published_date
stringlengths
18
18
title
stringlengths
0
209
question
stringlengths
12
5.4k
content
stringlengths
0
62.1k
refs
sequencelengths
0
135
domain
stringclasses
43 values
url
stringlengths
65
258
crawled_date
unknown
08:32 | 26/09/2016
Thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm những ai?
Thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm những ai? Theo tôi được biết thì hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã là cơ quan rất quan trọng trong việc tuyển quân. Nhưng tôi chưa được biết cơ cấu của hội đồng này gồm những ai. Ban biên tập có thể tư vấn cho tôi được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm: - Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân; - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự; - Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Trưởng Công an; - Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Y tế; công chức tư pháp - hộ tịch, tài chính - kế toán và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trên đây là quy định về thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/226CD-hd-thanh-phan-cua-hoi-dong-nghia-vu-quan-su-cap-xa-gom-nhung-ai.html
"2024-05-13T21:38:07"
08:32 | 26/09/2016
Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã là gì?
Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã là gì? Xin tư vấn cho tôi vấn đề này vì tôi có một vài vướng mắc muốn tìm đến Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã để giải quyết mà không biết họ có thẩm quyền không. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Cụ thể như sau: 1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nghĩa vụ quân sự; tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe. 2. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện danh sách công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. 3. Tổ chức cho công dân thực hiện lệnh gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. 4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương. 5. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự. Trên đây là quy định về nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/226D5-hd-nhiem-vu-cua-hoi-dong-nghia-vu-quan-su-cap-xa-la-gi.html
"2024-05-13T21:38:09"
07:49 | 24/09/2016
Nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự là gì? Tại sao phải đi nghĩa vụ quân sự? Tôi luôn nghe mọi người nói phải đi nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng tôi luôn thắc mắc, có phải nghĩa vụ quân sự là đi lính không? Ngoài đi lính thì nghĩa vụ quân sự còn làm việc nào khác không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Tại Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định: "Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân." Vì vậy, bạn nên hiểu rằng nghĩa vụ quân sự là bắt buộc, là một nghĩa vụ thiêng liêng để cống hiến cho tổ quốc. Thế nên Khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau: "Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định." Về các công việc được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự thì ngoài đi lính, còn nhiều công việc khác. Tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định: Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình: a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực; b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên; c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên. Trên đây là lý giải về cách hiểu nghĩa vụ quân sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/22661-hd-nghia-vu-quan-su-la-gi.html
"2024-05-13T21:38:11"
10:26 | 12/09/2016
Đã đăng ký NVQS mà đi học ở nơi khác, có phải làm thủ tục chuyển đăng ký NVQS không?
Tháng 4/2016 tôi có thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nay tôi có giấy gọi nhập học của Trường Cao đẳng X đóng trên địa bàn thị trấn Thường Tín, Huyện Thường Tín, Hà Nội. Xin hỏi, tôi có phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự không, nếu phải chuyển thì làm những thủ tục nào?
Khoản 2, Điều 17 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: “a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến; b) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự”. Như vậy là trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi bạn nhập học thì bạn phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến Trường Cao đẳng X. Hồ sơ chuyển đi theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 19/2/2016, gồm: - Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; - Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân (mang theo bản chính để đối chiếu);
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1ECFA-hd-da-dang-ky-nvqs-ma-di-hoc-o-noi-khac-co-phai-lam-thu-tuc-chuyen-dang-ky-nvqs-khong.html
"2024-05-13T21:38:12"
08:08 | 12/09/2016
Điều kiện để trở thành sĩ quan khi tham gia NVQS
Cho em hỏi: Có bằng Dược sĩ Trung Cấp khi tham gia nghĩa vụ quân sự có thể trở thành sĩ quan được không?  Anh có thể cho em biết được cụ thể điều kiện để trở thành sĩ quan khi tham NVQS không? Cảm ơn anh rất nhiều !
Bằng dược sĩ trung cấp thì chưa thể trở thành sĩ quan quân đội ngay được mà còn quá trình phấn đấu lâu dài thì có thể được. Theo Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam "Điều 4. Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan. Điều 5. Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ: 1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội; 2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu; 3. Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1C066-hd-dieu-kien-de-tro-thanh-si-quan-khi-tham-gia-nvqs.html
"2024-05-13T21:38:14"
09:52 | 07/09/2016
Em muốn hỏi về vấn đề nghĩa vụ quân sự
Em đang công tác tại Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội. Nơi cư trú là xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm. vừa qua em có giấy triệu tập nghĩa vụ quân sự. Em đã nộp giấy xác nhận của cơ quan, trong giấy xác nhận có nói rõ là em đã được tuyển dụng ngạch viên chức và số quyết định của Sở Nội Vụ Hà Nội. tuy nhiên sau khi nộp em vẫn có giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự ngày 24/11/2012. Theo em được biết là trường hợp của em được tam hoãn. Tại cơ quan em, có những bạn cùng tuổi em, cư trú tại các quận khác như Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai chưa được tuyển dụng là viên chức, chỉ photo hợp đồng lao động dài hạn là được tạm hoãn. vậy em muốn hỏi là địa phương em thực hiện có đúng quy định không, vì em đã hỏi ý kiến nhiều người thì họ đều bảo là em được tạm hoãn. số Quyết định viên chức của em là 5233/QĐ – SNV ngày 7/7/2011 của Sở Nội Vụ Hà Nội. số điện thoại là 0121 301 3119. Mong sớm được hồi đáp vì em đang có chút phân vân. Cám ơn và chúc các anh chị sức khỏe! Người hỏi: Nguyễn Đức Tuấn ( 10:46 22/11/2012)
Cổng Giao tiếp điện tử Ủy ban Nhân dân Tp.Hà Nội xin trả lời như sau: Về vấn đề này đề nghị bạn tham khảo Mục 6 – Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự số45/2005/QH11 ngày 24/6/2005 của Quốc Hội.
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/3052-hd-em-muon-hoi-ve-van-de-nghia-vu-quan-su.html
"2024-05-13T21:38:16"
15:41 | 06/09/2016
Nghĩa vụ quân sự của 2 anh em
Cho e hỏi là trong 1 nhà có 2 anh em thi có được gọi cùng 1 lúc 2 anh em đi khám sức khỏe NVQS không ạ? Hiện tại thì 2 anh em  đều chưa Tốt nghiệp ĐH (vì ko đủ điều kiện xét tốt nghiệp) thì có được tạm hoạn hay miễn NVQS ko? Em xin cảm ơn!
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1BA6E-hd-nghia-vu-quan-su-cua-2-anh-em.html
"2024-05-13T21:38:18"
15:40 | 06/09/2016
Xin hỏi về luật nghĩa vụ quân sự.
Tôi hiện nay 24 tuổi, hiện đang là phi công của công ty hàng không Việt Nam VNA. Vừa rồi tôi nhận được giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự tại địa phương. Xin cho tôi hỏi là tôi có thuộc diện hoãn nghĩa vụ quân sự không? (Vì tôi thấy có điều luật là tạm hoãn NVQS cho các đối tượng công tác tại các cơ quan nhà nước). Nếu tôi thuộc diện hoãn thì phải cung cấp giấy tờ gì cho ban chỉ huy quân sự tại địa phương?     Xin chân thành cảm ơn!!
Các trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn NVQS như sau: 1. Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: a) Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; c) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; d) Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này; đ) Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận; e) Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định; g) Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu. Hằng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. 2. Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một; b) Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ; c) Một con trai của thương binh hạng hai; d) Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1C016-hd-xin-hoi-ve-luat-nghia-vu-quan-su.html
"2024-05-13T21:38:19"
15:39 | 06/09/2016
HSSV tốt nghiệp đi nghĩa vụ quân sự được kéo dài thời gian trả nợ và miễn lãi
Thống đốc NHNN Việt Nam vừa có văn bản trả lời câu hỏi của cử tri tỉnh An Giang về việc: Sinh viên trong quá trình học tập có vay vốn ngân hàng, khi tốt nghiệp ra trường thì thi hành nghĩa vụ quân sự. Trong thời gian nhập ngũ có được miễn đóng lãi suất và được gia hạn đến khi hết thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự không?
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (thông báo số 183/TB-VPCP ngày 26/6/2009), ngày 15/7/2009, Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành văn bản số 1964/NHCS-TDSV hướng dẫn thực hiện việc kéo dài thời gian trả nợ và được miễn lãi tiền vay trong thời gian tại ngũ đối với học sinh, sinh viên vay vốn sau khi tốt nghiệp đi nghĩa vụ quân sự. Cụ thể, đối với học sinh, sinh viên đã vay vốn sau khi tốt nghiệp đi nghĩa vụ quân sự nếu còn dư nợ chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì số dư nợ đó được kéo dài thời gian trả nợ và được miễn lãi tiền vay tương ứng với thời gian phục vụ tại ngũ của học sinh, sinh viên đó, nhưng tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên nhập ngũ. Thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày nhập ngũ ghi trên Lệnh gọi nhập ngũ đến ngày kết thúc thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự (là ngày tháng có hiệu lực của các Quyết định về việc quân nhân xuất ngũ).
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1C743-hd-hssv-tot-nghiep-di-nghia-vu-quan-su-duoc-keo-dai-thoi-gian-tra-no-va-mien-lai.html
"2024-05-13T21:38:21"
15:35 | 06/09/2016
Thắc mắc về Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
Chào luật sư cho e hỏi về một số vấn đề ạ 1. Bạn em đang thực hiện nghĩa vụ quân sự đi vào ngày 08/09/2015, bạn ấy có nguyện vọng là khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự xong sẽ xin ở lại làm. Em muốn hỏi là cần những điều kiện như thế nào ạ. 2. Em lên mạng đọc thì thấy có nhiều người nói là trong lúc mình thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có tổ chứa cho mình 2 đợt thì, nếu mình đủ điểm thì có thể học trung cấp. Em muốn hỏi là còn áp dụng cho năm nay không, hình thức thi ra sao, đề tập trung vào kiến thức ở phổ thông hay là kiến thức khi mình đang thực hiện tại ngũ.   Em cám ơn nhiều ạ. Chúc luật sư có 1 ngày làm việc thành công và hiệu quả.
Chào em Theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự thì những binh sĩ phục vụ trong quân đội nếu có trình độ chuyên môn cần thiết cho quân độ, tình nguyện phục vụ lâu dài trong quân độ và có quá trình rèn luyện, tu dưỡng và phấ đấu tốt sẽ được giữ lại trở thành quân nhân chuyên nghiệp. Vì thế, nếu em có nguyện vọng này thì cần phải phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng tốt trong quá trình tại ngũ và có định hướng phục vụ lâu dài. Về các ký thi tuyển hay sát hạch trong quân độ như thế nào thì em nên liên hệ đơn vị để biết chi tiết nhé.
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FDD7-hd-thac-mac-ve-luat-nghia-vu-quan-su.html
"2024-05-13T21:38:23"
15:34 | 06/09/2016
Giấy báo nhập học đến muộn 1 ngày so với ngày hết hạn tạm hoãn NVQS có được xem xét để tạm hoãn NVQS không?
Cho em hỏi, năm nay em 18 tuổi, thi rớt cao đẳng, trường tự chuyển xuống bậc trung cấp chuyên nghiệp cho em nhưng giấy báo nhập học đến muộn 1 ngày so với ngày hết hạn tạm hoãn NVQS (ngày hết hạn là 25/08/2010), như vậy em có được xem xét để tạm hoãn NVQS không? Biết rằng ngày 9/9/2010 mới là ngày giao quân và trường lại buộc em phải đăng ký nhập học và học trước ngày giao quân trên?
Căn cứ điều khoản 1 Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự được sửa đổi bổ sung năm 2005 quy định Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: a) Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; c) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; d) Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này; đ) Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận; e) Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định; g) Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20839-hd-giay-bao-nhap-hoc-den-muon-1-ngay-so-voi-ngay-het-han-tam-hoan-nvqs-co-duoc-xem-xet-de-tam-hoan-nvqs-khong.html
"2024-05-13T21:38:25"
18:03 | 30/08/2016
Nộp sổ BHXH cho bên nghĩa vụ quân sự
Trước đây anh trai em từng đi làm Cty được 2 năm và được đóng BHXH 2 năm, giờ anh ấy nghỉ làm Cty rồi và đang giữ sổ BHXH, sau đó anh đi nghĩa vụ quân sự, vậy anh có phải nộp sổ BHXH cho bên nghĩa vụ quân sự không ạ
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1A99F-hd-nop-so-bhxh-cho-ben-nghia-vu-quan-su.html
"2024-05-13T21:38:28"
16:11 | 27/08/2016
Bảo hiểm với người thực hiện Nghĩa vụ quân sự
Tôi có một thắc mắc xin được BHXH giải đáp. Tôi hiện là công nhân và đã đóng bảo hiểm xã hội được 1 năm 6 tháng. Bây giờ tôi xin nghỉ việc tại công ty vì phải thực hiện Nghĩa vụ quân sự. Vậy có những chế độ nào đối với trường hợp người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
Thực hiện nghĩa vụ quân sự là quy định của pháp luật với mọi công dân khi đến tuổi phải thi hành theo Luật. Thời gian tham gia BHXH, BHTN sẽ được bảo lưu và được cộng nối khi bạn tiếp tục đi làm và tham gia BHXH.
[]
nghia-vu-quan-su
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1A114-hd-bao-hiem-voi-nguoi-thuc-hien-nghia-vu-quan-su.html
"2024-05-13T21:38:34"
14:45 | 03/05/2024
Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào?
Cho tôi hỏi: Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào?- Câu hỏi của anh Quang (Tp.HCM).
<subquestion>Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào?</subquestion> Tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về chia thừa kế như sau: <ref>Điều 680. Thừa kế 1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. 2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. </ref> Như vậy, người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nơi có bất động sản đó nghĩa là sẽ chia thừa kế theo pháp luật Việt Nam. Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào? (Hình từ Internet) <subquestion>Không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế bao nhiêu suất?</subquestion> Tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: <ref>Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này. </ref> Như vậy, nếu con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động không có tên trong di chúc thì vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. <subquestion>Hiện nay có mấy hàng thừa kế theo pháp luật?</subquestion> Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định hiện nay 03 hàng thừa kế theo pháp luật là: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. <subquestion>Thời điểm có hiệu lực của di chúc là khi nào?</subquestion> Tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định hiệu lực của di chúc như sau: <ref>Điều 643. Hiệu lực của di chúc 1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. 2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực. 3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. 4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. 5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. </ref> Như vậy, thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm mở thừa kế.
[ "Bộ luật Dân sự 2015", "thừa kế", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A0DEF-hd-nguoi-nuoc-ngoai-co-bat-dong-san-tai-viet-nam-mat-thi-chia-thua-ke-theo-phap-luat-nuoc-nao.html
"2024-05-13T21:38:38"
21:00 | 27/03/2024
Mức hưởng của những người thừa kế không phụ thuộc di chúc là bao nhiêu?
Mức hưởng của những người thừa kế không phụ thuộc di chúc là bao nhiêu? Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực không? Nhờ anh chị giải đáp.
<subquestion>Mức hưởng của những người thừa kế không phụ thuộc di chúc là bao nhiêu?</subquestion> Căn cứ quy định Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: <ref>Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này. </ref> Theo như quy định nêu trên thì các trường hợp được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc gồm có: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; - Con thành niên mà không có khả năng lao động. Theo đó, mỗi một người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó. Mức hưởng của những người thừa kế không phụ thuộc di chúc là bao nhiêu? (Hình từ Internet) <subquestion>Công chứng viên không được công chứng, chứng thực di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp nào?</subquestion> Căn cứ quy định Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được công chứng, chứng thực di chúc như sau: <ref>Điều 637. Người không được công chứng, chứng thực di chúc Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. 2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. 3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc. </ref> Theo như quy định thì công chứng viên không được công chứng, chứng thực di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. - Là người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. - Là người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc. <subquestion>Trường hợp nào thì di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực?</subquestion> Căn cứ quy định Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực như sau: <ref>Điều 638. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực 1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực. 2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó. 3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó. 4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị. 5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó. 6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. </ref> Theo như quy định thì di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực trong các trường hợp sau đây: - Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực. - Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó. - Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó. - Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị. - Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó. - Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
[ "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A0B0A-hd-muc-huong-cua-nhung-nguoi-thua-ke-khong-phu-thuoc-di-chuc-la-bao-nhieu.html
"2024-05-13T21:38:40"
23:30 | 02/03/2024
Mẫu văn bản từ chối thừa kế mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Cho tôi hỏi về mẫu văn bản từ chối thừa kế hiện nay quy định như thế nào và anh chị hướng dẫn tôi cách viết được không? Mong được giải đáp thắc mắc!
<subquestion>Mẫu văn bản từ chối thừa kế mới nhất hiện nay?</subquestion> Sau đây là mẫu văn bản từ chối thừa kế mới nhất có thể tham khảo: Tải về miễn phí mẫu văn bản từ chối thừa kế mới nhất tại đây tải về Cách viết văn bản từ chối thừa kế: (1) Mục “Tại”: Đây là địa chỉ nơi lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Có thể là nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng. (2) Mục “chúng tôi gồm”: Mục này nếu người từ chối nhận di sản thừa kế là một người thì chỉ ghi là “tôi là…” kèm tên, năm sinh, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu kèm ngày tháng và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú… (3) Mục “Là…” ghi mối quan hệ giữa người từ chối nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế. (4) Ghi thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử, trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ nêu trên… (5) Mục này liệt kê đầy đủ số tài sản mà người từ chối nhận di sản thừa kế được hưởng. Tài sản phải là những loại có giấy tờ sở hữu, có đăng ký quyền sở hữu <subquestion>Trường hợp nào thì người thừa kế không được từ chối thừa kế?</subquestion> Tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về từ chối nhận di sản như sau: <ref>Từ chối nhận di sản 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. </ref> Theo đó, thừa kế hay không thừa kế di sản là quyền của người được hưởng thừa kế, tức là người đủ điều kiện thừa kế có thể từ chối thừa kế nhận di sản. Tuy nhiên, người thừa kế sẽ không được từ chối nhận di sản nếu như việc từ chối đó nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. <subquestion>Xử lý di sản không có người thừa kế như thế nào?</subquestion> Căn cứ theo Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản không có người nhận thừa kế như sau: <ref>Tài sản không có người nhận thừa kế Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. </ref> Theo đó, khi tài sản không có người nhận thừa kế thì sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài sản, số tài sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước. <subquestion>Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản tối đa là bao lâu?</subquestion> Tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau: <ref>Thời hiệu thừa kế 1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. </ref> Theo đó, kể từ thời điểm mở thừa kế thì người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản trong thời gian là: - 30 năm đối với bất động sản - 10 năm đối với động sản Nếu hết thời gian nói trên mà người thừa kế không có yêu cầu gì về việc chia di sản thì di sản sẽ thuộc về người đang quản lý di sản. Tuy nhiên, nếu không có người đang quản lý di sản thì: - Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu - Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu
[ "thừa kế", "tải về", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839E709-hd-mau-van-ban-tu-choi-thua-ke-moi-nhat-2024-va-huong-dan-cach-viet.html
"2024-05-13T21:38:41"
17:30 | 28/02/2024
06 đối tượng không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?
Cho tôi hỏi: Đối tượng nào không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế? Di sản nào được thừa kế theo pháp luật? Câu hỏi của anh Phúc - Đồng Nai
<subquestion>06 đối tượng không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?</subquestion> Tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: <ref>Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này. </ref> Như vậy, 6 đối tượng không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế là: - Con chưa thành niên; - Cha; - Mẹ; - Vợ; - Chồng; - Con thành niên mà không có khả năng lao động. Theo đó, những đối tượng trên nếu không có tên được hưởng di sản trong di chúc hoặc hưởng di sản ít hơn 2/3 suất thì vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 của một người thừa kế theo pháp luật. 06 đối tượng không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế? (Hình từ Internet) <subquestion>Di sản nào được thừa kế theo pháp luật?</subquestion> Tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: <ref>Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. </ref> Như vậy, di sản được thừa kế theo pháp luật bao gồm: - Không được định đoạt trong di chúc; - Có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; - Có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Phần di sản liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. <subquestion>Những ai thuộc hàng thừa kế thứ hai?</subquestion> Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: <ref>Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. </ref> Như vậy, những người thuộc hàng thừa kế thứ hai gồm: - Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; - Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
[ "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015", "thừa kế theo pháp luật", "Bộ luật Dân sự 2015", "thừa kế theo pháp luật" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A01BD-hd-06-doi-tuong-khong-co-ten-trong-di-chuc-van-duoc-huong-thua-ke.html
"2024-05-13T21:38:43"
16:35 | 03/12/2023
Con nuôi sẽ được thừa kế tài sản hợp pháp trong trường hợp nào?
Tôi có một thắc mắc: Người nhận con nuôi phải đáp ứng những điều kiện gì? Con nuôi sẽ được thừa kế tài sản hợp pháp trong trường hợp nào? Câu hỏi của chị Bích (Nha Trang)
<subquestion>Người nhận con nuôi phải đáp ứng điều kiện gì?</subquestion> Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về người nhận con nuôi phải đáp ứng điều kiện sau đây: - Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; + Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; + Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; + Có tư cách đạo đức tốt. - Những người sau đây không được nhận con nuôi: + Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; + Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; + Đang chấp hành hình phạt tù; + Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; + Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; + Dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. - Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010. Con nuôi sẽ được thừa kế tài sản hợp pháp trong trường hợp nào? (Hình từ Internet) <subquestion>Người nhận nuôi con nuôi phải chuẩn bị những hồ sơ gì?</subquestion> Căn cứ theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hồ sơ của người nhận con nuôi cụ thể như sau: <ref>Hồ sơ của người nhận con nuôi Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có: 1. Đơn xin nhận con nuôi; 2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; 3. Phiếu lý lịch tư pháp; 4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; 5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này. </ref> Theo đó, người nhận nuôi con nuôi phải chuẩn bị những hồ sơ sau đây: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; - Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế. <subquestion>Con nuôi sẽ được thừa kế tài sản hợp pháp trong trường hợp nào?</subquestion> Đầu tiên, tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ thể có 03 trường hợp sau: Trường hợp 1: Quyền được thừa kế theo di chúc theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp 2: Nếu trường hợp bố mẹ qua đời và không để lại di chúc thì việc thừa kế tài sản sẽ được chia theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015. Đồng thời, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật cụ thể như sau: <ref>Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. </ref> Ngoài ra, tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã khẳng định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ như sau: <ref>Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này. </ref> Như vậy, từ những phân tích và quy định trên, việc con nuôi sẽ được thừa kế tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đáp ứng các điều kiện này. Trường hợp 3: Nếu không có tên trong di chúc nhưng đáp ứng được điều kiện tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì vẫn sẽ được hưởng thừa kế, cụ thể: - Được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: + Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; + Con thành niên mà không có khả năng lao động. - Lưu ý: Không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.
[ "Luật Nuôi con nuôi 2010", "con nuôi", "Luật Nuôi con nuôi 2010", "Luật Nuôi con nuôi 2010", "con nuôi", "Luật Nuôi con nuôi 2010", "con nuôi", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839EBC4-hd-con-nuoi-se-duoc-thua-ke-tai-san-hop-phap-trong-truong-hop-nao.html
"2024-05-13T21:38:45"
19:00 | 11/07/2023
Trẻ sơ sinh có quyền thừa kế không? Quy định về việc hưởng di sản của trẻ sơ sinh như thế nào?
Cho tôi hỏi trẻ sơ sinh có quyền thừa kế giống người lớn không? Câu hỏi của chị An - Quảng Ninh
<subquestion>Trẻ sơ sinh có quyền thừa kế không?</subquestion> Căn cứ theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: <ref>Người thừa kế Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. </ref> Theo đó, người thừa kế theo quy định của pháp luật là người đang sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Cho nên trẻ sơ sinh cũng thuộc đối tượng có quyền thừa kế theo quy định pháp luật. Trẻ sơ sinh có quyền thừa kế không? Quy định về việc hưởng di sản của trẻ sơ sinh như thế nào? (Hình từ Internet) <subquestion>Nếu chia di sản thừa kế theo pháp luật thì phần di sản của trẻ sơ sinh nhận được có bằng của người khác?</subquestion> Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: <ref>Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. </ref> Theo đó, nếu trẻ sơ sinh thuộc hàng thừa kế được nhận di sản thì sẽ được nhận phần di sản bằng với những người ở cùng hàng thừa kế. Ngoài ra, do trẻ sơ sinh vẫn chưa đủ năng lực hành vi dân sự nên phần di sản mà trẻ sơ sinh được hưởng sẽ do người giám hộ quản lý cho đến khi trẻ sơ sinh thành niên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. <subquestion>Nghĩa vụ quản lý tài sản thừa kế của trẻ sơ sinh được quy định như thế nào?</subquestion> Căn cứ theo Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quản lý tài sản của người được giám hộ như sau: <ref>Quản lý tài sản của người được giám hộ 1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. 2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này. </ref> Theo đó, việc người giám hộ quản lý tài sản mà trẻ sơ sinh được thừa kế được quy định như sau: - Quản lý tài sản thừa kế của trẻ sơ sinh như tài sản của chính mình; - Các giao dịch liên quan đến tài sản mà trẻ sơ sinh được thừa kế đều được thực hiện dựa trên lợi ích của người được giám hộ; - Không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
[ "Bộ luật Dân sự 2015", "người thừa kế", "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015", "người giám hộ" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839D13B-hd-tre-so-sinh-co-quyen-thua-ke-khong-quy-dinh-ve-viec-huong-di-san-cua-tre-so-sinh-nhu-the-nao.html
"2024-05-13T21:38:47"
12:00 | 02/07/2023
Vợ có tài sản riêng nhưng chết thì ai có quyền thừa kế tài sản đó theo pháp luật?
Vợ có tài sản riêng nhưng chết thì ai có quyền thừa kế tài sản đó theo pháp luật? Câu hỏi của anh Mạnh Hùng (Cà Mau)
<subquestion>Vợ có tài sản riêng nhưng chết thì ai có quyền thừa kế tài sản đó theo pháp luật?</subquestion> Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: <ref>Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. </ref> Theo quy định trên, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Theo đó, nếu vợ có tài sản riêng mà mất mà không để lại di chúc thì tài sản riêng đó thuộc về chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết và được chia theo pháp luật. Trường hợp người vợ mất có di chúc thì tài sản riêng đó được giao cho người thừ kế theo di chúc. Vợ có tài sản riêng nhưng chết thì ai có quyền thừa kế tài sản đó theo pháp luật? (Hình từ Internet) <subquestion>Chồng được định đoạt tài sản riêng của vợ trong trường hợp nào?</subquestion> Theo Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau: <ref>Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. </ref> Trường hợp vợ không thể tự quản lý tài sản riêng, ủy quyền cho chồng quản lý tài sản thì chồng được định đoạt tài sản riêng của vợ nhưng phải đảm bảo lợi ích của vợ. Hoa lợi, lợi tức tới từ tài sản riêng mà đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này cần có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ cũng là tài sản riêng của vợ. <subquestion>Có được sát nhập tài sản riêng của vợ thành tài sản chung không?</subquestion> Theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau: <ref>Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung 1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. 2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. 3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. </ref> Theo đó, tài sản riêng của vợ có thể được sát nhập vào tài sản chung nếu cả hai có thỏa thuận. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
[ "Bộ luật Dân sự 2015", "tài sản riêng", "Luật Hôn nhân và Gia đình 2014", "tài sản riêng", "Luật Hôn nhân và gia đình 2014" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839CEFE-hd-vo-co-tai-san-rieng-nhung-chet-thi-ai-co-quyen-thua-ke-tai-san-do-theo-phap-luat.html
"2024-05-13T21:38:48"
11:07 | 30/11/2022
Trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm, việc kiểm sát về pháp luật tố tụng như thế nào?
Kiểm sát về pháp luật tố tụng trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thế nào? Kiểm sát việc xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm ra sao? Xác định di sản thừa kế, giá trị di sản, hiện trạng, quá trình sử dụng, quản lý di sản theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như thế nào? Mong nhận được sự hỗ trợ!
<subquestion>Kiểm sát về pháp luật tố tụng trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thế nào?</subquestion> Căn cứ Tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát về pháp luật tố tụng trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau: <ref>Khi kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế cần thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 57, Điều 58, Điều 59 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), các quy định khác của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm; Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm được ban hành kèm theo Quyết định số 458/QĐ-VKSTC ngày 04/10/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy định 458/2019). </ref> Như vậy, kiểm sát về pháp luật tố tụng trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được quy định như sau: Khi kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế cần thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 57, Điều 58, Điều 59 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), các quy định khác của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm; Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm được ban hành kèm theo Quyết định số 458/QĐ-VKSTC ngày 04/10/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy định 458/2019). Trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm, việc kiểm sát về pháp luật tố tụng như thế nào? (Hình từ Internet) <subquestion>Kiểm sát việc xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm ra sao?</subquestion> Theo Tiểu tiết 1.2.1 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát việc xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau: <ref>Khi kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức cần chú ý một số vấn đề sau: 1.2.1. Xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế - Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng thừa kế, thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế... - Theo quy định tại Điều 184 BLTTDS, khoản 2 Điều 149 Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015), Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án. Trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án. Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu đúng quy định thì cần làm rõ thời điểm mở thừa kế (thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện) và ngày khởi kiện để xác định còn thời hiệu khởi kiện hay đã hết. Khi xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế, cần lưu ý các quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (trường hợp sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan), quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án trong BLDS. - Để xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế cần nắm vững quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 184 BLTTDS, Điều 149 và Điều 623 BLDS 2015, Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 26/2018/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và tham khảo mục 1, 2 Phần III Giải đáp vướng mắc số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 và Phần I Giải đáp vướng mắc số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế được tính từ ngày 10/9/1990. Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/01/2017 (ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực), thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản được tính từ thời điểm mở thừa kế. Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 58/1998). Theo đó thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 (ngày Nghị quyết số 58/1998 có hiệu lực), không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 17 Nghị quyết số 58/1998). Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 1037/2006). Theo đó, thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 (ngày Nghị quyết số 1037/2006 có hiệu lực) không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 39 Nghị quyết số 1037/2006). </ref> Theo đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng thừa kế, thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế... Và các quy định khác của pháp luật được nêu trên. <subquestion>Xác định di sản thừa kế, giá trị di sản, hiện trạng, quá trình sử dụng, quản lý di sản theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như thế nào?</subquestion> Tại Tiểu tiết 1.2.2 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát về xác định di sản thừa kế, giá trị di sản, hiện trạng, quá trình sử dụng, quản lý di sản theo thủ tục sơ thẩm như sau: <ref>1.2.2. Xác định di sản thừa kế, giá trị di sản, hiện trạng, quá trình sử dụng, quản lý di sản - Di sản thừa kế được phân chia cho những người thừa kế là phần di sản còn lại sau khi thực hiện xong nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. - Để giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, cần xác định rõ di sản thừa kế gồm những gì? Giá trị tài sản có tranh chấp? Xác định thực tế khối tài sản hiện đang được sử dụng như thế nào và xem xét các yêu cầu của đương sự để phân chia di sản cho phù hợp. - Cần xác định hiện trạng của di sản thừa kế, nguồn gốc, quá trình biến đổi và thực trạng từng loại di sản; công sức của người duy trì phát triển tài sản là di sản; công sức của người chăm sóc người để lại di sản; việc ma chay, giỗ, tết... liên quan đến người để lại di sản; di sản đang được ai quản lý và được sử dụng như thế nào? Yêu cầu, ý kiến của người quản lý di sản đối với việc trích công sức quản lý di sản? Để làm rõ những vấn đề trên, khi nghiên cứu cần xem xét các tài liệu liên quan đến nguồn gốc, giá trị và hiện trạng tài sản ở thời điểm mở thừa kế, thời điểm có yêu cầu chia thừa kế như: Văn bản ghi ý kiến, bản tự khai, biên bản ghi lời khai của các đương sự, văn bản xác nhận, cung cấp chứng cứ, biên bản thẩm định tại chỗ, biên bản xác định hiện trạng tài sản, đo đạc nhà đất, vị trí, kích thước, người đang quản lý sử dụng, biên bản định giá, thẩm định giá tài sản... Đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì lưu ý xác định tính chất pháp lý của tài sản, xem xét về nguồn gốc, sự chuyển dịch tài sản qua các thời kỳ, quá trình thực hiện chính sách cải tạo đối với loại tài sản này của Nhà nước để đề xuất đường lối giải quyết phù hợp. Đồng thời, cần làm rõ công sức của người quản lý di sản trong việc duy trì, phát triển khối di sản; công sức của người chăm sóc, ma chay, trách nhiệm giỗ tết cho người chết.... - Đối với di sản thừa kế nằm trong khối tài sản chung vợ chồng, cần nghiên cứu vận dụng Luật hôn nhân gia đình năm 1959, 1986, 2000 và 2014; Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội, các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 03/2016 để xác định giá trị tài sản chung của vợ chồng, từ đó xác định di sản của người chết. - Việc xác định di sản thừa kế có liên quan đến tài sản chung của hộ gia đình cần phải kiểm tra, xem xét tài liệu, chứng cứ về quá trình tạo lập, thời gian sử dụng và công sức đóng góp của người chết vào khối tài sản chung đó, để xác định phần di sản của người chết. - Làm rõ di sản là tài sản riêng của người chết hay là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác có thể là phần tài sản nằm trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng hoặc nằm trong khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần với người khác phụ thuộc vào cách thức và căn cứ xác lập nên các hình thức sở hữu đó. + Đối với tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất: Trường hợp đất đã có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất thì phải kiểm tra các giấy tờ về đất đai kèm theo các tài liệu hồ sơ quản lý đất và tài sản trên đất (nếu có) để xem xét, đánh giá đất thuộc quyền sử dụng của ai, diện tích cụ thể như thế nào? Khi nghiên cứu hồ sơ phải lưu ý đến các tài liệu: Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra; các biên bản hòa giải ở xã, phường; thực tế diện tích đất đương sự đang sử dụng; quá trình kê khai, đóng thuế sử dụng đất và ý kiến, quan điểm của các bên trong quá trình sử dụng đất hàng năm như thế nào? Có phản đối hay đồng ý khi phía bên kia sử dụng đất mà họ cho là không thuộc quyền sử dụng của người đó. Sự phù hợp của hiện trạng đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt... + Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều vụ án chia di sản thừa kế bị hủy nhiều lần vì khi giải quyết, Toà án không xem xét kỹ nguồn gốc, sự chuyển dịch theo thời gian, những biến động của tài sản là di sản trong quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ, thậm chí không xem xét đến những tài sản (không phải là di sản) đang tồn tại, hiện hữu trong khối tài sản có tranh chấp hoặc phân chia di sản không phù hợp với thực tế và nhu cầu của đương sự như: Tài sản có thể chia bằng hiện vật nhưng chỉ giao cho một bên sở hữu, sử dụng khi người này không có khả năng chi trả giá trị cho các thừa kế khác trong khi có đương sự khác cũng có yêu cầu được phân chia hiện vật hoặc chia di sản cho các thừa kế bằng nhau nhưng giá trị sử dụng của di sản là khác nhau. Trường hợp di sản thừa kế là vốn góp trong doanh nghiệp, cổ phiếu, trái phiếu, quyền sở hữu trí tuệ, cần phải nghiên cứu các quy định của pháp luật về các nội dung này để xem xét xác định giá trị của di sản thừa kế và cách thức phân chia cho phù hợp. * Lưu ý: Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng cho người khác, các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó, số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế, bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng1. Trong vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã được người để lại di sản tặng cho bằng lời hoặc đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), họ không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu có cơ sở chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản của họ. </ref> Trên đây là quy định của pháp luật về xác định di sản thừa kế, giá trị di sản, hiện trạng, quá trình sử dụng, quản lý di sản theo thủ tục sơ thẩm.
[ "Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021", "Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021", "Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5D6C5-hd-kiem-sat-ve-phap-luat-to-tung-trong-giai-quyet-vu-an-tranh-chap-chia-di-san-thua-ke-theo-thu-tuc-so-tham-the-nao.html
"2024-05-13T21:38:50"
11:06 | 30/11/2022
Trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thì việc kiểm sát về xác định hàng thừa kế như thế nào?
Kiểm sát về xác định hàng thừa kế trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thế nào? Kiểm sát việc xem xét tính hợp pháp của di chúc trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm ra sao? Kiểm sát việc xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như thế nào? Mong được hỗ trợ, xin cảm ơn!
<subquestion>Kiểm sát về xác định hàng thừa kế trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thế nào?</subquestion> Căn cứ Tiểu tiết 1.2.3 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát về xác định hàng thừa kế trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau: <ref>1.2.3. Xác định hàng thừa kế - Xác định những người thuộc diện thừa kế được hưởng di sản theo pháp luật (các hàng thừa kế), người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, người không được hưởng thừa kế, người từ bỏ quyền thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp khác như con nuôi, con riêng, con ngoài giá thú... Việc xác định rõ, đầy đủ người thuộc diện thừa kế là vấn đề quan trọng bởi thực tế có trường hợp khi giải quyết tranh chấp thừa kế Toà án xác định không đầy đủ người thuộc diện thừa kế làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người này. Hàng thừa kế là một trong những nội dung quan trọng trong thừa kế theo pháp luật. Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung, vợ chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác (Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại Điều 655) và trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì vợ hoặc chồng còn sống vẫn là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người chết. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Nếu không có ai là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước. * Lưu ý: Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật, phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho người thừa kế vắng mặt3. Trường hợp khi có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì thực hiện theo quy định về phân chia di sản trong trường hợp xuất hiện người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định này cần phân biệt trường hợp xuất hiện người thừa kế mới với trường hợp quá trình giải quyết vụ án trước đó đương sự và Tòa án đưa thiếu người tham gia tố tụng, để đề xuất đường lối giải quyết cho phù hợp. </ref> Theo đó, xác định hàng thừa kế trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thuộc diện thừa kế được hưởng di sản theo pháp luật (các hàng thừa kế), người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, người không được hưởng thừa kế, người từ bỏ quyền thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp khác như con nuôi, con riêng, con ngoài giá thú... Việc xác định rõ, đầy đủ người thuộc diện thừa kế là vấn đề quan trọng bởi thực tế có trường hợp khi giải quyết tranh chấp thừa kế Toà án xác định không đầy đủ người thuộc diện thừa kế làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người này. Hàng thừa kế là một trong những nội dung quan trọng trong thừa kế theo pháp luật. Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thì việc kiểm sát về xác định hàng thừa kế như thế nào? (Hình từ Internet) <subquestion>Kiểm sát việc xem xét tính hợp pháp của di chúc trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm ra sao?</subquestion> Theo Tiểu tiết 1.2.4 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát việc xem xét tính hợp pháp của di chúc trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau: <ref>1.2.4. Xem xét tính hợp pháp của di chúc Trường hợp tranh chấp chia di sản thừa kế theo di chúc cần xác định trước khi chết, người để lại di sản có lập di chúc không? Đó là di chúc miệng hay di chúc bằng văn bản (không có người làm chứng; có người làm chứng; có công chứng hoặc chứng thực; lập tại cơ quan công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ...) và xác định tính hợp pháp của di chúc. Di chúc hợp pháp là di chúc tuân thủ đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định. Di chúc không phát sinh hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn phát sinh hiệu lực. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Nếu di chúc phù hợp với pháp luật, được chấp nhận thì phải chú ý trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. * Lưu ý: Trường hợp di chúc không hợp pháp thì không chấp nhận thừa kế theo di chúc mà phải chia thừa kế theo pháp luật. Trường hợp di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người để lại di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc, thì coi như không có di chúc và áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật để chia di sản. Trường hợp những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản thì chia thừa kế theo pháp luật. </ref> Như vậy, kiểm sát việc xem xét tính hợp pháp của di chúc trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được quy định như sau: Trường hợp tranh chấp chia di sản thừa kế theo di chúc cần xác định trước khi chết, người để lại di sản có lập di chúc không? Đó là di chúc miệng hay di chúc bằng văn bản (không có người làm chứng; có người làm chứng; có công chứng hoặc chứng thực; lập tại cơ quan công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ...) và xác định tính hợp pháp của di chúc. <subquestion>Kiểm sát việc xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như thế nào?</subquestion> Tại Tiểu tiết 1.2.5 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát việc xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau: <ref>1.2.5. Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp; tâm tư, nguyện vọng, điều kiện, hoàn cảnh của các đương sự để phân chia di sản cho phù hợp. Trên cơ sở xem xét giá trị và hiện trạng di sản thừa kế có tranh chấp, hoàn cảnh, yêu cầu của đương sự, có hay không việc các đương sự thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế, trường hợp các đương sự thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế cần xem xét thỏa thuận đó có hợp pháp không? Có nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người thứ ba hay không? Cần xem xét yêu cầu của các đương sự về việc hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật hay bằng giá trị (tiền); xem xét điều kiện, hoàn cảnh của những người hưởng thừa kế, thực trạng di sản.... để đề xuất chia di sản cho phù hợp. </ref> Trên đây là quy định của pháp luật về kiểm sát việc xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm.
[ "Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021", "Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021", "Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5D6C6-hd-kiem-sat-ve-xac-dinh-hang-thua-ke-trong-giai-quyet-vu-an-tranh-chap-chia-di-san-thua-ke-theo-thu-tuc-so-tham-the-nao.html
"2024-05-13T21:38:52"
11:06 | 30/11/2022
Xác định các căn cứ pháp luật có liên quan giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như thế nào?
Kiểm sát về xác định các căn cứ pháp luật có liên quan để đề nghị đường lối giải quyết vụ án trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thế nào? Kiểm sát về từ chối nhận di sản trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm ra sao? Thứ tự ưu tiên thanh toán trong việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như thế nào? Mong nhận được sự hỗ trợ!
<subquestion>Kiểm sát về xác định các căn cứ pháp luật có liên quan giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thế nào?</subquestion> Căn cứ Tiểu tiết 1.2.6 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát về xác định các căn cứ pháp luật có liên quan để đề nghị đường lối giải quyết vụ án trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau: <ref>1.2.6. Xác định các căn cứ pháp luật có liên quan để đề nghị đường lối giải quyết vụ án - Đối với những vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất cần xem xét một số điều kiện như: Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp quyền sử dụng đất với người khác; quyền sử dụng đất không bị kê biên. Khi đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp, Kiểm sát viên cần lưu ý không chỉ xem xét nguồn gốc đất mà phải xem xét, nghiên cứu cả quá trình sử dụng đất, kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của đương sự; xem xét những quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất. - Khi giải quyết yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn, bị đơn... phải đảm bảo cả quyền lợi của người liên quan trong vụ kiện (Ngân hàng, chủ nợ, tài sản chung liên quan đến quyền lợi của người thứ ba....). - Đối với nghĩa vụ về án phí chia tài sản, nghiên cứu Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, những trường hợp áp dụng Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 được quy định tại khoản 1 Điều 48 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 để kiểm sát chặt chẽ việc tuyên nghĩa vụ án phí có giá ngạch của Tòa án. </ref> Theo đó, các căn cứ pháp luật có liên quan giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được quy định như sau: - Đối với những vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất cần xem xét một số điều kiện như: Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp quyền sử dụng đất với người khác; quyền sử dụng đất không bị kê biên. Khi đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp, Kiểm sát viên cần lưu ý không chỉ xem xét nguồn gốc đất mà phải xem xét, nghiên cứu cả quá trình sử dụng đất, kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của đương sự; xem xét những quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất. - Đối với nghĩa vụ về án phí chia tài sản, nghiên cứu Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, những trường hợp áp dụng Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 được quy định tại khoản 1 Điều 48 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 để kiểm sát chặt chẽ việc tuyên nghĩa vụ án phí có giá ngạch của Tòa án. Xác định các căn cứ pháp luật có liên quan giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như thế nào? (Hình từ Internet) <subquestion>Kiểm sát về từ chối nhận di sản trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm ra sao?</subquestion> Theo Tiểu tiết 1.2.7 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát về từ chối nhận di sản trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau: <ref>1.2.7. Về từ chối nhận di sản Khi chia thừa kế phải lưu ý đến ý chí của người thừa kế, người thừa kế có quyền định đoạt nhận di sản hay không nhận di sản? Quy định này nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của người thừa kế trong việc từ chối nhận di sản, không mang nặng tính chất áp đặt, hạn chế quyền của người thừa kế; phù hợp với nguyên tắc của pháp luật dân sự, đảm bảo quyền và tạo thuận lợi cho người thừa kế quyết định việc từ chối nhận di sản thừa kế. Khi người được hưởng thừa kế từ chối nhận di sản, cần xem xét việc từ chối di sản có nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của người từ chối với người khác hay không? </ref> Như vậy, kiểm sát về từ chối nhận di sản trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được quy định như sau: Khi chia thừa kế phải lưu ý đến ý chí của người thừa kế, người thừa kế có quyền định đoạt nhận di sản hay không nhận di sản? Khi người được hưởng thừa kế từ chối nhận di sản, cần xem xét việc từ chối di sản có nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của người từ chối với người khác hay không? Và các quy định khác được nêu trên. <subquestion>Thứ tự ưu tiên thanh toán trong việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như thế nào?</subquestion> Tại Tiểu tiết 1.2.8 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán trong việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như sau: <ref>1.2.8. Về thứ tự ưu tiên thanh toán Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến di sản thừa kế của người chết được thanh toán theo thứ tự quy định của pháp luật về nội dung này. Tuy nhiên, trong chi phí cho việc bảo quản di sản có những chi phí thực tế như chi phí mua bao bì, làm mái che, kho bãi... và người quản lý di sản phải bỏ chi phí để sửa chữa, bảo quản di sản thì có quyền yêu cầu người thừa kế thanh toán chi phí cần thiết đó. Đối với công sức quản lý di sản, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, nên khi đề nghị xem xét công sức quản lý di sản cần căn cứ vào việc người quản lý di sản thực hiện tốt các nghĩa vụ quản lý di sản, thời gian quản lý di sản, có được hưởng lợi hay không được hưởng lợi từ việc quản lý di sản... để đề xuất cho phù hợp.
[ "Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021", "Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021", "Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5D6C7-hd-kiem-sat-ve-xac-dinh-cac-can-cu-phap-luat-co-lien-quan-giai-quyet-vu-an-tranh-chap-chia-di-san-thua-ke-theo-thu-tuc-so-tham-the-nao.html
"2024-05-13T21:38:54"
10:17 | 16/11/2022
Người quản lý tài sản thừa kế có được nhận thù lao trong việc quản lý tài sản thừa kế không?
Ba mẹ tôi có 5 người con, bố mẹ tôi mất để lại mảnh đất 1.000m2 và một căn nhà, tài sản này chia đều cho 5 người con. Tôi là con út nên các anh chị cho tôi sinh sống trên mảnh đât này và giao cho tôi quản lý tài sản thừa kế này. Luật sư cho tôi hỏi, tôi là người quản lý mảnh đất thừa kế trên thì tôi có được nhận thù lao gì không? Trường hợp tôi cần vốn làm ăn thì tôi có được thế chấp ngôi nhà tôi thừa kế mà tôi đang quản lý không?
<subquestion>Người quản lý tài sản thừa kế có được nhận thù lao trong việc quản lý tài sản thừa kế không?</subquestion> Tại Điều 618 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người quản lý tài sản thừa kế như sau: <ref>Quyền của người quản lý tài sản thừa kế 1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây: a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản. 2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây: a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản. 3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý. </ref> Trường hợp bạn được các anh chị của bạn cử ra để quản lý tài sản thừa kế chung thì bạn sẽ được nhận thù lao theo thỏa thuận với các anh chị của bạn. Người quản lý tài sản thừa kế có được nhận thù lao trong việc quản lý tài sản thừa kế không? (Hình từ Internet) <subquestion>Người quản lý tài sản thừa kế có được phép thế chấp tài sản đang quản lý không?</subquestion> Tại Điều 617 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý tài sản thừa kế như sau: <ref>Nghĩa vụ của người quản lý tài sản thừa kế 1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây: a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản; c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế; d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế. 2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây: a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác; b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế; c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế. </ref> Nếu bạn được anh chị giao quản lý tài sản thừa kế chung thì bạn không được thế chấp tài sản đang quản lý tại các ngân hàng để vay vốn. Trường hợp các anh chị của bạn đồng ý cho bạn thế chấp bằng văn bản thì bạn có thể được thế chấp tài sản thừa kế đang quản lý. <subquestion>Những người nào không được quyền hưởng tài sản thừa kế?</subquestion> Tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những trường hợp không được quyền hưởng tài sản thừa kế như sau: <ref>1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. </ref> Các trường hợp không được quyền hưởng tài sản thừa kế: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
[ "Bộ luật dân sự 2015", "Bộ luật dân sự 2015", "Bộ luật dân sự 2015" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5D11C-hd-nguoi-quan-ly-tai-san-thua-ke-co-duoc-nhan-thu-lao-trong-viec-quan-ly-tai-san-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:38:55"
10:11 | 04/11/2022
Không có tên trong sổ hộ khẩu con nuôi có được nhận thừa kế không?
Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Bố nuôi của tôi đã mất đột ngột vào ngày 31/10, vì mất đột ngột nên cũng không để lại di chúc. Tôi là con nuôi nhưng lại không có tên trong sổ hộ khẩu vì tôi ở một nơi khác thì liệu tôi có được nhận thừa kế không? Có phải là phải có tên trong sổ hộ khẩu mới được nhận thừa kế? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.
<subquestion>Con nuôi không có tên trong sổ hộ khẩu có được nhận thừa kế không?</subquestion> Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau: <ref>1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. </ref> Như vậy, theo quy định trên chia thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất có con nuôi của người chết. Bố của bạn mất đột ngột nên không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật, bạn là con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên bạn sẽ được nhận thừa kế, không liên quan gì đến việc có tên ở trong sổ hộ khẩu hay không. Không có tên trong sổ hộ khẩu con nuôi có được nhận thừa kế không? (Hình từ Internet) <subquestion>Phải có tên trong sổ hộ khẩu mới được nhận thừa kế?</subquestion> Theo Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế như sau: <ref>Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. </ref> Tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp như sau: <ref>1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. </ref> Do đó, theo quy định trên cho thấy việc nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nơi ở hay là phải có tên trong sổ hộ khẩu. Để nhận di sản thừa kế sẽ phụ thuộc vào các điều kiện hưởng thừa kế như: người thừa kế, di chúc hợp pháp,... <subquestion>Thời hiệu thừa kế được quy định như thế nào?</subquestion> Căn cứ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu thừa kế như sau: <ref>1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. </ref> Trên đây là những quy định về thời hiệu thừa kế của pháp luật.
[ "Bộ luật dân sự 2015", "Bộ luật dân sự 2015", "Bộ luật dân sự 2015", "Bộ luật dân sự 2015" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5CCF9-hd-con-nuoi-khong-co-ten-trong-so-ho-khau-co-duoc-nhan-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:38:57"
11:25 | 26/08/2022
Con có được hưởng di sản thừa kế khi cha mẹ không chung sống với nhau không?
Cha mẹ không chung sống thì con có được hưởng di sản thừa kế hay không? Thứ tự ưu tiên thanh toán khi chia di sản thừa kế như thế nào? Phân chia di sản theo pháp luật thực hiện như thế nào? Chào anh/chị, ba mẹ em đã ly thân từ lâu rồi, hiện em ở với mẹ, ba mẹ em sau khi ly thân thì cũng không có người mới. Ba em mất cách đây không lâu, vậy em có được hưởng di sản thừa kế từ ba không ạ? Ba em mất không để lại di chúc ạ.
<subquestion>1. Cha mẹ không chung sống thì con có được hưởng di sản thừa kế hay không?</subquestion> Căn cứ Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế như sau: <ref>Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. </ref> Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Ngoài ra tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 còn có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: <ref>1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. </ref> 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, pháp luật không quy định việc con không ở chung với cha thì không được hưởng di sản thừa kế. Cho nên, trong trường hợp của bạn thì bạn vẫn sẽ được hưởng di sản thừa kế. <subquestion>2. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi chia di sản thừa kế như thế nào?</subquestion> Căn cứ Điều 658 Bộ luật dân sự 2015 có quy định các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: <ref>1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng. 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu. 3. Chi phí cho việc bảo quản di sản. 4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ. 5. Tiền công lao động. 6. Tiền bồi thường thiệt hại. 7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước. 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân. 9. Tiền phạt. 10. Các chi phí khác. </ref> 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng. 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu. 3. Chi phí cho việc bảo quản di sản. 4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ. 5. Tiền công lao động. 6. Tiền bồi thường thiệt hại. 7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước. 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân. 9. Tiền phạt. 10. Các chi phí khác. Theo đó, khi phân chia di sản thừa kế thì cần phải thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán như trên. <subquestion>3. Phân chia di sản theo pháp luật thực hiện như thế nào?</subquestion> Tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 có quy định việc phân chia di sản theo pháp luật như sau: <ref>1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng. 2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia. Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm. </ref> 1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng. 2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia. Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm. Như vậy, việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thực hiện theo quy định như trên.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5B308-hd-cha-me-khong-chung-song-thi-con-co-duoc-huong-di-san-thua-ke-hay-khong.html
"2024-05-13T21:38:59"
17:52 | 04/08/2022
Người thừa kế trong dân sự là ai?
Cho hỏi người thừa kế trong dân sự là ai? -Thắc mắc của chú Nguyên (Bình Định)
<subquestion>Người thừa kế là ai?</subquestion> Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế được quy định cụ thể như sau: <ref>Người thừa kế Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. </ref> Pháp luật quy định về quyền thừa kế như sau: - Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. - Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. <subquestion>Tài sản không có người nhận thừa kế được quy định như thế nào?</subquestion> Tại Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về vấn đề tài sản không có người nhận thừa kế như sau: <ref>Tài sản không có người nhận thừa kế Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. </ref> Theo đó, nếu không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc có nhưng được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
[ "Bộ luật Dân sự 2015", "Bộ luật Dân sự 2015" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/38C4B-hd-nguoi-thua-ke-la-ai.html
"2024-05-13T21:39:00"
10:44 | 27/07/2022
Có được yêu cầu chia lại thừa kế khi di chúc bị mất hay không?
Di chúc bị mất có được quyền yêu cầu chia lại thừa kế không? 05 quyền của người lập di chúc là gì? Nghĩa vụ giải thích nội dung di chúc như thế nào?
Di chúc bị mất có được quyền yêu cầu chia lại thừa kế không? Bố tôi mất có để lại di chúc, nhưng do không cẩn thận chúng tôi làm mất di chúc trên. Nên tài sản đã được chia theo pháp luật. Mà vừa qua chúng tôi đã tìm được di chúc thì tôi muốn chia lại thì có được không? Bố tôi đã mất được 2 năm. <subquestion>Di chúc bị mất có được quyền yêu cầu chia lại thừa kế không?</subquestion> Bố tôi mất có để lại di chúc, nhưng do không cẩn thận chúng tôi làm mất di chúc trên. Nên tài sản đã được chia theo pháp luật. Mà vừa qua chúng tôi đã tìm được di chúc thì tôi muốn chia lại thì có được không? Bố tôi đã mất được 2 năm. Trả lời: Căn cứ theo Điều 642 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp di chúc bị thất lạc, hư hại như sau: - Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. - Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc. - Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu. Tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu để yêu cầu chia thừa kế như sau: - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: + Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; + Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. - Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, nếu trong thời gian yêu cầu chia di sản thừa kế với động sản là 10 năm, với bất động sản là 30 năm từ thời gian mở thừa kế thì tìm đươc di chúc bị thất lạc thì hoàn toàn có thể yêu cầu chia lại di sản thừa kế. Vì vậy, sau 2 năm kể từ thời điểm chia thừa kế theo pháp luật mà tìm được di chúc, thì anh hoàn toàn có thể yêu cầu chia lại di sản theo đúng với nội dung của di chúc. <ref>05 quyền của người lập di chúc Tôi muốn lập di chúc. Ban biên tập có thể cho tôi biết tôi có quyền gì trong chuyện này? Tôi có quyền để lại nghĩa vụ trả nợ cho con trai tôi không? <subquestion>05 quyền của người lập di chúc</subquestion> Tôi muốn lập di chúc. Ban biên tập có thể cho tôi biết tôi có quyền gì trong chuyện này? Tôi có quyền để lại nghĩa vụ trả nợ cho con trai tôi không? Trả lời: Căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định quyền của người lập di chúc: Người lập di chúc có 05 quyền sau đây: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Trong 05 quyền này có bao gồm quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Cho nên bạn có thể giao nghĩa vụ trả nợ cho con trai mình khi lập di chúc. <ref>Nghĩa vụ giải thích nội dung di chúc Ba tôi mất để lại di chúc nhưng cách viết của ông không được rõ ràng. Vậy xin hỏi trong trường hợp này chị em chúng tôi phải cùng nhau giải thích di chúc không? Hay bắt buộc phải nhờ Tòa án giải thích? Vấn đề này pháp luật quy định thế nào? Xin cảm ơn. <subquestion>Nghĩa vụ giải thích nội dung di chúc</subquestion> Ba tôi mất để lại di chúc nhưng cách viết của ông không được rõ ràng. Vậy xin hỏi trong trường hợp này chị em chúng tôi phải cùng nhau giải thích di chúc không? Hay bắt buộc phải nhờ Tòa án giải thích? Vấn đề này pháp luật quy định thế nào? Xin cảm ơn. Trả lời: Căn cứ Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc giải thích nội dung di chúc như sau: Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo quy định này thì trong trường hợp di chúc không rõ ràng thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc. Như vậy thì những người được thừa kế theo di chúc của ba bạn thì phải cùng nhau giải thích di chúc theo nguyên tắc trên. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5A69A-hd-di-chuc-bi-mat-co-duoc-quyen-yeu-cau-chia-lai-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:39:02"
08:56 | 26/07/2022
Có bị chia thừa kế lại đối với đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bị chia thừa kế lại không? Bán di sản thừa kế chung khi 01 người không đồng ý có bán được không? Người hưởng thừa kế có phải đóng án phí của người chết?
Đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bị chia thừa kế lại không? Kính gửi quý Luật sư mong luật sư giải đáp giúp tôi 1 việc như sau: Ông bà nội tôi có 1 mảnh đất (trên mảnh đất có 1 ngôi nhà được xây dựng năm ông bà tôi còn sông), 7 người con (1 người đã mất trước khi ông bà nội mất). Bà mất năm 1982, ông mất năm 1987, trước khi mất ông bà không để lại di chúc. Cả gia đình tôi đã, đang sinh sống lâu dài, yên ổn trên mảnh đất này (bố tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đó). Năm 1993, Nhà nước cấp GCNQSDD đất cho bố tôi, năm 2000 bố tôi bán bớt ¼ diện tích đất. Nay 1 cô tôi yêu cầu bố tôi chia đất. Vậy xin hỏi, cô tôi có được quyền yêu cầu bố tôi chia đất không? Nếu không thì vì sao? Nếu có thì vì sao? Và chia như thế nào? (năm 2000, bố tôi có bán ¼ diện tích đất, các cô đều biết và không có í kiến). Tôi xin chân thành cám ơn! <subquestion>Đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bị chia thừa kế lại không?</subquestion> Kính gửi quý Luật sư mong luật sư giải đáp giúp tôi 1 việc như sau: Ông bà nội tôi có 1 mảnh đất (trên mảnh đất có 1 ngôi nhà được xây dựng năm ông bà tôi còn sông), 7 người con (1 người đã mất trước khi ông bà nội mất). Bà mất năm 1982, ông mất năm 1987, trước khi mất ông bà không để lại di chúc. Cả gia đình tôi đã, đang sinh sống lâu dài, yên ổn trên mảnh đất này (bố tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đó). Năm 1993, Nhà nước cấp GCNQSDD đất cho bố tôi, năm 2000 bố tôi bán bớt ¼ diện tích đất. Nay 1 cô tôi yêu cầu bố tôi chia đất. Vậy xin hỏi, cô tôi có được quyền yêu cầu bố tôi chia đất không? Nếu không thì vì sao? Nếu có thì vì sao? Và chia như thế nào? (năm 2000, bố tôi có bán ¼ diện tích đất, các cô đều biết và không có í kiến). Tôi xin chân thành cám ơn! Trả lời: Căn cứ Điều 611 và Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm thừa kế và thời hiệu thừa kế cụ thể như sau: - Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Theo thông tin mà anh/chị cung cấp thì mảnh đất mà gia đình anh/chị đang sinh sống là của ông bà anh/chị, tuy nhiên cả hai người trên đều đã mất, Ông Anh/chị là người mất sau vào năm 1987 thì đây là thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật. Đến thời điểm hiện tại là năm 2022 đã hơn 30 năm, do vậy không còn thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là bất động sản. Mặt khác bố anh/chị cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy trong trường hợp này cô của anh/chị không có quyền khởi kiện yêu cầu bố anh/chị chia lại mảnh đất là di sản được. <ref>Bán di sản thừa kế chung khi 01 người không đồng ý có bán được không? Xin chào, tôi muốn hỏi: Mẹ tôi có chung sở hữu 01 căn nhà do ông bà có di chúc để lại cùng với sáu người, bây giờ 6 người kia muốn bán với giá 1,6 tỷ nhưng má tôi không đồng ý giá đó thì hợp đồng đó có giá trị pháp lý không? <subquestion>Bán di sản thừa kế chung khi 01 người không đồng ý có bán được không?</subquestion> Xin chào, tôi muốn hỏi: Mẹ tôi có chung sở hữu 01 căn nhà do ông bà có di chúc để lại cùng với sáu người, bây giờ 6 người kia muốn bán với giá 1,6 tỷ nhưng má tôi không đồng ý giá đó thì hợp đồng đó có giá trị pháp lý không? Trả lời: Theo quy định về thừa kế, di sản thừa kế là tài sản chung hợp nhất chia được của những người được thừa kế. Tại Khoản 2 Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc định đoạt của tài sản chung hợp nhất như sau: "Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật." Như vậy, khi má bạn không đồng ý bán di sản thừa kế với giá 1,6 tỷ thì hợp đồng đó không có giá trị và giao dịch đó không được pháp luật bảo vệ. <ref>Người hưởng thừa kế có phải đóng án phí của người chết? Em muốn hỏi em có người thân phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự là án phí sơ thẩm chia tài sản là 4 triệu, giờ bác ấy mất thì người hưởng thừa kế có phải thực hiện nghĩa vụ không ạ? <subquestion>Người hưởng thừa kế có phải đóng án phí của người chết?</subquestion> Em muốn hỏi em có người thân phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự là án phí sơ thẩm chia tài sản là 4 triệu, giờ bác ấy mất thì người hưởng thừa kế có phải thực hiện nghĩa vụ không ạ? Trả lời: Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. ... Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây (Điều 658): 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng. 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu. 3. Chi phí cho việc bảo quản di sản. 4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ. 5. Tiền công lao động. 6. Tiền bồi thường thiệt hại. 7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước. 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân. 9. Tiền phạt. 10. Các chi phí khác. Như vậy, ở đây người thân phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự là án phí sơ thẩm chia tài sản là 4 triệu, giờ bác ấy mất thì người hưởng thừa kế có phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản do người chết để lại.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5A6D6-hd-dat-da-co-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-co-bi-chia-thua-ke-lai-khong.html
"2024-05-13T21:39:04"
11:44 | 18/07/2022
Có phải đăng ký biến động với đất được thừa kế không?
Đất được thừa kế thì có phải đăng ký biến động hay không? Không đăng ký biến động cho đất được thừa kế thì bị phạt bao nhiêu? Chào Luật sư, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Bố tôi vừa mất vào ngày 1/7, khi bố mất bố có để lại một mảnh đất cho tôi. Tôi đã thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi. Điều tôi thắc mắc là có cần phải đăng ký biến động đối với đất được thừa kế hay không vậy Luật sư? Rất mong được Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn.
<subquestion>Đất được thừa kế thì có phải đăng ký biến động hay không?</subquestion> Tại Khoản 6 Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Như vậy, theo quy định trên thì đất có được từ thừa kế thì phải đăng ký biến động trong vòng 30 ngày. Trong vòng 30 ngày bạn không đăng ký biến động thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính. <subquestion>Không đăng ký biến động cho đất được thừa kế thì bị phạt bao nhiêu?</subquestion> Theo Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định không đăng ký đất đai như sau: 2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại cácđiểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tạikhoản 6 Điều 95 của Luật đất đaimà không thực hiện đăng ký biến động; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tạikhoản 6 Điều 95 của Luật đất đaimà không thực hiện đăng ký biến động. 3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định. Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 6 quy định đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau: a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính; Do đó, mức phạt hành chính với hành vi không đăng ký biến động với đất được thừa kế nó còn phụ thuộc vào thời gian chậm đăng ký là bao lâu và đất đó tại địa điểm nào. Ngoài ra có còn biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người đang sử dụng đất phải đăng ký biến động cho mảnh đất đấy.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5A23B-hd-dat-duoc-thua-ke-thi-co-phai-dang-ky-bien-dong-hay-khong.html
"2024-05-13T21:39:06"
10:27 | 16/07/2022
Con nuôi có được chia thừa kế giống với con ruột khi cha mất không để lại di chúc?
Cha mất không để lại di chúc, con nuôi có được chia thừa kế giống với con ruột hay không? Thứ tự ưu tiên thanh toán đối với nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được quy định như thế nào? Chào anh chị, em có vấn đề cần anh chị giải đáp giúp, em là con nuôi trong một gia đình, vừa rồi ba em mất vì bệnh nặng nhưng không để lại di chúc, anh chị của em (là con ruột của ba) cho rằng em là con nuôi nên chia thừa kế ít hơn. Anh chị cho em hỏi pháp luật con quy định con nuôi được chia thừa kế ít hơn con ruột hay không? Nhờ anh chị hỗ trợ. Cảm cơn anh chị rất nhiều.
<subquestion>Cha mất không để lại di chúc, con nuôi có được chia thừa kế giống với con ruột hay không?</subquestion> Tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp cha nuôi bạn mất nhưng không để lại di chúc thì di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. Cùng với đó, con nuôi và con ruột đề nằm ở hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Chính vì vậy, bạn và những người con ruột khác sẽ được chia thừa kế như nhau. <subquestion>Thứ tự ưu tiên thanh toán đối với nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được quy định như thế nào?</subquestion> Tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán như sau: Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng. 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu. 3. Chi phí cho việc bảo quản di sản. 4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ. 5. Tiền công lao động. 6. Tiền bồi thường thiệt hại. 7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước. 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân. 9. Tiền phạt. 10. Các chi phí khác.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5A18F-hd-cha-mat-khong-de-lai-di-chuc-con-nuoi-co-duoc-chia-thua-ke-giong-voi-con-ruot-hay-khong.html
"2024-05-13T21:39:07"
11:08 | 14/07/2022
Có được thừa kế nhà tình thương hay không?
Nhà tình thương có được thừa kế không? Nhà tình thương được tặng cho người khác hay không? Mẹ tôi được giao nhà tình thương vào năm 2007. Nhà đất đã được cấp sổ hồng và đứng tên mẹ, không có tranh chấp. Gia đình chỉ có mẹ và tôi sống với nhau. Mẹ tôi giờ đã mất nhưng không để lại di chúc thì nhà tình thương này có được chuyển sang tên tôi được không? Và nếu tôi được thừa kế thì tôi có thể tặng cho người khác ngôi nhà này không? Xin cảm ơn!
<subquestion>Nhà tình thương có được thừa kế không?</subquestion> Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền thừa kế quyền sử dụng đất như sau: 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất. Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Theo đó, nhà đất mà mẹ bạn đang sử dụng đã được cấp sổ hồng, không có tranh chấp và đang trong thời hạn sử dụng nên có thể đáp ứng điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, do mẹ bạn mất không để lại di chúc thì áp dụng chia thừa kế theo pháp luật nên bạn là hàng thừa kế thứ nhất và không có ai cùng hàng thừa kế với bạn thì bạn sẽ được thừa kế nhà tình thương của mẹ. <subquestion>Nhà tình thương được tặng cho người khác hay không?</subquestion> Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau: 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này. Căn cứ theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở như sau: 1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây: d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó; Hiện nay pháp luật không có quy định cấm cá nhân tặng cho nhà tình nghĩa và đất. Như vậy, người sử dụng đất có quyền tặng cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của mình cho người khác. Do đó bạn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có quyền tặng cho quyền sử dụng đất này cho người khác khi đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 về điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5A137-hd-nha-tinh-thuong-co-duoc-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:39:09"
08:40 | 08/07/2022
Thu nhập từ thừa kế nhà của bố, mẹ thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Có đóng thuế thu nhập cá nhân khi có thu nhập từ thừa kế nhà của bố, mẹ? Thu nhập từ thừa kế nhà của bố, mẹ thì thủ tục hồ sơ miễn thuế như nào? Chào Luật sư, cho tôi hỏi một vấn đề này. Bố tôi mất năm ngoái và trong di chúc có để lại cho tôi một căn nhà. Căn nhà tôi được thừa kế từ bố tôi thì tôi có cho người ta thuê để kiếm thêm thu nhập hàng tháng. Tôi nghe mọi người nói là thu nhập có từ thừa kế bất động sản thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân, tôi không biết điều này là có đúng không nên là Luật sư cho tôi hỏi thu nhập từ thừa kế nhà của bố, mẹ thì có cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân không ạ? Rất mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn.
<subquestion>Có đóng thuế thu nhập cá nhân khi có thu nhập từ thừa kế nhà của bố, mẹ?</subquestion> Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 52 Thông tư 80/2021/TT-BTC có quy định về các trường hợp được miễn thuế: 1. Cơ quan thuế thông báo, quyết định miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp sau: a) Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 4 Luật thuế Thu nhập cá nhân; Tại Khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014 có quy định về thu nhập được miễn thuế: 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. Như vậy, theo những quy định trên thì khi bạn được thừa kế nhà từ bố bạn để lại thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với căn nhà. Tuy nhiên, tiền cho thuê căn nhà là tài sản nhận thừa kế vẫn thuộc trường hợp đóng thuế TNCN theo quy định. <subquestion>Thừa kế nhà từ bố, mẹ thì thủ tục hồ sơ miễn thuế như nào?</subquestion> Theo Điểm c Khoản 1 Điều 53 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về thủ tục hồ sơ miễn thuế như sau: 1. Đối với trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, công trình xây dựng, nhà ở đã được chủ dự án bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa bố vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội; giữa ông bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau. Hồ sơ miễn thuế bao gồm: Tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo phụ lục IIThông tư này và các giấy tờ liên quan đến việc xác định đối tượng được miễn thuế theo từng trường hợp, cụ thể như sau: c) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu (nếu cùng Sổ hộ khẩu) hoặc bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/59F58-hd-co-dong-thue-thu-nhap-ca-nhan-khi-co-thu-nhap-tu-thua-ke-nha-cua-bo-me.html
"2024-05-13T21:39:11"
13:34 | 04/07/2022
Có được mở thừa kế khi Tòa án tuyên bố mất tích?
Tòa án tuyên bố mất tích thì có được mở thừa kế chưa? Khi nào được yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích? Chào anh/chị, ba tôi đi biệt tích đã hơn hai năm nay chưa có tin tức gì, tôi có thể yêu cầu tòa án tuyên bố mất tích để mở thừa kế hay chưa? Nhờ anh/chị tư vấn.
<subquestion>Tòa án tuyên bố mất tích thì có được mở thừa kế chưa?</subquestion> Căn cứ Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau: 1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. 2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản. Theo như quy định như trên, chỉ khi tòa án tuyên bố ba của bạn chết thì mới được mở thừa kế, trường hợp tòa án chỉ tuyên bố ba của bạn mất tích thì chưa được mở thừa kế. <subquestion>Khi nào được yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích?</subquestion> Căn cứ Điều 68 Bộ luật này có quy định như sau: 1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. 2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. 3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Như vậy, để có thể yêu cầu tòa án tuyên bố mất tích, ba của bạn phải đã đi biệt tích 02 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực ba bạn sống hay chết mặc dù áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5A020-hd-toa-an-tuyen-bo-mat-tich-thi-co-duoc-mo-thua-ke-chua.html
"2024-05-13T21:39:15"
14:22 | 01/07/2022
Trường hợp không có người nhận thừa kế thì tài sản sẽ thuộc về Nhà nước đúng không?
Trường hợp không có người nhận thừa kế thì tài sản sẽ thuộc về Nhà nước đúng không? Không có tên trong di chúc thì có được nhận di sản thừa kế không? Cha mẹ nuôi có được là người thừa kế không phụ thuộc di chúc?
Trường hợp không có người nhận thừa kế thì tài sản sẽ thuộc về Nhà nước? Các luật sư cho tôi hỏi có phải trường hợp một người chết đi có tài sản để lại rất nhiều nhưng không để lại di chúc, cũng không có người thừa kế theo pháp luật thì phần tài sản của người chết để lại sẽ thuộc về Nhà nước đúng không? <subquestion>Trường hợp không có người nhận thừa kế thì tài sản sẽ thuộc về Nhà nước?</subquestion> Các luật sư cho tôi hỏi có phải trường hợp một người chết đi có tài sản để lại rất nhiều nhưng không để lại di chúc, cũng không có người thừa kế theo pháp luật thì phần tài sản của người chết để lại sẽ thuộc về Nhà nước đúng không? Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (được xác định là người thừa kế). Theo đó, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Còn di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế thì được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự. Tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước." Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế (người nhận thừa kế theo di chúc, người nhận thừa kế theo pháp luật, hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại (được quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015), hoặc từ chối nhận di sản thừa kế do người chết để lại (được quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015)) thì sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản, số tài sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. <ref>Không có tên trong di chúc thì có được nhận di sản thừa kế không? Chuyện là em trai tôi một mình nó gà trống nuôi 03 đứa con (02 đứa lớn đang học đại học, riêng đứa nhỏ thì 15 tuổi), nay nó bệnh và trước khi chết có làm di chúc. Không biết nó suy nghĩ thế nào mà di chúc nó để là tài sản chia đôi cho đứa lớn và đứa thứ 2, đứa út không có tên trong di chúc đó. Di chúc của nó là hợp pháp. Vậy bây giờ đứa út phải làm sao, có được hưởng được phần nào di sản của bố nó khi nó không có tên trong di chúc không? <subquestion>Không có tên trong di chúc thì có được nhận di sản thừa kế không?</subquestion> Chuyện là em trai tôi một mình nó gà trống nuôi 03 đứa con (02 đứa lớn đang học đại học, riêng đứa nhỏ thì 15 tuổi), nay nó bệnh và trước khi chết có làm di chúc. Không biết nó suy nghĩ thế nào mà di chúc nó để là tài sản chia đôi cho đứa lớn và đứa thứ 2, đứa út không có tên trong di chúc đó. Di chúc của nó là hợp pháp. Vậy bây giờ đứa út phải làm sao, có được hưởng được phần nào di sản của bố nó khi nó không có tên trong di chúc không? Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; - Con thành niên mà không có khả năng lao động. Như bạn có trình bày thì di chúc này là hợp pháp (vì nó đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015). Theo đó, đứa con út của người mất 15 tuổi, chưa thành niên, nên theo quy định trên sẽ được hưởng phần di sản ít nhất bằng hai phần ba của người hưởng theo di chúc. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. <ref>Cha mẹ nuôi có được là người thừa kế không phụ thuộc di chúc? Cho em hỏi 1 chút liên quan đến vấn đề thừa kế theo di chúc là cha mẹ nuôi có được là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 644 bộ luật dân sự 2015 hay không? <subquestion>Cha mẹ nuôi có được là người thừa kế không phụ thuộc di chúc?</subquestion> Cho em hỏi 1 chút liên quan đến vấn đề thừa kế theo di chúc là cha mẹ nuôi có được là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 644 bộ luật dân sự 2015 hay không? Trả lời: Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này. Như vậy, điều luật không có quy định cụ thể chỉ có cha mẹ ruột mới được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc nên cần hiểu con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng là (con ruột, con nuôi, cha me ruột, cha mẹ nuôi) đều được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57BCE-hd-truong-hop-khong-co-nguoi-nhan-thua-ke-thi-tai-san-se-thuoc-ve-nha-nuoc.html
"2024-05-13T21:39:17"
16:14 | 30/06/2022
Trường hợp con nuôi không đăng ký có được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi hay không?
Trường hợp con nuôi không đăng ký có được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi không? Con ngoài giá thú có được thừa kế tài sản? Người bị tuyên bố chết trở về có được tiếp tục chia di sản thừa kế? Xin được hỏi về những vấn đề trên.
Trường hợp con nuôi không đăng ký có được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi không? Xin cho hỏi: Tôi được cha mẹ nuôi nhận nuôi năm 2000 nhưng từ đó đến nay không có đăng ký với nhà nước, nhưng bà con, họ hàng, hàng xóm xung quanh đều biết tôi là con nuôi của ba mẹ. Nhưng vừa qua, cha mẹ mất vì tai nạn giao thông nên không có di chúc. Các anh chị em không cho tôi thừa kế tài sản của cha mẹ vì tôi không phải con nuôi chính thức. Xin cho hỏi, tôi có thể kiện được không ạ? <subquestion>Trường hợp con nuôi không đăng ký có được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi không?</subquestion> Xin cho hỏi: Tôi được cha mẹ nuôi nhận nuôi năm 2000 nhưng từ đó đến nay không có đăng ký với nhà nước, nhưng bà con, họ hàng, hàng xóm xung quanh đều biết tôi là con nuôi của ba mẹ. Nhưng vừa qua, cha mẹ mất vì tai nạn giao thông nên không có di chúc. Các anh chị em không cho tôi thừa kế tài sản của cha mẹ vì tôi không phải con nuôi chính thức. Xin cho hỏi, tôi có thể kiện được không ạ? Trả lời: Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 thì con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp người chết không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trong đó, hàng thừa kế được xác định cụ thể như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì cha mẹ nuôi và con nuôi có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật, trường hợp cha mẹ nuôi mất, con nuôi vẫn được quyền hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi giống như con đẻ. Tuy nhiên, con nuôi chỉ được nhận thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi khi việc nhận nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, theo quy định tại Điều 50 Luật nuôi con nuôi 2010 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) thì việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày 01/01/2011 có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi; - Đến thời điểm 01/01/2011 có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống; - Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi được đăng ký theo quy định trên có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Mặt khác, theo quy định tại việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01/01/2011, nếu đáp ứng các điều kiện kể trên, thì được đăng ký kể từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi. Lưu ý: Quy định trên cũng được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi trước ngày 01/01/2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy: Căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì việc nuôi con nuôi phát sinh trước ngày 01/01/2011 thì phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi) trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/01/2011. Sau khi đăng ký và được được pháp luật công nhận việc nuôi con nuôi thì cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm quyền thừa kế di sản của nhau theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn được cha mẹ nuôi nhận nuôi năm 2000, nhưng từ đó đến nay không có đăng ký với nhà nước, nên về mặt pháp lý hiện nay nó không làm phát sinh các quyền lợi và nghĩa vụ giữa bạn và cha mẹ nuôi đối với nhau theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm quyền thừa kế di sản của nhau. Do đó: Về mặt pháp lý, bạn không được xác định là người thừa kế của cha mẹ nuôi, nên khi cha mẹ nuôi của bạn mất vì tai nạn giao thông không có di chúc thì bạn không được thừa kế di sản của cha mẹ nuôi để lại sau khi mất. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. <ref>Con ngoài giá thú có được thừa kế tài sản? Tôi quen anh và biết anh đã có gia đình nhưng tôi vẫn mù quáng yêu và sinh con cho anh, anh cũng không chối bỏ trách nhiệm mà chấp nhận làm xác nhận cha và con tôi có giấy khai sinh có cả cha và mẹ, vợ anh cũng biết. Nay con đã được 5 tuổi. Nhưng vừa qua, lúc đi công trình anh không may bị tai nạn qua đời. Tôi muốn hỏi, con trai của tôi có được thừa kế tài sản của anh hay không vì tôi bị vợ con anh ngăn cản không cho vì con tôi là con ngoài giá thú? <subquestion>Con ngoài giá thú có được thừa kế tài sản?</subquestion> Tôi quen anh và biết anh đã có gia đình nhưng tôi vẫn mù quáng yêu và sinh con cho anh, anh cũng không chối bỏ trách nhiệm mà chấp nhận làm xác nhận cha và con tôi có giấy khai sinh có cả cha và mẹ, vợ anh cũng biết. Nay con đã được 5 tuổi. Nhưng vừa qua, lúc đi công trình anh không may bị tai nạn qua đời. Tôi muốn hỏi, con trai của tôi có được thừa kế tài sản của anh hay không vì tôi bị vợ con anh ngăn cản không cho vì con tôi là con ngoài giá thú? Trả lời: Theo quy định tại Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ, cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan. Như vậy: Căn cứ thông tin bạn cung cấp thì bạn quen người đàn ông đó, và đã sinh con cho anh ta, đã được xác nhân thông tin cả cha (thông tin của người đàn ông đó) và mẹ trên giấy khai sinh theo quy định của pháp luật về nhận con và đăng ký khai sinh. Nên đứa trẻ được xác định là con chúng của bạn và người đàn ông đó. Đồng nghĩa, nó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai cha con theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp người chết không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Hàng thừa kế được xác định cụ thể như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì có thể thấy pháp luật hiện hành không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú khi xác định quyền thừa kế tài sản mà người đã chết để lại. Đồng nghĩa, trường hợp các con đều được xác định là con của người đã mất thì đều có quyền thừa kế tài sản mà người đó để lại sau khi chết theo quy định của pháp luật (trường hợp có di chúc thì thực hiện theo di chúc). Do đó: Trường hợp có đủ cơ sở để xác định con trai của bạn cũng là con trai ruột của người đàn ông đó (có giấy khai sinh) thì con của bạn có quyền thừa kế tài sản của người đó theo quy định của pháp luật. Đồng nghĩa, di sản của người đàn ông đó sẽ được chia đều cho con bạn, vợ, con ruột, con nuôi (nếu có), cha mẹ (nếu còn sống) của người đàn ông đó. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. <ref>Người bị tuyên bố chết trở về có được tiếp tục chia di sản thừa kế? Anh hai tôi đi làm ăn xa, cả chục năm nay không về cũng không có thông tin gì, vợ anh 2 là chị dâu tôi cũng đã làm thủ tục tuyên bố một người đã chết theo quy định và khi có quyết định vài tháng thì chị dâu tôi cũng có chồng khác. Mẹ chúng tôi thì mất đã lâu, tuy nhiên ngày bố mất anh 2 cũng không về, gia đình chúng tôi có 4 anh chị em và tôi là út, nay 03 chị em chúng tôi đang chia di sản của bố thì anh 2 trở về, vậy cho tôi hỏi, người bị tuyên bố chết trở về có được tiếp tục chia di sản thừa kế? <subquestion>Người bị tuyên bố chết trở về có được tiếp tục chia di sản thừa kế?</subquestion> Anh hai tôi đi làm ăn xa, cả chục năm nay không về cũng không có thông tin gì, vợ anh 2 là chị dâu tôi cũng đã làm thủ tục tuyên bố một người đã chết theo quy định và khi có quyết định vài tháng thì chị dâu tôi cũng có chồng khác. Mẹ chúng tôi thì mất đã lâu, tuy nhiên ngày bố mất anh 2 cũng không về, gia đình chúng tôi có 4 anh chị em và tôi là út, nay 03 chị em chúng tôi đang chia di sản của bố thì anh 2 trở về, vậy cho tôi hỏi, người bị tuyên bố chết trở về có được tiếp tục chia di sản thừa kế? Trả lời: Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định thì khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Như vậy, có nghĩa là khi anh bạn quay về nếu có yêu cầu thì Tòa án nơi tuyên bố người đã chết sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Đồng nghĩa, quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Tuy nhiên, đối với vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được tòa án cho ly hôn theo quy định; vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Cũng theo quy định này, người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. => Như vậy, theo như những gì phân tích ở trên thì người bị tuyên bố chết trở về vẫn được tiếp tục chia di sản thừa kế theo quy định.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57ADC-hd-truong-hop-con-nuoi-khong-dang-ky-co-duoc-thua-ke-tai-san-cua-cha-me-nuoi-khong.html
"2024-05-13T21:39:18"
15:59 | 30/06/2022
Bị hạn chế về khoảng cách địa lý có được khởi kiện đòi quyền thừa kế hay không?
Bị hạn chế về khoảng cách địa lý có được khởi kiện đòi quyền thừa kế không? Khi không nhận thừa kế thì có phải trả nợ thay cha mẹ đã mất hay không? Con gái đã xuất giá theo chồng có được hưởng quyền thừa kế không?
Bị hạn chế về khoảng cách địa lý có được khởi kiện đòi quyền thừa kế không? Gia đình em có 6 anh chị em. Bố em được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu vào năm 1996. Bố em mất năm 2005, đến tháng 02/2010 Mẹ em làm thủ tục trao tặng quyền sử dụng đất cho em với diện tích là 550 m² trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương và 5 người con trong gia đình, vắng mặt một chị vì ở xa không về được.Tất cả các thành viên trong gia đình đều nhất trí và ký vào biên bản, giấy tờ do chính quyền địa phương soạn thảo và xác nhận, còn lại 600 m² đất mang tên mẹ em. Đến tháng 02/2010 em và Mẹ được nhà nước cấp gấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tháng 06/2013 Mẹ em mất, tất cả anh em trong gia đình đều được thừa kế tài sản đất đai của Mẹ em là 600 m² theo qui định. Nhưng đến nay chị em về lại làm đơn kiện đòi lại 550 m² đất mà Mẹ em lúc còn sống đã trao tặng quyền sử dụng đất cho em. Ban biên tập cho em hỏi như vậy việc khởi kiện đòi quyền thừa kế khi ở xa có được không? <subquestion>Bị hạn chế về khoảng cách địa lý có được khởi kiện đòi quyền thừa kế không?</subquestion> Gia đình em có 6 anh chị em. Bố em được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu vào năm 1996. Bố em mất năm 2005, đến tháng 02/2010 Mẹ em làm thủ tục trao tặng quyền sử dụng đất cho em với diện tích là 550 m² trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương và 5 người con trong gia đình, vắng mặt một chị vì ở xa không về được.Tất cả các thành viên trong gia đình đều nhất trí và ký vào biên bản, giấy tờ do chính quyền địa phương soạn thảo và xác nhận, còn lại 600 m² đất mang tên mẹ em. Đến tháng 02/2010 em và Mẹ được nhà nước cấp gấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tháng 06/2013 Mẹ em mất, tất cả anh em trong gia đình đều được thừa kế tài sản đất đai của Mẹ em là 600 m² theo qui định. Nhưng đến nay chị em về lại làm đơn kiện đòi lại 550 m² đất mà Mẹ em lúc còn sống đã trao tặng quyền sử dụng đất cho em. Ban biên tập cho em hỏi như vậy việc khởi kiện đòi quyền thừa kế khi ở xa có được không? Trả lời: Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau: - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy bố bạn mất không để lại di chúc thì tài sản riêng của bố bạn sẽ được phân chia theo pháp luật. Những người thừa kế sẽ là mẹ bạn và 6 anh chị em bạn. Nếu mảnh đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố bạn là tài sản riêng của ông thì sẽ được chia đều thành 7 phần bằng nhau, mỗi đồng thừa kế sẽ được hưởng một phần; nếu mảnh đất đó (dù mang tên bố bạn) là tài sản do bố mẹ bạn tạo lập được thì sẽ được chia làm 2 phần bằng nhau, 1 phần được chia cho mẹ bạn, phần còn lại tiếp tục được chia thành 7 phần bằng nhau và mỗi đồng thừa kế được hưởng 1 phần. Nhưng theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 về thời hiệu thừa kế: - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: - Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; - Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. - Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Vì vậy chị bạn sẽ không có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế nữa và bạn sẽ vẫn được quyền sử dụng mảnh đất 550 m² đó. Tuy vậy, nếu các anh, chị em bạn đồng ý xác nhận mảnh đất đó là tài sản thừa kế chung chưa chia thì chị bạn vẫn có thể yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn Bạn có thể tham khảo thêm Luật dân sự 2015. <ref>Khi không nhận thừa kế thì có phải trả nợ thay cha mẹ đã mất hay không? Chào chuyên viên: Khi không được nhận thừa kế thì con có phải trả nợ thay cha mẹ đã mất hay không? Mong chuyên viên giải đáp thắc mắc trên giúp tôi. Xin cảm ơn. <subquestion>Khi không nhận thừa kế thì có phải trả nợ thay cha mẹ đã mất hay không?</subquestion> Chào chuyên viên: Khi không được nhận thừa kế thì con có phải trả nợ thay cha mẹ đã mất hay không? Mong chuyên viên giải đáp thắc mắc trên giúp tôi. Xin cảm ơn. Trả lời: Theo quy định tại Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền và nghĩa vụ của con được quy định như sau: 1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. 2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. 3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. 5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. Trong quy định này con cái không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho cha mẹ. Tuy nhiên trong trường hợp nhận thừa kế từ cha mẹ thì những người thừa kế lại phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, được quy định cụ thể ở Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. 3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. Lúc này, nếu cha mẹ chết khi chưa trả xong nợ thì mỗi người con được hưởng thừa kế phải dùng tài sản mà mình được hưởng để trả. Riêng người con không nhận thừa kế, nếu có thỏa thuận sẽ trả nợ thay những người thừa kế thì mới phải trả khoản nợ cha mẹ đã chết để lại. <ref>Con gái đã xuất giá theo chồng có được hưởng quyền thừa kế không? Xin chào Ban biên tập. Vừa qua Ba tôi đột ngột qua đời và không để lại di chúc. Tôi là con thứ 2 trong nhà đã xuất giá theo chồng 2 năm trước. Xin hỏi vậy tôi có được hưởng quyền thừa kế không? Mong Ban biên tập hỗ trợ! Xin cảm ơn! <subquestion>Con gái đã xuất giá theo chồng có được hưởng quyền thừa kế không?</subquestion> Xin chào Ban biên tập. Vừa qua Ba tôi đột ngột qua đời và không để lại di chúc. Tôi là con thứ 2 trong nhà đã xuất giá theo chồng 2 năm trước. Xin hỏi vậy tôi có được hưởng quyền thừa kế không? Mong Ban biên tập hỗ trợ! Xin cảm ơn! Trả lời: Căn cứ theo Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân như sau: Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Điều 651 của Bộ luật Dân sự quy định người thừa kế theo pháp luật như sau: - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định những người sau đây không được quyền hưởng di sản như sau: + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; + Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; + Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. - Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Như vậy, con gái dù đã “xuất giá theo chồng” thì vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ, người để lại di sản thừa kế. Do đó, nếu di sản được chia theo pháp luật thì dù đã lấy chồng hay chưa, người con gái vẫn được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ ngoại trừ nếu thuộc các trường hợp không được hưởng.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5799E-hd-bi-han-che-ve-khoang-cach-dia-ly-co-duoc-khoi-kien-doi-quyen-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:39:20"
15:34 | 30/06/2022
Tài sản không có người thừa kế thì xử lý như thế nào?
Tài sản không có người thừa kế xử lý như thế nào?  Có được yêu cầu chia di sản thừa kế đã được mở từ năm 2007 không? Người thừa kế thế vị có được ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản không?
Tài sản không có người thừa kế xử lý như thế nào?  Trong xóm tôi có một cụ bà sống một mình không có gia đình người thân. Cụ bà vừa mất được chính quyền địa phương đứng ra tổ chức tang lễ. Bà không có tài sản gì nhiều chỉ có một căn nhà hiện tại bà đang sinh sống. Khi mất bà không để lại di chúc, cho tôi hỏi trường hợp không có người thừa kế thì tài sản này sẽ được xử lý như thế nào? <subquestion>Tài sản không có người thừa kế xử lý như thế nào?</subquestion> Trong xóm tôi có một cụ bà sống một mình không có gia đình người thân. Cụ bà vừa mất được chính quyền địa phương đứng ra tổ chức tang lễ. Bà không có tài sản gì nhiều chỉ có một căn nhà hiện tại bà đang sinh sống. Khi mất bà không để lại di chúc, cho tôi hỏi trường hợp không có người thừa kế thì tài sản này sẽ được xử lý như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 622 và Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. Điều 623. Thời hiệu thừa kế 1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế." Trong trường hợp này, trước tiên UBND xã, phường nơi bạn của bạn cư trú niêm yết thông báo để bà con của cụ bà (nếu có) là những người có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật được biết về di sản của bà cụ để lại. Thời hiệu để những người này yêu cầu xác nhận quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm bà cụ mất, họ có quyền được hưởng di sản của bà cụ nếu không thuộc các trường hợp không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015. Trong trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản như chi phí mai táng, bảo quản di sản, bán đấu giá tài sản,... sẽ thuộc về Nhà nước theo quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. <ref>Có được yêu cầu chia di sản thừa kế đã được mở từ năm 2007 không? Bố mẹ tôi mất năm 2007, khi còn sống bố mẹ tôi có 1 mảnh đất và đang được anh cả quản lý. khi còn sống bố mẹ muốn mảnh đất đó làm từ đường cho ông bà tổ tiên, nhưng mới đây tôi phát hiện anh tôi có ý định bán mảnh đất đó cho 01 công ty. Vậy cho tôi hỏi tôi có đòi lại di sản thừa kế được không? <subquestion>Có được yêu cầu chia di sản thừa kế đã được mở từ năm 2007 không?</subquestion> Bố mẹ tôi mất năm 2007, khi còn sống bố mẹ tôi có 1 mảnh đất và đang được anh cả quản lý. khi còn sống bố mẹ muốn mảnh đất đó làm từ đường cho ông bà tổ tiên, nhưng mới đây tôi phát hiện anh tôi có ý định bán mảnh đất đó cho 01 công ty. Vậy cho tôi hỏi tôi có đòi lại di sản thừa kế được không? Trả lời: Theo Khoản 1 Mục III Công văn 01/GĐ-TANDTC năm 2016 quy định: Điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 quy định: đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thì “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”. Như vậy, kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Tuy nhiên, cần lưu ý quy định tại khoản 2 Điều 688 BLDS năm 2015: “Không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực. Theo Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời điểm mở thừa kế như sau: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. Như vậy, thời điểm mở thừa kế là năm 2007 (trước ngày 01-01-2017) thì tòa sẽ xác định thời điểm yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Vì vậy bạn vẫn có quyền kiện yêu cầu chia di sản thừa kế. <ref>Người thừa kế thế vị có được ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản không? Cho mình hỏi, nếu người thừa kế thế vị là con chưa thành niên 10 tuổi thì tại văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ai là người ký (là người thừa kế thế vị hay mẹ)? <subquestion>Người thừa kế thế vị có được ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản không?</subquestion> Cho mình hỏi, nếu người thừa kế thế vị là con chưa thành niên 10 tuổi thì tại văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ai là người ký (là người thừa kế thế vị hay mẹ)? Trả lời: Theo Khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên (10 tuổi) như sau: "Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi." Như vậy, con chưa thành niên (10 tuổi) sẽ tự mình xác lập về tài sản riêng của mình khi được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Cho nên, người ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là người kế vị, và đồng thời phải có văn bản đồng ý người đại diện pháp luật của người thừa kế thế vị.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/579AF-hd-tai-san-khong-co-nguoi-thua-ke-xu-ly-nhu-the-nao.html
"2024-05-13T21:39:22"
15:22 | 30/06/2022
Được nhận thừa kế của cha, mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi hay không?
Được nhận thừa kế của cha, mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi không? Có bắt buộc phải để lại di chúc thừa kế cho con không? Người mất tích có được hưởng tài sản thừa kế không?
Được nhận thừa kế của cha, mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi không? Nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp tôi vấn đề trên trong thời gian sớm nhất. Cụ thể tôi có thắc mắc như sau có được nhận thừa kế của cha, mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! <subquestion>Được nhận thừa kế của cha, mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi không?</subquestion> Nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp tôi vấn đề trên trong thời gian sớm nhất. Cụ thể tôi có thắc mắc như sau có được nhận thừa kế của cha, mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Trả lời: Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 thì người được cho làm con nuôi vừa có quyền nhận thừa kế của cha, mẹ nuôi vừa có quyền nhận thừa kế từ cha, mẹ đẻ. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết được ưu tiên hưởng thừa kế. Ngoài ra, nếu trong di chúc của cha mẹ đẻ có để lại di sản cho người con đã được nhận nuôi thì người này hoàn toàn được hưởng phần di sản do cha mẹ đẻ để lại. Bởi để lại di sản cho ai là quyền của người lập di chúc theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy dù là được cho làm con nuôi thì vẫn được hưởng thừa kế từ cha, mẹ đẻ. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. <ref>Có bắt buộc phải để lại di chúc thừa kế cho con không? Các con tôi hiện tại cũng đã có cuộc sống ổn định, tài sản tiền bạc cũng có nhiều. Do đó khi tôi mất tôi không muốn để lại tài sản của mình cho con mà tôi muốn đem khối tài sản của mình đi làm từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi có bắt buộc phải để lại di chúc thừa kế cho con không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! <subquestion>Có bắt buộc phải để lại di chúc thừa kế cho con không?</subquestion> Các con tôi hiện tại cũng đã có cuộc sống ổn định, tài sản tiền bạc cũng có nhiều. Do đó khi tôi mất tôi không muốn để lại tài sản của mình cho con mà tôi muốn đem khối tài sản của mình đi làm từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi có bắt buộc phải để lại di chúc thừa kế cho con không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! Trả lời: Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Người lập di chúc có quyền sau đây: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Theo quy định trên đây thì khi lập di chúc bác có quyền để lại di sản thừa kế cho bất cứ ai mà mình muốn. Pháp luật không bắt buộc là phải để lại di chúc thừa kế cho con của mình. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Do đó khi lập di chúc bác có quyền đem phần di sản của mình để làm từ thiện. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bác. <ref>Người mất tích có được hưởng tài sản thừa kế không? Tôi muốn hỏi vấn đề sau đây: Cha tôi mất đi không để lại di chúc, trong gia đình có một người em ruột đi biền biệt mấy năm không về nên đã nhờ Tòa tuyên nó mất tích cách đây 1 năm. Vậy khi cha tôi mất, người em này có được hưởng tài sản mà cha tôi để lại hay không? <subquestion>Người mất tích có được hưởng tài sản thừa kế không?</subquestion> Tôi muốn hỏi vấn đề sau đây: Cha tôi mất đi không để lại di chúc, trong gia đình có một người em ruột đi biền biệt mấy năm không về nên đã nhờ Tòa tuyên nó mất tích cách đây 1 năm. Vậy khi cha tôi mất, người em này có được hưởng tài sản mà cha tôi để lại hay không? Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp người chết không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trong đó, hàng thừa kế được xác định cụ thể như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy: Trường hợp người em bị Tòa án tuyên bố mất tích là con ruột của cha bạn, người em này được xác định là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với phần di sản mà cha bạn để lại sau khi chết. Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 thì khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Và, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 thì người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; Như vậy: Từ các dẫn chứng trên đây thì trường hợp cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích vẫn được xác định là còn sống cho tới khi bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan sau 03 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích. Do đó: Có thể xác định người bị Tòa án tuyên bố mất tích vẫn được xác định là còn sống và có quyền hưởng di sản thừa kế của người khác theo quy định của pháp luật. Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì em bạn chỉ mới bị Tòa tuyên bố mất tích cách đây 1 năm, nên em bạn vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế mà cha bạn để lại sau khi chết theo quy định của pháp luật. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57B23-hd-duoc-nhan-thua-ke-cua-cha-me-de-khi-da-duoc-cho-lam-con-nuoi-khong.html
"2024-05-13T21:39:24"
11:23 | 27/06/2022
Được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản thế nào?
Được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản như thế nào? Di chúc chia tài sản như thế nào là hợp pháp? Nhà tôi có 02 anh em, mệ tôi mất để lại bản di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh trai tôi, nhưng sổ đỏ đứng tên của hộ gia đình. Vậy trong trường hợp này sẽ chia thừa kế như thế nào? Mong được luật sư giải đáp thắc mắc.
<subquestion>Được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản như thế nào?</subquestion> Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về đất của hộ gia đình như sau: 29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Như vậy, đất của hộ gia đình là đất có quyền sử dụng chung không thuộc bất kỳ một quyền sở hữu riêng của ai. Chính vì vậy mảnh đất này không thuộc quyền sở hữu toàn bộ của mẹ bạn mà chỉ là một phần nên khi chia thừa kế cho anh trai bạn, anh trai bạn cũng chỉ sẽ nhận được một phần mà mẹ bạn sở hữu. <subquestion>Di chúc chia tài sản như thế nào là hợp pháp?</subquestion> Căn cứ Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau: 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Vậy, trong trường hợp di chúc của mẹ bạn được xác nhận là hợp pháp thì anh trai bạn sẽ nhận được một phần đất của mẹ bạn theo di chúc. Còn trong trường hợp không hợp pháp thì thừa kế được chia theo pháp luật, theo đó phần đất sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/59CB8-hd-duoc-thua-ke-dat-cua-ho-gia-dinh-thi-chia-tai-san-nhu-the-nao.html
"2024-05-13T21:39:25"
11:20 | 25/06/2022
Con riêng có được nhận thừa kế hay không?
Con riêng có được nhận thừa kế không? Có di chúc thỏa thuận không thừa nhận thừa kế của con riêng thì có được quyền tranh thừa kế không? Cha tôi có con riêng trước khi lấy mẹ tôi nhưng không sống chung với nhau, cha tôi có phụ cấp nuôi dưỡng nhưng không gặp mặt. Đến nay con riêng đã 25 tuổi muốn nhận lại cha tôi và đòi cùng hưởng quyền thừa kế. Cho tôi hỏi con riêng có được nhận thừa kế không và nếu như có di chúc thỏa thuận không đồng ý cho con riêng nhận thừa kế thì có được quyền tranh thừa kế không? Mong được luật sư giải đáp thắc mắc.
<subquestion>Con riêng có được nhận thừa kế không?</subquestion> Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, con riêng vẫn là con đẻ của cha bạn vẫn nằm trong hàng thừa kế thứ nhất nên vẫn sẽ được nhận thừa kế theo quy định của pháp luật. <subquestion>Có di chúc thỏa thuận không thừa nhận thừa kế của con riêng thì có được quyền tranh thừa kế không?</subquestion> Căn cứ Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung cua di chúc như sau: 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này. Vậy, nếu con riêng không thuộc một trong những trường hợp trên thì nếu trong di chúc không chia cho con riêng thì người con riêng sẽ không nhận được phần tài sản nào.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/59D2C-hd-con-rieng-co-duoc-nhan-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:39:27"
09:19 | 16/06/2022
Bố mẹ có được đuổi con ra khỏi nhà hay không? Con hư hỏng có bị truất quyền thừa kế được hay không?
Bố mẹ có được đuổi con ra khỏi nhà không? Con hư hỏng có bị truất quyền thừa kế được không? Mẹ tặng nhà cho con gái thì con rể có được đứng tên chung không?
Bố mẹ có được đuổi con ra khỏi nhà không?  Ba em đánh đập và đuổi em ra khỏi nhà, còn nói là sẽ vứt đồ đạc của em ra đường. Em không hỗn láo gì với ba, không ăn chơi lêu lỏng, không gây sự ồn ào gì cả, em đi làm tự nuôi bản thân. Chỉ vì ba em có vợ mới nên mới kiếm cớ gây sự và đánh đuổi em ra khỏi nhà để ba em ở cùng vợ mới cho thoải mái. Ba mẹ em ly hôn khi em còn 2 tuổi, em theo mẹ sống. Ba em không 1 đồng chu cấp, không 1 lần hỏi han bọn em sống chết như thế nào. Vậy mà tới khi em vô ở thì gây khó dễ và đánh, đuổi em ra khỏi nhà. Vậy ba em có quyền làm điều đó không? Xin Ban biên tập tư vấn giúp em. Em cảm ơn ạ! <subquestion>Bố mẹ có được đuổi con ra khỏi nhà không?</subquestion> Ba em đánh đập và đuổi em ra khỏi nhà, còn nói là sẽ vứt đồ đạc của em ra đường. Em không hỗn láo gì với ba, không ăn chơi lêu lỏng, không gây sự ồn ào gì cả, em đi làm tự nuôi bản thân. Chỉ vì ba em có vợ mới nên mới kiếm cớ gây sự và đánh đuổi em ra khỏi nhà để ba em ở cùng vợ mới cho thoải mái. Ba mẹ em ly hôn khi em còn 2 tuổi, em theo mẹ sống. Ba em không 1 đồng chu cấp, không 1 lần hỏi han bọn em sống chết như thế nào. Vậy mà tới khi em vô ở thì gây khó dễ và đánh, đuổi em ra khỏi nhà. Vậy ba em có quyền làm điều đó không? Xin Ban biên tập tư vấn giúp em. Em cảm ơn ạ! Trả lời: Điều 69 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ: 1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. 4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Như vậy, cha mẹ có trách nhiệm thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con... Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Cha mẹ không được đuổi con ra khỏi nhà theo quy định pháp luật. <ref>Con hư hỏng có bị truất quyền thừa kế được không? Chào anh chị! Tôi có thắc mắc rất mong nhận được giải đáp tư vấn từ anh chị như sau: Chị Hạnh và anh Huy kết hôn năm 2000. 1 tháng sau đám cưới, anh Huy mất, do đó, anh chị chưa làm giấy đăng ký kết hôn. Chị Hạnh có một đứa con trai với chồng. Anh Huy mất để lại một mảnh đất (do gia đình cho). Năm 2001, chị Hạnh làm đơn xin nhận thừa kế và gia đình chồng chấp nhận, chuyển nhượng mảnh đất đó cho chị Hạnh đứng tên (đã công chứng, chứng thực) Nay, con chị Hạnh đã 18 tuổi nhưng hư hỏng. Vậy chị Hạnh không muốn cho con quản lý và thừa kế mảnh đất đó được không? Xin chân thành cảm ơn! <subquestion>Con hư hỏng có bị truất quyền thừa kế được không?</subquestion> Chào anh chị! Tôi có thắc mắc rất mong nhận được giải đáp tư vấn từ anh chị như sau: Chị Hạnh và anh Huy kết hôn năm 2000. 1 tháng sau đám cưới, anh Huy mất, do đó, anh chị chưa làm giấy đăng ký kết hôn. Chị Hạnh có một đứa con trai với chồng. Anh Huy mất để lại một mảnh đất (do gia đình cho). Năm 2001, chị Hạnh làm đơn xin nhận thừa kế và gia đình chồng chấp nhận, chuyển nhượng mảnh đất đó cho chị Hạnh đứng tên (đã công chứng, chứng thực) Nay, con chị Hạnh đã 18 tuổi nhưng hư hỏng. Vậy chị Hạnh không muốn cho con quản lý và thừa kế mảnh đất đó được không? Xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về đăng ký kết hôn như sau: 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn. Vì chị Hạnh và anh Huy chưa đăng ký kết hôn nên hai người chưa được xem là vợ chồng và người con trai là con ngoài giá thú. Đồng thời vì khi mất, anh Huy chưa làm thủ tục nhận con nên quan hệ cha-con chưa hình thành giữa anh và người con trai này. Xét về mảnh đất: mảnh đất này là do gia đình chồng chuyển nhượng cho chị Hạnh đứng tên nên đây sẽ là tài sản tặng cho theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Do đó, mảnh đất này là tài sản riêng của chị Hạnh. Chị hoàn toàn có quyền định đoạt mảnh đất đó như bán hoặc để thừa kế cho ai chị muốn bằng cách lập di chúc. Chị còn có thể truất quyền hưởng thừa kế của một số người thừa kế theo pháp luật (vợ, chồng, con cái,…) mà không cần nêu lý do. Chị có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật không được hưởng di sản thừa kế của mình. Như vậy, khi chị Hạnh có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp với mảnh đất và mảnh đất tài tài sản riêng chủa chị thì chị có quyền không cho người con trai quản lý và hưởng thừa kế mảnh đất đó. <ref>Mẹ tặng nhà cho con gái thì con rể có được đứng tên chung không? Sau khi kết hôn, thì mẹ vợ tôi có ý cho vợ tôi 01 căn hộ chung cư, do tôi nghĩ phần này sẽ là tài sản chung của vợ chồng, nên định là cùng vợ đứng tên, nhưng sau khi trao đổi với người bạn của tôi thì cậu ấy bảo đây là phần tài sản mà mẹ vợ muốn tặng riêng cho con gái tức là vợ tôi thì chỉ vợ tôi mới được đứng tên và đây xác định là tài sản riêng của vợ, nên tôi không được đứng tên chung, cho tôi hỏi có đúng như thế không? <subquestion>Mẹ tặng nhà cho con gái thì con rể có được đứng tên chung không?</subquestion> Sau khi kết hôn, thì mẹ vợ tôi có ý cho vợ tôi 01 căn hộ chung cư, do tôi nghĩ phần này sẽ là tài sản chung của vợ chồng, nên định là cùng vợ đứng tên, nhưng sau khi trao đổi với người bạn của tôi thì cậu ấy bảo đây là phần tài sản mà mẹ vợ muốn tặng riêng cho con gái tức là vợ tôi thì chỉ vợ tôi mới được đứng tên và đây xác định là tài sản riêng của vợ, nên tôi không được đứng tên chung, cho tôi hỏi có đúng như thế không? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định tài sản riêng của vợ, chồng như sau: - Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. - Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Như vậy, trong trường hợp mẹ vợ muốn tặng cho riêng vợ bạn thì chỉ mình vợ bạn được đứng tên, và phần tài sản này sẽ được xác định là tài sản riêng của vợ bạn chứ không phải là tài sản chung (trừ khi cô ấy đồng ý nhập căn nhà đó vào tài sản chung của vợ chồng và để chồng đứng tên chung). Do đó, vợ bạn sẽ có toàn quyền hiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng mà bạn không được can thiệp. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5969E-hd-bo-me-co-duoc-duoi-con-ra-khoi-nha-khong-con-hu-hong-co-bi-truat-quyen-thua-ke-duoc-khong.html
"2024-05-13T21:39:29"
11:19 | 14/06/2022
Người bị tâm thần có đứng tên tài sản thừa kế được không?
Người bị tâm thần có đứng tên tài sản thừa kế được hay không? Người giám hộ cho người tâm thần sẽ là ai? Thưa luật sư, nhà em có 2 anh em, em của em do bị tai nạn từ nhỏ trong lúc vui chơi với bạn bè, bị chấn thương đầu, giờ tuy đã 16 tuổi nhưng thi thoảng lại có dấu hiệu thần kinh không bình thường, không kiểm soát được hành vi, mẹ em hiện bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, rất lo lắng cho em của em và căn dặn để lại toàn bộ tài sản của mẹ có được cho nó, gia đình em cũng đều thống nhất nhưng lo lắng em bị như vậy liệu có đứng tên tài sản thừa kế được không? Và ai sẽ là người giám hộ cho em của em? Mong được các luật sư tư vấn giải đáp. Em cảm ơn.
<subquestion>Người bị tâm thần có đứng tên tài sản thừa kế được hay không?</subquestion> Theo Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Ngoài ra theo Điều 22 Bộ luật này quy định: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Như vậy, theo căn cứ trên, đối với người thừa kế là cá nhân thì phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và không thuộc trường hợp tòa án tuyên bố em của bạn là người mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, em bạn vẫn có quyền thừa kế và đứng tên theo quy định pháp luật. <subquestion>Người giám hộ cho người tâm thần sẽ là ai?</subquestion> Tại Điều 52 Bộ luật này quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây: 1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. 2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. 3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. Trong trường hợp em bạn bị tâm thần thì bạn là anh trai và sẽ là người giám hộ đương nhiên cho em bạn vì em bạn vẫn là người chưa thành niên.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/596CF-hd-nguoi-bi-tam-than-co-dung-ten-tai-san-thua-ke-duoc-hay-khong.html
"2024-05-13T21:39:31"
17:18 | 04/06/2022
Đất chưa được cấp sổ đỏ thì có được để lại thừa kế không? Hợp thửa với đất hàng xóm thì được cấp sổ chung hay sổ riêng?
Đất chưa được cấp sổ đỏ thì có được để lại thừa kế không? Hợp thửa với đất hàng xóm thì được cấp sổ chung hay sổ riêng? Người già, người cao tuổi có được cấp sổ đỏ?
Đất chưa được cấp sổ đỏ thì có được để lại thừa kế không? Ban biên tập cho tôi hỏi. Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có được để lại thừa kế cho người khác không? Mong sớm nhận phản hồi. <subquestion>Đất chưa được cấp sổ đỏ thì có được để lại thừa kế không?</subquestion> Ban biên tập cho tôi hỏi. Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có được để lại thừa kế cho người khác không? Mong sớm nhận phản hồi. Trả lời: Tại Điều 188 Luật đất đai 2013, có quy định: Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền ... thừa kế... bằng quyền sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất. Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp người để lại thừa kế chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không được để lại phần đất đó cho người, tổ chức hưởng thừa kế. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. <ref>Hợp thửa với đất hàng xóm thì được cấp sổ chung hay sổ riêng? Tôi được nhận thừa kế tài sản của bố, tuy nhiên phần đất này không đủ diện tích tách thửa nên tôi muốn hợp thửa với đất nhà hàng xóm để xin cấp giấy chứng nhận. Cho tôi hỏi trường hợp này tôi được cấp sổ chung hay sổ riêng? Xin tư vấn giúp tôi. <subquestion>Hợp thửa với đất hàng xóm thì được cấp sổ chung hay sổ riêng?</subquestion> Tôi được nhận thừa kế tài sản của bố, tuy nhiên phần đất này không đủ diện tích tách thửa nên tôi muốn hợp thửa với đất nhà hàng xóm để xin cấp giấy chứng nhận. Cho tôi hỏi trường hợp này tôi được cấp sổ chung hay sổ riêng? Xin tư vấn giúp tôi. Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì: 2. Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 về Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau: 2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Đối với mảnh đất không đủ diện tích tách thửa thì chủ đất có thể chọn cách hợp thửa với chủ đất bên cạnh để có thể đủ điều kiện tách thửa và cấp giấy chứng nhận. Đối với thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất thì được cấp cho mỗi người 01 giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Do đó, có thể hiểu rằng đối với trường hợp này có thể cấp giấy cho mỗi người 01 giấy chứng nhận, tuy nhiên nội dung trên giấy chứng nhận vẫn thể hiện là tài sản chung của 02 người. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. <ref>Người già, người cao tuổi có được cấp sổ đỏ? Ban biên tập cho tôi hỏi, năm nay mẹ tôi đã 76 tuổi. Ban biên tập cho tôi hỏi với độ tuổi như mẹ em đó có được cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất không? <subquestion>Người già, người cao tuổi có được cấp sổ đỏ?</subquestion> Ban biên tập cho tôi hỏi, năm nay mẹ tôi đã 76 tuổi. Ban biên tập cho tôi hỏi với độ tuổi như mẹ em đó có được cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013 có quy định: Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. Đồng thời tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP  có quy định về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bao gồm: 1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai. 2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. 3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. 4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. 5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. Theo quy định trên thì người già và người cao tuổi không hợp trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nên đối với trường hợp của mẹ bạn (76 tuổi) nếu đáp ứng các  điều kiện để được cấp thì vẫn được cấp bạn nhé. Pháp luật không có giới hạn về độ tuổi tối đa đế được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
[ "Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/59361-hd-dat-chua-duoc-cap-so-do-thi-co-duoc-de-lai-thua-ke-hay-khong-hop-thua-voi-dat-hang-xom-thi-duoc-cap-so-chung-hay-so-rieng.html
"2024-05-13T21:39:32"
15:28 | 31/05/2022
Lời căn dặn nói với con cháu có phải là di chúc thừa kế nhà đất không?
Lời căn dặn nói với con cháu có phải là di chúc thừa kế nhà đất hay không? Từ chối nhận di sản trong trường hợp di chúc miệng được không? Bố tôi do bệnh già yếu nên trước khi phẫu thuật có căn dặn về chuyện gia đình và việc chia tài sản. Lúc bố tôi nói điều này người rất yếu và hấp hối. Bố tôi có căn dặn gia đình tôi mỗi người chia đều đất của bố và cho chú tôi một căn nhà vì chú tôi giờ vẫn còn độc thân, chưa có gia đình chăm lo nên bố tôi cho căn nhà để làm ăn khởi nghiệp. Lúc bố tôi nói điều này thì gia đình đầy đủ và sự có mặt của bác sĩ và y tá. Sau ca phẫu thuật bố tôi không mau không qua khỏi. Cả nhà mong muốn được thực hiện như lời căn dặn trước lúc bố ra đi. Riêng chú tôi vì cảm thấy nợ bố tôi quá nhiều nên từ chối nhận phần căn nhà. Cho tôi hỏi, lời căn dặn của bố tôi có được coi là di chúc không? Chú tôi có quyền từ chối nhận căn nhà không? Xin cảm ơn!
<subquestion>Lời căn dặn nói với con cháu có phải là di chúc thừa kế nhà đất hay không?</subquestion> Căn cứ Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau: 1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. 2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Căn cứ Điều 630 Bộ luật này quy định về di chúc hợp pháp: 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Căn cứ Điều 632 Bộ luật này quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như sau: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Theo đó, lời căn dặn con cháu được xác định là di chúc miệng nếu bên cạnh việc đáp ứng được các điều kiện như đã phân tích ở trên và thỏa mãn các điều kiện trên. Nếu không tuân thủ về hình thức và thời hạn thì di chúc này mặc nhiên bị hủy bỏ. Và mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc miệng nói riêng, trừ một số người theo luật định. <subquestion>Từ chối nhận di sản trong trường hợp di chúc miệng được không?</subquestion> Căn cứ Điều 620 Bộ luật trên quy định về từ chối nhận di sản như sau: 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Theo đó, vì chú bạn không muốn nhận từ bố bạn mà không phải trốn tránh nghĩa vụ gì nên chú bạn có quyền từ chối nhận phần này nếu lời căn dặn được hình thành thành di chúc hợp pháp. Còn nếu lời căn dặn này không là di chúc hợp pháp như trên thì chúc bạn sẽ không được nhận phần căn nhà này vì chú bạn không phải là hàng thừa kế thứ nhất theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 (Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết)
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5950F-hd-loi-can-dan-noi-voi-con-chau-co-phai-la-di-chuc-thua-ke-nha-dat-hay-khong.html
"2024-05-13T21:39:34"
14:15 | 28/05/2022
Thừa kế mảnh đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận thì có được làm sổ đỏ không?
Chào anh chị, cho tôi hỏi ông tôi lúc mất có để lại cho ba tôi mảnh đất, việc để lại có di chúc được chế độ cũ chứng nhận. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp sổ đỏ khi có đủ các điều kiện nào? Anh chị cho tôi hỏi bây giờ tôi dùng di chúc đó để làm sổ đỏ có được hay không? Nhờ anh chị tư vấn. cảm ơn anh chị.
<subquestion>Thừa kế mảnh đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận thì có được làm sổ đỏ hay không?</subquestion> Tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 có quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; Tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT có quy định về giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất như sau: Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai bao gồm:1. Bằng khoán điền thổ.2. Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.3. Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.4. Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận. Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp ba của bạn được thừa kế mảnh đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận thì ba của bạn có thể được làm sổ đỏ. <subquestion>Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp sổ đỏ khi có đủ các điều kiện nào?</subquestion> Tại Khoản 4 Điều 102 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau: 4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được Nhà nước cho phép hoạt động; b) Không có tranh chấp; c) Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004. Như vậy, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp sổ đỏ khi có đủ các điều kiện được quy định như trên.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5946C-hd-thua-ke-manh-dat-co-di-chuc-do-che-do-cu-chung-nhan-thi-co-duoc-lam-so-do-hay-khong.html
"2024-05-13T21:39:36"
11:42 | 25/05/2022
Thủ tục hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là bất động sản thế nào?
Thủ tục hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là bất động sản như thế nào? Thủ tục hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển đổi vị trí đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất như thế nào? Mong nhận hồi đáp sớm!
<subquestion>Thủ tục hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là bất động sản</subquestion> Căn cứ Khoản 1 Điều 53 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về thủ tục hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là bất động sản như sau: 1. Đối với trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, công trình xây dựng, nhà ở đã được chủ dự án bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa bố vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội; giữa ông bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau. Hồ sơ miễn thuế bao gồm: Tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này và các giấy tờ liên quan đến việc xác định đối tượng được miễn thuế theo từng trường hợp, cụ thể như sau: a) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa vợ với chồng cần một trong các giấy tờ sau: Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Quyết định của Tòa án xử ly hôn, tái hôn (đối với trường hợp chia nhà do ly hôn, hợp nhất quyền sở hữu do tái hôn). b) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu (nếu cùng Sổ hộ khẩu) hoặc bản sao Giấy khai sinh. Trường hợp con ngoài giá thú thì phải có bản sao quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan có thẩm quyền. c) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu (nếu cùng Sổ hộ khẩu) hoặc bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền. d) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa ông nội, bà nội với cháu nội cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu nội và bản sao Giấy khai sinh của bố cháu nội; hoặc bản sao Sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông nội, bà nội với cháu nội; hoặc các giấy tờ khác có xác nhận của cơ quan cấp có thẩm quyền về mối quan hệ giữa ông, bà nội và cháu nội. đ) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu ngoại và bản sao Giấy khai sinh của mẹ cháu ngoại; hoặc bản sao Sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; hoặc các giấy tờ khác có xác nhận của cơ quan cấp có thẩm quyền chứng minh mối quan hệ giữa ông, bà ngoại và cháu ngoại. e) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa anh, chị, em ruột với nhau cần có giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy khai sinh của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng thể hiện mối quan hệ có chung cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha hoặc các giấy tờ khác có xác nhận của cơ quan cấp có thẩm quyền chứng minh có quan hệ huyết thống. g) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể cần có giấy tờ sau: Bản sao Sổ hộ khẩu ghi rõ mối quan hệ giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể; hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn và Giấy khai sinh của chồng hoặc vợ làm căn cứ xác định mối quan hệ giữa người chuyển nhượng là cha chồng, mẹ chồng với con dâu hoặc cha vợ, mẹ vợ với con rể. h) Trường hợp chuyển nhượng bất động sản, thừa kế, quà tặng thuộc đối tượng được miễn thuế nêu tại khoản 1 Điều này nhưng người chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng không có Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận của cơ quan cấp có thẩm quyền về mối quan hệ giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng làm căn cứ để xác định thu nhập được miễn thuế. <subquestion>Thủ tục hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển đổi vị trí đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất</subquestion> Căn cứ Khoản 3 Điều trên quy định thủ tục hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển đổi vị trí đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất như sau: 3. Đối với trường hợp chuyển đổi vị trí đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất, hồ sơ bao gồm: Văn bản thỏa thuận việc chuyển đổi đất hoặc hợp đồng chuyển đổi đất nông nghiệp giữa các bên được cơ quan cấp có thẩm quyền xác nhận. Bản sao các giấy tờ đối với các trường hợp chuyển nhượng bất động sản, chuyển đổi đất nông nghiệp được miễn thuế nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp có thẩm quyền.
[ "Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về thủ tục hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là bất động sản như sau:" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/593B8-hd-thu-tuc-ho-so-mien-thue-doi-voi-truong-hop-chuyen-nhuong-thua-ke-qua-tang-la-bat-dong-san-nhu-the-nao.html
"2024-05-13T21:39:38"
14:11 | 06/05/2022
Những người thừa kế có được thỏa thuận người quản lý di sản hay không?
Những người thừa kế có được thỏa thuận người quản lý di sản hay không? Người quản lý di sản có nghĩa vụ gì? Cha tôi mất để lại nhiều tài sản, nay các anh em tôi muốn cử người quản lý di sản có được không?
<subquestion>Những người thừa kế có được thỏa thuận người quản lý di sản?</subquestion> Căn cứ Điều 616 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau: 1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. 2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. 3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. Như vậy, nếu cha của bạn mất mà không chỉ đinh người quản lý di sản thì bạn và những người thừa kế khác có quyền thỏa thuận cử người quản lý di sản. <subquestion>Người quản lý di sản có nghĩa vụ gì?</subquestion> Theo Khoản 1 Điều 617 Bộ luật này người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây: a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản; c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế; d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/58E9A-hd-nhung-nguoi-thua-ke-co-duoc-thoa-thuan-nguoi-quan-ly-di-san.html
"2024-05-13T21:39:40"
14:33 | 25/04/2022
Có thể trở thành đất công ích của xã đối với đất trồng lúa không có người thừa kế không?
Có thể trở thành đất công ích của xã đối với đất trồng lúa không có người thừa kế? Có được thế chấp đất giao không thu tiền để thực hiện dự án nhà ở xã hội? Đất mặt nước chuyên dùng có thể trở thành đất công ích xã không?
Có thể trở thành đất công ích của xã đối với đất trồng lúa không có người thừa kế? Cho hỏi trường hợp cá nhân sử dụng đất trồng lúa chết không có người thừa kế thì đất này có trở thành đất công ích của xã hay không? Nhờ tư vấn ạ? <subquestion>Có thể trở thành đất công ích của xã đối với đất trồng lúa không có người thừa kế?</subquestion> Cho hỏi trường hợp cá nhân sử dụng đất trồng lúa chết không có người thừa kế thì đất này có trở thành đất công ích của xã hay không? Nhờ tư vấn ạ? Trả lời: Theo Điểm a Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 có quy định đất trồng cây hàng năm như lúa là đất nông nghiệp. Và theo Điểm b Khoản 1 Điều 65 Luật này thì cá nhân sử dụng đất (không phân biệt loại đất gì) chết mà không có người thừa kế thì sẽ thuộc trường hợp thu hồi đất. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 132 Luật này cũng có quy định về đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích như sau: Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. Như vậy từ các quy định trên thì đất trồng lúa do cá nhân sử dụng chết không có người thừa kế sẽ được thu hồi và có khả năng trở thành quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. <ref>Có được thế chấp đất giao không thu tiền để thực hiện dự án nhà ở xã hội? Luật sư cho em hỏi: đất dự án nhà ở xã hội nhà nước cấp đất không thu tiền sử dụng đất thì chủ đầu tư có được phép thế chấp ngân hàng không ạ? Nếu không được thì khi bị thu hồi đất vẫn được bồi thường đúng không ạ? <subquestion>Có được thế chấp đất giao không thu tiền để thực hiện dự án nhà ở xã hội?</subquestion> Luật sư cho em hỏi: đất dự án nhà ở xã hội nhà nước cấp đất không thu tiền sử dụng đất thì chủ đầu tư có được phép thế chấp ngân hàng không ạ? Nếu không được thì khi bị thu hồi đất vẫn được bồi thường đúng không ạ? Trả lời: Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 173 Luật Đất đai 2013 thì: Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Như vậy, theo quy định này, trường hợp chủ đầu tư được giao đất không thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở xã hội thì không được quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất này. Đồng thời khi bị Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường. <ref>Đất mặt nước chuyên dùng có thể trở thành đất công ích xã không? Nhờ tư vấn trường hợp đất mặt nước chuyên dùng có thể trở thành đất công ích của xã hay không? <subquestion>Đất mặt nước chuyên dùng có thể trở thành đất công ích xã không?</subquestion> Nhờ tư vấn trường hợp đất mặt nước chuyên dùng có thể trở thành đất công ích của xã hay không? Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 có quy định: Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. Theo như quy định này thì quỹ đất được sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn phải là đất nông nghiệp. Mà theo Điểm i Khoản 2 Điều 10 Luật này thì đất mặt nước chuyên dụng là đất phi nông nghiệp, cho nên đất này không thể được sử dụng vào mục đích công ích của xã được.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/58BA3-hd-co-the-tro-thanh-dat-cong-ich-cua-xa-doi-voi-dat-trong-lua-khong-co-nguoi-thua-ke.html
"2024-05-13T21:39:41"
16:06 | 21/04/2022
Con riêng có quyền được thừa kế di sản của bố dượng không? Con nuôi có được nhận thừa kế của cha, mẹ nuôi không
Con riêng có được thừa kế di sản của bố dượng, mẹ nuôi không? Con nuôi có được thừa kế di sản của cha mẹ nuôi không? Tôi là con riêng của mẹ. Tôi sống với mẹ và bố dượng từ lúc 5 tuổi vào năm 2004. Gia đình tôi sống yêu thương chăm sóc lẫn nhau. Bố dượng và mẹ tôi vì không có con chung nên đã nhận B làm con nuôi vào năm 2010. Khi chết bố dượng tôi không để lại di chúc. Cho tôi hỏi là tôi và B (17 tuổi) có được thừa kế di sản của bố dượng không?
<subquestion>Con riêng có được thừa kế di sản của bố dượng không?</subquestion> Căn cứ Điều 654 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này. Bạn về ở với mẹ và bố dượng vào 5 tuổi, bạn và bố dượng bạn yêu thương chăm sóc, có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con. Vì vậy bạn có quyền được thừa kế di sản của bố dượng của bạn. <subquestion>Con nuôi có được thừa kế di sản của cha mẹ nuôi không?</subquestion> Căn cứ Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này. Theo quy định trên, B được thừa kế di sản bố dượng của bạn để lại. Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, những người hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự: - Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, do bố bạn không để lại di chúc nên bạn và B đều là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/58B4E-hd-con-rieng-co-duoc-thua-ke-di-san-cua-bo-duong-con-nuoi-co-duoc-nhan-thua-ke-cua-cha-me-nuoi-de-lai-khong.html
"2024-05-13T21:39:43"
14:11 | 14/04/2022
Thừa kế tài sản của cha dượng có được không?
Thừa kế tài sản của cha dượng có được hay không? Có được khởi kiện đòi thừa kế? Người thừa kế theo pháp luật có thể là tổ chức? Xin được hỏi về vấn đề nêu trên.
Thừa kế tài sản của cha dượng có được hay không? Mẹ của tôi ly hôn và tái hôn với cha dượng của tôi khi tôi còn nhỏ. Cha dượng cùng với mẹ đã nuôi dưỡng tôi như là cha ruột của mình cho đến lúc tôi trưởng thành và đi làm ăn xa nhà. Nay không may cha dượng tôi bị tai nạn qua đời mà không có để lại di chúc. Xin cho hỏi tôi có được thừa kế tài sản của cha dượng hay không? <subquestion>Thừa kế tài sản của cha dượng có được hay không?</subquestion> Mẹ của tôi ly hôn và tái hôn với cha dượng của tôi khi tôi còn nhỏ. Cha dượng cùng với mẹ đã nuôi dưỡng tôi như là cha ruột của mình cho đến lúc tôi trưởng thành và đi làm ăn xa nhà. Nay không may cha dượng tôi bị tai nạn qua đời mà không có để lại di chúc. Xin cho hỏi tôi có được thừa kế tài sản của cha dượng hay không? Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp người chết không có di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp thì phần di sản thừa kế của người chết sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Những hàng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì có thể xác định cha dượng với con riêng của vợ không được quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết. Đồng nghĩa, trường hợp cha dượng qua đời thì con riêng của vợ không được thừa kế tài sản của cha dượng. Tuy nhiên, Tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: "Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này." Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp con riêng và bố dượng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật. Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì mẹ của tôi ly hôn và tái hôn với cha dượng của tôi khi tôi còn nhỏ, cha dượng cùng với mẹ đã nuôi dưỡng tôi như là cha ruột của mình cho đến lúc tôi trưởng thành và đi làm ăn xa nhà. Qua đó, có thể thấy rằng giữa bạn và cha dượng đã có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con theo quy định của pháp luật. Do đó: Bạn có thể được thừa kế tài sản của cha dượng theo quy định của pháp luật khi cha dượng của bạn bị tai nạn qua đời mà không có để lại di chúc. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. <ref>Có được khởi kiện đòi thừa kế? Khởi kiện thừa kế đã có di chúc, nhưng không có tên của tôi (3 em tôi là con ruột) con đời chồng thứ 2, con đời chồng thứ nhất & thứ 3 thì có tên. Cảm ơn! <subquestion>Có được khởi kiện đòi thừa kế?</subquestion> Khởi kiện thừa kế đã có di chúc, nhưng không có tên của tôi (3 em tôi là con ruột) con đời chồng thứ 2, con đời chồng thứ nhất & thứ 3 thì có tên. Cảm ơn! Trả lời: Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Như vậy, Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Ở đây, theo trình bày thì di chúc không có tên của bạn và bạn muốn khởi kiện thì cần xem lại bản di chúc đó có hợp pháp hay chưa? Nếu người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép thì di chúc hợp pháp và bạn không có quyền khởi kiện. Nếu bản di chúc không hợp pháp theo quy định trên thì bạn có quyền khởi kiện để chia tài sản theo pháp luật. <ref>Người thừa kế theo pháp luật có thể là tổ chức? Xin cho em hỏi vấn đề sau đây: Trường hợp người chết không để lại di chúc thì tài sản của họ sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Vậy người thừa kế tài sản theo pháp luật trong trường hợp này có thể là một tổ chức, doanh nghiệp hay không ạ? <subquestion>Người thừa kế theo pháp luật có thể là tổ chức?</subquestion> Xin cho em hỏi vấn đề sau đây: Trường hợp người chết không để lại di chúc thì tài sản của họ sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Vậy người thừa kế tài sản theo pháp luật trong trường hợp này có thể là một tổ chức, doanh nghiệp hay không ạ? Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Trong trường hợp người chết không để lại di chúc, hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc đó không hợp pháp, hoặc những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì phần tài sản đó của người chết sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Những hàng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: (1) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; (2) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; (3) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì có thể xác định, không giống việc chia thừa kế theo di chúc hợp pháp của người chết, người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc không phải cá nhân (có thể là một tổ chức, doanh nghiệp,... nào đó được chỉ định trong di chúc hợp pháp); Thừa kế theo pháp luật chỉ có một đối tượng được xác định là người thừa kế theo pháp luật, đó là cá nhân và các cá nhân này được chia theo 3 hàng thừa kế theo pháp luật như trên và những người ở cùng một hàng thì được hưởng kỷ phần thừa kế bằng nhau. Do đó: Có thể kết luận rằng theo quy định của pháp luật hiện hành thì người thừa kế theo pháp luật không bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp,... mà chỉ có thể là cá nhân. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57A8C-hd-thua-ke-tai-san-cua-cha-duong-co-duoc-hay-khong.html
"2024-05-13T21:39:45"
16:41 | 13/04/2022
Trường hợp con chết thì có được thừa kế tài sản của chồng cũ không?
Trường hợp con chết thì có được thừa kế tài sản của chồng cũ hay không? Liệu có được thừa kế nhà do bà để lại? Con không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế tài sản của bố mẹ?
Trường hợp con chết thì có được thừa kế tài sản của chồng cũ hay không? Tôi và anh kết hôn được 5 năm thì ly hôn, đến nay đã được 4 năm, tôi và anh có một đứa con chung được 7 tuổi. Anh vừa bị tai nạn giao thông qua đời cách đây 2 năm, đang trong quá trình chia thừa kế cho con tôi thì nó cũng đột ngột qua đời sau anh 1 năm. Vì anh không để lại di chúc nên vợ mới của anh không cho tôi nhận phần tài sản mà con tôi được hưởng, cô ấy nói con tôi chết rồi thì tôi không được hưởng tài sản của anh. Xin hỏi luật sư cô ấy nói như vậy có đúng không? Tôi phải làm như thế nào? <subquestion>Trường hợp con chết thì có được thừa kế tài sản của chồng cũ hay không?</subquestion> Tôi và anh kết hôn được 5 năm thì ly hôn, đến nay đã được 4 năm, tôi và anh có một đứa con chung được 7 tuổi. Anh vừa bị tai nạn giao thông qua đời cách đây 2 năm, đang trong quá trình chia thừa kế cho con tôi thì nó cũng đột ngột qua đời sau anh 1 năm. Vì anh không để lại di chúc nên vợ mới của anh không cho tôi nhận phần tài sản mà con tôi được hưởng, cô ấy nói con tôi chết rồi thì tôi không được hưởng tài sản của anh. Xin hỏi luật sư cô ấy nói như vậy có đúng không? Tôi phải làm như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì phần di sản thừa kế mà người chết để lại sẽ được chia thừa kế theo di chúc (di chúc phải hợp pháp). Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần di sản thừa kế của người chết sẽ được chia theo pháp luật. Trường hợp chia thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo đó, những hàng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Do đó: Đối với trường hợp chồng cũ của bạn ra đi đột ngột do tai nạn giao thông và không có để lại di chúc, nên phần di sản thừa kế của anh ấy sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế hợp pháp của anh ấy theo quy định kể trên. Mặt khác, theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Như vậy: Trong trường hợp này thì vợ mới của anh ấy, con của anh ấy với vợ mới, con của bạn với anh ấy và cha, mẹ anh ấy (phải còn sống hoặc chết sau thời điểm anh ấy chết) được quyền thừa kế phần di sản của anh ấy để lại sau khi chết theo quy định của pháp luật. Mỗi người được hưởng một phần bằng nhau theo quy định. Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì con của bạn (07 tuổi) đang trong thời gian chia thừa kế thì mất, nên phần di sản thừa kế mà cháu bé được nhận thừa kế từ cha của bé sẽ trở thành di sản thừa kế của bé, phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế hợp pháp của bé theo hàng thừa kế trên đây. Do đó: Bạn (thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bé) có quyền được nhận phần di sản mà bé được hưởng từ di sản thừa kế của cha theo quy định của pháp luật. Việc vợ mới của anh ấy ngăn cản bạn không được nhận phần di sản đó trong trường hợp này là không phù hợp với quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế ra Tòa án nhân dân để được giải quyết theo thẩm quyền. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. <ref>Có được thừa kế nhà do bà để lại? Căn nhà mẹ con em đang ở là nhà thờ, sổ đỏ Bà nội của em đứng tên. Hộ khẩu gồm có Bà nội, ba, mẹ, em và em trai. Nhưng nay Bà nội và Ba em qua đời, Bà em không có di chúc (giấy tờ nhà hiện tại vẫn là Bà em đứng tên). Bà em gồm có 3 người con gái, 3 người con trai, bây giờ các bác và cô không muốn cho mẹ con em tiếp tục ở họ đòi chia cho 6m2 ở góc nhà. Nhưng mẹ con em không đồng ý, mẹ con em vẫn muốn ở lại căn nhà đó để thờ cúng ông bà chứ không có ý định giành căn nhà hay đứng tên sổ đỏ. Anh chị cho em xin cách giải quyết như thế nào là có lợi nhất cho mẹ con em ạ. Em cảm ơn. <subquestion>Có được thừa kế nhà do bà để lại?</subquestion> Căn nhà mẹ con em đang ở là nhà thờ, sổ đỏ Bà nội của em đứng tên. Hộ khẩu gồm có Bà nội, ba, mẹ, em và em trai. Nhưng nay Bà nội và Ba em qua đời, Bà em không có di chúc (giấy tờ nhà hiện tại vẫn là Bà em đứng tên). Bà em gồm có 3 người con gái, 3 người con trai, bây giờ các bác và cô không muốn cho mẹ con em tiếp tục ở họ đòi chia cho 6m2 ở góc nhà. Nhưng mẹ con em không đồng ý, mẹ con em vẫn muốn ở lại căn nhà đó để thờ cúng ông bà chứ không có ý định giành căn nhà hay đứng tên sổ đỏ. Anh chị cho em xin cách giải quyết như thế nào là có lợi nhất cho mẹ con em ạ. Em cảm ơn. Trả lời: Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; ... Theo Điều 651 Bộ luật này thì: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 652). Như vậy, trong trường hợp này vì bà bạn chết không để lại di chúc nên tài sản sẽ chia đều cho những người con của bà. Ở đây, mẹ bạn là con dâu thì không có quyền hưởng di sản, tuy nhiên nếu bố bạn chết trước hoặc cùng một thời điểm với bà của bạn thì bạn sẽ được hưởng phần di sản của bố bạn nếu còn sống. Do đó, căn nhà trên sẽ được chia đều cho các cô, bác và bạn nếu thuộc trường hợp thừa kế thế vị. Trường hợp khác, nếu bố bạn chết sau khi bà bạn mất thì mẹ con bạn không có quyền gì đến căn nhà nên được những người còn lại chia cho 6m2 là may mắn rồi, vì lẽ ra không nhận được gì. <ref>Con không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế tài sản của bố mẹ? Theo như tôi biết thì pháp luật có quy định có một số đối tượng được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi con không có tên trong di chúc có được thừa kế tài sản của bố mẹ không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! <subquestion>Con không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế tài sản của bố mẹ?</subquestion> Theo như tôi biết thì pháp luật có quy định có một số đối tượng được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi con không có tên trong di chúc có được thừa kế tài sản của bố mẹ không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! Trả lời: Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập di chúc có quyền sau: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Việc chỉ định người thừa kế và truất quyền hưởng di sản của người thừa kế là quyền của người lập di chúc. Do đó người lập di chúc có quyền cho con hưởng hoặc không được hưởng di sản của mình. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; - Con thành niên mà không có khả năng lao động. Theo quy định trên đây thì con không có tên trong di chúc sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu thuộc trường hợp sau: con chưa thành niên, côn thành niên mà không có khả năng lao động. Trường hợp con đã thành niên và có khả năng lao động thì sẽ không được thừa kế di sản nếu như không có tên trong di chúc. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57AD6-hd-truong-hop-con-chet-thi-co-duoc-thua-ke-tai-san-cua-chong-cu-hay-khong.html
"2024-05-13T21:39:47"
11:29 | 22/03/2022
Con thì liệu có được nhận thừa kế từ tài sản riêng của mẹ kế không?
Con thì liệu có được nhận thừa kế từ tài sản riêng của mẹ kế? Có được từ chối nhận thừa kế? Từ chối nhận thừa kế khi mẹ chưa mất có được không?
Con thì liệu có được nhận thừa kế từ tài sản riêng của mẹ kế? Mẹ đẻ tôi mất năm tôi 9 tuổi. 02 năm sau cha tôi đi bước nữa. Tôi cùng cha và mẹ kế sống chung nhà. 10 năm sau cha tôi mất, tôi vẫn sống cùng mẹ kế trong căn nhà cũ. Vào tháng trước, mẹ kế bán căn nhà chúng tôi đang ở được 1 tỷ đồng và yêu cầu tôi ra ở riêng. Mẹ kế lấy lý do rằng căn nhà trên được mua trước khi kết hôn với cha tôi bằng tiền riêng của mẹ kế nên không chia cho tôi tiền bán nhà. Xin hỏi, mẹ kế tôi làm vậy có đúng không? <subquestion>Con thì liệu có được nhận thừa kế từ tài sản riêng của mẹ kế?</subquestion> Mẹ đẻ tôi mất năm tôi 9 tuổi. 02 năm sau cha tôi đi bước nữa. Tôi cùng cha và mẹ kế sống chung nhà. 10 năm sau cha tôi mất, tôi vẫn sống cùng mẹ kế trong căn nhà cũ. Vào tháng trước, mẹ kế bán căn nhà chúng tôi đang ở được 1 tỷ đồng và yêu cầu tôi ra ở riêng. Mẹ kế lấy lý do rằng căn nhà trên được mua trước khi kết hôn với cha tôi bằng tiền riêng của mẹ kế nên không chia cho tôi tiền bán nhà. Xin hỏi, mẹ kế tôi làm vậy có đúng không? Trả lời: Theo những gì bạn cung cấp có thể xác định việc thừa kế (nếu có) sau khi cha bạn mất sẽ được xác định là thừa kế theo pháp luật; căn cứ vào Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Đồng thời căn cứ vào những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy, việc cần làm là phải xác minh xem căn nhà trên có phải tài sản chung của bố bạn và mẹ kế không. Nếu có, bạn sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật và phần được nhận sẽ là 1/4 căn nhà hoặc tiền bán nhà là 250 triệu đồng (do nếu là tài sản chung thì di sản thừa kế của cha bạn chỉ là 1/2 căn nhà). Trong trường hợp mẹ kế bạn chứng minh được rằng căn nhà trên là tài sản riêng của bà thì bạn sẽ không được nhận một phần tiền bán nhà vì bạn không được xác định là người thừa kế theo pháp luật của mẹ kế bạn. <ref>Có được từ chối nhận thừa kế? Tôi đi làm ăn xa gia đình đã gần 10 năm. Hiện tại tôi có 01 khoản nợ ngân hàng là 500 triệu đồng, mục đích khoản vay dùng đề kinh doanh sản xuất và có thế chấp xưởng sản xuất của công ty tôi. Mẹ tôi đã mất cách đây 10 năm, nay cha tôi cũng mất và để lại di chúc chia cho 2 con mảnh đất ở quê. Tôi muốn để lại phần thừa kế của mình cho em trai tôi. Xin hỏi, tôi có thể từ chối nhận thừa kế được không? Nếu được, tôi có cần thực hiện công chứng hay chứng thực không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. <subquestion>Có được từ chối nhận thừa kế?</subquestion> Tôi đi làm ăn xa gia đình đã gần 10 năm. Hiện tại tôi có 01 khoản nợ ngân hàng là 500 triệu đồng, mục đích khoản vay dùng đề kinh doanh sản xuất và có thế chấp xưởng sản xuất của công ty tôi. Mẹ tôi đã mất cách đây 10 năm, nay cha tôi cũng mất và để lại di chúc chia cho 2 con mảnh đất ở quê. Tôi muốn để lại phần thừa kế của mình cho em trai tôi. Xin hỏi, tôi có thể từ chối nhận thừa kế được không? Nếu được, tôi có cần thực hiện công chứng hay chứng thực không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Trả lời: Việc từ chối nhận thừa kế của bạn được xác định căn cứ theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 như sau: - Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. - Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. - Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Như vậy, việc từ chối nhận di sản của bạn cần phải chứng minh được rằng không nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác, cụ thể ở đây là nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Do bạn có thế chấp xưởng sản xuất của công ty cho khoản vay 500 triệu đồng nên có thể xác định nghĩa vụ trả nợ của bạn với ngân hàng đã được đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Từ đó có thể đi đến kết luận rằng việc từ chối nhận di sản thừa kế của bạn có thể thực hiện theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, theo quy định trên, việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và bạn có thể công chứng văn bản trên nhằm hoàn thiện thủ tục hành chính liên quan. Việc công chứng được quy định tại Điều 59 Luật công chứng 2014 về công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế như sau: - Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết. <ref>Từ chối nhận thừa kế khi mẹ chưa mất có được không? Tôi cùng mẹ và em trai sống chung 01 nhà, cha tôi đã mất từ lâu. Em trai tôi có điều kiện kinh tế khá giả hơn tôi rất nhiều. Em có để mẹ đứng tên 02 căn nhà trên phố. Đồng thời em trai tôi muốn tôi đi ra văn phòng công chứng nhằm công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của mẹ gồm 02 căn nhà mà em để mẹ đứng tên. Xin hỏi, tôi có thể thực hiện yêu cầu của em không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. <subquestion>Từ chối nhận thừa kế khi mẹ chưa mất có được không?</subquestion> Tôi cùng mẹ và em trai sống chung 01 nhà, cha tôi đã mất từ lâu. Em trai tôi có điều kiện kinh tế khá giả hơn tôi rất nhiều. Em có để mẹ đứng tên 02 căn nhà trên phố. Đồng thời em trai tôi muốn tôi đi ra văn phòng công chứng nhằm công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của mẹ gồm 02 căn nhà mà em để mẹ đứng tên. Xin hỏi, tôi có thể thực hiện yêu cầu của em không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Trả lời: Căn cứ Điều 59 Luật công chứng 2014 về công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế như sau: - Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết. Đồng thời căn cứ Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người nhận thừa kế như sau: - Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Thời điểm mở thừa kế được định nghĩa tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 như sau: - Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. Như vậy, khi mẹ bạn chưa mất thì bạn không có quyền đối với tài sản thừa kế. Do đó việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế sẽ không thể thực hiện theo quy định của pháp luật.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57A81-hd-con-thi-lieu-co-duoc-nhan-thua-ke-tu-tai-san-rieng-cua-me-ke.html
"2024-05-13T21:39:49"
09:49 | 22/03/2022
Di sản và người thừa kế được quy định như thế nào?
Di sản và người thừa kế được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên năm nhất ngành luật của ĐH Sài gòn. Vì mới học năm nhất nên em chưa được học các môn chuyên ngành, tuy nhiên em cũng có niềm đam mê và muốn nghiên cứu trước các văn bản, các luật, bộ luật. Sau khi Bộ Luật dân sự 2015 có hiệu lực em cũng có tìm hiểu đôi chút, tuy nhiên có đôi chỗ chưa rõ. Rất mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho em hỏi: Di sản và người thừa kế được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị!
<subquestion>Di sản được quy định như thế nào?</subquestion> Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì di sản được quy định như sau: - Di sản: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. <subquestion>Người thừa kế được quy định ra sao?</subquestion> Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Di sản và người thừa kế được quy định tại Điều 612 và Điều 613 Bộ luật dân sự 2015.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/23E40-hd-di-san-va-nguoi-thua-ke-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao.html
"2024-05-13T21:39:53"
09:24 | 26/02/2022
Có phải trả nợ thay người chết nếu nhận thừa kế không?
Có phải trả nợ thay người chết nếu nhận thừa kế không? Cha tôi khi mất có để lại cho tôi một căn nhà trị giá 1 tỷ. Tuy nhiên, khi sắp chia thừa kế thì được biết là cha tôi có vay một khoản tiền cả lời và lãi lên đến 2 tỷ đồng. Xin hỏi là tôi có phải trả nợ thay cha tôi nếu tôi nhận thừa kế không? Tôi có thể từ chối nhận thừa kế không?
<subquestion>Người nhận thừa kế có phải trả nợ thay cho người chết không?</subquestion> Căn cứ theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau: 1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. 3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. Do đó, trong trường hợp bạn nhận thừa kế từ cha của bạn thì việc nhận thùa kế này sẽ đi cùng nghĩa vụ tài sản cho cha bạn để lại. Khoản tài sản này sẽ không nhiều hơn số tài sản bạn được thừa kế. Do đó, bạn sẽ phải trả nợ thay cha bạn tối đa bằng số tiền mà bạn nhận thừa kế là 1 tỷ đồng. <subquestion>Có thể từ chối nhận di sản không?</subquestion> Căn cứ theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc từ chối nhận di sản như sau: 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Ngoài ra tại Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Theo đó, bạn có thể từ chối nhận di sản trừ khi bạn từ chối để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. Tuy nhiên tại đây nghĩa vụ tài sản này là của cha bạn do đó bạn có thể từ chối nhận di sản. Lưu ý việc từ chối phải được diễn ra trước khi chia thừa kế.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57CDB-hd-nguoi-nhan-thua-ke-co-phai-tra-no-thay-cho-nguoi-chet-khong.html
"2024-05-13T21:39:54"
13:55 | 19/02/2022
Tài sản thừa kế mà người thừa kế tự nguyện để lại cho hợp tác xã thì có được xếp là tài sản chia hay không?
Tài sản thừa kế mà người thừa kế tự nguyện để lại cho hợp tác xã thì có được xếp là tài sản chia không? Do một thành viên góp vốn của hợp tác xã chúng tôi vừa qua đời, có để lại phần vốn góp cho con. Mà người thừa kế lại tự nguyện để lại phần vốn góp đó cho hợp tác xã. Vậy phần vốn góp đó có được xếp là tài sản chia hay không? Dùng tài sản đó để mua cổ phần doanh nghiệp thì có bị phạt không?
<subquestion>Tài sản thừa kế mà người thừa kế tự nguyện để lại cho hợp tác xã thì có được xếp là tài sản chia không?</subquestion> Căn cứ vào Khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã 2012 quy định về tài sản không chia như sau: Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm: - Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất; - Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia; - Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia; - Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia. Mà tại Khoản 6 Điều 18 Luật hợp tác xã 2012 quy định về tài sản trong hợp tác xã được thừa kế như sau: Trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã. Như vậy, trong trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã. <subquestion>Sử dụng tài sản thừa kế không chia đi mua cổ phần doanh nghiệp có bị phạt không?</subquestion> Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: - Không huy động đủ số vốn đã đăng ký theo quy định của Điều lệ hoặc thời hạn góp đủ vốn vượt quá 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký; - Không duy trì mức vốn pháp định đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định; - Không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên; - Sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp; - Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp có tổng mức đầu tư vượt quá 50% vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất trước thời điểm thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp; - Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nơi đặt trụ sở chính sau khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp. Vậy trường hợp sử dụng vốn không chia để mua cổ phần doanh nghiệp thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời bị buộc hoàn trả các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
[ "Điều 67 Nghị định 122/2021/NĐ-CP" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57D84-hd-tai-san-thua-ke-ma-nguoi-thua-ke-tu-nguyen-de-lai-cho-hop-tac-xa-thi-co-duoc-xep-la-tai-san-chia-khong.html
"2024-05-13T21:39:56"
11:47 | 17/02/2022
Trường hợp người thừa kế đã mất thì con có được thừa kế tài sản khi không có di chúc hay không?
Trường hợp người thừa kế đã mất thì con có được thừa kế tài sản khi không có di chúc không? Người được hưởng thừa kế theo di chúc có quyền giữ bản di chúc không? Bác ruột có được thừa kế phần di sản của ba không?
Trường hợp người thừa kế đã mất thì con có được thừa kế tài sản khi không có di chúc không? Ông bà em có 7 người con, 1 trai và 6 gái. Ông mất năm 1983, bà mất 1998 không có để lại di chúc. Mảnh đất của ông bà hiện do một cô không lập gia đình sinh sống và xây nhà. Hiện nay đất của ông bà vẫn đứng tên ông. Nay cô muốn chuyển sổ đỏ cho người cháu ngoại mà gia đình em không muốn. Bố em là con trai đã mất, giờ gia đình em muốn chia quyền thừa kế mảnh đất cho gia đình em thì có được không? Gia đình em không đồng ý thì cô có chuyển được đất đó sang cho người cháu không? <subquestion>Trường hợp người thừa kế đã mất thì con có được thừa kế tài sản khi không có di chúc không?</subquestion> Ông bà em có 7 người con, 1 trai và 6 gái. Ông mất năm 1983, bà mất 1998 không có để lại di chúc. Mảnh đất của ông bà hiện do một cô không lập gia đình sinh sống và xây nhà. Hiện nay đất của ông bà vẫn đứng tên ông. Nay cô muốn chuyển sổ đỏ cho người cháu ngoại mà gia đình em không muốn. Bố em là con trai đã mất, giờ gia đình em muốn chia quyền thừa kế mảnh đất cho gia đình em thì có được không? Gia đình em không đồng ý thì cô có chuyển được đất đó sang cho người cháu không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể như sau: - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Vì trong trường hợp này ông, bà bạn mất nhưng không để lại di chúc do vậy việc chia tài sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Như bạn đã cung cấp thông tin thì ông bà bạn có 7 người con, 1 trai, 6 gái thì đây là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có quyền và nghĩa vụ và được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau. Mặt khác căn cứ Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: - Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Căn cứ quy định của pháp luật và đối chiếu với trường hợp của gia đình bạn thì mặc dù bố bạn là một trong số những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nhưng bố bạn đã qua đời nếu trường hợp bố bạn mất không nằm trong trường hợp quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế thế vị thì gia đình bạn sẽ không có quyền thừa kế di sản của ông bà bạn theo quy định của pháp luật. Việc Cô bạn muốn chuyển quyền sử dụng đất cho người cháu phải có sự đồng ý của những người thừa kế khác, nếu cả 5 người con gái còn lại đều đồng ý thì Cô bạn có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người cháu kia mà không cần sự đồng ý của gia đình bạn. <ref>Người được hưởng thừa kế theo di chúc có quyền giữ bản di chúc không? Bố tôi hiện nay 65 tuổi, vừa qua bố tôi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục để lập bản di chúc hợp pháp. Người được hưởng thừa kế được ghi nhận trong bản di chúc gồm có cả tôi. Bố tôi có ý định giao cho tôi giữ bản di chúc trên để tránh thất lạc về sau thì có phù hợp với pháp luật thừa kế không? <subquestion>Người được hưởng thừa kế theo di chúc có quyền giữ bản di chúc không?</subquestion> Bố tôi hiện nay 65 tuổi, vừa qua bố tôi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục để lập bản di chúc hợp pháp. Người được hưởng thừa kế được ghi nhận trong bản di chúc gồm có cả tôi. Bố tôi có ý định giao cho tôi giữ bản di chúc trên để tránh thất lạc về sau thì có phù hợp với pháp luật thừa kế không? Trả lời: Căn cứ vào Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc, nội dung cụ thể như sau: Người lập di chúc có quyền sau đây: + Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. + Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. + Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. + Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. + Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Ngoài ra, căn cứ Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về gửi giữ di chúc có nội dung như sau: - Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. - Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây: + Giữ bí mật nội dung di chúc; + Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc; + Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng. Như vậy, bố bạn giao di chúc cho bạn giữ hoàn toàn phù hợp với pháp luật thừa kế. <ref>Bác ruột có được thừa kế phần di sản của ba không? Gia đình tôi có mẹ tôi và hai đứa em gái đã trên 18 tuổi. Ông nội tôi có 02 người con đó là bác tôi và ba tôi. Từ hồi ba tôi còn sống thì ông nội đã giao lại nhà cửa đất đai cho ba tôi, có giấy tờ hẳn hỏi. Bô tôi mất cách đây 3 năm do bị tai biến. Cách đây 01 tháng ông nội tôi vừa mới mất thì bác tôi đòi phân chia tài sản của ông nội nhưng thật chất là tài sản của ba tôi. Ông tôi và bố tôi chết đều không để lại di chúc. Anh chị cho tôi hỏi bác ruột có được thừa kế phần di sản của ba tôi không? Xin giải đáp giúp tôi. <subquestion>Bác ruột có được thừa kế phần di sản của ba không?</subquestion> Gia đình tôi có mẹ tôi và hai đứa em gái đã trên 18 tuổi. Ông nội tôi có 02 người con đó là bác tôi và ba tôi. Từ hồi ba tôi còn sống thì ông nội đã giao lại nhà cửa đất đai cho ba tôi, có giấy tờ hẳn hỏi. Bô tôi mất cách đây 3 năm do bị tai biến. Cách đây 01 tháng ông nội tôi vừa mới mất thì bác tôi đòi phân chia tài sản của ông nội nhưng thật chất là tài sản của ba tôi. Ông tôi và bố tôi chết đều không để lại di chúc. Anh chị cho tôi hỏi bác ruột có được thừa kế phần di sản của ba tôi không? Xin giải đáp giúp tôi. Trả lời: Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì: Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản." Bên cạnh đó, tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì: "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế." Như vậy, tại thời điểm ba của bạn mất, những người thừa kế theo pháp luật được xác định là ông nội, mẹ bạn, bạn và 2 em gái của bạn. Mỗi người thừa kế được hưởng một phần di sản thừa kế bằng nhau, nên ông nội bạn có quyền hưởng 1/5 phần di sản mà ba của bạn để lại. Ông nội bạn vừa mất cách đây 01 tháng và không để lại di chúc. Bác của bạn là người thừa kế theo pháp luật đối với 1/5 tài sản của ông bạn như phân tích ở trên. Do đó, yêu cầu phân chia tài sản của bác bạn là có căn cứ. Tuy nhiên, phần tài sản của ông nội bạn được chia theo pháp luật thì sẽ xuất hiện thừa kế thế vị. Ông nội của bạn có 2 người con, theo đó, bác của bạn sẽ được hưởng 1/2 tài sản hiện tại của ông nội bạn. Tương đương là 1/10 tài sản từ phần thừa kế của ba bạn để lại.
[ "Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/579EB-hd-truong-hop-nguoi-thua-ke-da-mat-thi-con-co-duoc-thua-ke-tai-san-khi-khong-co-di-chuc-khong.html
"2024-05-13T21:39:58"
16:09 | 11/02/2022
Từ chối nhận di sản sau khi chia thừa kế có được không?
Từ chối nhận di sản sau khi chia thừa kế có được hay không? Có được thừa kế di sản của nhau hay không? Thời điểm mở thừa kế là thời điểm nào?
Từ chối nhận di sản sau khi chia thừa kế có được hay không? Cha tôi mất đi có để lại cho các anh/chị/em trong gia đình một khối tài sản lớn và không nợ nần gì ai cả. Trong đó có nhà từ đường và tiền. Hiện tại tài sản đó đã được phân chia hết cho các anh/chị/em trong gia đình, trong đó có tôi. Nhưng hiện tại vì một số lý do tôi muốn xin từ chối nhận phần di sản mà mình đã được chia thì có được hay không? <subquestion>Từ chối nhận di sản sau khi chia thừa kế có được hay không?</subquestion> Cha tôi mất đi có để lại cho các anh/chị/em trong gia đình một khối tài sản lớn và không nợ nần gì ai cả. Trong đó có nhà từ đường và tiền. Hiện tại tài sản đó đã được phân chia hết cho các anh/chị/em trong gia đình, trong đó có tôi. Nhưng hiện tại vì một số lý do tôi muốn xin từ chối nhận phần di sản mà mình đã được chia thì có được hay không? Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (được xác định là người thừa kế). Theo đó, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Điều 620. Từ chối nhận di sản 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản." Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Tuy nhiên, việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản thừa kế. Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì thời điểm hiện tại, gia đình đã hoàn thành việc phân chia di sản thừa kế của cha bạn cho các anh/chị/em trong gia đình, trong đó có tôi. Nên thời điểm hiện tại bạn không có quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. <ref>Có được thừa kế di sản của nhau hay không? Gia đình tôi có một vấn đề sau đây cần được giải thích ạ. Thể là, bác của em có chở ông nội đi khám bệnh trên bệnh viện huyện. Nhưng không may xe bác của em gặp tai nạn, cả ông và bác đều mất. Cả gia đình đều đau xót. Khi mất đi, ông nội và bác đều có tài sản riêng để lại cho con cháu. Nhưng theo em biết thì cả ông nội và bác đều có quyền thừa kế di sản của nhau. Vậy trong trường hợp cả ông nội và bác mất cùng một lúc như thế này thì ông nội và bác có được thừa kế tài sản của nhau hay không ạ? <subquestion>Có được thừa kế di sản của nhau hay không?</subquestion> Gia đình tôi có một vấn đề sau đây cần được giải thích ạ. Thể là, bác của em có chở ông nội đi khám bệnh trên bệnh viện huyện. Nhưng không may xe bác của em gặp tai nạn, cả ông và bác đều mất. Cả gia đình đều đau xót. Khi mất đi, ông nội và bác đều có tài sản riêng để lại cho con cháu. Nhưng theo em biết thì cả ông nội và bác đều có quyền thừa kế di sản của nhau. Vậy trong trường hợp cả ông nội và bác mất cùng một lúc như thế này thì ông nội và bác có được thừa kế tài sản của nhau hay không ạ? Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mọi cá cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tại Điều 619 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: "Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này." Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm thì không được thừa kế di sản của nhau. Trong trường hợp này, di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị. Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì ông nội và bác của bạn đều có quyền thừa kế di sản của nhau. Nhưng không may ông nội và bác của bạn bị tai nạn giông thông và chết cùng thời điểm. Nên không được thừa kế di sản của nhau. Khi đó: - Di sản của ông nội bạn do người thừa kế của ông nội bạn hưởng. Phần di sản thừa kế của bác bạn được hưởng trong di sản mà ông nội bạn do con của bác bạn hưởng. - Di sản của bác bạn do người thừa kế của bác bạn bạn hưởng. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. <ref>Thời điểm mở thừa kế là thời điểm nào? Tôi có chồng bỏ nhà đi đã nhiều năm, hơn ba năm trước Tòa án tại địa phương đã có quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp của chồng tôi. Đến thời điểm hiện tại đã hơn ba năm mà chồng tôi vẫn không thấy quay về nên có yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chồng tôi đã chết. Hiện tại tôi đang cầm quyết định  tuyên bố chồng tôi đã chết trên tay. Và sắp tới sẽ tiến hành mở thủ tục thừa kế đối với tài sản của chồng tôi cho cha, mẹ và tôi sẽ đi lấy chồng (vì tôi còn rất trẻ). Nhưng tôi không biết trong trường hợp này thì thời điểm mở thừa kế đối với phần tài sản của chồng tôi sẽ được xác định từ thời điểm nào ạ? <subquestion>Thời điểm mở thừa kế là thời điểm nào?</subquestion> Tôi có chồng bỏ nhà đi đã nhiều năm, hơn ba năm trước Tòa án tại địa phương đã có quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp của chồng tôi. Đến thời điểm hiện tại đã hơn ba năm mà chồng tôi vẫn không thấy quay về nên có yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chồng tôi đã chết. Hiện tại tôi đang cầm quyết định  tuyên bố chồng tôi đã chết trên tay. Và sắp tới sẽ tiến hành mở thủ tục thừa kế đối với tài sản của chồng tôi cho cha, mẹ và tôi sẽ đi lấy chồng (vì tôi còn rất trẻ). Nhưng tôi không biết trong trường hợp này thì thời điểm mở thừa kế đối với phần tài sản của chồng tôi sẽ được xác định từ thời điểm nào ạ? Trả lời: Theo quy định pháp luật hiện hành thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. 2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản." Như vậy: Căn cứ quy định đuộc trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Tuy nhiên, trường hợp một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại Khoản 2 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, Khoản 2 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: "Điều 71. Tuyên bố chết ... 2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết." Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì pháp luật quy định Tòa án căn cứ từng trường hợp tuyên bố một người đã chết cụ thể, mà có trách nhiệm xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết phải được thể hiện rõ trong Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết. Do đó: Đối với trường hợp của bạn thì thời điểm mở thừa kế đối với phần tài sản của chồng của chồng bạn sẽ được xác định theo ngày chết của chồng bạn được thể hiện trong Quyết định của Tòa án tuyên bố chồng bạn là đã chết. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57BCA-hd-tu-choi-nhan-di-san-sau-khi-chia-thua-ke-co-duoc-hay-khong.html
"2024-05-13T21:40:00"
09:41 | 08/02/2022
Trường hợp người thừa kế thì có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại không?
Trường hợp người thừa kế thì có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không? Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế? Những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cùng thời điểm thì có được thừa kế di sản của nhau không?
Trường hợp người thừa kế thì có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không? Người thừa kế có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kiều Thanh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định cụ thể ra sao? Người thừa kế có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! <subquestion>Trường hợp người thừa kế thì có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không?</subquestion> Người thừa kế có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kiều Thanh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định cụ thể ra sao? Người thừa kế có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 thì việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định cụ thể như sau: - Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. - Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì những người thùa kế (cơ quan, tổ chức, cá nhân) thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản do người chết để lại. Trường hợp di sản chưa được chia thì việc thực hiện nghĩa vụ trả khoản nợ do người chết để lại do các người thừa kế thỏa thuận với nhau. Trường hợp di sản đã được chia mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi phần tài sản mà mình đã nhận. <ref>Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế? Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kiều Thanh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! <subquestion>Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế?</subquestion> Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kiều Thanh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Theo quy định tại Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 thì thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định cụ thể như sau: Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Trong đó, thời điểm mở thừa kế được xác định như sau: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự 2015. Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: - Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: + Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; + Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; + Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; + Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật dân sự 2015. - Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. - Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. <ref>Những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cùng thời điểm thì có được thừa kế di sản của nhau không? Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Xuân Thắng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! <subquestion>Những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cùng thời điểm thì có được thừa kế di sản của nhau không?</subquestion> Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Xuân Thắng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Theo quy định tại Điều 619 Bộ luật dân sự 2015 thì việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định cụ thể như sau: Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015. Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Trên đây là nội dung tư vấn về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57C0D-hd-truong-hop-nguoi-thua-ke-thi-co-nghia-vu-phai-tra-khoan-no-do-nguoi-chet-de-lai-hay-khong.html
"2024-05-13T21:40:01"
09:18 | 08/02/2022
Có được chia thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng hay không?
Có được chia thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng không? Thừa kế theo pháp luật là gì? Những trường hợp thừa kế theo pháp luật?
Có được chia thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng không? Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khánh Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định cụ thể ra sao? Di sản dùng vào việc thờ cúng có được chia thừa kế không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! <subquestion>Có được chia thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng không?</subquestion> Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khánh Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định cụ thể ra sao? Di sản dùng vào việc thờ cúng có được chia thừa kế không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Theo quy định tại Điều 646 Bộ luật dân sự 2015 thì di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định cụ thể như sau: - Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. - Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế. <ref>Thừa kế theo pháp luật là gì? Thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nam Khải, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! <subquestion>Thừa kế theo pháp luật là gì?</subquestion> Thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nam Khải, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể như sau: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo quy định pháp luật hiện hành thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trên đây là nội dung tư vấn về thừa kế theo pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015. <ref>Những trường hợp thừa kế theo pháp luật? Những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khánh Bình, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! <subquestion>Những trường hợp thừa kế theo pháp luật?</subquestion> Những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khánh Bình, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể như sau: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: + Không có di chúc; + Di chúc không hợp pháp; + Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; + Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. - Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: + Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; + Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; + Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trên đây là nội dung tư vấn về những trường hợp thừa kế theo pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57C46-hd-co-duoc-chia-thua-ke-di-san-dung-vao-viec-tho-cung-khong.html
"2024-05-13T21:40:03"
14:12 | 07/02/2022
Được thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi không?
Được thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi? Những người không có tên trong di chúc có được nhận thừa kế theo pháp luật không? Các trường hợp di sản thừa kế bị hạn chế phân chia?
Được thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi? Trước đây vì gia đình khó khăn nên cha mẹ tôi đã cho tôi đi làm con nuôi của một gia đình khác trong xã. Tôi muốn hỏi, trường hợp tôi đã bị cho đi làm con nuôi rồi, thì sau này nếu cha mẹ đẻ tôi mất đi thì tôi có được thừa kế tài sản của họ hay không? <subquestion>Được thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi?</subquestion> Trước đây vì gia đình khó khăn nên cha mẹ tôi đã cho tôi đi làm con nuôi của một gia đình khác trong xã. Tôi muốn hỏi, trường hợp tôi đã bị cho đi làm con nuôi rồi, thì sau này nếu cha mẹ đẻ tôi mất đi thì tôi có được thừa kế tài sản của họ hay không? Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (hàng thừa kế thứ nhất) được thừa kế di sản của người chết để lại theo quy định của pháp luật. Trường hợp người chết có để lại di chúc hợp pháp thì thực hiện phân chia di sản thừa kế mà người chết để lại theo di chúc và theo quy định của pháp luật tại Chương XXII Bộ luật dân sự 2015. Trường hợp, người chết không để lại di chúc và những người ở hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hết thì thực hiện chia di sản thừa kế mà người chết để lại theo di chúc và theo quy định của pháp luật tại Chương XXIII Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi 2010 thì nguôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Theo quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc nuôi con nuôi sẽ mang lại các hệ quả sau đây: - Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó. - Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. - Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi (trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác). Nhưng không làm mất đi quyền thừa kế quyền thừa kế giữa cha mẹ đẻ và con đẻ đã được nhận làm con nuôi với nhau. Do đó: Khi một người được nhận làm con nuôi thì người vẫn có quyền thừa kế di sản của cha mẹ đẻ để lại khi mất đi. Kết luận: Đối với trường hợp trước đây vì gia đình khó khăn nên cha mẹ bạn đã cho bạn đi làm con nuôi của một gia đình khác trong xã. Thì bạn vẫn có quyền được thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ theo quy định của pháp luật tại Bộ luật dân sự 2015. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. <ref>Những người không có tên trong di chúc có được nhận thừa kế theo pháp luật không? Tôi là Tuấn Anh, có thắc mắc sau tôi mong nhận được phản hồi. Ba tôi mất có để lại di chúc, trong di chúc ba mong muốn để lại phần tài sản của mình cho 2 chị gái, nhưng di chúc của ba tôi không đáp ứng các điều kiện nên bị vô hiệu. Nay di chúc chia theo pháp luật. Vậy Ban biên tập cho hỏi tôi và em trai không có tên trong di chúc bị tuyên vô hiệu đó, có được hưởng thừa kế theo pháp luật không? <subquestion>Những người không có tên trong di chúc có được nhận thừa kế theo pháp luật không?</subquestion> Tôi là Tuấn Anh, có thắc mắc sau tôi mong nhận được phản hồi. Ba tôi mất có để lại di chúc, trong di chúc ba mong muốn để lại phần tài sản của mình cho 2 chị gái, nhưng di chúc của ba tôi không đáp ứng các điều kiện nên bị vô hiệu. Nay di chúc chia theo pháp luật. Vậy Ban biên tập cho hỏi tôi và em trai không có tên trong di chúc bị tuyên vô hiệu đó, có được hưởng thừa kế theo pháp luật không? Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, thì. - Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. - Để di chúc có hiệu lực thì phải đáp ứng các điều kiện theo luật định. - Di chúc có thể bị vô hiệu một phần hoặc toàn phần. Trong trường hợp di chúc vô hiệu toàn phần thì hậu quả pháp lý là di sản trong phần di chúc không có hiệu lực được chia cho các người thừa kế theo pháp luật. Theo đó, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp trong đó có: Di chúc không hợp pháp; Người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651. - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Căn cứ theo quy định trên, nếu di chúc không hợp pháp thì tài sản của người đã mất được chia theo pháp luật. Những người không có tên trong di chúc (không hợp pháp đó) vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật. Như vậy, bạn và em trai bạn vẫn được hưởng di sản của bố bạn bằng với mức của 2 chị gái của bạn. <ref>Các trường hợp di sản thừa kế bị hạn chế phân chia? Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Di sản thừa kế bị hạn chế phân chia trong những trường hợp nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn! <subquestion>Các trường hợp di sản thừa kế bị hạn chế phân chia?</subquestion> Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Di sản thừa kế bị hạn chế phân chia trong những trường hợp nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Pháp luật hiện hành của nước ta có quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Về các trường hợp hạn chế phân chia di sản thì tại Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: - Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia. - Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm. Trên đây là nội dung giải đáp về 02 trường hợp hạn chế phân chia di sản theo quy định của pháp luật.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57B5D-hd-duoc-thua-ke-tai-san-cua-cha-me-de-khi-da-duoc-cho-lam-con-nuoi.html
"2024-05-13T21:40:05"
15:59 | 20/01/2022
Phát hiện được di chúc bị mất có được yêu cầu chia lại thừa kế hay không?
Bố tôi mất có để lại di chúc, nhưng do không cẩn thận chúng tôi làm mất di chúc trên. Nên tài sản đã được chia theo pháp luật. Mà vừa qua chúng tôi đã tìm được di chúc thì tôi muốn chia lại thì có được không? Bố tôi đã mất được 2 năm.
Căn cứ theo Điều 642 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp di chúc bị thất lạc, hư hại như sau: - Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. - Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc. - Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu. Tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu để yêu cầu chia thừa kế như sau: - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: + Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; + Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. - Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, nếu trong thời gian yêu cầu chia di sản thừa kế với động sản là 10 năm, với bất động sản là 30 năm từ thời gian mở thừa kế thì tìm đươc di chúc bị thất lạc thì hoàn toàn có thể yêu cầu chia lại di sản thừa kế. Vì vậy, sau 2 năm kể từ thời điểm chia thừa kế theo pháp luật mà tìm được di chúc, thì anh hoàn toàn có thể yêu cầu chia lại di sản theo đúng với nội dung của di chúc.
[ "Điều 632 Bộ luật dân sự 2015" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57633-hd-phat-hien-duoc-di-chuc-bi-mat-co-duoc-yeu-cau-chia-lai-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:40:07"
17:09 | 19/01/2022
Trước đó đã được chia tài sản vậy khi bố mẹ mất có quyền yêu cầu phân chia thừa kế nữa hay không?
Trước đó đã được chia tài sản vậy khi bố mẹ mất có quyền yêu cầu phân chia thừa kế nữa không? Chia thừa kế theo di chúc miệng? Người thừa kế cùng hàng mất thì có cần phải chia suất thừa kế cho người đã mất?
Trước đó đã được chia tài sản vậy khi bố mẹ mất có quyền yêu cầu phân chia thừa kế nữa không? Chào chuyên viên, anh tôi khi lập gia đình có được bố, mẹ chia đất vậy khi bố, mẹ mất thì anh tôi có được quyền can thiệp, phân chia di sản thừa hay không? Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên về vấn đề trên. Xin cảm ơn. <subquestion>Trước đó đã được chia tài sản vậy khi bố mẹ mất có quyền yêu cầu phân chia thừa kế nữa không?</subquestion> Chào chuyên viên, anh tôi khi lập gia đình có được bố, mẹ chia đất vậy khi bố, mẹ mất thì anh tôi có được quyền can thiệp, phân chia di sản thừa hay không? Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên về vấn đề trên. Xin cảm ơn. Trả lời: *Trường hợp bố mẹ có để lại di chúc Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, nếu như trước khi bố, mẹ bạn mất có viết di chúc thì phần di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc (trường hợp di chúc hợp pháp). Nếu trong di chúc bố mẹ có chia tài sản cho anh bạn thì anh bạn sẽ được nhận tài sản này. *Trường hợp bố mẹ không để lại di chúc, di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn đã được bố mẹ chia đất ra ở riêng. Tuy nhiên, khi bố mẹ mất thì anh trai của bạn vẫn sẽ được hưởng di sản thừa kế giống như những người thuộc hàng thừa kế khác chỉ trừ trường hợp anh trai bạn bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe, tính mạng, ngược đãi, hành hạ bố, mẹ hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với bố, mẹ thì sẽ không được hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015. 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. <ref>Chia thừa kế theo di chúc miệng Ông em bị tai nạn, lúc hấp hối có di chúc miệng để lại toàn bộ tài sản của ông cho bố em trước sự chứng kiến của nhiều người. Đến nay ông mất được 3 tháng rồi thì bố em và các bác họp lại để chia thừa kế. Các bác không đồng ý cho bố em nhận căn nhà đó theo di chúc của ông. Như vậy có đúng không ạ? <subquestion>Chia thừa kế theo di chúc miệng</subquestion> Ông em bị tai nạn, lúc hấp hối có di chúc miệng để lại toàn bộ tài sản của ông cho bố em trước sự chứng kiến của nhiều người. Đến nay ông mất được 3 tháng rồi thì bố em và các bác họp lại để chia thừa kế. Các bác không đồng ý cho bố em nhận căn nhà đó theo di chúc của ông. Như vậy có đúng không ạ? Trả lời: Theo Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: - Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng; - Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Theo thông tin bạn cung cấp, có 2 trường hợp như sau: TH1: Di chúc miệng hợp pháp Ngay sau khi ông di chúc miệng, người làm chứng đã ghi chép lại lời ông và tiến hành chứng thực chữ ký theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo các điều kiện để di chúc miệng hợp pháp. Trường hợp này sẽ tiến hành chia di sản thừa kế theo nội dung di chúc của ông. TH2: Di chúc miệng không hợp pháp Di chúc miệng không hợp pháp nếu người làm chứng không tiến hành ghi chép lại lời ông hoặc có ghi chép lại nhưng không được chứng thực chữ ký hoặc đi chứng thực chữ ký quá thời hạn. Do đó trường hợp này sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Và việc các bác bạn không đồng ý bố bạn nhận căn nhà là có căn cứ. Di sản thừa kế của ông để lại sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bao gồm: bà (vợ ông), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông. <ref>Người thừa kế cùng hàng mất thì có cần phải chia suất thừa kế cho người đã mất? Cho tôi hỏi đối với hàng thừa kế thứ nhất: vợ, con, cha mẹ đẻ thì sẽ được chia tài sản bằng nhau. Giả sử cha mẹ đẻ đã chết thì tài sản chỉ chia cho vợ và con, hay vẫn chia cho cha mẹ đẻ, rồi phần di sản của cha mẹ đẻ lại được chia cho những người được thừa kế theo pháp luật. Xin luật sư giải đáp thắc mắc giúp, trân trọng cảm ơn! <subquestion>Người thừa kế cùng hàng mất thì có cần phải chia suất thừa kế cho người đã mất?</subquestion> Cho tôi hỏi đối với hàng thừa kế thứ nhất: vợ, con, cha mẹ đẻ thì sẽ được chia tài sản bằng nhau. Giả sử cha mẹ đẻ đã chết thì tài sản chỉ chia cho vợ và con, hay vẫn chia cho cha mẹ đẻ, rồi phần di sản của cha mẹ đẻ lại được chia cho những người được thừa kế theo pháp luật. Xin luật sư giải đáp thắc mắc giúp, trân trọng cảm ơn! Trả lời: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì các trường hợp sau đây sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Do đó trong những trường hợp trên thì tài sản sẽ được tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Và theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết..." Do đó trong trường hợp của bạn thì cha, mẹ đẻ là người đã mất trước thì sẽ không cần phải chia di sản cho những người này mà chỉ chia cho những người còn lại trong hàng thừa kế thứ nhất.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5795A-hd-truoc-do-da-duoc-chia-tai-san-vay-khi-bo-me-mat-co-quyen-yeu-cau-phan-chia-thua-ke-nua-khong.html
"2024-05-13T21:40:08"
16:17 | 19/01/2022
Trường hợp có con ngoài giá thú và con ruột thì được nhận thừa kế bằng nhau hay không?
Trường hợp có con ngoài giá thú và con ruột thì được nhận thừa kế bằng nhau không? Chia thừa kế trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung? Bán đất không có sự đồng ý của người đồng thừa kế có kiện được không? Xin được hỏi về những vấn đề trên.
Trường hợp có con ngoài giá thú và con ruột thì được nhận thừa kế bằng nhau không? Mẹ mình có nhận một khối tài sản thừa kế từ mẹ nuôi. Mẹ mình có 2 người con, 1 trai 1 gái. Người con trai ngoài giá thú, mình là con gái của mẹ và ba mình có hôn thú. Ba mình mất trước khi mẹ đứng tên thừa kế tài sản từ mẹ nuôi. Vậy trong trường hợp mẹ mình qua đời không có di chúc thì tài sản của mẹ mình được phân chia cho 2 người con như thế nào là đúng pháp luật? <subquestion>Trường hợp có con ngoài giá thú và con ruột thì được nhận thừa kế bằng nhau không?</subquestion> Mẹ mình có nhận một khối tài sản thừa kế từ mẹ nuôi. Mẹ mình có 2 người con, 1 trai 1 gái. Người con trai ngoài giá thú, mình là con gái của mẹ và ba mình có hôn thú. Ba mình mất trước khi mẹ đứng tên thừa kế tài sản từ mẹ nuôi. Vậy trong trường hợp mẹ mình qua đời không có di chúc thì tài sản của mẹ mình được phân chia cho 2 người con như thế nào là đúng pháp luật? Trả lời: Bố bạn mất trước khi mẹ đứng tên thừa kế tài sản từ mẹ nuôi. Do đó, phần tài sản mà mẹ bạn nhận được từ mẹ nuôi là tài sản riêng. Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định: - Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. => Do bố bạn mất trước khi mẹ đứng tên thừa kế tài sản từ mẹ nuôi (tức là mất trước thời điểm mở thừa kế) nên sẽ không được nhận thừa kế phần di sản của mẹ bạn để lại. Trường hợp của bạn, mẹ bạn mất không có di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; => Quy định này không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của mẹ. Vì vậy, nếu người con trai ngoài giá thú của mẹ bạn có đầy đủ chứng cứ để chứng minh anh ta là con của bà với một người đàn ông không có hôn thú thì vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế. Khoản 2 Điều 651 Bộ luật này có quy định: - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.Do chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của mẹ bạn không còn nên khi mẹ bạn mất, di sản thừa kế sẽ được chia đều cho 2 người con là bạn và người con trai ngoài giá thú của mẹ. Như vậy, 2 người sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau và bằng ½ di sản mà mẹ để lại. <ref>Chia thừa kế trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung Bà ngoại em lấy chồng ở nơi khác cách đây mấy chục năm trước. Ông ngoại em mất cách đây 7 năm. Vậy bà em có được hưởng quyền thừa kế không ạ và thủ tục cần những gì ạ? <subquestion>Chia thừa kế trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung</subquestion> Bà ngoại em lấy chồng ở nơi khác cách đây mấy chục năm trước. Ông ngoại em mất cách đây 7 năm. Vậy bà em có được hưởng quyền thừa kế không ạ và thủ tục cần những gì ạ? Trả lời: Ở câu hỏi của bạn thì căn cứ vào khoản 1 Điều 655 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản”. Do đó, bà của bạn vẫn có quyền thừa kế di sản do ông của bạn để lại. Để được hưởng di sản thừa kế bà của bạn phải yêu cầu tòa án tiến hành chia di sản theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, cần lưu ý về thời hiệu yêu cầu chia thừa kế đối với bất độn sản là 30 năm và đối với động sản là 10 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015. <ref>Bán đất không có sự đồng ý của người đồng thừa kế có kiện được không? Em chào anh chị, cho em hỏi: Ông bà nội em mất năm 1983 và 1986 có để lại một mảnh vườn mà không có di chúc mãi năm 1992 bác em làm sổ đỏ mang tên bác em giờ bác em bán một nửa mảnh vườn mà không thông qua ý kiến của bố em mà bán giờ mình có kiện được không? <subquestion>Bán đất không có sự đồng ý của người đồng thừa kế có kiện được không?</subquestion> Em chào anh chị, cho em hỏi: Ông bà nội em mất năm 1983 và 1986 có để lại một mảnh vườn mà không có di chúc mãi năm 1992 bác em làm sổ đỏ mang tên bác em giờ bác em bán một nửa mảnh vườn mà không thông qua ý kiến của bố em mà bán giờ mình có kiện được không? Trả lời: Theo Điểm d Khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự 2015 quy định các giao dịch được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thì thời hiệu được áp dụng theo Bộ luật dân sự 2015. Khi ông bà nội bạn mất để lại mảnh đất không có di chúc thì những người con của ông bạn được định là đồng thừa kế. Căn cứ tại Khoản 1 Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: - Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; - Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời điểm mở thừa kế như sau: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. Theo bạn cung cấp ông bà nội bạn mất năm 1983 và 1986 đã quá 30 năm như vậy bố bạn không được yêu cầu chia di sản thừa kế mà ông bà bạn để lại.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5795B-hd-truong-hop-co-con-ngoai-gia-thu-va-con-ruot-thi-duoc-nhan-thua-ke-bang-nhau-khong.html
"2024-05-13T21:40:10"
16:17 | 19/01/2022
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thừa kế nhà tại Việt nam không?
Tôi là người Việt Nam hiện đang định cư tại Anh gần đây cha tôi ở Việt Nam có nói sẽ để lại căn nhà cho tôi sau khi cha mất. Cho hỏi liệu tôi có quyền thừa kế căn nhà này hay không?
<subquestion>Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thừa kế nhà tại Việt Nam?</subquestion> Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014 có quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau: - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này. Như vậy, theo quy định như trên người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cho nên bạn có quyền hưởng thừa kế căn nhà do cha để lại. <subquestion>Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng thừa kế nhà</subquestion> Căn cứ Điều 8 Luật này có quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau: - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này. - Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây: +  Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; + Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật; + Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này. Theo đó, nếu bạn được nhận thừa kế căn nhà của cha bạn và bạn đáp ứng các điều kiện như trên, thì sẽ được nhà nước công nhận quyền sở hữu nhà ở.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5795F-hd-nguoi-viet-nam-dinh-cu-o-nuoc-ngoai-co-duoc-thua-ke-nha-tai-viet-nam.html
"2024-05-13T21:40:12"
16:48 | 18/01/2022
Có thể nhận thừa kế khi đã chấm dứt quyền và nghĩa vụ với cha mẹ nuôi không?
Đã chấm dứt việc nuôi con nuôi thì có còn được nhận thừa kế không? Tôi tên Thu năm nay 48 tuổi, tôi có quen một đứa cháu tên Lan 18 tuổi. Cha nuôi của Lan vừa mới mất được 01 tháng tuy nhiên vào 02 tháng trước thì cháu đã chấm dứt quyền và nghĩa vụ với cha mẹ nuôi vì bị bạo hành. Tôi muốn hỏi là vậy Lan có được hưởng thừa kế từ cha nuôi không?
Căn cứ Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau: - Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. - Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. - Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. - Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp sau đây: - Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; - Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; - Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; - Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.Theo đó, hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi được quy định tại Điều 27 như sau: - Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật. - Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.- Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục. - Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
[ "Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57775-hd-da-cham-dut-quyen-nghia-vu-voi-cha-me-nuoi-con-nuoi-co-duoc-nhan-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:40:14"
16:44 | 17/01/2022
Cô không để lại di chúc thì cháu ruột được nhận thừa kế hay không?
Cô không để lại di chúc thì cháu ruột được nhận thừa kế không? Người quản lý di sản có được hưởng di sản thừa kế không? Chưa có hôn thú có được nhận di sản thừa kế của vợ không?
Cô không để lại di chúc thì cháu ruột được nhận thừa kế không? Chồng tôi mồ côi cha mẹ, ở với người cô ruột từ nhỏ. Cô tôi không lấy chồng và ở vậy nuôi chồng tôi. Khi già yếu vợ chồng tôi phụng dưỡng cô như cha mẹ mình. Trong sổ hộ khẩu gia đình chỉ có tên cô cùng vợ chồng tôi và 3 đứa con của chúng tôi. Cô còn 3 người anh chị em ruột. Khi cô mất không để lại di chúc. Tôi muốn hỏi về số đất đai do cô chồng tôi đứng tên tôi có được thừa kế hay không? <subquestion>Cô không để lại di chúc thì cháu ruột được nhận thừa kế không?</subquestion> Chồng tôi mồ côi cha mẹ, ở với người cô ruột từ nhỏ. Cô tôi không lấy chồng và ở vậy nuôi chồng tôi. Khi già yếu vợ chồng tôi phụng dưỡng cô như cha mẹ mình. Trong sổ hộ khẩu gia đình chỉ có tên cô cùng vợ chồng tôi và 3 đứa con của chúng tôi. Cô còn 3 người anh chị em ruột. Khi cô mất không để lại di chúc. Tôi muốn hỏi về số đất đai do cô chồng tôi đứng tên tôi có được thừa kế hay không? Trả lời: Khoản 1a Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Theo Điều 651 Bộ luật này thì: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, nếu cô bạn chết không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật, theo trình bày thì cô còn 3 người anh chị em ruột nên di sản sẽ chia cho những người này (hàng thừa kế thứ 2). Chỉ khi không còn ai ở hàng thứ kế thứ nhất và thứ hai thì cháu mới được chia. <ref>Người quản lý di sản có được hưởng di sản thừa kế không? Xin cho tôi hỏi: Di chúc bà ngoại để lại có tên dì tôi là người giữ hộ, quản lý di sản đến khi tôi 18 tuổi (khi tôi 18 tuổi phải giao di chúc và di sản cho tôi). Vậy dì tôi có quyền gì trong di chúc không? Lúc dì tôi đưa lại di chúc cho tôi yêu cầu tôi đưa dì tôi 20 triệu mới trả tờ di chúc, lúc đó tôi có đưa cho dì tôi 20 triệu nhưng bây giờ dì tôi lại yêu cầu chia di sản. Vậy tôi có phải chia di sản cho dì tôi không? <subquestion>Người quản lý di sản có được hưởng di sản thừa kế không?</subquestion> Xin cho tôi hỏi: Di chúc bà ngoại để lại có tên dì tôi là người giữ hộ, quản lý di sản đến khi tôi 18 tuổi (khi tôi 18 tuổi phải giao di chúc và di sản cho tôi). Vậy dì tôi có quyền gì trong di chúc không? Lúc dì tôi đưa lại di chúc cho tôi yêu cầu tôi đưa dì tôi 20 triệu mới trả tờ di chúc, lúc đó tôi có đưa cho dì tôi 20 triệu nhưng bây giờ dì tôi lại yêu cầu chia di sản. Vậy tôi có phải chia di sản cho dì tôi không? Trả lời: Theo thông tin bạn cung cấp thì trong di chúc của bà ngoại của bạn quyết định dì bạn là người giữ di chúc và quản lý tài sản đến khi bạn 18 tuổi, nhưng vậy dì bạn có quyền quản lý di sản của bà ngoại bạn để lại đến khi bạn 18 tuổi với những quyền quy định tại Khoản 1 Điều 618 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau: - Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; - Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; - Được thanh toán chi phí bảo quản di sản. Lưu ý: Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý. Như vậy, khi bạn 18 tuổi dì bạn chỉ nhận được thù lao quản lý và chi phí bảo quản di sản (nếu có). Và dì bạn không được hưởng hay yêu cầu chia di sản của bà ngoại bạn đã để lại trong di chúc. <ref>Chưa có hôn thú có được nhận di sản thừa kế của vợ không? Xin chào Luật Sư. Tôi có vấn đề thắc mắc về việc nhận con đẻ và nhận quyền thừa kế và nuôi dưỡng. Vấn đề là dì tôi có quan hệ với 1 người đàn ông nước ngoài không có hộ tịch Việt Nam, sau đó có sinh ra 1 bé gái, năm nay bé 6 tuổi. Nhưng do dì tôi và người đàn ông này không có hôn thú, do vậy trên giấy khai sinh chỉ có tên mẹ là dì tôi, không có tên cha. Nay bé đang sống cùng và được nuôi dưỡng bởi gia đình tôi. Nay cha bé đang muốn làm thủ tục nhận lại con. Nhưng vấn đề là trước khi dì tôi mất có để lại tài sản thừa kế nhưng không có chứng từ ủy quyền cho bất kỳ ai, chỉ ủy quyền qua miệng cho gia đình tôi giữ và trông nom bé đến năm 18 tuổi thì sẽ trao lại cho cháu. Nay cha bé muốn làm thủ tục nhận lại con đẻ, và lấy lý do là muốn dễ dàng đi lại để về Việt Nam thăm con. Nhưng theo chúng tôi biết bản thân cha bé không có khả năng tài chính để nuôi bé, do vậy chúng tôi nghĩ cha bé muốn nhận bé để hưởng tài sản thừa kế của bé mà thôi chứ không phải để chăm sóc bé. Do vậy luật sư cho tôi hỏi là: Nếu sau khi cha bé nhận được con chính thức thì cha bé có thể đòi chia di sản thừa kế không? <subquestion>Chưa có hôn thú có được nhận di sản thừa kế của vợ không?</subquestion> Xin chào Luật Sư. Tôi có vấn đề thắc mắc về việc nhận con đẻ và nhận quyền thừa kế và nuôi dưỡng. Vấn đề là dì tôi có quan hệ với 1 người đàn ông nước ngoài không có hộ tịch Việt Nam, sau đó có sinh ra 1 bé gái, năm nay bé 6 tuổi. Nhưng do dì tôi và người đàn ông này không có hôn thú, do vậy trên giấy khai sinh chỉ có tên mẹ là dì tôi, không có tên cha. Nay bé đang sống cùng và được nuôi dưỡng bởi gia đình tôi. Nay cha bé đang muốn làm thủ tục nhận lại con. Nhưng vấn đề là trước khi dì tôi mất có để lại tài sản thừa kế nhưng không có chứng từ ủy quyền cho bất kỳ ai, chỉ ủy quyền qua miệng cho gia đình tôi giữ và trông nom bé đến năm 18 tuổi thì sẽ trao lại cho cháu. Nay cha bé muốn làm thủ tục nhận lại con đẻ, và lấy lý do là muốn dễ dàng đi lại để về Việt Nam thăm con. Nhưng theo chúng tôi biết bản thân cha bé không có khả năng tài chính để nuôi bé, do vậy chúng tôi nghĩ cha bé muốn nhận bé để hưởng tài sản thừa kế của bé mà thôi chứ không phải để chăm sóc bé. Do vậy luật sư cho tôi hỏi là: Nếu sau khi cha bé nhận được con chính thức thì cha bé có thể đòi chia di sản thừa kế không? Trả lời: Theo Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc miệng hợp pháp như sau: => Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Theo thông tin bạn cung cấp thì dì bạn chỉ để lại di chúc miệng có sự chứng kiến của gia đình bạn nhưng sau đó gia đình bạn không ghi chép và công chứng bản ghi đó, cho nên di chúc miệng của dì bạn để lại là không hợp pháp. Như vậy, di sản của dì bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật (Điểm b Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015). Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Căn cứ thông tin bạn cung cấp người ngoại quốc cha của cháu bạn chưa có đăng ký kết hôn (hôn thú) với dì bạn nên cha của cháu bạn không có quyền hưởng di sản của dì bạn để lại nhé. Cháu bạn và cha mẹ của dì bạn (nếu còn sống) sẽ là những người thừa kế di sản này.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/579A1-hd-co-khong-de-lai-di-chuc-thi-chau-ruot-duoc-nhan-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:40:15"
14:13 | 15/01/2022
Đất có được do nhận thừa kế trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay riêng?
Tôi được thừa kế một miếng đất trong thời kỳ hôn nhân, tôi không biết đây có thể được coi là tài sản chung hay là tài sản riêng, tôi muốn bán miếng đất này thì có được không?
<subquestion>Đất được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay riêng?</subquestion> Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Như vậy, theo quy định như trên nếu tài sản này bạn được thừa kế riêng thì có đây là tài sản riêng của bạn, bạn hoàn toàn có quyền định đoạt tài sản này. <subquestion>Điều kiện để có thể bán đất?</subquestion> Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 có quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Theo đó, nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện như trên thì bạn có quyền bán miếng đất mà bạn được thừa kế.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57731-hd-dat-duoc-thua-ke-trong-thoi-ky-hon-nhan-la-tai-san-chung-hay-rieng.html
"2024-05-13T21:40:17"
11:35 | 15/01/2022
Vợ đã chuyển khẩu sang nhà chồng có được nhận thừa kế từ mẹ đẻ hay không?
Vợ đã chuyển khẩu sang nhà chồng có được nhận thừa kế từ mẹ đẻ không? Con chưa thành niên chắc chắn được hưởng 2/3 suất của người thừa kế? Đối với quyền thừa kế là quyền sử dụng đất thì bao nhiêu tuổi được hưởng?
Vợ đã chuyển khẩu sang nhà chồng có được nhận thừa kế từ mẹ đẻ không? Vợ tôi là quê ở Ninh Bình, nay lấy chồng và đã chuyển khẩu về Lạng Sơn là khẩu nhà tôi. Mẹ vợ tôi nay sức khỏe yếu, bà có 1 mảnh đất và 1 sổ tiết kiệm là tài sản riêng của bà. Giờ vợ tôi chuyển khẩu về nhà chồng rồi có được nhận thừa kế nếu mẹ mất không? Gia đình bên ngoại vợ tôi thì mất hết rồi, bố vợ cũng đã mất, giờ chỉ còn vợ tôi và 1 cậu em vợ thôi. <subquestion>Vợ đã chuyển khẩu sang nhà chồng có được nhận thừa kế từ mẹ đẻ không?</subquestion> Vợ tôi là quê ở Ninh Bình, nay lấy chồng và đã chuyển khẩu về Lạng Sơn là khẩu nhà tôi. Mẹ vợ tôi nay sức khỏe yếu, bà có 1 mảnh đất và 1 sổ tiết kiệm là tài sản riêng của bà. Giờ vợ tôi chuyển khẩu về nhà chồng rồi có được nhận thừa kế nếu mẹ mất không? Gia đình bên ngoại vợ tôi thì mất hết rồi, bố vợ cũng đã mất, giờ chỉ còn vợ tôi và 1 cậu em vợ thôi. Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì những người được nhận thừa kế được xác định dựa vào nội dung di chúc hoặc được chia thừa kế theo pháp luật. Việc cá nhân đã chuyển khẩu đi nơi khác, không có chung hộ khẩu với người để lại di sản không có ảnh hưởng đến quyền nhận di sản thừa kế. *Trường hợp mẹ vợ bạn mất có để lại di chúc: Nếu di chúc hợp pháp thì việc chia di sản thừa kế sẽ theo di chúc của bà. *Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc mà di chúc không hợp pháp: Theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 651 Bộ luật này thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Do đó, trường hợp mẹ vợ bạn mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản bà để thì di sản của bà sẽ được chia cho vợ bạn và em vợ. <ref>Con chưa thành niên chắc chắn được hưởng 2/3 suất của người thừa kế? Tôi có trường hợp, bố để lại di chúc cho các con, tuy nhiên trong số đó có một người đã từ chối nhận di sản mặc dù mới 15 tuổi, Khi chia thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì có được hưởng mức 2/3 suất thừa kế đó không? <subquestion>Con chưa thành niên chắc chắn được hưởng 2/3 suất của người thừa kế?</subquestion> Tôi có trường hợp, bố để lại di chúc cho các con, tuy nhiên trong số đó có một người đã từ chối nhận di sản mặc dù mới 15 tuổi, Khi chia thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì có được hưởng mức 2/3 suất thừa kế đó không? Trả lời: Căn cứ Khoản 2 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; -  Con thành niên mà không có khả năng lao động. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này. Căn cứ Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 quy định: - Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. - Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. - Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Như vậy, đối với việc từ chối nhận di chúc theo điều 620 trên thì không thuộc đối tượng hưởng phần di sản mức 2/3 trên. <ref>Đối với quyền thừa kế là quyền sử dụng đất thì bao nhiêu tuổi được hưởng? Chào chuyên viên, mình có thắc mắc như sau: Bao nhiêu tuổi thì được hưởng quyền thừa kế là quyền sử dụng đất? Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên về vấn đề trên. Xin cảm ơn. <subquestion>Đối với quyền thừa kế là quyền sử dụng đất thì bao nhiêu tuổi được hưởng?</subquestion> Chào chuyên viên, mình có thắc mắc như sau: Bao nhiêu tuổi thì được hưởng quyền thừa kế là quyền sử dụng đất? Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên về vấn đề trên. Xin cảm ơn. Trả lời: Tại căn cứ Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế được quy định như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật này thì người chưa thành niên được quy định như sau: 1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. 2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. 4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, theo quy định trên pháp luật không quy định giới hạn độ tuổi hưởng thừa kế, chỉ cần người đó còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di chúc chết. Tuy nhiên, giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản là tài sản thừa kế của người chưa thành niên thì cần phải có sự đồng ý của người đại diện pháp luật.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5790D-hd-vo-da-chuyen-khau-sang-nha-chong-co-duoc-nhan-thua-ke-tu-me-de-khong.html
"2024-05-13T21:40:19"
11:06 | 11/01/2022
Có phải con gái không được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế hay không?
Có phải con gái không được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế không? Mẹ ruột có được hưởng thừa kế từ con không? Con nuôi và con đẻ, quyền hưởng thừa kế là như nhau? Mong được giải đáp thông tin trên.
Có phải con gái không được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế không? Dạ, cho em hỏi, việc chia thừa kế thuộc diện chia theo pháp luật thì: Con gái có được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế hay không? Trường hợp này là anh em ruột trong nhà, bố, mẹ chết không để lại di chúc. <subquestion>Có phải con gái không được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế không?</subquestion> Dạ, cho em hỏi, việc chia thừa kế thuộc diện chia theo pháp luật thì: Con gái có được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế hay không? Trường hợp này là anh em ruột trong nhà, bố, mẹ chết không để lại di chúc. Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo thứ tự sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - ... Căn cứ thêm Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, khi thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phụ thuộc hay phân biệt là nam hay nữ, con trai hay con gái. <ref>Mẹ ruột có được hưởng thừa kế từ con không? Con tôi do tai nạn giao thông mà qua đời, không để lại di chúc. Con tôi đã lấy chồng nhưng chưa có con, giờ hiện tại toàn bộ tài sản đều do con rể tôi quản lý. Tôi muốn hưởng phần tài sản của con tôi để tự lo cho cuộc sống của tôi được không? <subquestion>Mẹ ruột có được hưởng thừa kế từ con không?</subquestion> Con tôi do tai nạn giao thông mà qua đời, không để lại di chúc. Con tôi đã lấy chồng nhưng chưa có con, giờ hiện tại toàn bộ tài sản đều do con rể tôi quản lý. Tôi muốn hưởng phần tài sản của con tôi để tự lo cho cuộc sống của tôi được không? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 với trường hợp người mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Khoản 1, Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế khi chia thừa kế theo quy định của pháp luật như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, trong trường hợp này, tài sản của người đã mất để lại sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Mà theo quy định thì mẹ ruột và chồng đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền ngang nhau trong việc được hưởng phần di sản của người mất đã để lại. Nên cô có quyền được hưởng một phần di sản mà con đã để lại. <ref>Con nuôi và con đẻ, quyền hưởng thừa kế là như nhau? Tôi muốn hỏi: Tôi có đứa con nuôi năm nay 8 tuổi và một đứa con đẻ 4 tuổi. Trong trường hợp, tôi không để lại di chúc thì quyền hưởng thừa kế của hai người con tôi là như nhau hay con đẻ sẽ được quyền hưởng nhiều hơn? <subquestion>Con nuôi và con đẻ, quyền hưởng thừa kế là như nhau?</subquestion> Tôi muốn hỏi: Tôi có đứa con nuôi năm nay 8 tuổi và một đứa con đẻ 4 tuổi. Trong trường hợp, tôi không để lại di chúc thì quyền hưởng thừa kế của hai người con tôi là như nhau hay con đẻ sẽ được quyền hưởng nhiều hơn? Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Do đó, trường hợp không để lại di chúc thì di chúc được chia theo pháp luật, mà nguyên tắc người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước. Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết cùng với con đẻ, tức là được hưởng quyền thừa kế như con đẻ.
[ "Điều 650 Bộ luật dân sự 2015" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5781A-hd-co-phai-con-gai-khong-duoc-huong-bang-con-trai-khi-chia-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:40:21"
15:02 | 10/01/2022
Phải chia thừa kế thế nào khi bị mất di chúc? Con nuôi không ở cùng cha thì có quyền nhận thừa kế?
Phải chia thừa kế thế nào khi bị mất di chúc? Con nuôi không ở cùng cha có quyền nhận thừa kế? Chia di sản thừa kế cho con trai nhiều hơn con gái có được không? Xin được tư vấn!
Phải chia thừa kế thế nào khi bị mất di chúc? Tôi tên Hồng năm nay 40 tuổi là con của ông Trần Văn Thế. Bố tôi vừa mất được 01 tháng, mẹ tôi đã mất được 10 năm nay. Bố tôi có làm 01 di chúc tuy nhiên hiện nay cả nhà tìm thì không thấy. Làm chứng cho di chúc chỉ còn cậu tôi còn sống. Tuy nhiên, hiện nay cậu tôi bị lẫn nên không còn nhớ được nội dung di chúc, giờ nhà tôi phải chia thừa kế thế nào? Mong được giải đáp, cảm ơn. <subquestion>Phải chia thừa kế thế nào khi bị mất di chúc?</subquestion> Tôi tên Hồng năm nay 40 tuổi là con của ông Trần Văn Thế. Bố tôi vừa mất được 01 tháng, mẹ tôi đã mất được 10 năm nay. Bố tôi có làm 01 di chúc tuy nhiên hiện nay cả nhà tìm thì không thấy. Làm chứng cho di chúc chỉ còn cậu tôi còn sống. Tuy nhiên, hiện nay cậu tôi bị lẫn nên không còn nhớ được nội dung di chúc, giờ nhà tôi phải chia thừa kế thế nào? Mong được giải đáp, cảm ơn. Trả lời: Căn cứ theo Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bị thất lạc, hư hại như sau: - Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. - Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc. - Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu. <ref>Con nuôi không ở cùng cha thì có quyền nhận thừa kế? Không ở cùng cha con nuôi có được quyền nhận thừa kế? Tôi tên Quỳnh có chồng là Trọng. Tôi và chồng ly hôn được 01 năm có 1 con nuôi chung. Con nuôi do tôi nuôi dưỡng, tuần rồi anh Trọng bị tai nạn giao thông nên qua đời không để lại di chúc. Cho hỏi là con tôi liệu có được nhận thừa kế không? <subquestion>Con nuôi không ở cùng cha thì có quyền nhận thừa kế?</subquestion> Không ở cùng cha con nuôi có được quyền nhận thừa kế? Tôi tên Quỳnh có chồng là Trọng. Tôi và chồng ly hôn được 01 năm có 1 con nuôi chung. Con nuôi do tôi nuôi dưỡng, tuần rồi anh Trọng bị tai nạn giao thông nên qua đời không để lại di chúc. Cho hỏi là con tôi liệu có được nhận thừa kế không? Trả lời: Căn cứ Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con như sau: - Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ. - Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.- Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: - Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: + Không có di chúc; +... Ngoài ra theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Người thừa kế theo pháp luật gồm có: - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì con nuôi với cha nuôi khi giao nhận con nuôi thì con nuôi có quyền nghĩa vụ như con ruột. Mà việc ly hôn của vợ chồng không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ nên con nuôi của bạn có quyền được nhận thừa kế. <ref>Chia di sản thừa kế cho con trai nhiều hơn con gái có được không? Tôi có một miếng đất 10ha nay muốn lập di chúc để chia lại cho các con, tôi có sáu người con, bốn con trai và hai con gái, tôi muốn chia cho mỗi con trai 2ha và mỗi con gái 1ha như vậy có được hay không? <subquestion>Chia di sản thừa kế cho con trai nhiều hơn con gái có được không?</subquestion> Tôi có một miếng đất 10ha nay muốn lập di chúc để chia lại cho các con, tôi có sáu người con, bốn con trai và hai con gái, tôi muốn chia cho mỗi con trai 2ha và mỗi con gái 1ha như vậy có được hay không? Trả lời: Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về khái niệm di chúc như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo Điều 626 Bộ luật này người lập di chúc có quyền sau đây: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Như vậy, theo quy định như trên di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân, cá nhân lập di chúc có quyền phân định di sản cho từng người thừa kế. Do đó bạn có quyền phân chia di sản của bạn theo ý của bạn. Tuy nhiên khi lập di chúc bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của luật.
[ "Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/577EF-hd-phai-chia-thua-ke-the-nao-khi-bi-mat-di-chuc-con-nuoi-khong-o-cung-cha-co-quyen-nhan-thua-ke.html
"2024-05-13T21:40:22"
13:41 | 10/01/2022
Cháu có thể nhận thừa kế khi ông bà mất không để lại di chúc không?
Tôi tên Ngọc quê ở Mỹ Tho. Tôi muốn hỏi là tôi có thể nhận thừa kế từ ông bà của tôi không? Ông tôi mất cách đây 01 tuần không để lại di chúc. Cậu, mợ của tôi nói tôi là cháu ngoại nên không có quyền được nhận thừa kế của ông tôi, bố mẹ tôi đã mất, ông là người nuôi tôi lớn. Xin giải đáp giúp tôi ạ.
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - .. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Bên cạnh đó, tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn sẽ được hưởng thừa kế từ ông ngoại thay cho mẹ bạn theo hình thức thừa kế thế vị.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57303-hd-khong-de-lai-di-chuc-chau-co-the-nhan-thua-ke-tu-ong-ba-khong.html
"2024-05-13T21:40:24"
15:40 | 08/01/2022
Không ở cùng cha con nuôi có được quyền nhận thừa kế?
Không ở cùng cha con nuôi có được quyền nhận thừa kế? Tôi tên Quỳnh có chồng là Trọng. Tôi và chồng ly hôn được 01 năm có 1 con nuôi chung. Con nuôi do tôi nuôi dưỡng, tuần rồi anh Trọng bị tai nạn giao thông nên qua đời không để lại di chúc. Cho hỏi là con tôi liệu có được nhận thừa kế không?
Căn cứ Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con như sau: - Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ. - Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.- Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: - Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: + Không có di chúc; +... Ngoài ra theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Người thừa kế theo pháp luật gồm có: - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57503-hd-con-nuoi-khong-o-cung-cha-co-quyen-nhan-thua-ke.html
"2024-05-13T21:40:26"
11:48 | 05/01/2022
Khi bị mất di chúc sẽ chia thừa kế thế nào?
Phải chia thừa kế thế nào khi bị mất di chúc? Tôi tên Hồng năm nay 40 tuổi là con của ông Trần Văn Thế. Bố tôi vừa mất được 01 tháng, mẹ tôi đã mất được 10 năm nay. Bố tôi có làm 01 di chúc tuy nhiên hiện nay cả nhà tìm thì không thấy. Làm chứng cho di chúc chỉ còn cậu tôi còn sống. Tuy nhiên, hiện nay cậu tôi bị lẫn nên không còn nhớ được nội dung di chúc, giờ nhà tôi phải chia thừa kế thế nào? Mong được giải đáp, cảm ơn.
<subquestion>Phải chia thừa kế thế nào khi bị mất di chúc?</subquestion> Căn cứ theo Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bị thất lạc, hư hại như sau: - Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. - Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc. - Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu. <subquestion>Chia thừa kế trong trường hợp không có di chúc</subquestion> Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo đó tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì trong trường hợp di chúc mất nhưng không có cơ sở để chứng minh ý nguyện đích thực của bố bạn, nên sẽ chia thừa kế như không có di chúc. Việc chia thừa kế không có di chúc sẽ được chia theo pháp luật như quy định phía trên.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5752F-hd-phai-chia-thua-ke-the-nao-khi-bi-mat-di-chuc.html
"2024-05-13T21:40:30"
11:37 | 28/12/2021
Quyền thừa kế là gì? Người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thừa kế ra làm sao?
Quyền thừa kế là gì? Những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thừa kế ra làm sao? Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế quy định thế nào?
<subquestion>Quyền thừa kế là gì?</subquestion> Căn cứ Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định về: Quyền thừa kế Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. <subquestion>Người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thừa kế ra làm sao?</subquestion> Căn cứ 619 Bộ luật trên quy định: Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này. <subquestion>Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế quy định thế nào?</subquestion> Căn cứ Điều 662 Bộ luật dân sự 2015 quy định về: Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế 1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57558-hd-quyen-thua-ke-la-gi-nguoi-co-quyen-thua-ke-di-san-cua-nhau-ma-chet-cung-thoi-diem-thua-ke-ra-sao.html
"2024-05-13T21:40:31"
11:35 | 25/12/2021
Người được thi hành án mà chết nhưng không có người thừa kế thì có thi hành án nữa hay không?
Cho tôi hỏi trường hợp người được thi hành án chết mà lại sống một mình không có ai là người thừa kế thì việc thi hành án dân sự có được tiếp tục thực hiện hay không?
Căn cứ vào  Khoản 22 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định về các trường hợp đình chỉ vụ án như sau: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp sau đây: - Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế; - Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế; - Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; - Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này; - Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác; - Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án; - Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án; - Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc đã thành niên. Như vậy, với trường hợp mà bạn hỏi, do người được thi hành án chết mà lại không có người thừa kế, do vậy theo quy định sẽ không thể tiếp tục thi hành án được. Nên Thủ trưởng cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định đình chỉ thi hành án.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/57430-hd-nguoi-duoc-thi-hanh-an-ma-chet-khong-co-nguoi-thua-ke-thi-co-thi-hanh-an-nua-khong.html
"2024-05-13T21:40:33"
11:14 | 25/12/2021
Chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế thì tài sản của doanh nghiệp sẽ thuộc về nhà nước?
Cho hỏi theo quy định thì có phải chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế thì tài sản của doanh nghiệp sẽ thuộc về nhà nước?
Khoản 3 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự. Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. Như vậy, trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/56E45-hd-chu-dntn-chet-ma-khong-co-nguoi-thua-ke-thi-tai-san-cua-doanh-nghiep-se-thuoc-ve-nha-nuoc.html
"2024-05-13T21:40:35"
10:39 | 23/12/2021
Có phải đóng thuế TNCN khi được thừa kế bất động sản?
Được thừa kế bất động sản có phải đóng thuế thuế thu nhập cá nhân hay không? Tôi được nhận thừa kế một miếng đất, tuy nhiên tôi có thắc mắc là khi nhận thừa kế miếng đất này tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Căn cứ Khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Nghị định 65/2013/NĐ-CP có quy định như sau: Các khoản thu nhập từ nhận thừa kế chịu thuế Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau: - Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. - Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh; vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân; vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân. - Đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này. - Đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao. Theo Điềm d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này: Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm: Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau. Như vậy, theo quy định như trên khi nhận thừa kế là bất động sản thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên nếu bạn được nhận thừa kế bất động trong một số trường hợp thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân như: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/573C7-hd-duoc-thua-ke-bat-dong-san-co-phai-dong-thue-tncn.html
"2024-05-13T21:40:37"
11:53 | 22/12/2021
Quyền thừa kế trong pháp luật dân sự
Thừa kế là gì? Quyền thừa kế trong pháp luật dân sự quy định ra sao? Chào quý ban tư vấn Thư Ký Luật! Anh chị cho tôi hỏi: Thừa kế là gì? Quyền thừa kế trong pháp luật dân sự quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị! Tôi xin chân thành cám ơn!
<subquestion>1. Thừa kế là gì?</subquestion> Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế, như sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Có thể hiểu, thừa kế là việc điều chỉnh dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người khác theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật; đồng thời thực hiện về phạm vi, quyền nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền nghĩa vụ của người thừa kế. <subquestion>2. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế</subquestion> - Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. - Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản. <subquestion>3. Thừa kế theo di chúc</subquestion> - Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. - Người lập di chúc + Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. + Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. - Quyền của người lập di chúc Người lập di chúc có quyền sau đây: + Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. + Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. + Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. + Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. + Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. - Hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. <subquestion>3. Thừa kế theo pháp luật</subquestion> - Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. - Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: + Không có di chúc; + Di chúc không hợp pháp; + Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; + Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. - Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. - Người thừa kế theo pháp luật + Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: ++ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; ++ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; ++ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2015.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/23DDF-hd-quyen-thua-ke-trong-phap-luat-dan-su.html
"2024-05-13T21:40:38"
10:04 | 11/12/2021
Con gái có được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế hay không?
Dạ, cho em hỏi, việc chia thừa kế thuộc diện chia theo pháp luật thì: Con gái có được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế hay không? Trường hợp này là anh em ruột trong nhà, bố, mẹ chết không để lại di chúc.
Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo thứ tự sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - ... Căn cứ thêm Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, khi thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phụ thuộc hay phân biệt là nam hay nữ, con trai hay con gái.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/56FB4-hd-con-gai-co-duoc-huong-bang-con-trai-khi-chia-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:40:40"
10:40 | 06/12/2021
Đất được thừa kế khi bán có cần sự đồng ý của cả hai vợ chồng không?
Tôi có được bố mẹ chia thừa kế riêng một miếng đất. Nay do điều kiện kinh tế tôi muốn bán miếng đất đó đi, mà chồng tôi hiện vẫn không đồng ý. Vậy tôi có thể bán được miếng đất này không, miếng đất này tôi không có nhập vào tài sản chung của hai vợ chồng?
Theo quy định của tại Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về tài sản riêng như sau: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Vậy quyền sử dụng đất do được thừa kế là tài sản riêng của chị. Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về định đoạt tài sản riêng như sau: 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Như vậy, nếu không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình thì chị có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu miếng đất này mà không cần phải có sự đồng ý của chồng, do đây là tài sản riêng của chị.
[ "Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014" ]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/56BE2-hd-ban-dat-duoc-thua-ke-co-can-ca-hai-vo-chong-dong-y-khong.html
"2024-05-13T21:40:42"
10:31 | 06/12/2021
Trước khi thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình có cần làm thủ tục thừa kế không?
Xin cho hỏi, quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình mà có 1 thành viên trong hộ chết thì các thành viên khác có thể thế chấp quyền sử dụng đất đó tại Ngân hàng mà không cần làm thủ tục thừa kế được không? Xin cảm ơn.
Theo Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 định nghĩa về hộ gia đình sử dụng đất như sau: Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Như vậy, tất cả các thành viên trong gia đình bạn đều có quyền sở hữu chung đối với quyền sử dụng đất đó. Căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013 có quy định: Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Cho nên, cần xác định xem người chết có bao nhiêu người thừa kế và có để lại di chúc không. Nếu có thì tiến hành chia thừa kế theo di chúc, còn không thì thực hiện chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Như vậy, sau khi chia tiến hành chia thừa kế xong thì các thành viên thừa kế trong gia đình bạn mới có thể thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/56918-hd-co-can-lam-thu-tuc-thua-ke-truoc-khi-the-chap-quyen-su-dung-dat-cua-ho-gia-dinh-khong.html
"2024-05-13T21:40:44"
11:14 | 03/11/2021
Tiền gửi ngân hàng của người mất thì có được thừa kế không?
Dạ, tôi muốn hỏi 1 trường hợp như sau: Anh trai tôi có tài khoản tiết kiệm nhưng mất đột ngột không để lại di chúc. Vậy lúc này người thân trong gia đình có được thừa kế tiền gửi ngân hàng của không?
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: Không có di chúc; Tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy, có thể thấy hiện nay pháp luật quy định việc phân chia di sản theo hai cách: Phân chia di sản theo di chúc; Phân chia di sản theo pháp luật. Do đó, khi người mất đột ngột không để lại di chúc thì phần tài sản của người này sẽ chia theo pháp luật, tức là số tiền trong tài khoản ngân hàng của người mất sẽ được chia đều cho các hàng thừa kế nêu trên.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/55CF2-hd-tien-gui-ngan-hang-cua-nguoi-mat-co-duoc-thua-ke-hay-khong.html
"2024-05-13T21:40:45"
10:21 | 30/10/2021
Nhận thừa kế phần vốn góp có nộp thuế TNCN hay không?
Bố em là mất và để lại thừa kế cho em phần vốn góp của công ty TNHH. Em vẫn muốn tiếp tục công việc kinh doanh. Vậy khi em nhận số vốn góp này thì có phải đóng thuế TNCN không?
Theo Điểm b Khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế, trong đó có: Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau: Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh; vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân; vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân. Như vậy, căn cứ quy định trên thì thu nhập từ nhận thừa kế phần vốn góp trong công ty TNHH là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/55BD0-hd-nhan-thua-ke-phan-von-gop-co-nop-thue-tncn-khong.html
"2024-05-13T21:40:47"
09:48 | 05/10/2021
Con sinh ra chết ngay thì sẽ không được nhận thừa kế từ cha?
Chị tôi và chồng đã có 2 con với nhau, khi chị tôi mang thai cháu thứ 3 thì chồng chị mất không có di chúc. Cháu thứ 3 sau đó đã mất ngay tại thời điểm sinh. Vậy cháu có được nhận tài sản từ cha đã mất không?
Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Theo đó người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì mới được xem là người thừa kế. Cháu của chị sinh ra và mất ngay cho nên không được xem là người thừa kế cho nên sẽ không được nhận thừa kế từ người cha đã mất.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5566B-hd-con-sinh-ra-chet-ngay-thi-khong-duoc-nhan-thua-ke-tu-cha.html
"2024-05-13T21:40:49"
11:43 | 15/09/2021
Được thừa kế quyền sử dụng đất có phải đăng ký biến động đất đai không?
Việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất có phải đăng ký biến động đất đai không? Mong nhận được giải đáp.
Theo Điểm a Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định trường hợp đăng ký biến động cụ thể như sau: - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; ... Như vậy, việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì bạn thực hiện đăng ký biến động đất đai.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/552CE-hd-thua-ke-quyen-su-dung-dat-co-phai-dang-ky-bien-dong-dat-dai-khong.html
"2024-05-13T21:40:51"
11:05 | 04/09/2021
Tài sản không người thừa kế thì sẽ thuộc nhà nước?
Xin hỏi theo quy định hiện hành nếu tài sản không người thừa kế thì đương nhiên tài sản đó thuộc về nhà nước đúng không?
Căn cứ Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. Tuy nhiên, cần chú ý nghĩa vụ tài sản được quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự 2015 theo thứ tự như sau: Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác. Như vậy, trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế thì sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản, số tài sản còn lại mới thuộc về Nhà nước.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/55024-hd-tai-san-khong-nguoi-thua-ke-se-thuoc-nha-nuoc.html
"2024-05-13T21:40:52"
09:49 | 31/08/2021
Tài sản không người thừa kế thì sẽ thuộc về ai?
Xin hỏi theo quy định hiện hành nếu tài sản không người thừa kế thì sẽ thuộc về ai?
Căn cứ Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. Tuy nhiên, cần chú ý nghĩa vụ tài sản được quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự 2015 theo thứ tự như sau: Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác. Như vậy, trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế thì sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản, số tài sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/5501B-hd-tai-san-khong-nguoi-thua-ke-se-thuoc-ve-ai.html
"2024-05-13T21:40:54"
14:36 | 24/06/2021
Nhận thừa kế phần vốn góp của chồng trong công ty hợp danh có phải nộp thuế TNCN không?
Công ty hợp danh của chúng tôi có 1 thành viên mới mất, phần vốn góp của thành viên này được chia thừa kế cho người vợ. Xin hỏi người vợ có phải nộp thuế TNCN hay không?
Điểm b Khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế, trong đó có: Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau: Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh; vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân; vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân. Căn cứ quy định nêu trên thì thu nhập từ việc nhận thừa kế phần vốn góp trong công ty hợp danh là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/53792-hd-nhan-thua-ke-phan-von-gop-cua-chong-trong-cong-ty-hop-danh-co-nop-thue-tncn-khong.html
"2024-05-13T21:40:56"
13:40 | 14/06/2021
Cắt khẩu có làm mất quyền thừa kế hay không?
Em muốn hỏi vấn đề sau: Em trước ở chung hộ khẩu với bố mẹ, sau đó có điều kiện nên vợ chồng em xây nhà ở xã khác, rồi cắt khẩu khỏi nhà bố mẹ. Hiện tại bây giờ em không ở chung hộ khẩu với bố mẹ, vậy sau này chia thừa kế khi bố mẹ mất (không có di chúc) thì em không được quyền lợi gì hay sao?
Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo quy định nêu trên, có thể thấy việc xác định những người thuộc hàng thừa kế để chia thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ về huyết thống, nuôi dưỡng, không dựa trên vấn đề nơi cư trú, hộ khẩu. => Cho nên trường hợp anh đã cắt khẩu, không ở chung hộ khẩu với bố mẹ thì anh (là con) vẫn được xác định là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi bố mẹ mất. Việc cắt khẩu không làm mất đi quyền hưởng di sản thừa kế của anh. Trân trọng!
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/53DE5-hd-cat-khau-co-lam-mat-quyen-thua-ke-khong.html
"2024-05-13T21:40:58"
14:26 | 07/06/2021
Công chứng viên có vợ là người thừa kế thì được công chứng bản di chúc đó hay không?
Xin hỏi trường hợp công chứng viên có vợ là người thừa kế thì được công chứng bản di chúc đó hay không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 637 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Như vậy, đối với trường hợp công chứng viên có vợ là người thừa kế thì không được công chứng bản di chúc đó.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/53C79-hd-cong-chung-vien-co-vo-la-nguoi-thua-ke-thi-duoc-cong-chung-ban-di-chuc-do-khong.html
"2024-05-13T21:40:59"
11:51 | 05/06/2021
Tất cả người thừa kế đều có quyền từ chối nhận di sản?
Theo quy định pháp luật về dân sự thì có phải tất cả người thừa kế đều có quyền từ chối nhận di sản thừa kế?
Căn cứ Khoản 1 Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Như vậy, theo quy định trên thì trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác thì người thừa kế không được từ chối nhận di sản.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/53C66-hd-tat-ca-nguoi-thua-ke-deu-co-quyen-tu-choi-nhan-di-san-thua-ke.html
"2024-05-13T21:41:01"
13:43 | 17/05/2021
Con trai cả không được nhận thừa kế thì có phải trả nợ thay cha, mẹ không?
Dạ, nhà tôi có 4 người con, 3 trai và 1 gái. Tôi là con trai cả, vừa rồi thì bố mẹ tôi mất nhưng không để lại di chúc cho tôi do trước đây tôi có mâu thuẫn với cả hai người. Tuy nhiên, hiện khoản nợ của bố mẹ tôi là 300 triệu vay từ một người khác. Tôi muốn biết nghĩa vụ trả nợ có bắt buộc đối với tôi không?
Căn cứ Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đinh 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của con cái như sau: 1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. 2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. 3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. 5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. Căn cứ Khoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau: Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, con cái không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho cha mẹ trong quy định pháp luật về hôn nhân và chỉ những người thừa kế được hưởng di sản thừa kế mới có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, dưới góc độ đạo đức và mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ thì vấn đề thực hiện trả nợ thay cho ba mẹ thì con cái nên xem xét lại và đó là điều cần nên làm.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/53931-hd-con-trai-ca-khong-duoc-nhan-thua-ke-co-phai-tra-no-thay-cha-me-khong.html
"2024-05-13T21:41:03"
14:18 | 03/04/2021
Hướng dẫn đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên do thừa kế
Nhờ luật sư hướng dẫn giúp em trình tự thủ tục đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên do thừa kế với ạ. Em cảm ơn ạ.
Căn cứ quy định tại Khoản 3 và Khoản 8 Điều 52 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: - Trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên đăng ký thay đổi thành viên công ty do thừa kế, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; + Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi; + Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế; + Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người thừa kế là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người thừa kế là tổ chức. + Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự. - Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Như vậy, thủ tục đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên do thừa kế được thực hiện theo quy định trên.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/52CAB-hd-thu-tuc-dang-ky-thay-doi-thanh-vien-cong-ty-tnhh-hai-thanh-vien-do-thua-ke.html
"2024-05-13T21:41:07"
14:18 | 03/04/2021
Hồ sơ thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên do thừa kế gồm những gì?
Xin được hỏi Admin trong trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên thay đổi thành viên do thừa kế thì hồ sơ thực hiện thay đổi với Phòng đăng ký kinh doanh gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 52 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: Trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên đăng ký thay đổi thành viên công ty do thừa kế, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; + Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi; + Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế; + Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người thừa kế là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người thừa kế là tổ chức. + Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự. - Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Như vậy, hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên do thừa kế được thực hiện theo quy định trên.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/52CAF-hd-ho-so-thay-doi-thanh-vien-cong-ty-tnhh-hai-thanh-vien-do-thua-ke.html
"2024-05-13T21:41:09"
14:17 | 03/04/2021
Hướng dẫn thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên do thừa kế
Thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên do nhận thừa kế thì thực hiện như thế nào ạ? Xin được tư vấn theo quy định mới nhất. Xin cảm ơn.
Căn cứ quy định tại Khoản 3 và Khoản 6 Điều 53 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: - Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi chủ sở hữu do thừa kế thì người thừa kế nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: + Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký; + Bản sao Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty; + Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người thừa kế là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người thừa kế là tổ chức. Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; + Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế. - Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Như vậy, thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên do thừa kế được thực hiện theo quy định trên.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/52CBD-hd-thu-tuc-thay-doi-chu-so-huu-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien-do-thua-ke.html
"2024-05-13T21:41:10"
14:17 | 03/04/2021
Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên do thừa kế gồm những gì?
Trong trường hợp công ty TNHH một thành viên thay đổi chủ sở hữu do thừa kế thì hồ sơ thay đổi chủ sở hữu khi thực hiện với Phòng đăng ký kinh doanh gồm những gì ạ?
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 53 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi chủ sở hữu do thừa kế thì người thừa kế nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: - Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký; - Bản sao Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty; - Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người thừa kế là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người thừa kế là tổ chức. Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; - Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế. Như vậy, hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên do thừa kế bao gồm các tài liệu, giấy tờ theo quy định trên.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/52CBE-hd-ho-so-thay-doi-chu-so-huu-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien-do-thua-ke.html
"2024-05-13T21:41:12"
11:57 | 29/03/2021
Người thừa kế cổ phần chính thức trở thành cổ đông từ khi nào?
Xin nhờ luật sư làm rõ trường hợp người nhận thừa kế của cổ đông công ty cổ phần mất thì có trở thành cổ đông công ty không ạ? Nếu có thì khi nào họ chính thức được công nhận ạ?
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty. Đồng thời, Khoản 6 Điều này xác định: Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông. Như vậy, trong trường hợp của bạn, người nhận thừa kế của cổ đông trong công ty cổ phần mất thì người đó chính thức trở thành cổ đông công ty từ thời điểm thông tin của người đó được ghi vào sổ đăng ký cổ đông.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/52D4A-hd-tu-thoi-diem-nao-nguoi-thua-ke-co-phan-chinh-thuc-tro-thanh-co-dong.html
"2024-05-13T21:41:14"
10:51 | 24/03/2021
Cháu có được thừa kế cổ phần của ông nội hay không?
Ông nội em là cổ đông của công ty cổ phần chuyên về bất động sản. Em muốn hỏi sau này ông mất thì em có được thừa kế cổ phần không ạ?
Khoản 3 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty. Mà theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; ...... Từ 2 căn cứ nêu trên, có thể thấy khi ông bạn (là cổ đông) mất thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông sẽ được thừa kế cổ phần của ông - trở thành cổ đông của công ty. => Do đó, bạn có được thừa kế cổ phần của ông để trở thành cổ đông của công ty hay không sẽ phụ thuộc vào việc ông có để lại di chúc hay không: - Nếu ông có viết di chúc để lại cổ phần cho bạn và di chúc này hợp pháp thì bạn được thừa kế cổ phần của ông. - Nếu ông không viết di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì cổ phần sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Mà bạn là cháu thuộc hàng thừa kế thứ 2 cho nên chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản hoặc trong trường hợp thừa kế thế vị (Điều 652 Bộ luật này).
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/52EAD-hd-chau-co-duoc-thua-ke-co-phan-cua-ong-noi-khong.html
"2024-05-13T21:41:16"
13:43 | 23/03/2021
Hai người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì chia thừa kế thế nào?
2 vợ chồng A, B có 2 đứa con là C, D. Anh C có vợ là H, anh D độc thân. Ông A chết cùng thời điểm với C thì chia di sản của ông A để lại như thế nào? Ông A không viết di chúc.
Điều 619 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm như sau: Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này. Theo quy định này và thông tin cung cấp: Ông A và con trai là C chết cùng thời điểm (những người có quyền thừa kế di sản của nhau) => thì A, C không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị. Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Theo thông tin cung cấp, anh C có vợ là H, không có con cho nên trường hợp này không có thừa kế thế vị. => Như vậy, ông A chết thì di sản thừa kế sẽ được chia cho vợ là B và con D.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/52E3B-hd-hai-nguoi-co-quyen-thua-ke-di-san-cua-nhau-chet-cung-thoi-diem-thi-chia-thua-ke-the-nao.html
"2024-05-13T21:41:17"