question
stringlengths
11
366
citation
sequencelengths
0
4
answer
stringlengths
69
11.1k
Ô tô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp tạm dừng lưu hành có phải trả phí đường bộ không?
[ "Đối tượng chịu phí\n1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).\n2. Xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:\na) Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.\nb) Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.\nc) Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.\nd) Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.\n...\n3. Các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này. Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.\n" ]
Căn cứ theo điểm d khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ quy định về đối tượng chịu phí như sau: Đối tượng chịu phí 1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô). 2. Xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau: a) Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai. b) Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. c) Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên. d) Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên. ... 3. Các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này. Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp tạm dừng lưu hành mà từ 30 ngày trở lên và đã nộp đủ hồ sơ xin tạm dừng lưu hành thì không phải trả phí đường bộ theo quy định. Ô tô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp tạm dừng lưu hành có phải trả phí đường bộ không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quản lý thiết bị giám sát hành trình thuộc về ai?
[ "Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe\n...\n2. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải\na) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định;\nb) Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông;\nc) Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu;\nd) Bố trí cán bộ thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải của phương tiện; thực hiện cảnh báo, xử lý người lái xe khi có vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị;\nđ) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm.\n3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 12 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.\n", "Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe\n...\n6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.\n" ]
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 15 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe như sau: Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ... 2. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định; b) Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông; c) Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu; d) Bố trí cán bộ thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải của phương tiện; thực hiện cảnh báo, xử lý người lái xe khi có vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị; đ) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm. 3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 12 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Căn cứ theo khoản 6 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP dẫn chiếu như sau: Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe ... 6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày. Như vậy, việc quản lý thiết bị giám sát hành trình thuộc trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe để duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông.
Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu xe trong trường hợp nào?
[ "2. Thời hạn có giá trị của phù hiệu\na) Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;\nb) Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.\n10. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu một trong các trường hợp sau đây:\na) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với tất cả phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải khi đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải;\nb) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm đối với trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống);\nc) Thu hồi phù hiệu của các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định khi doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục.\n" ]
Tại khoản 2, khoản 10 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu như sau: 2. Thời hạn có giá trị của phù hiệu a) Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện; b) Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày. 10. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu một trong các trường hợp sau đây: a) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với tất cả phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải khi đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải; b) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm đối với trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống); c) Thu hồi phù hiệu của các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định khi doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục. Phù hiệu của xe ôtô kinh doanh vận tải có thời hạn là 07 năm, phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe trong dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày. Đơn vị kinh doanh vận tải có thể bị thu hồi phù hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định nêu trên.
Khi chấp hành xong hình phạt tù có được đi nghĩa vụ quân sự không?
[ "- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;\n- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;\n- Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.\n" ]
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; - Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Bạn mới chấp hành xong hình phạt tù nên bạn chưa được xóa án tích và chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự, cho nên bạn không thể tham gia nghĩa vụ quân sự được. Có được đi nghĩa vụ quân sự không khi đã chấp hành xong hình phạt tù? (Hình từ Internet)
2. Trường hợp nào công chức được tuyển dụng mà không thông qua thi tuyển, xét tuyển?
[ "1. Đối tượng tiếp nhận:\na) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;\nb) Cán bộ, công chức cấp xã;\nc) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;\nd) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;\nđ) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.\n2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận:\nCăn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:\na) Trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển;\nb) Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;\nc) Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.\n" ]
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP tiếp nhận vào làm công chức được quy định như sau: 1. Đối tượng tiếp nhận: a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập; b) Cán bộ, công chức cấp xã; c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức; d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; đ) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác. 2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận: Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau: a) Trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển; b) Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương; c) Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. 1. Đối tượng tiếp nhận: a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập; b) Cán bộ, công chức cấp xã; c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức; d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; đ) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác. 2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận: Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau: a) Trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển; b) Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương; c) Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Thế nên, nếu bạn thuộc trường hợp các đối tượng tiếp nhận và đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận thì bạn sẽ được tiếp nhận vào làm công chức.
Không đăng ký biến động cho đất được thừa kế thì bị phạt bao nhiêu?
[]
Theo Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định không đăng ký đất đai như sau: 2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại cácđiểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tạikhoản 6 Điều 95 của Luật đất đaimà không thực hiện đăng ký biến động; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tạikhoản 6 Điều 95 của Luật đất đaimà không thực hiện đăng ký biến động. 3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định. Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 6 quy định đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau: a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính; Do đó, mức phạt hành chính với hành vi không đăng ký biến động với đất được thừa kế nó còn phụ thuộc vào thời gian chậm đăng ký là bao lâu và đất đó tại địa điểm nào. Ngoài ra có còn biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người đang sử dụng đất phải đăng ký biến động cho mảnh đất đấy.
Phần mềm máy tính bán cho tổ chức trong khu chế xuất có được áp dụng thuế GTGT 0%?
[ "Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT\n...\n20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.\nHàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.\nKhu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.\n[...]\n21. [...]\nPhần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.\n...\n", "Thuế suất 0%\n1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.\nHàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.\n…\n- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:\n…\n+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.\n…\nb) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.\n... Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.\nCơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam”.\n", "Thuế suất 0%\n...\n2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:\na) Đối với hàng hóa xuất khẩu:\n- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;\n- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;\n- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.\n…\nb) Đối với dịch vụ xuất khẩu:\n- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;\n- Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;\n...\n" ]
Căn cứ tại khoản 20, 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định như sau: Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT ... 20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài. Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. [...] 21. [...] Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật. ... Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về thuế suất 0% như sau: Thuế suất 0% 1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật. … - Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật: … + Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật. … b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan. ... Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí. Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam”. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về điều kiện áp dụng thuế suất 0%: Thuế suất 0% ... 2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%: a) Đối với hàng hóa xuất khẩu: - Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu; - Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; - Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này. … b) Đối với dịch vụ xuất khẩu: - Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; - Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; ... Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty xuất bán phần mềm máy tính cho tổ chức trong khu chế xuất, nếu đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC , khoản 2 Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì thuộc trường hợp áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, cụ thể: - Đối với hàng hóa xuất khẩu: + Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu; + Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; + Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC. - Đối với dịch vụ xuất khẩu: + Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; + Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật. Phần mềm máy tính bán cho tổ chức trong khu chế xuất có được áp dụng thuế GTGT 0%? (Hình từ Internet)
Hàng hóa, dịch vụ nào áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5%?
[]
Tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 và sửa đổi bởi khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật Sửa đổi các luật về thuế 2014 có quy định các hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% bao gồm: - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; - Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng - Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; - Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008; - Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; - Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008; - Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo; - Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; - Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; - Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008; - Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với đối tượng nào?
[]
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1; khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 và sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 quy định mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây: - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; - Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; - Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; - Nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; - Sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; - Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 - Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; - Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 - Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo; - Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; - Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; - Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 - Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ. - Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.
Ngân hàng cho vay có phải chịu thuế giá trị gia tăng?
[ "Đối tượng không chịu thuế GTGT\n...\n8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:\na) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:\n- Cho vay;\n- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;\n- Bảo lãnh ngân hàng;\n- Cho thuê tài chính;\n- Phát hành thẻ tín dụng.\n...\n" ]
Căn cứ theo khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sử đổi, bổ sung bởi khoản 2, 3 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau: Đối tượng không chịu thuế GTGT ... 8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây: a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức: - Cho vay; - Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; - Bảo lãnh ngân hàng; - Cho thuê tài chính; - Phát hành thẻ tín dụng. ... Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ cho vay là một trong những dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng. Cho nên, dịch vụ cho vay của ngân hàng không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Ai là người phải nộp thuế giá trị gia tăng?
[]
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định về những đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng bao gồm: - Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu). - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp bằng tiền mặt bị phạt tiền như thế nào?
[ "8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:\na) Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt;\nb) Thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán mà không phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.”;\ng) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 như sau:\n10. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này;\nb) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, d khoản 6, điểm c khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều này;\nc) Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng đối với hành vi vi phạm tại điểm đ khoản 6 Điều này.\n", "3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:\na) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;\nb) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;\nc) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;\nd) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.\n" ]
Tại điểm e, điểm g khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định như sau: 8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây: a) Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt; b) Thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán mà không phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.”; g) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 như sau: 10. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này; b) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, d khoản 6, điểm c khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều này; c) Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng đối với hành vi vi phạm tại điểm đ khoản 6 Điều này. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền, như sau: 3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền: a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng; b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân; c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Với quy định thì khi doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp bằng tiền mặt sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng. Đồng thời, còn bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và không được cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm.
1. Xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng quy định như thế nào?
[ "4. Xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng:\nCăn cứ vào tình hình thực tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn; kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, tổng số dự án và vốn đầu tư được cấp phép mới, tiến độ đầu tư của các dự án đầu tư đang triển khai và dự án đầu tư mới, các dự án đầu tư kết thúc giai đoạn đầu tư và chuyển sang giai đoạn hoạt động kinh doanh tại địa bàn để tính đúng, tính đủ, kịp thời số hoàn thuế giá trị gia tăng dự kiến phát sinh trong năm 2023 theo các chính sách, chế độ hiện hành và chế độ chính sách mới có hiệu lực thi hành. Xây dựng dự toán số hoàn thuế giá trị gia tăng gắn liền với yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, giám sát, kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng để đảm bảo đúng phát sinh thực tế, chính sách chế độ.\n5. Dự toán thu NSNN (bao gồm cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu) cần dự kiến phần hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa làm giảm thu NSNN theo quy định của pháp luật.\n6. Xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại:\nCăn cứ các hiệp định, thỏa thuận viện trợ ODA không hoàn lại và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc nguồn thu NSNN đã và đang thực hiện; các thỏa thuận đã và sẽ được ký kết, triển khai từ năm 2023 và tiến độ thực hiện của các khoản viện trợ, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại năm 2023 của Bộ, cơ quan, địa phương. Đối với các khoản viện trợ đã được tiếp nhận từ năm 2022 trở về trước chưa có dự toán được giao, các khoản viện trợ mới, chưa có trong kế hoạch trung hạn (đối với chi ĐTPT), các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập và tổng hợp vào dự toán năm 2023 để làm thủ tục bổ sung kế hoạch trung hạn, giao dự toán, hạch toán, quyết toán theo chế độ quy định (trong đó thể hiện cụ thể các dự án từ nguồn này đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hay chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn).\n" ]
Tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 13 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định về xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: 4. Xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: Căn cứ vào tình hình thực tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn; kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, tổng số dự án và vốn đầu tư được cấp phép mới, tiến độ đầu tư của các dự án đầu tư đang triển khai và dự án đầu tư mới, các dự án đầu tư kết thúc giai đoạn đầu tư và chuyển sang giai đoạn hoạt động kinh doanh tại địa bàn để tính đúng, tính đủ, kịp thời số hoàn thuế giá trị gia tăng dự kiến phát sinh trong năm 2023 theo các chính sách, chế độ hiện hành và chế độ chính sách mới có hiệu lực thi hành. Xây dựng dự toán số hoàn thuế giá trị gia tăng gắn liền với yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, giám sát, kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng để đảm bảo đúng phát sinh thực tế, chính sách chế độ. 5. Dự toán thu NSNN (bao gồm cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu) cần dự kiến phần hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa làm giảm thu NSNN theo quy định của pháp luật. 6. Xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại: Căn cứ các hiệp định, thỏa thuận viện trợ ODA không hoàn lại và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc nguồn thu NSNN đã và đang thực hiện; các thỏa thuận đã và sẽ được ký kết, triển khai từ năm 2023 và tiến độ thực hiện của các khoản viện trợ, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại năm 2023 của Bộ, cơ quan, địa phương. Đối với các khoản viện trợ đã được tiếp nhận từ năm 2022 trở về trước chưa có dự toán được giao, các khoản viện trợ mới, chưa có trong kế hoạch trung hạn (đối với chi ĐTPT), các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập và tổng hợp vào dự toán năm 2023 để làm thủ tục bổ sung kế hoạch trung hạn, giao dự toán, hạch toán, quyết toán theo chế độ quy định (trong đó thể hiện cụ thể các dự án từ nguồn này đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hay chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn). 4. Xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: Căn cứ vào tình hình thực tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn; kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, tổng số dự án và vốn đầu tư được cấp phép mới, tiến độ đầu tư của các dự án đầu tư đang triển khai và dự án đầu tư mới, các dự án đầu tư kết thúc giai đoạn đầu tư và chuyển sang giai đoạn hoạt động kinh doanh tại địa bàn để tính đúng, tính đủ, kịp thời số hoàn thuế giá trị gia tăng dự kiến phát sinh trong năm 2023 theo các chính sách, chế độ hiện hành và chế độ chính sách mới có hiệu lực thi hành. Xây dựng dự toán số hoàn thuế giá trị gia tăng gắn liền với yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, giám sát, kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng để đảm bảo đúng phát sinh thực tế, chính sách chế độ. 5. Dự toán thu NSNN (bao gồm cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu) cần dự kiến phần hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa làm giảm thu NSNN theo quy định của pháp luật. 6. Xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại: Căn cứ các hiệp định, thỏa thuận viện trợ ODA không hoàn lại và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc nguồn thu NSNN đã và đang thực hiện; các thỏa thuận đã và sẽ được ký kết, triển khai từ năm 2023 và tiến độ thực hiện của các khoản viện trợ, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại năm 2023 của Bộ, cơ quan, địa phương. Đối với các khoản viện trợ đã được tiếp nhận từ năm 2022 trở về trước chưa có dự toán được giao, các khoản viện trợ mới, chưa có trong kế hoạch trung hạn (đối với chi ĐTPT), các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập và tổng hợp vào dự toán năm 2023 để làm thủ tục bổ sung kế hoạch trung hạn, giao dự toán, hạch toán, quyết toán theo chế độ quy định (trong đó thể hiện cụ thể các dự án từ nguồn này đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hay chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn).
Biển số xe có kích thước như thế nào theo Thông tư 24?
[ "Điều 37. Quy định về biển số xe\n1. Về chất liệu của biển số: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm theo tiêu chuẩn kỹ thuật biển số xe cơ giới của Bộ Công an; đối với biển số xe đăng ký tạm thời quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này được in trên giấy.\n2. Ký hiệu, seri biển số, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định tại các phụ lục số 02, phụ lục số 03 và phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Xe ô tô được gắn 02 biển số, 01 biển số kích thước ngắn: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; 01 biển số kích thước dài: Chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm.\na) Cách bố trí chữ và số trên biển số ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo là sêri đăng ký (chữ cái); nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên từ 000.01 đến 999.99;\nb) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế gồm 03 số tự nhiên và nhóm thứ ba là sêri biển số chỉ nhóm đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 02 số tự nhiên từ 01 đến 99;\nc) Biển số của máy kéo, rơmoóc, sơmi rơmoóc gồm 1 biển gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; cách bố trí chữ và số trên biển số như biển số xe ô tô trong nước.\n4. Xe mô tô được cấp biển số gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm.\na) Cách bố trí chữ và số trên biển số mô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Nhóm số thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe và sêri đăng ký. Nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99;\nb) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe mô tô của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Nhóm thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe, nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế của chủ xe, nhóm thứ ba là sêri đăng ký và nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 03 chữ số tự nhiên từ 001 đến 999.\n" ]
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 37 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định như sau: Điều 37. Quy định về biển số xe 1. Về chất liệu của biển số: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm theo tiêu chuẩn kỹ thuật biển số xe cơ giới của Bộ Công an; đối với biển số xe đăng ký tạm thời quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này được in trên giấy. 2. Ký hiệu, seri biển số, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định tại các phụ lục số 02, phụ lục số 03 và phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Xe ô tô được gắn 02 biển số, 01 biển số kích thước ngắn: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; 01 biển số kích thước dài: Chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm. a) Cách bố trí chữ và số trên biển số ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo là sêri đăng ký (chữ cái); nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên từ 000.01 đến 999.99; b) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế gồm 03 số tự nhiên và nhóm thứ ba là sêri biển số chỉ nhóm đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 02 số tự nhiên từ 01 đến 99; c) Biển số của máy kéo, rơmoóc, sơmi rơmoóc gồm 1 biển gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; cách bố trí chữ và số trên biển số như biển số xe ô tô trong nước. 4. Xe mô tô được cấp biển số gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm. a) Cách bố trí chữ và số trên biển số mô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Nhóm số thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe và sêri đăng ký. Nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99; b) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe mô tô của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Nhóm thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe, nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế của chủ xe, nhóm thứ ba là sêri đăng ký và nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 03 chữ số tự nhiên từ 001 đến 999. Như vậy, hiện nay kích thước của biển số xe cụ thể như sau: - Xe ô tô: được gắn 02 biển số gồm 01 biển số kích thước ngắn và 01 biển số kích thước dài Trong đó: + Biển số kích thước ngắn có kích thước là: chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm. + Biển số kích thước dài có kích thước là: chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm. - Xe máy kéo, rơmoóc, sơmi rơmoóc: Biển số gồm 1 biển gắn phía sau xe và có kích thước là: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm. - Xe mô tô: chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm.
Kích thước biển số xe ô tô là bao nhiêu?
[ "Điều 37. Quy định về biển số xe\n1. Về chất liệu của biển số: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm theo tiêu chuẩn kỹ thuật biển số xe cơ giới của Bộ Công an; đối với biển số xe đăng ký tạm thời quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này được in trên giấy.\n2. Ký hiệu, seri biển số, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định tại các phụ lục số 02, phụ lục số 03 và phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Xe ô tô được gắn 02 biển số, 01 biển số kích thước ngắn: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; 01 biển số kích thước dài: Chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm.\na) Cách bố trí chữ và số trên biển số ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo là sêri đăng ký (chữ cái); nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên từ 000.01 đến 999.99;\nb) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế gồm 03 số tự nhiên và nhóm thứ ba là sêri biển số chỉ nhóm đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 02 số tự nhiên từ 01 đến 99;\nc) Biển số của máy kéo, rơmoóc, sơmi rơmoóc gồm 1 biển gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; cách bố trí chữ và số trên biển số như biển số xe ô tô trong nước.\n4. Xe mô tô được cấp biển số gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm.\na) Cách bố trí chữ và số trên biển số mô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Nhóm số thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe và sêri đăng ký. Nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99;\nb) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe mô tô của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Nhóm thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe, nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế của chủ xe, nhóm thứ ba là sêri đăng ký và nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 03 chữ số tự nhiên từ 001 đến 999.\n" ]
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 37 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định như sau: Điều 37. Quy định về biển số xe 1. Về chất liệu của biển số: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm theo tiêu chuẩn kỹ thuật biển số xe cơ giới của Bộ Công an; đối với biển số xe đăng ký tạm thời quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này được in trên giấy. 2. Ký hiệu, seri biển số, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định tại các phụ lục số 02, phụ lục số 03 và phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Xe ô tô được gắn 02 biển số, 01 biển số kích thước ngắn: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; 01 biển số kích thước dài: Chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm. a) Cách bố trí chữ và số trên biển số ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo là sêri đăng ký (chữ cái); nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên từ 000.01 đến 999.99; b) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế gồm 03 số tự nhiên và nhóm thứ ba là sêri biển số chỉ nhóm đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 02 số tự nhiên từ 01 đến 99; c) Biển số của máy kéo, rơmoóc, sơmi rơmoóc gồm 1 biển gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; cách bố trí chữ và số trên biển số như biển số xe ô tô trong nước. 4. Xe mô tô được cấp biển số gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm. a) Cách bố trí chữ và số trên biển số mô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Nhóm số thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe và sêri đăng ký. Nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99; b) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe mô tô của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Nhóm thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe, nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế của chủ xe, nhóm thứ ba là sêri đăng ký và nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 03 chữ số tự nhiên từ 001 đến 999. Theo quy định này, biển số xe ô tô sẽ gồm 02 biển số là 01 biển số ngắn và 01 biển sô dài. Kích thước biển số xe ô tô cụ thể là: + Biển số ngắn: chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm;. + Biển số dài: chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm.
Kích thước biển số xe được quy định như thế nào?
[ "Điều 37. Quy định về biển số xe\n1. Về chất liệu của biển số: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm theo tiêu chuẩn kỹ thuật biển số xe cơ giới của Bộ Công an; đối với biển số xe đăng ký tạm thời quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này được in trên giấy.\n2. Ký hiệu, seri biển số, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định tại các phụ lục số 02, phụ lục số 03 và phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Xe ô tô được gắn 02 biển số, 01 biển số kích thước ngắn: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; 01 biển số kích thước dài: Chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm.\na) Cách bố trí chữ và số trên biển số ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo là sêri đăng ký (chữ cái); nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên từ 000.01 đến 999.99;\nb) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế gồm 03 số tự nhiên và nhóm thứ ba là sêri biển số chỉ nhóm đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 02 số tự nhiên từ 01 đến 99;\nc) Biển số của máy kéo, rơmoóc, sơmi rơmoóc gồm 1 biển gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; cách bố trí chữ và số trên biển số như biển số xe ô tô trong nước.\n4. Xe mô tô được cấp biển số gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm.\na) Cách bố trí chữ và số trên biển số mô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Nhóm số thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe và sêri đăng ký. Nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99;\nb) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe mô tô của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Nhóm thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe, nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế của chủ xe, nhóm thứ ba là sêri đăng ký và nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 03 chữ số tự nhiên từ 001 đến 999.\n" ]
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 37 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định như sau: Điều 37. Quy định về biển số xe 1. Về chất liệu của biển số: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm theo tiêu chuẩn kỹ thuật biển số xe cơ giới của Bộ Công an; đối với biển số xe đăng ký tạm thời quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này được in trên giấy. 2. Ký hiệu, seri biển số, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định tại các phụ lục số 02, phụ lục số 03 và phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Xe ô tô được gắn 02 biển số, 01 biển số kích thước ngắn: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; 01 biển số kích thước dài: Chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm. a) Cách bố trí chữ và số trên biển số ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo là sêri đăng ký (chữ cái); nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên từ 000.01 đến 999.99; b) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế gồm 03 số tự nhiên và nhóm thứ ba là sêri biển số chỉ nhóm đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 02 số tự nhiên từ 01 đến 99; c) Biển số của máy kéo, rơmoóc, sơmi rơmoóc gồm 1 biển gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; cách bố trí chữ và số trên biển số như biển số xe ô tô trong nước. 4. Xe mô tô được cấp biển số gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm. a) Cách bố trí chữ và số trên biển số mô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: Nhóm số thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe và sêri đăng ký. Nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99; b) Cách bố trí chữ và số trên biển số xe mô tô của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Nhóm thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe, nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế của chủ xe, nhóm thứ ba là sêri đăng ký và nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 03 chữ số tự nhiên từ 001 đến 999. Theo quy định này, kích thước biển số xe được xác định như sau: - Đối với xe ô tô: + Được gắn 02 biển số, 01 biển số kích thước ngắn: chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm;. + Được gắn 01 biển số kích thước dài: chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm. - Đối với máy kéo, rơmoóc, sơmi rơmoóc: Biển số gồm 1 biển gắn phía sau xe và có kích thước là: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm. - Đối với xe mô tô: được cấp biển số gắn phía sau xe và có kích thước là: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm.
Xe biển xanh là xe của cơ quan nào?
[ "Quy định về biển số xe\n...\n5. Màu sắc, sêri biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước:\na) Biển số xe ô tô nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 11 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M cấp cho xe của các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các Ban chỉ đạo Trung ương; Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban an toàn giao thông quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị - xã hội (gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam); đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước;\nb) Biển số xe mô tô nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 11 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M kết hợp với 1 chữ số tự nhiên từ 1 đến 9, cấp cho xe của các đối tượng quy định tại điểm a khoản này;\n...\n" ]
Theo điểm a, b khoản 5 Điều 37 Thông tư 24/20263/TT-BCA quy định về biển số xe như sau: Quy định về biển số xe ... 5. Màu sắc, sêri biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước: a) Biển số xe ô tô nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 11 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M cấp cho xe của các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các Ban chỉ đạo Trung ương; Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban an toàn giao thông quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị - xã hội (gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam); đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước; b) Biển số xe mô tô nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 11 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M kết hợp với 1 chữ số tự nhiên từ 1 đến 9, cấp cho xe của các đối tượng quy định tại điểm a khoản này; ... Theo đó, xe biển xanh là xe của các cơ quan Nhà nước, cụ thể là: - Cơ quan của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; - Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; - Các Ban chỉ đạo Trung ương; - Công an nhân dân; - Tòa án nhân dân - Viện kiểm sát nhân dân; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Ủy ban an toàn giao thông quốc gia; - Ủy ban nhân dân các cấp - Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; - Tổ chức chính trị - xã hội (gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam); - Đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; - Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước
Năm 2024, mua xe máy cũ không sang tên xe thì phạt bao nhiêu?
[ "Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ\n...\n4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;\n4a. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không thực hiện đúng quy định về biển số, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm i, điểm k khoản 5 Điều này.\n...\n" ]
Tại khoản 4, khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17 và khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về trường hợp mua xe cũ không sang tên như sau: Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ ... 4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; 4a. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không thực hiện đúng quy định về biển số, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm i, điểm k khoản 5 Điều này. ... Như vậy, năm 2024, cá nhân mua xe máy cũ không sang tên xe thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Đối với tổ chức không sang tên xe thì phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Năm 2024, mua xe máy cũ không sang tên xe thì phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Xe máy không chính chủ không sang tên nhưng vẫn lưu thông trên đường bị phạt bao nhiêu tiền?
[ "Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ\n...\n4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;\n4a. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không thực hiện đúng quy định về biển số, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm i, điểm k khoản 5 Điều này.\n...\n" ]
Theo khoản 4, khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b, c khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và một số điểm bị bãi bỏ bởi điểm h khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến hành vi xe máy không chính chủ khi tham gia giao thông đường bộ như sau: Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ ... 4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; 4a. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không thực hiện đúng quy định về biển số, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm i, điểm k khoản 5 Điều này. ... Như vậy, theo quy định trên thì việc xe máy không chính chủ (không sang tên sau khi chuyển quyền sở hữu) nhưng vẫn lưu thông trên đường sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức.
Hồ sơ đăng ký xe lần đầu gồm những gì?
[]
Căn cứ theo Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về hồ sơ đăng ký xe lần đầu như sau: Loại giấy tờ Giấy tờ cụ thể Giấy khai đăng ký xe (Điều 9) Mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến Lịch hẹn giải quyết hồ sơ do cổng dịch vụ công thông báo qua tin nhắn điện thoại hoặc qua địa chỉ thư điện tử để làm thủ tục đăng ký xe; Giấy tờ của xe (Điều 11) Chứng từ nguồn gốc xe Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe Chứng từ lệ phí trước bạ xe Giấy tờ của chủ xe (Điều 10) - Chủ xe là người Việt Nam: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc xuất trình căn cước công dân, hộ chiếu. Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình chứng minh Công an nhân dân hoặc chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên - Chủ xe là người nước ngoài: + Chủ xe là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Xuất trình chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ, chứng minh thư lãnh sự, chứng minh thư lãnh sự danh dự, chứng minh thư, còn giá trị sử dụng và nộp giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ; + Trường hợp chủ xe là người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam: Xuất trình thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú (còn thời hạn cư trú tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên). - Chủ xe là tổ chức: + Chủ xe là tổ chức (trừ xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam): Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công; trường hợp tổ chức chưa được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thì xuất trình thông báo mã số thuế hoặc quyết định thành lập. Trường hợp xe của doanh nghiệp quân đội phải có thêm giấy giới thiệu của Cục Xe - Máy, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng; Trường hợp xe hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô thì phải có thêm bản sao giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô do Sở Giao thông vận tải cấp kèm theo bản chính để đối chiếu; trường hợp xe của tổ chức, cá nhân khác thì phải có hợp đồng thuê phương tiện hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng dịch vụ; + Chủ xe là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công; trường hợp tổ chức chưa được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thì xuất trình thông báo mã số thuế và nộp Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ; - Người được ủy quyền đến giải quyết thủ tục đăng ký xe, ngoài giấy tờ của chủ xe, còn phải xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực
Người lao động được về sớm hưởng chế độ thai sản trong trường hợp nào?
[ "Bảo vệ thai sản\n...\n2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.\n...\n4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.\n" ]
Căn cứ khoản 2, khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản: Bảo vệ thai sản ... 2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. ... 4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Theo quy định trên, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc trong các trường hợp sau: - Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai; - Lao động nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động đồng nghĩa với việc lao động nữ có thể về sớm hoặc đến làm trễ hơn giờ làm việc 1 tiếng. Tuy nhiên, lao động nữ phải thông báo cho người sử dụng lao động và thỏa thuận thời giờ làm việc của mình và nộp căn cứ xác minh. Mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản mới nhất năm 2024 và hướng dẫn cách viết? (Hình từ Internet)
Lao động nữ được nghỉ dưỡng thai sản tối đa bao nhiêu tháng?
[ "Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai\n...\n4. Trường hợp giám định để nghỉ dưỡng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày.\nThời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.\nViệc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.\nVí dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018).\nBiên bản giám định y khoa để nghỉ dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và thai sản.\n5. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.\n...\n" ]
Tại khoản 4, khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai như sau: Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai ... 4. Trường hợp giám định để nghỉ dưỡng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày. Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám. Ví dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018). Biên bản giám định y khoa để nghỉ dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và thai sản. 5. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định. ... Như vậy, thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Người lao động nam có được nghỉ thai sản không?
[ "Thời gian hưởng chế độ khi sinh con\n1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.\nThời gian nghỉ hưởng chế độ nghỉ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.\n2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ thai sản như sau:\na) 05 ngày làm việc;\nb) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;\nc) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;\nd) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.\nThời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.\n" ]
Khoản 1, khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ nghỉ thai sản như sau: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con 1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ nghỉ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. 2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ thai sản như sau: a) 05 ngày làm việc; b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Theo như quy định trên thì người lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội sẽ được nghỉ việc 5 ngày khi vợ sinh con. Trong trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi thì người lao động nam sẽ được nghỉ chế độ thai sản 7 ngày. Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Người lao động nam có được nghỉ thai sản không? Nghỉ thai sản nam cần giấy tờ thủ tục như thế nào để được hưởng bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Lao động nữ đang điều trị các bệnh lý sản khoa có thể được nghỉ dưỡng thai tối đa bao lâu theo quy định của pháp luật?
[ "Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai\n...\n4. Trường hợp giám định để nghỉ dưỡng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày.\nThời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.\nViệc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.\nVí dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018).\nBiên bản giám định y khoa để nghỉ dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và thai sản.\n5. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.\n" ]
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai như sau: Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai ... 4. Trường hợp giám định để nghỉ dưỡng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày. Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám. Ví dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018). Biên bản giám định y khoa để nghỉ dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và thai sản. 5. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định. Số ngày nghỉ dưỡng thai được căn cứ trên tình trạng sức khỏe của người bệnh và số ngày nghỉ dưỡng thai tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, pháp luật chỉ giới hạn số ngày nghỉ dưỡng thai tối đa với một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Vậy số ngày nghỉ dưỡng thai có thể dài hơn tùy thuộc vào số lần khám giám định và cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Vậy, thời gian nghỉ dưỡng thai tối đa với lao động nữ đang điều trị các bệnh lý sản khoa là không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, và số ngày nghỉ dưỡng thai có thể dài hơn tùy thuộc vào số lần khám giám định và cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Lao động nữ đang điều trị các bệnh lý sản khoa có thể được nghỉ dưỡng thai tối đa bao lâu theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Nếu lao động nữ làm mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai thì phải làm sao?
[ "Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai\n...\n6. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:\na) Người đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai phải làm đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và gửi cho đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai bị mất;\nb) Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có trách nhiệm cấp lại bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.\n7. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn từ ngày làm việc thứ 06 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai: phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.\n" ]
Tại khoản 6, khoản 7 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai như sau: Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai ... 6. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai: a) Người đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai phải làm đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và gửi cho đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai bị mất; b) Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có trách nhiệm cấp lại bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. 7. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn từ ngày làm việc thứ 06 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai: phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Vậy, trong trường hợp làm mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai: - Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, lao động nữ phải làm đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và gửi cho đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai bị mất để được cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. - Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn từ ngày làm việc thứ 06 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai: phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định:  1. NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
[]
2. NLĐ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 3. NLĐ quy định tại điểm b, khoản 1 điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Hai ký tự đầu tiên trong mã thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa gì?
[ "Cấu trúc mã thẻ BHYT\nMã thẻ BHYT gồm 15 ký tự, được chia thành 04 ô.\n....\n1. Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): được ký hiệu bằng chữ (theo bảng chữ cái latinh), là mã đối tượng tham gia BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là mã đối tượng đóng BHYT được xác định đầu tiên theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.\n...\n" ]
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH năm 2015 bổ sung bởi Điều 1, Điều 2 Quyết định 1697/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về 02 ký tự đầu tiên trong mã thẻ bảo hiểm y tế như sau: Cấu trúc mã thẻ BHYT Mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự, được chia thành 04 ô. .... 1. Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): được ký hiệu bằng chữ (theo bảng chữ cái latinh), là mã đối tượng tham gia BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là mã đối tượng đóng BHYT được xác định đầu tiên theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT. ... Như vậy, 02 ký tự đầu tiên trong mã thẻ bảo hiểm y tế là mã đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, mã này được ký hiệu bằng 02 chữ cái trong bảng chữ cái Latinh, được chia làm các nhóm đối tượng sau: - Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; - Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng; - Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng; - Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng; - Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; - Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình không?
[ "Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình\n1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.\n2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:\na) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;\nb) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.\n", "Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng\n1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.\n2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Chính phủ.\n3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.\n4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.\n5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.\n6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.\n" ]
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cụ thể như sau: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình 1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này. 2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình: a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành; b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế. Tại Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng: Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng 1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. 2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Chính phủ. 3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. 4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. 5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ không được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế.
Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?
[]
Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Luật bảo hiểm y tế 2008 thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau: 2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế; b) Thẻ bảo hiểm y tế. 3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Phải trả tiền trợ cấp thôi việc ít nhất bao nhiêu tháng lương đối với người lao động làm việc dưới 16 tháng?
[]
Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:...2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động.Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 3 Điều này ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương. Theo Khoản 3 Điều này quy định: 3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. Như vậy, theo quy định hiện hành người sử dụng lao động có thời gian làm việc là 16 tháng thì sẽ được tính 1,5 năm làm việc. Và sẽ được người lao động chi trả ít nhất 02 tháng lương.
Năm 2024, bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh?
[ "Các khoản giảm trừ\nCác khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:\n1. Giảm trừ gia cảnh\n...\nd) Người phụ thuộc bao gồm:\n...\nd.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.\n...\nđ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:\nđ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:\nđ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.\nđ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.\nđ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.\n...\n", "Tuổi nghỉ hưu\n...\nKể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.\n...\n" ]
Căn cứ điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản giảm trừ: Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau: 1. Giảm trừ gia cảnh ... d) Người phụ thuộc bao gồm: ... d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này. ... đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau: đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. ... Theo quy định trên, người nộp thuế được giảm trừ gia cảnh khi ba mẹ đáp ứng các điều kiện sau: - Trường hợp ba mẹ còn trong độ tuổi lao động: + Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. + Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. - Trường hợp ba mẹ ngoài tuổi lao động: + Không có thu nhập; + Có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định tuổi nghỉ hưu: Tuổi nghỉ hưu ... Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. ... Theo đó, ngoài độ tuổi lao động năm 2024 đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường là 61 tuổi 02 tháng đối với nam và 56 tuổi 04 tháng đối với nữ. Theo đó bố mẹ của người nộp thuế được xem là người phụ thuộc nếu đủ các điều kiện được giảm trừ gia cảnh. Bố mẹ của người nộp thuế được giảm trừ gia cảnh cho đến khi họ qua đời. Tuổi tác của bố mẹ không ảnh hưởng đến việc được giảm trừ gia cảnh. Năm 2024, bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh? (Hình từ Internet)
Ông bà có được giảm trừ gia cảnh hay không?
[ "Các khoản giảm trừ\n...\nd) Người phụ thuộc bao gồm:\nd.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:\nd.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).\nVí dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014.\nd.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.\nd.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.\nd.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.\nd.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.\nd.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:\nd.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.\nd.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.\nd.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.\nd.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.\nđ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:\nđ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:\nđ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.\nđ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.\nđ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.\n...\n" ]
Căn cứ quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về điều kiện để giảm trừ gia cảnh đối với ông bà như sau: Các khoản giảm trừ ... d) Người phụ thuộc bao gồm: d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm: d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng). Ví dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014. d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động. d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. d.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này. d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này. d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm: d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế. d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế. d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột. d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật. đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau: đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. ... Như vậy, theo quy định trên thì ông bà sẽ được giảm trừ gia cảnh khi đáp ứng các điều kiện sau đây: - Đối với ông bà trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: + Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. + Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. - Đối với ông bà ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 triệu đồng. - Phải là ông, bà nội; ông, bà ngoại của người nộp thuế không nơi nương tựa được người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng. Ông bà có được giảm trừ gia cảnh hay không? (Hình từ Internet)
Để được giảm trừ gia cảnh, ông bà ngoại của người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng cần đáp ứng những điều kiện gì?
[]
Căn cứ quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, điều kiện giảm trừ gia cảnh đối với ông bà ngoại do người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng như sau: Người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng ông bà ngoại phải đáp ứng các điều kiện: + Người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. + Thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc là ông bà ngoại chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó. + Ông hoặc bà ngoại chỉ được đăng ký làm người phụ thuộc của một người nộp thuế và được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Ông bà ngoại là người phụ thuộc phải đáp ứng các điều kiện như: - Trường hợp ông bà ngoại còn trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: + Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. + Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. - Trường hợp ông bà ngoại ngoài độ tuổi lao động phải đáp ứng một trong các điều kiện: + Không có thu nhập + Có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. Để được giảm trừ gia cảnh, ông bà ngoại của người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Quê quán trong giấy khai sinh được xác định theo quê quán của cha hay mẹ?
[ "Điều 4. Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).\n2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tập hợp thông tin hộ tịch của cá nhân đã đăng ký và lưu giữ trong Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.\n3. Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này.\n4. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành, được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch.\n5. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.\n6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.\n7. Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.\n8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.\n...\n" ]
Căn cứ theo khoản 6, khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện). 2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tập hợp thông tin hộ tịch của cá nhân đã đăng ký và lưu giữ trong Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. 3. Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này. 4. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành, được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch. 5. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này. 7. Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này. 8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. ... Theo đó, quê quán trong giấy khai sinh có thể được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ tùy vào thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được thì quê quán sẽ được xác định theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. Giấy khai sinh được thay đổi quê quán trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?
[ "Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực\n1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.\n4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.\n" ]
Đầu tiên, tại khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có định nghĩa một số thuật ngữ như sau: - Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. - Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực cụ thể như sau: Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực 1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. 4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Theo đó, có thể hiểu bản sao giấy khai sinh được cấp từ bản gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bản sao giấy khai sinh được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với thời hạn sử dụng bản sao giấy khai sinh cho đến hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao giấy khai sinh. Từ những phân tích trên, bản sao giấy khai sinh không có thời hạn sử dụng và khi đã xuất trình bản sao giấy khai sinh thì không cần phải xuất trình thêm bản chính để đối chiếu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu? Xin trích lục bản sao giấy khai sinh cần phải chuẩn bị những gì? (Hình từ Internet)
Phân biệt Giấy khai sinh và trích lục giấy khai sinh?
[ "Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực\n1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n...\n" ]
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau: Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực 1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. ... Theo đó, bản trích lục giấy khai sinh có thể có giá trị thay thế giấy khai sinh gốc trong một số giao dịch nhất định. Tùy từng giao dịch cụ thể mà người có thẩm quyền sẽ yêu cầu người dân cung cấp giấy khai sinh bản gốc hoặc trích lục. Tóm lại, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc phát sinh từ lúc một người được đăng ký khai sinh còn trích lục giấy khai sinh là bản sao chứng minh việc một người đã được đăng ký khai sinh, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng thay giấy khai sinh bản gốc trong một số trường hợp cụ thể.
Có thể dùng trích lục giấy khai sinh người chưa đủ 14 tuổi để làm hộ chiếu phổ thông lần đầu không?
[]
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước như sau: 1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. 2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm: a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi; b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất; d) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. Như vậy, khi anh/chị làm hộ chiếu cho con chưa đủ 14 có thể dùng bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh trong hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước, ngoài ra anh/chị cũng cần phải chuẩn bị các giấy tờ khác theo quy định pháp luật.
Xin cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài mất bao lâu?
[]
Theo Khoản 4, Khoản 5 Điều 16 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về thời gian trả kết quả cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài như sau: 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại nơi tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian để xác định căn cứ cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do. 5. Thời gian kéo dài để xác định căn cứ cấp hộ chiếu theo quy định tại khoản 4 Điều này được quy định như sau: a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản theo mẫu về Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xác minh theo thẩm quyền; b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị; trường hợp chưa cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do. Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại nơi tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết quả cho người đề nghị. Nếu chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian thì thời hạn kéo dài được quy định như trên.
Chức trách của ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư trung cấp là gì?
[ "Thuyền viên kiểm ngư trung cấp\n1. Chức trách\nLà công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong quá trình vận hành tàu kiểm ngư tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.\n2. Nhiệm vụ\na) Thi hành mệnh lệnh của lãnh đạo trực tiếp.\nb) Tham gia thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.\nc) Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.\nd) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu.\nđ) Thực hiện việc bảo dưỡng đúng quy trình kỹ thuật đối với các trang thiết bị trên tàu.\ne) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.\n" ]
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 22 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư trung cấp, như sau: Thuyền viên kiểm ngư trung cấp 1. Chức trách Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong quá trình vận hành tàu kiểm ngư tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. 2. Nhiệm vụ a) Thi hành mệnh lệnh của lãnh đạo trực tiếp. b) Tham gia thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. c) Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn. d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu. đ) Thực hiện việc bảo dưỡng đúng quy trình kỹ thuật đối với các trang thiết bị trên tàu. e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Công chức thuyền viên kiểm ngư trung cấp là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong quá trình vận hành tàu kiểm ngư tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Chức trách của ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư trung cấp? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư trung cấp là gì?
[ "Thuyền viên kiểm ngư trung cấp\n...\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ\na) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.\nb) Nắm được quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản.\nc) Có kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.\nd) Nắm vững các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư. đ) Có khả năng đi biển.\ne) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.\n4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng\na) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.\nb) Đã có thời gian làm việc trên tàu từ 06 tháng trở lên.\n" ]
Theo Khoản 3, khoản 4 Điều 22 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư trung cấp, như sau: Thuyền viên kiểm ngư trung cấp ... 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan. b) Nắm được quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản. c) Có kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên. d) Nắm vững các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư. đ) Có khả năng đi biển. e) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. b) Đã có thời gian làm việc trên tàu từ 06 tháng trở lên. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn đối với thuyền viên kiểm ngư trung cấp là: - Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan. - Nắm được quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản. - Có kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên. - Nắm vững các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư. - Có khả năng đi biển. - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Chức trách của ngạch công chức kiểm ngư viên?
[ "Kiểm ngư viên\n1. Chức trách\nLà công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được phân công.\n2. Nhiệm vụ\na) Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.\nb) Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.\nc) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo nhiệm vụ được phân công.\nd) Tham gia thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản.\nđ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.\ne) Tham gia nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao.\ng) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.\n" ]
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức kiểm ngư viên, như sau: Kiểm ngư viên 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được phân công. 2. Nhiệm vụ a) Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. b) Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao. c) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo nhiệm vụ được phân công. d) Tham gia thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản. đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản. e) Tham gia nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao. g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Kiểm ngư viên là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được phân công. Chức trách của ngạch công chức kiểm ngư viên? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của ngạch công chức kiểm ngư viên?
[ "Kiểm ngư viên\n...\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ\na) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.\nb) Nắm được quy trình các bước thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.\nc) Triển khai phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.\nd) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.\nđ) Có khả năng giao tiếp, ứng xử khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.\ne) Tổ chức và phối hợp để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản đúng quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật.\ng) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.\n4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng\na) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.\nb) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.\n" ]
Căn cứ Khoản 3, Khoản 4 Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức kiểm ngư viên, như sau: Kiểm ngư viên ... 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan. b) Nắm được quy trình các bước thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. c) Triển khai phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. d) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên. đ) Có khả năng giao tiếp, ứng xử khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công. e) Tổ chức và phối hợp để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản đúng quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật. g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương. Năng lực chuyên môn của kiểm ngư viên cần đạt được những tiêu chuẩn như: - Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan. - Nắm được quy trình các bước thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - Triển khai phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. - Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên. - Có khả năng giao tiếp, ứng xử khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công. - Tổ chức và phối hợp để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản đúng quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật. - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Chức trách của ngạch công chức kiểm ngư viên trung cấp?
[ "Kiểm ngư viên trung cấp\n1. Chức trách\nLà công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư thuộc phạm vi địa bàn được phân công.\n2. Nhiệm vụ\na) Tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.\nb) Tham gia thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển được phân công theo quy định của pháp luật.\nc) Thu thập tình hình và báo cáo kịp thời về các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động thủy sản trên vùng biển được phân công.\nd) Tham gia tuyên truyền, vận động ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động thủy sản.\nđ) Tham gia phối hợp với các lực lượng của các Bộ, ngành và địa phương trong việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý, phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.\ne) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.\n" ]
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 19 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức kiểm ngư viên trung cấp, như sau: Kiểm ngư viên trung cấp 1. Chức trách Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư thuộc phạm vi địa bàn được phân công. 2. Nhiệm vụ a) Tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao. b) Tham gia thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển được phân công theo quy định của pháp luật. c) Thu thập tình hình và báo cáo kịp thời về các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động thủy sản trên vùng biển được phân công. d) Tham gia tuyên truyền, vận động ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động thủy sản. đ) Tham gia phối hợp với các lực lượng của các Bộ, ngành và địa phương trong việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý, phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Kiểm ngư viên trung cấp là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư thuộc phạm vi địa bàn được phân công. Chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức kiểm ngư viên trung cấp là gì? (Hình từ Internet)
Chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư chính?
[ "Thuyền viên kiểm ngư chính\n1. Chức trách\nLà công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả.\n2. Nhiệm vụ\na) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả.\nb) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.\nc) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu.\nd) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu; chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về kiểm ngư.\nđ) Tham gia công tác phòng chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn.\ne) Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình chuyên môn, nghiệp vụ liên quan về tàu kiểm ngư; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thuyền viên tàu kiểm ngư.\ng) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.\n" ]
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 20 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư chính, như sau: Thuyền viên kiểm ngư chính 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả. 2. Nhiệm vụ a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả. b) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. c) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu. d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu; chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về kiểm ngư. đ) Tham gia công tác phòng chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn. e) Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình chuyên môn, nghiệp vụ liên quan về tàu kiểm ngư; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thuyền viên tàu kiểm ngư. g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Thuyền viên kiểm ngư chính là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả. Chức trách của ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư chính? (Hình từ Internet)
Chức trách và nhiệm vụ ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư được quy định thế nào?
[ "Thuyền viên kiểm ngư\n1. Chức trách\nLà công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản và thực hiện nhiệm vụ sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả.\n2. Nhiệm vụ\na) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả.\nb) Tham gia thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.\nc) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu.\nd) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu; tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về kiểm ngư.\nđ) Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn.\ne) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.\n" ]
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 21 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư, như sau: Thuyền viên kiểm ngư 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản và thực hiện nhiệm vụ sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả. 2. Nhiệm vụ a) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả. b) Tham gia thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. c) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu. d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu; tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về kiểm ngư. đ) Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn. e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Về chức trách ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư phải đáp ứng quy định là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản và thực hiện nhiệm vụ sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả. Còn về nhiệm vụ ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư phải tuân theo 06 nhiệm vụ nêu trên. Chức trách và nhiệm vụ ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, trình độ đào tạo và bồi dưỡng ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư là gì?
[]
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 21 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư, như sau: Thuyền viên kiểm ngư ... 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan. b) Nắm vững hoạt động của tàu thuyền, nghề nghiệp trên vùng biển làm nhiệm vụ kiểm tra. c) Nắm vững toàn bộ các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư. d) Nắm được chuyên môn, nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản. đ) Nắm được kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên. e) Có kinh nghiệm đi biển; biết phân tích, đánh giá tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn phục vụ công tác. g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo ngạch công chức kiểm soát viên trung cấp đê điều cần đáp ứng những gì?
[ "Kiểm soát viên trung cấp đê điều\n...\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ\na) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai và các lĩnh vực liên quan; sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều.\nb) Hiểu và nắm được một số tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý và hộ đê; xử lý sự cố đê điều.\nc) Hiểu tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão.\nd) Hiểu khái quát đặc điểm của lũ, lụt, bão, thiên tai ở Việt Nam và những chủ trương, biện pháp phòng, chống của cấp Trung ương và địa phương; hiểu rõ các loại hình thiên tai thường gặp trên địa bàn được giao quản lý.\nđ) Nắm được khái quát hiện trạng công trình đê điều thuộc phạm vi, địa bàn quản lý. Hiểu và nắm vững hiện trạng công trình đê điều thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý.\ng) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.\n4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng\nCó bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.\n" ]
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 13 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định về chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức kiểm soát viên trung cấp đê điều, như sau: Kiểm soát viên trung cấp đê điều ... 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai và các lĩnh vực liên quan; sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều. b) Hiểu và nắm được một số tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý và hộ đê; xử lý sự cố đê điều. c) Hiểu tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão. d) Hiểu khái quát đặc điểm của lũ, lụt, bão, thiên tai ở Việt Nam và những chủ trương, biện pháp phòng, chống của cấp Trung ương và địa phương; hiểu rõ các loại hình thiên tai thường gặp trên địa bàn được giao quản lý. đ) Nắm được khái quát hiện trạng công trình đê điều thuộc phạm vi, địa bàn quản lý. Hiểu và nắm vững hiện trạng công trình đê điều thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý. g) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Theo đó, kiểm soát viên trung cấp đê điều cần đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Điều 14 như trên. Ngạch công chức kiểm soát viên trung cấp đê điều cần đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo như thế nào? (Hình từ Internet)
Chức trách và nhiệm vụ ngạch công chức kiểm lâm viên chính ra sao?
[]
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định về chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức kiểm lâm viên chính, theo đó: Kiểm lâm viên chính 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong cơ quan kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc ở địa phương tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên phạm vi toàn quốc và cấp tỉnh. 2. Nhiệm vụ a) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai và thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các phương án, chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực công tác được phân công; phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện. c) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao. d) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc có quy mô lớn và có tính chất phức tạp. đ) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức và hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ kiểm lâm và tham mưu đề xuất các biện pháp công tác nhằm đảm bảo tổ chức chặt chẽ, có hiệu lực và hiệu quả. e) Phối hợp công tác với công chức thuộc cơ quan liên quan (chấp hành pháp luật, nghiên cứu, quản lý) triển khai thực hiện công tác và quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng. g) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản. h) Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên ngành kiểm lâm; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm. i) Nghiên cứu và phân tích hoạt động kiểm lâm trên toàn quốc và các tỉnh có diện tích rừng lớn, đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả công tác kiểm lâm. k) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
31