messages
listlengths
3
3
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Công thức Luan vũ trụ là gì? được không ?", "role": "user" }, { "content": "Vũ trụ mênh mông bao la. Ngoài Trái Đất ra trên những tinh cầu khác còn có thể ẩn dấu người ngoài hành tinh - sinh vật có trí tuệ cao cấp không? Năm 1974 trong lễ khánh thành thay thấu kĩnh viễn vọng to nhất trên Trái Đất, người ta đã từng phát đi một bức điện đầu tiên thông báo với thế giới văn minh ngoài hành tinh. Năm 1972 và năm 1977 người ta lần lượt phóng các thiết bị thám hiểm vũ trụ có tên gọi \"Người tiên phong\" để cho chúng mang các danh thiếp Trái Đất và tiếng nói Trái Đất vào vũ trụ mênh mông, nhằm tìm kiếm bè bạn của con người.\nNhưng những người ngoài hành tinh mà ta luôn mong mỏi, thực chất họ ở chỗ nào trong vũ trụ? Đó là một câu đố rất tự nhiên, xưa nay loài người mong tìm hiểu. Công thức Luan vũ trụ là phương pháp dùng toán học suy lý, nhằm tìm kiếm lời giải đáp cho câu đố đó. Tuy rằng nó không trực tiếp trả lời ở đâu có thể tồn tại người ngoài hành tinh, nhưng có thể dùng số lượng để tính toán một cách hợp lý khả năng tồn tại người ngoài hành tinh trong vũ trụ.\nCông thức Luan cho rằng vũ trụ mênh mông giống như một bãi sa mạc vô hạn, sinh vật cao cấp sống ở đó, đặc biệt là những tinh cầu có sinh vật đạt trình độ văn minh kỹ thuật cao cũng giống như là một mảnh thảm xanh nho nhỏ cô đơn và cách biệt trong sa mạc bao la. Giả thiết N là số thảm xanh đó, nó sẽ bằng tích số của các yếu tố sau.\nN = R* fp ne fl fi fc L.\nCác ký hiệu trong công thức lần lượt có ý nghĩa gì?\nR*: biểu thị tỉ lệ ra đời bình quân của các hằng tinh. fp: biểu thị tỉ lệ các hằng tinh chiếm trong các hệ hành tinh. ne: biểu thị tỉ lệ các hành tinh có thể có người ở chung quanh các hằng tinh của tất cả các hệ hành tinh. fl: biểu thị trong số các hằng tinh có thể có người ở, tỉ lệ các hành tinh có sự sống. fi: biểu thị trong số các hành tinh có sự sống, tỉ lệ số hành tinh có sinh vật cao cấp. fc: biểu thị trong hành tinh có sinh vật cao cấp sống, tỉ lệ số hành tinh có khả năng thông tin giữa các ngôi sao.\nL: biểu thị số năm mà các nền văn minh kỹ thuật cao cấp có thể kéo dài.\nCăn cứ kết quả tính toán của các yếu tố trên, có thể tính ra các thiên thể trong hệ Ngân hà có thể có những nền văn minh cao cấp là 2484 ngôi, con số này so với hơn 100 tỉ hằng tinh trong hệ Ngân hà là vô cùng nhỏ. Chẳng trách chúng ta đã phí mất nhiều công sức mà vẫn chưa tìm thấy được tung tích của người ngoài hành tinh.\nCông thức Luan nổi tiếng ở trên do nhà khoa học Mỹ nghiên cứu về người ngoài hành tinh, tên là Flank Đrak đưa ra năm 1960. Cần chỉ rõ đây không phải là công thức Luan duy nhất về vũ trụ. Sau Đrak cũng có một số người nghiên cứu khác từ những góc độ khác nhau về khả năng tồn tại người ngoài hành tinh trong vũ trụ đã tiến hành khám phá. Ví dụ nhà văn nổi tiếng Mỹ Kfu và nhà thiên văn Yasimov đã từng đưa ra những công thức tính toán khác. Căn cứ của công thức Yasimov là trong hệ Ngân hà có thể tồn tại những thiên thể có nền văn minh cao cấp, ước khoảng 2 vạn 8 nghìn ngôi. Tuy con số này đã gấp 10 lần kết quả đưa ra ở trên, nhưng tỉ lệ này vẫn còn rất nhỏ. Qua đó có thể thấy trong các ngôi sao lấp lánh đầy trời muốn tìm được chỗ cư trú của người ngoài hành tinh là một việc vô cùng khó khăn.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tôi muốn nghe truyện Vì sao nói Trung Quốc là quốc gia thiếu nước? nhé ?", "role": "user" }, { "content": "Ngày nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia thiếu nước, trong đó bao gồm cả Trung Quốc. Tổng lượng nguồn nước Trung Quốc không ít, xếp thứ 6 trên thế giới, nhưng chia bình quân đầu người thì rất ít, chỉ xếp thứ 109.\nTheo thống kê trong số 660 thành phố của Trung Quốc có hơn 300 thành phố thiếu nước, hơn 100 thành phố thiếu nước nghiêm trọng, hàng ngày thiếu khoảng 15 triệu tấn. Việc cung cấp nước không đủ đã gây ảnh hưởng rất lớn cho sản xuất và sinh hoạt. Một bộ phận ở miền núi, thảo nguyên, bờ biển và hải đảo của Trung Quốc có 60 triệu người và 45 triệu gia súc gặp khó khăn về nước. Mấy năm nay, nước ngọt ngày càng thiếu nghiêm trọng. Năm 1997 trạm nước Lợi Tân ở Sơn Đông thuộc lưu vực sông Hoàng Hà bị đứt dòng 220 ngày, hạ lưu sông Hoàng Hà đứt dòng dồn dập, hơn nữa phía trên đứt dòng mãi đến tỉnh Hà Nam, ven hai bờ sông tình hình cung cấp nước cho hàng chục vạn người rất khẩn cấp. Những vùng vốn dựa vào nước sông Hoàng Hà để chống hạn như Tế Nam, Thanh Đảo, Diên Đài, Uy Hải mấy năm gần đây đều mất nước, suối Cước Đột bị cạn, suối Lao Sơn cũng đứt dòng.\nNước bị ô nhiễm cũng là một nhân tố quan trọng gây ra thiếu nước. Theo thống kê, 80% nước ô nhiễm của Trung Quốc chưa qua xử lí đã trực tiếp thải vào vùng có nước, 1/3 chiều dài sông bị ô nhiễm, đã làm cho 240 km đường sông tôm cá mất tích, trên 90% thành phố nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.\nNgoài ra sự lãng phí nguồn nước ở Trung Quốc cũng là một nguyên nhân chủ yếu làm cho nguy cơ thiếu nước ngọt tăng lên. Ví dụ các vùng như Hoa Bắc, Tây Bắc và lưu vực sông Hoàng Hà vốn đã thiếu nước nhưng vẫn dùng phương thức tưới lạc hậu để tưới ruộng, do đó hiệu suất sử dụng nước chỉ đạt 40% - 55%. Một mặt là về mùa khô thiếu nước, mặt khác về mùa lụt nguồn nước ngọt quí báu lại chảy tuột xuống biển. Việc sử dụng nước cho công nghiệp ở thành phố cũng lãng phí nghiêm trọng, so với các nước phát triển có khoảng cách rất xa. Ở Nhật giá trị 1 vạn đồng sản phẩm chỉ tiêu hao 20 – 30 tấn nước, còn ở Trung Quốc như Thanh Đảo là 97 tấn, ở Tây An, Lan Châu là 400 tấn.\nVì vậy các chuyên gia thủy lợi kêu gọi phải nhanh chóng xây dựng một loạt công trình thủy lợi làm nòng cốt, xây dựng tập quán xã hội tiết kiệm nước, tăng số lần sử dụng lặp lại. Tăng cường bảo vệ môi trường cũng khiến cho nguồn nước vốn chỉ có hạn sẽ tránh được ô nhiễm.\nTừ khoá: Nguồn nước; Nước ngọt. Ô nhiễm nước; Hiệu suất sử dụng nước.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Tại sao thực vật lại có nhiều mùi vị khác nhau như vậy?", "role": "user" }, { "content": "Hàng ngày, chúng ta ăn các loại thực vật, chúng có mùi vị khác nhau. Đó là vì trong mỗi tế bào của chúng có các chất hóa học khác nhau.\nVị ngọt, thường không thể tách rời các loại đường. Trong nhiều loại hoa quả, rau xanh đều chứa đường gluco, đường mạch nha, đường glucoza, đường saccaroza. Đặc biệt đường saccaroza ngọt lịm, trong mía, trong củ cải đường đều chứa đường saccaroza. Có một số thứ mặc dù bản thân chúng không có vị ngọt, nhưng khi ăn vào lại ngọt. Ví dụ, tinh bột vốn không ngọt, nhưng chịu sự phân giải men tinh bột trong nước bọt sẽ chuyển hóa thành đường mạch nha và đường glucoza có vị ngọt.\nVị chua thì thường không tách rời loại axit – axit acetic, axit malic, axit citric, acid tactaric... chúng thường có trong tế bào thực vật. Nho chua có rất nhiều axit tactaric, còn quả chanh rõ ràng là một kho chứa axit citric.\nVị đắng là vị mà người không thích, tuy nhiên rất nhiều loại thực vật có vị đắng, như thuốc Đông y, đa phần là đắng không thể chịu được. Đỗ Phủ đã viết “thuốc tốt đắng miệng, có lợi cho chữa bệnh”, hay người xưa còn nói “thuốc đắng dã tật”. Vị đắng thường do một số kiềm sinh vật tạo thành. Như cây hoàng liên nổi danh chứa kiềm hoàng liên. Vỏ cây canhkina có thể chữa được bệnh sốt rét cũng là một loại “thuốc đắng” có chứa kiềm canhkina.\nCòn đến vị cay, nguyên nhân khá phức tạp, ớt cay bởi vì nó có chứa chất cay của ớt. Thuốc lá là do có chứa nicotin. Củ cải sống có khi cũng rất cay bởi vì nó chứa dầu hạt cải dễ bay hơi.\nVị chát, đều là do chất tananh gây ra. Cây hồng tươi có rất nhiều chất tananh cho nên chát đến nỗi ăn vào mồm không mở ra được. Ngoài ra các cây trám, lá chè, cây lê... cũng đều có chất tananh, cho nên đều hơi chát.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể tôi nghe câu truyện Sự tích con Kiến nhé ?", "role": "user" }, { "content": "Ngày xưa có một người nọ vì nghèo đói quá phải đi hành khất. Nhưng đi đến đâu người ta cũng trề môi bảo: “Sức bác khỏe còn hơn trâu, sao không chịu làm mà kiếm ăn? Rõ đồ lười biếng!”.\nĐi đã mệt lã mà không kiếm được một miếng ăn, hắn ngã quỵ xuống bên lề đường, chỉ còn chờ chết. Bỗng hắn thấy trước mặt một hòn núi to, chất đầy vàng óng ánh. Hắn ngạc nhiên và sung sướng biết bao! Hắn vội chạy lại, toan hốt vàng bỏ vào bị. Chợt có tiếng hét lên như sấm:\n– Người kia sao dám lấy trộm vàng của ta?\nHắn ngẩng mặt nhìn lên thấy một ông thần đen thui hiện ra trước mặt. Hắn hoảng sợ lạy van, vừa kể lể sự tình. Ông Thần cảm động bảo:\n– Nếu vậy, ta cho ngươi lấy bao nhiêu thì lấy, nhưng ngươi phải thề với ta rằng: Nếu ngươi giàu có, thì không bao giờ hắt hủi người nghèo. Ngươi có dám thề như thế chăng?\n– Vâng con xin thề.\nThề xong, hắn cho đầy vàng vào bị, trở về làng tậu nhà, tậu đất, trở nên một người giàu có nhất làng.\nTuy giàu có, hắn vẫn có cái tật tham ăn và keo bẩn. Không bạn bè nào giao du với hắn được, không một kẻ nghèo đói nào đến xin mà không bị hắn hắt hủi, đuổi xua.\nMột hôm, có một người ăn mày già rách rưới đến xin ăn. Hắn chẳng nói chẳng rằng, xua chó ra đuổi đi. Nhưng khi chó vừa chạy ra, người ăn mày đã biến đâu mất, chỉ thấy trước mặt sừng sững vị Thần trên núi ngày xưa. Hắn khiếp sợ chưa kịp hở môi, vị Thần đã đùng đùng nổi giận thét to:\n– Ngươi kia, ngươi có nhớ lời thề ngày xưa chăng? Ta phải trừng trị tội bội ước của nhà ngươi mới được.\nLập tức, một tiếng sấm nổ vang, cả tòa nhà nguy nga lộng lẫy của hắn đều đổ sụp. Và lạ chưa hắn tự nhiên thân hình, dần dần bé nhỏ lại, thành một con vật bé tí ti. Hắn đã biến thành con kiến.\nTuy đã hóa kiến, hắn vẫn không bỏ tật tham ăn. Cứ mỗi khi đánh hơi ở đâu đó có đồ ăn, là hắn lò mò tìm đến.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Vì sao phải xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên?", "role": "user" }, { "content": "Khu bảo tồn thiên nhiên là khu bảo tồn hệ thống sinh thái và các loài sinh vật tự nhiên. Mục đích xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên là để bảo tồn các quần thể sinh vật, các loài động thực vật quí hiếm, môi trường sinh thái nguyên thủy, di tích các sinh vật có ý nghĩa lịch sử và giá trị nghiên cứu khoa học cũng như những quần thể sinh vật có ích lớn cho môi trường để cung cấp cho khoa học nghiên cứu và giáo dục phổ biến khoa học. Dưới tiền đề không ảnh hưởng đến yêu cầu về bảo tồn thì những tài nguyên trong khu bảo tồn thiên nhiên vẫn có thể được khai thác và lợi dụng. Do đó có thể thấy xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên vừa có thể thúc đẩy nghiên cứu khoa học và sản xuất phát triển, vừa có thể gìn giữ được môi trường.\nVườn quốc gia Yellowstone (Hoàng Thạch) của Mỹ là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên trên thế giới, được xây dựng năm 1971, diện tích gồm 7.988 km2. Trong công viên có hàng nghìn suối nước nóng, suối phun nước, ao bùn và các loài như gấu, hươu, trâu rừng và nhiều loài cầm thú biết bay khác.\nSau khi Vườn quốc gia Yellowstone được xây dựng không lâu, thì trên thế giới các khu bảo tồn thiên nhiên mọc ra như nấm. Giữa thập kỉ 70 đến nay, cùng với việc bảo vệ môi trường ngày càng được coi trọng, các khu bảo tồn thiên nhiên phát triển ngày càng nhanh. Những tổ chức như cơ quan Qui hoạch môi trường của Liên hợp quốc, Cộng đồng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thiên nhiên quốc tế trực thuộc tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hợp quốc đều xây dựng những khu bảo tồn thiên nhiên tương ứng. Ngày nay trên thế giới đã có 113 nước gia nhập ủy ban quốc gia “vì con người và thế giới tự nhiên”, trong đó có 261 khu bảo tồn thiên nhiên của 66 quốc gia đã gia nhập “mạng lưới bảo tồn vành con người và sinh vật”. Ở một số nước phát triển diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đã chiếm trên 10% tổng diện tích toàn quốc.\nỞ Trung Quốc, khu bảo tồn thiên nhiên được hình thành khá muộn, nhưng tiến triển rất nhanh. Hiện nay, toàn Trung Quốc đã có hơn 600 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích gần 40 vạn km2, chiếm khoảng 2,3% tổng diện tích toàn quốc, trong đó có 8 khu bảo tồn như Trường Bạch Sơn ở Cát Lâm, Poscơtafeng ở Tân Cương, Ngọa Long ở Tứ Xuyên, Phàn Tịnh Sơn ở Quí Châu, Thần Nông Giá ở Hồ Bắc, thảo nguyên Cuxilincơ ở Nội Mông, núi Đỉnh Hồ ở Quảng Châu, núi Vũ Di ở Phúc Kiến đã gia nhập “mạng lưới bảo tồn vành con người và sinh vật”. Ngoài những khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, các tỉnh đều xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh, tạo thành một mạng lưới bảo tồn nhiều tầng lớp phân bố khắp toàn quốc.\nTừ khoá: Khu bảo tồn thiên nhiên.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Let's tell you a fairy tale Gã Keo Kiệt, in its vn language", "role": "user" }, { "content": "Một gã keo kiệt chôn vàng ở một nơi bí mật trong vườn nhà. Hàng ngày, gã ra chỗ đó, đào vàng lên và đếm từng thỏi một để kiểm tra xem có còn đủ hay không. Ngày nào gã cũng làm như vậy nên một tên Trộm để ý thấy, nó theo dõi gã, đoán biết gã chôn cái gì, và vậy là một đêm nó, nó đến đào lên lấy hết vàng và trốn mất. Khi gã keo kiệt phát hiện vàng đã bị mất, gã đau khổ và thất vọng vô hạn. Gã rên rỉ và khóc lóc, bứt đầu bứt tai. Một người đi ngang nghe thấy tiếng gã khóc bèn hỏi có chuyện gì vậy. “Vàng của tôi! Ô vàng của tôi đâu rồi!” gã càng khóc lớn, điên dại hơn, “đứa nào đã ăn cướp của tao!” “Vàng của ông ư! Trong cái lỗ ấy à? Sao lại để vàng ở đấy? Sao ông không cất trong nhà để mỗi khi cần lấy bán đi mua đồ có dễ dàng hơn không?” “Mua đồ ư!” Gã keo kiệt thét lên giận dữ. “Tại sao à, Tôi đâu có bao giờ đụng đến vàng. Tôi không bao giờ dám nghĩ đến chuyện bán đi tí vàng nào cả.” Người khách lạ nhặt lấy một hòn đá và ném xuống lỗ. “Nếu thế thì,” anh ta nói, “ ông lấp lỗ lại đi. Nó cũng đáng giá bằng đống vàng ông mất đấy!”\nLời bàn:\nMột vật mà không dùng được thì chẳng có giá trị gì.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tôi muốn nghe truyện Vì sao xuất hiện sét dạng nhánh cây hoặc dạng quả cầu? nhé ?", "role": "user" }, { "content": "Chập tối mùa hè, những đám mây lửa thường bị mặt đất nóng bỏng sau buổi trưa hun nóng, cộng thêm tác dụng hơi nước ngưng kết tỏa nhiệt mà phát triển thành những đụn mây mọng nước. Các đụn mây này giống như rễ cây đại thụ phình u khắp nơi, muôn hình vạn trạng. Ở những chỗ ánh nắng chiều chiếu vào mây có màu đỏ sẫm, những chỗ khuất ánh nắng thì màu sắc đen xì. Trên biên các đám mây có đường mưa nối tiếp với chân trời. Trên đỉnh đám mây màu vàng đỏ, vươn cao lên đỉnh bầu trời. Trong mây có ánh chớp xuyên qua đáy giống như con rắn bạc, hoặc cành cây khô đảo ngược, lúc lóe lên, lúc tắt ngóm. Khi có sét (chớp 2 ), chỗ mây màu đen bỗng đỏ bừng lên, giống như thanh thép vừa lấy trong lò ra.\nVì sao chớp (sét) lại có hình dạng như cành cây khô đảo ngược?\nKhi có mây giông xuất hiện, phần dưới đám mây có tích điện âm, mặt đất cảm ứng có điện tích dương. Ánh chớp trước hết là do điện tích âm từ đáy đám mây đánh xuống mặt đất. Quá trình đó gọi là “chớp dẫn đường”, nó có tác dụng mở đường. Chớp mở đường không phải khi nào cũng thuận buồm xuôi gió. Trước hết nó hướng đến những chỗ điện tích dương phân bố hỗn tạp dưới đáy đám mây. Những điện tích dương này là do mặt đất cảm ứng hình thành ở đỉnh nhọn của những vật thể, vì chúng bài trừ lẫn nhau mà khuếch tán vào trong không khí, được sự chuyển động hỗn loạn của lớp không khí dưới đáy đám mây mang theo nên sự phân bố không đồng đều. Sét dẫn đường thường hướng vào khu vực có điện tích dương tập trung. Nếu gần đó có nhiều khu vực tập trung điện tích dương thì sét dẫn đường sẽ xuất hiện phân nhánh. Nói chung sét thường phát triển vào những nơi không khí ẩm ướt, ít khi đánh vào chỗ khô ráo. Vì chúng tránh chỗ khô tìm đến chỗ ướt, nên đường sét đi quanh co, khúc khuỷu để đi sâu xuống những chỗ có điện tích dương ẩm ướt hơn. Ở một số chỗ nào đó nó lại tiếp tục phân nhánh để phát triển. Nó vươn đến đâu mang điện tích âm đến đó. Chính vì vậy hình dạng của tia chớp có dạng cành khô đảo ngược. Nhưng trên đường đi của sét ánh sáng chưa mạnh. Đỉnh đầu của sét vươn dần tới phía dưới, khi gần mặt đất nó gặp được điện tích dương trên các vật nhọn, được các điện tích âm của sét dẫn đường thu hút, điện tích dương và điện tích âm trung hòa với nhau, lúc đó ánh sáng phát ra mới mạnh. Vì các điện tích dương dưới mặt đất đi lên theo đường cũ của sét dẫn đường cho nên ánh sáng của tia chớp cũng có hình cành cây khô đảo ngược. Loại sét này gọi là sét phản hồi.\nKhi sét dẫn đường đánh xuống mặt đất nó thường biến thành sét cầu (hay sét hòn). Đó là những khí thể hình cầu mang điện với đường kính từ 10 -20 cm. Những hình cầu này rất nhẹ, nó có thể bay theo gió, có thể biến hình chui vào khe cửa, sau đó lại khôi phục thành hình cầu. Nó thường đi men theo dây điện, ống nước, luồng không khí nóng, khi nó chuyển động thường phát ra tiếng vù vù. Nó có thể là màu đỏ, hoặc màu vàng như quả quất, cũng có thể là màu xanh lam hoặc đỏ nhạt. Ở phía bắc tỉnh Giang Tô có một năm người ta từng nhìn thấy sét là một đám sét cầu bám theo sau một con thỏ đang chạy rồi chui vào bãi cỏ. Sau đó người ta phát hiện cuối vạt cỏ bị cháy có một con thỏ chết. Ở Dương Kinh Đông phố, Thượng Hải trong một lần sét đánh người ta phát hiện thấy một quả cầu lửa từ một cửa sổ ở phía bắc chui vào căn phòng tầng hai chạy một vòng quanh tường rồi lại vượt ra cửa sổ đó, đồng thời phát ra một tiếng nổ lớn, sau đó mất tích. Về sau người ta nhìn thấy ở chân tường góc bên trái cửa sổ thủng một ổ gà sâu 20 cm. Đó chính là do sét đánh gây nên.\nNguyên nhân hình thành sét cầu cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ, có rất nhiều giả thuyết. Ví dụ có người cho rằng nó xuất hiện ở chỗ đường gấp khúc của sét dẫn đường, có người lại cho rằng nó xuất hiện ở chỗ sét đánh. Sự hình thành nó có liên quan với nhiệt độ cao hàng vạn độ của sét. Nó có thể có chuyển động xoáy, thành phần nó bao gồm điện tích dương và các ion không khí. Cũng có người đã từng thử nghiệm tạo ra sét hình nhân tạo. Do đó đối với vấn đề này còn phải tiếp tục nghiên cứu và khám phá thêm.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể cổ tích về Có thể chỉ dùng compa để xác định tâm vòng tròn được không? nha", "role": "user" }, { "content": "Trước đây chúng ta đã bàn về việc dùng thước và compa để vẽ hình. Có lúc người ta có thể dùng compa để vẽ hình cũng chính xác không kém khi dùng thước. Việc chỉ sử dụng compa để vẽ hình được thực hiện như thế nào? Đó là vấn đề chỉ dùng compa để vẽ hình. Trong đó vấn đề tìm tâm vòng tròn chỉ dùng compa là một vấn đề khá nổi tiếng.\nCách vẽ tiến hành như sau:\nTrước hết ta chọn trên vòng tròn một điểm A. Lấy A làm tâm vẽ một vòng tròn cắt vòng tròn đã cho tại hai điểm B và C. Lấy B làm tâm và AB làm bán kính vẽ vòng tròn thứ ba, cắt AB tại điểm thứ ba D. Lấy A, D làm tâm, lấy CD làm bán kính vẽ hai cung tròn, hai cung tròn cắt nhau tại E. Lại lấy E làm tâm, EA làm bán kính vẽ cung tròn cắt vòng tròn A tại F. Lại lấy A, B làm tâm và FB làm bán kính vẽ hai cung tròn cắt nhau tại O, đó là tâm của vòng tròn cần tìm.\nThế tại sao với cách vẽ như vậy ta lại nhận được tâm vòng tròn? Vì qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng chỉ có vòng tròn duy nhất, để chứng minh O là tâm của vòng tròn ta cần chứng minh OA = OB = OC. Ta đã biết OB = OA (theo cách vẽ) ta chỉ cần chứng minh hoặc OB = OC (hoặc OA = OC) là đủ.\nDo AD = AF, AE = DE = EF nên hai tam giác AED và AEF bằng nhau,. Vì 3 điểm D, A, B nằm trên một đường thẳng nên các góc DAF = AFB + ABF, EAD = AFB, EDA = ABF nên tam giác EAD đồng dạng với tam giác AFB và AD:BF = EA:EF.\nMặt khác BF = OB, EA = DC, AF = AB nên AD:OB = DC:AB, tam giác ABC và tam giác OAB là hai tam giác đồng dạng và. Vì vậy DC // AO.\nOAC = ACD = ADC = OAB\nMà OAB = OAC, AB = AC\nvậy\nΔOAB = ΔOAC và OB = OC.\nĐó là điều phải chứng minh.\nTrong thực tế người ta có thể dùng một phương pháp khá đơn giản gần giống với phương pháp đã mô tả. Trước hết ta chọn bốn điểm trên vòng tròn cách đều nhau. Lấy các điểm đã chọn làm tâm, chọn một bán kính thích hợp vẽ bốn cung tròn cắt nhau thành một hình bốn cạnh cong. Có thể điều chỉnh bán kính của các vòng tròn để các cung tròn tạo thành tứ giác cong nhỏ. Sau đó ta chọn bên trong tứ giác cong một điểm O, lấy O làm tâm vẽ vòng tròn bán kính OA xem vòng tròn có trùng với vòng tròn đã cho hay không. Nếu không trùng người ta lại điều chỉnh cho trùng, bằng cách đó người ta có thể nhanh chóng xác định được tâm vòng tròn.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tell a fairy tale Tình bạn in Vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "Hai người bạn đi trên đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiềm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi”.\nHọ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy.\nAnh bạn kia không may bị chuột rút và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: “Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi”.\nAnh bạn kia ngạc nhiên hỏi: “Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết trên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá?”\nMỉm cười, anh trả lời: “Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng với sự tha thứ… Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta nên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xoá nhòa được…”\nHãy học cách viết trên cát và trên đá.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể cổ tích về Người nhạc sĩ lang thang nhé ?", "role": "user" }, { "content": "Ngày xưa có một nhạc sĩ lang thang, ông đi thơ thẩn ở trong rừng, một mình đi giữa cánh rừng rộng ông thấy lòng mình trống trải, ông nghĩ:\n- Ở trong rừng sao thấy thời gian và không gian bao la thế. Ta phải tìm cách gọi bạn đến cho vui mới được.\nRồi ông lấy đàn vĩ cầm ra kéo, tiếng đàn vang trong rừng cây, chẳng mấy chốc sau, có một con chó sói từ trong rừng sâu đi ra. Thấy nó người nhạc sĩ lang thang nói:\n- Tưởng ai té ra là chó sói, mình có mong nó đâu.\nChó sói cứ hướng người nhạc sĩ bước tới và nói:\n- Ông nhạc sĩ thân mến ơi, ông chơi sao tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe ông chơi đàn đâm ra tôi cũng muốn học chơi đàn.\nNgười nhạc sĩ nói:\n- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm đúng những gì ta dạy bảo.\nSói đáp:\n- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ nghe theo những điều dạy bảo như thợ học nghề với thợ cả.\nNgười nhạc sĩ bảo sói hãy đi theo. Đi được một lúc thì thấy ở bên đường có một cây bồ đề cổ thụ, thân cây mục rỗng thành hang. Người nhạc sĩ bảo chó sói:\n- Này có thấy không, muốn học kéo đàn vĩ cầm thì hãy chui vào hang này, hai chân trước ôm chặt lấy lõi thân cây ở giữa hang.\nSói nghe lời làm theo. Người nhạc sĩ nhanh trí khuân một tảng đá lớn lấp chặn ngay cửa hang để giữ chặt sói ở thế ôm lõi thân cây. Xong rồi nhạc sĩ lang thang nói:\n- Cứ đợi đấy, đến lúc nào ta quay trở lại sẽ tính.\nNói rồi ông đi đường ông.\nĐi được một quãng dài, ông lại thầm nghĩ:\n- Ở trong rừng sao thấy thời gian, không gian dài và bao la thế. Ta phải tìm cách gọi bạn đến cho vui mới được.\nRồi ông lấy đàn vĩ cầm ra kéo, tiếng đàn vang trong rừng cây. Chỉ một lát sau thì có một con cáo đi từ trong bụi cây ra. Thấy nó người nhạc sĩ lang thang nói:\n- Tưởng ai té ra cáo, mình có mong nó đâu.\nCáo tiến lại gần người nhạc sĩ và nói:\n- Ông nhạc sĩ thân mến, ông chơi sao tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe tiếng đàn ông chơi tôi đâm ra muốn học chơi đàn.\nNhạc sĩ đáp:\n- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm theo đúng những điều ta dạy bảo.\nCáo nói:\n- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ tuân theo những điều ông dạy bảo như thợ học nghề với thợ cả.\nNgười nhạc sĩ nói:\n- Thế thì hãy đi theo ta.\nĐi được một đoạn đường thì tới một chỗ mà hai bên lối đi là những hàng cây dẻ. Nhạc sĩ dừng chân ngắm nhìn, rồi ông víu bên này đường một ngọn cây, bên kia một ngọn cây, lấy chân chận lên hai ngọn cây và bảo cáo:\n- Này cáo, nếu ngươi muốn học đôi chút thì hãy đưa chân trái trước đây.\nCáo nghe lời đưa chân trước phía trái, người nhạc sĩ cột chặt nó vào ngọn cây bên trái đường. Rồi ông nói tiếp:\n- Nào, giờ đưa chân phải đây.\nÔng buộc chặt chân phải cáo vào ngọn cây bên phải. Sau đó ông ngắm lại xem đã buộc chặt chưa, thấy đã buộc rất cẩn thận, ông thả cho hai ngọn cây đưa lên cao, cáo chỉ còn biết giãy giụa trong không trung giữa hai ngọn cây. Người nhạc sĩ lang thang nói:\n- Cứ đợi đấy, đến lúc nào ta quay trở lại sẽ tính tiếp.\nNói rồi ông lại tiếp tục lên đường.\nĐi được một lúc, ông lại nói thầm một mình:\n- Ở trong rừng sao thấy thời gian, không gian dài và bao la thế. Ta phải tìm cách gọi người bạn khác đến cho vui.\nRồi ông lấy đàn ra kéo, tiếng đàn vang khắp rừng cây. Một con thỏ chạy tung tăng từ trong rừng ra. Thấy nó, người nhạc sĩ lang thang nói:\n- Tưởng ai té ra thỏ, thỏ ta có thích đâu.\nThỏ chạy tới và nói:\n- Trời, ông nhạc sĩ thân mến, ông chơi tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe tiếng đàn ông chơi tôi đâm ra muốn học chơi đàn.\nNgười nhạc sĩ đáp:\n- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm theo đúng những điều ta dạy bảo.\nThỏ nói:\n- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ tuân theo những điều ông bảo như thợ họcx nghề nghe lời thợ cả.\nĐi được một quãng đường dài thì họ tới chỗ rừng quang đãng, ở đó có một cây hoàng diệp liễu cổ thụ. Nhạc sĩ lấy một sợi dây dài, một đầu buộc vào cổ thỏ, đầu kia buộc vào thân cây, rồi bác bảo thỏ:\n- Này thỏ, gắng lên nhé, giờ chạy quanh gốc cây hai mươi lần đi.\nNghe lời, thỏ chạy quanh gốc cây hai mươi lần, dây cuộn quanh gốc cây hai mươi vòng nên chỉ còn một đoạn ngắn, thỏ bị buộc bởi đoạn dây ngắn nên chẳng chạy tung tăng được, chỉ cần kéo căng dây một chút là đã bị dây buộc cổ thít cho đau nhói cả người.\nNhạc sĩ lang thang nói:\n- Cứ đợi đấy, tới lúc ta quay trở lại đây.\nNói rồi ông lại tiếp tục lên đường.\nTrong lúc người nhạc sĩ tiếp tục cuộc hành trình của mình thì chó sói gắng sức đẩy lùi tảng đá, lâu dần nó cũng hích đẩy được tảng đá lăn ra ngoài. Thoát nạn, nó chạy như điên cuồng đuổi theo người nhạc sĩ lang thang và tính sẽ xé xác ông ta.\nThấy sói chạy ngang qua, cáo lấy hết sức hét thật to gọi sói:\n- Anh bạn sói ơi, cứu tôi với, tên nhạc sĩ lang thang đánh lừa tôi.\nSói víu ngọn cây xuống, lấy răng cắn đứt dây, thế là cáo lại tự do. Cả hai cùng lên đường và tính sẽ trả thù người nhạc sĩ. Đi đường chúng thấy một chú thỏ bị buộc bên gốc cây, chúng lại cắn đứt dây cho thỏ. Thế rồi cả ba lên đường đi tìm kẻ thù của mình.\nTrong lúc chúng đang đi tìm thì cũng là lúc người nhạc sĩ kéo đàn, tiếng đàn du dương tới tai người tiều phu, bác ta ngừng tay rìu, lắng nghe xem tiếng đàn từ đâu tới. Rồi bác vác rìu trên vai cứ hướng tiếng đàn mà đi. Thấy người tiều phu, người nhạc sĩ nói:\n- Giờ mới thấy người mình mong. Mình mong người tới chứ đâu có mong thú vật tới nghe.\nNói rồi ông lại tiếp tục chơi đàn, tiếng đàn du dương thánh thót làm cho bác tiều phu say sưa thả hồn theo tiếng đàn, mặt lộ rõ niềm vui say sưa ấy.\nTrong lúc hai người đang đứng thì lũ sói, cáo và thỏ kéo tới. Trông thấy chúng với vẻ mặt đầy hung dữ, bác tiều phu biết ngay là chúng muốn gì rồi, bác nhấc bổng chiếc rìu sáng loáng lên vai và đứng gần người nhạc sĩ, bụng thầm nghĩ:\n- Đứa nào có giỏi cứ tới gần đây, sẽ biết tay ta.\nLũ sói, cáo và thỏ thấy vậy đâm ra hoảng, chúng chạy thẳng một mạch vào trong rừng. Người nhạc sĩ lang thang dạo thêm một bản nhạc nữa để cảm ơn bác tiều phu, rồi ông lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tôi muốn nghe bạn kể truyện Giao lộ lập thể kết nối với nhau có những đặc điểm gì?", "role": "user" }, { "content": "Giao lộ (ngã ba, ngã tư v.v.) là điểm trọng yếu của giao thông, một mặt nó thuận tiện cho xe cộ và người đi bộ điều chỉnh phương hướng đi lại, mặt khác, vì ở đầu đường quản lý bằng đèn xanh đèn đỏ, nên ít nhiều đã làm giảm khả năng lưu thông của đường sá.\nPhương thức giao lộ hình vòng tròn tuy có thể làm dịu bớt vấn đề ùn tắc giao thông ở nút đường, nhưng khi lưu thông xe qua giao lộ quá lớn thì giao lộ hình vòng tròn cũng tỏ ra bất lực, theo phân tích, khi lưu lượng xe qua giao lộ đạt đến 4000-6000 chiếc/giờ, thì phải dùng hình thức \"giao lộ lập thể\" để giải quyết, người ta thường gọi là \"cầu vượt\". Tính ưu việt lớn nhất của nó là ở chỗ tránh được sự hạn chế thời gian của đèn xanh đèn đỏ, các xe chạy theo các chiều khác nhau có thể chạy theo đường của mình, không ảnh hưởng lẫn nhau.\nTrong các hình thức giao lộ lập thể, khả năng lưu thông và chức năng của giao lộ lập thể kiểu kết nối với nhau là tương đối hoàn thiện hơn cả. Giao lộ lập thể kiểu kết nối với nhau còn được gọi là \"nút lập thể\", nó dùng các đường vòng để kết nối giữa các con đường với nhau: xe cộ có thể thông qua các đường vòng một cách thuận tiện để thay đổi phương hướng chạy xe ở trên các đường có độ cao và chiều khác nhau. Khả năng lưu thông của \"nút lập thể\" này rất lớn, nhưng chiếm nhiều đất, đầu tư tốn kém hơn. Có trường hợp có thể căn cứ theo đặc điểm thực tế của giao thông, như hạn chế xe rẽ theo một chiều nào đó, để bảo đảm sự lưu thông của xe cộ trên đường chính, hoặc giảm bớt một hoặc vài đường vòng dùng để phân luồng xe, xây thành giao lộ lập thể kiểu không hoàn toàn kết nối với nhau.\nVề hình thức thiết kế và chức năng của giao lộ lập thể, kiểu kết nối với nhau, lại có thể chia thành nhiều loại. Như giao lộ lập thể kiểu cỏ linh lăng dùng cho các đường cao tốc hoặc đường vành đai thành phố; giao lộ lập thể kiểu loa kèn dùng cho ngã ba; giao lộ lập thể kiểu định hướng có nhiều đường cho xe chuyên dùng, thường dùng cho đường cao tốc; giao lộ lập thể kiểu vu hồi thường dùng để kéo dài tuyến đường rẽ trái của xe cộ; giao lộ lập thể kiểu hình vòng rất thích hợp với các đầu mối giao thông nhiều ngã, có thể bảo đảm sự lưu thông của xe chạy thẳng trên trục đường chính. Do đó có thể thấy rằng các giao lộ lập thể kết nối với nhau với những hình thức khác nhau thì chức năng của chúng cũng khác nhau, cần tuỳ theo tình hình giao thông thực tế để thiết kế xây dựng.\nNăm 1928, bang New Jersey của Mỹ đã xây dựng giao lộ lập thể kết nối với nhau lần đầu tiên trên thế giới, năm 1985, thành phố Thiên Tân, Trung Quốc xây dựng giao lộ lập thể ba tầng kiểu kết nối với nhau. Hiện nay nhiều thành phố của Trung Quốc đều đã xây dựng giao lộ lập thể kiểu kết nối với nhau, có tác dụng rất lớn trong việc giải quyết vấn đề giao thông ngày càng ùn tắc của thành phố.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "I want to hear you tell stories Cô gái có hoa dẻ trắng in Vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "Gần con sông lớn Tsangpo, trong một vùng đầy thú dữ có một người thợ săn chỉ có một con trai độc nhất tên là Losang. vốn khéo léo và dũng cảm, chàng được cha cho đi săn từ khi còn là một chú bé. Tròn tuổi hai mươi, chú bé trở thành một chàng thanh niên nhanh nhẹn và hăng như cọp núi, cử động mau lẹ như hươu, về tài bắn cung thì trong vòng nhiều dặm không ai sánh bằng. Vì chàng mảnh dẻ như một cây tre, lại có cặp mắt to, thẫm màu và u buồn, tất cả các cô gái trong vùng đều để ý tới chàng, nhưng Losang không quan tâm đến một ai.\nMột ngày nọ, chàng đang nằm dài bên bờ sông uể oải nhai một nhánh cỏ, nhìn đám lau sậy rập rờn nhè nhẹ trong gió, bỗng thấy một con diệc trắng bay lên khỏi mặt nước. Lập tức,chàng giương cây cung ngắm và ph...ự...ư...t! mũi tên bay đi. Con diệc trắng kêu lên một tiếng não lòng và rơi xuống giữa sông, dòng nước cuốn nó đi. Con chim biến mất trước khi chàng trai trẻ kịp phản ứng. Losang nhìn rất lâu dòng nước đã cuốn con chim đi, lòng buồn lạ lùng. Cùng lúc đó, trên bờ bên kia xuất hiện một thiếu nữ. Nàng gài trên tóc một bông hoa dẻ trắng và cầm trong tay một chiếc xô làm bằng vỏ cây bulô. Nàng cúi mình xuống sông múc nước đầy xô, mỉm cười với chàng trai trẻ và cất tiếng hát:\n“Chàng có con mắt sẫm màu và u buồn,Thế nhưng hạnh phúc đang đợi chàng.”\nTừ bờ bên này, Losang nghe rõ lời bài hát của thiếu nữ.\nChàng chỉnh cây cung và ph...ự...ư...t! Mũi tên xuyên qua xô. Nước phun ra từ lỗ thủng. Thiếu nữ cố lấy tay bịt giữ nước, nhưng vô ích. Nàng cáu anh chàng trâng tráo:\n- Chàng không có việc gì hay hơn đế làm ư? Cha chàng có con ngựa bảy cựa, nếu chàng cưỡi được nó thì ít ra cũng có cái để mà huyênh hoang.\nDứt lời, nàng xách xô quay trở lại con đường từ đó nàng vừa đến. Losang dõi theo cho đến khi bóng nàng mất hút sau những ngọn núi xám xa xa.\nTối đó về nhà chàng thưa chuyện với cha già:\n- Thưa cha, hãy cho con mượn con ngựa bảy cựa của cha. Con muốn cưỡi nó.\n- Con nghĩ gì vậy, con trai? người cha lo ngại, hỏi. Làm sao con biết con ngựa đó? Cha chưa bao giờ nói cho con biết, vậy mà, bây giờ, đột nhiên con yêu cầu cha cho con cưỡi.\n- Con nghe đồn cha có con ngựa ấy. Dân làng sẽ chế nhạo con. Họ sẽ nói rằng con sợ. Nếu cha đã từng cưỡi thì con cũng có thể. Cha thực lòng tin con sẽ không thể hay sao?\n- Cha biết, cha biết lắm, người ch lo lắng nói, nhưng cưỡi con ngựa ấy là đùa với tính mệnh mình đấy. Chính cha đã phải từ bỏ bao nhiêu năm nay.\nHai cha con bàn cãi rất lâu, cho đến khi người cha đành ưng thuận.\n- Con nghe kĩ đây, người cha thở dài cam chịu, con có trông thấy dãy núi ở phía chân trời kia không? Cứ đi về hướng ấy, khi nào con vượt qua ba đỉnh núi và ba thung lũng, con sẽ tới Núi Đá Vàng. Tít trên cao, con sẽ thấy một lòng chảo lớn đầy nước, chắc chắn con ngựa ở gần đấy. Nhưng nếu lòng chảo cạn khô, con sẽ thấy con ngựa bên bờ ao, dưới chân núi. Nhất là, con phải hết sức đề phòng!\n- Cha yên tâm, con sẽ hết sức đề phòng! Người con hứa và lập tức lên đường. Chàng dễ dàng tìm ra Núi Đá Vàng, rồi lòng chảo mãi trên cao: Nhưng lòng chảo cạn khô và con ngựa không ở đấy. Losang chầm chậm đi xuống phía ao. Bất thần, mặt đát rung chuyển và, ở khúc quanh của con đường, một con thú lớn xuất hiện. “Không phải ngựa mà là một con quái vật”, chàng trai trẻ nhủ thầm. Con ngựa nhìn chàng bằng đôi mắt to như đôi bánh xe, lông bờm của nó cho đến lông đuôi như những sợi chão lớn, dài quét đất. Con ngựa lao vào Losang. Chàng trai vừa hay nép mình sau một tảng đá. Con ngựa vụt qua trước mặt chàng như cơn gió lốc, bờm quét sỏi trên đường, móng tóe lửa.\n“Ta không thể cưỡi lên mình nó nếu cứ như thế này. Nhưng ta không sợ!” chàng bực mình rượt theo con ngựa. Con vật quất mạnh bộ bờm lớn khiến chàng không tài nào lại gần. Losang suy nghĩ giây lát rồi trèo lên một cây thông rừng bên đường. Khi con ngựa lao đến gần cây thông, chàng buông mình rơi từ cành cây xuống lưng ngựa, bám chặt lấy bộ bờm. Con ngựa lồng lên man dại, vật bộ bờm như một ngọn roi, cày móng nát đất, nhưng chàng trai níu vững. Hoàng hôn buông xuống, cuối cùng con ngựa cũng dịu dần. Toàn thân nó run rẩy, nhưng khi Losang vỗ vào cổ thì nó tiến lên, vâng lời như một con cừu.\nNgười cùng ngựa đến sông lớn Tsangpo đúng vào lúc, trên bờ bên kia, thiếu nữ có hoa dẻ trắng múc nước đầy xô. Losang giương cung, nheo mắt ngắm và ph...ự...ư...t! Một lần nữa mũi tên xuyên thủng chiếc xô bằng vỏ cây bulô.\nThiếu nữ ngẩng đầu lên, trông thấy chàng trai và con ngựa khống lồ.\n- Cưỡi trên mình ngựa chẳng có gì ghê gớm! Tiếng nói của thiếu nữ vang khắp mặt sông. Cách đây hai ngàn dặm có một con sông khác, nơi ấy có người đẹp Boumo: Sẽ là vị hôn thê của chàng đấy! Nàng đã có nhiều kẻ cầu hôn, nhưng chỉ có chàng là người Boumo chờ đợi! Nếu chàng đến tận nơi, nàng sẽ chọn chàng. Nhưng liệu chàng có dám đến đấy không? Em ngờ đấy! Chàng chỉ giỏi bắn tên vào xô của các cô gái\nNói xong mấy lời trên, nàng quay người và rảo bước xa dần, chẳng mấy chốc đã biến mất, như thể bị những ngọn núi xám nuốt chửng.\nLosang giong ngựa về nhà, nhưng chẳng gì có thể làm chàng vui được nữa. Chàng thậm chí không để tâm đến lời khen của cha. Chàng đột ngột bảo cha:\n- Cha ạ, con sẽ đi tìm Boumo. Hình như nàng sống cách đây hai ngàn dặm bên bờ một con sông và nàng sẽ lấy con làm chồng.\n- Con lại nhồi nhét cái gì vào đầu vậy? Người cha chắp tay kêu trời. Rất nhiều chàng trai khác đã thử vận may trước con, nhưng tất cả đều về tay không. Không một con đường nào dẫn đến đó, khắp nơi là những hiểm nguy dễ khiến con người ta bỏ mạng. Còn tệ hơn là khuất phục ba con ngựa như thế kia.\n- Chính vì thế mà con muốn đến tận nơi, đế không một ai còn có thế nhạo báng con.\nChàng ra khỏi căn nhà tranh, đợi cha ngủ say rồi lặng lẽ chuẩn bị cho chuyến đi. Khi bầu trời bắt đầu rạng hồng về phương đông, chàng nhảy lên con ngựa khổng lồ. Con ngựa giậm chân bồn chồn, lát sau nó phi nước đại làm bốc lên một luồng mây bụi.\nKhi người cha thức giấc thì chàng kỵ sĩ và con ngựa đã ở xa lắm rồi.\nLosang trước tiên đến con sông nơi thiếu nữ lạ thường lấy nước. Chàng cùng ngựa bơi qua sông. Sang bờ bên kia, chàng phi tới những ngọn núi xám, nơi thiếu nữ luôn biến mát. đi sâu vào núi, chàng cảm thấy mặt đất rung chuyển dưới vó ngựa. Chàng giụi mắt, ngỡ ngàng: Không phải những ngọn núi, mà là lưng một con rồng khổng lồ bằng đất sét! Con rồng uốn mình và bằng các vòng uốn lớn hết cuộn lại duỗi tới chỗ có ba mươi tám thiếu nữ xinh đẹp đang nắm tay nhau.\nLosang quá sửng sốt nấp vội sau một tảng đá, nhưng các thiếu nữ đã trông thấy chàng. Họ van xin:\n- Hỡi người anh hùng trên mình ngựa khổng lồ, hãy bảo vệ chúng em! Không có sự giúp đỡ của chàng, không bao giờ chúng em có thể trở về nhà, không có chàng, tất cả chúng em sẽ chết!\n- Làm thế nào ta có thể giải cứu các nàng? Không vũ khí nào có thế giết chết một con quái vật như thế này. Ta sẽ thử phóng một mũi tên, nhưng không chắc sẽ hạ được nó!\nCác thiếu nữ nín thở quan sát Losang giương cung ngắm hồi lâu, đoạn buông tên. Ph...ự...ư...t! Mũi tên cắm phập vào rồng. Con rồng vặn mình điên dại, máu đen phun trào từ vết thương của nó mạnh đến nỗi bật vào ngực chàng trai. Losang kêu lên đau đớn, đổ vật xuống choáng váng lăn lộn dưới vó ngựa.\nCác thiếu nữ xinh đẹp khóc lóc nỉ non. Nhưng thiếu nữ trẻ nhất trấn an họ và nói dịu dàng:\n- Nhanh lên, các chị của em, chạy đi tìm nước cứu người anh hùng của chúng ta!\nBản thân nàng cúi xuống đầu rồng, rứt viên ngọc lấp lánh từ trán con vật nhơ bẩn. Nàng đặt viên ngọc lên ngực chàng trai đang ngất lịm đi.\nLosang thở một hơi dài và mở mắt. Ba mươi tám khuôn mặt thiếu nữ xinh đẹp vây quanh chàng. Cô lớn tuổi nhất nói:\n- Chàng đã cứu chúng em, chàng trai trẻ, chúng em muốn thưởng công chàng. Hãy chọn một người trong số chúng em, người đó sẽ lấy chàng làm chồng.\n- Ta không thể nhận, Losang đứng dậy. Ta đã có một vị hôn thê. Nàng Boumo nào đấy. Ta đến đây chính để tìm nàng.\n- Hãy cho chúng em biết, chàng đang nói về Boumo nào? Cô lớn tuổi lại hỏi. Chàng đã nhìn kỹ chúng em chưa? Chúng em là những thiếu nữ xinh đẹp nhất vùng, vì thế mà con rồng chọn chúng em. Chẳng lẽ không ai trong chúng em làm chàng vừa lòng?\nLosang không muốn làm phật lòng họ bèn nói:\n- Được, ta sẽ chọn một trong các nàng. Chàng nhìn họ. Thiếu nữ trẻ nhất đứng cúi đầu phía sau. Đó là cô gái đã rứt viên ngọc trên đầu rồng. Đột nhiên, nàng gợi cho Losang nhớ đến một ai đó.\n- Ta sẽ mang cô gái này theo, chàng quyết định.\n- Đó là người trẻ nhát trong số chúng em và cũng xinh nhất, cô lớn tuổi mỉm cười. Vậy thì, các em, hãy chuẩn bị cho chàng quà đi đường.\nHọ nhào bột bọc viên ngọc lấp lánh vào trong, nặn thành hình một con ngựa, thêm một cái bờm và một cái đuôi bằng lông đuôi của con ngựa khổng lồ. Gió thổi hiu hiu, chẳng mấy chốc đã thổi lớn con ngựa. Nó mang tầm vóc một con ngựa bình thường và sống dậy. Đó là một con ngựa rất đẹp.\n- Đây là một con ngựa thần kỳ, các thiếu nữ giải thích. Nó chạy không thua gì con ngựa khổng lồ của chàng. Đến đấy các nàng\nChàng trai tiếp tục lên đường cùng người thiếu nữ trẻ nhất.\nMột ý nghĩ thoáng qua tâm trí chàng. Thỉnh thoảng, chàng liếc xéo người bạn đồng hành. Rồi chàng đột nhiên hỏi:\n- Nàng thường ra sông láy nước phải không? Ta đã trông thấy một thiếu nữ, nhưng xa quá, hình như cô ấy giống nàng.\nThiếu nữ lắng nghe, ánh mắt nàng lấp lánh.\n- Nhưng cô ấy gài một bông hoa dẻ trắng trên tóc, Losang suy nghĩ rồi nói thêm.\nNgười đẹp cười:\n- Chàng thấy đấy, không phải em. Nhưng chàng có thích em không, tại sao chàng chọn em?\n- Thôi, Losang nhíu mày. Nàng biết rằng ta chỉ nghĩ đến Boumo.\n- Boumo, lúc nào cũng Boumo, chỉ có Boumo, tại sao? Người đẹp hỏi. Chàng chưa hề trông thấy cô ấy. Nói cho đúng ai biết cô ấy như thế nào?\n- Ta không biết cô ấy như thế nào, nhưng đúng là ta đi tìm cô ấy, Losang tuyên bố, giọng quả quyết. Tuy nhiên để không làm phật lòng thiếu nữ đi cùng, chàng vội nói thêm: đừng sợ, ta cũng sẽ chăm sóc nàng. Bây giờ nàng là em gái nhỏ của ta. Khi nào ta lấy Boumo, ta sẽ tìm cho nàng một người chồng tốt.\nTrong lúc đó, họ đã băng qua rừng, đến bên bờ một dòng sông nước chảy xiết. Vắt qua sông là một thân cây lớn làm cầu. Trước mặt là một miệng hang đen ngòm.\n- Chúng ta đi nào, Losang thúc ngựa. Họ vượt qua dòng sông trên thân cây vắt ngang. Đến bờ bên kia, chàng trai trẻ muốn dấn vào, nhưng con ngựa của chàng dừng lại trước miệng hang tối. Từ dưới đáy hang, vọng lên tiếng ngáy và những tiếng gầm gừ kinh khủng. Cạnh vòm cửa hang, có tiếng ai đó sụt sịt:\n- Ôi, con người dũng cảm trên mình ngựa lớn, đừng vào hang này! Chàng trai dò xét ánh tranh tối tranh sáng trong hang, nhận ra một cô bé gầy gò, cổ và cổ tay bị đóng vào gông.\n- Em tên là Meto, cô bé tiếp tục. Hang này là nơi ở của tám con quỷ xấu xí mà em phải phục vụ. Chúng bắt em về đây hôm em ra bờ sông nhặt vỏ sò. Chúng dọa sẽ ăn thịt em nếu em không làm bếp cho chúng. Chàng có thể tưởng tượng được không? Chúng thịt người! May là lúc này chúng đang say rượu ngủ vùi, nhưng nếu chàng làm chúng thức giác, chúng sẽ ăn thịt cả ba chúng ta. Chàng hãy nhìn đống xương ở góc hang mà xem!\nLosang nghe nói thế thì rất đỗi kinh ngạc, lại trông thấy những giọt nước mắt lớn như những hạt ngọc trào ra từ đôi mắt cô bé, chàng nổi giận đùng đùng:\n- Đừng sợ gì cả, cô bé, ta sẽ không đế cho chúng tiếp tục hành hạ em. Ta sẽ đưa em về nhà. Nhưng lúc này, ta phải đi qua hang vì đó là con đường đưa ta đến với Boumo.\nChàng vừa dứt lời, bỗng nghe trong hang có tiếng thở khủng khiếp như tiếng bễ rèn: chính là một trong tám con quỷ vừa ngáp vừa nheo sáu con mắt bên bị ánh sáng rọi trúng.\n- Hãy chạy về phía sau, Meto thì thầm, ở phía bên kia của hang này có chôn một chiếc rìu thần, chàng hãy đào lấy chiếc rìu đó, bằng không chàng không thể thắng chúng.\nLosang đã quá mệt sau một ngày gắng sức, đến mức khó khăn lắm chàng mới ngồi vững trên yên, nhưng thu hết sức lực còn lại, chàng nhảy xuống ngựa, chạy vòng quanh hang, chẳng mấy chốc đã tìm thấy nơi giấu chiếc rìu thần.\nCon quỷ thứ nhất uể oải mở một mắt, liếm mép lè nhè:\n- Măm, măm, ta đánh hơi tháy mùi thịt tươi!\n- Hừ! Hừ! Ta thấy hơi đói, con quỷ thứ hai nói mê trong lúc vẫn ngáy khò khò.\n- Ta thấy có cái gì đó trong hang, con thứ ba cất giọng ngái ngủ, hít một hơi thật sâu, và cố thử tự mình đứng dậy.\nTừ cửa hang cô bé Meto tội nghiệp kêu lên:\n- Đó là em gái tôi. Hãy trông cái túi thêu nhỏ xinh này, em tôi vừa mang đến cho tôi đấy!\nChẳng con quỷ nào thèm để ý đến lời cô bé nói.\n- Hôm qua, tao ăn uống nhiều quá, con quỷ thứ tư phân trần, nó đã giẫm phải đuôi đến lần thứ ba.\nCon quỷ thứ năm cáu tiết.\n- Tao đã bảo mày rồi, đừng có uống đến say... Và nó lại cố duỗi tám cái cẳng ra.\n- Úi ! Mày có lý, nhưng khi chúng tao đã mê uống quá... những con quỷ khác đòng thanh, vừa ngáp vừa quay nhìn tứ phía, hết thở lại nấc.\nTrong khi đó, Losang cào hết đất dưới gốc thông rừng và lấy được chiếc rìu thần. Trước khi lũ quỷ kịp tỉnh hẳn, chàng nhảy vào giữa hang.\n- Ra là thế, là thế, ăn thịt người hử? Vậy thì, ta sẽ băm các ngươi thành thịt viên!\nLũ quỷ mở to mắt nhìn chàng ngạc nhiên: Tên này ở đâu ra vậy. Chúng điên tiết gầm lên, nhưng Losang không đế cho chúng kịp trở tay.\nChàng phang rìu tới tấp, chẳng mấy chốc đã chặt bảy tên đứt đôi.\n- Úi chà! Có thế chứ! Losang thở phào nhẹ nhõm. Nhưng hãy còn quá sớm! Chàng bỗng ngửi thấy mùi nồng nặc sau lưng. “Chú ý!” hai thiếu nữ cùng kêu lên, thiếu nữ lúc đầu vội chạy đến bên đống lửa rút que cời nung đỏ. Chàng trai cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn, những móng vuốt siết chặt đến nỗi chàng tức thở.\nChàng buông chiếc rìu thần. “Là con quỷ thứ tám”, chàng nghĩ, “ta đã có cảm giác chúng không đủ cả tám mà.” Thiếu nữ nhận thấy Losang không thể thoát khỏi vòng ôm của con quỷ, không do dự, nàng quật mạnh chiếc que cời nóng bỏng.\n“Ối”, con quỷ rú lên, buông con mồi. Chàng trai lợi dụng tình thế lao ra cướp lại chiếc rìu thần, và không để kẻ địch kịp trở tay, chàng bổ nó vỡ sọ!\n- Thế là thoát nợ! Losang tuyên bố,hết sức hài lòng. Mong rằng những khó khăn như thế này sẽ không quá nhiều trên con đường của ta. Em đã giúp đỡ ta quá nhiều, cô bé. Bây giờ, chúng ta phải trả lại tự do cho em. Bằng những nhát rìu, chàng phá tan chiếc gông đang cầm tù Meto.\nCô bé cảm ơn chàng nồng nhiệt, mắt ngấn lệ. Cô biếu chàng một túi vải nhỏ thêu khéo léo vô cùng.\n- Túi này đựng các loại cỏ thuốc, cô nói với nụ cười bí hiểm. Có thể mộtngày nào đó, nó sẽ giúp ích cho chàng!\nLosang vừa giắt chiếc túi vào thắt lưng vừa nói:\n- Ta cảm ơn em. Nhưng bây giờ, chúng ta sẽ làm gì với em đây? Làm thế nào em về nhà được?\n- Nếu chàng không phản đối, thiếu nữ lúc đầu nói, em có thể đưa cô bé về nhà với bố mẹ cô ấy. Chàng xem, em có thể mượn con ngựa khổng lồ của ó có thể mang cả hai chúng em dễ dàng. Còn chàng, trong khi chờ đợi, hãy cưỡi con ngựa thần kỳ của em. Chàng cứ đi trước. Sau khi đưa cô bé về nhà, em sẽ nhanh chóng đuổi ki.p chàng.\n- Đồng ý, Losang nói. Ta sẽ đi thẳng, đợi nàng trên ngọn đồi đằng kia. Hãy theo dấu ngựa của ta, và nhất là nhanh lên!\nHọ tạm biệt nhau. Losang cưỡi con ngựa thần kỳ lên đường. Chàng cố tình đi chậm. Khi lên đến đỉnh đồi,chàng xuống ngựa chờ thiếu nữ. Chàng chờ ở đó rát lâu, ngòi trên một phiến đá mắt dõi nhìn ra xa xem thiếu nữ đến chưa. Chẳng có gì hiện ra phía chân trời. Đúng lúc ấy, mây đen ùn ùn kéo đến, cả bầu trời đột nhiên đầy mây và một cơn gió to nổi lên trong không gian âm u đến ngột ngạt. Những hạt mưa to tướng lộp bộp rơi, gió hú mỗi lúc một mạnh hơn, và dưới luồng gió ấy Losang, vô cùng kinh ngạc, thấy con ngựa của mình bé dần, bé dần đến khi biến mát hoàn toàn. Chỉ còn lại viên ngọc lấp lánh trên mặt đất.\nLosang còn có thể làm gì? Chỉ chờ đợi, ngồi dưới một tán cây tiếp tục đợi thiếu nữ. Mặt trời trở lại, đuổi mây, chiếu những tia nắng chói chang. Đã gần trưa, trời nóng ngột ngạt, thiếu nữ vẫn không thấy đâu.\n“Nàng đi lâu thật!” Losang cằn nhằn. “Ta sẽ đi bộ vậy. Nàng đi ngựa sẽ mau chóng đuổi kịp ta.” Nghĩ vậy chàng đi bộ xuống sườn đồi bên kia, đến chỗ có một dòng sông nhỏ, chàng xuống nước định lội qua.\nNgay bước đầu tiên, chàng đã bị lún sâu trong bùn đến đầu gối. Bước thứ hai, bùn đến thắt lưng! Rồi chẳng biết từ đâu, một đám mây muỗi đói xông vào chàng. Losang cố sức tự vệ, nhưng đuổi được một con thì mười con khác xông vào. Chúng xông vào mỗi lúc một nhiều, mỗi lúc một dày đặc, đến mức quanh đầu chàng đen kịt.\n“Những con vật bẩn thỉu này định ăn tươi nuốt sống mình đây!” Chàng thấy một con muỗi to bằng nắm đấm lao về phía mình. Losang tránh sang một bên. Trong lúc hoa chân múa tay chàng chạm vào chiếc túi đựng các loại cỏ thơm. “Biết đâu mùi thơm của cỏ chẳng đuổi được muỗi?” chàng nghĩ. Chàng lấy một nhúm cỏ bóp nát thành bột trong lòng bàn tay, rồi xoa lên người. Tức thì, đàn muỗi bỏ đi trong tiếng vo ve vang rền. Losang thở phào nhẹ nhõm! Tuy nhiên chàng vẫn bị sa lầy trong bùn, tiến lên một bước hay lùi xuống một bước đều không được.\n“Cô gái này dềnh dàng ở đâu vậy?” chàng cằn nhằn. Cuối cùng chàng nghe có tiếng vó ngựa lốp cốp, lốp cốp! Chót vót trên đỉnh đồi, bóng dáng nữ kỵ sĩ trẻ hiện rõ trên nền trời. Nàng dừng ngựa kêu lên, giọng trách móc:\n- Tại sao chàng vội vã thế, lại dầm nước nữa chứ? Tắmễ chịu không?\n- Tuyệt! Losang làu bàu. Với một con lợn lòi, thế này hẳn dễ chịu lắm!\n- Chàng thì, chẳng có gì hợp với chàng cả, thiếu nữ khúc khích, che miệng cười chế nhạo. Nàng bước xuống mép nước, nhìn xung quanh ngạc nhiên:\n- Tại sao chàng đi bộ? Chàng đã làm gì con ngựa thần kỳ rồi?\n- Nó đã bốc hơi ngay khi phải gió.\nChỉ còn cái này thôi! Losang làu bàu trả lời, giơ cho cô gái xem viên ngọc cầm trên tay.\n- Ôi, quả vậy, một con ngựa thần kỳ không bền lắm đâu! Nhưng chàng hãy giữ cẩn thận viên ngọc, có thể nó sẽ còn có ích.\nĐến đây, người đẹp giúp Losang nhảy lên ngồi trên ngựa. Hai người trẻ tuổi vượt qua con sông đặc quánh bùn không gặp trở ngại gì nữa, cuối cùng tới một vùng hoang vu nơi những đầm lầy trải dài ngút mắt. Phía chân trời sừng sững một ngọn đồi, chàng trai chỉ cho người thiếu nữ:\n- Sau quả đồi kia là thung lũng có dòng sông chảy qua. Cạnh đấy là nơi Boumo ở.\n- Boumo của chàng không biết phải ơn chàng thế nào cho đủ, vì tất cả những gì chàng đã phải chịu đựng để đi tìm cô ấy, thiếu nữ dịu dàng nói. Ai biết cô ấy trông ra sao? Chàng có chắc là chàng không muốn trở về cùng em?\n- Khi ta đã làm gì, ta sẽ làm tới cùng, Losang trả lời kiên quyết. Và họ phi ngựa suốt buổi sáng, băng qua các đầm lầy, dưới ánh mặt trời như thiêu như đốt trên đầu, xung quanh nước lẫn bùn từ vó ngựa bắn lên. Cuối cùng, họ tới một quả đồi khá cao, trên đỉnh đồi có một con đường bằng phẳng dẫn xuống bờ sông.\n- Rốt cục chúng ta đã tới nơi, thiếu nữ nói và nhảy xuống ngựa. Em sẽ chờ chàng ở đây, tại nhà những người trung thực em quen. Chúng ta sẽ gặp lại nhau khi chàng đã xong việc của chàng.\n- Đồng ý, chàng trai nói, cảm thấy rất nhẹ mình. Ta tự hỏi cha của Boumo sẽ chào đón ta ra sao, nếu ta đến nhà ông có nàng đi cùng.\nChàng tạm biệt thiếu nữ, lên ngựa đi tìm cha của Boumo. Những người nông dân cho chàng biết ông tên là Norbou, một người tốt hơn cả là đừng gặp. Họ chỉ chgôi nhà, và chàng trai trẻ của chúng ta đến ngay.\nNorbou lắng nghe Losang, nghiêm khắc xét nét chàng hồi lâu rồi nói:\n- Con không phải là người đầu tiên đến cầu hôn, con trai ạ. Đã có nhiều người đến đây và họ đã hối hận vô cùng. Hãy nghĩ kĩ trước khi cầu hôn!\n- Con đã vượt qua mọi trở ngại của cuộc hành trình không phải để bây giờ quay gót, Losang tuyên bố.\n- Vậy thì chúng ta có thể bắt đầu ngay lập tức. Vả lại, biết đâu con sẽ hợp với con gái ta?\n- Thế thì xin hãy gọi nàng đến đây. Con muốn được gặp nàng.\n- Còn khối thời giờ cho việc ấy. Trước tiên con phải chứng tỏ con có xứng đáng không đã. Đi theo ta!\nÔng dẫn chàng trai ra sân, một con ngựa lông vàng yên cương đầy đủ đã chờ sẵn ở đó. Ông đặt lên yên ngựa một xu đồng thủng lỗ quất rồi mạnh roi. Con ngựa phóng vụt đi, người cha cười nói: “Bây giờ con bắt nó lại, và nhớ phóng mũi tên qua lỗ đồng xu!” Ông vừa nói đến đây Losang đã nhảy lên con ngựa khổng lồ và ph...ự...ư...t! Mũi tên của chàng xuyên trúng đích. Khi con ngựa lông vàng trở lại,Norbou thấy mũi tên xuyên đúng lỗ đồng xu.\n- Có thể được đấy, ông tức giận nói. Nhưng tối rồi, để mai hẵng hay. Con sẽ nghỉ đêm tại nhà ta. Phòng này dành cho con. Đến trước cửa, ông né người nhường cho chàng trai bước vào.\nLosang bước qua ngưỡng cửa và bốp! Chàng vập đầu phải một thanh xà thấp ngay trên cửa, chàng xây xẩm mặt mày. “Người cha hẳn cố ý bố trí thanh xà ở chỗ này.” chàng nghĩ bụng, nhưng không nói gì.\n- Nào, nào, có tiếng cười nhạo sau lưng chàng, con không thể thận trọng hơn được sao? Suýt nữa thì con tự hại mình ngay trong nhà ta đấy! Bây giờ tốt rồi, chúc ngủ ngon! Người cha khép cửa, nhưng Losang vẫn nghe được tiếng cười nhạo khe khẽ. Chàng thấy mình đứng giữa bóng tối mịt mù, mở căng mắt cũng không nhìn thấy gì. Chợt chàng nhớ đến viên ngọc. Chàng đặt viên ngọc trong lòng bàn tay. Gian phòng sáng lên trắng mờ. Bấy giờ chàng mới thấy, dưới sàn nhà và trên tường, cả một đám mây đen muỗi lớn và các loại bọ độc kêu vo vo vang rền chực lao vào chàng với vẻ phàm ăn ghê gớm.\nái này ta cũng chẳng lạ gì”, Losang nghĩ bụng ngạo mạn. Chàng mở chiếc túi nhỏ và vãi một ít cỏ ra xung quanh. Chỗ còn lại chàng chà xát khắp người rồi thản nhiên nằm xuống, chẳng bao lâu thì ngủ ngon lành.\nSáng sớm hôm sau Norbou rón rén đến gần cửa, nhón chân, áp tai nghe xem chuyện gì xảy ra bên trong, rất ngạc nhiên chẳng thấy gì cả. Ông mở cửa nhìn qua khe. Cuối cùng ông bước hẳn vào.\n- Thế nào, con trai, con ngủ ngon không? ông láu lỉnh hỏi. Nhưng ngay lập tức ông thôi cười. Qua cánh cửa hé mở ánh sáng lọt vào phòng, ông nhận thấy Losang đang nằm rất thoải mái, phủ kín nền nhà là từng lớp muỗi và côn trùng chết.\n- Cảm ơn ông đã quan tâm đến con, Losang tỉnh ngủ, uể oải ngồi dậy trên giường. Đời con chưa từng được ngủ đàng hoàng thế này. Con thấy ông chu đáo với khách quá!\n- Con thấy... Vì rằng..., người cha không biết nói sao. Ta làm những gì có thể! Cái chính là con vẫn mạnh khoẻ. Thử thách cuối cùng đang chờ con. Đây là lúc xem con có thật sự tha thiết muốn cưới con gái ta hay không!\nÔng ra khỏi phòng, chàng trai theo chân ông. Hai người đến một chỗ hẻo lánh nơi một đám đông đang tụ tập.\nLosang chợt sững người. Giữa đám đông có một hàng rào ngăn cách tạo thành một khu hình vòng tròn, chính giữa khu hình vòng tròn, trên một cái bục nhỏ, có một cô gái. Đống củi cháy rừng rực, đám người hò la:\n- Người anh hùng dũng cảm,Boumo của chàng đấy: Chàng đã vượt qua mọi trở ngại, giờ hãy đi qua đống lửa này và nàng sẽ thuộc về chàng.\nChàng trai sững sờ kinh ngạc nhìn Boumo. Thiếu nữ cúi đầu, mái tóc nàng gài một bông hoa dẻ trắng.\n“Chính là nàng, người đẹp bên sông”, Losang định thần. “ Đúng nàng rồi, có bông hoa trắng trên mái tóc.”\nThiếu nữ ngẩng đầu lên và mỉm cười:\n- Ôi, không! Chàng trai kêu lên. Nàng chính là người con gái đã theo ta đến tận đây, người con gái ta đã giành lại từ tay con rồng. Hay là ta nhầm? Nàng giống cả hai người đến thế!\nThiếu nữ gỡ bông hoa trên mái tóc, ném về phía Losang.\n- Em là Boumo, người mà chàng bấy lâu tìm kiếm. Nhưng em cũng là thiếu nữ lấy nước bên sông, và người con gái chàng lại từ tay rồng. Chàng đã nhầm lẫn vì bông hoa dẻ trắng, bông hoa đã khiến chàng không nhận ra em.\nLosang nhanh chóng hiểu ra. Chàng cầm rìu thần, mở đường qua những cành củi giàn thiêu đang rừng rực cháy, ôm thiếu nữ trong vòng tay đưa ra ngoài vòng lửa.\n- Thật là một người anh hùng đích thực! Đám đông reo hò thán phục.\nNorbou thở dài tuyên bố:\n- Ta phải thú nhận rằng con gái ta khó tìm đâu cho được một vị hôn phu hơn con. Con có thể lấy nó. Còn Boumo, con muốn của hồi môn gì? Cha sẽ cho con tát cả những gì con muốn.\n- Con đã chuẩn bị của hồi môn từ lâu rồi, thưa cha! Boumo mỉm cười trả lời và nàng chạy đi tìm hai chiếc xô bằng vỏ cây bulô. Mỗi chiếc xô mang một mũi tên xuyên qua thành. Losang sung sướng mỉm cười, rồi chàng nhìn vào mắt Boumo, thật gần, nói với giọng trang nghiêm:\n- Tại sao nàng để ta chịu đựng suốt dọc đường như thế, Boumo? Tại sao nàng không nói với ta, ở nhà chúng ta, ở làng, rằng nàng là cô gái có bông hoa dẻ trắng, và chính là nàng, cô gái cưỡi con ngựa thần kỳ?\nBoumo dịu dàng trả lời:\n- Em thường nghe nói về chàng, và em muốn hiểu chàng tường tận hơn.\n- Bây giờ nàng đã hiểu ta, nàng có hài lòng không?\n- Vâng, Boumo ra dấu bằng mắt. Nhưng chỉ hài lòng không thôi liệu đã đủ hay chưa. Em phải được biết rành rẽ về người đàn ông em sẽ lấy làm chồng. Mà chàng thì vừa tốt bụng vừa đẹp người, vừa hiếu lẽ phải vừa dũng cảm, bền bỉ lại mạnh mẽ. Em chưa từng gặp được một người như chàng. Boumo lặng ngắm chàng trai bằng đôi mắt tràn đầy yêu thương, và nàng đẹp đến nỗi Losang không thể thốt nên lời.\n- Nàng vừa ngoan hiền vừa xinh đẹp, cuối cùng chàng sung sướng nói. Ta tin đã tìm thấy hạnh phúc lớn của đời mình!\nCon ngựa khổng lồ hí vang sau họ,vừa hí nó vừa gõ móng xuống đất.\n- Nàng thấy không, Losang mỉm cười, nó cũng muốn về nhà đáy! Lại đây, chúng ta lên đường!\nThiếu nữ nói lời từ biệt cha và bà con làng xóm. Losang đặt nàngên, phía trước mình. Những cái móng khổng lồ gõ lộp cộp trên nền đát và, trước khi kịp nhận ra, họ đã mất hút phía chân trời. Lần này, một con đường bằng phẳng trải trước mắt họ, và họ tới bờ sông Tsangpo không gặp một trở ngại nhỏ.\nNgười thợ săn vui mừng thấy con trai trở về bình yên vô sự, mang theo vị hôn thê xinh đẹp. Họ sẽ còn sống nhiều năm dài trong bình an và hạnh phúc vì Boumo không chỉ xinh đẹp mà còn rất mực thảo hiền.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Can I listen to the story Vì sao các nhà thiên văn phải chụp ảnh các ngôi sao?, in its vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "Chụp ảnh là để lưu lại cho chúng ta những kỷ niệm tốt đẹp và lâu dài. Thế mà các nhà thiên văn lại chụp ảnh các ngôi sao trên trời để làm gì? Nguyên là có rất nhiều hiện tượng thiên văn chỉ xảy ra trong chốc lát. Ví dụ một ngôi sao mới độ sáng đột biến tăng lên gấp hàng triệu lần độ sáng ban đầu trong mấy ngày. Lại ví dụ sao băng lướt qua trên bầu trời chỉ mấy giây là biến mất. Có một số hiện tượng thiên văn cực kỳ hiếm thấy, ví dụ ở một địa phương nào đó từ 200 - 300 năm mới xuất hiện một lần nhật thực toàn phần, thời gian lâu nhất cũng chỉ mấy phút. Sáng như sao chổi mấy chục năm, thậm chí lâu hơn mới gặp một lần. Những hiện tượng thiên văn này nếu không chụp ảnh để lưu lại, chỉ dựa vào ấn tượng của cá nhân hay tài liệu ghi chép thì rất ít giá trị khoa học.\nMột đặc điểm khác của hiện tượng thiên văn là những ngôi sao có ánh sáng rất yếu, khi quan trắc, ánh sáng của nó phân tán trên một dải phổ, dùng mắt thường nhìn vào từng vạch phổ rất mờ. Nếu thông qua kính viễn vọng thiên văn kéo dài thời gian chụp ảnh, cảm quang của phim có tác dụng tích luỹ sẽ bù đắp ánh sáng yếu này nên ảnh rõ hơn. Chụp ảnh còn có ưu điểm là có thể chụp được cả bộ phận tia tử ngoại và hồng ngoại ngoài phạm vi mắt thường không thấy được. Như vậy sẽ mở rộng tầm nhìn quang phổ của các hằng tinh mà ta quan trắc. Hơn nữa trong không trung các sao dày đặc, nhiều đến mức khiến ta loá mắt không nhìn cố định được. Vì vậy các nhà thiên văn khi vẽ hình các ngôi sao, phải dùng phương pháp chụp ảnh, vừa khách quan vừa chính xác. Nếu dùng mắt thường nhìn để vẽ ra vị trí hàng nghìn hàng vạn ngôi sao là vô cùng khó khăn, không tưởng tượng nổi. Cho nên chụp ảnh các ngôi sao trong quan trắc thiên văn là không thể thiếu được, hơn nữa cho đến nay đó vẫn là biện pháp cơ bản nhất. Những phát hiện quan trọng trong thiên văn học cận đại có thể nói đại bộ phận là nhờ công lao kỹ thuật chụp ảnh mà có.\nChụp ảnh sao với chụp ảnh bình thường không giống nhau. Nói chung chụp ảnh cho người, ảnh phong cảnh chỉ bấm một cái là xong, thời gian phim cảm quang rất ngắn, chỉ một phần mấy trăm, hoặc một phần mấy chục giây là được. Còn chụp ảnh các ngôi sao thì cần mấy giây, thậm chí mấy giờ. Thời gian cảm quang của phim kéo dài là đặc điểm của chụp ảnh thiên văn. Hơn nữa các đài thiên văn thường sử dụng phim khô - kính ảnh, bởi vì các đài thiên văn cần quan trắc tỉ mỉ. Ví dụ đo độ dài bước sóng của vạch phổ hoặc đo vị trí tương đối của các ngôi sao đều cần đến độ chính xác một phần vạn mm, cho nên sử dụng kính ảnh để tránh bị biến dạng.\nNgày nay kỹ thuật chụp ảnh số đang phát triển mạnh, nó sẽ thay thế kỹ thuật chụp ảnh bằng phim thông thường. Nguyên lý của máy ảnh số cơ bản giống với thiết bị quan trắc thiên văn, cũng đang dần dần từng bước thay thế kỹ thuật chụp ảnh thiên văn cổ điển, nhưng mục đích làm việc của chúng như nhau, chỉ khác là hiệu quả chụp ảnh tốt hơn mà thôi", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tell a fairy tale about Sự tích bánh Trung Thu, in its Vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "Chuyện kể rằng, ngày xưa, trên trời có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga, nàng rất xinh đẹp và chăm chỉ cai quản cả một Vầng Trăng sáng lung linh. Nàng rất yêu trẻ con nên mơ ước của nàng là được ghé xuống trần gian chơi đùa cùng các em nhưng do quy định của tiên giới không cho phép.\nMột hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào ngày rằm tháng 8 – là ngày mà trăng tròn và sáng nhất trong năm, người nào làm được loại bánh ngon nhất, đẹp nhất và lạ mắt nhất sẽ được trọng thưởng bất kỳ điều gì mình muốn.\nHằng Nga rất thích thú, háo hức tham gia cuộc thi ngay. Khi xuống trần gian để tham khảo, nàng gặp được Cuội – một chàng trai chuyên gia nói dóc, cứ mỗi tối Cuội lại tụ hợp các em nhỏ dưới gốc cây đa đầu làng mà kể chuyện tầm phào.\nNgoài tài “nói dóc”, Cuội rất giỏi nấu nướng, cậu thường tự tay làm bánh cho bọn trẻ trong làng ăn nên các bé rất yêu quý Cuội. Hằng Nga biết vậy rất vui mừng và ngỏ ý nhờ Cuội cùng nàng làm ra loại bánh mới, thế là Cuội đưa ra một sáng kiến là cứ bỏ tất cả mọi nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên, nào là trứng, hạt dưa, thịt, mè, hạt sen, lạp xưởng…\nVà thật kì lạ, những chiếc bánh ra lò thơm phưng phức, các em nhỏ ăn vào đều khen rất ngon, mặc dù còn chưa đẹp mắt lắm nhưng đó là món bánh ngon nhất mà bọn trẻ con được thưởng thức.\nĐã đến thời hạn trở về thiên đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh chưa đặt tên thật ngon lên thiên đình dự thi và chia tay những người bạn thật đáng yêu nơi trần gian, từ biệt chàng Cuội nói dóc nhưng tài năng và tốt bụng.\nNhưng chàng Cuội vì lưu luyến không muốn rời xa nàng, nên đã nắm chặt lấy tay nàng và thật kì lạ, có một sức mạnh siêu nhiên nào đó đã kéo chàng cùng cây đa đầu làng lên cung trăng. Leo lên cây đa chàng có thể nhìn thấy bọn trẻ đang vui đùa dưới trần gian. Có đôi lúc nhớ nhà, nhớ các em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.\nVề phần Hằng Nga, món bánh độc đáo của nàng đã giành giải nhất và được Ngọc Hoàng đặt tên là \"bánh Trung Thu\" và ban cho nàng một điều ước. Nàng ước rằng mỗi năm đến dịp ngày rằm tháng 8 sẽ được cùng Cuội xuồng trần gian để ban phát niềm vui và vui chơi cùng các em nhỏ. Điều ước được chấp nhận và Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung Thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.\nTừ đó, cứ mỗi độ Tết Trung Thu, chị Hằng và chú Cuội lại được xuống trần gian để mang niềm vui cho các em, món bánh Trung Thu từ đó cũng trở thành món ăn đặc sắc không thể thiếu trong ngày này.\nTừ đó về sau, cứ đến ngày Rằm tháng Tám, là lúc trăng sáng và tròn nhất, người ta lại tổ chức rước đèn, múa rồng múa lân dưới ánh trăng để kỷ niệm ngày chú Cuội, chị Hằng và đàn Thỏ xuống mặt đất vui chơi. Bánh Trung thu làm thành hình mặt trăng để tưởng nhớ cuộc liên hoan vui vẻ dưới trăng buổi tối mà trẻ con quen gọi là Tết Trung Thu.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Tại sao nói cá là tổ tiên của loài lưỡng cư?", "role": "user" }, { "content": "Loài cá thở bằng mang, bơi bằng vây, là động vật có xương sống, sống trong nước. ếch là loài lưỡng cư, khi còn nhỏ gọi là nòng nọc, ở trong nước, dùng mang để thở. Sau khi trưởng thành, ếch lên trên cạn thì hô hấp bằng phổi. Nhìn sơ qua loài cá, loài lưỡng cư là hai loài động vật không hề liên quan đến nhau. Nhưng sau khi nghiên cứu và phân tích kĩ, người ta đã phát hiện giữa hai loài động vật có mối quan hệ với nhau. Các nhà khoa học khi nghiên cứu đã đào các hoá thạch động vật trong lòng đất và phát hiện thấy giáp bì của sọ một loài cá vây tay cổ rất giống với giáp bì của nhóm ếch, nhái cổ. Hệ thống tuần hoàn của hai loại cũng có nhiều điểm tương tự. Đặc biệt là vây ngực và vây bụng của cá vây tay thịt rất dày, việc sắp xếp của xương vây và xương chi của động vật lưỡng cư cổ đại rất giống nhau. Hơn nữa, cá vây tay đã thể hiện rõ là dùng phổi để thở.\nVậy thì tại sao cá vây tay lại có thể tiến hoá thành loài lưỡng cư được nhỉ?\nKhoảng bốn trăm triệu năm trước - thời kì của kỉ Đêvôn, trong ao hồ nước ngọt của giới tự nhiên có loại cá thở bằng phổi sinh sống với số lượng rất nhiều. Loại cá này thân hình giống quả chuỳ, có chiều dài hơn 1 m, bơi rất nhanh, là loài cá ăn thịt, sống rất tự do. Sau đó, tới thời kì cuối kỉ Đêvôn, trên Trái Đất xuất hiện thực vật trên cạn là loài quyết, loài mộc tặc, thanh tùng to lớn. Trải qua mấy chục triệu năm, đến kỉ Cacbon, khi đó khí hậu tương đối ấm áp, ẩm thấp, do vậy thực vật sống trên cạn rất phát triển, không chỉ về chủng loại mà còn mọc rất rậm rạp. Có một số loài mọc ven hồ và sông suối, những lá khô rơi xuống nước cùng với những thực vật mọc dưới nước, những rễ cây, tất cả khi bị thối rữa đã làm cho nguồn dưỡng khí trong nước bị giảm sút. Những loài cá sống dưới nước khi đó oxy không đủ đã làm cho những loài cá thở bằng mang không thích ứng được đã bị chết nhưng cũng còn một số cá thở bằng phổi đã dùng vây ngực và vây bụng để đỡ lấy thân cá hoặc cá nổi lên trên mặt nước hoặc bơi đến những gốc rễ cây mọc bên dòng nước để hô hấp. Do chất lượng nước ngày càng kém mà loài cá này càng dựa vào việc hô hấp không khí ngày một tăng. Có con thậm chí còn nhảy hẳn lên bờ để hô hấp mà sống. Mặt khác, do sự thay đổi của khí hậu gặp khi mùa khô hạn, một số loài cá thở bằng phổi sống ở vùng nước nông, dùng vây ngực và bụng để đỡ cơ thể, chúng chuyển từ vùng nước khô hạn đến nơi có nhiều nước. Vây ngực và bụng của cá do lâu ngày chống đỡ thân cá, cơ thịt có sự thay đổi tương đối lớn. Xương vây dần dần thay đổi gần giống với chi phụ hình năm ngón của động vật sống trên cạn. Cá thở bằng phổi thời cổ đại đã dần dần tiến hoá thành động vật lưỡng cư và trở thành tổ tiên của động vật bốn chân trên cạn.\nLoài cá cổ nay được cho là đã bị tuyệt chủng nhưng tháng 12 năm 1938 ở gần bờ Đông Hải Nam Bộ của Châu Phi đã bắt được loại cá này và được đặt tên là cá \"Latimeria\". Do phần giữa vây đuôi của cá phình ra giống hình ngọn giáo nên được gọi là \"cá đuôi hình ngọn giáo\".\nPhát hiện này gây chấn động toàn thế giới vì việc đánh bắt cá thở bằng phổi không chỉ là chứng cứ đầy đủ chứng minh được những tài liệu hoá thạch mà còn là căn cứ cho việc chứng minh loài cá thở bằng phổi đã tiến hoá thành động vật lưỡng cư. Hơn nữa, nó còn phá vỡ quan niệm cho rằng loài cá thở bằng phổi đã bị tuyệt chủng cách đây 70 triệu năm.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tôi muốn nghe truyện Truyền thuyết về đất nước Triệu Voi nha", "role": "user" }, { "content": "Ngày xưa, ở nước Lào, có nàng Am-ma-la xinh đẹp, hoàng tử Phôn-xa-nga, con trai của Trời, xin cưới nàng làm vợ. Nhưng vua cha ngăn cấm. Hoàng tử bèn trốn xuống hạ giới để kết hôn với nàng Am-ma-la. Mãi đến mười hôm sau vua cha mới biết con trai mình không còn ở trên trời nữa (mười mấy ngày trên trời bằng mười năm ở hạ giới). Trời nổi giận bèn sai tướng Đại Bàng đi bắt hoàng tử về.\nMười năm sống với nhau, vợ chồng Phôn-xa-nga đã sinh đuọc ba con trai. Các con lớn nhanh như thổi, chẳng mấy năm đã giúp bố mẹ chặt cây phá rẫy.\nMột hôm, gia đình hoàng tử đang làm rẫy, tướng Đại Bàng liền sà xuống cắp hoàng tử bay về trời.\nTừ đó mẹ con nàng Am-ma-la chỉ ngước mắt lên trời mà than khóc. Tiếng khóc ai oán vang đến tai làm Trời khó chịu. Trời liền sai Đại Bàng xuống giết cả mấy mẹ con.\nThấy đại bàng hung hăng tìm kiếm, nàng Am-ma-la và các con chạy vào một cái hang. Cửa hang nhỏ, Đại Bàng không chui vào được, đành bay lượn xung quanh. Không chút run sợ, người con trai thứ hai cầm hòn đá ném trúng ngực Đại Bàng. Chim đau quá phải bay lên cao. Thế là mấy anh em nảy ra ý định dùng nỏ để chống lại Đại Bàng.\nMột hôm, Đại Bàng sà xuống cửa hang, liền bị các mũi tên của ba anh em giết chết.\nĐược tin tướng Đại Bàng đã chết. Trời tức giận vô cùng, liền sai thần Triệu Voi xuống hạ giới, dùng sức mạnh để chà đạp cho nát hết mặt đất. Nữ thần đất nghe tin này liền báo cho ba anh em biết và bày phép thần cho ba anh em chống lại. Ba anh em khi đã có phép thần liền chia nhau giữ các nơi. Người anh cả giữ rừng sâu, anh hai giữ vùng sông nước và em út giữ vùng núi cao.\nKhi thần Triệu Voi dẫn đàn voi khổng lồ xuống phá phách làng bản, mới đi đến gần sông Mê Kông đã bị anh hai dùng sức nước phun vào đàn voi. Đàn voi sợ bị nước cuốn đi, phải chạy lên núi.\nKhi lên đến núi cao, thần Triệu Voi bị người em út vác cả từng tảng đá lớn ném xuống. Thần Triệu Voi và quân lình phải chạy tan tác vào rừng sâu. Trong rừng sâu, người anh cả đã phục sẵn. Tay cầm khiên tay cầm lao, người anh cả hét lên một tiếng làm rung chuyển cả núi rừng.\nTiếng hét như trăm ngàn ngọn lao cắm vào tai voi. Voi vội lấy hai vành tai để bịt lỗ tai lại. Nhưng tiếng thét mạnh quá làm cho tai voi bẹp dí. Đàn voi sợ quá. Thần Triệu Voi thua to, không dám về trời, sợ bị trị tội.\nLúc này người anh cả mới nói:\n– Voi ơi, ta không nỡ giết voi, vì voi với ta không có thù hằn gì. Chỉ vì Trời muốn chia lìa cha mẹ ta mà các ngươi phải chịu tai họa.\nThần Triệu Voi nghe lời nói phải, bèn xin ở lại hạ giới kết bạn với ba anh em.\nHoàng tử Phôn-xa-nga từ khi bị bắt về trời, lúc nào cũng khóc than vì thương vợ nhớ con. Đàn chim te te nghe tiếng khóc, mủi lòng thương bèn xòe cánh kết thành một tấm thảm lớn chở hoàng tử bay khỏi nơi giam để về hạ giới.\nHoàng tử gặp lại vợ con, mừng mừng tủi tủi. Thấy các con đã lớn, hoàng tử liền chia cho mỗi người ở một nơi: người em út ở vùng núi cao, người con thứ hai ở vùng sông nước, người con cả ở vùng rừng rậm.\nHoàng tử dặn:\n- Các con tuy ở ba vùng khác nhau nhưng cùng chung núi rừng, sông suối. Các con phải chung sức, chung lòng để giúp đỡ nhau và canh giữ ba vùng đất nước.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể cổ tích về Thầy giáo dạy vẽ nhé ?", "role": "user" }, { "content": "Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây đã mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp 5, mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…\nTuần trước, vào một buổi tôi, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu – hoạ sĩ và Hiền – kĩ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi:\n– Cậu có nhớ thầy Bản không?\n– Nhớ chứ ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không?\n– Đúng rồi, thầy mới mất hôm đầu tháng. Mình có đến dự đám tang, nhưng không kịp dến báo cho các cậu. Thầy về hưu đã lâu; những năm cuối, thầy yếu mệt nhiều, vẫn ở trên căn gác xép với một cô cháu gái…\nTôi sững sờ nhớ lại hình ảnh của thầy Bản. Đã lâu lắm tôi không gặp lại thầy, trừ một lần, đạp xe qua phố, tôi thấy thầy đứng xếp hàng trước một quầy hàng dầu hoả. Nếu gặp, chắc thầy cũng không nhận ra tôi: Thầy dạy nhiều lớp, nhiều học trò, và môn hoạ một tuần chỉ có một tiết.\nHổi ấy, thầy bao nhiêu tuổi, tôi không rõ. Chỉ biết thầy dạy học đã lâu, nhiều cô giáo, thầy giáo trong trường từng là học trò của thầy.\nThầy ăn mặc theo kiểu của trí thức thời trước: Bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiêc ca-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ. Thầy thường đội mũ nồi, bộ râu mép rậm lấm tấm bạc, đôi giày cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách.\nThầy luôn đăm chiêu, nhưng hiền hậu. Chẳng bao giờ thầy cáu giận, gắt gỏng chúng tôi. Cũng chang bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kê cả những hôm thầy yếu mệt, giọng run run.\nCác cô giáo, thầy giáo trong trường kể rằng thầy là một trong những hoạ sĩ học khoá đầu tiên Trường Cao đắng Mĩ thuật Đông Dương. Bạn học của thầy, hầu hết đều đã trở thành những hoạ sĩ có tên tuổi, có người nổi tiếng ở cả nước ngoài. Riêng thầy Bản chỉ là một giáo viên dạy vẽ bình thường ở một trường cấp hai.\nThầy dạy chúng tôi kẻ chừ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới có một bài “vẽ tự do” cảnh chùa hoặc lao động ở vườn trường. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí : cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ. Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy, Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội hoạ, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kì lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ. Có những lần, thầy đưa chúng tôi về nhà thầy chơi, về gian gác hẹp xếp đầy sách vở và tranh ảnh. Thầy đưa chúng tôi xem những quyển tranh của các bậc danh hoạ. Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm,… Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý. Chúng tôi có đi hỏi, nhưng chẳng thấy ai biết đến hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản.\nChẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội hoạ, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu. Thầy bảo giờ đây, nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy. Có lần đến lớp, vẻ nghiêm trang và xúc động, thầy nói với chúng tôi :\n– Ở triển lãm mĩ thuật thành phố, người ta có bày một cái tranh của tôi…\nThầy mỉm cười rụt rè khẽ nói thêm:\n– Các em đến xem thử…\nChiều hôm ây, mấy đứa chúng tôi – trong đó có Châu và Hiền – rủ nhau đến phòng triển lãm. Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ trong một chiếc khung cũ. Bức tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cục, mấy quả càm, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn… Mọi người đi lướt qua, chang ai để ý tới bức tranh của thầy. Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn dùng đê ghi cảm tưởng của người xem : chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về bức tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp. Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đây không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi.\nCàng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Nảy ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết:\nTrong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của ho ạ sĩ Nguyễn Thừa Bẩn !\nBức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bẳn rất đẹp. Hoạ sĩ là một người có tài năng vả cần cù lao động. Kính chúc hoạ sĩ mạnh khoẻ…\nRồi chúng tôi kí những cái tên giả dưới các ý kiến đó. Ngoài mây đứa chúng tôi, không ai biết việc này.\nVài hôm sau, thầy Bản đến lớp. Bối rối vì cảm động, thầy báo tin:\n– Các em ạ… Bức tranh ở triển lãm của tôi… cũng được một sô’ người thích… Họ có ghi cảm tưởng… Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc… tôi có ghi lại…\nThầy húng hắng ho, rồi nói thêm, vẻ ân hận:\n– Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý… Nếu vẽ lại, tôi sẽ sửa chữa nhiều…\nThương thầy quá, chúng tôi suýt oà lên khóc. Thầy không chỉ làm cho chúng tôi yêu hội hoạ, thầy còn là một tấm gương về sự cần cù, lòng trong sạch, tình yêu thương trân trọng với công việc bình thường của mình. Thầy không phải là một nghệ sĩ nổi tiếng như các bạn của thầy , nhưng đối với chúng tôi, hình ảnh hiền hậu khiêm nhườngcủa thầy đáng quý trọng biết bao.\nCó lẽ đến phút cuối của cuộc đời, thầy cũng không biết rằng chính chúng tôi – những học trò nhỏ của thầy – đã viết vào quyển vở cảm tưởng trong kì triển lãm ấy.\nBây giờ, thầy Bản không còn nữa !\nTôi ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy…\nThưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu !\nViết những dòng này, chúng em muôn xin thầy tha lỗi cho chúng em, và muôn lần nữa được thưa với thầy rằng chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy…\nÝ nghĩa\nNgười thầy giáo dạy vẽ tuy không có những bức tranh nổi tiếng nhưng luôn tận tuy với công việc và sông hiền hậu, khiêm nhường cũng là người rất đáng kính trọng. Hình ảnh thầy trong tâm trí học trò chính là bức tranh đẹp nhát vì bức tranh ấy chứa đựng tình cảm yêu thương và lòng biết ơn sâu nặng.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể cổ tích về Tại sao những bông hoa sặc sỡ màu sắc thường không có mùi thơm, còn hoa thơm thì lại thường có màu trắng? được không ?", "role": "user" }, { "content": "Màu sắc sặc sỡ của hoa là một nguyên nhân quan trọng khiến cho con người thích thưởng thức chúng. Không ít loài hoa quý, đẹp như hoa hồng, mẫu đơn, thược dược, đỗ quyên, sơn trà, báo xuân... đầy màu sắc và rất được con người yêu thích. Vậy những bông hoa có màu trắng lại không phong nhã sao? Sự thực không phải như vậy, rất nhiều loài hoa quý được yêu chuộng như bạch lan, hàm tiếu, ngọc lan, nhài, thủy tiên, quế hương... Chúng đều có màu trắng, hơn nữa lại có mùi hương cực kỳ dễ chịu. Loài hoa màu trắng hay thuần trắng đều có chung một đặc điểm: trang nhã, mùi hương dễ chịu đem lại cho con người cảm giác yên tĩnh, thanh thoát và cao quý. Mùi thơm của hoa xuất phát từ mấy loại hoặc mấy chục loại dầu thơm dễ bay hơi mà có. Nó thường tỏa ra vào lúc hoa nở, đến khi hoa tàn thì nó dần dần mất đi.\nTất nhiên con người thích nhất những loài hoa vừa đẹp lại vừa thơm nhưng đáng tiếc là thiên nhiên lại không hào phóng như vậy. Bởi vì thực ra hoa nở hay tỏa mùi hương không phải là để cho con người thưởng thức, mà để ra quả. Màu sắc và mùi thơm là phương thức để hấp dẫn côn trùng truyền phấn. Tuy nhiên yêu cầu của côn trùng đối với hoa không “hà khắc” như con người. Nhiều loài côn trùng chỉ dựa vào màu sắc là có thể nhận biết chính xác hoa nào phù hợp cho nó lấy mật hay không, còn như mùi thơm của hoa đối với chúng không có ý nghĩa gì.\nMột số loài côn trùng khác lại nhạy cảm với mùi hương của hoa, cho dù có sự khác lạ nhỏ chúng cũng phân biệt được, vì chúng chỉ dựa vào khứu giác mà tìm được đóa hoa cần “ghé thăm”, còn như hoa có đẹp hay không cũng vô nghĩa. Chúng ta biết rằng, trong quá trình tiến hóa của thực vật luôn có một xu hướng phổ biến là không ngừng loại bỏ những chất dư thừa trên cơ thể. Đối với hoa cũng như vậy, những bông hoa sặc sỡ đủ để có thể phát tín hiệu mời côn trùng, hơn nữa những tín hiệu này nhất định được người nhận đáp lại, thì tỏa mùi hương nồng nàn là quá thừa. Cũng giống như vậy, hoa đã có mùi hương đặc trưng thì sắc đẹp cũng không cần thiết phải có. Còn đối với loài hoa nhờ gió hay nhờ nước truyền phấn thì không có vấn đề hấp dẫn do đó không có cả màu sắc cũng như hương thơm.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "I want to hear you tell your story Khi người yêu bạn là một anh chàng đẹp trai? in vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "1. Chẳng những phải đề phòng bọn con gái, còn phải cảnh giác cả lũ con trai nữa. Bất cứ ai lại gần anh ta đều có thể là tình địch.\n2. Bố mẹ tôi đều cho rằng mắt mũi anh ta có vấn đề.\n3. Bước chân ra đường là bị nói: \"Cô kia chắc giàu lắm.\"\n4. Dù anh ta có làm gì sai, chỉ cần mỉm cười làm lành là tôi tha thứ tất thảy.\n5. Lần nào đi chơi cũng hi vọng được tình cờ chạm mặt bạn trai cũ.\n6. Đúng là đẹp trai không mài ra ăn được, nhưng ngồi cạnh anh ta ăn gì cũng thấy ngon, đói bụng cũng không đến mức cồn cào không chịu nổi.\n7. Nghĩ rằng kiếp trước mình đã giải cứu thế giới nên kiếp này mới may mắn thế.\n8. Tuyệt đối không thể chia tay, vì thế hệ F1. Chia tay rồi thì chẳng nhìn ai vừa mắt nữa đâu!!\n9. Nếu bị chia tay thật, kiểu gì cũng phải mối mai anh ta cho một chàng trai khác. Đẹp trai thế này không là gay thì phí của giời quá.\n10. Trai đẹp thường trăng hoa? Đúng. Nhưng tôi vẫn khuyên các bạn nên yêu trai đẹp. Vì trai xấu cũng vẫn trăng hoa thôi.\n11. Lúc nào rảnh là lôi ảnh anh ta ra ngắm, rồi cười hả hê: \"Chàng trai này là của tôi đấy nhá!\"\n12. Xin các anh đẹp trai nhận của em một lạy, làm ơn hãy nhẹ nhàng với bạn gái một chút, vì biết đâu sau này cô ấy lại thành vợ em đấy ạ.\n13. Câu này phải để tập thể người yêu cũ của tôi trả lời mới đúng.\n14. Người yêu tôi vừa đẹp trai vừa giàu có, còn thông minh hiền lành nữa. Anh ấy đối với tôi rất tốt, chiều chuộng quan tâm, tôi nói một anh ấy không nói hai, tôi bảo rẽ trái anh ấy không rẽ phải. Chỉ có điều anh ấy thích chơi trốn tìm lắm, trốn suốt 23 năm nay tôi chưa từng tìm thấy.\n15. Nghe các bạn nữ tâm sự mà tôi lo lắng thay cho bạn gái tương lai của mình quá.\n16. Đùa quá đà rồi đấy các cô, trai đẹp thời nay chỉ thuộc về đàn ông chúng tôi thôi.\n17. Tập đoàn ế thối thúng mà cũng có tư cách bàn chủ để này à?\n18. Đã có người yêu, lại còn đẹp trai? Đừng trêu tức nhau nữa. Tiêu chí chọn người yêu của tôi chỉ có hai khoản, một là con trai, hai là còn sống.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Can I tell you a fairy tale Tại sao từ cây thông có thể lấy được hương thông?, in its Vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn quen với nhựa colophan và dầu thông được luyện từ hương thông. Nếu bạn đi đường hoặc đá bóng không may bị đau cơ bắp, bác sĩ sẽ xoa cho bạn một ít dầu thông, giúp máu lưu thông; khi biểu diễn đàn nhị, bôi lên dây đàn một ít nhựa colophan sẽ tăng âm hưởng của nhạc cụ lên; mực in và các loại sơn dùng trong in ấn đều có dầu thông. Mỡ thông (bao gồm dầu thông, hương thông và các thành phần hóa học khác) còn là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất công nghiệp.\nNhưng có lẽ điều bạn không ngờ tới là: nguyên liệu công nghiệp quí báu này lại lấy từ cây thông.\nTrong cây thông tại sao lại có thứ này?\nTrong rễ, thân và lá của cây thông có rất nhiều ống dẫn nhỏ, đây là các khe giữa các tế bào hình thành trong quá trình cây sinh trưởng. Những ống dẫn này kết hợp với nhau, tổ chức thành một hệ thống ống dẫn hoàn chỉnh dọc ngang đan xen, xuyên suốt toàn bộ cơ thể gọi là ống nhựa cây. Các ống nhựa cây do một lớp tế bào đặc biệt tiết ra vây hợp lại. Tế bào tiết ra này trong quá trình trao đổi sinh lí của cây thông có thể tạo ra nhựa thông và không ngừng vận chuyển đến các ống dẫn rồi lưu lại ở đó. Mỗi khi cây thông bị thương, nhựa thông liền từ ống dẫn chảy ra, nhanh chóng bịt miệng vết thương lại. Trong nhựa thông có một số chất còn có thể bay ra không khí, giết chết những vi khuẩn có hại, giúp cây ít bệnh hơn. Có thể nói cây thông sản sinh ra nhựa thông trên thực tế là một chức năng bảo vệ của nó.\nDo trong thân cây thông có chứa nhựa thông, nên tính chịu được mục rữa của cây thông rất mạnh, nó là một vật liệu xây dựng quan trọng.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể tôi nghe câu truyện Truyện cười học sinh #36 nhé ?", "role": "user" }, { "content": "Trong cuộc thi vấn đáp. Thầy giáo nghiêm nghị hỏi:\n– Em hãy cho biết triệu chứng của bệnh gan là gì ?\n– Dạ, triệu chứng của “bệnh gan” là… là nói mấy cũng không nghe, đánh mấy cũng không khóc, phạt mấy cũng không chừa.\n– ???\n***\nCô giáo hỏi học sinh:\n– Đề bài là “cuộc trò chuyện của bố mẹ em”, tại sao em chỉ viết toàn lời của mẹ?\n– Thưa cô, vì bố em chỉ gật đầu thôi ạ.\n***\nBốn sinh viên nọ đi Vũng Tàu chơi và dự định trở về vào chiều chủ nhật để học bài cho buổi thi sáng hôm sau. Do ham vui, trưa thứ hai họ mới về đến nơi và đành phải nói dối giáo sư rằng, xe bị nổ lốp trên đường nên họ đã bị trễ buổi thi, xin thầy cho thi lại. Giáo sư ngẫm nghĩ một chút rồi đồng ý. Bốn anh chàng nhẹ nhõm ra về và tối hôm đó ra sức học thật khuya. Hôm sau, đến giờ thi giáo sư cho họ ngồi riêng mỗi người một phòng. Đề thi chỉ có 2 câu hỏi:\nCâu 1: Đi chơi đâu? (5 điểm).\nCâu 2: Bể lốp xe nào? (95 điểm).", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tell a fairy tale Nước đựng trong thùng lăng trụ, chữ nhật khi để nghiêng sẽ có hình dạng thế nào? in Vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "Xin các bạn hãy đổ vào một thùng đựng hình lăng trụ chữ nhật một lượng nước có màu (để dễ nhìn thấy), hãy cố định thùng lăng trụ chữ nhật theo một cạnh đáy. Nghiêng từ từ thùng nước nhưng giữ không cho nước đổ ra ngoài. Tuỳ theo độ nghiêng của thùng, bạn sẽ thấy khối nước trong thùng có nhiều hình dạng khác nhau. Bạn hãy quan sát kĩ xem hình dạng khối nước thay đổi theo quy luật nào?\nTrước hết ta để thùng đứng thẳng trên mặt bàn theo mặt đáy ABCD như ở hình 1. Bấy giờ mặt bên sẽ có dạng một hình chữ nhật BCFE. Thể tích của khối nước sẽ bằng diện tích mặt đáy BCFE nhân với chiều cao CD.\nTiếp theo ta cố định thùng và giữ đáy ABCD theo cạnh CD. Nghiêng thùng từ từ theo như vị trí cho ở hình vẽ bên dưới. Bấy giờ diện tích mặt bên BCFE sẽ là hình thang. Hình thang này có một cạnh đáy BE = a và một cạnh đáy là CF = b và a + b sẽ là một số không đổi. Bây giờ tiếp tục cho thùng nghiêng hơn nữa, nhưng vẫn giữ mặt bên có dạng hình thang thì tổng số a + b vẫn không thay đổi. Đồng thời khi a giảm bao nhiêu độ dài thì b tăng độ dài bấy nhiêu. Bạn có biết tại sao không?\nKhối nước vẫn lấy BCFE làm đáy và CD làm chiều cao của hình lăng trụ tứ giác và thể tích khối nước sẽ là tích số của diện tích đáy nhân với chiều cao CD. Do diện tích hình thang không thay đổi, chiều cao CD cũng không thay đổi, cũng là thể tích nước như ở hình trên. Nếu tiếp tục làm nghiêng thùng thì mặt bên sẽ có dạng hình tam giác ECF. Thể tích khối nước sẽ là hình lăng trụ đáy tam giác ECF và chiều cao CD. Thể tích khối nước vẫn là thể tích khối lăng trụ chữ nhật đáy chữ nhật BCFE hoặc đáy hình thang BCFE. Giả sử CE = c, CF = b, diện tích hình tam giác ECF là 1/2b x c và b x c là không thay đổi.\nKhi nghiêng thùng thì khối nước thay đổi từ khối lăng trụ chữ nhật, đến lăng trụ đáy hình thang, rồi đến lăng trụ đáy tam giác, nhưng nếu không để nước chảy ra ngoài thì thể tích nước vẫn không thay đổi cho dù hình dáng khối nước có thay đổi (xem hình 1, 2, 3).", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tôi muốn nghe truyện Vì sao Trung Quốc cấm đốt pháo? được không ?", "role": "user" }, { "content": "Hằng năm khi đến tết, nhiều người rất thích đốt pháo, đặc biệt là trẻ em. Đốt pháo nổ hoặc đốt pháo bông, pháo hoa, màu sắc muôn vẻ thật là náo nhiệt! Đốt pháo bông, pháo hoa để chúc mừng năm mới đã trở thành một tập tục kéo dài nhiều năm ở Trung Quốc. Tập tục này tuy làm tăng thêm không khí vui vẻ của ngày tết nhưng cũng gây ra không ít tác hại.\nNguyên liệu để làm pháo là thuốc pháo, thành phần chủ yếu gồm có: lưu huỳnh, bột than, diêm tiêu (nitrat kali hoặc clorat kali). Trong thuốc pháo người ta pha lẫn các bột kim loại như magie, nhôm, ăngtimon và nitrat stronti theo một tỉ lệ nhất định để tạo màu. Khi đốt pháo các kim loại hoặc các phân tử kim loại khác nhau sẽ cháy lên thành những màu sắc khác nhau. Sau khi đốt pháo đùng hoặc pháo bông, pháo hoa, chúng vừa bốc cháy, nổ rất nhanh và phun ra khói lửa đủ màu sắc, đồng thời sản sinh ra một lượng lớn oxit nitơ, oxit sunfurơ, khí cacbonic, khí CO và nhiều khí có hại khác cùng với bụi của các hợp chất kim loại gây nên ô nhiễm. Trong đó khí oxit nitơ và khí sunfurơ có tính kích thích và tính gây hoen gỉ rất mạnh, chúng sẽ kích thích đường hô hấp gây ho và viêm phế quản.\nKhi đốt pháo nổ hoặc pháo bông, pháo hoa, tiếng nổ mạnh mẽ của chúng còn là tiếng ồn gây chấn động trong thành phố, đặc biệt đêm giao thừa khắp các ngõ phố, tiéng pháo ầm vang làm đinh tai nhức óc, cả thành phố chìm trong khói mù giống như bãi chiến trường. Lúc đó, trẻ em, người già và những bệnh nhân tim rất dễ bị kinh giật, những người khác cũng không thể nghỉ ngơi.\nTác hại của pháo nổ và pháo bông, pháo hoa không chỉ có thế. Trong quá trình chế tạo, vận chuyển và đốt pháo, nếu không cẩn thận thì sẽ nổ, gây hoả hoạn và tạo nên thương vong. Đốt pháo gây nhiều tác hại như thế, nên nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc đã cấm đốt pháo ở những khu vực quy định.\nTừ khoá: Ô nhiễm không khí; Tiếng ồn.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tell me the story Sự tích hoa đào, in its vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào to lớn khác thường, bóng cây che phủ cả một vùng rộng.\nCó 2 vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này. Các vị diệt trừ ma quái, giúp cho người dân trong vùng có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của 2 vị thần, lũ yêu ma cũng sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là chúng đã sợ hãi bỏ chạy.\nTuy nhiên, đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, 2 thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Chính vì thế, lũ yêu tinh được dịp hoành hành, tác oai tác quái.\nĐể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã nghĩ ra một cách là đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ. Nếu ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà để xua đuổi ma quỷ.\nTừ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà để trừ ma quỷ. Tuy nhiên về sau, người ta quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này vì không còn tin vào ma quỷ, thần linh như tổ tiên ngày xưa.\nNgày nay, cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến xuân về nhưng ý nghĩa của nó đã khác xa với tục lệ ngày xưa. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới tốt đẹp.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tôi muốn nghe truyện Vì sao nam giới có râu, còn phụ nữ thì không? được không ?", "role": "user" }, { "content": "Nam nữ khác nhau không những về tầm vóc và công năng của các tổ chức khí quan mà còn có một sự khác biệt rất lớn: nam giới đến tuổi thanh niên trên miệng mọc râu, còn nữ giới thì không có. Nhiều người cảm thấy điều này rất kỳ lạ, vì sao nữ giới lại không có râu? Thực ra điều đó có liên quan mật thiết với sự hấp thu, đào thải của các chất kích thích.\nNói chung, thanh niên khỏe mạnh sau thời kỳ dậy thì đều mọc râu, ban đầu là một lớp lông thưa, màu nhạt và mềm, về sau dần dần biến thành dày và thô cứng. Y học hiện đại phát hiện, vào thời kỳ này, trong cơ thể nam giới tiết ra nhiều hoóc môn nam, khiến cho lông tóc đen và thô. Mọc râu chính là một biểu hiện điển hình. Còn ở nữ, thời kỳ này các hoóc môn nữ chiếm ưu thế tuyệt đối, lượng hoóc môn nam rất ít, cho nên tác dụng mọc lông tóc kém xa nam giới. Tóc của nữ giới cũng mềm yếu và màu sắc nhạt hơn.\nNhưng có một số thiếu nữ cũng mọc một lớp lông tơ đậm như \"râu\", vì thế mà họ cảm thấy rất khó chịu. Thực ra đó không phải là râu mà chỉ là lớp lông mép hơi dày, nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cơ thể, thông thường qua tuổi dậy thì, tự nó sẽ mất đi.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Vì sao chỉ một phía Mặt Trăng luôn hướng về Trái đất? nhé ?", "role": "user" }, { "content": "Từ Trái Đất nhìn lên chỉ thấy một mặt của Mặt Trăng còn mặt kia giống như bị e thẹn mà luôn dấu đi, ta không nhìn thấy được. Cùng với sự phát triển ngày càng tốt của các thiết bị thiên văn, người ta đã hiểu được tương đối rõ phía Mặt Trăng hướng về Trái Đất, nhưng phía dấu mặt kia thì còn biết rất ít.\nNgày nay người ta dùng những thiết bị vũ trụ mang người người và không mang người bay đến phía sau Mặt Trăng để chụp ảnh, dùng sóng vô tuyến truyền về hoặc trực tiếp mang ảnh về Trái Đất, như thế mới biết được nó như thế nào. Ngược lại với mặt chính, địa hình sau của Mặt Trăng lồi lõm không bằng phẳng, nhấp nhô rất rõ. Mặt bằng chỉ chiếm diện tích rất ít, còn phần lớn là các dãy núi vòng tròn.\nMặt Trăng vì sao lại mãi mãi chỉ có một mặt hướng về Trái Đất, còn mặt kia không quay lại?\nĐó là vì Mặt Trăng một mặt quay quanh Trái Đất, một mặt nó tự quay. Hơn nữa thời gian nó tự quay một vòng vừa bằng với thời gian nó quay quanh Trái Đất một vòng đều là 27,3 ngày. Cho nên khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất được một góc thì nó cũng vừa đúng quay quanh mình một góc như thế. Nếu Mặt Trăng quay quanh Trái Đất được 3600 thì cũng vừa đúng nó tự quay một vòng, cho nên nó chỉ có một mặt hướng về Trái Đất còn mặt kia luôn luôn ngược lại với Trái Đất.\nBởi vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo quỹ đạo hình elíp, tốc độ quay không đồng đều như tốc độ tự quay. Trục tự quay của nó lại không vuông góc với mặt phẳng chứa quỹ đạo quay quanh Trái Đất, do đó chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một phần của Mặt Trăng. Như vậy tính ra ta chỉ có thể nhìn thấy phần Mặt Trăng sáng chiếm khoảng 59% diện tích của bề mặt Mặt Trăng.\nChính xác ra thì chu kỳ tự quay của Mặt Trăng và chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất không phải luôn luôn như nhau. Mấy tỷ năm trước tốc độ tự quay của Mặt Trăng nhanh hơn ngày nay rất nhiều. Vì lực hút của Trái Đất mạnh khiến cho tốc độ tự quay của Mặt Trăng giảm dần, đến nay vừa đúng bằng với chu kỳ quay quanh Trái Đất của nó.\nTrong tương lai Mặt Trăng sẽ dần dần cách xa Trái Đất, cho nên chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất sẽ dài ra, còn chu kỳ tự quay của Trái Đất cũng sẽ dài ra. Ước khoảng 5 tỷ năm nữa, một lúc nào đó một ngày trên Trái Đất sẽ bằng với thời gian một vòng Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, tức là một ngày bằng với một tháng, tương đương với 43 ngày hiện nay. Lúc đó một mặt của Trái Đất lại hướng về Mặt Trăng chứ không còn là một mặt của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. Những người sống ở phía sau của Trái Đất không hướng về Mặt Trăng phải đi một cuộc du lịch rất dài mới có thể nhìn thấy bề mặt bên kia của Mặt Trăng.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tôi muốn nghe bạn kể truyện Một cách đếm thông minh", "role": "user" }, { "content": "Ngày nọ, hoàng đế Akbar đã hỏi các quan cận thần của mình một câu hỏi lạ khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết phải trả lời như thế nào cho đức vua cả. Ngay lúc đó, Birbal, một vị quan được xem là người thông minh nhất ở đất nước này, bước vào và hỏi các quan tại sao trông họ lại lo lắng vậy. Các quan kể lại với ông rằng, hoàng đế đã hỏi một câu hỏi mà không ai biết trả lời thế nào cả. Đó là:\n- Có bao nhiêu con quạ trong thành?\nSau khi nghe xong, ông nở một nụ cười và trả lời:\n- Thưa bệ hạ, thần biết câu trả lời. Có 50.589 con quạ trong thành.\nMọi người sửng sốt trước câu trả lời đó, kể cả hoàng đế nên vua đã hỏi lại ông:\n- Tại sao ngươi lại chắc chắn như vậy ?\nBirbal thưa:\n- Thưa bệ hạ, xin hãy sai một tên lính ngồi đếm số quạ trong thành. Nếu có nhiều hơn số quạ mà thần nói, điều đó có nghĩa là họ hàng của chúng ở nơi khác đến thăm. Nếu có ít hơn thì có nghĩa là một số con đã đi thăm họ hàng của chúng ở nơi khác.\nHoàng đế Akbar cảm thấy rất hài lòng với câu trả lời dí dỏm của Birbal.\nÝ nghĩa của câu chuyện:\nKhi nói ra một điều gì đó, con phải có cách lý giải rõ ràng tại sao con nói như vậy.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Sự tích chim Thù Thì - Truyện cổ tích dân tộc Bru được không ?", "role": "user" }, { "content": "Có hai anh em nghèo khổ, nhưng lại ngủ quay lưng với nhau, nấu nồi cơm riêng, đốt bếp lửa riêng, nên càng nghèo thêm. Hai người cùng một mẹ sinh ra, nhưng tính tình khác nhau. Người anh tham lam và cáu kỉnh, còn người em thật thà và vụng dại.\nMỗi lần đi làm ăn nơi xa về, người anh thường, người anh thường lân la đến sàn nhà em. Đợi cho em đi vắng, quơ vét hết của cải đem về góc sàn mình. Khi người em trở về thấy của cải nhà mình bị mất trộm, tủi thân ngồi khóc ti tỉ. Có lúc người em hỏi anh có giấu của mình không, liền bị anh xỉ vả thậm tệ. Từ đó, mỗi lần mất của, người em chỉ còn biết đem kèn khui ra thổi những điệu buồn, gửi gắm nỗi lòng cay cực của mình theo tiếng gió.\nMột hôm, Giàng đi chơi giữa các tầng mây (Giàng là vị thần tối cao trên trời, theo cách gọi của một số dân tộc Tây Nguyên) chợt nghe thấy tiếng kèn ngân đến tai, bèn bảo con gái:\n– Người nào thổi giọng kèn như con vượn ốm lạc đàn thế? Con xuống dưới ấy xem sao?\nNgười con gái của Giàng theo vầng mây trắng sà thấp bay về bản có tiếng kèn buồn. Chân chạm đất, người biến thành một cô gái miền rừng xinh đẹp, đến dưới thang sàn người em út, gọi:\n– Người con trai ơi! Cho tôi lên sàn xin tí lửa châm thuốc!\nThấy cô gái đẹp gọi mình, anh con trai út sợ quá, dụi tắt lửa, trả lời:\n– Nhà tôi không còn mẹ, không có chị gái, em gái, tôi không tiếp khách con gái.\nMặc cho người em út từ chối, cô gái thoăn thoắt leo lên sàn và ngồi bên bếp lửa.\nKhông xua được người con gái lạ, người em út vội lén trốn ra khỏi nhà. Khi biết người em út đã đi xa, cô gái lục lọi hết mọi xó xỉnh trên gác, dưới sàn. Cô chẳng thấy gì ngoài một chiếc khố rách, vài bắp ngô ăn dở và một chiếc nồi sứt mẻ của người em út.\nTối ấy, cô trở về trời, bảo với Giàng:\n– Cha ơi! Gió lùa vào nhà người con trai ấy chỉ thấy tung tro với bồ hóng. Của cải trong nhà anh ấy có một con gà trống ăn không cứng một bọc diều. Anh ấy sống một mình buồn hơn cả tiếng kèn khui.\nGiàng nghe thế, ngồi trầm ngâm giây lát mới hỏi con:\n– Con có cách gì giúp người con trai ấy được không?\nCô gái liền trả lời:\n– Con chỉ mang được tiếng cười về thay cho điệu buồn kèn khui của anh ấy.\nGiàng gật đầu, bảo:\n– Phải thế! Người buồn như cây héo từ trong ruột. Ruột cây héo làm canh cây khô, lá cây vàng, chồi cây không đủ sức tách lớp vỏ cây dày… Con đi đi.\nSáng hôm sau, người con gái Giàng lại theo vầng mây sớm xuống lại mặt đất.\nCô gái đến nhà lúc người em út đi làm vắng.\nCô lo quét dọn nhà cửa, mang bầu đi xách nước, nướng chín ngô đặt lên sàn bếp.\nNghe tiếng động ở chân sàn, cô gái vội náu mình vào một góc tối.\nNgười em út thấy nhà cửa mình quang sạch, các bầu, ống đều đầy ắp nước, cả những bắp ngô cũng được nướng chín thơm tho thì lạ lắm. Anh tìm xung quanh các xó xỉnh trong nhà, lại bắt gặp đôi mắt sáng của cô gái. Anh ta sợ hãi, hỏi:\n– Cớ sao cô lại đến nấp trong xó tối nhà tôi?\nCô gái bước ra chỗ sáng. Vẻ đẹp và nụ cười rạng rỡ của người con gái làm người con trai út lóa mắt, càng thêm run sợ.\nCô gái hỏi anh:\n– Anh sợ tôi à? Nào tôi có gì đáng sợ đâu? Cha tôi thấy anh cực khổ, nên bảo tôi đến giúp anh!\nNgười con trai trả lời:\n– Tôi không có của cho cô ăn.\n– Tôi đi đào củ, hái trái, tôi ăn và cả anh cùng ăn nữa. – Cô gái đáp thế.\nNgười con trai vẫn phân vân:\n– Tôi làm việc nhiều mùa rẫy, nhiều tuần trăng tròn, trăng lặn vẫn không có của đổi lấy một chiếc khố lành.\nCô gái cướp lời:\n– Cha mẹ bảo tôi về cùng anh làm vợ, làm chồng.\nNgười con trai hoảng quá, lắc đầu nguây nguẩy:\n– Không được đâu! Không được đâu! Tôi không có tiền làm của bỏ. Tôi không có bạc nén, nồi đồng, bò, lợn, làm lễ cưới.\nCô gái sấn tới nắm tay anh, cởi chiếc vòng đẹp trên tay mình trao cho anh, bảo:\n– Cha mẹ không đòi của bỏ, không hỏi của chồng để làm lễ cưới.\nSau một lúc ngỡ ngàng, từ chối không được, anh con trai nhận làm chồng cô gái.\nHôm sau, cô gái bảo:\n– Vợ chồng ta lên chỗ cha mẹ em xin của làm Khơi. Anh nắm lấy tay em mà đi.\nNgười em út nắm lấy tay vợ bước ra sân, chợt thấy mình nhẹ bẫng và bay bổng lên không trung. Hai người bay cao mãi, cao mãi, cao mãi đến vùng trời xa xôi, nơi ở của Giàng.\nGiàng mừng rỡ ra đón con gái và con rể vào bản. Anh con trai dùng dằng, bảo:\n– Cha ơi! Con chưa có của làm lễ Khơi nên không dám cho vợ con lên nhà.\nGiàng nghe thấy thế, gật đầu, cho vợ chồng nghỉ lại ở chân sàn. Một ngày sau, Giàng cho trâu bò để hai người làm lễ Khơi cúng ma hai nhà.\nSau ngày đó, hai người mới dám lên sàn ngồi chung bếp lửa với Giàng.\nGiàng rất thương đôi vợ chồng trẻ. Một hôm, Giàng đem ra tám vắt cơm và một quả trứng gà cắt ra làm tám miếng, đưa cho vợ chồng người con trai út, bảo:\n– Nay, ta phải đi chơi xa tám ngày, tám đêm. Các con ở nhà giữ nhà cho ta. Giữ nhà là giữ cái thang sàn không cho ai leo len. Giữ nhà là giữ sàn ngoài không cho con chim đến đậu, con rắn bò ngang. Giữ nhà là giữ chân sàn cho tối đến con trâu về có chỗ nó nằm, con ngựa về có chỗ nó dựa lưng, con lợn về có đất cho nó dũi làm ổ ngủ. Mỗi ngày các con chỉ ăn một nắm cơm, một miếng trứng. Lúc nào ăn hết cơm, hết trứng cha cho con gái, con rể rồi quay về mặt đất.\nNói xong, Giang biến vào trong tiếng sấm chớp ì ầm.\nVâng lời cha, hai vợ chồng người em út ở đủ tám ngày, tám đêm, làm hết mọi điều cha dặn. Khi ăn hết cơm, hết trứng, vợ chồng quay về bản cũ.\nVề đến mặt đất, người em út thấy như vợ chồng mình đang lạc vào một bản có nhiều nhà cửa ngang dọc, to lớn, trâu đàn, lợn bầy nhung nhúc, lại đâm hoảng, bảo vợ:\n– Em ơi! Ta đi chưa trọn tuần trăng, nay quay về chân đã lạc mất lối. Đầu mình kém nhớ hơn chân con trâu, hơn đuôi con chó.\nNgười vợ vui vẻ nói:\n– Anh đang về đúng đường bản ta, đang vào đúng nhà ta. Cơ nghiệp này là của cho mẹ về làm giúp cho vợ chồng ta.\nNgười con trai mừng vui vô hạn, hai vợ chồng từ nay được sống no đủ, sung sướng.\nMột tuần trăng sau, người anh đi làm xa trở về, bỗng thấy mình bị lạc vào một bản nhà giàu có, liền ù chạy vào rừng. Mãi chiều anh lần dò từng bước theo lối cũ đường xưa về lại bản, vẫn đi nhầm vào bản giàu.\nĐang lúc ngơ ngẩn, bàng hoàng, người anh nghe giọng người quen gọi mình. Người anh ngoái đầu lại và nhận ra đứa em út.\nNgười em út chạy ra tận đường bản kéo anh lên sàn, kể hết sự tình may mắn của mình cho anh nghe. Người em bảo:\n– Nay em đã có của cải nhiều. Anh em mình hết khổ rồi. Ta ở chung với nhau để làm ra nhiều của cải hơn nữa. Vợ em sẽ lo nấu cơm, lo vấn thuốc cho anh em ta.\nNghe em nói, lòng tham của người anh cứ chồm lên từng đợt như gió lớn xoáy vào thung lũng hẹp. Anh ta đưa mắt nhìn quanh, tìm xem chiếc kèn khui của người em út để ở đâu, chứ không còn lòng dạ nghe em bàn chuyện làm ăn nữa.\nNgười em út thấy anh ngồi lặng thinh, vầng trán đôi lúc cau cau, tưởng anh cũng đang suy nghĩ, tính toán việc làm ăn như mình, nên lặng lẽ xuống sàn đi ra rẫy.\nThấy em út đi khuất sau lối ngoặt đường bản, người anh men đến góc nhà, lấy cắp chiếc kèn khui, giấu vào gùi mình, mang ra rừng, đi về phía hẻm thung lũng xa.\nĐến một vùng trảng, người anh dựng lên một chiếc chòi tồi tàn, rách nát. Ngồi trong chòi đó, anh khóc nỉ non về số phận đói khổ của mình. Hết khóc, anh ta lại lấy kèn khui ra thổi điệu buồn.\nTiếng khèn lại bay vút qua lưng đèo, đỉnh núi, lan lên vầng mây trắng, tầng mây xanh và đến tai Giàng.\nCảm động thương xót vì giọng kèn, Giàng lại cho một người con gái nhà trời về hỏi thăm.\nNgười con gái vừa đến chân sàn, người anh đã vồn vã chạy ra đón và kéo vào làm vợ làm chồng.\nChưa tới một ngày, người anh đã giục vợ đưa lên gặp Giàng để xin của cải, nhà cửa.\nNgười vợ chiều lòng chồng. Ngay tối hôm đó, hai người lẩn vào bóng đêm theo sương giá, gió lồng mà bay bổng lên trời.\nĐến đầu đường bản Giàng, người anh lại giục vợ đưa mình lên gặp Giàng ngau.\nGiàng nhận ra đôi vợ chồng mới, niềm nở chạy xuống đón.\nChẳng cần ý tứ, phép lệ của Giàng, người anh kéo vợ lên thẳng sàn nhà Giàng.\nNgười anh vừa ngồi xuống chiếu thì chiếc chiếu đã rung lên, xô người anh ngã dúi xuống. Anh ta vội nắm lấy cột sàn ngoài. Cột sàn ngoài lại lung lay như cây con giữa cơn lốc xoáy.\nHoảng quá, anh ta kéo vợ nhảy đại xuống nền đất sàn nhà, cáu kỉnh mắng vợ:\n– Xứ này là xứ ma, xứ quỷ rồi.\nGiàng nghe thế giận lắm. Chính anh ta không giữ đúng phép của Giàng, chưa làm lễ Khơi đã vội đưa vợ lên nhà cha mẹ vợ, lại nói xấu xứ của Giàng nữa.\nNgười vợ biết thế, nhưng không nói gì.\nGiàng lại hiện ra trước mặt hai người, trao cho họ tám vắt cơm bằng tám quả ổi, và một quả trứng xẻ tám, bảo:\n– Ta phải vắng nhà tám ngày, tám đêm. Mỗi ngày hai đứa con chỉ được ăn một nắm cơm với một miếng trứng gà. Các con ở nhà giữ nhà cho ta. Giữ nhà chỉ được ngồi sàn ngoài, uống nước ống tre, ngủ kê đầu lên bậc cửa. Giữ nhà là giữ cái thang sàn không cho ai leo lên. Giữ nhà là giữ cái sàn ngoài không cho con chim đậu, con rắn bò ngang…\nNghe Giàng nói đến đâu, người chồng gật đầu lia lịa đến đó, mà mặt mũi thì cau có ra vẻ khó chịu.\nDặn xong lời gần, lời xa, chuyện lớn, chuyện nhỏ, Giàng biến mất.\nNgười anh thấy vắt cơm, miếng trứng ít ỏi thì lại bực bội, cau có bảo vợ:\n– Ngỡ lên Giàng được sung sướng, chớ đâu lại thiếu thốn thế này!\nGần trưa, anh ta nhồi luôn bốn vắt cơm và nửa quả trứng gà vào miệng, nhai ngấu nghiến và nuốt ực.\nThấy anh chồng tham lam và lỗ mãng, người vợ rất buồn, bỏ đi vào rừng biệt tích.\nĐến chiều, người chồng lại ăn nốt số cơm, trứng còn lại, không dành cho vợ một miếng nào.\nĂn uống no nê, anh ta nghĩ lại những lời Giàng dặn có chỗ đáng ngờ. Cớ sao Giàng lại không cho vợ chồng anh vào nhà. Tại sao Giàng lại bắt anh ăn, nghỉ ở sàn ngoài, gác đầu lên bậc cửa, mà không cho ngủ bên bếp lửa?\nNghĩ suy mông lung một lúc, anh ta quyết vào nhà trong xem sao.\nTrong sàn cao nhà Giàng có chất một dãy dài chum chĩnh.\nNgười anh tò mò, ngắm nhìn một lúc lâu, rồi mở nắp chiếc chum đầu hàng. Một con gấu lớn thò đầu ra, nhe nanh và với tay toan tát vào mặt anh ta.\nHú vía, anh nhảy lùi lại, định quay ra sàn ngoài. Nhưng lòng tham, háo hức cưỡng chế anh mãnh liệt, anh ta dè dặt đến mở nắp chiếc chum cuối hàng. Chiếc nắp vừa bung ra, liền có tám đầu rắn bật cao, lăm le mổ vào mắt, vào tay anh.\nNgười anh thấy vậy, vừa khiếp đảm, vừa phát cáu, chửi vung ầm nhà. Con gấu và lũ rắn thụt đầu xuống thấp, nhưng mắt chúng vẫn lừ lừ nhìn theo.\nAnh bước lùi, toan ra cửa, chợt thấy có một chiếc vò đẹp nằm ở góc nhà. Anh ta lại đến gần, dùng tay nạy bật chiếc nắp ra. Một luồng ánh sáng xanh rờn mát dịu từ trong vò chiếu ra khắp nhà, làm các con vật ác đều co rúm, thụt đầu vào chum.\nNhanh tay, anh ta lấy nắp đậy kín được hai chiếc chum kia lại.\nVới tất cả lòng tham lam và tò mò, anh ta chạy đến xem vật lạ trong chiếc vò đẹp.\nVò rỗng không. Đáy vò là một chiếc gương thần, soi rõ hết hang cùng ngõ hẻm ở mặt đất. Anh ta húc đầu vào vò, dán mắt vào đáy vò để được xem cho tường tận, rõ ràng.\nNhận ra con khe quen chạy dưới đường bản, dãy núi cao nơi nhà anh ta dựa lưng. Nhìn ra dãy nhà to rộng của đứa em út, anh ta cau cau vầng trán ra vẻ khó chịu, ghen tuông.\nChợt anh thấy Giàng đang phá chiếc chòi giữa rừng của anh. Giàng biến mỗi tấm lá cọ che nhà anh thành một mái nhà đẹp, biến mỗi cột nhà sàn thành dãy hàng rào quanh nương, quanh bản. Giàng ném vung từng chiếc xương thú có trong nhà anh ra khắp mặt đất. Chốc sau, mỗi chiếc xương kia lại biến thành những con trâu, con lợn chạy tung tăng khắp đường bản.\nSướng quá, anh ta reo to làm căn nhà sàn rung lên bần bật. Qua gương thần, anh ta thấy ở mặt đất, nơi vùng nhà Giàng mới dựng bỗng chốc khỏi lừa bùng cháy ngùn ngụt. Bốn phía vùng trời dưới ấy sấm chớp nổi lên ầm ầm, giần giật. Hốt quá, anh ta rụt đầu lại.\nÔi thôi! Miệng vò đã thu hẹp từ lúc nào, ôm khít lấy cổ anh ta.\nKhiếp đảm vì bị bưng tai, bịt mắt trong vò chật tối om, anh ta hoảng loạn trong nhà, xô đổ vỡ cả chum chĩnh loảng xoảng, làm rắn rết, chim muông, thú dữ vung ra ngoài, chạy loạn xạ, rơi bừa xuống cả mặt đất.\nGiàng biết có sự chẳng lành ở nhà, vội bay vụt lên bản trời.\nVào nhà thấy tên con rể đọi chiếc vò chạy quàng làm đổ hết chum chĩnh trong nhà và số ác thú đã biến đi cả. Giàng hiểu ngay cơn cớ về ngọn lửa cháy dưới mặt đất, Giàng càng thêm hãi hùng về những tai nạn sẽ xảy ra ở mặt đất khi lũ ác thú về tung hoành dưới đó.\nTức giận vì đứa con rể mất nết, xấu tính, Giàng vung gậy đánh tan chiếc vò trên đầu anh ta, đạp dúi luôn anh ta quay lộn nhà trở về với vùng đất đang ngun ngút cháy cằn.\nVừa chạm chân xuống đất, người anh tưởng Giàng còn đuổi theo, bèn đâm quàng, chạy chui vào bụi rậm lẩn trốn. Đến đêm, lúc mọi người ngủ, Giàng ngủ, anh ta mới rên hừ hừ, lần mò ra các vùng khe, bãi lầy mò bắt con cua, con cá ăn lót bữa. Hễ nghe tiếng động đâu đấy, anh ta lại tưởng Giàng đang rượt đuổi theo mình, nên lại chui nhanh vào bụi cây, đống cỏ lẩn trốn.\nSống len lỏi được hơn một tần trăng, thì người anh tham lam ấy rục xuống chết, biến thành con chim Thù Thì (chim Rầu Rĩ) chuyên rên hừ hừ, đi kiếm ăn lúc đêm đã về khuya, lúc mọi người và cả Giàng nữa đã ngủ yên. Ấy thế, nhưng nghe một tiếng động, tức thì chim Thù Thì lao vào bụi cây, đống cỏ trốn lủi im thin thít. Chẳng bao giờ con chim Thù Thì dám nhìn trời cao, đất rộng và dám đi ăn giữa ban ngày như muông vật khác, là bởi lẽ thế.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tôi muốn nghe bạn kể truyện Tại sao cần cho không khí vào trong bê tông? nha", "role": "user" }, { "content": "Bêtông là một loại vật liệu xây dựng rất nặng, thông thường 1 m3 bê tông nặng khoảng 2 tấn, tương đương với trọng lượng của đá. Bêtông có nhiều công dụng, để đáp ứng các yêu cầu khác nhau, người ta tìm cách sản xuất loại bê tông tương đối nhẹ hơn, cho không khí vào trong bê tông là một cách đó, gọi là bê tông nhẹ, hay bê tông gia khí.\nSản xuất bê tông gia khí, không có nghĩa là cho không khí vào trong bê tông, mà trong nguyên liệu làm bê tông người ta trộn thêm một loại thuốc sinh bọt. Bọt khí mà nó sản sinh ra sẽ phân bố đều trong bê tông, sau khi bê tông đông cứng sẽ để lại những lỗ rỗng theo một tỷ lệ nhất định, có lỗ rỗng to, lỗ rỗng nhỏ, lỗ rỗng ít, lỗ rỗng nhiều, vì vậy mà đã sản xuất được các loại bê tông gia khí có tỷ trọng khác nhau. Loại \"bê tông bọt\" nổi tiếng mỗi mét khối chỉ nặng 0,4 tấn, bằng khoảng 1/5 khối lượng bê tông thường.\nƯu điểm trước tiên của bê tông gia khí là tương đối nhẹ, làm cho trọng lượng của cả kiến trúc nhẹ đi nhiều, vừa dễ thi công, lại đặc biệt thích hợp với các vùng hay xảy ra động đất. Mặt khác, vì trong bê tông có rất nhiều bọt, nên tính năng giữ nhiệt rất thích hợp cho các vùng giá rét hoặc nóng nực. Ở một số nước vùng Trung Đông, diện tích sa mạc rất lớn, vật liệu cát dùng để sản xuất bê tông gia khí là vô tận. Dùng bê tông gia khí để xây dựng nhà ở, tính năng cách nhiệt, chống cháy rất ưu việt. Hơn nữa, bê tông gia khí lại rất dễ cưa, bào, gọt, đóng đinh, gia công. Bêtông gia khí rất có tiền đồ phát triển.\nĐương nhiên, vì cường độ tương đối thấp, nên bê tông gia khí không nên dùng để xây dựng các kiến trúc cao tầng, nói chung chỉ có thể dùng để làm tường chịu tải trọng của các kiến trúc thấp, ít tầng.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tôi muốn nghe truyện Bài toán “nhóm 6 người” là gì? được không ?", "role": "user" }, { "content": "Trong cuộc thi Olympic toán quốc tế năm 1947 ở Hungari có một bài toán như sau: Chứng minh rằng trong một nhóm sáu người bất kì ít nhất có ba đã từng bắt tay nhau hoặc ít nhất có ba người chưa từng bắt tay nhau”. Tháng 6-1956 một tờ nguyệt san toán của Mỹ đã chuyển mệnh đề này thành một trò chơi toán học, từ đó hai bài toán trở thành một đề toán lí thú mà người ta thường gọi là “bài toán nhóm sáu người”.\nLàm thế nào chứng minh mệnh đề đó? Trước hết ta có thể sắp xếp nhóm sáu người bất kì này trên sáu điểm đỉnh khác nhau và đại diện bằng các chữ cái A, B, C, D, E, F, dùng các nét liền để nối các đỉnh biểu diễn là người bắt tay nhau, và dùng nét đứt để biểu diễn việc hai người chưa hề bắt tay nhau. Nhờ đó ta biểu diễn được trạng thái bắt tay (và không bắt tay nhau) của nhóm sáu người thành giản đồ. Trên hình 1 mô tả trạng thái bắt tay của sáu người.\nTheo như hình 1 có bao nhiêu trạng thái? Trong mỗi quan hệ bắt tay nhau, từ mỗi điểm đỉnh có thể vẽ 5 đường thẳng nối liền với các đỉnh khác tức là 6 x 5 = 30 cạnh, nhưng trong đó có một nửa là trùng nhau. Và như vậy trạng thái bắt tay nhau có 30: 2 = 15 cạnh, mỗi cạnh lại có hai loại nét liền và nét đứt và như vậy trong mối quan hệ bắt tay nhau của sáu người có 215 tình huống khác nhau. Dưới đây ta sẽ chứng minh luận đề nêu trên.\nTrước hết ta xét một điểm đỉnh như A chẳng hạn ít nhất có thể bắt tay với ba người, và ít nhất cũng có ba người không bắt tay với A. Cũng tương tự ta sẽ tìm thấy trạng thái không bắt tay của A với ba người. Trước hết ta xét tình huống 1, ít nhất có ba người bắt tay với A.\nVí dụ B, C, D chẳng hạn. Như tình huống ở hình 2 biểu diễn ít nhất có ba người B, C, D chưa bắt tay với A (đường nối là nét đứt), nếu không số người bắt tay và không bắt tay nhau sẽ nhỏ hơn 5. Trước hết ta xét tình huống 1 trong trạng thái này. A ít nhất bắt tay với ba người ví dụ với B, C, D chẳng hạn. Nếu B, C, D là ba người chưa hề bắt tay nhau (hình 2) nên đây là tình huống có người chưa hề bắt tay nhau. Nếu không, trong ba người ít nhất có hai người bắt tay nhau, ví dụ giữa C và D (hình 3) như vậy đã đáp ứng với mệnh đề ít nhất có ba người bắt tay nhau. Ta hãy xét loại tình huống thứ hai, ít nhất A chưa hề bắt tay với ba người khác, giả sử với B, C, D; bấy giờ ta chỉ cần thay nét liền thành nét đứt trên hình 2. Các chứng minh tương tự, các bạn có thể tự tiếp tục và sẽ tìm được kết luận cần thiết. Từ các lí luận trên đây chúng ta có thể chứng minh, trong nhóm sáu người bất kì, ít nhất có ba người bắt tay nhau hoặc ít nhất có ba người chưa hề bắt tay nhau.\nNgười ta có thể tiến thêm một bước nữa, trong nhóm có sáu người ít nhất có ba người từng bắt tay nhau, hoặc ít nhất ba người chưa hề bắt tay nhau. Thế nhưng nếu số người ít hơn sáu thì kết luận sẽ không phù hợp. Hình 4 biểu diễn điều đó: trong nhóm sáu người không có ba người đã bắt tay nhau, cũng không có ba người chưa hề bắt tay nhau.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Tại sao lại dùng các thùng phi sắt chứ không dùng thùng nhựa đựng xăng dầu? nhé ?", "role": "user" }, { "content": "Khi chúng ta vận chuyển xăng dầu đều phải dùng các thùng phi sắt. Các thùng này rất nặng gây khó khăn khi vận chuyển, liệu chúng ta có thể dùng các thùng nhựa nhẹ và tiện lợi hơn để vận chuyển xăng dầu không?\nCâu trả lời là không thể dùng các thùng nhựa để thay thế được, vì điều này rất nguy hiểm.\nNguyên nhân là, xăng dầu vốn có tính cách điện khá cao và nó lại có khả năng dịch chuyển như n quá trình vận chuyển, các thùng đựng xăng không ngừng dao động. Điều này đã làm phát sinh lực va đập và lực ma sát giữa nhiên liệu với phía thành trong của thùng xe, tạo ra một lượng điện tích lớn. Sắt là chất dẫn điện tốt, vì thế thùng sắt có thể truyền dẫn những điện tích được hình thành ở trong thùng xuống dưới đất theo thành xe. Trong khi đó, những thùng chứa nhiên liệu nếu được chế tạo bằng các loại nhựa tổng hợp, mặc dù chúng rất nhẹ, bền và thuận tiện khi vận chuyển, nhưng nhựa là chất cách điện, những điện tích được hình thành trong thùng không có cách nào để truyền xuống đất vô hình trung đã tích tụ lại. Khi đạt đến một mức điện áp nhất định, chúng sẽ sinh ra các tia lửa điện. Xăng là chất rất nhạy bắt lửa, chúng có thể bắt lửa ở nhiệt độ dưới 210C. Mặt khác nồng độ xăng dầu trong không gian ở mức từ 1% đến 6% là rơi vào trạng thái dễ cháy nổ. Khi đó, các tia lửa điện được hình thành từ tĩnh điện có thể gây ra hiện tượng bắt lửa và bốc cháy nhiên liệu. Vì thế, xuất phát từ góc độ an toàn, nghiêm cấm việc sử dụng các thùng nhựa để đựng và vận chuyển xăng dầu.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Những câu trả lời bá đạo nhé ?", "role": "user" }, { "content": "1.\n- Bố mẹ đều ko cao, nên tôi lùn lắm, sợ ko tìm đc bạn gái, phải làm thế nào đây?\n- Yêu sớm, nhân lúc những thằng khác còn chưa kịp lớn.\n2.\n- Sau này con lớn con có tiền rồi sẽ mua máy bay chở bố đi làm mỗi ngày bố nhé!\n- Mày có tiền mua máy bay rồi mà vẫn bắt bố đi làm mỗi ngày hả con? Uổng công bố cưng chiều mày nhất nhà.\n3.\nHôm qua đi xem mắt, vừa ngồi xuống ghế, cô nàng đã hỏi:\n- Nhìn tướng anh chắc anh giàu lắm nhỉ?\nTôi cười gượng:\n- Hoá ra em biết xem tướng à?\nCô nàng đáp ko cần nghĩ:\n- Đâu có. Em chỉ ko tin có người vừa xấu vừa nghèo lại dám đi xem mắt thôi.\n4.\nNghe tin thị trường cổ phiếu trượt giá thảm hại, tôi hỏi thằng bạn:\n- Mày ko sao chứ?\nNó buồn rầu đáp:\n- Đừng nhắc đến nữa, thê thảm hơn cả ly hôn, tài sản mất nửa, nhưng vợ vẫn còn đó.\n5.\nAnh trai:\n- Tí tuổi đã tập tành yêu đương làm gì? Yêu đương tuổi mày là nuôi vợ hộ thằng khác đấy!\nEm trai hồ hởi đáp:\n- Vợ của thằng khác nằm trong lòng mình, nghĩ đến đã thấy kích thích rồi.\n6.\nCô bạn suốt ngày than vãn về ông chồng, tôi mới hỏi:\n- Ông ý lắm tật xấu nhỉ?\n- Ừ, nhiều như sao trên trời í.\n- Thế còn ưu điểm thì sao?\n- Hiếm như mặt trời chỉ có một vậy đó.\n- Thế sao ko bỏ quách đi?\n- Vì mặt trời xuất hiện một cái thì còn thấy ngôi sao nào nữa đâu.\n7.\n- Anh có người yêu chưa? - À, chưa. - Vậy em làm người yêu anh nhé! - Chậc, thú thật thì anh có bạn gái rồi. - Anh chưa muốn đổi người à? - Ko, anh... - Nếu ko đổi thì thêm một người nữa nhé!\n8.\n- Bạn gái vừa lùn vừa béo, bố mẹ ko ưng lắm, nên thuyết phục thế nào đây? - Bảo họ rằng thực ra cậu thích đàn ông, chính cô ấy đã đánh thức ham muốn với phái nữ của cậu.\n9.\n- Haiz, lần đầu đi du lịch với người yêu, đang thân mật trong nhà nghỉ thì bị cảnh sát ập vào tra hỏi, còn gì nhọ hơn?! - Có chứ, còn may là cảnh sát chưa hỏi bạn gái cậu, \"Sao lần nào cũng là cô vậy?\"\n10.\nHai đứa ngồi xem phim, tôi ngán ngẩm than trách cho thân phận nữ chính:\n- Đúng là hồng nhan bạc mệnh mà!\nHắn tiếp lời:\n- Yên tâm, em sẽ sống lâu trăm tuổi.\n11.\n- Nên đáp trả thế nào khi bị chê xấu? - Ko sai, tớ chẳng những xấu, còn có cái tật, chỉ quen biết những kẻ xấu hơn mình thôi.\n12.\n- Dậy đi em! - Để em ngủ thêm một tí, giấc ngủ cần thiết cho nhan sắc lắm. - Thế một năm em phải ngủ đông mười tháng mới đủ.\n13.\n- Nếu đối phương có kỹ thuật hôn điêu luyện, chứng tỏ hắn dày dặn kinh nghiệm tình trường nhỉ? - Hắn như nào thì mình ko chắc, mình chỉ chắc một điều, cậu phát hiện ra đc thì cũng chẳng vừa đâu.\n14.\n- Khen đối phương đẹp trai một cách sáng tạo? - Nhìn cậu là mình muốn ngoại tình.\n15.\nĐang đi trên đường thì có người chạy đến hỏi:\n- Mua di động ko?\nTôi bèn hỏi:\n- Hãng gì, bao nhiêu tiền?\nNgười này đáp:\n- Cậu nhìn quanh đi, thích chiếc nào thì bảo tôi, lấy công 500k thôi.\n16.\n- Anh Đài, ta thích đệ đã lâu rồi.\n- Ý, huynh biết ta là nữ nhân từ bao giờ?\n- Cái gì? Sao đệ lại là nữ nhân??\n17.\n- Tại sao khi xoá ứng dụng trên iphone, đống biểu tượng lại run bần bật nhỉ? - Nó sợ cậu xoá nó chứ sao. - Thế còn những ứng dụng có sẵn thì sao, đâu có xoá đc đâu mà nó cũng run? - Nó run đâu, nó đang rung đùi đắc ý trêu ngươi bọn khác đấy chứ!\n18.\n- Tại sao trẻ con đẻ ra lại khóc nhỉ? - Hi sinh cả trăm triệu huynh đệ để nó đc chào đời, ko đau lòng mới lạ.\n19.\n- Nếu em đồng ý lấy anh, anh sẽ bỏ thuốc lá chứ?\n- Bỏ!\n- Cả rượu bia?\n- Bỏ.\n- Game online?\n- Bỏ...\n- Anh còn muốn bỏ gì nữa ko?\n- Bỏ ý định kết hôn.\n20.\n- Tháng này lương đc 10 triệu, nên chuyển khoản cho em bao nhiêu đây? - Tuỳ anh. - 2 triệu nhé? - Anh nói gì cơ? Em nghe chưa rõ. - 8 triệu! - Ừ, tuỳ anh.\n21.\n- Mình ôm cậu có được ko? - Ko được. - Cái gì ko được? Mình vừa nói gì nhỉ? - Mình ôm cậu có được ko. - Được chứ, ôm đi này.\n22.\n- Chúng ta chia tay đi! - Vì sao? - Anh có thai rồi. - Đừng giỡn nữa, em ko tin đâu. - Thấy chưa, giữa chúng ta ko có sự tin tưởng tối thiểu thì tiếp tục ở bên nhau làm sao được!\n23.\nChàng trai hỏi nhân viên tàu hoả:\n- Chị ơi, chai nước Aqua bao nhiêu tiền thế? - 30k em ạ. - Loại bao nhiêu ml mà đắt thế? - Bao nhiêu ml chị ko rõ, nhưng là loại ở siêu thị họ bán 5k ấy. - Haiz, bán đắt gấp 6 lần thế này thì tiền để đâu hết?! - Em muốn làm giàu thì cũng đi \"bán nước\" đi.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Tại sao trên cùng một đường dây điện thoại vừa có thể gọi điện thoại vừa truyền tải tín hiệu? nha", "role": "user" }, { "content": "Máy tính vào mạng, khi không có đường dây chuyên dụng thì có thể sử dụng đường dây điện thoại. Nhưng lúc này phải dùng thêm một bộ môđem. Vì sao lại thế?\nKhi gọi điện thoại, trong đường dây điện thoại truyền tải một loại tín hiệu điện được biến đổi từ tín hiệu âm thanh. Mức độ lớn nhỏ và tần số cao thấp hiển hiện của tín hiệu điện được biến đổi theo sự thay đổi của âm lượng và âm điệu của tín hiệu âm thanh. Về kỹ thuật điện tín, tín hiệu này gọi là tín hiệu tương tự (analog). Điện thoại tương ứng gọi là điện thoại tương tự (analog). Để có thể truyền tải bình thường trong đường dây điện thoại, dưới tác dụng của thiết bị lọc sóng có thể điều khiển phạm vi thay đổi tần số đối với tín hiệu điện, sự thay đổi của tần số tín hiệu điện mô phỏng bị hạn chế trong phạm vi hẹp có thể tiến hành truyền thông bình thường.\nĐường dây điện thoại phần lớn là một loại dây súp lõi đồng đơn. Là vật truyền tải tín hiệu điện tín, đặc tính truyền tải của nó tốt hay xấu là có liên quan mật thiết với phạm vi thay đổi tần số của tín hiệu điện tín. Phạm vi tần số (dải tần) càng rộng, đặc tính truyền tải càng kém. Bởi vì phạm vi thay đổi tần số của tín hiệu điện tương tự rất hẹp, cao nhất cũng chỉ trong phạm vi truyền tải bình thường của dây súp đồng. Cho nên, tín hiệu điện tương tự có thể thuận lợi chạy qua dây súp đồng mà không bị ảnh hưởng. Âm thanh điện thoại rõ ràng, ổn định.\nVới máy tính vào mạng, các truyền tải qua lại trong đường dây đều là tín hiệu số. Tín hiệu số so với tín hiệu tương tự thì phạm vi thay đổi tần số rộng hơn nhiều. Tần số đỉnh cao cũng cao hơn hẳn. Nếu nối trực tiếp máy tính trên đường dây điện thoại thì tín hiệu điện của con số khi truyền tải trên dây súp đồng sẽ xảy ra \"hiệu ứng mặt ngoài\" (hiện tượng khi dòng điện xoay chiều chạy qua vật dẫn điện, do tác dụng cảm ứng mà sự phân bố dòng điện trên tiết diện vật dẫn không đều, càng gần bề mặt vật dẫn thì mật độ dòng điện càng lớn. Hiệu ứng này làm cho điện trở hữu hiệu của vật dẫn càng tăng. Tần số càng cao, hiệu ứng mặt ngoài (skin effect) càng rõ (chú thích của người dịch) trong kỹ thuật điện tử. Nó sẽ có tác dụng cản trở với tín hiệu điện, tín hiện điện sẽ biến đổi bất thường, không còn thật nữa.\nThiết bị điều chế (biến điệu) có thể biến đổi dải tần số cực rộng của tín hiệu điện của con số thành dải tần số giống với tín hiệu điện mô phỏng. Như vậy, tín hiệu số khi truyền tải trên đường dây điện thoại sẽ được dây súp đồng đối xử bình đẳng. Chất lượng truyền tải sẽ được bảo đảm. Tác dụng của thiết bị giải điều (khử biến điệu) là hoàn nguyên thành dạng ban đầu của tín hiệu điện của con số với dải tần số đã bị thu hẹp. Môđem đã tạo nên sự liên hệ hai chiều giữa người sử dụng máy tính và trung tâm liên lạc. Do thiết bị điều chế và thiết bị giải điều đều nằm một chỗ mà ta gọi nó là thiết bị điều chế - giải điều, biểu thị là môđem.\nCó được môđem thì trên cùng một đường dây điện thoại, ta vừa có thể gọi điện thoại, vừa có thể vào mạng. Nếu đường dây điện thoại sử dụng cáp điện sợi quang có đặc tính truyền tải dải tần rộng thì trên một đôi cáp quang sẽ có thể đồng thời gọi điện thoại, vào mạng, thu phát fax và xem truyền hình hữu tuyến được.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tell a fairy tale Vì sao chỉ có con người biết nói? in Vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "Trong khi khỉ có thể hiểu được những quy luật cơ bản về từ, chúng lại không thể nắm được các quy luật phức tạp hơn trong các cấu trúc ngữ pháp. Chỉ có loài người là vượt qua được cái “nút cổ chai kiến thức” này trên con đường xây dựng và sử dụng những ngôn ngữ mà thôi. Chẳng hạn, khi có thể nắm vững những cấu trúc từ đơn giản tương tự như việc nhận ra “the” và “a” luôn được theo sau bởi những từ khác. Nhưng chúng không thể hiểu được các cấu trúc điều kiện phức tạp hơn như: “if_then_” (nếu... thì _____). Nấc thang ngữ pháp này, mà tất cả các ngôn ngữ của loài người đều phụ thuộc, có thể là “nút cổ chai kiến thức quyết định mà chúng ta phải đi qua trong quá trình phát triển và sử dụng ngôn ngữ”. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện hai thử nghiệm bằng tai trên những con khỉ tamarin đẩu trắng, trong đó người ta sẽ đọc lên một chuỗi các từ một âm tiết.\nTrong thử nghiệm đẩu tiên, các từ ngẫu nhiên được gọi ra theo một chuỗi sắp xếp nghiêm ngặt: giọng nam trước, giọng nữ sau. Những con khỉ đáp ứng với sự thay đổi đột ngột trong quy luật nam nữ này bằng cách nhìn vào miệng người đọc. Điều này cho thấy chúng có thể nhận ra những quy luật đơn giản. Trong thử nghiệm tiếp theo, quy luật ngữ pháp được thiết lập theo kiểu giọng nam có thể đọc ra một, hai hoặc ba từ, rồi đến giọng nữ cũng tương tự như vậy. Loại thử nghiệm này phức tạp hơn một chút, được gọi là sự lồng diễn, vì nó liên quan tới việc tồn tại một quy luật trong một quy luật khác.\nLúc này, những con khỉ không thể nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào trong chuỗi từ. Tuy nhiên, khi con người được thử nghiệm tương tự lại không gặp khó khăn như vậy, mặc dù hẩu hết họ không thể giải thích thực sự quy luật đó là gì.\n“Khả năng nhận biết sự lồng diễn là độc nhất ở người và ảnh hưởng không chỉ tới ngôn ngữ mà còntới hẩu hết các hành vi của chúng ta”, các chuyên gia ngôn ngữ linh trưởng cho biết. “Chẳng hạn, trong lớp học, chúng ta thường nhìn thấy em A nhìn em B, em B nhìn em C, và em C nhìn thẩy giáo. Nhưng trong họ nhà tinh tinh, chúng ta thấy khỉ A nhìn mẹ nó, khỉ B nhìn mẹ nó, khỉ C nhìn mẹ nó...”\nKhả năng lồng diễn không hoàn toàn cẩn thiết cho ngôn ngữ bởi vì chúng ta còn nói cả những câu đơn nghĩa -nhưng khả năng hiểu được những câu nói ẩn ý có thể là một trở ngại khiến cho khỉ không thể phát triển được tiếng nói. “Khỉ không những không thể nói được, chúng còn không thể bắt chước đúng các hành động và không thể dạy lại là những kỹ năng cẩn thiết cho ngôn ngữ”.\nKhả năng nắm vững các quy luật ẩn ngữ là chìa khoá cho sự linh động của loài người, cho phépcon người tư duy trừu tượng, sử dụng phép ẩn dụ và những khái niệm bao hàm như thời gian.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể tôi nghe câu truyện Tại sao nhà hát Sydney lại có hình con sò? được không ?", "role": "user" }, { "content": "Khi xem Olympic 2000, mọi người đều nhận thấy kiến trúc biểu tượng của thành phố Sydney là nhà hát Sydney có hình dạng con sò màu trắng nổi lên giữa đại dương xanh biếc. Chúng ta hãy quan sát vỏ sò một chút. Vỏ sò là phần bên ngoài của một loài động vật nhuyễn thề sống ở biển, có tác dụng như một bộ áo giáp bảo vệ. Nó là một cái vỏ lồi mỏng. Thành phần chính cấu tạo nên vỏ sò là vôi, một chất rất dễ vỡ. Nếu dùng búa gõ nhẹ vỏ sò sẽ bị vỡ vụn. Nhưng, vỏ sò có thể chịu được những vật rất nặng đè lên trên mà không bị vỡ. Điều này chứng tỏ rằng, hình dáng và kết cấu của vỏ sò có tính chịu lực tốt.\nNhà hát Sydney có hình vỏ sò không chỉ là để tạo hình mà nó còn có khả năng chịu áp lực rất tốt.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Vì sao đồ dùng bằng chất dẻo bị cứng lại khi mùa đông đến? nhé ?", "role": "user" }, { "content": "Chất dẻo có một \"tính xấu\" là bị cứng lại khi mùa đông đến, khi ấm lên lại mềm trở lại? Vì sao vậy?\nChất dẻo là những chất trùng hợp, là những chất có phân tử lớn do nhiều phân tử nhỏ liên kết với nhau mà thành. Ví dụ polyetylen là phân tử lớn do nhiều phân tử etylen liên kết với nhau mà thành. Phân tử polyclovinyl do nhiều phân tử clovinyl liên kết với nhau tạo lên. Phản ứng mà các phân tử nhỏ liên kết với nhau tạo thành phân tử lớn gọi là phản ứng \"trùng hợp\". Các phân tử clovinyl khi kết hợp với nhau tạo thành một phân tử lớn polyclovinyl như một dây xích do nhiều phân tử clovinyl kết nối với nhau tạo nên loại bột màu trắng là nhựa polyclovinyl.\nPolyclovinyl là một chất vừa cứng nhưng cũng có thể làm cho mềm dẻo ra. Khi polyvinyl là chất cứng vì giữa các \"mắt xích\" do các phân tử nhỏ kết nối nhau thành phân tử lớn rất bền chắc. Nhưng nếu ta thêm vào các \"mắt xích\" này một \"chất bôi trơn\" thì các mắt xích sẽ trở nên linh động và phân tử lớn sẽ trở thành mềm dẻo. Trong công nghiệp chất dẻo, người ta gọi \"chất bôi trơn\" này là chất hoá dẻo.\nVào mùa đông, trong các ngày trời lạnh, có loại chất hoá dẻo không chịu được nhiệt độ thấp nên khả năng \"bôi trơn\" của nó giảm đi, các \"mắt xích\" trong chất dẻo sẽ không linh động được nữa, chất dẻo sẽ bị cứng lại. Khi thời tiết ấm lên, chất hoá dẻo lại phục hồi được \"khả năng bôi trơn\", các mắt xích trong phân tử chất dẻo lại linh động trở lại, nên chất dẻo lại mềm ra khi trời ấm. Lại có những chất hoá dẻo dễ bị bay hơi. Sau một thời gian sử dụng, chất hoá dẻo có thể bị bay hơi hết, các \"mắt xích\" sẽ không còn được \"bôi trơn\" nên sẽ bị cứng. Nếu thường xuyên dùng xà phòng béo để tẩy rửa đồ dùng bằng chất dẻo, hoặc cho chất dẻo tiếp xúc thường xuyên với các loại dầu mỡ cũng làm cho chất hoá dẻo bị hoà tan dần dần vào dầu mỡ, vào nước xà phòng, làm chất dẻo bị rắn lại.\nNgoài ra, khi các đồ dùng bằng chất dẻo đã sử dụng lâu, ngoài lý do sự bay hơi của chất hoá dẻo khiến cho các \"mắt xích\" trong phân tử lớn mất đi tính linh động còn có lý do khác: Các phân tử lớn còn chịu tác dụng của các lực tự nhiên khác như tác dụng phong hoá của mưa, nắng, chuỗi phân tử có thể bị gãy thành các đoạn nhỏ làm cho chất dẻo biến thành bột rắn. Trong công nghệ chất dẻo, người ta gọi đó là \"hiện tượng lão hoá\" (hiện tượng bị già cỗi).\nThế liệu có đồ dùng chất dẻo nào không bị cứng lại không? Ngày nay người ta đã tìm được nhiều loại chất hoá dẻo khó bị bay hơi cũng không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp. Dùng các đồ dùng chất dẻo được hoá dẻo bằng các chất hoá dẻo vừa nêu, đồ dùng sẽ luôn mềm mại, trong suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.\nNgười ta còn sử dụng một phương pháp kỳ diệu khác. Trong khi sản xuất polyclovinyl người ta đưa vào một lượng axetat etyl thích hợp. Các \"phân tử lớn\" tạo được theo phương thức này có khảm xen kẽ ít phân tử nhỏ (ví dụ axetat etyl) sẽ không cần dùng chất hoá dẻo và sẽ không bị cứng lại khi mùa đông đến.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tôi muốn nghe bạn kể truyện Tăng tốc độ thay vì tăng cánh nha", "role": "user" }, { "content": "Do động cơ máy bay từng bước được cải tiến và vật liệu kết cấu dùng trong ngành hàng không ngày một được hoàn thiện dẩn, nên cùng với việc tốc độ bay tăng lên rất lớn, người ta không cẩn phải tạo một diện tích cánh lớn mới sinh đủ lực nâng, vì thế hẩu hết các máy bay hiện đại đều chỉ còn một tẩng cánh.\nNhưng điều đó không có nghĩa là loại máy bay hai cánh này đã “hết chỗ đứng”. Ngày nay người ta vẫn sử dụng chúng rộng rãi trong nông nghiệp. Những chiếc máy bay dùng để phun thuốc diệt sâu bọ, gieo hạt, trồng rừng, trừ cỏ., đòi hỏi phải bay thật chậm, bay ổn định. Vì thế diện tích cánh máy bay phải lớn mới sinh ra đủ lực nâng. Mà để đáp ứng được những yêu cẩu đó, máy bay hai tẩng cánh là “ứng cử viên” sáng giá nhất.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Can I tell you a fairy tale Tại sao một số thực vật có thể phát sáng?, in its Vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "Mùa hè, trong rừng cây hoặc trong bụi cỏ, những con đom đóm bay lập loè phát ra ánh sáng đẹp và tôn lên ánh sao, đây là hiện tượng sinh vật phát sáng mà mọi người đều biết. Nhưng, thực vật cũng có thể phát sáng, bạn đã thấy hiện tượng đó chưa?\nNhư năm trước, ở huyện Đan Đồ của tỉnh Giang Tô có nhiều người đã nhìn thấy mấy cây liễu có thể phát sáng. Ban ngày, những cây này đứng ủ rũ bên bờ ruộng, không hề thu hút sự chú ý của mọi người, nhưng đến đêm nó lại toả ra ánh sáng le lói thẩn bí và có màu xanh nhạt, cho dù mưa to gió lớn hay những ngày nắng gay gắt cũng kéo dài không nghỉ. Những cây liễu thông thường này sao lại có thể phát sáng được? Qua nghiên cứu, cuối cùng cũng giải đáp được hoài nghi. Hoá ra, cái phát sáng không phải là bản thân cây liễu mà là một loại nấm sống ký sinh trên thân cây liễu, bản thân các sợi nấm của nấm Jiamihuan phát ra ánh sáng, do đó loại nấm này có thể phát sáng, mọi người gọi nó là “Nấm sáng”. Loại nấm này phân bố phổ biến ở một dải Tô Châu, Triết Giang, An Huy, nó chuyên đi tìm và sống ký sinh ở một số cây, lớn lên thành thể sợi nấm có mẩu trắng giống như sợi bông, hút chất dinh dưỡng của thực vật, ăn no rồi thì lại phát sáng, chỉ vì ban ngày nhìn không ra, chúng ta luôn luôn nhìn chúng mà không nhận ra mà thôi. Hôm nay, bạn nhìn thấy “Miếng nấm sáng” và “Đơn thuốc nấm sáng” ở trong phòng thuốc chính là loại thuốc được làm từ loại nấm phát sáng này, là phương thuốc chữa trị tương đối hiệu quả đối với bệnh viêm túi mật và viêm gan.\nNếu bạn là một người sống gẩn biển, trong những đêm tối như mực, có lúc có thể nhìn thấy trên mặt biển những luồng ánh sáng màu trắng như sữa hoặc màu xanh lam, thông thường được gọi là lửa biển, thợ lặn dưới đáy biển có thể gặp những luống sáng mê người như ánh sáng các vì sao trên bẩu trời ở dưới đáy biển, thật chẳng khác nào động tiên! Hoá ra đây là một số loại sinh vật phát sáng thuộc loại tảo, tế bào nấm và những động vật nhỏ tập hợp thành đám phát sáng.\nNghe nói, trong một triển lãm quốc tế ở Pari Pháp năm 1900, phòng quang học có một gian triển lãm sáng tạo ra một hình thức mới, trong đó không có một bóng đèn nào nhưng lại rất sáng, thì ra là trong một bình thuỷ tinh có nuôi tế bào nấm phát sáng, làm cho mọi người không ngớt kinh ngạc. Thực vật tại sao lại phát sáng được? Đó là bởi vì trong thân của những thực vật này có một loại vật chất phát sáng đặc biệt chất huỳnh quang và chất xúc tác huỳnh quang. Trong quá trình hoạt động sống cẩn phải tiến hành oxy hoá sinh vật, chất huỳnh quang này bị oxy hoá dưới tác dụng của chất xúc tác, đồng thời giải phóng ra năng lượng, loại năng lượng này được biểu hiện ra dưới hình thức phát sáng, đó là những ánh sáng của sinh vật mà chúng ta nhìn thấy. Ánh sáng của sinh vật là một loại ánh sáng lạnh, hiệu suất phát sáng của nó rất cao, có tới 95% có khả năng chuyển thành ánh sáng, hơn nữa ánh sáng màu sắc êm dịu và thích hợp. Các nhà khoa học có được gợi ý của ánh sáng lạnh, mô phỏng nguyên lý phát sáng của sinh vật để chế tạo ra rất nhiều nguồn ánh sáng có hiệu quả cao và mới.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tell a fairy tale about Những mẫu chuyện của danh nhân thế giới, in its Vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "Đối phó với những mánh khoé tiểu nhân thì chiêu lợi hại nhất là \"gậy ông đập lưng ông\". Hãy xem các vĩ nhân đã hạ gục đối thủ mình như thế nào: Voltaire Vua Phổ Frederic Đệ nhị mời Voltaire đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Voltaire đã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to \"Chó đểu\".\nVoltaire đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:\n- Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc \"Danh thiếp tên ngài\" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm! Bernard Shaw Bernard Shaw vốn gầy gò, khắc khổ, trông có phần \"hom hem\". Trong một buổi họp mặt, có vị chính trị gia béo tốt, hồng hào, y phục sang trọng và trang sức rất đắt tiền tới gặp và trêu:\n- Này ông, người nước ngoài nào mà nhìn thấy ông thì chắc họ sẽ nghĩ dân Anh phải chịu đói kém, khổ sở lắm!\n- Và rồi khi nhìn sang ông, họ hiểu ngay nguyên nhân của sự đói khổ đó là do đâu - Bernard Shaw đáp. Albert Einstein Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:\n- Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy. Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:\n- Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Bây giờ ông đặt trí thông minh của mình lên bàn đây để tôi có thể tin rằng đó là sự thật. Winston Churchill Winston Churchill vốn chẳng được phụ nữ Anh yêu mến. Có một bà nói thẳng với ông:\n- Nếu tôi là vợ ông, tôi sẽ cho ông uống thuốc độc.\n- Nếu tôi là chồng bà, tôi sẽ uống nó ngay. Hans Poelzig Kiến trúc sư nổi tiếng Dresden (Đức) trong những năm 30 của thế kỷ trước là Hans Poelzig có tên trong Hội đồng thành phố nhưng ít khi tham dự những cuộc họp. Một hôm trong cuộc họp hội đồng có người phát biểu:\n- Giáo sư Poelzig, ủy viên hội đồng nhân dân Thành phố rất ít khi có mặt trong các buổi họp.\nKiến trúc sư không khoan nhượng trả đũa ngay:\n- Các ông sử dụng cái đầu hay cái đít của tôi? Moritz Saphir Một nhà thơ vốn ghét Moritz Saphir nên dè bỉu rằng:\n- Thưa ngài Saphir, ngài viết chỉ vì tiền. Còn tôi viết vì danh dự!\nÔng từ tốn đáp:\n- Mỗi chúng ta viết vì cái mà chúng ta thiếu!", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể tôi nghe câu truyện E-mail có thể đăng kí (gửi bảo đảm) không?", "role": "user" }, { "content": "Khi bạn viết và gửi một bức thư cho bạn bè, nếu địa chỉ và tên họ đều viết đúng thì thông thường người bạn đó sẽ nhận được thư của bạn. Nếu địa chỉ và tên họ viết sai thì thư sẽ bị trả lại. Nhưng nếu trong quá trình gửi thư mà sai sót thì thư có thể bị thất lạc. Nếu bạn gửi thư bảo đảm (có đăng kí đánh số) thì thư chắc chắn sẽ đến tận tay người nhận.\nTình hình E-mail cũng tương tự, nhưng cũng có chút khác biệt. Bạn có thể gửi E-mail cho bạn bè là vì các bạn đã đăng kí hộp thư điện tử qua nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP và đã có được địa chỉ E-mail. Và các thiết bị dịch vụ máy chủ ISP này sẽ là bưu điện điện tử của các bạn. Việc truyền tải của thông tin mạng máy tính được tiến hành nghiêm túc theo quy định giao thức. Với E-mail, Internet cũng có hàng loạt giao thức, như giao thức công thức thông tin E-mail, giao thức công thức mở rộng nhiều cách dùng thư Internet, giao thức truyền tải thư đơn giản, giao thức bưu điện điện tử. Dựa vào những giao thức này, E-mail mà bạn gửi đi nhất định sẽ được chuyển vào hộp thư điện tử của bạn. Nếu bưu điện điện tử phía bên kia làm việc bình thường và việc truyền tải thuận lợi thì thư chỉ vài giây hoặc vài phút là đến nơi. Nếu địa chỉ viết sai thì E-mail sẽ nhanh chóng bị gửi trả lại cho bạn. E-mail sẽ không bị mất dọc đường như thư bình thường. Từ điểm này, nó không cần phải đăng kí (gửi bảo đảm).\nThế nhưng, E-mail khi đã tới hộp thư điện tử của cậu bạn, không phải là do thất lạc mà do cậu bạn đã đánh mất chìa khóa hộp thư (mật mã - account, tức mật khẩu) thì E-mail có thể là bị kẻ khác lấy đi. Xét theo điểm này, thư điện tử còn chưa thực hiện chức năng \"gửi thư đảm bảo\", vì nó đã không trao đến tay cậu bạn được. Vậy thì, thư điện tử liệu có thể gửi \"đảm bảo\" không? Có chứ. Nếu khi bạn gửi E-mail mà cho mục chọn \"thông trị tiếp nhận\", vậy thì khi cậu bạn nhận được thư điện tử bạn gửi, bạn sẽ nhận được một thông báo. Thế nhưng, người ta rất ít khi sử dụng chức năng này. Nếu muốn sử dụng, thì cần phải có phần mềm thư điện tử hỗ trợ chức năng này. Để đề phòng trường hợp E-mail khi truyền tải trên mạng Internet bị kẻ nào đó phục chế và trộm cắp hoặc do mật mã bị tiết lộ mà bị lấy mất thì E-mail còn cung cấp biện pháp bảo mật và kí tên số (chữ ký số).", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Không bao giờ là quá muộn được không ?", "role": "user" }, { "content": "Cách đây vài năm, khi tham dự khóa học về giao tiếp, giảng viên đã truyền đạt cho chúng tôi một bài học về cách xử trí hết sức lạ lùng. Chúng tôi được yêu cầu suy nghĩ và liệt kê ra tất cả những lỗi lầm hoặc những việc chưa chu toàn trong quá khứ mà đến nay vẫn còn khiến mình hổ thẹn, day dứt. Qua tuần tiếp theo, cô giáo khuyến khích học viên lên thuyết trình trước lớp về đề tài này. Vì đây là những mảng tối rất riêng tư và tế nhị trong đời mỗi cá nhân, nên những người xung phong lên trình bày đều là những “bậc” dũng khí đầy mình. Hễ cứ ai đó đứng lên là danh sách những điều ân hận của tôi lại dài ra thêm, đến hơn 101 việc. Cô giáo đề nghị chúng tôi tự tìm giải pháp để sửa chữa những hành động đó, chuộc lại lỗi lầm xưa. Thật tình tôi rất phân vân, tự hỏi liệu cách này có giúp cải thiện các mối giao tiếp của mình không hay là... trong đầu tôi hình dung ra cảnh bị mọi người lạnh nhạt sau khi làm theo lời cô. Sang tuần sau nữa, người ngồi kế bên tôi giơ tay xin kể lại câu chuyện như sau: “Đó là sự kiện xảy ra khi tôi còn học trung học tại một thị trấn nhỏ thuộc bang Iowa. Ngày ấy, chúng tôi chúa ghét Brown, viên cảnh sát trưởng nơi chúng tôi sinh sống. Một đêm, tôi cùng hai đứa bạn quyết định chơi khăm ông ta. Sau khi uống vài ly bia trong quán, chúng tôi xách thùng sơn ra bồn chứa nước công cộng ngay giữa phố, rồi viết lên đó hàng chữ lớn đỏ rực: “Cảnh sát trưởng Brown là đồ khốn!”. Ngày hôm sau, hàng chữ chói chẳng ấy nổi bật dưới ánh mặt trời, đập ngay vào mắt người dân ở khu phố vừa mới thức dậy. Chưa đầy hai tiếng đồng hồ, ông Brown đã triệu được cả ba chúng tôi lên đồn cảnh sát. Hai bạn tôi thú nhận, nhưng tôi thì chối phăng. Chẳng ai phát hiện ra điều đó cả. Gần hai mươi năm sau, nhân tham dự lớp học này, cái tên “Cảnh sát trưởng Brown” chợt hiện trong danh sách lỗi lầm của tôi. Tôi không biết giờ ông ấy có còn sống hay không. Cuối tuần rồi, tôi bèn gọi điện cho khu phố quê hương xưa, hỏi thăm thông tin và được biết về một người tên là Roger Brown. Tôi liền liên lạc với người này. Sau vài hồi chuông, người ở đầu dây bên kia nhấc máy: - Xin chào! - Tôi mở lời - Thưa, chú là cảnh sát trưởng Brown phải không ạ? - Phải - Tôi nghe sau vài giây im lặng. - À, cháu là Jimmy Calkin đây. Cháu muốn chú biết rằng chính cháu đã viết bậy lên bồn nước dạo ấy. Lại im lặng, rồi bỗng ông nói như hét: - Tôi biết mà! Và rồi chúng tôi cùng nói chuyện vui vẻ và chân tình. Trước khi gác máy, ông Brown bảo tôi: - Jimmy à, hồi ấy tôi cảm thấy thương thay cho cậu. Bởi vì hai bạn cậu đã trút bỏ được gánh nặng do sự bồng bột của mình còn cậu vẫn phải mang nó theo suốt những năm tháng vừa qua. Tôi cảm ơn cậu đã gọi điện cho tôi... vì lợi ích của chính bản thân cậu.” Câu chuyện của Jimmy giúp tôi can đảm “gột sạch” từng tội trong 101 lỗi lầm quá khứ của mình. Tuy phải mất gần hai năm, nhưng bù lại, điều đó lại là nguồn cảm hứng thôi thúc tôi chọn cho mình một sự nghiệp chuyên hòa giải những xung đột. Cho dù hoàn cảnh hay nguyên nhân bất hòa mà khách hàng của tôi nhờ gỡ rối có khó khăn đến đâu đi nữa, lúc nào tôi cũng luôn tâm niệm một điều rằng: chẳng bao giờ quá muộn để sửa chữa những sai lầm để bắt đầu một cuộc sống mới cả.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể truyện cổ tích Nụ hôn nha", "role": "user" }, { "content": "Chiếc tàu tôi đang đi ghé vào một ga nhỏ. Lúc ấy đã gần sáng và trời vẫn đầy sao. Không khí lạnh cóng ùa vào toa khi tàu dừng và mở cửa đón khách. Toa tôi có thêm hai người nữa, một người đàn ông và một cậu bé.\nCậu bé phải mất một lúc mới ngồi được vào chỗ của mình sau khi len qua nhiều hàng chân người lớn. Trong khi cha cậu bé ngồi cạnh cửa ra vào, cậu bé lại ngồi cạnh cửa sổ, giữa những người trông ngái ngủ, khó tính và mệt mỏi sau một đêm không được ngủ đẫy giấc. Khi tàu bắt đầu vào đường hầm, cậu bé trượt khỏi chỗ và tôi cảm thấy tay cậu chống vào đầu gối lên một chút. Cậu bé rướn người lên, có lẽ muốn nói gì đó với tôi. Tôi cúi xuống để nghe nhưng bất ngờ thay, cậu bé hôn vào má tôi một cái!\nLúc đó tàu ra khỏi đường hầm. Rồi cậu bé ngồi lại vào chỗ của mình và ngắm cảnh bên ngoài cửa sổ. Trông cậu rất hạnh phúc. Tôi thật sự ngạc nhiên. Sao cậu bé lại hôn một người lớn không hề quen biết trên tàu nhỉ? Tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi cứ thỉnh thoảng, cậu bé lại đứng lên, hôn vào má những người lớn ngồi cạnh cậu, từng người một.\nBối rối, chúng tôi nhìn về phía người đàn ông. Cha cậu giải thích:\n– Cháu nó rất hạnh phúc vì khỏe mạnh trở lại và được sống. Cháu đã ốm nặng rất lâu rồi!\nChuyến tàu dừng ở ga cuối. Người đàn ông và cậu bé hòa mình vào đám hành khách. Tôi vẫn còn cảm thấy cái hôn của cậu bé trên má, cái hôn làm tôi hạnh phúc và cả băn khoăn nữa. Liệu có bao nhiêu người trưởng thành trao cho nhau những cái hôn để chia sẻ niềm vui được sống? Cậu bé đã không chỉ chia sẻ với tôi một cái hôn ngọt ngào mà còn cả những băn khoăn muốn nhắn gửi: Đừng để bản thân mình \"chết\" trước khi tim ngừng đập.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tell me the story Truyện cười nước ngoài #16, in its vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "49. Vì bà ấy đòi nấu ăn\nHai người đàn ông làm quen nhau tại một bàn ăn ở tiệm:\n– Tôi đến đây vì vợ tôi không chịu làm bếp.\n– Còn tôi đến đây vì bà ấy cứ nằng nặc đòi nấu ăn.\n50. Có còn gì đâu\nMột chàng trai trẻ tuổi trở về sau cuộc thi sát hạch lấy bằng lái xe với vẻ hoang mang cực độ.\n– Con không đạt – Anh ta nói với bố – Con đâm phải chiếc xe tải.\n– Có nghĩa là bị đánh trượt?\n– Điều đó con chưa rõ. Cả ban giám khảo có còn ai đâu.\n51. Em không cần đâu\nĐại úy khuyên nhủ anh binh nhì:\n– Anh chịu khó, ngoan ngoãn… nhưng nếu anh bỏ được rượu, tôi sẽ cho anh lên hạ sĩ.\n– Ồ, em không cần đâu, vì mỗi lần uống rượu say, em tưởng mình là tá hay tướng nữa kia.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Kể cổ tích về Tại sao nói cây nhựa có thể xanh hóa sa mạc? được không ?", "role": "user" }, { "content": "Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp toàn cầu, nhu cầu quá độ về lương thực, nhiên liệu và coi nhẹ vấn đề môi trường của con người, dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa ngày một nghiêm trọng. Cát sa mạc dần dần xâm chiếm thảo nguyên, bãi cỏ cũng từng bước tiến vào thành phố thị trấn mà con người đang sinh sống.\nĐể ngăn chặn và giảm bớt sự bành trướng của sa mạc, con người đã trồng những cánh rừng phòng hộ, tập trung nghiên cứu trồng cây chống gió ngăn cát. Một vị kiến trúc sư người Tây Ban Nha đã có một sáng kiến bất ngờ, dùng những cánh rừng cây nhựa nhân tạo có thể làm xanh hóa sa mạc, hơn nữa ông đã tiến hành thí nghiệm thành công về việc trồng cây nhựa ở Bỉ.\nCây nhựa tại sao có thể xanh hóa sa mạc? Cây nhựa nhân tạo không những giống cây tự nhiên về hình dáng mà kết cấu và chức năng bên trong cũng có những đặc điểm của thực vật màu xanh. Chúng có rễ cây, thân cây, cành cây và lá cây, trong rễ và thân cây chứa đầy những polyurethane, còn cành và lá dùng nhựa phenolic tạo thành. Nhựa polyurethane có rất nhiều vân rãnh, nó có tác dụng như các mao mạch, có thể hấp thụ nước ở trong lòng đất. Nhựa bọt phenolic thì có tác dụng thu thập lượng nước trong không khí, đặc biệt là những giọt sương đêm và vào ban ngày có thể thúc đẩy sự bay hơi của giọt sương. Tác dụng điều tiết khí hậu này gần như hoàn toàn giống cây tự nhiên.\nLoại cây nhựa này cao 7 – 10 m, chúng có bộ rễ đặc biệt lớn. Bộ rễ sẽ tạo thành giá máy ảnh, có ba chân đỡ, sau khi cắm vào đất cát rất chắc chắn. Hơn nữa bộ phận bên trong của rễ cây là ống rỗng, sau khi dùng phương pháp cao áp rót chất polyurethane vào, chất này sẽ từ trong các lỗ nhỏ trên thành ống thuộc bộ rễ thấm ra, vươn dài ra xa sâu trong lòng đất. Đợi đến khi chất polyurethane đông chắc lại, sẽ hình thành bộ rễ cao su khổng lồ, cây cao su sẽ cố định chắc chắn trong đất cát, như thế sẽ có thể cản những cơn gió cát mạnh ở những vùng sa mạc. Ngoài ra những rễ nhỏ còn có thể lấy được những giọt nước dưới sâu trong đất và chuyển lên lá, cuối cùng bay hơi dưới ánh nắng Mặt Trời, giúp cho không khí xung quanh ẩm ướt hơn.\nƯu điểm lớn nhất của cây nhựa đương nhiên là không thể “chết khô”, bóng cây đổ xuống giúp cho nhiệt độ xung quanh giảm xuống. Nếu trồng với diện tích lớn, sẽ hình thành một bầu không khí lạnh trên không trung, tăng khả năng có mưa. Nếu cây nhựa được trồng xen kẽ với các cây tự nhiên ở một mức độ nào đó sẽ có thể cải thiện điều kiện sinh sống của cây tự nhiên. Hơn nữa, với cây nhựa làm “đội quân tiền trạm” cải tạo sa mạc, sẽ có thể trồng những cây nhỏ bé hơn ở phía dưới, về cơ bản cải thiện khí hậu và thổ nhưỡng của sa mạc, cuối cùng sẽ thực hiện được mục tiêu biến sa mạc thành lục địa xanh.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tell me the story \"Xe mini\" nhỏ đến mức nào?, in its vietnamese language", "role": "user" }, { "content": "Rất nhiều nước đã có những quy định và hạn chế nhất định đối với kích thước bên ngoài của ô tô đi lại trên đường phố, như vậy là để làm cho kích thước bên ngoài của ô tô phù hợp với tiêu chuẩn vận tải đường bộ, cầu phà, đường hầm và đường sắt, để bảo đảm chạy xe an toàn. Ở Trung Quốc quy định kích thước giới hạn của xe cộ đường bộ như sau: Tổng chiều cao không quá 4 m, tổng chiều rộng không quá 2,5 m, tổng chiều dài đối với loại xe chở hàng và xe chở khách lớn thông thường không lớn hơn 12 m, ô tô kéo theo rơ moóc không quá 20 m v.v. Tuy nhiên, không có quy định nào về giới hạn độ nhỏ của ô tô cả. Mà trong các thành phố hiện đại, xe cộ chen chúc nhau, đường sá chật hẹp, đã khiến cho các loại xe ô tô cỡ nhỏ, ngày càng được yêu thích, \"xe mini\" ra đời từ đó.\nThuật ngữ \"xe mini\" là tiếng Anh \"mini-car\" mà ra, nghĩa là ô tô siêu nhỏ. Đến những năm 90 của thế kỷ XX, các hãng sản xuất ô tô chủ yếu của thế giới đều ra sức nghiên cứu và chế tạo loại xe mini siêu nhỏ. Vậy thì, xe mini nhỏ đến mức nào?\nTrong một cuộc triển lãm ở Frankfurt nước Đức năm 1996, một công ty sản xuất ô tô nổi tiếng đã cho ra đời một loại xe mini thế hệ mới, dùng ở thành phố, với chiều dài 3,06 m. Sau đó ở Tôkyô Nhật Bản, hãng ô tô Nissan giới thiệu một chiếc siêu mini chạy điện Hypermini, chỉ dài 2,5 m, rộng 1,47 m. Công ty này dùng biện pháp nâng cao trần xe để khắc phục cảm giác chật chội khi ngồi vào ô tô, chiều cao của nó là 1,55 m, cao hơn các loại xe mini thường, hơn 10 cm. Ưu điểm lớn nhất của nó là dùng biện pháp thu nhỏ thân xe để làm giảm trọng lượng, đồng thời khắc phục được sự hạn chế, về tốc độ của loại ô tô chạy điện, tốc độ tối đa của nó có thể đạt 100 km/giờ.\nNhiều nhà sản xuất ô tô mini dùng các loại vật liệu có độ bền gần bằng sắt thép, để lắp ráp. Điều đó khiến xe mini vừa nhỏ lại vừa nhẹ, độ an toàn cũng khá cao. Đi đôi với sự phát triển của nền công nghiệp ô tô, bao gồm việc ứng dụng hệ thống lái an toàn của đường bộ thông minh và ô tô thông minh, đã mở ra một lĩnh vực rộng rãi để phát triển hơn nữa loại xe mini.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "", "role": "system" }, { "content": "Tôi muốn nghe bạn kể truyện Tình thương không lời được không ?", "role": "user" }, { "content": "Cha tôi dường như không biết thể hiện tình yêu thương của mình. Cả gia đình tôi sống vui vẻ và thoải mái, tất cả cũng là nhờ mẹ tôi. Hàng ngày cha cứ sáng sớm đi làm, chiều tối về nhà. Thế nhưng sau khi nghe mẹ tôi kể về những tội mà chúng tôi phạm phải trong ngày thì cha lại không ngớt lời rầy la chúng tôi.\nCó lần tôi ăn trộm một cây kẹo ở cửa tiệm nhỏ đầu phố. Cha biết chuyện và nhất định bắt tôi đem trả. Không những thế cha còn bắt tôi đến quét dọn cửa tiệm để chuộc lại lỗi lầm. Lần ấy duy chỉ có mẹ hiểu bởi dù sao tôi cũng chỉ là đứa trẻ mà thôi.\nTôi chơi bóng sơ ý bị gãy chân. Trên đường đến bệnh viện, người ôm tôi vào lòng là mẹ. Cha dừng xe hơi của ông trước cửa phòng cấp cứu, nhưng người bảo vệ yêu cầu ông đậu xe nơi khác vì chỗ đó chỉ dành cho những xe cấp cứu đỗ mà thôi. Cha nghe xong liền nổi giận: “Thế ông tưởng xe của chúng tôi là xe gì? Xe du lịch chắc?” .\nTrong những buổi tiệc mừng sinh nhật của tôi, cha chẳng giống một người cha chung vui với tôi chút nào. Cha chỉ mải lo thổi bong bóng, bày bàn tiệc hoặc làm những việc phục vụ vặt vãnh. Vẫn là mẹ cắm nến lên bánh kem và đưa đến cho tôi thổi.\nXem những album ảnh, bạn bè thường hỏi: “Cha bạn ở đâu vậy?”. Chỉ có trời mới hiểu nổi, vì lúc nào cha cũng là người cầm máy chụp hình. Còn mẹ và tôi thì luôn cười tươi như hoa và ảnh chụp dĩ nhiên là vô số.\nTôi còn nhớ có lần mẹ nhờ cha dạy cho tôi tập đi xe đạp. Tôi xin cha khoan hãy buông tay ra, nhưng cha nói đã đến lúc cha không nên vịn xe cho tôi nữa. Và thế là cha buông tay. Tôi té xuống đất, mẹ vội chạy lại đỡ tôi dậy, còn cha thì khoát tay ra hiệu mẹ tránh ra. Lúc đó tôi rất giận, và nhất định phải chứng tỏ cho cha thấy tôi cũng không cần sự giúp đỡ. Nghĩ vậy tôi lập tức gắng leo lại lên xe và chạy một mình cho cha xem. Lúc ấy cha chỉ đứng yên và nở một nụ cười.\nTôi vào đại học, tất cả thư từ đều do mẹ viết cho tôi. Cha chỉ gửi tiền ăn học và duy nhất một bức thư ngắn trong vòng bốn năm trời, nội dung chỉ vẻn vẹn vài dòng về chuyện tôi rời khỏi nhà đi học xa nên chẳng còn ai đá bóng trên thảm cỏ trước nhà nữa khiến thảm cỏ của cha ngày một tươi tốt.\nMỗi lần tôi gọi điện về nhà, cha dường như đều rất muốn trò chuyện với tôi nhưng cuối cùng ông lại nói: “Cha gọi mẹ lại nghe điện nhé!” .\nThế rồi tôi cũng kết hôn, lại vẫn là mẹ khóc. Cha chỉ sụt sịt mũi vài cái rồi bước ngay ra khỏi phòng.\nTừ bé đến lớn, cha chỉ thường nói với tôi những điều như: Con đi đâu đấy?, Mấy giờ về?, Xe còn đủ xăng không?, Không, không được đi…\nCha hoàn toàn không biết thể hiện tình yêu thương của mình. Trừ phi…Trừ phi… Phải chăng cha đã thể hiện rất nhiều nhưng tôi lại vô tình không cảm nhận được tình thương yêu bao la đó?", "role": "assistant" } ]

Description

The dataset is from unknown, formatted as dialogues for speed and ease of use. Many thanks to author for releasing it. Importantly, this format is easy to use via the default chat template of transformers, meaning you can use huggingface/alignment-handbook immediately, unsloth.

Structure

View online through viewer.

Note

We advise you to reconsider before use, thank you. If you find it useful, please like and follow this account.

Reference

The Ghost X was developed with the goal of researching and developing artificial intelligence useful to humans.

~

Downloads last month
4
Edit dataset card

Collection including lamhieu/tstory_dialogue_vi