title
stringlengths
20
134
summary
stringlengths
0
599
content
stringlengths
0
21.2k
url
stringlengths
35
190
metadata
dict
Đề xuất sửa đổi 5 nhóm nội dung trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
NDO -Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Chính phủ tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc lần thứ 26 (COP-26), với cam kết “Net Zero”, Việt Nam cần phải xem xét sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ năm 2011 theo hướng xây dựng các chế tài mang tính bắt buộc thay vì khuyến khích thực thi các giải pháptiết kiệm năng lượng.
Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ Bộ Công thương thực hiện Nghiên cứu, rà soát LuậtSử dụng năng lượng tiết kiệmvà hiệu quả để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh giai đoạn 2023 -2024.Theo Bộ Công thương, sau hơn 10 năm triển khai thi hành, đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung một số nội dung được quy định tại LuậtSử dụng năng lượng tiết kiệmvà hiệu quả và các quy định liên quan để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động sản xuất, cung ứng và sử dụng năng lượng (điện , than, dầu khí…).Theo các chuyên gia, nhiều nội dung quy định trong Luật còn mang tính khuyến khích, cơ chế thực thi, chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ mạnh; việc triển khai thi hành Luật vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Luật chưa quy định cụ thể các giải pháp thúc đẩy thị trường dịch vụ tiết kiệm năng lượng. Hoạt động kiểm toán năng lượng có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng kiểm toán năng lượng còn thấp, không có cơ quan độc lập để kiểm định chất lượng dịch vụ kiểm toán năng lượng, tư vấn năng lượng.Đặc biệt, Luật chưa quy định hành lang pháp lý cho việc phát triển thị trường tiết kiệm năng lượng thông qua cơ chế thực hiện các hợp đồng hiệu quả năng lượng theo mô hình ESCO.Bộ Công thương đã nhận được ý kiến góp ý, tham vấn của 12 bộ, ngành, 63 tỉnh thành phố và 70 Tập đoàn, Tổng công ty lớn đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hiện nay, Bộ Công thương đang thực hiện tổng hợp tiếp thu các ý kiến, đề xuất, chuẩn bị trình Thủ tướng Chính Phủ các nội dung đề xuất sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.Theo đó, dự thảo đề xuất tập trung vào 5 nhóm nội dung chính, giải quyết những bất cập hiện nay đồng thời giúp thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng trong giai đoạn tới.Nhóm 1: Nhóm chính sách liên quan đến quản lý năng lượngXem xét điều chỉnh mức sử dụng năng lượng đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hiện hành trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng dân dụng; bổ sung quy định cụ thể về nghĩa vụ thực hiện các quy định của Luật đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm cho phù hợp với tình hình hiện nay.Quy định chi tiết hơn (bắt buộc) về việc xây dựng và áp dụng mô hình quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm lĩnh vực công nghiệp xây dựng và giao thông vận tải.Tăng cường trách nhiệm của địa phương trong việc kiểm tra tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức tiêu thụ năng lượng của các doanh nghiệp tại địa phương.Nhóm 2: Nhóm chính sách liên quan đến công ty tư vấn dịch vụ năng lượng và mạng lưới đơn vị tư vấn dịch vụ năng lượngNghiên cứu, đề xuất các quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh đối với tổ chức hành nghề kiểm toán năng lượng theo quy định Luật Đầu tư kinh doanh 2020.Nghiên cứu xây dựng các cơ chế hỗ trợ và hình thành hệ thống các Công ty dịch vụ năng lượngNhóm 3: Xây dựng hành lang pháp lý, phát triển các công cụ thị trường tiết kiệm năng lượngBổ sung mô hình Quỹ hỗ trợ các hoạt động của công ty Công ty dịch vụ năng lượng, nghiên cứu các công cụ tài chính như bảo lãnh vốn, chia sẻ rủi ro, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp thực hiện ….Nghiên cứu đề xuất các công cụ tài chính hỗ trợ hoạt động thu xếp vốn đầu tư, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro đầu tư, cơ chế huy động vốn,…Nghiên cứu xây dựng các cơ sở pháp lý hỗ trợ hoạt động dịch vụ năng lượng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam.Nhóm 4: Nhóm vấn đề liên quan đến quản lý hiệu suất năng lượng của phương tiện thiết bị trên thị trườngRà soát, nghiên cứu cơ chế ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm hiệu suất cao hơn có tính định hướng thị trường, từng bước loại bỏ các phương tiện, thiết bị, sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu suất thấp.Nhóm 5: Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quảSửa đổi hoặc bổ sung các quy định pháp luật liên quan liên quan đến hoạt động đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn bao gồm đào tạo lần đầu, cập nhật kiến thức, đào tạo nâng cao… cho các tổ chức, cá nhân tư vấn hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, lực lượng kiểm toán viên năng lượng và cán bộ quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng.Xây dựng mạng lưới liên kết chuyên gia, tổ chức đào tạo và doanh nghiệp, để phát huy nguồn lực và tạo điều kiện cho các tổ chức/doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong quá trình triển khai hoạt động tại địa phương.Tham khảo kinh nghiệm tại Thái Lan, Ấn Độ, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2022 của Việt Nam, Bộ Công thương đề xuất cần thiết sửa đổi hoặc bổ sung một điều liên quan đến hình thành công cụ tài chính hỗ trợ việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như “Quỹ phát triển năng lượng bền vững.Bộ Công thương kiến nghị Chính phủ giao cơ quan thẩm quyền (Ngân hàng nhà nước hoặc Bộ Tài chính) chủ trì nghiên cứu. Nếu đề xuất sửa Luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Quỹ cần được triển khai vận hành thí điểm để đánh giá tính hiệu quả trước khi triển khai nhân rộng.
https://nhandan.vn/de-xuat-sua-doi-5-nhom-noi-dung-trong-luat-su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua-post803272.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả", "5 nhóm nội dung", "sửa đổi luật", "chế tài", "tiết kiệm năng lượng" ] }
Sử dụng công cụ AI một cách có trách nhiệm
NDO -Sáng 16/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổHội báo toàn quốc 2024, tọa đàm với chủ đề “Năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI” do Đài truyền hình Việt Nam chủ trì đã nhận được nhiều ý kiến về công cụ công nghệ này.
Tham dự tọa đàm có các diễn giả: Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm sản xuất và Phát triển nội dung số, Đài truyền hình Việt Nam; ông Ngô Trần Thịnh, Trưởng bộ phận nội dung số, Trung tâm tin tức, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật, Đài truyền hình Việt Nam; ông Nguyễn Văn Khánh, Nhà phát triển và sử dụng AI tạo sinh trong lĩnh vực Mullimedia và Nguyễn Quang Sáng, Phó giám đốc trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số.Nhu cầu thông tin đã thay đổiNhấn mạnh về tầm quan trọng của AI, Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm sản xuất và Phát triển nội dung số, Đài truyền hình Việt Nam cho biết, tivi ngày nay đã không còn là công cụ giải trí “độc quyền” như nhiều năm trước đây mà chính là các thiết bị di động.Trong từng gia đình, việc mỗi người sử dụng một thiết bị cá nhân đã trở nên vô cùng phổ biến. Điều này cho thấy, nhu cầu thông tin đã có những thay đổi lớn với các nội dung cốt lỗi gồm: màn hình thay đổi, công chúng thay đổi và xã hội hiện đã có vô số người sáng tạo nội dung.Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ranh giới giữa các loại hình báo chí ngày càng xóa nhòa đi. Trong bối cảnh đó, đối với những người làm truyền hình có nhiều thay đổi. Theo Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà, người làm báo hiện nay cần một bộ kỹ năng để không lạc hậu và lỗi nhịp với cách làm báo hiện đại.Quang cảnh buổi thảo luận. (Ảnh: Thế Anh)Theo đó, người làm báo cần thành thạo công nghệ; biết làm báo đa phương tiện; sử dụng tốt thiết bị di động; sử dụng mạng xã hội;… Song song đó, người làm báo cũng cần tiếp tục trau dồi các kỹ năng đang có như: Giá trị đạo đức nghề nghiệp; báo chí công; củng cố thương hiệu; báo chí thông thái (báo chí chính luận, báo chí điều tra, báo chí giải pháp để cạnh tranh với các công nghệ hiện đại ngày nay.Với thực tế và bối cảnh công nghệ đã thay đổi báo chí như hiện nay thì điều khó khăn nhất mà Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà chia sẻ chính là việc người làm báo cần “từ bỏ hào quang” để tiếp tục gắn bó với truyền hình, báo chí để công chúng sẽ không rời xa bạn.Làm gì để sử dụng AI hiệu quả?Trong phiên thảo luận về nhữngtác động của AI đối với hoạt động sáng tạo nội dungcũng như vấn đề bản quyền, nhiều ý kiến quan điểm đã được nêu ra tại buổi tọa đàm.Ông Nguyễn Văn Khánh, Nhà phát triển và sử dụng AI tạo sinh trong lĩnh vực Mullimedia nhận định, AI đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống. Việc sử dụng công cụ này đã hỗ trợ cho cuộc sống, truyền hình rất nhiều. Đơn cử như việc phục dựng bối cảnh lịch sử, văn hóa của cha ông ngày xưa rất tốn kém và mất thời gian nhưng với AI đã trở nên rất đơn giản.Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam với chủ đề: Nghiên cứu và ứng dụng AI tại Đài truyền hình Việt Nam thì cho rằng, AI đã và đang trở nên phổ biến và được ứng dụng trong đời sống, công việc. Tại đài Truyền hình Việt Nam, việc kết hợp giữa phần cứng và công nghệ để sản xuất các sản phẩm truyền hình đã được thực hiện thông qua nhiều ứng dụng như bóc băng tự động, tạo metadata tự động, hỗ trợ tìm kiếm dữ liệu, phân tích dữ liệu lớn...Nhà báo, MC Tạ Bích Loan đặt vấn đề: khi AI tạo ra những sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau thì liệu có phải là ăn cắp bản quyền không? Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho vấn đề này?Nhiều ý kiến của các diễn giả cho rằng, cuộc chiến tin giả được thực hiện qua các ứng dụng công nghệ, trong đó có AI đang là vấn đề thực trạng hiện nay. Hiện nay việc tranh cãi về bản quyền, sở hữu trí tuệ giữa các sản phẩm do con người tạo ra và do AI tạo ra vẫn đang có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, khi đó, các sản phẩm từ cơ quan báo chí truyền thống sẽ có cơ hội để nâng cao thương hiệu của mình bởi “độ trung thực” của sản phẩm là điều độc giả rất chờ đợi trong nhu cầu thông tin của mình.Tin liên quanAI và thách thức đối với các cuộc thi nhiếp ảnhCác diễn giả cũng cho rằng, việc ứng dụng AI trong sản xuất các sản phẩm báo chí, truyền hình là rất hiệu quả, vì nó tạo ra sự giảm sức lao động cho con người. Việc sử dụng các công cụ này có thể sử dụng ở dạng miễn phí hoặc bản cao hơn có trả phí. Các cơ quan báo chí có thể linh hoạt ứng dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm truyền hình.Về vấn đề bản quyền, hiện nay, các nguyên tắc, quy định về bản quyền đã được ban hành song việc vi phạm bản quyền vẫn diễn ra. Từ đó, các cơ quan báo chí cần có những động thái để bảo vệ bản quyền của mình. Các cá nhân, đơn vị khi khai thác các tác phẩm cũng cần tôn trọng bản quyền, đặc biệt là trong sáng tạo nội dung thì vấn đề này cần được thực thi nghiêm túc hơn.Trong cuộc chiến bản quyền, những người “ăn cắp” bản quyền thì người chịu thiệt là các đài truyền hình, những cơ quan báo chí vì họ là đơn vị không được hưởng lợi từ những nội dung mà người khác đã “lấy” về để sáng tạo ra nội dung khác của họ nhằm mục đích thương mại.Các chuyên gia khuyến cáo, để bảo vệ được bản quyền thì các tài liệu, tư liệu cần được “đánh mã” để các công cụ kiểm soát công nghệ về bản quyền “nhận dạng” và thông báo cho chủ sở hữu.Chốt lại phiên tọa đàm này, Nhà báo Tạ Bích Loan cho rằng, công cụ AI là rất hữu ích nhưng cũng có những mặt trái của nó nên việc sử dụng công cụ này cần có trách nhiệm và đạo đức, nhân văn để nó luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực, giải phóng sức lao động cho con người.Chủ đề: Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024Ấn tượng Hội Báo toàn quốc 2024: Khẳng định báo chí đồng hành và kết nối[Ảnh] Toàn cảnh lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024Báo chí phải bám sát hơi thở cuộc sống, kiến tạo, lan tỏa những giá trị tốt đẹp và nhân ái trong xã hội
https://nhandan.vn/su-dung-cong-cu-ai-mot-cach-co-trach-nhiem-post800266.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "Diễn đàn báo chí toàn quốc năm 2024", "Trí tuệ nhân tạo", "Thách thức với báo chí" ] }
Tàu SpaceX Dragon trở về Trái Đất, mang theo các thí nghiệm khoa học giá trị
Tàu Dragon của SpaceX đã rơi xuống khu vực ngoài khơi bờ biển Tampa, bang Florida (Mỹ) vào lúc 1h38 sáng 30/4 theo giờ bờ Đông, sau khi rời ISS chiều 28/4.
Ngày 30/4, tàu vũ trụ SpaceX Dragon đã trở về Trái Đất mang theo các thí nghiệm khoa học và nhiều hàng hóa khác, hoàn thành sứ mệnh tiếp tế hàng hóa choTrạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)theo hợp đồng ký vớiCơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).TàuDragonrời module Harmony của trạm ISS lúc 13 giờ 10 phút chiều 28/4 theo giờ bờ Đông của Mỹ, bắt đầu hành trình trở về Trái Đất, mang theo hơn 1,85 tấn hàng hóa cùng nhiều thí nghiệm khoa học có giá trị.Tin liên quanSpaceX phóng 13 vệ tinh quân sự lên quỹ đạo thấp quanh Trái ĐấtTàu đã rơi xuống khu vực ngoài khơi bờ biển Tampa, bang Florida vào lúc 1 giờ 38 phút sáng 30/4 cũng theo giờ bờ Đông.Trước đó, ngày 21/3 vừa qua, tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX mang theo tàu Dragon đã rời bệ phóng từ Trạm Lực lượng Không gian Cape Canaveral ở bang Florida.Tàu vũ trụ này vận chuyển khoảng hơn 2,7 tấn hàng hóa phục vụ phi hành đoàn và các hoạt động nghiên cứu cũng như các vật tư thiết bị cho ISS.
https://nhandan.vn/tau-spacex-dragon-tro-ve-trai-dat-mang-theo-cac-thi-nghiem-khoa-hoc-gia-tri-post807376.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "SpaceX Dragon", "trở về Trái Đất", "Thí nghiệm", "Khoa học", "ISS", "NASA" ] }
Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
Chương trình Thách thứcĐổi mới sáng tạoViệt Nam đang bước sang mùa thứ 2 với kỳ vọng tạo ra một sân chơi trí tuệ nhằm thúc đẩy các ý tưởng và tận dụng các cơ hội trong ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), từ đó góp phần tăng cường tính hội nhập của lĩnh vực công nghệ của Việt Nam trong nền kinh tế số toàn cầu.
Điểm mới của chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 là tập trung vào các lĩnh vực đang được thúc đẩy phát triển trên thế giới và phù hợp với chiến lược phát triển các ngành công nghệ cao của Việt Nam, gồm công nghiệp bán dẫn và AI. Chương trình được thiết kế trên hai trụ cột: Tìm kiếm và vinh danh các giải pháp nâng cao chất lượng công đoạn thiết kế, đóng gói, kiểm thử trong chuỗi giá trị ngành bán dẫn với ưu tiên ứng dụng phục vụ lĩnh vực AI; tìm kiếm và vinh danh các giải pháp ứng dụng công nghệ AI phục vụ cho xây dựng, phát triển doanh nghiệp, gia tăng năng suất.Đối tượng được Chương trình hướng tới cũng mở rộng đến các chủ thể của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, gồm các doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các viện nghiên cứu, quỹ đầu tư..., qua đó, góp phần lan tỏa nhận thức về tầm quan trọng và giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, khuyến nghị và kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các giải pháp phục vụ nâng cấp cải tiến vận hành doanh nghiệp, cải thiện hiệu suất, phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường thế giới.Đổi mới sáng tạo đang trở thành động lực phát triển quan trọng cho mọi ngành kinh tế.Các cá nhân, đơn vị có giải pháp xuất sắc được lựa chọn sẽ có cơ hội giới thiệu giải pháp và hợp tác với các tập đoàn; nhận được cam kết đầu tư đến từ các quỹ đầu tư, các tập đoàn đầu ngành trong nước và quốc tế; được kết nối, gia nhập hệ sinh thái của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam (NIC) và Tập đoàn Meta cùng các gói hỗ trợ, nâng cao năng lực, cơ hội xúc tiến thương mại, và nhiều giải thưởng khác. Khởi động mùa đầu tiên từ 2022, chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam đã gây được tiếng vang trên thế giới khi tiếp nhận hơn 758 hồ sơ đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút 4,5 triệu lượt tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội.Bên cạnh đó, chương trình cũng quy tụ 50 chuyên gia cùng đồng hành, thu hút 40 đối tác trong và ngoài nước tham gia. Những con số này đã cho thấy sức hút mạnh mẽ của Chương trình và khơi nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cộng đồng đổi mới sáng tạo trên thế giới.Đổi mới sáng tạo đang trở thành động lực phát triển quan trọng cho mọi ngành kinh tế. Trong hành trình đó, Việt Nam có lợi thế đến từ nguồn nhân lực trẻ với sự sẵn sàng cao và không ít doanh nghiệp đã gặt hái những thành tích đáng kể trong nghiên cứu ứng dụng AI như FPT, Viettel AI, VNPT AI, VIN AI... Đồng hành với doanh nghiệp và cộng đồng đổi mới sáng tạo, Chính phủ đang đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ chính sách, tạo những sân chơi bổ ích để hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế.
https://nhandan.vn/thuc-day-hinh-thanh-he-sinh-thai-doi-moi-sang-tao-post801418.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "đổi mới sáng tạo", "công nghệ bán dẫn", "trí tuệ nhân tạo", "hệ sinh thái" ] }
Chuyển đổi số là cơ hội để An Giang bứt phá, vươn lên
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộtỉnh An Giangnhiệm kỳ 2020-2025 xác định, Chương trìnhChuyển đổi sốlà một trong 6 chương trình trọng điểm, với 15 chỉ tiêu thực hiện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tập trung 3 trụ cột chính về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Mới đây, tỉnh An Giang tổ chức triển lãm và hội thảo về chuyển đổi số tỉnh An Giang năm 2023. Đây là dịp để các cấp, các ngành, các địa phương người dân và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của dữ liệu số trong chuyển đổi số, cũng như các giải pháp, cách thức xây dựng, phát triển và khai thác dữ liệu số. Qua đó, đề ra chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển, củng cố dữ liệu số của ngành, lĩnh vực và địa phương.Lãnh đạo tỉnh An Giang khẳng định: “Chuyển đổi số là cơ hội để An Giang bứt phá, vươn lên. Chính quyền số giúp nền hành chính tỉnh hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, tăng năng suất lao động, tạo ra một hệ sinh thái doanh nghiệp phát triển bền vững. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân”.Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cho biết, Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 đưa ra 15 chỉ tiêu, với 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tập trung 3 trụ cột chính về phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số. Đồng thời, đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện, cùng với 53 dự án, nhiệm vụ, kinh phí thực hiện hơn 389 tỷ đồng.Chính quyền số giúp nền hành chính tỉnh An Giang hoạt động hiệu quả.Đó là các dự án đã và đang được triển khai gồm: Trung tâm Dữ liệu, Điều hành Thông minh (IOC), Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (SOC), thí điểm mở rộng giai đoạn 3 giải pháp giám sát an toàn thông tin.Theo Nghị quyết, An Giang phấn đấu đến năm 2025 thuộc nhóm 20 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và an toàn thông tin, thương mại điện tử cả nước; phát triển kinh tế số đạt 10% GRDP; tập trung chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm, thế mạnh của tỉnh (nông nghiệp, giáo dục, y tế, du lịch)…Đến năm 2030, An Giang thuộc nhóm 15 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi Số và an toàn thông tin, thương mại điện tử cả nước, phấn đấu kinh tế số đạt 20% GRDP.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh nhấn mạnh, Chương trình Chuyển đổi số tỉnh tập trung 3 trụ cột chính về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; doanh nghiệp phát triển dựa trên hạ tầng số, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số; người dân tham gia tích cực ứng dụng, khai thác nền tảng số.Chuyển đổi số là cơ hội để địa phương bứt phá, vươn lên, trong đó, Chính quyền số giúp nền hành chính tỉnh An Giang hoạt động hiệu quả, hiệu lực, minh bạch hơn. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, tăng năng suất lao động, tạo ra hệ sinh thái doanh nghiệp phát triển bền vững. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng.Qua 2 năm triển khai, tính đến cuối tháng 10/2023, chương trình Chuyển đổi số của tỉnh đạt một số kết quả nổi bật. Cụ thể, có 18 dự án/nhiệm vụ về công nghệ thông tin và chuyển đổi số được triển khai với tổng kinh phí gần 56,85 tỷ đồng; 11/15 chỉ tiêu đạt mục tiêu của chương trình đề ra. Trong đó, phát triển kinh tế số ước 7,18% GRDP (chỉ tiêu đến năm 2025 là 10% GRDP).Người dân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.Tỉnh thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khaichính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cơ sở, phường, xã; có 887 tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập tại 11/11 huyện với 6.517 thành viên...Về phát triển hạ tầng số, An Giang phủ sóng Internet cáp quang tốc độ cao đến 100% trung tâm xã, phường, thị trấn; 100% khu công nghiệp, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện trên địa bàn tỉnh có kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, điều hành...Trong phát triển chính phủ số, chính quyền số, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh An Giang cung cấp hơn 2.000 dịch vụ dịch vụ hành chính công…Đối với phát triểnkinh tế số, tỉnh hỗ trợ 19 doanh nghiệp tham gia bán hàng trên trang thương mại điện tử; thực hiện nhiều hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua thương mại điện tử…Dự án Trung tâm Dữ liệu, điều hành thông minh (IOC) tỉnh được chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ bản đáp ứng hạ tầng phần cứng, máy chủ phục vụ triển khai, phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, giúp hình thành dữ liệu tập trung, dùng chung và mở phù hợp với nhu cầu thực tế, giúp phát triển kinh tế-xã hội và công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh.Tỉnh An Giang đã hoàn thiện Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến là 74,7%, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến là 79%; tỷ lệ giải quyết hồ sơ trước hạn và đúng hạn 97,3%. Đã đồng bộ, tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình của tỉnh (1.473 dịch vụ) trên Cổng dịch vụ công quốc gia.Để triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số, hoàn thành các chỉ tiêu còn lại đến năm 2025, tỉnh tập trung thực hiện nhiều giải pháp theo 3 trụ cột về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền số là lấy người dân làm trung tâm; kinh tế số giúp phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng GRDP của tỉnh; xã hội số giúp người dân sử dụng các tiện ích do cơ quan nhà nước, doanh nghiệp triển khai, nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách giữa người dân nông thôn và thành thị khi sử dụng các nền tảng số.
https://nhandan.vn/chuyen-doi-so-la-co-hoi-de-an-giang-but-pha-vuon-len-post787350.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "An Giang", "chuyển đổi số", "chính phủ số", "kinh tế số", "xã hội số" ] }
Báo chí ASEAN: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới xây dựng mô hình tòa soạn số
NDO -Sáng 7/12, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo báo chí quốc tế“Quản trị tòa soạn báo chí số: Lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm ở khu vực ASEAN”.
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; Chủ tịch Hội Nhà báo Lào Savankhone Razmountry; Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà báo Malaysia Low Boon Tat; Chủ tịch Hội đồng báo chí quốc gia Thái Lan, Cố vấn cấp cao Liên đoàn các nhà báo Thái Lan Chavarong Limpattamapanee.Cùng dự có các nhà quản lý báo chí, đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí-truyền thông, các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà báo đến từ 8 nước thành viên của Liên đoàn Báo chí ASEAN (CAJ), gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.Phát biểu chào mừng hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, cơ quan truyền thông, báo chí các nước thành viên ASEAN đứng trước cơ hội cũng như thách thức to lớn để tiếp tục khẳng định sứ mệnh dẫn dắt thông tin chính thống, định hướng cho cộng đồng, trao quyền lực cho người dân.Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu chào mừng hội thảo. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Để thực hiện sứ mệnh cao cả ấy, ông Lâm cho rằng, các cơ quan báo chí sẽ không thể làm được nếu không làm cùng nhau và không chuyển đổi số một cách mạnh mẽ.Thông báo nhanh về thực tếchuyển đổi số báo chítại Việt Nam, ông Lâm cho biết, rất nhiều cơ quan báo chí tại Việt Nam đã tự tìm con đường của mình, cũng như dựa vào định hướng lớn của Nhà nước để đưa các sản phẩm báo chí mới lên các nền tảng số, các mạng xã hội xuyên biên giới…“Hội thảo lần này là cơ hội quý báu để lắng nghe, học hỏi lẫn nhau để hoàn thành được sứ mệnh của cơ quan báo chí, cũng như đáp ứng được kỳ vọng của độc giả, khán thính giả và của từng quốc gia”, ông Lâm nhấn mạnh.Báo cáo đề dẫn hội thảo, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nêu rõ, trong lĩnh vực báo chí, chuyển đổi số là quá trình ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động sản xuất và phân phối thông tin, làm phong phú thêm hệ sinh thái truyền thông số với những tính năng mới, ưu việt hơn, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông tới công chúng.Báo chí số thúc đẩy siêu tương tác xã hội mạnh mẽ: tương tác giữa các tờ báo với nhau, giữa tờ báo với công chúng, giữa tờ báo với mạng xã hội, giữa công chúng với nhau, giữa công chúng với cơ quan chức năng, giữa cơ quan báo chí với các cơ quan hoạch định và điều hành chính sách...Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi báo cáo đề dẫn hội thảo. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Tuy nhiên, cùng với những cơ hội, ông Lợi cho rằng, chuyển đổi số còn mang lại những thách thức không nhỏ, mà lớn nhất là sự cạnh tranh quyết liệt của mạng xã hội với đặc điểm dễ tiếp cận, dễ chia sẻ, thông tin nhanh nhạy, đa dạng...“Những cơ hội và thách thức đó buộc mọi cơ quan báo chí trên thế giới cũng như ở các nước ASEAN phải nhanh chóng thích ứng, đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số”, ông Lợi nói.Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, thực hiện chuyển đổi số các cơ quan báo chí ở Việt Nam là sự thay đổi về tổng thể và toàn diện kể cả phương thức, cách làm việc, mô hình tổ chức, hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí, cũng như về nhận thức và thái độ của lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí.Đồng thời, đó cũng là hoạt động phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa dịch vụ, đa phương tiện để thực hiện một cách hiệu quả chức năng cung cấp thông tin cập nhật, khách quan, đa chiều… tới công chúng ở trong nước và trên thế giới.Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Chia sẻ về chủ đề của hội thảo, ông Lợi cho biết,tòa soạn sốdựa trên hội tụ công nghệ và nội dung là kết quả của sự ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực báo chí truyền thông, nhằm xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và phát triển, đổi mới nội dung cho phù hợp để phục vụ tốt nhất công chúng.Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ các vấn đề lý luận chung về báo chí số và tòa soạn số, trong đó bao gồm nền tảng số và các công cụ số trongquản trị tòa soạn báo chí.Đồng thời, bàn luận và chỉ ra những vấn đề mới đang đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu đối với xây dựng tòa soạn số; xu hướng phát triển báo chí số trên thế giới và các quốc gia khu vực ASEAN; cũng như đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi để thực hiện chuyển đổi hoạt động của tòa soạn của các cơ quan báo chí hướng tới xây dựng mô hình tòa soạn số.Với 2 phiên thảo luận:“Lý luận chung về quản trị tòa soạn số”và“Quản trị tòa soạn số: Thực tiễn, kinh nghiệm và giải pháp”,hội thảo sẽ là diễn đàn để trao đổi, chia sẻ tình hình, tiến trình, và các phương pháp tốt nhất để chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí truyền thông của các nước ASEAN. Đồng thời, đề xuất các sáng kiến, ưu tiên hợp tác thời gian tới nhằm cùng nhau xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả, tạo nguồn thu mới, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.
https://nhandan.vn/bao-chi-asean-day-manh-chuyen-doi-so-huong-toi-huong-toi-xay-dung-mo-hinh-toa-soan-so-post786229.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "chuyển đổi số báo chí", "quản trị tòa soạn số", "hội thảo báo chí", "Hội Nhà báo Việt Nam", "báo chí ASEAN" ] }
Công bố 10 sự kiện khoa học, công nghệ tiêu biểu năm 2023
NDO -Chiều 25/12, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2023. Các lĩnh vực được bình chọn gồm: Cơ chế chính sách, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nghiên cứu ứng dụng, tôn vinh nhà khoa học, hội nhập quốc tế.
Đây là năm thứ 18 hoạt động này được Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức với sự tham gia của các phóng viên, biên tập viên chuyên theo dõi lĩnh vực khoa học, công nghệ của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.Theo đó, 10 sự kiện khoa học, công nghệ Việt Nam tiêu biểu được bình chọn gồm:Lĩnh vực cơ chế chính sách:có 2 sự kiện:1.Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết mới về phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam.Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 45-/NQTW "Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới" (ngày 24/11/2023).Nghị quyết số 45-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2030 là phát triển đội ngũ trí thức về số lượng và chất lượng, nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực then chốt, trọng yếu, lĩnh vực mới đáp ứng yêu cầucông nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước... Tầm nhìn đến năm 2045 của Nghị quyết số 45-NQ/TW là: Đội ngũ trí thức Việt Nam lớn mạnh, có chất lượng cao, cơ cấu hợp lý, thuộc tốp đầu khu vực và tiệm cận với các nước phát triển.2.Chính thức bàn giao quyền quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc từ Bộ Khoa học và Công nghệ về UBND Thành phố Hà Nội.Ngày 24/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND Thành phố Hà Nội tổ chức lễ bàn giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về thuộc quyền quản lý của UBND Thành phố Hà Nội. Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là dự án quan trọng được Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện và quản lý nhằm nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Đây là khu Công nghệ cao đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập từ năm 1998. Trải qua quá trình 25 năm hình thành, xây dựng và phát triển, đến nay, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được 111 dự án đầu tư (bao gồm 96 dự án trong nước và 15 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 111.500 tỷ đồng.…Lễ chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về UBND Thành phố Hà Nội quản lý.Tại lễ bàn giao, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị, UBND Thành phố Hà Nội sau khi tiếp quản Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cần bảo đảm kế thừa và phát huy các thành quả đã đạt được, bảo đảm sự ổn định, tránh gián đoạn trong công tác xây dựng, phát triển và quản lý. Đồng thời, Hà Nội cần huy động thêm các nguồn lực để tạo động lực thúc đẩy phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, giữ vững vai trò quan trọng của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2030.Lĩnh vực khoa học tự nhiên: Phát triển thành công hệ thống dịch thuật lấy tiếng Việt làm trung tâm.Trong năm 2023, nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ thông tin (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã phát triển thành công hệ thống dịch thuật lấy tiếng Việt làm trung tâm, có khả năng dịch thuật hai chiều giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ nghèo tài nguyên của khu vực Đông Nam Á với chất lượng tương đương với các sản phẩm thương mại nổi tiếng trên thế giới.Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã có khả năng dịch hai chiều giữa các cặp ngôn ngữ bao gồm Việt-Lào, Việt-Khmer, Việt-Thái, Việt-Malaysia và Việt-Indonesia.Hệ thống được nghiên cứu phát triển dựa trên các tiến bộ mới nhất hiện nay trên thế giới trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên nói chung và dịch máy nói riêng.Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Phục dựng hình ảnh 3D thành công kiến trúc cung điện Kính Thiên thời Lê SơCuối tháng 11/2023, Viện Nghiên cứu Kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam) đã công bố "Nghiên cứu giải mã và phục dựng hình ảnh 3D thành công kiến trúc cung điện Kính Thiên thời Lê Sơ". Nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc điện Kính Thiên, tòa chính điện quan trọng nhất trong Cấm thành Thăng Long thời Lê sơ là chương trình nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc, công phu của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Kinh thành. Trong suốt hơn 3 năm (2020-2023), trên cơ sở các nguồn tư liệu tin cậy của khảo cổ học, đặc biệt là kết quả nghiên cứu so sánh với kiến trúc cung điện cổ ở Đông Á, nghiên cứu mặt bằng nền móng, bộ khung giá đỡ mái, hình thái bộ mái, các loại ngói lợp mái, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Kinh thành đã giải mã và phục dựng 3D thành công hình thái kiến trúc điện Kính Thiên.Lĩnh vực khoa học ứng dụng, gồm 4 sự kiện:1.Làm chủ công nghệ sơn phản xạ nhiệt dùng vật liệu nano tự sản xuất trong nước.Viện Kỹ thuật nhiệt đới (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phát triển thành công công nghệ sơn phản xạ nhiệt mặt trời. Hiện tại, Viện Kỹ thuật nhiệt đới đã làm chủ công nghệ chế tạo các phụ gia phản xạ nhiệt trên cơ sở vật liệu kích thước nano và ứng dụng chúng trong chế tạo sơn phản xạ nhiệt mặt trời hiệu quả cao. Sản phẩm sơn phản xạ nhiệt mặt trời do đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của nước ngoài và tương đương các sản phẩm nhập ngoại nhưng có hiệu quả kinh tế cao hơn đã được áp dụng tại các công trình dân dụng và quốc phòng (mái nhà xây dựng, bồn bể chứa xăng dầu, tàu cá...).Việc ứng dụng sơn phản xạ nhiệt mặt trời thích hợp cho bề mặt ngoài các công trình xây dựng, các bồn bể chứa nhiên liệu/hóa chất lỏng dễ bay hơi là một giải pháp hiệu quả và chi phí thấp để chống lại hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, có thể tiết kiệm tới 40% năng lượng tiêu thụ bởi thiết bị làm mát, chống thất thoát nhiên liệu/ hóa chất dễ bay hơi góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, ngăn chặn biến đổi khí hậu, góp phần phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu mà Việt Nam đã cam kết tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26).2.Việt Nam trở thành điểm sáng ghép tạng châu Á.Năm 2023, cả nước đã có thêm nhiều ca ghép tạng thành công, trong đó có các ca được đánh giá là lịch sử, đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng về ghép tạng của khu vực Đông Nam Á, châu Á. Ngày 15/2, tập thể thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức đã thực hiện ca ghép đa tạng gồm tim và thận cho một bệnh nhân bị mắc suy tim-thận giai đoạn cuối, từ một người hiến đa tạng chết não. Đây là ca ghép đồng thời tim, thận thành công đầu tiên ở Việt Nam.Trước đó, đã có 3 ca được ghép đa tạng thành công ở các trung tâm khác, nhưng là các ca ghép gan, thận; tụy, thận. Ngày 26/2, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức đã phối hợp thực hiện ca ghép tạng xuyên Việt, khi "quả tim" của người hiến đưa từ Thành phố Hồ Chí Minh ra sân bay về Hà Nội. Tại Bệnh viện Việt-Đức, với sự tham gia của hơn 40 y, bác sĩ thuộc nhiều đơn vị, sau ca ghép 8 giờ, "trái tim" của người hiến đã đập trong lồng ngực người nhận.3. Phát triển hệ thống tích hợp xử lý nước nhiễm phèn, nhiễm mặn.Công nghệ lọc nước nhiễm phèn và nhiễm mặn đã được Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc (VKIST) và Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) cùng nghiên cứu từ năm 2021. Trải qua nhiều quá trình thử nghiệm trên nhiều vùng nhiễm mặn và nhiễm phèn khác nhau tại đồng bằng sông Cửu Long, đến tháng 9/2023, VKIST đã tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ để xử lý nước nhiễm phèn, nhiễm mặn. Công nghệ được tích hợp hệ thống keo tụ, lắng kết hợp hệ vi lọc, hệ lọc RO và cuối cùng là khử khuẩn bằng đèn UV trước khi đưa vào bình chứa nước sạch để sử dụng.Toàn bộ hệ thống được thiết kế trong container, dễ dàng di chuyển, bảo đảm tính di động, đáp ứng nhu cầu cấp nước ăn, uống cho trường học, cụm dân cư, các cơ quan công sở và khu công nghiệp. Hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm chi phí vận hành. Bên cạnh đó, hệ thống được thiết kế thông minh, chế độ vận hành tự động, dễ sử dụng. Hệ thống xử lý nước phèn, nước lợ thành nước sạch, đạt tiêu chuẩn nước ăn uống theo Quy chuẩn của Bộ Y tế QCVN 01-2009/BYT, với công suất 12 khối/ngày đêm.Viettel triển khai thành công trạm thu phát sóng 5G theo tiêu chuẩn Open RAN4. Viettel triển khai thành công trạm thu phát sóng 5G theo tiêu chuẩn Open RAN đầu tiên trên thế giới.Tháng 11/2023, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech, thuộc Tập đoàn Viettel) công bố triển khai thành công trạm 5G đầu tiên trên mạng lưới sử dụng công nghệ chip ASIC hỗ trợ chuẩn mở Open RAN cho thiết bị vô tuyến 5G của Qualcomm. Viettel là đối tác đầu tiên trên thế giới triển khai sản phẩm Qualcomm vào mạng lưới với người dùng thực, tải dữ liệu thực. Đây là bước đột phá lớn không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn với thế giới, bởi từ giai đoạn nghiên cứu, phát triển đến khi thành công trên mạng lưới thật, Viettel chỉ hoàn thiện trong vòng 8 tháng. Kết quả này sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình thương mại hóa mạng 5G tại Việt Nam và thị trường quốc tế.Lĩnh vực tôn vinh nhà khoa học:Năm nhà khoa học Việt Nam vào bảng xếp hạng ngôi sao khoa học đang lên năm 2023.Website Research.com - cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới, đã công bố xếp hạng Best Rising Stars of Science in the World 2023 Ranking - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới 2023, trong đó có 5 nhà khoa học Việt Nam, gồm: GS, TS Trần Xuân Bách (Đại học Y Hà Nội, xếp hạng 2 thế giới); TS Trần Nguyễn Hải (trường Đại học Duy Tân, xếp hạng 603), TS Thái Hoàng Chiến (trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp hạng 621), TS Phùng Văn Phúc (Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, xếp hạng 762) và TS Hoàng Nhật Đức (trường Đại học Duy Tân, xếp hạng 968).Ở đợt xếp hạng lần này, Research.com xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học, có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới, sử dụng dữ liệu từ Google Scholar và Microsoft Academic Graph.Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.Lĩnh vực hợp tác quốc tế:Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.Ngày 28/10, cơ sở hoạt động mới của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được khánh thành và đi vào hoạt động tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Việc khánh thành NIC cơ sở Hòa Lạc và đưa cơ sở này đi vào hoạt động chính là nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết tâm đưa NIC trở thành hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, NIC sẽ là nơi quy tụ, dẫn dắt và kết nối, từng bước hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia.Đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn, NIC có các hoạt động liên quan đến việc kêu gọi đầu tư, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, đặc biệt là từ các đối tác Hoa Kỳ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc thành lập NIC cơ sở Hoà Lạc là để sẵn sàng đón nhận dự án đầu tư ngành bán dẫn với các chế độ ưu đãi nhất. Hiện tại, NIC cùng các đối tác nước ngoài và trong nước đang tiến hành đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn cho Việt Nam; trong đó tập trung vào các khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch.
https://nhandan.vn/cong-bo-10-su-kien-khoa-hoc-cong-nghe-tieu-bieu-nam-2023-post789209.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "10 sự kiện khoa học", "công nghệ Việt Nam tiêu biểu", "Hoà Lạc" ] }
Triển lãm giao thông đô thị Moskva
NDO -Mới đây, tại Quảng trường trung tâm Manege ở thủ đô Moskva đã diễn ra Triển lãm giao thông đô thị Moskva với tên gọi “Ga Manege”, thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan.
Điểm nổi bật của triển lãm là những thông tin và công cụ trực quan làm rõ thực trạng và tương laigiao thông của Moskva.Những mẫu toa tầu điện ngầm mới nhất ở Moskva. (Ảnh:THÙY VÂN)Phía ngay trước lối vào triển lãm có những toa tàu thật của các đoàn tàu mới nhất “Moskva 2020” và “Ivolga 3.0”. Bên trong tòa nhà triển lãm, những mô hình kích thước thật của những chiếc tàu này chạy trực tiếp trên đường ray, đưa khách tham quan triển lãm di chuyển từ khu vực triển lãm này sang khu vực triển lãm khác.Các thông tin được trình bày hấp dẫn bằng công nghệ đa phương tiện. (Ảnh: THÙY VÂN)Khu trưng bày chính của triển lãm giới thiệu các dự án vận tải đường sắt, cũng như các dự án ô-tô quan trọng. Khách tham quan có thể trải nghiệm 6 khu vực chuyên đề cùng một lúc: khu vực dành riêng cho tàu điện ngầm, ga xe lửa và nhà ga, đường hầm MCD-5 và các dự án đường bộ lớn nhất.Theo đó, người dân có thể theo dõi hệ thống giao thông Moskva trong hơn thập kỷ qua và triển vọng tương lai của nó. Mỗi khu vực đều được trình bày đa phương tiện và có tính tương tác giữa người xem và các hiện vật trưng bày.Mô hình giới thiệu lịch sử phát triển tàu điện ngầm Moskva. (Ảnh:THÙY VÂN)Điểm hấp dẫn ở triển lãm là theo dòng thời gian, khách tham quan có thể theo dõi lịch sử phát triển của tàu điện ngầm Moskva kể từ năm 2010 và tận mắt chiêm ngưỡng những ga mới được mở, đầu máy toa xe và sự thay đổi của chúng, đồng thời xem kế hoạch phát triển vận tải đường sắt đến năm 2030.Quy hoạch tàu điện ngầm đến năm 2030 luôn thu hút sự quan tâm của người dân Moskva.(Ảnh:THÙY VÂN)Điểm thu hút chính của khu vực này là mô hình kích thước thật của nhà ga tàu điện ngầm thành phố Moskva "Rizhskaya". Tại khu vực này, khách tham quan có thể tìm hiểu về việc xây dựng những con đường metro Moskva trong những năm gần đây, bao gồm cả con đường lớn nhất như “Đường kính tốc độ cao Moskva”.Mô hình đường kính tốc độ cao. (Ảnh: THÙY VÂN)Tại triển lãm cũng trưng bày mô hình nội thất của đoàn tàu tương lai do các công ty của Nga sản xuất. Các khách hàng cũng được tham khảo ý kiến về màu sắc của toa xe mà họ muốn đi trong tương lai. Các phương án được nhiều phiếu bầu nhất sẽ được lựa chọn để thực hiện trên các đoàn tàu mới nhất.Các khách hàng trải nghiệm mô hình tàu điện ngầm mới. (Ảnh: THÙY VÂN)Một khu vực nữa cũng thu hút sự quan tâm của người dân Moskva đó là những mẫu xe ô-tô mới nhất do Nga sản xuất. Tại gian hàng của nhà máy ô-tô Moskvich trưng bày các mẫu Moskvich 3 và Moskvich 3E phiên bản chạy điện và Moskvich 6. Các mẫu này sẽ được sản xuất và bán vào đầu năm tới. Chiếc Limousine chạy hydro Aurus nổi tiếng cũng được giới thiệu tại đây.Chiếc xe Limousine thời thượng được trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: THÙY VÂN)Những mẫu xe mới của hãng sản xuất ô-tô Nga Moskvich. (Ảnh: THÙY VÂN)Trẻ em hào hứng với các hoạt động tương tác tham gia giao thông theo mô hình. (Ảnh:THÙY VÂN)Màn hình 3D dài 37m cũng là một trong những điểm thu hút ở triển lãm. (Ảnh: THÙY VÂN)Triển lãm cũng có nhiều chương trình hoạt động và khu vực giải trí mở cửa cho cho trẻ em với các lớp học về luật giao thông, các khu vực trải nghiệm kỹ năng lái tàu điện ngầm, cùng nhiều phương tiện đa phương tiện hiện đại như màn hình 3D dài 37 m…Triển lãm “Ga Manege” trở thành một trong những điểm đông người đến thăm nhất trong thời gian qua ở Moskva.
https://nhandan.vn/trien-lam-giao-thong-do-thi-moskva-post771923.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "Triển lãm", "Liên Bang Nga", "ga tàu điện ngầm", "Moskvich" ] }
Công bố Chỉ dẫn địa lý cho 7 sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre
NDO -Trong khuôn khổ Hội nghị Giao ban khoa học và công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày 14/6, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre đã công bốChỉ dẫn địa lý"Bến Tre" cho 7 sản phẩm chủ lực, gồm: sầu riêng, tôm càng xanh, xoài tứ quý, cua biển, chôm chôm, gạo và nghêu.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre cho biết, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre luôn quan tâm, hỗ trợ tạo lập, xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản. Ngành khoa học và công nghệ đã phối hợp với các đơn vị tư vấn và địa phương tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các loại nông sản chủ lực của tỉnh.Sầu riêng được cấp chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” vào năm 2020. Sản phẩm sầu riêng mang chỉ dẫn địa lý gồm: Monthong và Ri6. Hai giống này đóng vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 90% về diện tích, sản lượngsầu riêng toàn tỉnh Bến Tre. Để tạo vùng nguyên liệu sầu riêng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, Bến Tre đã xây dựng vùng sản xuất sầu riêng, với tổng diện tích liên kết gần 209ha, có 10 mã số vùng trồng với diện tích 264ha.Tôm càng xanh được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” vào năm 2021. Dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” dùng cho sản phẩm tôm càng xanh” là một trong các nhiệm vụ khoa học, công nghệ trọng tâm, nhằm triển khai kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh đến năm 2025.Cua biển được cấp chỉ dẫn địa lý vào năm 2021. Diện tích nuôi cua biển toàn tỉnh khoảng 18,3 nghìn héc-ta, sản lượng ước đạt hơn 1,5 ngàn tấn/năm. Nổi bật là huyện Thạnh Phú chiếm 77% về diện tích nuôi cua toàn tỉnh, với 14 ngàn héc-ta. Giống cua biển gồm cua bùn và cua xanh. Toàn bộ diện tích “Cua biển Bến Tre” được nuôi theo phương thức quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú, cua biển có thể được nuôi xen với tôm hoặc cá trong ruộng lúa, rừng ngập mặn, hoặc trong các ao, đầm, không có hộ sản xuất nào nuôi chuyên canh cua biển.Xoài tứ quý được cấp chỉ dẫn địa lý Bến Tre vào năm 2022. Để quản lý và khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý, Bến Tre đã xây dựng các mối liên kết giữa hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp; xây dựng mã số vùng trồng xoài xuất khẩu; hỗ trợ tư vấn chứng nhận VietGAP cho nông dân tại 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú). Đến nay, đã xây dựng thành công quy trình chế biến và bảo quản 3 sản phẩm từ xoài tứ quý là xoài sấy dẻo, nước uống xoài và bột xoài. Đồng thời, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất và ứng dụng hiệu quả mô hình thiết bị chế biến và bảo quản, phát triển các sản phẩm từ xoài tứ quý cho Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú.Chôm chôm được cấp chỉ dẫn địa lý Bến Tre năm 2023. Khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý chôm chôm Bến Tre, gồm: huyện Chợ Lách và huyện Châu Thành.Hai sản phẩm vừa mới được cấp Chỉ dẫn địa lý trong năm 2024 là Gạo Thạnh Phú và Nghêu Bến Tre.Được biết, Bến Tre tiếp tục triển khai đăng ký xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm dừa công nghiệp, tôm thẻ, bò và gà; bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận mang chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm bưởi da xanh, dừa xiêm xanh, sầu riêng tại Canada và Trung Quốc.Đồng thời, với diện tích dừa khoảng 79.075ha, lớn nhất cả nước, Bến Tre sẽ tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và biến dừa gắn với nhu cầu tiêu thụ trong nước và thị trường quốc tế. Ngoài ra, tỉnh Bến Tre cũng sẽ xúc tiến đầu tư và có nhiều hội thảo chuyên đề về xây dựng tín chỉ carbon dừa để nhằm nắm bắt cơ hội mới trong việc thương mại hóa tín chỉ carbon cho ngành dừa.
https://nhandan.vn/cong-bo-chi-dan-dia-ly-cho-7-san-pham-chu-luc-cua-tinh-ben-tre-post814324.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "chỉ dẫn địa lý", "Bến Tre", "sản phẩm chủ lực", "Cục Sở hữu trí tuệ" ] }
Meta liên tiếp vướng khiếu nại
Tập đoàn Công nghệ Meta Platforms mới đây bị tám nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đệ đơn khiếu nại tập đoàn mẹ của Facebook này vi phạm các quy tắc về quyền riêng tư của khối, khi tiến hành thu thập “trái phép” lượng lớn dữ liệu của người dùng. Nếu bị xác nhận hành vi truy cập dữ liệu bất hợp pháp, Meta có thể mất 4% doanh thu hằng năm trên toàn cầu.
Tổ chức Người tiêu dùng châu Âu (BEUC), cơ quan bảo trợ của 45 nhóm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ngày 29/2 vừa qua cho biết, khiếu nại của 8 nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các quốc gia bao gồm: CH Czech, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Na Uy, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha đã được gửi tới các cơ quan bảo vệ dữ liệu ở quốc gia của họ. Theo đơn khiếu nại của các nhóm trên, Meta đã vi phạm các điều khoản của luật bảo mật dữ liệu của EU mang tên Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) khi thu thập một lượng thông tin không cần thiết về người dùng của mình.BEUC cũng cho biết, Meta đã không tuân thủ các điều khoản GDPR về xử lý công bằng, giảm thiểu dữ liệu và giới hạn mục đích, không có cơ sở pháp lý cho việc thu thập và xử lý dữ liệu của công ty. Cơ quan này nêu rõ, “gã khổng lồ” công nghệ không có cơ sở pháp lý xác đáng để biện minh cho việc thu thập dữ liệu của người dùng Facebook và Instagram.Cụ thể, theoEuronews, tháng 10/2023, Meta ra mắt một dịch vụ đăng ký, yêu cầu người dùng châu Âu phải trả phí nếu muốn sử dụng các phiên bản mạng xã hội Facebook và Instagram không có quảng cáo. Dịch vụ không có quảng cáo có giá 9,99 euro/tháng cho người dùng web và 12,99 euro/tháng cho người dùng ứng dụng trên iOS hoặc Android. Meta khẳng định dịch vụ này là một phần nỗ lực của công ty nhằm tuân thủ GDPR.Bà Ursula Pachl, Phó Tổng giám đốc của BEUC cho biết, Meta đã cố gắng hết lần này đến lần khác để biện minh cho sự truy cập trái phép dữ liệu người dùng. Lựa chọn “trả tiền hoặc đồng ý” không công bằng là nỗ lực mới nhất của tập đoàn trên nhằm hợp pháp sự giám sát người dùng của Meta. Phó Tổng Giám đốc BEUC khẳng định, đã đến lúc các cơ quan bảo vệ dữ liệu phải ngăn chặn việc xử lý dữ liệu không công bằng của Meta, cũng như hành vi xâm phạm các quyền cơ bản của người dân.Bà Ursula Pachl cũng chỉ trích việc gần đây Meta ra mắt các gói thuê bao đăng ký không có quảng cáo song phải trả phí trên nền tảng Facebook và Instagram tại châu Âu - điều mà công ty này cho là nhằm tuân thủ các quy định công nghệ mới của EU. Tuy nhiên, bà cho rằng, thực chất Meta đang lợi dụng vỏ bọc danh nghĩa là bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng để kiếm tiền từ đó.Trước các cáo buộc từ phía EU, người phát ngôn của Meta nhấn mạnh, tập đoàn “nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình và tự tin rằng cách tiếp cận của Meta tuân thủ GDPR”. Nếu bị xác nhận hành vi vi phạm quy định GDPR, Meta có thể đối mặt án phạt lên tới 4% doanh thu hằng năm trên toàn cầu.Tuyên bố của 8 nhóm người tiêu dùng được đưa ra sau khi các tổ chức bảo mật và cơ quan bảo vệ dữ liệu bày tỏ lo ngại tương tự về việc truy cập trái phép dữ liệu người dùng của Meta trong những tháng gần đây. Tháng 1 vừa qua, các cơ quan bảo vệ dữ liệu của Hà Lan, Na Uy và Đức đã yêu cầu Ủy ban Bảo vệ dữ liệu châu Âu (EDPB) - tổ chức bao gồm tất cả các cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu quốc gia của EU - đưa ra ý kiến ​​về mô hình quảng cáo hành vi của “gã khổng lồ” công nghệ. EDPB dự kiến sẽ có kết luận trong vòng 8 tuần, tính đến cuối tháng 3, với khả năng gia hạn thêm sáu tuần. Tổ chức bảo mật NOYB của Áo cảnh báo, nếu mô hình Meta được hợp pháp hóa, các công ty thuộc tất cả các lĩnh vực công nghệ có thể làm theo, gây nguy hại đối với sự riêng tư của người dùng châu Âu.
https://nhandan.vn/meta-lien-tiep-vuong-khieu-nai-post798569.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [] }
Diễn đàn hợp tác ICT Việt Nam-Hàn Quốc: Không gian đầy triển vọng thúc đẩy sự hợp tác về CNTT
NDO -Ngày 6/11 tại Hà Nội, Diễn đàn hợp tác ICTViệt Nam-Hàn Quốcnăm 2023 đã chính thức khai mạc. Lần thứ 3 được tổ chức, diễn đàn là cơ hội trao đổi, chia sẻ nhu cầu hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số, cũng như chính sách vềcông nghệ số, phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực giữa hai nước Việt Nam-Hàn Quốc.
Sự kiện doBộ Thông tin và Truyền thôngViệt Nam tổ chức phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Trung tâm hợp tác Công nghệ thông tin Hàn Quốc tại Hà Nội (Cơ quan xúc tiến công nghiệp, công nghệ thông tin Hàn Quốc (NIPA) và Bộ Khoa học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc.Việt Nam xác định mục tiêu kép về chuyển đổi sốPhát biểu khai mạc, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho rằng đây là một không gian đầy triển vọng để thúc đẩy sự hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, một trong những lĩnh vực có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của cuộc sống và hoạt động kinh tế - xã hội.Thứ trưởng cho rằng, bước vào giai đoạn 2021-2030, thế giới tiếp tục chịu sự chi phối của chuyển đổi số. Dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật...), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới - chính phủ số, kinh tế số, xã hội số cho mọi quốc gia. Công nghệ số, chuyển đổi số đã được xác định là cốt lõi của mọi mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững ở nhiều quốc gia.Chính phủ Việt Nam xác định mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu, để hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân được phồn vinh, ấm no và hạnh phúc.Để đạt được mục tiêu trên, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tập trung nỗ lực hoàn thiện thể chế số với việc ban hành nhiều Luật, Nghị định, Chiến lược Quốc gia về chuyển đổi số.Theo Thứ trưởng Phan Tâm, Hàn Quốc là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ số, là đối tác quan trọng của Việt Nam. Chúng ta có nhiều điểm chung và cơ hội hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển chính phủ số và nguồn nhân lực số. Trong thời gian qua, hai bên đã có những hoạt động hợp tác cụ thể và thiết thực như công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cho các cơ quan Việt Nam, tham vấn xây dựng Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghiệp công nghệ số, triển khai dự án ITCP Việt Nam – Hàn Quốc..."Tôi hy vọng rằng, qua diễn đàn này, chúng ta chia sẻ kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác giữa hai quốc gia, qua đó sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hợp tác mới", Thứ trưởng Phan Tâm bày tỏ."Hàn Quốc nỗ lực hết mình để xây dựng một hành tinh kỹ thuật số"Ông Park Yun Kyu, Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc có bài phát biểu chào mừng Diễn đàn.Chia sẻ với diễn đàn, từHàn Quốc, ông Park Yun Kyu, Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho rằng, Chính phủ Hàn Quốc cũng đang nâng cao năng lực kỹ thuật số, phổ biến công nghệ số trong mọi mặt kinh tế, xã hội, đồng thời thiết lập chiến lược kỹ thuật số quốc gia để bảo đảm rằng sự đổi mới mà trong đó, người dân đóng vai trò chủ đạo, sẽ được ổn định, từ đó trở thành quốc gia dẫn đầu về kỹ thuật số.Năm nay, Chính phủ Hàn Quốc đã và đang nâng cao năng lực cạnh tranh của trí tuệ nhân tạo, vốn là cốt lõi của kỹ thuật số, phủ sóng công nghệ này trên mọi mặt đời sống người dân, đồng thời thiết lập và thúc đẩy kế hoạch tăng cường sử dụng AI trên toàn quốc.Hàn Quốc sẽ tích cực chia sẻ với Việt Nam các thành quả của chính sách kỹ thuật số mà nước này đang thúc đẩy, đồng thời sẽ nỗ lực hết mình để xây dựng một hành tinh kỹ thuật số, nơi tất cả chúng ta đều phát triển về kỹ thuật số.Theo Thứ trưởng Park Yun Kyu, sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào tháng 6, hai nước đã có những trao đổi tích cực và đa dạng nhằm phát triển hợp tác về kỹ thuật số.Vào tháng 6 vừa qua, phía Hàn Quốc và Việt Nam cũng đã họp mặt trao đổi về các chủ đề chính như tăng cường tham gia vào các sự kiện kỹ thuật số lớn, phương án tăng cường giao lưu hợp tác giữa các doanh nghiệp,... Tiếp theo đó, Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã tổ chức cuộc họp trực tuyến cấp thứ trưởng vào tháng 8.Chính phủ hai nước cũng đã thảo luận về các chương trình hợp tác thiết thực để hai nước cùng phát triển mạnh về kỹ thuật số trong tương lai. Theo Thứ trưởng Park Yun Kyu, đây là xuất phát điểm để hai nước đạt được thành quả. Trong bối cảnh đó, Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 3 sẽ là cơ hội cho việc hợp tác trong lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số giữa hai nước, như chính sách về công nghệ số, phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực...Việt Nam và Hàn Quốc sẽ cùng nhau giải quyết thách thức mới, hợp tác chuyển đổi sốMột gian hàng trình diễn trí tuệ nhân tạo của Hàn Quốc bên lề Diễn đàn ICT Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 3.Diễn đàn hợp tác ICT Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ 3 được kỳ vọng là cơ hội đáp lại sự quan tâm rộng rãi và các nhu cầu hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Chuyển đổi số của hai nước Việt Nam-Hàn Quốc, như chính sách về công nghệ Số, phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực và là cơ hội để hai nước tiếp tục hợp tác.Theo ông Jeong Sung, Phó Giám đốc Cơ quan xúc tiến Công nghiệp, Công nghệ Thông tin Truyền thông Hàn Quốc, Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam-Hàn Quốc lần này đã lựa chọn Chính phủ số và lực lượng lao động số làm chủ đề để thảo luận trong quá trình chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề."Thời điểm này cũng là thời điểm thông qua chuyển đổi số, thông qua phương thức hợp tác giữa các quốc gia cũng đã tìm ra những hình thức mới. Chúng tôi mong rằng dựa trên sự tin cậy vững chắc trong mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ cùng nhau giải quyết thách thức mới nói chung và tiếp tục duy trì được sự hợp tác và giao lưu chặt chẽ trong lĩnh vực Chuyển đổi số nói riêng. Cơ quan xúc tiến công nghiệp công nghệ thông tin Hàn Quốc cam kết sẽ luôn nỗ lực sát cánh cùng các cơ quan tổ chức, tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực Chuyển đổi Số giữa hai quốc gia", ông Jeong Sung nói.Tại diễn đàn, ông Trần Minh Tân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chia sẻ những định hướng phát triển Hạ tầng số Quốc gia của Việt Nam. Theo đó, tầm nhìn Chuyển đổi số quốc gia được đặt ra đó là đến năm 2030, Việt Nam trở thành Quốc gia số. Để thực hiện Chuyển đổi số tại Việt Nam, nhân lực số là một yếu tố được quan tâm hàng đầu.Trong định hướng phát triển Nền tảng số Quốc gia, Việt Nam ưu tiên, tập trung phát triển các nền tảng số Make in Viet Nam; Người nắm Nền tảng Số chính là người duy nhất nắm giữ dữ liệu và trở thành người giàu có nhất; Nền tảng số do quốc gia xây dựng và làm chủ sở hữu thì dữ liệu, sự giàu có thuộc về quốc gia.Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam-Hàn Quốc không chỉ có sự tham gia của lãnh đạo hai bộ chuyên ngành trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Hàn Quốc mà còn thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI và thực tế ảo đến từ Hàn Quốc.Các công ty đã đem tới diễn đàn các gian hàng demo giải pháp trong các lĩnh vực như: Giải pháp AI y tế giúp hỗ trợ chẩn đoán nhanh và chính xác các bệnh lồng ngực, phình mạch não…; Giải pháp lưu trữ và truyền ảnh y khoa; Các dịch vụ và nền tảng thành phố thông minh và bảo mật số dựa trên IT, cloud, AI; Giải pháp XR và hệ thống mô phỏng cho phương tiện di chuyển thông minh; Giải pháp tích hợp trong quản lý thành phố thông minh
https://nhandan.vn/dien-dan-hop-tac-ict-viet-nam-han-quoc-khong-gian-day-trien-vong-thuc-day-su-hop-tac-ve-cntt-post781328.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "Việt Nam-Hàn Quốc", "chuyển đổi số", "ICT", "Diễn đàn ICT Việt Nam - Hàn Quốc", "Bộ Thông tin và Truyền thông", "Hàn Quốc", "công nghệ số" ] }
Quảng Nam đầu tư gần 250 tỷ đồng xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu
NDO -Chiếu tối 9/10 , tỉnhQuảng Namtổ chức khánh thành, đưa Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh (DC), Mạng diện rộng (SDWAN) và Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) (gọi chung là Trung tâm tích hợp dữ liệu) vào vận hành, nhằm nâng cấp hạ tầng Trung tâm dữ liệu tỉnh, bảo đảm năng lực triển khaiChính quyền sốvà đô thị thông minh tại tỉnh Quảng Nam.
Trung tâm tích hợp dữ liệu là công trình thuộc Dự án Xây dựng Chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025. Công trình được thi công trong 270 ngày, đặt tại tầng 6, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Quảng Nam (tại thành phố Tam Kỳ).Tổng kinh phí thực hiện công trình 249 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương, do Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam làm chủ đầu tư.Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam Phạm Hồng Quảng cho biết, Trung tâm tích hợp dữ liệu là nơi tập trung toàn bộ hệ thống mạng, hệ thống máy chủ phục vụ triển khai các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn toàn tỉnh.Quang cảnh lễ khánh thành.Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được tập trung tại trung tâm nhằm bảo đảm khả năng bảo vệ các ứng dụng, dịch vụ, dữ liệu dùng chung, cũng như tránh tình trạng phát triển ứng dụng, dịch vụ manh mún, riêng lẻ tại các cơ quan, đơn vị.Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh phát triển các hạ tầng gồm hạ tầng số và nền tảng số. Trong đó, phát triển hạ tầng số tập trung nâng cấp hạ tầng trung tâm dữ liệu tỉnh, bảo đảm năng lực triển khai chính quyền số và đô thị thông minh. Nâng cấp, mở rộng hệ thống mạng WAN của tỉnh kết nối đến cấp xã.Theo ông Phạm Hồng Quảng, phát triển nền tảng số sẽ xây dựng kho cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Quảng Nam, xây dựng bộ Cơ sở dữ liệu mở, Cổng dịch vụ dữ liệu mở của tỉnh…đồng thời sẵn sàng liên thông, chia sẻ, kết nối với các hệ thống thông tin của các tỉnh, thành phố, bộ, ngành... thông qua hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương.Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tham quan hệ thống hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu.Mô hình tổng thể của Trung tâm tích hợp dữ liệu bao gồm: Trung tâm tích hợp dữ liệu chính (DC) là nơi tập trung toàn bộ hệ thống mạng, hệ thống sever máy chủ phục vụ triển khai các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn toàn tỉnh; bảo đảm năng lực triển khai Chính quyền số và đô thị thông minh (IOC) tại tỉnh Quảng Nam, đóng vai trò nền tảng ứng dụng, nền tảng kết nối các hệ thống thông tin giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; đồng thời sẵn sàng liên thông, chia sẻ, kết nối với các hệ thống thông tin của các tỉnh, thành phố, bộ, ngành khác thông qua Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương; tích hợp kết nối với các hệ thống thông tin được nâng cấp theo kiến trúc chính quyền điện tử phục vụ cải cách hành chính.Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) phục vụ phát hiện sớm, cảnh báo sớm và điều phối, xử lý sớm các nguy cơ, sự cố an toàn thông tin trên địa bàn toàn tỉnh cũng như phối hợp với các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin trên địa bàn cả nước; triển khai các hệ thống giám sát, bảo vệ cơ sở tại các địa điểm giám sát chính, phục vụ hỗ trợ giám sát và bảo vệ các hệ thống công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.Kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu về an toàn thông tin vớiCục An toàn thông tinvà các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin trên cả nước; đồng thời, tiếp nhận các thông tin chỉ đạo điều hành, điều phối trong công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin.Hệ thống được kết nối vào hạ tầng mạng của Trung tâm dữ liệu và kết nối tới hơn 100 điểm hệ thống mạng của Hội đồng nhân dân/Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành thông qua môi trường mạng diện rộng SD-WAN toàn tỉnh.Ngoài ra, Trung tâm giám sát an toàn thông tin tập trung của tỉnh sẽ thực hiện kết nối chia sẻ dữ liệu an toàn thông tin liên quan, cũng như tiếp nhận các thông tin cảnh báo theo quy định với Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia (NCSC) thông qua các kết nối tập trung (LGSP-NGSP) hoặc phân tán (DXL).Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu phát biểu tại lễ khánh thành.Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nhấn mạnh, Trung tâm tích hợp dữ liệu đóng vai trò nền tảng, kết nối các hệ thống thông tin giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Quảng Nam; đồng thời chia sẻ, liên thông, kết nối với các hệ thống thông tin của các tỉnh, thành phố, bộ, ngành thông qua hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương.“Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan cần quan tâm bố trí nhân lực có chất lượng làm việc, bảo đảm hệ thống vận hành thông suốt, hiệu quả; đồng thời sớm ban hành quy chế sử dụng, vận hành trung tâm; thường xuyên tham mưu, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề liên quan để trung tâm hoạt động hiệu quả, đáp ứng công tác chuyển đổi số của tỉnh”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu lưu ý.
https://nhandan.vn/quang-nam-dau-tu-gan-250-ty-dong-xay-dung-trung-tam-tich-hop-du-lieu-post776718.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "SD-WAN", "Lễ khánh thành", "Hệ thống thông tin", "Trung tâm dữ liệu", "An toàn thông tin", "WAN", "Quảng Nam" ] }
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an ninh mạng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 33/CĐ-TTg về tăng cường bảo đảman toàn thông tin mạng.
Công điện nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản[1]chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng. Tuy nhiên, một số ngành, lĩnh vực chưa quán triệt, ưu tiên nguồn lực triển khai, để xảy ra sự cố gây mất an toàn thông tin mạng và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn không gian mạng Việt Nam. Ngoài ra, nhiều hệ thống thông tin do tổ chức, doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp có phạm vi, ảnh hưởng sâu rộng tới xã hội. Vì vậy, hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp cần phải được quan tâm, triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức độ cao nhất.Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây và có thể tiếp tục diễn biến phức tạp trong giai đoạn tới, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai một số nhiệm vụ cấp thiết sau:1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp:a) Tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào các nội dung trọng tâm sau:(1) Trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ tướng Chính phủ nếu để hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý không bảo đảm an toàn thông tin mạng, để xảy ra sự cố nghiêm trọng.(2) Chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; gửi kết quả về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/4/2024.(3) Thực hiện nghiêm thời hạn hoàn thành phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn cho 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, thực hiện và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024.(4) Sử dụng thường xuyên các nền tảng hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và thực thi pháp luật về an toàn thông tin mạng.(5) Bố trí hạng mục về an toàn thông tin khi xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm, giai đoạn 5 năm và các dự án công nghệ thông tin; bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt tối thiểu 10% tổng kinh phí triển khai các kế hoạch, dự án này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 7/6/2019.b) Trường hợp xảy ra sự cố tấn công mạng, tuân thủ nghiêm túc theo quy định và chỉ đạo tại Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông, lưu ý một số nội dung trọng tâm sau:(1) Kịp thời báo cáo sự cố về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố cùng cấp và Cơ quan điều phối quốc gia, các cơ quan, doanh nghiệp có chức năng quản lý an ninh mạng.(2) Tuân thủ sự điều phối ứng cứu sự cố của Cơ quan điều phối quốc gia và các cơ quan chức năng có liên quan trong việc: thu thập, phân tích thông tin; xử lý, khắc phục sự cố; xác minh nguyên nhân và truy tìm nguồn gốc; phát ngôn và công bố thông tin…(3) Báo cáo đầy đủ thông tin về sự cố, thiệt hại và các thông tin liên quan về Cơ quan điều phối quốc gia; đồng thời tổng kết, phân tích, đánh giá, rút ra bài học và báo cáo về Cơ quan điều phối quốc gia để tổng hợp, phổ biến.c) Hằng Quý gửi Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý trước ngày 20 của tháng cuối Quý.2. Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, Cơ quan: Giao thông vận tải, Công thương, Tài Nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh[2], bên cạnh thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại khoản 1 Công điện này phải tập trung chỉ đạo thực hiện ngay những nhiệm vụ cụ thể sau:a) Chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp chủ quản hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp (gọi tắt là tổ chức, doanh nghiệp):(1) Thực hiện rà soát, đánh giá và báo cáo tình hình bảo đảm an toàn thông tin theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan có chức năng quản lý an toàn, an ninh mạng.(2) Hoàn thành phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn cho 100% hệ thống thông tin trong tháng 9/2024 và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt trong tháng 12/2024 (đồng bộ với thời hạn đã nêu tại Chỉ thị số 09/CT-TTg).(3) Định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định (tối thiểu 1 lần/2 năm đối với hệ thống cấp độ 1, cấp độ 2; 1 lần/năm đối với hệ thống thông tin cấp độ 3, cấp độ 4; 1 lần/6 tháng đối với hệ thống thông tin cấp độ 5), săn lùng và loại bỏ các mối nguy hại trên hệ thống thông tin của tổ chức, doanh nghiệp.(4) Trường hợp xảy ra sự cố tấn công mạng, thực hiện theo điểm b khoản 1 Công điện này.b) Phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành có chức năng quản lý an toàn, an ninh mạng hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp.3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông:a) Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trước ngày 11/4/2024; tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2024.b) Hướng dẫn các cơ quan chủ trì các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng tổ chức rà soát, đánh giá và báo cáo tình hình bảo đảm an toàn thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp trước ngày 20/4/2024; tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/5/2024.c) Chủ trì, phối hợp Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện công tác giám sát, phát hiện, cảnh báo sớm và ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng. Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá, rút ra bài học từ hoạt động ứng cứu sự cố; công bố, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến kinh nghiệm, giúp các tổ chức, cá nhân nhận biết, chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố tương tự và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng.d) Chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng tại các cơ quan, tổ chức nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin mạng.đ) Phát triển, vận hành, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin để quản lý và thực thi pháp luật về an toàn thông tin mạng.e) Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn thông tin mạng, nâng cao nhận thức về bảo đảm an toàn thông tin mạng.g) Hằng Quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các nguy cơ, rủi ro mất an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp.4. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao và trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp chủ quản hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý quy định tại Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tương tự tại khoản 2 Công điện này; phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng.5. Các bộ, ngành, địa phương chủ động phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng, tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng, đặc biệt là quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.6. Giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo theo dõi lĩnh vực này; Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.------------[1]Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 7/6/2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.[2]Các Bộ, Cơ quan chủ trì các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ
https://nhandan.vn/cong-dien-cua-thu-tuong-chinh-phu-ve-tang-cuong-bao-dam-an-ninh-mang-post803644.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "Công điện", "Thủ tướng Chính phủ", "bảo đảm", "an ninh mạng" ] }
Nga kêu gọi khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran
Tại phiên họp của Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ở thủ đô Vienna của Áo, đại diện thường trực của Nga Mikhail Ulyanov cho biết, Moskva kêu gọi Washington và nhóm E3 (gồm Pháp, Đức và Anh) nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Theo hãng tin TASS, ông Ulyanov cho rằng, điều này sẽ thúc đẩy các động thái tương tự từ phía Iran.
Bày tỏ quan ngại về việc Iran tiếp tục theo đuổi chương trìnhhạt nhânvà vi phạm các cam kết trong JCPOA, E3 cho biết đã nỗ lực kêu gọi Iran tuân thủ đầy đủ thỏa thuận này và quay trở lại bàn đàm phán. Trong tuyên bố chung, E3 đề nghị Iran ngừng làm giàu uranium và hợp tác với IAEA triển khai đầy đủ các hoạt động giám sát đối với các cơ sở hạt nhân của nước này.Tại phiên họp, Mỹ bày tỏ quan ngại về việc Iran ngăn cản thanh sát viên quốc tế tiến hành hoạt động giám sát. Washington kêu gọi Iran đảo ngược các động thái có thể làm gia tăng căng thẳng và xây dựng lại niềm tin với cộng đồng quốc tế. Mỹ đề nghị Iran hợp tác đầy đủ với IAEA, trong đó cung cấp các thông tin liên quan quá trình làm giàu uranium.Trong cuộc họp báo bên lề phiên họp, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết, Iran đã ngừng thực thi nhiều cam kết trong JCPOA, cũng như trong tuyên bố chung mà hai bên đạt được tháng 3 vừa qua. Theo báo cáo gần đây của IAEA, kho dự trữ uranium làm giàu của Iran tăng đáng kể, vượt xa ngưỡng quy định của JCPOA.Iran ký JCPOA với năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức năm 2015. Theo đó, Tehran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Iran, khiến Tehran từ bỏ một số cam kết trong JCPOA. Tháng 4/2021, tiến trình đàm phán khôi phục JCPOA được khởi động tại Vienna, Áo. Các bên sau đó đã tiến hành một số vòng đàm phán, song chưa đạt được đột phá.
https://nhandan.vn/post-784389.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "thỏa thuận hạt nhân Iran", "Nga", "IAEA", "JCPOA", "Iran" ] }
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết đầu tiên về trí tuệ nhân tạo
NDO -Ngày 21/3, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết toàn cầu đầu tiên vềtrí tuệ nhân tạonhằm kêu gọi các nước chung tay bảo vệ quyền con người, bảo vệ dữ liệu cá nhân và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ này.
Nghị quyết không mang tính ràng buộc pháp lý do Mỹ đề xuất và được hơn 120 quốc gia khác đồng bảo trợ. Nghị quyết được thông qua với sự đồng thuận của toàn bộ 193 nước thành viên Liên hợp quốc, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các chính sách vềquyền riêng tư.“Tất cả các quốc gia đã có cùng tiếng nói trong vấn đề này và cùng nhau lựa chọn quản lý trí tuệ nhân tạo thay vì để nó chi phối chúng ta” - Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield nhấn mạnh.Nghị quyết là sáng kiến mới nhất trong một loạt sáng kiến của các chính phủ trên thế giới nhằm định hình sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, trong bối cảnh lo ngại việc nó có thể được sử dụng để phá vỡ các quy trình dân chủ, làm gia tăng các hành vị gian lận hoặc gây ra tình trạng mất việc làm nghiêm trọng, cùng nhiều tác hại khác.Theo nghị quyết, việc thiết kế, phát triển, triển khai và sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo sai mục đích hoặc có ác ý ẩn chứa nhiều rủi ro làm suy yếu việc bảo vệ, thúc đẩy và hưởng thụ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản.Trước đó, vào tháng 11/2023, Mỹ, Anh và hơn chục quốc gia khác đã công bố một thỏa thuận quốc tế chi tiết đầu tiên về cách thức bảo vệ an toàn cho trí tuệ nhân tạo trước những kẻ lừa đảo, đồng thời thúc đẩy các công ty tạo ra các hệ thống trí tuệ nhân tạo “an toàn ngay từ trong thiết kế”.Nghị viện châu Âu cũng đã thông qua mộtthỏa thuận sơ bộngay trong tháng này để giám sát trí tuệ nhân tạo.Tại Mỹ, chính quyền liên bang đang thúc đẩy các nhà lập pháp xây dựng hành lang pháp lý về trí tuệ nhân tạo, trong bối cảnh ngày càng có nhiều tiếng nói cảnh báo về những rủi ro trong việc sử dụng công nghệ này.Hồi tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành sắc lệnh hành pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro mà công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể gây ra, thiết lập các tiêu chuẩn mới về an toàn và bảo mật, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, thúc đẩy đổi mới và cạnh tranh trong lĩnh vực AI.
https://nhandan.vn/lien-hop-quoc-thong-qua-nghi-quyet-dau-tien-ve-tri-tue-nhan-tao-post801096.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "AI trên thế giới", "Liên hợp quốc", "nghị quyết về trí tuệ nhân tạo", "trí tuệ nhân tạo", "AI", "quyền riêng tư", "Thông tin cơ bản về Liên hợp quốc" ] }
Ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware
NDO -Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từtấn công ransomwarecho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Qua theo dõi, giám sát hoạt động tấn công mạng trong thời gian qua, Cục An toàn thông tin,Bộ Thông tin và Truyền thôngnhận thấy đang xuất hiện các chiến dịch tấn công mã hóa tống tiền (ransomware) nhằm vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quan trọng như: tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông,… gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến danh tiếng, và gián đoạn hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị gặp sự cố gây ra bởi ransomware.Cuộc tấn công ransomware hiện nay thường được bắt đầu từ một điểm yếu bảo mật của cơ quan, tổ chức, kẻ tấn công xâm nhập hệ thống, duy trì sự hiện diện, mở rộng phạm vi xâm nhập, và kiểm soát hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức, làm tê liệt hệ thống, nhằm bắt buộc các tổ chức nạn nhân thực hiện hành vi tống tiền mà kẻ tấn công hướng tới.Trước thực trạng này, Cục An toàn thông tin đã xây dựng cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.Cẩm nang gồm các nội dung chính: Xây dựng kế hoạch sao lưu, phục hồi dữ liệu đối với hệ thống, thông tin quan trọng. Triển khai các biện pháp xác thực mạnh cho các tài khoản truy cập hệ thống. Chủ động tìm kiếm dấu hiệu tấn công, rà quét mã độc, yêu cầu đơn vị chuyên trách xử lý các mã độc. Giám sát liên tục để phát hiện sớm các hành vi xâm nhập, đặc biệt giám sát các truy cập đến vCenter, ESXI, Domain Control. Rà quét, cập nhật bản vá lỗ hổng an toàn thông tin trên các thiết bị, phần mềm, ứng dụng. Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố để kịp thời phản ứng với sự cố ransomware. Áp dụng các nguyên tắc đặc quyền tối thiểu cho các hệ thống. Hạn chế việc sử dụng dịch vụ điều khiển máy tính từ xa. Thực hiện phân vùng mạng chặt chẽ.Cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động phòng tránh và bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng của đơn vị trước các nguy cơ tấn công mạng tiềm ẩn.Các đối tượng tham gia hoạt động trên môi trường mạng cũng cần nắm rõ nội dung về phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware, nhằm nâng cao năng lực chủ động ứng phó và phát hiện sớm các nguy cơ tấn công mạng.Tải về nội dung Cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomwaretại đây..
https://nhandan.vn/ra-mat-cam-nang-phong-chong-giam-thieu-rui-ro-tu-tan-cong-ransomware-post803430.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "ransomware", "tấn công ransomware", "mã hóa tống tiền", "Cục An toàn thông tin", "Bộ Thông tin và Truyền thông" ] }
Hội thảo triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW và chia sẻ định hướng phát triển khoa học và công nghệ lĩnh vực y, dược, công nghệ sinh học
Ngày 9/11, tại thành phố Huế,tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “Hội thảo phổ biến, quán triệt, triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW và định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược, công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới”.
Hội thảo nhằm phổ biếnNghị quyếtsố 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới; chia sẻ định hướng nghiên cứu ứng dụng và phát triển ngành công nghệ tiên tiến trong y tế và phát triển sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, trong phục vụ công nghiệp hoá dược và dược phẩm, trong công nghệ sinh học; và giới thiệu 3 khung chương trình khoa học và công nghệ quốc gia: KC.12/21-30 về nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học 2021-2030; KC.10/21-30 về nghiên cứu ứng dụng và phát triển ngành công nghệ tiên tiến trong y tế và phát triển sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và KC.11/21-30 về nghiên cứu ứng dụng và phát triển ngành công nghệ tiên tiến phục vụ công nghiệp hoá dược và dược phẩm.Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030 có nội dung liên quan đến công nghệ sinh học, trong đó, trọng tâm là 3 chương trình quốc gia KC.10/2021-2030; KC.11/2021-2030 và KC.12/2021-2030. Sau khi Nghị quyết 36-NQ/TW được ban hành, Bộ Khoa học và Công nghệ đã trình Chính phủ Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW, dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới.Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các Nghị quyết của Tỉnh ủy tổ chức triển khai với nhiều mục tiêu rất cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. “Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá rất cao sự chủ động của các tỉnh, thành, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW và tin tưởng rằng, đây là động lực và là nguồn lực quan trọng để triển khai thắng lợi Nghị quyết 36-NQ/TW” - Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.Quang cảnh hội thảo.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Phương Anh, Giám đốc Đại học Huế chia sẻ, trong thời gian tới, Đại học Huế mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan, ban, ngành Trung ương và các địa phương để phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia, cũng như phát triển Trường đại học Y - Dược thành Trường – Viện tiêu biểu của Việt Nam, có trình độ quốc tế và khu vực; phát triển Viện Công nghệ sinh học thành trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia tại miền Trung theo Quyết định số 523/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhà khoa học trình bày các tham luận, thảo luận về triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ lĩnh vực y, dược, công nghệ sinh học và khung nghiên cứu của 3 chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Đây là cơ hội để các đơn vị quản lý nhà nước, các nhà khoa học, chuyên gia, chính quyền địa phương thảo luận về các hướng ứng dụng công nghệ sinh học trong thời gian tới, góp phần thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị.Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành.Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ nghiêm túc lắng nghe các ý kiến để tổ chức triển khai thật hiệu quả 3 chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia trong giai đoạn tới, trong đó lưu ý việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc điều phối các nhiệm vụ trong từng chương trình nhằm bảo đảm không trùng về nội dung nghiên cứu, đồng thời tạo cơ chế để các chương trình thường xuyên trao đổi các kết quả nghiên cứu.Các Ban chủ nhiệm chương trình cần chủ động phát hiện các tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai các quy định về quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, gửi các đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ, để không ngừng hoàn thiện pháp luật về khoa học và công nghệ, tạo hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi hơn cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
https://nhandan.vn/hoi-thao-trien-khai-nghi-quyet-so-36-nqtw-va-chia-se-dinh-huong-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-linh-vuc-y-duoc-cong-nghe-sinh-hoc-post781739.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "công nghệ sinh học", "Nghị quyết số 36-NQ/TW", "hội thảo", "khoa học và công nghệ" ] }
Nhiều nhà khoa học lớn tham gia tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2023
NDO -Tuần lễ Khoa học công nghệVinFuture2023 diễn ra ngày 18 đến 21/12 tới đây đang thu hút được sự quan tâm của giới khoa học trong nước. Chuỗi tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” là điểm hẹn kết nối giữa cộng đồng khoa học công nghệ Việt Nam với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và doanh nhân hàng đầu trong nước và quốc tế.
“Chung sức toàn cầu”là chủ điểm của Giải thưởng VinFuture mùa ba, phản ánh rõ nét sự khác biệt và tầm nhìn toàn diện của VinFuture so với những giải thưởng quốc tế khác, khi đề cao tầm quan trọng của sự hợp tác toàn cầu để làm nên những công nghệ đột phá có tác động trên diện rộng.Trong tuần lễ VinFuture sẽ diễn ra 2 nội dung lớn bao gồm chuỗi tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” sẽ có 4 phiên với 4 chuyên đề khác nhau và chuỗi đối thoại "Khám phá tương lai".Tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” sẽ có 4 phiên với 4 chuyên đề khác nhau. Phiên 1 có chủ đề "Công nghệ bán dẫn: Nền tảng của thế giới hiện đại" sẽ chia sẻ những thông tin và công nghệ mới nhất về bán dẫn trên toàn cầu, đồng thời đưa ra định hướng giúp các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, xây dựng chiến lược phù hợp cho ngành công nghiệp bán dẫn trong bối cảnh hội nhập quốc tế.Chủ tọa của phiên tọa đàm là Giáo sư Richard Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, nguyên Giám đốc Chương trình Winton về Vật lý Bền vững của Trung tâm Maxwell thuộc Đại học Cambridge (Vương Quốc Anh).Các diễn giả tham gia phiên 1 là Giáo sư Teck-Seng Low, Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore (Singapore); Giáo sư Thục-Quyên Nguyễn, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Trung tâm Polyme và Chất rắn Hữu cơ (CPOS) và Giáo sư Khoa Hóa học và Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara (Hoa Kỳ); Giáo sư Albert Pisano, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Hiệu trưởng trường Kỹ thuật Jacobs thuộc Đại học California San Diego (Hoa Kỳ) từ tháng 9/2013;Tiến sĩ Sadasivan (Sadas) Shankar, Quản lý Nghiên cứu-Phát triển Công nghệ tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ); Giáo sư Vivian Yam, thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture và Giáo sư Philip Wong Wilson Wong về Hóa học và Năng lượng và Giáo sư Chủ nhiệm Hóa học tại Đại học Hồng Kông (Trung Quốc).Phiên 2 với chủ đề "Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn" sẽ đưa ra bàn luận sâu rộng về cách ứng dụng và mở rộng các phương pháp miễn dịch chính xác để chữa trị các bệnh rối loạn tự miễn - những tình trạng y khoa phức tạp mà hiện nay vẫn là thách thức lớn đối với cộng đồng y tế toàn cầu.Chủ toạ của phiên 2 là Giáo sư Đặng Văn Chí, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig và Giáo sư xuất sắc Bloomberg về y học ung thư tại Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ).Các diễn giả của phiên 2 gồm: Giáo sư Jang-Soo Chun, Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju (Hàn Quốc) và là Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Nghiên cứu Sáng tạo Quốc gia Hàn Quốc về sinh bệnh học Viêm xương khớp; Giáo sư Pascale Cossart, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, nguyên Trưởng khoa Tế bào tại Viện Pasteur (Paris, Pháp); Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh, Trưởng khoa Nội chung tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và giảng viên lâm sàng thuộc Viện Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUni (Việt Nam); Giáo sư Shimon Sakaguchi, Giáo sư xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu Miễn dịch Tiên phong (IFReC), Đại học Osaka (Nhật Bản).Những con số ấn tượng của VinFuture 20235.264 Đối tác đề cử, trong đó:- 1.070 đối tác đề cử thuộc nhóm 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.1.389 Hồ sơ đề cử,đến từ:- 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp 5 châu lục.- Dẫn đầu về số lượng đối tác đề cử của Giải thưởng VinFuture mùa 3 là các nhà khoa học từ châu Mỹ với 30,3%; tiếp đến là châu Á (28,6%); châu Phi (9,5%) và châu Đại Dương (6,8%). Đặc biệt, tỉ lệ đối tác đề cử đến từ châu Âu đã tăng lên đến 24,8% – gấp 1,5 lần so với năm 2022.Phiên 3 của Tuần lễ VinFuture 2023 sẽ bàn về "Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh", khám phá sức mạnh biến đổi của các công nghệ vật liệu mới giúp cải thiện hiệu quả thu hoạch và lưu trữ năng lượng, thảo luận chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh, cũng như tìm kiếm các giải pháp khả thi để đối phó với những thách thức đặc thù do biến đổi khí hậu mà các quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam, đang phải đối mặt.Giáo sư Soumitra Dutta, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Hiệu trưởng trường Kinh doanh Saïd, Đại học Oxford (Vương quốc Anh) làm chủ tọa phiên 3.Các phiên tọa đàm thu hút sự quan tâm của giới khoa học trong nước khi được tiếp cận những tri thức và kinh nghiệm của các nhà khoa học hàng đầu thế giới.Các diễn giả tại phiên gồm: Giáo sư Thục-Quyên Nguyễn, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Trung tâm Polyme và Chất rắn Hữu cơ (CPOS) và Giáo sư Khoa Hóa học và Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara (Hoa Kỳ); ông Akihisa Kakimoto, thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture và nguyên Giám đốc Công nghệ tại Tập đoàn Hóa chất Mitsubishi (Nhật Bản); Giáo sư Daniel Kammen, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giáo sư James & Katherine Lau về Phát triển bền vững tại Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ); Giáo sư Kostya S. Novoselov, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giáo sư Thế kỷ Tan Chin Tuan tại Đại học Quốc gia Singapore (Singapore).Tại phiên 4 "Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đột phá và thách thức" sẽ mang lại những kiến thức và đánh giá sâu sắc nhất về lĩnh vực này, bao gồm lịch sử phát triển của AI, tác động của AI đối với đời sống, việc làm và nghiên cứu khoa học, và các xu hướng cùng chính sách phát triển ngành công nghiệp AI tại các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam.Chủ tọa của phiên là Tiến sĩ Xuedong David Huang, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Zoom (Hoa Kỳ).Phiên 4 có sự tham gia của các diễn giả: Tiến sĩ Padmanabhan Anandan, Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture; Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, Tổng Giám đốc của VinAI (Việt Nam) - Top 20 công ty nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới theo xếp hạng của Thundermark Capital 2022;Giáo sư Christian Borgs, Giám đốc Viện Bakar về Vật liệu Kỹ thuật số cho Hành tinh (BIDMaP) và thành viên Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo Berkeley (BAIR) tại Đại học California, Berkeley; Giáo sư Jennifer Tour Chayes, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin thuộc Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ); Giáo sư Leslie Gabriel Valiant, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giáo sư T. Jefferson Coolidge về Khoa học máy tính và Toán ứng dụng tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ).Tại chuỗi đối thoại “Khám phá tương lai - VinFuture Discovery Talk” hướng đến tăng cường các hoạt động kết nối những trí tuệ hàng đầu thế giới với cộng đồng khoa học trong nước để giao lưu và chia sẻ tri thức cũng đón chào nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới như" Giáo sư Mônica Alonso Cotta, thành viên Hội đồng Sơ khảo VinFuture và Giáo sư kiêm Giám đốc Viện Vật lý “Gleb Wataghin” tại Đại học Campinas, Brazil; Giáo sư Salim Abdool Karim là đồng Chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture năm 2021 dành cho “Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển”, với nghiên cứu khoa học mang tính đột phá về phương pháp chống phơi nhiễm HIV;Giáo sư Ermias Kebreab, thành viên Hội đồng Sơ khảo VinFuture và Phó Trưởng khoa Phụ trách Hợp tác toàn cầu của khoa Khoa học Nông nghiệp và Môi trường, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Lương thực Thế giới thuộc Đại học California, Davis (Hoa Kỳ); Giáo sư Vivian Yam, thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture và Giáo sư Philip Wong Wilson Wong về Hóa học và Năng lượng, Giáo sư Chủ nhiệm Hóa học tại Đại học Hồng Kông (Trung Quốc).Các nhà khoa học cũng được nghe về "Câu chuyện về lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực: Thành tựu toàn cầu trong khoa học và chính sách" bởi Giáo sư Susan Solomon, Giáo sư Lee và Geraldine Martin về Nghiên cứu Môi trường và Chủ tịch Chương trình Khí quyển, Đại dương và Khí hậu tại Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ)."Những phát triển đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh" là những chia sẻ của Giáo sư Stanley Whittingham, Giáo sư Hóa học xuất sắc và Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Năng lượng Hóa học NorthEast (NECCES) tại Đại học Binghamton thuộc Đại học Bang New York (Hoa Kỳ); Giáo sư Martin Andrew Green, Giáo sư Khoa học và Giám đốc Trung tâm Quang điện Tiên tiến Australia tại Đại học New South Wales (Australia).
https://nhandan.vn/nhieu-nha-khoa-hoc-lon-tham-gia-tuan-le-khoa-hoc-cong-nghe-vinfuture-2023-post786708.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2023", "nhà khoa học thế giới", "giáo sư", "giải thưởng VinFuture", "Quỹ-Giải thưởng VinFuture" ] }
Tháo gỡ các “điểm nghẽn” để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo Việt Nam tăng tốc
NDO -Vừa qua tại TP Hồ Chí Minh, Làng Sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam”. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuỗi hoạt động “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc giaTECHFEST VIETNAM 2023 - TECHFEST - WHISE 2023” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Theo các chuyên gia, thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn coi phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển.Ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, trong đó xác địnhphát triển khoa học, công nghệvà đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số quốc gia…Với sự quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, việc phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đã từng bước phát triển, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được ứng dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Năm 2023, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII (Global Innovation Index) của Việt Nam được xếp thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022.Báo cáo GII 2023 cho thấy, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 59 lên 57. Đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 1 bậc so với năm 2022, từ vị trí 41 lên 40.Theo ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Việt Nam đã thiết lập một hệ thống pháp luật và quy định để hướng dẫn việc đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường, phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành. Tiến trình thương mại hóa tuân thủ tất cả các luật và quy định liên quan cả trong nước và quốc tế.Trưng bày sản phẩm công nghệ bên lề hội thảoÔng Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Trưởng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nhấn mạnh: Việc đầu tư phát triển khoa học và công nghệ là cốt lõi trong hoạt động doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Cơ chế chính sách ưu tiên phát triển, bảo hộ thị trường hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là bảo hộ công nghệ, sản phẩm khoa học và công nghệ Việt Nam sẽ là động lực thúc đẩy phát triển đổi mới sáng tạo, hướng đến làm chủ công nghệ với kỳ vọng làm chủ thị trường trong nước và quốc tế.Sự ra đời Nghị định 13/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ là một bước đột phá về cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp khoa học và công nghệ, bao gồm các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đất đai, tín dụng… giúp doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ có thêm điều kiện để phát triển.Dù vậy, bên cạnh những tín hiệu tích cực, kết quả khả quan thì các chuyên gia đánh giá vẫn còn không ít doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp khó khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, khó khăn trong việc đưa các sản phẩm ra thị trường. Đồng thời, trong quá trình thực thi Nghị định 13/2019, kết quả mang lại cho các doanh nghiệp còn không ít hạn chế.Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam với 170 doanh nghiệp hội viên cho thấy, có 11 doanh nghiệp đã cung cấp số liệu được ưu đãi (gồm Busadco, Sao Thái Dương, Minh Long 1, Thái Bình Seed, Tiến Nông, gốm sứ Quang Vinh…) thì tổng số tiền vào khoảng 180 tỷ đồng. Còn lại đa phần là các doanh nghiệp vẫn chưa đủ điều kiện được ưu đãi và chưa thực hiện thủ tục.Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam Hoàng Đức ThảoBên cạnh đó, theo ông Hoàng Đức Thảo, kết quả thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ ra thị trường chưa tương xứng với đầu tư và kết quả nghiên cứu. Việc kết nối, chia sẻ hợp tác, chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến không đạt hiệu quả như mục tiêu và nhu cầu phát triển. Không ít doanh nghiệp chưa đặt trọng tâm đổi mới sáng tạo khoa học và công nghệ, để làm nền tảng cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.Thông tư số 03/2021/TT-BTC hướng dẫn về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Tuy nhiên, thủ tục và hồ sơ để thụ hưởng chính sách ưu đãi này theo hướng dẫn tại Thông tư 03 vẫn còn rất phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận chính sách.Doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần được vay vốn ưu đãi, mặc dù có tài sản đảm bảo nhưng không có cơ hội tiếp cận, không biết có tổ chức nào tập huấn, đào tạo và hướng dẫn phương pháp, bước đi cách làm hồ sơ thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ.Trước thực tế trên, Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam kiến nghị cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu, theo đó thực thi các quy định về ưu đãi hoạt động đổi mới sáng tạo. Cần tăng cường năng lực hiệu quả của tổ chức Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ.Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét trình Chính phủ xin chủ trương thiết lập cơ chế chính sách đặc thù, theo hướng xem hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ là hoạt động đầu tư rủi ro, mạo hiểm cần được bảo trợ chính sách thiết thực của Nhà nước. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, pháp chế, sở hữu trí tuệ, thẩm định sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ nhằm thống nhất trình tự thủ tục chống xâm phạm và bảo vệ chủ sở hữu, tác giả độc quyền sở hữu trí tuệ, cần xử lý rõ ràng dứt khoát, nhanh chóng kịp thời khi có đơn yêu cầu.“Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ có cơ chế ưu tiên rút ngắn thời gian cấp bằng sở hữu trí tuệ, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thương mại hóa sản phẩm ra thị trường theo hướng quy định chủ sở hữu và tác giả phải cam kết chịu trách nhiệm bồi thường thích đáng nếu có tranh chấp”, đại diện Hiệp hội nhấn mạnh.Liên quan đến định hướng thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ trong thời gian tới, ông Trần Xuân Đích cho rằng cần xây dựng đề án thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh. Trong đó chú trọng chính sách chấp nhận rủi ro trong hoạt động Khoa học và Công nghệ, khuyến khích hợp tác công-tư và đầu tư tư nhân trong các dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ…Ngoài ra, hỗ trợ không hoàn lại kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ từ các viện, trường. Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ được nhận góp vốn bằng quyền tài sản của viện nghiên cứu, trường đại học và tổ chức, cá nhân khác.TS Trần Văn Tùng – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệTS Trần Văn Tùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, một vấn đề cũng rất cần thiết hiện nay là phải xây dựng kho dữ liệu về khoa học công nghệ, sáng chế.“Nếu chúng ta liên kết tất cả các kho dữ liệu công nghệ, sáng chế lại với nhau, xây dựng một cơ sở dữ liệu lớn về công nghệ thì tất cả những ai cần đến sẽ truy cập vào đó hoàn toàn có thể tìm hiểu, lựa chọn công nghệ phù hợp. Các tỉnh phải là đầu mối cùng với các sở, ban ngành cùng xây dựng được cơ sở dữ liệu. Khi đó Việt Nam mới dần hình thành được hệ thống cơ sở dữ liệu công nghệ và việc quản lý mới thực sự hiệu quả”, ông Tùng nói.
https://nhandan.vn/thao-go-cac-diem-nghen-de-khoa-hoc-cong-nghe-doi-moi-sang-tao-viet-nam-tang-toc-post784734.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "khoa học công nghệ", "sở hữu trí tuệ", "đổi mới sáng tạo" ] }
Synopsys cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn
Chiều 18/9 (giờ địa phương), tại Thung lũng Silicon, Sunnyvale, California, trong chương trình công tác tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm làm việc tại Công ty Synopsys.
Công ty Synopsys Inc là đối tác Silicon to Software™ dành cho các công ty sáng tạo đang phát triển các sản phẩm điện tử và ứng dụng phần mềm mà chúng ta sử dụng hàng ngày.Là một công ty thuộc S&P 500, Synopsys có lịch sử lâu dài là công ty dẫn đầu toàn cầu về tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và IP bán dẫn, đồng thời cung cấp các công cụ và dịch vụ kiểm tra bảo mật ứng dụng trong ngành. Cho dù là nhà thiết kế hệ thống trên chip (SoC) tạo ra chất bán dẫn tiên tiến hay nhà phát triển phần mềm viết mã chất lượng cao, an toàn hơn, Synopsys đều có các giải pháp cần thiết để cung cấp các sản phẩm sáng tạo.Phát biểu ý kiến, lãnh đạo Synopsys bày tỏ hết sức vui mừng được đón Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam doThủ tướng Phạm Minh Chínhdẫn đầu đến thăm công ty; cho rằng đây là thời điểm thích hợp để hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, tạo hệ sinh thái bán dẫn trên toàn cầu.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi đến thăm.Việc thiết kế hệ thống chip là phức tạp nhất trong thế giới công nghệ. Thời điểm hiện tại là rất quan trọng cho thiết bị bán dẫn. Không chỉ cung cấp thiết kế chip, Synopsys mong muốn tạo hệ sinh thái bán dẫn trên toàn thế giới.Lãnh đạo Synopsys cũng tin tưởng Việt Nam sẽ trở thành địa điểm quan trọng của công ty, bởi đến nay công ty có 500 kỹ sư thiết kế chip là người Việt. Công ty cam kết không chỉ hỗ trợ thành lập trung tâm thiết kế chip mạnh mẽ mà còn thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực này.Công ty rất lạc quan về mối quan hệ giữa Synopsys với Việt Nam thời gian tới trong lĩnh vực thiết kế chip; tin tưởng sự hợp tác này sẽ thành công trong tương lai.Phát biểu ý kiến,Thủ tướng Phạm Minh Chínhnêu rõ, chuyến thăm Synopsys này cũng nhằm hiện thực hoá Tuyên bố chung về quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có trụ cột về hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo.Thủ tướng mong muốn Công ty Synopsys tiếp tục mở rộng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng ở Việt Nam; tin tưởng công ty có kinh nghiệm, quen với văn hoá của Việt Nam; với không khí chính trị đang hết sức tốt đẹp giữa hai nước thì việc mở rộng chuỗi cung ứng của Synopsys là đòi hỏi khách quan của chúng ta.Thủ tướng Phạm Minh Chính, các đồng chí lãnh đạo và đại biểu chứng kiến lễ ký, trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Synopsys và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.Thủ tướng nêu rõ, Công ty tiếp tục giúp đỡ Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), để đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển (R&D).Thủ tướng cho rằng mỗi quốc gia có trình độ phát triển, văn hoá, thị trường khác nhau, do đó mong Synopsys thích ứng nhanh điều kiện và phát triển nhanh ở thị trường Việt Nam; mong công ty có giải pháp công nghệ, quản lý, tài chính để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững; góp phần đào tạo nguồn nhân lực về chip nói riêng và nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung cho Việt Nam.Thủ tướng mong Công ty tiếp tục thu hút tiếp tục thu hút người Việt Nam ở Hoa Kỳ vào làm việc ở Synopsys, tạo điều kiện cho họ làm việc, cống hiến và có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Hai bên hãy cùng nhau hợp tác, cùng chiến thắng, cùng có lợi trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.Thủ tướng mong muốn Synopsys tiếp tục đến Việt Nam và công ty luôn được chào đón; mong Synopsys sẽ thành công lớn hơn nữa, cạnh tranh thắng lợi và dẫn đầu trên toàn cầu, đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ và cả Việt Nam.Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký và trao Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa NIC và Synopsys về việc nâng cao chất lượng nhân lực thiết kế vi mạch tại Việt Nam; ký và trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam và Synopsys hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.
https://nhandan.vn/synopsys-cam-ket-ho-tro-viet-nam-phat-trien-linh-vuc-thiet-ke-vi-mach-ban-dan-post773221.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "thăm làm việc", "Công ty Synopsys" ] }
Trung Quốc phóng vệ tinh thử nghiệm công nghệ Internet vệ tinh
NDO -Một vệ tinh thử nghiệm công nghệ Internet vệ tinh (Satellite Internet) vừa được Trung Quốc phóng thành công vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Jielong 3.
Báo chí Trung Quốc dẫn thông tin Tập đoàn Khoa học-công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc cho biết, lúc 3 giờ 24 phút ngày 6/12 (giờ địa phương), tại vùng biển Dương Giang thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã phóng vệ tinh thử nghiệm công nghệ Internet vệ tinh bằng tên lửa đẩy Jielong 3.Vệ tinh đã đi vào quỹ đạo dự kiến, đánh dấu nhiệm vụ phóng thành công tốt đẹp. Đây là lần thứ 2 tên lửa đẩy Jielong 3 thực hiện nhiệm vụ.Tin liên quanCuộc đua internet vệ tinhTên lửa đẩy Jielong 3 được Tập đoàn Khoa học-công nghệ hàng khôngvũ trụTrung Quốc phát triển, có sức chở 1,5 tấn với quỹ đạo 500km, có khả năng phóng vệ tinh từ trên biển và trên mặt đất, với độ tin cậy cao.Trước đó, tháng 7 năm nay, Trung Quốc cũng đã phóng một vệ tinh thử nghiệm công nghệ Internet vệ tinh vào quỹ đạo từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, miền tây bắc nước này.Internet vệ tinh là công nghệ kết nối Internet thông qua viễn thông vệ tinh, được hiểu là việc thay thế các trạm phát sóng trên mặt đất bằng các nền tảng vệ tinh trên quỹ đạo. Mỗi vệ tinh là một "trạm phát sóng di động" cung cấp dịch vụ kết nối Internet băng thông rộng, linh hoạt và tiện lợi cho người dùng trên phạm vi toàn cầu.Sau khi phóng vệ tinh thử nghiệm vào tháng 7, Trung Quốc đã cơ bản xây dựng thành công mạng Internet vệ tinh quỹ đạo cao đầu tiên của nước này.
https://nhandan.vn/trung-quoc-phong-ve-tinh-thu-nghiem-cong-nghe-internet-ve-tinh-post786077.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "Trung Quốc", "vệ tinh thử nghiệm", "Internet vệ tinh", "tên lửa đẩy", "khoa học" ] }
Thúc đẩy ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp
NDO -Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng sơ cấp. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp quan trọng góp phần giảm áp lực về nhu cầu năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Ngày 15/11, Ban Quản lý các dự án hỗ trợ kỹ thuật lĩnh vựctiết kiệm năng lượng, Bộ Công thương phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Đẩy mạnh hoạt động tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp lớn thông qua hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống và thực hành tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” (dự án IEEP).Dự án IEEP là một hợp phần thuộc chương trình chuyển dịch năng lượng bền vững Việt Nam-EU (SEPT) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, được thực hiện bởi UNIDO và Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững), Bộ Công thương trong thời gian 5 năm (từ 2023 đến 2027).Đại diện Bộ Công thương cho biết, việc xây dựng và triển khai thực hiện Dự án IEEP thể hiện nỗ lực của của Bộ Công thương với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNIDO để hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 và tối ưu hóa các hệ thống sử dụng năng lượng chính cũng như tăng cường nguồn nhân lực về kỹ thuật và tài chính để thúc đẩy áp dụng hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống một cách rộng khắp trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.Mục tiêu tổng quát của dự án là thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu thị trường và ứng dụng giải pháptiết kiệm năng lượngtrong công nghiệp để đạt được kết quả sử dụng năng lượng tốt hơn, giảm phát thải khí nhà kính, giảm phát thải các-bon cũng như nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam.Dự án IEEP gồm 3 hợp phần chính: Tăng cường khung thể chế và chính sách; thực hiện các chương trình xây dựng và nâng cao năng lực; thực hiện các dự án về hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống, tập trung vào 10 ngành mục tiêu gồm: giấy và bột giấy, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, dệt may, sản xuất hóa chất và phân bón, chế biến cao su, luyện kim và thép, xi măng, nhựa và đồ uống.Ông Phương Hoàng Kim, Giám đốc Ban quản lý Dự án, Vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công thương cho biết: “Dự án IEEP đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Bộ Công thương triển khai các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn 2019-2025 với mục tiêu tiết kiệm được từ 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng trên toàn quốc”.Bà Kristina Bünde, Trưởng ban Hợp tác, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ: “Chuyển dịch năng lượng bền vững là một trong những ưu tiên của EU trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển xanh và bền vững. Chúng tôi hy vọng, Dự án IEEP - một hợp phần thuộc SETP sẽ giúp Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đạt được những mục tiêu đề ra, cũng như góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết về chuyển dịch năng lượng bền vững và đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050”.Hội thảo khởi động dự án IEEP quy tụ 130 đại biểu đến từ Bộ Công thương, EU, UNIDO, các cơ quan nhà nước, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, các ngân hàng, tổ chức tài chính, các hiệp hội, các công ty tư vấn và công ty cung cấp dịch vụ và thiết bị tiết kiệm năng lượng, các công ty, tổ chức cấp chứng nhận, các doanh nghiệp công nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.Hội thảo được tổ chức với mục đích giới thiệu tổng thể về Dự án IEEP (mục tiêu, kết quả dự kiến, các hợp phần/hoạt động chính và mốc thời gian thực hiện, tổ chức thực hiện...) tới các đối tác dự án, các đơn vị tư vấn, các đối tác và tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án.
https://nhandan.vn/thuc-day-ung-dung-giai-phap-tiet-kiem-nang-luong-trong-cong-nghiep-post782644.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "tiết kiệm năng lượng", "công nghiệp", "dự án IEEP", "Bộ Công thương" ] }
Frost Radar: Ericsson tiếp tục dẫn đầu hạ tầng mạng 5G toàn cầu
NDO -Ericsson tiếp tục được xếp hạng là “đơn vị dẫn đầu” (the leader) trong báo cáo Thị trường hạ tầng mạng 5G 2023 của Frost Radar™ trong năm thứ ba liên tiếp.
Theo báo cáo hàng năm của công ty tư vấn kinh doanh Frost & Sullivan, việc duy trì xếp hạng cao nhất trong báo cáo của Frost Radar trong những năm qua đã cho thấy sự ổn định trong mở rộng năng lực sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực này của Ericsson. Kết quả này cũng tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu của Ericsson trong thị trường hạ tầng mạng 5G, bao gồm các mạng truy cập vô tuyến (RAN), mạng truyền tải và mạng lõi. Ericsson cũng đã đạt được sự công nhận quan trọng trong việc phát triển các giải pháp 5G RAN tiết kiệm năng lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Ông Fredrik Jejdling, Phó chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc mạng tại Ericsson, cho biết: “Chúng tôi rất vui khi thấy những nỗ lực bền bỉ của mình nhằm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng của các giải pháp 5G của Ericsson được ghi nhận trong báo cáo mới nhất từ Frost Radar. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào năng lực hàng đầu về công nghệ với trọng tâm trong đổi mới sáng tạo, cởi mở và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh của khách hàng”.Ông Troy Morley, Chuyên gia phân tích, bộ phận Công nghệ thông tin và truyền thông của Frost & Sullivan, cho biết: “Ericsson đã chứng minh khả năng mở rộng năng lực đổi mới sáng tạo trên toàn cầu với mạng 2G, 3G, 4G và giờ là 5G. Công ty đã đầu tư đáng kể vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, điều này rất cần thiết trong một thị trường nơi công nghệ không ngừng phát triển”.Ericsson hiện cung cấp và vận hành 145 mạng 5G đang hoạt động tại 63 quốc gia, là mức cao nhất mà Frost & Sullivan từng thấy trong các báo cáo công khai.Ông Morley cho biết: “Là công ty dẫn đầu thị trường hạ tầng mạng 4G, Ericsson tham gia thị trường 5G với tập khách hàng lớn. Công ty đã rất xuất sắc trong việc giữ chân khách hàng hiện tại cũng như tăng trưởng lượng khách hàng mới”.Báo cáo của Frost Radar độc lập đánh giá các công ty có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường trong một ngành cụ thể. Điểm số Sáng tạo và Tăng trưởng (Innovation and Growth) được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung của công ty vào năng lực sáng tạo liên tục và khả năng chuyển đổi những sáng tạo đó thành sự tăng trưởng nhất quán. Báo cáo đưa ra danh sách những công ty hàng đầu, nổi bật so với những công ty khác theo các tiêu chí dẫn đầu thị trường nói chung, dẫn đầu một phân khúc thị trường, hay dẫn đầu về ý tưởng định hướng trong một số phân khúc nhất định.Vào tháng 3, Ericsson cũng được vinh danh là đơn vị dẫn đầu trong báo cáo nghiên cứu thị trường Magic Quadrant do công ty tư vấn CNTT Gartner xuất bản năm 2023 về Hạ tầng mạng 5G dành cho các nhà cung cấp dịch vụ CSP.
https://nhandan.vn/frost-radar-ericsson-tiep-tuc-dan-dau-ha-tang-mang-5g-toan-cau-post755071.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "Ericsson", "hạ tầng 5G", "Frost Radar" ] }
Tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học-công nghệ
NDO -Chiều 16/5, Thành ủy Đà Nẵng và Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức tọa đàm: “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học-công nghệ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triểnthành phố Đà Nẵngtrong thời gian tới”.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Võ Công Trí, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật thành phố Đà Nẵng khẳng định: Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của đội ngũ trí thức, thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đào tạo, thu hút, sử dụng, trọng dụng, tôn vinh nhằm phát huy năng lực sáng tạo củađội ngũ trí thức; bước đầu tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức hoạt động, phát triển.Trong nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đà Nẵng đặc biệt chú trọng triển khai các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học, công nghệ, coi đây là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định phát triển bền vững.Đại biểu dự tọa đàm đã nghe gần 20 bản tham luận về những nội dung quan trọng về phát triển nguồn nhân lực khoa học-công nghệ và trao đổi, thảo luận về những đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của thành phố; nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức khoa học-công nghệ gắn với thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn tới: Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển đội ngũ trí thức khoa học-công nghệ…Lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng tặng hoa chúc mừng nhân mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh: Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và trước yêu cầu phát triển của thành phố trong thời kỳ mới, công tác xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức càng có ý nghĩa quan trọng hơn, đòi hỏi phải được nhận thức và nâng cao tương ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.Những ý kiến đánh giá, kiến nghị, đề xuất giải pháp xây dựng, quản lý, phát triển đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW của Trung ương và Chương trình hành động số 38-CTr/TU của Thành ủy Đà Nẵng sẽ góp phần quan trọng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ của thành phố trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/tim-giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-khoa-hoc-cong-nghe-post809664.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "Đà Nẵng", "tọa đàm", "Khoa học-công nghệ", "nguồn nhân lực", "đội ngũ trí thức" ] }
NASA phát triển tên lửa hạt nhân hướng tới sứ mệnh lên sao Hỏa
Ông Kirk Shireman, Phó Chủ tịch Chiến dịch Thám hiểm Mặt trăng của Lockheed Martin Space đánh giá công nghệ đẩy nhiệt điện hạt nhân này có thể giúp rút ngắn thời gian di chuyển của tàu vũ trụ.
Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) vàquân đội Mỹngày 27/7 thông báo quyết định chọn nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin phát triển một loại tên lửa hạt nhân, hướng tới sử dụng công nghệ này cho các sứ mệnh lên sao Hỏa.Các quan chức cho biết hệ thống tên lửa mang tên DRACO (Demonstration Rocket for Agile Cislunar Operations) có thể được triển khai sớm nhất vào năm 2027.Tên lửa này sử dụng công nghệ đẩy nhiệt hạt nhân (NTP) giúp giảm thời gian hành trình, tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và cần ít nhiên liệu đẩy hơn, theo đó trong tương laitàu vũ trụcó thể mang trọng tải lớn hơn so với các loại tên lửa hóa học tốt nhất hiện nay.Động cơ NTP vận hành bằng cách bơm nhiên liệu đẩy lỏng, trong trường hợp DRACO là hydro đông lạnh, qua lõi lò phản ứng, nơi các nguyên tử urani phân tách thông qua quá trình phân hạch. Quá trình này sẽ làm nóng nhiên liệu đẩy, biến nhiên liệu này thành khí và đưa nhiên liệu này qua một vòi phun để tạo ra lực đẩy.Ông Kirk Shireman, Phó Chủ tịch Chiến dịch Thám hiểm Mặt trăng của Lockheed Martin Space đánh giá công nghệ đẩy nhiệt điện hạt nhân này có thể giúp rút ngắn thời gian di chuyển của tàu vũ trụ.Ông nhấn mạnh điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các sứ mệnh đưa con người lênSao Hỏahạn chế khả năng phơi nhiễm bức xạ của phi hành đoàn.Theo hợp đồng đã ký, BWX Technologies sẽ chịu trách nhiệm phát triển lò phản ứng hạt nhân và nhiên liệu đẩy cho tên lửa mới. Để đảm bảo an toàn, lò phản ứng của DRACO sẽ không được bật cho đến khi tàu vũ trụ đạt đến quỹ đạo cao.Ông Shireman đánh giá công nghệ này cũng có thể "cách mạng hóa" các sứ mệnh trong tương lai lên Mặt Trăng, nơiNASAcó kế hoạch xây dựng môi trường sống lâu dài trong khuôn khổ chương trình Artemis.Lần gần đây nhất NASA tiến hành thử nghiệm động cơ tên lửa nhiệt hạch là hơn 50 năm trước đây, nhưng chương trình này đã bị hủy bỏ.
https://nhandan.vn/nasa-phat-trien-ten-lua-hat-nhan-huong-toi-su-menh-len-sao-hoa-post764535.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "NASA", "phát triển", "tên lửa hạt nhân", "sao Hỏa" ] }
Ứng dụng hiệu quả hệ thống giao thông thông minh
Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc xây dựng, ứng dụng hệ thống giao thông thông minh nói chung, ứng dụng các công nghệ trong hỗ trợ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là xu hướng tất yếu, phù hợp thực tiễn giao thông đặt ra hiện nay.
Việc ứng dụng quản lý, giám sát, xử phạt quahệ thống cameralà một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm kéo giảm vi phạm, nâng cao ý thức người dân và quan trọng nhất là tạo hành lang pháp lý công khai, minh bạch.Đây cũng là hướng đi cần thiết nhằm góp phần giải bài toán giao thông, khi nguồn lực đầu tư cho các công trình hạ tầng giao thông nước ta còn hạn chế, bất cập; hướng tới phát huy hiệu quả lâu dài trong việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước, xây dựng đô thị thông minh.Việc lắp đặt hệ thốngcamera giám sátvà hệ thống phần mềm phân tích hình ảnh ứng dụng công nghệ AI, phục vụ an toàn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông ngoài khả năng cung cấp hình ảnh, tầm nhìn toàn cảnh theo thời gian thực về tình trạng giao thông của tuyến đường, hệ thống này còn có khả năng tự động phân tích, phát hiện vi phạmtrật tự an toàn giao thông, lưu lại bằng chứng vi phạm để hỗ trợ công tác xử lý vi phạm.Việc tự động phát hiện lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thông của hệ thống camera và phần mềm ứng dụng AI tự động phân tích hình ảnh đặc biệt hữu dụng trong giám sát giao thông trên đường cao tốc, vốn không phù hợp với lập chốt kiểm soát hoặc tuần tra lưu động. Đây là công cụ có hiệu lực cao trong nâng cao ý thức tham gia giao thông, kéo giảm vi phạm giao thông.Được triển khai từ năm 2018, đến nay, hệ thống camera giám sát đã phủ sóng rộng khắp ở các tỉnh, thành phố, với tính năng quan sát hoặc tự động cảnh báo với mục tiêu đề ra: giám sát tình hình an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông; giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.Có thể thấy, việc tích cực ứng dụng khoa học-công nghệ hiện đại trong xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đã làm thay đổi căn bản phương thức xử lý hành vi vi phạm luật, dần thay thế hình thức xử phạt trực tiếp bằng tăng cường phạt nguội qua hình ảnh. Dù không cần có mặt lực lượng chức năng trên các tuyến đường, toàn bộ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn được ghi lại và xử lý nghiêm minh.Nhờ đó, ý thức của người tham gia giao thông chuyển biến rõ, tự giác chấp hành, tuân thủ luật an toàn giao thông, thay vì “ đối phó” tuân thủ chỉ khi có sự hiện diện của lực lượng chức năng. Đây chính là tính ưu việt vượt trội của hệ thống camera xử lý phạt nguội vi phạm giao thông đang được vận hành tại các địa phương. Việc áp dụng biện pháp phạt nguội đã hỗ trợ tích cực cho lực lượng cảnh sát giao thông trong việc thực hiện nhiệm vụ, phát hiện, xử lý kịp thời nghiêm minh các hành vi vi phạm một cách chính xác, công khai, minh bạch, hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm.Qua rà soát, các trường hợp từng bị xửphạt nguộiqua hệ thống camera, phần lớn không tái phạm với lỗi tương tự. Từ đó, góp phần tích cực giúp người dân bỏ đi những thói quen xấu và dần hình thành văn hóa khi tham gia giao thông. Ngoài phục vụ xử phạt nguội, góp phần nâng cao năng lực kiểm soát tình hình an toàn giao thông, an ninh trật tự, dữ liệu giám sát hành trình còn giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các loại tội phạm và bảo đảm an ninh trật tự.Theo đánh giá từ cơ quan chức năng, nhìn chung, trên các đoạn tuyến có hệ thống giám sát, tình hình tai nạn giao thông bước đầu được kiểm soát, kiềm chế, giảm cả hai tiêu chí về số người chết và bị thương. Quá trình vận hành, khai thác, sử dụng chưa để xảy ra bất kỳ trường hợp mất an toàn, an ninh thông tin.Từ những hiệu quả rõ nét của việc ứng dụng hệ thống giao thông thông minh nói chung, ứng dụng các công nghệ trong hỗ trợ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tương lai gần, các cơ quan chức năng có thể ứng dụng hệ thống phân tích vi phạm giao thông thông qua hình ảnh của hệ thống camera giám sát, hệ thống đo tốc độ phương tiện được kết nối thời gian thực. Các cảnh báo vi phạm tốc độ do hệ thống tự động phát hiện có thể gửi tới tài khoản định danh của chủ phương tiện trong thời gian thực, nâng cao tính cảnh báo, tuyên truyền và ý thức tuân thủ luật lệ giao thông của người tham gia giao thông.Cùng với việc tăng cường xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông tự động qua hình ảnh camera và hệ thống giám sát giao thông khác, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ số hóa các phương tiện quản lý bằng lái điện tử và trừ điểm bằng lái khi vi phạm giao thông; qua đó giúp cơ quan chức năng quản lý người lái xe trong suốt quá trình từ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho đến quá trình chấp hành luật, việc vi phạm, tái phạm.Trên cơ sở đó, việc trừ điểm bằng lái xe sẽ tác động đến hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của mỗi người lái xe.
https://nhandan.vn/ung-dung-hieu-qua-he-thong-giao-thong-thong-minh-post814202.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "Trật tự an toàn giao thông", "Vi phạm giao thông", "Thời gian thực", "Phần mềm ứng dụng", "Tái phạm", "Xử phạt", "An toàn giao thông", "phạt nguội", "camera giám sát" ] }
NASA công bố những hình ảnh đầu tiên về tiểu hành tinh Psyche
NASA nêu rõ nhóm thực hiện sứ mệnh nghiên cứu đặc biệt này đã sử dụng cặp camera giống hệt nhau để ghi lại những hình ảnh đầu tiên về tiểu hành tinh Psyche giàu kim loại.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA)vừa thông báo tàu vũ trụ khám phá tiểu hành tinh Psyche của cơ quan này đã truyền về những hình ảnh đầu tiên liên quan tiểu hành tinh Psyche xa xôi.NASA nêu rõ nhóm thực hiện sứ mệnh nghiên cứu đặc biệt này đã sử dụng cặp camera giống hệt nhau để ghi lại những hình ảnh đầu tiên về tiểu hành tinh Psyche giàu kim loại.Có tổng cộng 68 bức hình mà máy ảnh chụp được. Tất cả đều nằm trong một chòm sao thuộc chòm Song Ngư.Nhóm thực hiện sứ mệnh đang sử dụng dữ liệu này để phân tích từ xa và hiệu chỉnh hình ảnh phù hợp.Ngày 13/10 vừa qua, tàu vũ trụ khám phá tiểu hành tinh Psyche đã rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở bang Florida, đánh dấu sứ mệnh lần đầu tiên của Mỹ trong việc nghiên cứu tiểu hành tinh Psyche.Theo NASA, kể từ đó đến nay, con tàu này đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ, cung cấp nguồn dữ liệu cho các thiết bị khoa học, truyền dữ liệu về Trái Đất và xác lập kỷ lục tiến sâu vào vũ trụ nhờ tên lửa đẩy Falcon Heavy của công ty SpaceX.Tàu vũ trụ này dự kiến di chuyển quãng đường 3,5 tỷ km-phạm vi xa nhất của vành đai tiểu hành tinh nằm chính giữa Sao Hỏa và Sao Mộc này.Nếu diễn ra theo đúng kế hoạch, con tàu sẽ đáp xuống tiểu hành tinh vào cuối tháng 7/2029 và bắt đầu sứ mệnh chủ chốt vào tháng 8 cùng năm.Tiểu hành tinh Psyche được phát hiện vào năm 1852. Đây là một trong những tiểu hành tinh lớn nhất được biết đến cho đến nay trong hệ Mặt Trời khi có bề ngang ở nơi rộng nhất lên tới 279km.
https://nhandan.vn/nasa-cong-bo-nhung-hinh-anh-dau-tien-ve-tieu-hanh-tinh-psyche-post786449.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:33", "tags": [ "Psyche", "Tiểu hành tinh", "Falcon Heavy", "NASA", "Tàu vũ trụ" ] }
Giải pháp quan trắc tự động chất lượng khí thải trong sản xuất công nghiệp
Ngày 28/11, trong khuôn khổ các hoạt động Sàn giao dịch Công nghệ năm 2023,Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh(Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo “Giải pháp quan trắc tự động chất lượng không khí và khí thải trong sản xuất công nghiệp”.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, trong hoạt động sản xuất công nghiệp, quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ thải ra hoặc làm rò rỉ, thất thoát các loạikhí thảiđộc hại trên dây chuyền sản xuất và các đường ống dẫn tải.Do đó, việc lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động là hành động thiết thực để các doanh nghiệp có thể theo dõi diễn biến của cácchất lượng khívà đưa ra đánh giá theo quy định của pháp luật.Giải pháp quan trắc tự động chất lượng không khí và khí thải trong sản xuất công nghiệp giúp đo lường và ghi nhận lượng khí thải phát ra môi trường từ các nguồn khác nhau như: nhà máy sản xuất, giao thông vận tải và các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản.Ông Hoàng Trung Minh, Trưởng phòng Kinh doanh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Thành Group cho biết, các công nghệ quan trắc khí thải hiện nay sử dụng hai cách thức đo: in-situ (đo trực tiếp với thiết bị phân tích và trả kết quả tại vị trí đo) và extract (đo gián tiếp thông qua việc hút mẫu cần đo về thiết bị phân tích đặt ở vị trí khác).Giải pháp công nghệ quan trắc tự động, liên tục khí thải được thực hiện bằng nhiều phương pháp. Cụ thể gồm, phương pháp đo bụi hoặc độ mờ; phương pháp đo lưu lượng, nhiệt độ, áp suất; phương pháp đo khí HCl; phương pháp trích hút mẫu…Ông Hoàng Trung Minh, Trưởng phòng Kinh doanh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Thành Group trình bày giải pháp quan trắc tự động.Trong đó, phương pháp đo khí HCl sử dụng các công nghệ như: điện hóa, thuận từ, hồng ngoại, quang phổ hấp thụ laser. Công nghệ quang phổ hấp thụ laser được thực hiện theo nguyên lý sử dụng laser diode điều chỉnh đặc tính chiều dài bước sóng, chùm tia laser được hấp thụ bởi các khí đo, từ đó tính được nồng độ thành phần khí.Các chuyên gia cho biết, công nghệ quang phổ hấp thụ laser được các doanh nghiệp ưu tiên bởi thiết bị không có bộ phận chuyển động nên có độ tin cậy cao.So với các công nghệ còn lại, công nghệ quang phổ hấp thụ laser có thể áp dụng đo tại chỗ, đo nhiệt độ cao, áp suất, độ ẩm và tải trọng bụi. Thời gian phản hồi của thiết bị là dưới 1 giây và thiết bị có thể sửa lỗi nhiễu từ bụi, các chất gây ô nhiễm.Ngoài ra, phương pháp trích hút mẫu cũng là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong giải pháp công nghệ quan trắc tự động và được chia thành hai loại: trích hút nóng ẩm và trích hút lạnh khô.Các chuyên gia cũng cho biết thêm, một trạm hệ thống giám sát chất lượng không khí tự động (AQMS) tiêu chuẩn bao gồm các hệ thống: lấy mẫu; hiệu chuẩn động lực khí; giám sát thông số khí tượng; giám sát thông số tiêu chuẩn; thu thập và xử lý dữ liệu.Hệ thống quan trắc không khí thu thập dữ liệu thông qua cảm biến và bộ truyền tải; đồng thời, truyền dữ liệu đến “tầng ứng dụng” thông qua mạng dây hoặc mạng không dây 4G, cung cấp dữ liệu về chất lượng không khí trong khu vực và dữ liệu để đánh giá môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng.Hiện nay, hệ thống giám sát chất lượng không khí tự động được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực: khu vực bảo tồn thiên nhiên; trạm quan trắc môi trường quốc gia; chất lượng không khí khu vực đường giao thông…
https://nhandan.vn/giai-phap-quan-trac-tu-dong-chat-luong-khi-thai-trong-san-xuat-cong-nghiep-post784839.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:34", "tags": [ "Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh", "quan trắc tự động", "khí thải", "chất lượng không khí" ] }
Lâm Đồng: Các địa phương đã đưa vào vận hành Trung tâm IOC
NDO -Trung tâm điều hành thông minh(IOC) huyện Di Linh chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Đây được xem là địa phương cấp huyện cuối cùng củatỉnh Lâm Đồnghoàn thành việc xây dựng, vận hành Trung tâm IOC. Bởi 2 huyện Đạ Huoai và Cát Tiên đề nghị tạm dừng triển khai để chờsáp nhập 3 huyện phía nam Lâm Đồngthành 1 huyện theo kế hoạch.
Ngày 29/11, Ủy ban nhân dân huyện Di Linh và VNPT Lâm Đồng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức khai trươngTrung tâm IOChuyện Di Linh.Đại diện VNPT Lâm Đồng cho biết, Trung tâm IOC huyện Di Linh được xem là “bộ não số”, là nơi tổng hợp, chỉ huy, điều hành toàn bộ hoạt động kinh tế-xã hội của huyện thông qua việc thu thập, chuẩn hóa dữ liệu, phân tích, xử lý, đưa ra các báo cáo, quyết định, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện.Hiện nay,Trung tâm IOChuyện Di Linh đã tích hợp các lĩnh vực kinh tế-xã hội, hành chính công, giáo dục, y tế, du lịch, phản ảnh hiện trường, hệ thống thông tin quy hoạch, thu ngân sách, hệ thống văn bản điện tử. Đặc biệt, với chức năng phân tích điều hành thông minh, kết hợp với bộ chỉ số điều hành của huyện, đã phản ánh thực tế bức tranh kinh tế-xã hội tại địa phương.Giới thiệu hệ thống dữ liệu Trung tâm IOC huyện Di Linh.Việc cập nhật dữ liệu tự động thể hiện tính ưu việt của Trung tâm IOC, đó là khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu đa dạng, chính xác và theo thời gian thực. Đồng thời, thông qua công nghệ hiện đại, như phân tích dữ liệu thông minh, trí tuệ nhân tạo,dữ liệu IOCđược thể hiện thành các dạng biểu đồ, thống kê, báo cáo… giúp lãnh đạo và chuyên viên có thể khai thác dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.Phát biểu tại buổi khai trương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Di Linh Trần Đức Công khẳng định,Trung tâm IOCcủa huyện chính thức đi vào hoạt động là sự khởi đầu của quá trình xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và công dân số, hướng tới xã hội số của huyện Di Linh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương nói riêng và tỉnh Lâm Đồng.Lãnh đạo huyện tặng hoa tổ trưởng tổ quản trị, vận hành Trung tâm IOC huyện Di Linh.Trong thời gian tới, Trung tâm IOC huyện Di Linh sẽ tiếp tục khai thác sâu hơn nguồn dữ liệu sẵn có, mở rộng tích hợp dữ liệu với các hệ thống khác như môi trường, đất đai, nông nghiệp…Tin liên quanCác địa phương tại Lâm Đồng “tăng tốc” đưa vào vận hành Trung tâm IOCTrước đó, ngày 12/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng đã chính thức khai trương, đưa vào vận hành Trung tâm thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Trung tâm điều hành thông minhIOC tỉnh Lâm Đồng).
https://nhandan.vn/lam-dong-cac-dia-phuong-da-dua-vao-van-hanh-trung-tam-ioc-post785061.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:34", "tags": [ "Lâm Đồng", "Di Linh", "Trung tâm điều hành thông minh", "IOC" ] }
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông: "Tập trung vào AI, chip bán dẫn và phần mềm ô-tô là chiến lược đúng đắn của FPT"
NDO -Ngày 15/2, nhân ngày làm việc đầu tiên của năm Giáp Thìn, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởngThông tin và Truyền thông cùng đoàn công tác của Bộ đến thăm và làm việc tạiTập đoàn FPT.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao những thành tựu FPT đạt được trong năm 2023 và khẳng định: “FPT bây giờ đã lớn, thuộc nhóm những doanh nghiệp top đầu Việt Nam, đã đi ra toàn cầu, cạnh tranh quốc tế. FPT hãy dùng công nghệ để hiện đại hóa, chuyển đổi số Việt Nam, biến Việt Nam hóa rồng, hóa hổ và trường tồn”.2024: FPT đặt cược vào AI, bán dẫn và công nghệ ô-tôMở đầu chương trình làm việc với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông,ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT báo cáo những thành tích FPT đã nỗ lực đạt được trong năm 2023, một năm đầy khó khăn với mọi doanh nghiệp.Năm 2023,FPTđạt doanh thu 52.618 tỷ đồng, tăng trưởng 19,6%; lợi nhuận 9.203 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ. Điểm nhấn đặc biệt là doanh thu dịch vụ CNTT từ nước ngoài của FPT lần đầu đạt 1 tỷ USD, FPT đã mở rộng hiện diện ở 30 quốc gia trên toàn cầu.Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT: "AI, bán dẫn và công nghệ ô-tô là ba hướng đi khối công nghệ FPT sẽ tập trung".Theo ông Trương Gia Bình, AI, bán dẫn và công nghệ ô-tô là ba hướng đi khối công nghệ FPT sẽ tập trung. Ở cả ba hướng đi này, FPT có nền tảng tích lũy qua nhiều năm. FPT có đội ngũ chuyên gia AI đông đảo, xây dựng trung tâm Trí tuệ nhân tạo Quy Nhơn và tham gia vào liên minh AI thế giới do IBM và Meta khởi tạo. Trong dịp Tết qua, FPT có thêm hơn 170 chứng chỉ AI do NIVIDIA cấp và sẽ phấn đấu đạt con số hàng vạn chứng chỉ trong tương lai.Ở lĩnh vực chip bán dẫn, FPT Semiconductor là công ty Việt Nam đầu tiên thiết kế chip thương mại hóa, có đơn đặt hàng 70 triệu chip cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… và hợp tác với nhiều tổ chức, công ty tại Nhật Bản, Mỹ.Ngoài ra, tập đoàn có đội ngũ 4.000 chuyên gia trong mảng công nghệ phần mềm ô-tô và nhiều đối tác, khách hàng là các hãng tên tuổi lớn toàn cầu, thành lập công ty FPT Automotive.“Để đạt mục tiêu lớn, FPT nghĩ quan trọng nhất là con người, hạnh phúc và chúng tôi dùng AI giúp con người, cuộc sống hạnh phúc hơn”, ông Trương Gia Bình khẳng định."FPT truyền cảm hứng cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam"Trong khuôn khổ buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận các kết quả FPT đạt được trong năm 2023. Theo Bộ trưởng, Việt Nam có trên 40.000 doanh nghiệp công nghệ số, phần lớn là quy mô nhỏ. Thành công của FPT sẽ truyền cảm hứng cho doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt khi đi ra nước ngoài.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dành nhiều kỳ vọng cho FPT trong chuyến thăm Tập đoàn ngày 15/2.Nhận định về thành tựu của FPT trong năm 2023 với cột mốc doanh thu từ thị trường nước ngoài FPT đạt 1 tỷ USD Bộ trưởng cho đây là bước tiến bứt phá đưa FPT vào thứ hạng khác, đẳng cấp khác trên toàn cầu. Ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Có thể nói, công nghệ số, chuyển đổi số, AI và sự kiên định với sức mạnh ban đầu đã giúp FPT thành công. Sự đặt cược của FPT vào AI, chip bán dẫn và công nghệ phần mềm ô-tô, đặc biệt AI là chiến lược rất đúng đắn”.Nói về di sản của FPT, Bộ trưởng khẳng định đó là Trường Hy Vọng. “Hơn 200 em bé mồ côi bố mẹ vì Covid-19 đang lớn lên trong trường mang tên Hy Vọng của FPT. Covid-19 hủy diệt nhưng cũng sinh ra mầm sống mới. Những mầm sống ấy đang lớn lên ở đây, trong chính FPT”, Bộ trưởng nói.Trong tương lai, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi gắm FPT đưa công nghệ vào đẩy mạnh chuyển đổi số và chuyển đổi xanh để thay đổi cuộc sống của trái đất cũng như xây dựng hạ tầng số, góp phần phát triển kinh tế số. Bên cạnh đó, Bộ trưởng tin rằng, FPT sẽ thành công ở mảng AI - công nghệ chính và quan trọng nhất của cuộc CMCN lần thứ tư. AI phải được phổ cập như dịch vụ và trách nhiệm thuộc về các công ty công nghệ số như FPT.Ông Trương Gia Bình gửi tặng Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cuốn sách "Từ tay trắng đến Tập đoàn Toàn cầu"- cuốn sách đầu tiên của FPT ra mắt công chúng và cộng đồng doanh nghiệp, với nhiều câu chuyện thành công và cả những kinh nghiệm xương máu trên hành trình 35 năm để trở thành công ty có chỗ đứng trên toàn cầu.Năm 2024 là sẽ năm đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn. Đây là ngành công nghiệp nền tảng và là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm nữa. Theo Bộ trưởng, FPT muốn phát triển công nghiệp bán dẫn, công nghiệp điện tử phải có tầm nhìn lớn hơn và quyết tâm lớn hơn.“Năm con Rồng tượng trưng cho quyền lực, linh thiêng, năm của thành công. Tôi xin chúc FPT một năm ý thức về sứ mệnh của quốc gia, dân tộc, tận dụng năng lượng trời đất để thành công”, Bộ trưởng gửi gắm niềm tin vào tập đoàn FPT trong năm mới.
https://nhandan.vn/bo-truong-thong-tin-va-truyen-thong-tap-trung-vao-ai-chip-ban-dan-va-phan-mem-o-to-la-chien-luoc-dung-dan-cua-fpt-post796312.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:34", "tags": [ "FPT", "Trương Gia Bình", "Bộ Thông tin và Truyền thông", "Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng", "Giáp Thìn", "chip bán dân", "trí tuệ nhân tạo", "phần mềm ô tô", "Automotive" ] }
Tìm lời giải cho bài toán an ninh lương thực
Giới chức và chuyên gia châu Phi đã bắt đầu hội nghị kéo dài 3 ngày tại thủ đô Nairobi của  Kenya để thảo luận việc tăng cường an ninh lương thực ở châu lục. Với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu, bao gồm các quan chức cấp cao, nhà khoa học từ 20 quốc gia châu Phi, Liên minh châu Phi (AU) và Liên hợp quốc, sự kiện này nằm trong chuỗi nỗ lực của châu Phi và Liên hợp quốc nhằm bảo đảm nguồn cung lương thực ở châu lục vốn luôn là “điểm nóng” vềan ninh lương thực.
Những nguy cơ luôn hiện hữuViệc không thể tự chủ về nguồn cung khiến vấn đề an ninh lương thực ở châu Phi luôn trong tình trạng hết sức mong manh. Châu lục này dễ rơi vào khủng hoảng trước những tác động từ bên ngoài, trong đó có tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do cuộc xung đột Ukraine. Trong khi đó, tồn tại một thực tế ởchâu Phi, dù có nhiều tiềm năng về tài nguyên và nguồn lực con người, song nhiều quốc gia châu Phi luôn cận kề nạn đói, bởi xung đột, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nghèo nàn và tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu.Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Nam Sudan có tiềm năng trở thành vựa lúa mì của khu vực Đông Phi, song khủng hoảng khí hậu, kinh tế và tình trạng bất ổn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nông nghiệp, chăn nuôi và nguồn cung lương thực ở quốc gia này. Thống kê cho thấy, hiện chỉ có 4% diện tích đất nông nghiệp tại Nam Sudan được canh tác, trong khi 80% số thanh niên nước này sống ở các vùng nông thôn.Tình trạng khẩn cấp về nhân đạo ở nhiều nước là do sự kết hợp của xung đột, biến đổi khí hậu và tình trạng giá lương thực, nhiên liệu tăng cao.Trong khi đó, tình trạng khẩn cấp về nhân đạo ở nhiều nước là do sự kết hợp của xung đột,biến đổi khí hậuvà tình trạng giá lương thực, nhiên liệu tăng cao. Tổng thống Nigeria mới đây phải ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm ứng phó với lạm phát cao đe dọa an ninh lương thực tại quốc gia đông dân nhất châu Phi này.Nigeria đang vật lộn với một loạt thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp, gồm xung đột giữa nông dân và người nuôi gia súc, tác động của biến đổi khí hậu, tiếp cận hạn chế với kỹ thuật trồng trọt hiện đại, nguy cơ gia tăng côn trùng và sâu bệnh ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất lương thực và khiến giá lương thực tăng. Chính phủ nước này có kế hoạch sử dụng một phần tiền tiết kiệm được sau khi kết thúc chương trình trợ cấp nhiên liệu để cải thiện lĩnh vực nông nghiệp trong ngắn hạn.Tại Sudan, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, di cư và thiệt hại cơ sở hạ tầng do giao tranh giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) là những nguyên nhân làm gia tăng nạn đói. Số người ước tính phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng tại Sudan đang tăng nhanh hơn dự báo, lên mức 20,3 triệu người, tương đương 42% dân số của quốc gia Đông Phi này.Cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng hơn khi nguồn cung và giá lương thực bấp bênh. Theo thông báo mới đây của FAO, chỉ số giá lương thực toàn cầu đã quay đầu tăng trong tháng 7 sau hai năm ở mức thấp, trong bối cảnh giá dầu thực vật tăng do căng thẳng liên quan đến xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine và những quan ngại về sản xuất lương thực toàn cầu.Hoài nghi về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine sau khi Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen và thời tiết khô hạn ở Bắc Mỹ đã đẩy giá lúa mì và gạo tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm, sau khi Ấn Độ ra lệnh cấm xuất khẩu gạo. Giá gạo tăng, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực, tác động đến một bộ phận lớn dân số thế giới, trong đó có những người nghèo nhất ở châu Phi.“Chìa khóa” giải quyết vấn đềHiện châu Phi vẫn phải nhập khẩu lương thực ròng, mặc dù châu lục này có diện tích đất canh tác rộng lớn và có một lực lượng lao động trẻ dồi dào. Việc khai thác và tận dụng các tiềm năng sẵn có cùng với sự hỗ trợ của công nghệ có thể giúp châu Phi tự lực cánh sinh trong sản xuất lương thực. Đây cũng là vấn đề được quan tâm và được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực mới đây, trong đó tập trung vào vấn đề chuyển đổi các hệ thống nông sản.Các chuyên gia nêu rõ tầm quan trọng của việc thúc đẩy công nghệ, hỗ trợ nông dân, thiết lập quan hệ đối tác và thích ứng với biến đổi khí hậu để thúc đẩy chuyển đổi hệ thống nông sản. Một số giải pháp được nêu như thanh niên canh tác lương thực, trợ cấp đặc biệt cho nông dân để trồng nhiều loại cây và tăng cường trao đổi, kết hợp với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật tiên tiến và công nghệ. Đây có thể được coi là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề an ninh lương thực.Hội nghị tại Kenya về sử dụng vệ tinh trong tăng cường an ninh lương thực là hội nghị quốc tế thứ 7 do Trung tâm lập bản đồ tài nguyên cho phát triển (RCMRD) tổ chức. Phát biểu khai mạc hội nghị, quan chức khoa học cấp cao thuộc Ủy ban AU, Tiến sĩ Mahaman Bachir Saley cho biết, những hình ảnh do vệ tinh chụp được có thể giúp các chính phủ ở châu Phi giám sát có hiệu quả các loại cây lương thực trên đồng ruộng. Theo ông, việc giám sát theo thời gian thực có thể giúp các quốc gia lập kế hoạch thông qua khả năng dự báo đúng vụ thu hoạch của nông dân.Châu Phi cần khai thác thành tựu khoa học vũ trụ mới nhất để bảo đảm an ninh lương thực.Bộ trưởng Đất đai, Nhà ở và Phát triển Đô thị của Uganda, Judith NabakoobaĐây cũng là quan điểm của bà Husna Mbarak, Trưởng nhóm quản trị và tài nguyên thiên nhiên tại Văn phòng FAO ở Kenya. Theo bà Mbarak, châu Phi có thể đạt được thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp bằng cách giám sát các cánh đồng với sự trợ giúp của vệ tinh. Ngoài ra, các hình ảnh vệ tinh cũng có thể được sử dụng để phát hiện và ứng phó với sâu bệnh hại cây trồng.Tại hội nghị ở Kenya, Bộ trưởng Đất đai, Nhà ở và Phát triển Đô thị của Uganda, Judith Nabakooba cho rằng, châu Phi cần khai thác thành tựu khoa học vũ trụ mới nhất để bảo đảm an ninh lương thực.Theo người đứng đầu cơ quan về bảo vệ thực vật và an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi Kenya Collins Marangu, những thiết bị quan sát trái đất như vệ tinh có thể giúp châu Phi dự báo thời tiết tốt hơn để hướng dẫn nông dân cải thiện sản xuất và năng suất cây trồng. Ngoài ra, các hình ảnh vệ tinh cũng có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả “sức khỏe” của đất nhằm giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu.Trước nhu cầu cấp bách giải quyết vấn đề an ninh lương thực, Tổng Giám đốc FAO cho rằng, thế giới chỉ có thể đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc chuyển đổi các hệ thống thực phẩm nông nghiệp. Ông nhấn mạnh, FAO sẽ tiếp tục vận động để lương thực và nông nghiệp được công nhận là một phần của hệ thống liên quan với nhau, vì những nỗ lực chuyển đổi hệ thống nông sản toàn cầu xuyên suốt một số lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, khí hậu, đa dạng sinh học, thương mại và dinh dưỡng.Theo các tổ chức của Liên hợp quốc, việc đầu tư phát triển nông nghiệp và tạo điều kiện triển khai các chính sách sẽ giúp cải thiện an ninh lương thực trong dài hạn, cũng như tạo ra nhiều việc làm ở khu vực nông thôn.Các cơ quan về lương thực của Liên hợp quốc và các nước châu Phi đang nỗ lực tìm giải pháp nhằm tối ưu hóa nguồn lực, tăng cường hợp tác và phối hợp ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia để giúp châu Phi giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Hợp tác về chuyển đổi hệ thống nông sản, đưa công nghệ vào giám sát hệ thống trồng trọt là những nhân tố quan trọng trong việc tìm lời giải cho bài toán an ninh lương thực ở Lục địa Đen.
https://nhandan.vn/post-766564.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:07:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:07:34", "tags": [ "châu Phi", "an ninh lương thực", "bài toán", "Kenya" ] }
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
2
Edit dataset card