url
stringlengths
34
305
title
stringlengths
0
207
content
stringlengths
0
91.6k
type
stringclasses
9 values
desc
stringlengths
0
6.84k
processed content
stringlengths
114
18.4k
main_tag
stringclasses
7 values
sub_tag
stringclasses
12 values
https://medlatec.vn//tin-tuc/bieu-hien-cua-benh-tay-chan-mieng-o-tre-phu-huynh-can-canh-giac
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ - Phụ huynh cần cảnh giác
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng và năm nào cũng có thời điểm bùng phát dịch này. Chủ động nắm bắt các biểu hiện của bệnh tay chân miệng chính là cách giúp cha mẹ kịp thời xử trí và điều trị cho con trẻ. 1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ lây lan qua con đường nào? Bệnh tay chân miệng thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus và có thể lây từ người sang người. Trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất khi bị mắc căn bệnh này. Thời điểm lý tưởng nhất để virus phát tán trong cộng đồng đó là giai đoạn ủ bệnh, bởi vì thời gian này biểu hiện của bệnh chưa bộc lộ rõ nên rất khó để phát hiện. Dưới đây là những con đường lây truyền virus tay chân miệng ở trẻ nhỏ cha mẹ cần lưu ý: Virus lây qua giọt bắn, dịch tiết từ miệng và mũi, thậm chí là chất thải của người bệnh. Trẻ cầm nắm đồ vật, đồ dùng, đồ chơi bị nhiễm virus. Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu và phải sinh hoạt tại môi trường tập thể như lớp học. Do đó, các bậc phụ huynh hãy chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ mọi lúc, mọi nơi để tránh nguy cơ lây nhiễm từ các nguồn bệnh nêu trên. 2. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ qua các giai đoạn Phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà triệu chứng tay chân miệng ở mỗi thời kỳ sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:Ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh còn chưa rõ ràng và thường kéo dài trong khoảng 3 - 6 ngày. Ở giai đoạn này bệnh sẽ bao gồm những biểu hiện như: Trẻ bị sốt từ nhẹ đến cao: ban đầu là 37,5 - 38 độ C, sau đó cao dần từ 38 - 39 độ C. Đau răng và miệng, chảy nhiều dãi. Đau họng, biếng ăn. Tiêu chảy. Trẻ xuất hiện các vết loét ở niêm mạc miệng, lợi, má, lưỡi. Đường kính của vết bỏng nước khoảng 2 - 3mm. Chúng rất dễ vỡ khi có ma sát khiến trẻ bị đau đớn khi ăn uống. Phát ban tại các vị trí khác nhau, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân, mông. Những nốt phát ban có hình bầu dục, đường kính từ 2 - 10mm, có thể nằm ẩn hay mọc lồi trên da, không gây đau ngứa. Biểu hiện toàn thân: ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trẻ có dấu hiệu rối loạn tri giác, bị co giật thậm chí là mê sảng. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng có chung những biểu hiện của bệnh tay chân miệng nêu trên. Đôi khi trẻ chỉ bị loét miệng và không có nhiều biểu hiện đặc trưng. Tình trạng này dễ khiến cha mẹ bị nhầm với hiện tượng loét miệng thông thường. Có những trẻ lại xuất hiện hồng ban xen lẫn bóng nước, hoặc chỉ có một trong hai biểu hiện này. Khi nhận thấy các dấu hiệu nêu trên ở trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có chỉ định điều trị phù hợp. Ở những bé bị nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh có thể thuyên giảm sau 7 - 10 ngày. Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện lạ cho thấy bệnh tình chuyển biến nặng như dưới đây thì cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay: Sốt cao kéo dài (trên 39 độ C). Ngủ nhiều mê man, ngủ gà, lơ mơ. Không chơi, mệt mỏi, kém hoạt bát. Cơ thể ra nhiều mồ hôi, lạnh ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân. Nhịp thở nhanh, khó thở, thở nông, khò khè, thở rút lõm lồng ngực, ngưng thở. Ngồi không vững, run tay chân, run người, đi đứng loạng choạng.3. Cách để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh và dễ dàng, có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào. Thêm vào đó nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tay chân miệng có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng về thần kinh (viêm não, viêm màng não, viêm não tủy,... ) hay biến chứng và hô hấp và tim mạch (tăng huyết áp, viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch,... ). Do vậy, việc phòng ngừa căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết cần có sự hợp tác của các bậc phụ huynh thông qua thực hành những biện pháp sau: Cho trẻ ăn chín, uống sôi, thực phẩm luôn phải đảm bảo vệ sinh. Nguồn thực phẩm của trẻ không được nhiễm hóa chất và các chất độc hại, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ về nguồn nước uống và sinh hoạt. Các vật dụng như đồ chơi, quần áo, dụng cụ ăn uống mà trẻ dùng cũng phải được rửa sạch và tiệt trùng thường xuyên. Không mớm cơm hay nhai cơm cho trẻ ăn vì sẽ khiến vi khuẩn từ miệng người lớn lây sang trẻ. Không để trẻ dùng chung khăn mặt, cốc nước, chậu rửa, bát thìa và đồ dùng cá nhân với những trẻ khác. Không để trẻ ngậm đồ chơi hay mút tay. Lau rửa, quét dọn nhà cửa thường xuyên, nhất là những nơi trẻ hay chơi như sàn nhà, phòng của bé, tay nắm cửa,... Nếu trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ bị tay chân miệng thì hãy cho trẻ nghỉ học, theo dõi tại nhà và đưa trẻ đi khám để không làm lây nhiễm sang bạn khác. Nhìn chung bệnh tay chân miệng ở trẻ bùng phát và lây lan rất nhanh. Cha mẹ hãy chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa dịch tay chân miệng cho trẻ bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-tat-tan-tat-thong-tin-ban-can-biet
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - tất tần tật thông tin bạn cần biết
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng xảy ra rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nhưng thường gặp hơn ở phụ nữ. Nếu không được thăm khám và có biện pháp điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thận, sốc nhiễm trùng hay thậm chí là nhiễm trùng huyết,... 1. Tìm hiểu chung về bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu Nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi một hay nhiều bộ phận thuộc hệ tiết niệu bị viêm nhiễm. Đó có thể là niệu quản, niệu đạo, thận hay bàng quang,... Trong đó, đa phần những trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu là thường gặp phải ở niệu đạo và bàng quang. Vi khuẩn E. coli (tên đầy đủ: Escherichia coli) là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Chúng xâm nhập vào niệu đạo, sau đó dần dần tấn công lên hệ tiết niệu trong cơ thể người. E. coli thường hoạt động chủ yếu trong đường tiêu hóa. Sở dĩ nó có thể lan sang hệ tiết niệu là do di chuyển ngược từ hậu môn vào niệu đạo. 2. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu Sau đây là những yếu tố khiến nữ giới dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn so với nam giới: Hoạt động tình dục: ở những phụ nữ thường xuyên phát sinh quan hệ tình dục thường sẽ dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn so với những người ít khi quan hệ. Cấu tạo cơ thể: nữ giới có cấu tạo niệu đạo, hậu môn và âm đạo nằm ở vị trí ngay gần nhau nên vi khuẩn rất dễ đi từ hậu môn hoặc âm đạo tấn công vào niệu đạo, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Những biện pháp tránh thai: các phương pháp tránh thai ở phụ nữ như thuốc diệt tinh trùng, màng chắn tránh thai sẽ tạo điều kiện khiến vi khuẩn sinh sôi ở khu vực vùng kín. Giai đoạn sinh nở: những thai phụ sinh mổ có tỷ lệ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn so với phụ nữ sinh thường. Thời kỳ mãn kinh: nồng độ hormone estrogen sụt giảm khi mãn kinh khiến cho môi trường của hệ tiết niệu có nhiều thay đổi, chị em vì thế cũng dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đường tiết niệu có cấu trúc bất thường: nước tiểu do đó bị ứ đọng lại hoặc trào ngược về niệu đạo cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tình trạng tăng sinh tuyến tiền liệt, sỏi thận sẽ khiến một lượng lớn nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang khiến người bệnh dễ phát sinh tình trạng nhiễm khuẩn tại đây. Đường tiết niệu bị tắc nghẽn: Đang phải áp dụng các thủ thuật ở hệ tiết niệu hoặc dùng ống thông tiểu: khi có sự can thiệp của các dụng cụ y tế thì nguy cơ nhiễm trùng ở bộ phận này cũng cao hơn so với người bình thường.3. Những triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn đường tiết niệu3.1. Biểu hiện chung Tùy thuộc vào vị trí bị viêm nhiễm ở hệ tiết niệu là cơ quan nào, triệu chứng nhiễm khuẩn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu vị trí nhiễm trùng ở ở phía dưới thì thường bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng sẽ là niệu đạo và bàng quang, bao gồm những dấu hiệu như sau: Cảm thấy nóng rát và buốt khi đi tiểu. Nước tiểu có mùi hôi. Nước tiểu đục như màu nước trà đặc, thậm chí là có lẫn máu. Buồn tiểu, muốn đi tiểu liên tục nhưng khi tiểu lại ra rất ít. Ở nữ giới thì bị đau vùng chậu, ở nam giới là đau trực tràng. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể ảnh hưởng tới chức năng của thận, thậm chí gây nguy cơ tử vong cao nếu vi khuẩn từ thận xâm nhập vào máu. Nếu không được tích cực điều trị, các biến chứng khi ấy sẽ là: hạ huyết áp và sốc với những biểu hiện như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, đau lưng hai bên và phía trên.3.2. Triệu chứng viêm niệu đạo Bệnh nhân viêm niệu đạo thường sẽ gặp phải các dấu hiệu đó là: Tiểu gấp, khó tiểu, thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, sốt hoặc cơ thể ớn lạnh,... Ở nữ giới, tình trạng này sẽ gây đau gia tăng khi giao hợp, tiết ra dịch âm đạo bất thường. Ở nam giới sẽ bị nóng rát khi đi tiêt, trong nước tiểu có lẫn máu hoặc tinh dịch, nổi hạch ở bẹn.3.3. Biểu hiện viêm bể thận cấp tính Triệu chứng viêm bể thận cấp tính thường sẽ diễn ra đột ngột, ví dụ như: Mệt mỏi, đau đầu. Sốt cao kèm theo rét run. Tiểu dắt, tiểu buốt, thậm chí là nước tiểu có mủ. Các cơn đau quặn thận, đau vùng hông.3.4. Triệu chứng viêm bàng quang Những trường hợp bị viêm bàng quang sẽ bộc lộ các dấu hiệu như: Nóng rát khi đi tiểu. Thường xuyên buồn tiểu nhưng thể tích nước tiểu ít. Sốt nhẹ. Đau vùng chậu. Nước tiểu có mùi khó chịu và lẫn máu.4. Làm thế nào để đối phó với nhiễm khuẩn đường tiết niệu? Dựa trên tình trạng và mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị sao cho phù hợp. Cụ thể đó là:4.1. Trường hợp nhiễm khuẩn nhẹĐối với tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhẹ, một số loại thuốc có thể được chỉ định bao gồm: Fosfomycin (Monurol). Cephalexin (Keflex). Sulfamethoxazole/Trimethoprim (Septra, Bactrim,... ). Nitrofurantoin (Macrobid, Macrodantin). Ceftriaxone. Không khuyến cáo sử dụng các thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolones như levofloxacin, ciprofloxacin,... để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhẹ vì các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Chỉ sử dụng fluoroquinolones đối với những trường hợp nhiễm trùng thận hoặc nhiễm khuẩn phức tạp khi không còn phương án lựa chọn nào khác. 4.2. Đối với nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần Những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát thường xuyên thì bác sĩ có thể cân nhắc các phương án điều trị như sau: Sử dụng kháng sinh liều thấp, dùng trong 6 tháng hoặc thời lượng lâu hơn tùy trường hợp. Nếu bệnh nhân đã bước sang thời kỳ mãn kinh thì có thể áp dụng liệu pháp estrogen. Nếu nhiễm khuẩn đường tiết niệu bắt nguồn từ quan hệ tình dục thì sau khi quan hệ sẽ cho sử dụng duy nhất 1 liều kháng sinh.4.3. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng thì cần phải có phác đồ sử dụng kháng sinh phù hợp, thậm chí có thể kết hợp tiêm kháng sinh tại viện. Như vậy, mặc dù nhiễm khuẩn đường tiết niệu có nguy cơ tái phát cao nhưng nếu được điều trị đúng cách thì có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý này. Tuy nhiên người bệnh cũng không được chủ quan vì nhiễm trùng tiết niệu có thể tiến triển thành các biến chứng phức tạp, nguy hiểm nếu phát hiện muộn. Trong trường hợp phát hiện bản thân đang xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị an toàn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/quan-ly-tien-trinh-xet-nghiem-loi-ich-gia-tang-cua-dich-vu-lay-mau-xet-nghiem-tan-noi-medlatec
Quản lý “Tiến trình” xét nghiệm - Lợi ích gia tăng của dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi
Đặc biệt, dịch vụ này còn ưu việt hơn khi có thêm tính năng vượt trội theo dõi “tiến trình” xét nghiệm. Giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động Mỗi khi nhắc đến câu chuyện đi khám bệnh “ngày xưa”, người đi qua hai thế kỷ như ông Nguyễn Văn Thông (72 tuổi, Hà Nội) nhớ như in hình ảnh xếp hàng dài đi khám bệnh những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Thế nhưng, hiện nay, với những thay đổi và sự tiến bộ vượt bậc của ngành y đã đem đến cho người dân sự an tâm, hài lòng khi được thụ hưởng các lợi ích và chính sách an sinh trong khám chữa bệnh. Với mong muốn mang đến người dân hình thức chăm sóc sức khỏe tiện lợi, cách đây gần 3 thập kỷ, GS. Sự tiên phòng này được xem như “cuộc cách mạng” làm thay đổi văn hóa chăm sóc sức khỏe truyền thống của người dân. Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi làm thay đổi văn hóa chăm sóc sức khỏe truyền thống của người dân ViệtÔng Thông chia sẻ: “Trước đây khi còn thanh niên, gần như tôi không có khái niệm đi khám, mà chỉ khi ốm mệt lắm mới khám, nhưng tôi thật sự ngao ngán và mệt mỏi vô cùng vì đi khám là phải chờ chực lâu. Giờ đây bước sang độ tuổi thất thập, bệnh tật “rình rập” nên với tôi lúc này quý nhất vẫn là “tài sản” sức khỏe. Lựa chọn hình thức chăm sóc khỏe tại nhà này, không chỉ gia đình ông Thông, mà hiện có 4 triệu người dân trên toàn quốc coi đây là giải pháp chăm sóc sức khỏe tiện ích, chủ động. Dịch vụ này ngày càng cần thiết và mang lại nhiều ý nghĩa khi lối sống hiện đại người dân luôn bộn bề công việc và ít có thời gian quan tâm sức khỏe. Giá xét nghiệm của dịch vụ được công khai, niêm yết Hơn nữa, sức khỏe của người dân ngày càng bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân như dịch bệnh, các bệnh lý tiềm ẩn từ môi trường sống, chế độ sinh hoạt... nên việc chủ động kiểm tra sức khỏe có ý nghĩa như chìa khóa nâng cao chất lượng cuộc sống và an tâm sống khỏe mỗi ngày. Bởi vậy, khách hàng chủ động nắm được lịch trình từ khi lịch hẹn được xác nhận, thời gian cụ thể lấy mẫu, tình trạng kết quả và tư vấn kết quả từ bác sĩ. Gắn bó cùng dịch vụ lấy mẫu tại nhà nhiều năm nay, ông Thông vui vẻ bộc bạch: “Tôi thấy dịch vụ không ngừng gia tăng thêm tiện ích. Điều tôi tâm đắc nhất là ngay khi có kết quả, ứng dụng tự động lưu toàn bộ kết quả để trở thành hồ sơ sức khỏe số, vô cùng thuận tiện cho tra cứu, so sánh các chỉ số/ danh mục giữa các lần khám/xét nghiệm”. “Cá thể hóa” chăm sóc sức khỏe bằng cái chạm tay Bên cạnh tính năng vượt trội theo dõi “đường đi” xét nghiệm, ứng dụng 4. Do vậy, chỉ bằng một cái chạm tay trên ứng dụng y tế thông minh này, người dân được hưởng ngay nhiều lợi ích thiết thực khác gồm:Đặt lịch dễ dàng: Với thông tin khai báo khi cài ứng dụng, nên để đặt lịch xét nghiệm tận nơi, khách hàng không phải khai báo lại thông tin, do địa chỉ đã được tự động ghi nhớ và lưu sẵn trên ứng dụng. Tránh lo lắng: Tính năng nhận diện chính xác nhân viên đến lấy mẫu giúp khách hàng an tâm, tin tưởng được phục vụ bởi đơn vị uy tín số 1 tại Việt Nam, xua đi lo lắng nhân viên của đơn vị khác giả mạo đến lấy. Tính năng nhận diện chính xác nhân viên đến lấy mẫu giúp khách hàng an tâm các trường hợp giả mạo Hồ sơ sức khỏe số: chỉ 10.000 đồng/ lần
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dau-dai-trang-la-dau-o-dau-su-nguy-hiem-cua-viem-dai-trang-ra-sao-s67-n21864
Đau đại tràng là đau ở đâu? Sự nguy hiểm của viêm đại tràng ra sao?
Bạn đã từng nghe đến bệnh viêm đại tràng nhưng không biết những triệu chứng cụ thể của bệnh này cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Bạn cũng đang thắc mắc đau đại tràng là đau ở đâu? Nguyên nhân nào dẫn đến chứng đau đại tràng? Cách chữa trị và phòng bệnh này ra sao? 1. Thông tin chung về đại tràng và chứng đau đại tràng Trước khi giải đáp câu hỏi “đau đại tràng là đau ở đâu”, các chuyên gia sức khỏe của chúng tôi giúp bạn hiểu rõ về đại tràng và chứng đau đại tràng. 1.1. Một chút kiến thức về đại tràngĐại tràng hay còn gọi là ruột già - là một trong những bộ phận quan trọng thuộc hệ tiêu hóa, có chiều dài khoảng 1,2m - 1,5m. Chức năng chính của đại tràng là tái hấp thu điện giải, nước, tổng hợp vitamin, tiết dịch và là nơi tạo phân thải ra ngoài cơ thể. Đại tràng có 3 phần chính là: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong đó kết tràng lại chia thành 4 phần nhỏ hơn gọi là kết tràng ngang, kết tràng lên, kết tràng xuống và nằm gần trực tràng là kết tràng chậu hông (còn được gọi là kết tràng xích ma). Cơ chế hoạt động của ruột già như sau: Sau khi ruột non hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng từ thức ăn thì phần thức ăn còn lại cùng các chất thải sẽ đi vào đại tràng trái (manh tràng). Manh tràng sẽ hấp thụ chất lỏng, điện giải kết hợp với các vi khuẩn có lợi ở thành ruột phân hủy thức ăn tạo thành phân đi qua kết tràng và xuống trực tràng. Sau đó trực tràng co bóp kết hợp các nhu động ruột bài tiết phân ra ngoài. 1.2. Chứng đau đại tràng Vì đại tràng là bộ phận lên men phân phần thức ăn chưa được tiêu hóa,do đó trong Đại tràng có hệ vi khuẩn cực kì lớn, điều này vừa có lợi cho cơ thể nhưng nguy cơ bị nhiếm khuẩn,kí sinh trùng cũng tăng lên. . dẫn đến chứng đau đại tràng hay viêm đại tràng. Theo đó, tình trạng này xảy ra khi lớp lót phía bên trong của ruột già bị tổn thương khiến cơ chế hoạt động của bộ phận này bị rối loạn. Tình trạng lở loét có thể chỉ là 1 phần nhưng cũng có trường hợp nặng hơn là lở loét rải rác theo chiều dài của ruột già. Bệnh gây ra những cơn đau dai dẳng kèm theo rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, khiến người bệnh rất khó chịu. Vậy đau đại tràng là đau ở đâu, làm sao để biết bản thân có phải đang bị đau đại tràng hay bệnh lý khác? 2. Triệu chứng của viêm đại tràng, đau đại tràng là đau ở đâu? 2.1. Triệu chứng của viêm đại tràng Triệu chứng viêm đại tràng cụ thể như sau: Thay đổi về số lần đi ngoài và tính chất phân: Biểu hiện là đi ngoài phân lúc lỏng, lúc rắn, phân nát, không thành khuôn hoặc bị táo bón, đại tiện khoảng 6 - 7 lần trong ngày. Và thường có cảm giác muốn đi đại tiện tiếp khi vừa mới đi xong. Đau bụng: Những cơn đau xuất hiện bất thường, lúc âm ỉ, lúc dữ dội, lúc lại như kim châm. Kèm theo đau bụng người bị viêm đại tràng còn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, óc ách rất khó chịu. Bị tiêu chảy, phân sống, có mùi tanh kèm theo dịch mủ hoặc máu. Người bị đau đại tràng có thể bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, sụt cân, khó thở, đau đầu, ợ hơi, tim đập nhanh, căng thẳng, hồi hộp. Khi ăn các đồ sống, đồ lạ, thức ăn nhiều dầu mỡ thì ngay lập tức bị đau bụng và đi ngoài liên tục. Như đã đề cập đau bụng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên đau dạ dày, viêm ruột thừa cũng gây ra những cơn đau, vậy đau đại tràng là đau ở đâu? 2.2. Đau đại tràng là đau ở đâu? Vì đại tràng có kích thước khá dài, lại được chia thành nhiều phần nhỏ có hình dạng gấp khúc, cấu trúc phức tạp nên nếu bị viêm đại tràng bạn có thể bị đau ở rất nhiều vị trí khác nhau. Một số người thì đau bụng vùng quanh rốn nói chung, số khác lại đau ở một điểm cụ thể trên bụng. Biểu hiện đau bụng do viêm đại tràng thường là đau bụng trái, đau ở vùng bụng phía dưới rốn, đau ở mạn sườn, phía hạ sườn, khu vực hố chậu. Hoặc có thể là đau ở thượng vị, hạ vị và nhiều vị trí khác nhau ở ổ bụng. Triệu chứng đau ở mỗi độ tuổi là khác nhau. Tuy nhiên, chứng đau đại tràng thường xảy ra với những người có chế độ ăn uống kém lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,... Hoặc với những người có người thân (bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh viêm đại tràng). Nếu bạn đã biết đau đại tràng là đau ở đâu và cũng đang gặp phải một trong những triệu chứng kể trên thì hãy đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra đại tràng ngay để có hướng điều trị phù hợp nhất.3. Điều trị viêm đại tràng như thế nào? Nếu biết vị trí đau đại tràng là đau ở đâu, đồng thời gặp phải một số biểu hiện bệnh lý kể trên, người bệnh cần đến bệnh viện để khám nội soi đại tràng. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để trị bệnh triệt để. Người bị đau đại tràng không nên mua thuốc uống khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ. Vì nếu uống thuốc không đúng cách, không đúng bệnh còn khiến bệnh bị nặng hơn, đôi khi gây nhờn thuốc rất khó điều trị tận gốc. Trong trường hợp bệnh viêm đại tràng nặng bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật. 4. Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không? Bệnh viêm đại tràng nếu phát hiện sớm và có sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh tự ý dùng thuốc khiến bệnh từ nhẹ chuyển thành nặng, không điều trị dứt điểm, bác sĩ phát hiện quá muộn thì đau đại tràng có thể chuyển biến thành ung thư đại tràng, vô cùng nguy hiểm. Một số biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng có thể kể đến như: Đại tràng bị xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính và ung thư đại tràng. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh đau đơn, thậm chí có thể gây tử vong nếu người bệnh không được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Vậy làm sao để tránh bị đau đại tràng? 5. Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh đau đại tràng Nguyên nhân dẫn đến chứng đau đại tràng chủ yếu là do chế độ ăn uống kém lành mạnh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cho nên để phòng ngừa bệnh viêm đại tràng, bạn cần: Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu, bia và các chất kích thích, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nước sôi, không ăn thức ăn còn tươi, sống. Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần. Uống men tiêu hóa để bổ sung men vi sinh và lợi khuẩn cho ruột. Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để thăm khám sớm nhất. Khi có kết quả và hướng dẫn của bác sĩ, cần tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên của bác sĩ để bệnh viêm đại tràng không biến chứng nguy hiểm.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mat-rang-toan-ham-nguyen-nhan-va-cac-bien-phap-khac-phuc
Mất răng toàn hàm: nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
Mất răng toàn hàm để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, từ sức khỏe răng hàm mặt đến thẩm mỹ gương mặt cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực Nha khoa, giờ đây, bệnh nhân mất răng toàn hàm đã có nhiều hơn một phương pháp phục hình răng mất. 1. Nguồn gốc dẫn đến mất răng toàn hàm*Viêm lợi quanh răng lâu năm:Viêm lợi quanh răng là hiện tượng nhiễm trùng các tổ chức bao xung quanh răng (nướu, men răng, xương ổ răng,…). Khi bị viêm lợi, lợi sẽ mất khả năng bám dính vào răng là cho xương ổ răng bị tiêu và viêm. Lúc này, túi nha chu hình thành. Răng mất đi khả năng bám chắc trên cung hàm, bị lung lay dần dẫn đến răng gãy, mất. *Răng gặp tình trạng sâu, chân răng bị viêm nhiễm nặng:Làm sạch răng, vùng khoang miệng không tốt, lâu ngày làm sâu răng. Các vụn thức ăn, mảng bám hình thành trên chân răng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn bùng lên mạnh mẽ. Vi khuẩn sẽ ăn mòn men răng. Vướt qua men răng, vi khuẩn tấn công đến tủy răng, từ đó làm răng trở nên không còn cứng, mủn ra và mất răng hoàn toàn. *Gặp tổn thương lớn vùng đầu, mặt, cổ:Vùng đầu, mặt hay cổ khi bị tác động lực mạnh từ bên ngoài nguy cơ làm ảnh hưởng mạnh mẽ đế răng, nướu, xương ổ răng hoặc mô mềm của miệng là rất cao. Nếu lực tác động nhẹ thì có thể bị sứt mẻ men răng và ngà răng. Nếu lực tác động mạnh có thể dẫn tới răng bị gãy dọc hoặc chéo hoặc ngang thân răng, thậm chí là toàn bộ răng trên cung hàm đều gãy hết. *Tuổi cao:Giống như các bộ phận khác trên cơ thể người, theo thời gian, răng cũng sẽ lão hóa dần. Răng cũng có cấu tạo và bản chất giống xương, vì vậy, răng của người già cũng bị thiếu Canxi, làm răng không còn có “tổ chức” dày đặc nên dễ dẫn đến mất răng. 2. Những tác hại của mất răng toàn hàm Mất răng toàn hàm, ngoài yếu tố diện mạo cho khuôn mặt bị ảnh hưởng thì sức khoẻ và tinh thần người bệnh cũng vì chuyện “răng lợi” mà nhanh chóng bị căng thẳng. Thời gian kéo càng dài thì di chứng của việc mất tăng toàn hàm sẽ càng trở nên vô cùng nghiêm trọng. - Hoạt động ăn nhai giảm, tiêu hóa bị ảnh hưởng:Mất răng toàn hàm làm cho việc cắn, nghiền nát thức ăn gần như bị mất đi. Nếu răng không còn đóng vai trò trong quá trình tiêu hóa thức ăn thì buộc dạ dày phải hoạt động nhiều hơn nhằm đạt mục đích tiêu hóa một lượng lớn thức ăn, đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Khi việc mất răng toàn hàm diễn ra trong một thời gian dài, nhất là ở người già. Người lớn tuổi sử dụng dạ dày hết công suất đề phục vụ cho việc tiêu hóa. Tuy nhiên, khi tình huống này diễn ra thì quá trình lão hóa đường tiêu hóa cũng lão hóa dần, tăng khả năng hình thành các bệnh táo bón, viêm loét dạ dày, thủng đường ruột,…- Gương mặt nhanh bị hóp, bị chảy xệ phần cơ thì tình trạng tiêu xương hàm và teo nướu bị đẩy nhanh quá trình:Cơ hàm khi không có răng để hoạt động thì phần xương hàm sẽ dần tiêu biến, bệnh nhân vì vậy mà teo lợi. Khi nướu lợi teo lại sẽ khiến cho má hóp, da giảm độ đàn hồi và xệ xuống. - Đầu đau, khớp thái dương đau, khả năng ghi nhớ giảm sút:Khi toàn hàm không có răng, nhất là các răng ở hàm dưới, nếu không khôi phục răng kịp thời làm xương hàm dễ tiêu biến, teo lợi lâu dài, khiến dây thần kinh tiến gần niêm mạc hơn, từ đó mà đau đầu kéo dài, thái dương hàm ít ổn định, viêm xoang, đau dây thần kinh, cơ vùng cổ - vai - gáy đau nhức mỏi, nặng nhất là trí nhớ giảm rõ rệt,... - Giọng nói thay đổi, việc phát âm đúng trở nên khó khăn, nói ngọng nhiều. - Mất răng toàn hàm ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt lớn nên người bệnh mất dần sự tự tin khi giao tiếp, chất lượng cuộc sống giảm nhanh chóng. Nhìn chung, việc mất răng toàn hàm nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ khiến bệnh nhân chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày rất lớn. Bên cạnh đó, càng kéo dài thời gian điều trị thì tỷ lệ và chất lượng xương càng giảm. Khi muốn áp dụng biện pháp khắc phục, phục hồi hàm răng cũng trở nên vô cùng khó khăn, tỷ lệ thành công thấp.3. Phương pháp khôi phục lại hàm răng Ngày nay, công nghệ khoa học phát triển, nha khoa cũng có các bước tiến vượt bậc trong điều trị. Và phục hình răng toàn hàm cho tới nơi đã có 3 phương pháp thường được chọn tiến hành. Các phương pháp đó là hàm tháo lắp cổ điển, cấy ghép implant và phục hình toàn hàm All on 4/ All on 6. *Hàm tháo lắp (phương pháp phục hình răng toàn hàm đầu tiên):Đây chính là phương pháp phục hình răng toàn hàm xuất hiện sớm nhất và lâu đời nhất. Hàm tháo lắp được sử dụng trong phương pháp này là mô hình hàm có răng và lợi giả chất liệu từ nhựa, lắp mô hình này lên nướu để phục hình cho hàm răng thật đã mất. *Cấy ghép implant:Phương pháp phục hình răng đã mất bằng công nghệ cấy ghép implant đã khắc phục được hầu hết các khuyết điểm của hàm giả tháo lắp. Cấy ghép implant cũng là phương pháp sử dụng hàm giả, tuy nhiên, để cố định hàm răng, các bác sĩ sẽ dùng implant làm liên kết với các khóa cài. Phương pháp này không gắn trực tiếp trên nướu như phương pháp tháo lắp. Phương pháp cấy ghép implant lại có 2 loại:- Các khóa cài hình bi trên hàm giả sẽ được gắn trực tiếp với các implant đặt trong xương hàm. Khóa cài này có tác dụng gắn khớp với ổ chứa trên hàm giả. - Sử dụng khóa cài bằng thanh bar: Một thanh bar mỏng được sử dụng để gắn kết các implant được cấy trong xương hàm. Phía trên thanh bar sẽ có các khóa cài để cố định thanh bar với hàm giả. *Phục hình toàn hàm All on 4 hoặc All on 6:Phục hình toàn hàm All on 4 hoặc All on 6 là phương pháp được xem là đột phá nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng 4 hoặc 6 trụ implant cấy vào xương hàm, nhằm cố định và nâng đỡ hàm giả. Thông qua các bước thăm khám, quan sát hình ảnh chụp x-quang vùng xương hàm mặt, bác sĩ tìm được vị trí phù hợp để đặt các trụ implant nhằm tối ưu khả năng chống đỡ, phân bố lực nhai đồng đều trên toàn hàm lên trên các trụ implant.4. Mất răng toàn hàm khi nào khôi phục lại được? Khuyến cáo của nha sĩ sẽ là phục hình răng toàn hàm càng sớm càng tốt. Người bệnh có thể tiến hành trồng răng toàn hàm sau 2 tháng kể từ khi hoàn tất việc nhổ răng thật. Bởi khi kéo dài thời gian mất răng thì khả năng các biến chứng nghiêm trọng xảy ra càng cao.5. Chi phí trồng răng toàn hàm Tham khảo các biện pháp giúp phòng tránh mất răng trên toàn hàm xảy ra:- Một ngày 2 lần làm vệ sinh răng thật sạch. Một lần trước khi đi ngủ và một lần sau khi thức dậy. - Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn vừa giúp Làm sạch các mảng bám thức ăn trong các kẽ răng sau khi ăn bằng cách dùng chỉ nha khoa. Giảm thiểu tối đa tình trạng răng chảy máu do dùng tăm lâu ngày. - 6 tháng/lần đi khám nha khoa để biết răng luôn chắc khỏe, không có gì bất thường.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhiem-trung-duong-tieu-o-tre-va-nhung-kien-thuc-y-khoa-can-biet
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ và những kiến thức y khoa cần biết
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ hiện nay thuộc một trong những bệnh lý với tỷ lệ mắc khác cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mặc dù là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhưng nhiều bố mẹ không biết đây là bệnh gì? Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em có thể gây nguy hiểm gì không? 1. Định nghĩa nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ là gì và triệu chứng Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này và dấu hiệu nhận biết thông qua triệu chứng như sao. 1.1. Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ là gì? Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ là một tình trạng khi vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác xâm nhập vào đường tiểu và gây nên sự nhiễm trùng. Các loại nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em bao gồm:Viêm bàng quang gây đau khi đi tiểu, tiểu tiện nhiều lần, tiểu gấp, đau ở phía dưới bụng và có thể có máu trong nước tiểu. Tình trạng này thường do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang thông qua niệu đạo. Viêm bể thận có các dấu hiệu bao gồm sốt cao, đau ở hai bên hông, nôn, mệt mỏi. Nguyên nhân là do vi khuẩn từ bàng quang có thể đi lên qua niệu quản đến thận, gây nhiễm trùng ở thận. Trẻ em có thể phát sinh nhiễm trùng đường tiểu từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn trường hợp nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ do vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Escherichia coli (E. coli). Vi khuẩn có thể xâm nhập qua niệu đạo và tiết ra các chất gây kích thích và nhiễm trùng. Nếu trẻ có thói quen giữ lại nước tiểu, nước tiểu còn lại trong bàng quang có thể là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng. Nếu có vấn đề về huyết khối trong niệu quản, đường tiểu có thể bị chảy ngược lên, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thiếu vệ sinh cá nhân cũng là một yếu tố có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.1.2. Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ gây ra những triệu chứng gì? Triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nhiễm trùng. Điều này tăng nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng thận. Do đó, bố mẹ nên lưu ý các dấu hiệu sau của bệnh lý: Tiểu đêm nhiều lần do cảm giác đau hoặc kích thích tăng của bàng quang. Đau hoặc khó chịu khi đi tiểu, trẻ cảm thấy nặng ở phía dưới bụng hoặc có cảm giác kích thích khi tiểu. Mùi nước tiểu khác thường như mùi kháng khuẩn. Các mùi khác thường có thể xuất hiện khi có sự tăng mức đường, protein hoặc các chất hóa học khác trong nước tiểu. Màu sắc nước tiểu khác thường như nước tiểu màu hồng hoặc đỏ. Đây là những dấu hiệu của máu trong nước tiểu. Nước tiểu có thể chuyển sang màu đục khi có mật độ cao của tế bào, vi khuẩn hoặc chất rắn khác trong nước tiểu. Đau ở phía dưới bụng. Sưng hoặc đau ở khu vực niệu đạo.2. Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em có thể gây nguy hiểm gì không? Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em có thể gây nguy hiểm gì không? là băn khoăn lớn nhất của bố mẹ khi được bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ và các phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiểu cũng được các bậc phụ huynh rất quan tâm. 2.1. Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em có thể gây nguy hiểm gì không? Một số biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em khi không được phát hiện và điều trị kịp thời như sau:Nhiễm trùng thận: Khi vi khuẩn từ bàng quang lan ra thận, gây nhiễm trùng ở thận. Nhiễm trùng thận có thể dẫn đến viêm nhiễm thận, tổn thương thận và làm ảnh hưởng đến khả năng thận lọc máu và bài tiết chất cặn. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng thận có thể gây tổn thương thận kéo dài và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy thận. Nhiễm trùng huyết: Nếu vi khuẩn từ bàng quang xâm nhập vào máu, có thể gây nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết là tình trạng nghiêm trọng, vì vi khuẩn có thể lan ra toàn bộ cơ thể qua máu, gây ra tổn thương nhiều cơ quan và mô. Nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến các biến chứng nặng, bao gồm sốc nhiễm trùng, thiếu máu, suy tuyến nước tiểu và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu biến chứng nhiễm trùng huyết sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt, ớn lạnh, thở nhanh, tăng nhịp tim, hoa mắt, chóng mặt,… Hẹp niệu đạo có thể là một trong những biến chứng của nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ. Biến chứng này có thể xuất hiện do quá trình viêm nhiễm và tổn thương trong khu vực niệu đạo. Hẹp niệu đạo xảy ra sẽ cản trở dòng chảy của nước tiểu dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu,…Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ có thể gây biến chứng ra các cơ quan khác. Vi khuẩn từ đường tiểu có thể lan đến tinh hoàn, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tinh hoàn có thể dẫn đến tổn thương tinh hoàn và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ống dẫn tinh dẫn nước tiểu từ tinh hoàn ra ngoại tiềm thức. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng và viêm nhiễm trong ống này. Vi khuẩn có thể lan đến tuyến tiền liệt, gây nhiễm trùng và viêm nhiễm. Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và khả năng tập trung học của trẻ do những đau đớn của bệnh gây ra. 2.2. Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ được điều trị như thế nào? Khi được thăm khám, bác sĩ sẽ xác định liệu pháp điều trị phù hợp, có thể sử dụng kháng sinh, hướng dẫn vệ sinh cá nhân đúng cách và theo dõi triệu chứng để đảm bảo điều trị dứt điểm của bệnh lý và phòng ngừa các biến chứng. Thông thường mục tiêu điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ là loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong đường tiểu và bảo vệ chức năng của đường tiểu. Phương pháp chính để điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em thường là sử dụng kháng sinh. Lựa chọn các loại kháng sinh và điều chỉnh liều lượng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định dựa vào độ tuổi, vị trí của đường tiết niệu bị nhiễm trùng và dựa trên kết quả xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn, kháng sinh đồ... Nếu điều trị đúng, đáp ứng thuốc tốt hiệu quả điều trị bằng kháng sinh đối với tình trạng nhiễm trùng sẽ thấy rõ sau 5-10 ngày đối với nhiễm trùng bàng quang và 14 ngày đối với viêm thận bể thận. Điều quan trọng bố mẹ cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đủ liệu trình và giữ gìn vệ sinh đúng cách.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tong-hop-cac-mui-tiem-phong-cho-be-cha-me-can-biet
Tổng hợp các mũi tiêm phòng cho bé cha mẹ cần biết
Tiêm phòng là một phần quan trọng của chương trình y tế dự phòng cho trẻ nhỏ. Các mũi tiêm phòng cho bé là phương pháp quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy các mũi tiêm phòng cho bé gồm những gì? 1. Lợi ích khi tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng cho bé Các mũi tiêm phòng cho bé đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của các mũi tiêm phòng: Ngăn chặn bệnh lây nhiễm: Mục tiêu chính của các mũi tiêm phòng cho bé là ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tiêm phòng giúp tạo ra miễn dịch trong cơ thể để đối phó với các vi khuẩn, virus, hoặc vi khuẩn gây bệnh. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Việc tiêm phòng không chỉ bảo vệ sức khỏe của trẻ được tiêm mà còn giúp bảo vệ cộng đồng xung quanh. Khi một số lượng lớn người trong cộng đồng được tiêm phòng, hiệu quả phòng ngừa trong cộng đồng tăng, giảm khả năng lây nhiễm và bảo vệ người không thể tiêm phòng, như trẻ em nhỏ hay người có hệ miễn dịch yếu. Ngăn chặn các biến chủng của bệnh: Tiêm các mũi tiêm phòng cho bé có thể giúp ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan của các biến chủng của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Điều này giúp duy trì hiệu suất của các chương trình tiêm phòng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh: Ngay cả khi trẻ đã tiêm phòng nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nhờ các mũi tiêm phòng mà các triệu chứng của bệnh thường ít nghiêm trọng hơn và tỷ lệ biến chứng thấp hơn. Giảm nhẹ các triệu chứng và biến chứng của bệnh: Các mũi tiêm phòng giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng cũng như phòng ngừa được các biến chứng nếu không may bị nhiễm bệnh. Giảm chi phí y tế: Việc tiêm phòng không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe mà còn giảm chi phí cho cá nhân và hệ thống y tế. Quan trọng nhất là việc tuân thủ lịch tiêm phòng theo đúng chỉ đạo của bác sĩ và cơ quan y tế để đảm bảo hiệu quả và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ và cộng đồng. 2. Tổng hợp các mũi tiêm phòng cho bé cha mẹ cần biết 2.1. Tổng hợp các mũi tiêm phòng cho bé sơ sinh Việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B, lao trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh hoặc càng sớm càng tốt giúp đảm bảo rằng trẻ sớm được bảo vệ khỏi bệnh. Chủ động tiêm phòng sớm giúp tạo nền tảng cho sự bảo vệ hiệu quả từ virus viêm gan B. Trong đó, vắc xin phòng viêm gan B liều sơ sinh được khuyến cáo tiêm cho tất cả trẻ sơ sinh tại Việt Nam, liều đầu tiên tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh và các mũi tiếp theo lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng (vắc xin viêm gan siêu vi B có thể được dùng ở dạng phối hợp như 6 trong 1, 5 trong 1). 2.2. Các mũi tiêm phòng cho bé giai đoạn 1 tháng tuổi Ở giai đoạn 1 tháng tuổi, theo lịch tiêm phòng của Bộ Y tế Việt Nam, có 2 loại vắc xin quan trọng cần tiêm cho trẻ, đó là vắc xin viêm gan B (VGB) và vắc xin phòng bệnh lao. Trong đó, vắc xin viêm gan B (VGB) giúp phòng ngừa nhiễm viêm gan B, một bệnh truyền nhiễm qua đường máu gây tổn thương nặng cho gan. Lịch tiêm gồm 3 mũi, thực hiện vào tháng thứ 2, tháng thứ 4, và tháng thứ 6 của trẻ. Vắc xin phòng bệnh lao nhằm phòng ngừa bệnh lao, một bệnh lây truyền do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra thường ảnh hưởng đến đường hô hấp. 2.3. Tổng hợp các mũi tiêm phòng cho bé 6 tuần đến 2 tháng tuổi Trẻ từ 6 tuần đến 2 tháng tuổi sẽ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 và vắc xin 5 trong 1: mũi 1. Trong đó: Tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 bảo vệ khá nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau chỉ trong một lần tiêm phòng như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib và viêm gan B. Vắc xin 5 trong 1 cung cấp bảo vệ đầy đủ cho nhiều bệnh truyền nhiễm quan trọng như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib. Đồng thời, mũi tiêm này giảm nguy cơ phản ứng phụ so với vắc xin 6 trong 1. Trẻ cần tiêm phòng vắc xin phòng Tiêu chảy cấp do Rotavirus mũi 1 và vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn mũi 1 2.4. Tổng hợp các mũi tiêm phòng cho bé 3 tháng tuổi Vắc xin 6 trong 1 và vắc xin 5 trong 1: mũi 2 Vắc xin phòng Tiêu chảy cấp do Rotavirus: mũi 2 Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn: mũi 2 2.5. Tổng hợp các mũi tiêm phòng cho bé 4 tháng tuổi Vắc xin 6 trong 1 hoặc vắc xin 5 trong 1: mũi 3 Vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus: mũi 3 Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn : mũi 3 2.6. Các mũi tiêm phòng cho bé 6 tháng tuổi Vắc xin phòng Viêm màng não do não mô cầu tuýp B,C: mũi 1 Vắc xin phòng cúm : mũi 1 2.7. Các mũi tiêm phòng cho bé 6 tháng tuổi Các mũi tiêm phòng cho bé giai đoạn 7 tháng tuổi: Vắc xin phòng cúm : mũi 2 Các mũi tiêm phòng cho bé giai đoạn 8 tháng tuổi: Vắc xin phòng Viêm màng não do não mô cầu tuýp B,C: mũi 2 2.8. Các mũi tiêm phòng cho bé 9 -12 tháng tuổi Vắc xin phòng bệnh sởi hoặc vắc xin 3 trong 1 phòng sởi- quai bị- rubella Viêm màng não do mô cầu tuýp A, C, Y, W-135: mũi 1 Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản Vắc xin phòng bệnh thủy đậu 2.9. Các mũi tiêm phòng cho bé 12 - 24 tháng tuổi Các mũi tiêm phòng cho bé 12 - 24 tháng tuổi bao gồm: vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản, vắc xin phòng bệnh thủy đậu (mũi 2), vắc xin phòng bệnh viêm gan A (mũi 1), vắc xin phòng viêm gan B, vắc xin phòng thương hàn. Các mũi tiêm phòng cho bé vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ và cộng đồng. Bố mẹ nên chủ động trẻ đi tiêm đầy đủ, đúng lịch để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Một địa chỉ tiêm chủng bố mẹ có thể tham khảo là Hệ thống
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/giu-la-gan-khoe-manh-chuyen-gia-dau-nganh-chi-ra-cac-xet-nghiem-nen-lam
Giữ lá gan khỏe mạnh, chuyên gia đầu ngành chỉ ra các xét nghiệm nên làm
Đây là nội dung được TS. Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, thực hiện hơn 500 vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Viêm gan là một bệnh lý phổ biến, nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Gan thực hiện hơn 500 vai trò và nhiệm vụ khác nhau Có nhiều nguyên nhân gây bệnh lý viêm gan như do virus viêm gan điển hình, rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, thuốc. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân ít gặp như rối loạn tự miễn nhiễm virus khác (EBV, CMV, Dengue), nhiễm xoắn khuẩn, nhiễm ký sinh trùng (sán lá gan, sán máng, sốt rét, lỵ amip). Viêm gan virus được phân làm 2 nhóm viêm gan virus cấp tính và mạn tính. Viêm gan virus cấp tính là gì? Dấu hiệu, chẩn đoán Viêm gan virus cấp tính là bệnh thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau; mỗi loại đều có các đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và hình thái tương tự nhau. Theo chuyên gia, có ít nhất 5 loại virus điển hình gây ra viêm gan virus cấp tính gồm: Viêm gan A (HAV), Viêm gan B (HBV), Viêm gan C (HCV), Viêm gan D (HDV), Viêm gan E (HEV), bên cạnh đó còn có các virus khác (HSV, CMV, EBV, Dengue…) cũng có thể gây viêm gan virus cấp tính. Bệnh viêm gan virus cấp tính có các triệu chứng và dấu hiệu điển hình, chia làm 4 giai đoạn cụ thể như sau: Giai đoạn ủ bệnh: Virus nhân lên không gây ra triệu chứng. Giai đoạn tiền triệu: Các triệu chứng không đặc hiệu xảy ra, có thể xuất hiện dấu hiệu chán ăn, khó chịu, buồn nôn và nôn mửa, và thường sốt hoặc đau bụng ở góc phần tư phía trên bên phải. Đôi khi cũng xảy ra chứng mày đay và đau khớp, đặc biệt ở bệnh nhân nhiễm HBV. Giai đoạn vàng da: Sau 3 đến 10 ngày, nước tiểu trở nên sẫm màu, vàng mắt vàng da. Các triệu chứng toàn thân thường thoái lui, và bệnh nhân cảm thấy ổn hơn mặc dù bệnh vàng da nặng hơn. Gan thường to và nhạy cảm đau, nhưng bờ gan vẫn mềm và tù. Lách to nhẹ xảy ra ở 15 đến 20% bệnh nhân. Giai đoạn vàng da thường đạt đỉnh trong vòng 1-2 tuần. Giai đoạn phục hồi: Trong giai đoạn 2-4 tuần, bệnh vàng da giảm dần. Cảm giác ngon miệng thường trở lại sau 1 tuần kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Viêm gan virus cấp tính thường tự khỏi sau 4 đến 8 tuần kể từ khi khởi phát triệu chứng. Chẩn đoán viêm gan virus cấp tính bằng những xét nghiệm nào? Xét nghiệm là chỉ số quan trọng và cần thiết để chẩn đoán viêm gan virus cấp tính Chuyên gia chia sẻ có 3 mảng xét nghiệm lớn dùng để chẩn đoán viêm gan virus cấp tính, gồm: 1. Emzym đánh giá chức năng gan, cụ thể: + Tăng đáng kể AST và ALT: Thông thường ≥ 400 IU/L; + Tăng bilirubin máu trong trường hợp viêm gan cấp tính thay đổi theo độ nặng; + Phosphataza kiềm thường chỉ tăng vừa phải; tăng đáng kể thường cho thấy có ứ mật ngoài gan; + Tăng Bilirubin nước tiểt; + PT/INR để đánh giá chức năng đông máu của gan; + Xét nghiệm NH3; đánh giá tình trạng não gan. 2. Xét nghiệm huyết thanh học để chẩn đoán viêm gan loại gì.3. Sinh thiết gan: thường không cần thiết trừ khi chẩn đoán không chắc chắn. Viêm gan virus mạn tính: Nguyên nhân, xét nghiệm chẩn đoán Viêm gan mạn tính là viêm gan kéo dài trên 6 tháng. Bệnh lý này do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp như do virus viêm gan B và C, E (type 3), viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH, NAFLD), bệnh gan do rượu, bệnh gan tự miễn. Một số bệnh nhân có xơ gan, hoặc các biến chứng của xơ gan (ví dụ: tăng áp lực tĩnh mạch cửa). Đối với bệnh viêm gan virus mạn tính, đôi khi cần sinh thiết gan để khẳng định chẩn đoán và phân loại cũng như phân giai đoạn bệnh. Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan virus mạn tính cần làm xét nghiệm nào? Nếu với bệnh viêm gan virus cấp tính, sinh thiết gan thường không cần thiết trừ khi chẩn đoán không chắc chắn. Tuy nhiên, với bệnh viêm gan mạn tính sinh thiết gan có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể: Trường hợp nhẹ: có hoại tử nhỏ ở tế bào gan và tham nhiễm tế bào viêm, thường ở các vùng tĩnh mạch cửa với cấu trúc tuyến nang bình thường và xơ hóa ít, hoặc không có xơ hóa. Trong trường hợp nặng hơn, sinh thiết thường cho thấy hoại tử quanh tĩnh mạch cửa kèm theo xơ hóa quanh tĩnh mạch cửa biến đổi và tăng sinh đường mật. Sinh thiết gan là xét nghiệm xâm lấn, nhưng có thể làm xét nghiệm không xâm lấn qua dấu ấn huyết thanh, hoặc đo độ đàn hồi hiện nay thường được sử dụng thay vì sinh thiết gan để xác định giai đoạn xơ hóa: APRI, Fibroscan. Viêm gan B - Gánh nặng bệnh lý toàn cầu cần được xét nghiệm thế nào để kiểm soát bệnh tốt nhất? Tiếp đó, trong khuôn khổ bài báo cáo chuyên gia đã chia sẻ tới quý bác sĩ đồng nghiệp thông tin các bệnh lý viêm gan virus mạn tính gồm viêm gan A, viêm gan B, viêm gan virus C, viêm gan virus D, E và các căn nguyên virus khác (do HSV, CMV, EBV... ). Bệnh lý viêm gan B - gánh nặng bệnh tật toàn cầu hiện nayĐặc biệt, chuyên gia dành nhiều thời gian và tâm huyết để nhấn mạnh về bệnh lý viêm gan B - gánh nặng bệnh tật toàn cầu hiện nay. Theo số liệu thống kê, trên toàn thế giới có 257 triệu người nhiễm viêm gan B, riêng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, châu Úc là nơi có số người mắc cao nhất chiếm 115 triệu nhiễm, tức chiếm 50% số người mắc trên toàn cầu. Số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2020, tại Việt Nam cho biết, số người nhiễm viêm gan B mạn tính là 7.820.525 người trong số tống 8.811.678 người mắc viêm gan B và C, tức ước lượng có đến 8-10% dân số nước ta mắc viêm gan B mạn tính. Hàng năm số lượng xơ gan mất bù 90.704 ca, số ca mắc ung thư biểu mô tế bào gan 66.608 và số lượng tử vong cho viêm gan B 33.481 ca. Để phát hiện sớm và quản lý bệnh lý viêm gan B tốt nhất, theo chuyên gia, tùy theo mức độ và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một trong những nhóm xét nghiệm như sau: 1. Xét nghiệm máu cơ bản:Công thức máu, tiểu cầu, đông máu (PT/INR), men gan (AST/ALT/GGT), khác (Bilirubin toàn phần/ trực tiếp; Protein toàn phần, albumin máu), sàng lọc ung thư gan (AFP) 2. Các dấu ấn huyết thanh: - Đối với trường hợp cấp tính: HBe Ag, HBs Ag, HBV DNA, Ig M anti-HBC - Đối với trường hợp mạn tính: HBe Ag, HBs Ag, HBV-DNA, Ig G anti-HBc 3. Các xét nghiệm sinh học phân tử: Định lượng virus HBV DNA miễn dịch tự động, khác (định lượng HBs Ag, định lượng HBcr Ag)4. Các chỉ số đánh giá xơ gan, tình trạng gan giai đoạn cuối: Chỉ số APRI (dựa vào chỉ số men gan và số lượng tiểu cầu). Đánh giá các giai đoạn độ xơ hóa gan dựa vào phân loại Metavir trên mô học và đo độ đàn hồi gan Fibroscan... và phân loại thang điểm Child-pugh gồm các yếu tố Bilirubin huyết, albumin huyết, thời gian Prothrombin/INR, dấu hiệu cổ trướng, mức độ biểu hiện não gan. Các chỉ số đánh giá xơ gan, tình trạng gan giai đoạn cuối, chỉ định ghép gan dựa theo thang điểm MELD để tiên lượng chính xác cho người bệnh về cơ hội sống và biện pháp điều trị phù hợp, chỉ số MELD càng cao nguy tử vong càng cao. 5. Các thăm dò chức năng cơ bản khác: Siêu câm ổ bụng tổng quát: Không chỉ đánh giá gan, mà còn đánh giá lách, các dịch ổ bụng. Đo độ đàn hồi gan (Fibroscan gan) đánh giá mức độ xơ hóa gan. Nội soi thực quản dạ dày cho trường hợp xơ gan mất bù giãn tĩnh mạch thực quản, để có phương thức dự phòng giãn vỡ tĩnh mạc thực quản phù hợp, Sinh thiết gan: Bệnh nhân viêm gan mạn có nguy cơ tiến triển ung thư gan, cần thiết sinh thiết gan trong những tổn thương nghi ngờ để xác định có ung thư gan nguyên phát tại gan hay di căn thứ phát. . Sau 1,5 giờ diễn ra, hội thảo trực tuyến số 23 chuyên đề “Cập nhật giá trị của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm gan virus’’, do TS. Hy vọng dư âm thành công của buổi hội thảo, đặc biệt những kiến thức, kinh nghiệm được chuyên gia chia sẻ sẽ quý bác sĩ đồng nghiệp theo dõi online hội thảo sẽ làm dày thêm cho mình kiến thức, kinh nghiệm về giá trị của các xét nghiệm để vận dụng hiệu quả trong thực hành lâm sàng và nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. TS Trịnh Thị Ngọc - Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai; Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam với trên 40 năm kinh nghiệm; TS. BS Ngô Chí Cương, Th S. BSNT Trần Tiến Tùng, Th S. BSNT - Lưu Tuấn Thành, Th S. BS Nguyễn Thị Lan, Th S. BS Nguyễn Thu Hương, BSCKI. Lê Văn Khoa... Kết quả khám, chẩn đoán chính xác, tin cậy với Trung tâm Xét nghiệm hiện đại nhất Việt Nam có đầy đủ năng lực thực hiện trên 2.000 danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, cùng hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất như máy Fibroscan, MRI, CT, MSCT... Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế gồm BHYT và bảo lãnh viện phí theo quy định giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí. Quy trình khám khép kín, nhanh gọn và thủ tục đơn giản. Được phục vụ tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày Lễ/Tết giúp khách hàng chủ động thời gian thăm khám, mà không ảnh hưởng tới công việc, hay thời gian học tập.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/rang-cam-la-gi-khi-nao-can-trong-rang-cam-
Răng cấm là gì? Khi nào cần trồng răng cấm?
Răng cấm đảm nhiệm chức năng nhai và nghiền thức ăn. Do đó, đây là nhóm răng rất quan trọng trên cung hàm. Vậy răng cầm là gì? Khi nào cần trồng răng cấm? Nên trồng răng tại địa chỉ nha khoa nào? 1. Răng cấm là gì? Nhiều người thấy khá xa lạ với cụm từ “răng cấm” và không hiểu răng cấm là gì. Đây thực chất là tên gọi khác của răng cối hay chính là răng hàm ở vị trí số 6 và số 7. Những chiếc răng này có mặt nhai lớn, chỉ mọc một lần và thường liên quan tới nhiều dây thần kinh rất quan trọng. Răng cấm nằm trong cùng cung hàm nên cần chú ý vệ sinh cẩn thận hơn để phòng tránh việc thức ăn bị mắc tại đây và gây bệnh về răng miệng. 2. Mất răng cấm gây ra những hậu quả gì? Khi mới bị mất răng cấm, bạn cũng cảm thấy không có gì bất thường và không quá đau đớn. Tuy nhiên, càng về sau thì những vấn đề sẽ càng rõ ràng hơn. Dưới đây là một số hậu quả khi mất bị mất răng cấm: - Lực nhai bị giảm sút vì răng cấm đóng vai trò chủ chốt trong việc nhai và nghiền thức ăn. - Gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa: Khi thức ăn không được nhai kỹ, nghiền nát, hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động nhiều hơn, gặp phải nhiều áp lực và dẫn tới nhiều bệnh lý. - Nếu tình trạng mất răng diễn ra lâu ngày có thể dẫn đến tiêu xương hàm, khiến cho vùng má hóp lại, khung xương mặt bị mất cân đối, cơ mặt chảy xệ,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. - Các răng trên khung hàm có xu hướng đổ rạp về vị trí răng bị mất, dẫn tới lệch khớp cắn. - Tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng: Khi bị mất răng cấm, những mảng bám thức ăn dễ bị mắc vào khoảng trống do mất răng gây ra, từ đó khiến vi khuẩn tích tụ lại và gây những bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,... và một số bệnh lý khác. 3. Các phương pháp trồng răng cấm Dưới đây là một số phương pháp trồng răng cấm phổ biến:- Trồng răng giả hàm tháo lắp: Phương pháp khắc phục tình trạng mất răng này đã ra đời từ rất sớm. Răng giả được thiết kế như kích thước của răng thật và được trồng trên hàm giả bằng nhựa. Khi dùng, bệnh nhân sẽ đeo hàm răng giả này. Để thực hiện, chỉ cần lấy dấu răng để có thể chế tác thành hàm răng giả có kích thước như hàm răng thật. Thông thường, quá trình làm hàm răng giả chỉ mất khoảng một tuần. Hàm răng giả cũng dễ tháo lắp để vệ sinh nên rất tiện lợi và phù hợp với người lớn tuổi. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp này, người bệnh vẫn có nguy cơ phải đối mặt với biến chứng tiêu xương, khiến 2 má hóp vào và khuôn mặt trở nên mất cân đối. Thường xuyên phải đi khám để thiết kế hàm mới vừa vặn hơn. Hàm răng giả sẽ chỉ có thể hỗ trợ một phần sức nhai của răng, không chắc chắn như răng thật. Khi nhai, người bệnh có thể cảm thấy hơi vướng víu. - Phương pháp làm cầu răng sứ: Là phương pháp dùng những chiếc răng bên cạnh làm trụ để đỡ cho phần răng đã bị mất ở giữa. Khi thực hiện, các nha sĩ bắt buộc phải mài 2 chiếc răng bên cạnh mới có thể lắp cầu sứ. Do đó, điều kiện đủ để thực hiện phương pháp này là 2 răng bên cạnh răng bị mất phải khỏe. Làm cầu răng sứ cũng không mất quá nhiều thời gian để thực hiện, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, nhưng vẫn tồn tại nguy cơ bị tiêu xương hàm, gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng. - Phương pháp cấy ghép Implant: Là phương pháp thay thế răng bị mất bằng răng giả với chân răng bằng trụ Implant, phần mão răng được thay bằng phần mão sứ giống như răng thật. Đây được đánh giá là phương pháp mang nhiều ưu điểm vượt trội. Vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại có thể phục hồi chức năng nhai và nghiền thức ăn như răng thật. Được làm từ chất liệu titanium nên phần chân răng có thể tương thích sinh học với xương hàm. Đây cũng chính là lý do giúp phương pháp trồng răng implant khắc phục được biến chứng tiêu xương hàm do mất răng gây ra. Trồng răng implant có độ bền rất cao. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của phương pháp này là cần nhiều thời gian thực hiện vì cần chờ lành thương và tích hợp chân răng nhân tạo với xương hàm và lợi. Hơn nữa, thời gian lành thương còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. 4. Trồng răng cấm có đau không? Trước khi trồng răng, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê nên người bệnh sẽ không cảm thấy đau. Sau vài giờ hoặc vài ngày trồng răng, người bệnh có thể cảm thấy hơi khó chịu và chỉ đau nhẹ nhưng không đáng kể và trong mức chịu đựng. Cảm giác này sẽ dần thuyên giảm. 5. Trồng răng cấm giá bao nhiêu? Chi phí trồng răng cấm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không thể đưa ra con số cụ thể vì mỗi phương pháp trồng răng sẽ có mức giá khác nhau và tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người cũng khác nhau. Phương pháp hàm giả tháo lắp là phương pháp có mức chi phí thấp nhất vì không tác động trực tiếp đến phần răng lợi và quá trình thực hiện rất đơn giản. Phương pháp làm cầu răng sứ có mức giá nhỉnh hơn hàm giả tháo lắp nhưng thấp hơn nhiều so với cấy ghép Implant. Trồng răng Implant có mức chi phí cao nhất nhưng lại có ưu điểm vượt trội. Tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp trồng răng cấm phù hợp. Hệ thống nha khoa Med Dental là có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Med
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/trong-rang-khenh-cac-phuong-phap-va-mot-so-luu-y
Trồng răng khểnh: các phương pháp và một số lưu ý
Những chiếc răng khểnh giúp chúng ta trở nên duyên dáng hơn, đặc biệt khi nở nụ cười nhưng không phải ai cũng may mắn sở hữu chiếc răng khểnh đẹp và tự nhiên. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn trồng răng khểnh. Vậy có những phương pháp trồng răng nào và bạn cần lưu ý gì khi trồng răng khểnh? 1. Răng khểnh là gì? Răng khểnh là chiếc răng nanh thường mọc ở vị trí số 3, nhiệm vụ chính đó là cắn, xé nhỏ thức ăn. Trên thực tế, không phải ai cũng sở hữu răng khểnh, một số người sẽ có từ 1 - 2 chiếc răng mọc ở hàm trên. Về đặc điểm, răng khểnh thường mọc chếch ra bên ngoài, chúng xuất hiện trong giai đoạn tuổi 12 - 13. Nếu may mắn chiếc răng khểnh sẽ phát triển với kích thước vừa phải, phát triển cân đối và tạo nét duyên dáng cho bạn. Trong một số trường hợp, chiếc răng khểnh quá nhọn, chếch ra ngoài làm mất cân đối hàm răng khiến chúng ta cảm thấy rất tự ti. Khi răng khểnh mọc quá lệch, bạn sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như: mất cân đối hàm, mọc chen chúc với các răng khác, lệch khớp cắn, việc ăn uống hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Như vậy, không phải lúc nào răng khểnh cũng đẹp và mang lại lợi ích cho chúng ta. Nếu có ý định đi trồng răng khểnh, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ dáng răng, đảm bảo tính thẩm mỹ và không ảnh hưởng tới cấu trúc hàm.2. Lý do hình thành nên răng khểnh Nhiều bạn thắc mắc: răng khểnh tự nhiên hình thành như thế nào? Như đã nêu trên, khi răng số 3 mọc chếch ra ngoài, mọc không đúng vị trí thì bạn sẽ có một chiếc răng khểnh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng số 3 mọc lệch, ví dụ như tình trạng răng to, nhỏ bẩm sinh ở trẻ. Ngoài ra, thói quen dùng tay, lưỡi đè lên răng mọc của trẻ cũng tạo điều kiện để răng khểnh hình thành. Người có cung hàm nhỏ, không đủ chỗ cho răng mọc thường có răng khểnh. Một số trường hợp mọc răng cố định trước khi nhổ răng sữa, lúc này răng cố định chính là răng khểnh. Để răng mọc đều, đẹp, các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi tình trạng thay răng, mọc răng ở trẻ, cho bé đi khám nếu phát hiện cung hàm có dấu hiệu bất thường. Bên cạnh răng khểnh tự nhiên, khá nhiều bạn đi nhân tạo để tăng sự duyên dáng cho gương mặt. Tại sao có người muốn trồng răng khểnh giả? Hiện nay, khá nhiều người Việt Nam có nhu cầu giả, bởi vì người phương Đông cho rằng chiếc răng khểnh giúp bạn trở nên duyên dáng và thu hút hơn, đặc biệt mỗi khi bạn nở nụ cười. Bên cạnh quan niệm về vẻ đẹp, nhiều bạn tin rằng chiếc răng khểnh cũng có tính “phong thủy”, ảnh hưởng tới tính cách và sự nghiệp. Cụ thể, một số quan niệm cho rằng người có răng khểnh thường sở hữu tính quyết đoán và kiên trì. Nhờ vậy, sự nghiệp của họ trở nên sáng lạng, có nhiều cơ hội thăng tiến. Với quan niệm kể trên, rất nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn đi trồng răng khểnh giả để tăng vẻ đẹp gương mặt cũng như gặp nhiều may mắn trong công việc, cuộc sống. Ngược lại, người dân phương Tây lại cho rằng răng mọc lệch trên cung hàm sẽ đem lại những điều không may mắn trong cuộc sống và công việc. Chính vì thế, đa phần người phương Tây sẽ đi niềng răng, xử lý chiếc răng khểnh.4. Tìm hiểu các phương pháp trồng răng khểnh phổ biến Khi trồng răng khểnh. hình dáng hình dáng, kích thước và màu sắc của chiếc răng cần được đảm bảo để răng khểnh giả trông tự nhiên và sau khi gắn vẫn giữ được nét hài hòa cho gương mặt. Để đáp ứng các tiêu chí trên, các bạn có thể tham khảo 3 phương pháp trồng răng phổ biến hiện nay, đó là: đắp Composite, phương pháp cầu răng sứ và cấy Implant. Đắp Composite là phương pháp được nhiều người lựa chọn, bởi vì chất liệu Composite có màu sắc tương đối giống răng tự nhiên. Đồng thời chất liệu này sở hữu độ dẻo cao, phù hợp để đắp lên răng nanh, tạo răng khểnh giả. Khi giả bằng phương pháp đắp Composite, nha sĩ sẽ điêu khắc, chỉnh hình tỉ mỉ để chiếc răng có hình dáng đẹp và cân đối nhất. Nếu bằng phương pháp cầu răng sứ, nha sĩ sẽ mài răng số 2 của bạn và bọc mão răng cho chiếc đã được mài và chiếc răng khểnh giả. Khi lựa chọn phương pháp này, răng khểnh giả được gắn cố định và khó thay đổi. Chính vì thế ngay từ bước thiết kế, chế tạo răng giả, nha sĩ phải tính toán và tạo hình cẩn thận, tỉ mỉ. Các bạn có ý định thực hiện phương pháp cầu răng sứ, hãy tìm hiểu và lựa chọn đơn vị y tế uy tín, có kinh nghiệm làm cầu răng sứ cho răng khểnh. Trồng răng khểnh Implant là phương pháp hiện đại, đem lại tính thẩm mỹ cao, đảm bảo an toàn. Răng Implant gồm có: trụ titanium, khớp nối và mão răng sứ, nhờ vậy chiếc răng giả có độ chắc chắn. Đặc biệt, răng Implant trông khá tự nhiên, giúp chúng ta ăn uống thoải mái và ít gây biến chứng. Một số ưu điểm của phương pháp trồng Implant là: không cần mài răng, chiếc răng giả có tuổi thọ dài. Tuy nhiên, thời gian thực hiện trồng Implant lâu hơn so với các phương pháp trồng răng giả khác, chi phí cũng nhỉnh hơn.5. Lưu ý quan trọng khi trồng răng khểnh giả Nhiều bạn thắc mắc: cần lưu ý gì khi trồng răng khểnh giả?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhuoc-diem-cua-trong-rang-implant-va-mot-so-luu-y-ban-can-biet
Nhược điểm của trồng răng Implant và một số lưu ý bạn cần biết
Để lấy lại sự tự tin cho người bị mất răng, giúp việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn, chúng ta nên tham khảo và đi trồng răng Implant. Đây là phương pháp điều trị nha khoa hiện đại và được đánh giá cao về hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể đối mặt với một số nhược điểm của trồng răng Implant nếu không lựa chọn phòng khám uy tín, chất lượng. 1. Thông tin về kỹ thuật cấy ghép - trồng răng Implant Cấy ghép Implant là hiện đang là kỹ thuật trồng răng hiện đại hàng đầu. Nha sĩ sẽ tiến hành cấy ghép chân răng giả vào xương hàm của bệnh nhân, sau đó cố định phần thân răng lên. Trước khi xác định chúng ta cần nắm được cấu tạo của một chiếc răng giả Implant. Cấu tạo của răng giả Implant gồm 3 phần, đó là trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng. Trong đó, phần trụ Implant được làm từ nguyên liệu titanium, đảm bảo an toàn với khoang miệng, chúng có nhiệm vụ thay thế chân răng đã mất, hỗ trợ nâng đỡ mão răng. Thông thường, giá của trụ Implant sẽ tùy thuộc vào xuất xứ của nước sản xuất, bạn có thể lựa chọn theo yêu cầu và với mức chi phí phù hợp. Phần mão răng thường làm được từ hợp kim hoặc sứ nha khoa, bên trong thiết kế rỗng ruột. Thiết kế mão răng khá tỉ mỉ từ hình dáng, màu sắc, nếu không quan sát kỹ chúng ta có thể nhầm lẫn đó là một chiếc răng thật. Để kết nối trụ và mão răng, các nha sĩ sẽ sử dụng khớp nối Abutment, phần khớp nối được làm chắc chắn và sở hữu tuổi thọ cao. Vậy trường hợp nào được khuyến khích đi cấy ghép răng Implant? Thông thường, nha sĩ sẽ khuyên các bạn sau tham khảo và sử dụng dịch vụ trồng răng Implant:Người bị mất răng, mong muốn làm răng cố định và không mài răng thật. Người bị mất răng và có nguy cơ bị tiêu xương hàm. Người mất nhiều răng, sử dụng hàm tháo lắp không đem lại hiệu quả.2. 3 nhược điểm của trồng răng Implant Trồng răng Implant được đánh giá là phương pháp thay thế răng hiện đại vẫn có một số hạn chế. Sau đây là 3 nhược điểm của trồng răng Implant bạn có thể tham khảo:Không phải trường hợp mất răng nào cũng được chỉ định cấy ghép răng Implant. Phương pháp này chỉ thực hiện với những người đủ 16 tuổi trở lên vì người dưới 16 tuổi vẫn đang phát triển xương hàm. Nếu trồng răng Implant quá sớm, tình trạng vùi Implant có thể xảy ra làm hiệu quả điều trị thấp. Các bạn có nhu cầu trồng răng Implant nên chủ động tìm hiểu trước, hỏi ý kiến bác sĩ để biết mình có phù hợp với phương pháp điều trị này không. Nếu bệnh nhân đang trong độ tuổi phát triển xương hàm hoặc sức khỏe xương hàm - răng không đảm bảo, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị khác thích hợp hơn. So với các phương pháp khác, trồng răng Implant tốn nhiều thời gian điều trị hơn. Trung bình bệnh nhân cấy ghép răng Implant phải điều trị trong 3 - 6 tháng. Một số bệnh nhân phải điều trị phục hồi trước khi tiến hành trồng răng. Sau khi trồng răng xong, người bệnh tiếp tục theo dõi ảnh hưởng và độ ổn định của răng giả. Sở dĩ, chi phí trồng răng Implant cao do đây là kỹ thuật phức tạp, nguyên vật liệu tương đối đắt. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thực hiện tại các phòng khám nha khoa uy tín, nơi quy tụ các nha sĩ có kinh nghiệm và kỹ năng tốt, máy móc được trang bị hiện đại. Nhìn chung, chi phí cấy ghép răng Implant sẽ tương xứng với chất lượng, các bạn nên tìm hiểu trước và chuẩn bị tốt về kinh tế.3. Một số vấn đề có thể gặp phải khi trồng răng Implant Sau khi trồng răng Implant, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng thức ăn thường xuyên bám ở răng thật và gây ra một số bệnh lý nha khoa. Đây không phải mà do chúng ta chưa biết cách chăm sóc răng miệng sau. Nha sĩ khuyến khích chúng ta nên sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng sau mỗi bữa ăn, đánh răng và súc miệng thật kỹ. Nhờ vậy, thức ăn sẽ được loại bỏ hoàn toàn, tuổi thọ răng Implant kéo dài đáng kể. Một số bạn bị rụng Implant, lỏng vít hoặc mẻ răng sứ, tình trạng này ảnh hưởng tới thẩm mỹ và việc ăn uống. Tốt nhất chúng ta nên lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để trồng răng Implant để đảm bảo tuổi thọ của răng.4. Điều kiện để trồng răng Implant an toàn, hiệu quả
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cac-phuong-phap-trong-rang-cua-lieu-trong-rang-implant-co-tot-khong-
Các phương pháp trồng răng cửa - Liệu trồng răng Implant có tốt không?
Mất răng cửa khiến chúng ta sẽ cảm thấy tự ti với gương mặt, ngại giao tiếp. Không những vậy, tình trạng này còn có thể ảnh hưởng tới cấu trúc hàm và thói quen ăn uống hàng ngày. Chính vì thế, việc tìm hiểu và chủ động đi trồng răng cửa sớm là điều nên làm. Vậy phương có những phương pháp trồng răng nào và Implant răng cửa có phải phương án hiệu quả nhất? 1. Mất răng cửa hoặc răng cửa bị hư tổn gây ra hậu quả gì? Trên thực tế, tình trạng mất hoặc tổn thương răng cửa vừa ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt, vừa ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe. Bởi vì răng cửa có nhiệm vụ cắn xé thức ăn, khi chiếc răng này mất đi, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn mỗi lần ăn uống. Đồng thời, tình trạng mất răng cửa còn ảnh hưởng tới khả năng phát âm, các tiếng phát ra thường không tròn vành rõ chữ. Đặc biệt, răng cửa nằm ở vị trí dễ nhìn trên hàm răng, nếu không may mất răng cửa, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tự ti, rất ngại mỗi lần giao tiếp hoặc cười. Để lấy lại sự tự tin trong công việc và cuộc sống, chúng ta nên tìm hiểu các phương pháp trồng răng cửa và đi xử lý sớm. Về lâu về dài, nếu không xử lý tình trạng mất răng cửa, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như: xáo trộn khớp cắn và tiêu xương hàm. Cụ thể, khi răng cửa mất đi, những chiếc răng khác có xu hướng xô lệch, di chuyển tới gần vị trí mất răng, ảnh hưởng tới khớp cắn, gây khó khăn khi ăn uống. Nghiêm trọng hơn, mất răng cửa có thể dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm, gây mất thẩm mỹ gương mặt. Một số biến chứng khác do tiêu xương hàm gây ra là: món răng, lão hóa nhanh…2. Phương pháp trồng răng cửa Với những tác hại nghiêm trọng nêu trên, bạn nên tham khảo các phương pháp trồng răng cửa và thực hiện sớm, hạn chế biến chứng xấu xảy ra. Một số phương pháp thay thế răng đang được sử dụng hiện nay là: sử dụng hàm tháo lắp, làm cầu răng sứ và và trồng . Hàm giả tháo lắp có thiết kế giống nướu răng thật và răng giả, chúng được gắn vào nướu của người bệnh để lấp vào chỗ trống trên cung hàm. Hàm tháo lắp được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, trong đó thường dùng là hàm tháo lắp kim loại, nhựa cứng hoặc nhựa mềm. Tuy nhiên, việc sử dụng hàm giả tháo lắp tồn tại một số nhược điểm, ví dụ như: hàm trông không tự nhiên, độ bền thấp, tuổi thọ của hàm giả ngắn. Nếu có ý định đi trồng răng cửa, các bạn nên tham khảo và tìm hiểu kỹ ưu nhược điểm của phương pháp này. Một phương pháp khác bạn có thể tham khảo là làm cầu răng sứ. Để thực hiện phương pháp này, nha sĩ sẽ mài hai chiếc răng bên cạnh để làm trụ đỡ. Sau khi mài răng xong, nha sĩ sẽ chụp cầu răng lên răng trụ và răng giả. Khi làm cầu răng sứ, chúng ta cần chú ý tìm hiểu và lựa chọn chất liệu chế tạo răng phù hợp với mong muốn và điều kiện kinh tế. Trồng được đánh giá là phương pháp phục hình răng hiện đại hàng đầu hiện nay. Răng Implant có cấu tạo 3 phần, đó là trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ, chúng được gắn cố định vào xương hàm. Răng Implant được đánh giá cao vì thiết kế tự nhiên, trông giống răng thật; tuổi thọ dài và hỗ trợ ăn uống thoải mái.3. Trồng Implant răng cửa có đau không? So với các phương pháp phục hình răng cửa khác, trồng Implant được đánh giá cao về độ bền. Bởi vì nguyên liệu làm răng Implant là titan nguyên chất với những ưu điểm như: khả năng chịu áp lực tốt, chống ăn mòn và an toàn đối với sức khỏe. Trung bình, tuổi thọ răng Implant từ 20 - 30 năm. Khi chăm sóc đúng cách, bạn có thể sử dụng chiếc răng Implant trọn đời. Để kéo dài tuổi thọ của răng cửa Implant, chúng ta nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày. Trong ăn uống hàng ngày, bạn nên ưu tiên ăn các món mềm, dễ nhai, tránh ăn đồ dai, cứng, các món quá nóng hoặc quá lạnh. Tuổi thọ của răng Implant còn phụ thuộc vào chất lượng trụ titanium, chính vì thế ngay từ bước đầu tiên, bạn nên chú trọng lựa chọn loại trụ phù hợp.5. Thời gian cấy ghép Implant răng cửa mất bao lâu? Thực tế, thời gian trồng răng cửa Implant của mỗi người là khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian trồng răng Implant như: cơ địa của bệnh nhân, đặc điểm xương hàm, ổ chân răng có bị tổn thương hay không, sức khỏe răng miệng của người bệnh và kỹ năng thực hiện của nha sĩ. Để rút ngắn thời gian phục hình răng cửa, chúng ta cần xử lý dứt điểm các vấn đề răng miệng trước rồi mới tiến hành trồng răng Implant. Đồng thời, trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên đi khám định kỳ để nha sĩ nắm được tình trạng chiếc răng Implant.6. Trồng răng cửa giá bao nhiêu?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mat-rang-cua-co-nghiem-trong-khong-giai-phap-khac-phuc-van-de
Mất răng cửa có nghiêm trọng không? Giải pháp khắc phục vấn đề
Mất răng cửa sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn trong ăn uống, gây bất tiện trong giao tiếp. Về lâu dài, nếu không xử lý thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp. 1. Điểm qua vai trò của răng cửa Răng cửa có vai trò quan trọng, đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, cụ thể như: Nhai là quá trình cắt và nghiền nát các loại thức ăn, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng được tốt hơn. Răng cửa là một trong những bộ phận không thể thiếu trong quá trình cắn, nhai thức ăn. Do đó, khi mất răng cửa, việc ăn uống sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, thức ăn không được nghiền kỹ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Răng cửa nằm ở phía chính diện và có thể lộ ra ngoài mỗi khi cười hoặc nói. Chính vì vậy, răng cửa có ảnh hưởng khá lớn đến diện mạo của chúng ta. Mọi vấn đề xuất hiện ở răng cửa như gãy, rụng, bị sâu,... đều dễ bị lộ ra ngoài và khiến bạn cảm thấy tự ti hơn khi giao tiếp. Thực tế, khả năng phát âm phụ thuộc rất nhiều vào sự hiện diện của những chiếc răng cửa. Tình trạng bị mất răng cửa có thể khiến cho việc phát âm không được tròn, rõ ràng. Độ chính xác khi phát âm sẽ bị giảm rõ rệt. 2. Một số nguyên nhân gây mất răng cửa thường gặp Tình trạng bị mất răng cửa ở người trưởng thành có thể đến từ những nguyên nhân như sau: Vì mắc phải một vài vấn đề, bệnh lý về răng miệng ví dụ như bị viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy,... nhưng không được điều trị đúng cách và kịp thời. Bệnh nhân gặp phải một vài chấn thương khiến răng bị hỏng và gãy. Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng: Nếu cơ thể không được bổ sung đủ những chất dinh dưỡng cần thiết có thể khiển các cơ quan hoạt động yếu kém hơn. Tất nhiên, răng cửa cũng sẽ bị suy yếu, lâu dần có thể bị mất răng. Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì những cơ quan ở trong cơ thể cũng sẽ dần bị lão hóa khiến chúng không còn hoạt động tốt như hồi trẻ, bao gồm cả răng. Sau nhiều năm hoạt động liên tục, răng có thể bị bào mòn khiến men răng hoặc góc cạnh răng bị ảnh hưởng. Hàm răng của người cao tuổi thường khá yếu nên rất dễ bị gãy rụng. 3. Hậu quả nếu mất răng cửa Bạn không nên chủ quan dù chỉ bị mất một chiếc răng cửa. Vì khi một chiếc răng cửa bị mất đi thì chức năng của những chiếc còn lại cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, tác động xấu đến hoạt động cắn, nhai thức ăn làm khả năng nghiền thức ăn kém hơn. Lâu dài có thể khiến bạn gặp phải một vài vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, ví dụ như chứng đau dạ dày. Ngoài ra, khi chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng cũng khiến cho quá trình ăn uống bị hạn chế. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến sở thích ăn uống của bạn. Khi răng cửa bị mất, những chiếc răng còn lại ở trên hàm thường có xu hướng bị xô lệch, có thể khiến cho khớp cắn bị rối loạn. Chi tiết hơn: Khi một chiếc răng cửa bị mất đi thì chiếc tương ứng ở hàm còn lại sẽ mất đi sự nâng đỡ hay sự kháng lực. Về lâu dài, chiếc răng đó sẽ mọc trồi lên hoặc thòng xuống hướng về phía vị trí răng bị mất. Điều này dẫn đến khớp cắn tự nhiên của hàm sẽ bị xô lệch khiến răng bị đau nhức khi ăn nhai. Khi bị mất răng cửa thì lực nhai của hàm răng cũng không được phân bổ đồng đều. Hai chiếc răng bên cạnh mất điểm tựa nên sẽ có xu hướng di chuyển dần về phía chiếc răng đã bị mất. Theo thời gian dài, các khoảng trống sẽ được tạo ra do các răng ở trong hàm tiếp tục bị xô lệch. Khi bị mấy răng cửa, phần xương hàm ở xung quanh ổ răng này sẽ bị tiêu đi một cách nhanh chóng. Đây chính là một hiện tượng đào thải của tự nhiên và làm ảnh hưởng khá lớn đến tính thẩm mỹ. Ví dụ, xương ổ răng bị tiêu có thể làm hóp má, bị chảy xệ da mặt, khiến da nhăn nheo hơn và làm bạn trông già hơn. Ngoài ra, khi ổ xương răng bị tiêu có thể làm khả năng nâng của toàn hàm bị suy giảm, từ đó làm cho các răng còn lại trở nên yếu hơn. Ngoài những hậu quả kể trên, việc mất răng cửa còn có thể gây ra tình trạng: Đau đầu và vùng cổ vai. Khả năng phát âm bị ảnh hưởng. Tâm lý bị tác động, thường xuyên lo lắng và thiếu tự tin.4. Cách xử lý khi gãy, mất răng cửa Tùy từng trường hợp bị mất răng cửa mà các phương pháp khắc phục cũng sẽ khác nhau. Thông thường, các bác sĩ sẽ có 2 hướng xử lý bao gồm: Trường hợp có thể điều trị bảo tồn: Nếu răng cửa chỉ bị gãy ít không mất quá 1/3 răng thì các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện trám hoặc bọc sứ. Trong trường hợp răng bị gãy vỡ hơn 1/3 thì phương pháp bọc răng sứ được ưu tiên hơn. Trường hợp không thể điều trị bảo tồn: Nếu răng cửa bị gãy quá nhiều, cần phải nhổ hoặc bị rụng mất thì trồng răng giả là biện pháp phù hợp. Phương pháp này giúp khôi phục hiệu quả chức năng ăn nhai mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ. 5. Các phương pháp trồng răng cửaĐể khắc phục trường hợp bị mất răng cửa, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân trồng răng cửa với nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể như: Hàm tháo lắp: Sử dụng một khung hàm với kết cấu tương tự răng thật để gắn lên hàm chính, bệnh nhân có thể tháo lắp và vệ sinh rất dễ dàng hàng ngày. Thế nhưng, việc sử dụng hàm tháo lắp chỉ giúp khôi phục được khoảng 40% chức năng ăn nhai và nguy cơ tiêu ổ xương răng vẫn tồn tại. Trồng răng với cầu răng sứ: Nha sĩ sẽ mài răng bên cạnh chiếc răng cửa bị mất để làm thành trụ đỡ và tiến hành gắn cầu răng sứ lên. Cách làm này sẽ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và có thể khắc phục được khoảng 80% khả năng ăn nhai nhưng không thể ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ bị tiêu xương hàm. Trồng răng implant: Đây là phương pháp hoàn thiện và hiện đại nhất hiện nay, được nhiều nha sĩ khuyến khích. Cấu trúc của một chiếc răng implant tương tự như răng thật gồm có chân và thân răng. Trồng răng implant sẽ giúp bạn đảm bảo được các khả năng ăn nhai và cả tính thẩm mỹ. Hơn nữa, trồng răng implant còn có độ bền cao, hạn chế nguy cơ bị tiêu xương hàm tốt. Nhìn chung, tình trạng mất răng cửa có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các hoạt động ăn uống và sức khỏe. Máy chụp 3D CT Conebeam. Máy quét dấu răng Itero 5D. Máy phẫu thuật và nhổ răng Osstem SM3. Máy phân tích điều chỉnh khớp cắn T – scan,...
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ngua-2-ben-mep-vung-kin-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri
Ngứa 2 bên mép vùng kín: Nguyên nhân và cách điều trị
Ngứa 2 bên mép vùng kín là hiện tượng phổ biến xảy ra với các chị em do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu làm ảnh hưởng sinh hoạt đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị đúng cách sẽ giúp các chị em nhanh chóng khắc phục được tình trạng, cải thiện chất lượng cuộc sống. 1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín Tình trạng ngứa 2 bên mép âm đạo có thể xảy ra với bất kỳ chị em nào, ở mọi lứa tuổi. Ban đầu, tình trạng ngứa có thể chỉ là cảm giác bứt rứt nhẹ sau đó mức độ ngứa tăng dần dẫn đến khó chịu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này rất đa dạng có thể do bệnh lý hoặc không phải bệnh lý. Nguyên nhân gây ngứa mép vùng kín không phải bệnh lý 2 bên mép vùng kín bị ngứa có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: Vệ sinh: Nguyên nhân phổ biến gây ngứa vùng kín là do vệ sinh sai cách hoặc không làm sạch hoàn toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn cũng như tác nhân gây bệnh tấn công. Dung dịch vệ sinh không phù hợp: Dung dịch vệ sinh được dùng với mục đích duy trì cân bằng p H môi trường âm đạo, làm sạch và loại bỏ tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp sẽ gây mất cân bằng môi trường tự nhiên của vùng kín dẫn đến viêm nhiễm. Dị ứng: 2 mép vùng kín là khu vực rất nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, ngoài dung dịch vệ sinh, các loại bột giặt, nước xả vải, sữa tắm, chất liệu vải,… khi tiếp xúc với 2 bên mép vùng kín cũng có thể xuất hiện tình trạng kích ứng dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, dị ứng với thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng vùng kín. Quan hệ tình dục không an toàn: Đời sống tình dục phức tạp, giao hợp với nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su,… làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh lý xã hội dẫn đến ngứa mép âm đạo. Nguyên nhân gây ngứa mép vùng kín là do bệnh lý Tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín có thể là triệu chứng của một trong số những bệnh lý sau: Viêm âm đạo: Ngứa 2 mép vùng kín có thể là triệu chứng của viêm âm đạo - Một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến ở nữ giới do vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập. Những trường hợp viêm âm đạo tái phát thường có triệu chứng ngứa nghiêm trọng và dai dẳng hơn. Sùi mào gà: Đây là bệnh lý xã hội lây nhiễm qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Bệnh thường xuất hiện triệu chứng như ngứa vùng kín, đau rát và nổi các nốt sùi có hình như súp lơ hay mào gà. Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như: lậu, chlamydia,. . : là những căn bệnh do vi khuẩn gây ra với những triệu chứng như ngứa âm đạo dữ dội, dịch âm đạo tiết nhiều màu trắng đục hoặc vàng, có mủ, đau rát khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục. Ung thư âm hộ: 2 bên mép vùng kín bị ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư âm hộ. Ngoài tình trạng ngứa âm đạo, bệnh nhân ung thư âm hộ còn có triệu chứng như âm hộ đổi màu, ra máu vùng kín dù không phải đến ngày hành kinh,… 2. Ngứa 2 bên mép vùng kín có nguy hiểm không? Tình trạng ngứa mép âm đạo có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa vùng kín kéo dài sẽ gây ra những tác động bao gồm: Ảnh hưởng sinh hoạt, khả năng làm việc và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng ngứa mép vùng kín khiến các chị em giảm ham muốn tình dục hoặc đôi khi thấy đau khi quan hệ. Điều này gây mất hứng thú, dễ dẫn đến mâu thuẫn với bạn tình. Cảm giác ngứa khiến bạn thường xuyên tác động lên vùng kín như gãi, chà xát,… dẫn đến tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng và nhiều bệnh lý phụ khoa. Những trường hợp ngứa vùng kín do bệnh lý cần được phát hiện và can thiệp điều trị đúng cách để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận cũng như hạn chế biến chứng làm ảnh hưởng khả năng sinh sản. Loại bỏ tác nhân gây ngứa: Nếu ngứa mép vùng kín do dị ứng với hóa chất như bột giặt, nước xả vải, dung dịch vệ sinh,… thì bạn cần ngưng sử dụng và thay bằng các loại khác phù hợp. Sử dụng thuốc uống: Trường hợp viêm nhiễm vùng kín, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc tùy theo nguyên nhân gây bệnh nhằm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và điều tiết dịch âm đạo. Thuốc bôi hoặc đặt âm đạo. Các phương pháp điều trị xâm lấn: nếu ngứa vùng kín do các bệnh lý như sùi mào gà,... bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp đốt nốt sùi để tiêu diệt mầm bệnh và khôi phục những tổn thương do tình trạng viêm gây ra. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tập thể dục, uống nhiều nước mỗi ngày, cân bằng chế độ làm việc, nghỉ ngơi, quan hệ tình dục an toàn để nhanh chóng cải thiện tình trạng ngứa 2 mép vùng kín.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dau-sau-tai-khi-nao-thi-can-tim-den-bac-si-
Đau sau tai: Khi nào thì cần tìm đến bác sĩ?
Một số người khi gặp tình trang đau sau tai thì lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào. Đau vùng sau tai không phải là hiện tượng phổ biến nên việc nắm thông tin về tình trạng này còn hạn chế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và những trường hợp bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa sớm để có biện pháp điều trị thích hợp. 1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau sau tai Nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức vùng sau tai rất đa dạng. Trong một số trường hợp, đau sau tai là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý sau: Đau dây thần kinh chẩm Đau dây thần kinh chẩm xảy ra khi bộ phận này bị viêm, tổn thương. Nguyên nhân khiến dây thần kinh chẩm bị đau có thể do: Dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ hoặc một số rễ thần kinh C2/C3 hoặc cả 2 bị chèn ép. Thường xảy ra do thoái hóa cột sống cổ. Căng cơ cổ trong một thời gian dài. Chấn thương vùng đầu, cổ khiến dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ bị tổn thương. Bên cạnh đó, một số bệnh rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân bị gout, tiểu đường, tình trạng viêm mạch máu, nhiễm trùng,... dẫn đến đau dây thần kinh chẩm. Triệu chứng phổ biến khi bị đau dây thần kinh chẩm là đau nhức đầu, đau sau tai liên tục hoặc từng cơn, cơn đau lan ra sau mắt, nhạy cảm với ánh sáng,… Khi bị đau dây thần kinh chẩm, những cử động dù là rất nhẹ như chảy đầu, xoay cổ cũng có thể khiến cơn đau vùng đầu hoặc phần thấp ở vùng cổ tăng lên. Viêm tai giữa Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở trong tai giữa do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tích tụ dịch mủ. Bệnh được chia thành hai dạng gồm cấp tính và mạn tính, có thể xảy ra với cả người lớn và trẻ em. Trong đó, viêm tai giữa ở trẻ nguy hiểm hơn người lớn. Những triệu chứng phổ biến khi bị viêm tai giữa là: Cảm giác đau nhức trong tai thường xuyên, cơn đau lan lên vùng đầu, đau sau tai kéo dài và diễn ra ngay cả khi nghỉ ngơi. Tình trạng đau nhức khiến người bệnh mất ngủ và cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và tập trung làm ảnh hưởng tâm lý, đời sống sinh hoạt hàng ngày và công việc. Người lớn thường sốt nhẹ hoặc vừa, cơ thể mất nước, suy nhược, cảm thấy ù tai. Trẻ em thường sốt cao trên 39 độ C, thường xuyên lấy tay kéo vành tai, quấy khóc. Tai chảy dịch hoặc mủ. Buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy, giảm thính lực. Viêm xương chũm Viêm xương chũm thuộc bệnh lý tai mũi họng, có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng phổ biến hơn vì cấu tạo ống tai ngắn và hẹp dễ dẫn đến viêm nhiễm. Viêm xương chũm có 2 dạng là cấp tính (kéo dài khoảng 3 tuần) và mạn tính (từ 3 tháng trở lên). Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm trùng tai giữa, viêm tai Cholesteatoma hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Bệnh nhân bị viêm xương chũm thường xuất hiện các triệu chứng: Đau nhức vùng xương chũm, phù nề, có dịch mủ vàng, xanh hoặc lẫn máu chảy từ tai, vành tai bị đẩy ra phía trước. Niêm mạc đỏ, sưng tấy. Đau sau tai theo nhịp mạch đập, mức độ tăng dần và có xu hướng lan rộng đến thái dương. Ngoài ra bệnh còn có các triệu chứng toàn thân như sốt, đau nhức đầu, mất thính giác. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị co giật, mê sảng. Rối loạn khớp thái dương hàm Vị trí khớp thái dương hàm ở cuối hàm, gần tai. Nếu khớp này xảy ra tình trạng lệch hoặc rối loạn chức năng do tổn thương, viêm nhiễm sẽ dẫn đến các triệu chứng: Đau nhức và khó khăn khi há miệng, nhai, nuốt, nói chuyện. Cơn đay có thể lan ra vùng sau tai. Ngoài ra, khi cử động hàm, bạn còn nghe thấy tiếng lục cục. Tình trạng kéo dài và chuyển hướng nặng có thể dẫn đến cứng hàm, người bệnh không thể thực hiện thao tác đóng mở miệng. Rối loạn khớp thái dương hàm không thể tự khỏi, người bệnh cần phải được can thiệp điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Bệnh lý về răng miệng Một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, áp xe răng, viêm chân răng, viêm nướu lợi, mọc răng khôn,… đều có thể dẫn đến những cơn đau sau tai, đau quanh hàm và các triệu chứng khác như hôi miệng, đau đầu, khó nhai và nói chuyện, sưng phù, tấy đỏ,… 2. Khi nào thì tình trạng đau sau tai cần phải đi khám? Tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng đau sau tai của từng bệnh nhân sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp, đau vùng sau tai không phải bệnh lý nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau sau tai kéo dài với mức độ nghiêm trọng tăng dần và kèm theo những biểu hiện bất thường dưới đây, người bệnh nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt: Cơn đau nhức sau tai xuất hiện với tần suất liên tục và mức độ tăng dần. Cơn đau vùng đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội. Xuất hiện các viêm tai giữa, nhiễm trùng tai như chảy dịch mủ, đau trong tai,… Đau sau tai kèm sốt cao, co giật, mê sảng, buồn nôn, nôn, khó thở, cứng hàm,… Đã điều trị tình trạng đau sau tai nhưng không thuyên giảm. Sau khi thăm khám các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các kiểm tra phản ứng cũng như cận lâm sàng bao gồm: xét nghiệm, chụp X - quang, CT Scan hoặc cộng hưởng từ để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh lý. Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả nhất.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bo-tui-5-cach-tri-ho-khan-don-gian-va-nhanh-chong-ngay-tai-nha-2
Bỏ túi 5 cách trị ho khan đơn giản và nhanh chóng ngay tại nhà
Ho khan là một trong những hiện tượng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp ít nhất một đến vài lần trong đời. Tùy vào nguyên nhân mà mức độ ho khan có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Để giảm khó chịu, bạn có thể áp dụng 5 cách trị ho khan tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả trong bài viết dưới đây. 1. Nguyên nhân và triệu chứng của ho khan Ho khan là khác với ho có đờm bởi không tiết ra đờm hoặc dịch nhầy. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em hay người lớn. Ho khan kéo dài và không điều trị dứt điểm có thể do những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm. Do đó, trước khi tìm hiểu cách trị ho khan, bạn nên biết nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp để nhận biết tình trạng sớm. Nguyên nhân gây ho khan Ho khan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến là: Do vi khuẩn, virus gây bệnh như phế cầu khuẩn, ho gà, Haemophilus influenzae,... Đặc biệt, vi khuẩn lao có thể gây ra các triệu chứng ho khan dai dẳng kéo dài, thậm chí ho ra máu. Do môi trường sống: Ô nhiễm môi trường, khói bụi, nấm mốc, phấn hoa và các hạt hóa học (sulfur dioxide hoặc nitric oxide). Thay đổi thời tiết: Thời tiết hanh khô hoặc quá lạnh làm tăng kích ứng của đường thở dẫn đến ho khan. Nói nhiều, nói to quá mức: Một số công việc như giáo viên, ca sĩ,... phải nói nhiều, hoặc hò hét to, dễ dẫn đến khàn tiếng. Nếu tình trạng này không chăm sóc, giữ gìn đúng cách cũng có thể gây ra viêm nhiễm dẫn đến cảm giác ngứa, rát cổ họng và ho khan liên tục. Hậu Covid-19: Ho khan là triệu chứng ban đầu và hậu của Covid-19. Có khoảng 70% bệnh nhân sau khi mắc Covid-19 xuất hiện triệu chứng ho khan, sốt, khó thở. Hút thuốc lá: Chất độc của thuốc lá làm cho các nhung mao bị tê liệt và làm mất chức năng bảo vệ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây bệnh đường hô hấp dẫn đến ho khan. Triệu chứng Bệnh nhân bị ho khan thường gặp những biểu hiện như sau: Ho khan kéo dài liên tục từ 7 - 10 ngày đi kèm là tình trạng hơi thở kém, hụt hơi. Cổ họng đau rát họng và ngứa họng do bị kích thích. Có thể ợ chua, có vị chua ở họng, nhất là đối với bệnh nhân ho khan do trào ngược dạ dày. Ho nhiều vào ban đêm. Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, đau nhức tai, sốt phát ban, khàn tiếng. 2. Bỏ túi 5 cách trị ho khan đơn giản tại nhà Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng ho khan khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa, khó chịu, kích thích cổ họng và gây khàn tiếng. Để giảm cảm giác khó chịu, bạn có thể tham khảo 5 cách trị ho khan bằng nguyên liệu tự nhiên dưới đây. Cách trị ho khan với mật ong Mật ong được xem là “trợ thủ đắc lực” để làm dịu cổ họng, giảm các kích thích dẫn đến ho khan. Đôi với những trường hợp ho có đờm, bạn cũng có thể sử dụng mật ong để điều trị vì có tác dụng long đờm hiệu quả. Để khắc phục tình trạng ho khan, bạn chỉ cần pha một muỗng mật ong với trà hoặc nước ấm để uống mỗi ngày. Nếu vắt thêm nửa quả chanh thì hiệu quả điều trị sẽ tăng lên đồng thời cơ thể cũng được bổ sung Vitamin C, hỗ trợ chức năng miễn dịch. Dùng thảo mộc Với khả năng chống viêm, giảm sưng phù, các loại thảo mộc như xạ hương, bạc hà, rễ cam thảo, nghệ, tỏi,… được sử dụng như cách trị ho khan hiệu quả ngay tại nhà. Bạn có thể thêm các loại thảo mộc này khi nêm nếm, chế biến thức ăn hoặc pha với trà ấm để uống mỗi ngày. Ăn dứa Một trong những cách trị ho khan đơn giản mà ít ai biết đó là ăn đứa hoặc uống nước ép dứa. Trong dứa có chứa thành phần Bromelain có tác dụng chống viêm và làm dịu các phản ứng kích thích đồng thời pha loãng chất nhầy trong cổ họng, nhờ đó giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, một lưu ý là bạn không nên ăn dứa lấy trực tiếp từ tủ lạnh hoặc thêm đường, đá khi uống nước ép. Trị ho khan bằng gừng Gừng là một trong những thảo dược thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có ho khan. Để khắc phục tình trạng ho khan, gừng tươi bạn rửa sạch rồi cắt vài lát cho vào nước nóng để vài phút rồi uống. Có thể pha trà gừng kết hợp mật ong và chanh để đạt hiệu quả tốt hơn và tăng hương vị. Lá húng chanh chữa ho khan Lá húng chanh hay lá tần cũng được dùng để chữa ho khan tại nhà. Sau khi rửa sạch thì bạn cắt nhỏ lá húng chanh, cho vào chén, thêm một ít đường phèn rồi chưng cất thủy để ăn. Nếu bạn không ăn được lá húng chanh thì có thể vắt lấy nước uống. Với cách này, triệu chứng ho khan sẽ giảm rõ rệt sau 3 - 5 ngày.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-bang-dinh-duong-cac-loai-thuc-pham-pho-bien-tai-viet-nam
Tìm hiểu về bảng dinh dưỡng các loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam
Các chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và sức khỏe của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến độc giả bảng dinh dưỡng về các thành phần có trong một số loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam để bạn có thể tham khảo. 1. Dinh dưỡng và vai trò của dinh dưỡng Dinh dưỡng là tất cả các dưỡng chất mà cơ thể tiêu thụ, dung nạp mỗi ngày bao gồm các hoạt động ăn uống, chuyển hóa, hấp thu vào các cơ quan sau đó bài tiết lượng dư thừa ra ngoài. Các nhóm dưỡng chất chính tồn tại trong thực phẩm là: Protein hay chất đạm: Là thành phần cơ bản trong cấu tạo nên tế bào, tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, vận chuyển oxy,… Khi đi vào cơ thể, protein sẽ được chuyển hóa thành các acid amin tham gia vào hoạt động miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Carbohydrates hay tinh bột: Là nguồn năng lượng chính cho tất cả các hoạt động của cơ thể. Sau khi vào cơ thể, carbohydrates sẽ được phân giải thành các glucose sau đó vận chuyển đến tế bào để tạo ra ATP. Lượng glucose dư thừa sẽ được chuyển hóa thành glycogen và dữ trữ trong gan, cơ vân để sử dụng khi cơ thể cần. Lipid hay chất béo: Không chỉ đóng vai trò cung cấp năng lượng mà còn thúc đẩy cơ thể chuyển hóa và hấp thu các vitamin, đặc biệt là vitamin tan trong dầu như A, E, D, K. Ngoài ra, chất béo còn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu. Chất xơ: Đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ chức năng tiêu hóa, có nguồn gốc từ thực vật. Chất xơ là một loại carbohydrate mà cơ thể không thể phân hủy được. Khi vào cơ thể, chất cơ hòa tòa sẽ được hòa tan bởi chất lỏng trong đường ruột. Đối với chất xơ không hòa tan sẽ chuyển hóa lên men trong ruột già, giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa và tăng khối lượng phân để dễ dàng tống ra ngoài. Vitamin và chất khoáng: Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng không thể thiếu đối với cơ thể. Có nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, mỗi loại đóng một vai trò nhất định đối với sức khỏe. Chẳng hạn: Vitamin A giúp ngăn ngừa bệnh về mắt và tăng cường chức năng miễn dịch, Vitamin B tham gia tổng hợp tế bào miễn dịch, Vitamin C là chất chống oxy hóa, tham gia tổng hợp collagen,… Các chất khoáng nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến bệnh lý như thiếu Iot gây bướu cổ, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, thiếu canxi sẽ bị loãng xương, trẻ chậm phát triển, còi xương,… 2. Bảng dinh dưỡng các loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam Dưới đây là bảng dinh dưỡng của một số loại thực phẩm phổ biến thường được sử dụng trong chế độ ăn của người Việt theo sách bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm Việt Nam do Viện dinh dưỡng - Bộ Y tế phát hành. Thành phần sẽ bao gồm glucid, chất xơ, lipid, protein và calo (năng lượng) có trong 100g cân nặng thực phẩm. Bảng dinh dưỡng các thành phần có trong thực phẩm từ động vật Thành phần dinh dưỡng có trong 100g các thực phẩm nguồn gốc động vật được thống kê như sau: Bảng thành phần dinh dưỡng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật phổ biến Bảng dinh dưỡng các thành phần có trong thực phẩm từ thực vật Thành phần dinh dưỡng có trong 100g các thực phẩm nguồn gốc thực vật được thống kê như sau: Bảng thành phần dinh dưỡng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật phổ biến Bảng dinh dưỡng chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tốt nhất bạn nên phối hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ để biết tình trạng sức khỏe, từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân đối.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-suc-khoe-sinh-san-cho-vo-chong-o-dau-uy-tin-khong-phai-cho-lau-
Khám sức khỏe sinh sản cho vợ chồng ở đâu uy tín, không phải chờ lâu?
Khám sức khỏe sinh sản cho vợ chồng khi có kế hoạch mang thai là điều cần thiết, mang ý nghĩa tích cực đối với cặp đôi. Vậy để đảm bảo kết quả chính xác thì các cặp vợ chồng nên lựa chọn khám sức khỏe sinh sản ở địa chỉ nào? Trước khi khám cần lưu ý những vấn đề gì? 1. Ý nghĩa khám sức khỏe sinh sản cho vợ chồng Tại các nước phát triển trên thế giới, khám sức khỏe sinh sản được xem là việc làm quan trọng đối với những cặp đôi đang ở độ tuổi sinh sản hoặc trước khi kết hôn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề này chưa được thực sự quan tâm. Nhiều người ngại hoặc sợ kết quả khám không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà không dám đi kiểm tra sức khỏe sinh sản. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì khám sức khỏe sinh sản cho vợ chồng mang lại nhiều lợi ích tích cực như: Giúp các cặp vợ chồng kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe toàn diện, từ đó lên kế hoạch sinh con sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Được các chuyên gia tư vấn đề sức khỏe sinh sản và trang bị kiến thức liên quan đến đời sống tình dục. Những kiến thức này sẽ là nền tảng giúp các cặp vợ chồng xây dựng đời sống gia đình và giữ lửa hạnh phúc. Phát hiện, điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý truyền nhiễm, bệnh xã hội hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Phát hiện các rối loạn di truyền và nguy cơ di truyền sang con cái từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy, khám sức khỏe sinh sản cho vợ chồng không chỉ thể hiện sự văn minh, nghiêm túc và trách nhiệm đối với cuộc sống hôn nhân của mỗi cặp đôi mà còn đối với sức khỏe của đứa con của họ sau này. 2. Những lưu ý khi khám sức khỏe sinh sản cho vợ chồng Trước khi khám sức khỏe sinh sản, các cặp vợ chồng cần lưu ý một số vấn đề sau: Chuẩn bị Để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi, trước khi khám sức khỏe sinh sản, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị: Tâm lý: Quá trình khám sức khỏe là sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống hôn nhân và kế hoạch mang thai nên bạn không cần phải quá lo lắng. Hơn nữa, các phương pháp thăm khám không quá phức tạp và luôn có sự hỗ trợ từ bác sĩ, nhân viên y tế. Do đó, bạn hãy giữ một tâm lý thoải mái, tích cực và sẵn sàng tiếp nhận kết quả cũng như tư vấn từ bác sĩ. Giấy tờ: Khi đi khám, cả nam và nữ đều cần phải mang theo các loại giấy tờ khám, chữa bệnh trước đó, đơn thuốc đang dùng hoặc đã dùng trong thời gian gần nhất và các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân, thẻ bảo hiểm,… Tìm hiểu lịch sử bệnh lý gia đình: Ngoài tiền sử bệnh lý của 2 vợ chồng thì trước khi đi khám sinh sản, bạn cần tìm hiểu thông tin bệnh lý đang gặp phải hoặc đã từng bị, đặc biệt là vấn đề về sinh sản, phản ứng dị ứng thuốc,… của người thân hai bên. Ghi lại câu hỏi cần giải đáp: Để đảm quá trình khám diễn ra nhanh chóng và bạn không bỏ sót bất kỳ thông tin nào, hãy liệt kê những câu hỏi mà bạn muốn được chuyên gia tư vấn. Đừng ngại đặt câu hỏi hoặc sợ hỏi quá nhiều với bác sĩ vì kiến thức về sức khỏe rất rộng nên bạn phải là người chủ động tìm hiểu thì các chuyên gia mới có thể hỗ trợ tốt nhất. Một số lưu ý trước khác Trước khi khám sức khỏe sinh sản, các cặp đôi cần phải biết những vấn đề sau: Nếu nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đặt thuốc âm đạo thì không thực hiện khám sinh sản. Trước khi khám, các cặp đôi cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 ngày. Nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước khi khám sinh sản nhằm tránh sai lệch kết quả xét nghiệm. Nên đi khám vào buổi sáng và đi sớm để đảm bảo có thể thực hiện đầy đủ các kiểm tra trong ngày. Không sử dụng chất kích thích, rượu, bia, hút thuốc lá, nước ngọt, nước có gas, sữa, nước chè, nước ép trái cây,… trước khi khám. Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để các kiểm tra diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Nữ giới không thụt rửa âm đạo trước khi khám. Nếu có siêu âm ổ bụng, bạn cần phải uống nhiều nước và nhịn tiểu trong thời gian 1 tiếng. 3. Khám sức khỏe sinh sản cho vợ chồng ở đâu?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-fosmicin-nho-tai-thanh-phan-cong-dung-va-cach-dung
Thuốc Fosmicin nhỏ tai: Thành phần, công dụng và cách dùng
Thuốc Fosmicin nhỏ tai là sản phẩm được bán theo đơn có chỉ định của bác sĩ, thường được sử dụng để điều trị những trường hợp viêm tai ngoài, viêm tai giữa. Dưới đây là thành phần, công dụng và những thông tin bạn cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai Fosmicin. 1. Thành phần và công dụng thuốc Fosmicin nhỏ tai Thuốc Fosmicin được điều chế ở dạng bột pha nhỏ tai, mỗi hộp 10 lọ bột và 10 ống dung môi 10ml. Thành phần Thành phần có trong mỗi lọ Fosmicin là: Fosfomycin Sodium: 300mg. Tá dược: Anhydrous Citric Acid. Hoạt chất trong dung môi: Nước tinh khiết 10ml, Methyl Parahydroxybenzoate, Propyl Parahydroxybenzoate. Thuốc được chỉ định điều trị trong những trường hợp viêm tai ngoài, viêm tai giữa do các loại vi khuẩn như Staphylococcus sp, Proteus sp, Pseudomonas Aeruginosa. Công dụng và dược động học Fosfomycin là một kháng sinh dẫn xuất từ Acid Fosforic, có tác dụng diệt khuẩn thông qua việc ức chế Enzym Enolpyruvyl Transferase ngăn cản quá trình hình thành thành tế bào vi khuẩn. Fosfomycin thuộc nhóm kháng sinh phổ rộng. Trong phòng thí nghiệm, thuốc có tác dụng cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm như E. coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Pseudomonas, Serratia, Staphylococcus nhạy cảm, Haemophilus Influenzae,…Ngoài nhiễm khuẩn đường tiết niệu và tiêu hóa, một số quốc gia đã sử dùng fosfomycin đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh khác để điều trị nhiễm khuẩn với các bệnh nhân viêm nhiễm hô hấp, viêm màng não, tai mũi họng, viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm trùng huyết, viêm khớp,… Fosmicin có thể hấp thu qua đường uống, tuy nhiên sinh khả dụng qua đường uống thấp, thường chỉ dưới 40%, không chuyển hóa và không qua chu trình ruột gan. Vì vậy, thuốc chủ yếu sử dụng để nhỏ tai với mục đích điều trị tại chỗ, hạn chế tác dụng toàn thân. Fosmicin qua đường hàng rào nhau thai và có thể phát hiện trong sữa mẹ. Thuốc được thải trừ qua thận là chủ yếu.2. Cách dùng và liều dùng Thuốc ở dạng bột nên để nhỏ tai, trước hết bạn cần phải biết cách pha. Bạn có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhờ dược sĩ tư vấn. Cách pha và nhỏ thuốc Fosmicin nhỏ tai Để pha thuốc Fosmicin, bạn cần thực hiện các thao thao tác sau: Mở hộp, kiểm tra thuốc và lọ dung môi sau đó dùng tay hoặc panh kẹp y tế (nếu có) để tháo đai ở nắp lọ đựng bột thuốc. Cầm chặt lọ thuốc bột bằng tay không thuận rồi dùng tay thuận kéo đai của lọ thuốc xuống hết phía bên. Kéo về bên phải để tháo nắp lọ rối tháo nắp nhôm và nút cao su bên trên. Mở đầu nắp lọ nước cất, cho toàn bộ nước cất vào lọ bột. Lắc kỹ cho thuốc bột hòa tan hoàn toàn. Cho toàn bộ dung dịch thuốc vào lọ đựng nước cất và vặn chặt lọ dung dịch thuốc bằng nắp lớn. Để nhỏ thuốc, bệnh nhân nằm nghiêng, tai không đau úp xuống dưới, tai đau hướng lên trên, tháo nắp lọ dung dịch thuốc rồi nhỏ trực tiếp vào tai, giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 phút để thuốc thẩm thấu. Lưu ý không để đầu lọ thuốc tiếp xúc với tai. Dùng gạc sạch để lau đầu lọ thuốc và vặn nắp chặt sau khi sử dụng. Liều lượng Liều lượng sử dụng thuốc cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và phụ thuộc vào thể trạng, mức độ bệnh lý. Liều khuyến cáo của nhà sản xuất là: Mỗi lần nhỏ 10 giọt tương đương 0,5ml vào tai bị đau. Ngày nhỏ 2 lần vào buổi sáng và tối. Nếu quên liều, hãy dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian nhớ gần với liều tiếp theo thì có thể bỏ qua và dùng liều mới như bình thường. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ không được dùng gấp đôi để bù liều quên. 3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Fosmicin nhỏ tai Khi sử dụng thuốc Fosmicin nhỏ tai , bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau: Mặc dù đến nay chưa có báo cáo về quá liều khi dùng Fosmicin, tuy nhiên, người bệnh vẫn phải tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Không tự ý bỏ liều, tăng liều, dừng đột ngột hoặc kéo dài thời gian sử dụng. Bệnh nhân khi sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau: phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa đau đầu, chóng mặt, suy nhược. Hiếm gặp những trường hợp bị rối loạn thính giác, sốt, dị cảm, căng thẳng thần kinh. Nếu bạn gặp những triệu chứng này hoặc biểu hiện bất thường nào, hãy ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và kiểm tra hạn sử dụng, tình trạng thuốc và dung môi có biến đổi nào hay không trước khi dùng. Không sử dụng thuốc với người có phản ứng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thuốc sau khi pha chỉ sử dụng tối đa trong vòng 2 tuần. Thời gian sử dụng thuốc khuyến cáo không quá 30 ngày, nếu bệnh không khỏi thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp thay thế. Trước khi dùng nên xoa thuốc trong lòng 2 bàn tay để làm ấm, tránh nhỏ thuốc lạnh vào tai. Thận trọng khi sử dụng thuốc với phụ nữ mang thai, cho con bú vì thuốc có thể đi qua hàng rào nhau thai và tồn tại trong sữa mẹ. Cẩn thận với người điều khiển giao thông và vận hành máy móc vì thuốc gây ù tai, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất tập trung. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc dùng thực phẩm chức năng, hãy thông báo với bác sĩ trước khi dùng Fosmicin để đảm bảo không xảy ra tình trạng tương tác thuốc làm giảm tác dụng, mất tác dụng hoặc sản sinh chất gây hại. Không sử dụng thuốc Fosmicin đồng thời với các loại thuốc làm tăng nhu động tiêu hóa vì làm giảm tác dụng. Fosmicin có tác dụng hiệp đồng với một số loại kháng sinh nhóm β-lactam, Aminoglycoside, Macrolide, Tetracycline, Chloramphenicol,… Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Để thuốc xa tầm hoạt động của trẻ em và thú cưng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nieng-ham-duoi-duoc-hay-khong-thoi-gian-va-chi-phi-nhu-the-nao-
Niềng hàm dưới - được hay không, thời gian và chi phí như thế nào?
Khi có nhu cầu niềng hàm dưới, vấn đề được nhiều người quan tâm là: khả năng thực hiện, hiệu quả đạt được, chi phí cần chuẩn bị,... Mặc dù đây thường là quyết định mang tính cá nhân nhưng để đưa ra kết luận về khả năng thực hiện thì cần có sự đánh giá đúng từ phía bác sĩ nha khoa. Sau đây, MEDDENTAL sẽ cùng quý khách tìm hiểu một số vấn đề cơ bản liên quan đến phương pháp chỉnh nha này. 1. Chỉ niềng răng hàm dưới có được không? Trong một số trường hợp chỉ gặp vấn đề liên quan để vấn đề ở hàm dưới, để giảm thời gian và chi phí chỉnh nha, niềng hàm dưới là phương án được lựa chọn. Cụ thể gồm: răng mọc lệch, răng mọc xen, giữa các răng hàm dưới có khoảng trống. Việc niềng hàm dưới sẽ giúp cải thiện vấn đề thẩm mỹ nụ cười và giúp lực dồn đều lên các răng, nhờ đó tăng cường khả năng nhai. Tuy nhiên, quyết định niềng hàm dưới được hay không vẫn cần đến sự thăm khám và đánh giá từ bác sĩ nha khoa.2. Niềng răng hàm dưới có khác gì so với niềng răng hàm trên? Niềng hàm dưới hay hàm trên thì đều là phương pháp chỉnh nha để cải thiện các vấn đề vệ răng hàm và thẩm mỹ nụ cười. Tuy nhiên, niềng hàm dưới chỉ dừng ở khắc phục chỉnh sửa các vấn đề xảy ra với răng hàm dưới nên chi phí, thời gian niềng răng sẽ có chút chênh lệch so với niềng cả hai hàm. Không những thế, niềng răng hàm dưới chỉ tập trung vào một hàm nên quy trình thực hiện cũng bớt phức tạp hơn. Cảm giác đau trong thời gian niềng hàm dưới có thể ít hơn so với hàm trên vì áp lực từ quá trình niềng ít hơn, phản ứng của răng nhanh hơn. Việc niềng răng hàm dưới có thể là nhu cầu cá nhân nhưng không phải trường hợp răng hàm nào cũng đáp ứng được nhu cầu ấy. Bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc mục tiêu điều trị với mong muốn cá nhân để đưa ra tư vấn phù hợp. 3. Phương pháp niềng răng hàm dưới nào phổ biến nhất hiện nay? wb Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng có thể áp dụng cho hàm dưới:3.1. Niềng răng hàm dưới bằng mắc cài kim loạiĐây là phương pháp chỉnh nha truyền thống sử dụng khí cụ hỗ trợ tác động lực làm thay đổi vị trí của răng ở cung hàm. Quá trình niềng răng sẽ dùng khung niềng bằng kim loại và một số khí cụ khác để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả chỉnh nha về vị trí mong muốn.3.2. Niềng răng hàm dưới bằng mắc cài sứ Phương pháp chỉnh nha này tương đối giống với mắc cài bằng kim loại, chỉ khác ở việc sử dụng vật liệu mắc cài bằng sứ và dây cung trong suốt. Cũng chính sự khác biệt đó mang lại tính thẩm mỹ cao hơn cho quá trình chỉnh nha.3.3. Niềng răng hàm dưới không mắc cài Kỹ thuật chỉnh nha không mắc cài rất được ưa chuộng vì quá trình niềng sử dụng khay niềng trong suốt có tính thẩm mỹ rất cao. Tuy nhiên, do tính chất hiện đại và chi phí vật liệu niềng răng nên phương pháp này lại có giá thành cao hơn nhiều so với việc dùng mắc cài truyền thống.3.4. Niềng răng hàm dưới mặt trongĐể thực hiện niềng răng bằng phương pháp này, toàn bộ khung niềng sẽ được gắn vào mặt bên trong của răng. Có khá nhiều người lựa chọn niềng mặt trong bởi tính thẩm mỹ mà nó mang lại. Tuy nhiên, đối với niềng răng mặt trong, việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn và thời gian chỉnh nha có thể kéo dài hơn so với phương pháp niềng khác. Mỗi phương pháp niềng hàm dưới trên đây đều có những ưu - nhược điểm riêng. Dựa trên nhu cầu cá nhân và tình trạng nha khoa cụ thể của từng khách hàng mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn cho kết quả tốt nhất.4. Thời gian để niềng răng hàm dưới bao lâu? Thời gian niềng hàm dưới luôn là vấn đề được quan tâm trước khi tiến hành điều trị. Tuy nhiên, không có một khung thời gian chung được áp dụng cho mọi ca niềng. Trung bình, khoảng thời gian niềng hàm dưới kéo dài khoảng 12 - 24 tháng nhưng sẽ có sự biến đổi tùy thuộc vào độ lệch, độ nghiêng, khả năng đáp ứng của hàm,... Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ có những buổi hẹn khám để đánh giá hiệu quả, điều chỉnh lực siết nhằm đảm bảo sao cho răng di chuyển đúng vị trí như mong muốn. Việc lựa chọn phương pháp niềng răng tiên tiến có thể giảm phần nào thời gian điều trị và số lần hẹn khám để điều chỉnh khung niềng. Để có câu trả lời chính xác hơn cho trường hợp niềng răng của từng người thì cần có sự kiểm tra để đánh giá và ước chừng từ bác sĩ nha khoa.5. Niềng hàm dưới bao nhiêu tiền? Khi xem xét để đưa ra quyết định niềng răng, nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề niềng hàm dưới bao nhiêu tiền. Cũng như vấn đề thời gian niềng răng, có khá nhiều yếu tố chi phối đến chi phí, như: phương pháp niềng răng, thời gian điều trị, địa chỉ thực hiện niềng răng,...
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/day-cung-nieng-rang-tat-tan-tat-nhung-thong-tin-can-biet
Dây cung niềng răng - tất tần tật những thông tin cần biết
Dây cung niềng răng là một trong những khí cụ quan trọng đối với kỹ thuật niềng răng mắc cài kim loại. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng loại khí cụ này thường phát sinh một số vấn đề. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dây cung niềng răng cũng như các vấn đề thường gặp khi đeo dây cung cũng như cách xử lý. 1. Dây cung niềng răng là gì? Dây cung là khí cụ không thể thiếu được sử dụng trong kỹ thuật niềng răng chỉnh nha. Dây có đặc điểm mảnh và dài, cố định vào thân răng bằng mắc cài. Tùy theo từng loại mà cách cố định dây cung trong kỹ thuật niềng răng sẽ khác nhau. Có nhiều loại khi đặt dây cung vào mắc cài cần phải sử dụng dây thun để cố định. Một số loại khác, phần mắc cài sẽ có nắp đóng mở để giữ chặt dây cung mà không cần phải sử dụng đến dây thun. Lúc này, dây cung niềng răng sẽ tạo một lực kéo nhất định để điều chỉnh những răng ở sai vị trí về đúng chuẩn.2. Kích thước dây cung niềng răng Tùy mỗi bệnh nhân, và giai đoạn trong niềng răng mà kích thước dây cung được sử dụng sẽ có sự khác nhau. Ngoài khác nhau về kích thước, tùy từng loại mà hình dáng dây cung cũng có không giống nhau. Dây cung tròn: 0.012, 0.014, 0.016, 0.018. Dây cung tiết diện: 0.016×0.016, 0.016×0.022, 0.017×0.022, 0.017×0.025, 0.018×0.022, 0.018×0.025, 0.019×0.025. Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ có sự thay đổi dây cung theo các mốc thời gian khác nhau với kích thước và hình dáng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. 3. Vai trò của dây cung trong phương pháp niềng răng Tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà công dụng của dây cung niềng răng sẽ có sự thay đổi. Giai đoạn san đều răng Trong thời gian này, dây cung được sử dụng không được quá cứng và độ đàn hồi cao để có thể đảm bảo việc căn chỉnh răng đều trên cung hàm. Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng Đây là thời điểm quan trọng trong niềng răng, lúc này dây cung sẽ có tác dụng điều chỉnh răng phía trước và răng ở những vị trí leenchj giữa 2 hàm. Quá trình thực hiện các thao tác chỉnh nha phải được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao nhằm hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì Đây là giai đoạn hoàn thiện cuối cùng của quá trình niềng răng. Dây cung lúc này sẽ đóng vai trò điều chỉnh và duy trì khớp cắn ổn định trên cung hàm. 4. Dây cung niềng răng có mấy loại? Tùy theo thành phần cấu tạo mà dây cung được chia thành các loại khác nhau, bao gồm: Dây cung được chế tạo từ hợp kim kim loại quý Đây là loại dây cung có chi phí đắt nhất hiện nay bởi chúng được chế tạo từ vàng, bạc hoặc bạch kim với các thành phần: Vàng 55 - 65%; Palladi: 5 - 10%; Bạch kim: 5 - 10%; Đồng: 11 - 18%; Niken: 1 - 2%. Ưu điểm của loại dây cung này là có tính đàn hồi, dẻo dai, đặc biệt là có thể chống ăn mòn tốt. Tuy vậy, với giá thành cao nên loại dây cung này cũng không được phổ biến. Dây cung niềng răng Stainless Steel Được chia thành các loại như dây 3 sợi Twist, dây nhiều sợi, dây 6 sợi. Đây là loại dây cung sử dụng thép không gỉ với thành phần gồm: Chromium: 17 - 25%; Niken: 8 - 25%; Carbon: 1 - 2%. Ưu điểm của dây cung loại này là chi phí thấp hơn kim loại quý, độ cứng, dẻo và chống ăn mòn cao, an toàn đối với sức khỏe người dùng nên được sử dụng rộng rãi trong niềng răng hiện nay. Dây cung Cobalt - Chromium Thành phần chính của dây cung Cobalt - Chromium là Coban(40%), Crom (20%), Sắt (16%) và Niken (15%). Dây cung loại này có lực kéo mạnh tuy nhiên độ cứng thấp nên ít được sử dụng, nhất là các trường hợp chỉnh nha phức tạp. Dây cung Niken - Titan (Niti)Loại dây cung này được sử dụng phổ biến nhất trong các nha khoa hiện nay. Thành phần chính của dây cung Niti là Kiken và Titanium. Ưu điểm của loại dây cung này là độ dẻo và tính đàn hồi cao, độ cứng thấp. Dây cung Titan - Beta (TMA) Dây cung TMA có thành phần chính bao gồm: Titanium (79%), Molybdenum (11%), Zirconium (6%) và Tin (4%). Loại này có điều chỉnh độ dài trong quá trình thực hiện chỉnh nha và cho hiệu quả ở mức độ tương đối. 5. Quá trình đeo dây cung niềng răng diễn ra như thế nào? Quá trình gắn dây cung trong niềng răng cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi nhằm đảm bảo dây cung được cố định đúng vị trí nhưng không gây tổn thương đến vùng nướu, lợi. Để mang lại hiệu quả tốt nhất thì mối giai đoạn, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết mắc cài dây cung đồng thời sau 1 tháng sẽ thay đổi dây cung với kích thước tăng dần. Thời kỳ đầu: Thời gian đầu, bác sĩ sử dụng dây cung tròn để răng sắp xếp lại vị trí trên cung hàm dựa theo hình dạng của dây cung. Đối với phương pháp truyền thống: Bác sĩ cần phải buộc dây thun để cố định dây cung vào mắc cài. Sau 1 - 2 tháng chỉnh nha: Chuyển sang dùng dây cung hình vuông hoặc chữ nhật để hàm răng thẳng và đều, khít hơn. Tái khám: Sau mỗi tháng, bệnh nhân cần quay lại địa chỉ thực hiện để thay dây cung, điều chỉnh lực siết nhằm đảm bảo quá trình chỉnh nha không bị gián đoạn. 6. Thời gian đeo dây cung niềng răng mất bao lâu, có đau không? Thời gian đeo dây cung khi niềng răng và đeo dây cung thì có bị đau không là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Thời gian đeo dây cung niềng răng mất bao lâu? Thời gian đeo dây niềng sẽ có sự khác nhau tùy vào từng độ tuổi, phương pháp và những điều trị đi kèm nếu có. Những trường hợp chỉnh nha không cần nhổ răng: Thời gian đeo dây niềng có thể là từ 12 - 18 tháng. Nếu chỉnh nha cần nhổ răng: Thời gian đeo dây niềng có thể kéo dài đến 24 tháng. Những trường hợp niềng răng phức tạp: Thời gian đeo dây niềng có thể khoảng 36 tháng. Đeo dây niềng răng có đau không? Với câu hỏi đeo dây cung niềng răng đau không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn mà mức độ đau sẽ có sự khác nhau. Sau khi niềng răng, bạn sẽ cảm thấy ê buốt, căng tức. Giai đoạn tách thun tách kẽ để tạo khoảng trống đủ cho răng xê dịch khi niềng sẽ khiến bạn có cảm giác ê buốt, khó chịu và đau mỗi khi nhai. Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung: Sự hiện diện của các “vật lạ” này khiến các bộ phận như má, hàm, môi, nướu, lưỡi,… chưa kịp thích nghi dẫn đến vướng víu, khó khăn khi nhai và nói chuyện. Giai đoạn siết định kỳ: Bạn sẽ thấy ê buốt và đau khi bác sĩ thực hiện thao tác siết mắc cài. 7. Vấn đề thường gặp khi đeo dây cung niềng răng và cách xử lý Trong quá trình niềng răng, bạn có thể gặp một số vấn đề và cách xử lý như sau: Dây cung bị lỏng, tụt Thời gian đầu, khi răng dịch chuyển quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng lỏng, tụt dây cung. Nếu xảy ra tình trạng này, bạn cần phải đến nha khoa để cố định lại dây cung càng sớm càng tốt để đảm bảo quá trình chỉnh nha không bị ảnh hưởng. Đứt dây cung niềng răng Mặc dù dây cung niềng răng được làm từ các chất liệu có độ bền cao nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân vẫn xảy ra tình trạng đứt gãy do tác động mạnh từ bên ngoài. Khi đó, bạn cần đến nha khoa để thay dây cung mới. Nuốt dây cung có sao không? Hầu hết dây cung niềng răng được làm từ kim loại, độ bền cao và mảnh nên khi nuốt sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Trên đây là những thông tin bạn cần nắm rõ về dây cung niềng răng. Hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế được chú trọng đầu tư hiện đại, sử dụng công nghệ cao và thường xuyên cập nhật mới nhằm đảm bảo độ an toàn và chính xác của các dịch vụ tại hệ thống.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/do-tuoi-nieng-rang-cho-tre-khi-nao-la-tot-nhat-
Độ tuổi niềng răng cho trẻ khi nào là tốt nhất?
Niềng răng đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em vì những hiệu quả mà phương pháp chỉnh hình nha khoa này mang lại. Vì thế, vấn đề độ tuổi niềng răng cho trẻ cũng rất được các bậc phụ huynh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bậc cha mẹ về thời điểm tốt nhất để cho trẻ niềng răng và các lợi ích đạt được từ việc niềng răng sớm cho trẻ. 1. Những trường hợp nào trẻ cần phải niềng răng? Niềng răng cho trẻ thường là quyết định được đưa ra khi cha mẹ thấy rằng việc chỉnh nha là cần thiết. Niềng răng phù hợp với những trẻ có vấn đề về cấu trúc răng hàm, gây ảnh hưởng đến ngoại hình, chức năng nhai và khả năng phát âm của trẻ. Khi răng của trẻ mọc nghiêng, mọc chen, mọc lệch, hàm quá hẹp hoặc quá rộng,... việc niềng răng sẽ giúp sửa chữa khuyết điểm này. Mặt khác, trẻ mắc các vấn đề về hàm như hô hay bị lệch, niềng răng không chỉ giúp cải thiện vấn đề thẩm mỹ mà còn đảm bảo sự phát triển đều đặn của răng. 2. Độ tuổi niềng răng cho trẻ em tốt nhất là khi nào? Về độ tuổi niềng răng cho trẻ em, các chuyên gia nha khoa khuyến nghị, thời điểm tốt nhất nên thực hiện là khi trẻ trong khoảng 12 - 16 tuổi. Độ tuổi này xương hàm còn phát triển và chưa cố định nên việc uốn nắn dễ thực hiện và hiệu quả đạt được cao hơn, thời gian niềng răng được rút ngắn hơn so với niềng răng khi trưởng thành. Mặt khác, độ tuổi này cũng phù hợp để điều chỉnh răng mọc chen, răng móm, độ đưa ra của hàm mà không cần đến thao tác nhổ răng. Khi niềng răng, việc tác động tạo lực xiết cũng dễ dàng hơn, răng dễ dịch chuyển ở mức tối đa để có được sự đều đẹp hoàn hảo nhất. Vì thế, cha mẹ nên nắm bắt được độ tuổi niềng răng cho trẻ tốt nhất để không bỏ qua thời điểm chỉnh nha của con. Đây là cách giúp trẻ dễ dàng đạt được hiệu quả chỉnh nha, tránh phải đeo hàm duy trì và tránh được những vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha trong tương lai.3. Lợi ích khi niềng răng sớm Cha mẹ nếu đã có ý định niềng răng cho con thì nên tìm hiểu về độ tuổi niềng răng cho trẻ để sớm đưa ra quyết định chỉnh nha. Niềng răng sớm không chỉ mang lại cải thiện về mặt thẩm mỹ mà còn giúp trẻ cải thiện được nhiều vấn đề về sức khỏe nha khoa. Một trong những lợi ích của việc niềng răng sớm là cải thiện chức năng nhai và khả năng phát âm cho trẻ. Khi răng của trẻ được sắp xếp đúng cách thì lực sẽ dồn đều lên tất cả các răng trên cung hàm, nhờ đó trẻ cắn nhai hiệu quả hơn, thức ăn được nhai tốt hơn, quá trình tiêu hóa thức ăn nhờ đó cũng thuận lợi hơn. Niềng răng sớm còn giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe răng nướu trong tương lai. Răng được sắp xếp đúng vị trí giúp vệ sinh dễ dàng hơn, ngăn chặn sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn, từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm và sâu răng. Không chỉ vậy, việc niềng răng sớm còn có tác động tích cực đến tâm lý của trẻ. Khi có nụ cười đẹp, trẻ sẽ tự tin hơn về ngoại hình để giao tiếp với bạn bè và đám đông. Khi mẹ không bỏ qua độ tuổi niềng răng cho trẻ để có quyết định chỉnh nha cho con, trẻ sẽ được dự phòng trước nguy cơ gặp các vấn đề răng miệng, nhờ đó chi phí điều trị trong tương lai được giảm thiểu. Niềng răng càng sớm, quá trình chỉnh nha càng nhẹ nhàng, sự phức tạp về điều chỉnh răng hàm hay chi phí trong tương lai được loại bỏ.4. Phương pháp niềng răng với trẻ em Có nhiều phương pháp niềng răng cho trẻ, tùy vào thực trạng răng miệng và độ tuổi niềng răng cho trẻ mà bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất:4.1. Niềng răng cho trẻ em bằng khí cụ tháo lắp Trẻ trong giai đoạn 6 - 12 tuổi có thể thực hiện phương pháp này để sắp xếp lại vị trí của răng sao cho đều đẹp và xương hàm trở nên cân đối. Ở độ tuổi này, khí cụ tháo lắp cũng có tính thẩm mỹ cao, không gây ảnh hưởng nhiều đến việc chăm sóc răng miệng của trẻ.4.2. Niềng răng cho trẻ em bằng mắc cài cố định Từ 12 tuổi trở đi, trẻ có thể lựa chọn phương pháp niềng răng này vì toàn bộ răng sữa đã được thay thế bằng răng cố định. Có 2 loại mắc cài được sử dụng là mắc sứ và mắc kim loại. Cha mẹ có thể dựa trên nhu cầu của mình để lựa chọn loại mắc cài niềng răng cho con.4.3. Niềng răng cho trẻ em bằng khay niềng Invisalign trong suốtĐây là phương pháp niềng răng đang được đánh giá cao nhất về tiêu chí thẩm mỹ, sự tiện lợi trong sinh hoạt và ăn uống. Tuy nhiên, chi phí niềng răng Invisalign lại khá cao. Khay niềng trong suốt được thiết kế ôm sát răng, không gắn mắc cài nên rất khó nhận ra trẻ niềng răng. Đây cũng là yếu tố giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp. Mặt khác, hình dáng khay niềng được thiết kế riêng theo đúng mẫu hàm của từng khách hàng nên việc sử dụng sẽ rất thuận tiện.5. Thời gian niềng răng mất bao lâu?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nieng-rang-cho-tre-em-gia-bao-nhieu-va-mot-so-van-de-ve-nieng-rang-cho-tre
Niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu và một số vấn đề về niềng răng cho trẻ
Trước khi đưa ra quyết định chỉnh nha làm đẹp cho con, chi phí niềng răng thường là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm. Biết được niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu không chỉ giúp cha mẹ có được sự chuẩn bị tốt nhất về kinh phí mà còn có căn cứ để dễ dàng đưa ra quyết định chăm sóc răng miệng cho trẻ. 1. Vì sao trẻ em cần niềng răng sớm? Niềng răng cho trẻ em không chỉ là phương pháp cải thiện vẻ đẹp ngoại hình mà còn mang lại nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe nha khoa. Quá trình phát triển răng của trẻ diễn ra rất nhanh, phát hiện sớm để điều chỉnh các vấn đề về vị trí của răng có thể giảm thiểu sự phức tạp và mang lại hiệu quả cao hơn so với chỉnh nha khi trẻ đã trưởng thành. Không những thế, niềng răng còn cải thiện chức năng nhai và phát âm cho trẻ, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng mọc chồng, mọc lệch, kích thước hàm không phù hợp,... Nhờ đó mà trẻ sớm có được hàm răng đẹp với nụ cười tươi sáng. Cuối cùng, việc niềng răng sớm mang sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp, tạo nền tảng vững chắc cho sự tự tin trong tương lai. 2. Các phương pháp niềng răng phổ biến cho trẻ Trước khi tìm hiểu về chi phí niềng răng cho trẻ em thì cha mẹ cũng nên biết đến các phương pháp niềng răng cho trẻ vì đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề chi phí.2.1. Niềng răng với khí cụ tháo lắp Khí cụ tháo lắp chủ yếu dùng cho trẻ trong độ tuổi 7 - 12, có tác dụng điều chỉnh răng mọc lệch, mọc lộn xộn. Việc sử dụng khí cụ tháo lắp sẽ nắn chỉnh răng trở nên thẳng hàng và điều đặn hơn, phần xương hàm có sự phát triển cân đối hơn. Niềng răng với khí cụ tháo lắp còn giúp cung hàm của những trẻ bị hẹp cung hàm được mở rộng. Ở độ tuổi này, việc lựa chọn khí cụ tháo lắp sẽ giảm ảnh hưởng hơn so với dùng mắc cài cố định, việc vệ sinh răng miệng cho trẻ trở nên dễ dàng hơn.2.2. Niềng răng bằng mắc càiĐây là phương pháp niềng răng phổ truyền thống, phù hợp với trẻ ở độ tuổi từ 12 trở lên. Có nhiều loại mắc cài được làm từ các chất liệu khác nhau như: kim loại, sứ,... và có thể là mắc tự buộc hoặc cài mặt lưỡi. Trong quá trình chỉnh nha, mắc cài cố định sẽ được gắn trên răng của trẻ để tạo ra lực kéo di chuyển răng về vị trí như mong muốn.2.3. Niềng răng bằng khay niềng trong suốt Invisalign Niềng răng trong suốt Invisalign hiện đang là phương pháp tiên tiến nhất, được dùng thay thế cho mắc cài và dây cung ở niềng răng truyền thống. Tuy nhiên, với những ai đang quan tâm đến vấn đề niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu thì đây chính là phương pháp có chi phí cao nhất bởi tính hiện đại về công nghệ áp dụng và vật liệu niềng. Khay niềng trong suốt bám chắc vào cung hàm vừa không phải khám để điều chỉnh lực xiết thường xuyên vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Mặt khác, niềng răng bằng máng trong suốt rất dễ tháo lắp, ít gây đau nhức cho trẻ. Điều này giúp quá trình vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, trẻ cũng dễ dàng hợp tác với nha sĩ trong suốt quá trình chỉnh nha.3. Chi phí niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu? Bên cạnh vấn đề niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu tiền, các bậc cha mẹ cũng rất chú ý đến chăm sóc răng miệng cho trẻ sau niềng răng. Quá trình này ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ hiệu quả và độ bền của quá trình niềng răng trước đó. Vì thế, sau khi niềng răng cho con, cha mẹ nên lưu ý:- Theo dõi các vấn đề về sức khỏe răng miệng của trẻ để phát hiện dấu hiệu bất thường và cho con đi khám bác sĩ nha khoa ngay. - Hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng cách với bàn chải và kem đánh răng phù hợp để ngăn chặn sự tích tụ mảng bám, tăng nguy cơ sâu răng. - Tái khám đúng hẹn của bác sĩ nha khoa để đảm bảo trẻ không gặp vấn đề phát sinh nào về sức khỏe nha khoa sau niềng răng. - Hướng dẫn trẻ tránh dùng thức ăn và đồ uống có thể gây tổn thương cho niềng răng, như đồ ăn ngọt, đồ uống có ga,... - Nếu trẻ tham gia các hoạt động thể thao, hãy cho con đeo bảo vệ răng để tránh nguy cơ chấn thương răng đã được niềng.5. Một số câu hỏi thường gặp khi niềng răng cho trẻ em Ngoài băn khoăn niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu thì các cha mẹ cũng rất quan tâm đến các vấn đề khác như:5.1. Thời gian niềng răng cho trẻ hết bao lâu? Thời gian điều trị niềng răng cho trẻ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vấn đề răng hàm và phương pháp niềng răng được lựa chọn.5.2. Trẻ có bị đau khi niềng răng không? Thời gian đầu khi mới niềng răng trẻ sẽ bị đau và cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, bác sĩ nha khoa sẽ có phương pháp để giảm đau cho trẻ.5.3. Thời gian niềng răng dài có khiến trẻ thiếu tự tin không? Một số trẻ sẽ chưa quen với việc niềng răng khi mới ở giai đoạn đầu của quá trình này nhưng dần dần trẻ sẽ thích nghi mà không mất tự tin do niềng răng. Để cải thiện sự tự tin cho con, cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp niềng răng hiện đại hoặc sử dụng vật liệu sứ để tương đồng với màu sắc của răng. Niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu là điều được các bậc phụ huynh quan tâm để chủ động nguồn chi phí cho chăm sóc sức khỏe nha khoa của trẻ. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, cha mẹ hãy trao đổi với bác sĩ nha khoa để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-cac-loai-khi-cu-nieng-rang-cong-cu-ho-tro-cho-nu-cuoi-hoan-hao
Tìm hiểu về các loại khí cụ niềng răng - công cụ hỗ trợ cho nụ cười hoàn hảo
Khí cụ niềng răng là công cụ hỗ trợ được sử dụng trong quá trình niềng răng. Mỗi phương pháp niềng, tình trạng răng miệng,... sẽ phù hợp với loại khí cụ nhất định. Bài viết này sẽ cùng bạn khám phá về các loại khí cụ niềng răng và công dụng của chúng để bạn hiểu thêm về phương pháp chỉnh nha mà mình lựa chọn. 1. Khí cụ chỉnh nha là gì? Khí cụ chỉnh nha là một công cụ hỗ trợ không thể thiếu khi niềng răng. Đây là những dụng cụ được thiết kế chuyên biệt để điều chỉnh vị trí của răng và hàm, giúp tạo nên một nụ cười đều đặn và hài hòa. Có rất nhiều loại khí cụ chỉnh nha được thiết kế phù hợp với từng phương pháp niềng răng nhất định. Việc sử dụng khí cụ này còn giúp bác sĩ nha khoa theo dõi để có kế hoạch điều chỉnh lực phù hợp để đạt được hiệu quả chỉnh nha.2. Các loại khí cụ niềng răng phổ biến nhất trong quá trình niềng răng 2.1. Khí cụ chỉnh nha cho niềng răng mắc càiĐây là phương pháp chỉnh nha truyền thống sử dụng các khí cụ niềng răng sau: 2.1.1. Dây cung Dây cung dùng cho niềng răng mắc cài được thiết kế dạng mảnh dài, gắn cố định vào mắc cài bằng chốt tự động hoặc dây thun. Có nhiều loại dây cung được làm từ các chất liệu khác nhau được lựa chọn theo nhu cầu của từng khách hàng. Khi sử dụng dây cung, một lực kéo được tạo ra để dịch chuyển vị trí của răng theo lộ trình của bác sĩ. Nhờ vậy mà tình trạng sai lệch khớp cắn giữa hai hàm cũng được khắc phục.2.1.2. Mắc cài Mắc cài sẽ được gắn trực tiếp lên bề mặt răng để răng dịch chuyển đúng hướng trên cung hàm theo lực kéo do bác sĩ tạo ra. Có nhiều vật liệu mắc cài trong đó mắc cài sứ và pha lê tương đồng màu với răng nên mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Có 2 loại mắc cài là mắc cài thường và mắc cài tự buộc. Loại mắc cài thường cần thay dây thun và siết định kỳ. Loại mắc cài tự buộc có nắp trượt tự động nên không cần dây thun mà vẫn tạo ra lực tác động giữ cho sự di chuyển ổn định của răng như ý muốn2.1.3. Hook Hook là khí cụ niềng răng dùng để gắn dây thun vì nó được thiết kế dạng móc gắn vào răng hoặc mắc cài. Tùy vào từng ca chỉnh nha mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại hook phù hợp để sử dụng. Hook thường được dùng cùng với dây cung, dây thun, vít niềng,… để kéo hai hàm lại với nhau.2.1.4. Band Band là khí cụ niềng răng có thiết kế dạng vòng kim loại gắn vào răng hàm số 6 hoặc 7. Nhờ có band mà hệ thống mắc cài có điểm tựa vững chắc trong suốt quá trình niềng răng. Mỗi band niềng gồm: lò xo hoặc móc chun, ống luồn dây cung ở phía má và ống gắn khí cụ ở phía lưỡi. Không phải mọi ca niềng răng đều cần gắn band. Chỉ khi gắn mắc cài có nguy cơ bung do thân răng ngắn hoặc cần dùng khí cụ nong hàm thì mới dùng đến band.2.1.5. Thun liên hàm Khí cụ niềng răng này dùng trong trường hợp răng khểnh, răng mọc lệch hướng lên trên và cần điều chỉnh khớp cắn. Thun liên hàm làm từ chất liệu cao su an toàn, một đầu gắn vào mắc cài hàm trên, đầu kia gắn vào mắc cài hàm dưới để tạo ra lực xiết di chuyển răng.2.1.6. Vít niềng răng Loại khí cụ niềng răng này có hình xoắn ốc, kích thước nhỏ, dùng để tạo ra điểm neo kết nối với mắc cài, nhờ đó mà răng di chuyển được về đúng vị trí và tăng độ chuẩn của khớp cắn. Vít chỉnh nha chủ yếu chỉ dùng với trường hợp bị mất quá nhiều răng, độ cứng của cung hàm lớn, răng hô,... 2.1.7. Lò xo Lò xo gồm 3 loại: lò xo đẩy, lò xo kéo và lò xo duy trì, tất cả đều được làm bằng thép không gỉ với các vòng tròn nối tiếp. Trong niềng răng mắc cài, lò xo gắn vào răng hàm để kết nối với dây cung ở sau răng số 3. 2.1.8. Thun chuỗi Đây là khí cụ niềng răng gồm có nhiều vòng chữ O làm bằng cao su an toàn, được gắn lên mắc cài để đóng khoảng trống ở các răng. Thun chuỗi có nhiều màu, được khách hàng lựa chọn theo sở thích của mình.2.1.9. Khí cụ nong hàm Khí cụ này có tác dụng gia tăng diện tích vòm miệng, tạo khoảng trống cho răng mọc lệch di chuyển dễ hơn. Không phải trường hợp niềng răng mắc cài nào cũng cần đến khí cụ nong hàm mà chủ yếu chỉ dụng khi: vòm hàm méo, lệch, hẹp; răng không có đủ chỗ để sắp xếp;... Đây là khí cụ niềng răng được sử dụng trước khi các khí cụ khác gắn lên răng. Tùy vào tình trạng răng hàm của mỗi người mà thời gian đeo nong khác nhau, thường trong khoảng 1 - 6 tháng.2.1.10. Dây thun tách kẽ Với thiết kế dạng thanh kim loại chữ L hoặc miếng cao su hình tròn, dây thun tách kẽ được gắn vào kẽ răng số 5, 6 hoặc số 7 tùy theo cách nha sĩ sử dụng. Sử dụng dây thun tách kẽ sẽ giúp khoảng cách giữa hai răng được nới rộng để dễ đặt band niềng.2.1.11. Kìm chỉnh nha Kìm chỉnh nha bằng thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất. Có nhiều loại kìm chỉnh nha, mỗi loại được dùng với một mục đích nhất định:- Kìm bẻ đuôi dây Niti: dùng để bẻ đuôi dây cung. - Kìm bấm Hook TC: dùng để bấm các hook trên dây cung. - Kìm tháo mắc cài: dùng để tháo mắc cài trên răng. - Kìm Weingart: dùng để đặt dây cung trong rãnh mắc cài và uốn cong phần cuối dây cung. - Kìm lấy vật liệu dư: dùng để loại bỏ vật liệu dư thừa sau khi tháo mắc cài. 2.2. Khí cụ chỉnh nha cho niềng răng khay trong suốt Do đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất nên các loại khí cụ niềng răng được sử dụng ít hơn rất nhiều so với niềng răng mắc cài. Hai khí cụ chính sẽ được dùng cho phương pháp chỉnh nha này là:2.2.1. Khay niềng trong suốt Khay trong suốt được thiết kế với bề mặt trơn, nhẵn và kích thước phù hợp với hàm răng của từng người. Việc dùng khay niềng sẽ tạo nên áp lực điều chỉnh răng mọc lệch về đúng vị trí. Loại khay này không gắn mắc cài, dễ tháo lắp nên rất thuận tiện trong chăm sóc răng miệng khi niềng răng.2.2.2. Nút Attachment Nút Attachment làm bằng nhựa Composite, gắn lên răng bằng keo nha khoa chuyên dụng nhằm hỗ trợ tạo lực cho khay niềng, đóng khoảng vị trí nhổ răng và tạo điều kiện để răng di chuyển đúng hướng. Không phải mọi trường hợp niềng bằng khay trong suốt đều cần dùng đến khí cụ Attachment. Chì các trường hợp răng mọc lệch hướng ra ngoài hoặc xoay vào trong thì mới dùng đến khí cụ này.2.3. Khí cụ chỉnh nha chung cho các phương pháp niềng răng Dù bạn niềng răng bằng mắc cài hay khay trong suốt thì có một khí cụ không thể bỏ qua đó là hàm duy trì. Khí cụ này có tác dụng cố định vị trí răng, ngăn không cho tình trạng xô lệch răng xảy ra sau khi hoàn tất chỉnh nha.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/huong-dan-su-dung-sap-nieng-rang-de-so-huu-ham-rang-chac-khoe-va-nu-cuoi-tuoi-sang
Hướng dẫn sử dụng sáp niềng răng để sở hữu hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi sáng
Trong thời gian đầu thực hiện chỉnh hình nha khoa bằng một số phương pháp niềng răng có thể bạn sẽ gặp tình trạng xước môi, mặt trong má, lưỡi do cọ xát với các khí cụ chỉnh nha. Việc sử dụng sáp niềng răng sẽ khắc phục những nguy cơ đó và mang đến cho bạn cảm giác thoải mái hơn. Bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng khí cụ này. 1. Sáp nha khoa là gì? Sáp nha khoa hay còn được gọi là sáp niềng răng là một công cụ chỉnh nha được sử dụng để cải thiện các vấn đề về răng hô, răng mọc lệch nhằm giảm mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng. Sáp nha khoa tạo ra một lớp màng mỏng trên bề mặt răng và một áp lực nhẹ để di chuyển răng về đúng vị trí. Sáp nha khoa có thể tháo rời giúp việc chăm sóc và vệ sinh răng dễ dàng hơn. Việc sử dụng sản phẩm này mang lại trải nghiệm dễ chịu và ít đau hơn so với niềng răng.2. Tác dụng của sáp niềng răng Trong trường hợp dây cung bị bong, nếu chưa kịp đến nha sĩ thì bạn có thể dùng sáp nha khoa để cố định dây cung tạm thời để tránh ảnh hưởng đến kết quả dịch chuyển răng. Hoặc nếu đầu dây cung bị trồi ra làm cho mô mềm bên trong miệng bị đau thì dùng sáp niềng răng sẽ giúp vùng này được bảo vệ, không bị trầy xước. Không những thế, sử dụng sáp niềng răng còn tương đối đơn giản, không gây đau đớn mà vẫn cải thiện chức năng nhai và hạn chế tình trạng mòn răng. Đặc biệt, công cụ chỉnh nha này có thể tháo rời nên rất dễ dàng trong việc đánh răng và làm sạch sáp, ngăn chặn tình trạng mảng bám và mùi hôi khó chịu ở khoang miệng. 3. Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa Để đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất bạn nên dùng sáp niềng răng theo các bước sau:- Bước 1: vệ sinh sạch sẽ răng miệng, chú ý làm sạch sâu bên trong kẽ răng và các mắc cài sau đó súc miệng lại bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng. - Bước 2: kiểm tra toàn bộ các vị trí bị dây cung hoặc mắc cài cọ xát vào má, miệng, vị trí bị đau hoặc vị trí bị bung dây cung, bung mắc cài. Đây chính là thao tác giúp xác định vị trí cần gắn sáp niềng răng. - Bước 3: rửa sạch tay để loại bỏ hết vi khuẩn rồi tách thanh sáp nha khoa ra và ngắt một đoạn nhỏ như hạt đậu sau đó bóp dẹp rồi gắn vào vị trí đã xác định ở bước 2. Khi sáp niềng răng đã dính vào mắc cài thì bạn hãy điều chỉnh lại sao cho khi ngậm miệng lại sáp không rơi ra và bạn cảm thấy thoải mái.4. 3 loại sáp niềng răng nha khoa phổ biến hiện nay4.1. Sáp chỉnh nha 3MĐây là một trong các loại sáp niềng răng được đánh giá hàng đầu về chất lượng và hiệu quả chỉnh nha. Với công nghệ tiên tiến, sáp chỉnh nha 3M có khả năng tạo ra một áp lực vừa đủ để giúp răng di chuyển vào đúng vị trí. Không những thế, sáp chỉnh nha 3M còn có thiết kế mỏng nhẹ và trong suốt nên mang lại giá trị thẩm mỹ cao khi sử dụng.4.2. Sáp chỉnh nha CuraproxĐiểm nổi bật của sáp niềng răng Curaprox là vật liệu mềm mại, không chứa chất độc hại và mang lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng. Sáp có thiết kế mỏng nhẹ, trong suốt giúp tối ưu hóa vẻ đẹp thẩm mỹ cho răng và mang lại sự tự tin cho người dùng. Curaprox kiểm soát áp lực lên răng tốt nên đảm bảo việc điều chỉnh răng hiệu quả và an toàn. Sáp có mùi vị dễ chịu nên sẽ mang lại trải nghiệm sử dụng tương đối thú vị.4.3. Sáp niềng răng Ortho Technology Sáp niềng răng Ortho Technology là công cụ chỉnh nha có tính an toàn và độ đảm bảo cao về chất lượng. Một trong những đặc điểm nổi bật của loại sáp này là khả năng chống mảng bám tốt, nhờ đó duy trì vệ sinh và sức khỏe cho răng nướu. Độ mềm dẻo của sáp mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. Đặc biệt, sáp được làm từ sáp ong nên nếu nuốt phải thì cũng có thể yên tâm về tính an toàn với sức khỏe. 5. Một số lưu ý khi sử dụng sáp nha khoa Trong quá trình sử dụng sáp niềng răng, việc tuân thủ một số lưu ý quan trọng sau đây sẽ giúp đảm bảo hiệu quả và mang lại sự thoải mái cho bạn:- Luôn vệ sinh sạch sáp và móc niềng để ngăn chặn sự hình thành mảng bám trên răng. - Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh sáp theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để đảm bảo áp lực được phân phối đều lên khung hàm. - Tháo rời sáp khi ăn uống và đánh răng để đảm bảo vệ sinh và tránh tình trạng mất sáp. - Nếu sử dụng sáp niềng răng cho trẻ em thì khi trẻ đi ngủ bạn nên tháo ra để tránh nguy cơ sáp rơi ra và lọt vào đường thở gây nguy hiểm cho trẻ. - Luôn đem theo sáp bên mình để dự phòng thay thế khi sáp cũ bị rơi. - Thông báo ngay với bác sĩ nha khoa nếu có vấn đề về rơi rớt, hỏng hóc, hoặc bất kỳ vấn đề nào khác đối với sáp niềng răng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, hiệu quả niềng răng mà còn tránh được cảm giác khó chịu cho bạn khi sáp có vấn đề bất thường. Sáp niềng răng là người bạn đồng hành không thể thiếu trong giai đoạn đầu chỉnh nha. Việc sử dụng khí cụ hỗ trợ này không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái mà còn giúp quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ. Thị trường hiện có bán nhiều loại sáp chỉnh nha đến từ những thương hiệu khác nhau, muốn chọn được sản phẩm an toàn và chất lượng bạn nên tham vấn ý kiến nha sĩ để có được tư vấn hữu ích.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-suc-khoe-tien-sinh-san-tai-medlatec-huong-tron-uu-dai-bat-ngo-
Khám sức khỏe tiền sinh sản tại , hưởng trọn ưu đãi bất ngờ!
Hiện nay, các cặp vợ chồng được khuyến khích đi khám sức khỏe tiền sinh sản để nắm được tình trạng sức khỏe và có sự chuẩn bị tốt nhất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vậy một buổi khám tiền sinh sản diễn ra như thế nào? Và nên lựa chọn đơn vị y tế nào thăm khám? 1. Thông tin chung về khám sức khỏe tiền sinh sản Khám sức khỏe tiền sinh sản giúp cặp vợ chồng nắm được tình hình sức khỏe, phát hiện sớm nguy cơ bệnh lý (nếu có) và có kế hoạch chăm sóc thai nhi trong tương lai. Nhiều cặp đôi ngại đi khám tiền sản vì lo sợ nếu nhận kết quả không tốt thì hạnh phúc sẽ bị ảnh hưởng. Đây là quan niệm không đúng vì việc đi thăm khám là để kiểm tra được thể trạng cơ thể, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Và trong trường hợp phát hiện vấn đề bất thường thì có thể can thiệp và xử lý sớm, từ đó tăng cơ hội phục hồi giúp tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị, đảm bảo sức khỏe sinh sản và tăng khả năng có con. Ngày nay, rất nhiều trường hợp trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, nguyên nhân là do di truyền, do bệnh lý của cha hoặc mẹ, do điều kiện môi trường ô nhiễm,… Chính vì thế, bác sĩ luôn khuyến khích các cặp đôi có ý định sinh em bé nên chủ động đi khám tiền sản. Thời điểm thích hợp để tiến hành khám tiền sản là trước khi có thai ít nhất 3 - 6 tháng. Đi khám tiền sinh sản thể hiện trách nhiệm của cặp vợ chồng đối với sức khỏe của bản thân, với người bạn đời và với hạnh phúc, tương lai của gia đình. Thay vì tâm lý e ngại, chúng ta nên chủ động tìm hiểu và đi khám sức khỏe tiền sinh sản theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây là hành động rất văn minh và xứng đáng được khen ngợi.2. Một số lợi ích khi đi khám tiền sinh sản Sau buổi khám sức khỏe tiền sinh sản, các cặp vợ chồng sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích để duy trì đời sống tình dục lành mạnh. Đồng thời, nhờ đi khám tiền sinh sản, cặp đôi có thể kiểm tra xem mình có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không, ví dụ như bệnh viêm gan B, giang mai hoặc HIV,… Một số căn bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con là: viêm gan B, HIV,... nếu mắc bệnh trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ cần được chăm sóc, điều trị theo phác đồ phù hợp, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Kết quả khám tiền sinh sản giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở các cặp vợ chồng. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn hướng chăm sóc sức khỏe, điều trị phù hợp để tăng cơ hội thụ thai thành công. Ngoài ra, khi đi khám tiền sản, các cặp vợ chồng sẽ được chẩn đoán bệnh lý rối loạn di truyền nếu có, nguy cơ thai nhi bị dị tật. Nếu phát hiện sớm, bác sĩ có thể giúp các cặp vợ chồng lên kế hoạch mang thai khoa học, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh. Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, cặp vợ chồng có ý định sinh em bé nên chủ động tìm hiểu và đi khám sức khỏe tiền sinh sản tại các đơn vị y tế uy tín.3. Quy trình khám sức khỏe tiền sinh sản Chắc hẳn nhiều cặp đôi đang quan tâm tới quy trình khám tiền sản để có sự chuẩn bị tốt nhất. Thông thường, một buổi khám tiền sinh sản gồm có 3 phần, đó là: kiểm tra sức khỏe tổng quát, kiểm tra sức khỏe sinh sản và đánh giá tình trạng gen di truyền. Kiểm tra tổng quát là bước không thể thiếu trong buổi khám sức khỏe tiền sinh sản, đặc biệt đối với người phụ nữ. Nếu người mẹ khỏe mạnh thì quá trình mang thai sẽ diễn ra suôn sẻ, thai nhi có cơ hội phát triển khỏe mạnh và ngược lại. Các chỉ số đáng quan tâm khi kiểm tra sức khỏe tổng quát là: cân nặng, chiều cao, nhóm máu, chỉ số huyết áp, tim mạch,… Nếu có tiền sử mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch hoặc thần kinh, cặp đôi nên chủ động chia sẻ để bác sĩ nắm được tình hình. Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình mang thai của người phụ nữ, ví dụ như tình trạng tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khai thác một số thông tin như: tiền sử phẫu thuật (nếu có), hai bạn có thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong điều kiện môi trường ô nhiễm, độc hại hay không,… Đây là những yếu tố có thể gây cản trở sự phát triển của thai nhi, làm tăng rủi ro bị dị tật bẩm sinh. Đi khám sức khỏe tổng quát, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cơ bản, ví dụ như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, chụp X-quang, thăm dò chức năng,... Để đánh giá sức khỏe sinh sản của cặp vợ chồng, bác sĩ thường kiểm tra cơ quan sinh dục, sàng lọc bệnh có nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con. Cụ thể như sau:Ở nữ giới: kiểm tra tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, tiến hành siêu âm buồng trứng, tử cung để phát hiện các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, sàng lọc ung thư cổ tử cung, kiểm tra chức năng của buồng trứng,…Ở nam giới: kiểm tra chất lượng tinh trùng, siêu âm tinh hoàn, kiểm tra hormon sinh dục,... Khi đi khám sức khỏe tiền sinh sản, sàng lọc gen di truyền là bước không thể bỏ qua. Bác sĩ sẽ yêu cầu cặp vợ chồng kiểm tra gen, nhiễm sắc thể để đánh giá nguy cơ thai nhi bị dị tật và đưa ra lời khuyên thích hợp.4. Địa chỉ khám sức khỏe tiền sinh sản uy tín
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/day-thun-nieng-rang-bi-vang-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly
Dây thun niềng răng bị vàng: nguyên nhân và cách xử lý
Dây thun niềng răng là khí cụ không chỉ duy trì sức khỏe của nướu mà còn góp phần mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho việc chỉnh nha. Tuy nhiên, không ít người dùng dây thun niềng răng bị vàng. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng đó thì bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân và cách xử trí với hiện tượng này trong bài viết dưới đây. 1. Tác dụng của dây thun niềng răng Dây thun niềng răng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh nha và nâng cao thẩm mỹ nụ cười. Việc sử dụng dây thun niềng răng sẽ giúp điều chỉnh vị trí của răng đến vị trí như mong muốn để có hàm răng đều đặn. Dây thun cũng là công cụ hỗ trợ cải thiện chức năng nhai khi niềng và giảm áp lực khung hàm. Khi sử dụng dây thun niềng răng, một áp lực nhẹ từ khí cụ này được tạo ra, kích thích nướu phát triển và tăng cường khả năng ổn định của răng trong xương hàm. Điều này không chỉ làm cho quá trình niềng răng hiệu quả hơn mà còn giảm nguy cơ tái phát sau khi quá trình niềng răng kết thúc.2. Nguyên nhân nào khiến dây thun niềng răng bị vàng? Tuy là một khí cụ quan trọng của quá trình chỉnh nha nhưng trong quá trình niềng răng, không ít người phải đối mặt với tình trạng khó chịu khi dây thun niềng răng bị vàng. Nguyên nhân của điều này là do:- Ăn uống thực phẩm đậm màu: tiếp xúc với thức ăn và nước uống sẫm màu như trà, cà phê, rượu vang, sốt cà chua, củ dền, củ nghệ,... có thể tạo ra mảng màu vàng trên dây thun. - Vệ sinh răng miệng không đủ sạch: duy trì vệ sinh răng miệng kém sạch là một trong những nguyên nhân khiến dây thun niềng răng bị vàng. Nếu không chải răng đúng cách và không sử dụng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn, mảng bám và vi khuẩn có thể tăng cường trên dây thun, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành mảng màu vàng. Mặt khác, quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách còn làm cho màu sắc từ các loại thức ăn và nước uống sẫm màu bám vào thun, làm cho thun mất đi màu vốn có và chuyển sang màu vàng thiếu tính thẩm mỹ. - Hút thuốc lá: sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho dây thun niềng răng bị vàng vì phải chịu tác động của nicotin và các chất phụ gia khác trong thuốc lá. - Tuổi thọ của dây thun: sau một thời gian sử dụng, dây thun có thể bị mài mòn, mất màu tự nhiên và gây ra mảng màu vàng trên dây thun.3. Thun niềng răng bị vàng có ảnh hưởng gì không? Hiện tượng dây thun niềng răng bị vàng không chỉ gây mất thẩm mỹ về mặt thị giác mà còn có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và tâm lý của người niềng răng:- Mất thẩm mỹ: dây thun niềng răng bị vàng sẽ khiến cho bạn mất tự tin khi giao tiếp hàng ngày. - Tăng nguy cơ nhiễm trùng: mảng màu vàng trên dây thun thường đi kèm với sự tập trung của vi khuẩn. Nếu không duy trì vệ sinh miệng hiệu quả thì điều này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ra vấn đề tiêu cực cho sức khỏe răng nướu. - Giảm hiệu quả niềng răng: màu vàng của dây thun có thể là dấu hiệu của sự mài mòn hoặc giảm tuổi thọ, nếu không được thay thế ngay sẽ khiến cho hiệu quả niềng răng bị giảm sút. Điều này có thể kéo dài thời gian cần thiết để niềng răng đạt được kết quả mong muốn.4. Cách xử lý và ngăn ngừa dây thun niềng răng bị ngả vàng như thế nào? 4.1. Cách xử lý khi dây thun niềng răng bị vàng
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/day-thun-nieng-rang-va-nhung-dieu-ban-nen-biet
Dây thun niềng răng và những điều bạn nên biết
Trong hành trình niềng răng chỉnh nha, không ít trường hợp sẽ phải dùng đến dây thun. Vậy tại sao lại phải dùng dây thun niềng răng, có những loại thun nào, nên làm gì và không nên làm gì trong quá trình dùng thun,... Lời giải đáp cho những băn khoăn này sẽ nằm ngay trong nội dung chia sẻ dưới đây. 1. Dây thun niềng răng là gì? Thun niềng răng là một loại khí cụ chỉnh nha có độ đàn hồi tốt, được dùng để tạo áp lực nhẹ và liên tục, giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Khả năng đàn hồi của dây thun sẽ giúp áp lực được phân phối đều trên các răng và tăng khả năng di chuyển của răng mà không gây ra cảm giác đau đớn. Dây thun có nhiều kích thước và độ đàn hồi khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và quy trình niềng răng mà nha sĩ sẽ lựa chọn loại thun phù hợp để sử dụng. Không phải mọi trường hợp niềng răng đều cần dùng đến dây thun, bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc để đưa ra chỉ định cụ thể nếu cần dùng tới khí cụ này.2. Tại sao sử dụng dây thun khi niềng răng? Việc sử dụng dây thun niềng răng không chỉ là một phần quan trọng của quá trình niềng răng mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người sử dụng:- Dây thun niềng răng được thiết kế với đặc tính linh hoạt, giúp tạo ra áp lực nhẹ nhàng nhưng hiệu quả để bác sĩ nha khoa điều chỉnh và kiểm soát chính xác độ đàn hồi của dây thun. Nhờ đó mà bác sĩ đảm bảo áp lực được phân phối đều trên từng răng để đạt được hiệu quả niềng tốt nhất. - Dây thun tăng cường sức mạnh của áp lực niềng, từ đó giúp răng di chuyển nhanh chóng và đến được vị trí mong muốn. Điều này không chỉ giảm thời gian niềng mà còn giảm nguy cơ tái phát sau khi quá trình niềng răng hoàn thành. - Bác sĩ nha khoa có thể tùy chỉnh loại dây thun, kích thước và độ đàn hồi phù hợp với từng trường hợp cụ thể để đạt được hiệu quả niềng răng tối ưu.3. Các loại dây thun niềng răng và cách sử dụng Có rất nhiều loại dây thun niềng răng, mỗi loại có công dụng và cách dùng riêng:3.1. Dây thun tách kẽĐây là loại dây thun được thiết kế dạng dải cao su hình tròn đường kính 1cm dùng để chèn vào giữa răng nhằm tạo ra một khoảng trống đủ để đặt khâu band niềng. Sự có mặt của các band niềng sẽ giữ cho dây cung được chắc chắn và có khả năng chịu lực tốt, giúp việc điều chỉnh răng có kết quả cao.3.2. Dây thun liên hàmĐường kính của dây thun liên hàm lớn hơn so với dây thun tách kẽ. Loại dây thun này được móc vào hooks chỉnh nha từ hàm trên xuống hàm dưới để tạo ra lực kéo giúp răng di chuyển về đúng vị trí và khắc phục tình trạng khớp cắn hở. Người dùng dây thun liên hàm mỗi ngày cần đổi thun 2 - 3 lần để răng di chuyển liên tục, nhờ đó mà hiệu quả chỉnh nha sẽ sớm đạt được.3.3. Dây thun buộc tại chỗ Loại dây thun này có hình dáng dải cao su nhiều vòng tròn phía trên có gắn mắc cài để đóng khoảng răng thưa lại cho răng khít và đều hơn.3.4. Dây thun kéo Cơ chế hoạt động của dây thun kéo là cơ chế trượt để di chuyển răng và điều chỉnh khớp cắn nhằm mục đích giúp răng được thẳng hàng. Khi dùng loại thun này, nha sĩ sẽ gắn một đầu thun lên mắc cài hàm trên còn đầu kia gắn vào hàm dưới để tạo ra một lực kéo gây áp lực cho mắc cài, nhờ đó mà điều chỉnh răng về vị trí như mong muốn.4. Những điều nên làm khi đeo thun chỉnh nha Việc đeo dây thun niềng răng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để mang lại cảm giác thoải mái và đạt được hiệu quả cao nhất cho quá trình chỉnh nha. Vì thế, bạn cần:- Tuân thủ đúng lịch hẹn của nha sĩ để kiểm tra và điều chỉnh thun nhằm đảm bảo đang duy trì đúng áp lực cần thiết. - Chải và làm sạch dây thun sạch sẽ để ngăn chặn tình trạng sâu răng và viêm nướu. - Tránh ăn đồ ngọt quá nhiều để phòng ngừa nguy cơ sâu răng và làm giảm độ đàn hồi của dây thun. - Nếu được bác sĩ yêu cầu thực hiện các động tác hoặc bài tập với dây thun thì nên thực hiện đúng để tăng cường hiệu quả của quá trình niềng răng. - Nếu phát hiện dây thun niềng răng bị hỏng hay gặp vấn đề bất thường thì nên báo ngay với bác sĩ nha khoa để có biện pháp khắc phục kịp thời.5. Những điều không nên làm khi đeo thun chỉnh nhaĐể hiệu quả sử dụng dây thun niềng răng không bị ảnh hưởng thì bạn nên tránh một số việc làm sau:- Bỏ qua lịch hẹn của nha sĩ vì điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh thun đối với hiệu quả niềng răng. - Ăn đồ ăn quá cứng hoặc dính vì điều này có thể làm hỏng thun và làm chậm tốc độ của quá trình niềng răng. - Tự mua thun về thay thế khi thun bị hỏng mà không tham vấn ý kiến nha sĩ vì điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.6. Một số câu hỏi thường gặp về dây thun niềng răng6.1. Đeo dây thun niềng răng có đau không? Thường thì, vài ngày đầu sau khi niềng răng đeo dây thun có thể gây cảm giác đau nhức nhẹ, nhưng điều này sẽ giảm đi khi bạn quen với sự có mặt của dây thun và việc niềng răng.6.2. Thời gian đeo dây thun mỗi ngày là bao lâu? Thời gian đeo thun mỗi ngày thường khoảng 20 - 22 giờ, tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.6.3. Làm sao để làm sạch dây thun? 1900 4000 66
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/su-dung-bo-nieng-rang-tai-nha-co-hieu-qua-khong-
Sử dụng bộ niềng răng tại nhà có hiệu quả không?
Để tự tin hơn với hàm răng của mình mà không cần đến nha khoa, nhiều bạn đã lựa chọn sử dụng bộ niềng răng tại nhà. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp này thì hãy tham khảo nội dung dưới đây để hiểu thêm về cách thực hiện, hiệu quả đạt được trước khi đưa ra quyết định. 1. Giới thiệu những dụng cụ niềng răng tại nhà Dụng cụ niềng răng tại nhà là khí cụ chỉnh nha chủ yếu được làm từ chất liệu silicon mềm hoặc nhựa để giúp điều chỉnh vị trí của răng về vị trí như mong muốn. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dụng cụ niềng răng tại nhà được sản xuất theo từng độ tuổi với các loại chất liệu và độ cứng khác nhau. Thường gặp nhất là:- Hàm trainer: dành cho độ tuổi 3 - 5. - Hàm trainer: dành cho độ tuổi 5 - 10. - Hàm trainer: dành cho độ tuổi 10 - 15. - Hàm niềng silicon: dành cho người trưởng thành. Ngoài ra, bộ niềng răng tại nhà 3 giai đoạn cũng đang bán rất nhiều trên thị trường với những lời quảng cáo về khả năng chỉnh hình hiệu quả hầu hết các tật ở răng. Các giai đoạn được sử dụng trong bộ niềng răng này gồm:- Giai đoạn 1: dùng hàm A1 với chất liệu dẻo, kích thước nhỏ để sử thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng,... - Giai đoạn 2: dùng hàm A2 với chất liệu Polyurethane với độ cứng vừa phải để kéo và chỉnh răng về vị trí mong muốn. - Giai đoạn 3: dùng hàm A3 bằng chất liệu Polyurethane cứng chắc để cố định và duy trì vị trí của răng mới được điều chỉnh.2. Tổng hợp những cách niềng răng tại nhà phổ biến2.1. Niềng răng tại nhà bằng dây chunĐể tự niềng răng tại nhà, nhiều người dùng dây chun buộc vào chân răng. Phương pháp này được bắt chước theo nguyên lý của phương pháp dùng mắc cài truyền thống để niềng răng. Khi chỉnh nha cần chọn các dây chun có tính đàn hồi tốt rồi buộc vào răng bị sai lệch vị trí để kéo và thay đổi vị trí của chúng.2.2. Niềng răng tại nhà bằng dây thép Nhiều người tự chế dây thép để niềng răng tại nhà vì cho rằng cách này có lực tác động mạnh sẽ làm thay đổi nhanh chóng vị trí của răng. Để thực hiện, người ta sẽ tạo hình dây thép sao cho trông có vẻ giống với khí cụ chỉnh nha rồi đeo lên răng. Tuy nhiên, đây là một cách làm nguy hiểm vì dễ gây tổn thương nghiêm trọng cho răng và nướu.2.3. Niềng răng tại nhà bằng cách dùng tay tự đẩy răngĐể đẩy răng về đúng vị trí bị sai lệch, thay vì sử dụng bộ niềng răng tại nhà, nhiều người lại chọn cách dùng tay đẩy răng. Khi chỉnh nha, họ sẽ dùng ngón tay trỏ để đẩy vào bề mặt phía trước của răng cửa hoặc các cạnh của răng trong khoảng 15 - 20 phút, làm hàng ngày cho răng đẩy dần về vị trí như mong muốn. Điều đáng nói là phương pháp tự chỉnh răng bằng lực tác động của tay chỉ phù hợp với trẻ nhỏ vì độ tuổi này hàm răng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và vẫn còn mềm. Mặt khác, nếu không kiểm soát được lực tác động lên răng thì dễ làm cho răng bị sai lệch nhiều hơn.2.3.4. Niềng răng tại nhà bằng khay nhựaĐể đáp ứng nhu cầu chỉnh nha tại nhà của nhiều người, thị trường hiện có bán nhiều loại máng nhựa chỉnh nha không có xuất xứ rõ ràng. Do có nhu cầu chỉnh nha và muốn thử hiệu quả của những máng nhựa này, không ít người đã mua về sử dụng. Thực tế là việc dùng khay nhựa chỉnh nha không rõ nguồn gốc xuất xứ gần như không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn khiến răng bị yếu đi, tốn thời gian thời thực hiện.3. Tự niềng răng tại nhà có thực sự hiệu quả không? Như đã nói ở trên, thị trường hiện có bán rất nhiều bộ niềng răng tại nhà với các chất liệu khác nhau phù hợp với từng độ tuổi. + Quá trình thực hiện dễ, không cầu kỳ. + Khay niềng bằng chất liệu silicon mềm nên ít khi gây đau đớn hay khó chịu. - Nhược điểm+ Chưa có kiểm chứng hay công nhận y khoa nào về hiệu quả và tính an toàn của việc dùng bộ niềng răng, dụng cụ niềng răng tại nhà. + Quá trình tự niềng răng nếu sử dụng lực kéo không phù hợp rất dễ gây đau nhức, làm tổn hại chân răng. + Răng bị xô lệch ra khỏi vị trí ở cung hàm, nguy cơ biến chứng bệnh lý răng miệng và thậm chí còn làm đứt mạch máu chân răng và làm chết tủy răng. + Chức năng nhai yếu do mô xung quanh răng bị tổn thương, răng bị lung lay. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống. + Khí cụ niềng răng tại nhà thường không rõ ràng về chất liệu, nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm định,... nên khi sử dụng có thể gây viêm nhiễm, xuất huyết chân răng,...4. Một số băn khoăn khi tự niềng răng tại nhà4.1. Trường hợp nào có thể niềng răng tại nhà? Không phải độ tuổi nào cũng có thể tự niềng răng tại nhà. Thực tế thì phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ 8 - 9 tuổi vì đây là độ tuổi xương hàm đang phải triển, cấu trúc xương hàm còn điều chỉnh dễ dàng. Nếu là người trưởng thành, cấu trúc xương hàm đã cứng và chắc thì việc áp dụng biện pháp niềng răng tại nhà hầu như không có tác dụng.4.2. Một loại hàm trainer có thể dùng cho mọi đối tượng niềng răng tại nhà?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cham-kinh-10-ngay-la-do-dau-
Chậm kinh 10 ngày là do đâu?
Không chỉ là biểu hiện mang thai, trễ kinh, còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác, phổ biến nhất là các bệnh phụ khoa. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể dẫn tới chậm kinh 10 ngày và một số lưu ý cho chị em. 1. Nguyên nhân gây chậm kinh 10 ngày Chậm kinh hay trễ kinh là tình trạng đã đến ngày “đèn đỏ” nhưng vẫn chưa thấy máu kinh xuất hiện. Đây là một trong những bất thường mà chị em không nên chủ quan. Chậm kinh 10 ngày có thể là do những nguyên nhân sau: - Do mang thai: Đây là nguyên nhân chậm kinh phổ biến nhất. Nếu bạn có quan hệ tình dục trước đó và không sử dụng bất cứ phương pháp tránh thai nào thì rất có thể nguyên nhân chậm kinh là do mang thai. Khi quá trình thụ tinh không diễn ra, cơ thể sẽ loại bỏ lớp niêm mạc trong tử cung và từ đó gây ra hiện tượng hành kinh. Ngược lại, nếu quá trình thụ tinh diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ không bong ra. Cũng chính vì lý do đó mà chị em sẽ không xuất hiện hành kinh trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, chỉ dựa vào hiện tượng chậm kinh 10 ngày cũng chưa thể biết chắc chắn rằng bạn đã mang thai. Để xác định chính xác hơn, bạn nên dùng que thử thai hoặc thực hiện xét nghiệm. - Do rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Khi nội tiết tố ổn định thì kinh nguyệt của chị em thường diễn ra đều đặn. Ngược lại, nếu vì một vấn đề nào đó dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố thì kinh nguyệt có thể bị rối loạn và thường gặp nhất là biểu hiện chậm kinh. Để hạn chế gặp phải tình trạng này, chị em nên sinh hoạt khoa học, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng chế độ nghỉ ngơi và thời gian làm việc. - Do tâm trạng căng thẳng:Vùng dưới đồi rất quan trọng đối với quá trình tạo ra hormone estrogen trong kỳ kinh. Điều đáng nói là vùng dưới đồi lại thường bị ảnh hưởng rất lớn thì những loại hormone như cortisol và adrenaline - do tình trạng căng thẳng sản xuất ra. Chính vì vậy, nếu bạn căng thẳng, những loại hormone này sẽ ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi bạn trở nên vui vẻ, lạc quan, suy nghĩ tích cực, bộ não sẽ nhận ra tình trạng căng thẳng đã giảm đáng kể thì các chức năng của cơ thể mới trở lại bình thường. - Do bệnh phụ khoa Một trong những nguyên nhân khiến bạn chậm kinh 10 ngày chính là do các bệnh lý phụ khoa. Đây là vấn đề rất phổ biến ở nữ giới. Một số bệnh phụ khoa thường gặp như u xơ tử cung, u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,... và nhiều bệnh lý khác. Thông thường, ngoài biểu hiện chậm kinh, chị em có thể gặp phải một số triệu chứng bất thường như sau:+ Đau bụng dưới âm ỉ. + Dịch tiết âm đạo bất thường, có màu sắc lạ, có mùi hôi khó chịu. Nhiều bệnh phụ khoa có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu bạn để bệnh lâu ngày, việc điều trị sẽ rất phức tạp, nguy cơ tái phát nhiều lần và thậm chí có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nguy hiểm, giảm cơ hội có con và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. 2. Phải làm sao khi bị chậm kinh 10 ngày? Chậm kinh 10 ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu đang trong độ tuổi dậy thì hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thì việc chậm kinh là vấn đề thường không đáng lo ngại. Khi nội tiết tố cân bằng, kinh nguyệt sẽ dần ổn định trở lại. Với những trường hợp khác, cần lưu ý một số vấn đề sau:- Nếu chậm kinh sau quan hệ tình dục và không sử dụng biện pháp tránh thai thì cần dùng que thử thai hoặc đi xét nghiệm để biết chính xác là mình có thai hay không. - Nếu chậm kinh và có kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác ở vùng kín thì có thể là bạn đã mắc phải một số bệnh lý phụ khoa và việc bạn cần làm là đến các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám phụ khoa. Các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị kịp thời. - Thay đổi chế độ sinh hoạt: Đối với những trường hợp chậm kinh là do chế độ sinh hoạt và chế độ ăn không lành mạnh thì cần phải điều chỉnh thói quen sống. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể: - Đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya và làm việc quá sức. - Thường xuyên tập thể dục để đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất, phòng tránh bệnh tật. Tập thể dục cũng giúp sản sinh ra những loại hormone “hạnh phúc”, hạn chế nguy cơ rối loạn nội tiết tố. Chị em nên lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình và tập đều đặn mỗi ngày. - Kiểm soát tốt căng thẳng, luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực cũng là cách giúp bạn cân bằng nội tiết tố và hạn chế tình trạng chậm kinh. - Nên cân bằng chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi. - Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể: Nên ăn đa dạng thực phẩm, ưu tiên bổ sung các loại rau củ quả và hạn chế ăn những đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ và những loại đồ ăn chế biến sẵn. - Nếu bạn đang có bệnh và cần được điều trị bằng thuốc thì cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ. - Thường xuyên thăm khám phụ khoa, nhất là khi gặp phải những dấu hiệu bất thường.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tu-nay-den-het-31/12/2023-nguoi-dan-tiet-kiem-gan-2-000-000-vnd-khi-dang-ky-kham-suc-khoe-tong-quat-tai-benh-vien-da-khoa-medlatec
Từ nay đến hết 31/12/2023, người dân tiết kiệm gần 2.000.000 VNĐ khi đăng ký khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện
Khám sức khỏe tổng quát được chuyên gia khuyến nghị thực hiện ở mọi lứa tuổi, như một thói quen chăm sóc sức khỏe cần thiết giúp nhận biết sớm các bệnh lý nguy hiểm để điều trị kịp thời.000.000 VNĐ các gói khám sức khỏe tổng quát từ cơ bản đến chuyên sâu. “Lời cảnh tỉnh” với những ai đang bỏ quên sức khỏe quá lâu Sức khỏe là vốn quý không chỉ của riêng ai, thế nhưng, guồng quay tất bật của cuộc sống đôi khi khiến chúng ta bỏ quên điều quý giá nhất này. Vốn là người phụ nữ tự tin, năng động, chị Mai Lan H. (37 tuổi, ở Hà Nội) đã từng có cuộc sống viên mãn bên chồng và hai con nhỏ. Nhưng biến cố ập đến khi chị H. ngỡ ngàng phát hiện mắc ung thư vú giai đoạn IIB thể lan tỏa đã di căn hạch nách. Khối bất thường ở vú đã được chị tự phát hiện khoảng 1 năm nay, tuy nhiên, chủ quan nghĩ rằng đó là biểu hiện bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt, chị trì hoãn việc thăm khám. Hậu quả là khi phát hiện, khối u đã tiến triển có sự xâm lấn. So với bệnh ở giai đoạn sớm, lúc này việc điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều. Ân hận vì đã chủ quan với sức khỏe, chị H. , bộc bạch: Khám sức khỏe tổng quát - “thước đo” đánh giá từ A-Z tình trạng sức khỏe Giống như những cỗ máy cần định kỳ được bảo trì, thay dầu nhớt, cơ thể chúng ta đã hoạt động không ngừng nghỉ và đầy năng suất mỗi ngày cũng “xứng đáng” được chăm sóc liên tục như vậy. Các chuyên gia y khoa đầu ngành khuyến cáo người dân nên có thói quen tầm soát sức khỏe tổng quát định kỳ 1 lần/năm, bởi những lý do quan trọng sau: 1/ Phát hiện và điều trị bệnh sớm Hầu hết các bệnh lý nếu được phát hiện, điều trị ở giai đoạn sớm sẽ tăng khả năng điều trị bệnh thành công và ít để lại biến chứng tới sức khỏe. Đặc biệt, nhiều bệnh ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng điển hình nên rất khó phát hiện. Do vậy, người dân cần được thăm khám định kỳ để được tầm soát chuyên sâu, đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của cơ thể. 2/ Tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, phác đồ phức tạp, từ đó kéo dài thời gian và gây tốn kém chi phí. Vì vậy, số tiền dành ra cho việc thăm khám sức khỏe tổng quát mỗi năm được xem như “khoản đầu tư không bao giờ lỗ” để duy trì cuộc sống an vui, khỏe mạnh. 3/ Áp dụng thói quen sinh hoạt khoa học, phù hợp Khám sức khỏe tổng quát giúp người dân nắm được tình hình sức khỏe một cách tổng quan nhất, từ đó tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt phù hợp, giúp cải thiện sức khỏe dẻo dai hơn mỗi ngày. 4/ Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính Người mắc các bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, gout… nếu không được theo dõi các chỉ số thường xuyên, cập nhật hiệu quả điều trị sẽ có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe. Gói bao gồm đầy đủ các danh mục thiết yếu như: xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng… Theo đó, người dân có thể lựa chọn một trong các gói sau: GÓI DÀNH CHO NAM Gói cơ bản Gói nâng cao Gói cao cấp Gói VVIP GÓI DÀNH CHO NỮ Gói cơ bản Gói nâng cao Gói cao cấp Gói VVIP Quá trình thăm khám, nếu bác sĩ phát hiện bất kỳ tổn thương nào nghi ngờ ác tính, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm các phương pháp tầm soát chuyên sâu để xác định rõ bản chất tổn thương, từ đó chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/sui-tieu-hoa-co-tac-dung-gi-va-mot-so-thong-tin-khac
Sủi tiêu hóa có tác dụng gì và một số thông tin khác
Các dạng viên sủi tiêu hóa có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất, giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiêu hóa tương đối hiệu quả. Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm sủi tiêu hóa thuộc nhiều thương hiệu khác nhau. Trong bài viết sau, chúng ta cùng 1. Công dụng của viên sủi tiêu hóa là gì? Các loại viên sủi tiêu hóa hiện nay đều có công dụng chính là thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cảm giác ngon miệng, kích thích quá trình chuyển hóa và hấp thụ các dưỡng chất. Từ đó, sản phẩm này hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiêu hóa nhẹ như đầy hơi hoặc khó tiêu,... Với sự tiện lợi trong quá trình dùng và hiệu quả tốt nên sủi tiêu hóa được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ và thường dùng trong những trường hợp như: chán ăn, chậm tiêu, đầy bụng, đầy hơi,...2. Một số thành phần chủ yếu của viên sủi tiêu hóa Sủi tiêu hóa gồm nhiều thành phần khác nhau và giữa các thương hiệu cũng sẽ có những điều chỉnh nhất định. Tuy vậy, viên sủi sẽ thường gồm một số thành phần chung, giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa, có thể kể đến như: Papain: Một dạng hỗn hợp enzyme giúp phân giải các protein. Hoạt chất này sẽ hỗ trợ phân cắt các protein, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Papain còn giúp làm dịu trên dạ dày và kháng viêm tiêu mủ khá hiệu quả. Fungal Diastase (Alpha amylase): Dạng enzyme thủy phân tinh bột hoặc là một dạng hỗn hợp gồm các enzyme được chiết xuất từ nấm và các loại vi khuẩn không gây hại như Bacillus subtilis. Khi Fungal Diastase được đưa vào cơ thể sẽ hoạt động tương tự như một loại men tiêu hóa có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa các tinh bột để quá trình hấp thụ ở ruột non được thuận tiện hơn. Simethicone: Một chất có khả năng làm giảm sức căng ở trên bề mặt của các loại bọt khí ở niêm mạc ống tiêu hóa, xẹp các bóng khí và giúp tống hơi trong ống tiêu hóa ra. Đó cũng là lý do vì sao Simethicone thường được dùng để trị chứng đầy hơi và trướng bụng. Hoạt chất này sẽ loại trừ hơi, khí và bọt ở trong đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm nhẹ những triệu chứng như đầy bụng hoặc khó tiêu,...3. Những ai không nên dùng sủi tiêu hóa? Không phải ai cũng có thể sử dụng viên sủi tiêu hóa để hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp sau không nên sử dụng viên sủi khi chưa có chỉ định từ bác sĩ: Người bị viêm tụy cấp hoặc mạn tính. Người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong viên sủi. Các đối tượng từng mắc các bệnh lý liên quan đến gan, thận,... Những người đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú,... Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào cho thấy tác động của viên sủi hỗ trợ tiêu hóa đối với các đối tượng như thai phụ hay phụ nữ đang cho con bú,... Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định sử dụng phù hợp nhất. 4. Cách dùng viên sủi tiêu hóaĐể sử dụng viên sủi tiêu hóa, bạn cần hòa tan viên uống với một cốc nước khoảng 100 - 150ml, khi viên sủi tan hoàn toàn thì có thể uống. Bạn không nên ngậm trực tiếp viên sủi ở trong miệng. Người lớn có thể uống 1 viên/lần chia thành 2 - 3 lần/ngày sau khi ăn. Trong khi sử dụng các viên sủi hỗ trợ tiêu hóa, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng mà nhà sản xuất đã khuyến cáo. Bạn không nên tự ý thay đổi liều dùng và kéo dài thời gian sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị. Để việc cải thiện các triệu chứng rối loạn loạn tiêu hóa đạt hiệu quả tốt nhất, trong quá trình sử dụng viên sủi, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây: Đây không phải là thuốc và chúng hoàn toàn không có tác dụng để thay thế các loại thuốc chữa bệnh. Bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng viên sủi trước khi dùng. Khi sử dụng viên sủi, bạn cần lưu ý đến hạn dùng, tránh sử dụng sản phẩm đã hết hạn vì chúng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng khác. Sản phẩm cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 5. Một số sản phẩm viên sủi tiêu hóa tốt trên thị trường Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại viên sủi tiêu hóa đến từ các nhà sản xuất khác nhau cho bạn lựa chọn. Dưới đây là gợi ý những sản phẩm sủi hỗ trợ tiêu hóa mà bạn có thể tham khảo và sử dụng: Dizzo: Đây là một sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa đến từ Ấn Độ, được nghiên cứu và sản xuất trực tiếp bởi Sci Tech Specialities Pvt. Ltd. Các sản phẩm của công ty đều đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn GMP. Giá bán trên thị trường dao động trong khoảng 144.000 - 154.000 đồng/hộp. Viên sủi vàng Peffize: Một sản phẩm được Dược phẩm Gia Phú Việt Nam nghiên cứu và sản xuất. Giá thành dao động cho sản phẩm khoảng 50.000 đồng/hộp gồm 5 vỉ x 4 viên. Viên sủi Fobe: Sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa này gồm có 3 vị bao gồm dứa, dưa lưới và tăng lực. Mỗi hộp được sản xuất với quy cách 5 vỉ x 4 viên. Đây là một sản phẩm do Dược phẩm FRESH LIFE sản xuất và phân phối ra thị trường. Giá thành sản phẩm hiện được bày bán tại các nhà thuốc dao động 80.000 - 100.000 đồng/hộp. Viên sủi Pepliaz: Một sản phẩm của US Pharma USA – Việt Nam sản xuất. Giá bán dao động cho một sản phẩm Pepliaz khoảng 80.000 - 100.000 đồng/hộp.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dau-ca-omega-3-co-tac-dung-gi-bo-sung-nhu-the-nao-
Dầu cá omega 3 có tác dụng gì? Bổ sung như thế nào?
Các loại dầu từ cá thường được khuyến khích thêm vào chế độ ăn hàng ngày nhờ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm omega 3. Vậy dầu cá omega 3 có tác dụng gì? Ngoài nguồn thực phẩm thì bạn có thể bổ sung dầu cá omega 3 bằng cách nào khác? 1. Dầu cá omega 3 là gì? Omega 3 là axit béo không no cần thiết cho cơ thể, trong đó bao gồm 3 loại chính DHA (axit docosahexaenoic), EPA (axit eicosapentaenoic) và ALA (axit alpha-linolenic). Omega 3 được tìm thấy có nhiều trong các loại dầu cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích,... Nhờ đó, dầu cá omega 3 là nguồn chất béo lành mạnh giúp cải thiện và bảo vệ sức khỏe đặc biệt đối với hệ tim mạch, thần kinh, thị giác, não bộ. Mặc dù omega 3 cần thiết và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng cơ chế tự nhiên của cơ thể không có khả năng tổng hợp được các hoạt chất này.2. Tác dụng của dầu cá omega 3 đối với sức khỏe Dầu cá omega 3 có thể xem là loại chất béo có lợi, tốt cho sức khỏe ở mọi độ tuổi. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của loại axit béo nào đối với cơ thể. Khi cơ thể được bổ sung dầu cá omega 3 giúp tăng hàm lượng cholesterol có lợi HDL - cholesterol, từ đó giúp hạn chế tích tụ mỡ thừa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và máu lưu thông dễ dàng hơn. Nhờ đó, omega 3 có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng cao huyết áp. Đối với chức năng tim mạch, omega 3 còn có khả năng làm giảm khoảng 15 - 30% triglycerides giúp hạn chế các nguy cơ bệnh tim mạch cũng như tỷ lệ mắc bệnh viêm tụy. Và omega 3 cũng hỗ trợ cải thiện các vấn đề mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ để tránh nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến tim mạch. DHA là thành phần chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc của võng mạc mắt. Việc thiếu hụt DHA trong cơ thể có thể gây suy giảm thị lực và tình trạng khô mắt. Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ omega 3 sẽ giúp đẩy lùi tình trạng thoái hoá điểm vàng có thể gây tổn thương mắt hoặc mù loà. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, nếu thiếu hụt loại omega 3 này ảnh hưởng đến sự phát triển của mắt khiến trẻ dễ mắc các vấn đề về mắt như khả năng nhìn kém, cận thị, loạn thị sớm,... Trong cấu tạo não bộ chứa khoảng 60% từ chất béo trong đó tỷ lệ axit béo omega 3 cụ thể là DHA chiếm khoảng 1/4. Hoạt chất này có vai trò quan trọng trong việc tăng độ nhạy của các nơ ron thần kinh, cải thiện độ đàn hồi của tế bào và thần kinh. Nhờ đó, các hoạt động dẫn truyền thông tin trong não bộ đến các cơ quan được diễn ra chính xác và nhanh chóng. Vì thế, khi cơ thể thiếu hụt omega 3 sẽ dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, khó tập trung trong quá trình học tập, làm việc. Bổ sung đều đặn dầu cá omega 3 hàng ngày không chỉ giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lý mà còn giúp tăng chất lượng giấc ngủ, giảm tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, rối loạn giấc ngủ. Omega 3 có tác dụng tăng tính liên kết của các tế bào thần kinh kết hợp với khả năng điều hoà nhịp tim, huyết áp,... từ đó giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đặc biệt đối với trẻ em và người lớn tuổi khi thiếu hụt omega 3 sẽ dễ gặp các triệu chứng mất ngủ, khó ngủ. Omega 3 cũng là thành phần quan trọng trong cấu trúc da với chức năng xây dựng và nuôi dưỡng các tế bào da. Vì thế bổ sung omega 3 bên cạnh các loại sản phẩm dưỡng da hàng ngày là giải pháp giúp làn da khỏe mạnh toàn diện. Bổ sung omega 3 giúp kiểm soát tiết dầu nhờn trên da, tăng cường độ ẩm từ đó ngăn chặn hình thành nếp nhăn, đẩy lùi quá trình lão hoá, giảm tình trạng sừng nang lông. Đồng thời axit béo này còn giúp giảm tình trạng mụn sưng viêm và làm lành vết thương hiệu quả.3. Cách bổ sung dầu cá omega 3 Dầu cá omega 3 có thể bổ sung bằng 2 cách bao gồm: khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu hoạt chất này hoặc dùng viên uống thực phẩm chức năng dầu cá. Omega 3 tồn tại trong đa dạng các loại thực phẩm hàng ngày từ rau xanh như rau chân vịt, cải xanh, súp lơ,... các loại hạt và đậu, trứng,... Tuy nhiên, nguồn omega 3 từ dầu cá là nguồn cung cấp dồi dào và chất lượng tối ưu, từ đó cơ thể hấp thụ hiệu quả hơn. Bạn có thể ưu tiên dùng các loại cá nhiều omega 3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ,... vào thực đơn hàng ngày để giúp tăng cường omega 3 tự nhiên tốt cho sức khỏe. Ngoài chế độ ăn uống thì các loại thực phẩm chức năng dầu cá omega 3 cũng là sản phẩm được khuyên dùng đối với những người cần bổ sung axit béo này cho cơ thể. Dầu cá Omega 3 thường được chiết xuất từ các loại cá biển và bào chế ở dạng viên nang mềm. Thông thường, dầu cá trong thực phẩm chức năng thường chứa omega 3 ở dạng EPA và DHA có hàm lượng khác nhau ở mỗi thương hiệu. Ngoài ra, hiện nay các viên uống dầu cá được phát triển bổ sung thêm nhiều hoạt chất có ích khác cho sức khỏe như omega 6 - omega 9, vitamin D3,...4. Liều dùng dầu cá omega 3 như thế nào là hợp lý? Đối với từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe sẽ có các mức liều dùng dầu cá omega 3 phù hợp với thể trạng. Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày cơ thể nên được bổ sung từ 250mg - 3000mg omega 3 gồm EPA và DHA. Liều dùng thích hợp được phân loại theo độ tuổi như sau (lưu ý thông tin chỉ mang tính chất tham khảo):Từ 6 - 8 tuổi: khoảng 900 mg omega 3 mỗi ngày. Từ 9 - 13 tuổi: 1.000 mg dành cho bé gái và 1.200 mg dành cho bé trai Từ 14 - 18 tuổi: 1.200 mg cho nữ và 1.600 mg cho nam. Người trưởng thành: nam 1.600 mg - nữ 1.200 mg mỗi ngày. Đối với mẹ bầu hoặc cho con bú nên bổ sung từ 1.300 - 1.400 mg/ngày. Người trung niên, lớn tuổi với thể trạng bình thường nên dùng khoảng 1.100 mg/ ngày. Người mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ mắc bệnh thì nên dùng ít nhất 1.000 mg/ngày và duy trì liên tục mỗi ngày. Trên đây là một số thông tin về dầu cá omega 3 và các tác dụng đối với sức khỏe. Đây là một dưỡng chất tốt, bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường thể trạng nhé.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/-bo-tui-nhung-thong-tin-huu-ich-ve-xet-nghiem-adn-huyet-thong-truoc-sinh-khong-xam-lan
“Bỏ túi” những thông tin hữu ích về xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh không xâm lấn
Xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn là phương pháp xác định huyết thống được ưu tiên thực hiện nhờ tính chính xác và mức độ an toàn cao. Vậy xét nghiệm này được thực hiện như thế nào, cần lưu ý những gì và chi phí ra sao... bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu về những vấn đề đó. Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh không xâm lấn là gì? Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh không xâm lấn là phương pháp được thực hiện nhằm xác định mối quan hệ huyết thống cha - con từ trong bào thai mà không cần can thiệp trực tiếp đến thai nhi. Theo đó, thông tin về ADN của thai nhi sẽ được xác định thông qua các phân tử ADN tự do ở trong mẫu máu người mẹ. Xét nghiệm ADN huyết thống không xâm lấn có nhiều ưu điểm vượt trội Phương pháp này luôn được ưu tiên hàng đầu với những lý do vượt trội như sau: Đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi: Mẫu xét nghiệm chỉ cần từ 7-10ml máu lấy từ đường tĩnh mạch của người mẹ để thực hiện phân tích ADN của thai nhi và so sánh với mẫu ADN của người cha (có thể là mẫu tóc/lông, móng tay/chân…) để đưa ra kết luận; Phương pháp lấy mẫu đơn giản và nhanh chóng, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Có thể thực hiện từ rất sớm: Phương pháp xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn có thể thực hiện ngay từ tuần thai thứ 7, sớm hơn nhiều so với phương pháp sinh thiết gai nhau (tuần thứ 10-12), hay phương pháp chọc ối (tuần thứ 12); Độ chính xác cao: Tính chính xác cao cũng là một ưu điểm lớn của phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống không xâm lấn. Độ chính xác của loại xét nghiệm này có thể lên tới trên 99,99%. Khách hàng được tư vấn, hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện theo quy trình xét nghiệm, cách lấy mẫu sinh phẩm, thời gian nhận kết quả và được giải đáp mọi thắc mắc dịch vụ;
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/general-healthcare-tro-thu-phong-ngua-rui-ro-ve-suc-khoe-voi-quyen-loi-len-toi-111-trieu/nam
General Healthcare - "Trợ thủ" phòng ngừa rủi ro về sức khỏe với quyền lợi lên tới 111 triệu/năm
“Lá chắn thép” giúp bạn an tâm sức khỏe, bảo vệ tương lai Cuộc sống hiện đại phát triển ngày càng kéo theo những mối lo ngại về sức khỏe và bệnh tật gia tăng. Nhiều căn bệnh có xu hướng trẻ hóa như ung thư, tim mạch, đái tháo đường… trở thành gánh nặng tài chính với người dân trong quá trình điều trị, cũng như áp lực lớn cho ngành Y tế nước nhà. Cùng với đó, những tai nạn gây thương tật có thể xảy ra bất cứ lúc nào khiến người dân luôn phải chi trả cho những khoản chi phí “từ trên trời rơi xuống”. Đặc biệt, sản phẩm còn mang đến quyền lợi hấp dẫn giúp người dân tạo lập thói quen chủ động chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa trước những rủi ro bệnh tật có thể xảy ra, vì một tương lai khỏe mạnh bền vững. Theo đó, Bảo hiểm kết hợp toàn diện General Healthcare gồm 3 gói sau: Gói bạc: Chi trả 625.000 VNĐ, mức QUYỀN LỢI 40.500.000 VNĐ/năm. Gói vàng: Chi trả 1.052.000 VNĐ, mức QUYỀN LỢI 70.800.000 VNĐ/năm. Gói bạch kim: Chi trả 1.421.000 VNĐ, mức QUYỀN LỢI 111.000.000 VNĐ/năm. Tại sao lựa chọn General Healthcare mà không phải sản phẩm bảo hiểm khác? Trong vô vàn sản phẩm bảo hiểm giảm nhẹ rủi ro sức khỏe trên thị trường hiện nay, ngay từ khi vừa ra mắt, General Healthcare đã được đông đảo người dân tin chọn sử dụng. Vậy điều gì tạo nên sự tín nhiệm đó, cùng tìm hiểu nội dung dưới đây: 1/ Chi phí đầu tư tiết kiệm, quyền lợi khủng, kết hợp “2 trong 1”: Với chi phí chi trả chỉ từ 1. Bên cạnh đó, với uy tín đã khẳng định trong suốt 15 năm hình thành và phát triển, Bảo hiểm Hùng Vương là đối tác chiến lược, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ toàn diện của nhiều tập đoàn tài chính lớn như Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Viet ABank)... TẠI ĐÂY
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bi-dau-dau-mat-ngu-nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc
Bị đau đầu mất ngủ: nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Đau đầu và mất ngủ là hiện tượng nhiều người gặp phải. 1. Mối liên hệ giữa hai hiện tượng đau đầu và mất ngủĐau đầu và mất ngủ là hai triệu chứng thường đi cùng nhau trong một loạt các vấn đề về sức khỏe. Cả hai hiện tượng này đều có sự liên hệ mật thiết với chu kỳ giấc ngủ và hệ thần kinh. Đau đầu có thể trở nên tồi tệ hơn khi cơ thể thường xuyên thiếu ngủ, ngủ không chất lượng; mất ngủ lại có thể được kích thích hoặc chịu kích thích từ cơn đau đầu gây nên cảm giác ngày càng khó chịu. Đau đầu mất ngủ đều có thể xuất phát từ các nguyên nhân về lối sống không khoa học, sự thay đổi hormone, stress,... Trong đó, stress và lo âu có thể làm tăng cảm giác đau đầu và khiến cho khả năng đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn. Bệnh đau đầu thường xuất hiện theo cơn với mức độ khác nhau, gây cảm giác căng thẳng và thường đau nửa đầu. Sự khó chịu từ cơn đau đầu sẽ sinh ra cảm giác khó chịu, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn. Mất ngủ làm cho quá trình tạo protein của cơ thể tăng lên. Các protein này gây ra hiện tượng đau đầu, làm giảm ngưỡng chịu đau và sinh ra chứng khó ngủ, ngủ kém. Nếu không tìm ra nguyên nhân để khắc phục đúng cách thì cứ như vậy, mất ngủ và đau đầu tạo thành vòng luẩn quẩn. Không ít trường hợp, đau đầu mất ngủ là do một bệnh lý và khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Việc hiểu rõ mối liên hệ giữa hai hiện tượng này sẽ giúp tìm ra giải pháp để khắc phục hiệu quả, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh được những nguy cơ xấu cho sức khỏe.2. Đau đầu mất ngủ xuất phát từ nguyên nhân nào? 2.1. Stress, căng thẳng từ công việc và cuộc sống Stress và áp lực từ công việc hàng ngày thường là một trong những nguyên nhân chính gây ra đau đầu và mất ngủ. Cả hai tình trạng này có thể được kích thích bởi sự căng thẳng tinh thần, khiến cho cơ thể không thể nghỉ ngơi đúng cách.2.2. Thay đổi hormone Sự biến động trong hormone, đặc biệt là hormone stress cortisol và hormone giấc ngủ melatonin, có thể góp phần vào cảm giác đau đầu và khả năng giảm giấc ngủ. Sự mất cân bằng này thường xuyên xuất hiện trong những giai đoạn cuộc sống như thai kỳ, mãn kinh, hoặc trong các tình trạng căng thẳng cảm xúc.2.3. Yếu tố môi trường Môi trường xung quanh, bao gồm ánh sáng màn hình, tiếng ồn,... có thể tác động lớn đến cảm giác đau đầu mất ngủ. Sự không thoải mái từ môi trường có thể làm tăng căng thẳng và gây khó chịu, tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.2.4. Vấn đề bệnh lýĐau đầu và mất ngủ không chỉ là các triệu chứng đơn thuần mà còn có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý sức khỏe khác nhau:- Bệnh tim mạch và huyết áp Những người thường xuyên gặp cảm giác đau đầu và khó ngủ có thể đang đối mặt với nguy cơ cao về bệnh tim và huyết áp cao. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu sớm của vấn đề tim mạch. - Bệnh tiểu đường Mất ngủ và đau đầu có thể xuất phát từ việc không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, đặc biệt là trong trường hợp tiểu đường. Sự không ổn định trong đường huyết có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. - Bệnh thậnĐau đầu mất ngủ cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề thận như viêm thận, sỏi thận hay tổn thương thận.3. Biện pháp khắc phục đau đầu mất ngủ là gì? Việc nhận biết nguyên nhân chính xác của đau đầu mất ngủ là chìa khóa quan trọng để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh khác nhau như: giảm bớt áp lực, duy trì cân bằng hormone, cải thiện môi trường ngủ, điều trị các vấn đề về mắt và tai,... có thể đau đầu và cải thiện giấc ngủ.3.1. Giảm thiểu các tác động bên ngoài và xây dựng thói quen sống khoa học- Tập các bài yoga, thiền định để thư giãn, giảm stress. Thiền giúp cải thiện sự tập trung và giảm stress, đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cảm giác đau đầu. - Xác định và giải quyết nguồn gốc của áp lực công việc hoặc cá nhân. - Duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, bao gồm việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày. - Hạn chế việc sử dụng chất kích thích và ăn quá no trước khi đi ngủ. - Tạo môi trường ngủ tốt bằng cách: tắt ánh sáng, giữ không gian mát mẻ và yên tĩnh, dùng đèn nhỏ và ấm áp trước khi đi ngủ để tạo tâm lý dễ chịu trong khi ngủ.3.2. Can thiệp y tế Với những trường hợp bị đau đầu mất ngủ xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp kiểm tra, chẩn đoán đúng tình trạng của mình. Tùy vào từng bệnh lý cụ thể gây nên tình trạng này mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Kéo dài tình trạng đau đầu mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, đời sống tâm lý mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, cần tìm ra đúng nguyên nhân gây ra để có biện pháp khắc phục hiệu quả. Sự chăm sóc sức khỏe toàn diện, từ phương diện thể chất đến tâm lý, là chìa khóa để cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe hệ thần kinh. Việc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia y tế là cách tốt nhất để đảm bảo điều trị đúng đắn và an toàn cho sức khỏe.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cat-amidan-bao-lau-thi-an-duoc-com-
Cắt amidan bao lâu thì ăn được cơm?
Amidan là một tổ chức lympho lớn nhất trong cơ thể, có khả năng sản xuất ra kháng thể và các lympho bào giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, hoặc amidan gây biến chứng thì cần phẫu thuật cắt bỏ để đảm bảo sức khỏe. Vậy cắt amidan bao lâu thì ăn được cơm? Sau khi phẫu thuật amidan cần làm gì để nhanh hồi phục? 1. Nên cắt amidan khi nào? Amidan là một trong những hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, không phải lúc nào cũng nên cắt bỏ amidan. Thông thường, bệnh nhân được chỉ định cắt bỏ amidan trong những trường hợp sau: Tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm khớp,… xảy ra sau khi bị viêm amidan. Hạch amidan sưng to và gây ra tình trạng chèn ép dẫn đến khó thở, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, nhiễm trùng,… Người bị viêm amidan đã điều trị từ 6 tuần trở lên nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm mà triệu chứng thậm chí còn nặng hơn, hoặc có sỏi ở amidan. Người có tiền sử phẫu thuật áp xe xung quanh amidan ít nhất một lần. Ngoài ra, những trường hợp viêm amidan hốc mủ gây hôi miệng, làm mất tự tin trong giao tiếp hoặc nghi ngờ hình thành khối u ác tính, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc phẫu thuật cắt amidan nhằm đảm bảo không xảy ra biến chứng hay hậu quả nghiêm trọng về sau. 2. Cắt amidan bao lâu thì ăn được cơm? Sau khi cắt amidan, người bệnh sẽ có một số hạn chế về ăn uống cũng như giọng nói. Vậy cắt amidan bao lâu thì ăn được cơm? Thực tế, việc kiêng cữ sau phẫu thuật cắt amidan không quá khắt khe. Sau khi phẫu thuật, bạn cần ăn thức ăn mềm, dạng lỏng và nguội để không gây áp lực hoặc tác động đến vết cắt. Tùy vào từng trường hợp mà thời gian người bệnh có thể ăn cơm được sau khi cắt amidan sẽ khác nhau. Hầu hết các trường hợp, sau khi cắt amidan thì trong vòng 10 - 14 ngày có thể ăn uống được bình thường bao gồm cả ăn cơm. Tuy nhiên, vẫn nên hạn chế các loại đồ cứng, đá lạnh, đồ cay nóng, nước có gas,… Thời gian ăn uống lại bình thường sau khi cắt amidan thường phụ thuộc vào các yếu tố: Cơ địa bệnh nhân. Chế độ chăm sóc, ăn uống sau khi phẫu thuật. Phương pháp cắt bỏ amidan được áp dụng. Dưới đây là chế độ ăn được khuyến cáo đối với bệnh nhân sau khi thực hiện cắt amidan mà bạn có thể tham khảo. Ngày 1: Uống sữa nguội. Ngày 2 - 7: Cháo thịt bằm nhuyễn, miến, bún cắt nhỏ,… Ngày 8 - 12: Cơm nhão, thịt bằm hoặc thực ăn được nấu nhừ. Ngày 12 trở đi: Ăn uống bình thường. 3. Chế độ chăm sóc bệnh nhân sau khi cắt amidan Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan, bạn cần phải xây dựng một chế độ chăm sóc phù hợp bên cạnh nghi vấn cắt amidan bao lâu thì ăn được cơm. Những loại thực phẩm cần kiêng sau khi cắt amidan Để giảm đau và không xảy ra biến chứng sau khi cắt amidan, những loại thực phẩm mà bệnh nhân nên kiêng là: Đồ cứng: Bánh kẹo ngọt, các loại hạt,… để vết thương không bị chảy máu. Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Có thể gây kích ứng niêm mạc họng dẫn đến đau nhức, khó khăn khi nuốt. Đồ cay, chua: Làm tăng cảm giác đau, khó chịu khiến vết thương lâu lành. Thực phẩm lên men: Dưa cải muối, dưa muối, măng muối,… Gia vị: Tỏi, ớt, tiêu,… Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Tăng nguy cơ nhiễm trùng do mỡ tích tụ tại vết thương. Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, nước uống có gas,… có thể khiến vết thương lâu lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian phục hồi sức khỏe. Thực phẩm tái sống: Tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương và cản trở quá trình tiêu hóa. Hạn chế: Ăn thịt bò,thịt gà, rau muống, gạo nếp,… có thể khiến vết Kẹo cao su: Không nhai kẹo cao su ngay sau khi cắt amidan vì lúc này vùng họng cần được nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động để vết thương nhanh lành. Ngoài các loại thực phẩm cần phải kiêng thì người bệnh nên ăn thức ăn dạng mềm, lỏng sau khi cắt amidan, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin, chất khoáng, ăn nhiều trái cây, rau xanh và bổ sung đủ nước cho cơ thể để giúp vết thương nhanh lành, giảm triệu chứng đau, khó chịu đồng thời hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Chế độ chăm sóc Ngoài chế độ ăn uống thì bệnh nhân sau khi cắt amidan cần phải lưu ý: Không vận động quá mạnh, tập thể thao hoặc làm việc quá sức sau khi cắt amidan 2 - 3 ngày. Thay vào đó, chỉ vận động và làm việc nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Hạn chế tình trạng kê gối quá cao khi ngủ dẫn đến áp lực cổ họng. Bệnh nhân nên nằm ngửa hoặc nghiêng, đầu kê cao ngang cổ để giảm đau và dễ ngủ. Sau 24 giờ đầu tiên kể từ khi cắt amidan, không đánh răng, súc miệng bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, thức ăn tích tụ nhằm hạn chế nhiễm trùng vết thương. Đến ngày thứ 2 sau phẫu thuật thì có thể đánh răng nhưng phải đảm bảo nhẹ nhàng. Không khạc nhổ sau khi phẫu thuật tối thiểu 24 giờ. Sau khi cắt amidan, bạn không nên sử dụng giọng nói quá nhiều, không la hét hoặc nói liên tục gây ảnh hưởng vết thương. Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về chế độ chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt và thuốc sử dụng. Nếu thấy vết thương hoặc cổ họng có bất kỳ triệu chứng nào không bình thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý thích hợp. Cắt amidan là một loại phẫu thuật không quá phức tạp nhưng bạn vẫn cần phải lựa chọn những địa chỉ uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, tránh biến chứng về sau. Đây cũng là yếu tố quyết định câu trả lời cho nghi vấn cắt amidan bao lâu thì ăn được cơm cũng như thời gian phục hồi sức khỏe hoàn toàn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-teo-nao-tuoi-gia-bien-chung-va-cach-phong-ngua
Bệnh teo não tuổi già: biến chứng và cách phòng ngừa
Bệnh teo não ở tuổi già là tình trạng lão hóa khá phổ biến và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của não bộ. Phát hiện sớm bệnh và điều trị đúng có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển, hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh. 1. Nguyên nhân của bệnh teo não tuổi già Teo não là tình trạng các tế bào thần kinh bị mất dần, bị chết không thể hồi phục hoặc bị mất kết nối với hệ thống não bộ, kết quả là kích thước não bộ dần dần suy giảm. Bị teo não là nguyên nhân chính gây suy giảm trí nhớ, tập trung kém, lú lẫn, sa sút trí tuệ. Người bị teo não cũng sẽ giảm khả năng vận động, mất khả năng nhận thức và tư duy. Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh teo não vì đây là quá trình lão hóa thường gặp ở con người. Tuổi càng cao thì tế bào thần kinh các bị lão hóa theo thời gian. Quá trình teo não làm thu nhỏ dần mô não, kích thước não. Kết quả là não bộ mất dần chức năng vốn có, bị teo nhỏ hoặc chết. Đi cùng với quá trình này là sự giảm sút của khả năng ghi nhớ, nhận thức và hành vi. Nguyên nhân teo não ở người già hiện vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các yếu tố gây nên tình trạng này, ngoài tuổi tác, còn có yếu tố di truyền, bệnh lý máu não, tiền sử chấn thương đầu, dùng corticoid kéo dài:- Bệnh mạch máu não: xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu, hẹp động mạch cảnh. - Chấn thương hộp sọ, xuất huyết não, nhồi máu não,... - Một số bệnh lý khác ở não: tổn thương mô não, đa xơ cứng,... - Nhiễm trùng tủy sống hoặc não, động kinh, viêm não, bại não,... - Người bị viêm da cơ địa, dị ứng, hen suyễn, thấp khớp,... có thời gian dùng corticoid kéo dài. - Một số bệnh lý thần kinh như: động kinh, Alzheimer, pick, Huntington, Krabbe, Leukodystrophy, suy giảm miễn dịch, AIDS,... Ngoài ra, thường xuyên trong chế độ sinh hoạt kém khoa học, hút thuốc lá nhiều, lạm dụng rượu bia, thường xuyên thiếu ngủ,... có thể tăng gốc tự do gây tổn thương não và làm giảm dần dung tích não. Sự tấn công của gốc tự do vào màng và nhân tế bào não sẽ khiến cho hàng loạt tế bào thần kinh bị chết, dần dần gây thoái hóa thần kinh và bị teo não. Các chuyên gia chia sẻ, teo não tuổi già là quy luật tự nhiên tất yếu. Điều này sẽ xảy ra sớm khi sức đề kháng suy giảm nhanh, cơ thể không đủ sức chống lại sự tấn công của gốc tự do.2. Những biến chứng của bệnh teo não tuổi già Bệnh teo não tuổi già khiến cho người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ:2.1. Chất lượng cuộc sống suy giảm Giai đoạn sớm của bệnh teo não tuổi già, cuộc sống của người bệnh chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì họ vẫn còn khả năng tự chăm sóc. Theo thời gian, bệnh tiến triển nghiêm trọng, họ sẽ không thể tự chăm sóc mình, quên cách chăm sóc bản thân,... Không những thế, người bị teo não tuổi già còn gặp khó khăn trong ăn uống, thường xuyên bị sặc,... nên tăng nguy cơ dị vật xâm nhập vào đường hô hấp và bị viêm phổi.2.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm trùng Do mất khả năng tự chăm sóc, thường xuyên phải nằm một chỗ nên người bị teo não tuổi già cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng: viêm loét da, viêm tiết niệu, viêm phổi,... Khả năng giảm phối hợp vận động do teo não cũng khiến người già dễ bị chấn thương. Mức độ chấn thương gặp phải ở mỗi người không giống nhau, trường hợp nặng có thể bị đe dọa sự sống.3. Cách phòng ngừa bệnh teo não tuổi già Teo não tuổi già không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng khi cơ thể khỏe mạnh thì có thể chủ động phòng ngừa để quá trình này bị chậm lại. Muốn làm được điều này, người cao tuổi cần:- Chế độ ăn uống Chú ý tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C, E, B12 như: rau xanh, trái cây,... Các loại dưỡng chất cần được bổ sung đầy đủ, trong đó chú ý không bỏ qua omega-3 để đảm bảo kích thước và khả năng hoạt động của não. Người cao tuổi không nên dùng đồ uống có ga, chứa cồn, đồ ăn nhanh, đồ hộp, chất kích thích và tuyệt đối không được hút thuốc lá. - Chế độ vận động và sinh hoạt
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/top-5-mieng-dan-giam-dau-dau-ban-chay-tren-thi-truong
Top 5 miếng dán giảm đau đầu bán chạy trên thị trường
Khi bị đau đầu, do cảm giác đau đớn và khó chịu nên nhiều người tìm đến sự hỗ trợ của miếng dán giảm đau đầu. Thị trường hiện nay có nhiều loại miếng dán đến từ những thương hiệu khác nhau nên việc lựa chọn để sử dụng sẽ tương đối khó khăn. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số loại miếng dán được ưa chuộng và một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm này. 1. Các loại miếng dán giảm đau đầu phổ biến trên thị trường1.1. Miếng dán Salonpas của Mỹ Salonpas của Mỹ vốn là sản phẩm không xa lạ gì với nhiều người. Thành phần của sản phẩm này gồm: L-Menthol, Camphor, Methyl Salicylate,… tương đối lành tính và hiệu quả giảm đau tương đối vượt trội. Các vấn đề sưng viêm, đau nhức cơ bắp, đau đầu,... đều có thể cải thiện khi sử dụng miếng dán Salonpas Mỹ. Miếng dán giảm đau đầu Salonpas của Mỹ có khả năng kéo giãn tốt, mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm có thể cắt nhỏ để dán lên thái dương khi bị đau đầu. Hiệu quả giảm đau của sản phẩm có thể duy trì đến 8 giờ nên sẽ hỗ trợ giảm mệt mỏi để cải thiện hiệu quả công việc.1.2. Miếng dán Ecosip Cool Tatra Thành phần của Ecosip Cool Tatra gồm các thảo dược tự nhiên như cam thảo, thăng ma, bạch cập, đại hoàng, hồng hoa, methyl salicylate, menthol,... Đây là miếng dán giảm đau đầu giúp mang lại hiệu quả ngay sau khi sử dụng. Ngoài ra, Ecosip Cool Tatra còn giúp loại bỏ độc tố tích ở khớp, kích thích tuần hoàn máu và làm tan máu đông. 1.3. Miếng dán Harikkusu Nhật BảnĐây là miếng dán giảm đau đầu được sản xuất với công nghệ hiện đại hàng đầu của Nhật. Miếng dán này không chỉ được ưa chuộng tại Nhật mà còn có mặt và được lựa chọn sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Với thành phần: Oxit titan, Menthol, Methyl salicylat, Polybutene, Vitamin E,… miếng dán Harikkusu mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng và nhiều công dụng khác như:- Tăng lưu thông tuần hoàn máu và tránh nguy cơ xuất hiện cục máu đông. - Làm ấm và giãn mạch vùng bị đau để tăng khả năng hồi phục cơ và làm lành vết thương nhanh chóng. - Giảm đau đầu do cảm cúm, thời tiết, nhức đầu do bệnh thần kinh. - Cải thiện đau nhức và thoái hóa xương khớp.1.4. Cao dán Himena Hàn Quốc Có thành phần được chiết xuất từ hồng sâm Hàn Quốc nên miếng dán giảm đau đầu Himena được nhiều người tin dùng. Cũng chính thành phần tự nhiên đó mang lại hiệu quả giảm đau và không lo tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, thành phần của miếng dán Himena còn có L-Menthol và Glycol salicylate nên giúp:- Làm nóng vùng bị đau để giảm đau hiệu quả. - Tăng lưu thông tuần hoàn máu ở vị trí bị chấn thương, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu. - Hỗ trợ giảm đau, sưng viêm ngoài da và bệnh lý xương khớp. - Loại bỏ độc tố và vôi hóa xương.1.5. Miếng dán Hisamitsu 5.0Đây là miếng dán giảm đau đầu có lượng người dùng rất cao. Miếng dán Hisamitsu 5.0 có thành phần gồm: Methyl salicylate, Menthol, vitamin E acetate, tinh bột Axit acrylic, Oxit titan, Polybutene,... nên sở hữu nhiều công dụng:- Giảm cơn đau đầu, hỗ trợ cắt cơn đau nhức cơ bắp và xương khớp do chấn thương nhẹ. - Tạo ra nhiệt độ cao, tác động sâu vào những vùng da bị tổn thương để tăng lưu thông tuần hoàn máu và hỗ trợ nới lỏng cơ bắp. Thực tế sử dụng không ít người dùng ghi nhận tác dụng giảm các cơn đau đầu và căng cơ do chấn thương khi vận động, bệnh lý xương khớp,... Việc dùng miếng dán giảm đau đầu này mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người sử dụng.2. Lưu ý khi sử dụng miếng dán giảm đau đầu Trong quá trình sử dụng miếng dán giảm đau đầu, để mang lại tác dụng cao nhất và phòng ngừa các vấn đề không mong muốn xảy ra, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:- Sử dụng các miếng dán giảm đau đầu có thể gây ra một số tình trạng như mẩn đỏ, ngứa ở vùng da được dán miếng dán. Hiện tượng này không đáng lo ngại vì khi tháo miếng dán ra, các dấu hiệu ngứa, mẩn đỏ sẽ biến mất. - Khi thay miếng dán mới, người bệnh cần gỡ miếng dán cũ ra, vệ sinh sạch sẽ vùng da vừa dán rồi mới dán miếng dán khác. - Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ vì nhiệt độ của miếng dán có thể gây kích ứng da của trẻ nhỏ. - Không dùng miếng dán tại những vết thương hở. - Thai phụ, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và người đang cho con bú nếu có ý định sử dụng miếng dán giảm đau thì nên hỏi ý kiến bác sĩ. Miếng dán giảm đau đầu sở hữu nhiều ưu điểm như: tính tiện lợi, khả năng giảm đau nhanh chóng và sự linh hoạt trong việc sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng,... Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm này có thể gây kích ứng da và không phải là giải pháp lâu dài. Khi sử dụng miếng dán giảm đau đầu, bạn nên tìm hiểu để chọn đúng sản phẩm chất lượng và uy tín từ các nhãn hiệu uy tín, đã được cấp giấy phép kiểm định an toàn. Sử dụng sản phẩm chứa thành phần tự nhiên nên là lựa chọn được ưu tiên. Các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị rằng, việc sử dụng miếng dán giảm đau đầu chỉ có tác dụng giảm cơn đau đầu tạm thời và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Để điều trị dứt điểm đau đầu cần phải tìm ra nguyên nhân và có phương pháp toàn diện, trị bệnh tận gốc, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Để tìm kiếm giải pháp hiệu quả và tiện lợi để khắc phục cơn đau đầu trong điều kiện công việc bận rộn thì miếng dán giảm đau đầu là lựa chọn tương đối phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc có thêm thông tin tham khảo về miếng dán giảm đau đầu và biết cách sử dụng đúng để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-nho-mui-xylometazolin-cach-dung-va-chong-chi-dinh
Thuốc nhỏ mũi Xylometazolin: Cách dùng và chống chỉ định
Thuốc nhỏ mũi Xylometazolin là thuốc kê toa thường được chỉ định trong những trường hợp viêm mũi, viêm xoang,… dẫn đến nghẹt mũi, xung huyết. Thuốc cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng, hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. 1. Công dụng của thuốc nhỏ mũi Xylometazolin Xylometazolin được biết đến là hoạt chất cho tác dụng hiệu quả đối với những trường hợp xung huyết niêm mạc. Thuốc được bào chế ở nhiều dạng dung dịch nhỏ hoặc xịt mũi, Ngoài ra, thuốc còn được điều chế ở dạng dung dịch nhỏ mắt 0,05%. Nồng độ của thuốc ở dạng nhỏ hoặc xịt mũi như sau: Dung dịch nhỏ mũi 0.05% hoặc 0.1%. Thuốc xịt mũi Xylometazolin 0.05%. Thuốc có hoạt chất chính là Xylometazolin Hydroclorid với hàm lượng khác nhau tùy nồng độ. Hoạt chất này có tác dụng lên thần kinh giao cảm làm co mạch tại chỗ do đó hỗ trợ giảm phù nề niêm mạc và tình trạng xung huyết nhanh chóng. Xylometazolin sau khi tiếp xúc với niêm mạc mũi sẽ tác động trực tiếp lên thụ thể alpha - adrenergic khiến hệ thống mạch máu trong mũi co lại, l lưu lượng qua mũi bị hạn chế, nhờ đó cải thiện vấn đề xung huyết. Thuốc cho tác dụng nhanh chóng, cơ thể hấp thụ nhanh sau 10 - 15 phút và thời gian tác dụng có thể kéo dài trong nhiều giờ. Tuy nhiên, sau khi hết công dụng, tình trạng xung huyết có thể tái phát trở lại. Ngoài tác dụng giảm xung huyết ở niêm mạc mũi, hoạt chất Xylometazolin còn cho hiệu quả đối với kết mạc mắt.2. Chỉ định và chống chỉ định Một số trường hợp chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Xylometazolin mà bạn nên biết là: Chỉ định Những trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mũi Xylometazolin bao gồm: Bệnh nhân gặp tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, tắc nghẽn đường thở trong những trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, thay đổi khí hậu, dị ứng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Cải thiện sự lưu thông và tải dịch tiết với bệnh nhân bị tổn thương xoang mũi. Hỗ trợ điều trị với các bệnh nhân có hiện tượng xung huyết niêm mạc mũi, hầu họng do viêm tai giữa, viêm họng kế phát từ viêm mũi. Chống chỉ định Những trường hợp không được sử dụng thuốc nhỏ mũi Xylometazolin sẽ bao gồm: Trường hợp phản ứng mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân đã từng phẫu thuật cắt tuyến yên hoặc thực hiện các biện pháp ngoại khoa để bộc lộ màng cứng. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Bệnh nhân bị Glocom góc đóng. Bệnh nhân đang điều trị với thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Người có tiền sử phản ứng dị ứng với các thuốc Adrenergic.3. Những vấn đề cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ mũi Xylometazolin Khi sử dụng thuốc Xylometazolin, bạn cần phải biết một số vấn đề sau: Liều dùng Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất là: Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: Nhỏ 1 - 2 giọt/ lần mỗi lỗ mũi, 2 - 3 lần/ ngày. Trẻ em từ 2 -12 tuổi: Nhỏ 1 - 2 giọt/ lần dung dịch 0,05% mỗi lỗ mũi, 1 - 2 lần/ ngày. Với trẻ từng 3 tháng đến dưới 2 tuổi, chỉ nhỏ thuốc khi có hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc. Thời gian sử dụng và liều lượng nhỏ thuốc Xylometazoline nên có sự tham khảo ý kiến bác sĩ, chú ý chỉ dùng thuốc trong thời gian tối đa 5 ngày liên tục. Nếu các triệu chứng bệnh lý không thuyên giảm thì nên ngưng thuốc và tìm đến bác sĩ để có biện pháp thay thế thích hợp, hiệu quả hơn. Tác dụng phụ của thuốc Người bệnh có thể đối mặt với một số phản ứng của cơ thể khi sử dụng thuốc nhỏ mũi Xylometazolin bao gồm: Phản ứng kích ứng tại chỗ sau khi nhỏ thuốc là triệu chứng thường gặp, người bệnh thấy nóng, rát, khô niêm mạc, mũi bị kích thích nên sẽ hắt hơi, nhiều trường hợp thấy vết lở loét trong mũi. Sau khi thuốc hết tác dụng hoặc sử dụng liên tục trong thời gian kéo dài tình trạng xung huyết trở lại với biểu hiện đỏ, sưng và viêm mũi. Hiếm gặp những trường hợp bị buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, hóa mắt, chóng mặt, ù tai, đau họng, cảm giác hồi hộp hồi hộp, rối loạn nhịp tim, mạch đập, đánh trống lồng ngực sau khi dùng thuốc. Một số lưu ý khi dùng thuốc Một số lưu ý mà bệnh nhân cần biết trong quá trình sử dụng thuốc nhỏ mũi Xylometazoline là: Đối với người bị cường giáp, mắc bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao, xơ cứng động mạch, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tiểu đường, bệnh nhân đang điều trị với chất ức chế monoamine oxidase, phụ nữ mang thai, cho con bú, người lái xe hoặc vận hành máy móc thì phải thận trọng khi sử dụng thuốc Xylometazoline. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn. Xylometazoline sẽ xảy ra tương tác với các nhóm thuốc ức chế monoamine oxidase, maprotiline hoặc các thuốc chống trầm cảm ba vòng gây phản ứng tăng huyết áp nặng. Vì vậy, không được sử dụng cùng một lần các loại thuốc trên để tránh gây hại sức khỏe. Nếu bạn đang gặp những vấn đề sức khỏe hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh, thực phẩm chức năng, hãy thông báo với bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc nhỏ mũi Xylometazoline. Khi sử dụng, nếu thấy có thể có những triệu chứng bất thường, hãy ngưng sử dụng và tìm đến bác sĩ để được xử lý. Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc, không tự ý tăng, giảm liều, kéo dài thời gian hoặc ngưng đột ngột khi không có ý kiến của bác sĩ. Trường hợp bạn quên liều, hãy nhỏ mũi ngay khi nhớ ra, nếu thời gian gần với liều tiếp theo thì có thể bỏ qua, tuyệt đối không tăng liều gấp đôi. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, xa tầm với của trẻ em và không đặt thuốc trong lọ nhôm. Thuốc nhỏ mũi Xylometazoline cho hiệu quả tích cực và nhanh chóng với những trường hợp xung huyết niêm mạc mũi. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Không được tự ý mua thuốc nhỏ mũi khi chưa được bác sĩ thăm khám hoặc chỉ định sử dụng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bai-tap-liet-day-than-kinh-so-7-hieu-qua-dat-duoc-va-cach-thuc-hien
Bài tập liệt dây thần kinh số 7: hiệu quả đạt được và cách thực hiện
Liệt dây thần kinh số 7 (liệt cung mày) là một vấn đề sức khỏe thường gặp ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơ bản của cơ liên quan đến khuôn mặt. Thực hiện các bài tập liệt dây thần kinh số 7 có thể giúp cải thiện tình trạng và khôi phục chức năng của dây thần kinh này. 1. Khái quát về bệnh liệt dây thần kinh số 7Liệt dây thần kinh số 7 (liệt cung mày) là vấn đề xuất phát từ tổn thương hoặc áp lực ở dây thần kinh mặt. Dây thần kinh này đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc kiểm soát cơ trên khuôn mặt, từ việc nhai đến biểu cảm khuôn mặt. Khi bị liệt dây thần kinh số 7, người bệnh thường trải qua sự khó khăn trong việc thực hiện những hoạt động cơ bản hàng ngày. Liệt dây thần kinh số 7 có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: tổn thương do chấn thương, viêm nhiễm hoặc các tình trạng y tế khác. Điều này làm suy giảm chức năng của dây thần kinh và khả năng kiểm soát cơ trên mặt. Hiểu rõ về nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7 sẽ giúp xác định được phương pháp điều trị tốt nhất và dự đoán được kết quả sau khi thực hiện các bài tập hỗ trợ khôi phục chức năng của dây thần kinh này.2. Lợi ích của bài tập liệt dây thần kinh số 7Khi bị liệt cung mày, việc thực hiện các bài tập liệt dây thần kinh số 7 sẽ giúp tăng cường vận động cơ và kích thích dây thần kinh mặt hoạt động tốt hơn. Các bài tập này chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy sức mạnh của cơ và kích thích dây thần kinh để khôi phục lại chức năng hoạt động tự nhiên của dây thần kinh số 7. Thực hiện bài tập liệt dây thần kinh số 7 có thể giúp cải thiện chức năng của khuôn mặt, giảm biến chứng khi do liệt dây thần kinh và rút ngắn thời gian phục hồi. Những bài tập liệt này vừa là phương pháp phục hồ vừa là giải pháp để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, muốn đạt được những cải thiện đáng kể khi liệt dây thần kinh số 7, đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì và đều đặn trong việc thực hiện bài tập. Những lợi ích của việc thực hiện bài tập liệt dây thần kinh số 7 mang lại bao gồm:- Tăng cường sức mạnh cơ mặt Các bài tập cơ mặt, mím mắt,... tập trung vào cải thiện sức mạnh và độ linh hoạt của cơ mặt. Điều này không chỉ hỗ trợ khôi phục chức năng dây thần kinh bị liệt mà còn làm tăng khả năng kiểm soát cơ. - Cải thiện tuần hoàn máu Việc thực hiện các động tác yoga và tạo áp lực vào những điểm nhất định có thể kích thích tuần hoàn máu trên mặt. Điều này giúp cho oxy và các dưỡng chất được đưa đến vùng bị ảnh hưởng, nhờ đó mà quá trình phục hồi dây thần kinh số 7 dễ đạt được hiệu quả tích cực. - Giảm căng thẳng và mệt mỏi Bài tập massage và tạo áp lực vào những điểm nhất định trên khuôn mặt không chỉ giúp cải thiện sự linh hoạt của cơ mà còn giảm căng thẳng và mệt mỏi về tinh thần. Điều này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau và cải thiện tâm trạng cho người bệnh. - Khôi phục biểu cảm khuôn mặt Qua thời gian, việc thực hiện các bài tập liệt dây thần kinh số 7 có thể giúp khôi phục và cân bằng lại khả năng biểu cảm khuôn mặt. Điều này làm cho người bệnh có được trạng thái cảm xúc tự nhiên trên khuôn mặt và tự tin để trở lại với cuộc sống hàng ngày.3. Các bài tập liệt dây thần kinh số 7Việc thực hiện các bài tập liệt dây thần kinh số 7 đòi hỏi sự đều đặn và chăm chỉ để đạt được kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số bài tập mà bạn có thể tích hợp vào chương trình tập luyện hàng ngày:3.1. Bài tập mở miệng- Mở miệng ra càng rộng càng tốt, cố gắng kéo góc miệng lên cao nhất có thể. - Giữ tư thế này trong khoảng 5 - 10 giây rồi mới trở về trạng thái ban đầu. - Lặp lại 10 - 15 lần, tăng dần số lần theo thời gian luyện tập.3.2. Bài tập nhắm mắt- Hãy đưa mắt theo chiều nhìn xuống phía dưới rồi dùng ngón tay trỏ của tay phải đặt nhẹ lên mắt và giữ cho mắt nhắm lại. - Tay trải kéo căng lông mày lên để mí mắt được thư giãn và trở lên linh hoạt hơn. - Nhắm mắt lại càng lâu càng tốt. - Dùng tay ấn nhẹ cho hai mí mắt khép lại với nhau.3.3. Bài tập nhấn cánh mũi- Sử dụng ngón tay nhấn một lực nhẹ vào cánh mũi theo chiều từ phía dưới lên. - Giữ như trong khoảng 10 giây rồi thả tay ra. - Lặp lại 10 - 15 lần.3.4. Massage mặt- Dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa thành vòng tròn trên mặt. - Kết thúc mỗi chu trình của một vòng tròn, dùng đầu ngón cái ấn một lực mạnh rồi nhẹ nhàng thực hiện chu trình kế tiếp. Khi thực hiện các bài tập liệt dây thần kinh số 7 trên đây bạn hãy bắt đầu bằng bài tập mà bạn cảm thấy dễ thực hiện nhất sau đó hãy lựa chọn bài tập khó hơn và cứ vậy tăng dần độ khó theo thời gian. Sự kiên trì và đều đặn là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất từ việc thực hiện các bài tập này. Lưu ý rằng mỗi người có cơ địa khác nhau, vì vậy quan trọng nhất là bạn hãy lắng nghe cơ thể và điều chỉnh chương trình tập luyện theo cách phù hợp nhất với cơ thể của bạn. Nếu cảm thấy mệt mỏi trong quá trình tập thì bạn nên dừng lại để thư giãn rồi chia thành nhiều lần tập trong ngày để thích ứng tốt hơn. Bài tập liệt dây thần kinh số 7 là một phương pháp khắc phục tự nhiên và hiệu quả chức năng của dây thần kinh này. Tuy nhiên, để thực hiện bài tập một cách chính xác và đạt được mục đích mong muốn thì bạn cần có sự hướng dẫn từ thầy thuốc. Khi thực hiện bài tập, không nên vì nóng lòng đạt được kết quả mà dùng lực quá mạnh để tác động lên vùng mặt bị tổn thương, điều này rất dễ gây ra tác động ngược.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-nam-mieng-va-cach-phong-ngua-benh
Tìm hiểu về nấm miệng và cách phòng ngừa bệnh
Nấm miệng là một tình trạng nhiễm trùng nấm men ở miệng, thường xuất hiện ở môi, lưỡi, nướu và niêm mạc miệng. Bài viết sau sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về nấm miệng, dấu hiệu cảnh báo bệnh và những biện pháp đơn giản để ngăn chặn tình trạng này. 1. Nguyên nhân Nấm miệng là một tình trạng nhiễm trùng nấm men, thường do loại nấm Candida gây ra, loại nấm này tồn tại tự nhiên trong miệng và các vùng khác trên cơ thể. Nấm miệng thường xuất hiện ở môi, lưỡi, nướu, và niêm mạc miệng, tạo ra những triệu chứng khó chịu như đau rát, khó nuốt, và nước miệng khô. Nấm miệng không hình thành do một nguyên nhân duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố, tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nấm Candida. Sử dụng kháng sinh Việc sử dụng kháng sinh có thể là một trong những nguyên nhân chính gây nấm miệng. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn loại bỏ các vi khuẩn "tốt" cần thiết trong đường ruột và miệng, tạo điều kiện cho sự phát triển không kiểm soát của nấm Candida. Hệ thống miễn dịch suy giảm Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và đối phó với các mầm bệnh, bao gồm cả nấm Candida - nguyên nhân chủ yếu của nấm miệng. Tuy nhiên, khi hệ thống này trở nên suy giảm, tạo điều kiện cho sự phát triển không kiểm soát của nấm, gây nên nhiễm trùng và những vấn đề sức khỏe miệng khác. Hệ thống miễn dịch yếu có thể do nhiều nguyên nhân như HIV/AIDS, tiểu đường, hoặc việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,... Đặc biệt, người có hệ thống miễn dịch suy giảm thường trải qua những triệu chứng nặng hơn khi mắc nấm miệng và trong điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Do vệ sinh cá nhân không đúng cách Thói quen vệ sinh miệng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe miệng và ngăn chặn sự phát triển của nấm miệng, đặc biệt là loại nấm Candida. Nếu chăm sóc không đúng cách, môi trường trong miệng có thể tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm miệng, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe miệng. Tình trạng khô miệng Khô miệng không chỉ là một tình trạng không thoải mái mà còn là một yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của nấm Candida trong miệng. Nếu không được kiểm soát kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân và các tác nhân gây khô miệng: Do hút thuốc, hoạt chất nicotine trong thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà còn có thể làm khô nước miệng. Sử dụng một số loại thuốc như antihistamines, thuốc chống cholinergic, hay thuốc chống trầm cảm,... có thể gây khô miệng. Khô miệng tự nhiên do yếu tố gen hoặc do quá trình lão hóa. Các tình trạng sức khỏe khác Nấm miệng không chỉ là một vấn đề đơn thuần về vệ sinh miệng mà còn liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Các bệnh lý và điều kiện đặc biệt có thể tạo cơ hội cho sự xuất hiện và phát triển của nấm Candida trong miệng như tiểu đường, bệnh lý tiêu hóa, hoặc mang thai,…Hiểu rõ về những nguyên nhân này sẽ giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng nấm miệng và làm thế nào để ngăn chặn nó hiệu quả.2. Triệu chứng nhận biết nấm miệng Nấm miệng không chỉ gây ra sự khó chịu trong miệng mà còn biểu hiện rõ ràng trên miệng và niêm mạc. Các triệu chứng nhận biết bệnh bao gồm: Cảm giác khô miệng và đau rát trong miệng. Sưng lên và đau rát ở các bộ phận như lưỡi, nướu, hay môi. Lưỡi có thể có một lớp phủ trắng dày đặc và xuất hiện các vệt trắng hoặc đốm trắng trên lưỡi. Niêm mạc miệng có thể trở nên đỏ và sưng lên. Có thể xuất hiện vết nứt và mẩn đỏ, đặc biệt là ở góc miệng. Cảm giác đau nhức hoặc nhạy cảm khi ăn nóng, lạnh, chua, hoặc cay. Đau rát hoặc không thoải mái khi nói chuyện hay mở rộng miệng. Hôi miệng, đặc biệt khi thức dậy vào buổi sáng. Sự mệt mỏi trong cơ thể mà không rõ nguyên nhân. Khó khăn trong việc di chuyển lưỡi và nói chuyện.3. Chẩn đoán và hướng chữa trịĐể chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ quan sát các dấu hiệu và triệu chứng của nấm miệng, bao gồm kiểm tra lưỡi, niêm mạc miệng, và mọi vùng có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, để xác định loại nấm gây bệnh, các xét nghiệm nấm có thể được thực hiện. Điều trị nấm miệng với các phương pháp sau: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm, như nystatin hoặc miconazole để kiểm soát và giảm sự phát triển của nấm. Trong trường hợp nấm miệng nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống antifungal như fluconazole để điều trị. Sử dụng viên ngậm chống nấm clotrimazole (Mycelex Troche) được đặt dưới lưỡi và để tan một cách chậm rãi, giúp chất clotrimazole tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng, nơi nấm thường phát triển. Sử dụng nước súc miệng chống nấm nystatin (Nystop, Nyata) giúp giảm triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida.4. Cách phòng ngừa Những biện pháp sau đây có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm miệng và duy trì sức khỏe răng miệng tốt.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tong-hop-thong-tin-cac-benh-ve-nao-thuong-gap
Tổng hợp thông tin các bệnh về não thường gặp
Não là bộ phận quan trọng của hệ thống thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể và tâm lý con người. Tuy nhiên, não cũng là đối tượng của nhiều bệnh lý với các mức độ khác nhau. Các bệnh về não ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của một số bệnh về não thường gặp. 1. Nguyên nhân gây nên các bệnh về não Cơ thể con người có một hệ thống não phức tạp. Có rất nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của các bệnh về não:- Yếu tố genĐây là yếu tố có vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của rất nhiều bệnh lý tại não. Đã có không ít nghiên cứu chứng minh được một số gen có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson, Alzheimer và động kinh. Biến đổi gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của não bộ. - Môi trường và lối sống Môi trường sống và lối sống hàng ngày đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của não bộ. Thường xuyên trong chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất, tiêu thụ quá nhiều chất béo, vận động ít,... đều là những thói quen có thể tăng nguy cơ mắc bệnh về não. Ngoài ra, hút thuốc lá và thường xuyên dùng bia rượu cũng là yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý thần kinh. - Bệnh lý mắc phải Một số bệnh lý cũng có thể góp phần vào sự xuất hiện của các vấn đề ở não. Điển hình như bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu đến não từ đó làm giảm khả năng tư duy và ghi nhớ. - Nhiễm sắc tố và độc tố Tiếp xúc với các chất độc hại như chì, thủy ngân, có thể gây tổn thương não. Các nghiên cứu chỉ ra rằng môi trường ô nhiễm và tiếp xúc với các chất độc hại trong không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về não.2. Các bệnh về não thường gặp2.1. Bệnh động kinhĐộng kinh là tình trạng não phát ra tín hiệu điện không bình thường, gây ra các cơn co giật. Bệnh lý này có thể biến động từ nhẹ đến nặng, thường xuất phát từ yếu tố gen, chấn thương não hoặc các vấn đề về sức khỏe khác.2.2. Bệnh Alzheimer Alzheimer là một trong các loại bệnh mất trí nhớ nghiêm trọng nhất. Tiến triển của bệnh tỷ lệ thuận với sự gia tăng mức độ tổn thương não, ảnh hưởng đến khả năng tư duy, giao tiếp và hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này là sự tích tụ các protein bất thường trong não. Hiện tại, điều trị bệnh Alzheimer chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng và hỗ trợ nhận thức.2.3. Bệnh Parkinson Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh cơ bản, thường xuyên gặp ở người già. Người bị Parkinson sẽ gặp các vấn đề như run chân, co cứng, mất cân bằng. Bệnh xuất phát từ sự suy yếu hoặc mất đi của tế bào sản xuất dopamine trong não.2.4. Bệnh đau nửa đầu MigraineĐây là bệnh lý gây nên cảm giác đau đầu dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đau nửa đầu Migraine thường là kết quả của sự mở rộng không đối xứng của các mạch máu. 2.5. Bệnh suy giảm trí nhớ
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/vitamin-b1-250mg-cong-dung-va-lieu-luong-su-dung
Vitamin B1 250mg: Công dụng và liều lượng sử dụng
Vitamin B1 250mg là thuốc được chỉ định với những trường hợp thiếu Vitamin B1 theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.Vậy thuốc có những công dụng gì? Liều lượng sử dụng ra sao? Khi sử dụng thuốc cần lưu ý những vấn đề gì? 1. Cơ thể thiếu Vitamin B1 sẽ như thế nào? Vitamin B1 hay Thiamin là hợp chất quan trọng tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể người không thể tự tổng hợp được nên phải bổ sung từ bên ngoài thông qua thực phẩm để đảm bảo các hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Nhu cầu Vitamin B1 trong cơ thể Với mỗi cơ thể, nhu cầu Vitamin B1 sẽ có sự khác nhau về độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe,… Ở cơ thể người trưởng thành, khỏe mạnh thì: Nhu cầu Vitamin B1 với nữ giới dao động từ 0,8 - 1,1mg/ngày. Nhu cầu Vitamin B1 với nam giới dao động từ 0,9 - 1,5mg/ngày. Triệu chứng khi Vitamin B1 Cơ thể Vitamin B1 có thể do ăn uống kém, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, ốm nghén, dùng thuốc lợi tiểu, nghiện rượu,… Một số biểu hiện mà bệnh nhân thiếu Vitamin B1 có thể gặp phải là: Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, dễ thay đổi tâm trạng, khó chịu, bực bội. Thiếu Vitamin B1 kéo dài có thể dẫn đến mất cảm giác tứ chi. Tình trạng nặng gây suy tim, tay chân sưng, đau ngực, chóng mặt, mất trí nhớ,… 2. Công dụng của Vitamin B1 250mg Thuốc Vitamin B1 250mg có thành phần chính là Vitamin B1 được sử dụng để điều trị bệnh nhân bị thiếu Vitamin B1 nặng hoặc rối loạn chuyển hóa do thiếu Thiamin. Dược lực học Thiamin thuộc Vitamin nhóm B, tan trong nước. Sự kết hợp giữa Thiamin và Adenosin Triphosphat tại gan, thận và bạch cầu sẽ tạo thành hợp chất Thiamin Diphosphate. Đây là Coenzym chuyển hóa Carbohydrate, đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải carboxyl của các Alpha-Cetoacid như Pyruvat Và Alpha-Cetoglutarat và sử dụng Pentose trong chu trình Hexose Monophosphat. Lượng Carbohydrate cung cấp và khả năng chuyển hóa thường có liên quan đến nhu cầu Vitamin B1 của cơ thể. Khi thiếu hụt Thiamin, quá trình oxy hóa các Alpha-Cetoacid bị tác động dẫn đến tăng nồng độ Pyruvat trong máu sau đó biến đổi thành Acid Lactic. Đây là một trong những yếu tố được sử dụng để chẩn đoán cơ thể đang thiếu hụt Thiamin. Dược động học Vitamin B1 sau khi được cung cấp cho cơ thể thông qua thực phẩm sẽ được phân giải và hấp thu nhờ các kênh vận chuyển không phụ thuộc Na+. Lượng tối thiểu cơ thể cần mỗi ngày thường được chuyển hóa vào các mô ở người trưởng thành khoảng 1mg Vitamin B1. Trường hợp cơ thể hấp thụ dưới mức này, lượng Vitamin B1 đào thải qua nước tiểu sẽ rất ít hoặc không có. Trường hợp cơ thể hấp thụ vượt quá mức tối thiểu, lượng Vitamin B1 thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu ở dạng phân tử Thiamin nguyên vẹn. 3. Liều lượng và cách dùng Vitamin B1 250mg Vitamin B1 250mg được bào chế ở dạng viên nén dùng theo đường uống. Liều lượng sử dụng cần phải theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ dựa trên thể trạng, mức độ thiếu hụt và diễn biến bệnh. Liều khuyến cáo đối với người trường thành là 250mg/ngày tức là mỗi ngày 1 viên. Thời gian sử dụng thuốc ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau và tốt nhất là dùng theo căn dặn của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay, chưa có ghi nhận về những trường hợp sử dụng quá liều Vitamin B1 250mg. Trường hợp bạn quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm này gần sát liều kế tiếp thì có thể bỏ qua. Hạn chế tối đa việc quên 2 liều liên tiếp. 4. Những lưu ý khi uống Vitamin B1 250mg Trước khi sử dụng Vitamin B1 250mg, bạn cần chú ý một số vấn đề sau: Khi uống thuốc, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như ra nhiều mồ hôi, phát ban, mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa, hiếm gặp trường hợp bị khó thở, tăng huyết áp. Nếu xảy ra tác dụng phụ, hãy ngưng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ để xử lý và có biện pháp thay thế. Không lạm dụng Vitamin B1 quá mức để tránh tình trạng dư thừa gây hại sức khỏe. Không sử dụng Vitamin B1 với bệnh nhân có phản ứng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thận trọng khi sử dụng thuốc với bệnh nhân rối loạn di truyền liên quan đến khả năng dụng nạp đường Galactose và Fructose, chứng thiếu Lactase Lapp hoặc bị rối loạn hấp thu Glucose, Galactose, thiếu Sucrase-isomaltase. Đối với phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, người lớn tuổi tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Chưa có ghi nhận về việc thuốc gây bất lợi đối với người điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc. Nên uống thuốc sau khi ăn để tránh bị đau dạ dày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng. Không sử dụng thuốc để thay thế chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nên ưu tiên Vitamin B1 thông qua thực phẩm như gan, trứng, cá hồi, thịt bò, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên cám,… Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào, hãy thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng Vitamin B1 để tránh tương tác làm giảm tác dụng hoặc phản ứng tạo thành chất gây hại cho cơ thể. Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Để thuốc ở nơi khô thoáng và xa tầm hoạt động của trẻ em, thú cưng. Nếu thuốc không còn sử dụng hoặc hết hạn, bạn cần xử lý thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-trivitamin-nhung-thong-tin-can-biet-truoc-khi-su-dung
Thuốc Trivitamin: Những thông tin cần biết trước khi sử dụng
Thuốc Trivitamin là sản phẩm cung cấp các vitamin nhóm B gồm Vitamin B1, B6 và B12 cho cơ thể. Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về công dụng, cách dùng, liều dùng và một số lưu ý quan trọng khác để tránh tác dụng không mong muốn. 1. Thành phần và công dụng thuốc Trivitamin Thuốc Trivitamin được bào chế ở dạng viên nén. Mỗi hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên. Thuốc có chứa thành phần và công dụng như sau: Thành phần 1 viên Trivitamin có chứa những thành phần chính gồm: Vitamin B1 hay Thiamin Mononitrate. Vitamin B6 hay Pyridoxine Hydrochloride. Vitamin B1 hay Cyanocobalamin. Ngoài ra còn có tá dược vừa đủ một viên như magnesi stearate, bột talc, màu HPMC E6, EC E5, PEG 6000, Titan Dioxyd tinh bột. Công dụng Mỗi hoạt chất khác nhau sẽ mang lại những tác dụng có lợi cho cơ thể bao gồm: Vitamin B1: Tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể như chuyển hóa carbohydrate thành glucose, tham gia vào hệ enzyme decacboxyl oxy hóa, tổng hợp ATP và GTP nhờ đó đảm bảo các quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa tổn thương thần kinh, duy trì sức khỏe hệ miễn dịch, hỗ trợ tim mạch, cải thiện trí nhớ, thị lực. chăm sóc da và tóc. Vitamin B6: Có tác dụng cải thiện các vấn đề về tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm triệu chứng rối loạn tiền kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị thiếu máu đồng thời được dùng để phòng ngừa và chữa chứng rối loạn thần kinh, chống trầm cảm, lo âu, stress. Vitamin B12: Giúp tạo AND cho tế bào, duy trì sức khỏe tế bào thần kinh và tế bào máu. Ngoài ra, Vitamin B12 còn có tác giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa sự hình thành khối u ác tính và bảo vệ sức khỏe tim mạch. 2. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Trivitamin Những trường hợp chỉ định và không được dùng thuốc Trivitamin 3B là: Chỉ định Trivitamin thường được chỉ định cho những trường hợp: Bệnh nhân rối loạn thần kinh. Phòng và điều trị bệnh do thiếu vitamin nhóm B. Người chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, bệnh nhân mới ốm dậy. So với việc sử dụng từng loại vitamin thì sự phối hợp giữa các hợp chất trong thuốc Trivitamin mang lại hiệu quả tích cực hơn, tăng khả năng điều trị bệnh. Chống chỉ định Những trường hợp không nên sử dụng mà bạn cần lưu ý bao gồm: Bệnh nhân có phản ứng quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Trường hợp cơ thể không dung nạp vitamin nhóm B.3. Cách dùng và liều lượng Tùy theo từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc với liều lượng khác nhau. Cách dùng Thuốc được điều chế viên nén dùng cho đường uống. Để đảm bảo an toàn và thuốc phát huy công dụng tốt nhất, người bệnh phải sử dụng thuốc theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ. Liều lượng Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, liều lượng sử dụng thuốc Trivitamin được hướng dẫn như sau: Trẻ từ 6 - 12 tuổi: Uống 1 viên/ngày. Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Uống 2 viên/ngày và chia làm 2 lần uống sáng chiều. 4. Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc Trivitamin Dưới đây là một số vấn đề mà bạn không thể bỏ qua trước khi dùng Trivitamin là: Tác dụng phụ Thuốc Trivitamin có thể gây ra cho người dùng một số tác dụng không mong muốn như: Phản ứng quá mẫn, dị ứng, nổi mề đay, mụn nước, phát ban đỏ, mẩn ngứa,… Hiếm gặp những trường hợp khó thở, thở khò khè. Những trường hợp dùng Trivitamin kéo dài hoặc liều mạnh có thể dẫn đến rối loạn thần kinh ngoại biên. Trong quá trình sử dụng thuốc Trivitamin, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải dấu hiệu bất thường nào để có biện pháp xử lý và thay thế, tránh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe. Tương tác thuốc Hiện nay, chưa có trường hợp nào xảy ra vấn đề tương tác khi sử dụng chung Trivitamin với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải cẩn thận, thông báo với bác sĩ về những vấn đề mà cơ thể đang gặp phải, thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng hay liệu pháp điều trị bệnh đang áp dụng. Điều này sẽ đảm bảo chắc chắn không có bất kỳ tương tác nào trong quá trình sử dụng Trivitamin. Bảo quản Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng, đảm bảo khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và để xa tầm với của trẻ em. Không đặt ở những khu vực ẩm ướt vì sẽ làm hư hỏng thuốc. Thận trọng Khi sử dụng thuốc, cần lưu ý: Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bà bầu hoặc phụ nữ đang cho con bú. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng thì cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Kiểm tra hạn sử dụng trước khi uống thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn trong tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất đi kèm trong mỗi hộp thuốc. Nếu có vấn đề cần được hỗ trợ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Thuốc không gây ảnh hưởng đến người lái xe hoặc vận hành máy vì không làm ảnh hưởng đến độ tỉnh táo, tập trung cho người dùng. Chế độ dinh dưỡng khi sử dụng thuốc Không sử dụng thuốc để thay thế chế độ dinh dưỡng hàng ngày mà tốt nhất cần ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B. Những thực phẩm giàu Vitamin B1 là: Cá hồi, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt, thịt heo nạc, măng tây, trứng, rau bina, gan, sữa, thịt gà, thịt bò,… Những thực phẩm giàu Vitamin B6 là: Sữa, thịt bò, thịt gà, cá hồi, trứng, cà rốt, khoai lang. đậu hà lan, bơ, chuối,… Những thực phẩm giàu Vitamin B12: Gan, thịt bò, ngao, cá mòi, cá hồi, sữa và chế phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt,… Tuy nhiên, bạn cần phải cân đối, bổ sung đa dạng thực phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng đủ theo nhu cầu của cơ thể. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá, uống nhiều nước mỗi ngày và vận động thể thao để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, trao đổi và hấp thu các chất trong cơ thể. Thuốc Trivitamin là sản phẩm tốt cho sức khỏe nhưng cần phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc uống hoặc lạm dụng quá mức dẫn đến dư thừa và gây ra những tác dụng không mong muốn. Bên cạnh đó, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị an toàn nhất.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/xet-nghiem-nuoc-tieu-co-biet-mang-thai-khong-
Xét nghiệm nước tiểu có biết mang thai không?
Nước tiểu là mẫu xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy xét nghiệm nước tiểu có biết mang thai không và cần lưu ý những điều gì để có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất. 1. Có thể nhận biết mang thai sau bao nhiêu ngày thụ thai? Nếu bạn có chu kỳ kinh đều và trong khoảng từ 28 đến 30 ngày thì việc nhận biết có thai sẽ dễ dàng hơn. Còn đối với những chị em có chu kỳ kinh không đều, vòng kinh dài thì việc nhận biết có thai sẽ khó khăn hơn. Để tăng khả năng đậu thai, những trường hợp này cần phải dùng đến một số biện pháp như soi trứng, dự báo ngày rụng trứng để lựa chọn quan hệ đúng thời điểm. Nếu quan hệ đúng ngày rụng trứng và không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào thì cơ hội đậu thai của bạn sẽ cao hơn. Thông thường, nếu bạn đã có thai, cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện khác lạ từ sau khi quan hệ từ 7 đến 10 ngày. Những biểu hiện này sẽ rõ ràng hơn ở thời điểm 3 tuần đầu. 2. Xét nghiệm nước tiểu có biết mang thai không? 2.1. Quan sát nước tiểu để nhận biết có thai bằng kinh nghiệm dân gian Một số kinh nghiệm dân gian cho rằng, việc quan sát màu nước tiểu và ngửi mùi nước tiểu có thể nhận biết bạn có đang mang thai hay không. Cụ thể như sau: - Khi mang thai, progesterone tăng lên và tim sẽ phải làm việc nhiều hơn, đồng nghĩa với việc thận cũng gặp nhiều áp lực trong quá trình lọc máu. Khi thận tăng cường lọc máu thì sẽ sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Chính vì thế mà mùi nước tiểu cũng có thể thay đổi. Thông thường, mùi nước tiểu sẽ hơi hăng và nồng hơn so với bình thường. Nếu mang thai lần đầu, chị em có thể khó phát hiện ra dấu hiệu này. Tuy nhiên, đến lần mang thai thứ 2, khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn thì có thể dễ dàng cảm nhận được. - Theo kinh nghiệm dân gian, màu sắc của nước tiểu cũng là yếu tố giúp chị em nhận biết mình có đang mang thai hay không. Cụ thể, nếu nước tiểu có màu vàng nhạt hơn so với bình thường, thì rất có thể bạn đang mang thai. Những cách nhận biết có thai trên đây chỉ là những kinh nghiệm dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng, do vậy không có tính chính xác cao. Vì thế, những cách này chỉ mang tính tham khảo. 2.2. Xét nghiệm nước tiểu có biết mang thai không? Nhiều người thắc mắc “xét nghiệm nước tiểu có biết mang thai không”, thực chất, xét nghiệm nước tiểu ở đây chính là việc dùng que thử thai – phương pháp thử thai đã rất quen thuộc đối với các chị em. - Khi nào nên dùng que thử thai? + Chị em nên dùng que thử thai trong khoảng 2 tuần từ sau khi quan hệ tình dục mà không dùng bất cứ phương pháp ngừa thai nào. Sở dĩ cần chờ đến 2 tuần là do sau khi thụ thai, cơ thể chị em cần có thời gian để sản sinh ra hormone h CG với một lượng đủ để que thử thai có thể phát hiện được. + Hoặc chị em có thể xét nghiệm nước tiểu khi thấy cơ thể có những dấu hiệu mang thai như đã chậm kinh trên 5 ngày, cơ thể mệt mỏi và buồn nôn, nhạy cảm hơn với các loại mùi vị, căng tức ngực, phần nhũ hoa đậm màu hơn bình thường, thường xuyên đi tiểu, có hiện tượng chuột rút ở vùng bụng,... - Que thử thai có thể sử dụng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có được kết quả chính xác hơn thì nên thử vào buổi sáng sớm theo những bước sau: + Đầu tiên, bạn cho nước tiểu vào lọ đựng. + Sau đó, lấy que thử thai, đặt que thử thai và lọ, cắm que theo hướng mũi tên đi xuống. Không nên để nước tiểu vượt quá mũi tên. + Chờ đợi kết quả trong vòng 5 phút. + Nếu que thử thai xuất hiện 2 vạch đỏ thì là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Nếu que thử thai cho 1 vạch thì nghĩa là bạn chưa có em bé. Trường hợp que thử thai không xuất hiện vạch nào thì có thể là do que thử đã bị hỏng hoặc lượng nước tiểu bạn cho vào lọ đựng chưa đủ. Nhiều chị em lựa chọn dùng que thử thai để chẩn đoán tình trạng mang thai vì phương pháp này đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà, việc mua que thử thai cũng rất đơn giản và không cần bác sĩ kê đơn. Que thử thai có thể cho độ chính xác cao nếu chị em sử dụng đúng cách, đúng theo những hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn có thể nhận được kết quả không chính xác vì thử quá sớm hoặc có những sai sót trong quá trình thử thai hoặc mua phải loại que thử thai không đảm bảo chất lượng. Ngoài những phương pháp thử thai nêu trên còn có xét nghiệm máu và siêu âm. Hai phương pháp này được đánh giá là có độ chính xác khá cao, giúp chị em nhận biết chính xác mình có đang mang thai hay không.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/top-5-loai-thuoc-xit-mui-nhat-duoc-su-dung-pho-bien
Top 5 loại thuốc xịt mũi Nhật được sử dụng phổ biến
Thuốc xịt mũi được sử dụng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em trong những trường hợp viêm mũi, viêm xoang. Trong đó, các sản phẩm xịt mũi Nhật được đánh giá cao bởi mang lại hiệu quả tốt trong việc cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi,… Dưới đây là 5 loại thuốc xịt mũi của Nhật Bản được sử dụng phổ biến hiện nay cho bạn tham khảo. 1. Khi nào cần dùng thuốc xịt mũi? Trước khi tìm hiểu các loại thuốc xịt mũi Nhật tốt nhất hiện nay thì bạn cần phải biết khi nào thì sử dụng thuốc xịt mũi? Có nên dùng thường xuyên hay không? Khi nào sử dụng thuốc xịt mũi? Các loại dung dịch xịt mũi chỉ nên sử dụng khi bạn có các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm mũi, viêm xoang, cảm cúm,… Khi đó, dịch nhầy trong mũi tiết nhiều và đặc dẫn đến tắc nghẽn mũi, gây ra triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi. Việc sử dụng xịt mũi không chỉ loại bỏ tác nhân gây bệnh mà còn làm mềm và loãng dịch nhầy, tăng khả năng tống ra ngoài đồng thời giúp mũi thông thoáng, cải thiện tình trạng hô hấp. Có nên sử dụng xịt mũi thường xuyên không? Nhiều người cho rằng việc xịt mũi thường xuyên sẽ giúp làm sạch, loại bỏ bụi bẩn hay các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa viêm nhiễm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc xịt mũi quá thường xuyên ngay cả khi mũi không bị viêm nhiễm sẽ dẫn đến những tình trạng không mong muốn. Xịt rửa mũi quá nhiều sẽ làm thay đổi môi trường bên trong và mất đi các yếu tố miễn dịch ở xoang mũi. Đồng thời nồng độ muối có trong dung dịch xịt mũi sẽ làm khô và bào mòn niêm mạc. Khi đó, khả năng chống vi khuẩn, khói bụi cũng như các tác nhân gây bệnh khác của niêm mạc mũi giảm. Vì vậy những tác nhân này có nhiều cơ hội để xâm nhập, tấn công và gây bệnh ở mũi, đường hô hấp trên. 2. Top 5 loại thuốc xịt mũi Nhật tốt nhất hiện nay Những loại xịt mũi Nhật cho hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng viêm mũi, viêm xoang,… như chảy dịch, nghẹt mũi, đau nhức, sưng phù niêm mạc. Thành phần chính có trong các loại xịt mũi của Nhật là thảo dược tự nhiên, an toàn, ít gây kích ứng và phù hợp để sử dụng cho cả trẻ em, người lớn. Dưới dây là 5 loại thuốc xịt mũi Nhật tốt nhất được sử dụng phổ biến là: Thuốc xịt mũi Nhật Nazal Nazal là một trong những sản phẩm hàng đầu được các chuyên gia Tai Mũi Họng khuyên dùng với bệnh nhân bị viêm xoang hay viêm mũi dị ứng. Thuốc được chiết xuất từ các loại thảo dược quý hiếm với thành phần chính gồm các hoạt chất: Naphazoline Hydrochloride, Chlorpheniramine Maleate, Benzalkonium Chloride. Thuốc được sử dụng cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên cho tác dụng thông mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi, tiết dịch nhiều nhờ khả năng tiêu viêm, chống khuẩn. Thuốc xịt mũi AG Đây là một sản phẩm được sử dụng thường xuyên với các bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Ưu điểm của thuộc xịt AG là được điều chế hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo độ an toàn, lành tính đồng thời có độ p H cân bằng với dịch mô tại mũi, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Những công dụng của thuốc xịt mũi Nhật AG có thể kể đến là: Hỗ trợ điều trị các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, giảm kích ứng gây ngứa, tình trạng phù nề, đau nhức do phản ứng viêm. Bảo vệ niêm mạc mũi khỏi sự tấn công của các dị nguyên bên ngoài. Làm dịu phản ứng dị ứng ở niêm mạc mũi. Không sử dụng thuốc xịt mũi AG cho phụ nữ mang thai, trẻ dưới 7 tuổi và người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thuốc xịt Contac Contac được xếp vào top đầu những loại thuốc xịt mũi Nhật Bản tốt nhất hiện nay. Thành phần chính của thuốc là Beclomethasone Propionate. Đây là một loại hoạt chất corticoid có tác dụng chống viêm, giảm phù nề niêm mạc và làm dịu phản ứng dị ứng nhờ đó cải thiện nhanh tình trạng ngạt mũi, sưng niêm mạc mũi, hắt hơi do kích ứng và giảm tiết dịch mũi. Thuốc Benza Thuốc xịt mũi Benza là một trong những sản phẩm đến từ thương hiệu dược phẩm nổi tiếng tại Nhật Bản - Takeda Consumer. Thành phần chính của thuốc là Tetrahydrozoline Hydrochloride, Chlorpheniramine Maleate, Benzethonium Chloride, Lidocaine được điều chế từ thảo dược nên an toàn và lành tính cho người dùng. Sản phẩm thường được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng, cho tác dụng nhanh và hiệu quả sau vài lần sử dụng. Thuốc xịt mũi Hapycom Hapycom là một trong những thuốc xịt mũi Nhật Bản được các chuyên gia đánh giá cao bởi sản phẩm tác dụng nhanh, cho hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm mũi, viêm xoang. Công dụng của các hoạt chất có trong thuốc xịt Hapycom là: Naphazoline Hydrochloride có tác dụng co mạch, giảm phù nề. Chlorpheniramine có khả năng chống dị ứng. Lidocain thuộc nhóm thuốc gây tê. Benzethonium Chloride có tính sát khuẩn tại chỗ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/seo-thuy-dau-hinh-thanh-do-dau-khac-phuc-nhu-the-nao-
Sẹo thủy đậu hình thành do đâu? Khắc phục như thế nào?
Thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính mà bất cứ đối tượng, độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Mặc dù không gây tác động lớn tới sức khỏe nhưng bệnh lại dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Vậy thì sẹo thủy đậu hình thành do đâu và có thể khắc phục như thế nào? 1. Một số thông tin chính về bệnh thủy đậu Bệnh do virus Varicella zoster gây ra và có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau đầu, sốt nôn,... Sau 1 - 2 ngày sẽ xuất hiện các nốt thủy đậu trên khắp vùng mặt hoặc cơ thể. Thường thì bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần và các nốt thủy đậu sẽ tự khô mà không để lại sẹo. Mặc dù vậy, trong quá trình chăm sóc, nếu thực hiện không đúng cách, những nốt thủy đậu sẽ bị bội nhiễm và để lại vết thâm, sẹo trên da. Nguyên nhân là vì khi các nốt thủy đậu xuất hiện, không ít người do vô tình hoặc do xoa, gãi mà khiến chúng bị trầy xước rồi vỡ ra. Khi sẹo mới hình thành, tùy thuộc vào quá trình chăm sóc mà có thể khắc phục được. Đặc biệt, với đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi, do đang trong quá trình phát triển, việc tái tạo da được thực hiện tốt nên dù là vết thâm hay vết sẹo cũng có thể nhanh lành hơn. Với những người lớn, tuổi càng cao thì quá trình tái tạo da càng chậm dần và kém hiệu quả. Chính vì vậy, nếu việc chăm sóc không đúng cách, để lâu, các tế bào sợi sẽ bị tổn thương gây nên sẹo vĩnh viễn.2. Sẹo thủy đậu có thể được điều trị như thế nào? Một số cách sau đây có thể giúp bạn điều trị hiệu quả sẹo thủy đậu Dùng các thuốc bôi không cần kê đơn Retinol là một dạng dẫn xuất chính của vitamin A và được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất mỹ phẩm, các dưỡng chất chăm sóc da. Với đặc tính có thể thấm sâu tận trong các tế bào, thúc đầy quá trình tái sinh, sản sinh collagen, kháng khuẩn, dùng retinol có thể thúc đẩy quá trình liền sẹo của cơ thể. Tuy nhiên, retinol không nên bôi vào buổi sáng bởi có thể khiến giảm hiệu quả. Vì thế, mỗi tối, trước khi đi ngủ, bạn hãy bôi một lớp mỏng retinol lên vết sẹo và sử dụng thêm các loại dưỡng da để hiệu quả được thúc đẩy nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc loại bỏ các tế bào chết trên làn da với tần suất phù hợp (2 - 3 lần/tuần) có thể thúc đẩy các chất dinh dưỡng, thuốc điều trị được thấm sâu, tác động tốt trên da hơn. Từ đó, vết sẹo cũng có thể nhanh lành hơn. Điều trị bằng phương pháp thẩm mỹ Phẫu thuật Với những vết sẹo lâu hoặc sâu, việc bôi thuốc ngoài da có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn. Lúc này, bạn có thể tìm tới phương pháp phẫu thuật. Cách thức thực hiện như sau: bác sĩ tiến hành cắt bỏ mô sẹo lõm đã bị xơ cứng, sau đó khâu lại. Sau thời gian phục hồi, vết sẹo mới sẽ có kích thước nhỏ hơn, mang tính thẩm mỹ cao hơn. Phương pháp này hiệu quả đối với những vết sẹo sâu, dài. Mài da vi điểm Cũng là một dạng tẩy da chết cơ học nhằm làm cho làn da trở nên đều màu, mịn hơn. Bạn cũng có thể lựa chọn cách mài da tác động sâu hơn dưới đáy sẹo để mang lại hiệu quả tốt hơn. Tiêm filler Filler là một dạng chất làm đầy nên khi tiêm vào, chúng có thể khiến cho da được lấp đầy, đẩy lên. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp vĩnh viễn bởi khi filler tan đi, da lại quay trở lại như cũ. Laser Có thể mang tới tác dụng đối với tất cả các loại sẹo như: sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo rỗ,... Điều trị bằng nguyên liệu thiên nhiên Nha đam Với hơn 23 loại vitamin, dưỡng chất khác nhau, nha đam có thể giúp quá trình phục hồi của da được nhanh chóng hơn. Nha đam có thể dùng dưới dạng chiết xuất hoặc dùng dạng tươi. Cách thực hiện rất đơn giản: bạn lấy 1 bẹ nha đam rồi đem rửa sạch. Bóc phần gel bên trong ra, đem đi xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da sẹo hoặc cả vùng xung quanh trong vòng 10 - 15 phút. Dầu dừa Với hàm lượng cao chất chống oxy hóa cũng như vitamin E, dầu dừa có thể mang tới tác dụng kích thích việc sản sinh collagen của các tế bào da, khiến cho quá trình phục hồi tổn thương được nhanh chóng hơn. Bạn có thể lấy một thìa cafe dầu dừa, thoa một lớp mỏng, để trong khoảng 10 - 15 phút rồi rửa sạch. Mật ong Kháng viêm, dưỡng ẩm và thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da là những tác dụng dễ thấy của mật ong. Theo đó, bạn hãy lấy một lượng thích hợp, thoa lên vùng bị sẹo rồi rửa sạch bằng nước. Có thể nói, các biện pháp trong những cách khắc phục sẹo thủy đậu, cách sử dụng nguyên liệu thiên nhiên rất dễ thực hiện, giá thành rẻ song hiệu quả và tác dụng lại chậm. Bên cạnh đó, chúng có thể chỉ có tác động tới những vùng sẹo mới hình thành.3. Có thể phòng tránh sẹo thủy đậu bằng những cách nào?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/seo-loi-ngua-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-hieu-qua
Sẹo lồi ngứa: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Sẹo lồi là một trong những vấn đề về da không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn dẫn tới nhiều bất tiện trong cuộc sống. Đặc biệt, khi sẹo lồi ngứa thì những bất tiện mà chúng dẫn tới càng nặng nề hơn. Vậy thì sẹo lồi ngứa có nguyên nhân do đâu và khắc phục bằng cách nào? 1. Nguyên nhân dẫn tới sẹo lồi ngứa Sẹo vốn là biểu hiện tất yếu của quá trình hàn gắn vết thương trong cơ thể. Điều này có nghĩa là khi da bạn xuất hiện vết thương, quá trình hoạt hóa tái tạo mô sẽ diễn ra. Thường thì quá trình hàn gắn vết thương chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định, vừa đủ. Khi ấy, cơ thể sẽ phát ra các tín hiệu thông báo để các tế bào da tự động dừng quá trình này lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù quá trình hàn gắn đã hoàn thành nhưng da vẫn tái tạo tiếp, dẫn tới sẹo lồi. Sẹo lồi vốn là tình trạng phát triển quá mức của mô sẹo khi vết thương đã lành. Chúng nổi rõ lên bề mặt da và gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Chúng hình thành do dưới da phát triển quá mức các sợi collagen. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai bị sẹo lồi cũng xuất hiện cảm giác ngứa. Nguyên nhân gây ngứa ở các vùng có sẹo lồi được chỉ ra bao gồm:Dây thần kinh gây cảm giác ngứa bị kích hoạt Da con người vốn chứa rất nhiều dây thần kinh gây cảm giác ngứa. Khi sẹo lồi xuất hiện ở vùng hạ bì, chúng sẽ kích thích khiến các dây thần kinh này hoạt động mạnh. Cùng với sự hoạt động, các dây thần kinh sẽ truyền tín hiệu tới cơ quan trung ương khiến cho sự kích thích càng trở nên mạnh hơn. Không những thế, ở vị trí tổn thương thường xuất hiện các yếu tố trung gian hóa học, đặc biệt là histamin. Histamin chính là chất gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là khi các bao chứa chúng bị vỡ ra. Khi vết thương càng bị chà xát mạnh, các bao chứa càng vỡ ra nhiều hơn. Điều này lý giải vì sao ở những vết thương, chúng ta càng gãi thì cảm giác ngứa ngáy càng nhiều. Do các tế bào mô phát triển quá mức Trong quá trình liền sẹo, các tế bào mô bị kích thích nhằm hình thành lớp sừng bao bọc quanh vết sẹo. Do có tính chất dễ bị kích thích, nhất là khi tác động lực để gãi hoặc chà xát nên các tế bào mô cũng là nguyên nhân dẫn tới cảm giác ngứa ngáy tại vùng sẹo lồi. Sẹo lồi ngứa thường có thể được nhận biết thông qua một số đặc điểm như: Ngứa, nhói nhẹ nếu chúng ta chạm vào hoặc khi quần áo cọ xát. Ở mức độ nặng hơn, có thể gây ra cảm giác co rút, căng đau,... Vùng da có sẹo lồi sẽ nổi lên, chuyển màu hồng hoặc hồng đậm, nâu đỏ. Sẹo có xu hướng lớn dần theo thời gian. Sẹo lồi gây ảnh hưởng nhiều nhất là tới tính thẩm mỹ, nó không nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, có không ít trường hợp vết sẹo phát triển mạnh, vượt khỏi ranh giới của vết thương, lan rộng. Lúc này, sẽ rất khó để điều trị khỏi.2. Sẹo lồi ngứa có thể được khắc phục bằng cách nào? Khi bị sẹo lồi ngứa, bạn có thể khắc phục bằng một số cách sau để giảm cảm giác khó chịu. Chườm lạnhĐây là phương pháp rất đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà một cách dễ dàng. Phương pháp này giúp cho các cơn ngứa có thể được xoa dịu. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể lấy vài viên đá, bọc trong một chiếc khăn hoặc mảnh vài mềm rồi chườm lên vết sẹo. Mỗi lần chườm, bạn có thể thực hiện trong thời gian từ 15 - 20 phút, mỗi ngày 3 - 5 lần. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên để quá lâu trên vết sẹo bởi có thể dẫn tới nguy cơ bỏng lạnh. Bỏng lạnh cũng nguy hiểm không kém bỏng nóng. Dưỡng ẩm cho da Tất cả các vùng da trên cơ thể đều cần được dưỡng ẩm, trong đó có vùng da bị sẹo. Lúc này, dưỡng ẩm không chỉ giúp làn da được căng mịn hơn, mềm mại hơn mà còn có thể khiến cho cảm giác ngứa được đẩy lùi, tránh kích ứng, nhiễm trùng. Đối với vùng da đang có sẹo, tốt nhất là bạn nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, thành phần từ thiên nhiên để đảm bảo độ an toàn và dịu nhẹ. Dùng các sản phẩm trong thành phần có chứa corticosteroidĐây là thành phần có thể nhanh chóng giúp bạn xóa đi cảm giác khó chịu hay ngứa ngáy mà sẹo lồi gây ra. Tuy nhiên, thành phần này không nên dùng trong thời gian dài, tránh dùng cho vùng mặt và có thể gây nên những phản ứng phụ, chẳng hạn như làm mỏng, yếu da. Chính vì thế, tốt nhất cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc kháng histamin Như trên đã nói, sự giải phóng chất histamin cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới cảm giác ngứa ở vùng sẹo lồi. Chính vì thế, sử dụng thuốc kháng histamin cũng là một trong những cách giảm cảm giác ngứa rát cho bạn. Theo các chuyên gia, dạng bôi ngoài da có thể mang tới tác dụng tốt hơn dạng uống.3. Cần lưu ý những gì khi điều trị sẹo lồi ngứa?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mun-hat-com-nguyen-nhan-hinh-thanh-va-cach-chua-tri
Mụn hạt cơm: nguyên nhân hình thành và cách chữa trị
Mụn hạt cơm còn được gọi là mụn cơm hay mụn cóc, là dạng bệnh ngoài da mà nhiều người gặp phải. Mặc dù nó không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe song có thể gây bất tiện trong sinh hoạt và mất thẩm mỹ. 1. Mụn hạt cơm là gì? Bệnh do Papilloma virus gây nên. Đây là một trong những dạng virus thuộc nhóm HPV gây u nhú ở người. HPV được biết tới với khoảng hơn 100 type và tùy từng loại, có thể gây bệnh ở những vùng da hoặc bộ phận khác nhau. Mụn hạt cơm có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể, chẳng hạn như hậu môn, cơ quan sinh dục hoặc niêm mạc. Hạt cơm có thể bao gồm nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như: hạt cơm thông thường, hạt cơm phẳng, hạt cơm lòng bàn chân tay hoặc hạt cơm hậu môn, sinh dục. Trong đó, hai loại thường gặp nhất là:Hạt cơm thườngĐược nhận biết qua các dấu hiệu ban đầu là nốt sần nhỏ, màu giống màu da với bề mặt thô ráp và sần sùi. Đồng thời, khi chạm vào, thấy chúng cứng, chắc và nhô cao hơn so với da ở xung quanh. Mặc dù có thể gặp tại bất kỳ vị trí nào, song phổ biến nhất của dạng hạt cơm này là tại các vị trí: ngón tay, chân, bàn chân, mu bàn tay. Bình thường, chúng không gây đau hay ngứa cho người mắc chỉ khi bóp hoặc ấn mạnh thì mới có cảm giác đau. Trên bề mặt của hạt cơm dạng này thường tăng gai hoặc tạo thành rãnh nhỏ với số lượng có thể từ vài đến vài chục cái, cũng có thể tập hợp thành đám. Hạt cơm phẳngĐây là dạng bệnh có nguyên nhân từ virus HPV các tuýp 3, 10, 28, 49 gây ra. Ngay từ tên gọi, ta đã có thể hình dung phần nào về hình dạng của chúng. Theo đó, chúng thường biểu hiện dưới dạng sẩn dẹt, hơi nhô nhẹ lên khỏi bề mặt da với kích thước nhỏ và thường không sần sùi như hạt cơm thường. Chúng thường tập hợp thành mảng hoặc dải và có gây ngứa. Hình dạng phổ biến của chúng là tròn, đa giác với ranh giới rõ, thường là màu da hoặc hơi ngả vàng xám. Ngoài mu bàn tay, cẳng tay, cẳng chân, chúng còn có thể xuất hiện tại mặt hoặc ngực.2. Mụn hạt cơm có dễ lây lan không? Mụn này rất dễ lây lan, từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể hoặc lây cho người khác khi tiếp xúc qua những tổn thương nhỏ ở những vết cào, trầy hoặc gãi. Khi người mắc gãi, chà xát, sẽ tạo thành những vệt khiến virus theo vệt này tấn công gây nhiễm trùng và hình thành mụn mới. Đặc biệt, khi đang bị mụn này mà cạo lông chân, có thể khiến mụn lan ra dày đặc. Những người miễn dịch suy giảm cũng rất dễ bị mắc bệnh ở phạm vi rộng. Bệnh còn có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua các vật có dính dịch chứa virus, chẳng hạn như đồ dùng chung, đồ bơi, nhà tắm công cộng hoặc thậm chí cả giày, dép đi dưới chân.3. Mụn hạt cơm có thể được điều trị thế nào? Như trên đã nói, mặc dù những ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con người không nghiêm trọng song lại gây nhiều khó chịu, bất tiện và thẩm mỹ. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có một phương pháp nào có thể trị khỏi vĩnh viễn và cũng không đảm bảo được rằng bệnh có thể không tái phát. Bởi vậy, các phương pháp được áp dụng chủ yếu là tiêu diệt các nốt mụn hiện có và kéo dài thời gian khỏi bệnh, không tạo sẹo. Với những người bị suy giảm miễn dịch, mục đích của việc điều trị là kiểm soát số lượng cũng như kích thước của chúng. Hiện nay có một số phương pháp điều trị, loại bỏ phù hợp với mụn ở từng vị trí khác nhau, cụ thể là: Dùng nitrogen hóa lỏng: thường được áp dụng với mụn tại một số vị trí như dương vật, mặt, mu bàn chân,... Cũng có thể dùng phương pháp đốt điện siêu cao tần hoặc plasma để đốt mụn. Với mụn ở dưới lòng bàn chân, có thể cắt bớt mụn bằng tia laser, sau đó, bôi dung dịch acid salicylic nồng độ 40% rồi băng lại. Hàng ngày, thực hiện việc thay băng đều đặn với việc điều trị kéo dài trong khoảng 3 - 5 ngày cho tới khi hết mụn. Đây là phương pháp khá an toàn và không gây ra tác dụng phụ với cơ thể. Ngoài acid salicylic, một số hoạt chất sau cũng có thể được sử dụng, đó là: podophyllin 15-20%, glutaraldehyde 20%, axit trichloroacetic bão hoà, axit retinoique dạng crem hoặc nhũ tương với thời gian điều trị thường khoảng từ 3 - 6 tuần. Với liệu pháp điều trị toàn thân, có thể tiêm các tổn thương bằng dùng dung dịch bléomycine 0,1%Ngoài ra, trong dân gian vẫn lưu truyền một số cách trị mụn hạt cơm bằng nguyên liệu tự nhiên như: Dùng tỏi giã nát, bôi lên nốt mụn, để trong vài tiếng, thực hiện trong thời gian 3 - 4 tuần. Dùng lá tía tô giã nát, đắp vào nốt mụn rồi lấy băng dính băng lại cho tới khi mụn teo nhỏ, biến mất. Dùng dung dịch giấm táo pha nước theo tỷ lệ 2:1, chấm vào nốt mụn, băng kín trong vài giờ rồi mới tháo ra.4. Phòng ngừa mụn hạt cơm như thế nào?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/5-cach-tri-tham-mong-don-gian-ma-hieu-qua-tai-nha
5 cách trị thâm mông đơn giản mà hiệu quả tại nhà
Thâm mông là tình trạng thâm sạm, xỉn màu của làn da vùng mông. Bệnh dù không gây mất thẩm mỹ lớn song vẫn là nỗi bận tâm lớn của không ít chị em, nhất là vào mùa hè khi đi biển mặc bikini hoặc quần ngắn. Sau đây là một số cách trị thâm mông chị em có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. 1. Nguyên nhân dẫn tới thâm mông Trước khi tìm hiểu về cách trị thâm mông, hãy cùng xét xem những nguyên nhân nào có thể khiến cho vùng mông bị thâm. Có thể nói, mông là nơi mà làn da khá nhạy cảm, mỏng manh, dễ chịu tác động của một số yếu tố bên ngoài khiến chúng trở nên thâm sạm, sần sùi, mất thẩm mỹ. Các nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này gồm: Do tiếp xúc, cọ sát với quần áo: Da mông thường là nơi bị che kín, lại hay cọ xát với quần áo nên dễ trở nên bí bách. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn tới thâm sạm và sần sùi. Nội tiết tố thay đổi: có thể dẫn tới nhiều thay đổi trong cơ thể và đây cũng được xem là nguyên nhân có thể gây thâm mông. Thực phẩm: việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ nhiều hoặc các chất kích thích như thuốc rượu bia cũng có thể khiến da mông thâm, sần. Thói quen xấu trong sinh hoạt: Đối với những người có công việc thường xuyên phải ngồi nhiều, mông là cơ quan chịu sức ép nặng nề, bị đè nén và thường mỏi, bí bách. Vì thế, chúng rất dễ thâm, nổi mụn. Cùng với đó, những người có thói quen mặc quần áo chật, bó sát cũng khiến cho vùng da này có thể thường xuyên bị cọ xát dẫn tới thâm. Không chăm sóc hoặc chăm sai cách: thông thường, chúng ta chỉ chú trọng chăm sóc vùng mặt, cơ thể, cánh tay mà bỏ quên vùng mông. Thậm chí, nhiều người còn không làm sạch kỹ, không tẩy tế bào chết thường xuyên. Điều này rất dễ dẫn tới việc tế bào chết, vi khuẩn tích tụ, bít tắc, mụn nhọt.2. Một số cách trị thâm mông hiệu quả, đơn giản tại nhà Sau đây là một số cách trị thâm mông mà bạn có thể áp dụng tại nhà với các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có Trị thâm mông bằng lô hộiĐây vốn là một nguyên liệu với lượng vitamin dồi dào, đa dạng như E, A, C và các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm. Lô hội không chỉ giúp tế bào chết được tẩy đi một cách nhẹ nhàng mà còn kháng khuẩn, kháng viêm, thúc đẩy hình thành tế bào da mới. Vì thế, chúng được ứng dụng rộng rãi ở lĩnh vực làm đẹp, trong đó có trị thâm mông. Cách làm đơn giản như sau: Lấy một bẹ lô hội tươi rồi rửa sạch, gọt vỏ, lấy phần thịt trong. Bạn xay nhuyễn và thêm chút sữa tươi không đường. Thoa hỗn hợp này lên vùng mông thâm, để trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước. Bạn nên thực hiện liên tục trong khoảng thời gian 2 tới 3 tuần. Dùng baking soda Với thành phần chính là natri hidrocacbonat, baking soda có tác dụng lớn trong tẩy tế bào chết, ngăn chặn các sắc tố melanin hình thành, chống oxy hóa, cân bằng PH cho da. Cách thực hiện như sau: Trộn một chút baking soda với nước cốt chanh rồi thoa lên vùng da mông bị thâm kết hợp với massage nhẹ nhàng. Bạn hãy để hỗn hợp này lưu trên da trong khoảng 15, 20 phút rồi rửa sạch, thực hiện 1 - 2 lần/tuần. Dùng tinh bột nghệHoạt chất curcumin trong tinh bột nghệ có thể ngăn cản sự hình thành của hắc tố và loại bỏ vết thâm. Nghệ còn có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và hạn chế quá trình oxy hóa. Để trị thâm mông bằng nghệ, bạn có thể thực hiện như sau: trộn tinh bột nghệ, nước cốt chanh và nước ấm với tỷ lệ 3 - 2 - 1. Sau đó, làm ướt vùng da mông rồi bôi hỗn hợp này lên, massage nhẹ nhàng. Bạn để hỗn hợp này lưu lại trên da 15 - 20 phút rồi rửa sạch. Sử dụng muối, sữa tươi không đường Muối vốn có đặc tính kháng viêm, sữa tươi không đường lại chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da. Chính vì vậy, đây cũng là hỗn hợp có thể giúp cho những vết thâm ở mông bị đẩy lùi nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện bằng cách: lấy 3 - 4 muỗng muối hòa tan trong nửa ly sữa tươi không đường. Sau đó, lấy bông gòn thấm hỗn hợp này rồi thoa đều lên vùng mông cần điều trị, để lại trên da khoảng 15 - 20 phút. Rửa sạch bằng nước mát rồi dùng khăn mềm thấm khô. Dùng dầu dừa Có thể nói, những tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe và sắc đẹp hẳn chị em nào cũng biết. Không chỉ giàu các loại vitamin A, D, E mà chúng còn chứa nhiều loại khoáng chất khác nhau như: canxi, beta-carotene, axit béo,... Vì thế, chúng mang tới tác dụng làm sáng da, trị thâm sạm hiệu quả. Cách thực hiện như sau: bạn nên làm sạch da mông, tẩy tế bào chết, sau đó thoa dầu dừa lên vùng này. Tiếp tục massage trong khoảng 15 phút để các tinh chất được thẩm thấu rồi rửa lại với nước. Áp dụng một tuần hai lần cho tới khi làn da được cải thiện.3. Một số lưu ý cho bạn để tránh thâm môngĐể tránh hiện tượng mông bị thâm, bạn nên lưu ý: Vệ sinh thật sạch vùng da này. Ngoài việc tắm rửa, bạn nên thực hiện tẩy tế bào chết cho mông định kỳ để ngăn ngừa vi khuẩn, loại bỏ da chết. Chỉ dùng các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng: bởi da mông rất nhạy cảm nên tốt nhất, bạn nên tìm những loại sữa tắm không chứa thành phần chất tẩy mạnh khiến chúng có thể bị kích ứng. Chú ý tới trang phục: bạn nên mặc những bộ quần áo vừa vặn, làm từ các chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi để vùng mông không bị bí bách, kích ứng, cọ xát. Chú ý tới chế độ ăn: nên bổ sung dinh dưỡng một cách đa dạng, đầy đủ để sức khỏe thể chất, sức khỏe làn da được tăng cường. Rau củ là những thức ăn bạn cần chú trọng, ưu tiên và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối, chất kích thích nên tránh. Thay đổi thói quen: bạn không nên ngồi trong một thời gian dài khiến cho mông bị đè nén, chịu nhiều áp lực. Ngồi lâu còn ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nữa. Tốt nhất cứ ngồi khoảng 30 phút thì đứng lên đi lại để giãn gân cốt. Có thể nói, trị thâm mông tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên rất dễ kiếm và an toàn. Khi được kết hợp thêm cách chăm sóc khoa học, thói quen tốt, việc trị thâm vùng này sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mu-mau-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-chan-doan
Mù màu là bệnh gì, nguyên nhân và cách chẩn đoán
Mù màu còn được gọi với tên rối loạn sắc giác, tên khoa học là Color blindness. Đây là hiện tượng mắt không có khả năng hoặc khó có khả năng phân biệt, nhận biết được một số màu nhất định. Dù không nguy hiểm cho tính mạng song nó có thể khiến cho cuộc sống cũng như công việc của bạn gặp phải nhiều điều bất tiện. 1. Dấu hiệu nhận biết bệnh mù màu Mù màu không phải là tình trạng không thể nhìn thấy màu sắc mà là vẫn thấy nhưng khó phân biệt. Số hiếm người không thể nhận biết được bất kỳ một màu nào. Bệnh không nguy hiểm, có khả năng di truyền và nam giới gặp nhiều hơn nữ. Bệnh có thể được nhận biết với một số triệu chứng khác nhau tùy vào mức độ. Nếu ở mức độ nhẹ, người mắc có thể không biết được là mình mắc bệnh, cụ thể là: Người bệnh vẫn có thể nhận ra, phân biệt một số màu nhưng với những màu khác thì vẫn nhìn thấy. Mức độ nhẹ, người bệnh có thể khó khăn khi phân biệt các màu như xanh lá với đỏ, xanh dương với vàng. Nặng hơn, có thể không nhận ra được các màu sắc. Nặng hơn nữa, người bệnh có thể không phân biệt được bất kỳ màu nào mà chỉ nhìn thấy dạng như màu xám. Xuất hiện cảm giác đau mắt, đau đầu mỗi khi nhìn vào màu sắc. Khi vẽ hoặc mua quần áo, có thể lựa chọn sai màu, gọi tên sai màu.2. Nguyên nhân dẫn tới bệnh Trong võng mạc mắt của con người vốn tồn tại hai loại tế bào là tế bào hình que với tác dụng phát hiện ánh sáng, bóng tối và hình nón để phát hiện màu sắc. Chúng tập trung tại khu vực gần trung tâm của võng mạc. Sự tiếp nhận, phân biệt màu sắc do các tế bào hình nón thực hiện. Tế bào hình nón gồm 3 loại nhìn thấy màu sắc là lục, lam và đỏ. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà một, một vài tế bào hình nón không có, không hoạt động hoặc hoạt động không bình thường sẽ gây nên tình trạng mù màu. Tình trạng này nghiêm trọng nhất ở các đối tượng mà cả ba tế bào hình nón đều thiếu. Những nguyên nhân cụ thể được chỉ ra gồm:Di truyền Bệnh có liên quan tới nhiễm sắc thể giới tính, trong đó, người mắc đột nhiên có đột biến hoặc thiếu gen trên nhiễm sắc thể X. Điều này khiến tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt bị rối loạn. Biến chứng của một số bệnhĐối với một số người đang mắc các bệnh như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, parkinson, thoái hóa điểm vàng hoặc tiểu đường,... thị giác có thể bị ảnh hưởng, không phân biệt được các loại màu sắc. Bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON)Dù triệu chứng không rõ ràng song những người bị bệnh này thường khó có thể phân biệt được các màu xanh lá cây, đỏ. Tác dụng phụ của một số loại thuốc Việc uống một số loại thuốc có thể dẫn tới việc khó nhận biết màu sắc, chẳng hạn như thuốc chống động kinh tiagabine, thuốc điều trị rối loạn thần kinh, huyết áp, tim,... có thể khiến người uống giảm khả năng nhìn màu sắc tạm thời. Tuổi tác Khi tuổi cao, thị lực suy giảm, khả năng phân biệt màu sắc vì thế cũng giảm theo. Bên cạnh đó, dưới tác động của một số hóa chất độc hại, chẳng hạn như styrên trong nhựa cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.3. Bệnh có thể bao gồm những loại nào? Bệnh gồm ba dạng chủ yếu: mù màu đơn sắc, mù màu xanh - vàng, mù màu đỏ - xanh lá cây. Cụ thể là:- Mù màu đỏ - xanh lá cây: phổ biến nhất, biểu hiện ở việc người mắc khó có thể phân biệt được các màu đỏ, xanh lá cây, với 4 loại biểu hiện; Deuteranomaly: Do bất thường ở sắc tố hình nón màu xanh lục. Điều này dẫn tới việc khi nhìn màu vàng hoặc xanh lá cây lại thành màu đỏ, khó nhận biết được các màu xanh lam, tím. Protanomaly: Do bất thường của tế bào nón sắc tố đỏ, dẫn tưới khi nhìn các màu đỏ, vàng, cam sẽ thành những màu tối hoặc xanh lục. Protanopia: Do tế bào nón sắc tố đỏ ngừng hoạt động, dẫn tới nhìn màu đỏ thành màu đen. Deuteranopia: Do tế bào nón xanh lá cây ngừng hoạt động mà người bệnh khi nhìn màu đỏ lại thấy giống vàng nâu, nhìn xanh lục lại thành vàng đậm. - Mù các màu xanh, vàng: trường hợp này chiếm số lượng ít hơn, theo đó, người bệnh sẽ nhầm lẫn giữa xanh dương với xanh lá cây, vàng với đỏ. Thường có hai trường hợp: Tritanomaly: do hạn chế của sắc tố nón màu xanh mà khi nhìn xanh làm thành xanh lá cây, khó có thể phân biệt đỏ với vàng. Tritanopia: do sắc tố xanh lam thiếu mà khi nhìn màu này lại thành xanh lá cây và nhìn hống thành tím hoặc nâu nhạt. - Mù màu đơn sắc: là trường hợp nặng hơn, khi không thể nhìn thấy màu Do tế bào hình que bất thường: trường hợp này ít và người bệnh chỉ có thể nhìn thấy được ba dạng màu: xám, đen và trắng. Khi đi tiếp xúc với nhiều ánh sáng sẽ thấy khó chịu. Do tế bào hình nón: xảy ra nếu hai trong số 3 sắc tố của tế bào hình nón không hoạt động nên khó khăn trong việc phân biệt các màu. Bệnh có gồm 3 dạng là mù màu đơn sắc, mù màu xanh - vàng, mù màu đỏ - xanh lá cây4. Bệnh được chẩn đoán, điều trị như thế nào Việc kiểm tra để xác định bệnh qua hai phương pháp gồm:Định tínhĐược thực hiện bằng cách bệnh nhân nhìn vào một bảng và nói lên con số mình thấy. Từ đó, bác sĩ sẽ kết luận bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Đối với trẻ chưa biết đọc, có thể sử dụng loại bảng đặc biệt. Phương pháp này chỉ được thực hiện trong điều kiện ánh sáng tốt, lần lượt từng mắt và thời gian để nhìn vào bảng khoảng 3 tới 5 giây. Định lượng Có thể sử dụng phương pháp Farnsworth-Munsell 100 với việc sử dụng 4 khay chứa nhiều đĩa nhỏ, đa dạng về màu sắc. Sau đó, người bệnh sẽ được yêu cầu sắp xếp các đĩa màu theo quy luật màu sắc tăng dần.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nen-trong-rang-loai-nao-va-dia-chi-trong-rang-uy-tin-
Nên trồng răng loại nào và địa chỉ trồng răng uy tín?
Trồng răng giả vừa mang tính thẩm mỹ cao lại đảm bảo chức năng nhai và nghiền thức ăn. Hiện nay có rất nhiều phương pháp trồng răng giả. Nếu đang băn khoăn, chưa biết nên trồng răng loại nào thì những thông tin sau sẽ là gợi ý giúp bạn lựa chọn được phương pháp trồng răng phù hợp nhất với mình. 1. Các loại trồng răng giả phổ biến Có rất nhiều phương pháp trồng răng giả và dưới đây là một số phương pháp phổ biến: - Răng giả/hàm giả tháo lắp bán phần: Thường được áp dụng với những trường hợp mất một răng hoặc vài răng. Vị trí răng bị mất có thể nằm sát nhau hoặc cách nhau. Hàm giả tháo lắp thường được làm từ nhựa acrylic với khung kim loại Cr-Co. Các trường hợp hàm giả bán phần thường dùng móc kim loại để ôm lên răng thật và khi vệ sinh răng miệng, có thể tháo lắp hàm giả một cách dễ dàng. Một số loại hàm răng giả khác có thể được làm từ nhựa dẻo nylon và móc nhựa màu hồng như màu nướu nên nhìn rất tự nhiên. - Trồng răng Implant: Là cách thay chân răng bằng trụ implant được làm từ Titanium – chất liệu có thể tương thích với xương hàm. Tác dụng của trụ Implant này là nâng đỡ răng giả và đảm bảo chúng có thể thực hiện được chức năng nhai và nghiền nát thức ăn, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, nụ cười, giúp người bệnh có thể tự tin hơn trong giao tiếp. - Làm cầu răng sứ: Bác sĩ sẽ đặt một mão răng hoặc chụp răng lên 2 trụ (là 2 răng bên cạnh răng bị mất). Chức năng của mão răng này là lấp đi khoảng trống do mất răng để lại bằng thân răng giả ở chính giữa. Phần trụ hai bên chính là 2 chiếc răng bên cạnh răng bị mất và đã được mài bớt phần men răng sao cho phù hợp để đặt mão lên.2. Nên trồng răng loại nào? Vì có nhiều phương pháp trồng răng nên nhiều người không biết nên trồng răng loại nào là tốt nhất và phù hợp nhất. Những thông tin về ưu, nhược điểm của từng phương pháp trồng răng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra lựa chọn đúng đắn:2.1. Ưu, nhược điểm của phương pháp hàm giả tháo lắp: - Ưu điểm: + Chi phí thấp hơn rất nhiều so với những phương pháp trồng răng khác. + Không xâm lấn, an toàn cho người bệnh. + Thời gian thực hiện nhanh chóng. + Đảm bảo tính thẩm mỹ. + Dễ điều chỉnh. - Nhược điểm: + Thời gian đầu sử dụng, người bệnh không cảm thấy thoải mái. + Cần tháo ra và đeo lại thường xuyên để vệ sinh hàm. + Nên thường xuyên kiểm tra, chỉnh sửa và thay thế, đệm hàm định kỳ. + Trường hợp hàm bị lỏng thì có thể khiến bạn phát âm khó khăn. Nếu muốn tiết kiệm chi phí và thời gian, hạn chế thủ thuật xâm lấn, không có đủ điều kiện sức khỏe để trồng răng Implant hay các răng bên cạnh không đảm bảo khỏe mạnh để làm cầu răng sứ, thì có thể phù hợp với phương pháp tháo lắp hàm răng giả. 2.2. Ưu điểm và nhược điểm của trồng răng Implant- Ưu điểm: + Có độ bền cao hơn những phương pháp khác. + Không nhất thiết phải bảo trì hoặc sửa chữa định kỳ. Bạn chỉ cần đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt và thường xuyên lấy cao răng. + Đảm bảo tính thẩm mỹ, cảm giác tự nhiên, có thể nhai và nghiền thức ăn như răng thật. + Là phương pháp duy nhất có thể phòng tránh được nguy cơ tiêu xương hàm do mất răng. + Thực hiện độc lập, không cần mài răng để tránh ảnh hưởng đến những răng lân cận. + Tỷ lệ cấy ghép răng thành công là rất cao. - Nhược điểm:+ Cần thực hiện những thủ thuật xâm lấn. + Thời gian điều trị kéo dài và phức tạp hơn những phương pháp khác. + Chi phí cao hơn các phương pháp khác. + Người bệnh cần có đủ điều kiện sức khỏe mới thực hiện được. 2.3. Ưu nhược điểm của phương pháp làm cầu răng sứ- Ưu điểm: + Có cảm giác như răng thật và thực hiện được các chức năng như răng thật. + Thực hiện trong thời gian ngắn và dễ dàng hơn so với phương pháp cấy Implant. + Chi phí thấp hơn so với cấy ghép implant. + Vệ sinh răng đơn giản dưới sự hướng dẫn của nha sĩ. - Nhược điểm:+ 2 bên cạnh làm trụ răng phải đảm bảo sức khỏe và không mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Khi đã tháo cầu răng thì phần men răng của những chiếc răng thật sẽ không thể trở lại như trước. + Chi phí cao hơn so với làm răng giả tháo lắp. + Phần bên dưới cầu răng phải được thường xuyên làm sạch để tránh thức ăn bị tích tụ và gây ra những vấn đề về sức khỏe răng miệng. + Không thể phòng tránh được nguy cơ tiêu xương hàm. 3. Những thông tin thêm về trồng răng Một số lưu ý về việc chăm sóc sức khỏe sau khi trồng răng: - Đối với phương pháp cấy ghép răng Implant:+ Cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. + Không khạc nhổ và súc miệng khi mới thực hiện xong. + Nếu có hiện tượng chảy máu nhiều thì cần đến gặp bác sĩ sớm. + Ăn những thực phẩm mềm, lỏng và nguội. + Khi răng đã ổn định thì cần hạn chế đồ ăn quá cứng, không nghiến răng, vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên thăm khám nha khoa. - Cách chăm sóc răng giả tháo lắp: + Vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh tình trạng thức ăn đọng lại trên răng và gây ra những bệnh lý về răng miệng. + Khi tháo lắp và vệ sinh hàm răng giả cần thực hiện nhẹ nhàng. + Nên ngâm răng giả qua đêm trong dung dịch làm sạch. + Thăm khám định kỳ, nhất là khi răng lỏng lẻo và thay đổi hình dạng, kết cấu. - Chăm sóc răng miệng khi làm cầu răng sứ:+ Không hút thuốc lá, hạn chế ăn những loại đồ ngọt có gas, đồ ăn nhiều đường, + Vệ sinh răng miệng đúng cách. + Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. + Cần tái khám định kỳ
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/medlatec-mang-dich-vu-xet-nghiem-dat-chuan-quoc-te-phuc-vu-nguoi-dan-tien-loi-ngay-tai-nha
mang dịch vụ xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế phục vụ người dân tiện lợi ngay tại nhà
Trải qua gần 30 năm qua, đơn vị ngày càng khẳng định năng lực xét nghiệm hàng đầu bằng việc tiên phong quản lý chất lượng song hành theo hai tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt của Hoa Kỳ (CAP) và ISO 15189:2012. Sự liên thông đó giúp người dân tiết kiệm đáng kể chi phí, giảm thiểu phiền hà khi cần chuyển tuyến khám chữa bệnh trong nước và quốc tế. Đồng thời, giúp giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến đầu, tiết kiệm nguồn lực cho xã hội và ngành Y tế nói chung. Lấy mẫu xét nghiệm tận nơi - Giải pháp y tế thông minh đồng hành chăm sóc sức khỏe triệu gia đình Việt Trong cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe không chỉ cần yếu tố tiên quyết là chính xác, chất lượng mà còn phải đảm bảo sự tiện ích, nhanh chóng. Với tầm nhìn sâu rộng và nhạy bén, ngay từ năm 1996, GS.000 VNĐ chi phí đi lại với giá niêm yết tại Bệnh viện/Phòng khám/Văn phòng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cach-xu-tri-soc-sot-xuat-huyet-dengue-theo-phac-do-y-khoa
Cách xử trí sốc sốt xuất huyết Dengue theo phác đồ y khoa
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra cấp tính do muỗi vằn Aedes Aegypti lây truyền virus cho con người. Bệnh thường phát triển mạnh và bùng phát thành dịch vào mùa mưa. Biến chứng do sốt xuất huyết gây ra không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và còn có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về các biện pháp xử trí sốc sốt xuất huyết Dengue sao cho đúng cách. 1. Bạn biết gì về bệnh sốt xuất huyết Dengue? Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Dengue. Virus này xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết cắn của loài muỗi vằn Aedes Aegypti. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch lớn khi mùa mưa đến. Vì đây là mùa sinh sản của loài muỗi vằn này. Ngoài ra, muỗi vằn còn ưa thích sinh sống ở những nơi ao tù, nước đọng để đẻ trứng và sinh sôi. Sốc do sốt xuất huyết là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bộ Y tế đã thành lập phác đồ hướng dẫn chẩn đoán cũng như có các phương pháp điều trị sốt xuất huyết theo các cấp độ như sau: Sốt xuất huyết Dengue. Sốt xuất huyết kèm theo triệu chứng cảnh báo. Sốc do sốt xuất huyết Dengue. Bất kỳ ai, người ở độ tuổi nào cũng có thể bị nhiễm sốt xuất huyết. Bởi vì bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa, thêm vào đó virus Dengue còn có 4 biến chủng nên sau khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh vẫn có thể bị lại vào lần sau.2. Những dấu hiệu nhận biết tình trạng sốt xuất huyết Triệu chứng khi bị nhiễm sốt xuất huyết khá tương đồng với bệnh cúm. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển với nhiều biến chứng thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe. Các dấu hiệu đặc trưng của sốt xuất huyết đó là:Việc theo dõi, quan sát các triệu chứng của bệnh sẽ giúp kịp thời ngăn chặn và xử trí sốc sốt xuất huyết Dengue. Một trong những triệu chứng thường hay gặp nhất đó là sốt cao khởi phát đột ngột, liên tục khoảng 2-3 ngày có thể kéo dài hơn, kèm theo mệt mỏi, đau nhức cơ khớp toàn thân, nhức hốc mắt 2 bên. Xuất huyết có thể diễn ra theo các cấp độ dưới đây (thường xuất hiện từ ngày thứ 3 kể từ khi khởi phát): Xuất huyết dưới da: nhận thấy rõ trên da có những nốt chấm đỏ xuất hiện ở da mặt, bụng, cánh tay, đùi,... Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, đi tiểu hoặc đại tiện ra máu, chảy máu mũi,... Xuất huyết nội tạng: là biến chứng chảy máu nguy hiểm nhất với những triệu chứng như bị rong kinh, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu tươi,... Tiểu ít, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, da khô, nhợt nhạt, giảm đàn hồi,... là triệu chứng của tình trạng mất nước nghiêm trọng rất dễ dẫn tới suy đa tạng. Do đó để tránh biến chứng sốc sốt xuất huyết, người bệnh cần đi bệnh viện ngay.3. Cách xử trí sốc sốt xuất huyết theo hướng dẫn của Bộ y tếĐứng trước nguy cơ có thể sẽ phải đối diện với bệnh sốt xuất huyết, kể từ khi có các triệu chứng khởi phát, bệnh nhân cần phải hết sức lưu ý, không được chủ quan và tự ý dùng thuốc. Thay vào đó hãy đi khám để được xét nghiệm chẩn đoán, đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị cũng như xử trí sốc sốt xuất huyết nếu có nguy cơ cao. Dưới đây là hướng dẫn của Bộ Y tế về cách xử trí sốc sốt xuất huyết và bạn nên tham khảo:3.1. Cách xử trí sốc sốt xuất huyết DengueĐầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện quy trình thăm khám lâm sàng để đánh giá toàn trạng. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu sốc cần phải lập tức truyền dung dịch Na Cl 0,9%. Sau đó bệnh nhân được theo dõi tình trạng bệnh. Nếu cải thiện được đáng kể các triệu chứng của bệnh thì sẽ cho giảm tốc độ truyền dịch. Trong trường hợp biến chứng không thuyên giảm thì thay thế bằng dung dịch cao phân tử, đồng thời tăng tốc độ truyền. Nếu việc điều trị đem lại kết quả khả quan hơn như huyết áp đã dần ổn định, mạch rõ thì sau 1 giờ, chuyển sang truyền Na Cl 0,9%. Ở những ca bị sốc nặng kèm theo biến chứng khó thở thì bệnh nhân phải được đặt nằm với tư thế đầu thấp, kết hợp hỗ trợ thở oxy.3.2. Cách xử trí sốc sốt xuất huyết Dengue kèm theo tình trạng xuất huyết
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cach-chua-viem-dai-trang-tai-nha-hieu-qua-va-an-toan
Cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả và an toàn
Viêm đại tràng là một bệnh liên quan tới tiêu hóa mà người bệnh không nên chủ quan. Tốt nhất, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm. Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tham khảo cách chữa viêm đại tràng tại nhà, sau đó theo dõi sát sao tình hình bệnh để có những xử lý phù hợp. 1. Bệnh viêm đại tràng Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa khá phổ biến, khi mắc bệnh niêm mạc đại tràng sẽ bị viêm nhiễm. Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng viêm đại tràng, ví dụ như do nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus, do dị ứng hoặc do các bệnh lý miễn dịch không rõ nguyên nhân,… Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích không được điều trị dứt điểm cũng là tác nhân khiến tình trạng viêm đại tràng trở nên tồi tệ hơn. Đây là căn bệnh tái diễn dai dẳng, nhiều trường hợp người bệnh cần theo dõi và điều trị suốt đời. Bên cạnh chữa trị theo phác đồ của bác sĩ, chúng ta cũng có thể tìm hiểu và kết hợp một số cách chữa viêm đại tràng tại nhà. Lưu ý, việc điều trị tại nhà phải đảm bảo an toàn, tuyệt đối không áp dụng những bài thuốc chưa được kiểm chứng. Trước khi tìm hiểu về cách điều trị viêm đại tràng tại nhà, chúng ta cần nắm được các dạng bệnh thường gặp. Các bệnh lý viêm đại tràng thường gặp như: viêm đại tràng cấp tính, viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng ruột kích thích (Crohn), viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ,...2. Người có nguy cơ bị viêm đại tràng Vậy đối tượng nào có khả năng cao bị viêm đại tràng? Thực tế, căn bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ ai, thuộc bất cứ độ tuổi nào. Đặc biệt, người thường xuyên uống kháng sinh nên cẩn trọng, họ là đối tượng rất dễ mắc viêm đại tràng, nhất là tình trạng viêm đại tràng giả mạc. Người nghiện thuốc lá, thường xuyên dùng thuốc có tác dụng giảm đau hoặc ngừa thai cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh khá cao. Nếu thuộc nhóm đối tượng này, bạn hãy chủ động theo dõi sức khỏe, đi kiểm tra ngay khi phát hiện triệu chứng nghi mắc viêm đại tràng. Hiện tượng viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi. Đặc biệt, người có tiền sử mắc bệnh liên quan tới tim mạch hoặc người đã từng phẫu thuật khu vực bụng có khả năng mắc bệnh rất cao. Nếu không may mắc viêm đại tràng, bệnh nhân cần điều trị sớm, tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với chăm sóc tại nhà.3. Người bệnh có nên tự chữa viêm đại tràng tại nhà hay không? Một vấn đề được quan tâm hàng đầu là: người mắc viêm đại tràng có nên tự điều trị ở nhà hay không? Thực tế, viêm đại tràng không thể điều trị dứt điểm trong một thời gian ngắn. Bệnh lại hay tái diễn kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Bác sĩ khuyến khích người bệnh kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ và kết hợp chăm sóc, điều trị tại nhà. Lưu ý, người bệnh không được tự ý sử dụng các phương pháp chưa được kiểm chứng để chữa viêm đại tràng tại nhà. Nếu nắm được cách chữa viêm đại tràng tại nhà an toàn, tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát phần nào, triệu chứng bệnh có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.4. Bật mí cách chữa viêm đại tràng tại nhà an toàn, hiệu quả Bệnh nhân có thể chăm sóc và điều trị viêm đại tràng tại nhà như thế nào để đảm bảo tiêu chí an toàn cũng như hiệu quả? Khi chữa viêm đại tràng tại nhà, người bệnh nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hàng ngày.4.1. Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân viêm đại tràng Khi bị viêm đại tràng, người bệnh thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, đồng thời khả năng hấp thu dinh dưỡng tương đối kém. Một trong những cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả đó là xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu. Chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích bệnh nhân viêm đại tràng bổ sung thực phẩm giàu omega-3 vào thực đơn hàng ngày. Một vài gợi ý dành cho bạn là: cá thu, cá trích hoặc hàu,… Những thực phẩm chứa nhiều omega-3 sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đại tràng diễn biến xấu, đồng thời kích thích sự phát triển của lợi khuẩn tại đường ruột. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm món ăn giàu protein và chất xơ. Nguồn thực phẩm này khá đa dạng và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Do đó sẽ kích thích cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, người mắc bệnh viêm đại tràng cũng nên tăng cường lợi khuẩn bằng cách sử dụng thực phẩm chứa men vi sinh, thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng, chất điện giải. Khi mắc bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng, bác sĩ luôn yêu cầu bệnh nhân không sử dụng thuốc lá, uống rượu bia. Các sản phẩm này có thể khiến đại tràng tổn thương nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cần hạn chế ăn món sống như gỏi, món ăn cay nóng hoặc chứa nhiều dầu mỡ.4.2. Chế độ sinh hoạt dành cho bệnh nhân viêm đại tràng
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cach-chua-nguoc-da-day-bang-toi-co-thuc-su-hieu-qua-
Cách chữa ngược dạ dày bằng tỏi có thực sự hiệu quả?
Lâu nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau một số cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi. Ưu điểm của phương pháp chữa trị này là cách thức thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm. Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh hiệu quả của việc sử dụng tỏi trong chữa trị trào ngược dạ dày. 1. Tìm hiểu nguyên nhân gây trào ngược dạ dày Hoạt động bất thường tại cơ hoành và cơ thắt của thực quản dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược khó chịu. Rối loạn tại cơ hoành: Cơ hoành giúp tạo động lực cho cơ thắt dưới thực quản hoạt động nhịp nhàng. Nhưng khi cơ hoành bị rối loạn chức năng, dẫn đến hoạt động của cơ thắt dưới thực quản cũng rối loạn theo, dẫn đến dịch acid bị trào ngược lên thực quản. Rối loạn tại cơ thắt: Những vấn đề bất thường tại cơ thắt như lực trương giảm chính là nguyên nhân khiến chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng. Mặt khác, sự điều tiết dịch vị sẽ khiến axit trong dạ dày bị hòa lẫn dịch và nước bọt gây tình trạng trào ngược. Dưới đây là những vấn đề trong hoạt động của dạ dày có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược khó chịu: Thức ăn khó tiêu hóa, tồn đọng trong dạ dày. Một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,... khiến axit bị trào ngược lên thực quản. Áp lực mạnh từ việc hắt hơi, ho mạnh, gập bụng đột ngột,... làm ổ bụng bị tác động, kích thích axit trào tại dạ dày trào ngược lên. Tình trạng thừa cân và chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học đều là tác nhân ảnh hưởng đến dạ dày. Tình trạng thừa cân: Người bị thừa cân hay gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày bởi áp lực cân nặng có xu hướng tác động vào vùng bụng. Từ đó, khiến axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Việc lạm dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, ăn không đúng bữa, ăn chua lúc bụng đói,... đều tác động không tốt đến dạ dày, tạo điều kiện để axit trào ngược lên vùng thực quản. 2. Một số cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi theo kinh nghiệm dân gian Ăn tỏi sống là cách trào ngược dạ dày được nhiều người áp dụng. Theo đó, người bị chứng trào ngược dạ dày thường ăn trực tiếp tỏi sống hoặc pha tỏi cùng nước ấm, uống hàng ngày. Ăn trực tiếp tỏi sống: Cách này chỉ phù hợp áp dụng khi bạn đã quen mùi vị hăng của tỏi sống. Mỗi ngày, người bị trào ngược dạ dày có thể ăn từ 1 đến 2 tép tỏi sau bữa ăn hoặc khi cảm thấy dịch axit trong dạ dày bắt đầu trào lên. Pha tỏi cùng nước ấm: Nếu không quen ăn tép tỏi sống, bạn nên giã nát tỏi rồi hòa cùng chút nước ấm, uống ngay sau đó. Uống rượu tỏi cũng là cách chữa trào ngược dạ dày khá phổ biến mà nhiều người lựa chọn áp dụng. Tỏi và rượu được ngâm với nhau theo tỉ lệ 1:2 (cứ 50g tỏi lại ngâm với 100 ml rượu trắng). Trong quá trình ngâm tỏi, bạn cần bóc sạch vỏ, giã nát rồi mới đổ rượu trắng vào. Sau khoảng 10 ngày là hỗn hợp rượu tỏi có thể sử dụng. Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống khoảng 2 lần rượu tỏi (10ml/lần). Bên cạnh rượu trắng, tỏi còn phù hợp ngâm cùng mật ong, hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày. Trước tiên, bạn cần bóc sạch vỏ tỏi, để nguyên tép hoặc thái lát mỏng, ngâm cùng mật ong trong 3 tuần là sử dụng được. Mỗi ngày, người bị trào ngược dạ dày có thể ăn từ 1 đến 2 tép tỏi ngâm mật ong, duy trì đều đặn trong 2 tháng. 3. Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi có thực sự hiệu quả? Thực tế thì cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của tỏi trong điều trị chứng trào ngược dạ dày. Những mẹo chữa trị trào ngược dạ dày bằng tỏi vừa giới thiệu trên đây vẫn theo kinh nghiệm dân gian, chưa qua kiểm chứng cụ thể. Thậm chí nếu lạm dụng quá nhiều, chúng còn gây hại cho cơ thể. Bởi trong tỏi có chứa một lượng lớn fructose. Thành phần này dễ gây đầy hơi cho người gặp khó khăn trong dung nạp fructose. Đường fructose gần như không thể biến đổi tại ruột non nên nó sẽ đi thẳng xuống đại tràng. Tại đây, nó bắt đầu lên men gây hiện tượng đầy hơi, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tỏi còn có khả năng làm loãng máu, khiến máu khó cầm. Vì thế, người sắp phẫu thuật không nên quá lạm dụng tỏi. Lượng lưu huỳnh trong tỏi tươi là nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu muốn giảm bớt lưu huỳnh trong loại thực phẩm này, bạn cần nấu chín. Nói chung, chữa trị trào ngược dạ dày bằng tỏi chỉ phù hợp áp dụng khi tình trạng bệnh lý còn nhẹ. Còn nếu nếu như bệnh đã trở nặng, phương pháp này hầu như không còn hiệu quả.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/quy-trinh-chan-doan-suy-than-cac-xet-nghiem-va-chan-doan-hinh-anh
Quy trình chẩn đoán suy thận, các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
Suy thận thường diễn biến âm thầm, qua nhiều giai đoạn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Chính bởi vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý về thận là điều cần thiết. Sau đây là một số thông tin về quy trình chẩn đoán suy thận, các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh có thể sẽ được áp dụng. 1. Một số biểu hiện của suy thận Nhìn chung, kể từ giai đoạn 3, cơ thể người bị suy thận mới xuất hiện triệu chứng rõ nét. Nổi bật phải kể đến:Tình trạng mệt mỏi, kém tập trung khiến hiệu suất lao động giảm sút. Nhu cầu tình dục giảm. Cơ thể hay bị ngứa ngáy, bứt rứt. Hay bị đau lưng, tức ngực. Xuất hiện nhiều vùng da bị bầm (kết quả của tình trạng rối loạn chức năng tiểu cầu). Da mọc nhiều mụn hơn bình thường. Đau nhức xương khớp. Không còn cảm giác ngon miệng, thường xuyên chán ăn. Hay bị nôn ói. Cảm giác như trong miệng xuất hiện kim loại. Giấc ngủ bị rối loạn. Hay trong trạng thái mê man. 2. Các bước thăm khám, chẩn đoán suy thận Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh lý của bệnh nhân. Theo đó, người bệnh cần liệt kê tiền sử dùng thuốc, sự thay đổi trong thói quen đi tiểu trong 3 tháng gần nhất. Chẳng hạn như:Tần suất đi tiểu mỗi ngày nhiều hay ít. Màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu có bị lẫn máu hay không. Nếu có theo dõi thì chỉ số huyết áp tăng hay giảm. Những loại thuốc sử dụng trong 3 tháng gần nhất. Cơ thể có xuất hiện cơn đau quặn hay không. Tình trạng viêm nhiễm liên quan đến đường nước tiểu từng gặp phải. Trong gia đình có thành viên nào đã và đang mắc bệnh về tim mạch, đái tháo đường, thận,... hay không. Sau bước thăm hỏi tiền sử bệnh lý, bác sĩ tiếp tục chuyển sang bước thăm khám lâm sàng. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thận của người bệnh bằng cách quan sát bằng mắt và sờ bằng tay. Hố thắt lưng và bụng trước sẽ được quan sát kỹ để xem có bị sưng hay có khối u hay không. Người bệnh sẽ được chỉ định nằm ngửa, duỗi thẳng chân hoặc nằm nghiêng để bác sĩ quan sát và sờ để kiểm tra thận. Phương pháp sờ sẽ giúp bác sĩ xác định có khối u bất thường hoặc kiểm tra phản ứng bụng cũng như các phản ứng đau cơ bản khác. Trong bước cuối cùng, để khẳng định những chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết. 3. Một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán suy thận Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xác định nồng độ Creatinin của người bệnh, từ đó có thể đánh giá người bệnh có mắc suy thận hay không. Thực chất, Creatinin là thành phần sản sinh từ hoạt động chuyển hóa của hệ cơ bắp cùng hệ bài tiết nước tiểu. Sự biến động của chỉ số Creatinin bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính, tuổi tác. Trọng lượng cơ thể cũng tác động không nhỏ đến chỉ số này. Trường hợp không chắc chắn về kết quả kiểm tra Creatinin, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm Cystatin. Tương tự như Creatinin, nồng độ Ure trong máu cũng được xem như chỉ số cơ bản hỗ trợ kiểm tra mức độ suy thận. Bởi Nito Ure là sản phẩm của hoạt động gan phân hủy protein, đồng thời bài tiết qua đường nước tiểu. Chúng có xu hướng tích tụ đến một ngưỡng cụ thể. Chỉ số nồng độ Ure tăng cao thường là dấu hiệu cho thấy nhiều hệ cơ quan đang bị suy giảm chức năng. Chẳng hạn như thận, tim,... và cảnh báo cơ thể còn bị mất nước, đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Thông qua xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể xác định lượng nước tiểu bài tiết trong một giai đoạn cụ thể. Từ đó, đưa ra chẩn đoán về mức độ suy thận, khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị. Sinh thiết thận chủ yếu áp dụng trong trường hợp bác sĩ cần xác định mức độ tổn thương cụ thể tại vùng thận. Bên cạnh đó, kỹ thuật phân tích này còn hỗ trợ chẩn đoán, kiểm tra nguyên nhân vì sao thận lại bị suy giảm chức năng. 3. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp chẩn đoán suy thận Bên cạnh các xét nghiệm kể trên thì để chắc chắn hơn, bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện một vài phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Chẳng hạn như:Siêu âm: Đây phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp xác định kích thước, vị trí thận bị tổn thương. Đồng thời, kỹ thuật này còn giúp kiểm tra khu vực mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vị trí tắc nghẽn tại hệ bài tiết. Kỹ thuật siêu âm Doppler máu tiên tiến hiện giờ sẽ cho phép bác sĩ xác định chính xác các cục máu đông, vùng có nguy cơ bị vỡ động mạch. Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu: Chụp cắt lớp vi tính sẽ giúp đánh giá hình thái của thận và đường bài xuất, giúp phát hiện các khối u xuất hiện ở hệ tiết niệu. Ngoài ra, phương pháp chụp cắt lớp còn giúp xác định mức độ tổn thương thận, vùng áp xe và sỏi trong thận (nếu có). Chụp cộng hưởng từ: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và đem lại giá trị cao trong chẩn đoán các bệnh lý về đường tiết niệu. Thông qua phần hình ảnh với độ tương phản cao, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, kiểm tra mức độ tổn thương tại thận và nhiều hệ cơ quan khác. Hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy CT Scan, MRI,... nhập khẩu từ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/duong-ruot-ban-nguyen-nhan-dan-den-nhieu-benh-ly-nguy-hiem
Đường ruột bẩn - Nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm
Đường ruột khỏe mạnh giúp cơ thể luôn trong trạng thái tốt, các cơ quan hoạt động hiệu quả. Ngược lại, đường ruột bẩn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực và có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe đường ruột chính rất quan trọng để bạn nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy những dấu hiệu nào đang cảnh báo đường ruột bị bẩn? 1. Đường ruột bị bẩn - Nguyên nhân và mức độ ảnh hưởngĐường ruột là một hệ cơ quan quan trọng của cơ thể, vừa cung cấp dinh dưỡng, tái tạo năng lượng vừa nâng cao chất lượng của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc và được làm “sạch” đúng cách, đường ruột sẽ bị bẩn và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Đường ruột giúp hấp thụ dinh dưỡng, chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Do đó, thói quen ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chính khiến sức khỏe đường ruột giảm sút. Một chế độ ăn mất cân bằng, có quá nhiều thịt, cá, sữa, chất béo,... sẽ khiến đường ruột co rút và làm việc quá tải. Trong thời gian dài, thành đường ruột sẽ trở thành nơi tích tụ các chất bẩn. Bên cạnh đó, trong đường ruột còn chứa rất nhiều lợi khuẩn cũng như vi khuẩn có hại. Môi trường đường ruột có quá nhiều chất bẩn sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh. Theo đó, vi khuẩn có hại sẽ phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh cho hệ tiêu hóa. Những điều này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đường ruột bẩn. Như đã đề cập ở trên, đường ruột là bộ phận đảm nhận rất nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Vậy nên, khi đường ruột bị bẩn, gần như mọi cơ quan sẽ bị tác động như: Hệ thần kinh: Não bộ là nơi tiếp nhận các thông tin từ các cơ quan trên cơ thể. Khi ruột gặp vấn đề, các thông tin này sẽ truyền lên não khiến não bộ phải hoạt động nhiều, gây nên tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và lo âu. Xuất hiện các bệnh lý nguy hiểm: Khi đường ruột bẩn sẽ khiến hệ vi sinh trong đường ruột mất cân bằng, đề kháng của cơ thể giảm sút. Từ đó khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm nhiễm đường ruột, táo bón, đau dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư,... Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: Đối với trẻ nhỏ, việc hấp thụ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi đường ruột gặp vấn đề, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ bị thiếu hụt. Do đó, cân nặng chiều cao và trí tuệ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Đối với người già, bệnh nhân mới xuất viện, hệ tiêu hóa kém sẽ khiến cho việc phục hồi sức khỏe chậm lại, thời gian điều trị bệnh lý kéo dài hơn.2. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng đường ruột bẩn Khi đường ruột không khỏe, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo đường ruột bị bẩn bạn cần đặc biệt chú ý. Tình trạng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu là dấu hiệu của một hệ tiêu hóa kém khỏe mạnh. Khi đường ruột hoạt động không hiệu quả, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết, chất thải ứ đọng trong cơ thể. Các tình trạng như ợ hơi, ợ chua, táo bón,... sẽ xuất hiện. Khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa sẽ làm giảm lượng vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Điều này sẽ gây nên cảm giác thèm đồ ngọt. Việc cân nặng tăng hoặc giảm sẽ phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống. Khi sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất. Một số loại thực phẩm sẽ khó được hấp thụ. Thay vào đó, những thực phẩm giàu chất béo, đường,... có thể được hấp thụ tốt hơn. Điều này khiến cho cơ thể tăng, giảm trọng lượng một cách bất thường. Tình trạng tinh thần bị căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài cũng có thể xuất phát từ vấn đề sức khỏe đường ruột giảm sút. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu tình trạng mất ngủ kéo dài thường xuyên.3. Cách làm “sạch” đường ruột hiệu quả và an toànĐường ruột cũng như sức khỏe của con người cần có thời gian tái tạo và phục hồi. Do đó, đường ruột cần được làm sạch đúng cách sau một thời gian hoạt động. Việc làm “sạch” đường ruột bẩn cần được thực hiện một cách khoa học:Chế độ ăn uống có tác động trực tiếp tới sức khỏe đường ruột. Theo đó, bạn cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ và đa dạng dưỡng chất. Thay vì các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ thì bạn cần ưu tiên các thực phẩm tươi, giàu chất xơ, vitamin như rau củ quả. Hãy bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong mỗi bữa ăn như tinh bột, protein, khoáng chất tương ứng với tháp dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến cáo. Chất xơ có trong rau xanh, củ quả sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột. Việc tiêu hóa sẽ trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Hệ tiêu hóa sẽ không cần làm việc quá sức. Như vậy, đường ruột sẽ trở nên “sạch” và khỏe mạnh hơn rất nhiều. Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng thì thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học là điều cần thiết để có đường ruột khỏe mạnh. Hãy tập thể dục thường xuyên để giúp tăng cường trao đổi chất, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng, giúp giảm bớt áp lực cho đường ruột. Tình trạng táo bón, hấp thu dưỡng chất kém sẽ được cải thiện hiệu quả. Nên đi ngủ sớm, đủ 8 tiếng mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tinh thần. Đặc biệt là các bạn trẻ cần từ bỏ thói quen thức quá khuya, ăn đêm. Đây chính là một trong những thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, ăn chậm nhai kỹ cũng là cách giúp cho tiêu hóa được diễn ra tốt hơn. Ruột non có thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Khi thức ăn được nghiền nát sẽ làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, dạ dày, chướng bụng khó tiêu. Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng sẽ gây ra tình trạng đường ruột bẩn. Có khá nhiều yếu tố khiến sự cân bằng này bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, để đảm bảo vi sinh vật có lợi phát triển tốt, chiếm ưu thế bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung men vi sinh như sữa chua, probiotic hay prebiotics.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/da-day-kho-chiu-buon-non-la-dau-hieu-cua-benh-gi-nguy-hiem-khong-2
Dạ dày khó chịu buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Nguy hiểm không?
Dạ dày khó chịu buồn nôn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy dạ dày bị khó chịu, buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để khắc phục hiệu quả, an toàn? 1. Nguyên nhân nào khiến dạ dày bị khó chịu, buồn nôn? Dạ dày bị khó chịu, cảm thấy buồn nôn có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau với từng mức độ riêng. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này của dạ dày có thể xuất phát từ thói quen ăn uống, dấu hiệu của bệnh lý hoặc một số yếu tố khác tác động. Dạ dày khó chịu buồn nôn là cảm giác khó chịu, nôn nao. Tình trạng này có thể xuất phát do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Thông thường, khi bạn nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn hoặc các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ uống có gas, axit cũng có thể gây nên tình trạng khó tiêu, buồn nôn. Với nguyên nhân này, dạ dày sẽ trở lại bình thường khi bạn thay đổi thói quen ăn uống. Thay vì dung nạp những thực phẩm có hại cho sức khỏe, bạn nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây và thịt, cá,... Bên cạnh đó, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp trong từng bữa, ăn chậm nhai kỹ, bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể,... thì tình trạng sẽ được cải thiện. Một số bệnh lý về hệ tiêu hóa cũng gây ra các triệu chứng buồn nôn, khó chịu cho dạ dày. Những bệnh lý này có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào thể trạng mỗi người, thời gian mắc bệnh,... Theo đó, các bệnh lý có thể xuất hiện dấu hiệu buồn nôn, khó chịu dạ dày thường gồm: kích thích nhu động ruột, viêm loét dạ dày, trào ngược, liệt dạ dày, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa,... Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, dạ dày khó chịu buồn nôn có thể xảy ra khi:Do bị dị ứng, ngộ độc thực phẩm: Khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc cơ thể bị dị ứng, sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu ở dạ dày. Tác dụng phụ của thuốc: Một số tác dụng phụ từ một số loại thuốc đang sử dụng cũng khiến cơ thể có những triệu chứng trên. Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng hoặc hoạt động quá sức: Khi cơ thể cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng hay khi hoạt động quá sức cũng sẽ tác động đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Điều này dẫn đến tình trạng buồn nôn, khó chịu cho dạ dày.2. Khó chịu ở dạ dày, buồn nôn có nguy hiểm cho sức khỏe hay không? Dạ dày khó chịu, buồn nôn thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và tự khỏi. Trong một số trường hợp chỉ cần uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc nghỉ ngơi tại nhà là đã cải thiện. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc lặp lại theo thời gian thì bạn không thể xem nhẹ. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên, khi thấy các dấu hiệu mệt mỏi, đầy hơi, buồn nôn khó chịu ở dạ dày, bạn cần hết sức chú ý và đi thăm khám để được kiểm tra, điều trị kịp thời. 3. Dạ dày khó chịu buồn nôn là triệu chứng của bệnh lý nào? Như đã đề cập ở trên, dạ dày khó chịu buồn nôn có thể xuất hiện trong thời gian ngắn và tự khỏi. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài, không rõ nguyên nhân thì đây có thể là triệu chứng của bệnh lý như:Đây là tình trạng bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp phải ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Hội chứng ruột kích thích khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và buồn nôn. Một số trường hợp sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng như đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, tiêu chảy, táo bón. Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích thường do ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột,... Với bệnh lý này, chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ thuyên giảm sau một vài ngày. Nếu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống sau khi thăm khám. Tình trạng khó chịu ở dạ dày, buồn nôn diễn ra thường xuyên đi kèm với đó là các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng thì bạn có nguy cơ cao mắc trào ngược thực quản. Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, mệt mỏi, viêm họng,... Nguyên nhân dẫn đến trào ngược thực quản có thể do thoát vị hoành, béo phì, ăn thực phẩm gây dị ứng,... Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên đi thăm khám, đồng thời hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, dễ lên men, không sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích, trước khi đi ngủ không nên ăn quá nhiều,... Dạ dày bị viêm loét cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng dạ dày khó chịu buồn nôn. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách có thể biến chứng nguy hiểm như ung thư. Với bệnh lý này, dạ dày gặp vấn đề khiến cho thực phẩm khó khăn khi chuyển qua ruột non, khiến bạn luôn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn. Bạn có thể khắc phục tình trạng này thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày, không sử dụng đồ uống chứa cồn, gas,... Ngoài ra, dạ dày bị khó chịu, buồn nôn còn có thể do một số bệnh lý khác như táo bón, khó tiêu,... Một số thực phẩm không thể tiêu hóa gây áp lực lên dạ dày. Tuy nhiên, những bệnh lý này không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi nhanh chóng.4. Cách cải thiện tình trạng buồn nôn, khó chịu ở dạ dày Như đã đề cập ở trên, thói quen sinh hoạt ăn uống thiếu khoa học có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó chịu, buồn nôn của cơ thể. Do đó, tạo dựng thói quen sinh hoạt khoa học, bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe sẽ giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả. Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến: siêu âm, X-quang, nội soi, MRI, CT,... được nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sĩ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/than-u-nuoc-do-3-nhung-anh-huong-den-suc-khoe-va-cach-dieu-tri
Thận ứ nước độ 3 - Những ảnh hưởng đến sức khỏe và cách điều trị
Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, đóng vai trò loại bỏ chất thải và lọc máu. Trong quá trình hoạt động, do nhiều nguyên nhân thận có thể bị ứ nước. Đây là bệnh lý khá nghiêm trọng, chia thành 4 giai đoạn khác nhau. Thận ứ nước độ 3 được xếp vào cấp nguy hiểm cần được can thiệp điều trị kịp thời. 1. Khái quát thông tin về bệnh lý thận ứ nước Thận ứ nước là tổn thương xảy ra ở một hoặc hai quả thận. Tình trạng này là do nước tiểu không được đào thải ra ngoài và tích tụ lại bên trong quả thận, sau một khoảng thời gian dài khiến thận ứ nước và phình to lên bất thường. Điều này gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do nhiều yếu tố khác nhau như: Hẹp ống niệu đạo, lỗ niệu đạo: Khi ống niệu đạo hay lỗ niệu đạo bị hẹp sẽ gây khó khăn cho việc thoát nước tiểu, từ đó khiến nước tiểu ứ đọng lại trong thận. Khối u chèn ép đường tiểu: Đây là nguyên nhân khá nghiêm trọng gây ứ nước ở thận. Dị tật bẩm sinh đường tiết niệu: Trường hợp này sẽ xuất hiện ngay ở thận của thai nhi. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Khi bạn có những thói quen sinh hoạt không khoa học như thường xuyên nhịn tiểu, lạm dụng quá nhiều thuốc tây,... cũng gây ra tình trạng thận bị ứ nước. Một số bệnh lý: sỏi thận, viêm đường tiết niệu,... có thể dẫn đến triệu chứng ứ nước trong một hoặc hai bên thận. Biến chứng sau phẫu thuật niệu quản,... Mức độ nghiêm trọng của thận ứ nước được phân chia dựa trên từng cấp độ. Theo đó, thận ứ nước được chia thành 4 cấp độ khác nhau. Thận ứ nước ở cấp độ 1, 2 sẽ nhẹ hơn so với , 4. Do đó, tùy thuộc vào từng cấp độ, bác sĩ sẽ có hướng can thiệp và điều trị phù hợp. Thận ứ nước cấp độ 1: Đây là mức độ ứ nước nhẹ nhất ở thận, chưa ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe. Thận vẫn có thể thải nước tiểu ra ngoài bình thường. Thận ứ nước cấp độ 2: Đây là mức độ nặng với các triệu chứng rõ ràng hơn. Kích thước cầu thận giãn ra khoảng 10 - 15 mm. Người bệnh thường xuyên đi tiểu, tiểu rắt. Thận ứ nước cấp độ 3: Đây là mức độ ứ nước nặng ở thận. Cầu thận đã giãn vượt qua kích thước 15mm. Người bệnh sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, người phù ra do tích nước. Thận ứ nước cấp độ 4: Giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh lý. Thận tổn thương tới 90%. Trường hợp này người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp kịp thời.2. Triệu chứng của thận ứ ở mức độ 3 là giai đoạn tiếp nối của thận ứ nước độ 2. Các triệu chứng thận ứ nước ở giai đoạn này cũng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn nhiều. Theo đó, kích thước của cầu thận đã vượt quá ngưỡng 15mm. Bể thận và đài thận trên hình ảnh chụp CT sẽ không rõ ràng do lượng nước tích tụ quá nhiều. Cơ thể bị mất nước, mệt mỏi và khát nước. Làn da trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống. Nhiệt độ cơ thể tăng cao, không thuyên giảm, huyết áp tăng kèm theo đau đầu, chóng mặt,... Tại các vị trí như hông, lưng, mạn sườn,... có cảm giác đau nhức, khó chịu. Người bệnh mất cảm giác thèm ăn, thay vào đó là buồn nôn hoặc nôn liên tục. Hơn nữa, tần suất đi tiểu sẽ tăng lên. Nước tiểu có màu đục, tiểu rắt, không đi tiểu được hết, nước tiểu nóng và mỗi lần đi tiểu sẽ vô cùng khó chịu, đau rát. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, một số triệu chứng của thận ứ nước cấp độ 3 sẽ có sự khác biệt, cụ thể như: Bệnh lý sỏi thận: Người bệnh sẽ thấy đau nhức vùng mạn sườn, đi tiểu có thể lẫn máu tươi. Bệnh lý ung thư: Tần suất tiểu đêm sẽ tăng cao, gây đau đớn mệt mỏi cho người bệnh mỗi lần đi tiểu. Trong nước tiểu đôi khi xuất hiện máu do khối u chèn ép bàng quang.3. Thận ứ nước độ 3 gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe? gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng ứ nước ở thận sẽ chuyển qua giai đoạn 4, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong. Với tình trạng ứ nước ở thận cấp độ 3, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như sốt cao; thiếu nước; mệt mỏi; đau nhức các khớp xương, vùng mạn sườn; tiểu buốt, nóng rát và lẫn máu tươi. Đi cùng với đó, cơ thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp như: Huyết áp tăng cao, gây đột quỵ do không thể điều hòa khí huyết. Thận suy giảm về chức năng, sỏi thận, suy thận. Nhiễm trùng thận. Vỡ thận có thể gây tử vong.4. Phương pháp điều trị thận ứ ở cấp độ 3 hiệu quả Giảm 3 triệu VNĐ cho dịch vụ phẫu thuật thận, tiết niệu. Tặng voucher trị giá 1.000.000 VNĐ cho những khách hàng dùng dịch vụ ngoại khoa, sau phẫu thuật.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ti-the-la-gi-va-nhung-thong-tin-lien-quan
Ti thể là gì và những thông tin liên quan
Ti thể được biết đến là “nhà máy” tạo ra năng lượng cho cơ thể. Chính vì vậy, chúng trở thành một trong những thành phần không thể thiếu để duy trì sự sống. Khi ti thể có vấn đề sẽ gây ra những hội chứng mang tính chất di truyền, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm cũng như thông tin các bệnh lý về ti thể. 1. Ti thể là gì? Ti thể có thể hiểu là một nhà máy năng lượng trong cơ thể. Trong mỗi tế bào có đến hơn vài nghìn ti thể tham gia vào hoạt động duy trì sự sống. Chúng đóng vai trò chuyển đổi lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể thành năng lượng để đảm bảo các hoạt động của các cơ quan diễn ra bình thường. Do đó, hơn 90% năng lượng cần thiết của cơ thể do ti thể sản xuất ra. Ti thể được hình thành với hệ ADN riêng của mình, hoàn toàn khác biệt với ADN trong nhân tế bào. Chúng có thể tự nhân bản để tạo ra vô vàn các bản sao ti thể khác.2. Đặc điểm và chức năng của ti thể Như đã đề cập ở trên, tồn tại trong gần như toàn bộ tế bào của con người. Chúng có nhiệm vụ quan trọng đối với việc chuyển hóa năng lượng duy trì sự sống. Những thông tin đặc điểm và chức năng của ti thể sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về “nhà máy sản xuất năng lượng tí hon” này. Ti thể nằm trong tế bào nên chúng sở hữu kích thước vô cùng nhỏ. Thông thường, kích thước của chúng sẽ dao động trong khoảng 0.75 - 3 micromet. Chính vì vậy, việc quan sát ti thể dưới kính hiển vi cũng khá khó khăn, cần phải nhuộm màu ti thể để nhìn rõ. Số lượng ti thể trong mỗi tế bào sẽ có sự khác biệt. Theo đó, những tế bào cần đến nguồn năng lượng lớn sẽ có nhiều ti thể hơn. Ngược lại, tế bào cần ít năng lượng sẽ chứa ít ti thể. Điều này liên quan chặt chẽ đến năng lượng mà tế bào cần để duy trì sự sống. Với mỗi ti thể sẽ được cấu tạo gồm 2 phần: lớp màng bên trong và bên ngoài. Mỗi phần sẽ đảm nhận vai trò khác nhau. Theo đó: Lớp màng ngoài được hình thành bởi các phân tử tự do di chuyển. Những phân tử này được gọi là porins. Lớp màng ngoài sẽ cho phép các protein cùng vài enzyme đi qua. Không gian liên màng được biết đến là lớp ngăn cách giữa màng trong và màng ngoài. Không gian này thường là khoảng trống không có sự xuất hiện của phân tử. Lớp màng trong: Đây là không gian chứa đựng protein và tạo ra ATP có trong ti thể. Bên trong lớp màng này còn có sự xuất hiện của Criate. Đây là những nếp gấp giúp tăng không gian bên trong màng trong. Nhờ đó các phản ứng xảy ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Xoang mào và chất nền: Nơi chứa đựng enzyme để sản xuất ATP. Ti thể nằm trong các tế bào và giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ti thể còn đảm nhận rất nhiều vai trò khác trong hoạt động nuôi sống cơ thể. Nơi lưu trữ ion canxi: Canxi là thành phần dưỡng chất không thể thiếu trong cơ thể, đặc biệt là xương. Ti thể là không gian lưu trữ ion canxi. Khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất này, ion canxi trong ti thể sẽ lập tức được sử dụng. Mitochondria sẽ tiến hành điều chỉnh lượng canxi dùng trong sự co cơ giải phóng chất dẫn truyền thần kinh. Tiêu hủy các tế bào chết: Tế bào trong cơ thể sẽ luôn sản sinh và chết đi theo thời gian. Mỗi ngày có đến hàng triệu tế bào chết đi và được thay mới. Với các tế bào đã cũ, gặp vấn đề, ti thể sẽ đóng vai trò phá hủy chúng nhờ việc giải phóng cytochrome C để kích hoạt caspase. Ti thể giúp làm ấm cơ thể: Ti thể cũng góp phần trong việc giữ ấm cơ thể. Khi cơ thể cảm thấy lạnh, các mô mỡ sẽ được sử dụng để tạo ra nhiệt, giúp làm ấm hiệu quả.3. Thông tin bệnh lý liên quan đến ti thể Bên cạnh những vai trò quan trọng mà đóng góp thì chúng cũng là nguyên nhân xảy ra một số bệnh lý của cơ thể. Như đã đề cập ở phần trên, ty thể sở hữu DNA riêng hay mt DNA. Sự rối loạn mt DNA chính là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng, có thể chỉ xảy ra ở một cơ quan nhưng trong một số trường hợp sẽ gặp phải ở nhiều cơ quan khác nhau. Một số bệnh lý liên quan đến ti thể như: Viêm não tủy thần kinh - dạ dày do mất đoạn gen Thymidine phosphorylase. Liệt mắt tăng tiến mạn tính, đái tháo đường, câm điếc do mất đoạn hoặc sắp xếp lại trình tự gen. Liệt não do thay đổi mã G1606, T10010C. Một số bệnh lý khác như parkinson, tâm thần phân liệt, tự kỷ, động kinh,... Các vấn đề về thị giác, thị lực,... Những bệnh lý ti thể có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân chính là do di truyền.4. Một số thắc mắc thường gặp về ti thể Ty thể tồn tại trong hầu hết mọi tế bào của cơ thể. Trong mỗi tế bào sẽ có đến hàng nghìn ti thể. Tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của mỗi tế bào mà lượng ti thể tồn tại sẽ cao hoặc thấp. Ti thể tồn tại trong tất cả tế bào của con người, động vật, thực vật và nấm. Bởi mọi tế bào đều cần đến năng lượng để phát triển và duy trì sự sống. Các bệnh lý ti thể không thể phòng ngừa. Bởi chúng được hình thành do di truyền. Trên đây là những thông giới thiệu về. Có thể thấy, ti thể đóng vai trò quan trọng đối với sự sống. Chúng tồn tại ở hầu hết mọi tế bào và tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, ti thể cũng là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý di truyền khá nguy hiểm. Việc thăm khám các bệnh lý ti thể thường khá phức tạp, đòi hỏi xét nghiệm chuyên sâu.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cay-bong-gao-va-nhung-cong-dung-doi-voi-suc-khoe
Cây bông gạo và những công dụng đối với sức khỏe
Cây bông gạo là loại cây rất phổ biến ở Việt Nam. Loại cây này có thể cho bóng mát nhưng cũng là loại cây có công dụng điều trị nhiều loại bệnh. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của loại cây này và gợi ý về một số bài thuốc trị bệnh từ cây bông gạo. 1. Một số đặc điểm của cây bông gạo Cây bông gạo còn có nhiều tên gọi khác, chẳng hạn như cây hoa gạo, cây gạo, cây mộc miên. Cây có thể cao tới 15m và là cây có thể cho bóng mát. Phần thân cây có gai và những cành cây mọc ngang cùng với những chiếc gai hình nón. Cành non thường dày và không có gai. Lá cây thường mọc so le, kép chân vịt và thường rụng sớm. Hoa có màu đỏ và rất nhiều. Phần quả có hình thoi dài từ 8 đến 15cm, phía mặt trong có nhiều sợi bông. Hạt có hình trứng và xung quanh hạt thường có những lông dài và trắng mịn. Cây bông gạo thường ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 và có quả vào tháng 4. Ong mật và dơi là loài thụ phấn chính cho những bông hoa gạo. Vỏ của cây gạo có chứa chất nhầy và phần thân cây có chứa gôm. Loại cây này thường mọc ở nhiều tỉnh miền Bắc của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số quốc gia khác cũng có cây bông gạo chẳng hạn như Ấn Độ hay Indonesia và Trung Quốc. Những bộ phận của cây bông gạo có thể sử dụng được có thể kể đến như phần vỏ, rễ, lá non, hoa và hạt, chất gôm từ cây gạo. Phần vỏ cây thường được cạo bỏ phần vỏ thô và gai, sau đó rửa sạch và thái nhỏ. Có thể phơi khô hoặc sấy phần vỏ này, sau đó giã nát. Có thể ép hạt gạo để lấy dầu. Dầu gạo thường có màu vàng và có mùi vị khá dễ chịu. Tuy nhiên khi tiếp xúc với không khí, loại dầu này rất dễ bị ôi thiu. Dầu từ hạt của cây bông gạo có chứa acid oleic, steric, palmitic, acid béo rắn, acid béo lỏng, phytosterin và một số hoạt chất khác. 2. Cây bông gạo có những công dụng gì? Theo Y học Cổ truyền, cây bông gạo có nhiều công dụng sức khỏe như sau: - Phần hoa của cây bông gạo: Có tính bình, vị đắng, chát và hơi ngọt. Hoa của cây bông gạo có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, thu sáp và thông huyết. Khi những bông hoa gạo mới rụng xuống, không bị giập nát và còn nguyên vẹn, bạn có thể nhặt về, ngắt từng cánh hoa, sau đó phơi dưới nắng nhẹ hoặc cũng có thể mang đi sấy với nhiệt độ thấp để điều trị một số vấn đề sức khỏe như sau: + Dùng hoa của cây gạo để chữa mụn nhọt và tình trạng sưng tấy da: Cách thực hiện như sau: Dùng bông gạo tươi giã nát và đắp lên vùng da bị mụn nhọt và sưng tấy. Nên thực hiện đắp 1 đến 2 lần, tình trạng đau nhức sẽ giảm, hết sưng nhanh chóng. + Không những vậy, hoa của cây gạo còn được dùng để điều trị bệnh kiết ly, tiêu chảy. Đầu tiên, bạn lấy khoảng 20 đến 30g hoa gạo. Sau đó thực hiện thái mỏng, sao vàng và sắc cùng với 2 bát nước. Khi đun còn nửa bát thì tắt bếp. Sau đó chia thành 2 lần và uống trong ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp hoa mộc miên cùng với rau má với tỷ lệ 1:1. Đem thái nhỏ 2 nguyên liệu này, phơi khô và sắc uống như hướng dẫn phía trên. Nếu khó uống, bạn có thể cho thêm một chút đường. Chia phần thuốc vừa sắc thành 2 phần và uống 2 lần trong ngày. - Vỏ cây bông gạo: Đây cũng là một loại dược liệu quý. Trong phần vỏ của loại cây này có chứa chất nhầy. Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng vỏ cây bông gạo còn tươi, sau đó đem đi giã nát và dùng để bó vào phần xương gãy, sẽ giúp xương liền nhanh hơn. Ngoài ra, cũng có thể dùng vỏ của thân cây gạo (khoảng 15 đến 20g) đem đi sao vàng và sắc lấy thuốc uống để cầm máu, ngậm để chữa đau răng, có tác dụng thông tiểu tiện khá hiệu quả. - Hạt cây bông gạo: Trong hạt của cây bông gạo có chứa khoảng 20 đến 25% chất dầu có màu vàng và khá đặc. Phụ nữ vừa sinh con và ít sữa có thể dùng hạt cây bông gạo sắc uống để cải thiện lượng sữa. - Tầm gửi cây bông gạo: Cây tầm gửi có thể sống ký sinh trên nhiều loại cây khác nhau. Tuy nhiên, những cây tầm gửi sống trên cây gạo lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như tác dụng điều hòa huyết áp, giải nhiệt và tốt cho những người đang gặp phải các bệnh lý về gan, thận. 3. Một số bài thuốc từ cây bông gạo- Bài thuốc trị đau nhức chân răng: Chuẩn bị khoảng 15 đến 20g vỏ cây bông gạo. Sau đó, sắc lấy nước. Dùng phần thuốc thu được để ngậm và sau đó nhổ ra. Tình trạng đau nhức răng sẽ được cải thiện. - Chữa đau gối và đau lưng: Bạn cần chuẩn bị khoảng 60g rễ cây bông gạo. Đem rửa sạch, sau đó sắc với khoảng 500ml nước. Đun cho đến khi còn lại một nửa lượng nước cho vào. Phần thuốc thu được chia làm 2 phần và uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất. - Điều trị đau dạ dày: Bạn cần chuẩn bị khoảng 30g hoa gạo và 6g hoàng lực. Sắc lên và uống. Nên dùng liên tục trong khoảng 3 đến 4 tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn. - Trị đau cơ, bong gân: Cần có một số thành phần như lá bưởi bung tươi và vỏ cây gạo. Có thể cho thêm một số nguyên liệu như lá xoan chồi, cây từ bi và ngải cứu và lòng trắng trứng. Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch giã nát và thêm đồng tiện, rồi đắp vào nơi bị đau nhức. - Điều trị tình trạng ho ra máu: Cần chuẩn bị nhựa cây bông gạo với lượng khoảng 1 đến 3g. Sắc uống hàng ngày. - Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn đồ lạnh, sống: Bạn dùng 30g hoa gạo, sắc cùng với 550ml, để lửa nhỏ cho đến khi cho còn 200ml. Sau đó, bạn chia thành 3 lần và uống hết trong ngày. Cây bông gạo không chỉ có tác dụng lấy bóng mát mà nhiều bộ phận của cây có thể dùng để làm dược liệu điều trị bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn, hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro vì sử dụng các bài thuốc chưa hợp lý.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhung-cong-dung-suc-khoe-cua-cay-tu-bi
Những công dụng sức khỏe của cây từ bi
Cây từ bi là một tên gọi khác của cây cúc tần. Loại cây họ cúc này rất phổ biến ở những vùng nông thôn ở Việt Nam. Đây chính là một loại thảo dược quý, rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng cũng như công dụng chữa bệnh của loại cây này trong bài viết sau. 1. Một số đặc điểm của cây từ bi Cây từ bi là dạng bụi, thân cây mọc thẳng, từ nhánh chính có thể phân tiếp thành các nhánh nhỏ. Cây có thể vươn cao từ 1 đến 2m. Lá của cây từ bi có hình trứng, có màu xanh, mép lá có hình răng cưa. Khi vò lá cây từ bi, bạn có thể cảm nhận rất rõ mùi hương mà nó tỏa ra khắp không gian. Hoa mọc thành từng cụm và quả thường có màu nâu đỏ. Cây từ bi thường mọc ở những vùng đất ven sông, ven biển, những vùng đầm lầy, nước lợ hay rừng ngập mặn, vùng rừng núi. Loại cây này mọc hoang ở khắp các tỉnh ở Việt Nam. Người ta thường thu hoạch phần rễ và lá cây, sau đó làm sạch và phơi khô để dùng trong thời gian dài. Thông thường, lá sẽ được thu hái từ khi còn non hoặc lá bánh tẻ trước khi cây ra hoa. Cây từ bi có chứa nhiều tinh dầu và một số hợp chất có trong loại cây này có thể kể đến như α-pinen, linalool, long não,... Rễ của cây từ bi có chứa nhiều plucheol A và B, stigmasterol, pterocaptriol và nhiều hợp chất khác. 2. Công dụng của cây từ bi Theo y học cổ truyền và y học hiện đại, cây từ bi đều có những công dụng rất tốt cho sức khỏe. 2.1. Theo Y học cổ truyền Cây từ bi có tính mát và hơi đắng. Đây chính là loại dược liệu quý để điều trị rất nhiều bệnh lý như chữa ho, điều trị bí tiểu, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, chữa cảm sốt và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Dưới đây, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc điều trị bệnh của cây từ bi: - Chữa ho: Ngoài thành phần lá cúc tần, bạn còn cần chuẩn bị thêm một số loại dược liệu khác bao gồm lá chanh, rễ cà gai leo, trần bì, củ sả và rễ thủy xương bồ. Phơi khô những nguyên liệu này, sau đó cắt nhỏ và sao vàng, rồi sắc uống 2 lần mỗi ngày. - Chữa cảm sốt: Bài thuốc này cũng rất đơn giản. Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như lá và rễ cây từ bi, rễ bưởi, cam thảo, đinh lăng. Mỗi loại cần chuẩn bị khoảng 20g sau đó sắc nước uống hàng ngày. Uống 1 lần/ngày. - Chữa viêm khí quản: Cần chuẩn bị một số nguyên liệu như lá cây từ bi, gừng và thịt lợn. Bạn rửa sạch và băm nhuyễn những nguyên liệu này, sau đó, cho vào nấu cháo và chia thành 3 phần ăn trong ngày. - Chữa ghẻ: Nếu tình trạng ngứa do ghẻ gây ra khiến bạn khó chịu thì bạn có thể điều trị bằng lá cây từ bi. Đâu tiên bạn rửa sạch lá từ bi và để ráo, sau đó, ngâm với muối và giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đun nước lá từ bi để tắm mỗi ngày. - Xông hơi tiêu trĩ: Trước hết, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như lá từ bi, ngải cứu, lá lốt, lá sung và một củ nghệ. Bạn mang những loại lá này đi rửa sạch sẽ, sau đó, đun cùng với 1,5 lít nước và cho thêm nghệ để nấu cùng. Khi đã nấu xong thì cho thuốc đã nấu vào chậu, đến khi thuốc bớt nóng thì thực hiện xông hậu môn. Nên xông khoảng 15 phút. Đến khi nước ấm thì có thể ngâm trực tiếp hậu môn vào chậu khoảng 10 phút. Thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần mỗi tuần. Phương pháp này hiệu quả đối với những trường hợp bị trĩ nhẹ. - Bài thuốc chữa chứng bí tiểu: Bạn cần chuẩn bị khoảng 100g lá từ bi tươi hoặc 40g lá từ bi khô. Thực hiện rửa sạch lá và sau đó đem nấu cùng với nước và uống hàng ngày để cải thiện tình trạng bí tiểu. 2.2. Theo Y học hiện đại- Tác dụng chống nọc độc rắn: Trong rễ cây từ bi có chứa nhiều stigmasterol và β-sitosterol để ngăn chặn sự xâm nhập của nọc độc loài rắn, giảm nguy cơ tử vong và những biến chứng nguy hiểm do nọc độc của rắn gây ra. - Tác dụng kháng khuẩn: Cây từ bi có những hợp chất có tính kháng khuẩn, có thể chống lại Entamoeba histolytica – thuộc nhóm ký sinh trùng đơn bào, giúp kiểm soát triệu chứng bệnh lao và cải thiện những triệu chứng của bệnh lỵ và nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, pha loãng loại tinh dầu do lá cây từ bi tiết ra với polyethylene glycol còn có tác dụng kháng khuẩn và diệt trừ một số loại nấm. - Tác dụng chống oxy hóa: Lá cây từ bi có chứa nhiều hợp chất có tính chống oxy hóa và hoạt chất chống viêm, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. - Trong lá cây từ bi cũng có chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ những tế bào gan do carbon tetraclorid. - Chống viêm hiệu quả: Bộ rễ của cây từ bi có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, có thể ức chế prostaglandin E2 cũng như carrageenan, hạn chế tình trạng sưng bàn chân và phù khớp. - Tác dụng chống loét: Những chiết xuất từ cây từ bi còn mang lại một công dụng hữu ích khác là bảo vệ làn da tránh khỏi sự tổn thương do những vết loét. - Tác dụng chống ung thư: Những hoạt chất trong cây từ bi có tác dụng ngăn ngừa và ức chế sự hoạt động của các tế bào ung thư. Trên đây là một số đặc điểm của cây từ bi và một số công dụng của nó đối với sức khỏe. Bên cạnh đó là một số bài thuốc điều trị bệnh từ loại cây rất quen thuộc này. Tuy nhiên, những bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên thăm khám và nhờ đến sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ trước khi áp dụng. Tùy theo cách bào chế, liều lượng và bộ phận khác nhau của cây mà có thể mang đến những công dụng sức khỏe khác nhau. Chính vì thế, cần sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và tránh tối đa nguy cơ tác dụng phụ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-sinh-san-tien-hon-nhan-den-ngay-medlatec-
Khám sinh sản tiền hôn nhân: Đến ngay !
Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống vợ chồng, nhiều cặp đôi lựa chọn khám sinh sản tiền hôn nhân. 1. Vì sao nên khám sinh sản tiền hôn nhân? Những đối tượng đang trong độ tuổi sinh sản và chưa hoặc chuẩn bị lập gia đình, dù là nam hay nữ thì cũng nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Mục đích của việc khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân là để: Kiểm tra sức khỏe của cả nam và nữ có dấu hiệu bệnh lý bất thường hay không. Phát hiện sớm và phòng ngừa các bệnh lý sinh sản có nguy cơ dẫn đến vô sinh. Kiểm tra nguy cơ mắc bệnh lý di truyền của các cặp đôi cũng như khả năng di truyền lại cho con cái sau này. Thể hiện sự nghiêm túc của từng cá nhân trước khi chính thức bước vào cuộc sống hôn nhân. Được các chuyên gia y tế tư vấn về sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục cũng như các kiến thức cần thiết kế hoạch sinh con. 2. Những danh mục cần thực hiện khi khám sinh sản tiền hôn nhân Nếu các cặp đôi đã có kế hoạch kết hôn hoặc sinh con ngay sau khi cưới thì nên thực hiện khám sức khỏe sinh sản trước đó ít nhất 3 tháng. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến vấn đề sinh con của các cặp đôi sau này.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-tien-hon-nhan-medlatec-gom-nhung-noi-dung-gi-
Khám tiền hôn nhân gồm những nội dung gì?
1. Để đảm bảo sức khỏe của chính mình và cho các thế hệ sau thì khám sức khỏe tiền hôn nhân là việc làm không nên bỏ qua. Nam giới sẽ thực hiện các kiểm tra bao gồm: Khám nam khoa để kiểm tra một số bệnh lý nam khoa như u tuyến tiền liệt, bao quy đầu dài hoặc hẹp, viêm bao quy đầu, các bất thường vùng tinh hoàn,... Sàng lọc các bệnh lý về máu như thiếu máu, Thalassemia,… thông qua xét nghiệm sắt huyết thanh, Ferritin, công thức máu. Xét nghiệm nhóm máu. Xét nghiệm kiểm tra các bệnh lý truyền nhiễm như HIV, giang mai, viêm gan A, B, C. Xét nghiệm tinh dịch đồ, siêu âm tinh hoàn để kiểm tra sức khỏe và chất lượng tinh trùng. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu nhằm kiểm tra bệnh lý liên quan hệ tiết niệu. Nữ giới sẽ thực hiện các kiểm tra bao gồm: Khám sản phụ khoa để kiểm tra một số bệnh lý phụ khoa. Sàng lọc các bệnh lý về máu như thiếu máu, Thalassemia,… thông qua xét nghiệm sắt huyết thanh, Ferritin, công thức máu. Xét nghiệm nhóm máu. Xét nghiệm kiểm tra các bệnh lý truyền nhiễm như Chlamydia, HIV, giang mai, viêm gan A, B, C. Xét nghiệm AMH để đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng. Xét nghiệm nồng độ hormone Prolactin. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để kiểm tra bệnh lý liên quan hệ tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu. Soi tươi dịch âm đạo để đánh giá nhiễm trùng. Siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra các phần phụ như tử cung, buồng trứng,... Xét nghiệm đường huyết. Xét nghiệm mỡ máu. Xét nghiệm chức năng gan, thận, tuyến giáp. Xét nghiệm hormone sinh dục gồm FSH, LH, Testosterone. Xét nghiệm nồng độ hormone Prolactin. Siêu âm tuyến giáp và ổ bụng. Xét nghiệm đường huyết. Xét nghiệm mỡ máu. Xét nghiệm chức năng gan, thận, tuyến giáp. Xét nghiệm Rubella Ig G. Tầm soát ung thư cổ tử cung. Siêu âm tuyến vú, tuyến giáp và ổ bụng. 2. Khi nào thì nên thực hiện khám tiền hôn nhân? Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề khám sức khỏe tiền hôn nhân ngày nay được nhiều người quan tâm. Không chỉ có tác dụng đánh giá sức khỏe sinh sản của các cặp đôi trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng mà còn giúp phát hiện bệnh lý truyền nhiễm hoặc mạn tính, đặc biệt phát hiện gen đột biến có nguy cơ truyền lại cho thế hệ sau. Do đó, có thể nói, khám tiền hôn nhân là tiền để cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc, thể hiện trách nhiệm của mỗi người với bản thân và con cái. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để các cặp đôi thực hiện khám tiền hôn nhân là từ 3 - 6 tháng trước khi cưới. Đây là thời điểm “vàng” để các cặp đôi lên kế hoạch khám và chữa bệnh nếu chẳng may xảy ra những vấn đề không mong muốn. Đặc biệt là những trường hợp quyết định sinh con ngay sau khi cưới. 3
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-dinh-duong-buoc-dau-cho-suc-khoe-toan-dien
Khám dinh dưỡng: bước đầu cho sức khỏe toàn diện
Khám dinh dưỡng là quá trình đánh giá và đo lường các yếu tố vi chất trong cơ thể để đảm bảo rằng bạn đang nhận được đầy đủ chất cần thiết cho sức khỏe. Bài viết này tìm hiểu rõ hơn về khám dinh dưỡng và giúp bạn có cái nhìn toàn diện về chế độ ăn của mình. 1. Ý nghĩa của khám dinh dưỡng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển và duy trì sức khỏe toàn diện của con người. Trong đó, ý nghĩa của khám dinh dưỡng được thể hiện rõ ở 2 giai đoạn sau: phát triển và duy trì sức khỏe. Giai đoạn phát triển Trong giai đoạn từ lúc sơ sinh đến khi đạt tới độ tuổi trưởng thành (0 - 18 tuổi), chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển cả về thể chất và trí óc của một người. Việc khám dinh dưỡng không chỉ đo lường sự phát triển về cân nặng và chiều cao mà còn tập trung vào việc đảm bảo cơ thể nhận được đủ dưỡng chất để hỗ trợ sự phát triển não bộ, cải thiện sự tập trung, và xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ ngay từ khi còn nhỏ. Việc thực hiện khám dinh dưỡng định kỳ trong giai đoạn này không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân cho trẻ, mà còn là một công cụ quan trọng giúp gia đình có cái nhìn toàn diện về sức khỏe của con. Điều này giúp tạo ra một môi trường hỗ trợ cho sự phát triển và duy trì sức khỏe toàn diện của trẻ, đồng thời dự báo và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nếu có. Giai đoạn duy trì sức khỏe Ngay cả khi đã qua giai đoạn phát triển, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối là chìa khóa để đối mặt với thách thức của cuộc sống hiện đại. Khám dinh dưỡng không chỉ giúp đánh giá mức độ chất dinh dưỡng trong cơ thể mà còn đề xuất cách điều chỉnh chế độ ăn để đáp ứng nhu cầu sức khỏe cụ thể, giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe.2. Ai cần khám dinh dưỡng và tại sao? Dưới đây là những đối tượng nên thực hiện khám dinh dưỡng và lợi ích mà họ có thể nhận được. Trẻ em và thiếu nhi Thông qua quá trình khám dinh dưỡng, chúng ta có thể nhận biết và giải quyết các vấn đề về yếu tố dinh dưỡng của trẻ. Việc đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là chìa khóa để hỗ trợ sự phát triển toàn diện, bao gồm cả sự phát triển về chiều cao, cân nặng, sự phát triển não bộ và cả hệ thống miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó, chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống xương và cơ bắp, cũng như phát triển các cơ quan nội tạng. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú Khám dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú không chỉ là quy trình đánh giá chất lượng dinh dưỡng mà còn là một phần không thể thiếu trong hành trình hỗ trợ sức khỏe của cả mẹ và em bé. Phụ nữ mang thai cần có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, từ việc xây dựng hệ thống cơ quan đến phát triển não bộ. Các chất dinh dưỡng như axit folic, canxi, và DHA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Mẹ đang cho con bú tiêu thụ năng lượng và chất dinh dưỡng lớn để cung cấp sữa mẹ cho em bé. Chế độ ăn uống cân đối của mẹ, giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con mà không làm suy giảm sức khỏe của chính mình. Người cao tuổi Khám dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của người cao tuổi. Người cao tuổi thường trải qua sự suy giảm chức năng như giảm tốc độ trao đổi chất và suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Khám dinh dưỡng giúp xác định nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Từ đó ngăn chặn nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến ở người cao tuổi, bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường, và thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Người đang gặp vấn đề sức khỏe
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cat-amidan-bang-plasma-uu-va-nhuoc-diem
Cắt amidan bằng plasma: Ưu và nhược điểm
Cắt amidan bằng plasma là một trong những phương pháp hiện đại, áp dụng công nghệ cao nên được ưu tiên lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, có rất ít người hiểu rõ về kỹ thuật này khi được chỉ định cắt amidan. Vậy kỹ thuật plasma khi cắt amidan là gì? Ưu, nhược điểm ra sao? 1. Tìm hiểu về phương pháp cắt amidan bằng plasma Phẫu thuật cắt amidan được thực hiện khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan khác nhau. Trong đó cắt amidan bằng plasma được đánh giá là phương pháp an toàn, ít biến chứng và cho khả năng hồi phục sau phẫu thuật nhanh chóng. Cắt amidan bằng plasma là gì? Phương pháp cắt amidan bằng kỹ thuật plasma sử dụng sóng điện từ hay radio tần số cao tạo ra đám mây tích điện mang nước và các ion truyền năng lượng đến vị trí ổ bệnh để phá hủy tế bào amidan bị viêm. Phương pháp này không chỉ được thực hiện nhanh chóng mà còn hạn chế tối đa tổn thương cho các khu vực lân cận nên thường là lựa chọn hàng đầu khi phẫu thuật cắt amidan, đặc biệt là với đối tượng trẻ em. Quy trình tiến hành Các thao tác cắt amidan bằng phương pháp plasma được thực hiện theo các bước như sau: Bệnh nhân được hướng dẫn nằm ngửa, đầu được kê cao khoảng 15 - 20 độ so với thân. Nhân viên y tế sẽ tiến hành gây mê theo chỉ định của bác sĩ rồi dùng dụng cụ chuyên dụng để mở rộng vùng họng của bệnh nhân. Tiến hành nội soi với đầu dò thông minh để xác định vị amidan đang bị viêm và thực hiện cắt bỏ bằng sóng tần cao, hút dịch và cầm máu. Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra các hốc amidan đã được cắt bỏ cũng như các vùng xung quanh ổ viêm. Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa trở lại phòng bệnh để theo dõi trong khoảng 1 - 2 tuần nhằm đảm bảo điều trị dứt điểm tình trạng viêm. Trước khi tiến hành cắt amidan bằng plasma, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe và đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện. 2. Ưu nhược điểm phương pháp cắt amidan bằng plasma Phương pháp điều trị nào cũng có những ưu nhược điểm nhất định, bao gồm cắt amidan với kỹ thuật plasma. Ưu điểm So với các phương pháp khác, kỹ thuật cắt amidan bằng plasma là phương pháp được bác sĩ khuyến cáo áp dụng trong nhiều trường hợp bởi mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như: Thời gian tiến hành nhanh chóng: So với phương pháp truyền thống, phẫu thuật cắt amidan bằng kỹ thuật plasma thường diễn ra khoảng thời gian là 30 - 45 phút. Do lưỡi dao mỏng có thể di chuyển theo ý muốn, khả năng phá hủy tế bào của sóng điện từ tần số cao mạnh nên thời gian thực hiện nhanh. Không gây đau và ít chảy máu: Phương pháp ứng dụng sóng radio cao tần để cắt và đốt hạch amidan nên hạn chế tình trạng chảy máu. Hơn nữa, khi thực hiện, bệnh nhân được gây mê nên hầu như trong suốt quá trình phẫu thuật, người bệnh không có cảm giác đau. Ngoài ra, vết thương sau phẫu thuật cũng ít gây khó chịu hơn so với các phương pháp truyền thống. Khả năng hồi phục sau phẫu thuật nhanh: Trong quá trình thực hiện, sóng radio phá hủy tế bào amidan ở tần số cao, không có sự xâm lấn sang vùng mô xung quanh. Vì vậy, khả năng phục hồi của bệnh nhân cũng nhanh hơn so với những phương pháp khác. Đa số các trường hợp bệnh nhân sau 1 - 2 ngày có thể sinh hoạt, ăn uống và nói chuyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Độ an toàn cao: Bác sĩ xác định đúng vị trí bị viêm amidan thông qua đầu dò nội soi thông minh, đảm bảo độ an toàn và hiệu quả điều trị cao nên bệnh nhân có thể yên tâm lựa chọn kỹ thuật này để cắt amidan. Nhược điểm Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhưng kỹ thuật cắt amidan plasma cũng tồn tại những nhược điểm như sau: Chi phí cao: Do đòi hỏi những yêu cầu cao về máy móc hiện đại và chuyên môn bác sĩ thực hiện nên cắt amidan bằng plasma có chi phí cao hơn những phương pháp khác. Vì vậy, điều này khiến nhiều bệnh nhân e ngại vì không phải ai cũng có đủ điều kiện để thực hiện. Nhiễm trùng vết mổ: Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc hậu phẫu dẫn đến nhiễm trùng vết mổ và có thể ảnh hưởng vùng lân cận Để lại sẹo: Phương pháp dùng dao plasma cắt bỏ nên vẫn có khả năng để lại sẹo. 3. Cắt amidan bằng kỹ thuật plasma bao nhiêu tiền? Các kiểm tra cần thực hiện ban đầu: Trước khi phẫu thuật người bệnh cần phải thực hiện các kiểm tra như xét nghiệm máu, đo điện tim, chụp X - quang, … Sự khác nhau về các hạng mục kiểm tra này sẽ khiến mức giá phẫu thuật cắt amidan có sự chênh lệch. Mức độ bệnh lý: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm amidan mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp bệnh nặng, ổ viêm có hướng lan rộng hoặc tổn thương sâu, phẫu thuật phức tạp hơn thì chi phí chắc chắn sẽ thay đổi. Thông thường, bệnh nhân thực hiện cắt amidan với phương pháp plasma, chi phí sẽ dao động trong khoảng từ 2 - 4 triệu. Mức chi phí bày không bao gồm xét nghiệm trước phẫu thuật và điều trị hậu phẫu.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/vitamin-b3-co-tac-dung-gi-cho-da-bo-sung-nhu-the-nao-
Vitamin B3 có tác dụng gì cho da, bổ sung như thế nào?
Vitamin B3 là chất dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể như hỗ trợ chức năng hệ thần kinh, thức đẩy quá trình tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch và giúp làn da luôn khỏe mạnh. Trong làm đẹp, Vitamin B3 là một trong những dưỡng chất được sử dụng phổ biến. Vậy Vitamin B3 có tác dụng gì cho da? 1. Vitamin B3 có tác dụng gì cho da? Vitamin B3 có tác dụng gì cho da là thắc mắc chung của rất nhiều người. Vitamin B3 hay Niacinamide là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong việc chăm sóc da bởi hợp chất này mang lại những tuyệt vời bao gồm: Giảm viêm, mẩn đỏ và mụn Vitamin B3 có tác dụng làm dịu các nổi mẩn đỏ trên da do các nguyên nhân khác nhau. Đồng thời Vitamin B3 còn có khả năng giảm các phản ứng viêm, cải thiện tình trạng mụn hiệu quả bằng cách tạo thành một hàng rào bảo vệ bên ngoài, ngăn chặn bụi bẩn và tác nhân gây bệnh xâm nhập vào da bao gồm cả những tác động do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, độ ẩm trên da luôn được duy trì sẽ giúp làm nhỏ lỗ chân lông một cách tự nhiên. Nhờ đó mà bạn sẽ có một làn da mịn màng, tươi trẻ. Tạo độ ẩm Vitamin B3 giúp ngăn chặn tình trạng da bị mất nước do thời tiết thay đổi nhờ khả năng kích thích sản xuất lớp mỡ tự nhiên dưới da là Ceramide. Nhờ đó, da luôn giữ được độ ẩm và mịn màng, giảm tình trạng da khô, tróc vảy, nứt nẻ. Giảm nếp nhăn, chống lão hóa Niacinamide có công dụng tuyệt vời đối với việc ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn do quá trình lão hóa da. Ngoài ra, hợp chất này còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất Keratin, giúp da trở nên chắc khỏe và làm mờ các nếp nhăn hiệu quả. Đồng thời, Vitamin B3 cũng là hợp chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Vì vậy, Vitamin B3 được sử dụng để ngăn ngừa và hỗ trị các triệu chứng lão hóa xuất phát từ phản ứng oxy hóa trong cơ thể. Tăng độ đàn hồi Vitamin B3 tham gia vào quá trình sản xuất Collagen và Elastin. Đây là hai hợp chất quan trọng tạo nên độ đàn hồi, mềm mại cho da. Ngoài ra, Collagen còn có tác dụng trong việc làm mờ các vết thâm trên da, giúp da trắng sáng và đều màu. Điều tiết dầu Vitamin B3 có khả năng kiểm soát tuyến bã nhờn điều tiết lượng dầu được tuyến ra, ngăn chặn các tuyến này hoạt động quá mức. 2. Công dụng của Vitamin B3 đối với cơ thể Bên cạnh việc tìm hiểu Vitamin b3 có tác dụng gì cho da thì bạn cũng nên biết vai trò của Niacinamide đối với cơ thể. Những công dụng của Vitamin B3 có thể kể đến là: Giảm Cholesterol trong máu: Vitamin B3 giúp cân bằng hàm lượng lipid máu, giảm Cholesterol xấu, tăng Cholesterol tốt, giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch và huyết áp. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Không chỉ kiểm soát nồng độ Cholesterol trong máu, Vitamin B3 còn cải thiện tình trạng xơ cứng, xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan tim mạch. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Vitamin B3 giúp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng với bệnh nhân bị tiểu đường type 1. Đối với trường hợp tiểu đường Type, Vitamin B3 giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh liên quan tim mạch. Tăng cường chức năng não: Vitamin B3 tham gia cấu tạo nên NAD và NADP đảm bảo nguồn năng lượng cho hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó, Vitamin B3 cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt, sương mù não, Alzheimer. Cải thiện triệu chứng viêm khớp: Vitamin B3 giúp cải thiện khả năng vận động, giảm đau, hạn chế việc sử dụng thuốc chống viêm Corticosteroid ở bệnh nhân bị viêm khớp. Điều trị bệnh Pellagra: Đây là bệnh lý liên quan đến tình trạng cơ thể thiếu hụt Vitamin B3 nghiêm trọng. 3. Những thực phẩm giàu Vitamin B3 Cơ thể không thể tự tổng hợp được Vitamin B3 nên cần được bổ sung từ bên ngoài qua chế độ dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì nên ưu tiên Vitamin B3 cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng để đảm bảo an toàn. Chỉ Vitamin B3 thông qua thực phẩm chức năng hoặc sản phẩm hỗ trợ khác khi thật sự cần thiết theo chỉ định của chuyên gia y tế. Một số loại thực phẩm giàu Vitamin b3 mà có thể cân nhắc để bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày là: Gan động vật là nguồn cung cấp Vitamin B3 dồi dào cho cơ thể. Một phần gan nấu chín khoảng 85g có thể cung cấp đủ nhu cầu Vitamin B3 ở nữ giới và 91% đối với nam giới trưởng thành. Tuy nhiên, không ăn gan động vật quá thường xuyên vì chứa nhiều chất béo gây hại, nhất là người bị mỡ máu. Cá hồi là thực phẩm giàu dinh dưỡng được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Việc ăn cá hồi thường xuyên giúp cân bằng dinh dưỡng, phòng bệnh tim mạch và ngăn ngừa rối loạn miễn dịch. Thịt bò là nguồn Vitamin B3 mà bạn không thể bỏ quan. Ngoài ra, trong thịt bò cũng có nhiều dưỡng chất khác như sắt, Vitamin B12, protein,… Ức gà: Trong 85g ức gà đã được nấu chín, lọc bỏ xương và da có chứa khoảng 11,4mg Vitamin B3 tương đương 71% nhu cầu nam giới và 81% nhu cầu nữ giới trường thành. Thịt heo cũng được xem là nguồn bổ sung Vitamin B3 cho cơ thể. Nên ưu tiên lựa chọn thịt heo nạc thăn hoặc sườn nạc vì đây là vị trí có chứa hàm lượng Vitamin B3 cao. Quả bơ có chứa trung bình khoảng 3,5mg Vitamin B3/quả. Đồng thời, bơ cũng là nguồn cung cấp chất xơ, chất béo, khoáng chất và các loại vitamin khác quan trọng với cơ thể. Ưu tiên lựa chọn mỹ phẩm dưỡng da có chứa thành phần Vitamin B3Với lời giải đáp về thắc mắc Vitamin B3 có tác dụng gì cho da ở trên, hy vọng đã mang đến bạn những thông tin hữu ích. Ngoài việc tăng cường bổ sung Vitamin B3 qua thực phẩm để giúp bảo vệ, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong thì bạn cũng có thể lựa chọn các loại nguyên liệu tự nhiên để chăm sóc da. Ngoài ra, bạn cũng có thể ưu tiên lựa chọn các loại mỹ phẩm có chứa thành phần Vitamin B3 để tăng hiệu quả chăm sóc da.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhung-yeu-to-lien-quan-den-thoi-gian-nieng-rang-duoc-nhieu-nguoi-quan-tam
Những yếu tố liên quan đến thời gian niềng răng được nhiều người quan tâm
Trong quá trình tìm hiểu để đưa ra quyết định chỉnh nha, thời gian niềng răng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy khoảng thời gian để hoàn tất quy trình này thường là bao lâu, có thể rút ngắn được không,... Tất cả băn khoăn đó sẽ được giải đáp cụ thể khi bạn tham khảo nội dung dưới đây. 1. Thời gian niềng răng mất bao lâu? Chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì nên giải đáp được mọi thắc mắc về thời gian niềng răng để có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đưa ra quyết định. Vấn đề thời gian để hoàn thành quy trình này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có sự chênh lệch theo độ tuổi:1.1. Thời gian niềng răng ở trẻ emỞ trẻ em, quá trình niềng răng thường diễn ra nhanh chóng hơn so với người lớn. Thông thường, trung bình, thời gian niềng răng cho trẻ em kéo dài 12 - 24 tháng. Tuy nhiên, thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêng, xếp lệch của răng và cấp độ phức tạp của các vấn đề nha khoa gặp phải. Thời gian niềng răng ở trẻ em thường ngắn hơn người lớn vì răng và xương hàm của trẻ còn mềm, dễ điều chỉnh. Cũng vì vậy nên khi có lực tác động, răng của trẻ sẽ dễ đưa về vị trí mong muốn trong khoảng thời gian ngắn hơn.1.2. Thời gian niềng răng ở người lớnỞ người lớn, quá trình niềng răng có thể kéo dài hơn và thường dao động trong khoảng 18 - 36 tháng. Người lớn có xương hàm cứng hơn và răng đã phát triển đầy đủ nên thời gian niềng răng thường lâu hơn. Thời gian niềng răng ở người lớn còn phụ thuộc vào sự tuân thủ của người bệnh trước hướng dẫn của bác sĩ nha khoa và mức độ nghiêm trọng của vấn đề nha khoa mà họ mắc phải. Các yếu tố như sức khỏe nướu và cấu trúc xương hàm cũng ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để đạt được kết quả niềng răng như mong muốn. Thông thường, mỗi trường hợp niềng răng sẽ được nha sĩ kiểm tra, đánh giá và trả lời cụ thể quá trình niềng răng mất bao lâu. Dù niềng răng ở độ tuổi nào thì đều cần sự kiên trì và hợp tác với bác sĩ nha khoa để đảm bảo đạt được hiệu quả và độ bền cao nhất của phương pháp này. Không nên vì quá bận tâm đến thời gian niềng răng mà thực hiện các tác động để đẩy nhanh quá trình này. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bác sĩ cần điều chỉnh theo lộ trình để giảm nguy cơ đau nhức và đạt được sự ổn định của kết quả sau khi niềng. 2. Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới thời gian tháo niềng răng? Quá trình tháo niềng răng cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài, điển hình như:- Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề nha khoa: nếu trước khi tháo niềng không có bất cứ vấn đề về sức khỏe nha khoa thì việc tháo niềng rất đơn giản. Ngược lại, khi có vấn đề về sức khỏe răng lợi, nha sĩ sẽ phải điều trị ổn định rồi mới tiến hành tháo niềng. - Sự kết hợp với các phương pháp khác: nếu như trong quá trình niềng răng phải điều chỉnh mắc cài nhiều lần thì thời gian tháo niềng có thể kéo dài hơn dự tính. - Độ tuổi niềng răng: răng của người trẻ em thường dễ di chuyển và đạt hiệu quả niềng cao hơn so với người lớn nên thời gian tháo niềng thường ngắn hơn.3. Niềng răng lâu nhất là bao nhiêu năm? Tổng thời gian niềng răng của một người có thể kéo dài trong 1 - 2 năm vì vấn đề này không chỉ phụ thuộc vào phương pháp niềng được lựa chọn mà còn liên quan đến đặc điểm răng lợi của từng người. Trong trường hợp gặp các bệnh lý răng lợi thì quá trình niềng răng sẽ kéo dài hơn. Khi đã có quyết định niềng răng, bạn không nên quá sốt ruột về thời gian niềng răng. Thông thường, sự kéo dài của quy trình này thường đi kèm với lợi ích mà bạn có được sau khi hoàn tất quy trình niềng răng.4. Có thể rút ngắn thời gian niềng răng bằng cách nào? Để rút ngắn thời gian niềng răng một cách an toàn và hiệu quả thì bạn nên:4.1. Chọn phương pháp niềng răng hiện đại Công nghệ niềng răng ngày càng phát triển. Vì thế, việc lựa chọn phương pháp niềng răng hiện đại có thể giúp giảm thời gian hơn so với niềng răng bằng phương pháp cổ điển.4.2 Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ nha khoa Thực hiện nghiêm túc các chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn có được quá trình niềng răng thuận lợi, đúng tiến độ. Vì thế, bạn nên tuân thủ đúng lịch tái khám, hướng dẫn chăm sóc răng miệng,... để tránh phát sinh các ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả niềng răng, tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa,... Thực hiện niềng răng tại địa chỉ nha khoa uy tín với công nghệ hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn giỏi sẽ giúp bạn có được lộ trình niềng răng tối ưu và hiệu quả. Khi quá trình niềng răng được bắt đầu với bác sĩ nha khoa giỏi và nhiều kinh nghiệm thì tình trạng răng của bạn sẽ được đánh giá đúng và có được một lộ trình chỉnh nha phù hợp. Không những thế, bác sĩ còn dự đoán được các vấn đề tiềm ẩn và có phương án để ngăn chặn nguy cơ gây ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Sự chuyên nghiệp và linh hoạt trong chiến lược chỉnh nha của bác sĩ sẽ giảm thiểu thời gian niềng răng mà vẫn đảm bảo đạt được kết quả bền vững.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/vitamin-d3-bon-va-nhung-luu-y-quan-trong-khi-dung
Vitamin D3 BON và những lưu ý quan trọng khi dùng
Vitamin D3 BON là thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị những trường hợp bị thiếu hụt Vitamin D. Việc sử dụng thuốc cần phải có chỉ định và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. 1. Thành phần và công dụng của Vitamin D3 BON Vitamin B3 BON được điều chế ở dạng dung dịch uống hoặc tiêm bắp. Mỗi hộp một ống dung tích 1ml. Thành phần Thành phần chính chứa trong thuốc là Cholecalciferol (Vitamin D3) có hàm lượng là 200.000 UI/ml. Ngoài ra còn có tá dược vừa đủ 1ml. Công dụng Đối với cơ thể, Vitamin D3 có tác dụng: Chuyển hóa Canxi và Phosphat để tham gia vào quá trình tạo xương, giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, Vitamin D3 còn giúp tăng hấp thu các chất vô cơ này tại ruột và tái hấp thu tại thận. Điều hòa nồng độ Canxi trong máu, Giúp hạn chế các vấn đề liên quan đến tim mạch, đột quỵ, duy trì huyết áp ở mức ổn định. Hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch, phòng ngừa nhiễm trùng. Tham gia phát triển cơ quan sinh sản. Tham gia sản xuất insulin và hormone cận giáp . Cải thiện tình trạng suy nhược. 2. Chỉ định và chống chỉ định Chỉ định và chống chỉ định sử dụng Vitamin D3 BON với những trường hợp dưới đây. Chỉ định Vitamin D3 BON thường được chỉ định với những trường hợp bệnh nhân bị thiếu Vitamin D3 bao gồm: Người mắc bệnh còi xương hay nhuyễn xương. Bệnh nhân có triệu chứng co giật do thiếu Canxi. Trẻ em chậm phát triển thể chất, chậm đi đứng, chậm nói, chân vòng kiềng. Người đã hoặc đang bị suy nhược cơ thể. Bổ sung để phòng ngừa thiếu Vitamin D cho trẻ từ 1 tuổi đến khi trưởng thành đủ 18 tuổi theo chỉ định của chuyên gia y tế. Chống chỉ định Những trường hợp sau không được sử dụng Vitamin D3: Người có phản ứng dị ứng với Vitamin D3 hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Bệnh nhân bị tăng calci trong máu hoặc nước tiểu, sỏi hệ tiết niệu hình thành do lắng đọng calci. Bệnh nhân bị suy gan, suy thận cấp tính. Những người nằm bất động tại chỗ. Bệnh nhân bị lao phổi tiến triển.3. Liều lượng sử dụng Vitamin D3 BON Thuốc ở dạng dung dịch dầu dùng để tiêm bắp và cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Trong trường hợp đường tiêm không hấp thu thì có thể uống vào buổi sáng trước khi ăn. Tùy theo từng mục đích, độ tuổi mà liều lượng thuốc có thể khác nhau. Liều khuyến cáo theo hướng dẫn của nhà sản xuất là: Phòng ngừa còi xương ở trẻ em: 5mg/ 6 tháng hoặc 10mg/ 6 tháng đối với trẻ ít ra nắng hoặc da sẫm màu. Dùng liên tục đến khi trẻ hết 5 tuổi. Điều trị còi xương: Mỗi tuần một ống, sử dụng trong 2 tuần. Điều trị chứng co giật do cơ thể bị thiếu calci: Cách 6 tháng dùng 1 liều 5mg kết hợp với muối Calci. Điều trị nhuyễn xương: Cách 15 ngày uống 1 ống và liên tục trong 3 tháng. 4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng Vitamin D3 BON Nếu bạn được chỉ định dùng Vitamin D3, cần lưu ý một số vấn đề sau: Tác dụng phụ Trong quá trình sử dụng Vitamine D3 B. O. N 200 000 UI, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như sau: Thường gặp: Chán ăn, khát nước, táo bón, đau đầu, buồn nôn, nôn. Ít gặp: huyết áp, sụt cân, sỏi đường tiết niệu, đau nhức các khớp và cơ, tiểu nhiều, trầm cảm. Về cận lâm sàng: Bệnh nhân có thể bị rối loạn chức năng thận, tăng calci huyết, tăng calci niệu, tăng calci huyết. Nếu gặp phải các dấu hiệu trên hoặc những bất thường khác trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần phải thông báo ngay cho bác sĩ, tuyệt đối không chủ quan hoặc tự ý xử lý có thể dẫn tới hậu quả nặng nề. Tương tác thuốc Vitamin D3 có thể tương tác với các loại thuốc khác dẫn đến giảm tác dụng hoặc tạo ra sản phẩm gây độc, tăng tác dụng phụ,… Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nào thì hãy thông báo với bác sĩ trước khi dùng Vitamin D3. Thận trọng Trong quá trình sử dụng, bạn cần thận trọng một số vấn đề sau: Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế, liều tối đa là 15mg/năm đối với trẻ em để tránh quá liều. Nếu được chỉ định dùng Vitamin D3 liều cao kéo dài thì cần phải có sự theo dõi định kỳ của bác sĩ và kiểm tra hàm lượng calci trong nước tiểu và máu thường xuyên. Đọc kỹ hướng dẫn được ghi trên nhãn do nhà sản xuất cung cấp trước khi sử dụng thuốc, nếu có thắc mắc về hoạt tính hay cách sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn. Lưu ý là những hướng dẫn này không thể thay thế tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ và tuyệt đối không sử dụng liều cao cho phụ nữ có thai vì có khả năng gây quái thai. Thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Nếu cần thiết có thể ngừng cho bú sữa trong thời gian mẹ sử dụng thuốc. Không tự ý dùng thuốc liều cao hơn mức cho phép hoặc lạm dụng thuốc vì nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ và gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu bị quá liều và xuất hiện triệu chứng bất thường thì cần thông báo ngày với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, trong bao bì kín và để ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, đặc biệt là xa tầm tay trẻ em. Ưu tiên bổ sung Vitamin D3 thông qua chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm gan bò, dầu gan cá, cá hồi tươi, trứng, cá thu, đậu hà lan, ngũ cốc, yến mạch, sữa và chế phẩm từ sữa. Tắm nắng buổi sáng trước 8h là cách để cung cấp Vitamin D3 hiệu quả cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên tắm nắng từ 10 - 15 phút, không phơi nắng từ 8h sáng đến 4h chiều vì lúc này tia UVA hoạt động mạnh gây hại da và sức khỏe. Vitamin D3 BON là thuốc mang đến nhiều công dụng tốt cho cơ thể nhưng không phải vì thế mà lạm dụng quá mức. Tình trạng Vitamin D3 dư thừa trong cơ thể hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/top-4-tac-dung-cua-nieng-rang-cho-ban-tang-dong-luc-chinh-nha
Top 4 tác dụng của niềng răng cho bạn tăng động lực chỉnh nha
Hầu hết mọi người lựa chọn phương pháp niềng răng vì mục đích làm đẹp cho hàm răng và nụ cười của mình. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, niềng răng còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho răng nướu. Vậy, tác dụng của niềng răng là gì, nội dung được chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn biết được nhiều hơn nữa về tác động tích cực của phương pháp này. 1. Tác dụng của niềng răng Niềng răng không chỉ mang lại nụ cười đẹp hơn mà còn góp phần mang lại nhiều lợi ích sức khỏe răng miệng như:1.1. Tăng cường chức năng nhai Khi răng được điều chỉnh đúng vị trí thì khả năng nhai sẽ được cải thiện hơn so với răng hô, răng lệch, răng mọc thưa,... Vì thế, tác dụng của niềng răng là tạo nên hàm răng đều đặn, giúp áp lực nhai được đặt đều lên tất cả các răng. Điều này giúp cho chức năng nghiền thức ăn được thực hiện tốt hơn, hỗ trợ cải thiện vấn đề tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể.1.2. Khắc phục vấn đề răng miệng Các vấn đề răng lệch, răng hô, răng hở,... không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mảng bám xuất hiện. Hệ quả sinh ra từ đó là nguy cơ mắc bệnh sâu răng và bệnh về nướu. Lợi ích của niềng răng là giúp răng đều đặn hơn nên sẽ khắc phục được những khuyết điểm của răng, nhờ đó mà giảm thiểu tối đa nguy cơ đối với các bệnh này.1.3. Cải thiện tình trạng phát âm Một tác dụng của niềng răng không thể bỏ qua nữa là khả năng khắc phục nhược điểm về phát âm. Khi răng hô, lệch, khớp cắn không khít,... có thể gây ra vấn đề về phát âm, đặc biệt là khi liên quan đến các âm s và z. Quá trình niềng răng không chỉ tạo ra một hàm răng đều đặn mà còn điều chỉnh vị trí của từng răng, giúp răng khít và không còn khe hở. Điều này sẽ cải thiện khả năng phát âm và ngữ điệu của giọng nói.1.4. Tăng vẻ đẹp thẩm mỹ và sự tự tin về ngoại hình Niềng răng mang lại một nụ cười đều đặn và hài hòa. Nhờ đó mà bạn sẽ có được sự tự tin khi giao tiếp, tạo được ấn tượng trong mắt người đối diện. Đây chính là sự cải thiện về mặt thẩm mỹ và tâm lý khiến cho nhiều người lựa chọn làm đẹp nha khoa bằng phương pháp niềng răng.2. Những hiểu lầm thường gặp về niềng răng Dù tác dụng của niềng răng là không thể phủ nhận nhưng có một số vấn đề phổ biến mà nhiều người còn nhầm lẫn về phương pháp chỉnh nha này:2.1. Niềng răng chỉ dành cho trẻ em Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất là niềng răng chỉ dành cho trẻ em. Thực tế, niềng răng có thể được thực hiện ở mọi độ tuổi, với nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với từng đối tượng.2.2. Niềng răng chỉ để cải thiện vẻ đẹp ngoại hình Niềng răng không chỉ là quá trình chỉnh nha vì mục đích thẩm mỹ mà còn giúp khắc phục các vấn đề sức khỏe lợi, răng và khuyết điểm phát âm như đã kể đến ở trên.2.3. Niềng răng là một quá trình đau đớn và khó chịu Giai đoạn đầu của quá trình niềng răng có thể gây ra một chút đau đớn và bất tiện nhưng điều này không kéo dài và sẽ dần dần được khắc phục. Đặc biệt, hiện nay, công nghệ nha khoa hiện đại đã giúp giảm thiểu tối đa cảm giác giảm đau và không thoải mái trong quá trình niềng răng. Có tương đối nhiều công cụ hỗ trợ để mang lại sự dễ chịu trong quá trình niềng răng.2.4. Kết quả niềng răng sẽ không lâu bền Nếu bạn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa thì kết quả sau niềng răng có thể được duy trì vững chắc và lâu dài.3. Sơ lược các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay 3.1. Niềng răng với mắc cài kim loạiĐây là phương pháp niềng răng sử dụng khung niềng chất liệu kim loại nên việc vệ sinh răng miệng không được thuận tiện và tính thẩm mỹ cũng không cao. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp có chi phí thấp và áp dụng được với đại đa số các vấn đề về răng hô, răng mọc lệch,... nên vẫn được nhiều người lựa chọn.3.2. Niềng răng với mắc cài sứ Phương pháp này sử dụng chun buộc và dây cung như mắc cài kim loại, chỉ khác nhau về vật liệu làm mắc cài. Chất liệu sứ có màu trắng trong giống như màu của răng nên mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao hơn.3.3. Niềng răng với mắc cài tự khóa Khác với 2 phương pháp trên, niềng răng bằng mắc cài tự khóa không dùng đến dây thun mà thay bằng nắp trượt để đảm bảo sự chắc chắn cho dây cung. Điều này giúp cho người được niềng răng giảm tần suất khám bác sĩ nha khoa để điều chỉnh lực siết.3.4. Niềng răng mặt trong Nhiều người còn gọi phương pháp này là niềng răng mắc cài mặt lưỡi. Khi niềng răng, mắc cài sẽ được gắn vào mặt trong của răng nên khó bị lộ ra ngoài. Hiệu quả thẩm mỹ vì thế sẽ cao hơn so với mắc cài mặt ngoài. Tuy nhiên, kỹ thuật niềng răng mặt trong tương đối khó nên cần được thực hiện bởi nha sĩ giàu kinh nghiệm. Do mắc cài nằm ở mặt trong răng nên dễ tiếp xúc với lưỡi và gây nên cảm giác khó chịu, việc vệ sinh răng cũng khó hơn.3.5. Niềng răng với khay trong suốt invisalign Trong số các phương pháp niềng răng thì niềng răng bằng khay trong suốt invisalign đang được đánh giá cao nhất về hiệu quả thẩm mỹ và tác dụng của niềng răng. Toàn bộ khay niềng trong suốt đều được làm từ chất liệu nhựa nha khoa an toàn, thân thiện với sức khỏe. Khay có màu trong suốt nên gần như không để lộ việc niềng răng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-virus-dau-mua-khi-tac-dong-voi-suc-khoe-va-cach-phong-tranh
Tìm hiểu về virus đậu mùa khỉ, tác động với sức khỏe và cách phòng tránh
Hiện nay bệnh đậu mùa khỉ đã không còn được xem là tình trạng khẩn cấp toàn cầu nữa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bệnh vẫn gây nên tâm lý hoang mang cho nhiều người và việc phòng ngừa vẫn là cần thiết. Virus đậu mùa khỉ lây lan qua nhiều con đường và ảnh hưởng không nhỏ sức khỏe. 1. Nguồn gốc và con đường lây nhiễm virus đậu mùa khỉ1.1. Nguồn gốc của virus đậu mùa khỉ Virus đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên ở đàn khỉ và loài linh trưởng tại châu Phi vào 1958. Sau đó, vào 1970, con người bị lây nhiễm khi tiếp xúc với chúng chủ yếu qua con đường ăn thịt những loài động vật này mà không được nấu chín kỹ, quy trình nấu ăn không đảm bảo vệ sinh. Hoặc một cách thức khác khiến con người bị lây nhiễm đậu mùa khỉ từ động vật là tiếp xúc với phân hoặc dịch cơ thể của chúng. Đến những năm 1980, bệnh đậu mùa khỉ đã chính thức được thanh toán trên thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2022, bệnh lý này tái bùng phát ở nhiều quốc gia và đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Đến 11/05/2023, đậu mùa khỉ chính thức không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nữa.1.2. Con đường lây nhiễm virus đậu mùa khỉ Sự đa dạng trong con đường lây nhiễm virus đậu mùa khỉ khiến cho việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của virus này trở thành một thách thức với y học hiện đại. Đến nay, con đường lây nhiễm virus đậu mùa khỉ từ người sang người vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và chưa có kết luận cuối cùng. Các con đường lây nhiễm chính của virus đậu mùa khỉ được ghi nhận đến nay gồm:- Lây từ động vật sang người khi:+ Tiếp xúc với động vật bị nhiễm virus đậu mùa khỉ. + Tiếp xúc với thực phẩm từ động vật mang virus đậu mùa khỉ khi nấu nướng không đảm bảo vệ sinh, không chín kỹ. + Tiếp xúc với dịch tiết từ động vật mang virus đậu mùa khỉ. - Lây từ người sang người khi:+ Tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ qua: da - da, miệng - miệng, miệng - da (bao gồm cả tiếp xúc tình dục). + Tiếp xúc với giọt bắn hô hấp có kích thước lớn từ người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ. + Mẹ lây cho thai nhi qua nhau thai hoặc lây cho con qua việc tiếp xúc da - da hoặc tiếp xúc gần. - Lây từ vật dụng chứa virus sang người khi:+ Bề mặt của vật dụng có chứa virus đậu mùa khỉ và người bình thường chạm vào chúng. + Hít phải virus hoặc vảy da của người bệnh ở khăn mặt, ga gối, quần áo mà họ sử dụng.2. Những tác động của virus đậu mùa khỉ đối với cuộc sống và sức khỏe của người bệnh Những triệu chứng xuất hiện ở người bệnh khi bị nhiễm virus đậu mùa khỉ nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Các vấn đề như yếu cơ, khó chịu, mệt mỏi và mất ngủ là những hệ lụy thường gặp nhất ở bệnh nhân bị đậu mùa khỉ. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh đậu mùa khỉ có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các vấn đề như viêm não, suy giảm chức năng não và tăng nguy cơ tai biến. Phụ nữ mang thai bị đậu mùa khỉ dễ phải đối mặt nguy cơ sinh non hoặc thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh. 3. Biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus đậu mùa khỉĐể ngăn chặn sự lây lan của virus đậu mùa khỉ và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì việc thực hiện các biện pháp phòng tránh là cực kỳ quan trọng. Trước hết, để phòng ngừa bệnh lý này thì việc duy trì vệ sinh cá nhân chính là chìa khóa cần thiết. Vì thế, sau khi tiếp xúc với vật dụng hoặc người bị nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ cần rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm virus. Việc nấu ăn an toàn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn lây nhiễm virus đậu mùa khỉ. Thực phẩm, đặc biệt là thịt, cần được nấu chín kỹ để tiêu diệt virus và ngăn chặn con đường lây nhiễm từ thực phẩm. Ngoài ra, việc tránh tiếp xúc với động vật có khả năng mang virus đậu mùa khỉ cũng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đặc biệt, cần hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm từ động vật nhiễm virus như dịch cơ thể, phân và nước từ các nguồn chưa được kiểm soát. Công tác tuyên truyền, tăng cường ý thức phòng ngừa bệnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm virus đậu mùa khỉ. Việc thông tin đến mọi người về cách phòng tránh và nhận biết triệu chứng sớm sẽ giúp mỗi cá nhân chủ động bảo vệ mình và hỗ trợ cộng đồng trong quá trình ngăn chặn bệnh lây lan thành dịch. Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa đi tới hồi kết. Các nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang tập trung vào việc phát triển vắc xin an toàn và hiệu quả để giảm nguy cơ lây nhiễm và ngăn chặn sự lan truyền của virus đậu mùa khỉ. Vì chưa có vắc xin phòng bệnh nên việc chủ động phòng tránh bằng các biện pháp nêu trên vẫn được chuyên gia y tế khuyến cáo thực hiện.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-tri-mun-isotretinoin-cong-dung-va-lieu-dung
Thuốc trị mụn isotretinoin: Công dùng và liều dùng
Thuốc trị mụn isotretinoin thường được chỉ định cho những trường hợp bị mụn nặng mà các phương pháp khác không đáp ứng được. Tuy nhiên, thuốc có thể mang tới nhiều tác dụng phụ nên cần thận trọng khi dùng. 1. Một số thông tin chung về thuốc trị mụn isotretinoin Isotretinoin là một dạng dẫn xuất của vitamin A, còn được gọi là retinoic 13-cis, thường được chỉ định cho các bệnh nhân mụn trứng cá nặng mà các phương pháp điều trị khác không mang tới kết quả. Như chúng ta đã biết, mụn trứng cá hình thành do một số nguyên nhân như: Tuyến bã nhờn tăng tiết. Dày sừng cổ nang lông. Sự gia tăng mạnh mẽ của vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes. Phản ứng viêm của cơ thể trong các cơ chế sinh bệnh. Có thể nói, isotretinoin có tác dụng đối với tất cả 4 nhóm nguyên nhân này. Chúng được biết tới với vai trò có thể ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, hạn chế tình trạng tiết dầu của các tuyến dầu trên da, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông. Chúng còn có thể tăng sự tổng hợp của collagen. Thuốc trị mụn isotretinoin được chỉ định trong những trường hợp sau: Bị mụn trứng cá nặng như: mụn bọc, mụn mọc thành cụm lớn, nhiều nốt, mụn có nguy cơ dẫn tới sẹo, mụn mà chữa bằng các thuốc khác không mang lại hiệu quả. Bị mụn và dẫn tới trên da có nhiều sẹo xấu. Bị mụn lâu năm, không thuyên giảm. Thuốc còn được dùng để điều trị một số căn bệnh liên quan tới rối loạn keratin, chẳng hạn như: phấn tóc đỏ, Darier, vảy cá,... hoặc để hỗ trợ phòng, điều trị ung thư da.2. Hàm lượng bào chế và liều dùng của thuốc isotretinoin Thuốc thường được bào chế dưới dạng viên nang với các hàm lượng phổ biến gồm 10mg và 20mg. Thường thì với đối tượng là người lớn hoặc trẻ em, liều dùng hàng ngày khác nhau. Đối với người lớn, liều thông thường là 500mcg/kg/ngày, nếu bệnh nặng có thể tăng lên tới 1mg/kg/ngày, chia ra 1 - 2 lần uống và mỗi đợt điều trị có thể kéo dài từ 16 - 24 tuần. Trẻ em trên 12 tuổi có thể dùng theo liều của người lớn còn trẻ nhỏ hơn cần có sự chỉ định và điều chỉnh của bác sĩ.3. Những tác dụng phụ có thể gặp của thuốc trị mụn isotretinoin Mặc dù mang tới nhiều lợi ích cho việc điều trị mụn song những tác dụng phụ mà thuốc gây ra cũng rất nặng nề. Cụ thể là:Thừa vitamin ABởi nó cũng là một dạng của vitamin A liều cao nên nếu dùng, có thể gặp một số hiện tượng phổ biến như: môi, niêm mạc, da khô, tróc vảy. Đây là những triệu chứng gần như tất cả người dùng đều gặp với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ngoài ra, còn hiện tượng ít gặp bao gồm: viêm kết mạc, đục giác mạc, không dùng được kính áp tròng. Gây tác động tới hệ cơ, xươngĐặc biệt, đối với trẻ em hoặc trẻ vị thành niên, có thể gặp phải nguy cơ đau khớp, đau lưng, cơ hoặc co cứng khớp, gãy xương, viêm gân hoặc một số bất thường khác. Tác động tới tai, mắt Có thể khiến cho mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn hoặc giảm thị trường. Một số trường hợp hiếm khác có thể gặp là đục thủy tinh thể, mờ, viêm giác mạc,... Đối với tai, có thể dẫn tới giảm thính lực hoặc điếc với những âm sắc cao. Tác động tới da, một số phần phụ khác Như trên đã nói, gần như tất cả người bệnh sử dụng thuốc đều gặp tình trạng da bị khô, tróc vảy. Ngoài ra, còn một số biểu hiện khác nữa như: Mặt nổi ban đỏ. Tăng sự nhạy cảm của da khi tiếp xúc với ánh nắng. Tăng tiết mồ hôi. Một số trường hợp hiếm gặp hơn, có thể là: viêm da, u hạt mưng mủ, teo móng, rụng tóc, rậm lông, tăng sắc tố,... Một số trường hợp có thể bị đẩy mụn dữ dội hơn nhưng cũng khô nhanh hơn. Tác động tới hệ tiêu hóa Dù ít gặp nhưng thuốc có thể gây ra cảm giác buồn nôn, táo bón hoặc xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột kết, viêm tụy, viêm loét đại tràng,... Tác dụng phụ với gan Thuốc có thể khiến cho men gan, lipid máu tăng tạm thời với một số biểu hiện bên ngoài như: vàng mắt, da, nước tiểu sẫm màu,... Đối với máu, mạch máu Có thể gây giảm lượng hồng cầu, bạch cầu, tăng hoặc giảm tiểu cầu, viêm mạch, thiểu năng vành, xơ vữa động mạch,... Tác động lên hệ thần kinh trung ương, tâm thần Thuốc có thể gây tác động khiến người bệnh luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, buồn ngủ, thậm chí có thể thay đổi cảm xúc, trầm cảm, rối loạn hành vi, động kinh,... Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú Những tác động của thuốc đối với đối tượng này rất nặng nề nên cần được phòng tránh. Thuốc có thể khiến cho thai nhi bị dị tật với tỷ lệ cao tới khoảng 28%, cụ thể gồm: Não úng thủy, bệnh đầu nhỏ, hở hàm ếch, dị tật ở một số bộ phận như tai, mắt hoặc tim,... Ngoài ra, còn có thể gặp dị tật ở xương cốt, cơ và theo thống kê, khoảng 20% thai phụ bị sảy thai do dùng thuốc không được chỉ định từ bác sĩ. Một số tác dụng phụ có thể gặp khác từ thuốc Bởi có thể khiến giảm đề kháng, tăng nhiễm khuẩn nên những bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid máu thuộc đối tượng không được chỉ định dùng thuốc.4. Những lưu ý khi dùng thuốc isotretinoin
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/adrenaline-la-gi-thuoc-co-tac-dung-gi-cho-suc-khoe-
Adrenaline là gì? Thuốc có tác dụng gì cho sức khỏe?
Adrenaline là một loại thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu ngừng tuần hoàn và sốc phản vệ khá phổ biến. Vậy Adrenaline là gì? Loại thuốc này có tác dụng cụ thể như thế nào? Mời bạn đọc 1. Adrenaline là gì? Adrenaline là gì? Adrenaline còn được biết đến với một cái tên khác là Epinephrine, một dạng hormone được giải phóng ra khỏi tuyến thượng thận, vào trong máu và trở thành chất trung gian giúp truyền tải xung thần kinh cho nhiều cơ quan khác nhau. 2. Những tác động của Adrenaline là gì? Trên hệ thần kinh giao cảm, thuốc sẽ giúp kích thích receptor alpha và cả beta - adrenergic (tác dụng ở trên beta mạnh hơn). Tác động của Adrenaline cho các cơ quan và các tuyến cụ thể là: Ở trên mắt: Làm giãn đồng tử và gây co thắt ống thông dịch nhãn cầu gây nên tình trạng tăng nhãn áp. Hệ tuần hoàn: Thuốc sẽ kích thích receptor beta 1 ở tim và làm tăng nhịp tim, thúc đẩy sức co bóp của các cơ tim. Đồng thời chúng cũng giúp tăng lưu lượng tim vì tăng công của tim và cả mức tiêu thụ oxy ở cơ quan này. Huyết áp: Thuốc sẽ làm tăng cao huyết áp tâm thu và ít tác động đến huyết áp tâm trương. Kết quả cho ra là huyết áp trung bình chỉ tăng với mức độ nhẹ. Đặc biệt, Adrenaline có thể làm huyết áp hạ do phản xạ. Hô hấp: Adrenaline có thể kích thích nhẹ hệ hô hấp và làm giãn các cơ trơn phế quản. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ giảm tình trạng phù nề niêm mạc nên sẽ giúp cắt cơn hen phế quản. Hệ tiêu hóa: Thuốc sẽ làm giãn cơ trơn tiêu hóa, đồng thời làm giảm tiết dịch tiêu hóa. Hệ tiết niệu: Adrenalin gây giảm giảm tiết dịch ngoại tiết ví dụ hạn chế tiết nước bọt, dịch vị hoặc dịch ruột,... Chuyển hóa: Giúp giảm tiết insulin, làm tăng tiết glucagon và kích thích tốc độ phân hủy các glycogen dẫn đến tăng glucose máu. Tăng sự chuyển hóa cơ bản lên mức khoảng 20 - 30%, tăng tiêu thụ oxy, tăng hàm lượng cholesterol máu, làm tăng tạo hormone ở tuyến yên và tuyến tủy thượng thận. Hệ thần kinh trung ương: Đối với liều lượng thấp thì thuốc sẽ ít tác động hơn vì ít qua hàng rào máu não. Đối với liều lượng cao, thuốc sẽ giúp kích thích hệ thần kinh trung ương gây cảm giác hồi hộp, bứt rứt và khó chịu,... Công dụng làm kích thích hệ thần kinh rõ ràng nhất ở những người bị mắc bệnh Parkinson. Adrenaline đồng thời cũng kích thích khả năng kết dính của các tiểu cầu. 3. Các nguyên tắc khi sử dụng Adrenaline là gì? Adrenaline chỉ được sử dụng bởi các bác sĩ và thường được áp dụng trong một số trường hợp như: Hồi sức tim phổi. Cấp cứu trong trường hợp sốc phản vệ. Dùng trong trường hợp người bệnh gặp cơn hen ác tính (có kết hợp với một số loại thuốc khác. Glocom nguyên phát góc mở. Có thể sử dụng tại chỗ để giúp ngăn chảy máu bề mặt da, niêm mạc mắt mũi,... trong phẫu thuật. Kết hợp cùng thuốc gây tê tại chỗ, gây tê tủy sống để làm giảm hấp thu toàn thân, đồng thời giúp tăng thời gian tác dụng,... Thuốc Adrenaline không được sử dụng trong một số trường hợp sau đây: Trường hợp gây mê bằng một số nhóm thuốc nhất định như cyclopropan, halothan hay các thuốc mê nhóm halothan,... vì có thể làm tăng nguy cơ bị rung thất. Trường hợp đang dùng thuốc ức ché MAO trong thời gian 2 tuần. Những người đang mắc bệnh lý tim mạch nặng. Những người bị bí tiểu do tắc nghẽn. Người bị Glocom góc hẹp hoặc trường hợp có nguy cơ bị glocom góc đóng. Người bị tổn thương não, sóc nhưng không phải phản vệ. Không dùng chung với thuốc co mạch trong một số trường hợp như người bị đái tháo đường, cường giáp, huyết áp,... Người mẫn cảm với các amin giống giao cảm. Lưu ý khi sử dụng đồng thời với thuốc tiêm gây mê tại chỗ vì có thể gây co mạch, kết vảy ở vị trí đó. 4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng Adrenaline Ngoài các vấn đề như công dụng, cách dùng thì tác dụng phụ và chống chỉ định khi sử dụng thuốc cũng là những lưu ý quan trọng:Một vài tác dụng phụ mà Adrenaline có thể gây ra như: Cảm giác hồi hộp, lo lắng, đôi khi bồn chồn, bứt rứt. Tăng tiết mồ hôi. Nhiều trường hợp xuất hiện triệu chứng đau đầu và chóng mặt. Da xanh xao hơn do phản ứng co mạch. Có cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Bên cạnh những tác dụng phụ nhẹ trên thì Adrenaline cũng có thể gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như: cảm giác tức ngực hoặc khó thở,... Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bạn có xuất hiện bất cứ biểu hiện nguy hiểm nào thì nên dừng thuốc và tìm đến sự hỗ trợ của các bác để có phương án xử lý kịp thời. Một số đối tượng không nên sử dụng Adrenaline: Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc người già,... cần phải cẩn thận hơn khi dùng thuốc. Những người bị bệnh lý như Parkinson hoặc tiểu đường thì nên cân nhắc kỹ trước khi dùng; người từng phẫu thuật mắt, hen suyễn, tuyến giáp, huyết áp,... . đều cần phải thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng liều lượng dùng phù hợp. Lưu ý: Thuốc phải được tiêm đúng vị trí và không được tiêm vào các khu vực như mông, đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân vì có thể gây nên tình trạng mất máu hoặc xuất hiện các tổn thương nghiêm trọng khác, bao gồm cả hoại tử.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/da-thua-hau-mon-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri
Da thừa hậu môn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Da thừa hậu môn là một tình trạng lành tính và có thể gặp ở khá nhiều người. Thế nhưng, có lẽ không phải ai cũng biết chính xác da thừa hậu môn là gì. 1. Da thừa hậu môn là gì? Da thừa hậu môn là vùng da nhô lên tại vị trí hậu môn, hầu như không gây đau. Thế nhưng, khu vực hậu môn xuất hiện da thừa lại hay bị ngứa, gây khó chịu trong sinh hoạt. Tuy rằng không gây nguy hiểm nhưng nếu nhận thấy dùng hậu môn xuất hiện phần nhô lên, bạn vẫn nên đi kiểm tra. Bởi trong một vài trường hợp, những khối u cũng có thể mọc ở vùng hậu môn, khiến nhiều người nhầm lẫn với tình trạng da thừa lành tính. 2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da thừa hậu môn Đặc tính của vùng hậu môn là tương đối nhạy cảm. Theo đó, vùng da này có khả năng co giãn khi chúng ta đi đại tiện. Trường hợp mạch máu tại gần khu vực da hậu môn bị căng phồng, nó sẽ tạo ra vết thương. Ngay cả khi mạch máu xẹp xuống, vết thương lành lại, vùng da thừa vẫn không hề biến mất. Có thể điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: Tình trạng tiêu chảy kéo dài. Thói quen rặn khi đi đại tiện do táo bón. Nâng vác vật nặng thường xuyên. Luyện tập thể dục quá sức. Người bị trĩ, bệnh lý liên quan đến mạch máu ảnh hưởng đến khu vực xung quanh hậu môn, mụn thịt cũng có thể xuất hiện. Người bị mắc bệnh lý Crohn, viêm nhiễm sẽ có nguy cơ bị da thừa hậu môn. Phụ nữ mang thai. Những cục máu đông hình thành quanh hậu môn,...3. Cách xử lý da thừa hậu môn Để loại bỏ phần da thừa ở vùng hậu môn, bác sĩ chủ yếu sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật hoặc tiểu phẫu. Nhìn chung, không khó để cắt bỏ đi da thừa xuất hiện tại hậu môn. Trường hợp áp dụng biện pháp phẫu thuật hoặc tiểu phẫu, người bệnh sẽ được gây tê trong suốt quá trình thực hiện. Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch, diệt khuẩn cho vùng da thừa trước khi chính thức cắt bỏ, hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Việc loại bỏ da thừa tại hậu môn diễn ra khá nhanh, không yêu cầu thao tác quá phức tạp. Bác sĩ chỉ cần sử dụng dao mổ chuyên dụng để cắt đi phần da nhô lên. Tiếp theo, bác sĩ khâu vết thương tại vùng hậu môn bằng loại chỉ tự tiêu. Bên cạnh biện pháp phẫu thuật trực tiếp, nhiều bác sĩ còn áp dụng phương pháp loại bỏ da thừa bằng tia laser hoặc Nitơ lỏng. Sau vài ngày tiến hành thủ thuật, vùng da nhô lên tại vùng hậu môn thường tự động bong ra. Nếu muốn vết thương nhanh lành, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sinh hoạt và nghỉ ngơi một cách điều độ, chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Để cơ thể nghỉ ngơi: Sau phẫu thuật một vài ngày, bạn hãy để cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên nóng vội làm việc ngay. Trong thời gian vết mổ chưa lành, bạn tuyệt đối không nâng vật nặng hay tập thể dục quá sức. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi vào vùng hậu môn, nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng, giúp vết mổ lành lại nhanh lại nhanh. Theo dõi sự thay đổi của vết thương: Bệnh nhân chú ý theo dõi sự thay đổi của vết thương. Nếu cảm thấy đau, vết thương rỉ nước hoặc sưng tấy, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ. Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng: Để cơ thể nhanh phục hồi sau phẫu thuật, bạn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Song song với đó, bạn vẫn phải tuân thủ chế độ kiêng cữ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cần ưu tiên các loại thức ăn mềm, uống đủ nước mỗi ngày. Không vận động mạnh: Trong thời gian vết thương chưa lành hoàn toàn, bạn không nên vận động mạnh. Tuy rằng không nhất thiết phải nằm yên một chỗ nhưng vận hãy cố gắng di chuyển nhẹ nhàng, không tác động mạnh vào vết thương. Nếu thực hiện kiêng cữ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì sau một vài tuần vết thương tại vùng hậu môn sẽ lành lại. Lúc này, bạn có thể quay lại cuộc sống bình thường. 4. Các biện pháp phòng tránh da thừa hậu môn Ngay cả khi đã thực hiện thủ thuật cắt bỏ, da thừa vẫn có thể xuất hiện lại tại vùng hậu môn. Vậy nên sau phẫu thuật, bạn hãy hỏi bác sĩ về biện pháp phòng ngừa da thừa xuất hiện lại tại hậu môn. Dưới đây là những cách phòng tránh đơn giản, bạn có thể áp dụng: Dùng thuốc nhuận tràng, bổ sung chất xơ: Đây là cách đơn giản giúp làm mềm phân, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Từ đó, hạn chế phần nào sự xuất hiện của mảng da thừa tại hậu môn. Lưu ý, nếu dùng thuốc nhuận tràng, bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ. Bôi chất tạo độ trơn vào vùng hậu môn: Tiến hành bôi chất tạo độ trơn vào hậu môn cũng là cách giúp bạn đi đại tiện thuận lợi hơn, không phải rặn mạnh. Vệ sinh hậu môn thường xuyên: Làm sạch vùng hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh có thể hạn chế phần nào tình trạng ma sát, giảm tổn thương da. Trong quá trình làm sạch hậu môn, bạn ưu tiên dùng nước ấm, tiến hành thao tác nhẹ nhàng. Tái khám định kỳ: Mặc dù vết thương đã lành, bạn vẫn phải tuân thủ lịch tái khám. Việc kiểm tra định kỳ giúp bạn phát hiện sớm các bất thường (nếu có) và được xử lý kịp thời.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nguoi-lon-di-ngoai-ra-chat-nhay-mau-vang-co-phai-la-benh-ly-nguy-hiem-
Người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có phải là bệnh lý nguy hiểm?
Đi ngoài ra chất nhầy thường là do hệ tiêu hóa đang có vấn đề và màu sắc của phân cũng sẽ phần nào giúp đưa ra những dự đoán bệnh lý bạn đang mắc phải. Vậy khi người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng thì đây là tình trạng gì và liệu có nguy hiểm hay không? 1. Tình trạng đi ngoài có chất nhầy ở người trưởng thành Bên trong hệ tiêu hóa, các tế bào niêm mạc ruột luôn tiết ra một lớp dịch mỏng nhằm mục đích bôi trơn cho bề mặt của niêm mạc ruột, hỗ trợ quá trình vận chuyển những chất thải đến hậu môn và đưa ra ngoài một cách thuận lợi hơn. Khi chất nhầy này quá nhiều đến mức có thể nhìn thấy được bằng mắt thường thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa. 2. Nguyên nhân của tình trạng đi ngoài có chất nhầy vàng Thực tế, việc đi ngoài có kèm chất nhầy thường chủ yếu là do việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì đây lại là dấu hiệu nhận biết của một vài loại bệnh lý nhất định. Đối với tình trạng người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng thì một số nguyên nhân có thể kể đến như:Đây là một bệnh lý xuất hiện khi lớp niêm mạc ở đại tràng đã bị tác động gây nên những tổn thương. Một vài biểu hiện điển hình của bệnh nhân viêm đại tràng có thể kể đến như: bị tiêu chảy, bị đau bụng, cảm thấy buồn nôn hoặc đau thắt bụng,... Đây là hiện tượng xuất hiện khi một lượng chất thải bị tắc nghẽn và ứ đọng lại ở bên trong ruột. Tình trạng tắc ruột có thể khiến bạn đi ngoài phân có kèm chất nhầy vàng với nhiều biểu hiện khác của bệnh lý như đau thắt vùng bụng, bị buồn nôn, cảm giác chướng bụng,... Nguyên nhân khiến ruột bị tắc có thể là do bị lồng hoặc xoắn ruột, bị ung thư đại tràng hoặc bị viêm ruột,... Polyp hậu môn - trực tràng là loại bệnh lý thường gặp. Trong một số trường hợp, polyp bị viêm cũng có thể gây nên tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng. Bệnh lý này thường không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng nên người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị phù hợp. 3. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý khi đi ngoài có chất nhầy vàng Để chẩn đoán hiện tượng người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, các bác sĩ có thể thăm hỏi về tiền sử bệnh lý cùng với các dấu hiệu đi kèm. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng tùy vào từng trường hợp. Xét nghiệm máu ở trong phân. Nội soi đại trực tràng: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đại trực tràng có gắn hệ thống ánh sáng và camera để tiến hành nội soi kiểm tra tình trạng của toàn bộ đại trực tràng. Nội soi đường tiêu hóa trên để đánh giá thực trạng thực quản, dạ dày cũng như một phần phía trên của ruột non. Biện pháp nội soi viên nang thông qua việc cho bệnh nhân nuốt một camera nhỏ ở dạng viên nang nhằm kiểm tra được các vấn đề hiện tại ở bên trong đường tiêu hóa. Chụp X-quang để đánh giá các thương tổn tồn tại ở nội tạng. Chụp CT Scan hoặc MRI ổ bụng nếu nghi ngờ tình trạng viêm hoặc u đường tiêu hóa.4. Cách điều trị Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị và kê đơn thuốc phù hợp cho tình trạng của bạn. Việc phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu những nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/be-bi-tieu-chay-nen-an-chao-gi-nhung-luu-y-khi-cham-soc-tre
Bé bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? Những lưu ý khi chăm sóc trẻ
Trẻ bị tiêu chảy thường do bị nhiễm khuẩn virus, vi khuẩn hoặc các ký sinh trùng ở hệ tiêu hóa. Việc chăm sóc các bạn nhỏ khi bị tiêu chảy là điều rất cần thiết để giúp sức khỏe con được phục hồi tốt hơn. Vậy bé bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? 1. Những dấu hiệu nhận biết bé đang bị tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng. Vì nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến cho sức khỏe của các con bị ảnh hưởng xấu. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ em đang bị tiêu chảy mà ba mẹ cần lưu ý: Đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bị nôn ói, trớ. Trẻ có biểu hiện chán ăn. Bị đau rát vùng hậu môn. Trẻ mệt mỏi và hay quấy khóc,...2. Chăm sóc bé bị tiêu chảy cần lưu ý điều gì? Việc chăm sóc các tiêu chảy đúng cách là rất cần thiết để con hồi phục nhanh hơn. Sau đây là một số lưu ý ba mẹ cần nắm: Không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy hoặc các loại thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Để ý và theo dõi các triệu chứng của trẻ vào thời gian đầu bị tiêu chảy để thông báo cho bác sĩ và có phương án điều trị thích hợp. Kiểm tra phân của bé hàng ngày: Thông thường, khi bị tiêu chảy, bé đi ngoài sẽ ra phân lỏng và có mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, nếu bé đi ngoài ra phân đen hoặc có lẫn máu thì mẹ nên đưa bé đến viện ngay. Ngoài ra, nếu bé sốt hơn 39 độ C, đi ngoài kéo dài và có những dấu hiệu mất nước (không tiểu tiện trong 3 tiếng, khóc không ra nước mắt, môi bị khô,... ) thì ba mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị. Cho bé uống đủ lượng nước cần thiết: Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể của bé nhanh chóng bị mất nước cùng các chất điện giải khác. Nếu không được bù nước kịp thời, sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng và có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, ba mẹ cần cho bé uống đủ nước, đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước. Đồng thời, ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để cho con dùng thêm oresol theo đúng liều lượng Bổ sung thêm men vi sinh: Theo Hội Nhi khoa Việt Nam, bé có thể sử dụng khoảng 200 - 250mg men vi sinh Saccharomyces Boulardii khi bị tiêu chảy. Các lợi khuẩn trong đường ruột sẽ tăng lên, giúp bé ăn ngon miệng và kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Ba mẹ có thể cho sản phẩm men vi sinh vào cháo hoặc hòa cùng nước và cho bé uống. 3. Bé bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? Tiêu chảy chính là một trong những nguyên nhân khiến bé chán ăn, suy dinh dưỡng,... Nếu hiện tượng bị tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cho cơ thể của bé bị mất nước làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng chăm sóc con khi bị tiêu chảy là điều quan trọng mà các bậc phụ huynh phải lưu ý. Vậy tiêu chảy nên ăn cháo gì? Dưới đây là một vài gợi ý mà ba mẹ có thể tham khảo:Từ xưa, gừng vốn được xem là một loại “thuốc” tốt để hỗ trợ điều trị những vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Các mẹ có thể tìm mua gừng thái nhỏ hoặc xay nhuyễn nấu chung với cháo và thịt để cho các bé ăn khi bị tiêu chảy. Gừng sẽ giúp làm giảm nhu động ruột, đưa chất thải đi qua đường tiêu hóa một cách chậm hơn. Bên cạnh đó, gừng còn làm giảm quá trình sinh hơi của các vi khuẩn ở dạ dày và ruột. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cũng sẽ giảm nhẹ đi trông thấy. Đây có lẽ là món ăn được nhiều ba mẹ lựa chọn nấu cho con khi bé bị tiêu chảy. Cháo gà nấu loãng, mềm nhừ sẽ giúp bé dễ tiêu hóa hơn. Đây cũng là một cách bù nước, đạm và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, giúp bé nhanh chóng cải thiện tình trạng của mình. Khoai tây vừa có nhiều tinh bột vừa có nhiều kali, vitamin cùng chất xơ hòa tan dễ tiêu hóa, rất có lợi cho trẻ đang bị tiêu chảy. Ăn cháo khoai tây sẽ giúp cho đường ruột không phải hoạt động quá nhiều, đồng thời hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm nhiễm rất tốt. Vậy nên, khi bé nhỏ đang bị tiêu chảy, mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo khoai tây kết hợp với thịt bằm để cải thiện tình hình và nâng cao sức đề kháng cho bé. Cà rốt không chỉ tốt cho sức khỏe của mắt mà còn giúp điều trị tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Với một lượng lớn pectin, loại thực phẩm này sẽ giúp làm dịu các nhu động ruột, thúc đẩy niêm mạc ruột nhanh chóng phục hồi. Từ đó, phân lỏng sẽ từ từ rắn lại và giảm thiểu tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Ngoài ra, trong cà rốt còn có nhiều nước, vitamin cùng các muối khoáng để bù lại lượng nước đã bị mất của cơ thể. Trong khi đó, thịt sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein và giúp cân bằng các dưỡng chất một cách hiệu quả nhất. Vậy nên, mẹ có thể chọn nấu cháo cà rốt thịt bằm để bổ sung thêm dưỡng chất và nâng cao sức đề kháng của trẻ. Nhờ đó, các triệu chứng tiêu chảy như nôn ói hoặc co thắt vùng bụng cũng được giảm đi đáng kể. Mẹ có thể chọn thịt heo hoặc thịt bò để nấu cháo cho bé. Lưu ý: Mẹ nên hầm nhừ hoặc xay thịt nhỏ để bé dễ ăn hơn. 4. Những loại thực phẩm cần kiêng khem khi bé bị tiêu chảy Một vài món ăn mà mẹ cần tránh cho con ăn trong giai đoạn này bao gồm: Những thực phẩm có chứa lactose: Trong một vài trường hợp, bé có thể gặp tình trạng bất dung nạp lactose hoặc bị dị ứng đạm sữa bò khiến con bị tiêu chảy. Vậy nên, khi bé bị tiêu chảy mẹ nên hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm này. Một số trái cây hoặc nước ép: Mận, đào hay lê,... có chứa nhiều đường sẽ khiến con tiêu hóa khó khăn hơn. Trong những loại quả này còn có nhiều chất xơ buộc hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn và điều này sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Hải sản: Trong hải sản có chứa một lượng lớn protein rất dễ xảy ra tình trạng kích ứng khiến bé đau bụng và dễ bị nôn trớ. Ngoài ra, lớp nhầy và mùi tanh của thủy hải sản cũng sẽ tạo điều kiện để các hại khuẩn ở trong đường ruột phát triển (salmonella và shigella). Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ: Những món ăn này có thể gây nên những tác động không tốt đối với hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé. Dầu mỡ có thể khiến hệ vi sinh đường ruột trở nên yếu hơn và khiến bé bị đau bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy nặng hơn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chon-kham-tong-quat-tien-hon-nhan-medlatec-nhan-ngay-uu-dai-10-
Chọn khám tổng quát tiền hôn nhân , nhận ngay ưu đãi 10%
Các cặp đôi trước khi kết hôn luôn được khuyến khích khám tổng quát tiền hôn nhân. Qua buổi khám, bạn sẽ nắm được tình hình sức khỏe cơ bản, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của hai vợ chồng, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo để em bé chào đời khỏe mạnh. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết đi khám sàng lọc trước hôn nhân ở đâu, hãy tham khảo bài viết này để tìm câu trả lời. 1. Khám tổng quát tiền hôn nhân có lợi ích gì? Khi đi khám tổng quát tiền hôn nhân, cặp đôi sẽ hiểu tình trạng sức khỏe của mình, phát hiện nguy cơ mắc bệnh lý mạn tính, bệnh lý liên quan đến sinh sản cũng như các bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm và nguy cơ ảnh hưởng tới bạn đời và em bé sau này. Bác sĩ khuyến khích các cặp đôi có ý định kết hôn nên chủ động đi khám sàng lọc để đảm bảo sức khỏe ổn định cho hai vợ chồng và con cái trong tương lai, đồng thời duy trì hạnh phúc gia đình. Đối với cặp đôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyện “chăn gối”, qua buổi khám , bác sĩ thường tư vấn một số kiến thức cơ bản để hai vợ chồng có lối sống tình dục an toàn, lành mạnh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Nhờ vậy, cuộc sống của hai vợ chồng sẽ hạnh phúc, viên mãn hơn. Đối với cặp vợ chồng đang có ý định sinh em bé, buổi khám sức khỏe trước hôn nhân sẽ giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh lý có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai hoặc sinh nở. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tư vấn để cặp vợ chồng chuẩn bị tốt cho chặng đường mang thai, sinh nở sắp tới. Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, các cặp đôi nên chủ động tìm hiểu và tới các phòng khám uy tín để thăm khám sức khỏe tổng quát tiền hôn nhân.2. Đối tượng nên đi khám tổng quát tiền hôn nhân Nhiều người cho rằng chỉ các cặp đôi chuẩn bị cưới mới cần đi khám tổng quát tiền hôn nhân. Thực tế, những người chưa kết hôn và đang trong độ tuổi sinh sản cũng nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân sớm. Qua mỗi lần thăm khám, chúng ta sẽ hiểu được tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản, từ đó có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Với các cặp đôi chuẩn bị kết hôn, bác sĩ khuyến khích nên đi khám trước khi làm đám cưới từ 3 - 6 tháng để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe thể chất và tinh thần.3. Khám tổng quát tiền hôn nhân gồm những gì? Cặp đôi chuẩn bị đi khám tổng quát tiền hôn nhân nên tham khảo và tìm hiểu xem: gồm những gì. Thông thường, gói khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ được chia thành gói cơ bản và gói nâng cao, trong đó, gói nâng cao gồm các dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu hơn. Vì vậy trước khi khám, các bạn nên đọc kỹ thông tin các các gói để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu. Về cơ bản, quy trình khám tổng quát tiền hôn nhân sẽ gồm hai mục, đó là khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản. Kiểm tra sức khỏe tổng quát là bước không thể thiếu, từ đó bác sĩ phát hiện xem hai vợ chồng có mắc bệnh truyền nhiễm hay không, theo dõi tiền sử mắc bệnh tim mạch, tâm thần và những bệnh lý có nguy cơ di truyền,… Đặc biệt, người phụ nữ không nên bỏ qua bước khám sức khỏe tổng quát, bởi vì người mẹ có thể trạng yếu, tình trạng sức khỏe không ổn định thường gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn mang bầu. Lúc này mẹ bầu và thai nhi cần được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, các yếu tố bác sĩ quan tâm là: Chỉ số cơ bản của cơ thể, bao gồm: chiều cao, cân nặng, huyết áp,… Tiền sử mắc bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan tới di truyền hoặc các bệnh lý nội tiết. Kiểm tra các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như: viêm gan B, HIV, giang mai,. . Xét nghiệm tổng phân tích máu: sàng lọc gen tan máu thalassemia, cũng như các bất thường về các dòng tế bào máu. Xét nghiệm nhóm máu. Xét nghiệm sinh hóa cơ bản chức năng gan, thận, tiểu đường, mỡ máu, chức năng tuyến giáp,... Xét nghiệm di truyền: nhiễm sắc thể. Siêu âm ổ bụng, siêu âm vú, siêu âm tuyến giáp,... Ngoài ra, nếu cặp đôi thường xuyên làm việc, tiếp xúc với môi trường có chứa chất độc hại, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, hãy chủ động chia sẻ để bác sĩ nắm được và chỉ định xét nghiệm phù hợp. Khám sức khỏe sinh sản là bước không thể bỏ qua khi cặp đôi đi khám tổng quát tiền hôn nhân. Bác sĩ thường tiến hành kiểm tra xem hai bạn có mắc bệnh lý di truyền hay không, sàng lọc gen bệnh có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Từ đó đưa ra lời khuyên giúp cặp vợ chồng mang thai an toàn, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ở bước khám sức khỏe sinh sản, các hạng mục kiểm tra ở nam và nữ giới có một chút khác biệt. Cụ thể, nữ giới thường được kiểm tra các vấn đề như: khám phụ khoa, xét nghiệm dịch âm đạo, sàng lọc ung thư cổ tử cung; xét nghiệm dự trữ buồng trứng, các hormon nội tiết sinh dục,... ; siêu âm tử cung, buồng trứng 2 bên… Nam giới được chỉ định đi xét nghiệm tinh dịch đồ, siêu âm tinh hoàn, các hormon nội tiết sinh dục.4. Khám tổng quát tiền hôn nhân ở đâu tốt? Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, đồng bộ như siêu âm, nội soi, X-quang, MRI, CT Scan,... được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Thụy Sĩ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/co-nen-ap-dung-che-do-an-keto-hay-khong-
Có nên áp dụng chế độ ăn keto hay không?
Chế độ ăn keto (được viết tắt từ ketogenic) được nhiều người áp dụng với mong muốn giảm cân và cải thiện sức khỏe. Vậy chế độ ăn này có thực sự hiệu quả như bạn nghĩ và có nên áp dụng hay không? 1. Chế độ ăn keto là gì? Cơ thể chúng ta thường lấy năng lượng từ lượng đường đến từ các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate. Tuy nhiên, chế độ ăn keto sẽ lấy năng lượng từ xeton do gan sản sinh ra từ chất béo dự trữ. Nói một cách dễ hiểu hơn, chế độ ăn keto chính là chế độ ăn ít carbohydrate và ăn nhiều chất béo. Chế độ ăn keto được chia ra thành nhiều loại như sau: - Chế độ ăn Keto tiêu chuẩn với hàm lượng dưỡng chất như sau: 5% Carb, 20% đạm và 75% chất béo. Đây là chế độ ăn kiêng được nhiều người đánh giá cao vì dễ áp dụng và mang lại hiệu quả khả quan. - Chế độ ăn Keto xoay vòng: Nghĩa là bạn sẽ không cố định hàm lượng Carbohydrate tiêu thụ của cơ thể trong mỗi bữa ăn mà có thể thực hiện xoay vòng để duy trì được khả năng đốt cháy năng lượng tốt nhất của cơ thể. Chẳng hạn, trong 1 tuần bạn có thể chia ra làm 2 giai đoạn, 5 ngày đầu tiên bạn ăn ít carbohydrate và sau đó, 2 ngày còn lại bạn có thể tăng lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn. - Chế độ ăn Keto tăng cường Protein: Với chế độ ăn này, có thể tiêu thụ thực phẩm theo tỷ lệ dinh dưỡng như sau: 5% Carb, 60% chất béo và 30% Protein. Nghĩa là bạn đang áp dụng chế độ giảm chất béo và tăng lượng protein trong mỗi bữa ăn. - Chế độ ăn Keto theo mục tiêu: Những người đang trong chế độ tập luyện có thể thực hiện theo chế độ ăn này vì chế độ ăn keto thông thường có thể không đáp ứng được những yêu cầu của cơ thể. Nên bổ sung một lượng carb nhiều hơn trong mỗi bữa ăn hàng ngày nhưng cần trong mức cho phép. 2. Lợi ích của chế độ ăn Keto Khi áp dụng chế độ ăn keto, bạn có thể đạt được những lợi ích như sau: - Hỗ trợ giảm cân: Phần lớn những phương pháp ăn kiêng đều rất khắt khe và rất khó để thực hiện lâu dài. Tuy nhiên, phương pháp ăn kiêng keto có thể giúp bạn. Vì những thực phẩm được ăn trong chế độ ăn keto có thể giúp bạn nhanh no, no lâu hơn và giảm thèm ăn. Khi áp dụng phương pháp này, bạn chỉ cần ăn ít lượng carb hơn so với bình thường. - Giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa, gây ra tình trạng tăng đường huyết và suy giảm insulin. Khi áp dụng chế độ ăn keto, cơ thể sẽ đốt cháy năng lượng tốt hơn, sử dụng đường, mỡ tốt hơn, từ đó hạn chế nguy cơ về những hội chứng rối loạn chuyển hóa khác. - Hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng não: Não bộ cần nhiều năng lượng để thực hiện các hoạt động hằng ngày và năng lượng được lấy chủ yếu từ Glucose. Trong khi đó, Glucose được bổ sung cho cơ thể từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, để đảm bảo quá trình chuyển hóa và vận chuyển glucose đến những tế bào cần nó. Nếu bạn hạn chế ăn Carbohydrate nào, gan sẽ tăng sản xuất Glucose từ Protein. Do đó, chế độ ăn keto cũng có thể hỗ trợ điều trị rối loạn chứng năng não. - Hỗ trợ giảm cân: Những thực phẩm được sử dụng trong chế độ ăn keto như các loại hạt, các loại rau và các loại trái cây,... sẽ giúp bạn có cảm giác no nhanh hơn và hạn chế những cơn thèm ăn vặt. Bên cạnh đó, chế độ ăn keto còn giúp bạn tăng tiêu thụ calo nhờ quá trình trao đổi chất của việc chuyển đổi protein và chất béo thành glucose. - Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Áp dụng chế độ ăn keto có thể giúp bạn giảm mỡ thừa và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. - Ngoài những lợi ích nêu trên, chế độ ăn keto còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư, giảm triệu chứng bệnh Alzheimer, giảm những cơn co giật do động kinh, cải thiện triệu chứng bệnh Parkinson, cải thiện tình trạng bệnh buồng trứng đa nang,...3. Chế độ ăn keto có thể gây ra những rủi ro như thế nào? Tuy rằng có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng chế độ ăn keto cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đến sức khỏe của bạn, cụ thể như sau: - Dễ gây mất cơ nghiêm trọng: Khi ăn theo chế độ này, dù bạn vẫn tiếp tục tập luyện thì vẫn có thể bị mất cơ bắp. Vì khi ăn kết hợp protein, carbohydrate và kết hợp tập luyện mới có thể xây dựng cơ bắp hiệu quả. - Tăng nguy cơ sỏi thận: Chế độ ăn keto có thể gây áp lực cho thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Những người đang mắc bệnh thận không nên áp dụng chế độ ăn này. - Có thể gây nguy hiểm với người bệnh tiểu đường: Dù có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường máu nhưng chế độ ăn keto có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết. Điều này rất nguy hiểm với những người đang sống chung với bệnh tiểu đường. - Dễ gây mất nước và mất chất điện giải trong thời gian đầu áp dụng. - Dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. - Gặp phải một số vấn đề về đường ruột, thường gặp nhất là táo bón do một số loại trái cây và ngũ cốc nguyên hạt bị hạn chế trong chế độ ăn keto. - Triệu chứng bị hôi miệng do acetone - sản phẩm phụ của quá trình ketosis. - Thay đổi về kinh nguyệt: Chế độ ăn kiêng có thể gây ra sự sụt giảm nội tiết tố và từ đó gây ra sự thay đổi về kinh nguyệt. - Làm giảm nồng độ natri trong máu. - Cholesterol cao và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu muốn giảm cân, bạn có thể áp dụng chế độ ăn keto trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần phải xây dựng khẩu phần ăn rõ ràng. Đồng thời, cũng cần bổ sung thêm chất xơ. Đặc biệt, cần kiểm tra chức năng gan thận và tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng trước khi áp dụng chế độ ăn này.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bi-chay-mau-cam-1-ben-mui-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-
Bị chảy máu cam một bên mũi khi mang thai có nguy hiểm không?
Chảy máu cam một hoặc cả hai bên mũi là hiện tượng thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có nhiều chị em vẫn lo lắng bị chảy máu cam 1 bên mũi khi mang thai có nguy hiểm không và cần làm gì nếu tình huống này xảy ra. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các chị em yên tâm hơn và biết cách xử trí nếu bị chảy máu cam khi đang mang thai. 1. Nguyên nhân Bà bầu bị chảy máu cam có thể là do những thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai hoặc là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Nguyên nhân bà bầu bị chảy máu cam Khi mang thai, hệ thống mạch máu trong mũi giãn nở, thành mạch trở nên mỏng trong khi lượng máu tăng lên gây ra áp lực khiến chúng dễ vỡ. Chính vì vậy mà hầu hết các trường hợp khi phụ nữ mang thai đều thường xuyên xuất hiện tình trạng chảy máu cam. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chảy máu cam là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý mà các mẹ bầu cần lưu ý: Mẹ bầu bị cảm lạnh, viêm mũi, nhiễm trùng mũi, dị ứng, thời tiết thay đổi, ở phòng máy lạnh quá lâu, đi máy bay,… Mũi bị chấn thương do va đập, tác động mạch hoặc thói quen ngoáy mũi bằng tay. Bà bầu bị cao huyết áp, rối loạn đông máu cũng có thể gặp hiện tượng chảy máu cam một hoặc cả hai bên mũi. Thay nội tiết tố khiến niêm mạc mũi sưng, gây tình trạng nghẹt mũi kéo dài và dẫn đến chảy máu cam. Một số tác dụng phụ của thuốc như aspirin, warfarin, thuốc thông xịt mũi,… cũng có thể là lý do khiến bà bầu bị chảy máu mũi. Bị chảy máu cam 1 bên mũi khi mang thai có nguy hiểm không? Đa số các trường hợp, bị chảy máu cam 1 bên mũi khi mang thai là vô hại. Bà bầu có thể gặp tình trạng chảy máu cam một vài lần trong suốt chu kỳ mang thai. Mặc dù vậy, việc chảy máu cam khi mang thai cũng cảnh bảo nguyên nhân bệnh lý bất thường. Đa số các trường hợp chảy máu cam khi mang thai là hiện tượng nhất thời và sẽ tự khỏi sau khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, nếu thấy những dấu hiệu sau thì tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để kiểm tra sức khỏe: Chảy máu cam thường xuyên với tần suất tăng dần. Máu cam chảy liên tục trên 30 phút và không có dấu hiệu ngừng. Máu chảy quá nhiều gây ra hiện tượng chóng mặt, khó thở, đau tức ngực, da nhợt nhạt, đau đầu, mất phương hướng. Chảy máu cam một hoặc cả hai bên mũi sau khi bị chấn thương đầu. 2. Biện pháp xử lý và phòng tránh bị chảy máu cam 1 bên mũi khi mang thai Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng khi bị chảy máu cam, bà bầu cần phải có biện pháp xử lý để ngăn máu chảy liên tục. Cách xử lý khi bà bầu bị chảy máu cam Nếu xảy ra tình trạng chảy máu cam 1 bên mũi, bà bầu có thể xử lý như sau: Khi thấy máu chảy, bạn nên ngồi xuống đồng thời hơi nghiêng người về phía trước. Trường hợp máu chảy nhiều và có hiện tượng chóng mặt thì bạn có thể nằm nghiêng sang một bên. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bịt chặt mũi để ngăn máu chảy, khi đó bạn có thể thở bằng miệng. Siết chặt mũi trong khoảng thời gian từ 10 - 15 phút, ngồi hoặc nằm yên tại chỗ sau đó kiểm tra xem máu có còn chảy hay không. Nếu máu vẫn chưa ngưng chảy thì bạn tiếp tục siết chặt mũi tiếp tục cho đến khi hình thành máu đông và ngưng thấy máu chảy ra ngoài. Chườm đá lạnh ở bên mũi bị chảy máu cam để làm hẹp mạch máu, ngăn cản máu chảy quá nhiều. Không ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam để tránh máu chảy xuống cổ họng và dạ dày. Điều này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, nôn ói hoặc kích thích đường thở gây nguy hiểm. Biện pháp phòng tránh bị chảy máu cam 1 bên mũi khi mang thai Mặc dù không thể phòng tránh tuyệt đối nhưng bà bầu có thể hạn chế tình trạng bị chảy máu cam bằng các biện pháp sau: Uống nhiều nước mỗi ngày để đảm bảo niêm mạc mũi không bị khô. Giảm áp lực hoặc tác động đến mũi bằng cách mở miệng mỗi lần hắt hơi, xì mũi nhẹ nhàng, không dùng ngón tay để ngoáy mũi thường xuyên,… Nếu không khi bị khô, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc đặt một tô nước trong phòng. Luôn giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh. Giữ phòng ngủ và môi trường xung quanh sạch sẽ, khô thoáng, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng,… Không nên đến những khu vực bị ô nhiễm, không khí có nhiều khói thuốc lá, bụi bẩn, chất độc hóa học, tia bức xạ,… Mỗi khi ra đường hoặc đến những nơi công cộng nên đeo khẩu trang thường xuyên. Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi, không làm việc quá nặng hoặc gắng sức bao gồm cả vận động mạnh, tập thể thao cường độ cao. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ chất, ăn uống khoa học, không sử dụng các chất kích thích khi đang mang thai. Xịt, rửa mũi với nước muối loãng. Nếu sử dụng các loại thuốc thông xịt mũi, cần phải đảm bảo theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Xông mũi với các loại thảo dược lành tính. Như vậy, bị chảy máu cam 1 bên mũi khi mang thai là hiện tượng không quá nguy hiểm nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Khi bị chảy máu cam, bà bầu cần nhanh chóng xử lý để ngăn dòng máu chảy liên tục.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/viem-hong-xung-huyet-nguyen-nhan-va-cac-bieu-hien-dac-trung
Viêm họng xung huyết: Nguyên nhân và các biểu hiện đặc trưng
Viêm họng xung huyết gây tình trạng khó chịu và đau rát ở vùng họng, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hoặc ảnh hưởng bởi những yếu tố kích thích từ môi trường. Để hiểu rõ về bệnh lý này, bài viết sau cung cấp những thông 1. Nguyên nhân gây bệnh Viêm họng xung huyết là một trong những dạng viêm họng phổ biến, thường xuất hiện khi niêm mạc họng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng xung huyết và đau rát. Mùa đông thường là khoảng thời gian bùng phát bệnh nhiều nhất do sự thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại có thể kích thích niêm mạc họng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Viêm họng xung huyết thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các yếu tố môi trường đến tình trạng sức khỏe cá nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh: Tổn thương niêm mạc họng do các yếu tố như hít thở không khí lạnh, hít phải các hạt bụi, hoặc nói to quá mức,… có thể làm niêm mạc họng bị tổn thương và dễ dẫn đến xung huyết. Viêm họng được gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus có thể làm niêm mạc họng trở nên viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng xung huyết. Sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Thuốc lá chứa nhiều chất gây kích thích và có thể gây tổn thương niêm mạc họng, làm tăng nguy cơ xung huyết. Một số người có thể phản ứng dị ứng với các tác nhân môi trường như phấn hoa, bụi nhà, hoặc dầu mỏ, gây ra viêm nhiễm và xung huyết. Tiếp xúc với khói từ các nguồn nhiên liệu hoặc khói ô nhiễm không khí cũng có thể làm tổn thương niêm mạc họng và góp phần vào việc gây viêm họng xung huyết. Để bảo vệ sức khỏe của mình, việc hiểu rõ về các nguyên nhân này và thực hiện biện pháp phòng ngừa viêm họng xung huyết là rất cần thiết.2. Biểu hiện của viêm họng xung huyết Viêm họng xung huyết thường đi kèm với những triệu chứng đặc trưng mà bệnh nhân có thể dễ dàng nhận diện. Dưới đây là một số biểu hiện chính mà bạn cần lưu ý: Niêm mạc họng bị tổn thương, gây ra cảm giác đau rát và khó chịu trong vùng họng. Viêm họng xung huyết có thể làm khô niêm mạc họng, gây ra tình trạng ho khan và khó khăn khi nói. Do tác động của viêm nhiễm, tiếng nói có thể trở nên khàn hơn so với trạng thái bình thường. Viêm họng thường đi kèm với sổ mũi và ho, đặc biệt khi bệnh nhân đang cố gắng loại bỏ chất đàm hoặc nước bọt. Trạng thái nhiễm trùng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây sốt cao, đây là một biểu hiện chung của viêm nhiễm. Đau đầu và mệt mỏi, triệu chứng này có thể xuất hiện do cơ thể đang cố gắng đối phó với tình trạng viêm nhiễm. Niêm mạc họng trở nên đỏ sậm, sưng, phù nề, các hạch ở góc hàm sưng nhẹ.3. Chẩn đoánĐể đưa ra chẩn đoán chính xác về viêm họng xung huyết, bác sĩ thường thực hiện các bước kiểm tra và xét nghiệm sau:Khám lâm sàng Bước khám lâm sàng giúp đánh giá tình trạng của niêm mạc họng và các dấu hiệu khác của bệnh nhân. Việc này có thể bao gồm kiểm tra màu sắc và trạng thái của niêm mạc họng thông qua khám họng bằng đèn soi hoặc ống nội soi. Xét nghiệm Tùy từng trường hợp cụ thể có thể bác sĩ chỉ định các xét nghiệm như: xét nghiệm máu đánh giá mức độ viêm nhiễm, xét nghiệm dịch để tìm nguyên nhân vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Xét nghiệm hình ảnh Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm hình ảnh như: chụp X-quang tim phổi, chụp cắt lớp vi tính xoang,... để phục vụ cho chẩn đoán bệnh.4. Hướng điều trịĐiều trị viêm họng xung huyết thường tập trung vào việc giảm đi các triệu chứng và kiểm soát nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:Dùng thuốc Nếu nguyên nhân của viêm họng là do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh nhằm loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần phải theo đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định. Thuốc chống viêm và giảm đau có thể giúp giảm đau và viêm, làm giảm triệu chứng khó chịu từ việc niêm mạc họng bị tổn thương. Nghỉ ngơi và dinh dưỡng Việc nghỉ ngơi là quan trọng để giúp cơ thể hồi phục và đối phó với bệnh tình. Uống nhiều nước, ăn những thực phẩm dễ nuốt và giàu chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể, đồng thời cung cấp năng lượng cho quá trình phục hồi. Các phương pháp cải thiện triệu chứng khác Sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt một bát nước ở gần giường để giảm khô họng và làm dịu niêm mạc họng. Nước ấm pha mật ong và chanh có thể giúp làm dịu niêm mạc họng và giảm cảm giác đau. Tránh khói thuốc lá và các chất kích thích giúp bảo vệ niêm mạc họng không bị kích thích thêm. Tránh thức ăn cay, có thể kích thích niêm mạc họng. Gừng có tác dụng giảm đau và chống viêm, vì vậy có thể thêm gừng vào trà hoặc nước ấm để hỗ trợ quá trình điều trị. Nghệ chứa curcumin, một chất có khả năng ức chế các tác nhân gây viêm, giúp giảm sưng và đau trong niêm mạc họng. Nước muối có khả năng loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác từ miệng. Súc miệng bằng nước muối có thể là một phương pháp hỗ trợ để giảm triệu chứng viêm họng xung huyết và giữ cho miệng sạch sẽ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dang-mieng-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-hieu-qua
Đắng miệng: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Đắng miệng là tình trạng thường gặp ở khá nhiều người. Vệ sinh răng miệng kém, stress kéo dài, khô miệng, thói quen lười uống nước,... dược xem là một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng, đắng miệng là dấu hiệu của các bệnh lý khác. 1. Đắng miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Người bị trào ngược thực quản dạ dày thường hay có cảm giác đắng miệng, ăn không ngon. Bởi lúc này lượng axit từ dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra hiện tượng nóng rát ở vùng ngực và bụng kèm triệu chứng đắng miệng. Tưa miệng hay còn được biết đến với một số cái tên khác như nấm lưỡi, tưa lưỡi. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh lý này là do một loại nấm men mang tên Candida Albicans phát triển trong miệng. Loại nấm men này khiến nhiều đốm trắng xuất hiện trên lưỡi. Không những vậy, đốm trắng còn lan đến cổ họng, miệng. Phần lớn người bị tưa miệng đều hay cảm thấy đắng miệng. Muốn chấm dứt tình trạng đắng miệng khó chịu, bạn cần thăm khám và thực hiện các biện pháp trị nấm Candida Albicans phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Ở cơ thể người, vị giác luôn có mối liên hệ mật thiết với hệ thống dây thần kinh trên não bộ. Trường hợp xuất hiện tổn thương ở các dây thần kinh thì đương nhiên vị giác cũng bị tác động. Trong đó, chấn thương tại vùng đầu, khối u xuất hiện xuyên não, phẫu thuật tại vùng đầu,... có thể là nguyên nhân khiến dây thần kinh bị tổn thương, ảnh hưởng đến vị giác. Những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên cũng có thể tác động đến vị giác, khiến chúng ta hay cảm thấy đắng miệng. Cụ thể như người bị viêm xoang, polyp mũi,... thường thấy vị đắng trong miệng khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống. Tình trạng bệnh lý này khiến người bệnh hay cảm thấy trong miệng bị nóng rát, gần giống như khi ăn đồ cay nóng. Thậm chí, nhiều người còn bị đắng miệng, mùi hôi khó chịu xuất hiện trong miệng. Những triệu chứng trên có thể biến mất không lâu sau đó. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, tình trạng đắng miệng, miệng nóng rát diễn ra trong thời gian dài. Bên cạnh các loại bệnh lý trên, hiện tượng miệng đắng còn có thể đến từ những nguyên nhân khác. Chẳng hạn như: Vệ sinh răng miệng kém: Thói quen lười vệ sinh răng miệng không chỉ gây sâu răng nhưng còn khiến nướu bị ảnh hưởng, miệng hay bị đắng. Do dùng các loại thuốc: Người thường xuyên dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng thường hay bị đắng miệng bởi có những thành phần trong thuốc sau khi hấp thụ vào cơ thể có thể sẽ bài tiết qua đường nước bọt. Đang trong thời kỳ điều trị ung thư: Bệnh nhân ung thư thường phải xạ trị. Trong quá trình xạ trị, vị giác dễ bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, miệng lúc nào cũng đăng đắng, cảm giác như có mùi kim loại trong miệng. Đang mang thai: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chị em rất hay cảm thấy chán ăn, miệng đắng, thậm chí là ăn gì cũng thấy mùi kim loại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ việc thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, tác động đến vị giác. Nếu không gặp phải bệnh lý nghiêm trọng, hiện tượng đắng miệng và chán ăn sẽ biến mất sau khi chị em sinh em bé. Phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh: Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nội tiết tố trong cơ thể nữ giới không còn duy trì ổn định như trước. Lúc này, lượng hormone estrogen bắt đầu giảm nhanh chóng, gây ra tình trạng khô miệng dẫn đến miệng đắng, ăn không ngon. Do stress: Khi cơ thể bị kích thích hoặc căng thẳng thái quá thì vị giác cũng bình thường. Ngoài ra, có thể thường xuyên trong trạng thái lo âu còn là nguyên nhân dẫn đến khô miệng, khiến miệng xuất hiện vị đắng. Khô miệng: Lượng nước bọt tiết ra giảm xuống khiến miệng khô. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, gây đắng miệng. Nếu nhận thấy tình trạng đắng miệng diễn ra dai dẳng, bạn tốt nhất hãy đi khám để xác định chính xác bệnh lý và chữa trị kịp thời. 2. Cách khắc phục tình trạng đắng miệng Nếu không phải do bệnh lý thì bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng đắng miệng thông qua một vài thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Để hạn chế tối đa sự sinh sôi của vi khuẩn trong khoang miệng, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen đánh răng đều đặn 2 lần/ngày. Bên cạnh đánh răng, bạn nên vệ sinh khoang miệng bằng cả chỉ nha khoa hoặc tăm nước. Uống đủ nước, hạn chế chất kích thích: Những chất kích thích như rượu bia hay thuốc lá sẽ khiến miệng bị hôi, đắng miệng. Vì thế bạn hãy hạn chế tối đa những chất này. Song song với đó, bạn cũng nên uống đủ nước để hạn chế phần nào tình trạng khô miệng. Bổ sung vitamin C từ trái cây tự nhiên: Vitamin C trong trái cây tự nhiên tương tự như một chất kích thích vị giác, hỗ trợ tăng cường lượng nước bọt tiết ra, giảm khô và đắng miệng. Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Hàng ngày, bạn nên ưu tiên bổ sung rau xanh, trái cây, uống đủ nước. Đồng thời hạn chế những loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều dầu mỡ, gia vị (giảm bớt phần nào tình trạng trào ngược dạ dày). Lấy vôi răng 6 tháng/lần: Lấy vôi răng định kỳ 6 / lần sẽ giúp giảm đáng kể hiện miệng xuất hiện vị đắng. Không dùng thuốc bừa bãi: Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hay phẩm chức năng nào, bạn đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian dùng. Nhai kẹo cao su: Đây là cách giúp bạn giảm nhanh cảm giác đắng miệng, kích thích lượng nước bọt tiết ra. Bạn hãy ưu tiên dùng loại kẹo cao su nhạt không đường hoặc loại kẹo hương cam, hương dâu. Hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy CT, máy nội soi,. . nhập khẩu từ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả quá trình thăm khám. Đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tốt yêu cầu thăm khám, tư vấn điều trị chính xác theo tình trạng bệnh lý của từng người.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mat-ngu-sau-sinh-lam-sao-de-cai-thien-
Mất ngủ sau sinh - làm sao để cải thiện?
Mất ngủ sau sinh là tình trạng người mẹ khó ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn hoặc thậm chí không ngủ được sau khi sinh con. Bài viết sau sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, tác động của việc mất ngủ sau sinh đối với sức khỏe bà mẹ, đồng thời cung cấp những giải pháp hiệu quả giúp các mẹ đối phó với tình trạng này để có một giấc ngủ trọn vẹn hơn. 1. Mất ngủ sau sinh là gì? Như đã nói, mất ngủ sau sinh là tình trạng người mẹ khó ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn hoặc thậm chí không ngủ được sau khi sinh. Tình trạng này khiến người phụ nữ sau sinh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống sau khi thức dậy. Đây là tình trạng rất thường gặp ở mẹ sau khi sinh, xuất hiện do nhiều nguyên nhân, điển hình là do sự thay đổi của hormone, thay đổi nhịp sinh học, và áp lực từ việc chăm sóc em bé. Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ bà mẹ. Việc ngủ không sâu giấc, không đủ giấc sẽ gây mệt mỏi và khiến sức khỏe, tinh thần và thể chất của bà mẹ sa sút. Vì vậy, lúc này điều quan trọng là người mẹ cần theo dõi chặt chẽ và đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị nếu tình trạng này kéo dài và không được cải thiện. 2. Dưới đây sẽ là những phân tích cụ thể hơn các lý do này:Sự thay đổi hormone: Sau khi sinh, hormone trong cơ thể mẹ có sự thay đổi lớn, đặc biệt là sự giảm lượng estrogen và progesterone. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn gây ra sự không ổn định trong chu kỳ ngủ tự nhiên. Áp lực và lo âu: Áp lực và lo âu trong giai đoạn sau sinh thường xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Từ những nỗi lo về việc chăm sóc em bé mới sinh, khả năng chăm sóc con đúng cách và áp lực trên vai trò của người mẹ, tất cả những yếu tố này cộng lại tạo ra một môi trường tâm lý không ổn định, làm tăng cường cảm giác lo âu, stress và căng thẳng gây ra tình trạng mất ngủ. Thay đổi sinh học: Sự thay đổi sinh học trong giai đoạn chăm sóc em bé mới sinh chiếm một phần lớn vào tình trạng mất ngủ của người mẹ. Em bé thường có chu kỳ ngủ ngắn và thức dậy thường xuyên trong đêm để đáp ứng những nhu cầu cơ bản như ăn và thay tã. Việc này không chỉ gây gián đoạn cho giấc ngủ liên tục của em bé mà còn tác động trực tiếp đến giấc ngủ của người mẹ. 3. Triệu chứng của việc mất ngủ sau sinh Những dấu hiệu mà các mẹ gặp phải có thể biểu hiện từ sự gián đoạn của giấc ngủ đến cảm giác mệt mỏi không ngừng. Sau đây là những triệu chứng cụ thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ trong giai đoạn này. Khó chìm vào giấc ngủ: mẹ sau sinh thường gặp khó khăn khi cố gắng chìm vào giấc ngủ, ngay cả khi cơ thể trong trạng thái rất mệt mỏi hoặc thiếu ngủ nhiều ngày. Thức dậy nhiều lần trong đêm: Chu kỳ ngủ của người mẹ thường bị gián đoạn bởi việc thức dậy nhiều lần trong đêm để chăm sóc em bé. Mệt mỏi và cảm giác kiệt sức: Mất ngủ kéo dài dẫn đến cảm giác mệt mỏi liên tục và kiệt sức, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe toàn diện. 4. Giải pháp đối phó với mất ngủ sau sinh? Mất ngủ sau sinh không chỉ gây hại về mặt thể chất, mà còn về mặt tâm lý của các mẹ sau sinh. Có nhiều biện pháp giúp mẹ tìm lại giấc ngủ cho mình. Dưới đây là một số giải pháp được đưa ra để cải thiện tình trạng mất ngủ, đồng thời nâng cao chất lượng giấc ngủ: Xây dựng thời gian biểu cho giấc ngủ Xây dựng thói quen và chu trình giấc ngủ đều đặn mỗi ngày. Điều này có thể bao gồm việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm cố định vào mỗi ngày, bao gồm cả cuối tuần. Tạo môi trường ngủ thích hợp Phòng ngủ nên được bày trí, sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, đặc biệt là cần đảm bảo sự yên tĩnh để tạo tâm lý thoải mái, giúp mẹ sau sinh dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ có thể sử dụng rèm cửa ngăn ánh sáng bên ngoài xâm nhập vào phòng, hoặc chọn gối và chăn thoải mái, chọn nệm phù hợp để hỗ trợ cổ và lưng. Chia sẻ trách nhiệm chăm sóc em bé Chia sẻ, phân chia thời gian chăm sóc em bé với chồng hoặc người thân. Điều này không chỉ giúp mẹ sau sinh giảm áp lực mà còn mở ra thời gian ngủ đủ cho bản thân. Tập trung vào chất lượng giấc ngủ Chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng như số giờ ngủ. Thực hành kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga, hoặc đọc sách trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều này còn hỗ trợ giảm căng thẳng và lo âu, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ tốt nhất. Tìm sự hỗ trợ tâm lý và y tế Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, việc tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ là quan trọng để đảm bảo rằng mọi vấn đề về sức khỏe tâm thần của bạn đều được điều trị đúng cách và hiệu quả, qua đó giúp mẹ vượt qua mất ngủ sau sinh và tìm lại giấc ngủ bình thường. Đặc biệt, sự thấu hiểu và hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/lo-tieu-dong-thap-co-phai-van-de-dang-lo-hay-khong-
Lỗ tiểu đóng thấp có phải vấn đề đáng lo hay không?
Lỗ tiểu đóng thấp là một dị tật bẩm sinh thường xảy ra ở các bé trai. Các bậc phụ huynh thường lo lắng liệu dị tật này có ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của trẻ hay không? Mời cha mẹ tham khảo bài viết dưới để hiểu hơn về tình trạng lỗ tiểu lệch thấp và có kế hoạch chăm sóc, điều trị sớm cho trẻ. 1. Lỗ tiểu đóng thấp là gì? Lỗ tiểu đóng thấp là một trong những dị tật bẩm sinh về tiết niệu - sinh dục thường gặp ở nam giới, lúc này lỗ tiểu sẽ nằm ở vị trí thấp hơn bình thường. Trung bình cứ 300 bé trai thì sẽ có một trường hợp được chẩn đoán mắc chứng lỗ tiểu thấp, tình trạng này khiến cha mẹ không khỏi lo lắng, liệu dị tật bẩm sinh tiết niệu nêu trên có ảnh hưởng tới sinh hoạt và tình trạng sức khỏe của trẻ không. Dị tật lỗ tiểu thấp thường xuất hiện ở trẻ có niệu đạo ngắn, chính vì thế lỗ tiểu sẽ nằm ở vị trí thấp, xa đỉnh quy đầu. Ở người đàn ông bình thường, niệu đạo sẽ mở ra đầu dương vật, tuy nhiên đối với bệnh nhân có lỗ tiểu đóng thấp, niệu đạo mở ra tại thân dương vật. Chúng ta cần chú ý tới khoảng cách của đỉnh quy đầu với lỗ tiểu. Các bác sĩ cho biết nếu khoảng cách của lỗ tiểu và đỉnh quy đầu quá lớn, bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Dựa vào vị trí lỗ tiểu thấp, bác sĩ có thể chia căn bệnh này thành 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng. Thể nhẹ: vị trí của lỗ tiểu ở quy đầu, khấc quy đầu Thể trung bình: vị trí của lỗ tiểu ở thân dương vật Thể nặng: vị trí của lỗ tiểu ở gốc dương vật, bìu hoặc tầng sinh môn2. Nguyên nhân nào gây dị tật bẩm sinh lỗ tiểu đóng thấp Hiện nay, bác sĩ vẫn chưa khẳng định nguyên nhân chính xác gây dị tật lỗ tiểu đóng thấp ở các bé trai. Một số yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây nên dạng dị tật này như: Mạch máu tại dương vật của thai nhi có khiếm khuyết. Thượng bì da mặt bụng ở dương vật thai nhi có khiếm khuyết. Tình trạng lỗ tiểu thấp thường xuất hiện ở thai nhi nếu cặp vợ chồng thực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm IVF. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi có thể sinh ra em bé bị dị tật tiết niệu - sinh dục. Các chất độc hại như: thuốc trừ sâu, khói thuốc lá là tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và gây dị tật ở thai nhi,...3. Dị tật lỗ tiểu đóng thấp có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Nhiều cha mẹ thắc mắc: dị tật lỗ tiểu đóng thấp có ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là thói quen đi tiểu tiện của trẻ không? Nhìn chung, lỗ tiểu thấp hầu như không gây trở ngại với bệnh nhân khi đi tiểu tiện. Trường hợp bị dị tật thể nặng, bé trai không thể đi tiểu tiện giống người bình thường mà phải ngồi tiểu tiện như nữ giới. Điều này có thể gây ra tâm lý tự ti ở người bệnh. Điều đáng lo đó là dị tật lỗ tiểu thấp sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản của nam giới. Bởi vì lỗ tiểu thấp là nguyên nhân gây cong dương vật, cánh mày râu sẽ gặp khó khăn trong “chuyện chăn gối”. Tình trạng cong dương vật và lỗ tiểu thấp nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ đe dọa tới sức khỏe sinh sản của người đàn ông, gây vô sinh. Như vậy, chúng ta không thể chủ quan, bỏ qua việc điều trị dị tật lỗ tiểu đóng thấp ở bé trai. Ngoài ra, dị tật này có thể khiến hệ tiết niệu phát triển bất thường, gây biến chứng nang tuyến tiền liệt. Bệnh nhân có lỗ tiểu ở tầng sinh môn cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, họ là đối tượng có nguy cơ xuất hiện nang tuyến tiền liệt rất cao.4. Phát hiện và điều trị dị tật lỗ tiểu thấpĐể phát hiện dị tật lỗ tiểu thấp ở nam giới, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, tầm soát nhiễm sắc thể và làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Cụ thể, ở bước khám lâm sàng, các bạn nên chia sẻ cởi mở với bác sĩ về tình trạng bệnh, các triệu chứng thường gặp. Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm tầm soát phù hợp nhất. Phương pháp tầm soát bất thường nhiễm sắc thể được áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi diễn biến bệnh. Đặc biệt, người có dị tật lỗ tiểu thấp thể nặng nên thường được bác sĩ chỉ định tầm soát trên nền 1 NST bất thường. Một số phương pháp xét nghiệm hỗ trợ phát hiện dị tật lỗ tiểu đóng thấp là: xét nghiệm nội tiết, kiểm tra tinh dịch đồ,… Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân đi siêu âm để chẩn đoán hình ảnh chính xác nhất. Dị tật lỗ tiểu thấp nên được phát hiện và điều trị sớm, thông thường bệnh nhi từ 3 - 6 tháng tuổi sẽ được khuyến khích phẫu thuật. Tốt nhất các bậc phụ huynh nên cho trẻ phẫu thuật trước 18 tuổi để tăng cơ hội điều trị thành công.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-ngua-thai-rigevidon-co-dep-da-khong-
Thuốc ngừa thai Rigevidon có đẹp da không?
Rigevidon là một trong những thuốc tránh thai được sử dụng phổ biến hiện nay. Một số loại thuốc tránh thai không chỉ ngăn ngừa việc thụ thai ngoài ý muốn mà còn có tác dụng đẹp da, giảm cân. Vậy thuốc ngừa thai Rigevidon có đẹp da không? Khi sử dụng thuốc ngừa thai cần lưu ý vấn đề gì? 1. Thành phần và công dụng của thuốc ngừa thai Rigevidon Trước khi tìm hiểu thuốc ngừa thai Rigevidon có đẹp da không thì bạn nên biết những thông tin cơ bản liên quan đến sản phẩm này. Thuốc Rigevidon được bào chế ở dạng viên nén bao đường gồm 21 viên màu trắng và 7 viên đỏ. Thành phần Mỗi màu thuốc Rigevidon sẽ chứa những thành phần khác nhau: Viên trắng: Levonorgestrel 0,15mg; Ethynylestradiol 0,03mg. Viên đỏ: Fe Fumarate khan 76,05mg. Công dụng Rigevidon sử dụng ở liều thấp cho tác dụng ngừa thai hiệu quả thông qua cơ chế: Ethinylestradiol thuộc nhóm Estrogen có tác dụng làm dày lớp màng nhầy của cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng bơi về phía tử cung để thụ tinh, ngoài ra, còn hỗ trợ chức năng sinh lý nữ, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Levonorgestrel thuốc nhóm Progesterone sẽ ngăn cản quá trình rụng trứng hàng tháng, làm biến đổi lớp niêm mạc tử cung khiến trứng khó thụ thai. Ngoài tác dụng điều hòa kinh nguyệt, Rigevidon còn có tác dụng giảm tình trạng đau bụng kinh hiệu quả. 2. Thuốc ngừa thai Rigevidon có đẹp da không? Uống thuốc ngừa thai Rigevidon có đẹp da không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Thuốc cho hiệu quả trong việc điều hòa kinh nguyệt, giúp Hormone Estrogen và Progesteron luôn ở trạng thái cân bằng. Nhờ đó, da ít bị tác động bởi quá trình rối loạn nội tiết tố. Vì vậy, với nghi vấn uống thuốc ngừa thai Rigevidon có đẹp da không thì câu trả lời sẽ là có. Bên cạnh đó, các thành phần có trong thuốc còn cho tác dụng kiểm soát cân nặng hiệu quả. 3. Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc ngừa thai Rigevidon Khi sử dụng thuốc Rigevidon, bạn cần chú ý: Cách dùng Có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn, tuy nhiên, nên uống cùng một thời điểm của ngày và đúng liều lượng, thứ tự để mang lại hiệu quả tốt nhất. Có thể đặt báo thức theo lịch uống thuốc để tránh tình trạng quên liều và sử dụng ở khung giờ cố định. Trong trường hợp quên liều hãy uống ngay khi nhớ hoặc nếu gần sát liều kế thì có thể bỏ qua và không uống bù vào lần sau. Liều dùng Liều dùng thuốc tránh thai Rigevidon như sau: Bắt đầu uống vào ngày thứ nhất chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày một viên màu trắng khi hết viên màu trắng thì uống sang viên màu đỏ sau đó lại uống liên tục với vỉ mới (uống theo hình mũi tên trên vỉ thuốc ). Đối với phụ nữ sau sinh hoặc sau khi bị sảy thai thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. 4. Những trường hợp chống chỉ định và tác dụng phụ của thuốc Việc sử dụng thuốc ngừa thai tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên da vì đôi khi sẽ xảy ra những tác dụng phụ làm ảnh hưởng sức khỏe. Chống chỉ định Một số trường hợp chống chỉ định và thận trọng khi dùng thuốc tránh thai Rigevidon: Không sử dụng đối với người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai hoặc tiền sử bị vàng da khi đang mang thai. Người mắc các bệnh lý như gan, thận, xuất huyết âm đạo, phụ nữ bị ung thư buồng trứng, tử cung. Tác dụng phụ Một số bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng khi uống thuốc ngừa thai Rigevidon: Biểu hiện thường gặp: Viêm, nhiễm trùng âm đạo, rối loạn ham muốn tình dục,căng thẳng, hồi hộp, lo lắng, stress, đau đầu, nổi mụn trứng cá, đau tức ngực, 2 bên ngực căng nở bất thường. Một số biểu hiện ít gặp: thay đổi vị giác, mất hứng thú với tình dục, tăng huyết áp, chướng bụng, đầy hơi, nổi mẩn đỏ. Hiếm gặp những trường hợp: Xảy ra phản ứng dị ứng trầm trọng, không dung nạp được glucose, tăng ham muốn, khi đeo tròng sẽ có hiện tượng kích ứng mắt. Ngoài ra, một số người còn gặp tình trạng hình thành khối u gan lành tính hay ác tính, rối loạn chức năng miễn dịch, viêm thần kinh thị giác, viêm đại tràng, xuất hiện cục máu đông. Tuy nhiên, rất hiếm khi có trường hợp xảy ra hiện tượng này. 5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai Rigevidon Khi sử dụng thuốc Rigevidon, các chị em cần lưu ý một số vấn đề sau: Mặc dù thuốc có tác dụng làm đẹp, mịn màng, giảm tiết dịch nhờn và mụn trên da nhưng không vì thế mà lạm dụng thuốc quá mức. Sử dụng thuốc liên tục, đúng thứ tự, không ngắt quãng hoặc tự ý thay đổi liều lượng thuốc đã được chỉ định. Nếu trong quá trình sử dụng xảy ra các tác dụng phụ hoặc có triệu chứng bất thường, cần ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến của chuyên gia. Thuốc có thể tương tác với các loại thuốc điều trị động kinh hoặc bệnh lý thần kinh, bệnh khớp, kháng sinh, thuốc trị nấm, chống thải ghép nội tạng, tăng huyết áp,… Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, bệnh lý, các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng trước khi sử dụng thuốc ngừa thai Rigevidon. Lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua sản phẩm để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục và cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai nào, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ những thông tin cơ bản, đặc biệt là trường hợp chống chỉ định để tránh xảy ra tác dụng không mong muốn. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc tránh thai để thay thế các phương pháp làm đẹp da hoặc sản phẩm giảm cân.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/san-pham-se-khit-lo-chan-long-ban-da-biet-cach-lua-chon-chua-
Sản phẩm se khít lỗ chân lông - Bạn đã biết cách lựa chọn chưa?
Đối với nhiều chị em, nhất là những người có làn da dầu mụn, lỗ chân lông to, tìm được những sản phẩm se khít lỗ chân lông phù hợp, hiệu quả là một trong những mối quan tâm hàng đầu. 1. Vì sao cần tới sản phẩm se khít lỗ chân lông? Lỗ chân lông vốn là những lỗ nhỏ trên da, xuất hiện ở tất cả các vùng da trên cơ thể. Bởi là nơi tiếp xúc, trao đổi giữa da với môi trường bên ngoài nên chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết dầu, mồ hôi, cân bằng nhiệt độ của cơ thể. Nhờ có lỗ chân lông mà các chất độc cũng được thải ra bên ngoài. Bình thường, lỗ chân lông có kích thước rất nhỏ mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khác nhau mà kích thước của chúng to lên, đặc biệt tại vùng mặt, khiến cho da trở nên sần sùi, kém mịn màng, mất thẩm mỹ. Những nguyên nhân có thể kể tới là: Da dầu: là loại da có sự tiết bã nhờn nhiều hơn bình thường. Bởi bã nhờn tiết nhiều nên dễ khiến cho bụi bẩn bị tích tụ khiến các lỗ chân lông nở ra. Khi những chất bẩn này không được làm sạch đúng cách, sẽ dễ dẫn tới mụn trứng cá. Tuổi tác: khi tuổi tác tăng lên, tốc độ lão hóa của cơ thể cũng tăng, lượng collagen suy giảm, da dần mất đàn hồi dẫn tới lỗ chân lông cũng to ra. Giới tính và di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có lỗ chân lông to thường là thừa hưởng gen từ gia đình. Cùng với đó, lỗ chân lông ở da nam giới thường to hơn so với nữ giới. Chế độ sinh hoạt: Khi bạn thường xuyên duy trì những thói quen xấu: ngủ muộn, không đủ giấc, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ,... lỗ chân lông của bạn cũng sẽ trở nên to hơn. Vệ sinh da không sạch: khi da vệ sinh không sạch, bụi bẩn, tế bào chết và dầu thừa sẽ tích tụ, lâu dần tạo thành mụn trứng cá khiến lỗ chân lông bị kéo giãn và trở nên to hơn. Như trên đã nói, lỗ chân lông to khiến cho da trở nên kém mịn màng, không những vậy còn gây ra nguy cơ của mụn trứng cá. Chính vì vậy, bạn cần tới các sản phẩm se khít lỗ chân lông để làn da trở nên khỏe mạnh hơn.2. Sản phẩm se khít lỗ chân lông cần có những thành phần nào? Trong quá trình lựa chọn sản phẩm se khít lỗ chân lông, bạn nên chú ý tới thành phần của chúng. Theo đó, ưu tiên lựa chọn những thành phần sau:Niacinamide Niacinamide được xem là thành phần lý tưởng cho việc khắc phục tình trạng lỗ chân lông to, còn được gọi với tên vitamin B3 và hoạt động hiệu quả nhất ở nồng độ 10%. Không chỉ giúp thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn chặn mất nước, Niacinamide có thể sửa chữa các tổn thương của tế bào, củng cố hàng rào bảo vệ da. Từ đó, da sẽ trở nên khỏe mạnh, tươi trẻ và mịn màng hơn. BHA (Beta Hydroxy Acid)Đây là thành phần có khả năng tan trong dầu và tác động tới sâu dưới bề mặt da, được biết tới là một chất tẩy tế bào chết hóa học. Như chúng ta đã biết, các tế bào da luôn trải qua quá trình sản sinh, phát triển rồi chết đi. BHA có tác dụng thúc đẩy quá trình này, loại bỏ các tế bào chết cũng như dầu thừa, bụi bẩn, khiến cho lỗ chân lông được thông thoáng hơn. Nhờ vậy, qua thời gian lỗ chân lông sẽ được thu nhỏ, da trở nên sạch sẽ, mịn màng hơn. AHA (Axit Hydroxy Acid)Nếu như BHA tác động sâu dưới da thì AHA lại là chất làm sạch bề mặt. Khi sử dụng AHA, các loại tạp chất, bụi bẩn trên bề mặt da sẽ được loại bỏ. Nhờ vậy, các thành phần dưỡng da có thể tác động dễ dàng để nuôi dưỡng da. Chính vì thế, AHA thường được kết hợp cùng BHA trong quá trình chăm sóc để hiệu quả đạt được cao hơn. RetinolĐây là một hoạt chất của vitamin A, thường được sử dụng trong trị mụn, ngừa thâm và giúp da trở nên tươi trẻ hơn. Retinol mang tới tác dụng rõ nét trong việc kích thích sản sinh collagen, giúp da trở nên căng mọng và tươi trẻ. Retinol làm cho lớp da chết được bong tróc đi, kiềm dầu, giảm viêm, kháng khuẩn.3. Những lưu ý cho bạn để lựa chọn được sản phẩm se khít lỗ chân lông phù hợp Trong quá trình lựa chọn sản phẩm se khít lỗ chân lông, bạn cần lưu một số điểm sau:Lựa chọn đúng sản phẩm, phù hợp với vấn đề mà mình đang gặp phải Mặc dù cùng mang lại tác dụng trong việc khiến cho lỗ chân lông trở nên nhỏ hơn, song mỗi thành phần lại phù hợp với những trường hợp khác nhau. Chẳng hạn như AHA thường là tốt hơn cho da khô, trong khi BHA lại tốt hơn cho da dầu, với da có mụn thì retinol lại là sự lựa chọn phù hợp hơn. Bởi vậy, bạn cần xác định rõ vấn đề của mình để có sự lựa chọn cho phù hợp. Cùng với đó, nên nhớ rằng không có sản phẩm nào phù hợp cho tất cả mọi người. Tìm hiểu kỹ các thông tin về thành phần trong sản phẩm Khi tìm hiểu kỹ thông tin, bạn có thể lường trước được những phản ứng có thể gặp phải của làn da. Trong đó, phổ biến nhất là BHA, retinol có thể gây bong tróc, khô da trong thời gian đầu khi mới sử dụng, cũng có thể là mụn sẽ được đẩy lên nhiều hơn. Bạn cũng cần phân biệt rõ giữa đẩy mụn với dị ứng. Cùng là xuất hiện mụn nhiều, song nếu mụn đỏ kèm ngứa ngáy, không thuyên giảm qua thời gian, mọc ở những vị trí mà trước đó chưa từng mọc, có thể bạn đã dị ứng. Bởi vậy, tốt nhất là nên tìm tới sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu để có thể tìm được sản phẩm se khít lỗ chân lông phù hợp và an toàn. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/phu-nu-co-nen-di-kham-phu-khoa-tien-hon-nhan-khong-
Phụ nữ có nên đi khám phụ khoa tiền hôn nhân không?
Khám phụ khoa tiền hôn nhân thực tế là một mục trong gói khám sức khỏe tiền hôn nhân. Đối với phụ nữ, việc khám phụ khoa để chuẩn bị cho cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn là rất cần thiết. Vậy quy trình khám như thế nào và cần lưu ý gì khi đi khám? 1. Phụ nữ có nên đi khám phụ khoa tiền hôn nhân không? Thực tế, khám sàng lọc trước hôn nhân gồm 2 mục, đó là khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra sức khỏe sinh sản. Đối với phụ nữ, để đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản, bác sĩ thường tiến hành khám phụ khoa. Có thể khẳng định rằng, khám sức khỏe tiền hôn nhân là việc làm cần thiết, là tiền đề của một cuộc hôn nhân hạnh phúc viên mãn. Sau khi đi khám, cặp đôi sẽ hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của nhau, có sự chuẩn bị tốt về thể chất, tinh thần để duy trì đời sống tình dục lành mạnh, quá trình mang thai và sinh con diễn ra suôn sẻ. Đặc biệt, có tới 90% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản bị viêm nhiễm phụ khoa ít nhất một lần, theo thống kê của Bộ Y tế. Tình trạng này xảy ra do nhiều yếu tố, ví dụ như chị em chưa biết cách vệ sinh vùng kín, do tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất có hại, do thói quen sinh hoạt, ăn uống kém lành mạnh,… Viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần và không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và có thể làm giảm khả năng thụ thai. Đáng lo ngại là những bệnh lý liên quan tới âm đạo, cổ tử cung hoặc buồng trứng thường không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Nếu không khám phụ khoa, bệnh sẽ rất khó phát hiện và điều trị sớm. Chính vì thế các bạn nữ chuẩn bị kết hôn không nên ngại ngùng mà hãy chủ động tìm hiểu và đi khám phụ khoa tiền hôn nhân. Tốt nhất chị em nên sắp xếp thời gian đi khám trước khi kết hôn tối thiểu 3 - 6 tháng. Nếu phát hiện vấn đề bất thường, có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, bác sĩ sẽ kịp thời tư vấn, hướng dẫn bạn điều trị kịp thời.2. Lợi ích khi đi khám phụ khoa tiền hôn nhân Việc đi khám phụ khoa tiền hôn nhân mang tới nhiều lợi ích cho người phụ nữ nói riêng và cặp vợ chồng nói chung. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra, phát hiện sớm bệnh phụ khoa (nếu có) và đưa ra sự tư vấn về chế độ sinh hoạt cũng như hướng điều trị. Nhờ vậy, bệnh nhân chủ động ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí chữa trị bệnh. Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, đặc biệt là kiểm tra phụ khoa, bác sĩ sẽ giúp cặp vợ chồng trang bị thêm kiến thức và duy trì đời sống tình dục lành mạnh, hạn chế rắc rối ngoài ý muốn xảy ra. Trong trường hợp người phụ nữ mắc bệnh lý phụ khoa, bác sĩ thường tư vấn mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với quá trình mang thai, sinh nở để chị em nắm được. Sau khi khám tiền hôn nhân, chị em còn được bác sĩ tư vấn tiêm một số vắc xin cần thiết, bổ sung dinh dưỡng và xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đó là tiền đề để quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ, em bé chào đời khỏe mạnh và phát triển toàn diện.3. Quy trình khám phụ khoa tiền hôn nhân Trước khi thăm khám, bác sĩ sẽ trao đổi cùng chị em một số thông tin như tình trạng sức khỏe, tiền sử mắc bệnh phụ khoa (nếu có). Trong trường hợp bạn đang có triệu chứng bất thường liên quan đến bệnh lý phụ khoa, hãy chia sẻ cởi mở để bác sĩ nắm được và chỉ định thăm khám phù hợp. Bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ thường quan sát đặc điểm bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Khi khám âm đạo, để quan sát kỹ hơn thành âm đạo, cổ tử cung, bác sĩ có thể sử dụng mỏ vịt. Ngoài ra, siêu âm đầu dò hoặc siêu âm vùng bụng cũng được sử dụng để để đánh giá bất thường về hình thái, cấu trúc của tử cung, buồng trứng hoặc vòi trứng (nếu có).
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bi-mac-viem-gan-b-trong-thai-ky-thai-phu-nen-lam-gi-
Bị mắc viêm gan B trong thai kỳ - Thai phụ nên làm gì?
Viêm gan B trong thai kỳ là tình trạng khiến không ít mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Bởi vì căn bệnh này có thể lây truyền từ mẹ sang con và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé khi tiến triển sang giai đoạn mạn tính. Vậy làm thế nào để đối phó với căn bệnh này ở những mẹ bầu? Những thông tin trong bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 1. Viêm gan B và những nguy cơ trong giai đoạn mang thai Virus HBV (Hepatitis B virus) chính là “thủ phạm” gây ra bệnh viêm gan B ở người. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và các chức năng gan. Khi bị nhiễm virus, bệnh nhân có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như chán ăn, sợ mỡ, nôn mửa, vàng mắt, vàng da, đau bụng ở hạ sườn phải, mệt mỏi,... Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền sang người khác và gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ hóa và ung thư gan. HBV có khả năng lây qua đường máu, từ mẹ sang con, lây qua dịch tiết của cơ thể và quan hệ tình dục không an toàn. 3 thời điểm viêm gan B có thể lây truyền khi mang thai:Trong các nguy cơ thì tỷ lệ thai nhi bị nhiễm viêm gan B từ mẹ trong giai đoạn này thường khá thấp. Bởi vì bào thai không tiếp xúc với máu của mẹ nên virus không có khả năng gây bệnh. Nhau thai được cấu tạo bởi 4 lớp đó là: mô liên kết, nội mô mao mạch máu, lá nuôi hợp vào và lá nuôi tế bào. Sau 4 tháng mang thai, lớp lá nuôi tế bào sẽ dần tiêu biến, trong khi đó lá nuôi hợp bào sẽ mỏng dần, số lượng mô liên kết cũng giảm thiểu đáng kể. Nhau thai vì thế mà trở nên mỏng manh hơn rất nhiều. Nếu nhau thai gặp chấn động dù rất nhẹ cũng có thể bị tổn thương, tăng nguy cơ tiếp xúc giữa thai nhi và máu mẹ dẫn đến tình trạng lây nhiễm virus HBV sang bào thai. Nguy cơ trẻ bị lây nhiễm HBV từ mẹ trong thời điểm này là rất cao (lên đến 90%). Trong giai đoạn chuyển dạ, tử cung sẽ bị co thắt mạnh kéo theo sự co thắt ở các mạch máu nhau thai, điều này có thể khiến máu của người mẹ tiếp xúc với thai nhi. Mặt khác, khi thai nhi đi qua âm đạo cũng có thể hít hay nuốt phải dịch âm đạo dẫn đến nguy cơ lây viêm gan B từ người mẹ. Hiếm khi có những trường hợp viêm gan B lây từ mẹ sang con khi cho trẻ bú sữa mẹ. Tuy rằng đã có nghiên cứu cho thấy DNA của HBV có hiện diện trong sữa non nhưng nồng độ virus trong sữa mẹ rất thấp nên tỷ lệ lây nhiễm là không cao. Nếu tình trạng lây nhiễm xảy ra thì có thể là do đầu vú người mẹ đang bị tổn thương chảy máu hoặc miệng của trẻ cũng đang bị tổn thương, điều này khiến trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm virus HBV từ mẹ. 2. Viêm gan B trong thai kỳ có những triệu chứng như thế nào? Viêm gan B không tiến triển có thể không gây ra triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm gan B tiến triển trong thời kỳ mang thai có thể bộc lộ những biểu hiện như sau: Vàng da, vàng lòng trắng của mắt, nước tiểu đậm màu (màu cam hoặc màu nâu). Sốt không rõ nguyên nhân. Phân sáng màu. Đau bụng. Buồn nôn, nôn mửa hoặc chán ăn. Mệt mỏi lâu ngày, kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.3. Những ảnh hưởng của viêm gan B đối với sức khỏe của cả mẹ và bé 3.1. Đối với thai nhi Như đã đề cập trước đó thì nguy cơ thai nhi bị lây nhiễm viêm gan B trong giai đoạn mang thai là khá ít. Đặc biệt ở những tháng đầu thai kỳ gần như virus sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ (không giống như virus cúm, rubella, sởi,... ). Tuy rằng viêm gan B thường không gây dị tật bẩm sinh của trẻ nhưng căn bệnh này cũng là yếu tố khiến trẻ bị nhẹ cân khi sinh ra. Tuy nhiên nếu không áp dụng bất kỳ phương pháp phòng ngừa nào sau sinh thì nguy cơ trẻ bị nhiễm viêm gan B sau sinh là rất cao (tới 90%). Cũng có những tình trạng hiếm gặp là trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV thì khi bước sang giai đoạn trưởng thành, các trường hợp này có khả năng sẽ bị tử vong do biến chứng xơ gan, ung thư gan vì viêm gan B gây ra.3.2. Đối với thai phụ Có không ít trường hợp thai phụ bị nhiễm viêm gan B trước khi có thai qua nhiều con đường lây nhiễm khác nhau. Tuy nhiên việc mang trong mình virus HBV sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục cũng như không làm giảm khả năng mang thai của người phụ nữ. Nếu bị viêm gan B trong thai kỳ, thai phụ có nguy cơ sẽ gặp phải những biến chứng như: Bất thường sản khoa: nhau bong non, rối loạn đông máu,... Sinh non: thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ, thai phụ có thể sẽ bị sinh non do các cơn gò và co bóp tử cung quá mức. Sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. Suy gan, xơ gan.4. Điều trị viêm gan B trong thai kỳ
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/canh-bao-cac-bien-chung-cua-benh-thuy-dau-va-cach-phong-ngua
Cảnh báo các biến chứng của bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa
Bệnh thủy đậu có triệu chứng rất dễ nhận biết đó là trên da người bệnh sẽ bị nổi những mụn nước. Biến chứng của bệnh thủy đậu rất nguy hiểm, đó là gây nhiễm trùng da, thậm chí là dẫn đến viêm não, nhiễm trùng máu,... Đối với phụ nữ mang thai mà bị thủy đậu thì biến chứng lên thai nhi là vô cùng nghiêm trọng, có thể gây dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc thai lưu. 1. Tìm hiểu chung về bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu còn có tên gọi dân gian là trái rạ, gây ra bởi virus thủy đậu Varicella. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, virus này không chỉ gây thủy đậu mà còn là tác nhân gây nên bệnh zona thần kinh. Thủy đậu thường bị bắt gặp nhiều ở trẻ nhỏ, người lớn vẫn có thể mắc căn bệnh này nhưng ít hơn. Thời điểm tiết trời mùa xuân nồm ẩm là lúc thủy đậu dễ dàng lây lan. Bệnh có thể lây truyền theo các con đường như:Lây qua không khí do hít hoặc nuốt phải các giọt bắn đường hô hấp từ người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi,... Lây virus do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết ra từ nốt mụn thủy đậu. Lây gián tiếp khi sử dụng những đồ dùng bị nhiễm chất dịch từ nốt mụn, ví dụ như dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh (khăn mặt, bàn chải đánh răng, mặc chung quần áo, ăn uống chung với họ). Thủy đậu rất dễ lây nhiễm và gây ra những biểu hiện, biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, mỗi người đặc biệt là các bậc phụ huynh cần trang bị các kiến thức cơ bản về bệnh lý này để áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả cũng như điều trị kịp thời.2. Các giai đoạn và triệu chứng của bệnh thủy đậu Sau đây là 4 giai đoạn phát triển cùng những triệu chứng của thủy đậu qua từng giai đoạn:2.1. Giai đoạn ủ bệnh Là thời điểm bệnh nhân bị virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ ủ trong người khoảng 10 - 20 ngày và sau đó phát bệnh. Trong thời gian này, triệu chứng của bệnh ít khi bộc lộ nên rất khó để bệnh nhân nhận ra.2.2. Giai đoạn phát bệnh Khi bệnh bộc phát thì các dấu hiệu mới dần lộ diện, điển hình là đau nhức đầu, sốt nhẹ, toàn thân mệt mỏi. Trên da sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ trong vòng 24 - 48 giờ đầu. Có những trường hợp còn kèm theo viêm họng và nổi hạch sau tai.2.3. Giai đoạn toàn phát Các triệu chứng ngày càng rõ ràng hơn như chán ăn, sốt cao, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi và đau cơ nhiều. Từ những nốt ban đỏ sẽ dần hình thành nên các vết phỏng nước tròn (đường kính khoảng 1 - 3mm). Những mụn nước này mang lại cảm giác khó chịu và ngứa rát vô cùng. Khi toàn thân đều xuất hiện các nốt mụn nước, thậm chí là mọc cả trong niêm mạc miệng sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, nói chuyện. Thậm chí mụn nước còn to lên và bên trong có chứa mủ.2.4. Giai đoạn hồi phục Sau 7 - 10 ngày toàn phát, mụn nước thủy đậu sẽ vỡ ra, mụn khô dần, bong tróc và da được hồi phục. Khi đó bệnh nhân cần vệ sinh cẩn thận các nốt mụn tránh tình trạng bội nhiễm. Ngoài ra cần sử dụng kết hợp những loại thuốc trị thâm và trị sẹo bởi vì sẹo do thủy đậu để lại thường là sẹo lõm gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.3. Các biến chứng của bệnh thủy đậu Thủy đậu có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không tích cực điều trị trong thời gian bệnh khởi phát thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, cụ thể như sau:Làm lở loét, nhiễm trùng các vết mụn nước sau khi chúng bị vỡ. Thường biến chứng này sẽ xuất hiện ở trẻ nhỏ vì trẻ không kiểm soát được việc dùng tay để gãi các nốt mụn. Viêm phổi: thường gặp ở người lớn trong khoảng thời gian 3 - 5 ngày sau khi bệnh khởi phát. Triệu chứng là khó thở, ho nhiều, ho ra máu và tức ngực. Viêm não, viêm màng não: tình trạng này phát sinh khoảng sau 1 tuần mụn nước xuất hiện, có thể gặp phải ở cả trẻ em lẫn người lớn. Biểu hiện đó là sốt cao, rối loạn tri giác, hôn mê, rung giật nhãn cầu. Nếu không được phát hiện và xử trí, biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Viêm thận và cầu thận cấp: bệnh nhân đái ra máu, dần dần là suy thận. Viêm thanh quản, viêm tai giữa: nếu các nốt mụn thủy đậu xuất hiện tại những khu vực này thì sẽ gây lở loét, sưng tấy, nhiễm trùng và ảnh hưởng tới chức năng tai giữa, thanh quản. Nếu phụ nữ mang thai mắc thủy đậu: lây nhiễm virus sang thai nhi, gây lưu thai, sảy thai, dị tật bẩm sinh,...4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh thủy đậu4.1. Điều trị bệnh thủy đậu Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị căn bệnh này mà chỉ có các thuốc hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Thường thì bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tự điều trị tại nhà. Những trường hợp xuất hiện biến chứng thì phải điều trị tại viện dưới sự theo dõi và giám sát của bác sĩ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dich-vu-lay-mau-xet-nghiem-tan-noi-chang-duong-gan-30-nam-vi-suc-khoe-nguoi-viet
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi: Chặng đường gần 30 năm vì sức khỏe người Việt
Tiên phong đưa dịch vụ y tế từ “xa lạ” trở thành “bạn đồng hành” của hàng triệu gia đình Việt Năm 1996, những nét vẽ đầu tiên của bức tranh toàn cảnh về dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi được khắc họa bằng câu chuyện tu nghiệp tại Nhật Bản của GS. Ngày ấy, GS Trí được tìm hiểu, đào tạo bài bản về lĩnh vực này, đồng thời nhận thấy đây là dịch vụ rất hữu ích cho xã hội, ông quyết tâm đưa tiện ích này về Việt Nam phục vụ nhân dân. Trong bối cảnh giữa những năm 90 của thế kỷ trước, khái niệm y tế tư nhân dường như còn rất mờ nhạt và chưa phổ biến. Người dân đa số đi khám thì đến bệnh viện, chờ đợi lấy sổ khám, xếp sổ chờ bác sĩ gọi tên vào tư vấn là hình ảnh rất quen thuộc. Trước những rào cản vô cùng lớn lao đó, quyết tâm triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi được coi như công cuộc khai phá, thay đổi văn hóa sử dụng dịch vụ y tế, quy trình khám, chữa bệnh truyền thống đã trở thành “thâm căn cố đế” của người Việt. Hành trình tiên phong với vô vàn thách thức, song với tầm nhìn chiến lược cùng sự quyết tâm và bền trí, GS. Nguyễn Anh Trí cùng các cộng sự sẵn sàng dấn thân, đương đầu với khó khăn để đặt những “viên gạch” đầu tiên và khai sinh ra dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tại Việt Nam. Điều này được minh chứng bằng con số 4 triệu khách hàng tin chọn và hài lòng sử dụng dịch vụ mỗi năm. Nâng tầm thương hiệu - kiến tạo vị thế tại Việt Nam và trên trường quốc tế GS. Với tầm nhìn và định hướng sáng suốt đó, sau hành trình gần 30 năm, song hành cùng khám chữa bệnh đa chuyên khoa, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi đã tạo được sự tín nhiệm của đối tác và sự ghi nhận của các tổ chức uy tín tại Việt Nam cũng như trên trường quốc tế. Cùng với đó là những bước tiến vượt bậc trong mở rộng tầm vóc, kiến tạo vị thế của thương hiệu phủ sóng toàn quốc và vươn tầm quốc tế. Lưu trữ lịch sử khám, tạo lập hồ sơ sức khỏe số tiện lợi... 3/ 27 năm - một mức giá duy nhất Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi - bạn đồng hành chăm sóc sức khỏe cho mọi gia đình
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/virus-an-thit-va-vi-khuan-an-thit-co-phai-la-mot-hay-khong-
Virus ăn thịt và vi khuẩn ăn thịt có phải là một hay không?
Hiện tại có khá nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa vi khuẩn và virus ăn thịt. Thực tế, chỉ có vi khuẩn ăn thịt - căn nguyên của bệnh lý viêm cân mạc hoại tử cực kỳ nguy hiểm hiện nay. Bệnh khởi phát một cách khá đột ngột với tốc độ lây lan nhanh chóng, có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. 1. Sự nhầm lẫn giữa vi khuẩn và virus ăn thịt Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa vi khuẩn và virus ăn thịt. Trên thực tế, virus ăn thịt không tồn tại mà chỉ có vi khuẩn ăn thịt. Vậy vi khuẩn ăn thịt là gì? Đây là một cụm từ được sử dụng để mô tả về tình trạng viêm mạc cân hoại tử, một loại bệnh lý nặng có thể xuất hiện một cách đột ngột và lan ra nhanh chóng. Bệnh lý do một số loại vi khuẩn gây nên như: liên cầu khuẩn A beta tan huyết, trực khuẩn gram dương Clostridium, vi khuẩn gram âm dạng que Aeromonas hydrophila,… Những loại vi khuẩn này thực tế không ăn thịt nhưng chúng lại phóng ra những chất độc có khả năng làm tổn thương những mô ở xung quanh và gây nên tình trạng hoại tử. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người gọi đây là vi khuẩn ăn thịt người. Hiện tượng viêm cân mạc hoại tử thường xuất hiện khi các vi khuẩn này tiếp xúc đến lớp cân mạc, một dạng mô liên kết ở phía bên dưới da. Mặc dù tỷ lệ bị viêm cân mạc hoại tử không nhiều nhưng vẫn khiến nhiều người lo ngại vì khả năng gây biến chứng và tử vong khá cao. Viêm cân mạc hoại tử phát triển ở dưới da rất nhanh do độc tố của các loại vi khuẩn này có khả năng gây viêm và phá hủy các mô. Nếu chúng tiếp xúc với những mô mềm và vùng da ở những khu vực bị tổn thương thì các vi khuẩn này càng phát triển nhanh hơn, gây nên nhiều tổn thương nghiêm trọng hơn. Nếu bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp lúc có thể khiến bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng cực kỳ nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. 2. Nguyên nhân mắc vi khuẩn ăn thịt là gì? Nhiều người cho rằng, virus ăn thịt chính là nguyên nhân của bệnh lý. Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì virus ăn thịt không hề tồn tại. Thay vào đó là sự hiện diện của các loại vi khuẩn ăn thịt. Những vi khuẩn này thường có ở các vùng nước hoặc đất bẩn. Chúng có thể sống được ở trong các cơ quan như ruột, cổ họng, trên bề mặt da,... nhưng không gây nên những vấn đề quá nguy hiểm. Vi khuẩn khi tấn công vào cơ thể thông qua vết thương hở và xâm nhập vào những mô sâu. Sau đó, chúng sẽ phóng ra các độc tố có khả năng gây thương tổn cho những mô lân cận với một tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Các vi khuẩn này có thể lây lan từ người qua người nhưng với khả năng không quá cao. Thường thì mọi vết tổn thương ở trên da, từ những vết thương nhỏ trên da như vết xước, vết da nứt nẻ cho đến những vết thương lớn như phẫu thuật, bỏng,... cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt. Bên cạnh đó, một số trường hợp có hệ miễn dịch kém cũng rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn này gồm: Người có thói quen uống rượu bia. Người dùng các chất gây nghiện. Bệnh nhân từng bị thủy đậu. Bệnh nhân xơ gan. Người bị tiểu đường. Người bị mắc các bệnh lý về tim mạch và có tác động đến van tim. Người bị các bệnh liên quan đến phổi hoặc bệnh lao. Bệnh nhân bị mạch máu ngoại vi,... Các loại vi khuẩn ăn thịt người thường trú ngụ ở những vị trí như tay hoặc chân. Tuy nhiên, chúng cũng có khả năng gây nên những tổn thương ở các khu vực như đầu, cổ hoặc bẹn. 3. Những triệu chứng nhận biết vi khuẩn ăn thịt Một vài triệu chứng lâm sàng thường gặp khi bị vi khuẩn ăn thịt tấn công sau 24 tiếng gồm (các triệu chứng xuất hiện cùng nhau): Xung quanh vết thương, khu vực da bị trầy xước,... thường đau nhiều hơn so với thông thường. Xuất hiện các triệu chứng tương tự như cảm cúm như sốt, chóng mặt, khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy,... Khát nước nhiều. Sau 24 tiếng, nếu người bệnh vẫn chưa được thăm khám và điều trị thì mức độ nhiễm trùng sẽ nặng hơn. Khoảng 3 - 4 ngày sau thì xuất hiện thêm các triệu chứng như: Khu vực da vết thương bị sưng, nóng đỏ và cảm thấy cứng khi động vào. Thậm chí khu vực da đó còn chuyển sang màu tím, tiếp theo là có mụn nước với dịch màu sẫm và mùi hôi. Nếu vẫn không được can thiệp thì vùng da đó dần mất màu, bong da và hoại tử mô. Tiêu chảy, nôn mửa nhiều hơn. Nếu để đến ngày thứ 5 vẫn chưa được điều trị thì các triệu chứng sẽ nguy hiểm hơn: Tụt huyết áp. Hôn mê. Sốc nhiễm độc. Nhiễm vi khuẩn ăn thịt rất nguy hiểm, để lâu sẽ gây nên tình trạng hoại tử nặng, nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời thì sẽ phải cắt cụt chi và còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí là tính mạng. 4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Khi bị các vi khuẩn ăn thịt tấn công, phát triển trong thời gian dài mà không điều trị đúng cách và kịp thời có thể làm xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ: nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm độc. Bệnh lý đồng thời cũng có thể gây nên những biến chứng vĩnh viễn như phải tháo khớp tay hoặc chân, sẹo vĩnh viễn hậu phẫu cắt bỏ các mô nhiễm trùng.5. Phòng ngừa vi khuẩn ăn thịt như thế nào? Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, luôn rửa tay với xà phòng nhất là trước và sau khi chế biến đồ ăn hoặc đi vệ sinh,... Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn các loại động vật ốm chết. Cần hạn chế tiếp xúc với đất và nguồn nước bẩn (nhất là ở những khu vực bị ô nhiễm nặng). Luôn sử dụng đồ bảo hộ với những trường hợp phải làm việc ngoài trời và thường phải tiếp xúc với các nguồn bị nhiễm bẩn. Khi có vết thương hở thì cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc có khả năng bị ô nhiễm. Trong trường hợp phải tiếp xúc thì cần băng vết thương bằng các loại băng chống thấm và vệ sinh - sát trùng cẩn thận sau đó. Các trường hợp mắc phải các bệnh lý nền như tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch,... cần đặc biệt cẩn thận với các vết thương để tránh nhiễm khuẩn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/vo-ruot-thua-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri
Vỡ ruột thừa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ đối với viêm ruột thừa và mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Trong trường hợp không kịp điều trị, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm diễn tiến nhanh như vỡ ruột thừa. Vậy làm thế nào để nhận biết ruột thừa bị vỡ? 1. Vỡ ruột thừa là gì? Vỡ ruột thừa là một biến chứng nghiêm trọng của tình trạng viêm ruột thừa khi không được điều trị kịp thời và đúng cách. Phần lớn bệnh nhân viêm ruột thừa gặp biến chứng vỡ trong vòng 24 - 48 tiếng kể từ khi có cảm giác đau bụng. Viêm ruột thừa là tình trạng cấp tính và có tốc độ diễn tiến nhanh. Khi ruột thừa bị vỡ, vi khuẩn sẽ tấn công và làm viêm nhiễm ổ bụng dẫn đến nhiều hệ luỵ khác như: áp xe ổ bụng, hoại tử ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu,... ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. 2. Nguyên nhân khiến ruột thừa vỡ Ruột thừa là đoạn ruột ngắn nằm ở vị trí nối với đầu manh tràng và cấu trúc 1 đầu tận. Khi bộ phận này gặp vấn đề tắc nghẽn khiến vi khuẩn tích tụ trong ruột thừa , khi đó hệ thống miễn dịch kích hoạt và quá trình viêm bắt đầu. Ruột thừa bị viêm sưng tấy và chứa nhiều dịch mủ làm tăng áp suất trong cơ quan này dẫn đến tình trạng thiếu máu đến thành ruột thừa. Điều đó khiến các mô trong ruột thừa bị hoại tử và thành các mô chết. Khi các mô hoại tử ngày càng nhiều khiến thành ruột thừa mỏng dần dẫn đến thủng và tràn dịch mủ ra ngoài ổ bụng. 3. Dấu hiệu vỡ ruột thừa Dấu hiệu vỡ ruột thừa thường xuất hiện trong vòng 24 - 48 tiếng sau khi có các cơn đau ruột thừa bắt đầu. Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh nên nắm rõ một số dấu hiệu được phân loại theo tình trạng dưới đây. Bởi vì khi ruột thừa vỡ gây rò rỉ vi khuẩn, dịch mủ trong ổ bụng nên ngoài các dấu hiệu đau bụng thì khi bệnh nhân gặp tình huống này còn có các dấu hiệu khác như: Phạm vi đau rộng hơn ở toàn bộ bụng thay vì tập trung ở vùng thượng vị hoặc bụng phải khi mới khởi phát. Tình trạng cơn đau ở mức độ cao hơn, thậm chí đau cả khi di chuyển, ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu và tần suất các cơn đau liên tục. Sốt cao trên 38 độ C và khó hạ sốt. Tăng nhịp tim và nhịp thở dồn dập hơn do ảnh hưởng của các cơn đau. Cảm giác ớn lạnh toàn thân. Cơ thể mệt mỏi, mất sức, lừ đừ. Tăng cảm giác buồn nôn, nôn dữ dội,... Khi ruột thừa mới vỡ làm giảm áp lực tại bộ phận này khiến các cơn đau có dấu hiệu nhẹ hơn tuy nhiên khi dịch mủ, vi khuẩn lây lan đến các vị trí khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến cơ quan khác. Điều này khiến các cơn đau bụng trở lại nhanh chóng và mức độ đau nhiều hơn. Áp xe là tình trạng khi ruột thừa bị vỡ, các cơ quan khác trong ổ bụng kích hoạt chế độ tự bảo vệ bằng cách ngăn chặn dịch mủ lan rộng. Các dấu hiệu áp xe ruột thừa thường gặp ngoài dấu hiệu đau ruột thừa như: Cơn đau có thể xuất hiện ở toàn bộ vùng bụng hoặc một số vị trí áp xe nhất định ngoài khu vực hố chậu. Các cơn đau tăng dần từ âm ỉ đến đau quặn, liên tục. Không có dấu hiệu hạ sốt sau khi dùng các loại thuốc điều trị. Nôn ói dữ dội. Tiêu chảy. Chán ăn, bỏ ăn. Kiệt sức khiến tay chân vận động yếu dần,... Nhiễm trùng máu là biến chứng nghiêm trọng nhất khi ruột thừa bị vỡ. Bởi vì lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào máu và đi đến các cơ quan khác của toàn bộ cơ thể. Trường hợp này các triệu chứng không còn tập trung ở vùng bụng mà bắt đầu xuất hiện dấu hiệu ở toàn thân như: Nhiệt độ cơ thể tăng hoặc hạ nhiệt tùy trường hợp. Cảm giác khó thở, nhịp tim đập nhanh. Cơ thể mê man, xuất hiện dấu hiệu nhầm lẫn. Giảm huyết áp, mạch chậm,...4. Cách điều trị vỡ ruột thừa Cắt bỏ ruột thừa viêm càng sớm càng tốt là cách phòng ngừa tốt nhất cho ruột thừa vỡ. Điều trị sớm là rất quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng, có thể dẫn đến tử vong. Bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng một trong hai phương pháp để cắt bỏ ruột thừa: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở bụng, cụ thể: Phẫu thuật nội soi: thường được chỉ định dành cho các trường hợp vỡ ruột chưa ảnh hưởng đến phúc mạc bụng. Đây cũng là phương pháp thường được ưu tiên lựa chọn để điều trị ruột thừa trong điều kiện tình trạng bệnh cho phép. Công nghệ nội soi giúp hạn chế vết mổ kém thẩm mỹ và rút ngắn thời gian hồi phục nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Phẫu thuật mở bụng: là phương pháp phẫu thuật cắt ruột thừa bằng cách rạch đường mổ khoảng 5 - 10 cm để thực hiện trực tiếp. Mổ hở thường được chỉ định đối với trường hợp vỡ ruột thừa có biến chứng viêm phúc mạc. Trong quá trình cắt ruột thừa, bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch ổ bụng đã bị dịch mủ xâm nhập. Phương pháp này giúp làm hạn chế bỏ sót các vị trí nhiễm trùng trong ổ bụng. 5. Câu hỏi thường gặp về tình trạng vỡ ruột thừa Tình trạng vỡ ruột thừa có tính nguy cấp cao và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng vì thế bệnh nhân cũng có nhiều băn khoăn phổ biến như:Viêm ruột thừa là tình trạng khó kiểm soát và phòng tránh bởi vì chúng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên người bệnh có thể giảm tỷ lệ biến chứng vỡ ruột thừa nếu được thăm khám và chẩn đoán kịp thời trong vòng 12 giờ đầu tiên kể từ thời điểm khởi phát cơn đau. Tuỳ thuộc vào tình trạng vỡ ruột thừa và thể trạng cơ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ có các chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Một số trường hợp ổ viêm lan rộng cần can thiệp làm sạch ổ bụng sẽ có chỉ định mổ hở. Đối với người mổ bằng phương pháp nội soi thường có thời gian hồi phục nhanh trong vòng 10 ngày để trở lại sinh hoạt bình thường. Trường hợp mổ hở cần khoảng 4 - 5 tuần để vết thương hồi phục bình thường. Sau khi hồi phục, người bệnh hạn chế vận động mạnh hoặc làm việc nặng nhọc trong vòng 2 tháng để tránh gây ảnh hưởng tác động đến vết thương. Khi có bất kỳ dấu hiệu đau bụng (đặc biệt là đau bụng vùng hố chậu phải), người bệnh nên đến ngay bệnh viện ngay lập tức để thăm khám, chẩn đoán kịp thời tránh xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Không nên tự ý điều trị bằng các loại thuốc giảm đau tại nhà để tránh bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/suy-than-man-la-gi-cac-giai-doan-phat-trien-bien-phap-phong-tranh
Suy thận mạn là gì? Các giai đoạn phát triển, biện pháp phòng tránh
Trong cơ thể con người, thận là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. Vì vậy, khi bộ phận này bị suy yếu, sức khỏe của chúng ta sẽ suy giảm rất nhanh. Vậy, có thể hiểu suy thận mạn là gì? Tình trạng bệnh lý này diễn biến theo mấy giai đoạn? Làm thế nào để phòng tránh suy thận mạn? 1. Suy thận mạn là gì? Suy thận mạn là hậu quả của những bệnh lý liên quan đến thận. Đây là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm rõ rệt, gần như không còn khả năng phục hồi. Tình trạng suy thận mạn khiến chức năng lọc cầu thận bị suy giảm. Nó cũng gây ra tình trạng rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu,... Thậm chí, xương khớp của người bệnh còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng như loãng xương, nhuyễn xương, gãy xương,... Bệnh lý suy thận mạn thường diễn biến một cách âm thầm, từ từ. Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu không rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Đến giai đoạn cuối, chức năng thận hầu như bị suy giảm hoàn toàn. Quá trình điều trị suy thận mạn diễn ra rất phức tạp và tốn kém. Ở giai đoạn cuối, việc phải lọc máu, ghép thận,... dễ khiến người bệnh mệt mỏi, khó kiên trì theo đuổi đến cùng. 2. Các giai đoạn suy thận mạnỞ giai đoạn 1, tổn thương tại vùng thận chỉ mới xuất hiện, không có biểu hiện ra ngoài. Chỉ số GFR lúc này có thể ở ngưỡng bình thường hoặc cao (GFR lớn hơn 90 m L/phút). Người bệnh phát hiện bị mắc suy thận giai đoạn 1 chủ yếu là khi đi thăm khám các bệnh lý khác hoặc khi đi khám sức khỏe tổng quan. Ở một số người, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng cấp tính như ăn không ngon, đi tiểu về đêm nhiều hơn bình thường, cơ thể mệt mỏi, đau tức tại 2 vùng thắt lưng. Bước sang giai đoạn 2, chỉ số GFR giảm xuống còn từ 60 đến 89 m L/phút. Tuy nhiên, các triệu chứng cụ thể vẫn chưa xuất hiện. Trong những đợt khởi phát cấp tính, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, đi tiểu nhiều về đêm, đau ở 2 bên thắt lưng, kiểm tra thì thấy thiếu máu. Triệu chứng vẫn không rõ nét và tương đối giống như ở giai đoạn 1. Đến giai đoạn 3, chức năng thận bắt đầu suy giảm nhiều nhưng biểu hiện ra ngoài cũng vẫn chưa rõ ràng. Bên cạnh cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon thì người bệnh còn có thể gặp phải một vài triệu chứng khác như đau ở vùng lưng, sưng phù mí mắt, sưng tứ chi,... Những triệu chứng này chủ yếu xuất hiện trong thời kỳ khởi phát cấp. Trong giai đoạn 3, tình trạng bệnh lý được chia thành 2 mốc cơ bản. Bao gồm mốc 3A và mốc 3B. Mốc 3A: Chức năng cầu thận suy giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân thường xuyên bị thiếu máu, xương khớp bị ảnh hưởng. Chỉ số lọc cầu thận GRF lúc này giảm xuống còn 45 đến 59 m L/phút. Mốc 3B: Tổn thương tại vùng thận diễn biến nghiêm trọng hơn, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Chỉ số lọc cầu thận GFR giảm xuống chỉ còn 40 đến 44 m L/phút. Đến giai đoạn này, triệu chứng mới thực sự rõ ràng. Trong đó, các triệu chứng thường gặp nhất phải kể đến là: Da xanh xao. Chỉ số huyết áp tăng cao. Ăn không ngon. Đi tiểu đêm nhiều lần. Nôn ói. Phù toàn thân, có thể tràn dịch các màng (màng phổi, màng bụng,... ). Đau nhức đầu liên miên. Đau nhức khắp xương khớp. Chỉ số lọc cầu thận lúc này xuống rất thấp, chỉ còn khoảng 15 đến 29 m L/phút. Trường hợp không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như suy tim, đái tháo đường, một số cơ quan bị phù nề,... Để hạn chế tổn thương tại các hệ cơ quan, bệnh nhân cần chạy thận gấp. Ở giai đoạn cuối, chức năng của thận hầu như đã bị suy giảm hoàn toàn, không còn khả năng phục hồi. Chỉ số lọc cầu thận GFR lúc này ở dưới mức 15 m L/phút. Người bị suy thận giai đoạn 5 phải chạy thận, lọc màng bụng liên tục. Giải pháp tốt nhất ở giai đoạn này là ghép thận. 3. Nguyên nhân gây ra tình trạng suy thận mạn Suy thận mạn được xem là kết quả của các bệnh lý liên quan đến thận. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do: Tình trạng viêm cầu thận, viêm kẽ thận, u nang chèn ép thận,... Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu lâu ngày dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt, hình thành sỏi thận. Tình trạng nước tiểu bị trào ngược vào thận. Đái tháo đường. Cao huyết áp. Tác dụng phụ của thuốc,... Thường thì người hút thuốc lá, người bị thừa cân, người có tiền sử mắc bệnh lý về thận, người sinh ra có cấu trúc thận khác biệt, người bị đái tháo đường,. . chính là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị suy thận mạn. 4. Một số phương pháp điều trị suy thận mạn phổ biến Ở phương pháp điều trị này, bác sĩ chủ yếu áp dụng các biện pháp nhằm giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, giảm bớt triệu chứng lâm sàng khó chịu. Nếu điều trị theo hướng thay thế thận, người bệnh có thể được chỉ định điều trị theo các phương pháp sau. Chạy thận nhân tạo: Thực chất chính là phương pháp lọc máu, thay thế thực hiện một vài chức năng của thận. Theo đó, máu của người bệnh cần truyền ra bên ngoài để tiến hành lọc, loại bỏ tạp chất. Tiếp theo, máu vừa được lọc sạch lại tiếp tục truyền vào cơ thể người bệnh. Tần suất chạy thận thường là 3 lần/tuần, thời gian mỗi lần chạy thận kéo dài trong khoảng 4 tiếng. Lọc màng bụng: Ở cơ thể người, lớp màng bụng có khả năng lọc chất thải. Khi áp dụng phương pháp lọc màng bụng, dịch cần lọc được truyền từ ống dẫn vào bụng. Đến khi quá trình lọc kết thúc, phần dịch thải sau lọc sẽ được đưa ra khỏi cơ thể. Ghép thận: Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho người bệnh bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Nguồn thận sử dụng ở đây là thận lấy từ người hiến tặng hoặc người chết não. Sau khi thực hiện phép thận, bệnh nhân cần dùng thuốc chống thải ghép và kiểm tra sức khỏe định kỳ. 5. Cách phòng ngừa suy thận mạn Để phòng ngừa suy thận mạn, mỗi người cần duy trì lối sống lành mạnh thông qua những thói quen tích cực như: Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn không nên ăn mặn (chỉ bổ sung 2-3g muối/ngày). Đồng thời, bạn cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đạm, kali, photpho. Bổ sung đủ nước hàng ngày: Bạn hãy uống nước bất kỳ khi nào cảm thấy khát, lượng nước bổ sung vào cơ thể hàng ngày cần đạt ít nhất 2 lít. Đo huyết áp và đường huyết thường xuyên: Nhằm phát hiện bất thường và đi kiểm tra sức khỏe kịp thời. Tập thể dục thể thao mỗi ngày: Để duy trì cân nặng phù hợp.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tan-soi-nieu-quan-la-gi-3-ky-thuat-tan-soi-nieu-quan-co-ban
Tán sỏi niệu quản là gì? 3 Kỹ thuật tán sỏi niệu quản cơ bản
Sỏi niệu quản có thể gặp ở bất cứ ai và một trong những phương pháp điều trị được ưu tiên, có hiệu quả cao là tán sỏi niệu quản. Vậy tán sỏi niệu quản là gì và có những cách tán sỏi nào hiện đang được áp dụng? 1. Tán sỏi niệu quản là gì? Tán sỏi niệu quản là kỹ thuật can thiệp ít xâm lấn, hỗ trợ xử lý và loại bỏ sỏi tiết niệu khỏi cơ thể. Ưu điểm của phương pháp điều trị này là đảm bảo tỷ lệ loại bỏ sỏi cao, bệnh nhân chỉ cần nằm viện trong một vài ngày, thời gian phục hồi tương đối nhanh. Nhờ những ưu điểm nổi bật kể trên mà tán sỏi niệu quản đang dần thay thế cho mổ hở. Tuy nhiên, trước đó, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe kỹ để xác định thể trạng, tình trạng bệnh và mức độ sỏi, từ đó bác sĩ sẽ xem xét xem liệu có áp dụng được kỹ thuật này hay không. Sau khi tán sỏi, bệnh nhân vẫn cần theo dõi. Nhưng với tốc độ phục hồi nhanh, hầu như không để lại sẹo ngoài da, bạn sẽ dễ dàng quay lại cuộc sống bình thường sau điều trị. 2. Các kỹ thuật tán sỏi niệu quản công nghệ cao hiện đang được áp dụng Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng đến sóng xung kích tác động vào sỏi tiết niệu. Theo đó, sóng xung kích từ thiết bị chuyên dụng được bác sĩ hướng thẳng vào khu vực có sỏi trong cơ thể. Trước áp lực mạnh của sóng xung kích, từng viên sỏi tiết niệu bắt đầu vỡ thành từng mảnh nhỏ. Sau đó, chúng sẽ theo đường nước tiểu và đào thải ra ngoài cơ thể. Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể chủ yếu áp dụng cho bệnh nhân bị sỏi tiết niệu có kích thước nhỏ hơn 15mm. Đồng thời, sỏi chỉ nằm ở 1/3 phần phía trên của niệu quản. Người bệnh phục hồi khá nhanh, hiệu quả tán sỏi thành công lên đến 80%. Trong quá trình điều trị, người bệnh không phải dùng nhiều kháng sinh, tình trạng nhiễm trùng được hạn chế đáng kể. Tuy vậy, kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể lại không thực sự hiệu quả với những trường hợp sỏi đạt kích thước trên 15mm. Ngoài ra, trường hợp bị sỏi cystin, sỏi oxalat calci, kỹ thuật tán sỏi này lại không phù hợp áp dụng. Ở kỹ thuật tán nội soi ngược dòng, một ống nội soi mềm chuyên dụng được đưa vào vị trí xuất hiện sỏi qua đường niệu đạo. Lúc này, nước tiểu sẽ truyền từ ống thận xuống đến bàng quang qua đường ống JJ. Tiếp theo, khi xác định chính xác vị trí của sỏi cần tán, bác sĩ mới bắt đầu tán sỏi bằng sóng siêu âm hoặc sử dụng tia laser để tán sỏi. Cuối cùng, vụn sỏi được hút bỏ ra khỏi cơ thể. Kỹ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng thích hợp áp dụng cho trường hợp sỏi nằm ở vị trí 1/3 phía dưới và chính giữa đường tiểu. Sau khoảng 1 đến 2 ngày điều trị, bệnh nhân có thể ra viện. Thế nhưng, kỹ thuật tán sỏi này lại không phù hợp áp dụng nếu bệnh nhân có niệu đạo hẹp hoặc niệu đạo bị viêm nhiễm. Một rủi ro của phương pháp này là người bệnh vẫn có nguy cơ bị tổn thương đường nước tiểu (chảy máu). Nói chung, kỹ thuật điều trị này đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, sự trợ giúp của hệ thống thiết bị hiện đại. Đây là kỹ thuật tán sỏi niệu quản tiên tiến nhất hiện nay, thích hợp áp dụng cho cả trường hợp kích thước sỏi lớn hơn 15mm, sỏi nằm ở vị trí 1/3 phía trên đường niệu quản. Trước tiên, bác sĩ cần rạch một đường dài khoảng 5mm để tạo lỗ thông, giúp luồn ống nội soi vào khu vực cần tán sỏi. Tiếp theo, bác sĩ dùng tia laser để tán sỏi và các mảnh vụn sỏi sẽ được hút ra bên ngoài. Tỷ lệ sạch sỏi sau khi áp dụng phương pháp này có thể đạt 99%. Mặc dù vẫn phải rạch vết thương nhỏ ngoài da nhưng mức độ tổn thương và tình trạng chảy máu không nhiều như khi mổ hở truyền thống. Tuy vậy, chi phí thực hiện tán sỏi bằng tia laser tiên tiến thường cao hơn so với 2 kỹ thuật còn lại. Mặt khác, để đạt hiệu quả cao thì chuyên môn của bác sĩ giữ một vai trò rất quan trọng. 3. Lưu ý cần biết sau khi thực hiện thủ thuật tán sỏi niệu quản Sau khi điều trị bằng phương pháp tán sỏi niệu đạo, bệnh nhân phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa hiện tượng nhiễm trùng, giảm cảm giác đau. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng và phù hợp sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần đảm bảo uống đủ nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Giai đoạn đầu khi mới tán sỏi, bạn cần chế sử dụng một số loại thực phẩm như: Thực phẩm giàu chất béo. Thực phẩm chứa nhiều muối. Các loại đồ ăn cay nóng, đồ cứng khó tiêu. Rượu bia, đồ uống có cồn nói chung, nước chè đặc, cà phê. Các loại hải sản. Những loại thực phẩm trên dễ khiến vết thương lâu lành, ảnh hưởng đến cơ quan trong đường tiết niệu. Thay vào đó, bạn hãy ưu tiên rau xanh, trái cây giàu vitamin và chất xơ vào khẩu phần ăn. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường như nước tiểu có máu, đi tiểu khó kèm cảm giác đau buốt, bị sốt hoặc ớn lạnh, nôn nao,... bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và được xử lý sớm, tránh nguy hiểm không đáng có.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/than-yeu-nen-lam-gi-de-cai-thien-tinh-trang-va-bao-ve-suc-khoe-
Thận yếu nên làm gì để cải thiện tình trạng và bảo vệ sức khỏe?
Thận là cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình lọc máu, đào thải cặn bã, giúp cơ thể khỏe mạnh. Chính vì vậy, khi cơ quan này suy yếu, cơ thể chúng ta dễ gặp phải nhiều vấn đề. 1. Một số dấu hiệu cho thấy thận suy yếu Chức năng thận suy yếu khiến chất thải trong máu như urê, axit hay creatinin không được loại bỏ ra ngoài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác và có thể làm miệng có mùi hôi khó chịu. Người bị thận yếu thường ăn không ngon, hầu như không hứng thú với chuyện ăn uống. Ở một số trường hợp, nhiều người còn cảm giác có mùi kim loại ở trong miệng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến hiện tượng giảm cân nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Sưng tấy, phù nề ngày dấu hiệu khá đặc trưng ở người bị suy thận. Theo đó, chức năng thận suy giảm khiến lượng muối và lượng chất lỏng không được đào thải ra ngoài cơ thể. Chúng dần tích tụ và gây ra hiện tượng phù nề. Người bị thận yếu hay bị sưng phù tại phần cẳng, mắt cá và bàn chân. Đồng thời, tại khu vực bàn tay, mặt và vùng quang mắt cũng hay bị sưng. Tại vùng da phù nề khi ấn tay vào sẽ có vết lõm và đàn hồi kém. Cơ thể tích tụ urê huyết là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn ở người thận yếu. Cảm giác buồn nôn thường hay xuất hiện vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy. Người bị suy thận nặng có xu hướng nôn nhiều hơn bình thường. Chính vì nôn ói liên tục khiến người bệnh ăn uống kém, không có cảm giác thèm ăn. Chức năng thận suy giảm gây ra tình trạng chán ăn, nôn ói, thiếu máu khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Khi đó, người bệnh gần như không thể tập trung hoàn thành công việc, luôn trong trạng thái uể oải. Suy thận có thể gây ứ đọng dịch tại phổi, giảm khả năng trao đổi khí tại đây. Đặc biệt, nếu xuất hiện tình trạng tràn dịch màng phổi sẽ gây ra triệu chứng khó thở. Tùy vào mức độ tràn dịch mà người bệnh sẽ có triệu chứng khó thở nhẹ hay nặng. Chức năng thận suy giảm là nguyên nhân khiến lượng nước tiểu tăng hoặc giảm bất thường. Trong đó, đi tiểu nhiều được xem như biểu hiện dễ nhận thấy nhất, cho biết thận đang gặp vấn đề. Phần lớn người bị thận yếu đều đi tiểu liên tục. Dấu hiệu này cho thấy chức năng lọc chất thải, tái hấp thụ ở thận đã bị suy giảm. Lúc này, lượng nước tiểu tăng lên khiến người bệnh hay buồn đi tiểu. Khi suy thận giai đoạn nặng, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu. Protein cùng tế bào máu được giữ lại ở phần màng lọc cầu thận. Thế nhưng, nếu chức năng lọc không có hoạt động bình thường, protein hoặc hồng cầu có thể thoát khỏi màng lọc, đi theo nước tiểu bài tiết ra ngoài gây tiểu máu và sủi bọt. Da khô ráp và ngứa ngáy không phải triệu chứng hay gặp ở người bị thận yếu. Dấu hiệu này chủ yếu xuất hiện khi tình trạng suy thận đã diễn biến nặng. Khi đó, thận không còn duy trì được chức năng lọc máu, chất độc có xu hướng bị tích tụ lại trên da dẫn đến hiện tượng da thô ráp, ngứa ngáy. Thận và hệ tuần hoàn có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc vào nhau để hoàn thành các nhiệm vụ và chức năng. Thận giúp lọc chất thừa, cặn bã ra khỏi máu nhưng để làm được điều đó, thận cần các mạch máu hỗ trợ. Do đó, khi mạch máu bị tổn thương (ví dụ do bệnh lý cao huyết áp) thì chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng, có thể gây suy thận. Ngược lại, một trong những biến chứng lớn nhất của suy thận là cao huyết áp. Ngoài việc lọc bỏ chất thừa, chất cặn bã ra khỏi máu thì thận còn giúp cân bằng huyết áp ở mức ổn định. Nên khi thận bị tổn thương, chức năng thận yếu đi thì sự cân bằng huyết áp sẽ bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng cao huyết áp và kéo theo một số hệ lụy khác như bệnh lý tim mạch, thậm chí là đột quỵ.2. Nguyên nhân gây thận yếu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thức suy yếu. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến là: Bệnh lý liên quan đến cầu thận. Bệnh lý đái tháo đường. Sỏi thận. Huyết áp tăng cao tạo gánh nặng cho thận. Chế độ ăn và sinh hoạt không lành mạnh như ăn mặn, thiếu ngủ, thức khuya thường xuyên, dùng chất kích thích, hút thuốc,... Ngoài ra, yếu tố tuổi tác cũng là tác nhân gia tăng khả năng suy thận. Trong đó, người lớn tuổi thường có xu hướng mắc bệnh thận cao hơn. 3. Thận yếu nên làm gì? Nếu nhận thấy thận có dấu hiệu suy giảm chức năng, bạn hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt. Ngay cả khi cơ thể không xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn cũng nên đi khám sức mạnh định kỳ 2 lần mỗi năm. Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và được cấp chứng chỉ CAP bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ, có thể thực hiện nhiều loại hình xét nghiệm, phân tích phức tạp. Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại như siêu âm, X-quang, nội soi, CT, MRI,... Làm việc vừa sức: Làm việc cường độ cao, không phân bổ thời gian nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý,... dễ khiến thận suy yếu. Do đó, bạn nên làm việc vừa sức, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Hàng ngày, bạn hãy cố gắng duy trì luyện tập thể thao từ 30 đến 45 phút. Kiểm soát cân nặng hợp lý: Quá gầy hoặc quá mập đều không tốt. Cân nặng của cơ thể nên duy trì ở mức hợp lý. Trong quá trình kiểm tra soát cân nặng, bạn nên kết hợp theo dõi chỉ số BMI. Chỉ số khối lượng BMI chỉ nên duy trì trong khoảng 18.6 đến 24.9. Theo dõi chỉ số huyết áp và đường huyết thường xuyên: Người bị thận yếu nên theo dõi chỉ số huyết áp và đường huyết hàng ngày. Nếu nhận thấy 2 chỉ số này lên xuống bất thường, bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe. Hạn chế tối đa các chất kích: Người vấn đề về thận tuyệt đối không sử dụng những chất dễ gây kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,... Bởi chúng có nguy cơ làm tăng xơ vữa mạch, ảnh hưởng không tốt đến thận. Không sử dụng thuốc bừa bãi: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn đều nên tham khảo tư vấn của bác sĩ. Các loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau,... dùng lâu ngày dễ tác động tiêu cực đến thận.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/da-non-bao-lau-thi-het-do-bi-quyet-cham-soc-da-non-khong-de-lai-seo
Da non bao lâu thì hết đỏ? Bí quyết chăm sóc da non không để lại sẹo
Khi vết thương có hiện tượng lên da non chứng tỏ da đang trong quá trình hồi phục và sắp lành. Tuy nhiên, sự hình thành da non sẽ gây ra hiện tượng ngứa và đỏ. Vậy da non bao lâu thì hết đỏ? Làm thế nào để da non lành mà không để lại sẹo và giảm ngứa? 1. Quá trình hình thành da non Tất cả các vết thương, khi lành sẽ hình thành da non. Quá trình hình thành da non sẽ diễn ra theo các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Miễn dịch Sau khi bị thương, miệng vết thương sẽ hình thành một lớp vảy từ máu đông. Khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt, tế bào bạch cầu nhanh chóng di chuyển đến vị trí bị tổn thương, tạo một hàng rào bảo vệ trước các tác nhân gây nhiễm trùng. Những trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công, vết thương sẽ có triệu chứng sưng đỏ, nóng, đau nhức hoặc đôi khi hình thành mủ. Theo thời gian, các triệu chứng nhiễm trùng giảm dần, vết thương dần hồi phục. Giai đoạn 2: Tăng sinh tế bào mới Ở giai đoạn này, các tế bào mới tăng sinh, các mạch máu và mô da dần lành lại. Tế bào hồng cầu tăng khả năng tạo collagen để liên kết các tế bào mới hình thành và tế bào cũ với nhau. Khi đó, miệng vết thương cũng dần được lấp đầy bởi lớp da non, vảy cứng thu nhỏ dần. Giai đoạn 3: Tái tạo da Thời điểm này, vảy cứng trên da sẽ dần được bong ra, da non có hiện tượng ngứa do sản sinh histamin, căng bóng và tấy đỏ sau đó mờ dần theo thời gian. Lúc này, bạn cần chú ý chăm sóc da kỹ lưỡng và bảo vệ da trước các tác động từ bên ngoài. Ngoài ra, không được cào, gãi vì da non rất mỏng, các tác động từ bên ngoài có thể gây tổn thương trở lại và khiến quá trình phục hồi diễn ra lâu hơn. 2. Da non bao lâu thì hết đỏ? Khó để đưa ra một con số cụ thể cho nghi vấn da non bao lâu thì hết đỏ vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ địa từng người. Độ rộng và sâu của vết thương. Chế độ chăm sóc. Vết thương có bị nhiễm trùng hay không. Phương pháp xử lý vết thương ban đầu. Tuy nhiên, hầu hết các vết thương ở mức độ trung bình sẽ mất thời gian khoảng 1 - 3 tháng để tái tạo da non và hết đỏ. Đây cũng là khoảng thời gian mà người bệnh cần chú ý chăm sóc vết thương kỹ lưỡng để tránh việc hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ. 3. Cách chăm sóc vết thương để nhanh hết đỏ và không để lại sẹo? Để quá trình lên da non diễn ra nhanh chóng, mau hết đỏ và không để lại sẹo, bạn cần có chế độ chăm sóc thích hợp. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo. Vệ sinh bề mặt da sạch sẽ thường xuyên Da non hình thành rất mỏng, yếu nên dễ bị kích ứng. Vì vậy, bạn cần phải làm sạch bề mặt da thường xuyên nhằm hạn chế những tác động từ bên ngoài. Bạn có thể dùng nước sạch để rửa bề mặt và thấm nước bằng bông gòn hoặc khăn mềm. Không nên sử dụng xà phòng mà có thể thay bằng sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm để làm sạch bề mặt da non. Không gãi hay chà xát mạnh lên bề mặt vết thương Khi vết thương hình thành da non sẽ tấy đỏ và ngứa nhiều. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được gãi hoặc chà xát mạnh lên miệng vết thương. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến vết thương hình thành sẹo hoặc nhiễm trùng từ đó kéo dài thời gian phục hồi của da. Bôi kem dưỡng hàng ngày Việc bôi kem dưỡng mỗi ngày có tác dụng cung cấp dưỡng chất và giữ ẩm khi da non hình thành. Nhờ đó mà da không bị khô, giảm kích thích, nhanh hết đỏ và mau lành. Bên cạnh đó, các loại kem dưỡng có chứa thành phần collagen, khoáng chất và vitamin sẽ giúp da khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo. Che chắn và bôi kem chống nắng Mỗi khi ra ngoài trời, bạn cần phải che chắn vị trí đang lên da non cẩn thận, bôi kem chống nắng để đảm bảo vùng da tổn thương không bị tác động bởi tia cực tím. Tác động từ ánh nắng mặt trời đến da non có thể khiến da tổn thương, rám nắng, sạm màu khiến tình trạng tấy đỏ kéo dài và vết thương lâu lành hơn. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học Một trong những cách giúp da non được nuôi dưỡng từ bên trong, bớt đỏ và mau lành nhưng vẫn đảm bảo an toàn là xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin để giúp da khỏe mạnh, tăng quá trình tái tạo tế bào mới. Tuy nhiên, không sử dụng các loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, rau muống, chất kích thích,… để tránh việc hình thành sẹo và tăng phản ứng với histamin. Bôi kem chống ngứa, trị sẹo Nếu vết thương bị kích ứng nhiều và gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để sử dụng các loại kem bôi giảm ngứa. Ngoài ra, việc sử dụng các loại kem trị sẹo cũng cho hiệu quả trong việc ngăn ngừa quá trình hình thành những vết tích trên da sau khi bị thương. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên Để làm dịu da, hạn chế tình trạng đỏ, kích ứng và bổ sung dưỡng chất để da mau lành, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như nghệ, nha đam, trứng gà, sữa chua không đường, rau má, mật ong,… Các sản phẩm này không chỉ an toàn, lành tính mà còn dễ tìm, cách dùng đơn giản và có nhiều tác động tích cực đến da, đặc biệt là da đang trong quá trình hồi phục sau tổn thương. Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc da non bao lâu thì hết đỏ và một số mẹo chăm sóc da non giúp nhanh lành, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu vết thương xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và tư vấn biện pháp chăm sóc phù hợp.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/da-co-may-lop-chuc-nang-cua-da-la-gi-
Da có mấy lớp? Chức năng của da là gì?
Đã có bao giờ bạn thắc mắc da có mấy lớp hay đối với cơ thể, da có chức năng gì hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo và chức năng của da để từ đó lên kế hoạch chăm sóc an toàn, hiệu quả nhất. 1. Da có mấy lớp? Mặc dù da đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể nhưng khi hỏi da có mấy lớp thì không phải ai cũng có câu trả lời chính xác. Theo thứ tự từ ngoài vào trong, da được chia làm 3 lớp: Lớp thượng bì Lớp thượng bì nằm ở bên ngoài cùng trong cấu trúc da được hình thành bởi các mô vảy sừng phân hóa. Lớp thượng bì được chia ra thành 5 lớp nhỏ bao gồm: Lớp đáy nằm ở vị trí trong cùng, đây là nơi sản sinh các tế bào keratinocyte. Lớp hạt là nơi bắt đầu cho quá trình sừng hóa, sản sinh hạt nhỏ và di chuyển lên lớp gai để tạo thành chất sừng và nhũ tương. Lớp gai giữ nhiệm vụ sản sinh chất sừng. Lớp bóng thường bằng phẳng và khó phân biệt ranh giới. Lớp sừng ở ngoài cùng được tạo nên bởi sự liên kết các lipid biểu bì. Mỗi lớp có độ dày trung bình khoảng 0,1 - 1mm tùy vào những vị trí khác nhau trên cơ thể. Thông thường, những khu vực như da tay, da chân sẽ dày hơn và mi mắt là vị trí mỏng nhất. Lớp thượng bì có khả năng tái sinh sau khi bị tổn thương tuy nhiên mức độ sẽ giảm dần theo thời gian. Lớp trung bì Lớp trung bì nằm vị trí ở giữa lớp thượng bì và hạ bì, độ dày ở khoảng 0,5 - 4mm. Lớp này được xem là “phao đệm” nâng đỡ cho lớp thượng bì được cấu tạo từ các chất như elastin, hyaluronic acid, collagen, mạch máu và dây thần kinh, có tác dụng giúp da săn chắc, đàn hồi và luôn được giữ ẩm. Lớp trung bì có các chức năng cơ bản là: Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho lớp thượng bì. Quyết định độ nhạy cảm của da. Bảo vệ cơ học cho cấu trúc sâu hơn của da. Lớp trung bì cũng là nơi chứa tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi. Lớp hạ bì (mô mỡ dưới da) Lớp hạ bì được cấu tạo chủ yếu từ các mô mỡ nằm ở phía trong cùng. Lớp hạ bì hoạt động như một lớp đệm cách nhiệt đồng thời bổ sung năng lượng cho da. Vai trò chính của lớp hạ bì là chịu lực, hạn chế lực tác động từ bên ngoài để giảm tổn thương khi xảy ra va chạm mạnh. Ngoài ra, các mô mỡ ở lớp hạ bì còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt và sản xuất hormone estrogen, testosterone. 2. Các chức năng chính của daĐối với cơ thể, da có những chức năng sau: Điều hòa thân nhiệt: Hoạt động của tuyến mồ hôi, hệ thống mạch máu và lớp mô mỡ dưới da giúp điều hòa thân nhiệt cho cơ thể. Tiếp nhận cảm giác: Hệ thống dây trên kinh dưới da sẽ tiếp nhận và giúp ta cảm nhận được những vấn đề bao gồm nóng, lạnh, đau, áp lực, tiếp xúc. Điều này giúp cơ thể thích nghi cũng như tránh được những tác động làm tổn hại cơ thể từ bên ngoài. Bảo vệ cơ thể: Da bao bọc toàn bộ cơ thể, giữ nhiệm vụ như một “hàng rào” bảo vệ các cơ quan khỏi tác động từ bên ngoài bao gồm yếu tố cơ học, hóa học, sinh học,… Chức năng bài tiết: Tuyến mồ hôi dưới da có tác dụng bài tiết chất cặn bã, giúp da mềm mại hơn. Ngoài ra, tuyến bã nhờn có nhiệm vụ như lớp sừng bảo vệ da không bị ngấm nước đồng thời cung cấp khả năng chống lại nấm, vi khuẩn,… Sản xuất melanin cho da: Các huyết sắc tố dưới da melanocytes chịu trách nhiệm sản xuất melanosome sau đó phân phối đến các tế bào khác trong cơ thể giúp bảo vệ tế bào khỏi những tác động từ tia UVA, UVB,… Tái tạo da: Da có khả năng tự phục hồi nhờ quá trình tái tạo tế bào mới sau khi bị tổn thương. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, chức năng này càng suy yếu khiến da trở nên nhăn nheo, mất sức sống. Vận chuyển chất dinh dưỡng: Các tế bào mỡ dưới da có tác dụng cung cấp dưỡng chất cần thiết khi cơ thể cần thông qua hệ thống mạch máu. 3. Muốn da khỏe mạnh, cần làm gì? Sau khi đã biết da có mấy lớp thì bạn cần thay đổi chế độ chăm sóc phù hợp nhằm giúp da săn chắc và khỏe mạnh hơn. Để da luôn khỏe mạnh, bạn cần chú ý một số vấn đề sau: Chăm sóc da một cách khoa họcĐể làn da luôn khỏe mạnh, đầy sức sống, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng đồng thời rèn luyện thân thể mỗi ngày, uống nhiều nước. Cách này không chỉ tốt cho da mà còn tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp tăng khả năng bảo vệ da, cơ thể trước các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Áp dụng quy trình chăm sóc da đúng cách Mỗi loại da khác nhau và tùy cơ địa từng người mà quy trình chăm sóc da có thể thay đổi. Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng các loại mỹ phẩm phù hợp theo tình trạng da đồng thời không rửa mặt với nước nóng và nên ưu tiên nước mát hoặc nước ấm. Thông thường, quy trình chăm sóc da sẽ gồm các bước theo tuần tự là tẩy trang, rửa mặt, tẩy da chết (1 - 2 lần/tuần), toner hoặc lotion, serum trị mụn, dưỡng ẩm, dưỡng da mắt và cuối cùng không thể thiết là bôi kem chống nắng kể cả những ngày trời âm u.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/gay-mong-tay-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh
Gãy móng tay: nguyên nhân và cách phòng tránh
Gãy móng tay là một trong những hiện tượng thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể liên quan tới bệnh lý hoặc không. Vậy hiện tượng này có thể phòng ngừa được không và phòng ngừa thế nào? 1. Nguyên nhân gây gãy móng tay Về nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng móng tay giòn, gãy móng tay, có thể kể đến gồm: Thừa độ ẩm: Trong cuộc sống sinh hoạt hoặc trong lao động hàng ngày, khi móng tay tiếp xúc với nước, bị ướt, chúng có xu hướng dày lên và co lại khi khô. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và lại trong môi trường nước có chất tẩy rửa mạnh, móng có thể bị khô và trở nên dễ bong tróc, dễ gãy. Vấn đề tuổi tác: khi cơ thể càng già, móng tay mọc càng chậm và chúng trở nên khô hơn, mỏng hơn và vì thế trở nên dễ gãy. Mặc dù không phải bất cứ ai già cũng gặp hiện tượng gãy móng tay thường xuyên song nhìn chung, tuổi tác được xem là một trong những nguyên nhân khiến móng tay chân yếu và thoái hóa. Hội chứng Raynaud: Hội chứng này là tình trạng ảnh hưởng tới sự lưu thông, hoạt động của các mạch máu. Lúc này, mạch máu bị tắc nghẽn, máu không được cung cấp đủ tới được các ngón tay chân khiến móng không được nuôi dưỡng và từ đó trở nên khô giòn, dễ gãy. Suy giáp: Tình trạng khiến cho sự tiết mồ hôi - chất dưỡng ẩm tự nhiên của cơ thể bị suy giảm. Từ đó, cả da và móng tay đều trở nên khô hơn. Cùng với hiện tượng móng tay giòn, dễ gãy, bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng như: tăng cân, mệt mỏi, cơ thể đau nhức và một số vấn đề khác liên quan tới trí nhớ. Thiếu máu: Xảy ra khi bạn bị mất quá nhiều máu hoặc chế độ ăn uống không đủ chất, thiếu chất sắt. Khi thiếu máu, bạn có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, móng giòn, dễ gãy, cong như chiếc thìa. Hệ quả của việc điều trị ung thư: Một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị có thể khiến cho da, móng trở nên khô, phát triển chậm và dễ gãy. Thiếu dinh dưỡng: Khi xuất hiện hiện tượng gãy móng tay thường xuyên mà không phải do bệnh thì có thể do cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, bạn còn có thể hay bị chuột rút, khô tóc, tróc da,...2. Khắc phục tình trạng gãy móng tay như thế nào? Có thể nói, để khắc phục tình trạng gãy móng tay, cần căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới chúng. Đối với những nguyên nhân do bệnh lý Chẳng hạn như suy giáp, Raynaud,... bạn cần chữa trị dứt điểm bệnh. Đồng thời, chia sẻ với bác sĩ điều trị để có được cách hạn chế, khắc phục hiệu quả nhất. Với nguyên nhân không phải bệnh lý Bạn có thể thực hiện một số phương pháp chăm sóc đơn giản để hạn chế tình trạng gãy móng tay như sau: Sử dụng găng tay: khi phải thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc mỗi khi sử dụng hóa chất (lau nhà, rửa bát,... ) Việc sử dụng găng tay không chỉ bảo vệ phần móng mà còn hạn chế tình trạng dị ứng đối với da tay. Bổ sung biotin: Biotin không chỉ có tác dụng đối với móng tay mà cả với tóc. Chính vì thế, với những người có tình trạng rụng tóc nhiều, móng tay giòn, dễ gãy, thường được chỉ định bổ sung thêm biotin. Tuy nhiên, đây là chất không thể bổ sung một cách tùy ý, bởi vậy, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra để được bác sĩ chỉ định xem có cần thiết bổ sung hay không. Tránh sử dụng các loại móng nhân tạo: Hiện nay, việc dán, nối móng tay được nhiều người lựa chọn bởi tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, móng tay giả thường được làm bằng acrylic - có hại cho móng tay thật. Hơn nữa, để tăng độ bám dính của móng giả, bạn thường sẽ phải mài cho móng mỏng đi. Mài mòn, acrylic keo gắn đều là các yếu tố gây hại cho móng của bạn. Hạn chế sơn móng tay: nếu móng của bạn yếu, giòn, dễ gãy, bạn nên hạn chế việc sơn móng tay bởi cũng giống như gắn móng giả, khi sơn, móng phải được mài để tăng độ bám dính. Đây là điều gây hại cho móng. Tăng cường ăn thực phẩm có chứa nhiều protein: khi cơ thể được cung cấp đủ protein, chúng sẽ tăng khả năng sản xuất keratin, giúp tóc, móng thêm chắc khỏe. Vì thế, tiêu thụ thực phẩm có protein tốt cũng giúp ích cho móng tay của bạn. Giữ móng tay ở độ dài vừa phải: có thể nói, để móng tay ở độ dài vừa phải là điều cần thiết bởi có thể vừa giúp chúng bảo vệ phần thịt đầu ngón tay, vừa tránh sự va quệt gây trầy xước. Chú ý chăm sóc tay, móng tay: bạn có thể lựa chọn một số loại kem dưỡng da có chứa các thành phần như alpha hydroxy hoặc lanolin để chăm sóc móng. Chúng sẽ giúp sức khỏe của móng được tăng cường. Ngoài ra, nếu móng có hiện tượng mẻ hoặc tách, bạn có thể sử dụng sơn bóng để sơn lên. Tuy nhiên, tuyệt đối không mài móng, không lạm dụng và không dùng axeton để tẩy. Không sử dụng móng tay như dụng cụ trong cuộc sống: Một số người thường có thói quen sử dụng móng tay để thực hiện một số công việc như: tách vật dụng, mở lon nước ngọt,... Đây là những hành động có thể gây hại cho móng, khiến móng sứt, gãy. Có thể nói, móng tay bị giòn, gãy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng sẽ không đáng lo nếu tình trạng này không diễn ra thường xuyên và không kèm theo một số triệu chứng khác. Tuy nhiên, nếu bạn thấy móng tay luôn trong tình trạng khô, nứt, dễ gãy thì nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân cụ thể. Nếu là do những thói quen trong sinh hoạt hoặc do điều kiện sống, sinh hoạt, bạn có thể thay đổi các thói quen đó. Nếu là bệnh hoặc do thiếu chất, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Bởi vậy, điều quan trọng nhất là xác định đúng nguyên nhân để có sự phòng ngừa, chăm sóc hiệu quả.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/khang-sinh-tri-mun-dung-the-nao-cho-dung-
Kháng sinh trị mụn: Dùng thế nào cho đúng?
Mụn luôn là vấn đề gây nhiều lo lắng cho không ít người, không phân biệt nam hay nữ. Hiện nay, nhiều người vẫn thường được chỉ định dùng kháng sinh trị mụn. Vậy thì cụ thể những trường hợp nào nên dùng và dùng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Có nên dùng kháng sinh trị mụn trứng cá không? Mụn trứng cá là vấn đề da liễu khá thường gặp đối với con người, đặc biệt trong giai đoạn tuổi dậy thì và thời kỳ thanh niên. Sự hình thành của mụn có liên quan tới hoạt động tuyến bã nhờn và lỗ chân lông. Một trong những tác nhân gây nên mụn là loại vi khuẩn gây nên mụn có tên Propionibacterium acnes. Bình thường, chúng vẫn tồn tại trên da mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, chúng phát triển mạnh, kẹt lại trong lỗ chân lông, khiến cho vùng da xung quanh trở nên nhạy cảm. Lúc này, cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể sẽ được khởi động, da trở nên đỏ hơn, sưng viêm và hình thành nhân mủ. Bên cạnh đó, trên da chúng ta luôn có những tuyến bã nhờn cung cấp chất nhờn để da đàn hồi, mềm mại, ẩm mượt hơn. Tuy nhiên, khi tuyến này hoạt động mạnh, cùng với chất bẩn, vi khuẩn, tế bào chết,... sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc và tạo ra mụn. Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tuyến bã nhờn bít tắc, vi khuẩn gây mụn hoạt động mạnh có thể kể tới rất nhiều, chẳng hạn như: thay đổi hormone, di truyền, tác động của các điều kiện môi trường bên ngoài, từ các sản phẩm chăm sóc da hoặc chế độ ăn uống,... Sử dụng kháng sinh trị mụn có thể giúp điều trị tình trạng này tận gốc. Cơ chế hoạt động của chúng là khiến cho lượng vi khuẩn gây mụn bị tiêu diệt, hạn chế, chống viêm, giảm sưng tấy.2. Kháng sinh trị mụn bao gồm những loại nào? Kháng sinh trị mụn trứng cá tồn tại phổ biến dưới hai dạng: dạng uốn và dạng bôi. Cụ thể là:Kháng sinh đường uống Thường gặp nhất là nhóm tetracyclin (doxycycline, minocycline, limecycline,. . ) với tác dụng giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da. Đồng thời, chúng có thể giúp cho tình trạng viêm tuyến bã nhờn được kiểm soát, từ đó, da sẽ nhanh lành hơn. Ngoài ra, có thể sử dụng kháng sinh có thành phần khác như clindamycin hoặc Minocycline với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên, các loại kháng sinh đường uống thường kèm theo một số tác dụng phụ đối với cơ thể nên khi sử dụng, cần được sự cho phép cũng như giám sát của chuyên gia y tế. Kháng sinh bôi ngoài da Các dạng kháng sinh bôi ngoài da có thể được điều chế dưới dạng kem, bọt, miếng dán hoặc dung dịch,... Chúng có tác dụng ngăn ngừa hình thành protein của vi khuẩn, ức chế hoạt động của chúng, giảm lượng dầu dư thừa, ngăn ngừa sự bít tắc lỗ chân lông. Một số kháng sinh đường bôi ngoài da có thể kể tới như: Dapsone: thường chỉ định cho trường hợp mụn nghiêm trọng và có thể bôi qua đêm. Erythromycin: Có thể tiêu diệt, ngăn ngừa sự hình thành của các loại vi khuẩn gây mụn và tác dụng tốt đối với cả vùng da viêm xung quanh nốt mụn.3. Kháng sinh trị mụn được sử dụng trong thời gian bao lâu? Có thể nói, khi kê kháng sinh để trị mụn, bác sĩ sẽ ghi rõ trong đơn thuốc về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng thực tế mà thời gian điều trị cần có sự linh hoạt cho phù hợp. Thường thì khoảng sau 3 - 4 tháng mới có thể thấy được hiệu quả rõ rệt. Đối với những trường hợp tình trạng nặng hơn, thời gian có thể kéo dài lâu hơn. Kháng sinh vừa giúp giảm viêm, tiêu sưng, tiêu cồi vừa giúp kiểm soát sự sừng hóa của da, đồng thời còn hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. - Kháng sinh đường uống: thường được chỉ định trong trường hợp tình trạng mụn từ trung bình đến nặng, có thể kết hợp thêm thuốc bôi ngoài da không chứa kháng sinh. Khi da xuất hiện nhiều dạng mụn khác nhau như đầu đen, đầu trắng, mụn mủ, bạn có thể phải dùng thêm thuốc bôi chứa benzoyl peroxide hoặc retinoids,... - Kháng sinh dạng bôi: có thể được sử dụng trong trường hợp mụn đầu đen, đầu trắng hoặc tình trạng mụn nhẹ hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng tới những loại kem bôi không chứng kháng sinh như: Benzoyl peroxide: hoạt động bằng cách giảm axit béo tự do trong nang tuyến bã nhờn, khử trùng, hiệu quả đối với mụn đầu trắng, đầu đen nhưng cũng khiến làn da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Retinoids: là một dạng dẫn xuất của vitamin A với công dụng làm giảm sự tắc nghẽn lỗ chân lông, tiêu viêm, tiêu cồi mụn. Không những thế, chúng còn mang lại tác dụng thúc đẩy sự tăng sinh collagen để da khỏe mạnh hơn. Acid azelaic: có tác dụng ức chế sự sản xuất keratin, nhờ đó mà khiến mụn cũng khó phát triển, đồng thời khiến cho vi khuẩn gây mụn bị tiêu diệt.4. Sử dụng kháng sinh trị mụn sao cho đạt hiệu quả cao nhất?
null
null
null
null
null