content
stringlengths 1
181k
| question
stringlengths 8
150
| relevant_laws
list | split
stringclasses 1
value | id
stringlengths 36
36
|
---|---|---|---|---|
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Y tế các Bộ, ngành nghiêm túc tổ chức triển khai, thực hiện một số nội dung sau:
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện: - Khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh (người lớn và trẻ em) khi mắc và sau mắc COVID-19 theo đúng các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế đã ban hành, như Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, trong đó có hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bệnh COVID-19 sau ra viện, chăm sóc sức khỏe tâm thần; Hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 (COVID-19)... - Khám bệnh, chữa bệnh cho người có dấu hiệu, triệu chứng sau khi mắc COVID- 19 (sau đây gọi tắt là hậu COVID-19) nói riêng và khám bệnh, chữa bệnh nói chung theo phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, theo các lĩnh vực chuyên khoa khi người dân có các dấu hiệu, triệu chứng thuộc các chuyên khoa, tránh tình trạng lạm dụng chỉ định hoặc chỉ định không phù hợp, không cần thiết. - Thực hiện công tác truyền thông, quảng cáo công tác khám bệnh, chữa bệnh, khám sau COVID-19 phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BYT quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. - Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các khoa, phòng chuyên môn. b) Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức để người dân hiểu đúng và đầy đủ về các dấu hiệu, triệu chứng hậu COVID-19, thời điểm người dân cần đi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh phù hợp, tránh để người dân lo lắng, hoang mang quá mức, tránh lạm dụng chỉ định ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Một số nội dung chính cần truyền thông như sau:
- Sau mắc COVID-19 một số người chậm hồi phục sức khỏe cần được theo dõi sức khỏe.
- Hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 có các triệu chứng xuất hiện trong hoặc sau khi mắc COVID -19, kéo dài 12 tuần và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác (theo Tổ chức Y tế thế giới và Viện NICE - Vương Quốc Anh).
- Các triệu chứng hậu COVID rất đa dạng: có đến 203 triệu chứng khác nhau, có thể xuất hiện sau khi COVID-19 đã hồi phục, hoặc tồn tại dai dẳng từ đầu, hoặc tái phát theo thời gian. Triệu chứng phổ biến nhất bao gồm mệt mỏi, khó thở, đau cơ xương khớp, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, suy giảm nhận thức, rối loạn giấc ngủ, ho, đau ngực...
- Khi các dấu hiệu, triệu chứng của hậu COVID-19 làm sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, tác động đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội, người dân cần đi khám sức khỏe.
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa thực hiện khám bệnh, chữa bệnh hậu COVID-19 theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp phép.
- Người dân không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không được cấp phép lưu hành sản phẩm hay các bài thuốc truyền miệng hoặc theo các nguồn tin không chính thống để chữa bệnh.
- Một số nội dung truyền thông khác phải dựa trên các khuyến cáo, hướng dẫn, bằng chứng khoa học tin cậy trong nước và quốc tế.
>>> Xem toàn văn Công văn 2055 tại file đính kèm bên dưới Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm Cập nhật bởi HuyenVuLS lúc: 23/04/2022 04:08:28 | Bộ Y Tế ban hành Văn bản hướng dẫn khám chữa bệnh hậu Covid-19 cho người dân | [
{
"law_id": "09/2015/TT-BYT",
"text": "09/2015/TT-BYT"
}
] | train | e41a0f6f-3460-4a34-bce5-10654da5a93e |
Báo Vietnamnet đưa tin, tại họp báo chiều ngày 21/2, ông Nguyễn Hồng Tâm – Phó giám đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, trên địa bàn hiện đang có 11.323 người mắc Covid-19 cách ly tại nhà. Con số này bao gồm F0 và một số nghi ngờ F0 mà y tế địa phương chưa có thời gian xác định.
Ông Tâm nói thêm, quy định mới của Bộ Y tế xác định người có kết quả xét nghiệm PCR dương tính là F0. Nhưng trong trường hợp test nhanh dương tính SARS-CoV-2 thì phải có thêm điều kiện đi kèm thì mới được công nhận là F0.
“Ví dụ, người test nhanh dương tính phải có thêm yếu tố là F1 của F0 nào đó, hoặc phải kèm theo triệu chứng và yếu tố dịch tễ nào đó, hoặc phải có 2 test nhanh dương tính trong 8 tiếng đồng hồ mới được xem là F0. Như vậy, con số 11.323 người này lớn hơn số F0 thực sự của thành phố.” – ông Tâm nhận định.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã điều chỉnh định nghĩa và đưa ra 4 yếu tố xác định F0 chính xác nhất hiện nay bao gồm:
- Có kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19 bằng phương pháp PCR.
- Tiếp xúc gần (F1) và có kết quả test nhanh dương tính.
- Có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả test nhanh dương tính và có yếu tố dịch tễ).
- Có kết quả test nhanh dương tính 2 lần liên tiếp trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 và có yếu tố dịch tễ.
Ngoài ra, bác sĩ CK I Nguyễn Huy Hoàng thuộc Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng chia sẻ với Sức khỏe và Đời sống thì thời điểm làm xét nghiệm sau khi tiếp xúc với F0 cũng là rất quan trọng để thể hiện kết quả chính xác nhất. Nguyên nhân là bởi virus khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức “đủ” số lượng thì các xét nghiệm mới có thể phát hiện ra.
Theo khuyến cáo từ bác sĩ, khi biết bản thân có tiếp xúc với F0 thì nên xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh hoặc PCR. Phương pháp nào thuận tiện và dễ tiếp cận nhất thì thực hiện. Thời điểm xét nghiệm lý tưởng như sau:
- Đối với người chưa tiêm vaccine: Thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính sẽ từ 24 – 48 tiếng kể từ sau khi tiếp xúc F0.
- Đối với người đã tiêm vaccine: Thời gian cho ra kết quả dương tính có thể từ 5 – 7 ngày tính từ thời điểm tiếp xúc mầm bệnh.
- Đối với người có triệu chứng của bệnh: Nếu test nhanh cho ra kết quả âm tính thì cần xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 – 48 tiếng sau đó. Nếu vẫn tiếp tục cho kết quả âm tính thì nên thực hiện xét nghiệm PCR để chính xác nhất.
Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, người tiếp xúc với F0 dù đã tiêm hay chưa chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 cũng cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, đảm bảo nguyên tắc 5K để không lây bệnh cho người khác.
Như vậy, ngay cả khi có kết quả test nhanh dương tính SARS-CoV-2, mọi người cũng cần quan sát cả những yếu tố khác để đưa ra nhận định đúng nhất cho tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó tránh việc đánh giá sai, gây ra lo lắng về mặt tinh thần.
Vietnamnet
Cập nhật bởi admin lúc: 22/02/2022 09:07:39 | Test nhanh dương tính lần 1 chưa chắc đã là F0: Lưu ý điều kiện đi kèm | [] | train | 1b74543d-4018-4f78-9afc-37bcc03047be |
Mẫu xác nhận người nhiễm Covid-19 cách ly tại nhà đã khỏi bệnh - Minh họa
Theo kế hoạch dự kiến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố, người đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly là đủ điều kiện có “Thẻ Xanh COVID”.
Trên thực tế, tại thời điểm bùng phát dịch, nhiều trường hợp người dân tự làm xét nghiệm, tự cách ly theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại nhà nhưng chưa được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, phường, xã, thị trấn xác nhận vì nhiều lý do khác nhau. Được sự đồng ý của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố hướng dẫn như sau:
- Đối với các trường hợp tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà và được trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc tổ trưởng tổ dân phố/tổ nhân dân hoặc các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà do các trường đại học y khoa hoặc các tổ chức thiện nguyện đảm trách xác nhận là đúng thì được xem như đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà.
- Đối với các trường hợp khác (không được tổ chức hoặc cá nhân xác nhận) thì cần được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Tải Mẫu bản cam kết đính kèm theo Công văn tại file bên dưới. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 3936: TP. HCM ban hành mẫu xác nhận người nhiễm Covid-19 cách ly tại nhà đã khỏi bệnh | [] | train | 766066a5-c05e-410b-9d57-6d167dc3ac11 |
Kế hoạch làm việc tại cơ quan, đơn vị nhà nước - Minh họa
Theo chỉ đạo của UBND tại Công văn, từ nay các cơ quan, đơn vị nhà nước sẽ có 4 giai đoạn thực hiện phương thức làm việc mới, với một số yêu cầu nhất định. Cụ thể
Giai đoạn thử nghiệm từ 16/9 đến 30/9:
Chỉ bố trí số lượng cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ phù hợp và đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan, đơn vị để đảm bảo duy trì các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, đồng thời thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị.
Về số lượng người làm việc trực tiếp tại cơ quan, cần đảm bảo tối đa 1/3 tổng số nhân sự, nếu muốn bố trí nhiều hơn nhưng tối đa không quá ½ lượng nhân sự thì phải báo cáo cho Sở Nội vụ chậm nhất ngày 20/9
Giai đoạn từ 1/10 đến hết 31/10:
Chỉ bố trí số lượng cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ và đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 hoặc được cấp Thẻ xanh Covid-19 làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan, đơn vị và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, đồng thời thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị.
Về số lượng người làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị, có thể bối trí tối đa ½ tổng số nhân sự, cơ quan nào muốn bố trí nhiều hơn thì cần phải được UBND thành phố chấp thuận bằng văn bản
Giai đoạn từ 1/11 đến hết 15/1/2021:
Chỉ bố trí nhân sự đã được cấp Thẻ xanh Covid làm việc trực tiếp tại trụ sở và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, đồng thời thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị.
Về số lượng người làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị, có thể bối trí tối đa 2/3 tổng số nhân sự.
Giai đoạn sau ngày 15/1/2022:
Toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ làm việc trực tiếp tại trụ sở đã được cấp Thẻ xanh, Thẻ vàng Covid-19 (có kết quả xét gnhiệm âm tính với SARS-CoV-2) theo quy định bình thường mới, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định và thực hiện nghiêm bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị nhà nước theo quy định
Công văn còn nêu ra nhiều yêu cầu đối với công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính.
Như vậy, với những yêu cầu được nêu ra trong Công văn 3086, việc áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng Covid-19 đã không còn đơn thuần là đề xuất, kế hoạch, mà rất có thể đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để áp dụng chính thức tại TP. HCM, ít nhất là đối với đội ngũ nhân sự làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước.Tại văn bản tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | TP. HCM: Cần tiêm đủ 2 mũi hoặc có Thẻ xanh, Thẻ vàng Covid-19 để quay lại làm việc trong cơ quan nhà nước | [] | train | 154ca618-9f0e-4857-8e79-553302a17c4e |
Tại Công văn 30674/SLĐTBXH-LĐ ngày 16/9/2021 Sở LĐ-TB-XH TP. HCM đã hướng dẫn các bước rà soát, lập danh sách xét duyệt người có hoàn cảnh thật sự khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn để chi hỗ trợ đợt 3.
Hỗ trợ Covid-19 đợt 3 tại TP. HCM - Minh họa1. Đối tượng hỗ trợ (1) Thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng có hoàn cảnh thật sự khó khăn. (2) Người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian giãn cách xã hội đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả trường hợp người lao động đang cách ly tập trung, đang trị bệnh...). (3) Người phụ thuộc của đối tượng (2) gồm: cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc trong cùng một hộ đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn tại thời điểm khảo sát và lập danh sách (bao gồm cả trường hợp người đang cách ly tập trung, đang trị bệnh...). (4) Người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo, có hoàn cảnh thật sự khó khăn trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách và đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn. * Lưu ý: không hỗ trợ đối với các trường hợp sau: người đang hưởng lương hưu, người đang tham gia bảo hiểm xã hội và diện doanh nghiệp trả lương tháng 8 năm 2021. 2. Cách thức rà soát, lập danh sách xét duyệt - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn rà soát và tổng hợp danh sách người có hoàn cảnh thực sự khó khăn đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức theo trình tự như sau: Bước 1: - Thành lập Tổ công tác để thực hiện chính sách hỗ trợ tại khu phố, ấp, thành phần gồm: Cán bộ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Công an khu vực; Khu đội trưởng; Trưởng ban Ban điều hành khu phố, ấp; Tổ trưởng Tổ dân phố; đại diện Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể ở khu phố, ấp và các thành phần khác (nếu có). Nhiệm vụ của Tổ công tác là kiểm tra, rà soát, đối chiếu các tiêu chí quy định để xác định người có hoàn cảnh thật sự khó khăn (theo Mẫu 2 đính kèm), tổ chức bình nghị xét duyệt để thống nhất đề xuất của Tổ công tác. Sau đó, gửi toàn bộ biên bản họp kèm danh sách về Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. * Lưu ý: Không thống kê các trường hợp đã về quê hoặc sinh sống ở địa phương khác. - Ngoài ra, Tổ công tác có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận ý kiến của người dân, giải đáp thắc mắc cho dân, tổng hợp các ý kiến báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp để xem xét giải thích; tổ chức công khai danh sách hỗ trợ và thực hiện hỗ trợ cho dân sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Bước 2: - Sau khi tiếp nhận biên bản của Tổ công tác thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng xét duyệt cấp xã, thành phần gồm: Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Cán bộ phụ trách lao động; Trường công an xã; Phường đội trưởng, Công an khu vực; Khu đội trưởng; Trưởng ban Ban điều hành khu phố, ấp; Tổ trưởng Tổ dân phố; Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể của xã, phường, thị trấn. - Hội đồng xét duyệt cấp xã tổ chức họp, xét duyệt, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và tính chính xác của từng đối tượng, lập danh sách người có hoàn cảnh thực sự khó khăn đủ điều kiện hỗ trợ (có đối chiếu danh sách của cơ quan bảo hiểm xã hội để loại trừ những người đang hưởng lương hưu, những người đóng bảo hiểm xã hội và diện doanh nghiệp trả lương tháng 8 năm 2021), chốt danh sách gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức để thẩm định, phê duyệt theo quy định. * Lưu ý: Những trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ghi vào biên bản và chỉ đạo Tổ công tác ở khu phố, ấp thông tin và nêu rõ lý do để người dân được biết. Bước 3: - Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chi hỗ trợ theo quy định, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách. - Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công khai với cộng đồng dân cư, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố (nếu có), trang thông tin điện tử của xã, phường, thị trấn (nếu có). Thời gian thực hiện các bước rà soát, lập danh sách xét duyệt nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện theo đúng tiến độ nêu tại Thông báo số 685/VP-TB ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố. | Phương thức lập danh sách xét duyệt nhận tiền hỗ trợ Covid-19 đợt 3 tại TPHCM | [] | train | a645b562-cae0-40dd-a32a-2a73b4cd17be |
Bình Dương đính chính thông tin làm vắc xin hết hạn - Minh họa
Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết thông tin Bình Dương để vắc xin Moderna hết hạn sử dụng chỉ là hiểu lầm. Công văn ngày 14-9 của Sở Y tế có nội dung chính là việc hướng dẫn tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 Moderna, sau khi đã có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngày 18-9, Sở Y tế tỉnh Bình Dương ban hành Công văn 2217/SYT-NYV về việc tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 cho các đối tượng tiêm mũi 1 vaccine Moderna, thay thế văn bản gây hiểu nhầm nêu trên.
Cụ thể, theo khuyến cáo của nhà sản xuất và hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng quốc gia thì vaccine Moderna tiêm 2 mũi, cách nhau ít nhất 28 ngày. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, không có thông tin sẽ nhập vaccine Moderna về để thực hiện tiêm mũi 2.
Trong khi đó, vaccine Moderna mà Bộ Y tế phân bổ cho Bình Dương đợt 11 và 14 đã được tiêm hết mũi 1 cho người dân theo đúng tiến độ, vì vậy, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề nghị các đơn vị có thể sử dụng vaccine Pfizer tiêm mũi 2 cho các đối tượng tiêm mũi 1 Moderna và trước khi tiêm phải tư vấn cho các đối tượng, có sự cam kết đồng ý tiêm 2 loại vaccine của người đến tiêm.
Sáng 18-9, ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương khẳng định, thông tin vaccine Moderna phân bổ cho tỉnh Bình Dương hết hạn sử dụng là không chính xác. Theo đó, số vaccine Moderna được Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh đã được tiêm hết trong tháng 8-2021, nhưng trong Công văn 2215 "Vaccine Moderna Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh Bình Dương đợt 11 và 14 đã hết hạn sử dụng ngày 4-9-2021 (vaccine sau khi rã đông sử dụng 30 ngày ở nhiệt độ 2-80C)" gây hiểu lầm. (SGGP)Công văn 2217 được đính kèm tại file phía dưới. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Bị hiểu lầm lãng phí vắc xin Moderna, Bình Dương ra văn bản đính chính | [] | train | 06218b22-282c-47d8-aa16-03d347ab65ac |
Mở cửa TP. HCM - Minh họaChống COVID-19 là “cuộc chiến lâu dài” Tại buổi gặp gỡ, PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Đại học Y Dược TPHCM) bày tỏ phấn khởi với kết quả ban đầu của TPHCM trong công tác phòng chống dịch. Ngành y tế TPHCM đã đảm bảo tiêm vaccine cho nhóm người có nguy cơ cao, nhóm người có bệnh nền; phát triển mô hình chăm sóc, điều trị F0 tại nhà hiệu quả và đảm bảo cơ sở y tế đủ oxy cho người bệnh. Minh chứng rõ ràng nhất là số bệnh nhân tử vong đã giảm rõ rệt. Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Chống COVID-19 là “cuộc chiến lâu dài”. Chúng ta có thể quét sạch lần này nhưng cũng không đảm bảo COVID-19 sẽ không đến lần nữa. Chúng ta có thể tiêu diệt COVID-19, nhưng không thể tiêu diệt trong hôm nay, tháng này, năm nay mà phải trong những năm tới cùng các quốc gia khác chứ không thể đơn độc. Do đó, xét về tổng thể, TPHCM cần xác định “sống chung” với dịch bệnh và tính toán mở cửa kinh tế từng phần để phục hồi. Bởi nếu không mạnh dạn mở cửa thì ngân sách sẽ thiệt hại rất nhiều. Nếu tiêm chủng đủ, nên mạnh dạn trong mở cửa. Trước hết, cần tính toán mở lại các hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trước. Nếu có trường hợp dương tính tại một số doanh nghiệp thì đương nhiên phải cách ly nhưng các trường hợp còn lại có thể chỉ cần xét nghiệm để xác định ca mắc, có biện pháp xử lý phù hợp, thay vì bắt đóng cửa, dừng hoạt động cả doanh nghiệp. GS.TS Lê Hoàng Ninh, nguyên Viện trưởng Viện Y tế công cộng TPHCM nhấn mạnh, điều kiện cần để mở cửa là phải bao phủ vaccine, điều kiện đủ là 5K và các yếu tố khác. GS.TS Lê Hoàng Ninh đề nghị, thay vì nói là “5K + vaccine” thì cần chuyển trọng tâm ngược lại thành “Vaccine + 5K”, ưu tiên vaccine. Thống nhất cần mạnh dạn từng bước nới lỏng, GS. Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Dược TPHCM đề nghị, cần tập trung bao phủ vaccine và can thiệp sớm tại cộng đồng đối với F0. Theo đó, nguồn lực lúc này cần được tập trung vào bao phủ vaccine tới người dân, nhất là đối với người có nguy cơ cao, người trên 65 tuổi. Bên cạnh đó, TPHCM cần chuẩn bị, tăng cường hệ thống y tế để chăm sóc F0 tại cộng đồng, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời cho F0 khi có yêu cầu chăm sóc y tế. “Không thể không mở cửa” Từ góc độ kinh tế, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright cho rằng: Hiện không thể nói mở hay không mở cửa, mà phải nói rằng không thể không mở cửa. Theo ông, hệ lụy đối với việc tăng trưởng GRDP của TPHCM trong năm 2021 và những năm tiếp theo là cái giá phải trả rất lớn về kinh tế. Đối với doanh nghiệp đó là sự kiệt quệ mà nếu không kịp thời cứu thì doanh nghiệp sẽ chết, sau này có cứu cũng muộn màng. Đối với người dân, sau 3,5 tháng giãn cách, tỉ lệ hộ nghèo đang gia tăng, sức chịu đựng của người dân cũng cạn. Bên cạnh đó, ngân sách cũng đang gặp khó khăn. Ngoài ra cũng không thể tính hết được là các tổn thương về tinh thần, tâm lý… Nhìn chung, đứng từ góc độ kinh tế, từ doanh nghiệp, từ người dân, từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và các chi phí khác về mặt xã hội,.. chuyên gia cho rằng: Chúng ta không thể không mở cửa. Vậy mở thế nào? TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần thích nghi một cách an toàn với COVID-19 và cần có phương án dự phòng, quản lý rủi ro. Trong đó, phải bảo vệ những người có rủi ro nhiều nhất là người trên 65 tuổi, 50 tuổi trở lên, trẻ em… Điều kiện đầu tiên để mở cửa hiển nhiên là vaccine. Tiếp đó, tất cả đơn vị được phép mở ra, tiến độ mở ra phải có phương án dự phòng, phải có phương án quản lý rủi ro, phải có phương án thay đổi và thích nghi với điều kiện mới. Đơn cử siêu thị, cần có đường vào, đường ra riêng biệt. Những chuyện như vậy cần có quy chuẩn, quy trình, có hướng dẫn cụ thể để thích nghi, phòng ngừa trong bối cảnh mới. Góp ý với lãnh đạo TPHCM, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM nhấn mạnh: TPHCM đã liên tục đột phá, đổi mới để phát triển thành phố, bảo vệ nhân dân. Thời điểm này, rất cần sự đột phá mạnh mẽ của thành phố để bảo vệ nhân dân, khôi phục kinh tế. Về việc mở cửa, PGS.TS Trần Hoàng Ngân đồng thuận với việc chuẩn bị các điều kiện để mở cửa trên cơ sở an toàn. Sự phấn khởi chờ đợi của người dân khi TPHCM được trở lại trạng thái “bình thường mới” đang mang lại sức mạnh, đó là sự cộng hưởng của lòng dân. PGS.TS Trần Hoàng Ngân đề xuất TPHCM 7 nội dung cần quan tâm. Trong đó, tập trung hỗ trợ vaccine để tiêm cho người mũi 2 đến hạn, nhằm giảm tỉ lệ tử vong; đầu tư nhân lực và năng lực cho các trạm y tế; triển khai thẻ xanh một cách đơn giản, thuận lợi; xây dựng chiến lược huy động nguồn lực tài chính cho thành phố... TS. Trần Du Lịch cho rằng: Chúng ta phải xác định mở cửa một cách nhất quán, dứt khoát, không nên mở cửa giật cục. Cả TPHCM lẫn doanh nghiệp không còn nguồn lực, sau nhiều tháng giãn cách, doanh nghiệp đã kiệt quệ. Ngoài ra, TPHCM cũng sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, hệ thống cung ứng bị đứt gãy... Cần đánh giá kỹ các tiêu chí an toàn, điều kiện hoạt động để mở cửa chứ không được "đóng mở bất thường", doanh nghiệp sẽ bị đấm bồi và tiếp tục chết nhiều hơn", TS. Trần Du Lịch nói. Từng bước mở cửa dần, bảo đảm an toàn, không chủ quan Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên ghi nhận các góp ý, gợi mở tâm huyết của các chuyên gia ở lĩnh vực y tế, kinh tế. Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, dù có nhiều góc nhìn khác nhau nhưng các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng chúng ta không thể loại hẳn COVID-19 ra khỏi cộng đồng, ít nhất trong thời điểm này và một thời gian nữa. Các chuyên gia cũng đánh giá, những điều kiện chuẩn bị cho công tác phòng chống dịch COVID-19 của TPHCM đến giờ này tương đối đảm bảo như: Mở rộng độ bao phủ vaccine, có thuốc điều kháng virus, chăm lo an sinh xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận chăm sóc y tế… Các chuyên gia cả y tế và kinh tế đều đánh giá, sức chịu đựng của xã hội đã đến giới hạn và nền kinh tế bị tổn thương nhiều, cần được sớm phục hồi. Với nhìn nhận như vậy, các chuyên gia đề nghị TPHCM từng bước phải mở dần, trên cơ sở đảm bảo an toàn, tuyệt đối không chủ quan. Đồng chí Nguyễn Văn Nên cho rằng, đã đến lúc cần thống nhất điều này. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, cần chuẩn bị chiến lược để TPHCM chuyển sang giai đoạn bình thường mới – sống trong môi trường có COVID-19. Do đó, cần chuẩn bị tâm thế, thói quen, tinh thần và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó phù hợp với môi trường sống có COVID-19. Bí thư Thành ủy TPHCM thông tin, hiện nay, TPHCM đang chuẩn bị kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, với 13-14 chiến lược, trụ cột nhất là chiến lược về y tế. Chuẩn bị cho điều kiện bình thường mới, TPHCM củng cố hệ thống y tế từ cơ sở đến thành phố; phát huy nguồn lực cả hệ thống y tế dự phòng, y tế cộng đồng, y tế tư nhân, bác sĩ gia đình, hệ thống nhà thuốc… để hình thành mạng lưới y tế đủ sức chăm lo cho dân. Trong chiến lược về mặt y tế, phải có quy định rõ ràng khi phát hiện F0 ở cộng đồng thì ứng phó thế nào. Nếu như trước đây, khi phát hiện F0 thì đóng cửa; giờ đây, trong điều kiện bình thường mới, nếu phát hiện ca mắc COVID-19 thì phải “sống chung” như thế nào? Về điều này, TPHCM đang tính lại cách ứng phó trong tình hình mới. Cùng với đó, TPHCM có chiến lược về an sinh, quan tâm đến an sinh xã hội, nhà ở xã hội và các vấn đề để người dân có điều kiện sống tốt hơn. “TPHCM làm được một số kết quả nhưng không chủ quan và rất cần sự chung sức đồng lòng của các nhà khoa học, tiếp tục giúp TPHCM khôi phục từng bước chắc chắn và phát triển trở lại, làm tròn sứ mệnh của thành phố với nhân dân, với đất nước”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh Nguồn: Báo Chính phủ | TP. HCM “không thể không mở cửa” | [] | train | 4820c100-510d-4b5a-8d36-4bea264386fb |
Thực hiện Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND ngày 24/8/2021 về chính sách đặc thù hỗ trợ, động viên cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Sở Y tế ra Công văn 6277/SYT-KHTC hướng dẫn cụ thể các khoản hỗ trợ cho lực lượng này.
Phụ cấp cho lực lượng tuyến đầu chống dịch - Minh họaTheo đó, Lực lượng y tế tuyến đầu thực hiện công việc trực tiếp được hỗ trợ 10.000.000 đồng, gồm: - Lấy mẫu xét nghiệm, thăm khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện điều trị COVID-19 và cơ sở cách ly tập trung; - Kíp cấp cứu 115, lực lượng tham gia vận chuyển F0. Lực lượng tuyến đầu thực hiện công việc gián tiếp được hỗ trợ 4.500.000 đồng, gồm: - Lực lượng tham gia quản lý, điều hành, điều phối trực tiếp hoạt động phòng chống dịch (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm cấp cứu 115, Phòng y tế thành phố Thủ Đức và các quận, huyện); lấy mẫu xét nghiệm, tiêm ngừa vắc-xin, kiểm tra y tế thường xuyên tại địa bàn dân cư, các chốt, trạm kiểm soát, khu vực bị phong tỏa (tổ phòng, chống dịch tại địa phương) - Lực lượng tuyến đầu không thuộc chuyên môn y tế thực hiện công việc gián tiếp tại các bệnh viện điều trị COVID-19 và cơ sở cách ly tập trung: lực lượng nhân viên của các cơ sở y tế, lực lượng công an, quân đội, thanh niên xung phong, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ... được điều động đến thực hiện công việc gián tiếp phục vụ hoạt động của các bệnh viện dã chiến và cơ sở cách ly tập trung như hành chính, hậu cần, quản lý máy móc thiết bị, thuốc, đảm bảo an ninh trật tự, khử khuẩn, vệ sinh phòng ốc, thu gom rác, vận chuyển thực phẩm... Tổ COVID cộng đồng được hỗ trợ 2.000.000 đồng, với cơ cấu các thành viên của tổ theo hướng dẫn tại công văn số 485-CV/BDVTU ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Ban Dân vận Thành ủy về hướng dẫn một số biện pháp hoạt động Tổ Covid cộng đồng thực tế tham gia công tác phòng, chống dịch. Lực lượng tình nguyện viên được Thành phố huy động tham gia phòng, chống dịch, gồm: - Lực lượng cán bộ giảng viên từ các trường y khoa trên địa bàn Thành phố, lực lượng y tế tư nhân, lực lượng nhân viên y tế đã nghỉ hưu; lực lượng tình nguyện viên tôn giáo chăm sóc F0, F1; tình nguyện viên lái xe vận chuyển F0, F1 theo yêu cầu cách ly tập trung được hỗ trợ 3.000.000 đồng. - Lực lượng sinh viên y khoa được hỗ trợ 1.500.000 đồng. Lực lượng tình nguyện viên được Bộ Y tế huy động tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch, chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: - Lực lượng nhân viên y tế, cán bộ giảng viên được hỗ trợ 3.000.000 đồng. - Lực lượng sinh viên y khoa được hỗ trợ 1.500.000 đồng. *Nguyên tắc chi trả được thực hiện như sau - Chỉ chi trả chế độ trên cho người đang thực hiện công tác phòng, chống dịch và một người chỉ được hưởng một lần. Lưu ý: để tránh chi trùng lặp, nhiều hơn 1 lần cho đối tượng không thuộc biên chế của đơn vị khi tham gia công tác phòng, chống dịch tại nhiều địa phương: yêu cầu đối tượng được hưởng cam kết chỉ nhận 1 lần). - Có thời gian thực hiện công việc tối thiểu 22 ngày (được cộng dồn) từ ngày 26/5/2021 (thời điểm bắt đầu xuất hiện và tập trung xử lý các chùm ca bệnh trong cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh) đến thời điểm chi trả. - Một người tham gia nhiều công việc thì được hưởng chính sách hỗ trợ với mức cao nhất khi thời gian làm việc của mức cao nhất từ 11 ngày trở lên. - Chứng từ làm căn cứ chi trả: Quyết định thành lập hoặc văn bản giao thực hiện nhiệm vụ bệnh viện điều trị COVID-19, cơ sở cách ly tập trung; Quyết định hoặc văn bản tiếp nhận, phân công nhân sự tham gia chống dịch, Bảng chấm công,... Các đơn vị thuộc Sở Y tế lập danh sách những đối tượng được hưởnh chính sách hỗ trợ, Giám đốc các đơn vị chịu trách nhiệm xác định đối tượng hưởng, mức hưởng và việc tổ chức chi trả chế độ trên. | Công văn 6277: Lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch ở TP. HCM được hỗ trợ nhiều nhất 10 triệu đồng | [
{
"law_id": "12/2021/NQ-HĐND",
"text": "12/2021/NQ-HĐND"
}
] | train | ef363a83-1dcd-438a-9469-a031f423e064 |
Tiếp tục thực hiện giãn cách tại TP. HCM sau 15/9 - Minh họa
Cụ thể, việc áp dụng Chỉ thị 16, Kế hoạch 2715 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố, Chỉ thị 11 ngày 22/8 của UBND thành phố vẫn sẽ được tiếp tục áp dụng từ 0h ngày 16/9 đến hết 30/9/2021.
Việc cấp giấy đi đường vẫn được tiếp tục thực hiện theo Công văn 2800, Công văn 2850, Công văn 2994 của UBND thành phố đến hết 30/9.
Các địa bàn đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh gồm Quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn các quận, huyện này và Khu Công nghệ cao được thực hiện thí điểm các hoạt động sau:
- Triển khai thực hiện cho phép người dân đi chợ 01 lần/1 tuần theo Kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận.
- Bổ sung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được hoạt động theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân các địa phương, tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
- Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý Khu Công nghệ cao chủ động hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức thực hiện các phương án sản xuất theo Kế hoạch 2715/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố và Bộ Tiêu chí an toàn do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
- Thí điểm triển khai việc thực hiện Thẻ Xanh COVID gắn với mã QR cá nhân. Việc thí điểm vẫn phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc SK, xét nghiệm kháng nguyên định kỳ; giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Công an Thành phố, Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố, Ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố và các địa phương tham mưu thực hiện.Ngoài ra, một số hoạt động trên địa bàn thành phố sẽ được điều chỉnh như sau: - Đối với nhân viên giao nhận của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá có ứng dụng công nghệ (shipper): cho phép hoạt động liên quận, huyện và thành phố Thủ Đức từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày với điều kiện phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 03 người, tần suất 02 ngày/1 lần; ngân sách Thành phố chi trả chi phí xét nghiệm cho lực lượng này đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021. - Cho phép các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh (có giấy phép đăng ký kinh doanh) hoạt động từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày, gồm: - Dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập. - Dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi; các cơ sở kinh doanh này hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ bán hàng thông qua đặt hàng trực tuyến. - Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y. - Dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này. - Sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, các hoạt động, dịch vụ trên cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định của UBND thành phố. Xem chi tiết toàn bộ Công văn tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm Cập nhật bởi hiesutran159 lúc: 15/09/2021 13:37:49 | Công văn 3072: Từ 16/9, TP. HCM chống dịch như thế nào, có quy định gì mới? | [
{
"law_id": "16/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 16"
},
{
"law_id": "11/CT-UBND",
"text": "Chỉ thị 11 ngày 22/8 của UBND thành phố"
}
] | train | ea9ed116-62e9-46d4-aa81-e6118246eafc |
Mở lại hàng ăn ở một số nơi tại Hà Nội - Minh họa
Theo đó, từ 12h00 ngày 16/9/2021, đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị 20/CT-UBND ngày 03/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
- Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.
Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương, ngoài ra còn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy địnhnhư:
- Yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K
- Quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở
- Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp.
Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.Tải toàn bộ Công văn tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Từ 16/9, Hà Nội cho phép một số nơi bán hàng ăn mang về, đóng cửa trước 21h | [] | train | de425cee-f4a7-4c19-abda-ecc76640f8f7 |
Lộ trình để TP. HCM trở lại bình thường mới - Minh họa
Trong văn bản hỏa tốc lấy ý kiến các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; các bộ, ngành, UBND TP.HCM mới đây, Bộ Y tế đã đưa ra các tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động, và nguyên tắc mở cửa kinh tế TP.HCM theo 4 bước.
Tiêu chí tiên quyết để được mở cửa kinh tế trở lại là kiểm soát được dịch bệnh theo Quyết định 3979/QĐ-BYT ban hành ngày 18-8-2021 của Bộ Y tế: số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch.
Tỉ lệ số mẫu xét nghiệm dương tính trong số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục trong vòng 14 ngày; không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 7 ngày.
Bên cạnh đó, số giường cấp cứu ICU với đầy đủ nhân lực, trang thiết bị theo quy định đảm bảo đáp ứng 5% số ca nhiễm khi tỉnh, thành phố được đánh giá nguy cơ rất cao.
Tiêu chí động để đưa TP.HCM trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội an toàn là tỉ lệ tiêm vắc xin của người dân.
Khi đáp ứng được các tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động, việc mở cửa TP.HCM sẽ được thực hiện theo 4 bước.
Bước 1: Rà soát nguy cơ, tỉ lệ tiêm chủng và điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại cấp xã, phường để phân loại thành bốn vùng: nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ, bình thường mới.
Bước 2: Áp dụng biện pháp chống dịch theo chỉ thị 15 với khu vực đạt tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động và tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi đạt dưới 60%. Mở các hoạt động ngoài trời với số lượng người hạn chế ở những nơi/hoạt động có lây nhiễm thấp và cho phép các hoạt động ở trong nhà có kiểm soát; những người đã tiêm vắc xin, đặc biệt những khu vực có tỉ lệ tiêm vắc xin cao, sẽ được ưu tiên khi tham gia giao thông và các hoạt động kinh tế, xã hội.
Bước 3: Áp dụng biện pháp chống dịch theo chỉ thị 19 với khu vực đạt tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động, có tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi đạt từ 60-70%. Mở thêm các hoạt động ngoài trời và một số dịch vụ hoạt động trong nhà với số lượng người hạn chế, đeo khẩu trang và kính chắn giọt bắn; những người đã tiêm vắc xin, đặc biệt những khu vực có tỉ lệ tiêm vắc xin cao, sẽ được ưu tiên khi tham gia giao thông và các hoạt động kinh tế, xã hội.
Bước 4: Thực hiện các biện pháp phòng dịch, chống dịch ở trạng thái bình thường mới khi địa phương đạt tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động, và có tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi đạt trên 70%.
Theo đó, với phường, xã, quận, huyện có tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi (được tiêm ít nhất 1 liều và dưới 20% được tiêm đủ hai liều vắc xin) đạt dưới 60% sẽ áp dụng các biện pháp chống dịch COVID-19 theo chỉ thị 16 với vùng có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; áp dụng chỉ thị 19 với vùng có nguy cơ, vùng bình thường mới.
Khu vực có tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi đạt từ 60-70% sẽ áp dụng các biện pháp chống dịch theo chỉ thị 16 với vùng nguy cơ rất cao, chỉ thị 15 với vùng nguy cơ cao, chỉ thị 19 với vùng có nguy cơ và vùng bình thường mới.
Trường hợp địa bàn có tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi đạt trên 70% sẽ áp dụng biện pháp chống dịch theo chỉ thị 15 tại vùng nguy cơ rất cao, chỉ thị 19 ở vùng nguy cơ cao, và áp dụng trạng thái bình thường mới với hai vùng còn lại.
BẢO NGỌC Nguồn: Báo Tuoitre. | Bộ Y tế hướng dẫn lộ trình để TP.HCM trở lại trạng thái bình thường mới | [] | train | 566457c1-ba14-458c-938d-661a44012719 |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có Công điện 905/CĐ-BGDĐT ngày 13/9/2021gửi Chủ tịch UBND các tỉnh thành về việc tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến dịch Covid-19.
Không kéo dài các buổi học trực tuyến - Minh họa
Theo chỉ đạo tại Công điện, đối với lớp 3 đến lớp 12, hướng dẫn tổ chức tiết học, giờ học trực tuyến không kéo dài thời gian như học trực tiếp trên lớp để đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý của học sinh khi phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, tivi.
Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh thành khẩn trương chỉ đạo Sở GD-ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học chủ động, linh hoạt thông qua hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc trên truyền hình nội dung môn học, hoạt động giáo dục với thời lượng hợp lý theo các văn bản hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học của Bộ GD-ĐT.
Đối với địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và không tổ chức dạy học trực tiếp tại trường, triển khai tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp dạy học trên truyền hình các nội dung lý thuyết, hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả sách giáo khoa (SGK) để học tập. Đối với lớp 1, lớp 2, ưu tiên tổ chức dạy học trên truyền hình và không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này, khi học sinh đi học trở lại phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá định kỳ.
Đối với lớp 3 đến lớp 12, tổ chức dạy học trực tuyến là chủ đạo, dạy học trên truyền hình là bổ trợ, ưu tiên cho các lớp cuối cấp. Hướng dẫn tổ chức tiết học, giờ học trực tuyến không kéo dài thời gian như học trực tiếp trên lớp để đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý của học sinh khi phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, tivi.
Đối với các địa phương cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đề nghị tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp, nhất là các nội dung thực hành, thí nghiệm và kết hợp ôn tập, củng cố những nội dung lý thuyết đã học trực tuyến, học trên truyền hình, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương có thể tổ chức dạy học nhiều hơn 6 buổi/tuần. Chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng viễn thông để tổ chức triển khai dạy học trực tuyến khi cần thiết.
Các tỉnh cũng cần chỉ đạo Sở GD-ĐT tăng cường phối hợp với đài phát thanh và truyền hình địa phương xây dựng video bài giảng các nội dung cốt lõi theo hướng tinh giản của bài học, chủ đề các môn học để phát sóng trên đài phát thanh, trên truyền hình và bổ sung kho học liệu số. Chủ động có phương án tiếp sóng, phát lại các bài giảng bảo đảm một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng trên truyền hình trong một ngày; kết hợp chuyển tài liệu học tập đến tận tay học sinh tại những địa phương mà học sinh không đủ điều kiện, khả năng tiếp cận học tập trực tuyến. | Bộ Giáo dục yêu cầu các tỉnh không kéo dài thời gian các buổi học trực tuyến | [
{
"law_id": "905/CĐ-BGDĐT",
"text": "Công điện 905/CĐ-BGDĐT"
}
] | train | 2d1e5c68-1997-4398-8bea-0fe639169a26 |
Ngày 24/6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết 99/2023/QH15 giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tương tự.
Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp đáng chú ý sau:(1) Khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dược, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật về thiết bị y tế, Luật An toàn thực phẩm và các luật liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng, tình trạng khẩn cấp. Xây dựng, hoàn thiện các đề án thực hiện nhiệm vụ được giao tại các văn kiện của Đảng liên quan đến lĩnh vực y tế cơ sở, y tế dự phòng. Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư y tế, hóa chất bảo đảm thống nhất với Luật Đấu thầu và Luật Giá. (Có Danh mục kèm theo). (2) Xử lý dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó tập trung xử lý: - Việc thanh toán, quyết toán chi phí dịch vụ xét nghiệm COVID-19 theo khối lượng thực tế phát sinh đối với dịch vụ xét nghiệm theo cơ chế đặt hàng nhưng chưa có đơn giá đặt hàng hoặc chưa có hợp đồng đặt hàng; - Việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế và hàng hóa khác với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, phát sinh; Việc sử dụng số thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế đã mua từ ngân sách nhà nước cho khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 mà người bệnh không phải trả tiền chuyển sang khám bệnh, chữa bệnh thông thường do người bệnh hoặc quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định hiện hành; Vướng mắc trong thanh toán, quyết toán đối với việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện dưới các hình thức tạm ứng, vay, mượn, huy động và tiếp nhận tài trợ, viện trợ từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2022; Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản được tài trợ, cho, biếu, tặng để phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2022 tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực tế đã tiếp nhận, quản lý, sử dụng mà không có đủ hồ sơ, tài liệu, không xác định được giá trị hoặc giá trị tài trợ trong biên bản tài trợ có sự chênh lệch cao hơn so với giá mặt hàng tương đương được công bố, công khai trên thị trường hoặc trên cổng thông tin của cơ quan chức năng; - Việc giải thể và xử lý tài sản khi giải thể các trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; - Hoàn thành dứt điểm việc thực hiện các giải pháp được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết 80/2023/QH15. (3) Nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, nhân viên y tế nói chung, y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng. Theo đó, phải tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Ngoài ra, khuyến khích các địa phương có chính sách thu hút cán bộ, nhân viên y tế về làm việc tại y tế cơ sở và trong lĩnh vực y tế dự phòng. (4) Tăng mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của người dân; Đồng thời, nghiên cứu mở rộng danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, danh mục thuốc, thiết bị, vật tư y tế ở y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả tương ứng với mức tăng bảo hiểm y tế. Qua đó, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong việc thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. (5) Khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ việc trong quản lý, sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt là các sai phạm, các vụ việc liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á theo chủ trương của cấp có thẩm quyền về phân loại xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm. Xem chi tiết tại Nghị quyết 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023. | Nghị quyết 99/2023/QH15: Xử lý dứt điểm xác lập sở hữu toàn dân với tài sản tài trợ phòng, chống Covid-19 | [
{
"law_id": "99/2023/QH15",
"text": " Nghị quyết 99/2023/QH15"
},
{
"law_id": "80/2023/QH15",
"text": "Nghị quyết 80/2023/QH15"
},
{
"law_id": "27-NQ/TW",
"text": "Nghị quyết 27-NQ/TW"
},
{
"law_id": "99/2023/QH15",
"text": "Nghị quyết 99/2023/QH15"
}
] | train | b77bf19d-0cd2-4f17-bb3b-5e1aefad49ac |
TP. HCM dự kiến mở cửa dần một số hoạt động - Minh họa
Lãnh đạo UBND TPHCM đã chính thức công bố việc tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn địa bàn sau ngày 15/9, nhằm đạt những kết quả ổn định, đảm bảo sự an toàn cần thiết trước khi khôi phục lại hoạt động nền kinh tế. Đợt giãn cách tiếp theo của thành phố dự kiến sẽ kéo dài thêm 2 tuần.
Tuy nhiên, với những dấu hiệu khả quan về tình hình dịch tễ thời gian gần đây, thành phố đã từng bước tính toán để khởi động lại một số hoạt động, dịch vụ trong giai đoạn ngắn hạn sau ngày 15/9.
Trong thực tế, sau ngày 6/9, TPHCM đã từng bước tạo tiền đề tiến tới giai đoạn "bình thường mới" ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.
"Thành phố sẽ tính toán để mở lại những hoạt động tùy theo tình hình, mức độ của dịch bệnh. Có thể có những địa bàn, những ngành nghề nếu đủ điều kiện sẽ được mở lại dần, không nhất thiết phải đợi hết tháng 9", ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh về phương châm: "an toàn mới mở lại, mở lại phải an toàn" của thành phố.Khôi phục nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân Nửa đầu tháng 7, cả 3 chợ đầu mối của TPHCM đồng loạt đóng cửa để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh khi xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19 liên tiếp. Là nguồn cung chính cho toàn địa bàn, khi còn hoạt động, 3 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức cung ứng cho các tiểu thương, chợ truyền thống, chợ dân sinh tại các quận, huyện, phường, xã hàng nghìn tấn nông sản, thực phẩm mỗi ngày. Sau hơn 2 tháng đóng cửa các chợ đầu mối, ngày 13/9, Sở Công Thương đã có công văn gửi các quận, huyện, đơn vị quản lý chợ về việc chuẩn bị cho công tác mở cửa hoạt động lại các chợ đầu mối trên địa bàn. Các đơn vị quản lý chợ được yêu cầu cho ý kiến góp ý về dự thảo bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trước khi chính quyền thành phố cho phép mở cửa hoạt động 3 khu chợ trên. Việc chuẩn bị cho các chợ đầu mối hoạt động trở lại mang ý nghĩa lớn trong việc giải quyết nguồn cung hàng hóa cho người dân thành phố trong thời gian tới. Cụ thể, kênh phân phối mà người dân TPHCM dễ dàng tiếp cận nhất là chợ truyền thống gần như đã ngừng hoạt động suốt thời gian qua vì dịch Covid-19. Tại nhiều buổi họp, ông Nguyễn Nguyên Phương khẳng định, thành phố chưa bao giờ có chủ trương đóng cửa hay ngưng hoạt động hình thức này, việc các chợ ngưng hoạt động là do phát hiện ca mắc Covid-19; các chợ cũng chưa đáp ứng được tiêu chí an toàn để mở cửa. Như vậy, khi các chợ đầu mối được mở cửa trở lại, nguồn cung hàng hóa cho các khu chợ nhỏ khác sẽ được khôi phục. Khi tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến khả quan và các chợ truyền thống đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch, người dân tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức sẽ dễ dàng tiếp cận với cách thức mua hàng trước đây. Shipper sẽ được chạy liên quận Tại chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 13/9, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết, dự kiến từ 16/9 thành phố sẽ cho phép shipper hoạt động liên quận nếu đáp ứng được các tiêu chí an toàn. Việc mở rộng phạm vi hoạt động của các shipper sẽ giúp giảm chi phí đặt hàng đối với người dân trong thời gian giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, TPHCM tiếp tục hỗ trợ xét nghiệm Covid-19 miễn phí cho lực lượng này đến hết tháng 9. Trong thực tế, shipper là lực lượng được TPHCM bổ sung vào nhóm đối tượng được ra đường sớm nhất trong quãng thời gian siết chặt giãn cách xã hội. Trước nhu cầu về nhu, yếu phẩm của người dân, những người vận chuyển này được thành phố xác định là lực lượng đóng vai trò quan trọng và được phép hoạt động có điều kiện từ ngày 30/8. Sau 7 ngày hoạt động trở lại, khoảng 10.000 shipper đã giải quyết hơn một triệu đơn hàng của người dân. Cùng với đó, nhu cầu của người dân đối với công tác đi chợ thay của chính quyền cũng giảm đi từng ngày. Từ ngày 7/9, lực lượng shipper đã được mở rộng thời gian hoạt động trong ngày từ 6h đến 21h. Cùng với đó, lực lượng này cũng đóng vai trò chính trong việc đảm bảo hàng hóa đến tay người dân khi TPHCM cho phép các loại hình kinh doanh ăn uống, cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) hoạt động lại bằng hình thức bán mang đi. Dù UBND TPHCM đã chính thức cho phép, nhưng những ngày qua, phần lớn hộ kinh doanh đều dè chừng mở cửa bởi cân nhắc những hiệu quả mang lại khi chỉ tiếp cận được khách hàng trong một phạm vi hẹp. Những ngày tới, các shipper được hoạt động liên quận, đồng nghĩa với việc các cửa hàng, hộ kinh doanh mở rộng đối tượng khách hàng có thể tiếp cận, tăng khả năng có lợi nhuận khi mở cửa trở lại. Thí điểm mở lại nhiều hoạt động ở 3 quận, huyện Với việc đạt mục tiêu kiểm soát được dịch Covid-19 theo tiêu chí của Bộ Y tế, Quận 7 và huyện Cần Giờ, Củ Chi được lựa chọn là khu vực để TPHCM thực hiện thí điểm từng bước mở lại các dịch vụ. Việc mở cửa trở lại ở các địa phương này dựa trên thử nghiệm áp dụng "thẻ xanh Covid" của thành phố. Tại Quận 7, khi dịch bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, chính quyền địa phương đã khởi động quá trình trở lại trạng thái "bình thường mới" thông qua việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế - Xã hội, để sẵn sàng phục hồi kinh tế sau đại dịch. Theo phương án từng bước mở lại các hoạt động, Quận 7 đề xuất UBND TPHCM bắt đầu giai đoạn một từ ngày 20/9 đến ngày 20/10. Trong quãng thời gian trên, địa phương sẽ ưu tiên mở cửa lại đối với các ngành nghề như lương thực, thực phẩm, các dịch vụ ăn uống nếu chủ hộ kinh doanh đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Sau khi dịch bệnh được cơ bản kiểm soát, huyện Cần Giờ cũng lên kế hoạch xây dựng tour du lịch với lộ trình khép kín. Dự kiến từ nay đến ngày 30/9, tour du lịch đầu tiên của huyện sẽ được khởi động với điều kiện đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn. Tại buổi làm việc với huyện Cần Giờ, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch trên. Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng, việc mở tour du lịch an toàn vừa giúp địa phương tận dụng, phục hồi kinh tế, vừa chia sẻ khó khăn với các địa phương, giúp người dân thành phố giảm bớt áp lực tâm lý sau quãng thời gian giãn cách kéo dài. Khi đạt được những tiêu chí là vùng xanh của thành phố, huyện Củ Chi cũng đặt mục tiêu khôi phục lại các hoạt động theo tiêu chí "mở cửa tới đâu chắc tới đó". Hiện nay, UBND huyện đang xây dựng kế hoạch khung, từ đó các xã, thị trấn tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng địa bàn để tiến tới mở cửa, trở lại trạng thái "bình thường mới". Với những kịch bản, kế hoạch chi tiết, Quận 7 và huyện Củ Chi, Cần Giờ sẽ là tiền đề và thử nghiệm quan trọng của TPHCM trong việc phân tích, xem xét những bước mở cửa lại các hoạt động đã đủ an toàn hay chưa. Đối với tổng thể TPHCM, chính quyền thành phố cam kết sẽ cân nhắc, đánh giá từng ngày giữa việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát, phục hồi các hoạt động với việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Cụ thể, một số địa bàn có kết quả kiểm soát dịch bệnh tốt như huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè và Quận 5, 7, 11, Phú Nhuận có thể nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội từ nay đến cuối tháng 9. Ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch TPHCM cho biết thành phố đang từng bước xây dựng 8 tiêu chí của 8 ngành là công thương, du lịch, y tế, giáo dục, xây dựng, lao động, thương binh, xã hội. "Các tiêu chí sẽ được thí điểm ở những nơi kiểm soát được dịch bệnh. Khu vực nào đảm bảo an toàn, thành phố không ngại để tạo điều kiện mở cửa", Phó Chủ tịch UBND TPHCM cam kết. Quang Huy Nguồn: Dantri. | Những hoạt động nào ở TPHCM dự kiến được mở dần thời gian tới? | [] | train | 8d02c3ec-d034-4079-ba92-60e319a83d3e |
Rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin Astra Zeneca - Minh họa
Theo nội dung Công văn, Sở đề nghị Bộ y tế xem xét và có ý kiến về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca từ 08 -12 tuần xuống còn tối thiểu 06 tuần.
Lý do mà Sở Y tế TP. HCM đưa ra là bởi những con số đáng chú ý về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Tính đến 18h ngày 11/9, đã có 292.403 trường hợp mắc bệnh được phát hiện tại TP. HCM, đang điều trị cho 39.296 người, trong đó có 2690 người đang phải thở máy (1626 bệnh nhân thở máy không xâm lấn, 1064 bệnh nhân thở máy xâm lấn, 23 bệnh nhân phải can thiệp ECMO và có 2914 trẻ dưới 16 tuổi, tổng số ca tử vong tính từ 1/1/2021 tới nay là 11.992 người.
Về tiến độ tiêm chủng, đến hết ngày 11/9, Thành phố đã triển khai tiêm 7.776.452 mũi cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trong đó, mũi 01 chiếm 89,8% và mũi 02 đạt 18%, cụ thể:
- Vắc xin AstraZeneca: Tiêm được 4.880.580 liều (mũi 01 là 4.281.368 liều, mũi 2 là 599.212 liều);
- Vắc xin Pfizer: Tiêm được 355.075 liều (mũi 01 là 93.219 liều, mũi 02 là 261.856 liều);
- Vắc xin Moderna: Tiêm được 628.770 liều (mũi 01 là 552.409 liều, mũi 02 là 76.361 liều);
- Vắc xin Vero Cell: Tiêm được 1.912.027 liều (mũi 01 là 1.545.852 liều, mũi 02 là 366.175 liều).
TP. HCM đang lên kế hoạch triển khai thẻ xanh Covid-19 cho những người đã tiêm từ 1 mũi vắc xin trở lên, đặc biệt dành cho người đã tiêm đủ 2 mũi. Nếu được chấp thuận, tiến độ hoàn thành tiêm vắc xin Astra Zeneca (vốn chiếm đa số trong lượng vắc xin được thành phố triển khai tiêm) sẽ được tăng tốc và giúp người dân sớm có thể được cấp thẻ xanh. Tải Công văn 6350 tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Sở Y tế TP. HCM gửi văn bản khẩn xin Bộ rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm Astra Zeneca | [] | train | 75a5e204-484c-4981-a6eb-3c0f0209f62b |
Sau khi báo cáo với Chính phủ, ngày 11/9/2021, Bộ Thông tin - Truyền thông đã thống nhất với Bộ Y tế và Bộ Công an, Ban hành Quyết định 1405/QĐ-BTTTT hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 (Phiên bản 1.1).
Mã QR riêng phục vụ công tác phòng chống dịch - Minh họa
Tài liệu này quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân, hướng dẫn về việc cấp và sử dụng mã QR cá nhân trong các nền tảng, ứng dụng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Mỗi cá nhân sử dụng các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 được cấp một mã QR cá nhân. Mã QR cá nhân có thể được sử dụng để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đọc và truy vấn các dữ liệu liên quan phục vụ công tác phòng, chống dịch, bệnh Covid-19.
Việc hiển thị và sử dụng một mã QR cá nhân thống nhất trong tất cả các nền tảng, ứng dụng nhằm tạo thuận lợi tối đa cho mỗi người dân và các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các nghiệp vụ phòng, chống dịch Covid-19. Người dân có thể lựa chọn cài đặt, sử dụng nền tảng, ứng dụng có cung cấp mã QR cá nhân phù hợp với nhu cầu và không cần cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau. Các nền tảng, ứng dụng khi triển khai phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong tài liệu này.
Cũng theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1405, các nền tảng, ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trước khi triển khai cần được Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Bộ Y tế đánh giá đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tại tài liệu này.
Nền tảng, ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được công bố tại website: https://covid19.tech.gov.vn.Quyết định 1405 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. | Quyết định 1405 Bộ TT-TT: Mỗi người dân sẽ có một mã QR riêng phục vụ công tác phòng, chống dịch | [
{
"law_id": "1405/QĐ-BTTTT",
"text": "Quyết định 1405/QĐ-BTTTT"
}
] | train | d802faa7-2913-4021-ab5c-819ea3233e0e |
Ngày 10/9/2021, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn 6324/VPCP-KGVX gửi UBND Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương về việc bảo đảm an sinh xã hội và an toàn phòng, chống dịch. Nổi bật trong đó là việc xem xét cho cho người dân đăng ký về quê trong thời gian này.
Xem xét cho người dân về quê tránh dịch - Minh họa
Theo đó, để tiếp tục duy trì, bảo đảm an sinh xã hội và an toàn phòng chống dịch Covid-19 cho người dân trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội, Thủ tướng yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội, TPHCM, Bình Dương khẩn trương rà soát, khắc phục ngay các tồn tại ở một số xã, phường, thị trấn về hỗ trợ y tế, lương thực, thực phẩm cho người dân.
Đồng thời, kiểm tra, rà soát việc bảo đảm trang bị phòng hộ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, tình nguyện viên, Tổ Covid-19 cộng đồng…
Đặc biệt giao UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu xem xét tổ chức cho người ở khu vực đông dân cư không bảo đảm yêu cầu giãn cách, cách ly được đăng ký về quê theo nguyện vọng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, khoa học, đồng bộ giữa các địa phương, bảo đảm an toàn phòng chống dịch.
Nếu gặp vướng mắc về phòng, chống dịch Covid-19, bạn đọc liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ ngay. | Hà Nội, TPHCM, Bình Dương xem xét cho người dân đăng ký về quê | [] | train | bab8ee23-f472-4812-b8f9-088a1259c7f8 |
Đưa Luật sư vào nhóm thực hiện dịch vụ thiết yếu - Minh họa
Ngày 03/04/2020 Văn phòng Chính phủ có Công văn 2601/VPCP-KGVX hướng dẫn về thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại mục 2 công văn có nêu: “2. cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chúng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...)... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch,...”.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp ban hành Công văn 1221/BTP-PLHSHC ngày 03/04/2020 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chức, luật sư được tiếp tục hoạt động.
Theo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, trong tình hình hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp vẫn tiến hành các hoạt động khởi tố, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật để đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội nên vẫn ban hành các văn bản triệu tập, quyết định khởi tố, truy tố, xét xử yêu cầu luật sư tham gia tố tụng ở nhiều địa phương khác nhau nhưng chính quyền một số tỉnh, thành phố không đưa luật sư thuộc đối tượng được cấp giấy đi đường nên luật sư không thể tham gia các hoạt động dịch vụ tư vấn hay tham gia tố tụng theo yêu cầu thiết yếu khiến cho các hoạt động tố tụng không được bình thường.
Căn cứ nội dung Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công văn 2601/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ và Công văn số 1221/BTP-PLHSHC của Bộ Tư Pháp, Liên đoàn luật sư Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục xác định hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, tham gia tổ tụng, tư vấn và trợ giúp pháp lý của các tố chức hành nghề luật sư và các luật sư cho các chủ thể xã hội đang diễn ra hằng ngày là một trong những dịch vụ thiết yếu trong điều kiện phòng, chống dịch Covid – 19, phù hợp với tình hình thực hiện giãn cách xã hội ở từng địa phương.
Đồng thời, kiến nghị đưa luật sư, người lao động trong các tổ chức hành nghề luật sư vào nhóm được sử dụng giấy đi đường do tổ chức hành nghề luật sư duyệt để được phép di chuyển trên đường, qua các chốt kiểm soát dịch nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan quản lý Nhà nước.Tải văn bản của Liên đoàn Luật sư tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Liên đoàn Luật sư Việt Nam kiến nghị đưa Luật sư vào nhóm đối tượng “thực hiện dịch vụ thiết yếu” | [
{
"law_id": "16/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 16/CT-TTg"
}
] | train | e41abed6-47f0-4c8d-8191-3d78883313c5 |
Ai sẽ được cấp "thẻ xanh Covid-19" và được làm gì - Minh họa
Ngày 8-9, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch sau 15-9. Theo tờ trình, Sở Y tế đưa phương án giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh COVID-19".
Cụ thể là TP từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội dựa trên đánh giá mức độ nguy cơ, số liệu giám sát dịch tễ và khả năng đáp ứng của ngành y tế để phục hồi sản xuất, cung ứng dịch vụ thiết yếu, lưu thông hàng hóa.
Người dân sử dụng "thẻ xanh COVID-19" tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.
Nhờ đó, TP sẽ phân loại các ngành nghề, đơn vị theo khả năng xuất hiện và bùng phát dịch, theo các tiêu chí an toàn để từng bước khôi phục hoạt động.
Theo dự thảo điều kiện sử dụng "thẻ xanh COVID-19" mà Sở Y tế đưa ra, đối tượng được áp dụng là người đã được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến nghị của hãng vắc xin và đủ thời gian để tạo kháng thể. Ví dụ là 2 tuần sau mũi 2 với vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng cũng là đối tượng được sử dụng "thẻ xanh COVID-19".Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 15, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, được đi học, đi làm, đi du lịch hoặc đi công tác ở các tỉnh thành, nước ngoài. F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi thì được tham gia các hoạt động nơi công cộng ngoài trời, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, có thể đi du lịch, đi công tác nội địa nhưng cần tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc trực tiếp. Các hoạt động người có "thẻ xanh COVID-19" được thực hiện trong chỉ thị 15 Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 16, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, phòng khám…, được đi học, đi làm hoặc đi công tác nội địa. F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi vắc xin hạn chế tham gia các hoạt động nơi công cộng, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 2m. Các hoạt động người có "thẻ xanh COVID-19" được thực hiện trong chỉ thị 16 TIẾN LONG - THẢO LÊ Nguồn: Tuổi trẻ | Ai đủ điều kiện có 'thẻ xanh COVID-19' ở TP.HCM và được làm gì? | [] | train | ac077ad4-1dc0-41a5-afc5-9b850e9f2ede |
Tiếp tục sử dụng mẫu giấy đi đường cũ ở Hà Nội - Minh họa
Kết luận nêu rõ, trước mắt thống nhất việc tiếp tục sử dụng mẫu Giấy đi đường đã cấp theo các quy định trước đây của Thành phố cho đến khi hoàn thành việc cấp Giấy đi đường theo mẫu mới. Người dân có Giấy đi đường được phép đi xuyên vùng nhưng phải đúng điểm đến.
Công an Thành phố được giao điều chỉnh việc cấp Giấy đi đường đảm bảo tuân thủ công tác phòng, chống dịch nhưng phải theo nguyên tắc cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra đột xuất, lưu động trên các tuyến đường, các tổ chức, cơ quan, đơn vị về phương án hoạt động trong điều kiện phòng, chống dịch. Doanh nghiệp, đơn vị vi phạm sẽ kiên quyết bị xử lý.
Về công tác xét nghiệm Covid-19, kế hoạch đến ngày 15/9/2021 được thực hiện như sau:
- Tại các khu vực có nguy cơ rất cao: Hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 03 lần (từ 02-03 ngày/lần);
- Tại khu vực có nguy cơ và khu vực khác: Hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 01 lần (từ 05-07 ngày/lần);
- Xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp,... đến bệnh viện khám, chữa bệnh và tại cộng đồng.
- Xét nghiệm 03 ngày/lần với nhân viên, người lao động tại các cơ sở khám, chữa bệnh và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.Tải Văn bản tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Hà Nội lại ra chỉ đạo mới: Tiếp tục dùng giấy đi đường mẫu cũ! | [] | train | 77800a81-9941-47b2-bed3-d835d59490f4 |
Địa phương "đã kiểm soát được dịch" cần những tiêu chí nào - Minh họa
Tại Quyết định 3989/QĐ-BYT, Bộ Y tế đưa ra các tiêu chí “kiểm soát dịch” tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-Tg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể trong đó bao gồm:I. Nhóm chỉ số về mắc mới Covid-19 trên địa bàn: 1. Số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch. 2. Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm dương tính/ số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục trong vòng 14 ngày. 3. Không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 07 ngày. II. Nhóm chỉ số về nguy cơ lây nhiễm: 1. Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ rất cao (theo hướng dẫn đánh giá tại Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021). 2. Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ cao. 3. Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ. 4. Tăng tối thiểu 30% các huyện, xã ở mức bình thường mới. Đối với những địa phương này, tùy thuộc vào chính sách đang thực hiện mà UBND có thể áp dụng những biện pháp nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 16. Chẳng hạn tại TP. HCM, hiện nay các phường, quận trên địa bàn thành phố chia ra thành các vùng xanh, đỏ, cam, vàng để quản lý. (theo Kế hoạch 2715/KH-BCĐ ngày 15/8/2021) Đồng thời, tại Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Covid-19 cũng nêu rõ nếu các địa phường không thuộc vùng có nguy cơ, nguy cơ cao, nguy cơ rất cao thì sẽ được xác định là ở trong tình trạng “bình thường mới” Những vùng đáp ứng điều kiện về “kiểm soát dịch” sẽ được coi là vùng xanh và ở trong trạng thái “Bình thường mới” – đồng nghĩa với việc ở những nơi này sẽ chỉ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 19/CT-Tg năm 2020, với các biện pháp quản lý nới lỏng hơn rất nhiều so với khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-Tg. Cập nhật bởi hiesutran159 lúc: 10/09/2021 00:30:09 | Một địa phương “đã kiểm soát được dịch” phải đáp ứng các tiêu chí nào và sẽ được nới lỏng quản lý ra sao? | [
{
"law_id": "3989/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 3989/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "16/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 16/CT-Tg năm 2020"
},
{
"law_id": "2686/QĐ-BCĐQG",
"text": "Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG"
},
{
"law_id": "19/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 19/CT-Tg"
}
] | train | ea1f9740-9c07-4c9d-9a47-86822c25dd49 |
Đề nghị miễn cước phí Internet cho học sinh - Minh họa
Cụ thể, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo (đặc biệt là cước internet 3G, 4G). Bộ GD&ĐT mong muốn doanh nghiệp viễn thông đầu tư nâng cấp hạ tầng, mở rộng băng thông Internet nhằm tổ chức tốt hoạt động dạy học trực tuyến và chuyển đổi số trong giáo dục. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin tiếp tục nghiên cứu, phát triển giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, xây dựng học liệu số, hướng dẫn sử dụng an toàn phần mềm, công cụ dạy học.
Với giáo dục đại học, để phục vụ cho việc đào tạo từ xa, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo doanh nghiệp giảm giá thuê dịch vụ máy chủ và dịch vụ Internet cho các trường.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ hôm qua cũng vừa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về xây dựng và triển khai chương trình "sóng và máy tính cho em". Thủ tướng giao Bộ TT&TT xây dựng và triển khai chương trình này nhằm hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số.
Trước đó, Thủ tướng ban hành chỉ thị đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với Covid-19. Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến, hỗ trợ Internet tốc độ cao, giảm giá cước truy cập, giá dịch vụ thuê máy chủ, băng thông... để các nhà trường dạy học hiệu quả, an toàn.
Nguồn: LSVN | Đề nghị miễn giảm giá cước Internet cho học sinh, giáo viên | [] | train | 4488201e-6685-4dae-9bfb-33202077d3ab |
Cho phép hàng ăn mang đi và một số dịch vụ hoạt động trở lại - Minh họa
Theo đó, thành phố sẽ kéo dài thời gian thực hiện giấy đi đường đã cấp. Các nhóm đối tượng lưu thông và biện pháp kiểm soát duy trì như cũ.
UBND cũng cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoạt động chỉ trong phạm vi quận, huyện, TP Thủ Đức. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6h đến 21h hàng ngày.
Đồng thời, giao Chủ tịch UBND quận 7 và UBND huyện Củ Chi xây dựng kế hoạch, phương án triển khai để cho phép người dân đi chợ 1 tuần/lần, báo cáo UBND TP.HCM trước 11/9.
TP.HCM cũng cho mở 2 điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Bình Điền và chợ đầu mối Hóc Môn. TP tiếp tục duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả của điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa cung ứng cho thành phố, đảm bảo lưu thông thông suốt trên nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch. UBND quận 8, huyện Hóc Môn và TP Thủ Đức được giao phối hợp triển khai.
TP.HCM cũng cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được hoạt động từ 6h đến 18h hàng ngày theo hình thức bán hàng mang đi.
Các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ", chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến. Người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper).
UBND TP.HCM yêu cầu các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với quận, huyện, TP Thủ Đức, để được cấp giấy đi đường (theo Công văn 2800 ngày 21/8 của UBND TP.HCM); phải đảm bảo điều kiện người lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng Covid-19 và xét nghiệm nhanh âm tính 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người.
Chủ tịch UBND quận, huyện, TP Thủ Đức chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát UBND phường, xã, thị trấn trong xác nhận các trường hợp đủ điều kiện được phép hoạt động kinh doanh.
Từ 23/8 đến hết 6/9, TP.HCM thực hiện tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 11 và Công điện 1099 của Chính phủ. Phương châm là “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch, mỗi người dân là một chiến sĩ”.
TP.HCM tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân (khung giờ, đối tượng được di chuyển...); người dân "ai ở đâu ở đó", Tổ công tác đặc biệt tại từng địa phương "đi chợ hộ" cho tất cả người dân. Từ 30/8, shipper được hoạt động trở lại trên toàn thành phố, chỉ được di chuyển nội quận và phải xét nghiệm 1 ngày/lần (với vùng đỏ) hoặc 2 ngày/lần (với các vùng còn lại).Tải Công văn 2994 tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 2994: TP. HCM cho phép hàng ăn (mang đi) và một số dịch vụ hoạt động trở lại | [] | train | 77b89a76-b088-473c-b300-1762bfa4f0e2 |
Ngày 14/6/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 3636/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác y tế phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho các thí sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh tại các địa điểm thi và các địa điểm tổ chức Kỳ thi, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Y tế các bộ, ngành triển khai các nội dung sau:
- Sở Y tế xây dựng Kế hoạch cụ thể về công tác y tế phục vụ Kỳ thi: Đảm bảo cấp cứu y tế, cấp cứu thảm họa (cháy nổ, tai nạn giao thông,...), đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa hè, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch chủ động trong thời gian tổ chức kỳ thi.
Đồng thời thành lập các đội cơ động chống dịch và sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra.
- Các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng từ 5 - 10 giường bệnh và đảm bảo cơ số thuốc và trang thiết bị thiết yếu sẵn sàng tiếp nhận và cấp cứu bệnh nhân.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện của các cơ sở y tế tham gia công tác bảo đảm y tế phục vụ kỳ thi.
Cử cán bộ đầu mối (ghi rõ họ tên, điện thoại di động, email) duy trì thông tin liên lạc 24/24 giờ với Hội đồng thi của địa phương.
Ngoài ra, Bộ Y tế có gửi kèm theo Hướng dẫn Giảm sát và phòng, chống dịch COVID-19, trong đó: Hướng dẫn xử lý trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 như sau: Xem và tải Hướng dẫn Tải về (1) Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19, cán bộ y tế thường trực báo ngay cho cán bộ đầu mối của Hội đồng thi được phân công theo dõi và Lãnh đạo đơn vị của cán bộ y tế thường trực tại Điểm thi (không thông báo cho bất kỳ ai khác tránh bị rối loạn thông tin) đến báo cho Ban Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT xin ý kiến xử lý. (2) Hướng dẫn trường hợp này đến phòng trực y tế để lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh vi rút SARS-CoV-2 và kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe: TH1: Nếu xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 âm tính; Tiếp tục tham gia thi và các hoạt động phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu tình trạng sức khỏe đảm bảo; thực hiện đeo khẩu trang nghiêm túc; báo ngay cho cơ quan y tế khi có các dấu hiệu, triệu chứng bất thường để được hưởng dẫn xử trí. TH2: Nếu xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 dương tính: *Đối với thí sinh: -Tình trạng sức khỏe nếu vẫn đảm bảo có thể tham dự thi được: + Tại Điểm thi không bố trí được phòng thi riêng: Xem xét bố trí bàn thi riêng cho thí sinh này; yêu cầu thí sinh thực hiện đeo khẩu trang nghiêm túc và hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác trong lúc làm thủ tục và làm bài thi; tự kiểm tra sức khỏe hàng ngày và thông báo cho cán bộ y tế khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe. + Tại Điểm thi bố trí được phòng thi riêng thì tổ chức cho thí sinh thi riêng tại phòng này. + Hướng dẫn phụ huynh học sinh để thực hiện các biện pháp y tế (chú ý việc cách ly đảm bảo phòng lây nhiễm) tại nhà, nơi lưu trú cho thí sinh sau khi tham dự buổi thi; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh vi rút SARS-CoV-2 hàng ngày trong thời gian thi. - Tình trạng sức khỏe không đảm bảo tham dự thi thì chuyển đến cơ sở y tế để khám và điều trị COVID-19 và làm các thủ tục khác theo quy định của Kỳ thi tốt nghiệp THPT. *Đối với cán bộ coi thi, cán bộ phục vụ trực tiếp - Nếu sau khi kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe xét thây vân đảm bảo có thế tham gia coi thi, phục vụ: + Trường hợp bố trí được cán bộ thay thế: cho cán bộ này nghỉ không tham gia coi thi, phục vụ kỳ thi và về nhà, nơi lưu trú đê thực hiện việc cách ly và lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh vi rút SARS-CoV-2 theo quy định. + Trường hợp không thể bố trí được cán bộ thay thế: Yêu cầu cán bộ thực hiện đeo khẩu trang nghiêm túc và hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác; tốt nhất là bố trí chỗ ngồi và sinh hoạt riêng; thực hiện các biện pháp y tế (chú ý việc cách ly đảm bảo phòng lây nhiễm) tại nhà, nơi hưu trí sau các buổi coi thỉ, phục vụ thi; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh vi rút SARS-CoV-2 hàng ngày trong thời gian; tự kiểm tra sức khỏe hàng ngày và thông báo cho cán bộ y tế khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe. - Nếu tình trạng sức khỏe không đảm bảo tham gia coi thi, phục vụ được thì chuyển đến cơ sở y tế để khám và điều trị COVID-19 và làm các thủ tục khác theo quy định của Kỳ thi tốt nghiệp THPT. (3) Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn tại địa điểm thi. (4) Thông báo cho cán bộ đầu mối Ban Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và Lãnh đạo cơ quan Y tế để chỉ đạo xử lý và quản lý theo quy định. (5) Các hoạt động khác vẫn thực hiện theo kế hoạch thi đã được phê duyệt Xem chi tiết tại Công văn 3636/BYT-KCB ngày 14/6/2023. Xem và tải Công văn 3636/BYT-KCB Tải về | Bộ Y tế hướng dẫn xử lý trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT | [] | train | 9754d85f-7786-486f-8732-63f2500d1cb5 |
Thực hiện Nghị quyết 97/NQ-CP và căn cứ ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngày 6/9/2021Bộ Công thương ban hành Công văn 5411/BCT-ĐTĐL v/v hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 5 cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Kế hoạch giảm giá điện đợt 5 do ảnh hưởng bởi Covid-19 - Minh họa
Theo đó, đối tượng hỗ trợ giảm tiền điện cần đáp ứng 2 điều kiện:(1) Các khách hàng sử dụng điện là các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ tại thời điểm ngày 25 tháng 8 năm 2020 và đang duy trì sản xuất trong các lĩnh vực sau: (i) Doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản (ii) Doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả (iii) Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 01 tỷ đô la Mỹ. (2) Mua điện trực tiếp từ Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc các đơn vị bán lẻ điện khác. Mức hỗ trợ giảm tiền điện: Giảm 10% tiền điện trước thuế VAT) trên hoá đơn tiền điện Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện là ba (03) tháng từ kỳ hoá đơn tiền điện tháng 9 đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 11 năm 2021. Danh sách nhà máy, cơ sở sản xuất thuộc đối tượng được giảm tiền điện theo hướng dẫn tại Công văn này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận trên cơ sở đăng ký kinh doanh, thực tể sản xuất của doanh nghiệp và cung cấp cho các đơn vị điện lực. Sau thời gian giảm tiền điện nếu trên, Bộ sẽ áp dụng giá bán điện theo quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện hoặc tại văn bản quy định khác thay thể. Các đối tượng giảm giá điện, giảm tiền điện khác tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 3163/BCT-ĐTĐL ngày 03 tháng 6 năm 2021 và Công văn 4748/BCT-ĐTĐL ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ Công Thương. | Công văn 5411: Bộ Công thương thực hiện đợt giảm giá điện thứ 5 do ảnh hưởng bởi Covid-19 | [
{
"law_id": "97/NQ-CP",
"text": "Nghị quyết 97/NQ-CP"
},
{
"law_id": "648/QĐ-BCT",
"text": "Quyết định 648/QĐ-BCT"
}
] | train | 3af7af41-7b7c-40b1-aa29-b566e4b6a9e9 |
Ngày 04/9/201, Bộ Y tế có Công điện 1316/CĐ-BYT về đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tới Chủ tịch UBND 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai.
Hoàn thành tiêm chủng mũi 1 tại TP. HCM, Hà Nội trước 15/9 - Minh họa
Theo Chỉ đạo của Bộ, để đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin đề nghị các tỉnh, thành thực hiện:
- Chủ tịch UBND TP.HCM, Hà Nội và 3 tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi trước 15/9 và tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Riêng TP Hà Nội ưu tiên tiêm sớm cho những người có bệnh lý nền, người cao tuổi, người dân tại vùng đỏ, vùng cam, khu vực có mật độ dân cư cao.
- Huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành, tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và bố trí nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị.
Trong mỗi buổi tiêm chủng, không giới hạn số lượng người tiêm, giảm bớt thủ tục hành chính, phát huy tối đa năng lực tiêm của các điểm tiêm chủng.
- Các cơ sở tiêm chủng sử dụng ứng dụng nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng
- Với những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng thì tiếp tục theo dõi và sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện. Những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng có thể tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị.
- Tại các khu vực phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng.
Cho đến thời điểm này, TP. HCM đã có hơn 5.200.000 người dân được tiêm ít nhất 1 mũi. Ở Hà Nội có hơn 35% người dân trong độ tuổi tiêm chủng đã được tiêm. (Nguồn số liệu từ Cổng thông tin Covid-19 của 2 thành phố).Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 07/09/2021 03:46:05 | Công điện 1316: Trước ngày 15/9, TPHCM, Hà Nội và 3 tỉnh phải hoàn thành tiêm mũi 1 | [] | train | d978c859-cab2-4815-9399-dca8319c3058 |
Ngày 3/9/2021, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh ký ban hành Chỉ thị 20/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố, việc áp dụng các biện pháp này sẽ được thực hiện từ ngày 6 đến ngày 21/9 năm 2021.
Nguyên tắc chống dịch tại Hà Nội từ 6/9 đến 21/9 - Minh họaTheo Chỉ thị, Thành phố quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 03 vùng cụ thể như sau: Vùng 1: Khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ được xác định là vùng đỏ, tập trung nhiều khu vực, nhiều đối tượng nguy cơ rất cao. - Phạm vi: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì, và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín bao quanh bởi sông Nhuệ, kênh Cầu Ngà, sông Đáy, kênh Khê Tang, sông Tô Lịch, kênh Hồng Vân và sông Hồng về nội đô. - Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn. Vùng 2 (phía Bắc, Đông Sông Hồng): Được phân cách bởi hệ thống Sông Hồng, Sông Đuống với Vùng 1. Phòng chống nguy cơ xâm nhập phía Bắc, Đông Bắc. Trong Tam giác công nghiệp phía Bắc, có tính “độc lập” cao. - Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính của 05 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. - Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị 15/CT-TTg và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn để đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn theo Phương án đã được phê duyệt. Vùng 3 (phía Tây, phía Nam Thành phố): Vùng sản xuất nông nghiệp và các Khu, Cụm Công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp. - Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện/thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 05 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín chủ yếu được chia bởi Sông Nhuệ, Sông Đáy. - Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị 15/CT-TTg và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo nguyên tắc mỗi xã, phường, khu dân cư, khu sản xuất là một pháo đài chống dịch, kết hợp tuân thủ 5K và cách ly các khu dân cư khi có dịch. Nguyên tắc chống dịch trên địa bàn Thành phố: - Thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch theo các vùng, kiểm soát chặt chẽ người dân và các hoạt động xã hội, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các vùng. - Phân vùng là để phòng, chống dịch, không phải là phân vùng để quản lý hành chính. - Thực hiện phân cấp, ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã quyết định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất phù hợp với tình hình dịch bệnh cụ thể theo từng địa bàn tại Vùng 2, Vùng 3. - Tăng cường giãn cách xã hội với những biện pháp mạnh hơn nữa tại Vùng 1 (Vùng nội đô) để kiểm soát chặt nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, khoanh vùng xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan giữa các khu vực, làm sạch dần tiến đến “xanh hóa” toàn bộ các khu vực; tăng cường giãn cách xã hội phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ các yêu cầu người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, “ai ở đâu, ở đó”, không để “chặt ngoài, lỏng trong”. Quản lý chặt chẽ hoạt động của người dân và các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn cụ thể và cấp giấy đi đường cho các đối tượng, phương tiện được phép di chuyển trên địa bàn (trong đó bao gồm hoạt động chính trị, ngoại giao, công vụ, dịch vụ công ích thiết yếu, phòng chống dịch; khám chữa bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng của người dân...). Tổ chức quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg đối với toàn bộ các chốt kiểm soát ra-vào Thành phố, các chốt ra - vào tại vùng 1 và đối với các cá nhân, phương tiện lưu thông trên địa bàn thành phố theo nguyên tắc chỉ các cá nhân, phương tiện “được phép mới ra đường”, “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào thì ở vùng đó”. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm phòng bệnh là giải pháp cơ bản, chiến lược, lâu dài; bảo vệ vững chắc các “vùng xanh”; ngăn chặn, tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan ra vùng công nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp. - Chủ động bảo đảm nguồn lực phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”, xây dựng kịch bản ở mức cao hơn, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh ở xã, phường, thị trấn. - Xây dựng các “pháo đài” phòng, chống dịch là các xã, phường, thị trấn trên địa bàn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021. - Triển khai kế hoạch xét nghiệm diện rộng, huy động mọi nguồn lực triển khai, đảm bảo chỉ định xét nghiệm đúng, trúng khu vực nguy cơ và nhóm đối tượng nguy cơ, đảm bảo công tác lấy mẫu, xét nghiệm thống nhất, hiệp đồng linh hoạt giữa các đơn vị, tránh để mẫu tồn quá 24 giờ - Bảo đảm việc cung ứng, cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trong khu vực thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, nhất là ở nơi phong tỏa, cách ly; phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở là lực lượng gần dân nhất, hiểu dân nhất, nhất là lực lượng công an phường, xã, cảnh sát khu vực, Tổ COVID-19 cộng đồng. - Tổ chức tiêm vắc xin khẩn trương, an toàn, đúng quy định theo các nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định và chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và nhập dữ liệu lên hệ thống phần mềm tiêm chủng quốc gia. - Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội cho Nhân dân trên địa bàn. - Tăng cường thông tin, truyền thông thống nhất, kịp thời về tình hình, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân biết, hiểu, tin, hưởng ứng, ủng hộ và người dân cùng làm; thực sự để người dân yên tâm và tự giác thực hiện phòng, chống dịch. - Tổ chức tốt Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn; kiểm tra kết hợp với với hướng dẫn, hỗ trợ xã, phường thực hiện, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh các hạn chế, bất cập. | Chỉ thị 20 TP Hà Nội: Chi tiết 3 vùng chống dịch và nguyên tắc hoạt động từ 6/9 đến 21/9 | [
{
"law_id": "20/CT-UBND",
"text": "Chỉ thị 20/CT-UBND"
}
] | train | 434a10fc-a869-402e-8cf4-a01d3792dad4 |
Phải nhận cuộc gọi của các F0 trở nặng 24/7 - Minh họa
Cụ thể, đối với việc cấp cứu tại nhà trong trường hợp người F0 có triệu chứng nặng, Sở Y tế TP yêu cầu cần đảm bảo cung cấp số điện thoại và tiếp nhận cuộc gọi của người F0 hoặc người thân 24/7.
Khi nhận được cuộc gọi cấp cứu của người F0, bác sĩ trực mang bình oxy, dụng cụ đo SpO2, túi thuốc cấp cứu ... đến ngay nhà của người F0 khám và đo Sp02. Trường hợp SpO2 dưới 95% phải cho thở oxy ngay, đồng thời liên hệ Tổ phản ứng nhanh để chuyển người F0 đến bệnh viện.
Bên cạnh đó, Sở Y tế hướng dẫn các bước cần tuân thủ thực hiện khi phát hiện trường hợp F0 mới trên địa bàn như sau:
Bước 1: Ghi lại đầy đủ thông tin: Địa chỉ nhà, số điện thoại của F0 và người thân trong gia đình;
Bước 2: Phát ngay túi thuốc điều trị Covid-19 (gói thuốc A, B).
Với gói thuốc C, trước khi phát phải phổ biến và hướng dẫn cho F0 biết, chấp nhận tham gia và ký vào “Phiếu chấp thuận tham gia chương trình Molnupirarvia có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19”.
Bước 3: Tầm soát đủ điều kiện để cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung.
Bước 4: Cung cấp các số điện thoại để F0 biết và gọi khi cần trợ giúp.
Ngoài ra, Công văn còn hướng dẫn các giải pháp kết hợp để trạm y tế, cơ sở y tế quản lý hiệu quả danh sách F0 trong khu vực mình làm nhiệm vụ.Xem chi tiết tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 6296: Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tiếp nhận cuộc gọi của F0 trở nặng 24/7 | [] | train | 205aa927-4696-4446-9e94-3eb2c7883f0b |
Ngày 4/9, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam vừa ký Công văn khẩn 6312/SYT-NYV gửi các cơ sở y tế trên địa bàn về việc tổ chức tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 lộ trình từ 1/9 đến 15/9.
Kế hoạch tiêm vắc xin mũi 2 tại TP. HCM - Minh họaLộ trình tiêm mũi 2 tại TP.HCM Theo Sở Y tế TP.HCM, nguyên tắc triển khai của thành phố là tiếp tục tiêm mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi sinh sống trên địa bàn thành phố chưa được tiêm để đảm bảo độ bao phủ vaccine. Mũi 2 được tiêm cho những người đã được tiêm mũi 1 khi đủ thời gian theo từng loại vaccine. Cụ thể: - Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca trong khoảng thời gian từ ngày 20/6 đến ngày 15/7 (8-12 tuần). - Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Moderna trong khoảng thời gian từ ngày 1/8 đến ngày 15/8 (4 tuần). - Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Pfizer trong khoảng thời gian từ ngày 11/8 đến ngày 25/8 (3 tuần). - Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Vero Cell trong khoảng thời gian từ ngày 13/8 đến ngày 25/8 (3-4 tuần). Sở Y tế TP.HCM đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn, chịu trách nhiệm về việc đảm bảo độ bao phủ vaccine cho người dân địa phương. Nhóm ưu tiêm là người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, lực lượng tuyến đầu chống dịch của địa phương. Nhanh chóng lập danh sách người cần tiêm vaccine Với người chưa được tiêm mũi 1, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện nhanh chóng rà soát lập danh sách người dân từ 18 tuổi sinh sống trên địa bàn để tổ chức tiêm bằng các loại vaccine phù hợp. Lưu ý những người cao tuổi, có bệnh nền, người khuyết tật hoặc trường hợp không thể đến điểm tiêm. Những người đã tiêm mũi 1 cũng được lập danh sách để tiêm mũi 2 đúng thời gian quy định. Sở Y tế TP.HCM đề nghị các địa phương nhập danh sách này vào Hệ thống tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 (tiemchungcovid19.moh.gov.vn). Dữ liệu này được thiết lập để làm cơ sở quản lý đối tượng tiêm, sắp xếp lịch tiêm phù hợp theo từng ngày và thông báo mời người tiêm theo lịch hẹn. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cũng cần chủ động rà soát người lao động thuộc thẩm quyền quản lý chưa được tiêm đầy đủ mũi 1, mũi 2, phối hợp lãnh đạo địa phương để tổ chức tiêm chủng cho người lao động. Bên cạnh đó, các địa phương cần nhanh chóng tổng hợp số lượng người cần tiêm mũi 1, mũi 2 để Sở Y tế phân bổ vaccine phù hợp. Đặc biệt, các địa phương cần thông tin phổ biến cho người dân về việc tiêm mũi 1, mũi 2 theo các loại vaccine, vận động người dân tham gia tiêm chủng để được bảo vệ trước đại dịch. Tổ chức tiêm chủng Sở Y tế TP.HCM đề nghị địa phương tiếp tục duy trì và vận hành tốt các điểm tiêm trong và ngoài cơ sở y tế sẵn có. Lực lượng tiêm chủng đảm bảo công suất khoảng 200-250 mũi tiêm/ngày/đội tiêm để hoàn tất việc bao phủ vaccine đúng tiến độ. Hình thức tiêm chủng lưu động tiếp tục được đẩy mạnh để tăng khả năng tiếp cận vaccine cho người dân không thể đến được điểm tiêm cố định. Các điểm lưu động này có thể được tổ chức theo hình thức như xe tiêm lưu động, điểm tiêm riêng cho khu chung cư hoặc khu nhà trọ đông người, tổ tiêm tại nhà... Mỗi tổ tiêm gồm tối thiểu 2 nhân viên chuyên ngành y, có kiến thức về tiêm vaccine phòng Covid-19. Ngành y tế TP đề nghị các điểm tiêm chủng đối chiếu danh sách với thông tin trên Hệ thống tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Thông tin này sẽ là dự liệu để cấp giấy chứng nhận tiêm vaccine điện tử cho người dân trong thời gian tới. Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ sở y tế tiếp tục duy trì đội tiêm đã thành lập, sẵn sàng lực lượng hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu điều động. Đặc biệt, nhân viên tiêm chủng cần thực hiện đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về khoảng cách giữa 2 liều vaccine, sàng lọc người thuộc nhóm thận trọng tiêm, hoãn tiêm hoặc chống chỉ định. Các đơn vị tiêm chủng cần nhập đầy đủ thông tin người được tiêm vaccine vào Hệ thống tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 để hoàn chỉnh dữ liệu lịch sử tiêm chủng của người dân. Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, tính đến hết ngày 1/9, toàn thành phố đã có 6.225.960 người được tiêm vaccine Covid-19. Trong đó, người đã tiêm mũi 1 là hơn 5,8 triệu người, mũi 2 là 350.584 người. Tải Công văn 6312 tại file đính kèm. Bích Huệ Nguồn: Zingnews Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Ai sắp được tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 tại TP.HCM? | [] | train | 6b1cd9fa-01e4-4538-9c13-ba42a4d5a928 |
Nên hay không nên cấp hộ chiếu vắc xin? - Minh họa
Trong kế hoạch phục hồi nền kinh tế, TP. HCM đề xuất lưu hành một loại giấy gọi là “Hộ chiếu vắc xin”. Nhiều người đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả, tính công bằng,… của loại giấy này. Một trong những lý do nhiều người phản đối “hộ chiếu vắc xin” là vì họ cho rằng “vắc xin cũng chỉ hỗ trợ phần nào” chứ không làm tất cả chúng ta miễn nhiễm với bệnh tật! Theo mình, đây là một lập luận không thuyết phục!
Tổng hợp những ý kiến phản bác việc cấp hộ chiếu vắc xin, mình thấy có 2 luận điểm chính:1/ Vắc xin không giúp bạn an toàn 100%, nếu bạn tiêm rồi mà vẫn nhiễm thì bạn chính là nguồn nguy hiểm cho người chưa tiêm. => Đúng, chẳng có loại vắc xin nào trên đời này hạn chế được 100% khả năng lây nhiễm cả. Nhưng nếu không tiêm vắc xin thì khả năng hạn chế lây nhiễm là 0%, nếu tiêm vắc xin thì ít nhất tỉ lệ cũng là vài chục phần trăm, như vậy là đủ hiểu chúng ta NÊN tiêm vắc xin. Chuyện an toàn vắc xin thì như các bạn đã biết, dù rất nhiều người tẩy chay một số loại vắc xin hoặc có lý do để từ chối tiêm vắc xin tại Việt Nam tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, kể cả là báo chính thống hay các bài viết trên mạng, mình chưa thấy phàn nàn là tiêm vắc xin có ảnh hưởng gì quá tiêu cực tới sức khỏe. Tiếp theo, việc tiêm vắc xin ngoài giảm khả năng lây nhiễm còn giảm cả khả năng khiến bệnh tình trở nặng, trong trường hợp bạn chưa tiêm đủ 2 mũi thì khả năng nhiễm bệnh vẫn là có, tuy nhiên kháng thể trong vắc xin sẽ giúp bạn không phải nằm liệt giường, thở máy,… (tất nhiên loại trừ trường hợp bạn có bệnh nền) 2/ Thiếu công bằng cho người không tiêm? Vậy bạn có nghĩ đến công bằng cho người đã tiêm? Chẳng hạn có 80% người dân đã được tiêm chủng, chỉ 20% quyết định không tiêm. Lúc đó có thể xã hội sẽ vì 20% này mà trì trệ, không thể đi làm, đi học,… trở lại, tôi nghĩ đây mới là thiếu công bằng. Việc lưu hành hộ chiếu vắc xin chỉ cơ bản là phân rõ: Ai đã tiêm thì sẽ được quản lý theo nhóm riêng, với những quyền lợi nhất định, ai chưa tiêm thì chưa thể có những quyền đó vì chẳng ai đảm bảo được cơ thể bạn có kháng thể hay không (người đã tiêm thì hoàn toàn có thể kiểm tra lượng kháng thể) Ở Mỹ, cụ thể là New York, từng có thời điểm thị trưởng tuyên bố đội ngũ công chức, viên chức nhà nước của họ nếu không đồng ý tiêm vắc xin thì phải xét nghiệm Covid-19 liên tục 3 ngày 1 lần. (Chúng tôi từng làm video có chứa nội dung này, gắn ở phần bình luận). Chẳng hạn việc lưu hành hộ chiếu vắc xin được chính thức đưa vào hoạt động, khả năng cao các cơ quan chức năng sẽ có hình thức để quản lý những người chưa tiêm vắc xin nếu họ có như cầu được hoạt động như những người đã tiêm, ít nhất là họ sẽ phải xét nghiệm Covid-19 thường xuyên hơn. Tóm lại, cần thêm thời gian để tính toán, cân nhắc và hoàn thiện quy chế áp dụng “Hộ chiếu vắc xin”, tuy nhiên theo mình thì đây là chuyện nên làm, bởi nó đồng nghĩa với chúng ta đã có cách thích nghi với tình hình dịch bệnh, thậm chí là “chung sống” với dịch bệnh ở một mức độ kiểm soát nhất định! Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 07/09/2021 04:00:51 | Nên hay không nên cấp Hộ chiếu vắc xin: Hãy nhớ 1% còn tốt hơn là 0% | [] | train | 9849b3b2-cf79-49bc-98f5-2410017a60fc |
Phân vùng quận, huyện tại Hà Nội để chống dịch sau ngày 69 - Minh họa15h30 ngày 3-9, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội chủ trì họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Thông tin được UBND thành phố Hà Nội cung cấp tại cuộc họp báo cho biết, từ 6h ngày 6-9-2021 đến 6h ngày 21-9-2021, thành phố thực hiện phân theo 3 vùng trên cơ sở tận dụng lợi thế địa lý, các con sông, kênh nước để tăng cường công tác phòng chống dịch; bảo đảm sản xuất, sinh hoạt; song song với hình thành các lớp để ngăn chặn lây lan và tập trung nhân lực, vật lực để phòng, chống dịch ở khu vực nguy cơ cao; tập trung có trọng tâm xử lý những đối tượng, khu vực có nguy cơ cao. Phương án cụ thể như sau: Phân vùng 1: Là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Hiện là "vùng đỏ", nhiều đối tượng nguy cơ cao. Gồm 15 đơn vị hành chính: - Toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai. - Một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín. - Về giao thông kết nối Vùng 2, Vùng 3: Có 53 đường qua sông/kênh, trong đó, đóng cứng 30 đường kết nối không thuận lợi cho giao thông và lập chốt kiểm soát tại 23 vị trí. Lực lượng liên ngành tham gia chốt do Công an thành phố chủ trì phối hợp các lực lượng quân đội, thanh tra giao thông, y tế, chính quyền địa phương; thực hiện trực 24/24 giờ. - Cơ chế vận hành: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào, ở vùng đó” để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam". - Vận chuyển cung ứng lưu thông hàng hóa: Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng, bảo đảm không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân, đặc biệt tại các khu cách ly, phong tỏa. Đối với các địa phương có ít hệ thống phân phối, sẽ bổ sung các hình thức lưu động. - An sinh xã hội: Thực hiện tốt an sinh xã hội, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, giúp người dân an tâm phòng, chống dịch. Tăng cường đội ngũ shipper vận chuyển hàng hóa thiết yếu theo đặt hàng của người dân. Phân vùng 2: Phân cách bởi hệ thống sông Hồng, sông Đuống với Vùng 1. Toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. Đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn, có thể chia thành phân khu trong phân vùng để tổ chức thực hiện đảm bảo “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” trong Vùng 2 cho các khu công nghiệp lớn vận hành thuận lợi. - Cơ chế vận hành: Tại khu vực nguy cơ cao “vùng vàng" và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh”, điều chỉnh theo nguyên tắc Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng cho phù hợp với cơ chế vận hành các khu vực đô thị, sản xuất công nghiệp theo mô hình, mỗi cơ sở sản xuất là một pháo đài chống dịch, hỗ trợ khu vực "Vùng 1", bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương. Phân vùng 3: Vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp. Chủ yếu được chia bởi sông Nhuệ, sông Đáy, toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện/thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận/huyện của Phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín. - Cơ chế vận hành: Theo đặc điểm từng phân khu về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, áp dụng theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng Phân khu trong vùng về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ khu vực "Vùng 1", bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương. Cơ chế vận hành liên Phân vùng: Mục tiêu siết chặt Phân vùng 1. Kiểm soát luồng ra khỏi Phân vùng 1 sang Phân vùng 2 và Phân vùng 3. Đảm bảo chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng liên Phân vùng để không đứt gãy sản xuất và tiêu thụ thông qua xét nghiệm thường xuyên theo cơ chế kết hợp công - tư. Giảm tối đa người di chuyển liên vùng, kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ áp lực chi phí xét nghiệm (test nhanh kháng nguyên, RT-PCR) khi có nhu cầu di chuyển liên vùng. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các quận, huyện, thị xã quyết định việc phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh tại Phân vùng 2, Phân vùng 3. Theo báo Hanoimoi. | Phương án phân vùng 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 6-9 đến 21-9 | [] | train | f992a396-0616-4f42-a7ca-06985d656a25 |
Hà Nội công khai giá một số mặt hàng thiết yếu - Minh họaNhằm hướng tới bình ổn giá cả cũng như công khai thông tin về giá các mặt hàng thiết yếu, ngày 30/8, Sở Tài chính Hà Nội ban hành Công văn 5479/STC-QLG kèm danh mục bảng giá để người dân có thể tham khảo và tìm hiểu giá cả các mặt hàng thiết yếu trước khi tham gia vào mua sắm tiêu dùng cho gia đình trong những ngày giãn cách xã hội. Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy tại tại một số văn bản đã ban hành, nay Sở Tài chính ra văn bản công khai thông tin giá cả các mặt hàng thiết yếu trong thời gian thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND Thành phố. Cụ thể, các nhóm hàng thiết yếu được công khai giá bao gồm nhóm lương thực, nhóm thực phẩm, nhóm rau củ, nhóm mỳ tôm, nhóm gia vị, nhóm đồ hộp, nhóm bánh… với tổng số 115 mặt hàng. Đồng thời, hướng dẫn người dân khai thác thông tin từ các trang thương mại điện tử của các hệ thống cửa hàng, siêu thị lớn trên địa bàn thành phố như: Vinmart, Coopmart, Big C, AEON, Lotte, Metro... để người dân chủ động tham khảo cập nhật về giá bán các các mặt hàng thiết yếu, sử dụng các ứng dụng thông minh mua sắm Online trong thời gian giãn cách xã hội. Đối với nhóm lương thực, gạo Hải Hậu 115,600 đồng/túi 5kg, gạo Thái đỏ 120,900 đồng/túi 5kg, gạo nếp 27,500 đồng/túi 1kg, gạo Hương thơm Thái Dương 92,900 đồng/túi 5kg, gạo thơm ST25 Ruby Aan 195,000 đồng/túi 5kg, gạo ST 21 Ruby AAn 150,000 đồng/túi 5kg, gạo ST 24 Ruby AAn 175,000 đồng/túi 5kg, gạo Hương 9 rồng 129,200 đồng/túi 5kg… Nhóm thực phẩm, thịt nạc thăn heo Meat Deli 67,960 đồng/hộp 400gr, thịt đùi heo Meat Deli 63,960 đồng/hộp 400gr, thịt heo xay loại 1 Meat Deli 45,650 đồng/hộp 400gr, Nạc heo xay 52,000 đồng/hộp 300gr, thịt gà công nghiệp làm sẵn 50,000 đồng/1kg, thịt bò thăn 250,000 đồng/hộp 1kg, trứng gà đỏ 4,200 đồng/quả. Nhóm rau củ dao động từ 8.650 - 11.500 đồng/500gr; nhóm mỳ tôm, miến, phở dao động từ 3.000 - 9.100 đồng/gói. Giá được tham khảo tại một số công ty, siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Hapro, Vinmart, Big C, AEON, Coopmart… trên địa bàn Thành phố. Xem chi tiết Công văn 5479/STC-QLG Tải về. | Sở Tài chính Hà Nội ra văn bản công khai giá các mặt hàng thiết yếu trong thời gian giãn cách | [
{
"law_id": "17/CT-UBND",
"text": "Chỉ thị 17/CT-UBND"
}
] | train | e51daed8-f4e5-4f63-8f4f-673f1c53b114 |
Kêu gọi F0 đã khỏi bệnh tham gia chống dịch có trả lương - Minh họaTại cuộc họp báo chiều nay (2/9), Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM nhận định các F0 đã được điều trị khỏi bệnh là nguồn lao động rất quý, sẽ được mời gọi, huy động tham gia công tác phòng chống dịch. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 1/9, tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 xuất viện là 116.337 trường hợp. Sau khi được điều trị khỏi, các F0 sẽ có nồng độ kháng thể nhất định trong cơ thể, có thể miễn nhiễm tạm thời với virus SARS-CoV-2. Hiện nay, nhân viên y tế ở trong các khu cách ly, bệnh viện phải làm rất nhiều việc khác ngoài chuyên môn, nếu có được lực lượng này hỗ trợ thì thành phố có thêm nguồn nhân lực chăm sóc người bệnh. Ông Nguyễn Hoài Nam nhận định đây là nguồn lao động rất quý, thành phố có thể vận động thậm chí là tuyển dụng có trả lương một phần những trường hợp F0 đã khỏi bệnh để tham gia công tác chăm sóc người bệnh tại các khu cách ly, bệnh viện. Theo kế hoạch, trước khi được tuyển dụng, các F0 đã khỏi bệnh sẽ được test nồng độ kháng thể ngay sau khi xuất viện khoảng 1 tuần, 1 tháng để bố trí công việc phù hợp. Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết: “Với lực lượng này chúng tôi nghĩ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ngành y tế ở rất nhiều vị trí. Ví dụ như hỗ trợ công tác hướng dẫn, vệ sinh khử khuẩn, hỗ trợ điều dưỡng và rất nhiều công việc trong các khu điều trị, bệnh viện để nhân viên y tế “rảnh tay” tập trung chuyên môn”. Về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết, tính đến 18h ngày 1/9, thành phố có 227.129 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 226.681 trường hợp trong cộng đồng, 448 trường hợp nhập cảnh. Hiện TP.HCM có hơn 41.000 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, trong đó có 2.890 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.749 bệnh nhân nặng đang thở máy và 19 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 1/9, TP có 3.369 bệnh nhân xuất viện và 217 trường hợp tử vong. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, số ca tử vong tại thành phố đang giảm dần. Nguồn: Tỷ Huỳnh/VOV-TP.HCM | TP.HCM mời gọi F0 đã khỏi bệnh tham gia chống dịch có trả lương | [] | train | 98ff1b5f-b02c-4a15-81b0-542c4a45faa7 |
Xét nghiệm Covid-19 miễn phí - Minh họaNgày 30/8/2021, trang chủ của Sở Công thương TP. HCM đăng tải bài viết liên quan đến việc xét nghiệm nhanh Covid-19 cho đội ngũ shipper trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý trong đó là danh sách các điểm xét nghiệm miễn phí cho shipper tại TP. HCM. Thực hiện Công văn 2925/UBND-ĐT ngày 29/8/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, Sở Công Thương đã làm việc với Sở Y tế và thống nhất hỗ trợ MIỄN PHÍ việc xét nghiệm nhanh cho các shipper tại các Trạm T tế lưu động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Công Thương đề nghị Quý Doanh nghiệp hướng dẫn shipper liên hệ Trạm Y tế lưu động tại quận/ huyện/ TP. Thủ Đức nơi shipper cư trú để thực hiện việc xét nghiệm nhanh hàng ngày hoặc 2 ngày/lần theo quy định của Công văn 2925. Đối với một số quận huyện có diện tích lớn và số lượng shipper nhiều, các đơn vị chủ động phân bổ, điều phối shipper để không tập trung quá đông tại điểm xét nghiệm. Tải Danh sách các trạm y tế lưu động xét nghiệm Covid-19 miễn phí Tải về. Tra cứu thông tin Shipper TẠI ĐÂY. | Danh sách hơn 400 điểm xét nghiệm miễn phí cho shipper tại TP.HCM | [
{
"law_id": "16/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 16/CT-TTg"
}
] | train | 869731b2-c1a3-44fc-afb1-f682d8cb5a32 |
Ngày 20/6/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định 2609/QĐ-BYT ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, hướng dẫn một số biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám, chữa bệnh như sau:(1) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn kết hợp với phòng ngừa theo đường lây truyền Thực hiện phòng ngừa chuẩn kết hợp với phòng ngừa qua đường không khí, đường tiếp xúc và đường giọt bắn tùy thuộc vào từng tình huống lâm sàng khi thăm khám, điều trị, chăm sóc người mắc hoặc nghi mắc COVID-19. - Phòng ngừa chuẩn: Áp dụng ở mọi người bệnh. Lưu ý hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm che mũi miệng khi ho, hắt hơi, rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp và loại bỏ khẩu trang, khăn/giấy đã sử dụng vào đúng nơi quy định. - Phòng ngừa dựa theo đường lây truyền: + Phòng ngừa lây truyền qua đường không khí (Airborne Precautions): Áp dụng khi thực hiện các thủ thuật có tạo khí dung hoặc khi phẫu thuật ở người mắc hoặc nghi mắc COVID-19. Nhân viên y tế cần mang khẩu trang N95. - Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn (Droplet Precautions) và tiếp xúc (Contact Precautions): Áp dụng ở hầu hết các tình huống lâm sàng. + Người bệnh được sắp xếp vào buồng cách ly hoặc chung buồng với người bệnh COVID-19 khác. + Nhân viên y tế mang khẩu trang y tế và găng tay khi thăm khám, chăm sóc người bệnh COVID-19. Mang áo choàng giấy sử dụng một lần khi thực hiện các thủ thuật có nguy cơ văng bắn máu/dịch cơ thể. Tuân thủ nghiêm các quy định về vệ sinh tay. + Người bệnh, người nhà người bệnh luôn mang khẩu trang y tế, đặc biệt là khi di chuyển ra ngoài khu vực cách ly. (2) Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân - Tất cả nhân viên y tế khi thực hiện các hoạt động chuyên môn chăm sóc người bệnh COVID-19 tuân thủ đúng các bước lựa chọn, sử dụng, tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân đảm bảo hiệu quả an toàn theo nguy cơ lây nhiễm. - Khuyến khích người bệnh, người nhà người bệnh mang khẩu trang khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Không sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân không đạt tiêu chuẩn theo quy định. Không sử dụng lại phương tiện phòng hộ cá nhân dưới mọi hình thức. - Loại bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân đúng nơi quy định. (3) Phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ở một số tình huống đặc biệt - Phẫu thuật người bệnh COVID-19: + Đảm bảo yêu cầu về thông khí buồng phẫu thuật. + Hạn chế nhân viên y tế vào buồng phẫu thuật. + Thành viên kíp phẫu thuật mang khẩu trang N95 và áo choàng vô khuẩn chống thấm máu dịch. - Bảo vệ người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao (người bệnh suy giảm miễn dịch, lọc máu chu kỳ, ung thư...): + Sắp xếp người bệnh theo khu vực riêng tùy điều kiện thực tế. Nhắc nhở, hạn chế người bệnh đi lại, tiếp xúc trong quá trình điều trị. + Hướng dẫn, nhắc nhở người bệnh, người chăm sóc người bệnh và khách thăm thực hiện vệ sinh tay, vệ sinh hô hấp khi ho, vệ sinh phương tiện cá nhân và mang khẩu trang y tế. + Tư vấn người bệnh tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo lịch tiêm chủng và các hướng dẫn hiện hành về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế. + Cảnh giác, phát hiện sớm các dấu hiệu nghi mắc COVID-19, thực hiện chẩn đoán và điều trị COVID-19 kịp thời. + Nhân viên y tế tuân thủ nghiêm thực hành “phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây truyền” khi chăm sóc người bệnh COVID-19. Ngoài ra, tại Hướng dẫn còn nêu các biện pháp khác nhằm kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, như sau: - Tổ chức phát hiện sớm và cách ly kịp thời người mắc hoặc nghi mắc COVID-19. - Đảm bảo thông khí môi trường khu vực chăm sóc người bệnh. - Tăng cường thực hành vệ sinh tay. - Vệ sinh khử khuẩn các môi trường bề mặt và phương tiện vận chuyển, chăm sóc người bệnh. - Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. - Tăng cường đào tạo và giám sát tuân thủ các thực hành phòng ngừa ở nhân viên y tế. Lưu ý: “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” thay thế “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định 2355/QĐ-BYT ngày 30/8/2022 và “Hướng dẫn lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định 2171/QĐ-BYT ngày 05/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Xem chi tiết tại Quyết định 2609/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 20/6/2023. | Bộ Y tế hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở KBCB | [
{
"law_id": "2609/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2609/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "2355/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2355/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "2171/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2171/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "2609/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2609/QĐ-BYT"
}
] | train | 8c577899-6bad-49e9-8d3a-5b55ef2141d2 |
Shipper được hoạt động trở lại - Minh họa
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP. HCM diễn biến phức tạp, thành phố đã có nhiều chỉ đạo để tăng cường kiểm soát dịch bệnh, trong đó có việc ngừng phần lớn đội ngũ giao hàng công nghệ (shipper). Tuy nhiên trong bối cảnh nhu cầu cung ứng hàng hóa, lương thực của người dân cần được đáp ứng nhanh, kịp thời, UBND Thành phố vừa ra Công văn 2925/UBND-ĐT điều chỉnh một số hoạt động như sau:1. Thống nhất cho phép lực lượng giao hàng công nghệ (shipper) theo danh sách của Sở Công thương được lưu thông ra đường theo phạm vi 01 quận, huyện, Thành phố Thủ Đức trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. 1.1 Giao Sở Công thương làm việc với các doanh nghiệp quản lý shipper yêu cầu cung cấp danh sách thực hiện nghiêm các điều kiện về tiêm ngừa vắc xin phòng, chống COVID-19 và xét nghiệm nhanh âm tính để được hoạt động, cụ thể: - Đối với đội ngũ giao hàng (shipper) hoạt động ở 08 quận “vùng đỏ”: đã được tiêm ngừa ít nhất 01 mũi vắc xin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 (thực hiện xét nghiệm nhanh 01 ngày/01 lần theo mẫu gộp 03 người, thời gian xét nghiệm hàng ngày vào lúc 05 giờ 00 phút đến 06 giờ 00 phút sáng do lực lượng quân y thực hiện tại các Trạm Y tế lưu động của 312 nhường xã thị trấn trên địa bàn Thành phố). Đối với đội ngũ giao hàng (shipper) hoạt động ở 14 quận, huyện còn lại: đã được tiêm ngừa ít nhất 01 mũi vắc xin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 (thực hiện xét nghiệm nhanh 02 ngày/01 lần theo mẫu gộp 03 người do lực lượng quân y thực hiện tại các Trạm Y tế lưu động của 312 phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố cho đến hết thời gian ngày 06 tháng 9 năm 2021). 1.2 Giao Công an Thành phố thống nhất với Sở Công thương về phương án hoạt động của lực lượng shipper (chỉ hoạt động trong phạm vi 01 quận, huyện, Thành phố Thủ Đức), kiểm tra thường xuyên hoạt động của các lực lượng shipper nêu trên theo hình thức kiểm tra là tra cứu trực tuyến thông tin shipper khi lưu thông ra đường trong thời gian giãn cách xã hội đảm bảo theo các quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng thời, cần xử lý nghiêm khi có hành vi vi phạm. 1.3 Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn mình quản lý, chịu trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng có liên quan kiểm tra hoạt động của các shipper đảm bảo các yêu cầu nêu trên về phòng, chống dịch. 2. Thống nhất giao Công an Thành phố cấp bổ sung cho Sở Công thương khoảng 20.000 giấy đi đường cho nhân viên hệ thống bán lẻ để bổ sung thêm lực lượng chuẩn bị đơn hàng và thực hiện các gói combo, đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân (các nhân viên được cấp giấy đi đường phải đảm bảo điều kiện đã được tiêm ngừa ít nhất 01 mũi vắc xin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 02 ngày/01 lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 03 người theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho đến hết thời gian ngày 06 tháng 9 năm 2021, và phải có phân chia ca, thời gian hoạt động). 3. Thời gian thực hiện các nội dung chỉ đạo nêu trên là từ ngày 30 tháng 8 năm 2021 cho đến khi có thông báo mới. | Công văn 2925: Shipper tại TP. HCM được hoạt động trở lại trong phạm vi quận từ 30/8 | [] | train | 886341e9-228e-4953-b0b4-21b3f69f9a54 |
Xử lý hành vi "bom" hàng mùa dịch - Minh họaTrong lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng, các cơ quan chức năng đi chợ giúp người dân thì một phường tại quận Tân Phú (TP HCM) lại bị "bom hàng" tới 30 đơn khiến dư luận bức xúc. Nhằm tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội, đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội, chính quyền các địa phương tại TP HCM đã tổ chức thực hiện việc đi chợ giúp người dân. Đây là biện pháp cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện trong thực tế còn gặp một số khó khăn, mới đây nhất là tình trạng trong ngày 27-8, một phường ở quận Tân Phú (TP HCM) đã bị "bom hàng" 30 đơn. Từ vụ việc này, vấn đề pháp lý được đặt ra đó là hành vi "bom hàng" có vi phạm pháp luật và có bị xử lý hay không? Thứ nhất, pháp luật hiện hành không có bất cứ thuật ngữ hay quy định nào về việc "bom hàng". Tuy nhiên, có thể hiểu đây là việc bên bán hàng và bên mua hàng tự mình hoặc thông qua bên thứ ba (trường hợp này là đại diện địa phương) thỏa thuận, xác lập thành công việc mua hàng. Nhưng khi thực hiện việc giao, nhận hàng và thanh toán thì bên đặt hàng không thực hiện giao dịch đó (cố tình không nghe điện thoại, hoặc từ chối không nhận hàng). Thứ hai, căn cứ quy định tại Điều 116, 119, Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp này, giao dịch giao đặt hàng được xem là việc các bên đã xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, khi hợp đồng được xác lập, mỗi bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc giao đặt hàng, cụ thể với bên mua là phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền mua. Nếu không thực hiện thì vi phạm thỏa thuận của hai bên và quy định của pháp luật dân sự. Trách nhiệm pháp lý phải chịu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều 360, Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, việc này chỉ xảy ra trong trường hợp người bị bom hàng tiến hành khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết. Nói cách khác, nếu người bị bom hàng không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người bom hàng đối với người bị bom hàng không được đặt ra. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành, các văn bản hướng dẫn xử lý, truy cứu trách nhiệm pháp lý do vi phạm các quy định liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng chưa có bất cứ chế tài nào xử lý hành chính nào đối với người bom hàng. Mặt khác, vì đây chỉ là giao dịch dân sự nên không có căn cứ để quy kết trách nhiệm hình sự. Khi pháp luật chưa có chế tài hành chính hay hình sự, thì việc giải quyết những vấn đề như trên chỉ dừng lại ở góc độ pháp luật dân sự. Việc này chỉ được thực hiện theo nguyện vọng của chủ thể bị bom hàng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp thì việc yêu cầu bồi thường dân sự hầu như không xảy ra, cho nên không có ý nghĩa chấn chỉnh ý thức và thái độ của một phận người dân. Do vậy, giải pháp tối ưu nhất cần làm là chính quyền từng địa phương cần tăng cường động viên, vận động người dân tuân thủ, đồng lòng phối hợp, thực hiện đúng các quy định, chỉ đạo của cơ quan ban ngành, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "chỉ đặt hàng thử", "đặt cho vui". Đối với mô hình đi chợ giúp người dân, có thể tăng cường rà soát đơn hàng, xác nhận lại với người đặt mua hàng cụ thể về việc có mua hàng hay không? Trường hợp không nhận hàng phải có lý do chính đáng. Việc "bom hàng" trong thời gian dịch bệnh diễn ra căng thẳng, đi lại khó khăn là điều khó chấp nhận, do đó mỗi người dân cần ý thức việc làm của mình để tránh ảnh hưởng công việc chung. Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP HCM) Nguồn: Báo NLĐ | 'Bom hàng' mùa dịch, hành vi khó chấp nhận | [
{
"law_id": "91/2015/QH13",
"text": "Bộ luật Dân sự 2015"
}
] | train | 9b807f9a-43ec-4f81-8d50-035c7337c3c3 |
Chưa được cập nhật thông tin có được tiêm mũi 2 - Minh họaHiện nay, có tình trạng một số người dân dù đã được tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ nhất, nhưng không được cơ quan y tế cấp giấy xác nhận tiêm; mất giấy xác nhận tiêm hoặc có giấy xác nhận nhưng khi tải ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” thì lại không được cập nhật dữ liệu. Những trường hợp này có được tiêm mũi vắc xin thứ 2 hay không và phải làm gì để được cập nhật dữ liệu tiêm chủng? Trước hết, xin khẳng định cho dù đã làm mất giấy xác nhận tiêm hoặc không được cấp giấy xác nhận tiêm chủng thì chỉ cần bạn điền vào giấy đồng ý tiêm chủng, cơ quan chức năng vẫn sẽ cập nhật tên bạn vào danh sách tiêm chủng đợt 1, sau đó căn cứ vào nguồn cung và chính sách phân bổ vắc xin của từng địa phương mà họ sẽ lập danh sách tiêm đợt 2. Về trường hợp chưa được cập nhật thông tin tiêm đợt 1 lên cơ sở dữ liệu tiêm chủng quốc gia, ông Nguyễn Trường Nam- Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông, Bộ Y tế cho biết: "Việc sau khi tiêm mũi 1 chưa có chứng nhận tiêm trên hệ thống tiêm chủng do nhiều cơ sở tiêm chưa triển khai tiêm trên Nền tảng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 nên dẫn đến chưa có thông tin chứng nhận tiêm điện tử trên trên Cổng thông tin tiemchungcovid19.gov.vn hoặc trên app Sổ sức khỏe điện tử" Tuy nhiên, trường hợp bị thất lạc giấy xác nhận tiêm lần 1 và không có thông tin chứng nhận tiêm trên cổng thông tin tiêm chủng hay Sổ sức khỏe điện tử thì người dân vẫn được tiêm mũi 2 vì đã nằm trong danh sách kế hoạch tiêm của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã lập danh sách tiêm và gửi cho cơ sở tiêm vaccine khi đến lịch tiêm mũi 2. (Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế) Hiện nay, Sở Y tế TP. HCM cho biết sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân để chỉnh sửa thông tin tiêm chủng trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử. Để điều chỉnh thông tin tiêm chủng, người dân cần cung cấp đầy đủ thông tin, đính kèm ảnh chụp “Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19” (Điền mẫu đơn và đính kèm ảnh TẠI ĐÂY) Sau khi đã được cập nhật đầy đủ thông tin trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, bạn có thể tham khảo cách đăng ký tiêm mũi 2 TẠI ĐÂY. | Phải làm gì khi đã tiêm mũi 1 nhưng chưa được cập nhật thông tin? Liệu có được tiêm mũi 2 không? | [] | train | 05feda4f-18a1-4264-a154-6b6e3206c235 |
Hỗ trợ thêm 10 nhóm đối tượng lao động tại Hà Nội - Minh họa
UBND thành phố Hà Nội ban hành chính sách đặc thù của Hà Nội hỗ trợ 10 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 chưa được quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời TP Hà Nội cũng bổ sung 500 tỉ đồng để người lao động và người sử dụng lao động được vay vốn phục hồi kinh tế.
Để kịp thời hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng và đang gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã rà soát đối tượng, tổng hợp và có tờ trình UBND thành phố Hà Nội về việc bổ sung chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng chưa quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở đề xuất của Sở LĐTB&XH Hà Nội, Ban thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy đã họp và thống nhất đồng ý về chủ trương; Thường trực HĐND thành phố đã họp và đồng ý ban hành nghị quyết quy định các chính sách đặc thù của thành phố đối với 10 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 chưa được quy định Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/TTg và Quyết định số 3642/QĐ-UBND.
Đồng thời UBND thành phố Hà Nội bổ sung 500 tỉ đồng ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội Hà Nội để người lao động và người sử dụng lao động được vay vốn phục hồi kinh tế sau thời gian giãn cách xã hội.
Theo rà soát của Sở LĐTB&XH, dự kiến có khoảng trên 324.000 đối tượng được hỗ trợ chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội, với tổng kinh phí dự kiến hơn 345 tỉ đồng.
10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội, bao gồm:
1. Hỗ trợ hộ nghèo
2. Hỗ trợ hộ cận nghèo
3. Hỗ trợ đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng
4. Hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội đã được tiếp nhận vào Trung tâm BTXH nhưng đang sống tại gia đình, chưa vào lại Trung tâm do ảnh hưởng của COVID-19.
5. Hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
6. Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.
7. Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh (có ký hợp đồng lao động với người lao động và có đóng bảo hiểm xã hội) chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
8. Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động nhưng phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và không thuộc đối tượng được quy định tại chương IV Quyết định số 23/QĐ-TTg.
9. Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động nhưng phải chấm dứt hợp đồng lao động và không thuộc đối tượng được quy định tại chương VI Quyết định số 23/QĐ-TTg phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu cơ quan nhà nước về phòng chống dịch COVID-19.
10. Hỗ trợ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (có trụ sở chính tại Hà Nội và do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu cơ quan nhà nước về phòng chống dịch COVID-19.Nguyễn Hà Nguồn: Báo Lao động | Hà Nội hỗ trợ thêm 10 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 | [
{
"law_id": "68/NQ-CP",
"text": "Nghị quyết số 68/NQ-CP"
},
{
"law_id": "3642/QĐ-UBND",
"text": "Quyết định số 3642/QĐ-UBND"
},
{
"law_id": "23/2021/QĐ-TTg",
"text": "Quyết định số 23/2021/TTg"
}
] | train | 2dac38c1-9679-4a7b-97d6-84526cc91cdf |
Hướng dẫn thực hiện cách ly xã hội tại TP. HCM - Minh họa
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP. HCM đã ban hành Công văn 2279/UBND-VX nhằm thực hiện mạnh mẽ hơn các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn cao điểm hiện nay, trong đó có yêu cầu tạm dừng một số các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu với mong muốn người dân Thành phố cùng điều chỉnh các hành vi, sinh hoạt thường ngày và hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung đông người, góp phần kiểm soát phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố
Tuy nhiên, trên thực tế, có một bộ phận người dân gặp khó khăn từ việc tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong vòng 15 ngày, kể từ 00 giờ 00 ngày 09 tháng 7 năm 2021; để kịp thời giải quyết khó khăn trên, đồng thời triển khai nghiêm túc nội dung Công văn 2279/UBND-VX; Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục ban hành Công văn 2292/UBND-VX ngày 9/7/2021, chỉ đạo:
1. Giao Sở Công Thương có văn bản yêu cầu các hệ thống phân phối (SaiGon Co.op, Satra, MM.Mega Market, Bách Hóa Xanh, VinMart, Family Mart, AEON, Vissan...) tăng lượng hàng cung ứng thực phẩm chế biến sẵn đảm bảo hàng hóa đầy đủ trên các quầy, kệ với chủng loại đa dạng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân; phối hợp hệ thống giao hàng online, các hình thức phân phối trực tiếp đến tận tay người dân khi có yêu cầu.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chủ động nắm bắt các khó khăn của người dân trên địa bàn, nhất là các hộ gia đình không thể tự nấu ăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, thực hiện các giải pháp hỗ trợ kịp thời, thông qua các hình thức sau:
- Hướng dẫn người dân có thể đến mua thực phẩm chế biến sẵn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hiện đang hoạt động hoặc đặt hàng thông qua các ứng dụng công nghệ.
- Hỗ trợ cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày bằng các hình thức phù hợp: Tổ chức lực lượng tình nguyện viên của Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên hỗ trợ “đi chợ thay”; trực tiếp đặt hàng qua điện thoại tình nguyện viên và giao trực tiếp đến các đối tượng nêu trên;
- Chủ động cung cấp các suất ăn miễn phí cho người già neo đơn, người bệnh và các đối tượng khác.
UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân trên địa bàn và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn để yên tâm thực hiện giẫn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và cùng thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Coid-19 trên địa bàn Thành phố.Tải Công văn 2292 tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm Cập nhật bởi vankhanhnhu lúc: 10/07/2021 02:54:36 | Chỉ đạo mới của TP.HCM: Sẽ phân phối trực tiếp hàng hóa đến tận tay người dân khi có yêu cầu! | [
{
"law_id": "16/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 16/CT-TTg"
}
] | train | 37c76482-782b-4218-9740-3b96e3c15774 |
Kế hoạch tiêm vắc xin cho người dân Hà Nội - Minh họaNgày 7/5/2021, UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch 118/KH-UBND triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2022. Bài viết sẽ thông tin đến bạn đọc chi tiết về đối tượng, thời gian, chi phí tiêm vaccine này. Cụ thể, Kế hoạch nêu rõ: *Về thời gian: Năm 2021 và 2022. *Về đối tượng triển khai: Đối tượng 1: (đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ) a) Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: - Người làm việc trong các cơ sở y tế. - Người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...). - Quân đội; Công an. b) Nhân viên, cán bộ ngoại giao làm việc tại Việt Nam và của Việt Nam được cử đi nước ngoài; Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh. c) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp | dịch vụ điện, nước... d) Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người. đ) Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi. e) Người sinh sống tại các vùng có dịch. g) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội. h) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, | lao động ở nước ngoài. i) Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch. Đối tượng 2: Người từ 18 đến 65 tuổi không thuộc các nhóm đối tượng nêu trên. *Về phạm vi triển khai: Trên toàn bộ địa bàn thành phố Hà Nội. *Về hình thức triển khai: - Tổ chức tiệm theo thứ tự ưu tiên và tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng trên. - Tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động. - Tổ chức tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên. 6. Lộ trình triển khai - Tiêm cho đối tượng ưu tiên theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế. - Tiêm cho đối tượng khác (đối tượng 2) sẽ được triển khai trên cơ sở nguồn cung vắc xin (nguồn nhập khẩu hoặc nguồn sản xuất trong nước) Xem chi tiết Kế hoạch tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Kế hoạch 118/KH-UBND: Toàn bộ người dân Hà Nội từ 18-65 tuổi được miễn phí tiêm vắc xin Covid-19 | [] | train | b8115ec5-1446-4a49-8241-f86015d20763 |
Các hoạt động phải dừng/được tiếp tục tại Hà Nội để phòng, chống dịch - Minh họaCuối ngày 5/5/2021, UBND TP. Hà Nội ra Chỉ thị hỏa tốc 11/CT-UBND về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Đáng chú ý trong văn bản này là quy định phòng, chống dịch trong các cơ sở dịch vụ, sản xuất kinh doanh, vận chuyển hành khách và tại các chung cư cao tầng, các khu trung tâm dịch vụ. Cụ thể, chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội như sau: - Dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc. Đối với nhà hàng ăn, uống phục vụ trong nhà yêu cầu thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn, thực hiện giãn cách tối thiểu 1m giữa người với người hoặc có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà. - Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong vận chuyển hành khách công cộng: Hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, khai báo y tế, có dung dịch để sát khuẩn tay; lập danh sách hành khách (họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ) đối với hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh; sắp xếp, bố trí hành khách ngồi giãn cách trên xe. - Thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại hộ gia đình, chung cư, trường học, trụ sở làm việc, hội họp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu công nghiệp, nhà máy... theo Quyết định 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 của Bộ Y tế ban hành số tay hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới. - Dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, Karaoke, quán Bar, vũ trường, Game, Internet các rạp, trung tâm chiếu phim; các cơ sở dịch vụ spa, massage, xông hơi, phòng tập gym; các hoạt động tập thể dục, thể thao, các sự kiện tập trung đông người tại khu vực công cộng, vườn hoa, công viên cho đến khi có chỉ đạo mới của Ban Chỉ đạo Thành phố. Thực hiện việc hiếu, hỷ văn minh, hạn chế tối đa tập trung đông người và đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. | [CHỈ THỊ HỎA TỐC] TOÀN BỘ những hoạt động phải dừng/được tiếp tục để phòng, chống Covid-19 tại HÀ NỘI | [
{
"law_id": "3888/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 3888/QĐ-BYT"
}
] | train | 7ea371df-2bcc-47ab-b744-be29a239917d |
Điều kiện sử dụng vắc xin Covid-19 của Nga - Minh họaNgày 23/3/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 1654/QĐ-BYT phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với loại vắc xin được Nga gửi tặng có tên SPUTNIK V (Gam-COVID-Vac). 9 điều kiện trên bao gồm: 1. Vắc xin Gam-COVID-Vac được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Trung tâm nghiên cứu, sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC) cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam tính đến ngày 25/02/2021 và cam kết của POLYVAC về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam. 2. POLYVAC có trách nhiệm phối hợp với cơ sở sản xuất vắc xin phản hồi kịp thời các yêu cầu từ Bộ Y tế Việt Nam để bổ sung thêm dữ liệu hoặc các yêu cầu khác có liên quan đến vắc xin Gam-COVID-Vạc và chủ động cung cấp, cập nhật các thông tin mới có liên quan đến vắc xin Gam-COVID-Vac cho Bộ Y tế Việt Nam trong suốt quá trình phát triển sản phẩm. 3. POLYVAC có trách nhiệm phối hợp với cơ sở sản xuất vắc xin đảm bảo các điều kiện sản xuất vắc xin Gam-COVID-Vac nhập khẩu vào Việt Nam và đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng của lô vắc xin Gam-COVID-Vac nhập khẩu vào Việt Nam. 4. POLYVAC phối hợp với đơn vị phân phối sử dụng vắc xin Gam-COVIDVac triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện đối với vắc xin này tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 5. POLYVAC phải phối hợp với Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo trong việc tiến hành triển khai đánh giá lâm sàng tại Việt Nam về tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Gam-COVID-Vac. 6. POLYVAC phải phối hợp với Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế về xây dựng kế hoạch kiểm định; cung cấp mẫu thử, nguyên vật liệu, hóa chất thử nghiệm và các vấn đề liên quan khác cho việc kiểm định các lô vắc xin Gam-COVID-Vac trước khi đưa ra sử dụng. 7. POLYVAC phải phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin Gam-COVID-Vac cho các cơ sở tiêm chủng. 8. POLYVAC phải phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam để triển khai quản trị rủi ro đối với vắc xin Gam-COVID-Vac trong suốt quá trình lưu hành tại Việt Nam. 9. Việc sử dụng vắc xin Gam-COVID-Vac phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam. Xem chi tiết Quyết định 1654 tại file đính kèm dưới đây. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | 9 điều kiện để phê duyệt sử dụng vắc xin Covid-19 do Nga tài trợ | [] | train | 69e8bdaa-587d-43c3-ae98-c447626e805f |
Biện pháp tăng cường ngăn ngừa dịch tại các cảng hàng khôngTrước những diễn biến phức tạp tại điểm dịch Sân bay Tân Sơn Nhất, Ngày 12/2/2021, Bộ Giao thông vận tải ban hành Công văn 1305/BGTVT-CYT V/v tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 tại các Cảng Hàng không. Trong đó có 2 nội dung đáng chú ý. Một là, kiểm tra và nhắc nhở cán bộ nhân viên, người lao động của đơn vị và hành khách thực hiện nghiêm yêu cầu SK trong phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai bảo y tế). - Phổ biến, truyền thông về sử dụng khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn tại Quyết định 1053/QĐ-BYT ngày 06/02/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn đeo khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng (gửi kèm Công văn này) - Hướng dẫn hành khách khai báo y tế điện tử khi làm thủ tục trực tuyến tại website: https://tokhaiyte.vn hoặc trên ứng dụng Tờ khai y tế (Vietnam Health Declaration) mục Khai y tế nội địa. Từ chối vận chuyển các trường hợp không thực hiện khai báo y tế và các quy định về an toàn dịch bệnh. - Yêu cầu tất cả cán bộ nhân viên, người lao động của đơn vị cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone và phải thường xuyên bật Bluetooth để ứng dụng hoạt động hiệu quả, nhằm cảnh báo sớm nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm, người nghỉ nhiễm và giúp cơ quan chức năng phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm. - Hướng dẫn, nhắc nhở hành khách đứng giãn cách khi làm thủ tục tại sân bay, Tăng số lượng xe buýt trung chuyển hành khách từ nhà ga ra máy bay và ngược lại để đảm bảo giữ khoảng cách hành khách trên xe. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch khác theo hướng dẫn tại Công văn 7234/BGTVT-CYT ngày 26/7/2020 của Bộ Giao thông vận tải. Hai là, tăng cường các trang bị phòng hộ cá nhân (bộ quần áo chống dịch, khẩu trang, găng tay...) cho toàn bộ nhân viên làm việc tại các cảng hàng không để hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Đối với nhân viên tiếp xúc trực tiếp với hành khách phải được trang bị kính chống giọt bắn và thường xuyên xét nghiệm SAR-CoV-2, đảm bảo có kết quả âm tính trước khi vào làm việc (nếu có yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan y tế). Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 1305/BGTVT-CYT: 2 biện pháp tăng cường ngăn ngừa dịch Covid-19 tại các Cảng Hàng không | [
{
"law_id": "1053/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 1053/QĐ-BYT"
}
] | train | 64e5044e-27e2-44be-957f-97df21a3098d |
Công văn hỏa tốc của BGTVT về phòng, chống COVID-19
Thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 5/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19, ngày 11/1/2021, Bộ GTVT có Công văn 207/BGTVT-CYT, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện 7 nhiệm vụ sau đây.
1. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình.
2. Yêu cầu mọi công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo thông điệp “5K” gồm: khẩu trang - khử khuẩn – khoảng cách – không tụ tập – khai báo y tế.
3. Tiếp tục dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người khi không cần thiết, nếu có thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay… theo đúng quy định
4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục: Hàng không, Hàng hải, Đường sắt, Đường thủy nội địa tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo vận tải an toàn, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, trong đó:
- Tăng cường chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong phạm vi quản lý.
- Thông báo tới các đơn vị kinh doanh vận tải siết chặt và củng cố các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
- Bắt buộc đeo khẩu trang đối với tất cả người điều khiển phương tiện, tiếp viên, người phục vụ và hành khách
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các nơi có nguy cơ cao như nhà ga, sân bay, bến xe, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
5. Cục hàng không Việt Nam thực hiện:
- Tạm dừng cấp phép chuyến bay về VN từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có lây nhiễm chủng biến thể mới của virus SARS_CoV-2 và đang có dịch diễn biến phức tạp, trước hết là từ Anh, Nam Phi.
- Yêu cầu các hãng hàng không VN và nước ngoài thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
6. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện:
- Phối hợp với cơ quan Biên phòng, Kiểm dịch y tế tăng cường công tác quản lý, kiểm soát, hạn chế tối đa thay đổi thuyền viên.
- Phối hợp với các cảng, các công ty hoa tiêu có biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch cho những người có tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên.
- Phổi hợp với các dịa phương có hiện pháp quản lý chặt chẽ thuyền viên và hành khách đi tàu.
7. Trung tâm Công nghệ Thông tin phối hợp với Cục Y tế GTVT, các Cục, Tổng cục chuyên ngành, Sở GTVT cấp tỉnh và Tổ Công nghệ Thông tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 khẩn trương triển khai thực hiện “Bản đồ chung sống án toàn với dịch COVID-19”. Đối với các phương tiện giao thông công cộng, cập nhật thông tin lên ứng dụng “An toàn COVID – 19”.Xem đầy đủ Công văn tại file đính kèm cuối bài. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm Cập nhật bởi hiesutran159 lúc: 13/01/2021 02:38:51 | Công văn 207/BGTVT-CYT: Bộ GTVT yêu cầu tạm dừng cấp phép các chuyến bay về VN từ Anh, Nam Phi | [
{
"law_id": "01/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 01/CT-TTg"
}
] | train | c29c2228-b6c5-4317-91bc-8214f327701f |
Quyết định 2227/QĐ-BYT năm 2023 được Bộ Y tế ban hành ngày 19/5/2023 ban hành Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 năm 2023.
Theo đó, Bộ Y tế có khuyến cáo sử dụng vắc xin Covid-19 mới nhất năm 2023 đến từ WHO nhằm thực hiện việc tiêm chủng như sau:
(1) Khuyến cáo sử dụng vắc xin Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới * Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới - Theo khuyến cáo của WHO ngày 21/01/2022: + Các quốc gia có tỳ lệ bao phủ mũi cơ bản vắc xin phòng COVID-19 thấp trước tiên cần tập trung tăng cao tỷ lệ bao phủ mũi cơ bản cho các nhóm cỏ mức độ ưu tiên cao. Các quốc gia đà đạt tỷ lệ bao phủ mũi cơ bản từ trung bình đến cao cần tập trung tăng cao tỷ lệ bao phủ mùi nhắc lại cho các nhóm cỏ mức độ ưu tiên cao trước khi triển khai tiêm vắc xin cho các nhóm có mức độ ưu tiên thấp. Trẻ em cần được tiếp tục tiêm chủng đầy đủ các vắc xin ưong tiêm chủng thường xuyên theo khuyến cáo. + Khi đại dịch COV1D-19 tiếp tục điền biến phức tạp, có thể tiêm bổ sung các mũi nhắc lại tiếp theo (sau tiêm nhắc lần 2) cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Các liều nhắc lại này được khuyến cáo tiêm từ 4 đến 6 tháng sau khi hoàn thành mũi tiêm trước đó. - Lộ trình của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong giai đoạn 2022 2023 cập nhật ngày 21/1/2022: + Mục tiêu 1: Giảm bền vững tỷ lệ mắc bệnh nặng và tứ vong do COVID-19, trong đó đảm bảo tất cả đổi lượng thuộc nhóm ưu tiên cao nhất và nhóm ưu tiên cao được tiêm vắc xin theo đúng lịch trình được khuyến nghị và duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao nhất có thể đối với các nhóm ưu tiên trung bình và tiếp tục mở rộng đến các nhóm ưu tiên thấp theo đúng lịch trình tiêm được khuyến nghị. + Mục tiêu 2: Lồng ghép tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 vào chương trình tiêm chủng thường xuyên. - Theo khuyến cáo của WHO cập nhật ngày 30/3/2023: + Đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 được ưu tiên cao là người cao tuổi, người lớn với bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch, những người có bệnh lý miễn dịch kế cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, phụ nữ có thai và cán bộ y tế tuyến đầu. Bên cạnh đó, đối tượng ưu tiên trung binh là người lớn khỏe mạnh dưới 50 hoặc 60 tuổi không có bệnh nền. trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các bệnh nền; đối tượng ưu tiên thấp là ưè em và trẻ vị thành niên từ 6 tháng tới 17 tuổi 4. - Lộ trình của SAGE và WHO5 khu vực Tây Thái Bình Dương về việc sử dụng vắc xin COV1D-19 trong bối cảnh Omicron và khả năng miễn dịch đáng kể trong quần thể cập nhật đến 30/3/2023 như sau: + Nhóm ưu tiên cao: tiêm thêm một mũi tiêm nhắc cách mũi tiêm trước từ 6-12 tháng (bất kể đã tiêm bao nhiêu mũi trước gió). Đối với phụ nữ có thai, việc tiêm vắc xin giúp bảo vệ cho thai nhi và trẻ em dưới 6 tháng tuổi. + Nhóm ưu tiên trung bình: cần tiêm đủ các mũi cơ bản và mùi tiêm nhấc. Hiện tại. SAGE không khuyến cáo tiếp tục tiêm nhắc cho nhóm này. + Nhóm ưu tiên thấp: các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc là an toàn và hiệu quả cho nhóm trẻ từ 6 tháng tới 17 tuổi. Các quốc gia nên xem xét kỹ các yếu tố về tình hình dịch tề. chi phí - hiệu quả và các ưu tiên khác trước khi quyết định tiêm vắc xin phòng COVID19 cho nhóm trẻ từ 6 tháng tới 17 tuổi. - Hình thức tiêm chùng: Xem xét việc thay đổi hình thức triển khai từ tiêm chủng chiến dịch sang lồng ghép vào tiêm chủng thường xuyên. - Tiêm chủng cho ưè em: Trong bối cảnh hiện tại và tỷ' lệ tiêm các vắc xin trong tiêm chủng thường xuyên thấp thì tiêm vắc xin COVID-19 cho nhóm từ 6 tháng đến 17 tuổi có hiệu quả thấp hơn rất nhiều so với việc tập trung cho tăng cường tiêm chủng thường xuyên. - Các quốc gia có thể sử dụng vắc xin nhị giá (BA.5 bivalent mRNA) để tiêm các mũi cơ bản cũng như các mũi tiêm nhắc. - Chưa có khuyến cáo về tiêm nhắc vắc xin COVID-19 hàng năm. kẻ cả cho nhóm ưu tiên * Khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế Căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vả các tổ chức quốc tế khác cũng như kinh nghiệm triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại các quốc gia. ngày 11/11/2022, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: Tại thời điểm hiện nay, chưa triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi mà cần tập trung nguồn lực vào các hoạt động nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng đã có hướng dẫn như mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, mũi cơ bản cho bé từ 5 đến dưới 12 tuổi: Chưa khuyến cáo tiêm liều nhắc lại lần thứ 3 (mũi 5) vắc xin phỏng COVID-19 vã nhắc lại hàng năm. Ngày 17/4/2023, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: Việc sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của WHO ngày 30/3/2023 là cần thiết; cần tiếp tục theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình triển khai trên thể giới và việc triển khai tiêm chủng tại Việt Nam để có cơ sở xem xét đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng vắc xin trong thời gian tới tại Việt Nam. (2) Chiến lược sử dụng vắc xin COVID-19 tại Việt Nam - dụng tối đa các loại vắc xin hiện có, đặc biệt là vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hoặc đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp 6 và vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. - Áp dụng các cách thức phối hợp các loại vắc xin phòng COVID-19 khác nhau căn cứ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm sử dụng vắc xin của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới để lại hiệu quà miễn dịch cao, đàm bảo an toàn. - Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo khuyến cáo của WHO. - Sử dụng vắc xin theo nhu cầu đề xuất của địa phương, nhu cầu của người dân và lượng vắc xin được cung ứng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Xem thêm Quyết định 2227/QĐ-BYT năm 2023 có hiệu lực từ ngày 19/5/2023. | Khuyến cáo sử dụng vắc xin Covid-19 mới nhất năm 2023 đến từ WHO | [
{
"law_id": "2227/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2227/QĐ-BYT năm 2023"
},
{
"law_id": "2227/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2227/QĐ-BYT năm 2023"
}
] | train | 1169a2a2-4271-484f-95e8-5d038e0830f8 |
End of preview. Expand
in Dataset Viewer.
README.md exists but content is empty.
Use the Edit dataset card button to edit it.
- Downloads last month
- 44