url
stringlengths
34
305
title
stringlengths
0
207
content
stringlengths
0
91.6k
type
stringclasses
9 values
desc
stringlengths
0
6.84k
processed content
stringlengths
114
18.4k
main_tag
stringclasses
7 values
sub_tag
stringclasses
12 values
https://medlatec.vn//tin-tuc/nieng-rang-hay-boc-su-lua-chon-nao-cho-nu-cuoi-hoan-hao-
Niềng răng hay bọc sứ: lựa chọn nào cho nụ cười hoàn hảo?
Nên niềng răng hay bọc răng sứ là trăn trở của không ít người khi có nhu cầu làm đẹp nụ cười. Nếu bạn cũng đang trăn trở về vấn đề này thì hãy tham khảo cái nhìn tổng quan về ưu - nhược điểm của từng phương pháp để dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định chỉnh nha cho mình. 1. Ưu nhược điểm khi niềng răng Niềng răng là phương pháp chỉnh nha truyền thống được nhiều người lựa chọn bởi lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, phương pháp này cũng sẽ có những ưu - nhược điểm nhất định:- Ưu điểm:+ Khả năng điều chỉnh vị trí răng hiệu quả, mang lại hàm răng đều đẹp và hài hòa. + Khắc phục rất tốt khuyết điểm răng mọc nghiêng. + Cải thiện sức khỏe nướu, giảm nguy cơ viêm nướu và các vấn đề về nướu. - Nhược điểm:+ Thời gian đạt được hiệu quả chỉnh nha dài ( 1 - 3 năm) nên cần sự kiên nhẫn và cam kết thực hiện hết lộ trình từ phía người được niềng răng. + Sự có mặt của khí cụ niềng răng khiến việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, tạo cơ hội thuận lợi cho mảng bám tích tụ và vi khuẩn xâm nhập. + Áp lực từ bộ niềng gây nên cảm giác đau nhức và khó chịu trong thời gian đầu niềng răng.2. Ưu nhược điểm khi bọc sứ Bọc sứ là một phương pháp chỉnh nha giúp mang lại nụ cười hoàn hảo mà không trải qua khoảng thời gian dài như niềng răng. Ưu nhược điểm của phương pháp này là:- Ưu điểm:+ Tính thẩm mỹ cao vì màu sứ tương đồng với màu răng. Kết quả đạt được sau bọc răng sứ là nụ cười đẹp và tinh tế, các mảng màu trên răng và phần răng có hình dạng, kích thước không đều bị che khuất. + Tiết kiệm thời gian chỉnh nha hơn rất nhiều so với niềng răng mà vẫn đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao. + Chỉnh nha ít xâm lấn nên giảm nguy cơ tổn thương cho răng và nướu. - Nhược điểm:+ Sau khoảng 10 - 15 năm cần thay thế lớp sứ bọc ngoài vì theo thời gian sẽ xảy ra hiện tượng vỡ, mài mòn sứ. + Chi phí rất cao. + Vẫn tiềm ẩn nguy cơ chuyển màu theo thời gian, nhất là khi hút thuốc lá hay tiếp xúc với thức uống sẫm màu.3. So sánh phương pháp niềng răng và bọc răng sứĐể đưa ra quyết định nên niềng răng hay bọc sứ, bên cạnh nắm được ưu - nhược điểm của từng phương pháp thì bạn cũng nên có sự so sánh 2 phương pháp này trên các phương diện:3.1. Hiệu quả thẩm mỹ- Giống nhau: đều mang lại hàm răng đều đẹp và nụ cười tươi sáng. - Khác nhau: + Niềng răng: cần một khoảng thời gian dài mới điều chỉnh được vị trí răng và có được hàm răng đều đẹp như mong muốn, nhất là trường hợp răng mọc lệch hoặc nghiêng. Hiệu quả thẩm mỹ được duy trì bền vững. + Bọc răng sứ: giúp che được các khuyết điểm nhỏ, các mảng màu ở răng trong khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, chỉnh nha bằng phương pháp này không mang lại sự thay đổi lớn trong dịch chuyển vị trí răng và độ bền thẩm mỹ cũng không lâu như niềng răng.3.2. Thời gian chỉnh nha Nếu so sánh trên phương diện thời gian đạt hiệu quả chỉnh nha để đưa ra quyết định nên niềng răng hay bọc sứ thì 2 phương pháp này có sự chênh lệch rất lớn:- Niềng răng: là một hành trình dài hơi trong nhiều năm liền với nhiều lần kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh lực siết. Điều này đòi hỏi người niềng răng cần có sự kiên nhẫn để đi đến cùng thì mới thấy được hiệu quả chỉnh nha. - Bọc sứ: là giải pháp chỉnh nha nhanh chóng, phù hợp với những người muốn làm đẹp nụ cười mà không mất nhiều thời gian chờ đợi. Toàn bộ quá trình bọc răng sứ chỉ mất vài buổi và không cần trải qua các lần thăm khám định kỳ mà vẫn có được nụ cười trắng sáng, đều đẹp.3.3. Khả năng giải quyết các vấn đề sai lệch ở răng Trên phương diện này, nếu bạn đang băn khoăn nên niềng răng hay bọc sứ thì nên lưu tâm đặc biệt:- Niềng răng: có thể giải quyết được mọi vấn đề phức tạp liên quan đến dịch chuyển vị trí của răng mà vẫn đảm bảo sự hài hòa, đều đặn. - Bọc sứ: chủ yếu chỉ che được khuyết điểm nhỏ và mảng màu ở răng chứ không làm thay đổi vị trí răng. Vì thế, đây không phải là sự lựa chọn tốt cho những trường hợp có sự sai lệch và cần điều chỉnh nhiều về vị trí của răng. 3.4. Nguy cơ tổn thương Với những người đang băn khoăn nên niềng răng hay bọc răng sứ do lo lắng về nguy cơ tổn thương răng nướu thì nên lưu ý:- Niềng răng: cần mài mòn răng và tạo ra các khe hở để sử dụng khí cụ niềng. Điều này cũng đồng nghĩa với tăng nguy cơ sâu răng và sự khó khăn trong vệ sinh răng miệng. - Bọc sứ: giữ nguyên cấu trúc răng, chỉ mài mòn răng ở mức độ ít nên nguy cơ tổn thương răng nướu được giảm thiểu.3.5. Chi phí- Niềng răng: mỗi phương pháp niềng răng có mức chi phí khác nhau nhưng nhìn chung quá trình niềng răng sẽ có chi phí cao vì bao gồm cả chi phí duy trì và bảo dưỡng sau niềng. - Bọc sứ: chi phí ban đầu có thể cao hơn so với niềng răng nhưng ít khi phải chi trả thêm chi phí duy trì. Có thể thấy rằng, niềng răng hay bọc sứ đều là những phương pháp chỉnh nha giúp bạn đạt được kỳ vọng về hiệu quả làm đẹp nha khoa để tự tin hơn về vẻ đẹp của mình. Tuy nhiên, để có được câu trả lời chính xác nên niềng răng hay bọc sứ, bạn nên tìm đến bác sĩ nha khoa uy tín để thăm khám. Điều này sẽ giúp bạn được đánh giá đúng tình trạng răng của mình và biết phương pháp nào phù hợp.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mat-rang-ham-duoi-gay-hau-qua-ra-sao-khac-phuc-bang-cach-nao-
Mất răng hàm dưới gây hậu quả ra sao? Khắc phục bằng cách nào?
Mất răng hàm hay mất răng ở bất cứ vị trí nào trên cung hàm đều là vấn đề nghiêm trọng và cần được khắc phục sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những hậu quả do tình trạng mất răng hàm dưới gây ra và cách khắc phục hiệu quả. 1. Tổng quan về răng hàm dưới Trước khi tìm hiểu về mất răng hàm dưới, chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng của răng hàm dưới. - Vị trí: Người trưởng thành thường có 32 chiếc răng chia đều ở 2 hàm. Răng hàm dưới là những chiếc răng mọc trong cung của hàm răng phía dưới. Trong đó, răng hàm ở vị trí số 6, 7, 8 là những chiếc răng hàm vĩnh viễn và qua quá trình thay răng sữa. - Cấu tạo của răng hàm dưới, bao gồm: + Men răng: Là phần phủ ngoài thân răng và không chứa dây thần kinh. + Ngà răng: Có chứa buồng tủy, ống tủy và là lớp trong của men răng. + Tủy răng: Có chứa mạch máu, dây thần kinh,... - Vai trò của răng hàm: + Nghiền nát thức ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng và nhanh chóng hơn. + Giúp bảo vệ xương hàm, đảm bảo khuôn mặt của bạn được cân đối. + Hỗ trợ phát âm chính xác, rõ chữ hơn. 2. Nguyên nhân gây mất răng hàm dưới Tình trạng mất răng hàm dưới có thể do những nguyên nhân sau gây ra: - Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Vệ sinh răng miệng là việc cần làm mỗi ngày, góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Ngược lại, nếu lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách, không dùng chỉ nha khoa,... có thể gây ra hàng loạt vấn đề về răng miệng như viêm nướu, sâu răng. Về lâu dài, đây cũng chính là nguyên nhân gây mất răng hàm dưới. - Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không bổ sung đủ canxi, ăn quá nhiều đường, carbohydrates sẽ gây tổn hại đến men răng và nướu răng và cuối cùng có thể gây mất răng. - Thói quen sinh hoạt không tốt như nghiến răng gây mòn răng, ảnh hưởng đến cấu trúc răng, hút thuốc lá gây viêm nướu cũng có thể dẫn tới mất răng,... - Chấn thương khi chơi thể thao, do tai nạn giao thông cũng có thể là nguyên nhân gây tác động đến xương hàm, gây vỡ hoặc gãy răng,... - Tuổi cao: Những hoạt động cắn, nhai, nghiền thức ăn của răng trong suốt một thời gian dài có thể gây mòn men răng, khiến răng không còn chắc khỏe và dễ gây mất răng. Do đó, người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mất răng. - Không khám răng miệng định kỳ và điều trị bệnh răng miệng kịp thời: Nhiều người chưa coi trọng việc kiểm tra sức khỏe răng miệng nên không thường xuyên đi khám răng định kỳ, thậm chí khi răng miệng có vấn đề cũng rất ngại đi khám. Tuy nhiên, đây là thói quen không tốt và có thể khiến cho bệnh ngày càng nặng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng, trong đó bao gồm tình trạng mất răng. - Do một số bệnh lý như tiểu đường, viêm khớp cắn,... khiến cho răng yếu và dễ rụng hơn,...3. Hậu quả khi mất răng hàm dưới Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng mất răng hàm dưới có thể gây ra những hậu quả như sau: - Ảnh hưởng đến việc nhai và nghiền nát thức ăn: Mất răng ở bất cứ vị trí nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Đặc biệt, khi bị mất răng hàm, lực nhai và nghiền thức ăn sẽ yếu hơn. Khi thức ăn không được nghiền nát kỹ sẽ gây ra những áp lực đến hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài còn có thể gây ra những bệnh lý về dạ dày và đường ruột. - Gây ra các bệnh về răng miệng: Mất răng hàm dưới gây ra những khoảng trống và thức ăn rất dễ bị rơi xuống khoảng trống này, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, làm tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng và ảnh hưởng xấu đến những răng còn lại trên cung hàm. - Gây đau khớp thái dương hàm, tiêu xương hàm và nhiều biến chứng nguy hiểm: Khi bị mất răng, các răng lân cận sẽ không còn được nâng đỡ và gây ra những áp lực lên quai hàm khiến người bệnh thường bị đau thái dương hàm, đau mỏi cổ vai gáy,... Lâu dài có thể gây tụt lợi, tiêu xương hàm,... Hơn nữa, nếu không sớm khắc phục, tình trạng mất răng còn có thể khiến các răng bên cạnh bị xô lệch về phía khoảng trống của răng hàm bị mất, đồng thời các răng hàm đối diện cũng bị thụt xuống quá mức. Từ đó, gây ra những vấn đề về khớp cắn, như lệch khớp cắn, thậm chí những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây liệt cơ hàm, lệch mặt. - Ảnh hưởng đến khả năng phát âm. - Gây mất thẩm mỹ: Mất răng hàm có thể khiến khuôn mặt bị lệch, mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.4. Phương pháp khắc phục tình trạng mất răng hàm Mất răng hàm dưới hay răng hàm trên hay bất cứ răng ở vị trí nào trên cung hàm đều cần được khắc phục sớm để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng và đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Dưới đây là 2 phương pháp phổ biến được áp dụng để khắc phục tình trạng mất răng: - Trồng răng Implant: Là phương pháp trồng răng giả để thay thế cho 1 hoặc nhiều răng hàm đã mất. Nha sĩ sẽ cấy ghép một trụ chân răng nhân tạo vào xương hàm. Phần khớp khớp nối với Abutment ở trên giống như trụ cầu và sau đó, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên. Phương pháp này đảm bảo thẩm mỹ, độ bền cao, rất chắc chắn và phòng ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, đồng thời không ảnh hưởng đến những răng bên cạnh. - Làm cầu răng sứ: Là cách dùng những chiếc răng bên cạnh răng bị mất để làm trụ. Sau đó, gắn mão sứ lên trên. Phương pháp này chỉ có độ bền từ 7 đến 10 năm và không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương và khi thực hiện cần mài những chiếc răng bên cạnh. Trên đây là nguyên nhân, hậu quả và một số cách khắc phục tình trạng mất răng hàm dưới. Hệ thống nha khoa Med
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tut-loi-khi-nieng-rang-nhung-van-de-can-luu-y
Tụt lợi khi niềng răng: những vấn đề cần lưu ý
Quá trình niềng răng tuy mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ hoàn hảo cho nụ cười nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nha khoa trong đó có tình trạng tụt lợi. Vậy nguyên nhân tụt lợi khi niềng răng là gì và khắc phục bằng cách nào, đó chính là nội dung sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây. 1. Tụt lợi là gì? Dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng thường gặp1.1. Thế nào là tụt lợi? Tụt lợi là tình trạng phần nướu răng bị mất dần hoặc di chuyển sâu vào trong chân răng khiến cho phần chân răng bị lộ ra. Đối với niềng răng, việc xảy ra tình trạng tụt lợi sẽ khiến cho răng khi được niềng không ở vị trí mới mà dần dần dịch chuyển về vị trí cũ. 1.2. Dấu hiệu thường gặp khi bị tụt lợi Dấu hiệu thường gặp của tụt lợi là phía dưới chân răng có một khoảng trống do phần nướu đã bị kéo dần vào sâu trong chân răng hoặc đang bị biến mất dần dần. Bên cạnh đó, khi xảy ra hiện tượng tụt lợi, răng sẽ dịch chuyển về vị trí ban đầu trước khi niềng. Ngoài ra, người bị tụt lợi khi nhấn vào răng sẽ có cảm giác như răng bị lún xuống và có cảm giác đau đớn ở chân răng. Đau và sưng nướu cũng là dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng thường gặp. Đây là kết quả của sự thay đổi vị trí của răng làm tăng áp lực lên nướu.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị tụt lợi khi niềng răng là gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Một trong các nguyên nhân thường gặp nhất là do quá trình niềng răng không đảm bảo kỹ thuật. Nếu độ cố định của răng không được duy trì đúng cách khi niềng hoặc thời gian niềng răng không đủ lâu sẽ khiến răng không ở vị trí mới mà di chuyển về vị trí cũ. Bên cạnh đó, các loại khí cụ được sử dụng, chăm sóc sau niềng răng cũng góp phần làm xuất hiện tình trạng tụt lợi. Thông thường, nguy cơ tụt lợi dễ xảy ra ở những người được niềng răng bởi bác sĩ nha khoa thiếu kinh nghiệm. Một yếu tố khác góp phần gây nên tình trạng tụt lợi khi niềng răng là cấu trúc cơ hàm, hình dạng hàm không đồng đều. Điều này sẽ vô tình tạo ra áp lực không đều lên răng nên sau khi niềng, răng tự động quay ngược về vị trí cũ.3. Biến chứng khi niềng răng bị tụt lợi Nếu không được phát hiện để có biện pháp điều trị kịp thời thì hiện tượng tụt lợi khi niềng răng có thể gây nên nhiều biến chứng. Một trong các biến chứng đó là sự thay đổi khả năng nhai và vấn đề về hàm. Tụt lợi có thể khiến người niềng răng cảm thấy đau đớn, phần mô quanh chân răng bị tổn thương và quá trình nhai gặp khó khăn. Tụt lợi khiến cho nướu bị sưng đau và răng dễ di chuyển về vị trí cũ. Điều này vô tình gây ra áp lực không đều lên nướu, tăng cơ hội cho vi khuẩn phát triển và dễ mắc bệnh viêm nướu. Ngoài ra, tụt lợi cũng tăng nguy cơ răng quay về vị trí cũ và cần phải niềng lại từ đầu.4. Cách khắc phục khi niềng răng bị tụt lợi Tùy vào mức độ tụt lợi khi niềng răng mà bác sĩ sẽ có phương án can thiệp phù hợp:- Điều chỉnh bộ niềng để răng giữ vững sự ổn định ở vị trí mới. - Thiết kế để sử dụng một bộ niềng mới để giữ vững răng tại vị trí như mong muốn và phòng ngừa tái phát tụt lợi. - Phẫu thuật ghép mô nướu nếu nướu bị sưng đau và làm thay đổi vị trí của răng. - Nếu tụt lợi nghiêm trọng thì cần niềng lại để đảm bảo kết quả lâu dài và ổn định của niềng răng. - Theo dõi định kỳ bởi bác sĩ nha khoa để có biện pháp can thiệp, đảm bảo duy trì hiệu quả niềng răng.5. Biện pháp ngăn chặn nguy cơ bị tụt lợi khi niềng răngĐể ngăn chặn nguy cơ tụt lợi khi niềng răng bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:5.1. Lựa chọn niềng răng bởi địa chỉ nha khoa uy tín Mặt khác, các bước điều chỉnh và kiểm tra định kỳ sẽ được nha sĩ thực hiện cẩn thận để đảm bảo rằng răng luôn ở vị trí mới. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ tụt lợi, nha sĩ sẽ có biện pháp can thiệp hiệu quả.5.2. Tân thủ nguyên tắc ăn uống và tránh thói quen xấuĐể ngăn chặn nguy cơ tụt lợi khi niềng răng, việc tuân thủ đúng chế độ ăn là rất cần thiết. Người được niềng răng cần tuân thủ nguyên tắc hạn chế ăn thực phẩm cứng, có nhiều đường hoặc thức ăn có độ bám cao. Hạn chế thói quen xấu cũng sẽ giảm áp lực lên hệ thống niềng. Nhờ đó mà nguy cơ tụt lợi khi niềng răng được hạn chế.5.3. Chăm sóc răng miệng đúng hướng dẫn Chăm sóc răng miệng đúng cách trong và sau quá trình niềng răng là yếu tố quyết định để ngăn chặn nguy cơ tụt lợi. Vì thế, người niềng răng cần tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ về cách đánh răng, dùng bàn chải và kem đánh răng được bác sĩ khuyến nghị. Sau khi đánh răng xong nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch giữa các kẽ răng móc niềng và dùng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn.5.4. Khám định kỳ đúng lịch hẹn
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/phuong-phap-trong-rang-ham-bi-sau
Phương pháp trồng răng hàm bị sâu
Răng hàm bị sâu nên được điều trị sớm. Nếu không thể bảo tồn, bắt buộc phải nhổ bỏ thì cần nhanh chóng trồng lại răng hàm để tránh gặp phải những hậu quả nghiêm trọng. Vậy trồng răng hàm bị sâu bằng cách nào? 1. Vai trò quan trọng của răng hàm- Một người trưởng thành thường có khoảng 16 đến 20 chiếc răng hàm, trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi thì thường có khoảng 8 chiếc răng hàm sữa. Có thể phân loại răng hàm thành 2 nhóm là răng hàm nhỏ và răng hàm lớn:+ Răng hàm nhỏ ở vị trí số 4 và số 5 trên cung hàm. + Răng hàm lớn là những răng hàm ở vị trí số 6, 7, 8 nằm ở phía trong cùng của hàm. - Răng hàm rất to khỏe, là nhóm răng có số lượng nhiều nhất và đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng như sau: + Nhai và nghiền nát thức ăn: Diện tích bề mặt răng hàm lớn nên có thể dễ dàng nghiền nát thức ăn. Thức ăn đã được nghiền nát sẽ giúp giảm áp lực cho hệ thống tiêu hóa. Răng số 8 ít có khả năng nhai hơn so với răng số 6 và 7. Nếu răng này bị mọc lệch, cần nhổ bỏ. Khi thiếu răng số 8, quá trình nhai và nghiền thức ăn cũng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. + Chức năng phát âm: Khi phát âm, chúng ta cần kết hợp răng, lưỡi và vòm họng. Do đó, răng cũng có khả năng giúp cho bạn phát âm rõ ràng, chính xác. Tuy rằng, răng cửa là nhóm răng chính đảm nhiệm chức năng này, nhưng cũng không thể phủ nhận được vai trò của răng hàm trong quá trình phát âm. Nếu mất răng hàm, trong khoang miệng sẽ có những khoảng trống và khiến bạn phát âm khó hơn. Với một số người có răng hàm bị mọc lệch thì luồng hơi từ khoang miệng đẩy ra cũng có thể tạo nên những âm thanh không rõ và khó nghe hơn bình thường. + Chức năng thẩm mỹ: Răng hàm giúp 2 bên má của chúng ta đầy đặn hơn và khuôn mặt cũng sẽ cân đối, hài hòa hơn. 2. Nguyên nhân làm răng hàm bị sâu- Răng hàm bị sâu có thể gây ra những biểu hiện như sau: + Thấy lỗ sâu trên các bề mặt của răng. + Buốt răng, nhất là khi bị kích thích bởi những loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. + Hôi miệng do vi khuẩn tích tụ trong lỗ sâu răng. + Đau răng khi ăn nhai hoặc bị tác động vật lý. - Nguyên nhân gây sâu răng hàm+ Do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, lười vệ sinh răng miệng đều đặn khiến cho vi khuẩn dễ dàng bị tích tụ bởi những mảng bám trên răng. + Ăn đồ ngọt, nhất là các loại bánh kẹo, các loại nước ngọt có gas,... cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mòn men răng khiến răng dễ bị sâu. + Viêm, tụt lợi gây lộ cổ chân răng và khiến răng dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới sâu răng. + Do một số nguyên nhân khác chẳng hạn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, răng thường xuyên phải tiếp xúc với axit dạ dày và dễ bị ăn mòn, dẫn đến sâu răng.3. Các mức độ răng hàm bị sâu Tình trạng sâu răng hàm có thể chia thành nhiều cấp độ như sau:- Sâu men răng: Thường gặp ở phần hố, rãnh mặt nhai của răng hàm. Khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy men răng chuyển sang màu nâu vàng. - Sâu ngà răng: Khi tình trạng tổn thương ở men răng không được khắc phục kịp thời, có thể gây ảnh hưởng đến lớp ngà răng. Khi bị sâu ngà răng, bệnh nhân thường bị đau mỗi khi nhai thức ăn quá lạnh, đồ ăn chua hoặc đồ ngọt,... - Viêm tủy, chết tủy răng: Đây là mức độ sâu răng nghiêm trọng nhất. Lúc này, những tổn thương đã ăn sâu vào tủy khiến người bệnh thường xuyên đau nhức, dù không có những tác động kích thích từ bên ngoài. Bên cạnh đó, hơi thở của người bệnh cũng sẽ có mùi hôi đặc trưng. 4. Trồng răng hàm bị sâu bằng cách nào tốt nhất? Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng phổ biến như sau: - Trồng răng giả hàm tháo lắp: Người bệnh sẽ được thiết kế hàm răng giả dựa trên kích thước như răng thật. Phương pháp đeo hàm răng giả có ưu điểm là thực hiện trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí, dễ tháo lắp và vệ sinh sau mỗi lần dùng. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này là không thể phòng tránh được biến chứng tiêu xương, có thể gây đau hoặc sưng nướu, không chắc chắn như răng thật và chỉ hỗ trợ một phần sức nhai của răng,... - Phương pháp làm cầu răng sứ: Bác sĩ sẽ mài hai răng bên cạnh để làm trụ và sau đó, chụp sứ lên 2 răng này để đỡ cho răng hàm đã bị mất. Phương pháp này chỉ được thực hiện nếu 2 răng bên cạnh răng bị mất đảm bảo chắc khỏe. Quá trình thực hiện cũng đơn giản, đảm bảo thẩm mỹ và không quá tốn kém, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra biến chứng tiêu xương hàm. - Phương pháp cấy ghép Implant: Đây là phương pháp trồng răng hàm bị sâu tốt nhất hiện nay vì có nhiều ưu điểm như sau: + Đảm bảo phục hồi hoàn toàn chức năng nhai. + Đảm bảo tính thẩm mỹ. + Phòng ngừa biến chứng tiêu xương hàm. Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian thực hiện, chi phí cao hơn so với những phương pháp còn lại. Đặc biệt trồng răng Implant cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao và trên những máy móc, thiết bị hiện đại. Tuy vào nhiều yếu tố như độ tuổi, khả năng phục hồi, khả năng tài chính,... bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương pháp trồng răng tốt và phù hợp nhất với bạn. 5. Quy trình cấy ghép implant răng hàm Quy trình cấy ghép implant răng hàm được diễn ra như sau: - Bước 1: Thăm khám răng miệng tổng quát, chụp X-quang để nhận biết rõ cấu trúc xương hàm. Nếu có bệnh lý về răng miệng thì cần phải điều trị triệt để. - Bước 2: Tiến hành cấy trụ Implant. Thông thường cắm 1 trụ implant sẽ cần khoảng 20-30 phút. - Bước 3: Lấy dấu hàm và chế tác mão răng sứ sau khoảng 2 đến 3 ghép trụ. - Bước 4: Thăm khám định kỳ sau khi cấy ghép implant. - Bước 5: Gắn mão răng sứ cố định qua khớp nối abutment. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ thực hiện trồng răng hàm bị sâu, có thể lựa chọn Hệ thống nha khoa Med
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nuoc-suc-mieng-cho-nguoi-nieng-rang-bi-quyet-cho-rang-mieng-khoe-khoan-va-thom-mat
Nước súc miệng cho người niềng răng: bí quyết cho răng miệng khỏe khoắn và thơm mát
Nước súc miệng cho người niềng răng chính là chìa khóa để giải quyết thách thức trong việc duy trì sự sạch sẽ và hương thơm nơi khoang miệng. 1. Vì sao nên sử dụng nước súc miệng khi niềng răngĐể đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng răng bạn không thể bỏ qua vấn đề chăm sóc răng miệng sạch sẽ. Nước súc miệng rất cần cho quá trình này bởi những lợi ích đặc biệt mà nó mang lại:Trước hết, quá trình niềng răng sẽ tạo ra các khe hở và khu vực khó vệ sinh, vi khuẩn có điều kiện ẩn náu ở những khu vực này. Nước súc miệng không chỉ giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn mà còn giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn. Đặc biệt, nước súc miệng còn giúp kiểm soát mùi hôi miệng rất hiệu quả. Việc dùng nước súc miệng cho người niềng răng không chỉ là phương tiện vệ sinh, mà còn là duy trì sự tự tin với hơi thở thơm mát và sự yên tâm về sức khỏe khoang miệng.2. Đặc điểm chính của các loại nước súc miệng cho người niềng răng Nước súc miệng cho người niềng răng vừa giúp đánh bật vụn thức ăn dư thừa ở các khe kẽ mà còn giúp tiêu diệt vi khuẩn và tránh mùi hôi miệng. Thành phần thường có trong các loại nước súc miệng cho người niềng răng gồm:- Chất kháng khuẩn: cetylpyridinium chloride,… với khả năng kháng khuẩn diện rộng. - Chứa các thành phần tăng cường khoáng chất và độ trắng của men răng như: Fluoride, Sodium Fluoride,… - Các chất bảo vệ lợi: allantoin, panthenol,... - Các chất hỗ trợ làm lành tổn thương khoang miệng.3. Top 5 nước súc miệng cho người niềng răng tốt nhất3.1. Nước súc miệng Ortho Kin Ortho Kin là một trong các loại nước súc miệng cho người niềng răng đáng để lựa chọn. Sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho quá trình chăm sóc răng miệng khi niềng răng như:- Chứa Fluoride: bổ sung fluoride giúp bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và hỗ trợ quá trình tái khoáng cho răng. - Không chứa cồn: điều này giúp tránh được tình trạng khô miệng và không gây kích ứng lợi. - Chống khuẩn hiệu quả: chứa chất kiểm soát vi khuẩn và ngăn chặn sự hình thành mảng bám. - Dịu nhẹ và thơm mát: nước súc miệng này có hương thơm dễ chịu và không gây kích ứng cho nướu nhạy cảm.3.2. Nước súc miệng Betadine Betadine không chỉ là nước súc miệng thông thường mà còn là lựa chọn tốt cho những người đang niềng răng. Được biết đến với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, Betadine mang sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội cho sức khỏe răng lợi:- Chứa iodine với khả năng kháng khuẩn hiệu quả, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. - Giảm sưng nướu và làm dịu vết thương, giảm mức độ khó chịu khi niềng răng. - Loại bỏ được tác nhân gây ra mùi hôi trong khoang miệng.3.3. Nước súc miệng Listerine Healthy Bright Listerine Healthy Bright là một sự kết hợp hoàn hảo giữa chăm sóc miệng và làm trắng răng. Đây là loại nước súc miệng cho người niềng răng sở hữu nhiều ưu điểm:- Chứa Fluoride bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, ngừa sâu răng. - Làm trắng răng dịu nhẹ, tránh tình trạng ố vàng, mang lại nụ cười sáng bóng. - Chứa các chất chống khuẩn, giúp kiểm soát sự hình thành mảng bám và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. - Hương thơm bạc hà tạo cảm giác sảng khoái và tươi mới, giúp duy trì hơi thở thơm tho dễ chịu.3.4. Nước súc miệng HMU Fluor Ortho HMU Fluor Ortho là một lựa chọn đáng tin cậy cho người niềng răng. Sản phẩm này sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội cho quá trình chăm sóc răng miệng:- Chứa Fluoride Ortho bảo vệ răng khỏi sự phá hủy của vi khuẩn và giúp tái tạo men răng. - Không chứa cồn nên giảm nguy cơ khô miệng và kích ứng nướu. - Chứa thành phần kháng khuẩn hiệu quả, giúp kiểm soát sự tấn công của vi khuẩn và mảng bám. - Công thức dịu nhẹ giúp chăm sóc nướu nhạy cảm mà không gây kích ứng.3.5. Nước súc miệng Vitis Orthodontic Vitis Orthodontic cũng là nước súc miệng cho người niềng răng có số lượng người tin dùng rất lớn. Đây cũng là dòng nước súc miệng phù hợp với người đang bị loét miệng. Sở dĩ Vitis Orthodontic được nhiều người niềng răng lựa chọn sử dụng là bởi:- Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa hương táo và hương bạc hà mang lại hơi thở thơm tho, dễ chịu. - Chứa hoạt chất CPC với khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi. - Chứa thành phần Allantoin giúp chống kích ứng răng, giảm ê buốt răng. - Chứa chiết xuất nha đam giúp chống viêm, dưỡng ẩm cho toàn khoang miệng. 4. Một số lưu ý khi sử dụng nước súc miệng trong quá trình niềng răng để được tư vấn, giải đáp chính xác.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cac-loai-mac-cai-nieng-rang-pho-bien-hien-nay
Các loại mắc cài niềng răng phổ biến hiện nay
Niềng răng giúp bạn khắc phục các nhược điểm của hàm răng và có được nụ cười tự tin, tỏa sáng. Dưới đây là các loại niềng răng mắc cài và ưu nhược điểm của từng loại. 1. Niềng răng mắc cài là gì? Đây là kỹ thuật giúp hàm răng của bạn đều hơn, khớp cắn cân đối hơn. Niềng răng sớm thì hiệu quả càng cao. Mặc dù vẫn có những mặt hạn chế nhất định nhưng hiệu quả của phương pháp niềng răng mắc cài là vấn đề mà không ai có thể phủ nhận. 2. Các loại mắc cài trong niềng răng Có nhiều loại mắc cài niềng răng và dưới đây là một số loại thường được chuyên gia lựa chọn để sử dụng cho người bệnh:- Mắc cài niềng răng kim loại: Là loại mắc cài được làm từ chất liệu thép không gỉ (hoặc cũng có thể là vàng, bạc) cùng với dây cao su có độ đàn hồi tốt. + Ưu điểm: Chi phí thấp, ai cũng có thể thực hiện được, dù là trẻ em hay người trưởng thành. Hơn nữa, quá trình thực hiện cũng rất đơn giản, không mất quá nhiều thời gian chỉnh nha do lực kéo ổn định. + Nhược điểm: Những mắc cài sẽ lộ rất rõ trên cung hàm, chính vì thế mà trong suốt quá trình niềng răng sẽ không thể đảm bảo tính thẩm mỹ. Hơn nữa nếu bạn vận động mạnh, vận động quá sức trong quá trình niềng răng có thể khiến cho mắc cài bị rơi, gãy và kéo dài thời gian chỉnh nha. Bên cạnh đó, vì những mắc cài này được làm từ kim loại nên có thể khiến cho nướu má bị kích ứng. Khi ăn uống, nhất là những loại thực phẩm cứng và dai, rất dễ bị dính vào mắc cài, khiến bạn khó chịu. - Mắc cài niềng răng bằng sứ: Là loại mắc cài được chế tạo từ hợp kim gốm hay những vật liệu vô cơ khác. Đây chính là bước cải tiến mới trong công nghệ niềng răng với nhiều ưu điểm và được rất nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng trong thời gian gần đây. + Ưu điểm của loại mắc cài bằng sứ là có màu giống với răng tự nhiên, thậm chí dây thun và dây cung cũng có màu trong suốt nên rất khó để nhận ra khi giao tiếp với người đối diện. Do đó, phương pháp này được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, dây thun co giãn rất tốt nên tăng hiệu quả chỉnh nha. Hơn nữa, chất liệu mắc cài bằng sứ có thể chịu được va đập tốt, hạn chế nguy cơ gãy, vỡ giống như chất liệu kim loại. + Nhược điểm: Do lực kéo ít hơn mắc cài kim loại nên khi sử dụng niềng răng bằng mắc cài sứ thì thời gian niềng răng cũng sẽ lâu hơn. Hơn nữa, mắc cài cũng có thể bị đổi màu nếu không được làm sạch đúng cách. Ngoài ra, chi phí của mắc cài răng sứ cũng đắt hơn mắc cài kim loại. - Mắc cài niềng răng tự buộc: Là loại mắc cài mới được áp dụng gần đây. Loại mắc cài này có hệ thống trượt tự động hay có cánh kim loại với tác dụng che và giữ dây ở các rãnh mắc cài. Như vậy, phương pháp này sẽ không cần dùng đến dây thun giống như các loại mắc cài truyền thống. + Ưu điểm: Giảm áp lực ma sát nên dây cung ít bị biến dạng và gần như người đeo niềng sẽ không có cảm giác đau nhức răng. Hạn chế thời gian đeo mắc cài và bạn cũng sẽ không cần phải đến gặp bác sĩ quá thường xuyên để điều chỉnh trong suốt quá trình niềng răng. + Nhược điểm: Mắc cài loại này khá dày và khiến bạn khó chịu trong lần đeo đầu tiên. Chi phí cho mắc cài niềng răng tự khóa cũng cao hơn rất nhiều so với các loại mắc cài truyền thống vì có thiết kế và cách chế tạo phức tạp. Hơn nữa, bác sĩ cần có tay nghề cao mới có thể thực hiện hiệu quả. 3. Một số câu hỏi về các loại mắc cài niềng răng- Loại mắc cài niềng răng nào tốt nhất? Có nhiều loại mắc cài niềng răng. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được loại mắc cài niềng răng phù hợp nhất với mình. - Có nên niềng răng mắc cài hay không? Niềng răng mắc cài có lực kéo ổn định và diễn ra liên tục, mang lại kết quả rất tích cực. Những trường hợp như răng hô, mọc lệch, răng móm,... đều nên thực hiện phương pháp này. Bên cạnh đó, đây cũng là phương pháp dễ thực hiện với chi phí thấp. - Niềng răng mắc cài được thực hiện trong bao lâu? Trung bình thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm. Nếu tình trạng răng nghiêm trọng thì có thể kéo dài hơn. Độ tuổi cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian đeo niềng. Thời gian niềng răng của trẻ em thường ngắn hơn người lớn. Bên cạnh đó, thời gian niềng răng bằng kim loại cũng nhanh hơn so với niềng răng bằng mắc cài sứ. + Med Dental là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu rõ về các phương pháp niềng răng hiện đại. + Med Dental được trang bị những loại máy móc hiện đại nhất để phục vụ cho việc thăm khám sức khỏe răng miệng, nắn chỉnh nha,... + Niềng răng theo đúng quy trình, thực hiện theo thứ tự các bước để đảm bảo an toàn và tránh tối đa sai sót và nguy cơ lây nhiễm chéo. + Med Dental có đa dạng các loại mắc cài với chất lượng tốt nhất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. + Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình với chi phí hợp lý.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/rang-ho-nhe-nieng-mat-bao-lau-va-moi-dieu-nen-biet-khi-nieng-rang-ho-nhe
Răng hô nhẹ niềng mất bao lâu và mọi điều nên biết khi niềng răng hô nhẹ
Trong hành trình niềng răng, việc mất bao lâu để đạt được kết quả như mong muốn luôn là vấn đề được quan tâm. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu xem răng hô nhẹ niềng mất bao lâu để giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi niềng và biết cách để có một quá trình niềng răng sớm mang lại cho bạn một nụ cười hoàn hảo. 1. Hô nhẹ có nên niềng răng không? Việc niềng răng hô nhẹ không chỉ là một lựa chọn giúp mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn khắc phục vấn đề về sự tự tin cá nhân và cải thiện chức năng nhai của khung hàm. Để đưa ra quyết định có nên niềng răng nhẹ hay không phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý, nhu cầu, tài chính và sức khỏe cá nhân. Không phải mọi trường hợp răng hô nhẹ đều cần niềng mà có thể lựa chọn phương pháp chỉnh nha không niềng. Trong những trường hợp răng hô nhẹ gây khó khăn trong việc nói chuyện, ảnh hưởng đến chức năng nhai, hoặc tạo cảm giác thiếu tự tin thì niềng răng là giải pháp phù hợp. Nếu bạn bị hô nhẹ và đang tìm hiểu về việc có nên niềng răng hay không thì tốt nhất nên đến khám nha sĩ để được kiểm tra và tư vấn cụ thể. Sau khi đã có được câu trả lời từ nha sĩ, bạn có thể căn cứ trên mong muốn và khả năng tài chính của mình để đưa ra quyết định.2. Răng hô nhẹ niềng mất bao lâu? Khi đã có quyết định niềng răng thì một trong những thắc mắc thường gặp lúc này là răng hô nhẹ niềng mất bao lâu. Thời gian niềng răng hô nhẹ thường phụ thuộc vào các yếu tố:- Phương pháp niềng răng được lựa chọn: thông thường, lựa chọn niềng bằng phương pháp càng hiện đại, ví dụ như niềng răng trong suốt thì thời gian niềng càng được tối ưu. - Độ tuổi niềng răng: so với trẻ em thì thời gian niềng răng ở người lớn thường lâu hơn vì xương hàm của trẻ em còn đang trong giai đoạn phát triển, răng chưa cứng và chưa ổn định. - Tay nghề của nha sĩ: tay nghề của nha sĩ thực hiện cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian niềng răng. Nếu quá trình niềng được thực hiện bởi nha sĩ ít kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kém thì khó kiểm soát tốt lực kéo của răng, phải điều chỉnh nhiều lần nên tiến trình niềng răng kéo dài hơn. - Địa chỉ niềng răng: thực hiện niềng răng ở địa chỉ uy tín với bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm sẽ giúp chọn được đúng phương pháp và rút ngắn tối đa thời gian niềng răng mà vẫn đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ đạt được. Nhìn chung, răng hô nhẹ niềng mất bao lâu phụ thuộc nhiều vào mức độ sai lệch của răng, phương pháp niềng, trình độ của nha sĩ, tốc độ di chuyển của răng về vị trí mong muốn,... Tuy nhiên, thời gian niềng răng hô nhẹ thường sẽ ngắn hơn so với răng bị hô với mức độ nghiêm trọng, thời gian hoàn tất quy trình niềng răng thường khoảng 1 - 2 năm. Để có được câu trả lời chính xác răng hô nhẹ niềng mất bao lâu cho trường hợp của mình, tốt nhất bạn nên đến nha sĩ để thăm khám. Qua thăm khám, đánh giá thực tế, nha sĩ sẽ xác định lộ trình niềng răng phù hợp và cho bạn biết thời gian dự kiến cũng như kỳ vọng có thể đạt được sau niềng răng.3. Quy trình niềng răng hô bao gồm mấy bước? Thông thường, quy trình niềng răng hô sẽ diễn ra qua 5 bước cơ bản:- Bước 1: thăm khám tổng quát, chụp hình khoang miệng và khung hàm bằng phim sọ nghiêng, chụp X-quang,... . để lấy dữ liệu chẩn đoán và đưa ra lộ trình niềng răng. - Bước 2: lên kế hoạch niềng răng và khoảng thời gian dự kiến hoàn tất quy trình niềng răng. - Bước 3: chuẩn bị khí cụ hỗ trợ cho quá trình niềng răng. - Bước 4: tiến hành quy trình niềng răng bằng phương pháp đã được lựa chọn, với các khí cụ đã được chuẩn bị ở bước 3 và khám định kỳ để điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn. - Bước 5: tháo niềng và đeo hàm duy trì để ổn định răng về vị trí mới.4. Cách rút ngắn thời gian niềng răng hô Nếu bạn quan tâm đến vấn đề răng hô nhẹ niềng mất bao lâu thì có thể tham khảo một số cách rút ngắn thời gian chỉnh nha sau đây:4.1. Chọn đúng phương pháp niềng răng Mỗi phương pháp niềng răng đều có những ưu nhược điểm riêng nhưng nếu bạn chọn được đúng phương pháp phù hợp với tình trạng răng của mình thì nên chọn phương pháp đã được bác sĩ tư vấn.4.2. Sớm đưa ra quyết định niềng răng Ngay khi có ý định niềng răng, bạn nên khám nha khoa để được đánh giá và tư vấn chính xác sau đó nên tiến hành niềng răng ngay. Niềng răng khi răng và xương hàm chưa cứng thì thời gian niềng sẽ được rút ngắn hơn so với khi răng và hàm đã chắc.4.3. Ăn uống phù hợp Trong thời gian niềng răng, nếu ăn đồ cứng, dai sẽ không có lợi cho sự di chuyển của răng. Tốt nhất nên ăn thực phẩm loãng và mềm, có kích thước nhỏ để không gây áp lực cho việc nhai, nhờ đó mà răng dịch chuyển tốt hơn, tránh bị bung mắc cài.4.4. Tái khám đúng hẹn Tái khám là thời điểm bác sĩ nha khoa đánh giá được tốc độ di chuyển của răng, điều chỉnh lực siết để đạt được hiệu quả như dự tính. Nếu bỏ lỡ mốc tái khám thì quá trình này sẽ bị bỏ qua, thời gian niềng vì thế khó được rút ngắn.4.5. Sử dụng khí cụ hỗ trợ Một số trường hợp răng hô sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định đeo thêm khí cụ hỗ trợ như nong hàm, dùng vít kéo răng,... để đẩy răng lùi vào nhanh hơn. Nếu đã được chỉ định dùng khí cụ hỗ trợ thì nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để răng được siết nhanh hơn, hiệu quả niềng răng sớm đạt được.4.6. Lựa chọn địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bac-si-nhi-kham-tai-nha-co-hieu-qua-khong-
Bác sĩ nhi khám tại nhà có hiệu quả không?
Dịch vụ thăm khám tại nhà được đánh giá cao về mức độ tiện ích, đặc biệt đối với bệnh nhi. Bởi đây là đối tượng có hệ miễn dịch kém, dễ bị nhiễm bệnh khi tới nơi đông người. Chính vì thế, nhiều bậc phụ huynh lựa chọn dịch vụ khám bệnh tại nhà cho trẻ. Liệu bác sĩ nhi khám tại nhà có hiệu quả hay không, mời bạn tìm lời giải đáp trong bài viết này. 1. Tìm hiểu chung về dịch vụ bác sĩ nhi khám tại nhà Trẻ nhỏ là đối tượng cần được quan tâm và chăm sóc sức khỏe đặc biệt, bởi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa thực sự hoàn thiện và dễ bị virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân có hại từ môi trường tấn công, gây hại cho sức khỏe. Để giải quyết nỗi lo của các bậc phụ huynh, dịch vụ bác sĩ nhi khám tại nhà ra đời và được nhiều cha mẹ lựa chọn. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường của trẻ, chúng ta có thể chủ động đặt lịch với bệnh viện, phòng khám, các bác sĩ sẽ nhanh chóng có mặt tại nhà của bệnh nhi để thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho các bé. Khi sử dụng dịch vụ thăm khám tại nhà, trẻ sẽ bớt lo sợ và quấy khóc do bé được thăm khám trong không gian thân quen, ấm cúng chứ không phải ở bệnh viện. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ khám nhi tại nhà cũng được đánh giá rất cao. Các bệnh viện, phòng khám đều trang bị máy móc hiện đại, tiện lợi, có khả năng mang theo khi di chuyển để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tốt hơn.2. Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ bác sĩ nhi khám tại nhà Chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn không biết có nên đặt lịch bác sĩ nhi khám tại nhà hay không. Để bạn yên tâm sử dụng dịch vụ chăm sóc, thăm khám tại nhà cho trẻ, hãy tham khảo những lợi ích tuyệt vời của dịch vụ này. Ưu điểm lớn nhất của dịch vụ khám tại nhà cho trẻ đó là đảm bảo an toàn cách ly, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài. Trong vài năm trở lại đây, nhiều dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người dân nói chung và trẻ em nói riêng. Trong đó, khi đi ra bên ngoài, nơi có đông người, trẻ có thể bị nhiễm bệnh nếu không cẩn trọng. Để ngăn ngừa nguy cơ trẻ lây nhiễm bệnh, cha mẹ nên tham khảo và sử dụng dịch vụ bác sĩ nhi khám tại nhà. Đây là dịch vụ có thể giải quyết nỗi lo trẻ nhiễm bệnh khi ra bên ngoài của các bậc phụ huynh. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ cảm vặt, song nếu không được chữa trị kịp thời, sức khỏe của bé sẽ suy giảm nghiêm trọng. Sử dụng dịch vụ bác sĩ nhi khám tại nhà là một lựa chọn sáng suốt, giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian di chuyển, chờ đợi cùng bé tại bệnh viện, phòng khám. Khám sức khỏe tại nhà đang trở thành xu thế chăm sóc sức khỏe hiện đại, các bác sĩ thực hiện thăm khám đều là những người có chuyên môn vững vàng, nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong nghề. Cha mẹ có thể yên tâm khi đặt lịch bác sĩ nhi khám tại nhà, đội ngũ y bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe của bé sát sao cho tới khi trẻ khỏi bệnh, sức khỏe phục hồi hoàn toàn.3. Đây là một giải pháp chăm sóc sức khỏe liên tục, toàn diện, tận nơi của mọi gia đình, từ đó cải thiện sức khỏe và chất lượng đời sống của người dân, bao gồm cả trẻ nhỏ.500.000 vnđ - Gói dịch vụ Bác sĩ gia đình (khách hàng >60 tuổi): 7.300.000 vnđ Thời gian áp dụng: 01 năm (kể từ khi mua gói dịch vụ). Khi sử dụng dịch vụ bác sĩ khám tại nhà, Quý khách sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi cụ thể như: S. BSNT Đồng Thị Hằng Phương - Chuyên khoa Y học gia đình, nội khoa. Th
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/phuong-phap-pcr-ung-dung-va-quy-trinh-thuc-hien
Phương pháp PCR: Ứng dụng và quy trình thực hiện
Với quy trình đơn giản nhưng hiệu quả, phương pháp PCR cho phép tạo ra hàng triệu bản sao của một đoạn DNA cụ thể từ một mẫu rất nhỏ. Công nghệ này không chỉ giúp xác định sự tồn tại của các vi khuẩn, virus hoặc đột biến gen mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều ứng dụng khác nhau. 1. Hiểu về phương pháp PCRPhương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) là một kỹ thuật sinh học phổ biến được sử dụng để nhân đôi và tăng số lượng DNA một cách nhanh chóng. Kỹ thuật này do nhà sinh học người Mỹ là Kary Mullis phát triển vào những năm 1980 và đã đem lại những đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực như gen học, y học và nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác. Kể từ khi Kary Mullis phát minh PCR, phương pháp này đã trải qua nhiều cải tiến và biến thể. Các phiên bản hiện đại của PCR kết hợp các công nghệ và thuật ngữ mới để cải thiện độ chính xác, độ nhạy và tốc độ thực hiện. Quá trình PCR thường gồm nhiều chu kỳ nhiệt, bao gồm các giai đoạn thăng nhiệt, giảm nhiệt và giữ ổn định nhiệt để tạo ra các bản sao của DNA mẫu. Các chu kỳ nhiệt thường được thực hiện bằng cách sử dụng máy PCR có khả năng kiểm soát nhiệt độ một cách chính xác như: RT-PCR, q PCR, và nested PCR. Phương pháp PCR thường có chi phí đắt hơn so với một số phương pháp xét nghiệm khác. Chi phí cao chủ yếu xuất phát từ việc sử dụng các hóa chất chất lượng cao và các thiết bị chuyên biệt. Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao nhưng sự chính xác và độ nhạy của PCR có thể làm giảm chi phí thêm nếu nó giúp tránh được các bước kiểm soát hay xét nghiệm lặp lại khác.2. Ứng dụng của phương pháp PCR Phương pháp PCR giúp chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện các tác nhân không thể nuôi cấy hoặc khi đã sử dụng kháng sinh. Phát hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc là một ứng dụng quan trọng của PCR, giúp xác định sự kháng thuốc và hướng dẫn quyết định điều trị. Phương pháp PCR được sử dụng để phát hiện các biểu hiện gen liên quan đến ung thư, giúp xác định mầm mống, đặc điểm di truyền và hướng dẫn quyết định điều trị. PCR là công cụ quan trọng trong nghiên cứu gen học, giúp phân tích cấu trúc gen, tìm hiểu về các biểu hiện gen, và nghiên cứu về di truyền học. PCR có vai trò quan trọng trong việc xác định các loại gen HLA, có tác dụng quan trọng trong tìm kiếm người hiến tặng tạng và tủy xương. Phương pháp PCR có thể được sử dụng để xác định có mặt hay không các độc tố của vi sinh vật, đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và chẩn đoán bệnh.3. Quy trình xét nghiệm phương pháp PCRDưới đây là quy trình xét nghiệm phương pháp PCR:3.1. Chuẩn bị xét nghiệm phương pháp PCRTrước khi xét nghiệm, cả nhân viên y tế và bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp an toàn để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo. Cụ thể: Nhân viên y tế được trang bị đầy đủ và đúng cách với bảo hộ cá nhân, bao gồm quần áo và giày bảo hộ để che phủ toàn bộ cơ thể, đeo khẩu trang, mũ bảo hộ, kính chống giọt bắn… Nhân viên y tế cũng cần sử dụng găng tay y tế khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc các chất lỏng cơ thể của họ. Găng tay giúp ngăn chặn vi khuẩn và virus từ bệnh nhân không lẫn vào tay của nhân viên y tế. Trang phục bảo hộ chỉ được sử dụng trong khu vực làm việc và không được mang ra ngoài để tránh lây nhiễm chéo. Sau mỗi lần sử dụng, trang phục bảo hộ cần được loại bỏ và xử lý theo quy định về quản lý chất thải y tế. Các biện pháp này cần được thực hiện một cách nghiêm túc để đảm bảo an toàn tối đa cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.3.2. Thực hiện lấy mẫu để xét nghiệm PCRViệc lấy mẫu bệnh phẩm là một bước quan trọng trong quá trình chẩn đoán bệnh và xác định loại vi khuẩn, virus hoặc các yếu tố gây bệnh khác. Tùy thuộc vào bệnh lý và vị trí sang thương, nhân viên y tế sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để lấy mẫu từ các khu vực khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ:Dịch đường hô hấp trên: Dịch hầu họng: Lấy mẫu từ niêm mạc họng để kiểm tra có sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc virus. Dịch súc họng: Lấy mẫu từ dịch nhầy hoặc đàm từ niêm mạc họng. Dịch tỵ hầu: Lấy mẫu từ vách sau của mũi họng - nơi tập trung nhiều virus nhất Dịch đường hô hấp dưới: Đàm: Lấy mẫu từ đàm (nước bọt hoặc nhầy) của bệnh nhân để phân tích. Dịch màng phổi: Lấy mẫu từ dịch ở màng phổi nếu có mủ hoặc dịch tích tụ. Dịch trong phế nang: Lấy mẫu từ dịch tích tụ trong phế nang. Dịch hút từ nội khí quản: Lấy mẫu từ dịch nếu có mụn mủ hoặc các dấu hiệu bất thường khác từ nội khí quản. Quá trình lấy mẫu cần được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo mẫu không bị nhiễm tạp chất từ môi trường xung quanh và giữ cho mẫu được bảo quản đúng cách cho việc phân tích sau này.3.3. Bảo quản và vận chuyển mẫu xét nghiệm PCRQuy trình bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm là yếu tố quan trọng đối với chất lượng kết quả xét nghiệm PCR. Mẫu bệnh phẩm càng được chuyển đến phòng thí nghiệm sớm, càng giúp đảm bảo tính chính xác của kết quả. Thời gian bảo quản cũng phụ thuộc vào loại mẫu. Nếu không thể vận chuyển ngay, mẫu cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp (thường là 2-8 độ C) để giảm quá trình phân hủy.3.4. Xét nghiệm và đọc kết quả
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mat-on-dinh-vi-ve-tinh-ung-dung-trong-dieu-tri-ung-thu-duong-tieu-hoa
Mất ổn định vi vệ tinh, ứng dụng trong điều trị ung thư đường tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa là một nhóm bệnh ung thư không đồng nhất phát sinh ở hệ thống tiêu hóa. Đây cũng là nhóm bệnh ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu liên quan đến ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng mất ổn định vi vệ tinh () có liên quan đến con đường phát sinh ung thư, đặc biệt là đối với ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản và nhiều loại ung thư khác nhau. Việc xác định tình trạng mất ổn định vi vệ tinh – MSI trong ung thư đường tiêu hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng và cá thể hóa điều trị. Mất ổn định vi vệ tinh là gì? Vùng vi vệ tinh của ADN – Microsatellite (MS) hay STRs (Short Tanden Repeats) bao gồm các chuỗi lặp của 1 – 6 nucleotide được lặp lại từ 5 đến 50 lần. Những trình tự này dễ bị lỗi trượt bởi AND polymerase, dẫn đến sai lệch số lần lặp. Để sửa chữa những sai sót đó, các tế bào bình thường của cơ thể có hệ thống sửa chữa gọi là Mismatch repair/MMR gồm một loạt các thành phần protein gen sửa chữa sai sót trong quá trình sao chép, giúp duy trì ổn định bộ gen. Hệ thống gen sửa chữa ghép cặp sai MMR gồm các protein MLH1, MSH2, MSH6 và PMS2. Trong đó, phức hợp dị thể MSH2/MSH6 phát hiện và liên kết các lỗi sai nhỏ, trong khi dị vòng MLH1/PMS2 chịu trách nhiệm cắt bỏ và tái tổng hợp các bazo đã sửa chữa ở vị trí không khớp. Khi có đột biến gen trên các nhóm thuộc hệ thống MMR sẽ gây ra sai sót trong quá trình sửa chữa ghép cặp sai dẫn đến thay đổi độ dài của các chuỗi lặp lại trên vùng ADN vi vệ tinh. Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới báo cáo tình trạng mất ổn định vi vệ tinh trong khối u đã được chứng minh là một cơ chế phân tử quan trọng trong sự xuất hiện và phát triển ung thư. Ngày nay, MSI không chỉ được nghiên cứu trên ung thư đại trực tràng mà còn trên nhiều loại ung thư khác của hệ thống tiêu hóa như ung thư dạ dày, thực quản…Mất ổn định vi vệ tinh được chia thành 3 nhóm:- Nhóm 1: Mất ổn định vi vệ tinh độ cao, có nhiều hơn 30% sự mất ổn định (high microsatellite instability MSI-H)- Nhóm 2: Mất ổn định vi vệ tinh độ thấp, có ít hơn 30% sự mất ổn định (low microsatellite instability MSI-L)- Nhóm 3: Không mất ổn định vi vệ tinh, không có sự mất ổn định (microsatellite stability MSS)Khối u có mất ổn định vi vệ tinh có nghĩa là tinh trạng mất ổn định vi vệ tinh độ cao MSI-H. Mặt khác, các nghiên cứu lâm sàng thường coi MSH-L và MSS là một nhóm. Do mất ổn định vi vệ tinh độ thấp MSI-L rất hiếm gặp và bằng chứng cho thấy chúng có biểu hiện giống tình trạng ổn định vi vệ tinh MMS.2. Mất ổn định vi vệ tinh trong ung thư đường tiêu hóa2.1. Ung thư đại trực tràng Khoảng 12-15% ung thư đại trực tràng tìm thấy có mất ổn định vi vệ tinh. Trong đó, ung thư đại trực tràng không polyp có tính chất di truyền – HNPCC, còn được gọi là hội chứng Lynch phát sinh từ con đường này, đặc trưng bởi sự khởi phát sớm ung thư đại trực tràng và nội mạc tử cung, tăng nguy cơ phát sinh các ung thư đường tiêu hóa khác. Loại ung thư này có những đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học khác biệt như thường hay gặp ở bệnh nhân trẻ, khối u hay gặp ở đại tràng phải, các típ mô bệnh học thường gặp là ung thư biểu mô tế bào nhẫn, chế nhày hoặc thể tủy. Mô ung thư thường xâm nhập nhiều lympho bào, điều này cho thấy loại ung thư này có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Ngoài ra đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người bệnh ung thư đại trực tràng có mất ổn định vi vệ tinh MSI có tiên lượng sống tốt hơn người bệnh có ổn định vi vệ tinh MSS cùng giai đoạn đặc biệt là giai đoạn sớm I, II. Tỷ lệ sống thêm 5 năm cao, tỷ lệ tái phát và diễn biến lâm sàng xấu thấp hơn.2.2. Ung thư dạ dày – thực quản Trong ung thư dạ dày, tình trạng mất ổn định vi vệ tinh độ cao có thể gặp trong hội chứng Lynch hoặc trong ung thư dạ dày đơn lẻ do các biến đổi không di truyền. Ung thư dạ dày có mất ổn định vi vệ tinh độ cao MSI – H có liên quan đến một số đặc điểm lâm sàng như hay gặp ở người bệnh cao tuổi (>65 tuổi), giới nữ, khối u thường ở vị trí đoạn giữa/ dưới của dạ dày. Người bệnh phát hiện ra ung thư dạ dày – thực quản thường ở giai đoạn bệnh sớm (giai đoạn I, II) tương tự như đối với ung thư đại trực tràng. Về mô bệnh học, các khối u này thường gặp típ ruột, nguy cơ di căn hạch và ít có xu hướng xâm lấn đến thanh mạc. Hiệp hội ung thư lâm sàng Hoa Kỳ báo cáo tình trạng mất ổn định vi vệ tinh có thể được sử dụng như một yếu tố tiên lượng tốt đối với ung thư dạ dày – thực quản có thể phẫu thuật cắt bỏ. Theo các nghiên cứu tổng hợp được báo cáo cho thấy rằng ung thư dạ dày – thực quản có mất ổn định vi vệ tinh độ cao MSI-H giảm nguy cơ tử vong và có thời gian sống thêm dài hơn so với người bệnh ổn định vi vệ tinh MSS.3. Ứng dụng MSI trong điều ung thư đường tiêu hóa Phát hiện tình trạng mất ổn định vi vệ tinh không chỉ có ý nghĩa trong việc sàng lọc người bệnh mắc hội chứng Lynch mà còn ứng dụng trong thiết lập chẩn đoán, lựa chọn phương pháp điều trị và theo dõi cho người bệnh ung thư đường tiêu hóa. MSI cũng là yếu tố tiên lượng kết quả điều ung thư đại trực tràng, dạ dày - thực quản. Từ cơ chế phân tử cho đến đặc điểm khác biệt mô bệnh học cho thấy rằng các khối u đường tiêu hóa có MSI có khả năng đáp ứng tốt với chất ức chế miễn dịch như các chất ức chế kiểm soát miễn dịch kháng PD-1/PD-L1. Đồng thời, dự báo khả năng kém đáp ứng với phác đồ điều trị 5 – fluorouracil (5-FU – sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư). Có thể do tính nhạy cảm hóa học đòi hỏi sự tích hợp 5 – FU với ADN khối u cần có hệ thống sửa chữa ghép cặp sai MMR hoàn chỉnh. Ung thư đại trực tràng có tình trạng mất ổn định vi vệ tinh MSI đáp ứng tốt với thuốc điều trị pembrolizumab nhiều hơn bệnh nhân có ổn định vi vệ tinh MMS. Theo khuyến cáo của NCCN, nên kiểm tra tình trạng mất ổn định vi vệ tinh MSI cho những bệnh nhân dưới 70 tuổi, đặc biệt với nhóm ung thư đại tràng phải, độ ác tính cao, có típ mô học chế nhầy, thâm nhiễm nhiều bạch cầu lympho trong mô u. Cùng với sự đồng thuận trong các hướng dẫn thực hành lâm sàng gần đây, MSI đã được xem là một dữ kiện quan trọng và tối cần thiết cho bác sĩ lâm sàng trong quản lý và điều trị ung thư đường tiêu hóa.4. Xét nghiệm phát hiện mất ổn định vi vệ tinh Hiện tại, việc phát hiện việc xác định tình trạng mất ổn định vi vệ tinh được đánh giá bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch của protein MMR. Ngoài ra còn có thể phát hiện bằng xét nghiệm phân tử dựa trên PCR. Tuy nhiên, xét nghiệm phân tử PCR cần yêu cầu về quy trình mô nghiêm ngặt hơn sơ với nhuộm hóa mô miễn dịch khối u. Nhuộm hóa mô miễn dịch là xét nghiệm hàng đầu trong lựa chọn phương pháp xác định mất ổn định vi vệ tinh trong ung thư đường tiêu hóa do tính phổ biến, đơn giản, yêu cầu không quá chặt chẽ về mẫu mô và độ nhạy, độ đặc hiệu tương đối cao. Xét nghiệm PCR:Tình trạng MSI được xác định bằng xét nghiệm khuếch đại chuỗi ADN polymerase (PCR) của Hệ thống Y tế
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/phong-kham-chuyen-khoa-xet-nghiem-medlatec-hung-yen-don-vi-y-te-dau-tien-cua-tinh-dat-chung-chi-phong-xet-nghiem-iso-15189-2012
Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm Hưng Yên - Đơn vị y tế đầu tiên của tỉnh đạt chứng chỉ Phòng Xét nghiệm ISO 15189:2012
ISO 15189:2012 hiện là một trong những tiêu chuẩn giá trị hàng đầu thế giới nhằm đánh giá chất lượng và năng lực phòng Xét nghiệm y khoa. Chinh phục thành công ISO 15189:2012 là chặng đường chứa đựng nhiều thách thức, bên cạnh các yêu cầu nghiêm ngặt về phương diện chuyên môn, đơn vị cần "hội tụ” đủ sự kiên trì, nỗ lực và năng lực tài chính vững mạnh để duy trì lâu dài tiêu chuẩn này.000 danh mục đang triển khai tại đơn vị. Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ đắc lực các bác sĩ lâm sàng trong quá trình chẩn đoán đúng - trúng và điều trị bệnh hiệu quả phục vụ người dân chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, chứng chỉ là “tấm vé thông hành” giúp kết quả xét nghiệm tại Phòng khám được liên thông tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108… và thừa nhận rộng rãi tại hơn 50 quốc gia trên toàn cầu. Điều này giúp người dân tiết kiệm đáng kể chi phí, giảm thiểu phiền hà khi cần chuyển tuyến khám chữa bệnh trong nước và quốc tế... Xét nghiệm bệnh lý truyền nhiễm: covid-19, sốt xuất huyết, viêm gan B, tay chân miệng, cảm cúm… Xét nghiệm bệnh lý chuyển hóa: đái tháo đường, gout, mỡ máu… Xét nghiệm theo dõi sức khỏe thai kỳ: chẩn đoán mang thai, sàng lọc trước sinh... Xét nghiệm sản/phụ khoa: nội tiết tố, đánh giá dự trữ buồng trứng... Xét nghiệm kiểm tra vi chất dinh dưỡng: sắt, kẽm, vitamin D… Đơn vị cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi giúp người dân xét nghiệm chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà thuận tiện, với chi phí đi lại chỉ 10.000 VNĐ/địa chỉ Mọi thông tin cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch xét nghiệm, vui lòng liên hệ:
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dau-dau-met-moi-do-dau-khi-nao-can-di-kham-
Đau đầu mệt mỏi do đâu, khi nào cần đi khám?
Đau đầu mệt mỏi là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra với bất cứ người nào. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây mệt mỏi đau đầu là rất quan trọng để có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. 1. Nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏiĐau đầu mệt mỏi do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, các nguyên nhân dưới đây là thường gặp nhất. Rối loạn giấc ngủ Nếu bạn thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc thì cơ thể sẽ bị suy nhược, đau đầu và mệt mỏi. Tình trạng kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn diện cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Thiếu máu Khi bị đau đầu mệt mỏi, bạn có thể nghĩ ngay đến tình trạng thiếu máu do cơ thể bị thiếu sắt, thiếu vitamin B1. Nghiêm trọng hơn, thiếu máu do các bệnh lý về thận, xuất huyết dạ dày, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch,… sẽ khiến bạn bị đau đầu liên tục và ngày càng trầm trọng. Nguyên nhân là do ánh sáng từ màn hình của các thiết bị này tác động trực tiếp đến mắt, gây mỏi mắt, nhức đầu và uể oải. Phụ nữ trong thai kỳ Rất nhiều phụ nữ bị đau đầu mệt mỏi trong thai kỳ bởi lúc này, hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, những cơn ốm nghén khiến chị em chán ăn, mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đau đầu mệt mỏi do bệnh lýĐau đầu mệt mỏi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như: Bệnh lý thần kinh: Người mắc các loại bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh sẽ thường xuyên gặp phải cảnh đau nhức đầu, thậm chí còn kèm theo các biểu hiện mắt mờ, nhận thức bị suy giảm. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Đây là bệnh tự miễn dịch gây viêm nhiễm khiến bạn bị mất nước, khô miệng, đau nhức đầu, đau nhức xương khớp,… Bệnh trầm cảm: Lo âu, buồn rầu, căng thẳng, áp lực và các vấn đề về sức khỏe tinh thần khác có thể là nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi. U não: Khi não có khối u thì cơ thể bạn sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, kèm theo đó là mắt mờ, tay chân run, tụt huyết áp, suy giảm trí nhớ,… Nếu đau đau mệt mỏi không phải do bệnh lý thì bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng các biện pháp sau. Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt, bạn cần dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để vận động, tập luyện, vừa giúp tăng cường lưu thông máu, vừa giảm căng thẳng. Kiểm soát các vấn đề gây mệt mỏi, áp lực. Nếu cảm thấy xuống tinh thần, bạn có thể nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách xem phim, nghe nhạc, dạo phố, mua sắm, gặp gỡ bạn bè,… Sử dụng thiết bị điện tử theo nguyên tắc 20:20, tức là cứ 20 phút sử dụng thì ngừng trong khoảng 20 giây. Không hút thuốc, uống rượu bia hay lạm dụng các loại thuốc giảm đau trong thời gian dài. 4. Đau đầu mệt mỏi - khi nào cần đi khám? Như đã nói ở trên, đau đầu mệt mỏi không loại trừ do các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu các cơn đau đầu xảy ra như bên dưới thì bạn cần nhanh chóng đi khám. Đau đầu xảy ra đột ngột nhưng nghiêm trọng, khiến bạn choáng váng, mất thăng bằng, đau nhức người, kèm theo cảm giác buồn nôn, sợ ánh sáng. Đau đầu kéo dài và liên tục mà không thuyên giảm dù bạn đã thay đổi thói quen sinh hoạt và sử dụng thuốc giảm đau. Đau đầu kèm theo khó thở, suy giảm thị lực, mất trí nhớ,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Đau đầu không rõ nguyên nhân và không thể giải thích được, cứ lặp đi lặp lại liên tục.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/y-nghia-cua-cac-ket-qua-sinh-thiet-noi-soi-duong-tieu-hoa-bat-thuong
Ý NGHĨA CỦA CÁC KẾT QUẢ SINH THIẾT NỘI SOI ĐƯỜNG TIÊU HÓA BẤT THƯỜNG
Sinh thiết nội soi đường tiêu hóa là thủ thuật nhằm lấy mẫu mô từ mô đường tiêu hóa như dạ dày, tá tràng, đại tràng hoặc ở nhiều vị trí khác nhau để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Từ đó, các bác sĩ xác định bệnh lý tại đường tiêu hóa mà bệnh nhân đang gặp phải. Để thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm sinh thiết, bệnh nhân cần được làm thủ thuật nội soi đường tiêu hóa, qua hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ xem xét tổn thương và tiến hành lựa chọn vị trí cần thiết phải sinh thiết làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Sinh thiết nội soi đường tiêu hóa rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa, giúp tầm soát và phát hiện sớm các tổn thương bất thường cũng như ung thư đường tiêu hóa. 1. Các kết quả sinh thiết nội soi đường tiêu hóa bất thường có thể gặp Niêm mạc đường tiêu hóa là một hàng rào bảo vệ quan trọng giữa môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể. Lớp niêm mạc đường tiêu hóa phải chịu rất nhiều tác động nội sinh cũng như ngoại sinh bao gồm độ p H axit của dạ dày, chấn thương trong lòng ống tiêu hóa, thức ăn, các tổn thương vật lý. Vì vậy, niêm mạc đường tiêu hóa luôn phải chịu nhiều thương tổn, đòi hỏi phải có phản ứng ngay lập tức để ngăn chặn thương tổn và chữa lành. Với các tác nhân từ chế độ ăn uống, hệ vi sinh vật, quá trình phục hồi này phải diễn ra trong toàn bộ đường tiêu hóa. Hơn nữa các ảnh hưởng bệnh lý, bao gồm mầm bệnh virus, vi khuẩn vũng như khả năng miễn dịch ở niêm mạc, ví dụ bệnh Crohn có thể dẫn đến sự tổn hại đến khả năng phòng vệ của niêm mạc. Ngoài việc chữa lành, trong quá trình tái tạo lại niêm mạc dạ dày có thể xuất hiện biến đổi tân sinh khi bị viêm mạn tính. Do đó, khi sinh thiết nội soi đường tiêu hóa sẽ thấy một số kết quả giải phẫu bệnh bất thường. Các kết quả sinh thiết nội soi đường tiêu hóa bất thường hay gặp bao gồm:Dị sản Loạn sản Ung thư biểu mô2. Đặc điểm giải phẫu bệnh và ý nghĩa các kết quả sinh thiết nội soi đường tiêu hóa bất thường2.1 Tổn thương dị sản Dị sản được định nghĩa là sự biến đổi về hình thái và chức năng từ một mô này sang mô khác. Dị sản có thể xảy ra do phản ứng của mô trước những kích thích sinh lý hay bệnh lý. Trên sinh thiết nội soi đường tiêu hóa, các nhà giải phẫu bệnh có thể gặp hình thái của biểu mô ruột ở thực quản hoặc dạ dày, hay có thể thấy biểu mô của dạ dày ở ruột. Các tổn thương dị sản có thể gặp ở sinh thiết nội soi thực quản Dị sản dạng biểu bì: đây là một tổn thương lành tính với đặc điểm biểu mô vảy thực quản có lớp hạt nổi bật và lớp sừng phát triển. Tổn thương này gặp ở người trung niên và người gìa có tiền sử hút thuốc, uống rượu và có nguy liên quan đến loạn sản và ung thư biểu mô tế bào vảy. Tỷ lệ bắt gặp dị sản biểu bì rất thấp, chiếm khoảng 0,2% các sinh thiết thực quản và chỉ chẩn đoán được trên hình ảnh sinh thiết nội soi vì không có triệu chứng lâm sàng, hay hình ảnh nội soi đặc hiệu. Dị rản ruột: gặp trong bệnh Barrett thực quản khi thay thế biểu mô vảy lát tầng ở thực quản bằng biểu mô trụ có tế bào hình đài chế nhầy của ruột. Đây là một tổn thương tiền ung thư và làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến ở thực quản. Barrett thực quản tìm thấy ở khoảng 5-10% người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trên sinh thiết có thể có loạn sản hoặc không có loạn sản, khi có loạn sản cần phân chia mức độ loạn sản độ thấp hoặc cao. Với những bệnh nhân Barrett không có loạn sản thì nguy cơ tiến triển loạn sản độ thấp là 4,3% trên năm và tiến triển thành loạn sản độ cao là 0,9% trên năm. Tỷ lệ tiến triển thành ung thư trong vòng 5 năm là 20% với loạn sản độ thấp và 50% với loạn sản độ cao. Tại dạ dày có thể gặp dị sản ruột, đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bình thường được thay thế bằng niêm mạc ruột chứa các tế bào hình đài chế nhầy, có hoặc không có tế bào hấp thu và tế bào Paneth. Chẩn đoán dị sản ruột ở dạ dày dựa vào sự hiện diện của tế bào hình đài chế nhầy. Đây là một tổn thương tiền ung thư và có liên quan đến ung thư biểu mô dạ dày. Tỷ lệ dị sản ruột là 25% và hằng năm có 0,1-10% dị sản dạ dày tiến triển thành ung thư biểu mô dạ dày. Tình trạng này liên quan đến nhiễm H. pylori mạn tính, trào ngược axit, hút thuốc lá hoặc thói quen ăn nhiều muối. Dị sản ruột được chia thành hai loại: dị sản hoàn toàn và không hoàn toàn. Dị sản hoàn toàn khi có đầy đủ các thành phần của biểu mô ruột gồm tế bào hình đài chế nhầy, tế bào hấp thu, tế bào Paneth. Dị sản không hoàn toàn khi tế bào hấp thu và tế bào Paneth có hoặc không, niêm mạc trụ có kích thước thay đổi ở các giai đoạn biệt hóa khác nhau. Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán dị sản ruột ở dạ dày là xét nghiệm giải phẫu bệnh. Theo hướng dẫn chẩn đoán của Sydney, sinh thiết nội soi được khuyến nghị để phân loại và đánh giá dị sản ruột ở dạ dày. Dị sản ở ruột non và đại trực tràng là tình trạng hiếm gặp. Tuyến dạ dày có thể xuất hiện ở ruột thường liên quan đến bất thường bẩm sinh gọi là lạc chỗ dạ dày tại ruột, gặp trong các bệnh lý như túi thừa Meckel, ruột đôi. Dị sản dạ dày thực sự ở ruột rất hiếm gặp. Cơ chế dị sản dạ dày thực sự tại ruột chưa được hiểu rõ, nhưng có thể xảy ra thứ phát sau phản ứng chữa lành sau tổn thương loét ở ruột. Một loại dị sản ở đại tràng có thể gặp là dị sản tế bào Paneth. Tế bào Paneth hầu hết nằm ở ruột non, một phần nhỏ nằm ở manh tràng và đại tràng ngang. Dị sản tế bào Paneth khi chúng được nhìn thấy ở những đoạn ruột mà thường không có như đại tràng xuống, đại tràng xích ma, trực tràng. Tình trạng này thường được mô tả nhiều nhất trong bệnh ruột viêm, bao gồm cả viêm đại tràng loét hay bệnh Crohn. Ở người trưởng thành, nó được coi là dấu hiệu của tiền sử viêm đại tràng lâu dài, tương quan với thời gian mắc bệnh và được cho là do tác động của quá trình sửa chữa, tái tạo.2.2 Tổn thương loạn sản Loạn sản là sự sinh sản một mô bất thường do sự rối loạn phát triển của bào thai hoặc của tế bào mô đang trưởng thành, đang tái tạo hoặc đang biệt hóa. Sự biến đổi này bao gồm cả hình thái, cấu trúc mô và tế bào. Đây là một tổn thương tiền ung thư. Tùy theo mức độ bất thường của mô và tế bào, loạn sản được chia thành các loại và mức độ khác nhau. Tổn thương loạn sản ở thực quản được chia thành 2 loại: loạn sản Barrett và loạn sản tế bào vảy Loạn sản Barrett: là tình trạng tân sinh biểu mô ở vùng dị sản biểu mô tuyến của thực quản. Theo hình thái mô học, loại loạn sản này được chia thành hai típ là típ ruột và típ bề mặt. Theo mức độ, loạn sản được chia thành độ thấp và độ cao. Loạn sản độ thấp cho thấy tế bào bất thường nhưng không có cấu trúc bất thường. Nguy cơ tiến triển thành ung thư ở những bệnh nhân có tổn thương loạn sản độ thấp là 20% trong vòng 5 năm. Loạn sản độ cao được chẩn đoán khi bất thường tế bào nhiều hơn và có bất thường cấu trúc mô học. Tỷ lệ tiến triển thành ung thư trong vòng 5 năm của loạn sản độ cao là 50%. Loạn sản biểu mô vảy: là tình trạng tân sinh bất thường tế bào biểu mô vảy thực quản và không có xâm nhập. Chẩn đoán loạn sản biểu mô vảy yêu cầu có sự xuất hiện bất thường của cả tế bào biểu mô và cấu trúc. Có hai hệ thống chia độ loạn sản biểu mô vảy, một hệ thống chia thành 3 mức độ: nhẹ, vừa, nặng; một hệ thống chia thành 2 mức độ: cao và thấp. Loạn sản biểu mô vảy độ cao được cho là tương đương ung thư biểu mô tại chỗ theo phân loại của Nhật Bản và một số nước châu Á. Theo nghiên cứu tại Trung Quốc theo dõi tiến triển trong vòng 3,5 năm, có 5% bệnh nhân loạn sản mức độ nhẹ tiến triển thành ung thư, trong khi loạn sản mức độ vừa là 27% và loạn sản nặng là 65% tiến triển thành ung thư biểu mô vảy. Loạn sản biểu mô ở dạ dày là tình trạng biến đổi tân sinh bất thường biểu mô mà không có bằng chứng của xâm nhập mô đệm. Tình trạng này hầu hết không có triệu chứng lâm sàng mà được chẩn đoán qua nội soi và sinh thiết nội soi. Ở những khu vực địa lý có tỷ lệ mắc cao, có thể gặp loạn sản dạ dày ở 10-15% dân số. Sinh thiết nội soi có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, tỷ lệ gặp loạn sản độ thấp chiếm từ 1-2%, trong khi loạn sản độ cao và ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ 4-6% các sinh thiết nội soi. Loạn sản dạ dày được chia thành hai típ là típ ruột và típ bề mặt. Theo mức độ, loạn sản được chia thành độ thấp và độ cao. Theo một số hiệp hội giải phẫu bệnh các quốc gia khác nhau, loạn sản biểu mô độ cao được cho là ung thư biểu mô không xâm nhập. Loạn sản biểu mô dạ dày làm tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư biểu mô tuyến xâm nhập. Khi theo dõi một lượng lớn bệnh nhân trong thời gian hơn một năm, người ra nhận thấy tỷ lệ tiến triển thành ung thư biểu mô tuyến xâm nhập của loạn sản độ thấp là 9%, trong khi loạn sản độ cao là 69%. Loạn sản ở đại trực tràng là một tổn thương tiền ung thư, có thể có hoặc không có biểu hiện trên hình ảnh nội soi đường tiêu hóa, xác định chính xác thông qua sinh thiết nội soi. Việc phát hiện và kiểm soát tổn thương loạn sản làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư biểu mô đại trực tràng. Hầu hết các tổn thương loạn sản đại trực tràng có thể phát hiện được qua nội soi đường tiêu hóa. Hình ảnh có thể gặp dạng polyp (có cuống hoặc không cuống) hoặc tổn thương không polyp (nhô cao hoặc lõm xuống). Các tổn thương nhìn thấy được có thể được cắt bỏ qua sinh thiết nội soi. Một số trường hợp không có biểu hiện trên nội soi và phát hiện ngẫu nhiên qua sinh thiết nội soi. Đặc điểm giải phẫu bệnh của loạn sản biểu mô cũng tương tự như những đoạn khác của ống tiêu hóa. Tổn thương loạn sản được chia thành hai mức độ là độ thấp và độ cao. Theo dõi và điều trị loạn sản ở đại trực tràng phụ thuộc rất nhiều vào hình thái trên nội soi đường tiêu hóa. Hình ảnh nội soi cho thấy tổn thương dạng phẳng hay không đặc hiệu, loạn sản độ thấp có tỷ lệ tiến triển trong vòng 5 năm thành loạn sản độ cao hoặc ung thư biểu mô là 54%. Trong khi đó, tỷ lệ tiến triển thành ung thư xâm nhập của loạn sản độ cao là từ 40-90%. Loạn sản độ thấp ở tổn thương polyp hay còn gọi là u tuyến, có tỷ lệ tiến triển thành ung thư rất thấp, và có thể cắt bỏ được hoàn toàn.2.3 Ung thư biểu mô để được tư vấn cụ thể.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dau-an-her-2/neu-ung-dung-trong-dieu-tri-ung-thu-da-day
Dấu ấn Her-2/neu, ứng dụng trong điều trị ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là u ác tính thường gặp nhất trong đường tiêu hoá, đứng thứ tư trong số các ung thư phổ biến trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng khu vực, trong đó Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao. Điều trị ung thư dạ dày có nhiều phương pháp như phẫu thuật, hoá chất, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch. Việc lựa chọn phác đồ điều trị phụ thuộc từng giai đoạn bệnh, típ mô bệnh học, và típ sinh học phân tử cụ thể, trong đó xét nghiệm HER2/neu xác định các khối u có thể đáp ứng với liệu pháp nhắm đích bằng transtuzumab. Vài nét khái quát về dấu ấn Her2/neu Her2 là một trong bốn thành viên của gia đình EGFR (thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì) bao gồm Her1 hay EGFR, Her2, Her3, Her4. Bản chất của Her2 là một glycoprotein xuyên màng có trọng lượng phân tử 185 k Da, nó có cấu trúc tương tự như một glycoprotein xuyên màng đã được phát hiện trên một u nguyên bào thần kinh của chuột nên còn có tên gọi là ‘neu’. Her2 được mã hóa bởi gen thuộc NST17q21. Her2/neu có mặt trên màng tế bào biểu mô của nhiều cơ quan như tuyến vú, dạ dày, đại tràng, tuyến tiền liệt…. HER2/neu tham gia vào quá trình truyền tin nội bào, tác động đến sự phát triển tế bào, sự chết tế bào, sự biệt hóa và tính di động của tế bào. 2. Các phương pháp phát hiện Her2/neu. Her2/neu có thể được phát hiện thông qua sự bộc lộ protein của thụ thể Her2/neu trên màng bào tương, đánh giá mức độ bộc lộ RNA hoặc đánh giá ở mức độ bộc lộ DNA. 2.1 Kỹ thuật hóa mô miễn dịch – IHC Immunohistochemocal technique: Là kỹ thuật được dùng phổ biến hiện nay. Hóa mô miễn dịch cũng là kỹ thuật đánh giá thụ thể HER-2/neu - sản phẩm protein của gen trên bề mặt tế bào. Để đánh giá đầy đủ sự bộc lộ HER-2/neu trên các tế bào u thì cần thiết lập một sự tương quan giữa số lượng tế bào u bộc lộ với thụ thể HER-2/neu cũng như cường độ bộc lộ. Tiêu chuẩn đánh giá sự bộc lộ Her2/neu trên bệnh phẩm phẫu thuật và bệnh phẩm sinh thiết và khuyến cáo: Nhiều nghiên cứu cho thấy khi áp dụng phương pháp hóa mô miễn dịch trên mẫu bệnh phẩm được xử lý, cố định tốt, thì kết quả đánh giá mức độ biểu hiện của protein do gen đó mã hóa (protein HER-2/neu) tương ứng khá chặt chẽ với mức độ copy của gen (mức độ khuyếch đại). Ưu điểm của phương pháp hóa mô miễn dịch là tiện lợi, rẻ tiền, chỉ cần sử dụng kính hiển vi thông thường khi quan sát. Nhược điểm của phương pháp này đó là chịu ảnh hưởng của một số yếu tố: điều kiện bảo quản mô, thời gian và kỹ thuật cố định bệnh phẩm, loại kháng thể dùng để nhuộm (đơn dòng hay đa dòng). 2.2 Kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ FISH (Fluorescent insitu hybridization) Là kỹ thuật trung gian giữa di truyền tế bào và di truyền phân tử, sử dụng một đoạn mồi đặc hiệu (probe gắn tín hiệu huỳnh quang, để phát hiện sự có mặt hoặc vắng mặt của một đoạn gen nào đó trên nhiễm sắc thể, với ưu điểm nhanh, đặc hiệu và chính xác. Với đầu dò đặc hiệu cho gen Her2/neu, FISH giúp phát hiện một cách chính xác sự có mặt và mức độ khuếch đại của gen Her/neu trong nhân các tế bào u. FISH là một phương pháp xét nghiệm chính xác và nhạy, nó được coi là một xét nghiệm tiêu chuẩn với độ nhạy và độ đặc hiệu cao để phát hiện sự khuếch đại bất thường của gen HER-2/neu. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm đó là giá thành cao, yêu cầu thiết bị đắt tiền, phải quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang, thời gian lưu kết quả ngắn do huỳnh quang nhanh bay màu. 2.3 Kỹ thuật CISH (Chromogenic In Situ Hybridization) Đây là kĩ thuật dựa trên nguyên lí của cả hai phương pháp IHC và FISH nên nó hạn chế được những khuyết điểm của cả hai phương pháp trên. Trong kĩ thuật FISH chúng ta phải quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang nhằm đánh giá sự có mặt của chất huỳnh quang được gắn lên bộ phận lai thông qua kháng thể. Nhưng trong CISH thành phần hiển thị là chất màu được gắn thông qua hệ thống kháng thể giúp chúng ta quan sát được bằng kính hiển vi quang học thông thường, nó giúp cho việc đánh giá được chính xác hơn, bảo quản được lâu hơn đồng thời kết hợp được hình thái mô bệnh học trong quá trình đánh giá. 3. Ứng dụng việc đánh giá sự có mặt của Her2/neu trong điều trị ung thư dạ dày Hiện nay, điều trị ung thư dạ dày có nhiều phương pháp như phẫu thuật, hoá chất, xạ trị, điều trị đích hay điều trị miễn dịch. Việc lựa chọn một hay kết hợp nhiều phương pháp phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh, thể bệnh, típ phân tử cũng như tình trạng và hoàn cảnh từng bệnh nhân. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm riêng, trong đó điều trị đích nhắm vào kháng HER2 đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị ung thư dạ dày. Thử nghiệm pha 3 To GA (Trastuzumab for Gastric Cancer) cho thấy nhóm điều trị theo phác đồ Capecitabine kết hợp Cisplatin có kèm Trastuzumab cho kết quả tốt hơn nhóm không có Trastuzumab, với tỷ lệ đáp ứng 47% so với 35% và sống thêm trung bình là 13,8 tháng so với 11,1 tháng. Như vậy ung thư dạ dày đã chứng minh sự hiệu quả của Trastuzumab. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm lâm sàng To của Hệ thống Y tế
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/medlatec-don-vi-y-te-tu-nhan-tai-viet-nam-duoc-cap-chung-chi-dao-tao-cho-cac-y-bac-si
- đơn vị y tế tư nhân tại Việt Nam được cấp chứng chỉ đào tạo cho các y, bác sĩ
Vì sao cán bộ y tế cần đào tạo liên tục? Là một nghề đặc biệt liên quan tới tính mạng, sức khỏe của người dân, vì thế đòi hỏi y bác sĩ phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới, nhằm hạn chế tối thiểu những sai sót chuyên môn. Thông tư số 22/2013/TT-BYT về hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế đã quy định rõ cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp. Đào tạo liên tục là quy định bắt buộc với tất cả cán bộ y tế đang hành nghề khám bệnhĐây là quy định bắt buộc, bởi vậy, nếu không thực hiện đủ các chương trình đào tạo trong 2 năm liên tiếp y bác sĩ sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, các y bác sĩ cũng những thuận lợi trong việc đào tạo liên tục, cụ thể, Thông tư hướng dẫn để đáp ứng được những yêu cầu, cán bộ y tế có thể tham gia các hình thức đào tạo khác nhau như tập huấn, đào tạo, hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học... Việc tham gia các hình thức đào tạo liên tục khác nhau được cộng dồn để tính thời gian đào tạo. Khi tham gia những hội nghị này, bác sĩ có cơ hội được cấp chứng chỉ CME
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/gan-nhiem-mo-co-nguy-hiem-khong-2
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ là trong những vấn đề thường gặp ở gan. Biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng, do vậy rất ít trường hợp nhận biết bệnh qua triệu chứng lâm sàng. Đa số bệnh nhân được chẩn đoán gan nhiễm mỡ trong những buổi khám sức khỏe định kỳ. Vậy gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa bệnh như thế nào? 1. Gan nhiễm mỡ là bệnh như thế nào? Gan nhiễm mỡ xảy ra khi có quá nhiều mỡ thừa tích tụ ở các mô gan, từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Đây là căn bệnh dễ gặp ở những người thừa cân, béo phì, người bị tiểu đường type 2, tăng mỡ máu, mắc các hội chứng chuyển hóa,... Ở giai đoạn đầu, lượng mỡ tích tụ trong gan thường nằm trong khoảng 5 – 10% và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu càng để lâu, bệnh sẽ càng tiến triển phức tạp, lượng mỡ thừa trong gan sẽ ngày càng nhiều hơn. Những trường hợp lượng mỡ tích tụ trong gan và vượt quá 30% được đánh giá là nhiễm mỡ nghiêm trọng. Bệnh gan nhiễm mỡ thường không gây triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi bệnh ngày càng tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng như đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,... Khi xảy ra tình trạng xơ gan, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện như phù nề chân, ngứa da, lá lách to, giãn mạch máu dưới da, đỏ lòng bàn tay, xuất huyết tiêu hóa,...2. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Gan nhiễm mỡ là bệnh mạn tính và thường có biểu hiện không rõ ràng. Hiện nay vẫn rất nhiều người chưa hiểu rõ gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không, thậm chí có nhiều trường hợp đã được chẩn đoán gan nhiễm mỡ nhưng lại rất chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình, không thường xuyên theo dõi và thăm khám theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể điều trị khỏi ở giai đoạn đầu, nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phác đồ điều trị. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gan nhiễm mỡ có thể tiến triển xấu, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng như sau: - Viêm gan: Không phải tất cả những trường hợp bị gan nhiễm mỡ đều dẫn tới viêm gan, tuy nhiên, bị gan nhiễm mỡ sẽ làm tăng nguy cơ viêm gan. Khi xảy ra tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan trong thời gian dài có thể dẫn đến xơ gan. Tình trạng viêm gan thường không gây ra những biểu hiện rõ ràng. Thông thường, người bệnh chỉ có cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon miệng và nước tiểu vàng, kết quả xét nghiệm cho thấy tăng men gan. - Xơ gan: Tình trạng gan nhiễm mỡ tiến triển nặng khiến cho những tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng, gây ra những mô sẹo. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dẫn tới xơ hóa gan và xơ gan. Khi bị xơ gan, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, vàng da, nước tiểu đậm màu, xuất huyết tiêu hóa, chướng bụng, phù chân, hôn mê gan. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định ghép gan để phòng ngừa biến chứng. - Ung thư gan: Người bị gan nhiễm mỡ không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm gan, xơ gan. Những tế bào gan này tổn thương và có thể dẫn đến tình trạng đột biến gen, gây ung thư gan. Tình trạng ung thư gan do gan nhiễm mỡ tiến triển ở giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng một số phương pháp như phẫu thuật, đốt sóng cao tần. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, những tế bào ung thư đã xâm lấn đến các cơ quan khác thì việc điều trị khó đạt hiệu quả như mong muốn. Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này là giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. - Ảnh hưởng đến tim mạch: Gan nhiễm mỡ không được điều trị hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về tim mạch như bệnh mạch vành, tình trạng suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ,... - Rối loạn các cơ quan khác như ung thư đại tràng, loãng xương, thiếu hụt vitamin D,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. 3. Cách phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡĐể phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: - Tập thể dục kiểm soát cân nặng: Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân béo phì thì việc giảm cân là vô cùng cần thiết. Bạn chỉ cần giảm 5% trọng lượng cơ thể thì chất béo trong gan cũng sẽ được giảm đi. Nếu giảm từ 7 đến 10% trọng lượng cơ thể thì có thể cải thiện đáng kể những tổn thương gan. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà ép cân quá nhanh và giảm cân theo những cách phản khoa học. Nếu giảm cân quá nhanh, gan sẽ giải phóng nhiều cholesterol vào mật và rất dễ gây ra tình trạng sỏi mật. Tập thể dục giúp bạn đốt cháy năng lượng dư thừa, đồng thời thúc đẩy giai đoạn chuyển hóa lipid trong cơ thể, từ đó giảm lượng chất béo đang tích trữ trong các tế bào gan. Tốt nhất, nên duy trì tập thể dục đều đặn, ít nhất 5 buổi trong một tuần và nên tập tối thiểu 30 phút mỗi buổi. Bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ và thời lượng ngắn. Khi đã quen rồi, bạn bắt đầu tăng thời gian tập và tăng mức độ khó của các bài tập. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ và chuyên gia để lựa chọn những bài tập tốt nhất, phù hợp nhất với bản thân. - Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Đây cũng là một trong những cách bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa gan nhiễm mỡ. Trong chế độ ăn của bạn, nên bổ sung các chất béo lành mạnh từ dầu oliu, cá ngừ, cá mòi,... Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung một số loại hạt như hạt chia, hạt óc chó, hạt hướng dương,... Nên ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây ít ngọt, các loại ngũ cốc nguyên hạt để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nên tránh ăn các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế uống bia rượu,... - Thăm khám sức khỏe định kỳ và tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/phac-do-dieu-tri-tieu-duong-de-thuc-hien-va-hieu-qua-cao
Phác đồ điều trị tiểu đường dễ thực hiện và hiệu quả cao
Bệnh tiểu đường gần như không thể điều trị dứt điểm. Mục tiêu của các phương pháp điều trị hiện nay là giúp người bệnh “chung sống” hòa bình với tiểu đường bằng cách kiểm soát đường huyết và cải thiện triệu chứng của bệnh. Dưới đây là phác đồ điều trị tiểu đường có thể mang lại hiệu quả tích cực, phòng ngừa tối đa nguy cơ biến chứng bệnh. 1. Một vài thông tin về bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa. Khi bị tiểu đường, lượng đường huyết của người bệnh luôn ở mức cao hơn so với chỉ số tiêu chuẩn. Tình trạng này có thể do sự thiếu hụt insulin, đề kháng với insulin hoặc cũng có thể là do cả 2 nguyên nhân kể trên. Bệnh tiểu đường bao gồm tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ (là những trường hợp phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai). - Theo Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), thực trạng bệnh tiểu đường đang có những diễn biến rất phức tạp: + Trên thế giới ghi nhận hàng trăm nghìn trẻ em được chẩn đoán bị tiểu đường type 1 mỗi năm. + Đa số người bệnh tiểu đường là người cao tuổi. Tuy nhiên, số người trẻ mắc tiểu đường cũng đang ngày một nhiều hơn. - Tiểu đường là bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát hiệu quả, cụ thể như sau: + Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. + Gây suy giảm chức năng thận. + Gây ra nhiều bệnh lý về mắt, đặc biệt là nguy cơ về bệnh lý võng mạc, tăng nhãn áp,... + Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người không bị bệnh. + Gây ra những tổn thương về thần kinh. + Gây ra những tổn thương trên da. + Gây ra tình trạng “bàn chân đái tháo đường”: Đây chính là những trường hợp bệnh nhân tiểu đường gặp phải biến chứng nghiêm trọng về thần kinh. Người bệnh bị mất cảm giác ở bàn chân và không thể phát hiện được những tổn thương xảy ra tại đây. + Ketoacidosis tiểu đường khiến người bệnh bị hôn mê và thậm chí là tử vong. 2. Phác đồ điều trị tiểu đườngĐể đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị bao gồm điều trị y tế và sự điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Dưới đây là phác đồ điều trị tiểu đường: 2.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện- Chế độ ăn: Có thể nói rằng, chế độ ăn vô cùng quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Nếu ăn uống khoa học, bệnh nhân có thể kiểm soát chỉ số đường huyết một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không ăn uống khoa học, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và tăng nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân tiểu đường: + Nến duy trì chế độ ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất: Người bệnh nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, không nên ăn nhiều đồ ngọt, ưu tiên những thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết thấp. Nên bổ sung 50 - 60% glucid, 20 - 30% lipid và từ 15 - 20% protid. + Với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân chỉ nên ăn 3 bữa chính trong ngày. + Nếu đang điều trị bằng phương pháp tiêm insulin thì nên chia thành 4-5 bữa nhỏ trong ngày. - Chế độ tập luyện: Tập thể dục là phương pháp rèn luyện sức khỏe hiệu quả, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý. Người bị tiểu đường cũng cần thường xuyên tập thể dục: + Nên tập đều đặn khoảng 5 ngày mỗi tuần và mỗi buổi tập nên kéo dài khoảng 30 phút. + Trước khi tập luyện, bạn nên thực hiện kiểm tra tim mạch và đo huyết áp. + Tùy theo thể trạng sức khỏe và sở thích cá nhân, hãy lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp, có thể lựa chọn bài tập đi bộ, đạp xe, bơi lội, leo cầu thang bộ,...2.2. Phác đồ điều trị bằng insulin Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp:- Bị tiểu đường type 1. - Bị tiểu đường trong thời gian mang thai. - Áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 trong tình trạng:+ Mất bù xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, tăng đường huyết, vết thương cấp,... + Không thể kiểm soát cân nặng. + Đang trong giai đoạn mang thai. + Can thiệp ngoại khoa. + Suy giảm chức năng gan thận. + Bị dị ứng khi dùng thuốc hạ đường huyết. + Cùng với một số trường hợp khác khi có chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Thông thường: + Những trường hợp bị tiểu đường type 1: Tiêm 2 - 4 mũi trong một ngày. + Những trường hợp bị tiểu đường type 2: Áp dụng với phác đồ của tiểu đường tuýp 1 kết hợp với phác đồ 1 mũi insulin cùng với thuốc viên theo chỉ định của bác sĩ. + Những trường hợp tiểu đường thai kỳ: Tiêm 1 đến 4 mũi/ngày tùy thuộc vào từng trường hợp và chỉ định cụ thể của bác sĩ. 2.3. Điều trị tiểu đường bằng thuốc Bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng một số nhóm thuốc như sau: - Thuốc kích thích bài tiết insulin. - Thuốc làm tăng nhạy cảm insulin ngoại vi và đồng thời giảm đề kháng insulin. - Thuốc ức chế enzyme alpha glucosidase làm giảm hấp thu glucose. - Thuốc Glinide. - Thuốc tác dụng lên hệ incretin. Trên đây là phác đồ điều trị tiểu đường mới nhất mà bạn có thể tham khảo. Đối với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng nhất để có thể “sống chung” với bệnh chính là tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Dù đã điều chỉnh thói quen sống, chế độ ăn uống và tuân thủ đúng theo phác đồ trị tiểu đường, người bệnh vẫn cần thường xuyên đi khám sức khỏe để theo dõi tình trạng bệnh. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ sao cho phù hợp với mỗi giai đoạn của bệnh.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/can-luu-y-gi-khi-noi-soi-dai-trang-
Cần lưu ý gì khi nội soi đại tràng?
Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến, được áp dụng trong nhiều trường hợp để phát hiện chính xác những bệnh lý ở đại tràng và một số bệnh đường tiêu hóa. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để đảm bảo quá trình nội soi diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất. 1. Mục đích nội soi đại tràng là gì? Những ai cần thực hiện? Nội soi đại tràng là dùng một ống nội soi nhỏ và đã được gắn camera đưa vào đại tràng thông qua đường hậu môn để ghi lại những hình ảnh trong đại tràng hay những vấn đề bất thường ở niêm mạc ruột. Nhờ vào những kết quả hình ảnh rõ nét này, bác sĩ có thể chẩn đoán được các bệnh lý về đại tràng. Trong quá trình nội soi, một số trường hợp có thể được kết hợp cắt polyp hoặc sinh thiết. Những trường hợp cần được nội soi đại tràng bao gồm: - Các trường hợp gặp phải những triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, chảy máu trực tràng hoặc một số triệu chứng bất thường khác như gầy, sụt cân nhanh, mệt mỏi,... cần được nội soi để tìm hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. - Trong các trường hợp nội soi để điều trị như phát hiện polyp và cắt polyp khi nội soi, lấy dị vật đường tiêu hóa dưới, cầm máu trong trường hợp chảy máu đường tiêu hóa dưới,... - Tầm soát ung thư đại tràng: Những trường hợp cần tầm soát ung thư đại tràng, nhất là những nhóm có nguy cơ ung thư cao thì rất cần thực hiện nội soi đại tràng. Đây là phương pháp tầm soát ung thư đại tràng rất phổ biến và hiệu quả. 2. Quy trình nội soi đại tràng Thông thường, nội soi đại tràng sẽ diễn ra trong khoảng 30 đến 45 phút. Với một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành gây mê cho người bệnh trước khi soi để giảm cảm giác khó chịu trong suốt quá trình nội soi (còn được gọi là nội soi đại tràng gây mê). Bác sĩ sẽ đưa một loại ống nội soi có độ mềm dẻo và đầu có gắn đèn, camera vào đại tràng từ đường hậu môn. Tiếp đó, cần bơm không khí vào ruột già với mục đích làm ruột phồng lên và từ đó, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát hình ảnh bên trong đại tràng thông qua một màn hình nhỏ có kết nối với camera ở đầu ống soi. Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện những tổn thương nghi ngờ hay những khối polyp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật kết hợp với sinh thiết để có được những đánh giá chi tiết và chính xác nhất về tình trạng của người bệnh. Sau khi tiến hành nội soi xong, người bệnh sẽ được đưa vào phòng chờ để theo dõi tình trạng sức khỏe sau nội soi, chẳng hạn như đau bụng dưới, đau đầu, hoa mắt chóng mặt,... Khi sức khỏe đã ổn định, bệnh nhân có thể ra về. Bác sĩ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi sau khi nội soi cũng như theo dõi các biến chứng bất thường sau khi nội soi.3. Cần lưu ý điều gì khi nội soi đại tràng? - Trước khi nội soi đại tràng: + Người bệnh cần được làm sạch ruột già để loại bỏ những chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Nếu không thực hiện điều này, những chất cặn bã này có thể khiến các bác sĩ không thể quan sát rõ ràng những tổn thương bên trong đại tràng. Người bệnh nên nhịn ăn trong vòng 6 đến 8 tiếng trước khi thực hiện nội soi. Cần uống thuốc nhuận tràng, có thể uống theo dạng lỏng hoặc dạng viên. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể cần thụt tháo đại tràng và nên thực hiện vào đêm hôm trước. Nhiều người bệnh cũng có thể thực hiện thụt tháo đại tràng vào buổi sáng trước khi thăm khám để đảm bảo đại tràng hoàn toàn sạch sẽ và không có chất cặn bã bên trong. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho quá trình nội soi diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. + Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị thì hãy thông báo với bác sĩ trước khi nội soi, nhất là những trường hợp đang dùng thuốc điều trị huyết áp, thuốc điều trị tiêu đường, các loại thuốc điều trị tim mạch, một số loại thực phẩm chức năng có nhiều sắt,... +Đối với những trường hợp nội soi có gây mê: Tốt nhất, bạn nên đi nội soi cùng với người thân để được họ chăm sóc và đưa về nhà an toàn sau nội soi. - Sau khi nội soi đại tràng: + Đối với những trường hợp cần cắt polyp, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn chi tiết sau nội soi. Người bệnh cần duy trì một chế ăn đặc biệt để không làm tổn thương đến đại tràng. + Khi thực hiện nội soi, bác sĩ thường bơm hơi vào ruột già, chính vì thế, người bệnh sẽ có thể xảy ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, trung tiện nhiều hơn. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng khó chịu này. + Sau nội soi, một số trường hợp bị chảy máu. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng. Trường hợp máu chảy nhiều, xuất hiện cục máu đông, tình trạng chảy máu kéo dài trong nhiều giờ, có thể kèm theo sốt thì người bệnh nên đến tái khám để được bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và xử trí kịp thời, để đảm bảo an toàn. Như vậy, với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình nội soi đại tràng diễn ra như thế nào, những ai cần thực hiện nội soi và những lưu ý khi nội soi để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi và có được kết quả rõ ràng nhất.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/viem-gan-b-o-the-ngu-co-gay-nguy-hiem-khong-
Viêm gan B ở thể ngủ có gây nguy hiểm không?
Viêm gan B ở thể ngủ là một loại nhiễm trùng gan nhưng virus không hoạt động. Do đó bệnh chưa gây nguy hiểm như viêm gan B thể hoạt động. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người bệnh được phép lơ là và chủ quan trước tình trạng bệnh. Thay vào đó, bệnh nhân cần chú ý theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ để nếu có bất thường xảy ra thì sẽ kịp thời điều trị và có biện pháp xử lý đúng cách, tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. 1. Thế nào là viêm gan B ở thể ngủ? Viêm gan B là một trong số những bệnh truyền nhiễm và khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Virus HBV là nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Khi bị virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ phá hủy các tế bào gan và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng gan. Biến chứng của bệnh là nhiễm trùng gan, xơ gan và nghiêm trọng nhất là ung thư gan. Virus HBV có đặc điểm hình dáng như sau: tổng thể hình cầu, lớp vỏ của HBV là lipoprotein có chứa HBs Ag - một loại kháng nguyên bề mặt. Khi HBV xâm nhập vào cơ thể con người, nó sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 3 - 6 tháng. Virus sau đó sẽ hoạt động và gây ra những triệu chứng cấp tính. Nếu 6 tháng sau khi bị nhiễm virus, cơ thể không tự miễn dịch được với HBV vì viêm gan B sẽ chuyển sang thể mạn tính. Nguy cơ mà người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan là rất cao. Viêm gan B có thể lây lan qua các con đường khác nhau như sau: Lây truyền qua đường máu do dùng chung bơm kim tiêm, vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với HBV, sử dụng dụng cụ chưa được sát khuẩn để xỏ khuyên/xăm mình, dùng chung đồ dùng cá nhân (dao cạo râu, bàn chải đánh răng, đồ làm móng,... ). Lây từ mẹ sang con khi sinh nở, hoặc trẻ bú mẹ bị nhiễm viêm gan B khi người mẹ có vết thương hở ở đầu vú. Lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn như quan hệ bằng miệng, tiếp xúc với dịch tiết âm đạo, tinh dịch, không dùng bao cao su,... Có 2 thể viêm gan B đó là viêm gan B ở thể ngủ và thể hoạt động. Trong đó, viêm gan B ở thể ngủ là tình trạng virus viêm gan B không hoạt động. Tức là cơ thể mặc dù đã bị nhiễm virus nhưng chúng lại chưa gây bệnh ở gan. Khi xét nghiệm chỉ số men gan có thể vẫn hiện ở mức bình thường.2. Khả năng lây lan của viêm gan B thể ngủ từ mẹ sang con Mặc dù HBV ở trạng thái ngủ nhưng nó vẫn tồn tại trong cơ thể người. Do đó viêm gan B ở thể ngủ vẫn có khả năng lây từ người bệnh sang người lành thông qua những con đường nêu trên. Đặc biệt, nếu người mẹ đang mang thai có tải lượng virus lớn thì nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc viêm gan B mạn tính là rất cao. Mỗi giai đoạn thai kỳ tỷ lệ lây nhiễm cũng sẽ khác nhau: Giai đoạn khi mang thai: như đã đề cập trước đó, virus HBV lây lan rất nhanh qua đường máu. Trong giai đoạn thai kỳ, nhau thai sẽ là cầu nối gắn kết giữa người mẹ và thai nhi nên tỷ lệ thai nhi bị nhiễm HBV trong giai đoạn này khá thấp (chỉ khoảng 2%). Khi chuyển dạ và sinh nở: đây là giai đoạn trẻ dễ bị nhiễm HBV từ mẹ nhất (tới 90%). Bởi vì khi chuyển dạ, sự co thắt của tử cung sẽ kéo theo tình trạng co thắt của mạch máu quanh nhau thai. Trong quá trình này, trẻ sẽ tiếp xúc với dịch âm đạo và máu của mẹ và nguy cơ nhiễm HBV là rất lớn. Khi cho con bú: so với thời kỳ bào thai và thời điểm chuyển dạ thì cho con bú ít có nguy cơ lây nhiễm nhất. Tuy trong sữa non của mẹ cũng có thể bị nhiễm virus HBV nhưng vì nồng độ virus thấp nên nguy cơ trẻ nhiễm bệnh là không đáng kể. Trừ trường hợp người mẹ có vết thương ở đầu vú và máu lẫn vào sữa sẽ làm lây bệnh cho con. Do đó tất cả trẻ em sau khi chào đời đều cần phải được tiêm phòng viêm gan B theo hướng dẫn của Bộ Y tế.3. Viêm gan B ở thể ngủ có điều trị được không? Viêm gan B tuy có thể tiến triển thành những biến chứng nhưng đây không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy virus không hoạt động nhưng bệnh nhân cũng không nên chủ quan do tùy vào tình hình sức khỏe, virus có thể trỗi dậy và gây bệnh vào bất cứ thời điểm nào. Đặc biệt là khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, mất dần khả năng phòng vệ trước sự tấn công của HBV. Từ đó virus sẽ phá hủy tế bào gan, gây ra các tổn thương xơ hóa tại gan, làm tăng men gan và hàng loạt các triệu chứng khác. Thường thì bệnh nhân sẽ phát hiện ra viêm gan B khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc xét nghiệm máu, chẩn đoán bệnh lý khác. Khi biểu hiện bệnh trở nên rõ ràng thì cũng là lúc tiến triển nặng và gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị.4. Viêm gan B ở thể ngủ phòng ngừa ra sao? Để phòng ngừa viêm gan B, bạn có thể tham khảo áp dụng những phương pháp dưới đây: Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn vì chúng có hại cho gan. Kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Khi thực hiện xét nghiệm cần làm những xét nghiệm kiểm tra nguy cơ mắc viêm gan B. Những xét nghiệm thuộc danh mục này sẽ giúp đánh giá tình trạng hoạt động của virus, từ đó kịp thời có biện pháp điều trị, kiểm soát bệnh. Áp dụng thói quen sống lành mạnh, khoa học, tập thể dục thể thao thường xuyên. Thói quen này sẽ giúp tinh thần bạn được thoải mái, thư giãn hơn, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, nếu trong cơ thể của thai phụ có tải lượng virus lớn thì bác sĩ cần tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Thường thì thai phụ sẽ cần uống các thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối để giảm bớt nồng độ virus. Sau 12 giờ kể từ khi sinh xong, trẻ cần phải được tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Nhìn chung, viêm gan B ở thể ngủ ít gây tác động đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng vì virus luôn tồn tại trong cơ thể nên người bệnh cần phải hết sức lưu ý.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/sot-xuat-huyet-do-virus-marburg-co-nguy-hiem-khong-
Sốt xuất huyết do virus marburg có nguy hiểm không?
Virus Marburg là một trong những chủng virus gây bệnh sốt xuất huyết đặc biệt nguy hiểm. Khác với virus Dengue lây truyền sốt xuất huyết thông qua vật trung gian là muỗi vằn, Marburg thuộc họ Filoviridae với nguy cơ tử vong rất cao nếu nhiễm phải. Vậy sốt xuất huyết do virus Marburg có thể gây ra những triệu chứng như thế nào và cách phòng ngừa ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này. 1. Tổng quan về sốt xuất huyết do virus Marburg Cùng là virus gây bệnh sốt xuất huyết nhưng virus Marburg khác họ với virus Dengue. Trong khi virus Dengue thuộc họ Flaviviridae, thông qua vết đốt của muỗi vằn lây sốt xuất huyết cho con người thì virus Marburg lại thuộc họ Filoviridae, giống virus Ebola. Nếu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ xếp Dengue vào nhóm virus nguy cơ số 2 thì virus Marburg lại ở nhóm nguy cơ số 4 - mức cao nhất, do nó có thể gây ra tỷ lệ tử vong rất cao (lên đến 90%). Đặc biệt là hiện nay chưa có vắc xin chủng ngừa hay loại thuốc đặc trị sốt xuất huyết do virus Marburg. Cái tên Marburg của loại virus này được đặt theo tên thành phố Marburg của Đức. Đây là địa điểm đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của virus nhưng trên thực tế nó bắt nguồn từ Uganda. Chính vì sự nguy hiểm của virus Marburg nên đã từng có những nghiên cứu với ý định biến nó thành một dạng vũ khí sinh học. Marburg từng hoành hành gây ra các đợt dịch lớn khiến nhiều người nhiễm bệnh và tử vong. Virus Marburg có thể lây từ người này sang người khác thông qua những phương thức như:Tiếp xúc trực tiếp qua vết thương hở trên da, dịch tiết, máu hay mô nhiễm bệnh,... Tiếp xúc với xác động vật hoang dã có chứa virus. Tiếp xúc với dịch tiết chứa virus lưu lại trên đồ vật. Ngay cả khi bệnh nhân đã qua đời vì bị sốt xuất huyết do virus Marburg, nếu bạn chạm phải máu, dịch tiết của nạn nhân và quẹt vào vết thương hở, niêm mạc mũi, miệng, mắt thì cũng vẫn có thể bị lây nhiễm. Quan hệ tình dục cũng có thể bị lây virus Marburg do nó có khả năng tồn tại trong tinh dịch nam giới. Ở môi trường tự nhiên, virus Marburg cư trú trong cơ thể khỉ xanh châu Phi, loài dơi ăn quả nên nếu con người tiếp xúc với hai loài động vật này cũng có thể bị nhiễm bệnh.2. Sốt xuất huyết do virus Marburg gây nên những triệu chứng gì? Theo WHO, khá là khó để phân biệt rõ ràng dấu hiệu khi bị mắc sốt xuất huyết thông thường với sốt xuất huyết do virus Marburg, nhưng cũng có một số lưu ý về triệu chứng như sau:Sốt xuất huyết do virus Marburg có thể ủ trong người từ 2 - 21 ngày. Sau khoảng thời gian này, người bệnh sẽ bị sốt cao đột ngột, kèm theo đó là đau đầu dữ dội. Đau bụng, mất nước, buồn nôn, nôn mửa và chuột rút. Đau nhức cơ bắp toàn thân, tiêu chảy nghiêm trọng. Nếu hệ thần kinh bị ảnh hưởng thì bệnh nhân sẽ trở nên hung hăng, cáu kỉnh hoặc lú lẫn. Sang tới ngày thứ 5 - 7 từ khi bệnh khởi phát, người bệnh có nguy cơ bị xuất huyết như chảy máu lợi, máu mũi, dịch nôn, đi ngoài phân đen hoặc máu tươi và thậm chí là chảy máu âm đạo. Bước sang ngày thư 8 - 9, người bệnh do mất quá nhiều máu sẽ dẫn đến sốc và tử vong. Như vậy có thể thấy quá trình diễn tiến của sốt xuất huyết do virus Marburg xảy ra rất nhanh với các biến chứng nghiêm trọng, dồn dập. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên bệnh nhân thường chỉ có thể được điều trị và chăm sóc thông qua truyền dịch, bù nước, khắc phục triệu chứng để tăng cường hệ miễn dịch chống lại virus gây bệnh.3. Cách để phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus Marburg Hiện nay vẫn chưa lý giải được con đường lây lan dịch sốt xuất huyết từ động vật hoang dã sang con người. Tuy rằng Marburg không phải là loại virus lây truyền qua không khí nhưng theo các chuyên gia tại WHO, tại châu Phi đã ghi nhận những trường hợp công nhân làm việc ở các hầm mỏ đã bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với những con dơi ăn quả. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với một số du khách đến Uganda du lịch và năm 2008. Cho đến nay vẫn chưa có tín hiệu khả quan trong việc nghiên cứu ra loại vắc xin phòng ngừa virus Marburg. Vì vậy để ngăn không để virus này lây lan và bùng phát thành dịch, WHO khuyến cáo:Khi thu thập mẫu bệnh phẩm hay mẫu máu của bệnh nhân, cần bảo quản và đóng gói 3 lớp, sau đó thực hiện xét nghiệm, phân tích mẫu máu ở phòng thí nghiệm có mức an toàn tuyệt đối. Những nhân viên y tế nếu tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ bị sốt xuất huyết do virus Marburg, cần đảm bảo được trang bị đầy đủ các biện pháp phòng ngừa. Nam giới nếu đã từng nhiễm virus Marburg cần đảm bảo quan hệ tình dục an toàn trong thời gian ít nhất là 12 tháng từ khi có kết quả xét nghiệm tinh dịch âm tính 2 lần với virus. Đối với người chăm sóc bệnh nhân thì phải có biện pháp bảo hộ an toàn, vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn sau khi chăm sóc. Việc chôn cất thi thể nạn nhân cần thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn, nhanh chóng. Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong vòng 21 ngày.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bach-hau-la-benh-gi-co-dieu-tri-duoc-khong-
Bạch hầu là bệnh gì? Có điều trị được không?
Khi mắc bệnh bạch hầu, người bệnh thường có các biểu hiện khá giống với cảm lạnh thông thường. Bệnh lý này là do nhiễm phải vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae gây nhiễm trùng hệ hô hấp và nhiều bộ phận khác. Căn bệnh này có khả năng lây lan nhanh chóng và dễ bùng phát thành dịch. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có nguy cơ sẽ tử vong. Vậy bạch hầu là bệnh gì? Thông tin trong bài viết sau sẽ giúp lý giải về căn bệnh này. 1. Khái niệm bạch hầu là bệnh gì? Vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu. Đây là một bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính có thể gây bệnh ở thanh quản, hầu họng, mũi, niêm mạc khác như da, kết mạc ở mắt, thậm chí là cơ quan sinh dục. Khi nhiễm trùng xuất hiện ở đường hô hấp trên như vùng mũi và hầu họng, nó sẽ hình thành một lớp màng trắng xám. Vì vậy nên mới có tên gọi là bệnh bạch hầu. Khi lớp màng này lan đến vùng khí quản, thanh quản sẽ gây sưng, bít tắc khiến bệnh nhân bị thở rít, khó thở. Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 15 tuổi, bệnh bạch hầu có thể làm liệt cơ hay viêm cơ tim, nguy cơ tử vong là rất cao. Dưới đây là 3 con đường lây lan chính của bệnh bạch hầu: Lây qua không khí: vi khuẩn có thể trú ngụ trong những giọt bắn của người bệnh. Khi họ nói chuyện, ho, hắt hơi khiến những giọt bắn chứa vi khuẩn văng ra, người xung quanh sẽ hít phải chúng và bị nhiễm bệnh. Lây qua đường máu, vết thương hở tiếp xúc với nguồn bệnh. Lây gián tiếp khi chạm vào các bề mặt, đồ dùng có nhiễm khuẩn. Hiện nay đã có thuốc điều trị căn bệnh này nhưng nếu điều trị muộn thì bệnh sẽ tiến triển nặng, dễ gây ra các biến chứng tại nhiều cơ quan như tim, thận hay hệ thần kinh trung ương.2. Các triệu chứng nhận biết bệnh bạch hầu Kể từ sau 2 - 5 ngày nhiễm vi khuẩn, bệnh bạch hầu sẽ biểu hiện ra những triệu chứng điển hình sau: Sưng hạch bạch huyết ở cổ. Khàn giọng và đau họng. Xuất hiện giả mạc ở hai bên thành họng. Giả mạc này có màu đen, xám, trắng ngà, dính và dai, dễ gây chảy máu. Thở nhanh, thở gấp, khó thở. Sốt và ớn lạnh. Chảy nhiều nước mũi. Cơ thể khó chịu. Cũng có những trường hợp khi mới mắc bệnh không biểu lộ dấu hiệu đặc trưng rõ ràng. Do đó bệnh dễ dàng lây lan trong cộng đồng do người bệnh không hề hay biết rằng mình đang bị nhiễm bệnh. 3. Cảnh giác trước những biến chứng có thể gặp phải khi bị bệnh bạch hầu Nếu không có phương án điều trị, bệnh nhân có thể sẽ phải đối diện với những biến chứng sau: Tổn thương ở đường hô hấp: vi khuẩn bạch hầu tiết ra một loại độc tố có thể khiến tổ chức mô và tế bào ở mũi họng bị tổn thương nghiêm trọng. Tình trạng nhiễm trùng này sẽ tạo ra một màng cứng trắng ngà, màu xám. Nó chứa các vi khuẩn, tế bào chết và khi tích tụ lại sẽ gây cản trở hoạt động hô hấp khiến bệnh nhân khó thở, thở rít. Ngoài ra độc tố của vi khuẩn còn có thể làm tê liệt các cơ hô hấp. Tổn thương hệ thần kinh: vi khuẩn có thể gây tổn thương dây thần kinh sọ dẫn đến khó nuốt, khó nói, liệt cơ mắt, mất khả năng điều tiết với ánh sáng. Nếu vị trí tổn thương là dây thần kinh ở chân và tay thì làm yếu, liệt cơ. Viêm cơ tim: nếu vi khuẩn đi vào hệ tuần hoàn máu sẽ làm tổn hại đến những cơ quan khác, bao gồm cả tim và gây đau hay viêm cơ tim. Biến chứng nghiêm trọng nhất của tình trạng này đó là suy tim sung huyết, đột tử.4. Những phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh bạch hầu Để điều trị bệnh bạch hầu, người bệnh trước tiên cần phải đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng lâm sàng. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số các biện pháp đang được chỉ định áp dụng cho những ca mắc bệnh bạch hầu:Để hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong ở người bệnh, bác sĩ có thể cho sử dụng khoảng 40.000 đơn vị kháng độc tố của vi khuẩn gây bệnh bạch hầu. Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân phải được test thử trong da nhằm xác định nguy cơ phản ứng quá mẫn hay sốc phản vệ. Bởi vì trong kháng độc tố có chứa huyết thanh ngựa, chỉ cần có một nguy cơ nhỏ cũng có thể gây ra hiện tượng sốc phản vệ nặng toàn cơ thể rất nguy hiểm. Nếu nghi ngờ trẻ đang bị bệnh bạch hầu thì có thể tiêm cho trẻ kháng sinh procaine benzylpenicillin. Liều lượng khuyến cáo là 50mg/kg, duy trì điều trị trong 10 ngày. Không nên tiêm loại kháng sinh này theo đường tĩnh mạch, thay vào đó là tiêm bắp. Thở oxy chỉ áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như bứt rứt, thở rút lõm lồng ngực thì cần chỉnh định đặt nội khí quản thay vì thở oxy. Ngoài ra đối với trẻ em, cần lưu ý rằng khi đặt catheter mũi hay mũi hầu thì trẻ rất dễ bị khó chịu, phản ứng lại với điều này và càng khiến cho tình trạng tắc nghẽn đường thở trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bệnh nhân có biểu hiện bị tắc nghẽn hoàn toàn đường thở (thở rút lõm lồng ngực, trong trạng thái bứt rứt) thì cần phải có bác sĩ kinh nghiệm chỉ định đặt nội khí quản. Tuy nhiên thủ thuật này có nhược điểm là dễ khiến lớp giả mạc bị bong tróc, không giúp giải quyết được tình trạng tắc nghẽn. Động viên trẻ ăn uống để nạp thêm dinh dưỡng. Nếu trẻ bị sốt cao từ 39 độ C trở lên thì sử dụng paracetamol để giảm đau, hạ sốt. Trong trường hợp trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt thì có thể cân nhắc đặt ống sonde dạ dày. Người thân không nên ra vào thăm khám thường xuyên vì dễ lây nhiễm và ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của người bệnh. Người bệnh sẽ được theo dõi và đánh giá tình trạng sau 3 giờ/lần, nhất là khả năng hô hấp để sớm phát hiện cũng như xử lý kịp thời nguy cơ tắc nghẽn đường thở. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh bạch cầu đó là tiêm vắc xin chủng ngừa. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cao nhờ cung cấp vắc xin miễn phí cho trẻ em trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vì vậy các bậc phụ huynh nên lưu ý lịch tiêm chủng để cho con trẻ đi tiêm vắc xin đúng lịch, kịp thời phòng bệnh.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bien-chung-quai-bi-nguy-hiem-nhu-the-nao-co-the-chua-khoi-khong-
Biến chứng quai bị nguy hiểm như thế nào? Có thể chữa khỏi không?
Có thể bạn chưa biết, bệnh quai bị nằm trong nhóm những bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Biến chứng của bệnh quai bị có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của nam giới nên ngay khi phát hiện ra là đã mắc bệnh, bệnh nhân cần đi khám để được áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời. 1. Tìm hiểu chung về bệnh quai bị Virus thuộc họ Paramyxoviridae là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện và lây lan ở những khu vực ôn đới, đông đúc dân cư và những nơi kém phát triển. Ở Việt Nam, người dân cũng rất quen thuộc với căn bệnh này bởi vì tỷ lệ trẻ em mắc quai bị cũng khá cao. Bất kỳ địa phương nào cũng có thể trở thành nơi khởi phát của dịch quai bị. Mặc dù tỷ lệ tử vong vì mắc quai bị thấp nhưng cũng có những trường hợp gặp phải biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.2. Bệnh quai bị có những triệu chứng gì? Một số biểu hiện cần lưu ý khi bị nhiễm virus quai bị: Viêm tuyến nước bọt: đây là triệu chứng đến sớm nhất, thời gian ủ bệnh thường là khoảng một vài tuần. Giai đoạn phát bệnh: sốt cao (38 - 39 độ C), toàn thân mệt mỏi, đau nhức đầu, ngủ kém và chán ăn. Những dấu hiệu này thường bị nhầm với tình trạng viêm xoang, viêm mũi, hoặc viêm phế quản cấp tính (các bệnh về đường hô hấp). Sốt cao sau 1 - 3 ngày thì bệnh nhân bị sưng to tuyến nước bọt. Mới đầu sẽ là sưng một bên, sau đó là sưng cả 2 bên. Tuy nhiên mức độ sưng của 2 bên lại không đối xứng nhau (bên to bên nhỏ). Nhiều bệnh nhân vì sưng tuyến nước bọt quá to mà khiến cho khuôn mặt bị biến dạng. Khi sờ vào vùng da này sẽ thấy đau, nóng và đỏ. 3 vị trí đau khi mắc quai bị: điểm mỏm xương chũm, góc thái dương - hàm và góc xương hàm dưới. Tình trạng này khiến người bệnh bị khó nuốt, khó nhai. Biểu hiện sốt sẽ đi kèm với hiện tượng sưng tuyến nước bọt và triệu chứng này thường sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày. Khi tuyến nước bọt hết sưng thì bệnh nhân cũng hết sốt. Có một đặc điểm cần lưu ý khi mắc quai bị đó là mặc dù bị sưng to nhưng tuyến nước bọt lại không hóa mủ (trừ khi bệnh nhân bị bội nhiễm do virus khác xâm nhập). Không chỉ dừng lại ở tuyến nước bọt, virus quai bị còn có thể tấn công sang những cơ quan khác.3. Các biến chứng quai bị vô cùng nguy hiểm Quai bị nếu không được điều trị thì có thể tiến triển thành các dạng biến chứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Một trong những biến chứng điển hình nhất do quai bị gây ra đó là viêm buồng trứng ở nữ giới và viêm tinh hoàn ở nam giới. Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân đang trong độ tuổi thanh thiếu niên và dậy thì. Sau khoảng 5 - 7 ngày bị viêm tuyến nước bọt, bệnh nhân có thể sẽ xuất hiện các biến chứng quai bị ở tinh hoàn. Viêm một bên tinh hoàn sẽ gặp nhiều hơn so với viêm cả 2 bên. Khi bị viêm tinh hoàn, bệnh nhân sẽ sốt cao trở lại, thậm chí là sốt cao hơn so với khi bị viêm tuyến nước bọt. Quan sát sẽ thấy tinh hoàn bị sưng to và kèm theo đau đớn, da bìu bóng, phù nề, đỏ và căng tức. Không chỉ có vậy, bệnh nhân còn có nguy cơ bị viêm mào và viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn. Sau khoảng 3 - 5 ngày người bệnh ngừng sốt. Tình trạng sưng đau tinh hoàn giảm dần và khoảng 3 - 4 tuần sau bệnh mới thoái lui. Nguy hiểm nhất là khi viêm tinh hoàn tiếp tục diễn tiến và gây ra biến chứng teo tinh hoàn. Nếu chỉ bị teo một bên thì vẫn duy trì được chức năng sinh lý, sinh sản. Còn nếu teo cả 2 bên thì nguy cơ vô sinh là rất cao. Đối với nữ giới khi mắc quai bị, bệnh cũng có thể gây nên những biến chứng ở buồng trứng. Tuy nhiên so với nam giới thì biến chứng này hiếm gặp hơn. Ngoài những rủi ro nêu trên thì virus quai bị còn có thể gây ra các hệ lụy sức khỏe khác như viêm não, viêm tụy cấp tính, viêm cơ tim, viêm màng não,... Tuy những biến chứng này ít gặp nhưng lại rất nghiêm trọng, có thể khiến bệnh nhân tử vong trong thời gian ngắn nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. 4. Quai bị có chữa được không?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/co-cac-loai-virus-cum-nao-bieu-hien-khi-mac-cum-va-cach-dieu-tri
Có các loại virus cúm nào? Biểu hiện khi mắc cúm và cách điều trị
Các loại virus cúm chính là nguyên nhân gây ra những triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm nếu chẳng may nhiễm phải. Mặc dù vô hình trong mắt chúng ta nhưng virus cúm lại có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe con người. Để tìm hiểu rõ hơn về các loại virus cúm, mời quý bạn đọc cùng theo dõi những thông tin trong bài viết sau. 1. Các loại virus cúm phổ biến hiện nay Virus cúm là nhóm các loại virus thuộc họ Orthomyxoviridae. Đặc điểm nhận dạng của những virus này là có hình cầu, bên trong là một màng peptit, còn bên ngoài là vỏ bọc nhiều lớp được cấu tạo từ 2 loại gai polipeptit. Nhờ cấu tạo của lớp vỏ nhiều gai, virus cúm có thể dễ dàng gắn vào niêm mạc của đường hô hấp khi xâm nhập vào cơ thể con người. Sau đó chúng sẽ tiết ra một loại enzyme (Noraminidaza) có chức năng giúp virus thoát ra khỏi tế bào cũ để tấn công sang các tế bào lành khác. Đây là cách mà virus lây lan và gây bệnh. Virus cúm có khả năng biến đổi liên tục để trở thành những chủng mới, gây ra những mối họa nguy hiểm đối với sức khỏe nhân loại. Bệnh cúm có khả năng lây truyền dễ dàng qua không khí. Virus có thể tồn tại trong các giọt bắn và dịch tiết hô hấp. Thông qua các hoạt động giao tiếp, nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn có chứa virus sẽ lan tỏa trong không khí và gây bệnh cho người xung quanh khi họ hít hoặc nuốt phải chúng. Ngoài ra, virus cúm cũng có thể đi vào cơ thể bệnh nhân nếu người đó tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus. Hiện nay, 2 chủng virus cúm phổ biến nhất đó là cúm A, cúm B và cúm C. Đặc điểm của từng loại như sau: Cúm A: đây là loại cúm có nhiều biến thể nhất và cũng nguồn cơn gây ra rất nhiều đợt dịch lớn từ trước đến nay, ví dụ như cúm H5N1 (gây đại dịch cúm gia cầm giai đoạn 2006 - 2007), cúm H1N1(năm 2009 là thời điểm bùng phát dịch cúm này), hay H2N2, H3N2,... Cả người lẫn động vật đều có thể mắc cúm A. Kết hợp với điều kiện thuận lợi, cúm A hoàn toàn có thể trở thành đại dịch. Cúm B: so với cúm A thì cúm B ít gây biến chứng nghiêm trọng hơn. 2 phân dòng chính của cúm B đó là Yamagata và Victoria, không chứa các nhóm phụ. Virus cúm B có các biến thể nhưng diễn tiến bệnh do các biến thể này gây ra khá chậm. Mức độ lưu hành cúm B còn tùy thuộc vào khu vực địa lý, dân cư cũng như đặc tính của môi trường. Cúm C: chủng cúm này ít xuất hiện hơn so với 2 chủng cúm A và cúm B. Cúm C không có nhiều biểu hiện lâm sàng và chưa ghi nhận các đợt dịch do cúm C gây ra.2. Những triệu chứng chung khi nhiễm các loại virus cúm Tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, biến chủng virus cúm mà triệu chứng do mỗi loại cúm gây ra có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên các dấu hiệu cúm thường gặp sẽ như sau: Thời gian ủ bệnh: ngắn, thường chỉ sau 1 hoặc một vài ngày virus xâm nhập. Sốt: sốt nóng có thể kèm theo rét run, nhiệt độ cơ thể tăng cao (39 - 40 độ C) ngay từ khi bệnh khởi phát. Tình trạng này có thể diễn ra trong 3 - 5 ngày tiếp theo. Các biểu hiện khác: đau đầu, cơ thể đau nhức, mặt đỏ, yếu cơ, chảy nước mắt, da khô và nóng, chảy nước mũi, thậm chí là chảy máu cam, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, miệng đắng, ho, ho có đờm,… Giai đoạn hồi phục: những biểu hiện của cúm sẽ giảm dần sau khoảng 5 - 7 ngày. Tuy nhiên những bệnh nhân có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ và người già thì giai đoạn hồi phục sẽ lâu hơn.3. Các loại virus cúm có thể gây ra những biến chứng gì? Khi bị nhiễm các virus cúm, bệnh nhân thường sẽ hay gặp phải các vấn đề về hô hấp bao gồm các biến chứng nghiêm trọng như:3.1. Viêm phổi tiên phát Virus khi đi vào cơ thể thường sẽ nhân lên nhanh chóng với số lượng lớn nên sẽ tạo ra những phản ứng như sau: Liên tục bị sốt: tính chất của cơn sốt là thường sốt cao, thời gian sốt có thể là từ 3 - 5 ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm, ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt cũng không đáp ứng. Thở nhanh, thở gấp, khó thở, thậm chí là suy hô hấp và nghiêm trọng hơn là ngừng tuần hoàn,... Các triệu chứng khác: ho ra máu, chân tay hay niêm mạc toàn thân tím tái,...3.2. Viêm phổi thứ phát Biến chứng này có thể xảy ra ở những bệnh nhân vừa bị nhiễm virus cúm, thể trạng lại đang suy yếu nên dễ bị các vi khuẩn, virus khác tấn công. Đây còn gọi là biến chứng bội nhiễm. Những đối tượng bệnh nhân dễ gặp biến chứng này đó là người lớn tuổi, bệnh nhân đang mắc các bệnh mạn tính về tim, gan, phổi, thận,... Triệu chứng thường gặp phải trong những trường hợp này đó là: Sốt: sốt có thể thuyên giảm sau 2 - 3 ngày thì đột nhiên sốt trở lại. Biến chứng đông đặc phổi: đau tức ngực, cảm thấy khó thở, ho ra máu, ho khạc đờm, đau đầu, da tím tái, xanh xao, cơ thể suy kiệt,... 3.3. Những biến chứng khác
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/noi-soi-tieu-chuan-vang-trong-tam-soat-som-ung-thu-duong-tieu-hoa
Nội soi - Tiêu chuẩn "vàng" trong tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hoá vẫn luôn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị thành công khi được phát hiện ở giai đoạn sớm nhờ phương pháp “vàng” dưới đây. Ung thư đường tiêu hóa: Chuyên gia “giục” bạn chủ động tầm soát ngay Là vấn đề sức khỏe đáng báo động tại Việt Nam, ung thư đường tiêu hóa chiếm hơn 30% số người mắc ung thư và có xu hướng ngày càng trẻ hóa do các nguyên nhân vệ sinh an toàn thực phẩm và lối sống sinh hoạt. Theo Thống kê của Tổ chức Ung thư Thế giới (Globocan 2020), tại nước ta, mỗi năm ghi nhận hơn 17.000 ca mắc ung thư dạ dày, 14.000 ca ung thư đại tràng, 3.200 ca ung thư thực quản. Giai đoạn sớm khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn giúp việc điều trị đạt hiệu quả tối đa và giảm thiểu nguy cơ tử vong. Nội soi - “Mắt thần” giúp chẩn đoán chính xác ung thư đường tiêu hóa Y học hiện đại với những bước phát triển vượt bậc đã cho ra đời phương pháp nội soi - công cụ “vàng” giúp phát hiện ung thư đường tiêu hóa từ giai đoạn rất sớm. Phương pháp sử dụng một ống soi mềm có gắn camera để luồn từ miệng, mũi (nội soi trên) hoặc từ hậu môn (nội soi dưới) vào đường tiêu hóa để thu lại hình ảnh trực quan bên trong. Qua nội soi, bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương rất nhỏ, chỉ vài milimet, từ đó sinh thiết để tìm tế bào ung thư. Ngoài ra, tùy theo mức độ tổn thương, bác sĩ có thể can thiệp để loại bỏ tổn thương ác tính ngay trong quá trình nội soi, giúp người bệnh tránh các biến chứng nguy hiểm và rút ngắn thời gian hồi phục bệnh. Theo đó, phương pháp sở hữu 4 ưu điểm nổi bật sau: Độ phóng đại hình ảnh gấp hàng trăm lần, độ tương phản cao giúp phát hiện tổn thương nhỏ nhất ở mức độ tế bào; Xuất video lên tới 60 hình/giây, giảm tối đa tỷ lệ bỏ sót tổn thương; Phương pháp nội soi ống mềm không đau, không khó chịu, linh hoạt đi sâu vào vị trí khó nhất; Xác định chính xác vị trí sinh thiết và thao tác cắt polyp dễ dàng, chính xác. Song hành cùng thế mạnh từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, đơn vị sở hữu hệ thống máy nội soi tiêu hóa hiện đại, được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến nhất. Đồng thời, mọi thiết bị đều đảm bảo vô trùng, mỗi người bệnh được sử dụng bộ dụng cụ y tế và đồ cá nhân riêng biệt.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-tong-quat-tai-nha-lua-chon-tien-loi-hang-dau-trong-cham-soc-suc-khoe-toan-dien
Khám tổng quát tại nhà: lựa chọn tiện lợi hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe toàn diện
Khám sức khỏe tổng quát cơ bản tại nhà là lựa chọn chăm sóc sức khỏe với nhiều tiện ích được đông đảo khách hàng lựa chọn. Sự ra đời của dịch vụ này đã trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mình. 1. Khám tổng quát tại nhà dành cho ai? 1.1. Như thế nào là khám tổng quát tại nhà? Với khám tổng quát tại nhà, bệnh nhân sẽ giảm được một phần thời gian và công sức di chuyển đến bệnh viện. Điều này làm giảm áp lực về việc sắp xếp thời gian, phương tiện di chuyển, có ý nghĩa rất lớn đối với người có tính chất công việc bận rộn. Không những thế, việc khám tổng quát tại nhà còn giúp người bệnh tiết kiệm được đáng kể thời gian chờ đợi so với khi đi khám tại bệnh viện. Chăm sóc sức khỏe với dịch vụ khám tại nhà còn là hình thức giúp giảm tải cho các dịch vụ y tế công.2.3. Tăng thời gian giao tiếp cá nhân với bác sĩ
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bac-si-lao-khoa-kham-tai-nha-giai-phap-hang-dau-cho-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi
Bác sĩ lão khoa khám tại nhà: giải pháp hàng đầu cho chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Do đặc điểm tuổi tác và bệnh lý mắc phải nên vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã và đang ngày càng được quan tâm. Ở độ tuổi này, quá trình di chuyển của người cao tuổi gặp nhiều khó khăn, để chăm sóc sức khỏe đều đặn và kịp thời, lựa chọn dịch vụ bác sĩ lão khoa tại nhà là giải pháp thiết thực. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin về dịch vụ này và đơn vị y tế uy tín. 1. Khi nào nên khám lão khoa tại nhà? Tuổi càng cao thì càng kéo theo nhiều vấn đề về sức khoẻ bởi sự suy giảm chức năng của các cơ quan. Vì thế, người già dễ mắc nhiều bệnh lý như: tim mạch, xương khớp, suy giảm miễn dịch, tiểu đường,... Để hạn chế nguy cơ mắc phải và giảm thiểu biến chứng từ bệnh lý mắc phải thì khám sức khoẻ định kỳ với người cao tuổi luôn là điều cần thiết. Mặt khác, người già có bệnh lý mạn tính, nếu không được chẩn đoán, điều trị, theo dõi và tái khám đúng lịch thì dễ gặp phải những hệ luỵ nghiêm trọng cho sức khoẻ. Tuy nhiên, việc thăm khám sức khoẻ đều đặn của người cao tuổi lại chịu chi phối của rất nhiều yếu tố như: suy giảm sức khoẻ, khả năng đi lại, cần sự hỗ trợ di chuyển,... Vì thế, lựa chọn dịch vụ bác sĩ lão khoa khám tại nhà là cách khắc phục những tác động này để chủ động chăm sóc sức khoẻ kịp thời và đều đặn. Dịch vụ khám lão khoa tại nhà đặc biệt phù hợp với người ở độ tuổi từ 60 trở lên và các trường hợp:- Người thường xuyên cần đến sự chăm sóc y tế và hay phải nằm viện. - Bị suy giảm chức năng cần chăm sóc y tế dài hạn. - Đang có vấn đề sức khỏe cấp hoặc mạn tính. - Người cao tuổi.2. Lợi ích của dịch vụ bác sĩ lão khoa khám tại nhà Với người cao tuổi, việc di chuyển đến các bệnh viện, phòng khám, không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đặc biệt là đối với các trường hợp sức khỏe suy giảm, vận động khó khăn. Bác sĩ lão khoa tại nhà trong trường hợp này là lựa chọn hợp lý để tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển, nhờ đó mà loại bỏ áp lực liên quan đến việc đi lại cho người cao tuổi.2.2. Tăng thời gian chăm sóc sức khỏe cá nhân Khi lựa chọn dịch vụ bác sĩ lão khoa khám tại nhà tức là người cao tuổi được chăm sóc y tế trong điều kiện môi trường sống quen thuộc. Điều này không chỉ mang lại tâm lý thoải mái mà còn giúp họ có được điều kiện chăm sóc cá nhân tốt hơn. Việc bác sĩ đến tận nơi thăm khám sẽ tăng thêm thời gian để quan sát sức khỏe, môi trường sống của người bệnh. Đây là yếu tố thuận lợi để bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp với điều kiện sức khỏe của từng bệnh nhân. Thêm vào đó, tâm lý thoải mái khi được khám trong môi trường quen thuộc sẽ giúp người cao tuổi tự tin, chủ động chia sẻ với bác sĩ về tình hình sức khỏe của mình. Sự trao đổi này sẽ giúp bác sĩ có thêm thời gian để hướng dẫn cách duy trì lối sống lành mạnh và chính người cao tuổi cũng dễ dàng đón nhận, hợp tác với các chỉ dẫn từ bác sĩ. Một điều đáng nói nữa là, khi bác sĩ đến khám tận nhà, gia đình cũng sẽ có cơ hội tham gia vào cuộc trò chuyện về sức khỏe của người cao tuổi. Nhờ vậy mà người thân trong gia đình hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bố, mẹ, ông, bà,... để hỗ trợ bệnh nhân có được điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất.2.3. Chủ động điều trị, thăm khám định kỳ
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hoi-chung-kleefstra-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri
Hội chứng Kleefstra: Nguyên nhân và cách điều trị
Hội chứng Kleefstra là một trong những rối loạn di truyền trên nhiễm sắc thể số 9. Mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau từ vừa trung bình cho đến nghiêm trọng. Dưới đây là một số đặc điểm mà ba mẹ nên biết để nhận diện hội chứng nếu chẳng may bé nhà mình mắc phải. 1. Nguyên nhân gây hội chứng Kleefstra Hội chứng chứng Kleefstra là một bệnh di truyền xảy ra do mất đoạn vật chất di truyền hoặc đột biến gen trên nhiễm sắc thể số 9. Hiện tượng mất đoạn trên NST số 9 Vị trí bị mất là q34.3 nằm trên nhánh dài NST số 9 chứa vùng gen EHMT1. Hầu hết những trường hợp bị hội chứng Kleefstra đều bị mất một đoạn khoảng 1 triệu cặp base. Một số khác có thể mất đoạn dài hơn hoặc ngắn hơn ở cũng khu vực. Vì vậy, hội chứng Kleefstra còn được gọi với các tên khác là hội chứng mất đoạn/vi mất đoạn 9q34.3 hoặc mất đoạn NST 9q. Gen EHMT1 đóng vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất enzyme Euchromatic Histone Methyltransferase 1 có nhiệm vụ sửa đổi Protein Histone. Histone là protein có vai trò định hình cấu trúc NST. Khi ADN gắn thêm một Histone sẽ tạo thành phân tử Histone Methyltransferase. Phân tử này có khả năng kiểm soát hoạt động của các gen khác chi phối sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Đột biến gen trên NST số 9 Ngoài hiện tượng vi mất đoạn, hội chứng Kleefstra còn có thể xảy ra do gen EHMT1 bị đột biến (khoảng 25%) bao gồm: Đột biến làm thay đổi Acid Amin tổng hợp enzyme Euchromatic Histone Methyltransferase 1. Đột biến tạo ra tín hiệu làm dừng hoặc xáo trộn quá trình tổng hợp enzyme Euchromatic Histone Methyltransferase 1. Những đột biến này khiến việc tổng hợp enzyme Euchromatic Histone Methyltransferase 1 không ổn định dẫn đến phân hủy nhanh hoặc mất chức năng hoàn toàn. Hậu quả là khả năng điều hòa các gen chi phối quá trình phát triển và hoạt động cơ thể suy giảm dẫn đến hội chứng vi mất đoạn 9q34.3. Hội chứng mất đoạn NST số 9q được xem là bệnh lý di truyền gen trội. Nếu một bản sản của NST số 9 bị mất đoạn hoặc đột biến gen EHMT1 thì đã đủ để gây ra bệnh. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân bị hội chứng mất đoạn NST số 9 không có tiền sử gia đình bị bệnh (tức không do di truyền). Đột biến xảy ra do một sự kiện ngẫu nhiên trong quá trình hình thành tế nào trứng hoặc tinh trùng hay sự phát triển quá sớm của bào thai. 2. Đặc điểm của hội chứng Kleefstra Trẻ bị hội chứng mất đoạn NST 9q thường có những đặc điểm nhận dạng như sau: Đặc điểm đặc trưng trên khuôn mặt: đầu nhỏ, lông mày lớn, rậm hoặc dính vào nhau, hai mắt nằm cách xa nhau, phần giữa khuôn mặt bị trũng, mũi kéo dài ra phía trước hoặc hướng xuống dưới, môi dưới dày, hàm nhỏ, nhô ra trước hoặc bị dị tật. Cấu trúc não bất thường, hộp sọ rộng và ngắn. Dị tật tim bẩm sinh. Chậm phát triển, khả năng tiếp thu kém, không tập trung, khó khăn trong học tập. Trương lực cơ yếu, dễ bị động kinh, rối loạn giấc ngủ. Bất thường ở bộ phận sinh dục như không có lỗ hậu môn. Thị lực giảm, đục thủy tinh thể và thường có biểu hiện nheo mắt. Rối loạn hành vi, nguy cơ cao bị trầm cảm, tự kỷ, ít có sự tương tác. Khi đến tuổi vị thành niên, trẻ mất hứng thú với vấn đề giao tiếp, thờ ơ trước những sự kiện xung quanh. Xảy ra những bất thường về răng, miệng. Thừa cân, béo phì, có thể xảy ra ở giai đoạn sơ sinh. Dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và có xu hướng tái phát nhiều lần hoặc chuyển sang nặng. 3. Điều trị Chưa có phương pháp nào giúp chữa khỏi hội chứng mất đoạn NST số 9q. Các phương pháp được áp dụng hiện nay nhằm mục đích chủ yếu là cải thiện các vấn đề trẻ đang gặp phải để giúp con phát triển tốt hơn và sống hòa bình với bệnh. Quá trình điều trị này cần phải được tiến hành kết hợp đa ngành dựa vào những điểm bệnh của trẻ. Trẻ chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ cần phải có sự hỗ trợ từ chuyên gia ngôn ngữ, vật lý trị liệu, dạy nghề hoặc liệu pháp tích hợp cảm giác. Trẻ bị các bất thường ở thận được điều trị bởi bác sĩ khoa thận tiết niệu. Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh thì sẽ được điều trị bởi bác sĩ khoa tim mạch. Trẻ có biểu hiện rối loạn hành vi, tự kỷ, trầm cảm, động kinh thì cần đến chuyên gia tâm lý, tâm thần, thần kinh. Do đó, phương pháp điều trị với mỗi trường hợp bị hội chứng mất đoạn 9q sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ phải theo dõi y tế suốt đời để đảm bảo không có bất cứ biến chứng nguy hiểm nào xảy ra. Phòng bệnh Không có biện pháp chính xác nào giúp phòng ngừa sự hình thành của hội chứng Kleefstra tuyệt đối. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa khả năng thai nhi bị dị tật, mẹ bầu cần chú ý: Thực hiện khám sinh sản trước hôn nhân hoặc khi mang thai để sàng lọc bệnh lý di truyền. Xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước khi sinh với những cặp vợ chồng có người thân đang hoặc đã từng bị dị tật. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine trước khi mang thai. Chủ động acid folic trước khi mang thai 3 tháng. Không sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn,… trong quá trình mang thai.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hoi-chung-alagille-nhung-thong-tin-can-biet
Hội chứng Alagille: Những thông tin cần biết
Hội chứng Alagille là đột biến di truyền xảy ra ở nhiễm sắc thể số 20 gây ảnh hưởng đến gan, tim và nhiều cơ quan khác. Hội chứng có những biểu hiện tương tự như bệnh gan mạn tính vì vậy dễ gây nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề liên quan đến hội chứng này. 1. Nguyên nhân gây ra hội chứng Alagille Hội chứng Alagille thuộc bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ mắc khoảng 1/70.000 người trên toàn thế giới. Hội chứng này còn có những tên gọi khác là hội chứng AHD hay hội chứng Watson-Miller. Những trường hợp ba, mẹ bị bệnh thì khả năng di truyền lại cho thế hệ sau khoảng 50%. Bệnh Alagille xảy ra chủ yếu do đột biến gen JAG1 hoặc mất một đoạn vật chất di truyền có chứa JAG1 trên nhiễm sắc thể số 20. Ngoài ra, một số ít trường nguyên nhân gây ra hội chứng là do đột biến gen NOTCH2. Các gen JAG1 và NOTCH2 mang thông tin tổng hợp nên các protein tương ứng làm nhiệm vụ kích thích tín hiệu liên kết giữa tế bào lân cận - Notch trong quá trình phát triển phổi. Khi đột biến xảy ra ở một trong hai gen này thì tín hiệu Notch sẽ bị gián đoạn gây ra những sai sót trong quá trình phôi thai đang phát triển, các cơ quan như gan, đường mật, tim, cột sống,… bị ảnh hưởng và đặc điểm khuôn mặt thay đổi bất thường.2. Biểu hiện và chẩn đoán hội chứng Alagille Tùy theo đoạn gen xảy ra đột biến trên NST số 20 mà biểu hiện của hội chứng Alagille có thể khác nhau với mỗi bệnh nhân. Biểu hiện Những trẻ bị chứng Alagille thường có đặc điểm bao gồm: Những đặc điểm bất thường trên khuôn mặt: Trán dồ, rộng, mắt sâu, mũi thẳng, cằm nhọn. Bất thường trong ống mật dẫn đến tổn thương gan: Hẹp, dị dạng, giảm số lượng ống mật dẫn đến dịch mật tích tụ trong gan. Tình trạng kéo dài sẽ hình thành vết sẹo trong gan khiến gan bị tổn thương và suy giảm chức năng. Người bệnh xuất hiện tình trạng vàng da, vàng niêm mạc, vàng mắt, da ngứa ran và cholesterol tích tụ dưới da. Dịt tật tim: Trẻ bị hẹp xung động khiến lượng máu từ tim đến phổi giảm, xảy ra tại lỗ thông liên thất. Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện cùng với những bất dị tật khác như tắc nghẽn đường thoát thất phải, động mạch chủ dưới cưỡi ngựa, phì đại buồng thất phải gây ra tứ chứng Fallot. Bất thường ở cột sống: Hình ảnh chụp X - quang cho thất xương cột sống có hình cánh bướm bất thường hoặc nứt cột sống. Dị tật ở mắt: Có khoảng 90% trường hợp trẻ bị bệnh xảy ra những bất thường ở mắt làm giảm thị lực. Một số vấn đề khác: Ngoài những đặc điểm trên, bệnh còn có thể gây ra những ảnh hưởng não, tủy sống và thận. Tùy vào những cơ quan bị ảnh hưởng mà mức độ nghiêm trọng ở từng bệnh nhân sẽ khác nhau, thậm chí là trong cùng một gia đình. Nhiều người mắc hội chứng có thể gặp các biểu hiện về tứ chứng Fallot hoặc xương cột sống hình cánh bướm nhưng chức năng gan, thận vẫn bình thường. 3. Chẩn đoán và điều trị Việc chẩn đoán và điều trị được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Chẩn đoán Trước tiên, bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện lâm sàng của bệnh bất thường ống mật, tổn thương gan, dị tật tim và cột sống, đặc điểm khuôn mặt,… Sau khi có chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng như chụp X - quang cột sống, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, xét nghiệm di truyền phân tích NST,… để đưa ra kết luận chính xác và tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ lên kế hoạch về các biện pháp điều trị thích hợp với từng bệnh nhân. Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị dứt điểm hội chứng Alagille. Những can thiệp từ y khoa nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn và ngăn chặn những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. Việc điều trị hội chứng cần sự phối hợp của các chuyên gia về di truyền, tiêu hóa, thận tiết niệu, dinh dưỡng, tim mạch, thần kinh, nhãn khoa, nhi khoa, ghép gan,… Các phương pháp được áp dụng có thể là: Sử dụng thuốc làm tăng lưu lượng mật đồng thời giảm triệu chứng ngứa da ở bệnh nhân. Thủ thuật lưu dẫn mật để giảm nồng độ trong máu nhằm cải thiện các triệu chứng liên quan đến tổn thương gan. Những trường hợp gan bị tổn thương quá mức và chức năng suy yếu không thể hồi phục có thể cấy ghép gan để tăng tuổi thọ. Phẫu thuật tim để điều chỉnh các dị tật tim. Điều trị các bất thường ở thận. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng bệnh nhân, tăng cường bổ sung vitamin và dinh dưỡng để hỗ trợ tăng sức đề kháng cũng như đảm bảo quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hoi-chung-potocki-lupski-nguyen-nhan-do-dau-
Hội chứng Potocki-Lupski: Nguyên nhân do đâu?
Hội chứng Potocki-Lupski là một trong những khuyết tật hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu chỉ khoảng 1/25.000 người. Mặc dù vậy, các bậc phụ huynh vẫn nên tìm hiểu thông tin về hội chứng này để có biện pháp xử lý nếu chẳng may bé nhà mình mắc phải. 1. Hội chứng Potocki-Lupski là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Hội chứng Potocki-Lupski xảy ra do đột biến gen mới với những trường hợp gia đình không có tiền sử mắc bệnh hoặc di truyền gen trội từ cha hay mẹ. Hội chứng Potocki-Lupski là gì? Hội chứng Potocki-Lupski là tình trạng rối loạn hành vi, nhận thức xảy ra do đột biến dẫn đến lặp đoạn gen nằm trên NST số 17 trong tế bào. Tức là trên nhiễm sắc thể số 17 có thêm một đoạn gen nằm tại vị trí p11.2. Do đó, hội chứng này còn được gọi là hội chứng lặp đoạn 17p11.2. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Potocki-Lupski Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng Potocki-Lupski là do đột biến gen mới xảy ra trong quá trình hình thành tế bào sinh sản là trứng hoặc tinh trùng dẫn đến tình trạng NST số 17 trong tế bào có 2 đoạn p11.2. Những trường hợp này sẽ không có lịch sử mắc bệnh đối với người thân trong gia đình. Tuy nhiên, lặp đoạn 17p11.2 là kiểu di truyền gen trội nằm trên NST thường nên vẫn có một số trường hợp con cái bị bệnh nếu mang gen đột biến từ cha hoặc mẹ. Đột biến lặp đoạn 17p11.2 có thể xảy ra trên một hoặc cả hai bản sao của NST số 17. Khoảng 2/3 trường hợp, đoạn gen lặp dài khoảng 3,7Mb (3,7 triệu cặp base). Cũng ở vị trí này, nếu xảy ra hiện tượng mất đoạn thì sẽ gây ra hội chứng Smith-Magenis. Khoảng 1/3 số ca bệnh gặp tình trạng dài 1 - 20Mb. Đoạn gen 17p11.2 chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động sản xuất Acid Retinoic trong cơ thể (RAI1 ) - Gen mang thông tin tổng hợp để tạo ra một loại Protein chi phối hoạt động của các gen khác. Do đó, khi đột biến lặp đoạn xảy ra với gen RAI1 thì các hoạt động do các gen khác chi phối cũng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là chu kỳ giấc ngủ. 2. Triệu chứng của hội chứng Potocki-Lupski Những trẻ bị hội chứng Potocki-Lupski thường gặp những triệu chứng như sau: Một số đặc điểm nhận dạng trên khuôn mặt như: 2 bên má chảy xệ, mặt nhọn, trán rộng, khoảng cách giữa 2 mắt rộng và hàm nhỏ. Trương lực cơ yếu, hoạt động cơ hàm yếu dẫn đến khó nuốt, trẻ sơ sinh khó khăn mỗi khi bú. Trẻ bị hội chứng sẽ phát triển chậm hơn những bé cùng trang lứa như tầm vóc thấp, nhỏ con, nhẹ cân, chậm nói hoặc chậm đi, đứng, nằm, ngồi,… Khuyết tật về trí tuệ thể hiện rõ hơn khi trẻ lớn với các mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến trung bình. Rối loạn hành vi như bốc đồng, dễ cáu ghét, tăng động quá mức ảnh hưởng đến khả năng tương tác và giao tiếp xã hội. Trẻ gặp hội chứng Potocki-Lupski dễ mắc bệnh tự kỷ. Rối loạn giấc ngủ hoặc mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc triệu chứng khác như mất thính giác, thị giác, bất thường về răng, xương, rối loạn chức năng thận hoặc bị dị tật tim mạch, một số trường hợp còn có thể đe dọa tính mạng. 3. Chẩn đoán và điều trị hội chứng Potocki-Lupski
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mong-tay-bi-vang-canh-bao-gi-ve-suc-khoe-
Móng tay bị vàng cảnh báo gì về sức khỏe?
Móng tay không chỉ có tác dụng bảo vệ các đầu ngón tay, thực hiện các hoạt động khác trong cuộc sống mà còn có thể cảnh báo một số dấu hiệu có liên quan tới sức khỏe con người. Trong đó, móng tay bị vàng là một trong những hiện tượng bạn cần quan tâm. 1. Những nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng móng tay bị vàng Móng tay khỏe mạnh vốn có màu trắng với phần bán nguyệt gần gốc màu hồng và bề mặt nhẵn, bóng, không gồ ghề, không có sọc hoặc rãnh. Khi móng tay bị vàng, có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau:Những nguyên nhân không phải bệnh lý- Do sơn móng tay thường xuyên: những người có thói quen này, đặc biệt là sở thích sơn những màu sẫm thì có thể gặp tình trạng vàng móng tay. Nguyên nhân là do thành phần tạo màu trong sơn có thể phản ứng với keratin có trong móng khiến đổi màu. Ngoài ra, thành phần trong nước tẩy móng tay cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới những vết ố vàng. - Làm những công việc mà tay phải tiếp xúc nhiều với hóa chất: chẳng hạn như thợ làm móng, làm tóc, người dọn dẹp, phục vụ,... Đặc biệt, nếu không sử dụng găng tay thì móng có thể sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề, không chỉ vàng mà còn giòn, bong tróc, dễ gãy,... - Thiếu vitamin: Khi chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ vitamin cho cơ thể, móng tay chân cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chúng có thể không phát triển được, không có đủ dinh dưỡng, ngả vàng, giòn, yếu. - Hút thuốc lá: có thể thấy đối với những người thường xuyên hút thuốc lá, không chỉ răng mà ngón tay, móng tay thường bị vàng. Nguyên nhân là do khói và chất nicotine có trong khói thuốc. - Do một số chất trong kem bôi: chất dihydroxyacetone được xem là nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng móng tay chuyển vàng đậm. Chất này có thể gặp trong kem bôi làm nâu da, chúng phản ứng, tích tụ quanh lớp biểu bì, đồng thời, khiến cho móng tay bạn trở nên vàng. Các nguyên nhân do bệnh lý- Do nấm móng: Khi bị nhiễm nấm xâm nhập vào vùng móng tay của bạn, nó có thể gây ra tình trạng dày sừng, tích tụ vảy dưới móng. Từ đó, khiến cho móng tay bị chuyển sang màu vàng. - Bệnh tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp: Khi mắc tiểu đường, sự phân hủy đường có thể gây ảnh hưởng tới collagen trong móng tay và khiến chúng chuyển vàng. Một số người bị bệnh tuyến giáp cũng khiến móng tay trở nên vàng, giòn, dễ gãy hơn. - Hội chứng móng tay vàng: có liên quan tới sự hoạt động của hệ thống bạch huyết. Bình thường, hệ thống này mang bạch huyết đi tới khắp các bộ phận trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, khi chúng gặp vấn đề, có thể khiến tích tụ bạch huyết, dẫn tới tình trạng sưng tấy ở nhiều bộ phận khác nhau và hội chứng móng tay vàng. Tình trạng này phổ biến hơn cả với các trường hợp như: Phù bạch huyết. Một số dạng ung thư tại các bộ phận: hạch, phổi, vú,... Bệnh lý tự miễn dịch hoặc suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, đối với những người thực hiện cấy ghép nha khoa, khớp hoặc sử dụng thuốc có chứa titanium dioxide có thể cũng gặp hội chứng này.2. Cần làm gì khi móng tay bị vàng? Khi gặp hiện tượng móng tay bị vàng, trước hết, bạn cần xác định được nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp và hiệu quả. Đối với các nguyên nhân liên quan tới bệnh lý Bạn nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị dứt điểm các bệnh đang mắc phải, từ đó khắc phục tình trạng vàng móng tay. Khi bệnh được kiểm soát, hiện tượng này cũng sẽ mất đi. Nếu móng tay vàng là do nấm, tùy mức độ và tình trạng mà bạn có thể được chỉ định một số loại thuốc uống cũng như thuốc bôi phù hợp. Một số loại thuốc có chứa thành phần ketoconazol, tavaborole,... thường được dùng trong trường hợp này. Đối với các nguyên nhân không phải do bệnh lý- Nếu móng vàng do hút thuốc, bạn cần từng bước cai thuốc lá bởi không chỉ làm vàng móng tay, răng, tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe còn nghiêm trọng hơn thế. Chúng có thể dẫn tới một số bệnh ung thư như: phổi, vòm họng,... - Với những người thường xuyên sơn móng tay: bạn có thể sử dụng thêm một lớp sơn lót không màu. Chúng sẽ giúp cho móng của bạn không phải tiếp xúc với lớp sơn trang trí đồng thời, còn khiến cho bề mặt móng bóng mịn hơn. Khi muốn tẩy hoặc thay đổi màu móng, bạn cần thay loại nước tẩy màu có thành phần acetone bằng những thành phần nhẹ nhàng và an toàn hơn, chẳng hạn như baking soda hoặc hỗn hợp chanh với giấm,... Những cách tẩy này đòi hỏi nhiều thời gian hơn nhưng ít gây tác động tới móng. - Với chế độ ăn thiếu vitamin: bạn có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển của móng tay cũng như của tóc, chẳng hạn: quả kiwi, hạch, gạo lứt, trứng, cà rốt, bông cải xanh,... - Nếu phải làm những công việc cần dùng tay nhiều, bạn nên hạn chế để tay tiếp xúc với hóa chất bằng cách đeo găng, bôi kem dưỡng tay phù hợp. - Nếu là vàng do tiếp xúc với một số thành phần hóa chất bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng một số nguyên liệu tự nhiên như: Sử dụng hỗn hợp hydrogen peroxide và thuốc muối: trộn 1 muỗng hydrogen peroxide với 2 thìa nhỏ thuốc muối rồi dùng tăm bông chấm lên móng tay, để trong khoảng vài ba phút, sau đó rửa sạch. Bạn cũng có thể trộn thêm nước vào hỗn hợp rồi ngâm móng tay trong vài phút. Nước chanh: ngâm móng tay trong nước chanh cũng có thể khắc phục hiệu quả tình trạng chúng bị ngả vàng. Nếu là vết ố mới, bạn có thể dùng kem đánh răng chà lên trong vài phút.3. Một số lưu ý để móng tay luôn sáng đẹpĐể móng tay luôn sạch sẽ, sáng đẹp, trước hết, bạn cần quan tâm tới sức khỏe, dinh dưỡng của bản thân. Đồng thời, nên lưu ý: Giữ cho móng được sạch sẽ và khô ráo là cần thiết song không nên rửa tay, ngâm tay trong nước quá thường xuyên. Dùng bao tay khi rửa bát, lau chùi, giặt giũ. Lựa chọn loại kem dưỡng ẩm chuyên biệt cho da tay và bôi cả lên phần móng. Không nên để móng tay quá dài, không cắn, tước móng tay. Có thể nói, quan tâm giữ gìn móng tay không chỉ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn là một trong những cách để bạn sớm phát hiện ra một số vấn đề sức khỏe của bản thân mình.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhung-phep-thu-cua-chien-binh-ao-xanh-medlatec-di-lay-mau-xet-nghiem-tan-noi
Những phép thử của “chiến binh” áo xanh đi lấy mẫu xét nghiệm tận nơi
Miền Bắc nước ta đang đón đợt gió lạnh nhất từ đầu mùa đông với nền nhiệt giảm sâu, có nơi rét đậm, rét hại. Những nhọc nhằn, vất vất của khí hậu thời tiết khắc nghiệt, đường xa trơn trượt vào ngày mưa, hay những địa hình khúc khuỷa xa xôi... Bằng tinh thần hăng say, trách nhiệm, “người MED” luôn tâm huyết và hết mình phục vụ cộng đồng. Sự trách nhiệm và y đức đó đã ăn sâu vào ý thức và hành động của các nhân viên lấy mẫu, để rồi họ luôn cố gắng, miệt mài trên từng cung đường sao cho đến nhanh nhất các điểm hẹn để phục vụ khách hàng/ người dân được kịp thời. Hôm đó trời mưa gió rét, nhiệt độ giảm xuống còn 10-11 độ C, anh có mặc áo mưa, nhưng vẫn bị gió to tạt nên ướt quần và thấm vào trong ướt một phần áo khiến tay chân lạnh cóng. “Trên đường đến nhà khách hàng, tôi rất lo lắng người lạnh thế này sẽ khó lấy mẫu. Nhưng thật may mắn, khách hàng và người nhà còn sợ bị tôi cảm lạnh nên lấy khăn lau cho khô người và đem nước ấm cho uống, cũng như ngâm tay vào nước ấm rồi mới bắt đầu tư vấn và lấy xét nghiệm. Khách hàng cảm ơn vì bệnh lý của khách hàng bắt buộc đến đúng giờ và lấy sớm mới được” - Anh Phương bộc bạch..
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chuyen-gia-khang-dinh-vai-tro-cua-xet-nghiem-sang-loc-so-sinh-chia-khoa-vang-cho-con-yeu-mot-khoi-dau-tron-ven
Chuyên gia khẳng định vai trò của xét nghiệm sàng lọc sơ sinh - “chìa khóa vàng” cho con yêu một khởi đầu trọn vẹn
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh được thực hiện để tầm soát những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe không biểu hiện rõ rệt qua lâm sàng. Phương pháp được thực hiện như thế nào và có thể phát hiện được những bệnh lý nào của trẻ? Những thắc mắc này đã được PGS.TS. Tại sao cần phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh? Theo thống kê của Trường Đại học Y Hà Nội, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1,5 triệu trẻ em chào đời, trong đó có khoảng 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, tương đương cứ 13 phút có một trẻ mắc dị tật bẩm sinh được sinh ra. Trong đó, khoảng 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 300 - 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh, đặc biệt có khoảng 15.000 - 30.000 trẻ bị thiếu men G6PD và khoảng 2.000 trẻ bị bệnh tan máu bẩm sinh… Đáng lưu ý, dị tật bẩm sinh đang là nguyên nhân khiến hơn 1.700 trẻ sơ sinh tử vong (chiếm tỷ lệ 11%), khoảng 40.039 trẻ may mắn sống sót sau giai đoạn sơ sinh nhưng phải chịu số phận thiệt thòi suốt cuộc đời. Đây không chỉ là nỗi đau cho trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Trước thực trạng đáng báo động đó, PGS. TS. BS Hoàng Thị Ngọc Lan khẳng định: xét nghiệm sàng lọc sơ sinh trở thành công cụ vô cùng quan trọng giúp phát hiện sớm các rối loạn có thể đe dọa tính mạng, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài trước khi chúng có triệu chứng. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh được xem là "chìa khóa vàng" nâng bước tương lai của con yêu Chuyên gia cho biết thêm, xét nghiệm máu hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay sự phát triển của trẻ, nhưng có thể giúp phát hiện sớm bệnh lý bẩm sinh để điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển, khó điều trị cũng như giảm chi phí cho những đợt trị liệu sau này, hay trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh được thực hiện bằng lấy máu gót chân trong thời điểm “vàng” như sau: Trẻ đủ tháng: lấy mẫu ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 sau sinh; Trẻ sinh non: lấy mẫu khoảng một tuần tuổi hoặc thời điểm tái khám. Sàng lọc sơ sinh có thể phát hiện sớm bệnh lý nào? Cho đến nay, khoa học đã xác định được 500 rối loạn chuyển hóa liên quan đến nội tiết và di truyền có thể được xét nghiệm sàng lọc ngay sau sinh. Trong khuôn khổ hội thảo, chuyên gia chỉ ra những bệnh lý phổ biến được phát hiện sớm bằng xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, cụ thể như sau: Suy giáp bẩm sinh (CH): Đây là một rối loạn nội tiết phổ biến do sự thiếu hụt hormone tuyến giáp khi sinh. Tỷ lệ xuất hiện bệnh 1/2.000 - 4.000 trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Khi mắc bệnh lý này, nếu không được điều trị kịp thời thì trẻ gặp phải một số vấn đề như thân hình lùn thiếu cân đối, chậm phát triển trí não, thoát vị rốn, vàng da, hình dáng khuôn mặt đặc biệt (lưỡi dày, mắt to, má phị, mũi tẹt)... Thiếu men G6PD (G6PD): Đây là một loại bệnh di truyền gây tình trạng vàng da sơ sinh, nếu kéo dài có thể tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý về não hay gây ra các biến chứng nguy hiểm như chậm phát triển trí tuệ, vận động, thần kinh... Nguyên nhân do người bệnh thiếu men G6PD có hồng cầu kém ổn định và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân oxy hóa mà cơ thể hấp thụ được từ thức ăn, thuốc... Tỷ lệ bệnh lý này gặp trên lâm sàng là 2/100. Sàng lọc sơ sinh có khả năng phát hiện được 500 rối loạn chuyển hóa liên quan đến nội tiết và di truyền Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH): Đây là một bệnh di truyền, thường gặp ở trẻ gái, xuất hiện khi chức năng sản xuất hormon tuyến thượng thận bị rối loạn, với tỷ lệ mắc là 1:10.000 - 1:20.000 trẻ sơ sinh. Với những trẻ mắc bệnh lý này thường dậy thì sớm, trẻ gái sẽ có bộ phận sinh dục dần phát triển nam tính do tuyến thượng thận sản sinh ra androgen. Phenylacetone niệu: Là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra bởi một axit amin gọi là phenylalanine tích tụ trong cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh, trong vài tháng đầu trẻ mắc bệnh thường không có triệu chứng nào rõ rệt. Khi không được sàng lọc, chẩn đoán và điều trị, các triệu chứng của bệnh biểu hiện bao gồm: Các vấn đề thần kinh, có thể bao gồm co giật, phát ban, hiếu động thái quá, trí tuệ kém phát triển, rối loạn tâm thần,... Bệnh Galactosemia: Là một bệnh lý hiếm gặp, khoảng 1/50.000 trẻ sơ sinh mắc bệnh lý này. Bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường đơn galactose do đột biến gen di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định tổng hợp các enzyme trong chu trình galactose. Nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: - Nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa axit béo - gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ như rối loạn trương lực cơ, hôn mê, lơ mơ, co giật, thậm chí tử vong. - Nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa axit hữu cơ - rơi vào nhóm bệnh này trẻ sẽ đối diện với các vấn đề như tổn thương não, các vấn đề về mắt và thị lực; chậm phát triển trí tuệ và thể chất; ảnh hưởng đến tim, gan, thận, tuyến tụy; tai biến mạch máu não, hôn mê… thậm chí tử vong. - Nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa axit amin - trẻ sơ sinh đối diện nguy cơ bị suy hô hấp, thiếu oxy, co giật, nặng hơn là tử vong. Khi lớn hơn, trẻ rơi vào tình trạng chậm phát triển thể chất và trí tuệ. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại đâu uy tín? Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung và nâng cao chất lượng dân số nói riêng được người dân quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết.000 danh mục xét nghiệm đa chuyên khoa, trong đó có xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-mot-so-van-de-co-ban-ve-te-bao-than-kinh
Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về tế bào thần kinh
Các tế bào thần kinh cấu tạo nên hệ thần kinh. Nhiệm vụ của tế bào thần kinh là giúp cơ thể thích ứng với điều kiện môi trường bên ngoài. 1. Tế bào thần kinh có cấu tạo như thế nào? Tập hợp các tế bào thần kinh tạo nên hệ thần kinh, mỗi loại tế bào thần kinh sẽ đảm nhận những chức năng riêng. Khởi điểm của hệ thần kinh chính là ngoại bì phôi. Cấu tạo của hệ thần kinh gồm:- Tế bào thần kinh chuyên biệt giữ vai trò thần kinh và dẫn truyền. - Tế bào thần kinh đệm giữ vai trò nâng đỡ, gồm nhiều loại tế bào khác nhau như:+ Hệ thần kinh ngoại vi với tế bào Schwann và tế bào vỏ bao. + Hệ thần kinh trung ương với tế bào biểu mô nội tủy, vi bào đệm, ít nhánh và tế bào sao.2. Các thành phần cấu trúc nên tế bào thần kinh Có thể dùng kính hiển vi để quan sát tế bào thần kinh. Quan sát qua công cụ này sẽ thế mỗi tế bào thần kinh gồm các phần:2.1. Thân tế bào Phần này là đoạn phình ra to nhất của tế bào thần kinh, với các thành phần khác nhau như: ống siêu vi, tơ thần kinh, bộ máy Golgi,. . Nhiệm vụ của phần thân là cung cấp dinh dưỡng cho toàn bộ tế bào thần kinh, phát ra xung động thần kinh và tiếp nhận xung động thần kinh từ một nơi khác truyền đến tế bào thần kinh.2.2. Sợi nhánh Sợi nhánh gồm nhiều tua ngắn mỏng mọc ra từ thân tế bào. Mỗi tế bào thần kinh có rất nhiều sợi nhánh và mỗi sợi nhánh lại gồm các nhánh khác nhau. Nhiệm vụ của sợi nhánh là tiếp nhận xung thần kinh từ tế bào khác để truyền đến phần thân của tế bào thần kinh. Xung thần kinh có thể ở dạng ức chế hoặc kích thích, là loại tín hiệu hướng tâm.2.3. Sợi trụcĐây là các sợi đơn dài đưa thông tin từ thân tế bào đến phần còn lại của tế bào thần kinh. Trung bình, đường kính mỗi sợi trục thường trong khoảng 0.5 - 22 μm nhưng con số này không có sự đồng nhất. Bao bọc sợi trục chính là lớp vỏ myelin do tế bào Schwann tạo thành. Lớp vỏ này chia thành các đoạn. Phần giữa bao myelin là eo thắt Ranvie. Giữa 2 eo Ranvie duy trì một khoảng cách 1.5 - 2 mm. Diện tích tiếp xúc giữa các nhánh nhỏ ở cuối sợi trục của tế bào thần kinh này với sợi nhánh của tế bào khác hoặc các cơ quan thụ cảm gọi là khớp thần kinh. Các sợi trục không tương đồng về chiều dài, có những sợi rất ngắn nhưng lại có những sợi dài > 1m. Sợi trục nào dài nhất gọi là hạch rễ lưng. Các hạch rễ lưng tạo thành cụm tế bào thần kinh có nhiệm vụ truyền tải thông tin từ da đi tới não. Vì thế, người phát triển chiều cao vượt trội sẽ có một số sợi trục trong hạch rễ lưng kéo dài từ ngón chân đi đến thân não với chiều dài 2m.3. Phân loại và chức năng của tế bào thần kinh3.1. Phân loại tế bào thần kinh Các loại tế bào thần kinh không giống nhau về cấu tạo di truyền, chức năng và cấu trúc. Xét trên phương diện chức năng, tế bào này được phân chia thành 3 loại:3.1.1. Tế bào thần kinh cảm giác Các tế bào thần kinh cảm giác đóng vai trò giúp cơ thể cảm nhận mọi điều xung quanh, nghe, nhìn, ngửi và nếm. Dây thần kinh cảm giác được các yếu tố đầu vào hóa học và vật lý trong môi trường kích hoạt. Trong đó, yếu tố hóa học là vị và mùi; yếu tố vật lý là ánh sáng, nhiệt, cảm ứng và âm thanh.3.1.2. Tế bào thần kinh vận động Chức năng của tế bào này đúng như tên gọi của nó. Vận động ở đây bao gồm cả dạng không tự nguyện và tự nguyện. Nhờ có tế bào thần kinh mà tủy sống và não liên lạc được với các cơ quan, các tuyến, hệ cơ trong cơ thể. Có 2 loại tế bào thần kinh vận động:+ Tế bào thần kinh vận động dưới: đảm nhận vai trò truyền dẫn tín hiệu của tủy sống cho cơ xương và cơ trơn. + Tế bào thần kinh vận động trên: đảm nhận vai trò truyền dẫn tín hiệu qua lại giữa não và tủy sống.3.1.3. Tế bào thần kinh trung gian Đây là loại tế bào có mặt ở tủy sống và não, chiếm số lượng nhiều hơn so với tế bào thần kinh vận động và tế bào thần kinh cảm giác. Nhiệm vụ của tế bào thần kinh trung gian là truyền tín hiệu từ tế bào thần kinh cảm giác đến tế bào thần kinh vận động. Các tế bào thần kinh trung gian thường liên kết dạng mạch để giúp cơ thể phản ứng lại kích thích từ môi trường bên ngoài.3.2. Chức năng của tế bào thần kinh
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hach-than-kinh-giao-cam-va-moi-lien-he-voi-tang-tiet-mo-hoi-tay
Hạch thần kinh giao cảm và mối liên hệ với tăng tiết mồ hôi tay
Hạch thần kinh là khối gồm các dây thần kinh ngoại biên, có 2 chuỗi nằm ở hai bên của cột sống và một hạch lớn ở khoang bụng. Cùng tìm hiểu chi tiết về mối liên hệ của hạch thần kinh giao cảm với hiện tượng tăng tiết mồ hôi trong bài viết dưới đây. 1. Khái quát về vị trí và chức năng của hạch thần kinh giao cảm Hạch thần kinh giao cảm đảm nhận chức năng chính là kích thích cơ thể phát sinh phản ứng chạy trốn hoặc tấn công trước nhân bên ngoài. Có trên 20.000 tế bào thần kinh của hệ thần kinh giao cảm đi theo chiều dọc của hai bên tủy sống, tạo thành các chuỗi hạch. Hạch thần kinh giao cảm xuất phát điểm từ cổ xuống xương cụt sau đó đi qua cơ trơn của mạch máu, tuyến nước bọt cùng các tạng ở khu vực này rồi kết thúc tại hạch xương cụt. Có khoảng 21 - 23 cặp hạch thần kinh giao cảm nằm rải rác ở cổ tử cung, vùng ngực, thắt lưng, xương cùng và một hạch đơn lẻ nằm trước xương cụt. Hạch trước đĩa đệm chứa các hạch thần kinh gồm: mạc treo tràng dưới, tràng trên và celiac.2. Hạch thần kinh giao cảm liên hệ như thế nào với chứng tăng tiết mồ hôi tay? Cơ chế tiết mồ hôi chịu sự kiểm soát của thể dịch và hệ thần kinh giao cảm. Tuy nhiên, quá trình bài tiết mồ hôi cũng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: lo sợ, nhiệt độ cao từ môi trường, lao động nhiều, một số bệnh lý,... Chứng tăng tiết mồ hôi tay tuy không phải là hội chứng nguy hiểm nhưng lại gây nên bất lợi trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Tăng tiết mồ hôi tay còn dễ gây bóc tróc, ẩm da tay và tăng nguy cơ nấm da. Nguyên nhân chính của tình trạng này thường xuất phát từ bệnh cường giáp, rối loạn nội tiết, thần kinh tự chủ mất cân bằng,... Quá trình sinh lý của cơ thể cũng chịu nhiều tác động từ hạch giao cảm. Điển hình là sự tăng tiết mồ hôi, cân bằng dịch cơ thể,... Vì thế, tăng tiết mồ hôi cũng có thể xuất phát từ rối loạn hạch thần kinh giao cảm. Nhìn chung, hoạt động tiết mồ hôi ở tay chịu sự chi phối của hạch giao cảm. Do đó, khi hạch này hoạt động hưng phấn quá mức thì sẽ khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn và gây chứng tăng tiết mồ hôi.3. Phương hướng khắc phục bệnh tăng tiết mồ hôi tay3.1. Tăng tiết mồ hôi tay gây ra ảnh hưởng gì? Hoạt động bài tiết mồ hôi chịu sự chi phối của các hạch thần kinh giao cảm. Khi bị rối loạn hoạt động hạch thần kinh giao cảm vùng ngực rất dễ gây tăng tiết mồ hôi tay. Tuy nhiên, cơ chế dẫn đến tình trạng này vẫn chưa thể giải thích được. Đây chính là lý do bệnh tăng tiết mồ hôi tay. Tăng tiết mồ hôi quá nhiều là rào cản đối với việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt: cầm nắm, viết lách,... Không những thế, mồ hôi tay quá nhiều còn làm giảm tự tin trong giao tiếp. Người bị ra quá nhiều mồ hôi cũng đồng thời đứng trước nguy cơ bị mất cân bằng điện giải, mất nước, từ đó dễ cảm thấy mệt mỏi. Điều trị tăng tiết mồ hôi tay vì thế, cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.3.2. Điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi tay Phương pháp điều trị phổ biến đối với tăng tiết mồ hôi tay là mổ cắt bỏ hạch giao cảm. Mổ nội soi thường được lựa chọn trong trường hợp này. Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm là điều trị ít xâm lấn, chỉ định với người mang bệnh lý hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức, điển hình là tăng tiết mồ hôi tay. Ngoài ra, những trường hợp mắc bệnh lý mạch máu tay cần cải thiện khả năng hoạt động hệ thần kinh phó giao cảm cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải mọi trường hợp tăng tiết mồ hôi tay đều có thể áp dụng phương pháp mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm. Các trường hợp sau chống chỉ định với phương pháp điều trị này:
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dich-vu-bac-si-kham-mat-tai-nha-lua-chon-chu-dong-va-an-tam-cho-doi-mat-cua-ban
Dịch vụ bác sĩ khám mắt tại nhà: lựa chọn chủ động và an tâm cho đôi mắt của bạn
Xã hội hiện đại với nhịp sống hối hả, bận rộn khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian chăm sóc sức khỏe cho thị lực của mình. Lựa chọn dịch vụ bác sĩ khám mắt tại nhà là một giải pháp tiện lợi để mọi người có thể chủ động chăm sóc mắt mà không lo yếu tố ngoại cảnh nào chi phối. 1. Khám mắt tại nhà là gì? Khám mắt tại nhà là một nội dung có trong dịch vụ bác sĩ gia đình.2. Khi nào nên khám mắt? Khám mắt định kỳ để chủ động chăm sóc sức khỏe mắt là khuyến cáo từ chuyên gia y tế. Đặc biệt, khi có các dấu hiệu bất thường sau thì nên kiểm tra mắt ngay:- Thường xuyên nhìn mờ. - Khó nhìn trong bóng tối. - Cảm thấy khó chịu, cần thời gian thích nghi với ánh sáng. - Mỏi mắt, nhức mắt kèm đau đầu. - Nhìn đôi. - Nhìn dạng lượn sóng. - Cảm thấy nặng từ phía sau mắt. - Thấy có quầng sáng ở xung quanh vật thể.3. Tại sao nên lựa chọn dịch vụ bác sĩ khám mắt tại nhà? Cuộc sống bận rộn của xã hội hiện đại đặt ra nhiều thách thức trong việc chủ động chăm sóc mắt đều đặn. Lúc này, lựa chọn dịch vụ khám mắt tại nhà là một giải pháp thực sự hiệu quả bởi:3.1. Chủ động chăm sóc mắt một cách tiện lợi và an toàn Trong guồng quay của xã hội hiện đại, bận rộn là điều khó tránh khỏi. Lựa chọn dịch vụ bác sĩ khám mắt tại nhà là cách giải quyết khó khăn đó. Với dịch vụ này, bạn chỉ cần chọn khung giờ phù hợp với mình và hẹn bác sĩ đến khám tại địa chỉ của mình. Cũng vì thế mà bạn tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại mà không lo gián đoạn quá trình chăm sóc sức khỏe cho đôi mắt.3.2. Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc mắt hiện đại và chuyên nghiệp Mỗi cuộc kiểm tra mắt tại nhà đều sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, thao tác làm việc chuyên nghiệp. Bạn cũng sẽ được thăm khám bởi các thiết bị máy móc hiện đại để đảm bảo mọi quy trình kiểm tra diễn ra chính xác. Với dịch vụ bác sĩ khám mắt tại nhà, bạn không chỉ yên tâm nhận kết quả tin cậy mà còn được thăm khám trong môi trường thoải mái và thuận tiện với chính mình.3.3. Bảo vệ mắt kịp thời
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/boi-nghe-tri-seo-nhu-the-nao-cho-hieu-qua-
Bôi nghệ trị sẹo như thế nào cho hiệu quả?
Để điều trị vết sẹo xấu xí, nhiều người áp dụng dụng phương pháp bôi nghệ. Nhưng bôi nghệ trị sẹo sao cho đúng, an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là tổng hợp những cách trị sẹo bằng nghệ để bạn tham khảo và áp dụng. 1. Tìm hiểu công dụng của nghệĐầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công dụng của nghệ để có cách bôi nghệ trị sẹo cho đúng. Theo đó, nghệ có tác dụng chữa lành vết thương và làm giảm thâm sạm cực kỳ hiệu quả do trong củ nghệ có chứa 300 dưỡng chất khác nhau, nổi bật trong đó phải kể đến hàm lượng vitamin E và Curcumin. Cụ thể, vitamin E có tác dụng ức chế hình thành hắc tố Melanin, đồng thời, kích thích quá trình đào thải hắc tố này. Nhờ đó, có tác dụng giảm thâm sạm trên da một cách tối ưu. Còn Curcumin thì có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, giúp vết thương, vết sẹo mau lành và phục hồi. Bên cạnh đó, các dưỡng chất sắt, kẽm, kali, magie,… có trong củ nghệ còn có tác dụng làm phẳng nếp nhăn, ngăn ngừa tình trạng mô sẹo bị nhô lên cao hoặc lõm vào trong. Đó là lý do mà nhiều người thực hiện bôi nghệ trị sẹo cũng như sử dụng nghệ để khắc phục các vấn đề da thâm sạm, nhăn nheo, chảy xệ, mụn viêm,…2. Các cách bôi nghệ trị sẹo Tìm hiểu công dụng của nghệ là chưa đủ, bạn cần biết cách bôi nghệ trị sẹo sao cho đúng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trị sẹo bằng nghệ tươi nguyên chất Cách bôi nghệ trị sẹo này cực kỳ đơn giản. Đầu tiên, bạn chọn củ nghệ tươi thật già, có màu vàng đậm rồi rửa sạch, để ráo và cắt thành từng lát mỏng. Tiếp đến, rửa mặt sạch sẽ, lau khô rồi đắp những lát nghệ tươi lên chỗ vết sẹo. Sau 2 - 3 phút, bạn rửa mặt lại với nước mát là được. Trị sẹo bằng nghệ tươi và rượu Bạn rửa sạch và xay nhuyễn nghệ tươi, sau đó ngâm với rượu trắng nguyên chất theo tỷ lệ 1 nghệ 2 rượu. Sau khi ngâm được 1 - 2 tuần thì có thể lấy ra sử dụng bằng cách thấm bông tẩy trang vào rồi thoa lên vết sẹo, sau đó để im trong 5 - 10 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch. Trị sẹo bằng tinh bột nghệ với sữa chuaĐây là cách bôi nghệ trị sẹo rất an toàn và lành tính. Đầu tiên, bạn trộn đều 1 muỗng tinh bột nghệ với 2 muỗng sữa chua không đường. Tiếp đến, rửa mặt sạch rồi thoa hỗn hợp này lên, để im trong 10 - 15 phút. Cuối cùng, rửa mặt sạch với nước. Có thể thực hiện cách này 2 - 3 lần/ tuần để mang lại hiệu quả như mong muốn. Trị sẹo bằng tinh bột nghệ với mật ong Với cách trị sẹo này, bạn sẽ trộn tinh bột nghệ với mật ong theo tỷ lệ 1:1 thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó rửa mặt sạch với nước, lau khô rồi dùng bông tẩy trang để thấm hỗn hợp vừa pha trộn được lên vết sẹo. Vừa thấm, bạn vừa massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm đều và sâu. Sau 10 - 15 phút thì rửa mặt lại bằng nước ấm. 3. Lưu ý khi bôi nghệ trị sẹo Sẽ có những lưu ý quan trọng mà bạn cần tuân thủ khi bôi nghệ trị sẹo. Xác định vết sẹo cần điều trị Bạn cần biết được mức độ sẹo của mình là như thế nào. Nhìn chung, vết sẹo nhỏ, nông và mới hình thành thì nghệ - đặc biệt là nghệ tươi sẽ phát huy tác dụng tối ưu. Trường hợp vết sẹo lớn, sâu và đã “lâu đời” thì bôi nghệ trị sẹo có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn và đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại. Sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệBạn có thể cân nhắc sử dụng nghệ tươi hay bột nghệ cho phù hợp với vết sẹo của mình. Sử dụng nghệ tươi thì đơn giản, nhanh chóng, tuy nhiên, màu của nghệ có thể bám lâu trên da và quần áo. Còn tinh bột nghệ thì đòi hỏi bạn phải tìm mua ở nơi uy tín để đảm bảo nguyên chất, tránh bị pha trộn. Vệ sinh da trước và sau khi bôi nghệ trị sẹo Một lưu ý khác khi bôi nghệ trị sẹo là phải vệ sinh da trước và sau khi bôi nghệ. Việc vệ sinh da trước sẽ giúp loại bỏ dầu nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn trên da, đồng thời, lỗ chân lông được thông thoáng để nghệ thẩm thấu sâu vào trong, phát huy tối đa công dụng. Còn vệ sinh da sau khi bôi nghệ là nhằm mục đích loại bỏ màu vàng đặc trưng của nghệ bị bám dính lại trên da gây mất thẩm mỹ. Đắp mặt nạ nghệ để trị sẹo trên da mặt Để bôi nghệ trị sẹo trên mặt thì bạn nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý là không thoa nghệ lên vùng mắt để tránh bị cay mắt, khó chịu. Tốt nhất là bạn chỉ nên thoa vào vùng da cần điều trị. Sau khi thoa mặt nạ nghệ thì nằm thư giãn trong 15 - 20 phút, sau đó rửa mặt lại với nước sạch. Cuối cùng, bạn thoa toner, nước hoa hồng để cân bằng độ p H ban đầu của da mặt. Những người có làn da nhạy cảm vẫn có thể bôi nghệ trị sẹo, nhưng trước khi bôi lên mặt thì cần thử trước ở cổ tay xem có dị ứng hay không. Nếu không thì có thể sử dụng trên mặt nhưng chỉ với lượng nhỏ và mỗi tuần áp dụng 1 - 2 lần là đủ. Đặc biệt, trong suốt thời gian trị sẹo bằng nghệ thì bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu không dễ dẫn đến tình trạng da thâm sạm. Tốt nhất là sử dụng kem chống nắng và có biện pháp che chắn, bảo vệ da tối ưu mỗi khi ra ngoài.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/vai-tro-va-anh-huong-cua-chat-beo-trung-tinh-doi-voi-suc-khoe
Vai trò và ảnh hưởng của chất béo trung tính đối với sức khỏe
Chất béo trung tính không chỉ đơn thuần là nguồn năng lượng mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và sự ảnh hưởng của chất béo trung tính đối với sức khỏe con người. 1. Vai trò quan trọng của chất béo trung tính đối với cơ thể Chất béo trung tính hay còn được biết đến với tên gọi khác là Triglyceride, không chỉ đóng vai trò là nguồn dự trữ năng lượng mà còn giúp duy trì các hoạt động của cơ thể. Dưới đây là vai trò cụ thể của loại chất béo này:Nguồn năng lượng dự trữ phổ biến Chất béo trung tính được cơ thể lưu trữ trong tế bào mỡ và có sẵn để chuyển hóa thành năng lượng khi cần thiết, giúp cung cấp năng lượng liên tục cho cơ thể. Điều này làm cho chúng trở thành một phần quan trọng của hệ thống năng lượng, hỗ trợ các hoạt động cơ bản như hô hấp, tuần hoàn máu, và duy trì nhiệt độ cơ thể. Đảm bảo năng lượng cho hoạt động thể chất Khi thực hiện các hoạt động thể chất như tập luyện hoặc vận động ở cường độ cao, cơ thể yêu cầu một nguồn năng lượng dồi dào để giữ cho sức bền được duy trì. Lúc này, chất béo trung tính trở thành một nguồn năng lượng lý tưởng vì có khả năng cung cấp năng lượng liên tục và ổn định. Điều này không chỉ quan trọng trong việc duy trì hoạt động vận động hiệu quả mà còn ảnh hưởng tích cực đến quá trình giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng. Khi chất béo trung tính được sử dụng hiệu quả trong quá trình hoạt động thể chất, chúng còn giúp ngăn chặn tích tụ chất béo dư thừa. Giữ gìn sức khỏe cơ bắp và xương Một trong những thành phần chính của chất béo trung tính là axit béo và đây chính là nguyên liệu quan trọng để tái tạo mô cơ bắp. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển của trẻ em và thiếu niên, việc cung cấp đủ axit béo từ chất béo trung tính là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, chất béo trung tính còn chịu trách nhiệm đối với sức khỏe xương. Các axit béo này tham gia vào việc hấp thụ và vận chuyển vitamin D, K, A và E,... đây đều là các vitamin cần thiết cho sức khỏe xương.2. Những nguy cơ có thể xảy ra nếu thiếu hụt chất béo trung tính Nếu thiếu hụt chất béo trung tính, cơ thể có thể xuất hiện nhiều vấn đề về sức khỏe như: Mất cân bằng năng lượng, làm suy giảm sức khỏe tổng thể và gây ra tình trạng mệt mỏi. Chất béo trung tính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng giữa cholesterol "tốt" (HDL) và cholesterol "xấu" (LDL). Thiếu hụt chúng có thể tăng nguy cơ các vấn đề về cholesterol, góp phần hình thành các bệnh lý liên quan đến sức khỏe tim mạch. Chất béo trung tính tham gia vào quá trình hình thành các tế bào máu, giữ cho máu lưu thông một cách trơn tru. Thiếu hụt loại chất béo này có thể tác động đến hệ thống tuần hoàn máu, gây ra vấn đề về huyết áp và tỷ lệ đông máu. Axit béo omega-3, một thành phần của chất béo trung tính, cần thiết cho chức năng của não. Thiếu hụt axit béo này có thể ảnh hưởng đến trí óc, sự tập trung, và tâm trạng. Chất béo trung tính là một thành phần chính của màng tế bào. Thiếu hụt chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì cấu trúc và tính linh hoạt của màng tế bào, gây ra vấn đề về sức khỏe tế bào và khả năng chống lại căng thẳng. Chất béo này giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đặc biệt trong việc hấp thụ vitamin liposoluble. Thiếu hụt chất béo trung tính có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ các dạng vitamin này, gây ra vấn đề về hệ tiêu hóa. 3. Những nguy cơ có thể xảy ra nếu dư thừa chất béo trung tính Dù chất béo trung tính rất cần thiết cho sức khỏe, nhưng khi chất béo này vượt quá mức cần thiết lại có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là những nguy cơ có thể xảy ra nếu có sự dư thừa chất béo trung tính trong cơ thể: Dẫn đến tình trạng béo phì. Một số chất béo trung tính dư thừa có thể tăng huyết áp và cholesterol xấu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề tim mạch khác. Dư thừa chất béo trung tính có thể làm tăng sự chống lại của cơ thể với insulin, góp phần vào phát triển tiểu đường loại 2.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/sang-loc-hoi-chung-digeorge-bang-cach-nao-o-dau-
Sàng lọc hội chứng DiGeorge bằng cách nào? Ở đâu?
Hội chứng Di. George xảy ra do đột biến vi mất đoạn gen trên NST 22 trong tế bào. Hội chứng này là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe nguy hiểm nên ba mẹ cần phải trang bị kiến thức cần thiết để có biện pháp can thiệp nếu chẳng may bé nhà mình bị bệnh. 1. Khái niệm và nguyên nhân gây ra hội chứng Di George Trong khoảng 4000 - 6000 em bé được sinh ra thì sẽ có 1 trường hợp mắc hội chứng Di George. Trẻ mắc hội chứng này phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm làm ảnh hưởng đến tương lai và chất lượng cuộc sống. Hội chứng Di George là gì? Hội chứng Di George là hiện tượng mất một đoạn khoảng từ 30 - 40 gen trên NST số 22 nằm ở vị trí q11.2 gây ra những tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Do đó mà hội chứng này còn có thể gọi là hội chứng mất đoạn 22q11.2. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng mất đoạn 22q11.2Cặp NST số 22 của người con sẽ được thừa hưởng 1 nửa từ bố và 1 nửa từ mẹ. Hầu hết các trường hợp mất đoạn gen ở vị trí q11.2 trên NST 22 xảy ra trong quá trình thành tế bào trứng của mẹ hoặc tinh trùng của bố. Đôi khi, thai nhi phát triển sớm cũng gây ra trường hợp mất đoạn gen 22q11.2. Hiếm gặp bệnh nhân bị hội chứng mất đoạn 22q11.2 do di truyền trội từ bố hoặc mẹ (chỉ khoảng 10%). Nếu xuất hiện tình trạng di truyền thì các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài hội chứng Di George, mất đoạn gen 22q11.2 còn có thể gây hội chứng Velocardiofacial hoặc các rối loạn khác. Tuy nhiên, sẽ có một vài đặc điểm thay đổi. Mất đoạn trên NST số 22 thường có liên quan đến các vấn đề nhiều nhiễm trùng tái phát nhiều lần, dị tật tim, hở hàm ếch và làm hạ canxi máu khiến trẻ chậm phát triển. 2. Triệu chứng hội chứng Di George Tùy từng trường hợp mà mức độ nghiêm trọng và biểu hiện của hội chứng Di George sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì cũng cần phải có sự can thiệp từ y khoa trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ điều trị bệnh. Một số trẻ có thể dễ dàng nhận biết thông qua biểu hiện lâm sàng ngay từ khi sinh nhưng cũng có trường hợp triệu chứng rõ ràng khi trẻ lớn. Biểu hiện của hội chứng mất đoạn 22q11.2 có thể gặp bao gồm: Trẻ gặp một số dị tật như tai nhỏ, mặt dài, vòm miệng không thể khép hoàn toàn dẫn đến hở hàm ếch, rảnh hẹp ở môi trên, mắt to, khoảng cách giữa hai mắt xa,… Khả năng vận chuyển máu kém nên da xanh xao, tim đập nhanh, đánh trống lồng ngực. Trẻ ăn uống khó khăn, khó bú, nhẹ cân, gặp các vấn đề về tiêu hóa. Bị một số khuyết tật ở tim như thông liên thất, tứ chứng Fallot, ống động mạch thân chung (chỉ có 1 động mạch vào mà không có mạch ra),… Hệ miễn dịch nên kém nên trẻ thường xuyên tái phát tình trạng nhiễm trùng. Trương lực cơ yếu, trẻ chậm phát triển về tầm vóc, trí tuệ, chậm nói hoặc khả năng vận động, nói ngọng, khả năng tiếp thu và tập trung kém,… Rối loạn hành vi, dễ bị động kinh, tự kỷ, trầm cảm. Một số trẻ còn có thể bị suy giảm chức năng gan, thận, suy tuyến cận giáp, giảm thị lực, thính lực, mắc các vấn đề về hô hấp. 3. Làm sao để sàng lọc hội chứng mất đoạn 22q11.2? Trẻ bị hội chứng mất đoạn 22q11.2 sẽ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe suốt đời do chưa có biện pháp điều trị triệt để tình trạng. Tuy nhiên, việc phát hiện và can thiệp điều trị sớm có thể giúp giảm triệu chứng và mức độ nguy hiểm. Đồng thời, quá trình điều trị sẽ giúp trẻ có thể tự kiểm soát hành vi, nâng cao nhận thức và độc lập sớm. Hội chứng Di George có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho bản bản thân người bệnh và gia đình, vì vậy việc sàng lọc bệnh trước là điều cần thiết để có biện pháp can thiệp sớm nhằm giảm nguy cơ tử vong ở thai nhi đồng thời bảo đảm sự an toàn cho mẹ bầu. Hiện nay có nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm những trường hợp mất đoạn gen trên NST số 22 như siêu âm, chọc ối, MLPA, xét nghiệm NIPT,… Một trong những biện pháp an toàn và hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu thực hiện để sàng lọc dị tật thai nhi là xét nghiệm NIPT. Đây là một trong những phương pháp không xâm lấn, đảm bảo độ an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, có thể sàng lọc được hầu hết các dị tật với độ chính xác lên đến 99,98%. Ngoài ra, phương pháp này cũng được thực hiện sớm, ngay khi thai ở tuần thứ 10. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi đồng thời có thể áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm hạn chế các tổn thương não gây ra tình trạng rối loạn hành vi, nhận thức của trẻ sau này. Hơn nữa, phát hiện dị tật sớm sẽ giúp bạn mẹ lên kế hoạch chăm sóc hiệu quả và tốt nhất sau khi em bé ra đời. Để thực hiện sàng lọc hội chứng Di Điều này sẽ giúp các mẹ bầu yên tâm về độ chính xác của kết quả sau khi kiểm tra. Đồng thời các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp tư vấn kết quả và đưa ra lời khuyên tốt nhất để đảm bảo quá trình phát triển của em bé. Nếu các bậc phụ huynh thấy con mình có biểu hiện lạ nghi ngờ mắc hội chứng Di
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-so-mui-desloratadine-nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-dung
Thuốc sổ mũi Desloratadine: Những điều cần biết trước khi dùng
Thuốc sổ mũi Desloratadine có công dụng như thế nào? Liều lượng ra sao? Khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề gì?... Những thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây. 1. Thuốc sổ mũi Desloratadine có tác dụng gì? Thuốc chứa hoạt chất chính là Desloratadine thuộc nhóm kháng Histamin thế hệ hai có tác dụng chống dị ứng, giảm triệu chứng mề đay, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, họng, ho,… và không gây buồn ngủ. Dược lực học Desloratadine có tác dụng kháng chọn lọc với các thụ thể H1 ngoại biên, ít có tác dụng ức chế thần kinh trung ương hơn nhóm Histamin thế hệ 1. Thuốc được áp dụng chủ yếu để giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ngứa họng,… hoặc phản ứng dị ứng, nổi mề đay kéo dài. Desloratadin có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp thuốc chống xung huyết để tăng hiệu quả điều trị. Động lực học Sau khi sử dụng thuốc khoảng 30 phút có thể phát hiện nồng độ Desloratadine trong huyết tương và đạt tối đa sau khoảng 3 giờ. Thời gian tồn tại và phân hủy của thuốc khoảng 27 giờ. Vì vậy, thuốc thường được chỉ định sử dụng mỗi ngày 1 lần, sinh khả dụng với liều từ 5 - 20 mg. Sau khi vào cơ thể, Desloratadine được chuyển hóa ở gan thành 3-Hydroxy Desloratadine và không bị ảnh hưởng bởi hệ thống enzym chuyển hóa Cytochrome ở gan. Thuốc được thải trừ qua nước tiểu và phân sau 27 giờ. 2. Chỉ định, chống chỉ định và thận trọng Những trường hợp chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc sổ mũi Desloratadine bao gồm: Chỉ định Với tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng, nổi mề đay gây ngứa, mẩn đỏ hoặc phản ứng dị ứng, thuốc Desloratadine thường được chỉ định với những trường hợp sau: Viêm mũi hoặc viêm kết mạc do dị ứng. Người bị sổ mũi do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là thay đổi thời tiết. Những trường hợp phát ban, ngứa da, nổi mề đay kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân bị tổ đỉa. Chống chỉ định Những trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc Desloratadine là: Phản ứng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân suy gan, suy thận. Thận trọng Ngoài những trường hợp không dùng thuốc thì khi sử dụng Desloratadine cần thận trọng với các đối tượng sau: Phụ nữ mang thai cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc, chỉ dùng khi thật sự cần thiết hoặc có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ đang cho con bú cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì thuốc có thể truyền qua con từ sữa mẹ. Mặc dù thuốc không gây buồn ngủ ở liều khuyến cáo, tuy nhiên với những người điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc cần phải thận trọng khi dùng thuốc. Tốt nhất nên tạm dừng hoạt động sau khi uống thuốc cho đến khi chắc chắn rằng bạn đủ tỉnh táo vào có thể làm việc một cách an toàn.3. Liều lượng sử dụng thuốc Liều lượng sử dụng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ bệnh lý, thể trạng và mục đích điều trị. Do đó, người bệnh cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Liều khuyến cáo của nhà sản xuất mà bạn có thể tham khảo là: Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn: 5mg uống 1 lần mỗi ngày. Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi: 1mg/lần/ngày Trẻ từ 1 - 5 tuổi: 1,25mg/ lần/ngày Trẻ từ 6 - 11 tuổi: 2,5mg/ lần/ngày4. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc sổ mũi Desloratadine Trước khi sử dụng thuốc sổ mũi Desloratadine bạn cần biết một số vấn đề sau: Tác dụng phụ Một số tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Desloratadine là: Thường gặp: Đau họng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, khô miệng, khô mũi, đau nhức cơ, đau đầu hoặc đau nửa đầu. Hiếm gặp: Rối loạn nhịp tim, mạch đập, khó thở, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, chóng mặt, đánh trống lồng ngực, bồn chồn, hồi hộp, tụt huyết áp, co giật, rối loạn vận động, rối loạn chức năng gan,… Ngoài những biểu hiện trên, bệnh nhân có thể gặp những phản ứng khác sau khi sử dụng thuốc Desloratadine. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường thì tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. Tương tác thuốc Desloratadine có thể tương tác với các loại thuốc khác do đó bạn cần phải thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe khác, thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng. Bên cạnh đó, Desloratadine có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Do đó, trong trường hợp bạn cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra sức khỏe, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc có cần thiết phải ngưng dùng thuốc Desloratadine hay không. Một số lưu ý Một số vấn đề khác mà bạn cần lưu ý khi sử dụng thuốc sổ mũi Desloratadine là: Khi sử dụng thuốc Desloratadine, phải tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, thời gian, chế độ ăn uống,… Không tự ý mua thuốc uống khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa trong bất kỳ trường hợp nào. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi có độ ẩm cao hoặc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Để thuốc ngoài tầm hoạt động của trẻ em và thú cưng. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, ngứa họng và ho,… thì bạn nên đi khám để bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị thích hợp.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/top-nhung-kem-chong-nang-da-mat-duoc-nhieu-nguoi-tin-dung
Top những kem chống nắng da mặt được nhiều người tin dùng
Ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia UV có hại cho làn da của con người. Nếu không có biện pháp bảo vệ khi đi ra ngoài trời, làn da của chúng ta rất dễ bị thâm nám, tàn nhang, nổi mụn và lão hóa. Việc sử dụng những loại kem chống nắng da mặt đúng cách sẽ giúp bảo vệ làn da chống lại những tác động xấu do tia UV gây nên. 1. Cách lựa chọn kem chống nắng da sao cho phù hợp Tuỳ thuộc vào mỗi loại da sẽ phù hợp với những loại kem chống nắng khác nhau, cụ thể như sau: Kem chống nắng cho da dầu: đây là loại da tiết nhiều chất nhờn, dễ bị bít tắc lỗ chân lông gây mụn. Vì vậy những ai sở hữu làn da dầu thì không nên dùng kem chống nắng có kết cấu dày. Bởi vì chất kem này rất khó thẩm thấu vào da, đồng thời nó sẽ gây bí, nhờn rít và bít tắc lỗ chân lông. Bạn nên ưu tiên những loại kem mà trên bao bì có đề Oil Free hoặc No Sebum, kem có kết cấu mỏng nhẹ, dễ thấm, dạng xịt hay dạng gel. Kem chống nắng cho da khô: loại da này rất dễ gặp phải hiện tượng bong tróc, nứt nẻ, lão hóa và xuất hiện nếp nhăn sớm. Vì vậy nếu bạn có làn da khô thì tốt nhất nên lựa chọn loại kem chống nắng chứa thành phần dưỡng ẩm. Ngoài ra bạn cũng nên dưỡng ẩm đầy đủ trước khi thoa kem chống nắng để đảm bảo độ ẩm mịn cho da, giúp kem bám dính tốt. Kem chống nắng cho da hỗn hợp: đây là loại da khó chọn kem chống nắng nhất. Hãy ưu tiên những sản phẩm có chất kem đặc vừa phải, không quá nhờn dính và hãy chú ý dưỡng ẩm cho da. Kem chống nắng cho da mụn, da nhạy cảm: nên lựa chọn những loại kem không làm bí da, bít tắc lỗ chân lông. Trên sản phẩm nên có chữ Non-Comedogenic. Không nên mua loại kem chống nắng chứa oxybenzone, mùi hương nồng, PABA và cồn. Tốt hơn hết là bạn nên dùng kem chống nắng vật lý.2. Gợi ý các loại kem chống nắng da mặt hiệu quả 2.1. Kem chống nắng The Originals Proteos Screen SPF50+ Fluid CreamĐây là sản phẩm do Hãng dược Tây Ban Nha - Marti Derm sản xuất. Loại kem này phù hợp đối với mọi loại da nhưng cần lưu ý là nó có chứa một lượng nhỏ hương liệu nên những người có làn da nhạy cảm cần cân nhắc về nguy cơ kích ứng. Sản phẩm có tác dụng chống lại các tia UVA-UVB, tia hồng ngoại, ánh sáng xanh, duy trì độ khỏe mạnh cho làn da ngay từ bên trong. Ngoài ra đối với những làn da bị tổn thương vì tiếp xúc với tia UV cũng có thể sử dụng loại kem này để hồi phục. Sản phẩm có các đặc điểm chính như sau: Thành phần: Spectrum Complex, chiết xuất Cocoa, Proteoglycans, phức hợp Hyaluronic Acid & Silicon Complex. Dạng kem nhưng kết cấu không quá đặc, khả năng thẩm thấu nhanh chỉ sau 30 giây thoa kem lên mặt. Chất kem đem lại cảm giác mỏng nhẹ, mềm mại và khá dễ chịu. Thiết kế bao bì sản phẩm là tuýp nhựa hình chữ nhật, 2 đầu tuýp kem thon đều. Phần nắp vặn của tuýp kem dễ sử dụng, điều chỉnh được dung tích sản phẩm lấy ra, ngăn ngừa tình trạng oxy hóa ảnh hưởng đến chất lượng kem. Khả năng cấp ẩm vừa đủ giúp da mặt luôn mềm ẩm và căng mịn. Chất kem không hề nâng tone da cũng như để lại vệt trắng sau khi sử dụng. Chỉ số chống nắng khả rộng (SPF 50), giúp chống lại nhiều loại ánh sáng có hại từ màn hình các thiết bị điện tử, ngăn ngừa nguy cơ lão hóa toàn diện.2.2. Kem chống nắng da Bioderma Photoderm Laser SPF 50+Đây là loại kem do Hãng dược mỹ phẩm của Pháp Bioderma nghiên cứu và sản xuất. Những người đang bị nám, tàn nhang, thâm mụn, lão hóa hay da tăng sắc tố thì nên sử dụng. Đặc biệt, kem chống nắng của Bioderma rất phù hợp cho những ai vừa điều trị bằng laser. Thông tin chi tiết về sản phẩm như sau: Các thành phần hoạt chất chính: Avobenzone, Octocrylene, chiết xuất rễ cây cam thảo, tảo biển, Methylene Bis-Benzotriazolyl Tetramethylbutylphenol. Chất kem không màu, mềm mịn, không gây vón cục hay bết dính. An toàn khi áp dụng cho mọi loại da, bao gồm làn da nhạy cảm hay da vừa điều trị bằng laser.2.3. Gel chống nắng Eucerin Sun Gel-Cream Dry Touch Oil Control SPF50Một sản phẩm chống nắng khác cũng được nhiều người tin dùng đó là gel Eucerin Sun Gel-Cream Dry Touch Oil Control SPF 50 thuộc thương hiệu Eucerin của Đức. Kem chống nắng này phù hợp với những người có làn da dễ nổi mụn, tiết nhiều dầu. Công dụng của loại kem này đó là chống lại đến 90% tia bức xạ, từ đó giúp nâng tone da, ngừa sạm và lão hóa da, thu nhỏ lỗ chân lông. Một tuýp kem sẽ chứa những thành phần và ưu điểm như sau: Thành phần: Carnitine, Cyclomethicone, Licochalcone A & CA, Homosalate, Glycerine, Phenylbenzimidazole Sulfonic Acid, Ethylhexylglycerin, Octocrylene,... Thành phần chủ yếu là những nguyên liệu tự nhiên, an toàn và tốt cho da. Bao bì sản phẩm được thiết kế là một chai hình trụ, vòi ấn chắc chắn và khi cần lấy kem chỉ cần ấn nhẹ là được. Tác dụng kiểm soát dầu thừa rất hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ hình thành mụn viêm. Nhờ đó da luôn thông thoáng và khô ráo, có thể được dùng trong trang điểm làm lớp lót nền. Không chứa dầu khoáng, Paraben, không làm bít tắc lỗ chân lông, an toàn cho mọi loại da.2.4. Nhũ tương chống nắng Physical Daily Defense SPF 50+ PA +Sản phẩm này có nguồn gốc từ thương hiệu Sakura của Nhật Bản và đã rất quen thuộc với thị trường Việt Nam. Đây là loại kem chống nắng vật lý, tính chất kem ở dạng nhũ tương, không chứa dầu, silicon hay cồn khoáng nên không gây kích ứng và an toàn cho hầu hết mọi loại da. Đặc điểm của loại kem này: Thành phần chính: Titanium Dioxide, trà xanh, rễ cây cam thảo, rau má, chiết xuất cúc La Mã, Zinc Oxide,... Kem có kết cấu dạng sữa, dễ tán nhờ tính chất mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh trên da, chỉ sau vài phút thoa lên mặt kem chống nắng đã khô và không gây bết dính. Lọ đựng kem là tuýp nhỏ gọn nên rất dễ để đem theo bên người khi ra ngoài. Chỉ số chống nắng cao (SPF 50+ PA ++++) giúp ngăn ngừa lão hóa và sạm nám. Mọi làn da đều thích hợp để sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai. Việc sử dụng các loại kem chống nắng cũng cần phải kèm theo các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da khác như dưỡng ẩm, đeo khẩu trang và mặc quần áo che chắn khi đi ra ngoài. Hy vọng rằng với một số gợi ý về các loại kem chống nắng da mặt được đề cập trong bài viết nêu trên sẽ giúp bạn có được lựa chọn đúng đắn cho mình.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tre-bi-tinh-hoan-an-nguyen-nhan-dieu-tri-va-cach-cham-soc-2
Trẻ bị tinh hoàn ẩn: Nguyên nhân, điều trị và cách chăm sóc
Trẻ bị tinh hoàn ẩn là tình trạng một hoặc cả hai tinh hoàn không nằm trong túi bìu sinh dục như bình thường. Tình trạng này có thể gây nên những trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt, khả năng sinh sản sau này và tâm lý của trẻ. Bố mẹ hiểu về nguyên nhân, điều trị và cách chăm sóc sẽ hỗ trợ trẻ phát triển một cách khỏe mạnh, tự tin hơn trong quá trình trưởng thành. 1. Nguyên nhân của tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩn Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩn:1.1. Trẻ bị tinh hoàn ẩn do rối loạn vùng hạ đồi, tuyến yên và tuyến sinh dục Sự suy tuyến yên (hypogonadism) là một tình trạng mà tuyến yên, một tuyến nội tiết ở não, không sản xuất đủ lượng hormone giúp kiểm soát hoạt động tình dục, đặc biệt là gonadotropin. Gonadotropin bao gồm hai hormone quan trọng là luteinizing hormone (LH) và follicle-stimulating hormone (FSH), và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển và hoạt động của tinh hoàn. Khi có sự suy giảm hoạt động của tuyến yên và giảm sản xuất gonadotropin, dẫn đến tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩn. 1.2 Sai lệch tổng hợp testosterone khiến trẻ bị tinh hoàn ẩn Các enzyme như 17α-hydroxylase và 5α-reductase đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và chuyển đổi hormone tình dục, đặc biệt là testosterone. Khi có sự thiếu hụt hoặc sai lệch trong các enzyme này có thể xảy ra tình trạng tinh hoàn ẩn.1.3 Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen gây tinh hoàn ẩn Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen là một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể phản ứng với hormone androgen, đặc biệt là testosterone. Do cơ thể không phản ứng đúng với testosterone, tinh hoàn có thể không rơi vào túi bìu sinh dục ở vị trí bình thường và có thể ẩn trong ổ bụng.1.4. Trẻ bị tinh hoàn ẩn do sự phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn- bìu Nếu có bất thường trong sự phát triển của bìu có thể ảnh hưởng đến vị trí và hình dạng của tinh hoàn. Một số nguyên nhân dẫn đến sự phát triển bất thường của bìu và gây tinh hoàn ẩn như: Bìu quá dài hoặc ngắn: Kích thước không đồng đều của bìu có thể làm cho tinh hoàn rơi vào vị trí không bình thường, thậm chí ẩn trong ổ bụng. Bìu không đúng vị trí: Nếu bìu không giữ chặt tinh hoàn ở vị trí đúng, tinh hoàn có thể ẩn trong ổ bụng.2. Cách điều trị tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩnĐiều trị tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩn được quyết định nếu như tinh hoàn không tự rơi vào vị trí bình thường khi trẻ được 6 tháng tuổi. Phẫu thuật giúp đưa tinh hoàn về đúng vị trí và giúp trẻ phát triển bình thường. 2.1. Điều trị tinh hoàn ẩn bằng cách tiêm hormone Một trong những phương pháp điều trị cho tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩn là tiêm hormone để kích thích sự phát triển và giúp tinh hoàn rơi vào vị trí bình thường. Tuy nhiên, phương pháp này đã ít được sử dụng và không còn được khuyến khích nhiều do hiệu quả không đáng kể và thường cần thời gian dài để thấy rõ kết quả.2.2. Điều trị tinh hoàn ẩn bằng cách phẫu thuật tinh hoàn Phẫu thuật tinh hoàn được chỉ định thực hiện khi trẻ còn nhỏ, thường từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi. Phẫu thuật di chuyển tinh hoàn vào vị trí bình thường trong túi bìu sinh dục được thực hiện để đảm bảo tinh hoàn phát triển đúng cách và giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến hormone, sinh sản và thậm chí là nguy cơ ung thư tinh hoàn. Quy trình này có thể được thực hiện trong 1 hoặc 2 giai đoạn tùy thuộc vào vị trí ban đầu của tinh hoàn. Mục tiêu của phẫu thuật này bao gồm: Đưa tinh hoàn về vị trí bình thường trong túi bì sinh dục để đảm bảo sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ quan này. Cố định tinh hoàn ở vị trí đúng với dây chằng tinh hoàn để giữ đúng vị trí. Bằng cách đưa tinh hoàn về vị trí đúng sẽ giúp tăng cường khả năng sản xuất hormone và giảm các nguy cơ về sức khỏe sinh sản. Phẫu thuật này giúp giảm nguy cơ ung thư tinh hoàn.3. Cách chăm sóc trước và sau phẫu thuật trẻ bị tinh hoàn ẩn3.1. Chăm sóc trước khi phẫu thuật đối với trẻ bị tinh hoàn ẩn Trước khi phẫu thuật, bố mẹ cần cho trẻ nhập viện ít nhất 1 ngày để tiến hành các thủ tục nhập viện, thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Các xét nghiệm này có thể xác định trẻ bị tinh hoàn ẩn có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật không. Trước phẫu thuật tinh hoàn ẩn, bố mẹ nên cho trẻ nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi phẫu thuật.3.2. Chăm sóc sau phẫu thuật đối với trẻ bị tinh hoàn ẩn Việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn vô cùng quan trọng, bố mẹ nên lưu ý: Sau phẫu thuật, trẻ nên tránh vận động, cử động quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến vết mổ. Trẻ có thể được ăn sau khi về phòng bệnh khoảng 3 - 4 giờ. Tuy nhiên, bố mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn các thức ăn mềm như cháo, sữa,... Trong quá trình chăm sóc, nếu trẻ xuất hiện tình trạng đau nhiều, sưng đỏ, bố mẹ nên thông báo với bác sĩ và nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời. Đo nhiệt độ thường xuyên cho trẻ. Nếu trẻ xuất hiện bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào cũng cần thông báo ngay lập tức đến bác sĩ. Thông thường, 1 tuần sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn trẻ cần phải thay băng vết mổ để đảm bảo vệ sinh. Tần suất thay bằng là 2 lần/ngày. Đảm bảo trẻ uống thuốc giảm đau được kê đơn đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông báo cho bác sĩ nếu thuốc giảm đau không giúp giảm đau hoặc nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào cho trẻ. Hạn chế việc ngồi lâu và giữ cho vùng phẫu thuật ở vị trí cao hơn cơ thể để giảm sưng. Tuân thủ đúng lịch trình tái khám và theo dõi hướng dẫn của bác sĩ khi chăm sóc cho trẻ. Thường là tái khám sau 2 tuần, 6 tháng, 12 tháng. Việc tắm cho trẻ sau phẫu thuật cũng rất quan trọng, tránh việc tác động đến vết mổ nhất có thể.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/viem-nao-nhat-ban-tiem-khi-nao-2
Viêm não Nhật Bản tiêm khi nào?
Bệnh viêm não Nhật Bản do virus Nhật Bản (Japanese encephalitis virus - JE virus) gây ra. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sưng não, bại liệt, co giật và thậm chí tử vong. Tiêm vắc xin phòng chống viêm não Nhật Bản mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả người lớn và trẻ em. Vậy viêm não Nhật Bản tiêm khi nào? 1. Lợi ích quan trọng của tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho người mắc bệnh. Trong một số trường hợp nặng, viêm não Nhật Bản có thể dẫn đến tình trạng tử vong, nhất là ở người trẻ và người già. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến người mắc bệnh mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và cộng đồng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh và các hậu quả nặng nề của bệnh, tiêm vắc xin chống viêm não Nhật Bản là một biện pháp phòng ngừa quan trọng. Tiêm viêm não Nhật Bản là một biện pháp phòng ngừa quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và giúp cơ thể phát triển khả năng chống lại virus Nhật Bản. Cơ chế hoạt động của vắc xin là kích thích hệ miễn dịch để tạo ra các yếu tố bảo vệ, giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn khi tiếp xúc với virus thực tế. Nếu cơ thể tiếp xúc với virus Nhật Bản sau khi được tiêm vắc xin, hệ miễn dịch đã được chuẩn bị và có khả năng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ bệnh tình. Việc tiêm vắc xin trên quy mô lớn có thể giúp giảm tỷ lệ nhiễm bệnh trong cộng đồng, tạo ra hiệu ứng bảo vệ cộng đồng, giảm khả năng lây nhiễm và bùng phát đợt dịch. Đối với những người đến những vùng có nguy cơ cao về viêm não Nhật Bản, việc tiêm vắc xin trước khi du lịch là một biện pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của họ. Vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản đã được phát triển để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và hạn chế nguy cơ phát triển các biến chứng nặng nề. Các chương trình tiêm vắc xin thường đánh giá hiệu quả và an toàn của vắc xin trước khi triển khai rộng rãi. Các nghiên cứu và quảng bá vắc xin giúp đảm bảo rằng chúng là an toàn và đáng tin cậy để sử dụng. Phòng tránh bệnh bằng cách tiêm vắc xin không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn có thể giúp giảm chi phí y tế, bao gồm cả chi phí điều trị và chi phí xã hội liên quan đến việc chăm sóc những người mắc bệnh.2. Viêm não Nhật Bản tiêm khi nào? Vậy viêm não Nhật Bản tiêm khi nào? Thời điểm tiêm liều tiêm vắc-xin này phụ thuộc vào loại vắc-xin. Đối với vắc-xin viêm não Nhật Bản Jevax, lịch tiêm được chỉ định cho trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn. Mũi 1 của vắc-xin viêm não Nhật Bản Jevax là lần tiêm đầu tiên. Nếu chỉ dừng lại ở tiêm mũi 1 thì hiệu quả chống lại virus Nhật Bản không có. Mũi 2 của vắc-xin viêm não Nhật Bản Jevaxu được tiêm 1-2 tuần sau mũi 1. Hiệu quả chống lại virus Nhật Bản sau khi tiêm đủ 2 mũi sẽ đạt trên 80%. Mũi 3 của vắc-xin viêm não Nhật Bản Jevax được tiêm 1 năm sau mũi 2 với hiệu quả chống lại virus Nhật Bản đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Imojev là một trong những loại vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản, thường được sử dụng trong các chương trình tiêm chủng. Lịch tiêm chủng của loại vắc xin Imojev được áp dụng cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên:Mũi 1: Tiêm liều đầu tiên. Mũi 2: Thực hiện sau 365 ngày kể từ khi tiêm mũi 1. Lịch tiêm chủng của loại vắc xin Imojev được áp dụng cho người lớn: Mũi 1: Tiêm liều đầu tiên. Mũi 2: Thực hiện từ 7 đến 28 ngày sau mũi 1. Đối với phác đồ tiêm hỗn hợp 2 loại vắc xin Jevax và Imojev sẽ được thực hiện như sau: Trường hợp trẻ đã tiêm 1 mũi Jevax 1ml sẽ tiếp tục được tiêm thêm 2 mũi Imojev 0.5ml. Thời gian tiêm mũi mũi Imojev đầu tiên cần cách tối thiểu 2 tuần sau khi tiêm mũi Jevax 1ml. Trường hợp trẻ đã từng tiêm 2 mũi Jevax 1ml sẽ được chỉ định tiêm 2 mũi 1 mũi Imojev 0.5ml. Thời gian cách nhau tối thiểu 1 năm. Trường hợp trẻ đã tiêm 3 mũi Jevax sẽ chỉ định tiêm thêm 1 mũi Imojev 0.5ml cách mũi cuối Jevax tối thiểu 3 năm. 3. Tiêm viêm não Nhật Bản cho trẻ cần lưu ý gì? Trước và sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản, có một số lưu ý quan trọng mà bố mẹ cần biết để đảm bảo sức khỏe của trẻ sau tiêm. Trước khi quyết định tiêm phòng cho bé, bố mẹ hãy thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ về các loại mũi tiêm, lịch trình và lợi ích. Nếu bé đang bị sốt hoặc có triệu chứng bệnh lý khác, hãy thông báo cho bác sĩ. Sau khi bé được tiêm, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bé ngay tại nơi tiêm chủng từ 30 phút đến 1 tiếng. Sau đó tiếp tục theo dõi ở nhà từ 48 - 72 giờ sau tiêm. Một số trẻ có thể phản ứng bình thường như sưng nhẹ, đau nhức ở vị trí tiêm. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu phản ứng nặng như khó khăn trong việc thở, phát ban hoặc sưng nặng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Nếu bé đã có hiểu biết, hãy giải thích cho bé biết về quá trình tiêm phòng một cách dễ hiểu. Sử dụng ngôn ngữ tích cực và hãy nêu rõ lợi ích của việc tiêm phòng để tạo ra tâm lý tích cực. Ghi chép đầy đủ thông tin về mũi tiêm cho bé, bao gồm ngày tiêm, loại vắc xin,... nhằm theo dõi lịch trình tiêm phòng của bé và chia sẻ với bác sĩ trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tránh sử dụng thuốc giảm đau trước khi bé được tiêm vì loại thuốc này có thể làm hiệu quả của mũi tiêm. Tuy nhiên, nếu bé cảm thấy đau sau khi tiêm, bố mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Sau khi trẻ tiêm phòng, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối là quan trọng để hỗ trợ sức khỏe và hệ thống miễn dịch của trẻ. Hãy đảm bảo trẻ uống đủ nước để giữ cơ thể được cân bằng nước và giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất, sắt, axit béo omega-3,... vào chế độ ăn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/viem-tieu-phe-quan-o-tre-so-sinh-do-dau-cach-dieu-tri
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh do đâu? Cách điều trị
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến xảy ra vào mùa đông và đầu xuân. Các loại virus khác như rhinovirus, parainfluenza và influenza cũng có thể gây ra bệnh. Hiểu về nguyên nhân, triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh sẽ giúp phụ huynh chăm sóc và phòng ngừa bệnh này ở trẻ hiệu quả nhất. 1. Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh do đâu? Viêm tiểu phế quản thường được gây ra bởi các virus như virus hợp bào hô hấp (RSV), rhinovirus, parainfluenza và influenza.1.1. Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra RSV thường xâm nhập vào đường hô hấp thông qua mắt, mũi hoặc miệng, sau đó lây nhiễm vào niêm mạc của đường hô hấp. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, đặc biệt là những em dưới 2 tuổi, hệ thống hô hấp chưa phát triển đầy đủ, điều này làm tăng nguy cơ gặp vấn đề nghiêm trọng khi bị nhiễm RSV. Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của RSV ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ có nguy cơ cao. Viêm tiểu phế quản do RSV có thể gây ra biến chứng nguy hiểm và cần điều trị tại bệnh viện. Do đó, việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh là quan trọng để đảm bảo phát hiện và điều trị sớm khi cần thiết.1.2. Rhinovirus gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh Rhinovirus không chỉ là nguyên nhân của bệnh cảm lạnh mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng hơn như viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh. Rhinovirus là một loại virus RNA thuộc họ Picornaviridae, gây ra các triệu chứng như sổ mũi, ho, đau họng, nôn mửa…1.3. Parainfluenza gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh Parainfluenza là một loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp và góp phần phát triển bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Parainfluenza thuộc họ virus Paramyxoviridae và có năm loại chủng khác nhau (1, 2, 3, 4a, 4b). Trong số này, chủng 1, 2 và 3 thường xuyên gây bệnh ở con người.1.4. Trẻ sơ sinh mắc viêm tiểu phế quản do InfluenzaĐây là virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae, gồm ba loại chính là A, B, và C. Virus influenza A và B là những loại virus chủ yếu gây ra các đợt cúm mùa. Các biến thể của virus influenza A thường là nguyên nhân chính của đợt cúm mùa hàng năm. Các loại virus trên thường lây truyền qua tiếp xúc với các giọt nước bị nhiễm bệnh, bao gồm cả giọt bắn khi người nhiễm bệnh hắt hơi. Việc tránh tiếp xúc với người bệnh và thực hiện các biện pháp hợp lý về vệ sinh giúp ngăn chặn sự lây lan của các virus này và giảm nguy cơ viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nguyên nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có thể do hệ miễn dịch ở đối tượng này còn non yếu, chưa phát triển đầy đủ. Các tế bào B và tế bào T của hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh không hoạt động mạnh mẽ như ở người lớn. Vì vậy, khả năng sản xuất các chất chống vi khuẩn và kháng thể cũng có thể chưa đạt đến mức độ cao. Do hệ miễn dịch chưa đủ mạnh, trẻ sơ sinh dễ dàng trở thành đối tượng của các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.2. Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu nào? Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là khó thở, ho, chảy nước mũi,... Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ dấu hiệu của các vấn đề đường hô hấp nặng, bao gồm cả viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản nặng như: mệt mỏi, chán ăn,... Triệu chứng ngưng thở trong khoảng 15 - 20 giây, đặc biệt là ở trẻ sinh non và trẻ có tiền sử ngưng thở là một dấu hiệu cảnh báo bố mẹ cần đưa trẻ đến cấp cứu ngay lập tức. Trẻ khóc không có nước mắt, không đi tiểu suốt 6 giờ cảnh báo tình trạng thiếu nước và cần được điều trị tại bệnh viện.3. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản? Đa số các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường là nhẹ và tự khỏi bệnh mà không cần đến sự chăm sóc của y tế. Bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ bị viêm phế quản như sau: Sử dụng máy tạo ẩm có thể giúp làm giảm sổ mũi và triệu chứng khó chịu do đường hô hấp khô. Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc phổ biến được sử dụng để giảm đau và hạ sốt ở trẻ em cũng như người lớn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Liều lượng thường được tính dựa trên trọng lượng cơ thể và độ tuổi của trẻ. Trong một số trường hợp nặng, đặc biệt là khi có dấu hiệu của viêm phổi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bronchodilators để giúp mở đường hô hấp và giảm khó khăn khi thở. Corticosteroids (còn được gọi là steroid) có thể được sử dụng để giảm viêm và sưng trong đường tiểu phế quản, đặc biệt là trong trường hợp viêm tiểu phế quản nặng hoặc khi trẻ có các triệu chứng nặng đến mức độ cần can thiệp. Cung cấp nước đủ cho trẻ để tránh tình trạng mất nước do sốt và tăng cường giữ ẩm cho đường hô hấp. Nếu triệu chứng trở nên nặng hoặc kéo dài hoặc nếu trẻ có dấu hiệu của khó thở nặng, cần thăm bác sĩ ngay lập tức để được đánh giá và điều trị thêm.4. Biện pháp ngăn ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh Phòng ngừa viêm tiểu phế quản là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Cụ thể: Việc tiêm vắc xin là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của một số virus gây viêm tiểu phế quản như virus hợp bào hô hấp (RSV). Rửa tay thường xuyên là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan các vi khuẩn và virus. Đặc biệt là trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh, sau khi thay tã và trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Hạn chế tiếp xúc của trẻ sơ sinh với những người có triệu chứng của bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi hoặc sốt là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/khi-nao-nem-gia-vi-cho-be-an-dam-luu-y-an-toan-khi-nem-gia-vi-cho-tre
Khi nào nêm gia vị cho bé ăn dặm? Lưu ý an toàn khi nêm gia vị cho trẻ
Có nên nêm gia vị cho bé ăn dặm? Thời điểm nào thích hợp nhất để nêm gia vị cho bé ăn dặm? là băn khoăn của rất nhiều người, nhất là đối với người lần đầu làm bố mẹ. 1. Có nên nêm gia vị cho bé ăn dặm? Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Thời điểm nào thích hợp nhất để nêm gia vị cho bé ăn dặm? ”, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu có nên nêm gia vị cho bé ăn dặm không nhé! Trẻ sơ sinh có thể ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi, tuy nhiên, theo các bác sĩ, bố mẹ không nên nêm bất cứ loại gia vị nào cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bố mẹ chỉ cần chế biến và giữ nguyên hương vị sẵn có của thực phẩm. Bởi trong một số thực phẩm như thịt, cá, rau củ cũng có sẵn gia vị nhất định đảm bảo cung cấp đủ lượng muối và khoáng chất cho trẻ. Nếu như bố mẹ nêm gia vị cho bé ăn dặm như người lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể: Việc nêm gia vị cho bé ăn dặm trước 12 tháng tuổi sẽ tạo thói quen ăn mặn cho trẻ trong tương lai. Điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp và hình thành sỏi thận của trẻ. Một số gia vị tạo ngọt như bột ngọt, hạt nêm,... chứa nhiều muối glutamate. Loại gia vị này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, tăng nguy cơ ức chế thần kinh, nhức đầu, co giật,... Các gia vị có tính cay như tương ớt, bột ớt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, gây khó chịu cho vị giác của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ có thể nêm dầu ăn ở liều lượng nhất định cho trẻ. Bởi dầu ăn là loại gia vị cần thiết cung cấp các chất béo lành mạnh, tạo điều kiện để trẻ phát triển cả về mặt thể lực và trí lực. Bố mẹ cần lựa chọn loại dầu ăn phù hợp cho trẻ sơ sinh như dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật.2. Khi nào nêm gia vị cho bé ăn dặm? Như đã đề cập ở trên, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng gia vị. Vậy khi nào bố mẹ có thể nêm gia vị cho bé ăn dặm. Bé từ 1 tuổi trở lên, bố mẹ có thể bắt đầu nêm gia vị một cách từ từ cho trẻ. Để vừa an toàn cho sức khỏe cũng như tăng hương vị, kích thích ăn uống của trẻ, bố mẹ nên lựa chọn các loại gia vị cho bé ăn dặm từ thảo mộc như: hành lá, thìa là, tỏi, bạc hà, gừng, quế,... Bên cạnh đó, trên thị trường có rất nhiều loại gia vị dành riêng cho trẻ ăn dặm mà bố mẹ nên tham khảo như: 2.1. Bột nêm dinh dưỡng phù hợp làm gia vị cho trẻ ăn dặm Bột nêm dinh dưỡng là lựa chọn thông thái của nhiều bố mẹ cho trẻ ăn dặm trên 1 tuổi. Gia vị này được làm từ nhiều nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và động vật như: rau củ, thịt, gà, tôm,... Bột nêm dinh dưỡng không chỉ giúp gia tăng hương vị của món ăn giúp kích thích vị giác của trẻ mà còn phù hợp với hệ tiêu hóa của con. Vì là gia vị dành riêng cho trẻ ăn dặm nên hạt nêm dinh dưỡng không chứa bột ngọt, chất điều vị. Vì vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng gia vị này chứa nhiều muối glutamate. 2.2. Dầu ăn dinh dưỡng là gia vị cho trẻ ăn dặm phổ biến Như đã đề cập ở trên, dầu ăn là gia vị ngoại lệ và có thể sử dụng cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Dầu ăn dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm béo phì, duy trì nồng độ hormone, phát triển trí não và tăng cường miễn dịch cho bé. Tuy nhiên bố mẹ nên lựa chọn các loại dầu ăn có nguồn gốc thực vật tốt cho sức khỏe của trẻ như: dầu óc chó, dầu oliu, dầu gấc,... Trong quá trình sử dụng dầu ăn làm gia vị cho trẻ ăn dặm, bố mẹ cũng nên chú ý về liều lượng. Cụ thể, bố mẹ hãy áp dụng nguyên tắc từ ít đến nhiều. Cụ thể, ba mẹ nên dùng ½ đến 1 muỗng cà phê dầu ăn/ngày và chỉ dùng 4 ngày/tuần. 2.3. Gia vị cho trẻ ăn dặm là nước mắm Nước mắm giúp gia tăng hương vị cho món ăn, giúp trẻ ăn ngon và ăn được nhiều hơn. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ có thể dùng 1 - 2 giọt nước mắm khi chế biến thức ăn cho con. Tuy nhiên, chỉ nên thỉnh thoảng nêm gia vị nước mắm để trẻ làm quen, không nên lạm dụng. Bởi nước mắm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như thói quen ăn mặn của trẻ. 2.4. Nước tương là gia vị cho trẻ ăn dặm Bên cạnh nước mắm thì nước tương cũng là một loại gia vị cho trẻ ăn dặm. Nước tương mà bố mẹ sử dụng cho bé nên được làm từ đậu nành nhằm đem lại những lợi ích về sức khỏe tim mạch và não bộ của trẻ. 3. Lưu ý an toàn khi nêm gia vị cho bé ăn dặm Lưu ý an toàn khi sử dụng gia vị cho bé ăn dặm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và an toàn của trẻ. Khi bắt đầu thêm gia vị vào chế độ ăn dặm của bé, hãy chọn những loại gia vị dễ tiêu hóa. Khi thêm gia vị mới, hãy theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng như đỏ, ngứa, khó chịu, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức. Ưu tiên sử dụng gia vị tự nhiên thay vì các loại gia vị chứa hóa chất và chất bảo quản. Tránh sử dụng gia vị cay nồng như ớt cay trong thực đơn ăn dặm của bé. Gia vị này có thể kích thích dạ dày của bé và gây khó chịu. Gia vị cho trẻ ăn dặm là điều cần thiết nhằm kích thích ăn uống ngon miệng cho con. Tuy nhiên, gia vị cho trẻ ăn dặm như “con dao 2 lưỡi”, việc sử dụng không đúng cách và đúng liều lượng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ nên thận trọng khi sử dụng gia vị cho trẻ ăn dặm. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích đến bố mẹ về thời điểm nêm gia vị cho trẻ ăn dặm cũng như các loại gia vị phù hợp với bé.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/canh-bao-bien-chung-vang-da-o-tre-so-sinh
Cảnh báo biến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng phổ biến và gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Trong một số trường hợp trẻ vàng da cần được theo dõi và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ. Vậy vàng da ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những nguy hiểm gì? 1. Tìm hiểu về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh Vàng da ở trẻ thường xuất hiện khi có sự tăng sản bilirubin trong cơ thể. Gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện chức năng lọc bilirubin hiệu quả, nên bilirubin có thể tích tụ trong cơ thể. Bilirubin là một sản phẩm của quá trình phá hủy hồng cầu cũ và cần được gan chuyển hóa để đào thải khỏi cơ thể. Trong giai đoạn mới sinh, hồng cầu của thai nhi thường bị hủy phá nhanh dẫn đến tăng cường sản xuất bilirubin. Vàng da thường xuất hiện ở vùng cổ, mặt, ngực, bụng và mắt của trẻ. Các khu vực này thường là những nơi bilirubin tích tụ nhiều nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh vàng da do các yếu tố như: bất đồng nhóm máu mẹ và con, tan máu bẩm sinh, nhiễm virus bào thai, chậm đi phân su,...2. Cảnh báo vàng da ở trẻ sơ sinh gây ra những hậu quả gì? Vậy biến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? Vàng da ở trẻ sơ sinh gây ra tổn thương tế bào não. Trẻ có thể trở nên không tập trung, dễ kích động, khó chịu và gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Đồng thời, trẻ có thể gặp các vấn đề về thị giác và thính giác. Một số trẻ xuất hiện tình trạng co giật. Điều quan trọng là nhận biết và điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh kịp thời để ngăn chặn nguy cơ bilirubin não cấp tính. . Tiếp theo, biến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh là vàng da nhân. Nguyên nhân của biến chứng này xảy ra khi lượng bilirubin trong máu tăng đột ngột và vượt quá khả năng gan xử lý. Bilirubin không được đào thải kịp thời, dẫn đến tích tụ trong cơ thể và có thể xâm nhập vào não. Bilirubin có thể gây tổn thương tế bào não, gây ra các vấn đề như co giật, thay đổi tâm trạng, khó chịu, và có thể gây tổn thương nặng tới não. Điều trị vàng da càng sớm càng tốt để ngăn chặn bilirubin xâm nhập vào não. Thời gian tốt nhất để bắt đầu điều trị thường là trong 7 ngày đầu sau sinh. Ngoài ra, vàng da ở trẻ sơ sinh còn khiến trẻ tăng nguy cơ bị điếc, bại não…Tất cả những biến chứng trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ hiện tại và trong tương lai, thậm chí là tính mạng của trẻ. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan trước hiện tượng vàng da của trẻ sơ sinh. 3. Vàng da ở trẻ sơ sinh được điều trị như thế nào? 3.1. Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh đã và đang được áp dụng phổ biến. Trong quá trình này, trẻ sẽ được đặt dưới ánh sáng đặc biệt có bước sóng thích hợp để giúp chuyển hóa bilirubin thành các dạng có thể đào thải từ cơ thể thông qua nước tiểu và phân. Ánh sáng từ đèn phototherapy thúc đẩy quá trình này và giảm lượng bilirubin trong cơ thể. Chiếu đèn không đòi hỏi phẫu thuật và là một phương pháp an toàn. Trẻ thường được đặt dưới ánh sáng trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày, và quy trình này có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng vàng da. Điều trị vàng da bằng phương pháp này có chi phí tương đối hợp lý. Đối với một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể quyết định thực hiện điều trị bằng cách cung cấp nước và năng lượng cho trẻ thông qua đường tĩnh mạch. Điều này giúp tăng cường chuyển hóa bilirubin và đào thải nhanh chóng. Nhờ vậy, các dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện và điều trị. Thay máu để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh thường áp dụng đối với các trường hợp nặng, có nguy cơ mắc các biến chứng nhiễm độc thần kinh. Thậm chí, nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả, thì thay máu có thể là phương án cuối cùng để giảm bilirubin trong máu. Quyết định thực hiện thay máu thường do bác sĩ quyết định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm mức độ và thời gian kéo dài của vàng da, mức độ bilirubin, tình trạng sức khỏe của trẻ. Ngoài các biện pháp trên, phụ huynh có thể áp dụng một số mẹo dân gian được đánh giá là hiệu quả trong điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh như: chiết xuất táo tàu, nước ép lúa mì, tắm lá chè xanh, tắm cỏ mần trầu… Phụ huynh lưu ý, các mẹo dân gian này chỉ nên áp dụng khi đã được sự đồng ý của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. 3.2. Phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-cho-tre-em-nhu-the-nao-
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em như thế nào?
Trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh luôn cảm thấy bất an, lo lắng “Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em như thế nào?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích về cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em. 1. Tổng quan về triệu chứng, nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản1.1. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản Ợ nóng thường là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ợ nóng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của GERD. Ợ nóng có thể xuất hiện ở nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoàn toàn bình thường và không gây khó chịu hay vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, một số triệu chứng khác mà trẻ có thể gặp khi bị trào ngược dạ dày thực quản như: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây nên tình trạng khó ngủ, đặc biệt sau khi ăn. Hiện tượng ợ hơi thường xuyên có thể là một dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản. Trẻ có thể xuất hiện cảm giác nghẹn hoặc thở khò khè Bệnh GERD có thể làm tăng cảm giác khó chịu sau khi ăn, dẫn đến tình trạng trẻ quấy khóc. GERD gây khó khăn trong quá trình nuốt, đặc biệt là khi trẻ đang ăn hoặc uống. Việc cảm thấy không thoải mái sau khi ăn có thể dẫn đến tình trạng chán ăn hoặc ăn ít. GERD gây ra vấn đề về ăn uống và hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu. Các trẻ lớn hơn có thể cảm thấy đau xương ức sau khi ăn.1.2. Trào ngược dạ dày thực quản của trẻ em do đâu? Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản của trẻ em có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc sinh lý. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em do bệnh lý như: thoát vị cơ hoành, sa dạ dày, bại não, hở van tâm vị bẩm sinh, nhiễm trùng, viêm ruột,... Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em do sinh lý như: hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, do thức ăn, do thói quen sinh hoạt ăn xong rồi nằm, chạy nhảy trong khi ăn,...2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em cần thay đổi lối sống Một trong những cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em mà bố mẹ có thể thực hiện ngay là điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Nếu trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ nên vuốt ngực, lưng trong quá trình bú sữa. Khi đã ăn xong sữa thì giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc thẳng đứng. Bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia thành nhiều bữa ăn/bú nhỏ trong ngày. Đối với trẻ lớn, thay vì ăn một lượng lớn thức ăn trong một bữa bố mẹ nên phân chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày và giảm nguy cơ trào ngược. Chuẩn bị gối chuyên dụng cho trẻ bị trào ngược dạ dày, nâng cao phần đầu giường. Trong chế độ ăn của trẻ không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường, đồ uống có gas,... Duy trì cân nặng khỏe mạnh cho trẻ bởi trẻ thừa cân béo phì có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày thực quản hơn. Đồng thời, bố mẹ nên tập thói quen cho trẻ ăn tối sớm. 3. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em bằng điều trị dược phẩmĐiều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em bằng thuốc được áp dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn uống không giúp tình trạng bệnh không được cải thiện. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp giảm acid dạ dày nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh như: thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm Proton, thuốc kháng Histamin,…Khi điều trị bằng thuốc, bố mẹ lưu ý cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng, chỉnh định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc uống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 4. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em can thiệp phẫu thuậtĐiều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em bằng can thiệp phẫu thuật chỉ được xem xét khi các biện pháp điều trị không phẫu thuật không hiệu quả và khi tình trạng của trẻ đặt ra nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe. Phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, quyết định thực hiện phẫu thuật phải được cân nhắc kỹ lưỡng và đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ.5. Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em bằng mẹo dân gian Dưới đây là một số cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em bằng mẹo dân gian mà bố mẹ có thể tham khảo. Bố mẹ lưu ý trước khi áp dụng các mẹo vặt này nên hỏi ý kiến bác sĩ để việc điều trị được hiệu quả nhất. 5.1. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em bằng nha đam Nha đam thường được biết đến với công dụng làm đẹp da. Bên cạnh đó, điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em bằng nha đam cũng được nhiều người áp dụng. Nha đam có khả năng chống lại vi khuẩn và giảm sự viêm nhiễm, có thể hỗ trợ quá trình điều trị nhiễm trùng và tổn thương niêm mạc. Các hoạt chất trong nha đam có thể có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong dạ dày. Nha đam được cho là có khả năng giảm sản xuất axit trong dạ dày, có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.5.2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em bằng mật ong Mật ong sở hữu nhiều đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp cải thiện sức khỏe của dạ dày. Tuy nhiên, việc sử dụng mật ong để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi mật ong không nên được sử dụng. Vi khuẩn Clostridium botulinum có mặt trong mật ong và gây ra nguy cơ nhiễm độc botulinum.5.3. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em với gừng tươi Gừng tươi thường được biết đến với nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện tình trạng đầy hơi và khó tiêu. Việc sử dụng gừng có thể giúp kích thích hệ tiêu hoá, giảm cảm giác đầy hơi và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Mỗi ngày nên ăn khoảng 3 lát. Trên đây là các cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em. Bố mẹ nên chú ý theo dõi, quan sát các triệu chứng, để có những biện pháp điều trị, chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Trong trường hợp, tình trạng bệnh của trẻ không được cải thiện dù đã được điều trị, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dieu-tri-tu-ky-o-tre-nhu-the-nao-
Điều trị tự kỷ ở trẻ như thế nào?
Điều trị tự kỷ ở trẻ đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp và được điều chỉnh phù hợp với tình trạng cụ thể của từng trẻ. Do đó, điều trị tự kỷ ở trẻ như thế nào luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. 1. Hiểu về tự kỷ ở trẻ Trước khi tìm hiểu về cách điều trị tự kỷ ở trẻ, chúng ta nên hiểu rằng tự kỷ không phải là bệnh lý mà là một rối loạn phổ tự kỷ (autism spectrum disorder - ASD). Đây là một rối loạn phức tạp của phát triển não bộ, thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ trước 3 tuổi. Trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ Khi lớn lên, trẻ thường không nhìn trực tiếp vào người đối diện, thường xuyên lơ đãng. Trẻ không phân biệt được người quen với người lạ và không biết cách bày tỏ cảm xúc vui buồn. Một số tự kỷ có thể không cảm nhận được nguy hiểm một cách chính xác hoặc không phản ứng một cách phù hợp khi đối mặt với tình huống nguy hiểm. Trẻ có thể thực hiện các hành động tự gây thương tích để giải tỏa cảm xúc hoặc để thu hút sự chú ý. Thường xuyên lặp lại các hành động hoặc thói quen như: quay đầu, lắc đầu,... Một số tự kỷ có phản ứng quá mạnh hoặc không phản ứng đối với một số yếu tố giác quan như ánh sáng, âm thanh, mùi…Thực tế mỗi trẻ sẽ có những đặc điểm riêng. Đối với một số trẻ, các biểu hiện có thể nhẹ và không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, trong khi đối với những trẻ khác, các dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và giao tiếp hàng ngày.2. Điều trị tự kỷ ở trẻ bằng cách nào? Vậy điều trị tự kỷ ở trẻ bằng cách nào là mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh có đang có con mắc rối loạn này? 2.1. Điều trị tự kỷ ở trẻ bằng y sinh học Trẻ tự kỷ được điều trị bằng phương pháp y sinh học có thể áp dụng các biện pháp như: hóa dược, vật lý trị liệu, bấm huyệt, oxy cao áp, tế bào gốc… Cụ thể: Điều trị tự kỷ cho trẻ bằng hóa dược gặp nhiều bất cập. Các loại thuốc có thể được sử dụng trong điều trị tự kỷ để giảm các triệu chứng nhất định. Tuy nhiên tthuốc điều trị này như “con dao hai lưỡi”, tức là vừa có thể điều trị các triệu chứng nhưng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ. Do đó, việc sử dụng thuốc phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ và quyết định về việc sử dụng thuốc nên được đưa ra dựa trên đánh giá cụ thể về tình trạng sức khỏe và nhu cầu của từng trẻ. Điều trị tự kỷ bằng vật lý trị liệu hỗ trợ trẻ cải thiện chức năng vận động và phát triển kỹ năng khác nhau. Vật lý trị liệu có thể tập trung vào việc phát triển và cải thiện kỹ năng vận động cơ bản như đi lại, chạy nhảy. Các bài tập và hoạt động được thiết kế để tăng cường sức mạnh cơ bắp, linh hoạt và cân bằng. Phương pháp này còn giúp tự kỷ thực hiện các động tác phức tạp hơn như vận động chéo của chân và tay, vận động tinh của bàn tay, và các hoạt động khác. Bấm huyệt là phương pháp điều trị tự kỷ cho trẻ mang lại nhiều lợi ích như: trẻ có thể nói được một số từ, hợp tác hơn với người lớn, tham gia các hoạt động vui chơi với bạn bè… Oxy cao áp điều trị tự kỷ ở trẻ đã được áp dụng ở nhiều quốc gia. Oxy cao áp nhằm giúp tăng lượng oxy trong máu cao hơn rất nhiều so với bình thường, cung cấp nhiều oxy hơn cho não, kháng viêm,... Điều trị tự kỷ ở trẻ bằng sử dụng tế bào gốc nhằm cải thiện chức năng não và giảm các triệu chứng tự kỷ. Trong tương lai phương pháp này sẽ đem lại nhiều lợi ích trong điều trị tự kỷ cho trẻ. 2.2. Điều trị tự kỷ ở trẻ bằng liệu pháp tâm lý Liệu pháp can thiệp tâm thần vận động và liệu pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ là hai biện pháp chính trong việc điều trị tự kỷ cho trẻ bằng liệu pháp tâm lý. Liệu pháp can thiệp tâm thần vận động nhằm phát triển khả năng tự lập và kỹ năng xã hội thông qua các hoạt động vận động và tập trung. Các hoạt động vận động bao gồm trò chơi nhóm, hoạt động thể dục và các trò chơi khác nhau để phát triển kỹ năng tư duy và xã hội. Liệu pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ nhằm phát triển kỹ năng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Các hoạt động giúp trẻ kiểm soát giọng điệu, âm điệu và thể hiện cảm xúc thông qua giọng điệu. Các hoạt động trị liệu ngôn ngữ giúp trẻ xây dựng từ vựng, hiểu biết ngữ pháp. 2.3. Điều trị tự kỷ ở trẻ bằng dinh dưỡng Mặc dù dinh dưỡng không phải là phương pháp điều trị tự kỷ ở trẻ chính nhưng một chế độ dinh dưỡng cân đối có thể có ảnh hưởng tích cực đến năng suất học tập, tâm trạng, và sức khỏe tổng thể của trẻ. Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng cho tự kỷ: Bố mẹ hãy đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn cân đối, bao gồm thức ăn từ các nhóm thực phẩm khác nhau như: rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein (như thịt, cá, đậu nành) và sản phẩm từ sữa. Tránh cho trẻ tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa chất béo và đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất béo và đường có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và tâm lý của tự kỷ. Bố mẹ hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như sữa, yogurt và thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi vào chế độ ăn của trẻ. Các axit béo omega-3, đặc biệt là EPA và DHA có thể hỗ trợ sự phát triển não bộ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/viem-mui-hong-cap-o-tre-em-co-dau-hieu-gi-cach-phong-ngua
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa
Thời tiết giao mùa thường đi kèm với sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và virus. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây nên bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em. Bố mẹ hãy cùng nhận biết dấu hiệu viêm mũi họng cấp ở trẻ em để có biện pháp điều trị, chăm sóc nhanh chóng. 1. Trẻ em bị viêm mũi họng cấp có dấu hiệu gì? Trước khi giải đáp băn khoăn viêm mũi họng cấp ở trẻ em có dấu hiệu gì, hãy cùng hiểu viêm mũi họng cấp ở trẻ em một tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc mũi họng, thường xuất hiện do tác động của virus hoặc vi khuẩn. Bệnh có những dấu hiệu phổ biến và dễ thấy như: Nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi; Đau họng, ho khan, ho có đờm; Sốt nóng, có thể sốt nhẹ (< 38,5 độ C), hoặc sốt cao (≥ 38,5 độ C); Khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn; Ói mửa, đi đại tiện phân lỏng. Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em có diễn biến phức tạp. Các triệu chứng ban đầu của bệnh là sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu… Đây là các triệu chứng thông thường của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Mũi bị kích thích và tăng tiết dịch để loại bỏ vi khuẩn hoặc virus. Trẻ có thể bị sốt cao, đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại vi khuẩn hoặc virus. Triệu chứng này cũng có thể giúp tăng tốc quá trình phòng ngừa và chữa trị. Ớn lạnh là một phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ tăng lên do sốt. Chán ăn và nuốt đau có thể do viêm mũi họng, khiến việc ăn uống và nuốt trở nên không thoải mái. Khi mũi bị viêm, dịch tiết có thể chảy xuống họng, gây kích thích và có thể dẫn đến viêm họng.2. Các biện pháp điều trị viêm mũi họng cấp ở trẻ em Các biện pháp điều trị viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường tập trung vào giảm nhẹ và giảm bớt các triệu chứng để giúp trẻ thoải mái hơn. Dưới đây là một số điều quan trọng cần lưu ý: Paracetamol là một loại thuốc thường được sử dụng để hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà thuốc. Nếu trẻ có đau họng hoặc khó chịu, các thuốc giảm đau và kháng viêm như ibuprofen có thể được sử dụng theo liều lượng được chỉ định. Đồng thời, bố mẹ hãy bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống uống dung dịch bù điện giải Oresol (ORS) thay nước hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu việc điều trị bệnh sớm và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc, tình trạng viêm mũi họng ở trẻ em sẽ tự khỏi sau 3 - 5 ngày. Ngoài việc uống đủ thuốc theo liều lượng của bác sĩ đã kê, bố mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, ăn nhiều trái cây,... để điều trị hiệu quả bệnh lý trên. Quan trọng để đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ. Sử dụng máy tạo ẩm ở gần nơi trẻ ngủ có thể giúp làm giảm khô họng và mũi. Việc duy trì đủ nước cho trẻ là quan trọng, đặc biệt khi trẻ có triệu chứng sốt hoặc mất nước do sổ mũi và ho.3. Hướng dẫn phòng bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ emĐối với bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em nói riêng và các bệnh lý khác nói chung thì quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em đòi hỏi chú ý đến vệ sinh cá nhân, môi trường sống và một số biện pháp khác nhau để giảm nguy cơ lây nhiễm. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện: Rửa tay đúng cách, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi sờ vào mũi, miệng hoặc mắt.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tre-the-nao-duoc-coi-la-day-thi-som-he-luy-cua-day-thi-som-
Trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm? Hệ lụy của dậy thì sớm?
Dậy thì sớm có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe và phát triển của trẻ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ sẽ giúp bố mẹ có thể hỗ trợ tâm lý, cung cấp thông tin và giáo dục về giới tính cho trẻ kịp thời. Vậy trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm? 1. Thực trạng dậy thì sớm ở trẻ hiện nay Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi thành người trưởng thành (dậy thì) quá sớm. Thông thường, dậy thì bắt đầu ở các bé gái khoảng từ 8-13 tuổi và các bé trai từ 9-14 tuổi. Tuy nhiên, khi một trẻ bắt đầu trải qua những biểu hiện này trước thời gian dự kiến, đó có thể được coi là dậy thì sớm. Dậy thì sớm xuất hiện ở bé gái nhiều hơn bé trai và thường gặp nhiều ở thành thị hơn so với nông thôn. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự dậy thì sớm ở trẻ bao gồm di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng, sức khỏe toàn diện và tiếp cận y tế. Các biểu hiện của dậy thì bao gồm sự phát triển về cơ bắp, tăng trưởng về chiều cao, thay đổi hình dáng cơ thể, sự phát triển về ngực ở bé gái và sự phát triển về cơ quan sinh dục ở bé trai. Cũng có các thay đổi như mọc tóc, tăng sản xuất dầu trên da và sự phát triển của tuyến mồ hôi. Nguyên nhân của dậy thì sớm rất đa dạng bao gồm yếu tố gen, môi trường sống, dinh dưỡng và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hệ thống hormone. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, việc quản lý và điều trị dậy thì sớm có thể liên quan đến việc sử dụng hormone hoặc các phương pháp điều trị khác dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa nhi khoa hoặc bác sĩ nội tiết học.2. Trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm? Trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm? Dưới đây là một số dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ mà bố mẹ nên lưu tâm: Trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm? Khi vùng ngực của bé gái phát triển với các biểu hiện như tăng kích thước của núm vú, sự xuất hiện của mô vú…. Bé gái bắt đầu kinh nguyệt trước 8 tuổi, đó có thể là một dấu hiệu của dậy thì sớm. Sự thay đổi ở cơ quan sinh dục là một phần quan trọng của quá trình dậy thì ở bé trai. Tinh hoàn của bé trai sẽ phát triển và tăng kích thước, đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của dậy thì. Dương vật cũng sẽ phát triển và tăng kích thước, đánh dấu sự trưởng thành về mặt giới tính. Sự thay đổi trong giọng nói có thể bao gồm giọng nói khàn, ồm ồm hơn. Điều này là do sự thay đổi của dây thanh và niêm mạc đường hô hấp. Các đặc điểm trên khuôn mặt của bé trai có thể trở nên rõ ràng hơn và phản ánh sự trưởng thành. Cả bé trai và bé gái đầu có sự thay đổi về da và tóc như: mọc lông ở âm đạo và nhiều vị trí khác trên cơ thể; gia tăng sản xuất dầu trên da mặt dẫn đến mụn trứng cá, mụn cám; chiều cao tăng nhanh trong thời gian ngắn, đặc biệt là ở bé gái; mọc ria mép,... Trẻ dậy thì sớm sẽ có những thay đổi về hành vi và tâm lý như: tự tin hoặc tự ti về những thay đổi của cơ thể, tâm trạng thất thường…Trên đây là một số dấu hiệu để trả lời thắc mắc “Trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm? ”. Mỗi trẻ sẽ có những dấu hiệu khác nhau, bố mẹ nên theo dõi hoặc tâm sự với trẻ về những thay đổi bất thường của cơ thể. 3. Hệ quả của dậy thì sớm? Dậy thì là quá trình phát triển tự nhiên và tất yếu của mỗi người. Tuy nhiên việc trẻ dậy thì sớm không chỉ tác động đến tâm lý, suy nghĩ, thể chất của trẻ, mà đây còn là bệnh lý. Mức độ ảnh hưởng của tình trạng này đến trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi dậy thì, mức độ phát triển của cơ quan sinh dục thứ phát về kích thước hoặc kinh nguyệt, điều kiện gia đình, môi trường sống,... Dưới đây là một số hệ lụy đáng báo động của tình trạng thì sớm mà bố mẹ cần đặc biệt quan tâm: Hệ lụy lớn nhất đối với trẻ dậy thì sớm về mặt tâm lý, đặc biệt với bé gái. Những thay đổi bất thường trên cơ thể của bé gái dậy thì sớm so với bạn bè cùng trang lứa có thể khiến trẻ ngại ngùng, tự ti, xấu hổ. Trẻ cũng có thể bị bạn bè bắt nạt, chọc ghẹo vì những thay đổi này. Hệ lụy tiếp theo của trẻ dậy thì sớm là hạn chế phát triển chiều cao. Trẻ dậy thì sớm sẽ có giai đoạn dậy thì ngắn hơn. Bố mẹ có thể thấy ban đầu con phát triển nhanh về chiều cao hơn so với bạn bè cùng tuổi nhưng giai đoạn tăng trưởng ấy không kéo dài và nhanh chóng kết thúc. Thời điểm kết thúc cũng là lúc trẻ chậm phát triển. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những biến đổi tâm lý trong giai đoạn dậy thì có thể khiến trẻ bị lơ đãng, bỏ bê việc học. Điều này khiến trẻ dễ bị sa sút trong việc học, thành tích giảm sút. Có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dậy thì sớm ở bé gái có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). PCOS là một tình trạng nội tiết tố ảnh hưởng đến nữ giới trong độ tuổi sinh nở và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến tăng cường sản xuất hormone nam trong cơ thể nữ. PCOS có thể gây ra các vấn đề như kinh nguyệt, tăng cân, khó có thai và tăng rủi ro về tiểu đường. Hệ lụy cuối cùng và là nguy hiểm nhất là quan hệ sớm. Trẻ dậy thì sớm sẽ có những ham muốn tình dục. Điều này xảy ra ở cả bé nam và bé gái. Đặc biệt với những bé gái còn quá nhỏ, chưa có những hiểu biết về an toàn tình dục sẽ bị kẻ xấu lợi dụng quan hệ tình dục và chịu hậu quả từ việc này. Như vậy bài viết trên đã giúp độc giả tìm ra câu trả lời cho băn khoăn “Trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm? Hệ lụy của dậy thì sớm? ”.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hoi-chung-wolf-hirschhorn-va-cach-chan-doan
Hội chứng Wolf-Hirschhorn và cách chẩn đoán
Hội chứng Wolf-Hirschhorn là bệnh lý di truyền hiếm gặp do mất đoạn trên nhiễm sắc thể số 4. Hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thực xét nghiệm NIPT từ tuần thứ 10 trở đi để phát hiện sớm rối loạn này nhằm lên phương án can thiệp hiệu quả. 1. Tìm hiểu về hội chứng Wolf-Hirschhorn Tỷ lệ mắc hội chứng Wolf-Hirschhorn rất hiếm, trong 50.000 người thì mới có 1 trường hợp bị bệnh với số lượng nữ gấp đôi nam. Hội chứng Wolf-Hirschhorn là gì? Hội chứng Wolf-Hirschhorn xảy ra khi đoạn cuối cùng trên NST số 4 có hiện tượng mất đoạn. Với mỗi bệnh nhân, độ dài đoạn bị mất sẽ khác nhau. Chiều dài đoạn gen bị mất càng dài thì mức độ nghiêm trọng của bệnh càng tăng. Hội chứng này còn được gọi với tên hội chứng 4p, monosomy một phần 4p hay WHS. Những đoạn gen bị mất phổ biến của hội chứng này là NSD2, LETM1 và MSX1 đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ban đầu của trẻ. Mặc dù chức năng cụ thể của từng gen này còn đang nghiên cứu nhưng theo các nhà khoa học: Mất đoạn gen NSD2 liên quan đến những biến đổi trên khuôn mặt và làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Mất đoạn LETM1 liên quan đến hiện tượng động kinh hoặc bất thường về xung điện trong não. Mất đoạn MSX1 có thể gây ra những bất thường về răng, miệng, vòm họng, tật sứt môi ở bệnh nhân bị hội chứng WHS. Triệu chứng Bệnh nhân bị hội chứng Wolf-Hirschhorn thường có các biểu hiện bao gồm: Sự biến đổi bất thường trên khuôn mặt như: Đầu nhỏ, sống mũi rộng, dẹp, hai mắt lồi, khoảng cách giữa 2 mắt xa, lông mày hình vòng cung, vòm miệng không thể đóng kín hoàn toàn, trán cao và rộng. Trẻ chậm phát triển thể hiện rõ ngay từ giai đoạn sơ sinh, các vận động như lật, ngồi, đứng, đi, nói chậm hơn trẻ bình thường, tầm vóc thấp, thiểu năng trí tuệ. Giảm trương lực cơ. Động kinh là một trong những triệu chứng điển hình của hội chứng vi mất đoạn trên NST số 4. Dị tật tim bẩm sinh như khuyết tật ở vách tâm nhĩ, ASD,… Khả năng sinh kháng thể ở bệnh nhân hội chứng 4p thấp, chức năng miễn dịch giảm, cơ thể tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhiều bệnh nhân khó khăn khi ăn uống, thấp chí là không thể ăn và phải bổ sung dinh dưỡng thông qua ống suốt đời hoặc bị malrotation, rối loạn chứng nặng ruột, kém hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều trị hội chứng Wolf-Hirschhorn như thế nào? Hiện nay, phương pháp chữa trị hoàn toàn bệnh WHS vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, trẻ bị hội chứng 4p cần được phát hiện sớm và can thiệp các biện pháp hỗ trợ nhằm giảm triệu chứng và giúp con có thể tự chủ hành động, độc lập càng sớm càng tốt. Tùy vào triệu chứng và mức độ bệnh lý mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau: Nếu trẻ khó khăn khi ăn uống, bú kém, nhược cơ thì cần áp dụng chế độ bổ sung riêng, phù hợp. Nếu trẻ khó khăn trong các hoạt động vận động như đi, đứng thì sẽ được tiến hành các phương pháp vật lý trị liệu đồng thời kiểm tra sự phát triển của hệ thống xương khớp định kỳ nhằm tránh những trường hợp biến chứng gây vẹo cột sống hoặc các vấn đề khác. Trường hợp trẻ bị động kinh có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ khó khăn về giao tiếp, khả năng ngôn ngữ thì cần sự hỗ trợ từ chuyên gia cũng như quá trình tương tác, hỗ trợ từ ba mẹ. Trường hợp cần thiết, trẻ có thể được học ký tự tay để giao tiếp. 2. Xét nghiệm NIPT giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi Hiện nay, đột biến mất đoạn NST số 4 có thể được sàng lọc ngay từ tuần thứ 10 thông qua xét nghiệm NIPT. Vì sao nên thực hiện xét nghiệm NIPT để sàng lọc hội chứng mất đoạn 4p? Hội chứng Wolf-Hirschhorn nếu chẳng may mắc phải sẽ theo bệnh nhân suốt đời, gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe và hệ lụy nghiêm trọng đến tương lai của trẻ cũng như gánh nặng cho gia đình. Việc phát hiện sớm bệnh WHS ngay còn trong giai đoạn bầu thai có ý nghĩa: Bác sĩ sẽ phân tình cụ thể tình trạng sức khỏe và những vấn đề mà thai nhi cũng như mẹ bầu sẽ phải đối mặt để từ đó đưa ra lựa chọn hợp lý. Giúp theo dõi sự quá trình lớn lên của con đồng thời can thiệp xử lý sớm để tránh những biến chứng đến não gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Hạn chế các vấn đề gây nguy hiểm sức khỏe mẹ bầu. Giúp ba mẹ có sự chuẩn bị về tinh thần cũng như lên kế hoạch để đồng hành cùng con sau khi em bé chào đời. Hiện nay có nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh tuy nhiên xét nghiệm NIPT được các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu áp dụng bởi độ an toàn tuyệt đối với cả thai phụ và em bé. Bác sĩ chỉ lấy một lượng máu nhỏ trên tĩnh mạch ở cánh tay theo chỉ định để xét nghiệm. Ngoài ra, phương pháp NIPT giúp sàng lọc được gần như tối đa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi bao gồm cả hội chứng vi mất đoạn trên NST số 4 gây WHS. Tỷ lệ chính xác của xét nghiệm này lên đến 99,98% nên gia đình có thể yên tâm về kết quả kiểm tra. Xét nghiệm NIPT ở đâu? Địa chỉ thực hiện xét nghiệm NIPT sàng lọc trước sinh là một trong những vấn đề quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hoi-chung-criduchat-nhung-thong-tin-can-biet
Hội chứng Criduchat: Những thông tin cần biết
Mặc dù rất hiếm gặp những hội chứng Criduchat vẫn có thể xảy ra dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và hạn chế khả năng phát triển trí tuệ, vận động. Tìm hiểu về căn bệnh này sẽ giúp ba mẹ có biện pháp xử lý và phòng tránh hiệu quả cho con. 1. Hội chứng Criduchat xảy ra do đâu? Hội chứng Criduchat xảy ra do đột biến mất một đoạn gen trên NST số 5 với biểu hiện đặc trưng là tiếng khóc của trẻ như mèo kêu. Vì vậy, bệnh này còn được gọi là hội chứng mèo kêu, hội chứng 5p-, hội chứng mất đoạn 5p hay monosomy 5p. Tỷ lệ mắc hội chứng mèo kêu ở khoảng 1/15.000 - 1/50.000 người trên toàn thế giới. Tùy vào vị trí và độ dài của đột gen bị mất trên NST số 5 mà biểu hiện của bệnh có thể khác nhau. Kích thước đoạn gen bị mất càng dài thì mức độ chậm phát triển của trẻ càng nghiêm trọng. Hiện tượng mất đoạn NST số 5 có thể do di truyền hoặc không. Đa số các trường hợp mất đoạn NST số 5 xảy ra do bất thường trong quá trình hình thành tế bào giao tử (trứng hoặc tinh trùng. Đôi khi còn do thai nhi phát triển quá sớm. Những trường hợp này, tiền sử trong gia đình không có ai bị hội chứng mèo kêu. Khoảng 10% các trường hợp trẻ bị hội chứng mất đoạn 5p là do di truyền gen từ ba hoặc mẹ. Nếu xảy ra trường hợp này thì những thành viên khác trong gia đình cũng có nguy cơ bị bệnh. Có nhiều gen bị mất trên cánh ngắn của NST số 5 những trong đó có một gen đặc hiệu là CTNND2. Mặc dù chức năng chính xác của gen này vẫn còn đang nghiên cứu nhưng các nhà khoa học tin rằng hoạt động của gen CTNND2 liên quan đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bị hội chứng mèo kêu. 2. Triệu chứng và chẩn đoán hội chứng Criduchat Thông thường, hội chứng Criduchat có thể được chẩn đoán ở giai đoạn sơ sinh hoặc khi trẻ lớn. Triệu chứng Những triệu chứng của hội chứng mèo kêu giúp nhận biết bệnh thường bao gồm: Tiếng khó như mèo kêu đặc trưng: Tiếng khóc của trẻ cao, chói tai và giống như tiếng kêu của mèo. Triệu chứng này thường rất rõ ở những tuần tuổi đầu tiên của trẻ và khó nhận biết hơn khi em bé lớn. Những biểu hiện trên khuôn mặt: Mặt tròn, hai má bụ bẫm, tai thấp, mắt to, khoảng cách 2 mắt xa hoặc bị lác, da mắt nhăn nheo, sống mũi rộng, vòm miệng cao, sứt môi, hàm nhỏ. Trương lực cơ yếu, trẻ khó bú, mắc các vấn đề về tiêu hóa, tiết niệu và hô hấp. Trẻ bị các vấn đề cột sống như: Vẹo cột sống,… Trẻ mới sinh có cân nặng thấp, đầu nhỏ, tăng trưởng chậm. Trẻ chậm nói, không tập trung, khó khăn khi tiếp nhận thông tin, các vận động như lật, ngồi, đứng, đi chậm hơn bạn bè cùng trang lứa, có nhiều trẻ hơn 3 tuổi mới tự ăn bằng thìa. Rối loạn hành vi là triệu chứng thường gặp, bé trở nên hiếu động quá mức, dễ nổi giận, cáu ghét hoặc có những trẻ tự ngược đãi bản thân và làm tổn thương cơ thể. Ngoài ra, trẻ bị hội chứng mèo kêu còn có thể bị dính các ngón tay, tóc bạc, giảm hoặc mất thị lực, thính lực, thoát bị bẹn, dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch giảm chức năng,…Điều trị Dựa trên những biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu phân tích NST hoặc lai huỳnh quang để phát hiện mất đoạn gen trên NST số 5 và đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh. Tùy theo triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, chưa có biện pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn hội chứng Criduchat, các chỉ định của bác sĩ chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và giúp bé phát triển tốt hơn. Quá trình điều trị đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên khoa y tế và hỗ trợ từ gia đình. Ngoài ra, trẻ bị hội chứng mèo kêu cần được học với chương trình giáo dục đặc biệt để con có khả năng độc lập nhằm đảm bảo cho tương lai sau này. Nếu trẻ xuất hiện các dị tật như vẹo cột sốt, hở hàm ếch, thoát vị bẹn, tim bẩm sinh,… bác sĩ có thể cân nhắc biện pháp phẫu thuật ngoại khoa để khắc phục tình trạng. Theo các chuyên gia, trẻ bị hội chứng Criduchat vẫn có khả năng sống tốt và tuổi thọ lên đến hơn 50 nếu được can thiệp điều trị đúng cách và kịp thời. Vì vậy, nếu chẳng may bé nhà mình bị bệnh thì ba mẹ cũng không nên quá bi quan mà điều cần thiết là kiên trì hỗ trợ quá trình điều trị dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Hiện nay, các phương pháp sàng lọc trước sinh cho phép phát hiện sớm dị tật thai nhi khi em bé còn ở trong bụng mẹ. Điều này giúp phát hiện sớm những bất thường và can thiệp điều trị nhằm hạn chế những tổn thương nghiêm trọng làm ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của em bé sau này.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mun-moc-o-co-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua
Mụn mọc ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Mụn mọc ở cổ không phải là tình trạng hiếm gặp và đa số các trường hợp nổi mụn ở cổ là không quá nghiêm trọng với sức khỏe. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị là rất cần thiết để không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày. 1. Nguyên nhân mụn mọc ở cổ Xác định được nguyên nhân mụn mọc ở cổ sẽ giúp bạn có cách phòng tránh và điều trị phù hợp. Vậy đó là những nguyên nhân nào? Rối loạn nội tiết Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hay giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố. Điều này gây ra các vấn đề về sức khỏe và nhan sắc. Trong đó, mụn mọc ở cổ hay mặt, tay, chân,… là rất phổ biến. Nguyên nhân là do tuyến dầu tăng tiết bã nhờn làm bít tắc lỗ chân lông và gây nổi mụn. Áp lực tâm lý Căng thẳng, áp lực kéo dài không chỉ gây mệt mỏi, suy nhược mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề về da. Lúc này, làn da của bạn sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn và trở nên thâm sạm, tối màu. Đặc biệt, tại các vùng da mặt, da lưng và da cổ sẽ nổi nhiều mụn do tuyến dầu tăng tiết bã nhờn như đã nói ở trên. Dị ứng, kích ứng Mụn mọc ở cổ có thể là do bị dị ứng với các loại phụ kiện, trang sức hoặc kích ứng với mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, quần áo, tóc,… Không chỉ nổi mụn, vùng cổ của bạn sẽ luôn trong tình trạng ngứa ngáy, đau rát và tấy đỏ. Môi trường ô nhiễm Khói bụi, bụi bẩn trong môi trường cũng là nguyên nhân gây nổi mụn ở cổ, mặt, lưng và các vùng da khác trên cơ thể. Đặc biệt, nếu bạn không vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi làm việc ở môi trường nhiều bụi bẩn, hóa chất thì tình trạng càng thêm nghiêm trọng. Chế độ ăn uống không khoa học Trong chế độ ăn hàng ngày, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ cũng sẽ tạo điều kiện cho mụn hình thành. Không chỉ nổi mụn nhiều ở vùng mặt mà các vùng da cổ, lưng, vai gáy cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tác dụng phụ của thuốc Trong một số trường hợp, mụn mọc ở cổ còn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm,… Sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài thì nguy cơ nổi mụn ở cổ, ngực, lưng, vai, cánh tay,… càng cao. Các nguyên nhân bệnh lý Mụn mọc ở cổ còn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Theo đó, nếu bị nhiễm trùng da, áp xe cổ hay ung thư da thì tại vùng cổ sẽ xuất hiện những nốt mụn. Tùy vào từng bệnh lý mà những nốt mụn này có đặc điểm kích thước, màu sắc khác nhau. Nếu nốt mụn không thuyên giảm mà ngày càng nhiều thì bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị.2. Cách điều trị mụn mọc ở cổ Tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng cụ thể mà bạn có cách điều trị mụn mọc ở cổ cho phù hợp, cụ thể như sau. Tẩy tế bào chết cho da Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, lớp dày sừng trên da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng, ngăn ngừa hình thành mụn. Do đó, sau khi tắm xong thì bạn hãy thực hiện tẩy tế bào chết cho da bằng sản phẩm phù hợp. Trường hợp vùng da cổ bị nổi mụn thì chỉ cần tẩy tế bào chết mỗi tuần 1 lần là được. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiênĐể trị mụn ở cổ, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như tinh dầu oải hương, nha đam, bột nghệ,… Cách thực hiện như sau: Đối với tinh dầu oải hương thì sau khi tắm xong, bạn sẽ thoa đều tinh dầu (có thể kết hợp thêm dầu ô liu) lên vùng cổ bị nổi mụn. Bạn vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng trong 5 phút rồi nằm nghỉ ngơi thư giãn trong 20 phút. Cuối cùng là rửa lại vùng cổ với nước sạch. Đối với nha đam thì sau khi rửa sạch vùng cổ và lau khô bằng khăn mềm, bạn sẽ thoa phần ruột của nha đam lên. Bạn vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng trong 1 phút rồi để im trong 10 phút, sau đó rửa vùng cổ lại bằng nước mát là xong. Đối với bột nghệ, bạn có thể kết hợp nguyên liệu này với sữa tươi không đường theo tỷ lệ 1:1. Sau đó làm sạch vùng cổ và thoa hỗn hợp này lên, để im trong 15 để hỗn hợp khô. Tiếp đến, thấm một ít nước rồi massage nhẹ nhàng trong 30 giây. Cuối cùng, rửa lại vùng cổ với nước ấm. Sử dụng thuốc không kê toa Mụn mọc ở cổ có thể được điều trị bằng các loại thuốc không kê toa hay các loại kem, serum trị mụn. Trong thành phần của các loại thuốc này thường chứa benzoyl peroxide, acid salicylic, lưu huỳnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm và đau nhức, giúp nhân mụn nhanh khô và dễ loại bỏ. Lưu ý là bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng, không được quá lạm dụng. Trường hợp mụn không hết mà ngược lại, da bị nổi mẩn đỏ, đau rát, ngứa ngáy thì nên tạm dừng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Thăm khám và điều trị
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mun-trung-ca-do-nguyen-nhan-hinh-thanh-va-cach-dieu-tri
Mụn trứng cá đỏ: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị
Mụn trứng cá đỏ có nhiều biểu hiện khác nhau theo từng giai đoạn. Việc xác định nguyên nhân, triệu chứng của mụn trứng cá đỏ là rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp, từ đó kiểm soát được mức độ nghiêm trọng của bệnh. 1. Mụn trứng cá đỏ là gì? Mụn trứng cá đỏ là bệnh da liễu xuất hiện ở vùng mặt, hiếm gặp ở các vùng cơ thể khác. Khi mắc bệnh này, da mặt sẽ nổi các đốm mụn đỏ, sưng và có mủ ở các vị trí trán, má, cằm. Nếu chạm tay vào các đốm mụn này thì bạn sẽ có cảm giác đau rát, châm chích, khó chịu. Bất kỳ nam hay nữ từ 30 tuổi đều có nguy cơ bị mụn trứng cá đỏ. Ở phụ nữ, bệnh có thể tái phát theo chu kỳ kinh nguyệt và lặp đi lặp lại một cách đều đặn. Các biểu hiện điển hình của mụn trứng cá đỏ bao gồm:Nổi mụn đỏ, sưng và có mủ trên vùng mặt, nhiều nhất là ở khu vực chữ T. Mạch máu tại khu vực nổi mụn trứng cá đỏ nổi rõ lên, sau đó giãn ra và lan sang 2 bên má. Da mặt tấy đỏ, khô ráp, lỗ chân lông to, rất mất thẩm mỹ. Người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí là đau rát khi rửa mặt, lau mặt. 2. Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá đỏ Thực tế thì các nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ vẫn chưa rõ ràng. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ thì di truyền, dị ứng, môi trường và thói quen sinh hoạt có liên quan nhất định đến bệnh lý này. Di truyền, chủng tộc Các nghiên cứu cho thấy người da trắng có nguy cơ mắc bệnh mụn trứng cá đỏ cao hơn người da đen, da màu. Bên cạnh đó, nếu gia đình có người mắc bệnh Rosacea - bệnh lý viêm mạn tính thì các thế hệ sau cũng có nguy cơ bị mụn trứng cá đỏ cao. Dị ứng Dị ứng ở đây có thể là dị ứng với thuốc hay với các sản phẩm chăm sóc da. Theo đó, một số loại thuốc chứa corticosteroid, thuốc điều trị huyết áp làm hệ miễn dịch suy giảm, khiến da dễ bị tổn thương, nổi mụn, viêm nhiễm. Hay các loại mỹ phẩm, sữa tắm không phù hợp với tình trạng da cũng làm tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá đỏ. Môi trường Nếu sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh thì làn da của bạn rất dễ bị tổn thương. Lúc này, các mạch máu dưới da giãn ra một cách bất thường, cộng với sự tấn công của bụi bẩn và vi khuẩn sẽ gây nên bệnh trứng cá đỏ. Thói quen sinh hoạt Trứng cá đỏ và các bệnh lý về da sẽ xuất hiện nếu bạn có thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Cụ thể, nếu bạn thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ thì sẽ hình thành mụn trứng cả đỏ và khiến tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng.3. Các giai đoạn của mụn trứng cá đỏ Mụn trứng cá đỏ hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn, cụ thể như sau:Giai đoạn tiền trứng cá đỏỞ giai đoạn này, mụn chưa hình thành nhưng bạn sẽ có cảm giác mặt nóng bừng, da mặt đỏ và châm chích. Biểu hiện càng rõ hơn khi bạn ra ngoài nắng hoặc ăn những loại thực phẩm gây nóng trong người. Giai đoạn mạch máu giãn Giai đoạn này rất dễ nhận biết bởi mạch máu dưới da giãn ra, nổi rõ lên, tạo thành các đốm màu đỏ trên mặt. Trong một số trường hợp, quá trình vận chuyển máu tại các mạch máu này bị rối loạn nên làm xuất hiện hiện tượng phù nề. Giai đoạn viêm Mụn trứng cá đỏ sẽ xuất hiện trong giai đoạn này. Lúc này, da mặt sần lên với các nốt mụn màu đỏ có kích thước khoảng 2 - 5 mm. Thoạt nhìn thì chúng ta rất dễ nhầm lẫn mụn trứng cá đỏ với mụn trứng cá thông thường. Giai đoạn muộn Biểu hiện rõ rệt nhất của giai đoạn này nằm ở mũi. Lúc này, tuyến bã nhờn tăng sinh và hoạt động mạnh, tình trạng viêm mô xảy ra nghiêm trọng khiến mũi bị sưng to và tấy đỏ. Nhưng thường thì giai đoạn này chỉ xảy ra ở nam giới từ 50 tuổi, còn phụ nữ thì ít gặp hơn. 4. Cách điều trị mụn trứng cá đỏ Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm mụn trứng cá đỏ mà thông qua thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ có phương án kiểm soát tình trạng bệnh. Cụ thể, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, tìm hiểu các yếu tố nguy cơ (di truyền, dị ứng, thói quen sinh hoạt). Tiếp đến, bác sĩ chẩn đoán phân biệt dựa vào các triệu chứng, biểu hiện của bệnh. Cuối cùng, bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm kiếm vi trùng cũng như loại trừ các bệnh lý về da khác. Mục đích của tất cả việc này là kiểm soát tình trạng bệnh, qua đó, làm giảm các triệu chứng và mức độ thương tổn trên da. Nhờ đó, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. để tiết kiệm thời gian. Tổng đài viên sẽ hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng và tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc, yêu cầu của quý khách.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nang-toc-la-gi-nang-toc-yeu-khac-phuc-nhu-the-nao-
Nang tóc là gì, nang tóc yếu khắc phục như thế nào?
Nang tóc là gì và đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của sợi tóc? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là những người hay gặp các vấn đề về tóc do nang tóc bị yếu. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về nang tóc. 1. Nang tóc là gì? Vai trò của nang tóc Nang tóc là bộ phận nằm dưới và sâu trong da đầu với cấu trúc hình ống và chứa một bầu nhú. Bên trong bầu nhú này là các tế bào sống được nuôi dưỡng bằng hệ thống mạch máu nhỏ. Mỗi người có trung bình khoảng 100.000 nang tóc. Hiểu được nang tóc là gì, vậy còn vai trò của nang tóc thì sao? Nói chung, nang tóc có nhiệm vụ chính là nuôi dưỡng sợi tóc phát triển, đặc biệt, cũng là yếu tố mang tính chất quyết định hình dạng và màu sắc của sợi tóc của mỗi người. Bên cạnh đó, trong nang tóc có chứa nhiều tuyến bã nhờn. Tuyến bã nhờn tiết ra lượng dầu cần thiết để tóc được mềm mại, bóng mượt. Ngược lại, tuyến bã nhờn trong nang tóc hoạt động kém sẽ khiến tóc bị khô xơ, gãy rụng.2. Nguyên nhân và biểu hiện của nang tóc yếu Ngoài thắc mắc nang tóc là gì thì nhiều người cũng không biết tại sao nang tóc bị yếu và các dấu hiệu nang tóc yếu là như thế nào. Nguyên nhân nang tóc yếu Nang tóc yếu do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, các nguyên nhân dưới đây là phổ biến nhất. Rối loạn hormone, cụ thể ở đây là nồng độ hormone Dihydrotestosterone (viết tắt DHT) bị mất cân bằng khiến nang tóc yếu và co lại, quá trình nuôi dưỡng sợi tóc bị gián đoạn, dẫn đến tóc rụng và không mọc lại. Cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất (kẽm, sắt, canxi, protein, biotin, vitamin,…) do chế độ ăn “nghèo nàn”, bất hợp lý. Lúc này, nang tóc sẽ suy yếu khiến sợi tóc khô xơ và dễ gãy rụng. Nang tóc yếu do chăm sóc tóc không đúng cách, sử dụng dầu gội không phù hợp, chải tóc và sấy tóc ở nhiệt độ cao khi tóc còn ướt. Thường xuyên uốn, duỗi, nhuộm tóc,… khiến nang tóc nói riêng và toàn bộ sợi tóc nói chung bị tổn thương, khó phục hồi. Dưới tác động của nhiệt độ và hóa chất độc hại từ môi trường, nang tóc cũng trở nên yếu hơn. Các bệnh lý có thể làm nang tóc yếu như tuyến giáp (suy giáp, cường giáp), buồng trứng đa nang, ung thư đang trong giai đoạn hóa trị,… Biểu hiện của nang tóc yếu Các biểu hiện của nang tóc yếu là rất nhiều, tùy vào từng nguyên nhân và từng tình trạng cụ thể, trong đó, không thể không nhắc đến các biểu hiện điển hình sau. Tóc rụng nhiều, nhất là trong khi gội đầu và chải tóc. Tóc mỏng và thưa dần, thậm chí rụng hoàn toàn tạo thành mảng da đầu trống. Tóc khô xơ, chẻ ngon và nhìn mất sức sống.3. Các biện pháp khắc phục tình trạng nang tóc yếu Hiểu được nang tóc là gì và tầm quan trọng của nang tóc là chưa đủ. Bạn cần biết cách bảo vệ và phục hồi chức năng của nang tóc để có thể sở hữu mái tóc mềm mượt, bóng khỏe. Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn. Gội đầu đúng cáchĐây là nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần phải nhớ. Theo đó, khi gội đầu, bạn không nên sử dụng nước quá nóng và chà gãi quá mạnh. Sau khi gội xong thì bạn dùng khăn mềm để lau nhẹ nhàng từ chân tóc xuống đuôi tóc. Đặc biệt, khi tóc còn đang ướt thì tuyệt đối không chải đầu hay bật máy sấy ở nhiệt độ cao. Sử dụng dầu gội phù hợp Hiện có rất nhiều loại dầu gội khác nhau, và không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với da đầu và tóc của bạn. Nếu nang tóc thuộc dạng yếu, tóc dễ gãy rụng thì bạn nên ưu tiên sử dụng dầu gội được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, lành tính. Việc này sẽ giúp nang tóc được nuôi dưỡng tốt hơn và sợi tóc phát triển chắc khỏe hơn. Hạn chế tiếp xúc hóa chất Hóa chất ở đây chính là các loại thuốc nhuộm, thuốc uốn, thuốc duỗi hay bất kỳ sản phẩm chăm sóc tóc nào chứa nhiều thành phần hóa học. Tóc càng tiếp xúc ít với những loại hóa chất này thì sẽ càng khỏe mạnh và ngược lại. Dùng mặt nạ dưỡng tócĐể khắc phục tình trạng nang tóc yếu, bạn có dùng mặt nạ dưỡng tóc. Trong đó, các loại mặt nạ dưỡng tóc từ nguyên liệu tự nhiên được đánh giá rất cao như dầu dừa, dầu ô liu, nha đam,… Chúng có tác dụng cung cấp dưỡng chất, độ ẩm cùng hàng loạt vitamin, khoáng chất khác để nuôi dưỡng tóc và giúp tóc chắc khỏe. Bảo vệ tóc khi ra ngoài Khi đi ra ngoài, đặc biệt là đi dưới trời nắng hoặc đi bơi, bạn cần có giải pháp bảo vệ tóc bằng cách đội mũ, khăn trùm đầu,… Điều này sẽ giúp bạn phòng tránh, hạn chế được tác động của ánh nắng, bụi bẩn, nhiệt độ, hóa chất,… lên sợi tóc. Ăn uống lành mạnh Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung và mái tóc nói riêng. Đó là lý do trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp dưỡng chất và vitamin, giúp da đầu khỏe mạnh và sợi tóc chắc khỏe. Thăm khám và điều trị Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà nang tóc vẫn yếu, tóc rụng nhiều và trong thời gian dài thì bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu. Bởi tình trạng rụng tóc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. để được Tổng đài viên tư vấn, giải đáp cụ thể hơn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/deo-khau-trang-bi-mun-phai-lam-sao-de-khac-phuc-
Đeo khẩu trang bị mụn - Phải làm sao để khắc phục?
Đeo khẩu trang mang đến nhiều lợi ích như phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế tác động của các tác nhân ngoại cảnh (bụi bẩn, tia UV,…). Tuy nhiên, một số người đeo khẩu trang bị mụn, kèm theo đó là ngứa ngáy khó chịu. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, làm sao để khắc phục? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết bên dưới. 1. Tại sao đeo khẩu trang bị mụn? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đeo khẩu trang bị mụn là rất nhiều, bao gồm:Chất cặn bã tồn đọng trên daĐây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nổi mụn khi đeo khẩu trang. Theo đó, việc đeo khẩu trang liên tục sẽ khiến bụi bẩn, vi khuẩn, dầu nhờn, tế bào chết tồn đọng và tích tụ trên da mặt, gây bít tắc lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị bít tắc thì mụn sẽ hình thành, đặc biệt là các loại mụn đầu đen, mụn bọc,…Da bị bịt kín, vi khuẩn sinh sôi Vì tính chất công việc nên một số người đeo khẩu trang nhiều giờ liền trong ngày. Điều này khiến da mặt luôn trong tình trạng bí bách do hơi thở và luồng khí nóng tích tụ trong khẩu trang, độ ẩm không được thoát ra ngoài. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm men sinh sôi và phát triển, gây ra mụn trên da. Da bị dị ứng với khẩu trang Tình trạng này thường xảy ra với những người cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng, kích ứng hoặc có làn da thô ráp. Nếu khẩu trang được may bằng chất liệu không phù hợp thì khi đeo vào, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, da sẽ bị bong tróc và nổi mụn nếu khẩu trang liên tục cọ xát vào mặt. Sử dụng khẩu trang sai cách Trong một số trường hợp, đeo khẩu trang bị mụn còn do bạn không biết cách sử dụng khẩu trang. Chẳng hạn, bạn thường xuyên chạm tay vào khẩu trang hoặc đeo - tháo khẩu trang liên tục làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn, dẫn đến viêm da, nổi mụn. Bên cạnh đó, việc không thay mới khẩu trang mỗi ngày cũng là nguyên nhân gây nổi mụn trên da cùng hàng loạt vấn đề khác.2. Đeo khẩu trang bị mụn phải làm sao? Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hoặc khắc phục tình trạng đeo khẩu trang bị mụn bằng những cách đơn giản sau. Thay thế loại khẩu trang đang đeo Nếu có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và bị nổi mụn khi đeo khẩu trang, bạn hãy sử dụng loại khẩu trang khác với loại khẩu trang đang dùng. Chẳng hạn, nếu đang dùng khẩu trang vải thì bạn có thể cân nhắc chuyển sang khẩu trang y tế hoặc ngược lại. Bởi như đã nói ở trên, đeo khẩu trang bị nổi mụn có thể xuất phát từ nguyên nhân chất liệu khẩu trang không phù hợp. Thay mới khẩu trang thường xuyên Nếu bạn sử dụng khẩu trang đeo một lần thì sau một lần đeo, bạn phải thay khẩu trang mới. Trường hợp đeo khẩu trang vải và được phép dùng nhiều lần thì có thể sử dụng chiếc khẩu trang này tối đa 1 tuần. Nhưng tốt nhất vẫn là nên thay mới khẩu trang mỗi ngày để vừa ngăn ngừa các vấn đề về da, vừa bảo vệ sức khỏe. Giặt khẩu trang vải đúng cách Khẩu trang vải có thể tái sử dụng nhiều lần, tuy nhiên, bạn cần giặt khẩu trang định kỳ. Khi giặt khẩu trang, nên sử dụng bột giặt không chứa hương liệu hoặc các thành phần có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng. Sau khi giặt thì phơi khẩu trang ở nơi cao ráo, thoáng mát, ít tiếp xúc với bụi bẩn, đến khi khẩu trang hoàn toàn khô ráo thì bạn mới được sử dụng lại. Sử dụng khẩu trang đúng cáchĐể khắc phục tình trạng đeo khẩu trang bị mụn thì bạn cần chọn loại khẩu trang có kích thước vừa vặn với khuôn mặt, không quá chật để tránh tình trạng da mặt bí bách và khẩu trang cọ xát vào da. Trước khi đeo khẩu trang, bạn cần rửa tay sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn lan truyền từ tay sang khẩu trang và mặt. Đặc biệt, bạn không nên đeo khẩu trang liên tục trong 4 giờ liền mà cần có khoảng thời gian nghỉ. Nghĩa là sau 3 - 4 tiếng đeo khẩu trang thì bạn tháo khẩu trang ra và để da mặt “nghỉ” trong khoảng 15 phút. Việc này vừa giúp da được thông thoáng, ngăn ngừa mụn; vừa tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho bạn. Vệ sinh mặt sau khi đeo khẩu trang Ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang, bạn hãy vệ sinh da mặt để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn, tế bào chết và vi khuẩn tích tụ trên da. Khi vệ sinh mặt, nên sử dụng sữa rửa mặt chiết xuất từ các thành phần nguyên liệu tự nhiên, lành tính. Sau đó bạn lâu khô mặt và cấp ẩm cho da bằng loại kem dưỡng phù hợp. Tạm dừng việc trang điểm Nếu đeo khẩu trang bị mụn và đang trong quá trình điều trị, bạn hãy tạm ngưng việc trang điểm một thời gian. Bởi các loại kem nền, kem phủ, kem che khuyết điểm có thể làm da mặt bị bí bách, lỗ chân lông bị bít tắc khiến việc điều trị gặp khó khăn và không mang lại hiệu quả. Đi thăm khám bác sĩ
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/huong-dan-lua-chon-va-su-dung-ban-chai-cho-nguoi-nieng-rang
Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng bàn chải cho người niềng răng
Trong hành trình chăm sóc răng miệng để có được nụ cười hoàn hảo sau niềng răng, việc lựa chọn bàn chải phù hợp là rất cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin hữu ích về các loại bàn chải cho người niềng răng và cách chăm sóc răng mỗi ngày để quá trình niềng sớm đạt hiệu quả như kỳ vọng. 1. Các loại bàn chải cần dùng khi niềng răng Khi bạn đang trong quá trình niềng răng, việc chọn lựa một bàn chải phù hợp là vô cùng quan trọng để đảm bảo răng và niềng đều được làm sạch hiệu quả. Các loại bàn chải cho người niềng răng thông dụng gồm:1.1. Bàn chải mềm Bàn chải có lông mềm là lựa chọn hàng đầu của người niềng răng. Việc sử dụng bàn chải này sẽ giúp quá trình chăm sóc răng không gây tổn thương cho niềng răng và nướu. Lông mềm của bàn chải không chỉ giúp làm sạch hiệu quả mà còn giảm áp lực đè lên niềng răng, giảm nguy cơ làm chệch mũi dây niềng. Không những thế, dùng bàn chải mềm cũng sẽ mang đến hiệu quả làm sạch cao và sự thoải mái trong quá trình chăm sóc răng miệng. Với bàn chải mềm, bạn có thể yên tâm làm sạch răng và niềng mà không phải lo lắng về tác động tiêu cực đến kết quả của quá trình niềng răng.1.2. Bàn chải kẽ Việc làm sạch giữa các kẽ răng và dây niềng sẽ ngăn chặn sự hình thành mảng bám và duy trì vệ sinh vùng nướu. Bàn chải là một công cụ không thể thiếu trong bộ sưu tập bàn chải cho người niềng răng. Ưu điểm của loại bàn chải này là thiết kế đặc biệt với đầu nhỏ và các kẽ chìa giúp dễ dàng tiếp cận những khu vực khó làm sạch, nhất là giữa các dây niềng và răng. Bàn chải kẽ vừa giúp loại bỏ mảng bám vừa tránh gây tổn thương và viêm nhiễm nướu.1.3. Bàn chải điện Bàn chải điện thường có nhiều chế độ rung để bạn lựa chọn. Công nghệ hiện đại của bàn chải điện giúp tối ưu hóa quá trình làm sạch, loại bỏ mảng bám và tạo cảm giác sảng khoái khi sử dụng. Các loại bàn chải điện thường được trang bị đầu cọ nhỏ và mềm, phù hợp với những vị trí khó tiếp cận giữa các dây niềng và răng. Chế độ rung nhẹ của bàn chải không chỉ tăng hiệu suất làm sạch mà còn giảm áp lực đè lên niềng, duy trì sự thoải mái trong quá trình vệ sinh răng miệng.2. Gợi ý top 7 bàn chải cho người niềng răng Khi chọn mua bàn chải cho người niềng răng hãy ưu tiên lựa chọn sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu uy tín. Bạn có thể tham khảo gợi ý về top 7 bàn chải cho người niềng răng được nhiều người lựa chọn hiện nay:2.1. Bàn chải Oral-B Gum Care Bàn chải Oral-B Gum Care nổi bật với thiết kế lông mềm và đầu chải linh hoạt giúp nhẹ nhàng làm sạch mà không gây kích ứng hay tổn thương cho vùng nướu. Không những thế, đầu bàn chải tròn, có khả năng xoay đảo 2 chiều dễ dàng điều chỉnh theo hình dạng niềng nên sẽ tránh được tình trạng sưng, viêm nướu do tổn thương khi đánh răng. Việc lựa chọn bàn chải này sẽ giúp quá trình làm sạch răng loại bỏ được mảng bám ở các khe kẽ bên trong chân răng. Đặc biệt, khi có lực tác động mạnh lên răng, bàn chải sẽ có đèn báo để bạn biết và điều chỉnh lực đánh để bảo vệ răng nướu hiệu quả.2.2. Bàn chải Curaprox Hydrosonic CHS 100Bàn chải điện sóng âm Curaprox Hydrosonic CHS 100 là một lựa chọn đẳng cấp cho người niềng răng. Với đầu cọ nhỏ, mềm mại và chế độ sóng âm hiện đại, bàn chải giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả mà không làm tổn thương dây niềng hay nướu. Công nghệ sóng âm tạo ra những dao động nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, cung cấp trải nghiệm làm sạch sâu răng và niềng răng. Curaprox Hydrosonic CHS 100 là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính hiệu quả và sự nhẹ nhàng trong chăm sóc răng hàng ngày.2.3. Bàn chải Curaprox CS 5460Đây là loại bàn chải cho người niềng răng được xem là biểu tượng của sự mềm mại. Với hơn 5000 sợi lông cọ siêu mềm, bàn chải này không chỉ làm sạch răng một cách nhẹ nhàng mà còn len lỏi đến các khu vực khó tiếp cận, nhất là phần giữa các dây niềng. Đầu chải Curaprox CS 5460 nhỏ và mềm, kết hợp với lông cọ chất lượng cao là sự lựa chọn tối ưu cho người niềng răng có được sự thoải mái và yên tâm khi vệ sinh răng miệng.2.4. Bàn chải Dentrust 3-Sided Bàn chải Dentrust 3-Sided nổi bật với thiết kế ba mặt độc đáo, mang lại sự đa chiều trong quá trình làm sạch răng. Với đầu chải có hình hộp, bàn chải này dễ dàng tiếp cận cả ba mặt của răng trong cùng thời điểm, giúp loại bỏ mảng bám và chăm sóc nướu hiệu quả. Đặc biệt, loại bàn chải cho người niềng răng này còn rất đáng lựa chọn vì khả năng làm sạch hiệu quả phần giữa các dây niềng và răng. 2.5. Curaprox CS 1006Bàn chải Curaprox CS 1006 với 1006 sợi lông siêu mảnh sẽ mang lại trải nghiệm làm sạch răng mềm mại mà hiệu quả. Đầu cọ của bàn chải nhỏ nên tiếp cận được mọi góc ở răng và dây niềng, giúp loại bỏ mảng bám mà không gây tổn thương cho nướu.2.6. Bàn chải Kin Orthodontics Kin Orthodontics là bàn chải mềm có khả năng làm sạch hiệu quả cho răng và niềng. Với sợi lông bằng sợi Tynex siêu mảnh, bàn chải có thể làm sạch một cách nhẹ nhàng mà không gây tổn thương cho răng. Đầu cọ của bàn chải được thiết kế nhỏ và linh hoạt nên dễ dàng tiếp cận các khu vực khó vệ sinh, mang lại cảm giác an toàn và dễ chịu khi sử dụng.2.7. Bàn chải Jordan Bàn chải Jordan Jordan là thương hiệu nổi tiếng trong sản xuất bàn chải nên khi lựa chọn sử dụng bạn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm. Sở dĩ Jordan là loại bàn chải cho người niềng răng ưu tiên lựa chọn là bởi khả năng làm sạch răng miệng hiệu quả và an toàn mà nó sở hữu. Lông bàn chải là các sợi siêu mềm và mảnh nên không lo xảy ra tổn thương khi chải răng, dễ dàng lấy đi các cặn bám ở chân răng. Đầu bàn chải thon nhỏ, có khả năng xoay chiều, giúp cho việc luồn lách vệ sinh khoang miệng diễn ra thuận lợi.3. Quy trình chải răng đúng cách khi niềng răng Bên cạnh việc tìm hiểu để lựa chọn được loại bàn chải cho người niềng răng phù hợp và an toàn thì quy trình chải răng cũng cần được thực hiện đúng cách. Muốn thực hiện đúng quy trình chải răng khi niềng răng, bạn cần:- Chải răng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa flour với một lượng vừa đủ sau đó đặt bàn chải ở trên nướu với độ nghiêng vừa phải rồi nhẹ nhàng đưa đầu bàn chải chạy dọc theo bề mặt răng. Hãy cố gắng chải thật sạch tất cả mặt răng và kẽ răng. - Dùng bàn chải chải kẽ len qua khoảng trống giữa răng và niềng rồi đưa bàn chải nhẹ nhàng để chải sạch mặt ngoài và trong răng. - Dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng rồi dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn bám trong khoang miệng. Trong thời gian niềng răng, nên đánh răng 3 lần/ngày. Bàn chải cho người niềng răng sẽ nhanh hỏng hơn bình thường vì có sự xuất hiện của mắc cài. Vì thế, ngay khi lông bàn chải bị xơ, hãy thay bàn chải ngay để tránh nguy cơ tổn thương răng nướu.4. Lưu ý chăm sóc răng đúng cách khi niềng răng
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/my-medlatec-ung-dung-y-te-gia-tang-quyen-loi-cho-khach-hang-su-dung-dich-vu-lay-mau-xet-nghiem-tan-noi
My - ứng dụng y tế gia tăng quyền lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi
Sở hữu quy trình khoa học, thuận tiện và kết quả xét nghiệm đảm bảo chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian/ chi phí, dịch vụ này không ngừng chiếm trọn niềm tin và sự hài lòng của người dân trên toàn quốc. Đặc biệt, thông tin được tổng hợp và trình bày một cách khoa học dưới dạng biểu đồ trực quan giúp khách hàng cập nhật được mức độ biến thiên tăng/giảm các chỉ số, từ đó có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe;Thông qua hồ sơ sức khỏe số, người dân có thể quản lý sức khỏe cho cả gia đình một cách khoa học Chủ động theo dõi và đặt lịch xét nghiệm cho người thân: Tạo lập và kết nối hồ sơ sức khỏe của người thân một cách dễ dàng. Điều này giúp khách hàng có thể chăm sóc sức khỏe người thân bằng cách đặt lịch xét nghiệm, theo dõi tiến trình, tra cứu kết quả từ xa.000 VNĐ/địa chỉ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/xet-nghiem-nipt-ngay-tai-nha-nhanh-chong-chinh-xac-diem-cong-chat-luong-me-bau-an-tam-tin-chon
Xét nghiệm NIPT ngay tại nhà nhanh chóng, chính xác - "điểm cộng" chất lượng mẹ bầu an tâm tin chọn
NIPT là xét nghiệm “đầu tay” được các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo mọi mẹ bầu nên thực hiện để sàng lọc dị tật thai nhi. Vậy đâu là “chìa khóa” tối ưu giải quyết bài toán này? Cuộc sống không dung nạp hai chữ “giá như”... 10 năm đằng đẵng nghỉ việc ở nhà để chăm sóc cô con gái “đặc biệt”, chị Lê Ngọc N. (40 tuổi, Hà Nội) bộc bạch: Chị N. chia sẻ không biết bao nhiêu lần tự dằn vặt vì đã chủ quan không nghe lời khuyên của bác sĩ và bỏ qua xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh. Nếu có thể nói “giá như”, chị mong con được sinh ra ở một cuộc đời khác ít chịu nhiều thiệt thòi hơn. Câu chuyện của gia đình chị N. cùng những gia đình không may mắn sinh con mắc dị tật bẩm sinh khiến chúng ta không khỏi xót xa. Thống kê cho thấy, mỗi năm, tại Việt Nam có hơn 1,5 triệu trẻ em chào đời, trong đó có tới khoảng 41.000 trẻ sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh. Nhiều trẻ mắc dị tật bẩm sinh không thể qua khỏi ngay khi vừa chào đời, số còn lại vẫn còn cơ hội sống nhưng có thể chịu sự khuyết tật nặng nề, đối mặt với nguy cơ không được phát triển toàn diện và gây nhiều khó khăn cho gia đình trong quá trình nuôi dưỡng. Trước thực trạng đó, các chuyên gia đầu ngành nhấn mạnh vai trò đặc biệt của công tác sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh, với mục tiêu cho ra đời một thế hệ khỏe mạnh về thể chất, sáng suốt về tinh thần và có đầy đủ điều kiện phát triển toàn diện. NIPT - Thành tựu y khoa giúp cha mẹ nhẹ gánh lo âu trước rủi ro dị tật thai nhi Trong các kỹ thuật sàng lọc dị tật thai nhi hiện nay, xét nghiệm NIPT được đánh giá là thành tựu vượt bậc trong y học hiện đại. Đây cũng là phương pháp “đầu tay” được các Tổ chức Y khoa hàng đầu thế giới và Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo mẹ bầu nên lựa chọn, bởi nhiều ưu điểm đặc biệt sau: Sàng lọc sớm: NIPT có thể thực hiện và phát hiện các bất thường ngay từ tuần thứ 9 của thai kỳ; An toàn: Phương pháp hoàn toàn không xâm lấn bằng cách lấy máu tĩnh mạch từ mẹ bầu; Chính xác: NIPT có độ chính xác lên tới 99,98%, cao nhất trong các phương pháp sàng lọc dị tật trước sinh; Toàn diện: Sàng lọc cùng lúc nhiều dị tật bẩm sinh của thai nhi do các bất thường nhiễm sắc thể gây ra như: hội chứng Down, Edwards, Patau, Turner, Klinefelter, Jacobs… Với những ưu điểm đó, phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến, có thể thay thế các xét nghiệm sinh hóa thông thường như Double Test, Triple Test. Xét nghiệm NIPT ngay tại nhà - Giải pháp “gỡ rối” mọi lo lắng của mẹ bầu
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/trao-nguoc-da-day-co-nguy-hiem-khong-va-cach-phong-ngua-benh-s67-n31379
Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không và cách phòng ngừa bệnh
Chứng trào ngược dạ dày là căn bệnh thường gặp. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều chủ quan vì không hiểu rõ tính chất phức tạp trong tiến trình phát triển bệnh. Vậy trào ngược dạ dày có nguy hiểm không và phải làm sao để phòng ngừa căn bệnh này? 1. Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản Bình thường, sau khi thức ăn được đưa qua miệng, cơ vòng sẽ mở cửa để thức ăn đi vào dạ dày và sau đó sẽ đóng lại. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, cơ vòng lại không đóng kín khiến cho một phần dịch của dạ dày bị trào ngược lên phần thực quản khiến cho niêm mạc tại vùng này bị kích thích và gây ra một số triệu chứng như sau: - Ợ hơi, ợ nóng hay ợ chua: Thường xảy ra sau khi ăn và vào ban đêm gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. - Buồn nôn: Triệu chứng này thường xảy ra khi người bệnh ăn quá no. Dịch vị trong dạ dày sẽ gây kích thích cổ họng và khiến người bệnh có thể bị buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn hay dịch vị. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chán ăn. - Nghẹn, khó nuốt: Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy phần thực quản dẫn đến cảm giác vướng nghẹn hay khó nuốt ở cổ, rất khó chịu. - Đắng miệng, nhất là khi người bệnh tiêu thụ các loại chất béo. Nguyên nhân gây đắng miệng là do dịch mật hòa tan với dịch tiết ra từ dạ dày và trào ngược lên thực quản. - Đau tức vùng thượng vị: Lượng axit trào ngược từ dạ dày gây kích thích những đầu mút sợi thần kinh ở niêm mạc thực quản khiến người bệnh có cảm giác đau tức ngực. Những cơn đau có thể lan rộng đến vùng lưng và cánh tay. Đây là dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tim mạch. - Thường xuyên bị đau họng, khàn giọng và ho do lượng axit bị trào ngược lên gây tổn thương dây thanh quản. - Tăng tiết nước bọt: Khi mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, độ p H ở vùng miệng cũng giảm xuống gây kích thích hoạt động của các cơ quan tiết nước bọt nhằm mục đích trung hòa lượng axit tại đây. Đó là lý do vì sao người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản lại tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. - Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải một số biểu hiện khác như khó thở, hen suyễn, hôi miệng, mòn men răng, mất ngủ,… 2. Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Với thắc mắc “trào ngược dạ dày có nguy hiểm không”, các chuyên gia giải đáp như sau: - Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến và nếu được nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm. - Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sau: + Viêm, loét thực quản: Khi bị axit dạ dày tác động thường xuyên, thực quản của người bệnh có thể bị tổn thương, ăn mòn niêm mạc dẫn đến tình trạng viêm loét. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện như khó nuốt, buồn nôn, đau ngực và chán ăn,… Tuy nhiên, nếu được điều trị, bệnh vẫn có thể được cải thiện hiệu quả. + Hẹp thực quản: Khi các vết loét ở thực quản phát triển lâu ngày và gây ra các mô sẹo, thực quản sẽ hẹp dần và gây khó nuốt, đau ngực. + Một số vấn đề về hô hấp: Trong tường hợp dịch axit từ dạ dày trào ngược lên đường hô hấp, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay tình trạng viêm phổi,… Một số biểu hiện bệnh có thể kể đến như chảy nước mũi thường xuyên, khàn giọng, ho nhiều, khò khè,…+ Barrett thực quản: Tình trạng trào ngược axit dạ dày cũng có thể khiến cho các tế bào trong lớp mô lót thực quản bị đỏ và dày hơn, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Rất khó để nhận biết triệu chứng bệnh. Thông thường, bệnh nhân thường được chẩn đoán qua phương pháp nội soi và sinh thiết. Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám sớm nếu xuất hiện một số biểu hiện như ợ nóng thường xuyên, đau ngực hay khó nuốt,…+ Ung thư thực quản: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và thường xảy ra ở nhóm đối tượng bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên. Biến chứng này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Hơn nữa, rất khó nhận biết biến chứng vì không gây ra những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng với một số dấu hiệu như chảy máu thực quản, đau xương ức, khàn tiếng, giảm cân không rõ nguyên nhân,…3. Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quảnĐể phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên lưu ý những vấn đề sau: - Kiểm soát cân nặng: Việc duy trì mức cân nặng hợp lý có thể phòng ngừa nhiều loại bệnh tật khác nhau, trong đó bao gồm trào ngược dạ dày thực quản. Khi bị thừa cân, béo phì, áp lực lên vùng bụng sẽ tăng lên rất nhiều khiến dạ dày đẩy cao lên và tăng nguy cơ trào ngược axit lên thực quản. Do đó, nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, hãy giảm cân bằng một chế độ ăn lành mạnh và tập luyện khoa học. - Bỏ thuốc lá: Những chất độc có trong khói thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh về phổi và tim mạch mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thắt thực quản và làm tăng nguy cơ bị trào ngược. - Gối cao hơn hoặc nâng cao đầu giường để nâng cao phần cơ thể từ thắt lưng trở lên. - Tuyệt đối không nằm ngay sau khi ăn. Bữa tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng. - Khi ăn, nên ăn chậm và nhai kỹ. Đây là thói quen giúp giảm áp lực lên dạ dày và phòng tránh các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, trong đó bao gồm trào ngược dạ dày thực quản. - Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, các loại đồ uống có gas hay caffeine. - Không nên mặc các bộ đồ bó sát để tránh gây áp lực lên thực quản.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cac-xet-nghiem-dong-mau-co-ban-va-luu-y
Các xét nghiệm đông máu cơ bản và lưu ý
Một số chỉ số xét nghiệm đông máu cho phép đánh giá về khả năng đông máu và nguy cơ hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó còn có chức năng đánh giá nồng độ của protein có mặt trong quá trình phân hủy huyết khối.. Vậy có các xác xét nghiệm đông máu cơ bản nào? Lưu ý gì khi xét nghiệm đông máu? 1. Xét nghiệm đông máu cơ bản để làm gì? 1.1. Các yếu tố đông máu Quá trình đông máu là một sự tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố và giai đoạn. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng tham gia trong quá trình đông máu: Tiểu cầu là tế bào máu nhỏ không nhân, giữ một vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình đông máu. Khi có tổn thương mạch máu, tiểu cầu bám vào vùng tổn thương và kích thích các phản ứng đông máu. Fibrinogen là một protein có trong máu, được chuyển đổi thành fibrin trong quá trình đông máu. Prothrombin là một trong những yếu tố đông máu được sản xuất trong gan. Prothrombin được chuyển đổi thành thrombin trong quá trình đông máu. Thrombin là enzym quan trọng trong quá trình đông máu. Calcium (Canxi) là một yếu tố chất khoáng quan trọng trong quá trình đông máu. Canxi giúp kích thích nhiều bước quan trọng như sự chuyển đổi của prothrombin thành thrombin. Vitamin K là một vitamin quan trọng cho việc sản xuất một số yếu tố đông máu, bao gồm prothrombin. Chất ức chế: Các chất ức chế như protein C và protein S giúp kiểm soát và ngăn chặn quá trình đông máu, đảm bảo rằng quá trình này chỉ xảy ra tại vị trí tổn thương và không lan rộng quá mức.1.2. Mục đích của xét nghiệm đông máu cơ bản là gì? Thứ nhất, xét nghiệm đông máu cơ bản giúp tìm ra nguyên nhân chảy máu bất thường. Cụ thể, khi mạch máu bị tổn thương, hệ thống đông máu kích hoạt để tạo huyết khối, ngăn chặn chảy máu và bảo vệ cơ thể khỏi mất máu quá mức. Rối loạn trong quá trình đông máu có thể dẫn đến tình trạng chảy máu bất thường như chảy máu cam, chảy máu nướu, kinh nguyệt nhiều bất thường, vết thương nhanh chảy máu và nhiều triệu chứng khác. Xét nghiệm yếu tố đông máu là cần thiết khi xuất hiện các biểu hiện chảy máu không bình thường. Những xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị phù hợp, đồng thời phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Các biểu hiện như xuất huyết dưới da, chảy máu khó cầm, chảy máu mũi, chảy máu nướu, thay đổi màu sắc của nước tiểu hoặc sự suy giảm thị lực đột ngột đều là dấu hiệu cần lưu ý và kiểm tra sức khỏe đông máu. Thứ hai, xét nghiệm đông máu cơ bản giúp chẩn đoán rối loạn đông máu và nhận biết huyết khối bất thường. Rối loạn đông máu có thể dẫn đến hình thành huyết khối bất thường, đặc biệt nguy hiểm nếu nó hình thành tại những vị trí quan trọng như tim, phổi hoặc não. Xét nghiệm đông máu cơ bản giúp chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân của huyết khối, từ đó xác định phương pháp điều trị phù hợp và ngăn chặn nguy cơ tử vong. Cuối cùng, xét nghiệm các yếu tố đông máu không chỉ quan trọng trong việc đánh giá tình trạng đông máu mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên kế hoạch và đánh giá rủi ro cho bệnh nhân trước phẫu thuật. Kết quả của xét nghiệm này giúp bác sĩ dự đoán mức độ nguy cơ chảy máu và các biến chứng khác trong quá trình phẫu thuật. Điều này hỗ trợ quyết định phương pháp điều trị phù hợp và giảm nguy cơ mất máu quá mức cho bệnh nhân. Xét nghiệm yếu tố đông máu không chỉ được chỉ định cho bệnh nhân có nguy cơ cao bất thường về đông cầm máu mà còn được áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác. Đối với những người mắc bệnh về tim mạch, thận, gan, thì xét nghiệm này là công cụ quan trọng để theo dõi tiến triển của bệnh, đánh giá rủi ro, và điều chỉnh phác đồ điều trị. Điều này giúp bác sĩ có cái nhìn tổng thể về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả.2. Các xét nghiệm đông máu cơ bản Dưới đây là một số xét nghiệm đông máu cơ bản: Xét nghiệm APTT (Activated Partial Thromboplastin Time) là một trong những phương pháp đánh giá thời gian máu đông nội sinh, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá cơ chế đông máu trong cơ thể. Kết quả giúp phát hiện nhiều rối loạn đông máu như hemophilia, huyết khối lâm sàng, xuất huyết hoặc chảy máu khó đông. Đây là một công cụ chẩn đoán quan trọng, giúp bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác về chức năng đông máu và quyết định liệu pháp điều trị phù hợp. Xét nghiệm PT đo thời gian mà máu cần để đông ngoại sinh trong một hệ thống hóa học. Kết quả của xét nghiệm này giúp phát hiện nhiều vấn đề đông máu như thiếu vitamin K, chức năng gan suy giảm, theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị kháng vitamin K và đánh giá tiền phẫu. Đây là một công cụ quan trọng để bác sĩ đánh giá chức năng đông máu và quản lý điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Xét nghiệm định lượng fibrinogen được thực hiện khi có nghi ngờ về sự giảm số lượng hoặc chất lượng fibrinogen, gây ra ức chế trong quá trình tạo fibrin trong hệ thống đông máu. Kết quả của xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá chức năng của fibrinogen và có thể dựa vào nó để đưa ra chẩn đoán và kế hoạch điều trị cho các vấn đề liên quan đến đông máu. Xét nghiệm Thrombin được thực hiện khi có nghi ngờ về sự giảm số lượng hoặc chất lượng fibrinogen, gây ra ức chế trong quá trình tạo fibrin trong hệ thống đông máu. Kết quả của xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá toàn diện về con đường đông máu và hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị cho các vấn đề liên quan đến đông máu.3. Lưu ý khi xét nghiệm đông máu cơ bản Khi thực hiện xét nghiệm đông máu, có một số lưu ý quan trọng cần được xem xét để đảm bảo kết quả chính xác và hiệu quả trong việc đánh giá chức năng đông máu:
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/xet-nghiem-nuoc-tieu-co-can-nhin-an-khong-
Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm nước tiểu không chỉ để chẩn đoán bệnh mà còn để theo dõi tình trạng sức khỏe, đánh giá hiệu quả của điều trị và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không? 1. Mục đích chính của việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu Trước khi giải đáp câu hỏi: “Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không? ”, hãy hiểu về mục đích chính của việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Dưới đây là một số lợi ích của xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện nồng độ bất thường của đường trong nước tiểu - một dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường. Đường (glucose) là một loại đường trong máu. Thông thường, glucose không có mặt trong nước tiểu nếu hệ thống lọc thận hoạt động bình thường. Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện mức độ protein cao trong máu. Các nguyên nhân phổ biến của tình trạng protein trong nước tiểu như: bệnh thận nhiễm trùng, viêm thận bể thận, hội chứng thận hư, viêm đường tiết niệu, huyết áp cao, các bệnh tự miễn dịch,... Xét nghiệm nước tiểu có thể cung cấp một số thông tin về mức độ muối và khoáng chất trong cơ thể, mặc dù không phải tất cả các khoáng chất và muối có thể được đánh giá chính xác thông qua xét nghiệm này. Sự thay đổi trong mức độ natri trong nước tiểu có thể liên quan đến vấn đề về huyết áp, cân nặng và chức năng thận. Mức độ kali trong nước tiểu có thể được kiểm tra để đánh giá cân bằng khoáng chất này. Sự thay đổi trong cân bằng canxi và magiê có thể liên quan đến các vấn đề về xương và cơ. Mức độ amoni thấp hoặc cao có thể là dấu hiệu của các vấn đề về chức năng thận hoặc chức năng chuyển hóa. Xét nghiệm nước tiểu cung cấp một số thông tin gián tiếp liên quan đến mức độ chất béo. Nếu chất béo tích tụ trong cơ thể, có thể gây áp lực lên thận và gây tác động tiêu cực đến chức năng thận. Mức độ chất béo cao trong cơ thể có thể là một yếu tố rủi ro cho bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Màu sắc và mùi của nước tiểu cung cấp một số thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe và lối sống của người bệnh. Xét nghiệm nước tiểu có màu đậm có thể là dấu hiệu của thiếu nước hoặc một số vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, bệnh gan, hay bệnh thận. Màu nước tiểu nâu hoặc vàng đậm là dấu hiệu của việc uống ít nước hoặc sự tăng cường chất béo, thức ăn hoặc thuốc… đôi khi là tình trạng tổn thương gan. Mùi cồn trong nước tiểu có thể xuất phát từ việc uống nhiều cồn hoặc đường huyết cao. Xét nghiệm nước tiểu có thể đánh giá sự hiện diện của tế bào và vi khuẩn trong nước tiểu. Sự hiện diện của tế bào đỏ trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm thận, viêm đường tiết niệu… Sự tăng số lượng tế bào bạch cầu, tế bào trực khuẩn là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, viêm nhiễm thận… Xét nghiệm nước tiểu thường bao gồm đo độ axit (p H) và kiềm của nước tiểu. Đây là các yếu tố để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể. Nước tiểu có độ axit cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, tăng acid uric (gây gout) hoặc sự tăng chuyển hóa của axit … Nước tiểu có độ kiềm có thể liên quan đến thừa kiềm, đái tháo đường hoặc một số vấn đề về thận. Hiện nay, có 3 phương pháp xét nghiệm nước tiểu phổ biến như: Phương pháp xét nghiệm nước tiểu trực quan: Quan sát màu sắc nước tiểu bằng mắt thường. Màu sắc bình thường thường là vàng nhạt đến hổ phách. Kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển vi là một phương pháp quan trọng trong xét nghiệm nước tiểu. Bao gồm xét nghiệm hồng cầu/bạch cầu, tế bào biểu mô, và kiểm tra phôi tiết niệu. Phương pháp xét nghiệm nước tiểu bằng que thử nhanh chóng và thuận tiện để kiểm tra một số chất hóa học có thể xuất hiện trong nước tiểu. Các que thử thường sử dụng các chất hóa học đặc biệt mà khi tương tác với thành phần của nước tiểu sẽ tạo ra các biến đổi màu sắc. Các xét nghiệm bao gồm protein, p H, xeton, glucose, Bilirubin, leukocyte esterase và trọng lượng riêng của nước tiểu.2. Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không? 2.1. Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không? Vậy xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không? Nhịn ăn uống trước khi thực hiện xét nghiệm giúp đảm bảo rằng kết quả sẽ phản ánh chính xác tình trạng cơ thể và nước tiểu. Trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu hoặc các xét nghiệm khác, người bệnh được khuyến cáo nhịn ăn uống từ 8 giờ trước khi thu mẫu. Điều này nhằm đảm bảo rằng các yếu tố như đường huyết, mỡ máu… gián tiếp không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nước, không làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Việc thu mẫu nước tiểu vào buổi sáng thường được khuyến khích trong một số trường hợp. Vì sau giấc ngủ dài, cơ thể sẽ tiêu thụ thức ăn từ buổi tối hôm trước, đến sáng dạ dày sẽ trống rỗng. Điều này nhằm giúp mẫu nước tiểu phản ánh chính xác tình trạng của cơ thể. 2.2. Lưu ý để đảm bảo kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác Khi bạn chuẩn bị hoặc thực hiện xét nghiệm nước tiểu, có một số lưu ý quan trọng sau: Tuân thủ các hướng dẫn cụ thể của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Bạn nên báo cáo cho bác sĩ hoặc người thu mẫu về bất kỳ loại thuốc nào đang sử dụng vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Tránh làm dơ mẫu nước tiểu như không đóng chặt nắp lọ nước tiểu. Trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu uống nước nhiều trước khi thu mẫu nước tiểu. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như đau khi đi tiểu, thay đổi màu sắc nước tiểu hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, hãy thông báo cho bác sĩ. Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tre-hay-noi-doi-phai-lam-sao-cach-ung-xu-khon-ngoan-cua-bo-me
Trẻ hay nói dối phải làm sao? Và cách ứng xử của bố mẹ
Việc phát hiện trẻ hay nói dối không còn xa lạ với các bậc phụ huynh. Vậy trẻ hay nói dối thì phải làm sao? Bố mẹ nên ứng xử như thế nào để giúp con không nói dối. Cùng tham khảo những chia sẻ về cách dạy con không nói dối nhé! 1. Thời điểm nào trẻ hay nói dối? Việc trẻ nói dối thường bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn phát triển ngôn ngữ, và có thể diễn ra ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng độ tuổi. Dưới đây là một số giai đoạn và thông Giai đoạn 3 - 7 tuổi, tần suất nói dối của trẻ có thể nhiều hơn với sự thay đổi biểu cảm khuôn mặt, giọng nói sao cho giống sự thật mà con đang nói đến. Nếu như bố mẹ yêu cầu giải thích, trẻ có thể sẽ nhận lỗi là mình đang nói dối. Từ 8 tuổi trở lên: Trẻ càng lớn sẽ càng phát triển khả năng hiểu biết và lý luận. Nói dối có thể trở nên phức tạp hơn, điêu luyện hơn nhằm những mục đích khác nhau như:bảo vệ bản thân, duy trì mối quan hệ xã hội, hoặc đạt được lợi ích cá nhân. Nếu ngay từ bé, trẻ được bố mẹ dạy không được nói dối, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thật, chân thành thì con sẽ khắc phục được tình trạng này. 2. Vì sao trẻ hay nói dối? Cách xử lý của bố mẹ trong từng trường hợp Các lý do khiến trẻ hay nói dối thường phản ánh sự phát triển tự nhiên và tìm kiếm giải quyết vấn đề trong quá trình lớn lên. Hiểu rõ về lý do trẻ nói dối có thể giúp bố mẹ có những biện pháp đối phó hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lý do trẻ hay nói dối phổ biến:2.1. Trẻ hay nói dối vì sợ trách phạt, mắng nhiếc Việc sợ bị trách phạt, mắng mỏ là một trong những động cơ chính khiến trẻ nói dối. Đối với các bậc phụ huynh, việc thiết lập một môi trường an toàn và khích lệ trẻ nói ra sự thật là quan trọng để xây dựng mối quan hệ tin cậy và giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong trường hợp này, bố mẹ thay vì trách phạt trực tiếp khi trẻ nói dối thì nên dành thời gian để nói chuyện với trẻ, giải thích tại sao việc nói thật quan trọng. Khi trẻ nói ra sự thật, bố mẹ cũng nên dành cho con những lời khích lệ. Đây là cách phụ huynh tạo ra một môi trường tích cực khi trẻ chia sẻ thông tin mà không sợ phạt. Trong nhiều trường hợp, cần phải có hình phạt cho con, bố mẹ hãy cân nhắc giảm nhẹ hình phạt đó và tập trung vào việc giáo dục và hỗ trợ trẻ hiểu hậu quả của hành động của mình.2.2. Trẻ hay nói dối có thể do học từ người lớn Vai trò của bố mẹ rất quan trọng trong việc hình thành tính cách và giáo dục đạo đức của trẻ. Nếu cha mẹ thường xuyên nói dối, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và thói quen xấu của con cái. Dưới đây là một số lý do và cách mà cha mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển tính trung thực của trẻ: Bố mẹ nên là tấm gương sáng cho con trẻ học tập. Nếu bố mẹ tôn trọng sự thật và trung thực, trẻ cũng sẽ có xu hướng học được tính trung thực này. Tính trung thực giúp xây dựng niềm tin giữa bố mẹ và con cái. Khi cảm thấy bố mẹ luôn nói dối, trẻ có thể mất niềm tin và không cảm thấy an toàn. Thay vì nói dối về 1 vấn để , sự việc nào đó bố mẹ có thể dạy trẻ cách giải quyết vấn đề một cách tích cực. Điều này giúp trẻ học cách đối mặt với thách thức mà không cần phải nói dối.2.3. Trẻ hay nói dối vì muốn làm vui lòng bố mẹ Việc bố mẹ đặt kỳ vọng lớn vào trẻ, vô tình tạo nên một áp lực cho trẻ như: luôn là con ngoan trò giỏi, không được làm bố mẹ thất vọng hoặc buồn bã… Cho nên, nếu làm sai hoặc làm chưa tốt trẻ có thể nói dối. Dưới đây là một số gợi ý để bố mẹ giữ một thái độ nhẹ nhàng khi đối mặt với lỗi lầm của trẻ: Hãy tạo ra một môi trường khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình mà không sợ phải đối mặt với sự nghiêm túc hay trừng phạt. Bố mẹ có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về những lỗi lầm từ quá khứ mà họ đã học được từ đó. Điều này có thể giúp trẻ cảm thấy rằng việc phạm lỗi là một phần tự nhiên của cuộc sống và không phải là điều đáng sợ. Hãy khuyến khích trẻ chịu trách nhiệm cho hành động của mình và hướng dẫn những cách để khắc phục lỗi lầm. Việc này có thể giúp trẻ phát triển khả năng giải quyết vấn đề và học hỏi từ kinh nghiệm.2.4. Lý do trẻ hay nói dối vì sợ bị chê cười Trong quá trình được dạy và nhìn nhận cuộc sống, trẻ có suy nghĩ chỉ có người xấu mới có những hành động xấu. Vì vậy, trẻ nghĩ rằng việc nói dối là cách để không bị mọi người chê cười. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể “gỡ rối” cho trẻ bằng cách chia sẻ những trải nghiệm cá nhân. Bố mẹ hãy kể cho trẻ nghe về những lần phạm lỗi, làm sai lầm và học hỏi từ đó. Điều này giúp trẻ hiểu rằng mọi người đều có thể mắc phải sai lầm.2.5. Lý do trẻ hay nói dối có thể do không nhớ Trẻ thường ham vui mà chóng quên, do đó, có thể truyền đạt thông tin không chính xác và hoàn toàn không có ý định lừa dối. Lúc này, bố mẹ nên giữ thái độ kiên nhẫn và nhẹ nhàng, không nghiêm trọng những lỗi nhỏ hoặc những lời nói không chính xác của trẻ. Bố mẹ hãy giải thích cho trẻ về sự chênh lệch giữa thực tế và những gì trẻ nghĩ đã xảy ra. Bố mẹ cũng nên hỏi trẻ chi tiết vấn đề để con có thể cung cấp những thông tin mà con nhớ, đồng thời, hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng ghi chú để giúp con ghi nhớ chi tiết một cách tốt hơn.2.6. Trẻ hay nói dối vì nghĩ mình ngốc nghếch, không thông minh Việc sử dụng ngôn ngữ tích cực và mềm mỏng không chỉ giúp trẻ hiểu rõ hơn về những lỗi lầm mà còn giúp xây dựng lòng tự tin và tinh thần tích cực.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chat-trang-trong-nao-la-gi-va-benh-thoai-hoa-chat-trang
Chất trắng trong não là gì và bệnh thoái hóa chất trắng
Chất trắng chiếm tới 60% não bộ. Khi chất này bị lão hóa sẽ gây nên bệnh thoái hóa chất trắng, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và nhận thức. Cụ thể thoái hóa chất trắng trong não là gì và điều trị ra sao sẽ được chia sẻ thông tin ngay trong bài viết dưới đây. 1. Chất trắng và bệnh thoái hóa chất trắng trong não là gì? 1.1. Về khái niệm chất trắng trong não Chất trắng nằm trong hệ thần kinh trung ương, cấu thành từ tế bào sao, thần kinh đệm và bó thần kinh. Hoạt động tư duy và tư thế động tác của cơ thể bị chi phối bởi chất trắng. Ngoài ra, chất trắng cũng có vai trò điều phối giao tiếp giữa các vùng ở não. Não bộ có đến >60% thành phần chất trắng, còn lại là chất xám. Vậy nhiệm vụ của chất trắng trong não là gì? Đây chính là vùng đảm nhận vai trò truyền tải tín hiệu thần kinh để diễn ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các vùng của não bộ. Nhờ có chất trắng mà con người có thể tăng khả năng tập trung, suy nghĩ và xử lý vấn đề. Ngoài ra, chất trắng còn góp phần điều tiết tâm trạng, cảm xúc, di chuyển và giúp cơ thể giữ được trạng thái thăng bằng.1.2. Thoái hóa chất trắng trong não là gì? Tên gọi chất trắng mô tả màu sắc của chất này ở tủy sống và não. Màu của chất trắng được tạo nên từ lipid của myelin. Có thể hiểu thoái hóa chất trắng là gì? Đơn giản, đây chính là sự lão hóa chất trắng ở não. Tình trạng này xảy ra khi bao myelin quanh sợi trục tế bào thần kinh chịu tổn thương và khiến cho tín hiệu thần kinh không truyền đi chính xác. 2. Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh thoái hóa chất trắng2.1. Triệu chứng thoái hóa chất trắng Nếu xảy ra tình trạng tổn thương, thoái hóa chất trắng, tín hiệu thần kinh không được truyền chính xác nên dẫn đến các triệu chứng điển hình như:- Rối loạn cảm giác: bị đau và mất cảm giác, ngứa ran, tê bì ở chân tay. - Giảm khả năng nhận thức và tư duy: do chất trắng đã bị lão hóa nên người mắc bệnh lý này thường suy nghĩ chậm, mất nhiều thời gian để tiếp thu hoặc xử lý vấn đề, ghi nhớ kém, giảm trí nhớ, khả năng sử dụng ngôn ngữ và nói suy giảm. Thậm chí có không ít người thường xuyên rối loạn cảm xúc, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, trầm cảm,... - Vận động khó khăn: người bị thoái hóa chất trắng thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác, khả năng đáp ứng vận động kém, bị yếu cơ, di chuyển gặp khó khăn, dễ té ngã, thăng bằng kém,... - Các vấn đề về thị giác: nhìn đôi, nhìn mờ, mất khả năng kiểm soát chuyển động và phối hợp mắt.2.2. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa chất trắng Phần lớn các trường hợp thoái hóa chất trắng xuất phát từ yếu tố di truyền chấn thương não hoặc lão hóa não bộ. Trường hợp thoái hóa chất trắng ở người trẻ tuổi thì thường xuất phát từ tình trạng đa xơ cứng hoặc bị tăng bạch cầu loạn dưỡng. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thoái hóa chất trắng trong não tỷ lệ thuận với gia tăng tuổi tác và mắc bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể dễ xuất hiện hơn đối với các trường hợp: tiền sử đột quỵ, viêm mạch máu, cao huyết áp mạn, tiểu đường, Parkinson, tăng Cholesterol.3. Phương pháp điều trị thoái hóa chất trắng trong não là gì? 3.1. Chẩn đoán bệnh Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh có thể chẩn đoán thoái hóa chất trắng trong não thông qua các triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh chụp MRI và một số xét nghiệm khác.3.2. Điều trị bệnh
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/moi-van-de-can-biet-ve-day-than-kinh-phe-vi
Mọi vấn đề cần biết về dây thần kinh phế vị
Dây thần kinh phế vị là một trong 12 dây thần kinh sọ não. Đây là dây thần kinh chi phối trực tiếp đến vận động và cảm giác ở vùng cổ, ngực và bụng. Vì thế, nếu dây thần kinh này bị ảnh hưởng thì sẽ tác động lớn đến sức khoẻ. 1. Dây thần kinh phế vị là gì? Dây thần kinh phế vị (dây thần kinh số X), là dây thần kinh đảm nhận trách nhiệm chính đối với hệ thần kinh phó giao cảm. Đây là dây thần kinh phức có cấu trúc tạp nhất so với các dây thần kinh còn lại của cơ thể. Cái tên thần kinh phế vị xuất phát từ vị trí bắt nguồn của dây thần kinh này: thân não. Từ đây, các sợi thần kinh sẽ lan đến cổ họng và nhiều phần của cơ thể. Các tín hiệu thần kinh sẽ thông qua dây thần kinh phế vị để truyền qua lại não bộ với các phần của cơ thể và bộ não. Hiểu đơn giản thì dây thần kinh phế vị có vai trò kết nối não bộ với mọi bộ phận trong cơ thể được bắt nguồn thân não.2. Giải phẫu dây thần kinh phế vị Có thể xem thần kinh phế vị là dây thần kinh hỗn hợp đảm nhận chức năng chính là cảm giác và vận động cho các cơ quan từ vùng cổ đến bụng:- Tại bụng: có 10% dây thần kinh phế vị đi vào gan, 30% đi tới các tạng khác, 60% còn lại đi tới dạ dày. - Tại ngực: có 2 dây thần kinh phế vị trái và phải nằm hai bên thực quản. Tại dạ dày, dây thần kinh phế vị trái sẽ chạy ra phía trước còn dây thần kinh phế vị phải sẽ chạy ra sau thực quản.2.1. Dây thần kinh phế vị trước Dây thần kinh phế vị trước đi qua lỗ thực quản, dính với thực quản bởi lá phúc mạc. Dây thần kinh phế vị sau nằm ngoài phúc mạc và dễ bị tách ra khỏi thực quản. Dây thần kinh phế vị trước có 3 nhánh:- Nhánh gan: tách từ bờ phải của dây thần kinh phế vị trước, xuất phát từ tâm vị mạc nối nhỏ đi đến rốn gan. Trước khi đi đến gan, các dây thần kinh phế vị trước sẽ tách thành các sợi nhỏ đảm nhận nhiệm vụ chi phối môn vị, cuối hang vị và tá tràng. - Nhánh tâm phình vị trước: tách từ bờ trái của dây thần kinh phế vị trước ở thực quản bụng hoặc từ trên cao qua đi qua lỗ thực quản. - Nhánh thần kinh chính trước: là phần cuối của dây thần kinh phế vị trước, đi đến góc bờ cong nhỏ sẽ tách thành chùm. Trên cùng của nhánh này có một nhánh chạy ngược lên trên nên dễ bị bỏ sót khi phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị.2.2. Dây thần kinh phế vị sau Hầu hết dây thần kinh phế vị sau đi qua lỗ cơ hoành bằng một sợi, bao gồm nhiều nhánh:- Nhánh tạng: tách từ bờ phải đi vào đám rối dương. Nhánh này cùng với nhánh chính sau của dây thần kinh phế vị trước và liềm động mạch vành vị để tạo thành tam giác Jackson. - Nhánh thần kinh chính sau: đây chính là đoạn cuối dây thần kinh phế vị sau, cùng hướng chạy với nhánh chính trước và phần tận cùng ở mặt sau thân vị bằng với các nhánh hình chân ngỗng.3. Vai trò quan trọng của dây thần kinh phế vịĐối với các bộ phận của cơ thể, dây thần kinh phế vị chính là dây thần kinh phó giao cảm chi phối đến cảm giác và vận động của toàn bộ vùng từ cổ xuống bụng. Vì thế, các cơ quan nội tạng thuộc phần từ cổ xuống bụng sẽ chịu sự chi phối của dây thần kinh phế vị. Cụ thể:- Tại gan: dây thần kinh phế vị chi phối hoạt động của tá tràng, môn vị và cuối hang vị. - Tại nhánh tâm phình vị trước: dây thần kinh phế vị chi phối hoạt động của vùng bụng- Tại nhánh tạng: dây thần kinh phế vị phối hợp cùng nhánh thần kinh chính sau và động mạch vành để điều phối hoạt động của các tạng khác.4. Bệnh viêm dây thần kinh phế vị4.1. Nguyên nhân Viêm dây thần kinh phế vị là kết quả từ di chứng phẫu thuật vùng cổ, ngực và bụng. Đây cũng là lý do khiến cho khi mắc các bệnh về dạ dày, tá tràng, sẽ có một số bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cắt dây thần kinh phế vị.4.2. Điều trị Bất cứ độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị viêm dây thần kinh phế vị nhưng nguy cơ cao hơn là nhóm bệnh nhân đã từng phẫu thuật từ vùng cổ xuống bụng. Nếu được phát hiện sớm và thực hiện điều trị đúng phác đồ, bệnh viêm dây thần kinh phế vị có thể chữa khỏi hoàn toàn. - Điều trị thần kinh cột sống Phương pháp điều trị này là dạng vật lý trị liệu tác động trực tiếp vào khớp xương cột sống cổ cùng các dây thần kinh lân cận để giảm áp lực cho dây thần kinh phế vị. Nhờ đó mà các mô của cơ thể được phục hồi tự nhiên, tình trạng viêm nhiễm giảm dần và tránh được nguy cơ rối loạn dây thần kinh phế vị. - Dùng thuốc
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/uong-ruou-dau-dau-co-nen-uong-panadol-co-hieu-qua-va-an-toan-khong-
Uống rượu đau đầu có nên uống Panadol? Có hiệu quả và an toàn không?
Khi uống rượu quá mức, nhiều người có thể trải qua cảm giác đau đầu. Một số người thường lựa chọn uống Panadol để giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên, liệu uống rượu đau đầu có nên uống Panadol không, có an toàn và hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây. 1. Tại sao uống rượu có thể bị đau đầu? Khi uống rượu, có rất nhiều yếu tố tác động để tạo nên trạng thái đau đầu sau đó. Nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho một người bị đau đầu sau khi uống rượu, gồm:- Mất nước: rượu là chất kích thích mạnh khiến cơ thể tăng sản xuất nước tiểu. Việc này gây mất nước nhanh chóng và góp phần tạo ra cảm giác đau đầu. Sự mất nước cũng ảnh hưởng đến cân bằng nước trong não, làm tăng áp lực cho não và gây đau đầu. - Tăng đường huyết: rượu chứa nhiều đường nên có thể làm tăng đường huyết. Sự tăng đột ngột chỉ số đường huyets có thể làm xuất hiện cảm giác đau đầu và mệt mỏi. - Kích thích hệ thống thần kinh: chất cồn trong rượu có thể kích thích hệ thống thần kinh, đặc biệt là khi lượng rượu tiêu thụ lớn. Sự kích thích này có thể gây ra cảm giác đau đầu và căng thẳng. - Tạo ra chất độc hại: quá trình chuyển hóa rượu trong gan tạo ra các chất độc hại như acetaldehyde. Các chất này không chỉ gây tổn thương gan mà còn có thể làm tăng cảm giác đau đầu. - Thay đổi chỉ số huyết áp: rượu có thể làm thay đổi đột ngột chỉ số huyết áp, đặc biệt là khi uống rượu quá mức. Sự biến động chỉ số huyết áp chính là nguyên nhân gây ra đau đầu và mệt mỏi.2. Khi uống rượu đau đầu có nên uống Panadol hay không? Để thoát khỏi sự khó chịu và cảm giác đau đầu sau khi uống rượu bia, nhiều người muốn sử dụng Panadol giảm đau. Vậy chính xác uống rượu đau đầu có nên uống Panadol không? 2.1. Có nên đau đầù sau khi uống rượu bằng Panadol? Chuyên gia y tế khuyến cáo, không nên dùng Panadol để đau đầùu do uống rượu bia. Cách làm này vô tình gây nên rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Chất cồn có trong bia rượu làm giảm lượng glucose trong máu từ đó gây nên các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, choáng váng,... Chức năng chính của gan là đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi uống rượu, tế bào gan sẽ tăng cường hoạt động để chuyển hóa cồn thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước để đào thải ra ngoài. Điều đó có nghĩa rằng gan sẽ phải tăng hiệu suất hoạt động lên gấp nhiều lần. Panadol có nguy cơ làm tăng men gan, gây ngộ độc gan,... Mặt khác, Panadol còn chống chỉ định với người đang mắc bệnh lý gan cấp tính. Nếu đang mắc bệnh lý về gan nhưng không trong giai đoạn cấp tính thì vẫn cần giảm thời gian và liều dùng Panadol. Uống bia rượu được xem là một trong các nguyên nhân gây xơ gan, viêm gan. Trong tình huống này, sự kết hợp giữa bia rượu và Panadol sẽ vô tình sẽ nhân thêm gánh nặng chuyển hóa cho gan, nguy cơ tổn thương gan vì thế được tăng lên gấp nhiều lần. Hệ quả của việc lạm dụng rượu bia và dùng Panadol giảm đau có thể làm tăng men gan, gây hoại tử gan. Một điều đáng lưu tâm nữa là khi kết hợp Panadol với rượu rất dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và tăng gấp đôi nguy cơ tổn thương gan. Những căn cứ này chính là lời giải đáp cho băn khoăn uống rượu đau đầu có nên uống Panadol hay không. Vì thế, nếu bị đau đầu sau khi uống rượu, thay vì tìm đến Panadol giảm đau thì bạn hãy tìm một giải pháp an toàn hơn.2.2. Lựa chọn thay thế giảm đau đầu bằng Panadol Nếu bị đau đầu sau khi uống rượu thì bạn có thể lựa chọn phương pháp giảm đau sau đây để thay thế cho việc dùng Panadol:2.2.1. Uống nước và nghỉ ngơi:Uống đủ nước giúp cơ thể giữ được sự cân bằng nước, giảm đau đầu do mất nước. Nghỉ ngơi cũng là một biện pháp hiệu quả để cơ thể hồi phục và giảm cảm giác đau đầu. Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng một số nước sau đây để giảm đau đầu sau khi uống rượu:- Nước chanh: chanh vốn là loại quả có công dụng giải rượu rất tốt. Do đó, bạn có thể uống nước chanh ấm pha cùng chút đường để giảm đau đầu do uống rượu bia. - Nước ép cà chua: đây là loại nước giàu khoáng chất và vitamin sẽ giúp bù lại phần dưỡng chất mà cơ thể bị mất đi sau khi uống rượu. Mặt khác, đường fructose trong nước ép cà chua còn giúp cho lượng cồn dư thừa được chuyển hóa tốt hơn, nhờ đó mà độc tố từ rượu sẽ được loại bỏ hoàn toàn. - Nước chanh gừng mật ong: sự kết hợp giữa chanh và gừng có tác dụng tốt trong việc làm dịu dạ dày. Thêm một chút mật ong sẽ giúp cơn đau đầu được loại bỏ và giúp bạn nhanh hồi phục sau cơn say. - Nước mía: sự có mặt của lượng đường trong nước mía sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa rượu trong gan. Nhờ đó mà bạn sẽ giảm được cơn đau đầu, buồn nôn sau khi uống rượu.2.2.2. Vận động nhẹ nhàng Chọn các hoạt động vận động nhẹ nhàng tại nhà để thực hiện sau khi đã giải rượu có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau đầu. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ luyện tập khi đã hoàn toàn tỉnh táo và không còn hơi men. Bản thân việc luyện tập không đào thải cồn từ rượu ra khỏi cơ thể. Việc tập luyện khi đã được giải rượu chỉ giúp bạn tỉnh táo, hồi phục tốt hơn. Nếu tập khi chưa được giải rượu thì rất dễ gây mất nước và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Như vậy, với câu hỏi: uống rượu đau đầu có nên uống Panadol không thì câu trả lời là đã uống rượu thì không dùng Panadol mà có thể tham khảo một số giải pháp được gợi ý ở trên. Trường hợp bạn thấy đau đầu dữ dội sau khi uống rượu hay có dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì nên khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nguoi-bi-benh-bach-cau-cap-dong-tuy-song-duoc-bao-lau-
Người bị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu?
Bạch cầu cấp dòng tủy có tốc độ khởi phát và phát triển nhanh chóng. 1. Bạch cầu cấp dòng tủy sống là bệnh gì? Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy khởi phát từ tủy và mô xốp trong xương. Bản thân thuật ngữ cấp tính ở bệnh lý này đã biểu thị tốc độ tiến triển của bệnh. Khi mắc bệnh lý này, tủy xương sẽ tăng cường sản xuất bạch cẩu hạt hoặc bạch cầu đơn nhân. Chúng không có khả năng phát triển đầy đủ và hoạt động như tế bào máu bình thường. Trường hợp nặng, bệnh có thể di căn đến hạch bạch huyết, tủy sống, não,...2. Người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu? 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống Thời gian người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu chịu tác động của nhiều yếu tố:- Tuổi tác: bệnh nhân trẻ tuổi sức khỏe còn tốt nên khả năng đáp ứng với điều trị cao hơn. Điều này giúp cho người bệnh sớm phục hồi, sức khỏe được cải thiện và thời gian sống sẽ tăng lên. - Loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng: đây cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian sống của bệnh nhân. Thông thường, bệnh nhân bị ảnh hưởng ở tế bào B sẽ có tiên lượng sống cao hơn so với bệnh nhân bị ảnh hưởng ở tế bào T. - Thời gian phát hiện và điều trị bệnh: phát hiện sớm để điều trị ngay chính là yếu tố giúp quá trình điều trị bạch cầu cấp dòng tủy bớt phức tạp. Vì thế, thời gian sống của người bệnh cũng có cơ hội được tăng lên. - Phương pháp điều trị: người bệnh nếu được điều trị đúng phương pháp, đúng phác đồ thì khả năng kiểm soát bệnh tốt. Trên phương diện này, người bệnh có thể yên tâm hơn về vấn đề bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu bởi đáp ứng điều trị chính là yếu tố tăng tuổi thọ của người bệnh.2.2. Thời gian sống của bệnh nhân bị bạch cầu cấp dòng tủy Nhìn chung, không thể đưa ra một con số cụ thể cho vấn đề bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu. Thành công của một ca điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khả năng đáp ứng điều trị của mỗi bệnh nhân không giống nhau và thời điểm phát hiện bệnh để thực hiện điều trị cũng có sự khác biệt. Đại đa số trường hợp mắc bệnh, tế bào ung thư sẽ đi ra máu tuần hoàn. Tuy nhiên, có một số trường hợp tế bào ung thư lan ra các cơ quan khác. Bệnh nhân đã tiến hành kiểm tra và được chẩn đoán mắc bạch cầu cấp dòng tủy sẽ được bác sĩ giải thích cụ thể về tình trạng bệnh của mình và cân nhắc phương án điều trị phù hợp. 2.3. Biện pháp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủyĐể tăng thời gian sống cho bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân nên áp dụng đồng thời các biện pháp:2.3.1. Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cơ thể Do các triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy thường rất phức tạp nên hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu. Vì thế, người bệnh cần phải tránh các yếu tố gây nhiễm trùng để bệnh không tiến triển nặng hơn. Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh cần đảm bảo vệ sinh vết thương và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không gian sống của người bệnh cũng cần được bảo đảm hạn chế tối đa các điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, không nên chứa các vật dụng không đảm bảo vệ sinh.2.3.2. Ăn uống lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khỏe Chế độ ăn uống lành mạnh rất cần để cải thiện thời gian sống cho bệnh nhân bị bạch cầu cấp dòng tủy. Các bác sĩ khuyên rằng, nếu đang mắc căn bệnh nguy hiểm này, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu protein, vitamin A và D. Đảm bảo đầy đủ vi chất dinh dưỡng là điều kiện cần để cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa tốc độ phát triển của tế bào ung thư. Đây cũng là yếu tố giúp cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, giảm được mối lo bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu. Ngoài ra, khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân mắc bạch cầu cấp dòng tủy, người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý:- Đảm bảo thức ăn luôn được tiệt trùng và được nấu chín. - Chỉ cho người bệnh uống nước đun sôi để nguội. - Không ăn đồ ăn bị cháy, đồ nướng. - Tăng cường dưỡng chất cho bữa sáng và bữa trưa vì hai thời điểm này cơ thể có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. - Ưu tiên chế biến món ăn dạng lỏng, mềm để người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. - Không để người bệnh dùng chất kích thích và đồ uống chứa cồn. - Tạo cho người bệnh môi trường sống thoải mái, tinh thần lạc quan. Giai đoạn điều trị hóa - xạ trị, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sẽ rất mệt mỏi và dễ bị đi xuống về tinh thần. Đây là thời điểm cần người thân bên cạnh để hỗ trợ, động viên, tăng khát khao sống cho bệnh nhân. Thông tin chia sẻ ở trên là lời giải đáp cho thắc mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu. Tuy nhiên những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng trường hợp bệnh mà thời gian sống của mỗi người sẽ khác nhau. Tuân thủ đúng kế hoạch điều trị và tham gia vào quá trình quản lý sức khỏe theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp người bệnh nâng cao thời gian sống. Nếu có thắc mắc hay lo ngại nào liên quan đến sức khỏe của mình, người bệnh nên chủ động trao đổi với bác sĩ để được giải đáp chính xác, tránh tinh thần hoang mang do không hiểu đúng về tình trạng của mình.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhung-dieu-nen-biet-ve-choc-do-tuy-song
Những điều nên biết về chọc dò tủy sống
Chọc dò tủy sống để lấy mẫu dịch não tủy tại thắt lưng thường được bác sĩ chỉ định trong chẩn đoán cận lâm sàng bệnh lý thần kinh trung ương. 1. Chọc dò tủy sống là gì? Dịch não tủy không có màu, nằm trong não và tủy sống. Trung bình, dịch não tủy được dữ trự sẵn khoảng 125ml/ngày trong cơ thể đồng thời có thêm khoảng 500ml được sản xuất thêm. Chọc dò tủy sống là thủ thuật được thực hiện dưới hình thức dùng kim chuyên dụng để lấy mẫu tủy sống đưa tới phòng xét nghiệm.2. Chọc dò tủy sống được thực hiện trong trường hợp nào? Dịch tủy sống sẽ có những biến đổi nhất định nếu xảy ra tổn thương ở hệ thần kinh. Đây chính là lý do khiến cho việc lấy dịch tủy sống sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra các bệnh lý ở vùng này như:- Nhiễm khuẩn. - Bệnh ung thư màng não. - Bệnh thần kinh ngoại biên. - Các biểu hiện thần kinh chưa xác định được nguyên nhân: động kinh, co giật, lú lẫn, rối loạn ý thức,... hoặc bệnh đa dây thần kinh, bệnh đa rễ và dây thần kinh. Ngoài ra, chọc dò tủy sống còn áp dụng trong quá trình điều trị bệnh:- Não úng thủy: lấy dịch hoặc gây tê tủy sống. - Viêm màng não: theo dõi kết quả điều trị bệnh.3. Quy trình chọc dò tủy sống Trước khi chọc dò tủy sống, bác sĩ sẽ giải thích cụ thể về quy trình thực hiện. Việc làm này sẽ giúp giải tỏa tâm lý lo lắng không đáng có cho bệnh nhân và người nhà. Quá trình chọc dò tủy sống sau đó sẽ được thực hiện với các bước như sau:- Tư thế của bệnh nhân: để thực hiện chọc dò tủy sống người bệnh có thể ngồi hoặc nằm theo yêu cầu của bác sĩ. - Bác sĩ dùng thuốc khử trùng để lau toàn bộ lưng sau đó phủ tấm khử trùng lên trên lưng của người bệnh- Bác sĩ sẽ chích mũi kim vào giữa đốt sống - ở khoảng trống có chứa dịch não tủy và rút ra khoảng vài ml để mang đi xét nghiệm. Thường là khoảng gian giữa hai đốt sống thắt lưng L3-L4 hoặc L4-L5, L5-S1. Chọc dò tủy sống là một thủ thuật khó và nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể sẽ phải thực hiện lại một lần nữa. Trong khi thủ thuật diễn ra, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ để không xảy ra tình huống cử động hay thay đổi tư thế gây mất an toàn cho người bệnh. Nếu người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc cần cử động thì cần trao đổi với bác sĩ để được giải quyết. Sau khi lấy được mẫu dịch tủy sống, bác sĩ sẽ rút kim ra rồi đặt băng khử trùng vào vị trí chọc kim trước đó. Từ thời điểm này, người bệnh có thể cử động bình thường.4. Chọc dò tủy sống có đau, có rủi ro gì không? 4.1. Chọc dò tủy sống có đau không? Trước khi thủ thuật chọc dò tủy sống diễn ra, người bệnh sẽ được gây tê. Thuốc gây tê có tác dụng giảm đau đớn cho người bệnh khi thủ thuật diễn ra. Tuy nhiên, tùy vào ngưỡng chịu đau của mỗi bệnh nhân mà mức độ đau cũng sẽ được cảm nhận khác nhau. Một số bệnh nhân cảm thấy hơi đau và tức nhẹ khi mũi kim chích vào. Cũng có trường hợp bệnh nhân cảm thấy rất đau và cần có sự hỗ trợ giữ chặt bệnh nhân từ phía nhân viên y tế. Trong quá trình chọc tủy sống, nếu người bệnh thấy đau nhói ở chân thì nên báo ngay với bác sĩ. Để giảm thiểu khó chịu cho người bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vị trí đặt kim hút dịch tủy sống.4.2. Chọc dò tủy sống có rủi ro nào không?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chua-benh-tam-than-tai-nha-bang-cach-nao-co-hieu-qua-khong-
Chữa bệnh tâm thần tại nhà có hiệu quả không?
Bệnh tâm thần có nhiều dạng khác nhau và ngày càng trở nên phổ biến ở xã hội hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cách chữa bệnh tâm thần tại nhà và hiệu quả đạt được với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống ở mức tốt nhất cho người mắc phải bệnh lý này. 1. Khái quát về bệnh tâm thần Bệnh tâm thần là thuật ngữ chung được dùng để nói về vấn đề sức khỏe tâm thần với các dấu hiệu thường xuyên lặp lại, gây căng thẳng và suy giảm cuộc sống. Hầu hết các triệu chứng bệnh tâm thần có thể được điều trị thông qua tư vấn tâm lý kết hợp dùng thuốc. Bệnh tâm thần không chỉ giới hạn ở một dạng rối loạn duy nhất mà bao gồm nhiều dạng khác nhau. Điển hình là: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần phân liệt,... . Mỗi loại bệnh tâm thần đều có những đặc điểm riêng. Các dấu hiệu tâm thần có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của người bệnh. Thường gặp nhất là: - Có dấu hiệu bất thường về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. - Hay cảm thấy buồn. - Thường xuyên lo lắng, sợ hãi. - Xa lánh người xung quanh, không muốn tham gia hoạt động. - Gặp vấn đề về giấc ngủ. - Ảo giác hoặc ảo tưởng. - Thường xuyên căng thẳng hoặc không có khả năng đối phó với các vấn đề trong cuộc sống. - Lạm dụng chất kích thích. - Thói quen ăn uống có sự thay đổi đáng kể. - Không kiểm soát được cảm xúc nên tức giận hoặc thù địch, bạo lực quá mức. - Suy nghĩ tự sát. 2. Chữa bệnh tâm thần tại nhà bằng cách nào? 2.1. Tổng quan về phương pháp điều trị bệnh tâm thần Có nhiều dạng bệnh tâm thần và một bệnh đều có phương pháp điều trị khác nhau: dùng thuốc, trị liệu tâm lý, liệu pháp tái thích ứng cộng đồng,... Nếu được phát hiện để điều trị ngay thì rối loạn tâm thần có thể chữa khỏi được. Bác sĩ sẽ căn cứ vào thực trạng bệnh của từng bệnh nhân để chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. 2.2. Chữa bệnh tâm thần tại nhà: cách thực hiện và hiệu quả đạt được Nếu tình trạng bệnh tâm thần chỉ ở mức độ nhẹ thì có thể tự điều trị tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sống lành mạnh. Nếu bệnh ở mức độ nghiêm trọng thì cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để có liệu pháp tâm lý kết hợp dùng thuốc phù hợp để điều trị. Để chăm sóc và hỗ trợ chữa bệnh tâm thần tại nhà, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như: 2.2.1. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng Chế độ ăn uống rất cần được chú ý khi chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân tâm thần. Vì thế, cần tạo dựng cho họ một thực đơn có đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe và một chế độ ăn uống khoa học. Một số chất dinh dưỡng có chứa trong thực phẩm ăn uống hàng ngày có tác dụng rất tốt đối với việc giải tỏa cảm xúc, giảm căng thẳng, mệt mỏi của bệnh nhân tâm thần như rau củ quả, trái cây, ngũ cốc,… 2.2.2. Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, điều độ Căng thẳng chính là yếu tố làm trầm trọng hơn các vấn đề rối loạn tâm thần. Vì thế, để chữa bệnh tâm thần tại nhà, người bệnh cần có được chế độ nghỉ ngơi và làm việc cân bằng sao cho không bị áp lực. Trong quá trình học tập và làm việc, người bệnh cần được nghỉ ngơi và thư giãn ngay khi có dấu hiệu căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, giấc ngủ chất lượng cũng rất cần thiết đối với bệnh nhân tâm thần. Thường xuyên mất ngủ, ngủ kém sẽ khiến cơ thể họ mệt mỏi và tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cần đảm bảo người bệnh được ngủ đủ 7 - 8 giờ/ngày với giấc ngủ chất lượng. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bị tâm thần có thể áp dụng một số liệu pháp hỗ trợ như uống trà thảo mộc, massage trước khi ngủ, ngâm chân bằng nước ấm, nghe nhạc,... 2.2.3. Luyện tập thể thao đều đặn Lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Duy trì tập luyện như vậy trong 30 phút mỗi ngày là điều cần thiết để chữa bệnh tâm thần tại nhà. Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể sản sinh ra hormone hạnh phúc, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng cho người bệnh. 2.2.4. Không dùng chất kích thích Sử dụng chất kích thích dưới bất cứ hình thức nào đều có nguy cơ ảnh hưởng đến não và những cơ quan khác trong cơ thể. Điển hình là người bệnh dễ bị ảo giác, khó chịu, không kiểm soát được cảm xúc và hành vi của bản thân. Trong trường hợp cần dùng đến rượu thì hãy lựa chọn cho người bệnh một loại rượu nhẹ phù hợp với độ tuổi phù hợp và tuyệt đối không được lạm dụng. 2.2.5. Tự tin vào bản thân và làm điều bạn thích Nếu bạn cảm thấy thất vọng về bản thân mình thì đừng tự đánh giá mình. Thay vào đó, hãy tìm cho mình một điểm mạnh, một hướng nghĩ tích cực để lấy lại cảm giác tự tin. Đây là cách giúp sức khỏe tâm thần được cân bằng, giảm thiểu tối đa những hệ lụy từ suy nghĩ tiêu cực. 2.2.6. Chia sẻ và kết nối với mọi người xung quanh Cần giúp đỡ người bị tâm thần để họ thoải mái chia sẻ về khó khăn gặp phải với gia đình, bạn bè. Đây là cách giúp họ cảm thấy yên tâm và thoát khỏi trạng thái căng thẳng. Khi người bị tâm thần cảm thấy tin tưởng một ai đó và sẵn sàng trò chuyện với họ thì đời sống tinh thần của người bệnh sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. 2.2.7. Hỗ trợ tâm lý chuyên sâu Mặc dù tự chăm sóc tâm lý tại nhà có thể mang lại những cải thiện đáng kể, nhưng trong một số trường hợp bị tâm thần nghiêm trọng, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý là không thể thiếu. Tư vấn tâm lý là quá trình tương tác giữa bệnh nhân và chuyên gia tâm lý để hiểu rõ hơn về tâm lý và cảm xúc của người bệnh. Quá trình tư vấn tâm lý có thể được thực hiện với từng cá nhân hoặc một nhóm, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng của người bệnh. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý chuyên sâu không chỉ mang lại những lợi ích ngay lập tức mà còn là giải pháp lâu dài để cải thiện sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống của người bị tâm thần. 2.2.8. Điều trị bằng thuốc Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc có thể là một phần quan trọng của kế hoạch điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định đơn thuốc phù hợp với bệnh nhân như thuốc chống lo âu, chống trầm cảm,... Chữa bệnh tâm thần tại nhà là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng là giải pháp để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, quá trình này cần có sự chỉ dẫn, tư vấn và sự hỗ trợ khi cần thiết của bác sĩ chuyên khoa.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/goi-y-dia-chi-xet-nghiem-adn-o-vinh-phuc-chuyen-nghiep-va-chat-luong
Gợi ý địa chỉ xét nghiệm ADN ở Vĩnh Phúc chuyên nghiệp và chất lượng
Xét nghiệm ADN sử dụng nền tảng phân tích ADN để thực hiện nhiều mục đích khác nhau. Đây là xét nghiệm đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật thực hiện và hệ thống thiết bị y tế đi kèm để đảm bảo tính chính xác về kết quả. 1. Xét nghiệm ADN là gì? ADN (DNA) là chuỗi xoắn kép mang vật chất di truyền. Mỗi người sẽ được thừa hưởng một nửa ADN từ bố và một nửa từ mẹ. ADN có tính di truyền thế hệ và giống nhau ở mọi tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, chuỗi ADN của mỗi người không có sự giống nhau. 2. Mục đích của xét nghiệm ADN ADN có tính đặc thù nên khi phân tích chuỗi này có thể xác định huyết thống, bệnh lý di truyền liên quan đến đột biến gen. Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm này nhằm:2.1. Xét nghiệm huyết thống Thông tin được phân tích trong xét nghiệm ADN cho phép xác định mối quan hệ di truyền giữa các cá thể. Nhờ đó sẽ xác định được mối quan hệ huyết thống giữa các đối tượng được xét nghiệm.2.2. Sàng lọc hội chứng di truyền do bất thường nhiễm sắc thể thai nhi Trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, vào một thời điểm nhất định, xét nghiệm ADN có thể phát hiện bất thường nhiễm sắc thể. Nhờ đó mà bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến đột biến gen di truyền.2.3. Sàng lọc - chẩn đoán trước chuyển phôi Hình thức xét nghiệm ADN này được thực hiện ở thai phụ mang thai bằng hình thức thụ tinh ống nghiệm nhằm xác định gen di truyền đột biến ở thai nhi trước khi bước vào giai đoạn chuyển phôi.2.4. Tầm soát một số loại ung thư di truyền Thông qua kết quả xét nghiệm ADN có thể phát hiện được một người có mang gen có nguy cơ bị ung thư không, có di truyền gen mang bệnh ung thư sang cho con không.3. Các mẫu được sử dụng trong xét nghiệm ADNMọi mẫu chứa tế bào sống của người đều có thể được sử dụng để làm xét nghiệm ADN:- Mẫu máu Các thành phần trong máu đều chứa ADN. Người được xét nghiệm ADN sẽ lấy máu ngón tay hoặc tĩnh mạch để gửi đến phòng xét nghiệm. Nếu là xét nghiệm sàng lọc sơ sinh thì sẽ lấy máu ở gót chân của trẻ trong vòng 48 - 72 giờ sau sinh. - Tế bào niêm mạc miệng Người cần làm xét nghiệm ADN sẽ được lấy mẫu tế bào niêm mạc bên trong má. Phương thức lấy mẫu này tương đối an toàn và không gây đau đớn khi thực hiện. - Tóc có chân Chân tóc có chứa tế bào mang thông tin di truyền. Vì thế, dùng mẫu tóc có chân có thể dùng để xét nghiệm ADN. - Cuống rốn Có nhiều tế bào gốc ở trong máu cuống rốn và chúng đều chứa ADN mang thông tin di truyền nhưng để có kết quả chính xác, mẫu cuống rốn nên được lấy bởi nhân viên y tế. - Mẫu móng tay, móng chânĐây chính là nơi mang thông tin di truyền nên cũng có thể dùng cho mục đích xét nghiệm ADN.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dia-chi-kham-tai-mui-hong-tai-vinh-phuc-duoc-khach-hang-tin-chon
Địa chỉ khám tai mũi họng tại Vĩnh Phúc được khách hàng tin chọn
Các bệnh lý tai mũi họng hiện ngày càng dễ mắc phải do sự tác động của các yếu tố: ô nhiễm môi trường, thời tiết, sinh hoạt kém lành mạnh,... Khám tai mũi họng định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường sẽ giúp phát hiện để điều trị sớm, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm được địa chỉ khám tai mũi họng tại Vĩnh Phúc uy tín. 1. Những vấn đề cơ bản về khám tai mũi họng1.1. Khám tai mũi họng là gì? Khám tai mũi họng là quy trình thực hiện các biện pháp thăm khám lâm sàng, thực hiện các kiểm tra chẩn đoán các vấn đề về tai, mũi, họng, khoang miệng, hầu họng, thanh quản, cùng các cấu trúc của vùng cổ - mặt bằng dụng cụ chuyên dụng.1.2. Lợi ích của việc khám tai mũi họng định kỳ Các bệnh về tai mũi họng thường có mối liên quan đến nhau. Ví dụ như khi bị viêm họng thì dễ bị viêm mũi, hoặc viêm họng và mũi thì hay gây viêm xoang; viêm tai giữa thì dễ biến chứng thành viêm màng não. Khám tai mũi họng sẽ phát hiện các vấn đề liên quan đến vùng đầu, cổ và tai để có biện pháp khắc phục kịp thời. Hơn nữa, bệnh lý tai mũi họng nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây nên các biến chứng tại não, màng não, mạch máu, dây thần kinh. Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe vùng tai mũi họng để điều trị là giải pháp giúp ngăn ngừa các biến chứng này. Nhờ đó mà chất lượng giấc ngủ được cải thiện và hệ miễn dịch được tăng cường. Không dừng lại ở việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý vùng tai mũi họng như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng,... Việc khám tai mũi họng định kỳ còn có ý nghĩa tầm soát, phát hiện sớm các loại bệnh ung thư ở khu vực này như ung thư lưỡi, ung thư vòm họng,...1.3. Khi nào nên khám tai mũi họng? Với những lợi ích nêu trên có thể thấy rằng việc khám sức khỏe tai mũi họng định kỳ là rất cần thiết. Đặc biệt, khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì nên đi khám bác sĩ tai mũi họng ngay:- Bị chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi, đau nhức vùng quanh mũi suốt một thời gian dài. - Thường xuyên bị ngứa rát cổ họng, mũi, tai. - Thường xuyên bị tái phát nhiễm trùng đường hô hấp trên. - Hay bị sốt cao kèm sưng, đau rát họng . - Ù tai . - Giảm hoặc mất thính giác. - Tai chảy mủ. - Chảy máu mũi. - Thở khò khè hoặc khàn giọng trong thời gian dài. - Nuốt vướng. - Giảm khả năng ngửi mùi. - Bị ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy bất thường. - Vùng cổ hoặc mặt nổi u cục.2. Phòng khám có sự tham gia làm việc của đội ngũ bác sĩ Chuyên khoa Tai mũi họng giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, giúp đưa ra các chỉ định phù hợp, chẩn đoán đúng và định hướng điều trị hiệu quả bệnh lý ở vùng này.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bac-si-gia-dinh-kham-tai-nha-xu-huong-cham-soc-suc-khoe-hien-dai
Bác sĩ gia đình khám tại nhà - Xu hướng chăm sóc sức khỏe hiện đại
Ngày nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng, ngoài việc đến trực tiếp bệnh viện để thăm khám, người dân có thể sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình tiện lợi. Vậy đặt lịch bác sĩ gia đình khám tại nhà có những ưu điểm gì? Tại sao dịch vụ này đang trở thành xu hướng chăm sóc sức khỏe hiện đại? 1. Thế nào là bác sĩ gia đình khám tại nhà Khác với các bác sĩ tại bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ gia đình thường được đào tạo toàn diện, phụ trách chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình (bất kể tuổi tác hay giới tính). Qua đó, bác sĩ gia đình sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nếu bạn gặp phải vấn đề sức khỏe. Như vậy, bác sĩ gia đình khám tại nhà sẽ là người nắm rõ tình trạng sức khỏe của các thành viên trong đình, tiền sử bệnh nền, thói quen sinh hoạt, ăn uống. Họ sẽ kiểm tra và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến sức khỏe, đồng thời có thể phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe phát sinh (nếu có). Nếu gia đình bạn có nhiều thế hệ cùng chung sống thì bạn có thể tham khảo, tìm hiểu và sử dụng dịch vụ . Như vậy, cả gia đình đều được theo dõi, chăm sóc sức khỏe định kỳ mà không mất quá nhiều thời gian di chuyển, chờ đợi tại bệnh viện. 2. Lợi ích khi có bác sĩ gia đình khám tại nhà Chắc hẳn nhiều bạn đang quan tâm tới những lợi ích khi sở hữu bác sĩ gia đình khám tại nhà. Thứ nhất, chất lượng cuộc sống, sức khỏe của các thành viên sẽ được cải thiện đáng kể, bởi vì bác sĩ gia đình sẽ kiểm tra sức khỏe cho gia đình bạn thường xuyên hoặc ngay khi bạn có nhu cầu. Bác sĩ sẽ quan tâm tới các chỉ số cơ bản như: huyết áp, nhịp tim, lượng đường huyết,… và có thể thực hiện một số bước khám chuyên sâu khác. Khác với thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ gia đình thường nắm rõ tiền sử mắc bệnh của gia đình, thói quen sinh hoạt, từ đó tư vấn, hướng dẫn các thành viên duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khoa học. Sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình cũng là một cách giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh tim mạch, ung thư hoặc các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa. Trong giai đoạn đầu, những căn bệnh trên không có biểu hiện rõ ràng, nếu không thăm khám định kỳ bệnh nhân rất khó phát hiện và chữa trị kịp thời. Bác sĩ gia đình cũng là người tư vấn cho bạn một số vấn đề sức khỏe nhạy cảm. Khá nhiều bạn ngại đi khám phụ khoa, nam khoa hoặc khám sức khỏe tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nhờ có sự đồng hành của bác sĩ gia đình khám tại nhà, chúng ta sẽ giải đáp được một số thắc mắc, mạnh dạn đi kiểm tra chuyên sâu khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Các gia đình sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình thường tiết kiệm được chi phí, thời gian điều trị. Bởi vì họ được bác sĩ cảnh báo, phát hiện bệnh từ những giai đoạn đầu tiên. Nhờ vậy quá trình điều trị, chăm sóc sức khỏe diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao hơn.3. Tại sao dịch vụ bác sĩ gia đình lại trở thành xu thế chăm sóc sức khỏe hiện đại? Do cuộc sống ngày càng bận rộn và với sự tiện lợi của dịch vụ , rất nhiều người đã lựa chọn dịch vụ này thay vì tới trực tiếp bệnh viện. Bởi vì, khi đến bệnh viện khám bệnh, người dân thường mất nhiều thời gian chờ đợi, có thể tạo tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, trong khi đó, dịch vụ bác sĩ gia đình khám tại nhà có thể khắc phục hoàn toàn hạn chế này.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dich-vu-kham-benh-tai-nha-cho-nguoi-cao-tuoi-loi-ich-va-don-vi-y-te-uy-tin
Dịch vụ khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi: Lợi ích và đơn vị y tế uy tín
Người lớn tuổi là đối tượng cần được quan tâm và chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà việc đến bệnh viện thường xuyên đối với người cao tuổi có thể khá khó khăn. Lúc này, dịch vụ khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi là một lựa chọn hợp lý. Vậy đơn vị y tế nào có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người lớn tuổi? 1. Đặc điểm sức khỏe của người cao tuổi Khi tuổi càng cao, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, đó là lý do vì sao người già thường mắc phải một số nhóm bệnh lý đặc trưng như bệnh liên quan tới tim mạch (tăng huyết áp, tiểu đường,…); bệnh về thần kinh; suy dinh dưỡng; khả năng vận động suy giảm,… Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người lớn tuổi. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến khích người lớn tuổi nên đi theo dõi sức khỏe thường xuyên. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe và có kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp. Nếu được chăm sóc sức khỏe lão khoa cẩn thận, người già có cơ hội kéo dài tuổi thọ và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Đặc biệt, khi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, các bác sĩ sẽ kết hợp chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần. Bởi vì, người già thường thấy cô đơn do thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ người thân. Bên cạnh đó, họ cũng cảm thấy tủi thân vì sức khỏe suy giảm, không còn nhanh nhẹn và minh mẫn như trước. Hiện nay, dịch vụ khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi đang nhận được nhiều sự quan tâm. Các gia đình có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ này cho cha mẹ, ông bà để theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của họ.2. Tại sao nên sử dụng dịch vụ khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi Như đã phân tích, người già là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của họ tương đối yếu, dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài. Để hạn chế tình trạng này, chúng ta nên ưu tiên sử dụng dịch vụ khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi. Khi đặt lịch , các bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian di chuyển và chờ đợi. Đặc biệt với những bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền và khả năng vận động kém, nếu phải tới bệnh viện thăm khám trực tiếp thì người thân cùng với bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn và mất thời gian, gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Một ưu điểm của dịch vụ khám bệnh tại nhà đó là tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh. Tới bệnh viện, người cao tuổi thường có tâm lý lo sợ về tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, khi được bác sĩ theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại nhà, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn, bớt căng thẳng, lo âu. Đây là tâm lý thường gặp ở người cao tuổi, chính vì thế người thân nên tìm hiểu và lựa chọn dịch vụ thăm khám, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho những người lớn tuổi.3. Khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi gồm những gì? Bác sĩ gia đình là người chịu trách nhiệm chính cho việc theo dõi sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi. Bệnh nhân có bệnh nền sẽ được tư vấn, hướng dẫn điều trị theo phác đồ phù hợp. Nếu quá trình điều trị chưa đạt hiệu quả như mong đợi, bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị thích hợp hơn. Thông thường, người già sẽ mắc một số bệnh như: tim mạch, cao huyết áp hoặc các vấn đề liên quan tới xương khớp,…Khi khám bệnh tại nhà cho người già, bác sĩ cũng có thể sàng lọc và phát hiện bệnh hiểm nghèo. Từ đó, đưa ra lời khuyên giúp bệnh nhân duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, cải thiện tình trạng sức khỏe. Đối với người lớn tuổi, bác sĩ cũng quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, tư vấn cho họ cách xây dựng thực đơn khoa học, có lợi cho sức khỏe. Bác sĩ gia đình không chỉ đảm nhiệm vai trò chăm sóc sức khỏe mà còn lắng nghe tâm tình của người già. Các bác sĩ luôn thể hiện sự quan tâm, kiên nhẫn với bệnh nhân, đó là lý do vì sao người lớn tuổi cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ khám bệnh tại nhà.4. Khi đăng ký dịch vụ khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi, bạn sẽ được các bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn tới trực tiếp gia đình để thăm khám, tư vấn sức khỏe. BSNT Đồng Thị Hằng Phương - Chuyên khoa Y học gia đình, nội khoa; Th O2… Gói dịch vụ Bác sĩ gia đình 7.300.000 VNĐ, dành cho đối tượng lớn hơn 60 tuổi.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhung-trieu-chung-viem-tuy-cap-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-ly
Những triệu chứng viêm tụy cấp và phương pháp điều trị bệnh lý
Viêm tụy cấp là bệnh lý cấp cứu liên quan đến đường tiêu hóa với những diễn biến khó kiểm soát. Nhiều trường hợp, bệnh có thể khởi phát một cách bất ngờ và khiến bệnh nhân tử vong do các biến chứng nguy hiểm khi không được cấp cứu kịp thời. Để nhận biết bệnh lý, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng viêm tụy cấp được đề cập đến trong bài viết sau đây. 1. Viêm tụy cấp là gì? Viêm tụy cấp có diễn biến khá nhanh và rất khó để kiểm soát. Nếu bệnh được phát hiện sớm và có phương án điều trị phù hợp thì tỷ lệ phục hồi sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng, một số chức năng của các cơ quan khác bị ảnh hưởng thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Viêm tụy cấp thường có đi kèm tình trạng phù nề, nguy hiểm hơn có thể bị xuất huyết hoặc xuất huyết hoại tử. Tình trạng xuất huyết hoại tử rất đáng lo ngại vì có khoảng 80 - 90% các trường hợp bị tử vong khi được phát hiện.2. Những nguyên nhân gây viêm tụy cấp Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tụy cấp có thể là do sỏi hoặc giun (chiếm 40 - 50%) và do rượu (chiếm 20 - 30%). Một số yếu tố có khả năng làm tăng tỷ lệ bị viêm tụy cấp có thể kể đến như: Béo phì, thừa cân. Lạm dụng quá mức một số loại thuốc. Bị ngộ độc organophosphate hoặc bị các loại động vật có độc cắn. Gặp chấn thương hoặc biến chứng từ những thủ thuật y tế như nội soi mật tụy ngược dòng hay phẫu thuật vùng bụng. Do sự tấn công của một số loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Uống nhiều rượu bia khiến men tụy bị rối loạn và làm kích thích tăng tiết enzyme vào ruột non gây viêm,... Ngoài ra, còn một số trường hợp viêm tụy cấp không rõ nguyên nhân. 3. Các triệu chứng viêm tụy cấp Một vài triệu chứng viêm tụy cấp điển hình bạn có thể tham khảo như: Bị đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị là triệu chứng tương đối phổ biến. Cơn đau có tính chất cấp tính khiến bệnh nhân phải nằm co người và bụng bị cứng hơn. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn và lan dần ra sau lưng. Điều đặc biệt là cơn đau thường khởi phát đột ngột nếu người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng, giàu đạm. Buồn nôn và nôn: nôn nhiều, liên tục, sau nôn thì bệnh nhân vẫn đau bụng. Bị chướng bụng, bị bí đại tiện hoặc bị giảm nhu động ruột,... Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như sức khỏe của bệnh nhân mà các biểu hiện như sốt, bị tăng nhịp tim hoặc bị rối loạn ý thức,... cũng có thể xuất hiện. 4. Những biến chứng do viêm tụy cấp gây nên Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh mà không được xử lý kịp thời có thể khiến người bệnh gặp phải những biến chứng nguy hiểm: Sốc: thường do biến chứng xuất hiện hoặc do nhiễm độc kinin thì người bệnh sẽ bị sốc trong những ngày đầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốc xảy ra muộn hơn, khoảng tuần thứ 2 khi phát bệnh thì nguyên nhân thường do nhiễm trùng. Xuất huyết: tình trạng xuất huyết có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác như như tuyến tụy, xoang bụng, ống tiêu hóa,... do men tụy làm tổn thương mạch máu. Nhiễm trùng, thường xuất hiện vào cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ hai. Suy hô hấp cấp (ARDS). Nang giả tụy, thường khởi phát vào tuần thứ 4. Nếu nang tồn tại lâu hơn thì có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm khuẩn, áp xe. Viêm tụy mạn tính: do tình trạng tái phát nhiều lần từ viêm tụy cấp, thường xảy ra với người nghiện rượu.5. Các biện pháp điều trị bệnh viêm tụy cấp Nguyên tắc điều trị viêm tụy cấp thường sẽ là điều trị nội khoa kết hợp với ngoại khoa, theo dõi kỹ tiến triển cũng như các biến chứng (nếu có) của bệnh nhân để có những điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt, tuyến tụy cần được nghỉ ngơi, tránh bị kích thích. Việc điều trị nội khoa chủ yếu nhằm mục đích giảm đau, giảm tiết dịch tụy cũng như phòng và chống tình trạng sốc. Các phương pháp có thể áp dụng sẽ là dùng thuốc giảm đau, hút dịch dạ dày, truyền dinh dưỡng qua đường tiêm truyền, sử dụng kháng sinh,... tùy theo tình trạng bệnh. Đối với việc điều trị ngoại khoa thì sẽ được áp dụng trong những trường hợp như sau: Có nghi ngờ người bệnh có bệnh ngoại khoa khác. Người bệnh xuất hiện biến chứng ngoại khoa như xuất huyết, áp xe tụy, có ổ tụ dịch hoại tử,... . Điều trị nội khoa tích cực không đáp ứng, tình trạng bệnh không có tiến triển. Và một số trường hợp khác.6. Phòng ngừa viêm tụy cấpĐể phòng ngừa tỷ lệ bị viêm tụy cấp, bạn cần lưu ý những điều sau: Hạn chế hoặc từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá hoặc rượu bia. Sử dụng một chế độ cân bằng dinh dưỡng, lành mạnh và nên có thói quen ăn nhạt để ngăn ngừa nguy cơ bị sỏi mật. Không ăn quá nhiều tinh bột, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp,... Cần duy trì cân nặng ổn định và có thói quen uống nhiều nước hàng ngày. Đối với các trường hợp bị mỡ máu cao hoặc bị tiểu đường,... người bệnh nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để quản lý tốt những bệnh lý nền và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ket-qua-xet-nghiem-mang-thuong-hieu-medlatec-duoc-cong-nhan-rong-rai-tren-50-quoc-gia
Kết quả xét nghiệm mang thương hiệu được công nhận rộng rãi trên 50 quốc gia
Chia sẻ vai trò của xét nghiệm trong khám chữa bệnh, PGS. Vì vậy, xét nghiệm là chỉ định cần thiết và bắt buộc trong quá trình quản lý sức khỏe suốt đời của mỗi chúng ta kể từ giai đoạn tiền hôn nhân/ hôn nhân, thai nhi, sơ sinh trẻ em đến khi trưởng thành. Việc liên thông xét nghiệm có ý nghĩa như tấm “giấy thông hành” trong khám chữa bệnh, giúp người dân giảm được phiền hà, tiết kiệm tối đa thời gian, công sức khi chuyển viện, hoặc khám chữa bệnh ở trong nước cũng như ra quốc tế. Cụ thể, quyết định 2429/QĐ-BYT hướng dẫn để kết quả xét nghiệm được liên thông và sử dụng trong khám chữa bệnh, đòi hỏi Phòng Xét nghiệm của mỗi đơn vị phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu chung về chất lượng xét nghiệm. Để được công nhận đạt ISO 15189:2012, đòi hỏi mỗi Phòng Xét nghiệm phải đáp ứng được 15 yêu cầu về quản lý và 10 yêu cầu về kỹ thuật Cụ thể, những phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 15189:2012 sẽ áp dụng danh mục liên thông với các phòng xét nghiệm khác có cùng chất lượng ISO 15189:2012. Theo đó, để được công nhận đạt ISO 15189:2012, đòi hỏi mỗi Phòng Xét nghiệm phải đáp ứng được 15 yêu cầu về quản lý và 10 yêu cầu về kỹ thuật. Đáp ứng được những điều kiện nghiêm ngặt đó, kết quả xét nghiệm thực hiện ở Phòng Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 sẽ được liên thông và thừa nhận kết quả giữa các đơn vị y tế. Để đạt được tiêu chuẩn này, đòi hỏi các phòng xét nghiệm phải tuân thủ, duy trì thực hiện và thúc đẩy một môi trường cải tiến chất lượng liên tục. Minh chứng này giúp người dân hoàn toàn an tâm thực hiện xét nghiệm ở trong nước, nhưng chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để đem lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất với chi phí tiết kiệm tối đa. An tâm chất lượng xét nghiệm quốc tế ngay tại nhà xét nghiệm tận nơi - giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/gan-nhiem-mo-co-sao-khong-nguyen-nhan-va-trieu-chung-benh-ly
Gan nhiễm mỡ có sao không? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh lý
Bệnh lý gan nhiễm mỡ hiện không còn quá xa lạ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên và một trong số đó là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Bệnh không có triệu chứng nghiêm trọng nên đa số người bệnh thường thắc mắc liệu bị gan nhiễm mỡ có sao không. 1. Những nguyên nhân gây nên bệnh lý gan nhiễm mỡ Gan nhiễm mỡ là một dạng bệnh lý hình thành do sự tích tự các chất béo quá nhiều ở trong mô gan, có thể gây viêm hoặc không. Lượng mỡ trong gan của người bệnh thường chiếm ít nhất khoảng 5 - 10%. Đa số các trường hợp bị gan nhiễm mỡ là do uống nhiều bia rượu hoặc các loại đồ uống có cồn trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây cũng có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao như: Người bị thừa cân và béo phì. Người có nồng độ cholesterol ở trong máu cao. Bệnh nhân bị viêm gan. Bệnh nhân mắc tiểu đường type 2. Người bị đa nang buồng trứng. Những trường hợp bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Người bị suy giảm các chức năng của tuyến giáp hoặc tuyến yên. Người cao tuổi.2. Những triệu chứng của bệnh lýỞ giai đoạn đầu, bệnh không có dấu hiệu rõ ràng và thường chỉ được phát hiện khi thăm khám sức khỏe, thực hiện siêu âm gan. Các biểu hiện của bệnh lý chỉ xuất hiện khi bệnh phát triển đến các giai đoạn sau đó như: Bị đau bụng hoặc bị khó chịu vùng bụng phía trên bên phải. Có dấu hiệu chán ăn. Da và mắt có thể bị vàng, nước tiểu có màu sẫm hơn. Khi bệnh tiến triển thành xơ gan có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện như: Bị cổ trướng bụng hoặc bị phù nề chân. Kích thước của lá lách trở nên to hơn. Xuất huyết tiêu hóa. Ngứa da,...3. Gan nhiễm mỡ có sao không? Những biến chứng nguy hiểm Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý mạn tính có khả năng tiến triển nặng với những triệu chứng không quá rõ ràng. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện vào giai đoạn đầu. Thế nhưng, nếu không được kiểm soát thì bệnh sẽ phát triển sang các giai đoạn nặng hơn và khiến cho các chức năng gan bị ảnh hưởng, kéo theo đó là rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:Không phải trường hợp nào cũng phát triển thành viêm gan (tổn thương gan thoái hóa với nguyên nhân không do rượu) mà chỉ khoảng 30% trường hợp bệnh được ghi nhận. Hiện tượng viêm và bị tổn thương các tế bào gan sẽ có nguy cơ tiến triển thành xơ hóa và xơ gan (đây là những loại sẹo gan hoặc ung thư gan). Bệnh nhân viêm gan thường có dấu hiệu mệt mỏi, ăn không ngon, màu nước tiểu sẫm hơn,... Các tình trạng viêm gan về lâu ngày thường dễ bị xơ hóa và khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm của gan nhiễm mỡ, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Bệnh nhân xơ gan có những dấu hiệu điển hình như thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu vàng hơn, bị chướng bụng,... Sau một thời gian, lượng mỡ tích tụ lại ở trong gan ngày một cao có thể gây nên tình trạng viêm gan hoặc xơ gan. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách, thêm vào đó là các tác nhân xấu tấn công khiến cho những tế bào gan dần bị tiêu diệt. Về lâu dài, quá trình này có thể dẫn đến tình trạng đột biến tự phát và có thể phát triển thành bệnh ung thư gan nguy hiểm. Gan nhiễm mỡ không do rượu có thể làm tăng tỷ lệ bị mắc các bệnh lý về tim mạch như: tim mạch vành, bị suy tim, bị đột quỵ hoặc bị rối loạn nhịp tim,... Những bệnh lý liên quan đến tim mạch thường là nguyên nhân gây tử vong khá phổ biến đối với các trường hợp bị gan nhiễm mỡ nguyên nhân không do rượu. Không chỉ gây biến chứng ở trên gan, bệnh nhân gan nhiễm mỡ còn có thể bị mắc phải nhiều bệnh lý rối loạn ở các cơ quan khác ví dụ: ung thư đại - trực tràng, bị loãng xương, tích trữ glycogen,... Các biến chứng này khi kết hợp với gan nhiễm mỡ có thể tác động xấu đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh. 4. Những biện pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ Thực tế, gan nhiễm mỡ vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hướng xử lý bệnh sẽ tùy thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Song song với những can thiệp y tế thì người bệnh cần điều chỉnh là lối sống và cần giảm cân khoa học. Tuy nhiên, có thể liệt kê một số phương pháp chữa trị hiện đang được áp dụng như sau:Bệnh nền đái tháo được cũng là một trong những nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ. Vì vậy, trong quá trình điều trị bạn cần uống thuốc đúng theo hướng dẫn từ bác sĩ điều trị, thường xuyên tập thể thao và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý,... để duy trì lượng đường huyết được ổn định. Thực tế, khẩu phần ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Do đó, việc điều chỉnh lại chế độ sẽ giúp cải thiện rất hiệu quả. Sau đây là một số nhóm thực phẩm người bị gan nhiễm mỡ nên ưu tiên: Rau xanh và trái cây: giàu vitamin, chất xơ,... tốt cho hệ tiêu hóa và giảm sự tích tụ mỡ ở trong gan. Ưu tiên các loại thịt trắng giàu protein như thịt gia cầm, cá, hải sản,... giúp duy trì cân nặng hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung lòng trắng trứng, các loại đậu,... Đây cũng là nguồn cung cấp protein tốt. Sữa ít béo và những chế phẩm từ sữa ít béo. Bổ sung một số loại trà giúp thanh lọc, giải độc gan như trà lá sen, artiso,... Các loại thực phẩm cần tránh: Không dùng các loại thực phẩm nhiều chất béo, mỡ động vật hay thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,... Hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, trâu,... Không dùng chất kích thích, đồ uống có cồn,... Không ăn thực phẩm quá đậm gia vị,... Cân nặng sẽ có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với những bệnh nhân bị mắc gan nhiễm mỡ. Người bệnh không chỉ cần thay đổi chế độ ăn mà còn phải tăng cường tập luyện để có thể giảm cân khoa học. Ban đầu, hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và vừa sức, sau đó có thể tăng dần cường độ theo hướng dẫn của các bác sĩ, chuyên gia. Việc kiểm soát cân nặng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh khá tốt. Đây là một trong những biện pháp được các bác sĩ khuyên trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ. Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa các lipid. Nếu nồng độ lipid ở mức quá cao sẽ khiến nồng độ cholesterol và triglycerid tăng cao ở trong máu. Khi đó, gan không thể chuyển hóa và khiến cho gan nhiễm mỡ xuất hiện. Vitamin E cũng là một trong những yếu tố giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Thế nhưng, sử dụng vitamin E thường không được chỉ định cho bệnh nhân bị mắc đái tháo đường, các bệnh nhân nam từng bị hoặc có gia đình với tiền sử ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, việc dùng vitamin E cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ điều trị.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/top-7-nguyen-nhan-pho-bien-gay-viem-da-day-va-cach-phong-tranh-2
Top 7 nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày và cách phòng tránh
Tình trạng viêm đau dạ dày xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như vi khuẩn, thói quen sinh hoạt, thực phẩm dung nạp hàng ngày hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý khác,... Bài viết sau đây sẽ giới thiệu 7 nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân viêm dạ dày và cách phòng ngừa bệnh lý này. 1. 7 nguyên nhân gây viêm dạ dày thường gặp Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể, phổ biến từ đường tiêu hoá. Loại vi khuẩn này có đặc tính sản sinh enzyme Urease làm kích thích tăng sinh kháng viêm ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP thường phát triển âm thầm và các triệu chứng viêm dạ dày do HP sẽ xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đối với người bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP có tỷ lệ điều trị, hồi phục cao tuy nhiên trường hợp không điều trị dứt điểm hoặc phát hiện muộn có thể dẫn đến các biến chứng như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,... Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc các loại thức uống chứa cồn là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng viêm dạ dày. Bởi vì rượu bia khi dung nạp vào cơ thể sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày từ đó gây kích thích và tổn thương niêm mạc gây ra các cơn đau dạ dày. Nghiêm trọng hơn, ngoài viêm loét dạ dày, người bệnh có thể gặp tình trạng xuất huyết, thủng dạ dày. Ngoài ra, khi axit dạ dày tăng có thể gây thêm các bệnh trào ngược thực quản, viêm loét thực quản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Chế độ ăn uống, thực phẩm dung nạp vào cơ thể là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Vì thế, các thói quen ăn uống kém khoa học cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm đau dạ dày như: Thời gian biểu các bữa ăn thay đổi liên tục, không đúng giờ giấc. Ăn quá no hoặc tốc độ ăn nhanh khi bụng đói khiến dạ dày bị kích thích đột ngột. Thói quen ăn nhiều gia vị chua, cay nóng hoặc thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dư thừa axit trong dạ dày là tình trạng dạ dày tiết nhiều dịch vị axit hơn mức bình thường, gây tổn thương đến niêm mạc của bộ phận này. Ngoài triệu chứng đau dạ dày thì tình trạng dư axit dạ dày có thể gây hiện tượng ợ nóng, ợ chua, nóng rát vùng thực quản. Có nhiều nguyên nhân làm tăng axit dạ dày như: ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, thức ăn lên men, thức uống có cồn, thần kinh căng thẳng, di truyền, hội chứng Zollinger-Ellison,... Khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ viêm dạ dày cấp tính hoặc các triệu chứng trào ngược axit. Bởi vì một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến quá trình cơ thể tổng hợp prostaglandin dẫn đến niêm mạc dạ dày dễ bị kích ứng. Đồng thời các loại thuốc này có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi khiến dạ dày không được bảo vệ, dẫn đến các triệu chứng viêm dạ dày. Chính vì thế, các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt nên được sử dụng theo các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Khi có dấu hiệu đau dạ dày, nguyên nhân căng thẳng thường là tác nhân dễ bị bỏ qua. Thực tế hiện nay, với áp lực công việc, học tập khiến cơ thể căng thẳng trong thời gian dài kèm theo thói quen ăn uống kém khoa học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ thần kinh từ đó tác động đến dạ dày. Khi hệ thần kinh bị căng thẳng, não bộ sẽ truyền tín hiệu và làm tăng tần suất co bóp của dạ dày gây ra các cơn đau. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, tinh thần thư giãn thì các cơn đau dạ dày ít hoặc không xuất hiện. Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến các triệu chứng đau dạ dày cấp tính diễn biến thành mạn tính, khó điều trị và gặp các biến chứng nguy hiểm khác. Rối loạn tự miễn dạ dày hay còn gọi là viêm dạ dày tự miễn thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, đái tháo đường type 2, bệnh nhân DOWN, nhược cơ,... Đây là tình trạng cơ thể bị rối loạn miễn dịch gây kháng lại enzyme H+K+ATPase và tạo ra các tổn thương gây viêm teo niêm mạc dạ dày vùng thân vị. Các rối loạn này gây ảnh hưởng thiếu sắt, thiếu vitamin B12, viêm teo giả polyp và nguy cơ loạn sản, ung thư tuyến biểu mô dạ dày. Các triệu chứng rối loạn tự miễn dạ dày cũng tương tự như viêm dạ dày thông thường như đau vùng thượng, thân vị, ợ chua, ợ nóng, nôn hoặc buồn nôn,...2. Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày Bệnh viêm dạ dày không có thuốc hoặc vacxin phòng ngừa mà phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm. Xây dựng thời gian biểu để các bữa ăn diễn ra đúng giờ mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ, cân bằng các nhóm chất cần thiết cho cơ thể bao gồm: chất đạm (thịt, cá, đậu,... ); chất xơ từ rau củ quả, trái cây tươi; vitamin C giúp tăng khả năng chống oxy hoá và tăng cường hệ miễn dịch; kẽm giúp cải thiện chữa lành vết thương và tăng hệ miễn dịch;... Thường xuyên bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hoá bằng các loại sữa chua hoặc men tiêu hoá. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thức ăn hàng ngày. Hạn chế thức ăn chua, cay nóng. Sử dụng thức uống có cồn ở mức vừa phải và không dùng khi bụng đói hoặc khi có triệu chứng đau dạ dày. Thường xuyên tập thể dục để giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể. Khi cơ thể có dấu hiệu căng thẳng nên thực hiện các biện pháp hít thở đều, nghỉ ngơi, thư giãn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Hạn chế hút thuốc lá, cà phê, trà hoặc các chất kích thích. Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau tại nhà khi chưa có chỉ dẫn hoặc thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, nên thực hiện kiểm tra hệ tiêu hóa kỹ với những đối tượng có nguy cơ. Hiện nay, bạn có thể chủ động đi thăm khám để phát hiện sớm các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày bằng cách xét nghiệm máu, phân hoặc thực hiện các nội soi hệ tiêu hoá tổng quát,...
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dich-vu-kham-tai-nha-co-tot-khong-don-vi-uy-tin-kham-benh-tai-nha
Dịch vụ khám tại nhà có tốt không? Đơn vị uy tín khám bệnh tại nhà
Một số người vì có những nguyên nhân đặc biệt, không thể tới bệnh viện để thăm khám thì có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ khám tại nhà. Vậy khám bệnh tại nhà có thực sự hiệu quả không, mời bạn tham khảo bài viết sau để có lời giải và tìm được địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ khám bệnh tại nhà uy tín. 1. Tìm hiểu chung về dịch vụ khám tại nhà Thăm khám tại nhà là dịch vụ được khá nhiều người quan tâm và lựa chọn trong thời gian gần đây. Nhờ vậy, chúng ta tiết kiệm được thời gian di chuyển và chờ đợi tại bệnh viện, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng. Trong gói , các bạn có thể được lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần thiết cho việc theo dõi, chẩn đoán bệnh). Các nhân viên y tế có kinh nghiệm sẽ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, bảo quản mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn, chính vì thế kết quả xét nghiệm vẫn đảm bảo độ chính xác so với thực hiện trực tiếp tại bệnh viện. Sau khi có kết quả kiểm tra, các bạn sẽ được bác sĩ liên lạc để thông báo tình hình sức khỏe, tư vấn về kế hoạch chăm sóc và điều trị bệnh. Nhu cầu sử dụng dịch vụ khám tại nhà có xu hướng gia tăng gần đây, đặc biệt kể từ khi đại dịch Covid - 19 bùng phát. Tuy nhiên, khách hàng nên tìm hiểu và lựa chọn đơn vị y tế uy tín, có kinh nghiệm thăm khám tại nhà để đảm bảo có kết quả chính xác. 2. Đối tượng nào nên sử dụng dịch vụ khám tại nhà? Bất cứ ai cũng có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ khám tại nhà nếu có nhu cầu. Trong đó, người già, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch kém thường được khuyến khích dùng dịch vụ . Họ là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm virus, vi khuẩn, nấm tấn công tương đối cao, nếu không cẩn thận, họ rất dễ bị lây bệnh từ bên ngoài. Bên cạnh đó, người có tiền sử mắc bệnh mạn tính, thường xuyên phải theo dõi sức khỏe cũng nên dùng dịch vụ thăm khám tại nhà, ví dụ như bệnh nhân cao huyết áp, người bị tiểu đường, viêm gan B mạn tính, suy giáp, hen phế quản,… Người mắc bệnh tim mạch như rối loạn mỡ máu, suy tim cũng được khuyến khích đặt lịch để bác sĩ thăm khám tại nhà định kỳ.3. Những ưu điểm nổi bật của dịch vụ khám bệnh tại nhà Khi lựa chọn khám tại nhà, chúng ta sẽ chủ động về mặt thời gian, sắp xếp lịch khám bệnh phù hợp với kế hoạch cá nhân. Nếu như đi khám trực tiếp tại bệnh viện, bạn bắt buộc phải tới vào khung giờ cố định, thời gian chờ đợi lâu thì dịch vụ thăm khám tại nhà khá linh động. Khi gặp vấn đề sức khỏe, bạn chỉ cần đặt lịch, bác sĩ và nhân viên y tế sẽ sắp xếp thời gian và tới thăm khám 24/7. Bên cạnh chủ động về thời gian thăm khám, chúng ta còn tiết kiệm được thời gian di chuyển và chờ đợi kiểm tra, nhận kết quả khám. Đây là ưu điểm tuyệt vời của dịch vụ , giúp người bệnh giảm bớt áp lực tâm lý, tránh ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Đặc biệt, khám tại nhà còn giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh trong cộng đồng. Chính vì thế, người già, trẻ nhỏ hoặc bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu thường ưu tiên lựa chọn dịch vụ thăm khám tại nhà thay vì tới trực tiếp bệnh viện.4. Những ưu điểm vượt trội của dịch vụ Sức khỏe của cả gia đình sẽ được kiểm tra, đồng thời đánh giá môi trường sống và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe. Được lựa chọn rất nhiều dịch vụ y tế tiện ích khác nhau như thay băng, cắt chỉ, chăm sóc vết thương,... Tư vấn hỗ trợ 24/7. Được bác sĩ lập kế hoạch bảo vệ sức khỏe cả năm, tư vấn dinh dưỡng,... và rất nhiều tiện ích khác.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-benh-ly-nhe-nhung-co-the-dan-den-ung-thu
Trào ngược dạ dày thực quản - Bệnh lý nhẹ nhưng có thể dẫn đến ung thư
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa khá phổ biến. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều chủ quan, không đi khám và thường tự mua thuốc uống tại nhà. Nhưng đây chính là một trong những lý do khiến cho bệnh trở nặng và khó điều trị hơn về sau, thậm chí có thể dẫn đến ung thư. 1. Trào ngược dạ dày thực quản và những dấu hiệu đặc trưng Trào ngược dạ dày thực quản (viết tắt GERD) là dạng bệnh lý khá phổ biến với khoảng 10 - 20% dân số mắc bệnh và có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh xuất hiện khi lượng acid ở trong dạ dày trào ngược lên trên phần thực quản khiến cho các niêm mạc thực quản bị tổn thương và gây cảm giác khó chịu. Triệu chứng nổi bật nhất của dạng bệnh lý này là ợ nóng, ợ chua, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, còn có triệu chứng đau tức ở vùng thượng vị, khó chịu sau xương ức. Tình trạng viêm thực quản có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau khi nuốt, khó nuốt,... do niêm mạc thực quản bị sưng, có thể bị phù nề. Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn có thể gây ra những biểu hiện khác như ho, bị khàn giọng hoặc khò khè,... và thường bị nhầm lẫn với bệnh lý hô hấp. 2. Nguyên nhân gây bệnh Những nguyên nhân làm chứng trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện gồm: Suy giảm các chức năng co thắt thực quản dưới vì tác dụng ngoài mong muốn của một số loại thuốc như glucagon, aspirin,... Thường xuyên sử dụng các chất kích thích. Người bị mắc các bệnh lý xơ hóa, bị nhiễm trùng thực quản, bị suy yếu ở cơ vòng,. . Lượng acid ở trong dạ dày bị dư thừa. Do sinh hoạt, ăn uống không điều độ và lành mạnh. Có thói quen ăn nhanh và ăn một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian ngắn khiến dạ dày bị quá tải. Bị thừa cân, béo phì gây nên tình trạng chèn ép hoặc tạp áp lực lên bụng (nhất là dạ dày). Đối với phụ nữ đang mang thai, khi kích thước của em bé tăng lên sẽ có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Bị căng thẳng hoặc stress kéo dài khiến hệ thần kinh phó cảm bị tác động gây nên hiện tượng trào ngược,...3. Đối tượng nào dễ bị trào ngược dạ dày thực quản? Trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Không phải trường hợp nào cũng có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây được đánh giá là có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn thông thường: Những trường hợp bị thừa cân hoặc bị béo phì. Người đang mang thai, nhất là khoảng thời gian cuối thai kỳ vì tử cung mở rộng có thể gây chèn ép lên một số cơ quan tiêu hóa khiến hiện tượng trào ngược xuất hiện. Những bệnh nhân đang sử dụng một vài loại thuốc cụ thể như hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, nhóm thuốc an thần,... Người thường xuyên hút thuốc hoặc hút thuốc lá thụ động, nguồn khói thuốc đi qua đường thực quản có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích. Những trường hợp bị thoát vị hoành, bị liệt dạ dày hoặc bị mắc các bệnh lý mô liên kết ví dụ như bị xơ cứng bì,... Người có thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học. Bên cạnh đó, nếu tình trạng stress kéo dài cũng có thể gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày, nhất là ở người trẻ. Căng thẳng có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều cortisol làm lượng acid trong dạ dày tăng lên và làm gia tăng trương lực co bóp. Từ đó, phần dịch dạ dày sẽ bị đẩy trào ngược lên thực quản. Thêm vào đó, căng thẳng kéo dài cũng sẽ khiến nhu động thực quản bị rối loạn khiến cho các cơ co thắt thực quản dần nhạy cảm hơn. Tình trạng giãn mở cơ diễn ra một cách thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến dịch vị bị đẩy ngược lên thực quản. 4. Những biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nên nhiều biến chứng và nguy hiểm hơn là có thể đe dọa tính mạng. Theo đó, những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải như: Viêm thực quản: Khá phổ biến ở khoảng 50% trường hợp bị trào ngược dạ dày. Người bị viêm thực quản sẽ có nhiều triệu chứng tương tự như chứng trào ngược: ợ nóng, bị đau ngực, khó nuốt hơn,... Bị hẹp thực quản với một số biểu hiện điển hình như đau ngực, bị vướng nghẹn lại ở vùng cổ,... Trong quá trình acid trào ngược sẽ khiến lớp niêm mạc bị ăn mòn, lâu dần sẽ bị viêm. Tình trạng trào ngược kéo dài sẽ khiến cho thực quản gặp nhiều tổn thương không thể nào phục hồi và dần xuất hiện các mô sẹo khiến bên trong thực quản bị hẹp. Nếu bệnh lý không được điều trị đúng cách sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Barrett: Biến chứng này thường chỉ diễn ra với tỷ lệ khoảng 8 - 15%. Barrett là một biến chứng nguy hiểm và không xuất hiện bất cứ biểu hiện đặc biệt nào. Bệnh nhân được nghi ngờ bị Barret sẽ được chỉ định nội soi kết hợp sinh thiết để có kết quả chính xác nhất. Bệnh nhân Barrett cần được theo dõi và có phương án điều trị chặt chẽ vì chúng có thể biến chứng thành ung thư biểu mô thực quản. Ung thư biểu mô ở tuyến thực quản: Biến chứng này phổ biến hơn ở những trường hợp bệnh nhân trên 50 tuổi và có thể gây tử vong với tỷ lệ khá cao. Trong thời gian đầu, bệnh lý sẽ không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể cảm thấy đau ở xương ức sau, bị khàn tiếng và sụt giảm cân nặng đột ngột,... Hệ thống các máy nội soi tiêu hóa như CV- 170 Olympus (Nhật Bản). Máy định danh vi khuẩn như HP HIGIR FORCE 500. Hệ thống các máy siêu âm như VIVID-T8, VOLUSION 730, X6,... Máy chụp X-quang, MRI, CT Scan,... Phòng nội soi khép kín giúp rút ngắn thời gian thăm khám.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bi-bo-xit-tieu-vao-da-co-lam-sao-khong-
Bị bọ xít tiểu vào da có làm sao không?
Bọ xít là một loài côn trùng rất quen thuộc với con người. Chúng hay xuất hiện ở các loại cây như vải, nhãn và có hại cho cây trồng. Bọ xít có khả năng tiết ra một chất dịch màu vàng có chứa axit. Bị bọ xít tiểu vào da có thể khiến da bị đau rát, phồng rộp và lở loét rất nguy hiểm. Để tìm hiểu về loài bọ xít và cách xử trí khi bị bọ xít tiểu vào da, mời quý bạn đọc cùng theo dõi những thông tin dưới đây. 1. Bị bọ xít tiểu vào da có triệu chứng gì? Bọ xít là côn trùng thuộc họ Tessaratomidea. Chúng thường sinh sôi mạnh mẽ vào mùa hè và có hại cho cây trồng. Trứng bọ xít thường tập trung thành một cụm và bám chặt vào bề mặt lá cây hay quần áo khi phơi ngoài trời. Trứng bọ xít hình tròn, ban đầu nó có màu xanh nhạt, về sau sẽ chuyển thành hồng tối và màu đen khi sắp nở ra. Khi chưa nở hoặc chưa bị vỡ, trứng bọ xít không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên nếu những quả trứng này bị vỡ hoặc nở ra sẽ giải phóng một chất dịch màu vàng. Trong trường hợp không may tiếp xúc với chất dịch này, da của bạn sẽ bị phồng rộp, tổn thương và lở loét. Sở dĩ chất dịch đó nguy hiểm như vậy là do nó có chứa một loại axit cực mạnh. Nguy hiểm hơn nếu nó bắn vào mắt nạn nhân còn có thể gây mù lòa. Ngay sau khi bị bọ xít tiểu vào da, người bệnh sẽ lập tức có phản ứng rất rõ ràng, cụ thể như sau: Cảm giác đau và nóng rát ở vị trí da tiếp xúc với chất dịch. Nếu chỉ bị nhẹ thì vùng da bị dính chất dịch sẽ bị chuyển màu vàng, sau đó là nâu sẫm, cuối cùng trở thành vết thâm khó biến mất. Nếu bị nặng thì sẽ xuất hiện vết bỏng trên da, tổn thương như một đám da hoại tử khô. Những trường hợp bị bọ xít tiểu vào da gây bỏng thì vết thương sẽ không có viền đỏ, tình trạng phù nề, xung huyết sau đó mới dần xuất hiện bao quanh vết bỏng. Thực tế đã chứng minh bọ xít là một loài côn trùng vô cùng nguy hiểm. Loại bọ xít hút máu người có chứa ký sinh trùng tên là Trypanosoma cruzi - nguyên nhân gây nên bệnh Chaga. Khi bị ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi và giảm miễn dịch. Nghiêm trọng hơn nữa là sẽ gây tắc nghẽn mạch máu, sau cùng là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 2. Cách xử trí khi bị bọ xít tiểu và da Khi bị bọ xít tiểu vào da, bạn tuyệt đối không được xoa hoặc dùng tay lau nó đi. Bởi vì điều này vô tình sẽ khiến axit trong nước tiểu bọ xít gây tổn thương lan sang những vùng da xung quanh. Thay vào đó, bạn hãy nhanh chóng đặt tay dưới vòi nước và xối vào vết thương. Nếu da đã bị bỏng rộp thì bạn hãy đi khám để được điều trị. Đối với những nạn nhân bị bọ xít tiểu vào mắt thì không được dụi mắt vì sẽ làm tổn thương mắt, tình trạng viêm nhiễm cũng vì thế mà trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này bạn nên lấy bông/gạc có nhúng nước muối sinh lý và liên tục chấm vào mắt trong khoảng 20 phút. Nếu tình trạng viêm nhiễm lan rộng, có xuất hiện triệu chứng xung huyết, sưng đỏ, mắt mờ đi thì hãy ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra, tránh để điều này ảnh hưởng đến thị lực. Do đó, người dân cần lưu ý không nên phơi quần áo ngoài trời, gần khu vực có nhiều cây cối nhất là vào mùa hè. Trước khi thu gấp hay mặc quần áo thì bạn hãy kiểm tra thật kỹ xem có trứng bọ xít bám vào hay không. Nếu thấy bọ xít, tuyệt đối không đập bọ xít bằng tay mà hãy dùng dụng cụ để bắt nó, giết bỏ và lau sạch .3. Nên bôi thuốc gì khi bị bọ xít tiểu vào da? Tùy thuộc vào tình trạng của da sẽ áp dụng những biện pháp xử trí và điều trị khác nhau:3.1. Đối với vết thương vừa và nhẹ Nếu tổn thương chỉ ở mức độ nhẹ, không phải cấp tính thì bạn có thể sử dụng những loại thuốc sau: Dùng thuốc kháng histamin dạng uống để giảm ngứa. Dùng thuốc corticosteroid đường uống hoặc dạng bôi để chống viêm. Dùng bổ sung vitamin hoặc kẽm. Dùng các loại thuốc bôi khác như wonder glove, dermafin, dermashild giúp làm mềm da. Bạn cần lưu ý là tuyệt đối không được chà rửa vết thương vì sẽ khiến tổn thương bị trầy xước và lan rộng, dễ dàng bị bội nhiễm.3.2. Đối với tổn thương nặng, cấp tính Sử dụng thuốc kháng histamin: khi bị bọ xít tiểu vào da, bạn có thể dùng 1 hay kết hợp 2 loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 và 2. Trong đó cần lưu ý là những thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ, do đó bạn không nên dùng thuốc vào ban ngày khi đang làm việc, lái xe hay phải vận hành máy móc. Còn thuốc kháng histamin thế hệ 2 thì ít gây tác dụng phụ này nên bạn có thể sử dụng cho cả ban ngày và ban đêm. Thuốc kháng viêm và chống phù nề: corticosteroid có thể được sử dụng đối với trường hợp này, theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra để vết thương mau lành bạn cũng có thể kết hợp với corticosteroid dạng gel bôi ngoài da hoặc dùng hồ nước. Vết thương sẽ nhanh chóng khô lại. Khi vết thương đã khô bạn mới áp dụng corticosteroid dạng kem. Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ: nếu vết thương có nguy cơ bội nhiễm thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn chặn tình trạng này. Dạng kháng sinh có thể là đường uống hoặc đường tiêm nếu bị nhiễm trùng nặng. *Lưu ý: các thuốc được dùng trong điều trị những vết thương do bọ xít gây ra cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý sử dụng vì có thể gặp phải biến chứng do tác dụng phụ nếu dùng thuốc sai cách. Như vậy có thể thể thấy rằng, bị bọ xít tiểu vào da rất nguy hiểm. Do đó khi gặp phải tình huống này, tốt nhất là bạn nên sơ cứu và dùng thuốc theo hướng dẫn để hạn chế những tổn thương làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/acid-salicylic-tri-mun-co-hieu-qua-khong-
Acid salicylic trị mụn có hiệu quả không?
Acid salicylic trị mụn là từ khóa hiện đang được rất nhiều người tìm kiếm. Đây là một hoạt chất có khả năng thẩm thấu nhanh chóng vào da và điều trị các vấn đề về viêm mụn rất hiệu quả. 1. Tìm hiểu chung về Acid salicylic Acid salicylic còn có tên gọi khác là Beta Hydroxy Acid (BHA) - một dạng acid gốc dầu. Nó thường được ứng dụng vào công nghiệp sản xuất mỹ phẩm chăm sóc da. Acid salicylic có khả năng thẩm thấu vào các lớp biểu bì để loại bỏ các tế bào chết, giải phóng bít tắc và dầu thừa giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm và hạn chế sự hình thành của các nốt mụn trứng cá. Vì vậy Acid salicylic xuất hiện khá phổ biến trong các sản phẩm như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, toner hay các loại kem dưỡng trị mụn. Dưới đây là 3 tác dụng chính của Acid salicylic:1.1. Acid salicylic trị mụn Acid salicylic phát huy hiệu quả đối với các trường hợp da có xuất hiện mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Nhờ cơ chế giảm tiết dầu thừa, kháng viêm, kháng khuẩn, thu nhỏ lỗ chân lông và làm sạch sâu, hoạt chất này giúp loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây mụn một cách hiệu quả. Do đó Acid salicylic rất phù hợp để áp dụng cho những người bị mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều loại thuốc chứa thành phần Acid salicylic. Tuy nhiên đối với những làn da đang bị mụn nặng thì nên đi khám da liễu để có phác đồ điều trị hợp lý nhất.1.2. Axit Salicylic thúc đẩy sản xuất tế bào mới Với khả năng tẩy tế bào chết, làm mờ nếp nhăn, Acid salicylic giúp kích thích sản sinh collagen và trẻ hóa làn da. Tuy nhiên để làm được điều này cần có sự can thiệp y khoa khi áp dụng nồng độ Acid salicylic phù hợp.1.3. Axit Salicylic đem đến một làn da đều màu, trắng sáng Với công nghệ Chemical Peel kết hợp cùng Acid salicylic, những lớp tế bào già cỗi trên làn da của bạn sẽ dần dần bong tróc và giúp mụn ẩn được đẩy lên nhanh chóng. Acid salicylic giúp gom cồi mụn và chữa lành vết thương. Làn da cũng nhờ thế mà được cải thiện tone màu, trở nên trắng sáng và rạng rỡ hơn.2. Top các sản phẩm chăm sóc da phổ biến có chứa Acid salicylic Sau đây là danh sách 3 sản phẩm có chứa Acid salicylic trị mụn được các bác sĩ da liễu khuyên dùng và phổ biến trên thị trường. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.2.1. Kem trị mụn La Roche-Posay Effaclar Duo Plus Các thành phần chứa trong loại kem trị mụn này bao gồm: Acid salicylic, Niacinamide, Piroctone Olamine, Procerad, Targeted Linoleic Acid, LHA và Salicylic Acid,... Đây là sản phẩm phù hợp với những làn da có đặc điểm là dầu và mụn. Công dụng chính của loại kem này là giúp tẩy tế bào chết nhẹ, kích thích tái tạo tế bào da, đem lại một làn da mới mịn màng và ưu điểm là không gây kích ứng. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có tác dụng điều trị tình trạng thâm sau mụn một cách hiệu quả.2.2. Sữa rửa mặt Effaclar Medicated Gel của La Roche-Posay Trong loại sữa rửa mặt này có chứa các hoạt chất như: Acid salicylic, Lipo Hydroxy Acid (LHA), Selenium, Salicylic acid (BHA), Citric Acid, Glycerin,... Sự kết hợp của các thành phần trên trong sản phẩm sữa rửa mặt Effaclar Medicated Gel đã giúp làn da giữ được độ ẩm tự nhiên, cân bằng lượng dầu thừa, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn nhờ công dụng làm sạch sâu. Vì vậy sản phẩm này được khuyên dùng cho những làn da nhạy cảm và dầu mụn. Sữa rửa mặt trị mụn Effaclar Medicated Gel không làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên làn da. Sản phẩm được đánh giá cao về hiệu quả trị mụn nhờ chứa thành phần BHA, giúp cân bằng lượng nhờn trên da, làm sạch sâu, loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn. La Roche-Posay Effaclar Medicated Gel phù hợp với da dầu mụn và da nhạy cảm.2.3. Toner Effaclar Clarifying Solution FacialĐây cũng là một sản phẩm của thương hiệu La Roche-Posay với công thức chứa Acid salicylic. Toner có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ điều trị mụn viêm và kháng khuẩn. So với những toner acid khác thì sản phẩm này chứa hàm lượng AHA và BHA thấp hơn. Do đó bên cạnh khả năng giảm mụn nó còn giúp duy trì độ ẩm cho da. 4. Khi dùng Acid salicylic trị mụn cần lưu ý những gì?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cpr-la-gi-quy-trinh-thuc-hien-nhu-the-nao-va-mot-so-dieu-luu-y
CPR là gì? Quy trình thực hiện như thế nào và một số điều lưu ý
Đối với những người bị ngừng tim, việc thực hiện CPR kịp thời có thể nâng cơ hội sống của họ lên tới gấp 3 lần. Vậy CPR là gì? được thực hiện trong những trường hợp nào và cần lưu ý gì không, hãy cùng tìm hiểu sau đây. 1. CPR là gì? CPR là một quy trình cấp cứu nhằm hồi sinh tim phổi với tên đầy đủ là Cardiopulmonary Resuscitation. Chúng được sử dụng nhằm mục tiêu cứu sống cho một người mà tìm đã ngừng đập hoặc ngừng thở. Kỹ thuật này được thực hiện bao gồm nhiều thao tác khác nhau, chẳng hạn như: ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo. Trong đó, ép tim ngoài lồng ngực mang lại tác động quan trọng, có thể khiến cho nhịp tim được trở lại như bình thường, máu lưu thông tới các cơ quan quan trọng trong thời gian người bệnh được điều trị bằng các phương pháp chuyên biệt. Kỹ thuật này được áp dụng trong các trường hợp người bệnh ở trong tình trạng nguy kịch nhằm nâng cao khả năng sống sót và phục hồi sau khi điều trị. Một số trường hợp cụ thể bao gồm: Người bị chấn thương nặng dẫn đến tình trạng ngừng tim, ngừng hô hấp. Người bị ngừng tim đột ngột do nhồi máu cơ tim, rung thất, suy hô hấp,... Người bị đuối nước dẫn tới ngạt thở. Bị điện giật. Ngộ độc thực phẩm. Khi được thực hiện kỹ thuật PCR càng sớm, cơ hội hồi phục của người bệnh càng cao. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ được sử dụng đối với trường hợp người bệnh không thở, không có sự lưu thông máu, có thể bất tỉnh, thở không bình thường hoặc thở gắng sức, thở ngáp, tím tái, mạch cảnh, không bắt được mạch bẹn,...2. Các bước tiến hành CPRCùng với câu hỏi CPR là gì, các bước để tiến hành kỹ thuật này cũng được nhiều người quan tâm. Theo đó, điều cần được thực hiện nhanh nhất khi thấy bệnh nhân bất tỉnh hoặc có dấu hiệu khó thở, ngừng thở là gọi cấp cứu 115 rồi tiến hành hô hấp nhân tạo. Các bước thực hiện như sauĐối với người trưởng thành Ép tim: trước hết, cần để cho người bệnh được nằm ngửa trên một bề mặt chắc chắn và phẳng. Sau đó, người thực hiện quỳ bên cạnh, đặt gót bàn tay ở khoảng giữa hai núm vú (giữa ngực), hai tay chồng lên nhau rồi ấn thẳng xuống ngực ít nhất 5cm. Nên thực hiện ép với tốc độ 100 - 120 lần/phút. Hô hấp nhân tạo: Nâng cằm để đầu bệnh nhân ngửa ra sau, đồng thời dùng tay móc sạch đờm dãi của bệnh nhân nhằm giúp đường thở thông thoáng. Tiếp đến là dùng tay bóp mũi và hà hơi thổi ngạt vào đường thở của bệnh nhân, thực hiện xen kẽ với ép tim ngoài lồng ngực, trùng bình 5 lần ép tim một lần thổi ngạt. Trong trường hợp không biết cách hô hấp nhân tạo, hãy tiếp tục ép ngực cho họ để chờ nhân viên y tế tới. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi Có thể tiến hành theo các bước: đặt 2 ngón tay vào vùng giữa của ngực trẻ rồi đẩy xuống khoảng 4cm. Thực hiện tốc độ ép như với người lớn. Theo đó, một chu kỳ CPR được tính bằng 30 lần ép ngực và 2 lần hít thở. Nếu thực hiện quá nhiều, có thể khiến cho người bệnh bị tổn thương.3. Tiến hành CPR, bạn cần đảm bảo những nguyên tắc nào? Tìm hiểu CPR là gì, bạn cần lưu ý tới những nguyên tắc khi tiến hành thao tác này. Theo đó, cần đảm bảo nguyên tắc DRSCAB, cụ thể: Danger (sự nguy hiểm): chắc chắn rằng cả bản thân bạn lẫn người được trợ giúp đều tránh được nguy hiểm, đảm bảo an toàn. Response (phản ứng): Trong quá trình thực hiện, cần theo dõi phản ứng của cơ thể người bệnh bằng cách hỏi tên, lay người hoặc yêu cầu họ giơ tay, chân. Send (gọi cấp cứu): đây là thao tác quan trọng, cần được thực hiện ngay lập tức và cung cấp thông tin một cách chính xác, cụ thể nhất. Circulation (tuần hoàn): Bạn cần theo dõi, đánh giá sự tuần hoàn của người bệnh bằng cách quan sát, kiểm tra mạch tại cánh tay, cổ, bẹn,... Nếu mạch của bệnh nhân không xuất hiện, đồng nghĩa với việc đã bị sốc và có nguy cơ tim ngừng đập. Nếu bệnh nhân bị chảy máu, cần tìm cách cầm máu càng nhanh càng tốt. Airways (kiểm tra đường thở): Nếu nạn nhân bất tỉnh và không phản ứng, hãy nâng cằm để họ ngửa đầu về sau và kiểm tra nhịp thở. Cùng với đó, hãy tìm xem trong đường thở của nạn nhân có dị vật hay chất nhầy không để loại bỏ ngay. Breathing (theo dõi nhịp thở): bằng cách quan sát xem lồng ngực có sự chuyển động lên xuống hay không. Cũng có thể đặt tai gần mũi, miệng họ để kiểm tra hơi thở. Nếu nạn nhân vẫn thở, hãy để cho đầu, cổ, cột sống của họ được thẳng hàng để đường thở không bị ngắt quãng.4. Vai trò và những nguy cơ có thể gặp phải đối với kỹ thuật CPRNhư trên đã nói, việc thực hiện CPR kịp thời có thể giúp cho người bệnh thoát khỏi tình trạng nguy kịch và sống sót. Khi tim ngừng đập, máu sẽ không thể lưu thông tới các cơ quan và oxy vì thế cũng không thể luân chuyển trong cơ thể.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhung-shippers-dac-biet-mang-suc-khoe-den-moi-nha
Những shippers “đặc biệt” mang sức khỏe đến mọi nhà
Có một nghề luôn miệt mài rong ruổi trên từng cây số, không quản ngại trèo đèo vượt suối, nắng gắt mưa rào, lăn xả tận tâm để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân. Những bữa cơm dở dang, giấc ngủ gián đoạn... Hôm nay là ca trực của mình nên anh không còn xa lạ với những việc “bất thình lình” ập đến thế này trong suốt quãng thời gian hơn 5 năm làm nghề. May mắn có vợ thấu hiểu và dành trọn vẹn sự cảm thông với công việc của anh, anh vội bỏ bát cơm để lên đường làm nhiệm vụ ngay. Vì sức khỏe cộng đồng, họ chấp nhận những bữa cơm dở dang, giấc ngủ gián đoạn, bất chấp mọi thời gian và điều kiện thời tiết khắc nghiệt để có mặt kịp thời phục vụ nhu cầu lấy mẫu xét nghiệm chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà của người dân. Mặc dù đặc thù công việc chứa đựng nhiều vất vả nhưng với sứ mệnh phục vụ cộng đồng, họ vẫn giữ vững tinh thần nhiệt huyết, bền bỉ và lòng tận tâm cống hiến phục vụ khách hàng. Hơn 4 triệu người dân tin chọn sử dụng mỗi năm đã phần nào thể hiện chất lượng cùng uy tín của dịch vụ. Dù vất vả, khó khăn ra sao, họ vẫn luôn thường trực nụ cười trên môi và phục vụ bằng lòng nhiệt thành nhất. Song hành cùng “điểm cộng” về thái độ phục vụ, “kiềng 3 chân” tạo nên sự tin tưởng sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của đông đảo người dân, cũng như sự công nhận của các Ban/Ngành/đơn vị có uy tín đó là: Chất lượng xét nghiệm đạt song hành hai tiêu chuẩn quốc tế danh giá của Hoa Kỳ (CAP) và ISO 15189:2012; Chi phí tối ưu, hợp lý, phí đi lại chỉ 10.000 VNĐ/địa chỉ không đổi trong suốt gần 30 năm kể từ khi thành lập.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nam-rom-cong-dung-va-luu-y-khi-dung
Nấm rơm: Công dụng và lưu ý khi dùng
Nấm rơm rất phổ biến ở nước ta và là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Không những vậy, loại nấm này còn chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là công dụng của nấm rơm và một số điều cần lưu ý khi tiêu thụ loại nấm này. 1. Những lợi ích sức khỏe từ nấm rơm Trung bình trong 100g nấm rơm sẽ có chứa khoảng 57 calo, 3,6g protein, 3,4g Carbohydrate, 3,2g chất béo và khoảng 1,1g chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất,... Nấm rơm được dùng để chế biến thành nhiều món ăn có hương vị thơm ngon và có thể mang đến những lợi ích sức khỏe như sau: - Nấm rơm giúp tăng cường hệ miễn dịch: Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, nấm rơm cũng có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại những gốc tự do, phòng ngừa nhiễm trùng và giúp những vết thương nhanh lành hơn. - Tốt cho sức khỏe tim mạch: Trong loại nấm này có chứa nhiều khoáng chất và kali rất tốt cho hoạt động của hệ tim mạch. Cụ thể, kali có tác dụng đảm bảo cho mạch máu hoạt động ổn định, chống viêm nhiễm cho các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó, tiêu thụ nấm rơm cũng giúp giảm cholesterol hiệu quả. - Ngăn ngừa ung thư: Nấm rơm có chứa chất Axit linoleic có tác dụng hạn chế tình trạng tăng hormone estrogen, từ đó hạn chế tình trạng mất cân bằng nội tiết tố và phòng ngừa ung thư vú. Ngoài ra, loại nấm này còn có chứa hợp chất beta-glucans, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của những tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Hơn nữa, chất selen trong nấm rơm còn giúp ức chế tế bào ung thư. - Là thực phẩm phù hợp cho người bị tiểu đường: Nấm rơm có lượng chất béo và carbohydrate tương đối thấp nên rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với người bệnh tiểu đường. Nấm rơm rất tốt cho các hoạt động của gan, tuyến tụy, giúp tăng sản sinh insulin ở mức thích hợp. - Hỗ trợ tăng trưởng: Ăn nấm rơm chính là cách bổ sung đạm cho cơ thể để giúp các mô tăng trưởng và đảm bảo hoạt động của nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể. - Giúp xương chắc khỏe: Nấm rơm có chứa một lượng lớn canxi và cũng là một loại thực phẩm rất giàu vitamin D. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của hệ thống xương khớp. Do đó, bổ sung nấm rơm trong các bữa ăn hàng ngày cũng chính là cách giúp bạn tăng cường và hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh lý về xương khớp. - Ngoài những công dụng sức khỏe nêu trên, nấm rơm còn giúp ngăn ngừa thiếu máu, thanh nhiệt, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, béo phì, cao huyết áp và suy nhược cơ thể,...2. Ăn nhiều nấm rơm có tốt không? Nấm rơm rất dễ ăn và có chứa nhiều dưỡng chất nhưng hãy loại bỏ ngay suy nghĩ ăn càng nhiều nấm rơm càng tốt. Việc ăn quá nhiều nấm rơm không thể mang lại nhiều lợi ích như mong đợi mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như sau: - Rối loạn tiêu hóa: Trong đó phổ biến nhất là một số triệu chứng như đau quặn bụng và tiêu chảy. - Dị ứng: Mặc dù dị ứng với nấm rơm là hiện tượng rất hiếm gặp. Triệu chứng khi bị dị ứng với nấm rơm có thể kể đến như triệu chứng thở khò khè, nổi mề đay, khó thở, sưng họng, ho, sưng môi hoặc sưng lưỡi, co thắt thanh quản hoặc, ngất xỉu,... - Nhiễm asen, gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe. 3. Ăn nấm rơm như thế nào? Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn ăn nấm rơm đúng cách và đảm bảo tốt cho sức khỏe: - Trước hết nên chọn mua những loại nấm còn tươi, chưa nở hết, mũ nấm tròn, khi bóp nhẹ vẫn thấy cứng và không bị mềm nhũn. - Khi sơ chế nấm, bạn cần lưu ý: Cạo sạch hết bụi bẩn và cắt bỏ phần gốc. Ngâm nấm với nước muối pha loãng và rửa sạch. - Nếu mua nấm khô, bạn nên quan sát kỹ màu sắc, mùi và hình dạng của nấm. Không nên mua loại nấm đã lâu ngày hoặc có hiện tượng mốc để tránh gặp phải những vấn đề về sức khỏe. - Nếu sử dụng nấm rơm khô: Trong quá trình chế biến nấm, bạn cũng cần cẩn trọng. Đầu tiên, hãy ngâm nấm cùng với nước muối. Sau đó nấu nấm cùng nước đun sôi trong khoảng 5 phút. Vớt nấm ra, rửa sạch và để ráo. - Lưu ý không nên rửa nấm quá kỹ để đảm bảo giữ được nguyên dưỡng chất của nấm trước khi chế biến. - Không nên nấu nấm trong nồi nhôm để tránh việc nấm bị chuyển sang màu đen. - Không nên kết hợp nấm rơm với những loại thực phẩm có tính hàn để tránh nguy cơ bị đau bụng. - Không ăn nấm kết hợp với uống rượu để tránh nguy cơ ngộ độc, nôn mửa. 4. Bảo quản nấm rơm như thế nào? Bảo quản nấm rơm cũng là một khâu rất quan trọng để đảm bảo nấm rơm luôn tươi ngon và giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng. Nếu bảo quản không đúng cách có thể khiến nấm nhanh hỏng, mất đi giá trị dinh dưỡng và khi ăn vào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bảo quản nấm rơm: - Bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 10 – 15 độ C. Thông thường, nấm rơm để trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể dùng trong 2 đến 3 ngày. Để giữ được trọn vẹn dưỡng chất của nấm, bạn nên hút chân không trước khi bỏ vào tủ lạnh. - Nếu muốn phơi khô nấm rơm, bạn cần lưu ý rửa sạch nấm và đem phơi nắng cho khô, sau đó sấy khô ở nhiệt độ từ 40 đến 43 độ C. Nấm rơm đã phơi khô sẽ có thể bảo quản được khoảng 6 tháng. Có thể nói rằng, nấm rơm không chỉ là loại thực phẩm có hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung nấm rơm vào chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn vừa đủ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/trai-thu-lu-co-tac-dung-gi-
Trái thù lù có tác dụng gì?
Cây thù lù là một loại cây dại nhưng quả của nó rất tốt cho sức khỏe và là thành phần có trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh lý như bệnh tiểu đường, viêm phế quản,... Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc tính cũng như công dụng của trái thù lù. 1. Trái thù lù có những đặc điểm gì? Cây thù lù có rất nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như cây tầm bóp, cây lồng đèn,... Loại cây này thuộc họ cà và có những đặc điểm như sau: - Là loại cây thảo, mọc rủ xuống đất và chiều cao của nó từ 50 đến 90cm. Phần thân cây được phân chia thành nhiều cành. - Lá cây hình bầu dục và có màu xanh, cuống lá dài và thường mọc so le nhau. - Hoa mọc đơn độc và có màu trắng, nhụy hoa màu vàng. - Trái thù lù có hình tròn, nhẵn và thuộc loại quả mọng. Trung bình đường kính của trái thù lù sẽ từ 1,5 cm đến 2,5 cm. Trong lượng một quả sẽ khoảng 6 đến 10g. Loại quả này có màu cam cùng với hương vị rất độc đáo, vị chua chua, ngọt ngọt rất đặc trưng. Trái thù lù còn có một tên gọi khác là cây tầm bóp. Sở dĩ chúng có tên gọi này là do khi bóp, loại quả này phát ra tiếng nổ nhỏ, rất vui tai. Khi những quả thù lù chín đồng loạt sẽ rất đẹp, chúng giống như những chiếc đèn lồng màu vàng rực rỡ đang được treo trên cây. Có thể sử dụng trái thù lù theo những cách khác nhau, chẳng hạn như ăn tươi, dùng để làm mứt, làm bánh kem, làm salad hoặc để trang trí các món ăn.2. Những lợi ích sức khỏe từ trái thù lù Có rất nhiều loại cây thù lù khác nhau và mỗi loại lại có những đặc tính riêng và khả năng sinh trưởng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các loại quả thù lù đều có chung đặc điểm là có lớp vỏ bọc bên ngoài. Tuy rằng, tên gọi của loại quả này rất bình thường và có một chút kỳ lạ nhưng những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại là vô cùng lớn. Chính vì thế, giá thành của trái thù lù thường rất cao. Đây là loại quả có chứa rất nhiều vitamin A. Cùng một trọng lượng như nhau nhưng trái thù lù có chứa nhiều vitamin A gấp 3 lần so với quả việt quất, cao hơn 10 lần so với quả cherry và cao hơn 13 lần so với quả phúc bồn tử. Bên cạnh đó, trái thù lù còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhiều vitamin C, vitamin B3 và rất nhiều loại khoáng chất, đặc biệt là canxi và sắt,. . Dưới đây là một số công dụng của loại quả đặc biệt này: - Bảo vệ gan và thận: Gan và thận là những cơ quan quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt, 2 cơ quan này có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn uống của chúng ta. Nếu ăn uống không khoa học, không lành mạnh, bạn có nguy cơ gặp phải nhiều bệnh lý về gan và thận. Ngược lại, chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe gan, thận. Bổ sung trái thù lù vào chế độ ăn cũng chính là một trong những cách giúp bạn bảo vệ gan thận hiệu quả. Loại quả này có chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng với một số thành phần như Alkaloids, Flavonoid,... Ngoài ra, các hợp chất trong thù lù cũng có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến gan và thận. - Rất tốt cho mẹ bầu: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ cần được bổ sung nhiều sắt để đảm bảo sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Trái thù lù chính là một loại thực phẩm có chứa nhiều sắt mà chị em nên bổ sung vào chế độ ăn trong giai đoạn mang thai. - Tốt cho xương khớp: Loại quả này có chứa nhiều vitamin B3 – là loại vitamin cần thiết trong việc làm giảm đau xương khớp và giúp cho hệ thống xương khớp của bạn dẻo dai, chắc khỏe hơn. Ăn trái thù lù cũng chính là cách giúp bạn cải thiện tình trạng viêm và đau nhức xương khớp. - Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Quả thù lù là nguồn chất xơ dồi dào, đặc biệt là chất xơ hòa tan và góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tim, hạn chế nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. - Phòng ngừa ung thư: Loại quả này có chứa Quercetin và một số hợp chất chống ung thư, do đó ăn quả thù lù cũng là một cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe phòng tránh ung thư. - Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì trong loại quả này có chứa nhiều magie, kiểm soát tốt lượng đường máu. - Tốt cho dạ dày vì có những hợp chất giúp cải thiện triệu chứng dư thừa axit dạ dày. Bên cạnh đó, ăn loại quả này cũng có thể làm giảm chứng khó tiêu, đầy bụng. - Tốt cho da: Vì có nhiều vitamin C – là một trong những chất chống oxy hóa mạnh và cần thiết để tạo collagen, nên góp phần giúp cho làn da của bạn khỏe đẹp và mịn màng. 3. Những lưu ý khi ăn trái thù lù Trái thù lù rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng loại quả này có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu không được dùng đúng cách hoặc do bạn đang sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng loại quả này: - Chống chỉ định với tất cả trường hợp bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong quả thù lù. - Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn trái thù lù. - Loại quả này có thể gây tương tác với một số thành phần trong các loại thuốc điều trị. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc hay bất cứ loại thực phẩm chức năng nào cũng nên cẩn trọng đối với loại quả này. Để đảm bảo an toàn, chỉ nên dùng trái thù lù để chữa bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Hi vọng những thông tin trong bài viết sau đã giúp bạn hiểu hơn về cây thù lù, đặc biệt là những công dụng sức khỏe của loại quả này. Đây là một loại quả độc đáo, có giàu dinh dưỡng và có giá thành tương đối cao. Do đó, hãy tìm hiểu về nó trước khi sử dụng và nên tìm mua tại những cửa hàng uy tín.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cam-nang-ve-benh-viem-tuy-cap
Cẩm nang về bệnh viêm tụy cấp
Khi nhắc đến các bệnh lý đường tiêu hóa, nhiều người thường chỉ nghĩ đến bệnh dạ dày. Tuy nhiên, còn có một loại bệnh đường tiêu hóa diễn biến phức tạp, đột ngột và rất nguy hiểm, chính là viêm tụy cấp. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn. 1. Viêm tụy cấp là gì? Tụy là một trong những cơ quan của đường tiêu hóa. Nhiệm vụ của nó là sản xuất ra các loại enzyme giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn, đồng thời trung hòa axit dạ dày. Ngoài ra, tụy còn có vai trò làm giảm nồng độ insulin trong máu. Bình thường, tuyến tụy sẽ sản sinh các loại enzyme và đưa vào ruột non để giúp các loại thức ăn mà chúng ta ăn mỗi ngày được tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các loại enzyme do tuyến tụy tiết ra lại hoạt động từ ngay trong lòng ống tụy, khiến men tụy phá hủy các mô và gây ra bệnh viêm tụy cấp. Bệnh thường xảy ra đột ngột và diễn biến phức tạp, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Chính vì thế, người bệnh cần được phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp xử trí kịp thời để ngăn chặn những biến chứng xấu nhất. 2. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm tụy cấp có thể kể đến như: - Lạm dụng bia rượu: Đây là thói quen xấu có thể gây ra nhiều bệnh lý, trong đó bao gồm tình trạng viêm tụy cấp. Những thành phần trong bia rượu có thể gây ra tình trạng rối loạn men tụy, kích thích cơ quan này tiết enzyme nhiều hơn vào ruột non và cuối cùng có thể gây viêm tụy. Thường xuyên uống bia rượu với lượng lớn còn có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như suy thận, xuất huyết hoại tử,... - Tắc nghẽn ống mật hoặc tụy vì nhiều lý do như sỏi mật, có dị vật hoặc khối u,... - Tăng Triglyceride máu cũng tác động đến quá trình phân hủy tại tụy, khiến các axit béo tự do tăng lên và có thể gây ra tình trạng viêm tụy cấp. - Bị chấn thương hoặc đã từng phẫu thuật ở những vùng quanh tuyến tụy cũng làm tăng nguy cơ viêm tụy. - Do rối loạn chuyển hóa, nhiễm phải các chất độc hóa học, nhiễm vi trùng,...3. Triệu chứng viêm tụy cấp- Triệu chứng bệnh:+ Đau thượng vị: Cơn đau rất nghiêm trọng. Người bệnh phải nằm co người và bụng cứng lại. Khi ăn những thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng, nhất là thực phẩm nhiều đạm, cơn đau sẽ càng tăng lên và sau đó lan tỏa sang vùng lưng và 2 bên hạ sườn. + Nôn và buồn nôn: Trong trường hợp nặng, có thể nôn ra dịch nhầy và máu loãng. + Bị đại tiện, chướng bụng, giảm nhu động ruột,... + Ngoài ra, người bệnh viêm tụy cấp có thể xuất hiện tình trạng sốt, rối loạn ý thức và nhịp tim tăng,... cùng với một số trường hợp khác, phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh. X-quang ổ bụng không chuẩn bị thường được chỉ định cấp cứu để loại trừ “bụng ngoại khoa” thông qua chụp Xquang ổ bụng cũng gián tiếp đánh giá được viêm tụy cấp như quai ruột giãn, tràn dịch màng phổi. + Siêu âm, chụp CT - Scan, chụp cộng hưởng cũng là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất hữu ích, giúp các bác sĩ phát hiện những tổn thương bên trong tuyến tụy hoặc những vấn đề của các cơ quan tại ổ bụng. + Các loại xét nghiệm. 4. Điều trị viêm tụy cấp bằng cách nào? Người bệnh cần được phát hiện và điều trị viêm tụy cấp càng sớm càng tốt, để phòng tránh tối đa những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này có thể gây ra. - Điều trị nội khoa: giúp người bệnh giảm đau, phòng chống sốc. Đối với những trường hợp xảy ra bội nhiễm, cần dùng đến thuốc kháng sinh. - Điều trị ngoại khoa đối với các bệnh nhân sau:+ Người bệnh xảy ra tình trạng xuất huyết, áp xe tụy, bị viêm phúc mạc hay một số biến chứng ngoại khoa nghiêm trọng khác. + Bệnh nhân viêm tụy cấp và gặp phải các bệnh lý về đường mật, cũng có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa, để dẫn lưu đường mật. Tuy nhiên, kỹ thuật lấy sỏi qua nội soi có thể làm giảm đáng kể chỉ định này. + Điều trị nội khoa thất bại: Khi đã điều trị nội khoa tích cực mà không cải thiện được bệnh.5. Phải làm sao để phòng ngừa viêm tụy cấp? Để phòng ngừa bệnh viêm tụy cấp, bạn cần lưu ý những điều sau:- Duy trì thực hiện lối sống khoa học như chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với thể trạng sức khỏe, đa dạng thực phẩm và thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya,... để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật. - Loại bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia. - Không nên dùng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột,... - Uống đủ nước mỗi ngày: Đây là phương pháp rất đơn giản nhưng có thể bảo vệ sức khỏe, phòng chống nhiều loại bệnh tật vô cùng hiệu quả, trong đó bao gồm bệnh viêm tụy cấp.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/top-5-loai-binh-rua-mui-xoang-duoc-ua-chuong-hien-nay
Top 5 loại bình rửa mũi xoang được ưa chuộng hiện nay
Bình rửa mũi xoang là một trong những dụng cụ được sử dụng phổ biến hiện nay để vệ sinh mũi và làm thông thoáng đường thở khi dịch nhầy tích tụ do nghẹt mũi, cảm lạnh, viêm mũi. Vậy bình rửa xoang mũi hiện nay loại nào tốt? 1. Mục đích của việc rửa mũi và công dụng của bình rửa mũi xoang Trước khi tìm hiểu các loại bình rửa mũi xoang tốt nhất hiện nay thì bạn nên biết rửa mũi nhằm mục đích gì và công dụng của bình rửa. Rửa mũi để làm gì? Rửa mũi là việc làm mang đến nhiều lợi ích bao gồm: Loại sạch bụi bẩn: Nước muối sinh lý sẽ được bơm vào lỗ mũi này và chảy ra từ lỗ mũi kia mang theo bụi bẩn, tạp chất, gỉ mũi,… ra ngoài. Loại bỏ tác nhân gây bệnh: Nước không chỉ cuốn trôi chất bẩn mà còn giúp loại bỏ các loại vi khuẩn bám trên niêm mạc mũi hoặc trong các xoang, hạn chế nguy cơ viêm mũi, viêm xoang. Thông thoáng đường thở: Rửa mũi là một trong những cách hiệu quả để làm thông thoáng đường thở trong những trường hợp bị nghẹt mũi, sổ mũi, dịch nhầy tích tụ nhiều gây tắc nghẽn dẫn đến hô hấp khó khăn. Cải thiện chức năng hô hấp: sử dụng bình rửa mũi với dung dịch đã được nghiên cứu sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại đồng thời giữ lại các vi khuẩn có lợi, làm sạch đường mũi, giúp chất lượng không khí đi vào phổi được cải thiện. Công dụng của bình rửa mũi xoang Bình rửa mũi ngày nay được xem là dụng cụ y tế được sử dụng phổ biến bởi sự tiện gợi, gọn nhẹ và dễ sử dụng. Những công dụng của bình rửa mũi là: Bình rửa mũi giúp đưa dung dịch vào bên trong và xoang mũi dễ dàng giúp loại bỏ các tạp chất gây hại, dư thừa trên niêm mạc, trong các khe, hốc mũi. Hỗ trợ điều trị bệnh: Sử dụng bình rửa mũi để vệ sinh mũi, xoang được các bác sĩ khuyến cáo dùng thường xuyên đối với những bệnh nhân bị sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang. Không chỉ làm sạch mà rửa mũi sẽ giúp loại bỏ và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. 2. Bình rửa mũi xoang loại nào tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều bình rửa mũi xoang khác nhau nên người dùng khó khăn khi lựa chọn vì không biết loại nào tốt. Dưới đây là tổng hợp 5 loại bình rửa mũi xoang chính hãng, dễ sử dụng mà bạn có thể tham khảo. Bộ rửa mũi xoang Rinorin Bộ rửa mũi xoang Rinorin bao gồm 1 bình rửa mũi xoang và 30 gói muối. Bộ rửa mũi Rinorin có tác dụng vệ sinh sâu bên trong xoang mũi, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hay tác nhân gây hại. Đồng thời, sản phẩm còn giúp cấp ẩm, cải thiện các phản ứng do viêm mũi, cảm cúm, viêm xoang, làm thông thoáng đường thở khi bị nghẹt mũi. Khi dùng, bạn sẽ cho nước sạch có nhiệt độ tương đương nhiệt độ cơ thể vào bình rửa mũi rối pha 1 gói muối. Lắc đều để muối hòa tan hoàn tan rồi tiến hành bơm rửa mỗi ngày một lần để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý đường hô hấp. Bình rửa mũi Neilmed Sinus Rinse Bộ rửa mũi xoang Neilmed Sinus Rinse gồm 1 bình và 10 gói muối. Sản phẩm có tác dụng vệ sinh mũi, ngăn ngừa và đẩy lùi các triệu chứng của cảm cúm viêm mũi, viêm xoang dẫn đến chảy dịch nhầy, nghẹt mũi. Sản phẩm gọn nhẹ và dễ sử dụng, thích hợp dùng với cả trẻ em và người lớn. Trước khi dùng, bạn pha 1 gói muối vơi 240ml nước sạch 37 độ vào bình rửa mũi rồi lắc đều và tiến hành rửa. Bình rửa mũi Nasal Rinse Bộ rửa mũi Nasal Rinse bao gồm 1 bình rửa mũi và 30 gói bột rửa có chứa thành phần lô hội. Công dụng của sản phẩm là: Làm dịu và giảm các kích ứng do phản ứng viêm trong xoang mũi. Hỗ trợ điều trị cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang hiệu quả. Theo các chuyên gia, sản phẩm cho hiệu quả chống viêm, làm sạch đường mũi tốt hơn so với dung dịch nước muối sinh lý. Bình rửa mũi Dr Green Bình rửa mũi Dr Green là sản phẩm của Việt Nam chất lượng cao và được các bậc phụ huynh ưu tiên sử dụng cho bé bởi những ưu điểm: Sử dụng nhựa cao cấp nên đảm bảo độ an toàn cho người dùng. Bình có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, dễ mang theo, dễ thực hiện. Thành phần chính trong bình rửa mũi xoang Dr Green được chiết xuất từ nha đam nên hạn chế được tình trạng khô niêm mạc, làm dịu các kích ứng, giúp bé dễ chịu khi rửa mũi. Tuy nhiên, khi sử dụng cho trẻ, các mẹ cần điều tiết lực bóp của tay, tránh quá mạnh khiến mũi bé bị đau hoặc khó chịu mỗi khi vệ sinh. Bình rửa mũi xoang Kuti Clean
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/5-cach-tri-mun-tham-cho-da-dau-cuc-hieu-nghiem-chi-voi-nguyen-lieu-don-gian
5 cách trị mụn thâm cho da dầu cực hiệu nghiệm chỉ với nguyên liệu đơn giản
Có nhiều cách trị mụn thâm cho da dầu khác nhau, nhưng đâu là cách đơn giản, dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao và an toàn? Nếu bạn đang có thắc mắc này, hãy tham khảo ngay nội dung bài viết bên dưới để tìm được câu trả lời. 1. Tìm hiểu sơ lược về da dầu Trước khi “bỏ túi” các cách trị mụn thâm cho da dầu thì chúng ta cùng tìm hiểu da dầu là gì và có những đặc điểm nào. Theo đó, da dầu còn được gọi là da nhờn do sự hoạt động quá mức của các tuyến bã nhờn dưới da, khiến da tiết ra nhiều dầu. Có nhiều nguyên nhân gây ra da dầu, bao gồm cả di truyền lẫn các yếu tố khách quan như môi trường sống, điều kiện thời tiết, cách chăm sóc da, chế độ ăn uống,…Các đặc điểm của da dầu rất dễ nhận biết, bao gồm: Da mặt luôn trong tình trạng bóng nhờn, bóng loáng, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Lỗ chân lông - đặc biệt là ở vùng chữ T to và nổi rõ lên, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Sau khi trang điểm, da tiết nhiều dầu nên vết trang điểm sẽ bị loang lổ, rất mất thẩm mỹ. Đặc biệt, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức làm bít (tắc nghẽn) lỗ chân lông nên dễ dẫn đến tình trạng nổi mụn, nhất là mụn đầu đen, mụn viêm đỏ, mụn thâm,…2. Các cách trị mụn thâm cho da dầu an toàn, hiệu quả Như đã chia sẻ ở trên, da dầu rất dễ bị nổi mụn, nếu không được điều trị tích cực thì sẽ khiến bạn mất tự tin và gặp nhiều khó khăn khi trang điểm, làm đẹp. Vậy có những cách trị mụn thâm cho da dầu nào an toàn, hiệu quả? Sử dụng nghệ tươi Trong nghệ tươi có chứa thành phần Curcumin có khả năng ức chế sự hình thành hắc tố Melanin. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp kích thích cơ thể sản sinh tế bào da mới. Chính vì vậy, sử dụng nghệ tươi vừa là cách trị mụn thâm cho da dầu, vừa có tác dụng tẩy tế bào chết hiệu quả. Đầu tiên, bạn cần rửa sạch củ nghệ tươi và cạo bỏ phần vỏ, sau đó đem đi giã hoặc xay nhuyễn rồi vắt lấy nước. Tiếp đến, dùng tăm bông sạch để thấm nước cốt nghệ tươi rồi chấm vào vùng da dầu có mụn thâm. Để im 15 phút rồi rửa mặt sạch với nước. Bạn nên thực hiện 2 - 3 lần/ tuần và thời điểm thích hợp nhất là buổi tối, trước khi đi ngủ. Dùng nước cốt chanh Với hàm lượng vitamin C và axit Citric dồi dào, chanh cũng là nguyên liệu được nhiều chị em sử dụng để làm đẹp da, trị mụn thâm. Bạn chỉ cần rửa sạch quả chanh, vắt lấy nước cốt, sau đó rửa mặt sạch với nước rồi thoa nước cốt chanh lên vùng da bị mụn là được. Lưu ý là vừa thoa nước cốt chanh, bạn vừa massage nhẹ nhàng cho da mặt trong khoảng 30 phút. Cuối cùng là rửa mặt lại bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng. Trường hợp bạn bị da dầu và làn da hơi nhạy cảm thì có thể pha loãng nước cốt chanh với một xíu nước rồi sử dụng. Đắp mặt nạ nha đam Một cách trị mụn thâm cho da dầu khác an toàn, lành tính, được nhiều chị em áp dụng là đắp mặt nạ nha đam. Trong nha đam có chứa rất nhiều thành phần kháng viêm, kháng khuẩn cũng như vitamin A, vitamin B, vitamin C và vitamin E,… vừa có tác dụng giảm thâm mụn, vừa giúp da trắng sáng, tươi trẻ. Bạn chỉ cần nạo lấy phần ruột bên trong của nhánh nha đam rồi đắp trực tiếp lên mặt. Lưu ý là trước khi đắp nên rửa mặt sạch và lau khô, còn trong khi đắp thì vừa đắp vừa massage nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút với da bình thường và 10 phút với da nhạy cảm. Đắp xong thì rửa mặt lại với nước sạch. Đắp mặt nạ cà chua Tương tự như nha đam, cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng trị mụn thâm, mụn sẹo và ức chế hình thành hắc tố Melanin. Đầu tiên, bạn rửa mặt sạch với nước ấm và lau khô. Tiếp đến, rửa sạch cà chua và cắt thành từng lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên mặt. Sau đó bạn nằm thư giãn trong 15 - 20 phút thì rửa mặt lại với nước sạch. Lưu ý là nên đắp mặt nạ cà chua khoảng 2 - 3 lần/ tuần và mỗi lần từ 15 - 20 phút. Nếu đắp ít hơn thì sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn, còn đắp nhiều hơn thì có thể gây tác dụng ngược, khiến lỗ chân lông bị bít tắc và tình trạng da mụn càng thêm nghiêm trọng. Đắp sữa chua không đường Trong các phương pháp làm đẹp da nói chung và trị mụn thâm cho da dầu nói riêng, không thể không nhắc đến công dụng của mặt nạ sữa chua. Bởi hàm lượng Probiotic dồi dào trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn gây hại da, đồng thời, giúp da khỏe mạnh và trắng sáng từ sâu bên trong. Cách dưỡng da và trị mụn thâm cho da bằng sữa chua không đường cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần rửa mặt sạch với nước rồi thoa sữa chua đều lên mặt. Sau đó nằm nghỉ ngơi thư giãn 15 - 20 phút rồi rửa mặt lại với nước là xong. Để gia tăng tính hiệu quả, bạn có thể cho thêm một vài giọt nước cốt chanh vào trong sữa chua. Nhưng lưu ý là nếu da thuộc dạng nhạy cảm thì nên cân nhắc cách làm này để tránh tình trạng da bị bào mòn, càng trở nên nhạy cảm hơn. Ngoài các cách trị mụn thâm cho da dầu nói trên thì để ngăn ngừa mụn, bạn nên rửa mặt thường xuyên để tránh dầu nhờn làm bít tắc lỗ chân lông. Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần loại bỏ các thói quen xấu như sờ tay lên mặt, ăn thực phẩm chứa nhiều đường hoặc dầu mỡ thuộc nhóm dầu thực vật không lành mạnh.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/xet-nghiem-sot-xuat-huyet-medlatec-uy-tin-chat-luong-chi-phi-hop-ly
Xét nghiệm sốt xuất huyết : Uy tín, chất lượng, chi phí hợp lý
Sốt xuất huyết lây qua đường muỗi đốt và dễ dàng bùng phát thành dịch, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa khi muỗi có điều kiện tốt để sinh sôi, phát triển. Xét nghiệm là phương pháp xác định bệnh hiệu quả, từ đó theo dõi và xử trí kịp thời những biến chứng nguy hiểm. 1. Biến chứng của sốt xuất huyết Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, có thể lây từ người bệnh sang người khỏe qua đường muỗi đốt. Loại muỗi này có tên khoa học là Aedes aegypti. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng như sau: - Sốc Dengue: Khi xâm nhập cơ thể, loại virus này có thể gây thoát huyết tương, làm cô đặc máu và có thể khiến cho bệnh nhân bị sốc, giảm khối lượng tuần hoàn. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể xuất huyết não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, gây hôn mê và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong. - Xuất huyết da, xuất huyết niêm mạc và xuất huyết nội tạng: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu cùng với các biểu hiện xuất huyết như những vết bầm tím, chảy máu chân răng, chảy máu cam, tình trạng rong kinh hoặc ra máu âm đạo bất thường ở nữ, xuất huyết đường tiêu hóa,... - Suy tim: Xuất huyết có thể gây ra rối loạn hệ thống tuần hoàn, gây ra những áp lực lớn cho tim. Khi thành mạch ngày càng suy yếu do giảm tiểu cầu, nước trong lòng mạch bắt đầu tràn ra các khoảng gian bào và các màng của cơ thể trong đó có màng ngoài tim, gây ứ đọng và cản trở quá trình hoạt động của tim và cuối cùng có thể dẫn tới suy tim. - Suy thận: Tình trạng xuất huyết cũng gây tổn thương cho thận. Do các chất trung gian hóa học sinh ra trong quá trình cơ thể chống lại virus Dengue tràn vào máu, kèm theo tình trạng tổn thương thành mạch và cô đặc máu khiến thận liên tục phải làm việc nặng nhọc và liên tục bị tổn thương bởi các chất hóa học gây viêm. Tính trạng này kéo dài có thể gây suy thận cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. - Biến chứng phổi: Khi xảy ra tình trạng xuất huyết, dịch có thể tràn vào đường hô hấp, gây viêm phổi, tràn dịch màng phổi,... vô cùng nguy hiểm. - Biến chứng não: Tình trạng tổn thương thành mạch có thể dẫn tới xuất huyết não làm tổn thương não nghiêm trọng, ngoài ra có thể gặp tình trạng bội nhiễm gây viêm não màng não gây tổn thương não, dẫn tới viêm màng não, xuất huyết não. - Biến chứng mắt: Một trong những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết là gây suy giảm thị lực, xuất huyết võng mạc hoặc mất thị lực đột ngột. - Biến chứng ở phụ nữ có thai: Thai phụ là một trong những đối tượng cần phải rất cẩn trọng với bệnh sốt xuất huyết. Khi bị sốt xuất huyết, phụ nữ đang mang thai có thể gặp phải một số biến chứng như tiền sản giật, sinh non, sảy thai, thai lưu, chảy máu kéo dài khi “vượt cạn”, gây ảnh hưởng đến thai nhi. 2. Các phương pháp xét nghiệm sốt xuất huyếtĐể phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết, bạn nên đi khám sớm nếu tình trạng sốt cao đột ngột, sốt liên tục trong 1 đến 2 ngày, kèm theo một số hiện tượng như buồn nôn, phát ban,... Một số phương pháp xét nghiệm sốt xuất huyết: - Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1: Được thực hiện trong 3 ngày đầu từ khi người bệnh có biểu hiện nghi ngờ sốt xuất huyết. Cần lưu ý, nồng độ kháng nguyên Dengue NS1 trong máu có thể sẽ giảm trong sau 3 ngày đầu tiên. Chính vì thế, mặc dù bạn bị sốt xuất huyết nhưng vẫn có thể cho kết quả âm tính giả. - Xét nghiệm kháng thể Ig G: Loại xét nghiệm này thường không được sử dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh ở giai đoạn cấp tính. Thông thường, loại kháng thể này sẽ hiện diện trong cơ thể của bệnh nhân sau khoảng 7 ngày tính từ khi nhiễm virus sốt xuất huyết. Sau đó, kháng thể này vẫn tồn tại và bảo vệ cơ thể trong nhiều năm. - Xét nghiệm kháng thể Ig M: Những trường hợp đã sốt trong khoảng 3 đến 5 ngày (từ khi nhiễm bệnh) sẽ được áp dụng phương pháp này. Khi bước sang giai đoạn cấp tính, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể Ig M có chức năng chống lại virus. - Một số xét nghiệm bổ sung khác:+ Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu rất cần thiết với những trường hợp bị giảm tiểu cầu, tăng hematocrit. + Xét nghiệm CRP để xác định tình trạng bội nhiễm khi nhiễm virus sốt xuất huyết.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cach-xoa-bop-chua-dau-dau-don-gian-tai-nha
Cách xoa bóp chữa đau đầu đơn giản tại nhà
Đau đầu là hiện tượng gặp phải ở không ít người, thường là hậu quả từ áp lực và căng thẳng hàng ngày. Mong muốn thoát khỏi cảm giác khó chịu ấy, nhiều người tìm cách xoa bóp chữa đau đầu tại nhà. Nếu bạn cũng đang trong trạng thái tâm lý này thì có thể tham khảo bài viết dưới đây. 1. Tại sao xoa bóp có thể giảm đau đầu? Để hiểu tại sao xoa bóp có thể là một phương pháp giúp giảm đau đầu, chúng ta cần nhìn vào những tác động tích cực mà quá trình xoa bóp mang lại. Đầu tiên, xoa bóp giúp giảm căng thẳng cơ bắp - một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu. Việc áp dụng một áp lực nhẹ đặt lên những vị trí nhất định sẽ giúp giãn cơ và kích thích lưu thông máu ở đầu, nhờ đó mà tình trạng đau đầu được cải thiện. Mặt khác, xoa bóp còn kích thích tạo ra các hormone “hạnh phúc” là serotonin và endorphin, giúp cải thiện tâm trạng và giảm stress. Những yếu tố này không chỉ giúp giảm cảm giác đau đầu trong hiện tại mà còn ngăn chặn sự tái phát của hiện tượng này trong tương lai. Như vậy, xoa bóp không chỉ đơn thuần là một liệu pháp vật lý mà còn là một trải nghiệm thư giãn mang lại cảm giác thoải mái cho toàn cơ thể. Đây chính là lý do nhiều người tìm đến cách xoa bóp chữa đau đầu.2. Cách xoa bóp chữa đau đầu tại nhà2.1. Chuẩn bị trước khi xoa bópĐể bắt đầu một buổi xoa bóp chữa đau đầu, trước tiên bạn cần chuẩn bị một môi trường thật thoải mái và yên tĩnh. Hãy lựa chọn không gian yên bình, thoáng đãng và chuẩn bị đầy đủ dầu xoa bóp hoặc kem chuyên dụng rồi mới tiến hành cách xoa bóp chữa đau đầu. Chuẩn bị đầy đủ những yếu tố này sẽ giúp bạn có được sự trải nghiệm thoải mái và dễ đạt được mục đích giảm đau tối đa.2.2. Các cách xoa bóp chữa đau đầu Sau khi đã hoàn tất phần chuẩn bị ở trên, bạn có thể lựa chọn một trong hai cách xoa bóp chữa đau đầu sau đây để tìm thấy cảm giác dễ chịu cho mình:2.2.1. Xoa bóp, massage đầuĐể thực hiện quá trình xoa bóp, massage đau đầu, bạn cần thực hiện trình tự các động tác sau:- Động tác 1: khép hai bàn tay và các đầu ngón tay lại trong tư thế hơi khum rồi day nhẹ vào thái dương. Tiếp sau đó, bạn thực hiện động tác miết nhẹ từ thái dương vòng qua tai đi đến phía sau gáy. Làm đi làm lại động tác này 5 lần để có được cảm giác dễ chịu nhất. - Động tác 2: đưa hai bàn tay lên trán trong tư thế lòng bàn tay úp vào trong rồi dùng các ngón tay miết nhẹ từ chân của hai lông mày kéo sang 2 bên và dừng tại huyệt thái dương. Làm đi làm lại như vậy 5 - 6 lần để được giảm đau hiệu quả. - Động tác 3: đặt 2 bàn tay lên hai hàng lông mày rồi di chuyển tay miết theo đường chéo lên đỉnh đầu, dừng lại và dây nhẹ huyệt bách hội ở đỉnh đầu. Sau đó hãy đưa tay theo rìa tóc đến thái dương rồi dừng lại day nhẹ tại đây. - Động tác 4: khép 4 đầu ngón tay lại, xoa bóp theo hình xoắn ốc từ xương chẩm về phía sau đầu sau đó xoa bóp toàn bộ da đầu. Cứ làm như vậy lặp lại vài lần bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. - Động tác 5: dùng các ngón tay khẽ luồn qua chân tóc ở phần trán rồi nhẹ nhàng massage toàn bộ đầu và nắm lấy vài lọn tóc để thực hiện động tác kéo nhẹ nhàng. Làm đi làm lại vài lần như vậy là cách xoa bóp chữa đau đầu rất hiệu quả. - Động tác 6: dùng ngón cái và ngón trỏ xoa bóp nhẹ nhàng từ dái tai đến đỉnh tai. Lặp lại động tác này nhiều lần sẽ giúp cơn đau đầu được giảm bớt. - Động tác 7: đặt 2 tay áp vào tai với tư thế ngón tay hướng về sau gáy rồi dùng 4 ngón tay thực hiện động tác như đánh đàn piano vào gáy. Cần làm đi làm lại động tác này khoảng 30 lần thì mới đạt được hiệu quả giảm đau.2.2.2. Xoa bóp cổ và vaiĐây cũng là cách xoa bóp chữa đau đầu rất hiệu quả và không khó thực hiện. Bạn có thể dễ dàng thực hiện cách giảm đau này tại nhà với các động tác sau:- Động tác 1: đặt lòng bàn tay của 2 tay áp sát vào cổ rồi tiến hành xoa bóp phần sau gáy bằng cách di chuyển từ phần chân tóc ở sau gáy xuống đến lưng rồi kéo sang hai bên khớp vai. - Động tác 2: úp bàn tay lại, dùng ngón cái và cạnh lòng bàn tay bóp mạnh từ khớp vai sang đầu hai bên vai. - Động tác 3: dùng mu bàn tay ấn day nhẹ từ gáy đi xuống cổ trong vài phút. Việc thực hiện cách xoa bóp chữa đau đầu trên đây không chỉ cần tới lực mà còn cần đến sự khéo léo trong việc kết hợp các động tác tay một cách nhanh nhẹn và nhẹ nhàng. Nếu các động tác được thực hiện đúng và lực được đặt chính xác ở các vị trí đau thì sẽ mang lại cảm giác rất thoải mái và giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả. Trước khi thực hiện cách xoa bóp chữa đau đầu tại nhà, bạn cần nhận định đúng tình trạng sức khỏe của mình bằng cách hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa xem có thể áp dụng được không. Điều này giúp đảm bảo quá trình thực hiện liệu pháp xoa bóp sẽ không gây nên tác động tiêu cực nào đến sức khỏe của bạn. Khi thực hiện các động tác xoa bóp đau đầu bạn nên tránh dùng lực quá mạnh, nhất là ở những khu vực có vết thương. Nếu cảm thấy bất kỳ động tác nào khiến cho tình trạng đau đầu trở nên nặng hơn thì tốt nhất bạn nên dừng lại để đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Thực hiện đúng cách xoa bóp chữa đau đầu là một trải nghiệm không chỉ mang lại cảm giác sảng khoái về tinh thần mà còn hỗ trợ cải thiện giảm đau tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là hình thức mang tính khắc phục tạm thời. Để không tái diễn tình trạng đau đầu, bạn cần có lối sống khoa học và tìm ra nguyên nhân gây đau đầu để điều trị dứt điểm. Đây mới là giải pháp để bạn có được trạng thái tinh thần tốt nhất và không phải đối diện với những cơn đau đầu khó chịu.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cui-xuong-bi-dau-dau-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh
Cúi xuống bị đau đầu: nguyên nhân và cách phòng tránh
Cúi xuống bị đau đầu là hiện tượng nhiều người gặp phải, chủ yếu xuất hiện do áp lực công việc, ngồi quá lâu trước màn hình máy tính,... Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý không thể chủ quan. 1. Tại sao cúi xuống bị đau đầu? 1.1. Áp lực ở cổ Khi cúi xuống, một áp lực lớn được đặt lên vùng cổ nên tăng nguy cơ đau đầu. Đặc biệt, nếu thường xuyên có thói quen cúi xuống đột ngột và sai tư thế thì áp lực này sẽ tăng lên, gây căng cơ và đau nhức ở đỉnh đầu.1.2. Thay đổi tuần hoàn máu Cúi xuống có thể làm giảm lưu lượng máu đến não, nhất là ở khu vực vùng đầu cổ. Nếu lưu lượng máu đến não không đủ, có thể xảy ra hiện tượng đau đầu do sự thiếu máu não.1.3. Căng cơHành động cúi xuống có thể làm gây căng cơ cổ và vai gáy. Các cơ này được hoạt động liên tục trong khi hành động này diễn ra từ đó sinh ra cảm giác khó chịu và dễ đau nhức đầu.1.4. Tăng huyết áp Cúi xuống bị đau đầu cũng có thể xuất phát từ việc chỉ số huyết áp tăng đột ngột. Trong trường hợp này, cơn đau đầu thường khá dữ dội và kéo dài. Người bị tăng huyết áp cũng có thể gặp các hiện tượng như: đau ngực, buồn nôn, nhìn kém,...1.5. Thiếu máu Choáng váng, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu,… là một trong những dấu hiệu của chứng thiếu máu. Bệnh lý này khiến cho lượng hồng cầu giảm, khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan, đặc biệt là não bộ gặp khó khăn. Não hoạt động kém hiệu quả nên sinh ra hiện tượng cúi xuống bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.1.6. U não Sự phát triển của khối u não có thể tạo ra áp lực nội sọ và gây nên tình trạng cúi xuống bị đau đầu. Cơn đau đầu do khối u não thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc buổi đêm. Vì thế, nếu bỗng nhiên bị đau đầu dữ dội mà chưa từng gặp trước đó kèm theo nói khó, sốt cao, nôn, đau cổ, yếu cơ,...2. Cúi xuống bị đau đầu phải làm sao? Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề cúi xuống bị đau đầu thì có một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giảm đau và ngăn chặn tình trạng này là:- Nghỉ ngơi và chỉnh lại tư thế Ngay khi bạn cảm thấy đau đầu khi cúi xuống, hãy dừng lại và nghỉ ngơi. Duy trì tư thế thoải mái và giữ đầu ở mức cao nhất sẽ giảm áp lực lên vùng cổ và đầu. Điều này sẽ giúp cảm giác đau đầu được cải thiện. - Thực hiện bài tập cổ Các bài tập cổ như xoay đầu, ngửa cổ và day nhấn để massage nhẹ nhàng có thể giúp giảm căng thẳng cơ và cải thiện tuần hoàn máu. Điều này sẽ giảm được cảm giác cúi xuống bị đau đầu. - Chườm nóng hoặc lạnhĐặt một gối lạnh hoặc nóng lên vùng cổ và đầu có thể giúp giảm đau và sưng. Gối lạnh thường hữu ích cho việc giảm viêm, trong khi gối nóng có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu. - Uống đủ nước Thiếu nước có thể gây đau đầu. Hãy đảm bảo bạn duy trì trạng thái cơ thể được cung cấp đủ nước để hỗ trợ chức năng cơ bản và ngăn chặn đau đầu. Nếu tình trạng đau đầu khi cúi xuống kéo dài và không giảm đi sau những biện pháp tự nhiên thì cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình hình sức khỏe và tìm phương pháp điều trị phù hợp.3. Cách phòng tránh đau đầu khi cúi xuống Để tránh gặp phải tình trạng cúi xuống bị đau đầu, có một số biện pháp mà bạn có thể chủ động thực hiện được là:- Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày, không thức khuya, tập thể dục đều đặn và giới hạn thời gian xem tivi, thời gian làm việc liên tục trước máy tính (sau khoảng 20 phút nên đứng lên vận động nhẹ). - Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và duy trì thực hiện đều đặn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cúi xuống đau đầu. Vì thế, bạn hãy:+ Chia nhỏ bữa ăn của mình và tránh các thực phẩm đã được chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp. + Các loại chế phẩm chứa nhiều chất tạo ngọt như bánh kẹo, nước giải khát cũng nên được loại trừ. + Hạn chế cà phê và trà vì các loại đồ uống này có thể tạo ra gốc tự do - yếu tố nguy hiểm gây ra hiện tượng đau nửa đầu và có thể làm trầm trọng hóa tình trạng cúi xuống bị đau đầu. - Tập luyện thể dục thể thao, luyện tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội, đi bộ mỗi ngày,. . sẽ hỗ trợ cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. - Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc dùng sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho não để bảo vệ mạch máu não, chống lại gốc tự do và cải thiện chứng đau đầu. Tất cả những biện pháp trên đây có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng cúi xuống bị đau đầu để mang lại cảm giác thoải mái trong sinh hoạt và lao động mỗi ngày. Trong đó, giữ tư thế đúng và duy trì tập luyện đều với các bài tập vừa sức sẽ giúp tránh gây tổn thương cho vùng đầu cổ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/medlatec-dia-chi-tam-soat-ung-thu-tai-vinh-phuc-chat-luong
- địa chỉ tầm soát ung thư tại Vĩnh Phúc chất lượng
Trong bối cảnh tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa ở nước ta thì tầm soát ung thư là giải pháp tốt nhất để chủ động bảo vệ sức khỏe. 1. Tầm soát ung thư tổng quát: những vấn đề cơ bản1.1. Tầm quan trọng của tầm soát ung thư tổng quát định kỳ? Ung thư là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao vì đại đa số các trường hợp mắc bệnh khi phát hiện ra đã vào giai đoạn cuối. Nếu được tầm soát ung thư tổng quát định kỳ thì các dấu hiệu nghi ngờ sẽ được phát hiện sớm, nhờ đó mà tiên lượng điều trị tích cực và thời gian sống của bệnh nhân được tăng lên. Không chỉ phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư, tầm soát ung thư định kỳ còn có thể nhận ra tổn thương tiền ung thư để có biện pháp ngăn ngừa tối đa khả năng phát triển thành ung thư. Đây chính là giải pháp để người bệnh được chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ sự sống của mình ngay từ khi chưa có bất cứ dấu hiệu ung thư nào.1.2. Những đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư tổng quát? Khách hàng đang quan tâm tìm hiểu về địa chỉ tầm soát ung thư tại Vĩnh Phúc nên lưu tâm đến các trường hợp được khuyến nghị ưu tiên tầm soát ung thư định kỳ sau:- Người có thói quen hút thuốc, uống bia rượu thường xuyên. - Người mắc bệnh lý mạn tính ở: đại trực tràng, dạ dày, thận, gan, phổi,... - Người có tiền sử gia đình bị ung thư, đặc biệt là trường hợp cận huyết. - Người luôn trong chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, vận động ít, hay căng thẳng và mệt mỏi.1.3. Quy trình tầm soát ung thư tổng quát Thông thường, quy trình khám tầm soát ung thư gồm:- Khám lâm sàngĐây là bước khám cơ bản cần có khi tầm soát ung thư. Trong bước này, bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng bất thường đang gặp phải và thực hiện kiểm tra chỉ số cơ thể như: huyết áp, tim mạch, chiều cao, cân nặng. Kết quả khám lâm sàng cung cấp căn cứ để bác sĩ đưa ra phương thức tầm soát phù hợp ở bước tiếp theo. - Thực hiện kiểm tra cận lâm sàng cơ bản Bác sĩ đưa ra một số chỉ định kiểm tra cận lâm sàng để người bệnh thực hiện như xét nghiệm máu, nước tiểu, phân, tế bào,... - Thực hiện các chẩn đoán hình ảnh cơ bản
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/sang-loc-truoc-sinh-tai-vinh-phuc-chon-medlatec-chon-yen-tam-ve-ket-qua-nhan-duoc
Sàng lọc trước sinh tại Vĩnh Phúc: chọn - chọn yên tâm về kết quả nhận được
Đối với người phụ nữ, mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng mang theo rất nhiều lo lắng. Để hành trình ấy trở nên ý nghĩa, mẹ bầu nên hiểu được tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và không bỏ qua các mốc sàng lọc quan trọng. 1. Mọi vấn đề cần biết về sàng lọc trước sinh1.1. Sàng lọc trước sinh là gì? Sàng lọc trước sinh là hình thức thực hiện các xét nghiệm giúp đánh giá nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, Edward, dị tật ống dẫn thần kinh,... ở thai nhi. Kết quả của sàng lọc trước sinh sẽ giúp mẹ bầu và gia đình:- Biết được hiện trạng phát triển của con yêu- Bớt lo lắng về các dị tật bẩm sinh. - Có được sự chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho thai kỳ của mình. 1.2. Ai cần đi xét nghiệm sàng lọc trước sinh? Với những lợi ích như vậy, sàng lọc trước sinh hiện đang được khuyến nghị thực hiện với mọi thai phụ, đặc biệt là các trường hợp:- Thai phụ đã trên 35 tuổi (đây là độ tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro thai nhi mắc các bệnh lý đột biến di truyền). - Tiền sử hai bên gia đình nội hoặc ngoại đã có trường hợp sinh con bị dị tật. - Thai phụ đã từng sinh con mắc hội chứng dị tật bẩm sinh di truyền. - Đã có số lần sảy thai từ 3 lần trở lên. - Thai phụ bị tiểu đường và một số bệnh lý tim mạch mạn tính. - Thai phụ bị thủy đậu, rubella, sởi, quai bị, nhiễm cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. - Thai phụ có sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đã có khuyến cáo không dùng đối với phụ nữ mang thai.1.3. Thời điểm nào cần sàng lọc trước sinh? Thai phụ cần lưu tâm đến các mốc sàng lọc trước sinh không thể bỏ qua sau đây:- 3 tháng đầu thai kỳ Vào tuần thứ 9 - 13 của thai kỳ, thai phụ nên thực hiện các xét nghiệm giúp sàng lọc bất thường về nhiễm sắc thể thai nhi như các hội chứng Down, Edward và Patau. Ngoài ra, thông qua siêu âm hình thái thai nhi bác sĩ cũng có thể phát hiện các dị tật nguy hiểm như thiếu mầm chi, vô sọ,…- 3 tháng giữa thai kỳ Từ tuần 14 - 18 của thai kỳ, thai phụ sẽ được tư vấn thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể mà chưa được thực hiện ở quý I thai kỳ. Ngoài ra, thông qua siêu âm hình thái bác sĩ cũng sẽ phát hiện được các bất thường như: đầu nhỏ, hở hàm ếch, dị tật cơ xương, dị tật tim mạch,... - 3 tháng cuối thai kỳ Từ tuần 28 - 32 của thai kỳ, thai phụ sẽ thực hiện các sàng lọc trước sinh chủ yếu thông qua siêu âm thai.1.4. Các loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cần được thai phụ lưu tâm gồm:- Xét nghiệm Double Test: thời điểm thực hiện tốt nhất là tuần 11 - 13 của thai kỳ. Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, Edward và Patau. - Xét nghiệm Triple Test: thời điểm thực hiện tốt nhất là tuần 15 - 20 của thai kỳ. Kết quả xét nghiệm cũng đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, Edward và dị tật ống thần kinh. - Xét nghiệm NIPT: đây là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn nên rất an toàn và cho kết quả chính xác đến 99.98% đối với các bất thường nhiễm sắc thể gây ra hội chứng dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Xét nghiệm được khuyến nghị thực hiện tốt nhất từ tuần thứ 9 thai kỳ. Nếu mẹ đã thực hiện xét nghiệm NIPT từ tuần thứ 9 thì không cần phải làm xét nghiệm Double test , Triple test.2. Sàng lọc trước sinh tại Vĩnh Phúc mẹ bầu nên chọn đơn vị nào?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-tong-quat-o-vinh-phuc-nen-lua-chon-don-vi-nao-
Khám tổng quát ở Vĩnh Phúc nên lựa chọn đơn vị nào?
Để theo dõi, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn để có biện pháp khắc phục kịp thời thì khám tổng quát định kỳ là việc nên làm. 1. Khám tổng quát - những vấn đề cơ bản1.1. Vì sao cần khám sức khỏe tổng quát định kỳ? Khám sức khỏe tổng quát định kỳ là việc nên làm bởi những lợi ích mà quy trình này mang lại:- Mỗi độ tuổi đều có nguy cơ với những nhóm bệnh nhất định. Vì thế, dù ở độ tuổi nào thì việc khám sức khỏe tổng quát sẽ giúp phát hiện để điều trị sớm các bệnh lý mắc phải. - Có không ít bệnh lý tiến triển âm thầm và không có bất cứ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh bước vào giai đoạn nghiêm trọng thì người bệnh mới có những triệu chứng khó chịu. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp, khó đạt kết quả như mong muốn, tốn kém về chi phí và thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Nếu khám sức khỏe tổng quát định kỳ, các nguy cơ đó sẽ được ngăn chặn vì bất cứ dấu hiệu tiềm ẩn nào của bệnh cũng sẽ được phát hiện từ sớm.1.2. Các danh mục thường có khi khám tổng quát Một quy trình khám tổng quát thông thường sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau:- Khám lâm sàng Người bệnh sẽ được kiểm tra các chỉ số cơ thể như: cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI, huyết áp, tim mạch,... Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khám lâm sàng các cơ quan quan trọng như: tiêu hóa, xương khớp, tim mạch, hô hấp, thần kinh,... để có đánh giá ban đầu và đưa ra các chỉ định xét nghiệm phù hợp cho các bước kế sau. - Tiến hành xét nghiệm: bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để đánh giá các chỉ số trong cơ thể. - Thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng bằng hình ảnh: bác sĩ chỉ định thực hiện chụp phim X-quang tim phổi để phát hiện sớm tổn thương phổi và các vấn đề ở lồng ngực, tim mạch. - Thực hiện các phương pháp thăm dò chức năng như: đo loãng xương, điện não đồ, điện tâm đồ,... Ngoài quy trình khám cơ bản nêu trên, tùy vào độ tuổi cùng các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn gói khám sức khỏe chuyên sâu với các danh mục đánh giá sức khỏe chuyên sâu khác như nội soi tiêu hóa, chụp CT, chụp MRI, siêu âm tuyến giáp,…1.3. Ai nên khám sức khỏe tổng quát?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kham-tien-hon-nhan-tien-de-vung-chac-cho-hon-nhan-hanh-phuc
Khám tiền hôn nhân - tiền đề vững chắc cho hôn nhân hạnh phúc
Khám tiền hôn nhân hiện đang ngày càng trở thành xu hướng được các cặp đôi lựa chọn. Quy trình thăm khám này không chỉ giúp phát hiện mà còn kịp thời khắc phục các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn để đảm bảo hạnh phúc lâu bền cho mối quan hệ vợ chồng trong tương lai. 1. Lợi ích từ việc khám tiền hôn nhân Có thể xem việc khám tiền hôn nhân là chìa khóa cho hạnh phúc tương lai của các cặp vợ chồng bởi những lợi ích mà quy trình thăm khám này mang lại:1.1. Trang bị kiến thức cần thiết cho đời sống vợ chồng Khi bước chân vào cánh cửa hôn nhân, kinh nghiệm về đời sống chăn gối là rất cần thiết. Thông qua quá trình khám sức khỏe tiền hôn nhân, các cặp đôi sẽ được tư vấn tâm lý, chia sẻ kiến thức về đời sống vợ chồng. Chính điều này sẽ giúp cho mỗi cặp đôi tránh được các khúc mắc không đáng có để tiến tới hòa hợp tình dục. Đây chính là nền tảng để duy trì và đảm bảo hạnh phúc hôn nhân lâu bền.1.2. Tầm soát bệnh lý truyền nhiễm Trong quá trình khám tiền hôn nhân, cặp đôi sẽ được thực hiện các xét nghiệm tầm soát bệnh lý truyền nhiễm như: viêm gan B, HIV, bệnh lây truyền đường tình dục,... Cũng nhờ đó mà mỗi cặp đôi đều biết được hiện trạng sức khỏe của mình, có biện pháp điều trị sớm và phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho bạn đời.1.3. Kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường về sức khỏe sinh sảnĐể đảm bảo sự trọn vẹn của thiên chức làm bố làm mẹ, các cặp đôi cần được khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Đây là tiền đề cho sự suôn sẻ cho kế hoạch mang thai và sự chào đời khỏe mạnh của các em bé sau này. Nếu phát hiện vấn đề bất thường về sức khỏe sinh sản ở nam hoặc nữ, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả để đảm bảo tốt nhất thiên chức làm cha làm mẹ cho hành trình phía trước.1.4. Phát hiện bệnh lý có khả năng di truyền cho thai nhi Thông qua việc khai thác tiền sử gia đình, bệnh lý của cặp đôi, bác sĩ sẽ có đánh giá về khả năng mang gen bệnh lý di truyền cho con cái về sau, từ đó có phương pháp dự phòng di truyền các bệnh lý đó cho con cái sau này. Đây là bước thăm khám có ý nghĩa vai trò như là chìa khóa để bảo vệ hạnh phúc vững bền của mỗi cặp đôi.1.5. Hành động thể hiện trách nhiệm của mỗi người với bạn đời và với chính mình Khi không khám tiền hôn nhân, các cặp đôi sẽ không biết được hiện trạng sức khỏe của mình, của bạn đời. Vì thế, họ không lường trước được các nguy cơ mà họ có thể gặp phải khi đồng hành cùng nhau như: vô sinh, con mắc dị tật bẩm sinh, mắc bệnh truyền nhiễm,... Nếu không có sự chuẩn bị tâm thế từ trước cho những tình huống này thì khi nó xảy ra, tình cảm hôn nhân rất dễ rạn nứt, thậm chí còn có nguy cơ đổ vỡ. Quyết định khám sức khỏe tiền hôn nhân vì thế trở thành hành động mang tính trách nhiệm cao của cả hai người đối với hạnh phúc tương lai của chính mình.2. Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm khám những gì?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/bat-mi-5-cach-tri-seo-loi-tai-nha-don-gian-an-toan-hieu-qua
Bật mí 5 cách trị sẹo lồi tại nhà đơn giản, an toàn, hiệu quả
Ngoài các phương pháp trị sẹo lồi hiện đại như tiêm steroid hay dùng laser, rất nhiều người quan tâm đến những cách trị sẹo lồi tại nhà đơn giản và an toàn. Vậy đó là những cách nào? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết bên dưới. 1. Tìm hiểu về sẹo lồiĐể có cách trị sẹo lồi tại nhà phù hợp và hiệu quả thì bạn cần nắm được sẹo lồi là gì, các nguyên nhân hình thành sẹo lồi. Theo đó, sẹo lồi rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường, còn khi sờ tay vào thì có cảm giác cộm và cứng. Vết sẹo thường có màu đỏ hồng hoặc đỏ thẫm, bề mặt căng bóng, đôi khi gây ngứa, căng tức và khó chịu. Nguyên nhân hình thành sẹo lồi là rất nhiều, có thể kể đến như: Tai nạn giao thông hay tai nạn lao động gây rách da, bỏng da, vết phẫu thuật, vết nặn mụn,… Trong một số trường hợp, sẹo lồi hình thành do bạn có vết thương hở nhưng chế độ ăn uống không phù hợp. Về cơ bản, sẹo lồi không nguy hiểm đến sức khỏe nếu như chúng đã lành và không có tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, sẹo lồi lại ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ, nhất là tại các vị trí như mặt, tay, chân. Do đó, bạn nên áp dụng các cách trị sẹo lồi tại nhà để cải thiện tình trạng.2. Các cách trị sẹo lồi tại nhà Dưới đây là những cách trị sẹo lồi tại nhà đơn giản, an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng “ngay và luôn”. Trị sẹo lồi bằng nghệNghệ là gia vị rất quen thuộc với các gia đình Việt. Ngoài công dụng gia tăng hương vị cho món ăn, nghệ còn là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Và bạn hoàn toàn có thể sử dụng nghệ để điều trị vết sẹo lồi xấu xí trên cơ thể bởi nghệ chứa nhiều hoạt chất Curumin. Hoạt chất này có tác dụng ức chế sắc tố Melanin, đồng thời, kích thích sản sinh Elastin để tái tạo mô và tế bào mới. Cách trị sẹo lồi tại nhà bằng nghệ cực kỳ đơn giản, đó là cắt nghệ thành từng lát mỏng hoặc xay nhuyễn ra rồi đắp lên vết sẹo lồi. Mỗi ngày bạn thực hiện 3 - 4 lần, mỗi lần 15 phút sẽ mang lại hiệu quả như mong đợi. Trị sẹo lồi bằng mật ong Mật ong được ví như “thần dược” bởi mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe và nhan sắc. Trong mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là có thêm thành phần kháng khuẩn và kháng viêm. Vì vậy, nếu bạn bị sẹo lồi trên mặt thì có thể sử dụng mật ong để xóa sẹo lồi, đồng thời, giúp da khỏe mạnh và trắng sáng hơn. Để trị sẹo lồi bằng mật ong, đầu tiên, bạn rửa mặt sạch với nước ấm rồi lau khô. Tiếp đến, thoa một lớp mật ong nguyên chất lên mặt, vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng rồi để im trong 30 phút. Cuối cùng, rửa mặt lại bằng nước sạch. Mỗi ngày, bạn thực hiện 1 lần sẽ cảm nhận được hiệu quả. Cách trị sẹo lồi tại nhà bằng rau má Có thể nói đây là cách trị sẹo lồi tại nhà không quá xa lạ với chúng ta bởi rau má có tác dụng giải độc, mát da. Đặc biệt, thành phần Triterpenoid trong rau má còn có tác dụng ức chế sản sinh collagen trong các mô sẹo, thúc đẩy quá trình tái tạo da, nhờ đó, hỗ trợ điều trị sẹo lồi hiệu quả. Cách trị sẹo lồi tại nhà bằng rau má rất dễ thực hiện, ai cũng có thể áp dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch rau má rồi đem đi giã nhỏ, sau đó bọc vào một miếng vải mỏng rồi đặt lên vùng da bị sẹo. Thực hiện 10 - 15 ngày, mỗi ngày 2 lần (sáng và tối), mỗi lần 15 phút, vết sẹo sẽ được cải thiện tích cực. Trị sẹo lồi cứng bằng chanhĐể điều trị sẹo lồi cứng, bạn có thể dùng chanh với cách thực hiện rất đơn giản. Đầu tiên, bạn rửa mặt sạch với nước ấm. Tiếp đến, vắt lấy nước cốt chanh rồi thoa nước cốt chanh lên mặt. Mỗi ngày thực hiện 1 - 2 lần, mỗi lần 10 - 15 phút. Sau 2 - 6 tháng, bạn sẽ thấy vết sẹo lồi cứng có chuyển biến tích cực. Trị sẹo lồi bằng dầu ô liu Trường hợp sau phẫu thuật, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng khem thịt bò, hải sản, rau muống,… hoặc ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách trị sẹo lồi tại nhà sao cho an toàn, hiệu quả. Đồng thời, bạn sẽ “bỏ túi” được các biện pháp phòng ngừa sẹo lồi hình thành nếu chẳng may bị tai nạn, bỏng hoặc sau khi thực hiện phẫu thuật.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/goc-tu-van-da-mat-bi-chay-nang-lam-sao-de-trang-lai-
Góc tư vấn: Da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại?
Da bị cháy nắng vừa mất thẩm mỹ, vừa gây cảm giác đau rát và khó chịu. Chính vì vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng da bị cháy nắng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nguyên nhân và biểu hiện da bị cháy nắng Trước khi trả lời câu hỏi da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện da bị cháy nắng. Nguyên nhân da bị cháy nắng Da thường bị cháy nắng sau khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này có nghĩa ánh nắng mặt trời, cụ thể là tia cực tím (tia UV) có trong ánh nắng mặt trời chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng da bị cháy nắng. Bên cạnh đó, da bị cháy nắng còn do nguyên nhân chủ quan, tức là bạn không có biện pháp che chắn, bảo vệ làn da của mình. Theo đó, một số người không sử dụng kem chống nắng, số khác lại dùng kem chống nắng không đủ khả năng “chống chọi” với tia UV. Ngoài ra, nhiều người cho rằng da chỉ bị cháy nắng khi đi dưới trời nắng, trong khi thực tế, ngay cả khi trời râm, mát mẻ thì bạn vẫn có nguy cơ bị cháy nắng nếu làn da không được che chắn kỹ lưỡng. Đặc biệt, khi di chuyển trên bề mặt cát, nước thì tia UV sẽ phản xạ lên và làm cháy da, sạm da của bạn. Biểu hiện da bị cháy nắng Khi bị cháy nắng, làn da của bạn sẽ xuất hiện các đặc điểm sau: Da ửng hồng hoặc đỏ bừng, màu sắc khác biệt so với vùng da lân cận. Cảm giác da nóng hơn bình thường khi chạm tay vào. Ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy và khó chịu. Kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,…2. Da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại? Để khắc phục tình trạng da mặt bị cháy nắng, bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách sau. Đắp mặt nạ trà xanh Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và các axit có lợi cho da. Nếu đang không biết da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại thì bạn hãy sử dụng nguyên liệu này bằng cách trộn 1 thìa bột trà xanh với 2 thìa sữa chua không đường rồi đắp lên mặt. Thực hiện mỗi ngày và kiên trì trong thời gian dài, bạn sẽ cảm nhận làn da của mình được đều màu và trắng sáng hơn. Đắp mặt nạ lòng trắng trứng Da mặt bị cháy nắng vừa biến đổi màu sắc, vừa gây cảm giác đau rát. Tuy nhiên, tình trạng sẽ thuyên giảm nếu bạn thực hiện đắp mặt nạ lòng trắng trứng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần tách lấy lòng trắng trứng rồi thoa đều lên mặt và nằm nghỉ ngơi trong 15 phút, sau đó rửa mặt lại với nước sạch nhiều lần. Các enzyme tự nhiên trong lòng trắng trứng vừa có tác dụng cấp ẩm, dưỡng da, giúp da mềm mại và trắng sáng; vừa hạn chế được mức độ tổn thương của da nên mang đến cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu hơn cho bạn. Sử dụng bột đậu đỏ Da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại một cách “thần tốc”? Câu trả lời chính là sử dụng bột đậu đỏ. Các thành phần đạm, sắt, kẽm cùng hàng loạt vitamin trong bột đậu đỏ sẽ giúp cải thiện tình trạng da sạm màu, xỉn màu do cháy nắng hiệu quả. Đồng thời, các dưỡng chất này còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn một cách tích cực cho làn da. Để gia tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp bột đậu đỏ với sữa tươi không đường bằng cách trộn 50g bột đậu đỏ với 100 - 200ml sữa tươi thành hỗn hợp sệt. Sau đó thoa đều hỗn hợp này lên mặt trong 20 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch. Đắp mặt nạ nha đam Dưỡng da với nha đam đã quá quen thuộc với chị em phụ nữ. Đặc biệt, nha đam cũng là nguyên liệu có tác dụng làm da đều màu và trắng sáng hơn sau khi bị cháy nắng. Ngoài ra, nha đam còn giúp thuyên giảm cảm giác đau rát và khó chịu cho vùng da bị tổn thương do tia cực tím. Cách làm trắng da mặt bị cháy nắng bằng nha đam như sau: Bạn rửa sạch nha đam rồi cạo lấy phần ruột bên trong, sau đó đem đi xay nhuyễn phần ruột này rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng. Tiếp đến, lấy ra và đắp lên vùng mặt bị cháy nắng trong khoảng 15 phút. Thực hiện 3 - 4 lần/ tuần, làn da bị cháy nắng sẽ được cải thiện rõ rệt. Đắp mặt nạ dưa leo Dưa leo cũng là “cứu tinh” cho làn da bị cháy nắng bởi trong dưa leo chứa nhiều vitamin C, hoạt chất Flavonoid, Tannin. Thành phần dưỡng chất này có khả năng chống lại các tổn thương tế bào do tia UV gây ra, giúp da nhanh chóng được phục hồi. Bạn có thể rửa sạch dưa leo, cắt lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên mặt. Hoặc có một cách khác là xay nhuyễn dưa leo rồi trộn với sữa chua không đường rồi thoa lên vùng da bị cháy nắng. Bằng cách này, làn da của bạn sẽ được phục hồi như mong đợi. Ngoài các cách làm trắng da mặt bị cháy nắng nói trên thì bạn cần chủ động bảo vệ da bằng cách sử dụng kem chống nắng và che chắn kỹ lưỡng khi ra ngoài. Đặc biệt, hạn chế ra ngoài trong khung giờ cao điểm (10 - 16h) vì đây là thời điểm tia UV hoạt động mạnh nhất.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-chi-phi-kham-tien-hon-nhan-va-chuong-trinh-uu-dai-tai-medlatec
Tìm hiểu về chi phí khám tiền hôn nhân và chương trình ưu đãi tại
Hiện nay giới trẻ đã ngày càng quan tâm và hiểu được tầm quan trọng của khám tiền hôn nhân. Vì thế, bên cạnh việc lựa chọn địa chỉ thăm khám thì vấn đề chi phí khám tiền hôn nhân cũng rất được các cặp đôi quan tâm. Biết được chi phí cho hạng mục này sẽ giúp họ có được sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thăm khám sau đó. 1. Khái quát về khám tiền hôn nhân1.1. Khám tiền hôn nhân là như thế nào? Khám sức khỏe tiền hôn nhân là quá trình kiểm tra tình trạng sức khỏe của cả nam và nữ trước khi kết hôn để đánh giá tình trạng sức khỏe tốt và các vấn đề có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và khả năng sinh sản trong tương lai. Toàn bộ quá trình khám tiền hôn nhân diễn ra khá đơn giản, thường chỉ cần khoảng 2 - 4 giờ. Trong khoảng thời gian này, bác sĩ sẽ tư vấn và giải đáp những các vấn đề về sức khỏe tổng thể, sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục cho các cặp đôi.1.2. Tầm quan trọng của khám tiền hôn nhân Khám sức khỏe tiền hôn nhân là tiền đề cho hạnh phúc gia đình trong tương lai, bởi quá trình này sẽ giúp các cặp đôi:- Được trang bị kiến thức và tâm lý tốt nhất cho đời sống tình dục lành mạnh. - Phát hiện và kịp thời điều trị bệnh lý lây truyền đường tình dục. - Kiểm tra và chẩn đoán sức khỏe sinh sản của cặp đôi để cải thiện khả năng thụ thai và mang thai an toàn. - Tư vấn bổ sung dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt lành mạnh để có tiền đề sức khỏe sinh sản tốt nhất. - Phát hiện nguy cơ bệnh lý di truyền do tiền sử gia đình để có phương án đề phòng bệnh lý và dị tật bẩm sinh ở thai nhi trong tương lai.2. Chi phí khám tiền hôn nhân như thế nào? Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ bác sĩ thực hiện khám tiền hôn nhân cũng tác động đến chi phí khám. Nếu lựa chọn thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn cao thì chi phí khám tiền hôn nhân thường sẽ cao hơn so với khám bác sĩ chuyên khoa. - Gói khám tiền hôn nhân
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nguyen-nhan-va-cach-cai-thien-tinh-trang-da-xau
Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng da xấu
Trong sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều thói quen khiến làn da của bạn ngày càng xấu đi. Vậy đó là những nguyên nhân nào? Và làm sao để cải thiện tình trạng da xấu? Dưới đây là những thông tin hữu ích dành cho các chị em. 1. Nguyên nhân khiến da ngày càng xấu Da xấu do rất nhiều nguyên nhân, điển hình trong đó phải kể đến các nguyên nhân sau. Rửa mặt sai cách Rửa mặt sai cách ở đây có thể là bạn rửa mặt quá ít hoặc quá nhiều lần trong ngày. Trong khi rửa mặt, bạn không sử dụng sữa rửa mặt hoặc sử dụng sản phẩm không phù hợp. Đặc biệt, với những bạn thường xuyên trang điểm mà không tẩy trang trước khi rửa mặt thì da sẽ càng ngày càng xấu. Nặn mụn sai cáchĐây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến da trở nên xấu xí. Nếu bạn không rửa tay trước khi nặn mụn thì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm cho da. Ngoài ra, vết nặn mụn không được xử lý cẩn thận thì có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và để lại sẹo, khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. Skincare sai cách Nhiều người có thói quen rửa mặt xong thì đợi da thật khô rồi mới thoa serum, kem dưỡng ẩm. Thực tế thì khi da quá khô, các dưỡng chất trong kem và serum sẽ khó thẩm thấu và phát huy tác dụng. Vì vậy, vừa lãng phí sản phẩm skincare, vừa không mang lại hiệu quả chăm sóc da như mong đợi. Không dùng kem chống nắng Tia UV trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu khiến da bị cháy nắng (xỉn màu, thâm nám, sạm đen). Đó là lý do bạn cần thoa kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da. Ngược lại, nếu bỏ qua bước này trong quy trình chăm sóc da thì sẽ xuất hiện nhiều vấn đề không mong đợi cho làn da của bạn. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh Da xấu còn xuất phát từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, bao gồm: Uống không đủ nước khiến cơ thể bị thiếu nước, da luôn trong tình trạng khô ráp, thậm chí là bong tróc. Thức khuya, mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi khiến da bị lão hóa nhanh chóng, xuất hiện nếp nhăn, vết thâm sạm, nổi mụn,… Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thức ăn cay nóng, tiêu thụ nhiều thực phẩm ngọt, béo,… làm da tăng tiết bã nhờn, dễ bị nổi mụn. Ngoài ra, khi cơ thể bị thiếu chất, thiếu máu thì da sẽ xanh xao, nhợt nhạt, thậm chí là tím tái. Thường xuyên đưa tay lên sờ mặt, tạo điều kiện để vi khuẩn lan truyền từ tay sang mặt, gây viêm nhiễm, nổi mụn. Da xấu còn do thói quen tắm nước nóng, bởi nước nóng có thể làm mất lớp lipid bảo vệ và cấp ẩm cho da, khiến da trở nên khô và nhạy cảm hơn. 2. Cách cải thiện tình trạng da xấuĐể cải thiện tình trạng da xấu và sở hữu làn da khỏe đẹp như mong ước, bạn có thể áp dụng các cách sau. Thay đổi thói quen sinh hoạt Việc đầu tiên cần làm để cải thiện tình trạng da xấu là phải thay đổi thói quen sinh hoạt. Theo đó, bạn cần uống đủ nước, từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Tiếp đến, tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất cho da. Đặc biệt, hạn chế thức khuya, nên ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cần vận động và tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng lưu lượng máu đến da. Bằng cách này, bạn sẽ sở hữu làn da hồng hào, săn chắc. Đồng thời, tập luyện còn giúp cải thiện tâm trạng và gia tăng đề kháng, mang đến lợi ích toàn diện cho sức khỏe. Luôn chống nắng và bảo vệ da Bạn cần chủ động chống nắng và che chắn cho da mỗi khi ra ngoài. Trong đó, việc sử dụng kem chống nắng là cực kỳ quan trọng, giúp hạn chế tác động của tia UV lên làn da, ngăn ngừa tình trạng da cháy nắng và ung thư da. Song song với thoa kem chống nắng, bạn cần mặc áo khoác, đeo kính râm, găng tay và tất vớ để bảo vệ da tốt nhất mỗi khi ra ngoài. Ưu tiên mỹ phẩm lành tính Bất kể là mỹ phẩm chăm sóc da hay trang điểm thì bạn cũng nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm lành tính, thành phần chứa các nguyên liệu tự nhiên. Điều này là rất quan trọng nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Nếu có thời gian, bạn nên tự làm các loại mặt nạ từ trái cây, rau củ, sữa, trứng,… để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Massage thư giãn cho da Căng thẳng, áp lực, mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến da xấu, nhăn nheo và nhợt nhạt. Để khắc phục, bạn nên dành thời gian để massage thư giãn, vừa giúp tinh thần thoải mái và dễ chịu hơn; vừa gia tăng lưu lượng máu dưới da, giúp da ửng hồng và mềm mại. Kiểm soát nội tiết tố Nội tiết tố của chị em có sự thay đổi đột ngột trong các giai đoạn dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh. Điều này ảnh hưởng không ít đến nhan sắc, mà cụ thể là làn da, khiến da bị nổi mụn, thâm nám, xuất hiện nhiều nếp nhăn và lão hóa nhanh chóng. Do đó, trong các giai đoạn quan trọng này, chị em cần kiểm soát nội tiết tố bằng cách xây dựng chế độ ăn khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, có thể bổ sung thực phẩm hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ để cân bằng nội tiết và giúp da khỏe đẹp. Thăm khám và điều trị
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/yen-tam-lua-chon-goi-kham-suc-khoe-tien-hon-nhan-voi-chi-phi-uu-dai-tu-medlatec
Yên tâm lựa chọn gói khám sức khoẻ tiền hôn nhân với chi phí ưu đãi từ
Lựa chọn gói khám sức khỏe tiền hôn nhân phù hợp không chỉ giúp các cặp đôi biết được thực trạng sức khỏe của mình mà còn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho đời sống vợ chồng và kế hoạch sinh con trong tương lai. 1. Khám sức khỏe tiền hôn nhân: những điều nên biết1.1. Khám sức khỏe tiền hôn nhân dành cho ai? Tiền hôn nhân là thuật ngữ dùng để chỉ mốc thời gian từ lúc một người bắt đầu vào độ tuổi sinh con cho đến lúc kết hôn. Điều đó có nghĩa là, người trong độ tuổi vị thành niên hay lớn hơn nhưng chưa từng kết hôn đều là đối tượng của khám tiền hôn nhân. Tuy hiện nay chỉ đến khi gần kết hôn, số đông cặp đôi mới đi khám tiền hôn nhân nhưng việc làm này vẫn có thể thực hiện sớm hơn để kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bất lợi cho sức khỏe. Chuyên gia y tế khuyến cáo, trước khi kết hôn ít nhất 3 - 6 tháng, các cặp đôi nên đi khám tiền hôn nhân để có thời gian chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhiều người vẫn e dè việc khám tiền hôn nhân vì lo lắng vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến kế hoạch kết hôn hoặc sợ đối phương nghi ngờ mình. Quan điểm này chi phối rất nhiều đến hạnh phúc tương lai. Khám tiền hôn nhân sẽ giúp các cặp đôi biết được thực trạng sức khỏe của mình để kịp thời khắc phục các vấn đề tiềm ẩn. Khi vấn đề sức khỏe được giải quyết sớm thì mới có được hạnh phúc lâu bền.1.2. Vì sao các cặp đôi nên khám sức khỏe tiền hôn nhân? Tìm hiểu, lựa chọn gói khám sức khỏe tiền hôn nhân phù hợp để thực hiện là việc nên làm bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho tương lai hạnh phúc của các cặp đôi:- Có sự chuẩn bị về kiến thức và tâm lý để có được hành trang tốt nhất cho cuộc sống hôn nhân khỏe mạnh và hòa hợp. - Phát hiện sớm để điều trị bệnh lý mắc phải, tránh được nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống về sau và ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho bạn đời khi chẳng may mắc bệnh lây nhiễm đường tình dục. - Kiểm tra và chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng để tìm ra phương án cải thiện khả năng thụ thai và mang thai an toàn. - Được kiểm tra, tư vấn bổ sung dinh dưỡng và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để có được sức khỏe tốt và thụ thai dễ dàng. - Phát hiện bệnh lý di truyền để có phương án dự phòng dị tật bẩm sinh thai nhi hoặc nguy cơ di truyền bệnh sang con. - Lường trước rủi ro có thể gặp phải như: nguy cơ vô sinh, nguy cơ dị tật thai nhi, nguy cơ mắc bệnh lý di truyền,... để chủ động đưa ra quyết định tiến tới hôn nhân, tránh sứt mẻ tình cảm lâu bền.2.2.1. + Xét nghiệm máu tổng quát. + Xét nghiệm bệnh lây truyền. + Xét nghiệm tinh dịch đồ. + Siêu âm tinh hoàn. + Xét nghiệm nước tiểu. - Gói khám tiền hôn nhân nâng cao dành cho nam giới với các hạng mục chính như:+ Khám nam khoa. + Khám nội tổng quát. + Xét nghiệm máu tổng quát. + Xét nghiệm bệnh lây truyền. + Xét nghiệm tinh dịch đồ. + Xét nghiệm đường huyết. + Xét nghiệm nước tiểu. + Xét nghiệm các chỉ số liên quan đến chức năng gan và thận. + Xét nghiệm nội tiết tố nam. + Siêu âm tinh hoàn. + Siêu âm ổ bụng. + Siêu âm tuyến giáp. - Gói khám tiền hôn nhân cơ bản dành cho nữ giới với các hạng mục chính như:+ Khám phụ khoa. + Xét nghiệm máu tổng quát. + Xét nghiệm bệnh lây truyền. + Xét nghiệm nước tiểu. + Soi tươi dịch âm đạo. + Siêu âm đầu dò âm đạo. - Gói khám tiền hôn nhân nâng cao dành cho nữ giới với các hạng mục chính như:+ Khám phụ khoa. + Khám nội tổng quát. + Xét nghiệm máu tổng quát. + Xét nghiệm bệnh lây truyền. + Xét nghiệm nước tiểu. + Soi tươi dịch âm đạo. + Xét nghiệm đường huyết. + Xét nghiệm các chỉ số liên quan đến chức năng gan và thận. + Xét nghiệm nội tiết tố nữ. + Siêu âm đầu dò âm đạo. + Siêu âm vú. + Siêu âm tuyến giáp. Khách hàng sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám lâm sàng và tư vấn để chọn lựa được gói khám phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân, hiện trạng sức khoẻ và tiền sử gia đình.2.2. - Mỗi gói khám đều được thiết kế với đặc điểm chuyên biệt, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. - Quy trình thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng được thực hiện tại Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế và Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh được trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại bậc nhất thế giới. - Quá trình khám và tư vấn sức khoẻ do chính đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên ngành Di truyền học, Sinh sản, Truyền nhiễm,... thực hiện. - Giá khám tiền hôn nhân của mỗi gói khám phù hợp với thu nhập chung của số đông khách hàng, được niêm yết công khai để khách hàng chủ động nắm bắt thông tin. Mọi thắc mắc về chi phí khám đều sẽ được nhân viên y tế giải thích rõ ràng để khách hàng được biết. Đây chính là thời điểm mà các cặp đôi không nên bỏ lỡ để giảm thiểu chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân mà vẫn đảm bảo được kiểm tra sức khoẻ toàn diện, an toàn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/sot-xuat-huyet-khong-phat-ban-cho-nen-coi-thuong-
Sốt xuất huyết không phát ban - Chớ nên coi thường!
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Dengue. Thông qua vật trung gian là muỗi vằn Aedes aegypti, virus có thể tấn công cơ thể người thông qua những vết muỗi đốt trên da. Có không ít trường hợp bị sốt xuất huyết không phát ban với những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường. Vậy cách để nhận biết tình trạng này là gì? 1. Đại cương về bệnh sốt xuất huyết Sốt xuất huyết vốn được biết đến là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới trên thế giới. Chúng có thể lây truyền từ muỗi vằn Aedes aegypti sang cơ thể người. Điều đặc biệt là chỉ có muỗi cái mới có khả năng lây bệnh. Một trong những biến chứng cần phải đặc biệt lưu ý khi bị mắc căn bệnh này đó là xuất huyết. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và các yếu tố tác động, bệnh có thể biểu hiện theo các mức độ khác nhau như sau:1.1. Sốt xuất huyết nhẹ Tình trạng này sẽ xảy ra ở những bệnh nhân bị sốt xuất huyết lần đầu. Lúc này trong cơ thể người bệnh chưa sản sinh kháng thể chống lại virus Dengue. Khi bị sốt xuất huyết nhẹ, bệnh nhân thường bị sốt từ 4 - 7 ngày kể từ khi bị nhiễm virus, đồng thời là các triệu chứng như đau đầu dữ dội, đau cơ khớp, đau hốc mắt, phát ban đỏ, buồn nôn, nôn ói,...1.2. Sốt xuất huyết nặng Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ bao gồm các biểu hiện như trên, ngoài ra là kèm theo: chảy máu cam, chảy máu lợi, xuất huyết dưới da, bầm tím ngoài da, ho ra máu, đi ngoài phân đen, khó thở, thở nhanh, vật vã, mệt mỏi,... Nếu không được điều trị, sốt xuất huyết nặng có thể khiến bệnh nhân gặp phải những biến chứng như tổn thương đa tạng, thậm chí là tử vong. 1.3. Sốc sốt xuất huyếtĐây là biến chứng nặng nhất khi bị sốt xuất huyết. Ngoài các tổn thương nêu trên, sốc do sốt xuất huyết còn khiến da trở nên lạnh ẩm, lạnh đầu chi, thoát dịch, xuất huyết ồ ạt, huyết áp thấp và không thể đo được huyết áp. Biến chứng nặng hoàn toàn có thể xuất hiện sau khoảng 2 - 5 ngày khi đã hạ sốt. Điều cần lưu ý là hội chứng sốc có tốc độ diễn tiến rất nhanh, có thể làm suy đa tạng và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.2. Sốt xuất huyết không phát ban có thể xảy ra không? Phát ban là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết nhưng không phải ai cũng có biểu hiện này. Tuy nhiên cho dù là sốt xuất huyết có phát ban hay không phát ban thì nguy cơ gặp phải biến chứng sốc do sốt xuất huyết vẫn rất cao. Do đó bệnh nhân tuyệt đối không được lơ là cảnh giác trước căn bệnh này. Ngoài ra, phát ban cũng không phải là dấu hiệu cảnh báo biến chứng. Sốc do sốt xuất huyết xảy ra thường là do tiểu cầu bị giảm khiến máu bị cô đặc, gây rối loạn đông máu và có thể khiến xuất huyết nghiêm trọng ở nhiều cơ quan. Khi cơ thể bị mất máu quá nhiều, một lượng huyết tương lớn cũng theo đó bị hao hụt đi. Như vậy mới xảy ra tình trạng sốc sốt xuất huyết. Phần lớn những bệnh nhân gặp phải biến chứng này là do tình trạng sốc quá nặng với các dấu hiệu như: Suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn tri giác, hạ nhiệt độ cơ thể, lú lẫn hoặc hôn mê, giảm tri giác, hạ nhiệt độ cơ thể, tinh thần kém minh mẫn,...3. Sốt xuất huyết không phát ban - chăm sóc thế nào cho đúng cách? Nếu bệnh nhân có kết luận là mắc sốt xuất huyết thể nhẹ thì có thể được chỉ định điều trị và theo dõi tại nhà. Còn sốt xuất huyết cấp độ 2 thì vẫn điều trị tại nhà được những cần có sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ từ người thân. Cách vài giờ một lần, bệnh nhân sẽ phải kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, không vận động gắng sức và mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, có chất liệu thấm hút mồ hôi. Không nên ủ người quá kín. Nếu sốt tới 38,5 độ C thì bệnh nhân cần uống thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol, cách 6 giờ uống một lần nếu tái sốt. Sau khi uống thuốc được 1 giờ thì phải đo thân nhiệt. Thuốc hạ sốt vẫn có thể áp dụng cho bệnh nhân sốt dưới 38,5 độ C. Ngoài ra người bệnh nên chườm ấm để giải bớt nhiệt lượng. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý hạ sốt bằng thuốc Aspirin. Nguyên nhân là do loại thuốc này có thể cản trở kết tập tiểu cầu, máu khó đông, từ đó thúc đẩy nguy cơ thoát huyết tương và dễ gặp biến chứng. Tương tự như Aspirin, bệnh nhân cũng không được dùng Ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết. Mặc dù tác dụng phụ không mạnh như Aspirin nhưng Ibuprofen vẫn tiềm ẩn nguy cơ chảy máu không thể cầm. Ngoài chườm ấm và dùng thuốc hạ sốt, bệnh nhân cũng nên bổ sung nhiều nước mỗi ngày. Bạn có thể uống nước lọc hoặc nước pha Oresol để bù nước. Nước ép trái cây cũng là một gợi ý tốt bởi vì trong trái cây chứa nhiều vitamin C, giúp tăng đề kháng một cách tự nhiên cho cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy nhạt miệng, buồn nôn, chán ăn thì vẫn phải cố gắng ăn uống đầy đủ. Bởi vì nếu cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng thì sẽ dễ bị hạ đường huyết, tụt huyết áp. Nên ăn những món dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như súp, cháo, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Tránh các món cay nóng vì khó tiêu, hay đồ có màu đỏ vì dễ bị đổi màu phân nhầm với triệu chứng xuất huyết. Bệnh nhân và người nhà phải lưu ý rằng, không được tự ý truyền dịch tại nhà bởi vì nếu truyền sai cách khi không có chỉ định từ bác sĩ thì sẽ gây suy hô hấp, phù nề, tràn dịch màng phổi vô cùng nguy hiểm. Tránh các phương pháp điều trị dân gian như cạo gió, hoặc tự kê đơn kháng sinh để điều trị bởi vì sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, không phải là do vi khuẩn nên uống kháng sinh sẽ không có tác dụng. Nhìn chung tình trạng sốt xuất huyết không phát ban thường khiến bệnh nhân nhầm với các triệu chứng cảm cúm thông thường. Do đó gây ra tâm lý chủ quan trong việc điều trị. Tuy không phát ban nhưng nguy cơ biến chứng là tương đương so với phát ban. Do đó nếu cơ thể có các triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết, bạn nên nhanh chóng đi khám để kiểm tra để có phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời.
null
null
null
null
null