title
stringlengths 13
108
| summary
stringlengths 0
390
| content
stringlengths 343
63k
| url
stringlengths 54
148
| metadata
dict |
---|---|---|---|---|
Việt Nam kêu gọi bảo vệ dân thường, giải quyết khủng hoảng tại Mali | Đại sứ Đặng Đình Quý bày tỏ quan ngại trước những cuộc tấn công khủng bố làm nhiều người thiệt mạng ở miền Trung và miền Bắc Mali. | Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 11/6 đã tiến hành họp trực tuyến để thảo luận về tình hình Mali và việc gia hạn hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Mali (MINUSMA) dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp. Tại cuộc họp, đại diện phái đoàn Việt Nam nhấn mạnh việc giải quyết triệt để các vấn đề tại Mali có ý nghĩa then chốt trong tiến trình xử lý những thách thức tại khu vực Sahel. Việt Nam cũng kêu gọi các bên liên quan nỗ lực bảo vệ người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Tham gia thảo luận có bộ trưởng và thứ trưởng Ngoại giao một số nước thành viên Hội đồng Bảo an, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, các Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Phi về Mali Pierre Buyoya. Tổng Thư ký Guterres hoan nghênh những tiến triển đạt được giữa các bên tại Mali trong thực hiện Hiệp định hòa bình năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn một số điều khoản quan trọng của Hiệp định bị trì hoãn do bất đồng giữa các bên, đặc biệt là việc triển khai quân đội tại một số khu vực ở phía Bắc Mali. Các hoạt động đối thoại, hòa giải dân tộc vẫn được triển khai. Liên hợp quốc hoan nghênh Mali tổ chức thành công 2 vòng bầu cử lập pháp và đánh giá cao số lượng đại biểu nữ trong đợt bầu cử này là 41 đại biểu, tăng 3 lần so với kỳ bầu cử lần trước. Mặc dù vậy, Liên Hợp Quốc bày tỏ quan ngại trước tình hình an ninh tại khu vực miền Bắc và miền Trung Mali. Từ tháng 4/2020, xảy ra 190 vụ tấn công làm 169 người bị chết và 79 người bị thương. Đặc biệt, MINUSMA tiếp tục là mục tiêu bị tấn công khủng bố 22 lần khiến 43 lính gìn giữ hòa bình bị thương. Burkina Faso, Mali và Niger hiện tăng cường các hoạt động chống khủng bố tại khu vực biên giới giữa ba nước cùng với sự phối hợp của quân đội Pháp. Tình hình các vụ cáo buộc vi phạm đối với người dân tiếp tục thêm tồi tệ, đặc biệt tại miền Trung Mali với có 535 vụ, tăng 88 vụ so với quý I/2020, trong đó có 275 vụ do các nhóm vũ trang gây ra và 163 vụ do lực lượng an ninh Mali gây ra. Trong khi đó, tình hình nhân đạo vẫn không được cải thiện. Số người mất nhà cửa ở Mali tăng lên gần 240.000 người so với con số 218.000 người trong tháng 3/2020. Có tới 757.000 người thiếu lương thực, thực phẩm. Tác động của dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm khủng hoảng nhân đạo và đặt ra nhiều thách thức cho Mali và khu vực Sahel. MINUSMA tiếp tục hỗ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các bên tại Mali thực hiện Hiệp định hòa bình 2015, thành lập và mở rộng hoạt động của các cơ quan tư pháp và hành pháp tại miền Bắc và miền Trung Mali. Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước ủng hộ Nghị quyết gia hạn hoạt động của MINUSMA thêm 12 tháng để phái bộ có thể triển khai được các nhiệm vụ mở rộng, trong đó có việc hỗ trợ hậu cần cho Lực lượng chung G5-Sahel trong cuộc chiến chống khủng bố ở khu vực. Đa số các nước Hội đồng Bảo an chia sẻ với những đánh giá của Liên Hợp Quốc; nhấn mạnh các bên liên quan tại Mali tiếp tục thực hiện đầy đủ các điều khoản Hiệp định hòa bình 2015; ủng hộ bổ sung nguồn lực cho MINUSMA thực hiện Kế hoạch điều chỉnh công tác tại miền Trung Mali và hỗ trợ hậu cần cho Lực lượng chung G5-Sahel. Các nước này cũng kêu gọi triển khai cách tiếp cận toàn diện gồm phát triển bền vững, nâng cao vai trò của phụ nữ và thanh niên, giải quyết các nhu cầu thiết yếu bên cạnh việc tập trung chống khủng bố; bảo vệ an toàn cho người dân. Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Đình Quý bày tỏ quan ngại trước những các cuộc tấn công khủng bố làm nhiều người thiệt mạng miền Trung và miền Bắc Mali, các vụ vi phạm đối với người dân và tình hình nhân đạo ở nước này. Đại sứ cũng ủng hộ việc gia hạn hoạt động của Phái bộ MINUSMA thêm 12 tháng, đồng thời kêu gọi Liên Hợp Quốc cùng các đối tác quốc tế tiếp tục hỗ trợ Mali chống dịch COVID-19 và thực hiện suôn sẻ các hoạt động nhân đạo./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-keu-goi-bao-ve-dan-thuong-giai-quyet-khung-hoang-tai-mali-1058833.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:47",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:47",
"tags": []
} |
Quốc hội thảo luận về Chương trình mục tiêu Quốc gia | VOV.VN - Quốc hội thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. | Đây là một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội bàn bạc tại Kỳ họp thứ 9. Do đó, Quốc hội dành nửa ngày để các đại biểu thảo luận ở hội trường và nội dung được phát thanh, truyền hình trực tiếp để đồng bào và cử tri cả nước theo dõi. Chính phủ cho biết,thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia là 10 năm và chia làm hai giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030 với tổng vốn hơn 271.934 tỷ đồng. Chương trình được đánh giá có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đối tượng thụ hưởng là đồng bào vùng DTTS&MN, nơi đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, nhất là vùng rẻo cao, biên giới, kinh tế - xã hội chậm phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống y tế, giáo dục, thiết chế văn hóa còn thiếu thốn. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiếncho biết, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo sinh kế giải quyết những vấn đề bức thiết của nhóm dân tộc rất ít người và dân tộc còn nhiều khó khăn đối với hơn 16.100 hộ; hỗ trợ tạo mô hình sinh kế, ổn định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở 382 xã biên giới đất liền; góp phần tăng thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số trên 2 lần so với 2020. Chương trình cũng góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên 3%; phấn đấu giảm trên 60% số xã, thôn đặc biệt khó khăn so với tiêu chí năm 2020; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại thuận tiện bốn mùa... Bên cạnh đó sắp xếp, ổn định dân cư cho hơn 12.000 hộ dân tộc thiểu số chưa được ổn định thuộc diện di cư tự phát; định canh, định cư bền vững cho hơn 1.300 hộ dân tộc thiểu số; bố trí ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, biên giới và khu vực nguy cơ cao về thiên tai cho hơn 51.200 hộ. Định hướng mục tiêu đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; Giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; Xóa tình trạng nhà ở tạm, dột nát... Băn khoăn về nguồn lực Cơ quan thẩm tra là Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Chương trình MTQG như Tờ trình của Chính phủ. Đây là một chương trình có tính đặc thù không chỉ phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tích hợp thực hiện hơn 100 chính sách dân tộc. Tuy nhiên, với nhu cầu đầu tư rất lớn trong khi khả năng nguồn lực đáp ứng có hạn, nếu đầu tư dàn trải, phân tán thì sẽ khó đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng những vấn đề cấp bách, bức xúc, lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cùng với các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với từng giai đoạn, thực sự mang lại hiệu quả cao nhất. Chính phủ đã dự kiến tổng mức vốn thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 là 137.664,95 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 134.270,70 tỷ đồng. Chủ tịch HĐDT Hà Ngọc Chiến cho rằng, tổng nguồn vốn đề xuất trên chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra và thấp hơn nhiều so với khái toán ban đầu trong Đề án tổng thể do Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (335.421,367 tỷ đồng), đạt 41,04% so với khái toán ban đầu, trong khi mục tiêu không thay đổi. Theo Tờ trình của Chính phủ, nguồn lực chủ yếu để thực hiện Chương trình là Ngân sách trung ương (giai đoạn 2021-2025 khoảng 105.000 tỷ đồng, chiếm khoảng hơn 76%) trong khi đó sự tham gia của nguồn vốn huy động hợp pháp khác rất nhỏ (khoảng 3.000 tỷ đồng, chiếm 2,16%). Do đó HĐDT đề nghị cần ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút sự tham gia của tổ chức, cá nhân ngoài khu vực nhà nước đóng góp cho Chương trình, đồng thời có cam kết của các địa phương, bảo đảm bố trí đủ vốn thực hiện dự án. “Có ý kiến băn khoăn cho rằng, kinh phí thực hiện Chương trình vẫn chưa khắc phục được hạn chế khi xây dựng chính sách dân tộc trước đây, đó là mục tiêu đề ra lớn nhưng không bố trí đủ nguồn lực. Đề nghị Chính phủ cần xây dựng kế hoạch, tập trung nguồn lực đầu tư để bảo đảm thực hiện các mục tiêu đã đề ra” – ông Hà Ngọc Chiến nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Chương trình MTQG đề xuất xây dựng mới này có mối quan hệ chặt chẽ với 2 Chương trình đang thực hiện là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Đến nay, Chính phủ chưa báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện và chủ trương tiếp tục đầu tư hai Chương trình này giai đoạn sau năm 2020, do đó, chưa có đủ cơ sở để xem xét mối quan hệ giữa Chương trình MTQG này và các chương trình đang triển khai./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/quoc-hoi-thao-luan-ve-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-1058928.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:47",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:47",
"tags": []
} |
Hà Nội như “nhà mặt tiền”, cần cơ chế để phát huy tiềm lực | VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình về việc trao một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù để Hà Nội phát triển tương xứng vị trí Thủ đô. | Sáng 12/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. Chỉ có 3 đại biểu đăng ký phát biểu về nội dung này. “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước” Đại biểu Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng bày tỏ đồng tình với đề xuất như Nghị quyết, bởi trong đó có 7 cơ chế Quốc hội đã thông qua cho TP. Hồ Chí Minh trước đây, chỉ 2 cơ chế khác biệt. “Hà Nội xin sử dụng kinh phí chi thường xuyên còn dư để đầu tư cho công trình cấp bách, nghĩa là dùng tiền tiết kiệm chi thường xuyên cho chi đầu tư. Đây là chính sách đang khuyến khích thì không lý do gì chúng ta không đồng tình. Hai là cơ chế sử dụng ngân sách TP hỗ trợ địa phương khác trong điều kiện khó khăn - đây là tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, nên cũng không có gì khó khăn” – ông Hoàng Văn Cường phân tích. Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường 7 cơ chế còn lại Quốc hội cũng đã thông qua cho TP HCM và TP HCM đang áp dụng tốt như xin được tự quyết điều chỉnh phí, lệ phí hoặc thêm phí mới chưa có trong Luật phí, lệ phí thì có thể tạo ra dịch vụ tốt hơn ở một số khu vực. Hay cơ chế Hà Nội xin được hưởng 50% tiền sử dụng đất với việc chuyển tài sản trên đất, thực chất tiền này dành 70% trang trải cho di dời đầu tư xây dựng, thực hiện chuyển đổi, nên phần còn lại 30%. Việc này thúc đẩy chuyển dịch tài sản đất đai ở nơi không hiệu quả, các đơn vị sử dụng vị trí đặc địa họ sẽ tích cực hơn chuyển đổi, di dời. Còn cơ chế cho phép Hà Nội được hưởng tiền thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn thuộc các DN mà Thành phố quản lý, theo ông Hoàng Văn Cường, thực chất tại Luật Ngân sách cũng quy định nguồn thu về vốn từ các DN mà địa phương quản lý thì thuộc ngân sách địa phương. Nghị quyết thông qua là phù hợp và góp phần thúc đẩy cổ phần hoá DNNN do địa phương quản lý, khuyến khích để cổ phần hoá được giá trị nhiều hơn. “Trái tim khoẻ thì cơ thể mới khoẻ” Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại cho rằng Hà Nội là địa phương duy nhất có Luật Thủ đô. Tuy nhiên các quy định về cơ chế tài chính, chính sách chưa thực sự nhu cầu phát triển của Hà Nội. Do đó, việc xem xét bổ sung cơ chế chính sách tài chính ngân sách cho phép Hà Nội huy động các nguồn tài chính đầu tư phát triển theo hướng tăng tính chủ động ngân sách cho TP phù hợp với thực tế phát triển. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương “Có đại biểu cho rằng có địa phương được hưởng nhiều cơ chế đặc thù cho nên chỉ dành cơ chế đặc thù cho tỉnh nghèo, có điều kiện còn nhiều khó khăn để giúp cho các tỉnh đó vươn lên. Nhưng tôi có ý kiến khác, đúng là địa phương nào cũng có đặc thù nhưng mỗi địa phương có điều kiện khác nhau thì cơ chế cũng có quy định riêng cho các địa phương ấy. Trong thời gian qua có quá nhiều đặc thù mà ít nhiều cũng gây ra sự hiểu lầm như kiểu đặc quyền đặc lợi. Do đó không nên dùng từ đặc thù trong văn bản này và cân nhắc bỏ từ đặc thù trong dự thảo nghị quyết” – ông Nguyễn Sỹ Cương góp ý. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện ví một số thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM là “nhà mặt tiền” của quốc gia, có vị thế, vị trí hơn hẳn các địa phương khác. Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá xã hội và là trái tim cả nước. “Đã là trái tim thì chấp nhận các dòng máu đỏ, máu nóng, hay máu độc chảy về đây, nên cần sự thanh lọc, hy sinh, đóng góp. Trái tim không khoẻ thì cơ thể không thể khoẻ", ông Lưu Bình Nhưỡng nói. Điều ông băn khoăn là cơ chế nào để phát huy tiềm lực của Hà Nội, của "nhà mặt tiền" mà Hà Nội có. Việc xin cơ chế là đúng, nhưng phải khác với chuyện xin nguồn lực nên cần đánh giá rõ ràng. Do đó, trước hết Hà Nội cần phát huy vai trò cấp uỷ, chính quyền, lãnh đạo và sự phấn đấu của toàn bộ người dân Thủ đô để phát triển./. VOV.VN -Việc trao tặng máy xử lý nước ngọt trong thời điểm này hết sức ý nghĩa, góp phần giúp người dân có nguồn nước ngọt đảm bảo hợp vệ sinh. VOV.VN -Việc trao tặng máy xử lý nước ngọt trong thời điểm này hết sức ý nghĩa, góp phần giúp người dân có nguồn nước ngọt đảm bảo hợp vệ sinh. VOV.VN- “Không để công việc đình trệ do dịch bệnh. Đừng nghĩ tháng 5 Quốc hội có họp được hay không, mà phải nghĩ họp được để thực hiện công việc theo kế hoạch”. VOV.VN- “Không để công việc đình trệ do dịch bệnh. Đừng nghĩ tháng 5 Quốc hội có họp được hay không, mà phải nghĩ họp được để thực hiện công việc theo kế hoạch”. VOV.VN - Các đại biểu cho rằng: dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, bản chất là dự án đầu tư công nên Kiểm toán Nhà nước cần phải kiểm toán. VOV.VN - Các đại biểu cho rằng: dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, bản chất là dự án đầu tư công nên Kiểm toán Nhà nước cần phải kiểm toán. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/ha-noi-nhu-nha-mat-tien-can-co-che-de-phat-huy-tiem-luc-1058879.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:47",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:47",
"tags": []
} |
Tiếp tục làm sâu sắc hợp tác quốc phòng Việt Nam và Liên minh châu Âu | Trên cơ sở Hiệp định FPA, EU đã chọn Việt Nam làm quốc gia thử nghiệm trong Chiến lược Tăng cường hợp tác an ninh phòng thủ của EU tại châu Á và với châu Á. | Việc Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký Hiệp định thiết lập khuôn khổ về sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU đã tạo nền tảng thuận lợi để thời gian tới hai bên tiếp tục làm sâu sắc quan hệ hợp tác quốc phòng. Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại cuộc hội đàm trực tuyến diễn ra vào chiều 11/6 giữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Claudio Graziano, Chủ tịch Ủy ban quân sự Liên minh châu Âu. Trên cơ sở Hiệp định FPA, EU đã chọn Việt Nam làm quốc gia thử nghiệm trong Chiến lược Tăng cường hợp tác an ninh phòng thủ của EU tại châu Á và với châu Á. Ngược lại, Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với EU trở thành trụ cột trong khuôn khổ Hiệp định khung Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU. Tại buổi trao đổi, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chuyển lời chào trân trọng của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tới ông Claudio Graziano và lời mời tới thăm Việt Nam, chuyển lời mời lãnh đạo Cơ quan Hành động Đối ngoại của EU tới Việt Nam để đồng chủ trì Đối thoại Quốc phòng-An ninh giữa Việt Nam và EU. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định Việt Nam sẽ cử đoàn tham gia Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng 2020 trên cơ sở lời mời của phía EU; đồng thời nhấn mạnh Bộ Quốc phòng Việt Nam luôn coi trọng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với EU, đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân y phòng, chống dịch COVID-19 và rộng hơn là cùng hợp tác đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, thời gian này hai bên cần tích cực chuẩn bị để xúc tiến việc thực thi các thỏa thuận hợp tác trên cơ sở Hiệp định FPA ngay khi tình hình dịch COVID-19 lắng dịu. Về phần mình, Đại tướng Claudio Graziano bày tỏ ủng hộ vai trò năm Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 của Việt Nam; mong muốn Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, đóng góp vào an ninh, hòa bình khu vực, gắn với sự đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm của các nước ASEAN. Ông Claudio Graziano đồng thời khẳng định: Thiện chí và nhu cầu hợp tác giữa hai bên chính là nền tảng để Việt Nam và EU tăng cường hợp tác quốc phòng trên nhiều lĩnh vực trong khuôn khổ Hiệp định FPA, trong đó có lĩnh vực đào tạo, gìn giữ hòa bình và an ninh biển. Hai bên cũng thống nhất cho rằng, quan hệ hợp tác còn nhiều tiềm năng, đặc biệt trong các lĩnh vực trao đổi đoàn, đối thoại quốc phòng an ninh, đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, gìn giữ hòa bình, hợp tác nghiên cứu chiến lược. Hai bên đặc biệt tập trung vào việc triển khai Hiệp định FPA và cử sỹ quan Bộ Quốc phòng Việt Nam tham gia các hoạt động giảng dạy tại một số trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình của EU tại Cộng hòa Trung Phi trong thời gian tới. Kết luận buổi hội đàm, hai bên thống nhất khẳng định hoạt động trao đổi trực tuyến lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam và EU kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (28/11/1990-28/11/2020); các Hiệp định EVFTA và EVIPA Việt Nam-EU vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua và EU đang có tiếng nói ngày càng quan trọng và độc lập hơn tại các diễn đàn quốc tế, khu vực và trong quan hệ với nhiều nước lớn trên thế giới. Thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động trao đổi trực tuyến ở các cấp để triển khai các nội dung đã được thống nhất tại buổi hội đàm./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/tiep-tuc-lam-sau-sac-hop-tac-quoc-phong-viet-nam-va-lien-minh-chau-au-1058842.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:47",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:47",
"tags": []
} |
Bộ trưởng Lương Tam Quang: Cấp thiết phải tăng cường phòng cháy, chữa cháy | VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhấn mạnh, thực tế đòi hỏi cấp thiết phải tăng cường các giải pháp, biện pháp, yêu cầu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. | Sáng nay 19/6, tại Kỳ họp thứ 7, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Dự thảo luật gồm 9 chương, 65 điều. Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, hiện việc thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về PCCC, CNCH, đặc biệt là nội dung xã hội hoá công tác PCCC còn hết sức hạn chế; chưa có cơ chế, chính sách cũng như sự hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể, thống nhất từ trung ương đến địa phương; chưa khuyến khích được doanh nghiệp, người dân cùng tham gia. Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Luật PCCC và CNCH là thực sự cần thiết để tiếp tục thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác PCCC, CNCH. Hoạt động CNCH của lực lượng PCCC và CNCH có tác động trực tiếp, làm hạn chế quyền con người, quyền công dân như thực hiện các biện pháp y tế tác động đến người bị nạn; phá dỡ nhà, công trình, phương tiện, chướng ngại vật để mở lối tiếp cận, lối thoát nạn... Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có hoạt động PCCC được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy. Bên cạnh đó, hoạt động CNCH đối với những tai nạn, sự cố thông thường xảy ra trong đời sống hằng ngày mà lực lượng đang thực hiện như sự cố, tai nạn cháy, nổ, sập, đổ nhà, công trình, sạt lở đất, đá, có người bị mắc kẹt, tai nạn đuối nước và những sự cố, tai nạn thông thường khác lại chưa được quy định cụ thể trong văn bản luật là chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và không phù hợp với Hiến pháp năm 2013, không bảo đảm cơ sở pháp lý đúng quy định. Hơn nữa, trong thời gian qua, tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp, nhất là tại các thành phố lớn, các khu đô thị tập trung đông dân cư với nhiều loại hình cơ sở mới xuất hiện đã và đang gây ra những thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đời sống xã hội, môi trường ổn định để phát triển kinh tế, xã hội… “Thực tế này đòi hỏi cấp thiết phải tăng cường các giải pháp, biện pháp, yêu cầu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC và việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về PCCC hiện hành là để kịp thời tạo cơ sở pháp lý nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC trong thực tiễn” – Thượng tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh. Đồng tình với sự cần thiết ban hành dự án luật này, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Chính phủ căn cứ chủ trương của Đảng, kết hợp tổng kết thực tiễn, nghiên cứu bổ sung các quy định về quy hoạch hạ tầng PCCC trong dự thảo Luật để quy định nội dung, yêu cầu cụ thể đối với quy hoạch hạ tầng PCCC và mối quan hệ với các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phù hợp với pháp luật về quy hoạch để bảo đảm tính đồng bộ trong việc bảo đảm các điều kiện về PCCC và CNCH. Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chính sách phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC, CNCH; huấn luyện, diễn tập; có chính sách về đảm bảo đầu tư, phân bổ nguồn lực phục vụ PCCC, CNCH phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng miền... “Ủy ban QPAN cơ bản nhất trí quy định của dự thảo luật và đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các nội dung trên, trong đó ưu tiên chính sách đưa công tác giáo dục, tuyên truyền về PCCC và CNCH vào trường học” – ông Lê Tấn Tới nói. Về hoạt động phòng cháy, Ủy ban QPAN cho rằng, dự thảo luật cơ bản phù hợp với vị trí, vai trò của các chủ thể trong công tác PCCC, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ yêu cầu PCCC đối với từng loại quy hoạch để có giải pháp, thiết kế về PCCC phù hợp với từng loại quy hoạch. Cùng với đó xác định rõ hơn cách thức áp dụng tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng loại công trình, dự án; phân loại rõ công trình cải tạo đến mức nào thì mới phải có giải pháp, thiết kế PCCC; rà soát, thống nhất các quy định liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục, phân công phối hợp trong thẩm tra, thẩm định, nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC. “Cân nhắc quy định giao trách nhiệm “tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy” cho chủ đầu tư dự án, công trình, chủ phương tiện giao thông cơ giới” – cơ quan thẩm tra lưu ý. Ngoài ra, tiếp tục đánh giá kỹ tác động của các quy định về điều kiện an toàn PCCC đối với nhà ở, phương tiện giao thông cơ giới và cơ sở; nghiên cứu quy định yêu cầu, điều kiện về PCCC phù hợp với từng loại hình cơ sở trên từng địa bàn, nhất là loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, trong đó cần quy định cụ thể về yêu cầu thiết kế, lắp đặt hệ thống điện; nghiên cứu bổ sung quy định về quản lý phương tiện giao thông chạy bằng điện. Ủy ban QPAN cũng đề nghị tiếp tục rà soát quy định của pháp luật hiện hành để sắp xếp, bố trí lực lượng PCCC và CNCH hợp lý theo yêu cầu nhiệm vụ, không làm phát sinh tổ chức bộ máy, không chồng chéo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các lực lượng, các chủ thể trong quản lý hoạt động PCCC và CNCH. VOV.VN - Vấn đề đặt ra là cán bộ công đoàn ở công ty, doanh nghiệp (hưởng lương từ chủ sử dụng lao động) đó có thực sự dám lên tiếng bảo vệ người lao động khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm hay không? VOV.VN - Vấn đề đặt ra là cán bộ công đoàn ở công ty, doanh nghiệp (hưởng lương từ chủ sử dụng lao động) đó có thực sự dám lên tiếng bảo vệ người lao động khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm hay không? VOV.VN - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa tiếp tục được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung lớn trong tiếp thu, chỉnh lý, trước trình Quốc hội xem xét thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 7. Một trong những nội dung mới đáng chú ý là quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. VOV.VN - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa tiếp tục được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung lớn trong tiếp thu, chỉnh lý, trước trình Quốc hội xem xét thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 7. Một trong những nội dung mới đáng chú ý là quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. VOV.VN - Dự thảo Luật Đường bộ đang được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng giao Chính phủ quy định về điều kiện, thời điểm thực hiện việc thu phí sử dụng đường cao tốc. VOV.VN - Dự thảo Luật Đường bộ đang được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng giao Chính phủ quy định về điều kiện, thời điểm thực hiện việc thu phí sử dụng đường cao tốc. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/bo-truong-luong-tam-quang-cap-thiet-phai-tang-cuong-phong-chay-chua-chay-post1102458.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:47",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:47",
"tags": [
"Bộ công an",
"Lương Tam Quang",
"phòng cháy",
"cứu hộ"
]
} |
Cắm trại ở công viên Yên Sở, check-in hoa điệp vàng | Nếu đang tìm địa điểm cắm trại trong ngày gần trung tâm Hà Nội, bạn có thể ghé công viên Yên Sở. Đến đây, bạn có thể "sống ảo" với các loại hoa mùa hè. | CHÍNH TRỊ CHÍNH TRỊ CHÍNH TRỊ Hậu trường Showbiz Nghệ sĩ Hậu trường Showbiz Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/du-lich/check-in/cam-trai-o-cong-vien-yen-so-checkin-hoa-diep-vang-1058796.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:47",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:47",
"tags": []
} |
Các bộ, ngành, địa phương không được lùi bước trước khó khăn | Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiên quyết không lùi bước trước khó khăn. | Chính phủ thống nhất đánh giá: Với quyết tâm cao và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, việc thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới có nhiều điểm sáng, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Chúng ta đã ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, xã hội phục hồi nhanh và mạnh, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế cả trong phòng, chống dịch COVID-19 và sư an toàn của nền kinh tế;... Tuy nhiên, nước ta vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đại dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, căng thẳng thương mại tiếp tục xung hướng tăng. Áp lực lạm phát gia tăng. Nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có xu hướng giảm. Cân đối ngân sách nhà nước gặp khó khăn; bội chi ngân sách có xu hướng gia tăng. Giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng còn chậm. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực còn khó khăn, ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người lao động. Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, tiếp tục nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép", không được chủ quan, kiểm soát tốt dịch COVID-19, không để lây lan trong cộng đồng; thực hiện quyết liệt hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch năm 2020; trong đó kiên định mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng; đồng thời tập trung thực hiện tốt một số nội dung. Cụ thể, tiếp tục theo dõi sát tình hình thế giới, khu vực, nhất là các đối tác lớn, và trong nước, chủ động có đối sách, giải pháp phù hợp, kịp thời. Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ an sinh xã hội, tín dụng và tài khóa cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra; đồng thời khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Từng bộ, ngành, địa phương nhanh chóng khắc phục khó khăn, khôi phục mạnh mẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, ổn định đời sống của nhân dân; tận dụng thời cơ, đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng lực nội tại từng ngành, từng lĩnh vực; đổi mới cách làm, tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, thu hút mọi nguồn lực cho phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương. Đặc biệt, các địa phương trụ cột, đầu tàu kinh tế của cả nước và các vùng kinh tế trọng điểm phải nỗ lực, tạo lan tỏa trong phục hồi phát triển kinh tế sau dịch, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Đảm bảo thanh khoản và vốn tín dụng cho nền kinh tế Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thanh khoản và vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương có phương án điều tiết hiệu quả để giảm giá thịt lợn với các giải pháp phù hợp, căn cơ, khuyến khích đầu tư quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, nhất là giải quyết khâu đầu vào, giống, thức ăn, đẩy nhanh tái đàn gắn với khống chế dịch tả lợn châu Phi cùng các biện pháp khác, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. Chủ động ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và tổ chức tốt phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đủ nước sạch cho người dân khi hạn hán, xâm nhập mặn. Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện các giải pháp nhằm cơ cấu lại, khơi thông thị trường xuất khẩu nông sản. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương có cơ chế, biện pháp quản lý đất đai tại các khu vực có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng, an ninh. Bộ Giao thông vận tải tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án xây dựng nhà ga T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; 2 dự án cải tạo, nâng cấp đường cất, hạ cánh, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài; dự án sân bay quốc tế Long Thành; triển khai ngay các thủ tục đối với các dự án đầu tư công và các dự án theo hình thức PPP thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương đề xuất tháo gỡ nguồn vốn đối ứng của dự án đường bộ cao tốc Bến Lức - Long Thành. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. Triển khai các chính sách hỗ trợ công khai, minh bạch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương thực hiện tốt Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Tổ chức hướng dẫn hoạt động vui chơi lành mạnh cho trẻ em, nhất là việc phòng, chống đuối nước cho trẻ em trong dịp hè. UBND các cấp, các trường học, cơ sở giáo dục xác định rõ trách nhiệm, cùng phối hợp với gia đình và sự giám sát của các tổ chức đoàn thể trong việc phòng, chống bạo lực trẻ em; xử lý nghiêm các hành vi bạo lực trẻ em. Bên cạnh đó, đôn đốc các địa phương tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi cho các đối tượng được hỗ trợ. UBND cấp tỉnh đẩy nhanh công tác rà soát, phê duyệt để hỗ trợ cho các đối tượng chính xác, kịp thời. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương công khai việc thực hiện hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 để người dân giám sát, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát để hỗ trợ đúng đối tượng, không để trục lợi chính sách. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét về việc sửa đổi Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 theo hướng xây dựng tiêu chí phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 được tiếp cận tín dụng cho vay để trả lương ngừng việc cho người lao động.Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý sớm, tránh để lãng phí tài sản của vụ án kinh tế, tham nhũng; phân công Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và các bộ, cơ quan liên quan xem xét, có phương án phù hợp mở một số đường bay quốc tế kết nối với các điểm trung chuyển để đưa người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài và nhà đầu tư vào Việt Nam, bảo đảm an toàn phòng dịch trong cộng đồng. Tổ chức nghiêm túc, an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương chỉ đạo các trường học tăng cường tổ chức hoạt động vui chơi trong nhà trường, phối hợp dạy kỹ năng bơi cho học sinh để phòng, chống đuối nước trong dịp nghỉ hè. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là việc đưa vào sử dụng sách giáo khoa lớp 1 mới. Chủ trì đề xuất và phối hợp với các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính và các bộ cơ quan liên quan xem xét việc hỗ trợ người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương, bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; các chế độ, chính sách cho các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng do dịch COVID-19; chính sách đối với việc dạy học, tập huấn giáo viên trực tuyến. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020; phối hợp chặt chẽ và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức nghiêm túc, an toàn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức kỳ thi. Các địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học, đội ngũ giáo viên, bảo đảm đủ điều kiện dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tập trung thúc đẩy thị trường du lịch trong nước Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch định hướng, cơ cấu lại thị trường du lịch, tập trung thúc đẩy thị trường du lịch trong nước; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền xúc tiến du lịch nội địa với thông điệp Du lịch Việt Nam an toàn, người Việt Nam đi du lịch Việt Nam. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chương trình kích cầu du lịch nội địa. Bộ Công an tiếp tục theo dõi, nắm tình hình, chủ động ứng phó với các tình huống phát sinh, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp; tập trung trấn áp các loại tội phạm, đặc biệt là các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, dự án đầu tư, môi giới việc làm, lao động và học tập tại nước ngoài, thương mại điện tử, an ninh mạng... Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm an ninh, trật tự, duy trì trật tự an toàn giao thông và phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm an toàn cho người dân và doanh nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến trình phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và doanh nghiệp điện tử và thanh toán điện tử; khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý đối với một số mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số. Chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường thông tin truyền thông về những thành công trong phòng, chống dịch COVID-19; những giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn, những mô hình mới, kinh nghiệm tốt trong thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; kịp thời phản ánh những vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ và những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/cac-bo-nganh-dia-phuong-khong-duoc-lui-buoc-truoc-kho-khan-1058888.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:47",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:47",
"tags": []
} |
Xe tăng M1 Abrams không còn là “Number 1” | VOV.VN - Các cuộc xung đột ở Trung Đông cho thấy, xe tăng Abrams đang gặp nhiều vấn đề và khá dễ dàng trở thành con mồi ngon của kẻ thù. | Abrams không còn là tốt nhất Hiện nay, giới chức quân sự Mỹ đã buộc phải thừa nhận những khiếm khuyết nhất định trong xe tăng "Abrams" vốn trang bị phổ biến trong quân đội nhiều nước. Cách đây không lâu, Tướng John Murray đã cay đăng thừa nhận Abrams không còn có thể được gọi là xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất trên thế giớimặc dù ở Mỹ người không muốn thừa nhận những yếu kém của vũ khí của mình. Ba mươi năm trước, trong Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, Abrams M1A2 đã thể hiện tốt trong các trận chiến chống lại quân đội Iraq. Quân đội của Saddam Hussein chủ yếu được trang bị xe tăng T-72 của Liên Xô, nhưng do trình độ huấn luyện và làm chủ kỹ thuật của kíp xe thấp, dẫn đến thực tế là xe tăng của Iraq đã bị xe tăng Abrams của người Mỹ đánh bại. Thành công ở Iraq đã khiến giới chức quân sự Mỹ tin rằng, quân đội họ có xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới, nên hàng thập kỷ sau đó, họ đã không chú ý đến việc hiện đại hóa. Trong cuộc chiến thứ hai ở Iraq, những huyền thoại về sự bất khả chiến bại của xe tăng Mỹ bắt đầu nhanh chóng tan thành mây khói. Những người lính Iraq không gặp vấn đề gì với xe tăng Abrams khi sử dụng súng chống tăng vác vai do Liên Xô sản xuất. Đôi khi một phát bắn của súng phóng lựu vào một bên xe là đủ để vô hiệu hóa nó. Ngoài ra, xe tăng ngốn nhiều nhiên liệu hơn so với suy nghĩ ban đầu, động cơ hay bị hỏng hóc và các đài liên lạc chiến thuật trên xe liên tục bị hỏng. Chiến thuật của phiến quân Mỹ cung cấp tăng M1 Abrams cho nhiều đồng minh, bao gồm Saudi Arabia. Riyadh đã đầu tư một số tiền khổng lồ để trang bị cho quân đội của mình, nhưng theo một số nhà quan sát, cuộc nội chiến nổ ra ở Yemen có sự tham gia của Saudi cho thấy, một quốc gia giàu có được sự bảo trợ của Mỹ không đủ để đánh bại kẻ thù có động lực và có ý thức hệ mạnh mẽ. Quân đội Saudi cùng với các đồng minh từ UAE và các nước Arap khác không bao giờ có thể đánh bại phiến quân Hussite (phong trào Ansar Alla - ND) Yemen; xe tăng Mỹ cũng không giúp được gì. Hơn nữa, chính người Yemen cũng đã phát hiện sự tồn tại các “gót chân Achilles” của Abrams. Cần hiểu rằng, phiến quân Hussite Yemen vũ trang kém hơn nhiều so với quân Saudi. Nếu nói về vũ khí chống tăng, Hussites có các hệ thống tên lửa chống tăng thời Liên Xô như Phagot ("Фагот"), Konkurs ("Конкурс"), Maliutka ("Малютка") và tổ hợp Towsan-1 do Iran sản xuất, gần như là một bản sao chính xác của " Конкурс". Tuy nhiên, các chiến thuật chống lại một cuộc tấn công xe tăng của Hussites đã phát huy tác dụng hoàn hảo và các hệ thống chống tăng của Liên Xô đã trở thành một vũ khí đáng gờm khi chống lại Abrams ngạo nghễ của Mỹ. Một phát trúng xe tăng là đủ để xe tăng bắt lửa. Còn vỏ thép? Tên lửa chống tăng có thể xe toạc tháp pháo. Mặc dù đã cải tiến, vỏ giáp Abrams không thể bảo về được tất cả 360 độ. Towsan-1 có thể tấn công xe tăng ở khoảng cách lên tới 3,5km. Phiến quân Husites chủ yếu là phục kích trong quá trình di chuyển đoàn xe tăng địch và tấn công bất ngờ. Hiệu ứng bất ngờ, kết hợp với độ chính xác cao của các xạ thủ bắn súng Yemen, dẫn đến hậu quả chết người cho xe tăng Saudi. Đây là những gì phiến quân Yemen đang khai thác. Ở đây có một vấn đề khác - quân nhân Saudi được đào tạo kém, không có động lực về ý thức hệ, và họ không muốn chết trong cát của Yemen vì tiền. Nhà phân tích người Mỹ Blake Stillwell viết, các xe tăng Abrams Mỹ sẽ phải chịu chung số phận nếu họ cố gắng đối đầu với người Hussites. Được biết, để khắc phục tình trạng nói trên, trong ba năm, chính quyền Trump đã đầu tư khoảng sáu tỷ USD để nâng cấp M-1 Abrams, gần gấp đôi so với số tiền đã chi dới thời cựu Tổng thống Obama. Trong dự thảo ngân sách cho năm tài khóa 2020, có hơn 2,2 tỷ USD cho việc mua và hiện đại hóa xe tăng M-1 Abrams, bao gồm phiên bản nâng cấp theo chuẩn M1A2C (năm 2019, số tiền này là 2,6 tỷ và năm 2018 - 1,7 tỷ USD). Theo một chuyên gia Nga, trong 10-15 năm tới, người Mỹ sẽ chưa tạo ra phương tiện bọc thép nào mới, phải hài lòng với những gì họ có./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/vu-khi/xe-tang-m1-abrams-khong-con-la-number-1-1058691.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:47",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:47",
"tags": []
} |
Ra mắt Hội đồng Bầu cử Quốc gia gồm 21 thành viên | VOV.VN - Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Uỷ viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia. | Danh sách 20 người gồm 4 Phó Chủ tịch và 16 Uỷ viên được Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân trình Quốc hội chiều 11/6. Sau khi thảo luận tại Đoàn, sáng 12/6, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu kín. Kết quả kiểm phiếu cho thấy Quốc hội đã đồng ý phê chuẩn danh sách theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nghị quyết được biểu quyết thông qua với tỷ lệ 449/449 đại biểu tán thành (chiếm 92,96% tổng số đại biểu Quốc hội). Hội đồng Bầu cử Quốc gia ra mắt trước Quốc hội Sau khi Hội đồng Bầu cử Quốc gia gồm 21 thành viên ra mắt trước Quốc hội, thay mặt Hội đồng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bày tỏ cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu và phê chuẩn các thành viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia. “Đây vừa là niềm vinh dự nhưng cũng là trọng trách lớn lao mà Đảng, Quốc hội tin tưởng, giao cho chúng tôi” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, đồng thời cho biết cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị, pháp lý đặc biệt, để lựa chọn những người tiêu biểu về đức về tài đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của Quốc gia và địa phương. “Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng sự thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khoá XV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vừa có ý nghĩa đối với kết quả hoạt động của bộ máy từ Trung ương đến địa phương, nhất là nhiệm vụ thể chế hoá Nghị quyết của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, để góp phần đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững” – bà nhấn mạnh và xin hứa sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan, đoàn kết, thống nhất, nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Hiến định, luật định. Danh sách các Phó Chủ tịch và Uỷ viên Hội đồng bầu cử Quốc gia 4 Phó Chủ tịch: 1. Bà Tòng Thị Phóng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, 2. Ông Trương Hoà Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ 3. Ông Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 4. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước. 16 Uỷ viên: 1. Ông Phạm Minh Chính – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương 2. Ông Ngô Xuân Lịch - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3. Ông Tô Lâm – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an 4. Ông Trần Cẩm Tú – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương 5. Ông Uông Chu Lưu – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội 6. Ông Đỗ Bá Tỵ - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội 7. Ông Phùng Quốc Hiển – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội 8. Ông Trần Văn Tuý – Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu 9. Ông Nguyễn Hạnh Phúc – Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 10. Ông Lê Vĩnh Tân – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ 11. Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông 12. Ông Nguyễn Đình Khang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN 13. Ông Thào Xuân Sùng – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam. 14. Ông Lê Quốc Phong – Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 15. Ông Nguyễn Văn Được – Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam 16. Bà Hà Thị Nga – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam./. VOV.VN - Sau khi được Quốc hội phê chuẩn và đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. VOV.VN - Sau khi được Quốc hội phê chuẩn và đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội có văn bản thông báo ý kiến của Thường vụ Quốc hội về việc dừng tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội có văn bản thông báo ý kiến của Thường vụ Quốc hội về việc dừng tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. VOV.VN - Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các đại biểu Quốc hội phát huy trí tuệ, tâm huyết, sát cánh cùng nhân dân, chính quyền phòng, chống dịch Covid-19. VOV.VN - Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các đại biểu Quốc hội phát huy trí tuệ, tâm huyết, sát cánh cùng nhân dân, chính quyền phòng, chống dịch Covid-19. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/ra-mat-hoi-dong-bau-cu-quoc-gia-gom-21-thanh-vien-1058850.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": []
} |
Đại sứ Nga nói về trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin | VOV.VN - Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Putin sẽ tạo thêm động lực để phát triển quan hệ hợp tác Nga - Việt trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, trọng tâm là tăng cường tương tác trên các lĩnh vực truyền thống như kinh tế và đầu tư, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và du lịch, trao đổi nhân đạo và tất nhiên là cả quốc phòng và an ninh. | Đại sứ quán Nga chính thức thông báo, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ngày 20/6/2024, Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin sẽ thăm Việt Nam với tư cách là Trưởng đoàn các nhà lãnh đạo cấp liên bang và khu vực cũng như các doanh nghiệp lớn. Chuyến thăm lần này mang tính chất cấp Nhà nước, là cấp độ giao thức cao nhất trong quan hệ giữa các quốc gia. Dự kiến, Tổng thống Nga Putin sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến với các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam; hai bên sẽ thông qua Tuyên bố chung và ký một gói văn kiện hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học, tư pháp, quy chế hải quan, y tế, năng lượng ... Trong chuyến thăm, Tổng thống Putin cũng sẽ tham gia sự kiện gặp gỡ sinh viên Việt Nam tốt nghiệp các trường đại học Liên Xô và Nga. Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko cho biết, chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo cao nhất Liên bang Nga năm nay trùng với lễ kỷ niệm 30 năm ký Hiệp ước về những cơ sở nền tảng của quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (16/6/1994 - 16/6/ 2024). Văn kiện lịch sử này đã góp phần mở rộng đáng kể quan hệ tương tác giữa Moscow và Hà Nội, đồng thời đặt nền móng cho việc phát triển và thực hiện các dự án, sáng kiến chung lớn trong nhiều lĩnh vực. "Văn kiện này đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn mới trong phát triển hợp tác nhiều mặt giữa hai nước và tạo tiền đề cho việc tăng cường hợp tác chung, đưa quan hệ Nga - Việt lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Ba thập kỷ qua được đánh dấu bằng sự mở rộng năng động và đa dạng hóa hợp tác song phương. Năm 2001, Tuyên bố Nga - Việt về quan hệ đối tác chiến lược được ký kết tại Hà Nội, năm 2012 quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt được nâng tầm lên đối tác chiến lược toàn diện. Đối thoại chính trị thường xuyên được thiết lập ở tất cả các cấp", Đại sứ Gennady Bezdetko nói. Đại sứ Gennady Bezdetko cho biết, Tổng thống Putin đã nhiều lần nói về mối quan hệ chặt chẽ giữa Nga và Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, với lịch sử và kinh nghiệm hợp tác sâu rộng trong hầu hết các lĩnh vực, đối thoại chính trị sâu rộng, trao đổi nhân văn năng động cao, các giá trị và định hướng phát triển tương đồng. Tất cả những điều này là cơ sở đáng tin cậy để tiếp tục phát triển quan hệ song phương và không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt trong giai đoạn hiện nay. Theo Đại sứ Nga, đối thoại trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo luôn là cơ hội để tăng cường tin cậy chính trị, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi bối cảnh chính trị, kinh tế toàn cầu đang có những thay đổi mạnh mẽ. Các chuyến thăm cấp cao song phương thời gian qua đã tạo nền tảng tốt cho quan hệ Nga - Việt phát triển ở mức cao nhất. Đặc biệt, chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Putin sẽ tạo thêm động lực để phát triển quan hệ hợp tác Nga - Việt trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, trọng tâm là tăng cường tương tác trên các lĩnh vực truyền thống như kinh tế và đầu tư, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và du lịch, trao đổi nhân đạo và tất nhiên là cả quốc phòng và an ninh. Đại sứ Gennady Bezdetko nhấn mạnh, "hướng Đông" trong chính sách đối ngoại của Nga đang trở thành một trong những hướng đi có ý nghĩa quyết định lâu dài: "Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác nhiều mặt với các nước hàng đầu và các hiệp hội liên quốc gia ở khu vực này trên thế giới. Trong đó, với ASEAN, trước hết là duy trì vai trò trung tâm của hiệp hội này trong các vấn đề của khu vực. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trên trường quốc tế, trước hết là tại Liên Hợp Quốc và trong các khuôn khổ lấy ASEAN làm trung tâm, dựa trên sự gần gũi hay trùng hợp về quan điểm trong các vấn đề chính của chương trình nghị sự toàn cầu và khu vực. Qua đó, thúc đẩy các cách tiếp cận chung để giải quyết các vấn đề cấp bách của thời đại chúng ta, đề cao các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia độc lập, tính hợp pháp và công lý trong quan hệ quốc tế". Đại sứ Nga cũng khẳng định ủng hộ tăng cường hợp tác đa nền tảng giữa các hiệp hội hàng đầu của lục địa chúng ta, trước hết là Liên minh kinh tế Á - Âu, Tổ chức hợp tác Thượng Hải và ASEAN vì lợi ích tăng cường liên kết kinh tế và hình thành Quan hệ đối tác Á - Âu mở rộng - một không gian mở duy nhất, liền mạch và hợp tác cùng có lợi với sự tham gia của tất cả các quốc gia cùng quan tâm. Theo Đại sứ Gennady Bezdetko, tiềm năng để tăng cường và đa dạng hóa hơn nữa sự hợp tác song phương Nga - Việt thực sự rất lớn. Mối quan hệ hợp tác này dựa trên truyền thống không thay đổi của tình hữu nghị, tương trợ lẫn nhau và cùng có lợi. Phía Nga mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả trong các lĩnh vực như năng lượng, sản xuất công nghiệp, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, quốc phòng và an ninh, thương mại và đầu tư, cũng như thực hiện nhất quán các thỏa thuận ở cấp cao và cao nhất. Phía Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch và khử cacbon cho nền kinh tế. Nga với tư cách là một trong những nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này, sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam những công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực điện "sạch", tin cậy và ổn định, trước hết là điện hạt nhân - điều được nhiều nước Châu Á lựa chọn làm giải pháp thay thế các nguồn năng lượng truyền thống. "Nga và Việt Nam tích cực hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, trước hết là giáo dục đại học. Liên minh các trường đại học kỹ thuật được thành lập nhằm mở rộng cơ hội đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, năng lượng và chế tạo máy bay. Đây là cơ hội tuyệt vời để các bạn trẻ có được một nghề nghiệp thú vị và có nhu cầu. Nga cung cấp cho Việt Nam hạn ngạch giáo dục miễn phí lớn nhất gồm 1.000 suất học bổng", Đại sứ Nga nhấn mạnh. VOV.VN - "Tổng thống Putin đã đến thăm Việt Nam nhiều lần. Chuyến thăm đầu tiên diễn ra vào năm 2001. Chuyến đi này là cần thiết để chúng ta có thể vạch ra những con đường phát triển hợp tác giữa 2 nước trong điều kiện mới". VOV.VN - "Tổng thống Putin đã đến thăm Việt Nam nhiều lần. Chuyến thăm đầu tiên diễn ra vào năm 2001. Chuyến đi này là cần thiết để chúng ta có thể vạch ra những con đường phát triển hợp tác giữa 2 nước trong điều kiện mới". VOV.VN - Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu cho rằng, niềm tin chính là điều quan trọng, quý giá nhất trong quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga. VOV.VN - Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu cho rằng, niềm tin chính là điều quan trọng, quý giá nhất trong quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga. VOV.VN - Việt Nam - Liên bang Nga kỷ niệm 30 năm ngày ký “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị" giữa hai nước (16/6/1994 - 16/6/2024). VOV.VN - Việt Nam - Liên bang Nga kỷ niệm 30 năm ngày ký “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị" giữa hai nước (16/6/1994 - 16/6/2024). Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/dai-su-nga-noi-ve-trong-tam-trong-chuyen-tham-viet-nam-cua-tong-thong-putin-post1102444.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"Tổng thống Putin",
"Putin thăm Việt Nam",
"Tổng thống Nga thăm Việt Nam",
"Việt Nga",
"Putin"
]
} |
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin: Tiếp thêm xung lực mới cho quan hệ hai nước | VOV.VN - Chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam lần này sẽ tiếp thêm xung lực mới để đẩy mạnh hơn mối quan hệ về chính trị, kinh tế, nghiên cứu khoa học và đào tạo giữa hai nước. | Nguyên Tổng biên tập báo Đại đoàn kết, chuyên gia bình luận quốc tế, Đại tá Hồng Thanh Quang cho rằng, trong góc nhìn chính trị của Moscow, mối quan hệ với Việt Nam rất quan trọng. Do vậy, chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam lần này sẽ tiếp thêm xung lực mới để đẩy mạnh hơn mối quan hệ về chính trị, kinh tế, nghiên cứu khoa học và đào tạo giữa hai nước. Theo Đại tá Hồng Thanh Quang, việc chọn Việt Nam là một trong những điểm đến cho thấy Tổng thống Putin trong nhiệm kỳ mới muốn khẳng định mối quan hệ với các quốc gia thân thiện. PV:Việc Tổng thống Nga Putin chọn Việt Nam là một trong những điểm đến kể từ khi nhậm chức cho thấy điều gì thưa ông? Đại tá Hồng Thanh Quang:Điều này mang ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện rằng, với các bạn Nga, Việt Nam luôn có một vị trí xứng đáng, đồng thời thể hiện sự coi trọng của cá nhân Tổng thống Putin đối với Việt Nam. Chuyến thăm dự kiến sẽ mở ra những cơ hội phát triển các lĩnh vực còn nhiều dư địa hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Trợ lý Yuri Ushakov của Tổng thống Nga mới đây trên tờ Argumenty & Facty cho biết, số doanh nghiệp Nga đang hoạt động ở Việt Nam rất lớn và ngược lại, cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tại Nga đang hoạt động rất tốt trong các lĩnh vực khác nhau như chăn nuôi, chế biến sữa ở tỉnh Kaluga hay vùng Primorye... Hợp tác khoa học công nghệ cũng đang phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. Hai bên đều mong muốn phát triển thêm các mối quan hệ về kinh tế, quan hệ đào tạo, dầu khí, nghiên cứu khoa học... Mỗi năm có ít nhất 1.000 học sinh, sinh viên nhận học bổng học tập tại Nga. Nếu tính trong suốt chặng đường phát triển quan hệ giữa Liên Xô và Nga, Việt Nam đã có tới hơn 75.000 chuyên gia Việt Nam từng theo học ở nước bạn. Nhìn lại những chuyến thăm trước đây tới Việt Nam, Tổng thống Putin không ít lần gặp gỡ các chuyên gia Việt Nam từng theo học ở Liên Xô hoặc Nga. Theo các chuyên gia và nhà sử học Nga, vốn liếng quý giá rất trong mối quan hệ giữa Liên bang Nga và Việt Nam chính là những chuyên gia này, khi họ mang trong mình những ký ức tốt đẹp, những tình cảm và những hiểu biết về nước Nga. Họ là cầu nối bền chặt cho mối quan hệ song phương. PV:Theo ông, chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin có ý nghĩa như thế nào với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay? Đại tá Hồng Thanh Quang:Điều đầu tiên chính là chuyến thăm nhằm khẳng định hiện trạng tốt đẹp và ngày càng phát triển hơn trong mối quan hệ giữa LB Nga và Việt Nam, phù hợp với lợi ích của 2 nước, cũng như với thông lệ quốc tế. Tổng thống Putin trong nhiệm kỳ mới cũng muốn xác định mối quan hệ với các quốc gia thân thiện. Việt Nam là quốc gia luôn ủng hộ hòa bình trên thế giới. Bản thân các bạn Nga cũng luôn thấu hiểu lập trường của Việt Nam, cũng như mối quan hệ trước sau như một giữa hai nước. PV:Thời gian qua, hàng loạt chuyến thăm của lãnh đạo hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… và nay là Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm Việt Nam, điều này cho thấy vị thế và vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế như thế nào? Đại tá Hồng Thanh Quang:Điều đó khẳng định Việt Nam luôn muốn làm bạn với các nước. Việt Nam luôn theo đuổi đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ và rộng mở; đa phương hóa, đa dạng hóa, mong muốn đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã sẵn sàng tiếp đón các nhà lãnh đạo hàng đầu của Mỹ, Trung Quốc và bây giờ là Nga. PV:Ông có kỳ vọng như thế nào về chuyến thăm này? Đại tá Hồng Thanh Quang:Trong góc nhìn chính trị của Moscow, mối quan hệ với Việt Nam rất quan trọng. Chuyến thăm lần này sẽ tiếp thêm nguồn xung lực mới để đẩy mạnh hơn mối quan hệ về chính trị, kinh tế, nghiên cứu khoa học và đào tạo giữa hai nước. Trong đó, mô hình đào tạo của Nga rất phù hợp với nguồn nhân lực Việt Nam và có thể mở rộng ở nhiều lĩnh vực. Vị trí, giá trị của Việt Nam vô cùng quan trọng ở Đông Nam Á và việc thiết lập quan hệ tốt với Việt Nam sẽ tạo đà phát triển trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, sẽ tạo tiềm lực phát triển song phương, đa phương rất tốt. Chuyến thăm sẽ đóng góp tích cực trong việc nâng tầm mối quan hệ Việt Nam - LB Nga nói riêng, cũng như góp phần ổn định, duy trì hòa bình khu vực và thế giới. PV:Ông đánh giá như thế nào về quan hệ Việt Nam - Nga sau 74 năm thiết lập quan hệ và đã trải qua rất nhiều biến động địa chính trị? Đại tá Hồng Thanh Quang:Việt Nam và Nga có mối quan hệ truyền thống từ lâu đời. Cuối những năm 90 của thế kỷ 19 đã có nhiều nhà nghiên cứu của Nga tới thăm Đông Dương và có nhiều bài viết thông tin về Đông Dương, trong đó có xứ An Nam. Đến đầu thế kỷ 20, đã có nhà thơ Nga Nikolai Gumiliov lấy cảm hứng từ những tư liệu này để viết những bài thơ về Đông Dương và Việt Nam mà chính tôi đã dịch sang tiếng Việt. Đến năm 1924, khi Bác Hồ sang Liên Xô trong hành trình tìm đường cứu nước, đã chính thức mở ra mối quan hệ giữa Liên Xô, giữa nước Nga, người dân Nga với đất nước Việt Nam và người dân Việt Nam. Đến nay, mối quan hệ này ngày càng phát triển. Đặc biệt, trong suốt cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước của Việt Nam, Liên Xô luôn là một đồng minh thân thiết, hỗ trợ hết mình bằng tình cảm “anh em”. Trên lĩnh vực ngoại giao với Liên Xô trước đây và với Nga hiện nay, như các nhà lãnh đạo của chúng ta thường xuyên nhấn mạnh, là luôn “thuỷ chung, chính nghĩa, vì hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại”. Với Nga, Việt Nam xác định mối quan hệ trước sau như một. Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp lên. Chuyến thăm của Tổng thống Nga lần này đánh dấu lần thứ 5 ông Putin sang thăm Việt Nam và Việt Nam là nước Đông Nam Á duy nhất 6 lần đón tiếp các Tổng thống Nga, bao gồm một chuyến thăm của ông Dmitry Medvedev trên cương vị Tổng thống Nga năm 2010. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo Nga đánh giá cao mối quan hệ với Việt Nam. PV:Xin cảm ơn ông! Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn cũng đánh giá, trong suốt chiều dài lịch sử, quan hệ giữa Việt Nam với LB Xô Viết và với LB Nga sau này là mối quan hệ được thử thách qua thời gian, được nhiều thế hệ và tầng lớp nhân dân 2 nước (của LB Xô Viết trước đây và LB Nga hiện nay) cùng nhân dân Việt Nam dày công vun đắp và ngày càng được củng cố. Tổng thống Nga Putin đã 4 lần đến Việt Nam trong 24 năm qua và có chuyến thăm thứ 5 trong hai ngày 19 và 20/6/2024. Đây là lần thăm cấp Nhà nước, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo ông Sơn, năm nay là năm đặc biệt, khi Việt Nam và LB Nga kỷ niệm 30 năm ký Hiệp ước về một số nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa 2 nước. "Nếu chỉ nhìn từ 5 năm trở lại đây, chúng ta thấy có những đoàn lãnh đạo cấp cao thăm viếng lẫn nhau. Trong đó, năm 2008, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm LB Nga, các năm tiếp theo đều có Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước đều đến thăm Nga. Phía Nga, Thủ tướng Nga, Chủ tịch Duma quốc gia (Hạ viện Nga), Chủ tịch Đảng nước Nga thống nhất… và lần này là Tổng thống Putin tới thăm Việt Nam. Điều này là minh chứng rõ nét và ngày càng phát triển sâu sắc trong mối quan hệ Việt Nam - LB Nga. Trên kênh nhân nhân, không chỉ Hội Hữu nghị Việt - Nga hay Hội hữu nghị Nga -Việt, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã cùng phối hợp và tổ chức nhiều sự kiện trong các ngày lễ lớn, hợp tác xuất bản sách, dịch sách… Hai nước có kết nối, hợp tác quan trọng giữa các đối tác, các thành phố giữa Việt Nam và LB Nga như giữa TP.HCM, Hải Phòng với các thành phố của Nga như Saint Petersburg, Moscow… Bên cạnh đó, là mở rộng hợp tác trên kênh doanh nghiệp, hợp tác giáo dục, với các khóa học bổng phía Nga cung cấp cho các sinh viên Việt Nam", ông Sơn nói. Quan hệ Việt Nam và LB Nga từ 1950 đến 1994, 2012 và đến nay, đã nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện và đạt được rất nhiều kết quả hợp tác tích cực, từ lĩnh vực chính trị - đối ngoại, quốc phòng - an ninh đến kinh tế - thương mại, hợp tác đầu tư, đến công nghệ, giáo dục và đặc biệt là hợp tác nhân dân. Về giao lưu và phát triển hợp tác văn hóa, Hội hữu nghị Việt - Nga và Hội hữu nghị Nga -Việt đã phát động cuộc thi vẽ Việt Nam và vẽ nước Nga, với sự tham dự của các học sinh, sinh viên hai nước mang ý nghĩa sâu sắc, mô tả mối quan hệ giữa 2 nước. Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam xác định, trên kênh đối thoại nhân dân ngoài tiếp nối quan hệ truyền thống trước đây thì hiện nay sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ này, đồng thời làm sâu sắc và mở rộng thêm quan hệ với các đối tác, các địa phương, các Viện kinh tế, Học viện quan hệ quốc tế của Nga… VOV.VN - "Tổng thống Putin đã đến thăm Việt Nam nhiều lần. Chuyến thăm đầu tiên diễn ra vào năm 2001. Chuyến đi này là cần thiết để chúng ta có thể vạch ra những con đường phát triển hợp tác giữa 2 nước trong điều kiện mới". VOV.VN - "Tổng thống Putin đã đến thăm Việt Nam nhiều lần. Chuyến thăm đầu tiên diễn ra vào năm 2001. Chuyến đi này là cần thiết để chúng ta có thể vạch ra những con đường phát triển hợp tác giữa 2 nước trong điều kiện mới". VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (18/6) bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Triều Tiên theo lời mời của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Điện Kremlin mô tả đây là "chuyến thăm cấp Nhà nước thân thiện" diễn ra trong bối cảnh Nga và Triều Tiên tăng cường quan hệ song phương đáng kể trong thời gian gần đây. VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (18/6) bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Triều Tiên theo lời mời của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Điện Kremlin mô tả đây là "chuyến thăm cấp Nhà nước thân thiện" diễn ra trong bối cảnh Nga và Triều Tiên tăng cường quan hệ song phương đáng kể trong thời gian gần đây. VOV.VN - Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ 19-20/6. VOV.VN - Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ 19-20/6. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/chuyen-tham-viet-nam-cua-tong-thong-putin-tiep-them-xung-luc-moi-cho-quan-he-hai-nuoc-post1102434.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"Tổng thống Putin thăm Việt Nam",
"Putin",
"Tổng thống Nga",
"Việt Nam",
"Nga Việt"
]
} |
"Tổng thống Putin đã đến thăm Việt Nam nhiều lần" | VOV.VN - "Tổng thống Putin đã đến thăm Việt Nam nhiều lần. Chuyến thăm đầu tiên diễn ra vào năm 2001. Chuyến đi này là cần thiết để chúng ta có thể vạch ra những con đường phát triển hợp tác giữa 2 nước trong điều kiện mới". | Hai nước Liên bang Nga và Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Putin là cần thiết để LB Nga và Việt Nam vạch ra những con đường phát triển hợp tác giữa 2 nước trong điều kiện mới. Nó cho thấy sự quan tâm cao độ của 2 nước trong việc tiếp tục làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đó là khẳng định của Tiến sỹ Vasily Kashin, chuyên gia nghiên cứu cao cấp, Trường kinh tế cao cấp (HSE), Liên bang Nga trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV. PV:Xin ông cho biết một vài nhận xét về mối quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga trong thời gian qua? Tiến sỹ Vasily Kashin:2 nước LB Nga và Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. 2 nước luôn tích cực tham vấn về các vấn đề chính sách quốc tế để nâng cao vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế. 2 nước cũng luôn tính đến lợi ích của nhau khi hình thành các cách tiếp cận đối với các vấn đề quốc tế. Đồng thời, 2 nước luôn duy trì và phát triển lĩnh vực hợp tác truyền thống như năng lượng và sự hợp tác này đang bước sang một tầm cao mới, khi gần đây đã có các dự án trong lĩnh vực cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng của Nga dành cho Việt Nam và các dự án hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực năng lượng mới. Chúng ta cũng duy trì mối quan hệ chặt chẽ truyền thống giữa các lực lượng vũ trang của hai nước, có trao đổi các chuyến thăm của các phái đoàn quân sự, duy trì hợp tác kỹ thuật quân sự. Ngoài ra, các lĩnh vực hợp tác như giáo dục và du lịch cũng đang phát triển. PV:Theo ông, triển vọng hợp tác giữa 2 nước trong thời gian tới là gì? Tiến sỹ Vasily Kashin:Việt Nam có ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao và ngành công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và các loại nguyên liệu khác. Do đó, chúng ta có triển vọng lớn về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Ngoài ra, Nga cung cấp cho Việt Nam một số loại công nghệ và thiết bị, cả quân sự và dân sự. Điều này là động lực tích cực để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước trong thời gian tới. PV:Tổng thống Nga Putin sẽ thăm Việt Nam trong 2 ngày 19-20/6. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên mà Tổng thống Putin sẽ đến thăm trong nhiệm kỳ mới của mình. Theo ông, chuyến đi này có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước? Tiến sỹ Vasily Kashi:Việt Nam là đối tác chính của LB Nga ở Đông Nam Á và nhìn chung, Tổng thống Putin đã đến thăm Việt Nam nhiều lần. Chuyến thăm đầu tiên diễn ra vào năm 2001. Chuyến đi này là cần thiết để chúng ta có thể vạch ra những con đường phát triển hợp tác giữa 2 nước trong điều kiện mới. Nó cho thấy sự quan tâm cao độ của 2 nước trong việc tiếp tục và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. PV:Theo ông, hai nước sẽ đưa ra những quyết định gì sau chuyến thăm này? Tiến sỹ Vasily Kashin:Tôi nghĩ rằng sau chuyến thăm này, các quyết định cơ bản về bản chất của mối quan hệ trong điều kiện mới sẽ được đưa ra. Đó sẽ là những quyết định liên quan đến các nguyên tắc chính trị của mối quan hệ trong một thời gian dài, cũng như nền tảng của hợp tác kinh tế với những thỏa thuận hợp tác cụ thể. 2 nước cũng có thể sẽ đưa ra những ý kiến thống nhất về các dự án hợp tác công nghiệp mới và tất nhiên là về sự phát triển của các lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa LB Nga và Việt Nam. VOV.VN - Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi khẳng định, quan hệ Việt Nam - Nga ngày nay kế thừa quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Liên Xô trong quá khứ. VOV.VN - Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi khẳng định, quan hệ Việt Nam - Nga ngày nay kế thừa quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Liên Xô trong quá khứ. VOV.VN - Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ 19-20/6. VOV.VN - Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ 19-20/6. VOV.VN - Sáng 15/5 trong Buổi chia sẻ thông tin về Liên bang Nga, Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko cho biết, Tổng thống Putin sẽ sớm thăm Việt Nam trong thời gian sắp tới. VOV.VN - Sáng 15/5 trong Buổi chia sẻ thông tin về Liên bang Nga, Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko cho biết, Tổng thống Putin sẽ sớm thăm Việt Nam trong thời gian sắp tới. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/tong-thong-putin-da-den-tham-viet-nam-nhieu-lan-post1102319.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"Putin",
"thăm Việt Nam",
"tổng thống Nga",
"Liên bang Nga",
"hợp tác"
]
} |
Kỷ niệm 76 năm Quốc khánh Israel tại Việt Nam | VOV.VN - Đại sứ quán Israel tại Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 76 năm ngày quốc khánh Israel tại thành phố Hồ Chí Minh tối 18/6. | Lễ kỷ niệm Quốc khánh Israel năm nay tôn vinh lòng dũng cảm và tinh thần anh hùng của người dân Israel, những yếu tố đã định hình lịch sử của Israel truớc nhữngthách thứcđể tồn tại mà đất nước này đã phải vượt qua kể từ khi thành lập. Thủ tướng đầu tiên của Israel, ông David Ben-Gurion, đã tuyên bố nền độc lập của đất nước này vào ngày 15/5/1948 - một khoảnh khắc lịch sử đánh dấu hoàn thànhkhát vọng2.000 năm của dân tộc Do Thái về một quê hương của mình. Trong dịp này, người dân Israel trên khắp thế giới cùng nhau kỷ niệm ngày thành lập quốc gia và những tiến bộ trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác. Israel đã trở thành một nền quốc gia năng động, đi đầu trong những tiến bộ khoa học, đóng góp quan trọng cho xã hội toàn cầu. Khoảng 250 khách mời, trong đó có nhiều quan chức, đại diện các ngành và cộng đồng nguời Israel, đã tham dự buổi lễ, trong đó có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng. Israel và Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao đưọc 31 năm, với đỉnh cao là việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Israel vào năm ngoái, mở đường cho thương mại hai chiều phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Năm 2023, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt mức kỷ lục 2,7 tỷ USD. Sự kiện cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa Israel và thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm của hợp tác giáo dục, nghiên cứu và khoa học song phương. Đáng chú ý, các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Israel đã thúc đẩy các công ty khỏi nghiệp Việt Nam tại Thành phố thông qua trao đổi và đào tạo với chuyên gia Israel. Trong phát biểu của mình, Đại sứ Israel Yaron Mayer đã nhắc đến chiến thắng của Việt Nam trong chiến tranh và nói rằng một Việt Nam hòa bình, thịnh vượng và phát triển mạnh mẽ của ngày hôm nay mang lại hy vọng cho Israel rằng một ngày nào đó, Israel cũng sẽ sống trong hòa bình và hòa hợp với các nước láng giềng. Xem thêm: >>Đại sứ Israel nói về tình hình công dân Việt Nam ở vùng chiến sự >>Israel cam kết ủng hộ Việt Nam về công nghệ, kinh tế VOV.VN - Chiều 31/10, ông Đỗ Tiến Sỹ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã tiếp xã giao đoàn cán bộ Đại sứ quán Israel tại Việt Nam do Đại sứ Yaron Mayer dẫn đầu đến thăm Đài. VOV.VN - Chiều 31/10, ông Đỗ Tiến Sỹ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã tiếp xã giao đoàn cán bộ Đại sứ quán Israel tại Việt Nam do Đại sứ Yaron Mayer dẫn đầu đến thăm Đài. VOV.VN - Nhân dân Israel và Việt Nam sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng David Ben-Gurion qua sự hợp tác giữa 2 cơ quan thuộc 2 nước. VOV.VN - Nhân dân Israel và Việt Nam sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng David Ben-Gurion qua sự hợp tác giữa 2 cơ quan thuộc 2 nước. VOV.VN - Bi kịch diệt chủng Do Thái (trong đó có tới 6 triệu người Do Thái - tức 1/3 dân tộc này khi ấy, bị giết hại) là một bài học cực lớn đối với họ, buộc họ phải thành lập một quốc gia có chủ quyền của riêng mình. VOV.VN - Bi kịch diệt chủng Do Thái (trong đó có tới 6 triệu người Do Thái - tức 1/3 dân tộc này khi ấy, bị giết hại) là một bài học cực lớn đối với họ, buộc họ phải thành lập một quốc gia có chủ quyền của riêng mình. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/ky-niem-76-nam-quoc-khanh-israel-tai-viet-nam-post1102501.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"Kỷ niệm Quốc khánh Israel",
"ngày Israel độc lập",
"khởi nghiệp",
"công nghệ Israel"
]
} |
Việt Nam có hệ thống quy định chặt chẽ đấu tranh chống buôn bán trái phép vũ khí | VOV.VN - Tại hội nghị, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã làm rõ cam kết, các biện pháp và kinh nghiệm của Việt Nam trong quản lý chặt chẽ vũ khí. | Ngày 18/6, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ đã khai mạc Hội nghị kiểm điểm lần thứ 4 về việc thực hiện Chương trình hành động Liên Hợp Quốc (LHQ) về chống buôn bán bất hợp pháp súng nhỏ, vũ khí nhẹ (PoA) và Công cụ quốc tế về truy vết (ITI). Tham dự Hội nghị có đại diện của 193 nước thành viên LHQ, trong đó có đại diện ngành cảnh sát. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQcdẫn đầu đoàn Việt Nam gồm các đại diện Bộ Công an và Bộ Ngoại giao tham dự Hội nghị. Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Tổng thư ký LHQ về giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu cho rằng, súng nhỏ, vũ khí nhẹ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tổn thất về người trong các vụ bạo lực trên thế giới, tác hại do vũ khí bất hợp pháp gây ra không hề “nhỏ” hay “nhẹ”, vì vậy, cần có những hành động mạnh mẽ mới để đấu tranh hiệu quả với nạn buôn bán bất hợp pháp vũ khí, trong đó có tình trạng lạm dụng các công nghệ mới, tăng cường vai trò của phụ nữ, thanh niên cũng như hợp tác và hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực này. Chủ tịch hội nghị, Đại sứ Costa Rica Maritza Chan, kêu gọi các nước cùng hợp tác thúc đẩy đồng thuận vì thành công của hội nghị, trên cơ sở nhận thức đầy đủ về trách nhiệm ngăn ngừa và giảm tổn thất về người từ các cuộc xung đột và việc phát tán vũ khí nhỏ bất hợp pháp vào tay tội phạm, khủng bố. Trên tinh thần đó, phát biểu của các nước tại ngày khai mạc hội nghị đều khẳng định sự cần thiết hợp tác phòng, chống buôn bán bất hợp pháp súng nhỏ, vũ khí nhẹ, thực hiện đầy đủ Chương trình Hành động được thông qua từ năm 2001, xây dựng cơ chế xử lý hiệu quả các thách thức mới như quản lý, truy vết súng tổ hợp, súng có khung polime và súng chế tạo bằng công nghệ in 3D, đồng thời, khẳng định quyền của các quốc gia có vũ khí cho mục đích an ninh, quốc phòng, đề cao sự tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế trong hợp tác quốc tế. Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định ý nghĩa của Chương trình Hành động của LHQ về súng nhỏ, vũ khí nhẹ và chia sẻ quan ngại về những rủi ro từ việc phát tán vũ khí bất hợp pháp trong và sau các cuộc xung đột. Đại sứ làm rõ cam kết, các biện pháp và kinh nghiệm của Việt Nam trong quản lý chặt chẽ vũ khí, trong đó có việc ban hành và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đặc biệt là dự án sửa đổi Luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đang được Quốc hội xem xét, nhằm bảo đảm quản lý chặt chẽ vũ khí trong suốt các khâu từ sản xuất, đánh dấu, lưu giữ, duy trì, chuyển giao, các hoạt động mua bán hợp pháp, cũng như thu hồi, tiêu huỷ vũ khí bất hợp pháp, không để vũ khí lọt vào tay tội phạm. Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác và hỗ trợ quốc tế ở cấp độ khu vực và toàn cầu; chia sẻ kinh nghiệm hợp tác tích cực giữa các cơ quan chức năng Việt Nam với các nước đối tác trong kiểm soát biên giới, phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có các cơ chế trong khuôn khổ ASEAN. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc gia và thực tiễn khu vực, Trưởng đoàn Việt Nam đề nghị Hội nghị LHQ tập trung thảo luận ba hướng giải pháp chính. Trước hết là không để gia tăng xung đột vũ trang trên thế giới, ngăn ngừa và giải quyết các xung đột là cách tốt nhất để chống buôn bán bất hợp pháp vũ khí. Thứ hai là cần có sự thống nhất và nỗ lực chung giữa các nước trong thực hiện Chương trình Hành động của LHQ, trong đó có việc xử lý thoả đáng các thách thức mới nổi. Thứ ba là đấu tranh chống buôn bán bất hợp pháp vũ khí không được ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội của các quốc gia. Các hoạt động hợp tác và hỗ trợ quốc tế cần tuân thủ Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, trong đó có các nguyên tắc về tôn trọng chủ quyền và không can thiệp công việc nội bộ các quốc gia. Hội nghị sẽ diễn ra trong hai tuần từ 18-28/6/2024 để rà soát việc thực hiện Chương trình hành động của LHQ về chống buôn bán bất hợp pháp súng nhỏ, vũ khí nhẹ trong giai đoạn 2018-2024, cũng như đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong thực thi các cam kết trong giai đoạn 2024-2030. Chương trình Hành động của LHQ về súng nhỏ, vũ khí nhẹ được tất cả thành viên LHQ thông qua năm 2001, là cam kết chính trị quốc tế mạnh mẽ, tạo lập khuôn khổ cho phép xem xét thường xuyên các biện pháp và thúc đẩy hợp tác khu vực, quốc tế để ngăn chặn buôn bán trái phép súng nhỏ, vũ khí nhẹ. Công cụ quốc tế về truy vết (ITI) được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 2005 là một khuôn khổ bổ trợ cho việc thực hiện Chương trình hành động, trong đó đưa ra các quy định, biện pháp liên quan đến việc đánh dấu, lưu trữ hồ sơ và truy xuất dữ liệu về súng nhỏ, vũ khí nhẹ. VOV.VN - Việt Nam không đưa lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình đi phục vụ ý đồ của bất cứ ai, của bất cứ nước nào; không làm hại các nước bạn bè hay nước sở tại. VOV.VN - Việt Nam không đưa lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình đi phục vụ ý đồ của bất cứ ai, của bất cứ nước nào; không làm hại các nước bạn bè hay nước sở tại. VOV.VN - Ngày 15/5, đã Diễn ra Phiên họp cấp Đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự Phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên Liên Hợp Quốc. VOV.VN - Ngày 15/5, đã Diễn ra Phiên họp cấp Đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự Phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên Liên Hợp Quốc. VOV.VN - Phiên rà soát UPR về Việt Nam được các nước quan tâm cao với hơn 130 nước tham gia đối thoại và phát biểu trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất. Các nước ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người. VOV.VN - Phiên rà soát UPR về Việt Nam được các nước quan tâm cao với hơn 130 nước tham gia đối thoại và phát biểu trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất. Các nước ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-co-he-thong-quy-dinh-chat-che-dau-tranh-chong-buon-ban-trai-phep-vu-khi-post1102527.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"buôn bán vũ khí",
"Liên Hợp Quốc",
"buôn bán súng"
]
} |
Chính thức trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai sớm hơn 5 tháng | VOV.VN - Chính phủ vừa trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8 thay vì 1/1/2025. | Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 do Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tại Kỳ họp thứ 7, chiều nay 19/6. Theo đó, Chính phủ đề xuất cho phép 3 luật liên quan tới thị trường bất động sản, là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội. Đồng thời, hai khoản của Điều 200 và Điều 210 của Luật Các tổ chức tín dụng cũng được đề nghị có hiệu lực sớm từ 1/8 để đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ khi nhận tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng. Với các quy định chuyển tiếp tại Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản, Chính phủ cho hay đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá tác động vướng mắc có thể phát sinh, gồm doanh nghiệp đang làm dự án đầu tư có sử dụng đất. Chính phủ cho rằng, việc cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn sẽ khắc phục tồn tại trong định giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư – vốn là nguyên nhân của tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, không dám làm. Việc này cũng tạo hành lang pháp lý, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội. Về phía doanh nghiệp, người dân, họ được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thực hiện quyền của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi cho người có đất bị thu hồi. Riêng một số quy định chuyển tiếp tại 7 điều (từ điều 253 đến 260) của Luật Đất đai vẫn có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo Chính phủ, việc đẩy sớm có hiệu lực của Luật Đất đai 2024 lên trước 5 tháng có thể dẫn tới vướng mắc cho một số dự án đang thực hiện dở dang thủ thục chọn nhà đầu tư từ đầu với một số thay đổi về quy định liên quan tới sử dụng đất, tức là việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp (như tiến độ thực hiện dự án) có thể bị ảnh hưởng. Điều này khiến chi phí tuân thủ tăng, ảnh hưởng tới đầu tư, và không loại trừ phản ứng tiêu cực từ cộng đồng doanh nghiệp, nhất là với dự án bất động sản đang gặp khó về thủ tục. Do vậy, Chính phủ đề nghị giữ nguyên hiệu lực của khoản 10 Điều 255 là từ ngày 1/1/2025, để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của nhà đầu tư, hạn chế lãng phí thời gian, của cải của xã hội. Tương tự, khoản 4 Điều 260 Luật Đất đai 2024 quy định xử lý chuyển tiếp với phương án sử dụng đất, xử lý, sắp xếp lại nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Nghị định 132/2020. Tuy nhiên, qua rà soát, Chính phủ cho hay, nếu áp dụng ngay quy định này từ 1/8 có thể rút ngắn thời gian để hoàn thiện thủ tục trình phương án sử dụng, xử lý nhà đất của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng, Công an. Vì thế, Chính phủ đề nghị quy định này áp dụng từ 1/1/2025 để các cơ quan, đơn vị hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý, sắp xếp lại với nhà, đất khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh nằm trong quy hoạch. Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, việc Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sớm đi vào cuộc sống không chỉ là mong muốn mà còn là yêu cầu đặt ra của Quốc hội khi biểu quyết thông qua các luật này. “Ủy ban Kinh tế ủng hộ chủ trương để các luật trên sớm đi vào cuộc sống” – ông Vũ Hồng Thanh nói. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị Chính phủ tính toán kỹ thời điểm điều chỉnh hiệu lực sớm và thời gian sớm bao nhiêu trên cơ sở xem xét hết sức thận trọng 2 khía cạnh. Thứ nhất là tính cấp bách, cấp thiết của việc điều chỉnh thời điểm có hiệu lực của Luật từ ngày 01/8/2024. Thứ hai là mức độ đáp ứng của các điều kiện bảo đảm thi hành Luật trong trường hợp Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024. Cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng việc luật có hiệu lực sớm khi chưa ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết. Có ý kiến đề nghị không điều chỉnh thời gian hiệu lực của các luật. Ủy ban Kinh tế cũng nhận thấy, việc sửa đổi hiệu lực của các luật sớm hơn 5 tháng sẽ tạo áp lực rất lớn trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng của các văn bản cần được ban hành, nhất là các văn bản do các địa phương ban hành. Từ đó, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, triển khai thi hành luật tại các địa phương. Một số địa phương quan ngại về việc chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn khi luật có hiệu lực sớm; một số địa phương đề nghị giữ nguyên hiệu lực của luật. Trường hợp các địa phương không thể hoàn thành các văn bản hướng dẫn có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thi hành luật, nhất là Luật Đất đai, do có nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung về kết quả, tiến độ soạn thảo và ban hành trên thực tế các văn bản của địa phương, làm rõ ngoài những văn bản mà theo yêu cầu của các luật còn có những văn bản nào khác mà các địa phương phải ban hành căn cứ vào các quyết định, nghị định, thông tư sắp được ban hành, làm rõ tác động và giải pháp xử lý... Nội dung này sẽ được các Đại biểu Quốc hội thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường trước khi xem xét biểu quyết thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 7 theo quy trình tại một kỳ họp. VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhấn mạnh, thực tế đòi hỏi cấp thiết phải tăng cường các giải pháp, biện pháp, yêu cầu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhấn mạnh, thực tế đòi hỏi cấp thiết phải tăng cường các giải pháp, biện pháp, yêu cầu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. VOV.VN - Vấn đề đặt ra là cán bộ công đoàn ở công ty, doanh nghiệp (hưởng lương từ chủ sử dụng lao động) đó có thực sự dám lên tiếng bảo vệ người lao động khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm hay không? VOV.VN - Vấn đề đặt ra là cán bộ công đoàn ở công ty, doanh nghiệp (hưởng lương từ chủ sử dụng lao động) đó có thực sự dám lên tiếng bảo vệ người lao động khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm hay không? VOV.VN - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa tiếp tục được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung lớn trong tiếp thu, chỉnh lý, trước trình Quốc hội xem xét thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 7. Một trong những nội dung mới đáng chú ý là quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. VOV.VN - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa tiếp tục được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung lớn trong tiếp thu, chỉnh lý, trước trình Quốc hội xem xét thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 7. Một trong những nội dung mới đáng chú ý là quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/chinh-thuc-trinh-quoc-hoi-cho-phep-thi-hanh-luat-dat-dai-som-hon-5-thang-post1102525.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"Luật Đất đai",
"Luật Nhà ở",
"Luật Kinh doanh bất động sản",
"tổ chức tín dụng"
]
} |
Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng khảo sát tại Hoà Bình | VOV.VN - Hôm nay, Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Nguyễn Trọng Nghĩa làm trưởng đoàn đã về khảo sát, làm việc tại tỉnh Hòa Bình. | Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung đánh giá, phân tích làm rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân qua gần 40 năm đổi mới tại Hòa Bình và thảo luận về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh thời gian tới. Kết luận buổi làm việc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và những kết quả đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình qua 40 năm thực hiện đường lối đổi mới; Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại địa phương. Đồng thời chỉ ra hạn chế, khó khăn của tỉnh trong một số lĩnh vực hoạt động, gợi mở những vấn đề để Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển văn hóa, trong đó chú trọng bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mường và nền văn hóa Hòa Bình; thực hiện phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh; chú trọng ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo động lực cho việc hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển khá vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Dịp này, Đoàn công tác cũng ghi nhận và tổng hợp những kiến nghị của tỉnh để báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng. Cùng ngày, Đoàn công tác đã đến dâng hương, đặt vòng hoa tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình. VOV.VN - Ngày 17/6/2024, Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. VOV.VN - Ngày 17/6/2024, Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. VOV.VN - Sáng 15/6, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội 14 của Đảng làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hoá. VOV.VN - Sáng 15/6, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội 14 của Đảng làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hoá. VOV.VN - Theo ông Phan Đình Trạc, những vấn đề đặt ra với tỉnh Quảng Nam hiện nay cũng là những vấn đề chung đối với cả nước, cần được tổng hợp, xem xét, đánh giá trong quá trình chuẩn bị Văn kiện Đại hội XIV của Đảng tới đây. VOV.VN - Theo ông Phan Đình Trạc, những vấn đề đặt ra với tỉnh Quảng Nam hiện nay cũng là những vấn đề chung đối với cả nước, cần được tổng hợp, xem xét, đánh giá trong quá trình chuẩn bị Văn kiện Đại hội XIV của Đảng tới đây. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/doan-tieu-ban-van-kien-dai-hoi-xiv-cua-dang-khao-sat-tai-hoa-binh-post1102335.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"văn kiện",
"Hòa Bình",
"khảo sát",
"tiểu ban",
"đại hội XIV"
]
} |
Thủ tướng bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 526/QĐ-TTg ngày 17/6/2024 bổ nhiệm lại ông Tạ Quang Đông giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. | Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm. Quyết định 526/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 20/5/2024. Trước đó, tại Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 20/5/2019, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm ông Tạ Quang Đông giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thứ trưởng Tạ Quang Đông đảm nhận các nhiệm vụ: Giúp Bộ trưởng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: Văn phòng; Nghệ thuật biểu diễn; Điện ảnh; Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Đào tạo; Quản lý Nhà nước về Văn học nghệ thuật; Cải cách hành chính; Đảng, Đoàn thể; Quốc phòng - An ninh của Bộ. Giúp Bộ trưởng theo dõi và chỉ đạo công tác chuyên môn đối với 24 đơn vị (5 đơn vị tham mưu quản lý nhà nước, 10 đơn vị sự nghiệp, 12 đơn vị nghệ thuật, 8 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 2 trường Trung cấp). Theo dõi, chỉ đạo công tác văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch tại các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ. VOV.VN - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Hoàng Hiệp sẽ được bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kể từ ngày 8/4/2024. VOV.VN - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Hoàng Hiệp sẽ được bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kể từ ngày 8/4/2024. VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đối với ông Ngô Minh Hiển. VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đối với ông Ngô Minh Hiển. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng; Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng; Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-bo-nhiem-lai-thu-truong-bo-van-hoa-the-thao-va-du-lich-post1102394.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"Thủ tướng",
"bổ nhiệm lại",
"Bộ trưởng Bộ Văn hoá",
"Thể thao và Du lịch"
]
} |
Liên đoàn Lao động TP.HCM có Chủ tịch mới | VOV.VN - Sáng 18/6, Thành ủy TP.HCM điều động ông Võ Khắc Thái, Bí thư Quận ủy Quận 7 đến nhận công tác và giữ chức vụ Bí thư Đảng đoàn Liên đoàn Lao động TP.HCM. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động TP.HCM đã bầu ông Võ Khắc Thái giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động nhiệm kỳ 2023-2028, thay cho bà Trần Thị Diệu Thúy đã được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trước đó. | Theo ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, ông Võ Khắc Thái đã được rèn luyện, trải qua nhiều nhiệm vụ, công tác khác nhau từ cơ sở, tuy nhiên, chưa làm lãnh đạo ở cấp thành phố. Do vậy, tập thể Liên đoàn Lao động TP.HCM phối hợp, đồng hành, hỗ trợ để ông Võ Khắc Thái hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM mong muốn ông Võ Khắc Thái quan tâm hỗ trợ, chăm lo cho người lao động, nhất là công nhân lao động của các tỉnh đến làm việc tại TP.HCM. Cùng với đó, thực hiện tốt các chương trình đào tạo cán bộ quản lý xuất thân từ công nhân; công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể chính trị trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Cũng trong sáng 18/6, Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động TP.HCM (phiên đột xuất), khóa XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bầu ông Võ Khắc Thái tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM nhiệm kỳ 2023-2028. Ông Võ Khắc Thái sinh năm 1967, quê quán huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, trình độ Cử nhân Hành chính, Cao cấp lý luận chính trị, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/3/1988. Ông Võ Khắc Thái từng là Phó Chủ tịch UBND Quận 3 phụ trách kinh tế, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy Quận 3, Bí thư Đảng ủy Cơ quan chính quyền Quận 3. Từ tháng 4/2020 đến nay, ông Thái là Bí thư Quận ủy Quận 7, TP.HCM. VOV.VN - Sáng nay (13/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên tổ chức công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. VOV.VN - Sáng nay (13/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên tổ chức công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. VOV.VN - Ông Đặng Ngọc Anh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh. VOV.VN - Ông Đặng Ngọc Anh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh. VOV.VN - Chiều 2/12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã bầu 168 Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2023-2028. VOV.VN - Chiều 2/12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã bầu 168 Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2023-2028. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/lien-doan-lao-dong-tphcm-co-chu-tich-moi-post1102340.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"thành ủy",
"TP.HCM",
"liên đoàn",
"lao động",
"Chủ tịch UBND TP.HCM"
]
} |
Trung vệ của SLNA nhận án phạt nghiêm khắc từ BTC V-League | VOV.VN - Trung vệ của SLNA - Lê Văn Thành phải nhận án phạt cấm thi đấu 2 trận tiếp theo sau tình huống vào bóng nguy hiểm với Doãn Ngọc Tân của Thanh Hóa ở vòng 3 V-League 2023/2024. | Phút 82 trận đấu giữa Thanh Hóa và SLNA ở vòng 3 V-League 2023/2024, trung vệ Lê Văn Thành (SLNA) có tình huống vào bóng bằng cả 2 chân với Doãn Ngọc Tân của Thanh Hóa. Trọng tài Nguyễn Trung Kiên khi đó chỉ rút ra thẻ vàng cho Văn Thành do trận đấu không áp dụng VAR. Tuy nhiên sau ít ngày nghiên cứu băng hình, Ban kỷ luật VFF đã quyết định ra cấm thi đấu 2 trận tiếp theo và nộp phạt 15.000.000 đồng với Lê Văn Thành. Án phạt này được áp dụng ở cả V-League lẫn Cúp Quốc gia. Như vậy, trung vệ trẻ của SLNA sẽ vắng mặt trong 2 trận đấu đội bóng xứ Nghệ gặp Đồng Tháp ở Cúp Quốc gia và Quảng Nam ở V-League. Lê Văn Thành là cầu thủ thứ 2 phải nhận án ''phạt nguội'' từ Ban kỷ luật VFF mùa giải năm nay. Trước đó, Janclesio (Bình Dương) cũng bị cấm thi đấu 2 trận tiếp theo và nộp 15.000.000 đồng sau tình huống phạm lỗi với Ngô Hồng Phước (Bình Định). Bên cạnh án phạt cho Lê Văn Thành, Ban kỷ luật VFF cũng phạt CLB CAHN 2.000.000 đồng do có 5 cầu thủ bị thẻ vàng ở trận gặp Hà Nội FC. VOV.VN - Kết quả vòng 3 V-League 2023/2024, Thanh Hóa thắng 3-1 SLNA, Bình Dương thắng kịch tính Hải Phòng, Quảng Nam thua Khánh Hòa. VOV.VN - Kết quả vòng 3 V-League 2023/2024, Thanh Hóa thắng 3-1 SLNA, Bình Dương thắng kịch tính Hải Phòng, Quảng Nam thua Khánh Hòa. VOV.VN - Nhận định Thanh Hóa vs SLNA trong khuôn khổ vòng 3 V-League 2023/2024, HLV Velizar Popov và các học trò cơ hội lớn để giành 3 điểm đầu tiên. VOV.VN - Nhận định Thanh Hóa vs SLNA trong khuôn khổ vòng 3 V-League 2023/2024, HLV Velizar Popov và các học trò cơ hội lớn để giành 3 điểm đầu tiên. VOV.VN - Chuyển nhượng V-League, CLB CAHN đã chiêu mộ thành công ngoại binh từ Viettel FC, sau đó để một ngoại binh khác chuyển tới SLNA. VOV.VN - Chuyển nhượng V-League, CLB CAHN đã chiêu mộ thành công ngoại binh từ Viettel FC, sau đó để một ngoại binh khác chuyển tới SLNA. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/Phan-tich/nguyen-nhan-khien-quan-doi-israel-kho-bi-danh-bai-1057899.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": []
} |
Kỷ luật cảnh cáo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chí Giang | Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác. | Ngày 18/6, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 528/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng. Thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định thi hành kỷ luật số 1486-QĐ/UBKTTW ngày 14/5/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. VOV.VN - Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng. VOV.VN - Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng. Tỉnh Quảng Nam vừa cho 4 nhân sự là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở nghỉ việc theo quyết định tinh giản biên chế. Những người này đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật. Tỉnh Quảng Nam vừa cho 4 nhân sự là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở nghỉ việc theo quyết định tinh giản biên chế. Những người này đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật. VOV.VN - Tại kỳ họp thứ 8, HĐND TP.Thủ Đức khóa 1 nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra sáng nay (10/11), các đại biểu HĐND đã biểu quyết và thông qua tờ trình về miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức đối với ông Nguyễn Hữu Anh Tứ. VOV.VN - Tại kỳ họp thứ 8, HĐND TP.Thủ Đức khóa 1 nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra sáng nay (10/11), các đại biểu HĐND đã biểu quyết và thông qua tờ trình về miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức đối với ông Nguyễn Hữu Anh Tứ. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/ky-luat-canh-cao-pho-chu-tich-uy-ban-nhan-dan-tinh-vinh-phuc-vu-chi-giang-post1102388.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"Vĩnh Phúc",
"kỷ luật",
"kỷ luật cán bộ",
"vũ chí giang"
]
} |
Sửa Luật Di sản văn hóa đẩy mạnh thu hút nguồn lực xã hội hóa | VOV.VN - Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này tập trung vào 3 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 159/NQ-CP. | Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 18/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Theo đó, việc sửa đổi dự án Luật sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế sau 23 năm thực hiện Luật Di sản văn hoá 2001 và 15 năm thực hiện Luật Di sản văn hoá sửa đổi 2009. Bổ sung một số quy định của Luật còn mang tính nguyên tắc chung, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn và một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa được quy định trong luật. “Luật Di sản văn hoá sửa đổi là cần thiết, nhằm thể chế chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa và di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá hiện nay. Dự án Luật sửa đổi đẩy mạnh thu hút nguồn lực xã hội hóa, hợp tác công tư, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định. Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này tập trung vào 3 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 159/NQ-CP. Trong đó, nhóm thứ nhất bổ sung, hoàn thiện một số thuật ngữ, quy định rõ quyền sở hữu, quyền khác đối với di sản văn hóa. Bổ sung hoàn thiện quy định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng được chuyển nhượng thông qua mua bán dân sự, trao đổi, tặng cho, thừa kế ở trong nước. Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hoá ra nước ngoài… Nhóm thứ hai quy định rõ cơ chế, nguyên tắc phối hợp trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa cũng như nhiệm vụ, trách nhiệm để phân định rõ các nội dung hoạt động và trách nhiệm của các tổ chức được giao quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thanh tra, kiểm tra phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Nhóm thứ ba bổ sung quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể di sản văn hóa trong việc đầu tư kinh phí cho bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa do cá nhân, cộng đồng sở hữu. Đồng thời, có cơ chế, chính sách phù hợp để chia sẻ lợi ích công bằng cho các đối tượng liên quan đối với nguồn thu từ di sản văn hóa khi tham gia đầu tư cho di sản văn hóa. Quy định về hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa, các nguồn lực cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thẩm tra dự án Luật Di sản văn hóa, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, việc sửa đổi Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, Tờ trình của Chính phủ chưa đề cập lý do sửa đổi các hình thức sở hữu di sản văn hóa, chưa xác định thẩm quyền, tiêu chí công nhận loại hình sở hữu. Ủy ban đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình nội dung này, đồng thời quy định cụ thể thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa; giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với di sản văn hóa (nếu có). “Cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, nghiên cứu quy định để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Xây dựng các chính sách có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng và sự tham gia của cộng đồng, người dân; phù hợp với yêu cầu thực tế và tính đặc thù trong bảo vệ, phát huy giá trị từng loại hình di sản văn hóa”, Chủ nhiệm Ủy ban nêu rõ. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cũng nhận thấy, qua khảo sát thực tế có nhiều bất cập trong quy định về chính sách công nhận, hỗ trợ đối với nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa. Cụ thể là hiện nay, việc xét tặng danh hiệu, hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể quy định tại 02 nghị định của Chính phủ và giao 2 Bộ phụ trách. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét tặng danh hiệu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, Bộ Công thương xét tặng danh hiệu trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, quy định về đối tượng, tiêu chí xét tặng, quy trình, thủ tục xét tặng tại 2 Nghị định chưa phân định rõ ràng. Do đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu có quy định khắc phục bất cập, bảo đảm thống nhất, công bằng trong công nhận, hỗ trợ đối với nghệ nhân để phát huy được tài năng và cống hiến của nghệ nhân. VOV.VN - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, dự thảo Luật lần này bổ sung trách nhiệm người nộp thuế, cơ quan thuế, cán bộ thuế và quy định rõ ràng, rạch ròi theo nguyên tắc ai làm người đó chịu, không thể DN làm sai lại bắt công chức thuế phải chịu và ngược lại. VOV.VN - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, dự thảo Luật lần này bổ sung trách nhiệm người nộp thuế, cơ quan thuế, cán bộ thuế và quy định rõ ràng, rạch ròi theo nguyên tắc ai làm người đó chịu, không thể DN làm sai lại bắt công chức thuế phải chịu và ngược lại. VOV.VN - Điều chỉnh nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai. VOV.VN - Điều chỉnh nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai. VOV.VN - Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 cần tổng nguồn vốn 122.250 tỷ đồng. Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng. VOV.VN - Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 cần tổng nguồn vốn 122.250 tỷ đồng. Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/sua-luat-di-san-van-hoa-day-manh-thu-hut-nguon-luc-xa-hoi-hoa-post1102338.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"tờ trình",
"thảo luận",
"thẩm tra"
]
} |
Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc tại tỉnh Sơn La | VOV.VN - Ngày 19/6, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do ông Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ phó thường trực Tổ Biên tập làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc tại tỉnh Sơn La. | Sau khi nghe báo cáo về tình hình, kết quả qua 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng tại địa phương; việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH nhiệm kỳ Đại hội XIII (2021- 2025); công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; định hướng tiếp tục đổi mới qua thực tiễn của tỉnh trong thời gian tới; ý kiến trao đổi giữa các thành viên trong Đoàn Tiểu ban Văn kiện và các thành viên trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La, ông Tạ Ngọc Tấn đã phát biểu tổng kết buổi khảo sát, làm việc. Theo đó, ông Tạ Ngọc Tấn đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đạt được qua 40 năm thực hiện đường lối đổi mới; Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại địa phương. Trong quá trình lãnh đạo, Tỉnh ủy Sơn La cùng với HĐND, UBND đã xác định rõ những thuận lợi khó khăn của địa phương, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, lãnh đạo chỉ đạo sáng tạo, quyết liệt; phát huy những tiềm năng lợi thế, khắc phục những khó khăn, vượt qua thách thức, phấn đấu đạt nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Điển hình là trong 3 năm (2021 – 2023), mặc dù môi trường biến động, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng tỉnh đã có nhiều cố gắng và duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân ở mức 4,18%; lĩnh vực du lịch gia tăng mạnh, chiếm tỷ trọng 41,6%; lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống còn 24,5%; văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống người dân từng bước được nâng lên; công tác quốc phòng - an ninh và đối ngoại được tăng cường, đặc biệt đã duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với 9 tỉnh biên giới nước CHDCND Lào. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tỉnh đã có sự chủ động phân cấp, phân quyền trong quản lý cán bộ, quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; thúc đẩy tinh thần dám nghĩ dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; nâng cao trách nhiệm, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực… Về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030, mặc dù Trung ương chưa ban hành chỉ thị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, tuy nhiên Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La đã xác định phải chuẩn bị sớm, chuẩn bị kỹ cho Đại hội. Vì vậy, đã giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trên cơ sở nghiên cứu dự thảo chỉ thị của Trung ương, chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch, hướng dẫn công tác chuẩn bị đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030 để kịp thời trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành ngay sau khi Trung ương ban hành Chỉ thị. Ông Tạ Ngọc Tấn cũng chỉ ra một số hạn chế, khó khăn của tỉnh trong một số lĩnh vực hoạt động, gợi mở một số vấn đề mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đoàn công tác cũng đã ghi nhận và tổng hợp những kiến nghị của tỉnh để báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng. VOV.VN - Hôm nay, Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Nguyễn Trọng Nghĩa làm trưởng đoàn đã về khảo sát, làm việc tại tỉnh Hòa Bình. VOV.VN - Hôm nay, Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Nguyễn Trọng Nghĩa làm trưởng đoàn đã về khảo sát, làm việc tại tỉnh Hòa Bình. VOV.VN - Ngày 17/6/2024, Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. VOV.VN - Ngày 17/6/2024, Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. VOV.VN - Sáng 15/6, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội 14 của Đảng làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hoá. VOV.VN - Sáng 15/6, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội 14 của Đảng làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hoá. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/doan-tieu-ban-van-kien-dai-hoi-xiv-cua-dang-lam-viec-tai-tinh-son-la-post1102515.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng",
"xây dựng Đảng",
"Sơn La"
]
} |
Chính phủ triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát | VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. | Nghị quyết nêu rõ, để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%) Chính phủ đặt mục tiêu tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều hành hài hòa, hiệu quả, cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), kiểm soát tốc độ tăng CPI đạt cận dưới chỉ tiêu Quốc hội giao (4 - 4,5%). Điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả và các chính sách khác; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội. Tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc Phương châm của Chính phủ là phải bản lĩnh, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác nhưng cũng không bi quan, lo sợ. Theo dõi sát tình hình, phân tích, dự báo, có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả theo tinh thần chủ động "tấn công, phòng ngự" từ sớm, từ xa, ngay từ nơi xuất phát, từ cơ sở. Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; bảo đảm linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành, không điều hành giật cục; phối hợp đồng bộ các chính sách, phù hợp với tình hình thị trường. Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra theo tinh thần "không cầu toàn, không nóng vội", "tập trung, có trọng tâm, trọng điểm", "làm việc nào dứt điểm việc đấy", "không bàn lùi, chỉ bàn làm". Tháo gỡ ngay những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc, nhất là về pháp lý cho sản xuất kinh doanh; các cấp, ngành, địa phương cần nêu cao tinh thần quyết tâm cải cách, đổi mới, xác định khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân cũng là khó khăn, vướng mắc của mình để chủ động, tích cực tập trung tháo gỡ, giải quyết theo thẩm quyền, không trông chờ ỷ lại, không đùn đẩy, né tránh và kịp thời đề xuất, kiến nghị những vấn đề vượt thẩm quyền. Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật Chính phủ đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương trong tháng 6 năm 2024 hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết và ban hành theo thẩm quyền các Thông tư, văn bản hướng dẫn, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Giá, Luật các tổ chức tín dụng… Rà soát các văn bản pháp luật, nhất là Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý nợ công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, các Luật thuế, Luật Dược… và các văn bản hướng dẫn, xác định các vướng mắc, điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ ở tầm luật, gửi Bộ Tư pháp trong tháng 7 năm 2024 để tổng hợp. Xử lý theo thẩm quyền những vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập đã được chỉ ra tại các Báo cáo của Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2024 quyết định thành lập Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, một số Bộ trưởng, Trưởng ngành là thành viên để chỉ đạo các bộ, cơ quan khẩn trương xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương nghiên cứu, đề xuất Chính phủ để báo cáo Quốc hội về việc sửa đổi Luật Đầu tư công tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm khác là tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất, phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, sát, kiểm soát rủi ro nợ xấu, triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng. Làm việc ngay với các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước để tiếp tục chỉ đạo tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm lãi suất cho vay; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, nhất là cho nhà ở xã hội, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn… Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản Bộ Xây dựng theo dõi sát tình hình, tăng cường phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan, chủ động có giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý hiệu quả các vấn đề đặt ra đối với thị trường bất động sản. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được thành lập theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp, nhất là khó khăn, vướng mắc về pháp lý, quy hoạch, các dự án có khả năng thanh khoản tốt… tạo chuyển biến rõ nét trong 6 tháng cuối năm 2024. Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các địa phương rà soát, đánh giá kỹ, toàn diện nguyên nhân chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng và khẩn trương có giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân, nhất là các vấn đề liên quan đến đối tượng vay vốn, lãi suất, quy trình, thủ tục cho vay, việc hoàn thiện pháp lý dự án của chủ đầu tư với chính quyền địa phương.... Tiếp tục miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định trong tháng 6 năm 2024 để tiếp tục thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất; rà soát các khó khăn, vướng mắc và có giải pháp xử lý hiệu quả các vấn đề đặt ra đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định về hóa đơn điện tử, nhất là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là từ thương mại điện tử để bù đắp số thu bị giảm do thực hiện các chính sách hỗ trợ, hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất; trong tháng 7 năm 2024 trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xử lý số cắt giảm 5% dự toán chi thường xuyên được giao đầu năm của các Bộ, cơ quan, địa phương. Đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển đổi số, mỗi bộ, cơ quan, địa phương phải xây dựng đề án chuyển đổi số để kết nối và thực hiện hiệu quả Đề án 06, xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; trong đó, tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng, phòng cháy, chữa cháy, truy xuất nguồn gốc… Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách, chi đi công tác nước ngoài, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, mua sắm ô tô...; kiên quyết cắt giảm các khoản dự toán chi thường xuyên đã giao nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024 chưa phân bổ theo đúng Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2024. Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công Một nhiệm vụ trọng tâm nữa mà Chính phủ sẽ triển khai là thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công tư. Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và các lĩnh vực mới nổi như chíp, bán dẫn, AI…). Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của 5 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 Tổ công tác của thành viên Chính phủ. Phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn ODA theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao; trong tháng 7 năm 2024, trình Chính phủ ban hành ngay Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 20/2023/NĐ-CP và Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan đến phê duyệt, triển khai thực hiện các dự án ODA, vay ưu đãi nước ngoài, không để ách tắc, chậm trễ. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống ngành kinh tế xanh, quy định pháp lý về chuyển đổi xanh, cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn; nghiên cứu, đề xuất các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chip, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh..., báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2024. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương lập phương án tổng thể nhu cầu về vật liệu san lấp cho các dự án; phương án đảm bảo và điều phối nguồn vật liệu cho từng dự án theo tiến độ cụ thể; đánh giá kỹ lưỡng khả năng cung ứng của cát sông để nghiên cứu đề xuất việc mở rộng thí điểm sử dụng cát biển bù đắp phần thiếu hụt từ cát sông, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các cam kết trong các FTA đã ký kết; tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh đàm phán, ký kết các FTA mới. Thông tin kịp thời cho doanh nghiệp về việc điều chỉnh các chính sách, quy định của các nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê,...; chủ động phương án xử lý, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục, cung cấp hồ sơ, thông tin đáp ứng các quy định mới của nước đối tác. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước, các chương trình bình ổn thị trường, xúc tiến nông sản, mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đưa hàng Việt về nông thôn... Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; kịp thời điều tra, xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia, trong đó quyết tâm phấn đấu hoàn thành dự án 500 KV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối trong tháng 6 năm 2024. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, hợp tác về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước, tăng cường vận động, thu hút FDI, ODA thế hệ mới, tài chính xanh thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, tạo đột phá cho hợp tác kinh tế đối với hạ tầng chiến lược. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tiếp tục đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà nước cho đầu tư phát triển. Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là về các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia, các dự án đường bộ cao tốc, hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng hàng không, góp phần mở rộng, khai thác các không gian phát triển mới, giảm chi phí logistics. Chú trọng phát triển thị trường trong nước, tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng trên địa bàn, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Khẩn trương triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết. Tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu Chính phủ giao các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, lan tỏa mạnh mẽ; đẩy mạnh sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, tận dụng, khai thác tốt các Hiệp định thương mại tự do đã ký để thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG trong tháng 6 năm 2024. Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao; tiết giảm chi phí vận tải, logistics. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án điều tiết, bảo đảm đủ nước cho sinh hoạt, cân đối nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất điện. Tổ chức thực hiện hiệu quả phòng, chống cháy rừng với phương châm "4 tại chỗ". Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tốt mùa du lịch hè 2024; phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tăng cường công tác quản lý giá dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống trên địa bàn. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ để tham gia sâu vào quá trình xây dựng, vận hành đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Kịp thời có giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp doanh nghiệp hàng không duy trì đường bay, số máy bay thương mại, hạn chế ảnh hưởng đến giá vé, việc di chuyển của người dân và phát triển du lịch trong nước. Tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài theo đúng thời hạn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo. Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình về việc xử lý các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại SBIC. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt trong tháng 6 năm 2024, xây dựng phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện phương án xử lý Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam. Ủy ban Quản lý vốn khẩn trương hoàn thiện phương án xử lý đối với: Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Nhà máy thép Việt - Trung, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Nhà máy Gang thép Thái Nguyên; tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Bộ Y tế khẩn trương có phương án xử lý đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, không để chậm trễ hơn nữa, kịp thời báo cáo, đề xuất đối với những vấn đề vượt thẩm quyền. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp kiểm soát lạm phát Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; bám sát diễn biến thị trường để điều hành lượng tiền cung ứng, tín dụng, lãi suất, tỷ giá đồng bộ, hài hòa, linh hoạt, hợp lý, hiệu quả theo mục tiêu chung, bảo đảm cung ứng đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể. Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước quản lý, nhất là điện, học phí, giá dịch vụ khám chữa bệnh… khi có dư địa và điều kiện cho phép, với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh dồn vào cùng một thời điểm. Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra các yếu tố hình thành giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá... Thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu, thực hiện tốt công tác lưu thông, phân phối hàng hoá, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, tăng giá đột biến nhất là trong thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao, đặc biệt đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, điện, xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải....; trong đó phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương thường xuyên theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả để có giải pháp kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đề ra. Chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống Nhân dân Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai kịp thời cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả để thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của cấp có thẩm quyền. Bộ Y tế làm tốt công tác khám chữa bệnh, bảo đảm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; phòng chống đuối nước, nhất là ở trẻ em. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024 và chú ý kiểm soát giá các loại sách giáo khoa, đồ dùng học tập… Các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc xây dựng kế hoạch cụ thể, đẩy mạnh triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tích cực, hiệu quả. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế Bộ Quốc phòng thực hiện tốt công tác dự báo, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Bộ Công an chỉ đạo bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước, hoạt động của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm hình sự, ma túy; đẩy nhanh tiến độ công tác điều tra các vụ án do Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Bộ Ngoại giao chuẩn bị tốt các Chương trình hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tiếp tục củng cố vững chắc cục diện đối ngoại thuận lợi cho bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước; nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển; vận động, chuẩn bị tốt các nội dung để Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung chỉ đạo; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan báo chí làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách, bảo đảm kịp thời, phản ánh khách quan, trung thực diễn biến, tình hình và công tác lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, theo tinh thần "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", "lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực", góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin, truyền cảm hứng, tạo khí thế mới, động lực mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2024. VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ. VOV.VN - Ngày 6/6/2024, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Lê Thành Long và bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026 đối với Thượng tướng Lương Tam Quang. VOV.VN - Ngày 6/6/2024, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Lê Thành Long và bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026 đối với Thượng tướng Lương Tam Quang. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/chinh-tri/chinh-phu-trien-khai-cac-nhiem-vu-thuc-day-tang-truong-kiem-soat-lam-phat-post1102447.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": [
"Chính phủ",
"tăng trường kinh tế",
"lạm phát"
]
} |
Hơn 2.000 người chạy marathon “Ngắm hoàng hôn bên sông Vàm Cỏ” ở Long An | VOV.VN - Chiều 11/11, tại khu đô thị tích hợp Waterpoint, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế tham gia giải chạy Long An Marathon lần thứ 2 - Ngắm hoàng hôn bên sông Vàm Cỏ. | Giải do Tạp chí Nông thôn Việt cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Long An phối hợp tổ chức với sự đồng hành của Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long. Giải chạy Long An Marathon lần thứ 2- Ngắm hoàng hôn bên sông Vàm Cỏ, diễn ra từ chiều đến tối ngày 11/11. Đây là năm thứ 2 tỉnh Long An có một giải marathon quy mô lớn với hơn 2.000 vận động viên chia thành 5 độ tuổi, thi đấu ở các cự ly 5km, 10km, 21km. Đặc biệt, giải năm nay tổ chức nội dung chạy cho trẻ em với thiết kế cung đường chạy 1,5km riêng biệt. Đây như một hoạt động ngoại khóa ngoài trời bổ ích, góp phần thúc đẩy phong trào rèn luyện thể thao của các em nhỏ cùng gia đình. Sự tham gia của các em đã tạo nên không khí rất vui tươi cho giải chạy lần này. Tham gia giải chạy Long An Marathon 2023 “Ngắm hoàng hôn bên sông Vàm Cỏ” tại Waterpoint, các vận động viên tranh tài trên những cung đường nội khu đảm bảo an toàn. Đồng thời, các runner có cơ hội khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp của dòng sông Vàm Cỏ - dòng sông đã gắn liền với đời sống, văn hóa và lịch sử của người dân Long An, trong thời điểm đẹp nhất- hoàng hôn yên bình. Trong ngày chạy, các runner cũng đã có cơ hội tận hưởng một kỳ nghỉ cuối tuần thú vị với hoạt động trải nghiệm các tiện ích tại khu đô thị Waterpoint như đạp xe, hồ bơi, sân tennis, cắm trại, ẩm thực... Giải chạy góp phần lan tỏa lối sống lành mạnh, truyền cảm hứng rèn luyện thể thao để chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đồng thời quảng bá, giới thiệu nét đẹp của dòng sông Vàm Cỏ nói riêng và vùng đất Long An nói chung. Riêng khu đô thị Waterpoint tại huyện Bến Lức được mệnh danh là thành phố bên sông khi nằm trên bãi bồi sông Vàm Cỏ Đông, giao thông đi lại thuận tiện vì sát cao tốc TP.HCM- Trung Lương, trở thành khu đô thị tích hợp hàng đầu tại cửa ngõ Tây Nam TP.HCM. Tại đây đã hình thành các khu phố êm đềm, xanh mát, kiến trúc đẹp, hài hòa với khung cảnh và các tiện ích dần hoàn thiện. VOV.VN - Lần đầu tiên TP Thủ Đức (TP.HCM) sẽ có một giải chạy thường niên mang tên Giải chạy Sơn Kim Thành phố Thủ Đức, đạt chuẩn quốc tế và định hướng trở thành giải chạy 21km lớn nhất Việt Nam trong những năm tới. VOV.VN - Lần đầu tiên TP Thủ Đức (TP.HCM) sẽ có một giải chạy thường niên mang tên Giải chạy Sơn Kim Thành phố Thủ Đức, đạt chuẩn quốc tế và định hướng trở thành giải chạy 21km lớn nhất Việt Nam trong những năm tới. VOV.VN - Hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập, VietinBank chính thức khởi động sân chơi mới - giải chạy trực tuyến “35 năm Khát vọng tầm cao mới” từ ngày 15/6/2023. Đây là hoạt động ý nghĩa giúp nâng cao sức khỏe, đồng thời thông qua giải chạy, VietinBank cũng thể hiện mong muốn đồng hành cùng người tham gia đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. VOV.VN - Hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập, VietinBank chính thức khởi động sân chơi mới - giải chạy trực tuyến “35 năm Khát vọng tầm cao mới” từ ngày 15/6/2023. Đây là hoạt động ý nghĩa giúp nâng cao sức khỏe, đồng thời thông qua giải chạy, VietinBank cũng thể hiện mong muốn đồng hành cùng người tham gia đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. VOV.VN - Ngày 18/4, Sở Giao thông – vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chấp thuận phương án sử dụng các tuyến đường trên địa bàn thành phố Vũng Tàu để tổ chức giải Oneway Marathon Vũng Tàu năm 2023. VOV.VN - Ngày 18/4, Sở Giao thông – vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chấp thuận phương án sử dụng các tuyến đường trên địa bàn thành phố Vũng Tàu để tổ chức giải Oneway Marathon Vũng Tàu năm 2023. VOV.VN - Sáng nay (16/4), giải chạy VnExpress Marathon Imperial Hue 2023 do VnExpress phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gồm 4 cự ly 5km, 10km, 21km và 42km. Hơn 10.500 vận động viên tham gia chạy trên những cung đường di sản thơ mộng. VOV.VN - Sáng nay (16/4), giải chạy VnExpress Marathon Imperial Hue 2023 do VnExpress phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gồm 4 cự ly 5km, 10km, 21km và 42km. Hơn 10.500 vận động viên tham gia chạy trên những cung đường di sản thơ mộng. VOV.VN - Chiều nay (14/4), tại TP Vũng Tàu, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp cùng Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội nhà Báo Việt Nam họp báo Giải chạy OneWay Vũng Tàu Marathon 2023. VOV.VN - Chiều nay (14/4), tại TP Vũng Tàu, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp cùng Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội nhà Báo Việt Nam họp báo Giải chạy OneWay Vũng Tàu Marathon 2023. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM | https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/Phan-tich/my-thiet-don-thiet-kep-neu-rut-9500-binh-sy-tai-uc-1058595.vov | {
"published_date": "2024-06-30T09:51:48",
"crawled_date": "2024-06-30T09:51:48",
"tags": []
} |
End of preview. Expand
in Dataset Viewer.
README.md exists but content is empty.
Use the Edit dataset card button to edit it.
- Downloads last month
- 36