url
stringlengths
34
305
title
stringlengths
0
207
content
stringlengths
0
91.6k
type
stringclasses
9 values
desc
stringlengths
0
6.84k
processed content
stringlengths
114
18.4k
main_tag
stringclasses
7 values
sub_tag
stringclasses
12 values
https://medlatec.vn//tin-tuc/tam-soat-ung-thu-tong-quat-giai-phap-hang-dau-de-bao-ve-suc-khoe
Tầm soát ung thư tổng quát - giải pháp hàng đầu để bảo vệ sức khỏe
Từ trước đến nay, ung thư luôn là mối nguy cơ lớn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và tầm soát là một phần quan trọng để phát hiện sớm, điều trị tích cực để tăng thời gian sống cho bệnh nhân ung thư. 1. Tầm soát ung thư là gì, vì sao quan trọng? 1.1. Tầm soát ung thư là gì? ung thư là một quá trình quan trọng trong việc đánh giá và phát hiện sớm các bệnh ung thư. Tầm soát có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư khác nhau, từ ung thư vú, tử cung, tiền liệt, đại tràng đến ung thư phổi,... ung thư được tiến hành với nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT-Scanner,... Mục tiêu chính của tầm soát là giúp phát hiện sớm bệnh, giảm tỷ lệ tử vong do ung thư và cải thiện tiên lượng sống của người bệnh.1.2. Vì sao nên tầm soát ung thư? ung thư là một bước quan trọng trong cuộc chiến chống lại một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với sự sống con người:- Phát hiện sớm: phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, khi khối u vẫn còn nhỏ và chưa lan ra xa. Điều này tạo cơ hội tốt nhất để tăng hiệu quả điều trị và tỷ lệ sống sót cho người bệnh. - Giảm tỷ lệ tử vong: nhờ phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên có thể giảm nguy cơ tử vong do ung thư. - Cải thiện chất lượng cuộc sống: cung cấp cơ hội can thiệp điều trị sớm để ngăn chặn sự di căn ung thư và giảm bớt áp lực tâm lý cho bệnh nhân và gia đình. - Đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư: tầm soát cũng giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư của mỗi cá nhân dựa trên yếu tố tiền sử, di truyền và lối sống. Điều này cho phép bác sĩ đưa ra chiến lược tầm soát ung thư phù hợp trong các chặng tiếp theo cho từng đối tượng bệnh nhân cụ thể. - Tạo động lực thay đổi lối sống: tầm soát cũng là dịp để mỗi cá nhân biết được thực trạng sức khỏe của mình để có động lực cải thiện lối sống giúp bảo vệ sức khỏe như: bỏ hút thuốc, giảm cân, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.2. Tìm hiểu về phương pháp tầm soát ung thư tổng quátung thư tổng quát sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá nguy cơ và phát hiện sớm các loại ung thư khác nhau:2.1. Xét nghiệm2.1.1. Xét nghiệm máu Xét nghiệm máu sử dụng mẫu máu từ cơ thể để kiểm tra các chỉ số máu và dấu hiệu của ung thư:- Kiểm tra tế bào máu: xét nghiệm máu có thể phát hiện sự thay đổi trong số lượng tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Một số dấu hiệu như tăng số lượng tế bào hồng cầu có thể ám chỉ sự hiện diện của ung thư hoặc viêm nhiễm. - Các chỉ số marker ung thư: một số chỉ số trong máu tăng cao có thể chỉ điểm ung thư, có thể kể đến một số chỉ số như:+ Chỉ số SCC: Chất chỉ điểm ung ưng tế bào vảy, thường gặp ở vòm họng, thực quản, cổ tử cung,... + Chỉ số Calcitonin, TG: Chất chỉ điểm ung thư tuyến giáp. + Chỉ số CA 15-3: Chất chỉ điểm ung thư vú. + Chỉ số: CA 72-4: Chất chỉ điểm ung thư dạ dày. + Chỉ số AFP, Pivka II, HCC Wako: Chất chỉ điểm ung thư gan. + Chỉ số CA 19-9: chất chỉ điểm ung thư đường tụy - mật. + Chỉ số CEA: Chất chỉ điểm ung thư biểu mô tuyến, có thể tăng trong ung thư phổi, đường tiêu hóa,... + Chỉ số Cyfra 21-1, NSE, Pro-GRP: Chất chỉ điểm ung thư phổi. + Chỉ số CA 125, HE4: Chất chỉ điểm ung thư buồng trứng. + Chỉ số PSA free/ total: Chất chỉ điểm ung thư tiền liệt tuyến.2.2.2. Xét nghiệm nước tiểu Xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng để phát hiện các dấu hiệu của ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Các biểu hiện bất thường có thể bao gồm sự xuất hiện của máu, tế bào ung thư hoặc các chất khác không bình thường trong nước tiểu. Trong các phương pháp tầm soát ung thư tổng quát thì xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng như một phần của quá trình tầm soát ban đầu. Nếu kết quả xét nghiệm không bình thường thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán khác để đưa ra kết luận chính xác.2.2.3. Xét nghiệm gen ung thư di truyền Phương pháp tầm soát ung thư tổng quát này được sử dụng để xác định có hay không sự thay đổi gen liên quan đến ung thư trong gen di truyền. Nó có thể giúp xác định nguy cơ di truyền và quyết định lịch trình tầm soát cụ thể. Mẫu xét nghiệm gen ung thư di truyền có thể là mẫu máu hoặc mẫu tế bào. Các mẫu bệnh phẩm được lấy sẽ đem đi phân tích bằng kỹ thuật di truyền để xác định các biến đổi gen.2.2. Chẩn đoán hình ảnhĐây là phương pháp tầm soát ung thư tổng quát bằng chụp X-quang, siêu âm, chụp MRI, chụp, CT-Scanner,... để khảo sát hình ảnh về cơ quan cần kiểm tra:2.2.1. Siêu âm Siêu âm là phương pháp tầm soát ung thư tổng quát dựa trên việc sử dụng sóng âm cao tần để tạo ra hình ảnh của cơ quan bên trong cơ thể. Siêu âm sử dụng sóng âm không đau và không gây hại cho sức khỏe. Sóng âm được phát ra và thu lại qua một đầu dò, sau đó máy tính sẽ tạo ra hình ảnh dựa trên sóng âm được phản xạ từ cơ quan được kiểm tra. Phương pháp siêu âm thường được sử dụng để kiểm tra, phát hiện sự thay đổi trong kích thước, cấu trúc và tính chất của các cơ quan như khối u, polyp hoặc các biểu hiện khác của bệnh ở tuyến tiền liệt, tử cung, vùng bụng,... Không những thế, siêu âm còn có thể hỗ trợ hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm hoặc can thiệp khác như lấy mẫu sinh thiết khối u, tiêm thuốc,...2.2.2. Chụp X-quang Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này sử dụng tia X để khảo sát bộ phận cần kiểm tra. Kết quả thu được là hình ảnh có đậm độ khác nhau giúp bác sĩ nhận diện được các bất thường tại những bộ phận này. Tuy nhiên, lượng thông tin cung cấp từ phim chụp X-quang không nhiều, tổn thương dễ bị che lấp,... nên cần tới sự hỗ trợ của các phương pháp hiện đại hơn để tăng tính chính xác trong kết quả tầm soát ung thư.2.2.3. Chụp CT-Scanner Tuy cũng sử dụng tia X để tạo ảnh như chụp X-quang nhưng phương pháp này lại cung cấp được lượng thông tin nhiều và chính xác hơn. Hình ảnh thu được từ chụp CT-Scanner giúp bác sĩ nhìn thấy rõ vị trí giải phẫu, xác định được thành phần tổn thương. Phương pháp chụp CT-Scanner thường được áp dụng trong tầm soát ung thư phổi, cột sống, ung thư vùng sọ, xoang,...2.2.4. Chụp MRI Do không sử dụng tia X nên đây là phương pháp tầm soát ung thư tổng quát được đánh giá cao về tính an toàn. Do độ phân giải mô của chụp MRI rất tốt nên thường được áp dụng trong tầm soát ung thư vùng chậu, não, mật, vú,...3. Khi nào nên tầm soát ung thư tổng quát? Tầm soát ung thư tổng quát nên được xem xét và thực hiện khi có những dấu hiệu, yếu tố nguy cơ hoặc khi đủ điều kiện tầm soát:- Yếu tố nguy cơ: người có tiền sử gia đình với ung thư, tiền sử cá nhân về bệnh lý ung thư, hoặc yếu tố di truyền. - Độ tuổi: một số bệnh ung thư được khuyến nghị nên tầm soát thường xuyên với độ tuổi trên 50. - Triệu chứng bất thường: khi xuất hiện triệu chứng như sưng to, đau, khó chịu, hoặc các biểu hiện không bình thường ở bất cứ vùng nào trên cơ thể nên thăm khám ngay lập tức. - Người thuộc nhóm rủi ro cao: thường xuyên dùng bia rượu, hút thuốc, thừa cân, béo phì. - Tiền sử ung thư: người đã từng bị bệnh ung thư và đã điều trị nên tầm soát thường xuyên để theo dõi tái phát. Tầm soát ung thư là một giải pháp hiệu quả trong phát hiện sớm và tăng cơ hội điều trị thành công bệnh lý này. Quyết định tầm soát cần dựa trên lịch sử cá nhân, yếu tố nguy cơ và tư vấn từ bác sĩ chuyên gia để đảm bảo tầm soát hiệu quả nhất.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-dau-mua-o-nguoi-lon-nguyen-nhan-trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri
Bệnh đậu mùa ở người lớn: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Bệnh đậu mùa rất dễ lây nhiễm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng tiêu cực đến sức khỏe. 1. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa Bệnh đậu mùa do virus variola gây ra, còn được biết đến với tên gọi khác là đậu mùa hoặc smallpox. Đây là một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã gây ra nhiều đợt dịch lớn trên khắp thế giới. Virus variola thuộc họ Orthopoxvirus chỉ tấn công người, không có loại động vật nào có thể nhiễm virus này. Virus variola có một hệ gen phức tạp và khả năng thích ứng cao với môi trường nhiễm trùng. Variola virus lây truyền thông qua việc tiếp xúc trực tiếp giữa người với người hoặc qua các giọt nước bọt từ người nhiễm bệnh. Khi một người bị bệnh đậu mùa ho, hắt hơi,... hoặc có hành động khiến cho giọt nước bọt của họ bắn vào không khí thì người khác có thể hít phải qua đường hô hấp và bị lây bệnh. Hoặc nếu tiếp xúc với vật dụng cá nhân đã được sử dụng bởi người bị bệnh đậu mùa thì cũng rất dễ lây nhiễm.2. Triệu chứng và biến chứng bệnh đậu mùa ở người lớn2.1. Các triệu chứng của bệnh đậu mùa ở người lớn Sau khi virus variola xâm nhập vào cơ thể sẽ lập tức tấn công các tế bào miễn dịch và bắt đầu nhân lên, phân chia, xâm nhập và phá hủy các tế bào da. Phản ứng miễn dịch của cơ thể bắt đầu phát triển và gây nên các triệu chứng bệnh đậu mùa ở người lớn sau đây:2.1. Đau rát và nổi ban trên da Một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh đậu mùa là sự xuất hiện của cảm giác ngứa, đau rát và những đốm đỏ nhỏ trên da. Sau đó những đốm này nhanh chóng phát ban thành các nốt đậu mùa lớn hơn. Khu vực thường xuất hiện nốt đậu nhiều nhất là cổ, mặt, tay, chân,... 2.2. Sưng và đau nhức cơCác triệu chứng này xuất hiện đồng thời với sự phát triển của nốt đậu mùa. Vùng da xung quanh khu vực nổi nốt đậu mùa có thể sưng và bị đau cơ, làm giảm khả năng vận động của người bệnh.2.3. Đau đầu và sốt Người bệnh thường trải qua cơn sốt, đau đầu và mệt mỏi do cơ thể phản ứng trước sự xâm nhập của virus variola. Người bệnh có thể bị sốt cao nên khó chịu, không thoải mái về tâm lý. Không ít người bệnh sẽ có sự thay đổi tâm lý theo chiều hướng căng thẳng, bực tức và cảm thấy lo sợ về tình trạng sức khỏe của mình. Sự thay đổi ấy có thể theo chiều hướng tăng lên theo tình trạng sốt và mệt mỏi mà người bệnh gặp phải.2.4. Nốt đậu mùa có nước và mủ Sau khi hình thành nốt đậu có kích thước lớn, chúng sẽ nhanh chóng có nước bên trong rồi hình thành nốt mủ gây đau đớn cho người bệnh. Nốt mụn chứa nước và mủ này chứa virus, là nguồn lây nhiễm lớn, nhất là khi chúng vỡ ra hoặc khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.2.2. Biến chứng của bệnh đậu mùa Bệnh đậu mùa ở người lớn nếu không được theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng để có biện pháp can thiệp kịp thời thì sẽ có nguy cơ trở nên trầm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Tình trạng diễn biến nặng thường gặp ở người bị suy giảm miễn dịch và thai phụ. Sau khi khỏi đậu mùa, người bệnh rất dễ có các vết sẹo lớn trên da, thậm chí có trường hợp bị mất hoàn toàn thị lực vì biến chứng đậu mùa. Ngoài ra, bệnh nhân bị đậu mùa cũng có nguy cơ gặp các biến chứng sau nếu không được kiểm soát bệnh tốt: nhiễm khuẩn da, viêm não, viêm tinh hoàn, viêm loét giác mạc, viêm phổi, viêm tủy xương, viêm khớp,...3. Điều trị bệnh đậu mùa ở người lớn như thế nào? Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh đậu mùa. Các trường hợp bệnh đậu mùa ở người lớn thường được điều trị triệu chứng theo cách:3.1. Dùng thuốc Sử dụng các thuốc:- Thuốc kháng virus. - Thuốc tăng cường miễn dịch toàn thân. - Thuốc kháng sinh nếu có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. - Thuốc giảm ngứa. - Thuốc bổ trợ khác như : vitamin tổng hợp, vitamin C,... Việc dùng thuốc cần được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.3.2. Dinh dưỡng và nghỉ ngơi Nghỉ ngơi đầy đủ và chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đậu mùa ở người lớn. Việc nghỉ ngơi giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng và tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là trong giai đoạn khi triệu chứng đậu mùa đang phát triển. Chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu chất dinh dưỡng như tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch. Người bệnh cần uống đủ nước và ăn thức ăn dễ tiêu để duy trì sức khỏe và giảm cảm giác mệt mỏi khi bị đậu mùa. 3.4. Chăm sóc da đúng cách Người bị đậu mùa cần:- Vệ sinh da hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ vi khuẩn và giữ cho vùng da nhiễm trùng được sạch sẽ. - Không gãi da để tránh làm tổn thương và lây nhiễm. Việc gãi có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo xấu. Có thể sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên các nốt mụn khi bị vỡ. - Sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ cho da không bị khô và giảm nguy cơ nứt nẻ, đặc biệt là ở những vùng da bị ảnh hưởng nhiều bởi nốt đậu mùa. - Theo dõi các thay đổi trên da để phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng mới và điều trị kịp thời. Bệnh đậu mùa ở người lớn không chỉ gây khó chịu về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Việc nhận biết kịp thời các triệu chứng bệnh để thăm khám và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp người bệnh đối phó hiệu quả với bệnh lý này.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-dau-mua-khi-lay-qua-duong-nao-biet-de-phong-tranh
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào - biết để phòng tránh
Bệnh đậu mùa khỉ có tính chất lây truyền nhanh chóng, gây nên các triệu chứng đau đớn, khó chịu và tổn thương da nghiêm trọng. Quan tâm đến vấn đề bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào là cách để mỗi cá nhân biết và chủ động phòng tránh lây nhiễm bệnh lý này. 1. Đôi nét khái quát về bệnh đậu mùa khỉĐậu mùa khỉ là căn bệnh ít gặp trước đây do virus monkeypox gây ra. Loại virus này thường gây bệnh ở các loài gặm nhấm hoặc các loài linh trưởng và có thể lây sang người. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ không diễn tiến nặng nhưng các trường hợp mắc bệnh là người bị suy yếu hệ miễn dịch, trẻ em và người già thì có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường khởi phát bằng tình trạng sổ mũi, ho khan, đau họng và đôi khi có sốt, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, đau lưng, đau cơ, mệt mỏi. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần, nhưng có thể có những trường hợp nặng nề hơn, đặc biệt là khi bệnh lan đến đường hô hấp dưới. Khoảng 1 - 4 ngày sau khi sốt, người bệnh sẽ nổi phát ban trên da. Phát ban thường xuất hiện đầu tiên ở mặt, tay hoặc chân, sau đó lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Nốt ban do đậu mùa khỉ gây ra tiến triển qua nhiều giai đoạn. Ban đầu chỉ là ban đỏ phẳng trên da nhưng sau đó chúng biến thành mụn nước và chứa đầy mủ bên trong. Cuối cùng, trong khoảng 2 - 4 tuần, nốt mủ sẽ tự đóng vảy và bong ra để hình thành lớp da mới.2. Đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Biết được đậu mùa khỉ lây qua đường nào có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn hiệu quả sự lây lan bệnh lý này trong cộng đồng. Các con đường lây lan bệnh đậu mùa khỉ gồm:2.1. Tiếp xúc thân mật giữa người - người Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan sang bất kỳ ai thông qua tiếp xúc gần gũi, thường xuyên qua hình thức da kề da, bao gồm:+ Tiếp xúc trực tiếp với nốt mụn đậu khỉ của người bị bệnh. + Tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết đường hô hấp trên và các khu vực xung quanh hậu môn, trực tràng hoặc âm đạo của người bệnh. Sự tiếp xúc trực tiếp này có thể xảy ra trong quá trình tiếp xúc thân mật như: quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo hoặc chạm vào bộ phận sinh dục hoặc hậu môn của người mắc bệnh. + Tiếp xúc với nước bọt, giọt bắn khi nói chuyện, hắt hơi, ho. Bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai hoặc lây cho trẻ sơ sinh khi mẹ tiếp xúc gần gũi với con.2.2. Chạm vào đồ vật Khi tìm hiểu đậu mùa khỉ lây qua đường nào có thể thấy việc lây lan qua tiếp xúc với bề mặt các đồ vật có chứa virus sẽ có ít khả năng xảy ra hơn so với tiếp xúc người - người nhưng vẫn khó tránh. Đậu mùa khỉ có thể lây lan khi chạm vào các đồ vật, vải và bề mặt mà người bị bệnh đã sử dụng và không được khử trùng.2.3. Tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh Một số động vật có thể bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Vậy khi người tiếp xúc với động vật thì đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Nếu có sự tiếp xúc gần gũi với động vật mang mầm bệnh thì con người có thể bị nhiễm bệnh. Điều này có nhiều khả năng xảy ra với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật gặm nhấm và loài linh trưởng. Một người có thể bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ nếu họ chạm vào vết phát ban, vảy, lớp vỏ, nước bọt hoặc chất lỏng khác từ động vật bị nhiễm bệnh. Ở những vùng có bệnh đậu mùa khỉ lưu hành, người ta có thể bị nhiễm bệnh sau khi săn bắn, đánh bẫy hoặc chế biến động vật hoang dã bị nhiễm bệnh. Các hoạt động có thể làm lây lan virus đậu mùa khỉ từ động vật bị nhiễm bệnh sang người gồm:- Ăn thịt thú rừng nấu chưa chín. - Săn bắt và chế biến động vật để tiêu thụ. - Tiếp xúc với chất dịch cơ thể, chẳng hạn như khi dọn dẹp xác chết của động vật. - Chạm vào hoặc xử lý động vật sống hoặc chết, đặc biệt nếu có vết cắn hoặc vết trầy xước trên da trong khi xử lý chúng. Ít có khả năng bị nhiễm đậu mùa khỉ từ thú cưng, nhưng thú cưng có thể bị nhiễm bệnh và lây lan sang người khi tiếp xúc gần gũi như vuốt ve, âu yếm, ôm, hôn, liếm và chia sẻ chỗ ngủ hoặc thức ăn. 3. Biện pháp phòng ngừa bị lây nhiễm virus đậu mùa khỉ Khi đã biết được bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào thì bạn có thể chủ động phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh lý này bằng cách:- Tránh tiếp xúc gần với những người bị phát ban trông giống như bị đậu mùa khỉ. - Tránh tiếp xúc với quần áo, ga trải giường, chăn hoặc các vật dụng khác đã tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. - Tránh tiếp xúc với người đã được chẩn đoán mắc bệnh hoặc đang nghi ngờ bị bệnh đậu mùa khỉ. - Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng có chứa cồn. - Tránh tiếp xúc với các loài linh trưởng và động vật gặm nhấm hay tiêu thụ thực phẩm từ chúng. - Để giảm nguy cơ lây nhiễm và lây lan virus đậu khỉ thì việc chung thủy với một bạn tình là điều nên làm. Ngoài ra, trong khi quan hệ tình dục cũng nên dùng bao cao su để đảm bảo an toàn trước nguy cơ lây nhiễm bệnh lý này. Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn biết được đậu mùa khỉ lây qua đường nào. Nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng tránh được khuyến cáo là giải pháp duy nhất để để bảo vệ bản thân và cộng đồng trước những con đường lây nhiễm này. để được giúp đỡ nhanh chóng, chính xác.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/phong-tranh-dau-mua-khi-giai-phap-bao-ve-ban-than-va-gia-dinh
Phòng tránh đậu mùa khỉ - giải pháp bảo vệ bản thân và gia đình
Bệnh đậu mùa khỉ có tính chất lây nhiễm cao nên việc phòng tránh là rất cần thiết. Biết để thực hiện đầy đủ biện pháp phòng tránh đậu mùa khỉ không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần ngăn chặn sự lan truyền của đậu mùa khỉ trong cộng đồng. Nội dung bài viết này sẽ cung cấp những giải pháp phòng bệnh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh. 1. Một số điểm khái quát về bệnh đậu mùa khỉĐậu mùa khỉ là căn bệnh lây nhiễm hiếm gặp, gây nên bởi virus Monkeypox. Virus này có liên quan đến virus họ đậu mùa có nguồn gốc từ châu Phi sau đó đã lây lan sang một số nước ở châu Âu. Monkeypox có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc với chất tiết có chứa virus, có thể bắt nguồn từ hệ hô hấp, vết thương hoặc vật thể bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus cũng có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trong thời dài với các giọt bắn từ người bệnh khi ho hắt hơi, ho, nói chuyện,...2. Các biện pháp phòng tránh đậu mùa khỉ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình2.1. Rửa tay khử khuẩn Rửa tay là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh đậu mùa khỉ. Cần rửa tay kỹ tối thiểu 20 giây bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với người hoặc động vật nghi ngờ hoặc đang bị nhiễm bệnh. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch khử trùng tay có chứa cồn. - Với trường hợp là người chăm sóc bệnh nhân hoặc là thành viên gia đình của người bị bệnh đậu mùa khỉ thì hãy rửa tay:+ Trước và sau bất kỳ lần tiếp xúc nào với người bị cách ly. + Sau khi chạm vào các bề mặt và đồ vật mà người bị cách ly sử dụng. + Tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay chưa được rửa sát khuẩn. - Với trường hợp đã được chẩn đoán bị đậu mùa khỉ thì cần rửa tay trước khi chạm vào các bề mặt và đồ vật thông thường để không lây lan virus ra những đồ vật này. 2.2. Xử lý đồ giặt- Với trường hợp là người chăm sóc và giặt đồ cho người bị bệnh đậu mùa khỉ:+ Đeo khẩu trang y tế có kích thước vừa với khuôn mặt của mình và dùng găng tay dùng một lần. + Vứt bỏ những vật dụng này đúng cách sau khi sử dụng. + Giữ đồ giặt của người bệnh tránh xa da hoặc quần áo của bạn. + Che bất cứ vùng da nào của bạn có thể tiếp xúc với đồ giặt của người bệnh. + Nếu quần áo bạn đang mặc tiếp xúc với đồ giặt của người bệnh thì nên cởi ra và làm sạch giống như làm sạch đồ giặt cho người bệnh. + Giặt đồ của người bệnh trong máy giặt bằng nước nóng 70 độ C cùng với xà phòng giặt. + Đồ giặt phải được sấy khô trong máy sấy và khô hoàn toàn trước khi lấy ra. + Nếu cần vận chuyển quần áo của người bị bệnh đến địa điểm khác, hãy cho nó vào túi kín chỉ dùng một lần. - Với trường hợp là người bị bệnh đậu mùa khỉ: tốt nhất nên tự xử lý đồ dùng cá nhân của mình. 2.3. Làm sạch và khử trùng bề mặt đồ vật- Với trường hợp người chăm sóc cho bệnh nhân bị đậu mùa khỉ:Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật mà người bị bệnh có thể đã tiếp xúc cũng là phương pháp phòng tránh đậu mùa khỉ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bề mặt có tần suất chạm nhiều lần như: mặt bàn, tay nắm cửa, nhà vệ sinh, công tắc điện, bàn phím máy tính,... Nếu một bề mặt hoặc đồ vật bị đã tiếp xúc với mầm bệnh, hãy làm sạch chúng bằng các sản phẩm tẩy rửa thông thường, sau đó sử dụng chất khử trùng. - Với trường hợp là bệnh nhân đậu mùa khỉ: sau khi đã khỏi bệnh, hãy làm sạch và khử trùng kỹ lưỡng tất cả các không gian đã tiếp cận trong nhà. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền tiềm ẩn cho các thành viên khác trong gia đình hoặc khách đến thăm nhà bạn.2.4. Tránh tiếp xúc Nên thực hiện các bước sau để phòng tránh đậu mùa khỉ lây nhiễm giữa người với người hoặc từ động vật sang người:- Tránh tiếp xúc gần với những người bị phát ban trông giống như đậu mùa khỉ. - Tránh xử lý quần áo, ga trải giường, chăn hoặc các vật liệu khác đã tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh. - Cách ly những người mắc bệnh đậu mùa khỉ với người khỏe mạnh. - Tránh tiếp xúc với động vật hoặc dịch tiết của động vật có thể mang virus. - Tránh tiếp da kề da với những người bị phát ban trông giống đậu mùa khỉ. - Không chạm vào vết phát ban hoặc vảy của người bị bệnh. - Không hôn, ôm, âu yếm hoặc quan hệ tình dục với người mắc bệnh. - Không dùng chung dụng cụ ăn uống với người bị bệnh.2.5. Tiêm vắc xin phòng bệnh Nên tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng cũng là cách có thể giúp tăng miễn dịch đề kháng với bệnh đậu mùa khỉ. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì việc chăm sóc đúng cách và cách ly ngay từ những ngày đầu tiên là rất quan trọng để phòng ngừa lây nhiễm. Ngoài ra, để được chẩn đoán chính xác và biết cách điều trị, chăm sóc sức khỏe trong thời gian mắc bệnh, tốt nhất nên khám bác sĩ Chuyên khoa Truyền nhiễm để được hướng dẫn cách xử trí an toàn và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Phòng tránh đậu mùa khỉ không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm cả cộng đồng. Việc duy trì các biện pháp an toàn như đã được khuyến cáo và thực hiện đúng các hướng dẫn từ chuyên gia sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, giúp bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ đậu mùa khỉ phát triển thành dịch.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-nho-mat-telodrop-co-cong-dung-gi-
Thuốc nhỏ mắt Telodrop có công dụng gì?
Thuốc nhỏ mắt Telodrop do Công ty Hanlim Pharm sản xuất với 2 thành phần chính là Dextran 70 và hydroxypropyl. 2 hoạt chất này có công dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu ở mắt do viêm mắt, khô mắt hay trong mắt có dị vật. Vậy khi sử dụng loại thuốc này cần lưu ý điều gì và làm sao để dùng thuốc đúng cách? Tất cả đều sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây! 1. Thuốc nhỏ mắt Telodrop có công dụng gì? Thành phần chủ yếu chứa trong thuốc nhỏ mắt Telodrop đó là Hypromellose... ) liên tục, hay do độ ẩm trong không khí xuống thấp. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn giúp bôi trơn và cấp ẩm cho kính áp tròng cứng hoặc mắt nhân tạo. Hydroxypropyl methylcellulose (HPMC - gọi tắt là Hypromellose) được xếp vào loại polymer bán tổng hợp. Tính chất của nó là trơn và nhớt, khi hòa tan trong nước có thể tạo thành một dạng dung dịch keo. Hypromellose được thêm vào trong thuốc nhỏ mắt Telodrop và có vai trò như một loại nước mắt nhân tạo. Tác dụng của nó là giúp phòng ngừa các tổn thương xảy ra tại giác mạc, kết mạc khi tuyến lệ gặp trở ngại trong việc bài tiết nước mắt. Bên cạnh đó, Hypromellose còn có khả năng bảo vệ và bôi trơn mắt, duy trì độ ẩm và ngăn ngừa nước mắt bay hơi. Nhờ sự kết hợp của 2 hoạt chất là Dextran 70 và Hypromellose mà nước mắt nhân tạo sẽ được lưu lại lâu hơn, từ đó giúp làm nhẵn bề mặt giác mạc và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở mắt.2. Không nên dùng thuốc nhỏ mắt Telodrop trong trường hợp nào? Thuốc nhỏ mắt Telodrop không nên được sử dụng trong những trường hợp sau: Bạn đang đeo kính áp tròng loại mềm. Bị mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần hoạt chất nào chứa trong thuốc. Nếu bạn đang sử dụng thuốc nhỏ mắt Telodrop thì cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời trong quá trình dùng thuốc hãy chú ý đến các biểu hiện bất thường của cơ thể. Nếu xảy ra các triệu chứng dưới đây, tốt nhất là bạn nên dừng thuốc, theo dõi tình trạng cơ thể và thông báo ngay cho bác sĩ: Đau mắt và nhức đầu gia tăng. Vẫn còn bị kích ứng mắt, thậm chí là bị nghiêm trọng hơn. Mắt đỏ không đỡ và kéo dài. Thay đổi thị lực. Một điều khác quan trọng không kém cần đặc biệt lưu ý đó là các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc nhỏ mắt Telodrop. Thuốc có thể gây mờ thị lực trong thời gian ngắn, đau mắt, mờ mắt, đỏ mắt, kích ứng mắt hoặc cảm giác trong mắt có dị vật,... Vì vậy bạn không nên dùng thuốc khi đang phải vận hành máy móc, lái xe, tham gia các hoạt động ngoài trời,... Vì nếu dùng có thể gây rối loạn thị giác khá nguy hiểm. Ngoài ra, trong loại thuốc này cón có chứa một loại chất bảo quản là Benzalkonium clorua. Hoạt chất này có khả năng làm thay đổi tính chất, màu sắc của kính áp tròng nên nếu cần sử dụng thuốc thì tốt nhất bạn phải đảm bảo là đã tháo kính ra khỏi mắt. Khi muốn dùng lại kính thì nên chờ ít nhất là 15 phút khi thuốc đã ngấm đủ vào giác mạc. Những phản ứng ngoại ý do dùng thuốc thường sẽ nhẹ và có thể nhanh chóng biến mất sau đó. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trên vẫn tiếp tục diễn ra, thậm chí là trở nên nghiêm trọng hơn (hay xuất hiện thêm những tác dụng ngoại ý không được liệt kê trên đây) thì bạn hãy ngưng sử dụng và đi khám lại ngay.3. Thuốc nhỏ mắt Telodrop - dùng sao cho đúng cách? Trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Telodrop hay bất cứ loại thuốc nào thì người bệnh cũng cần phải tham khảo kỹ lưỡng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cũng như chỉ định mà bác sĩ đã căn dặn. Liều dùng khuyến cáo đối với những trường hợp dùng thuốc nhỏ mắt Telodrop đó là nhỏ từ 1-2 giọt cho mỗi bên mắt, dùng khoảng 3 lần/ngày. Tùy từng tình trạng bệnh mà sẽ có những điều chỉnh cụ thể về liều dùng. Nếu sử dụng kết hợp giữa Telodrop và loại thuốc nhỏ mắt khác thì khoảng cách dùng các thuốc này cần phải là ít nhất 15 - 20 phút. Sau đây là một số bước dùng thuốc nhỏ mắt Telodrop bạn có thể tham khảo: Trước khi dùng một lọ thuốc mới cần phải kiểm tra lại về ngày sản xuất và hạn sử dụng của lọ thuốc đó. Ngoài ra cần đảm bảo rằng rải an toàn ở nắp lọ thuốc không bị vỡ để tránh nguy cơ thuốc bị rò rỉ hoặc do lỗi sản xuất trước đó. Rửa tay sạch sẽ và để khô ráo trước khi mở nắp. Tháo nắp lọ thuốc và tự nhỏ thuốc vào mắt. Khi nhỏ đầu nên ngửa lên trần nhà để thuốc không bị trôi ra ngoài. Nhỏ thuốc theo đúng liều lượng. Sau khi nhỏ xong thì có thể chớp mắt khoảng một vài lần, tra thuốc đều cho 2 bên mắt. Không để lọ thuốc chạm vào giác mạc, ngón tay hay bất cứ thứ gì. Đậy nắp lọ thuốc lại. Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh vị trí có độ ẩm cao vì sẽ dễ tạo điều kiện để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi ở lọ thuốc. Rửa tay sạch sẽ sau khi đã nhỏ thuốc xong. Người bệnh nên tuân thủ các bước sử dụng nêu trên. Nếu thực hiện sai cách thì lọ thuốc cũng có thể trở thành một nguồn lây nhiễm và càng làm nghiêm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng mắt.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-nho-mat-neodex-va-nhung-dieu-can-biet
Thuốc nhỏ mắt Neodex và những điều cần biết
Thuốc nhỏ mắt Neodex là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Pharmedic sản xuất. Thành phần chính chứa trong thuốc bao gồm Dexamethasone natri phosphate và neomycin sulfate. Thuốc có công dụng điều trị dị ứng, kháng viêm, chống lại tình trạng nhiễm khuẩn ở mắt trong những trường hợp bị viêm giác mạc, kết mạc, viêm tuyến lệ, viêm mí mắt,... ngoài ra thuốc cũng được chỉ định đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng mắt sau phẫu thuật hoặc do chấn thương. 1. Dược lực học và dược động học của thuốc nhỏ mắt Neodex1.1. Thành phần thuốc nhỏ mắt Neodex Thành phần chính của thuốc nhỏ mắt Neodex:Dexamethasone Natri (5.5mg). Neomycin Sulfate (25mg). Các tá dược khác: Propylene glycol, Natri citrat, Phenylmercuric nitrate, Natri clorid, nước cất vừa đủ. Dạng bào chế của thuốc Neodex là hỗn dịch nhỏ mắt với quy cách đóng gói là 5ml/lọ.1.1. Dược lực học Thành phần Dexamethasone chứa trong Neodex là một dạng Corticoid tổng hợp, công dụng chính của nó là giúp kháng dị ứng và kháng viêm. Đặc biệt, thành phần Neomycin lại đóng vai trò là kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn thuộc nhóm Aminoglycoside, phát huy hoạt tính trên nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh cho mắt. Neomycin có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn như escherichia coli, acinetobacter, haemophilus, brucella, staphylococcus, salmonella, gonococcus, shigella, klebsiella, yersinia, serratia.1.2. Dược động học Vì là thuốc nhỏ mắt nên Neodex chỉ có tác dụng tại chỗ, không ảnh hưởng toàn thân và hấp thu kém qua đường tiêu hóa. Neomycin sau khi được hấp thu sẽ đào thải qua thận dưới dạng hoạt tính. Đối với dạng nhỏ mắt, dexamethasone sẽ thẩm thấu vào giác mạc, võng mạc, dịch nước mắt, màng mạch, mống mắt và thể mi. Chỉ khi sử dụng liều cao thì khả năng hấp thu toàn thân mới xảy ra. Cũng như đa số các loại thuốc khác, dexamethasone cũng sẽ được xử lý và chuyển hóa tại gan, đồng thời do thận đào thải.2. Thuốc nhỏ mắt Neodex được chỉ định và chống chỉ định khi nào? 2.1. Chỉ định dùng thuốc Neodex Những trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt Neodex gồm có:Điều trị những bệnh xảy ra ở mắt do vi khuẩn, ví dụ như chống dị ứng, chống viêm nhiễm trong tình trạng viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm túi lệ hay viêm mí mắt, viêm màng mạch nho;Phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn do chấn thương, dự phòng bội nhiễm trước và sau khi phẫu thuật vùng mắt;Thuốc nhỏ mắt Neodex cũng có công dụng hỗ trợ điều trị chứng viêm mũi, viêm tai ngoài, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng ống tai hay bội nhiễm polyp mũi,...2.2. Chống chỉ định sử dụng Neodex trong trường hợp nào? Thuốc nhỏ mắt Neodex không được dùng cho những bệnh nhân sau:Người bị dị ứng với các thành phần chứa trong thuốc;Trước đây đã từng bị tăng nhãn áp;Bị viêm giác mạc do lao mắt, nấm, virus, vi khuẩn hoặc glaucoma;Không được dùng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Neodex có khả năng gây ra một số tác dụng phụ như ngứa mắt, nổi mẩn, sưng mắt. Hiếm gặp hơn là tình trạng sốt hoặc sốc phản vệ sau khi dùng thuốc. Do đó cần thận trọng lưu ý về việc sử dụng thuốc Neodex cho những đối tượng sau: Người cao tuổi dùng thuốc cần phải cẩn trọng vì giác mạc ở độ tuổi này thường sẽ có độ nhạy cảm cao hơn so với người trẻ tuổi;Trẻ em từ 2 tuổi trở lên trước khi dùng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ và giám sát bởi phụ huynh trong quá trình sử dụng nhằm đảm bảo tính an toàn;Ở phụ nữ có thai và đang cho con bú: chưa có báo cáo ghi nhận cụ thể về các phản ứng đối với hai đối tượng này. Tuy nhiên vì cơ địa đặc biệt của mẹ bầu, mẹ cho con bú khi sử dụng bất kỳ sản phẩm gì cũng có thể gây ảnh hưởng tới em bé nên trước khi dùng thuốc cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa;Đối với những người vận hành máy móc hoặc lái xe: không nên sử dụng thuốc khi đang thực hiện những hoạt động này. Bởi vì các tác dụng phụ nêu trên sẽ làm cản trở tầm nhìn, giảm thị lực và không đảm bảo an toàn cho quá trình lái xe.3. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhỏ mắt Neodex 3.1. Các bước sử dụngĐể đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc nhỏ mắt Neodex, người bệnh nên sử dụng theo chỉ dẫn sau đây:Trước khi dùng thuốc cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn;Mở nắp lọ thuốc. Sau đó từ từ kéo nhẹ nhàng mí mắt dưới xuống và nhỏ thuốc trực tiếp vào mắt. Nhắm mắt lại, lau những giọt thuốc chảy ra ngoài mắt;Không được để đầu lọ thuốc chạm vào giác mạc bởi vì điều này sẽ làm nhiễm khuẩn lọ thuốc;Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác vì có thể làm lây nhiễm chéo bệnh của nhau. Ngoài ra đây là dung dịch thuốc nhỏ mắt, tuyệt đối không được uống.3.2. Liều lượng sử dụng Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thuốc nhỏ mắt Neodex nên được dùng từ 1-2 giọt cho mỗi bên mắt. Mỗi lần dùng cần cách nhau khoảng 3 - 4 giờ và điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Trong trường hợp bạn quên liều thì hãy dùng trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu liều bị quên đã cách liều trước đó khá xa thì hãy bỏ qua và dùng liều kế tiếp như bình thường. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều để bù đắp cho liều đã quên vì sẽ gây ra tình trạng quá liều khi sử dụng thuốc. 3.3. Một số lưu ý khác Ngoài ra người bệnh cũng cần chú ý đến quy cách bảo quản thuốc như sau:Mỗi lọ thuốc chỉ dùng tối đa trong khoảng 1 tháng kể từ khi mở nắp;Thuốc cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, dưới 30 độ C, không để trong môi trường ẩm ướt như nhà tắm hay nhà vệ sinh vì dễ khiến vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập;Không dùng những lọ thuốc đã hết hạn hoặc biến đổi tính chất như có mùi, chuyển màu,... ;Đậy nắp kín sau khi dùng;Không được uống.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-nho-mat-efticol-chi-dinh-va-chong-chi-dinh-cho-nhung-doi-tuong-nao-
Thuốc nhỏ mắt Efticol: chỉ định và chống chỉ định cho những đối tượng nào?
Thuốc nhỏ mắt Efticol là một sản phẩm nước muối sinh lý đẳng trương, vô trùng và có khả năng sát khuẩn nhẹ. Dạng bào chế hiện nay của loại thuốc này là dung dịch, chứa trong lọ 10ml. Sản phẩm này hiện được sử dụng khá phổ biến với công dụng là rửa mắt, rửa mũi, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi và nghẹt mũi,... 1. Thành phần và tác dụng của thuốc nhỏ mắt Efticol Thành phần hoạt chất chứa trong thuốc nhỏ mắt Efticol là Natri clorid 0,09g/10ml, dùng theo dạng dung dịch để nhỏ mũi và nhỏ mắt. Đây là sản phẩm nước muối sinh lý đẳng trương, vô trùng và có tính sát khuẩn nhẹ. Cả trẻ sơ sinh và người lớn đều có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt Efticol với công dụng như sau: Rửa mắt, nhỏ mắt, sát trùng nhẹ cho mắt và phòng chống tình trạng kích ứng mắt; Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng; Điều trị chảy nước mũi và nghẹt mũi. Bên cạnh những công dụng nêu trên, thuốc nhỏ mắt Efticol cũng có thể gây ra những phản ứng phụ như dị ứng ngay tại vị trí nhỏ thuốc. Nếu gặp phải triệu chứng này thì bệnh nhân cần ngừng thuốc và thống báo tình trạng này cho bác sĩ chuyên khoa.2. Thuốc nhỏ mắt Efticol dùng sao cho hiệu quả? Tương tự như những loại thuốc nhỏ mắt hay thuốc nhỏ mũi khác, bạn có thể sử dụng Efticol theo cách như sau: Trước khi nhỏ thuốc hãy rửa tay thật sạch sẽ. Mở nắp lọ thuốc, nhẹ nhàng dùng ngón tay để kéo phần mi mắt dưới xuống. Sau đó tra thuốc vào mắt. Lưu ý không được để phần đầu của lọ thuốc chạm vào mắt. Nhắm mắt lại và nếu cần thiết thì có thể nhỏ thêm. Sau khi dùng thuốc xong cần phải đậy kín lọ thuốc lại và lưu trữ ở vị trí an toàn, thoáng mát, khô ráo, để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà. Trước khi dùng thuốc người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ liều dùng như sau: Mỗi lần nhỏ từ 2 - 3 giọt/bên mắt, dùng thuốc từ 3 - 4 lần/ngày tùy từng trường hợp. Thời hạn dùng thuốc tối thiểu sau mở nắp là 15 ngày. Có một điều đặc biệt là thuốc nhỏ mắt Efticol khá lành tính nên không gây ảnh hưởng đến người lái xe, vận hành máy móc, phụ nữ có thai và đang cho con bú. 3. Sử dụng Efticol đúng cách cho trẻ sơ sinh 3.1. Trường hợp sử dụng Efticol để nhỏ mắt Bước 1: chuẩn bị 2 miếng gạc y tế vô trùng cùng 1 lọ thuốc nhỏ mắt Efticol. Mỗi miếng gạc sẽ được dùng để vệ sinh cho mỗi bên mắt. Bước 2: cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ với nước và xà phòng trước khi nhỏ thuốc cho trẻ. Bước 3: nhỏ dung dịch Efticol vào băng gạc rồi nhẹ nhàng lau từ khóe mắt cho tới đuôi mắt của trẻ. Áp dụng điều này cho cả hai bên mắt. Bước 4: nên vệ sinh mắt cho trẻ hàng ngày vào mỗi buổi sáng, sau khi tắm và buổi tối trước khi trẻ đi ngủ. 3.2. Hướng dẫn dùng Efticol để nhỏ mũi Bước 1: chuẩn bị khăn sạch và 1 lọ Efticol. Bước 2: rửa tay sạch với xà phòng. Bước 3: đặt trẻ nằm nghiêng để tiện cho việc nhỏ thuốc vào mũi của trẻ, hoặc cha mẹ cũng có thể ôm bé. Bước 4: mỗi bên mũi nhỏ từ 2 - 3 giọt, giữ cho bé nằm yên trong vòng 1 - 2 phút để thuốc ngấm, sau đó nhẹ nhàng bế trẻ ngồi dậy. Nếu có dịch mũi chảy ra thì dùng khăn sạch để thấm dịch. Trong trường hợp trẻ có quá nhiều đờm mũi, cha mẹ cũng có thể dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút dịch mũi làm vít đường thở của bé. Bước 5: nếu gỉ mũi của bé nhiều và đặc cứng, bạn có thể giúp trẻ loại bỏ gỉ mũi bằng cách nhỏ thuốc Efticol để làm mềm chúng, rồi sử dụng tăm bông để lấy gỉ mũi ra cho trẻ.4. Thuốc nhỏ mắt Efticol có an toàn cho trẻ không? Như đã đề cập, thuốc nhỏ mắt Efticol khá lành tính, không chứa hóa chất nên thường được dùng để vệ sinh mắt mũi cho trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý là phải sử dụng thuốc đúng cách. Nếu lạm dụng loại thuốc này cũng có thể dẫn đến những vấn đề sau: Dùng thuốc nhỏ mắt quá nhiều có thể khiến mắt và mũi trẻ bị khô, từ đó kích thích chảy nhiều nước mũi hơn và gây buồn nôn. Mắt và lớp niêm mạc mũi bị yếu đi, phản xạ tiết chất nhầy ở những bộ phận này bị giảm sút. Có thể bạn chưa biết thì lớp chất nhầy này có một vai trò khá quan trọng đối với việc tiêu diệt vi khuẩn, hoạt động tương tự như thành phần của hệ miễn dịch tự nhiên, giúp chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Nếu cha mẹ vệ sinh mắt và mũi cho con bằng Efticol nhưng lại áp dụng không đúng cách có thể càng khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng. Lạm dụng nước muối sinh lý có khả năng khiến trẻ dễ bị viêm kết mạc, viêm giác mạc và ảnh hưởng không nhỏ tới thị lực của trẻ sau này. Vì những lý do nêu trên, để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh khi sử dụng Efticol thì cha mẹ chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp trẻ gặp phải các vấn đề như viêm nhiễm, cảm cúm, nhiễm trùng mũi họng, tăng tiết chất nhầy, khó hút dịch nhầy, mắt trẻ đang bị bụi bẩn, đau mắt, mắt có ghèn,...5. Khi dùng thuốc nhỏ mắt Efticol cho trẻ cần lưu ý điều gì? Nhằm đảm bảo việc sử dụng Efticol an toàn đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng: Efticol không dành cho những trẻ bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Nước muối sinh lý không được dùng quá 4 lần/ngày. Thuốc của trẻ sau khi sử dụng cần được đậy nắp kín, không được để đầu lọ thuốc bị dính bụi bẩn vì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm của trẻ càng nghiêm trọng hơn. Nếu nhận thấy sau khi dùng thuốc trẻ xuất hiện các dấu hiệu dị ứng thì cần ngừng dùng thuốc ngay lập tức và cho trẻ đi khám. Mong rằng qua những thông tin được cung cấp trong bài viết trên đây, bạn đã có thêm một số kiến thức cần thiết về thuốc nhỏ mắt Efticol. Hãy đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và không được tự ý mua thuốc về sử dụng, thay đổi liều lượng mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/virus-bk-la-gi-xet-nghiem-nao-giup-kiem-tra-dinh-luong-bk-
Virus BK là gì? Xét nghiệm nào giúp kiểm tra định lượng BK?
Chắc hẳn ít người từng nghe tới virus BK và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe. Thực tế, loại virus này thường có những tác động xấu đến bệnh nhân ghép thận, chính vì thế đây là nhóm đối tượng cần đặc biệt lưu ý. Vậy virus BK là gì, xét nghiệm nào giúp kiểm tra định lượng BK, mời bạn theo dõi bài viết để tìm lời giải đáp. 1. Virus BK là gì? Virus BK (viết tắt là HPy V-1) là một loại virus thuộc họ Polyomaviridae và chi Polyomavirus, chủng virus này được phát hiện lần đầu tiên năm 1953 nhờ Ludwig Gross. Ban đầu Polyomavirus được biết đến là tác nhân gây bệnh bạch cầu ở chuột và là nguyên nhân khiến các khối u ác tính phát triển, đe dọa tới sức khỏe. Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện trên dưới 30 loài Polyomavirus phát triển ở cơ thể chim, các loại động vật có vú. Ở người, có khoảng 13 loại virus Polyomavirus đang phát triển, trong đó virus BK thường gặp hơn cả. Thực tế, có tới 75% người trưởng thành đã từng nhiễm virus BK, tuy nhiên chúng không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng do định lượng BK không cao quá. Người bệnh thường gặp phải biểu hiện giống cảm cúm thường, tình trạng sức khỏe không đáng lo ngại. Virus BK thường hoạt động mạnh khi hệ miễn dịch của bạn suy giảm và gây hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể.2. Virus BK dễ bị kích hoạt trong cơ thể khi nào? Một trong những vấn đề được quan tâm nhất là: virus BK dễ bị kích hoạt trong cơ thể khi nào? Những người có hệ miễn dịch kém, đặc biệt là bệnh nhiễm mắc HIV hoặc bệnh tiểu đường, những người cao tuổi thường gặp phải tình trạng virus BK hoạt động mạnh trong cơ thể, đe dọa sức khỏe. Bên cạnh đó, người từng gặp chấn thương thận và phải tiến hành phẫu thuật cũng phải cẩn trọng, họ có khả năng nhiễm virus BK tương đối cao, đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng do virus gây ra. Ngoài ra, virus rất dễ bị kích hoạt trong cơ thể bệnh nhân từng cấy ghép nội tạng, nhất là ghép thận. Trong nghiên cứu “”, các bác sĩ đã chỉ ra rằng trong 81 bệnh nhân, có tới 31 người đã chẩn đoán nhiễm virus BK và chiếm 38,3% tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Cụ thể, có 21 người bệnh được phát hiện nhiễm virus BK niệu đơn thuần, 11 bệnh nhân nhiễm virus BK máu. Có thể nói, đối với bệnh nhân ghép thận, virus BK là một trong những tác nhân nhiễm phổ biến và có thể gây bệnh thận BK virus. Bệnh thận BK virus khá nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động, chức năng của thận ghép. Để phát hiện và kịp thời điều trị khi virus BK hoạt động mạnh trong cơ thể bệnh nhân, các bác sĩ thường theo dõi sát sao định lượng BK ở các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao.3. Dấu hiệu cảnh báo virus BK đang được kích hoạt trong cơ thể bạn
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thong-tin-ve-virus-jc-kiem-tra-dinh-luong-jc-virus-bang-cach-nao-
Thông tin về virus JC - Kiểm tra định lượng JC virus bằng cách nào?
Virus JC (Virus John Cunningham) là loại virus thường trú ngụ trong cơ thể người. Loại hầu như không gây ra triệu chứng nguy hiểm, nên thường không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, JC virus hoạt động mạnh và gây tổn thương não bộ, làm tăng rủi ro mắc bệnh não chất trắng đa ổ. Vậy JC virus hoạt động như thế nào, kiểm tra định lượng JC bằng cách nào? 1. Giới thiệu chung về virus JCVirus JC được biết đến là một chủng của Polyomavirus, chúng chủ yếu lây nhiễm ở chim và một số động vật có vú. Các nhà nghiên cứu cho biết có tới 30 loại virus khác nhau thuộc chủng Polyomavirus, trong đó khoảng 13 loại virus thường gặp ở người, bao gồm virus JC. Loại virus JC được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1960 ở não bộ của một bệnh nhân ung thư tên John Cunningham. Trước khi có tên gọi JC, loại virus này hay được biết với tên Polyomavirus - 2. Giống như các loại khác thuộc chủng Polyomavirus, virus JC lây lan từ người sang người rất dễ dàng. Nếu bạn tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm virus JC thì khả năng lây nhiễm là tương đối cao. Trên thực tế, virus hầu như không gây ra các triệu chứng nguy hiểm, đe dọa tới sức khỏe của người khỏe mạnh. Ngược lại, trong cơ thể của bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, định lượng JC virus có xu hướng tăng, hoạt động mạnh và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân. Thông thường, virus JC được tìm thấy ở thận hoặc đường tiêu hóa. Một số bệnh nhân còn phát hiện virus JC phát triển ở tủy xương, não bộ và có khả năng gây tổn thương não.2. Virus JC thường hoạt động mạnh ở đối tượng nào? Như đã phân tích, đa phần chúng ta đều nhiễm virus JC mà không hề hay biết, bởi vì virus không gây ra triệu chứng quá nghiêm trọng và ít đe dọa tới sức khỏe. Trường hợp này, virus hầu như không hoạt động và làm tổn thương cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, virus JC có thể hoạt động mạnh trong cơ thể bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe. Bác sĩ cho biết bệnh nhân ung thư, người nhiễm HIV/AIDS là đối tượng cần phải thận trọng. Họ là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu, nếu không may virus JC tấn công vào cơ thể, sức khỏe của họ sẽ suy giảm đáng kể. Người có tiền sử mắc bệnh tự miễn hoặc đã từng cấy ghép nội tạng cũng được khuyến khích theo dõi định lượng JC virus thường xuyên để phát hiện thời điểm virus bị kích hoạt và gây hại sức khỏe của bệnh nhân. Một số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển - PML do virus JC được tái tạo hoạt hóa. Đây là căn bệnh khá nghiêm trọng, não bộ của bệnh nhân chịu tổn thương nghiêm trọng, khả năng nhận thức suy giảm đáng kể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong sau 1 - 9 tháng kể từ khi xuất hiện triệu chứng.3. Virus JC gây ra những triệu chứng nào? Nhiều bạn thắc mắc: dấu hiệu nào cảnh báo virus JC đã tái tạo hoạt hóa trong cơ thể chúng ta? Các triệu chứng do virus JC nghiêm trọng hay không phụ thuộc vào vị trí virus gây tổn thương, mức độ tổn thương. Thông thường, bệnh nhân mắc não chất trắng đa ổ tiến triển - PML sẽ phải đối mặt với các triệu chứng sau: Vụng về, đây là triệu chứng đầu tiên mà các bệnh nhân mắc PML gặp phải. Gặp khó khăn khi suy nghĩ, nói chuyện, bị rối loạn phát âm. Thậm chí một số bệnh nhân không thể nói chuyện, giao tiếp với mọi người xung quanh. Tay chân mất cảm giác, cử động khó khăn. Sau một thời gian, người bệnh có nguy cơ bị liệt nửa người, đây là triệu chứng khá phổ biến ở bệnh nhân mắc PML do virus JC. Suy giảm nhận thức. Suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn bệnh nhân có thể bị mù, mất thị lực hoàn toàn. Thường xuyên đau nhức đầu, cơ thể co giật, tuy nhiên triệu chứng này khá hiếm gặp ở bệnh nhân có tiền sử nhiễm HIV/AIDS. Tốt nhất, khi phát hiện các triệu chứng bất thường nêu trên, chúng ta nên chủ động đi xét nghiệm kiểm tra định lượng JC. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán xem bạn có mắc bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển không và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.4. Kiểm tra định lượng JC bằng cách nào? Muốn kiểm tra định lượng JC virus, bác sĩ thường tiến hành xét nghiệm Real-time PCR. Mẫu xuất nghiệm thường dùng đó là dịch tủy sống của bệnh nhân, ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng mẫu máu toàn phần, mẫu huyết tương để thực hiện xét nghiệm Real-time PCR. Về quy trình thực hiện xét nghiệm, mẫu bệnh phẩm thường được mang đi xử lý, sau đó tiến hành tách chiết DNA. Sau khi hoàn thành tách chiết DNA, mẫu xét nghiệm này đưa đưa vào làm phản ứng Real-time PCR, từ đó bác sĩ sẽ đọc kết quả và chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Lưu ý, xét nghiệm Real-time PCR cần được thực hiện bởi các máy móc hiện đại để đảm bảo kết quả chính xác nhất. Đây là đơn vị y tế đã hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. .
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-nao-chat-trang-da-o-tien-trien-nguyen-nhan-va-dau-hieu-nhan-biet
Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển (PML) là một dạng bệnh xuất hiện do sự tấn công của virus vào hệ thần kinh trung ương, cụ thể là những tế bào sản xuất myelin - một chất béo bao phủ và giúp bảo vệ những dây thần kinh ở bên trong não. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng não mà còn đến mọi cơ quan khác trong cơ thể. 1. Nguyên nhân gây bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển là gì? Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển (PML) xuất hiện là do sự tái hoạt hóa của một loại virus thuộc chủng Papovavirus, cụ thể là virus JC ở người. Nhiều người bị nhiễm loại virus này từ nhỏ, chúng tồn tại trong cơ thể nhưng không có tác động quá lớn. Tuy nhiên, loại virus này sẽ tái kích hoạt có ái tính với những tế bào thần kinh đệm ít nhánh. Đa số những trường hợp bị bệnh là do có vấn đề về miễn dịch, virus có cơ hội hoạt động mạnh mẽ, điển hình như: AIDS (Đây là yếu tố có nguy cơ phổ biến nhất hiện nay). Bị rối loạn hệ thống lưới ở nội mô. Những điều kiện khác như Wiskott-Aldrich hay ghép tạng,... Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp bị mắc bệnh PML do biến chứng của một số liệu pháp điều hòa miễn dịch ví dụ như:Các loại thuốc kháng thể đơn thuộc dòng Natalizumab. Liên hợp kháng thể của loại thuốc Brentuximab Vedotin,...2. Những triệu chứng nhận biết bệnh lý PMLSự vụng về đôi khi cũng được xem là một trong những triệu chứng đầu tiên để nhận biết bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển. Trong khi đó, tình trạng liệt nửa người cũng là một triệu chứng khá phổ biến của bệnh lý này. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân còn bị thất ngôn, bị rối loạn phát âm hoặc bị bán manh (là tình trạng mất một nửa hoặc một phần tư thị trường của cả hai mắt). Tổn thương ở vùng vỏ não đa ổ sẽ khiến nhận thức của khoảng 2/3 số người bệnh bị suy giảm. Người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện như bị thiếu sót về cảm giác, bị tổn thương ở vùng tiểu não và thân não. Tình trạng đau đầu và cả những cơn co giật hiếm gặp hơn và thường xuất hiện ở những trường hợp bị AIDS. Bệnh lý sẽ phát triển nghiêm trọng hơn cho đến khi tử vong, trong khoảng 1 - 9 tháng sau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. 3. Phương thức chẩn đoán bệnh lý PML được áp dụng hiện nayĐể chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI và làm xét nghiệm dịch não tủy (CSF) nhằm tìm kiếm các DNA của virus gây bệnh. Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển thường sẽ phổ biến hơn ở những trường hợp bị rối loạn chức năng não nhưng không rõ nguyên nhân. Nhất là đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch trung gian tế bào. Việc chẩn đoán bệnh lý PML tạm thời sẽ được tiến hành bằng MRI có tiêm thêm thuốc đối quang. Chụp CT cũng là phương pháp có thể giúp bác sĩ nhìn thấy được các tổn thương, không bị ngấm thuốc. Tuy nhiên, so với phương pháp chụp MRI thì độ nhạy chẩn đoán khi chụp CT sẽ thấp hơn. Ngoài ra, phương pháp CSF sẽ được tiến hành phân tích với PCR để tìm DNA của các virus JC. Kết quả cho ra dương tính cùng với những phát hiện tương thích khác ở trên hình ảnh thần kinh sẽ cho giá trị gần như chắc chắn. 4. Phương pháp điều trị bệnh Phương pháp điều trị bệnh lý này chủ yếu là chăm sóc hỗ trợ. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc sao cho phù hợp, tuy nhiên, người bệnh cần tái khám để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết. Có thể điểm qua một số nhóm thuốc có hiệu quả đã được chứng minh như: Các loại thuốc kháng virus retro (ART) được chỉ định cho bệnh nhân AIDS lại có thể giúp cải thiện được tình trạng bệnh và làm tăng tỷ lệ sống sót từ 1 năm lên 10 năm (hiệu quả đạt khoảng 50%). Corticosteroid cũng được đánh giá là có thể có ích cho quá trình điều trị bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển. Nếu bệnh lý PML phát triển đối với những trường hợp có dùng Natalizumab - một dạng thuốc có tác dụng điều hòa miễn dịch hoặc nhóm thuốc ức chế miễn dịch thì cần ngưng thuốc. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần lọc huyết tương nhằm loại bỏ các tồn dư còn lại ở trong hệ tuần hoàn. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy quá trình điều trị bằng nhóm thuốc ức chế những tế bào theo chương trình PD-1 là pembrolizumab hoặc nivolumab sẽ giúp giảm tải hàm lượng virus ở trong dịch não tủy. Chúng cũng sẽ làm tăng hoạt động miễn dịch của các tế bào kháng virus và giúp cải thiện các vấn đề lâm sàng một cách hiệu quả.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhan-biet-dau-hieu-benh-dau-mua-khi-de-co-cach-doi-pho-hieu-qua
Nhận biết dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ để có cách đối phó hiệu quả
Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đã có thể kiểm soát tốt và không còn là tình trạng y tế khẩn cấp nữa; nhưng việc thực hiện phòng ngừa lây lan bệnh trong cộng đồng vẫn luôn cần thiết. Để làm được điều này thì cần nhận biết sớm dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ. Vậy những dấu hiệu đó là gì, hãy theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây để sớm phát hiện bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả. 1. Đậu mùa khỉ là bệnh gì? Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đậu mùa khỉ (monkeypox virus) gây ra. Virus này có thể lây từ động vật sang người, khả năng lây nhiễm tương đối nhanh nếu không được kiểm soát tốt. Sự lây truyền bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người có thể xảy ra qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ tổn thương trên da của người bị nhiễm bệnh hoặc các tổn thương khác như ở miệng hoặc trên bộ phận sinh dục,... Virus sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vùng da bị tổn thương, bề mặt niêm mạc (thường là miệng, hầu họng, mắt, bộ phận sinh dục, hậu môn trực tràng,... ) hoặc qua đường hô hấp. Virus đậu mùa khỉ lây lan thông qua các giọt bắn khi giao tiếp, nói chuyện, hắt hơi,... Ngoài ra, lây nhiễm trên bề mặt các vật dụng do virus bám trên bề mặt các vật dụng đó.2. Nhận biết các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ2.1. Các dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có sự khác nhau ở từng bệnh nhân. Một số người mắc bệnh với triệu chứng tương đối nhẹ rồi tự khỏi nhưng cũng có không ít người xuất hiện triệu chứng nặng và cần được can thiệp y tế. Các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ điển hình gồm:- Nổi ban trên da Dấu hiệu rõ nhất của bệnh đậu mùa khỉ là sự xuất hiện các nốt ban trên da. Ban đầu, chúng thường có kích thước nhỏ và hình dáng giống như mụn đỏ, nhưng sau đó chúng nhanh chóng phát triển thành các nốt có kích thước lớn. Màu sắc của chúng có thể biến đổi từ đỏ tới nâu, có trường hợp sẽ bao phủ khắp bề mặt da của toàn cơ thể. - Sưng và đau cơBệnh nhân thường phải đối mặt với tình trạng sưng và đau cơ. Đây là một trong những triệu chứng đặc trưng, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển và gây ra cảm giác không thoải mái cho họ, nhất là khi cử động. - Sốt và cảm giác mệt mỏi Sốt là một dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ phổ biến. Bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng sốt cao đi kèm với cảm giác mệt mỏi, đau đầu dữ dội khiến cho cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng. - Tăng kích thước nốt mụn đầu khỉ, có mụn trong mắt và miệng Một số bệnh nhân các mụn trên da sự tăng lên về kích thước đặc biệt ở trong miệng và mắt. Mụn có thể sưng khiến người bệnh không thoải mái khi nói chuyện và ăn uống. Ngoài ra, mắt của người bệnh cũng có thể nổi nốt đỏ và sưng.2.2. Thời gian kéo dài dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ là bao lâu? Bệnh đậu mùa khỉ thường gây ra các dấu hiệu và triệu chứng trong vòng 1 - 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài 2 - 4 tuần nhưng có thể kéo dài hơn ở người có hệ miễn dịch yếu. Một người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể lây bệnh sang người khác từ khi các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện cho đến khi vết phát ban lành hẳn và hình thành lớp da mới. Cũng đã có trường hợp lây nhiễm đậu mùa khỉ cho người khác trong khoảng thời gian 1 - 4 ngày trước khi xuất hiện dấu hiệu bệnh (trường hợp này thường ít). 3. Nên làm gì khi có dấu hiệu nghi ngờ bị đậu mùa khỉ? Khi bạn hoặc ai đó trong gia đình nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ thì cần lập tức thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ lây lan cho cộng đồng và giúp sức khỏe sớm hồi phục. Vì thế, khi nghi ngờ dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ, hãy:- Chủ động tự cách lyĐể ngăn chặn sự lây lan cho người khác thì người nghi ngờ mắc bệnh hoặc đã bị mắc bệnh đậu mùa khỉ cần giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và cách ly với những người xung quanh. Chỉ đến khi tất cả các tổn thương trên da do bệnh đậu mùa khỉ gây ra đã bong vảy, lớp da mới đã hình thành thì mới nên tiếp xúc với người khác. - Thực hiện biện pháp phòng ngừa bị lây nhiễm Muốn bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ thì người đã từng tiếp xúc với người bị nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc đang mắc bệnh cần thực hiện biện pháp phòng ngừa như: dùng chất sát trùng hoặc xà phòng diệt khuẩn để rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh, đeo khẩu trang,...
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/an-mia-co-beo-khong-can-luu-y-gi-khi-an-
Ăn mía có béo không, cần lưu ý gì khi ăn?
Mía, nước mía là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng có nguồn gốc tự nhiên được nhiều người ưa thích, đặc biệt trong mùa hè bởi vị thanh mát, tác dụng giải khát. Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn rằng ăn mía có béo không? 1. Một số thông tin dinh dưỡng của mía Vốn là một loại cỏ thuộc vùng nhiệt đới, mía được trồng tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ lâu, cây mía đã rất quen thuộc đối với người Việt với nhiều cách chế biến khác nhau: cắt thành khúc và ăn trực tiếp, ép lấy nước, làm đường,... Để trả lời cho câu hỏi ăn mía có béo không, trước hết, hãy cùng tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong mía. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong khoảng 28 gam nước mía, chứa: 113,43 calo năng lượng. 0,2 gam chất đạm. 0,66 gam chất béo. 25,4 gam carb. Bên cạnh đó, mía còn rất nhiều các dưỡng chất khác nữa như: vitamin B1, magie, riboflavin,... Đây đều là những dưỡng chất có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.2. Những lợi ích mà mía mang lại cho sức khỏe chúng ta Kể cả khi được sử dụng trực tiếp hay ép lấy nước, mía đều có thể mang tới một số lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như sau:Giúp lợi tiểu Mía mang tới tác dụng đào thải nước và muối dư thừa của cơ thể, giúp lợi tiểu nên có thể khiến cho thận bớt làm việc. Vì thế mà tránh lâm vào tình trạng quá tải, trở nên khỏe mạnh hơn. Cùng với đó, giống như nước dừa, với đặc tính mát, mía có thể giúp cho cơ thể được giải nhiệt. Nhờ đó, mà giảm các triệu chứng của đường tiết niệu, đặc biệt là cảm giác nóng rát. Giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh Mía có chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhờ vậy mà khi uống nước mía, có thể giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể được khỏe mạnh. Các chất chống oxy hóa trong mía có thể ngăn chặn sự phát triển, tàn phá của các gốc tự do đối với cơ thể. Cùng với đó, có thể giúp giảm một số vấn đề, chẳng hạn: sốt rét, nhồi máu cơ tim hoặc ung thư da,... Giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ mang thaiĐối với phụ nữ mang thai, nếu uống với lượng vừa phải, có thể thêm chút gừng, bạn có thể giảm một số triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon hơn, đồng thời giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Tác dụng tốt cho những người bị tiểu đườngĐối với người mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng là hạn chế dung nạp lượng đường vào cơ thể. Mặc dù có chứa đường, cũng có thể làm tăng đường huyết song mía lại không gây tác động lớn như khi đã được chế biến thành đường. Hơn nữa, mật mía lại vừa thanh mát, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, còn giúp ức chế sản xuất insulin, hạ đường huyết. Mật mía cũng an toàn với những người cao huyết áp. Giúp cơ thể được tăng cường năng lượng Khi cơ thể đang kiệt sức, bạn có thể uống một ly nước mía để khôi phục năng lượng. Nước mía không chỉ giúp cho mồ hôi được điều hòa nhịp nhàng mà còn giúp bạn có nhiều năng lượng, duy trì hoạt động hàng ngày. Đồng thời, khi bạn tập thể dục, nước mía có thể giúp bạn tăng sức bền, nâng cao hiệu suất tập luyện và thúc đẩy việc giảm mỡ thừa.3. Ăn mía có béo không? Có thể nói, ăn mía có béo không là điều nhiều người băn khoăn và cũng có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Nguyên nhân là vì mía có vị ngọt và cũng là nguyên liệu làm ra đường. Mặc dù vậy, lượng calo và chất béo trong mía khá thấp, chỉ số đường huyết cũng thấp (khoảng 30 - 40) nên uống nước mía không khiến cho bạn tăng cân. Không những thế, vị ngọt trong mía là tự nhiên nên nếu uống nước mía mà không thêm đường, bạn cũng không cần quá lo lắng. Ngoài ra, bởi có chứa chất xơ nên khi ăn mía, dạ dày của bạn có thể được tăng cường hoạt động, giảm cảm giác thèm ăn, giảm cholesterol xấu. Nhờ vậy, có thể giúp cho bạn có thể giảm cân. Nước mía vốn có tính kiềm, mang lại khả năng trung hòa axit, làm sạch chất độc trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất nên giúp cho chất béo được đốt cháy hiệu quả hơn. Khi đường ruột cũng như hệ tiêu hóa của bạn được tăng cường, trở nên khỏe mạnh hơn thì việc giảm cân nhờ vậy cũng dễ dàng hơn. Đây chính là lý do mía còn được coi là mang tới tác dụng thúc đẩy quá trình giảm cân, giảm tình trạng táo bón. Mặc dù vậy, khi uống nước mía liên tục, tiêu thụ lượng nhiều, có thể dẫn tới phản tác dụng. Nguyên nhân là vì dù là đường tự nhiên, song khi tích tụ trong cơ thể, chúng khiến dư thừa năng lượng, gây ra béo phì. Chính vì vậy, đối với những người thừa cân, nên cân nhắc lượng mía ăn hàng ngày. Đối với những người sức khỏe bình thường, cũng không nên ăn quá nhiều, liên tục bởi nếu tiêu thụ mía nhiều cộng với không thực hiện các phương pháp vận động, có thể dẫn tới tăng cân nhanh. Với câu hỏi ăn mía có béo không thì câu trả lời là tùy thuộc vào cách tiêu thụ của bạn. Nếu chỉ với lượng vừa phải, chúng có thể giúp tăng cường sức khỏe, thậm chí cả thúc đẩy quá trình giảm cân. Nếu với lượng nhiều, ăn không kiểm soát, không kết hợp với các phương pháp vận động, ăn mía có thể gây tăng cân.4. Những lưu ý khi ăn mía Khi bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc bổ thì không nên ăn mía để tránh những ảnh hưởng xấu có thể tới với sức khỏe. Không để trong tủ lạnh quá lâu Một số người có thói quen mua hoặc ép nước mía xong cất vào tủ lạnh để cho mát rồi mới uống. Điều này có thể khiến vi sinh vật gây hại có điều kiện phát triển, dẫn tới tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, gây tổn hại cho sức khỏe. Không những thế, bởi là loại nước chế biến tươi, uống liền nên cần đảm bảo dụng cụ ép, đựng nước được vệ sinh sạch sẽ. Có thể nói, như đối với bất kỳ loại thực phẩm nào khác, mía mang lại lợi ích khi bạn sử dụng đúng cách. Đồng thời, mỗi người cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tập luyện điều độ để bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho bản thân.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cac-nhom-chat-beo-trong-thuc-pham-va-loi-ich-doi-voi-co-the
Các nhóm chất béo trong thực phẩm và lợi ích đối với cơ thể
Khi nói tới chất béo, không ít người vẫn cho rằng chúng là thành phần không có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, trong thực phẩm có nhiều nhóm chất béo khác nhau và chúng có thể mang tới những tác động khác nhau cho cơ thể. 1. Vai trò của thực phẩm nhóm chất béo đối với cơ thể con người Chất béo được cấu tạo là một dạng lipit, chúng không thể tan trong nước song lại có thể tan trong các dung môi hữu cơ. So với các thành phần khác như đạm hoặc bột đường, chất béo có thể cung cấp nguồn năng lượng cao hơn. Chẳng hạn như cùng là 1g, chất béo có thể cung cấp tới 9 calo năng lượng trong khi các loại đạm, bột đường chỉ cung cấp khoảng 4 calo. Vai trò và chức năng của chúng đối với cơ thể rất quan trọng, cụ thể là: Cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng phục vụ các hoạt động hàng ngày. Giữ cho cơ thể được ấm áp. Tham gia vào việc xây dựng các tế bào. Giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng. Giúp các vitamin từ thực phẩm được hấp thu vào cơ thể. Tham gia sản xuất hormone để cơ thể có thể hoạt động tốt.2. Phân loại các nhóm chất béo Có nhiều nhóm chất béo khác nhau và không phải tất cả đều có hại cho cơ thể. Chính cấu trúc hóa học tạo nên sự khác nhau của các nhóm chất béo. Cùng là chuỗi các nguyên tử cacbon và hydro, khi nguyên tử cacbon bao phủ hoàn toàn hoặc “bão hòa” với hydro, sẽ tạo nên chất béo bão hòa. Khi số lượng nguyên tử cacbon liên kết với hidro ít, sẽ tạo nên chất béo không bão hòa. Các chất béo trong thực phẩm có thể kể đến gồm các nhóm:Nhóm chất béo bão hòa Là nhóm chất béo có trong một số loại thực phẩm như: Thịt có màu đỏ như: thịt bò, lợn, cừu. Da của các loại gia cầm như gà, vịt, ngan,... Sữa nguyên chất và các sản phẩm từ sữa như: phô mai, bơ, kem,... Trứng. Các loại dầu như: dầu cọ, dầu dừa,... Nhóm chất béo này nếu tiêu thụ nhiều, có thể khiến cho lượng cholesterol có hại tăng lên. Từ đó, gây ra nguy cơ tắc nghẽn động mạch tại tim cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng chưa tìm ra bằng chứng chứng minh rằng chất béo bão hòa gây ra nguy cơ về bệnh tim. Bên cạnh đó, một số thực phẩm dù chứa loại chất béo này nhưng lại rất tốt cho cơ thể, chẳng hạn như sữa. Từ các nghiên cứu của mình, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo mỗi người hàng ngày không tiêu thụ quá 5 - 6% lượng calo từ chất béo bão hòa. Chất béo TransĐây là nhóm chất béo được tìm thấy hầu hầu hết trong các đồ ăn được chế biến sẵn bởi chúng mang lại tác dụng khiến cho thực phẩm không chỉ ngon hơn mà còn tươi lâu hơn. Các thực phẩm phổ biến chứa chất béo này gồm: Các thực phẩm ăn liền như: khoai tây chiên, gà rán, pizza, bắp rang bơ,... Bơ thực vật. Bánh nướng, bánh bông lan, bánh quy, donuts,... Dù mang tới cảm giác ngon miệng cho người ăn, song loại chất béo này lại không tốt cho sức khỏe. Cụ thể là chúng có thể khiến lượng cholesterol xấu tăng mạnh, làm giảm cholesterol tốt, dẫn tới nguy cơ về bệnh tim mạch, huyết áp ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế hàng ngày, theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi người có sức khỏe bình thường không nên ăn quá 1% lượng calo từ loại chất béo này. Chất béo không bão hòa Nhóm chất béo này được tìm thấy nhiều trong rau, cá, quả hạch. Ở nhiệt độ phòng, chúng có dạng lỏng. Bởi tốt cho cơ thể nên chúng được khuyên sử dụng thay cho chất béo bão hòa và chất béo trans. Chất béo không bão hòa có thể chia thành hai dạng: Chất béo không bão hòa đơn: Bởi chỉ có một liên kết bão hòa nên nên chúng thường ở dạng lỏng trong nhiệt độ phòng và đông lạnh trong tủ lạnh. Có thể tìm thấy trong một số thực phẩm như: quả bơ, phỉ, hồ đào, các loại dầu như dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng và một số loại hạt khác. Chất béo không bão hòa đa: bởi có nhiều liên kết hóa học không bão hòa nên chúng ở dạng lỏng cả ở trong nhiệt độ phòng lẫn trong tủ lạnh. Có thể tìm thấy loại chất béo này trong một số thực phẩm: cá hồi, cá ngừ, một số loại cá béo khác, quả óc chó, hạt lanh, hướng dương, đậu tương, ngô,... Chất béo không bão hòa đa gồm axit béo omega 3 và 6. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tăng cường bổ sung omega 3 giúp cho bạn có thể tránh được nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, bởi cơ thể không thể tự sản sinh ra chúng nên bạn có thể bổ sung bằng cách ăn một số loại như cá hồi, cá thu, cá trích ít nhất 1 tuần 2 lần. Omega 6 cũng mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau cho cơ thể nên bạn cũng cần tăng cường ăn các loại rau xanh, hạt quả hạch hoặc dầu thực vật.3. Lượng chất béo cần thiết cho cơ thể trong một ngày là bao nhiêu? Với việc tìm hiểu các nhóm chất béo cũng như ảnh hưởng của chúng tới cơ thể chúng ta, không ít người sẽ đặt ra câu hỏi rằng mỗi ngày nên ăn lượng chất béo là bao nhiêu. Theo đó, tùy từng đối tượng mà lượng cũng khác nhau. Với trẻ em Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ sẽ nhận chủ yếu các chất dinh dưỡng từ nguồn này. Theo đó, khi bú, trẻ sẽ được cung cấp đủ lượng chất béo mà cơ thể cần. Với những trẻ lớn hơn, lượng cụ thể như sau: 7 tới 11 tháng: khoảng 35g/ngày. 1 - 3 tuổi: khoảng 55g/ngày. 4 - 6 tuổi: khoảng 40g/ngày Với người trưởng thành Tùy mục tiêu là giảm cân hay duy trì cân nặng, tùy vào cường độ hoạt động, nhu cầu mà lượng chất béo cũng khác nhau. Tuy nhiên, với chế độ ăn tiêu chuẩn thì mỗi ngày cần tối đa 30% lượng calo từ chất béo. Với 1.500 calo/ngày, cần lượng chất béo là 50g. 2.000 calo/ngày, cần 67g. 2.500 calo/ngày cần 82g. Trong đó, lượng chất béo bão hòa đơn nên chiếm từ 15 - 20%, chất béo bão hòa đa nên từ 5 - 10%, chất béo bão hòa dưới 10% và không nên ăn chất béo trans. Có thể nói, hiểu được các nhóm chất béo cùng ảnh hưởng của chúng tới cơ thể có thể giúp bạn lựa chọn thực phẩm hàng ngày một cách an toàn, có lợi cho cơ thể và phòng tránh nguy cơ bệnh tật.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/diem-danh-4-nguyen-nhan-gay-soi-tiet-nieu-pho-bien-nhat
Điểm danh 4 nguyên nhân gây sỏi tiết niệu phổ biến nhất
Sỏi tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở người Việt, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi, không phân biệt giới tính. Để có biện pháp giải quyết tốt nhất và đảm bảo không tái phát, người bệnh cần được xác định nguyên nhân gây sỏi tiết niệu. Dưới đây là tổng hợp 4 nguyên nhân phổ biến, điển hình gây sỏi tiết niệu mà ai cũng có thể gặp phải. 1. Nguyên nhân gây sỏi tiết niệuỞ nước ta, theo thống kê có đến 2 - 12 % dân số được chẩn đoán bị sỏi tiết niệu. Điều này có thể thấy mức độ phổ biến của căn bệnh này, vì vậy bất kỳ ai cũng không nên chủ quan với sỏi hệ tiết niệu. Đa số trường hợp sỏi tiết niệu hình thành từ thận, sau đó di trú theo dòng nước tiểu tới các vị trí khác của đường niệu. Tuy nhiên, nguyên nhân và cơ chế hình thành sỏi còn chưa rõ ràng. Có nhiều giả thuyết giải thích về cơ chế hình thành sỏi, trong đó có giả thuyết keo tinh thể cho rằng: Thành phần trong nước tiểu gồm các tinh thể và các chất keo. Các tinh thể có xu hướng kết tinh, lắng đọng tạo sỏi, các chất keo do niêm mạc đường niệu tiết ra bản chất là các mucoprotein, mucin, acid nucleic,… cản trở các tinh thể kết tinh. Nếu nồng độ các chất keo giảm (số lượng và chất lượng) sẽ tạo điều kiện hình thành sỏi. Những yếu tố gây ra quá trình này có thể kể đến là:Sự gia tăng bài tiết các chất hòa tan vào nước tiểu- Tăng calci niệu do:+ Tăng Calci niệu: do lạm dụng các thực phẩm có chứa nhiều Calci như: sữa, pho-mat, thuốc calci,... hoăc một số bệnh lý về thận, cường tuyến cận giáp, ung thư đã di căn đến xương, u tuỷ,…+ Tăng Oxalat do một số bệnh di truyền gây khiếm khuyết trong quá trình chuyển hóa acid Glyoxylic. + Tăng Acid Uric do chế độ ăn nhiều thịt, hải sản, gia cầm,... Lười uống nước Thói quen lười uống nước tưởng chừng đơn giản nhưng lại là nguyên nhân gây sỏi tiết niệu mà ít ai ngờ đến. Nước đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành nước tiểu tại thận sau đó chuyển xuống bàng quang và thải ra ngoài. Việc uống ít nước sẽ khiến nước tiểu tạo ra ít, không đủ để hòa tan các tinh thể dư thừa. Trong khi đó, thận liên tục đào thải các ion. Chính vì vậy, thói quen lười uống nước sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận và cả nước cơ quan khác của hệ tiết niệu. Bệnh lý Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những bệnh lý phổ biến và cũng là nguyên nhân gây sỏi tiết niệu thường gặp. Khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra, các tế bào ở thận sẽ bị tổn thương dẫn đến giảm chức năng bài tiết. Bên cạnh đó, niêm mạc niệu quản, niệu đạo, bàng quang bị viêm, sưng làm lắng đọng các chất như canxi, oxalat, urat,. . tạo thành sỏi. Ngoài nhiễm trùng đường tiểu thì các bệnh lý khác cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến sỏi tiết niệu là: Khiếm khuyết đường tiểu. U hệ tiết niệu. U tuyến tiền liệt. Bệnh tiểu khung. Chế độ ăn uống thiếu khoa học Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây sỏi tiết niệu mà bạn cần phải chú ý là: Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, đồ chiên rán gây cản trở quá trình chuyển hóa, hấp thu các chất dẫn đến tăng hàm lượng đào thải qua thận. Chế độ ăn nhiều muối, natri, đạm động vật. Thường xuyên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng oxalat cao như củ cải đường, socola, rau bina, hạt óc chó,…2. Cần làm gì để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/giu-suc-khoe-vang-an-nhan-cuoc-song-voi-giai-phap-tam-soat-toan-dien-ngay-tai-nha
Giữ sức khỏe vàng, an nhàn cuộc sống với giải pháp tầm soát toàn diện ngay tại nhà
Nhưng giờ đây người dân trên toàn quốc hoàn toàn an tâm không mất thời gian đi lại, chờ đợi mà được phục vụ ngay tại nhà bằng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, chính xác, tiện lợi. Bỏ ngoài tai lời khuyên bác sĩ, tá hỏa gặp biến chứng nghiêm trọng Có tiền sử mắc viêm gan B mạn, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, nhiều năm nay, nhưng bệnh nhân C. V. S (55 tuổi, Hà Nội) vẫn chủ quan bỏ ngoài tai hướng dẫn của bác sĩ về thay đổi chế độ sinh hoạt, hạn chế dầu mỡ và tăng cường vận động để kiểm soát rối loạn chuyển hóa lipid, cũng như uống thuốc chống virus viêm gan B. Kết quả xét nghiệm có các chỉ số men gan, đường máu, mỡ máu đều tăng cao gấp nhiều lần so với giới hạn bình thường, đặc biệt xét nghiệm Troponin để chẩn đoán nhồi máu cơ tim tăng bất thường 53.10 ng/ L (bình thường <16.00 ng/ L). Lo lắng trước hàng loạt các chỉ số xét nghiệm có bất thường và chịu “nghe lời” bác sĩ, ngay lập tức bệnh nhân S. Với đầy đủ các phương tiện, kỹ thuật hiện đại, chỉ trong buổi sáng bệnh nhân thực hiện xong toàn bộ kỹ thuật chuyên sâu để phát hiện những bất thường tiềm ẩn mà trước đó đã được “phản ánh” qua các chỉ số xét nghiệm tại nhà. Bệnh nhân cùng gia đình như nghe sét đánh ngang tai với kết quả chụp MSCT động mạch vành có hình ảnh mảng xơ vữa vôi hóa dài 11mm, gây hẹp nặng LAD1. Phân loại CAD-RADS 4 và chẩn đoán xác định mắc hội chứng mạch vành cấp/ rối loạn chuyển hóa lipid. BS Xuân cho biết: Hội chứng động mạch vành cấp (hay còn gọi là hội chứng mạch vành cấp) là một hội chứng tim mạch nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh động mạch vành là mảng xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn và hẹp động mạch vành. Trường hợp của bệnh nhân này, nguyên nhân thúc đẩy xơ vữa động mạch là do rối loạn mỡ máu không được kiểm soát và điều trị. Đồng thời, bệnh nhân được làm thủ tục chuyển tuyến sang bệnh viện chuyên ngành thực hiện can thiệp động mạch vành. Rất may mắn, bệnh nhân được phát hiện sớm và xử trí kịp thời nên không để lại hậu quả khôn lường nào. Chủ động kiểm tra sức khỏe, an tâm sống khỏe mỗi ngày Hiện nay sức khỏe của chúng ta đang bị đe dọa bởi rất yếu tố như hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn uống không lành, ô nhiễm không khí/ nguồn nước, lối sống công nghiệp ít hoạt động, dịch bệnh... Nếu chủ quan không được phát hiện sớm đây có thể là nguyên nhân gây các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, hay các bệnh thường gặp gồm đường máu, mỡ máu, bệnh lý gan mật, đây cũng là căn nguyên gây những biến chứng nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, gout... Chủ động kiểm tra định kỳ giúp người dân kiểm soát sức khỏe tốt nhất Các chuyên gia y tế khuyên, người dân nên chủ động định kỳ kiểm tra sức khỏe, hoặc tuân thủ nghiêm ngặt lịch tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát sức khỏe được tốt nhất. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ này có ý nghĩa rất quan trọng như: Phát hiện sớm các bệnh lý còn ở giai đoạn mầm, nâng cao hiệu quả chữa trị; Được bác sĩ tư vấn chế độ sinh hoạt, ăn uống để phòng ngừa bệnh lý được tốt nhất; Nếu trong giai đoạn điều trị, dựa vào kết quả tái khám để đánh giá hiệu quả điều trị, hoặc tiên lượng bệnh, hoặc phải chỉnh đơn thuốc để điều trị hiệu quả nhất theo hướng cá thể hóa từng bệnh nhân. Chia sẻ vai trò của xét nghiệm trong khám chữa bệnh, PGS. Trước ý nghĩa quan trọng đó, xét nghiệm là chỉ định cần thiết và bắt buộc phải làm trong tất cả vòng đời của chúng ta từ tiền hôn nhân/ hôn nhân, thai nhi, sơ sinh trẻ em đến khi trưởng thành... gặp không ít trở ngại đi khám sức khỏe định kỳ
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/3-phuong-phap-tan-soi-tiet-nieu-bang-cong-nghe-hien-dai
3 phương pháp tán sỏi tiết niệu bằng công nghệ hiện đại
Sỏi tiết niệu nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị đúng cách sẽ tăng khả năng loại bỏ sỏi hoàn toàn và hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Hiện nay, có nhiều phương pháp tán sỏi tiết niệu áp dụng công nghệ hiện đại, ít xâm lấn và mang lại hiệu quả điều trị tối ưu. 1. Tổng quan về sỏi tiết niệu Sỏi tiết niệu hình thành khi các ion trong nước tiểu lắng đọng, nồng độ tăng cao và kết tinh tạo ra những viên sỏi với kích thước khác nhau. Tùy theo vị trí hình thành mà sỏi tiết niệu có thể là sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản hoặc sỏi niệu đạo. Khi sỏi hình thành trong hệ tiết niệu, người bệnh thường xuất hiện các cơn đau dữ dội vùng thắt lưng sau đó lan sang những khu vực lân cận đi kèm là tình trạng tiểu tiện bất thường như tiết buốt, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu ít, bí tiểu, tiểu máu hoặc có lẫn mảnh vụn của sỏi, cặn,… Bệnh cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh biến chứng gây suy thận, giãn đài bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,… 2. 3 phương pháp tán sỏi tiết niệu bằng công nghệ cao hiện nay Có nhiều phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu được áp dụng hiện nay tùy theo vị trí, kích thước và thể trạng sức khỏe người bệnh. Trong đó, 3 phương pháp tán sỏi tiết niệu áp dụng công nghệ cao, ít xâm lấn phải kể đến là: Tán sỏi ngoài cơ thể Phương pháp này tán sỏi tiết niệu bằng sóng xung kích. Bác sĩ sẽ điều khiển sóng xung kích tập trung chính xác vào vị trí hệ tiết niệu có sỏi xuất hiện. Áp lực cao của sóng xung kích sẽ làm vỡ sỏi thành những vụn nhỏ và sau đó được tống ra ngoài theo nước tiểu. So với các phương pháp khác, tán sỏi ngoài cơ thể có ưu điểm: Ưu tiên áp dụng với những trường hợp sỏi kích thước <15mm và nằm ở 1/3 phía trên niệu quản. Thời gian hồi phục nhanh, cho hiệu quả điều trị đạt khoảng 80%. Hạn chế được việc sử dụng kháng sinh hoặc nguy cơ nhiễm trùng sau điều trị. Tuy nhiên, những trường hợp sỏi có kích thước lớn hơn 15mm hoặc sỏi oxalat calci, sỏi cystin thì phương pháp này không mang lại hiệu quả. Tán sỏi nội soi ngược dòng Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm đến tiếp cận vị trí viên sỏi thông qua niệu đạo. Nước tiểu sẽ được lưu thông từ thận xuống bàng quang thông qua ống JJ. Sau khi đã xác định được vị trí sỏi tiết niệu, bác sĩ sẽ tiết hành tán sỏi bằng tia laser hoặc sóng siêu âm sau đó hút bỏ trực tiếp những mảnh sỏi vụn ra ngoài. Phương pháp tán sỏi tiết niệu bằng kỹ thuật nội soi ngược dòng mang lại những ưu điểm: Áp dụng với những trường hợp sỏi tiết niệu nằm ở 1/3 phía dưới và giữa đường tiểu. Không cần phải mổ hở, không gây bất kỳ vết thương nào trên da, ít đau đớn. Khả năng phục hồi nhanh, người bệnh có thể xuất viện sau 1 - 2 ngày điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân bị hẹp hoặc viêm nhiễm niệu đạo sẽ không thể thực hiện kỹ thuật này. Trong một số trường hợp, tán sỏi nội soi ngược dòng gây tổn thương đường tiểu, chảy máu hoặc không tiếp cận đúng vị trí có sỏi. Điều này thường liên quan đến tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ thực hiện. Tán sỏi tiết niệu qua da đường hầm nhỏ bằng laser Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng tia laser được đánh giá là mang lại hiệu quả tối ưu đối với những trường hợp sỏi niệu quản kích thước lớn. Bác sĩ sẽ tạo một vết thương nhỏ khoảng 5mm trên da nhằm mục đích tạo đường hầm sau đó đưa ống nội soi đến tiếp cận viên sỏi và sử dụng tia laser tán sỏi thành những mảnh vụn rồi bơm hút ra ngoài. Ưu điểm của phương pháp này là: Áp dụng với những trường hợp có kích thước lớn hơn 15mm và nằm ở vị trí 1/3 phía trên niệu quản.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bien-chung-cua-soi-tiet-nieu-moi-nguy-hiem-khon-luong-
Biến chứng của sỏi tiết niệu - Mối nguy hiểm khôn lường!
Ở Việt Nam, có khoảng 2 - 12% dân số mắc bệnh sỏi tiết niệu. Qua đó có thể thấy mức độ phổ biến của căn bệnh này. Sỏi tiết niệu có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời bằng những phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, bệnh nếu phát hiện ở giai đoạn muộn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. 1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi và triệu chứng thường gặp Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. sỏi tiết niệu xảy ra khi có sự xuất hiện của một hoặc nhiều viên sỏi ở bất kỳ vị trí nào trong các cơ quan trên. Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu Sỏi hình thành là do sự kết tinh của các ion và các tinh thể có trong nước tiểu. Quá trình này xảy ra thường do một số yếu tố sau: Ít uống nước: Việc ít uống nước khiến nước tiểu tạo ra ít hoặc những người sống trong vùng khí hậu nóng bức, làm việc hoặc vận động nhiều, tiết nhiều mồ hôi cũng có thể là lý do làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, tiết niệu. Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu,… hoặc lạm dụng canxi, vitamin C quá mức. Người bị các bệnh như nhiễm trùng hệ tiết niệu, viêm ruột, thừa cân, béo phì, gout, u tuyến tiền liệt,… Chế độ ăn không lành mạnh, nhiều muối, đạm động vật hoặc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu oxalat. Triệu chứng Hầu hết các trường hợp bị sỏi tiết niệu, nếu sỏi có kích thước nhỏ, cũng soi chỉ ở trên thận không di chuyển xuống niệu quản thường không gây ra triệu chứng hoặc ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy người bệnh thường khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu sỏi có kích thước lớn, gây bít tắc thì người bệnh có các triệu chứng sau: Hầu hết các trường hợp sỏi được hình thành trong thận rồi rơi xuống niệu quản, bàng quang, niệu đạo theo dòng chảy nước tiểu. Khi sỏi di chuyển sẽ có thể gây ra những cơn đau bụng dữ dội hoặc từng cơn tương ứng ở vị trí thắt lưng, hai bên hông rồi lan sang mạn sườn, xuống vùng xương chậu (gọi là cơn đau quặn thận). Những bất thường khi đi tiểu là triệu chứng thường gặp như đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, tiểu ít, són tiểu, bí tiểu,... Trong trường hợp viêm ngược dòng có thể gây ra tình trạng tiểu đục, có mủ. Lúc này, người bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng. Một số trường hợp sỏi kích thước nhỏ, người bệnh có thể đi tiểu ra sỏi. Ngoài ra, bệnh nhân sỏi tiết niệu còn có biểu hiện sốt cao, rét run, chóng mặt, buồn nôn, nôn, chướng bụng (thường đi kèm khi có cơn đau quặn thận),… 2. Biến chứng của sỏi tiết niệu Nếu bệnh không được can thiệp điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách, người bệnh không tuân thủ theo hướng dẫn thì sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng của sỏi tiết niệu như sau: Giãn đài bể thận Sỏi hình thành trong đường tiểu làm tắc nghẽn quá trình lưu thông của nước tiểu xuống bàng quang, không thể tống hết ra ngoài dẫn đến ứ đọng trong thận. Đặc biệt, nếu sỏi bị mắc lại ở niệu quản có thể làm tắc nghẽn toàn bộ nước tiểu. Tình trạng kéo dài sẽ gây giãn đài bể thận. Suy thận cấp tính Nước tiểu ứ đọng lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp tình trạng vô niệu nếu nước tiểu bị tắc hoàn toàn. Đây là biến chứng của sỏi tiết niệu nguy hiểm nhất vì sẽ đe dọa tính mạng nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiễm trùng đường tiểu Trong quá trình di chuyển từ thận xuống những cơ quan khác, sỏi có thể ma sát và làm tổn thương niêm mạc cùng với nước tiểu ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây nhiễm trùng. Khi đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, toát mồ hôi, đau dữ dội hố thắt lưng,… Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiểu kéo dài có thể biến chứng sang suy thận mạn, thận bị tổn thương nghiêm trọng và mất khả năng hồi phục, hoặc nhiễm trùng huyết,... . Để đưa ra kết luận chính xác về sỏi tiết niệu cũng như vị trí, mức độ bệnh, biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra như: xét nghiệm máu, nước tiểu, các xét nghiệm sinh hóa máu (chức năng thận, uric, mỡ máu, calci máu,... . ), siêu âm ổ bụng, chụp phim X-quang hệ niệu không chuẩn bị, chụp cắt lớp vi tính bụng, soi bàng quang,... Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị bao gồm: Sỏi nhỏ (kích thước sỏi nhỏ hơn 5mm) và không có biến chứng thường được chỉ định điều trị bảo tồn, không phẫu thuật. Người bệnh phải uống đủ nước mỗi ngày (hơn 2 lít) và tích cực vận động thể dục thể thao, kết hợp theo dõi định kỳ. Chỉ định điều trị tích cực nhiễm trùng (nếu có). Nếu sỏi có kích thước và gây ra những ảnh hưởng sức khỏe thì cần điều trị ngoại khoa như: tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi bằng ống soi mềm, tán sỏi qua da,…
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kho-tho-khi-quan-he-binh-thuong-hay-bat-thuong-
Khó thở khi quan hệ: Bình thường hay bất thường?
Khó thở khi quan hệ là một trong những phản ứng của cơ thể khi xảy ra các kích thích tình dục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, biểu hiện khó thở, thở dốc trong lúc quan hệ là do những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Vậy khó thở, thở dốc khi quan hệ là do đâu? 1. Vì sao xảy ra hiện tượng khó thở khi quan hệ? Khó thở khi quan hệ đôi khi là biểu hiện bình thường của cơ thể nhưng trong một số trường hợp, tình trạng này lại cảnh báo vấn đề sức khỏe không thể xem nhẹ. Khó thở khi quan hệ là biểu hiện sinh lý bình thường Tình trạng khó thở, nhịp thở tăng khi quan hệ tình dục là phản ứng bình thường của cơ thể do các kích thích tình dục. Những cử chỉ âu yếm cùng những kích thích tình dục khi giao hợp giúp cơ thể đạt khoái cảm, hưng phấn. Điều này sẽ khiến nhịp tim, nhịp thở tăng lên, có thể tăng 35 - 40 nhịp so với bình thường, hay thậm chí là tăng lên 50 nhịp hoặc nhiều hơn khi ở trạng thái “lên đỉnh”. Tốc độ hô hấp tăng lên nhằm mục đích cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Vì vậy, khi quan hệ, cả nam và nữ đều có biểu hiện thở gấp. Một số người gặp tình trạng khó thở do oxy không vận động kịp. Tùy từng người mà nhịp thở dài ngắn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng khỏi sau vài phút sau khi cuộc yêu kết thúc nên bạn không cần quá lo lắng. Khó thở khi quan hệ là biểu hiện bất thường do bệnh lý Nếu sau khi cuộc yêu kết thúc, triệu chứng khó thở không thuyên giảm hoặc tình trạng đi kèm với những biểu hiện bất thường khác thì có thể là dấu hiệu cảnh bảo nhiều vấn đề sức khỏe. Thể trạng sức khỏe yếu: Khi quan hệ, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Do đó, những người có sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh lý mạn tính thì sẽ gặp tình trạng khó thở, nhất là khi đạt đến đỉnh điểm của sự thăng hoa. Hội chứng sợ hãi tình dục: Người bị hội chứng này sẽ có biểu hiện sợ hãi, căng thẳng, chóng mặt, đổ mồ hôi, khó thở, tim đập nhanh khi quan hệ tình dục hoặc thậm chí là nghĩ đến đến hoạt động liên quan tình dục. Hen suyễn: Khó thở lúc quan hệ có thể là triệu chứng của cơn hen suyễn do quá trình vận động quá mức hoặc cảm xúc mãnh liệt làm bùng phát cơn hen. Bệnh lý hô hấp khác như viêm phế quản, viêm phổi, thuyên tắc mạch phổi,…: Bệnh nhân mắc các bệnh lý về đường hô hấp thường có biểu hiện khó chịu, ho, đờm nhiều, khó thở. Vì vậy, khi bệnh nhân cố gắng trong chuyện chăn gối, cơn khó thở có thể xuất hiện và nghiêm trọng hơn bình thường. Kể cả khi đã ngừng cuộc yêu thì cơn khó thở vẫn tiếp diễn. Bệnh tim mạch: Khi quan hệ, nhịp tim sẽ tăng nhanh, huyết áp cũng sẽ tăng nhẹ so với bình thường. Điều này có thể dẫn đến bùng phát cơn đau tim gây khó thở, đau tức ngực dữ dội. Những lý do khác Ngoài những trường hợp kể trên thì khó thở có thể xảy ra khi quan hệ với các đối tượng: Đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân dẫn đến thiếu năng lượng. Phụ nữ mất sức lúc quan hệ có thể do hội chứng tiền kinh nguyệt. Những trường hợp bị căng thẳng quá mức hoặc quan hệ sai tư thế cũng có thể là lý do dẫn đến hiện tượng khó thở trong lúc giao hợp. 2. Cách kiểm soát nhịp thở khi quan hệ Việc kiểm soát tốt hơi thở có thể giúp bạn giảm căng thẳng, tăng sự tập trung và dễ đạt cực khoái khi quan hệ. Bên cạnh đó, việc chú ý đến hơi thở, thở đúng kỹ thuật sẽ giúp cuộc yêu diễn ra lâu hơi, tránh được tình trạng mệt mỏi, thở dốc, khó thở khi quan hệ hoặc lúc cuộc yêu kết thúc. Dưới đây là mẹo giúp bạn kiểm soát nhịp thở, cải thiện tình trạng khó thở khi quan hệ do yếu tố sinh lý hoặc tâm lý. Trước khi quan hệBài tập hít thở sau khi chỉ giúp ích trong chuyện chăn gối mà còn tác động tích cực đến sức khỏe, đặc biệt là những người có vấn đề về hô hấp. Đầu tiên, bạn cần nằm ngửa, thả lỏng cơ thể. Sau đó tập trung vào hơi thở tự nhiên và đếm xem bao nhiêu nhịp đập của tim thì bạn thực hiện 1 lần hít vào, thở ra. Sau đó bạn thực hiện các thao tác: Hít vào đồng thời đếm từ 1 - 7, giữ 3s. Thở ra đồng thời đếm từ 1 - 7, giữ 3s. Thực hiện thao tác một vài lần trước khi “lâm trận” nhé. Khi thực hiện màn dạo đầu Khi cả hai đang thực hiện màn dạo đầu, bạn có thể thực hiện bài tập hít thở sâu tương tự như trên. Tuy nhiên, lúc này, bạn cần trao đổi với bạn tình để cả hai đồng điệu về nhịp thở. Điều này sẽ tăng cảm giác gần gũi và kích thích mãnh liệt hơn, tạo hưng phấn trước khi chính thức bước vào cuộc yêu. Khi cả hai đều đạt cảm thấy hào hứng về vấn đề tình dục, cuộc yêu sẽ có sự thăng hoa hơn. Khi giao hợp
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mach-nang-5-cach-de-toc-muot-ma-suon-thang-tu-nhien-tai-nha
Mách nàng 5 cách để tóc mượt mà, suôn thẳng tự nhiên tại nhà
Tình trạng tóc xơ rối, gãy rụng, bết dính là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em, đặc biệt là vào những ngày hè oi bức. Để giúp bạn cải thiện tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ hé lộ 5 cách để tóc mượt mà, bóng thẳng tự nhiên chuẩn salon ngay tại nhà, tiết kiệm chi phí. 1. Nguyên nhân khiến tóc xơ rối, gãy rụng Trước khi tìm hiểu cách để tóc mượt hơn, suôn thẳng và giảm tình trạng gãy rụng thì bạn cần xác định nguyên nhân khiến tóc trở nên khô cơ, dễ gãy rụng. Tóc gặp tình trạng khô xơ, yếu, chẻ ngọn, dễ gãy rụng có thể do những nguyên nhân sau: Dầu gội, dầu xả không phù hợp với tóc, da đầu hoặc sản phẩm chất lượng kém, có chứa chất độc hại. Gội đầu quá nhiều, gội đầu bằng nước nóng, khi gội vò tóc hoặc gãi da đầu với lực mạnh, sấy tóc với nhiệt độ quá nóng, để tóc ướt đi ngủ. Thường xuyên uốn, duỗi, nhuộm, tẩy tóc. Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở các giai đoạn như mang thai, cho con bú, mãn kinh,… Căng thẳng, áp lực kéo dài. Tuổi càng lớn thì tóc càng yếu và dễ gãy rụng hơn. Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ dưỡng chất, thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,… Lối sống thiếu khoa học, thức đêm thường xuyên. Di truyền từ người thân trong gia đình. Mắc các bệnh lý về da đầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tóc. Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.2. Chia sẻ 5 cách để tóc mượt, khỏe mạnh, suôn bóng tại nhà Một mái tóc chắc khỏe, suôn mượt là ao ước của rất nhiều cô gái đôi khi còn quyết định đến yếu tố thẩm mỹ, độ thiện cảm trong mắt người khác đồng thời thể hiện nét cá tính riêng của từng người. Nếu bạn đang cần tìm cách để tóc mượt mà, chắc khỏe hơn, cải thiện tình trạng xơ khô, gãy rụng thì hãy lưu lại ngay 5 cách dưới đây. Gội đầu đúng cách Nhiều người cho rằng gội đầu nhiều sẽ giúp tóc sạch hơn. Tuy nhiên đây lại là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tóc khô do mất đi lớp dầu tự nhiên. Điều này sẽ khiến tóc càng bết dính, khô xơ và gãy rụng nhiều hơn. Vậy gội đầu như thế nào là đúng cách? Mỗi tuần, bạn chỉ nên gội đầu từ 2 - 3 lần với các sản phẩm phù hợp với loại tóc cũng như da đầu, ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, lành tính và an toàn. Nên gội đầu bằng nước lạnh để giữ lớp dầu tự nhiên của da đầu. Khi gội nên massage nhẹ nhàng, không gãi quá mạnh khiến da đầu bị tổn thương. Sử dụng tinh chất dưỡng tóc Trong các bước chăm sóc cơ thể, nhiều người thường qua tâm đến việc dưỡng da mà quên đi khâu dưỡng tóc. Tuy nhiên, muốn tóc chắc khỏe, suôn mượt thì bạn cần phải dưỡng tóc mỗi ngày. Các tinh chất dưỡng tóc hiện nay là cách để tóc mượt hơn, giảm hư tổn hiệu quả mà các chị em không nên bỏ qua. Sau khi gội và sấy khô thì bạn có thể bôi một lớp tinh dầu dưỡng tóc. Ngoài ra, trước khi tạo kiểu tóc, bạn cũng nên bôi một lớp tinh dầu để tạo màng bảo vệ tóc, hạn chế tác động của nhiệt độ. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều trong một lần vì sẽ gây bết dính tóc. Massage da đầu Massage da đầu nhẹ nhàng và thường xuyên có tác dụng tăng cường quá trình lưu thông máu đồng thời cung cấp oxy đến nuôi dưỡng từng tế bào. Tóc được nuôi dưỡng từ sâu bên trong sẽ trở nên chắc khỏe, cải thiện tình trạng xơ khô, hư tổn. Bên cạnh đó, việc massage cũng giúp kích thích các nang tóc để tóc mọc nhanh và dày hơn. Vì vậy, đừng quên massage da đầu thường xuyên để có một mái tóc suôn mượt, chắc khỏe từ chân đến ngọn nhé. Bổ sung dưỡng chất cho tóc Tóc yếu, hư tổn, khô xơ có thể do thiếu dưỡng chất. Do đó, cách để tóc mượt mà, giảm gãy rụng là tăng cường bổ sung các chất giúp nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong, đặc biệt là các loại vitamin như H, B, C và E. Các loại vitamin này không chỉ giúp nuôi dưỡng tóc mà còn kích thích tóc mọc nhanh hơn, giúp bạn có một mái tóc dày, óng mượt mà bao người ao ước. Ủ tóc bằng nguyên liệu tự nhiênĐể cải thiện tình trạng tóc khô, xơ, chẻ ngọn, hư tổn nhiều, bạn có thể phục hồi bằng cách ủ tóc với các nguyên liệu tự nhiên. Một số nguyên liệu mà bạn có thể sử dụng để tạo thành hỗn hợp ủ tóc là: Sữa gạo và mật ong: Có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi tóc hư tổn. Bơ và chuối chín: Cung cấp các loại vitamin giúp nuôi dưỡng tóc, chống quá trình lão hóa tóc, kích thích tóc mọc nhanh, óng ả và suôn thẳng tự nhiên. Bia: Là cách để tóc mượt mà, suôn óng và mềm mại được nhiều chị em áp dụng. Giấm tóc: Cho hiệu quả tích cực đối với những trường hợp tóc bị gàu, kích thích tóc mọc, giúp tóc mềm mại, suôn mượt, không bị rối, phục hồi và bảo vệ tóc trước tác động của hóa chất, tia UV. Lô hội: Giúp kiểm soát chất nhờn hiệu quả, làm sạch da đầu, nhờ đó mà tóc trở nên bồng bềnh, óng mượt hơn. Nước vo gạo: Với hàm lượng vitamin B1 dồi dào, nước vo gạo được nhiều chị em tận dụng để ủ tóc. Nếu chị em nào có tóc đang gặp tình trạng hư tổn, khô cứng, chẻ ngọn thì không nên bỏ qua cách này. Dầu dừa: Từ xưa đến nay, dầu dừa luôn là sản phẩm được các chị em sử dụng nhiều trong chăm sóc da và tóc. Ủ tóc với dầu dừa giúp cấp ẩm, nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong, cải thiện tình trạng hư tổn hiệu quả. Với những cách để tóc mượt mà, suôn thẳng tự nhiên kể trên, các chị em hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Với những cách này, bạn không cần phải đến salon hay tốn tiền triệu để phục hồi vẫn có một mái tóc suôn mượt, chắc khỏe lại đảm bảo được tính an toàn vì không gây bất kỳ tác động nào đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu mái tóc gặp tình trạng hư tổn và gãy rụng quá nhiều thì đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-hen-phe-quan-nhung-thong-tin-can-biet-
Bệnh hen phế quản - Những thông tin cần biết!
Hen phế quản là một trong những căn bệnh thường gặp về đường hô hấp với nguy cơ biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào dù là trẻ em, người trưởng thành hay người cao tuổi. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức về bệnh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. 1. Tổng quan về bệnh hen phế quản Hen phế quản hay hen suyễn đều dùng để chỉ tình trạng phế quản co thắt, đường thở phù nề làm hạn chế không khí đi qua, dịch đờm tiết nhiều gây tắc nghẽn,… dẫn đến những cơn khó thở, nặng ngực, ho kéo dài. Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến các cơn hen suyễn vẫn chưa được xác định cụ thể. Các nhà khoa học đưa ra giải thuyết rằng tình trạng này có thể là do cơ thể phản ứng mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài hoặc liên quan đến yếu tố di truyền. Ngoài ra, cơn hen có thể khởi phát và trở nên nghiêm trọng hơn khi có sự kích thích từ các yếu tố: Mũi, họng hoặc đường hô hấp bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Người bệnh làm việc hoặc vận động gắng sức. Thời tiết thay đổi, khô hanh, không khí giảm độ ẩm. Môi trường có chứa nhiều bụi bẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, lông chó, mèo, thỏ, phấn hoa, hóa chất độc hại,… Người bệnh gặp tình trạng sốc tâm lý, căng thẳng hoặc xúc động quá độ. Ăn phải thực phẩm có chất gây dị ứng, sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá,… Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng để điều trị bệnh lý khác. 2. Biểu hiện và biến chứng của hen phế quản Triệu chứng hen phế quản ở mỗi người không giống nhau. Cơn hen có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau khi vận động thể lực hoặc có sự tác động từ các yếu tố khác. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào thì người bệnh cũng cần phải can thiệp điều trị để hạn chế tình trạng chuyển hướng xấu và biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện Những biểu hiện lâm sàng mà người bệnh có thể gặp khi bị bị hen suyễn là: Khó thở, thở khò khè, khó nói chuyện, hụt hơi khi nói, tiết nhiều mồ hôi. Ho thường đi kèm với cơn khó thở, ho nhiều vào nửa đêm hoặc sáng sớm, lúc làm việc gắng sức. Cảm giác nặng ngực, đau tức như đang bị bóp nghẹt. Rối loạn giấc ngủ, thở rít hoặc ngáy khi ngủ. Khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cơn hen xuất hiện với tần suất dày hơn, kể cả những lúc người bệnh đang nghỉ ngơi. Nhiều trường hợp sau khi đã áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm triệu chứng. Biến chứng Hen suyễn hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được can thiệp điều trị sớm và đúng cách. Những trường hợp bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh có nguy cơ đối mặt với những biến chứng sau: Khi cơn hen không thể kiểm soát được bằng các biện pháp điều trị tại nhà, bệnh nhân cần nhập viện. Tình trạng kéo dài có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Các triệu chứng của hen suyễn khiến bệnh nhân khó ngủ về đêm dẫn đến mệt mỏi, lo âu, không tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Các hoạt động thể lực bị hạn chế. Trẻ nếu bị hen suyễn kéo dài và không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bệnh nhân lên cơn hen nặng cần phải được cấp cứu kịp thời để tránh gây nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị hen suyễn cũng có thể gây ra những tác dụng phụ làm ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.3. Để kiểm soát cơn hen suyễn, cần làm gì? Cơn hen tái diễn nhiều lần gây nhiều bất tiện, mệt mỏi, cản trở hoạt động và công việc hàng ngày của người bệnh. Để kiểm soát và phòng ngừa các cơn hen suyễn xuất hiện, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây. Hạn chế tối đa các tác nhân là khởi nguồn của henĐể hạn chế cơn hen xuất hiện, bạn cần chú ý: Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường có nhiều khói, bụi, chất gây dị ứng. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để một to nước trong phòng để đảm bảo độ ẩm không khí. Thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối mền và loại bỏ các yếu tố dễ gây kích ứng như lông thú cưng, phấn hoa,… Không sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, tiêu thụ rượu, bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas,… Không tiêu thụ các loại thực phẩm có thành phần dễ gây dị ứng như hải sản, đậu nành, giá đỗ,… Nếu bị trào ngược dạ dày, cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành điều trị dứt điểm. Sử dụng thuốc Hiện nay, các loại thuốc kiểm soát tình trạng khó thở ở dạng hít hoặc xịt khô được sử dụng phổ biến. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc ICS, LABA, LAMA, SABA, SAMA,... cho phù hợp để đạt hiệu quả điều trị cao nhất theo khuyến cáo. Thay đổi lối sống Để tăng cường đề kháng cho bệnh nhân hen phế quản, cải thiện và kiểm soát các cơn hen hiệu quả cần: Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, chú ý loại bỏ các loại thực phẩm dễ gây kích ứng trong chế độ ăn, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Vận động nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày, không tập luyện gắng sức. Cân đối giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi. Nếu cơn hen xuất hiện thì cần phải ngưng làm việc để tránh tình trạng nặng hơn. Không làm việc quá sức hoặc thức quá khuya.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-phoi-ke-va-nhung-thong-tin-can-biet
Bệnh phổi kẽ và những thông tin cần biết
Bệnh phổi kẽ là một trong những bệnh về đường hô hấp thường gặp có nguy cơ biến chứng nặng nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời. 1. Bệnh phổi kẽ là bệnh như thế nào? Mỗi lá phổi trong cơ thể người sẽ có các khoảng kẽ phổi nằm giữa phế nang, phế quản. Đối với quá trình hô hấp, mỗi kẽ phổi đóng một vai trò khác nhau. Bệnh phổi kẽ là nhóm bệnh xảy ra khi các tổ chức kẽ trong phổi bị tổn thương. Bệnh còn được gọi là bệnh nhu mô phổi lan tỏa, phế nang viêm hoặc viêm xơ hóa vô căn phế nang. Đối tượng dễ mắc phải bệnh phế nang viêm là phụ nữ ở độ tuổi khoảng từ 20 – 40. Hầu hết các trường hợp tổn thương tổ chức kẽ trong phổi xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tổn thương có chiều hướng lan rộng dẫn đến tình trạng phổi mất dần chức năng gây suy hô hấp nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách. 2. Nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ Tác nhân dẫn đến bệnh phổi kẽ rất đa dạng, có thể chia thành các nhóm sau: Do virus, vi khuẩn Nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương các tế bào kẽ trong phổi là virus, vi khuẩn. Ngoài ra, các loại ký sinh trùng hay nấm cũng là tác nhân gây bệnh không thể bỏ qua. Khi những các mô phổi bị tổn thương do những tác nhân này sẽ không tái tạo mô mới để phục hồi mà hình thành sẹo. Điều này làm cản trở đến quá trình trao đổi và đưa oxy vào máu. Do môi trường Những người làm việc trong môi trường có chứa bụi hạt, bụi than, bụi silic, sợi amiang, lông thú cưng, phấn hoa,… thời gian dài sẽ có nguy cơ cao bị bệnh. Do các tác nhân này xâm nhập và gây ra những tổn hại cho phổi. Do thuốc hoặc phương pháp điều trị bệnh Một số loại thuốc dùng trong điều trị tim (Amiodarone, Propranolol , thuốc hóa trị hoặc ức chế miễn dịch (Cyclophosphamide, methotrexate) hay kháng sinh có tác dụng phụ không tốt cho phổi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xơ hóa vô căn phế nang. Ngoài ra, những trường hợp điều trị ung thư vú, ung thư phổi hoặc trường hợp khác sử dụng tia bức xạ chiếu qua vùng ngực đều có khả năng gây tổn thương tế bào kẽ phổi dẫn đến bệnh. Do các bệnh lý tự miễn Các bệnh tự miễn có thể tác động làm tổn thương phổi như: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch phổi, viêm mô liên kết hỗn hợp, xơ cứng bì, bệnh u hạt,… Đây đều là những bệnh khó điều trị, khi đó, hệ miễn dịch sẽ nhầm tưởng các tổ chức kẽ trong phổi là tác nhân lạ và tấn công gây tổn thương. 3. Đối tượng và triệu chứng của bệnh phổi kẽ Những trường hợp có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng bị bệnh sẽ cao hơn người khác. Đối tượng dễ bị bệnh phổi kẽ Những nhóm đối tượng dễ xảy ra tình trạng tổ chức kẽ trong phổi bị tổn thương thường bao gồm: Người trưởng thành và người cao tuổi. Những người làm công việc như xây dựng, khai thác mỏ, chăm sóc thú cưng, nông nghiệp, kỹ thuật viên chụp X - quang,… Gia đình có người thân đã từng hoặc đang bị bệnh. Người đang hoặc có tiền sử hút thuốc lá, làm việc trong môi trường có nhiều khói thuốc lá. Triệu chứng Tùy theo mức độ tổn thương tổ chức kẽ mà triệu chứng lâm sàng của bệnh sẽ khác nhau. Một số triệu chứng không điển hình, thường xuất hiện ở giai đoạn muộn là: Ho khan, ho ra máu, nặng ngực, đau tức ngực. Khó thở, nhất là khi gắng sức. Khó nuốt, đau nhức khớp, viêm khớp. Đau ngón tay dùi trống. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sụt cân, hạch ngoại vi, hội chứng Raynaud,… Đối với những trường hợp viêm phổi kẽ cấp tính, bệnh có thể chuyển hướng nghiêm trọng trong vài ngày hay thậm chí là vài giờ dẫn đến suy hô hấp gây nguy hiểm sức khỏe. 4. Điều trị Dựa trên những triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ sau đó chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra cần thiết nhằm xác định tình trạng và mức độ tổn thương phổi. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kiểm tra bao gồm chụp X - quang ngực, xét nghiệm máu, soi phế quản, sinh thiết phổi,… Sau khi có kết quả chính xác, bác sĩ có thể chỉ định riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp sau: Điều trị nội khoa: Những trường hợp bệnh phổi kẽ ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc dựa theo nguyên nhân đã được xác định. Các loại thuốc chống viêm, chống xơ hoặc làm chậm quá trình sẹo hóa ở khu vực có tổ chức kẽ phổi bị tổn thương cho hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát bệnh. Thở oxy: Những trường hợp bệnh nhân bị khó thở hoặc hô hấp khó khăn sẽ có thể được chỉ định thở oxy để cải thiện tình trạng. Điều trị ngoại khoa: Khi các tổn thương ở tổ chức kẽ của phổi nghiêm trọng và không có khả năng phục hồi, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cấy ghép phổi nhằm kéo dài thời gian sống. Phẫu thuật ghép phổi thường được áp dụng đối với bệnh nhân đã thử các biện pháp điều trị khác nhưng không mang lại hiệu quả. Bệnh phổi kẽ có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Chính vì vậy, để phòng tránh căn bệnh này, bạn cần chú ý hạn chế tối đa những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tổn hại đến phổi, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp rèn luyện thân thể mỗi ngày để tăng sức đề kháng và độ dẻo dai của cơ thể.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hinh-anh-nguoi-can-thi-nhin-thay-trong-se-nhu-the-nao-
Hình ảnh người cận thị nhìn thấy trông sẽ như thế nào?
Hình ảnh người cận thị nhìn thấy sẽ như thế nào là sự tò mò của rất nhiều người. Trên thực tế những người có đôi mắt cận thường sẽ khó có thể quan sát được đồ vật ở xa vì lúc này, chúng sẽ có hình ảnh mờ nhòe, không rõ nét, khiến người cận thị cảm thấy rất khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt nếu không có sự trợ giúp của các loại mắt kính cận thị. 1. Thế nào là tật cận thị? Cận thị là một trong những tật khúc xạ rất phổ biến, xảy ra khi bệnh nhân có thể thấy rõ những vật ở gần nhưng lại gặp khó khăn khi quan sát những vật ở xa. Độ cận càng nặng thì khả năng nhìn các vật ở xa sẽ càng giảm, hình ảnh mà họ thu được sẽ càng mờ hơn. Tình trạng cận thị thường bắt gặp ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng phải tiếp xúc nhiều với sách vở, tài liệu, màn hình máy tính. Dưới đây là phân loại các mức độ cận thị: Cận thị mức độ nhẹ: dưới - 3.00 diop. Cận thị mức độ trung bình: từ - 3.25 - 6.00 diop. Cận thị nặng: trên - 6.00 diop. Để phân biệt được một người có đang bị cận thị hay không thì cần tiến hành khám mắt. Đeo kính áp tròng, đeo kính thuốc hoặc phẫu thuật khúc xạ là những phương pháp giúp cải thiện thị lực cho người bị cận thị.2. Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ bị cận thị Con ngươi của mắt hoạt động tương tự như một loại thấu kính hội tụ. Mọi hình ảnh mà mắt thu nhận về từ môi trường bên ngoài đều sẽ được phản chiếu trong võng mạc. Nhờ có các tế bào thần kinh thị và tế bào thụ cảm truyền thông tin dữ liệu về tới não bộ, chúng ta sẽ nhận biết được hình ảnh ở ngoài môi trường. Tuy nhiên ở những người mắc tật cận thị, thay vì nằm trên võng mạc, ảnh của vật được thu vào mắt sẽ bị nằm ở phía trước võng mạc nên sẽ không thể nhìn rõ được những vật ở xa. Dưới đây là những yếu tố khiến nguy cơ bị cận thị ở mắt gia tăng: Do di truyền: những đứa trẻ có cha mẹ bị loạn thị hay cận thị thì nguy cơ cao khi sinh ra cũng có thể bị cận thị bẩm sinh. Duy trì các hoạt động cận cảnh lâu ngày: nhìn các vật ở gần hay đọc sách trong thời gian dài cũng có thể khiến mắt dễ bị cận thị. Thường xuyên tiếp xúc với màn hình các thiết bị điện tử hiện đại: ánh sáng xanh từ những thiết bị này rất có hại cho mắt.2. Hình ảnh người cận thị nhìn thấy trông sẽ như thế nào? 2.1. Hình ảnh qua con mắt của người bị cận nhẹ Khi độ cận thị nằm trong khoảng từ - 0,25 đến -0,75 diop thì bạn vẫn có khả năng nhìn rõ được mọi thứ mà chưa cần đến sự trợ giúp của kính. Tất nhiên là hình ảnh mà bạn nhìn thấy sẽ không được sắc nét như mắt có thị lực tốt nhưng độ cận này cũng sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp này, bạn có thể không cần đeo kính hoạt không đeo kính thường xuyên. Để hạn chế tăng độ cận thì bạn cần tập nhìn xa, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho mắt, massage cho mắt, điều chỉnh thói quen làm việc và sinh hoạt sao cho khoa học, lành mạnh hơn. Một trường hợp cận nhẹ khác đó là cận từ -1 đến -3 diop. Lúc này bạn sẽ cảm thấy nhìn mờ hơn bình thường, nếu quan sát đồ vật cách xa khoảng 5 mét trở lên thì sẽ khó có thể nhìn rõ. Những người có độ cận ở trong khoảng này thì nên đeo kính thường xuyên khi học bài, làm việc, đọc sách, nhìn xa, lái xe,... Ngoài ra cần đi khám mắt định kỳ khoảng 6 tháng/lần, chăm sóc, dưỡng ẩm cho mắt đúng cách để tránh tăng độ cận.1.2. Người có độ cận trung bình sẽ nhìn thấy gì? Khi độ cận ở mức trung bình, thị lực của bạn sẽ có những thay đổi đáng kể và rõ rệt hơn. Nếu không đeo kính và phải quan sát vật ở xa ngoài 1 mét trở lên thì hình ảnh sẽ bị mờ nhòe, không còn rõ nét. Bạn có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi học tập, sinh hoạt, nếu không thường xuyên đeo kính thì độ cận có thể sẽ tăng lên. 1.3. Người cận nặng sẽ nhìn thấy hình ảnh như thế nào? Đối với những trường hợp bị cận nặng với độ cận từ - 6 đến - 10 diop thì gần như sẽ không thể nhìn rõ vật từ xa, thậm chí là khi vật chỉ cách đó khoảng 50cm. Lúc này chỉ còn cách đưa vật lại gần sát để nhìn rõ hơn. Hình ảnh trong mắt những người cận nặng sẽ bị nhòe mờ nhiều. Do đó những người cận nặng sẽ phải gắn bó với đôi kính cận gần như cả ngày trong hầu hết mọi hoạt động. Nếu cận nặng vượt mức -10,25 diop thì đây được coi là một dạng bệnh lý chứ không còn là tật khúc xạ nữa. Người bệnh có thể sẽ gặp phải những biến chứng về mắt như bong võng mạc, thoái hóa võng mạc cận thị hay tăng nhãn áp. Thị lực của người cận nặng rất kém. Nếu bỏ kính ra và nhìn bằng mắt thường thì họ sẽ chỉ nhìn thấy những đốm sáng hay các mảng màu sắc nhòe nhoẹt. Việc phân biệt đường nét của đồ vật, sự vật dường như là bất khả thi.3. Các cách giúp người bị cận có thị lực tốt hơn
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mat-beo-cach-cai-thien-de-co-guong-mat-thanh-thoat-ua-nhin
Mặt béo - Cách cải thiện để có gương mặt thanh thoát, ưa nhìn
Tình trạng mặt béo, chảy xệ, phù thũng khiến không ít người trở nên tự ti. Khi tình trạng mặt mập xảy ra, nhiều người vội loay hoay tìm kiếm cách khắc phục mà bỏ qua việc tìm hiểu nguyên nhân. Vậy vì sao bị béo mặt? Cách khắc phục như thế nào mới hiệu quả tại nhà? 1. Điểm danh những nguyên nhân dẫn đến mặt béo Tình trạng mỡ hoặc nước tích tụ dưới da khiến mặt trở nên béo, to, phù thũng và xấu xí. Nguyên nhân gây ra tình trạng này phải kể đến là: Chế độ dinh dưỡng: Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm nhiều giàu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh, uống nước có gas, rượu, bia,… sẽ khiến mỡ ngày càng tích tụ dưới da ở nhiều vị trí trên cơ thể, kể cả vùng mặt. Chế độ ăn nhiều muối: Thói quen ăn mặn mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng dư thừa làm tích tụ nước trong cơ thể và gây ra tình trạng mập mặt. Lười vận động: Thói quen không hoặc ít vận động mỗi ngày khiến lượng mỡ dư thừa không được giải phóng và lâu dần gây ra hiện tượng mặt béo, phù nề. Ngủ nhiều: Mỗi người chỉ nên ngủ đủ từ 6 - 8 tiếng/ngày. Việc ngủ quá nhiều có thể gây ra tình trạng mặt chảy xệ, phù thũng, sưng to và hình thành nọng. Ngủ sai tư thế: Những trường hợp nằm nghiêng một bên xuyên suốt lúc ngủ, nằm sấp hoặc kê gối quá cao gây cản trở quá trình lưu thông của máu gây ra hiện tượng xung huyết. Khi đó, mặt có biểu hiện sưng to, nhất là khu vực mí mắt. Cấu trúc xương: Những trường hợp cấu trúc xương hàm dưới không cân đối có thể làm ảnh hưởng đến khuôn mặt. Điều này đôi khi cũng là nguyên nhân khiến mặt bị béo trong khi người gầy. Di truyền: Thông thường, gia đình có người bị béo mặt nhưng không xuất phát từ những tác nhân bên ngoài thì có thể thế hệ sau cũng gặp tình trạng tương tự. Bệnh lý: Một số bệnh lý như suy giáp, hội chứng Cushing,… thường có gương mặt mũm mĩm nhưng cơ thể vẫn rất thon thả. Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian khiến da mất độ đàn hồi, chảy xệ, nhăn nheo, cơ mặt không còn săn chắc, mỡ thừa dễ tích tụ và gây ra tình trạng mặt béo. Sau sinh: Phụ nữ sau sinh cần bổ sung một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng để đảm bảo quá trình tạo sữa và nguồn dưỡng chất cho em bé. Điều này khiến cân nặng của mẹ tăng nhanh và mỡ thừa tích tụ. Khi đó, vùng mặt cũng không tránh khỏi sự hình thành của lớp mỡ dưới da dẫn đến mũm mĩm hơn. 2. Cách để cải thiện tình trạng mặt béo Để gương mặt trở nên mi nhon hơn và trông cân đối, đảm bảo tính thẩm mỹ, bạn có thể thử những biện pháp dưới đây. Bài tập giảm mỡ khuôn mặt Các bài tập giúp cải thiện tình trạng mặt béo mà bạn có thể áp dụng như mím môi sâu, nâng cằm, nhếch môi, gò má, chu môi, xoay lưỡi,… Những bài tập này sẽ tạo ra lực ma sát đồng thời giúp khí huyết lưu thông từ đó đốt cháy lượng mỡ thừa tích tụ dưới da mặt. Tập gym Tập gym không chỉ là cách giảm mỡ trên khuôn mặt mà còn đốt cháy lượng mỡ tích tụ toàn thân, giúp cơ thể trở nên thon gọn, sở hữu thân hình “vạn người mê’. Nếu bạn muốn tập gym để giảm tình trạng mặt béo, không nhất thiết phải đến phòng tập, bạn có thể thực hiện hít đất, nhảy dây, chạy bộ,… ngay tại nhà. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học Một trong những biện pháp an toàn, hiệu quả nhất, đảm bảo sẽ cải thiện tình trạng mặt béo mà bạn không nên bỏ qua là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, nhiều giàu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp. Hạn chế muối trong chế độ ăn hàng ngày, không nên ăn nhiều các loại thực phẩm muối chua. Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas. Tăng cường các loại rau, củ, quả, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và đốt cháy lượng mỡ thừa. Trà xanh là một trong những “khắc tinh” với mỡ thừa mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, nếu bạn bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, vấn đề dạ dày thì không nên sử dụng nhé. Massage với đá lạnh Để đánh bay lượng mỡ thừa tích tụ trên gương mặt, bạn có thể sử dụng đá lạnh để massage mỗi ngày. Cách này không chỉ giúp khuôn mặt trở nên thon gọn mà còn làm se khít lỗ chân lông. Để nâng cao hiệu quả thì bạn có thể làm đá bằng nước trà xanh, rau má,… để massage mỗi ngày. Tuy nhiên, nên bọc đá qua một miếng vải mềm hoặc túi chườm, không sử dụng trực tiếp đá lên mặt vì sẽ dễ gây bỏng lạnh. Massage bằng nước muối Mặc dù muối cung cấp quá nhiều cho cơ thể sẽ gây tích tụ nước trên khuôn mặt nhưng nếu dùng để massage thì lại là cách để đánh tan mỡ thừa. Mỗi ngày, bạn có thể pha nước muối loãng và dùng để massage mặt từ 2 lần sáng và tối. Sau một thời gian áp dụng, bạn sẽ thấy tình trạng mặt béo được cải thiện rõ rệt. Đeo đai giảm nọng Hiện nay, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như đai giảm nọng để sở hữu một gương mặt thon gọn, Vline như mong muốn. Mỗi ngày, bạn có thể đeo đai tối đa 2 tiếng để mang lại hiệu quả tốt. Nên lựa chọn đai từ các cửa hàng và thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng, tránh gây phản ứng dị ứng khi đeo lên mặt. Ngoài ra, chú ý không đeo đai ngủ qua đêm vì điều này sẽ làm thay đổi cấu trúc toàn bộ gương mặt. Thay đổi tư thế ngủ Để khắc phục tình trạng mặt béo, bạn cần thay đổi những tư thế ngủ không tốt. Để giúp khuôn mặt giảm béo thì tốt nhất là bạn nên nằm ngửa, kê một chiếc gối nhỏ ở thắt lưng và đầu gối để không ảnh hưởng cột sống. Đồng thời, không kê gối quá cao hoặc quá thấp khi ngủ. Trên đây là nguyên nhân và một số mẹo để khắc phục tình trạng mặt béo tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu thấy mặt sưng hay béo lên đi kèm với những tình trạng bất thường của cơ thể thì bạn nên đi khám để kiểm tra sức khỏe vì đôi khi đấy là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tre-thieu-kem-trieu-chung-va-nhung-nguy-co-co-the-gap-phai
Trẻ thiếu kẽm - Triệu chứng và những nguy cơ có thể gặp phải
Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ thiếu kẽm có thể dẫn tới nhiều nguy cơ cho sức khỏe nên nhận biết triệu chứng, dấu hiệu để biết cách bổ sung kịp thời là điều cha mẹ cần quan tâm. 1. Kẽm và vai trò đối với sự phát triển của trẻ Dù chiếm số lượng nhỏ, song kẽm lại là thành phần tham gia, tác động lớn tới quá trình phát triển của trẻ. Theo nghiên cứu, kẽm là thành phần có trong hơn 300 enzym khác nhau, là chất xúc tác không thể thiếu trong quá trình nhân bản tế bào và bởi vậy, rất quan trọng với sự tăng trưởng ở trẻ. Bên cạnh đó, kẽm còn góp phần duy trì chức năng của nhiều cơ quan có vai trò quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như sự tập trung của não bộ, điều hòa chức năng hệ nội tiết, thúc đẩy hoạt động của tuyến yên, tuyến sinh dục hay thượng thận,... Nhờ vậy, các giữ cho các hoạt động của cơ thể được diễn ra bình thường. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ đều có nhu cầu về lượng kẽm riêng. Theo khuyến nghị của WHO, cụ thể mức kẽm cần có đối với trẻ qua các giai đoạn như sau: Dưới 3 tháng tuổi: mức cần thiết là 3 mg/ngày. Từ 5 tới 15 tháng: khoảng 5 - 8 mg/ngày. Từ 1 - 10 tuổi: khoảng 10 - 15 mg/ngày bởi đây là giai đoạn trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để có thể phát triển thể chất, chiều cao tối ưu. Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ không chỉ là nguồn bổ sung dinh dưỡng nói chung mà còn là nguồn kẽm tốt nhất. Bởi vậy, mẹ cần quan tâm hơn hết tới chế độ dinh dưỡng của bản thân để cải thiện chất lượng nguồn sữa. Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể bổ sung lượng kẽm cho con thông qua những loại thức ăn bổ sung cùng với sữa mẹ. Để kẽm trong thức ăn, sữa mẹ có thể được trẻ hấp thụ hết, mẹ nên cho con uống thêm vitamin C. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc giúp cho cơ thể có thể hấp thu kẽm và ngược lại. Bởi thế, có thể cho con ăn thêm trái cây tươi có lượng vitamin C dồi dào, chẳng hạn như: chanh, cam, bưởi, quýt,... Cùng với kẽm, trẻ cũng cần được bổ sung thêm selen, crom, vitamin nhóm B,... để không chỉ tăng cường tiêu hóa mà còn giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn.2. Những dấu hiệu thường gặp khi trẻ thiếu kẽm Trẻ thiếu kẽm có thể gặp phải những dấu hiệu, nguy cơ phổ biến, dễ nhận biết như: Suy dinh dưỡng và chậm tăng trưởng: trẻ lúc này thường là thấp còi hơn so với các bạn cùng trang lứa. Nguyên nhân là vì kẽm có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu hóa cũng như các hoạt động khác của các cơ quan trong cơ thể. Trẻ trở nên biếng ăn, ngại ăn, giảm bú, có thể không ăn một số loại đồ ăn như thịt, cá hoặc bị táo bón, chậm tiêu, thường xuyên buồn nôn và nôn. Khó ngủ, trằn trọc về đêm hoặc giấc ngủ bị ngắt quãng, trẻ có thể thức dậy nhiều lần trong đêm. Suy yếu hoạt động của một số cơ quan: đây là hậu quả của tình trạng thiếu kẽm trầm trọng và kéo dài. Lúc này, cơ thể trẻ có thể trở nên suy yếu, luôn trong tình trạng mơ màng, chậm chạp, hoang tưởng, vị giác và khứu giác trở nên rối loạn. Nguy hiểm hơn, có thể khuyết tật, bại não hoặc chậm phát triển tâm thần vận động,... Dễ mắc và thường tái đi tái lại các bệnh nhiễm trùng thuộc đường tiêu hóa, hô hấp, da, viêm niêm mạc, mụn mủ, mụn bỏng,... Các vết thương của trẻ trở nên lâu lành hơn, đồng thời tóc, móng yếu, giòn, dễ gãy, trẻ dễ bị dị ứng.3. Nguyên nhân nào có thể dẫn tới tình trạng trẻ thiếu kẽm? Một số nguyên nhân sau đây được xem là có thể dẫn tới tình trạng này: Trẻ không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên hoặc mẹ ăn kiêng không khoa học dẫn tới chất lượng sữa không đảm bảo. Với những trẻ lớn, có thể do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đầy đủ. Trẻ sinh non hoặc bị ốm nặng. Trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc hay bị nôn trớ, tiêu chảy Một số trẻ bẩm sinh bị suy giảm khả năng hấp thu kẽm. Tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn: thiazid, tetracycline, amilorid,... khiến cho việc hấp thu kẽm ở trẻ bị giảm sút.4. Trẻ thiếu kẽm có thể được bổ sung thông qua những thực phẩm nào? Một số loại thực phẩm sau đây có tác dụng tốt trong việc bổ sung kẽm cho trẻ Sữa Gồm cả sữa tươi, sữa bột, các chế phẩm từ sữa, chẳng hạn phô mai. Không chỉ là nguồn bổ sung kẽm dồi dào, các sản phẩm này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin D, canxi, protein,... Riêng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ có vai trò quan trọng nhất trong việc bổ sung kẽm cho trẻ. Ngũ cốc Các loại múa mì, gạo,... giúp bổ sung kẽm và các dưỡng chất khác như chất xơ, vitamin, magie, sắt,... Chúng còn giúp nuôi dưỡng bộ não của trẻ, giảm nguy cơ của các bệnh tim mạch, béo phì,... Socola Dù có lượng đường cao nhưng đây cũng là nguồn cung cấp hàm lượng kẽm dồi dào. Theo nghiên cứu, cứ 100g socola có chứa khoảng 3,3 mg kẽm. Mặc dù vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một lượng vừa đủ để tránh béo phì. Thịt đỏ Chẳng hạn như thịt bò, lơn, cừu. Các loại thịt này khi cho trẻ ăn cần được chế biến kỹ, đồng thời kết hợp với các loại thực phẩm khác, nhất là thực phẩm giàu chất xơ. Động vật có vỏ Chẳng hạn như các loại sò, tôm, hàu, hến,... được xem là thực phẩm bổ sung hiệu quả lượng kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng cần được chế biến kỹ hoặc cẩn trọng khi sử dụng với trẻ có tiền sử dị ứng. Các loại đậu Chẳng hạn như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh,... rất giàu chất xơ, protein, kẽm, sắt,... song kẽm trong các loại đậu khó hấp thu hơn so với các thực phẩm khác. Hạt Hạt khô như óc chó, hạn nhân, đậu phộng,... vừa ngon miệng lại có thể bổ sung lượng kẽm, chất xơ, vitamin, chất béo dồi dào. Rau củ, trái cây
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/an-sang-co-beo-khong-va-mot-so-luu-y-cho-ban-de-co-bua-sang-khoa-hoc
Ăn sáng có béo không và một số lưu ý cho bạn để có bữa sáng khoa học
Được xem là bữa ăn đóng vai trò quan trọng nhất trong một ngày nhưng bữa sáng lại chưa được quan tâm đúng mức, nhiều người thường ăn không đúng cách hoặc bỏ qua. Đồng thời, xung quanh vấn đề này cũng có nhiều băn khoăn, trong đó ăn sáng có béo không là điều mà không ít người quan tâm. 1. Vai trò của bữa sáng đối với cơ thể Trước khi trả lời cho câu hỏi ăn sáng có béo không, hãy cùng tìm hiểu vai trò của bữa ăn này đối với con người. Có thể nói, hầu hết các chuyên gia đều thống nhất rằng bữa sáng có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Thậm chí nhiều người vẫn thường nói vui rằng: sáng ăn cho mình, trưa ăn cho bạn, tối ăn cho kẻ thù. Sở dĩ có điều này bởi sau một đêm dài, cơ thể con người sẽ trở nên thiếu năng lượng. Ăn sáng không chỉ bổ sung nguồn năng lượng bị thiếu ấy mà còn cung cấp dưỡng chất để chuẩn bị cho một ngày dài hoạt động. Chúng còn giúp sự trao đổi chất của cơ thể được kích thích để hoạt động hiệu quả hơn. Khi bạn bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ thiếu năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày. Cùng với đó, lượng đường trong máu có thể hạ thấp và hormone gây đói hoạt động mạnh hơn. Điều này có thể dẫn tới việc vào bữa trưa, cơ thể có nhu cầu ăn nhiều hơn. Buổi sáng cũng được xem là thời điểm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, vitamin của cơ thể đạt mức cao nhất. Nhờ vậy mà sức khỏe được duy trì. Cũng theo các nhà khoa học, khi bạn thực hiện được một chế độ ăn sáng lành mạnh, bạn có thể phòng chống được nguy cơ của một số bệnh như: huyết áp, tiểu đường, tim mạch. Không những thế, khi bạn bỏ bữa sáng hoặc ăn một cách qua loa, có thể khiến dạ dày luôn trong tình trạng trống rỗng, dịch vị tiết ra sẽ không được tiêu hóa hết, khiến sức khỏe của chúng trở nên suy giảm nghiêm trọng. Lâu dần, có thể dẫn tới viêm loét dạ dày. Chưa kể tới việc ruột trống rỗng có thể khiến cho các chất cặn bã từ ngày hôm trước không được đào thải hết, lâu dần sẽ trở thành sỏi.2. Ăn sáng có béo không? Với nhiều người, đặc biệt là những người đang thực hiện chế độ giảm cân thì ăn sáng có béo không là nỗi băn khoăn thường trực. Câu trả lời cho câu hỏi này là ăn sáng có béo không còn phụ thuộc vào lượng và loại thức ăn mà bạn lựa chọn, những hoạt động sau khi ăn. Nếu bạn chọn được loại thức ăn lành mạnh, cân đối, phù hợp với nhu cầu riêng của bản thân thì bạn sẽ không bị béo. Ngược lại, nếu bạn chú trọng ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, ngọt hoặc mặn nhiều, bạn không chỉ có thể tăng cân mà còn gặp phải nguy cơ mắc một số bệnh về tiểu đường, tim mạch,... Không những thế, nhiều nghiên cứu đã cho thấy khi bạn thiết lập được một chế độ ăn sáng khoa học, cơ thể của bạn có thể giảm cảm giác đói, no lâu hơn và giảm nhu cầu về calo trong ngày. Nhờ vậy, thúc đẩy quá trình giảm cân trở nên tốt hơn, cải thiện trí nhớ, hiệu suất làm việc. Chính vì vậy, thay vì quan tâm tới việc ăn sáng có béo không, bạn nên quan tâm tới lượng calo nạp vào cơ thể và thành phần của bữa sáng, trong đó chú trọng tới các loại đồ ăn giàu protein, chất xơ.3. Bữa sáng, bạn nên ăn gì là tốt nhất? Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để cung cấp nguồn năng lượng tốt nhất cho một ngày dài hoạt động hiệu quả thì vào bữa sáng, bạn nên ăn một số loại thực phẩm sau: Tinh bột nguyên cám: có thể lựa chọn khoai lang, ngũ cốc, yến mạch, bánh mì nguyên cám hoặc khoai mì,... Những thực phẩm này không chỉ giúp cung cấp vitamin cho cơ thể mà còn rất giàu chất xơ. Nhờ vậy, bạn vừa có thể kiểm soát được lượng đường trong máu, vừa cảm thấy no lâu hơn. Chất béo có lợi: từ các thực phẩm như dầu oliu, bơ,... không chỉ thúc đẩy quá trình giảm cân mà còn giúp tái tạo làn da, đẩy lùi quá trình lão hóa. Thực phẩm giàu protein như trứng, đậu nành, đậu đỏ, hạnh nhân,... Chúng sẽ cung cấp cho cơ thể bạn lượng axit béo omega 3 rất tốt. Để bổ sung thêm chất xơ và kali, bạn có thể ăn những thực phẩm này cùng vài lát chuối. Thực phẩm giàu vitamin C: với các lựa chọn tốt nhất là táo, nho, dâu tây, việt quất hoặc cà chua,... Vitamin C còn có thể giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ của một số dưỡng chất, khoáng chất khác. Cùng với thành phần bữa ăn, bạn cũng nên qua tâm tới thời điểm ăn. Theo đó, khoảng thời gian từ 7 - 8 giờ là thời điểm tốt nhất để ăn sáng. Mặc dù vậy, nhìn chung, bạn nên ăn sau khi thức giấc khoảng 30 phút. Trường hợp dậy muộn sau 8 giờ, bạn nên ăn bữa sáng trước 10 giờ bởi nếu ăn sau 10 giờ, có thể gây ảnh hưởng, đảo lộn các bữa ăn khác.4. Một số lưu ý về bữa sáng dành cho bạn Như trên đã nói, là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nên nếu bữa sáng ăn qua loa hoặc sai cách, có thể dẫn tới những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn. Vì thế, khi ăn sáng, bạn lưu ý tránh: Ăn no quá, khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức. Điều này có thể dẫn tới sự mệt mỏi cho cơ thể. Ăn ngay khi mới ngủ dậy. Đây là thời điểm không tốt bởi cơ thể chưa tỉnh táo, các cơ quan chưa sẵn sàng làm việc. Thay vào đó, tốt hơn hết là bạn uống một cốc nước ấm để thanh lọc cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa làm việc. Sau khoảng ít nhất 30 phút là thời điểm tốt nhất để bạn ăn sáng. Ăn những đồ ăn vặt như snack, bánh quy,... thay cho bữa sáng. Những thực phẩm này không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để bắt đầu một ngày dài. Ăn đồ ăn nhanh như hamburger, gà rán,... lâu dần có thể dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ăn nhiều thịt, đồ chiên, đồ dầu mỡ có thể dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu, mệt mỏi. Chỉ ăn trái cây: mặc dù rất tốt cho cơ thể nhưng trái cây không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết được. Chính vì vậy, vào bữa sáng, cùng với trái cây, bạn nên ăn thêm các loại thức ăn khác nữa để bổ sung dinh dưỡng. Ăn đồ ăn lạnh: có thể khiến các cơ, mạch máu, thần kinh bị co lại, thậm chí còn có thể dẫn tới táo bón. Có thể nói, thay vì băn khoăn ăn sáng có béo không, mỗi chúng ta nên quan tâm nhiều hơn tới chất lượng bữa sáng để chúng có thể phát huy tốt nhất vai trò đối với sức khỏe con người.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/giai-phau-xoang-mui-va-nhung-benh-ly-thuong-gap
Giải phẫu xoang mũi và những bệnh lý thường gặp
Mũi là cơ quan quan trọng đối với cơ thể đảm nhận các chức năng liên quan đến hô hấp. Trong đó, xoang mũi là các hốc rỗng chứa đầy không khí đã được lọc sạch. Dưới đây là những thông tin về cấu tạo, chức năng và một số bệnh lý thường xảy ra ở xoang cạnh mũi mà bạn không nên bỏ qua. 1. Cấu tạo, chức năng từng phần của mũi và xoang mũi Mũi có cấu tạo khá phức tạp và đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, trong đó vai trò chính là khứu giác. Mũi được chia làm 3 phần với cấu tạo cụ thể như sau: Mũi ngoài Mũi ngoài bao gồm da, sụn và khung xương sụn mũi. Khung xương sụn mũi đóng vai trò tạo hình dạng và phần cao nhất của mũi. Bộ phận này được cấu tạo bởi sụn mũi và xương cánh mũi ở 2 bên. Sụn mũi nằm trong trong khung xương. Sụn mũi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo độ dẻo dai và linh hoạt của mũi. Da là phần bên ngoài bao phủ toàn bộ khung xương và sụn mũi, giữ nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan bên trong khỏi những tác động từ bên ngoài đồng thời tạo độ thẩm mỹ cho mũi. Mũi trong Mũi trong còn được là ổ mũi, giới hạn từ lỗ mũi ngoài đến lỗ mũi trong, được cấu tạo từ các bộ phận: Tiền đình nằm ở phía trước mũi, chứa nhiều vi mạch, có nhiệm vụ bảo vệ cấu trúc bên trong và duy trì độ ẩm. Khoang mũi được chia làm 2 phần bởi vách ngăn có nhiệm vụ chính là chứa không khí sau khi đi qua lỗ mũi. Vách ngăn là một xương thẳng, chia khoang mũi làm 2 phần. Nền ổ mũi hay khẩu cái cứng được bao phủ bởi một lớp niêm mạc, giữ nhiệm vụ ngăn cách ổ mũi với miệng. Lỗ mũi sau là nơi kết nối mũi với họng, đưa không khí từ mũi xuống vòm họng và các bộ phận khác. Van mũi là bộ phần hẹp nhất của đường thở có tác dụng duy trì độ ẩm, lọc và điều chỉnh không khí, mùi hương vào mũi. Hệ thống các lỗ dẫn lưu cho phép không khí và chất lỏng đi qua, được kết nối với khoang mũi. Xoang mũi Trong cấu tạo của mũi không thể nào bỏ qua xoang mũi là những hốc rỗng bên trong xương. Cơ quan này còn được gọi với cái tên là xoang cạnh mũi, cấu tạo bao gồm: Lớp niêm mạc mỏng lót bên trong có chứa nhiều sợi thần kinh khứu giác và các tuyến tiết chất nhầy để tạo độ ẩm và bảo vệ niêm mạc. Lông mũi được xem là “hàng rào bảo vệ” mũi trước các tác nhân từ bên ngoài. Vai trò của lông mũi là lọc và ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh, bụi bẩn, chất độc hại theo không khí đi vào mũi. Mạch máu trong xoang phân bố dày đặc nhằm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đồng thời duy trì nhiệt độ bình thường, ổn định bên trong mũi.2. Những bệnh lý xoang mũi thường gặp Một số bệnh lý xoang cạnh mũi phổ biến hiện nay là: Viêm mũi xoang Viêm mũi xoang là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến hiện nay do lớp niêm mạc lót bên trong xoang bị viêm, vi khuẩn có điều kiện tấn công gây nhiễm trùng. Người bị viêm mũi xoang thường có những triệu chứng: Đau nhức, khó chịu quanh vùng xoang bị viêm, cơn đau có xu hướng lan ra những khu vực xung quanh. Xoang mũi tiết dịch nhiều chảy xuống vùng họng gây kích thích dẫn đến ho dai dẳng, nhất là vào ban đêm. Dịch mũi có màu vàng hoặc xanh kèm mủ, mùi hôi. Thường xuyên thấy ngứa mũi và hắt hơi liên tục. Khứu giác giảm chức năng. Viêm xoang cần được điều trị kịp thời, đúng cách để tránh tình trạng chuyển sang mạn tính hoặc biến chứng nguy hiểm. Polyp xoang mũi Polyp là một dạng khối u lành tính hình thành bên trong xoang hoặc hốc mũi. Tình trạng này xảy ra phần lớn là do tổ chức đệm trong xoang bị thoái hóa cục bộ. Các khối polyp thường có đặc điểm là mềm, nhẵn, bên trong chứa các tế bào xơ liên kết, chứa dịch nhầy. Khi khối polyp hình thành bên trong các xoang sẽ gây ra tình trạng: Dịch mũi tiết nhiều, nghẹt mũi kéo dài. Mất khứu giác và vị giác. Đầu và các phần khác trên khuôn mặt, răng hàm trên đau nhức âm ỉ. Thường xuyên bị chảy máu cam. Khi ngủ thường sẽ ngáy to.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/viem-phe-cau-khuan-nguy-hiem-nhu-the-nao-
Viêm phế cầu khuẩn nguy hiểm như thế nào?
Phế cầu khuẩn là tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà bất kể ai cũng phải cảnh giác. Vậy viêm phế cầu khuẩn bao gồm những bệnh gì? Nguy hiểm như thế nào? Việc tìm hiểu về phế cầu khuẩn sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa an toàn và hiệu quả cho chính mình cũng như người thân. 1. Tìm hiểu về phế cầu khuẩn Phế cầu khuẩn hay vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae là một trong những tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vi khuẩn S. Pneumoniae có nhiều chủng khác nhau nên độc lực và khả năng gây bệnh cũng khác nhau. Trong cơ thể, chúng khu trú chủ yếu ở mũi, họng và đường thở. Đối với cơ thể khỏe mạnh, phế cầu khuẩn có thể không gây ra những vấn đề ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng phế cầu khuẩn xảy ra với những đối tượng có sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính thường nguy hiểm hơn, thậm chí là tử vong. Khi người lành tiếp xúc với giọt bắn có chứa vi khuẩn trong không khí hoặc chất tiết do người bệnh hắt hơi, ho, khạc nhổ,… sẽ có khả năng nhiễm bệnh. Ngoài ra, đồ dùng cá nhân của người bệnh cũng được xem là nguồn lây phế cầu khuẩn. 2. Viêm phế cầu khuẩn bao gồm những bệnh gì? Phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh lý, trong đó phổ biến và nguy hiểm nhất có thể kể đến là:Viêm phổi Trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đối tượng dễ bị viêm phổi do S. pneumoniae gây ra với các triệu chứng như ho nhiều, kéo dài, sốt, ớn lạnh, tiết nhiều mồ hôi. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và có nguy cơ tử vong cao, trẻ thường bỏ bú, quấy khóc, thở nhanh, gấp, sốt cao,… Tuy nhiên, do các biểu hiện tương tự như cảm cúm thông thường nên nhiều bậc phụ huynh chủ quan. Viêm màng não Phế cầu khuẩn có thể tấn công lớp màng bảo vệ não và tủy sống gây viêm màng não. Theo CDC, phế cầu khuẩn gây ra hơn 50% số ca bệnh viêm màng não tại Hoa Kỳ. Trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao. Các triệu chứng phổ biến khi bị viêm màng não do phế cầu khuẩn là: Buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, chán ăn, ăn không ngon. Sốt cao, đau đầu, đau cứng cổ. Rối loạn ý thức, ngủ li bì. Trẻ nhỏ thường xuyên khóc đêm, bỏ bú, tiêu chảy, co giật,… Viêm màng não do phế cầu khuẩn cần phải phát hiện và can thiệp điều trị sớm để tránh biến chứng gây tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn hay tử vong. Viêm tai giữa Cơ thể bị phế cầu khuẩn là một trong những lý do dẫn đến viêm tai giữa. Có khoảng 80% trường hợp viêm tai giữa do viêm phế cầu khuẩn xảy ra pử trẻ nhỏ với các biểu hiện như quấy khóc, sốt cao, chán ăn, bỏ bú, thường xuyên kéo tai, đau vùng tai,… Những trường hợp viêm tai giữa do vi khuẩn phế cầu có thể lây lan nên ba mẹ cần phải chú ý nếu cho con đi nhà trẻ. Trường hợp trẻ bị bệnh thì nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà và tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, can thiệp điều trị tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nhiễm trùng huyết phế cầu khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Đây là một trong những tình trạng vô cùng nguy hiểm, có khoảng 20% trường hợp bệnh nhân tử vong. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết đều gặp tình trạng sốt cao, lạnh run, mất ý thức, rối loạn nhịp tim, rối loạn đông máu,… Khi số lượng vi khuẩn trong máu tăng lên quá mức sẽ gây ra phản ứng sốc, các cơ quan nội tạng bị tổn thương và tử vong nếu không được phát hiện và can thiệp xử lý kịp thời. 3. Tiêm vaccine - Biện pháp hiệu quả để phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn phế cầu khuẩn nếu xảy ra có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người. Chính vì vậy mà phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn là việc làm cần thiết mà ai cũng nên chủ động thực hiện. Hiện nay, một trong những biện pháp phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn được các chuyên gia khuyến cáo là tiêm vaccine phế cầu khuẩn. Hiện nay, hầu hết các đơn vị tiêm chủng đều có dịch vụ chích ngừa phế cầu khuẩn. Độ tuổi thích hợp để tiêm vaccine phế cầu khuẩn là từ 6 tuần đến 5 tuổi. Việc tiêm ngừa sẽ giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động, có khả năng chống lại sự tấn công của 10 chủng vi khuẩn phế cầu. Vì vậy, nếu trẻ mắc phải các chủng vi khuẩn khác thì vẫn có nguy cơ bị bệnh. Nên bên cạnh việc tiêm ngừa, ba mẹ vẫn chú ý những biện pháp khác nhằm tránh tình trạng trẻ bị vi khuẩn tấn công, gây bệnh. Vaccine có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu từ các đơn vị uy tín, đảm bảo về chất lượng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám lâm sàng để kiểm tra tình trạng sức khỏe khách hàng trước khi tiêm đồng thời theo dõi sát sao các phản ứng sau khi tiêm ngừa. Khu vực tiêm chủng riêng, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo các yêu cầu cần thiết theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hoi-chung-ngung-tho-khi-ngu-nhung-thong-tin-khong-the-bo-qua
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Những thông tin không thể bỏ qua
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ nhưng người mắc lại khó có thể tự nhận biết. Tình trạng chỉ xảy ra khi ngủ nên thường được những người xung quanh để ý và phát hiện. Hội chứng này có thể gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nên tuyệt đối không được coi thường. 1. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là như thế nào? Người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ có hiện tượng ngừng thở khoảng 10 giây và lặp lại nhiều lần trong giác ngủ đêm. Mỗi giấc ngủ, hiện tượng này có thể xảy ra ít nhất 10 lần, tuy nhiên người bệnh lại thường không thể tự nhận biết mà thông qua quan sát của người bên cạnh. Vì vậy mà chỉ có khoảng 10% người bệnh được chẩn đoán thông qua thăm khám từ đó can thiệp điều trị để khắc phục hội chứng. Còn lại hầu như phải sống chung với tình trạng ngưng thở khi ngủ cho đến khi biến chứng xảy ra.2. Nguyên nhân và biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ Hội chứng ngưng thở khi ngủ có 3 loại: Ngưng thở tắc nghẽn, trung ương và hỗn hợp. Trong đó, ngưng thở tắc nghẽn chiếm tỷ lệ cao nhất và thường xảy ra ở nam giới. Nguyên nhân Hội chứng ngưng thở xảy ra do lúc ngủ, các mô mềm vùng hầu họng và lưỡi sẽ giãn ra làm tắc nghẽn ống thở một phần hoặc hoàn toàn. Diện tích ống thở bị thu hẹp, không khí đi qua bị cản lại dẫn đến lượng oxy trong máu giảm. Điều này khiến não bị tổn thương, tín hiệu điều khiển cơ quan hô hấp không được gửi từ hệ thần kinh trung ương. Quá trình ngưng thở lặp lại nhiều lần trong đêm là do thời gian đầu, cơ ngực sẽ hoạt động năng suất hơn nhằm bù đắp cho quãng thời gian ngừng thở. Sau khi hơi thở trở lại bình thường thì quá trình ngưng thở lặp lại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ có thể do: Các mô mềm ở thành sau họng và lưỡi quá to. Những bất thường ở xương hàm. Đường truyền tín hiệu từ trung ương não đến cơ quan hô hấp bị rối loạn. Người mắc các vấn đề về xương khớp, béo phì, phì đại VA, amidan,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh hoặc khiến các triệu chứng của tình trạng ngưng thở nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những người mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ thường đi kèm với những vấn đề liên quan thần kinh hoặc tim mạch. Tỷ lệ nam giới mắc hội chứng này cao hơn nữ giới gấp 2 lần và chủ yếu là ở độ tuổi trung niên. Triệu chứng Lúc ngủ, người bệnh không ý thức được tình trạng ngưng thở nên hầu hết các trường hợp không biết mình bị mắc hội chứng này. Tuy nhiên, hiện tượng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những triệu chứng phổ biến của hiện tượng ngưng thở khi ngủ có thể gặp phải là: Người bệnh gặp tình trạng ngừng thở, ngạt thở lúc ngủ nhưng triệu chứng này chỉ được phát hiện thông qua người bên cạnh. Đau nhức đầu, choáng váng khi thức dậy. Buồn ngủ nhiều vào ban ngày mắc dù bạn đêm vẫn ngủ được. Ngủ ngáy. Đi tiểu nhiều lần về đêm. Giảm độ tập trung và trí nhớ sa sút dần do thiếu oxy lên não. Tăng huyết áp kháng trị. Cân năng tăng không kiểm soát. Cấu trúc vùng hàm mặt biến đổi bất thường. Trường hợp trẻ em mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến tinh thần bất ổn, rối loạn cảm xúc, dễ có những hành động thái quá, cáu ghét, gây gổ, kết quả học tập sa sút,... 3. Phương pháp điều trị và phòng tránh hội chứng ngưng thở khi ngủ Tình trạng ngưng thở khi ngủ cần được phát hiện và can thiệp điều trị đúng cách để tránh những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Điều trị Hiện nay, tùy theo từng tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng những biện pháp điều trị khác nhau. Nếu ngưng thở lúc ngủ xảy ra do thừa cân, béo phì thì giảm cân là cách hiệu quả và an toàn để khắc phục tình trạng. Trường hợp ngưng thở do tắc nghẽn cơ học thì phẫu thuật để loại bỏ nguyên nhân là điều cần thiết. Nếu bệnh nhân bị biến đổi cấu trúc hàm thì có thể đeo nẹp để điều chỉnh. Sử dụng liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải kiểm soát các vấn đề như mỡ máu, huyết áp, rối loạn chuyển hóa,… Đồng thời, thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Cách phòng tránhĐể ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ngưng thở khi ngủ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau: Thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm và thảo mộc trước khi đi ngủ để giúp khí huyết lưu thông, cơ thể thư giãn nhờ đó mà chất lượng giấc ngủ được cải thiện, hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng ngưng thở khi ngủ. Tư thế ngủ nằm nghiêng về một bên có thể ngăn ngừa được tình trạng ngưng thở khi ngủ. Với những người mắc hội chứng này thì không nên nằm ngửa để tránh tình trạng ngáy và ngưng thở nghiêm trọng hơn. Nong mũi bằng nước muối để hỗ trợ hoạt động thở được dễ dàng hơn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cham-da-mat-lam-sao-de-chua-tri-hieu-qua-
Chàm da mặt - làm sao để chữa trị hiệu quả?
Chàm da là bệnh lý da liễu có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như tay, chân, mặt, môi hoặc mí mắt. Trong đó, chàm da mặt là vị trí đặc biệt khó chịu với những biểu hiện nghiêm trọng hơn đồng thời gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp. 1. Tổng quan về bệnh chàm da mặt Chàm hay eczema là một trong những dạng tổn thương da mạn tính, tiến triển theo từng đợt xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, đặc biệt là khu vực có nhiều nếp gấp hoặc thường xuyên ẩm ướt. Đặc biệt, chàm xuất hiện ở mặt không chỉ gây phiền toái, ảnh hưởng sức khỏe mà còn tác động đến ngoại hình, tâm lý và cuộc sống của người mặt. Biểu hiện Đặc trưng của chàm da là tình trạng da xuất hiện các mảng đỏ, hơi sưng, bong tróc và ngứa ngáy. Tình trạng kéo dài sẽ khiến da sừng hóa và trở nên tối hoặc sáng màu hơn vùng da lân cận. Da khó chịu, ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều hoặc thường xuyên đưa tay chạm lên mặt dẫn đến lở loét và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tùy vào từng trường hợp mà vết chàm trên mặt sẽ có màu sắc, tính chất và diện tích khác nhau. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm tình trạng chàm da mặt có thể kể đến là: Da mặt nổi các đám màu đỏ, không ranh giới rõ ràng và có xu hướng rộng ra dần đi kèm là tình trạng ngứa ngáy hoặc bỏng rát dai dẳng. Da quanh mí mắt xuất hiện tình trạng viêm, phù nề. Các mụn nước với kích thước khác nhau dao động từ 1 - 2mm nổi nhiều và thường tập trung, có màng bọc mỏng nên rất dễ vỡ. Da đóng vảy, bong tróc, da non hình thành bên dưới. Khu vực bị tổn thương có hiện tượng biến đổi sắc tố dẫn đến da không đều màu và dày lên, thô ráp. Da có thể bị nứt nẻ, lở loét dẫn đến chảy máu, mủ gây đau nhức, khó chịu. Nguyên nhân Có nhiều yếu tố dẫn đến sự hình thành của vết chàm trên da mặt như: Di truyền: Thông thường, nếu trong gia đình có người thân bị chàm da hoặc mắc các bệnh lý về da thì các thành viên còn lại cũng có khả năng cao bị bệnh. Bệnh lý: Một số bệnh như hen suyễn, sốt cỏ khô,… có thể dẫn đến chàm da ở mặt. Dị ứng: Cơ thể dị ứng với thành phần có trong mỹ phẩm, nước hoa, sữa rửa mặt,… hoặc thực phẩm có thể dẫn đến hiện tượng da bị kích ứng và nổi các đám đỏ, tổn thương, ngứa ngáy. Môi trường: Da mặt tiếp xúc với môi trường có nhiều khói, bụi bẩn, hóa chất độc hại, nấm mốc, lông thú cưng,… đều có thể làm bùng phát tình trạng chàm da ở mặt và nhiều vị trí khác. Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi làm tăng độ nhạy của da tạo môi trường thuận lợi để các dị nguyên tấn công dẫn đến chàm da trên mặt. Rối loạn miễn dịch: Hệ miễn dịch suy giảm chức năng, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến bùng phát mạnh mẽ các bệnh lý da liễu bao gồm cả chàm da vùng mặt. Căng thẳng: Stress kéo dài, căng thẳng hoặc rối loạn lo âu cũng được xem là yếu tố dẫn đến chàm da. Một số yếu tố khác: Các vật dụng như chăn, ga, gối, mền, khẩu trang, khăn, mũ,… thường xuyên tiếp xúc với da mặt nhưng không được vệ sinh sạch sẽ hoặc gây bí bách, thời tiết thay đổi, người có cơ địa tiết nhiều mồ hôi,… 2. Với những trường hợp chàm nhẹ, bạn có thể làm dịu da, giảm ngứa và hạn chế tình trạng tổn thương lan rộng bằng cách chăm sóc da mặt đúng cách và tận dụng một số thảo dược thiên nhiên lành tính. Sử dụng thảo dược tự nhiên để chữa chàm da mặt Một số nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể sử dụng để cải thiện các triệu chứng của chàm da mặt là: Nha đam và dầu ô liu: Có tác dụng làm giảm các kích ứng trên da, giảm ngứa, chống viêm đồng thời cấp ẩm, cải thiện tình trạng da khô ráp, nứt nẻ. Ngoài ra, việc đắp mặt nạ nha đam và dầu ô liu còn giúp ngăn ngừa tình trạng da thâm sạm sau tổn thương. Dâu tây và sữa chua: Có tác dụng giúp loại bỏ tế bào chết và sự tăng tiết của sắc tố melanin trên da nhờ đó làm mềm và giảm tình trạng thâm sạm, ngứa ngáy do chàm gây ra. Ngoài ra, thành phần Vitamin C trong dâu tây sẽ giúp da trở nên đều màu, hạn chế tình trạng khô, nứt nẻ. Mật ong: Có tác dụng chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo và lành vết thương. Vì vậy, bạn có thể bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên vùng da bị chàm để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn. Chăm sóc da đúng cách Da bị chàm sẽ trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương và nhiễm trùng. Vì vậy, để việc điều trị đạt hiệu quả đồng thời ngăn ngừa tình trạng lan rộng, bạn cần phải chú ý đến cách chăm sóc da. Cụ thể như sau: Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ cân bằng p H, phù hợp với tình trạng da và không chứa các thành phần gây kích ứng. Rửa mặt với nước ấm. Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để bảo đảm tia UV không tác động đến vết chàm. Hạn chế việc trang điểm để che đi vết chàm da mặt mà tốt nhất ưu tiên dưỡng da từ bên trong. Dưỡng ẩm cho da ngày 2 lần để cải thiện tình trạng da bị khô, nứt nẻ, sừng hóa. Không cào gãi, chà xát, thay vào đó có thể chườm lạnh để giảm tình trạng ngứa. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất từ rau xanh, củ, quả, trái cây tươi để hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch và sức khỏe của da. Thay đổi chế độ sinh hoạt, giảm áp lực stress để cân bằng lại nội tiết của cơ thể. Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chàm da mặt. Do đó, bạn vẫn phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và đưa ra phương án điều trị thích hợp hơn nhằm nhanh chóng cải thiện tình trạng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cac-loai-thuoc-tri-cham-da-dien-hinh
Các loại thuốc trị chàm da điển hình
Chàm da là bệnh lý da liễu rất thường gặp đặc biệt là ở trẻ nhỏ, chủ yếu thường liên quan đến cơ địa, thời tiết,... Bệnh chàm rất khó chữa, nếu không điều trị đúng sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, việc lựa chọn đúng thuốc điều trị bệnh là rất quan trọng. 1. Các loại chàm da thường gặp Chàm có nhiều dạng khác nhau và mỗi dạng sẽ có các đặc điểm riêng biệt. Nhưng đa số người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng chung như: những dát đỏ trên da hình tròn hoặc bầu dục kích thước khác nhau, trên đó có thể nổi các mụn nước, chảy dịch nhiều, sau đó mụn nước vỡ ra đóng vảy và bắt đầu bong da, làn da khô. Ngoài ra, chàm da còn kèm theo triệu chứng ngứa nhiều. Các dạng chàm thường gặp: Viêm da dị ứng Thường xảy ra đối với trẻ nhỏ và mất dần hoặc giảm nhẹ khi trưởng thành. Hầu hết những trường hợp viêm da dị ứng là do sức đề kháng của da yếu hoặc bị phá hỏng dẫn đến tình trạng viêm, tổn thương. Phần da bị tổn thương có thể sưng, chảy dịch, khô và dày hơn bình thường. Chàm tiếp xúc Khi da tiếp xúc với các chất kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm chăm sóc da,… sẽ gây ra tình trạng đỏ, ngứa, cảm giác châm chích. Chàm da tiếp xúc có thể dẫn đến hiện tượng nổi mề đay, mụn nước, sau đó đóng vảy và bong tróc. Chàm tay Đây là tình trạng vùng da tay bị viêm, tổn thương dẫn đến ngứa, đỏ, khô, nổi mụn nước hoặc nứt nẻ. Tình trạng này thường xảy ra do khả năng bảo vệ của kém dẫn đến bị kích ứng bởi chất kích thích. Chàm thể đồng tiền Tình trạng này có thể nhận biết dễ dàng thông qua sự xuất hiện các vết chàm hình tròn giống đồng xu trên da, ngứa nhiều và dai dẳng. Sau một thời gian, các đốm chàm sẽ đóng vảy, bong tróc, hình thành da non và lành lại. Chàm thể đồng tiền có thể xảy ra do da tiếp xúc với các hóa chất, kim loại hoặc bị côn trùng cắn. Chàm tổ đỉa Chàm tổ đỉa là trường hợp da nổi các mụn ngứa, ngứa nhiều, đau và khó chịu. Phần da bị chàm tổ đỉa thường trở nên khô ráp, nứt nẻ, bong tróc làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh có thể do da phản ứng với các chất kích thích, hệ miễn dịch trên da bị rối loạn và môi trường có độ ẩm cao. 2. Các loại thuốc trị chàm da Mặc dù không thể chữa dứt điểm bệnh nhưng các loại thuốc trị chàm da hiện nay cho hiệu quả trong việc giảm ngứa, chống viêm, ngăn chặn bội nhiễm và sự lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể. Các loại thuốc trị chàm da được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: Thuốc uống Các loại thuốc trị chàm da ở dạng uống thường được chỉ định là: Thuốc chống dị ứng: Điển hình như siro phenergan, Chlorpheniramine, cetirizine,… có tác dụng giảm ngứa. Thuốc chống bội nhiễm: Thường sử dụng các loại kháng sinh như Amoxicillin, cephalosporin,… Thuốc dùng ngoài da Ngoài thuốc uống thì kem bôi hoặc dung dịch dùng ngoài da cũng được sử dụng kết hợp nhằm tăng hiệu quả điều trị chàm như: Hồ nước: Chủ yếu chỉ định với bệnh nhân chàm da giai đoạn đầu để làm dịu các kích thích, giảm tình trạng ngứa. Dung dịch: Thường sử dụng là nước muối sinh lý, thuốc tím, vioform 1%,… Có thể dùng miếng gạc thấm dung dịch rồi chấm đắp lên vùng da bị chàm. Kem mỡ: Hầu hết được chỉ định với những trường hợp chàm da mạn tính trong thành phần có chứa kháng để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Các loại kem mỡ thường dùng là cream celestoderm-neomycin, cream synalar-neomycin,… Ngoài ra, một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi corticosteroid, tuy nhiên, không sử dụng đối với vết chàm bị nhiễm trùng. 3. Cách kiểm soát triệu chứng chàm da tại nhà Ngoài việc tuân thủ theo những hướng dẫn và chỉ định sử dụng thuốc trị chàm da, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng và cảm thấy dễ chịu hơn. Một số biện pháp có thể làm để kiểm soát tình trạng khó chịu do chàm da gây ra mà bạn có thể tham khảo là: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng, không sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,… tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nhằm hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch và tác động tích cực đến tình trạng da, thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi da bị tổn thương. Nên cân bằng giữa chế độ làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, stress bằng nhiều phương pháp lành mạnh. Tập luyện thể dục mỗi ngày và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nên mặc quần áo rộng rãi, khô thoáng, được giặt giũ sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, không mặc quần áo bó sát gây bí bách hoặc ma sát khiến vết thương nặng hơn. Đeo găng tay khi vệ sinh nhà cửa, rửa chén, giặt đồ,… Sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Vệ sinh cơ thể mỗi ngày, sử dụng các sản phẩm như sữa tắm, sữa rửa mặt hay mỹ phẩm chăm sóc da phù hợp, lành tính, không chứa chất gây kích ứng da,…
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhung-cach-lam-mo-seo-tham-hieu-qua-it-ai-biet
Những cách làm mờ sẹo thâm hiệu quả ít ai biết
Sẹo thâm không chỉ là nỗi ám ảnh của các chị em mà còn với đấng mày râu. Tình trạng thâm sạm gây mất tính thẩm mỹ của da khiến nhiều người tự ti. Dưới đây là tổng hợp những cách làm mờ sẹo thâm hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau để bạn có thêm lựa chọn phù hợp với bản thân. 1. Cách làm mờ sẹo thâm bằng nguyên liệu tự nhiên Sau khi tế bào da bị tổn thương và lành lại, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ hình thành sẹo thâm. Do những vết sẹo thâm hình thành từ lớp cấu trúc mô sâu và được liên kết chặt chẽ với nhau cùng với sự tăng sinh quá mức của sắc tố melanin nên tình trạng này không thể tự khỏi. Một số loại nguyên liệu tự nhiên hiện nay được xem cách làm mờ sẹo thâm hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Nếu bạn đang có những vết sẹo thâm khó chịu trên da, hãy thử những phương pháp dưới đây. Sử dụng nghệ Từ xưa đến nay, nghệ là một trong những sản phẩm đứng đầu danh sách làm đẹp da. Với thành phần chính là curcumin, nghệ có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa quá trình sản sinh sắc tố melanin nhờ đó giảm tình trạng da thâm, sạm rõ rệt chỉ sau một vài lần sử dụng. Để làm mờ vết sẹo thâm, bạn có thể dùng bột nghệ trộn với sữa chua không đường sau đó bôi lên vết sẹo. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nghệ tươi giã nhuyễn rồi thoa lên vùng da bị sẹo. Cách làm mờ sẹo thâm với chanh Với hàm lượng vitamin C cao, chanh có tác dụng làm sáng da, ức chế quá trình sản sinh melanin. Vì vậy, bạn có thể sử dụng chanh để làm mờ vết sẹo thâm đồng thời chống lão hóa cho da. Sau khi làm sạch, bạn lấy nước cốt nửa quả chanh vào một chén sạch rồi lấy tăm bông thoa lên vùng da bị sẹo. Sau khoảng 5 - 7 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Có thể thoa chanh 3 lần/tuần, không lạm dụng quá nhiều để tránh tình trạng acid trong chanh gây mòn da. Sử dụng nha đam Nha đam luôn là “ứng cử viên” số 1 trong việc làm trắng, sáng da tự nhiên nhờ thành phần có nhiều vitamin và dưỡng dẫn tốt cho da. Nha đam sau khi rửa sạch, gọt vỏ và dùng muỗng nạo lấy phần gel bên trong thì bạn đắp trực tiếp lên vùng da bị sẹo. Nhớ phải làm sạch vùng da trước khi đắp nha đam để tăng hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cách này mỗi ngày, sau một thời gian sẽ thấy vết sẹo thâm mờ đi rõ rệt, da trở nên trắng sáng, mềm mại hơn. Ưu điểm của phương pháp áp dụng nguyên liệu tự nhiên để làm mờ sẹo thâm là nguyên liệu dễ kiếm, ít tốn kém, có thể áp dụng với bất kỳ ai, an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, cách làm mờ sẹo thâm bằng nguyên liệu tự nhiên chỉ áp dụng với các trường hợp sẹo mới hình thành. Đối với sẹo lớn, lâu năm thì bạn cần dùng kem bôi đặc trị hoặc áp dụng các biện pháp chuyên khoa. 2. Sử dụng kem bôi để trị sẹo thâm Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi điều trị sẹo thâm cho hiệu quả đối với những trường hợp vết sẹo nhỏ, trùng bình ở mức độ nhẹ. Tùy vào mức độ sẹo và thời gian hình thành mà tác dụng của thuốc bôi sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi sử dụng kem trị sẹo thâm, bạn cần chú ý những vấn đề sau: Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn sản phẩm phù hợp cũng như cách sử dụng hiệu quả, an toàn. Lựa chọn những sản phẩm từ các thương hiệu, cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không chứa thành phần mẫn cảm với cơ thể. Trước khi thoa kem trị sẹo, vùng da cần được làm sạch và lau khô. Chỉ nên thoa một lớp mỏng tại vị trí bị sẹo, không bôi quá nhiều hoặc bôi trên diện rộng ở cả những vùng da không bị sẹo. Tùy trường hợp mà thời gian sử dụng thuốc có thể khác nhau. Tuy nhiên, nên bôi thuốc tối thiểu 2 - 3 tháng để phát huy công dụng. Cần phải kiên trì, thoa đều đặn mỗi ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. 3. Cách làm mờ sẹo thâm bằng cách phương pháp y khoa Một số trường hợp vết sẹo thâm chỉ mờ đi chứ không mất hẳn khỏi bề mặt da nếu không được xử lý. Do đó, bạn cần phải áp dụng cách làm mờ sẹo thâm bằng phương pháp y khoa để lấy lại vẻ đẹp tự nhiên cho làn da. Đặc biệt là những trường hợp sẹo thâm lâu năm, vết sẹo có kích thước lớn. Những cách làm mờ sẹo thâm hiệu quả bằng y khoa được áp dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến là: Lăn kim Lăn kim là một trong những phương pháp giúp làm mờ vết sẹo thâm, sạm hình thành trên da sau khi trải qua tổn thương bằng cách tạo ra những tổn thương vi điểm để khắc phục những khiếm khuyết trên da. Ngoài ra, phương pháp lăn kim còn giúp làm sáng da, đều màu và chống lão hóa. Làm mờ sẹo thâm bằng tia laser
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/can-mong-tay-bi-gi-nguyen-nhan-va-tac-hai-cua-viec-can-mong-tay
Cắn móng tay bị gì? Nguyên nhân và tác hại của việc cắn móng tay
Cắn móng tay là thói quen không chỉ hay thấy ở trẻ nhỏ mà còn cả người lớn. Hành động này tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại tìm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Vậy cắn móng tay bị gì? Vì sao nhiều người lại có thói quen cắn móng tay? 1. Thói quen cắn móng tay hình thành do đâu? Cắn móng tay là một thói quen hình thành do nhiều yếu tố khác nhau. Đa số các trường hợp, hành động cắn móng tay bắt đầu từ lúc nhỏ và có khả năng tiếp tục khi trưởng thành. Thói quen này hình thành thường do: Chán nản, căng thẳng Hành động cắn móng tay có thể xuất phát từ trạng thái căng thẳng, lo lắng hoặc chán nản. Việc suy nghĩ nhiều khiến não trở nên bận rộn và vô thức sinh ra hành động cắn móng tay để giải tỏa cảm xúc. Rối loạn ám ảnh cưỡng bức Rối loạn ám ảnh cưỡng bức - OCD là trạng thái tâm lý xảy ra với người bị ám ảnh, cưỡng chế về ý tưởng, hình ảnh hoặc xung đột liên tục để thực hiện một hành động nào đó có tính dai dẳng và tái phát nhiều lần. Những người gặp hội chứng này thường sẽ có thói quen cắn móng tay để giảm bớt căng thẳng thần kinh. 2. Cắn móng tay bị gì? Bàn tay là bộ phận tiếp xúc thường xuyên và liên tục với các đồ vật trong nhà. Vì vậy, đây là nơi trú ngụ của rất nhiều mầm bệnh. Việc cắn móng tay là hành động gián tiếp giúp các tác nhân như vi khuẩn, virus,… xâm nhập vào cơ thể dễ dàng và gây nhiều bệnh lý. Vậy cắn móng tay bị gì? Dưới đây là những tác hại của thói quen cắn móng tay mà bạn sẽ không ngờ tới. Lây truyền bệnh lý Các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể không chỉ gây nhiễm trùng móng mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh khác như nhiễm Covid-19, tả, lỵ, thương hàn,… Đặc biệt, vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm và E. coli có thể tồn tại ở mặt dưới hoặc trong khóe móng tay. Do đó, khi cắn móng tay, các vi khuẩn này sẽ có cơ hội xâm nhập và hệ tiêu hóa gây bệnh đau dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy cấp. Đây cũng chính là lý do các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo tất cả mọi người phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, không đưa tay lên miệng, mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh. Nhiễm trùng móng tay Ít ai biết rằng hành động cắn móng tay còn bẩn hơn rất nhiều với việc mút tay của trẻ. Bởi ngay cả việc bạn rửa tay thường xuyên thì cũng chưa chắc có thể loại bỏ được hết vi khuẩn ẩn nấp trong móng tay. Hơn nữa, cắn móng tay có thể khiến phần mô mềm xung quanh móng bị tổn thương, tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng. Không chỉ vậy, cắn móng tay có thể dẫn đến viêm kẽ móng gây sưng, đau nhức, tạo mủ. Hầu hết những trường hợp này đều phải tiến hành thủ thuật rạch ổ viêm để lại bỏ hết mủ tích tụ kết hợp kháng sinh, kháng nấm để bệnh nhanh khỏi. Móng tay biến dạng Thói quen cắn móng tay có thể khiến hình dạng, độ dài của móng thay đổi vĩnh viễn. Lúc này, móng tay có thể trở nên gồ ghề hoặc tạo ra những vết hằn sâu gây mất thẩm mỹ đôi bàn tay. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài của việc cắn móng tay. Ảnh hưởng đến các cơ quan trong khoang miệng Thói quen cắn móng tay còn có thể gây ra những tác hại như: Hành động cắn móng tay nhiều gây áp lực lên răng dẫn đến răng bị khấp khểnh, hỏng men răng, nứt nẻ, vỡ răng gây mất thẩm mỹ. Ảnh hưởng đến lợi, thậm chí là tụt lợi. Việc cho tay lên miệng đang vô tình giúp vi khuẩn từ móng tay di chuyển vào khoang miệng gây viêm lợi, viêm họng và làm hôi miệng. Đây chính là lý do giải thích vì sao bạn luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng vẫn xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Viêm khớp ngón tay Tình trạng nhiễm trùng móng tay nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay bị viêm. Tình trạng này thường rất khó chữa và đôi khi bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật để cải thiện bệnh lý. 3. Làm thế nào để từ bỏ thói quen cắn móng tay? Sau khi đã có câu trả lời cho nghi vấn cắn móng tay bị gì thì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến việc loại bỏ ngay lập tức thói quen có hại này. Tuy nhiên, việc từ bỏ thói quen cắn móng tay không đơn giản mà đòi hỏi bạn phải kiên trì trong một thời gian dài. Để hạn chế tối đa hành động cắn móng tay trong vô thức, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây. Đối với trẻ nhỏ, cần phải chú ý không để con hình thành thói quen cắn móng tay bằng cách tạo những trò chơi hoặc hoạt động lành mạnh để khơi lên sự tò mò, giúp con quên đi hành động cắn móng tay. Thường xuyên cắt tỉa móng tay gọn gàng, sạch sẽ, rửa tay hàng ngày với xà phòng để loại bỏ tối đa vi khuẩn cũng như các tác nhân gây hại tổn tạo ở tay. Thường khi buồn miệng bạn sẽ có hành động đưa tay lên cắn móng, hãy chuẩn bị kẹo cao su để ngăn chặn thói quen này. Luôn mang theo bên mình một chiếc bấm móng tay nhỏ để khi móng bị gãy xước thì có sẵn để sử dụng, tránh dùng răng cắn. Có thể dùng sơn móng tay dạng gel bóng trong thời gian đầu để ngăn cản hành động cắn móng tay thường xuyên. Nếu căng thẳng, lo lắng, bạn có thể giải quyết bằng những hành động khác như vận động, đọc sách, thiền,… thay vì ngồi suy nghĩ và sinh ra thói quen cắn móng tay. Nếu hành động cắn móng tay gây tổn thương đến mô mềm xung quanh, cần nhanh chóng khắc phục theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/can-2-do-nhin-duoc-bao-xa-cach-bao-ve-mat-bi-can
Cận 2 độ nhìn được bao xa? Cách bảo vệ mắt bị cận
Cận thị là một tật khúc xạ có rất nhiều người gặp phải, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Cận thị khiến nhiều người gặp khó khăn khi quan sát các vật ở xa và điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với các hoạt động như học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Phân loại các mức độ cận thị Cận thị xảy ra khi hình ảnh mà mắt thu được không nằm trên võng mạc như bình thường, thay vào đó nó lại hội tụ ở trước võng mạc. Người bị mắc tật cận thị khi nhìn vật ở khoảng cách xa sẽ thấy mờ nhòe, thường phải nheo mắt lại hoặc nhắm một bên mắt, dụi mắt thì mới có thể nhìn rõ hơn. Đôi khi cận thị có thể gây mỏi mắt và dẫn đến tình trạng đau đầu. Dựa trên số độ cận (diop), mức độ cận thị sẽ được phân loại như sau: Cận tạm thời: 0 diop. Lúc này thị lực vẫn chưa bị ảnh hưởng nhưng do mắt phải hoạt động quá mức nên dẫn tới cận tạm thời. Người bệnh nên để mắt có khoảng thời gian nghỉ ngơi để khắc phục tình trạng này. Cận độ nhẹ: từ 0.25 - 3 diop; Cận độ trung bình: từ 3.25 - 6 diop; Cận độ nặng: từ 6.25 - 10 diop; Cận rất nặng: từ 10.25 diop trở lên.2. Cận 2 độ nhìn được bao xa? Cận 2 độ nhìn được bao xa cũng là nỗi băn khoăn của nhiều người. Trước hết, đây thuộc mức độ cận nhẹ (dưới 3 diop) được đo trên máy chuyên dụng. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng những người bị cận 2 độ không nên chủ quan mà cần phải tích cực chăm sóc, bảo vệ đôi mắt của mình để nó không tăng lên theo thời gian. Vậy cận 2 độ nhìn được bao xa? Theo ước tính cận 2 độ chỉ có thể nhìn vật một cách rõ ràng trong khoảng chừng 0.5m. Nếu vật mà ở ngoài khoảng cách này thì mắt của bạn sẽ không nhìn thấy rõ, có dấu hiệu nhìn mờ. Ngoài ra cận 2 độ còn khiến mắt nhìn lóa, gây nhiều khó khăn khi làm việc, đọc viết. Do đó những trường hợp dù bị cận nhẹ như 2 độ là đã cần phải dùng kính cận hỗ trợ.3. Những cách giúp bảo vệ và chăm sóc tốt cho đôi mắt Như chúng ta đã thấy, độ cận càng cao thì khả năng và khoảng cách quan sát sự vật, hiện tượng của người bệnh sẽ càng giảm. Để giúp đôi mắt hạn chế được tình trạng bị tăng độ cận, bạn có thể tham khảo những cách như sau:Người cận thị 2 độ nên thường xuyên đeo kính để có thể nhìn vật được rõ ràng hơn, hạn chế việc mắt phải điều tiết quá nhiều. Ngoài ra tốt hơn hết là người bệnh nên đi khám Chuyên khoa Mắt để được đo chính xác độ cận, tránh trường hợp đeo kính sai độ cận và khiến mắt càng thêm đau mỏi. Những khi nghỉ ngơi thư giãn, không cần phải làm việc với các loại thiết bị điện tử thì bạn không nên tiếp tục đeo kính, để mắt có thời gian thư giãn. Bởi vì nếu bạn duy trì việc đeo kính thường xuyên thì sẽ rất dễ bị lệ thuộc vào kính mắt. Theo các chuyên gia nhãn khoa, sau khi làm việc được 45 phút thì bạn nên để ra khoảng 2 - 5 phút cho mắt nghỉ ngơi. Lúc này bạn nên nhắm mắt lại trong khoảng 10 giây, không nên nhìn vào màn hình của thiết bị điện tử (nơi phát ra ánh sáng xanh có hại cho mắt). Hoặc bạn cũng có thể luyện tập mắt bằng cách nhìn ra xa khoảng 20m, đảo mắt nhìn vào không gian trong vòng 5 - 10 phút. Động tác 1: làm ấm 2 lòng bàn tay bằng cách xoa vào nhau, áp 2 lòng bàn tay vào 2 mắt. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây và lặp lại 3 lần để giúp mắt được thư giãn hơn. Động tác 2: cũng xoa 2 lòng bàn tay cho ấm và áp lên 2 mắt. Đảo mắt theo chiều kim đồng hồ một cách chậm rãi sẽ giúp mắt đỡ bị mỏi. Động tác 3: đặt tay vào những vị trí như chân mày, đuôi mắt, bọng mắt và hốc mắt. Day nhẹ 4 điểm này trong khoảng 5 giây và lặp lại nhiều lần. Đeo kính râm khi đi ra ngoài trời hoặc đeo kính bảo hộ khi phải làm việc trong các môi trường đặc thù như công trường, nhà máy hóa chất,... Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa mắt và sách vở, màn hình máy tính (30 - 50cm); Chỉ đọc sách, làm việc ở những nơi có đầy đủ ánh sáng. Không dụi mắt vì thói quen này sẽ làm tổn thương giác mạc, ảnh hưởng tới thị lực. Trong ánh sáng tự nhiên có tia UVB giúp các tế bào của mắt được kích thích hoạt hóa và giảm độ cận. Tuy nhiên phải chú ý đến thời điểm để mắt tiếp xúc với ánh sáng thiên nhiên, nên là buổi sáng sớm hoặc cuối chiều. Lúc này ánh nắng sẽ bớt gay gắt và không làm tổn thương đến mắt. Đối với những người không dùng kính cận mà dùng kính áp tròng có thiết kế độ cận thì phải tuân thủ quy trình vệ sinh kính sạch sẽ, chú ý hạn sử dụng của kính nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng, viêm loét hay trầy xước giác mạc. Những thực phẩm chứa các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E có trong cà rốt, đu đủ, sữa, cà chua, rau dền, lòng đỏ trứng gà, trái cây họ cam quýt,... đều có tác dụng chống oxy hóa, ngăn tăng độ cận nên rất tốt cho mắt. Vì thế bạn nên bổ sung những loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Mắt của bạn hoàn toàn có thể bị tăng độ cận theo thời gian. Do đó để sớm phát hiện ra những bệnh về mắt và kịp thời điều chỉnh độ cận cho kính thì bạn nên đi khám mắt định kỳ. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đã biết được cận 2 độ nhìn được bao xa,
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/deo-kinh-can-nhin-vat-bi-cong-la-bi-lam-sao-
Đeo kính cận nhìn vật bị cong là bị làm sao?
Việc mang kính đối với những người bị cận là điều không thể tránh khỏi. Đôi khi người cận thị còn gắn bó với đôi kính cả ngày dài, trừ những lúc tắm rửa, vệ sinh cá nhân hay đi ngủ. Nếu độ cận bị tăng thì bạn sẽ phải thay tròng kính mới cho phù hợp hơn. Nhiều trường hợp đã gặp phải tình trạng đeo kính cận nhìn vật bị cong khi đổi sang kính mới. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới thị lực của bạn. 1. Vì sao đeo kính cận nhìn vật bị cong? Như chúng ta đã biết thì những người bị cận, đặc biệt là những người bị cận từ trung bình đến nặng sẽ phải hay đeo kính thường xuyên khi học tập, làm việc hoặc ngay cả khi xem phim. Tuy nhiên nếu đeo kính liên tục mà không để mắt có thời gian nghỉ ngơi thì đôi mắt của bạn rất dễ bị ảnh hưởng. Một số biểu hiện có thể gặp phải khi đeo kính cận đó là: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, nhìn hình bị cong, méo,... Điều này có thể là do gọng kính quá chật, độ cận không phù hợp hay quá nặng đối với mắt,... Một số trường hợp đeo kính cận nhìn vật bị cong có thể là do mới thay tròng mắt khác có độ cận tăng nặng hơn. Việc thay tròng mắt có thể sẽ buộc bạn phải học cách thích nghi, đôi khi điều này sẽ kéo dài tới vài ngày, thậm chí là 1 - 2 tuần để làm quen. Ngoài ra, nếu bạn đeo tròng kính có độ chiết xuất cao thì tròng kính đó có khả năng bẻ gãy các tia khúc xạ khi ánh sáng đi qua tròng kính. Chiết xuất của kính càng cao thì tình trạng này sẽ càng dễ xảy ra. Một trường hợp khác là nếu bạn thay đổi tròng kính mới nhưng độ cận cũ vẫn giữ nguyên mà khi nhìn vật vẫn bị cong thì có thể là do thấu kính bị đặt lệch, hoặc thay đổi về kiểu dáng của gọng kính cũng sẽ tác động đến độ ôm của gọng, khoảng cách từ mắt tới mặt sau của thấu kính cũng bị thay đổi,... Còn một nguyên nhân khác khiến bạn đeo kính cận nhìn vật bị cong đó là do sự sai sót trong quá trình đo và cắt kính mắt làm lệch tâm thấu kính. Tâm kính là khoảng cách giữa 2 đồng tử của mắt. Bên cạnh những thông số như độ cận, độ viễn, độ loạn thì một thông số khác người cắt kính cũng cần phải lưu tâm đó là tâm kính. Máy đo tự động sẽ giúp xác định thông số này, kỹ thuật viên sẽ dựa vào đó để căn chỉnh và cắt kính đúng tâm, đúng độ cận. Do đó nếu thông số này bị đo sai thì sẽ làm lệch tâm của tròng kính. Nếu lệch nhẹ thì bạn sẽ thấy hơi nhức đầu, khó chịu khi đeo kính, nhưng nếu đeo lâu ngày mà không có sự điều chỉnh thì sẽ khiến chức năng thị giác bị ảnh hưởng. 2. Đeo kính cận nhìn vật bị cong - làm sao để cải thiện? Thông thường khi mới thay kính cận thì rất có thể bạn sẽ gặp phải hiện tượng nhìn vật bị cong. Nếu sau vài ngày tình trạng này hết và bạn không còn trải qua triệu chứng bất thường nào nữa thì tức là bạn đã thích nghi được với chiếc kính cận mới. Thường thì sau khi mắt đã thích nghi được với kính mới, hiện tượng nhìn vật bị cong sẽ dần biến mất. Ngoài ra bạn cũng nên đeo kính cận trong nhiều giờ để mắt thích ứng với kính nhanh hơn. Sau thời gian này, hình ảnh qua mắt kính nếu trở nên sắc nét, rõ ràng, không mờ nhòe thì bạn cũng không cần lo lắng nữa. Tuy nhiên nếu khi cần lái xe hay tham gia những hoạt động quan trọng ngoài trời thì bạn chỉ nên sử dụng mắt kính cũ để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên nếu sau nhiều ngày bạn vẫn chưa thể quen được với cặp kính này, hình ảnh vật nhìn qua mắt kính vẫn bị cong và ảnh hưởng đáng kể đến thị lực thì bạn hãy ngừng sử dụng kính và đi kiểm tra lại mắt ngay. Đeo kính cận không phù hợp với độ cận của mắt có thể khiến bạn cảm thấy mỏi mắt, nhức đầu, chóng mặt, việc di chuyển và sinh hoạt hàng ngày sẽ bị cản trở ít nhiều. Nếu dùng kính này lâu ngày còn có thể dẫn đến nguy cơ bị nhược thị, mắt ngày càng yếu và cho dù sau này bạn có đi cắt đôi kính mới thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều chỉnh, thậm chí là bạn sẽ không thể nhìn rõ vật ngay cả khi đã đeo kính đúng độ. Do đó tốt hơn hết là bạn nên đi khám mắt, đo lại độ cận và cắt tròng kính mới để bảo vệ an toàn cho đôi mắt, tránh những phiền phức có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-noi-tiet-la-gi-va-quy-trinh-tham-kham
Khám nội tiết là gì và quy trình thăm khám
Bệnh nội tiết gồm nhiều nhóm bệnh khác nhau và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe. Để phát hiện và điều trị kịp thời, chúng ta nên chủ động đi khám nội tiết định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường. Vậy đối tượng nào cần đi khám thường xuyên, quy trình khám diễn ra như thế nào? 1. Thông tin tổng quan về khám nội tiết Hệ nội tiết gồm nhiều tuyến và các cơ quan khác nhau, cụ thể là: tuyến yên, tuyến cận giáp và tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận, tuyến ức, vùng dưới đồi, tinh hoàn (ở nam giới), buồng trứng (ở nữ giới). Tuyến nội tiết có nhiệm vụ truyền tín hiệu tới các tuyến và tế bào khác trên cơ thể thông qua cơ chế tiết hormone. Nhờ vậy, quá trình chuyển hóa diễn được duy trì, cơ thể hoạt động ổn định. Trong trường hợp lượng hormone trong cơ thể tăng quá cao hoặc giảm thấp, chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị rối loạn nội tiết, sức khỏe chịu nhiều ảnh hưởng xấu. Bệnh nội tiết khá đa dạng và được chia thành các nhóm sau: Bệnh tuyến yên, vùng dưới đồi. Bệnh tuyến giáp. Bệnh tuyến cận giáp. Bệnh tuyến thượng thận. Bệnh tuyến sinh dục. Bệnh đái tháo đường,…2. Đối tượng nào nên đi khám nội tiết? Nhiều bạn thắc mắc: khi nào chúng ta nên đi khám nội tiết? Bác sĩ khuyến khích những người có tiền sử mắc bệnh nội tiết nên duy trì thói quen đi khám định kỳ. Mục đích chính là kiểm soát các chỉ số cơ thể ở mức ổn định, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra. Đồng thời, dựa vào kết quả khám định kỳ, bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường sau đây, chúng ta nên đi khám và phát hiện sớm bệnh nội tiết: Tăng/giảm cân mất kiểm soát, bất thường. Thường xuyên cảm thấy khát nước; tần suất đi tiểu trong ngày tăng so với bình thường, nhất là vào buổi đêm. Các vết thương lâu lành. Trí nhớ giảm, bệnh nhân hay bị mất ngủ và hồi hộp. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Triệu chứng nêu trên là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nội tiết, tuy nhiên trong giai đoạn đầu, triệu chứng còn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán. Tốt nhất bệnh nhân nên đi khám định kỳ để phát hiện kịp thời bệnh lý nội tiết, chủ động chữa trị từ những giai đoạn đầu.3. Quy trình thăm khám khám nội tiết Buổi kiểm tra thường có 2 phần, đó là khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm nội tiết tố chuyên sâu. Tuyến yên sản xuất các loại hormone như: hormone FSH, hormone LH Luteinizing, hormone tăng trưởng GH, hormone kích thích tuyến giáp TSH, hormone hướng vỏ thượng thận ACTH, Prolactin, Melatonin, Oxytocin,... Tuyến giáp sản xuất các hormone như: hormone tuyến giáp T4, T3,... Tuyến thượng thận sản xuất hormone như: Adrenaline, Aldosterone, Cortisol, Dehydroepiandrosterone sulfate (DHEA), glucocorticoids, mineralocorticoids, androgens,... Tuyến tụy sản xuất các hormone như Glucagon, insulin,... Tuyến cận giáp sản xuất các hormone tuyến cận giáp,... Xét nghiệm nội tiết sẽ là quá trình xét nghiệm các hormone do tuyến nội tiết sản xuất ra để đánh giá và xác định các dấu hiệu bất thường (nếu có).4. Nên đi khám nội tiết ở đâu?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-nhi-tong-quat-va-nhung-dieu-cha-me-nen-biet
Khám nhi tổng quát và những điều cha mẹ nên biết
Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sức khỏe của bé sẽ chịu ảnh hưởng xấu. Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên chủ động cho con đi khám nhi tổng quát. Vậy quy trình khám tổng quát cho trẻ diễn ra như thế nào, khi đưa bé đi khám cha mẹ cần lưu ý vấn đề gì? 1. Khám nhi tổng quát có cần thiết không? Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc: khám nhi tổng quát có thực sự cần thiết không? Câu trả lời là có, bởi vì cơ thể của trẻ khá nhạy cảm, sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh. Hiện nay, trong điều kiện môi trường ô nhiễm nặng nề, thời tiết biến đổi thất thường, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao, ví dụ như bệnh liên quan tới hệ hô hấp, hệ tiêu hóa…Bác sĩ khuyến khích cha mẹ nên chủ động cho trẻ đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ, thói quen này đem lại rất nhiều lợi ích. Nhờ đi khám nhi định kỳ, các bậc phụ huynh sẽ có thể theo dõi sát sao quá trình phát triển của bé và đánh giá xem trẻ có phát triển phù hợp với lứa tuổi hay không. Trong trường hợp trẻ phát triển nhanh hoặc chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử lý phù hợp nhất, để trẻ phát triển toàn diện. Sau mỗi buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, cha mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Với một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, bé có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ là cách phòng ngừa, phát hiện bệnh truyền nhiễm hiệu quả, ví dụ như bệnh viêm đường hô hấp, bệnh thủy đậu, chân tay miệng hoặc sởi,… Ngoài ra, kết quả khám định kỳ còn hỗ trợ tầm soát bệnh bẩm sinh, di truyền, có thể kể tới bệnh tim bẩm sinh hoặc động kinh. Nếu phát hiện và điều trị sớm, sức khỏe của trẻ được cải thiện đáng kể, hạn chế biến chứng xấu xảy ra.2. Mốc khám nhi tổng quát cha mẹ không nên bỏ qua Cha mẹ nên đưa bé đi khám nhi tổng quát vào giai đoạn nào? 3 mốc quan trọng là: 2 năm đầu đời, sau khi trẻ được 2 tuổi và sau khi trẻ được 12 tuổi. Đặc biệt, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ ở 2 năm đầu đời và sau 2 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển rất quan trọng của bé, bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số như: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu và đánh giá sự phát triển thần kinh, khả năng vận động. Trong những năm đầu đời, trẻ cần được tiêm vắc xin để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Lịch tiêm vắc xin cần thiết thường được nhắc trong các buổi khám sức khỏe định kỳ của bé. Đối với trẻ sau 12 tuổi, quy trình khám sức khỏe tổng quát sẽ có chút khác biệt, bác sĩ có thể chỉ định bé thực hiện một vài xét nghiệm, kiểm tra cơ bản như: xét nghiệm công thức máu, nước tiểu, chụp X - quang phổi, siêu âm vùng bụng và xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận,…3. Quy trình khám nhi tổng quát Các bậc phụ huynh cần nắm được quy trình khám nhi tổng quát và có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho trẻ. Một buổi khám sức khỏe tổng quát cho bé gồm 2 phần chính, đó là khám lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Ở bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành đo chiều cao, cân nặng và các chỉ số cơ bản của cơ thể. Dựa vào kết quả này, bác sĩ có thể bước đầu đánh giá được trẻ có phát triển tốt hay không? Ngoài ra, bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra mắt, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, đánh giá chức năng của tim mạch, hệ hô hấp và tiêu hóa,…Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu trong buổi khám sức khỏe tổng quát. Kết quả xét nghiệm cho biết nhiều vấn đề, cụ thể là:Phát hiện bệnh lý về máu, đặc biệt là tình trạng thiếu máu. Đánh giá chức năng gan, thận; phát hiện sớm bệnh lý về gan, thận. Kiểm tra lượng sắt trong máu. Phát hiện bệnh tiểu đường. Ngoài ra, tùy từng trẻ, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác để chẩn đoán tình trạng sức khỏe. Trong gói dịch vụ khám nhi tổng quát, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng để phát hiện bệnh về phổi, gan, thận, tụy và lách. Trong đó, kỹ thuật siêu âm ổ bụng thường giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề sức khỏe về gan, thận, tụy và lách. Phương pháp chụp X - quang hỗ trợ phát hiện bệnh lý liên quan tới phổi.4.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/quy-trinh-do-thi-luc-mat-dien-ra-the-nao-nen-di-kham-mat-o-dau-2
Quy trình đo thị lực mắt diễn ra thế nào? Nên đi khám mắt ở đâu?
Khám mắt định kỳ là thói quen tốt để bảo vệ đôi mắt, kịp thời phát hiện bệnh lý và điều trị ngay từ giai đoạn đầu. 1. Tầm quan trọng của việc khám mắt định kỳ Sở hữu đôi mắt sáng, khỏe giúp chúng ta tự tin hơn trong cuộc sống, mọi hoạt động sinh hoạt và làm việc sẽ suôn sẻ hơn. Để bảo vệ sức khỏe đôi mắt, bạn nên duy trì thói quen đi khám định kỳ hoặc thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở mắt. Vậy những người thường xuyên đi khám mắt sẽ nhận được lợi ích gì? Thói quen khám mắt định kỳ giúp chúng ta có thể theo dõi tình trạng sức khỏe đôi mắt và phát hiện sớm bệnh lý về mắt (nếu có). Các bệnh phổ biến hiện nay là: cận thị, loạn thị, nhược thị, tình trạng đục thủy tinh thể hoặc thoái hóa võng mạc,... Đa phần bệnh nhân đi khám và điều trị mắt chỉ khi có triệu chứng rõ ràng, song thời điểm này bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, việc điều trị sẽ phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Do đó, những người đi khám mắt định kỳ có cơ hội phát hiện bệnh lý về mắt sớm, chữa trị từ giai đoạn đầu và ngăn ngừa tổn thương đối với mắt. Sau mỗi buổi khám mắt, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc đôi mắt, một số thói quen luyện tập và chế độ dinh dưỡng khoa học để duy trì sức khỏe đôi mắt. Như vậy, khám mắt định kỳ mang lại rất nhiều lợi ích. Để việc theo dõi và điều trị đạt hiệu quả, chúng ta nên tìm hiểu khám mắt ở đâu tốt và tới thăm khám lâu dài.2. Bao lâu bạn nên đi khám mắt định kỳ? Khá nhiều bạn thắc mắc: nên đi khám mắt định kỳ sau bao nhiêu lâu? Tùy vào từng độ tuổi, bác sĩ sẽ đưa ra lịch kiểm tra phù hợp. Cụ thể:Trẻ từ 0 - 5 tuổi nên được cha mẹ đưa đi khám mắt thường xuyên, giai đoạn này đôi mắt của trẻ khá nhạy cảm và có nguy cơ cao bị tật về mắt, ví dụ như: cận hoặc loạn thị bẩm sinh, mắt lác, tình trạng đục thủy tinh thể hoặc có khối u bẩm sinh ở mắt…Trẻ từ 6 - 17 tuổi nên duy trì đi khám mắt định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Giai đoạn này trẻ phải học tập nhiều, thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử, chính vì thế đôi mắt phải làm việc liên tục, ảnh hưởng tới thị lực. Người từ 17 tuổi trở lên hãy duy trì thói quen đi khám mắt định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Đặc biệt, người mắc bệnh về mắt cần đi khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị. Ngoài ra, ở người khỏe mạnh, khi gặp các triệu chứng bất thường sau, bạn hãy chủ động tìm hiểu khám mắt ở đâu tốt và đi thăm khám kịp thời:Mắt nhìn mờ, nhòe. Thường xuyên cảm thấy nhức mỏi mắt. Có dấu hiệu ngứa mắt, kết mạc mắt chuyển đỏ. Đôi mắt khá nhạy cảm, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh sáng,…3. Khám phá quy trình đo thị lực mắt
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhung-tac-hai-cua-thuoc-la-doi-voi-suc-khoe-doi-song-xa-hoi-va-kinh-te-3
Những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, đời sống xã hội và kinh tế
Trung bình, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trường hợp tử vong vì các bệnh lý liên quan đến thuốc lá. Bên cạnh đó, có khoảng 33 triệu người không hút thuốc phải chịu ảnh hưởng do “hút thuốc thụ động”. Từ những con số khổng lồ này, có thể thấy rằng tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe là không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, đối với kinh tế - xã hội, việc hút thuốc lá cũng gây ra những ảnh hưởng vô cùng to lớn. 1. Điểm qua một số thành phần và độc tính có trong khói thuốc lá Theo ghi nhận, khói thuốc lá có khoảng hơn 7.000 hóa chất khác nhau. Trong đó, có hàng trăm loại có tác động xấu đối với sức khỏe, khoảng 70 chất có khả năng gây ung thư bao gồm cả các chất gây nghiện và gây độc. Các chất độc hại này được chia làm 4 nhóm như sau: Nicotine. Monoxit Carbon (CO). Các chất kích thích ở dạng phân tử nhỏ. Các chất gây ung thư.2. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe nghiêm trọng như thế nào? Như đã nói ở trên, trong thuốc lá có rất nhiều chất gây hại đối với sức khỏe, tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi và lâu dài sẽ gây nên các bệnh mạn tính nguy hiểm như:Tác hại của thuốc lá không chỉ đối với người hút trực tiếp mà còn cả người hít khói thuốc thụ động. Các thành phần ở trong khói thuốc sẽ gây tổn hại đến các tế bào phổi. Lâu dần sẽ hình thành các tổn thương và phát triển thành tế bào ung thư. Bên cạnh ung thư thì những bệnh lý về tim mạch cũng là một tác hại khôn lường khác do thuốc lá gây nên. Monoxit Carbon (khí CO) có nồng độ cao trong khói thuốc lá sẽ hấp thụ vào máu, gắn Hemoglobin trong hồng cầu (có tác dụng vận chuyển oxy đến các tổ chức) với CO mạnh gấp 200 lần so với gắn oxy. Vậy nên dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức, gây thiếu máu tổ chức và góp phần ảnh hưởng rất xấu với sức khỏe tim mạch. Những yếu tố này sẽ khiến cho cholesterol ở trong máu bám vào thành mạch và tạo nên các mảng xơ vữa làm hẹp và tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân bị co thắt lồng ngực hoặc nhồi máu cơ tim, nghiêm trọng hơn là đột quỵ. Ngoài ra, ocid cacbon ở trong khói thuốc cũng sẽ khiến nồng độ oxy trong máu suy giảm và khiến tim đập nhanh hơn. Điều này sẽ khiến huyết áp tăng cao và tạo áp lực lên tim khiến tim cơ thắt hoặc hoạt động nhanh hơn tạo nên các hậu quả khôn lường. Mẹ bầu khi hít khói thuốc thụ động cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt: Em bé sẽ nhẹ cân khi được sinh ra do khói thuốc làm quá trình phát triển của bé ở trong bụng mẹ chậm lại. Làm tăng nguy cơ sinh non và em bé có vấn đề về sức khỏe. Khói thuốc lá có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi và não của thai nhi, làm tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu hút thuốc lá khi mang thai khiến trẻ sơ sinh tiếp xúc với thuốc lá khi còn quá nhỏ làm tăng nguy cơ bị đột tử đối với em bé. Bên cạnh những tác hại của thuốc lá nghiêm trọng đối với sức khỏe kể trên thì người hút thuốc lá còn có thể gặp phải một số vấn đề như sau: Vàng răng. Hơi thở nặng mùi. Dễ mắc các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, suy giảm thị lực,... Hen suyễn. Loãng xương. Đẩy nhanh quá trình lão hóa. Mãn kinh sớm ở phụ nữ. Rối loạn cương dương ở nam giới.3. “Hút thuốc lá thụ động” có nguy hiểm không? Tác hại của thuốc lá không chỉ đối với người hút mà người hít phải khói thuốc thụ động cũng bị ảnh hưởng. Khói và cả hơi thuốc lá đều là những tác nhân nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, nhất là trẻ em, phụ nữ đang mang thai và người lớn tuổi. Hút thuốc thụ động là một trong những nguyên nhân gây nên hàng loạt các ca tử vong do bệnh tim và bệnh ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ bị bệnh tim đối với người hít khói thuốc tại nhà hoặc ở văn phòng làm việc cao hơn khoảng 25 - 30%. Hút thuốc lá thụ động cũng là một yếu tố làm tăng rủi ro mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, trẻ được sinh ra từ mẹ bầu có hút thuốc sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn so với mẹ bầu không hút thuốc. 4. Một số tác hại khác của thuốc lá cho kinh tế - xã hội Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thói quen hút thuốc lá còn là nguyên nhân gián tiếp gây nên nhiều vấn đề nguy hại như hỏa hoạn hay làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Theo Fema, có rất nhiều vụ cháy do hút thuốc lá xảy ra trong khoảng 7.600 tòa nhà ở Mỹ hàng năm. Những vụ cháy này đã khiến 365 người tử vong, 925 ca thương tích và tổng thiệt hại tài sản lên đến 326.000 USD mỗi năm. Ngoài ra, việc hút thuốc lá còn làm giảm tác dụng của một loại thuốc điều trị, làm tăng chi phí và thời gian chữa bệnh, gây lãng phí. Chưa dừng lại ở đó, thói quen hút thuốc lá còn gây nên nhiều tác hại về kinh tế như: Người hút phải chi ra một khoản tiền khá lớn cho thuốc lá mỗi năm, tác động đối với thu nhập của cả gia đình. Hơn nữa, người hút thuốc lá cũng phải bỏ thêm chi phí để chăm sóc sức khỏe vì những vấn đề mà thuốc lá gây nên. Bên cạnh đó, đất trồng cho cây thuốc lá sẽ tăng lên khiến diện tích canh tác lương thực bị thu hẹp. Rác thuốc lá cũng sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu đối với môi trường sống và khói thuốc có khả năng làm ô nhiễm môi trường khiến nhiều người mắc bệnh thụ động. Từ những thông tin được đề cập ở trên có thể thấy rằng, hút thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe mà còn có tác động lớn đối với xã hội và kinh tế. Chính vì vậy, việc thay đổi thói quen hút thuốc sẽ giúp giảm thiểu tác hại của thuốc lá đối với mọi vấn đề trong xã hội. Từ bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả hơn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/botox-la-gi-nhung-su-that-ve-botox-co-the-ban-chua-biet
Botox là gì? Những sự thật về botox có thể bạn chưa biết
Tiêm botox là một trong những liệu pháp làm đẹp đang được ưa chuộng hiện nay. Ngoài ra, botox cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy botox là gì? Một vài thông tin sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hoạt chất và phương pháp này. 1. Botox là gì? Botox (Botulinum toxin) là một protein thuộc nhóm neurotoxin do vi khuẩn (C. ) tạo ra, có mặt trong nhiều môi trường tự nhiên, bao gồm: đất, hồ, rừng, đường ruột của cá và động vật có vú. Botox được biết đến là một phương pháp có công dụng xóa nếp nhăn và ngăn ngừa các biểu hiện lão hóa. Botox được tiêm vào các vùng cơ của khuôn mặt để hạn chế tình trạng co cơ và giúp các cơ được thư giãn. Điều này là do Botulinum toxin là một loại protein có chức năng chính là ức chế sự giải phóng của các chất dẫn truyền dây thần kinh có khả năng gây co cơ và khiến chúng không thể nào co lại. Đồng thời, các cơ này cũng sẽ hoạt động yếu hơn, từ đó nếp nhăn không hình thành. Tuy nhiên, phương pháp tiêm botox thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và cần duy trì lâu dài mới mang lại hiệu quả như mong muốn. 2. Công dụng của Botox trong làm đẹp và điều trị Thực tế, botox mang đến cho người dùng nhiều công dụng tốt. Vậy công dụng của botox là gì? Cụ thể:Trong lĩnh vực làm đẹp, việc tiêm botox sẽ giúp phòng ngừa được một số tín hiệu hóa học đến từ các dây thần kinh, đặc biệt là các tín hiệu khiến cho các cơ co lại. Một số công dụng của botox có thể kể đến trong lĩnh vực làm đẹp bao gồm: Giúp ngăn ngừa và hạn chế nếp nhăn thông qua việc thư giãn cơ. Tiêm botox thường được áp dụng để điều trị các nếp nhăn ở vùng đuôi mắt, vùng trán, nếp nhăn do cau mày, khu vực xung quanh môi và ở trên cằm. Giúp làm nhỏ lỗ chân lông, hỗ trợ làn da trở nên mịn màng hơn và hạn chế tối đa các nếp nhăn li ti do quá trình lão hóa gây nên. Giúp gương mặt trở nên thon gọn hơn và tạo góc hàm Vline. Cải thiện hiệu quả nụ cười bị hở lợi và tạo nên một vẻ ngoài cân đối. Hỗ trợ nâng cung mày đối với những trường hợp bị chảy xệ chân mày. Hỗ trợ cho quá trình điều trị một vài tình trạng bị rối loạn tăng tiết mồ hôi. Thúc đẩy cho quá trình sản xuất elastin và cả collagen, đây là những loại protein có tác dụng tăng cường độ săn chắc cho làn da. Không chỉ có tác dụng làm đẹp, botox còn được sử dụng trong một số trường hợp cần hỗ trợ điều trị bệnh lý như: Đau nửa đầu mãn tính: Việc tiêm botox sẽ làm giảm tần suất bị đau đầu và thường được chỉ định để trị liệu đối với những trường hợp bị đau nửa đầu khoảng hơn 15 ngày/tháng. Rối loạn chức năng bàng quang: Botox cũng sẽ hỗ trợ làm giảm tình trạng tiểu không tự chủ vì bàng quang phải hoạt động quá sức cho phép. Co giật mắt: Botox có thể giúp tình trạng co thắt hoặc co giật ở vùng cơ quanh mắt giảm đi đáng kể. Một số trường hợp khác như: loạn trương lực cổ, nhược thị, co thắt cơ bắp, tăng tiết mồ hôi,... 3. Những sự thật về botox có thể bạn chưa biết Botox trên thực tế chỉ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng hình thành nếp nhăn chứ không thể phục hồi vùng da bị lão hóa. Bởi lẽ, các thành phần hoạt tính của botox sẽ đóng băng các vùng cơ ở trên mặt để giúp chúng không bị co lại hoặc hạn chế nếp nhăn ngày càng sâu hơn mà thôi. Tác dụng của botox thường chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với các khu vực như chân mày, trán, đuôi mắt thì hiệu quả kéo dài khoảng 4 - 6 tháng. Khi có một số yếu tố khác tác động thì hiệu quả của botox cũng có thể bị rút ngắn. Với những người có khả năng chịu đau thì hầu như không có cảm giác gì trong quá trình tiêm botox. Trong khi người có ngưỡng chịu đau thấp thì chỉ cảm giác như bị kiến cắn. Một vài hoạt động với cường độ quá mạnh cần được hạn chế trong ít nhất 6 giờ sau khi tiêm botox. Bạn không nên massage mặt, tập thể dục, uống Ibuprofen hoặc bất cứ loại thuốc nào có khả năng làm loãng máu để tránh làm tăng vết bầm tím xuất hiện ở vết tiêm. Có một số trường hợp thường lo sợ tiêm botox có thể khiến khuôn mặt trở nên đơ cứng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn tìm đến các đơn vị uy tín và các bác sĩ có kinh nghiệm cùng sản phẩm botox an toàn thì đây hoàn toàn không phải là vấn đề mà bạn phải lo lắng. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009 ở tờ Tạp chí Da liễu Mỹ phẩm cho hay, khi khách hàng sử dụng sản phẩm botox để ngăn cau mày họ sẽ giảm thiểu được tâm trạng tiêu cực.4. Những đối tượng không nên tiêm botox Sau khi tìm hiểu botox là gì, chắc hẳn sẽ có nhiều người muốn tìm đến biện pháp này để cải thiện một số vấn đề mà mình đang gặp phải. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây không nên sử dụng phương pháp này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe: Những người có sức khỏe yếu, dạ dày hoặc cơ yếu thì không nên tiêm botox. Những người sở hữu một làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng ở vị trí tiêm. Bạn có thể cân nhắc và xét nghiệm dị ứng trước khi áp dụng phương pháp này. Người bị dị ứng với các thành phần được sử dụng trong botox hoặc đang trong quá trình sử dụng Aminoglycosides thì không nên tiêm botox. Những trường hợp bị nhiễm trùng ở vị trí cần tiêm botox phải thông báo cho bác sĩ. 5. Nguy cơ nào có thể xảy ra khi tiêm botox? Mặc dù tiêm botox được đánh giá là khá an toàn nhưng vẫn sẽ có một số tác dụng phụ hoặc biến chứng có thể xuất hiện như: Đau nhức hoặc bầm tím ở vị trí tiêm. Đau nhức đầu. Sụp mí mắt. Lệch cơ miệng. Bị khô hoặc chảy nước mắt nhiều hơn. Ngoài những tác dụng phụ cơ bản trên thì khi botox đi vào trong máu cũng có thể gây nên những ảnh hưởng khác. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào xuất hiện khoảng vài giờ đến vài tuần sau khi tiêm thì nên báo ngay cho bác sĩ để được xử lý: Bị yếu cơ. Thị lực gặp vấn đề. Nói và nuốt khó khăn hơn. Bị khó thở. Đi tiểu mất kiểm soát,... Bác sĩ cũng khuyến cáo, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên tiêm botox. Những trường hợp bị dị ứng với đạm sữa bò cũng không nên áp dụng biện pháp này.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-cac-dich-vu-dieu-tri-bang-song-cao-tan-rfa-tai-benh-vien-da-khoa-medlatec
Tìm hiểu các dịch vụ điều trị bằng sóng cao tần RFA tại Bệnh viện
Đốt sóng cao tần RFA là phương pháp điều trị bằng nhiệt đang được các chuyên gia y tế đánh giá tốt nhất hiện nay về tính an toàn và hiệu quả đạt được đối với các khối u lành tính. Đốt sóng cao tần RFA là phương pháp gì? Đốt sóng cao tâng RFA là phương pháp điều trị phá hủy khối u bằng nhiệt được thực hiện bởi sự ma sát của các icon trong mô thông qua tác động từ tần số cao của dòng điện xoay chiều trong khoảng sóng âm thanh nhất định. Khi điều trị, phần trung tâm khối u sẽ chịu tác động của một điện cực duy trì nhiệt độ phá hủy nhất định (khoảng 60 - 80 độ C). Điện cực này có dạng kim, được truyền từ máy với bước sóng phù hợp để sinh ra nhiệt ở đầu kim. Ma sát giữa nhiệt đầu kim với vùng có khối u sẽ làm cho vùng mô xung quanh bị khô, tế bào trong khối u bị mất nước nên hoại tử và tự chết. Quá trình điều trị đốt sóng cao tần RFA được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị hình ảnh như siêu âm, cắt lớp vi tính... Nhờ đó, bác sĩ sẽ xác định đúng vị trí khối u để đưa kim vào. Thời gian điều trị trung bình cho mỗi ca thực hiện khoảng 60 phút. Đốt sóng cao tần (RFA) được coi là phương pháp mới, hiện đại nhất hiện nay, mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho người bệnh, cụ thể: Không phẫu thuật: Hạn chế được những rủi ro so với phẫu thuật truyền thống như: nhiễm trùng vết mổ, chảy máu trong và sau mổ... An toàn: Dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ dùng kim đốt để phá hủy chính xác khối u bằng năng lượng nhiệt từ sóng cao tần, bảo tồn được tối đa các mô lành xung quanh. “Điểm tên” các ứng dụng của đốt sóng cao tần (RFA) trong điều trị các bệnh thường gặp Với việc sở hữu những ưu điểm vượt trội, đốt sóng cao tần là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý thường gặp, bao gồm: Đốt sóng cao tần trong điều trị u tuyến giáp Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu kim nhỏ (18G) đưa qua da, nhẹ nhàng tiếp cận và tiêu diệt khối u bằng nhiệt tạo ra bởi sóng cao tần dưới hướng dẫn siêu âm. Thể tích khối bướu giáp sau đốt sóng sẽ giảm dần qua thời gian. Sau 3 tháng đốt sóng, kích thước khối u có thể giảm từ 40 - 70%, sau một năm có thể chỉ còn mô sẹo. Đốt sóng cao tần được ứng dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả trong điều trị u tuyến giáp Đốt sóng cao tần trong điều trị u gan Dòng điện của sóng cao tần có tần số 400-500 m Hz kích thích gây chuyển động các phân tử quanh điện cực sinh ra nhiệt. Trong điều kiện cơ thể, các tế bào khối u sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ > 60o C. Phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân gặp khó khăn khi phẫu thuật hoặc có khối u với đường kính dưới 3,5cm. Tỷ lệ thành công khi loại bỏ hoàn toàn các khối u gan nhỏ là trên 85%. Đốt sóng cao tần u xơ tử cung Đốt sóng cao tần mới được ứng dụng để điều trị u xơ tử cung trong vài năm gần đây, giúp làm hoại tử khối u có chủ đích bằng nhiệt. Thủ thuật này không cắt bỏ khối u như trước đây mà dùng năng lượng sóng cao tần (RFA) dưới hướng dẫn của siêu âm truyền qua kim điện cực để phá hủy, làm hoại tử khối u với hiệu quả điều trị tương đương phẫu thuật cắt u. Với kỹ thuật mới này, bệnh nhân được can thiệp tối thiểu, ít xâm lấn, thời gian nằm viện chỉ 1 ngày và sinh hoạt bình thường sau 7 ngày thay vì nằm điều trị dài ngày bằng phẫu thuật mở bụng cắt u như trước đây. - Đồng thời tư vấn với bệnh nhân lợi ích, hiệu quả của phương pháp điều trị trước khi bước vào phòng thực hiện thủ thuật. Trong quá trình thực hiện đốt sóng: - Tiến hành sát khuẩn và gây tê tại chỗ khu vực cần thực hiện đốt sóng. - Đưa kim vào khu vực có khối u cần phá hủy. - Phát nhiệt sóng cao tần phá hủy tế bào u. Sau quá trình đốt sóng: - Bệnh nhân được theo dõi 60 - 120 phút. - Nếu không có bất thường có thể ra về và sinh hoạt bình thường. - Đồng thời cần tái khám theo đúng lịch hẹn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dau-bung-kinh-o-vi-tri-nao-la-hien-tuong-binh-thuong-
Đau bụng kinh ở vị trí nào là hiện tượng bình thường?
Ở một số chị em, tình trạng đau bụng kinh diễn ra ở mức độ khá nặng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập, làm việc. Mặc dù là biểu hiện bình thường và sẽ hết trong vài ngày, nhưng không loại trừ trường hợp đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy, đau bụng kinh ở vị trí nào thì không đáng lo? 1. Vì sao những cơn đau bụng kinh lại xuất hiện? Trước khi tìm hiểu xem đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường, hãy cùng lý giải nguyên nhân xuất hiện của những cơn đau này. Có thể nói, hiện tượng này còn được gọi là thống kinh với khoảng hơn một nửa phụ nữ gặp phải trong thời kỳ hành kinh, kéo dài trong thời gian khoảng 1 - 2 ngày (theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ). Hiện tượng này sẽ xuất hiện khi nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, có thể giảm dần khi già đi và một số trường hợp sẽ chấm dứt sau khi sinh con. Về nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này, có thể kể đến hai dạng:Nguyên nhân nguyên phát Lặp đi lặp lại hàng tháng và không liên quan tới bệnh lý. Nguyên nhân là vì mỗi thời kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung của phụ nữ sẽ phát triển, kích thước dày lên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã được thụ tinh làm tổ. Nếu không được thụ tinh trong chu kỳ đó, thì lớp niêm mạc này sẽ bị bong ra và được đào thải ra khỏi cơ thể nhờ lực co bóp của tử cung. Khi tử cung co bóp, các mạch máu ở đây sẽ bị chèn ép khiến cho các mô thiếu oxy, dẫn tới lưu lượng máu tới tử cung giảm. Từ đó, gây cảm giác đau. Bên cạnh đó, trong những ngày đầu hành kinh, chất prostaglandin sẽ được cơ thể sản sinh nhiều hơn khiến cho tử cung cũng co bóp đều hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc trong 1 - 2 ngày đầu, những cơn đau nhiều và sau đó giảm dần. Những cơn đau bụng kinh dạng này thường sẽ bắt đầu vào thời gian trước khi kỳ kinh bắt đầu khoảng 1 - 2 giờ, kéo dài từ 48 - 72 giờ, có thể đi kèm với đau lưng, mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn,... Nguyên nhân thứ phát Là những cơn đau có thể xuất hiện bất ngờ và liên quan tới bệnh lý. Đó thường là chúng đột nhiên xuất hiện khi các tháng trước hoặc thời kỳ trước không thấy, bắt đầu quá sớm và kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí là trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, chị em cần tới gặp bác sĩ ngày bởi có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm vùng chậu,...2. Đau bụng kinh ở vị trí nào thì không sao? Có thể nói, đau bụng kinh sinh lý không nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em. Tuy vậy, vẫn cần xác định xem đau bụng kinh ở vị trí nào được cho là dấu hiệu bình thường, không đáng lo ngại. Theo đó, nếu cơn đau xuất hiện tại vùng bụng dưới, tức là nếu lấy ranh giới là rốn, thì đây là vùng bụng dưới rốn hay còn có thể gọi với tên vùng hạ vị. Vùng này là vị trí của các cơ quan sinh sản ở nữ giới (tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo,... ). Một số trường hợp chị em đau nặng, cơn đau có thể từ bụng dưới lan ra lưng, đùi, xuống phần xương chậu. Tuy nhiên, các cơn đau thường chỉ diễn ra trong khoảng 1 - 2 ngày đầu kỳ kinh rồi giảm dần.3. Đau bụng kinh ở vị trí nào có thể cảnh báo nguy hiểm? Với những phân tích trên về nội dung đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường, có thể nói, khi gặp hiện tượng này, chị em cần lưu ý:Quan tâm tới vị trí đau và các dấu hiệu đi kèmĐiều này có thể giúp nhanh chóng có những cách xử lý phù hợp nhằm phòng ngừa nguy cơ có hại tới sức khỏe Thực hiện một số biện pháp khắc phục tình trạng hiệu quả Chị em có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà đơn giản như sau: Chườm nóng vùng bụng: bằng nhiều cách như dùng túi giữ nhiệt chuyên dụng, dùng một chai nước ấm, hoặc dùng miếng dán bán sẵn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cần lưu ý giữ cho nhiệt độ được phù hợp, vừa phải, tránh tình trạng bỏng. Nếu là chai nước thì cần vặn nắp thật chặt để nước không bị sánh ra ngoài. Nhẹ nhàng massage quanh vùng bụng bị đau. Trong quá trình massage, có thể dùng thêm chút rượu hoặc gừng để hơi nóng có thể giúp thư giãn nhanh hơn. Uống nước ấm, không uống nước lạnh. Nước ấm có thể khiến cho việc co thắt tử cung được điều tiết, nhờ đó mà giảm cảm giác đau. Chú ý tới chế độ ăn uống, nhất là trong những ngày đang bị hành kinh để cơ thể có đủ dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng. Theo đó, những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích nên tránh. Ngược lại, tăng cường ăn hoa quả, rau xanh. Gặp bác sĩ khi cần thiết
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-than-nao-va-benh-dot-quy-than-nao
Tìm hiểu về thân não và bệnh đột quỵ thân não
Thân não là một phần quan trọng của não bộ, đảm nhận nhiều chức năng vận động quan trọng của cơ thể. Vì thế, bất cứ tổn thương nào xảy ra ở thân não đều đe dọa trực tiếp đến các chức năng này. Một trong những tổn thương đó chính là đột quỵ thân não. 1. Đặc điểm của thân não Thân não là phần nằm sâu bên trong não, kéo xuống phía sau đầu - nơi giao thoa của cột sống với hộp sọ. Đây là một phần của não bộ có nhiệm vụ kết nối các chức năng của não với hoạt động thể chất của các bộ phận trên cơ thể. Bên ngoài thân não có 3 phần: hành tủy, cầu não và não giữa. 3 phần này phân chia theo chiều dọc bên trong thân não là mái, chỏm não và đáy cầu não:- Hành tủy và cầu não là nơi xuất phát của dây thần kinh số 4 - 12, chứa nhân xám là trung tâm hô hấp và vận mạch. - Não giữa: gồm nhân xám, củ não và cuống não. Thân não đảm nhận rất nhiều vai trò quan trọng đối với cử động vùng đầu - mặt - cổ, nhãn cầu, tuyến tiêu hoá; điều hòa phản xạ tim mạch, hô hấp, hắt hơi, ho, tiêu hóa, định hướng ánh sáng, phản xạ giác mạc; chi phối các động tác tự động như chỉ huy cử động nhãn cầu và đầu, giữ thăng bằng, điều chỉnh tư thế,...2. Hội chứng đột quỵ thân não: những vấn đề cơ bản2.1. Như thế nào là đột quỵ thân não? Đột quỵ thân não thường được biết đến với tên khác là tai biến mạch máu não. Tình trạng này xảy ra khi thân não bị tổn thương do mạch máu nuôi dưỡng nó bị vỡ hoặc tắc nghẽn. Đột quỵ thân não gồm nhiều loại hội chứng:- Hội chứng Weber: cơn đột quỵ ở não giữa làm cho một bên của cơ thể bị suy yếu, mất cử động mắt và bị sụp mí. - Hội chứng Locked in syndrome: cơn đột quỵ ảnh hưởng đến não, khiến cho không bộ phận nào của cơ thể còn khả năng cử động, mất khả năng giao tiếp trong khi khả năng nhận thức không bị ảnh hưởng, một số trường hợp cử động mắt không bị ảnh hưởng. - Hội chứng Wallenberg: cơn đột quỵ gây mất cảm giác bên mặt cùng bên với vùng não bị đột quỵ và khiến cho bên đối diện vùng não bị đột quỵ mất hoàn toàn cảm giác.2.2. Phân biệt đột quỵ thân não và đột quỵ vỏ não Điểm khác nhau rất rõ giữa đột quỵ vỏ não và thân não chính là ảnh hưởng về cảm giác ở mặt:- Đột quỵ vỏ não: xảy ra tình trạng tê liệt ở phần mặt đối diện với bên não bị đột quỵ. - Đột quỵ thân não: xảy ra tình trạng tê liệt bên mặt cùng phía với bên não bị đột quỵ.2.3. Nhận biết triệu chứng đột quỵ thân não Một cơn đột quỵ xảy ra ở thân não có thể gây nên các triệu chứng:- Bên cơ thể đối diện với bên não bị đột quỵ bị yếu hoặc liệt cảm giác. - Nhìn đôi do một bên mắt hoạt động bình thường còn bên kia không cử động được. - Chóng mặt do chức năng điều khiển thăng bằng của thân não bị tổn thương. - Méo miệng, sụp mi mắt ở một bên mặt. - Nói lắp, khó nuốt, chỉ đưa được lưỡi qua được một bên. - Không nâng đều được cả hai vai. - Một số người bị nấc cụt.2.4. Hệ lụy của đột quỵ thân nãoĐột quỵ thân não có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Các triệu chứng nêu trên có thể trở nên nặng hơn chỉ trong vài giờ. Nếu bệnh nhân đột quỵ thân não không được phát hiện để can thiệp kịp thời thì có thể bị hôn mê, ngưng thở, tàn tật, liệt một phần cơ thể,... Chính vì thế, việc phát hiện, điều trị, theo dõi và chăm sóc người bệnh tích cực rất quan trọng đối với hiệu quả hồi phục và giảm thiểu được ảnh hưởng đến chức năng vận động.2.5. Phương pháp chẩn đoán đột quỵ thân não Hình ảnh đột quỵ thân não thường không thể hiện rõ qua chụp CT-Scanner hay MRI như đột quỵ xảy ra các vùng khác của não, có trường hợp không hề thấy tổn thương. Mặt khác, các phần trên cột sống và xương lân cận hộp sọ thường che khuất tổn thương ở thân não. Vì thế, để chẩn đoán đúng đột quỵ thân não đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa phải có bề dày kinh nghiệm lâu năm và trình độ chuyên môn rất sâu. Cơn đột quỵ thân não thường được chẩn đoán qua khám lâm sàng và chụp CT-Scanner hoặc chụp MRI nhưng cần theo dõi từ vài ngày đến vài tuần thì mới thấy được hình ảnh tổn thương. 3. Phòng ngừa đột quỵ thân não bằng cách nào?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bo-sung-vitamin-cho-be-nhu-the-nao-la-hop-ly-
Bổ sung vitamin cho bé như thế nào là hợp lý?
Vitamin là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể lực và não bộ của trẻ, đảm bảo bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, có nhiều loại khác nhau nên nên các bậc phụ huynh không biết nên bổ sung vitamin cho bé như thế nào là hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết phương pháp bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ mà ba mẹ nào cũng nên lưu lại. 1. Vitamin có công dụng gì đối với cơ thể? Vitamin và chất khoáng là một trong 4 nhóm dưỡng chất quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Để cơ thể có đủ năng lượng và đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, ba mẹ cần phải cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho con mỗi ngày. Vì đây là hợp chất đảm bảo quá trình chuyển hóa các chất thành năng lượng cung cấp cho hoạt động của tất cả các tế bào. Vì vậy, mặc dù trong cơ thể, vitamin chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trẻ có sức đề kháng yếu và nguy cơ chậm phát triển, mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng,… Có rất nhiều loại vitamin khác nhau và được xếp thành 2 loại chính là: Nhón tan trong nước gồm vitamin C và các loại vitamin nhóm B được hấp thu qua niêm mạc ruột rồi theo hệ thống mạch máu đi đến các cơ quan. Thận là cơ quan đảm nhiệm chức năng đào thải các hoạt chất này ra ngoài. Nhóm tan trong dầu gồm vitamin A, D, K, và E. Cơ thể chỉ hấp thu được những chất này khi có sự tham gia của lipid và muối mật. 2. Bổ sung vitamin cho bé như thế nào là đúng cách? Tùy theo độ tuổi, nhu cầu cơ thể và tình trạng sức khỏe mà ba mẹ bổ sung vitamin cho bé với hàm lượng khác nhau. Bổ sung vitamin cho bé theo độ tuổi Ở những giai đoạn khác nhau thì hàm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể cũng sẽ thay đổi. Ba mẹ có thể tham khảo hàm lượng vitamin cần thiết cho trẻ theo bảng dưới đây. Nhu cầu Vitamin của trẻ theo nhóm tuổi Bổ sung theo thể trạng sức khỏe Nếu trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường thì ba mẹ chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ và cân đối dưỡng chất đồng thời tăng cường các loại rau củ quả, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày là có thể bổ sung đủ vitamin cho bé. Một số trường hợp đặc biệt, ba mẹ cần phải bổ sung thêm vitamin từ các nguồn khác ngoài thực phẩm theo hướng dẫn của chuyên gia y tế là: Trẻ mắc bệnh: Đây là lúc hệ miễn dịch của con suy yếu, không đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, ba mẹ cần tăng cường bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng giúp con mau khỏi bệnh. Tuy nhiên, ba mẹ phải đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn đề loại vitamin cần bổ sung và hàm lượng, thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn cho con. Trẻ bị suy dinh dưỡng: Tình trạng này không chỉ khiến thể chất của bé yếu mà sức đề kháng cũng kém, nguy cơ bị tấn công bởi mầm bệnh rất cao. Vì vậy, để đảm bảo con khỏe mạnh và phát triển toàn diện, ba mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho con trong đó có cả vitamin. Trường hợp trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, ba mẹ cần chú ý chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây thay vì cho con ăn hoàn toàn với tinh bột. Một số trường hợp khác: Trẻ gặp tình trạng biếng ăn kéo dài hoặc không chịu bú sữa mẹ, mắc các vấn đề về tiêu hóa hoặc trước/sau khi tiêm vaccine, trước/sau phẫu thuật, chấn thương,…. Cần có chế độ chăm sóc đặt biệt và tăng cường bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung vừa đủ và cân đối Mặc dù vitamin có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhưng ba mẹ chỉ nên bổ sung vừa đủ theo nhu cầu cơ thể. Đồng thời, việc bổ sung vitamin cũng phải có sự cân đối với các dưỡng chất khác để đảm bảo duy trì hoạt động và chức năng bình thường của các mô, cơ quan. Không nên bổ sung quá nhiều vitamin, đặc biệt là lạm dụng các loại thực phẩm chức năng sẽ gây ra tình trạng thừa thãi, tích tụ trong cơ thể và gây bệnh. Ngoài ra, nếu ba mẹ chỉ chú trọng bổ sung vitamin mà bỏ qua các dưỡng chất khác sẽ gây mất cân đối và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng sự phát triển của con. Xác định nguồn cung cấp vitamin Hiện nay có rất nhiều cách để bổ sung vitamin cho bé nên ba mẹ có thể dễ dàng lựa chọn phương pháp thích hợp với thể trạng của con. Tuy nhiên, cách an toàn và tốt nhất là tăng cường bổ sung vitamin thông qua thực phẩm. Ba mẹ cần lưu ý là lựa chọn những cửa hàng, địa chỉ cung cấp thực phẩm uy tín để đảm bảo vấn đề vệ sinh. Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ đông lạnh, chế biến sẵn vì có thể chứa chất bảo quản làm hại sức khỏe. Trong những trường hợp cần thiết phải bổ sung vitamin cho bé thông qua thực phẩm chức năng thì phải thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua sản phẩm để bổ sung cho trẻ khi chưa có sự thăm khám, chỉ định từ bác sĩ, điều này đôi khi không giúp ích mà ngược lại còn gây hại sức khỏe của bé. Bổ sung vitamin cho bé là cần thiết tuy nhiên ba mẹ phải cẩn thận, tránh lạm dụng quá mức dẫn đến những tác hại không mong muốn. Thông qua những chia sẻ ở trên, hy vọng ba mẹ đã nắm được cách bổ sung vitamin an toàn và hiệu quả nhất cho bé nhà mình. Việc bổ sung vitamin đúng cách không chỉ đảm bảo con được phát triển toàn diện mà còn giúp bé có một hệ miễn dịch và sức khỏe tốt. Điều này giúp con tha hồ khám phá thế giới bên ngoài mà không khiến ba mẹ lo lắng quá nhiều.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/khau-tang-sinh-mon-bao-lau-thi-di-dai-tien-duoc-
Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện được?
Đối với các bà mẹ sinh thường, rạch tầng sinh môn là một trong những thủ thuật được thực hiện khi chuyển dạ để giúp thai sổ ra ngoài dễ dàng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết rạch lại. Vậy khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện được? Cách chăm sóc vết thương như thế nào để nhanh lành? 1. Vì sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường? Bên cạnh thắc mắc khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện lại bình thường, nhiều chị em còn đặt ra vấn đề vì sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh? Phần lớn các ca sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn. Tầng sinh môn thường sẽ giãn nở tự nhiên để em bé có thể chui ra ngoài. Tuy nhiên, trường hợp đầu em bé to thì quá trình sinh nở sẽ diễn ra khó khăn hơn. Khi mẹ cố gắng rặn sẽ tạo nên một áp lực lớn làm rách tầng sinh môn. Vì vậy, khi đầu em bé ló dạng qua cửa mình thì bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở tầng sinh môn vị trí 7h bằng kéo phẫu thuật. Khi đó, em bé sẽ dễ dàng được đẩy ra bên ngoài hơn. Điều này sẽ tránh tình trạng rách tầng sinh môn bị động đồng thời tránh được những tai biến như em bé bị ngạt, sang chấn sản khoa,… Sau khi quá trình sinh nở kết thúc, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết rạch lại bằng chỉ tự tiêu. 2. Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện? Khi nào thì vết thương lành? Việc đi vệ sinh sau khi khâu tầng sinh môn là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm. Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện? Thông thường, sau khi sinh xong thì khoảng từ 2 - 8 giờ, sản phụ có thể đi tiểu. Đối với việc đi đại tiện thì sau khi khâu tầng sinh môn từ 2 - 3 ngày, mẹ có thể đi vệ sinh nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu thì vẫn nên đi đại tiện chậm hơn nhằm hạn chế những tác động đến vết thương. Tầng sinh môn mới khâu chưa thực sự hồi phục nên việc đi vệ sinh có thể gây đau đớn và khó khăn hơn bình thường. Ngoài ra, nhiều trường hợp sản phụ gặp tình trạng táo bón sau sinh. Việc rặn nhiều khi đi đại tiện có thể tạo nên áp lực lớn tác động đến tầng sinh môn và gây ra những vấn đề như bung chỉ, đau, chảy máu khiến vết thương lâu lành. Sản phụ cần chú ý không đi vệ sinh ngay sau khi sinh xong vì dễ dẫn đến hiện tượng băng huyết. Nhất là trong khoảng thời gian từ 1 - 2 giờ sau khi sinh. Khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Hầu hết, vết rạch tầng sinh môn dài khoảng 2 - 4 cm nhưng do vết thương ở vị trí thường xuyên ẩm ướt và dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài nên thời gian lành thường kéo dài khoảng 2 - 3 tuần. Hơn nữa, thời gian lành còn phụ thuộc vào kỹ thuật của bác sĩ thực hiện, chế độ chăm sóc sau sinh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, nếu không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, viêm, sưng thì sau 1 tháng, vết rạch tầng sinh môn sẽ lành hẳn. 3. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, giảm đau và giúp vết rạch tầng sinh môn mau lành thì sản phụ cần chú ý đến một số vấn đề sau: Hầu hết các trường hợp, vào những ngày đầu sau sinh thường, vết khâu tầng sinh môn gây đau và hơi sưng. Sản phụ có thể dùng miếng gạc hoặc túi chườm lạnh đặt lên vết thương để giảm đau và sưng. Không dùng trực tiếp đá lạnh chườm lên vết thương hay vùng da xung quanh. Trường hợp cơn đau dữ dội thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau. Vệ sinh bộ phận sinh dục đều đặn ngày 2 - 3 lần và sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm hoặc betadine pha loãng. Để tránh xay xát và thuận tiện thì bạn có thể sử dụng vòi sen hoặc dội rửa nhẹ nhàng, từ từ sau đó dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô. Tuyệt đối không thụt rửa vào sâu bên trong vùng kín. Mặc quần áo rộng rãi, không thoát, có thể sử dụng quần lót tiện lợi dùng 1 lần hoặc các loại quần có chất liệu vải mềm, dễ thấm hút. Kiêng quan hệ hoàn toàn sau sinh cho đến khi vết thương lành hẳn. Có thể lót vải mềm hoặc sử dụng đệm hơi để giảm đau mỗi khi ngồi. Cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày, ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu và có tác dụng nhuận tràng để tránh tình trạng táo bón sau sinh. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh hồi phục, vết thương mau lành, đồng thời có đủ nguồn sữa cho con. Trong trường hợp đi đại tiện khó khăn và gây đau vết rạch tầng sinh môn, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, làm mềm phân. Vận động nhẹ nhàng để tăng tưới máu đến tầng sinh môn giúp vết thương nhanh lành và sức khỏe hồi phục tốt hơn. Xông hơi vùng kín với các loại thảo dược lành tính để giúp giảm đau, sát khuẩn bộ phận sinh dục, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương. Để đảm bảo an toàn, sau khi sinh, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện được. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có câu trả lời cụ thể để mẹ bỉm yên tâm hơn. Nếu được chăm sóc cẩn thận và đúng cách thì trong thời gian ngắn, mẹ có thể hồi phục lại bình thường. Nếu vết khâu tầng sinh môn xuất hiện các triệu chứng bất thường thì bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời, tránh biến chứng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/che-do-dinh-duong-nguoi-bi-lao-phoi-khong-nen-bo-qua
Chế độ dinh dưỡng người bị lao phổi không nên bỏ qua
Chế độ dinh dưỡng người bị lao phổi đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát tốt bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị bệnh lao phổi? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 1. Tìm hiểu về bệnh lao phổi Muốn xây dựng chế độ dinh dưỡng người bị lao phổi phù hợp và đúng cách thì trước hết bạn phải hiểu về căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh Lao phổi thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis (vi khuẩn lao) tấn công và gây bệnh. Trong số các dạng bệnh lao thì lao phổi chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 85%. Bệnh có thể lây lan qua không khí. Khi người hoặc động vật mang mầm bệnh hắt hơi, khạc nhổ, ho,… vi khuẩn sẽ bám vào những hạt nước nhỏ li ti hay hạt bụi trong không khí và xâm nhập vào cơ thể nếu có sự tiếp xúc với người khỏe mạnh. Khi đã vào cơ thể, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi, phát triển và gây bệnh nếu gặp điều kiện thuận lợi. Triệu chứng Thời gian ủ bệnh của từng cơ thể sẽ có sự khác nhau tùy vào sức đề kháng mỗi người. Nhiều trường hợp trong thời gian đầu, bệnh không gây triệu chứng hay có biểu hiện mơ hồ nên người bệnh khó nhận biết và đôi khi nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ngoài ra, trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn cũng không được bài xuất ra ngoài môi trường. Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh thường có các triệu chứng sau: Ho khan hoặc có đờm đôi khi ho ra máu, kéo dài dai dẳng từ 3 tuần đến vài tháng. Thường xuyên bị đau tức ngực đi kèm là tình trạng khó thở. Đổ nhiều mồ hôi về đêm. Sốt, ớn lạnh, nhất là khi chiều tối. Ăn uống kém, sụt cân, suy nhược, người mệt mỏi, không có sức. Đây chưa phải là tất cả các triệu chứng của lao phổi vì tùy trường hợp mà còn có thể xảy ra những biểu hiện khác. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ tư vấn chế độ chăm sóc và dinh dưỡng người bị lao phổi phù hợp để giúp bệnh nhanh khỏi. 2. Chế độ dinh dưỡng người bị lao phổi không nên bỏ qua Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng người bị lao phổi khoa học, phù hợp nhu cầu không chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng mà còn tăng sức đề kháng, giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng người bị lao phổi cần chú ý đến những vấn đề sau: Bổ sung thực phẩm giàu protein Người bị lao phổi có hệ miễn dịch suy yếu, sụt cân nhanh và suy nhược dẫn đến mệt mỏi, mất sức. Việc tăng cường bổ sung protein có tác dụng giúp các mô bị tổn thương do sự tấn công của mầm bệnh nhanh chóng phục hồi, tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, hãy thêm các loại thực phẩm như thịt gà, cá, thịt bò, thịt heo nạc, trứng, đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa. Bổ sung thực phẩm giàu sắt Bệnh nhân lao phổi thường bị thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, để bệnh nhân lao phổi hạn chế tối đa nguy cơ đối mặt với tình trạng này thì cách tốt nhất là bổ sung chế độ ăn giàu sắt trong thực đơn hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu sắt mà bạn không nên bỏ qua là rau bina, rau bó xôi, rau muống, các loại đậu, thịt đỏ, hạt bí ngô,… Bổ sung thực phẩm giàu kẽm Tình trạng bệnh nhân lao phổi ăn uống không ngon, chán ăn là biểu hiện khi cơ thể thiếu Kẽm. Đây cũng là một trong những lý di khiến người bị lao phổi đối mặt với nguy cơ sụt cân không kiểm soát. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể thì đừng quên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng kẽm cao trong chế độ ăn mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến là: Hải sản, thịt heo nạc, lòng đỏ trứng,… Bổ sung vitamin và chất khoáng Vitamin có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể đồng thời có tính kháng viêm cực tốt. Vì vậy, việc bổ sung vitamin và chất khoáng thông qua các loại rau, củ, quả, trái cây tươi sẽ giúp bệnh nhân lao phổi bảo vệ khí quản, ngăn ngừa các phản ứng kích ứng đồng thời kiểm soát bệnh, tránh tình trạng diễn biến tệ hơn. Những loại thực phẩm cần tránh Ngoài những thực phẩm cần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng người bị lao phổi thì bệnh nhân nên tránh: Những món ăn có vị cay nóng vì sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi, ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe. Không sử dụng các loại đồ uống có cồn hay sản phẩm có chất kích thích. Đặc biệt, không hút thuốc lá và hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá. Với những gợi ý ở trên, hy vọng bệnh nhân có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng người bị lao phổi phù hợp theo nhu cầu và giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi. Ngoài ra, bạn cũng phải chú ý cân đối giữa 4 nhóm là tinh bột, protein, lipid, vitamin và chất khoáng bằng cách bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/top-5-loai-thuoc-bo-than-kinh-duoc-nhieu-nguoi-su-dung-va-mot-so-luu-y
Top 5 loại thuốc bổ thần kinh được nhiều người sử dụng và một số lưu ý
Đối với việc cải thiện các triệu chứng thần kinh như mất ngủ, tập trung kém, đau đầu,... thì thuốc bổ thần kinh có vai trò hỗ trợ tương đối tốt. Bài viết dưới đây là nguồn thông tin tổng hợp về 5 loại thuốc bổ thần kinh đang được nhiều khách hàng lựa chọn và một số lưu ý khi sử dụng loại thuốc này để khách hàng tham khảo. 1. Ai nên dùng thuốc bổ thần kinh? Những người có các triệu chứng thường xuyên bị đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi,... Đối với các trường hợp này chất lượng giấc ngủ bị giảm sút nghiêm trọng và hệ lụy chính là các vấn đề về sức khỏe và thần kinh. Việc sử dụng thuốc bổ thần kinh sẽ giúp giấc ngủ cải thiện, nhờ đó mà cơ thể được tái tạo năng lượng, trí não khỏe khoắn hơn. Loại thuốc bổ này phù hợp sử dụng cho các trường hợp:- Thường xuyên bị đau đầu. - Rối loạn thần kinh thực vật. - Hay bị chóng mặt, hoa mắt, rối loạn giác quan. - Đau nhức cột sống, vùng cổ. - Trí nhớ suy giảm. - Suy giảm mạch vành. - Thiểu năng tuần hoàn não. - Xơ vữa mạch máu. - Hội chứng tiền đình. - Bị thiếu vi chất dinh dưỡng.2. Top 5 thuốc bổ thần kinh được sử dụng phổ biến 2.1. Thuốc bổ thần kinh Ginkgo Biloba 120mg - MỹĐây là một loại thuốc bổ thần kinh do thương hiệu uy tín của Mỹ sản xuất - Trunature. Thành phần chính của Ginkgo Biloba 120mg chiết xuất từ thảo dược bạch quả giúp cải thiện tuần hoàn máu não, Vinpocetine cải thiện khả năng tiếp nhận oxy cho não hoạt động,... Các thành phần của thuốc bổ thần kinh Ginkgo Biloba 120mg giúp cho sản phẩm này có tác dụng:- Tăng cường sự tập trung, giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho não trước tác động bên ngoài. - Khắc phục các triệu chứng thần kinh như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, uể oải, suy giảm trí nhớ,... Viên uống Ginkgo Biloba 120mg phù hợp với các đối tượng:- Rối loạn tuần hoàn máu não. - Suy giảm trí nhớ. - Những người thường xuyên bị căng thẳng trong công việc, học sinh, sinh viên đang trong thời gian ôn thi. - Hỗ trợ giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não: đau đầu, rối loạn tiền đình, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung. Liều dùng và cách dùng Ginkgo Biloba 120mg được khuyến cáo từ nhà sản xuất như sau:- Uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày. - Nên uống với nhiều nước và sau bữa ăn để đảm bảo hiệu quả tối đa.2.2. Thuốc bổ thần kinh Blackmores Valerian Forte - Úc Blackmores Valerian Forte là viên uống bổ sung sức khỏe hỗ trợ giấc ngủ đến từ thương hiệu nổi tiếng về thực phẩm bổ sung của Úc - Blackmores. Thuốc được chiết xuất từ thành phần chính là cây nữ lang có công dụng giảm mệt mỏi, căng thẳng trí não, cải thiện tình trạng đánh trống ngực, đau đầu, bồn chồn, lo âu, mất ngủ,... Liều dùng và cách dùng được khuyến cáo từ nhà sản xuất như sau:- Trẻ em trên 12 tuổi cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. - Người lớn uống 1 viên/ngày. - Nên uống cách giờ đi ngủ 30 phút - 1 giờ. - Do thuốc có tác dụng cải thiện giấc ngủ nên tuyệt đối không uống thuốc khi tham gia giao thông, vận hành máy móc, đang thực hiện các hoạt động cần đến sự tập trung.2.3. Thuốc bổ thần kinh Omexxel Ginkgo 120 - Mỹ Omexxel Ginkgo 120 là thuốc bổ thần kinh được sản xuất bởi EXCELIFE TECHNOLOGIES INC - Mỹ. Thuốc chứa thành phần chính là Omega-3 và Ginkgo biloba giúp làm giảm tác động oxy hóa tế bào, cải thiện tuần hoàn máu não, nhờ đó mà hỗ trợ cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ, nhức đầu, chóng mặt, phòng ngừa bệnh Alzheimer, bệnh cao huyết áp,... Thuốc Omexxel Ginkgo 120 Excelife được khuyến cáo dùng cho người trưởng thành với liều dùng và cách dùng như sau:- Uống 1 viên/lần, 1 - 2 lần/ngày. - Uống sau bữa ăn.2.4. Thuốc bổ thần kinh Ginkgo Arkopharma - PhápĐây là dòng thực phẩm chức năng bổ thần kinh của Pháp có công dụng cải thiện trí nhớ. Ginkgo Arkopharma bào chế từ bạch quả nên có tác dụng cải thiện chức năng não bộ, bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện nhận thức và ghi nhớ,…Thuốc phù hợp để sử dụng với các trường hợp:- Trí nhớ giảm sút. - Cần cải thiện lưu thông máu não. - Người bị đau đầu thường xuyên, khả năng tập trung kém, hay lo âu, ù tai, chóng mặt, rối loạn tiền đình,... - Người làm việc căng thẳng, đòi hỏi tính tập trung cao. Liều dùng và cách dùng Ginkgo Arkopharma được nhà sản xuất khuyến cáo như sau:- Uống 1 - 3 viên/ngày, duy trì ít nhất 3 - 4 tháng. - Uống sau bữa ăn 30 phút.2.5. Thuốc bổ thần kinh OTi V - Mỹ OTi V là một dạng thuốc bổ thần kinh đến từ thương hiệu thực phẩm chức năng nổi tiếng của nước Mỹ là Eco Green. Thuốc được chiết xuất từ Ginkgo Biloba và Blueberry nên có tác dụng hỗ trợ cải thiện lưu thông máu cùng tình trạng khó ngủ, đau đầu, hay quên và dự phòng đột quỵ thân não,... Đối tượng phù hợp để sử dụng thuốc OTi V gồm:- Người thường xuyên gặp tình trạng đau nửa đầu, hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, thính lực và thị lực kém, căng thẳng, hay quên. - Người thường xuyên bị suy giảm sức khỏe do mất ngủ buổi đêm. Liều dùng và cách dùng OTi
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/viem-phe-quan-cap-nhung-thong-tin-can-biet
Viêm phế quản cấp: Những thông tin cần biết
Viêm phế quản cấp là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa đột ngột. Bệnh nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, người bệnh cũng không được chủ quan. 1. Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản cấp tính Phế quản là đường ống dẫn khí từ bên ngoài đi vào phổi được chia thành nhiều nhánh từ lớn đến nhỏ. Trong đó có 2 nhánh lớn được gọi là phế quản gốc ở bên trái và phải. Viêm phế quản cấp xảy ra khi các tế bào ở lớp niêm mạc của ống phế quản bị tổn thương gây sưng phù tổ chức mô dưới niêm mạc, cơ trơn co thắt, lòng ống tăng tiết dịch. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến là: Virus: Các loại virus như Herpes, cúm A, cúm B, Sar-Co V-2,… là tác nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm cấp tính ở phế quản. Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, E. coli, H. Influenzae,… có thể xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm cả tình trạng viêm nhiễm phế quản cấp tính. Bệnh lý: Acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, tràn vào phế quản hoặc bệnh nhân bị dị ứng đường hô hấp trên cũng có thể khiến phế quản bị viêm. Thời tiết thay đổi: Lý do khiến phế quản bị viêm, sưng không thể bỏ qua là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm cho niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng. Khói thuốc lá: Khi phế quản tiếp xúc với khói thuốc lá, thành phần Nicotin có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc dẫn đến viêm, sưng. Sức đề kháng yếu: Cơ thể có sức đề kháng yếu như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý mạn tính hoặc bị cảm lạnh là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hóa chất: Cơ thể khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như Amoniac, Clo,… sẽ gây ra phản ứng kích ứng đường hô hấp dẫn đến viêm nhiễm. 2. Những biểu hiện và biến chứng của viêm phế quản cấp Tùy từng người mà những triệu chứng khi bị viêm cấp tính phế quản có thể khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì bạn cũng cần đi khám để chẩn đoán và điều trị nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng Một số triệu chứng phổ biến mà bệnh nhân bị viêm phế quản cấp thường mắc phải là: Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài, đi kèm là tình trạng đau tức ngực, khó thở, thở gấp, chảy nước mũi. Cổ họng sưng, ngứa, đau rát. Sốt từng cơn hoặc kéo dài với mức độ khác nhau. Xuất hiện đờm ở cuống họng màu xanh, trắng hoặc vàng. Niêm mạc phế quản sưng nên khi không khi đi qua sẽ có tiếng khò khè. Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, cơ thể xanh xao. Biến chứng Viêm phế quản cấp nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ chuyển sang mạn tính hoặc tái phát nhiều lần. Thông thường, ổ viêm sẽ trở nên nặng hơn sau những lần tái bệnh tái phát. Biến chứng nặng hơn có thể dẫn đến viêm giãn phế quản hoặc suy hô hấp. Do đó, trường hợp các triệu chứng viêm phế quản cấp tính kéo dài từ 5 ngày trở lên mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để can thiệp điều trị bằng những phương pháp hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc điều trị sớm và dứt điểm tình trạng viêm cấp tính phế quản còn hạn chế nguy cơ hình thành ung thư phổi, lao phổi, hen phế quản,… 3. Những cách phòng ngừa bị viêm phế quản cấp tính Viêm phế quản cấp tính là một bệnh lý phổ biến và có thể gặp phải nhiều lần. Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau: Tiêm vắc xin cúm, phế cầu để tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh. Rửa tay thường xuyên giúp ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,… Khi có người xung quanh bị cảm lạnh hoặc các bệnh truyền nhiễm khác thì nên hạn chế tiếp xúc để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Khi đến những nơi công cộng hoặc đi ngoài đường, bạn nên giữ thói quen đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh. Sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt bát nước trong phòng có thể giúp giữ cho đường hô hấp ẩm, giảm nguy cơ kích thích niêm mạc phế quản đồng thời loại bỏ những chất có thể gây dị ứng như lông thú cưng, hoa tươi,… Không hút thuốc và tránh những môi trường có nhiều khói, bụi, hóa chất để hạn chế phản ứng kích thích đường hô hấp. Ăn uống lành mạnh và duy trì sức khỏe thông qua rèn luyện mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để giúp niêm mạc phế quản duy trì độ ẩm, hỗ trợ quá trình làm sạch đường hô hấp. Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là khi vào thời điểm giao mùa. Nếu bạn mắc các bệnh lý về tai mũi họng, trào ngược dạ dày thực quản hay các bệnh lý khác làm suy giảm hệ miễn dịch thì cần phải điều trị dứt điểm để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe. Việc nắm rõ những thông
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hen-phe-quan-o-tre-nguyen-nhan-va-cach-nhan-biet
Hen phế quản ở trẻ: Nguyên nhân và cách nhận biết
Hen phế quản là căn bệnh phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em bị bệnh cao gấp đôi so với người lớn. Hen phế quản ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra với các triệu chứng khác nhau. Việc tìm hiểu về bệnh sẽ giúp ba mẹ sớm nhận biết và có biện pháp xử lý an toàn cho con. 1. Khái niệm hen phế quản ở trẻ và nguyên nhân gây bệnh Mặc dù hen phế quản là bệnh lý thường gặp nhưng nếu hỏi những thông tin cơ bản về bệnh thì không phải ai cũng nắm rõ. Hen phế quản là gì? Hen phế quản hay hen suyễn là một bệnh lý mạn tính xảy ra khi niêm mạc đường hô hấp có biểu hiện viêm, sưng kết hợp với phản ứng kích thích dẫn đến hiện tượng co thắt. Khi đó, đường dẫn khí sẽ bị thu hẹp, không khí qua phế quản bị hạn chế khiến lưu lượng khí trao đổi ở phổi giảm đáng kể dẫn đến các cơn khó thở, thở khò khè, nặng ngực và ho. Các cơn hen suyễn ở trẻ có thể tái phát nhiều lần nếu gặp những tác nhân kích ứng từ bên ngoài như lông thú cưng, phấn hóa, khói thuốc lá,… Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ rất đa dạng, trong đó có thể kể đến là: Các tác nhân gây dị ứng đường hô hấp trong môi trường như bụi bẩn, các loại bọ nhà, lông thú cưng, phấn hoa,… Trẻ bị dị ứng với thành phần có trong thuốc hoặc các loại thực phẩm, chất phụ gia. Sự xâm nhập, sinh sôi, phát triển và gây bệnh của các loại vi khuẩn, virus, nấm. Di truyền từ các thế hệ trước. Làm việc hoặc vận động gắng sức và ngưng đột ngột. Thời tiết thay đổi, chuyển giao mùa. Thay đổi nội tiết tố, nhất là ở giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh. Trẻ bị sốc tâm lý, sợ hãi, lo âu, căng thẳng hoặc xúc động quá mức. Đối tượng dễ bị hen suyễn Bất kỳ ai cũng có thể bị hen phế quản, tuy nhiên trẻ em và trẻ sơ sinh là đối tượng thường gặp nhất. Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng thuộc nguy cơ cao bị hen phế quản là: Người cao tuổi. Người bị dị ứng, chàm. Người đang bị các vấn đề về đường hô hấp. Gia đình có tiền sử người bị bệnh hen suyễn. Người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói thuốc, hóa chất độc hại,…2. Dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ Trẻ bị hen suyễn có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu như: Ho nhiều và tái phát liên tục Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp gây ho. Những nếu trẻ ho nhiều và tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn, đặc biệt cơn ho nhiều hơn khi về đêm thì đôi khi đó là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Thở khò khè Hầu hết những trẻ bị hen suyễn đều có triệu chứng thở khò khè. Tình trạng này xảy ra là do niêm mạc phế quản sưng to làm hẹp ống thở, không khí khi đi qua sẽ có tiếng khò khè. Đi kèm với hiện tượng này là tình trạng trẻ thở nhanh và gấp, nhất là sau khi vận động mạnh hoặc trải qua cơn ho. Da tái nhợt, ra nhiều mồ hôi Trẻ có biểu hiện lờ đờ, da tái nhợt và tiết nhiều mồ hôi xảy ra khi cơn hen suyễn tái phát. Khi đó, đường thở bị thu hẹp, lượng oxy trong máu giảm khiến các cơ quan không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. 3. Hen phế quản ở trẻ có nguy hiểm không? Hen suyễn ở trẻ nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng bao gồm: Xẹp phổi: Có khoảng 1/3 trường hợp trẻ bị hen suyễn xảy ra biến chứng xẹp phổi nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu các cơn hen suyễn được kiểm soát thì tình trạng xẹp phổi cũng được cải thiện. Giãn phế nang: Tình trạng hen suyễn có thể làm giảm độ đàn hồi của phế nang, điều này dẫn đến giảm thể tích khí thở ta và tăng khí cặn. Tổn thương não: Hen suyễn kéo dài và liên tục có thể gây ra tình trạng oxy cung cấp cho não không đủ gây tổn thương. Tràn khí màng phổi: Phế nang bị giãn rộng, lưu lượng máu đến phế nang giảm gây ra áp lực lớn. Khi đó, nếu người bệnh làm việc quá sức hoặc ho kéo dài có thể làm vỡ phế nang dẫn đến tràn khí màng phổi. Suy hô hấp: Các cơn hen suyễn nặng hay ác tính, người bệnh bị khó thở, tím tái, thậm chí phải sử dụng máy thở để cải thiện. Người bị suy hô hấp có nguy cơ tử vong cao. Hen phế quản ở trẻ rất khó để có thể chữa dứt điểm vì tùy thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc và sức đề kháng của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu hen suyễn được phát hiện và can thiệp điều trị sớm sẽ tăng khả năng kiểm soát tốt bệnh. Nếu trong gia đình có trẻ bị hen suyễn, ba mẹ cần chú ý loại bỏ tất cả các dị nguyên đường hô hấp như không nuôi thú cưng, không hút thuốc lá gần trẻ, không sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng khi trẻ ở trong nhà, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, che chắn cẩn thận và đeo khẩu trang mỗi khi cho trẻ ra ngoài, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và khuyến khích trẻ uống nhiều nước cũng như vận động cơ thể.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bo-sung-vitamin-c-cho-tre-em-the-nao-la-dung-
Bổ sung vitamin C cho trẻ em thế nào là đúng?
Bổ sung vitamin C cho trẻ em là điều mà cha mẹ nào cũng nên quan tâm bởi vitamin C có vai trò rất quan trọng để nâng cao đề kháng, miễn dịch, giúp trẻ nhanh lớn. 1. Vai trò của việc bổ sung vitamin C cho trẻ em Như trên đã nói, vitamin C mang tới rất nhiều ích lợi cho sức khỏe mà chúng ta không thể bỏ qua: Giúp cho quá trình sản xuất tế bào mô ở da được nhanh hơn, khiến vết thương nhanh lành, đồng thời, giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh hơn. Giúp sức đề kháng được tăng cường, nhờ vậy, có thể phòng chống tác tác nhân gây hại như: chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, sưng răng, nướu, thiếu máu, các bệnh nhiễm khuẩn hoặc cảm lạnh,... Mang lại tác dụng chống oxy hóa, giúp cho cơ thể có thể phòng tránh ung thư, viêm khớp, tim mạch. Thúc đẩy sự hấp thụ một số vi chất khác của cơ thể, chẳng hạn như: canxi, sắt,... 2. Những dấu hiệu cho thấy cần bổ sung vitamin C cho trẻ em Việc bổ sung vitamin C cho trẻ chỉ thực sự hiệu quả khi thực hiện đúng lúc, đúng cách. Theo đó, một số dấu hiệu sau đây cho thấy trẻ cần được bổ sung vitamin C: Trẻ ăn ít rau xanh, củ quả: Lúc này, mẹ có thể tham khảo bác sĩ để lựa chọn thuốc bổ sung vitamin C cho trẻ em phù hợp. Trẻ bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn cũng cần được bổ sung vitamin C để chống các tác nhân gây hại bằng các cách như: qua nước trái cây, nước cam, thuốc,... Trẻ thiếu máu do thiếu sắt cũng cần được bổ sung vitamin C để nâng cao hiệu quả hấp thụ sắt của cơ thể. Trẻ dễ ốm vặt, còi cọc, suy dinh dưỡng.3. Bổ sung vitamin C cho trẻ em thế nào là đúng? Có thể nói, đây là loại vitamin dễ tan trong nước và không thể dự trữ lâu trong cơ thể nên trẻ cần được bổ sung hàng ngày. Lượng vitamin cần thiết phụ thuộc vào độ tuổi, thời gian. Theo đó, với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, mỗi ngày cần khoảng 20 mg. Trẻ trên 1 tuổi: mỗi ngày cần từ 30 - 40 mg. Khi không biết rõ con mình có cần bổ sung vitamin C hay không và lượng là bao nhiêu, cha mẹ có thể xin tư vấn từ bác sĩ. Bên cạnh đó, thời điểm để bổ sung vitamin C cho trẻ em tốt nhất là vào buổi sáng bởi lúc này, sự hấp thu sẽ đạt mức độ tốt nhất. Cùng với đó, cha mẹ cũng không nên cho con uống ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn bởi có thể ảnh hưởng tới dạ dày trẻ. Nguồn vitamin C để bổ sung cho trẻ rất phong phú. Với những trẻ sơ sinh, loại vitamin này có thể được cung cấp thông qua sữa mẹ. Chính vì vậy, điều quan trọng là mẹ cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thức ăn để chất lượng sữa được nâng cao. Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể bổ sung vitamin C cho con bằng các cách:Tăng cường rau xanh Các loại ớt chuông đỏ, bông cải xanh, cà chua, cải bó xôi, cải xoăn, khoai tây,... đều là những nguồn vitamin dồi dào mà mẹ có thể lựa chọn để bổ sung cho trẻ. Mẹ có thể thực hiện đa dạng các cách chế biến để vừa giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng, vừa tránh cảm giác ngán như: xào, luộc, hấp, làm rau trộn,... Bên cạnh đó, cần lưu ý không nên trữ rau quá lâu trong tủ lạnh, rửa thật sạch rồi mới thái nhỏ để tránh thất thoát vitamin. Tăng cường cho con ăn trái cây Bổ sung vitamin C cho trẻ em thông qua trái cây cũng là cách để việc hấp thu được tốt hơn. Theo đó, các loại trái cây có múi như bưởi, cam, chanh,... là nguồn vitamin C dồi dào. Bên cạnh đó, chuối, xoài, dưa hấu, dây tây, anh đào, ổi, đu đủ,... cũng là nguồn vitamin C tự nhiên, an toàn cho trẻ. Bổ sung qua các sản phẩm bào chế Theo đó, các dạng sản phẩm bào chế như viên sủi, siro, kẹo,... cũng là nguồn bổ sung vitamin C tốt đối với sức khỏe của trẻ. Các dạng bào chế này hầu như đều được trẻ em ưa thích bởi chúng có vị ngọt, dễ hấp thụ. Mặc dù vậy, chúng cũng chứa axit, thường hấp thu chậm mà đào thải lại nhanh. Bởi thế, khi quyết định lựa chọn các sản phẩm dạng này, cha mẹ cần được sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, tránh tự ý mua, tự ý tăng liều hoặc cho con dùng trong thời gian dài bởi có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.4. Một số sai lầm cha mẹ cần tránh khi bổ sung vitamin C cho trẻ em Trong việc bổ sung vitamin C cho trẻ em, có một số sai lầm mà phụ huynh nên tránh, cụ thể như sau: Chỉ khi nào ốm, trẻ mới cần được bổ sung vitamin C: có thể nói, khi đi vào bên trong cơ thể, vitamin C cần có thời gian khoảng 3 - 5 ngày mới có thể phát huy được tác dụng. Vì thế, không phải cứ khi trẻ ốm, cha mẹ mới tăng cường vitamin C cho con mà cần cung cấp lượng vừa phải đều đặn mỗi ngày, tránh bệnh tật, tăng đề kháng. Uống vitamin càng nhiều càng tốt: Có thể nói, bổ sung vitamin C cho trẻ em quá liều có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì thế, cha mẹ cần được sự tư vấn của bác sĩ để có cách bổ sung phù hợp. Vitamin C tổng hợp cũng tốt như vitamin C tự nhiên: Đây cũng là nhận thức chưa đúng đắn. Thực tế thì vitamin C tự nhiên dễ hấp thu hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn. Vì thế, lựa chọn đầu tiên mà cha mẹ nên ưu tiên là bổ sung qua thực phẩm, trái cây. Chỉ trái cây có vị chua mới chứa vitamin C: đây cũng là nhận thức chưa đúng đắn. Ngoài những trái cây vị chua như cam, chanh, bưởi,... nhiều loại rau củ khác cũng chứa hàm lượng vitamin C lớn, chẳng hạn như ớt chuông, khoai lang, súp lơ, bông cải xanh,... Điều này sẽ giúp cho mẹ có thêm lựa chọn trong việc bổ sung vitamin C qua thực phẩm cho con. Có thể nói, vitamin C là thành phần rất quan trọng trong việc duy trì, tăng cường sức khỏe cho bé. Cùng với vitamin C, mẹ cũng cần quan tâm bổ sung thêm các vi chất khác, chẳng hạn như: selen, kẽm, crom, các loại vitamin, khoáng chất khác nữa để con có thể phát triển một cách toàn diện.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhu-dan-san-pham-ho-tro-dieu-tri-u-tuyen-vu-lanh-tinh
Nhũ đan: Sản phẩm hỗ trợ điều trị u tuyến vú lành tính
Nhũ đan là sản phẩm được nhiều chị em biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị u xơ, u nang tuyến vú. Tuy nhiên, sản phẩm có thực sự hiệu quả hay không? là vấn đề khiến nhiều chị em cân nhắc trước khi sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu làm rõ các vấn đề liên quan đến sản phẩm này. 1. U tuyến vú lành tính là gì? U tuyến vú lành tính là tình trạng các tế bào tuyến vú phát triển từ các mô liên kết giữa các tiểu thùy vú và tạo thành khối u vú. Hầu hết các trường u tuyến vú lành tính không gây triệu chứng gì nên ít ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng một số trường hợp khối u tăng kích thước hoặc phát triển quá nhanh gây phiền toái cho người bệnh. Một số loại u tuyến tuyến vú lành tính thường gặp là: U nang tuyến vú là tình trạng tế bào tuyến vú loạn sản dẫn đến hình thành một hoặc nhiều túi nang, bên trong chứa dịch. Hầu hết các trường hợp u nang tuyến vú là lành tính. U xơ tuyến vú là tình trạng thường xảy ra đối với phụ nữ đang trong thời kỳ sinh sản hoặc giai đoạn mãn kinh. Điều này xảy ra có thể liên quan đến rối loạn nội tiết tố. Mặc dù không gây nguy hiểm tính mạng nhưng u xơ tuyến vú làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống như: Đau nhiều hơn khi đến chu kỳ kinh nguyệt, khối cu nổi cộm lên bề mặt da khiến người bệnh tự ti. 2. Thành phần và công dụng của nhũ đan Nhũ đan là sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ điều trị các trường hợp bị u nang hay u xơ tuyến vú lành tính. Thành phần Sản phẩm được điều chế từ các thành phần: Khổ sâm bắc: có tác dụng chống viêm, hạn chế hoạt động của tia bức xạ và tế bào lạ, làm tiêu khối u. Bồ công anh: Có khả năng ức chế sự phân chia tế bào của khối u ác tính, chống lại sự phát triển của khối u. Trinh nữ hoàng cung: Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như u xơ tuyến vú, tử cung, u nang tuyến vú, u vú ác tính nhờ khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u. Methyl Sulfonyl Methane: Góp phần ngăn chặn sự phân chia của các tế bào lạ liên quan đến khối u lành tính. Diindolylmethane: Có tác dụng làm ổn định nội tiết tố. Công dụng Những công dụng của nhũ đan là: Điều hòa và cân bằng nội tiết tố nữ. Hỗ trợ làm chậm quá trình phân chia và phát triển của khối u. Thu nhỏ kích thước khối u nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, chống viêm. Ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào lạ, ngăn ngừa khối u phát triển và tái phát. Ngăn chặn quá trình phát triển và di căn của khối u và ung thư tuyến vú. Nhờ những công dụng này mà nhũ đan thường được chỉ định với các trường hợp: Người bị u tuyến vú lành tính như u cơ, u nang tuyến vú, bướu diệp thể. Những trường hợp đã phẫu thuật u vú lành tính nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phát. 3. Những trường hợp chống chỉ định và cách dùng nhũ đan Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng sản phẩm, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán tình trạng sức khỏe bởi bác sĩ chuyên khoa. Chống chỉ định Những đối tượng dưới đây không sử dụng nhũ đan: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Người có phản ứng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Cách dùng Sản phẩm ở dạng viên uống, người bệnh cần dùng theo liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất. Liều sử dụng được khuyến cáo mà bạn có thể tham khảo là: Liều điều trị: 2 lần /ngày, 2 viên/lần uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Liều dự phòng: 1 lần/ngày, 1 viên/lần uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. 1 đợt nên uống liên tục trong vòng từ 1 - 3 tháng để đạt hiệu quả. 4. Những lưu ý khi sử dụng Trong quá trình sử dụng nhũ đan, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc điều trị nên không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian và những lưu ý khi sử dụng. Hiện nay phương pháp hút chân không được áp dụng trong điều trị u tuyến vú lành tính được đánh giá là giải pháp tối ưu nhất bởi những ưu điểm vượt trội như: Ít xâm lấn, không gây tổn thương các mô vú hay cơ quan xung quanh. Thời gian hồi phục nhanh chóng, không cần nằm viện lâu ngày, Quá trình thực hiện chưa đến 1 giờ đồng hồ, Không cần phải mổ, không để lại sẹo nên đảm bảo các vấn đề về thẩm mỹ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/xet-nghiem-ung-thu-vom-hong-va-nhung-dieu-can-biet
Xét nghiệm ung thư vòm họng và những điều cần biết
Ung thư vòm họng là một loại ung thư đặc biệt nguy hiểm có tỷ lệ tử vong lớn. Bệnh hình thành từ các tế bào vảy lót niêm mạc vùng mũi họng. Những đối tượng có nguy cơ cao nên thực hiện tầm soát ung thư vòm họng. Xét nghiệm ung thư vòm họng là một hình thức tầm soát ung thư dễ thực hiện và có giá trị khá cao. Nhằm hiểu rõ hơn về hình thức xét nghiệm này, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết sau. 1. Tổng quan về bệnh ung thư vòm họng Vòm họng là bộ phận nằm phía sau mũi, đồng thời cũng ở vị trí cao nhất của hầu họng. Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính được hình thành từ tế bào vảy ở niêm mạc vùng vòm họng. Loại ung thư vòm họng thường gặp nhất là ung thư biểu mô không biệt hóa. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường ít có triệu chứng điển hình, các triệu chứng thường bị nhầm với các bệnh lý lành tính thông thường. Bước sang giai đoạn nặng hơn, bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ ràng hơn. Nhưng ở giai đoạn này, tỷ lệ điều trị khỏi và sống sót giảm đi đáng kể. Vì vậy những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nên thực hiện tầm soát ung thư vòm họng từ sớm và thường xuyên. ung thư vòm họng là một trong những lựa chọn dễ dàng nhất trong việc tầm soát bệnh.2. Ung thư vòm họng là do nguyên nhân nào gây nên? Hiện vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân rõ ràng dẫn tới căn bệnh này. Tuy nhiên vẫn tồn tại những tác nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng, cụ thể là: Hút thuốc lá: đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư vòm họng. Ước tính phải có đến hơn 7000 loại chất hóa học được tìm thấy trong khói thuốc lá, trong đó có hàng trăm loại chất có thể gây ra ung thư nhiều cơ quan. Nguy cơ ung thư vòm họng là như nhau cho dù người bệnh hút thuốc lá chủ động hay bị động. Nhiễm phải virus EBV (Virus Epstein Barr) thuộc họ Herpes: ngoài hút thuốc lá thì việc bị nhiễm loại virus nguy hiểm này cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng. Những người có thói quen ăn các thực phẩm lên men, đồ muối, thực phẩm đóng hộp,... do các thực phẩm này thường chứa nhiều chất Nitrosamine, là tác nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư vòm họng và một số ung thư đường tiêu hóa. Do di truyền: Ung thư vòm họng cũng là một bệnh lý ác tính có tính di truyền.3. Những ai nên ung thư vòm họng? Việc thực hiện ung thư vòm họng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng để ung thư vòm họng nên được thực hiện đối với các đối tượng sau:Người hút thuốc lào, thuốc lá lâu năm. Người nhiễm Virus Epstein – Barr (EBV);Người thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại, phải tiếp xúc với các hóa chất, khí thải độc hại, khói bụi Carbon, tia phóng xạ, sợi Amiang, Sulfur Dioxide,... Người ăn nhiều đồ lên men, muối chua, ủ muối hay thực phẩm đóng hộp. Trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư vòm họng. Các đối tượng trên nên được xét nghiệm ung thư vòm họng định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm 1 lần để tầm soát sớm ung thư vòm họng.4. Các dấu hiệu cảnh báo bạn nên tầm soát ung thư vòm họng Triệu chứng của ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác liên quan đến đường mũi họng như viêm họng, viêm mũi xoang dị ứng,... Do đó, nhiều người chủ quan không đi khám, kiểm tra sớm mà thường tự mua thuốc về điều trị tại nhà dẫn đến phát hiện bệnh muộn. Vì vậy, để có thể phát hiện bệnh sớm, khi có một trong các dấu hiệu sau đây bạn nên đi tầm soát ung thư vòm họng:Đau rát hầu họng, khó khăn khi nhai, nuốt hoặc thường xuyên viêm, sưng đau hoặc loét chai cứng ở hầu họng. Thường xuyên có những biểu hiện như ù tai, giảm thính lực, viêm tai giữa,... Hay bị nghẹt một bên hoặc hai bên mũi. Chảy dịch nhầy mủ hoặc dịch máu mũi. Chảy máu mũi thường xuyên mà không rõ nguyên nhân. Đau đầu, đau vùng mặt hoặc đau hốc mắt, có thể đau thành cơn hoặc đau âm ỉ liên tục. Cơ thể mệt mỏi, gầy sút cân không rõ nguyên nhân Trên đây là những triệu chứng đặc trưng có thể bắt gặp ở những người bị ung thư vòm họng. Để tầm soát sớm, người bệnh nên xét nghiệm ung thư vòm họng phối hợp các phương pháp khác để chẩn đoán ung thư sớm.5. Các phương pháp tầm soát ung thư vòm họngĐể tầm soát ung thư vòm họng cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể gồm:5.1. Khám lâm sàng Khám lâm sàng giúp bác sĩ khai thác kỹ tiền sử, các triệu chứng người bệnh mắc phải, từ đó phát hiện các bất thường tại vòm họng, khoang miệng, lưỡi, các hạch bất thường vùng cổ,... Từ đó, bác sĩ sẽ định hướng cho bệnh nhân làm các xét nghiệm ung thư vòm họng, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng liên quan.5.2. Các xét nghiệm ung thư vòm họng Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân làm các xét nghiệm để tầm soát ung thư vòm họng như: Xét nghiệm EBV Ig A, EBV DNA, xét nghiệm tầm soát ung thư tế bào vảy SCC, các xét nghiệm cơ bản như tổng phân tích tế bào máu, các xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch khác có liên quan.5.3. Nội soi tai mũi họng Nội soi tai mũi họng là một trong những phương pháp hiệu quả đối với việc chẩn đoán những bệnh thuộc hệ tai mũi họng, trong đó bao gồm cả bệnh ung thư vòm họng. Phương pháp này sử dụng ống nội soi có gắn camera và kính chuyên dụng để kiểm tra các tổn thương có thể xuất hiện trong đường hô hấp trên. Nội soi tai mũi họng cũng có hạn chế nhất định là chỉ quan sát được các tổn thương trên bề mặt niêm mạc, không đánh giá được các tổn thương sâu hoặc sự xâm lấn, di căn. Ngoài ra, khi khối u to gây chèn ép, bít tắc đường hô hấp trên thì ống soi cũng không thể đi vào quan sát sâu hoặc tổng thể được. Tuy nhiên, nội soi tai mũi họng lại có một ưu điểm cực kỳ quan trọng đó là thông qua việc nội soi, khi phát hiện tổn thương nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể thực hiện việc sinh thiết qua nội soi tai mũi họng một cách chính xác và an toàn. 5.4. Sinh thiết qua nội soi Khi nội soi tai mũi họng phát hiện tổn thương nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết vùng tổn thương để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh - là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư.5.5. Chọc hút kim nhỏ FNAung thư vòm họng có thể có cả xét nghiệm tế bào học thông qua việc chọc hút kim nhỏ FNA các hạch nghi ngờ ở vùng cổ.5.6. Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân là những phương pháp quan trọng hỗ trợ chẩn đoán ung thư vòm họng. Các phương pháp như chụp X-quang, CT xoang, siêu âm hạch,... giúp đánh giá đặc điểm khối u như vị trí, kích thước, tính chất khối u, sự xâm lấn hoặc di căn gần, di căn xa,... Dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ có thể định hướng chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.6. Lưu ý trước khi làm xét nghiệm ung thư vòm họngĐể thực hiện các kiểm tra về vòm họng nói chung và xét nghiệm ung thư vòm họng nói riêng, bệnh nhân cần chuẩn bị như sau
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cac-phuong-phap-tri-viem-mui-di-ung-tai-nha-nen-tham-khao-ngay-
Các phương pháp trị viêm mũi dị ứng tại nhà nên tham khảo ngay!
Viêm mũi dị ứng là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến mà bất kỳ ai ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng khá đa dạng, chủ yếu đến từ các dị nguyên tồn tại xung quanh chúng ta như bụi bẩn, lông động vật, hóa chất, phấn hoa,... Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn một số cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà khá hiệu quả và bạn có thể tham khảo để áp dụng ngay! 1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi phần niêm mạc mũi bị kích thích và sưng tấy. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường là do người bệnh hít phải khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa,... Tuy không quá nghiêm trọng nhưng viêm mũi dị ứng rất khó để điều trị được dứt điểm. Đặc biệt là khi nếu không kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh thì nguy cơ viêm mũi dị ứng tái phát và phát triển thành thể mạn tính là rất cao. Khi đó người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu do các biểu hiện của bệnh mà còn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị suy hô hấp rất khó điều trị. 2. Điểm danh những cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà 2.1. Dùng nước muối sinh lý Nghẹt mũi, ngứa mũi là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất khi bị viêm mũi dị ứng. Do đó để hạn chế cảm giác khó chịu, người bệnh nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý Na Cl 0,9% được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên thị trường. Nước muối sinh lý sẽ làm sạch khoang mũi, loại bỏ các chất dịch nhầy (nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở mũi). Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo và áp dụng các bước vệ sinh mũi đúng cách. Bởi vì nếu rửa sai cách có thể khiến dịch nhầy ở mũi chảy ngược vào trong dẫn đến viêm họng.2.2. Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng tinh bột nghệCủ nghệ tươi và tinh bột nghệ có chứa thành phần curcumin với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm rất hiệu quả. Sử dụng tinh bột nghệ có thể giúp đẩy lùi những dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng, ví dụ như làm giảm cảm giác khô miệng, hắt hơi, ho, nghẹt mũi và chảy nước mũi. Khi chế biến món ăn, bạn có thể cho thêm một chút tinh bột nghệ vào, điều này sẽ giúp tăng hương vị thơm ngon và có tác dụng cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng. 2.3. Bổ sung thêm vitamin C Bên cạnh tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, vitamin C còn giúp chống oxy hóa và tăng khả năng kháng viêm. Vì vậy đây được coi là thành phần quan trọng nên có mặt trong số những cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà. Bạn nên tham khảo và thêm những thực phẩm giàu vitamin C dưới đây trong thực đơn ăn uống hàng ngày: Các loại rau xanh, củ quả tươi giàu vitamin C như cà chua, súp lơ xanh, kiwi, ớt chuông,... Các loại hoa quả mọng nước thuộc họ berry (quả việt quất, mâm xôi, dâu tây,... ) hoặc trái cây có múi (cam, chanh, bưởi, quýt,... ). Những loại trái cây có múi như chanh, cam, quýt, bưởi,...2.4. Sử dụng men vi sinh Men vi sinh không những là sản phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa mà những lợi khuẩn trong men vi sinh còn có tác dụng chống lại những vi khuẩn cũng như các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả tình trạng viêm mũi dị ứng. Đó là nhờ vào hàm lượng lớn các lợi khuẩn giúp củng cố và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Điều này đã được chứng minh trong các báo cáo nghiên cứu y khoa, về tác dụng của các chủng lợi khuẩn chứa trong men vi sinh. Trong đó nổi bật nhất là lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus. Vì vậy nếu bạn đang có các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thì nên bổ sung ngay men vi sinh vào trong các bữa ăn hàng ngày. Chúng có mặt trong các thức uống chứa men sống hoặc trong sữa chua rất dễ để tìm mua và sử dụng.2.5. Dùng Quercetin để trị viêm mũi dị ứng tại nhàĐặc tính của Quercetin đó là giúp chống oxy hóa và nó hoạt động tương tự như một chất kháng histamin tự nhiên. Nhờ đó sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của tình trạng viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, theo các nhà khoa học thì Quercetin cũng được coi là một loại flavonoid, có nhiệm vụ tô màu sắc tố cho các loại thực vật, bao gồm rau củ quả. Vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm thấy Quercetin ở các loại rau củ quả như súp lơ xanh, nho, táo,... thậm chí là trong thảo mộc và rượu vang.2.6. Xông mặt để trị viêm mũi dị ứng tại nhà Việc xông mặt bằng nước ấm có tác dụng cấp ẩm cho niêm mạc mũi, đồng thời làm loãng các dịch đờm, cải thiện triệu chứng nghẹt mũi và dễ dàng rửa trôi vi khuẩn ra khỏi các hốc xoang mũi. Sau khi xông mặt, người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận được sự thuyên giảm của những triệu chứng khó chịu như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng,... do viêm mũi dị ứng gây ra. Để gia tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể thêm một vài giọt tinh dầu sả, bạc hà hay tràm trà vào trong nước xông. Không nên áp dụng phương pháp này đối với trẻ nhỏ. Thay vào đó cha mẹ nên thêm tinh dầu vào trong nước tắm của trẻ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dieu-tri-nhan-xo-tuyen-giap-an-toan-khong-dau-tiet-kiem-toi-2-trieu-dong
Điều trị nhân xơ tuyến giáp an toàn, không đau, tiết kiệm tới 2
Mặc dù hầu hết các trường hợp nhân xơ tuyến giáp là lành tính nhưng đôi khi bệnh gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. 1. Tìm hiểu về bệnh nhân xơ tuyến giáp Tuyến giáp nằm ở vùng cổ, có dạng hình cánh bướm, giữ nhiệm vụ sản xuất hormone để đảm bảo các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nhân xơ hay bướu tuyến giáp xảy ra khi các tế bào tại tuyến giáp phát triển bất thường làm thay đổi cấu trúc, chức năng của cơ quan này và hình thành khối u, vùng cổ có biểu hiện sưng to, mất cân đối. Phân loại Bướtuyến giáp có thể phân thành 2 loại: Đơn nhân: Trong khối u chỉ có chứa một tế bào bướu. Đa nhân: Trong khối u có chứa nhiều tế bào bướu. Hầu hết các trường hợp bướtuyến giáp đều thuộc dạng lành tính nhưng khi khối u phát triển với kích thước lớn sẽ gây ra nhiều bất tiện, làm ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống người bệnh hoặc có thể biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân Mặc dù nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng nhân xơ tuyến giáp vẫn chưa được xác định nhưng những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u mà bạn cần phải lưu ý là: Bệnh lý tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động bất thường và hình thành nhân xơ có thể do các bệnh lý về tuyến giáp khác như viêm, Hashimoto, ung thư,… Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác động lên hormone tuyến giáp như Lithium, Amiodarone, các loại Interferon,… Di truyền: Những gia đình có người thân bị bệnh sẽ có khả năng di truyền lại cho các thế hệ sau. Môi trường: Chức năng của tuyến giáp có thể bị tác động bởi chất độc hóa học, tia bức xạ, thuốc trừ sâu,… Ăn uống: Chế độ dinh dưỡng thiếu hay thừa Iot có thể gây ra nhiều bệnh lý tuyến giáp, bao gồm cả nhân xơ. Triệu chứng Thông thường, giai đoạn đầu, người bệnh không xuất hiện các triệu chứng cụ thể nên rất khó để nhận biệt. Đến giai đoạn tiến trên, người bị bướtuyến giáp thường có các biểu hiện sau: Vùng cổ sưng to bất thường hoặc sờ thấy cục một hoặc nhiều khối u. Cảm giác mắc nghẹn khi nuốt, vướng víu ở vùng cổ, khàn giọng. Điều này xảy ra do khối nhân xơ gia tăng kích thước dẫn đến chèn ép các cơ quan và dây thần kinh lân cận. Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ. Khó khăn khi ăn uống, giao tiếp, người mệt mỏi, sụt cân, tay chân run rẩy.2. Điều trị nhân xơ tuyến giáp bằng phương pháp đốt sóng cao tần Tùy theo tình chất, kích thước của khối u và thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp điều trị khác nhau. Những trường hợp kích thước nhân xơ dưới 2cm, người bệnh không có triệu chứng gì khó chịu thì chỉ cần theo dõi định kỳ và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nếu nhân xơ kích thước lớn trên 3cm gây hiện tượng chèn ép thì cần phải phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn. Ngoài ra, với những khối u kích thước dưới 3cm, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng đốt sóng cao tần RFA. Những ưu điểm của phương pháp này là: Ít xâm lấn, không cần phải rạch da nên độ an toàn cao, hạn chế được những tác động đến các cơ quan và mô khỏe mạnh xung quanh. Quá trình thực hiện qua một đầu kim nhỏ nên không để lại sẹo. Thời gian thực hiện ngắn, từ 15 - 60 phút, sau đó người bệnh chỉ cần theo dõi tại viện khoảng hơn 2 giờ, nếu ổn định thì có thể ra viện và theo dõi tại nhà. Bảo tồi tối đa tuyến giáp, người bệnh không cần phải dùng thêm thuốc hormone sau điều trị. Sau khi điều trị khoảng 1 - 2 ngày, người bệnh có thể sinh hoạt và làm việc bình thường.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-dau-mua-khi-co-chua-duoc-khong-lam-cach-nao-de-khoi-benh-
Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không, làm cách nào để khỏi bệnh?
Sự quay trở lại của bệnh đậu mùa khỉ đã từng khiến Tổ chức Y tế thế giới ban bố đây là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Mặc dù từ 11/5/2023, tình trạng khẩn cấp này đã được rút bỏ nhưng khi có ca mắc bệnh, không ít người vẫn lo lắng bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không. 1. Triệu chứng thường gặp ở bệnh đậu mùa khỉ Sau thời gian ủ bệnh, người bị bệnh đậu mùa khỉ bắt đầu khởi phát các triệu chứng:- Bị đau đầu, lưng và cơ. - Sốt cao. - Cơ thể bị suy nhược. - Nổi hạch toàn thân. - Sau khi bị sốt 1 - 3 ngày, người bệnh sẽ nổi ban trên da, thường tập trung ở mặt và chân tay. Một số trường hợp nổi ban ở cơ quan sinh dục, niêm mạc miệng hoặc mắt. Trình tự tiến triển ban bắt đầu từ dạng dát, sẩn cho đến mụn nước và mụn mủ sau đó nốt mụn tự đóng vảy, khô và bong tróc. Nếu tổn thương da nghiêm trọng thành mảng lớn thì sau khi khỏi bệnh sẽ để lại sẹo. Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ trên đây thường diễn tiến rất nhanh với các mức độ khác nhau ở từng bệnh nhân. Có trường hợp người bệnh chỉ bị sốt kèm theo tình trạng nổi mụn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng có trường hợp virus phát triển mạnh mẽ, tấn công hệ thần kinh gây nên các biến chứng nguy hiểm như: viêm mô tủy sống, viêm não, viêm phổi phế quản, mất thị giác, mất trí nhớ,... và thậm chí tử vong (rất ít). Nguy cơ biến chứng do đậu mùa khỉ chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, người già, người bị suy yếu miễn dịch. 2. Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không, làm sao để khỏi? 2.1. Có thể chữa được bệnh đậu mùa khỉ không? Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không luôn là mối quan tâm chung của rất nhiều người, nhất là những ai đang có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Đến nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị đối với bệnh lý này. Các chuyên gia y tế toàn cầu vẫn đang nỗ lực nghiên cứu để tìm ra giải pháp điều trị bệnh. Tuy nhiên, không nên quá hoang mang về vấn đề bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không vì thực tế bệnh lý này có thể tự khỏi trong 2 - 4 tuần mà không cần điều trị. Trong khoảng thời gian này, các triệu chứng của bệnh sẽ dần dần thuyên giảm và biến mất. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách thức chăm sóc tại nhà và chỉ định đơn thuốc phù hợp. Hầu hết các phương pháp điều trị đậu mùa khỉ hiện nay đều nhằm mục đích giảm nhẹ và kiểm soát triệu chứng kết hợp cải thiện hệ miễn dịch. Người bệnh sẽ được cách ly và chăm sóc tích cực để sớm khỏi bệnh và tránh lây nhiễm cho người khác.2.2. Làm cách nào để khỏi bệnh đậu mùa khỉ? Như vậy, với câu hỏi bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không thì câu trả lời là có thể chữa khỏi bệnh bằng các cách:- Chăm sóc tại nhà Khi nghi ngờ có triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng. Nếu bệnh nhân được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà thì cần lưu ý:+ Sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ và để cho tổn thương tự khô. + Không chạm vào các tổn thương do đậu mùa khỉ xuất hiện ở mắt, miệng. + Cách ly người bệnh vào phòng riêng và không tiếp xúc với người thân để tránh lây lan. + Người bệnh dùng phòng tắm riêng và luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ phòng tắm sau khi sử dụng. + Dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch thường xuyên các bề mặt chạm vào. + Dùng riêng vật dụng cá nhân, không để người thân dùng chung đồ dùng của mình. + Tự vệ sinh và giặt giũ quần áo. + Thường xuyên sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng. - Điều trị bằng thuốc
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nguyen-nhan-benh-dau-mua-khi-la-gi-
Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Những năm gần đây, sự bùng phát trở lại của bệnh đậu mùa khỉ trên phạm vi toàn cầu đã khiến Tổ chức Y tế thế giới ra không ít khuyến cáo về việc đối phó và phòng ngừa bệnh. 1. Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là gì, ai có nguy cơ cao với bệnh? 1.1. Nguyên nhân gây nên bệnh đậu mùa khỉ Virus monkeypox là tác nhân gây ra bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết đến việc tiếp xúc với virus gây bệnh qua người hoặc động vật chủ trung gian là một số loài gặm nhấm và khỉ. Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ chính là do tiếp xúc với virus gây bệnh qua: máu, dịch tiết hoặc các tổn thương ở niêm mạc và da của người bệnh; tiếp xúc với giọt bắn hô hấp của người bệnh. Điều này có nghĩa là, bất cứ hoạt động tiếp xúc gần nào với mầm bệnh đều có thể bị lây nhiễm đậu mùa khỉ:- Mắc bệnh do tiếp xúc với động vật bị đậu mùa khỉ Các loài động vật gặm nhấm và khỉ nhiễm virus đậu mùa khỉ chính là trung gian lây bệnh nên nếu con người tiếp xúc với chúng dù gián tiếp hay trực tiếp thì đều có thể lây bệnh. Điển hình nhất cho việc lây bệnh là tiếp xúc với mủ, máu, thịt, mô của động vật chứa virus đậu mùa khỉ. Ngoài ra, nếu ăn thịt động vật bị nhiễm đậu mùa khỉ chưa nấu chín kỹ thì đây cũng là nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ ở người. - Mắc bệnh do tiếp xúc với người bị đậu mùa khỉ Có tiếp xúc trực tiếp và gần gũi với người đang mắc bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể khiến người bình thường bị lây bệnh. Đặc biệt, nếu tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương da do mắc đậu mùa khỉ thì nguy cơ lây nhiễm càng nhanh. Việc nắm bắt được các con đường lây nhiễm là nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở người sẽ giúp mỗi cá nhân chủ động thực hiện biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nguy cơ bị lây bệnh. 1.2. Đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh đậu mùa khỉ Từ các nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ nêu trên có thể thấy rằng, các trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh lý này:- Người có tiếp xúc gần hoặc sống chung với người đang bị đậu mùa khỉ. - Người thường xuyên tiếp xúc với động vật thuộc nhóm tác nhân trung gian lây truyền đậu mùa khỉ. - Nhân viên y tế không thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi thăm khám và điều trị cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Các trường hợp có hệ miễn dịch yếu, trẻ nhỏ bị đậu mùa khỉ thường có triệu chứng nghiêm trọng hơn và thuộc nhóm có thể tử vong do biến chứng của bệnh lý này. Những người đã tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa nếu bị bệnh đậu mùa khỉ thì triệu chứng thường đơn giản hơn và tránh được nguy cơ biến chứng.2. Chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ bằng cách nào? Biết được nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ thì sẽ biết cách phòng ngừa tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh lý này:- Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người:+ Không tiếp xúc da - da, tiếp xúc gần với người có triệu chứng nghi ngờ đậu mùa khỉ hoặc đang bị đậu mùa khỉ. + Không tiếp xúc với bất cứ đồ dùng nào của người bị bệnh đậu mùa khỉ. + Luôn chú ý sát trùng tay khi tiếp xúc với các bề mặt có nghi ngờ chứa virus gây bệnh. - Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh từ động vật+ Không nên tiếp xúc với loài linh trưởng, động vật gặm nhấm, nhất là động vật đã bị chết do bệnh. + Cách ly động vật nuôi có nghi ngờ nhiễm bệnh với động vật khác và theo dõi triệu chứng của bệnh trong 30 ngày nếu không thấy xuất hiện triệu chứng đậu mùa khỉ thì mới chấm dứt cách ly. + Chỉ ăn thịt từ động vật rõ nguồn gốc, được kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm và cần phải nấu chín kỹ.3. Không nên hoang mang với bệnh đậu mùa khỉ Sự xuất hiện của ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở nước ta trong thời gian gần đây khiến không ít người hoang mang tìm hiểu nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ và lo lắng về nguy cơ lây bệnh. Mặc dù có rất nhiều cách thức để bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm sang người bình thường nhưng cũng không nên quá lo lắng, hoang mang trước bệnh lý này vì:- Đây không phải là căn bệnh lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử y học. Trước đó, bệnh đã từng được xóa sổ vào những năm 1980 nên các chuyên gia y tế đã có nghiên cứu và biết cách đối phó với bệnh lý này. - Tuy bệnh có khả năng lây nhiễm nhưng khó lây qua tiếp xúc thông thường mà chủ yếu lây qua tiếp xúc gần với người bệnh. - Bệnh đậu mùa khỉ không lây qua không khí vì nó chỉ lây qua giọt bắn hô hấp có kích thước lớn và phạm vi tiếp xúc gần. - Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ thấp hơn so với thủy đậu. Hiện mới phát hiện ra 2 chủng gây đậu mùa khỉ ở Congo và Tây Phi nhưng chủng ở Tây Phi tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 1%. Nguyên nhân gây tử vong khi bị đậu mùa khỉ chủ yếu là do bội nhiễm vi khuẩn vì chăm sóc, vệ sinh da trong thời gian nhiễm bệnh không được thực hiện tốt nên người bệnh bị nhiễm trùng huyết, viêm đa cơ quan. Nhìn chung, các trường hợp tử vong là do biến chứng chứ không phải do bị đậu mùa khỉ. Bên cạnh việc chủ động phòng ngừa của mỗi cá nhân thì việc tuyên truyền để nâng cao ý thức cộng đồng trong thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh cũng là việc nên làm. Nếu thực hiện tốt điều này thì sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro lây nhiễm đậu mùa khỉ trong cộng đồng, tránh tạo gánh nặng cho chăm sóc y tế và nguy cơ gây tổn hại đến kinh tế xã hội.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-dau-mua-khi-co-nguy-hiem-khong-phong-ngua-bang-cach-nao-
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, phòng ngừa bằng cách nào?
Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát ở nhiều nước trên thế giới và nước ta cũng đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Đã có những cảnh báo y tế đối với bệnh lý này do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Vậy bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không và làm cách nào để phòng ngừa? Những băn khoăn này sẽ có lời giải qua nội dung chia sẻ sau đây. 1. Tổng quan về bệnh đậu mùa khỉ Bệnh đậu mùa khỉ do virus cùng tên gây nên. Bệnh có khả năng lây từ động vật sang người và từ người sang người. Một số thông tin về virus gây bệnh đậu mùa khỉ Virus gây bệnh đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae - cùng họ với virus đậu mùa nên các triệu chứng của hai bệnh này có nhiều nét tương đồng. Người bị đậu mùa khỉ thường có triệu chứng: đau đầu, sốt cao, đau lưng, đau cơ, sưng và nổi hạch, phát ban nước trên da,... Thời kỳ khởi phát, ban nổi lên hơi cao so với bề mặt da sau khi sốt 1 - 3 ngày. Tiếp sau đó, ban nổi lên và chứa nước, chứa mủ bên trong. Do mụn nước mọc với số lượng nhiều nên da bị tổn thương trên phạm vi rộng. Cuối cùng nốt mụn nước sẽ tự khô, đóng vảy và bong dần nhưng sẽ để lại sẹo.2. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, phòng ngừa bằng cách nào? 2.1. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm hay không? Do tính chất lây nhiễm và bùng phát triệu chứng nhanh chóng của bệnh lý này nên nhiều người lo lắng không biết bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không. Thường thì đậu mùa khỉ có thể tự khỏi sau 2 - 4 tuần, ít khi cần điều trị nhưng bệnh lại tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao. Nếu không được chăm sóc da và điều trị đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng: viêm não, viêm phế quản phổi, viêm mô não, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mắt gây mất thị giác, nhiễm trùng giác mạc,... Tổ chức Y tế thế giới cho biết, những năm qua, bệnh đậu mùa khỉ đã bùng phát ở nhiều quốc gia và có tỷ lệ tử vong tới 3 - 6%. Tỷ lệ này chủ yếu rơi vào các trường hợp có bệnh lý mạn tính, trẻ em hoặc người có hệ miễn dịch yếu. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Đây là trường hợp cần được chú ý đặc biệt vì thai phụ mắc bệnh lý này có thể lây sang thai nhi qua nhau thai và khiến thai nhi bị đậu mùa khỉ bẩm sinh hoặc thai lưu. Đây là lý do các chuyên gia y tế khuyến cáo thai phụ không nên tiếp xúc với người đang bị nghi ngờ mắc hoặc đang mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú bị bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây nhiễm cho con qua quá trình tiếp xúc gần. Vì thế, trường hợp này cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp phòng ngừa lây nhiễm. Vấn đề bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không cũng cần xem xét trên một phương diện nữa là khả năng lây nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Do đây là bệnh lý có tính chất lây lan nhanh nên dễ dàng lây nhiễm cho những người xung quanh, tạo thành dịch. Điều này không chỉ gây gánh nặng cho y tế mà còn tổn thất đến kinh tế xã hội. Hiện mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu. Chưa có một công bố chính thức nào về mức độ lây lan và tính chất nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, việc phòng ngừa để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh vẫn được khuyến nghị thực hiện nghiêm túc. Bệnh đậu mùa khỉ hiện chưa có thuốc đặc trị. Thêm vào đó, các nghiên cứu về con đường lây nhiễm của bệnh lý này vẫn còn tiếp tục, chưa có kết luận cuối cùng. Chiến dịch tiêm chủng phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ đã kết thúc từ những năm 1980 - khi bệnh này đã được thanh toán trên toàn thế giới. Vì thế, hiện chưa có vắc xin để phòng bệnh. Do chưa đủ dữ liệu để khẳng định bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không nên các chuyên gia y tế luôn đề cao tuyên truyền chủ động phòng ngừa bệnh lý này.2.2. Phương pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ Chính vì chưa có kết luận cuối cùng về mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ nên tốt nhất mỗi cá nhân cần tự chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng cách:- Tránh tiếp xúc gần với người và động vật bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc đang bị đậu mùa khỉ. - Khử trùng toàn bộ vật dụng và không gian sống của người mắc bệnh đậu mùa khỉ. - Nếu phát hiện bị bệnh đậu mùa khỉ thì nên chủ động cách ly cho tới khi được chẩn đoán xác định về khả năng mắc bệnh để không lây lan cho cộng đồng và trao đổi với những người đã tiếp xúc trong thời gian gần để họ chủ động theo dõi, kiểm tra sức khỏe. - Người đang bị đậu mùa khỉ cần cách ly với người xung quanh cho đến khi tổn thương trên da bong vảy và thay da mới vì thời điểm này virus gây bệnh mới không còn khả năng lây lan. Trong thời gian này, người bệnh cũng không nên quan hệ tình dục và 12 tuần đầu sau khi khỏi bệnh, tốt nhất nên dùng bao cao su khi quan hệ. Đại đa số trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ tự khỏi sau 2 - 4 tuần mà không gặp phải biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cần được chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và nếu được chỉ định dùng thuốc kháng virus thì nên tuân thủ đơn thuốc từ bác sĩ để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tình trạng biến chứng. Không thể chủ quan trước khả năng lây lan và nguy cơ biến chứng của bệnh bệnh đậu mùa khỉ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/duy-tri-thoi-quen-kham-tai-mui-hong-dinh-ky-de-bao-ve-suc-khoe
Duy trì thói quen khám tai mũi họng định kỳ để bảo vệ sức khỏe
Việc thăm khám tai mũi họng định kỳ cũng chính là một trong những cách để bạn bảo vệ sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở tai, mũi hoặc họng thì bạn cũng nên đi thăm khám ngay để được điều trị sớm. Dưới đây là một số thông tin về quá trình thăm khám mà bạn đọc có thể tham khảo. 1. Lợi ích khi thăm khám tai mũi họng định kỳ Tai - mũi - họng là những bộ phận khá nhạy cảm và dễ chịu tác động từ những yếu tố đến từ môi trường bên ngoài. Những người cao tuổi hoặc trẻ em rất dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến tai - mũi - họng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Những nguyên nhân gây nên bệnh lý về tai - mũi - họng có thể kể đến như điều kiện môi trường, thời tiết, thói quen ăn uống, dị ứng,... Ngoài ra, ba bộ phận này có sự gắn kết chặt chẽ nên chỉ cần một bộ phận bị viêm có thể kéo theo những bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng. Việc thăm khám tai mũi họng sớm sẽ giúp xác định được tình trạng của các cơ quan này, phát hiện sớm sự bất thường (nếu có) và từ đó có cách điều trị phù hợp, hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe. 2. Những dấu hiệu nên đi khám tai mũi họng sớm Ngoài việc thăm khám định kỳ thì bạn cũng nên đi khám tai mũi họng ngay khi có những dấu hiệu sau đây: Nghẹt hoặc tắc mũi: Nếu tình trạng này kéo dài hoặc có đi kèm với một vài biểu hiện như mệt mỏi, bị sốt hoặc đau họng,... thì bạn nên đi thăm khám để có chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý. Bị chảy nước mũi có thể do nhiều vấn đề khác nhau như viêm xoang, viêm mũi cấp, viêm mũi dị ứng,... Đau rát cổ họng. Bị đau tai. Tai có dấu hiệu bị chảy mủ hoặc bị chảy nước ở bên trong. Bị ù tai. Khi nuốt thức ăn bị vướng. Bị ngứa họng. Bị đau nhức ở khu vực xung quanh mũi. Thường xuyên hắt hơi và đi kèm cảm giác đau họng. Ho khan, thỉnh thoảng có đờm. Đây đều là những biểu hiện cảnh báo bạn đang có vấn đề về tai mũi họng. 3. Sau khi đã xếp được lịch khám, bạn sẽ đến bệnh viện theo lịch đã đặt trước đó và tiếp nhận thông tin ở quầy lễ tân. Nhân viên bệnh viện sẽ hướng dẫn bạn đến phòng khám chuyên khoa để gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện nội soi để kiểm tra xem bạn đang gặp phải vấn đề gì và có cần làm thêm xét nghiệm nào không. Khi đã có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán, tư vấn về chế độ sinh hoạt cũng như phương pháp điều trị phù hợp với tình hình bệnh lý của từng đối tượng (nếu cần thiết). Nếu bệnh lý không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bạn có thể điều trị ở nhà. Trong khi đó, nếu bệnh nghiêm trọng thì bạn sẽ được yêu cầu nhập viện để được theo dõi và tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ. 4. Một số câu hỏi thường gặp về khám tai mũi họng Nếu bạn chỉ thực hiện 1 dịch vụ khám tai mũi họng cũng như nội soi tai mũi họng thì vẫn có thể ăn uống bình thường để duy trì thể trạng sức khỏe tốt nhất. Việc thăm khám tai mũi họng sử dụng các thiết bị hiện đại, không gây ra cảm giác đau hay khó chịu. Đối với thiết bị nội soi thì hiện nay, thiết bị này cũng được thiết kế hiện đại hơn, phù hợp với cấu trúc của tai - mũi - họng nên việc thực hiện rất nhanh. Với kỹ thuật nội soi hiện đại, các bác sĩ có thể thông qua hình ảnh thu được để phát hiện dấu hiệu ung thư vòm họng cùng với những vấn đề bất thường khác. Nhưng để kết luận chính xác thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu khác. Nội soi các bộ phận tai mũi họng là một trong những biện pháp chẩn đoán hiện đại, được đánh giá cao về sự an toàn. Với trẻ nhi khi nội soi thường la hét hoặc giãy giụa có thể khiến cho ống nội soi (nhất là ống nội soi cứng) làm tổn thương niêm mạc mũi, ống tai,. . gây chảy máu hoặc nhiễm trùng. Do vậy, đối với trẻ nhi khi nội soi sẽ cần nhờ sự giúp đỡ của bổ mẹ và nhân viên y tế để giữ chặt bé khi soi.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bi-tieu-chay-o-nguoi-lon-nen-an-gi-va-cac-loai-thuc-pham-can-tranh
Bị tiêu chảy ở người lớn nên ăn gì và các loại thực phẩm cần tránh
Tiêu chảy là tình trạng hầu như ai cũng đã từng gặp phải và chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng. Khác với trẻ em, chế độ ăn của người lớn thường đa dạng hơn, vì thế, chủ đề bị tiêu chảy ở người lớn nên ăn gì cũng được quan tâm hơn với rất nhiều câu trả lời khác nhau. Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết sau để 1. Bị tiêu chảy ở người lớn nên ăn gì để cải thiện tình hình? Thực tế, tiêu chảy ở người lớn là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau và chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng để giúp cơ thể hồi phục hiệu quả. Dưới đây là thông tin các loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi: bị tiêu chảy ở người lớn nên ăn gì? Khi bị tiêu chảy, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm giàu tinh bột và ít chất xơ để tránh hệ tiêu hoá phải hoạt động nhiều trong thời gian này. Điển hình là gạo trắng có ít chất xơ và cung cấp năng lượng vừa đủ cho cơ thể. Không nên sử dụng gạo lứt đối với người đang bị tiêu chảy bởi vì hàm lượng chất xơ trong gạo lứt có thể gây khó tiêu, chướng bụng. Ngoài ra, bánh mì trắng cũng là thực phẩm được khuyên dùng cho người bị tiêu chảy. Tinh bột từ bánh mì có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, làm đặc khối phân giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy và cung cấp năng lượng. Các món ăn chế biến dạng mềm, lỏng là ưu tiên hàng đầu trong thực đơn dành cho người bị tiêu chảy. Cháo loãng, canh súp không chỉ dễ tiêu hoá, cung cấp năng lượng mà còn có nhiều nước, giúp bù nước hiệu quả cho cơ thể. Khi nấu cháo loãng cho người bệnh có thể bổ sung thêm các loại củ như cà rốt, khoai tây và thịt nạc heo, gà để tăng dinh dưỡng. Các loại canh súp như súp cà rốt, súp bí đỏ, súp khoai tây nghiền,... giúp người bệnh dễ ăn, dễ tiêu hoá và đủ chất dinh dưỡng. Trái cây cũng là thành phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng phù hợp cho người đang trong tình trạng tiêu chảy. Các loại hoa quả tốt cho người bị tiêu chảy có thể kể đến như: Táo: có chứa hàm lượng pectin cao, đây là chất xơ hoà tan khi phân huỷ có tác dụng bảo vệ dạ dày, giảm tình trạng kích thích tăng nhu động ruột. Đồng thời quá trình phân huỷ pectin cũng giúp tăng cường lợi khuẩn cho hệ đường ruột. Ngoài ra, khi ăn táo hoặc uống nước ép táo còn giúp cung cấp đường hiệu quả cho cơ thể tránh bị mất sức khi đi ngoài nhiều lần. Chuối với đặc tính mềm, dễ tiêu hoá có khả năng làm dịu các cơn đau dạ dày, ruột dành cho người bị tiêu chảy. Hàm lượng kali cao trong chuối có tác dụng giúp cân bằng chất điện giải cần thiết cho cơ thể khi tiêu chảy. Tương tự như táo, chuối cũng chứa hàm lượng pectin tốt cho hệ tiêu hoá đồng thời hàm lượng inulin của quả này còn giúp bổ sung lợi khuẩn, cho đường ruột khỏe mạnh hơn. Chuối có thể kết hợp với táo để xay nhuyễn, người bệnh có thể uống trực tiếp và dễ tiêu hoá hơn. Ổi xanh là loại trái cây giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và chứa hàm lượng tanin cao, có khả năng cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp ở người lớn. Đối với người đang bị tiêu chảy, nên ăn hoặc uống nước ép ổi từ 1 - 2 trái mỗi ngày. Đối với người tiêu chảy nên hạn chế lựa chọn trái cây có vị chua và nhiều chất xơ vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn kèm theo các triệu chứng khó tiêu hoá. Chất đạm là thành phần cần thiết cho cơ thể người bị tiêu chảy để giúp cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bổ sung chất đạm qua các loại thịt gà, thịt heo và nên chọn phần thịt nạc, ít mỡ để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Có thể chế biến thịt gà, thịt heo nấu cùng với cháo hoặc hấp để dùng kèm cơm. Đối với người không ăn thịt có thể bổ sung đạm bằng đậu phụ nấu canh súp hoặc om nước tương. Bổ sung các loại sữa chua không đường hoặc sữa chua uống lên men là không thể thiếu trong thực đơn cho người bị tiêu chảy. Sữa chua giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột, từ đó cân bằng hệ vi khuẩn, ổn định dạ dày, đường ruột và cải thiện sức đề kháng hệ tiêu hoá. Đồng thời, sữa chua có khả năng giúp thay đổi khẩu vị bởi vì khẩu phần ăn ít gia vị, ít dầu mỡ có thể khiến người bị tiêu chảy tăng cảm giác thèm ăn vặt. Sữa chua có thể kết hợp với trái cây như táo, chuối hoặc yến mạch để thay đổi thực đơn đa dạng cho người tiêu chảy.2. Các loại thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy Ngoài câu hỏi bị tiêu chảy ở người lớn nên ăn gì thì chắc chắn bạn cũng cần biết một số thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy để giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. Đó là: Thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến dạng tái như cá sống, rau sống, thịt tái,... có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại trong giai đoạn đường ruột không ổn định khi bị tiêu chảy. Đồ ăn nhiều dầu mỡ như các món ăn chiên rán, thịt mỡ,... chứa nhiều chất béo tiêu hóa chậm có thể gây khó tiêu, chướng bụng và tăng cảm giác buồn nôn, nôn. Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu có thể làm suy yếu lợi khuẩn đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và khiến tình trạng tiêu chảy nặng thêm. Đồ ăn cay nóng thường chứa nhiều axit tăng cảm giác nóng, rát cho dạ dày và kích thích tăng nhu động dẫn đến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Vì thế nên hạn chế thức ăn có chứa gia vị cay như ớt, tiêu,... Thức uống có cồn như bia, rượu, nước trái cây lên men thường chứa nhiều ga, men kết hợp với hàm lượng carbohydrate cao làm tăng tình trạng tiêu chảy kèm theo các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu. Sữa và các sản phẩm từ sữa có nguồn gốc động vật thường chứa hàm lượng lactose, không tốt đối với người bị tiêu chảy do nguyên nhân dị ứng với lactose. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại sữa đã được xử lý lactose, sữa có nguồn gốc thực vật để bảo vệ đường ruột. 3. Những lưu ý giúp người tiêu chảy mau hồi phục Ngoài việc lựa chọn thực phẩm trong khẩu phần ăn thì người bị tiêu chảy nên lưu ý một số điều sau để giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả hơn: Ăn chín, uống sôi và không ăn thực phẩm kém vệ sinh. Uống nhiều nước ấm để bù nước cho cơ thể và làm dịu tình trạng tăng nhu động ruột. Ăn đúng giờ và chia nhỏ khẩu phần ăn thành 4 - 6 bữa trong ngày để tránh tình trạng nạp nhiều thức ăn cùng lúc gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong giai đoạn này. Lưu ý kiểm tra và theo dõi các loại thực phẩm đã dùng để phòng ngừa trường hợp dị ứng với thức ăn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-dinh-duong-cho-be-loi-ich-va-quy-trinh-kham
Khám dinh dưỡng cho bé: Lợi ích và quy trình khám
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng phần nào tới sự phát triển của trẻ nhỏ, do đó các bậc phụ huynh nên cho con đi khám dinh dưỡng định kỳ. Vậy khám dinh dưỡng cho bé đem lại những lợi ích gì, quy trình khám dinh dưỡng ra sao? Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết này để giải đáp thắc mắc trên. 1. Tìm hiểu về khám dinh dưỡng Khi trẻ đi khám dinh dưỡng, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng và đưa ra các kết luận và chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của trẻ, từ đó tư vấn thêm các lưu ý khác để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Vậy thời điểm nào cha mẹ nên tìm hiểu và đi khám dinh dưỡng cho bé? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cha mẹ nên cho trẻ dưới 16 tuổi đi khám dinh dưỡng thường xuyên, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Nhưng lịch thăm khám nên được sắp xếp tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, cụ thể như sau: Trẻ dưới 2 tuổi nên đi khám định kỳ vào các mốc: 3 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 9 tháng, 12 tháng, 15 tháng tuổi, 18 tháng tuổi và 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn phát triển não bộ của trẻ, do đó cha mẹ cần đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng. Trẻ từ 2 tuổi trở lên cần được đi khám dinh dưỡng định kỳ từ 1 - 2 lần/năm. Ngoài đi khám định kỳ, cha mẹ cũng nên chủ động đưa bé đi khám dinh dưỡng khi bé có những biểu hiện bất thường. Ví dụ: trẻ lười ăn, có dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng; trẻ bị rối loạn tiêu hóa; trẻ bị thiếu máu, thiếu vitamin A, D, thiếu kẽm,… Ngoài ra, các em bé có nguy cơ thừa cân, béo phì cũng cần được đi khám dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, phù hợp hơn.2. Khám phá lợi ích của việc khám dinh dưỡng cho trẻ Trên thực tế, qua mỗi buổi khám dinh dưỡng định kỳ, cha mẹ sẽ nắm được tình hình tăng trưởng, phát triển của trẻ, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bé. Thứ nhất, qua buổi khám dinh dưỡng, bác sĩ có thể đánh giá chế độ ăn uống của trẻ đã phù hợp chưa. Trong trường hợp trẻ đang bị thiếu hay thừa chất, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để cha mẹ thiết kế lại thực đơn ăn uống đảm bảo đủ và cân bằng chất cho bé. Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, trẻ thừa cân, béo phì cần đi khám dinh dưỡng định kỳ để bác sĩ điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển như bạn bè. Thứ hai, nhờ đi khám dinh dưỡng định kỳ, cha mẹ có cơ hội phát hiện sớm bệnh lý ở trẻ nhỏ (nếu có), từ đó chủ động điều trị cho con từ những giai đoạn đầu, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra. Đặc biệt, sau một buổi khám dinh dưỡng cho bé, các bậc phụ huynh sẽ “bỏ túi” thêm nhiều kiến thức bổ ích về dinh dưỡng. Qua đó, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, ngăn ngừa nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, tiêu chảy hoặc táo bón ở trẻ nhỏ. Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, cha mẹ nên sắp xếp thời gian và đưa bé đi khám dinh dưỡng định kỳ.3. Quy trình khám dinh dưỡng cho bé Nhiều cha mẹ thắc mắc: một buổi khám dinh dưỡng cho bé diễn ra như thế nào? Bắt đầu buổi khám, bác sĩ thường khám lâm sàng để nắm được tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ nhỏ. Để đánh giá xem trẻ có phát triển phù hợp với lứa tuổi không, bác sĩ sẽ đo các chỉ số cơ thể cơ bản, ví dụ như: cân nặng, chiều cao và đối chiếu với bảng cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn (so sánh dựa vào độ tuổi, giới tính). Trong buổi khám dinh dưỡng, cha mẹ nên chủ động chia sẻ với bác sĩ về thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, một số sở thích của trẻ, tiền sử mắc bệnh (nếu có). Dựa vào những thông tin kể trên, bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện thêm một số xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu. Các xét nghiệm thường có trong gói khám dinh dưỡng cho bé là: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Xét nghiệm chức năng gan như xét nghiệm đo nồng độ ALT, AST, ALP, xét nghiệm đo nồng độ Albumin, protein toàn phần,... Xét nghiệm chức năng thận như xét nghiệm ure máu, creatinin huyết thanh, acid uric máu, albumin huyết thanh, tổng phân tích nước tiểu,... Xét nghiệm chức năng tuyến giáp như đo nồng độ TSH (thyroid-stimulating hormone), T4 (thyroxine) và T3 (triiodothyronine),... Xét nghiệm tuyến yên,... Xét nghiệm đường máu, mỡ máu, Protein, albumin máu Xét nghiệm các vi chất: Vitamin A, B, C, D, E,... . Sắt, calci, Magne, Phosphat, Kẽm,... Trong một số trường hợp, trẻ còn được chỉ định đi đo độ loãng xương, siêu âm ổ bụng. Từ kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ nhỏ. Đồng thời, sau mỗi buổi khám dinh dưỡng, bác sĩ cũng chia sẻ thêm kinh nghiệm lên thực đơn, chia khẩu phần ăn để trẻ luôn cảm thấy ngon miệng.4. Cha mẹ cần chuẩn bị gì trước khi cho trẻ đi khám dinh dưỡng?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-phu-khoa-o-dau-tot-mot-so-kinh-nghiem-khi-di-kham-phu-khoa
Khám phụ khoa ở đâu tốt? Một số kinh nghiệm khi đi khám phụ khoa
Khám phụ khoa định kỳ là một thói quen tốt, giúp chị em theo dõi sức khỏe sinh sản, kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường (nếu có) và có hướng điều trị phù hợp. Vậy nên đi khám phụ khoa ở đâu và cần lưu ý điều gì khi đi khám phụ khoa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc trả lời những câu hỏi đó. 1. Tầm quan trọng của việc khám phụ khoa định kỳ Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của việc khám phụ khoa đối với người phụ nữ. Nhờ đi khám định kỳ, chị em có thể theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe sinh sản, đồng thời phát hiện sớm một số bệnh lý nghiêm trọng (nếu có) như: u buồng trứng hoặc ung thư cổ tử cung và có những can thiệp kịp thời. Đây đều là những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây rủi ro vô sinh, hiếm muộn. Nhưng để đảm bảo kết quả thăm khám chính xác, trước hết, chị em cần Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc đã có quan hệ tình dục nên khám phụ khoa tổng quát và duy trì thói quen đi khám định kỳ. Đây là cách giúp bạn bảo vệ được sức khỏe sinh sản của mình cũng như điều trị sớm khi phát hiện bệnh lý trong giai đoạn đầu (nếu có). Việc phát hiện, điều trị sớm giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong trường hợp không thể sắp xếp đi khám định kỳ, người phụ nữ nên khám phụ khoa trong các trường hợp sau: khám tiền hôn nhân, khám trước khi mang thai và khi phát hiện các triệu chứng nghi mắc bệnh phụ khoa. Cụ thể, trước khi kết hôn là giai đoạn vàng để khám phụ khoa, qua đó bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân và có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống hôn nhân sắp tới. Khi có ý định mang thai, người phụ nữ cũng nên chủ động khám phụ khoa tổng quát để phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh lý phụ khoa (nếu có). Từ đó hạn chế nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi và để lại biến chứng nghiêm trọng, đảm bảo được sức khỏe của cả mẹ và con. Đặc biệt, khi phát hiện các triệu chứng nghi mắc bệnh phụ khoa, các chị em nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Những dấu hiệu mà chúng ta không nên bỏ qua là: rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, ra máu không liên quan đến kỳ kinh, khí hư có màu bất thường, dịch tiết âm đạo có mùi,…3. Quy trình khám phụ khoa tổng quát Thông thường, một buổi thăm khám phụ khoa sẽ gồm 2 phần, đó là khám lâm sàng và siêu âm, xét nghiệm. Trước khi bắt đầu kiểm tra, bác sĩ sẽ trao đổi thêm về đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử mắc bệnh phụ khoa. Bên cạnh đó, chị em cũng nên chia sẻ cởi mở với bác sĩ về các vấn đề như: đã quan hệ tình chưa chưa, đã từng mang thai chưa, có sử dụng biện pháp tránh thai nào không,… Đây là những thông tin quan trọng, hỗ trợ quá trình thăm khám được chính xác hơn. Khi khám cơ quan sinh dục, ban đầu bác sĩ sẽ quan sát cơ quan bên ngoài, đó là: môi lớn, môi bé, tầng sinh môn để đưa ra đánh giá ban đầu, phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có. Để kiểm tra âm đạo, cổ tử cung, bác sĩ thường sử dụng mỏ vịt nhằm quan sát dễ dàng hơn, một số trường hợp sẽ được kiểm tra trực tràng. Để kiểm tra chuyên sâu về sức khỏe phụ khoa, bác sĩ có thể kết hợp các kỹ thuật xét nghiệm, siêu âm hiện đại, ví dụ như: siêu âm ngã âm đạo để kiểm tra tử cung, buồng trứng; siêu âm tuyến vú; xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, soi dịch âm đạo và xét nghiệm nội tiết tố (đối với chị em bị rối loạn kinh nguyệt),...4. Kinh nghiệm khi đi khám phụ khoa tổng quát Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sỹ,...
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chia-se-kinh-nghiem-di-kham-thai-lan-dau-cho-chi-em-phu-nu
Chia sẻ kinh nghiệm đi khám thai lần đầu cho chị em phụ nữ
Khi mang bầu, chị em phụ nữ cần đi khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ. Vậy khi nào chị em nên đi khám thai lần đầu, buổi khám này cho biết những thông tin gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chủ đề này. 1. Thời điểm bạn nên đi khám thai lần đầu Nhiều chị em thắc mắc: khi nào chúng ta nên đi khám thai lần đầu? Thông thường, người phụ nữ nên chủ động đi khám thai nếu bị chậm kinh khoảng 1 - 2 tuần so với kỳ kinh bình thường. Ngoài ra, chị em sẽ có thể dựa vào một số biểu hiện đặc trưng khác để dự báo mình có thai hay không, ví dụ như ốm nghén và ra máu âm đạo,... Trước khi đi khám thai, chúng ta có thể thử thai tại nhà bằng que thử thai. Lựa chọn thời điểm thích hợp đi khám thai giúp bác sĩ xác định chính xác các vấn đề như: thai làm tổ ở bên trong hay bên ngoài tử cung, đặc điểm phát triển của túi thai, bạn đang mang đơn thai hay đa thai.2. Buổi khám thai lần đầu diễn ra như thế nào? Với các chị em mang thai lần đầu tiên sẽ không khỏi lo lắng khi đi khám thai. Chị em có thể tìm hiểu trước về quy trình khám thai lần đầu để có sự chuẩn bị tốt nhất. Thông thường, buổi khám thai đầu sẽ gồm 5 - 6 bước sau:Trước khi thăm khám, bác sĩ sẽ trao đổi với người phụ nữ để nắm được tình hình sức khỏe, tiền sử mắc bệnh (nếu có) để có kế hoạch theo dõi, chăm sóc phù hợp cho mẹ bầu. Một số thông tin bác sĩ sẽ trao đổi đó là:Tiền sử mắc bệnh (bao gồm bệnh cấp và mạn tính). Thuốc bạn đang dùng. Một số thủ thuật hoặc phẫu thuật người phụ nữ đã từng thực hiện. Tiền sử dị ứng. Đã mang thai lần nào chưa, có mắc bệnh lý sinh sản không. Chế độ sinh hoạt, ăn uống thường ngày. Chị em phụ nữ nên chia sẻ cởi mở với bác sĩ những thông tin trên, từ đó bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan ban đầu về tình trạng sức khỏe của bạn. Đối với phụ nữ đi khám thai lần đầu, bác sĩ thường hỏi thăm hai vấn đề, đó là: ngày cuối của kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng nghi mang thai bạn đang gặp phải. Những thông tin này giúp bác sĩ bước đầu xác định tình trạng mang thai của chị em. Khám sức khỏe tổng quát là một bước không thể thiếu mỗi lần chị em đi khám thai, đặc biệt trong lần khám đầu tiên. Ban đầu, chị em sẽ được đo các chỉ số cơ thể cơ bản, ví dụ như: cân nặng, chiều cao và chỉ số huyết áp. Những chỉ số này sẽ được theo dõi và so sánh trong những lần khám thai tiếp theo để đánh giá tình hình sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài ra, nếu chị em có tiền sử mắc các bệnh hoặc có vấn đề về sức khỏe như: tim mạch, hô hấp, nội tiết,... sẽ được bác sĩ chỉ định khám chuyên khoa sâu. Trong buổi khám thai lần đầu, người phụ nữ có thể được hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm sau: xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra nồng độ hormone h CG tùy từng trường hợp. Để xác định xem thai đã làm tổ chính xác trong buồng tử cung hay chưa, bác sĩ thực hiện kỹ thuật siêu âm. Ngoài ra, kết quả siêu âm còn cho biết tuổi thai nhi, dựa vào đó bác sĩ sẽ đoán được thời điểm dự sinh, thai phát triển có bình thường không, từ đó xây dựng lịch khám phù hợp cho từng mẹ bầu.3. Gợi ý địa chỉ khám thai dành cho chị em
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/xet-nghiem-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-den-ngay-medlatec
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu uy tín?
Hiện nay, việc tầm soát ung thư cổ tử cung được các chị em ngày càng chú trọng hơn nhằm bảo vệ sức khỏe chính mình. 1. Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào? Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào biểu mô ở cổ tử cung phát triển một cách bất thường, sau đó xâm lấn đến các bộ phận lân cận. Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung là do sự tấn công của virus HPV. Ngoài ra có một số yếu tố khác như quan hệ tình dục không lành mạnh, hút thuốc lá, viêm nhiễm đường sinh dục,… cũng làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung nếu không được phát hiện, chẩn đoán và can thiệp điều trị sớm có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như sau: Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng: Các triệu chứng như đau dữ dội vùng bụng dưới, xương chậu, xuất huyết âm đạo,… ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mãn kinh sớm: Những biện pháp can thiệp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn nặng như xạ trị, phẫu thuật dẫn đến quá trình mãn kinh diễn ra sớm hơn gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của người bệnh. Vô sinh: Những trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện giai đoạn muộn có thể phải cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng khiến chị em không còn khả năng mang thai. Phù bạch huyết: Khi tế bào ung thư cổ tử cung di căn có thể tấn công đến hạch bạch huyết. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ, điều này gây rối loạn chức năng của hệ thống hạch bạch huyết trong cơ thể, dịch tích tụ dẫn đến phù bạch huyết. Suy thận: Khi đường tiểu bị khối u chèn ép, nước tiểu không thể thoát ra ngoài sẽ tích tụ trong thận dẫn đến tình trạng căng, sưng kéo dài làm suy giảm chức năng. Suy thận gây nhiều tác động đến cơ thể, người bệnh xuất hiện triệu chứng phù nề ở chân hoặc toàn thân, tiểu ra máu,… Hình thành cục máu đông: Sự hình thành của tế bào ung thư làm tăng độ nhớt trong máu. Ngoài ra, tình trạng mệt mỏi khiến người bệnh ít vận động. Điều này dẫn đến nguy cơ cao hình thành cục máu đông ở các vị trí khác nhau. Nếu máu động xuất hiện trong phổi, thận,… thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Tử vong: Biến chứng nguy hiểm nhất của ung thư cổ tử cung là tử vong khi các tế bào ung thư xâm lấn đến nhiều cơ quan trong cơ thể. 2. Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc giúp phát hiện sớm bệnh lý ngay cả khi chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Từ đó lên phương án can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả nhất nhằm cải thiện triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm và tăng cơ hội khỏi hoàn toàn. Các xét nghiệm tầm soát ung thư phổ biến được áp dụng hiện nay: Xét nghiệm Pap Smear Mẫu bệnh phẩm là tế bào được lấy từ cổ tử cung bằng que gỗ bẹt chuyên dụng hoặc chổi quét tế bào. Sau đó mẫu bệnh phẩm được gửi đến phòng giải phẫu bệnh. Phương pháp này được khuyến cáo thực hiện với phụ nữ từ 21 - 65 tuổi. Với những người từ 30 tuổi trở lên thì nên thực hiện Pap Smear kết hợp xét nghiệm HPV. Trường hợp xét nghiệm Pap Smear cho kết quả bất thường, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm HPV, soi cổ tử cung và sinh thiết để đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh lý. Hiện nay có 2 phương pháp xét nghiệm PAP- Smear:- PAP truyền thống: phương pháp phết lam tế bào. - PAP - hiện đại (Thin-prep ): phương pháp nhúng dịch và ly tâm, tách chiết tế bào. Xét nghiệm HPV Xét nghiệm HPV là phương pháp giúp phát hiện sự tồn tại của Virus HPV trong cơ thể, đặc biệt là các type có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung. Trường hợp bệnh nhân xét nghiệm có kết quả HPV âm tính thì nên thực hiện lại sau 2 - 3 năm. Nếu kết quả xét nghiệm Pap Smear và HPV âm tính thì đến năm 65 tuổi, các chị em có thể ngừng thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-day-thi-som-o-dau-nhung-van-de-can-biet-khi-di-kham-day-thi-o-tre
Khám dậy thì sớm ở đâu? Những vấn đề cần biết khi đi khám dậy thì ở trẻ
Dậy thì sớm có thể khiến các bé gặp phải khá nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm sinh lý. Đó cũng là lý do vì sao rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến việc khi nào nên cho bé đi khám dậy thì sớm và khám dậy thì sớm ở đâu thì tốt? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chủ đề này. 1. Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm Trẻ bắt đầu dậy thì khi não bộ bắt đầu sản xuất hormone giải phóng gonadotropin (Gn RH). Loại hormone này sẽ đi đến tuyến yên để kích thích sản sinh estrogen và testosterone. Trong đó, estrogen là một loại hormone liên quan đến sự tăng trưởng và quá trình phát triển về mặt sinh dục ở phái nữ. Còn testosterone là loại hormone liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục của phái nam. Tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như sự hiện diện của khối u ở buồng trứng, tuyến thượng thận,... hoặc do những vấn đề khác ở hệ thần kinh trung ương, bị rối loạn hormone, một số bệnh di truyền,... Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị dậy thì sớm nhưng không tìm ra nguyên nhân chính xác. 2. Dậy thì sớm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ? Một vài hệ lụy có thể kể đến khi bé bị dậy thì sớm như: Việc dậy thì sớm có thể khiến cho các đầu xương đóng sớm hơn, gây rút ngắn thời kỳ sinh trưởng và phát triển chiều dài của xương. Đó là lý do vì sao nhiều trường hợp các bé dậy thì sớm thường có chiều cao hạn chế hơn so với các bạn bè cùng tuổi. Những bé gái dậy thì sớm thường có tỷ lệ bị ung thư vú, các bệnh lý về tim mạch hoặc cao huyết áp cao hơn so với những đứa trẻ khác. Vấn đề này càng rõ hơn khi đến độ tuổi mãn kinh. Các bé gái khi có kinh nguyệt sớm sẽ khiến cho một vài cơ quan như hệ tim mạch vẫn chưa hoàn thiện bị thiếu hụt máu. Khi lưu lượng tuần hoàn máu bị ảnh hưởng có thể khiến cho lượng oxy đưa lên não bị giảm đi, gây chết các tế bào thần kinh dẫn đến tình trạng đột quỵ. Mặc dù tỷ lệ bị đột quỵ ở trẻ em là tương đối thấp. Thế nhưng, sự ảnh hưởng của việc thiếu máu vì có kinh nguyệt từ sớm được xem là một sự đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của các bé về lâu dài. Cơ thể của các em bé dậy thì sớm sẽ phát triển gần như giống với người trưởng thành. Tuy nhiên, sự hiểu biết cũng như trí tuệ của các em vẫn chưa hoàn thiện, các bé vẫn chưa đủ ý thức và khả năng để bảo vệ mình trước các hành động xâm hại của kẻ xấu. Thêm vào đó, dậy thì sớm có thể khiến các bé xuất hiện ham muốn sớm dẫn đến các rủi ro khi quan hệ tình dục và có thai ngoài ý muốn. Nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm khiến các con có sự mặc cảm vì sự khác biệt của hình thể so với những bạn bè đồng trang lứa. Chính sự khác biệt này có thể khiến cho tâm lý và sự tự tin của các bé bị ảnh hưởng. Khi các bé ở độ tuổi còn quá nhỏ, khả năng thích ứng với sự thay đổi trong cơ thể vẫn còn nhiều hạn chế nên các con sẽ không đủ kỹ năng để tự chăm sóc chính mình. Nếu cơ thể không được chăm sóc đúng cách khi dậy thì có thể khiến cho sức khỏe tâm sinh lý của các con bị ảnh hưởng về sau. 3. Khi nào cần đưa bé đi khám dậy thì sớm? Bên cạnh chủ đề khám dậy thì sớm ở đâu thì ba mẹ cũng cần biết thêm những dấu hiệu để có thể đưa con đi khám kịp thời. Các bậc phụ huynh nên quan sát con hàng ngày và đưa con đi khám khi có những dấu hiệu bất thường như: Chiều cao: Đây là dấu hiệu nhận biết dễ nhất khi con bất ngờ cao hơn nhiều so với các bạn bè cùng trang lứa. Đặc biệt, chiều cao của các con tăng lên vượt trội chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Đối với bé gái: Ngực phát triển lớn hơn, lông nách xuất hiện, có lông mu sớm và có kinh nguyệt trước 8 tuổi. Đối với các bé trai: Bắt đầu xuất hiện lông mu, lông nách, có mụn trứng cá, bị bể giọng, đặc biệt có tinh hoàn hoặc dương vật phát triển to hơn trước 9 tuổi. 4. Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khi thăm khám dậy thì sớm Ngoài việc quan sát các dấu hiệu bên ngoài, sự phát triển cơ thể của các bé, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu khác để có thể đưa ra kết luận chính xác như: Siêu âm vùng bụng, tử cung hoặc buồng trứng. Xét nghiệm máu nội tiết, tuyến giáp. Chụp MRI hoặc X-quang tuổi xương của bàn tay.5. Các biện pháp phòng tránh dậy thì sớm ở trẻ Dậy thì sớm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng có những trường hợp không thể tìm ra nguyên nhân chính xác. Thế nhưng, các bậc phụ huynh vẫn có thể hạn chế nguy cơ dậy thì từ sớm cho bé thông qua việc thực hiện những biện pháp như sau: Xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng, không để con bị thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là ở các bé gái. Cho bé đi khám sức khỏe định kỳ. Không cho con sử dụng các loại mỹ phẩm, chăm sóc da hoặc các loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố sinh dục ở trong cơ thể bé. Hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, nước uống có gas,... quá nhiều gây mất cân bằng dinh dưỡng. Hiện tại, có một vài quan điểm cho rằng, việc dậy thì sớm có thể liên quan đến việc bé uống quá nhiều sữa hàng ngày. Vì lý do đó, rất nhiều ba mẹ đã cắt đi nguồn sữa của các bé. Theo ghi nhận, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học này chứng minh điều này là đúng. Vì vậy, ba mẹ không nên cắt nguồn sữa của con khiến các bé bị thiếu hụt canxi làm ảnh hưởng đến sức đề kháng và quá trình phát triển chiều cao. Thay vào đó, ba mẹ nên tham khảo và tìm hiểu kỹ, lựa chọn các sản phẩm sữa đến từ thương hiệu uy tín, chất lượng, có nguồn gốc và thành phần rõ ràng. 6. Khám dậy thì sớm ở đâu uy tín?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/soi-tiet-nieu-co-nguy-hiem-khong-dieu-tri-nhu-the-nao-
Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
Sỏi tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có thể gây ra một số biến chứng nhất định cho sức khỏe. Vậy cụ thể sỏi tiết niệu có nguy hiểm không, nguyên nhân gây ra do đâu và điều trị như thế nào cho hiệu quả? Tìm hiểu về sỏi đường tiết niệu sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất cho nghi vấn trên. 1. Sỏi tiết niệu là bệnh như thế nào? Sỏi xuất hiện ở các cơ quan như thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo đều được gọi chung là sỏi đường tiết niệu. Trong đó, sỏi chủ yếu hình thành ở thận sau đó di chuyển đến các bộ phận khác theo nước tiểu. Các loại sỏi phổ biến được tìm thấy trong đường tiết niệu là: Sỏi Calcium được tạo thành chủ do sự lắng đọng của Canxi trong nước tiểu và chiếm tỷ lệ 85% các trường hợp sỏi hệ tiết niệu. Sỏi Phosphat chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 15% có thể hình thành do nhiễm trùng đường tiểu hoặc sự xâm nhập, gây bệnh ở hệ tiết niệu của vi khuẩn Proteus. Sỏi Oxalat hình thành do tăng nồng độ Oxalat trong nước tiểu và có thể kết hợp với Canxi tạo thành sỏi Oxalat Calci. Sỏi Acid Uric được tạo thành do nồng độ của Acid Uric trong nước tiểu tăng cao, thường gặp ở chế độ ăn giàu chất purin chứa trong đạm động vật. 2. Nguyên nhân và triệu chứng khi bị sỏi tiết niệu Để biết sỏi tiết niệu có nguy hiểm không thì bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh đồng thời các triệu chứng phổ biến mà người mắc có thể gặp phải. Nguyên nhân Khi nước tiểu tạo ra ít hoặc nồng độ các tinh thể trong nước tiểu tăng lên quá mức cùng với sự kết dính của hợp chất mucoprotein làm cho các tinh thể bám lên nhau tạo thành sỏi. Những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến sự hình thành sỏi là: Tuổi tác và giới tính: Nam giới ở độ tuổi trung niên có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Di truyền: Trong gia đình nếu người thân của bạn bị sỏi tiết niệu hoặc có tiền sử bị bệnh thì nguy cơ cao bạn cũng gặp vấn đề tương tự. Thiếu nước: Những người lười hoặc ít uống nước, lượng nước tiểu được tạo thành không đủ để hòa tan các chất làm cho chúng cô đặc, cứng lại và gây ra sỏi. Chế độ ăn: Chế độ ăn quá nhiều muối hoặc đạm thực vật, oxalat sẽ làm tăng khả năng hình thành sỏi trong thận. Ngoài ra, những trường hợp bổ sung Vitamin C quá mức dẫn đến dư thừa cũng có khả năng gây ra sỏi. Thuốc: Khi sử dụng các loại thuốc thông mũi, thuốc lợi tiểu, steroid hoặc thuốc chống co giật, bạn cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ tạo ra sỏi ở hệ tiết niệu. Bệnh lý: Người mắc các bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, u thận, tiết niệu, u tuyến tiền liệt, gout, viêm ruột, béo phì, cường cận giáp,… cũng dễ bị sỏi nếu bệnh kéo dài hoặc không được điều trị dứt điểm. Triệu chứng Bệnh nhân bị sỏi tiết niệu thường có các triệu chứng bao gồm: Đau dữ dội vùng thắt lưng, cơn đau có thể lan sang các vị trí khác. Khi hoạt động mạnh hoặc thực hiện các thao tác cần nhiều lực, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn. Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt liên tục hoặc ngắt quãng, bí tiểu, nóng rát mỗi khi đi tiểu, nước tiểu có máu,… Buồn nôn, nôn ói, sốt cao. 3. Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? Có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu bệnh không được phát hiện và can thiệp kịp thời, đúng cách. Việc phát hiện sỏi tiết niệu ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể đối mặt với các biến chứng: Sỏi gây ra tình trạng tắc nghẽn dẫn đến nước tiểu ứ đọng và làm giảm chức năng thận. Khi đó, hoạt động lọc và đào thải của thận giảm, lâu ngày sẽ có thể làm mất hoàn toàn chức năng này. Tình trạng tắc nghẽn trong hệ tiết niệu kéo dài sẽ gây suy thận dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác như tăng huyết áp hay nguy hiểm nhất là tử vong. Sỏi di chuyển dẫn đến cọ xát và làm tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện để các tác nhân gây bệnh tấn công gây nhiễm trùng. Một số biến chứng khác như phù thận, viêm thận kẽ. 4. Sỏi tiết niệu có điều trị được không? Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại đã cho ra đời nhiều phương pháp khác nhau nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi có kích thước càng nhỏ thì khả năng chữa khỏi càng cao. Tuy nhiên, những trường hợp sỏi lớn và gây biến chứng, việc điều trị cần nhiều thời gian và khó chữa dứt điểm. Những phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hiện nay có thể là: Điều trị nội khoa với những trường hợp sỏi có kích thước < 5mm và chưa gây ảnh hưởng sức khỏe. Những ưu điểm của phương pháp tán sỏi bằng tia laser là: Phương pháp chỉ gây ra một vết thương nhỏ 5mm để tạo đường hầm vào thận, dùng tia laser để tán sỏi thành những vụn nhỏ và gắp ra ngoài. Có thể thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống, hạn chế tối đa biến chứng và các vấn đề khác như chảy máu, nhiễm trùng vết thương. Ít xâm lấn, ít tác động đến thận, khả năng hồi phục nhanh. Khả năng loại bỏ sỏi lên đến 99%.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cac-trieu-chung-soi-tiet-nieu-giai-doan-som-can-luu-y
Các triệu chứng sỏi tiết niệu giai đoạn sớm cần lưu ý
Sỏi tiết niệu là một trong những bệnh lý phổ biến đối với cả hai giới, nam và nữ, đặc biệt khi bước vào độ tuổi trung niên. Dù là phổ biến, song việc nhận biết để điều trị bệnh kịp thời đóng vai trò quan trọng, nhất là ở những giai đoạn đầu. Vậy triệu chứng sỏi tiết niệu giai đoạn đầu có thể nhận biết qua dấu hiệu nào? 1. Một số thông tin về sỏi tiết niệu Trước khi tìm hiểu về các triệu chứng sỏi tiết niệu giai đoạn đầu, bạn hãy tham khảo một số thông tin chính về bệnh. Không phải ngẫu nhiên mà sỏi tiết niệu lại được xem là một trong những bệnh phổ biến khi bước vào độ tuổi trung niên. Theo Thư viện Y học quốc gia Mỹ, ở nước ta, có tới từ 2 - 12% dân số mắc phải bệnh này. Bệnh hình thành do sự lắng đọng của axit, muối và các khoáng chất dưới dạng cứng, kết thành khối với nhau trong nước tiểu người bệnh. Ở kích thước nhỏ, chúng có thể được đào thải thông qua nước tiểu, song nếu không được đào thải, lâu dần sẽ tăng kích thước, gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. Từ đó, có thể khiến người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng dễ nhận biết như đau sườn, hông, lưng, bụng. Một số nguyên nhân phổ biến sau có thể dẫn tới bệnh, cụ thể là: Sự hòa tan của các muối khoáng như canxi, urat, oxalat,... trong nước tiểu. Người bệnh không uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày và thường xuyên nhịn, không đi tiểu. Người mắc một số bệnh lý có liên quan tới đường tiết niệu, phổ biến như: u tiền liệt tuyến, nhiễm trùng đường tiết niệu,... Trong chế độ ăn uống có sử dụng nhiều muối, nhiều canxi. Yếu tố di truyền được chỉ ra trong một số trường hợp.2. Các triệu chứng sỏi tiết niệu giai đoạn sớm Khi thấy các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên chú ý để bảo vệ sức khỏe của mình:Triệu chứng sỏi thận tiết niệu Thận vốn được biết đến là cơ quan có nhiệm vụ loại bỏ những chất thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Khi các chất thải này không được đẩy ra bên ngoài đúng cách, có thể gây nên sỏi thận. Sỏi thận là những cục cứng và rắn, tồn tại trong thận, được cấu tạo nên từ các chất thải trong nước tiểu. Xét về kích thước, chúng có thể nhỏ như viên sỏi, cũng có thể lớn hơn. Ban đầu, vị trí của chúng là trong thận, tuy nhiên sau đó có thể xuống đường tiết niệu và do đó dẫn tới các triệu chứng sỏi tiết niệu. Khi kích thước của chúng lớn, có thể kẹt trong thận hoặc các cơ quan đường tiết niệu bên dưới như niệu đạo, bàng quang, niệu quản, gây đau đớn cho người bệnh. Các triệu chứng sỏi tiết niệu do sỏi thận có thể gặp gồm: Buồn nôn, nôn mửa. Sốt. Nước tiểu chuyển màu đục, thậm chí có thể lẫn máu. Luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh. Đau, chuột rút dữ dội ở vị trí lưng dưới hoặc một bên thận sau đó, chuyển xuống vùng bụng, bẹn rồi xuống đường tiết niệu. Triệu chứng sỏi tiết niệu do niệu quản Niệu quản là các ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang, sỏi niệu quản có thể là khối khoáng chất bắt nguồn từ thận hoặc không, tồn tại ở niệu quản. Về nguyên nhân gây nên bệnh hiện nay chưa được xác định rõ, song thực tế cho thấy bệnh có liên quan tới yếu tố di truyền. Cùng với đó, một số rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn thận đa nang, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng được xem là có liên quan tới việc hình thành sỏi thận. Những người viêm ruột mạn tính hoặc từng thực hiện các phẫu thuật nối ruột, cắt bỏ ruột cũng có thể khiến cho tình trạng bệnh này khởi phát. Triệu chứng sỏi tiết niệu do niệu quản biểu hiện với các mức độ khác nhau, tùy thời điểm và kích thước của sỏi. Khi chúng còn nhỏ, có thể được đào thải ra khỏi cơ thể mà không gây đau đớn hay dấu hiệu nghiêm trọng nào. Khi chúng quá lớn, việc đào thải không thực hiện được khiến chúng bị kẹt bên trong niệu quản, gây tắc dòng chảy nước tiểu, dẫn tới cảm giác đau đớn, chuột rút tại vùng thận, bụng dưới, có thể cả ở bẹn. Nếu có thể cố gắng tống sỏi ra bên ngoài, có thể dẫn tới tổn thương, biểu hiện ở việc nước tiểu lẫn máu hồng, đi tiểu thường xuyên, đau rát, ớn lạnh, sốt. Triệu chứng sỏi tiết niệu do bàng quang Sỏi bàng quang có thể được nhận thấy với đủ hình dạng, kích cỡ và phổ biến ở nam giới hơn cả. Khi bàng quang hình thành, chúng có thể dẫn tới những triệu chứng, chẳng hạn như: Đau bụng. Nước tiểu chuyển màu đục hoặc sẫm. Trong nước tiểu có lẫn máu. Tần suất đi tiểu thường xuyên hơn và có thể có cảm giác đau đớn. Đi tiểu khó, mất kiểm soát. Dương vật đau. Có thể sốt, tiểu gấp, tiểu đau. Mặc dù vậy, không phải lúc nào bàng quang cũng có thể gây ra các triệu chứng của sỏi tiết niệu.3. Khi xuất hiện các triệu chứng sỏi tiết niệu, bạn nên làm gì?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nam-linh-chi-co-tac-dung-gi-
Nấm linh chi có tác dụng gì?
Nấm linh chi phân bổ nhiều quốc gia châu Á. Trong Đông y, loại nấm này cũng được sử dụng rất nhiều, là thành phần chính trong các bài thuốc chữa bệnh. Vậy nấm linh chi có tác dụng gì và sử dụng sao cho an toàn? 1. Nấm linh chi có tác dụng gì? Chúng ta có thể ăn sống nấm linh chi, tuy nhiên, loại nấm này thường được chế biến dưới dạng bột. Nhiều người đã biết đến nấm linh chi, nhưng họ chưa thực sự hiểu nấm linh chi có tác dụng gì, dưới đây là lời giải đáp chi tiết từ chuyên gia: - Tăng cường miễn dịch. - Hồi phục sức khỏe. - Chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Không những vậy, sử dụng nấm linh chi trong quá trình điều trị ung thư bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị có thể làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Người bệnh ăn ngon, ngủ ngon hơn và giảm nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. - Cải thiện các vấn đề về sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp và giúp giảm cholesterol, hạn chế nguy cơ hình thành những cục máu đông, cải thiện tình trạng tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh, hụt hơi,... - Nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp tinh thần thư giãn, cải thiện trí nhớ, giảm đau đầu hiệu quả. - Nấm linh chi cũng phù hợp với bệnh nhân mắc viêm phế quản mạn tính, những thành phần dinh dưỡng trong loại nấm này có thể giúp giãn cơ trơn phế quản, giảm phản ứng dị ứng, giảm cơn hen. - Cân bằng sinh lý, giảm rụng tóc hiệu quả. - Điều trị các bệnh về gan. - Rất hiệu quả trong việc giảm đau nhức xương khớp. - Tăng cường hoạt động của tuyến tụy. - Phù hợp với những người bị tiểu đường. - Cải thiện tuần hoàn máu và góp phần làm đẹp da. 2. Liều lượng dùng nấm linh chi Cần sử dụng nấm linh chi theo đúng liều lượng để nhận được những giá trị dinh dưỡng tốt nhất và hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ. Liều lượng sử dụng nấm linh chi ở dạng nấm sẽ khác với liều dùng ở dạng chiết xuất khô từ nấm. Trường hợp sử dụng một số sản phẩm đã bao gồm nấm linh chi thì liều dùng cũng sẽ cần có sự điều chỉnh phù hợp. Trước khi dùng nấm linh chi, bạn nên xác định nấm sử dụng là nấm tươi hay đã được chiết xuất và cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất. 3. Sử dụng nấm linh chi như thế nào? Nấm linh chi được chế biến thành dạng lỏng, dạng trà hay bột. Loại nấm này có vị đắng nhẹ và hơi khó uống. Tùy vào từng mục đích sử dụng khác nhau, người bệnh có thể kết hợp nấm linh chi với cam thảo, atiso, mật ong hay một số loại thảo dược khác. Dưới đây là một số cách sử dụng nấm linh chi: - Cách nấu nấm linh chi với nước: Chuẩn bị khoảng 15 đến 30g nấm linh chi đã được cắt lát và đun cùng với 2 lít nước trong vòng 10 phút. Khi đun, cần vặn nhỏ lửa. Tiếp đó, vớt nấm ra và cắt nhỏ nấm, rồi đổ nấm vào nước cũ và đun tiếp trong vòng 10 phút với lửa nhỏ. Bỏ nấm ra và đun tiếp. Phần nước thu được bạn có thể uống luôn hoặc cho thêm đường và mật ong để dễ uống. - Cắt nấm linh chi thành những lát nhỏ và để vào ấm hay phích. Sau đó đổ nước sôi vào và hãm trong khoảng 1 tiếng. Lưu ý, phần nấm linh chi đã hãm chỉ nên uống trong vòng một ngày để nhận được những giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ nấm. Không để lâu ngày để hạn chế những nguy cơ rủi ro cho sức khỏe. - Nếu sử dụng bột nấm linh chi: Bạn có thể mang bột nấm hãm với nước sôi. Thời gian hãm nấm linh chi thường không quá lâu, chỉ đợi khoảng 5 đến 10 phút là có thể uống được. - Nếu không thích uống nấm linh chi, bạn có thể dùng nước linh chi để nấu canh hoặc làm các món hầm. Những món ăn làm từ nấm linh chi được đánh giá là rất bổ dưỡng với người mới ốm dậy. - Nấm linh chi cũng được coi là một trợ thủ đắc lực trong công cuộc làm đẹp của chị em. Nếu muốn có một làn da mịn màng, tươi trẻ, bạn hãy nghiền nấm linh chi thành bột mịn. Sau đó dùng bột này trộn lẫn với mật ong và thoa đều lên da. Mặt nạ dưỡng da này vừa dễ làm lại có thể mang đến những hiệu quả bất ngờ. - Để sử dụng nấm trong trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo được công dụng của nấm, bạn nên sấy nấm với nhiệt độ 60 độ C hoặc phơi nấm trong bóng râm cho đến khi khô. Lưu ý, không được bảo quản nấm tươi trong tủ lạnh quá lâu ngày để tránh làm giảm hoặc mất chất lượng nấm. - Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là những trường hợp dưới đây: + Đang có thai hoặc đang cho con bú. + Đang sử dụng thuốc điều trị. + Đã từng dị ứng với bất cứ loại thuốc, loại thảo dược nào. + Đang mắc phải bất cứ loại bệnh nào. + Người bị rối loạn xuất huyết/đông máu cũng cần cẩn trọng khi sử dụng loại nấm này vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. + Người bị huyết áp thấp. + Phẫu thuật: Dùng nấm linh chi tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, cần dừng dùng nấm linh chi ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật. - Nấm linh chi có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau: + Gây ảnh hưởng đến gan khi sử dụng nấm linh chi dạng bột. + Gây khô miệng, đau họng, ngứa mũi, đau bụng, chảy máu,... + Ngâm rượu uống có nguy cơ gây phát ban da+ Dị ứng do hít phải bào tử nấm linh chi. Nấm linh chi mang đến nhiều lợi ích sức khỏe và ngày càng được nhiều người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc uy tín, chất lượng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh tình trạng sử dụng sai cách gây giảm chất lượng của nấm và hạn chế nguy cơ tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dau-hieu-ung-thu-tuyen-giap-va-cach-chan-doan-dieu-tri
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp và cách chẩn đoán, điều trị
Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý nguy hiểm và đặc biệt, bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn hơn. Bài viết dưới đây cung cấp cái nhìn tổng quan về loại ung thư này cũng như những dấu hiệu ung thư tuyến giáp mà mọi người cần lưu ý. 1. Tổng quan về ung thư tuyến giáp Ung thư tuyến giáp là một loại ung thư phát sinh từ tuyến giáp, đây là tuyến nội tiết chịu trách nhiệm sản xuất các hormone ảnh hưởng đến sự duy trì chức năng của cơ thể. Tuyến giáp sản xuất các hormone như thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, kiểm soát tốc độ chuyển hoá và đảm bảo sự cân bằng nội tiết. Vì thế, sự xuất hiện của ung thư tuyến giáp không chỉ làm thay đổi chức năng của tuyến giáp mà còn gây ra nhiều tác động lớn đối với toàn bộ cơ thể. Bên cạnh việc ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tuyến giáp, loại ung thư này còn có khả năng lan ra các cơ quan và mô xung quanh, làm tăng độ nghiêm trọng của bệnh và phức tạp hóa quá trình điều trị. Một trong những thách thức lớn nhất đối với bệnh ung thư tuyến giáp là sự khó khăn trong chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu. Triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng hoặc có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Những triệu chứng như mệt mỏi, giảm cân, hoặc thay đổi tâm trạng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cho việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn phát triển, giảm khả năng hiệu quả của quá trình điều trị.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh phức tạp, được hình thành bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố, bao gồm: Gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp, khả năng cao các thành viên còn lại sẽ thừa hưởng những biến đổi gen liên quan và tăng nguy cơ mắc bệnh. Viêm tuyến giáp, đặc biệt là tình trạng mạn tính, làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Bởi vì các tế bào bị viêm có thể trải qua các biến đổi gen và dẫn đến sự phát triển không kiểm soát. Sự gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp có thể làm tăng khả năng xuất hiện biến đổi gen và do đó tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn so với nam giới. Nguy cơ này tăng lên theo tuổi tác, đặc biệt là ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Tiếp xúc với Iod, đặc biệt là iod radioactif (I-131) vì I-131 có khả năng gây tổn thương cho tế bào của tuyến giáp và tăng nguy cơ phát triển ung thư. Căng thẳng, lo âu có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, giảm khả năng chống lại tế bào ung thư. Các bệnh lý autoimmune như bệnh Basedow có thể tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Một số chất độc hại như amiodarone - một loại thuốc sử dụng để điều trị các vấn đề tim mạch, cũng có thể là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Hiểu rõ về những yếu tố nguy cơ này giúp tìm ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả và tăng khả năng phát hiện sớm bệnh.3. Dấu hiệu ung thư tuyến giáp: những tín hiệu cảnh báo cần lưu ý Ung thư tuyến giáp thường không gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, vì thế khiến việc nhận diện bệnh trở nên khó khăn. Tuy nhiên, có những dấu hiệu ung thư tuyến giáp cần được chú ý, đặc biệt là khi chúng xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài. Dấu hiệu ung thư tuyến giáp thường biểu hiện rõ ở khu vực cổ. Bệnh nhân có thể phát hiện các hạch và khối u bất thường ở cổ, gây sưng và tạo cảm giác không thoải mái. Tình trạng khàn tiếng và thay đổi trong giọng nói do ảnh hưởng của khối u đến các dây thanh quản. Cảm giác mệt mỏi không lý do có thể là một dấu hiệu của sự không ổn định trong chức năng tuyến giáp. Ho kéo dài và không giảm thuyên giảm cũng là một dấu hiệu của sự phát triển khối u trong khu vực tuyến giáp, gây ra những vấn đề liên quan đến hệ thống hô hấp. Bệnh nhân có thể trải qua cảm giác đau ở vùng cổ, ở phía trước hoặc phía sau tai, cùng với khó khăn khi nuốt. Chán ăn, hay thậm chí là sự thay đổi vị giác có thể xuất phát từ sự không ổn định của tuyến giáp. Người mắc bệnh có thể trở nên giảm cân hoặc ngược lại, tăng cân mà không có lý do rõ ràng. Ở phụ nữ, không ổn định trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của sự không cân bằng hoocmon tuyến giáp. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường nêu trên, hãy đến ngay Trung tâm y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm, nhằm tăng cơ hội chữa trị thành công cho bệnh nhân.4. Chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/danh-bay-soi-tiet-nieu-bang-phuong-phap-tan-soi-qua-da-tai-medlatec
Đánh bay sỏi tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi qua da tại
Sỏi tiết niệu có thể xuất hiện ở thận, bàng quang, niệu quản hoặc niệu đạo. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị kịp thời khi sỏi có kích thước nhỏ thì tỷ lệ chữa khỏi cao. 1. Tìm hiểu về sỏi tiết niệu Sỏi đường tiết niệu là một trong những bệnh lý phổ biến, chiếm khoảng 50% trong số các ca bệnh liên quan đến hệ tiết niệu. Vì sao sỏi xuất hiện ở đường tiết niệu? Đa số các trường hợp sỏi hình thành ở thận rồi theo dòng nước tiểu rơi xuống bàng quang, niệu đạo và niệu quản. Bình thường, trong nước tiểu có các tinh thể canxi và oxalat, magie, cystine, urat, phosphate. Khi hàm lượng các chất này tăng cao hoặc nước tiểu quá ít dẫn đến kết tinh tạo thành muối khoáng lắng đọng lại trong thận. Đồng thời, “chất keo dính” có trong nước tiểu là mucoprotein làm có các tinh thể gắn cứng vào nhau tạo thành sỏi. Quá trình này xảy ra do những nguyên nhân sau: Uống ít nước: Điều này khiến lượng nước tiểu ít không đủ để hòa tan các chất dư thừa. Khi đó, nồng độ các ion trong nước tiểu tăng cao sẽ có nguy cơ kết tinh tạo thành sỏi. Chế độ ăn không lành mạnh: Chế độ ăn quá nhiều muối hoặc bổ sung dư thừa canxi khiến cho nồng độ ion trong nước tiểu tăng cao. Lạm dụng thuốc: Lạm dụng thuốc bổ sung canxi, vitamin C trong thời gian dài sẽ tăng nồng độ canxi, acid oxalic dẫn đến sỏi thận và hệ tiết niệu. Di truyền: Gia đình có người thân bị sỏi đường tiết niệu sẽ có nguy cơ truyền lại cho thế hệ con cháu. Các bệnh lý về đường tiết niệu: Một số bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu, u hệ tiết niệu, khiến tế bào thận bị tổn thương và giảm khả năng bài tiết. Điều này dễ làm lắng đọng canxi và oxalat trong nước tiểu tạo thành sỏi. Bệnh lý khác: Người bị khuyết tật đường tiểu, u tuyến tiền liệt,… đều có khả năng gây nhiễm trùng hệ tiết niệu và tăng nguy cơ hình thành sỏi. 2. Dấu hiệu nhận biết và biến chứng của sỏi tiết niệu Ở giai đoạn đầu, khi sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh hầu như không có biểu hiện hoặc triệu chứng không rõ ràng. Đến khi kích thước viên sỏi tăng lên, di chuyển hoặc làm tắt nghẽn đường tiểu, người bệnh mới bắt có những triệu chứng bất thường. Dấu hiệu nhận biết Một số triệu chứng bệnh nhân có thể gặp phải khi bị sỏi tiết niệu là dấu hiệu nhận biết không nên bỏ quan là: Đau thắt lưng, 2 bên hông, mạn sườn, bụng dưới, vùng chậu hoặc có thể 2 chân. Tiểu buốt, đau khi đi tiểu. Tiểu ngắt quãng, khó tiểu hoặc bí tiểu. Nước tiểu có màu bất thường, nhiều cặn hoặc vụn sỏi nhỏ, tiểu ra máu. Buồn đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít. Một số trường hợp nhiễm trùng có thể đi kèm với triệu chứng sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn ói, chán ăn, mệt mỏi,… Biến chứng Trường hợp sỏi tiết niệu chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng sau: Sỏi làm tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu khiến nước tiểu không thể di chuyển xuống cơ quan khác và thải ra ngoài. Vì vậy, nước tiểu ứ đọng lại ở thận gây ra tình trạng giãn đài bể thận. Tình trạng kéo dài dẫn đến suy thận cấp hoặc mạn tính, thậm chí là thận mất hoàn toàn chức năng lọc và đào thải. Sỏi có thể di chuyển theo dòng nước tiểu xuống các cơ quan phía dưới. Trong quá trình di chuyển sẽ cọ xát với niêm mạc gây tổn thương. Lúc này, hệ tiết niệu có nguy cơ cao nhiễm do vi khuẩn tấn công. 3. Trong đó, phương pháp tán sỏi qua da bằng tia laser được đánh giá hiệu quả, ít xâm lấn, có thể áp dụng cho những trường hợp sỏi kích thước lớn và thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống. Những ưu điểm của phương pháp tán sỏi qua da có thể kể đến là: Vết thương nhỏ, ít xâm lấn Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường rất nhỏ chỉ khoảng 5mm trên da, tạo một đường hầm để đưa ống nội soi tiếp cận đến vị trí viên sỏi sau đó dùng tia laser tán sỏi thành vụn nhỏ để lấy ra ngoài. Chính vì vậy mà phương pháp này ít gây đau đớn, ít chảy máu và hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng vết thương, hẹp niệu quản. Ngoài ra, với vết thương nhỏ, khả năng hồi phục nhanh chóng và tránh tình trạng để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Hiệu quả điều trị tối ưu Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều trị nên bệnh nhân có nhiều cơ hội thoát khỏi sỏi tiết niệu với tỷ lệ làm sạch lên đến 99%. Bên cạnh đó, sỏi cũng được tán nhỏ trước khi lấy ra ngoài nên hạn chế được những xây xát không đáng có trong quá trình phẫu thuật. Sau khi thực hiện tán sỏi, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 1 - 2 ngày là có thể xuất viện và không cần phải sử dụng thuốc kéo dài. Tuy nhiên, phương pháp tán sỏi qua da bằng tia laser hiện nay chỉ được áp dụng tại các bệnh viện lớn do đòi hỏi những yêu cầu về trang thiết bị hiện đại và bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giới. Hơn nữa, so với các phương pháp truyền thống thì tán sỏi sỏi đường tiết niệu qua da đường hầm nhỏ bằng tia laser có chi phí cao hơn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ket-qua-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-bat-thuong-noi-len-dieu-gi-
Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường nói lên điều gì?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc làm cần thiết và quan trọng đối với các chị em để sớm phát hiện bệnh để kịp thời bảo vệ sức khỏe. Vậy trường hợp kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường thì nói lên điều gì? Nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung ở địa chỉ nào? 1. Tìm hiểu về tầm soát ung thư cổ tử cung Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc, phát hiện các tế bào bất thường, các tế bào tiền ung thư ở cổ tử cung. Đối tượng thực hiện Ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú ở phụ nữ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung, đặc biệt là đối tượng đã quan hệ tình dục. Khi phụ nữ bước vào giai đoạn từ 30 - 65 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên. Do đó, không nên chủ quan trong bất kỳ trường hợp nào, tốt nhất là chủ động thực hiện tầm soát sớm để phát hiện bệnh cũng như lên phương án điều trị thích hợp, hạn chế nguy cơ biến chứng nặng và giảm tỷ lệ tử vong. Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay Để tầm soát ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành: Khám phụ khoa: Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng gì, và không thể phát hiện được khi thăm khám phụ khoa. Tuy nhiên, khám phụ khoa giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá, nghi ngờ khi phát hiện những tổn thương, bất thường, viêm nhiễm ngay từ sớm để chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu phù hợp. Xét nghiệm Pap Smear: Nhằm tìm kiếm sự phát triển bất thường của tế bào trên bề mặt cổ tử cung có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Hiện nay có 2 phương pháp XN PAP- Smear là: PAP truyền thống: phương pháp phết lam tế bào. PAP - hiện đại (Thin-prep ): phương pháp nhúng dịch và ly tâm, tách chiết tế bào. Xét nghiệm HPV: Được thực hiện để phát hiện sự có mặt của virus HPV (tác nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung) trong cơ thể thông qua kỹ thuật khuếch tán các đoạn gen. 2. Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung nói lên điều gì? Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ bao gồm 2 trường hợp là âm tính và dương tính. Kết quả tầm soát ung thư âm tính Nếu kết quả tầm soát ung thư âm tính thì bạn có thể yên tâm vì các tế bào ở cổ tử cung chưa có sự biến đổi bất thường ở thời điểm thực hiện kiểm tra. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tiếp tục thực hiện tầm soát ung thư 1 - 3 năm/lần theo khuyến cáo của bác sĩ. Nếu kết quả âm tính thì đến năm 65 tuổi, bạn có thể ngưng tầm soát. Kết quả tầm soát ung thư dương tính Trường hợp kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường, bạn cũng không nên quá lo lắng vì chưa thể khẳng định chắc chắn là bạn đã bị bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các kiểm tra khác như soi cổ tử cung kết hợp với sinh thiết cổ tử cung để xác định chính xác tình trạng bệnh lý. Trường hợp kết quả sinh thiết bình thường thì người bệnh sẽ được điều trị viêm nhiễm hoặc các tổn thương tại cổ tử cung (nếu có), xét nghiệm tầm soát lại ung thư cổ tử cung theo khuyến nghị của bác sĩ để theo dõi. Trường hợp kết quả sinh thiết cổ tử cung bất thường, cần điều trị ngay tùy theo giai đoạn, tuổi, cá thể hóa trên từng bệnh nhân. Việc phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và can thiệp điều trị kịp thời giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn thậm chí không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-cac-phuong-phap-dieu-tri-u-tuyen-giap-hien-nay
Tìm hiểu về các phương pháp điều trị u tuyến giáp hiện nay
U tuyến giáp là là tình trạng khối u hình thành trong tuyến giáp ở dạng lành tính hoặc ác tính. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị u tuyến giáp được áp dụng tùy theo mức độ bệnh lý của từng trường hợp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tìm hiểu kỹ về những phương pháp điều trị để chủ động hơn khi được bác sĩ chỉ định thực hiện. 1. U tuyến giáp là căn bệnh như thế nào? U tuyến giáp là tình trạng nhu mô tuyến giáp hình thành khối u bất thường khiến vùng trước cổ biến dạng. Khi khối u gia tăng kích thước có thể gây chèn ép thanh quản và những cơ quan xung quanh khiến người bệnh gặp khó khi nuốt thức ăn, nước bọt, hô hấp khó khăn và giao tiếp bị cản trở. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, nhiều trường hợp còn có nguy cơ phát triển thành ung thư tuyến giáp. Nguyên nhân gây u tuyến giáp Khối u tuyến giáp hình thành có thể do các nguyên nhân sau: Di truyền: Nếu gia đình bạn có người thân bị u tuyến giáp thì khả năng bạn bị bệnh sẽ cao hơn người khác. Lão hóa: Quá trình lão hóa có thể làm chức năng hệ miễn dịch suy yếu. Khi đó, các hormone do tuyến giáp tiết ra sẽ kích thích dẫn đến hình thành khối u. Điều này giải thích vì sao phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam và thường bị u tuyến giáp khi ngoài 30 tuổi. Rối loạn hệ miễn dịch: Chức năng của hệ miễn dịch bị rối loạn do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể tác động đến tuyến giáp, tăng nguy cơ gây viêm hoặc hình thành u. Thiếu hoặc I-ot: I-ot là chất quan trọng đối với quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp. Khi cơ thể thiếu hoặc thừa chất này đều sẽ khiến chức năng tuyến giáp rối loạn và gây bệnh, bao gồm cả hình thành bướu. Tiếp xúc chất độc hóa học: Cơ thể khi tiếp xúc với chất độc hóa học, chất phóng xạ hoặc xạ trị trong điều trị các bệnh khác gần khu vực đầu, ngực, cổ có thể làm thay đổi cấu trúc gen và hình thành khối u tuyến giáp. Thay đổi hormone tuyến giáp: Hoạt động của tuyến giáp có thể thay đổi khi xảy ra tình trạng rối loạn hormone gây u bướu. Bệnh tuyến giáp: Những người đang bị các bệnh lý về tuyến giáp cũng có nguy cao hình thành khối u. Triệu chứng Những triệu chứng khi xuất hiện khối u tuyến giáp mà bạn nên biết là: Vùng cổ nổi cục u sờ thấy rắn chắc hoặc chứa dịch lỏng, nếu nhìn bằng mắt thì sẽ thấy vùng cổ sưng to. Thay đổi giọng nói xảy ra khi kích thước khối u tăng gây chèn ép dây thanh quản. Khi ăn uống, người bệnh sẽ thấy khó nuốt, đau kể cả khi nuốt nước bọt. Tình trạng kéo dài sẽ đi kèm với biểu hiện khó thở, sụt cân nhanh. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược do việc ăn uống bị cản trở, sức đề kháng giảm sút. Thậm chí người bệnh còn có thể rơi vào trạng thái thiếu tỉnh táo, lâu dần còn có khả năng gây trầm cảm.2. Các phương pháp điều trị u tuyến giáp Thông qua các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, chọc hút tế bào hoặc chụp cắt lớp vi tính để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý. Dựa trên kết quả chẩn đoán về loại u, mức độ bệnh lý, kích thước khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị u tuyến giáp thích hợp. Điều trị u tuyến giáp ác tính Các phương pháp điều trị khối u tuyến giáp ác tính được áp dụng phổ biến với nhiều ca bệnh hiện nay là: Hóa - xạ trị: Được chỉ định với bệnh nhân u tuyến giáp ác tính ở thể biệt hóa hoặc không biệt hóa, thể tủy. Điều trị I 131: Là phương pháp hỗ trợ điều trị u tuyến giáp được áp dụng với bệnh nhân sau phẫu thuật u tuyến giáp. Ngoài ra, phương pháp này cũng được chỉ định để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót hoặc bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn xa. Phẫu thuật: Những trường hợp cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp hoặc nạo vét hạch cổ sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này có thể loại bỏ được tối đa tế bào ung thư tuy nhiên rủi ro cao. Liệu pháp hormone thay thế: Phương pháp này được chỉ định sau điều trị với bệnh nhân đã cắt bỏ tuyến giáp hoặc cơ quan này bị suy giảm chức năng nhằm mục đích bổ sung lượng hormone thiếu hụt. Liệu pháp miễn dịch: Được áp dụng kết hợp với các phương pháp khác nhằm hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch hoạt động tốt để chống lại các tế bào ung thư cũng như tác nhân gây bệnh. Điều trị u tuyến giáp lành tính Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất. Nếu khối u tuyến giáp có kích thích nhỏ và không gây ảnh hưởng sức khỏe, không có dấu hiệu tiến triển thành ung thư, bệnh nhân chỉ cần theo dõi định kỳ và thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu khối u có kích thước khoảng từ 2 - 3cm, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc hormone, phổ biến nhất là Levothyroxine kết hợp theo dõi thường xuyên để kiểm soát sự gia tăng kích thước và tiến triển bệnh. Nếu khối u có kích thước lớn trên 4cm và có dấu hiệu chèn ép cơ quan lân cận hoặc có hiện tượng tăng kích thước nhanh thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Chọc hút dịch được áp dụng với những trường hợp u tuyến giáp chứa dịch lỏng. Sau vài lần chọc hút, nhân tuyến giảm có thể tự giảm kích thước và tiêu biến dần. Đốt sóng cao tần RFA là phương pháp được đánh giá an toàn nhất hiện nay bởi ít xâm lấn, hạn chế được những rủi ro sau điều trị, tuyến giáp được bảo toàn và không để lại sẹo.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/xet-nghiem-adn-o-dau-uy-tin-lua-chon-ngay-medlatec-
Xét nghiệm ADN ở đâu uy tín - Lựa chọn ngay !
Ngày nay, xét nghiệm ADN mang đến nhiều lợi ích cho con người, được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là y khoa. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều Bệnh viện, phòng khám cung cấp dịch vụ này nên người dân không biết nên lựa chọn xét nghiệm ADN ở đâu uy tín. 1. Những thông tin cần biết về xét nghiệm ADN Mỗi đứa trẻ được sinh ra đều mang một nửa gen từ mẹ và một nửa từ bố. Dựa trên nguyên tắc này mà phương pháp xét nghiệm ADN ra đời, cho phép xác định mối quan hệ huyết thống giữa các thành viên như bố/mẹ và con cái, ông/bà và cháu, anh chị em trong gia đình với độ chính xác lên đến 99,99%. Mục đích của xét nghiệm ADN Không chỉ ứng dụng để xác định mối quan hệ huyết thống, ngày nay, xét nghiệm ADN còn được ứng dụng với những mục đích khác bao gồm: Tìm tung tích người thân hoặc thân nhân liệt sĩ. Phục vụ cho công tác điều tra các vụ án hình sự. Thực hiện các thủ tục hành chính như: Làm giấy khai sinh, hộ khẩu, thẻ VISA, hộ chiếu,… Sàng lọc bệnh lý di truyền và ung thư. Sàng lọc dị tật thai nhi. Khám sức khỏe tiền hôn nhân để đánh giá nguy cơ mắc bệnh và khả năng truyền lại cho con. Mẫu bệnh phẩm sử dụng xét nghiệm Để xét nghiệm ADN thì cần mẫu bệnh phẩm là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi có nhu cầu thực hiện phương pháp này. Những mẫu bệnh phẩm thường sử dụng là tóc có chân tóc, máu, móng tay, móng chân, cuống rốn, niêm mạc miệng, nước bọt, nước ối. Các mẫu bệnh phẩm đặc biệt khác như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bao cao su đã sử dụng, răng sữa,…2. Xét nghiệm ADN ở đâu uy tín? Dịch vụ xét nghiệm ADN đang khá phổ biến, điều này đã kéo theo sự xuất hiện ngày càng nhiều các đơn vị cung cấp. Phòng khám đáp ứng đầy đủ nhu cầu xét nghiệm ADN dân sự, hành chính, ADN cha con trước sinh không xâm lấn. Sở hữu trang thiết bị hiện đại cùng Trung tâm Xét nghiệm được đầu tư hệ thống máy xét nghiệm tự động hoàn toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu chứng chỉ CAP của Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ. Đặc biệt, phòng khám sở hữu hệ thống máy giải trình tự gen hiện đại, tối tân cho kết quả chính xác và được công nhận toàn thế giới, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng kết quả nhằm mục đích pháp lý, hành chính như: quyền thừa kế, giấy khai sinh, visa, passport, quyền nuôi dưỡng, nhập tịch,… Có thể xét nghiệm ADN dựa trên những mẫu bệnh phẩm khác nhau như mẫu máu, niêm mạc miệng hoặc các mẫu đặc biệt khác như chân tóc, bàn chải đánh răng, tinh dịch, nước ối,... Các thủ tục được tinh gọn tối đa theo quy trình khép kín, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian khi sử dụng dịch vụ tại phòng khám. Chi phí xét nghiệm hoàn toàn không thay đổi so với bảng giá dịch vụ niêm yết tại phòng khám chỉ từ 1.150.000 đồng/mẫu, khách hàng chỉ cần trả thêm phụ phí 10.000 đồng cho mỗi lần lấy mẫu. Quy trình chỉ mất một vài phút làm thủ tục và lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm được trả nhanh ngay sau 6 tiếng. Nếu khách hàng yêu cầu có thể trả sau 1 - 2 ngày hoặc 2 - 3 ngày bao gồm cả cuối tuần và ngày lễ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/trieu-chung-viem-loet-da-day-va-cach-dieu-tri-benh-s67-n31559
Triệu chứng viêm loét dạ dày và cách điều trị bệnh
Viêm loét dạ dày có thể được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời và điều trị bệnh theo đúng phương pháp. Ngược lại, để lâu ngày, bệnh có thể tiến triển và gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm triệu chứng viêm loét dạ dày và tham khảo các phương pháp điều trị bệnh. 1. Triệu chứng viêm loét dạ dày Triệu chứng viêm loét dạ dày rất đa dạng và dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất:- Thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu. - Buồn nôn và nôn. - Nhanh no và thường có cảm giác chán ăn vì những cơn đau hay sự khó chịu bên trong dạ dày. - Đau vùng thượng vị: Thượng vị nằm trên rốn. Nếu cảm thấy vùng này bị nóng rát, đau hay có cảm giác cồn cào, thì rất có thể bạn đang bị viêm loét dạ dày. Khi bị đói, bạn có thể cảm nhận những cơn đau rất rõ ràng. Cơn đau có thể diễn ra trong vài phút, nhưng với những trường hợp nghiêm trọng hơn, cơn đau có thể xảy ra trong vài giờ. - Ợ nóng, ợ chua và có thể bị trào ngược dạ dày khiến người bệnh rất khó chịu. Hiện tượng này còn có thể xảy ra về đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Khi thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, cơ thể của người bệnh sẽ rất mệt mỏi. Thậm chí, nhiều bệnh nhân còn bị suy nhược cơ thể. - Khi mắc chứng viêm loét dạ dày, hệ tiêu hóa của người bệnh không thể hoạt động hiệu quả và dẫn đến những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng phân đen, đi ngoài ra máu. - Sụt cân không rõ nguyên nhân cũng là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày. Nếu cơ thể xuất hiện bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. 2. Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày- Bệnh viêm loét dạ dày có thể chia làm 2 giai đoạn cấp và mạn tính. Trong đó: + Ở giai đoạn cấp tính: Triệu chứng bệnh thường đột ngột nhưng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể điều trị khỏi bệnh triệt để. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít trường hợp bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn này. Phần lớn người bệnh đều chủ quan và không thăm khám kịp thời. Để lâu ngày, những triệu chứng viêm loét dạ dày sẽ phức tạp hơn rất nhiều. + Loét dạ dày mạn tính: Bước sang giai đoạn này, những tổn thương bên trong dạ dày có xu hướng lan rộng. Lúc này, việc điều trị cũng rất khó khăn. Bệnh nhân có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. - Một số biến chứng của viêm loét dạ dày: + Xuất huyết tiêu hóa với một số biểu hiện như phân có màu đen, nôn ra máu, da người bệnh nhợt nhạt và thường xuyên bị chóng mặt do mất máu. + Thủng dạ dày: Những vết loét diễn tiến trong thời gian dài có thể dẫn đến thủng dạ dày. Biểu hiện xảy ra khi dạ dày bị thủng là những cơn đau bụng rất dữ dội và đột ngột. + Hẹp môn vị: Viêm loét dạ dày gây ra những mô viêm xơ ở môn vị (phần cuối của dạ dày). Những mô viêm xơ này có thể ngăn cản quá trình vận chuyển thức ăn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Biểu hiện của hẹp môn vị là thường xuyên nôn và sụt cân. + Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Nếu không xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 3. Điều trị viêm loét dạ dày 3.1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh- Thăm khám lâm sàng. - Nội soi dạ dày để có thể nhận biết được những tổn thương bên trong dạ dày và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Trong quá trình nội soi, có thể kết hợp sinh thiết hoặc điều trị cầm máu các ổ loét dạ dày. - Test HP trong khi nội soi hoặc test hơi thở hoặc xét nghiệm máu.3.2. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày bằng những cách nào? Mỗi trường hợp bệnh khác nhau sẽ được điều trị theo từng phác đồ điều trị khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Dưới đây là những phương pháp phổ biến: - Điều trị nội khoa: Các loại thuốc bác sĩ kê sẽ giúp triệu chứng viêm loét dạ dày được cải thiện hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, dù triệu chứng bệnh đã giảm cũng không được tự ý ngừng thuốc hay giảm liều thuốc. Phải uống thuốc đủ liều để tránh tình trạng kháng thuốc(nếu đang điều trị theo phác đồ điều trị diệt HP). - Điều trị phẫu thuật: Chỉ áp dụng khi phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc những vết loét hay tái phát và gây ra những biến chứng nguy hiểm. 4. Phòng ngừa viêm loét dạ dày bằng cách nào? Để phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả, bạn nên áp dụng những phương pháp sau: - Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Kiêng rượu bia, thuốc lá, các đồ ăn chua cay nóng, tránh ăn quá no hoặc quá đói. Nên ăn đúng giờ giấc, tránh bỏ bữa, tránh ăn đêm,... Nên ưu tiên một số thực phẩm như trái cây và rau củ, Probiotics, thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, kẽm, Selen,… Bên cạnh đó, cần thực hiện ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi nấu ăn và trước khi ăn. - Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học: + Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và các loại đồ uống có chứa caffein. + Tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay thế Ibuprofen, aspirin và naproxen bằng những loại thuốc có tác dụng tương tự. + Luôn lạc quan, vui vẻ, kiểm soát căng thẳng từ cuộc sống và công việc bằng nhiều cách như tập yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách. Căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh hoặc có thể khiến triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chuyen-gia-tu-van-cach-dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa-de-thuc-hien-s67-n27464
Chuyên gia tư vấn cách điều trị rối loạn tiêu hóa dễ thực hiện
Rối loạn tiêu hóa thường gây ra nhiều biểu hiện khó chịu ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. 1. Liệt kê một số nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa Khi quá trình tiêu hóa diễn ra, thức ăn sẽ được phân giải và xử lý. Các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ do ống tiêu hóa hấp thụ và đưa vào máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Chất cặn bã thì được tống ra ngoài theo đường phân. Do đó, quá trình tiêu hóa sẽ bắt đầu từ miệng cho tới ruột già, nếu quy trình này bị thay đổi hoặc cản trở bởi bất kỳ tác động nào sẽ gây nên chứng rối loạn tiêu hóa và làm ảnh hưởng tới tổng thể sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa: Người bệnh bị viêm đại tràng: do lỵ amip, shigella khiến ruột bị kích thích; Đường ruột bị mất cân bằng hệ vi sinh: các vi khuẩn có trong ruột giúp lên men thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa. Khi hệ vi sinh này bị mất cân bằng sẽ gây rối loạn chuyển hóa thức ăn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do bệnh nhân lạm dụng nhiều thuốc kháng sinh; Chế độ ăn uống bất hợp lý: do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến đường ruột bị nhiễm khuẩn. Thêm vào đó chế độ ăn uống không lành mạnh và ăn không đúng giờ cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa; Mắc bệnh lý về dạ dày: các bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày đều làm giảm chức năng hoạt động và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa; Lạm dụng đồ uống có cồn: những đồ uống này sẽ hủy hoại lớp men tiêu hóa, đồng thời mất cân bằng nồng độ p H trong dạ dày. 2. Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa có thể biểu hiện qua nhiều đặc điểm, xảy ra ở một hoặc đồng thời ở nhiều cơ quan khác nhau thuộc hệ tiêu hóa. Những triệu chứng đặc trưng bao gồm: Bụng chướng: bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy khó chịu, căng vùng bụng và đặc biệt là khó thở sau ăn. Điều này là do thức ăn bị ứ đọng trong ống tiêu hóa vì không được phân giải hết; Buồn nôn, nôn mửa; Bụng đau âm ỉ, nhất là ở vùng bụng dưới, bụng trên và vùng dạ dày; Ợ nóng, ợ hơi; Chán ăn. Thường thì những triệu chứng này chỉ xảy ra với mức độ ít và biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên nếu thấy các dấu hiệu này tăng nặng và kéo dài không khỏi, phân lỏng rắn xen kẽ, đi ngoài lẫn máu thì người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị.3. Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở người lớn3.1. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ Một số loại thuốc có thể được sử dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa đó là: Thuốc kháng thụ thể H2: bao gồm famotidine, cimetidine, ranitidine và nizatidine; Thuốc kháng axit: gồm Mylanta®, Maalox®, Rolaids®. Các thuốc này có thể gây tác dụng phụ là táo bón hoặc tiêu chảy; Thuốc ức chế bơm proton: như lansoprazole, pantoprazole, esomeprazole, rabeprazole, omeprazole; Thuốc kháng sinh: như erythromycin giúp hỗ trợ dạ dày tiêu hóa nhanh hơn; Thuốc hỗ trợ nhu động: metoclopramide, bethanechol. Cần hết sức lưu ý khi kết hợp với thuốc khác vì có thể gây tác dụng phụ; Trong trường hợp bệnh nhân điều trị rối loạn tiêu hóa nhưng không đáp ứng thì người bệnh có thể cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.3.2. Có một chế độ ăn uống hợp vệ sinh, lành mạnh Khi đang gặp các vấn đề về đường ruột, người bệnh không nên thử những món ăn lạ. Trước khi chế biến cần rửa sạch đồ ăn; Không nên ăn nhiều món chứa nhiều đường và dầu mỡ; Hạn chế sử dụng các dạng đồ uống chứa nhiều cồn như bia rượu, hoặc chứa chất kích thích như trà, cà phê, đồ uống có gas; Khi bị bệnh đường ruột bạn cần lưu ý không nên ăn các món ăn lạ; Bổ sung nhiều hoa quả và các loại hạt sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt như táo, chuối, yến mạch, sữa chua,... 3.3. Tích cực luyện tập thể dục và sinh hoạt điều độ Không thức quá khuya: điều này dễ khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, gia tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa. Thức khuya thường kéo theo thói quen dậy muộn, ăn uống không đúng giờ càng khiến triệu chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn; Thường xuyên vận động và dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Đây là thói quen lành mạnh, bổ ích, giúp tiêu hao năng lượng và kích thích hệ tiêu hóa, khi ăn bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. 3.4. Bổ sung thêm men vi sinh Một phương pháp giúp điều trị rối loạn tiêu hóa khác cũng đem lại hiệu quả đó là bổ sung thêm men vi sinh. Nếu hệ tiêu hóa được cung cấp một lượng lợi khuẩn lớn sẽ giúp thúc đẩy tiêu hóa và gia tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên bệnh nhân không nên tùy ý bổ sung mà chưa đi thăm khám và được kê đơn bởi bác sĩ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dau-hieu-viem-loet-da-day-va-nhung-luu-y-ban-khong-the-bo-qua-s67-n32013
Dấu hiệu viêm loét dạ dày và những lưu ý bạn không thể bỏ qua
Viêm loét dạ dày được xem là một trong những căn bệnh phổ biến, thường gặp ở đường tiêu hóa. Khi được phát hiện vào giai đoạn mới, việc chữa trị không phức tạp, có thể đạt được kết quả khỏi hoàn toàn. Vì thế, tìm hiểu các dấu hiệu viêm loét dạ dày và những lưu ý về bệnh là điều cần thiết. 1. Viêm loét dạ dày là bệnh gì? Trước khi tìm hiểu dấu hiệu viêm loét dạ dày, hãy cùng lý giải một số nội dung chính về căn bệnh này. Như chúng ta đã biết, ở trong cùng của dạ dày có một lớp niêm mạc giống như màng lót. Bởi một số lý do, lớp màng này bị tổn thương, dẫn tới viêm loét, gây cảm giác đau đớn và nhiều triệu chứng khác cho người bệnh. Khi kích thước của ổ loét còn bé, có thể chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe song nếu chúng lan ra, lớn lên, lớp niêm mạc bị bào mòn đi có thể khiến chảy máu hoặc xuất huyết tiêu hóa, thậm chí cả nguy cơ tử vong. Mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh nhưng phổ biến hơn cả ở người già. Nếu không chữa dứt điểm mà để dai dẳng, kéo dài, còn có thể dẫn tới biến chứng rất nguy hiểm. Về nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến là do: Sự xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) vào trong cơ thể, sau đó, chúng sẽ tấn công lớp niêm mạc khiến chức năng chống axit của lớp niêm mạc này bị mất đi, dẫn tới sự mất cân bằng trong môi trường tại dạ dày, khiến tính axit tăng lên, gây ra sự viêm loét. Việc sử dụng một cách quá thường xuyên các thuốc giảm đau, kháng viêm: đây là nguyên nhân hay gặp với người lớn tuổi. Các thuốc này có tác dụng phụ là khiến cho sự tổng hợp chất bảo vệ niêm mạc prostaglandin bị suy giảm. Từ đó, gây viêm loét. Một số trường hợp được xếp vào nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, đó là: Người hay uống đồ uống có cồn, rượu, bia, hút thuốc lá: Nếu như cồn trong các loại đồ uống có thể kích thích việc tiết axit gây ra các vết loét và khiến chúng trở nên trầm trọng thì nicotine có trong thuốc lá khiến cho dạ dày bị suy yếu, đồng thời cũng kích thích chất gây loét cortisol. Người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh: Sự căng thẳng thần kinh có thể tác động lớn tới hoạt động bài tiết axit của dạ dày. Điều này lý giải vì sao căng thẳng làm tăng nguy cơ của bệnh. Người không điều độ trong sinh hoạt cũng như ăn uống: bỏ ăn, ăn không đúng giờ, không đúng thời điểm, hay thức khuya, ít thực hiện vận động,... gây nhiều tác động xấu cho sức khỏe, đồng thời tạo điều kiện cho bệnh xuất hiện. 2. Dấu hiệu viêm loét dạ dày là gì? Dấu hiệu viêm loét dạ dày phổ biến, thường gặp có thể kể đến, đó là:Cảm giác đau bụng tại vùng trên rốn (thượng vị)Dấu hiệu này được xem là đặc trưng và dễ gặp nhất. Các mức độ của cơn đau có thể là từng cơn âm ỉ, cũng có thể đau tức hay đau quặn. Thời điểm chúng xuất hiện thường là khi đói hoặc sau ăn 2 tới 3 tiếng hoặc nửa đêm về sáng. Bụng cảm giác đầy, khó tiêu, buồn nôn, có thể cả nônĐây cũng là những cảm giác mà người bệnh gặp nhiều. Nguyên nhân là vì lúc này, dạ dày bị tổn thương và không thực hiện tốt các chức năng tiêu hóa, dẫn tới lúc nào cũng cảm giác bụng bị chướng và đầy hơi. Vùng thượng vị có cảm giác nóng rát, thường ợ hơi, ợ chua Cũng bởi khả năng tiêu hóa kém đi mà xuất hiện các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đặc biệt với những người bệnh đang ở giai đoạn đầu. Với việc vùng thượng vị cảm giác nóng rát, cũng có thể rất thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản. Chức năng tiêu hóa bị rối loạn Có thể là táo bón hay tiêu chảy do dạ dày làm việc kém, dẫn tới hậu quả là sút cân và mệt mỏi. Ở một số người, mỗi khi bụng đói là cảm giác đau lại rõ ràng hơn nên thường ăn nhiều, dẫn tới cân tăng nhanh. Chất lượng giấc ngủ kém Khó tiêu, nặng bụng, cảm giác chướng, đầy hơi xuất hiện thường xuyên hoặc đau bụng có thể khiến cho người bệnh bị mất ngủ hoặc giấc ngủ không ngon, không sâu. Có thể nói, dù được xem là những triệu chứng phổ biến, thường gặp song không thể chỉ căn cứ vào những biểu hiện này mà khẳng định người bệnh bị viêm loét dạ dày. Việc chẩn đoán cần được thực hiện bởi bác sĩ, kết hợp cả khám lâm sàng và xét nghiệm hoặc một số thủ thuật khác nữa. Trong đó, nội soi dạ dày là phương pháp quen thuộc, thường được chỉ định nếu nghi ngờ bệnh nhân bị mắc bệnh. Việc nội soi không chỉ mang lại kết quả chính xác về vị trí, mức độ của vết loét mà còn có thể phát hiện ra sự tồn tại của vi khuẩn HP thông qua việc test HP trong nội soi.3. Phòng tránh và khắc phục các dấu hiệu viêm loét dạ dày như thế nào? Với những người chưa mắc, việc tìm hiểu nguyên nhân, các nguy cơ dẫn tới bệnh có thể giúp định hướng lối sống an toàn cho sức khỏe, dạ dày. Cụ thể là: Hạn chế một cách tối đa các tác nhân có thể gây ra bệnh, bao gồm: không sử dụng đồ uống có cồn, nếu bắt buộc, mỗi ngày không uống quá hai ly nhỏ. Các thuốc với tác dụng kháng viêm, giảm đau cũng nên tránh, trừ khi được bác sĩ chỉ định. Giữ vệ sinh cho đôi tay để hạn chế sự nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập. Thực phẩm sử dụng hàng ngày cần được nấu chín kỹ. Bỏ thuốc lá, thực hiện cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống là điều cần thiết. Tăng cường sức khỏe về thể chất bằng các hoạt động thể thao, tập luyện. Đối với những người đã xuất hiện dấu hiệu bị bệnh: Cùng với việc duy trì các hoạt động thể chất, lối sống lành mạnh, nên ăn ngủ đúng giờ, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh xa lo âu, suy nghĩ. Tuyệt đối kiêng các thức uống chứa cồn, thuốc lá. Về ăn uống: Nên uống sữa nóng để có thể cân bằng lượng axit trong dạ dày. Trứng tốt nhất là hấp hoặc nấu cùng cháo và một tuần chỉ ăn 2 -3 lần. Các loại đạm dễ tiêu hóa như: cá nạc, thịt lợn nạc nên được ưu tiên. Rau củ họ cải cũng rất tốt để các vết loét được lành nhanh hơn. Dầu hữu cơ chế biến từ các loại hạt như: hướng dương, hạt cải, vừng, đậu nành,... là lựa chọn tốt. Trong chế biến, ưu tiên nấu mềm hoặc thái nhỏ và tốt nhất ăn ngay sau khi nấu bởi đồ ăn nguội, chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông,... không tốt cho dạ dày.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/loai-bo-rang-so-7-co-gay-ma-hop-khong-co-can-trong-rang-gia-
Loại bỏ răng số 7 có gây má hóp không? Có cần trồng răng giả?
Răng 7 hay răng hàm lớn thứ 2 tham gia chính vào việc nghiền nhỏ thức ăn trước khi đi vào dạ dày. Nếu chiếc răng này gặp vấn đề, Nha sĩ sẽ ưu tiên điều trị và bảo tồn răng tối đa. Mặc dù vậy, có những bệnh nhân vẫn cần nhổ bỏ. Vậy loại bỏ răng số 7 có gây má hóp không? Có nên loại bỏ răng 7 khi chúng lung lay không? 1. Răng 7 nằm ở đâu và có chức năng gì? Răng số 7 thuộc nhóm răng hàm, vị trí mọc là ở trước răng 8 - răng khôn. Nhóm răng hàm có 3 răng là răng 6, 7, 8. Nhóm răng hàm có kích thước lớn nhất so với những nhóm răng còn lại. Nếu răng khôn chưa mọc thì răng 7 sẽ là răng cối lớn nhất và có vị trí nằm trong cùng. Một người phát triển đến tuổi trưởng thành thường có 28 cái răng vĩnh viễn, nếu mọc đủ cả 4 chiếc răng 8 thì tổng số răng có trên hàm sẽ là 32 chiếc. Hầu hết người trưởng thành sẽ có tổng bốn chiếc răng 7, phân bố đều hai bên trái - phải, 2 cái hàm trên, 2 cái hàm dưới. Răng số 7 hàm dưới, chân răng thường có 2 chân nhưng ở hàm trên thì lại có 3 chân răng. Răng số 7 và răng số 6 cùng thực hiện chức năng xé nhỏ vụ thức ăn, thức ăn cùng enzyme nước bọt tiết hòa trộn vào nhau, sau đó xuống dạ dày để tiêu hóa tốt hơn. Trong quá trình nghiền nát thức ăn để tiêu hóa, răng 7 đóng vai trò chính. Đây là lý do, bạn sẽ gặp vấn đề lớn trong việc ăn nhai nếu răng 7 của bạn bị sâu, viêm tủy hoặc chức năng nhai nghiền thức ăn không còn nguyên vẹn. Bên cạnh đó, khi một chiếc răng 7 gặp vấn đề thì chiếc răng 7 ở phía đối diện cũng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Răng 7 tồn tại là để nghiền thức ăn thành các mảnh nhỏ. Sự có mặt của nó trong khoang miệng là vô cùng quan trọng. Đây là lý do khiến kẽ răng 7 dễ bị đọng lại thức ăn, các mảm bám hình thành, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh hơn các răng khác. Bác sĩ Nha khoa sẽ ưu tiên lựa chọn các phương pháp điều trị nhằm bảo tồn răng tối đa và chỉ chỉ định bệnh nhân nhổ khi các biện pháp bảo tồn không phát huy tác dụng nữa. 2. Nhổ răng 7 khi nào được chỉ định? Răng 7 là răng đảm nhận chức năng nghiền vụn thức ăn, vì thế nhiều người còn gọi đây là răng cấm. Chính vì vậy, bạn không nên quyết định nhổ bỏ chiếc răng này nếu chưa được bác sĩ Nha khoa thăm khám, tư vấn chi tiết. Việc nhổ răng không dựa vào tư vấn chi tiết từ bác sĩ chuyên môn dẫn tới hậu quả nặng nề cho khả năng ăn uống, sức khỏe của hàm răng. Để biết "Loại bỏ răng số 7 có gây má hóp không? ", bạn cần hiểu rõ tình trạng bệnh lý răng miệng như thế nào thì phải nhổ răng số 7. Răng số 7 của bạn sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:- Răng 7 không mọc thẳng một cách bình thường mà mọc ngầm gây nguy hại cho những chiếc răng bên cạnh;- Răng 7 bị sâu nặng nề hoặc đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng;- Răng bị gãy, vỡ, sứt, mẻ do va đập hoặc tai nạn;- Răng không còn chắc khỏe, tồn tại các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, viêm chóp chân răng, nhiễm khuẩn,…;- Răng mọc xô hàm, mọc xiên,…3. Nhổ răng số 7 có bị hóp má không? Theo các bác sĩ Nha khoa, sau khi nhổ bỏ răng số 7, việc bị hóp má là có diễn ra. Bởi răng 7 ngoài chức năng nhai nghiền thức ăn thì có liên quan tới định hình tới thẩm mỹ gương mặt. Trường hợp răng 7 thiếu trên cung hàm sẽ tác động đến xương hàm và lúc này má của bạn sẽ bị hóp. Ngoài tình trạng hóp má diễn ra thì sau khi nhổ bỏ răng hàm lớn thứ 2 này, bạn còn phải đối mặt với các vấn đề như sau:- Ăn nhai kém hơn bởi răng 7 là răng chủ lực trong việc nhai nghiền, tiêu hóa thức ăn;- Phần ổ răng 7 bị thiếu sẽ là môi trường lý tưởng để các mảnh vụn thức ăn đọng lại. Lúc này vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh trưởng mạnh mẽ, gây ra các bệnh lý về răng miệng;- Khớp cắn của hàm theo thời gian sẽ bị xô lệch vì những chiếc răng khác đã không còn ở đúng vị trí khi răng 7 bị mất đi.4. Sau khi loại răng cấm có cần thay thế bằng răng giả không? Thiếu răng 7 làm tăng nguy cơ xương hàm bị tiêu biến, các răng khác bị xô lệch, tác động xấu đến kết cấu xương quai hàm. Tình trạng này nếu không được khắc phục, theo thời gian, các cơ trên dương mặt của chúng ta sẽ bị thúc đẩy quá trình xệ xuống vì mất đi điểm bám, lão hoá vì thế cũng diễn ra sớm hơn. Việc cần thiết phải thực hiện sau khi nhổ răng 7 là lựa chọn phương pháp phục hình răng phù hợp, vừa đảm bảo ăn nhai diễn ra dễ dàng, giữ được thẩm mỹ khuôn mặt. Và trồng răng implant là biện pháp phục hình răng khắc phục được hầu hết các vấn đề của bạn. Ưu điểm của phương pháp trồng răng implant là bạn sẽ không còn phải lo lắng đến tình trạng tụt lợi, tiêu xương, hóp má. Bên cạnh đó, bạn có thể ăn nhai một cách bình thường, như đang sở hữu chiếc răng 7 "thật". Tuy phương pháp này có chi phí cao hơn so với các biện pháp phục hình răng khác nhưng với những hiệu quả mà nó mang lại nên vẫn được đa số bệnh nhân lựa chọn áp dụng.5. Nhổ răng số 7 theo tiêu chuẩn y khoa Một quy trình nhổ răng được xem là chuẩn y khoa nếu có thực hiện đủ các bước sau:- Bước 1: Khám và chụp X-quang xương hàm mặt Trước khi tiến hành nhổ, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám tổng quát, đánh giá đúng tình trạng đang gặp phải. Phim chụp X-quang là căn cứ quan trọng để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. - Bước 2: Lấy máu để làm xét nghiệmĐể đảm bảo tính an toàn cao nhất trong và sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần lấy máu thực hiện xét nghiệm. Bác sĩ thông qua kết quả xét nghiệm sẽ biết bệnh nhân có đủ điều kiện để nhổ răng ngay không. - Bước 3: Vệ sinh và sát khuẩn vùng bên trong miệng Nhằm không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, y tá phòng khám sẽ làm vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. - Bước 4: Gây tê Bác sĩ sẽ tiêm tê vùng răng cần nhổ bỏ. Việc gây tê giúp bệnh nhân không phải chịu đau đớn trong khi nhổ. - Bước 5: Thực hiện các thao tác lấy răng ra khỏi ổ răng
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-vien-da-khoa-medlatec-dieu-tri-thanh-cong-truong-hop-nu-benh-nhan-mac-thoat-vi-ben-hiem-gap
Bệnh viện điều trị thành công trường hợp nữ bệnh nhân mắc thoát vị bẹn hiếm gặp
Nhờ sự nhạy bén về lâm sàng, kết hợp các phương pháp cận lâm sàng mang đến kết quả chẩn đoán chính xác, từ đó ca bệnh được điều trị hiệu quả và thành công. Sưng đau vùng bẹn, đi kiểm tra bất ngờ phát hiện khối thoát vị bẹn phức tạp Bệnh nhân Trần Thị B. Triệu chứng đau đã diễn biến 10 ngày, cơn đau có xu hướng tăng dần. Người bệnh đã mua thuốc giảm đau điều trị tại nhà nhưng không đỡ nên quyết định đi kiểm tra. được các bác sĩ chỉ định thực hiện các cận lâm sàng cần thiết để đánh giá toàn diện tổn thương. Kết quả cộng hưởng từ phần mềm chi có tiêm thuốc tương phản phát hiện hình ảnh khối thoát vị gồm buồng trứng trái và các dây chằng - mạch máu của buồng trứng, xung quanh đã có dấu hiệu thâm nhiễm, phù nề; tuy nhiên may mắn chưa có các biến chứng nghẹt hay hoại tử. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ của người bệnh Thông thường, các khối thoát vị bẹn có thành phần là ruột, quai ruột hoặc các tạng trong ổ bụng, tuy nhiên đây là một trường hợp khá hiếm gặp khi bên trong khối thoát vị là buồng trứng và vòi trứng, vì thế mà việc điều trị cũng phức tạp và cần được xem xét kỹ lưỡng hơn. Sau khi được hội chẩn đa chuyên khoa một cách kỹ lưỡng, bệnh nhân được các bác sĩ điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt khối thoát vị, tái tạo thành bụng bẹn trái bằng đặt lưới. Sau khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, cuộc phẫu thuật đã diễn ra thành công. Sức khỏe bệnh nhân hoàn toàn ổn định, được xuất viện sau 4 ngày. Thoát vị bẹn và các biến chứng nguy hiểm “không nên coi thường” Thoát vị bẹn là tình trạng các cơ quan trong ổ bụng (mỡ mạc treo, quai ruột…) không nằm đúng vị trí mà chui xuống vùng bẹn bìu qua một vùng thành bụng lỏng lẻo. Thoát vị bẹn không phải là bệnh lý nguy hiểm mà sự nguy hiểm nằm ở biến chứng do bệnh gây ra nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điển hình có thể kể tới như: Thoát vị nghẹt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, là tình trạng cơ quan ở trong túi thoát vị bị đè ép, thắt nghẽn lại ở cổ túi hoặc bị xoắn. Vì vậy dù di chuyển cơ thể, các tạng này cũng không trở lại ổ bụng được, lưu thông máu kém có thể dẫn đến hoại tử. Bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật sớm để giải phóng nội tạng bị tắc nghẹt, tránh hoại tử nặng và lan ra các cơ quan ổ bụng khác. Thoát vị kẹt: Ngoài thoát bị nghẹt, thoát vị kẹt cũng là biến chứng thường gặp nhưng ít nguy hiểm hơn khi các tạng thoát vị xuống dưới ổ bụng nhưng không đẩy lên được. Từ đó khối thoát vị sẽ tồn tại lâu dài, gây cảm giác vướng víu cho người bệnh và tăng nguy cơ chấn thương. Nếu không can thiệp, biến chứng chấn thương thoát vị có thể gây nguy hiểm cho tính mạng khi nội tạng bị vỡ, chảy máu, nhiễm trùng… Biến chứng đến sức khỏe sinh sản: Với nam giới bị thoát vị nghẹt, khối thoát vị có thể chèn ép lên các mạch máu nuôi đến tinh hoàn, khiến cơ quan sinh sản này nhận được ít máu nuôi hơn. Từ đó người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe sinh sản và tình dục, khiến bệnh nhân tự ti hơn. Thoát vị bẹn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời Bệnh nhân không nên chủ quan kể cả thoát vị bẹn chưa gây triệu chứng hay biến chứng nào, biến chứng có thể xảy ra đột ngột và nguy hiểm khiến người bệnh không kịp can thiệp xử lý. Phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị cho trường hợp bệnh nhân bị thoát vị bẹn nặng. Bệnh nhân được đưa ống nội soi và các dụng cụ kỹ thuật qua đường rạch rất nhỏ ở vùng bụng. Ưu điểm của kỹ thuật này chính là giữ được tính thẩm mỹ, bệnh nhân nhanh hồi phục; Phương pháp phẫu thuật mở giúp nguy cơ tái phát thoát vị sau khi tiến hành là rất thấp, tuy nhiên thời gian hồi phục của bệnh nhân chậm hơn so với phẫu thuật nội soi. Bên cạnh thoát bị bẹn, đơn vị đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho hàng nghìn bệnh nhân về các bệnh lý như hậu môn - trực tràng, thận - tiết niệu - sinh dục, tiêu hóa, gan mật, chấn thương, ung bướu, nam khoa, phụ khoa,…
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hoi-thao-truc-tuyen-so-20-vai-tro-cua-giai-phau-benh-trong-chan-doan-va-dieu-tri
Hội thảo trực tuyến số 20: Vai trò của giải phẫu bệnh trong chẩn đoán và điều trị
Giải phẫu bệnh là gì? Mở đầu bài báo cáo, chuyên gia giải thích khái niệm giải phẫu bệnh, cụ thể như sau: Giải phẫu bệnh là khoa học về các tổn thương. Giải phẫu bệnh học giúp cho người thầy thuốc có thể tận mắt xem xét, nghiên cứu, tổng hợp những biến đổi hình thái để giải thích những thay đổi về chức phận và những triệu chứng lâm sàng, đồng thời tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, cách diễn biến của bệnh để góp phần chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm giải phẫu mô bệnh học - “tiêu chuẩn vàng” chẩn đoán Trong y học, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ lâm sàng không chỉ dựa vào chẩn đoán lâm sàng đơn thuần như hỏi bệnh, nhìn, sờ, gõ, nghe, mà cần kết hợp với chẩn đoán cận lâm sàng khác như xét nghiệm, nội soi, siêu âm, chụp X-quang... tuy nhiên độ chính xác mới chỉ đạt trên 80%. Vì vậy, để kết quả chẩn đoán đạt độ chính xác lên tới 97-98% và được xem là “tiêu chuẩn vàng” cho chẩn đoán cần làm xét nghiệm giải phẫu bệnh mô bệnh học, đặc biệt trong một số trường hợp có thể kết hợp thêm các kỹ thuật hóa mô miễn dịch, miễn dịch huỳnh quang, siêu cấu trúc để đạt tối đa hiệu quả chẩn đoán. Xét nghiệm giải phẫu bệnh mô bệnh học - “tiêu chuẩn vàng” chẩn đoán Bên cạnh mô bệnh học, tế bào học cũng được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và sàng lọc ung thư. Xét nghiệm này có thể đánh giá hình thái các tế bào hút từ dịch, các nang, các khoang cơ thể, các thương tổn đặc bằng kim nhỏ (kỹ thuật FNA) hoặc lấy tế bào bong từ bề mặt cơ thể. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số cho phép sự kết hợp kính hiển vi kỹ thuật số với internet mở ra cơ hội cho việc chẩn đoán bệnh và hội chẩn từ xa đối với các trường hợp bệnh khó, bệnh hiếm gặp ngày càng phổ biến và thuận lợi. 3 ứng dụng “vàng” của xét nghiệm giải phẫu bệnh trong thực hành lâm sàng Theo chia sẻ của chuyên gia, xét nghiệm giải phẫu bệnh có giá trị cao trong chẩn đoán và sàng lọc ung thư, cụ thể có 3 ứng dụng “vàng” của xét nghiệm này được “gọi tên” trong lâm sàng, gồm: 1. Chẩn đoán phân biệt nhiều loại ung thư Sử dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch có thể chẩn đoán phân biệt nhiều loại ung thư khác nhau: Xác định nguồn gốc các loại ung thư kém biệt hóa. Vi xâm nhập ung thư. Các loại ung thư mà trên tiêu bản mô học thông thường không xác định được, ví dụ: các khối u tế bào hình thoi (U mô đệm dạ dày ruột, u cơ trơn, u thần kinh…). Các yếu tố nguy cơ: tế bào bóng trong nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung. 2. Tiên lượng bệnh Giai đoạn ung thư càng cao, độ mô học càng cao tiên lượng càng kém. Nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể Ki67 có thể đánh giá được khả năng tăng sinh của các tế bào u, khả năng tăng sinh tế bào càng cao thì khả năng tái phát và di căn ung thư càng lớn. Người ta đã chứng minh đột biến gene p53 là yếu tố tiên lượng độc lập về thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp. 3. Sàng lọc, định hướng điều trị và đánh giá khả năng đáp ứng điều ung thư Từ khi có kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch và sinh học phân tử, giải phẫu bệnh đã đóng góp rất tích cực vào định hướng điều trị và đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của nhiều loại ung thư. Việc phát hiện ra đường dẫn truyền tín hiệu tế bào và gen sinh ung thư đã mang lại những hiểu biết mới về ung thư và cơ chế sinh ung. Trong liệu pháp điều trị này, người ta đã chỉ ra được những điểm đích để các loại thuốc nhắm vào đó, đó là các yếu tố ngăn cản thụ thể của yếu tố tăng trưởng, ngăn cản đường dẫn truyền tín hiệu tế bào... Một số thuốc đã được đưa vào áp dụng lâm sàng, còn một số thuốc đang được thử nghiệm ở những giai đoạn khác nhau và mang lại nhiều hứa hẹn cho việc điều ung thư. Việc xác định các trường hợp ung thư vú có các thụ thể nội tiết dương tính (PR, ER) và Her2/neu âm tính có thể định hướng cho việc cắt bỏ buồng trứng hoặc ức chế buồng trứng. Đột biến gen BRAF có thể gây kháng iod131 trong điều trị UTBM tuyến giáp… Bên cạnh những ứng dụng của xét nghiệm giải phẫu bệnh trên lâm sàng, chuyên gia còn chia sẻ thêm các lĩnh vực nghiên cứu chính của giải phẫu bệnh như tổn thương tế bào và mô, tổn thương do rối loạn tuần hoàn / viêm / u (lành tính, các tính). Và các nghiên cứu khác về các biến đổi do rối loạn hình thái, rối loạn dẫn truyền, tổn thương tạng ghép... Các phương pháp kỹ thuật xét nghiệm giải phẫu bệnh Tiếp theo, trong khuôn khổ chuyên đề, chuyên gia tiếp tục chia sẻ tới bác sĩ đồng nghiệp các phương pháp kỹ thuật xét nghiệm giải phẫu bệnh đang được áp dụng ở các labo xét nghiệm hiện nay gồm: Xét nghiệm chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Hematoxylin - Eosin (H. E); Xét nghiệm chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm PAS (Periodic Acide Siff); Xét nghiệm chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Giêm sa;Xét nghiệm chẩn đoán Hóa mô miễn dịch và Hóa miễn dịch tế bào; Xét nghiệm chẩn đoán mô bệnh học tức thì bằng phương pháp cắt lạnh; Xét nghiệm chẩn đoán tế bào học qua chọc hút bằng kim nhỏ (FNA); Xét nghiệm các loại dịch, nhuộm và chẩn đoán tế bào học; Xét nghiệm chẩn đoán tế bào học bong bằng phương pháp Papanicolaou; Kỹ thuật khối tế bào (Cell - block); Phương pháp sinh học phân tử; Các kỹ thuật nhuộm bổ trợ khác: Nhuộm bạc, nhuộm miễn dịch huỳnh quang, nhuộm Masson, nhuộm Mucicarmin... Có nhiều phương pháp kỹ thuật xét nghiệm giải phẫu bệnh đang được áp dụng ở các labo xét nghiệm Để kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh tin cậy và mang lại giá trị cao trong khám chữa bệnh, chuyên gia đặc biệt lưu ý về cách lấy mẫu đúng, đủ, trúng tổn và mẫu cần bảo quản đúng cách. Sau 1,5 giờ say sưa và nghiêm túc báo cáo của chuyên gia, hội thảo trực tuyến số 20 chủ đề về “Vai trò của Giải phẫu bệnh trong chẩn đoán và điều trị" đã khép lại thành công tốt đẹp. Tiếp theo, hứa hẹn mang đến kiến thức chuyên môn bổ ích cho các bác sĩ Ngay lúc này, kính mời quý bác sĩ đồng nghiệp đăng ký link tham gia
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/trung-tam-xet-nghiem-medlatec-vinh-du-duoc-trao-chung-nhan-tham-gia-tham-chieu-chuong-trinh-ngoai-kiem-quan-ly-chat-luong
Trung tâm Xét nghiệm vinh dự được trao chứng nhận tham gia tham chiếu chương trình Ngoại kiểm quản lý chất lượng
Hồ Chí Minh (TTKC) sản xuất và cung cấp mẫu trong năm 2023, tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý chất lượng xét nghiệm năm 2022 - 2023. Đây là Hội nghị thường niên được TTKC tổ chức hàng năm nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý chất lượng và vinh danh các đơn vị xét nghiệm tiêu biểu trên khắp cả nước. Hội nghị năm nay vinh dự có sự hiện diện của đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Sở Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Ban Giám hiệu Đại học Y dược TP. Phạm Văn Ngãi - Phó Giám đốc đơn vị đã trực tiếp có mặt tại Hội nghị và nhận chứng nhận danh giá từ TTKC. Phạm Văn Ngãi - Phó Giám đốc Trung tâm (thứ 2 từ trái sang) nhận chứng nhận danh giá từ Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (TTKC) là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có vai trò phụ trách quản lý chất lượng xét nghiệm và đẩy mạnh công tác ngoại kiểm, đào tạo, hỗ trợ chuyên môn, giám sát đánh giá chất lượng xét nghiệm cho các phòng xét nghiệm khu vực miền Nam và Tây Nguyên Việt Nam. Trong đó, ngoại kiểm là một trong những nhiệm vụ chính của TTKC. Với mục tiêu đẩy mạnh chất lượng xét nghiệm nhằm nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh cho người dân trên cả nước, đơn vị đặt ra lộ trình xây dựng mô hình Phòng Xét nghiệm tham chiếu cho các chương trình ngoại kiểm. Theo đó, đơn vị tham gia ngoại kiểm tại TTKC phải đạt đủ 3 tiêu chí: Đạt chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 15189:2012; Đạt mức 4 trở lên theo Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học do Bộ Y tế ban hành; Tham gia ngoại kiểm đạt kết quả tốt liên tục. Bày tỏ niềm vinh dự khi đơn vị nhận được chứng nhận danh giá từ Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Th S. Hồ Chí Minh (TTKC) sản xuất và cung cấp mẫu
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhung-bai-thuoc-tu-cu-san-day
Những bài thuốc từ củ sắn dây
Củ sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam. Loại dây leo họ đậu này vừa là thực phẩm được nhiều người yêu thích lại vừa là thành phần của nhiều bài thuốc trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc từ sắn dây và những điều cần lưu ý khi sử dụng loại củ này. 1. Bài thuốc từ củ sắn dây Cây sắn dây có thể leo dài đến 10m. Lá cây có màu xanh lục, hoa màu xanh tím, rễ cây phát triển thành củ. Gần như tất cả các bộ phận của cây sắn dây đều có thể được sử dụng làm thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, phần củ sắn dây (rễ) được đánh giá là bộ phận dùng tốt nhất. Củ thường được thu hoạch vào mùa đông và mùa xuân. Trong Đông y, củ sắn dây được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều bài thuốc chữa bệnh. Loại củ này có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải cơ thoái nhiệt, thăng dương chỉ tả,... thường được dùng để giải khát, điều trị sốt cao, trị đau đầu, tiêu chảy, cao huyết áp, nôn ra máu, ù tai,... Dưới đây là một số bài thuốc từ củ sắn dây: - Bài thuốc chữa phong nhiệt, đau đầu, nôn mửa ở trẻ nhỏ: Chuẩn bị 30g củ sắn dây đã được rửa sạch. Sau đó giã sắn dây và đun cùng 2 bát nước lớn. Đun cho đến khi còn 1 bát nước. Bỏ phần bã và lấy phần nước vừa thu được nấu với 50g gạo tẻ. Sau đó, cho thêm gừng và mật ong. Cho trẻ ăn cháo sắn dây trong ngày. Áp dụng liên tiếp từ 3 đến 5 ngày để có được hiệu quả tốt nhất. - Giải khát: Chuẩn bị củ sắn dây và câu đằng. Mang đi tán vụn, phơi hay có thể sấy khô, sau đó trộn đều 2 thành phần này và đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày có thể dùng khoảng 30g sắn dây hãm với nước sôi và uống thay trà. Loại nước giải khát này có thể điều trị chứng đau đầu, nhiệt miệng, cao huyết áp, đau cổ vai gáy,... Có một cách giải khát từ củ sắn dây cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng bột sắn dây, hòa với nước đun sôi để nguội. Nếu cảm thấy hơi khó uống, bạn có thể cho thêm một chút đường và khuấy đều lên trước khi uống. Vào những ngày nắng nóng của mùa hè hoặc sau những giờ lao động mệt mỏi, uống nước sắn dây sẽ giúp bạn giải khát nhanh chóng, chống say nắng và giảm mệt mỏi. Kết hợp sắn dây với rau má cũng là cách giải nhiệt rất hiệu quả. Bạn chuẩn bị khoảng 20g rau má. Sau đó rửa sạch, để ráo và giã nát. Có thể cho thêm một chút nước sôi để nguội, sau đó vắt lấy nước. Hòa phần nước rau má vừa thu được cùng với 10g bột sắn dây. Bạn có thể hòa thêm đường để uống. Có thể hòa bột từ củ sắn dây cùng với đường trắng giống như thực hiện quấy bột cho trẻ. Bên cạnh đó, trong quá trình bào chế thuốc viên, bột sắn dây cũng thường được dùng để làm kết dính các nguyên liệu, thành phần của thuốc. - Dùng sắn dây để cải thiện vòng 1: Sắn dây có chứa nhiều protein và lexithin. Đây là những hợp chất giúp thúc đẩy việc sản sinh ra estrogen, từ đó có thể giúp vòng 1 của chị em luôn căng tròn, săn chắc. Cách thực hiện như sau: Bạn pha bột sắn dây với nước ấm, cho thêm đường. Mỗi ngày, uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Nên sử dụng nước sắn dây trong ngày đầu sau kỳ kinh nguyệt. Những ngày tiếp theo, bạn chỉ cần uống một lần/ngày. Thực hiện trong một thời gian dài, bạn sẽ cảm nhận rõ vòng 1 đầy đặn và săn chắc hơn. Hơn nữa, nước sắn dây cũng có tính mát, giúp giải nhiệt hiệu quả và giúp làn da của bạn luôn hồng hào, tươi trẻ. - Trị tàn nhang: Trong bột sắn dây có chứa hoạt chất Isoflavone có hoạt tính giống như hormon Estrogen ở phụ nữ, giúp cân bằng nội tiết tố nữ, hạn chế sự bài tiết quá mức của các sắc tố melanin, từ đó giảm thâm nám, tàn nhang hiệu quả. Bên cạnh đó, Isoflavone có trong sắn dây còn có thể chống oxy hóa, làm chậm lão hóa. Cách thực hiện bài thuốc trị tàn nhang từ củ sắn dây như sau: Cà chua đem đi rửa sạch và ép lấy nước. Sau đó, trộn đều cùng 1 thìa bột sắn dây. Thoa hỗn hợp này lên mặt và thực hiện mát xa nhẹ nhàng. Sau đó, rửa sạch mặt với nước ấm. - Trị say nắng, say nóng: Dùng khoảng 40g củ sắn dây tươi. Đầu tiên, rửa sạch và cắt lát sắn dây. Sau đó giã nát và vắt lấy nước, cho thêm một chút muối ăn. Khuấy đều hỗn hợp này và cho người bệnh sử dụng. - Trị mụn: Sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, loại bỏ độc tố, giúp loại bỏ mụn trứng cá và phục hồi da nhanh chóng. Cách làm bột sắn dây để trị mụn rất đơn giản: + Pha bột sắn dây cùng với bột đậu xanh để uống. Uống 2 cốc trên ngày. Có thể cho thêm chút đường. Nếu vẫn cảm thấy khó uống, bạn có thể nấu chín bột sắn dây hoặc nấu chín sắn dây và đậu xanh để uống mỗi ngày. + Ngoài uống sắn dây, bạn cũng nên dùng sắn dây, bột đậu xanh và một chút mật ong để trộn thành một hỗn hợp và đắp lên mặt. Để trong khoảng 20 phút thì rửa mặt lại bằng nước lạnh. Tác dụng của mặt nạ bột sắn dây, đậu xanh là giúp giải độc, tiêu viêm và làm mát da. 2. Những lưu ý khi dùng củ sắn dây Củ sắn dây rất tốt nhưng để nhận được những lợi ích tốt nhất và hạn chế những nguy cơ từ loại củ này, bạn cần sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý:- Củ sắn dây có tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Vì thế, bạn không nên uống quá nhiều và khi uống chỉ nên cho thêm một chút đường. - Với mẹ bầu: Nếu bị nóng trong người, có thể dùng sắn dây để giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hoặc bị động thai thì không nên uống sắn dây, để tránh khiến cho mẹ bầu mệt hơn và hạn chế nguy cơ tăng co bóp tử cung. + Uống quá nhiều bột sắn dây có thể gây tiêu chảy. Nếu uống nhiều bột sắn dây với đường có thể nhiệt miệng, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và dễ bị tiểu đường. Củ sắn dây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng tác dụng không nhanh và còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa từng người. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này để điều trị bệnh để đảm bảo an toàn và nhận được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ba-bau-dau-dau-co-duoc-boi-dau-gio-khong-su-dung-nhu-the-nao-cho-an-toan-
Bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không, sử dụng như thế nào cho an toàn?
Việc sử dụng dầu gió có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người để giúp giảm đau đầu, sổ mũi, đau bụng, côn trùng cắn,… Tuy nhiên bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không? Vấn đề này được nhiều mẹ bầu quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ về vấn đề sử dụng dầu gió đối với bà bầu. 1. Thành phần và công dụng của dầu gió Trước khi tìm hiểu bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không thì bạn nên biết về những thành phần cũng như công dụng của dầu gió. Thành phần Hiện nay, dầu gió có rất nhiều loại với những thành phần khác nhau và liều lượng được thay đổi tùy theo biệt dược đi kèm. Tuy nhiên, thành phần chính có trong nhiều loại dầu gió là tinh dầu được chiết xuất từ bạc hà. Ngoài ra còn có thêm một số thành phần khác như quế, khuynh diệp, long não, thông, tràm, gừng, hương nhu,… Tác dụng Những tác dụng của dầu gió là: Cải thiện hiệu quả các triệu chứng cảm cúm, sổ mùi như thông mũi, giảm ho, đau đầu, giảm đau, làm toát mồ hôi,… Làm dịu vết cắn của côn trùng. Giảm các cơn đau nhức xương khớp. Khắc phục các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,… Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng dầu gió còn có tác dụng thư giãn, hỗ trợ giấc ngủ sâu, phòng chống muỗi đốt và khử mùi hiệu quả. 2. Bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không? Dầu gió mang đến nhiều lợi ích nhưng có một số trường hợp được khuyến cáo không nên dùng. Vậy bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không? Thực tế bà bầu thuộc nhóm đối tượng không nên dùng dầu gió vì một số thành phần trong sản phẩm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển thai nhi. Thành phần này bao gồm long não và bạc hà, có thể thẩm thấu qua da và đi đến thai nhi thông qua nhau thai. Thành phần long não có trong dầu gió khi đi vào cơ thể sẽ gây ra rối loạn hệ thần kinh trung ương đồng thời làm co thắt tử cung. Không chỉ vậy, long não còn có thể dẫn đến dị tật cho em bé trong bụng hoặc thai lưu. Tinh dầu bạc hà có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe mẹ bầu như rối loạn hô hấp, ngừng tim, ngừng thở. Ngoài ra, với những loại dầu gió có chứa thành phần Methyl Salicylat dễ gây ra tình trạng khô mũi, giảm tiết dịch mũi gây nên các vấn đề về hô hấp. Không chỉ vậy, một số mẹ bầu lạm dụng dầu gió còn xảy ra tình trạng ngộ độc dẫn đến buồn nôn, nôn, khó thở, co giật, hôn mê,… 3. Tác dụng phụ và cách sử dụng dầu gió an toàn Như vậy, bà bầu nên hạn chế tối đa việc sử dụng dầu gió khi có triệu chứng đau đầu bất kỳ vấn đề nào. Tác dụng phụ Không chỉ với bà bầu mà một số trường hợp sử dụng dầu gió một cách “vô tội vạ” có thể đối mặt với những tác dụng phụ như: Da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ hoặc rộp, bỏng da, đặc biệt là dầu gió có thành phần Methyl Salicylat. Một trong những công dụng phổ biến của dầu gió là làm tăng tiết mồ hôi. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt. Nhiều người thường bôi dầu gió lên mũi để thông mũi. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều có thể làm tổn thương màng nhầy, kích ứng mũi dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Những loại dầu gió có chứa thành phần Eucalyptol và Camphor có thể gây ngộ độc nếu dùng quá liều làm ảnh hưởng sức khỏe. Cách sử dụng dầu gió an toàn Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải sử dụng dầu gió thì cần chú ý những vấn đề sau: Đọc kỹ thành phần của dầu gió có những hợp chất gì. Nếu sản phẩm có chứa những thành phần gây hại như long não, bạc hà, Methyl Salicylat thì không nên sử dụng. Bà bầu cũng không sử dụng dầu gió nếu thành phần gây phản ứng mẫn cảm với cơ thể. Chỉ sử dụng dầu gió khi thật sự cần thiết và sử dụng liều rất ít. Nếu không đỡ, cần đi khám bác sỹ để tìm nguyên nhân. Dầu gió chỉ được dùng để bôi ngoài da, không uống hoặc ngửi nhằm tránh tình trạng ngộ độc. Trường hợp sử dụng dầu gió để xông hơi hoặc ngâm chân, cơ thể thì chỉ dùng tối đa 5ml/lần. Nếu bà bầu gặp các vấn đề như táo bón, suy nhược cơ thể, tăng huyết áp hoặc đang sốt thì không sử dụng dầu gió. Không bôi dầu gió lên những vùng có vết thương hở. Lựa chọn mua dầu gió của những thương hiệu và cửa hàng uy tín nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không ở trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Một lưu ý mà bạn cần nhớ là nếu muốn sử dụng dầu gió cho bà bầu thì tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế để được tư vấn nhằm đảm bảo an toàn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ban-co-biet-mau-nhiem-mo-la-nguyen-nhan-hang-dau-dan-den-dot-quy-
Bạn có biết, máu nhiễm mỡ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ?
Mỡ máu tăng cao là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, đồng thời là thủ phạm gây nên các bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, cao huyết áp... Nhưng người dân hoàn toàn có thể kiểm soát và tránh xa nếu thực hiện ngay các bí quyết này. Sự thật giật mình về bệnh đột quỵ Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 sau bệnh tim mạch vành. Nam giới có tỷ lệ mắc đột quỵ cao hơn 1,5 lần so với nữ giới Theo thống kê của Hội Đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Mỗi năm có tới 6,5 triệu ca tử vong, trong số có hơn 6% người người trẻ. Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ, với tỷ lệ nam cao hơn 1,5 lần so với nữ. Đáng lo lắng là hơn 50% trong số ca mắc tử vong, chỉ có 10% sống sót là phục hồi hoàn toàn, các trường hợp còn lại có phục vụ hồi nhưng để lại nhiều di chứng. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức phòng và chữa trị kịp thời, tránh để lại hậu quả khôn lường. 85% đột quỵ, nguyên nhân do đâu? Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ như tuổi tác (người cao tuổi dễ mắc hơn người trẻ), giới tính (nam mắc cao hơn nữ), tiền sử gia đình (gia đình có người bị đột quỵ dễ mắc hơn người bình thường) và nguyên nhân do các bệnh lý gây nên. Trong đó, nguyên nhân do máu nhiễm mỡ (rối loạn mỡ máu) là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, chiếm 75-85% các trường hợp đột quỵ. Tăng cao mỡ xấu trong máu và không được kiểm soát sẽ là vật cản gây tắc động mạch não BS Xuân chia sẻ: Cholesterol chủ yếu do gan tạo nên từ các chất béo bão hòa. Cholesterol tốt (HDL-C) đảm nhận vai trò làm cho thành động mạch mềm mại lưu thông máu hiệu quả và bảo vệ thành mạch máu. Tuy nhiên, cholesterol xấu (LDL-C và VLDL-C) khi tăng cao trong máu, những phân tử mỡ này bám vào thành mạch, lâu dần hình thành mảng xơ vữa làm hẹp, tắc nghẽn lòng mạch. Khi các mảng xơ vữa bong ra tạo thành các máu đông di chuyển khắp cơ thể. Việc tăng cao mỡ xấu trong máu và không được kiểm soát sẽ là vật cản gây tắc động mạch não, đây cũng chính là nguyên nhân gây đột quỵ, bệnh lý tim mạch. Theo thống kê của Tổng hội Y học Việt Nam, tại Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người mỡ máu cao (chiếm tỷ lệ 39%) và có hơn 50% phụ nữ 50-65 tuổi bị mỡ máu tăng cao. Là bệnh lý diễn biến thầm lặng, khó phát hiện, tích tụ lâu ngày mới gây các dấu hiệu hiệu bất thường như đau đầu, chóng mặt, khó thở, đau tức ngực, tim đập nhanh... và dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý khác. Vì vậy, người dân thường chủ quan, không phát hiện sớm nguyên nhân kịp thời và gây nên hậu quả nghiêm trọng. Kiểm soát mỡ máu sớm - Bí quyết chủ động tránh xa đột quỵ Mỡ máu tăng cao không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, mà còn là thủ phạm gây nên các bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới, hoặc với nữ giới làm giảm ham muốn. Để tránh nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, BS Xuân khuyên người dân cần duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh như sau: Nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Sử dụng các loại dầu thực vật, dầu oliu, dầu đậu nành, ăn cá thay các loại thịt. Hạn chế sử dụng đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ... Không hút thuốc lá, rượu, bia; Tăng cường tập thể dục thể thao vừa sức, đều đặn hàng ngày. Bên cạnh thực hiện các biện pháp trên, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ, hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát tốt nhất tình trạng mỡ máu, cũng như có biện pháp phòng ngừa, chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp nhằm duy trì chỉ số mỡ máu trong giới hạn, tránh xa được hiểm họa là gây nhiều bệnh lý nguy hiểm luôn tiềm ẩn. Theo BS Xuân, người dân nên sàng lọc cả tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn vì các bệnh lý này làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ não.000 danh mục xét nghiệm sẵn sàng đồng hành chăm sóc sức khỏe toàn diện, chủ động của người dân toàn quốcĐể kết quả mỡ máu chính xác nhất cần nhịn ăn từ 8 đến 10 giờ, do đó, việc xếp hàng chờ xét nghiệm và nhịn lâu sẽ khiến người dân mệt mỏi, điều này có thể là trở ngại khi đi xét nghiệm kiểm tra sức khỏe. Không còn phiền toái vì mất công sức hàng triệu gia đình Việt mỗi năm.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/sau-mo-polyp-tu-cung-bao-lau-moi-co-thai-duoc-
Sau mổ polyp tử cung bao lâu mới có thai được?
Mổ polyp tử cung là một trong những thủ thuật thường gặp trong sản khoa. Trong đó, đối với các chị em đang trong độ tuổi sinh sản thì một trong những câu hỏi liên quan tới thủ thuật này có lẽ là mổ polyp tử cung bao lâu mới có thai lại được. Để tìm được câu trả lời, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây. 1. Mổ polyp tử cung là gì? Trước khi trả lời cho câu hỏi mổ polyp tử cung bao lâu mới có thai lại được, hãy cùng tìm hiểu đôi nét về phương pháp phẫu thuật này. Theo đó, polyp tử cung là hiện tượng gây ra bởi sự phát triển quá mức của các tế bào ở lớp tuyến và mô đệm của nội mạc tử cung. Điều này sẽ tạo nên các khối u có kích thước to nhỏ khác nhau, thường tập trung nhiều nhất tại chỗ nối tử cung với âm đạo. Polyp thường có màu đỏ nhạt, hình dạng giống như ngón tay, mọc đơn lẻ hoặc thành chùm và gắn vào nội mạc tử cung bởi 1 cuống mỏng. Thường thì bệnh phổ biến trong độ tuổi sinh đẻ hoặc phụ nữ tiền mãn kinh (40-50 tuổi). Về nguyên nhân dẫn tới bệnh, hiện nay, chưa xác định được cụ thể. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy bệnh có liên quan đến sự rối loạn các hormone nội tiết, mà cụ thể là hormon estrogen. Ngoài ra, những người bị mắc các bệnh lý liên quan như: viêm nội mạc, viêm cổ tử cung,... người từng nạo hút thai, hoặc sử dụng vòng tránh thai cũng làm tăng nguy cơ bị polyp tử cung. Polyp tử cung nhìn chung là khối u lành tính, có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, khi bị polyp buồng tử cung có thể gây ra một số biến chứng như: rong kinh, ra máu âm đạo không liên quan đến kỳ kinh hoặc sau mãn kinh, vô sinh. Một số trường hợp polyp là tiền ung thư. Do vậy, khi khi nhận thấy các triệu chứng như chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, chị em hãy thăm khám ngay để được xác định nguyên nhân.2. Polyp tử cung có thể được điều trị như thế nào? Không phải mọi trường hợp bị polyp tử cung đều được phẫu thuật. Cụ thể, nếu khối polyp nhỏ, không gây triệu chứng bất thường hoặc ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và không có nguy cơ tiền ung thư, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi thường xuyên. Trong trường hợp kích thước khối Polyp to, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh hoặc có nguy cơ trở thành ung thư, việc phẫu thuật sẽ được chỉ định để loại bỏ, đưa các khối polyp này ra bên ngoài. Hiện nay, phẫu thuật thường được thực hiện thông qua hai hình thức: mổ nội soi và mổ hở. Mổ hở Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường với kích thước khá lớn ở bụng, giống như với mổ lấy thai nhi. Sau đó, loại bỏ các khối polyp trong buồng tử cung. Phương pháp này thông thường được áp dụng với các trường hợp như: tử cung xuất hiện nhiều khối polyp có kích thước lớn hoặc bị che lấp và không thể nhìn thấy được trên màn hình camera nội soi. Mổ nội soiĐược thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ rạch một đường có kích thước nhỏ ở vị trí gần rốn. Sau đó, thiết bị nội soi được đưa qua đường này vào bên trong. Camera gắn ở đầu thiết bị sẽ giúp truyền hình ảnh về bên trong tử cung ra màn hình bên ngoài. Từ đó, bác sĩ xác định được vị trí các khối polyp, tiến hành cắt bỏ và đưa ra bên ngoài. Đây là phương pháp thường được ưu tiên lựa chọn bởi rất nhiều ưu điểm chúng mang lại, cụ thể là: ít mất máu, xâm lấn tối thiểu và thời gian cần thiết để phục hồi ngắn hơn.3. Mổ polyp tử cung bao lâu mới có thai lại được? Mổ polyp tử cung bao lâu mới có thai lại được hẳn là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Theo đó, câu trả lời là thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của chị em, phương pháp phẫu thuật được thực hiện cũng như mức độ tổn thương mà chúng gây ra cho cơ thể. Thông thường, với phẫu thuật nội soi, do ít chảy máu, ít xâm lấn nên khoảng từ sau 6 tháng tới 1 năm là chị em có thể xem xét tới việc mang thai trở lại. Với mổ hở, thời gian chờ đợi sẽ dài hơn, ít nhất là sau 1 tới 1,5 năm. Tuy nhiên, cụ thể như thế nào thì chị em cần đi thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra chỉ định tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Điều này đồng nghĩa với việc chị em không nên quan hệ tình dục quá sớm sau mổ, tránh hiện tượng chảy máu hoặc nhiễm trùng. Cùng với đó, bệnh rất dễ tái phát nếu việc điều trị, chăm sóc không được thực hiện đúng cách. Nếu mang thai và khối polyp lại tái phát, có thể gây ảnh hưởng xấu, chèn ép, làm cho thai nhi không phát triển được, tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.4. Chăm sóc sau mổ polyp tử cung như thế nào cho chóng hồi phục? Bên cạnh thắc mắc mổ polyp tử cung bao lâu mới có thai lại được thì chăm sóc sau mổ như thế nào cho tốt cũng là vấn đề được chị em quan tâm. Sau đây là một số lưu ý:Kiêng quan hệ tình dục Như trên đã nói, mổ polyp sẽ tạo ra vết thương ở cơ quan sinh dục nữ và cần thời gian để hồi phục. Bởi vậy, kiêng quan hệ tình dục là cách giúp cho nội mạc tử cung được được an toàn, tránh gây tổn thương khi chưa lành, tránh việc khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công gây viêm nhiễm. Cùng với đó, lúc này, cơ thể người phụ nữ không đủ điều kiện để mang thai nên kiêng quan hệ tình dục cũng tránh được nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Thời gian kiêng quan hệ ít nhất là 4 - 6 tuần nếu tổn thương không quá nghiêm trọng. Với các tổn thương nặng hơn, có thể cần kiêng lâu hơn. Tuy nhiên, có thể quan hệ trở lại không đồng nghĩa với việc có thể mang thai nên cần áp dụng các biện pháp tránh thai nghiêm ngặt. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín Nhằm tránh nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục bởi lúc này, cơ thể rất yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công. Việc vệ sinh có thể được thực hiện với dung dịch vệ sinh chuyên dụng được chỉ định, tránh thụt rửa, tránh ngâm vùng kín trong nước quá lâu, không sử dụng tampon hay cốc nguyệt san, luôn giữ vùng này được khô thoáng, mặc đồ lót thấm hút tốt, thay băng vệ sinh đều đặn khi đến kỳ. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/phuong-phap-xet-nghiem-rh-y-nghia-va-thoi-diem-xet-nghiem-cho-me-bau
Phương pháp xét nghiệm Rh: Ý nghĩa và thời điểm xét nghiệm cho mẹ bầu
Xét nghiệm yếu tố máu Rh là một trong những xét nghiệm được chỉ định với phụ nữ mang thai. Vậy kết quả xét nghiệm Rh cho biết điều gì, khi nào mẹ bầu nên thực hiện loại xét nghiệm này? Mời bạn đọc tham khảo bài viết để tìm lời giải đáp. 1. Tìm hiểu chung về yếu tố máu RhĐể hiểu ý nghĩa của xét nghiệm Rh, trước tiên chúng ta cần hiểu yếu tố máu Rh là gì? Thực tế, trong máu của mỗi người có tồn tại yếu tố máu Rh, cụ thể là Rh + và Rh -. Đây là một dạng kháng nguyên đặc biệt chỉ có tại tế bào hồng cầu. Nhóm máu Rh có rất nhiều loại kháng nguyên khác nhau, trong đó kháng nguyên D giữ vai trò tương đối quan trọng, chúng có khả năng sản sinh miễn dịch khá cao. Hai nhóm máu phổ biến nhất thuộc hệ thống nhóm máu Rh là: Rh + và Rh -. Số lượng người mang nhóm máu Rh+ chiếm phần đông, còn lại những người mang nhóm máu Rh- được gọi là người có máu hiếm. Người mang nhóm máu hiếm, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn có thai cần chú ý trong sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe hàng ngày, hạn chế ảnh hưởng xấu tới thai kỳ. Yếu tố Rh mang tính di truyền, thai nhi có thể thừa hưởng từ bố hoặc mẹ, thông qua gen. Trong trường hợp mẹ bầu có nhóm máu Rh- còn thai nhi mang nhóm máu Rh+, được gọi là bất tương hợp Rh. Khi đó, tế bào máu Rh dương của thai nhi có thể di chuyển sang máu người mẹ có Rh âm, quá trình này có thể khiến cơ thể của mẹ sản sinh ra kháng thể Rh-antibodies. Đây là những kháng thể chống lại yếu tố Rh dương của con, di chuyển qua nhau thai, tấn công vào tế bào máu của thai nhi. Từ đó, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thai nhi. Hậu quả thường thấy nhất là thiếu máu bào thai. Nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ là khác biệt, một số trường hợp gây thiếu máu ít nhưng cũng có trường hợp gây thiếu máu nghiêm trọng, khiến thai nhi tử vong. Thông thường, ở lần đầu tiên mang thai thì tình trạng bất tương hợp Rh (nếu có) của mẹ và thai nhi sẽ không có ảnh hưởng quá lớn. Nhưng nếu ở lần đầu mang thai này không được phát hiện và điều trị thì những lần mang thai sau, mẹ bầu và thai nhi sẽ phải đối mặt với rủi ro rất cao, tình trạng thiếu máu sẽ ngày càng trầm trọng hơn. 2. Xét nghiệm Rh là gì? Để kiểm tra xem mẹ bầu mang nhóm máu Rh+ hay Rh-, bác sĩ sẽ chỉ định đi xét nghiệm máu Rh. Nếu trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên D, tức là họ mang nhóm máu Rh+, ngược lại trong trường hợp không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu thì người đó mang nhóm máu hiếm Rh-. Kết quả xét nghiệm Rh khi mang thai giúp việc theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi; cùng với đó là có ý nghĩa lớn trong các kỹ thuật huyết học - truyền máu. Cụ thể, những người có nhóm máu Rh- chỉ có thể nhận máu từ người cũng có nhóm máu Rh-. Song, người mang nhóm máu Rh+ có khả năng nhận máu Rh+ và Rh-. 3. Thời điểm xét nghiệm Rh phù hợp Có thể xét nghiệm kiểm tra nhóm máu Rh ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai, xét nghiệm Rh được chỉ định ngay ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi vì, nếu phát hiện mẹ có nhóm máu Rh âm, mẹ bầu sẽ được tiêm thuốc Globulin miễn dịch Rh 2 lần. Thời điểm điểm lần lượt là: Lần 1: vào khoảng tuần thai thứ 28. Lần 2: sau sinh khoảng 72 tiếng. Ngoài ra, một số tình huống bắt buộc phải tiêm globulin (mẹ bầu có máu Rh-, thai nhi có máu Rh+) 1 liều là: Phá thai, sẩy thai, cắt bỏ thai trứng hoặc mang thai ngoài tử cung. Chọc dò nước ối để xét nghiệm tiền sản giật. Mẹ bầu bị chảy máu hoặc gặp chấn thương khi mang thai. Mẹ bầu chảy máu trong khi sinh nở,... 4. Nên đi xét nghiệm Rh ở đâu?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-suc-khoe-tien-hon-nhan-loi-ich-va-quy-trinh-kham
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Lợi ích và quy trình khám
Ngày nay, rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm và có nhu cầu khám sức khỏe tiền hôn nhân. Dịch vụ khám tiền hôn nhân đem lại rất nhiều lợi ích, giúp gia đình nhỏ duy trì được hạnh phúc trọn vẹn hơn. Sau đây là những thông tin chi tiết về lợi ích cũng như quy trình khám bạn đọc có thể tham khảo. 1. Ai nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân Đa phần những người đi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân là các cặp đôi chuẩn bị lập gia đình. Thời điểm thích hợp đi khám sức khỏe tiền hôn nhân là khoảng 3 - 6 tháng trước khi cưới. Qua buổi kiểm tra, các cặp đôi có thể xác định được sức khỏe của bản thân, sàng lọc sớm các vấn đề (nếu có) và có kế hoạch điều trị khi cần thiết. Ngoài ra, các bạn ở trong độ tuổi sinh sản, chưa kết hôn cũng có thể chủ động đi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân. Như vậy, các bạn sẽ yên tâm hơn với kết quả kiểm tra, nhận được lời khuyên giá trị từ bác sĩ có chuyên môn.2. Lợi ích khi đi khám tiền hôn nhân Nhìn chung, kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân giúp các cặp đôi nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân, được bác sĩ tư vấn thêm các kiến thức giúp duy trì đời sống tình dục an toàn, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục và đảm bảo em bé chào đời khỏe mạnh trong tương lai. Cụ thể, qua buổi , bạn sẽ được trang bị thêm những kiến thức về đời sống tình dục, giúp vợ chồng thấu hiểu nhau hơn, gia tăng hạnh phúc gia đình. Nhờ sự tư vấn của bác sĩ, bạn có thể chủ động hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh qua đường tình dục nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe của chính mình. Với các cặp đôi đang mong muốn có em bé, việc đi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân là rất cần thiết. Qua buổi khám, cặp vợ chồng có thể phát hiện sớm bệnh lý liên quan tới sức khỏe sinh sản (nếu có) và từ đó điều trị kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc thai nhi kém phát triển. Cụ thể, một trong hai vợ chồng nếu không may mắc bệnh lý truyền nhiễm qua đường tình dục như: HIV, giang mai hoặc viêm gan B thì thai nhi có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Hoặc cặp vợ chồng mang gen bệnh có thể di truyền cho thai nhi và gây ra nhiều hậu quả nặng nề như: thai lưu, em bé tử vong sau sinh, trẻ kém phát triển so với bạn bè… Nhờ phát hiện sớm qua buổi thăm khám, các bạn sẽ được tư vấn chi tiết về hướng xử lý phù hợp cũng như được bác sĩ lên phác đồ điều trị kịp thời. Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, các cặp đôi có ý định kết hôn nên sắp xếp thời gian để kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho một trang mới trong cuộc đời của mình.3. Tham khảo quy trình khám tiền hôn nhân Quy trình khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ gồm hai mục chính, đó là khám tổng quát và khám sức khỏe sinh sản. Trước khi mang thai, các cặp đôi đặc biệt là người phụ nữ cần nắm được tình trạng sức khỏe, điều trị dứt điểm bệnh lý nếu có. Như vậy, khi mang thai người mẹ sẽ có trạng thái sức khỏe và tinh thần tốt nhất, tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Các hạng mục thường có khi khám sức khỏe tổng quát là:Kiểm tra các chỉ số cơ bản như: cân nặng, chiều cao, chỉ số huyết áp,… Một số xét nghiệm nằm trong gói khám sức khỏe tiền hôn nhân là: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Ngoài ra, các cặp đôi sẽ được chỉ định thêm một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm bụng, chụp X - quang ngực, điện tâm đồ,…Kiểm tra tiền sử mắc bệnh của cặp vợ chồng, đặc biệt bệnh về thần kinh và tim mạch. Kiểm tra xem cặp vợ chồng có mắc bệnh truyền nhiễm hay không. Kiểm tra cặp đôi có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục không. Kiểm tra sức khỏe sinh sản giúp các cặp đôi xác định được tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân, phát hiện sớm nguy cơ vô sinh, hiếm muộn (nếu có) và có kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp. Cả hai vợ chồng sẽ được kiểm tra bệnh lý di truyền và sàng lọc di truyền để dự phòng nguy cơ thai nhi mắc bệnh, bị dị tật bẩm sinh. Một số hạng mục khám sức khỏe sinh sản ở nam và nữ sẽ khác nhau. Ở nữ giới, bác sĩ thường tiến hành: soi tử cung và kiểm tra tình trạng vòi trứng, soi tươi dịch âm đạo, siêu âm vú và xét nghiệm hormone sinh dục,... Trong khi đó, nam giới sẽ được hướng dẫn đi xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm dịch niệu đạo và kiểm tra nội tiết tố,...4. Khám sức khỏe tiền hôn nhân ở đâu tốt?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-nam-khoa-huong-dan-quy-trinh-va-dia-chi-kham-chat-luong
Khám nam khoa: Hướng dẫn quy trình và địa chỉ khám chất lượng
Khám nam khoa là cách giúp theo dõi sức khỏe sinh sản cho cánh mày râu, hỗ trợ phát hiện sớm các bệnh lý và có kế hoạch điều trị kịp thời. 1. Tìm hiểu về khám nam khoa Cánh mày râu thường chủ quan và bỏ qua việc khám nam khoa, đó là lý do vì sao rất nhiều người không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh liên quan tới đường sinh dục nam. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đời sống tình dục cũng như sức khỏe sinh sản của nam giới. Khi đi khám, bạn sẽ được kiểm tra tình trạng của bộ phận sinh dục nam, cụ thể là: niệu đạo, bìu, tinh hoàn. Đồng thời bác sĩ cũng tiến hành theo dõi sức khỏe sinh sản và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường (nếu có)Thời gian thăm khám nam khoa định kỳ được khuyến cáo là tối thiểu 6 tháng/lần. Nhiều người khá chủ quan, chỉ sắp xếp thời gian đi khám khi gặp các triệu chứng bất thường. Trên thực tế, thói quen kiểm tra định kỳ giúp bạn theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe, phát hiện bệnh lý từ những giai đoạn đầu và gia tăng cơ hội điều trị dứt điểm.2. Quy trình khám nam khoa Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: quy trình khám nam khoa, nắm được quy trình, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất. Trong buổi kiểm tra, bác sĩ sẽ tiến hành khám bộ phận sinh dục nam, thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu. Bắt đầu buổi khám, bác sĩ hỏi bạn 1 số câu hỏi như: độ tuổi bắt đầu có quan hệ tình dục, biện pháp bảo vệ khi quan hệ, tình trạng xuất tinh, tiền sử có viêm tinh hoàn, quai bị gì không,... ? Sau đó bác sĩ quan sát phía bên ngoài bộ phận sinh dục nam để đánh giá cũng như phát hiện một số bất thường (nếu có) như: tình trạng chảy dịch miệng sáo, da quy đầu có dài hay không, có những u nhú gì ở bộ phận sinh dục không, kiểm tra tinh hoàn 2 bên,... Đây là những dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh viêm nhiễm nam khoa, bệnh xã hội,… Ngoài ra, khi khám cơ quan sinh dục, bác sĩ cũng sẽ xác định xem bạn có đang gặp vấn đề bất thường như tinh hoàn có ẩn không, có khối u bất thường nào không,…Để hỗ trợ cho quá trình khám nam khoa, bác sĩ thường chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm, có thể kể đến là: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch niệu đạo, siêu âm tinh hoàn,... Trường hợp cần đánh giá sâu hơn về chức năng sinh sản, bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm: tinh dịch đồ, hormon nội tiết, xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng,... . Dựa vào kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ, bác sĩ sẽ đánh giá được số lượng, chất lượng tinh trùng (hình dạng, chuyển động). Từ đó tiên lượng được khả năng sinh sản của người nam giới, trước khi thực hiện xét nghiệm này, nam giới cần kiêng không xuất tinh từ 2 - 7 ngày. Một xét nghiệm quan trọng khác mà bác sĩ thường yêu cầu nam giới thực hiện là kiểm tra kháng thể kháng tinh trùng. Hiểu đơn giản, kháng thể chống lại tinh trùng khiến cho tinh trùng không thể kết hợp với trứng thành công.3. Đi khám nam khoa bạn cần lưu ý gì? Điều đầu tiên cánh mày râu cần chuẩn bị trước buổi khám đó là tinh thần thoải mái, cởi mở chia sẻ với bác sĩ. Nhiều bạn ngại không muốn chia sẻ các vấn đề nhạy cảm như: yếu sinh lý, xuất tinh sớm, viêm niệu đạo,… Tâm lý e ngại ảnh hưởng nhiều tới buổi khám, bác sĩ khó nắm được tình trạng sức khỏe của bạn và khó có thể đưa ra các chỉ định kiểm tra, xét nghiệm phù hợp. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị tâm lý vui vẻ, thoải mái và sẵn sàng chia sẻ, trao đổi với bác sĩ. Đặc biệt, trước khi đi khám, bạn cần hạn chế uống nước, nhịn tiểu tối thiểu 8 tiếng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Đặc biệt những người nghi ngờ có viêm niệu đạo cấp tính cần chú ý vấn đề này và thực hiện theo. Bên cạnh đó, trước 3 - 7 ngày bạn không nên quan hệ tình dục, kiêng xuất tinh. Như vậy, bác sĩ sẽ có thể kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất về nguy cơ vô sinh hoặc rối loạn cương dương ở nam giới. Để tăng sự tự tin khi đi khám, người đàn ông nên vệ sinh cá nhân cẩn thận, đặc biệt là vệ sinh cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, chúng ta nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm làm sạch lành tính, tránh sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa quá mạnh. Những người nghi mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, ví dụ như: mụn rộp sinh dục, giang mai hoặc sùi mào gà, nhiễm lậu cầu cấp,. . nên đưa bạn tình đi kiểm tra cùng.4. Gợi ý địa chỉ khám nam khoa Hà Nội
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chi-so-hba1c-o-nguoi-bi-benh-dai-thao-duong-y-nghia-va-cach-kiem-soat-on-dinh
Chỉ số HbA1c ở người bị bệnh đái tháo đường: ý nghĩa và cách kiểm soát ổn định
Người mắc bệnh đái tháo đường thường phải quan tâm đến nhiều chỉ số và các yếu tố giúp kiểm soát tốt bệnh lý của mình. Một trong các chỉ số đó là Hb. A1c (Hemoglobin A1c). 1. Hb A1c là gì, có ý nghĩa như thế nào đối với người bị đái tháo đường? 1.1. Hb A1c là gì? Hb A1c (Hemoglobin A1c) là một chỉ số quan trọng trong quản lý đái tháo đường. Chỉ số này dùng để đo lường mức đường glucose gắn kết với protein hemoglobin trong hồng cầu. Trung bình, mỗi tế bào hồng cầu có tuổi thọ khoảng 2 - 3 tháng. Khi glucose trong máu tăng cao, một phần hồng cầu sẽ kết hợp với hemoglobin để tạo thành Hb A1c. Vì thế, chỉ số Hb A1c thể hiện tỷ lệ hemoglobin kết hợp với đường glucose và được biểu thị dưới dạng phần trăm. Chỉ số Hb A1c cao thường cho thấy lượng đường glucose trong máu cao, nguy cơ bị các biến chứng của đái tháo đường tăng lên. Do đó, đo lường chỉ số Hb A1c ở người bị bệnh đái tháo đường là việc cần thiết để đánh giá và kiểm soát đường huyết, giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả bệnh lý này.1.2. Ý nghĩa của chỉ số Hb A1c Chỉ số Hb A1c bình thường ở ngưỡng < 5.7%. Nếu chỉ số này trong khoảng 5.7 - 6.4% sẽ phản ánh tình trạng tiền đái tháo đường. Nếu Hb A1c ≥ 6.5% sẽ phản ánh tình trạng mắc bệnh đái tháo đường. Chỉ số Hb A1c có ý nghĩa lớn trong quản lý bệnh đái tháo đường vì nó cung cấp thông tin quan trọng về kiểm soát đường huyết của người bệnh trong 2 - 3 tháng trước đó. Cụ thể, chỉ số này có ý nghĩa:- Đánh giá kiểm soát đường huyết Hb A1c phản ánh lượng đường glucose trong máu trong khoảng thời gian này không bị ảnh hưởng bởi biến động ngắn hạn. Hb A1c cao hơn mức bình thường biểu thị kiểm soát đường huyết kém, có nguy cơ cao hơn về biến chứng đái tháo đường như tổn hại thần kinh, thị lực, tim mạch và bệnh thận. Để đánh giá kiểm soát đường huyết qua chỉ số Hb A1c thì:+ Hb A1c >10%: kiểm soát đường huyết kém. + Hb A1c <6.5%: kiểm soát đường huyết tốt. Người bị đái tháo đường cần phải kiểm soát chỉ số Hb A1c < 6.5% để làm chậm và ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường. - Thiết lập mục tiêu điều trị Hb A1c giúp bác sĩ và người bệnh thiết lập mục tiêu kiểm soát tốt nhất bệnh đái tháo đường. Dựa vào kết quả Hb A1c, bác sĩ có thể điều chỉnh kế hoạch điều trị, bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc, để đảm bảo rằng chỉ số Hb A1c ở người bị bệnh đái tháo đường ở mức an toàn. - Đo lường hiệu quả điều trị Hb A1c thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của quá trình điều trị. Nếu mức Hb A1c giảm sau một thời gian điều trị, điều này cho thấy quá trình điều trị đang phát huy tác dụng. Nếu không, cần xem xét và điều chỉnh. - Dự báo nguy cơ biến chứng Chỉ số Hb A1c càng cao thì nguy cơ biến chứng của đái tháo đường càng tăng. Do đó, Hb A1c có thể dự báo nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và làm nền tảng để áp dụng các biện pháp ngăn ngừa. Như vậy, có thể thấy rằng, chỉ số Hb A1c ở người bị bệnh đái tháo đường không chỉ là đo lường glucose trong máu mà còn là công cụ quan trọng để đánh giá, quản lý và điều trị bệnh đái tháo đường. 2. Kiểm tra chỉ số Hb A1c ở người bị bệnh đái tháo đường2.1. Phương pháp kiểm tra Hb A1cĐể đo lượng Hb A1c trong máu, người bệnh cần phải thực hiện xét nghiệm máu toàn phần. Phương pháp này yêu cầu lấy một mẫu máu từ tĩnh mạch hoặc ngón tay của người bệnh. Mẫu máu này được thu thập vào ống chứa chất chống đông và sau đó gửi đến phòng xét nghiệm để đo lượng Hb A1c. 2.2. - Đối với người đã được kiểm soát tốt: có thể kiểm tra Hb A1c ít nhất 2 lần/ năm. - Đối với người có kiểm soát kém hoặc đang điều chỉnh phác đồ điều trị: tần suất kiểm tra Hb A1c thường là định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi và điều chỉnh kế hoạch điều trị khi cần thiết. Việc tuân thủ tần suất kiểm tra Hb A1c đối với bệnh nhân đái tháo đường rất cần thiết để đảm bảo kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể mắc phải. Bác sĩ sẽ đưa ra khuyến nghị cụ thể về tần suất kiểm tra phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.3. Phương pháp kiểm soát chỉ số Hb A1c ở người bị bệnh đái tháo đườngĐiều trị đái tháo đường đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số Hb A1c và duy trì sức khỏe tổng thể của người bệnh. Quá trình điều trị và kiểm soát chỉ số Hb A1c ở người bị bệnh đái tháo đường thường gồm:- Chế độ ăn uống lành mạnh Người bệnh cần lựa chọn thực đơn cân đối với sự kiểm soát về lượng carbohydrate, chất béo và protein để kiểm soát đường huyết. Người bệnh nên tránh thức ăn chứa đường và chất béo bão hòa, hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh chóng và tăng cường bổ sung rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ. - Tập thể dục đều đặn Hoạt động thể dục giúp cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể đối với insulin và kiểm soát đường huyết. Vì thế, người bị bệnh đái tháo đường nên tập thể dục hàng ngày, tối thiểu 150 phút với các bộ môn vừa sức như như đi bộ nhanh, bơi lội, hoặc tập thể dục nhẹ,... - Sử dụng thuốc đúng cách Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để kiểm soát đường huyết, bao gồm insulin hoặc các loại thuốc kiểm soát đường huyết dạng uống. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và lịch trình theo hướng dẫn của bác sĩ. - Kiểm tra đường huyết thường xuyên Tự theo dõi đường huyết thông qua việc kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc thiết bị theo dõi liên tục giúp người bệnh nắm bắt tình hình đường huyết và có phương án điều chỉnh phù hợp. Sự kết hợp của những yếu tố trên đây trong quá trình điều trị có thể giúp kiểm soát chỉ số Hb A1c ở người bị bệnh đái tháo đường và giảm nguy cơ mắc các biến chứng, từ đó giúp người bệnh duy trì được tình trạng sức khỏe tốt. Kiểm tra đường huyết định kỳ là cách tốt nhất để kiểm soát chỉ số đường huyết Chỉ số Hb A1c ở người bị bệnh đái tháo đường là một chỉ số quan trọng để đánh giá, kiểm soát bệnh lý và nguy cơ biến chứng. Việc kiểm tra và duy trì Hb A1c trong khoảng an toàn là một phần quan trọng của quá trình kiểm soát bệnh đái tháo đường.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-tang-kich-co-duong-vat-co-tac-dung-khong-
Thuốc tăng kích cỡ dương vật có tác dụng không?
Thuốc tăng kích cỡ dương vật có tác dụng không là một trong những băn khoăn của cánh mày râu, cụ thể là những người đang có nhu cầu muốn sở hữu một “cậu nhỏ” khiến họ cảm thấy tự tin hơn. Để trả lời cho câu hỏi này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ các thông tin về thuốc làm tăng kích cỡ dương vật cũng như những phương pháp khác giúp phái mạnh cải thiện tầm vóc “cậu nhỏ” của mình. 1. Thuốc tăng kích cỡ dương vật có tác dụng không? 1.1. Công dụng của thuốc tăng kích cỡ dương vật Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thuốc được quảng cáo là có khả năng làm tăng kích cỡ dương vật của cánh mày râu. Tuy nhiên không phải loại thuốc nào cũng có tác dụng đúng như những lời quảng cáo này. Một trong những loại thuốc uy tín nhất đã được FDA cấp phép chứng minh về hiệu quả làm tăng kích thước “cậu nhỏ” và hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn cương dương ở nam giới, đó là thuốc Tadanafil (tên thuốc: Viagra). Tadanafil có những công dụng như sau: Đối với hệ sinh dục: thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn máu đến dương vật, từ đó giúp “cậu nhỏ” dễ dàng cương cứng và duy trì thời gian quan hệ lâu hơn; Đối với hệ tuần hoàn: chỉ trong vòng 1 - 2 giờ sau khi dùng thuốc, Tadanafil có thể giúp ổn định huyết áp cho người bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đang phải điều trị bằng thuốc huyết áp thì cần phải có chỉ định của bác sĩ nếu muốn sử dụng Tadanafil để tránh nguy cơ tương tác thuốc và gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm, quá liều khi dùng kết hợp các loại thuốc này với nhau. Vì vậy, nếu bạn băn khoăn thuốc tăng kích cỡ dương vật có tác dụng không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên tác dụng chính của thuốc Tadanafil là giúp khắc phục tình trạng rối loạn cương dương, chỉ phát huy hiệu quả khi có kích thích tình dục chứ không thực sự giúp duy trì kích thước “cậu nhỏ” ở mức hài lòng như mong muốn của cánh mày râu.1.2. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Thuốc tăng kích cỡ dương vật có tác dụng không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, chế độ ăn uống, sinh hoạt, trạng thái tâm lý và thể trạng của cơ thể từng người,... Để dùng thuốc hiệu quả và an toàn, nam giới cần lưu ý một số điều như sau: Phải dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ cũng như nhà sản xuất, không được tự ý mua để sử dụng hay dùng quá liều vì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; Thuốc được dùng với mục đích chữa bệnh liệt dương, do đó sẽ không dành cho nam giới bị xuất tinh sớm hay các vấn đề khác không liên quan đến liệt dương; Thuốc cũng không được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau thắt ngực, mắc bệnh về tim hoặc đột quỵ; Tadanafil không có tác dụng phòng ngừa những bệnh lý về đường tình dục nên trong quá trình dùng thuốc bạn vẫn cần phải sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục; Các tác dụng phụ của thuốc: hoa mắt, ù tai, nổi mẩn đỏ, kích ứng, viêm, sưng, đau buốt dương vật,...2. Các biện pháp khác giúp làm tăng kích cỡ dương vật Ngoài việc dùng thuốc, cánh mày râu cũng có thể vận dụng những phương pháp khác hỗ trợ làm tăng kích cỡ dương vật, ví dụ như sau: 2.1. Phẫu thuật Biện pháp này phù hợp với những người bị dị tật bẩm sinh ở dương vật hoặc các trường hợp bị chấn thương ở cơ quan này. Phẫu thuật có thể bao gồm những hình thức sau: Kéo dài kích thước “cậu nhỏ” bằng cách loại bớt mỡ ở vùng xương mu; Lấy một phần da ở vùng bụng dưới để ghép vào trục dương vật; Lấy mỡ từ những vị trí khác trên cơ thể và tiêm vào trục dương vật; Độn/gắn bi vào dương vật. Đây đều là những phương pháp phẫu thuật có thể làm tăng kích cỡ dương vật một cách nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh có thể đối diện với nhiều tác dụng phụ hay di chứng do phẫu thuật để lại. Những tác dụng không mong muốn thường gặp nhất bao gồm: giảm khoái cảm khi giao hợp, rối loạn cương dương, nhiễm trùng dương vật,... Vì vậy để tránh gặp phải những phản ứng này, tốt nhất nam giới nên thực hiện phẫu thuật tại các bệnh viện uy tín.2.2. Tăng kích thước dương vật bằng máy bơm Máy bơm chân không là một dụng cụ có thể giúp “cậu nhỏ” của đấng mày râu trở nên to lớn hơn nhưng nó lại chỉ đem lại tác dụng tạm thời. Nếu không duy trì sử dụng, “cậu nhỏ” của bạn sẽ lại trở về kích thước ban đầu. Loại máy bơm được xem là có hiệu quả nhất hiện nay đó là máy bơm hidro vì có thể hỗ trợ khắc phục chứng rối loạn cương dương ở phái mạnh. Cần lưu ý rằng nếu dùng máy bơm sai cách thì có thể khiến nam giới bị tổn thương mô mềm, thậm chí là dẫn đến chứng liệt dương nghiêm trọng. Vì vậy nam giới nên tham khảo kỹ lưỡng tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng phương pháp này.3. Những phương pháp giúp phái mạnh tăng kích cỡ dương vật tại nhà Việc dùng thuốc tăng kích cỡ dương vật đôi khi vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Vì vậy các chuyên gia y tế vẫn khuyến khích phái mạnh nên áp dụng những biện pháp giúp tăng kích thước “cậu nhỏ” một cách tự nhiên để đảm bảo an toàn. Cụ thể: Thay đổi thói quen sinh hoạt: tình trạng thừa cân, béo phì, lười vận động, ăn uống thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến kích thước dương vật. Vì vậy để giúp kích thước dương vật được cải thiện, nam giới nên tập thể dục thường xuyên hơn, hạn chế thuốc lá, bia rượu, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị rối loạn cương dương; Rèn luyện thể chất: tập thể dục có tác dụng làm tăng sức bền và khối lượng cơ bắp (bao gồm cả các cơ ở dương vật), đồng thời hoạt động này cũng có tác dụng tăng cường lưu thông và tuần hoàn máu rất tốt cho hệ sinh dục và các hệ cơ quan khác trong cơ thể; Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: những loại thực phẩm như dưa hấu, chuối, socola, hàu, các loại cá,... rất hữu hiệu trong việc làm tăng kích thước dương vật. Ngoài ra nam giới cũng nên chú ý bổ sung mỗi ngày đủ 2 lít nước, kèm theo các khoáng chất và vitamin cho thực đơn ăn uống hàng ngày. Như vậy, thuốc tăng kích cỡ dương vật có tác dụng không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên không phải loại thuốc nào cũng phát huy được tối đa hiệu quả này và chúng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro đối với sức khỏe nếu dùng không đúng cách hoặc lạm dụng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dau-hong-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc
Đau họng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Đau họng là tình trạng mà bất kỳ ai cũng sẽ trải qua ít nhất một lần trong đời. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến họng đau, khó chịu. Việc tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng tránh hiệu quả cho chính mình. 1. Vì sao lại bị đau họng? Hầu hết những trường hợp đau họng không gây ra vấn đề nguy hiểm sức khỏe và có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng gây sưng niêm mạc họng, người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, nhất là khi nhai, nuốt thức ăn, nước bột hoặc nói chuyện, đau nhức toàn thân, sưng hạch cổ,... Điều này làm ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau họng là: Vi khuẩn: Không chỉ là nguyên nhân phổ biến mà vi khuẩn Streptococcus còn khiến có cơ đau ở vùng họng nghiêm trọng họng, kèm theo hiện tượng hoặc có mủ trắng vùng niêm mạc miệng. Cảm lạnh, cúm: Là tác nhân phổ biến gây ra viêm họng với triệu chứng đau, khó chịu vùng họng, hắt hơi liên tục, tiết dịch mũi nhiều,… Thay đổi thời tiết: Không khí giảm độ ẩm, chuyển giao mùa khiến vùng miệng và họng bị khô, gây ra những kích thích dẫn đến viêm, đau rát họng. Môi trường: Không khí chứa nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, chất độc hại hoặc các tác nhân kích thích khác như phấn hoa, lông thú cưng,… khi tiếp xúc với niêm mạc họng sẽ gây phản ứng mẫn cảm dẫn đến đau, ngứa họng. Công việc: Những người thường xuyên phải sử dụng giọng liên tục như giáo viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch,… khiến dây thanh quản căng thẳng, vùng hầu họng vị tác động gây đau, rát. Bệnh lý: Trường hợp họng, thanh quản xuất hiện khối u hoặc người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể xuất hiện triệu chứng đau họng kéo dài. Thói quen: Việc thường xuyên sử dụng thực phẩm hay thức uống lạnh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá,… là lý do khiến niêm mạc họng bị tổn thương gây đau. Khi nào thì đau họng nên đi khám? Nhiều trường hợp, tình trạng đau rát vùng họng có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi gặp những trường hợp dưới đây thì bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và áp dụng biện pháp điều trị hiệu quả: Cơn đau vùng kéo dài trên 1 tuần dù đã thử nhiều biện pháp điều trị tại nhà không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơn đau, rát họng đi kèm với những triệu chứng như phát ban, sốt, khó thở, toàn thân đau nhức không rõ nguyên nhân, ăn uống và nói chuyện bị cản trở,… Tình trạng này thường do cơ thể bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc bị vi khuẩn tấn công. Nếu nguyên nhân do Streptococcus thì cần phải sử dụng kháng sinh để khắc phục tình trạng nhanh và hiệu quả. Ngoài ra, những biểu hiện trên còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý vùng họng hoặc có sự xuất hiện của khối u. Do đó, không nên chủ quan khi có triệu chứng đau, khó chịu họng. 2. Cách chữa và phòng tránh đau họng Nếu đau họng không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng những biện pháp khắc phục tại nhà. Ngoài ra, để không trở thành nạn nhân của tình trạng này thì bạn cần phải xây dựng biện pháp phòng tránh hiệu quả cho bản thân. Cách chữa viêm họng tại nhà Một số cách khắc phục viêm họng tại nhà đơn giản mà bạn có thể tham khảo là: Súc miệng thường xuyên với nước muối để sát khuẩn, tiệt trùng và làm dịu cảm giác đau, rát, kích thích ở vùng họng. Có thể mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc hoặc pha ½ muỗng cà phê với 1 ly nước ấm. Nên súc nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 3 tiếng cho đến khi triệu chứng đau rát họng khỏi hẳn. Ngâm mật ong với chanh rồi dùng để pha nước uống hoặc ngậm sẽ giúp cải thiện hiện quả tình trạng đau, ngứa niêm mạc họng. Đồng thời, cách này còn giúp long đờm, hỗ trợ điều trị các vấn đề viêm đường hô hấp trên. Củ cải trắng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm, cải thiện hiệu quả triệu chứng đau, sưng họng. Bạn có thể nấu khoảng 250g củ cải trắng đã thái lát với 800ml nước trong khoảng 15 phút rồi sử dụng phần nước uống hàng ngày. Pha mật ong, gừng với nước ấm cũng là cách trị cảm cúm, đau rát họng hiệu quả. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp cơn đau vùng họng khiến bạn khó chịu và cản trở việc nuốt thức ăn thì bạn có thể mua viên kẹo ngậm giúp cải thiện triệu chứng tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên cần phải tuân thủ theo hướng dẫn hoặc khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất. Cách phòng tránh đau họng Để phòng tránh các cơn đau, khó chịu ở vùng hầu họng, bạn có thể áp dụng những cách sau: Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn tích tụ. Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, họng bằng cách đeo khẩu trang và mặc áo khoác cao cổ mỗi khi ra ngoài, mặc áo ấm, đeo tất chân, găng tay và dùng khăn quàng cổ khi thời tiết chuyển lạnh,… Đêm ngủ cần đóng kín cửa phòng để tránh gió lạnh lùa vào, không bật máy điều hòa nhiệt độ quá thấp khi ngủ. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nhiễm vi khuẩn, virus đường hô hấp trên để tránh nguy cơ lây lan. Hạn chế sử dụng thực phẩm hoặc thức uống quá lạnh. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ chất, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa tự nhiên để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cung cấp đủ nước và tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Tiêm vaccine cúm để phòng bệnh, nhất là với trẻ nhỏ để tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể. Người bệnh cần lưu ý, khi có biểu hiện đau họng, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống khi chưa có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này đôi khi sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mach-ban-cach-phan-biet-dau-mua-khi-va-thuy-dau
Mách bạn cách phân biệt đậu mùa khỉ và thủy đậu
Thủy đậu và đậu mùa khỉ là 2 bệnh lý truyền nhiễm, cấp tính do virus gây nên và có tính chất lây lan dễ dàng. Triệu chứng và đặc điểm tổn thương của hai bệnh này có nhiều nét tương đồng nên nhiều người vẫn nhầm lẫn đậu mùa khỉ và thủy đậu đều cùng một loại bệnh. 1. Điểm giống nhau giữa bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậuĐậu mùa khỉ và thủy đậu đều là 1 bệnh truyền nhiễm có các đặc điểm giống nhau về:- Nguyên nhân gây bệnh: cả hai bệnh đều do virus gây ra tuy nhiên mỗi bệnh lại do một chủng virus khác gây nên. - Con đường lây lan: tuy không giống nhau hoàn toàn về con đường lây lan nhưng cả 2 bệnh lý này đều có khả năng lây lan qua tiếp xúc với giọt bắn hô hấp, dịch tiết ở sang thương của bệnh nhân và lây qua tiếp xúc với đồ vật mà bệnh nhân sử dụng. Vì thế cả bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu đều được xem là bệnh truyền nhiễm. - Tiến triển bệnh: cả hai bệnh lý này đều diễn tiến qua các giai đoạn ủ bệnh đến thời kỳ khởi phát, toàn phát rồi kết thúc bằng giai đoạn hồi phục. Bên cạnh đó, diễn tiến tổn thương da của thủy đậu và đậu mùa khỉ cũng có sự giống nhau về hình dáng của dát sẩn, nốt mụn, tình trạng đóng và bong tróc vảy.2. Điểm khác nhau giữa đậu mùa khỉ và thủy đậu Những điểm giống nhau nên trên là lý do khiến cho nhiều người nhầm lẫn đậu mùa khỉ và thủy đậu. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh da liễu khác nhau, có thể phân biệt qua các phương diện sau:2.1. Tác nhân gây bệnh- Bệnh đậu mùa khỉĐậu mùa khỉ vốn đã xuất hiện từ trước đây, chủ yếu gặp ở khỉ và đã bị xóa sổ. Thời gian gần đây, bệnh quay trở lại và xuất hiện ở người. Tác nhân gây bệnh là virus Monkeypox (virus đậu mùa khỉ) của họ Orthopoxvirus. - Bệnh thủy đậuĐây là bệnh do virus Varicella Zoster của họ Herpes gây ra. Chính sự khác nhau về virus gây bệnh này sẽ ảnh hưởng đến sự không giống nhau trên các phương diện diễn tiến, đặc trưng sang thương,... Cần nhận diện đúng nguyên nhân gây ra bệnh thì việc dùng thuốc điều trị mới đạt được hiệu quả.2.2. Thời gian ủ bệnh Thời gian ủ bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu có sự khác nhau:- Bệnh đậu mùa khỉ Thông thường, bệnh lý này ủ bệnh khoảng 5 - 21 ngày tính từ thời điểm tiếp xúc với virus đậu mùa khỉ và trong thời gian này sẽ không xuất hiện triệu chứng bệnh. Tiếp sau đó, bệnh nhân có thể sốt cao 1 - 5 ngày, có thể bị mệt mỏi, đau đầu hoặc không có triệu chứng gì khác đi kèm. - Bệnh thủy đậu Thời gian ủ bệnh của thủy đậu ngắn hơn so với đậu mùa khỉ, thường chỉ ủ 4 - 7 ngày và không có triệu chứng trong thời gian này. Tuy nhiên, hết giai đoạn ủ bệnh thì người bệnh có thể sốt cao 1 - 2 ngày. 2.3. Triệu chứng bệnh- Bệnh đậu mùa khỉ+ Cùng một lúc trên da đều nổi ban nước và mụn mủ. + Diễn tiến bệnh chậm. + Nốt mụn có xu hướng ly tâm. + Có thể nổi mụn ở bất cứ vùng nào của cơ thể và thậm chí nổi mụn toàn thân nhưng thường gặp nhất là trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục, hậu môn. + Kích thước mụn nước và mụn mủ của đậu mùa khỉ lớn hơn so với nốt thủy đậu, có thể gây nên tổn thương da nghiêm trọng. + Tổn thương da do đậu mùa khỉ có xu hướng lan nhanh khắp cơ thể và trên phạm vi rộng nên dễ gây tổn thương lớn cho da. + Người bệnh bị sốt và nổi hạch bạch huyết màu trắng sưng phù toàn thân. Đây là kết quả của việc hạch bạch huyết đang nỗ lực chống lại tình trạng nhiễm trùng do virus đậu mùa khỉ gây ra. + Sau khi tổn thương đã khỏi sẽ để lại sẹo. - Bệnh thủy đậu+ Nốt mụn nước xuất hiện trước sau đó mới chuyển sang dạng mủ chứ không xuất hiện đồng thời như bệnh đậu mùa khỉ. + Tổn thương da có màu đỏ. + Thường khởi phát nốt mụn nước ở thân và mặt,sau đó lan rộng khắp cơ thể và có kích thước nhỏ. + Sau khi được chăm sóc da hoặc điều trị hiệu quả, nốt thủy đậu giảm dần và đến khi khỏi bệnh ít để lại sẹo. Sự khác nhau về diễn tiến cùng các đặc điểm tổn thương của đậu mùa khi và thủy đậu như đã nêu ở trên chính là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán và đánh giá đúng tình trạng bệnh của bệnh nhân.2.4. Con đường lây truyền Tuy có một số cách thức lây lan giữa đậu mùa khỉ và thủy đậu giống nhau nhưng giữa 2 bệnh lý này vẫn có sự khác nhau nhất định ở một số cách thức lây bệnh khác:- Bệnh đậu mùa khỉ Bệnh có thể lây truyền khi:+ Tiếp xúc với động vật nhiễm virus đậu mùa khỉ hoặc vết thương của chúng. + Tiếp xúc với da, thịt của động vật nhiễm virus đậu mùa khỉ. + Từ mẹ sang con qua nhau thai trong quá trình mang thai, khiến thai nhi có nguy cơ bị bệnh bẩm sinh. + Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bị đậu mùa khỉ. + Tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi,... ; hoặc dịch tiết từ vùng da bị tổn thương của người bệnh. - Bệnh thủy đậu
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-dau-mua-khi-con-duong-lay-truyen-va-trieu-chung-nhan-dien
Bệnh đậu mùa khỉ - con đường lây truyền và triệu chứng nhận diện
Bệnh đậu mùa khỉ không phải là căn bệnh phổ biến nhưng lại có khả năng lây lan nhanh và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng giác mạc, viêm phế quản phổi,... 1. Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh gì? Bệnh đậu mùa khỉ (có tên khoa học monkeypox), bệnh gây nên bởi virus đậu mùa khỉ và có thể lây truyền giữa người với người, giữa động vật với người. Virus gây bệnh đậu mùa khỉ mang tên Monkeypox virus, thuộc chi Orthopoxvirus. Trước đây bệnh lý này chỉ xuất hiện ở loài khỉ bắt đầu từ 1970 lần lượt xuất hiện những ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người, khởi phát tại Congo. Đến 1980 đã chính thức được thanh toán trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bắt đầu từ 2016, đậu mùa khỉ tái bùng phát ở nhiều quốc gia, với tỷ lệ mắc mới cao hơn trước đó gấp 20 lần.2. Con đường lây lan bệnh đậu mùa khỉ Các con đường lây lan bệnh đậu mùa khỉ gồm:2.1. Người qua người Bệnh đậu mùa khỉ có thể dễ dàng lây từ người bệnh sang người bình thường khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ sang thương của người bệnh. Bệnh còn lây qua lây qua tiếp xúc giọt bắn hô hấp KHi giao tiếp, nói chuyện ,hắt hơi, ho, hôn,... . Thai phụ bị bệnh đậu mùa khỉ có thể lây cho thai nhi qua nhau thai. 2.2. Động vật qua người Các loại động vật gặm nhấm như sóc, chuột,... và khỉ nếu mang trong mình virus đậu mùa khỉ thì được xem là nguồn lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sang người. Cách thức lây nhiễm đậu mùa khỉ từ động vật qua người là thông qua vết cào cấu làm xước da, vết cắn trên da. Ngoài ra, nếu con người chế biến hoặc ăn thịt của động vật bị bệnh đậu mùa khỉ thì cũng dễ dàng lây nhiễm bệnh. Một điều ít ai chú ý đến nữa là con người nếu tiếp xúc với dịch tiết trong cơ thể của động vật mắc bệnh đậu mùa khỉ thì cũng có nguy cơ lây bệnh.2.3. Tiếp xúc với đồ vật chứa virus đậu mùa khỉ Người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể dễ dàng làm cho virus trong cơ thể bám vào đồ dùng cá nhân của mình và người bình thường nếu tiếp xúc với những đồ vật này thì có nguy cơ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Đây chính là lý do khiến cho một người khi dùng chung bàn chải đánh răng, kim tiêm, dao cạo râu, khăn tắm, chăn ga, quần áo,... với người bị bệnh đậu mùa khỉ sẽ có nguy mắc bệnh lý này.3. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ3.1. Triệu chứng chung Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện triệu chứng:- Sốt cao và đau đầu, ớn lạnh. - Đau cơ, đau lưng. - Bị mệt mỏi. - Nổi hạch khắp cơ thể. Sau khi người bệnh bị sốt thì các nốt đậu mùa khỉ sẽ bắt đầu xuất hiện trên da, thường gặp nhất là ở hậu môn, vùng kín, lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, mắt,... và khắp toàn thân. Các triệu chứng này rất dễ nhầm với bệnh thủy đậu. Nốt ban do bệnh đậu mùa khỉ khởi phát dưới dạng vết sần trên bề mặt da, sau đó nhanh chóng chuyển thành mụn nước có mủ bên trong rồi dần dần khô lại, đóng thành vảy và tự bong tróc. Thời gian từ khi khởi phát nốt mụn đầu khỉ cho đến khi nốt mụn tự bong tróc thường kéo dài 2 - 4 tuần, đại đa số trường hợp không cần điều trị.3.2. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ theo giai đoạn bệnh Bệnh đậu mùa khỉ diễn tiến qua các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng đặc trưng:- Giai đoạn ủ bệnh: sau khi bị nhiễm virus đậu mùa khỉ, bệnh sẽ ủ trong khoảng 5 - 21 ngày mà không có triệu chứng nào và cũng không có khả năng lây bệnh. - Giai đoạn khởi phát: người bệnh bị sốt và nổi hạch khắp cơ thể kèm theo tình trạng ớn lạnh, đau đầu, đau họng, mệt mỏi, đau cơ. Khoảng thời gian diễn ra tình trạng này thường khoảng 1 - 5 ngày. Đây cũng là thời điểm virus đậu mùa khỉ có khả năng lây lan cho người khác. - Giai đoạn toàn phát: sau khi bị sốt 1 - 3 ngày, người bệnh sẽ thấy ban nổi trên bề mặt da. Thường gặp nhất là ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mặt. Các vị trí như cơ quan sinh dục, mắt, miệng sẽ nổi ban nhưng số lượng ban thường ít hơn. Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy rát da sau đó ở vùng da bị rát sẽ nổi sẩn hơi cao một chút so với bề mặt da rồi chuyển sang dạng mụn nước và mụn mủ. Cuối cùng, nốt mụn tự đóng vảy và bong tróc. Toàn bộ khoảng thời gian xuất hiện các triệu chứng toàn phát trong khoảng 2 - 4 tuần. Tùy vào mức độ bệnh ở từng bệnh nhân mà nốt mụn mùa khỉ có số lượng khác nhau. Trường hợp bệnh nặng thì các nốt mùa khỉ mọc dày đặc khiến cho da bị tổn thương nghiêm trọng thành từng mảng lớn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-va-cac-cau-hoi-thuong-gap
TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu của phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư vú. Nguyên nhân và lịch sử phát triển tự nhiên của ung thư cổ tử cung đã được biết rõ. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do lây nhiễm HPV qua đường tình dục, được phân thành 2 nhóm: nhóm HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao. Tầm soát ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ trưởng thành là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện các tổn thương tiền ung cũng như ung thư để có có những theo dõi và điều trị kịp thời. Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Tầm soát ung thư cổ tử cung là những phương pháp xét nghiệm được làm với mục đích phát hiện sớm những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Hình ảnh ung thư cổ tử cung Vì sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung? Ung thư cổ tử cung là một ung thư tiến triển chậm và thầm lặng, nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung thường là do lây nhiễm HPV qua đường tình dục, từ khi phơi nhiễm HPV tới khi thành ung thư thật sự có thể kéo dài tới 20 năm. Vậy nên trong khoảng thời gian tiến triển, việc phát hiện các tổn thương tiền ung thư tạo điều kiện cho việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất có ý nghĩa. Tầm soát ung thư cổ tử cung đúng phác đồ được khuyến cáo có thể dự phòng và điều trị khỏi hoàn toàn các tổn thương tiền ung thư trước khi tiến triển thành ung thư cổ tử cung thật sự. Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung Tầm soát ung thư cổ tử cung thường bao gồm xét nghiệm PAP Test (trong đó có Pap smear truyền thống và Thinprep pap test) và xét nghiệm HPV. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ là bàn chải chuyên dụng hoặc các thiết bị khác để lấy mẫu xét nghiệm, bệnh phẩm là mẫu tế bào cổ tử cung, sẽ được bảo quản trong một lọ chứa dung dịch và chuyển đến phòng xét nghiệm. Với xét nghiệm PAP Test, mẫu bệnh phẩm sẽ được tìm các tế bào bất thường, còn với xét nghiệm HPV, mẫu bệnh phẩm sẽ được kiểm tra có sự hiện diện của các HPV típ nguy cơ cao hay không. Dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm phục vụ cho xét nghiệm ung thư cổ tử cung Trong tầm soát ung thư cổ tử cung, xét nghiệm tìm tế bào bất thường PAP Test thường được kết hợp với xét nghiệm HPV. Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung Với những trường hợp nhiễm HPV kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư, thời gian tiến triển có thể kéo dài tới 20 năm, từ những tổn thương tiền ung thành ung thư thật sự. Như vậy, quần thể đích để tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ bao gồm toàn bộ các phụ nữ có hoạt động tình dục, từ 21 tuổi tới 65 tuổi (nam giới, trinh nữ, và các phụ nữ bị cắt bỏ toàn bộ tử cung do bệnh lý lành tính đều không nằm trong đối tượng tầm soát). Độ tuổi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung Theo khuyến cáo (Guideline) của Hội sản phụ khoa Hoa kỳ (ACOG) 2021 tương đồng với Guideline của Lực lượng phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (USPSTF) năm 2018 và được đồng thuận bởi (ASCCP), Hiệp hội Bác sĩ ung thư phụ khoa (SGO) như sau:- Với những phụ nữ dưới 21 tuổi: Không khám định kỳ bằng mỏ vịt hoặc làm xét nghiệm tế bào. Cần được phổ biến kiến thức về Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), tư vấn an toàn tình dục và các biện pháp tránh thai. - Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 29 tuổi: USPSTF khuyến cáo làm xét nghiệm PAP Test đầu tiên ở tuổi 21 và làm lại sau mỗi 3 năm. - Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 65 tuổi được khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung bằng một trong những phương pháp sau:+ Xét nghiệm PAP test sau mỗi 3 năm một lần: nếu kết quả bình thường, sau 3 năm sẽ thực hiện đợt kiểm tra PAP tiếp theo. Hoặc:+ Xét nghiệm Co – testing là xét nghiệm PAP test kết hợp với xét nghiệm HPV: nếu kết quả PAP test và HPV đều bình thường, sau 5 năm sẽ được tầm soát lại một lần. Hoặc: + Xét nghiệm HPV mỗi 5 năm một lần. - Với những phụ nữ lớn hơn 65 tuổi đã có 3 lần xét nghiệm PAP liên tiếp âm tính trước đó thì không cần phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung, tuy nhiên nếu như có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào, thì cần tiến hành tấm soát ngay dù đã sau 65 tuổi. - Với những phụ nữ đã có chẩn đoán tổn thương từ CIN2+ Nên tiếp tục tầm soát trong ít nhất 20 năm. Khi nào ngừng tầm soát ung thư cổ tử cung Với các phụ nữ trên 65 tuổi và đã có 3 lần xét nghiệm PAP liên tiếp âm tính trước đó thì không cần tiếp tục phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên khi có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào đó, cần đi thăm khám bác sĩ ngay để xem xét các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung. Tầm soát ung thư cổ tử cung có chính xác không? - Để có kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác nhất có thể, cần làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung vào khoảng ngày 10 đến 14 của chu kì kinh. - Tránh làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung trong vòng 1 đến 2 ngày sau quan hệ tình dục- Không nên thụt rửa âm đạo, sử dụng các thuốc đặt âm đạo trong vòng 48h trước khi tầm soát. - Nên điều trị khỏi các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoàn toàn trước khi thực hiện tầm soát. Qui trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại hệ thống y tế
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/phai-dep-yeu-ban-than-dung-quen-chu-dong-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-ngay-hom-nay
Phái đẹp yêu bản thân, đừng quên chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung ngay hôm nay
Ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 trong nhóm ung thư gây tử vong cao nhất ở phụ nữ, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung là “chìa khóa” để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Ra máu bất thường sau quan hệ, tưởng bệnh phụ khoa nhưng không ngờ mắc ung thư Bệnh nhân P. T. H. T (31 tuổi, Hà Nội) bị chảy máu sau quan hệ, máu đỏ tươi kèm số lượng ít, một ngày sau đó thì ngừng. Tình trạng này đã kéo dài 3 tháng, nghĩ là viêm nhiễm phụ khoa thông thường nên chị T chủ quan không đi khám. Khoảng 5 ngày gần đây, bệnch nhân xuất hiện quan hệ ra máu số lượng nhiều hơn, chảy nhiều như hành kinh, máu tươi có lẫn máu cục. Kết quả soi cổ tử cung phát hiện vết loét môi sau cổ tử cung với kích thước 1x1cm, sung huyết chảy máu. Đặc biệt, xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cho kết quả dương tính với tác nhân HPV type 16. Phát hiện các dấu hiệu bất thường, bác sĩ chỉ định sinh thiết, cho kết quả cổ tử cung có u với cấu trúc là các tế bào hình đa diện có nhân không đều, tăng kiềm tính, tăng sản thành các đám, ổ, xâm nhập mô đệm. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc ung thư biểu mô vảy xâm nhập cổ tử cung giai đoạn IB1. Kết quả sinh thiết cổ tử cung cho thấy u với cấu trúc là các tế bào hình đa diện có nhân không đều, tăng kiềm tính, tăng sản Bàng hoàng nhận kết quả trên tay, chị T. như không tin vào mắt mình. Nếu phép màu xuất hiện khiến hai từ “giá như” trở thành sự thật thì chị đã không chủ quan với sức khỏe của bản thân đến như vậy. Đây cũng là lời cảnh tỉnh đối với các chị em phụ nữ nên tuyệt đối cẩn trọng trước những dấu hiệu bất thường, đó có thể là “tín hiệu kêu cứu” của cơ thể trước mối đe dọa mang tên ung thư cổ tử cung. Tầm soát ung thư cổ tử cung - chìa khóa vàng bảo vệ sức khỏe phái nữ Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến, trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe phái đẹp trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 58% tổng số ca ung thư cổ tử cung được chuẩn đoán trên toàn thế giới là các chị em châu Á. Đáng báo động hơn, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4.132 ca mắc mới và năm 2020 đã có 2.223 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ hóa cũng như các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không rõ ràng, thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Chỉ đến khi có các dấu hiệu bất thường như rong kinh, chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ… bệnh nhân mới đi khám và phát hiện mắc ung thư cổ tử cung. Thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung giúp sớm phát hiện triệu chứng bất thường, nguy cơ ung thư để sớm có biện pháp điều trị phù hợp Lúc này, bệnh đã trở nặng và ảnh hưởng đến cấu trúc mô xung quanh, gây khó khăn trong việc điều trị cũng như giảm chất lượng sống của người bệnh. Thậm chí, các chỉ định nghiêm trọng như cắt hoàn toàn tử cung - buồng trứng, xạ trị - hóa trị có thể gây biến chứng vô sinh, tước đi khả năng làm mẹ của phụ nữ, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung chữa trị thành công nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là cách duy nhất giúp người bệnh sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ, tiếp cận các biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời, hiệu quả. Chuyên gia khuyến cáo đối tượng nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung Việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật. Theo đó, độ tuổi được khuyến nghị thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung gồm: *Từ 21 đến 29 tuổi: Thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear hoặc Thin Prep với tần suất 3 năm/ lần. *Từ 30 đến 65 tuổi: - Nên thực hiện đồng thời cả 2 xét nghiệm HPV và Pap test/ Thinprep với tần suất 5 năm/ lần nếu kết quả HPV âm tính. - Kết hợp thực hiện HPV và Thinprep, hoặc Pap Smear hàng năm nếu kết quả HPV dương tính. *Trên 65 tuổi: Có thể ngưng tầm soát ung thư cổ tử cung khi không có tiền sử tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường trong các lần tầm soát trước và có 3 lần liên tiếp kết quả Pap test bình thường/ HPV âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm, trong đó kết quả gần nhất nên được thực hiện trong vòng 5 năm. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm giúp điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, đặc biệt có thể bảo tồn thiên chức làm mẹ thiêng liêng của phụ nữ. Chính vì thế, từ sau 21 tuổi, chị em nên chủ động thăm khám và sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ theo khuyến nghị của các chuyên gia. Gói tầm soát ung thư cổ tử cung cơ bản Gói tầm soát ung thư cổ tử cung nâng cao
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dau-bung-kinh-uong-panadol-duoc-khong-
Đau bụng kinh uống Panadol được không?
Đau bụng kinh trong những “ngày đèn đỏ” là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em mỗi tháng. Để tạm thời khắc phục cơn đau, nhiều người nghĩ đến việc dùng thuốc Panadol. Vậy đau bụng kinh uống Panadol được không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây. 1. Vì sao có hiện tượng đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ? Đau bụng kinh có lẽ là hiện tượng không còn quá xa lạ đối với các chị em nhưng nếu hỏi nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh thì không phải ai cũng biết. Tùy theo từng cơ địa mà cơn đau bụng kinh có thể ở các mức độ khác nhau. Trong trường hợp các chị em mắc bệnh lý thì cơn đau có thể dữ dội và kéo dài hơn bình thường. Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh trong những ngày “rụng dâu” là: Thay đổi nội tiết tố Nguyên nhân chính gây nên các cơ co thắt, đau nhói bụng dưới là do những thay đổi của hormone khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Vào những ngày đèn đỏ, hormone prostaglandin được tiết ra nhiều hơn nhằm mục đích co bóp tử cung và đẩy máu kinh ra ngoài. Điều này sẽ dẫn đến những cơn đau bụng dưới với các mức độ khác nhau, đi kèm có thể là tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau thắt lưng,… Sau khi niêm mạc đã bong tróc ra hết, hàm lượng hormone prostaglandin giảm dần thì các cơn đau bụng kinh cũng thuyên giảm. Những nguyên nhân khác Không chỉ do thay đổi hormone, trong một số trường hợp, đau bụng kinh xuất phát từ những nguyên nhân sau: Vòng tránh thai: Việc đặt vòng tránh thai nhằm mục đích để trứng đã thụ tinh không thể bám vào niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, điều này có thể gây nên các cơn đau bụng kinh và kéo dài mỗi khi đến chu kỳ, đặt biệt là trong những tháng đầu sau khi đặt vòng. Bệnh lý: Các cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn trong trường hợp chị em mắc một trong những bệnh như lạc nội mạc, u xơ, hội chứng tiền kinh nguyệt, hẹp cổ tử cung, viêm vùng chậu. Chế độ ăn uống:Những thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá mặn, nhiều giàu mỡ, thường xuyên ăn đồ chế biến sẵn, đóng hộp, tiêu thụ nhiều caffein, đường, chất kích thích, rượu, bía, thuốc lá,… có thể gây rối loạn kinh nguyệt và cơn đau bụng dưới mỗi khi tới tháng sẽ trầm trọng hơn. Nếu cơn đau bụng kinh dữ dội, kéo dài đi kèm với với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh ra quá nhiều, có màu bất thường,… thì tốt nhất bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe.2. Đau bụng kinh uống Panadol được không? Panadol là thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau của cơ thể. Tuy nhiên, trường hợp đau bụng kinh uống Panadol được không là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm vì sợ thuốc sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe. Thực tế là các chị em có thể dùng Panadol để giảm các cơn đau bụng dưới, khó chịu trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên, việc uống thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Những trường hợp uống thuốc không đúng liều, lạm dụng quá mức hoặc uống Panadol một cách tùy tiện có thể gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng phụ thuộc thuốc, ảnh hưởng chức năng sinh sản và các bộ phận khác như gan, thận. Trong một số trường hợp, cơ thể xuất hiện phản ứng mẫn cảm với thuốc như phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, phù mạch, phù thanh quản,… Chính vì vậy, cần phải thận trọng khi sử dụng Panadol. Theo khuyến cáo của chuyên gia thì không nên sử dụng Panadol quá 4g/ngày (tương đương với 8 viên) và không dùng quá 3 ngày đối với người lớn. Ngoài ra, nên tránh sử dụng Panadol sau khi uống rượu vì có thể tăng độc tính tại gan. 3. Một số mẹo giảm đau bụng kinh mà không cần dùng thuốc Việc sử dụng Panadol có thể giảm tức thời các cơn đau bụng kinh nhưng lại có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, để giảm đau bụng kinh, bạn có thể tham khảo một số cách an toàn sau: Chườm nóng là cách mà nhiều chị em vẫn thường áp dụng để giảm đau mỗi khi đến tháng. Bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc chai nước đặt lên vùng bụng dưới để giúp các cơ tử cung được thư giãn, khí huyết lưu thông và giảm các cơn đau bụng kinh hiệu quả. Bạn cũng có thể ngâm cơ thể trong bồn nước ấm mỗi khi tắm, tuy nhiên không nên ngâm quá lâu khi đang có kinh. Ngâm bàn chân với nước ấm và thảo mộc sẽ giúp bạn thư giãn kết hợp massage sẽ giúp giảm đau bụng kinh. Đồng thời, nếu thực hiện vào mỗi buổi tối sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Massage vừa giúp cơ thể, đặc biệt là các cơ vùng chậu được thư giãn vừa tăng quá trình lưu thông khí huyết. Nhờ đó mà các cơn đau bụng kinh được cải thiện. Uống trà thảo mộc ấm có thể làm dịu tạm thời các cơn đau bụng kinh. Nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc cũng là cách hiệu quả để cơ thể điều hòa hoạt động co thắt ở tử cung và giảm đau hiệu quả. Tập thể dục với những môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc các động tác căng cơ. Khi đó, cơ thể sẽ giải phóng hormone endorphin giúp giảm cơn đau bụng kinh. Nên tránh làm việc hoặc vận động quá sức, không sử dụng chất kích thích, caffeine, rượu, bia và tránh các loại đồ cay nóng, dầu mỡ trong những ngày hành kinh. Nếu sử dụng thuốc giảm đau thì cần tuân thủ theo liều lượng và thời gian khuyến cáo, tuyệt đối không uống thuốc một cách vô tội vạ gây ra những hậu quả tiêu cực đến sức khỏe.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/khi-nao-tre-so-sinh-di-ngoai-thanh-khuon-va-tre-di-ngoai-nhu-the-nao-la-bat-thuong-
Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn và trẻ đi ngoài như thế nào là bất thường?
Giai đoạn đầu đời, cơ thể của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh chóng, trong đó có sự hoàn thiện hệ tiêu hóa với những thay đổi về đặc điểm của phân khi trẻ đi ngoài. Đây là mối bận tâm chung của các bậc cha mẹ. Vậy khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn, nội dung dưới đây sẽ là lời giải đáp để các bậc cha mẹ tham khảo. 1. Quá trình phát triển hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinhĐể giải đáp câu hỏi khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn thì cha mẹ cần biết về quá trình phát triển hệ tiêu hóa của con có liên quan sự thay đổi của quá trình đại tiện ở trẻ:- Giai đoạn hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện Trẻ sơ sinh mới sinh ra có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ và chưa thể thực hiện các quá trình tiêu hóa như ở người lớn nên thức ăn cũng chưa thể được xử lý hiệu quả. - Giai đoạn phân su Ngay sau khi sinh, trẻ sẽ đi ngoài phân su. Phân su đặc, dính, là kết quả của việc trẻ đã nuốt nước ối và hệ tiêu hóa đã tạo ra chất phân đặc biệt này khi trẻ còn trong tử cung của mẹ. - Chuyển dịch màu và kết cấu phần Trong những ngày tiếp theo, phân của trẻ sẽ mềm hơn và chuyển sang màu xanh lá cây hoặc vàng. - Hệ tiêu hóa phát triển Theo thời gian, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phát triển ngày càng hoàn thiện. Dạ dày và ruột của trẻ cũng thích nghi hơn với quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất. Điều này giúp cho phân của trẻ khi đại tiện sẽ ổn định khuôn dần dần.2. Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn và trường hợp nào cần lo lắng về tình trạng đi ngoài của trẻ? 2.1. Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn? Một trong những điều mà các bậc cha mẹ thường quan tâm khi nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là sự biến đổi các đặc điểm của phân khi trẻ đi ngoài. Đặc biệt, việc phân có kết cấu thành khuôn là một dấu hiệu quan trọng cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang phát triển và hoàn thiện. Màu sắc và tính chất phân của trẻ sẽ được quyết định bởi lượng thức ăn hàng ngày. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng chính là sữa - thức ăn dạng lỏng nên trẻ thường đi ngoài phân lỏng, chưa thành khuôn trong những tháng đầu đời. Vậy thời điểm nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn? Các chuyên gia cho rằng thời kỳ các bé bắt đầu ăn dặm cơ thể trẻ được bổ sung thêm lượng lớn chất xơ và nhu động ruột hoạt động chậm lại là lúc này phân của trẻ có kết cấu khuôn rõ ràng nhất. Ngoài ra, thời gian đi ngoài thành khuôn ở trẻ sơ sinh bú mẹ và dùng sữa ngoài sẽ có khác biệt. Cụ thể:- Đối với trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ Trẻ thường đi ngoài phân lỏng dạng nước hoặc sền sệt mỗi ngày 2 - 8 lần. Bắt đầu từ sau tuần thứ 6, thể tích lòng ruột của trẻ tăng và trẻ cũng bắt đầu giai đoạn táo bón nên đi ngoài thành khuôn. Ở giai đoạn bị táo, phân của trẻ sẽ dẻo và đặc hơn, tần suất đi ngoài của trẻ giảm xuống, thường 5 - 7 ngày trẻ mới đi ngoài 1 lần. Sau mốc này, trẻ lại tiếp tục đi ngoài không thành khuôn. - Đối với trẻ sơ sinh chỉ dùng sữa công thức So với trẻ bú mẹ thì trẻ dùng sữa công thức có số lần đi ngoài ít hơn. Trung bình, mỗi ngày trẻ chỉ đi ngoài 1 - 2 lần, phân có tính chất đặc và dẻo, mùi thối và có khuôn sớm. Nói chung, thời điểm khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn không có một mốc chung mà sẽ khác nhau tùy theo hệ tiêu hóa của từng trẻ. Hệ tiêu hóa càng nhanh phát triển và hoàn thiện thì thời điểm phân định hình khuôn càng sớm. Việc phân của trẻ sơ sinh có kết cấu thành khuôn là một phần tất yếu trong quá trình phát triển hệ tiêu hóa. Quá trình này có thể biến đổi tùy theo từng trường hợp và cha mẹ nếu băn khoăn khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn thì cha mẹ không cần lo lắng. Chỉ cần phân của trẻ có kết cấu và màu sắc bình thường thì cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu vẫn lo lắng về kết cấu của phân hay thấy con có dấu hiệu bất thường khác thì cha mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ Nhi khoa để được đánh giá đúng.2.2. Khi nào cha mẹ cần lo lắng về tình trạng đi ngoài của trẻ?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/be-bi-viem-loet-mieng-hong-sot-cao-la-do-dau-va-nen-xu-tri-the-nao-
Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao là do đâu và nên xử trí thế nào?
Viêm loét miệng họng và sốt cao là những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, dễ gặp ở trẻ nhỏ. Sự xuất hiện đồng thời của những hiện tượng này gây ra không ít lo lắng cho các bậc cha mẹ. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn nguyên nhân khiến bé bị viêm loét miệng họng sốt cao và cách xử trí an toàn cho sức khỏe của trẻ. 1. Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao là do đâu? Viêm loét miệng họng và sốt cao ở trẻ thường xuất phát từ một loạt các yếu tố:1.1. Viêm họng Viêm họng thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus, là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm loét miệng họng sốt cao ở trẻ. Các nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng thường gồm:- Viêm họng do vi khuẩnĐây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của viêm loét miệng họng ở trẻ, bệnh thường do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra. - Viêm họng do virus Các virus như rhinovirus, adenovirus hay virus herpes có thể gây viêm họng và dẫn đến viêm loét miệng họng ở trẻ.1. 2. Cảm lạnh và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cúm, viêm mũi và viêm xoang cũng có thể gây ra viêm loét miệng họng sốt cao. Những triệu chứng của các bệnh này có thể bao gồm chảy nước mũi, sưng mũi và đau họng.1.3. Bệnh nhiễm trùng miệng Một số loại nấm và vi khuẩn có thể gây ra bệnh nhiễm trùng miệng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch yếu. Những bệnh này thường xuất hiện dưới dạng viêm loét trong miệng, gây đau và khó chịu cho trẻ.1.4. Áp lực tinh thầnÁp lực tinh thần và căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Khi hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả, trẻ có thể dễ dàng mắc bệnh nhiễm khuẩn, bao gồm viêm loét miệng họng. Ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều yếu tố khác như thói quen vệ sinh cá nhân, môi trường sống,... có thể ảnh hưởng đến việc bé bị viêm loét miệng họng sốt cao. Điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có thể ngăn ngừa và điều trị cho bé một cách hiệu quả khi cần thiết.2. Các biểu hiện viêm loét miệng họng sốt cao ở trẻ Triệu chứng của viêm loét miệng họng và sốt cao ở trẻ thường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hầu hết các tình trạng gặp phải thường làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và không thoải mái:- Viêm loét miệng họng:+ Vùng họng sưng và đỏ: miệng và họng của trẻ sẽ trở nên sưng to, có màu đỏ bên trọng, thậm chí có thể có các vết loét hoặc vết trắng trên niêm mạc. + Đau và khó chịu: tình trạng sưng và viêm loét trong miệng, họng gây đau và khó chịu cho trẻ. Điều này khiến cho trẻ khó nói, khó ăn và nuốt vì cảm giác đau đớn. + Hôi miệng: viêm loét miệng họng có thể dẫn đến hôi miệng vì xảy ra tình trạng nhiễm trùng ở vết loét. - Sốt cao:+ Nhiệt độ cơ thể tăng: sốt cao trên 38.5 độ C, có thể sốt âm ỉ và trội thành cơn hoặc sốt liên tục, sốt hồi quy,… tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. + Cảm giác nóng: trẻ có thể cảm thấy người nóng ran và mệt mỏi do bị sốt cao. - Chán ăn và khó nuốt:+ Từ chối ăn uống: việc viêm loét miệng họng gây đau khi ăn và nuốt, dẫn đến việc bé từ chối ăn uống. + Tăng cảm giác khát: do khó chịu trong miệng nên bé có thể cảm thấy khát nước hơn. - Mệt mỏi Sốt và viêm loét miệng họng có thể khiến bé mệt mỏi, kém năng động và thường muốn nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhận biết và hiểu rõ những triệu chứng này là sẽ giúp các bậc cha mẹ biết được tình trạng con đang gặp phải để tìm giải pháp hỗ trợ cho con giảm bớt sự khó chịu. Trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để đảm bảo bé được điều trị đúng cách.3. Xử trí khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao- Cho bé được nghỉ ngơi đầy đủ để giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn nhờ đó mà cơ thể bé có khả năng chống lại các triệu chứng khó chịu và sớm hồi phục. - Cung cấp đủ nước cho cơ thể của trẻ. Đặc biệt, nếu viêm loét miệng họng sốt cao khiến bé gặp khó khăn trong việc nuốt và nuốt đau thì có thể cho bé uống nước ấm hoặc đồ uống mát để làm dịu họng. - Cho trẻ ăn đồ ăn mềm và dễ nuốt như súp, bánh mì mềm hoặc pudding để bớt cảm giác đau. - Theo dõi triệu chứng của bé và nếu có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời:+ Nếu viêm loét miệng họng và sốt cao được gây ra bởi nhiễm khuẩn vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để điều trị. + Trường hợp trẻ bị sốt có thể dùng thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ để hạ sốt và giảm đau. - Tránh tiếp xúc nơi đông người để lây lan mầm bệnh: để ngăn lây lan bệnh cho người khác, trẻ nên nghỉ ngơi tại nhà và không tham gia các hoạt tập thể trong thời gian mắc bệnh. - Dùng nước muối sinh lý để súc họng vì làm sạch miệng có thể giảm sưng và làm dịu vùng họng. Quan trọng nhất, hãy luôn lắng nghe và theo dõi các biểu hiện của bé, hãy luôn quan tâm để bé cảm nhận được sự an toàn, vỗ về từ cha mẹ, nhờ đó mà trẻ có được sự hỗ trợ tinh thần tốt nhất để vượt qua giai đoạn này. Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao không chỉ khiến bé khó chịu, suy giảm sức khỏe mà cũng sẽ khiến cha mẹ mệt mỏi. Cách tốt nhất để giải quyết khó khăn này là cho con đến khám bác sĩ Nhi khoa nếu thấy tình trạng của trẻ không tiến triển tốt hơn sau một vài ngày. Việc thăm khám sẽ giúp cha mẹ tìm ra giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé và sớm yên tâm về tình trạng của con mình.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/qua-gac-cong-dung-va-nhung-luu-y-khi-su-dung
Quả gấc: Công dụng và những lưu ý khi sử dụng
Không chỉ là nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon như xôi gấc, dầu gấc hay gà nấu gấc, quả gấc còn có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa,... rất tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể loại quả này có những công dụng gì và cần lưu ý những gì khi ăn? 1. Đặc điểm của quả gấc Quả gấc có nhiều gai, có hình bầu dục, quả thường dài 13 cm với đường kính khoảng 10 cm. Khi còn non, quả gấc có màu xanh và đến khi chín, quả sẽ chuyển sang màu cam, màu đỏ sẫm. Bên trong quả có cùi và hạt gấc màu đen. Quả gấc có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng thành phần dưỡng chất nổi bật trong quả gấc là carotene - tiền thân của vitamin A. Màng đỏ bao quanh hạt gấc và dầu gấc chính là phần có chứa nhiều Carotene nhất. Bên cạnh đó, gấc còn có chứa nhiều lycopen, vitamin E và được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm. 2. Quả gấc mang lại những lợi ích gì ? Không chỉ là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, quả gấc còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích đến từ quả gấc: - Chống thiếu máu: Tình trạng thiếu máu có thể gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và áp dụng những phương pháp điều trị kịp thời. Thường xuyên ăn gấc cũng có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ hoặc khắc phục tình trạng thiếu máu vì trong loại quả này có chứa sắt, nhiều vitamin C và axit folic. - Làm giảm cholesterol. - Phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Quả gấc có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Do đó, ăn gấc đúng cách kết hợp với lối sống lành mạnh, tích cực chính là những yếu tố giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chất Lycopene, carotenoid, polyphenol và flavonoid có nhiều trong gấc cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ và nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, gấc còn có chứa nhiều Omega 3 và 6, có tác dụng ngăn ngừa bệnh lý về tim mạch và sửa chữa các tổn thương DNA. - Cải thiện thị lực: Gấc có chứa nhiều beta carotene, vitamin A, lycopene, lutein và một số dưỡng chất khác, rất tốt cho thị lực, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể và một số vấn đề về mắt khác. Phòng tránh bệnh trầm cảm: Selen và các loại vitamin trong quả gấc rất cần thiết cho hệ thần kinh. Vì thế ăn gấc cũng là một cách bổ sung những dưỡng chất quan trọng này cho cơ thể và góp phần ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm. - Làm chậm quá trình lão hóa: Gấc có chứa nhiều vitamin, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa và rất hữu ích trong việc làm đẹp. Xây dựng cấu trúc collagen dưới da, giảm nếp nhăn giúp da trở tươi trẻ. Protein, chất béo lành mạnh và carbohydrate trong quả gấc có thể giúp da tươi sáng, giảm nguy cơ ung thư da. - Ngăn ngừa nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt: Gấc có tác dụng chữa lành u xơ tuyến tiền liệt. Phần cùi ngọt quanh hạt gấc có rất nhiều lycopene. Sử dụng gấc thường xuyên có thể chống lại u xơ tuyến tiền liệt. 3. Những lưu ý khi ăn quả gấc- Những quả gấc vừa chín và còn tươi ngon sẽ có chứa nhiều dưỡng chất nhất. Quả gấc có thể ăn sống được nhưng có nguy cơ cao gây đầy bụng, ngộ độc, do đó, gấc thường được chế biến trước khi ăn. Phần thịt quả gấc thường được dùng để nấu xôi, làm dầu gấc, làm mứt dừa gấc,... Những món ăn này hấp dẫn, thơm ngon và rất quen thuộc với người Việt. - Ăn quá nhiều gấc có thể dẫn đến dư thừa beta-caroten, tình trạng tích tụ beta-caroten trong gan có thể dẫn đến ngộ độc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. - Dầu gấc có chứa nhiều dưỡng chất và rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều lại dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe. Người lớn chỉ nên uống 1 – 2ml dầu gấc mỗi ngày. Nên uống trước khi ăn và có thể chia thành 2 lần uống trong ngày. Khi đang uống dầu gấc, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn của mình, không nên ăn những loại rau củ quả có chứa nhiều beta-caroten, chẳng hạn như đu đủ, bí đỏ, cà rốt, đu đủ để tránh nguy cơ bị vàng da. - Không nên bỏ màng đỏ quanh hạt gấc vì nó rất tốt cho mắt, cải thiện bệnh khô mắt và giúp tăng cường thị lực. - Cẩn thận khi dùng hạt gấc để tránh ngộ độc: Chỉ nên dùng hạt gấc để bôi da, không nên dùng qua đường uống một cách bừa bãi. Chỉ sử dụng hạt đã nướng chín. - Cách chọn và bảo quản gấc: Khi chọn gấc, bạn nên lưu ý, chọn những loại quả có dáng tròn đều, gai nở, có vỏ màu đỏ, cầm chắc tay. Nên chọn quả còn nguyên, không bị vỡ hoặc dập. Muốn bảo quản gấc được lâu, bạn có thể bổ đôi quả gấc, sau đó múc nhân bên trong ra ngoài. Tác bỏ hạt và lấy lại phần thịt gấc. Sau đó, bạn chia nhỏ thành từng phần, đóng hộp hoặc bọc lại bằng màng bọc thực phẩm hay túi ni lông và gói kín, rồi bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh. Khi dùng gấc, bạn cho rã đông trước khi chế biến. Nếu để trong ngăn mát, chỉ dùng gấc trong vòng 1 tuần nhưng nếu nấu đông lạnh có thể dự trữ gấc trong cả năm. Quả gấc không chỉ là loại quả thông thường, được dùng nhiều trong chế biến mà còn là một loại thuốc quý, rất tốt cho sức khỏe. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và lưu ý khi dùng gấc, để có thể nhận được những lợi ích sức khỏe tốt nhất và tránh được những ảnh hưởng không đáng có, đặc biệt là phòng ngừa nguy cơ ngộ độc gấc. Để nâng cao sức khỏe, bạn nên ăn uống đầy đủ và đa dạng dưỡng chất, đồng thời thường xuyên tập luyện và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, nên đi khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể để kịp thời xử trí, điều trị hiệu quả.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cach-an-vu-sua-ngon-mieng-va-tot-cho-suc-khoe
Cách ăn vú sữa ngon miệng và tốt cho sức khỏe
Vú sữa thường được trồng ở những vùng nhiệt đới, có vị ngọt, thơm, chứa nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, loại quả này cũng có thể gây táo bón, nóng trong người,... Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn ăn vú sữa ngon miệng và nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng. 1. Một số đặc điểm của quả vú sữa Quả vú sữa có nguồn gốc từ Caribê, là một loại quả mọng có hình cầu hoặc hình trứng. Khi còn non, quả thường có màu xanh, đến khi chín, vú sữa thường chuyển sang màu vàng lục hay tím (tùy từng giống). Phần vỏ của quả vú sữa khá dày, bề mặt vỏ mịn và bóng. Phần cùi rất mềm, có màu trắng, khi chín có vị ngọt thơm. Mỗi hạt vú sữa sẽ được một lớp cùi sền sệt bao bọc xung quanh. Vú sữa không chỉ có hương vị ngọt ngon mà còn có chứa rất nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Trung bình 100g vú sữa có thể cung cấp cho cơ thể: - 14,65 g Carbohydrate. - 9,1 mg Vitamin C. - 1,137 mg Vitamin B3 - 0,049 mg Vitamin B1. - 0,038 mg Vitamin B2. - 1,52g Protein,- 0,49 mg sắt. - 18,95 mg phốt pho. - 1,92g chất xơ. - Ngoài ra, vú sữa còn có chứa nhiều loại axit amin như Tryptophan, Lysine và Methionine.2. Lợi ích sức khỏe từ quả vú sữa Khi ăn vú sữa đúng cách, bạn có thể nhận được những lợi ích sức khỏe như sau:- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Vú sữa cũng giống như nhiều loại rau củ quả khác, có chứa nhiều chất xơ và rất tốt cho hệ tiêu hóa. - Bổ sung vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất collagen, giúp vết thương lâu lành, bảo vệ tim mạch, nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện thị lực, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. - Góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường: Là loại quả có chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C, vú sữa có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết và là loại quả rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. - Cung cấp sắt và phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt: Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, khó thở, tim đập nhanh, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn,... Ăn vú sữa cũng một cách giúp bạn bổ sung sắt cho cơ thể để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. - Giảm cân: Vú sữa có chứa nhiều chất xơ, vì thế, khi ăn vú sữa, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, vú sữa cũng ít chất béo và ít calo nên có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả. - Tốt cho xương khớp: Vú sữa cung cấp nhiều canxi và phốt nên rất tốt cho răng và xương chắc khỏe, góp phần phòng ngừa những bệnh về xương khớp. - Vú sữa chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặt biệt là hợp chất alkaloid có hoạt tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. - Vú sữa có công dụng chữa bệnh: Không chỉ phần cùi vú sữa có chứa nhiều dưỡng chất mà phần hạt, lá và cỏ cây cũng được dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Ở một số nơi, phần lá và vỏ cây vú sữa, thường được nấu chín để điều trị bệnh kiết lỵ và tiêu chảy. Bên cạnh đó, vỏ cây vú sữa còn được nhiều người dùng để chữa sốt vàng da, sốt rét. Phần lá vú sữa còn được dùng để làm mềm và điều trị đau dạ dày, tiêu chảy, phát ban ngoài da. 3. Cách ăn vú sữa- Vú sữa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên, trong loại quả này có chứa nhiều ofacrid, do đó có thể làm tăng nguy cơ táo bón. Phần vỏ của quả vú sữa có chứa nhiều mủ, do đó, khi ăn cùi vú sữa quá sâu, thì rất dễ bị dính phần nhựa chát. Thói quen ăn vú sữa này có thể khiến cho tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai, người già và trẻ nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn. - Nếu bị tiểu đường hoặc đau dạ dày, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn vú sữa. - Không nên ăn quá nhiều vú sữa một lúc hoặc ăn loại quả này liên tục trong thời gian dài vì vú sữa rất nóng và có chứa nhiều ofacrid dễ gây nóng trong và táo bón. - Không nên ăn vú sữa xanh. - Không khoét sâu và sát vỏ vú sữa, để tránh ăn phải phần nhựa chát. - Nếu vú sữa đã bị chín quá, úng hoặc thối thì không nên ăn nữa để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. - Dưới đây là hướng dẫn ăn vú sữa đúng cách: + Trước khi ăn trực tiếp, nên xoay và bóp quả vú sữa cho đến khi mềm. Nếu không bóp trước khi ăn, phần thịt quả vú sữa thường có vị chát, đắng, không ngon. + Dùng dao cắt đôi hoặc cắt dọc quả vú sữa. Sau đó dùng thìa để múc lấy phần thịt vú sữa và thưởng thức. + Nên rút cuống vú sữa trước khi ăn trực tiếp để tránh trường hợp có sâu ở cuống vú sữa. + Nếu không thích ăn trực tiếp, có thể dùng vú sữa để làm kem, làm sinh tố hoa quả, làm chè,... tùy theo sở thích của bạn. - Những lưu ý khi chọn mua vú sữa: + Quan sát vỏ quả: Nên chọn mua những quả vú sữa có màu sắc sáng bóng, ít vết trầy xước, vỏ từ xanh nhạt sang hồng, tím hoặc hơi nâu ở phần đáy. Không nên chọn quả vú sữa đã để lâu, quả héo và nhăn nheo vì những quả này sẽ không còn giữ được mùi thơm ngon và vị ngọt như những quả còn tươi. Không nên mua quả màu xanh vì những quả này thường ít nước, ăn không ngọt và thường rất chát. - Kiểm tra tình trạng quả: Lựa chọn quả tươi ngon, còn nguyên cuống và lá. - Kiểm tra độ dày, mỏng của vỏ quả: Nếu quả vú sữa màu tím thì lớp vỏ thường dày hơn, cùi vú sữa đặc hơn. Còn những quả vú sữa màu xanh nâu thì vỏ mỏng và phần cùi thịt thường nhão hơn. - Khi mua, ban nên bóp nhẹ để cảm nhận được độ đàn hồi của quả vú sữa và chọn những quả vỏ mỏng. Không nên chọn những quả vỏ dày vì phần gần cuống rất cứng, còn phần đáy thì lại quá mềm, nên ăn sẽ không ngon. Vú sữa rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn có thể bổ sung loại quả này vào chế độ ăn để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, cần ăn đúng cách và chọn mua những quả vú sữa tươi ngon theo những lưu ý đã nêu trên để nhận được giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ loại quả này.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mun-dau-mua-khi-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-xu-tri-an-toan
Mụn đậu mùa khỉ: dấu hiệu nhận biết và cách xử trí an toàn
Đậu mùa khỉ trước đây vốn chỉ xuất hiện ở động vật và cũng đã bị xóa sổ từ 1980. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nước trên thế giới lại bị bùng phát đậu mùa khỉ ở người. Gần đây, nước ta đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại Cần Thơ. 1. Mụn đậu mùa khỉ là bệnh gì? Mụn đậu mùa khỉ là tên nhiều người vẫn dùng để gọi bệnh đậu mùa khỉ. Căn bệnh này gây nên bởi virus cùng tên gây ra. Tuy không phải là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhưng đậu mùa khỉ lại tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm như: viêm mô não, nhiễm trùng huyết, viêm phế quản phổi, mù lòa,...2. Nhận diện triệu chứng mụn đậu mùa khỉ2.1. Tránh nhầm lẫn mụn đậu mùa khỉ với thủy đậu Không ít người nhầm lẫn mụn đậu mùa khỉ với bệnh thủy đậu. Cần phân biệt rằng đây là 2 bệnh lý chỉ giống nhau về diễn tiến tổn thương da nhưng lại có các đặc trưng sang thương khác nhau:- Mụn đậu mùa khỉ: nổi mụn mủ và mụn nước đồng thời, xu hướng diễn tiến chậm và ly tâm, thường ở trên bề mặt lòng bàn chân bàn tay, hậu môn, vùng sinh dục, đôi khi có miệng hoặc niêm mạc mắt. Sau khi khỏi, vùng tổn thương sẽ có sẹo với kích thước lớn hơn nốt thủy đậu. Người bệnh bị nổi hạch toàn thân kèm sốt. - Thủy đậu: mụn nước và mụn mủ không xuất hiện đồng thời, xu hướng tiến triển toàn thân rất nhanh và sau khi khỏi tổn thương ít khi để lại sẹo. Người bệnh dễ bị mệt mỏi, sốt nhưng không nổi hạch toàn thân.2.2. Các triệu chứng mụn đậu mùa khỉ Một người bị mụn đậu khỉ thường xuất hiện các triệu chứng:- Cơ và lưng bị đau mỏi. - Đầu bị đau dữ dội và sốt. - Hạch nổi toàn thân. Sau khi bị sốt, bệnh nhân thường nổi ban trong 1 - 3 ngày rồi lan ra khắp mặt, lòng bàn chân bàn tay, miệng, mắt, vùng kín. Ban đầu, sờ vào nốt ban có cảm giác sần trên da nhưng sau đó chúng sẽ trở thành mụn nước và có mủ bên trong. Cuối giai đoạn của bệnh, mụn khô lại và tạo vảy rồi tự xẹp. 3. Xử trí với mụn đậu mùa khỉ như thế nào? 3.1. Chẩn đoán và điều trịĐể chẩn đoán một ca mụn đậu mùa khỉ bác sĩ thường căn cứ trên:- Tiền sử bệnh có tiếp xúc với người mắc bệnh lý này hay có vừa đi qua vùng mắc bệnh hay không để xác định khả năng lây nhiễm. - Xét nghiệm PCR bằng mẫu tổn thương da hoặc dịch tiết ở nốt mụn để tìm kiếm sự hiện diện của virus đậu mùa khỉ. - Sinh thiết (nếu cần). Đối với điều trị bệnh đậu mùa khỉ hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bệnh thường giảm dần mức độ nghiêm trọng của triệu chứng trong 2 - 4 tuần rồi tự khỏi nên không đáng lo ngại. Trong trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng virus như brincidofovir, tecovirimat,... để ngăn chặn nguy cơ biến chứng.3.2. Phòng ngừa bệnh Hiện nước ta đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở Cần Thơ. Như đã nói ở trên, tuy đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng và có tính chất lây lan nên việc phòng ngừa bệnh vẫn cần được thực hiện. Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lý này gồm:- Luôn duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ: dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa tay, ăn chín uống sôi,... - Không tiếp xúc với động vật hoang dã, động vật gặm nhấm, linh trưởng,...
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dau-bung-kinh-uong-nuoc-dua-co-tot-khong-
Đau bụng kinh uống nước dừa có tốt không?
Đau bụng kinh uống nước dừa là cách mà nhiều chị em hay áp dụng mỗi khi đến kỳ rụng dâu. 1. Thành phần và công dụng của nước dừa đối với cơ thể Nước dừa là loại nước có vị ngọt thanh, thơm bùi tự nhiên nên được nhiều người yêu thích và sử dụng để làm nước giải khát, nhất là vào những ngày hè oi bức. Trong nước dừa có gì? Không chỉ có tác dụng giải khát, trong nước dừa có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như Acid Amin, Glucose, Acid béo, Omega-3,… Ngoài ra, nước dừa còn được sử dụng để bổ sung chất điện giải cho cơ thể bởi thành phần giàu Natri, Kali, Magie. Thành phần các chất có trong nước dừa cũng có sự khác biệt giữa dừa non và dừa trưởng thành. Dừa non: Hàm lượng Phenolic và đường cao. Vì vậy nên khi uống nước dừa non thường có vị ngọt hơn dừa trưởng thành. Dừa trưởng thành: Hàm lượng protein, Kali và độ p H cao hơn dừa non. Tác dụng của nước dừa đối với cơ thể Việc uống nước dừa thường xuyên sẽ mang lại những giá trị tích cực cho cơ thể bao gồm: Chống lão hóa: Nước dừa có chứa thành phần chống lão hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể trước những tác động của các gốc tự do, tránh làm tổn thương tế bào, hạn chế rủi ro mắc bệnh lý. Ngăn ngừa sỏi tiết niệu: Nước dừa có công dụng tuyệt vời đối với việc giảm thiểu sự tích tụ của các tinh thể Oxalat, ngăn ngừa hệ tiết niệu hình thành sỏi. Cải thiện triệu chứng tiểu đường: Nước dừa có tác dụng điều chỉnh hàm lượng đường trong máu, lượng Magie trong nước dừa còn giúp tăng độ nhạy với Insulin, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Duy trì huyết áp ổn định: Hàm lượng Kali cao trong nước dừa có tác dụng giảm huyết cao. Đồng thời, uống nước dừa thừa xuyên còn giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, tốt cho sức khỏe hệ tim mạch. Ngăn ngừa táo bón: Ít ai biết rằng nước dừa có tác dụng nhuận tràng, giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Bù chất điện giải: Nhờ thành phần chứa nhiều khoáng chất nên nước dừa được xem là nguồn cung cấp chất điện giải hiệu quả sau quá trình luyện tập. Tăng sức khỏe cho da và tóc: Trong nước dừa có nhiều thành phần tốt cho da và tóc như Vitamin C, Omega-3, enzyme, Kali, Magie,…. Vì vậy, việc thường xuyên uống nước dừa sẽ giúp bạn có làn da căng mịn và mái tóc mượt mà, chắc khỏe.2. Đau bụng kinh uống nước dừa có tốt không? Mỗi tháng khi đến ngày đèn đỏ, các chị em thường mệt mỏi với các cơn đau, co thắt bụng dưới. Nhiều người thường lựa chọn cách uống nước dừa để giảm đau bụng kinh. Vậy đau bụng kinh uống nước dừa có tốt không? Thực tế, nước dừa có tác dụng điều hòa hoạt động co thắt của tử cung. Điều này cho hiệu quả giảm đau bụng kinh đáng kể. Ngoài ra, nước dừa còn có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như đã nêu ở trên nên việc đau bụng kinh uống nước dừa là hoàn toàn có thể. Nước dừa cũng có tác dụng hỗ trợ quá trình đào thải máu cục, máu hòn trong tử cung ra ngoài diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, không uống nước dừa ướp lạnh hoặc thêm đá khi uống vì điều này sẽ làm "lạnh" tử cung khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, nước dừa còn chứa nhiều chất điện giải và dinh dưỡng, giúp các chị em nhanh chóng phục hồi sức khỏe, hạn chế việc mất nước, hỗ trợ tái tạo máu nhanh. Vì vậy nên sử dụng nước dừa trước và trong khi hành kinh. 3. Một số chú ý khi uống nước dừa trong ngày đèn đỏ Đau bụng kinh uống nước dừa là cách an toàn và hiệu quả để giảm đau nhưng phải đảm bảo sử dụng ở mức hợp lý để tránh gây ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe. Trong những ngày hành kinh, chỉ nên uống tối đa 2 cốc nước dừa/ngày. Phần cơm dừa cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh tốt nên đừng bỏ qua nhé. Nếu uống quá nhiều nước dừa trong một ngày sẽ dẫn đến đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Không uống nước dừa vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ vì sẽ gây chướng bụng, khó tiêu, kích thích đi tiểu nhiều và dễ làm mất ngủ. Không nên uống nước dừa liền sau khi đi ngoài trời nắng vì có thể làm hạ huyết áp. Những bệnh nhân mắc bệnh Kali, huyết áp thấp, thấp khớp, trĩ,… thì không nên uống nước dừa. Cần bảo quản nước dừa đúng cách, không uống khi nước dừa có biểu hiện hư hỏng như chua, thiu.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/vitamin-b1-co-tac-dung-gi-cho-da-
Vitamin B1 có tác dụng gì cho da?
Các loại Vitamin nhóm B bao gồm B1, B3, B6, B9, B12 đều rất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, Vitamin B1 được nhiều chị em đặc biệt quan tâm bởi đây là hợp chất tốt cho da. 1. Vitamin B1 có tác dụng ra sao đối với sức khỏe? Vitamin B1 hay Thiamine là hợp chất cần thiết để chuyển hóa thức ăn thành Glucose, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Trước khi tìm hiểu Vitamin B1 có tác dụng gì đối với da thì bạn nên điểm qua những vai trò quan trọng của hợp chất này với sức khỏe sau: Chuyển hóa năng lượng: Thiamine tham gia vào quá trình chuyển hóa các loại đường và Carbohydrates từ thức ăn thành ATP để cung cấp năng lượng mà cơ thể cần thiết để hoạt động hàng ngày. Hỗ trợ hệ thần kinh: Vitamin B1 quan trọng đối với sự hoạt động của hệ thần kinh thông qua quá trình hỗ trợ sản xuất Myelin bao xung quanh dây thần kinh, giúp dây thần kinh tránh được những tác động gây tổn thương từ bên ngoài. Đồng thời, hợp chất này còn giúp ngăn ngừa sự hình thành của bệnh Alzheimer, cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung. Sức khỏe tim mạch: Thiamine có tác dụng trong việc duy trì sức khỏe của hệ tim mạch, cải thiện chức năng cơ tim và hỗ trợ quá trình truyền dẫn xung nhịp tim. Hỗ trợ tiêu hóa: Vitamin B1 tham gia vào quá trình tiêu hóa bằng cách hỗ trợ sản xuất enzym tiêu hóa cần thiết để phân giải thức ăn. Kích thích sản xuất hồng cầu: Vitamin B1 còn tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng thiếu máu Giúp tóc chắc khỏe: Vitamin B1 được xem là “cứu tinh” với mái tóc gặp tình trạng xơ rối, khô, chẻ ngọn, gãy rụng. Thiếu hụt vitamin B1 có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh thiếu máu, suy thần kinh, rối loạn hệ thần kinh và vấn đề về tim mạch. Để duy trì sức khỏe tốt nhất, việc cung cấp đủ lượng vitamin B1 thông qua chế độ ăn uống cân đối và phù hợp theo nhu cầu là rất quan trọng. 2. Vitamin B1 có tác dụng gì cho da? Vấn đề được nhiều chị em quan tâm nhất là Vitamin B1 có tác dụng gì cho da. Đối với da, Vitamin B1 có những tác dụng sau: Ngăn ngừa lão hóa Vitamin B1 là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do nhờ đó ngăn ngừa tình trạng da lão hóa, nhăn nheo, chảy xệ. Ngoai ra, Vitamin B1 còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất từ thức ăn. Vì vậy mà quá trình tái tạo da diễn ra nhanh hơn, da ngày càng trở nên đẹp hơn. Dưỡng trắng da Vitamin B1 có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của sắc tố da Melanin, giúp da trở nên hồng hào, trắng sáng, giảm thâm sạm, nám, tàn nhang. Bên cạnh đó, việc bổ sung Vitamin B1 còn giúp hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh, lấy lại tinh thần thoải mái, giảm stress, căng thẳng, lo âu. Điều này cho tác động tích cực giúp da khỏe mạnh và trắng hơn. Giảm mụn Vitamin B1 cho hiệu quả trong việc trị mụn, giảm các kích ứng gây mẩn đỏ và cải thiện tình trạng da khô, bong tróc. Đồng thời, Thiamine còn có tính kháng khuẩn nhẹ, giúp da ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây mụn. 3. Hướng dẫn cách làm mặt nạ dưỡng da với Vitamin B1 Vitamin B1 không chỉ cho tác dụng với da thông qua đường uống mà con có thể dùng để làm mặt nạ dưỡng da hiệu quả. Dưới đây làm một số cách làm mặt nạ dưỡng da bằng Vitamin B1 mà bạn có thể tham khảo: Vitamin B1 kết hợp sữa chua Sữa chua là một trong những nguyên liệu quen thuộc được nhiều người sử dụng để làm mặt nạ. Việc kết hợp giữa chua với Vitamin B1 sẽ có tác dụng chống oxy, cấp ẩm tối đa cho da. Cách làm mặt nạ sữa chua và Vitamin B1 như sau: Nghiền nát 2 viên Vitamin B1. Trộn với 1 hũ sữa chua không đường để tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Rửa mặt thật sạch, dùng khăn mềm lau khô. Thoa hỗn hợp lên mặt, nằm thư giãn trong vòng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Bạn có thể áp dụng cách này 2 lần/tuần để giúp da trở nên trắng sáng, mịn màng và căng bóng, cải thiện tình trạng mụn hiệu quả. Vitamin B1 kết hợp mật ong Mật ong không chỉ được biết đến là sản phẩm tốt cho hệ miễn dịch mà còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm loại bỏ những tác nhân gây hại cho da. Sử dụng mặt nạ Vitamin B1 kết hợp mật ong là cách an toàn và hiệu quả để trị mụn. Nghiền nát 2 viên Vitamin B1 rồi trộn đều với 3 thìa mật ong. Sau khi rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt thì thoa đều hỗn hợp lên da. Massage nhẹ nhàng và nằm thư giãn trong thời gian từ 15 - 20 phút thì rửa mặt thật sạch. Lau khô và thoa thêm một lớp kem dưỡng để cấp ẩm cho da. Với cách này, bạn có thể áp dụng đều đặn 3 lần/ tuần. Sau một vài lần sử dụng, bạn sẽ thấy các vấn đề như da mụn, nám, sạm,… cải thiện rõ rệt. Da trở nên căng bóng và khỏe mạnh. Vitamin B1 kết hợp trứng gà Trứng gà từ xưa đến nay chưa bao giờ nằm ngoài danh sách các thực phẩm tốt cho làn da. Việc kết hợp Vitamin B1 và trứng gà không chỉ giúp tẩy tế bào chất, cung cấp dưỡng chất mà còn cho tác dụng trị mụn, dưỡng trắng, chống lão hóa và ngăn ngừa tình trạng da nám, sạm, tàn nhang. Nghiền nát 2 viên Vitamin B1 trộn đều với 1 quả trứng gà, nhỏ thêm 1 - 2 giọt dầu oliu. Sau khi rửa mặt thật sạch thì thoa hỗn hợp lên mặt, massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm để dưỡng trắng body. Tuy nhiên, sau khi áp dụng cách này thì cần bảo vệ da trước ánh nắng bằng cách che chắn và dùng kem chống nắng. Trên đây là câu trả lời cho nghi vấn Vitamin B1 có tác dụng gì cho da cùng một số gợi ý về cách làm mặt nạ dưỡng da với hợp chất Thiamin. Với những cách đơn giản như trên cùng nguyên liệu dễ tìm, bạn hoàn toàn cho thể áp dụng ngay tại nhà để giúp làn da khỏe mạnh, trắng sáng và căng mịn. Ngoài ra, xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu Vitamin B1 cũng là cách hiệu quả và an toàn để vừa bảo vệ da, vừa chăm sóc sức khỏe.
null
null
null
null
null