quyết đối với một tên trộm 15 tuổi, bị cáo buộc có một hình xăm cực kỳ bạo lực trên ngực. "Trên ngực hắn ta, đóng dấu bằng mực Ấn Độ là hình ảnh một người đàn ông với thanh kiếm trong tay và một khẩu súng nhả đạn ở tay kia, với một biểu tượng trên miệng người đàn ông, "Chúa nguyền rủ các ngươi!" Câu chuyện được mô tả ngạt thở." Đây là sự vô lại lẽ ra phải bị che giấu, nhưng đã có người phát hiện ra, hắn được yêu cầu phơi ngực trần trước toà, và tại đó mọi người đều bị sốc vì hình ảnh khác thường trên người tên vô lại đó." Truyền thống hình xăm hành hương tiếp tục đến thế kỷ 19 và đó là bối cảnh Hoàng tử xứ Wales, sau này là Vua Edward VII, đã bí mật xăm mình với hình chữ thập ở Jerusalem vào năm 1862. Nhưng bản thân từ "hình xăm" (tattoo) tự nó lại có xuất xứ khá mới mẻ trong từ điển tiếng Anh, một di sản từ các cuộc hành trình trên biển của thuyền trưởng James Cook đến các hòn đảo ở Thái Bình Dương vào cuối Thế kỷ 18. Gangster vùng Iberia (Mara Salvatrucha), San Salvador, 2008 Trong khi từ này đã tồn tại trong tiếng Anh từ cuối thập niên 1600, ban đầu là "beating a tattoo" có nghĩa trong từ điển là "đánh trống". Mãi cho đến hành trình của Thuyền trưởng Cook đến Tahiti năm 1769, hình thức xăm vẽ trên da vẫn còn được gọi là chích, đánh dấu hoặc nhuộm. Tuy nhiên, những người Tahiti sử dụng từ "tatau" để miêu tả việc họ sử dụng những cây và đập vào những thanh có hình dạng giống lược với đầu mũi kim gắn bên trên. Cook ghi nhận điều này trong nhật ký và qua nhiều bạn bè, từ này cuối cùng du nhập vào tiếng Anh là "tattoo" (xăm). Hình xăm và án thừa kế Khi đặt tên mới cho nghệ thuật xăm mình, người Anh lần đầu tiên đã thương mại hoá nghệ thuật này trong thế giới phương Tây, kích thích sự bùng nổ trào lưu khách du lịch xăm mình ở Nhật Bản - và bằng một vụ án đặc thù khiến cả thế giới chú ý. Vào năm 1854, nhà quý tộc Roger Tichborne mất tích trên biển, được cho là đã chết trong một vụ đắm tàu. Mười hai năm sau, điều kỳ diệu xảy ra khi ông xuất hiện tại Úc và giong buồm trở lại London. Cuộc trở về của Tichborne không được những người anh em ở quê nhà chấp nhận. Khi người mẹ của họ mất, vì ông là đứa con được hưởng thừa kế tài sản của gia đình, các anh em ông đã khởi kiện, cho rằng ông chỉ là một kẻ giả mạo. Vụ án Tichborne hồi đầu thập niên 1870 là một vụ gây xôn xao, được báo chí khắp thế giới tường thuật. Vụ án cuối cùng đã có kết luận trong một phiên toà được mô tả trong loạt phim truyền hình dựng dựa theo các tác phẩm của nhà văn Dicken. Hoá ra khi còn trẻ, tại trường nội trú, Tichborne đã được bạn bè xăm mình; khi quan toà yêu cầu ông tiết lộ hình xăm, ông không thể trưng hình xăm đó ra. Tichborne giả hiệu bị lật tẩy thực ra là con trai một chủ hàng thịt, tên thật là Arthur Orton và sau đó người này bị tống giam 14 năm tù. Xăm mình tại phòng tắm hơi Cuộc săn lùng tin tức của giới truyền thông đã giới thiệu nghệ thuật xăm mình đến với đông đảo độc giả khi một số tờ báo viết bài cho rằng tất cả trẻ em nên được xăm hình gì đó, phòng khi chúng mất tích trên biển. Một doanh nhân tên Sutherland Macdonald quyết định sẽ kiếm tiền từ việc này. Macdonald là một hoạ sĩ tài hoa và cựu sĩ quan trong quân đội trong cuộc chiến Anh-Zulu. Ông học xăm mình bằng cách xăm các hình cho đồng đội. Khi trở về và làm chủ một nhà tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực West End thời thượng của London, Macdonald bắt đầu giới thiệu dịch vụ xăm mình như một hoạt động thương mại, cũng là cửa hàng xăm đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử. Công việc kinh doanh này cực kỳ thành công. "Sự hứng thú của người Anh với phương Đông đóng góp một phần lớn vào việc này," Lodder nói, và phòng tắm hơi của Macdonald là một chút biến tấu khá hay. "Không chỉ có các dịch vụ của người Nhật là đắt khách nhất Châu Âu, mà bạn còn có cả một bối cảnh "phong cách Á đông" với những khách hàng là người giàu có đi lại, trần truồng như nhộng." Vào thập niên 1880, công việc kinh doanh của Macdonald phát triển khi ông tận dụng sự chú ý của công chúng với hình xăm trên người Hoàng tử George. Macdonald tự giới thiệu mình là hoạ sĩ, và đã xăm mình cho những người giàu và nổi tiếng khắp thế giới từ Hoàng đế Đan Mạch đến Quân vương Patiala. Tên tuổi ông và cửa hiệu xăm xuất hiện trên báo chí từ Ba Lan đến Pháp, Đức và thậm chí cả New Zealand. Những khách hàng thậm chí đòi hỏi những hình xăm chi tiết hơn, từ mô phỏng lại những bức tranh nghệ thuật Châu u trong phòng khách đến những cảnh săn bắn, ông đã sáng chế ra máy xăm tự động đầu tiên vào năm 1890, một năm trước khi máy xăm được đăng ký sở hữu trí tuệ ở Hoa Kỳ. Xu hướng xăm mình của giới quý tộc Anh sau đó đã lan rộng khắp các vùng Đại Tây Dương: tờ báo New York Herald tuyên bố vào năm 1897 rằng "thú vui xăm mình từ London đã lan ra tới New York". Tầng lớp trung lưu người Mỹ bắt chước những tầng lớp thượng lưu ở Anh, và các nghệ sĩ xăm mình bắt đầu xuất hiện khắp New York. Từ lúc nghệ thuật xăm mình được coi như trào lưu "mới" ở cả hai bờ Đại Tây Dương, gần như mỗi thập niên trôi qua, các khảo sát đều cho thấy cứ ba người lớn ở Anh lại có một người xăm mình. Nghệ thuật này không mới như chúng ta tưởng, mà hẳn mọi người đều đồng ý rằng nó xuất hiện ở người Anh từ thời Caesar. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future. |
Việt Nam có vị trí địa chính trị rất quan trọng ở khu vực, do vậy tiếng nói của đoàn Việt Nam sẽ đóng vai trò tại Đối thoại Shangri-La 2019, khách mời nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 30/05/2019. | Căng thẳng Mỹ-Trung sẽ bao phủ Đối thoại Shangri-La 2019 | Đối thoại Shangri-La 2019 diễn ra từ ngày 31/5 đến 2/6 tại Singapore Singapore 'đã bỏ xa Việt Nam' nhiều năm Đại diện VN sẽ 'trầm lặng' dự Đối thoại Shangri-La? Đối thoại Shangri-La: VN 'khó phát biểu chung chung' Trước tiên từ Pháp, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn cho rằng "nội dung của Đối thoại Shangri-La năm nay quan trọng cho Việt Nam". Không đánh giá cao vai trò tích cực của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch khi tham dự Đối thoại Shangri-La lần này, ông nói: "Đại diện Việt Nam đến tham dự theo tôi nghĩ ông ta đến phần nhiều chỉ để nghe chứ không có phát biểu." Bình luận tại chỗ về ý kiến trên của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, nhà báo Thục Minh - cựu phóng viên báo Thanh Niên và có 10 năm tường thuật Đối thoại Shangri-La, tham gia tọa đàm từ Thụy Sĩ, nói: "Theo tôi thì đoàn Việt Nam luôn luôn tham gia Đối thoại Shangri-La với một tinh thần rất tích cực. Nếu ai đó nói rằng đoàn Việt Nam thụ động thì tôi không đồng tình lắm." "Từ năm 2009 tôi đã thấy Việt Nam tham dự có một bài phát biểu rất là nghe được và trả lời những câu hỏi của đại biểu tôi cho là xuất sắc và có thể tạo được thiện cảm của cộng đồng quốc tế, của các đại biểu tại chỗ. Bà lấy ví dụ: "Năm đó (2009) Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bị hỏi rất nhiều câu trong đó có ba câu rất quan trọng là chuyện Việt Nam mua tàu ngầm Kilo của Nga; thứ hai là Việt Nam cải tạo, cải thiện các điều kiện sống, điều kiện môi trường, điều kiện hạ tầng của các hòn đảo trên vùng biển Trường Sa; vấn đề thứ ba các đại biểu quan tâm là Việt Nam có cho quân đội nước ngoài đóng quân ở Việt Nam hay không. "Thì ba câu trả lời Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trả lời rất xuất sắc." Nhà báo Thục Minh cho rằng Việt Nam luôn luôn tham gia Đối thoại Shangri-La rất tích cực "Đặc biệt bùng nổ là đến năm 2011 khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của mình thì lúc đó Việt Nam có những vận động hành lang rất lớn và ngay cả trên bàn hội nghị. "Thứ nhất là Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu ngay trong phiên tổng thể và phát biểu của ông rất tốt và trả lời các câu hỏi được đánh giá rất cao. Trong khi đó thì Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã có thể nói là xé rào tổ chức một cuộc họp báo mà thậm chí không dám nói rằng đó là một cuộc họp báo mà chỉ nói là cuộc gặp gỡ các nhà báo có quan tâm đến Việt Nam." "Ở đó Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trả lời rất nhiều câu hỏi và tôi cho rằng xuất sắc." "Tôi cho là Việt Nam có một vài năm chúng ta không tham gia phát biểu nhưng thực sự trên thực tế là sau vận động hành lang chúng ta luôn đăng ký phát biểu nhưng có một số trường hợp là chúng ta không được phát biểu," bà Thục Minh nói thêm. "Những phát biểu của Việt Nam ở Shangri-La tôi cho là rất tích cực, rất được đồng tình, rất được ủng hộ." Đánh giá về bài phát biểu của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tại Đối thoại Shangri-La 2018, nhà báo Thục Minh nói: "Khách quan mà nói, bài phát biểu năm 2018 tôi thấy nó hơi thiếu điểm nhấn, nó nhạt hơn những bài của những năm trước." Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (phải) gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen (trái) ở Singapore, 29/5 Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc thăm Việt Nam Từ Sài Gòn, nhà báo tự do Nguyễn An Dân bình luận về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa từ ngày 27-29/05, nói: "Theo tôi, ông Ngụy Phượng Hòa đến Việt Nam để có hai vấn đề. "Vấn đề thứ nhất là Trung Quốc đánh giá rằng sức khỏe của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ ảnh hưởng đến chính sách và phát ngôn của đoàn Việt Nam tại đối thoại Shangri-La. Thứ hai là căng thẳng Mỹ - Trung bây giờ ảnh hưởng tới Shangri-La rất là nhiều." "Nếu mà chính sách quân sự của Trung Quốc và Mỹ ảnh hưởng ở Shangri-La thì thái độ của đoàn Việt Nam sẽ đóng vai trò lớn. Thành ra Trung Quốc cử đoàn qua để mong rằng Việt Nam sẽ giảm đi những phát biểu có thể gây bất lợi cho hình ảnh của Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La." Căng thẳng Mỹ-Trung bao phủ Đối thoại Shangri-La Trước câu hỏi liệu căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có phủ bóng lên Đối thoại Shangri-La lần này hay không, nhà báo Nguyễn An Dân nêu quan điểm: Hoa Kỳ muốn cảnh cáo TQ ở Biển Đông? 'VN không tham gia Chiến lược Ấn Độ-TBD' Hoa Kỳ đổi tên Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương "Chắc chắn là nó sẽ phải phủ bóng lên Đối thoại Shangri-La. Tại vì căng thẳng thương mại, căng thẳng tình báo và căng thẳng ngoại giao thì tất yếu sẽ đưa đến căng thẳng về quân sự." Nhà báo tự do Nguyễn An Dân Đồng quan điểm, nhà báo Thục Minh nói: "Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc ảnh hưởng rất nhiều, khắp thế giới người ta nói về điều đó và ở đâu người ta cũng lo ngại về những ảnh hưởng lên kinh tế, lên các mối quan hệ. Tại Shangri-La lần này cũng vậy thôi, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long là người phát biểu dẫn dắt ông cũng sẽ đề cập vấn đề đó." Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc sẽ phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2019, và là lần đầu tiên kể từ năm 2011 Trung Quốc cử bộ trưởng quốc phòng tham dự diễn đàn này. Bình luận về sự kiện này, nhà báo Thục Minh nêu quan điểm: "Năm 2011 khi Trung Quốc cử bộ trưởng quốc phòng tới là họ gây hấn đủ thứ trên Biển Đông và họ đưa bộ trưởng quốc phòng tới giống như là họ đưa ra một thông điệp nào đó." "Còn lần này thì không có những động thái của Trung Quốc về vấn đề quốc phòng mà Trung Quốc cử bộ trưởng quốc phòng đến thì là gì? "Đó là vấn đề chiến tranh thương mại," bà nhận định. "Tôi thì tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không có tham vọng như lần năm 2011 hoặc một số lần khác mà họ dùng những lời lẽ rất gay gắt sau những phát biểu của Mỹ," nhà báo Thục Minh nói thêm. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn Đánh giá về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn bình luận: "Khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ đến nay chưa thấy nó định hình ra như thế nào." "Ngoài những hiệp ước có trước giữa Mỹ với Nhật, Mỹ với Úc hay là đang trong vòng thương lượng giữa Mỹ và Ấn Độ thì tứ giác kim cương của Mỹ đến nay vẫn không thấy nó cụ thể như thế nào." Hàng hóa TQ đang bị đánh thuế nhập rất cao khi bán vào Mỹ Do đó, theo nhà báo Thục Minh, "Đối thoại Shangri-La lần này người ta hy vọng đương kim bộ trưởng quốc phòng Mỹ sẽ nói rõ hơn về chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương." Năm 2020, Việt Nam sẽ là chủ tịch ASEAN; vì vậy, Việt Nam tham dự Đối thoại Shangrila, theo nhà báo Thục Minh thì "bên cạnh vấn đề họp Shangri-La chúng ta sẽ có những động thái để chuẩn bị cho vai trò của ASEAN năm sau nữa." "Trên nghị trường chính thức chúng ta sẽ không thấy nhiều động thái lắm của Việt Nam nhưng mà ở đằng sau đó sẽ có những chuyển động và những cuộc gặp gỡ để chuẩn bị cho bước của Việt Nam sang năm." Được biết, trong chuyến thăm Washington gần đây, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền của Hoa Kỳ, Patrick Shanahan. Một thông cáo báo chí của chính phủ Mỹ hôm 23/05 cho hay "hai nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng một quan hệ đối tác toàn diện, mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và VN, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, sẽ thúc đẩy an ninh khu vực và toàn cầu và sự phát triển kinh tế". Xem thêm: Tàu chiến Mỹ tới sát vùng Philippines-TQ tranh chấp Biển Đông: Philippines không bỏ phán quyết PCA Xem lại: TQ phô trương hải quân ở Biển Đông |
Chỉ trong vòng mấy chục tiếng đồng hồ kể từ khi xảy ra biến cố, hàng trăm triệu độc giả của báo chí và các hãng tin tức, truyền thông trên thế giới đã đọc được những sự kiện diễn ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội của Việt Nam. | Đồng Tâm - Thảm họa, nguy cơ và cơ hội của Việt Nam | Đồng Tâm, điểm nóng tranh chấp đất đai từ tháng 4/2017 đột ngột nóng lên trở lại vào thượng tuần tháng 01/2020 (Hình minh họa trên Nhân Dân TV YouTube) Riêng các trang web và dịch vụ cấp thông tin về thời sự Việt Nam từ BBC cho đến YouTube đã được hàng triệu views từ Việt Nam, phản ánh sự quan tâm của nhiều người Việt Nam trong nước về vụ việc. Trong khi đó, các cơ quan chức năng của bộ máy nhà nước Việt Nam đang theo một hướng rõ: kỹ càng kiểm xuất thông tin một cách toàn diện và đầy mạnh quan điểm rằng vụ Đồng Tâm nên và thậm chí chỉ có thể được hiểu là một vụ "gây rối" của một số kẻ tại một địa phương. Bàn Tròn Thứ Năm: Mô hình giải quyết xung đột vụ Đồng Tâm - những dấu hỏi Đồng Tâm: 'Bộ Chính trị và Quốc hội VN cần họp gấp' 'Tôi không tin vụ Đồng Tâm là chủ trương của Bộ Chính trị' Là một người ngoài cuộc và thiếu thông tin chi tiết, khả năng của tôi để phân tích vụ việc này đương nhiên là hạn chế. Sông, tôi cũng nghi ngờ về về vụ việc này, nhất về ý nghĩa và hậu quả của nó - không chỉ đối với địa phương Đồng Tâm mà đối với cả nước. Có ba nhận xét và một kiến nghị xin chia sẻ với các độc giả quan tâm. Là thảm họa Những sự kiện đã và còn tiếp diễn ở Đồng Tâm là một thảm họa - một thảm họa trong nhiều khía cạnh. Một thảm họa cho những nạn nhân, cho cộng đồng Đồng Tâm, và đối với những gia đình và người thân của bốn người được công bố thiệt mạng và số người đã bị thương khác. Và trong một số khía cạnh cũng là thảm họa cho Việt Nam. Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’ Đồng Tâm: Dân bị thiệt hại có đòi được 'bồi thường'? Bàn Tròn Đặc Biệt: Đồng Tâm - điểm nóng đầu tiên năm 2020 của VN Dù trong một trường hợp như thế này chúng ta có thể muốn đứng về một bên, chúng ta nên chấp nhận cả người dân và những hộ gia đình của Đồng Tâm lẫn các thân nhân và gia đình của những sỹ quan Công An đã hy sinh đều là nạn nhân... Nói như vậy không làm giảm tầm quan trọng của các vấn đề pháp lý, đạo đức và chính trị. Đúng vậy, nhưng câu hỏi đặt ra là hy sinh cho cái gì, và đổ máu vì điều chi? Lãnh đạo Bộ Công Anh Việt Nam hôm 11/01/2020 thăm thân nhân, gia đình những cán bộ cảnh sát thiệt mạng trong biến cố ở Đồng Tâm hai hôm trước đó Về phía người dân Đồng Tâm, thì rõ ràng họ cho rằng những nỗ lực của họ là hoàn toàn chính đáng. Về phía chính quyền tuyến bố vụ việc là vấn đề thi hành luật pháp, dù có quá nhiều câu hỏi về tranh chấp mà còn chưa làm rõ. Trong mấy năm qua và nhất là từ năm 2017 cho đến tuần vừa rồi, riêng tôi đã ấn tượng về "kỹ năng chính trị" của những người đứng đầu cộng đồng và sự thuyết phục của các bài viết, các diễn văn, thông điệp gần đây. Gần đây nhất, những lời như "sẵn sàng chiến đấu" đã phản ánh sự tuyệt vọng và quyết tâm của người dân trong lúc họ thấy bạo lực nhà nước sắp xảy ra, dẫn đến tình trạng bị chính quyền xem là thách thức, coi người dân Đồng Tâm là những "đối tượng" cần bị "xử lý" bằng cách triển khai hơn một nghìn binh sỹ và các xe bán quân sự để thi công nhiệm vụ. Như một số quan sát đã bình luận rằng phía chính quyền đã đạt được mục tiêu ngắn hạn, nhưng về dài hạn chưa chắc có bên thắng nào cả. Về dài hạn, xã Đồng Tâm sẽ luôn luôn là biểu tượng của một thảm họa, tượng trưng một thời đoạn trong lịch sử của cộng đồng và cả nước Việt Nam, một điều thực ra thật quá đáng tiếc. Người dân Đồng Tâm sẽ cảm thấy thế nào khi các tòa nhà được xây trên ruộng đất mà dân đia phương đã bỏ sức qua bao nhiêu thế hệ để nuôi chính họ và góp phần cống hiến cho đất nước qua nhiều thời điểm? Người Việt Nam sẽ cảm thấy thế nào khi nghe tới tên Đồng Tâm trong tương lai? Rất có thể đa số người sẽ không nghĩ đến những từ "trận gây rối." Khi một xã hội đổ máu vì một bên có quyền muốn (bằng mọi cách) lấy mảnh đất của một bên yếu thì đó là thảm họa. Mà lại một nguy cơ lớn cho cả xã hội của Việt Nam và sự phát triển và tương lai của đất nước. Là nguy cơ Tường bao ở một khu vực tranh chấp đất thuộc xã Đồng Tâm xây ngay trong ngày 09/01/2020 theo phản ánh của truyền thông nhà nước Không cần đọc lại danh sách của vô số trường hợp to nhỏ khác nhau mà chúng ta biết tới để khẳng định vấn đề đất đai là một trong những vấn đề nóng nhất ở Việt Nam. Trường hợp của Đồng Tâm rõ ràng không phải là vấn đề riêng của một xã, mà phản ánh một tình trạng của một đất nước đã kéo dài nhiều thập niên. Đồng Tâm: Bạo lực trước Tết và đối đầu trên mạng Cách ứng xử với Đồng Tâm là 'sai lầm về chính sách'? Vai trò của tòa án ở đâu trong vụ Đồng Tâm? Và chúng ta thấy rõ, những hạn chế của Việt Nam trong việc giải quyết những tranh chấp và xung đột về đất đai đã và còn có nhiều tác động xấu cũng như mang lại những rủi ro cho xã hội, và tác động xấu đến chính trị nữa. Đại đa số các tranh chấp về đất đai ở Việt Nam có những yếu tố chung, như ép thậm chí cưỡng bước bán rẻ, đền bù ít, làm giàu cho một số nhóm. Như ai cũng biết, vấn đề này không chỉ có ở Việt Nam. Ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc và một số nước khác, sự kết hợp của những yếu tố này trong một bổi cảnh thế chế thiếu minh bạch vắng mặt một cơ chế pháp quyền dẫn đến những xung đột hết sức gay gắt. Chúng ta phải nắm rõ rằng những tranh chấp và xung đột về đất đai là một nguy cơ cho toàn xã hội: người công dân mất đất, mất khả năng kiếm sống, bên lấy đất có lợi, mà cả nền kinh tế lẫn chính trị bị xem là một lĩnh vực bẩn thỉu. Muốn nâng cao năng suất của đất đai là một điều. Nhưng phải có cách làm cực kỳ minh bạch, đạo đức, hợp pháp và xứng đáng với một xã hội công lý. Là cơ hội Đồng Tâm là thảm họa. Đồng Tâm là một nguy cơ. Nhưng Đồng Tâm cũng là một cơ hội để cho cả nước Việt Nam nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai một cách hiệu quả hơn vì lợi ích của toàn xã hội và tất cả mọi bên. Tìm hiểu về vấn đề đất đai, dễ thấy những giải pháp đối với vấn đề này yêu cầu ít nhất hai điều. Vũ khí tự tạo, tự chế và tự trang bị sử dụng trong xã Đồng Tâm để 'chống người thi hành công vụ', theo cáo buộc của chính quyền, công an và phản ánh trên truyền thông nhà nước Việt Nam Thứ nhất, một yếu tố mà không thể thiếu được là sự quyết tâm chính trị để giải quyết vấn đề này và làm thế phải hiểu được tầm quan trọng và nguy cơ của vấn đề và thực sự đại biểu cho lợi ích của từng cộng đồng, từng công dân. Chắc chắn những cộng đồng như Đồng Tâm đã không thiếu sự quyết tâm chính trị vì họ thấy là chính cuộc sống của họ bị đe dọa. Đồng ý hay không với cách biểu hiện sự quyết tâm của họ và sự phản đối quyết liệt của dân Đồng Tâm, sự phản đối và quyết tâm để bảo vệ các quyền mà họ cho thấy là hoàn toàn chính đáng và nên được lắng nghe. Thứ hai, một yếu tố có tính cách kỹ thuật hơn. Thay vì cho phép chính quyền các địa phương áp dụng những phương pháp bạo động, hãy phát triển những thế chế và cơ chế để xử lý vấn đề này hiệu quả hơn. Việc cải cách thế chế thường là một quá trình dài hạn và rõ ràng rằng có một số việc phải làm ngay. Trong đó, theo tôi, có việc tiếp cận kinh nghiệm của các nước có thể chế, cơ chế hiệu quả trong lĩnh vực này như Hàn Quốc và Đài Loan hay các nước khác. Giới lãnh đạo cũng như cộng đồng, xã hội phải tìm kiếm cho được sự can đảm chính trị để giới thiệu các mô hình từ quốc tế làm sự hướng dẫn thực tế về vấn đề này để giải quyết các tranh chấp đất đai. Câu chuyện có được một quá trình hòa giải với Đồng Tâm có thể sẽ phức tạp hơn. E rằng ở đây sẽ mãi là một cộng đồng không được vui. Có câu nói rằng trong lịch sử của nhân loại, đã chưa bao giờ có việc một mảnh đất lấy từ một bên sang một bên khác bằng cách thật thà. Dù câu này chắc đã được phóng đại đến một chừng mực nhất định nào đi nữa, thì người dân của một nước mà đã từng bị xâm lược, trải qua thời thuộc địa và các cuộc kháng chiến, và đã kinh qua cả thời bao cấp cũng biết câu này đang nói về điều gì. Ông Lê Đình Kình (hay Cụ Kình theo cách gọi của người dân địa phương), cựu chiến binh, cựu cán bộ xã, thiệt mạng trong biến cố bạo lực ngày 09/01/2020 sau khi chính quyền, công an và các lực lượng vũ trang tấn công vào xã Đồng Tâm Dù câu hỏi có vẻ buồn cười, nhưng vấn đề nó nêu ra mang một tầm quan trọng sâu sắc cho xã hội. Hiện nay ở Việt Nam, trong một thời điểm mà các nhóm lợi ích và các nhóm lũng đoạn chính sách đang cực kỳ làm giàu thì câu nói này chắc chắn là không xa góc nhìn của người dân Việt Nam mà đã phải chịu áp lực về chuyện phải bán hay mất đất. Việc Việt Nam có tăng trưởng khá cao, dù nước này thực ra vẫn đang vẫn còn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp theo tiêu chuẩn quốc tế, là điều đáng khích lệ. Nhưng chúng ta phải nhìn rõ rằng chỉ riêng tăng trưởng, chỉ riêng làm giàu đơn thuần thôi, sẽ chẳng nói lên điều gì về phúc lợi xã hội, về bền vững mội trường, hay hiệu quả, chất lượng phát triển của đất nước. Một tư duy khác Tiêu chuẩn quan trọng nhất về sự hiệu quả của một nhà nước là hiệu quả của nó trong việc đảm bảo nâng cao và cải thiện mức sống của công dân. Làm như thế trong một bối cảnh của một xã hội đang thay đổi nhanh là không dễ. Khi một nhà nước có hành vi bị xem là không phục vụ những lợi ích cơ bản của dân, của xã hội, của quốc gia, mà chỉ hay chủ yếu chỉ được xem là hoạt động phục vụ cho một hay một số nhóm lợi ích thì điều đó vô cùng tai hại và khiến cho người dân thường thấy như họ đang bị trùm côn đồ hoặc mafia áp chế. Trong kinh nhiệm nghiên cứu về Việt Nam của tôi, một trong những điểm nhạy cảm nhất, làm cho người dân Việt Nam và mạng xã hội bức xúc nhất chắc chắn là vấn đề tham nhũng, như chính đương kim Tổng Bí thư đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận. Một điểm nhạy cảm khác chắc chắn là nhận thức rộng rãi (có thể được xem là đúng hay chỉ đúng một phần) rằng chính quyền Việt Nam hay nhiều người trong chính quyền Việt Nam nhiều khi biết mà không (muốn) nghe. PGS. TS. Jonathan London tin rằng Việt Nam có thể biến đổi kinh nghiệm Đồng Tâm từ một thảm họa thành một cơ hội, nếu tiếp cận tư duy mới, cách thức mới hợp lý hơn để xử lý vấn đề Là người quan sát chính trị Việt Nam tôi biết quan điểm này cũng hết sức nhạy cảm. Song vụ việc ở Đồng Tâm chắc hàm ý rằng kỹ năng lắng nghe của chính quyền, nhà nước còn thiếu hay ít nhất là không đồng đều qua các lĩnh vực và địa phương. Trong một bối cảnh như thế chúng ta không nên quá vội vã trong việc coi một trường hợp như Đồng Tâm một trận "gây rối." Vì sao? Vì đúng ra về mặt bản chất, vấn đề của Đồng Tâm nói đến một vấn đề chung của đất nước. Muốn giữ động thái xây dựng nhất thì hãy nhận ra cơ hội và hãy có tư duy, cách làm khác cùng nỗ lực để làm cho Đồng Tâm trở thành một bước ngoặt trong lịch sử đương đại của đất nước Việt Nam. Làm như vậy mới vượt qua nỗi đau và căng thẳng của thảm họa Đồng Tâm và cùng nhau tiến tới một xã hội Việt Nam văn minh và công bằng như đại đa số người Việt Nam đều muốn và đã chờ đợi từ xưa đến nay. Bài viết thể hiện văn phong bằng tiếng Việt và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, Phó Giáo sư, Tiến sỹ về Chính trị kinh tế học và Xã hội học tại Đại Học Leiden, Hà Lan. |
Hai tuyển thủ bóng đá quốc gia Phạm Văn Quyến và Lê Quốc Vượng đã bị bắt khẩn cấp và khởi tố bị can, trước mắt là vì hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc. | Nghĩ về bóng đá Việt Nam | Hai cầu thủ này hiện đang chịu quyết định tạm giam 4 tháng trong khi cơ quan điều tra đang tiếp tục lần theo vụ án về nghi vấn bán độ trong giải bóng đá khuôn khổ Sea Games 23. Văn Quyến và sau này là Quốc Vượng là hai cái tên từng được hàng triệu người Việt Nam ngưỡng mộ và do vậy, vụ nghi án bán độ có mặt hai cầu thủ này đã thu hút sự chú ý đặc biệt của báo giới. Dư luận bức xúc nhất là vì tình trạng bán độ đã xảy ra lâu nay trong bóng đá Việt Nam mà chưa ai làm gì để chấn chỉnh. Huấn luyện viên đội Hoàng Anh Gia Lai Nguyễn Văn Vinh nói đây là cơ hội để chấn chỉnh lại ngành bóng đá, và không nên vì kiêng dè các ngôi sao 'lắm tài nhiều tật' mà làm ảnh hưởng tới tương lai bóng đá Việt Nam. "Đây là bài học vô cùng quý giá để làm trong sạch hệ thống, nếu không thì sẽ không bao giờ phòng tránh được những điều như vậy xảy ra trong tương lai". Bộ trưởng phụ trách Thể thao Việt Nam Nguyễn Danh Thái được báo Tiền phong trích lời nói rằng 'bóng đá Việt Nam chấp nhận làm lại từ đầu'. Câu nói của ông Thái chứng tỏ các cơ quan chức năng dưới áp lực của dư luận đã không thể để yên cho tệ nạn hoành hành thêm nữa. Và nó cũng là một sự thừa nhận rằng nền bóng đá trong nước đang hết sức cần được thay vào một luồng máu mới và sạch. Quý vị có ý kiến đóng góp gì về thực trạng và tương lai cho nền bóng đá Việt Nam, xin chia sẻ với chúng tôi tại vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải. ------------------------------------------------------------------------- Pham Hong, Hải DươngEm chỉ mới có 19 tuổi nhưng em hiểu và rất cảm thông với anh Quyết. Sai lầm của anh ấy cũng chỉ vì còn quá trẻ và nông nổi. Anh ấy đã biết lỗi, hy vọng mọi người sẽ rộng lòng tha thứ. Hãy nghĩ đến những gì anh ấy đã làm cho đội tuyển Việt Nam suốt trong thời gian trước Cà nhắcTôi tiên đoán sẽ có nhiều kết cuộc rất nhập nhằng, tránh né sẽ xảy ra vì "Theo quy định của FIFA đối với hành động sắp đặt tỷ số, mỗi cầu thủ Văn Quyến và Quốc Vượng có khả năng sẽ bị phạt tối thiểu 15.000 franc Thụy Sĩ (khoảng 11.000 USD) vì tội bán độ tại SEA Games 23. Và nếu hai cầu thủ vừa bị tạm giam này không có tiền, LĐBĐVN phải nộp phạt thay". Đúng là "bứt dây thì động rừng", không biết LDBĐ có còn bị "bứt" thêm Quốc Anh, Bật Hiếu và bao nhiêu cầu thủ nữa đây. Chỉ tội cho đội cầu Thái Lan đã thắng VN 3-0 mà chẳng biết có nên tự hào, còn đội cầu Myanmar chỉ thua VN có 1-0 mà vẫn không lượng được sức của mình, vậy hai đội hãy cùng tôi hô to " Việt Nam vô địch". Ngọc HânTôi hy vọng đây là chứng minh cuối cùng mà những người tự cho là mình có chút suy xét công tâm, phải nhận ra rằng bất cứ việc gì, dù chỉ là thể thao giải trí thôi mà bị những người cầm đầu đất nước này "xía vào" cũng trở thành nát bét. Việc nhỏ này họ làm cũng không xong thế mà có nhiều bạn vẫn tin rằng không có họ thì đất nước không có ngày hôm nay, vô tình phủ nhận nỗ lực của toàn dân đã vượt qua những khó khăn do họ gây ra, để chia sớt cho nhau cơm ăn, áo mặc, để dìu nhau bước theo sau các dân tộc láng giềng. Hãy giúp nhau ngước mặt nhìn đời các bạn ơi,đừng để bả vinh hoa, vật chất, ăn chơi sa đọa làm mê hoặc, ngoài thể thao còn nhiều thứ thiết thực cần cho đất nước mà chúng ta đã bị cướp mất từ lâu. Trực ngônChẳng lẽ cứ viện cớ "Chúng ta là một nước còn nghèo nên tình trạng tham nhũng và tiêu cực là không thể tránh khỏi" vậy thì cứ để đất nước này lao xuống vực đừng né tránh? Tôi không biết từ đâu phát sinh ra thứ đạo đức nếu yêu tổ quốc thì đừng phê phán, chê bai lầm lỗi, vậy thì căn cứ vào đâu để tìm ra lẽ phải mà sửa đổi để tiến bộ. Lại còn khích "Có thích thì cứ hành động đi", hành động gì? Đá banh hay đá bọn vô tích sự? Babyteu, Hà NộiTôi cũng là một Fan của môn Bóng đá và cũng là một Fan chung thành của đội tuyển Việt Nam. Nhưng qua những việc đã qua tôi thấy trong Trại tạm giam T16 Bộ Công an - Việt nam đã đủ một đội tuyển bóng đá rồi đấy chứ (cũng hơi quá) gồm Trọng tài Fifa, Huấn luyện viên đội tuyển và các cầu thủ trụ cột của đội bóng. Tôi nghĩ những việc BÁN ĐỘ đó là cả một dây chuyền, nhưng đáng trách ở đây là những cầu thủ không đá bóng vì mầu cờ sắc áo mà vì đồng tiền. Tôi nghĩ tất cả những người bán mình cho những đồng tiền bẩn áy phải bị xử lý nghiêm khắc để làm gương cho những người khác. Phải chấp nhận mổ sẻ để bóng đá có ngày tươi sáng hơn. Thanh Thanh, Tp HCMKhông thể nói các cầu thủ Văn Quyến, Quốc Vượng, Quốc Anh, Bật Hiếu... do nhận thức, trình độ văn hóa kém để đi làm cái chuyện động trời là bán độ khi mang màu cờ, sắc áo Tổ quốc được. Vấn đề màu cờ sắc áo không cần có trình độ văn hóa cao mới nhận thức được, nhất là lại ở môn thể thao vua là bóng đá. Theo tôi vấn đề là ở chỗ : Thứ nhất đó là nạn tham nhũng, tham ô, hối lộ ở Việt Nam quá tràn lan, quá kinh khủng, từ nhỏ tới to, từ địa phương đến Trung ương, trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Các cầu thủ không cần có văn hóa cao cũng thừa biết được điều đó. Thứ hai đó là sự thối tha, ung nhọt trong lĩnh vực bóng đá ở Việt Nam, từ các quan chức liên đoàn, các quan chức các Sở thể dục thể thao đến đội ngũ trọng tài, ban tổ chức, ban huấn luyện (những người thầy trực tiếp của các cầu thủ)... Thử hỏi cầu thủ hằng ngày, hằng giờ thấy những điều tái tai gai mắt như vậy mà không hư thì thật khó. Chỉ cần một cái "chặc lưỡi" : "Ồ người ta tham nhũng, ăn cắp tiền của dân, của nước hàng trăm, hàng ngàn tỷ đầy rẫy ra đấy, mình chỉ kiếm tí chút tiền tiêu thêm thì đã sao (hai mươi triệu đồng thôi mà) !" Thế là rồi! Bán độ !... Thật vô phúc cho các cầu thủ là lại làm chuyện đó ở cái chỗ quá nhạy cảm, đụng đến hơn tám muơi triệu con tim của người Việt Nam. Thế là xộ khám. Thật đáng thương cho các cầu thủ! Nguyễn Phong, Houston, USLại nghe điệp khúc "nếu yêu tổ quốc... thì hành động đi". Xin hỏi thật lòng: hành động gì đây? Các bạn ở trong nước mà không làm gì thì sao lại hỏi người khác làm gì? Các bạn có đủ mọi quyền tự do của hiến pháp ban cho, một truyền thống anh hùng cũng như một sự lãnh đạo sáng suốt và nhạy bén thì còn ai hơn các bạn nữa trong việc là người đi tiên phong. Thật sự chúng tôi, giới trẻ ở hải ngoại, không giỏi như các bạn nên cũng không biết làm gì ngoài kêu gọi cải cách; vì chúng tôi thấy mình không thể sánh bằng bác Võ Văn Kiệt mà bác Kiệt cũng chỉ có cách phát biểu và kêu gọi thôi chớ cũng không thấy có "hành động" gì cụ thể. Mong các bạn trong nước, đặc biệt các bạn ở Hà Nội, hành động cho tổ quốc được vẻ vang. Ví dụ đưa ra một giải pháp cụ thể để chống tham nhũng hay xây dựng ngành bóng đá VN cho mọi người được biết. Đỗ Ngọc Duy, Hà Nội, VNSao các bạn lại nhìn với thái độ thiếu tích cực như vậy? Chúng ta là một nước còn nghèo nên tình trạng tham nhũng và tiêu cực là không thể tránh khỏi. Bóng đá xét về môt góc độ thì cũng không nằm ngoài nó. Chúng ta nếu có yêu tổ quốc thì đừng có chê bai hoài nữa đi. Nghe não ruột quá. Có thích thì hành động đi. Truong Thanh, Moscow, NgaTheo tôi Văn Quyến và Quốc Vượng là phải cho đi tù để làm gương cho kẻ khác...Không nên tha thứ, không khoan hồng. Nguyễn Chủ Dân, Hà NộiKính gửi Quý Báo, Tôi theo dõi sát sao vụ Mua-Bán Độ U23 Bóng Đá Nam SEAGAME 23. Cảm xúc lẫn lộn: buồn vì vụ việc, vui vì đã khui ra chuyện, căm phẫn vì những người sống bằng tiền dân mà làm trái pháp luật, v.v... Chuyện Ông Lê Thế Thọ từ chức "có vẻ hợp lòng một số người" nhưng về lý mà nói tôi thấy không ổn. Báo chí nêu nhiều lỗi, người này người kia phát biểu nêu đích danh tên. Nhưng tất cả chỉ là thông tin chung chung, cá nhân của vài người, vài báo. Cần phải làm rõ vấn đề: Ông Thọ có tội/lỗi gì không? Hay chỉ là búa rìu dư luận? Ai là người có quyền kết tội/lỗi Ông Thọ? Xin lên tiếng! Tôi không dám nói tốt/xấu gì về Ông Thọ, cũng chẳng bà con hàng xóm gì cả, nhưng tôi bênh vực công lý & đạo lý. Có tội/lỗi thì quy kết, không thì phải trả lại danh dự cho công dâ! n. Ông Thọ cũng không nên chỉ vì "do sau SEA Games 23, cùng với vụ án bán độ bóng đá của U23 VN, một vài tờ báo trong nước đã chỉ trích ông Thọ rất gay gắt" mà xin từ chức. Về đạo lý, như thế là Ông Thọ thoái chí. Ta trong sạch & minh bạch, có gì phải làm vậy? Hay là Ông bị cấp trên "gợi ý làm vật tế thần"? Hay là Ông thực sự cũng có vấn đề??? Tôi thấy các cơ quan chức năng phải làm sáng tỏ, mới tâm phục & khẩu phục, đồng thời minh bạch thông tin. Mất một người tốt chỉ vì " một vài tờ báo trong nước đã chỉ trích ông Thọ rất gay gắt " thì thật không ổn tí nào. Xin hỏi VFF: Ông Thọ có làm tròn nhiệm vụ hay không? Nếu không, xin chỉ ra. Nếu có, tại sao phải từ chức? "Từ Chức" là một việc "xưa như trái đất" ở "phần còn lại của thế giới", nhưng họ từ chức có lý do. Còn ở ta, đây là một "hành độn g" rất mới nhưng có văn hóa. Vấn đề là cần có lý do thật. VFF phải "làm tới cùng" như phát biểu của chính các vị. Hồng Quân, Việt NamTham nhũng Việt Nam hiện đã quá ... bình thường, nghe các ban nói cũng chỉ thêm mệt. Nhưng riêng bóng đá, vẫn phải nói vì đây là môn thể thao “vua” ai cũng thích. Quan chức thì thích lợi dụng để “kiếm” và “an dân”. Rất đơn giản: quan chức bóng đá giàu lắm vì họ được tự “phân bổ” các nguồn tài trợ không qua cơ quan thuế. Đấu đá và bằng mọi giá giữ ghế là đượng nhiên. Cứ xem báo chí phải khó thế nào mới đẩy được tai ương bóng đá Mr. Th đi thì rõ. Còn “an dân” ư: các bạn đang bị cuốn vào thể thao “vua” mà bỏ qua rất nhiều tiêu cực, yếu kém khác đấy thôi. Chỉ có điều, các Quan khi đầu tư quá nhiều cho bóng đá để đánh bóng cho mình, lại không nghờ bị đá ngược vì mấy chú nhóc VQ, QV... chưa biết nể và sợ chính quyền. Chí tiếc tiền và niềm tin của DÂN đã bị mất và sẽ tiếp tục mất dài dài. Du học sinh VN tại PhiladelphiaTôi không biết tại sao Nghệ An (...nơi người ấy sinh ra...) có quá nhiều nhân tài nổi danh Việt Nam giống như bác: các cầu thủ bán độ bóng đá, các ông trùm ma túy lẫn số người lãnh án tử hình vì ma túy. Có ai giải thích giúp cho tôi vì sao không? Một thính giả ở CanadaTình trạng của bóng đá Việt Nam hiện nay cũng chính là cái nét chung toàn cục của xã hội VN. Chóp bu lãnh đạo thì bầu cử không dân chủ,trung gian thì vây cánh tham nhũng bảo kê kẻ xấu,ăn chặn ,cấp dưới thì con ông cháu cha lộng hành hỗn láo. Trong 1 môi trường như vậy thì không có gì lạ với những tiêu cực trong bóng đá VN.Giống như 1 cái xe lửa bị đặt trên 1 đường ray cố định,không thể có con đường nào khác. Tran Quoc Luan, Czech RepublicĐọc trang web này tôi thấy có nhiều bạn ở Hải Ngoại hậm hực với đất nước Việt Nam ta quá. Các bạn bị mất mát cái gì chăng hay là các bạn muốn thể hiện mình? Hay ai đó trả tiền để các bạn hậm hực với đất nước của mình? Các bạn nên nhớ là liên đoàn bóng đá trực thuộc trực tiếp FIFA đấy. Người Việt Nam chúng ta quả là có nhiều dạng người quá. Có những chiến sĩ cảm tưởng vì tổ quốc quyết sinh nhưng cũng có những cầu thủ đội tuyển quốc gia lại bán độ như Quyến và Vượng. Tôi chưa thấy ở dân tộc khác khi khoác áo đội tuyển quốc gia mà lại bán độ bao giờ cả. Chúng ta nên đặt câu hỏi cho chính người Việt Nam chúng ta: có đúng là người Việt Nam chúng ta có truyền thống yêu nước hay không ? Nguyễn Nam Long, Sài Gòn, Việt NamNghĩ cũng trớ trêu. Ông Hồ xưa kia hy sinh cả đời người để "cứu nước", nay đám con cháu trên chính quê hương Nghệ An ông lại mang tội "bán nước" ở một góc độ nào đó có thể quy tội như vậy. U23 là một thế hệ hoàn toàn sinh ra và "nhớn" lên ở chế độ XHCN, nay lại đồi bại như vậy. Trước đây, ở thế hệ của tôi, cứ cái xấu là quy ngay "đó là do tàn dư của xã hội cũ", nay thì là cái gì đây? Không tênViệt Nam là một quốc gia còn nghèo, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại về THỂ THAO có cần phải đá bóng bằng tiền nhà nước và tiền của người khác nữa hay không? Hãy để các cầu thủ kiếm tiền bằng chính đôi chân của họ. Tôi có thể bỏ tiền túi ra cho Quyến hay Vượng với điều kiện họ tài năng và đạo đức chứ đừng dùng vật chất (Tiền của Nhà nước ) và tinh thần (Lòng tin của người hâm mộ để làm trò mèo!Có lẽ chúng ta không CẦN ĐẾN BÓNG ĐÁ VIỆT NAM theo kiểu này nữa. Hãy để họ tự đi kiếm ăn theo kiểu các gánh hát có lẽ tốt hơn và bóng đá sẽ phát triển hơn. Việt NamLúc đầu tôi cũng hơi bực mình khi biết mình bị lừa khi đi cổ vũ cho đội bóng đá nhà tại SEA Games 23, nhưng về sau tôi lại thấy bình thường vì tại nước ta có cái gì là không dàn xếp tỷ số đâu. Các bạn hãy thử xem lại các cuộc bầu cử trong Công đoàn, Hội đồng nhân dân các cấp, Đảng các cấp, vv, liệu có cuộc nào được công bằng không?!!!. Vậy thì trách gì các cầu thủ!!!! Nguyễn Khôi, tpHCM, Việt NamTheo tôi những người có nhận thức kém, không ý thức được chuyện mày cờ sắc áo không xứng đáng khoác áo đội tuyển quốc gia và cầu thủ chuyên nghiệp. Chúng ta nên chấp nhận quay lại từ đầu. Lẽ dĩ nhiên để xảy ra tình trạng này không thể không tính đến vai trò trách nhiệm của những quan chức ngành thể thao. MTNgười Việt Nam Có câu: "Cây nào sâu ấy !", không có cây nào ở Việt nam lấy câu: "đức vi bản" (Đức là gốc) của đức Khổng Tử để sống nên Văn Quyến, Quốc Vượng chỉ "không may"là "Bướm" hoá "sâu" mà thôi ! Thật đáng thương! đáng thương! Vì họ thích là "bướm" mà lại hoá thành "sâu", nguyên do đâu có tránh được! Cũng là một gấc mộng đau đớn của đời người mà thôi! Mai LâmHaha nếu đá banh làm độ lấy tiền bỏ túi mà bị gọi là "phản bội tổ quốc", thì ở VN này nhiều người "phản bội tổ quốc" lắm ! Không biết mấy ông ăn chặn tiền của cầu thủ thì sẽ phản bội ai?! Hai Long, Moscow, NgaTôi thấy hầu hết ý kiến đều đổ lỗi hoàn toàn (vâng, tôi nhấn mạnh chữ hoàn toàn) cho lãnh đạo LĐBĐ Việt Nam. Các vị cho rằng Văn Quyến và Quốc Vựợng không đáng trách, vì họ là sản phẩm của các vị lãnh đạo. Vậy xin thưa với các vị, các vị có thấy gương dầu thủ Tài Em không, cậu ấy cũng là sản phẩm được đào tạo trong nên bóng đá "lộn xộn" của nước nhà đấy. Nhìn vào Tài Em, người ta mới nhận thấy, trước tiên cầu thủ phải biết giữ mình, đừng phạm tội rồi mới ăn năn, mới viết thư xin lỗi, mới đòi con đường trở về. Người nào tội thì phải chịu hình phạt đã. Liên đoàn có lỗi của Liên đoàn. Để xảy ra chuyện như vậy thì không thể nói họ vô can, nhưng cầu thủ bán độ thì không thể không xử lý. Trước đây Malaysia cũng đại phẫu, cũng gần trăm cầu thủ ra toà, vẫn phải đi tù, có ai trong số đó bảo là mình bị oan đâu. Trần Minh, Sài GònMột người lao đầu vào tường vào tường, theo lẽ thường, ta giơ tay ra cản. Cầu thủ bán độ, người lớn biết được bèn giơ chân ra bồi cho mấy cái, khiến bọn trẻ lao càng nhanh vào tường “mau chết”. Nói theo lương tâm, đó là hành động bất nhân. Nói theo lề thói thứ bậc trên dưới, thì những người có mái đầu hai màu tóc là những ông già ác độc. Già hai thứ tóc thấy trẻ đương lao đầu vào tường, không cản, lại bồi thêm cho chúng tiêu đời đến chí tử. Là những người nắm quyền hạn và trách nhiệm trong tay, thấy bọn trẻ bán độ đấy, thay vì cản lại giăng bẫy đưa bọn trẻ lao vào, thật nhẫn tâm, vô trách nhiệm ! Ngày mai đây, dù xử như thế nào với bọn trẻ thì chúng vẫn không thể tâm phục khẩu phục, và chúng sẽ sẵn sàng vô lễ với người lớn mà không thấy là vô đạo đức. Một ông Lê Thế Thọ từ chức là cái “thá” gì so với xử “lăng trì” bọn trẻ. Chính Kiến Sài GònCác cầu thủ V.Q, Q.V . . đã công nhận các hành vi của mình trong giải bóng đá SeaGame 23. Họ đã nhận hàng chục, hàng trăm triệu đồng bất chính. Và đã hối hận, xin lỗi người dân trước công luận và đến cha mẹ họ cũng vậy. Các cấp cao hơn có lỗi hay không có lỗi cũng chưa thấy điều này. Họ chỉ là cầu thủ, chức danh, chức vụ thấp nhất trong một hệ thống tổ chức. Trong lĩnh vực này, ( có nên mở rộng cho nhiều lĩnh vực khác hay các bạn sẽ tự thấy ngay điều tương tự ?...) ta có thể rút ra những kết luận như sau.- Ở Việt Nam, chức vụ, chức danh càng thấp. Lòng hối hận, tự trọng càng lớn.- Họ, các cầu thủ đã “ trượt dài trên con đường tội lỗi hay bán mình cho quỷ . . .” Còn quan chức cấp bậc cao “ không tu dưỡng đạo đức bản thân, bị … sa ngã bởi. . .” theo lời báo chí. Vậy cấp nhỏ thì bán mình cho quỷ còn cấp lớn bán mình cho . . người.- Họ, đã nhận là không làm tròn trách nhiệm. Trách nhiệm gì? Đó là đem vinh quang cho quốc gia, dân tộc. Các cấp cao hơn như Ông L.T.T. nói: “Tôi đã làm tròn nhiệm vụ của mình.” Vậy cấp càng nhỏ, trách nhiệm với đất nước càng cao Các bạn hãy cùng tôi xem lại trong nhiều lãnh vực khác để đánh giá những nhận xét trên đúng hay sai. Nguyễn Đình Hiển, Hà Nội, Việt NamBóng đá Việt Nam sẽ làm lại từ đầu ư! Bao nhiêu lần làm lại cho đủ ? Cầu thủ càng nổi tiếng thì càng dễ bán rẻ bản thân, khác gì người lớn đâu. Càng làm to thì càng tham lam.... BVB, tpHCM, VNThông thường, khi một ngành hoặc một cơ quan nào đó có quá nhiều tai tiếng thì người ta phải nghĩ ngay đến năng lực quản lý và khả năng điều hành của vị lãnh đạo thuộc ngành hoặc cơ quan đó. Và giải pháp tốt nhất là vị lãnh đạo đó phải tự tuyên bố từ chức. Ở Việt Nam thì rất hiếm có trường hợp như vậy. Có lẽ tính công bằng và dân chủ của xã hội Việt Nam hiện nay hơi có khác so với các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới. Trước tiên, vị lãnh đạo - hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp - tìm cách biện bạch cho mình và đỗ lổi cho người khác, rồi sau đó cứ tiếp tục ngồi ì ra trên chiếc ghế lãnh đạo của mình. Họ không hề có chút sĩ diện hoặc sự tôn trọng đối với dư luân. Trong vụ “xì – căng – đan” của làng bóng đá Việt Nam, kể cả trước và sau seagame 23 cho thấy sự yếu kém của ban lãnh đạo liên đoàn bóng đá Việt nam ( LĐBĐVN ) khoá V. Vậy mà các quan cứ vênh cái “tai to và cái mặt bự “ ra trước công luận và xem đây chỉ đơn thuần là một tệ nạn xã hội. Khi vụ án bán độ đang còn là một nghi án, trước đám đông báo chí ở trong nước, một vị quan chức trong trong ngành thể thao (tôi không nhớ tên) không hề ngần ngại khi phun ra một câu: Các anh là cái thá gì … mà tôi phải trả lời với các anh…Ngày 23 tháng 12 năm 2005, báo Thanh Niên lai đưa tin rằng: Trong cuộc họp bất thường của Thường trực LĐBĐVN do chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ chủ trí về “sự cố “ bán độ tai seagame 23, ông Lê Thế Thọ ( Phó chủ tịch LĐBĐVN ) đã báo cáo với Thường trực rằng ông “đã hoàn thành nhiệm vụ” với tư cách là phó đoàn thể thao Việt Nam tại Bacolod… Ở Việt Nam là vậy đó, người ta có thể làm bất cứ việc gì để leo lên vị trí tốt nhất trong xã hội và bằng mọi cách họ phải giữ cho bằng được vị trí đó, việc tự xin từ chức là chuyện hy hữu. Cũng may là trong vụ này LĐBĐVN đã “chính thức xin lỗi người hâm mộ” và chỉ riêng những người hâm mộ mà thôi. Tôi có một sự so sánh như vầy, không biết có hơi quá đáng hay không. Ở Việt Nam tôi thường quan tâm đến báo chí, truyền hình …và thấy rằng các chị em hành nghề bán dâm khi đứng trước ống kính của các phómg viên thường hay có phản ứng là lấy hai tay che mặt lại vì xấu hổ, nhưng các vị quan chức trong LĐBĐVN thì không. Thử hỏi vấn đề tham nhũng hay mua bán độ bóng đá có gì khác so với cái việc mua bán dâm chứ? Teddy Bear, Việt NamTôi đồng ý với bạn Văn Nguyên, An Giang. Nếu cầu thủ bóng đá phạm tội thì các quan chức Ủy ban TDTT, Liên đoàn Bóng đá... cũng không thể vô can. Cầu thủ bán độ, trảm! HLV, Trọng tài dàn xếp tỉ số, trảm! Vậy các vị đứng ngoài, chỉ phán gọn gàng một câu "Tôi bất ngờ, tôi đau xót trước chuyện này" là hết trách nhiệm được chăng? Thưa các vị quản lý bóng đá, bây giờ cơ quan an ninh lại tiếp tục khui ra những tiêu cực từ nhiều năm trước đấy. Tiêu cực, móc ngoặc đã trở thành căn bệnh mang tính hệ thống của nền bóng đá từ trên xuống dưới. Vụ Văn Quyến, Quốc Vượng chỉ là giọt nước tràn ly. Là người trong cuộc mà lại bất ngờ trước những chuyện này kể cũng nực cười lắm lắm. Việt Mập, Quảng NgãiThấy các bạn bình luận sôi nổi quá, tôi xin tham gia vài ý kiến với tư cách là nạn nhân của nền bóng đá nước nhà. Tôi nguyên là HLV của một đội bóng đá Nhi đồng cấp quận, các bạn có biết không, chỉ mới cấp “tò te” này thôi mà đã đầy rẫy những tiêu cực, ma mãnh trong đó rồi. Khi mới được đề bạt làm HLV cho đội bóng đá nhi đồng huyện nhà, chỉ vài ngày sau tôi đã nhận được những chỉ thị của những nhà quản lý ngành dọc vớI đủ thứ chứng bệnh cả tiêu cực lẫn chạy đua theo thành tích và cuốI cùng là tôi không thể tự mình hình thành một đội bóng theo ý muốn của một nhà chuyên môn! Hậu quả là thành tích không có mà thi đấu thì cũng không ra gì lại còn bị loại khỏi giải cũng bởi trò gian lận tuổi tác, còn đội bóng thì toàn là con em của những thành phần cốt cán được cài cắm vào để “ra oai” với người ta! Khi tôi dùng đến biện pháp cứng rắn để rèn luyện cho các em thì bị các em ỷ thế mà bắt nạt lại tôi, tôi thực sự mang tiếng là HLV nhưng lạI bị người khác điều khiển! Hết mùa giảI tôi bị kỷ luật, mọi tội đều đổ lên đầu tôi, ngành thể thao huyện nhà cắt hợp đồng lao động với tôi, lý do: không hoàn thành chỉ tiêu được giao! Và chỉ mình tôi là chịu trách nhiệm của sự thất bại, các quan trên vẫn bình chân như vại và họ lạI tiếp tục chuẩn bị kế hoạch cho mùa giảI sau… Tôi nêu chuyện này ra đây không nhằm mục đích bênh vực hay lên án các cầu thủ U 23 bán độ vừa rồi mà muốn cất thêm một tiếng nói trên diễn đàn này: các bạn chớ quá kỳ vọng vào nền bóng đá nước nhà khi mà những người đứng đầu trong ngành hiện nay chỉ giỏi “chuyền bóng” mà thực chất lại không biết… “đá bóng”! Trai Dấu, Cần ThơTuyển thủ bóng đá và Người Việt ở hảI ngoạI có cùng điểm tương đồng: các tuyển thủ bóng đá một thờI được tung hô lên tận mây xanh vớI những mỹ từ có thể nói là ai nghe cũng bắt thèm! Và cũng chính các tuyển thủ đó chứ không ai khác đã bị người ta kết án là “phản bộI Tổ quốc” khi bị đem ra thí như một con tốt! Còn Việt kiều lúc bỏ nước ra đi thì bị kết tộI là “phản bộI Tổ quốc”, sau đó thì được hưởng “chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta” nên ngày nay họ được gọi bằng cụm từ nghe rất đỗi thân thương và trìu mến: “Việt kiều yêu nước”! Việt kiều và tuyển thủ bóng đá, hai con người một số phận! Nguyen Van Nguyen, An Giang"Sống Chết Mặc Bây Tiền Thầy Bỏ Túi." Đúng vậy, không thể trách Văn Qyuến và Quốc Vượng được, có trách chăng ta nên trách cấp lãnh đạo của Liên đoàn. Các ông làm gì mà không biết chuyện xấu sắp xảy ra cho đội bóng của mình, trừ trường hợp có sự đồng thuận của các ông trong đó? Quy kết tội ư? nhà báo nên cố gắng lôi các ngài đó ra ánh sáng là đúng nhất thôi, đừng lôi VQ và QV ra làm gì vô ích vì đó chẳng qua là hai con rối trong màng kịch bán độ được điều khiển bởi các ngài có chân trong liên đòan. Họ đã bán rẻ 85 triệu trái tim của người dân VN để bỏ túi vài tỉ bạc. Không hiểu có rẻ lắm không? Chắc các ngài trong liên đoàn trả lời được chính xác giá trị món hàng mình bán mà! Tôi rất mong nghe được câu trả lời của các ngài trước vành móng ngựa. Dân VN căm thù các ngài. Mumei, Nhật BảnTôi nghĩ cũng nên thông cảm cho làng báo, người ta viết báo để bán, nên các báo thường khai thác những tin mà người đọc của họ quan tâm nhất. Cũng như các đài báo có lượng độc giả người Việt hải ngoại lớn thường hay đăng về mặt xấu trong nước của Việt Nam vậy. Tất nhiên cái gì cực đoan cũng không được tốt cho lắm. Trong chủ đề Bóng Đá Việt Nam này, giữa một bên chửi hai tuyển thủ bóng đá quốc gia Văn Quyến, Quốc Vượng bán độ, và một bên để chửi đài báo hay bất cứ cái đẩu đâu trong nước mà miễn cưỡng bênh Văn Quyến, Quốc Vượng, thì ta có thể thấy rõ ràng bên nào cực đoan và vô văn hóa hơn. Dân ThươngKính thưa BBC, Tui rất đồng tình với ý kiến phát biểu của cựu Thử Tướng Võ Văn Kiệt trên báo Tuổi Trẻ ra ngày thứ Bảy 24/12 về "vụ án" bán độ bóng đá! Tui cũng rất tâm đắc với ý kiến của ông Kiệt trên báo Thanh Niên ngày 23/12 về đồng bào Công Giáo , mặc dù tui là người theo Đạo Phật! Nhân dịp Noel và năm mới 2006, tui kính chúc anh chị em Ban Việt Ngữ một mùa Giáng Sinh vui vẻ, một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc! Merry Christmas! Happy New Year! Kính chào BBC. Tư Sổ, Hà NộiTôi cực lực lên án những ai khép tội các cầu thủ bóng đá là tội phản bội tổ quốc! Nếu có muốn khép tội này thì các bạn hãy khép tộI những cơ quan luật pháp không làm tròn trọng trách của mình, vì bao năm nay họ biết bóng đá nước ta có cá độ và họ đã không làm cho ra lẽ vì sợ đụng chạm đến quyền lợi của một thế lực đen tốI nào đó đứng ở sau lưng. Nếu nói về tộI bán nước thì ngày nay có nhiều tội phạm này lắm đấy. Những tên tham nhũng bạc tỉ há không phải là bán nước hay sao? Đâu phải đợi đến chúng khoác “áo độI tuyển bóng đá quốc gia” và bán độ để lấy vài chục triệu mớI gọi là “bán nước”! Những kẻ tiếp tay cho xã hộI đen như Phạm Sĩ Chiến, Mai Văn Hạnh, Bùi Quốc Huy, Nguyễn Mạnh Trung… há không phảI là bán nước hay sao mà các bạn còn nể nang bọn chúng? Cuối cùng tôi mong các bạn hãy tin vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng ta. Đảng ta luôn biết sửa sai, sai đâu sửa đó, Nếu sửa chưa đúng Đảng ta sửa tiếp, sửa khi nào Đảng ta không còn thấy sai nữa mới thôi! Nếu sửa hoài mà vẫn không hết sai Đảng ta sẽ nhờ sự giúp đỡ của các Đảng CS anh em khác như TQ, Bắc Triều tiên, Cu Ba… Tấn, MalaysiaMột điều đáng buồn là những nhà làm báo, tự cho họ là những kẻ có văn hoá, có giáo dục, khi họ thẳng thừng lên án một số cầu thủ, và dám nhục mạ rằng những cầu thủ này đã trưởng thành từ môi trường thiếu văn hoá, và không đựoc ăn hoc đến nơi đến chốn....thực ra,tôi chưa biết họ thiếu văn hoá cỡ nào, nhưng lời lẽ của báo chí sao mà chua chát quá....Không biết họ có tự hỏi rằng họ "có trách nhiệm gì với hàng triệu người không được ăn học và "thiếu văn hoá như họ nghĩ" không?! Lê Hùng, tpHCM, Việt NamViệt Nam chắc chắn sẽ có một đội tuyển bóng đá trong tù giỏi nhất thế giới. Này nhé, hai ngôi sao tiền đạo sáng chói Quyến , Vượng, huấn luyện viên giỏi nhất VN Nguyễn Thành Vinh. Hậu vệ trước có Như Thành, nay sắp được bổ sung thêm Hải Lâm, Văn Trương, Bật Hiếu. Trọng tài cũng không lo, vì có tới hơn 10 ông. Quản lý đội bóng giỏi cũng có, vì đã có Vũ Tiến Thành. Quan chức lãnh đạo cũng có, ấy là Lương Quốc Dũng! Tom Nguyen, HCMc, VietnamChuyện bán độ trong bóng đá ở Việt Nam không còn là mới mẻ gì nữa, chuyện các cầu thủ, HLV, Trọng tài, quan chức bóng đá tham nhũng, móc nối, mua bán độ đã xảy ra hơn 10 năm rồi, những biến tướng của tình trạng này ngày càng tinh vi hơn, tôi nghĩ Quốc Vượng, Văn Quyến, Văn Trương, ..., chỉ là 1 mắt xích nhỏ trong đường dây này thôi, không thể nào bỏ qua tội lỗi cho các quan chức đã dung dưỡng cho mầm mống này, đặc biệt là Phó Chủ Tịch Phụ Trách Chuyên Môn L.T.T. Mong cơ quan CA lần này sẽ diệt cỏ tận gốc, đừng để tình trạng "dơ cao đánh khẽ", "Ném chuột sợ vỡ bình"; hãy loại bỏ vĩnh viễn những cá nhân chỉ lo thu vén cho mình. Mong Bóng Đá của Việt Nam sẽ trong sạch, thật sự trong sạch mới dám mơ ước tiếp... Buồn và tiếc cho những lần xuống đường mừng chiến thắng...Buồn cho bóng đá Việt Nam, buồn, buồn lắm... Quang Lê, NY, USABạn Tam Trinh Hanội nói đúng đấy. Nhưng tôi nghĩ nếu làm đuợc cái vụ cẩu đầu trảm này thì Hà Nội phải xây thêm một cái "Văn Điển" nữa mới đủ bạn nhỉ. Người như Lê Thế Tiệm thì cho lên đuờng trước tiên. Đề nghị Vnam mở một cái website www.chemthangthamnhung.org (đừng có chống nữa, chỉ mất công toi) có như thế nó mới trong sạch, nếu không thì đâu vẫn hoàn đấy. Tội này nó nặng hơn ma tuý nhiều. Vì nó làm suy thoái đạo đức của cả một thế hệ trẻ nguời Việt của chúng ta. Teddy Bear, Mù Kăng Chải, Việt NamBáo chí Việt nam trong nước một chiều lắm, lúc đá thắng thì tung hô cầu thủ như "thiên thần", lúc khui ra bán độ thì hùa vào vùi dập, khoác lên đầu cầu thủ những cái gông "phản quốc, khinh thường người hâm mộ, trác táng, thác loạn, tham lam..." tôi không thể liệt kê hết ra đây được. Tôi chỉ muốn nói: người Việt mình có câu "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại". Người ta đã nhận tội, đã xin lỗi người hâm mộ còn đòi hỏi cái gì nữa? Ai trong số những người tại diễn đàn này dùng những tục từ để xỉ vả Văn quyến và Quốc Vượng dám chắc trong đời mình không dính đến tham nhũng,tiêu cực dù nhiều dù ít. Thử hỏi các cụ có điều kiện tham nhũng trong tay các cụ có làm không? Hay chỉ giỏi nói người khác. Nên nhớ những cầu thủ bán độ mới chỉ bước qua tuổi 20, cả cuộc đời người ta còn dài phía trước, đừng vì cực đoan mà phán những câu tiệt đường sống người khác như kiểu "tội voi giày ngựa xéo" của ông Vũ Quang Vinh. Nếu là người Việt yêu nước thực sự, thì hãy biết phẫn nộ khi đất nước còn nằm trong top 20 nước tham nhũng, hãy biết đau khi chưa 1 trường đại học trong nước nào được quốc tế công nhận về bằng cấp kìa. Chứ đừng vì mấy cầu thủ làm quấy mà gào lên như gà cắt tiết thế! Tam Trinh, Hà NộiLoại như Vượng, Quyến thật đáng chém, và cả mấy ổng quan trên của VFF còn đáng chém hơn. Không chém bóng đá Việt nam chỉ có teo thôi! Phải trong sạch đi chứ! Không thể nhân nhượng được đâu! PMC, Hà NộiTôi hoàn toàn đồng ý với câu thượng bất chính hạ tất loạn, Quyến và Vượng vừa là tội phạm vừa là nạn nhân của một xã hội đang bị suy thoái trầm trọng về đạo đức, nơi mà đồng tiền là mục tiêu phấn đấu duy nhất của nhiều người, bắt chấp mọi thủ đoạn để kiếm tiền.Hai trang web dưới đây theo tôi phần nào chứng minh được là thượng bất chính hạ tất loạn và ai là kẻ chủ mưu cá độ. Phong Nguyễn, HoustonNghe dư luận và báo chí lên án các cầu thủ Quyến và Vượng dữ dội đến mức tôi tưởng tượng là nếu họ ra đường chắc người dân đánh họ chết mất! Thực tế mà nói thì tôi thấy tội của 2 người này còn nhẹ hơn tội của Tường Vân (vừa bị xử tử hình ở Singapore). Ai cũng lên án và quy tội cho 2 cầu thủ này nhưng có thật họ có thể tự mình làm được điều này không? Có gì khúc mắc, oan ức đằng sau những gì chúng ta thấy không? Ai cũng biết là dân tộc VN ta rất hâm mộ môn thể thao vua này nên có nhiều "đại gia" đã len lỏi được vào những chức vụ cao trong Liên Đoàn Bóng Đá VN, và chính họ đã làm cho nền bóng đá nước nhà tệ hại như hiện nay. Muốn chấn chỉnh lại nền bóng đá VN thì phải làm sao trị bệnh ở gốc chớ đừng xén cành hay tỉa ngọn cho đẹp rồi mọi việc sẽ trở lại sau một thời gian. Hôm nay chúng ta có Văn Quyến; Quốc Vượng thì mai sau ta lại có Văn Quyến; Quốc Vượng khác nếu không trị tận gốc. Xin các bạn ở VN hãy có cái nhìn xa hơn, hãy động viên 2 cầu thủ trên dũng cảm khai ra mọi dây mơ rễ má sau lưng, hãy kêu gọi giảm tội cho họ nếu họ hợp tác và kêu gọi chính quyền không bao che; nhân nhượng cho các cấp lãnh đạo có dính líu vào chuyện này. ChồnChuyện Văn Quyến, Quốc Vượng, mấy ngày nay đọc báo online ở Vietnam thấy giống như kịch, nào là hai cô gái chạy theo taxi đưa tiền, rồi tài xế taxi thấy nên có bổn phận phải đi báo công an; sau thấy đoạn này không ổn nên sửa lại Quốc Vượng chở bạn gái đến khách sạn đưa tiền cho Văn Quyến...! Tam HàSao mà trong phạm vi bóng đá thì mọi người sáng suốt quá và gay gắt kết tội mấy tay cầu thủ nào là "Phản bội dân tộc", "Phản bội tổ quốc", trong khi những tập đoàn ăn trên ngồi trước cứ liên tục hết sai lầm này đến sai lầm khác, càng sửa càng sai, kéo chìm dân tộc xuống vũng lầy thì vẫn được ca tụng là tài tình, ưu việt, có công chắp cánh cho tổ quốc bay cao vượt thoát mọi nguy nan . Báo chí làm mọi người tưởng như đất nước này ngoài bóng đá ra thì chẳng còn gì đáng quan tâm hơn nữa . Thang Nguyen, VAAi cũng đổ tội cho Quyến & Vượng, đặc biệt nhất là LĐBĐVN, mạnh miệng nhất là Lê Thế Thọ, PCT. Thông thường người hăng máu nhất chính là người đáng nghi nhất. Vài quan điểm sau đây: * Vài năm trước, số tiền cá độ đã là 3 tỷ. Bây giờ trả 1.3 tỷ, ai mà tin nổi ?? Tệ lắm cũng phải tương đương. Vậy số tiền trội dư đã đi đâu? Dominic Nguyen, Los Angeles, USACổ xưa có câu: "Thượng bất chính, Hạ tắc loạn". Chuyện "tham nhũng" của 2 cầu thủ Văn Quyến và Quốc Vượng chỉ là một chuyện "bắt chước" người lớn mà thôi. Người lớn là ai? Cả nước hiện nay đang sôi sục chuyện chống tham nhũng. Thử hỏi nhà cầm quyền Hà Nội đã làm chuyện này được bao nhiêu phần trăm? Đối với những người trẻ như 2 cầu thủ chúng ta chỉ nên giáo hóa họ. Cho họ một lần sửa lỗi vì đã nhẹ dạ nghe "người lớn" xúi ăn "cứt gà". Hãy điều tra kỹ và phạt nặng những cán bộ đảng viên liên can đến chuyện bán độ này mà Ngành Thể Thao là ngành chiụ trách nhiệm. Hãy xét lại: "Thượng bất chính" sẽ đương nhiên sinh ra "hạ tắc loạn". Tam HàSao mà trong phạm vi bóng đá thì mọi người sáng suốt quá và gay gắt kết tội mấy tay cầu thủ nào là "Phản bội dân tộc", "Phản bội tổ quốc", trong khi những tập đoàn ăn trên ngồi trước cứ liên tục hết sai lầm này đến sai lầm khác, càng sửa càng sai, kéo chìm dân tộc xuống vũng lầy thì vẫn được ca tụng là tài tình, ưu việt, có công chắp cánh cho tổ quốc bay cao vượt thoát mọi nguy nan? Báo chí làm mọi người tưởng như đất nước này ngoài bóng đá ra thì chẳng còn gì đáng quan tâm hơn nữa. OhlalaViệt Nam chắc chắn sẽ có một đội tuyển bóng đá trong tù giỏi nhất thế giới. Này nhé , hai ngôi sao tiền đạo sáng chói Quyến , Vượng. Huấn luyện viên giỏi nhất VN Nguyễn Thành Vinh . Hậu vệ trước có Như Thành , nay sắp được bổ sung thêm Hải Lâm , Văn Trương , Bật Hiếu . Trọng tài cũng không lo , vì có tới hơn 10 ông . Quản lý đội bóng giỏi cũng có, vì đã có Vũ Tiến Thành. Quan chức lãnh đạo cũng có, ấy là Lương Quốc Dũng ST, Hà NộiTheo tôi, người có tài năng dù có kiếm thêm chút xíu còn dễ tha thứ chứ cả một lũ bất tài tham ô tham nhũng thì phải bắn bỏ. Hoavang, Tp HCMHết ý kiến luôn, mấy ông trời con này. Cưng chiều quá độ, hư là chuyện đương nhiên. Vấn đề là tại sao người ta cưng chiều chúng thế? Nuôi chúng lớn lên để ta lớn theo - cái bệnh thành tích. Triệt chúng đi làm gì có một seagame22 hoành tráng, một nền bóng đá gần hạng nhất khu vực? Cái lũ to đầu ăn theo mới đáng trách hơn ngàn lần T.C.N, Ft WayneTôi thấy quý cụ bàn tán sôi nỏi về "nghi can bán độ"quá nhiều,nhưng quý cụ quên khÔng có cụ nào nhắc nhở giùm cho "giới hữu trách của nghi án" đừng có quá chú trong " mấy con cá lòng tong"(V.Quyến & Q.Vượng...)mà hãy bủa lưới ngay,bắt "mấy con cá mập" đầu gấu của hệ thống cá độ .Đừng có lu loa rằng CQĐT phải điều tra VQ QV mới có thể biết bọn "cá mập"...Tôi (Cũng có thể rấtnhiều người + báo chí)tin rằng CA và CQĐT đã biết chuyện này 100%từ khuya,nhưng "vì lý do tế nhị,nhạy cảm" nên họ lơ là đó thôi !Hãy nhanh tay,đừng để bọn "cá mập" trốn thoát...Văn Quyến,Quốc Vượng! các em còn đợi gì,hãy tố giác ,lôi cổ bọn "cá mập" phá hoại "môn thể thao vua" ra tòa đền tội, Can đảm lên các em !!!! Hồ Đức Nam, Hà NộiTôi cho rằng Quyến không có tội. Anh chỉ là một thanh niên còn quá trẻ, rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, doạ nạt, lừa gạt. Thực ra mục tiêu của Việt Nam chỉ là có huy chương trong khi anh đã mang lại cho nước nhà huy chương bạc là đã vượt chỉ tiêu rồi. Đội Việt Nam được ngôi á quân là công chủ yếu của Văn Quyến. Tôi tin là anh không hề muốn phản bội lại tổ quốc mà có lẽ vì quá nông nổi, lại sống trong môi trường xấu nên anh đã bị kẻ xấu dụ dỗ, lợi dụng. Ai mà có lúc sai lầm. Chúng ta nên nhìn vấn đề một cách khách quan, những cống hiến của anh cho nước nhà, những bàn thắng tuyệt đẹp, và tôi tin anh là người có lương tri và không phải là vô đạo đức. Báo chí đã nói phóng đại lên, và bôi nhọ hình ảnh của anh. Tôi tin rằng nhiều! người cũng có quan điểm như tôi. Henry Nguyễn, Sài GònĐọc báo điện tử trong nước mấy ngày qua tôi thấy có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Nhưng quan điểm của tôi là không tha thứ cho Văn Quyến và Quốc Vượng. Trong khi đất nước còn nghèo, là con người ai mà không có một cái nghiệp kia chứ. Người thì quét rác, người kỹ sư còn anh là cầu thủ đá bóng. Đâu phải Văn Quyến và Quốc Vượng đá bóng không công đâu mà trái lại, họ nhận lương và thưởng hay những hợp đồng quảng cáo rất béo bở. Nhưng họ có lòng tham không đáy, lối sống sa đọa và kiêu ngạo coi mình là sao, sống coi thường mọi người. Đọc những bài báo viết về sự ăn chơi trác táng, trai gái, trụy lac của những cầu thủ này tôi thấy không còn gì để bình luận. Phạm tội thì phải đền tội, chứ không thể nhỏ vài giọt nước mắt xin ăn năn hối cải. Nếu biết trước có ngày hôm nay thì xin đừng làm những hành động sai trái. Coi thường 83 triệu dân, xem cả nước là con rối, họ diễn kịch ư? Bao người trên đất nước VN này còn khổ còn khó khăn hơn các anh nhiều. Đừng nên nhìn lên nhiều quá mà hãy nhìn xuống. Tôi cảm thông cho số phận của anh nhưng đừng đem số phận của mình ra để xin ăn năn hay tình thương hại. Phan Bội Châu, TP HCMMột con người được toàn dân tộc từ cụ già, em bè và những người lớn tuổi.. gửi gắm và trông theo như là một thần tượng của cả một dân tộc. Một con người được cả một dân tộc dành cho những điều kiện tốt nhất về tiền bạc, cơ hội, giao lưu học hỏi trong các chuyến ra nước ngoài tập huấn để làm rạng danh dân tộc trên đầu trường khu vực. Một con người mà bao nhiêu những lợp trẻ phải lăn lộn kiến sống lương thiện, đóng những đồng thuế cho người trang lứa làm rạng danh dân tộc. Nhưng họ và Tổ quốc của họ đã bị phản bội, bán rẻ. Họ đã bị phụ công. Hỡi Văn Quyến người đã phản bội cả một dân tộc từ người già và em bé. Phản bội tới tất cả những người Việt nam có lòng tự trọng và hồn đất nước dân tộc trong con người mình của cả người đang sống và bao nhiêu người đã ngã xuống cho đất nước. Một người như ngươi mà cũng viết thư xin lỗi ư? Thái Phong, Vũng TàuCác bạn hãy nhớ cho điều này:Báo chí VN xưa nay không có hoàn toàn được tự do ngôn luận nên ta thường thấy các báo hằng ngày đều đăng tin na ná như nhau vì vào một thời điểm nào đó Nhà nước mở một "phong trào" về một lãnh vực nào đó thí dụ "sự làm luật của công an giao thông " chẳng hạn, lúc ấy tất cả các báo đều "hùa theo" viết về đề tài này, có lẽ lúc ấy được nhà cầm quyền "bật đèn xanh" thả cho các anh ra mặc sức tung hoành. Một thời gian sau báo chí hết đề cập vấn đề này thì cảnh "làm luật" trên xa lộ càng bung ra mạnh bạo hơn, khốc liệt hơn , tinh vi hơn làm cho giới tài xế và doanh nghiệp càng khốn đốn thêm vì tình trạng "đánh trống bỏ dùi" của Báo chí VN. Nếu ai không tin chuyện làm luật hiện nay của CA giao thông thì cứ đi điều tra ở giới tài xế, hoặc chịu khó đi tuyến xe liên tỉnh một lần là thấy rõ. Trở lại việc báo chí nêu vấn đề bán độ của Văn Quyến tôi cho rằng không có gì là quá đáng nhưng vì tình trạng "hùa theo" của làng báo mà ta có cảm tưởng như thế thôi, trong khi vấ đề "tham nhũng" nổi cộm hiện nay có thể nói "sờ gáy" một công ty quốc doanh, một cơ quan quyền lực nào như " Nhà đất, xây dựng, hải quan,v.v... đều tìm thấy những "vụ việc nổi bật về tham nhũng lợi dụng chức quyền" nhưng liệu báo chí có được "trọn quyền" điều tra khi chưa có "tìn hiệu" từ "Cấp trên" không? Vì thế những việc làm của Báo chí nước ta còn lâu mới đạt trình độ của báo chí các nước trong khu vực và thế giới. Nguyen Dang Tu, USATheo tôi Văn Quyến và Quốc Vượng là hai con dê tế thần mà thôi ...Chuyện bán độ không phải mới mẻ gì , bất kỳ một trò chơi nào dù là quốc tế hay nội địa đề có chuyện mặc cả mua bán trong đó cả ...bộ quí vị tưởng môn football ở Mỹ mà không có bán độ sao ??? Tu Huy, VA, USASau những thời gian thúc dục nhân dân đấu tranh, học tập lý tưởng , chứng tỏ lòng yêu nước, thì nay không thích hợp nữa. Những người vận động đấu tranh năm xưa bây giờ trở nên người có quyền thế, chính họ lại sợ người ta đấu tranh đòi hỏi. Chính quyền Việt Nam đã dùng bài học của thực dân Decoux ngày xưa, là gây nên phong trào thể thao để vừa ru ngủ đám thanh niên cho họ quên đi đòi hỏi, vừa là tạo niềm hãnh diện dân tộc. Chiêu bài này đã thành công một phần nào. Tuy nhiên, con bệnh tham nhũng và vô trách nhiệm nó đã lây lan sang công tác thể thao này. Thói nhào nặn nhân sự, sắp xếp mọi việc theo ý muốn của Đảng nay lan tràn vào công cuộc tranh giải thể thao . Phung, Houston, TexasNghĩ về việc bán độ trong trận bóng đá vừa qua tại Việt Nam tôi liên tưởng như thế này. Những đương sự này đã sinh ra và lớn lên trong xã hội sau năm 1975 nghĩa là được giáo dục hoàn toàn trong môi trường "xã hội chủ nghĩa" ở ngoài đời cũng như ở học đường. Cho nên có lẽ các em không có học câu" Phú quí bất năng dâm, bần tiện bât năng di" là dầu có nghèo hèn cách nào cũng không tham lam, không thay lòng đổi dạ. Vậy muốn có người tốt, cần giáo dục ngay từ bây giờ để hai mươi năm sau cho họ tốt hơn. Thế hệ bây giờ khó mà sửa chữa. Hậu quả của giáo dục trong học đường và của xã hội của những ít nhất 10 năm đầu từ năm 1975 cho tới 1986 vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngày hôm nay. Cho nên hậu quả này người Việt Nam ráng mà gánh chịu, trong đó có tôi nữa. Dang Trung, Nghe AnVâng, nghe hai cái tên Văn Quyến và Quốc Vượng thì bây giờ cả nước ai cũng đều biết, mọi người đều tiếc cho tương lai của hai cầu thủ này. Đây cũng là hậu quả của nền bóng đá VN khi chỉ xem thành tích là trên hết mà quên giáo dục đào tạo cho cầu thủ. Không chỉ có Quyến và Vượng mà còn có nhiều cầu thủ bóng đá VN thiếu đạo đức như vậy nữa. Nhìn ra bóng đá Anh, Ý, bóng đá nước nhà chưa bằng ai mà đã sinh ra tệ nạn. Phạm QuangTôi nghĩ Văn Quyến không dám coi thường người hâm mộ. Những gì xả ra chứng tỏ anh đã sai sót, anh phải xin lỗi người hâm mộ. Tuy nhiên tôi thấy từ lâu báo chí VN tự trao cho mình quyền phán xét người khác. ĐVL, Hà NộiQua các thông tin trên báo chí và internet chúng ta có nhận thấy rằng các cầu thủ như Văn Quyết và Quốc Vượng xuất thân từ gia đình nghèo có chút tài năng nhưng chưa được giáo dục văn hoá cơ bản. Vì thế nền bóng đá Việt Nam khi phát hiện các cầu thủ tài năng đi kèm theo là phải có hệ thống giáo dục về văn hoá. Đây cũng là hệ quả tất yếu của sự yếu kém về giáo dục. Bóng đá là một một môn thể thao vua và các cầu thủ bóng đá là người của quần chúng là người trong lòng người hâm mộ nên các hành vi của Quyết và Vượng là hành động xúc phạm người hâm mộ. Theo tôi để có nền bóng đá phát triển trước tiên phải có hệ thống giáo dục tốt. Quang Huy, Hà NộiXem các vận động viên của đoàn thể thao thi đấu tại Seagame vừa rồi có nhiều người do chấn thương, do ngộ độc thức ăn, do trọng tài xử ép nhưng họ vẫn thi đấu kiên cường để vượt qua tất cả, trước hết là đem về vinh quang cho tổ quốc và sau đó là phần thưởng của bản thân. Còn một số cầu thủ chút tài năng nhưng coi thường danh dự của tổ quốc và phụ lòng hâm mộ của của người dân thì tự họ đã loại mình ra khỏi xã hội. Cụ thể 3 hoặc 5 năm tới bóng đá VN không có những tài năng như Quyến như Vượng nhưng hy vọng có những cầu thủ thi đấu hết mình như những cầu thủ bóng đá nữ. Tan, Los AngelesHuy chương thì đã được rồi, tại sao còn phải soi mói chuyện Văn Quyến bán độ ra cho công luận bàn. Tham nhũng ở Việt Nam thì đừng nói đến nữa, có ai mà không làm chuyện ấy. Từ trên xuống dưới ai mà không tham nhũng, nhưng không ai làm được điều mà Văn Quyến đã làm cho quốc gia. Nhật Xuân, TP HCMVăn Quyến và Quốc Vượng thật nhẹ dạ. LĐBĐVN cần phải xem lại cách quản lý điều hành của mình, phải gánh trách nhiệm trong vụ bê bối này và báo chí VN đừng thổi phồng khi vụ việc chưa được điều tra rõ ràng. Quang Lê, NYVăn Quyến vẫn còn nhẹ hơn ông Lưu Quốc Dũng. Ông này tham nhũng gần vài tỉ khi xây dựng sân Mỹ Đình, Hà Nội, thêm tội hiếp dâm trẻ em, lẽ ra phải tử hình rồi cuối cùng có đi đến đâu. Lưu Đình Vong, Little SaigonTheo thiển ý của tôi thì hai cầu thủ đội tuyển quốc gia Văn Quyến và Quốc Vượng cũng chẳng đáng trách chút nào cả mà khiến cho các cụ phải chê bai, xỉ vả họ ầm ầm trên diễn đàn BBC cũng như trên các tờ báo ở trong nước. Tôi có lý do để bênh vực cho Quyến và Vượng. Nếu các cụ chịu so sánh việc hai câu thủ trên bán độ chỉ được mỗi người vài nghìn đô la so với hàng hàng lớp lớp những vụ mua quan bán tước, mua chức vụ, mua địa vị và mua cả các văn bằng cao nhất, lên đến hàng triệu, hàng tỷ đô la, của hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, quan chức, đảng viên đảng CSVN xảy ra hàng ngày ở VN thì chuyện bán dộ của hai cầu thủ này có nhằm nhò gì. Bây giờ họ bị công an bắt bỏ vào tù và sẽ khui biết bao nhiêu tội của họ ra. Nhưng chính cái ngành bắt giam, điều tra, kết tội họ lại là cái ngành nhận hối lộ nhiều nhất, từ một anh cảnh sát giao thông, cho đến các quan to trong ngành công an, điển hình là ông trung Tướng Thứ Trưởng Bộ Công An Bùi Quốc Huy trong vụ án băng đảng Năm Cam. Một cái ngành ăn hối lộ nhiều nhất, hành dân đen nhiều nhất bây giờ lại đang tìm đủ mọi cách để kết nhiều tội cho hai câu thủ chỉ kiếm được vài ngàn đô la trong vụ bán độ thì đúng là chuyện khôi hài. Hơn nữa hai cầu thủ trên đích thực là có tài và cũng đã chơi hết mình để đem về một cái huy chương bạc cho VN. Còn ngành công an kia thì chỉ làm cho bộ mặt VN xấu xí đối với quốc tế và đối với cả người trong nước. Các cụ cứ hỏi một đứa con nít ở VN xem nó có thích công an không, quí vị sẽ được chú bé này trả lời ngay không cần suy nghĩ: "không thích". KhoaLàm sao để nền bóng đá Việt Nam trong sạch hơn?Theo tôi, thứ nhất: chính phủ phải cấp nhiều giấy phép cho nhiều công ty chuyên cá cược bóng đá và phải cho cá cược bóng đá là hợp pháp. Như vậy tất cả các tỷ lệ cá cược, các kèo đều có thể đường đường chính chính cho dư luận biết trên các thông tiện thông tin đại chúng trước lúc bóng lăn như bên phương Tây, hãy cho ai thích cá độ ra những công ty cá độ tha hồ mà cá, nhà nước đánh thuế thu nhập cho cả người thắng và người thua thật cao nếu trận đấu có mùi gian lận thì toàn khán giả biết ngay. Thứ hai: phải phạt thật nặng những người có liên quan nếu phát hiện được gian lận nếu cầu thủ 10 năm thì người quản lý cầu thủ phải 15 năm, người của VFF phải 20 năm và bộ trưởng thể thao 25 năm hoặc chung thân hay tử hình chẳng hạn. Thứ ba: phải đổi mới hệ thống tổ chức của VFF; nếu ai muốn làm việc cho VFF phải có đầy đủ tư cách đạo đức, chuyên môn, ngọai ngữ và giỏi về tài chính. Cách chọn người phải qua một công ty trung gian, độc lập cung ứng năng lực lao động của nưới ngòai đảm nhận. Thứ tư: phải quy định cho người sử dụng cầu thủ phải trả lương cho cầu thủ ít nhất bằng 10 lần lương của một người có thu nhập trung bình. Nếu ai không thể trả được thì làm ơn thu hồi giấy phép, giải tán câu lạc bộ. Nguyễn VQ, Vũng TàuChào cả nhà! Tôi lấy làm lạ là báo chí, rồi dư luận cứ hoảng hốt kêu ầm lên về vụ này. Chả nhẽ mọi người lạ lắm việc một vài cầu thủ bán độ sao! Việc tham nhũng ở VN đã trở nên quá thường tình. Từ người bảo vệ đến anh cảnh sát giao thông, từ ông lớn đến bà bé. Tôi đố ai tìm ra một lĩnh vực nào của VN không có tham những đấy. Nguyễn Vinh, TP HCMTheo tôi nghĩ mọi chuyện rồi sẽ qua, trắng ra trắng, đen ra đen. Những ngày qua là những ngày buồn của thể thao và người hâm mộ. Mong rằng cơ quan điều tra và lãnh đạo liên đoàn bóng đá sẽ có những hành động cụ thể để loại bỏ các phần tử xấu đã bán đứng danh dự Tổ quốc và đồng đội. PMC, Hà NộiBáo chí VN đưa tin quá nhiều về việc các cầu thủ bán độ, nhưng chả báo nào đưa tin hay điều tra về những kẻ mua độ theo tôi đó mới là những kẻ chủ mưu, và họ cũng quên luôn là việc tệ nạn cá độ bóng đá ở Việt Nam đang lan tràn ở khắp nơi. Phải có lửa thì mới có khói chứ. Chuyên bán độ của Quyến và Vượng sẽ là nhỏ nếu so với tệ cờ bạc cá độ đang lan tràn khắp nơi trên cả nước mà chính quyền không thể kiểm soát nổi. Chang, Hà NộiTôi nghĩ độc giả không nên quá khắt khe với Quyến, cũng đừng nên nặng lời với anh ta về gia đình hay trình độ học vấn. Chúng ta còn chưa thể biết sự thực đằng sau sự việc đó là gì mà mới phán quyết bề ngoài của sự kiện. Liệu có thể có những gì tốt đẹp thực sự khi chính nhiều người lãnh đạo của Quyến thiếu trong sạch được không??? Con hư tại mẹ. Người mẹ của Quyến ở đây không phải là bà mẹ sinh lí (bà Niềm) mà là VFF. Tôi thực sự tiếc cho Quyến. Trần Đình Hải, Hà NộiGửi Mumei Nhật Bản, bạn sống ở Nhật sướng quá nên đâu biết tí gì về Việt Nam.Tôi cũng là một người nghèo ở VN nếu tôi có cơ hội mà kiếm chác được thì tôi cũng kiếm chứ đừng nói chi ai.Ở VN người ta ăn hối lộ từ trung ương đến địa phương thì một người như Văn Quyến là chuyện bình thường. Ai mà chẳng tranh thủ vơ vét lúc gặp thời, chứ để lúc hết thời lấy gì mà ăn. Minh, Hà NộiTôi đồng ý với Mumei, thật đáng buồn khi có những người luôn cố gắng tìm cớ xen chuyện chính trị vào ở khắp nơi, ngay cả những vấn đề chẳng liên quan đến chính trị. Cũng rất nhiều người chỉ biết cái thói quen chửi các cấp lãnh đạo, xin khẳng định họ không hiểu biết, không theo dõi từng bước đi của VFF, của bóng đá VN, không chịu thừa nhận những đóng góp lớn vực dậy nền bóng đá từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Với cá nhân tôi và những người luôn theo sát từng bước đi, từng diễn biến của bóng đá VN đều biết VFF trong nhiệm kỳ mới đã có những chuyển biến lớn, có những con người rất tâm huyết, đó cũng là kết quả tất yếu sau những sự mổ xẻ của báo chí, dư luận từ những yếu kém của các khóa trước đây, dù biết vẫn chưa loại trừ được hết những con sâu, những kẻ kém năng lực trong đội ngũ lãnh đạo ấy. Trở lại với trường hợp của VQ, theo tôi đó là sản phẩm cuối cùng của 1 quá trình mà không thể đổ lỗi cho riêng khâu nào, đó là hoàn cảnh xuất thân từ nghèo khổ, thiếu sự dạy dỗ của người cha, của trường lớp, khi thành công đến quá nhanh, tiền bạc và danh tiếng đến dễ dàng thì sự sa ngã thật khó tránh. Bên cạnh đó là công tác giáo dục đạo đức tư tưởng cho cầu thủ chưa đuọc quan tâm ở SLNA, cái nôi của rất nhiều cầu thủ tài năng (và nhiều người sa ngã), đó mới là nơi trực tiếp giáo dục và đào tạo Quyến từ khi 13 tuổi. Chuyện bán độ cũng không phải chỉ ở VN mà ở đâu cũng có, kể cả các nền bóng đá lớn trên TG, và cũng không chỉ riêng bóng đá, lĩnh vực nào cũng vậy, đồng tiền có thể làm thay đổi bản chất con người khi họ không đủ b! ản lĩnh, ý chí vượt qua cám dỗ. Tôi chỉ mong mọi người có một cái nhìn khách quan, đừng quy chụp 1 cách thiếu hiểu biết, như 1 bạn đã nói, xã hội nào cũng có những tiêu cực, điều quan trọng là chúng ta có dám thẳng tay loại trừ hay không. Dương Giao, Hà NộiViệc các cầu thủ bán độ thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức trong xã hội. Bây giờ, người ta chẳng cần gì đến danh dự, dù là danh dự cá nhân hay danh dự Tổ quốc. Cũng không nên trách nhiều giới trẻ. Hãy thử hỏi lại: họ dã được giáo dục như thế nào? Và các bậc cha chú, đàn anh của họ đã có những hành vi ra sao? Ngay cả những tấm gương trước mắt họ: các vị lãnh đạo của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, của ngành thể thao Việt Nam? Tôi cho rằng đây là sự phát triển tất yếu trong sự phát triển của Việt Nam và nếu tình hình không có gì cải thiện thì sẽ còn những biểu hiện khủng khiếp hơn. Và còn điều này nữa, những người hâm mộ, báo chí sao lại thờ ơ thế khi thấy các giáo sư, tiến sĩ có bằng giả, làm những điều khuất tất trong khoa học; cácc vị có chức quyền chiếm đất của dân,... Theo tôi cũng nên xem tác hại của những hành động ấy để có thái độ cho công bằng. Ẩn danh, Hà NộiTôi rất đồng tình với ý kiến của bạn Trần Nam Anh. Không phải cứ nghèo là có quyền làm bậy bạ. Chuyện đâu sẽ có đó, đừng bàn chính trị, mà hãy nói đến đạo lý trước. Mà tôi tin lần này, vấn đề cũng sẽ ra ngô ra khoai thôi, cho dù đó là ông lãnh đạo nào. Búa rìu dư luận đã được giơ cao rồi? Kim Lan, Thụy SỹNgười ta nói con hư tại bố mẹ, thử hỏi những cầu thủ này được đào tạo giáo dục ở 1 nước mà nạn tham nhũng tràn lan, mấy ông lớn tham nhũng vơ um xùm thì tại sao những cầu thủ không biết bán độ để kiếm tiền ? dù biết là tật xấu nhưng họ cảm thấy những người xung quanh còn tệ hơn. Tôi thấy chẳng có gì là lạ, chuỵện người thật thà chê tiền ở VN mới là chuyện lạ Dissident, Hà NộiBản thân tôi thấy thương và tội nghiệp cho Văn Quyến. Anh ta còn quá trẻ, học thức kém, lại nổi tiếng và thành công quá nhanh. Điều đó tất yếu nảy sinh những tiêu cực đối với Quyến. Kể cũng là một bài học cho bất cứ cầu thủ trẻ nào khi bước vào con đường chuyên nghiệp. Yêu VN, Hà NộiĐây cũng là bài học cho các bạn trẻ VN, nhất là những người được gọi là 'sao" trong giới âm nhạc, thể thao,...Nhiều bạn quá trẻ, sự thành công và tên tuổi sớm cho các bạn một vị trí xã hội.Thế nên, sai lầm kiểu thế này của các bạn sẽ bị chính vị trí của các bạn quật dổ, tẩy chay ...Hãy nhớ đừng làm gì xấu xa mà hại đến thanh danh đất Việt, các bạn đáng ra hơn ai hết phải biết dùng tiếng nói tài năng để đóng góp cho nước nhà chứ... Tôi cũng đồng tình không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh, do điều kiện lớn lên. Nhiều người chúng tôi còn khổ hơn các anh nhiều, vẫn ý thức sống trong sống sạch cho lương tâm và đạo đức và cho mọi người xung quanh...Những bài học thế này để các bạn có thể thấy...lưới trời lộng lộng, thưa mà khó ! lọt. Tôi yêu Vn, tôi buồn cho một người con đất Việt hư hỏng quá thế này, nhưng tôi mừng vì chúng ta đã tìm ra va vạch trần được những con sâu, con mọt này...Hi vọng ở các lĩnh vực khác chúng ta cũng dần lọc trong ... Trai dau, Cần ThơNghe những tờ báo nhiệt tình đưa tin sốt dẻo về vụ “nghi án” bán độ mà thấy thương cho những cầu thủ trẻ của nước nhà, cỡ nào thì họ cũng là những “sản phẩm” cho những tờ báo đó kinh doanh được! Một số tờ báo đã vội vã kết án các cầu thủ trong vụ “nghi án” này trong khi chưa có kết quả chính thức từ cơ quan điều tra. Cái mà tôi cảm thấy hết sức xô bồ là các báo còn đưa tin cầu thủ này, cầu thủ nọ hiện tính mạng đang bị đe doạ bởi thế lực ngầm trong đường dây cá độ. Chính họ chứ không ai khác đã tự tay mồi lên đám cháy rồi thổi bùng lên, sau đó hô hoán mọi người đề phòng, cảnh giác…! Giá mà những tờ báo ấy nhiệt tình đưa tin những vụ đấu đá, tiêu diệt nhau mang tầm vóc chính trị ở cấp trung ương thì hay biết mấy! Thay vì săn những tin mà ai cũng có thể nói được thì hãy săn những nguồn tin “kín như bưng ở trung ương” thì đó mới gọi là hào kiệt. Trần Nam Anh, Tp HCMLà một nguời yêu thể thao có lẽ ai cũng sẽ buồn khi cầu thủ mà mình yêu thích lại bán độ. Đáng buồn hơn nữa khi anh ta bán độ khi đang thi đấu cho đội tuyển quốc gia. Đừng bàn cãi về yếu tố chính trị và lãnh đạo của VN, mà chỉ xét về khía cạnh thể thao giải trí thì hành động đó là không thể chấp nhận được nhất là đối với người hâm mộ. Đó là sự phản bội!!! Không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh bởi vì không phải ai nghèo cũng trở thành kẻ cắp, không phải người vô học đều là kẻ lưu manh... Theo tôi các cầu thủ cần phải có thời gian để suy ngẫm về vấn đề này ở nơi nào yên tĩnh càng tốt hơn. Mumei, Nhật BảnBóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam còn non trẻ, nhưng cũng không thể bào chữa được cho hệ thống quản lý yếu kém của liên đoàn chưa theo kịp với sự phát triển của bóng đá nhà nghề. Liên đoàn còn để tiêu cực hoành hành thì sẽ mất khán giả, các nhà tài trợ sẽ rút hết, phát triển thế nào được. Tuy nhiên, vụ án này được lật tẩy và toàn dân được cập nhập thông tin qua báo chí là việc đáng mừng cho bóng đá Việt Nam. Vấn đề là giải pháp từ đây. Chỉ thật buồn cười cho một số vị ở đây vẫn bào chữa cho Văn Quyến, chẳng qua là lấy cớ chửi chính quyền cs cho sướng mồm. Khi Văn Quyến sa ngã thì anh ta đâu còn nghèo đói nữa. Nước Mỹ văn minh với nền giáo dục tiên tiến, đầy tính nhân văn nhưng cũng đầy những tội phạm đấy thôi. Đặc biệt là các ông giàu có En-rôn này nọ đâu có thiếu học,...Việc nâng cao đạo đức con người, và nâng cao hệ thống pháp luật, quản lý để loại bỏ những con sâu là nhiệm vụ thường xuyên của mọi xã hội. Ẩn danhVăn Quyến,Quốc Vượng...những cầu thủ yêu mến của người hâm mộ bóng đá...sao quá dại dột bán cả tương lai ? Buồn quá. Thôi cũng mong pháp luật xét đến công lao của các em mà giảm bớt hình phạt. Tuy nhiên còn niềm an ủi là những cầu thủ tài năng khác như Tài Em ...đã không như thế. DVM, Hà NộiThực đáng thương, nhưng cũng đáng trách. Âu cũng là lẽ thường tình khi anh làm chủ cuộc đời mình khi còn quá trẻ. Tiền lương cao, tiền thưởng lớn, chìa khóa xe hơi TOYOTA,... Xã hội nào cũng vậy, không cứ gì Việt Nam. Cũng bằng tuổi Quyến, rất nhiều học sinh nghèo và thậm chí còn nghèo hơn Quyến nhưng họ có lòng tự trọng và có nhiều phẩm chất, họ vấn đến trường. Ở Việt Nam học sinh đi học không phải chịu một chi phí quá cao như nhiều nước khác. Chỉ đến khi vào đại học thì mói khó khăn. Tôi muốn chia buồn với mẹ Quyến, nhưng không vì một lý do gì ngụy biện mà làm mất đi tính nguyên tắc của nó. Ở đây cũng có thể chứng minh một điều giản dị, là khi một người thất học đạt được thành công nào đó mà không nhớ đến quá khứ và quê hương của mình thì dễ "bán mình cho quỷ". Việc này cũng như một người thất học và đạo đức xấu làm lãnh đạo một quốc gia. Hung Dung, HNBuồn cười ý kiến các bạn quá. Có câu "cha nghiện rượu thì làm sao dạy được con". Đừng ai nói thánh tướng nhé, tiền ai cũng thích. Nhưng bên cạnh cái thích đó có cái sợ. Nếu người lớn chẳng làm gương được thì trẻ nó sợ gì nhỉ? Tôi nực cười vì các bạn cứ trút giận lên Văn Quyến... nhưng thử hỏi một VFF (tôi xin nói về các khóa trước) quản lý kém vậy sao mà không có cầu thủ hư mới là lạ chứ. Cái trò này có thể có từ trước lâu rồi và công an biết (hoặc có nghi vấn-theo như các báo) song chẳng làm. VFF bao tiếng tăm vẫn được im lặng. Vụ 2tỷ đền bù của VFF thì sao, ai chịu? Vậy nên tôi xin nói rằng có cầu thủ hư tôi chẳng ngạc nhiên. Tại sao cái hư đổ vào Q! V và VQ? Vì họ là sao và có thể quyết định được trận đấu. Hơn nữa, bóng đá mới là điểm nóng chứ các môn khác giới cá độ ít quan tâm hơn, bạn Lê Vinh ạ. Tôi chỉ mong sau vụ này họ có thể làm tương đối sạch để không có những nạn nhân như VQ hay QV. Vũ Kh, Hà NộiỞ VN có hàng trăm ngàn đứa trẻ có tuổi thơ như Quyến (nếu không muốn nói là cực khổ hơn). Khi lớn lên có những kẻ thế này kẻ thế khác, có kẻ vựơt khó trỏ thành người có ích cho xã hội, và cũng có những người trở thành người xấu.Nhưng nếu trở thành người xấu thì họ cũng không hề bán danh dự quốc gia với giá rẻ mạt như thế. Lê Vinh, TP HCMỞ trận thi đấu môn vật kết thúc buổi sáng 30-11 mọi người chứng kiến cảnh nữ đô vật Nguyễn Thị Lan Anh (59kg) mấy lần bị trật khớp khuỷu tay nhưng sau khi nắn lại vẫn cứ đấu tiếp. Nguyễn Thế Hải: nhà vô địch từ gò hoang và xe rác. Nhà vô địch Đỗ Thị Bông làm hết mọi việc, từ giữ trâu, cày ruộng, làm vườn quần quật chứ không phải trên đỉnh vinh quang hôm nay mà vội quên đi hôm qua. Nếu các bạn chịu khó xem thông tin thì còn nhiều VĐV đi thi đấu với gia đình còn cực khổ gấp trăm bề, chưa kể các bộ môn thi đấu hầu như chỉ được rót nhỏ giọt chứ ko được quan tâm nhiều như bóng đá đâu - vì thế tôi đồng ý kiến với Nhân. Nhân, TP HCMNói như Tom Ha` vậy thì tôi không đồng ý. Nói như anh thì ai cũng có thể làm chuyện xấu, ai cũng tham nhũng, hối lộ hết. Tôi có một số ý kiến: Thứ nhất là đang nói đến chuyện về bóng đá, về nhân cách một con người. Bạn lại vẽ chuyện chính trị vào đây. Thứ 2, khi đi đá bóng, đặc biệt khi được lên đội tuyển quốc gia thì Văn Quyến đã có được rất nhiều về danh lẫn về lợi. Tiền bạc, nhà cửa, danh tiếng. Nên không thể nói vì khó khăn mà đi bán độ được. Mặt khác, con người sống trong xã hội phải thấy trách nhiệm của mình vói xã hội. Anh nhận được nhiều thì anh cũng làm sao xứng đáng với sự kỳ vọng và yêu mến. Văn Quyến đi thi đấu cho đội tuyển là một sự hợp tác cùng có lợi: bóng đá Việt nam lợi mà anh ta cũng có lợi. Đâu phải anh ta đi thi đấu không công hay bi bạc đãi đâu? Cái đáng trách ở đây là tổ chức quản lý mà ở đây là các quan chức bóng đã đã để một sai lầm kéo dài và mang tính hệ thống. Còn cái đáng trách của Văn Quyến là chưa rèn đủ bản lĩnh của một cầu thủ chuyên nghiệp, một con nguời trưởng thành để phân biệt cái đúng, cái sai. Ta đi tới, Sài GònCái cậu Quyến này đáng thương hơn đáng trách. Cũng do vì sinh ra trong một gia đình không trọn vẹn tình thương, học vấn thấp, tuổi thơ cực khổ, cộng với trẻ người non dạ. Nhưng trách cậu thì ít mà trách những kẻ cơ hội vô trách nhiệm của UBTDTT, VFF thì nhiều. Nếu họ có trách nhiệm thì đã không xảy ra chuyện như vậy. UBTDTT, VFF nói riêng và hàng ngũ lãnh đạo, quan chức trong tất cả các ngành hiện nay nói chung đều vô trách nhiệm và tham nhũng, từ tham nhũng mà sinh ra hàng vạn, hàng triệu tiêu cực xã hội. Đã đến lúc người Dân Việt cần một hàng ngũ lãnh đạo biết lắng nghe và có trách nhiệm với Dân tộc hơn. Trần Quảng Châu, TPHCMTôi rất ủng hộ báo chí & CA tích cực trong việc này, nhưng quả thực tôi cũng thấy buồn & bất lực. Con hư tại Mẹ & Cháu hư tại Bà là câu thích hợp cả nghĩa bóng & đen trong trường hợp này. Nghĩa bóng ở đây "Mẹ" chính là Đội Bóng Chủ Quản, Là VFF. Nếu Văn Quyết bị xử 1 thì những cơ quan nêu trên cũng phải bị xử ít nhất là 1. Cử hàng tá người đi sang Philippines bằng tiền thuế của dân, để rồi vẫn xảy ra những chuyện như vậy? Hỏi VFF có nên từ chức hàng loạt chăng? Văn Quyến chỉ là phần rất nổi của tảng băng. Tom Hà, Dallas, USAVì tôi không biết, chưa gặp và chưa bao giờ nghe phỏng vấn em Quyến nên những nhận xét của tôi chỉ dựa vào những gì tôi đã đọc và biết về Việt Nam ngày nay. Em Quyến nghèo, không được cắp sách tới trường và em có tài đá banh. Em bị nghi là “bán độ” và bây giờ công an đang điều tra. Họ dẫn em về 1 nơi nào đó mà chính mẹ của em cũng không được biết em đang trong tình trạng nào. Đói thì ăn vụng, túng thì làm càn. Bần cùng sinh đạo tặc. Bản chất con người có thêm cái đức tính xấu đó. Nếu em Quyến làm điều sai lầm, ít ra hoàn cảnh của em cũng đóng 1 vai trò quan trọng xô đẩy em vào con đường duy nhất để người nghèo có 1 lối đi lên. Ở Việt Nam, có rất nhiều người giàu có, học hành đàng hoàng và không có tà i… đ á banh như Quyến. Những người nầy còn làm những chuyện hơn cả bán độ đội banh. Họ hối lộ, hối mại quyền thế và bắt người đem đi mà không ai biết đem về đâu. Đó là chưa kể đến chuyện độc quyền về tự do và dân chủ. Nếu so với em Quyến, thì đáng lẽ họ phải là phú quý sinh lễ nghĩa, phải sống đạo đức hơn em Quyến nhiều. Trong một hoàn cảnh xã hội như vậy, những thế hệ trẻ thiếu thốn, nghèo khổ biết lấy ai làm gương để giữ gìn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín bây giờ? Anna Truong, Birmingham, EnglandTôi rất buồn khi hay tin Quyến bán độ. Nhưng sự việc dần đã phơi bày ra ánh sáng. Tôi hy vọng là sự việc sẽ rõ ràng. Và cũng thành thật chia buồn với mẹ Quyến. Có lẽ vì một phút nông nổi nào đó hay đồng tiền làm mờ đi đôi mắt của cầu thủ trẻ này. Cuộc sống cực khổ đã qua nên có lẽ Quyến không muốn sống như ngày xưa và đã lầm đường lạc lối. Ở cái tuổi này cũng như đứng giữa ngã ba đường, không biết quẹo đường nào cho đúng. Một thính giảLàm mẹ ai không có những suy nghĩ về con khi con gặp trắc trở . Cũng như bao bà mẹ khác mong con mình bình an Tôi nghĩ bà Niềm cũng thế. Mong bà sẽ có đứa con ngoan. Kathy Lien, MelbournePhạm văn Quyến là một cầu thủ bóng đá hè phố có tài,với tuổi thơ cực khổ và không được đến trừong khiến trình độ hiểu biết về văn hóa xã hội của Quyến rất hạn chế. Về mặt tâm lý đây là mặc cảm tự ty về sự hiểu biết của mình đối với những người cùng lứa. Từ mặc cảm nầy dể dẩn Quyến đến những hành động sai trái để chứng tỏ mình hơn người khác nhằm bù đắp vào sự thua sút của mình ở mặt nào đó (tự tôn). Nhìn gương mặt của Quyến rất dể nhận ra sự "chai lỳ" và khó gần gủi, chúng ta có thể nhận thấy cách phát biểu của Quyến trong những lần bị phỏng vấn, cách nói chuyện không mạch lạc, lừng khừng, khó diển đạt, chứng tỏ trình độ hiểu biết còn thấp. Với những yếu tố nầy nên khi Quyến nổi danh và có tiền rồi thì cuộc sống của Quyến đổi khác ngay, trai gái, nhậu nhẹt, kêu ngạo trong vai trò ngôi sao của mình và bị loại ra ngay trong mắt của ông Tavares. Chính vì thế, nên khi có nghi vấn bán độ trong U.23 tôi không sẽ ngạc nhiên khi có Quyến và nếu đúng là Quyến bán độ thì xét về mặt tâm lý là hòan tòan phù họp. Tôi tin là Quyến có bán độ trong trong quá khứ nên có thể bán độ trong SEAGames 23 mà cơ quan điều tra đang làm việc. Sự thật sẽ là sự thật, cái gì đến rồi sẽ đến, nhưng tôi cũng còn một chút hy vọng rằng môn tâm lý học cũng có thể nhiều khi ngoại lệ cho một vài trường họp như Phạm văn Quyến. Hy vọng, nhưng hơi khó. |
Chuyên gia sử học cho rằng cần quan tâm hơn tới ruộng đất cho nông dân Hôm nay, Việt Nam kỷ niệm Quốc khánh 63 năm gắn liền với sự kiện tuyên ngôn độc lập 2-9 và cuộc Tổng khởi nghĩa dành Chính quyền thành công vào ngày 19/8 năm 1945. | 'Nhiều mục tiêu Cách mạng bị sao nhãng' | Nhân dịp này, Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đã dành riêng cho BBC Việt ngữ một cuộc phỏng vấn dưới đây: BBC: Thưa Giáo sư, ngoài những giá trị lớn mà Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 của Việt Nam đã nêu, đặc biệt đi kèm với mục tiêu chính của cuộc Cách mạng Tháng 8 là giải phóng dân tộc, người cày có ruộng, thì đến nay, một mục tiêu khác mà Tuyên ngôn Độc lập nhắm tới là 'công bằng xã hội' cho người dân đã đạt được chưa? GS. Đinh Xuân Lâm: Cuộc cách mạng tháng 8 diễn ra, Việt Nam dành độc lập chưa được bao lâu, đã phải chống chọi với hai cuộc chiến tranh chống xâm lược là chiến tranh chống Pháp và sau đó là chống Mỹ ở Miền Nam. Do đó nhiều mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và kiến thiết nhà nước xã hội chủ nghĩa phải kéo dài mới đạt được. Nhiều mục tiêu trong đó chưa đạt được như mong muốn hoặc vẫn còn hạn chế. Và đây vẫn là một câu chuyện mà cần phải tiếp tục lâu dài sau này. BBC: Ngoài thực dân Pháp, thì trước ngày 2/9/1945, Việt Nam còn phải đương đầu với phát-xít Nhật. Đây là lực lượng đã gây ra nạn đói nghiêm trọng năm 1945 ở Việt Nam, làm thiệt mạng hàng triệu người. Theo ông vì sao, không như Trung Quốc và một số quốc gia khác, Việt Nam hiện chưa yêu cầu Nhật Bản xin lỗi chính thức? Trách nhiệm người Nhật GS. Đinh Xuân Lâm: Thực tế, chúng tôi thấy Nhật Bản có trách nhiệm lớn trong năm 1945. Đã gây ra nạn đói, thiệt hại rất to lớn về con người, về tài sản cho nhân dân Việt Nam lúc đó. Sau đó, cuộc Cách mạng tiếp tục tiến lên và đã thành công. Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ đặt vấn đề là bắt Nhật Bản phải xin lỗi như một số trường hợp trong lịch sử thế giới mà chúng ta biết. Như Hàn Quốc chẳng hạn. Trong một hội thảo gần đây mà tôi có dịp dự, người Hàn Quốc đã nói là họ rất hổ thẹn về việc quân đội Đại Hàn đã tham gia vào cuộc chiến tranh do quân đội Mỹ đứng đầu ở Miền Nam Việt Nam trước đây chống lại nhân dân Việt Nam. Nhưng ở Việt Nam chưa đặt vấn đề đó bao giờ và chúng tôi thấy rằng cũng không cần thiết. Chúng tôi thấy Nhật Bản hiện nay vẫn quan hệ tốt với Việt Nam thông qua đầu tư và bằng những công việc trao đổi khoa học, kỹ thuật, trao đổi sinh viên, văn hoá. Chúng tôi thấy đó là thể hiện thiện ý của Nhật Bản. Qua đó, thấy rằng Nhật Bản đã nhận thức được lịch sử trong thời gian vừa qua. BBC: Tuy vậy, theo ông, nếu Việt Nam có lời yêu cầu Nhật Bản xin lỗi chính thức, thì Chính phủ Nhật sẽ ứng xử ra sao? GS. Đinh Xuân Lâm: Không thể đoán được, nhưng tôi cho rằng không cần thiết phải có lời xin lỗi chính thức vì việc đó có thể thực hiện thông qua các việc làm cụ thể như vừa nói. Tư tưởng xuyên suốt BBC: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam DCCH ra đời ngày 9/11/1946, được cho là có tính hợp hiến cao, chấp nhận mô hình nhà nước dân chủ, đa đảng phái, đa tư tưởng và thành phần chính trị chia sẻ quyền lực. Đến nay nó được thay đổi bằng các bản hiến pháp quy định vai trò độc tôn tối cao của Đảng Cộng sản lãnh đạo Nhà nước. Liệu cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã nghĩ đến vai trò toàn trị của ĐCS được quy định trong các bản hiến pháp đó? GS. Đinh Xuân Lâm: Tư tưởng đó theo tôi vẫn luôn là tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi muốn nhấn mạnh tư tưởng chính trị trong suốt cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh. Đó là tinh thần dân tộc. Từ khi còn bôn ba nước ngoài, ông luôn nhấn mạnh tới tinh thần đoàn kết dân tộc. Hiện nay trong quá trình thực hiện công cuộc xây dựng đất nước, tiến hành các giai đoạn cách mạng sau này, cũng có những lúc nhà cầm quyền, nhà nước, chính sách, đường lối đại đoàn kết dân tộc chưa đảm bảo một cách chặt chẽ, hoàn chỉnh. Nên cũng có những tác hại, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của Việt Nam. Người cày có ruộng BBC: Bản tuyên ngôn độc lập 2-9 và cuộc Cách mạng Tháng Tám đặt ra giá trị và một mục tiêu là "người cày có ruộng". Nhưng hiện nay, có nhiều nông dân Việt Nam không có đất hoặc mất đất, đang biểu tình, khiếu nại ở nhiều nơi. Nhiều người bức xúc vì bị mất đất, bị mua đất với giá rẻ mạt, hoặc bị đối xử không công bằng. Không ít nông dân đang đứng trước nguy cơ không còn công cụ, phương tiện sản xuất để làm việc, sinh nhai. Ông có bình luận gì? GS. Đinh Xuân Lâm: Mục tiêu đưa lại ruộng cày cho người nông dân là một mục tiêu vô cùng chính đáng. Mục tiêu này xuyên suốt cuộc Cách mạng Việt Nam, cho tới tận ngày nay. Nhưng gần đây, rõ ràng trong việc thực hiện đường lối ấy còn có một số điều chưa được tốt. Cho nên, không thể phủ định được việc hiện nay có những cuộc đấu tranh của nông dân để đòi lại ruộng đất v.v... Chính vì nhận thức được chính sách ruộng đất với nông dân trong thời kỳ vừa qua chưa được thực hiện một cách tốt đẹp, nên Trung ương Đảng CSVN vừa họp một hội nghị quan trọng, quyết định những chính sách lớn, trong đó có chính sách đối với nông dân. Muốn nâng cao đời sống của người nông dân, phải đảm bảo được vấn đề ruộng đất cho người dân cày. Nên trong chính sách hiện nay, đang rất chú ý việc này. Vì thấy rõ có một thời gian, không phải là ngắn, việc thực hiện chính sách với nông dân, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân theo đúng mục tiêu cao quý của cuộc Cách mạng đề ra từ đầu, đã có một thời kỳ bị sao nhãng. Cho nên bây giờ phải rút kinh nghiệm BBC: Trở lại với chính phủ và hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, vì sao thể chế đa đảng phái, đa thành phần chính trị cùng chia sẻ quyền lực này đã được thay thế bởi hệ thống được cho là 'độc đảng và toàn trị' như hiện nay? GS. Đinh Xuân Lâm: Không thể nói Chính phủ và Nhà nước lúc đó là đa đảng, đa nguyên. Song ngay từ đầu, đã có một số đảng phái bên cạnh Đảng CSVN như là Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ. Nhưng sau này các đảng phái này không còn. Theo tôi, không thể đặt vấn đề đa đảng đa nguyên với hoàn cảnh và đặc điểm Việt Nam, mà quan trọng nhất là quán triệt tinh thần và nguyên tắc thống nhất, đoàn kết dân tộc. Không thể dự đoán Ở Việt Nam, theo cách chúng tôi hiểu, là đặt vấn đề thu hút tất cả các lực lượng dân tộc trong việc xây dựng Chính quyền vững mạnh, đi theo các mục tiêu bảo đảm quyền lợi cho tất cả tầng lớp nhân dân, trong đó có nông dân. Tôi nhắc lại, riêng về bảo đảm quyền lợi cho nông dân, là phải đem lại ruộng đất cho nông dân. Nên nếu ở địa phương nào có sai trái về chính sách, thì dưới sự lãnh đạo của Đảng, cần phải uốn nắn, cần phải sửa chữa và đi đúng với chiến thuật, chiến lược và đường lối của Nhà nước. BBC: Có những thể chế chính trị và nhà nước trong lịch sử có thể tồn tại ngắn dài tuỳ theo, có nơi từ vài vài chục tới vài trăm năm. Nhưng cũng có thể có những thay đổi. Theo giáo sư, thể chế chính trị độc đảng như ở Việt Nam hiện nay có thể tồn tại vĩnh viễn được không, hay là sẽ có thay đổi trong tương lai? GS. Đinh Xuân Lâm: Không thể đoán được, nhưng chúng tôi cho rằng, nói một cách đơn giản, một thể chế chính trị, chế độ chính trị, nếu thực hiện tốt được nhiệm vụ chính trị của mình đối với nhân dân, mang lại những quyền lợi chính đáng cho tất cả các tầng lớp nhân dân, tất cả các bộ phận nhân dân, thì chính quyền đó sẽ tồn tại lâu dài. Trong chừng mực nào anh không thực hiện được nhiệm vụ cao quý đó, thì tất nhiên là chính quyền đó sẽ gặp khó khăn, trở ngại trên con đường tồn tại của nó. Giáo sư Đinh Xuân Lâm là chuyên gia đầu ngành của Đại học Quốc gia Hà Nội về lịch sử Việt Nam cận, hiện đại. Ông đồng thời từng chủ trì nhiều đề tài quan trọng về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh học. Một số công trình của ông: "Đại cương lịch sử Việt Nam"; chuyên đề "Đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Đông Dương"; "Lịch sử Việt Nam 1897 - 1914" (1957); "Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế" (1958); "Lịch sử Việt Nam cận đại" (1959 - 1961); "Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh"; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; "Phan Bội Châu (1867-1940), con người và sự nghiệp"… XTVN, Việt NamNgười Việt Nam không cần Người Nhật nói xin lỗi vì nó quá ngoại giao và chính trị, chỉ cần người Nhật thể hiện bằng hành động rằng họ đã sai trong quá khứ (trong vòng 2 năm 1944 và 1945). Có bao nhiêu người VN ở nước ngoài biết Nhật đầu tư các dự án FDI, ODA và vốn không hoàn lại là bao nhiêu không? Đất nước Mỹ tự do và công bằng mà nhiều bạn tôn thờ cùng với liên quân 'tàn phá' VN trong 30 năm, sử dụng các vũ khí huỷ diệt hàng loạt như khí độc Dioxin để tàn phá cả mấy thế hệ mà Chính phủ Việt Nam đã kiện, sao không thấy "những người yêu nước" như các bạn ủng hộ và đấu tranh? Vũ Quốc An, Sài GònNhiều giáo sư thuộc tầng lớp "trí-thức" nhưng theo tôi lại chưa là kẻ sĩ theo đúng nghĩa được. Vì làm kẻ sĩ thì phải rất có lòng tự trọng. Nhất là nhà sử học. Phát biểu theo kiểu "nhờ có sự lãnh đạo tài tình của đảng...." mà hầu như anh "cán" nào cũng thuộc lòng, sẽ được an-toàn. Có cảm giác có học thì nhiều nhưng tìm "kẻ sĩ" ở đất nước này sao khó quá, ít quá. Tuấn, Hà NộiNên thông cảm cho người làm khoa học ở Việt Nam.Mặc dù Giáo sư né tránh nhiều vấn đề, nhưng điều đó cũng dễ hiễu thôi, vì ngoài làm chính trị thì còn phải lo cho cuộc sống của mình nữa chứ. Nếu không né tránh, Giáo sư có lẽ mất hàm vị rồi. Khanh, Nghệ AnTôi rất thông cảm với GS Đinh Xuân Lâm. Tôi nghĩ Giáo sư hiểu biết rất nhiều về Nhà nước Việt Nam từ sau CM tháng 8 năm 1945 đến nay cũng như sự lãnh đạo độc quyền, trên pháp luật của ĐCSVN. Tuy nhiên vì hai chữ "bình yên" cho bản thân và gia đình mà ông không thể nói ra sự thật được. Ông chắc thừa biết điều gì sẽ xảy ra nếu nói thật lòng mình. ThomasNhững ai yêu quí sách chắc có cùng một quan điểm: có những quyển nâng niu, đọc mãi không chán, có những quyển chỉ đọc một lần xong rồi không muốn sờ tới lần thứ hai. Khác với sách khoa học đôi khi chỉ có giá trị tạm thời hoặc co cụm theo thời gian, sách về lịch sử càng nói nhiều về sự thật khách quan càng có giá trị lâu dài và trở nên quí hiếm. Viết sử như thế đôi khi gặp những khó khăn, tác giả phải trả giá cao cho sự thật nhưng đồng thời tên tuổi tác giả sẽ cùng sống mãi với sách, người đời ngàn sau sẽ còn nhắc đến. Phải chăng nhiệm vụ đích thực của nhà sử học là tìm cho được sự thật và viết lại đúng sự thật như vốn dĩ nó đã có và nếu không đạt được những điều kiện khắt khe như vậy thì liệu sách sử có còn đáng được gọi là tài liệu lịch sử theo đúng ý nghĩa nguyên thủy của nó nữa chăng? Langthang, SaigonTừ rất lâu tôi nghe tiếng tứ trụ Lâm Lê Tấn Vượng. Nhưng đọc các bộ sử do các ông viết hoặc chủ biên, thú thật cực kỳ thất vọng. Đó không phải là các cuốn sử đúng nghĩa, mà là các tập sách tuyên truyền, giá trị khoa học quá kém. Nghe cách ông trả lời phỏng vấn thấy nản cho trí thức VN. Nếu không nói được, thà tìm cách thoái thác trả lời còn hơn. Youngstudent, Hà NộiCháu còn nhỏ tuổi nên không dám phê phán cụ, chỉ xin đóng góp vài ý kiến nho nhỏ. Phàm là sử gia thì phải có suy nghĩ, nói và viết trung thực, nhưng cháu thấy phần trả lời của cụ cho BBC hình như né tránh câu hỏi quá nhiều. Những vấn đề tính đến nay đã hơn 50 năm rồi kể từ năm 1945 mà cụ không dám nói sự thật thì tính xác thực khi cụ viết sử VN làm sao đảm bảo được? Giả dụ về Bác Hồ, như cháu có nghe chuyện tình của Bác với Bà Tăng Tuyết Minh bên Trung Quốc. Nếu bà ấy là người đàn bà "bình thường" như những phụ nữ khác thì chuyện tình của bà có ai bỏ công ra bàn đến chi cho mệt? Là một sử gia có tiếng tăm, đã từng trải qua nhiều thế hệ, chắc cụ "có biết" chuyện Bà Tuyết Minh kể trên. Nói thẳng ra, mang danh là sử gia tiếng tăm cụ có dám nói hết sự thật không? TruthmanKhi nào ông GS sử học dám phê phán thẳng những tiêu cực, dám mổ xẻ những ung nhọt tồn tại trong xã hội, trong Đảng (vì đã là người ngoài cái tốt, ai cũng có khuyết điểm cần sửa chữa) thì lúc đó ta mới tin ông trả lời thật lòng. Ông chỉ nói chung chung, nói những điều mà không cần phải một nhà sử học có tiếng như ông mới trả lời được. Sử gia thế hệ ông và những sử gia tiếp theo ông thì cũng thế thôi, từ đó ta có thể nghi ngờ tính trung thực của những người viết sử ở VN (từ năm 1945 trở đi). Chừng nào ông dám nghĩ và dám nói lên những suy nghĩ đứng đắn của mình, chừng đó ông sẽ là một sử gia "thực thụ"! TNNhững câu trả lời của GS Đinh Xuân Lâm tôi thấy không có gì mới lạ, hình như tôi có hân hạnh đọc ở đâu đó rồi. Mục tiêu của XHCN đã kéo dài bao lâu rồi và còn cần đến bao lâu nữa để có "công bằng xã hội" và người cày có ruộng đã thực hiện ở miền Nam trước 75, miền Bắc cũng có nữa sao? Phải chăng ruộng đất đều thuộc về "nhân dân" cho nên "người cày có ruộng" hiểu theo nghĩa này. Nếu lý thuyết CS mà thực hiện được thì thế giới này "đại đồng" từ lâu rồi. Cũng vậy, bản Hiến Pháp của nước VNDCCH có rất nhiều điều hay, những quyền tự do cơ bản cho con người thế nhưng đáng tiếc thay nó cũng giống như con ruột của lý thuyết CS, nặng phần trình diễn hơn là thực thi mà các lãnh tụ CS lâu lâu đem ra trưng bày hoặc phát biểu, màu mè với thế giới. BillPhải thông cảm cho GS Lâm thôi, bất cứ ai (đang ở VN) nếu trả lời các câu hỏi về hệ thống chính trị hiện nay do ĐCS lãnh đạo thì các câu trả lời đều mang tính bao biện, chung chung, có lợi cho ĐCS và không thành thực trừ phi họ thật sự dũng cảm. Pathfinder@ Pinochio: Các nước Bắc Âu không có lỗi gì với VN để phải giúp đỡ VN, song trong quan hệ kinh tế thị trường, thực dụng của các nước bây giờ, không có thứ gì cho không, giúp không. Họ không được lợi trước mắt thì sẽ có lợi lâu dài, không có lợi hữu hình sẽ có lợi vô hình. Đối với Nhật, Hàn, Mỹ (những nước có "nợ" với VN), việc vận động trực tiếp hay gián tiếp để họ thừa nhận trách nhiệm đều tốt. Chính trị là thủ đoạn. Ai không hiểu, chớ làm chính trị! KínhHồ Chí Minh quả là có công trong cuôc cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà. Nhưng vì suốt đời phải đối phó với chiến tranh nên ông không có thời gian để tìm hiểu thể chế dân chủ của phương Tây. Ông bị ám ảnh bởi chủ nghĩa Mác-Lê, cộng thêm sự ảnh hưởng của Trung Cộng nên ông không thể thoát ly khỏi cái bóng cộng sản. Nếu sau hiệp định Geneve mà VN được thống nhất thông qua tổng tuyển cử thì chắc là ông đã có cơ hội tiếp cận với nền văn minh phương tây. Lỗi này cũng do người Mỹ, họ đã không để cho tổng tuyển cử xảy ra. Nếu thời điểm đó người Mỹ chịu hy sinh miền Nam và mở cửa với miền Bắc như bây giờ thì có thề HCM đã thức tỉnh PinochioVị GS này đã có phát biểu khiến tôi thắc mắc: theo như Ông nói thì những chuyện nước Nhật đang làm cho VN cũng là một cách bồi thường cho VN, vậy thì ở các nước khác như các nước Bắc Âu thì sao? Họ đâu có lỗi gì với VN để phải giúp đỡ VN như vậy? Nó cho thấy ý kiến của Ông không đúng hoàn toàn. Kế là chuyện Hiến Pháp của VN, theo cách biện hộ của Ông thì việc để Đảng CSVN lên trên Hiến Pháp và nắm giữ toàn bộ quyền cai trị đất nước là nhằm để giữ đại đoàn kết dân tộc! Vậy ra dân tộc VN không thể đoàn kết nếu thiếu Đảng CSVN toàn trị? Vậy ra trước khi có Đảng CSVN thì dân tộc VN luôn mất đoàn kết? Có lẽ Ông là chuyên gia lịch sử Cận & Hiện Đại nên không biết rõ Dân Tộc VN trong thời xa xưa đã biết đoàn kết như thế nào mà không cần Đảng CSVN toàn trị như bây giờ. KakaVN cũng muốn người ta xin lỗi đó chứ, nhưng vì đang ở thế yếu nên không dám lên tiếng. Hơn nữa, lúc bấy giờ phát xít Nhật chỉ gây tổn hại cho dân chúng VN chứ không gây hại cho chính phủ Việt Minh. Do vậy, chính quyền hiện nay cũng không muốn làm mất lòng nhà giàu BoongCụ GS có nhiều câu trả lời lập lờ, thiếu dứt khoát của người làm khoa học. Có thể ông cũng nhận thấy hay nhìn thấy mà không thể phát biểu được. ThiệnKhi CS đã chiếm được toàn miền Bắc do ông Hồ lãnh đạo thì CS không những đã không thực thi đa đảng hay đa thành phần mà còn tiêu diệt các đảng phái kh́ác, như Việt Nam Quốc Dân Đảng hay Đại Việt chẳng hạn. Câu "người cày có ruộng" thoạt mới nghe thì ai cũng tưởng rằng người nông dân sẽ có ruộng riêng do mình làm chủ và mọi thu hoạch trên những thửa ruộng đó sẽ là của mình, nhưng trên thực tế thì người nông dân cũng chẳng có gì ngoài hai bàn tay. Giấu tênMột nhà sử học có cách trả lời phỏng vấn như một chính trị gia. Có lẽ ông là đảng viên CS nên ông nói năng giống các vị bộ trưởng quá. Tôi không thấy thỏa mãn cuộc phỏng vấn này, nhờ kiến thức từ mạng toàn cầu mà tôi có cách nhìn khác với GS. |
Căng thẳng, lo âu, hiệu suất làm việc: thiền được coi là giải pháp thích hợp cho hầu như mọi thứ. | Tập thiền quá mức sẽ gây căng thẳng và hoảng loạn | Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy bạn thật ra đã kỳ vọng quá nhiều vào thiền. Có nên đổi tên để khẳng định được bản thân? Khi cuộc giao lưu với đồng nghiệp trở thành cơn ác mộng Bốn câu hỏi giúp cải thiện thói trì hoãn Trong khoảng 20 năm, tôi khổ sở với nhiều giai đoạn lo âu. Tôi chuyển qua tập thiền như một cách để dập tắt những cảm xúc đó. Lúc thành công nhất thì quả là thiền đem lại tác dụng đúng như lời đồn. Tập trung sự chú ý vào hơi thở hoặc cơ thể giúp trấn tĩnh tiếng nói cằn nhằn trong nội tâm, và tôi có thể trở lại cuộc sống thường nhật với cảm giác tràn đầy năng lượng và sinh lực. Tuy nhiên, điều xảy ra thường xuyên hơn là sau khi kết thúc buổi tập, tôi cảm thấy tồi tệ hơn trước khi bắt đầu. Thay vì thư giãn, nhịp tim tôi bắt đầu tăng lên, hoặc tiếng nói trong đầu bắt đầu chuyển thành khó chịu; những ký ức không vui và cảm giác thất bại cũng như tuyệt vọng xâm chiếm tâm trí. Số lần như vậy xảy ra quá thường xuyên, đến mức giờ đây tôi chỉ có thể thỉnh thoảng mới dám tập thiền. Tôi từng nghĩ mình chỉ đơn giản là một trường hợp quá dở, không thể kiểm soát tâm trí. Nhưng ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy những trường hợp như vậy xảy ra nhiều đến kinh ngạc: một nghiên cứu trong năm 2019 nói ít nhất 25% số người tập thiền thường xuyên đã trải qua những tình huống bất lợi, từ các cơn hoảng loạn, trầm cảm đến cảm giác "phân ly" không an ổn. Từ những báo cáo như thế, một nhà nghiên cứu thậm chí đã sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Cheetah House, nhằm hỗ trợ cho "người khổ sở vì tập thiền". "Có khoảng 20.000 người đã liên hệ với chúng tôi trong năm 2020," Willoughby Britton, phó giáo sư về tâm thần học và hành vi con người từ Đại học Brown, nói. "Đây là chuyện lớn." Vì sao một phương thức rõ ràng đem lại ích lợi cho rất nhiều người lại có thể gây ra hệ quả khó chịu cho những người khác? Liệu có cách nào để có thể lĩnh hội được ích lợi từ thiền mà không gặp phải rủi ro? Nghe thì có vẻ ngạc nhiên, nhưng thiền thực ra có thể làm những cảm xúc xấu mà bạn muốn loại bỏ trỗi dậy "Bạn chỉ có thể kiểm soát sự chú ý đến mức độ nào đó" Trong bất cứ thảo luận nào về thiền định, điều quan trọng được nêu ra, đó là ta phải nhớ rằng có nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm giúp ta tập luyện một số cách suy nghĩ và tồn tại theo cách cụ thể nào đó. Làm thế nào để tập trung tâm trí giữa thời đại dịch? Lý do khiến ngày càng nhiều phụ nữ bị lừa tình qua mạng Khi bạn là người cầu toàn: Lợi bất cập hại Các chiến lược tốt nhất là thở trong chánh niệm, nghĩa là bạn tập trung vào cảm giác của hệ hô hấp; và quét (scan) toàn bộ cơ thể, nghĩa là bạn dành sự chú ý đến cơ thể từ phần đầu đến ngón chân, chú ý xem có kích thích thể chất nào xảy ra trong suốt thời gian tập luyện không. Các phương thức hành thiền này nhằm mục đích níu giữ bạn với thực tại. Hiệu ứng của nó có thể nhìn được qua các bản scan não, theo đó cho thấy vùng thùy đảo [insula cortex] - là vùng não có liên quan đến nhận thức và cảm xúc về cơ thể - phát triển to lên nhờ tập thiền. Kết quả là tập luyện thiền định giúp ta có kết nối nhiều hơn với cảm xúc của mình, và đây là khả năng quan trọng giúp ta có thể ra quyết định tốt. Nhiều phương thức thiền cũng khuyến khích "sự nhận thức trong quan sát" nói chung, chúng giúp ta chú ý đến cảm xúc và suy nghĩ mà không để phản ứng hay sự phán xét chen vào. Qua thực hành, điều này có thể giúp bạn tăng cường khả năng kiểm soát cảm xúc, chẳng hạn như khiến bạn không dễ bị tác động bởi những cơn phẫn nộ nữa. Lý tưởng mà nói, những thay đổi này nên bổ sung cho nhau, từ đó đem lại cảm giác sống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra khi ta có được sự cân bằng và chừng mực. Không may là, một số người tập thiền có thể đã vượt qua điểm tối ưu ở một trong số những yếu tố đó, do đó họ chỉ cảm nhận được sự phiền muộn. Ví dụ như hiệu quả của bài thực hành quan sát cơ thể cho thấy hoạt động tăng cường trong vùng thùy đảo của não. "Giống như có người vặn nút tăng âm lượng, thế là tất cả cảm xúc của bạn đều tăng lên, ồn ào hơn," Britton, người có nghiên cứu gần đây cho thấy một số phương thức khiến thiền trở thành phản tác dụng, nói. Rốt cuộc thì sự nhạy cảm của bạn trước bất kỳ thay đổi nhỏ nào cũng có thể trở nên quá mức. Kết quả là nó gây ra tình trạng gây hoảng loạn. Thật vậy, khoảng 14% người tập thiền nói họ bị như vậy, theo một nghiên cứu ở Bồ Đào Nha. Một số người tập thiền khác có thể rơi vào vấn đề ngược lại. Các nghiên cứu cho thấy thiền có thể tăng cường hoạt động trong vùng vỏ não trước trán hai bên chẳng hạn, và vùng này sẽ điều chỉnh hệ thống rìa não, và thùy amygdala, một vùng xử lý cảm xúc. Với hàm lượng phù hợp, sự kiểm soát của thùy trước trán với hệ viền (limbic system) có thể sẽ giúp ta tập trung tốt hơn và giảm phản ứng về cảm xúc, Britton cho biết. Nhưng khi vượt quá mức độ tối ưu, nó có thể bào mòn tất cả cảm xúc, dù là tích cực hay tiêu cực, vì vậy người ta không thể cảm thấy cực kỳ vui sướng hay hạnh phúc nữa. Trong một số trường hợp cực đoan, điều này gây ra cảm giác "phân ly" đáng lo ngại với cuộc sống của họ - đây là hệ quả xảy ra với khoảng 8% người tập thiền, theo nghiên cứu ở Bồ Đào Nha. Thông qua Cheetah House, Britton đã lắng nghe câu chuyện của nhiều người từng trải qua cảm giác đờ đẫn này. "Chúng tôi đã gặp rất nhiều người, những người liên hệ với phòng thí nghiệm và nói, 'Tôi không thể cảm thấy gì, tôi không còn cảm thấy yêu gia đình mình nữa. Tôi phải làm gì đây?'" Ngoài những phản ứng cực đoan hơn, Britton cho thấy thiền quá độ có thể gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Trong số những người thực hành khóa thiền tám tuần, thì những người thiền hơn 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần, có xu hướng gặp phải tình trạng khó ngủ hơn so với những người dành ít thời gian thiền hơn. Mặt trái lớn của thiền quá độ là giấc ngủ không ngon và ngắt quãng "Tương tự như các loại chất giúp tăng chú ý như cà phê, Ritalin và cocaine, thiền có thể giúp tăng sự tập trung và tỉnh táo," Britton nói. "Nhưng khi dùng quá mức thì dẫn đến tình trạng lo âu, hoảng loạn và mất ngủ, vì sự chồng lấn giữa hóa chất thần kinh và hệ thống thần kinh trong hệ thống chú ý và kích thích trong não. Bạn chỉ có thể kiểm soát sự chú ý đến mức độ nào đó thôi, trước khi bạn bắt đầu cảm thấy lo âu và mất ngủ." Bức tranh toàn cảnh hơn Tuy vậy, thiền vẫn có vẻ như đem lại ích lợi cho nhiều người. "Có lẽ với người bình thường, nó có thể giúp tăng cường sức khỏe tâm thần," Julieta Galante từ Đại học Cambridge cho biết. Gần đây, bà đã tiến hành một phân tích tổng hợp xem xét các bằng chứng cho đến nay. Về tổng quan, bà nhận thấy thiền có tác dụng tích cực, dù có sự khác biệt lớn giữa các nghiên cứu. Giống như Britton, bà cho rằng chúng ta cần có thêm nhiều giác độ trong hiểu biết về những tình huống đặc thù mà thiền định có thể có tác dụng hoặc không, bên cạnh việc cần điều tra kỹ lưỡng hơn về những tác dụng không mong muốn tiềm ẩn. "Chúng ta thực sự vẫn chưa bắt đầu mở vấn đề này ra," Galante nói. Bà lưu ý rằng hầu hết nghiên cứu chỉ nhìn vào hiệu ứng gây ra trong khoảng thời gian khá ngắn, trong khi đó một số hiệu ứng không mong muốn có thể không xuất hiện mãi đến sau này - đây là điều quan trọng mà ta cần phải hiểu, vì bà chỉ ra rằng lời khuyên cơ bản vẫn là tiếp tục tập thiền mỗi ngày suốt cuộc đời. "Lo ngại của tôi là ngày càng có nhiều người tập thiền mỗi ngày. Và có thể tất cả mọi thứ đều ổn trong khóa tập tám tuần, nhưng sau đó thì sao?" Nhìn xa hơn? Ta có thể làm gì nếu như việc tập thiền không còn có tác dụng như ta mong muốn? Phân tích tổng hợp của Galante cho thấy trong nhiều trường hợp, thiền chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe tâm thần ở mức tương tự những phương thức can thiệp tích cực khác, ví dụ như tập thể dục. Trong trường hợp này, cách đơn giản nhất có lẽ là chuyển qua các hoạt động lành mạnh khác, vốn cũng tốt cho cơ thể nói chung. Với những người vẫn thích sự chiêm nghiệm, có thể đã đến lúc ta cân nhắc việc thử dùng nhiều loại kỹ thuật khác nữa. Một số tôn giáo có truyền thống khuyến khích tín đồ tập trung vào những thứ bên ngoài cơ thể, chẳng hạn như đặt một bó hoa trên bàn làm việc, hoặc thậm chí là đọc một đoạn thơ. Britton cho biết những thứ này có thể giúp kiềm chế những cảm xúc quá mức như sự lo âu, hay vỗ về bạn thoát khỏi cảm giác phân ly, thay vì bạn phải chú tâm quan sát cơ thể hay tập trung vào hơi thở. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến những kỹ thuật tập thiền khuyến khích bạn nghĩ về quan điểm của người khác và trau dồi sự cảm thông - đây là chiến lược cực kỳ hiệu quả giúp chống lại cảm giác cô đơn. Hiện thời, một số người có thể cảm thấy họ phải bám lấy một cách duy nhất - ví dụ như thở chánh niệm hay quan sát cơ thể - mà không xem xét các cách khác. Britton cho biết đây là sai lầm. "Chúng ta nên thực sự tôn vinh sự đa dạng trong các phương thức chiêm nghiệm có sẵn, vì chúng đều đem lại tác dụng khác nhau, và mọi người sẽ dễ dàng tìm được thứ họ cần, nếu họ có nhiều lựa chọn hơn." Mỗi người nên chọn cách tập tốt nhất - và với "liều lượng" phù hợp - với hoàn cảnh đặc thù của họ, thay vì kiên trì theo đuổi một cách làm không hiệu quả. Rốt cuộc, Britton nghĩ rằng những vấn đề này có thể nên được đưa vào tất cả các khóa tập thiền - cũng tương tự như khi người đến tìm hiểu về phòng tập thể thao được chỉ dẫn về nguy cơ bị chấn thương. "Nghĩa là ta cho người tập thêm một số lời tư vấn." Và như tôi tự khám phá về nỗ lực không thành khi tìm kiếm sự chánh niệm của bản thân, điều này đôi khi gồm cả việc quyết định rằng như thế là đủ rồi. David Robson là tác giả tập sách "Bẫy trí tuệ: Vì sao người thông minh lại làm chuyện ngu ngốc" [The Intelligence Trap: Why Smart People Do Dumb Things]. Nickname trên Twitter của ông là @d_a_robson. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife. |
Mới hồi phục chút ít trong gần 100 ngày không có ca lây nhiễm cộng đồng, du lịch Việt Nam lại rơi vào cảnh khốn cùng khi đợt dịch thứ hai bùng phát. | VN: Doanh nghiệp du lịch 'ngấm đòn' vì làn sóng Covid thứ hai | Trong quý II, Vietnam Airlines tiếp tục lỗ thêm 4.000 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ nửa đầu năm nay lên hơn 6.640 tỷ. Theo thống kê Sở Du lịch TP HCM, ở khối lữ hành hiện có gần 90% doanh nghiệp phải ngưng hoạt động; số còn lại hoạt động cầm chừng, chủ yếu giải quyết các công việc tồn đọng. Ở khối lưu trú, các khách sạn từ 3-5 sao đã cho nhân viên nghỉ việc không lương hoặc chấm dứt hợp đồng với số lượng lên tới 80%-90%. Đối với khách sạn 1-2 sao, nhân viên cũng lâm vào tình cảnh tương tự hoặc bị cho nghỉ hẳn. Những con số trên đây được nêu ra trong bối cảnh tác động của đợt bùng phát dịch thứ hai lên nền kinh tế chưa được đánh giá đầy đủ. Một khi các số liệu mới hơn được cập nhật, tình hình được dự báo sẽ còn u ám hơn. Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt, nói với BBC News Tiếng Việt: "Du lịch đang trên đà phấn khởi với một mùa hè hồi sinh thì dịch bùng phát trở lại, tất cả đều ngưng trệ. Trước đây công ty chúng tôi phải tất bật để đặt tour cho khách tới 12 giờ đêm thì bây giờ phải giải quyết yêu cầu dời tour, hủy tour cho khách tới 12 giờ đêm." Doanh nghiệp 'chỉ biết chịu trận' Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, thị trường du lịch ảm đạm đã khiến 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép, tăng gần ba lần so với cùng kỳ. Nhiều lao động trong ngành du lịch rơi vào cảnh bị mất việc làm. Khi kiểm soát được phần nào dịch bệnh, vào tháng 5/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhanh chóng phát động chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" nhằm đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa. Chương trình này được các doanh nghiệp, hiệp hội, các địa phương hưởng ứng và đã có những dấu hiệu tích cực. Cụ thể, Sở Du lịch Hà Nội cho biết trong tháng 7/2020, lượng khách đến thủ đô đạt gần 1,2 triệu lượt, tăng 51,2% so với tháng 6. Tính riêng Đà Nẵng, thông tin từ Sở Du lịch cho biết sau một tháng triển khai chương trình kích cầu du lịch "Danang Thank You", tổng lượng khách du lịch đến thành phố trong tháng 6 ước đạt 454.764 lượt, tăng 85% với tháng 5. Ngành du lịch Việt Nam đang đón những dấu hiệu hồi sinh tích cực thì làn sóng bùng phát dịch thứ hai xuất hiện ở Đà Nẵng, doanh nghiệp một lần nữa lao đao. Virus corona: VN cách ly trong khách sạn 5 sao được không? Covid-19 tái phát: Việt Nam có thể làm gì trong một cuộc chiến kép? Ông Nguyễn Văn Mỹ chia sẻ: "Giữa lúc không ai nghĩ dịch sẽ trở lại thì xuất hiện đợt bùng phát mới, mà lần này nguy hiểm và nặng nề hơn. Đợt đầu số ca lây nhiễm chỉ tầm 300 ca, không có tử vong. Bây giờ số ca nhiễm đã hơn 800, người tử vong đã lên tới 17. Đây như cú knock-out không chỉ với ngành du lịch mà những ngành khác cũng điên đảo theo". "Cũng như hầu hết công ty du lịch khác, trước khi bùng phát dịch trở lại, tình hình tương đối khả quan. Dù chỉ một tháng nhưng lượng khách đăng ký rất đông cho đợt du lịch hè. Có ngày chúng tôi phải làm việc đến 12 giờ đêm để giải quyết yêu cầu đăng kí tour của khách. Đang trên đà phấn khởi thì dịch bùng phát, tất cả đều ngưng trệ". "Công ty rất vất vả để giải quyết hủy tour, dời tour vì ngay cả những vùng chưa công bố dịch, khách cũng yêu cầu công ty hoàn tiền nên chúng tôi phải giải quyết làm sao có tình có lý, đảm bảo quyền lợi khách hàng, của công ty và các đối tác. Đây không chỉ là khó khăn của công ty chúng tôi mà các công ty du lịch khác cũng gặp hoàn cảnh tương tự", ông Mỹ nêu tình hình. Người dân ở Thủ đô Hà Nội xét nghiệm nhanh Covid-19 sau khi từ Đà Nẵng về. Bên cạnh đó, vị lãnh đạo Du lịch Lửa Việt cũng chia sẻ: "Một số đoàn vẫn đang tiếp tục khởi hành đến các vùng chưa có bệnh nhân lây nhiễm. Số khách này chúng tôi càng trân trọng, chăm chút thay lời cám ơn vì đã đồng hành với ngành du lịch trong điều kiện khó khăn". Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Thế Khải, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Hoàn Mỹ, cho biết khách hàng sau khi nghe tin dịch bệnh diễn biến phức tạp đã "hủy tour hết trơn rồi, giờ chúng tôi cũng không biết làm sao". "Khách hàng lo lắng thì chúng tôi cũng không làm được gì, càng không dự đoán được vùng nào sẽ bùng dịch, vùng nào không. Hồi tháng 6 và tháng 7, người dân đi tour đông, cao trào là tháng 7, rất nhiều người ký hợp đồng tới tháng 9, tháng 10 nhưng dịch bùng phát lại một cái là họ hủy hết. Bây giờ chúng tôi chỉ biết chịu trận", ông Khải nói. Các doanh nghiệp du lịch còn bị ảnh hưởng nặng nề khi thị trường du lịch quốc tế vẫn đang "đóng băng". Cụ thể, báo cáo của Tổng cục Du lịch cho biết do tác động của dịch Covid-19, trong 5 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 50% so với cùng kỳ năm 2019. Khó khăn kéo dài tới năm 2021 Trong cuộc họp trực tuyến với Tổng cục Du lịch hôm 7/8, đại diện các cơ quan quản lý du lịch, doanh nhân đã đưa ra những con số cho thấy doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch đang cực kỳ khốn khó. Đây là những doanh nghiệp được cho là bị ảnh hưởng đầu tiên và phục hồi sau cùng trong cơn bão đại dịch cororna. Theo đó, kết thúc quý I/2020, doanh thu của Du lịch Lửa Việt giảm hơn 60% so với năm ngoái. Chủ tịch công ty, ông Nguyễn Văn Mỹ, cho biết: "Hiện nay, diễn biến khôn lường nên chúng tôi không thể dự đoán được gì. Nếu làm tốt như kỳ vọng, hết tháng 8 dịch sẽ được khống chế thì từng bước hồi phục lại. Tuy nhiên, cái khó là khi đó đã hết hè, hết cao điểm của mùa du lịch nội địa. Cuối năm là mùa thấp điểm, chỉ hy vọng cầm cự thôi. Mọi chuyện tốt đẹp thì chúng tôi kỳ vọng vào dịp tết năm sau, tức từ năm 2021 trở đi mới tăng tốc lại." Đi du lịch trong mùa Covid-19 Tình hình du lịch sẽ ra sao trong khi chờ có vaccine? Là người làm trong ngành du lịch lâu năm, ông Mỹ nhận xét: "Khi hết dịch thì hết nguy hiểm về sức khỏe, nhưng nền kinh tế khi đó đã kiệt quệ. Người dân không còn tiền để đi chơi mà nhà nước không thể phát tiền cho dân đi chơi nên cái khó khăn vẫn còn trước mắt. Nhưng đây không chỉ riêng ngành du lịch, nên cần sự hợp lực của rất nhiều người. Chuyện sống còn của doanh nghiệp lúc này tùy thuộc vào bản lĩnh, cách ứng phó của từng doanh nghiệp." Nhiều người dân lâm vào cảnh khốn khó, cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Riêng với công ty Du lịch Lửa Việt, ông đưa ra giải pháp: "Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là giải quyết tồn đọng phát sinh do dịch bệnh bùng phát như yêu cầu hủy, dời tour của khách hàng và các đối tác một cách chuyên nghiệp. Thứ hai, chúng tôi tiếp tục rà soát để tinh giản bộ máy, giúp hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm các loại chi phí để tiếp tục cầm cự. Thứ ba, huy động thêm nguồn lực từ các thành viên, kể cả đề nghị nhà nước cho giãn nợ và cho vay thêm". Ông Nguyễn Thế Khải cũng đề đạt: "Chúng tôi cần nhà nước hỗ trợ giảm thuế, hoặc chi thêm cho doanh nghiệp để trả lương cho nhân viên, chứ bây giờ tiền đâu mà những doanh nghiệp như chúng tôi trả tiền cho nhân viên. Tình hình này phải cho nghỉ tiếp thôi". Về phía công ty Du lịch Lửa Việt, ông Mỹ cho biết: "Trước khi dịch bùng phát, một số hướng dẫn viên du lịch đã nghỉ việc, hưởng trợ cấp xã hội. Công ty chỉ giữ lại những người nòng cốt. Tất cả các công ty đều có nhiều phương án đối phó cho tình huống khả quan nhất và xấu nhất nhưng làm sao để cùng chung tay chống dịch. Chúng tôi luôn tuần thủ những biện pháp phòng ngừa, không lơ là vì an toàn cho khách cũng là cho chính mình như giữ giãn cách cần thiết, đeo khẩu trang, xịt khuẩn. Đồng thời, chúng tôi cũng chuẩn bị phương án hậu dịch đợt hai như làm mới các tour cũ, tìm các tour mới, chuẩn bị sẵn những sản phẩm hấp dẫn hơn với khách hàng để một khi hết dịch có thể chào mời họ trở lại với du lịch". Khó khăn kinh tế có thể gây bất ổn xã hội Đại dịch Covid-19 kéo dài đã khiến nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ. Điều này thấy rõ qua sức khỏe của các công ty, tập đoàn lớn. Trường hợp của Vietnam Airlines là một ví dụ. Trong khi các chuyến bay quốc tế bị gián đoạn, hoạt động hàng không nội địa cũng giảm sút mạnh do ảnh hưởng của chính sách hạn chế đi lại để chống dịch cũng như người dân thận trọng hơn trong việc đi lại bằng máy bay. Trong thông báo mới nhất, Vietnam Airlines đã công bố một loạt biện pháp cắt giảm chi phí, trong đó có việc giảm lương phi công hơn 52% so với năm ngoái, xuống bình quân 77 triệu đồng/tháng. Lương trung bình của tiếp viên, lao động mặt đất của Vietnam Airlines dự kiến cũng giảm lần lượt gần 48% và 44,5%, còn 13,8 triệu đồng/tháng. Dù đã cắt giảm chi phí, hãng bay này vẫn phải đặt kế hoạch lỗ hợp nhất gần 15.200 tỉ đồng. Nửa đầu năm nay, Vietnam Airlines đã ghi nhận lợi nhuận hợp nhất âm hơn 6.600 tỉ đồng. Trước tình hình khốn khó, lãnh đạo Vietnam Airlines đã nhiều lần cầu cứu chính phủ. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 gây khó khăn cho cả nền kinh tế, ngân sách quốc gia lại phải dồn cho chống dịch, chính phủ rất khó có thể triển khai các biện pháp đủ mạnh và đồng bộ để giải cứu doanh nghiệp. Sân bay Đà Nẵng vắng tanh sau Chỉ thị 16 của Thủ tướng Việt Nam. Kinh tế đình trệ, đói nghèo và thất nghiệp tiếp tục gia tăng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp hiện đang cao nhất trong vòng 10 năm qua. Cụ thể, tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo tăng lên đến 1,3 triệu người. Trong đó, Báo cáo của Chính phủ gửi Thường vụ Quốc hội cho thấy 98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ nghỉ việc. Những con số trong các báo cáo không đủ sinh động để phản ánh sự khó khăn trong cuộc sống của người dân. Trong những ngày qua, báo chí ghi nhận hàng chục ngàn nhân viên làm việc tại các công ty du lịch hay các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn bị thất nghiệp. Họ làm đủ ngành nghề để sống, từ giao hàng, buôn bán online, chạy xe ôm, một số ít tạm lánh về quê chờ qua đại dịch. Khi dịch bệnh tạm lắng xuống, các dự báo khả quan về kinh tế đã xuất hiện. Nhưng với việc dịch bệnh bùng phát trở lại trong cộng đồng, các chuyên gia đánh giá "ngay cả mức tăng trưởng GDP 2,1% cũng là rất khó khăn". Khó khăn kinh tế sẽ dẫn tới những hệ lụy lớn cho xã hội, như đói nghèo, bất ổn. Đó chính là lý do khi đợt dịch thứ hai bùng phát, chính phủ Việt Nam đã thực hiện mục tiêu kép vừa dập dịch vừa bảo vệ nền kinh tế. Các biện pháp cách ly xã hội quyết liệt từng được triển khai triệt để trong đợt dịch thứ nhất, như chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, giờ chỉ được áp dụng tại một số điểm nóng dịch bệnh. Phần còn lại vẫn duy trì các hoạt động kinh tế, xã hội ở mức bình thường nhất có thể. |
Ông Shinzo Abe, người được coi là "con nhà nòi", với hình thức bảnh bao và dòng dõi chính trị tuyệt hảo, được lựa chọn để lãnh đạo đảng của ông vào mùa thu năm ngoái vì nhiều người cho rằng ông có khả năng thắng cử cao. | Cơn bĩ cực của ông Abe | Ông Abe là người đầu tiên sinh sau Thế chiến I trở thành thủ tướng ở Nhật. Mọi sự khởi đầu đều suôn sẻ, tỷ lệ ủng hộ ông trong nội các là trên 60%. Thế nhưng vui chẳng tày gang. Tỷ lệ ủng hộ đó xuống còn có 28% tuần rồi. Các đảng viên đảng Tự do Dân chủ (LDP) của ông Abe hiện đang cảnh báo rằng đảng này có thể mất kiểm soát tại Thượng viện trong kỳ bầu cử cuối tháng Bảy này. Các bên tham cử phải tranh nhau 121 trong số 242 ghế tại Thượng viện. Đảng LDP và đối tác liên minh Tân Komeito đang giữ trong tay 58 ghế, vốn không mang ra bầu lần này. Vậy cho nên đảng cầm quyền cần giành ít nhất 64 trong số 121 ghế để bảo toàn kiểm soát Thượng viện. Họa vô đơn chí Người ta đang nghi ngờ là LDP có thể đạt được mục tiêu này. Nội các của ông Abe trong những tháng gần đây đang gặp nhiều vấn đề. Bộ trưởng Cải cách và trưởng ban Chính sách Thuế đã phải từ chức vì liên quan tới bê bối tài chính. Bộ trưởng Nghề nông của ông Abe thì treo cổ tự vẫn sau khi khi bị cáo buộc liên quan trong các vụ biển thủ tiền tài trợ và gian lận phiếu. Bộ trưởng Y tế cũng làm ông xấu mặt vì lỡ lời gọi phụ nữ là "máy đẻ". Cuối cùng là việc bộ trưởng Quốc phòng phải từ chức vì đưa ra một số bình luận gây tranh cãi về hai vụ nổ bom nguyên tử thời Thế chiến II. Nguy hại nhất có lẽ là vụ việc đang dần vỡ lở với cáo giác trong những năm qua chính phủ Nhật đã đánh mất 50 triệu hồ sơ tiền đóng góp lương hưu của dân thường. Những lỗi lầm trên đa phần xảy ra trước khi ông Abe nhậm chức, thế nhưng điều tai hại là xì -căng - đan lại nổ ra ngay dưới trướng của ông. Giáo sư Koichi Nakano từ Đại học Sophia ở Tokyo cho rằng ông Abe đã xử lý các vấn đề đó không khéo léo cho lắm. "Trong khi cố gắng bắt chước phong cách lãnh đạo cứng rắn của người tiền nhiệm Koizumi, ông đã luôn khẳng định mình là người chịu trách nhiệm cuối cùng." Giáo sư Nakano tin rằng đây là lỗi lầm cơ bản về chiến thuật, xảy ra khi một vị lãnh đạo "vừa thiếu thông tin vừa suy xét sai". Nói thế có quá bất công cho ông Abe không? Vì làm người đi sau một nhân vật vô cùng nổi danh như ông Junichiro Koizumi chắc chẳng phải chuyện dễ dàng gì. Tiến sỹ David Satterwhite, chuyên gia về chính trị Đông Bắc Á và là giám đốc điều hành Ủy ban Fulbright tại Nhật, thì lại cho rằng tỷ lệ ủng hộ cao ban đầu của ông Abe cho thấy theo chân ông Koizumi không khó như người ta nghĩ. Theo ông, việc uy tín của ông Abe sút giảm hiện thời là vì một số sai lầm cụ thể về chính sách và việc bùng nổ bê bối hưu bổng. "Về mặt chính sách thì nghị trình nặng về dân tộc chủ nghĩa của ông Abe với các hành động như sửa đổi bản hiến pháp hay cải cách giáo dục để tăng tinh thần yêu nước thay vì chú trọng cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế, là một ván bạc về chiến lược." Và trong ván bạc này xem ra ông Abe không thắng khi xét các chỉ dấu như tỷ lệ ủng hộ thủ tướng giảm trong khi con số người phản đối các chính sách của chính phủ lại tăng. 'Cố vấn tồi' Ông Takao Toshikawa, chủ nhiệm tờ báo chính trị Insideline, tin rằng ông Shinzo Abe đã bị cố vấn một cách kém cỏi. "Những người thân cận với ông Abe, kể cả tổng thư ký nội các Yasuhisa Shiozaki, và cố vấn cao cấp về đối ngoại Hiroshige Seko, đều không có kinh nghiệm đối phó với các phe chống lại quyền lực của LDP." Ông Toshikawa chỉ ra rằng kết quả là ông Abe phải tự mình đưa ra các quyết định chính trị lớn trong khi bản thân ông cũng không có nhiều kinh nghiệm vì ông là nghị sỹ đầu tiên được phong thủ tướng sau có 5 lần được bầu vào Quốc hội. Liệu có phải ông Abe sắp phải ra đi, quay lại truyền thống thay thủ tướng như thay áo ở Nhật? Nếu mất kiểm soát tại Thượng viện thì ông có buộc phải từ chức hay không? Giáo sư Jun Iio, Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia, đánh giá rằng có nhiều khả năng đảng đối lập Dân chủ Nhật Bản sẽ giành chiến thắng. Cứ thể theo Hiến pháp thì chưa chắc thủ tướng đã phải từ nhiệm vì Hạ viện mới là nơi quyết định ai sẽ lãnh đạo đất nước. Thế nhưng trong quá khứ, lãnh đạo LDP sau khi thua trận tại bầu cử Thượng viện cũng chịu thất bại nặng nề ở các mặt khác. Ông Iio nói: "Một số chính trị gia cho rằng nếu LDP thu về dưới 44 ghế thì ông Abe nên từ chức." "Thế nhưng theo ý kiến của tôi thì có thể ông vẫn tại vị vì LDP chẳng có ai khác có thể đảm đương chức thủ tướng." Kết cục cuối Giáo sư Nakano tỏ ra bi quan hơn. Thua đậm cũng có nghĩa "đánh dấu chấm hết cho chức vị thủ tướng" của ông Abe. Ông Satterwhite thì nói việc tuột mất quyền kiểm soát tại Thượng viện không chỉ gây khó khăn cho ông thủ tướng mà còn gây khó khăn cho Quốc hội trong việc thông qua các điều luật cần thiết. "Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự tin tưởng của mọi người dành cho ông thủ tướng." Nói nôm na, có thể xảy ra tình trạng ngừng trệ về luật pháp gây thiệt hại cho chính LDP vì đảng này sẽ khó mà thúc đẩy nghị trình chính trị của mình. Tuy vậy, còn có tia sáng cuối đường hầm le lói trước mặt ông Abe và nội các của ông. Đảng Dân chủ đối lập trong quá khứ đã nhiều lần không thành công trong việc nắm bắt thời cơ thu lợi cho mình. Và trong lúc có ít người có khả năng thay thế ông, ông Abe vẫn có thể giảm thiểu tác hại hoặc thuyết phục các đảng nhỏ hơn ủng hộ ông nếu xảy ra việc bỏ phiếu lần hai. Và như vậy, theo ông Iio, thủ tướng Shinzo Abe có thể tai qua nạn khỏi lần này. |
Sylvain Margaine nói rằng ông không chỉ chủ ý tìm những đống đổ nát. “Đó có thể là các tòa nhà bị bỏ hoang, hoặc những toà nhà vẫn đang được sử dụng,” ông nói với BBC Culture. “Tôi tới những nơi mà tôi lẽ ra không nên tới.” | Những nơi bị quên lãng trên thế giới | Các khu mỏ Sardinia, Ý Kể từ năm 1998, nhiếp ảnh gia người Pháp đã khám phá những nơi được xem là cấm địa này và cuốn sách ảnh thứ ba của ông cũng vừa được nhà xuất bản Jonglez Publishing ra mắt. Trên đây là hình ảnh này các khu mỏ ở Sardinia. (Toàn bộ ảnh trong bài là của Sylvain Margaine) Nhà thờ ở Zeliszow, Ba Lan “Tôi chụp tất cả mọi thứ do con người xây dựng nhưng công chúng không thể nhìn thấy,” Margaine nói. Ông đã chụp những nhà thờ, những rạp chiếu bóng và những bệnh viện cũng như những đường cống và những hệ thống tàu điện đổ nát, hoang tàn. “Tôi ghi lại bằng hình ảnh và bằng cách tìm hiểu về lịch sử của những nơi đó – tại sao chúng lại có kiến trúc như thế?” Trang web “Những nơi bị cấm” của ông liệt kê 86 điểm ‘khám phá đô thị’, trong đó Viện Pháp y ở Antwerp và một bệnh viện quân y nơi Adolf Hitler từng được chữa trị vết thương ở đùi trong thời Đệ nhất Thế chiến. Chụp nhiều công trình vẫn còn đang hoạt động, ông cũng có cả nhiều tác phẩm chụp những tòa nhà bỏ hoang. Tấm ảnh này cho thấy một nhà thờ Tin Lành được xây dựng vào thế kỷ 18 ở làng Zeliszow, Ba Lan, nơi đã trở nên tiêu điều vào cuối Đệ nhị Thế chiến. Nhà máy điện Flanders và Brabant, Bỉ “Một số nơi vẫn còn in đậm trong trí nhớ tôi bởi vì chính tôi tìm ra chúng,” ông nói. “Đó là cả quá trình dài – tôi tìm hiểu sự tồn tại của một công trình và xác định xem nó ở đâu. Sau đó tôi cố gắng xin được giấy phép hoặc tìm cách để đi vào. Những gì tôi tìm thấy rất xứng đáng công sức bỏ ra – tôi có cảm giác giống như một nhà thám hiểm tìm thấy một ngôi đền giữa rừng già, nhưng chúng lại nằm giữa đô thị. Bằng cách đó, từ ‘khám phá’ đã có ý nghĩa đích thực.” Tấm ảnh này chụp lại nhà máy điện Flanders và Brabant ở Bỉ, vốn hoạt động từ năm 1914 cho đến năm 2012. Bệnh viện tâm thần ở Vercelli, Ý Với Margaine, dự án này không phải là một dạng du lịch phiêu lưu mạo hiểm. “Việc ghi lại được dấu ấn của những nơi này mới là điều quan trọng nhất,” ông nói. Đây là hội trường của một bệnh viện tâm thần cũ ở Vercelli, Ý. Được xây dựng vào thời thập niên 1930, bệnh viện đóng cửa năm 1997 nhưng vào năm 2013 nó được sử dụng làm nơi trú ẩn cho 100 người tỵ nạn bị đắm tàu được cứu vớt trong chiến dịch nhân đạo ‘Mare Nostrum’. Cuốn sách ‘Những nơi cấm địa’ viết: “Cho đến thập niên 1950, phương pháp chữa trị của bệnh viện đã bị báo chí chỉ trích, trong số đó có cách tiêm vào bệnh nhân muối sulphur để gây sốt nhân tạo vốn được cho là giúp làm giảm chứng mất trí và tình trạng rối loạn tâm trí.” Nhà máy giấy Holtzmann, Black Forest, Đức Những khám phá của Margaine có thể được thực hiện bằng những cách thức rất bất ngờ. “Tôi không thể tìm thấy thông tin trong kho lưu trữ của thư viện hay trên báo chí,” ông nói. “Khi tôi đưa một nơi lên trang mạng của tôi, mọi người có thể bình luận – nó kết nối những người đã từng biết đến nơi đó, chẳng hạn như những công nhân nhà máy hay y tá trong bệnh viện.” Trong tấm ảnh này, cỏ dại mọc um tùm xung quanh những máy móc đã ngưng hoạt động ở một nhà máy giấy ở Black Forest. Mặc dù bị đóng cửa vào năm 2008, nơi này vẫn còn một trung tâm đào tạo đang hoạt động. Biệt thự của bác sỹ niệu khoa, Bad Wildungen, Đức Dự án của Margaine kể về những con người đã từng một thời sinh sống và làm việc trong những địa điểm đó cũng như những kiến trúc của công trình đó. “Chính họ viết nên những câu chuyện đó – nó giúp cho tư liệu thêm phần giá trị,” ông cho biết. “Những người đã từng làm việc trong toà nhà này khiến cho toà nhà như được tái sinh, họ giúp cho câu chuyện thêm đầy đủ với những ký ức và hình ảnh của họ.” Tấm ảnh này chụp lại phòng ngủ của bác sỹ Karl Kraft, người mở một phòng phẫu thuật tiết niệu ở tầng trệt ngôi nhà của ông vào năm 1931. Vợ ông vẫn sinh sống ở đó cho đến năm 2006 và giờ đây nó đã trở nên hoang tàn. Theo cuốn sách của ông thì ‘Nơi bị bỏ hoang này đã được những người lạ mặt đến thăm. Trong khi một số người chỉ muốn chụp ảnh thì những người khác lại di chuyển, phá hoại hay lấy đi những tác phẩm trang trí mà Hildegard đã sưu tầm. Căn nhà trước đây của bác sỹ Kraft giờ đây trong giống như một phim trường hơn là một dinh thự bề thế khi xưa.” Nhà tù Loos ở Lille, Pháp Margaine kể lại một phản hồi về những bức ảnh ông chụp một nhà tù bỏ hoang ở Melbourne: “Một người phụ nữ đã để lại lời bình luận một vài năm trước đây. Bà ấy nói rằng cha bà ấy đã bị giam giữ ở đó và bà đang muốn tìm vết tích về ông ấy." "Thế rồi sau đó ít tuần có người đã hỏi địa chỉ email của bà ấy và nói rằng họ tin rằng bà ấy là người chị em mà họ chưa bao giờ gặp mặt – người cha đã ở tù và có con với những người vợ khác nhau mà những người con này không biết mặt nhau." "Bà ấy đã tìm kiếm trong khoảng 20 năm và giờ đây họ đã tìm thấy nhau.” Tấm ảnh này chụp lại nhà tù Loos ở Lille, Pháp, một trong những nhà tù lớn nhất được sử dụng trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng miền bắc Pháp. Bệnh viện tâm thần ở Racconigi, Ý Địa điểm gây ấn tượng nhiều nhất cho Margaine chính là những bệnh viện bị bỏ hoang. “Bệnh viện tâm thần là nơi cấm kỵ, không ai biết được chúng là như thế nào,” ông nói. “Bên trong, đó là di sản của quá khứ – bạn vẫn có thể thấy những buồng giam có lót đệm, áo ống tay dài để mặc cho bệnh nhân, các máy chích điện. Bạn biết rằng những thứ như vậy là có tồn tại nhưng khi bạn thấy chúng tận mắt thì chúng hoàn toàn khác – khám phá những nơi như vậy đem đến những trải nghiệm thật mãnh liệt.” Bệnh viện tâm thần này khai trương vào năm 1871 và bị đóng cửa vĩnh viễn vào năm 1998. Bản thân tòa nhà này giúp chúng ta hiểu được điều gì đã xảy ra đó. “Bệnh viện có kiến trúc đặc biệt – bản thân kiến trúc cũng là một cách chữa trị. Đó là một phần của câu chuyện ở nơi đây.” Rạp chiếu bóng Shipka, Bulgaria Chứng kiến quá nhiều công trình hoang tàn như thế đã ảnh hưởng đến quan niệm về cuộc sống của Margaine. “Tôi có quan điểm mạnh mẽ về những gì sẽ mất đi – tôi có thể khám phá một tòa nhà và một tuần lễ sau đó mái nhà đổ sụp. Trong vòng chưa tới 10 năm – một công trình có thể biến mất. Điều đó cho thấy ngay cả những tòa nhà kiên cố nhất như nhà thờ chính tòa hay những công trình được làm từ xi măng sẽ không thể nào tồn tại nếu chúng ta không duy tu chúng.” Rạp chiếu bóng này ở Bulgaria chỉ chiếu những bộ phim do nhà nước nước sản xuất. Nó đã bị đóng cửa sau khi chế độ cộng sản sụp đổ. “Mọi thứ thật là mong manh – chúng tôi đã ở đây trong một thời gian ngắn – Tất cả đều là phù du.” Bệnh viện tâm thần ở Racconigi, Ý Trang web của Margaine đã trở thành một phần lịch sử của những nơi này. “Những người có những tấm ảnh về chúng trong thời chúng vẫn còn được sử dụng đã liên lạc với tôi. Ký ức về những công trình này càng trở nên sống động với những chứng nhân này – những người đã có một khoảng đời ở đó – họ làm việc ở đó hoặc được chăm sóc ở đó.” Tấm ảnh này chụp một chiếc giường mà trên đó bệnh nhân được chữa trị ở bệnh viện tâm thần Racconigi vốn áp dụng liệu pháp gây sốc. “Tôi không tin có hồn ma – nhưng không khí ở những nơi như thế này dường như có liên hệ với cuộc sống từng diễn ra ở đây. Ở một nhà tù nơi tù nhân bị giam cầm hay một bệnh viện nơi bệnh nhân đau đớn và qua đời, cảm xúc thật là mạnh mẽ khi nhìn thấy dấu tích của sự hiện diện của con người – những đôi găng nằm trên máy móc ở một phân xưởng, một đồng phục y tá vẫn còn nằm trong ngăn tủ hay bộ quần áo của người điên ở nhà thương." "Bạn có thể hình dung ra những gì đã xảy ra ở đây. Tôi muốn thể hiện chúng đã trông như thế nào khi chúng còn hoạt động.” Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Culture. |
Các trường đại học Úc được cảnh báo rằng, những hợp tác nghiên cứu của họ với các cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc đang giúp nước này tăng cường khả năng giám sát công dân, cũng như tăng cường sức mạnh cho quân đội Trung Quốc. | TQ lợi dụng việc hợp tác với đại học nước ngoài ra sao? | Biểu ngữ ủng hộ cho các cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong tại Đại học Queensland, Úc Ứng dụng tuyên truyền của TQ theo dõi hành vi người dùng Úc ngăn chặn 'ngoại bang can thiệp nội bộ' Úc dự kiến thông qua luật chống nước ngoài can thiệp Một cuộc điều tra của chương trình Four Corners thuộc Cơ quan Truyền thông Úc (ABC) đã cho thấy mối quan hệ đáng ngờ giữa một số tổ chức được Bắc Kinh hậu thuẫn và các trường đại học hàng đầu của Úc. Hợp tác về an ninh - quốc phòng Chương trình Four Corners dẫn lời ông Alex Joske, nhà nghiên cứu chuyên về Trung Quốc, thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc, cảnh báo các tổ chức của Úc đang bị các tổ chức nhà nước Trung Quốc hoặc được nước này hậu thuẫn. Ông chỉ ra những hoạt động hợp tác của Đại học Queensland và Đại học Quốc gia Úc với các đối tác Trung Quốc. Trong đó, Đại học Quốc gia Úc với hơn 30 dự án hợp tác với các trường đại học quốc phòng của Trung Quốc. Ông cho biết, trường đại học này được tài trợ cho các chương trình nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và đã đào tạo một nghiên cứu sinh người Trung Quốc làm việc trên các máy bay không người lái. "Khi anh ta [nghiên cứu sinh này] trở về Trung Quốc, anh ta đã được thăng chức trong chương trình máy bay không người lái của quân đội Trung Quốc," ông Joske nói. Hồi cuối tháng Bảy, báo The Australian cũng nêu trường hợp một giáo sư Đại học New South Wales là đồng tác giả trong nhiều nghiên cứu với các tướng lĩnh Trung Quốc, những người có liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh. Vị giáo sư này cũng đã hướng dẫn ít nhất là chín nghiên cứu sinh của Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc. Đại học này hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc, đã bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách đen, bởi các siêu máy tính của đại học được cho là đã hỗ trợ các hoạt động mô phỏng các vụ nổ hạt nhân và mô phỏng các hoạt động quân sự. Càn quét dữ liệu để…. tăng thiện cảm Trong khi đó, tờ Guardian dẫn báo cáo "Engineering Global Consent, a policy brief" của TS Samantha Hoffman, thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc. Báo cáo này cho rằng, nhà nước Trung Quốc tìm cách gây ảnh hưởng - và khi có thể kiểm soát - môi trường chính trị và trực tuyến toàn cầu; để từ đó, nâng cao thiện cảm của công chúng trên toàn thế giới với nước này. Đó là lý do khiến nước này mở rộng hoạt động ảnh hưởng sang các tổ chức như các trường đại học ở Anh, Mỹ và Úc. Bởi vậy, bà cho rằng, nếu chỉ dồn chú vào các hoạt động như công nghệ 5G hay gián điệp mạng của Trung Quốc, thì chúng ta đang bỏ qua một bức tranh lớn hơn về các hoạt động của Trung Quốc. Theo Guardian, Trung Quốc đang tìm cách gây ảnh hưởng, và khi có thể sẽ là kiểm soát, không gian chính trị và trực tuyến toàn cầu. Theo đó, ngay như một công nghệ có thể xem là tương đối lành tính như dịch thuật cũng có thể bị Trung Quốc khai thác nhằm hỗ trợ cho lợi ích của mình. Chẳng hạn, công ty Global Tone Communications Technology Co Ltd (GTCOM) là một công ty con của một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Chỉ một trong những nền tảng của công ty này, Insidersoft, vốn tập trung thu thập dữ liệu từ các phương tiện truyền thông và truyền thông xã hội, đã thu thập 10 terabyte mỗi ngày - tương đương với 5tn từ. Hàng năm, nó thu thập từ 2 đến 3 petabyte - tương đương với 20 tỉ ảnh trên Facebook. Theo Guardian, trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, giám đốc điều hành của GTCOM, Eric Yu, cho biết, công ty này đã hợp tác với các trường đại học trên khắp thế giới và chọn ra Đại học New South Wales, nơi đang sử dụng các nền tảng YEEKIT và YeeSight để hợp tác các dự án dữ liệu lớn của mình. Còn Đại học Công nghệ Sydney (UTS) có sự hợp tác với Haiyun Data để số hóa các ký tự Trung Quốc viết tay. Đại học này nói với tờ Guardian rằng, nghiên cứu có thể được sử dụng hữu ích trong các văn phòng trên toàn cầu. Nhưng UTS cho biết, không có phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo chung, như một trang web tiếng Trung Quốc viết. Giáo sư John Fitzgerald, người chủ trì Hội đồng Úc-Trung thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), cũng lo ngại rằng việc hợp tác nghiên cứu có thể khiến nước Úc gặp nguy hiểm. "Khoa học và công nghệ của Úc đang trở thành một ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc, bởi chúng tôi đang tham gia vào các hợp tác thực sự, được thiết kế để hỗ trợ cho các mục tiêu của Trung Quốc, chứ không phải cho chính chúng tôi," ông nói, theo ABC. Úc lập lực lượng đặc nhiệm Mới đây, Úc đã lập lực lượng đặc nhiệm nhằm bảo đảm các trường đại học của nước này có hệ thống đủ mạnh để an toàn trước các cuộc tấn công an ninh mạng từ nước ngoài. Bộ trưởng Giáo dục Úc Dan Tehan cho rằng, can thiệp từ nước ngoài là một hồi chuông cảnh tỉnh cho khu vực trường đại học của Úc, cũng như với các doanh nghiệp và chính phủ. Còn nhà phân tích Alex Joske thì nói với đài SBS của Úc rằng, "Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải chờ xem chiều sâu của cuộc điều tra, do lực lượng đặc nhiệm gồm các tổ chức khác nhau này thực hiện. Nhưng chắc chắn đây là một tiền đề quan trọng để giúp chúng ta thúc đẩy cuộc thảo luận lớn hơn." Hồi năm ngoái, Úc cũng đã thông qua Dự thảo Luật chống can thiệp chính trị từ nước ngoài. Theo đó, những cá nhân vận động hành lang cho các chính phủ nước ngoài sẽ được ghi vào sổ đăng ký công khai. Đây được xem là bước đi nhằm minh bạch hóa hơn tình trạng ảnh hưởng nước ngoài đến chính trị Úc. Tuy nhiên, theo ABC, giáo sư Trung Quốc Chen Hong phủ nhận việc nước này đặt ra bất cứ một mối đe dọa. "Chúng tôi thấy ASIO [Cơ quan An ninh Tình báo Úc] và các lực lượng tình báo khác ở Úc đưa ra cáo buộc trực tiếp hoặc gián tiếp, chống lại Trung Quốc," ông nói trong chương trình truyền hình trên. Ông tiếp lời: "Chúng tôi nghĩ rằng, những cáo buộc này không có cơ sở và không có bằng chứng đáng kể." |
Tổng thống Trump đã phát biểu vào đầu ngày thứ Sáu về cuộc bầu cử Mỹ, đưa ra một số cáo buộc gian lận mà không có bằng chứng. | Bầu cử Mỹ: Kiểm chứng bài phát biểu của TT Donald Trump | Chúng tôi đã kiểm chứng một số tuyên bố của ông Trump. Trump: "Tôi đã nói về việc bỏ phiếu qua bưu điện trong một thời gian dài. Nó thực sự đã phá hủy hệ thống của chúng ta. Đó là một hệ thống tham nhũng và nó khiến mọi người tham nhũng." Ông Trump đã đăng hơn 70 tweet nghi ngờ về bỏ phiếu qua bưu điện, ám chỉ hành vi gian lận cử tri hoặc các cuộc bầu cử "gian lận" kể từ tháng Tư. Nhưng không có bằng chứng cho thấy hệ thống này gian lận. Bầu cử Mỹ: Ai dẫn đầu ở các tiểu bang đang tiếp tục kiểm phiếu? Bầu cử Mỹ 2020: Ai sẽ chiến thắng dễ dàng hơn? Gian lận bầu cử là rất hiếm ở Hoa Kỳ - tỷ lệ dưới 0,0009%, theo một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Tư pháp Brennan. Không có bằng chứng nào cho thấy đây là một vấn đề lớn trong cuộc bầu cử này. Bản thân tổng thống đã bỏ phiếu qua bưu điện trong quá khứ. Ông sống bên ngoài tiểu bang mà ông đã đăng ký, Florida, và yêu cầu bỏ phiếu qua bưu điện. Đây được gọi lá phiếu vắng mặt, mà ông Trump nói rằng ông ủng hộ vì tin rằng nó có các biện pháp bảo đảm tốt hơn. Nhưng ông đã tạo ra sự khác biệt với các hình thức bỏ phiếu qua thư khác, chẳng hạn như khi các bang tự động gửi phiếu bầu cho tất cả các cử tri đã đăng ký. Oregon và Utah đã thực hiện rất thành công trong các cuộc bầu cử trước đây. Trump: "Họ đã gửi hàng chục triệu lá phiếu không được yêu cầu mà không có bất kỳ biện pháp xác minh nào." Các cử tri đăng ký ở chín tiểu bang (cộng với Washington DC) được tự động gửi phiếu bầu qua thư mà không cần phải yêu cầu. Năm trong số các bang này đã áp dụng biện pháp này vì đại dịch virus corona. TT Trump khởi kiện khi con đường chiến thắng thu hẹp Bầu cử Mỹ: Khi nào chúng ta biết được ai thắng cử? Nhưng tám trong số chín tiểu bang - Colorado, Hawaii, Oregon, Utah, Washington, California, New Jersey và Vermont - hiện không có tranh chấp. Tất cả các hình thức bỏ phiếu qua bưu điện đều có các biện pháp bảo đảm - chẳng hạn như cơ quan chức năng kiểm tra xem các lá phiếu có đến từ địa chỉ đã đăng ký của cử tri hay không và yêu cầu chữ ký trên phong bì. Bỏ phiếu qua bưu điện không phải là mới - nó đã được thực hiện cho nhiều cuộc bầu cử. Trump: "Thật ngạc nhiên khi những lá phiếu gửi qua đường bưu điện đó quá một chiều." Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích kế hoạch mở rộng bỏ phiếu qua bưu điện, nói - mà không có bằng chứng thực tế - rằng nó gây ra "gian lận khủng khiếp." Ông kêu gọi các cử tri Đảng Cộng hòa đi bỏ phiếu, thay vì sử dụng các lá phiếu gửi qua bưu điện. Các bằng chứng từ việc kiểm phiếu cho thấy điều này đã diễn ra - các cử tri Dân chủ ủng hộ bỏ phiếu qua đường bưu điện và các cử tri Cộng hòa bỏ phiếu trực tiếp trong ngày. Việc kiểm phiếu vẫn chưa kết thúc nhưng ở Pennsylvania, một bang mà trong số hơn 2,5 triệu phiếu bầu nhận được qua bưu điện, số phiếu đến từ các đảng viên Dân chủ đã đăng ký nhiều gấp ba lân so với các đảng viên Cộng hòa. Trump: "Ở Georgia, một đường ống đã nổ ở một vị trí rất xa, hoàn toàn không liên quan đến vị trí của những gì đang diễn ra và họ đã ngừng đếm trong bốn giờ." Đo không phải sự thật. Vụ nổ đường ống xảy ra tại State Farm Arena và ảnh hưởng đến một căn phòng nơi các lá phiếu vắng mặt đang được đếm. Đây là thông cáo báo chí được đưa ra bởi các nhân viên tại State Farm Arena. Trump: "Hiện chỉ còn một số bang chưa quyết định trong cuộc đua tổng thống. Bộ máy bầu cử của các bang đó ở mọi vị trí đều do đảng Dân chủ điều hành." "Ở mọi vị trí" là không đúng Ở Georgia, nơi kết quả vẫn chưa được quyết định, thống đốc và cả hai viện của cơ quan lập pháp đều do đảng Cộng hòa kiểm soát. Ngoại trưởng của bang, người chịu trách nhiệm điều hành cuộc bầu cử, là Brad Raffensperger, một người thuộc đảng Cộng hòa. Trong một tweet từ năm 2018, nơi Donald Trump ủng hộ ông Brad Raffensperger. Trump: "Họ sẽ không cho phép các quan sát viên hợp pháp." Tổng thống Trump đang nói về những người theo dõi cuộc thăm dò ý kiến. Đây là những người bên trong các điểm bỏ phiếu, những người quan sát việc kiểm phiếu, với mục đích đảm bảo sự minh bạch. Một người theo dõi ở Philadelphia đang quan sát việc kiểm phiếu Những người này được cho phép ở hầu hết các bang, nhưng họ cần phải được đăng ký trước ngày bầu cử, thường liên kết với một đảng hoặc một ứng cử viên, mặc dù các quy tắc khác nhau giữa các bang. Tổng thống Trump đã đặt ra vấn đề về việc các quan sát viên của Đảng Cộng hòa ở một số thành phố do Đảng Dân chủ điều hành, chẳng hạn như Philadelphia và Detroit, được cho là không được tiếp cận với việc kiểm phiếu. Số lượng người theo dõi cuộc thăm dò được phép tại một cơ sở đếm phiếu khác nhau tùy thuộc vào quy mô của nó. Các giới hạn này được đặt ra trước ngày bầu cử. Nhưng những người theo dõi cuộc bỏ phiếu đã được phép quan sát việc kiểm phiếu ở cả hai thành phố. Ở một số khu vực, số lượng bị hạn chế, một phần là để tránh lây nhiễm virus corona. Cũng có những giới hạn được đặt ra để tránh bị đe dọa. Tại Detroit, hơn 130 quan sát viên đại diện cho cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã được phép vào trong địa điểm kiểm phiếu. Một quan chức thành phố, bà Janice Winfrey, cho biết bà không biết về việc các quan sát viên của Đảng Cộng hòa bị loại. Ở Philadelphia, có một video lan truyền cho thấy một người theo dõi cuộc thăm dò được chứng nhận phải rời điểm bỏ phiếu, nhưng như chúng tôi đã thông tin, điều này là do nhầm lẫn về các quy tắc và sau đó anh ta đã được phép tham gia trở lại. Ngoại trưởng Pennsylvania Kathy Boockvar đã nói: "Mọi ứng cử viên và mọi đảng phái chính trị đều được phép có một đại diện được ủy quyền trong phòng để quan sát quá trình kiểm phiếu. Một số nơi bao gồm cả Philly còn tường thuật trực tiếp, vì vậy bạn có thể theo dõi quá trình kiểm phiếu của họ theo đúng nghĩa đen." Trump: "Nếu bạn đếm số phiếu bất hợp pháp, họ có thể cố gắng đánh cắp cuộc bầu cử từ chúng tôi. Nếu bạn đếm số phiếu đến muộn, chúng tôi đang rất chờ đợi chúng, rất nhiều phiếu đã đến muộn." Tổng thống Trump cho rằng kiểm phiếu qua đường bưu điện đến sau ngày bầu cử là "bất hợp pháp". Nhưng những lá phiếu qua bưu điện đến muộn có thể được tính ở khoảng một nửa số bang của Hoa Kỳ - miễn là chúng được đóng dấu bưu điện trước ngày 3/11. Điều này bao gồm các bang quan trọng là Pennsylvania, Nevada và Bắc Carolina, nơi người chiến thắng vẫn chưa được dự đoán. Thời hạn để một lá phiếu qua bưu điện đến các quận trễ mà vẫn được tính khác nhau giữa các tiểu bang. Georgia và Arizona không tính phiếu bầu qua bưu điện đến sau ngày bầu cử. Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Trump nói rằng tại Pennsylvania, các lá phiếu gửi qua bưu điện tới các quận muộn đã được đếm "thậm chí không có dấu bưu điện hoặc bất kỳ chứng minh nhân thân nào". Tòa án tiểu bang phán quyết những lá phiếu đến trễ thiếu hoặc không đọc được dấu bưu điện sẽ được tính trừ khi có đủ bằng chứng "chứng minh rằng nó đã được gửi qua đường bưu điện sau ngày bầu cử". Mỗi lá phiếu qua bưu điện đều trải qua một số bước để được xác minh, chẳng hạn như kiểm tra chữ ký và địa chỉ. Trump: "Một trung tâm kiểm phiếu lớn ở Detroit đã che cửa sổ lại bằng những mảnh bìa cứng lớn, và vì vậy họ muốn bảo vệ và chặn khu vực kiểm phiếu." Ông Trump đang đề cập đến Trung tâm TFC ở Detroit, Michigan - một bang chiến trường. Vào thứ Tư, đã có những cảnh hỗn loạn khi những người theo dõi cuộc thăm dò cho rằng họ đang bị chặn khỏi phòng kiểm phiếu do các cửa sổ bị che. Cửa sổ ở Trung tâm TFC Center được che lại bằng bìa cứng Luật sư chính của Thành phố Detroit, Lawrence Garcia, cho biết trong một tuyên bố: "Một số - nhưng không phải tất cả - cửa sổ bị che, bởi vì các nhân viên kiểm phiếu ngồi ngay bên trong những cửa sổ đó bày tỏ lo ngại về việc những người bên ngoài chụp ảnh và quay phim công việc của họ." Trên thực tế, đã có hàng trăm người theo dõi cuộc thăm dò - từ cả hai bên - bên trong phòng kiểm phiếu. Giới chức đã ngăn không cho nhiều người theo dõi vào phòng vì nó đã quá tải. Frank Snepp: 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ' Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà? Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng Jonathan London: '2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ' Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump Carl Thayer: 'TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ' Cử tri Mỹ ở Thái Lan: 'đi bầu để bảo vệ nền dân chủ' Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’ Bấm vào để đọc thêm về bầu cử Mỹ 2020 |
Phương Phương đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội của chủ nghĩa dân tộc vì cuốn nhật ký ghi lại cuộc sống ở Vũ Hán trong những ngày đầu của đợt bùng phát virus corona, nhưng tác giả Trung Quốc nói bà sẽ không bị bịt miệng. | Phương Phương: Tác giả bị sỉ vả vì Nhật ký Vũ Hán lên tiếng sau một năm | "Khi đối mặt với một thảm họa, điều quan trọng là phải nói lên ý kiến và đưa ra lời khuyên của bạn", bà nói với BBC News Tiếng Trung trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với truyền thông quốc tế qua email. Vào cuối tháng 1, khi Vũ Hán trở thành nơi đầu tiên trên thế giới rơi vào tình trạng đóng cửa hoàn toàn, nhiều người trong số 11 triệu cư dân của thành phố đã tìm thấy niềm an ủi khi đọc nhật ký trực tuyến của Phương Phương. Nhật ký của bà cũng cho độc giả một cái nhìn thoáng qua về thành phố nơi virus đầu tiên xuất hiện. Bài đăng hàng ngày của người phụ nữ 65 tuổi trên tài khoản Weibo cá nhân, tương đương với Twitter của Trung Quốc, kể lại cuộc sống một mình của bà với chú chó trong thời gian bị phong tỏa, cũng như những gì bà mô tả là mặt tối trong phản ứng của chính quyền. Thọat đầu những gì bà viết được đón nhận nồng nhiệt, nhưng sau đó đã gây ra làn sóng chỉ trích từ những người coi nỗ lực của bà là thiếu yêu nước. Là một phần của chương trình BBC 100 Women, Phương Phương nói với BBC tại sao, bất chấp việc bị lên án, bà không hối hận khi nói ra những điều mình nghĩ. 'Tường thuật sống động' Để ngăn chặn sự lây lan ở Vũ Hán, nhà chức trách đã áp đặt các hạn chế chưa từng thấy Phương Phương nói bà viết nhật ký như một phần của quá trình giúp mình ''điều chỉnh tâm trí" và suy ngẫm về những gì đang xảy ra trong thời gian phong tỏa. Bà ghi lại cảm giác bị cô lập với phần còn lại của thế giới; nỗi đau và nỗi buồn của tập thể khi chứng kiến cảnh mất mát sinh mạng; và sự giận dữ với các quan chức địa phương vì những gì bà cho là cách xử lý sai lầm của họ với cuộc khủng hoảng. Lúc đầu, nhật ký trực tuyến của bà được ca ngợi trong nước, với phương tiện truyền thông nhà nước, Dịch vụ Tin tức Trung Quốc, mô tả các bài đăng của bà đầy cảm hứng, "với lối kể sống động, cảm xúc thực và văn phong thẳng thắn". Nhưng phản ứng đã thay đổi đáng kể khi nhật ký thu hút được sự chú ý quốc tế và những lời chỉ trích đã lên cơn sốt khi có tin nhật ký của bà sẽ được dịch sang tiếng Anh và được nhà xuất bản HarperCollins của Mỹ chọn in. Phương Phương đã nhận được nhiều vinh hạnh, gồm cả Giải thưởng Văn học Lỗ Tấn "Vì cuốn nhật ký 60 khoản mà tôi đã viết trong đại dịch ... Tôi bị chính quyền coi như kẻ thù", bà nói. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã được lệnh không đăng bất kỳ bài báo nào của bà. Phương Phương nói. Và sách của bà, gồm cả tác phẩm mới và tái bản, đều bị các nhà xuất bản Trung Quốc xa lánh. "Đối với một nhà văn, đó là một điều rất, rất tàn nhẫn", bà nói với BBC. "Có lẽ vì tôi đã bày tỏ sự đồng cảm với những người dân thường hơn là hoan nghênh chính phủ. Tôi đã không tâng bốc hay khen ngợi chính phủ, vì vậy tôi có tội." Cơn bão sỉ vả Phương Phương viết về mọi thứ, từ những thách thức trong cuộc sống hàng ngày đến tác động tinh thần của sự bị cô lập Phương Phương nói phản ứng dữ dội không chỉ bị giới hạn bởi sự phản đối của chính phủ. Bà nói đã nhận được hàng chục nghìn tin nhắn lăng mạ, gồm cả những lời dọa giết. Trên mạng xã hội, bà bị gán nhãn là kẻ phản bội, bị cáo buộc âm mưu với phương Tây tấn công nhà nước Trung Quốc, thậm chí có người còn cho rằng bà được cơ quan tình báo Mỹ, CIA, trả tiền để viết nhật ký. Phương Phương nói bà rất ngạc nhiên và bối rối trước sự tàn khốc của các cuộc tấn công. "Tôi rất khó hiểu được sự căm ghét của họ với tôi. Lý lịch của tôi rất khách quan và nhẹ nhàng," bà nói. Các cuộc tấn công, bà nói, khiến bà nhớ đến Cách mạng Văn hóa 1966-1976, một thời kỳ cai trị của đám đông bạo lực dẫn đến việc thanh trừng trí thức và "kẻ thù giai cấp", gồm cả những người có quan hệ với phương Tây. Trung Quốc rất nhạy cảm về hình ảnh của mình ở nước ngoài, và nhật ký của Phương Phương được đưa ra trong thời điểm đất nước này đang chịu áp lực quốc tế to lớn vì cáo buộc che đậy virus corona. Fang Kecheng, một giáo sư báo chí tại Đại học Trung Quốc Hong Kong, nói rằng các cuộc tấn công vào Phương Phương theo một mô hình của chủ nghĩa dân tộc trực tuyến. "Chủ nghĩa dân tộc đã trở thành xu hướng chủ đạo trên Internet Trung Quốc trong những năm gần đây, và chủ nghĩa tự do đã bị gạt ra ngoài lề,'' Giáo sư Fang nói. Ông nói rằng chủ nghĩa dân tộc trực tuyến đã được các nhà chức trách Trung Quốc "ngầm tán thành" vì nó có thể giúp tăng cường sự ủng hộ với chính phủ - nhưng nó cũng có thể phản tác dụng nếu điều này trở nên cực đoan. Hồng vệ binh của Cách mạng Văn hóa đã tìm cách tiêu diệt "bốn cái cũ": phong tục cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ và tư tưởng cũ "Những từ được sử dụng đặc biệt trong Cách mạng Văn hóa, chẳng hạn như 'đấu tranh giai cấp' và 'chế độ độc tài của giai cấp vô sản' đã tái xuất hiện. Điều đó có nghĩa là các cải cách của Trung Quốc đang trên đà thất bại và thoái trào," bà nói. Sự cần thiết của phong tỏa Sau khi chứng kiến virus corona lây lan đến hầu hết mọi nơi trên thế giới, Phương Phương nói rằng quyết định áp đặt phong tỏa 76 ngày ở Vũ Hán của Trung Quốc là đúng đắn, một lập trường được phản ánh trong nhật ký của bà vào thời điểm đó. "Việc đóng cửa là một cái giá đắt mà chúng tôi phải trả để đổi lấy giờ đây chúng tôi có thể sống tự do ở Vũ Hán mà không có virus,'' bà nói. Vũ Hán đã không báo cáo có ca nhiễm địa phương nào kể từ tháng Năm. Nó không tính các trường hợp không có triệu chứng. "Nếu các biện pháp nghiêm khắc không được áp dụng, tình hình ở Vũ Hán sẽ càng vượt khỏi tầm kiểm soát. Vì vậy, tôi bày tỏ sự ủng hộ đối với hầu hết các biện pháp kiểm soát dịch bệnh." Các nhà chức trách ở Vũ Hán đang xúc tiến việc kiểm tra nghiêm ngặt xem virus corona có còn lây nhiễm hay không Và Phương Phương nói các nước khác có thể học hỏi từ các khía cạnh trong cách tiếp cận của Trung Quốc. "Trong thời gian dịch bùng phát, tất cả các cuộc tụ tập đều bị cấm, mọi người phải đeo khẩu trang và cần có mã QR sức khỏe để vào một khu nhà ở. Tôi nghĩ rằng tất cả những biện pháp rất tốt này đã giúp Trung Quốc kiểm soát được virus." Bài học kinh nghiệm Tuy nhiên, thành công của Trung Quốc trong việc ngăn chặn virus trong nước không phủ nhận sự cần thiết phải điều tra cách xử lý đợt bùng phát ban đầu của các cơ quan chức năng. "Không có cuộc điều tra kỹ lưỡng về lý do tại sao phải mất quá nhiều thời gian để giải quyết sự bùng phát dịch bệnh,'' Phương Phương nói. Ai Fen là một trong những bác sĩ đầu tiên báo động về Covid-19 ở Vũ Hán Bà đặt câu hỏi tại sao ban đầu các nhà chức trách nói rằng loại virus này "có thể phòng ngừa và kiểm soát được". Nhưng Phương Phương nói rằng cả thế giới, không chỉ Trung Quốc, cần phải học hỏi từ đại dịch. "Chính sự thiếu hiểu biết và kiêu ngạo của con người đã để virus lây lan rộng rãi và lâu như vậy". Giáo sư Michael Berry, người dịch nhật ký của bà sang tiếng Anh, tin rằng "khả năng phục hồi của bà bắt nguồn từ kiến thức rằng bà đang làm điều đúng đắn". "Bà ấy không phải là một nhà bất đồng chính kiến, bà không kêu gọi lật đổ chính phủ; bà là một cá nhân ghi lại những gì mình đã thấy, cảm nhận và trải qua trong cuộc phong tỏa ở Vũ Hán," ông nói. Phương Phương nói viết nhật ký trong thời gian phong tỏa giúp bà ổn hơn Nhưng khi làm điều đó, ông lập luận, bà ấy đưa ra những câu hỏi lớn hơn "không chỉ việc xử lý đại dịch, mà còn về loại xã hội mà công dân Trung Quốc muốn tạo ra cho chính họ". Ở Vũ Hán, cuộc sống cá nhân của Phương Phương đã bị giáng một đòn mạnh khi con chó 16 tuổi của bà, người bạn đồng hành liên tục trong suốt thời gian bị phong tỏa, chết vào tháng Tư. Nhưng bà vẫn kiên cường. Bà vẫn đang viết với hy vọng rằng các tác phẩm của bà sẽ một lần nữa được xuất bản ở đất nước của mình, và nói rằng không hối tiếc. "Tôi chắc chắn sẽ không thỏa hiệp, và không cần thiết phải im lặng." --- Lara Owen đóng góp cho bài viết BBC 100 Women hàng năm nêu tên 100 phụ nữ có ảnh hưởng và truyền cảm hứng trên khắp thế giới, đồng thời kể những câu chuyện của họ. |
Một cựu sinh viên của tôi có gọi điện cho tôi gần đây. Cô đáng lẽ đã làm việc tại một công ty toàn cầu lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm, chịu trách nhiệm chính trong việc tìm nguồn cấp cho một thành phần quan trọng cần thiết cho một sản phẩm đặc biệt. | Sứ mệnh của công ty làm nhân viên trẻ bỏ việc? | Thế hệ thiên niên kỷ đặc biệt rất giỏi tìm kiếm thông tin về những điều mà họ quan tâm. Lo lắng đến những thiệt hại môi trường do các phương pháp trồng truyền thống của thành phần này, và chiểu theo việc bảo vệ môi trường mà hãng phổ biến đối với nhiệm vụ này, cô đã quyết định chủ động tìm một nguồn cấp khác thay thế mà nó được trồng một cách bền vững hơn. Nhưng mọi việc không diễn ra như dự kiến. Hóa ra thành phần thay thế này đắt hơn 25% so với loại truyền thống, và ông chủ của cô đã không hài lòng. Mặc dù vô số sáng kiến truyền đạt của hãng về tính bền vững và về môi trường, nhưng trước sự thôi thúc mà hãng phải làm, thực tế đã xuất hiện và nó chẳng hay ho gì. Cô rất thất vọng đến mức bắt đầu tìm kiếm nơi khác để có được một cơ hội phù hợp với giá trị của cô, và chẳng mất bao lâu cô đã chuyển đi. Sự việc nói trên đánh dấu sự mở đầu của việc chấm dứt đối với công việc của cô tại hãng. Có nên bám trụ công việc mình ghét? Khởi nghiệp thành công trong kỷ nguyên khoe khoang Sự minh bạch giữa điều nói với việc làm chưa từng bao giờ quan trọng hơn. Trong trường hợp này, hãng không chỉ mất đi một nhân viên giỏi, nhưng cựu sinh viên của tôi có bạn bè, có các giáo sư cũ, và sự hiện diện của phương tiện truyền thông xã hội, tất cả đều có thể gây ra thiệt hại thực sự nếu cô ấy quyết định nói lên trải nghiệm của mình. Mặc dù cô ấy quyết định không đưa ra công khai, nhưng nếu ở nhiều người khác, họ sẽ làm. Trên thực tế, bất kỳ hãng nào cả gan nói dối 'thế hệ thiên niên kỷ' (25-35 tuổi), dù là trực tiếp hay gián tiếp, đều có nguy cơ bị mâu thuẫn với nền tảng khách hàng của hãng và hình ảnh của hãng bị ảnh hưởng. Bẻ cong sự thật, hoặc không đặt tiền của mình vào nơi mình nói là tốt, chỉ là một ý tưởng tồi. Tiến thoái lưỡng nan Khi công ty bẻ cong sự thật, sự đồn đại lan rất nhanh Đây là tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Mỗi hãng đều biết rằng ngày nay họ cần một nhiệm vụ thuyết phục để chứng minh vì sao họ làm điều đang làm. Đây là hành động tiêu chuẩn đối với hầu hết các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo. Và nhiều hơn so với các thế hệ khác, thế hệ thiên niên kỷ đặc biệt lấy việc thực hiện nhiệm vụ làm động lực thúc đẩy. Cho đến nay, điều này nghe có vẻ là một trận đấu lớn, một cách tuyệt vời để lôi kéo nhân viên thuộc thế hệ thiên niên kỷ cũng như khách hàng, trong khi phấn đấu cho một điều gì có ý nghĩa. Nhưng nó cũng có thể là cái bẫy, và chắc chắn là một con dao hai lưỡi. 'Bí kíp' giúp bạn được mọi người yêu thích Việc không chấp nhận ý kiến đối lập sẽ dẫn tới thất bại? Điều rắc rối là hầu hết các lời tuyên bố về nhiệm vụ (cùng với các tài liệu công ty, bản ghi nhớ nội bộ và bài phát biểu của các nhà điều hành cấp cao về các giá trị của công ty) thường không đúng. Giám đốc điều hành United Airlines nói rằng hãng là nơi "nhiệt tình chào đón", nhưng dường như không phải thế đối với người đàn ông bị kéo lê ra khỏi một trong những máy bay của họ hồi tháng 4. Hoặc, trong cách xử lý sự cố đó của hãng ở những ngày sau đó. Và hãy đừng để bạn bè Kiwi của bạn bắt đầu gây náo loạn với hãng Adidas và đội bóng bầu dục yêu quý All Blacks của New Zealand một vài năm trước đây. Có vẻ như hãng mà nhiệm vụ là "trở thành hãng thể dục thể thao tốt nhất trên thế giới," muốn để những "người tiêu dùng, vận động viên, các đội, đối tác và giới truyền thông nói về họ" nhưng họ đã bán các áo thể thao cho đội tuyển bóng bầu dục Mỹ rẻ hơn so với họ bán ở New Zealand. Một nhóm các nhà hoạt động phản đối giá cả mà hãng Adidas đã ép buộc người New Zealand phải mua cho áo thi đấu của đội bóng bầu dục All Black vào năm 2011 Điều duy nhất mà thế hệ thiên niên kỷ quan tâm nhiều hơn nhiệm vụ là sự minh bạch, tính chính trực và trách nhiệm giải trình. Nếu bạn nói với họ rằng bạn sẽ làm điều gì thì họ thực sự mong đợi bạn làm điều đó, trái với những thế hệ trước đó mà họ hiểu nói có thể không đi đôi với việc làm. Hoặc, họ có thể hiểu rằng đôi khi thực tế cản trở những ý định tốt đẹp nhất. Ngược lại, thế hệ thiên niên kỷ, họ hiểu theo đúng nghĩa của từ ngữ. Bạn nên nói sao và làm vậy. Khi điều này không xảy ra (và chúng ta hãy đối mặt với nó, kinh doanh hiện đại là phức tạp và không phải mọi thứ đều như quảng cáo) thì thế hệ thiên niên kỷ sẽ phản ứng mang tính cá nhân. Và khi bạn để mất tín nhiệm và tin cậy với thế hệ trẻ, họ sẽ không tha thứ. Vì vậy, bây giờ bạn đang có những thế hệ này trong công ty, mà họ tham gia vì những điều bạn đã hứa, và hóa ra bạn là nói dối (hoặc đó là lời phán quyết của họ). Thế là bạn bị mắc kẹt. Không thăng tiến vẫn thành đạt Việc không chấp nhận ý kiến đối lập sẽ dẫn tới thất bại? Thế hệ thiên niên kỷ đặc biệt rất giỏi tìm kiếm thông tin về những điều mà họ quan tâm, từ đủ mọi nguồn, và không phải lúc nào cũng sẵn sàng theo những quan niệm cổ xưa về trung thành nghề nghiệp. Tất cả điều này làm cho sự việc thành hết sức rủi ro khi bạn đưa ra một sứ mệnh cao cả để rồi không thể kham nổi. Câu trả lời Không lừa dối họ: những nhân viên thế hệ trẻ muốn thấy các chủ hãng của họ đảm bảo các mục tiêu trách nhiệm xã hội của hãng và đảm bảo lời hứa bằng hành động. Vậy phải làm gi? Câu trả lời tốt nhất là có một sứ mệnh mạnh mẽ mà bạn thực sự tin tưởng, và tuân theo những hàm ý của sứ mệnh đó khi cần phải đưa ra những quyết định khó khăn. Gần như điều ngược lại với những gì đã xảy ra với sinh viên cũ của tôi. Hãy nhớ rằng, mọi người đang theo dõi, và họ đang theo dõi sát sao hơn bạn tưởng. Tôi sẽ không phải là người ủng hộ cho một nhiệm vụ yếu đuối, hoặc một sứ mệnh vô nghĩa, hoặc một sứ mệnh trống rỗng. Nhưng sẽ có sự mạo hiểm để giữ mình vượt hơn các tổ chức khác. Đó là mua rắc rối cho mình. Phải nhậu giỏi mới nhanh lên sếp? Cách nhận biết địch thủ trong công việc Có lẽ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên dành nhiều thời gian hơn để tạo ra một nền văn hoá đem lại giá trị cho nhân viên, thông qua các cơ hội học tập, thông qua các chương trình minh bạch hóa tăng dần, thông qua việc hoàn thành một cái gì đó khó khăn hoặc quan trọng. Hơn bao giờ hết, việc chuyển nghề là rất nhiều, có ý nghĩa là người ta có nhiều lựa chọn hơn ở nơi họ làm việc. Trong khi đó, ranh giới giữa công việc và cuộc sống bị lu mờ, và các chủ hãng tạo nên một phần của lý lịch của chúng ta trên mạng. Có thể nói rằng, nơi bạn làm việc cho biết về bạn và danh tính của bạn nhiều hơn bao giờ hết. Hầu hết các nhân viên muốn học hỏi, làm việc tốt hơn và muốn cảm thấy thích thú về nơi họ đang làm việc. Thế hệ thiên niên kỷ cảm thấy như vậy hơn ai hết. Vì vậy, hãy dành thời gian để hiểu điều gì làm cho người ta làm việc tốt, họ muốn gì trong nghề ở cấp độ này, và làm mọi điều có thể để giúp họ đạt được mong muốn. Đây không phải là chiều chuộng giới trẻ này; mà là tạo ra một tổ chức thật hấp dẫn cho thế hệ có học vấn cao nhất và thông thạo nhất về kỹ thuật mà họ từng đến gõ cửa công ty bạn để tìm công việc mà họ muốn cùng làm và ở lại lâu dài. Thu hút và giữ nhân tài, đặc biệt là tài năng của thế hệ thiên niên kỷ, là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới. Hơn bao giờ hết, câu trả lời đến từ văn hoá của bạn. Hãy làm cho văn hoá này là văn hoá minh bạch, văn hóa học tập, và văn hoá chính trực. Bài tiếng Anh trên BBC Capital |
Nhiều người đang muốn đổi tên phần 2 của phim siêu bom tấn “Avengers” (Biệt đội Siêu anh hùng) từ “Age of Ultron” (Đế chế Ultron) thành “Few days of Ultron” (Vài ngày của Ultron) vì sự tồn tại ngắn ngủi của con Robốt tưởng chừng rất khủng khiếp. | Bayern Munich cũng giống “Đế chế Ultron”? | 2 năm trước Bayern Munich tưởng chừng cũng đã thiết lập được một đế chế mới khi lật đổ Barcelona nhưng thời kỳ của họ lại ngắn chẳng tày gang. Sự hình thành của một đế chế Năm 2013 khi Barcelona vẫn đang là quái vật của bóng đá thế giới với vũ khí Tiki-taka vô địch, Bayern gặp họ ở bán kết để làm nhiệm vụ cao cả: phá vỡ sự thống trị của Barca trong gần một nửa thập kỷ. Thật ra trong khoảng 4 năm ấy, Barcelona không vô địch châu Âu cả 4 lần, họ đoạt Champions League 2 lần vào các năm 2009 và 2011 và 2 lần bị loại ở bán kết năm 2010 và 2012. Nhưng điều đáng nói là 2 đội làm được điều trên - Inter Milan và Chelsea, đều phải chơi tử thủ là chính và trong 2 lượt đấu của họ trước Barca đều có ít nhất một trận đấu kỳ diệu đáng được ghi vào lịch sử bóng đá thế giới. Thắng theo cách ấy, cả Inter và Chelsea đều không dám nhận rằng mình giỏi hơn Barca. Chính vì thế mà khi Bayern vượt qua Barca 4-0 ở lượt đi trận bán kết năm 2013 bằng lối chơi đôi công, người ta mới chính thức công nhận Tiki-taka đã bị hóa giải, nhận ra có một lối chơi ưu việt hơn Tiki-taka và thừa nhận đã có một đội bóng giỏi hơn Barca. Một kỷ nguyên thống trị mới của bóng đá thế giới hình thành và người ta nghĩ nó ít nhất cũng phải tồn tại vài ba năm. Tiki-taka mất đến 4 năm mới tìm ra cách hóa giải thì lối chơi của Bayern chắc cũng phải cần từng ấy thời gian để tìm ra lời giải đáp. Nhưng có một yếu tố đã cản trở quá trình ấy, đó chính là Pep Guardiola. Thay vua ngay thời cực thịnh Suaez, Neymar và Messi ghi tổng cộng 111 bàn thắng cho tới nay trong mùa giải này. Bayern Munich mê mệt lối chơi của Barca sau khi thua chính đối thủ này 0-4 năm 2009, họ quyết tâm mang về Pep Guardiola – người có công hoàn thiện Tiki-taka và đương nhiên nắm giữ bí mật về lối đá này. Bayern mừng rỡ vì đã vượt qua rất nhiều đội bóng lớn để giành được chữ ký của Pep, nhưng một việc không ai ngờ đến đã xảy ra: trong mùa cuối cùng HLV Jupp Heynckes, Bayern bỗng trưởng thành vượt bậc và thắng cả lối đá của ông HLV mới đang chờ nắm quyền. Hợp đồng đáng tự hào của đội bóng với Pep lại trở thành hợp đồng bất đắc dĩ. Đúng như dự đoán, Pep đã tiêm chất chuyền nhỏ và kiểm soát bóng của Tiki-taka vào Bayern, điều này chắc chắn không hợp lý, với các lý do: Thứ nhất: Một đội bóng (hay một ban nhạc, một đất nước, một chế độ…) đều có chu kỳ thành công, phát triển; phải đi qua giai đoạn khởi đầu, đi lên, đạt tới đỉnh cao rồi mới từ từ đi xuống. Bayern mới trưởng thành ở cuối mùa giải với lối chơi mới phát minh ra. Muốn chờ họ đi xuống thì ngay ở mùa giải sau chắc chắn chưa phải lúc, vậy mà gần như ngay lập tức Hùm xám phải phá bỏ lối chơi ấy. Thứ hai: Tiki-taka là lối đá khoa học nhất thế giới, nhưng chỉ vài cầu thủ trên thế giới có thể áp dụng được nó: đó là những cầu thủ nhỏ con có kỹ thuật giữ bóng siêu việt, bóng lúc nào cũng giữ sát trong chân và đằng sau lưng những cầu thủ này như có thêm một con mắt để biết đối phương lao đến từ hướng nào. Có thể đếm ra trên đầu ngón tay những cầu thủ có khả năng này: Messi, Xavi, Iniesta, Fabregas, David Silva, Juan Mata. Nếu người Việt Nam nào muốn, có thể kể thêm Công Phượng, Tuấn Anh, tất nhiên là ở một đẳng cấp thấp hơn. (Nay Barca đã phải bỏ Tiki-taka vì Xavi và Iniesta đã qua thời đỉnh cao mà không có người thay thế). Bayern không có ai trong số những cầu thủ trên, Bayern cũng giữ bóng nhiều, nhưng mục đích không phải là đặt việc kiểm soát bóng lên trên hết. Ở Barca khi đó, chỉ khi nào bóng được đưa vào vị trí thuận lợi nhất trong vòng cấm thì các cầu thủ mới nghĩ đến chuyện dứt điểm, còn Bayern đã tấn công thì phải sút, bất kể xa gần, bóng bổng hay bóng sệt. Tất nhiên, Bayern có những con người phù hợp để phục vụ cho lối chơi đa dạng này: 4 hậu vệ Alaba, Lahm, Dante, Boateng không những phòng ngự tốt mà còn tấn công cực giỏi. 2 tiền vệ phòng ngự Schweinsteiger và Javi Matinez cũng thế. Các cầu thủ trên hàng công: Robben, Muller, Ribery, Mandzukic ngoài việc phải biết tất cả mọi thứ để ghi bàn như sút xa sút gần, đánh đầu… thì còn làm nhiệm vụ phòng ngự một cách triệt để. Nếu ai muốn lấy thêm ví dụ vui về sự toàn diện, thì thủ môn Neuer của họ cũng tấn công tốt nếu cần. Sự toàn diện làm nên sự đa dạng, chính vì thế mà Bayern không cần phải coi giữ bóng là nhiệm vụ sống còn. Việc tiêm chất Barca vào Bayern không làm các cầu thủ Bayern khỏe hơn mà lại gây phản ứng ngược vì không phù hợp với thể trạng và hơn nữa lại gặp sự không thích thú vì ai lại cần đến chất kích thích của chính những người vừa bị mình đánh bại? Hình ảnh rõ nhất thể hiện cho điều trên là trong trận đấu quan trọng đầu tiên của Pep, trận tranh Siêu cúp châu Âu với Chelsea của Mourinho. Hiệp 1 Bayern phải chơi chuyền nhiều theo phong cách Pep, kết quả là họ bị dẫn 0-1 trong một hiệp đấu mà ai cũng nghĩ Bayern chẳng có hy vọng thắng Chelsea của cáo già Mourinho. Nhưng từ hiệp 2, các cầu thủ Bayern đã được “thả” để chơi như đúng phong cách vốn có của họ. Từ đó Chelsea chỉ biết xây xẩm mặt mày để chống đỡ. Tính cả hiệp phụ, Bayern sút tới 41 cú so với 14 của Chelsea rồi chiến thắng bằng loạt luân lưu. Nên thay Pep? Nhìn chung, sau đó Pep không hoàn toàn bắt Bayern đá kiểu Barca, nhưng tác động của ông không làm lối chơi của Bayern sắc bén lên mà chỉ cùn đi, đội bóng Đức như một ban nhạc Rock nay phải kìm lại để thỉnh thoảng hát nhạc Soul. Năm nay Bayern mất nhiều trụ cột, nhưng liệu khi có đầy đủ quân số họ có thắng được Barca? Vì năm ngoái Bayern cũng đã thua Real tương đối dễ dàng khi đối thủ chỉ dùng chiến thuật phòng ngự phản công thông thường, hoàn toàn chẳng phải trận đấu diệu kỳ gì để vượt qua đội bóng đang được coi là mạnh nhất thế giới. “Đế chế Bayern” thực ra đã sụp đổ từ lúc đó, quá nhanh và dễ dàng. Một sự mất mát không đáng có cho nền bóng đá, vì hiện tại chẳng câu lạc bộ nào trên thế giới được coi là thần thánh. Real năm ngoái sau khi vượt qua Bayern đã đoạt chức vô địch, nhưng không phải do họ quá hay mà là do trong mùa giải không có đội bóng nào thật sự mạnh. Sau trận thua Barca 0-3 đêm qua, Bayern gần như đã bị loại. 2 đội đã lờn vờn nhau, cầm bóng ngang nhau gần như suốt trận, không xứng đáng với một bữa tiệc bóng đá. Bayern thua trong 10 phút cuối vì sự xuất sắc của cá nhân Messi. Điều đáng nói ở đây: việc Messi xuất sắc chả có gì mới, việc một mình anh đưa Barca đi tiếp đã tồn tại bao nhiêu năm nay rồi, dù Barca có lối chơi đồng đội đến đâu, Messi vẫn chiếm một nửa sức mạnh trong đó. 2 năm trước, Bayern Munich đã phá hủy lối chơi phụ thuộc vào số 10 ấy bằng một lối đá không cần số 10, tất cả các cầu thủ Bayern đều như nhau: toàn diện, đa dạng, cùng làm một nhiệm vụ. Vậy mà giờ đây Barca lại thắng theo một kịch bản chẳng có gì mới: sự tỏa sáng của cá nhân Messi. Có ai nghĩ rằng đây là một bước thụt lùi của bóng đá thế giới? “Đế chế Bayern” của Pep sụp đổ lãng xẹt như “Đế chế Ultron” của đạo diễn Joss Whedon. Sau phần 2 này Joss Whedon sẽ nghỉ, còn Pep, sau khi 2 lần liên tiếp bị loại ở bán kết, ông có viết đơn từ chức? Đó có lẽ là điều nên làm để cứu vãn danh dự và nhất là cứu lấy lối chơi chung của Bayern vốn không dễ dàng hình thành. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả. |
Việt Nam mới đây vừa tham gia một diễn đàn tại châu Á Thái Bình Dương mang tên Sáng kiến phổ biến an ninh, viết tắt tiếng Anh là PSI. | VN tham gia sáng kiến an ninh vùng | Đây là một tổ chức không chính thức với sự tham gia của nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ, một số nước châu Âu, Úc, Nhật, New Zealand và Singapore, nhưng Trung Quốc không tham gia. Hoa Kỳ muốn Việt Nam tham gia các hoạt động chống khủng bố trên không và trên biển nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lậu vũ khí hủy diệt hàng loạt và các loại hàng bất hợp pháp. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc châu nhận định về việc Việt Nam tham dự Diễn đàn này như sau: GS Carl Thayer: Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào hoạt động kiểu như thế này. Trung Quốc từ chối tham gia PSI và nói rằng hoạt động của PSI là bất hợp pháp do vậy Việt Nam đã ra dấu cho thấy vị thế độc lập của mình bằng việc làm này. Nhưng chúng ta cần phân biệt giữa việc tham dự Diễn đàn và việc ký tên vào tuyên bố chung với nguyên tắc cấm các hoạt động quân sự bất hợp pháp của PSI mà chỉ những thành viên nòng cốt như Hoa Kỳ và các nước đồng minh chính của họ tham gia. Có tới khoảng 60 quốc gia đồng ý tham gia PSI nhưng với những hoạt động rất khác nhau, từ tham dự Diễn đàn như thế này tới những hoạt động phối hợp hành động. BBC: Vậy theo ông liệu Việt Nam sẽ có tham gia nhiều hơn trong các hoạt động của PSI không hay chỉ dừng lại ở mức tham dự Diễn đàn như thế này thôi? GS Carl Thayer: Tôi cho rằng Việt Nam sẽ tham gia nhưng chỉ ở mức rất thấp thôi vì việc tham gia này là hoàn toàn tình nguyện. Việt Nam có bờ biển dài mà một trong những mục tiêu của PSI là vị thế chủ quyền. Việt Nam đồng ý với nguyên tắc này và cũng muốn biết ai hay tàu thuyền nào đang đi qua vùng lãnh thổ của mình và có quyền lên kiểm soát những tàu thuyền đáng ngờ đó. Nói một cách khác thì mức độ tham gia này khẳng định thêm chủ quyền tại những vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhận chủ quyền. Ngoài ra Việt Nam sẽ được lợi nhờ việc chia sẽ thông tin tình báo từ các cường quốc có các trang thiết bị hiện đại khi họ tham gia vào các hoạt động này. BBC: Vậy theo ông tại sao Việt Nam lại không muốn tham gia quá sâu vào các hoạt động của PSI, liệu có phải vì không muốn tỏ ra quá gần với Hoa Kỳ hay lo ngại sự bất bình của Trung Quốc? GS Carl Thayer: Việt Nam không thể tham gia sâu hơn về mặt kỹ thuật vì Việt Nam không có khả năng, như Việt Nam không có các tàu có khả năng hoạt động ở vùng biển sâu và có thể đi rất xa bờ, hay không có các phương tiện liên lạc bằng tiếng Anh v.v. do vậy chỉ có thể tham gia ở mức thấp. Việt Nam không thể tham gia vào các hoạt động như lên kiểm soát các tàu thuyền bị cáo giác mang vũ khí hủy diệt hàng loạt, vốn là một trong những mục tiêu của PSI. Nhưng vì Việt Nam đang tìm cách trở thành thành viên không thường thực của Hội đồng bảo an LHQ được dự trù biểu quyết vào tháng 11 tới đây, vì thế tôi cho rằng Việt Nam đang cố đóng một vai trò có tính chiến lược lớn hơn. BBC: Khi trở thành thành viên không thường trực thì Việt Nam sẽ phải đóng góp trong các nghĩa vụ bảo vệ hòa bình thì liệu với khả năng quân sự của mình, Việt Nam sẽ có thể đóng góp những gì? GS Carl Thayer: Việt Nam đã ám chỉ rằng sự đóng góp của họ sẽ rất rất nhỏ, có thể chỉ bao gồm đóng góp các toán quân y. Một lần nữa trình độ tiếng Anh, các trang thiết bị tương thích với các nước thành viên khác của UN chính là khó khăn của Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam sẽ tham gia vào các hoạt động kiểm soát an ninh của PSI để khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại vùng lãnh thổ mà họ nhận là của mình, như một hình thức phủ đầu không để nước khác làm việc đó và để chứng tỏ họ tham gia, giám sát và tuân thủ các nguyên tắc của quốc tế về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. BBC: Như vậy có nghĩa là nếu tham gia thì Việt Nam sẽ chỉ tham gia trên vùng lãnh thổ của mình chứ không vượt ra ngoài phạm vi đó? GS Carl Thayer: PSI đề nghị các quốc gia muốn tình nguyện tham gia vào một loạt các hoạt động. Một trong những hoạt động này là có khả năng đáp lên các tàu thuyền, tiến hành theo dõi kiểm soát trên hải phận của mình, báo cho biết các hoạt động tình nghi, và khi nhận được tin tình báo có hoạt động của tàu thuyền khả nghi thì lên tàu kiểm soát và cầm giữ các tàu này khi cần thiết. Do vậy mức độ tham gia của VN sẽ là dưới hình thức đó. Một điều cần nói thêm là Việt Nam đã tham gia hoạt động kiểm soát phối hợp với Trung Quốc tại Vịnh Bắc bộ từ trước khi quyết định tham dự Diễn đàn PSI, vì thế Việt Nam đang rất thận trọng trong việc cân bằng các hoạt động của mình trong việc tuần tiễu Vịnh Bắc bộ và việc đồng ý tham gia phối hợp với Mỹ trong hoạt động của PSI. BBC: Trung Quốc đã dùng yếu tố chống khủng bố để đàn áp bất đồng chính kiến tại nước họ, vậy theo ông điều này liệu có xảy ra với Việt Nam hay không? GS Carl Thayer: Kể từ sau vụ 11/9 Việt Nam đã hợp tác rất tích cực với Hoa Kỳ trong lĩnh vực tình báo và các hoạt động khác nhắm vào các tổ chức khủng bố. Trên thực tế Việt Nam đã dựa vào đó kết tội hầu như bất kỳ một nhà bất đồng chính kiến nào tội khủng bố và quay ra nói với Hoa Kỳ rằng họ phải kiểm soát, giới hạn hoạt động của những người này từ chính nước Mỹ. Vì thế Việt Nam rất sẵn lòng đóng góp trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, chống rửa tiền v.v. Họ làm việc rất tích cực và tuân thủ các đòi hỏi của LHQ trên phương diện này. |
Một nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer từ Úc nêu ba khả năng về tiến triển quan hệ Mỹ - Việt nếu Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sang thăm và hội đàm gặp Tổng thống Trump ở Washington D.C. trong năm nay. | Nếu đi thăm, Chủ tịch Trọng sẽ 'nâng tầm quan hệ' Việt-Mỹ | Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội hôm 27/2/2019 Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu ông Trọng có đủ sức khoẻ đi thăm Hoa Kỳ mà một số nguồn tin cho rằng từ khoảng tháng 10 tới. Căng thẳng Trung - Việt do tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vào bãi Tư Chính cũng là vấn đề tạo nền cho chuyến thăm cao cấp nếu xảy ra. Tàu Hải Dương 8 trở lại, Việt Nam phải làm gì? Quan hệ Mỹ-Việt có ấm lên sau khi Trump đến Hà Nội? Bà Kim Ngân ngắt lời ông Tô Lâm khi nói về Thuận Phong Đầu tiên, trả lời BBC News Tiếng Việt, GS Thayer đánh giá vấn đề sức khoẻ của nhà lãnh đạo Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng: Carl Thayer: Việt Nam giữ rất kín (tight lipped) về sức khỏe của TBT, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng từ 14/05 khi ông tái xuất hiện sau vấn đề sức khoẻ hồi tháng 4 vốn đã được giới chức chính thức thừa nhận là có. Nhưng tháng 8 này, các tin đồn đoán lại nói ông Trọng sẽ sang Washington để họp mặt với TT Trump. Cả hai bên Mỹ, Việt đều chưa hề nêu gì chính thức về một chuyến đi như vậy. TBT Trọng cũng kín tiếng trên truyền thông Việt Nam dù báo chí liên tục nêu rằng ông đang đóng vai trò chủ tọa các cuộc họp của Bộ Chính trị, phát biểu trước Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 5. Trong tuần qua, ông Trọng được thấy trên báo chí Việt Nam, đón Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir và Tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Bounnhang Volachith. Xin nhắc lại rằng khi TT Trump gặp Chủ tịch Trọng ở Hà Nội hôm 27/02, trước Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, và tại cuộc gặp TT Trump đã mời Chủ tịch Trọng thăm chính thức (official visit) sang Hoa Kỳ để thảo luận về các cách thức làm tăng quan hệ đối tác toàn diện song phương. Đây sẽ là phần chính của cuộc thảo luận nếu chuyến thăm sang Mỹ diễn ra. Theo tôi, hiện có ba khả năng cho quan hệ Mỹ - Việt: Một là hai nhà lãnh đạo đồng ý mở rộng (enlarge) quan hệ đối tác toàn diện ký từ 2013. Hai là họ sẽ công bố đàm phán để nâng quan hệ song phương lên mức quan hệ đối tác chiến lược. Ba là họ sẽ đồng ý ký một tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược. Bất cứ một trong ba khả năng đó đều sẽ là dấu hiệu Việt Nam tiến tới chỗ cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ để phản ứng lại hành đồng đe dọa và bắt nạt của Trung Quốc (Chinese intimidation and bullying) ở Biển Đông trong những tháng qua. Thương mại, đầu tư và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ có nghị trình cao trong thảo luận, nhất là khi Việt Nam đang có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ. Cuối cùng thì các vấn đề di sản cuộc chiến, như tẩy rửa chất dioxin (Agent Orange) gây độc cho vùng cạnh sân bay Biên Hòa cũng sẽ được bàn đến. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân BBC News Tiếng Việt: Nếu ông Nguyễn Phú Trọng thôi giữ chức Tổng bí thư vào kỳ đại hội tới thì trong các nhân vật sau, ông Trần Quốc Vượng, ông Nguyễn Văn Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ai là người có cơ hội cao nhất để lên nắm chức lãnh đạo Đảng CSVN? Carl Thayer: Ai là tổng bí thư kế nhiệm sẽ còn tùy vào việc họ quyết định chức vụ đó và chức chủ tịch nước sẽ chính thức gộp làm một, hay vẫn để riêng rẽ. Hiện nay, các quy định nội bộ yêu cầu người lên làm chủ tịch nước phải có kinh nghiệm đáng kể trong việc điều hành bên chính quyền. Quy định và tiêu chuẩn này xem ra sẽ loại trừ ứng viên của ông Trần Quốc Vượng. Ông là người mà cả sự nghiệp chỉ thuộc về bên trong cơ cấu Đảng Cộng sản. Cả ba người được nêu ra ở đây trong câu hỏi này sẽ đều quá tuổi 65 khi Đại hội Đảng nhóm họp vào đầu năm 2021. Ông Trần Quốc Vượng sẽ là cao tuổi nhất, 68 tuổi, còn cả ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân đều sẽ 67 tuổi. Cả ba đều cần qua kiểm tra sức khoẻ gay gắt để đạt tiêu chuẩn, và còn cần phải được đồng ý cho nhận quyền hưởng miễn trừ (exemption) để tránh việc buộc phải về hưu ở tuổi 65. Còn trong trường hợp hai chức lãnh đạo Đảng và Nhà nước được hợp nhất thì câu chuyện sẽ tập trung vào hai ứng viên, ông Phúc và bà Ngân, theo quan điểm riêng của tôi. Ông Trọng trở thành tổng bí thư sau khi đã làm chủ tịch quốc hội. Tiền lệ này tạo ưu thế cho bà Kim Ngân. Nhưng như thế bà ấy sẽ là phụ nữ đầu tiên lên chức vụ cao nhất đó. Còn về ông Phúc, thành tích làm thủ tướng chính phủ của ông là có năng lực tốt (competent) và theo tôi, vì quyền lợi của đất nước Việt Nam thì nên để ông tiếp tục giữ chức vụ đó. Tàu Hải Dương 8 đã quay lại Bãi Tư Chính hôm 13/8 BBC News Tiếng Việt:Sau gần một tháng đối đầu ở Bãi Tư Chính, tàu Trung Quốc Hải Dương 8 lại còn di chuyển vào gần hơn bờ biển Việt Nam, cách Phan Thiết chỉ 185 km, theo số liệu gần đây, vậy ông nghĩ đây là phải là yếu tố giúp Việt Nam lại cần Hoa Kỳ hơn? Carl Thayer: Theo các nguồn ngoại giao tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã gợi ý với phía Việt Nam rằng năm nay cần nâng quan hệ song phương lên cấp đối tác chiến lược. Cùng lúc, các quan chức quốc phòng Mỹ yêu cầu Việt Nam đồng ý để có các chuyến thăm hàng năm của hàng không mẫu hạm nguyên tử từ Hải quân Hoa Kỳ. Cả hai sáng kiến này đều được nêu ra với phía Việt Nam trước khi Hải Dương Địa chất 8 vào vùng biển gần Tư Chính, nằm trong Vùng Kinh tế Đặc quyền của Việt Nam. Hoa Kỳ đã liên tục lên án mạnh mẽ thái độ bắt nạt và can thiệp của Trung Quốc đối với hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam vốn đã có từ lâu. Nếu TBT Trọng thăm Tòa Bạch Ốc và gặp Tổng thống Trump vào tháng 10 năm nay, thời điểm sẽ là rất thuận lợi cho hai bên đẩy mạnh hơn hợp tác về an ninh biển. Xem thêm: Việt Nam với Giấc mơ Mỹ: Xa hay Gần? 'Không thể vào Mỹ sau sắc lệnh của Trump' |
Công an Đắk Lắk ngày 30/9 thông báo cho báo chí ở Việt Nam rằng giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng Phạm Đình Quý (39 tuổi, tạm trú TP.HCM) bị bắt khẩn cấp về hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự. | Công an Đắk Lắk nói 'bắt khẩn cấp ông Phạm Đình Quý về hành vi vu khống' | Ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng được xác nhận bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk mời làm việc. Giảng viên tố cáo bí thư Đắk Lắk bị ‘mời làm việc’ hay bị 'bắt cóc'? Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án và nói họ "làm việc" với ông Quý và ông Hoàng Minh Tuấn (40 tuổi, trú Cư Kuin, Đắk Lắk). Ông Tuấn cũng là võ sư, là học trò của ông Quý. Liên quan vụ bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố đạo luận văn tiến sĩ, Cục báo chí đã quyết định thu giấy phép 2 tháng và xử phạt hành chính 50 triệu đồng tạp chí Môi trường và Xã hội. Sáng 30/9, Tạp chí Môi trường và Xã hội cũng bị Cục báo chí xử phạt vì thông tin sai về bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ. Mới đây, Võ sư Phạm Đình Trang, bố của ông Phạm Đình Quý xác nhận với BBC: "Tính đến giờ phút này là 11 giờ trưa ngày 30/9/2020. Tôi mới nhận được giấy báo của công an tỉnh Đắk Lắk. Trong 2 giấy báo đó, phiếu báo của bưu điện Đắk Lắk vào ngày 27/9/2020". Bị phạt vì 'đưa tin sai sự thật' Tạp chí Môi trường và Xã hội cũng bị Cục báo chí xử phạt vì thông tin sai về bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk. Cụ thể, Tạp chí Môi trường và xã hội đã "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết: "Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố "đạo" luận án, gian dối học thuật?", đăng trong số đặc biệt 16/2020. Theo quyết định này, Tạp chí Môi trường và xã hội bị Cục báo chí xử phạt hành chính 50 triệu đồng và bị tước giấy phép hoạt động báo in trong 2 tháng. Tạp chí cũng phải thu hồi ấn phẩm Tạp chí Môi trường và Xã hội đặc biệt số 16/2020, thực hiện cải chính và xin lỗi theo quy định và chịu mọi chi phí thực hiện việc khắc phục này. Vào khoảng cuối tháng 8/2020, Tạp chí Môi trường và Xã hội đã đăng tải bài viết "Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố "đạo" luận án, gian dối học thuật?" được cho là của tiến sĩ Phạm Đình Quý. Bài viết trên tạp chí Môi trường và Xã hội đăng bài viết về ông Bùi Văn Cường. Bài viết ghi lại đơn tố cáo luận án tiến sĩ của Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường có ba chương nghiên cứu lý thuyết đã sao chép khoảng 70% các công trình được xuất bản trước đó. Bài viết này chỉ ra bằng chứng ông Cường còn sao chép từ các công bố khác nhưng lại không trích dẫn nguồn tài liệu và trích dẫn tài liệu ngụy tạo. Ông Quý cho rằng đây là gian dối trong học thuật và viện dẫn, theo quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, ông Cường không đủ điều kiện bảo vệ luận án. Tuy nhiên, ông Cường vẫn được cấp bằng tiến sĩ. Vụ việc này liên quan đến việc ông Phạm Đình Quý bị công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ đêm 23/9. 'Tôi như ngồi trên đống lửa' Chiều 30/9, nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho biết Công an tỉnh Đắk Lắk đã có thông báo về việc "bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp" với ông Phạm Đình Quý - giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP HCM) - về hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự. Ông Phạm Đình Trang xác nhận với BBC News Tiếng Việt hôm 30/9 rằng ông vừa nhận thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk về sự việc liên quan đến con trai ông là tiến sĩ Phạm Đình Quý. Võ sư Phạm Đình Trang nói: "Tính đến giờ phút này là 11 giờ trưa ngày 30/9/2020. Tôi mới nhận được giấy báo của công an tỉnh Đắk Lắk . Trong 2 giấy báo đó, phiếu báo của bưu điện Đắk Lắk vào ngày 27/9/2020". Theo ông Trang, kể từ khi con trai ông bị "mời làm việc", đến nay đã "qua 9 ngày đêm tôi mới nhận được giấy báo". Ông nói thêm: "Tôi đang giữ hai giấy báo này của công an tỉnh Đắk Lắk chứng tỏ là con tôi đang còn sống tại Đắk Lắk". Ông Phạm Đình Trang cũng nói với BBC công văn được ghi ngày 25/9 với nội dung: ông Phạm Đình Quý "đã có hành vi phát tán tài liệu nhằm hạ uy tín, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, đã phạm vào Điều 156 Bộ luật Hình sự hiện đang bị giam giữ tại Công an Đắk Lắk". Trước đó, trả lời BBC hôm 29/9, võ sư Phạm Đình Trang chia sẻ: "Năm lần tôi kêu cứu trên Facebook và nộp đơn nhưng tới bây giờ vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin gì của công an, dù đã để số điện thoại của mình. Bây giờ tôi như ngồi trên đống lửa, chỉ nghe con mình ở trên Đắk Lắk, không biết con mình còn sống hay chết nữa". Giáo sư Nguyễn Đức Tồn: 'Họ vu cáo tôi đạo văn' Vì sao có người khát khao bằng giả? Từ Đắk Lắk, ông Phạm Đình Phú, anh trai ông Quý nói với BBC News Tiếng Việt rằng gia đình ông đã mời luật sư từ Đoàn luật sư Hà Nội, dự tính 30/9 sẽ làm việc với Công an Đắk Lắk. Ông Phú nói: "Sáng thứ Hai 28/9 tôi có vào làm việc với công an, họ xác nhận đang tạm giam em trai tôi. Tôi xin được gặp em trai thì cán bộ nói đang trong quá trình điều tra nên không được gặp. Họ chỉ cho mua vật dụng cá nhân tại chỗ để đưa vào chứ không được mang đồ từ ngoài vô. Công an nói sức khỏe Quý bị viêm xoang nên không biết thế nào. Tôi thấy lo lắng". "Khi tôi lên Đắk Lắk thì chưa nhận được thông báo gì, khi lên đây hỏi các đồng chí công an thì họ nói đã gửi thông báo cho gia đình. Nhưng có thể vì đường bưu điện nên chậm trễ", ông Phú nói. Trước đó, như BBC đưa tin, hôm 23/9, tiến sĩ Phạm Đình Quý và vợ ông bất ngờ bị tám công an mặc thường phục vây bắt. Sau đó, công an yêu cầu ông Quý đưa về nhà riêng. Tiếp đó, ông Quý được đưa đến cơ quan Công an TP HCM để làm việc, rồi tiếp tục đưa lên Đắk Lắk. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, gia đình ông Quý cho rằng đây là vụ bắt cóc vì gia đình không nhận được bất kỳ thông báo nào. Ông Phạm Đình Phú, anh trai ông Phạm Đình Quý sau đó đã có đơn cầu cứu về sự việc của em trai mình. Tới ngày 29/9, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam Phạm Đình Quý - Giảng viên Khoa Khoa học Thể thao của Trường ĐH Tôn Đức Thắng để điều tra về hành vi vu khống. Hôm 29/9, ông Phạm Đình Trang tiếp tục kêu cứu trên Facebook cá nhân vì vẫn chưa nhận được thông báo gì về vụ bắt giữ con trai ông. Luận án tiến sĩ biến mất Trong một diễn biến liên quan, nhiều người chỉ ra rằng luận án tiến sĩ của Bí thư tỉnh uỷ Đắk Lắk Bùi Văn Cường đã bị xoá trang web của Viện Đào tạo sau Đại học - Trường ĐH Hàng hải Việt Nam. VN: Cần công khai bằng cấp của lãnh đạo? Vụ Trương Duy Nhất và nạn bắt cóc nhà hoạt động ở Đông Nam Á Nhà báo Hoàng Mạnh Hà (cựu Thư ký tòa soạn báo Pháp Luật TP HCM) viết trên Facebook: "Trang web của Viện có mục lưu trữ các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ bản PDF. Các luận án được lưu từ năm 2017 đến nay. Trong khi ông Bùi Văn Cường bảo vệ tiến sĩ ở trường này năm 2018, nhưng tìm đỏ mắt không thấy luận án đâu. Chứng tỏ nó mới bị xoá khi dư luận ồn ào xung quanh từ khoá chân vịt". Ông Hà đặt nghi vấn: "Đáng lẽ Trường ĐH Hàng hải Việt Nam phải bỏ tiền ra xuất bản cuốn luận án tiến sĩ chân vịt của ông Cường để các thế hệ của trường noi theo. Vậy tại sao ngay cả đến bản PDF lưu trên trang web của trường cũng biến mất?". Đến hôm nay, ông Mạnh Hà viết rằng luận án tiến sĩ của ông Cường đã trở lại trên trang web của ĐH Hàng hải Việt Nam "sau khi bị chửi nát nước". Trên trang Facebook cá nhân, Nguyễn Đức Hiển, Phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi về hành vi của Công an tỉnh Đắk Lắk: "Nếu không có những hành vi khác mà chỉ có hành vi gửi đơn chính danh, công khai đến các cơ quan chức năng tố cáo một người có hành vi đạo văn thì không thể cấu thành tội phạm. Việc bảo vệ người tố cáo đã được luật quy định. Vì vậy cần nhất lúc này là Công an tỉnh Đắk Lắk xác định và cung cấp thông tin về những hành vi ban đầu của TS Quý và TS Tuấn làm căn cứ cho việc khởi tố. Bởi lấy lý do án đang điều tra nên chưa cung cấp thì dư luận không có thông tin nào khác về lý do khởi tố, để tin cậy vào tính minh bạch, đúng đắn của một sự việc đang xôn xao", ông Hiển viết. Bên cạnh đó, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, viết trên Facebook cá nhân cũng lên tiếng vụ việc: "Tiến sĩ-võ sư Phạm Đình Quý tố cáo hành vi đạo văn một cách công khai và chính danh, nên ông đang được pháp luật bảo vệ (Chương VI, Luật Tố cáo). Việc khởi tố, bắt giữ ông trong thời gian vụ việc đang được xem xét chắc chắn là vi phạm pháp luật!". Nhưng hôm nay 30/9, trên Facebook của ông Sĩ Dũng đã không còn bình luận này nữa. Ông Bùi Văn Cường và Đại học Tôn Đức Thắng có liên hệ gì không? Sinh năm 1965 tại xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, ông Bùi Văn Cường từng là giảng viên Trường đại học Hàng hải Việt Nam trước năm 2006. Ngày 20/10/2006, ông được bầu bổ sung giữ chức bí thư Trung ương Đoàn khóa VIII. Ngày 14/5/2008, ông Cường được điều động tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy khoá XIII. Đến ngày 19/8/2011, Bộ Chính trị điều động ông Cường về Ban Dân vận Trung ương và giữ chức Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương. Gần 1 năm sau, ông Bùi Văn Cường thôi giữ chức Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Ngày 12/4/2016, ông Bùi Văn Cường được bầu giữ chức Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tiếp đó, ông Cường được bầu giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào ngày 14/4/2016. Đến tháng 9/2018, ông được đại hội bầu (bằng phiếu kín) tái cử Ban Chấp hành với số phiếu 99,98% và được Ban Chấp hành bầu tái cử UV Đoàn Chủ tịch và chức danh Chủ tịch với số phiếu 100%. Tháng 7 năm 2019, ông được phân công giữ chức vụ bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk. Tháng Sáu 2019, báo VietnamNet có bài liên quan ông Cường và trường Tôn Đức Thắng. Thời điểm này xảy ra việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng phản đối yêu cầu đưa vào dự toán, trích nộp về cho cơ quan chủ quản 30% chênh lệch thu chi sau thuế. Bài báo tiết lộ các mâu thuẫn. "Ngày 23/4/2019, Hội đồng trường họp để bàn việc thực hiện yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Tại cuộc họp, 100% thành viên Hội đồng nhất trí thông qua cơ cấu nhân sự Hội đồng trường đề tiến hành thủ tục theo quy định và thảo luận về nội dung sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường theo Luật số 34. Nghị quyết đã được thông qua với 100% thành viên chấp thuận. "Nhưng mặc dù đã đưa tay biểu quyết đồng ý cùng tất cả mọi người, Chủ tịch Hội đồng trường là ông Bùi Văn Cường đã không ký biên bản ngay sau cuộc họp (như quy chế yêu cầu), và cho đến nay cũng không ký Nghị quyết của phiên họp nói trên để trường triển khai công việc" - lãnh đạo nhà trường cho biết." Bài báo còn cho biết thêm: "Được biết, quy định "trích nộp tối đa 30%" được ký và ban hành từ thời ông Đặng Ngọc Tùng làm Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhưng chỉ dành cho các cấp công đoàn. Ông Tùng làm 2 nhiệm kỳ chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhưng không có yêu cầu trường học trực thuộc phải đóng tiền. "Khi ông Bùi Văn Cường về làm Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã áp quy định vào bắt đóng ngay để có tiền làm "thiết chế công đoàn". Từ năm 2017 đến nay đã là 3 lần yêu cầu trường phải nộp, phải đưa vào dự toán thu chi hàng năm để nộp. Do đó, không thể nói là quy định có từ thời ông Tùng". Cũng theo vị này, nhà trường không đồng ý việc Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng "ủng hộ tự chủ, nhưng công tác nhân sự phải được cơ quan chủ quản chỉ đạo, lãnh đạo, quy hoạch theo qui định của Đảng" bởi đã viện dẫn không đầy đủ và không chính xác quy định của Đảng." |
Mấy ngày qua báo chí Việt Nam đều đề cập đến chuyện Hàn Quốc bắn 21 phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khi ông tới Seoul để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài bốn ngày tại đây. | Học được gì từ Hàn Quốc? | Chuyện ‘21 phát đại bác rền vang chào mừng’ ông Trọng ‘ngay khi [ông] bước xuống sân bay Seongnam ở thủ đô Seoul’ – như một trong những tờ báo lớn của Việt Nam mô tả – ít hay nhiều cho thấy ông Trọng và phái đoàn của Việt Nam được chính phủ Hàn Quốc trọng thị tiếp đón trong chuyến đi này. Quan hệ thân thiện, tốt đẹp Không phải lãnh đạo Việt Nam cũng được nhận một sự đón tiếp trọng thế như thế khi công du nước ngoài. Vậy đâu là lý do Hàn Quốc dành cho ông Trọng sự tiếp đón như vậy? Đối với cả Seoul và Hà Nội, quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp – và có nhiều yếu tố thuận lợi để củng cố hơn nữa quan hệ song phương – trên mọi lĩnh vực. Trong diễn văn chào mừng ông Trọng và phái đoàn Việt Nam tại buổi chiêu đãi vào tối 2/10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã nói rằng hai nước ‘có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tinh thần’ và coi đó ‘là nền tảng vững chắc cho sự phát triển quan hệ hai nước’. Dù không nêu ra, có thể một trong những tương đồng ấy là cả Việt Nam và Hàn Quốc đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Về kinh tế, cả hai nước đều coi nhau là đối tác quan trọng. Là một quốc gia có nhiều tập đoàn, công ty lớn, Hàn Quốc cần thị trường đầu tư cho các công ty của mình. Với nguồn nhân công khá trẻ và rẻ, Việt Nam là thị trường tốt cho các công ty Hàn Quốc. Trong khi đó, để phát triển, Việt Nam rất cần vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, năm 2013, với vốn đầu tư gần tới 3,8 tỷ USD Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Với vốn đầu tư hơn 534 triệu USD quốc gia này vẫn đứng đầu danh sách các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2014. Việc hai bên hai bên ký kết bản ghi nhớ hợp tác tài chính trị giá 12 tỷ USD trong ngày thứ hai của chuyến thăm chứng tỏ quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ được phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới. Hàn Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ chiến lược và mối quan hệ này cũng đang phát lớn mạnh. Xem ra hai bên rất coi trọng, tin tưởng lẫn nhau và đánh giá cao sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh, chiến lược. Chuyện ông Trọng cùng chia sẻ quan điểm của Nam Hàn cho rằng việc Bình Nhưỡng ‘sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không thể dung thứ’ chắc chắn làm Seoul hài lòng. Việc một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam – một trong số ít ỏi đồng minh còn lại của Bắc Hàn – cùng với Nam Hàn gửi một thông điệp khá mạnh và cứng rắn như vậy tới Bắc Hàn cũng là một dấu chỉ cho thấy Hà Nội rất coi trọng quan hệ với Seoul. Có thể nói đối với Việt Nam, dù không cùng ý thức hệ hay chung mô hình kinh tế, thiết lập và duy trì mối quan hệ chiến lược với Hàn Quốc dễ dàng hơn nhiều so với thiết lập, duy trì quan hệ chiến lược với Trung Quốc. Vì khác với quan hệ nhiều sóng gió, đầy căng thẳng với Trung Quốc, Việt Nam không có những bất đồng, hiềm khích, tranh chấp quá khứ hay hiện tại với Hàn Quốc. Dù luôn coi Việt Nam là ‘giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’, chắc Bắc Kinh không dành cho ông Trọng hay một lãnh đạo hiện tại nào của Việt Nam một sự tiếp đón thân thiện, cởi mở và trọng thể như Hàn Quốc dành cho ông và phái đoàn Việt Nam trong chuyến đi này. Vì những lý do trên, chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng và những người tháp tùng ông rất vui mừng sang thăm Hàn Quốc và hài lòng về tất cả những gì diễn ra và đạt được trong chuyến đi này. Học được gì từ chuyến thăm? Samsung đầu tư nhà máy qui mô tại Việt Nam. Nhưng một câu hỏi khác quan trọng, thiệt thực hơn được đặt ra là liệu ông Trọng và phái đoàn khá hùng hậu của ông học được gì từ chuyến đi Hàn Quốc lần này? Trong diễn văn đáp từ Tổng thống Park Geun Hye tại buổi chiêu đãi, ông Trọng nói rằng qua chuyến thăm ông đã ‘tận mắt được chứng kiến những thành tựu to lớn’ mà Hàn Quốc đã đạt được trong những năm qua và chân thành chúc mừng nước này ‘về những thành tựu đó’. Bài nói chuyện của ông tại Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn Quốc ở Seoul hôm 2/10, được báo chí Việt Nam đăng tải, cũng khen ngợi ‘những thành tựu phát triển vượt bậc’ của Hàn Quốc trong nửa thế kỷ qua vì ‘từ một nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh, Hàn Quốc đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp phát triển hàng đầu’. Đúng vậy, không ai có thể phủ nhận được những thành công của Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, trong những thập niên vừa qua. Theo Ngân hàng thế giới, GDP đầu người của Hàn Quốc năm 2013 là 25977 USD. Trong khi con số đó của Việt Nam chỉ là 1911 USD. Cũng vì mức sống quá khác nhau như vậy, người Hàn Quốc và Việt Nam sống trong hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau. Phát biểu vào tháng 8 năm nay, nhân dịp Kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng, đã cho rằng Hàn Quốc hiện có khoảng 90,000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90,000 người sống ở Hàn Quốc. Nhưng theo ông Hoàng, trong khi ‘hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng’. Càng đau lòng, ray rứt hơn – như chính vị Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương này chỉ ra – cách đây khoảng 50 năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Tại sao Hàn Quốc lại phát triển vượt bậc, trong khi Việt Nam lại tụt hậu như thế? Trong bài nói chuyện của mình ở Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn Quốc, ông Trọng – một Giáo sư và Tiến sỹ Chính trị học – cho rằng ‘Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, một phần là do xuất phát điểm của chúng tôi quá thấp, do tác động của những diễn biến khách quan và quan trọng nhất là những hạn chế chủ quan’. Ông cũng nêu ra nhiều lý do khác như ‘chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực còn lớn’. Xem ra ông Trọng không chỉ không nêu ra cụ thể hay không dám thừa nhận những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tụt hậu của Việt Nam mà những lý do ông đưa ra cũng trái ngược với nhìn nhận của ông Hoàng Vũ Ngọc Hoàng khi ông cho rằng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thua kém ‘một phần là do xuất phát điểm của Việt Nam quá thấp’. Nếu chỉ cần so sánh hệ thống chính trị, mô hình kinh tế, cách điều hành, quản lý của Nam Hàn với những gì đang diễn ra tại Bắc Hàn hay thậm chí tại Việt Nam, ông Trọng hay bất cứ ai trong phái đoàn của ông đều có thể dễ dàng nhận ra đâu là nguyên nhân sâu xa, chính yếu dẫn đến sự tụt hậu của Bắc Hàn và sự thua kém của Việt Nam so với Nam Hàn. Vì khi đã ‘tận mắt chứng kiến’ những thành tựu của người ta trong 40 hay 50 năm qua và biết nhìn lại thời gian đó ‘để soi rọi chính mình ’như ông Hoàng đã làm, chắc chắn ông Trọng và đoàn của ông rút ra được những bài học quý giá cho Việt Nam qua chuyến thăm Hàn Quốc. Đây mới là kết quả thiết thực nhất, điều ý nghĩa nhất mà chuyến thăm Hàn Quốc của ông Trọng và phái đoàn của ông mang đến cho Việt Nam từ chuyến đi này. Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện làm việc nghiên cứu tại Viện Global Policy, London. |
Texas là nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới với thế mạnh là các ngành kỹ nghệ cao như khai thác dầu khí, kiến thiết hạ tầng, y khoa, và điện toán. | Có thể bán gì cho Texas? | Đây là những lĩnh vực mà nước chậm phát triển như Việt Nam đang rất cần để xây dựng nền kinh tế hiện đại. Texas cũng là một thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam. Các mặt hàng nhập từ Việt Nam hiện đang bày bán ở siêu thị, hay bách hóa tổng hợp của tiểu bang là dệt may, giày dép, đồ gỗ, đồ nội thất. Và nhiều mặt hàng nông thổ sản sản cao cấp như cá, tôm, chè, cà phê, mì, mứt, chủ yếu để bán cho các cộng đồng Á châu. Trong phần hai của cuộc hội thảo ba mươi năm định cư của người Việt tại Houston, Texas, các bỉnh bút trong ban biên tập bán nguyệt san Ngày Nay đã nói về mối giao lưu kinh tế giữa Texas và Việt Nam, hai bên có thể trao đổi được những hàng hóa gì, và Việt Nam cần làm gì để trở thành nơi outsourcing - tức gia công dịch vụ và hàng hóa của các công ty kỹ nghệ cao từ Texas. Giáo sư Hà Ngọc Cư, Giám đốc văn phòng di trú và tỵ nạn CIS nhấn mạnh có mặt hàng mà Việt Nam có thể bán được nhiều sang Texas đó là đồ gỗ, hay đồ nội thất. Nhưng làm sao phải xử lý gỗ tốt để tránh cong vênh, giảm phẩm chất khi hàng chở sang Mỹ. Về sản vật của Texas ông nói tiểu bang này nổi tiếng với loại cam ngọt, hay loại hành tây ngọt, không cay. Và lúa mì, cùng thịt bò nổi danh thế giới. Những thứ này ông tin người tiêu dùng Việt Nam sẽ ưa chuộng. Trung tâm hay không trung tâm? Có một ý tưởng mà các nhà báo người Việt tại Houston khuyên giới chức thương mại Hà Nội nên thận trọng. Đó là việc mở các trung tâm thương mại, hay văn phòng quảng cáo sản phẩm của chính quyền trong nước. Vì theo ông Hà Ngọc Cư, làm như thế là chính trị hóa thương mại. Lẽ ra cần phải làm ngược lại. Tức là hàng hóa cứ để cho nó âm thầm vào Texas. Đừng trống giăng cờ mở làm gì để mà thu hút sự chú ý của nhiều người, trong đó có các tổ chức chính trị của người Việt. Theo ông quả thực là hàng Việt Nam đã vào Texas trong nhiều năm qua, và đã bán được rất nhiều, qua các kênh phân phối là công ty, siêu thị Mỹ, thì có gì sai với cái hình thức này đâu. Ông Nguyễn Quốc Cường nhắc là người Việt ở Texas không có vấn đề gì với hàng hóa sản xuất từ trong nước. Như quần áo bán tại siêu thị, bách hóa tổng hợp của Mỹ, đến giờ khoảng 50% là Made in Việt Nam. 10 năm trước đây các hàng may mặc này chủ yếu làm tại Nicaragua, Mexico, hay Honduras. Phần lớn là từ Nam Mỹ. Hay nhiều loại nông sản nhập từ Việt Nam hiện được bán tại các siêu thị Á châu của Houston mà trong nước xuất cảng sang ngày càng nhiều. "Nhưng nếu có công ty, hay cơ sở kinh tài nào từ trong nước đến Texas mở trụ sở, treo bảng hiệu, hay treo cờ thì điều này sẽ gây ra dị ứng cho nhiều người, và chắc chắn sẽ không tránh khỏi biểu tình, hay phản đối". Nhà báo Trọng Kim, chủ nhiệm kiêm chủ bút của Tổ hợp truyền thông Ngày Nay cho rằng một sản phẩm mà hiện giờ Việt Nam đang rất cần từ Texas đó là kỹ thuật khai thác dầu khí. Theo ông tất cả các công ty dầu lớn của Mỹ như ExxonMobile, Chevron, Texaco đều có đại bản doanh ở Houston. Họ nắm trong tay kỹ thuật khai thác hàng đầu, hơn hẳn những gì mà phía Nga Xô đang giúp Việt Nam. Lọt vào mắt xanh outsourcing Cạnh đó là các công ty dịch vụ dàn khoan, bảo trì, bảo dưỡng, huấn nghệ trong lĩnh vực dầu khí như Halliburton, Baker Hughes có những cơ sở kinh doanh rất lớn tại Texas. Công ty Halliburton theo ông Trọng Kim, đã thực hiện nhiều chương trình huấn luyện chuyên viên dầu khí cho Việt Nam, và ông biết đã có nhiều người trong nước sang Houston theo học các khóa này. Texas cũng là bang nhà của các đại công ty điện toán có tầm hoạt động toàn cầu như Compaq, Dell, hay TI-Texas Instruments. Các công ty này luôn có nhu cầu gia công hàng hóa ở những nước có đồng lương rẻ hơn bên Mỹ để tạo sức cạnh tranh và tăng thêm lợi nhuận. Liệu Việt Nam có lọt vào mắt xanh của các công ty Mỹ trong lĩnh vực gia công phần cứng, hay phần mềm IT hay chưa? Ông Nguyễn Quốc Cường, một bỉnh bút trong ban biên tập Ngày Nay, nhận xét nếu Việt Nam muốn trở thành nơi nhận outsourcing hàng hóa và dịch vụ của công ty Mỹ, thì cần phải cải tổ nền giáo dục ở trong nước trước cái đã. Để làm sao cho có nhiều người giỏi, tay nghề cao, thông thạo tiếng Anh, hiểu biết cách làm việc của công ty Mỹ, nhu cầu của thị trường bên này, từ đó mới hy vọng kiếm được hợp đồng gia công. Giáo sư Hà Ngọc Cư nhắc đến trường hợp của Ấn Độ và Nam Hàn là hai quốc gia mà Việt Nam nên học hỏi trong việc kiếm thị phần, hay là công việc từ Mỹ. Ấn Độ rất giỏi trong lĩnh vực dịch vụ. Theo ông Cư tư duy của người Ấn rất giỏi tiếng Anh và toán học. Từ y tá, bác sĩ người Ấn đang làm việc trong các bệnh viện của Houston, các chuyên gia của Ấn Độ nhận thầu luôn việc điều hành các đường dây chăm sóc khách hàng cho các công ty Mỹ. Đến cả các phần mềm học hành thi cử cho các sinh viên Mỹ cũng do người Ấn gia công cho các công ty Hoa Kỳ. Việt Nam cần làm gì? Còn Nam Hàn là trường hợp lợi dụng thị trường Mỹ để vươn lên làm các loại mặt hàng chất xám cao. 10, 20 năm trước đây, ông Cư nói, quần áo, giày dép của người Mỹ phần lớn là do các công ty ở Nam Hàn gia công. Thế mà đến nay họ đã không chịu làm những công việc này nữa. Họ bắt đầu bán sang Mỹ các sản phẩm kỹ thuật cao như điện thoại cầm tay, máy tính, tivi, xe hơi. Huyndai, Kia, Daewoo là các tên xe hơi Nam Hàn hiện đang cạnh tranh ráo riết với nhiều dòng xe khác nhau của Mỹ, Nhật, và về lâu về dài chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Ông Cư nhắc đến trường hợp Việt Nam, tuy Việt Nam hiện đang nhận phần việc gia công hàng hóa hàm lượng chất xám thấp do công ty Nam Hàn thải ra, chớ có hài lòng với những gì mà mình có. Vì bán sức lao động kiểu này với đồng lương rẻ mạt, năm này qua năm khác, không thể khá lên được. "Hãy đầu tư cho giáo dục. Hãy bỏ bớt các giờ học về chính trị hay lịch sử Đảng. Thay vào đó dạy cho học sinh các kỹ năng thương mại, marketing, sinh ngữ, kỹ nghệ, để người Việt có thể thông minh, giỏi hơn, và cạnh tranh tốt hơn" Ông Trọng Kim nhắc đến nếu Hà Nội muốn thu hút đầu tư từ các công ty Hoa Kỳ thì cần phải có chính sách, luật lệ ổn định, chế độ quản lý minh bạch, và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Điều này càng quan trọng và nhất quán hơn đối với các công ty hạng trung của Hoa Kỳ, vì thời gian và tiền bạc họ không có nhiều như các đại công ty. "Nếu không họ vẫn nghĩ rằng chế độ sẽ nuôi họ cho béo, đến khi nào đó sẽ cắt, và như vậy một công ty mà tôi biết đến trong lĩnh vực kỹ thuật đã chọn Trung Quốc làm nơi đầu tư " |
Tân bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh của Việt Nam muốn xử nghiêm hành vi lợi dụng việc người dân muốn bảo vệ môi trường để kích động biểu tình, âm mưu lật đổ Đảng và nhà nước, theo truyền thông Việt Nam. | Bí thư Thăng muốn 'xử nghiêm kích động' | Tân bí thư thành ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng nói ông muốn trị nghiêm những ai kích động, lợi dụng biểu tình biển đông, môi trường để âm mưu lật đổ. Hôm 15/5/2016, báo Thanh niên, diễn đàn của hội liên hiệp thanh niên Việt Nam đưa tin ông Đinh La Thăng cùng một số ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa 14 đã có tiếp xúc với cử tri ở huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh và có phát biểu về vấn đề xúi giục, kích động biểu tình. "Trước ý kiến của cử tri bày tỏ quan điểm bức xúc với những thông tin mang tính xúi giục, kích động, xuyên tạc trên mạng xã hội, ông Đinh La Thăng nhìn nhận, thời gian qua cơ quan chức năng đã có những biện pháp quản lý thông tin trên mạng, nhưng chưa đạt hiệu quả. Vẫn còn nhiều thông tin xuyên tạc Đảng, Nhà nước, các cá nhân lãnh đạo, tạo dư luận xấu," báo Thanh Niên tường thuật. “Cùng với việc quản lý chặt, xử lý nghiêm những kẻ đưa thông tin kích động, người dân cần phải cảnh giác với những thông tin bôi nhọ, lợi dụng việc bảo vệ môi trường, biển đảo để kích động biểu tình, âm mưu lật đổ Đảng và Nhà nước, làm rối ren tình hình kinh tế, xã hội”, Bí thư Thăng được tờ báo nhà nước trích thuật nói. Trước đó, trong chương trình tọa đàm bàn tròn thứ Năm hôm 12/5 của BBC Việt ngữ, cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Minh Thuyết cho rằng cả hai lãnh đạo của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thể đã chịu sự chỉ đạo của cấp trên trong các diễn biến được cho là mạnh tay, cứng rắn với các cuộc biểu tình nhân vụ cá chết hàng loạt. Giáo sư Thuyết nói: "Xảy ra vụ việc ở Formosa, vụ việc cá chết hàng loạt ở miền Trung và điều tra chậm, công bố các nguyên nhân chậm, xử lý chậm, thì đấy là trách nhiệm của cấp cao nhất là Chính phủ. "Còn việc xảy ra các việc trấn áp một cách rất mạnh tay và không đúng pháp luật đối với người dân ở hai thành phố thì chắc chắn là hai vị đứng đầu của hai thành phố không thể thoái thác trách nhiệm. "Nhưng tôi hiểu ở đây có thể có những chỉ đạo ở cấp cao hơn cả hai ông đứng đầu thành phố. Nhưng tôi muốn nói như thế này, đã là người đứng đầu thành phố, thì mình phải có chủ kiến và mình phải chịu trách nhiệm, sẵn sàng chịu trách nhiệm về chủ kiến của mình." Làm gì để an dân? Hôm 14/5, trả lời phỏng vấn của BBC, nhà phản biện xã hội từ Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn nêu quan điểm về biểu tình, nhận thức biểu tình và điều được cho là e ngại biểu tình dẫn đến 'lật đổ chính quyền' từ phía nhà chức trách. Trả lời câu hỏi, dường như chính quyền rất quan ngại rằng từ những cuộc biểu tình của quần chúng như vừa qua, có thể dẫn đến mục đích khác về chính trị như lật đổ chính quyền, ông Trần Tuấn nói: "Tôi nghĩ là điểm quan trọng nhất của biểu tình thể hiện sự nhìn nhận và lòng dân đối với một vấn đề điểm nóng trong xã hội. "Chúng ta đều biết là làm chính trị cốt để an dân. Thế nên là thấy nếu có biểu tình thì vấn đề là làm thế nào để an dân? "Muốn để an dân thì tôi nghĩ không có gì khác hơn là nhìn vào bản chất của vấn đề làm người dân bất an lo lắng là gì. Rõ ràng trong vấn đề này là người ta lo đến môi trường, vấn đề biển chết, vấn đề đe dọa đến sinh mạng của hàng triệu người nông dân. "Vậy thì chúng ta nếu mà để làm cho an dân và vấn đề không bị nóng lên, không làm ảnh hưởng và rối loạn xã hội thì phải nhanh chóng giải quyết cái nỗi bất an này của dân. Tức là phải làm căn nguyên cho rõ ràng để làm sao hạ nhiệt được bức bối của người dân. "Tôi cho rằng biểu tình là một hiện tượng rất cần thiết. "Nó là một chỉ số đo lường phản ứng của xã hội đối với một vấn đề đang xảy ra, và như thế chính quyền rất cần biết rõ mức độ phản ứng của người dân mạnh mẽ đến đâu để chúng ta đặt ưu tiên cho việc giải quyết. "Quan điểm của tôi là nếu chúng ta không cho biểu tình thì có nghĩa là chúng ta đang che dấu, che lấp đi cơ hội biểu thị thực trạng tâm trạng của người dân trước một vấn đề xã hội," nhà phản biện, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo Phát triển cộng đồng (RTCCD) nói với BBC từ Hà Nội. Biểu tình phải theo Đảng? Bà Nguyễn Trang Nhung (trong hình) cho rằng việc trì hoãn luật biểu tình ở Việt Nam trong 10 năm qua biểu hiễn 'sự sợ hãi của chính quyền'. Tại cuộc tọa đàm bàn tròn thứ Năm về chủ đề biểu tình và quyền biểu tình ở Việt Nam, một khách mời từ Sài Gòn, bà Nguyễn Trang Nhung, kỹ sư công nghệ thông tin, đã bình luận về khoảng trống luật pháp do luật biểu tình bị trì hoãn. Người đã tham gia và là nhân chứng trong cuộc biểu tình phản đối cá chết hàng loạt bị chính quyền giải tán ở Sài Gòn đầu tháng Năm nói với BBC: "Tôi nghĩ việc trì hoãn của luật biểu tình trong suốt 10 năm qua là biểu hiện của sự sợ hãi của chính quyền khi mà xu thế của đất nước càng ngày càng dân chủ. "Và đó cũng là biểu hiện của việc cố gắng bám lấy quyền lực mà họ (chính quyền) có thể không giữ được trong bao lâu nữa," bà Trang Nhung nói. Một khách mời bàn tròn khác, nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người đã theo dõi các cuộc biểu tình ở Sài Gòn các ngày 01 và 08/5, cũng như đã tuyên bố tọa kháng vào ngày 15/5 để phản đối vụ cá chết hàng loạt và cách hành xử của nhà cầm quyền 'trấn áp' nặng tay người biểu tình, như ông tuyên bố, nói: "Dự luật biểu tình có luật hay là không có luật cũng chẳng thành vấn đề, vấn đề là nhà nước này có tôn trọng pháp luật hay không? "Còn Hiến pháp đã ghi người dân có quyền biểu tình, thì không cần luật người dân vẫn làm. "Cái gì nhà nước không cấm thì người dân làm được, nhưng mà họ vẫn không cho đi biểu tình, họ vẫn đàn áp, và có luật biểu tình thì cũng vậy, và có khi có luật biểu tình lại còn khó đi biểu tình hơn. "Ví dụ như họ nói đi biểu tình cũng cần có sự lãnh đạo của Đảng (cộng sản VN), cũng như là việc lập đoàn, lập đoàn thể xã hội, luôn luôn các đoàn thể được lập ra khi có sự lãnh đạo của Đảng, có người của Đảng trong đó, thì tôi nghĩ đi biểu tình (khi) có luật biểu tình cũng vậy. "Họ chỉ cho phép những cuộc biểu tình mà có sự lãnh đạo của Đảng trong đó thì mới được đi biểu tình, thì lúc đó người dân càng khó có cơ hội để đi biểu tình," nguyên Thư ký Tòa soạn báo Thanh niên nói với BBC. Thử cách thức khác Nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng 'có khi có luật, lại còn khó cho biểu tình hơn' vì chính quyền muốn 'biểu tình phải có sự lãnh đạo' của Đảng. Hôm 14/5, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn nêu quan điểm với BBC, đề xuất một giải pháp khác với lối 'ngăn chặn, đối phó biểu tình' mà chính quyền Việt Nam thực hiện vừa qua và từ trước tới nay, nhà phản biện xã hội nói: "Nếu chúng ta chọn phương án không muốn biểu tình xảy ra thì có thể phải tổ chức các hình thức khác để người dân thể hiện về vấn đề đó. Chẳng hạn trong trường hợp này có thể là để cho các nhà khoa học và ngay cả Quốc hội tổ chức những sinh hoạt cho các nhà khoa học đứng lên trình bày để phân tích và thảo luận những vấn đề đó. Hoặc tổ chức những buổi họp báo, những buổi công cộng cho người dân thể hiện chất vấn trao đổi với các nhà khoa học hoặc những người có trách nhiệm về vấn đề này. "Tóm lại nếu như trong xã hội có sự bức xúc thể hiện tình cảm ở một vấn đề nào đó đến mức mà nó mãnh liệt lên. Mức độ đó nếu như không được giải quyết có thể xảy ra những hậu quả khác nhau. Vấn đề đặt ra với những người lãnh đạo mà quan tâm đến những vấn đề an ninh xã hội là làm sao giải tỏa được bức xúc đó. "Giải tỏa bức xúc không phải là vấn đề chặn biểu tình. Giải tỏa bức xúc là phải tìm đến căn nguyên dẫn đến người dân biểu tình. Căn nguyên người dân biểu tình trong trường hợp này rất rõ ràng trong thời gian vừa qua là vấn đề tình trạng môi trường bị thoái hóa. "Nó có thể là dồn nén của nhiều vấn đề khác ví dụ như vấn đề ngộ độc thực phẩm, rồi những vấn đề về môi trường nước, môi trường đất đang bị thoái hóa, bây giờ là môi trường biển." Và từ góc độ phản biện khoa học, nhà nghiên cứu nói thêm: "Nếu như chúng ta không giải quyết mà cứ để bị tích tụ, tình trạng biểu tình nhiều hay ít là do bức xúc bị tích tụ không được giải nén. Thế nên biểu tình là hình thức, theo tôi đứng về mặt sức khỏe tâm trí, là môt cái gì đó tốt để cho người dân thể hiện ra. Khi người ta thể hiện ra thì người ta xả ra những cái mà chúng tôi tạm gọi là tích tụ trong tâm can của họ. "Nếu như người ta được giải phóng ra những chuyện đấy rồi thì chúng tôi cho rằng lại tránh được những hậu quả xảy ra. Còn như nếu mà chặn biểu tình, mà chặn theo hình thức giống như là việc đàn áp chẳng hạn, thì có khi lại dẫn đến những hậu quả đáng tiếc hơn. "Quan điểm của tôi là nên tổ chức biểu tình cho người dân thể hiện tình cảm, nhìn nhận, cảm xúc của họ trước những vấn đề nóng của xã hội. Nếu chúng ta nhìn nhận biểu tình một thái độ tích cực như thế, tức là một hình thức đo lường mức độ quan tâm của người dân đối với một vấn đề. "Từ đó ta thấy những ai liên quan đến những vấn đề người dân bức xúc phải nhanh chóng thực hiện giải quyết những vấn đề đó. Chỉ bằng việc giải quyết thực chất những vấn đề đó thì chúng ta mới giải phóng được bức xúc của người dân. "Từ đó biểu tình chỉ mang tính chất cầu cứu chứ không mang tính tiêu cực. Còn nếu chúng ta nhìn biểu tình dẫn đến bạo loạn hay gọi là lật đổ chế độ, tức là nhìn theo hướng tiêu cực, thì chúng ta lại có những hình thức khác gọi là chống biểu tình và đàn áp biểu tình," Tiến sỹ Trần Tuấn nói với BBC. |
Trước đây, khi ra chiến trường tức là người lính để lại gia đình đằng sau, nơi quê nhà. Nhưng ngày nay, với phi công điều khiển máy bay không người lái thì việc đi làm và việc ra chiến trường lại diễn ra hàng ngày. Vin Ray có cơ hội hiếm hoi, được phép vào Căn cứ Không quân duy nhất của Hoa Kỳ chuyên vận hành phi cơ không người lái (drone), và khám phá cuộc sống kép của phi công. | Hai mặt cuộc sống phi công Mỹ điều khiển drone ném bom từ xa | Trung tá Phi công máy bay không người lái Matt Martin Nếu bạn là phi công chuyên điều khiển máy bay không người lái, thì nhiều khả năng là bạn sống tại Las Vegas, và việc đi làm hàng ngày của bạn sẽ ngược chiều với đa số người khác. Chúng tôi được cho biết phải lái xe về hướng tây bắc, ra khỏi thành phố bằng đường cao tốc liên bang số 95. Con đường này trải dài qua vùng sa mạc Nevada cằn cỗi và khắc nghiệt. Chúng tôi cũng được báo là phải hết sức chú ý, vì những biển báo trên đường rất nhỏ. Nhưng rốt cuộc chúng tôi cũng đi đến nơi: Căn cứ Không quân Hoa Kỳ Creech là một thành phố nhỏ, bằng phẳng trên sa mạc, cũng là căn cứ duy nhất được dùng cho máy bay không người lái. Ở bên trong, khung cảnh như trong khoa học viễn tưởng. Một chiếc máy bay không người lái nhìn giống như sự kết hợp của một con côn trùng khổng lồ và một chiếc máy bay dạng nhẹ. Và không có người lái. Đứng bên cạnh đường băng, chúng tôi chứng kiến một chiếc máy bay không người lái cất cánh và hạ cánh ngay trước mắt mình. Camera được bố trí ngay bên dưới mũi máy bay, nhanh chóng xoay ngang và nhìn thẳng chúng tôi - có ai đó, ở đâu đó trong căn cứ, đang giám sát chúng tôi. Chúng tôi được dẫn qua một cánh cửa, mà không thể nhận ra đó là cánh cửa, để vào bên trong một nơi nhìn giống container đựng hàng có màu be. Bên trong khá chật chội, và ở cuối có ghế phi công ở bên trái, còn bên phải là ghế ngồi của xạ thủ bắn tên lửa. Người điều khiển bộ phận cảm ứng ngồi bên phải- họ vận hành hệ thống camera và chỉnh tia hồng ngoại vào mục tiêu mà tên lửa cần nhắm trúng. Họ dán mắt vào nhiều màn hình, công tắc và nút bấm. Đó là khoang lái nhưng lại không có cảm giác một chiến trường. Trước tiên, đó là không có sự cảm nhận. Từ kinh nghiệm thực tế, bạn luôn cảm nhận được cuộc chiến - bạn có thể ngửi thấy và tất nhiên là nghe thấy. Nhưng trong phòng này, mọi thứ chỉ là hình ảnh video không có âm thanh. Nhưng đó không chỉ là khác biệt duy nhất. Thông thường, binh lính trong khu vực có chiến tranh, sẽ đóng quân cùng nhau. Họ có tình đồng đội và họ phải xa gia đình. Nhưng đây khác hẳn vì bạn đi làm hàng ngày. Tất nhiên, việc lái xe đi làm hàng ngày thì đơn giản, nhưng tâm lý của chặng đường thì khác hẳn. Vì hãy tưởng tượng, từ sáu giờ tối cho đến sáu giờ sáng, bạn có thể đi đón con, ghé đi chợ trên đường về nhà và giúp nấu ăn. Nhưng từ sáu giờ sáng đến sáu giờ tối, bạn làm công việc của một quân nhân, tức là được phép tiêu diệt đối phương. Hành trình đi làm mỗi ngày này quá quen thuộc với Trung tá Matt Martin. Ông có rất nhiều kinh nghiệm điều khiển máy bay không người lái. Ở ông toát lên một sự mạnh mẽ và rất thu hút. Nhưng ông lại nói về chứng bệnh tâm thần phân liệt, về chuyện ông không có cuộc sống bình thường và sự căng thẳng ảnh hưởng đến gia đình. "Đó là một tổ chức có thật," ông nói. "Bạn chỉ phải lái xe đi làm và sau đó là bay. Đối với tôi, là việc đổi số khi lái xe, sau đó là vào buồng lái và giành toàn bộ tâm trí cho việc điều khiển máy bay không người lái. Sau đó vài tiếng, tôi lại quay về Las Vegas, trở lại với múi giờ khác, khung giờ khác trong ngày." Còn đây là lời của Đại tá Case Cunningham, chỉ huy căn cứ, nói với tôi: "Khi họ bước qua cổng, họ đang ở trong một cuộc chiến. Mặc dù thực tế họ vẫn đang ở nhà, nhưng về mặt tinh thần, họ đang tham chiến. Do đó, chúng tôi yêu cầu họ thay đổi vị trí mỗi ngày, về nhà trên cương vị một bậc phụ huynh hoặc là tình nhân, sau đó quay lại và là một quân nhân đang tham chiến". Đây cũng là mặt trận mới của chiến trường thời hiện đại. Những phi công máy bay không người lái này có thể ngồi tại Nevada và giám sát một địa điểm có thể trở thành mục tiêu ở cách đó 8.000 dặm (12.000 km) trong nhiều tháng, hình thành nên cái gọi là 'khuôn mẫu của cuộc sống' - hình thành nên cái đã được định nghĩa là 'sự quen thuộc nơi xa' với ý thức rằng một ngày nào đó, họ sẽ tiêu diệt con mồi của mình. Một phi công bình thường sẽ phóng những tên lửa rồi sau đó bay về căn cứ. Nhưng phi công máy bay không người lái sẽ được yêu cầu bay nhiều vòng trong nhiều tiếng sau đó, để quan sát về thiệt hại. Hiện trường họ quan sát rất rõ nét - và vì thế những thiệt hại họ nhìn thấy thường là những phần thi thể người. Chỉ có một vấn đề nhỏ là căn cứ Creech bắt đầu tuyển dụng những bác sĩ tâm lý để giúp phi công máy bay không người lái đối phó với trầm cảm. Máy bay không người lái là một cuộc chiến trên toàn cầu, và không có ranh giới giữa nhà và chiến trường. Khi chúng tôi chuẩn bị rời căn cứ, mặt trăng đã nhô lên khỏi những đỉnh núi còn màn đêm buông rất nhanh. Đường tắc rất dài khiến gần 3.500 nhân viên của căn cứ phải xếp hàng ngay tại cổng để đợi rời khỏi căn cứ - đèn đuôi xe tiếp nối nhau như một con rắn đang chuẩn bị quay về Las Vegas với không khí ấm cúng của gia đình. Và khi nào họ mới về đến nhà? Hãy thử tưởng tượng chỉ với một câu hỏi đơn giản: "Ngày làm việc của bạn như thế nào?" |
Trong hầu hết chiều dài lịch sử loài người, chân, tay giả từng được làm cực kỳ thô sơ. | Những sáng chế của tuổi teen cho người khuyết tật | Thời Đế chế La Mã, tướng Marcus Sergius làm một bàn tay giả bằng kim loại khi cánh tay ông bị cắt cụt sau trận chiến. Ông cột nó vào cánh tay khi giao tranh với những kẻ thù đáng sợ, trong đó có cả Hannibal, nhưng bàn tay chỉ có tác dụng hơn món đồ phụ kiện tí chút. Đến thời Victoria, chân tay giả được làm một cách sáng tạo hơn, hữu dụng hơn một chút. Cánh tay giả thời này có gắn kèm một chiếc nĩa, để người sử dụng có thể gắn lên ngón tay trỏ. Chống dịch bệnh bằng cách nuôi thêm muỗi Vũ khí giúp chống bệnh mất trí nhớ và trầm cảm Ly cà phê của bạn ra sao nếu Colombia có dịch bệnh? Chuyển nhanh đến thời 2018, hàng triệu người vẫn chưa tiếp cận được công nghệ mà họ cần. Hóa ra tình trạng bị mất chi lại phổ biến hơn ta vẫn tưởng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 40 triệu người khuyết tật mất chi ở các quốc gia đang phát triển. Chỉ 5% trong số đó có cơ hội tiếp cận một loại chi giả nào đó. Tuy nhiên, một nhóm các nhà sáng chế tuổi teen đang tìm cách giải quyết thách thức này. Dù ở nhiều quốc gia, họ vẫn còn quá trẻ, chưa đủ tuổi uống bia rượu, chưa được phép lái xe hay tham gia bầu cử, nhưng họ đã và đang chế tạo ra những giải pháp chi phí thấp cho người cần chân tay giả. Shiva Nathan, 19 tuổi, là sinh viên, trợ lý nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburg. Cậu đã dành suốt tuổi thơ chơi video game, kỹ năng hóa ra lại cực kỳ hữu ích để thiết kế chân tay giả. "Cậu tôi là nhà thần kinh học. Ông mua một chiếc tai nghe hiệu MindWave Mobile cho tôi chơi, để xem liệu tôi có làm được gì hay ho với nó không," cậu kể lại. Có khoảng 40 triệu người khuyết tật mất chi trên thế giới Đôi tai nghe này sử dụng công nghệ EEG, có thể đo được sóng điện não do các neuron thần kinh trong não tạo ra. Nó được giới bác sĩ sử dụng trong nhiều thập niên để chẩn đoán bệnh động kinh, nhưng ngày nay nó được quảng cáo rộng rãi là có thể đọc được tín hiệu não và cho phép người sử dụng chơi game mà không cần động tay chân gì hết. Vào khoảng thời gian nhận được bộ tai nghe, Nathan được biết về người họ hàng xa ở Ấn Độ đã mất cả hai cánh tay trong một vụ nổ. "Khi tôi biết về chấn thương của cô ấy và tôi biết về các chi giả mà cô được nhận, tôi nghĩ mình có thể chế tạo các chi tốt hơn," cậu giải thích. Đã có rất nhiều loại chi giả công nghệ cao trên thị trường, từ cánh tay giúp người dùng cảm thấy được chất liệu của vật thể đến những chi giả có thể tự quan sát được, với giá cả lên đến 30.000 đô la Mỹ. Sự buồn bực làm thay đổi não bộ thế nào Tấn công bệnh viện qua mạng dễ như trở bàn tay? Răng trắng chưa chắc đã là răng khỏe? Với chiếc tai nghe chơi game và thiết bị điều khiển vi mô giá khoảng 30 đô la Mỹ - có thể lập trình và kết nối với thiết bị khác như TV - Nathan đã sẵn sàng chế tạo một cánh tay giả mà mọi người có thể dễ dàng có được. "Cơ chế hoạt động của nó là sử dụng tai nghe EEG kết nối Bluetooth với thiết bị điều khiển vi mô. Bộ tai nghe có thể đọc sóng điện não, dựa trên tín hiệu nó nhận được từ não, nó gửi dữ liệu qua sóng Bluetooth đến cánh tay, và sau đó điều khiển cử động tay," cậu giải thích. Trừ bộ phận điều khiển vi mô và bộ tai nghe, thiết bị này hoàn toàn được chế tạo từ những vật liệu Nathan mua được ở cửa hàng điện địa phương. "Sơ đồ chế tạo nó đều có trên mạng, chương trình vận hành nó cũng có sẵn trên mạng và lý tưởng là bạn có thể tự lập trình một cái cho riêng mình từ những chất liệu dễ mua," cậu cho biết. "Chi giả Arduino" đã thắng nhiều giải thưởng, trong đó có giải từ Cuộc thi National microMedic 2013 và giải thưởng Bluetooth Breakthrough 2014. Một số nhà sáng chế khác bắt tay vào công việc khi còn ít tuổi hơn. Dù năm nay mới 18 tuổi, Adeeb Al Balooshi từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã chế ra bàn chân giả chống nước khi cậu mới chín tuổi. Cha cậu bị bại liệt từ nhỏ, hệ quả là chân phải của ông không phát triển như chân trái. Al Balooshi cảm thấy phải sáng chế khi cậu đợi cha trên bãi biển. Cậu biết cha rất thích bơi, nhưng ông luôn tốn rất nhiều thời gian trước khi chạy ra cùng con trai, vì ông phải gỡ chân giả ra trước - đó là một quy trình vất vả. Al Balooshi chế tạo một bàn chân giả có khối lượng nhẹ và chống nước, vì thế cha cậu sẽ chẳng bao giờ phải gỡ chân giả ra khi đi biển nữa. Phiên bản trước của bàn chân được chế tạo từ các thanh kim loại và da thuộc, nhưng nhà sáng chế trẻ đã nâng cấp bàn chân thành graphene, một chất liệu siêu nhẹ, siêu bền từ carbon. Bàn chân mới này không cần dây cột và vận hành bằng thủy lực, giống như một bàn tay công nghệ cao do một nhóm các nhà nghiên cứu từ một trường đại học phát triển trước đó vài năm. Với thành công từ chế tạo bàn chân giả cho cha, Al Balooshi tiếp tục chế tạo ra một robot dọn dẹp cho mẹ và thắt lưng an toàn trên xe hơi với thiết bị đo nhịp tim gắn kèm, có thể cảnh báo nguy cơ sức khỏe đến dịch vụ cấp cứu qua kết nối không dây. Ngày nay, cậu có bảy bằng sáng chế, và nếu tính mức độ thành công theo cách của giới trẻ vẫn dùng, thì cậu đang có 36.000 người theo dõi trên Instagram. Emma Doherty (đứng thứ hai bên phải) nhận ra cộng đồng người khiếm thính phụ thuộc vào chỉ một số ít người có thể hiểu ngôn ngữ ký hiệu Emma Doherty, 15 tuổi sống ở vùng Greater Manchester ở xứ Anh, đang phát triển thiết bị Speaking Sign (tín hiệu giọng nói). Thiết bị này không dành cho người cụt chân hay cụt tay, mà cho người khiếm thính. Quá trình được khởi đầu từ hai năm trước. "Tôi đọc được bài báo theo đó nói người khiếm thính gặp khó khăn khi tương tác với xã hội vì họ bị giới hạn, chỉ giao tiếp được với một số người có thể hiểu ngôn ngữ ký hiệu, và tôi rất quan tâm tới việc tìm cách vượt qua rào cản đó," cô nói. Liệu có còn chỗ chôn người chết? Khủng long có cơ hội tồn tại đến ngày nay? Trái Đất sắp hết chỗ cho con người ở? Doherty quyết định thiết kế một găng tay có thể đọc được ngôn ngữ ký hiệu thông qua cảm biến chuyển động và sau đó chuyển cử động thành lời nói. Sáng chế được tạo cảm hứng từ ca sĩ Imogen Heap, người đã phát minh ra găng tay biến cử động thành âm nhạc. "Người khiếm thính có thể sẽ không nghe được lời đáp lại, vì thế một micro thay vào đó sẽ nghe lại và ghi chú xuống, giống như bạn có thể đọc to cho chiếc iPhone nghe. Sau đó lời phản hồi sẽ hiện lên màn hình của găng tay," cô cho biết. Dù mới chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm, găng tay của Doherty đã thu hút sự chú ý của những người cần hỗ trợ từ thiết bị này. "Đến khi nó được đưa ra và mọi người nghe về thiết bị này, tôi bắt đầu nhận được email từ mọi người hỏi "Cô cần bao nhiêu tiền, giá của chúng là bao nhiêu, vì con trai tôi thực sự gặp khó khăn khi tương tác với bạn nó, hoặc với mọi người trong lớp," cô nói. Năm ngoái, ý tưởng của Doherty thắng giải tại Triển lãm Big Bang Fair ở Anh Quốc, giải thưởng dành cho nhà phát minh trẻ, và đã thu hút được một công ty phần mềm ở Cambridge đầu tư để tiếp tục phát triển sản phẩm. Cuối cùng, cô hy vọng thiết bị Speaking Signs sẽ giúp người khiếm thính có thể chuyện trò với bất kỳ ai trong bảy tỷ người trên hành tinh này. Lĩnh vực sản xuất chi giả đã phát triển cực nhanh trong suốt thế kỷ 20. Có vẻ như nhiều nhà phát minh trẻ muốn đảm bảo công nghệ này sẽ tiếp tục phát triển trong thế kỷ 21. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future. |
Một đám đông bạo động, bị các chính trị gia khích động đến điên cuồng, đã phá nát một thị trấn để lật đổ chính phủ được bầu. | Wilmington 1898, khi phe chủ nghĩa da trắng thượng đẳng lật đổ chính phủ Mỹ | Đám đông đứng bên ngoài văn phòng bị đốt cháy của tờ Wilmington Daily Record Sau cuộc bầu cử tiểu bang năm 1898, những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng kéo nhau đến cảng Wilmington, North Carolina của Hoa Kỳ, khi đó là thành phố lớn nhất trong tiểu bang. Họ phá hủy các cơ sở kinh doanh do người da đen làm chủ, sát hại cư dân da đen và buộc chính quyền địa phương được bầu - liên minh các chính trị gia da trắng và da đen - phải từ chức hàng loạt. Các nhà sử học mô tả đây là cuộc đảo chánh duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Những kẻ cầm đầu cuộc đảo chánh đã lên nắm quyền cùng ngày với cuộc nổi dậy và nhanh chóng đưa ra luật tước bỏ quyền bầu cử và quyền công dân của người da đen trong tiểu bang. Họ đã không phải đối mặt với hậu quả nào. Câu chuyện của Wilmington đã được nhắc lại và chú ý sau khi một đám đông bạo lực tấn công Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 6/1, tìm cách ngăn chặn việc chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống tháng 11. Hơn 120 năm sau cuộc nổi dậy, thành phố vẫn đang vật lộn với quá khứ đầy bạo động của mình. Sau khi cuộc Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc năm 1865 - cuộc đọ sức giữa các tiểu bang theo chủ nghĩa Liên hiệp miền Bắc chống lại Liên minh miền Nam - chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ trên khắp đất nước mới thống nhất. Các chính trị gia ở Washington DC đã thông qua một số sửa đổi hiến pháp trao tự do và một số quyền cho các cựu nô lệ, đồng thời cử quân đội thực thi các chính sách của họ. Nhưng nhiều người miền Nam phẫn nộ với những thay đổi này. Trong những thập niên sau cuộc nội chiến, ngày càng có nhiều nỗ lực nhằm đảo ngược nhiều nỗ lực hòa nhập những người da đen được tự do vào xã hội. Wilmington năm 1898 là một cảng lớn và thịnh vượng, với tầng lớp trung lưu da đen ngày càng phát triển và thành đạt. Đương nhiên, người Mỹ gốc Phi vẫn phải đối mặt với định kiến và phân biệt đối xử hàng ngày - ví dụ như ngân hàng từ chối cho người da đen vay nợ hoặc sẽ áp dụng lãi suất cao ở mức trừng phạt. Nhưng trong 30 năm sau cuộc nội chiến, người Mỹ gốc Phi ở các tiểu bang thuộc Liên minh miền Nam cũ như North Carolina đang dần thành lập doanh nghiệp, mua nhà và thực hiện quyền tự do của họ. Wilmington thậm chí còn là quê hương của tờ nhật báo của người đen duy nhất ở nước này vào thời điểm đó, Wilmington Daily Record. "Người Mỹ gốc Phi đã trở nên khá thành công", giáo sư lịch sử Đại học Yale Glenda Gilmore nói với BBC. "Họ đã vào đại học, tỷ lệ biết chữ tăng và sở hữu tài sản ngày càng tăng." Thành công ngày càng tăng này thật sự đã xảy ra trên toàn bang North Carolina, không chỉ về mặt xã hội mà còn về mặt chính trị. Vào thập niên 1890, một liên minh chính trị da trắng và da đen được gọi là Fusionists - tổ chức đấu tranh cho giáo dục miễn phí, xóa nợ và quyền bình đẳng cho người Mỹ gốc Phi - đã giành được mọi chức vụ trên toàn tiểu bang năm 1896, gồm cả chức thống đốc. Đến năm 1898, một số chính trị gia theo chủ nghĩa Fusionist da trắng và da đen đã được bầu để lãnh đạo chính quyền thành phố địa phương ở Wilmington. Nhưng điều này đã gây ra phản ứng dữ dội, gồm cả từ Đảng Dân chủ. Vào thập niên 1890, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa rất khác so với ngày nay. Đảng Cộng hòa - đảng của Tổng thống Abraham Lincoln - ủng hộ hội nhập chủng tộc sau Nội chiến Hoa Kỳ, và chính phủ mạnh mẽ từ Washington DC để thống nhất các tiểu bang. Nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ đã phản đối những thay đổi với Hoa Kỳ. Họ công khai yêu cầu phân biệt chủng tộc và trao quyền mạnh hơn cho các tiểu bang. "Hãy coi đảng Dân chủ năm 1898 là đảng của chủ nghĩa da trắng tối thượng", LeRae Umfleet, nhà đấu tranh tiểu bang và là tác giả của A Day of Blood, cuốn sách về cuộc khởi nghĩa Wilmington, nói với BBC. Các chính trị gia Dân chủ lo sợ rằng phe Phát xít - gồm đảng Cộng hòa da đen cũng như nông dân nghèo da trắng - sẽ chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử năm 1898. Các nhà lãnh đạo đảng quyết định phát động một chiến dịch bầu cử rõ ràng dựa trên quyền của người 'da trắng thượng đẳng', và sử dụng mọi thứ trong khả năng của họ để đánh bại những người theo chủ nghĩa Phát xít. Bà Umfleet nói: "Đó là một nỗ lực phối hợp, có sự phối hợp việc sử dụng các tờ báo, nhà phát biểu và các thủ đoạn đe dọa để đảm bảo rằng nền tảng da trắng thượng đẳng thắng cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 1898. Lực lượng dân quân da trắng - gồm một nhóm được gọi là Áo sơ mi đỏ, được đặt tên theo đồng phục của họ - cưỡi ngựa đi quanh tấn công người da đen và đe dọa những cử tri sẽ đi bầu. Khi những người da đen ở Wilmington mua súng để bảo vệ tài sản của họ, họ đã bị các chủ cửa hàng da trắng từ chối không bán, những người sau đó giữ danh sách những người tìm mua vũ khí và đạn dược. Lực lượng dân quân Áo đỏ đe dọa và tấn công cử tri da đen Trong khi đó, báo chí lan truyền những tuyên bố rằng người Mỹ gốc Phi muốn có quyền lực chính trị để họ có thể ngủ với phụ nữ da trắng, và bịa đặt về nạn hiếp dâm. Khi Alexander Manly, chủ sở hữu và biên tập viên của Wilmington Daily Record, xuất bản một bài xã luận đặt câu hỏi về cáo buộc hiếp dâm và cho rằng phụ nữ da trắng ngủ với đàn ông da đen theo ý muốn của họ, điều đó đã khiến đảng Dân chủ phẫn nộ và khiến ông trở thành mục tiêu của một chiến dịch căm thù. Một ngày trước cuộc bầu cử toàn tiểu bang năm 1898, chính trị gia đảng Dân chủ Alfred Moore Waddell có một bài phát biểu yêu cầu những người đàn ông da trắng "làm nhiệm vụ của bạn". "Ngày mai hãy đi đến các địa điểm bỏ phiếu, và nếu bạn thấy người da đen bỏ phiếu, hãy bảo anh ta rời khỏi phòng phiếu và nếu anh ta từ chối, giết ngay, hãy bắn anh ta ngay tại chỗ. Ngày mai chúng ta sẽ thắng dù chúng ta phải làm điều đó bằng súng." Mỹ: Tất cả 50 tiểu bang trong tình trạng báo động 'Nền dân chủ của Mỹ đã bị tổn thương nặng nề' Đảng Dân chủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp tiểu bang. Nhiều cử tri đã buộc phải rời khỏi các điểm bỏ phiếu trước họng súng hoặc thậm chí từ chối đi bầu vì sợ bạo lực. Nhưng các chính trị gia theo chủ nghĩa Fusionist vẫn nắm quyền ở Wilmington, với cuộc bầu cử thành phố sẽ không diễn ra cho đến năm sau. Hai ngày sau cuộc bầu cử tiểu bang, Waddell và hàng trăm người đàn ông da trắng, được trang bị súng trường và súng Gatling, đi vào thị trấn và đốt cháy tòa soạn của Wilmington Daily Record. Sau đó, họ lan khắp thị trấn giết người da đen và phá hủy cơ sở kinh doanh của người da đen. Đám đông ngày càng đông với nhiều người da trắng nhập cuộc hơn. Khi những người dân da đen chạy trốn vào rừng bên ngoài thị trấn, Waddell và băng của ông ta đã diễu hành đến tòa thị chính và buộc chính quyền địa phương phải từ chức trước họng súng. Waddell được tuyên bố là thị trưởng vào buổi chiều cùng ngày. "Đó [là] một cuộc nổi dậy toàn diện, một cuộc nổi dậy toàn diện chống lại chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương," Giáo sư Gilmore nói. Wilmington hiện đứng hạng tám trong các thành phố đông dân nhất trong tiểu bang Trong vòng hai năm, những người theo chủ nghĩa thượng đẳng của người da trắng ở North Carolina đã áp đặt luật phân biệt mới và tước bỏ quyền bỏ phiếu của người da đen một cách có hiệu quả, thông qua kết hợp các bài kiểm tra biết đọc biết viết và thuế thăm dò. Theo báo cáo, số lượng cử tri người Mỹ gốc Phi đăng ký đi bầu đã giảm từ 125.000 người năm 1896 xuống còn khoảng 6.000 người vào năm 1902. "Những người da đen ở Wilmington không nghĩ rằng điều gì đó như thế này sẽ xảy ra", Giáo sư Gilmore nói. "Có một thống đốc đảng Cộng hòa ở tiểu bang, dân biểu của họ là một người da đen. Họ nghĩ rằng mọi thứ thực sự đang tốt hơn. Nhưng một phần của bài học về điều đó là khi mọi thứ trở nên tốt hơn, người da trắng đã chiến đấu mạnh mẽ hơn." Deborah Dicks Maxwell là chủ tịch chi nhánh địa phương của Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người Da màu [NAACP] ở Wilmington. Sinh ra và lớn lên ở thị trấn, bà không biết về vụ tấn công cho đến khi ba mươi tuổi. "Đó là điều mà những người ở đây [ở Wilmington] biết nhưng nó không được nói đến rộng rãi," bà nói với BBC. "Nó không nằm trong chương trình giảng dạy ở trường như lẽ ra phải là - không ai muốn thừa nhận điều này đã xảy ra." Ông chủ Twitter: Cấm Trump là việc làm 'đúng đắn' nhưng 'nguy hiểm' Người Việt lên tiếng sau khi Tổng thống Donald Trump 'bị cấm cửa trên mạng xã hội' Mãi đến thập niên 1990, thành phố mới bắt đầu thảo luận về quá khứ của mình. Năm 1998, chính quyền địa phương tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm vụ tấn công, và hai năm sau đó, thành lập một ủy ban xác minh sự thật. Kể từ đó, thành phố đã dựng các tấm biển ở những điểm quan trọng để tưởng nhớ các sự kiện, và đã tạo ra Đài tưởng niệm và Công viên Tưởng niệm năm 1898 - điều mà bà Dicks Maxwell mô tả là "nhỏ nhưng có ý nghĩa". Với những gì thành phố đã trải qua, không có gì ngạc nhiên khi cư dân và các nhà sử học từng kể về quá khứ của thành phố đã vẽ ra những điểm tương đồng giữa cuộc nổi dậy năm 1898 và cuộc tấn công vào Điện Capitol của Mỹ vào tháng này. Bà Dicks Maxwell và chi nhánh NAACP của bà trong nhiều tháng sau cuộc bầu cử Mỹ đã nêu bật những gì họ cho là điểm tương đồng giữa những gì đã xảy ra ở Wilmington và cách các chính trị gia đang cố gắng phá hoại kết quả bầu cử ngày nay ở Mỹ. "Đầu ngày hôm đó, chúng tôi đã họp báo tố cáo dân biểu địa phương của chúng tôi ủng hộ Trump, [nói] rằng sẽ có thể có một cuộc đảo chính và chúng tôi không muốn một cuộc đảo chính khác xảy ra ở đất nước này", bà nói. Chỉ vài giờ sau đám đông đã diễu hành trên Điện Capitol của Hoa Kỳ. Người Mỹ gốc Việt nghĩ gì về cờ VNCH và bạo loạn Điện Capitol? Christopher Everett là một nhà làm phim tài liệu đã làm một bộ phim về cuộc nổi dậy năm 1898, Wilmington on Fire. Khi ông Everett nhìn thấy cuộc tấn công vào Điện Capitol, ông đã nghĩ đến Wilmington. Ông nói với BBC: "Không ai phải chịu trách nhiệm về cuộc nổi dậy năm 1898. Do đó, nó đã mở ra các cửa lũ lụt, đặc biệt là ở miền nam, để họ ... tước bỏ quyền công dân của người Mỹ gốc Phi", ông nói với BBC. "Đó là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí tôi sau cuộc nổi dậy của DC - bạn đang mở cửa cho một điều gì đó khác xảy ra, hoặc thậm chí tệ hơn." Cuộc tấn công năm 1898 không được che đậy. Các tòa nhà đại học, trường học và các tòa nhà công cộng trên toàn bang đều được đặt theo tên của những kẻ chủ mưu cuộc khởi nghĩa. Những người đàn ông sau đó tuyên bố đã tham gia cuộc tấn công để nâng cao tầm vóc của họ trong Đảng Dân chủ. Nhiều thập niên trôi qua, sử sách bắt đầu khẳng định cuộc tấn công thực chất là một cuộc bạo động chủng tộc do người da đen khởi sự và do người da trắng hạ gục. Ông Everett nói: "Ngay cả sau vụ thảm sát, rất nhiều người tham gia và dàn dựng cuộc nổi dậy đã trở thành bất tử - những bức tượng, tòa nhà mang tên họ, trên khắp đất nước, đặc biệt là ở North Carolina. Charles Aycock - một trong những người tổ chức chiến dịch bầu cử cho người da trắng thượng đẳng - trở thành thống đốc bang tiểu North Carolina vào năm 1901. Bức tượng của ông hiện đặt tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, nơi những kẻ bạo loạn tiến vào ngày 6 tháng Giêng. Everett hiện đang quay phần tiếp theo của bộ phim tài liệu của mình để kiểm tra xem Wilmington đang vật lộn với quá khứ như thế nào. Ông nói nhiều nhà lãnh đạo địa phương đang làm việc để "đưa thành phố Wilmington trở lại tinh thần của năm 1897, khi bạn có phong trào Kết hợp này của người da trắng và người da đen làm việc cùng nhau và biến Wilmington trở thành một ví dụ về những gì miền nam mới có thể là sau Nội chiến." Ông nói: "Wilmington là hình mẫu cho phong trào dành quyền của người da trắng thượng đẳng với cuộc nổi dậy. "Nhưng bây giờ Wilmington cũng có thể là một hình mẫu để cho thấy chúng ta có thể làm việc cùng nhau và vượt qua vết nhơ của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng như thế nào." Christopher Everett, trái, đang quay phim tài liệu về cách Wilmington vật lộn với quá khứ |
Tiếng Việt được cho là phong phú, giàu bản sắc, trong khi văn học Việt cũng được biết đến khá nhiều khi được dịch và giới thiệu ra thế giới, nhưng ngày nay giới dịch thuật văn học từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài và ngược lại có gặp khó khăn gì đáng nói không và lý do là gì. | Dịch sách văn học Việt Nam: Hay dở, khó dễ? | Dịch giả, nhà văn Thuận và dịch giả Yves Bouillé bình luận về khó dễ của tiếng Việt khi chuyển ngữ văn học qua lại với tiếng Pháp. Riêng với nhịp cầu giữa tiếng Việt và tiếng Pháp qua văn học dịch, một dịch giả người Pháp mới vào nghề 'dịch văn học Việt' và một nhà văn, dịch giả người Việt có nhiều năm sáng tác, làm việc với song ngữ Việt - Pháp cùng chia sẻ góc nhìn của họ với BBC từ Paris. "Trước hết, phải nói ngay không phải cứ dịch ra là đã được xuất bản đâu, bây giờ ở Pháp có rất ít nhà xuất bản nhận những tác phẩm dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp, đấy là một sự thật mà chúng ta phải nhìn nhận," dịch giả Yves Bouillé từ nhóm dịch thuật thuộc một tủ sách xuất bản văn học đương đại tại Pháp nói. "Và ngay cả với tủ sách đương đại với văn học Việt Nam ở tủ sách Riveneuve thì chúng tôi cũng phải cố gắng rất nhiều để mang được nó đến với độc giả Pháp." Bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam và những thách đố Liệu văn học Việt có thể 'vươn ra thế giới'? Thủ Thiêm và di sản kiến trúc tôn giáo Khi được hỏi đâu là khó khăn lớn nhất trong công việc dịch văn học từ ngôn ngữ Việt, ông Yves Bouillé, người từng bỏ ra mười năm học tiếng Việt, đáp: "Đây là một câu hỏi rất hay, có rất nhiều cái khó. Tôi nghĩ rằng khó khăn đầu tiên trong tiếng Việt là những thành ngữ của Việt Nam. Người Việt Nam dùng rất nhiều thành ngữ khi nói. "Nếu chỉ dùng từ điển để tra từng từ thì sẽ không thể hiểu được thành ngữ đó, tuy tôi nghĩ đó là vấn đề chung cho tất cả các ngôn ngữ, ngôn ngữ nào cũng có nhiều thành ngữ cả. "Có lẽ vì tôi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp nên tôi không phải gặp khó khăn, mà nếu ngược lại dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt thì rất khó khăn - đó là các đại từ nhân xưng. Dịch giả, nhà văn Thuận trong một cuộc giao lưu với độc giả (Hình do tác giả cung cấp) "Đại từ nhân xưng của tiếng Việt rất cầu kỳ, phức tạp, nhưng khi tôi dịch sang tiếng Pháp thì tiếng Pháp rất là đơn giản." Bị 'lộ diện' quá sớm vì đâu? Còn được biết đến như một dịch giả, nhà văn Thuận, chia sẻ về "vấn đề" của bà khi dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt: Những người giúp chữ Quốc ngữ 'làm nên' Vì sao tôi bỏ tiền túi dựng nhạc kịch Kiều ở Paris? VN - 'ngã tư nghệ thuật' của Đông Nam Á 'Chúng tôi có một bổn phận là viết về quê hương' "Trong tiếng Việt một người là mẹ đối với con, đối với chồng lại là vợ, đối với hàng xóm lại là hàng xóm, đối với đồng nghiệp lại là anh hoặc chị, tùy theo tuổi tác, nhưng tất cả sang tiếng Pháp thì chỉ lại là "elle", một cái duy nhất, không có một cái gì khác ngoài "elle" cả. "Đấy là vấn đề của tôi khi mà dịch sang tiếng Việt thì tất cả những cái ấy rất là khó khăn. Nhân vật ấy có thể hơi 'ác' một chút, mà bạn lại dùng là 'chàng' chẳng hạn, thì nó cũng không hay lắm, nó phải trở thành 'hắn' chẳng hạn, hay là 'gã ta' hay là 'y', hoặc một cái gì đấy. Nhà văn Thuận là một đồng dịch giả của cuốn tự truyện 'Ngôn Từ' (Les Mots) mà tác giả là triết gia Jean-Paul Satres "Cho nên mọi người biết một câu rất là khó, rất là hài hước: chính vì đại từ nhân xưng này mà nền văn học 'truyện trinh thám' của Việt Nam không thể phát triển được, vì vừa vào chuyện một cái đã viết ngay là 'hắn' thì thấy là nhân vật phản diện rồi, đây chính là 'kẻ ác' đây và không cần phải đi tìm nữa. "Và tôi nói rằng khi mà tôi dịch, chẳng hạn khi tôi tham gia dịch Jean-Paul Sartre, cuốn tự truyện "Ngôn từ" (Les Mots), thì nhân vật ông ngoại của Jean-Paul Sartre có một quan hệ 'rất đặc biệt' với người thân trong gia đình. "Và trong tiếng Pháp 'ông ngoại' là 'il', mà trong tiếng Việt tôi nói là 'ông ngoại' thì nó rất là âu yếm, nó sẽ thành một đứa trẻ bình thường chứ không phải là một Sartre. Sartre rất là đặc biệt ngay từ khi bé. "Nên cuối cùng tôi đã chọn và tôi nghĩ rằng đọc một hai trang đầu thì độc giả có thể bị sốc, khi tôi chọn gọi 'ông ngoại' là 'hắn' và 'mẹ' là nàng. Bởi vì trong đầu của một đứa trẻ Jean-Paul Sartre, vì ông bị mất cha từ nhỏ và mẹ của ông khi đó còn rất trẻ, và ông không bao giờ coi mẹ là một người mẹ cả, tại vì ông thông minh hơn mẹ, ông sắc sảo hơn mẹ. "Bà mẹ rất ngây thơ, mười tám, mười chín tuổi đã lấy chồng và có con và ở trong nhà, chỉ làm việc trong nhà thôi, nên bà không có một hiểu biết gì về cuộc sống cả. Chính Jean-Paul Sartre còn thấy mình khôn ngoan, mình hiểu sự đời hơn cả mẹ, cho nên gọi là "mẹ" thì không lột tả được cái ý ấy của Jean-Paul Sartre và tôi đã mạnh dạn dịch là 'nàng'. Tôi nghĩ ít người, ít nhà văn nào lại gọi mẹ là 'nàng' cả. "Và ông có một câu rất hay là: 'cứ mối sáng thức dậy, mở mắt ra, tôi nhìn nàng và tôi tự hỏi: chính người người này, người phụ nữ trẻ này đã đẻ ra tôi hay sao?' Nên tôi nghĩ rằng không có đại từ nhân xưng nào trong tiếng Việt hợp hơn là 'nàng' cả. "Tôi nói với anh Yves Bouillé dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt có cái khó khăn như thế và anh nói với tôi rằng anh rất là may mắn vì dịch ngược lại (Việt - Pháp) thì tất cả những khó khăn ấy đã không bị đề cập đến." Xử lý thế nào về 'thời' và 'lặp từ'? Các dịch giả Yves Bouillé và nhà văn Thuận (giữa) chia sẻ những góc nhìn khá thú vị về tiếng Việt khi chuyển ngữ qua lại tiếng Pháp. Và dịch giả Yves Bouillé, người đã dịch tác phẩm của nhiều tác giả trong đó có Vũ Đình Giang, Thuận v.v..., nói thêm: "Còn một điều nữa là trong tiếng Việt không có 'thời', động từ không bao giờ chia nên chỉ có thể hiểu một câu này xảy ra trong thời điểm nào, trong giai đoạn nào, trong quá khứ hay tương lai nhờ vào những thành phần phụ nữa là 'hôm nay', hay là 'cách đây mấy tiếng' để hiểu được câu đó. "Nhưng đó chỉ là khó khăn đầu tiên, sau đó thì bạn đi sâu vào trong một tác phẩm mà bạn có những chia sẻ hơn đối tác phẩm thì nó sẽ dần dần hiện lên thời gian của tác phẩm. "Vấn đề tiếp theo là trong tiếng Việt có rất nhiều sự lặp lại, tiếng Việt khi đọc lên thì không thấy vấn đề gì cả, lặp lại một chút cũng không sao, nhưng khi dịch sang tiếng Pháp thì với sự lặp lại như thế, phải tìm cách để nó không lặp lại, nó không nhàm chán nữa, trừ trường hợp mà tác giả cố tình lặp lại như là Thuận chẳng hạn. "Chị lặp lại rất nhiều, nhưng đó là ý thức, là cách mà chị cố tình như thế thì chúng ta phải cố tình tôn trọng cách viết của tác giả, còn không với các tác giả khác, nhiều khi cũng tốn thời gian để tránh những sự lặp lại vô ý của các tác phẩm." Khi được đề nghị nêu ví dụ cụ thể, ông Yves Bouillé đáp: "Các tác giả Việt Nam dùng quá nhiều các tính từ mà lại trùng hợp để một nói cùng một ý, gọi là từ đồng nghĩa như 'ngập ngừng, e ngại, không biết làm thế nào...' Nói mãi những câu ấy trong tiếng Việt thì vì tiếng Việt có dấu nên đọc lên nó cũng có một nhịp điệu, tính âm nhạc nhất định, nhưng trong tiếng Pháp không thể như thế được. "Dịch từng chữ như thế độc giả Pháp có thể nghĩ rằng mình không biết viết. Tôi có biết một dịch giả là ông Phan Huy Đường, ông đã rất can đảm khi giữ lại tất cả các từ lặp đó, trong khi dịch giả khác thì chỉ giữ lại khi nào rất là cần thiết mà thôi." Bài viết nằm trong loạt bài Người Việt Toàn Cầu của BBC Tiếng Việt, mời quý vị xem thêm một số tại đây: Will Nguyễn: ‘Mẹ là thần tượng trong mọi ý nghĩa của thần tượng’ Điệp viên nhị trùng Phạm Ngọc Thảo: Cộng sản hay Quốc gia? 'Người phụ nữ Việt nổi trôi cùng số phận đất nước' Gặp gỡ đồng tác giả 'Những mảnh đời rách nát' Nguyễn Gia Kiểng: Vì sao tôi trở về và lại ra đi? |
Chúng ta sẽ chẳng bao giờ gặp được một người Neanderthal thật sự. Giống người này đã tuyệt chủng hàng ngàn năm trước và giờ đây, chúng ta chỉ có thể phục dựng hình ảnh của họ dựa trên những mẫu xương cốt còn sót lại. | Có phải mắt to dẫn đến tuyệt chủng? | Họ rất giống với chúng ta về nhiều điểm. Trên thực tế họ hầu như tương tự chúng ta, và giống người hiện đại ngày nay có một phần di truyền từ họ. Tuy nhiên, có một số khác biệt. Rõ ràng nhất là so với chúng ta thì họ có cặp mắt to tới mức kỳ quặc. Nếu nhìn thoáng qua, mắt to dường như là một lợi thế. Có thể giả thuyết rằng mắt to hơn nghĩa là người Neanderthal có thị giác tốt hơn. Tuy nhiên, theo một giả thuyết gây tranh cãi thì chính mắt to lại đóng vai trò chính dẫn đến sự tuyệt chủng của người Neanderthal. Người Neanderthal đã hiện diện trước khi giống người hiện đại chúng ta xuất hiện. Họ tồn tại từ khoảng 250.000 năm trước và sống khắp nơi ở châu Âu và châu Á. Loài người hiện đại chúng ta ngày nay, được gọi là người thông minh hay trí nhân (Homo sapiens), tiến hoá từ châu Phi khoảng 200.000 năm trước. Xương sọ của người Homo erectus (người đứng thẳng) và người Neanderthal Sau đó, cách đây khoảng 45.000 năm, người thông minh di cư tới châu Âu, là nơi sinh sống của người Neanderthal khi đó. Người thông minh và người Neanderthal đã cùng tồn tại trong khoảng 5.000 năm, theo ước tính mới nhất. Sau đó, người Neanderthal tuyệt chủng cách đây khoảng 40.000 năm. Năm 2013, một nhóm nghiên cứu do Eiluned Pearce từ Đại học Oxford tại Anh đã đưa ra một cách giải thích cực đoan về sự tuyệt chủng của người Neanderthal: nguyên nhân chính là do đôi mắt. Từ một phân tích chi tiết hộp sọ của người hiện đại và người Neanderthal, Pearce thấy rằng cả cặp mắt lẫn hệ thần kinh thị giác của họ đều lớn hơn so với chúng ta. Mắt to đồng nghĩa với việc não bộ cần dành phần lớn hơn cho hoạt động thị giác. Pearce cho rằng điều này phải đánh đổi bằng năng lực giao tiếp xã hội của người Neanderthal, bởi phần não bộ dành cho các hoạt động khác sẽ buộc phải nhỏ đi. "Người Neanderthal sinh sống tại những vùng cao hơn về phía bắc [ở Bắc Bán Cầu], có cơ thể cao lớn hơn người hiện đại. Thế nhưng não bộ của họ đa phần dành cho việc xử lý quan sát và điều khiển cơ thể, cho nên phần não để dành cho các chức năng khác như kết nối xã hội lại ít đi," Pearce nói. Sọ của người Neanderthal (phải) cho thấy họ có hốc mắt lớn hơn hẳn Và do đó, theo thuyết của Pearce, khác với chúng ta, não bộ của họ không được phân bổ mức để phát triển các quan hệ xã hội phức tạp. Vì vậy, khi phải đối diện với những mối đe doạ lớn như biến đổi khí hậu hay cạnh tranh với người hiện đại, họ rơi vào thế bất lợi. Kỹ năng biết phối hợp với nhau đóng vai trò sống còn trong những hoàn cảnh khó khăn. Một khi không biết tập hợp thành các nhóm lớn, người Neanderthal sẽ không thể hỗ trợ nhau đủ tới mức có thể đối phó với các mối hiểm nguy, điều mà người thông minh làm được. "Không phải độ mở to của mắt, mà khu vực võng mạc ở đáy nhãn cầu mới là điều quan trọng," đồng tác giả Robin Dunbar, cũng từ Đại học Oxford, nói. Võng mạc là nơi ghi nhận mọi hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Người Neanderthal sống ở các khu vực phía bắc, nơi có độ chiếu sáng khiêm tốn hơn, và đôi mắt lớn rất có thể đã giúp cho họ nhìn tốt hơn. "Để nhìn rõ hơn, bạn cần phải thu nhận thêm ánh sáng vào mắt, và điều đó cũng có nghĩa là võng mạc cần lớn hơn," Dunbar nói. "Kích thước của võng mạc thì tương ứng với kích thước của nhãn cầu." Vì lý do này, Dunbar và Pearce lập luận, sẽ cần một "hệ thống tính toán" lớn hơn để xử lý được lượng thông tin nhiều hơn mà hệ thống thị giác thu nhận được. Các loài động vật có mắt lớn hơn thường có hệ thống thị giác tốt hơn "Điều này giống như việc một kính thiên văn vô tuyến cỡ lớn không thể kết nối với một máy tính cỡ nhỏ, bởi thông tin nhận được sẽ vượt quá khả năng xử lý của máy tính," Dunbar nói. Quá trình tiến hoá của loài người hiện đại chúng ta bắt nguồn từ châu Phi, nơi ánh sáng luôn chan hoà. Bởi vậy, chúng ta không cần tới một hệ thống thị lực lớn như của người Neanderthal. Thay vào đó, thuỳ não trước của chúng ta trong quá trình tiến hoá đã trở nên to hơn, khiến chúng ta phát triển một đời sống xã hội phức tạp hơn. Câu chuyện nghe khá là hợp lý! Thế nhưng các nhà sinh học khác lại không thấy thuyết phục, và có những ý kiến phản bác được đưa ra. Những người không đồng tình đã công bố các kết quả tìm được trên tạp chí chuyên về nhân chủng học của Mỹ, Journal of Physical Anthropology. Các phân tích mới cho thấy cặp mắt lớn chẳng liên quan gì đến sự tuyệt chủng của người Neandethal hết. Ngày nay chúng ta chỉ có thể phục dựng hình ảnh người Neanderthal dựa trên các mẫu xương tìm được John Hawks từ Đại học Wisconsin-Madison cùng các đồng nghiệp đã xem xét 18 loài linh trưởng đang sống để tìm hiểu xem kích thước của hốc mắt có liên quan gì đến quy mô các nhóm xã hội của chúng không. Thay vì mắt lớn hơn lẽ ra phải dẫn đến việc nhóm quần cư của chúng nhỏ hơn như lập luận của nhóm nghiên cứu Pearce và Dunbar, họ lại phát hiện ra điều ngược lại. "Các loài linh trưởng có mắt to hơn thì quần tụ thành các nhóm cộng đồng lớn hơn," Hawks nói. "Nếu dựa vào lập luận trên thì người Neanderthal lẽ ra phải là loài phát triển hơn về mặt xã hội so với chúng ta ngày nay. Do vậy, chúng tôi không tin, và thực sự nghĩ rằng mắt chẳng liên quan gì đến đời sống xã hội của họ cả." Để thực sự hiểu người Neanderthal giao lưu với nhau ra sao, có lẽ chúng ta nên tìm manh mối từ các dữ liệu khảo cổ thì hơn, Hawks nói. Người Neanderthal đã biết sử dụng các công cụ thô sơ Những manh mối này cho thấy "họ có tập tính xã hội phức tạp" chứ không phải là những cá thể đơn độc trong một xã hội lỏng lẻo, thiếu liên kết. Còn có nhiều lý do khác để người ta đặt câu hỏi về giả thuyết của Pearce và Dunbar. Nhìn chung, người Neanderthal cao lớn hơn so với người hiện đại. Đôi mắt của họ có thể chỉ đơn giản là lớn hơn theo tỉ lệ tương ứng, giống như những phần khác trên khuôn mặt. Năm 2012, Pearce và Dunbar cũng chỉ ra rằng một số người hiện đại sống ở các vĩ độ cao về phía bắc cũng có đôi mắt lớn hơn mức trung bình. Tuy nhiên, các phần khác của bộ não họ thì không nhỏ hơn. "Về cơ bản, cặp mắt không chứng tỏ gì về khả năng nhận thức của người đó," Hawks nói. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn trước thực tế là trong não bộ có sự liên kết cực kỳ chặt chẽ. Vỏ não chịu trách nhiệm xử lý các dữ liệu thu được về thị giác, nhưng lại nó không dựng lên được bức tranh toàn cảnh về thế giới bên ngoài. Việc diễn giải ra sao những hình ảnh thu nạp được một phần là do những nhận biết sẵn có của chúng ta về thế giới. Tất cả các quá trình nhận thức này nằm ở các phần khác nhau của não bộ, và thị lực chỉ đóng một phần vai trò trong đó mà thôi. Nói cách khác, hình ảnh nhận được và nhận thức là không thể tách rời. Chúng "liên quan về mặt bản chất" với nhau, Robert Barton từ Đại học Durham, Anh quốc, nói. Ông là người không tham gia chương trình nghiên cứu nào nói trên. Khỉ lùn Tarsier có cặp mắt rất lớn Năm 1998, Barton đã chỉ ra rằng nếu khu vực não bộ phụ trách thị giác lớn hơn thì có thể các khu vực não bộ khác cũng được mở rộng chứ không hề bị giảm bớt đi. Trên thực tế, sau khi chúng ta nhận thức được về một đối tượng nào đó, các thông tin sẽ được lưu giữ vào các khu vực khác nhau của não bộ. "Rất khó để xác định được phần nào của vỏ não không liên quan đến hình ảnh," Barton nói. Cuối cùng, sự thật là những loài động vật có đôi mắt lớn hơn sẽ có thị lực tốt hơn trong điều kiện ánh sáng kém. Nhiều loài chuyên sống về đêm có đôi mắt lớn cũng là vì nhu cầu này. Đôi mắt to của người Neanderthal có thể rất quan trọng cho sự tồn tại của họ. Tuy nhiên, điều đó chỉ nói lên khả năng quan sát, từ đó dẫn đến nhu cầu não bộ phải xử lý nhiều thông tin liên quan đến thị giác hơn, Barton nói. Nghiên cứu của Pearce không phân biệt giữa thị lực và độ nhạy sáng đơn giản, Barton nói. "[Độ nhạy] là một vấn đề vật lý cơ bản của việc thu nhận hình ảnh," ông nói, vì vậy độ nhạy cao hơn không có nghĩa là cần dùng đến nhiều tài nguyên trong não bộ hơn. Động vật sống về đêm như vượn đuôi cáo minh chứng cho luận điểm này. Chúng có cặp mắt rất lớn nhưng lại không có một vỏ não thị giác lớn tương ứng. Nếu lập luận của Barton là đúng thì câu chuyện của Pearce và Dunbar sẽ phải được hiểu theo nghĩa ngược lại. Đôi mắt to của người Neanderthal có thể đã đóng vai trò rất quan trọng cho sự tồn tại của họ, cho phép họ sinh tồn ở những nơi ánh sáng yếu chứ không hề là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của giống người này. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth. |
Các nhà báo của ban BBC tiếng Ba Tư phát về Iran ra điều trần trước Liên Hiệp Quốc ở Geneva về chiến dịch nhắm vào họ của chính quyền Tehran. | Đưa vụ Iran trấn áp nhà báo BBC ra LHQ | Hơn 20 nhà báo của BBC tiếng Ba Tư và thân nhân bị đe dọa giết Đài BBC đã đưa ra đề nghị chưa từng có lên Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn tình trạng chính quyền Iran trấn áp, đe dọa và hành hạ các phóng viên BBC Ba Tư và thân nhân trong nước. Các nhà báo BBC gốc Iran cho hay chính quyền Iran tăng cường chiến dịch bắt bớ, cấm đi lại không chỉ với họ (khi muốn về nước thăm thân), mà với người trong gia đình đang ở Iran. Bị bỏ tù khi về thăm Iran Mỹ: Iran 'khiêu khích đáng báo động' Đánh vào Lăng Giáo chủ Khomeini và Quốc hội Iran Iran: Biểu tình sang ngày thứ 5 Lời kêu gọi chính thức với LHQ được nêu ra tại cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva trưa 12/03/2018, với sự tham gia của Giám đốc khối ngôn ngữ của BBC World Service, ông Tarik Kafala và các đồng nghiệp tiếng Ba Tư. Giám đốc khối ngôn ngữ của BBC World Service, ông Tarik Kafala và các đồng nghiệp tiếng Ba Tư đã đến Geneva để trình bày trước Ủy ban Nhân quyền LHQ về vấn đề trán áp các nhà báo BBC Kể từ sau cuộc bầu cử 2009, Iran bắt đầu nhắm vào các nhân viên và nhà báo của BBC tiếng Ba Tư và nêu ra cáo buộc "các thế lực bên ngoài can thiệp" vào tình hình nước họ. Lo sợ bị bắt Vào tháng 10/2017, các nhà báo BBC tiếng Ba Tư đã tụ họp để tưởng nhớ một người họ chưa hề gặp. Đó là người cha vừa mất của một đồng nghiệp không được về thăm nhà ở Iran sau khi nghe tin ông ốm nặng. Nhà báo gốc Iran chỉ được tin qua điện thoại một tuần trước đó và như bình thường thì anh có thể lên máy bay về quê hương, đến bên giường bệnh gặp cha. Nhưng nhân viên của BBC tiếng Ba Tư không thể nhập cảnh Iran vì lo sợ bị bắt, nên điều duy nhất nhà báo nọ có thể làm là nói những lời cuối với cha qua Skype. Những người ủng hộ chính phủ Iran biểu tình phản đối BBC tiếng Ba Tư Một tuần sau, cha của anh qua đời. Vì không thể dự lễ tang bình thường, anh đã làm một buổi lễ trong căn phòng nhỏ ở London để mời các bạn bè đồng nghiệp đến dự. Đây là câu chuyện rất phổ biến trong ban BBC tiếng Ba Tư, nơi trong hơn một thập niên qua, hơn 30 người đã có cha hoặc mẹ qua đời ở Iran mà không thể về để vĩnh biệt. Các nhà báo BBC tiếng Ba Tư bị chính quyền Iran coi là tội phạm, những kẻ lật đổ, hoặc gián điệp nước ngoài, và họ luôn sống trong nỗi lo lắng về một cú điện thoại. Đó là tin dữ về một thân nhân lâm bệnh nặng hoặc sắp qua đời, hoặc tin xấu rằng ai đó trong gia đình bị công an gọi lên thẩm vấn. Dọa giết Một nữ phóng viên BBC tiếng Ba Tư khác nhận được yêu cầu qua Skype đề nghị cô bỏ việc ở BBC, hoặc hợp tác với an ninh Iran để theo dõi một đồng nghiệp của mình. Đổi lại, chính quyền Iran hứa sẽ thả tự do cho em gái 27 tuổi của cô. Người em gái đã bị an ninh Iran bắt đi lúc nửa đêm sau vụ công an ập vào nhà cha mẹ họ ở Tehran và sau đó bị giam ở nhà tù Evin khét tiếng. "Vì tôi từ chối hợp tác, họ đã giam em gái tôi trong xà lim cấm cố 17 ngày liền," nữ phóng viên BBC tiếng Ba Tư cho hay. Cô đã ghi lại toàn bộ cuộc nói chuyện với các nhân viên an ninh Iran. Một nữ nhà báo dẫn chương trình truyền hình của BBC về Iran (BBC Persian TV) nhận được emai l nặc danh yêu cầu cô ngưng làm việc ở BBC. Những kẻ lạ mặt đó cho hay họ biết trường con trai 10 tuổi của cô đi học ở Anh là trường nào. Một biên tập viên có mẹ già bị một trong nhiều cơ quan an ninh tại Tehran gọi lên thẩm vấn. Bà được nghe rằng con trai bà có thể bị đụng xe ở London nếu ông tiếp tục làm việc cho BBC. Văn bản của toà án Iran phong tỏa tài sản của 152 người, gồm tên các phóng viên BBC Người mẹ rất lo lắng về đe dọa kia và cảnh sát chống khủng bố của Anh ở London cũng ngay lập tức vào cuộc để bảo vệ cho nhà báo Iran. Iran khóa tài sản của mọi nhân viên BBC Hơn 20 nhà báo của ban BBC tiếng Ba Tư và thân nhân đã bị dọa giết, và đây cũng con số người được cảnh sát Anh bảo vệ. Sau nhiều năm nhân viên ban tiếng Iran bị trấn áp, BBC nay kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp bằng cách đưa khiếu nại này thẳng lên Liên Hiệp Quốc. "Đài BBC quyết định có động thái chưa bao giờ có là kêu gọi lên thẳng Liên Hiệp Quốc vì các nỗ lực của chúng tôi nhằm thuyết phục chính quyền Iran chấm dứt sự trấn áp các nhà báo, đã hoàn toàn bị bỏ qua," Tổng giám đốc BBC, Tony Hall nói. Lời kêu gọi được đưa ra sau khi chính quyền Iran đẩy chiến dịch nhằm vào các nhà báo của BBC tiếng Ba Tư lên một mức gay gắt hơn. Phóng viên BBC bị buộc phải 'thú tội' ở TQ Thế giới vụ BBC 'tăng quy mô lớn nhất' Luật sư nói gì về vụ Mẹ Nấm? Iran cáo buộc 152 nhân viên hiện nay và cựu nhân viên, cộng tác viên của BBC tiếng Ba Tư có "âm mưu chống lại an ninh quốc gia", và mở ra các cuộc điều tra hình sự. Iran cũng đóng băng tài sản của nhiều người trong số các nhà báo. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi Iran chấm dứt mọi hoạt động pháp lý nhằm vào nhân viên, nhà báo BBC và gia đình họ, cũng như các hoạt động chống lại "nền báo chí độc lập, dù của những người làm cho BBC hay nơi khác". Chừng 18 triệu người Iran, khoảng 1/4 dân số Iran, thường xuyên nghe và xem các chương trình của BBC tiếng Ba Tư trên mạng internet, radio và truyền hình. Chừng 12 triệu thường xuyên xem kênh BBC tiếng Ba Tư gồm các mục tin tức, thời sự và giải trí, qua vệ tinh. "Người Iran nghe và xem BBC với số lượng lớn vì họ không thể có tin tức, phân tích đáng tin cậy, bất thiên vị từ truyền thông Iran vốn bị kiểm duyệt nặng nề," bà Rozita Lotfi, trưởng biên tập ban BBC tiếng Ba Tư nói. BBC lên án cách Iran đe dọa Năm 2009, sau cuộc bầu cử ở Iran, khi hàng triệu người đã xuống đường để phản đối "lá phiếu của họ bị đánh cắp". Các cáo buộc về lừa đảo bầu cử dẫn tới nhiều tháng có biểu tình mà chính quyền Iran đã buộc tội Hoa Kỳ, Anh Quốc và các chính phủ nước ngoài, và đài BBC, gây ra. Phóng viên BBC tại Tehran khi đó, Jon Leyne, bị trục xuất cùng các nhà báo khác làm việc cho truyền thông quốc tế. Nhưng cách trấn áp báo chí thì vẫn tiếp tục sau đó. Trụ sở chính của BBC ở London Vào tháng 10/2017, các báo cáo viên LHQ về tự do ngôn luận và nhân quyền ở Iran đã viết thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Mohammad Javad Zarif nêu ra vấn đề của nhân viên BBC tại ban phát về Iran. Họ yêu cầu ông bộ trưởng giải thích xem Iran có bằng chứng gì không để nêu ra cáo buộc về âm mưu chống lại an ninh quốc gia mà họ đưa ra để nhắm vào các nhà báo. Họ cũng yêu cầu bộ trưởng ngoại giao Iran giải thích vì sao làm việc cho BBC lại trở thành mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Sau bốn tháng liền, lá thư không được trả lời. Cho đến nay, Iran chưa hề phản hồi về các cáo buộc trấn áp. Khi các nhà ngoại giao Anh nêu vấn đề thì các quan chức tương nhiệm của Iran chỉ nói họ vẫn đang điều tra sự việc. "Đây không chỉ là việc của BBC, vì chúng tôi không phải là cơ quan truyền thông duy nhất bị trấn áp và bị buộc phải xuống thang khi nói về Iran," ông Tony Hall cho biết. "Sự thực là câu chuyện có tầm rộng hơn: đây là câu chuyện về các quyền con người cơ bản nhất." Xem thêm về chủ đề truyền thông: Thử thách mới cho YouTube và Facebook? TV Putin: Dân Nga xem đều dù không tin? Việt Nam và tham vọng 'có Facebook' nội địa |
Tối Chủ Nhật ngày 31.08.2008, tại khu vực nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội lại tiếp tục có xáo trộn trong buổi lễ cầu nguyện của chừng 3000 giáo dân. | Xịt hơi cay tại giáo xứ Thái Hà? | Tin cho hay vào cuối buổi lễ, người ta đã xịt hơi cay, khiến hàng chục giáo dân, đa số là phụ nữ và trẻ em, bị choáng váng và ngất xỉu. Được biết, trong số những người hít phải hơi cay còn có gần 20 nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội. Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải từ Nhà thờ Thái Hà nói sự việc xảy ra vào khoảng 8h20 tối, tại khu vực gần với chỗ công an canh giữ từ nhiều tuần nay. Theo linh mục Khải, có rất nhiều công an mặc sắc phục, gồm cả cấp quận và cấp thành phố, có mặt tại chỗ, và "một cảnh sát đã đứng ra xin lỗi... Công an thành phố, các nhân viên an ninh cũng có mặt, công an quận cũng có mặt nhưng không ai làm biên bản." Chị Dung, một trong các giáo dân đi lễ cùng con gái nhỏ 11 tuổi, kể lại: "Hai mẹ con tôi đang đứng cầu nguyện thì anh công an phụt thuốc cay khiến chúng tôi không mở được mắt ra nữa." "Nó sặc vào cổ như khí độc vào người khiến bị nôn và chảy nước mắt. Hai mẹ con tôi phải đi viện cấp cứu, sáng nay mới về." Đối thoại và trấn áp Trước những diễn biến đang ngày càng trở nên phức tạp ở giáo phận Thái Hà, ngày 01.09.2008, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Sài Gòn đã có Lá Thư Mục Tử gửi giới tu sỹ và các giáo dân. Trong thư, Đức Hồng Y nêu rõ chủ trương của Giáo hội là "đối thoại với các bên liên hệ để giải quyết mọi vấn đề xã hội, đối thoại thẳng thắn với ý thức tôn trọng chân lý, công lý và bác ái." Trả lời BBC Việt Ngữ về tình hình Thái Hà, Hồng Y Phạm Minh Mẫn nói: "Xin mọi người cầu nguyện cho họ, để họ được ơn soi sáng, được tăng sức mạnh trong tinh thần hiệp thông huynh đệ cầu nguyện cho nhau." Tuy nhiên, ông Vũ Công Long, trưởng công an quận Đống Đa thì bác bỏ việc có xảy ra tình trạng xịt hơi cay tại khu vực nhà thờ Thái Hà, và gọi những gì đã diễn ra là "vụ gây rối". Ông cũng từ chối trả lời các câu hỏi của BBC Việt Ngữ với lý do "đang bận làm các việc khác." Trước đó, tối 28/8, lực lượng cảnh sát chống bạo động của công an Thành phố Hà Nội đã bất ngờ ra tay giải tán cuộc biểu tình của hơn 400 giáo dân nhà thờ Thái Hà, một sự kiện mà nhiều người nói là phía cảnh sát đã dùng dùi cui trấn áp. Giới chức sau đó tổ chức họp báo và khẳng định với các phóng viên rằng công an Việt Nam chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ trong trường hợp các đối tượng chủ động tấn công cảnh sát mà thôi. Conan, Sài GònTại sao chuyện tranh chấp này không đem ra toà án xử công khai minh bạch cho mọi người biết? Đúng sai phải rõ ràng để mọi người tâm phục khẩu phục. Nếu xử giáo dân Thái Hà sai với chứng cứ xác thực rõ ràng thì họ sẽ không phản đối nữa. Tôi vẫn thắc mắc tại sao nhà nước XHCN VN không dám công khai xử? Các bạn có để ý thấy là những vụ biểu tình đòi đất chỉ xãy ra ở chế độ XHCN như VN, TQ thôi. Giáng TrânTôi nghĩ các linh mục của Giáo Phận nên khuyên bảo Giáo Dân giải tán và thông qua đối thoại để giải quyết mọi vấn đề. Tôi đồng tình với ý kiến của Hồng Y Minh Mẫn, "đối thoại với các bên liên hệ để giải quyết vấn đề xã hội, đối thoại thẳng thắn với ý thức tôn trong chân lý, công lý và bác ái." Thật tội nghiệp các em bé đã hít phải hơi cay. Xin Giáo Phận mau có kế hoạch để tránh việc không đáng làm mất đi sự nhiều thứ hơn là được một. KBVN, VirginiaTại Úc vấn đề này rất nhức đầu, vì một số thổ dân vẫn đòi đất cha ông họ từng làm chủ, sau đó bị người nhập cư da trắng đánh đuổi đi. Tại Mỹ vấn đề này được giải quyết bằng cách cho thổ dân nhiều vùng rộng lớn, hàng năm cung cấp tiền, thực phẩm, thuốc men, và nhiều đặc quyền đặc lợi như không bị đánh thuế cho dù họ cho thuê đất làm casino, do đó nhiều casino tại Mỹ, ngay cả tại Las Vegas, là do thổ dân cho thuê đất làm. Tại VN thật không thể trả lại tất cả đất đai từng bị tịch thu, vì như vậy CP không còn đất làm gì cả, thí dụ các UBND Phường, Quận ít ra tại Sài Gòn là do tịch thu mà ra, nếu trả lại hết thì các Ủy ban này dọn đi đâu? Chỉ tiếc là CP VN hình sự hóa các việc đòi đất rất đúng công lý này. Các văn bản "tặng CP" cho dù đúng chữ ký vẫn không giá trị, vì theo luật các văn bản ký "under duress" (vì bị cưỡng ép) hoàn toàn không có tính cách pháp lý, nếu CP VN công nhận chẳng hóa ra sẽ công nhận các văn bản sở hữu tài sản các tên cướp có được cho chĩa súng vào chủ nhân ép phải ký? Theo tôi, phải giải quyết từng vụ một, vụ này tốt nhất là cấp lại khoảnh đất khác bằng hoặc lớn hơn cho các người đòi đất. Người Hà NộiTôi thấy đây thật ra chỉ là một việc rất đơn giản nếu thuần tuý chỉ là tranh chấp đất đai nhưng thực tế sự việc mang đầy yếu tố màu sắc chính trị. Phía các cha sứ Nhà Thờ Thái Hà không phải là những cha đạo đích thực. Trước tiên họ là công dân việt nam phải sống làm việc và học tập theo pháp luật VN. Nếu họ thực hiện theo đúng pháp luật VN thì thậm chí họ sẽ còn được Nhà Nước tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình truyền bá giáo lý. Nhưng thực sự các cha đạo Thái Hà đã làm việc cho một thế lực phản động nhằm chống phá gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự, ăn vạ gây hiểu lầm của quốc tế với chính sách tôn giáo của Nhà Nước Việt Nam. Hành động của họ có thể tha thứ. Nhưng những người đứng sau cần bị trừng trị thích đáng. Việt, Sài GònMảnh đất Thái Hà này được mua bằng tiền của Giáo Hội chứ không được cấp hay cho từ chế độ cũ, vì thế đây là mảnh đất có chủ quyền của Giáo xứ Thái Hà. Và luật lệ này phải được công nhận cho dù có thay đổi chế độ đi nữa. Chẳng hạn nhà bạn ở được mua từ chế độ trước thì khi thay đổi chế độ thì nó lại trở thành của nhà nước à? Tu sĩ và giáo dân Thái Hà đã đưa đơn khiếu nại suốt 12 năm nay, nhưng có được NN xem xét đâu. Hay là các quan tham đã ăn chia với nhau hết rồi? Mong các bạn nào đọc thông tin trên mạng tự do nhiều hơn nữa thì mới có thể hiểu được. Minh, Sài GònPhía dân chúng thì đừng xem đây là đàn áp tôn giáo, phía chính quyền thì đừng nhìn như là vấn đề chống đối chế độ. Mà hãy nhìn vào bản chất của vấn đề là hoàn toàn dân sự thì hãy xử lý theo dân sự. Mọi bằng chứng và sự thật hai bên hãy phơi bày ra, có vậy thôi. Phía chính quyền hãy đưa những vị có trình độ hơn là những anh công an lúc nào cũng nhìn người khác như đang chống đối và thù địch. Hãy tôn trọng sự thật và chân lý, hãy thẳng thắng và minh bạch, đừng theo những anh báo chí hay đài truyền hình thông tin một chiều rồi dùng quyền lực của mình đang độc quyền mà khích động đả phá phía bên kia, sẽ phản tác dụng. Điều đáng trách nhất ở đây là chính phủ cứ đứng yêm lặng không trả lời! thư gởi một cách công khai và có lập trường rõ ràng về vấn đề này hay cần thời gian nghiên cứu bàn bạc, thương lượng gì đó thì hãy thông tin công khai. Có vấn đề gì mà không giải quyết thương lượng được mà chính quyền lại im hơi bật tiếng như vậy. Quá kém trong giải quyết vấn đề. Phương, Vũng TàuLuật VN qui định rõ rằng về đất đai là sử hữu của nhà nước và mọi người phải nên hiểu như thế. Hiến pháp qui định như thế. Các giấy tờ về đất đai chỉ là giấy chứng nhận quyền SDĐ. Vậy nên khi có nhu cầu nhà nước hoàn toàn có thể thu hồi. Việc Giáo dân tụ tập kích động, chống đối như thế là vi phạm phát luật, và việc trưng ảnh Chúa ra làm chiêu bài đòi đất là càng sai. Giấu tênTôi chỉ tin vào chứng cớ, cả nhà nước và nhà thờ nên tổ chức 1 buổi nói chuyện với giới truyền thông, đưa ra những giấy tờ chứng minh chủ quyền của phần đất này. Thiết nghĩ nếu nhà nước có đầy đủ bằng chứng để khẳng định mình đúng thì không lý nào lại để người dân "muốn sử dụng lợi thế của mình để tranh dành đất đai (không theo một trình tự pháp lý nào), để gây bất ổn chính trị" như theo ban Susu đã nói. Vả lại "những người làm linh mục trong các giáo sứ cũng đều học cao, hiểu rộng" nên chắc chắn không có chuyện họ ăn không nói có, cả vú lấp miệng em được, không có lửa làm sao có khói, và chính quyền có nước trong tay, sao không dập ngay đám cháy này? KhanhVụ việc này giáo hội phải ra mặt để giải quyết vấn đề, chứ sao lại để giáo dân vô tội đứng ra gánh trách nhiệm này? Giáo hội có thể yêu cầu chính phủ trả lại đất nếu họ có đủ giấy tờ hợp pháp của khu đất, chứ ai lại đòi người khác cho mình xem quyền sử dụng đất. Mà theo luật, đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, Giáo xứ muốn đòi thì phải chứng minh quyền sử dụng của mình đối với lô đất trên mới đúng pháp luật. Vậy liệu giáo xứ có làm đúng theo luật pháp chưa, nếu giáo xứ cho là họ có lý, thì Việt Nam sẽ chẳng còn luật nào đúng nữa. QuýTôi cho rằng giáo dân đã không khôn ngoan khi hành xử như vậy. Trước hết hãy chấp hành đúng theo hiến pháp và pháp luật đi đã. Nếu nhà thờ cần đất thì họ có thể làm thủ tục xin giao đất. Tôi thấy hiện nay nhiều tổ chức tôn giáo được chính quyền cấp cho những khu đất rất rộng và họ xây dựng nhà thờ, chùa... rất to đẹp trên đó đấy chứ. NDHKhông nên chỉ xem những tin tức một chiều từ tivi rồi lên tiếng phản ánh. Nếu như việc đòi đất của Giáo xứ Thái Hà là phạm pháp, không có cơ sở thì Chính phủ và chính quyền còn để yên đến giờ sao. Tại sao chính quyền chỉ lo việc đối phó bằng đàn áp mà không có một sự thống nhất cho thoả đáng. Hay là như người ta nói : Nhà nước do dân, vì dân, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân, bệnh viện bình dân, ... nhưng kho bạc và quyền lợi lại là Nhà nước. Thuận, TP. HCMỞ nước ngoài đám đông biểu tình cảnh sát dùng hơi cay nghe bình thường lắm. Sao ở VN nghe ghê gớm vậy, sống hiền lành tuân thủ pháp luật xem ai làm gì mình, nếu cơ quan chính quyền hay cá nhân làm bậy thì còn dư luận xã hội mà. Thật ra mình cũng rất quý các đạo giáo, bởi đạo nào người lập ra cũng nhằm mục đích khuyên con người ta sống tốt hơn, là chỗ dựa tinh thần. Cớ sao nhiều người lại lợi dụng nó để kích động, thực hiện mục đích khác. Vụ giáo xứ Thái Hà nên xử theo luật pháp, đất đai ai đúng ai sai thì nên ngồi lại mà giải quyết. AnTôi thông cảm cho giáo dân Thái Hà Mấy mươi năm sống trong sự o ép, bất công nay còn bị đàn áp. Ai có sống trong thời bao cấp thì mới hiểu nỗi khổ của giáo dân là nhu thế nào. Lý lịch ghi Công Giáo hoặc Tin lành là coi như không bao giờ ngẩng đầu nổi ở các cơ quan. Đất đai của hầu hết các dòng tu đều phục vụ cho công tác từ thiện như mở trường học, bệnh viện nhà mở để giúp người nghèo nhưng sau khi giải phóng tất cả đều bị tịch thu xua đuổi. Nếu bạn có bị giật đồ, cướp của thì bạn mới thông cảm cho giáo dân Thái Hà. HSGCó phải chăng các cha đã mượn hình ảnh chúa, dựa vào lòng tin của các giáo dân để làm những việc không thể chấp nhận được. Các cha có biết các cha đang sống trong chế độ nào? vì sao các cha được an lành đến nhà thờ để rao giảng kinh thánh cho mọi người nghe? Ai đã đổ mồ hôi, xương máu của mình để các cha có được ngày hôm nay? Tôi không phải là giáo dân nhưng tôi hiểu được cái đạo lý mà chúa đã dạy. Ai cũng đều muốn hướng đến điều thiện để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, các cha là những người đứng đầu thì phải có cách giải quyết theo chiều hướng ôn hoà và bình đẳng, đó không phải là lời chúa đã dạy các cha hay sao? Hải ĐăngTrước đây khi Pháp chiếm VN, họ đã lập ra nhiều nhà thờ khắp nơi để truyền đạo, trong đó có cả tòa khâm sứ và giáo phận Thái Hà. Khi Pháp rút đi, đất nhà thờ được lấy lại là hợp tình hợp lý. Những khu vực đó đơn giản là do người Pháp chọn, chứ ko mang ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng như Jerusalem, nên nhà thờ có thể đặt chỗ khác chứ cớ gì phải lấy lại vị trí cũ. Tôi ko có cảm tình với chính quyền, nhưng cách hành xử này của bà con giáo dân ko tuân theo bất kỳ chuẩn mực đạo lý nào. ĐôngTrước hết tôi xin cảm on giáo dân GX Thái Hà. Thực ra đây ko phải là lần đầu tiên nói đến việc Đất của các cơ sở Tôn Giáo lại do chính người dân kêu xin. Càng thực tế hơn khi báo đài những ngày qua đã một chiều đưa tin về Giáo Dân và LM Thái Hà, trên phương diện khách quan ko cần giải trình thêm, những người có hiểu biết như mấy ông nhà nước lại ko thấy được đó là chỉ nói ở gốc độ một phía là giáo dân, trong khi đó cái ông Giám Đốc của Cty Chiến Thắng thì biệt vô âm tín, không thấy thò đầu ra xem ai đang đến đòi lại đất của mình. Phải chăng đây là lúc những nhà cầm quyền quốc gia phải xem lại, người Công giáo người ta ko chỉ là Giáo Dân mà còn là công dân nữa đó. Hãy xem xét lại việc các ngài làm và lãnh đạo, để người dân chúng tôi con đủ niềm tin vào phép nước nữa chứ. BalaTôi có đọc ý kiến của bạn Bobo Lê. Thực sự bạn đã cảm thông vói Thái Hà, nhưng bạn chưa thực sự hiểu sâu xa, tôi cũng chưa giám chác là mình hiểu tường tận, nhưng bạn có biết? Hỗ trợ tài chính đối với các nhà thờ luôn rồi dào, là dùng để làm gì ko? Chúng tôi tự hào về sự tương thân của mỗi kitô hữu, nhưng việc hỗ trợ đó fải được sử dụng đúng mục đích. Về ý kiến thứ 2 của bạn: từ tài chính đó, sao ko tự đất đai rồi xây chỗ mới lên? Đúng là điều đó cũng là mong muốn của chúng tôi đó, nhưng thực sự cái quyền mà người ta vẫn cho chúng tôi đó là: tự do tôn giáo chỉ là lời nói, chứ thực ra chúng tôi đâu có được cái quyền thích mua đất ở đâu là mua được đâu? Thực sự tôi ko muốn có tranh chấp xảy ra, rồi nhiều đối tượng ko hiểu cặn kẽ thì giữa chúng ta gay ra mất đoàn kết, tôi ủng hộ việc vị Chủ chăn của chúng tôi nói: "đối thoại với các bên để giải quyết mọi vấn đề, đối thoại thẳn thắn với ý thức tôn trọng chân lý, công lý và bác ái" Nhà thời Thái Hà đã đệ đơn, làm các công văn gửi đi xin lai đất hơn 10 năm đó bạn à? Bobo LêTôi thông cảm với những giáo dân Thái Hà. Tuy nhiên cũng đồng ý với bạn Susu. Thực sự, tôi biết nguồn tài chính hỗ trợ các nhà thờ luôn dồi dào, sao họ không tự đi mua đất đai rồi xây chỗ mới lên. Việc gì họ cứ phải đòi bằng được cái mảnh đất mà chủ quyền nó còn nhiều tranh cãi? Hơn nữa, có một điều tôi không hiểu là tại sao các tu sỹ lại mời cả người Mường xuống đánh cồng đánh chiêng? Cũng như bạn Zoro, tôi đã xem đoạn video về hơi cay trên youtube, các em bé được cho là bị xịt hơi cay chỉ đứng khóc, mắt vẫn mở to, chân vẫn đứng thẳng được. Chả hiểu họ lấy cái đấy làm bằng chứng để làm gì? NgaNếu giáo dân đi đòi đất ở một nơi khác, không có nguồn gốc sở hữu của Nhà Thờ thì liệu việc đó có tồn tại nổi dù chỉ một ngày ngay tại giữa lòng Thủ Đô hay không? Bức xúc ban đầu của người dân thực ra là xuất phát từ việc họ bất bình trước việc mảnh đất bao lâu nay Nhà Thờ gửi đủ loại công văn để xin lại đều bặt vô âm tín thì nay họ đồn rằng nó đã được bán phân lô một cách kín đáo và nhanh chóng khi mà giấy tờ khu đất còn chưa hoàn thiện chứ chưa nói đến là còn đang có tranh chấp. Chắc chắn những ai đã bỏ tiền ra để mua nó thì có lẽ nay đành ngậm đắng vì chưa có giấy tờ chính thức nào cả. Tôi thấy khu đất rộng đó chỉ có cỏ mọc và không khí rất thoáng đãng, vả lại đối với giáo dân thì đó vẫn là đất của Nhà Thờ thì không lẽ gì họ không thể treo ảnh đặt tượng tại nơi linh thiêng đó được, tại sao người ta lại nói rằng đó là nơi bẩn thỉu được? SusuTôi không có thành kiến gì với những người có đạo, nhưng qua vụ này tôi thật không thể không thất vọng về họ. Họ cũng có thế mạnh của mình, đó là sự đoàn kết vì đức tin. Tuy nhiên không phải vì thế mà muốn làm gì thì làm. Đã qua rồi cái thời nhà thờ trở thành một đế chế bất khả xâm phạm, có thể xử treo cổ những ai cho rằng trái đất quay quanh mặt trời. Những người làm linh mục trong các giáo sứ cũng đều học cao, hiểu rộng. Nên đem những hiểu biết của mình phụng sự thiên chúa. Đằng này họ muốn sử dụng lợi thế của mình để tranh dành đất đai (không theo một trình tự pháp lý nào), để gây bất ổn chính trị. DungThực ra đây là một chiêu bài khá thâm hiểm, người ta lợi dụng việc giáo dân đòi đất và biến đổi nó thành việc giáo dân bị kích động chống đối lại Nhà Nước để tranh thủ lừa gạt những người không quan tâm lắm. Và quả thật họ chỉ có thông tin một chiều vì vậy ngay lập tức họ quay sang trách móc giáo dân. Nếu bạn thường xuyên đi qua khu vực đầu đường Thanh Niên, bạn cũng sẽ thường xuyên thấy việc người dân đi kiện vượt cấp tới tận Chính Phủ. Vì Chính quyền tại cơ sở đã giải quyết không thỏa đáng hoặc không giải quyết được. Nhưng họ lập tức bị "hót" đi ngay. Vậy thì việc giáo dân Thái Hà đòi đất cũng vậy, nhưng do nó ngay lập tức bị bóp méo nên nó đã không có được sự cảm thông của một số người. Minh Ngọc, BrisbaneNếu NN thật lòng sửa sai thì đã tự chủ động thương lượng và dàn xếp với các nạn nhân trong diện bị cưỡng chiếm, bị trưng dụng đất hay bị buộc phải hiến đất mà không đợi người dân lên tiếng đòi lại. Giáo dân chỉ là một trong vô số nạn nhân của cưỡng chiếm đất phi nhân, vô lối. Ai cũng biết điều gì sẽ xảy ra nếu bất tuân mệnh lệnh của một chế độ lấy bạo lực để áp đặt cai trị, đặc biệt là sau 1954. Giáo dân Thái Hà đã ròng rã kiên nhẫn hơn 10 năm để đòi đất trong ôn hoà. Có CP nào coi thường dân hơn thế? Thái độ vô trách nhiệm kéo dài của NN là thủ phạm làm tức nước vỡ bờ. Giáo dân phải đập tường để chặn đứng những lấn chiếm xa hơn trên đất của họ là phản ứng tất nhiên. Nếu ở Thái Lan thì NN cũng đủ mệt rồi, đừng nói nước khác. Minh HoàngTôn giáo có ngoài cuộc sống và xã hội hay không? Ở đây chúng tôi thấy có sự lợi dụng tôn giáo, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người công giáo (trong đó có thể có một số người cố ý) để kích động gây rối. Tôn giáo không thể ngoài vòng pháp luật, người theo đạo trước hết phải là một công dân, cần tuân thủ pháp luật của nơi mình làm công dân, dù đó là một nước ở bất kỳ chế độ chính trị nào. Rất tiếc những người ở giáo xứ Thái Hà đã đặt mình ngoài vòng pháp luật và đặt mình trên pháp luật. Các bạn có sang Mỹ thì nếu vi phạm pháp luật bạn đương nhiên bị xử lý. TâmCuối cùng, Nhà nước cũng sử dụng bạo lực như vẫn đã làm như thường làm trong nhiều trường hợp với những người không có sự bảo vệ nào, chỉ có niềm tin vào lẽ công bằng. Nhà nước sao không đủ sức thuyết phục- nếu có chính nghĩa-? và phải thay đổi cách hành sử với những yêu cầu chính đáng của con dân của mình. Dù biết trận chiến không cân sức, nhưng những người trẻ tuổi như tôi cũng cảm thấy bất bình, nghĩ tương lai sẽ có đổi thay tốt hơn cho dân tộc mình, nhất là với những người thấp cổ bé miệng. Giấu tênĐây là vụ việc đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, kéo dài nhiều năm, nó đã lôi kéo cả Chính trị vào cuộc và cùng với đó nó đã lột tả cho chúng ta thấy được một số vấn đề của XH cũng như Chính trị của VN hiện nay. Chính vì nó liên quan đến CT và TG nên cần phải giải quyết cho thấu tình, đạt lý, vụ này cũng như các vụ khác, có thể sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Nếu như còn mong muốn một sự ổn định cho XH. Nhưng như chúng ta đã thấy, Chính quyền có vẻ như không muốn làm theo hướng này, mà muốn xử lý theo kiểu "cai trị". Đây là một cách hành xử không khôn ngoan, mà chỉ cho thấy sự bế tắc có nguồn gốc cai trị mà ra. Chúng ta có Luật dân sự, với đủ các; chương - mục - điều - khoản. Có Tòa án các cấp với đủ các trình tự; Sơ - Chung - Phúc - Giám đốc thẩm. Có Luật tố tụng. Việc tranh chấp một mảnh đất, giữa hai tổ chức là một vụ việc dân sự, nằm trong phạm vi, trách nhiệm giải quyết của Tòa án (nếu các bên họ muốn). Đây là một cách giải quyết hiệu quả thông thường theo luật, các bên sẽ phải tâm phục, khẩu phục với phán quyết của Tòa án. Còn nếu không chấp nhận phán quyết thì kháng nên Tòa cấp cao hơn theo trình tự. Nhưng có một điều lạ là Chính quyền có vẻ không muốn như vậy, (mặc dù họ nói có đủ bằng chứng xác định chủ quyền), họ trực tiếp nhảy vào tranh chấp "tay bo" với Giáo xứ, không thuộc chức năng của họ. Vô hình chung họ đã quan trọng hóa vấn đề, tự hạ thấp mình, đẩy sự việc đi xa hơn. Gây bức xúc cho cả XH và nguy hiểm hơn là vận mệnh CT của chính họ. ZoroHãy lên you tube mà xem, cái đoạn phim cho rằng là bị xịt hơi cay xem xong chỉ thấy đó là một điều bịa đặt, giả dối. Giáo xứ đã cho người quay phim sẵn để làm bằng chứng, nhưng chỉ có thấy cảnh họ phỏng vấn các người bị xịt hơi cay thôi, hoàn toàn không có cảnh xịt hơi cay. Họ còn đưa trẻ em ra, các em bị xịt hơi cay thì còn đứng được nơi đó cho họ lau mặt hả? Hay họ bắt các em làm bia đỡ cho họ, các em đứng đó lâu quá mệt quá không chịu nổi nên bị xỉu. Không biết chúa có dạy họ những điều này không. Không nêu tênMột số linh mục nhân danh Giáo xứ Thái Hà cho rằng họ đòi lại đất vốn là “sở hữu” của nhà thờ. Theo ông, nên hiểu vấn đề “đòi đất” và “sở hữu đất” này như thế nào? Việc đòi lại đất như một số linh mục nhà thờ Thái Hà thể hiện là không đúng quy định của pháp luật. Nghị quyết 23 của Quốc hội (Khóa XI) ngay ở Điều 1 đã nêu rõ: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà, đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà, đất. Đất đai là công thổ quốc gia, là sở hữu toàn dân. Hiến pháp đã quy định như vậy. Nên không có chuyện nhà thờ sở hữu đất. Hơn nữa liên quan đến đất đai còn phải kể đến yếu tố lịch sử. Sau khi linh mục Vũ Ngọc Bích giao đất năm 1961 thì đất không còn do nhà thờ nắm quyền sử dụng nữa. Ở đâu cũng phải có pháp luật, có Nhà nước, anh là giáo dân, linh mục thì trước hết anh phải là công dân nước Việt Nam, phải tuân thủ luật pháp nước mình. Nếu nhà thờ Thái Hà có nhu cầu về đất thì phải thực hiện những thủ tục theo đúng quy định của pháp luật như bất kỳ chủ thể nào khác trong xã hội. MaidaLàm gì thì làm nhưng là chính quyền thì phải cư xử minh bạch, rõ ràng theo vương đạo mới mong giải quyết vấn đề tốt đẹp còn hành động bá đạo chỉ đổ thêm dầu vào lửa, nhất là với cả 3000 giáo dân đang có mặt tại chỗ! Từ một việc "nhỏ" như vậy thì nhìn đến việc to lớn hơn như "thi hành đúng theo pháp luật" thì có mấy ai tin? MercuryNhà nước đã thu hồi đất đai, tước đoạt bao nhiêu là tài sản của những người dân theo chế độ cũ, như vậy chưa đủ sao? Nếu như chuyện này là đúng pháp luật, tại sao nhà nước lại không công bố các đơn từ và các mục đích sử dụng khu đất công khai để giải quyết chuyện này một cách dễ dàng hơn? Việc cưỡng chế và đàn áp chỉ càng làm lộ rõ chân tướng của vấn đề là tước đoạt một cách vô lí và tham lam. Nước Việt Nam ta có thật sự dân chủ hay không? Thiếu LâmLàm con dân của một nước dân tộc, dù là người của tôn giáo nào, cũng nên đặt quyền lợi của Quốc gia Dân tộc lên hàng đầu. Xin đừng để bị kích động bởi những mưu đồ đen tối. Xin đừng lợi dụng, đừng nhân danh Chúa để làm những điều không đúng với tư tưởng của Người. Mai LộcTuy không phải là người theo đạo Công giáo, tôi mong chính quyền cần phải trả lại đất cho nhà thờ. Chính quyền đã sai lầm rất lớn trong lịch sử, đó là chiếm dụng đất của nhà thờ, chùa chiền rất nhiều - trên mọi miền đất nước. Hãy khắc phục sai lầm và đừng để tội ác chồng chất thêm nữa! Hà TrungTôi cho rằng nếu vì mục đích "đòi lại quyền sử dụng đất", thì việc gây mất trật tự một cách bạo lực của giáo xứ Thái Hà là không đúng đắn và thiếu khôn ngoan. Chính việc này mới gây "tổn hại uy tín Quốc gia" chứ không phải việc khởi tố vụ án hình sự của cơ quan chức năng. Còn nếu "đòi lại quyền sử dụng đất" không phải là mục đích duy nhất hay cao nhất của một số người giáo xứ Thái Hà, mà chỉ là bình phong cho những mục đích khác ẩn sau nó thì - đã quá rõ ràng - xin miễn bình luận. Trong việc này tôi không ủng hộ giáo xứ Thái Hà, họ đã làm trái pháp luật và hành xử thiếu tôn trọng với chính mình. Xa LạTôi thiết nghĩ đã đến lúc chính quyền VN nên nhìn lại cách hành xử của họ. Hãy ngưng lại những gì là bạo lực nếu như chính quyền này muốn tồn tại. TTDNhững sự việc liên tiếp xảy ra, vụ gần nhà thờ lớn Hà nội và vụ Thái Hà, Hà nội của cộng đồng giáo dân Thiên chúa giáo tại những nơi này làm cho các cộng đồng tôn giáo và không tôn giáo khác ở VN nhìn cộng đồng thiên chúa giáo như là một yếu tố gây nên sự bất ổn trong đời sống. Trước đây tôi có một sự cảm mến với cộng đồng giáo dân thiên chúa giáo, nhưng nay thì không còn nữa. QuangGiáo xứ Thái Hà và chính quyền nên ngồi lại với nhau cùng bàn bạc giải quyết, không nên gây mất ổn định trật tự tại nơi có tranh chấp làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Việc học tập của các em nhỏ, sức khoẻ của người già bị ảnh hưởng rất nhiều. Tôi không đồng tình với Giáo xứ gây áp lực với chính quyền bằng việc cho giáo dân phá tường rào của Cty may CT, hành lễ và đặt tượng chúa tại nơi không trang nghiêm. Tôi cũng không đồng tình với chính quyền khi để xảy ra mâu thuẫn lớn và kéo dài như vậy. Mạnh Quỳnh, Đồng NaiVụ Thái Hà, bạn đừng nhìn với quan điểm 'tôn giáo' theo cách nói 'hễ có chống đối, là có bàn tay ngoại bang giựt dây', luận điểm này phát xuất từ ý thức hệ từng được nhồi nhét. Xin hãy nhìn thẳng sự thật:đây là chuyện cá lớn nuốt cá bé. Một bên thấy bất công, tập trung bất bạo động cầu kinh, tỏ bày nguyện vọng - họ làm thế dài lâu cũng vì tin tưởng vào đảng, nhà nước đấy thôi! - một bên, dùng cả bộ máy chính quyền :truyền thông, báo chí với cách nói một chiều chẳng muốn đối thoại và chẳng màng đến việc điều tra đâu là sự thật, cuối cùng là vũ lực. Giấu tênChẳng có nhà nước nào như VNCS. Dân thường thì phá tường một doanh nghiệp sẽ bị bắt bỏ tù ngay còn người Công giáo thì mặc sức đập phá, gây cản trở giao thông, làm mât trật tự trị an nửa tháng nay mà cơ quan Pháp luật chỉ dùng các biện pháp nếu gọi tên cho đúng là chỉ hù doạ mà không ra tay thực sự. Đề nghị Nhà nước CSVN đối xử đối với mọi người dân công bằng và nghiêm minh theo tinh thần thượng tôn Pháp Luật. CQDCùng với các chiến dịch giải tỏa (ép buộc), đền bù (giá bèo), ngày nay, giới lãnh đạo Việt nam đã áp dụng một cách mới để tước đoạt tài sản của nhân dân, đặc biệt là đất đai, nhà cửa như sau: Họ dựng lên một người, một công ty đứng ra khởi kiện, đòi nhà, đòi đất, sau đó chính quyền sẽ nhân danh pháp luật, xử thắng cho bên ‘nguyên”, các bước tiếp theo là tổ chức thi hành bản án, giống như trường hợp này. Sau khi bản án được “nghiêm chỉnh” thi hành, thì tiền, nhà, đất sẽ được các quan chức “nghiêm chỉnh” chia xẻ. Bởi vậy, người dân Việt nam ngày nay không dễ gì có được các loại giấy tờ xác nhận chủ quyền nhà, đất. ChristianNhà Nước không bao giờ lùi bước trước những đòi hỏi của phía Giáo Dân. Sáu người chống đối đã bị bắt, và sẽ còn thêm nữa nếu vẫn còn các cuộc biểu tình. Chỉ khi nào có những cuộc can thiệp mạnh mẽ và bị lên án từ phía "bên ngoài", và NN cảm thấy bất lợi khi tiếp tục đàn áp Giáo Dân thì họa may mới có sự nhượng bộ. Với phương tiện truyền thông trong tay, NN luôn là "người của chính nghĩa" và phía Giáo Dân luôn là "kẻ làm loạn". Thực tế dư luận hiện nay đã nói lên điều này. "Trận chiến" giữa hai bên không cân xứng thì thất bại của bên Giáo Dân là điều tất yếu. Nói gì thì nói, chính nghĩa luôn ở về phía kẻ mạnh! Thanh NghĩaLà 1 người Viêt Nam có hay không có tín ngưỡng thì trước tiên cần phải tự phải biết rằng chúng ta là công dân Việt, mang trong người dòng máu Việt, luôn phải biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Hãy nghĩ đến cái chung to lớn hơn là lợi ích dân tộc; thử hỏi đất nước không hòa bình thì các vị có nhà thờ để cầu nguyện hay không? Nam, SGTôi chưa bao giờ thấy tôn giáo nào khác ở VN lại manh động đến vậy trong nhiều năm qua. Hoạt động tôn giáo là điều gì đó thiêng liêng, sao lại mang hình ảnh đức chúa ra mà bôi nhọ? Trong xã hội văn minh ngày nay, những kiểu hành động như vậy sao vẫn còn, đừng nói rằng làm như vậy là thể hiện sự tín ngưỡng, tôn sùng. Nếu tất cả các tôn giáo cũng làm như vậy thì đất nước này sẽ ra sao? Sẽ loạn. Vậy thì lòng yêu nước ở đâu? Hay họ muốn thay đổi cả chế độ để đứng lên nắm quyền? Ai dám chắc những con người chỉ vì chút lợi ích nhỏ mà có những hành động thiếu suy nghĩ lại đem lại lợi ích cho đất nước này, cho dân tộc này khi nắm quyền kia chứ? Thật nực cười. Huy, Đà NẵngTheo tôi thì mọi người phải nhìn nhận vấn đề một cách trung lập, không nên nghe tuyên truyền một chiều của chính quyền để rồi quy kết tội cho các giáo dân, các bạn biết rồi tất cả cơ quan tuyên truyền của chính quyền đều phục vụ cho họ. Chỉ có những người trong cuộc mới hiểu được vấn đề thôi. Nhưng xã hội này thì mọi người biết rồi chứ!!! Thật chia buồn cùng với các giáo dân, nhưng cũng thật kính phục họ. CVM, Hà NộiLà người Công giáo hay không cũng vậy thôi! Ai cũng ghét bạo lực và yêu tự do, cần có lẽ công bằng, Giáo dân Thái Hà không phục tùng trước sức mạnh, vẫn tiếp tục cầu nguyện để đòi lại đất của mình, là dấu hiệu cho thấy "sức khoẻ" của chính quyền hiện đang có vấn đề, nếu không "bắt bệnh uống thuốc" kịp thời thì nguy lắm lắm. Mong mọi người hãy cầu nguyện cho cả chính quyền nữa nhé! Ẩn danhCùng hiệp thông cầu nguyện cho nhau là điều tối cần thiết lúc này .Công lý, công bằng, sự thật là điều căn bản phải có trong xã hội đặc biệt là một xã hội luôn cho rằng Đọc lập tự do hạnh phúc .Thái Hà đã xuất hiện những chiến sỹ KiTô đích thực, không sợ đau thương bắt bớ tù đày cho công lý , mà còn nổi bật lên tinh thần yêu thương cả địch thù như Đức KiTô khi bị treo trên Thập Gía :" Xin Cha tha tội cho chúng ". |
Tỷ phú cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg cho biết ông sẽ tham gia cuộc đua để được sự đề cử là ứng cử viên của Đảng Dân chủ cho chức vụ tổng thống Mỹ. | Bầu cử 2020: Tỷ phú Michael Bloomberg muốn đối đầu Donald Trump | Hôm thứ Sáu, ông Michael Bloomberg nộp hồ sơ cho cuộc bầu cử sơ bộ Dân chủ ở tiểu bang Alabama Ông đã nộp hồ sơ trước thời hạn cho cuộc bầu cử sơ bộ Dân chủ ở tiểu bang Alabama. Động thái này là một bước cần thiết để tham gia cuộc đua trở thành ứng cử viên của đảng để đối đầu với Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm tới. Ông Bloomberg, 77 tuổi, chưa chính thức xác nhận việc ứng cử của ông. Ai đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà trắng của đảng Dân chủ? 'Vì sao chúng tôi muốn Trump tái đắc cử năm 2020?' Trump nói sẵn sàng 'nhận' tin xấu về đối thủ từ nước ngoài Tuy nhiên, phát ngôn viên Jason Schechter nói với truyền thông Hoa Kỳ rằng một công bố "có thể đến sớm nhất vào tuần tới". Doanh nhân Bloomberg được cho là đang lo ngại các ứng cử viên Dân chủ hiện tại sẽ không đặt ra thách thức đủ mạnh đối với ông Trump vào năm 2020. Ông sẽ tham gia vào một lĩnh vực đông đúc với tư cách là một trong 17 ứng cử viên hy vọng được chọn làm ứng cử viên đảng Dân chủ. Cựu phó tổng thống Joe Biden là người hiện đang dẫn đầu, tiếp theo là hai thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Elizabeth Warren. Nhà tài phiệt đã ám chỉ mạnh mẽ rằng ông sẽ ra tranh cử, với cố vấn Howard Wolfson đưa ra tuyên bố tối thứ Năm nói rằng họ muốn "đảm bảo rằng Trump sẽ bị đánh bại" trong cuộc bầu cử vào năm tới. "Nhưng Mike ngày càng lo ngại rằng những ứng cử viên hiện tại của đảng [Dân chủ] không ở trong vị trí tốt để làm điều đó," ông nói thêm. Bình luận của ông được đưa ra sau nhiều tháng tranh luận về chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ, với việc ông Sanders và bà Warren tuyên bố kế hoạch tăng thuế dốc cho các tỷ phú. Tiết lộ các đề xuất thuế của mình vào tháng 9, ông Sanders nói: "Không nên có tỷ phú". Tài sản của ông Bloomberg ước tính trị giá 52 tỷ đôla. Hôm thứ Sáu, Tổng thống Trump đã chế nhạo ông Bloomberg bằng cách nói rằng "không có ai tôi muốn đối đầu hơn là Michael bé nhỏ". Ông Bloomberg nộp giấy tờ của mình ở Alabama sau đó cùng ngày. Muộn còn hơn không? Ông Bloomberg được cho là hiểu rõ về việc tham gia cuộc đua muộn màng như vậy đưa ra những thách thức ở các bang như Iowa và New Hampshire, nơi các ứng cử viên Dân chủ khác đã tham gia chiến dịch tranh cử trong nhiều tháng. Nhóm Bloomberg được cho là đã nhìn thấy một con đường khả thi thông qua các cuộc bầu cử được gọi là Siêu thứ Ba vào tháng 3, khi 14 tiểu bang - gồm California, Alabama và Colorado - sẽ bỏ phiếu trong một ngày cho ứng cử viên Nhà Trắng ưa thích của họ. Ông Bloomberg đã cân nhắc việc ứng cử vào Nhà Trắng như một ứng cử viên độc lập trong cả hai kỳ bầy cử 2008 và 2016. Vào tháng Ba năm nay, ông đã nói rằng ông sẽ không tham gia cuộc đua năm 2020. Ông Bloomberg và ông Trump chơi golf vào năm 2007, đã từng rất thân thiện Điều gì xảy ra sau Alabama? Các cố vấn của ông Bloomberg được cho là đang chuẩn bị giấy tờ cho các tiểu bang khác với thời hạn đang gần đến. Cả Arkansas và New Hampshire đều yêu cầu các ứng cử viên nộp đơn vào tuần tới.Các cuộc bỏ phiếu của tiểu bang, được gọi là bầu cử sơ bộ và họp đảng, sẽ được tổ chức từ tháng 2 năm sau để chọn một ứng cử viên vào Nhà Trắng cho đảng Dân chủ. Người chiến thắng cuối cùng sẽ đăng quang tại đại hội đảng ở Wisconsin vào tháng Bảy. Và ứng cử viên của đảng này dự kiến sẽ đối mặt với Tổng thống Trump, đảng Cộng hòa, trong cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng 11. Phản ứng mọi người ra sao? Ông Biden nói với truyền thông hôm thứ Sáu rằng ông "không có vấn đề gì" với việc ông Bloomberg gia nhập cuộc đua của các ứng cử viên đảng Dân chủ. "Michael là một người nặng ký," ông Biden nói. "Hãy xem việc này đi đến đâu." Bà Warren hoan nghênh việc ông Bloomberg nhập cuộc trên Twitter, liên kết với trang web chiến dịch tranh cử của riêng bà và đề nghị cựu thị trưởng xem xét các kế hoạch chính sách tiềm năng. Trong dòng tweet dường như nhắm vào ông Bloomberg, ông Sanders viết: "Lớp tỷ phú đang sợ hãi và họ nên sợ hãi". Một số cuộc thăm dò dư luận gần đây đã cho rằng bà Warren và ông Sanders - những người cấp tiến về chính trị hơn ông Biden - có thể phải đối mặt với một trận chiến khó khăn chống lại ông Trump. Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa cho biết trong một tuyên bố rằng việc gia nhập cuộc đua của ông tỷ phú "nhấn mạnh là các ứng cử viên Dân chủ yếu". Bernie Sanders, Joe Biden, và Elizabeth Warren là ba ứng cử viên đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Trắng của đảng Dân chủ Michael Bloomberg là ai? Ông Bloomberg là một chủ ngân hàng ở Phố Wall trước khi thiết lập đế chế xuất bản tài chính mang tên ông. Giá trị tài sản ròng của ông là 52 tỷ đôla, theo Forbes. Con số này nhiều gấp 17 lần so với của ông Trump (ước tính khoảng 3,1 tỷ đôla). Ông đắc cử chức thị trưởng New York vào năm 2001, tiếp tục tại vị trong ba nhiệm kỳ liên tiếp cho đến năm 2013. Một nhà từ thiện, ông đã quyên góp hàng triệu đôla cho các mục đích giáo dục, y tế và các nguyên nhân khác. Tại sao Bloomberg lại tranh cử bây giờ? Phân tích của Anthony Zurcher, BBC News, Washington Tại sao Bloomberg lại dự tính chạy đua cho chức vụ cao nhất nước Mỹ chỉ vài tháng sau khi tuyên bố sẽ không ra ứng cử vào năm 2020? Dưới đây là một vài giả thuyết: Giả thuyết đầu tiên đương nhiên hợp lý. Ông Bloomberg có rất nhiều người đảm trách trưng cầu dân y và các nhà chiến lược chính trị vây quanh, và được báo cáo là một doanh nhân quyết định dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, không cần phải có bằng cấp cao về phân tích định lượng để nhận ra rằng số ứng cử viên đảng Dân chủ, ngay cả vào thời khắc (tương đối) muộn này, vẫn còn đang thay đổi. Có bốn ứng cử viên đang dẫn đầu hoặc gần đầu các cuộc thăm dò sơ cấp của tiểu bang và toàn quốc - Joe Biden, Elizabeth Warren, Bernie Sanders và Pete Buttigieg. Tất cả đều có điểm mạnh, tất nhiên, nhưng tất cả cũng rõ ràng có điểm yếu. Bloomberg tin vào điều gì? Nguyên là một đảng viên Dân chủ, ông Bloomberg trở thành người đảng Cộng hòa để thực hiện chiến dịch tranh cử thị trưởng New York năm 2001. Bây giờ được coi là một đảng Dân chủ ôn hòa, ông chỉ gia nhập đảng vào năm ngoái. Michael Bloomberg nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu và kiểm soát súng là hai vấn đề chính Cựu thị trưởng Michael Bloomberg có quan điểm cấp tiến về các vấn đề như biến đổi khí hậu, kiểm soát súng, nhập cư và quyền phá thai. Ông đã được ghi nhận tuần này với việc giúp đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát cơ quan lập pháp của Virginia, sau khi nhóm vận động kiểm soát súng của ông Everytown for Gun Safety đã đưa 2,5 triệu đôla vào cuộc bầu cử của bang. Nhưng ông Bloomberg bảo thủ hơn về các chủ đề như kinh tế và chính sách. Với tư cách là thị trưởng, ông bảo vệ chính sách chặn bắt và khám xét của Sở Cảnh sát New York, mà các nhà phê bình cho rằng có mục đích nhắm vào người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Tại tòa thị chính, ông Bloomberg cấm các loại soda siêu lớn để ngăn ngừa bệnh béo phì, nhưng đã bị Tòa án tối cao của bang áp đảo. |
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam. | 'Hãy thảo luận với tiếng nói khác biệt' | Ông Lê Hiếu Đằng bị phê phán là 'trở cờ', 'lạc lõng' và có 'động cơ cá nhân' khi ly khai Đảng Việc có ý kiến khác, hay thậm chí tuyên bố ly khai của một số thành viên của Đảng cộng sản và các tổ chức chính trị do Đảng lãnh đạo chưa hẳn sẽ tạo ra các 'phong trào số đông' như quan ngại của chính quyền, song lại thể hiện 'mức độ tự do của các cá nhân' trong xã hội, theo một nhà quan sát khác từ Hà Nội. Hôm thứ Hai, 23/12, tờ Quân đội Nhân dân đã có bài báo được cho công kích ông Tống Văn Công với tựa đề "Hãy tỉnh táo nhận ra cái tất yếu, tránh bị đào thải', trong khi hôm Chủ Nhật, tờ Hà Nội Mới có bài viết với tựa đề 'Hiện tượng Lê Hiếu Đằng và quy luật đào thải' có nhiều lời lẽ mang tính 'đả kích' ông Lê Hiếu Đằng. Bài báo trên tờ Quân đội Nhân dân cảnh báo ông Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết cần 'tỉnh táo nhận ra cái tất yếu' để 'tránh bị đào thải', trong khi tờ Hà Nội mới sử dụng các từ ngữ như 'trở cờ', 'cơ hội', 'lạc lõng', 'mưu cầu thỏa mãn cái tôi cá nhân' v.v... được cho là để 'tấn công' luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh. Bình luận với BBC hôm thứ Hai về hai bài báo trên, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ cho hay ông 'không ngạc nhiên' về diễn biến này. Ông nói: "Tôi không ngạc nhiên về việc một số tờ báo lề phải đã và sẽ có những bài có tính tranh luận một cách gay gắt, hay người khác dùng chữ 'đả kích' và dùng những từ nặng lời để nói về một số những người như là ông Lê Hiếu Đằng hay là bài của ông Tống Văn Công." "Tôi nghĩ rằng những cách làm như vậy sẽ không giúp chúng ta đi đến sự thật, điều quan trọng hơn rất nhiều là chúng ta phải có sự trao đổi một cách thực sự cầu thị, thảo luận với nhau về những ý kiến còn khác nhau, để đi đến một nhận định chung, một sự thống nhất nhất định." 'Quyền tự do công dân' Tờ Hà Nội Mới cho rằng quyết định ly khai Đảng của ông Lê Hiếu Đằng chỉ là 'mua vui một vài trống canh' và 'nực cười', cũng như cho rằng đây là 'một việc quá bình thường của quá trình đào thải' mà lại được 'ồn ã thổi phồng lên' thành sự kiện. Bình luận về hiện tượng ly khai Đảng Cộng sản Việt Nam và một số tổ chức, hội đoàn do đảng này lãnh đạo, bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký Phòng Công nghiệp và Thương Mại Việt Nam, cựu thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm với BBC, cho rằng cần có sự bình tĩnh xem xét. Bà nói: "Trước hết quyết định của những người đó là quyết định cá nhân của những người đó thôi, rõ ràng khi những người đó tuyên bố họ rút ra khỏi tổ chức này, tổ chức khác, thì họ chỉ tuyên bố quyết định của cá nhân mình, chứ không phải là quyết định của ai khác, hay nhân danh những nhóm nào khác, Bà Chi Lan cho rằng chưa chắc các quyết định cá nhân đã có thể biến thành các 'trào lưu', tuy nhiên, bà cũng kêu gọi cần có sự tôn trọng với các quyết định cá nhân và cả cách thức thể hiện quan điểm cá nhân, vì đó là quyền của các công dân. Bà nói: "Cho nên cũng phải xem diễn biến nó ra sao thì mới có thể đưa ra kết luận được. Chứ còn không phải dễ dàng để những quyết định lẻ tẻ của các cá nhân mà có thể biến thành một trào lưu chẳng hạn. Tôi nghĩ điều đó không phải dễ dàng xảy ra. "Tuy nhiên, trong một xã hội ngày càng phát triển và đa dạng như Việt Nam, mỗi người có quyền có chính kiến của mình và có thể có những cách khác nhau để bày tỏ chính kiến, tôi nghĩ đó cũng là điều bình thường. "Và như vậy cũng là một biểu hiện của khả năng mà người dân thể hiện quyền dân chủ của mình, và chính quyền Việt Nam trong tất cả những việc đó cũng nên coi đó là thuộc về quyền tự do của công dân, để người ta có thể có sự tự quyết định số phận của mình." 'Xu thế bình thường' Là người từng theo dõi diễn biến của Trung Quốc trong nhiều năm, trong đó có hiện tượng 'thoái đảng' của nhiều Đảng viên ở Trung Quốc, Giáo sư Tô Duy Hợp, Giám đốc Trung tâm Khoa học Tư duy, nguyên nghiên cứu viên cao cấp của Viện Xã hội học và Viện Triết học, đưa ra quan sát: "Ở các nước đang chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang hướng dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, động thái này cũng diễn ra bình thường, người ta ra lại vào, người ta vào lại ra, cho nên điều này chưa thể dự báo gì rằng cái đảng ấy bị long lay cả... Hiện nay, xu thế chung là cài răng lược, tương tác với nhau và chưa hủy diệt nhau được." Hôm Chủ Nhật, tờ Hà Nội mới phê phán ông Tống Văn Công là 'liều lĩnh' khi ông đặt vấn đề cần mở ra môi trường để 'xã hội dân sự' hoạt động và có vai trò cho sự 'phát triển lâu dài của đất nước'. Hà Nội Mới đưa ra cáo buộc: "Rõ ràng ông đã ngầm vận động cho một sự mất ổn định chính trị đất nước, giống như 'cách mạng màu', 'cách mạng cam' đã từng diễn ra gần đây trên thế giới, và chính nhiều nước trong số ấy đã khủng hoảng toàn diện, đầu rơi máu chảy, nhân dân cơ hàn." Nhận xét về cách nhìn nhận 'xã hội dân sự' của tờ báo, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: "Tôi nghĩ rằng sự lo ngại về xã hội dân sự như vậy theo tôi hoàn toàn không phản ánh đúng thực chất của những người đã tham gia vào diễn đàn xã hội dân sự này... "Trên thế giới, không có ai, không có nước nào cho rằng xã hội dân sự là một lực lượng thù địch hoặc có âm mưu gì. Hiện nay các tổ chức như vậy ở Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ và họ đang làm được rất nhiều việc, từ việc từ thiện cho đến việc giúp đỡ trẻ em tàn tật, rồi đi về vùng sâu, vùng xa v.v... "Tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần có một cái nhìn thực sự cầu thị và thực tế về xã hội dân sự này, còn có ai muốn làm điều gì đó mà cho rằng là vi phạm pháp luật, hoặc lật đổ gì đó, thì điều đó, các cơ quan an ninh cứ đưa các chứng cứ ra và có thể sẽ được xử lý theo pháp luật," cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC từ Hà Nội. |