title
stringlengths
2
214
summary
stringlengths
1
2k
category
stringclasses
5 values
content
stringlengths
4
32.6k
Gỗ Trường Thành sắp biến mất trên thị trường
Gỗ Trường Thành dự kiến sẽ đổi tên thành Công ty Cổ phần Toto Furniture với tên viết tắt là Toto; mã chứng khoán vẫn không thay đổi là TTF. Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp này dự kiến sẽ sáp nhập với một doanh nghiệp 'có năng lực cùng ngành' khác để thực hiện tái cơ cấu.
Kinh tế
Sẽ đổi tên Gỗ Trường Thành thành Công ty CP Toto Furniture với tên viết tắt là Toto. Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã chứng khoán TTF) vừa công bố tài liệu dự kiến trình Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường vào ngày 25.10 tới với khá nhiều nội dung quan trọng, trong có việc đổi tên doanh nghiệp và sẽ sáp nhập với 1 doanh nghiệp khác, tuy nhiên tên doanh nghiệp sẽ sáp nhập này chưa được công bố. Cụ thể, Gỗ Trường Thành dự kiến sẽ đổi tên thành Công ty Cổ phần Toto Furniture với tên viết tắt là Toto; mã chứng khoán vẫn không thay đổi là TTF. Sau khi đổi tên, Gỗ Trường Thành sẽ phát hành khoảng 100 triệu cổ phiếu mới tương ứng giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng nhằm hoán đổi cổ phần với công ty sáp nhập, để tăng vốn điều lệ từ 2.146 tỷ đồng hiện nay lên 3146 tỷ đồng. Tỷ lệ hoán đổi sẽ được xác định trên cơ sở so sánh mức giá được xác định theo các phương pháp cho cổ phiếu TTF và Công ty sáp nhập. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, công ty mới sẽ giữ nguyên thành phần và nhiệm kỳ của HĐQT, Ban kiểm soát trực thuộc HĐQT như hiện tại. Dự kiến, ĐHCĐ bất thường lần này cũng thông báo về tình hình vụ án liên quan tới ông Võ Trường Thành và Võ Diệp Văn Tuấn. Trước đó, hồi tháng 6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với ông Võ Trường Thành và Võ Diệp Văn Tuấn về tội "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán". Ngoài ra, HĐQT Gỗ Trường Thành cũng trình ĐHCĐ thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với ông Hà Hoàng Thế Quang theo nguyện vọng cá nhân của ông Quang từ ngày 6.9.2018. Đồng thời, thông qua việc bổ nhiệm ông Nguyễn Trọng Hiếu thay thế giữ chức vụ Thành viên HĐQT TTF nhiệm kỳ 2017 - 2021 kể từ ngày 6.9.2018. Cổ phiếu Gỗ Trường Thành đã có 3 phiên liên tiếp tăng trần. Như vậy, nếu các nội dung này được đại hội thông qua, Gỗ Trường Thành sẽ có những thay đổi lớn nhằm tái cấu trúc toàn diện sau nhiều năm chìm trong nợ nần và thua lỗ. Tính đến hết quý 2.2018, Gỗ Trường Thành tiếp tục báo lỗ sau thuế của công ty mẹ 685 tỷ đồng sau soát xét, nâng tổng lỗ lũy kế đến 30.6.2018 lên gần 2.100 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của TTF cũng giảm mạnh, chỉ còn chưa đến 100 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ 2.146 tỷ đồng. Tổng tài sản còn gần 3.300 tỷ đồng, giảm gần 900 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả ngắn hạn của nhóm Công ty đã vượt 100 tỷ đồng so với tổng tài sản ngắn hạn. Trước kết quả kinh doanh bết bát này, kiểm toán đã đặt nghi ngờ về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến khả năng hoạt động liên tục của nhóm Công ty. Trên thị trường chứng khoán cổ phiếu TTF đã có 3 phiên tăng trần liên tiếp trong 3 phiên gần nhất, tuy nhiên, giá trị cổ phiếu TTF chỉ ở mức 5.150 đồng/CP. Quốc Hải.
Nhờ nông nghiệp, VN ít ảnh hưởng về suy thoái và khủng hoảng tài chính
Đó là nhận định của ông Lại Xuân Môn - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) - trong chuyến công tác tại các doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho phát triển nông nghiệp trong chuyến thăm và làm việc tại TP.HCM.
Kinh tế
Sáng nay (21.6), đoàn công tác của T.Ư Hội NDVN do Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn dẫn đầu đã về thăm và làm việc tại Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo). Tại buổi làm việc, ông Lê Cự Tân - Chủ tịch HĐQT PVFCCo - cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây cũng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân như: Biến đổi khí hậu khiến người nông dân giảm đầu tư cho ruộng vườn; cạnh tranh từ các DN nước ngoài khi thuế suất nhập khẩu chỉ 0%; tình hình phân bón giả tràn lan trên thị trường. Công ty PVFCCo tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn và Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý. Dù vậy, với quãng thời gian hơn 12 năm xây dựng và trưởng thành, PVFCCo đã khẳng định được thương hiệu của mình với người nông dân khắp cả nước. Hiện tại, hệ thống sản xuất Ure của PVFCCo đã khấu hao hết nên có thể tự tin cạnh tranh về giá cả với bất cứ DN cùng ngành nào. Đặc biệt, chúng tôi là đơn vị đứng đầu trong hệ thống chế biến khí với khoảng gần 50% cán bộ khai thác sử dụng công nghệ khí của các đơn vị khác đều do chúng tôi đào tạo và cung cấp - ông Tân nói. Đánh giá cao nỗ lực vượt khó của PVFCCo, Chủ tịch Lại Xuân Môn cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, công ty vẫn giữ vững và duy trì tăng trưởng sản xuất kinh doanh mức cao; đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 1.500 cán bộ công nhân viên và người lao động là điều hết sức đáng trân trọng. Chủ tịch Lại Xuân Môn phát biểu ý kiến tại buổi gặp gỡ. Đặc biệt, thay mặt cho T.Ư Hội và người nông dân khắp cả nước, ông Môn ghi nhận và cảm ơn những nỗ lực, đóng góp của PVFCCo với các hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ bà con nông dân cả nước, cũng như phối hợp hoạt động cùng T.Ư Hội và các hội viên trong những năm qua. Ông Môn cho rằng, nông dân là lực lượng đã có đóng góp rất lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu, nông nghiệp luôn là trụ đỡ, hỗ trợ đắc lực cho công nghiệp và dịch vụ. Nhờ nông nghiệp, Việt Nam ảnh hưởng rất ít về suy thoái và khủng hoảng tài chính so với các nước khác. "Hiện nay, nông nghiệp - nông dân vẫn đảm bảo cho đất nước ổn định, góp phần đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh. Là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp ND, Hội NDVN mong muốn PVFCCo nói riêng, các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón nói chung, tiếp tục đồng hành với bà con ND bằng việc cung ứng các sản phẩm phân bón chất lượng và có chính sách hỗ trợ tốt nhất giúp bà con có thêm động lực an tâm sản xuất - ông Môn nhấn mạnh. Tiếp thu các ý kiến của Chủ tịch Lại Xuân Môn, Chủ tịch HĐQT PVFCCo Lê Cự Tân bày tỏ, là DN sản xuất kinh doanh phân bón có uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, PVFCCo đã sản xuất và cung ứng cho đồng ruộng Việt Nam hàng chục triệu tấn phân bón các loại, sát cánh cùng ND cả nước làm nên những cánh đồng tươi tốt, những mùa vàng bội thu. Dù vậy, PVFCCo vẫn duy trì mục tiêu tăng trưởng tốt nhất, không chỉ đảm bảo cuộc sống của đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức của tổng công ty mà bên cạnh đó sẽ tìm ra các giải pháp kinh doanh tốt nhất để góp phần giảm giá thành sản phẩm cho ND. Chủ tịch Lại Xuân Môn tặng tranh kỷ niệm cho Chủ tịch HĐQT PVFCCo Lê Cự Tân (bên phải). PVFCCo cam kết thời gian tới sẽ nỗ lực nghiên cứu để sản xuất ra những sản phẩm phân bón có chất lượng tốt nhất, đưa ra những phương pháp chăm sóc cây trồng hiệu quả nhất với giá thành tốt nhất để giúp bà con tăng sản lượng trong sản xuất nông nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh khi tham gia chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh hội nhập như hiện nay - ông Tân khẳng định.
Giá vàng cuối tuần phục hồi
TPO - Giá vàng trong nước cuối tuần bất ngờ tăng mạnh hơn 300.000 đồng/lượng. Tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh), giá SJC lúc 16 giờ 30 được niêm yết ở mức 32,32 – 32,42 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), tăng 320.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.
Kinh tế
Vàng miếng hiệu rồng Thăng Long của công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu tại Hà Nội cùng thời điểm mua vào 32,33 triệu đồng/lượng, bán ra 32,45 triệu đồng/lượng. Trên thị trường thế giới, sau khi giảm mạnh nhất từ tháng 7 đến nay, giá vàng đã phục hồi do đồng USD tiếp tục trượt giá. Tiền tệ Mỹ một lần nữa lại giảm xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua so với đồng JPY, sau khi Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp và thị trường lao động tháng 9 chưa có dấu hiệu cải thiện, khiến giới đầu tư lo ngại. Giá vàng giao sau tháng 12 đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại New York, Mỹ, phục hồi 10,30USD, tương đương 0,8% lên 1.345,30USD/Oz, trong khi giá vàng giao ngay trên biểu đồ Kitco chốt phiên Mỹ đạt 1.347USD/Oz. Tính từ ngày 14-9 đến nay, kim loại quý đã 14 lần chạm mức kỉ lục. đà tăng của vàng vẫn chưa dừng lại, do khả năng mất giá của đồng USD là rất lớn, Matthew Zeman, một chuyên gia tại LaSalle Group, Chicago, Mỹ, nhận định.
Ngôi làng nhan nhản giám đốc, tỉ phú
Khoảng 500 hộ buôn bán lớn có hàng chục, hàng trăm tỷ trở lên - một điều đáng kinh ngạc với một ngôi làng trước đây còn phải chạy ăn từng bữa.
Kinh tế
Biểu tượng sự giàu có của dân làng tỉ phú. Xét về độ giàu có, làng Đồng Kỵ quả thực đúng là một làng tỉ phú bậc nhất của đồng bằng Bắc Bộ. Hầu hết những gia đình mở Công ty, hay hợp tác làm đồ gỗ đều có tiền tỉ trong nhà. "Đặc sản" đồ gỗ giả cổ. Trước đây, ngôi làng Đồng Kỵ ở đất Kinh Bắc vốn có tên là làng Cời nổi tiếng với nghề mộc, thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn nay là một phường thuộc thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh). Thuở ấy, dân làng Cời đói kém, phải chạy ăn từng bữa, đất làm ruộng ít, làm nông nghiệp nếu mưa thuận gió hòa cũng chỉ đủ ăn, còn lỡ phải năm mùa màng thất bát thì cơm chẳng có mà ăn. Để nuôi sống một gia đình là một điều cực kì chật vật. Thấy không thể sống nếu chỉ trông chờ vài ba sào ruộng, sẵn có nghề mộc truyền thống, những người đàn ông trong làng đã bảo nhau dựa vào nghề của ông cha để lại làm kế sinh nhai. Đồ gỗ giả cổ là "đặc sản" của làng Đồng Kỵ. Từ đó, dân làng Cời đi khắp thiên hạ để đóng thuê tủ, giường, nhà, cửa Cứ thế, các thế hệ tiếp nối nhau, thường con trai cứ đến tuổi trưởng thành lại được học nghề, rồi theo cha chú rong ruổi khắp nơi. Đàn bà trong làng thì tìm mối đặt hàng rồi buôn chuyến ra Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. Cần cù làm lụng, những người dân làng Cời cũng được đền đáp xứng đáng, từ khoảng sau 1975 khi họ nam tiến, thấy nhu cầu về đồ gỗ cổ của người dân ở đây rất lớn nên người dân đã bảo nhau thu gom, mua lại đồ gỗ cổ ở các nơi rồi chở vào bán. Tuy nhiên, bán nhiều cũng đến lúc phải hết, người Đồng Kỵ với tay nghề mộc khéo léo vốn có đã nghĩ ra cách làm đồ gỗ giả cổ y như thật. Kết quả ngoài sự mong đợi, những người khách hàng khi thấy sản phẩm do bàn tay người Đồng Kỵ làm ra thật quá khéo léo ai nấy cũng đều ưng ý và trả với giá cao. Bắt đầu từ đó, nghề mộc của làng Đồng Kỵ bước vào một thời đại hoàng kim phát triển rực rỡ. Nhan nhản tỉ phú, giám đốc. Đến hiện tại, nhìn ngôi làng Cời xưa đã thay da đổi thịt đến ngỡ ngàng. Khó có thể tìm thấy được những nét xưa cũ của một ngôi làng cổ nằm soi mình xuống dòng Ngũ Huyện Khê thơ mộng ngày nào. Các dãy nhà tầng cao chót vót nối nhau san sát như những bức tường thành chạy dài trên suốt con đường làng đã trải nhựa trơn tru, bóng mượt. Những chiếc ô tô tải lớn, nhỏ nối đuôi nhau đến mua hàng, khiến cho con đường làng vốn rộng trở nên nhỏ bé, chật chội. Vào các gia đình trong làng, không khí làm việc khẩn trương, cả chủ lẫn thợ đều tất bật. Ông Nguyễn Văn Mạnh, một trong những người làm nghề mộc lâu năm ở làng Đồng Kỵ nói rằng Nghề làm gỗ mỹ nghệ ở đây là cha truyền con nối. Ông cũng không nhớ rõ người làng làm gỗ mỹ nghệ từ bao giờ, chỉ biết những đứa trẻ mới lớn đã được bố mẹ dạy cho cách đục đẽo, chạm trổ. Hiện nay, trong làng, vẫn giữ được ngôi đền cổ hơn 300 năm tuổi, được làm bằng gỗ với những đường nét chạm khắc tinh xảo, do 36 người thợ của làng tạo nên. Theo như ông Mạnh nói thì đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ được làm hết sức khéo léo, cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu, làm đồ ngang (xẻ gỗ thành tấm theo kích cỡ đã định trước) đến khâu chạm khắc và hoàn thiện. Người thợ với đôi bàn tay khéo léo tỉ mỉ chạm khắc những nét hoa văn độc đáo hay hình những con rồng, con phượng, tạo thành những sản phẩm gỗ mỹ nghệ có đường nét tinh xảo. Đặc biệt, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thường được làm theo mẫu mã cổ nên có sức hút lớn đối với khách hàng. Khi làng nghề ngày một phát triển thì mô hình kinh tế hộ gia đình trở nên chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu đi lên của làng nghề. Nhiều gia đình trong làng đã chuyển từ sản suất quy mô nhỏ thành các công ty với quy mô lớn. Ngôi làng Cời chạy ăn từng bữa ngày nào giờ đã trở thành làng tỉ phú của miền Bắc. Đến nay, cả phường Đồng Kỵ đã có gần 400 công ty, hợp tác xã chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Cứ khoảng 10 hộ có một giám đốc, có gia đình cả bố lẫn con đều là giám đốc. Bởi vậy, những người làng bên hay gọi làng Đồng Kỵ là làng giám đốc. Không chỉ có tiếng, Đồng Kỵ còn có miếng, xét về độ giàu có thì quả thực đây đúng là một làng tỉ phú bậc nhất của đồng bằng Bắc bộ. Hầu hết những gia đình mở Công ty, hay hợp tác làm đồ gỗ đều có từ vài trăm triệu đến vài tỷ trong nhà. Hiện tại, hơn 60% sản phẩm gỗ mỹ nghệ của dân làng Cời được tiêu thụ ở thị trường Đông Nam Á và một số nước ở châu Âu.
Hóc búa bài toán vốn với doanh nghiệp BĐS
(ĐTCK-online) Chủ trương siết tín dụng phi sản xuất của Ngân hàng Nhà nước đang khiến các doanh nghiệp BĐS chịu áp lực lớn về vốn vay và lãi suất. Trong khi đó, sự èo uột của TTCK khiến huy động vốn qua kênh này gặp khó khăn. Nhiều phương án phát hành ngay khi công bố đã thấy rõ khó có thể thành công. Đẩy mạnh bán hàng những sản phẩm đã đủ điều kiện đang là hướng đi được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và điều này hứa hẹn thêm nhiều lợi thế cho người mua.
Kinh tế
Nhìn vào bức tranh tài chính của CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) có thể thấy điểm yếu về dòng tiền, trong khi cùng một lúc doanh nghiệp triển khai nhiều dự án, cần vốn lớn. Theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp này, tính đến 31/12/2010, số tiền vay ngắn hạn cộng nợ dài hạn phải trả của OGC là 402 tỷ đồng; các khoản phải trả, phải nộp khác là 1.946 tỷ đồng; vay dài hạn phải trả sau 2 - 5 năm kể từ năm 2010 là 795 tỷ đồng. Cuối quý I vừa qua, HĐQT OGC đã thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi nhằm huy động 1.000 tỷ đồng. Trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng. Ngày phát hành 12/4/2011, ngày đáo hạn 12/4/2014. Lãi suất trái phiếu 12% trong năm đầu tiên và lãi suất các năm tiếp theo không ít hơn 10%/năm và ít nhất bằng lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước vào ngày thanh toán lãi. Trái phiếu sẽ được đáo hạn và chuyển đổi với giá 22.000 đồng/CP. Tiền thu được từ phát hành trái phiếu được sử dụng cho các dự án bất động sản như Starcity Center và hoạt động khác. Ở thời điểm phát hành, thị giá cổ phiếu OGC đạt xấp xỉ 19.000 đồng/CP. Không thấy Công ty công bố kết quả đợt phát hành, song nhà đầu tư thắc mắc, với giá chuyển đổi theo phương án của OGC cao hơn thị giá gần 14% như vậy, không rõ nhà đầu tư nào mạnh dạn tham gia? Nhiều nhà đầu tư cũng tỏ ra chưa yên tâm khi trong Báo cáo kiểm toán 2010, Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam, đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính của OGC lưu ý, OGC đã ghi nhận trước doanh thu, lợi nhuận. Cụ thể, OGC đã ghi nhận doanh thu, giá vốn chuyển nhượng bất động sản phát sinh từ các hợp đồng góp vốn đầu tư và chia sẻ sản phẩm bất động sản với các nhà đầu tư khác vào báo cáo tài chính năm kết thúc ngày 31/12/2010. Tại ngày lập báo cáo, các hợp đồng trên vẫn đang được thực hiện và chưa chuyển sang hình thức mua bán bất động sản theo các quy định hiện hành (Nghị định 71). Tương tự, tại thời điểm 31/12/2010, tổng dư nợ của CTCP Sông Đà Thăng Long (STL) là trên 5.317 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 2.786,7 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của STL chỉ hơn 225 tỷ đồng. Dòng tiền và áp lực trả nợ vay là nội dung được đề cập nhiều tại ĐHCĐ của Công ty cuối tuần qua. Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch HĐQT STL cho biết, năm 2011, Công ty đặt kế hoạch trả khoảng 60% nợ. Trước thực tế khó khăn như vậy, một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để củng cố dòng tiền là tập trung đưa sản phẩm ra bán. Năm 2011, CTCP Phát triển đô thị hạ tầng Dầu khí (PTL) đặt kế hoạch doanh thu 2.000 tỷ đồng, tăng 106% so với mức thực hiện của năm 2010, lợi nhuận sau thuế 206.87 tỷ đồng, tăng 19%. Ông Bùi Minh Chính, Tổng giám đốc PTL cho biết, theo thông báo mới nhất của ngân hàng, lãi vay áp dụng với Công ty là 20%/năm, trước đó là 18,5%/năm. Năm 2011, cơ cấu doanh thu sẽ đến từ các dự án chính của Công ty như Trung tâm thương mại tài chính Dầu khí Phú Mỹ Hưng, Chung cư Petroland quận 2, Chung cư Mỹ Phú, Sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh, Chung cư Thăng Long, Khu đô thị mới Dầu khí Vũng Tàu, Chung cư Huỳnh Tấn Phát Theo ông Chính, tình hình lãi suất cao như hiện nay, PTL cũng như những doanh nghiệp trong ngành bất động sản khác đều gặp khó khăn, nếu không tính toán kỹ đầu tư dự án khó có lợi nhuận. PTL sẽ rà soát lại và thắt chặt những dự án đầu tư bằng vốn vay, đồng thời đẩy nhanh các dự án sắp cho ra sản phẩm để mang về doanh thu cho Công ty. Lãnh đạo CTCP Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI) cũng chia sẻ quan điểm sẽ đẩy mạnh các dự án đang kinh doanh và sắp ra sản phẩm để đảm bảo nguồn doanh thu. BCI đặt kế hoạch doanh thu 1,284 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2010, song lợi nhuận sau thuế chỉ là 304 tỷ đồng, tăng nhẹ 7%. Đặt lợi nhuận khiêm tốn như vậy vì BCI nhận định thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, doanh thu phụ thuộc vào diễn biến thị trường. Trong khi đó, các chi phí từ nguyên vật liệu tăng mạnh làm cho biên lợi nhuận giảm xuống. Do đó, lợi nhuận sẽ không tăng đều với doanh thu.
Ấn Độ sắp thay Trung Quốc làm cỗ máy tăng trưởng kinh tế
Theo hãng Deloitte, Ấn Độ đang nổi lên với vị trí siêu cường kinh tế một phần nhờ dân số trẻ, trong khi Trung Quốc và các nước được mệnh danh là con hổ châu Á thì già đi nhanh chóng.
Kinh tế
Ảnh: Bloomberg. Hãng tin Bloomberg trích số liệu của Deloitte công bố hôm nay 18.9 cho hay số dân từ 65 tuổi trở lên ở châu Á sẽ tăng từ 365 triệu người ở mức hiện nay lên hơn nửa tỉ người trong năm 2027, chiếm 60% dân số trong độ tuổi này trên toàn cầu vào năm 2030. Ngược lại, Ấn Độ sẽ thúc đẩy làn sóng tăng trưởng lớn thứ ba ở châu Á, theo sau Nhật Bản và Trung Quốc, với số lao động có thể tăng từ 885 triệu người lên 1,08 tỉ người trong 20 năm tới và luôn giữ số lượng lao động trên mức này trong nửa thế kỷ. Ấn Độ sẽ chiếm hơn nửa mức tăng lao động châu Á trong thập niên tới, song đây không chỉ là câu chuyện về việc số lao động đi lên. Dàn lao động mới sẽ được đào tạo và giáo dục tốt hơn so với lực lượng lao động hiện tại của Ấn Độ, nhà kinh tế Anis Chakravarty thuộc hãng Deloitte India cho hay. Ông Anis Chakravarty cho biết thêm tiềm năng kinh tế sẽ đi lên cùng với đó nhờ mức tăng tỷ lệ phụ nữ trong lực lượng lao động, mức tăng kỹ năng và khả năng làm việc lâu dài hơn. Giới doanh nghiệp sẽ hưởng lợi lớn từ các yếu tố này. Ấn Độ không phải là nền kinh tế duy nhất ở châu Á có tương lai tươi sáng. Indonesia và Philippines cũng có dân số tương đối trẻ và sẽ tăng trưởng tương tự. Bức tranh kinh tế Ấn Độ cũng không phải là không có vấn đề. Nếu nước này không có cách giúp thúc đẩy và duy trì tăng trưởng, dân số bùng nổ sẽ khiến nền kinh tế đối mặt với tình trạng thất nghiệp và bất ổn xã hội. Ngược lại với Ấn Độ, Deloitte nêu tên các nước và vùng lãnh thổ sẽ chịu thách thức lớn nhất từ tình hình già hóa dân số. Đó là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và New Zealand. Với Úc, báo cáo của Deloitte cho hay tác động của tình trạng này sẽ vượt cả mức độ tác động ở Nhật Bản, quốc gia vốn trải qua hàng thập niên chật vật với vấn đề lão hóa dân số. Dù vậy nhờ chính sách chào đón người nhập cư, nguy cơ Úc suy thoái kinh tế vì dân số già giảm trong nhiều thập niên tới. Trải nghiệm của kinh tế Nhật cho thấy các nước sẽ có thêm nhiều cơ hội từ chính tình trạng già hóa dân số. Đơn cử, nhu cầu trong các lĩnh vực như điều dưỡng, hàng hóa tiêu dùng cho người cao tuổi, nhà ở và cơ sở hạ tầng xã hội phù hợp với người già, chương trình quản lý tài sản và bảo hiểm tăng cao. Tuy nhiên, châu Á vẫn cần điều chỉnh ít nhiều để xoay sở với thực tế mới. Thu Thảo.
Sự dũng cảm của nữ doanh nhân quyền lực - bà Mai Kiều Liên
Sự kiện tôn vinh “50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”​ do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào ngày 16-6-2016 có sự xuất hiện của bà Mai Kiều Liên. Chia sẻ
Kinh tế
Người phụ nữ này được biết đến với vai trò lãnh đạo quyền lực cao nhất của Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM), đơn vị đã liên tục trụ hạng trong Top 50 và dẫn đầu về tăng trưởng bền vững trong suốt 5 năm qua (2011-2015). Sự xuất hiện trước công chúng của bà Liên là hiếm hoi, trái ngược với rất nhiều những giải thưởng tôn vinh mà Vinamilk đón nhận trong suốt lịch sử phát triển 40 năm của công ty này. Giai đoạn kinh tế 5 năm (2011-2015) ghi nhận khá nhiều biến động trong các ngành nghề, nhưng lại ổn định trong 2 ngành thực phẩm và dược phẩm. Cùng với Vinamilk thì 2 công ty Dược Hậu Giang và Dược Traphaco cũng tỏa sáng trong nhiều năm qua và liên tiếp giữ các vị trí tốp đầu bảng xếp hạng, nhờ tài lãnh đạo của bà Phạm Thị Việt Nga (Dược Hậu Giang) và bà Vũ Thị Thuận (Traphaco). Ba công ty trên có nhiều điểm chung, nhưng đáng lưu ý nhất là đều được dẫn dắt bởi 3 người phụ nữ có tư duy quản trị kỹ trị lẫn nhân trị hài hòa, sâu sắc. Tuy nhiên, trong từng mô hình doanh nghiệp khác nhau, dưới sự lèo lái của các nữ tướng này, lại có những chiến lược và bài học thành công khác nhau. Khuôn khổ chuyên đề này sẽ đề cập đến 3 điểm mạnh nhất trong chiến lược của mỗi công ty. Và chính những điểm mạnh này đã góp phần đưa các công ty tăng trưởng vượt trội và hướng đến bền vững. Vinamilk: Quyền lực thị trường tối thượng. Nếu bạn là đại lý kinh doanh hàng thực phẩm, bạn không thể không bán sữa Vinamilk, bởi cho dù muốn hay không, người tiêu dùng cũng sẽ hỏi mua sản phẩm này. Sau 40 năm, một công ty Việt Nam với doanh thu 40.223 tỉ đồng, lợi nhuận 7.700 tỉ đồng (2015) đã tạo nên sự ngạc nhiên lớn. Nhưng còn ngạc nhiên hơn nữa khi Công ty đã chiếm lĩnh thị trường, tạo nên một quyền lực phân phối đáng mơ ước: 53% thị phần sữa nước, 84% thị phần sữa chua, 80% thị phần sữa đặc và trị vì trong cả 3 hình thức phân phối là bán buôn, bán lẻ (212.000 điểm bán lẻ) và cửa hàng phân phối chính chủ trực tiếp (575 cửa hàng). Mỗi kênh phân phối đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Xét về chi phí, gần 600 cửa hàng chính chủ mang tên Vinamilk ra đời vài năm gần đây (chưa có tiền lệ trong ngành sữa) tuy đầu tư khá tốn kém nhưng lại là nơi quảng bá rất tốt thương hiệu Vinamilk. Đồng thời, sự đầu tư này cũng hợp lý khi công ty cần có một nơi để trưng bày tất cả sản phẩm của họ (được biết, Vinamilk có đến hơn 200 đơn vị sản phẩm khác nhau, từ sữa đến các thức uống giải khát). Một đối thủ khác của Vinamilk là tân binh TH True Milk cũng song hành theo chiến lược phân phối này nhưng có thể TH True Milk sẽ phải đối mặt với thách thức lớn về kinh nghiệm quản trị phân phối trực tiếp, cũng như số lượng chủng loại sản phẩm còn khiêm tốn. Giữa lúc người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm ngoại thì bài học phát triển kênh phân phối của Vinamilk cho thấy khối nội hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường Việt bằng sự tận tụy và kiên nhẫn. Bên cạnh việc xác lập hệ thống phân phối chuẩn ngay từ đầu, các nhà lãnh đạo Vinamilk còn được biết đến là những tay chơi chuyên nghiệp trong các hoạt động tiếp thị marke tin g. Không chỉ xây dựng mô hình phân phối trực tiếp để vừa bán hàng, vừa làm marketing như vừa phân tích, lịch sử Vinamilk đã ghi nhiều dấu ấn vượt trội trong các hoạt động tiếp thị. Trước hết, thông qua các hoạt động quảng cáo với ngân sách thuộc tốp 3 ngành hàng tiêu dùng (bên cạnh ông lớn quốc tế Unilever), cộng với các chương trình CSR bom tấn như Quỹ sữa vươn cao Việt Nam, sữa organic, Vinamilk đã thay đổi quan điểm cho rằng sữa ngoại tốt hơn sữa nội xuyên suốt giai đoạn 2006-2009. Bằng hàng loạt những phương pháp chứng minh khoa học được Vinamilk đưa ra, lần đầu tiên sữa nội được khẳng định là có chất lượng không thua kém bất kỳ sữa ngoại. Các chiến dịch marketing của Vinamilk mang nhiều thông điệp nhân văn, tạo nên sự tin tưởng lớn mạnh của người tiêu dùng về công ty này. Nó cũng góp phần rất quan trọng trong việc hiện thực hóa giấc mơ doanh thu hàng tỉ USD của Công ty suốt một thập kỷ qua. Sự dũng cảm của CEO. Sự thành công của Vinamilk gắn liền với vai trò lãnh đạo của bà Mai Kiều Liên. Nữ thuyền trưởng này đã chứng minh những quyết định của bà luôn mang về lợi ích tốt đẹp cho công ty. Có một giai đoạn trong thập kỷ vừa qua, Vinamilk lấn sân ngành bia và cà phê. Tuy nhiên, khác với mảng sữa, Công ty không thể đẩy hai loại thức uống này lên. Việc rời sân sớm các mảng kinh doanh bia và cà phê đã cho thấy sự dũng cảm của vị thuyền trưởng này. Việc từ bỏ vùng đất không thuộc về mình và tập trung trở lại lĩnh vực cốt lõi đã giúp Công ty tăng trưởng bứt phá. Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Sự dũng cảm và quyết đoán của bà Liên còn được chứng minh trong chiến lược toàn cầu hóa. Sân chơi trong nước đã trở nên nhỏ bé và bà Liên đang gặt hái những thành tựu đầu tiên khi quyết định đầu tư quốc tế, để hướng đến trở thành 1 trong 50 công ty sữa tốp đầu thế giới năm 2017. Vinamilk hiện đã xác định được 3 vùng đất mới cần khai phá ở 3 châu lục khác nhau, bằng cách xác lập mối quan hệ với các nhà máy sữa ở địa phương như Driftwood (Mỹ), New Zealand và mở văn phòng đại diện ở Ba Lan để làm bàn đạp tiến vào châu Âu. Tháng 5 vừa qua, Vinamilk đã khai trương nhà máy sữa ở Campuchia và trở thành công ty sữa nước ngoài đầu tiên tại nước bạn, tạo được tiếng vang trên toàn Đông Nam Á. Một sự dũng cảm khác có thể thấy ở nữ lãnh đạo này là năng lực cân bằng lợi ích trong một công ty nhà nước cổ phần hóa, khi phần góp vốn nhà nước còn chiếm tỉ lệ cao và cơ chế tư nhân chưa được giải phóng hoàn toàn. Dù vậy, các quyết định của bà vẫn duy trì quan điểm lợi ích thuộc về cổ đông và người nông dân. Vinamilk được biết đến là công ty có chiến lược chi trả cổ tức hợp lý, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, tiên phong hàng bình ổn giá, cấp tiến trong việc làm ăn và giao thương quốc tế. Nếu phân tích lợi ích mà Công ty mang lại cho các bên liên quan sẽ thấy, công ty này đã trả cổ tức hơn 6.000 tỉ đồng cho cổ đông, hỗ trợ 25 tỉ đồng cho các hoạt động cộng đồng, giao dịch với các nhà cung ứng hơn 26.000 tỉ đồng, nộp ngân sách quốc gia gần 4.000 tỉ đồng. Nguồn lực tinh nhuệ. Tầm nhìn của CEO Mai Kiều Liên đã được hiện thực hóa bởi một nguồn nhân lực tinh nhuệ. Bên cạnh bà Liên là gần 10 nhà lãnh đạo trực tiếp điều hành các hoạt động mỗi ngày, phần lớn trong số họ được đào tạo quốc tế và kinh qua các vị trí lãnh đạo trong các tập đoàn đa quốc gia và một số khác đã gắn bó với Công ty khá lâu. Đánh giá về nguồn lực tổng quan, Vinamilk đã thực hiện tổ chức khảo sát ý kiến nhân viên hằng năm và cho thấy năm 2015, mức độ hài lòng của hàng ngàn nhân viên về Công ty là 87,7%, trong đó môi trường làm việc (90,2%), lương và phúc lợi (86,3%), văn hóa (88%), đào tạo phát triển (81,5%). Đặc biệt nhìn vào Vinamilk có thể thấy nhiều chương trình quản trị viên tập sự chuẩn mực, tương tự những công ty quốc tế. Tỉ lệ thôi việc tại công ty này chỉ khoảng 6%. Vinamilk cho rằng, đây là tỉ lệ lý tưởng cho thấy sức khỏe nguồn nhân lực của họ đang duy trì lành mạnh, ít biến động, dù rằng họ vẫn liên tục tìm kiếm các tài năng mới. Bà Liên quan điểm về văn hóa công ty như sau: chặt chẽ nhưng không cứng nhắc, linh hoạt nhưng không tùy tiện, hợp tác nhưng không thỏa hiệp. Bà Mai Kiều Liên: Vinamilk sẽ giảm giá thu mua sữa trong 3 năm tớiĐây là thông tin được bà Mai Kiều Liên Tổng giám đốc Vinamilk chia sẻ tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng đoàn kiểm tra Thành ủy. Theo Nhịp cầu đầu tư.
CPI tháng 8 giảm nhẹ
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2015 đã giảm 0,07% so với tháng trước và cùng tăng 0,61% so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến CPI tháng 8 năm nay khá đặc biệt bởi sau 13 năm, CPI mới lại giảm so với tháng trước.
Kinh tế
Tuy nhiên, điều này không gây nhiều bất ngờ với giới quan sát, bởi trong khi giá các mặt hàng thông thường ổn định thì diễn biến CPI từ đầu năm phụ thuộc khá nhiều vào các mặt hàng do nhà nước quản lý. Trong tháng 8, theo diễn biến chung của giá dầu thô thế giới, giá xăng dầu các loại bán lẻ trong nước được điều chỉnh khá mạnh (xăng giảm 1.440 đồng/lít, dầu diesel giảm 2.260 đồng/lít) khiến chỉ số giá nhóm giao thông giảm 2,12%, mức giảm mạnh nhất trong các nhóm. Theo dự báo, chỉ số giá nhóm giáo dục tiếp tục tăng trong tháng tới khi học phí của một số tỉnh và một số cấp học khác tiếp tục được điều chỉnh. Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá chung là vàng và Đô la Mỹ, trong đó chỉ số giá vàng giảm 3,92% và chỉ số đô la Mỹ tăng 0,31%. M.H.
VSP trên bờ vực mất hết vốn
(ĐTCK) Doanh thu đến từ việc bán lỗ tài sản, chi phí lãi vay tăng gấp 4 lần cùng kỳ.... VSP đang dần tiến tới ngõ cụt... âm vốn chủ sở hữu.
Kinh tế
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2012 của CTCP Vận tải biển và bất động sản Việt Hải (mã VSP) cho thấy, các dự án dang dở của Công ty hầu như dậm chân tại chỗ từ đầu năm nay. Trong khi đó, chi phí lãi vay lên tới 107,7 tỷ đồng trong quý này, gấp 4 lần cùng kỳ năm 2011, doanh thu đến từ việc bán lỗ tài sản. VSP đang dần tiến tới ngõ cụt âm vốn chủ sở hữu. Doanh thu đến từ bán tài sản. Theo báo cáo tài chính quý I/2012, VSP có 203,4 tỷ đồng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, thuyết minh lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính quý cho thấy, doanh thu này chủ yếu đến từ việc bán tài sản, là tàu, với tổng giá trị thu về gần 163,7 tỷ đồng. Chỉ 30,67 tỷ đồng doanh thu đến từ dịch vụ vận tải và 9 tỷ đồng đến từ bán hàng hóa. Với mức giá vốn hàng bán được ghi nhận lên tới 582,697 tỷ đồng, và khoản chi phí lãi vay trong kỳ 107,7 tỷ đồng cho hơn 1.800 tỷ đồng vay và nợ dài hạn, quý I/2012, VSP lỗ 492,176 tỷ đồng. Đây là khoản thua lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của VSP, lớn hơn rất nhiều so với vốn điều lệ 380,844 tỷ đồng. Phân tích cơ cấu chi phí của 3 hoạt động mang lại doanh thu cho VSP (chưa bao gồm chi phí lãi vay, chi phí quản lý) cũng cho thấy một bức tranh rất u ám của Công ty. Hoạt động bán hàng có doanh thu 9 tỷ đồng, nhưng giá vốn hàng bán hơn 9,557 tỷ đồng, hoạt động cung cấp dịch vụ mang lại doanh thu 30,67 tỷ đồng, nhưng có giá vốn lên tới 97,845 tỷ đồng. Riêng việc bán tàu ghi nhận con số lỗ lớn nhất. Giá trị sổ sách của tàu bán lên tới 475,3 tỷ đồng của VSP, nhưng khi bán đi chỉ thu được 163,7 tỷ đồng, tức chỉ còn xấp xỉ 1/3 giá. Trong khi đó, chi phí lãi vay gấp hơn 2,5 lần doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (không bao gồm doanh thu bán tàu). Nếu không cải thiện tình hình kinh doanh, càng hoạt động, VSP càng lỗ. Càng bán tàu, VSP càng phải ghi nhận khoản thâm hụt vốn chủ sở hữu dù về bản chất, việc bán tàu và ghi nhận thâm hụt vốn chủ sở hữu có thể chỉ là bút toán để NĐT nhận biết rõ ràng hơn về thực trạng của VSP. Hoạt động đầu tư đình trệ. Trong quý I/2012, hoạt động đầu tư các dự án của VSP hầu như đứng yên tại chỗ, ngoại trừ dự án Tổng kho Đình Vũ tiếp tục được giải ngân. Tổng giá trị giải ngân của VSP cho dự án này tính đến cuối quý I/2012 là 126,63 tỷ đồng, tăng gần 30,9 tỷ đồng so với cuối năm 2011. Dường như, VSP đang dồn toàn tâm toàn lực để triển khai dự án này. Với tình trạng này, nếu không có một đối tác lớn giúp cải thiện tình hình tài chính, thì các dự án của VSP có lẽ sẽ chỉ được hoàn thiện sau khi chúng được đổi chủ, bởi tình trạng hiện nay, VSP khó có khả năng kiếm tìm được nguồn vốn mới cho hoạt động kinh doanh, ngoại trừ bán tài sản. Vốn chủ sở hữu còn bao nhiêu? Bán tài sản là lối đi mà VSP đã làm và dự kiến sẽ phải tiếp tục. Nhưng, nếu bán tài sản đi, liệu VSP có thay đổi được tình trạng khó khăn tài chính của mình? Cuối quý I/2012, tài sản cố định hữu hình của Công ty còn hơn 1.138 tỷ đồng. Trong số này, phần lớn là tàu. Tại thời điểm cuối năm 2009, VSP chỉ có khoảng hơn 11 tỷ đồng là máy móc thiết bị, văn phòng; phương tiện vận tải chiếm hơn 99% tổng tài sản cố định hữu hình. Vốn chủ sở hữu của Công ty còn 478,771 tỷ đồng. Chỉ cần VSP bán thêm một nửa số tàu hiện còn với giá bằng 1/3 nguyên giá như đã làm trong quý I thì vốn chủ sở hữu của VSP có thể sẽ bị âm. Trong khi đó, chi phí lãi vay mỗi quý của VSP khoảng hơn 107 tỷ đồng. Không bán tàu, không hoạt động kinh doanh và không trích khấu hao, thì tình trạng kinh doanh hiện tại cũng có thể khiến VSP âm vốn chủ trong vòng 4 quý tới. Nếu bán tàu giá trị lớn như quý I/2012 với giá bán không được cải thiện, thì chỉ 1 quý nữa, VSP có thể sẽ có một báo cáo tài chính với vốn chủ về mức xấp xỉ 0 đồng. Vì vậy, không khó hiểu tại sao dù giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu VSP hơn 10.000 đồng, nhưng giá thị trường của VSP chỉ 1.900 đồng/cổ phiếu, tức bị chiết khấu tới hơn 80%. Nhưng nếu tình hình kinh doanh không được cải thiện, rất có thể, mức giá 1.900 đồng/cổ phiếu vẫn còn đắt. Ai là chủ nợ của VSP? Ngay cả khi bán tàu, tiền thu về của VSP cũng chỉ có thể trả lãi, chứ không đủ để thanh toán tiền gốc. Với số tiền nợ hơn 1.800 tỷ đồng, cơ hội để VSP trả nợ từ hoạt động kinh doanh chính gần như bằng 0. Trong khi đó, VSP còn tới 363,445 tỷ đồng là tiền lãi vay chưa trả. Con số này tương đương với chi phí lãi vay của khoảng 4 quý gần đây. Các chủ nợ sẽ phải làm gì, nếu muốn thu hồi tiền đã cho VSP vay? Bùi Sưởng. Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA BẠN. Tên của bạn. Email của bạn. Nhập mã.
Vietlott ra mắt sản phẩm xổ số tự chọn thứ hai Max 4D
Bên cạnh đó, công ty này vừa khai trương thêm hệ thống tại Đà Nẵng, mở rộng kinh doanh.
Kinh tế
Theo thông tin được báo Thanh niên đăng tải, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa khai trương thêm hệ thống kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán tại TP.Đà Nẵng, đồng thời ra mắt sản phẩm xổ số tự chọn số thứ hai Max 4D. Vietlott vừa phát hành thêm sản phẩm xổ số tự chọn mới. Sản phẩm này đồng loạt được phát hành tại 9 tỉnh, thành phố Vietlott đang triển khai kinh doanh: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Đà Nẵng. VnExpress cho biết, khác với Mega 6/45, xổ số Max 4D có giá trị giải thưởng cố định, không được cộng dồn mà tăng cấp số nhân theo mệnh giá vé hoặc số lần mua. Ngoài ra, Vietlott được quyền tạm ngừng bán những dãy số có lượng người mua quá nhiều trong cùng một kỳ quay số mở thưởng. Như vậy, tuy cách thức tương tự xổ số truyền thống, nhưng khách hàng được tự chọn một dãy số từ từ 0000 đến 9999. Vào thứ Ba, Năm, Bảy hằng tuần sẽ diễn ra kỳ quay số mở thưởng. Có 5 hạng giải có trị giá từ 100.000 đồng đến 15 triệu đồng, trùng khớp theo thứ tự. Với giá mỗi vé là 10 nghìn đồng, công ty sẽ trích 55% doanh thu mỗi kỳ để trả thưởng. Trong đó, chi phí trả thưởng giải nhất chiếm 15%. Tổng giám đốc Vietlott, ông Tống Quốc Trường cho biết loại hình xổ số Max 4D ra đời nhằm đa dạng hóa loại hình sản phẩm để đáp ứng nhu cầu giải trí của các phân khúc khách hàng, đặc biệt ở khu vực miền Bắc và miền Trung. NGỌC BÉ (Tổng hợp). Xem thêm video: Nguồn: Tinnhanhonline.vn.
Giải pháp phát triển ngành mây tre đan xuất khẩu
Để hàng mây tre đan Việt Nam vươn ra quốc tế, rất cần có một nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định. Trong khi đó, nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành mây tre đan xuất khẩu trong những năm qua chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch, quy mô nhỏ, sản lượng thấp, thường xuyên biến động... dẫn đến thời gian giao hàng, số lượng lẫn chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các đơn hàng lớn.
Kinh tế
Sản xuất ghế mây xuất khẩu ở làng Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế). Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN. Hiện nay, cả nước có khoảng trên 1.000 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng số các làng nghề trong cả nước. Riêng Hà Nội có 365 làng nghề và làng có nghề mây tre đan với gần 33.000 gia đình, gần 200 doanh nghiệp, hợp tác xã đang làm nghề, thu hút trên 100 nghìn lao với mức thu nhập bình quân đầu người đạt từ 35-40 triệu đồng/người/năm. Ngành hàng này không chỉ góp phần vào giá trị xuất khẩu mà còn tạo việc làm cho lao động nông thôn và người dân tộc thiểu số. Đến nay, các sản phẩm mây tre đan đã xuất khẩu trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới với kim ngạch xuất khẩu trung bình đạt trên 200 triệu USD/năm, chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong cả nước. Theo thông kế của Trademap (hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật về tình hình thương mại của các nước), thị phần mây tre đan Việt Nam trên thị trường thế giới mới đạt khoảng 3,37%. Trong đó, thị trường chủ đạo nhập khẩu mây tre lá của Việt Nam là Mỹ chiếm đến 20%, Nhật Bản chiếm 16% tổng giá trị xuất khẩu. Ông Hoàng Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Phát triển công nghiệp Hà Nội cho biết, một số thị trường mới nổi những năm gần đây như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga, Autralia đang có xu hướng nhập khẩu nhiều các mặt hàng mây tre đan từ Việt Nam. Đặc biệt, là Tây Ban Nha nhập khẩu các mặt hàng mây tre đan của Việt Nam tăng bình quân 13,2%, Trung Quốc tăng bình quân 40%/năm. Mặc dù cơ hội là rất lớn, nhưng khó khăn đối với các làng nghề, doanh nghiệp đấy chính là nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Theo bà Nguyễn Thị Lương, Công ty TNHH mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương, so với năm 2016 thì nguyên liệu đầu vào của ngành mây tre đan tăng lên nhiều. Cụ thể, đối với cây bượt năm 2017 so với năm 2016 tăng 15 nghìn đồng/kg, giá cây bèo tây cũng tăng 12 nghìn đồng/kg so với năm 2016, do đó các đơn hàng xuất khẩu đàm phán với khách gặp rất nhiều khó khăn. Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) cho hay, nếu như trước đây người dân chỉ cần vào rừng đã có thể lấy được mây, tre nứa tự nhiên, giá nguyên liệu thời điểm đó cũng chưa cao, chỉ khoảng 2.000 đồng/kg nguyên liệu. Thì hiện nay, giá nguyên liệu tăng lên gấp nhiều lần. Đây là yếu tố được xem là một khó khăn, thách thức rất lớn của các địa phương đang sản xuất mây tre đan, trong đó có Hà Nội. Ông Hoàng Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Phát triển công nghiệp Hà Nội cho biết, hiện nay, nguồn cung nguyên liệu chính cho các làng nghề mây tre đan của Hà Nội là từ các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và một phần nhập khẩu từ nước ngoài. Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Trung tâm dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), cùng đồng nghiệp nghiên cứu, thiết kế mẫu cho sản phẩm mới từ nguyên liệu truyền thống. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp sản xuất mây tre đan Hà Nội thì nguồn cung nguyên liệu đầu vào trong những năm qua chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch, quy mô nhỏ, sản lượng thấp, thường xuyên biến động, thiếu ổn định cả về thời gian giao hàng, số lượng lẫn chất lượng nguyên liệu. Điều này phần nào đã tác động không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là triển khai các đơn hàng lớn. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất do không tìm được nguồn cung nguồn nguyên liệu ổn định đã phải dừng một số đơn hàng xuất khẩu có giá trị lớn, không chỉ làm giảm doanh thu, thu nhập người động mà còn làm giảm doanh thu, thu nhập người lao động, giảm lòng tin, uy tín của doanh nghiệp đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Nhằm giúp các doanh nghiệp làng nghề mây tre đan Hà Nội tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu đầu vào và giúp các cơ sở sản xuất các tỉnh miền Trung tiêu thụ bán thành phẩm, sản phẩm ổn định, lâu dài, có chất lượng, Sở Công Thương Hà Nội trên cơ sở các chính sách hiện hành đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND các tỉnh, các sở, ban ngành và các cấp có liên quan của địa phương mình về các cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi. Đặc biệt là ưu tiên tạo vùng nguyên liệu, khai thác nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đối với ngành mây tre đan. Đồng thời, đề xuất với UBND thành phố có cơ chế đặc thù riêng, phù hợp với yêu cầu, thực tế để có thể hỗ trợ trực tiếp, bao tiêu sản lượng nguyên liệu, sản phẩm bán thành phẩm nhằm khuyến khích các địa phương quan tâm phát triển, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành mây tre đan Hà Nội. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng mây tre đan của Hà Nội cũng có thể liên kết đầu tư xưởng sản xuất ngay tại các địa phương của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh để tận dụng nguyên vật liệu, nhân công, giảm các chi phí và góp phần tạo nên được chuỗi cung cầu hoàn thiện và có hiệu quả. Theo các chuyên gia, ngoài việc đảm bảo đủ nguồn cung nguyên liệu đầu vào, cũng giống như các ngành nghề khác, khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ, thuế xuất khẩu khẩu bằng 0%, đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các mặt hàng mây tre đan buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhất là phải đáp ứng các tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật chất lượng mà các nước dựng lên. Để có thể phát triển ngành nghề mây tre đan một cách bền vững, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các làng nghề, người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước để có thể đưa ra các giải pháp đồng bộ như quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng các trung tâm xử lý, bảo quản nguyên liệu và đổi mới mẫu mã sản phẩm. Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội, hàng năm nước ta tiêu thụ từ 400-500 triệu cây tre nứa và từ 600 800 tấn song, mây nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, phục vụ xuất khẩu. P.A.
9 tổ chức tín dụng vượt tỷ trọng dư nợ cho vay
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu cho biết, tính đến ngày 30/6/2011 có 9 tổ chức tín dụng không thực hiện đúng lộ trình giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất theo đúng lộ trình.
Kinh tế
Con số này đã giảm một nửa so số với cuối tháng 5. Một lần nữa, Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Giàu khẳng định tổ chức tín dụng không thực hiện việc giảm tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất theo đúng lộ trình sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với các tổ chức tín dụng. Với việc kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, Ngân hàng Nhà nước đã và đang quyết tâm thực hiện theo đúng chỉ thị 01/CT-Ngân hàng Nhà nước được đưa ra trước đây. Theo chỉ thị số 01/CT-NHNN, đến ngày 30/6, các tổ chức tín dụng thực hiện tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22%. Trường hợp các tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình Ngân hàng Nhà nước áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với các tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước tính đến ngày 10/6, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,05% so với cuối năm 2010, trong đó, tín dụng VNĐ tăng 2,72%; tín dụng bằng ngoại tệ tăng 22,21%; tín dụng ngắn hạn tăng 6,17%, tín dụng trung và dài hạn tăng 7,66%. Dư nợ tín dụng lĩnh vực sản xuất tăng 10,97% so với cuối năm 2010 chiếm tỷ trọng 83% tổng dư nợ. Trong đó, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 24,96%; tín dụng xuất khẩu tăng 25,77%. Dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất giảm 9,46% chiếm tỷ trọng 16,92% tổng dư nợ./. Hải Yến (TTXVN/Vietnam+).
Giá vàng sáng tăng, chiều giảm
Giá vàng miếng cuối chiều nay giảm gần 400.000 đồng sau khi bật tăng lên 38,30 triệu đồng một lượng vào buổi sáng.
Kinh tế
Vàng miếng SBJ lúc 15h30 chiều nay mất 450.000 đồng cả chiều mua và bán so với đầu ngày, xuống dưới 37,70-37,80 triệu đồng một lượng. Một số cửa hiệu mua bán vàng SJC ở TP HCM chiều nay cũng giảm hơn 300.000 đồng, đưa niêm yết lúc 15h30 xuống 37,67-37,80 triệu đồng. Khoảng cách giữa mua bán được các đơn vị nâng lên 130.000 đồng. Đây là khoảng cách an toàn thường thấy ở các hiệu vàng mỗi khi giá biến động mạnh nhằm đề phòng rủi ro. Trước đó, thị trường quốc tế bứt phá mạnh mẽ trong phiên 21/2, vọt thẳng lên 1.407 USD mỗi ounce, đẩy giá vàng nội đầu ngày tăng gần 400.000 đồng mỗi lượng. USD tự do cũng tăng hơn 50 đồng. Lúc 8h30 sáng, giá bán của SBJ bật lên 38,14 triệu đồng, thu gom chạm 38,04 triệu, tăng 290.000 đồng so với chiều 21/2. Cùng thời điểm, một số hiệu kim hoàn ở TP HCM công bố bán ra lên mức khá cao 38,30 triệu đồng. Như vậy, so với hôm qua, khi giá bán tuột khỏi ngưỡng 38 triệu đồng thì mỗi lượng vàng sáng nay đắt hơn 300.000 đồng. Nhưng nếu so với đỉnh cao 38,50 triệu được xác lập sáng thứ 7 tuần trước thì còn thấp hơn 200.000 đồng. Hiện tại giao dịch không nhiều. Chủ hiệu vàng tại chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh) cho biết, từ lúc mở cửa đến giờ khách đến bán vàng rất thưa thớt. Trong đó, chủ yếu là giao dịch vàng nữ trang. USD tự do sau khi được một số điểm thu mua ngoại tệ tại Hà Nội và TP HCM đẩy giá thu mua lên 22.050 đồng, còn bán ra dao động 22.200 đồng vào buổi sáng, chiều nay cũng giảm nhiệt. Khoảng 16h, mỗi đôla bán ra chỉ còn quanh 22.100 đồng, mất gần 100 đồng so với đầu ngày. Thu gom cũng hạ xuống 30 đồng, tại mức 22.020 đồng mỗi USD. Trên thị trường quốc tế, giá vàng liên tiếp tăng điểm trước những biểu hiện của lạm phát có dấu hiệu tăng cao ở nhiều nước và tình hình căng thẳng chính trị lan rộng ở khu vực Trung Đông. Theo VnExpress.
Khám phá Thế giới gương kỳ diệu
Công ty quốc tế Unilever và Co.opmart tổ chức chương trình “Cùng Ốc Thanh Vân khám phá Thế giới gương kỳ diệu” dành cho khách hàng trên toàn quốc, đặc biệt hướng tới các khách hàng là phụ nữ, nhằm khuyến khích phái nữ khai phá vẻ đẹp của mình và chăm sóc bản thân nhiều hơn.
Kinh tế
Chương trình được tổ chức tại 59 siêu thị Co.opmart trên toàn quốc từ ngày 17-10 đến hết ngày 6-11. Trong suốt chương trình này, khi mua các sản phẩm chăm sóc cá nhân của Unilever với giá trị 99.000 đồng, khách hàng sẽ được nhận thẻ cào may mắn với cơ hội nhận được nhiều giải thưởng hấp dẫn.
Các vụ kinh doanh bất thường, Nhà nước mất tiền tỉ
Sau khi Báo Lao Động phản ánh phi vụ đầu tư ngoài ngành 11,2 tỉ đồng mua cổ phiếu gây thiệt hại cho Nhà nước hàng tỉ đồng; mới đây, nguồn tin riêng Báo Lao Động cho hay, để “sửa sai”, ông Trần Tấn Tâm - Tổng GĐ Tổng Cty Thủy sản VN - Cty TNHH MTV (Seaprodex VN) - đã thoái vốn bằng cách bán lại cổ phiếu trót mua cho chính chủ cũ, thu hồi nguyên vốn 11,2 tỉ đồng. Thực hư việc “sửa sai”này ra sao?
Kinh tế
Căn nhà 1 và 1A Tăng Bạt Hổ, quận 5 (TPHCM) đã được bán, gây thiệt hại cho Nhà nước 18,5 tỉ đồng. Mua giá trên trời, bán giá bèo (?). Ngày 19.12.2011, ông Trần Tấn Tâm ký hợp đồng mua bán chứng khoán số 11/HĐMB với Cty CP kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng (Cotecland), mua 1.000.000 cổ phiếu (tương đương 10% vốn điều lệ), mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, được giảm 5%. Ngày 26.12.2011, Hội đồng thành viên (HĐTV) Seaprodex VN họp biểu quyết thông qua việc mua cổ phiếu Cotecland và cùng ngày, ông Trần Tấn Tâm đã ra quyết định số 1172/QĐ-TSVN-TCKT về việc đồng ý mua với giá chuyển nhượng 11.200 đồng/cổ phiếu, tổng trị giá 11,2 tỉ đồng. Theo giải trình của ông Tâm, ngày 6.12.2012, TCty đã ký hợp đồng chuyển nhượng lại cổ phần cho Cty CP Cotecland theo giá trị mua ban đầu là 11,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, thực tế, đến ngày 5.6.2013 HĐTV Seaprodex VN mới có quyết định đồng ý việc chuyển nhượng 1.000.000 cổ phần nói trên với giá 11.200 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị 11,2 tỉ đồng. Thực tế, giá cổ phiếu của Cotecland giao dịch ngày 5.6.2013 là 13.900 đồng/cổ phiếu. Như vậy, với phi vụ này, Seaprodex VN đã thiệt 2,7 tỉ đồng. Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, việc chuyển nhượng cổ phiếu này là nhằm đối phó với Thanh tra Bộ NNPTNT, vì sau khi ký hợp đồng, phía đơn vị mua chỉ chuyển 10% tiền đặt cọc và từ đó đến nay không chuyển tiền trả cho Seaprodex VN. Và, số tiền 5% được giảm giá khi ký hợp đồng mua bán (tương đương 560 triệu đồng) hiện đang nằm ở đâu? Tương tự, ngày 29.5.2013, ông Tâm đã có tờ trình số 351a/TT đề xuất mua 2.070.000 cổ phiếu của Cty thủy sản 4 (mã chứng khoán TS4) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị mua là 20,7 tỉ đồng. Ngày 24.6.2013, HĐTV Seaprodex VN đã chấp thuận đề xuất này. Việc mua cổ phiếu này rất bất thường vì giá cổ phiếu TS4 giao dịch trên sàn chứng khoán thời điểm này chỉ có giá 8.700 đồng/cổ phiếu nhưng lại được ông Tâm mua với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tính ra, Seaprodex VN đã thiệt hại trên 2,6 tỉ đồng. Theo ông Tâm, tại công văn 1293 ngày 17.4.2013 của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Hà Công Tuấn ký, thì Bộ NNPTNT đã đề nghị Seaprodex VN mua cổ phiếu TS4 không qua thị trường chứng khoán (?). Tại sao bộ lại chỉ đạo không mua qua sàn, để Nhà nước thiệt hại 2,6 tỉ đồng? Tại sao phải bán tài sản nhà nước? Từ năm 2007 đến tháng 4.2011, ông Tâm là Chủ tịch kiêm Tổng GĐ Cty XNK thủy sản Miền Trung (Seaprodex Đà Nẵng). Thời điểm này, Seaprodex Đà Nẵng bị thua lỗ hàng chục tỉ đồng. Vì vậy, lãnh đạo Seaprodex Đà Nẵng đã quyết định bán nhà số 01 và 01A Tăng Bạt Hổ, P.12, Q.5 (TPHCM) để trang trải nợ nần. Ngày 25.9.2008, ông Nguyễn Duy Dũng (thời điểm đó là Phó Tổng giám đốc Seaprodex Đà Nẵng, hiện là Tổng GĐ Seaprodex Sài Gòn) đã thực hiện bán cùng lúc hai căn nhà này cho ông Trần Vĩnh Thành (trú 82 Nguyễn Thị Nhỏ, P.12, Q.5, TPHCM) với giá 24,5 tỉ đồng không qua bán đấu giá theo quy định. Sau đó, ông Thành chuyển nhượng lại hai căn nhà này cho Cty TNHH Vĩnh Hưng Đồng Nai với giá 43 tỉ đồng. Như vậy, thông qua việc bán tài sản, Seaprodex Đà Nẵng bị thiệt hại 18,5 tỉ đồng! Mới đây, theo văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Seaprodex VN ngày 23.5.2013 gửi người đại diện phần vốn của Seaprodex VN tại Cty cổ phần XNK thủy sản Sài Gòn (tức Seaprodex Sài Gòn), hiện Seaprodex VN có ý định tiếp tục bán tài sản nhà nước là kho lạnh Sóng Thần (tỉnh Bình Dương) và khu đất trị giá gần 150 tỉ đồng tại số 200 Điện Biên Phủ, Q.3, TPHCM. Điều đáng nói là kho lạnh Sóng Thần đang sinh lời tạo ra lợi nhuận hằng năm gần 1,5 tỉ đồng và đang tạo việc làm cho 44 lao động. Ngày 29.5.2013, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Seaprodex Sài Gòn, nhiều cổ đông đã lên tiếng chất vấn lãnh đạo Seaprodex VN về việc bán 2 bất động sản trên.
Giao thông, bất động sản thưởng Tết tưng bừng
TP - Theo số liệu của Vụ Quản lý doanh nghiệp Bộ GTVT, hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều tăng mức thưởng Tết.
Kinh tế
Ảnh minh họa. Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông 1 thưởng tết trung bình 10 triệu đồng/người; Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông 4 ở mức 14 triệu/người; Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông 5 là 20 triệu/người. Đặc biệt, 26 triệu đồng/người là mức thưởng của Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông 6; Tổng Cty Công nghiệp ô tô Việt Nam cũng có mức thưởng tết 12 triệu đồng/người. Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông thủy mức thưởng Tết lên đến 15 triệu đồng/người. Tổng Cty Thăng Long năm nay thưởng Tết bình quân 30 triệu đồng/người. Trước đó, năm 2015, tổng công ty này đã có mức thưởng tết trung bình 28 triệu đồng/người. Một trường hợp tương đối đặc biệt của ngành GTVT là Bệnh viện GTVT. Tiến sỹ - Bác sỹ Trần Trung - Giám đốc bệnh viện này cho hay: Sau khi cổ phần hóa, thưởng tết dương lịch và âm lịch đều tăng gấp đôi so với trước; cụ thể, Tết dương lịch thưởng 5 triệu đồng/người; Tết âm lịch là 10 triệu đồng/người. Với bất động sản, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Việt Nam cho biết, năm 2015, nhân viên môi giới ăn tết to, nhiều sàn giao dịch thưởng gấp 2 - 3 lần so với năm trước. Chưa có doanh nghiệp môi giới nào thưởng tết bằng ô tô nhưng nhân viên cuối năm mua ô tô rất nhiều vì chốt được hợp đồng mua bán lớn, đặc biệt là phân khúc biệt thự, ông Đính nói. Một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản xin giấu tên cho biết, năm 2015 phát triển rực rỡ với hàng loạt dự án chung cư cao cấp ở Hà Nội ra đến đâu hết đến đó. Với hàng loạt thương vụ mua bán các dự án lớn nhỏ tại các tỉnh mang lại thành công lớn cho doanh nghiệp. Vẫn mức thưởng tết một tháng lương so với năm ngoái nhưng năm nay lương tăng nên thưởng tăng theo. Có người được thưởng đến 800 triệu đồng.
Phát sốt căn hộ tập thể cũ phố cổ giá gần 600 triệu/m2
Nằm ở phố cổ nên những căn hộ trong các khu tập thể cũ rất có giá trị, thậm chí, mỗi m2 được bán tới hơn 500 triệu đồng.
Kinh tế
Căn hộ tập thể cũ giá gần 600 triệu đồng/m2. Giá nhà đất Hà Nội thường xuyên lọt vào danh sách đắt đỏ nhất thế giới. Trong đó, đất ven Hồ Tây và đất phố cổ không có đối thủ về độ cao ngất ngưởng. Nếu đất nền Hồ Tây có giá vài trăm triệu 1 m2 thì giá đất nền phố cổ có nơi lên tới 1 tỷ đồng/m2 (như ở Hàng Bài). Những người quan tâm tới địa ốc đã thuộc lòng mức độ đắt đỏ này của nhà đất phố cổ nên không ai ngạc nhiên khi 1 căn nhà mặt phố Hàng Bài rộng 50m2 được bán với giá 45 tỷ đồng nhưng không ít người phát sốt khi biết 1 căn hộ trong khu tập thể cũ lại có giá gần 600 triệu đồng/m2. Bác Hiền, chủ sở hữu của 1 căn hộ tầng một trong khu khu tập thể nằm trên mặt phố Hàng Bông tiết lộ bác đã bán đất động sản này hồi tháng 12/2015. Điều đáng nói, căn hộ chỉ rộng 12m2 nhưng được bán với giá 7 tỷ đồng. Như vậy, mỗi m2 đất tại đây có giá hơn 583 triệu đồng. Căn hộ tập thể cũ ở mặt phố Hàng Bông có giá gần 600 triệu/m2. Ảnh minh họa: Thanh Hà. Tôi rất ngạc nhiên khi người mua trả tới 7 tỷ đồng. Tôi còn nhắc nhở họ trần nhà không đủ cao để cơi nới gác xép, hoặc nếu có làm gác xép thì rất chật chội và bí bách nhưng họ cứ khăng khăng đòi mua. Giá cao quá tôi không muốn đòi hơn mà bán ngay lập tức. Họ đang sửa sang. Hình như họ định kinh doanh Bác Hiền thật thà kể chuyện. Không chỉ căn hộ tầng 1 có giá cao ngất ngưởng, các căn hộ tầng cao hơn cũng được săn mua. Anh Tuấn, chủ một căn hộ tầng 3 của khu tập thể cũ nằm trên mặt đường Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội), cách khu nhà bác Hiền không xa chia sẻ anh mới bán bất động sản của mình với giá 2,95 tỷ đồng. Căn hộ của anh Tuấn rộng 45m2, trong đó chỉ 24,5m2 có sổ đỏ. Căn hộ đó có thêm 35m2 sân. Như vậy, nếu chỉ tính theo sổ đỏ, mỗi m2 có giá hơn 120 triệu đồng, đắt hơn giá penhouse trong các chung cư cao cấp hiện nay. Điều đáng nói, một căn hộ tương tự ở ngoại thành chỉ được rao bán từ 800 triệu tới 1,2 tỷ đồng. Giải mã sức nóng nhà đất phố cổ. Anh Nguyễn Thành Quân, môi giới bất động sản làm việc cho một văn phòng nhà đất ở quận Hoàn Kiếm đã lý giải sức nóng của nhà đất phố cổ. Theo anh Quân, từ cả hàng trăm năm nay, phố cổ luôn được coi là nơi phồn hoa, đô thị, nơi rất thuận lợi để giao thương. Bên cạnh đó, phố cổ nằm sát Hồ Gươm linh hồn của Hà Nội nên trong bất cứ sự kiện gì, người dân Hà Nội đều hướng tới Hồ Gươm. Đội tuyển Việt Nam thắng một trận bóng đá, người dân có hướng tới Mỹ Đình nhưng Hồ Gươm vẫn là địa điểm không thể không đến. Đất nước có nhiều sự kiện quan trọng, Hồ Gươm vẫn là điểm đến lý tưởng để người dân chia sẻ cảm xúc. Mà đến Hồ Gươm nghĩa là đến phố cổ. Vì thế, phố cổ không chỉ là nơi dễ kinh doanh buôn bán mà là nơi hội tụ tinh hoa đất trời và con người Hà Nội Anh Quân lý giải. Bên cạnh đó, dù đất chật người đông nhưng khu vực phố cổ có đầy đủ mọi tiện ích như điện, đường, trường, trạm. Ví dụ, người dân ở khu Hàng Bông chỉ cần đi bộ 5 phút có thể ra Hồ Gươm, tới bệnh viện Việt Đức hay tới trường Trần Phú. Phân tích sâu hơn về giá các khu tập thể cũ ở Hàng Bông, anh Quân cho biết nghe qua, giá căn hộ của bác Hiền có vẻ cao vì anh vừa bán 1 căn nhà rộng 100m2 với giá 35 tỷ đồng (350 triệu đồng/m2). Cần phải phân biệt bất động sản của bác Hiền là căn hộ nằm trong khu tập thể cũ, còn căn nhà anh vừa bán là đất nền. Điều đó càng khiến nhiều người tin rằng bác Hiền bán nhà quá đắt. Điều đó có vẻ vô lý nhưng thực tế lại rất hợp lý vì nhiều căn nhà mặt phố khá rộng, không nhiều người có sẵn vài chục tỷ để mua cả trăm mét vuông. Trong khi đó, có người chỉ cần hơn chục mét vuông để kinh doanh, mà với họ vài tỷ không khó để xoay xở nên họ sẵn sàng trả giá cao cho 1 căn hộ diện tích nhỏ. Ở phố cổ, nhà nhỏ được quan tâm hơn nhà rộng Anh Quân phân tích. Còn với những căn hộ trên tầng cao hơn, giá 3 tỷ đồng không hề đắt đỏ. Có người nói với tôi rằng với 3 tỷ đồng, họ chọn mua 1 căn hộ trong chung cư cao cấp rộng rãi, đầy đủ tiện nghi hơn là vào phố cổ chật hẹp, thiếu thốn. Điều đó không sai nhưng cần phải biết nhiều người chọn mua căn hộ tập thể cũ ở phố cổ vì 2 lý do. Thứ nhất, giá đất nền quá cao họ không thể mua được, thứ hai họ chọn nơi đây không chỉ vì tiện ích mà họ còn mua không gian, linh khí trời đất Anh Quân cho biết thêm. Theo anh Quân, có một yếu tố nữa khiến nhà đất phố cổ luôn cao ngất ngưởng chính là khan hiếm. Đa phần người dân dù thiếu thốn đến đâu, họ cũng không muốn rời phố cổ. Vì vậy, trong khi nhu cầu tăng đều đặn, cung bất động sản rất ít nên giao dịch thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngoài ra, còn một vấn đề tế nhị đó là WC. Ở trong các khu tập thể cũ, đa số các gia đình phải đi vệ sinh chung ở tầng 1. Vì vậy, một số gia đình cơi nới được WC nên căn hộ của họ lại có giá hơn một chút.
ĐBSCL tất bật thu hoạch lúa Đông Xuân
(GD&TĐ) - Nông dân ở các tỉnh ĐBSCL vừa ăn Tết xong là bắt tay vào thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Năm nay bà con vui vì năng suất từ 7,2 - 8 tấn/ha, đặc biệt niềm vui nhân đôi khi lúa trúng mùa trúng giá.
Kinh tế
Những ngày này đi đâu đâu ở miền Tây cũng thấy những cánh đồng lúa vàng ươm nặng trĩu hạt trải dài vút tầm mắt với những chiếc máy gặp đập liên hợp đang tất bật chạy trên đồng để kịp thu hoạch lúa. Ở miền Tây vụ lúa Đông Xuân không chỉ là vụ quan trọng nhất trong năm với năng suất cao, đây còn là vụ lúa có chất lượng gạo tốt nhất để phục vụ cho việc xuất khẩu. Theo ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL cho biết, vụ Đông Xuân năm nay toàn vùng gieo sạ khoảng 1,55 triệu ha lúa và đã thu hoạch gần 600.000 ha. Năm nay đa phần nông dân áp dụng thu hoạch lúa bằng máy GĐLH vừa tiện ích và giảm được giá thành. Máy gặt vừa thu hoạch xong có máy khác đến kéo lúa về nhà hoặc ra đầu bờ kênh để thuận lợi việc bán lúa cho thương lái. Xe chuyên dùng vận chuyển lúa hột từ đồng về nhà hoặc đến sân phơi. Lúa chất cao vung vút trước cửa nhà để chuẩn bị bán cho thương lái. Vụ lúa ĐX này nông dân thuê máy móc làm hết các khâu, nên rất khỏe chỉ ngồi trên bờ mẫu để xem và chờ thương lái đến mua lúa. Niềm vui phấn khởi trúng mùa lúa Đông Xuân của nông dân miền Tây. Thương lái vào tận ruộng mua lúa của nông dân. Đưa lúa xuống ghe để chuyển đến nhà máy xay xát. Phơi lúa. Lao động ngày mùa, trung bình một công lao động thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày tùy vào công việc thuê mướn. Niềm vui của nông dân trúng mùa, trúng giá ở vụ lúa Đông Xuân. Trẻ em vui đùa trong ngày mùa. Hoàng Lê.
Thị trường bất động sản “tháng cô hồn”: Giao dịch không bị giảm
(PL&XH) - Tháng cô hồn luôn là tháng mà giới kinh doanh “sợ nhất”, nhất là các doanh nghiệp (DN) về bất động sản (BĐS). Bởi quan niệm dân gian là nên tránh những giao dịch mua bán trong tháng cô hồn.
Kinh tế
Mưa... mưa... và mưa, là những gì chúng ta thấy ở tháng cô hồn. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường, đặc biệt là thị trường BĐS, trở nên trầm lắng. Thời kỳ BĐS sôi động, việc giao dịch mua bán nhà đất trong tháng cô hồn thường ít, phần lớn người mua kẻ bán đều kiêng kỵ. Mọi giao dịch chỉ trong tháng cô hồn dừng lại ở các dạng hợp đồng đặt cọc, giữ chỗ,... Còn việc thanh toán và hoàn tất hợp đồng thường phải thực hiện trước hoặc sau tháng cô hồn. Thị trường BĐS đã khởi sắc. Ảnh: Hà Linh. Đó là câu chuyện của thời kỳ trước, còn khi thị trường BĐS dần rơi vào suy thoái thì chủ đầu tư không hề kiêng kỵ gì cả. Ngược lại, họ còn đưa ra nhiều chương trình, chính sách giảm giá bán, tặng quà khủng, chiết khấu cao. Có lẽ, chính chiêu thức bán hàng này đã giúp cho các chủ đầu tư tránh được thời điểm ế ẩm trong năm. Trong khi đó, người mua nhà cũng loại bỏ được tâm lý e dè khi được giới thiệu về những chương trình ưu đãi vô cùng hấp dẫn đó. Những hợp đồng mua bán trong tháng cô hồn dần nhiều lên khiến cho thị trường BĐS thoát khỏi thời điểm được coi là ế ẩm nhất trong năm. Điểm mặt những dự án nhà đất mở bán thời điểm này gồm có dự án Green Star nằm trên đường Phạm Văn Đồng, dự án Đồng Phát và dự án Gamuda Garden cùng ở quận Hoàng Mai, dự án Park View Residence và dự án Gold silk ở quận Hà Đông, dự án Goldmark ở quận Cầu Giấy,.... Hay những dự án cao cấp khác như dự án Vinhomes Times City Park Hill ở quận Hai Bà Trưng, dự án Imperia Garden ở quận Thanh Xuân,... Ngay cả ở phân khúc biệt thự, liên kề chủ đầu tư cũng không ngần ngại mở bán trong tháng cô hồn, ví dụ như biệt thự Gamuda Gardens ở quận Hoàng Mai,... Theo Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, có gần 1.900 giao dịch mua bán nhà ở Hà Nội trong tháng 8 vừa qua, tăng 5% so với tháng trước và tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tại thị trường TP HCM, lượng giao dịch thành công ở tháng 8 cũng ở mức khoảng 1.800 giao dịch, tăng gần 6% so với tháng trước và cũng tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2014. Đây là những con số ấn tượng, cho thấy thị trường BĐS đã dần khởi sắc, đặc biệt là trong tháng cô hồn. Ông Lê Anh Sơn, GĐ Cty Đại Cát nhận định, quan niệm về tháng cô hồn đã giúp người mua nhà được hưởng nhiều ưu đãi khủng. Nhiều chủ đầu tư biết cách truyền thông quảng bá lại khiến tháng cô hồn trở thành thời điểm bán chạy nhất trong năm. Đặc biệt là trong năm 2015, khi thị trường BĐS đã khởi sắc trở lại, nhiều chủ đầu tư cùng các đơn vị phân phối đã liên tục tung ra mở bán các sản phẩm trước và trong tháng cô hồn. Theo đó, lượng giao dịch BĐS đã tăng hơn so với các năm trước. Một phần là người mua nhà loại bỏ được tâm lý kiêng kỵ, phần nữa là do các chính sách của Chính phủ đã giúp thị trường BĐS khơi thông bế tắc. Những người nước ngoài, Việt kiều có cơ hội mua nhà đã giúp thị trường BĐS bớt ảm đạm hơn. Thực tế, cả chủ đầu tư và người mua nhà đều không còn quá quan tâm đến tháng cô hồn nữa. Điều đó khiến cho thị trường BĐS vẫn nhộn nhịp với các hoạt động mua bán, đặc biệt là khi thị trường đang dần hồi phục. Nhu cầu về nhà ở của người dân cũng tăng cao. Trong khi đó, chủ đầu tư cũng không còn quá cứng nhắc trong chính sách bán hàng, đặc biệt là chính sách về giá. Hà Linh.
Rồng Việt đặt kế hoạch lợi nhuận gấp đôi năm 2010
(TBKTSG Online) - Tại đại hội cổ đông 2010 vừa diễn ra cuối tuần qua, cổ đông Công ty chứng khoán Rồng Việt đã thông qua chỉ tiêu lợi nhuận năm 2011 vào khoảng 40 tỉ đồng, trong khi con số thực hiện năm ngoái chỉ khoảng 21 tỉ đồng.
Kinh tế
Thanh Thương Cổ đông biểu quyết các chỉ tiêu 2011 tại đại hội đồng cổ đông diễn ra vào cuối tuần qua. Ảnh: Rồng Việt cung cấp. Ông Nguyễn Miên Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Rồng Việt, cho biết năm nay Rồng Việt sẽ tập trung vào mảng hỗ trợ vốn cho nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán, dự kiến tạo ra khoảng 50% thu nhập cho công ty, đồng thời cũng lựa chọn thời điểm để đầu tư vào các mã cổ phiếu tốt. Cũng tại đại hội cổ đông vừa qua, phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ mức 349,8 tỉ đồng lên 549,7 tỉ đồng đã được thông qua. Cụ thể công ty sẽ phát hành để thu hút thêm 174,8 tỉ đồng bằng cách bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ 2:1 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu thì được 1 quyền mua, 2 quyền thì được mua 1 cổ phiếu phát hành thêm). Số tiền thu được từ đợt phát hành này sẽ được công ty dùng vào việc hỗ trợ tài chính cho nhà đầu tư vì hiện tại vốn từ ngân hàng dành cho chứng khoán ngày càng bị thu hẹp. Việc làm này sẽ giúp công ty tăng thêm thị phần môi giới, đồng thời tăng tiềm lực tài chính trong bối cảnh việc cạnh tranh thị phần của các công ty chứng khoán ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, số tiền thu được cũng sẽ dùng vào việc đầu tư vào các cổ phiếu trên sàn để có thêm thu nhập cho công ty. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của Rồng Việt là 26,93 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 20,93 tỉ đồng. Đến cuối năm, vốn chủ sở hữu đạt 389,67 tỉ đồng và tổng tài sản đạt 1.082 tỉ đồng, tăng tương ứng 5,67% và 16,8% so với cuối năm 2009. Số lượng tài khoản nhà đầu tư của Rồng Việt là 47.225 tài khoản, thị phần môi giới toàn thị trường năm 2010 đạt 1,52%, tăng 13% so với năm 2009.
Thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn đạt 130 triệu đồng/năm
Thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn đã tăng mạnh từ mức 75,8 triệu đồng năm 2012 lên 130 triệu đồng năm 2017, góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Đó là một trong những thành tựu nổi bật của 10 năm thực hiện những chính sách mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Kinh tế
Sáng 7/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT;) tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Xuân Cường và Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát đồng chủ trì hội nghị. Phát triển toàn diện. 10 năm qua, nông nghiệp luôn duy trì được sức tăng trưởng mạnh và khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn, tiếp tục khẳng định được vị thế, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa 10 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ảnh: H.V. Sản xuất nông nghiệp đã chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng, sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Lê Quốc Doanh cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 năm (2008-2017) đạt 261,2 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, riêng năm 2017 đạt 36,6 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ USD so với năm 2008. Dự kiến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD. Hiện đã có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD/ năm trở lên, 5 mặt hàng: tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch 3 tỷ USD/năm ( năm 2008 chỉ 2 mặt hàng đạt kim ngạch 3 tỷ USD. Nông sản Việt hiện đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới, xuất khẩu tới 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn từ 75,8 triệu đồng năm 2012 lên 130 triệu đồng năm 2017, góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân vùng nông thôn. Hiện cả nước đã có 3.478 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 14,26 tiêu/ xã; 53 đơn vị cấp huyện, thị xã đạt chuẩn NTM. Sau hơn 8 năm (2010 2018), phong trào xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa cao, trở thành phong trào sâu rộng với sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, văn minh, hiện đại hơn. Đến hết năm 2017 có 11.668 HTX nông nghiệp (gấp gần 2 lần năm 2008). Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2.397 năm 2007 (chiếm 1,61% doanh nghiệp cả nước) lên 7.033 doanh nghiệp năm 2017 (tăng 2,93 lần) với số vốn 213.394,9 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã trở thành nòng cốt của chuỗi giá trị nông sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường. Phấn đấu nâng cao thu nhập cho nông dân. Về việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định, đến năm 2020 các chỉ tiêu đạt và có khả năng đạt là: Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay (năm 2017 đạt khoảng 32 triệu đồng/người, tăng 3,49 lần so với năm 2008); Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội (năm 2017 đã giảm còn 40,1% và đến tháng 6/2018 còn 38,6%). Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (dự kiến sẽ đạt trên 50%); Nâng hiệu suất sử dụng các công trình thủy lợi lên trên 80%. Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu khó đạt như: Tốc độ tăng trưởng đạt 3,5 - 4%/năm (giai đoạn 2008 - 2017 mới đạt 2,66%/năm); Tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50% (đến hết năm 2016 mới đạt 34,14% và trung bình chỉ tăng 3,11%/năm). Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được người dân nông thôn hưởng ứng. Ảnh: TTXVN. Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Quang, Phó Chủ tịch tỉnh Tuyên Quang kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách đủ mạnh để thu hút thêm doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp và hỗ trợ nông dân. Như vậy mới có cơ hội tăng thu nhập cho người dân và thay đổi bộ mặt nông thôn. Còn ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội kiến nghị, vấn đề tích tụ ruộng đất cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa luật đất đai, vì khung giá đất cao khó thu hút nhà đầu tư. Thứ hai là đầu tư các trung tâm chế biến, đặc biệt là trung tâm chiếu xạ để hàng nông nghiệp vượt qua các hàng rào kỹ thuật của các nước, tăng cường xuất khẩu. Còn Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Lê Quốc Doanh cho biết, Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị Bộ Chính trị có Nghị quyết hoặc Kết luận và thông báo chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X. Nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp quan điểm phát triển nông nghiệp toàn diện và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng đề án tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời, Bộ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách, nhất là chính sách về Đất đai (đề xuất sửa Luật Đất đai) để tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp và phát triển nông dân, nông thôn; ưu tiên nguồn lực tương xứng với mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra (5 năm sau tăng gấp 2 lần 5 năm trước). Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Lê Quốc Doanh cho biết, ngành nông nghiệp phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, có vị thế quan trọng trong khu vực và trên thế giới; sản xuất hàng hóa lớn theo chiều sâu, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả; phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và đô thị nông thôn; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, nông thôn ngày càng xanh - sạch - đẹp. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh. H.V/Báo Tin tức.
Công đoàn Caosu Việt Nam: Tiếp tục chương trình trao 85 “Mái ấm CĐ”
Thực hiện kế hoạch xây dựng 85 “Mái ấm CĐ”, trong tháng 9, CĐ Caosu VN tiếp tục trao 3 “Mái ấm CĐ” cho các đoàn viên CĐ có khó khăn về nhà ở tại Cty caosu Tân Biên, Cty CP caosu Tây Ninh và Cty CP Hòa Bình.
Kinh tế
Ông Phan Mạnh Hùng - Chủ tịch CĐ Caosu Việt Nam - cho biết, ngoài các căn nhà do CĐ ngành trao tặng, CĐ các đơn vị cũng đã xây dựng Mái ấm CĐ cho đoàn viên trong đơn vị mình.
Tiêu hủy gần 8 tấn chè không bảo đảm vệ sinh
(NLĐ) - Theo TTXVN, nằm trong kế hoạch kiểm tra tình hình thu mua, chế biến và kinh doanh chè trên địa bàn, từ ngày 21-7 đến 14-8, tỉnh Yên Bái đã kiểm tra, phát hiện 15 cơ sở vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến chè; xử phạt các đơn vị vi phạm 86 triệu đồng và tiêu hủy gần 8 tấn chè không bảo đảm vệ sinh.
Kinh tế
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, gần đây, ở một số tỉnh phía Bắc, nhiều cơ sở cho phụ gia độc hại vào sản phẩm khi chế biến chè để tăng lợi nhuận.
Dự án tỷ USD dang dở của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến
Bà Đặng Thị Hoàng Yến là một trong số ít các doanh nhân từng là đại biểu Quốc hội.
Kinh tế
Doanh nghiệp của bà và em trai Đặng Thành Tâm sở hữu nhiều dự án quy mô lớn, song gần đây phần lớn đều dở dang, đình trệ. Hàng dài siêu dự án. Nhiệt điện Kiên Lương là một trong những dự án quy mô lớn nhất của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) thuộc Tập đoàn Tân Tạo, do bà Đặng Thị Hoàng Yến làm chủ tịch. Dự án có quy mô 4.400-5.200 MW, vốn đầu tư gần 7 tỷ USD. Được Chính phủ phê duyệt vào tháng 1/2008, Dự án Nhiệt điện Kiên Lương dự kiến khởi công cuối năm 2009 và đến 2013 đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến nay dự án có số vốn "khủng" này vẫn giậm chân tại chỗ. Trước tình thế đó, đã nhiều lần, chính quyền tỉnh Kiên Giang và Bộ Công Thương đã có những động thái quyết liệt nhằm xử lý dứt điểm dự án: hoặc tiếp tục phát triển, hoặc ngừng, trả lại đất tránh tình trạng treo kéo dài. UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng, sự chậm trễ của Dự án nhiệt điện Kiên Lương đã gây thiệt hại đáng kể về kinh tế - xã hội cho tỉnh, ảnh hưởng đến cả Tổng sơ đồ điện VI... Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua, ITA luôn khẳng định DN này đủ sức thực hiện các dự án trên. Trong biên bản ĐHCĐ 2016, ITA cho hay đang cùng chủ đầu tư tích cực đàm phán với các đối tác để đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án. Tổ máy số 1 dự kiến sẽ vận hành và phát điện vào tháng 8/2024. Ngoài Nhiệt điện Kiên Lương, chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến còn có hàng loạt dự án khủng khác, nhưng cũng trì trệ. Gần đây nhất, dự án Trung tâm Điện lực tỉnh Bình Định do CTCP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (của ông Đặng Thành Tâm) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 7,5 tỷ USD, cũng bị UBND tỉnh Bình Định ban hành văn bản thu hồi. Dự án được đề xuất từ năm 2009 trên diện tích 250ha tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng công suất 5.200 MW. Hay, dự án Khu Thương mại - Dịch vụ Vina Universal Paradise do CTCP Đầu tư Khu du lịch - Phim trường VINA (công ty con của Tập đoàn Tân Tạo) làm chủ đầu tư với vốn gần 1,2 ngàn tỷ đồng tại Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) với hàng trăm nhà liền kề, biệt thự bungalow,... cũng đang bất động. Theo tối hậu thư, Tân Tạo sẽ phải có văn bản chính thức về việc chọn phương án nào: làm tiếp, chuyển nhượng hay trả lại cho tỉnh Quãng Ngãi (thu hồi) trước ngày 30/9, nhưng thông tin về vấn đề này vẫn chưa được công bố. Khó khăn kéo dài. Hầu hết các dự án của 2 tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) và Tân Tạo, gắn với tên tuổi ông Đặng Thành Tâm và chị gái Đặng Thị Hoàng Yến, đều được công bố rất rầm rộ. Giai đoạn 2008-2009, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng thì các dự án tỷ đô của bà Yến và ông Tâm vẫn liên tục động thổ. Ông Đặng Thành Tâm. Tuy nhiên, tình trạng dự án đình trệ kéo dài gây bức xúc lớn, nhất là những người người dân bị thu hồi đất, không có đất để sản xuất. Có thể thấy, sự trì hoãn kéo dài của các dự án khủng liên quan khá chặt chẽ tới sự kín tiếng gần đây của ông Đặng Thành Tâm và sự im lặng gần như không xuất hiện của bà Đặng Thị Hoàng Yến trong thời gian qua. Đi cùng với đó là những khó khăn, nợ nần và quá trình tái cơ cấu đầy vất vả của những DN này. Trên thực tế, xã hội hóa đầu tư vào nhiều ngành, trong đó có điện, là chủ trương của nhà nước. Theo đánh giá của EVN, hiện Việt Nam rất thiếu điện và cần tới khoảng 40 tỷ USD để đầu tư phát triển trong giai đoạn 2016-2020. Sự vào cuộc của SGI hay Tân Tạo là rất kịp thời. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là quy mô các dự án điện mà các tập đoàn tư nhân này hướng tới đều quá lớn, trong khi tiềm lực của chính các DN này không tương xứng và đã, đang đầu tư rất nhiều siêu dự án BĐS khác. ITA có tổng tài sản khoảng 13 ngàn tỷ đồng, nhưng riêng dự án Nhiệt điện Kiên Lương cần tới gần 7 tỷ USD (khoảng 150 ngàn tỷ đồng). Vì thế, DN này muốn được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài và muốn có cơ chế mua bán điện được trợ giá từ EVN. Song, cả hai vướng mắc này đều khó giải quyết trong bối cảnh nợ công tăng cao và EVN đang hướng tới một thị trường buôn bán điện cạnh tranh. Chính phủ không thể bảo lãnh vay vốn cho hàng dài các dự án tư nhân. Trong khi đó, chính các DN này cũng hoạt động khó khăn. 6 tháng đầu 2016, ITA ghi nhận doanh thu giảm gần 70% so với cùng kỳ và chỉ đạt 15% kế hoạch năm. Lợi nhuận còn giảm mạnh hơn. Tổng nợ của ITA tới cuối quý 2 lên tới gần 2,5 ngàn tỷ đồng,... trong đó có những khoản quá hạn chưa chi trả. So với mặt bằng chung, gia đình họ Đặng thuộc hàng có tiềm lực tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, với những khó khăn kéo dài và quá trình tái cơ cấu còn tiếp diễn thì việc tìm nguồn tài trợ vốn cho các dự án có thể sẽ giảm sút rất mạnh. Nguồn: Vietnamnet.
Chứng khoán chiều 6/9: Lao dốc mạnh
So với chiều hôm qua thì dòng tiền vào thêm không tăng lên được bao nhiêu. Sức mua quá yếu đã khiến giá sụt giảm mạnh hơn.
Kinh tế
So với cuối buổi sáng, VN-Index chiều nay đã sụt giảm thêm 0,72% nữa. HNX-Index cũng giảm thêm 0,46%. Độ rộng tiêu cực hơn rất nhiều khi số cổ phiếu giảm sàn tăng gần gấp đôi ở cả HNX lẫn HSX. Đà giảm gia tăng động lượng một phần vì nhà đầu tư thất vọng quá mức và mệt mỏi phải chờ đợi mà không thấy có tín hiệu tích cực nào từ phía người mua. Thanh khoản trì trệ với mức sụt giá mạnh khiến sự lo lắng càng tăng. Số cổ phiếu giảm sàn tăng lên trong phiên chiều này là do hoạt động cắt lỗ bằng mọi giá tăng lên. HSX chỉ đạt xấp xỉ 200 tỷ đồng giá trị khớp lệnh tăng thêm, trong khi HNX đạt 76,6 tỷ đồng. So với chiều hôm qua thì thanh khoản ở HSX có tăng nhẹ và HNX giảm nhẹ. Một phần mức tăng của HSX là do phiên đóng cửa cổ phiếu bị bán mạnh hơn. VN-Index đóng cửa sụt thêm gần 1 điểm so với lúc kết thúc đợt khớp lệnh liên tục. Một số cổ phiếu bị bán mạnh trong lần khớp cuối và giá giảm thêm như BVH, HCM, OGC, PVF, SSI. Ngoài ra, ảnh hưởng rất lớn tới VN-Index phải kể đến GAS, khi cổ phiếu này mất ngay 2,26% trong đợt đóng cửa và so với tham chiếu giảm 3,94%. Thanh khoản của GAS trong đợt đóng cửa không phải là cao, chỉ có 24.860 đơn vị nhưng giá lại giảm rất bất ngờ. Các mã lớn khác cũng giảm thêm trong đợt đóng cửa là FPT, DPM, PNJ, PVD, VNM. Ảnh hưởng của GAS lớn đến mức nhờ không được tính vào rổ cổ phiếu, VN30-Index chỉ giảm thêm 0,08 điểm trong đợt đóng cửa so với lúc kết thúc đợt khớp lệnh liên tục. Chung cuộc VN-Index giảm 1,38% và VN30-Index giảm 1,24% so với tham chiếu. Mức giảm của HNX trong buổi chiều có phần nhẹ hơn là vì sàn này xuất hiện một đợt phục hồi nhẹ trong hơn 30 phút cuối phiên. HNX-Index phục hồi khoảng 0,37% so với đáy thấp nhất trong buổi chiều. So với buổi sáng, khá nhiều cổ phiếu lớn của HNX đã gia tăng mức giảm. ACB, KLS, PGS, PVX, VND đã giảm thêm một bước giá nữa so với cuối giờ sáng, khiến khoảng cách rộng hơn so với tham chiếu. BVS, PVA giảm mạnh nhất, trong khi PVS rất cố gắng trụ lại ở tham chiếu. Nhóm cổ phiếu than vẫn duy trì được đà tăng trần tiếp tục nhưng điều này không giúp gì được cho tâm lý thị trường vốn đang rất ảm đạm. TCS vẫn khớp trần nhưng thực chất đã bị chặn bán trần. Các mã còn lại như TC6, TVD, THT vẫn dư mua trần nhưng khối lượng thấp. Không rõ các cổ phiếu này có khả năng đi ngược thị trường được bao xa và có lẽ hoàn toàn nhờ vào mức thanh khoản phập phù là chính. Khối ngoại tiếp tục mua ròng nhưng cường độ cũng giảm xuống. Trên HNX quy mô mua ròng chỉ còn 4,8 tỷ đồng và trên HSX là 35,8 tỷ đồng. Tổng giá trị mua vào của khối này ở HSX chỉ bằng 58% hôm qua. Riêng nhóm VN30 + GAS được mua ròng 24,1 tỷ đồng, chiếm phần lớn. SBT, MBB, HAG, GAS, DPM là những mã được mua nổi trội. Phía bán ra không có gì đặc biệt, duy nhất VIC là trên 1 tỷ đồng.
TAND huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện có hiệu quả 14 giải pháp nâng cao chất lượng xét xử
TAND huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch thực hiện 14 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Kinh tế
Mặc dù, còn nhiều khó khăn nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, Thẩm phán, CBCC, TAND huyện Củ Chi đã triển khai và thực hiện nghiêm túc 14 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử của TANDTC và thu được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm thi đua, TAND huyện Củ Chi thụ lý 2.972 vụ, việc; giải quyết 2.253 vụ, việc, trong khi số lượng biên chế Thẩm phán, thư ký thiếu rất nhiều so với lượng án phải giải quyết. Thẩm phán Vũ Tùng Lâm, Chánh án TAND huyện Củ Chi chia sẻ, với 14 giải pháp đã thực hiện và đạt những kết quả nhất định, thì có 4 giải pháp được đánh giá là nổi bậc nhất. Đó là: Công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật; Nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án; Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải và công tác đối thoại; giảm số lượng quá hạn luật định, án tạm đình chỉ. Về công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, ngay từ đầu năm, ngoài việc làm tốt công tác triển khai liên tục, thường xuyên các văn bản, giải đáp, Nghị quyết của TANDTC thì TAND huyện Củ Chi đã thực hiện công tác tập huấn nghiệp vụ cho toàn thể Thẩm phán, thư ký, Hội thẩm nhân dân để không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ xét xử, giải quyết án. Ngoài ra, đơn vị còn tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề để các Thẩm phán, thư ký và các ngành trong khối nội chính của huyện thảo luận và áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các loại vụ án. Các Thẩm phán cũng luôn nâng cao tinh thần tự nghiên cứu sâu, đề xuất xử lý những vướng mắc kịp thời khi giải quyết án. Hàng tháng đơn vị đều tổ chức phiên họp chuyên môn với toàn thể cơ quan để các lãnh đạo, Thẩm phán, CBCC trao đổi những khó khăn, vướng mắc nghiệp vụ trong quá trình giải quyết, qua đó cùng nhau tìm ra giải pháp giải quyết vụ, việc đạt chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó, đối với các bản án bị hủy, sửa, TAND huyện Củ Chi đưa ra cuộc họp để thảo luận, phân tích tìm ra nguyên nhân, rút kinh nghiệm trong toàn đơn vị không để lặp lại những sai sót tương tự trong tương lai. Hiệu quả đạt được của cách làm này mà chất lượng giải quyết các loại án được nâng lên rõ rệt, trong 10 tháng đầu năm đơn vị có 4 vụ bị hủy, 24 vụ bị sửa, nhưng chỉ có 2 vụ bị hủy và 5 vụ bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán, các vụ còn lại bị hủy, sửa do có tình tiết mới. Thẩm phán Vũ Tùng Lâm, Chánh án TAND huyện Củ Chi. Đối với công tác hòa giải, trong suốt quá trình giải quyết các vụ án, lãnh đạo, Thẩm phán của đơn vị luôn quán triệt công tác hòa giải và đối thoại là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Bởi lẽ, việc hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và công dân, giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa giải quyết triệt để các mâu thuẩn giữa các đương sự. Để hòa giải đạt kết quả cao, lãnh đạo đơn vị cho rằng ngoài kinh nghiệm sống, thái độ đúng đắn của mỗi Thẩm phán thì việc tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh, nhân thân, mối quan hệ của các đương sự cũng góp phần quan trọng trong việc hòa giải đạt hiệu quả. Đến nay, TAND huyện Củ Chi đã có gần 1.000 vụ, việc hòa giải thành, đạt gần 45% số án đã giải quyết. Đối với các án hành chính, Thẩm phán thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chính quyền với người dân, lãnh đạo đơn vị trao đổi trực tiếp với lãnh đạo UBND huyện để tìm giải pháp giải quyết nhanh vụ án, đảm bảo hài hòa quyền lợi của chính quyền và người dân. Năm 2017, lượng án tạm đình chỉ của TAND huyện Củ Chi là hơn 600 vụ, đến nay đã giải quyết được hơn một nửa, số còn lại đa số đã có quyết định mở ra tiếp tục giải quyết, hiện còn trong thời hạn luật định. Đa số án tạm đình chỉ còn lại tại đơn vị đều rất phức tạp, có nhiều người tham gia tố tụng; người tham gia tố tụng chết cần đưa người thừa kế quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng hay chờ kết quả giải quyết của cơ quan khác. Hiện tại, lãnh đạo TAND huyện yêu cầu Thẩm phán trước khi ra quyết định tạm đình chỉ vụ án phải báo cáo lãnh đạo xem xét. Mặt khác, ngay từ đầu năm, TAND huyện Củ Chi phát động phong trào thi đua ngắn hạn đẩy nhanh giải quyết án tạm đình chỉ, hàng tháng chi bộ ra Nghị quyết giao chỉ tiêu giải quyết án cho từng Thẩm phán. Thẩm phán Vũ Tùng Lâm, Chánh án TAND huyện Củ Chi cho biết: Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những mặt tồn tại, TAND huyện Củ Chi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc 14 giải pháp với sự quyết tâm cao nhất của toàn thể CBCC, người lao động của đơn vị nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết các loại án. Quang Trung.
Doanh nhân Lê Hồng Minh bỏ thêm 255 tỉ đồng vào VNG
Theo thông tin kết quả chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Công ty cổ phần VNG, ông Lê Hồng Minh - chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc VNG vừa bỏ thêm gần 255 tỉ đồng để mua thêm 1.697.015 cổ phiếu VNG.
Kinh tế
Sau đợt chào bán, ông Lê Hồng Minh nâng tỉ lệ sở hữu lên 21,4% tại VNG, tương đương tổng số lượng cổ phiếu sở hữu sau đợt chào bán là 6.341.277 cổ phiếu. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong thời gian 5 năm kể từ ngày phát hành. Được biết, giá chào bán cổ phiếu riêng lẻ được đưa ra trong đợt này là 150.260 đồng/cổ phiếu VNG. Với mức giá này, hiện ông Lê Hồng Minh đang sở hữu giá trị tài sản tương đương 953 tỉ đồng tại VNG. Sồ tài sản này tương đương với khối tài sản của người giàu thứ 13 trên sàn chứng khoán Việt Nam - ông Đặng Thành Tâm, chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC), đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng Nam Việt (NVB)... Công ty cổ phần VNG được biết đến như một đơn vị kinh doanh game online lớn trên thị trường Việt Nam hiện nay. Theo TTO.
"Buôn vặt" lãi ngàn tỷ, làm ăn lớn tháo chạy, bán "con"
Trong lúc nhiều đại gia vốn dĩ hoành tráng cũng lao đao vì nợ nần, "lên voi" "xuống chó", thì nhiều ngành hàng "buôn vặt" bánh kẹo, sữa, gas lại vọt lên đón tiền chảy về, thu lợi nhuận khủng.
Kinh tế
Bán gas lãi hơn làm ngân hàng. Theo con số mà Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) công bố về kết quả kinh doanh năm 2013, PV Gas đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt một số chỉ tiêu đã về đích trước thời hạn từ 2 đến 5 tháng. Cụ thể, sản lượng khai thác khí khô đạt 9.503 triệu m3, LPG đạt 1.002 ngàn tấn, doanh thu đạt 65.591 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 14.474 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 5.266 tỷ đồng. Hiện giá cổ phiếu của PV Gas tăng cao và ổn định trên sàn giao dịch chứng khoán (giá trị vốn hóa trên thị trường gần 6 tỷ USD). Kinh doanh gas được cho là siêu lợi nhuận khi mỗi bình gas bán lẻ mạng lại cho DN và đại lý từ 140.000 155.000 đồng/bình. Tổng công ty Gas Petrolimex, kết thúc quý 3 thu lợi nhuận trước thuế hơn 87 tỉ đồng, vượt qua con số 67 tỉ đồng năm ngoái. Lợi nhuận của một công ty sản xuất kinh doanh khí ngang ngửa với một ngân hàng cỡ vừa và vượt xa lợi nhuận cũng những ngân hàng nhỏ trong năm tài chính đầy thử thách này khiến doanh nghiệp các ngành khác thèm muốn. Là mặt hàng đang được tự định giá, kinh doanh gas có mức lợi nhuận rất cao. Từ khâu nhập khẩu tới tay người tiêu dùng mang lại khoản lãi từ 140.000 155.000 đồng/bình cho doanh nghiệp, đại lý. Buôn sữa lãi ròng ngàn tỷ. Trong lúc thị trường chồng chất khó khăn, các DN ngành thực phẩm, tiêu dùng lại ung dung đếm tiền chảy vào ngân quỹ. Điển hình là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Theo báo cáo quý 3 của Vinamilk, công ty này đã đạt 5.064 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, bằng 81% kế hoạch cả năm 2013, tăng 121 % so với cùng kỳ năm 2012. Lợi nhuận ngàn tỷ của Vinamilk là điểm sáng ấn tượng trong khối DN có vốn nhà nước. Nếu tính riêng quý 3/2013, Vinamilk có doanh thu 8.028 tỉ đồng tăng 21,29% so với cùng kỳ năm 2012 (6.618 tỉ đồng). Lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 1.690 tỉ đồng, tăng 21% so với quý 3/2012. Báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2012 cho thấy, lợi nhuận sau thuế đạt 5.786 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2011. Không chỉ chiếm thị phần áp đảo trong nước, sản phẩm của Vinamilk cũng tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Đầu quý 4, Vinamilk đã ký xong hợp đồng xuất khẩu cho cả năm 2013 với tổng trị giá 230 triệu USD (tương đương khoảng 4.700 tỉ đồng). Chín tháng đầu năm đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 3.354 tỉ đồng. Đại gia Đặng Thành Tâm: Nợ đầm đìa. Đặng Thành Tâm (SN 1964) là một trong những doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam. Nắm trong tay các thương hiệu KBC (Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc), Saigontel và nhiều công ty lớn khác. Chủ tịch KBC từng được xem là một thế lực trên sàn chứng khoán Việt Nam. Những năm trước đây, ông thường xuyên có mặt trong Top 3 với khối tài sản khổng lồ, có thời điểm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, cuối năm 2013, ông Đặng Thành Tâm thừa nhận sự thật "Hiện nay tôi cũng đang nợ đầm đìa, việc của tôi trong hai năm tới là phải trả hết nợ. Còn hàng chục nghìn nhân viên đang trông chờ vào tôi. Điều mà tôi quan tâm bây giờ, thứ nhất là phải trả hết nợ, phải lo đời sống cho công nhân được tốt hơn". "Cũng phải nói thật, cuộc đời doanh nghiệp của mình cũng rất thăng trầm, cũng có lúc hoành tráng, nhưng cũng có lúc cực kỳ be bét, nói chung là đủ vị, đủ hương sắc. Người quản trị cũng thế, gọi là như một cuộc chiến phải trải qua tất cả những thất bại, thất bại tưởng như có thể chết đi được thì lúc đấy ta mới thấy được sự quý giá của cuộc sống và lúc ấy người ta mới trân trọng quyết định, mới thực sự lắng nghe người khác". Ngân hàng lãi âm. Cùng làn sóng sáp nhập, đổi chủ bi đát cảu khối ngân hàng 2 năm nay, nhiều người không bất ngờ khi VIB bank công bố lợi nhuận trước thuế quý 3 của VIB âm 203 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 26 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ và tương đương chỉ 2% kế hoạch năm. Trên website của ngân hàng này, giới thiệu VIB là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam, VIB đang nỗ lực để trở thành "Ngân hàng luôn sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam". Xu hướng tháo chạy, "bán con". Năm 2013, bầu Đức tuyên bố "tháo chạy" khỏi BĐS để chuyên tâm làm cao su, mía đường... Cuối năm, giới đầu tư được mời sang Lào và đi Tây Nguyên để mục sở thị tiềm năng nông nghiệp của đại gia này, như một cách chứng minh cho tiếp sau "sự chạy trốn đúng đắn" là sự chuyển hướng có tính toán và hiệu quả. Năm bết bát nhất của ngành BĐS, vì đó, các DN vật liệu xây dựng cũng không thể thoát khỏi "vòng kim cô" điêu đứng. Quốc Cường Gia Lai cũng tụt dốc khi cầm cố mọi tài sản lớn để cầm cự trong thời điểm kinh doanh xuống dốc. Chủ đầu tư không đủ sức duy trì buộc phái "bán con" là trường hợp Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG) bán 70% vốn điều lệ của CTCP Xi măng Cẩm Phả, đơn vị do Vinaconex sở hữu gần như toàn bộ vốn, kèm theo bán nợ. Nói như một DN ngành BĐS là "thị trường này đã đổ vỡ mất rồi, người dân không có tiền và có nhu cầu nữa, nên đây chính là kết quả tất yếu, vì thực tế bây giờ chẳng còn tín hiệu gì cả, nó đã là thực tế, là sự đổ vỡ rồi". H.G.
Thái Lan công bố dự án kích thích kinh tế trị giá 42 tỷ USD
(VOV) - Dự án mang tên “Nước Thái mạnh hơn”, được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012 với nguồn vốn huy động trong nước.
Kinh tế
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva chính thức khởi động dự án kích thích phát triển kinh tế trị giá 1.430 tỷ baht, tương đương hơn 42 tỷ USD. Dự án Nước Thái mạnh hơn tập trung vào đầu tư công nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, giáo dục, tạo việc làm. Theo Thủ tướng Abhisit, trong 3 năm tới, kế hoạch kích thích kinh tế Nước Thái mạnh hơn sẽ tạo ra 1,5 triệu việc làm mới cho đất nước. Tuy việc huy động vốn cho dự án Nước Thái mạnh hơn sẽ làm tỷ lệ nợ công của Thái Lan chiếm từ 58 đến 59% tổng thu nhập quốc dân GDP nhưng tỷ lệ này có thể chấp nhận được. Đến năm 2016, nợ công của Thái Lan sẽ giảm, chiếm chưa tới 50% GDP. Khoản ngân sách đầu tiên của dự án trị giá 200 tỷ baht sẽ được cấp ngay cho 4 Bộ: Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, Bộ Giao thông. Bộ trưởng Tài chính Korn Chatikavanij cho biết, trong 2 tuần tới, ông sẽ đề nghị nội các cấp tiếp kinh phí đầu tư bổ sung trị giá 100 tỷ baht trong khuôn khổ dự án. Chính phủ Thái Lan lập website về dự án nước Thái mạnh hơn tại địa chỉ www.tkk2555.com nhằm giúp người dân theo dõi tiến trình và kiểm tra tính minh bạch của dự án./. Minh Tuấn (từ Bangkok).
Thủ tướng: 91% người dân ủng hộ, tin tưởng vào nỗ lực phòng chống tham nhũng
Sáng nay (2/7), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp trực tuyến với tất cả các địa phương trên cả nước để bàn về tình hình kinh tế-xã hội.
Kinh tế
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Thủ tướng đã khái quát tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm tiếp tục phát triển theo xu hướng tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó nổi bật GDP 6 tháng tăng 7,08 %, đặc biệt là cả 3 khu vực nông nghiệp, dịch vụ thương mại, sản xuất công nghiệp đều tăng. Điều này chính là nhờ quyết tâm quyết liệt, đổi mới sáng tạo trong điều hành. Chúng ta tiếp tục phát triển kinh tế xã hội với nhiều thành công, chỉ đạo kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng như CC TPP. Chúng ta cũng vui mừng vì có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Điều đáng mừng nhất là an ninh xã hội được bảo đảm. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Số hộ thiếu đói 6 tháng đầu năm giảm mạnh gần 40%, tỷ lệ thất nghiệp thấp, Thủ tướng nêu. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, bộ máy và biên chế có tiến bộ hơn cùng kỳ, ở tất cả các lĩnh vực quân đội, công an, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đều có những diễn biến tích cực tạo không khí phấn khởi làm ăn kinh doanh trong toàn xã hội góp phần cũng cố niềm tin cho nhà đầu tư, người dân. Ở một vài địa phương, có việc biểu tình nhưng là số ít, còn nói chung, nhà đầu tư, người dân đều yên tâm sản xuất. Viện nghiên cứu dư luận xã hội nhận định, đa số người dân ghi nhận chuyển biến tích cực về đối thoại, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phòng chống tham nhũng lãng phí đã tăng. Đặc biệt, 91% người dân ủng hộ, tin tưởng vào nỗ lực phòng chống tham nhũng, Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng đánh giá, nhiều lãnh đạo, bộ ngành, các địa phương rất tích cực sáng tạo trong việc chỉ đạo điều hành. Bên cạnh những mặt tích cực, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra 3 vấn đề tồn tại cần quan tâm. Thứ nhất là thiên tai rình rập không chỉ ở Lai Châu mà còn ở nhiều địa phương. Do đó, Thủ tướng đề nghị các địa phương, các bộ ngành làm tốt hơn nữa công tác dự báo cũng như phòng chống thiên tai, hỗ trợ người dân. Thứ 2, vấn đề nổi lên trong thời gian vừa qua về an ninh trật tự thể hiện qua vụ việc ở Bình Thuận mà kinh nghiệm chung trong việc giữ gìn bình yên của nhân dân chúng ta có đủ khả năng, đủ điều kiện để lập lại trật tự xã hội, tạo ra cuộc sống bình yên cho nhân dân, để đất nước phát triển, đi lên. Thủ tướng Chính phủ và Tổng Bí thư đã có cuộc họp toàn quốc để bàn về vấn đề này. Chúng ta không được để kẻ xấu phản động, kích động nhân dân. Lực lượng của chúng ta cơ bản chủ động. Tuy nhiên, qua vụ việc này cho thấy còn có tỉnh chủ quan. Thủ tướng lưu ý trước về vấn đề này với các địa phương bởi an ninh trật tự là vấn đề quan trọng, kiên quyết tạo môi trường đầu tư ổn định, phát triển xã hội. Thứ 3 là những vấn đề tồn tại mà xã hội bức xúc. Qua kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhiều ý kiến bức xúc trong đời sống xã hội không chỉ ATGT, xâm hại trẻ em, bao lực học đường, an toàn thực phẩm, vệ sinh trường học, tham nhũng, lợi ích nhóm đã được các ĐBQH đề cập. Với vai trò quản lý chúng ta có trách nhiệm với nhân dân để giải quyết những vấn đề này. Chúng ta không để tình trạng bức xúc kéo dài ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân, thế hệ mai sau. Cần quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân trong đối thoại, trong xử lý nhưng chúng ta phải lập lại kỷ cương đất nước, dân chủ với số đông, với nhân dân nhưng phải kiên quyết xử lý những kẻ xấu cầm đầu, Thủ tướng nhấn mạnh. Ngay sau bài phát biểu của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế- xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018. Theo đó, GDP 6 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011. Động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng chung là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với mức tăng hơn 13%. Xét ở khía cạnh tiêu dùng, cầu tiêu dùng tiếp tục tăng khá và cán cân thương mại thặng dư cho thấy xu hướng cải thiện trong tăng trưởng vẫn được duy trì. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 747 nghìn tỷ đồng, bằng 32,9% GDP và tăng 10,1% so với cùng kỳ, trong đó khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất (41,3%) và có mức tăng cao nhất (17,5%), phản ánh sự đúng đắn và đi vào cuộc sống của chủ trương của Đảng về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nền kinh tế vẫn còn một số vấn đề cần được quan tâm. Mô hình tốc độ tăng GDP năm 2018 có xu hướng giảm dần, từ 7,45% của quý I (sau khi đánh giá lại) đã giảm xuống còn 6,79% của quý II và 7,08% của 6 tháng. Tuy vẫn ở mức khá, nhưng để đạt được mục tiêu kịch bản tăng trưởng đề ra 6,7% thì cần có sự nỗ lực, phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, cố gắng đạt khoảng 6,53% vào quý III và 6,36% vào quý IV. Lý do là các quý cuối năm 2017 đã đạt mức tăng trưởng rất cao, nên tăng trưởng các quý cuối năm 2018 nếu đạt trên 6% là rất tích cực. Một số tổ chức quốc tế vẫn dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2018 ở mức khá, ví dụ Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo đạt khoảng 6,6% và là mức tăng tốt nếu so sánh với các nước trong khu vực. Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, liên tiếp hai tháng 5 và 6, chỉ số CPI đã có sự tăng mạnh so với tháng trước đó, tháng 5 là 0,55%, tháng 6 là 0,61%. Đây là mức tăng cao, nếu tiếp diễn như vậy thì khả năng rất khó kiểm soát mục tiêu CPI bình quân cả năm dưới 4%. Giá dầu thế giới đã có xu hướng chững lại, giảm được sức ép lên giá cả, lạm phát trong nước và kích thích sản xuất nhưng dự kiến còn 2 đợt giá cả có thể tăng cao, là vào dịp bắt đầu năm học mới và tháng cuối năm. Dự báo tình hình kinh tế, thương mại thế giới 6 tháng cuối năm tuy có dấu hiệu tăng chậm lại nhưng vẫn ở mức khá. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo kinh tế thế giới sẽ không duy trì được đà tăng trưởng khá vào năm 2019 và có tác động rất lớn đối với các nước đang phát triển, nước có xuất khẩu lớn, trong đó có Việt Nam. Do vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc dự phòng trước các phương án, đối sách để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và mức tăng trưởng kinh tế hợp lý là rất cần thiết, trong đó tập trung đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển về chất lượng trong tất cả các ngành, lĩnh vực, qua đó tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới. N. Huyền.
Muốn mua đứt bán đoạn nợ xấu
Năm 2014 sẽ xây dựng phương thức mua đứt bán đoạn các khoản nợ xấu theo giá thị trường
Kinh tế
Là một công cụ quan trọng để xử lý khối nợ xấu lên đến khoảng 4% tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng, Công ty Quản lý Tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong năm đầu tiên hoạt động vẫn có thành quả rất hạn chế. Mua thêm 70.000 tỉ đồng. Theo thông tin mới nhất về hoạt động của VAMC vừa được ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Thành viên, công bố, đến nay, VAMC đã mua vào 39.000 tỉ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng. VAMC sẽ tiếp tục xem xét, phân loại để có thể mua thêm nợ xấu với kế hoạch dự kiến khoảng 10.000 tỉ đồng trong quý I và 70.000 tỉ đồng trong năm 2014. Đồng thời lên kế hoạch thành lập ban xử lý nợ, thực hiện tái cơ cấu nợ để tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) có thể tiếp tục vay vốn mới. Trong các khoản nợ VAMC đã mua, khoảng 70% liên quan đến bất động sản. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HỒNG THÚY. Một trong những nhiệm vụ năm 2014 được VAMC xác định thực hiện là sẽ xây dựng phương thức mua đứt bán đoạn các khoản nợ xấu, tức là mua nợ theo giá thị trường. Đây là một thách thức lớn vì theo phương thức này, VAMC phải có tiềm lực tài chính nhưng vốn điều lệ của công ty chỉ có 500 tỉ đồng. Do đó, VAMC đang đề nghị được tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỉ đồng và được bảo lãnh để có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng quốc tế thời hạn 5-7 năm. VAMC cũng đã có kế hoạch xử lý tất cả khoản nợ đã mua, trong đó có khoảng 70% liên quan đến bất động sản. Đây là nhiệm vụ khó khăn vì mặc dù định giá để cho vay bất động sản rất thấp nhưng bất động sản rớt giá dẫn đến khả năng ngân hàng không thu đủ số tiền khách hàng vay, vấn đề này chưa biết xử lý ra sao. Ông Hùng cũng cho biết sau khi mua lại từ các tổ chức tín dụng, đến nay công ty đã đòi được khoảng 200 tỉ đồng nợ xấu. Vẫn chưa thực hiện tái cấp vốn. Như vậy, kế hoạch mua nợ của VAMC trong năm nay đặt ra ở mức khá cao, gấp đôi so với mức thực hiện năm ngoái. VAMC lý giải kế hoạch này đã tính toán đến khả năng nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên do hiệu lực Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, dư luận cũng còn khá nhiều băn khoăn vì đầu năm nay, việc mua nợ của VAMC đang chậm lại. Nguyên nhân không chỉ do tâm lý tháng giêng mà còn do các ngân hàng đang phải rà soát lại nợ, lên kế hoạch bán nợ cho cả năm 2014. Khả năng bán nợ của VAMC cũng chưa tiến triển mạnh mẽ vì VAMC đã mua các khoản nợ với giá khá cao khi thị trường mua bán nợ của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, nhà đầu tư chưa chắc chắn cửa ra khi mua lại nợ của VAMC. Bên cạnh đó, hiện nay còn thiếu các văn bản pháp luật liên quan đến mua bán nợ, bán đấu giá tài sản và xử lý tài sản bảo đảm. Ngay cả khi thắng kiện đòi tài sản thế chấp siết nợ, ngân hàng thương mại cũng chưa chắc đòi được tài sản do khâu thi hành án kém. Vấn đề này đang chờ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan hoàn thiện thể chế mua bán nợ và xử lý tài sản bảo đảm cho VAMC. Về việc tái tạo nguồn vốn qua trái phiếu đặc biệt của VAMC, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết sau khi bán lại nợ xấu cho VAMC, một số ngân hàng thương mại đã có đơn đề nghị tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC. Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành xem xét, đánh giá từng trường hợp cụ thể và các khoản nợ liên quan để quyết định thời điểm cũng như hạn mức cho vay tái cấp vốn. Theo quy định, giới hạn tối đa là 70% nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện tái cấp vốn cho trường hợp nào.
94% cơ sở không còn thuộc diện gây ô nhiễm nghiêm trọng
Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, có đến 94% cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm trong Quyết định 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã được rút tên, di dời, ngưng hoạt động hoặc hoàn tất việc xử lý ô nhiễm triệt để.
Kinh tế
Để đạt được hiệu quả này, theo đại diện Tổng cục Bảo vệ môi trường, đã có nhiều cơ sở chủ động đầu tư, xử lý ô nhiễm. Số khác do sức ép cạnh tranh, áp lực cộng đồng và xã hội về hành vi vi phạm môi trường phải tự giải thể, ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi loại hình sản xuất không còn gây ô nhiễm môi trường. Về phía cơ quan chức năng đã đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra doanh nghiệp gây ô nhiễm, xử phạt nặng những đơn vị cố tình kéo dài hành vi vi phạm môi trường của mình. Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế, trong khi cả nước phải mất gần 10 năm để xử lý xong gần 500 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thì lại để phát sinh gần 3.856 cơ sở gây ô nhiễm mới. Nguyên nhân là do hiện nay khâu cấp phép thành lập chưa bắt buộc doanh nghiệp phải có phương án xây dựng đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định Luật Bảo vệ môi trường. Đó là chưa kể, khi đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp dù đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải nhưng để tiết giảm chi phí đầu tư xử lý môi trường, họ vẫn lén lút xả chất thải không qua xử lý ra môi trường. Đơn cử, tại TPHCM, hiện chỉ còn 1 doanh nghiệp là Công ty Xi măng Hà Tiên gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm trong Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ chưa khắc phục. Thế nhưng, kết quả khảo sát thực tế tại 450 nguồn thải của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố, có đến 60% trong tổng lượng nguồn thải không đạt tiêu chuẩn quy định. Và đây cũng chỉ mới là thống kê những doanh nghiệp có lượng nước thải từ 50m3/ngày trở lên. Còn cơ sở sản xuất có lượng nước thải dưới 50m3/ngày trở xuống hiện vẫn chưa thống kê được. Để giải quyết dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm, cần thiết phải kiểm soát chặt ngay từ khâu cấp phép thành lập doanh nghiệp. Theo đó, những doanh nghiệp nào không đáp ứng đủ yêu cầu về phòng ngừa và bảo vệ môi trường, kiên quyết không cấp phép thành lập. Riêng với những doanh nghiệp đang hoạt động, nếu nằm khu vực đông dân cư, tỉnh thành cần có chính sách hỗ trợ để họ di dời hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng có lợi cho môi trường. Trường hợp cố tình không chấp hành Luật Bảo vệ môi trường thì phải xử phạt thật nặng. Đồng thời, thực hiện hình thức phạt bổ sung là buộc tạm ngưng hoạt động công đoạn phát sinh gây ô nhiễm. Còn với những doanh nghiệp thuộc khu vực công ích, các bộ ngành, địa phương cần đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất Có như vậy mới mong sớm chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. PHÚC ANH.
Cá nhân vay vốn nước ngoài: Có cửa, nhưng chưa mở…
Ngày 18/3/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Ngoại hối, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014. Việc vay vốn nước ngoài của cá nhân là một nội dung chính trong lần sửa đổi, bổ sung này.
Kinh tế
Ngày 13/12/2005, Pháp lệnh Ngoại hối ra đời. Điều 17 của Pháp lệnh chính thức tạo sự tách bạch, xác định cơ chế pháp lý cho phép người dân được vay vốn nước ngoài. Điểm qua các kênh thông tin về sự kiện trên, có một chữ nhỏ thú vị: sẽ. Các cá nhân sẽ được vay vốn nước ngoài, hay sẽ mở cửa cho cá nhân vay vốn nước ngoài. Nói vậy đúng mà chưa đúng. Chưa đúng, bởi việc mở cửa cho cá nhân vay vốn nước ngoài đã có từ 8 năm trước; nay nó được đưa ra xem xét lại, khẳng định lại. Đúng, bởi cửa đã có từ 8 năm trước nhưng thực tế là chưa mở, cho đến nay. Người viết còn nhớ, tại một hội thảo liên quan đến dự thảo Pháp lệnh Ngoại hối trước đây, đây đã là một nội dung được chú ý, bởi nó xuất phát từ yêu cầu thực tế. Khoảng chục năm về trước, dòng kiều hối bắt đầu chảy mạnh về Việt Nam. Cùng với nó là những phát sinh về tranh chấp pháp lý. Một người ở nước ngoài gửi tiền về cho người thân trong nước, là kiều hối, nhưng lại nhờ hoặc cho vay đầu tư vào bất động sản hoặc gửi ngân hàng để có lãi suất cao hơn. Sau đó, tranh chấp sở hữu nảy sinh. Nên nhìn nhận nó như thế nào? Dòng vốn dạng trên chưa có kênh đầu tư chính thống, nó núp bóng kiều hối. Vấn đề của nhà làm luật lúc đó (xây dựng Pháp lệnh Ngoại hối) là cần tách bạch rõ: kiều hối thực chất là một dòng giao dịch vãng lai; còn các cá nhân trong và ngoài nước vay mượn lẫn nhau lại là giao dịch vốn. Xét về dòng kiều hối, sự nhập nhằng giữa hai dòng chảy dẫn đến thiếu minh bạch. Xét về giao dịch vốn, quan hệ vay mượn chưa được pháp luật quy định rõ, bảo hộ và quản lý như thế nào, và có khuyến kích hay không khi xem đó là một dòng vốn đầu tư cùng những tác động. Thứ nữa, vay vốn nước ngoài là một quyền chính đáng của người dân. Ngày 13/12/2005, Pháp lệnh Ngoại hối ra đời. Điều 17 của Pháp lệnh chính thức tạo sự tách bạch, xác định cơ chế pháp lý cho phép người dân được vay vốn nước ngoài: Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân được vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài và sử dụng các hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh và các hình thức bảo đảm khoản vay khác. Chuyện là, mãi tới 8 năm sau, các nhà làm luật, cơ quan quản lý vẫn để ngỏ nội dung đó. Cơ chế cho cá nhân vay vốn nước ngoài không có văn bản hướng dẫn thực thi cụ thể. Một quy phạm pháp luật liên quan đến quyền của người dân, đến các giao dịch vốn có phạm vi rộng như vậy vẫn để ngỏ trong thời gian dài. Cửa đã có nhưng chưa mở là vậy. Nay, 8 năm sau khi ban hành Pháp lệnh Ngoại hối, nội dung trên lại được đưa ra, và có ý kiến đề nghị hạn chế đối tượng được vay và trả nợ vay nước ngoài là cá nhân (theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Ngoại hối của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội). Song, ý kiến không hạn chế được chấp thuận, đồng nghĩa một lần nữa quyền vay vốn nước ngoài của người dân được khẳng định. Theo Ủy ban Kinh tế, việc cho phép cá nhân thực hiện vay và trả nợ vay nước ngoài khi cá nhân có khả năng thu xếp được khoản vay và tự chịu trách nhiệm trả nợ là bảo đảm quyền chính đáng của người dân, đồng thời góp phần thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc cá nhân vay và trả nợ vay nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro, trường hợp không trả được nợ sẽ ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia. Trong điều kiện nước ta hiện nay, đa số ý kiến thành viên của Ủy ban Kinh tế cho rằng cần quản lý chặt chẽ việc cá nhân vay và trả nợ vay nước ngoài, đồng thời cũng cần đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân. Vì vậy, tán thành không hạn chế cá nhân vay và trả nợ vay nước ngoài nhưng giao Chính phủ quy định cụ thể vấn đề này như thể hiện trong khoản 2 điều 17 - khoản 11 điều 1 dự thảo Pháp lệnh, báo cáo kết luận. Và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung được thông qua ngày 18/3/2013 tiếp tục ghi nhận điều đó. Vấn đề là, gần chục năm trước các nhà làm luật đã bàn tính và xác định, đến nay vẫn lại bàn tính và nằm trên bàn thảo luận. Đâu là nguyên do tạo nên khoảng cách lớn giữa mở luật và đưa luật vào cuộc sống như vậy?
TP.HCM đồng loạt triển khai bảo hiểm thất nghiệp
Ngày 4/1, Trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) đã đồng loạt triển khai công tác hướng dẫn thực hiện chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên trên địa bàn.
Kinh tế
Theo bà Nguyễn Thị Nhung, Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố kiêm Trưởng phòng bảo hiểm thất nghiệp, trong ngày đầu tiên thực hiện, có 636 người làm hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, trong đó nhiều nhất ở quận Bình Tân (430 người) và ít nhất ở huyện Hóc Môn (2 người). Theo hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, người lao động sẽ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại các Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận huyện, chính quyền phường xã. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương chủ động rút ngắn quy trình nói trên nhằm đơn giản hóa thủ tục, việc đi lại cũng như thời gian cho người lao động. Theo đó, người lao động sẽ đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại một đơn vị duy nhất thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội là Trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố với 6 địa điểm đặt tại các quận Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Tân, quận 7, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn. Thành phố Hồ Chí Minh cũng tiến hành thí điểm việc chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM (miễn phí) của Ngân hàng Đông Á. Hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 3 triệu lao động, ước tính hàng năm có khoảng 300.000 lao động bị thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông./. Trần Xuân Tình (Vietnam+).
Ngành mía đường 'kêu cứu' vì không bán được cân nào
Ông Phạm Quốc Doanh – Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, đã 15 ngày nay hàng loạt các doanh nghiệp mía đường trong nước không bán được 1kg nào dù giá đường đã giảm xuống 'đáy' chỉ còn 12.000 đồng/1kg.
Kinh tế
Giá đường giảm còn 12.000 đồng/kg, ngành mía đường kêu cứu vì không bán được 1kg nào (Ảnh: IT). Kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện cam kết. Theo VSSA, dù giá đường tinh luyện tại hàng loạt các nhà máy trong nước đã giảm xuống đáy với mức 12.000 đồng/1kg nhưng các nhà máy không thể bán được nổi 1kg đường nào. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp cần sử dụng đường đang chờ đợi thêm 2 tháng nữa là vào đầu 2018, Việt Nam chính thức thực hiện lộ trình cam kết Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), tức là các nước trong khối sẽ không còn bị hạn chế nhập khẩu đường vào Việt Nam, trong khi thuế suất, nhập khẩu chỉ là 5%. Đây là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp mía đường còn đang yếu kém, hiện tại dù chưa mở cửa nhưng đường lậu tràn vào Việt Nam cũng đã làm cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng, ông Phạm Quốc Doanh cho biết. VSSA cho biết, ngành mía đường không chỉ đảm bảo mục tiêu đạt 1 triệu tấn, góp phần chủ động sản lượng đường trong nước, giải quyết việc làm cho 33.000 công nhân, 1,5 triệu lao động tham gia vào trồng mía mà còn góp phần vào kim ngạch xuất khẩu. Theo thống kê, 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp mía đường đã xuất khẩu 44.000 tấn sang 28 quốc gia trên toàn thế giới. Để tháo gỡ khó khăn cho ngành đường, VSSA đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho lùi thời gian thực hiện cam kết trong khối ASEAN theo Hiệp định ATIGA đến năm 2022, nếu sớm hơn là 2020. Thay vào đó, lượng nhập khẩu hạn ngạch sẽ tiếp tục được tăng lên 10% so với mức 5% của năm 2017. Đồng thời, VSSA cũng kiến nghị, thuế suất nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan cũng giảm 50% so với trước đây chỉ còn 40% đối với đường thô và 45% đối với đường trắng. Hiện tại cũng đã có những nước không thực hiện các hiệp định thương mại tự do còn chúng tôi chỉ dám để xuất kéo dài thời gian thực hiện cam kết này và vẫn tăng thêm mức nhập khẩu hạn ngành thuế quan, đại diện VSSA cho biết. Trước đó, ngày 6.10, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về đề xuất của VSSA. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT và các cơ quan địa phương xem xét kiến nghị của VSSA, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.10. Tuy nhiên, dù hôm nay đã đến thời hạn báo cáo nhưng được biết, Bộ Công Thương vẫn chưa hoàn thiện được báo cáo do đơn vị này cho rằng, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về kiến nghị lùi thời hạn thực hiện cam kết Hiệp định ATIGA trong khối ASEAN đối với mặt hàng đường như kiến nghị của VSSA. Theo VSSA, người thiệt thòi nhất chính là những người nông dân trồng mía (Ảnh: IT). Thiệt thòi nhất là nông dân. VASA cho rằng, nếu thực hiện ngay cam kết bỏ hạn ngạch thuế quan từ năm 2018 thì người thiệt thòi nhất sẽ chính là nông dân. Bởi thực tế, đối với ngành mía đường, đến nay cả nước có 41 nhà máy với tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 tấn/ngày, tăng 12,7 lần so với năm 1995. Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế, để các nhà máy đường có thể sản xuất hiệu quả cần có công suất ép 6.000 tấn mía/ngày nhưng trong số 41 nhà máy mới chỉ có 8 nhà máy đạt được công suất này. VASA cho rằng, đầu năm 2018, nếu bỏ hạn ngạch thuế quan đối với đường như cam kết Hiệp định ATIGA trong khối ASEA thì kịch bản xảy ra là: Các nhà máy đường có công suất nhỏ và công nghệ lạc hậu sẽ gặp khó khăn, có thể sẽ chuyển hết sang nhập đường thô về tinh luyện và không thu mua mía của nông dân nữa. Chỉ cần nhập khẩu đường thô về tinh luyện, các nhà máy đường vẫn có thể duy trì được sản xuất. VSSA cho rằng, nếu thực hiện ngay cam kết Hiệp định ATIGA với khối ASEAN thì chắc chắn ngành mía đường trong nước sẽ bị Thái Lan thôn tính và sau đó cả khu vực ASEAN chỉ còn Thái Lan thống lĩnh mặt hàng đường, vốn là mặt hàng được coi là nhậy cảm, thậm chí có nước sếp vào rất nhậy cảm. Hiện tại, sản lượng đường của Thái Lan là 11 triệu tấn/năm, chỉ mới đường lậu của Thái cũng đã làm cho doanh nghiệp mía đường trong nước điêu đứng. Tuy nhiên, người thiệt thòi nhất chính là những người nông dân trồng mía. Hiện diện tích trồng mía của nông dân trên cả nước là 300.000 ha, trong đó cũng đã hình thành được nhiều vùng chuyên cạnh cho hiệu quả cao. Ví dụ, An Khê, 30.000%, Nam Sơn Thanh Hóa 18.000, Quỳ Hợp (Nghệ An) 30.000. Nếu doanh nghiệp mía đường gặp khó khăn sẽ phải giảm giá thu mua mía xuống, không thể giữ tối đa từ 850.000 đến 1 triệu đồng/tấn mía như hiện nay. Như vậy, sẽ có khoảng 33 vạn hộ nông dân với 1,5 triệu lao động tham gia trồng mía cho các nhà máy đường sẽ gặp khó khăn, ông Doanh nói. VSSA cũng cho biết, hiện đã vào mùa vụ mía đường được 15 ngày nhưng do các nhà máy không bán được đường nên không còn tiền thu mua mía cho nông dân. Trong khi giá nhân công thu hoạch mía ở Tây Nguyên đã lên tới 400.000 đồng người/ngày công nhưng có thu hoạch mía thì nông dân cũng không thể bán được, còn để mía lại ruộng thì trữ lượng đường sẽ giảm, giá thu mua cũng giảm. Cả nông dân và doanh nghiệp mía đường đang rơi vào tình cảnh ngồi trên đống lửa chờ giải cứu từ phía các cơ quan chức năng. Thanh Xuân.
Mất việc do công ty tái cơ cấu, được hưởng trợ cấp thế nào?
Bạn đọc có số điện thoại 090639xxx gọi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đã làm việc cho Cty được 7 năm, HĐLĐ của tôi không xác định thời hạn. Cty lấy lý do tái cơ cấu cho tôi nghỉ việc và chỉ trả trợ cấp mất việc 2 tháng đúng không?
Kinh tế
Thay đổi cơ cấu, công nghệ ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động. Ảnh IE. Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 44 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế: Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Điều 49 BLLĐ quy định về trợ cấp mất việc làm như sau: Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm. Như vậy, Cty có quyền cho NLĐ nghỉ việc vì lý do tái cơ cấu. Cty phải làm đúng thủ tục, có phương án sử dụng lao động gửi cơ quan nhà nước quản lý về lao động. Nếu Cty đã đóng BHTN cho bạn đầy đủ trong 7 năm thì không phải trả trợ cấp mất việc. Còn nếu Cty không đóng đủ BHTN cho bạn, thì phải chi trả trợ cấp mất việc làm, mức trợ cấp theo Điều 49 Bộ luật Lao động. Hãy liên hệ tổng đài tư vấn luật miễn phí 19008088 - đường dây nóng: 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, HN và 39 Trương Định, P6, Q3, TP HCM vào thứ 3, thứ 6 hàng tuần để được tư vấn trực tiếp. NAM DƯƠNG.
Một công ty bán hàng đa cấp tại Hà Nội bị phạt
- Ngày 14/10/2010, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại và y tế đối với Công ty TNHH Kỹ thuật sinh học EFT Việt Nam - một doanh nghiệp đang triển khai bán hàng đa cấp, có địa chỉ tại 148 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Kinh tế
Theo đó, công ty này phải chịu hình thức phạt chính gồm: 25 triệu đồng cho hành vi tổ chức bán hàng đa cấp khi chưa có Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp; và 12,5 triệu đồng cho hành vi kinh doanh thực phẩm nguy cơ cao mà không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị định của Chính phủ. Tổng mức phạt tiền đối với EFT Việt Nam là 37,5 triệu đồng và doanh nghiệp này được yêu cầu nộp ngay vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước TP Hà Nội trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được Quyết định xử phạt trên. "Nếu Công ty TNHH Kỹ thuật sinh học EFT Việt Nam không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật" - Quyết định của UBND TP Hà Nội nêu rõ. Cũng tại Quyết định này, lãnh đạo Hà Nội giao Giám đốc Sở Công Thương đôn đốc, giám sát việc chấp hành của Công ty EFT Việt Nam. Trên một website giới thiệu về doanh nghiệp này tìm thấy trên mạng, có những lời tự giới thiệu như: "Công ty EFT có năm đặc điểm nổi bật sau đây: 1/ Sản phẩm công nghệ kĩ thuật cao: sản phẩm chất lượng tốt, có hiệu quả và dễ sử dụng, tất cả tự nhiên, không có phản ứng phụ; 2/ Sự hùng hậu về thực lực của công ty: công ty có tiếng trên thị trường Hoa Kỳ và thế giới, tính giải thưởng hàng tuần, phát thưởng theo thời gian. Trả trực tiếp vào tài khoản cá nhân, cao cấp hơn là xe hơi BMW và một loạt các chương trình giải thưởng phong phú khác...". Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam (MLMA) đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập ngày 15/6/2009. Thống kê đến hết năm 2009, hoạt động của 32 công ty bán hàng đa cấp tại Việt Nam đã thu hút gần 700.000 nhà phân phối, mang lại doanh thu hàng năm hơn 2.100 tỷ đồng (tăng 150% so với năm 2008), đóng góp gần 660 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách Nhà nước và trên 5 tỉ đồng cho các hoạt động xã hội, từ thiện. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương - trong số những doanh nghiệp tham gia kinh doanh đa cấp hợp pháp, vẫn có một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp trái phép, bất chính. 13 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đã tạm ngừng, chấm dứt hoạt động trong thời gian qua, trong đó 1 doanh nghiệp bị rút giấy phép vĩnh viễn. Một số doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh chưa tuân thủ quy định của pháp luật, mà biểu hiện cụ thể là kinh doanh đa cấp bất chính, tạo nên những hình ảnh xấu cho mô hình kinh doanh này và gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Trinh Anh.
Chứng khoán phiên ngày 10/7: Đổ dốc trước ngưỡng nhạy cảm
Chứng khoán phiên giao dịch ngày 10/7 vẫn chứng kiến dòng tiền đổ vào mạnh. Tuy nhiên, áp lực chốt lời sau một thời gian dài và trước nhạy cảm khiến VN-Index không thể trụ vững, giảm phiên thứ 2 liên tiếp.
Kinh tế
Hầu hết các cổ phiếu chủ chốt, cổ phiếu blue-chips trên sàn vốn là động lực giúp thị trường chứng khoán (TTCK) tăng vù vù trong thời gian qua đã quay đầu giảm giá. Các mã chủ như: Vinamilk, FPT, Dược Hậu Giang, Petrolimxe (PLX), Đạm Càm Mau (DCM), Vingroup (VIC), Masan (MSN) đều giảm giá sau một thời gian bùng nổ trước đó. Nhóm cổ phiếu bất động sản lớn cùng với nhóm ngân hàng như Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG), Ngân hàng Quân đội (MBB), ACB đều đã quay đầu giảm giá gây áp lực lớn lên chỉ số VN-Index. Chốt phiên sáng, VN-Index giảm 4,71 điểm (0,61%) xuống 771,02 điểm; HNX-Index giảm 0,37 điểm (0,36%) xuống 101,21 điểm và Upcom-Index giảm 0,33 điểm (0,58%) xuống 56,89 điểm. Dòng tiền vẫn vào chứng khoán. Tuy nhiên, một tín hiệu tốt là thanh khoản vẫn ở mức cao, với tổng cộng trên 2,7 ngàn tỷ đồng giá trị cổ phiếu được chuyển nhượng. Một điểm nổi bật của thị trường là cổ phiếu ROS của Faros của doanh nhân Trịnh Văn Quyết tăng phiên thứ 13 liên tiếp và được khối ngoại mua vào khá nhiều. Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng chịu nhiều áp lực nhưng đã hồi phục vào cuối phiên sáng với tín hiệu thanh khoản trên TTCK vẫn ở mức cao. Điểm sáng khác trên thị trường là nhóm cổ phiếu bất động sản quy mô nhỏ và có thị giá thấp vẫn đang tiếp tục đà tăng trần như HAR, OGC, AMD. Theo nhiều chuyên gia và CTCK, áp lực bán tăng cao chủ yếu do VN-Index đang đứng trước ngưỡng cản quan trọng và nhạy cảm 780 điểm. Trước đó, rất nhiều CTCK đưa ra dự báo cho rằng VN-Index lên khoảng 750-770 điểm trong năm 2017. Ngưỡng 800 điểm vẫn là mốc rất khó khăn đối với thị trường. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, có nhiều cơ sở để thị trường có thể vượt lên mức cao hơn trong các tháng tới. CTCK VCBS cho rằng, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định và chính sách đang theo hướng nới lỏng hơn, đặc biệt là động thái gần nhất của NHNN với quyết định hạ lãi suất điều hành, đang là bệ đỡ vững chắc cho kịch bản tăng trưởng của thị trường trong thời gian tới. M. Hà.
Kẽ hở cổ phần hóa làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng
NSNN bị thất thu trong quá trình cổ phần hóa DNNN do chưa tính hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất...
Kinh tế
Ngày 6/11, tại diễn đàn Thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, các chuyên gia đều thừa nhận tình trạng cổ phần hóa DNNN diễn ra còn chậm, đặc biệt còn nhiều điều đáng quan ngại về thất thoát tài sản công, kể cả hiện tượng tư nhân hóa ngầm các DNNN. Tờ VOV dẫn lời Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Văn Hiếu thừa nhận, quá trình tái cơ cấu DNNN vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả hoạt động của DNNN so với DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhìn chung vẫn luôn là vấn đề bận tâm của dư luận. DNNN đang được giao quản lý, sử dụng khối lượng tài sản lớn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp vào ngân sách nhà nước thấp, chưa xứng với nguồn lực được đầu tư. Một số dự án thua lỗ, thất thoát vốn lớn. Kết quả sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn DNNN chậm, chưa đạt số lượng đề ra, ông Hiếu chỉ rõ. Việc cổ phần hóa DNNN diễn ra còn chậm, gây thất thoát tài sản nhà nước. Ảnh minh họa. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Trần Minh Trí, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, quá trình cổ phần hóa DNNN không chỉ chậm về tiến độ, mà việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC), đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, chấp hành chế độ báo cáo tài chính hoạt động cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Đến nay, còn hơn 500 DNNN đã cổ phần hóa chưa thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định. Sau hơn 20 năm thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn DNNN, tính đến 31/12/2017, cả nước mới chỉ phê duyệt phương án cổ phần hóa của 32 đơn vị sự nghiệp công lập và tỷ lệ thoái vốn nhà nước mới đạt khoảng 8% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hàng nghìn tỷ đồng đã và đang bị thất thoát và thất thu ngân sách nhà nước từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính, hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác; tình trạng trốn thầu hoặc lỏng lẻo, hình thức trong triển khai đấu thầu và chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất mà DNNN nắm giữ khi cổ phần hóa, ông Trí nhấn mạnh. Thống kê của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho hay, năm 2016, theo kế hoạch sẽ cổ phần hóa 66 doanh nghiệp (trong đó có 15 doanh nghiệp cổ phần hóa cùng công ty mẹ, 35 doanh nghiệp độc lập) với tổng giá trị doanh nghiệp là 40.206 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 27.328 tỷ đồng. Tuy nhiên, 18/35 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch bán cổ phần đề ra, trong đó có những doanh nghiệp bán được rất ít như: Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp; Công ty TNHH MTV Bột mỳ Vinafood; Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên; Công ty TNHH MTV Cấp nước Gia Lai. Đến năm 2017, 69 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tổng giá trị doanh nghiệp của 69 doanh nghiệp là 365.953 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 160.156 tỷ đồng. Trong số 69 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, có 48 doanh nghiệp báo cáo tình hình thực hiện bán cổ phần lần đầu và 7/48 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch bán cổ phần đề ra, trong đó có những doanh nghiệp bán được rất ít so với số cổ phần bán đấu giá công khai như: Tổng công ty Phát điện 3 (GENCO 3); Tổng công ty Công ty Sông Đà. Minh Thái (Tổng hợp).
Xuất khẩu điện thoại và máy tính cán mốc 61 tỷ USD
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/11, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu điện thoại và máy vi tính của Việt Nam đạt 61,303 tỷ USD.
Kinh tế
Samsung là doanh nghiệp đóng góp lớn nhất vào giá trị xuất khẩu điện thoại. Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho hay, tính đến ngày 15/11, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu điện thoại và máy vi tính của Việt Nam đạt 61,303 tỷ USD. Nếu so với cùng kỳ năm 2016 đã tăng 15,3 tỷ USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu mặt hàng điện thoại đạt 38,952 tỷ USD, tăng 9,076 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 22,351 tỷ USD, tăng 6,225 tỷ USD. Tuy nhiên, trong nửa đầu tháng 11/2017, điện thoại các loại và linh kiện giảm 23%, tương ứng giảm 645 triệu USD so với 15 ngày cuối tháng 10/2017; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 9,2%, tương ứng 130 triệu USD. Về thị trường xuất khẩu, các quốc gia dẫn đầu gồm có Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hong Kong, Hà Lan. Trong đó cụ thể Trung Quốc dẫn đầu với 3,94 tỷ USD nhập khẩu điện thoại; 5,384 tỷ USD máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Đứng thứ hai là Hoa Kỳ với điện thoại đạt 3,219 tỷ USD và máy tính, linh kiện 2,814 tỷ USD. P.V.
Giới đầu tư toàn cầu chia nửa buồn vui
(ĐTCK) Trong khi phố Wall tiếp tục có phiên giảm điểm khá mạnh, thì chứng khoán châu Âu lại bất ngờ đảo chiều tăng mạnh lên mức cao nhiều năm trong phiên thứ Tư. Trong khi đó, USD tăng mạnh lên mức cao 11,5 năm đã khiến vàng có phiên giảm thứ 3 liên tiếp trong tuần.
Kinh tế
Ảnh minh họa: AFP. Chứng khoán Mỹ tiếp tục có phiên giảm khá trong ngày thứ Tư khi các dữ liệu công bố cho thấy, kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn trong quý I/2015 trước khi dữ liệu quan trọng nhất của tháng là bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào thứ Sáu này. Theo dữ liệu vừa công bố, bảng lương ADP trong lĩnh vực tư nhân trong tháng 2 tạo thêm 212.000 việc làm, thấp hơn kỳ vọng 215.000 việc làm và là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2014, nhưng đây được cho là mức phù hợp. Tuy vậy, con số của tháng 1 được điều chỉnh tăng so với báo cáo ban đầu, lên mức 250.000 người. Các báo cáo này được coi là một chỉ báo quan trọng của báo cáo việc làm được công bố vào thứ Sáu tới đây. Trong khi đó, báo cáo mới phát hành của Cục dự trữ Liêng bang Mỹ (Fed) cho thấy sự lạc quan về một nền kinh tế mở rộng ở hầu hết các vùng, với chỉ một số áp lực từ năng lượng và thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông. Báo cáo cũng cho biết, trong ngành công nghiệp, đã có một số công việc riêng biệt tăng lương. Một báo cáo khác của Markit cho biết, tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ tăng nhẹ trong tháng 2, nhờ những cải tiến trong kinh doanh mới. Chỉ số PMI trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên 57,1 trong tháng 2, mức cao nhất kể từ tháng 10/2015. Đây là con số cao hơn chút ít so với con số công bố sơ bộ trước đó là 57,0 và tăng mạnh so với mức 54,2 trong tháng Giêng. Trong khi đó, theo Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM), chỉ số ISM trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên mức 56,9 trong tháng 2, cao hơn mức dự báo của giới phân tích là 56,5. Với các dữ liệu vừa công bố, cùng với các dữ liệu đã công bố trong 2 ngày đầu tuần không mấy khả quan, giới đầu tư tiếp tục bán mạnh trong phiên thứ Tư, kéo phố Wall tiếp tục giảm điểm, trong đó, S&P; 500 đóng cửa dưới mức 2.100 điểm với hầu hết các chỉ số thành phần đều giảm, ngoại trừ y tế, Nasdaq cũng lùi xa dần mốc 5.000 điểm. Charles Evans, Chủ tịch Fed Chicago cho biết, Fed nên chờ cho đến nửa đầu năm 2016 mới tăng lãi suất do lạm phát đang ở mức thấp. Trong khi đó, Chủ tịch FED Kansas City Esther George cho biết, nền kinh tế Mỹ được tiếp cận đầy đủ việc làm và rằng Fed nên tăng lãi suất vào giữa năm nay. Tại một hội nghị ở Kansas City, George nói rằng, bà "không quá quan tâm" với lạm phát yếu gần đây, trong đó đã được kéo thấp hơn bởi sự sụt giảm của giá dầu. Tăng giá cho thuê và một số bằng chứng về việc tăng lương có thể có nghĩa là sự trở lại của lạm phát cao hơn trong tương lai. Kết thúc phiên 4/3, chỉ số Dow Jones giảm 106,47 điểm (-0,58%), xuống 18.096,90 điểm. Chỉ số S &P; 500 giảm 9,25 điểm (-0,44%), xuống 2.098,53 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 12,76 điểm (-0,26%), xuống 4.967,14 điểm. Trên thị trường chứng khoán châu Âu, sau khi mở cửa trong sắc xanh với dữ liệu tích cực của kinh tế Đức được công bố trước đó, các thị trường chứng khoán châu Âu quay đầu giảm điểm do ảnh hưởng từ lực bán mạnh ở phố Wall. Tuy nhiên, bước vào nửa cuối phiên, lực mua đã ồ ạt đẩy vào ở các cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất khẩu khi đồng euro giảm xuống mức thấp nhất 11 năm rưỡi so với đồng USD, đẩy các chỉ số chứng khoán của khu vực đóng cửa ở mức cao nhất nhiều năm. Đồng euro giảm mạnh so với đồng USD khi ISM công bố chỉ số dịch vụ tăng cao hơn dự kiến trong tháng 2. Ngoài ra, giới đầu tư cũng đang hướng vào cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày thứ Năm này để xem thời điểm bắt đầu chương trình kích thích kinh tế mà cơ quan này đã đưa ra trước đó. Kỳ vọng vào khả năng ECB sẽ mua trái phiếu trong tháng sau cũng khiến đồng euro trượt giá mạnh. Kết thúc phiên 4/3, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 30,11 điểm (+0,44%), lên 6.919,24 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 110,02 điểm (+0,98%), lên 11.390,38 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 48,10 điểm (+0,99%), lên 4.917,35 điểm. Trên thị trường chứng khoán châu Á, việc đồng USD giảm trở lại so với đồng yên và tác động của phố Wall trong phiên trước đó cũng khiến chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh trong phiên thứ Tư, xuống mức thấp nhất trong tuần. Chứng khoán Hồng Kông cũng có phiên giảm mạnh trong ngày thứ Tư do ảnh hưởng từ thị trường Âu, Mỹ tối hôm trước đó và doanh số bán lẻ của đặc khu này giảm. Bên cạnh đó, sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc đang niêm yết trên chứng khoán Hồng Kông cũng tác động tiêu cực tới chỉ số Hang Seng. Các cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc giảm khi giới đầu tư lo ngại về đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, cũng như việc liên tục cắt giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cũng sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của các nhà băng. Trong khi đó, giới lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng trong năm nay xuống còn 7%, mức tăng trưởng thấp nhất trong 1/4 thế kỷ của nước này, nhưng chứng khoán Trung Quốc vẫn có củ nảy nhẹ trở lại sau phiên lao dốc không phanh trước đó. Kết thúc phiên 4/3, chỉ số Nikkei 225 giảm 111,56 điểm (-0,59%), xuống 18.703,6 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 237,40 điểm (-0,96%), xuống 24.465,38 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tăng 16,48 điểm (+0,51%), lên 3.279,53 điểm. Trên thị trường vàng, dữ liệu về việc làm và chỉ số ngành dịch vụ của Mỹ giúp đồng USD tăng lên mức cao nhất 11,5 năm đã khiến vàng bị ảnh hưởng và tiếp tục có phiên giảm nhẹ trong ngày thứ Tư. Bên cạnh đó, báo cáo vừa công bố cho biết, nhu cầu vàng vật chất của các nước nhập khẩu lớn như Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ thấp hơn dự kiến trong tháng Giêng. Đây cũng là thông tin không tích cực đối với giá vàng. Hiện giới đầu tư đang hướng vào 2 thông tin quan trọng là cuộc họp vào ngày thứ Năm của ECB và bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ được công bố vào thứ Sáu. Đây được cho là 2 thông tin quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn tới các thị trường, trong đó có thị trường vàng. Kết thúc phiên 4/3, giá vàng giao ngay giảm 3,2 USD (-0,27%), xuống 1.200,3 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 giảm 3,5 USD/ounce (-0,29%), xuống 1.200,9 USD/ounce. Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu thô Brent được giao dịch quanh mức 60 USD thùng hôm thứ Tư sau khi Saudi Arabia tăng giá bán chính thức của cho các khách hàng châu Á và Mỹ vào hôm thứ Ba. Trong 7 tuần qua, giá dầu thô Brent đã tăng hơn 30% từ mức thấp nhất 6 năm, khoảng 45 USD/thùng, bất chấp lo ngại tình trạng thừa cung toàn cầu. Trong khi đó, bất chấp Cơ quan năng lượng Mỹ thông báo, kho dự trữ dầu thô hàng tuần đã tăng 10,3 triệu thùng, nhưng giá dầu thô Mỹ vẫn tăng khá mạnh trở lại trong phiên. Kết thúc phiên 4/3 , giá dầu thô Mỹ tăng 1,01 USD/thùng (+2,00%), lên 51,53 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,47 USD (-0,78%), xuống 60,55 USD/thùng. T.Lê.
Kết quả kinh doanh của một số DNNY trên HOSE
(ĐTCK-online) Kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng đầu năm 2010 của những doanh nghiệp niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM.
Kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng Mã DT Q3 LNST Q3 DT 9T LNST 9T % KH 2010 BMP 365,00 73,00 1.012,90 196,10 131,30% PNJ* 10.500,00 216,00 89,00% SAM 190,12 41,14 590,12 128,86 VSC 135,90 49,40 390,10 127,30 PDR 124,04 6,58 1.088,99 165,99 SBC 183,30 18,13 474,50 42,57 VNI 6,41 (0,64) 0,53 KDC 756,40 22,80 1.353,70 290,50 TIE 63,88 8,69 28,83 TSC 857,73 9,07 1.698,10 (59,41) DTL 445,60 34,10 1.401,00 161,00 64,40% NAV 34,93 2,77 104,51 7,28 SBA 46,31 7,86 57,79 8,00 TMP 67,65 5,70 14,95 NSC 53,72 7,69 247,14 32,93 67,76% PPC 1.045,80 121,60 3.310,00 556,90 TTP 314,49 17,50 918,57 55,29 75,31% VTO 328,81 16,08 49,51 88,14% TPC 99,96 7,14 285,82 27,38 136,35% VNM 11.848,00 2,885,00 108,20% BHS 510,64 35,94 1.357,00 86,60 VRC 62,20 29,70 168,10 65,20 108,70% PGD 556,20 62,70 1.502,50 148,20 138,90% KHA 6,09 4,09 46,55 21,32 HDC 336,75 77,95 TRC 248,57 70,21 428,50 146,49 99,24% NHS 196,75 40,16 406,32 79,40 CLC 280,58 10,17 34,33 67,49% DHC 105,41 6,74 230,54 13,91 37,06% HQC 251,98 63,05 80,34 40,17% SBT 792,40 262,30 100,88% DRH 21,01 5,64 56,78 18,85 DMC 252,00 738,30 68,90 66,50% TYA 286,97 11,53 (0,26) VNS 1.186,90 151,21 87,10% HAX 291,70 3,27 99,03 11,51 76,75% PPI 120,80 11,70 297,75 24,24 62,00% CTD 849,33 79,11 2.205,74 189,17 90,08% BMC* 19,50 4,00 70,50 18,30 SJD 61,23 21,81 142,54 50,72 CSM 657,90 31,20 1.867,80 101,80 74,60% LAF 270,67 19,01 566,99 40,51 HPG 9.932,00 960,00 71,00% TNA* 526,75 32,28 80,70% GDT 123,67 26,94 84,50% TNT 26,00 10,00 16,50 45,00% AAM 123,10 8,19 35,87 GTA* 330,05 11,98 79,87% SSI 1.181,30 569,80 SEC 43,96 6,52 233,15 55,08 100,33% VKP 55,68 2,73 149,03 9,33 77,74% GTT 20,00 48,20 129,20% NNC 67,68 24,00 187,60 72,00 96,80% APC 42,85 15,79 41,55% CCI 155,41 21,73 VOS 676,47 47,32 1.982,69 116,00 AGR 76,00 190,00 68,00% ABT 173,41 15,71 480,62 77,33 96,65% PXM 244,70 13,20 55,00% * Lợi nhuận trước thuế.
Trần Đăng Khoa: Cấm Grab, Uber là kiểu cạnh tranh không lành mạnh
'Đề nghị cấm Uber, Grab là cách hành xử kém. Tôi nghĩ vẫn có cách cạnh tranh, thậm chí có thể thu hút hết khách hàng của Uber, Grab…'
Kinh tế
PV: Xin được hỏi ông Trần Đăng Khoa. Ông đã bao giờ đi Uber và Grab chưa? Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi đi nhiều chứ. Thoạt đầu đi cũng vì tò mò. Rồi sau đi thường xuyên. Bây giờ thì tôi chỉ đi Uber, Grab. PV: Ông có nhận xét như thế nào về những hãng taxi này? Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Nhà thơ Trần Đăng Khoa : Rất tốt. Có thể nói là tuyệt vời. Tuyệt vời ở cả hai phương diện. Thứ nhất là thái độ phục vụ của họ rất tốt. Hãng taxi thì của nước ngoài, nhưng người lái là người của ta, là dân mình cả đấy chứ có phải ai xa lạ đâu. Có em là sinh viên ra trường đã lâu giờ mới có việc làm. Việc làm chẳng liên quan đến những gì được học, có anh là công nhân viên chức, họ làm thêm để thêm thu nhập. Xe của họ. Hãng chỉ giúp họ kết nối với khách theo công nghệ mới. Rất nhanh. Dường như không phải chờ. Chỉ hai, ba phút họ có mặt. Mình cũng không phải mất tiền gọi cho họ. Họ sẽ gọi cho khách. Mình biết ngay tên lái xe. Xe đang ở đâu? Cách mình mấy phút? Nếu có trục trặc, ví như quên đồ trên xe chẳng hạn, họ báo lại ngay, hoặc mình gọi cho họ. Có thể giải quyết sự cố ngay tắp lự. Rất nhanh. Mà thái độ phục vụ của họ thì tuyệt vời. Khách hàng đúng là Thượng đế. Mình còn được chấm điểm thái độ phục vụ của họ. Rồi họ cũng cho điểm sự tương tác của mình với lái xe. Phải nói họ điều hành rất tốt. Dù người điều hành, mình chẳng thấy đâu? Lái xe cũng không biết. Họ chẳng phải nói ra rả vào máy bộ đàm, vậy mà công việc vận hành lại hoàn hảo. Vấn đề là cách quản lý. Điều này mình cần học họ. Thứ hai, giá Uber, Grab của họ rất rẻ so với giá taxi cũ của ta. Tôi gọi là taxi cũ, chứ không phải taxi truyền thống như cách gọi của giới truyền thông. Làm sao lối làm ăn luộm thuộm, chụp giật lại thành truyền thống được? Truyền thống bao giờ cũng là những giá trị văn hóa có tính bền vững. PV: Đúng là Uber, Grab giá có rẻ hơn taxi ta thật. Nhưng cũng có lúc đắt, chẳng khác gì taxi ta? Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Đấy là giờ cao điểm. Họ tính theo các múi giờ. Điều này cũng hợp lý thôi. Tôi đi Grab ở Singapore từ khách sạn trung tâm thành phố đến Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Singapore, khi đi chỉ có 5 dollar Singapore, nhưng khi về lại lên đến 16 dollar. Đấy là khung giờ cao điểm. Ở ta cũng thế. Nhưng dù giá có cao, ở thời điểm cao nhất thì cũng không cao hơn giá "taxi cũ" của ta, vì thế họ vẫn thắng trong cuộc cạnh tranh với chúng ta. Họ còn hơn đứt taxi ta ở sự khuyến mại, và khuyến mại liên tục. Tôi đi từ đầu thành phố đến cuối thành phố, nếu taxi cũ, có khi phải trả đến lên tới cả triệu đồng, nhưng đi Uber, Grab được khuyến mại, tôi chỉ phải trả 13.000 đồng thôi. Cho thêm, lái xe cũng không nhận. Một ưu việt nữa ở Uber, Grab là rất minh bạch. Mình biết ngay giá phải trả trước khi lên xe. Không thể có chuyện lái xe bắt chẹt hay lừa lọc, kiểu như những cú lừa tinh vi cho máy tính nhảy số sai mà báo chí đã phanh phui. Nói tóm lại, Uber, Grab là một mô hình taxi rất hay, rất tuyệt. PV: Vậy ông có biết mới đây, do lo ngại bất ổn xã hội khi lượng xe Uber, Grab đã vượt quá 50.000 chiếc, Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị dừng thí điểm loại hình này. Hiệp hội này cho rằng, với 44.000 xe hoạt động như taxi tại Hà Nội và 36.000 chiếc tại TP.HCM, tổng lượng xe taxi và xe hoạt động như taxi dưới hình thức xe hợp đồng điện tử đã vượt xa so với quy hoạch. Và gay gắt hơn, trong một văn bản mới nhất, gửi cấp có thẩm quyền, Hiệp hội Taxi đã kiến nghị dừng khẩn cấp Uber, Grab ? Nhà thơ Trần Đăng Khoa : Tôi cho đó là điều rất không bình thường. Và cách hành xử như vậy là kém, nếu không nói là rất xấu tính. Rõ ràng đây là bằng chứng cho thấy Hiệp hội Taxi cạnh tranh không lành mạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả uy tín của quốc gia nữa. Xin đừng nghĩ tôi nói quá lên. Việt Nam là đất nước phát triển theo kinh tế thị trường. Và một trong những đặc tính của kinh tế thị trường là cạnh tranh. Cạnh tranh không được thì đề xuất cấm. Thật kỳ cục. Taxi truyền thống dán khẩu hiệu phản đối Grab và Uber. Chúng ta đang kêu gọi bầu bạn quốc tế đầu tư vào Việt Nam. Cách ứng xử của ta, nếu cứ làm như Hiệp hội Taxi thì ai còn muốn vào đầu tư ở Việt Nam nữa?. Hiệp hội Taxi còn tính rằng, mỗi năm Uber, Grab đã chuyển khoảng 3.600 tỷ đồng ra nước ngoài, bình quân mỗi ngày chúng ta mất khoảng 10 tỷ đồng. Cách tính như thế quả là rất kỳ cục. Số tiền ấy quả cũng là đáng kể, nhưng bù lại, Nhà nước chúng ta cũng thu được thuế vào ngân sách, hàng mấy chục ngàn người thất nghiệp đã có công ăn, việc làm và người dân thì có phương tiện đi lại thuận lợi hơn. Tại sao chúng ta không tính điều ấy? Còn nếu có sự thất thoát về thuế hay thế nào đó thì đấy cũng chỉ là do chúng ta quản lý kém mà thôi. Chỉ cần đầu tư đột kích vào khâu thu thuế là ổn thỏa. PV: Nhưng cũng có một thực tế rất đau xót là, trong khi Uber, Grab đang mở rộng thị trường, thị phần, tăng số lượng xe thì nhiều hãng taxi truyền thống mà ông gọi là taxi cũ đang phải vật lộn để cạnh tranh, tồn tại. Bị mất thị phần, lượng lớn nhân viên các hãng taxi như: Mai Linh, Vinasun phải nghỉ việc. Nửa đầu năm 2017 đã có 6.000 lái xe Mai Linh thôi việc, Vinasun là 8.000 người... Đây có phải là điều đáng lo ngại? Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi lại không thấy ngại về điều đó. Việc 14.000 lái xe mất việc ở hãng Mai Linh, Vinasun thì họ sẽ lại đầu quân cho Uber và Grab. Chúng ta sẽ lại có 14.000 lái xe có thái độ phục vụ tốt hơn. Cũng những con người ấy, chỉ thay đổi cách quản lý là họ cũng sẽ khác. Làm ăn kém, quản lý điều hành kém thì còn kêu ca gì. Ta hãy nghe tiếng nói của dân: Thay vì la làng, khóc lóc, thôi thì hãy đứng lên và làm cho đàng hoàng như người ta đi. Quy luật cung cầu thôi (Trần Quốc Vũ). Công nhận, tôi ở Hà Nội đi lại dùng Grab thoải mái, về tới bến xe ở quê, bảo đi gần 2km, lập tức tài xế mắt trợn lên, tắt luôn đồng hồ, đi 3km mà lấy luôn 30.000 đồng, thôi thì mình chả đôi co cho mất việc, nhưng rõ ràng họ đã trấn lột mình. Uất đến mấy ngày đấy! Đã mất tiền lại bực bội (Anh Nga). Nhà văn nổi tiếng Phạm Ngọc Tiến, người làm việc ở hãng phim Truyền hình Việt Nam thì cho rằng, các hãng taxi cũ đang hấp hối: Mà không hấp hối mới lạ. Chảnh, văn hóa ứng xử thấp, phục vụ kém... Hết ông hiệp hội kiến nghị Nhà nước dừng cấp phép đến các hãng cho lái xe căng biểu ngữ phản đối Grab, Uber. Lỗi thời rồi, muốn sống khỏe hãy tự thay đổi mình, hạ giá cước cho ngang họ đi, phục vụ tốt như họ đi. Tôi bị đau chân, chống nạng từ bệnh viện ra, các taxi cũ đều từ chối vì quãng đường ngắn, cho dù có rất nhiều người góp ý hãy chở người tàn tật đi, giúp đỡ người tàn tật đi. Nhưng mấy lái xe đều lắc đầu kiên quyết từ chối với khuôn mặt bất cần. Thái độ vô cảm thế thì hấp hối không oan. Còn kêu gì. Tôi không thể điểm hết những tiếng nói của dân. Tôi nghĩ vẫn có cách cạnh tranh được với Uber và Grab. Thậm chí, taxi cũ có thể thu hút hết khách hàng của Uber, Grab. PV: Thu hút bằng cách nào, thưa ông? Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Hãy phục vụ tốt hơn. Giá thành rẻ hơn. Chỉ có thế mới thắng được Uber và Grab. Tôi cũng vừa gọi thử mấy hãng taxi cũ. Quả là họ cũng đang cải tiến dịch vụ, có đổi mới thật. Ngay sau cú phôn đặt xe của tôi, điện thoại hiện tin nhắn: Quý khách vui lòng chờ giây lát. Xe taxi biển sốsẽ đón quý khách. Thế là tốt hơn rất nhiều rồi, vì họ còn hồi âm, còn cho biết số xe đón. Tuy nhiên chờ vẫn rất lâu. Vẫn phải mất mươi phút, có khi 15 phút. Giá chẳng rẻ hơn, phục vụ cũng không tốt hơn. Chỉ hơn taxi cũ được mỗi cái tin nhắn. Mà tin nhắn cũng vu vơ. Vì nó chẳng có giá trị gì cả. Sự quết định cuối cùng vẫn là khách hàng. Không phải ngẫu nhiên mà các Thượng đế chọn Uber và Grab. PV: Xin cảm ơn ông./. Vũ Yến/VOV.VN.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự
Tại phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội và cho ý kiến về công tác nhân sự.
Kinh tế
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ (bên phải), Phùng Quốc Hiển (bên trái) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN). Ngày 11/10, Văn phòng Quốc hội ra Thông cáo báo chí về Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Từ ngày 15-17/10, Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ khai mạc phiên họp và cùng với các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên chủ trì phiên họp. Theo chương trình dự kiến, tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về những nội dung sau đây: Cho ý kiến các báo cáo về kinh tế-xã hội, cơ cấu nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi, gồm: Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2018 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019; Báo cáo giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2016-2020; Báo cáo giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH13 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; Báo cáo giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cho ý kiến các báo cáo về ngân sách nhà nước, kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn, gồm: Báo cáo về Điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018 giữa các bộ, địa phương; Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Báo cáo kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019; Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019-2021 (trong đó có đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020). Cho ý kiến về nguồn kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2017 (nếu có). Cho ý kiến về Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 6 của Quốc hội; Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội; Kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2018. Cho ý kiến về Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, quyết định việc thành lập thị trấn Tân Khai thuộc huyện Hớn Quản; thành lập phường Tiến Thành thuộc thị xã Đồng Xoài và thành phố Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước; cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội và cho ý kiến về công tác nhân sự./. (TTXVN/Vietnam+).
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
36