text
stringlengths
2
268k
Ki-Jana Hoever Ki-Jana Delano Hoever (sinh ngày 18 tháng 1 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá người Hà Lan hiện đang chơi ở vị trí hậu vệ phải cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers. Hoever từng là tài năng của học viện câu lạc bộ Liverpool nhưng không có nhiều cơ hội đã khiến anh quyết định chuyển sang Wolves. Những năm đầu đời. Hoever được sinh ra ở Amsterdam, Hà Lan và có gốc Suriname. Bố của Hoever - một cựu vận động viên bóng bầu dục, đã đặt tên Hoever theo tên của cựu vận động viên NFL, Ki-Jana Carter.
Campuchia tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 Campuchia tranh tài tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 ở Hà Nội, Việt Nam từ ngày 12 đến 23 tháng 5 năm 2022. Đoàn thể thao Campuchia gồm có 361 vận động viên, tranh tài ở 33 trong số 40 môn thể thao.
Rayan Aït-Nouri Rayan Aït-Nouri (sinh ngày 6 tháng 6 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá người Pháp hiện đang chơi ở vị trí hậu vệ trái cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers. Ait-Nouri cũng là thành viên của U21 Pháp.
Hạ Quân Khoa Hạ Quân Khoa (tiếng Trung giản thể: 贺军科, bính âm Hán ngữ: "Hè Jūn Kē", sinh tháng 2 năm 1969) là người Hán, chuyên gia hàng không vũ trụ, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, kiêm Chủ nhiệm Đội Thiếu niên Tiên phong Trung Quốc. Ông nguyên là Bí thư Ban Bí thư rồi Bí thư thường vụ Trung ương Đoàn; Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên toàn quốc Trung Hoa. Hạ Quân Khoa là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, Thạc sĩ Kỹ thuật hàng không, học hàm Nhà nghiên cứu cấp Giáo sư ngành Hàng không vũ trụ. Ông có sự nghiệp nghiên cứu chế tạo trong ngành hàng không vũ trụ trước khi bước sang chính trường và lãnh đạo thanh niên Trung Quốc. Xuất thân và giáo dục. Hạ Quân Khoa sinh tháng 2 năm 1969 tại huyện Phượng Tường, nay là quận Phượng Tường, thuộc địa cấp thị Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Phượng Tường, sau đó trúng tuyển Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc vào tháng 9 năm 1987, nhập học Khoa Công nghệ hàng không vũ trụ ở thủ phủ Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, rồi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng vào tháng 7 năm 1991. Tháng 9 năm 2000, ông theo học cao học tại Trường Du hành vũ trụ, Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh, nhận bằng Thạc sĩ Kỹ thuật hàng không vào tháng 12 năm 2003. Trong sự nghiệp của mình, ông tham gia nhiều chương trình nghiên cứu khoa học tương ứng với những vị trí công việc mà ông đảm nhiệm, được phong hàm Nhà nghiên cứu (研究员) cấp Giáo sư ngành Hàng không vũ trụ. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 6 năm 1995. Sự nghiệp. Hàng không vũ trụ. Tháng 7 năm 1991, sau khi tốt nghiệp đại học, Hạ Quân Khoa bắt đầu sự nghiệp khi được nhận vào làm Trợ lý viên Phòng Kế hoạch của Bộ Chỉ huy Nội Mông, Viện thứ tư (四院) của Bộ Công nghiệp Hàng không vũ trụ Trung Quốc. Năm 1993, Bộ Công nghiệp Hàng không vũ trụ tách một số đơn vị và thành lập Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (tiền thân của AVIC), ông tiếp tục công tác ở Bộ Chỉ huy Nội Mông thuộc bộ, sau đó đơn vị được chuyển sang thuộc tổng công ty, và ông nhậm chức Phó Trưởng phòng Kế hoạch của Bộ Chỉ huy Nội Mông từ tháng 9 năm 1996, và là Trưởng phòng Kế hoạch sản xuất vào tháng 9 năm 1998. Tháng 7 năm 1999, tổng công ty tách thành Tập đoàn Máy móc hàng không vũ trụ (nay là COSIC) và Tập đoàn Công nghệ hàng không vũ trụ (nay là CASC), ông chuyển sang COSIC làm Trợ lý Viện trưởng Viện nghiên cứu thứ sáu của doanh nghiệp, nay đổi thành Công ty cơ giới hóa học Hà Tây Trung Quốc. Tháng 1 năm 2001, Hạ Quân Khoa được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy, Sở trưởng Sở 41 của Viện nghiên cứu thứ sáu COSIC, cấp chính cục, và là Phó Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện VI COSIC từ tháng 6 năm 2002. Thanh niên Trung Quốc. Tháng 12 năm 2005, tại kỳ họp thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc khóa XV, Hạ Quân Khoa được giới thiệu và bầu bổ sung làm Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đoàn, sau đó tiếp tục tái đắc cử Trung ương Đoàn khóa XVI (2008–13), XVII (2013–18), XVIII (2018–23). Tháng 2 năm 2009, ông được bầu kiêm nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên toàn quốc Trung Hoa (中华全国青年联合会), sau đó đảm nhiệm làm Bí thư thường vụ Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên từ tháng 9 năm 2013. Tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Ngày 29 tháng 6 năm 2018, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 18 Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, Hạ Quân Khoa được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương Đoàn, và kiêm nhiệm làm Chủ nhiệm Đội Thiếu niên Tiên phong Trung Quốc từ tháng 7 năm 2021. Xem thêm. - Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc - Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX - Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX Liên kết ngoài. - Tiểu sử Hạ Quân Khoa, Mạng Kinh tế Trung Quốc.
Yerson Mosquera Yerson Mosquera Valdelamar (sinh ngày 2 tháng 5 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Colombia hiện đang chơi ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers. Mosquera trưởng thành ở Atlético Nacional, nơi mà anh có trận debut chuyên nghiệp đối đầu với River Plate ở Copa Sudamericana tháng 10 năm 2020. Cách chơi bóng. Mosquera được xem là một hậu vệ khoẻ, giàu tốc độ, và cũng là một trung vệ “hoàn thiện” với khả năng không chiến tốt, những điều cho phép Mosquera giành chiến thắng phần lớn những pha tranh chấp tay đôi. Anh có mặt trong hầu hết những tình huống phòng ngự của đội nhà, và được so sánh với Rúben Dias về khả năng khi có bóng và Wesley Fofana khi không có bóng, với khả năng chuyền dài cùng những tố chất về thể hình như người đồng hương Yerry Mina và tốc độ giống với Davinson Sánchez.
Đội tuyển bóng đá U-20 nữ quốc gia Hàn Quốc Đội tuyển bóng đá U-20 nữ quốc gia Hàn Quốc là đại diện quốc gia của bóng đá U-20 nữ Hàn Quốc tại các giải đấu bóng đá trẻ lứa tuổi U-20 và U-19 trên thế giới, châu lục và khu vực. Đội tuyển được thành lập và quản lý bởi Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc. Đội Hình. cập nhật tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2016
Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2022 Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2022 (, ) dự kiến sẽ là giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới lần thứ 10 và sẽ được tổ chức ở Costa Rica, nơi sẽ tổ chức giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2020 trước khi bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19.Đây sẽ là lần thứ hai Costa Rica tổ chức một giải đấu FIFA sau Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới 2014. Nhật Bản hiện đang là đương kim vô địch. Trận đấu mở màn giữa Costa Rica và Úc tại Sân vận động Quốc gia Costa Rica, San José. Trận chung kết sẽ được tổ chức vào ngày 28 tháng 8 năm 2022. Chọn nước chủ nhà. Costa Rica và Panama ban đầu được chọn là đồng chủ nhà của Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2020 vào ngày 20 tháng 12 năm 2019,Trước khi Panama rút khỏi Costa Rica với tư cách là chủ nhà duy nhất.Vào ngày 17 tháng 11 năm 2020, FIFA Thông báo Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2020 sẽ bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19. Thay vào đó, Costa Rica được bổ nhiệm làm chủ nhà của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới U-20 2022. Các đội tuyển vượt qua vòng loại. Tổng cộng có 16 đội đủ điều kiện cho giải đấu. Ngoài Costa Rica tự động đủ điều kiện làm chủ nhà, 15 đội đủ điều kiện từ sáu châu lục. Địa điểm. Hai thành phố đăng cai được công bố vào ngày 10 tháng 8 năm 2021. i Bốc thăm. Lễ bốc thăm diễn ra vào ngày 5 tháng 5 năm 2022, lúc 13:00 giờ địa phương (UTC-6), tại Teatro Nacional de Costa Rica ở San José. Trọng tài. FIFA đã công bố danh sách 13 trọng tài, 26 trợ lý trọng tài và 14 trợ lý trọng tài video được lựa chọn để điều khiển các trận đấu trợ lý trọng tài video (VAR) sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới. Vòng bảng. - Các tiêu chí Hai đội đứng đầu mỗi bảng tiến vào tứ kết. Định dạng cho tiêu chí được xác định như sau: 1. Điểm có được trong tất cả các trận đấu vòng bảng; 2. Hiệu số bàn thắng bại trong tất cả các trận đấu vòng bảng; 3. Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu vòng bảng; Nếu hai đội trở lên bằng nhau trên cơ sở 3 tiêu chí trên thì thứ hạng của họ được xác định như sau: 1. Điểm có được trong các trận đấu vòng bảng giữa các đội liên quan; 2. Hiệu số bàn thắng bại trong các trận đấu vòng bảng giữa các đội liên quan; 3. Số bàn thắng ghi được trong các trận đấu vòng bảng giữa các đội liên quan; 4. Điểm kỷ luật trong tất cả các trận đấu vòng bảng: 1. Thẻ vàng thứ nhất: trừ 1 điểm; 2. Thẻ đỏ gián tiếp (thẻ vàng thứ hai): trừ 3 điểm; 3. Thẻ đỏ trực tiếp: trừ 4 điểm; 4. Thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp: trừ 5 điểm; 5. Bốc thăm do Ban tổ chức FIFA tổ chức. Tất cả thời gian đều là địa phương, CST (UTC-6). Bảng A. <onlyinclude></onlyinclude> Bảng B. <onlyinclude></onlyinclude> Bảng C. <onlyinclude></onlyinclude> Bảng D. <onlyinclude></onlyinclude> Vòng đấu loại trực tiếp. Ở vòng đấu loại trực tiếp, nếu 1 trận đấu hòa vào cuối thời gian thi đấu bình thường, thì hiệp phụ sẽ được thi đấu (hai hiệp, mỗi hiệp 15 phút) và sau đó, nếu cần, sẽ đá luân lưu để phân định thắng thua. Tuy nhiên, đối với trận tranh hạng ba, không có hiệp phụ nào và đội thắng được phân định bằng loạt sút luân lưu nếu cần thiết. Tiếp thị. Thương hiệu. Biểu tượng và khẩu hiệu chính thức được công bố vào ngày 10 tháng 8 năm 2021, một năm trước khi giải đấu bắt đầu.
Cristian Romero (cầu thủ bóng đá, sinh 1998) Cristian Gabriel Romero (sinh ngày 27 tháng 4 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Argentina hiện đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina và câu lạc bộ Ngoại hạng Anh Tottenham Hotspur dưới dạng cho mượn từ Atalanta. Anh bắt đầu sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp của mình dưới màu áo Belgrano, trước khi anh đã có một mùa giải thuận lợi trong màu áo Genoa. Sau hai mùa giải bất thành trong màu áo Juventus, anh được Atalanta giải cứu và đã có màn trình diễn thăng hoa nhất trong sự nghiệp của anh, đồng thời còn được đề cử ở hạng mục hậu vệ hay nhất Serie A mùa giải 2020-21. Mùa hè năm 2021, anh được Tottenham Hotspur cho mượn với mức phí 55 triệu euro, qua đó giúp anh trở thành một trong những hậu vệ đắt giá nhất trong lịch sử Ngoại hạng Anh. Dù khởi đầu có phần chệch choạc, song anh đã chứng minh bản lĩnh thi đấu tốt ở tuyến phòng ngự, nhất là dưới thời Conte. Sự nghiệp thi đấu quốc tế của Romero cũng đáng được ghi nhận. Anh có buổi ra mắt ở cấp độ trẻ vào năm 2017 tại giải U-20 Nam Mỹ 2017, nơi anh cùng các đồng đội giành quyền vào U-20 World Cup 2017. Anh có buổi ra mắt chính thức ở cấp độ đội tuyển quốc gia vào năm 2021 và là một trong 28 cầu thủ có tên đi tham dự Cúp bóng đá Nam Mỹ 2021, nơi anh cùng đồng đội lên ngôi vô địch và đồng thời anh còn được bình chọn vào đội hình tiêu biểu của giải đấu. Anh cũng giúp cho đội tuyển Argentina giành quyền tham dự World Cup 2022 sớm bốn vòng đấu. Tháng 6 năm 2022, anh cùng đồng đội lên ngôi vô địch Siêu cúp Liên lục địa 2022 với chiến thắng thuyết phục trước đội tuyển Ý. Danh hiệu. Argentina - Copa América: 2021 - Siêu cúp Liên lục địa: 2022 Cá nhân - Hậu vệ hay nhất Serie A: 2020–21 - Đội hình tiêu biểu của giải Copa América: 2021
Fábio Silva Fábio Daniel Soares Silva (sinh ngày 19 tháng 7 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Bồ Đào Nha hiện đang chơi ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers. Silva có trận debut chuyên nghiệp trong màu áo Porto vào tháng 8 năm 2019, và tạo nên một số kỉ lục mới ở Porto. Đời sống cá nhân. Cha của Silva, ông Jorge từng là một tiền vệ phòng ngự chơi bóng cho Boavista F.C. và cũng đã vô địch giải vô địch quốc gia Bồ Đào Nha vào năm 2001, ông cũng từng có 2 lần ra sân trong màu áo tuyển quốc gia, anh trai lớn của Fabio, cũng tên là Jorge đã từng chơi cho S.S. Lazio. Liên kết ngoài. - National team data - Fábio Silva tại TBPlayers.com
Jonny (cầu thủ bóng đá) Jonathan Castro Otto (sinh ngày 3 tháng 3 năm 1994), thường được biết đến là Jonny, là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha và hiện đang chơi ở vị trí hậu vệ trái cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers. Jonny bắt đầu sự nghiệp ở Celta, chơi trận debut với đội 1 ở tuổi 18 và chơi tổng cộng 221 trận đấu cho Celta trên mọi đấu trường. Năm 2018 anh chính thức chuyển tới Wolverhampton Wanderers, sau một thời gian được cho mượn cũng ở câu lạc bộ này. Jonny có trận đebut trong màu áo đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha vào năm 2018.
Dịch Hội Mãn Dịch Hội Mãn (tiếng Trung giản thể: 易会满, bính âm Hán ngữ: "Yì Huì Mǎn", sinh ngày 19 tháng 12 năm 1964) là người Hán, chuyên gia kinh tế học, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc. Ông nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ngân hàng Công Thương Trung Quốc; Phó Chủ tịch, Giám đốc ICBC. Dịch Hội Mãn là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, có học vị Cử nhân Thống kê học, Cử nhân Quản lý kỹ thuật, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Tiến sĩ Quản trị học, học hàm Cao cấp công trình sư, Nhà nghiên cứu cấp Giáo sư ngành Kinh tế. Ông có sự nghiệp 35 năm trong ngành ngân hàng, là nhà kinh tế nổi bật của Trung Quốc. Xuất thân và giáo dục. Dịch Hội Mãn sinh ngày 19 tháng 12 năm 1964 tại huyện Thương Nam, thuộc địa cấp thị Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Thương Nam, sau đó trúng tuyển Học viện Công nghiệp điện tử Hàng Châu (nay là Đại học Điện tử Hàng Châu) vào tháng 9 năm 1982 rồi tới thủ phủ Hàng Châu của Chiết Giang để theo học, tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thống kê học vào tháng 7 năm 1984. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 1 năm 1986. Tháng 5 năm 1995, ông tham gia học tập và nghiên cứu tại Đại học Chiết Giang, nhận bằng Cử nhân chuyên ngành Quản lý kỹ thuật vào tháng 2 năm 1997. Cuối năm 2007, ông theo học cao học tại Học viện Quang Hoa của Đại học Bắc Kinh, là Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh dành cho nhà quản lý vào tháng 7 năm 2009, sau đó, cùng với việc hoạt động trong lĩnh vực công việc của mình, công là nghiên cứu sinh tại Đại học Nam Kinh, trở thành Tiến sĩ Quản trị học rồi được phong hàm Nhà nghiên cứu cấp Giáo sư ngành Kinh tế học. Sự nghiệp. Các giai đoạn. Tháng 8 năm 1984, sau khi tốt nghiệp cao đẳng về thống kê học, Dịch Hội Mãn bắt đầu sự nghiệp khi được nhận vào làm Kế hoạch viên Phòng Kế hoạch, chi nhánh Hàng Châu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Tháng 1 năm 1985, ông được chuyển sang làm việc ở Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), làm Phó Trưởng phòng Kế hoạch chi nhánh Hàng Châu của ICBC. Tháng 2 năm 1991, ông được phân công làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tây Hồ (西湖办事处), chi nhánh ICBC Hàng Châu, và thăng chức làm Chủ nhiệm sau đó. Tháng 6 năm 1993, ông được điều về làm Trưởng phòng Kế hoạch ICBC Hàng Châu, rồi bổ nhiệm làm Phó Giám đốc ICBC Hàng Châu từ tháng 4 năm 1994, chủ trì từ tháng 7 năm 1997. Đến tháng 7 năm 1998, Dịch Hội Mãn nhậm chức Phó Giám đốc ICBC chi nhánh Chiết Giang, kiêm nhiệm Giám đốc ICBC Hàng Châu, rồi chuyển sang làm Tổng Giám đốc bộ phận kinh doanh ICBC Chiết Giang cuối năm này. Tháng 1 năm 2000, Dịch Hội Mãn được điều sang tỉnh Giang Tô, nhậm chức Phó Giám đốc ICBC chi nhánh Giang Tô, chủ trì công tác thường nhật, sau đó nhậm chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ICBC Giang Tô từ tháng 10 năm 2000. Đến tháng 5 năm 2005, ông được điều về thủ đô Bắc Kinh, nhậm chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ICBC chi nhánh Bắc Kinh, sau đó được bầu làm Ủy viên Đảng ủy, nhà quản lý cấp cao của ICBC từ tháng 6 cùng năm. Tháng 5 năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc ICBC, rồi được thăng chức làm Giám đốc ICBC từ tháng 5 năm 2013. Vào tháng 5 năm 2016, Dịch Hội Mãn được phân công làm Bí thư Đảng ủy, nhậm chức Chủ tịch Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, cấp phó bộ, tỉnh, giữ chức này cho đến năm 2019, với 35 năm công tác ngành ngân hàng. Chứng khoán Trung Quốc. Tháng 10 năm 2017, Dịch Hội Mãn tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Ông được xem là một nhà quản lý ngân hàng nổi bật, được Diễn đàn phát triển Ngân hàng Trung Quốc trao giải thưởng "Trác việt Ngân hàng gia" (卓越银行家) vào ngày 23 tháng 8 năm 2018, trong kỳ đại hội lần thứ VI. Tháng 1 năm 2019, Tổng lý Lý Khắc Cường quyết định bổ nhiệm ông làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc, cấp chính bộ, tỉnh, và ông chính thức lãnh đạo việc quản lý và giám sát thị trường chứng khoán Trung Quốc vào thời điểm này. Xem thêm. - Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX - Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX Liên kết ngoài. - Tiểu sử Dịch Hội Mãn, Mạng Kinh tế Trung Quốc.
Jan Ullrich Jan Ullrich (sinh 2 tháng 12 năm 1973) là một cựu vận động viên đua xe đạp đường trường chuyên nghiệp người Đức. Anh đã giành được huy chương vàng và bạc trong Thế vận hội mùa hè 2000 tại Sydney. Anh đã vô địch Vuelta a España năm 1999 và HEW Cyclassics trước khán giả nhà ở Hamburg vào năm 1997. Anh cũng đã giành huy chương trong giải Clásica de San Sebastián cổ điển trên đồi. Chiến thắng của anh vào Tour de France 1997 đã dẫn đến sự bùng nổ xe đạp ở Đức. Ullrich đã giải nghệ vào tháng 2 năm 2007. Vào năm 2006, Ullrich bị cấm tham gia Tour de France do những đồn đoán sử dụng doping. Vào tháng 2 năm 2012, Ullrich bị Tòa án Trọng tài Thể thao kết tội vi phạm doping. Anh bị cấm thi đấu trở lại từ ngày 22 tháng 8 năm 2011. Tất cả các kết quả đạt được kể từ tháng 5 năm 2005 đều bị xóa khỏi thành tích thi đấu của anh. Anh thừa nhận đã sử dụng doping trong máu vào năm 2013. Tiểu sử. Đầu đời và sự nghiệp nghiệp dư. Khi còn nhỏ tuổi, Ullrich gia nhập SG Dynamo Rostock ở quê nhà. Anh đã giành chiến thắng trong cuộc đua xe đạp đầu tiên của mình khi đi giày thể thao và trên một chiếc xe đạp thuê vào năm 9 tuổi. Ullrich đã theo học tại trường thể thao KJS ở Berlin năm 1986. Năm 1988, anh là nhà vô địch của Cộng hòa Dân chủ Đức. Trường đóng cửa hai năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Anh tham gia một câu lạc bộ nghiệp dư ở Hamburg cho đến năm 1994. Năm 1991, anh đứng thứ 5 trong giải vô địch Cyclo-cross nghiệp dư thế giới. Năm 1993, ở tuổi 19, Ullrich giành chức vô địch đường trường nghiệp dư tại Giải vô địch thế giới đường trường UCI ở Oslo, khi Lance Armstrong giành chức vô địch chuyên nghiệp. Khởi đầu sự nghiệp chuyên nghiệp. Năm 1995, Ullrich chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp cho Team Telekom. Ullrich đã kín đáo trong vòng 18 tháng đầu tiên làm nghề chuyên nghiệp. Năm 1995, anh trở thành nhà vô địch cuộc đua xe đạp tính giờ quốc gia. Anh cũng đạt top 10 vị trí đầu tiên trên các chặng của Tour de Suisse 1995. Ở tuổi 21, Ullrich muốn tham gia Tour de France 1995 nhưng huấn luyện viên Godefroot nghĩ rằng đó là sớm. Thay vào đó, anh đến với một cuộc đua chặng nhỏ của Đức, Cúp Hofbräu, nơi anh về thứ ba. Tour de France 1996. Ullrich đã từ bỏ một suất trong đội tuyển Olympic Đức năm 1996 để đi Tour đầu tiên của mình. Anh đã hoàn thành đoạn mở đầu dài 33 giây. Anh đã ở trong top 20 cho đến khi ngọn núi ở chặng 7 khi Miguel Indurain gặp tai nạn. Ullrich hoàn thành chặng trong vòng 30 giây, kém đồng đội Bjarne Riis 22 giây trong khi Indurain kết thúc bốn phút. Ở chặng tiếp theo, anh về cùng nhóm với Indurain, kém Riis 40 giây. Ở chặng 9, Riis giành chiếc áo vàng với tư cách là người dẫn đầu bảng xếp hạng chung trong khi Ullrich về đích 44 giây, ở vị trí thứ 5 chung cuộc. Vượt qua những ngọn núi cuối cùng, Ullrich tiến về vị trí thứ hai sau Riis. Nhưng anh mất thời gian cho mỗi chặng đua núi. Cuối cùng, anh kém Riis gần 4 phút. Anh đã giành chiến thắng trong cuộc đua cá nhân tính giờ cuối cùng và giành chiến thắng chặng Tour đầu tiên của mình. Indurain nhận xét rằng Ullrich sẽ giành chiến thắng trong Tour. Ullrich đã bác bỏ những ý kiến cho rằng anh sẽ làm tốt hơn nếu không phải giúp Riis. Anh nói rằng Riis đã truyền cảm hứng cho cả đội. Jan đã kết thúc Tour de France đầu tiên của mình ở vị trí thứ hai, cách đồng đội Bjarne Riis 1 phút 41 giây. Tour de France 1997. Ullrich cùng đồng đội Udo Bölt vượt qua dãy núi Vosges trong Tour de France 1997 Ullrich đã có 2 trận thắng trước Tour de France năm 1997; một chặng trong Tour de Suisse và chức vô địch National Road Race một tuần trước cuộc đua. Anh có sự khởi đầu mạnh mẽ, về thứ hai trong đoạn mở đầu sau Chris Boardman. Ở chặng 9, chặng leo núi đầu tiên mà Laurent Brochard giành chiến thắng, Ullrich có sự phối hợp với Riis. Trong lần leo dốc cuối cùng khi Richard Virenque tấn công, anh mới có phản ứng. Riis đã cố gắng theo kịp và hoàn thành 30 giây sau Virenque, Marco Pantani và Ullrich. Trên chặng 10 từ Luchon đến Andorra Arcalis, Riis một lần nữa bị tụt lùi, Ullrich đã quay trở lại xe của đội để xin phép được tấn công. Anh trở lại nhóm dẫn đầu và đẩy nhanh cuộc leo núi, vượt qua Pantani và Virenque. Anh đã về đích trước một phút và giành được chiếc áo vàng đầu tiên với tư cách là người dẫn đầu bảng xếp hạng chung. Ullrich đã giành chiến thắng trong cuộc đua tính giờ tại chặng 12 với ba phút giữa anh và người về thứ hai, Virenque, người đã bắt đầu trước anh ba phút. Tại chặng cuối cùng, Abraham Olano giành chiến thắng, Ullrich mở rộng vị trí dẫn đầu của mình trước Virenque và ngày hôm sau trở thành người Đức đầu tiên vô địch Tour de France. Ở tuổi 23, Ullrich là người trẻ tuổi thứ tư giành chiến thắng Tour de France kể từ năm 1947. Hai tuần sau, anh giành chức vô địch Hews Cycling Classic ở Hamburg. Hai tuần sau, Ullrich bị Davide Rebellin đánh bại trong cuộc đua nước rút ở GP Suisse. Vào năm 1997, Ullrich được chọn là "Vận động viên thể thao của năm" ở Đức. Tour de France 1998. Tại Tour de France 1998, Ullrich là đương kim vô địch. Anh dẫn đầu trong phân hạng chung ở chặng 7, trên 58 km đường nhấp nhô. Tuy nhiên, ở chặng 15, Marco Pantani đã tạo sự bùng nổ cho Tour với chiến thắng bắt đầu trên Galibier. Ullrich đã không có sự hỗ trợ khi Pantani tấn công. Vì trời mù sương và những con đường ướt đẫm, sự xuống dốc rất nguy hiểm. Điều này khiến cho Pantani đã gia tăng vị trí dẫn đầu của mình. Đến cuối cuộc leo núi cuối cùng, Les Deux Alpes, Pantani có khoảng cách gần bốn phút. Telekom đưa Udo Bölt và sau đó là Riis để bắt kịp Ullrich. Pantani là người dẫn đầu cuộc đua khi anh ta về đích. Ullrich hoàn thành gần chín phút trở lại, tụt xuống vị trí thứ tư, sáu phút sau Pantani. Tại chặng 16, Ullrich tấn công trên Col de la Madeleine. Chỉ có Pantani mới có thể sánh ngang với anh ta. Ở phía trên, họ bắt đầu phối hợp với nhau. Ullrich đã giành chiến thắng trong cuộc chạy nước rút hoàn thiện và đứng thứ ba. Anh đã giành chiến thắng ở chặng cuối cùng, thời gian thử nghiệm 20 km, và xếp thứ hai. Tour de France năm 1998 bị ám ảnh bởi những vụ doping, khiến nó có biệt danh là "Tour de Dopage." Vào năm sau, trong chuyến khai mạc Deutschland Tour, Ullrich bị ngã sau khi vướng vào Udo Bölt ở chặng 3. Anh bị chấn thương đầu gối và không thể đi Tour 1999, giải đấu kết thúc ở trận đầu tiên trong số bảy 'chiến thắng' thuộc về Lance Armstrong. Ullrich đã đặt mục tiêu của mình là vô địch cuộc đua tính giờ thế giới vào tháng 10 bằng cách cưỡi chiếc Vuelta. Vuelta a España 1999. Ở chặng đầu tiên trên núi, Ullrich đã thắng trong gang tấc trước nhà đương kim vô địch Vuelta a España, Abraham Olano. Olano giành chiếc áo vàng cho người dẫn đầu cùng với Ullrich về nhì. Olano đã giành chiến thắng ở chặng sau, hơn Ullrich gần một phút và tăng vị trí dẫn đầu ở chặng 8. Ở chặng 11, Ullrich giành lại được 30 giây trước Olano. Ullrich đã vượt lên dẫn trước ở chặng 12, Olano chùn bước do gãy xương sườn và kết thúc muộn hơn Ullrich bảy phút. Sau đó Olano đã từ bỏ cuộc đua. Gonzales de Galdeano đã xếp thứ hai chung cuộc và trở thành mối đe dọa cho Ullrich. Trong chặng đua tính giờ cuối cùng, Ullrich thắng gần ba phút và xây dựng tỷ số chung cuộc của mình với González bốn phút. Ullrich đã giành được Tour lớn thứ hai của mình. Vài tuần sau, anh trở thành nhà vô địch cuộc đua xe đạp tính giờ thế giới trước Michael Andersson và Briton Chris Boardman. Người về nhì sau Armstrong. Tour de France 2000 – 2002. Tour de France năm 2000 lần đầu tiên đưa Ullrich, Marco Pantani và Armstrong đối đầu với nhau. Armstrong tỏ ra quá mạnh và thắng liên tục vào năm 2001. Ullrich gặp thất bại vào năm 2001 và Armstrong đợi anh ta trở lại đường đua với chiếc xe đạp của mình. Ullrich cho rằng thất bại trước Armstrong là lý do khiến anh ta rơi vào tình trạng trầm cảm vào năm sau. Ullrich đã đua tốt trong Thế vận hội Mùa hè 2000 ở Sydney, Úc. Sau khi thiết lập break ba người với các đồng đội ở Telekom là Andreas Klöden và Alexander Vinokourov , Ullrich đã giành HCV với Vinokourov về nhì. Ullrich cũng đã giành huy chương bạc trong cuộc đua tính giờ, chỉ thua Viatcheslav Ekimov bảy giây nhưng đánh bại Armstrong. Vào tháng 5 năm 2002, Ullrich bị thu hồi bằng lái xe sau khi lái xe trong tình trạng say rượu. Sau khi lấy mẫu máu dương tính với amphetamine vào tháng 6 năm 2002, hợp đồng của Ullrich với Team Telekom chấm dứt, và anh bị cấm thi đấu trong sáu tháng. Ullrich nói rằng anh đã uống thuốc lắc với amphetamine. Anh đã không tham gia đua kể từ tháng một do chấn thương đầu gối, và ủy ban kỷ luật của Liên đoàn Đua xe đạp Đức đồng ý rằng Ullrich không cố gắng sử dụng thuốc để nâng cao thành tích, vì vậy anh bị treo giò tối thiểu. Sau một mùa giải 2002 đáng thất vọng, Ullrich đang tìm kiếm một đội đua xe đạp mới, với sự quan tâm đến từ CSC – Tiscali, Saeco Macchine per Caffè – Longoni Sport, và Phonak. Tour de France 2003. Vào ngày 13 tháng 1 năm 2003, Ullrich, cùng với cố vấn của mình Rudy Pevenage, đã gia nhập Team Coast trong một hợp đồng trị giá hàng triệu Euro. Vì đội có các vấn đề tài chính, Ullrich đã rời khỏi đội vào tháng 5 năm 2003. Ullrich chuyển sang đội mới thành lập Bianchi. Tour de France năm 2003 là giải đấu đầu tiên trong nhiều năm mà Ullrich không được coi là người yêu thích nhất. Trong tuần đầu tiên, Ullrich bị ốm và gần như nghỉ thi đấu. Ullrich đã chiến đấu trở lại trong cuộc đua tính giờ. Armstrong gặp khó khăn với sức nóng và thua Ullrich 1 phút rưỡi. Ngày hôm sau, anh thu hẹp khoảng cách thêm 19 giây ở chặng leo núi đầu tiên. Hai ngày sau, Ullrich vượt Armstrong trên Tourmalet nhưng Armstrong đã đuổi kịp. Ở nửa chặng đường leo tiếp theo, tay lái của Armstrong vướng phải giày cao gót màu vàng của khán giả vẫy trong không khí và anh ngã xuống. Ullrich đợi Armstrong hồi phục, trả lại màn trình diễn lịch sự của Armstrong 2 năm trước. Armstrong bắt được nhóm và tấn công ngay sau đó. Ullrich mất 40 giây ở những km cuối cùng, nhưng thời gian cuộc đua cuối cùng sẽ mang tính quyết định. Trong đó, Ullrich bị rơi sân khấu và chiến thắng Tour biến mất trước mặt anh. Anh về nhì, kém 71 giây. Vì chờ đợi Armstrong sau cú ngã của anh ấy trong sân khấu trước Luz Ardiden, Hiệp hội Olympic Đức đã trao cho Ullrich huy chương fair-play. Bình luận về việc Ullrich chờ Armstrong hồi phục, Dan Boyle, thuộc Viện Thể thao Quốc tế cho biết "Đó là một hành động sẽ sống mãi với anh ấy, những người hoài nghi sẽ nói rằng anh ấy đã mất tiền, nhưng đó là một điều rất đáng khen ngợi khi anh ấy làm." Tour de France 2004 và 2005. Năm 2004, Ullrich trở lại Đội Telekom, bây giờ có tên là T-Mobile. Anh đã giành được Tour de Suisse. Trong Tour de France, anh về thứ tư, kém Armstrong 8 phút 50 giây. Trong năm 2005, Ullrich một lần nữa trở thành đội trưởng T-Mobile. Anh duy trì phong độ thấp trong đầu mùa giải, xuất hiện trong Tour de Suisse 2005, giải đấu mà anh ấy đứng thứ ba sau Aitor González và Michael Rogers Một ngày trước Tour de France 2005, khi Ullrich đang tập luyện, xe của đội anh đột ngột dừng lại. Ullrich đập vào cửa sổ sau, kết thúc ở ghế sau của xe. Chưa đầy 24 giờ sau Armstrong vượt qua Ullrich trong cuộc đua tính giờ. Ullrich lại bị ngã trên núi, làm bầm dập xương sườn. Anh không thể theo kịp Armstrong hoặc Ivan Basso. Ullrich bắt đầu tập trung vào việc về đích trước Michael Rasmussen để có được vị trí trên bục vinh quang. Anh ấy đã vượt qua cuộc đua lần thứ hai tốt, đánh bại tất cả trừ Armstrong. Hậu Armstrong. Armstrong giải nghệ sau Tour de France năm 2005. Ullrich quyết định đua xe thêm một hoặc hai năm nữa. Các báo cáo ban đầu cho biết Ullrich có phong độ tốt hơn những năm trước và có thể sẵn sàng cho chiến thắng thứ hai trong Tour. Ullrich về thứ 115 trong Tour de Romandie vào ngày 30 tháng 4. Tuy nhiên, anh ấy đã bị chấn thương đầu gối trong mùa giải, điều này có thể làm hạn chế màn trình diễn của anh ấy trong cuộc đua năm 2006, nếu anh ấy tham gia. Vào tháng 5, Ullrich tham gia Giro d'Italia để chuẩn bị cho Tour de France, anh nhắm đến chặng 11 cuộc đua tính giờ 50 km, và thắng Ivan Basso 28 giây, người đánh bại Marco Pinotti 33 giây nữa. Chỉ có năm tay đua hoàn thành trong vòng hai phút trước Ullrich. Ullrich đã bỏ Tour de France vì đau lưng. Huấn luyện viên Rudy Pevenage nói rằng vấn đề không phải là xấu nhưng Ullrich muốn tránh các vấn đề của Tour de France. Ullrich đã vô địch Tour de Suisse lần thứ hai, giành chiến thắng trong lần thử sức cuối cùng và nhảy từ hạng ba lên hạng nhất. Doping. Trong giải Giro d'Italia năm 2006, Ullrich được nhắc đến trong một vụ bê bối doping, Operación Puerto. Ullrich phủ nhận tin đồn. Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 6 năm 2006, một ngày trước Tour de France, anh bị đình chỉ tham gia. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2006, Ullrich bị T-Mobile sa thải. Tổng giám đốc Olaf Ludwig thông báo tin này trong chặng 18 của Tour giữa Morzine và Macon. Ullrich nói rằng việc sa thải ông là 'không thể chấp nhận được.Tôi rất thất vọng vì quyết định này không được thông báo cho cá nhân tôi mà nó đã được gửi qua fax cho các luật sư của tôi. Tôi thấy thật đáng xấu hổ khi sau rất nhiều năm mối quan hệ làm việc tốt đẹp và hiệu quả và sau tất cả những gì tôi đã làm cho đội, tôi chỉ được gửi một bản fax.Vào ngày 3 tháng 8 năm 2006, chuyên gia doping Werner Franke tuyên bố Ullrich đã mua khoảng 35.000 euro sản phẩm doping một năm dựa trên các tài liệu được phát hiện trong vụ án doping ở Operación Puerto. Một tòa án Đức đã áp đặt lệnh gag order đối với Franke sau khi cho rằng không có đủ bằng chứng để liên kết Ullrich với doping. Vào ngày 14 tháng 9 năm 2006, các quan chức đã đột kích vào nhà của Ullrich và thu thập tài liệu DNA trong khi Ullrich đang đi hưởng tuần trăng mật với người vợ mới Sara của mình. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2007, mẫu DNA của Ullrich, "không nghi ngờ gì" khớp với chín túi máu được lấy từ văn phòng của Eufemiano Fuentes. Vào ngày 18 tháng 10 năm 2006, Ullrich đã sa thải nhà vật lý trị liệu riêng của mình Birgit Krohme. Nhiều đồn đoán rộ lên rằng đây là dấu hiệu cho thấy Ullrich đã từ bỏ hy vọng trở lại đua xe. Ullrich đã phủ nhận những tin đồn này. Một ngày sau, Ullrich hủy bỏ giấy phép của mình đối với Liên đoàn Đua xe Thụy Sĩ và đang tìm kiếm một liên đoàn khác để xin giấy phép năm 2007. Ullrich tuyên bố rằng Liên đoàn Đua xe Thụy Sĩ phải dừng cuộc điều tra doping của họ, nhưng liên đoàn Thụy Sĩ vẫn tiếp tục cuộc điều tra. Vào ngày 25 tháng 10 năm 2006, một tài liệu từ tòa án Tây Ban Nha trên trang web của Ullrich tuyên bố rằng sẽ không có cáo buộc nào. Vào thứ hai, ngày 26 tháng 2 năm 2007, Ullrich giải nghệ. Trong cuộc họp báo ở Hamburg, anh nói, "Hôm nay, tôi kết thúc sự nghiệp của một vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp. Tôi chưa bao giờ lừa dối với tư cách là một tay đua xe đạp." Anh ấy nói rằng anh ấy sẽ là cố vấn cho Team Volksbank. IOC đã điều tra xem liệu Ullrich có nên bị tước huy chương vàng đã giành được tại Thế vận hội Olympic 2000 hay không, điều này có thể xảy ra vì có thời hạn điều tra 8 năm và cuộc điều tra bắt đầu sau 7 năm. Người ta quyết định rằng không có bằng chứng chắc chắn chống lại Ullrich, và rằng Ullrich có thể giữ huy chương của mình. Vào năm 2008, cuộc điều tra của Đức đã bị đóng lại sau một cuộc dàn xếp, theo luật của Đức, Ullrich bị kết luận là không có tội. Cuộc điều tra của Thụy Sĩ vẫn đang được tiến hành vào thời điểm đó, nhưng họ đã đóng hồ sơ vào tháng 2 năm 2010, vì Ullrich không còn là thành viên của Liên đoàn Đua xe Thụy Sĩ nữa, và vì vậy họ không có quyền tài phán sau khi anh ta giải nghệ. UCI đã kháng cáo quyết định đó tại Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS). Năm 2010, với những cáo buộc doping vẫn đang tiếp diễn, Ullrich được chẩn đoán là bị kiệt sức và tránh xuất hiện trước công chúng trong vài tháng. Khi Lance Armstrong tuyên bố trở lại với tư cách là một vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp, Ullrich đã nói rõ rằng anh sẽ không làm điều tương tự. Vào tháng 2 năm 2012, Ullrich bị CAS kết tội sử dụng doping. Anh ta bị cấm thi đấu trở lại từ ngày 22 tháng 8 năm 2011, và tất cả các kết quả đạt được kể từ tháng 5 năm 2005 đều bị xóa khỏi hồ sơ của anh. Ullrich đã công bố một tuyên bố trên trang web của mình, nói rằng anh sẽ không kháng cáo quyết định. Ullrich thừa nhận rằng anh đã tiếp xúc với Fuentes, điều mà anh coi là một sai lầm mà bây giờ anh hối hận. Vào tháng 6 năm 2013, Ulrich đã ghi lại rằng anh ta "luôn nói rằng Lance sẽ không thoát khỏi nó. Anh ta đã gây ra quá nhiều kẻ thù." Cuối tháng 6, anh thừa nhận rằng mình đã pha tạp chất với sự giúp đỡ của bác sĩ người Tây Ban Nha Eufemiano Fuentes. Tên của anh ấy nằm trong danh sách các cuộc kiểm tra doping do Thượng viện Pháp công bố vào ngày 24 tháng 7 năm 2013 được thu thập trong Tour de France 1998 và bị phát hiện dương tính với EPO khi kiểm tra lại vào năm 2004. Từ chối trả lại huy chương Olympic. Tại Thế vận hội Sydney 2000, Ullrich đã về nhất ở cuộc đua xe đạp đường trường nam và về thứ 2 trong cuộc đua xe đạp tính thời gian của nam. Không giống như Armstrong, người đã bị tước huy chương và đã trả lại, Ullrich nói rằng anh từ chối trả lại huy chương nếu bị tước kết quả hoàn thành. Trong một cuộc phỏng vấn với Sky Sports, anh nói: "Hầu như tất cả mọi người vào thời điểm đó đều sử dụng các chất tăng cường hiệu suất. Tôi không uống bất cứ thứ gì mà những người khác không sử dụng. Tôi sẽ chỉ gian lận nếu tôi có được lợi thế, đó không phải là trường hợp. Tôi chỉ muốn đảm bảo rằng tôi có một cơ hội bình đẳng." Xe đạp Ullrich. Vào tháng 5 năm 2006, Ullrich cho ra mắt xe đạp Jan Ullrich Collection, mà anh đã đóng góp cho sự phát triển. Những chiếc xe đạp được chế tạo với sự hợp tác của các nhà chế tạo Ghost Bikes của Đức. Đời sống cá nhân. Ullrich sống ở Merdingen, Đức, từ năm 1994 đến 2002 với người bạn đời của mình là Gaby Weiss, người mà anh có một cô con gái, Sarah Maria, vào ngày 1 tháng 7 năm 2003. Họ chuyển đến Scherzingen, thành phố Münsterlingen, Thụy Sĩ, vào năm 2002. Kể từ khi ly thân vào năm 2005, bị cáo buộc là vì Weiss không muốn được truyền thông chú ý xung đột với cuộc sống nổi tiếng của Ullrich, Ullrich đã tiếp tục sống ở Scherzingen. Weiss cùng Sarah trở lại Merdingen. Vào tháng 9 năm 2006 Ullrich kết hôn với Sara Steinhauser, em gái của đồng đội cũ và đối tác đào tạo của anh, Tobias Steinhauser. Con đầu lòng của họ, Max, sinh non năm tuần vào ngày 7 tháng 8 năm 2007. Con trai thứ hai của họ, Benno, sinh ngày 25 tháng 1 năm 2011. Con trai thứ ba, Toni, sinh ngày 31 tháng 10 năm 2012. Năm 2017, Ullrich bị kết tội lái xe trong tình trạng say rượu ở Thụy Sĩ sau một vụ đâm xe năm 2014 khiến hai người bị thương. Anh ta nhận án tù treo 4 năm cộng với khoản tiền phạt 10.000 euro. Các vấn đề cá nhân với rượu và ma túy đã dẫn đến việc anh ấy chia tay vợ, Sara, vào cuối năm 2017. Vào tháng 8 năm 2018, Ullrich phải đối mặt với cáo buộc ở Tây Ban Nha sau khi anh đột nhập và đe dọa người hàng xóm của mình, diễn viên và nhà làm phim người Đức Til Schweiger, ở Mallorca. Một cuộc tấn công được cho là nhằm vào một người đi cùng trong một khách sạn ở Frankfurt đã khiến anh phải nhập viện tâm thần. Vào ngày 28 tháng 8 năm 2019, một tòa án Đức yêu cầu anh phải nộp phạt 7.200 euro. Ullrich đã xuất hiện trên một podcast với Lance Armstrong đưa tin về Giải vô địch đua xe đạp đường trường thế giới UCI năm 2021, trong đó Ullrich nói rằng anh ấy đã hoàn toàn bình phục sau những khó khăn cá nhân của mình nhưng anh ấy gần như phải chịu số phận giống như Marco Pantani, người đã chết sau khi ngộ độc cấp tính cocaine vào năm 2004 Ullrich nói với Armstrong: "Ba năm trước, tôi gặp rắc rối lớn và sau đó bạn đã đến gặp tôi. Tôi rất vui vì bạn đã đến và vâng, tôi cũng giống như Marco Pantani ... gần chết" Thành tựu. - 1993 - 1994 - 1995 - 1996 - 1997 - 1998 - 1999 - 2000 - 2001 - 2003 - 2004 - 2005 - 2006
Lưu Ba (định hướng) Lưu Ba có thể là: - Lưu Ba (劉巴), danh thần nhà Quý Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. - Lưu Ba (劉巴), tướng lĩnh nhà Quý Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Năm 231, Lưu Ba giữ chức Chinh Nam tướng quân hành Tiền tướng quân, cùng Gia Cát Lượng dâng biểu buộc tội Lý Nghiêm. - Lưu Ba (劉波), đại thần nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. - Lưu Ba (劉波), diễn viên Trung Quốc.
Ngọc Cốt Dao Ngọc Cốt Dao là phim 2021 của Trung Quốc đại lục, cải biên từ tiểu thuyết "Chu Nhan" (朱颜) của Thương Nguyệt. Phim do Tưởng Gia Tuấn làm đạo diễn, Tiêu Chiến hòa Nhậm Mẫn đóng chiếu. Phim khai máy vào ngày 29 tháng 3 năm 2021 tại Phim trường Hoành Điếm, đóng máy vào ngày 4 tháng 8 cùng năm ở Ngân Xuyên.
Lưu Ba (nhà Lý) Lưu Ba (Chữ Nho: 劉波; ?–1161?) là một đại thần nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, phục vụ trong các đời vua Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông. Cuộc đời. Theo sách "Đại Nam nhất thống chí", Lưu Ba là em trai của Thái úy Lưu Khánh Đàm. Hai anh em quê ở thôn Yên Lãng, quận Cửu Chân (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Cũng theo nguồn trên, Lưu Ba từng tham gia đánh Tống ở sông Phú Lương (tức sông Cầu, còn gọi là Như Nguyệt), chứng tỏ ông đã tham gia cuộc chiến bảo vệ phòng tuyến sông Như Nguyệt cùng với Lý Thường Kiệt vào 1077. Cuối thời Lý Nhân Tông (1066–1128), Lưu Ba giữ chức Nội nhân Hỏa đầu. Chức Hỏa đầu bên Tống là chức quan rất thấp, thường là tôi tớ phụ trách ẩm thực trong hoàng cung, nên chưa rõ vai trò của Lưu Ba trong triều đình ra sao. Năm 1128, vua Lý Nhân Tông băng hà, Thái tử Lý Dương Hoán lên ngôi, tức Lý Thần Tông. Lưu Ba cùng Dương Anh Nhĩ từ Nội nhân Hỏa đầu được thăng chức Thái phó, trở thành quan đầu triều chỉ dưới Thái úy Lê Bá Ngọc. Ông lại được xét công chống Tống, ban tước Quốc công. Sau đó, ông cùng Mâu Du Đô được Thần Tông cử đi mang lễ vật của vua đến nhà của Sùng Hiền hầu. Cuối đời, ông cùng anh trai dựng nhà ở vùng đất mà thời nhà Trần thuộc huyện Ngự Thiên (thời Nguyễn là huyện Hưng Nhân, ngày nay là thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Lúc về già, ông cho dựng một ngôi chùa trong xã, được vua ban cho tên là chùa Báo Quốc. Căn cứ "Đại Việt sử ký toàn thư", sự kiện anh trai ông là Thái úy Lưu Khánh Đàm chết được chép tận hai lần, với mốc thời gian cách xa nhau (1136 và 1161). Một số nhà nghiên cứu cho rằng mốc thời gian sau (1161) là năm ông qua đời. Theo đó, có khả năng ông từng giữ chức Thái úy. Ông được phối thờ trong đền Lưu Tiết độ sứ. Tham khảo. - Quốc sử quán, Ngô Sĩ Liên (chủ biên), "Đại Việt sử ký toàn thư". - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Ngô Đức Thọ (dịch và chú thích), Hà Văn Tấn (hiệu đính), "Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 1)", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
Đường Hải Thượng Lãn Ông, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Hải Thượng Lãn Ông là một tuyến đường trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là con đường lớn, có lịch sử lâu đời tại khu vực Chợ Lớn, dọc hai bên đường hiện nay vẫn nhiều ngôi nhà có kiến trúc cổ cùng với nét sinh hoạt truyền thống của cộng đồng người Hoa. Tháng 7 năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) đã công nhận khu Hải Thượng Lãn Ông là khu phố cổ nhất của thành phố. Vị trí. Tuyến đường này bắt đầu từ nút giao với đường Võ Văn Kiệt đoạn giữa cầu Chà Và và cầu Nguyễn Tri Phương, đi về hướng tây và kết thúc tại đường Ngô Nhân Tịnh gần chợ Bình Tây. Khu vực các con đường Hải Thượng Lãn Ông, Lương Nhữ Học, Triệu Quang Phục được xem là phố Đông y lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh với hàng trăm cửa hàng, hiệu thuốc y học cổ truyền nằm san sát nhau, chuyên buôn bán các loại dược liệu đông y. Lịch sử. Đường này xưa vốn là con rạch tự nhiên có lịch sử lâu đời, ban đầu là một phần của tuyến đường thủy huyết mạch nối Sài Gòn – Gia Định với miền Tây Nam Bộ xưa. Theo các sách "Đại Nam nhất thống chí" và "Gia Định thành thông chí" biên soạn vào thời Nguyễn, rạch này được gọi là "sông Sài Gòn", do chảy qua phố chợ Sài Gòn (tức khu vực Chợ Lớn ngày nay). Trong "Gia Định thành thông chí", Trịnh Hoài Đức mô tả chi tiết như sau: "Tục danh sông Sài Gòn ở phía tây nam trấn; sông cũ từ cầu Thị Thông đi qua Sài Gòn đến sông Lao, quanh xa mà hẹp nhỏ, khuất khúc, nước cạn". Năm 1819, vua Gia Long cho đào đoạn sông mới nối thẳng từ cầu Thị Thông (Bà Thuồng) đến sông Mã Trường (kênh Ruột Ngựa), đặt tên là An Thông hà (sông An Thông), nay là đoạn kênh Tàu Hủ từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến rạch Lò Gốm. Đầu thời Pháp thuộc, con rạch này vẫn là tuyến đường thủy quan trọng của thành phố Chợ Lớn, còn được biết đến với tên gọi "rạch Chợ Lớn". Theo học giả Vương Hồng Sển, lúc bấy giờ có một cây cầu được gọi là "Cầu Đường" bắc qua rạch, nối đại lộ Tổng Đốc Phương (đường Châu Văn Liêm ngày nay) sang chợ trung tâm Chợ Lớn (vị trí bưu điện Quận 5 ngày nay) nên rạch Chợ Lớn cũng được gọi là "rạch Cầu Đường". Khoảng thập niên 1920, người Pháp cho lấp rạch để xây dựng thành hai đại lộ Gaudot và Bonhoure. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai đại lộ Gaudot và Bonhoure thành đại lộ Khổng Tử, kéo dài từ kênh Tàu Hủ đến trước chợ Kim Biên ngày nay. Năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời nhập đại lộ Khổng Tử với đường Trần Thanh Cần thành đường Hải Thượng Lãn Ông như hiện nay. Tình trạng tuyến đường. Trước đây, khu vực tiểu đảo trên đoạn đường từ bờ kênh Tàu Hủ đến đường Lương Nhữ Học bị nhiều người dân xây dựng nhà trái phép. Khi triển khai xây dựng đại lộ Đông – Tây (Đại lộ Võ Văn Kiệt) và xây dựng mới cầu Chà Và, thành phố cũng đã tiến hành giải tỏa các ngôi nhà này để mở rộng đường và cải tạo lại cảnh quan khu vực. Xem thêm. - Chợ Lớn - Cầu Chà Và (Thành phố Hồ Chí Minh) - Đường Châu Văn Liêm, Thành phố Hồ Chí Minh
USS Upham (APD-99) USS "Upham" (APD-99) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-283, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Đô đốc Frank B. Upham (1872-1939), người từng tham gia các cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và được tặng thưởng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Colombia vào năm 1962 để sử dụng như một trạm phát điện nổi. Số phận sau cùng của con tàu không rõ. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Upham" được đặt lườn như là chiếc DE-283 tại Xưởng hải quân Charleston ở Charleston, South Carolina vào ngày 13 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà Mabel Upham, vợ góa của Đô đốc Upham. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-99, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng 7, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Richard E. Farwell. Lịch sử hoạt động. Hoàn tất việc trang bị, "Upham" vẫn đang tiến hành việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực vịnh Guantánamo, Cuba từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9, 1945 khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Nó tiếp tục thực hành huấn luyện tại khu vực vịnh Chesapeake cho đến ngày 5 tháng 10, rồi tiến hành một lượt lượt huấn luyện ngoài khơi Miami, Florida, từ ngày 8 tháng 10 đến ngày 22 tháng 10. Đi lên phía Bắc để đến Hampton Roads, Virginia, "Upham" tiếp tục đi đến Norfolk, Virginia để tham gia các lễ hội nhân ngày Hải quân trước khi đi đến Jacksonville, Florida, nơi nó chuẩn bị để ngừng hoạt động. Con tàu được cho xuất biên chế tại Green Cove Springs vào ngày 25 tháng 4, 1946, và neo đậu cùng Đội Florida của Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương tại sông St. Johns ở Green Cove Springs, Florida. Nó bị bỏ không cho đến khi được cho rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6, 1960. Con tàu được bán cho Colombia vào tháng 1, 1962 để sử dụng như một trạm phát điện nổi, và phục vụ trong vai trò này cho đến thập niên 1970. Số phận sau cùng của con tàu không rõ. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS Upham (APD-99)
USS Ringness (APD-100) USS "Ringness" (APD-100/LPR-100) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-590, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Đại úy Hải quân Henry Raymond Ringness (1912-1942), bác sĩ quân y từng phục vụ tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, đã tử thương vào ngày 17 tháng 10, 1942 trong trận bắn phá sân bay Henderson và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946. Đang khi trong thành phần dự bị, nó được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển đổ bộ nhỏ LPR-100 vào năm 1969, nhưng không bao giờ hoạt động trở lại. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1975. "Ringness" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Ringness" được đặt lườn như là chiếc DE-590 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 23 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Henry R. Ringness, vợ góa của Đại úy Bác sĩ Ringness. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-100, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 10, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân William C. Meyer. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda và thực hành đổ bộ tại vịnh Chesapeake, "Ringness" chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Nó khởi hành vào ngày 21 tháng 12, 1944 trong thành phần một đoàn tàu vận tải, băng qua kênh đào Panama và có chặng dừng tại San Diego, California trước khi đi đến Trân Châu Cảng, Hawaii vào ngày 15 tháng 1, 1945. Sau khi huấn luyện ôn tập tại vùng biển Hawaii, nó rời Trân Châu Cảng vào ngày 1 tháng 3, lần lượt đi ngang qua Funafuti thuộc quần đảo Ellice, vịnh Purvis tại đảo Florida thuộc quần đảo Solomon, và đến đảo san hô Ulithi thuộc quần đảo Caroline vào ngày 22 tháng 3. Sau khi tiếp tục huấn luyện, "Ringness" lên đường đi Saipan vào ngày 24 tháng 3, nơi nó khởi hành vào ngày 27 tháng 3 để hướng sang khu vực , hộ tống cho Đội đặc nhiệm 51.2 vốn bao gồm các tàu hộ tống, tàu vận tải và tàu chở hàng tham gia vào . Cuộc đổ bộ chính diễn ra vào ngày 1 tháng 4, và trong hai ngày tiếp theo con tàu đã tuần tra ngoài khơi khu vực đổ bộ và dọc theo bờ biển Đông Nam hòn đảo, đánh trả các đợt tấn công của xuồng máy cảm tử Shinyo. Trong đêm 2 tháng 4, nó đã tấn công một tàu ngầm bỏ túi Nhật Bản nhưng không có kết quả. Lên đường vào ngày 3 tháng 4, "Ringness" đi đến Ulithi để được tiếp liệu, rồi hộ tống cho Đội đặc nhiệm 53.8 quay trở lại Okinawa. Sau khi đến nơi nó tuần tra chống tàu ngầm và phòng không, chịu đựng nhiều lượt không kích của đối phương trong bốn ngày, trước khi lên đường hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Saipan. Nó lại lên đường đi Okinawa vào ngày 23 tháng 4, hộ tống một đoàn bao gồm các tàu đổ bộ LST và LSM. Trên đường đi vào ngày 27 tháng 4, một tàu ngầm Nhật Bản đã bắn hai quả ngư lôi nhắm vào nó; chiếc tàu vận chuyển cao tốc đã phản công bằng hải pháo và mìn sâu nhưng không có kết quả. Đến nơi vào ngày 30 tháng 4, "Ringness" hoạt động tại khu vực Okinawa trong suốt tháng 5, phục vụ tại các trạm phòng không và chống tàu ngầm. Vào ngày 4 tháng 5, nó chứng kiến một một máy bay tấn công tự sát Kamikaze đâm trúng tàu sân bay hộ tống , nó đã trợ giúp con tàu bị nạn và cứu vớt một số thủy thủ rơi xuống nước do vụ nổ và hỏa hoạn. Đến ngày 11 tháng 5, nó lại đi đến trạm canh phòng radar 15 để cứu hộ cho các tàu khu trục và , là nạn nhân của đợt tấn công Kamikaze lớn nhất trong suốt chiến dịch. Đến đêm 16 tháng 5, ngoài khơi Okinawa, nó cơ động né tránh được một máy bay tự sát Kamikaze và bắn rơi đối thủ. Vào cuối tháng 5, "Ringness" hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Ulithi, đến nơi vào ngày 6 tháng 6. Sau đó nó tiếp tục đi đến Leyte thuộc quần đảo Philippine, đảm nhiệm hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Leyte, Okinawa và Ulithi. Vào ngày 3 tháng 8, con tàu được lệnh chuyển hướng để đi đến tìm kiếm những người sống sót của chiếc tàu tuần dương hạng nặng , vốn bị đắm do trúng ngư lôi từ một tàu ngầm Nhật Bản. Nó đã vớt được 39 người sống sót của "Indianapolis", bao gồm hạm trưởng, Đại tá Hải quân Charles B. McVay III. "Ringness" đang ở lại vịnh Leyte khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Nó lên đường đi Okinawa, rồi tham gia và hoạt động chiếm đóng khi cho đổ bộ lực lượng lên Jinsen, Triều Tiên và ở lại đây cho đến ngày 26 tháng 9, khi nó lên đường đi sang Okinawa. Đến ngày 29 tháng 9, con tàu lên đường hộ tống cho Đơn vị Đặc nhiệm 78.1.94 hướng sang Thiên Tân, Trung Quốc, và chuyển đến Thanh Đảo vào ngày 9 tháng 10. Nó ở lại khu vực này cho đến ngày 29 tháng 1, 1946, khi nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ. Chiếc tàu vận chuyển cao tốc về đến San Pedro, California vào ngày 23 tháng 2, băng qua kênh đào Panama và về đến Norfolk, Virginia vào ngày 14 tháng 3. Chuẩn bị để ngừng hoạt động, "Ringness" đi đến Green Cove Springs, Florida, vào ngày 4 tháng 4. Con tàu được cho xuất biên chế vào ngày 5 tháng 6, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương, neo đậu cùng Đội Florida tại Green Cove Springs. Nó được kéo đến Căn cứ Hải quân Mayport tại Mayport, Florida, rồi đến Căn cứ Hải quân Charleston tại Charleston, South Carolina vào các năm 1947 và 1948. Đang khi vẫn thuộc Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương, con tàu được chuyển đến Đội Norfolk vào năm 1959, rồi đến Đội Texas tại Orange, Texas vào năm 1966. Nó được xếp lại lớp như một "tàu vận chuyển đổ bộ, nhỏ" và mang ký hiệu lườn LPR-100 vào ngày 1 tháng 7, 1969, nhưng không bao giờ hoạt động trở lại. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 9, 1974; và con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào ngày 1 tháng 7, 1975. Phần thưởng. "Ringness" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-590 / APD-100 Ringness
USS Knudson (APD-101) USS "Knudson" (APD-101/LPR-101) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-591, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên thủy thủ Milton Lox Knudson (1923-1942), người từng phục vụ cùng tàu khu trục và đã tử trận vào ngày 13 tháng 11, 1942 khi "Laffey" bị hải pháo và ngư lôi đối phương đánh chìm trong trận Hải chiến Guadalcanal và được truy tặng Huân chương Hải quân và Thủy quân Lục chiến. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ từ năm 1953 đến năm 1958, và được được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển đổ bộ nhỏ LPR-101 vào năm 1969. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1975. "Knudson" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Knudson" được đặt lườn như là chiếc DE-591 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 23 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Emmons R. Knudson. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-101, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 11, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Dudley C. Sharp. Lịch sử hoạt động. 1944 - 1946. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Knudson" chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Nó khởi hành từ Norfolk, Virginia vào ngày 18 tháng 1, 1945, đi ngang qua San Diego, California trước khi đến Trân Châu Cảng vào ngày 9 tháng 2, nơi nó huấn luyện phối hợp cùng các đội phá hoại dưới nước (UDT: Underwater Demolition Team). Với Đội UDT-19 trên tàu, nó rời Trân Châu Cảng vào ngày 28 tháng 2, ghé qua Eniwetok trước khi đi đến đảo san hô Ulithi vào ngày 12 tháng 3, nơi nó chuẩn bị cho hoạt động sắp diễn ra tại quần đảo Ryūkyū. Rời Ulithi vào ngày 21 tháng 3, "Knudson" đi đến ngoài khơi Kerama Retto tại Okinawa để hỗ trợ cho Đội UDT-19 trong các hoạt động trinh sát và dọn chướng ngại vật tại Kuba Shima, Aka Shima, Keise Shima và Geruma Shima từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 3. Đang khi tuần tra chống tàu ngầm vào ngày 26 tháng 3, nó bị một máy bay ném bom Nhật tấn công. Hai quả bom đã phát nổ bên mạn tàu trước khi kẻ tấn công bị hỏa lực phòng không bắn rơi. Khi diễn ra cuộc đổ bộ chính vào ngày 1 tháng 4, nó tiếp tục hoạt động tuần tra chống tàu ngầm ngoài khơi bãi đổ bộ Hagushi, Okinawa; và trong hai tuần lễ tiếp theo nó tuần tra bảo vệ ngoài khơi bờ biển phía Tây Okinawa nhằm hỗ trợ cho Chiến dịch Okinawa. Rời vùng biển Okinawa vào ngày 14 tháng 4, "Knudson" hộ tống cho thiết giáp hạm đi Guam,đến nơi vào ngày 19 tháng 4. Nó tiếp tục lên đường đi Ulithi vào ngày 23 tháng 4, nơi Đội UDT-19 rời tàu vào ngày 25 tháng 4, rồi rời Ulithi vào ngày 5 tháng 5 để hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặng đi sang Okinawa. Sau khi đến nơi vào ngày 8 tháng 5, nó tiếp tục hoạt động tuần tra bảo vệ và chống trả các đợt tấn công tự sát của máy bay Kamikaze đối phương cho đến ngày 15 tháng 6, khi nó rời khu vực neo đậu Hagushi để hướng đến Leyte, Philippines. Đi đến Leyte vào ngày 18 tháng 6, "Knudson" hoạt động tại khu vực phía Bắc quần đảo Philippine cho đến ngày 4 tháng 7. Nó khởi hành từ vịnh Subic, Luzon để hộ tống một đoàn tàu đổ bộ LST hướng sang Okinawa, rồi đi đến Guam vào ngày 16 tháng 7. Sau khi đón Đội UDT-19 lên tàu, nó rời Guam vào ngày 19 tháng 7 để quay trở về vùng bờ Tây Hoa Kỳ ngang qua Eniwetok và Trân Châu Cảng. Về đến San Diego vào ngày 5 tháng 8, nó đón đón Đội UDT-25 lên tàu vào ngày 13 tháng 8; tuy nhiên sang ngày hôm sau, bên kia đường đổi ngày quốc tế, Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Rời San Diego vào ngày 16 tháng 8 để hướng sang Viễn Đông, "Knudson" đi đến vịnh Tokyo vào ngày 4 tháng 9. Nó hoạt động tại khu vực ngoài khơi Yokosuka cho đến ngày 20 tháng 9, khi nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ, về đến San Diego vào ngày 11 tháng 10. Con tàu tiếp tục phục vụ tại khu vực Thái Bình Dương từ ngày 30 tháng 10, 1945 đến ngày 12 tháng 5, 1946, giúp vận chuyển nhân sự và tiếp liệu đến các căn cứ tại các quần đảo Marshall, Mariana, Admiralty và Philippines. Rời vịnh Manila, Luzon vào ngày 20 tháng 4, nó vận chuyển hành khách là các cựu chiến binh hồi hương, về đến San Pedro, California vào ngày 12 tháng 5. "Knudson" được cho xuất biên chế vào ngày 4 tháng 11, 1946 và được đưa về Đội San Diego thuộc Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương từ ngày 15 tháng 11, 1946. Phần thưởng. "Kundson" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS Knudson (LPR-101) ex USS Knudson(APD-101)
USS Rednour (APD-102) USS "Rednour" (APD-102) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-592, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan Tuần duyên Forrest O. Rednour (1923-1943), người từng phục vụ cùng tàu cutter tuần duyên và đã tử trận vào ngày 13 tháng 6, 1943, khi "Escabana" bị đắm trong lúc giải cứu những người sống sót của chiếc ; Rednour được truy tặng Huân chương Hải quân và Thủy quân Lục chiến. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Mexico vào năm 1969 và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Mexico như là chiếc ARM "Chihuahua" (B08) cho đến năm 2001. Con tàu cuối cùng bị tháo dỡ. "Rednour" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Rednour" được đặt lườn như là chiếc DE-592 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 30 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Forrest O. Rednour, vợ góa của hạ sĩ quan Rednour. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-102, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 12, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Roland H. Cramer. Lịch sử hoạt động. USS "Rednour". Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Rednour" đi đến Norfolk, Virginia vào ngày 7 tháng 2, 1945 để sửa chữa sau chạy thử máy, rồi tiếp tục thực hành đổ bộ tại vịnh Chesapeake và huấn luyện ven biển trước khi chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Nó khởi hành từ Melville, Rhode Island vào ngày 24 tháng 2, đi đến San Diego, California vào ngày 11 tháng 3, tiếp tục huấn luyện ven biển trong một tuần lễ trước khi tiếp tục hành trình đi sang khu vực quần đảo Hawaii. Đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 25 tháng 3, nó huấn luyện phối hợp cùng các đội phá hoại dưới nước (UDT: Underwater Demolition Team) cho đến ngày 8 tháng 4, khi nó lên đường hộ tống một đoàn tàu chở hàng đi sang đảo san hô Ulithi thuộc quần đảo Marshall. Rời Ulithi vào ngày 23 tháng 4 để hộ tống một đoàn tàu vận tải, "Rednour" đi đến ngoài khơi bãi Hagushi, Okinawa vào ngày 26 tháng 4, và hoạt động hỗ trợ cho Chiến dịch Okinawa khi tuần tra ngoài khơi Kerama Retto và hộ tống bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải tiếp liệu phục vụ cho chiến dịch. Con tàu cũng đánh trả những đợt không kích cảm tử của đối phương. Vào đêm 27 tháng 5, cùng với tàu vận chuyển cao tốc và tàu hộ tống khu trục , "Rednour" tuần tra tại trạm phòng không cách về phía Tây Zampa-Misaki (Point Bolo). Một đợt tấn công tự sát bởi máy bay Kamikaze bắt đầu ngay trước nữa đêm, khi một máy bay lao đến "Loy" bị hỏa lực phòng không bắn nổ tung trên không; tuy nhiên một máy bay thứ hai đã đâm trúng "Loy". Một máy bay thứ ba lẫn tránh được hỏa lực phòng không và chạy thoát, nhưng chiếc thứ tư tiếp cận "Rednour" từ phía mũi tàu bên mạn phải. Bất chấp hỏa lực phòng không dày đặc từ con tàu, chiếc Kamikaze đã đâm trúng phía đuôi "Rednour", tạo ra các đám cháy và một lổ thủng rộng trên sàn chính; dù vậy con tàu vẫn tiếp tục nổ súng đánh đuổi một kẻ tấn công tự sát khác. Ba thành viên thủy thủ đoàn đã tử trận và 13 người khác bị thương; chiếc tàu rút lui về Kerama Retto để sửa chữa tạm thời những hư hại. Rời vùng biển Okinawa vào ngày 14 tháng 6, "Rednour" quay trở về Hoa Kỳ để được sửa chữa triệt để. Sau các chặng dừng tại Leyte, Philippines và Trân Châu Cảng, nó về đến San Pedro, California vào ngày 22 tháng 7. Con tàu vẫn đang được sửa chữa và đại tu khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Khi công việc hoàn tất, nó được phối thuộc cùng Tư lệnh Tiền phương biển Marshall-Gilbert để phục vụ cùng Đội vận tải 104; và sau khi đi ngang qua Trân Châu Cảng và Saipan, nó đi đến Eniwetok vào ngày 15 tháng 9. Trong những tháng tiếp theo nó vận chuyển nhân sự, xe cộ, hàng hóa và tiếp liệu giữa các đảo Eniwetok, Wake, Ponape và Kwajalein. Trong giai đoạn từ ngày 29 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11, nó phục vụ như tàu chỉ huy cho hoạt động khảo sát thủy văn của tàu khảo sát tại khu vực đảo san hô Taongi. Rời Kwajalein vào ngày 5 tháng 1, 1946 để đi Guam, "Rednour" tiễn hành khách rời tàu tại Apra Harbor, Guam vào ngày 9 tháng 1 trước khi khởi hành cho hành trình quay trở về vùng bờ Tây. Con tàu ghé đến Kwajalein và Trân Châu Cảng trước khi về đến San Pedro vào ngày 2 tháng 2, rồi tiếp tục hành trình vào ngày 20 tháng 2, băng qua kênh đào Panama và đi đến Norfolk, Virginia vào ngày 8 tháng 3, nơi nó được chuẩn bị để ngừng hoạt động. Nó rời Norfolk vào ngày 31 tháng 3 để đi đến Green Cove Springs, Florida. Con tàu được cho xuất biên chế vào ngày 24 tháng 7, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương, neo đậu cùng Đội Florida tại Green Cove Springs. Nó sau đó được kéo đến Đội Texas tại Orange, Texas, nhưng tiếp tục bị bỏ không trong thành phần dự bị cho đến khi được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 3, 1967. "Chihuahua" (B08/E22). "Rednour" được chuyển cho Mexico vào tháng 12, 1969 trong khuôn khổ Chương trình Viện trợ Quân sự. Nó thoạt tiên phục vụ cùng Hải quân Mexico như là chiếc ARM "Chihuahua" (B08), và được đổi tên thành ARM "José María Morelos y Pavón vào năm 1994. Sau đó con tàu lấy lại cái tên Chihuahua" nhưng mang ký hiệu lườn mới E22. "Chihuahua" ngừng hoạt động vào ngày 16 tháng 7, 2001. Phần thưởng. "Rednour" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Tham khảo. Thư mục. - </ref> Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS Rednour (APD-102)
Ciudad de la Paz Ciudad de la Paz (, ) (Tên cũ: Oyala) là một thành phố ở Guinea Xích Đạo đang được xây dựng để thay thế Malabo trở thành thủ đô quốc gia. Được thành lập như một quận nội thành ở Wele-Nzas vào năm 2015, hiện nay là trụ sở hành chính của Djibloho, tỉnh mới nhất của Guinea Xích Đạo được thành lập vào năm 2017 và nằm gần thị trấn Mengomeyén. Năm 2017, thành phố chính thức được đổi tên thành Ciudad de la Paz ("Thành phố của Hòa bình"). Vị trí quy hoạch của thành phố đã được chọn để dễ dàng tiếp cận và khí hậu trong lành. Đáng chú ý là trên đất liền, trái ngược với Malabo, trên đảo Bioko. Nó được thiết kế bởi Studio Bồ Đào Nha Kiến trúc và Đô thị FAT - Tư duy Kiến trúc Tương lai. Dự kiến ​​sẽ là nơi định cư của khoảng 200.000 cư dân, một tòa nhà Quốc hội mới và một số biệt thự của tổng thống với diện tích 8150 ha. Việc xây dựng thủ đô mới này đã bị chỉ trích bởi phe đối lập chính trị đối với Tổng thống Teodoro Obiang, động lực đằng sau sáng kiến. Chính phủ Guinea Xích đạo bắt đầu chuyển đến thành phố vào đầu năm 2017. Địa lý. Vị trí. Oyala - Ciudad de la Paz nằm gần trung tâm của Río Muni, phần lục địa của Guinea Xích đạo. Nó nằm giữa các thành phố Bata và Mongomo và cách sân bay Mengomeyén 20 km. Nguồn cung cấp điện dựa vào Đập Djibloho 120 MW ở quận Djibloho Evinayong. Khí hậu. Oyala - Ciudad de la Paz có khí hậu nhiệt đới nằm giữa khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu thảo nguyên nhiệt đới. Thành phố có lượng mưa tổng thể cao, trung bình 2142 mm một năm, hỗ trợ các khu rừng nhiệt đới tươi tốt trong khu vực. Có một mùa ẩm ướt rộng rãi, kéo dài 10 tháng trong năm từ tháng 9 đến tháng 6, và một mùa khô ngắn và mát hơn một chút bao gồm hai tháng còn lại, tháng 7 và tháng 8. Cũng có một đợt khô hơn đáng kể, mặc dù vẫn ẩm ướt, kéo dài vào tháng 12 và tháng 1. Nhiệt độ vẫn rất ấm áp trong suốt cả năm, mặc dù thấp hơn mức có thể mong đợi ở những nơi khác có cùng khí hậu, đặc biệt là khi xem xét vị trí gần đường xích đạo. Quy hoạch và xây dựng. Ở giữa khu rừng chưa phát triển, chính phủ có kế hoạch xây dựng một thành phố mới làm trụ sở chính phủ trong tương lai. Nó sẽ là trụ sở của tổng thống, chính phủ, hành chính, cảnh sát và lãnh đạo quân đội và thay thế thủ đô Malabo hiện tại. Thành phố đang được thiết kế để chứa 160.000–200.000 người, sống trên diện tích 81,5 km2. Điều này tương ứng với khoảng một phần tư dân số của Guinea Xích đạo. Một sân gôn, một trường đại học và một khách sạn sang trọng đã được hoàn thành vào năm 2013 và một đường cao tốc sáu làn xe gần như đã hoàn thành. Trong quy hoạch là các tòa nhà chính phủ, khu tài chính và các khu dân cư. Ba cây cầu và đường cao tốc đã hoàn thành hoặc đang được xây dựng. Sẽ có một kết nối giữa thành phố và sân bay mới ở Mengomeyen (quê hương của tổng thống). Tầm quan trọng chiến lược của thành phố cảng Bata sẽ được phát triển đối với nước láng giềng Gabon và Trung Phi. Đối với đường cao tốc, những khu rừng khổng lồ đã bị phá sạch và các làn đường bị thổi tung. Phòng Thương mại Bồ Đào Nha (AICEP) cho biết thành phố nên sử dụng năng lượng tái tạo và bền vững. Nguồn vốn được cung cấp thông qua AICEP. Các kế hoạch đến từ một văn phòng kiến ​​trúc Bồ Đào Nha. Đến năm 2020, thành phố sẽ được hoàn thành. Công việc xây dựng sẽ được hỗ trợ bởi Trung Quốc, Ba Lan, Brazil và Triều Tiên. Việc xây dựng phải đối mặt với sự chậm trễ, chẳng hạn như, theo các báo cáo chưa được xác nhận, Tổng thống Obiang đã ra lệnh chuyển một tòa nhà vì ông không thích quang cảnh này. Ngoài ra, tất cả các nguyên liệu đều được nhập khẩu. Thiết kế đô thị. Thành phố được thiết kế bởi kiến trúc đô thị Bồ Đào Nha FAT - Tư duy kiến trúc tương lai. Các ước tính về quy mô dân số cuối cùng của thành phố đã được sửa đổi từ 65.000 ban đầu thành từ 160.000 đến 200.000. Thành phố sẽ được xây dựng trên diện tích 8.150 ha (81,5 km2 hay 20.100 mẫu Anh). Theo FAT, dự án Djibloho “kết hợp hiện đại và tôn trọng cội nguồn văn hóa của đất nước, thúc đẩy bản sắc địa phương và sự giàu có của hệ sinh thái mà nó hoạt động, ưu tiên tính bền vững trong các khía cạnh đa dạng nhất "nhấn mạnh rằng" dự án này nhằm tạo ra nguồn vốn toàn cầu đầu tiên hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng tái tạo và bền vững. " Các công ty tham gia. - Giám đốc quy hoạch, đường bộ, đường cao tốc và sơ đồ mạng lưới đô thị: CSCEC, Vinci SA, Egis Route - Đường cao tốc ngoại vi: ARG - Cầu: Bouygues, Besix, Vinci SA, General Works - Tòa nhà: CSCEC, Piccini - Các trường đại học: Unicon - Quốc hội khu vực: Summa - Phủ tổng thống: Seguibat - Tòa nhà Bộ: CSCEC Xem thêm. - Danh sách các thủ đô quốc gia Liên kết ngoài. - Ateliê português desenha futura capital da Guiné Equatorial
Mark Cavendish Mark Simon Cavendish (sinh ngày 21 tháng 5 năm 1985) là một cua rơ xe đạp chuyên nghiệp người đảo Manx thuộc Vương Quốc Annh, hiện đang thi đấu cho đội đua UCI World Team Quick Step Alpha Vynil Team. Sở trường của Cavendish ở các giải đua đường trường là đua nước rút, anh được xem là một trong những tay đua nước rút xuất sắc nhất mọi thời đại. Vào năm 2021, giám đốc của cuộc đua xe đạp Tour de France, Christian Pruhomme đã gọi anh là tay đua nước rút xuất sắc nhất trong lịch sử Tour de France cũng như trong môn đua xe đạp. Trong những năm đầu của sự nghiệp, Cavendish có tham gia cả thể loại đua xe đạp trong nhà, và từng giành huy chương vàng cho đội tuyển xe đạp Vương quốc Anh ở các giải đua UCI Track Cycling World Championships năm 2005 và 2008. Sau khi thất bại trong việc chinh phục tấm huy chương ở Olympics Bắc Kinh 2008 thì anh ấy đã tạm nghỉ môn xe đạp trong nhà cho đến năm 2015. Sau khi trở lại, Cavendish đã có lần thứ 3 chiến thắng UCI Track Cycling World Championships năm 2016, và đã đoạt huy chương bạc ở Olympics Rio 2016. Sự nghiệp đua xe đạp của Cavendish chủ yếu là ở môn đua xe đạp đường trường, nơi anh bắt đầu đua chuyên nghiệp từ năm 2005 và đã giành được 11 chiến thắng trong mùa giải đầu tiên này. Ở giải đua xe đạp danh giá nhất thế giới Tour de France, Cavendish đã có 34 Tour de France lần chiến thắng chặng, thành tích giúp anh trở thành cua rơ có nhiều chiến thắng chặng Tour de France nhất cùng với huyển thoại Eddy Merckx. Còn nếu tính ở các giải Grand Tour, Cavendish là người có số lần chiến thắng chặng nhiều thứ ba trong lịch sử với 53 chiến thắng. Vào năm 2011, Cavendish trở thành là cua rơ người Anh thứ hai, sau Tom Simpson, chiến thắng giải đua xe đạp đường trường thế giới. Cavendish cũng đã giành chiến thắng các danh hiệu nướt rút ở cả 3 giải Grand Tour là Vuelta a España 2010 và2011, Tours de France 2021 và Giro d'Italia 2013. Vào năm 2012, Cavendish trở thành cua rơ đầu tiên giành chiến thắng chặng đua cuối cùng của giải đua Tour de France, chặng đua đến đại lộ Champs-Élysées 4 năm liên tiếp. Năm 2011, Cavendish được trao danh hiệu MBE "vì những đóng góp cho môn đua xe đạp của Vương quốc Anh." Những năm đầu. Cavendish sinh ra ở Douglas, trên đảo Isle of Man, bố anh tên là David là dân đảo và mẹ là Adele đến từ xứ Yorkshire, Anh quốc. Anh đã bắt đầu chơi môn đạp xe motocross (BMX) từ khi còn rất nhỏ và đã từng tham gia các giải đua thiếu niên ở trung tâm National Sports Centre ở Douglas. Lên 9 tuổi, Cavendish gia nhập một câu lạc bộ ở Douglas và sớm bộc lộ sự quyết tâm trong khi thi đấu. Cựu huấn luyện viên của anh ấy là Dot Tibury kể lại rằng: "Cậu ta không thích thua cuộc. Sau đó cậu ta bắt đầu giành được chiến thắng và thường bắt vòng các tay đua khác". Cavendish cũng chia sẻ: " Tôi luôn luôn chạy xe. Nhưng có vài cuộc đua mà tôi bị rớt lại." "Khi đó thì mẹ tôi đã cười và tôi giải thích rằng đó là do các đối thủ đều sử dụng xe đạp leo núi. Cho nên tôi xin mẹ mua một chiếc xe đạp eo núi. Đến sinh nhật thứ 13 thì tôi đã có một chiếc. Và ở những cuộc thi sau thì tôi đã đánh bại mọi đối thủ." Đó cũng là thời điểm mà Cavendish gặp cựu tay đua David Millar, người mà anh ấy rất ngưỡng mộ. Sau đó thì Cavendish đã nghỉ học và có 2 năm làm việc ở một ngân hàng để kiếm tiền cho ước mơ trở thành một vận động viên chuyên nghiệp. Năm 2003, Cavendish là một trong 6 tay đua trẻ được chọn vào học viện British Cycling's Olympic Academy, cho dù ban đầu anh suýt bị từ chối. Các huấn luyện viên Rod Ellingworth, John Herety và Simon Lillistone đã nhận thấy tiềm năng của anh ấy và ra sức thuyết phục Giám đốc Peter Keen chọn anh vào học viện. Chiến thắng đầu tiên của anh ấy là ở giải đua Girvan Tree Day hồi tháng 3 năm 2004. Trong thời gian ở học viện, Cavendish đã giành 2 huy chương vàng ở Đại hội thể thao Island Games 2003. Cavendish đã có nhiều tiến bộ trong thời gian ở học viện. Huấn luyện viên Ellingworth khi được hỏi về môi trường học tập có phần hà khắc ở học viện đã nói rằng: "Cav có vẻ rất thích nó". Ở học việc thì các tay đua trẻ được cấp 58 bảng một tuần, phải tự quản lý tài chính cũng như nấu ăn và dọn dẹp. Tạp chí "Cycling Weekly" thì mô tả học viện giống như một trại huấn luyện theo phong cách một trại hè do Ellingworth quản lý. Ellingworth đã bỏ bài tập chạy xe 3 giờ mà bắt các tay đua trẻ phải hoàn thành bài tập chạy xe 4 giờ trong đêm. Ở giải đua trong nhà Track world championships 2005 ở Los Angeles, Cavendish cùng đồng đội Rob Hayles đã giành huy chương vàng mặc dù trước đó họ chưa từng thi đấu chung với nhau. Đó là danh hiệu vô địch thế giới đầu tiên của Cavendish. Sau đó Cavendish cũng chiến thắng cuộc đua tính điểm ở giải đua European championship 2005. Đua xe đạp chuyên nghiệp. 2005–2007. Cavendish thi đấu chuyên nghiệp từ năm 2005 ở đội đua Team Sparkasse. Trong năm này, anh đã thi đấu các giải Tour de Berlin và Tour of Britain. Sang năm 2006 anh thi đấu cho đội Continental team, Team Sparkasse, một đội đua chuyên cung cấp tài năng trẻ cho đội T-Mobile Team. Trong tháng 6, ở giải Tour de Berlin, anh đã giành chiến thắng 2 chặng đua và giành được danh hiệu tính điểm và nước rút. Sau đó Cavendish đã giành được huy chương vàng ở đại hội thể thao khối thịnh vượng chung 2006 trong màu áo Isle of Man ở môn đua xe đạp scratch. Thành công ở giải Tour de Berlin giúp Cavendish chuyển sang đội T-Mobile Team. Ở giải đua 2006 Tour of Britain Cavedish đã dành được danh hiệu tính điểm. Cavendish có đột phá lớn trong năm 2007, với danh hiệu chung cuộc ở giải đua 2007 Scheldeprijs ở Bỉ. Sau đó ở các giải đua Four Days of Dunkirk và Volta a Catalunya thì anh đều giành được 2 chiến thắng chặng. Kết quả đó giúp anh được đội đua điền tên vào danh sách thi đấu giải đua xe đạp nổi tiếng nhất thế giới Tour de France. Đáng tiếc là ở giải đua này thì anh bị ngã rất nhiều và đã phải bỏ cuộc sau chặng 8. 2008. Năm 2008, Cavendish trở lại giải đua xe đạp trong nhà world championships 2008 được tổ chức ở Manchester. Anh cùng với đồng đội Bradley Wiggins đã đoạt chức vô địch cho đội tuyển Anh. Ở các giải đua đường trường, Cavendish đã giành được chiến thắng chặng Grand Tour đầu tiên ở giải đua Giro d'Italia 2008. Sau đó anh giành thêm 4 chiến thắng chặng ở giải đua Tour de France 2008. Nhưng một lần nữa anh phải bỏ dở giải đua sau chặng 14 để tập trung cho chiến dịch Olympics Bắc Kinh 2008. Đội tuyển Anh với bộ đôi Cavendish và Wiggins được đánh giá là ứng cử viên hàng đầu ở môn xe đạp trong nhà, tuy nhiên họ chỉ xếp thứ 9. Cavendish cho rằng Wiggins đã không có phong độ tốt nhất ở giải đấu này. Cavendish mau chóng vượt qua nỗi thất vọng ở Olympics và thi đấu rất thành công trong phần còn lại của mùa giải, giành thêm 11 chiến thắng chặng nữa, bao gồm 3 chiến thắng chặng ở các giải Tour of Ireland và Tour of Missouri. Tour of Missouri cũng là giải đua duy nhất trong năm 2008 mà Cavendish giành được danh hiệu tính điểm. Còn ở giải Tour de Romandie, Cavendish đã đánh bại Wiggins để giành chiến thắng chặng đua tính giờ cá nhân. 2009. Cavendish khởi đầu mùa giải 2009 ở giải đuaTour of Qatar, nơi anh gặp sự cạnh tranh quyết liệt Tom Boonen của đội đua Quick Step. Boonen đã giành chức vô địch và 1 chiến thắng chặng còn Cavendish giành được 2 chiến thắng chặng. Đến giải đua Tour of California 2009, Cavendish lại có 2 chiến thắng bằng cách đánh bại Boonen ở giai đoạn ước rút. Đây cũng là giải đua mà Cavendish giành được danh hiệu tính điểm đầu tiên trong mùa giải 2009. Cavendish vẫn được triệu tập lên đội tuyển Anh để thi đấu giải UCI Track Cycling World Championships 2009, tuy nhiên anh đã không giành được huy chương nào ở giải đấu này. Bước vào các giải đua đường trường ở Châu Âu, Cavendish giành được 1 chiến thắng chặng ở giải đua Tirreno–Adriatico 2009. Sau đó thình anh tham gia giải đua Classic đầu tiên của mình là giải Milan–San Remo 2009 và đã giành chiến thắng chung cuộc. Tương tự giải đua 2008, Cavendish cũng giành được 2 chiến thắng chặng và đoạt danh hiệu tính điểm ở giải đua Three Days of De Panne 2009. Ở chặng đua mở màn Giro d'Italia 2009 đội đua của Cavendish là Team Columbia-High Road đã giành chiến thắng nội dung tính giờ đồng đội và Cavendish được mặc chiếc áo hồng, anh trở thành cua rơ người đảo Manx đầu tiên được mặc chiếc áo này. Cho đến chặng đua thứ 13 thì Cavendish có thêm 3 chiến thắng chặng nữa. Tuy nhiên anh đã bất ngờ bỏ giải sau chặng 13, lý do được cho là để tập trung cho giải Tour de France 2009. Để chuẩn bị cho Tour de France, anh ấy đã tham gia giải Tour de Suisse 2009 và giành chiến thắng chặng 3 và chặng 6. Tour de France 2009 là một giải đua cực kỳ thành công của Cavendish, nơi anh đã giành tới 6 chiến thắng chặng và có thời điểm được mặc áo xanh tính điểm 2 chặng liên tiếp, anh là tay đua người Anh đầu tiên làm được điều này. Mặc dù vậy thì cuối cùng Cavendish vẫn phải nhường danh hiệu tính điểm cho cua rơ Thor Hushovd của đội Cervélo TestTeam. Sau giải Tour de France, Cavendish đã chiến thắng giải Sparkassen Giro Bochum, tham gia và giành được 1 chiến thắng chặng ở Tour of Ireland. Tronng tháng 9, anh đạt tới cột mốc 50 chiến thắng với chiến thắng chặng đua mở màn của Tour of Missouri. Trước giải đấu này, anh xác nhận sẽ ở lại đội Team Colombia đến năm 2010, chấm dứt đồn đoán anh sẽ chuyển sang . Đây là giải đua mà Cavendish đã dẫn đầu bảng xếp hạng tổng sau 2 chặng đua đầu tiên. Tuy nhiên do bị viêm phổi nên Cavendish đã phải bỏ giải sau chặng 3 Cavendishh một lần nữa được triệu tập vào đội tuyển Anh thi đấu giải UCI Road World Championships 2009, song anh đã không thể tham gia do vấn đề sức khỏe. 2010. Do phải điều trị chấn thương nên phải đến giữa tháng 2 Cavendish mới bắt đầu mùa giải 2010 ơ giải đua Vuelta a Andalucía. Với điều kiện sức khỏe chưa ở trạng thái tốt nhất nên anh đã không thể bảo vệ chiến thắng ở giải đua Milan–San Remo, thậm chí còn về đích sau người chiến thắng khoảng 6 phút. Tuy nhiên Cavendish vẫn đặt mục tiêu sẽ giành chiếc áo xanh lá cây tính điểm ở giải đua và chiến thắng nội dung đua đường trường ở giải UCI Road World Championships 2010. Cavendish đã đăng ký tham gia giải đua Tour of Flanders với mục đích lấy lại phong độ và hỗ trợ cho đồng đội, song anh đã vướng vào một tai nạn và không thể hoàn thành cuộc đua. Đến giải đua Volta a Catalunya 2010 thì Cavendish bắt đầu tìm lại được phong độ, anh xếp thứ 7 ở chặng đua tính giờ cá nhân và chiến thắng chặng thứ 2. His team withdrew Cavendish Ở giải đua Tour de Romandie 2010 Cavendish có cử chỉ khiếm nhã sau khi giành chiến thắng chặng 2 nên đã bị đội đua rút tên khỏi giải đấu. Đến tháng 5, Cavendish quyết định không tham gia Giro d'Italia mà sang Mỹ đua giải Tour of California và đã giành được chiến thắng chặng 1. Sang tháng 6, Cavendish gây ra tai nạn lớn khi đang nước rút chặng 4 giải đua Tour de Suisse, anh đã bị các đối thủ chỉ trích phong cách chạy quyết liệt của mình. Ở giải đua Tour de France 2010, ngay ở chặng đua đầu tiên Cavendish đã bị ngã xe khi còn cách đích khoảng 3km. Sau đó anh có sự trở lại mạnh mẽ, giành được 5 chiến thắng chặng, nâng tổng số chiến thắng chặng ở Tour de France lên con số 15. Nhưng một lần nữa Cavendish thất bại trong việc đoạt chiếc áo xanh lá cây tính điểm, khi kém người đoạt danh hiệu này là Petacchi 11 điểm. 2010 là lần đầu tiên Cavendish tham gia giải đua Vuelta a España. Anh đã giành chiến thắng 3 chặng đua và giành được danh hiệu tính điểm. 2011. Cavendish có khởi đầu khá chậm chạp trong năm 2011, phải đến cuối tháng 2 mới giành được chiến thắng chặng đầu tiên ở giải đua Tour of Oman. Chiến thắng chặng thứ hai trong năm là ở giải Scheldeprijs—và đây là chiến thắng thứ 3 của anh ở giải đua này sau các giải đua năm 2007 và 2008, thành tích giúp anh san bằng kỷ lục của . Sau đó thì Cavendish đã không hoàn thành giải đua Paris–Roubaix. Ở giải đua Giro d'Italia 2011, sau khi chiến thắng chặng đua tính giờ đồng đội ở chặng mở màn và về nhì ở chặng 2 thì Cavendish có vinh dự một lần mặc chiếc áo hồng chung cuộc ở chặng 3. Sau đó mặc dù không giữ được chiếc áo hồng nhưng anh đã giành chiến thắng chặng 10 và chặng 12 rồi lại bỏ giải đua nửa chừng sau chặng 13. Ngày 11 tháng 6, Cavendish được trao danh hiệu MBE. Giải đua Tour de France 2011 Cavendish có thêm 5 chiến thắng chặng nữa, nâng tổng số chiến thắng chặng Tour de France của anh lên con số 20. Anh cũng trở thành người đầu tiên giành chiến thắng chặng đua cuối cùng trong 3 năm liên tiếp. Kết thúc giải đua, Cavendish đã giành được chiếc áo xanh tính điểm, anh là cua rơ người Anh đầu tiên giành được thành tich này. Đến tháng 8, Cavendish thông báo chia tay đội đua HTC-Highroad để chuyển sang đội Team Sky từ 2012. Sau đó Cavendish được triệu tập vào đội tuyển Anh để tham gia giải London–Surrey Cycle Classic, đây là giải đấu tập huấn cho Olympics 2012 và là một phần của London Prepares series. Chỉ khoảng 1 tuần sau, Cavendish lại tham gia Vuelta a España 2011, nhưng đã phải bỏ cuộc sớm ở chặng thứ 4 do bị bỏng nhiệt. Sau khi rút lui khỏi giải Vuelta Cavendish đã kịp bình phục để đăng ký tham gia Tour of Britain. Ở giải đua này thì anh đã chiến thắng chặng 1 và chặng đua cuối cùng ở London. Cuối tháng 9, Cavendish lại lên đội tuyển Anh thi đấu giải đua UCI Road World Championships 2011 ở Copenhagen, anh đã giành chức vô địch nội dung đua đường trường và trở thành tay đua người Anh thứ hai đạt được thành tích này sau Tom Simpson hồi năm 1965. Cuối năm, Cavendish đã giành giải thưởng BBC Sports Personality of the Year Award với 49.47% phiếu bầu, giúp anh vượt qua Mo Farah và Darren Clarke. 2012. Cavendish bắt đầu mùa giải 2012 bằng giải đua Tour of Qatar. Mặc dù mới chỉ vừa khỏi ốm, anh ấy đã giành chiến thắng chặng 3, đây là chiến thắng chặng đầu tiên của Cavendish cho đội đua Team Sky. Sau đó anh thắng tiếp chặng 5 rồi hoàn thành giải đua trong top-10 chung cuộc. cho dù đã bị ngã xe ở chặng cuối cùng. Ở giải đua Tour of Oman, Cavendish bị chấn thương ngay ở chặng đua đầu tiên và đã không giành được chiến thắng nào ở giải đua này. Nhưng không phải đợi quá lâu, anh đã lấy lại thói quen chiến thắng chặng ở giải đua Kuurne–Brussels–Kuurne. Sang tháng 3, Cavendish đặt mục tiêu giành chiến thắng thứ hai ở giải đua Milan–San Remo nhưng đã bị rớt lại khi còn cách đích khoảng 100km. Ở những giải đua Classics khác thì Cavendish cũng không có kết quả quá cao. Ở giải Tour de Romandie, anh cũng không có chiến thắng chặng nào. Một tuần sau đó, Cavendish mới giành chiến thắng chặng thứ 5 trong mùa giải bằng chiến thắng chặng 2 Giro d'Italia 2012. Sau đó anh thắng tiếp chặng 5 và chặng 13. Sau hai lần bỏ dở Giro 2009 và 2011 (2010 không tham gia) thì Cavendish đã thi đấu trọn vẹn Giro 2012 với mục tiêu giành lấy chiếc áo xanh tính điểm, nhưng đã để thua Joaquim Rodríguez với chỉ 1 điểm ít hơn. Giữa tháng 6, Cavendish tham gia giải đua Ster ZLM Toer và có được kết quả trái với thói quen so với các giải đua khác. Đó là anh không giành được chiến thắng chặng nào nhưng lại giành được chức vô địch Sang tháng 7, Cavendish tham gia Tour de France 2012, anh đã giành thêm được 3 chiến thắng chặng. Ở chặng 4 thì Cavendish gặp tai nạn khi còn cách đích . Sau đó thì anh đua chiến thuật để hỗ trợ đồng đội Wiggins. Cavendish chính là người đã giành chiến thắng chặng đua cuối cùng ở đại lộ Champs-Elysée, thành tích giúp anh lập kỷ lục 4 lần chiến thắng chặng đua cuối cùng liên tiếp, và trở thành tay đua nước rút thành công nhất trong lịch sử Tour de France với 23 chiến thắng chặng. Một trong những mục tiêu lớn nhất của Cavendish trong năm 2012 là chinh phục tấm huy chương vàng trên sân nhà Olympics 2012, đáng tiếc là Cavendish đã thi đấu không thành công, chỉ xếp thứ 29. Bỏ qua nỗi thất vọng Olympics, Cavendish đã giành chiến thắng 3 chặng đua ở giải Tour of Britain. Ngày 18 tháng 10, anh ký hợp đồng 3 năm với đội đua Omega Pharma–Quick-Step, từ mùa giải 2013. 2013. Cavendish khởi đầu mùa giải 2013 bằng một chiến thắng ở chặng đua mở màn của giải đua Tour de San Luis ở Argentina, đây cũng là chặng đua đầu tiên của anh cho đội đua mới Omega Pharma Quick Step. Sau đó anh đã vô địch giải đua Tour of Qatar, với 4 chiến thắng chặng liên tiếp trong số 6 chặng đua của giải đấu này. Trong tháng 3, anh đã giành chiến thắng chặng 2 của giải đua Three Days of De Panne. Tháng 4 thì Cavendish về nhì, sau Marcel Kittel ở giải đua Scheldeprijs. Sang tháng 5, Cavendish tham gia và giành chiến thắng chặng đua mở màn giải đua Giro d'Italia 2013, kết quả giúp anh có lần thứ 3 trong sự nghiệp được mặc chiếc áo hồng. Sau đó anh giành thêm 4 chiến thắng chặng nữa ở các chặng 6, 12, 13 và 21. Chung cuộc thì Cavendish đã giành được chiếc áo đỏ tính điểm, thành tích giúp anh trở thành tay đua thứ 5 trong lịch sử giành được danh hiệu tính điểm ở 3 giải đua Grand Tour là Vuelta a Espana 2010, Tour de France 2011 và Giro d'Italia 2013. Ngày 23 tháng 6, Cavendish chiến thắng giải đua British national road race championship, được tổ chức ở Glasgow. Trong tháng 7, anh tiếp tục tham gia Tour de France và giành chiến thắng chặng 5 và chặng 13. nâng tổng số chiến thắng chặng Tour de France lên con số 25. Đến cuối tháng thì Cavendish quyết định tham gia giải Danmark Rundt và giành được chiến thắng chặng đua cuối cùng. Đến tháng 9, anh trở lại thi đấu nội dung đua lòng chảo ở giải đua International Belgian Open, kết quả giành được là hạng nhì ở thể loại đua scratch race và hạng ba ở thể loại đua madison. Ngày 18 tháng 9, Cavendish giành chiến thắng chặng 4 giải đua Tour of Britain, sau khi đánh bại Elia Viviani ở Công viên quốc gia Snowdonia.Ba ngày sau, anh lại vượt qua Elia Viviani để giành chiến thắng chặng 7. Chưa dừng lại ở đó, ngày hôm sau Cavendish chiến thắng luôn chặng đua cuố cùng ở London. 2014. A quiet start to the year, Cavendish decided not to compete in the Giro d'Italia. His best Classics result was a fifth place in the Milan-San Remo. He won four stages and the points classification at the Tour of Turkey. In the first stage of the 2014 Tour de France, which started in Yorkshire, England, from Leeds to Harrogate, Cavendish crashed out during a collision he caused in the final few seconds of the sprint finish. He suffered a separated right shoulder and did not start the next stage. He came back to competition at the Tour de l'Ain, where he was winless. He then showed some form at the Tour du Poitou-Charentes, winning the first two stages. Cavendish competed in the Tour of Britain in September, coming third in the first stage in Liverpool and second in the final stage in London. Overall, his 2014 season proved to be one of his least successful, winning eleven races but gaining no Grand Tour stage wins. Cavendish ended 2014 competing on the track, taking second place at the Six Days of Ghent and winning the Six Days of Zurich, both with Iljo Keisse. He later ruled out an attempt to enter the track cycling competitions at the 2016 Summer Olympics due to his road commitments. 2015. In contrast to the previous year, he had a successful start to the 2015 season. He won five races by mid-February, including two stages, the points classification and the general classification at the Dubai Tour. In March, Cavendish won Kuurne–Brussels–Kuurne, for the second time in his career. He then participated in the Tirreno–Adriatico, where he was involved in a large crash on stage two due to Elia Viviani clipping his back wheel and causing his chain to drop. Cavendish next raced at the Tour of Turkey, where he won three stages and the points classification ahead of Daniele Ratto. Cavendish then participated in the Tour of California, showing good form by winning four stages and the points classification ahead of overall winner Sagan. His Tour de Suisse was unsuccessful; the best place he managed was sixth on stage six. At the Tour de France, Cavendish won stage seven by taking André Greipel's wheel before passing him in a sprint finish in Fougères. This was his 26th Tour de France win and the first since 2014.On 16 August, Cavendish returned to the track, winning the madison with Bradley Wiggins in the first round of the Revolution cycling series at the newly opened Derby Velodrome. It was the first time the pair had ridden the event together since the 2008 Olympics. On 29 September, it was announced that Cavendish had signed for —to be renamed as —for the 2016 season, along with his Etixx-Quick Step teammates Renshaw and Eisel, his former teammate from HTC and Sky. The team principal, Doug Ryder, described the move as "a big step forward for the team." 2016. In February, Cavendish rode the Tour of Qatar, taking the opening stage and the general classification for the second time. Cavendish wanted to win a medal at the Olympics in the omnium. In preparation he competed at the UCI track world championships; he placed sixth in the omnium. Partnered with Wiggins he won the madison. In April he rode the Tour of Croatia, winning stage two. On 2 July, he won the opening stage of the Tour de France in a sprint finish at Utah Beach, taking his twenty-seventh stage win, and donning the yellow jersey for the first time. He lost the jersey the following day when Sagan won stage two. Cavendish won stage three in a photo finish with André Greipel in Angers, taking his twenty-eighth win and equalling Bernard Hinault's tally. This win put him in the lead of points classification. He won stage six in a bunch sprint at Montauban, ahead of Marcel Kittel and Dan McLay, to increase his lead. Sagan retook the green jersey from Cavendish on the tenth stage, where the Slovakian was part of a breakaway that led the race until the end. He finished second to Michael Matthews at the finish line in Revel and won the stage's intermediate sprint. Cavendish went on to take his fourth stage of the 2016 Tour, and his thirtieth Tour stage victory on stage fourteen, passing Alexander Kristoff and Sagan at the finish in Villars-les-Dombes Parc des Oiseaux. He quit the Tour on the second rest day before the mountainous stages citing his need to prepare for the Olympics. Having competed in two previous Olympics, Cavendish finally won his first medal, finishing second in the men's omnium. After the Olympics, he returned to track racing, teaming up with Bradley Wiggins to race the Six Day London. The pair narrowly lost to Kenny De Ketele and Moreno De Pauw in the final moments of the sixth day, finishing in second position overall. The pair went on to race at the Six Days of Ghent, this time beating De Ketele and De Pauw to take the overall victory. 2017. After not winning any stages in his opening race, the 2017 Dubai Tour, he won the opening stage of the third event of the 2017 UCI World Tour, the Abu Dhabi Tour. In April, he was diagnosed with Epstein–Barr virus, preventing him from racing until the 2017 British National Championships. In a 2021 interview, Cavendish stated that his health was compromised by being told by doctors that he was fit to train again when Epstein-Barr was still in his system, leading to him reducing his intake of food to make his racing weight and eventually to a deterioration in his mental health and clinical depression. Cavendish was back to form by the 2017 Tour de France, but reigning World Champion Peter Sagan reportedly forced Cavendish into the barriers in the final sprint at the finish of stage four. Cavendish suffered a fractured shoulder blade, after landing on his right shoulder which he had dislocated three years earlier and withdrew from the race. Sagan was later disqualified as it appeared he had struck Cavendish with an elbow. In response, Cavendish said he was friendly with Sagan but he wasn't "a fan of him putting his elbow in". Rob Hayles, a former professional cyclist, said Cavendish was already heading into the barriers before Sagan put his elbow out. He also claimed no contact occurred between the two cyclists. Others shared Hayles' opinion, stating it was more Cavendish's fault for attempting to squeeze through a small gap than Sagan's. Race officials, however, said Sagan "endangered some of his colleagues seriously" in the sprint. Cavendish returned to race at the madison in the Six Day London. Following Bradley Wiggins' retirement, he teamed up with Peter Kennaugh, and finished second overall. 2018. Cavendish began his 2018 season at the Dubai Tour, winning stage three. He then raced the Tour of Oman, placing second on the opening stage. He then went on to start the Abu Dhabi Tour, only to crash in the neutralised zone of the first stage. He fell on the shoulder he fractured at the previous year's Tour de France and was forced to abandon the race. He returned to action at Tirreno–Adriatico, but suffered another crash during the opening team time trial. He fractured a rib, and despite getting back on his bike missed the time cut, and was unable to continue in the race. Cavendish was fit to start the Milan–San Remo, but crashed heavily into a bollard in the final as the peloton approached the crucial Poggio di San Remo climb. He suffered another fractured rib, bruising and abrasions, as well as a possible ankle ligament injury. His hopes of winning a Tour de France stage ended after failing to make the time cut on the stage eleven. He crossed the line one hour five minutes and 33 seconds after stage winner Geraint Thomas, well outside the time limit that had been set at 31:27. Cavendish was due to start the European Road Championships. However, he pulled out on the advice of his medical team, due to a number of injuries earlier in the season. Cavendish said that it was "incredibly disappointing". 2019. Cavendish returned to racing at the Vuelta a San Juan in Argentina, after not having raced since August 2018. He finished eighth and later said it was "nice to be back in the peloton". He was not selected for the Tour de France because of strained relations with Team Dimension Data principal and owner Douglas Ryder and other health issues since 2017. In response, Cavendish said he was "absolutely heart-broken" to be missing the tour in which he had competed each year since 2007. Douglas Ryder said it "was multiple people who made that decision" and that "there was a whole team involved". Team performance director, Rolf Aldag, however, said the decision had been made by Ryder alone. Aldag had made his intentions clear of selecting Cavendish for the tour, but later accepted it was ultimately the team owner's decision of who would be on the team. Aldag announced his departure from the team at the end of the season in a statement in early September. Cavendish crashed on stage one of the Tour de Pologne after a touch of wheels around a slow and sharp corner at roughly from the finish; he finished in last place. He was able to finish sixth on stage three, however. He eventually abandoned the race on stage six of the tour to focus on the European Road Championships, where he finished 31st. He was selected by Team Dimension Data to lead the team at the Deutschland Tour and to ride in the Tour of Britain. In late October, Cavendish signed with for the 2020 season alongside Mikel Landa, Wout Poels, and Dylan Teuns. The announcement was followed by success in the 2019 Six Days of London where Cavendish, along with Owain Doull, finished second to Elia Viviani & Simone Consonni. 2020. At the beginning of 2020 Cavendish had his hopes of competing in the madison at the 2020 Olympics dashed when he was not selected in the British squads for the final round of the 2019-20 Track Cycling World Cup in Milton, Canada or the 2020 Track Cycling World Championships in Berlin, rendering him ineligible to be selected for the Games. He made his debut for Bahrain-McLaren at the Tour of Saudi Arabia in February 2020, where he helped team-mate Phil Bauhaus to two stage wins and the overall win, after Cavendish crashed twice on the second stage of the race. During the season he alternated between riding as a sprinter and as a lead-out man for team-mates, however Cavendish's racing programme was disrupted by the COVID-19 pandemic. After he was not selected for the delayed 2020 Tour de France, Cavendish said that he felt that he was not ready for the Tour, due to a lack of racing and the race's particularly tough, mountainous route, and backed team-mate Mikel Landa's bid for the yellow jersey. He rode in the delayed cobbled classics in the autumn, making a number of early breakaways. At Gent–Wevelgem he stated in an interview with "Sporza" that the race might be his last: He subsequently clarified that the comment related to rumours about subsequent Flemish classic races being cancelled, which turned out not to be the case: after riding in Scheldeprijs, the Tour of Flanders and the Three Days of Brugge-De Panne he declared in an interview with "Het Nieuwsblad" that he had had "(his) best racing month for a long time" and indicated that he wanted to continue racing "for a few more seasons". 2021. Following reports that he was due to retire due to difficulty in securing a world tour contract, in December 2020, Cavendish announced his return to Deceuninck-Quick Step for the 2021 season. His contract was for the UCI WorldTeam minimum salary of €40,000, and he had to bring his own sponsor to the team. In April he took his first four professional victories since 2018, winning stages 2, 3, 4 and 8 of the Tour of Turkey. In June he took another win in the fifth and final stage of the Tour of Belgium, triumphing over a field which included such names as Caleb Ewan, Tim Merlier, Pascal Ackermann, Dylan Groenewegen and Nacer Bouhanni. Cavendish's teammate, Sam Bennett had an increasingly strained relationship with the team's management, and when Bennett was ruled out of the 2021 Tour de France following a training injury, Cavendish was drafted in as the team's lead sprinter. He won stages four, six, ten and thirteen of the Tour, bringing his total of Tour de France stage victories to 34, making him the joint record holder for Tour stage wins along with Eddy Merckx. On the race's final stage to the Champs-Élysées, Cavendish missed out on the win, finishing third behind Wout van Aert and Jasper Philipsen, however he won the points classification for the second time in his career, ten years after he first achieved this in 2011. Cavendish was backed by the "strongest sprint train in the race" with Michael Mørkøv as his lead-out man. Cavendish’s 2021 season was abruptly ended by a crash in the final Madison session of the Six Days of Ghent track event. Cavendish was closely following world Madison champion Lasse Norman Hansen, behind Gerben Thijssen and Kenny De Ketele. Thijssen slipped on a damp patch on the track sending De Ketele up the banking to sweep away Hansen’s front wheel, bringing off both Hansen and Cavendish. Cavendish was taken to the intensive care unit of Ghent hospital suffering from broken ribs and a punctured lung. In December, Cavendish extended his contract at Quick-Step-Alpha Vinyl for another year. 2022. Cavendish opened his season in the Middle East. With the Quick-Step Alpha Vinyl Team at the 2022 Tour of Oman, he was second to Fernando Gaviria in stage 1. The following day he won the sprint for stage 2, taking the lead in both the general and points classifications. He finished the six day event with only fourth place in the points classification following a points deduction after stage 5 and being blocked by Maximiliano Richeze in the sprint for stage 6. On 21 February, Cavendish won stage 2 of the 2022 UAE Tour. On 16 March, Cavendish became the first British cyclist to win the Italian classic Milano–Torino. After racing at an average speed of 44.00km/hr over a new 199km course from Magenta to Rivoli, Cavendish out-sprinted Nacer Bouhanni and Alexander Kristoff to take his first victory in Italy since 2014. Less than two months later, on 8 May, he won the third stage of the 2022 Giro d'Italia in Hungary, his 16th Giro stage win. This win gave him 53 career Grand Tour stage wins, bringing him within four of Mario Cipollini and eleven of Merckx for the most of all time. Cuộc sống cá nhân. On 5 October 2013, Cavendish married model Peta Todd in London, making him stepfather to her son Finnbar (born 2006) from a previous relationship. Cavendish and Todd have three children together: Delilah, Frey and Casper. He has three homes: one on the Isle of Man, which he said will always be his real home; one in Ongar, Essex, and a training base in Quarrata, Tuscany, Italy. In January 2015 Cavendish announced the creation of the Rise Above Sportive, a cyclosportive to be held in Chester and North Wales in August 2015. In November 2015, he was awarded an honorary doctorate in science by the University of Chester for his contribution to cycling. He was diagnosed with Epstein–Barr virus in April 2017 and spent months out of action before returning to race the 2017 Tour de France. In August 2018 he was diagnosed with the virus a second time and withdrew from training and racing to recuperate. "Boy Racer". In June 2009, his autobiography "Boy Racer", which covered his career up to that year, was published by Ebury Press. At a press conference in London ahead of the 2009 Tour de France, Cavendish explained the book was "more a biography of last year's Tour stage wins" than an autobiography. His "biggest motivation for writing it had been to explain himself better", to counter the way he came across during interviews immediately after races. In an interview with Cyclingnews.com, Cavendish said the book would "cause some controversy" before stating it is positive in respect to others. The book addresses many events including an offer of more money from elsewhere to leave Team Columbia–High Road in 2008, which Cavendish declined; relationships with teams and riders; and significant moments for him of some races. Each chapter describes a stage from the 2008 Tour de France stages one to fourteen, using other autobiographical moments from Cavendish's life. "Tour de Force". In November 2021 Ebury Press published "Tour de Force: My history-making Tour de France", which detailed Cavendish's return to success at the 2021 Tour. Xem thêm. - "Chasing Legends" - List of British cyclists - List of British cyclists who have led the Tour de France general classification - List of Giro d'Italia classification winners - List of Manx people - List of Tour de France secondary classification winners - List of Vuelta a España classification winners
Little Bay, Montserrat Little Bay là một thị trấn cảng đang được xây dựng, được dự định là thủ phủ trong tương lai của đảo Montserrat, một Lãnh thổ Hải ngoại thuộc Anh ở Caribe. Thị trấn tiếp giáp với thị trấn Brades, nơi hiện đang đặt trụ sở chính phủ. Lịch sử. Thủ phủ chính thức của Montserrat tại Plymouth, ở phía nam của hòn đảo, đã bị bỏ hoang vào năm 1997 sau khi nó bị chôn vùi bởi vụ phun trào năm 1995 của núi lửa Soufriere Hills. Các tòa nhà chính phủ lâm thời kể từ đó đã được xây dựng tại Brades, trở thành thủ đô chính trị vào năm 1998. Việc di chuyển ban đầu chỉ là tạm thời, nhưng nó vẫn là thủ phủ trên thực tế của hòn đảo kể từ đó. Dự án được tài trợ bởi Chính phủ Montserrat và Bộ Phát triển Quốc tế của Chính phủ Vương quốc Anh. Sau cái chết của Diana, Công nương xứ Wales vào năm 1997, chính quyền hòn đảo bắt đầu quá trình tìm kiếm sự chấp thuận để đặt tên cho thủ đô mới là Port Diana. Vào năm 2012, một kế hoạch xây dựng các tòa nhà chính phủ đã được quyết định, và cùng với những thứ khác, một cảng mới sẽ được xây dựng, có thể tiếp nhận các tàu có kích thước lên đến 300 mét. Theo quốc đảo, điều đó cũng sẽ có lợi cho lưu lượng tàu du lịch. Tổng chi phí ước tính ít nhất là 200 triệu đô la Mỹ, khoảng một nửa trong số đó liên quan đến cảng. Năm 2013, các công việc ban đầu đã bắt đầu để chuẩn bị khu vực này cho việc xây dựng. Vào tháng 5 năm 2019, công việc xây dựng cảng bắt đầu. Liên kết ngoài. - An achievable vision for Little Bay - Little Bay (New Capital), Montserrat, Caribbean
Phi quốc xã hóa Phi quốc xã hóa (; tiếng Anh: "denazification") là một sáng kiến của Đồng minh nhằm loại bỏ hệ tư tưởng của Quốc xã khỏi xã hội, văn hóa, báo chí, kinh tế, tư pháp và chính trị của Đức và Áo sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó được thực hiện bằng cách loại bỏ những người từng là đảng viên Đảng Quốc xã hoặc thành viên SS khỏi các vị trí có quyền lực và ảnh hưởng, bằng cách giải tán hoặc làm các tổ chức có liên hệ với chủ nghĩa Quốc xã bất lực, và bằng cách xét xử những người theo chủ nghĩa Quốc xã nổi tiếng về tội ác chiến tranh trong các phiên tòa ở Nuremberg năm 1946. Chương trình phi quốc xã hóa được đưa ra sau khi chiến tranh kết thúc và được củng cố bằng Hiệp định Potsdam vào tháng Tám năm 1945. Thuật ngữ "denazification" lần đầu tiên được đặt ra như một thuật ngữ pháp lý vào năm 1943 bởi Lầu Năm Góc Hoa Kỳ, nhằm được áp dụng với nghĩa hẹp liên quan đến hệ thống pháp luật của Đức thời hậu chiến. Tuy nhiên, sau này nó mang nghĩa rộng hơn. Vào cuối năm 1945 và đầu năm 1946, sự xuất hiện của Chiến tranh Lạnh và tầm quan trọng kinh tế của Đức đã khiến Mỹ đặc biệt mất hứng thú với chương trình này, phần nào phản ánh chương trình Đảo Hướng ở Nhật Bản do Mỹ chiếm đóng. Người Anh đã bàn giao những ủy ban phi quốc xã hóa cho người Đức vào tháng Một năm 1946; người Mỹ cũng làm vậy vào tháng Ba năm 1946. Người Pháp ít nỗ lực với việc phi quốc xã hóa nhất. Việc phi quốc xã hóa được thực hiện theo cách ngày càng khoan dung và nhẹ nhàng cho đến khi chính thức bị bãi bỏ vào năm 1951. Ngoài ra, chương trình này cực kỳ không được ưa chuộng ở Tây Đức, nơi nhiều người Quốc xã duy trì các vị trí quyền lực. Chính phủ Tây Đức mới của Konrad Adenauer đã phản đối chương trình phi quốc xã hóa này; ông đã tuyên bố rằng việc chấm dứt quá trình này là cần thiết cho việc tái vũ trang của Tây Đức. Mặt khác, phi quốc xã hóa hóa ở Đông Đức được coi là một yếu tố then chốt của quá trình chuyển đổi thành một xã hội xã hội chủ nghĩa và nó đã nghiêm khắc hơn nhiều trong việc chống đối chủ nghĩa Quốc xã so với Tây Đức. Tuy nhiên, không phải tất cả những người từng là người Quốc xã đều nhận hình phạt khắc nghiệt; làm nhiệm vụ đặc biệt cho chính phủ đã bảo vệ một số ít khỏi việc bị truy tố. Tại các quốc gia khác. Tổng thống Nga Vladimir Putin lấy cớ giả "phi quốc xã hóa" để phát động cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine vào năm 2022, gọi Ukraine thời hiện đại là một nhà nước tân Quốc xã có ý định diệt chủng những người nói tiếng Nga ở nước này. Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust của Hoa Kỳ và Yad Vashem đã lên án việc Putin sử dụng sai lịch sử Holocaust; Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy là người Do Thái và là người nói tiếng Nga như tiếng mẹ đẻ. Trong một nghiên cứu phân tích về bài báo tuyên truyền của Nga "Nga nên làm gì với Ukraine", được xuất bản sau cuộc xâm lược Ukraine, nhà sử học người Mỹ Timothy Snyder đã chỉ ra rằng việc sử dụng các từ "Quốc xã" và "phi quốc xã hóa" của chế độ Nga về mặt lịch sử là không chính xác.
General Atomics MQ-1C Gray Eagle General Atomics MQ-1C Gray Eagle (Đại bàng xám) là một loại máy bay không người lái (UAS) cao độ bay trung bình, khả năng hoạt động lâu dài (MALE). Hệ thống được phát triển bởi công ty General Atomics Aeronautical Systems (GA-ASI) cho Lục quân Hoa Kỳ với chức năng là bản nâng cấp và thay thế cho máy bay không người lái thế hệ cũ General Atomics MQ-1 Predator. Trước đây, MQ-1C còn có những tên khác là Warrior (Chiến binh), Sky Warrior (Chiến binh Bầu trời) và ERMP hay Extended-Range Multi-Purpose (Cự li xa, Đa nhiệm). Thiết kế. Gray Eagle là một máy bay không người lái được thiết kế để bay ở cao độ trung bình và có khả năng hoạt động dẻo dai nhiều giờ trên không (MALE). Máy bay có sải cánh lớn và mang một động cơ nhiên liệu nặng Thielert Centurion 1.7. Đây là một loại động cơ Diesel đốt xăng máy bay, cho phép Gray Eagle có thể hoạt động tốt hơn ở độ cao lớn. Loại máy bay này có thể hoạt động 36 giờ tại cao độ lên đến 25,000 feet (7,600 m), với tầm hoạt động khoảng 200 nút (400 km). Phần mũi của máy bay được phóng lớn để chứa một hệ thống radar khẩu độ tổng hợp (SAR) và một hệ thống chỉ báo mục tiêu dịch chuyển trên mặt đất (GMTI). Khi máy bay khoá mục tiêu trên mặt đất, nó sẽ sử dụng hệ thống ngắm mục tiêu đa quang phổ AN/AAS-52 nằm dưới mũi. Máy bay có khả năng mang tải trọng 800 pounds (360 kg) và có thể được trang bị một loạt vũ khí như tên lửa AGM-114 và bom dẫn đường GBU-44/B Viper Strike. Các cụm cảm biến có thể kết hợp dữ liệu từ ảnh nhiệt và ảnh radar để quét và theo dõi môi trường trên mặt đất. Độ nhạy cao của hệ thống quan sát cho phép Grey Eagle có thể nhìn thấy vết bánh xe, dấu chân, hay bom tự chế trong lúc quét. Tháng 5 năm 2013, Raytheon giao hai hệ thống tác chiến điện tử cho quân đội Hoa Kỳ. Các hệ thống này là một phần của hệ thống Tác chiến Điện tử Kết hợp, Điều khiển Từ xa (NERO) được phát triển bởi Tổ chức Tiêu diệt Thiết bị nổ Tự chế Liên quân (JIEDDO) thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, cho phép Grey Eagle có khả năng làm nhiễu liên lạc của đối phương. Hệ thống này được cải tiến từ hệ thống Tấn công Điện tử Thông tin Liên lạc Đối phương, Quan sát, và Do thám (CEASAR) trên máy bay C-12 Huron. Lắp đặt NERO trên Gray Eagle làm giảm thiểu nguy hiểm cho phương tiện, giảm giá thành hoạt động, và cải thiện gấp 2 đến 3 lần hiệu quả của các nhiệm vụ tác chiến điện tử. Khi bay thử, Gray Eagle có khả năng bay mà không bị chính hệ thống làm nhiễu này tác động vào quá trình điều khiển và liên lạc với bộ chỉ huy. Phiên bản nâng cấp của Gray Eagle (Improved Gray Eagle) có tổng trọng lượng cất cánh tối đa (MGTOW) là 4,200 lb (1,900 kg) với động cơ 250 hp, so với bản Gray Eagle gốc chỉ có MGTOW là 3,600 lb (1,600 kg) và động cơ 160 hp. Gray Eagle có khả năng mang 575 lb (261 kg) nhiên liệu, trong khi bản nâng cấp có thể mang 850 lb (390 kg) nhiên liệu ở bồn nhiên liệu nằm sâu trong phần bụng và 500 lb (230 kg) nhiên liệu ở bồn gắn tại giá treo ở giữa bụng. Các thùng xăng ngoài cho phép máy bay mang thêm 560 lb (200 kg) nhiên liệu, cho phép Gray Eagle hoạt động đến 50 giờ. Bản nâng cấp của Gray Eagle tăng trọng lượng tải bên trong từ 400 lb (180 kg) đến 540 lb (240 kg). Trọng lượng rỗng của máy bay là 1,318 kg (2,906 lb) và sức bền của máy bay khi không có thùng xăng ngoài là 45 giờ. Động cơ có khả năng duy trì liên tục đầu ra 180 hp (130 kW). General Atomics gắn thêm mút cánh mới, tăng sức bền của máy bay thêm 1%. Đồng thời, lắp đặt một ăng-ten dọc mới. Trong các chiến dịch đặc biệt, Gray Eagle có thể được cấu hình mang hai tên lửa Hellfire và một hệ thống tình báo điện tử (SIGINT) và bay liên tục 35 giờ. Ở phiên bản Gray Eagle gốc (Block I), cũng với cấu hình này, máy bay chỉ có thể bay được 14-15 giờ.
Tote Gomes Tote António Gomes (sinh ngày 16 tháng 1 năm 1999), còn được gọi là Toti, là một cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha hiện đang chơi cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers ở giải bóng đá Ngoại hạng Anh.
Morgan Gibbs-White Morgan Anthony Gibbs-White (sinh ngày 27 tháng 1 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá người Anh hiện đang chơi cho câu lạc bộ Sheffield United theo dạng cho mượn từ Wolverhampton Wanderers. Gibbs-White đã từng đại diện cho nước Anh từ cấp độ U16 đến U21. Đời sống riêng tư. Gibbs-White được sinh ra và lớn lên ở Stafford. Anh theo học ở trường Sir Graham Balfour tại quê nhà và sau đó là trường Thomas Telford ở Telford, Shropshire, nơi mà anh đã được huấn luyện bởi huấn luyện viên Des Lyttle.
Tám kẻ lập dị của Dương Châu Tám kẻ lập dị của Dương Châu (hay còn gọi là: "Bát quái Dương Châu", ) là tên của một nhóm tám họa sĩ Trung Quốc hoạt động trong thế kỷ thứ XVIII, những người được biết đến vào thời nhà Thanh với bác bỏ những ý tưởng chính thống về hội họa để ủng hộ một phong cách được coi là biểu cảm và chủ nghĩa cá nhân. Thuật ngữ này cũng được sử dụng bởi vì mỗi người đều có cá tính mạnh mẽ khác với các quy ước của thời đại riêng của họ. Hầu hết họ đều xuất thân từ hoàn cảnh nghèo khó hoặc gặp khó khăn. Nói chung, thuật ngữ này vẫn là một tuyên bố về phong cách nghệ thuật của họ hơn bất kỳ sự lập dị nào trong xã hội. Tám người có ảnh hưởng và liên kết với các họa sĩ như Gao Fenghan, cũng như một số người khác. Lịch sử. Lý thuyết về Tám kẻ lập dị của Dương Châu lần đầu tiên được nhìn thấy trong "Ghi chép về vườn tranh Dương Châu" của Vương Tuấn vào cuối thời nhà Thanh, nhưng chỉ có hai người được nhắc đến là Lý Vĩ và Lý Hạo. Số người cụ thể không quá tám người. Một bộ sưu tập toàn diện gồm "Vườn tranh Dương Châu", "Bộ sưu tập Tianyintang", "Danh mục tranh và thư pháp của Phòng Oubaluo", "Bổ sung thư pháp và hội họa Ai Ri Yinlu", "Cổ Tranh "Có tổng cộng 15 người, chẳng hạn như "Vi mô" và "Lịch sử hội họa Trung Quốc". Hôm nay, tôi chủ yếu sử dụng "Bài kiểm tra thư pháp và tranh trong phòng Oubaluo" của Li Yufen, đề cập đến Jin Nong, Zheng Xie , Huang Shen, Li Eel, Li Fangying, Wang Shishen, Luo Pin và Gao Xiang. Những người khác được gọi là "Tám kẻ lập dị của Dương Châu" bao gồm Hua Yan, Gao Fenghan, Bian Shoumin, Chen Zhuan, Min Zhen, Li Peng, Yang Fa. Jin Nong là người đứng đầu Tám người lập dị của Dương Châu, và những năm cuối đời ông được tiến cử như một học giả uyên bác. Chỉ có năm người trong số họ là người quốc tịch Dương Châu, còn những người khác đến từ khắp nơi trên đất nước, cả đời họ đều không sống ở Dương Châu. Đặc điểm chung của Bát quái Dương Châu là yếm thế, không xu nịnh kẻ cường quyền, thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân. Chú ý đến ảnh hưởng của tư tưởng, tính cách, kiến ​​thức và tài năng đến việc sáng tác hội họa. Thành tích văn học và thư pháp của họ rất cao. Chủ đề của bức tranh chủ yếu là hoa, nhưng ông cũng vẽ phong cảnh và nhân vật, kế thừa truyền thống vẽ tay tự do từ thời nhà Tống và nhà Nguyên. "Dương Châu sơn trang ghi chép" viết: "Đồng thời cũng có giáo viên khác, tám người đều bị trách, họa không hợp. Hình như Tô và Trương Chí mở ra, Từ và Hoàng Chí lại theo dõi ba." nét và năm nét đã bị loại bỏ, và nước sốt lấn át. Thô, vô nghĩa với năm chữ và bảy chữ, tự mãn với dầu. Nó không giống nhau, nhưng nó thích hợp để đi chệch hướng. Nó cho thấy rằng nó mới cho một thời nhưng cũng chỉ nổi tiếng trong trăm dặm. ”Họ cũng giỏi thư pháp, văn chương, và con dấu. Kết quả là hình thành một bộ môn nghệ thuật toàn diện về thơ ca, thư pháp và hội họa, được gọi là “Tam kỳ”, mở ra một con đường mới cho sự phát triển của nghệ thuật hội họa, hoàn toàn khác với cái gọi là hội họa “chính thống”. phong cách lúc bấy giờ. Có hơn 8.000 mảnh trong bộ sưu tập của Tám kẻ lập dị. Tám kẻ lập dị. Danh sách được chấp nhận chung là: - Wāng Shì Shèn (汪士慎) (1686–1759) - Huáng Shèn (黄慎) (1687–1768) - Lĭ Shàn (李鱓/李鳝) (1686? –1756) - Jīn Nóng (金农) (1687–1764) - Luō Pìn (罗聘) (1733–1799) - Gāo Xiáng (高翔) (1688–1753) - Zhèng Xiè (郑燮) , còn được gọi là Zhèng Băn Qiáo (郑板桥) (1693–1765) - Lĭ Fāng Yīng (李方膺) (1696–1755) Danh sách thay thế bao gồm: 1. Huang Shen, Li Shan, Jin Nong, Zheng Xie, Li Fangying, Gao Fenghan , Bian Shoumin , Yang Fa 2. Wang Shishen, Huang Shen, Li Shan, Jin Nong, Luo Pin, Zheng Xie, Min Zhen, Gao Fenghan Xem thêm. - Từ Vị - Dương Châu Tham khảo. - Ban biên tập Cihai (辞海编辑委员会). Cihai (辞海). - Nhà xuất bản Từ điển Thượng Hải (上海辞书出版社), năm 1979. Liên kết ngoài. - Tám kẻ lập dị của Dương Châu trên ChinaCulture
Leander Dendoncker Leander Dendoncker (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá người Bỉ hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers và đội tuyển Bỉ. Dendoncker gia nhập Anderlecht vào năm 2009 và có trận debut chuyên nghiệp vào tháng 7 năm 2013, anh chơi 171 trận cho Anderlecht và ghi được 11 bàn thắng. Anh có 2 chức vô địch Belgian Super Cup và một lần vô địch Belgian First Division A. Dendoncker có trận ra mắt màu áo đội tuyển quốc gia vào tháng 6 năm 2015 và cũng là thành phần của tập thể Bỉ về thứ ba tại World Cup 2018, ngoài ra anh cũng xuất hiện trong chiến dịch Euro 2020 của đội tuyển Bỉ. Đời sống riêng tư. Dendoncker ra đời ở Passendale, West Flanders trong một gia đình chăn nuôi lợn. Dendoncker là người con thứ trong ba người con đều theo nghiệp bóng đá của gia đình: tháng 10 năm 2020, anh cả của Dendoncker là Andres chơi cho CLB Roeselare còn người em út Lars thì vừa gia nhập CLB Brighton & Hove Albion. Dendoncker chuyển tới thủ đô Brussels để chơi cho đội U15 của Anderlecht và mắc chứng nhớ nhà khi phải thích nghi với sự khác biệt giữa vùng nông thôn và thành phố nhộn nhịp. Dendoncker có thể nói thành thạo ba thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp và Tiếng Hà Lan.
Luke Cundle Luke James Cundle (sinh ngày 26 tháng 2 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá người Anh hiện đang chơi cho Wolverhampton Wanderers.
Lifestyle Lift Lifestyle Lift (được cách điệu hóa bằng chữ in hoa trên logo) là một trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt mang tầm quốc gia có trụ sở tại thành phố Troy, bang Michigan, Hoa Kỳ. Tên công ty bằng chữ in hoa toàn bộ chính là tên nhãn hàng đóng mác thương hiệu được dùng để nhắm đến thị phần một loại hình phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt gọi là lifestyle lift (nâng cao đời sống). Năm 2012, nữ nghệ sĩ Debby Boone trở thành người phát ngôn của công ty trên các phim quảng cáo truyền hình và các thông tin quảng cáo dài nửa tiếng. Xem thêm. - Cắt vết nhăn da
An Lạc Truyện 《 An Lạc Truyện 》 ( Anh ngữː Legend of Anle ), là bộ phim truyền kì cổ trang của Trung Quốc đại lục, cải biên từ tiểu thuyết 《 Đế Hoàng thư 》của Tinh Linh, do Công ty Hữu hạn Cổ phần Truyền thông và Truyền hình Thượng Hải sản xuất. Phim do đạo diễn Thành Chí Siêu làm đạo diễn, Địch Lệ Nhiệt Ba, Cung Tuấn đóng vai chính. Phim khai máy vào ngày 20 tháng 7 năm 2021 tại phim trường Hoành Điếm , đóng máy vào ngày 12 tháng 11 cùng năm. Phim dự kiến chiếu trên Youku vào năm 2022, đồng thời phát sóng trên truyền hình tuyến một.
Metamorphosis (manga) , tựa đề ban đầu là Emergence, phổ biến với dãy số ""177013"", là một bộ manga hentai được viết bởi mangaka người Mỹ gốc Nhật Shindo L. Bộ truyện được xuất bản trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 3 năm 2016. "Metamorphosis" đã thu hút đông đảo người dùng theo dõi trên các nền tảng trực tuyến nhờ cốt truyện nghiệt ngã và u tối và sau đó dần dần trở thành một meme trên mạng internet. Cốt truyện. Yoshida Saki (吉田咲), một nữ sinh cấp 3 năm nhất trước đây không có cuộc sống xã hội do sự tự ti và nhút nhát của bản thân với mong muốn lột xác trở thành một con người khác sau khi tối nghiệp cấp hai, bằng những hành động như học cách trang điểm, đeo kính áp tròng để trở nên dễ thương hơn so với tạo hình hồi xưa của mình. Vào ngày đầu tiên của năm nhất tại ngôi trường cấp 3, cô đã kết bạn với hai người và dành thời gian cho họ sau giờ học. Trên đường về, sau khi chia tay hai người bạn, cô gặp một người con trai ở cửa hàng tiện lợi, người này đã khen ngợi ngoại hình của cô và mời cô đi hát karaoke. Trong hộp karaoke, người này cho Saki rượu, ma túy và cưỡng hiếp cô rồi bao biện cho tất cả những điều mà anh ta làm với lý do đó là tình cảm anh ta dành cho cô. Người này sau đó đã đưa Saki số điện thoại của mình vào máy của cô. Trên đường đi học về và tỉnh lại, cô nhận được tin nhắn của một người đàn ông với tên là Hayato. Cả hai bắt đầu hẹn hò và cô nhanh chóng trở nên nghiện quan hệ tình dục trong khi sử dụng ma túy. Trong một lần trò chuyện với những người bạn của mình, khi cô nói rằng bản thân không được khá giả như những gì mọi người vẫn thường thấy, một người quen trong trường đã khuyên cô nên thử hẹn hò bù đắp. Saki chấp nhận và vào cuối tuần, cô có cuộc hẹn với một người đàn ông lớn tuổi tên Kumagai. Sau khi ăn tối cùng người đàn ông này, cô được trở đến một khách sạn, nơi cô trả tiền để thực hiện những hoạt động tình dục với ông ta. Bỏ qua mọi cảm giác tội lỗi, cô về nhà muộn và bắt đầu phá phách trước khi mẹ cô chấn an cô rằng dù mọi chuyện có ra sao thì bà cũng sẽ luôn ở bên cạnh cô. Tại trường học, Saki bị tiếp cận bởi một số học sinh nam, những người này đã cho cô xem bức ảnh của cô với người đàn ông Kumagai mà cô đã quan hệ tình dục trước đó. Họ sau đó đã tổng tiền cô và ép cô thực hiện những hoạt động tình dục với họ. Cha của Saki sau đó bị sa thải, ông đã uống rất nhiều rượu và cưỡng hiếp Saki trong chính phòng của cô ấy. Mẹ của Saki đã phát hiện ra vụ cưỡng hiếp và dưới góc nhìn của người cha, ông ta đã cố xoay chuyển tình thế câu chuyện về một hướng bất lợi cho Saki và dần dần đổ hết trách nghiệm lên đầu con gái của mình với lý do chính Saki là người đã quyến rũ ông ta. Mẹ Saki vứt bỏ lời hứa xưa, không cho phép cô giải thích và đánh đập cô. Đáp lại, Saki đã bỏ nhà đi. Bị đuổi khỏi nhà, Saki bỏ học và theo đuổi cuộc sống với Hayato, một người đang gánh trên lưng khoảng nợ lên tới tám triệu yên tại một quán bar heroin ở địa phương. Cô hứa sẽ giúp Hayato trả khoản nợ cho chủ quán bar, ông Obata, người đe dọa sẽ giết Hayato nếu anh ta không trả nợ. Saki không có tiền để trả, và những vị khách của quán bar nắm bắt lấy cơ hội trả tiền cho cô ấy để thực hiện hoạt động mại dâm để Saki kiếm tiền. Giờ đây, Saki có ngoại hình như một "Gyaru", cô đã mang thai sau nhiều lần quan hệ tình dục khác nhau. Hayato lúc đó đã thuyết phục cô phá thai và cô nhanh chóng quay lại với Kumagai, người không mấy hài lòng với những thay đổi hiện tại của cơ thể cô. Ép cô phải làm những công việc ngày càng sa đọa để có thể kiếm được số tiền mà cô cần. Obata sau đó đã tấn công tình dục Saki và những nhân viên khác tại quán bar, tiêm heroin vào cơ thể cô để khiến cô vâng theo những lời mà hắn nói. Cô nhanh chóng mắc chứng nghiện, từ bỏ việc trả nợ cho Hayato để mua ma túy. Khi Saki bị cướp và Hayato tìm thấy ma túy trong ví của cô, Hayato đã trở nên tức giận, đuổi Saki đi và khiến cô trở thành người vô gia cư. Sau đó, cô được tìm thấy bởi những người vô gia cư khác trong công viên. Lần này, cô tiếp tục bị cưỡng hiếp và vào ngày hôm sau, cô phát hiện mình tiếp tục mang thai lần nữa nhưng với lần này cô đã quyết định giữ lại cái thai, thề với bản thân rằng sẽ bỏ ma túy và trở nên tốt đẹp hơn. Cô tiếp tục hành nghề mại dâm để kiếm tiền, với cái giá phải trả là hạnh phúc của đứa con mà cô đang mang trong bụng. Cô sau đó vẫn tiếp tục sử dụng heroin. Saki sau đó tích góp được một số tiền để trang trải cho tương lai đứa con trong bụng, số tiền này được cô cất giữ trong một chiếc túi vải thô trong tủ đựng tiền xu công cộng. Saki sau đó tình cờ gặp lại những người bạn học cũ, những người này cho rằng số tiền cô kiếm được là tiền đi ăn cắp và không tin rằng cô có thể kiếm được nhiều tiền như vậy. Họ sau đó cưỡng hiếp cô, đánh vào bụng cô với ý định giết chết đứa bé. Cô tình cờ sau đó vào nhà tắm công cộng với máu chảy đầm đìa, kinh hoàng trước hình tượng con người mà mình đã thành, cô làm vỡ tấm gương và tự sát bằng toàn bộ số heroin mà cô có. Câu chuyện kết thúc bằng cái nhìn thoáng qua về cuộc sống của Saki sẽ trông ra sao nếu cô ấy mang thai đứa bé kia đủ tháng và cuối cùng là cảnh kính của Saki nằm trên phòng tắm giữa những giọt máu. Ấn phẩm. "Henshin" lần đầu được đăng trên tạp chí "Comic X-Eros" của Nhật Bản trong khoảng thời gian từ ngày 26 tháng 7 năm 2013 đến 26 tháng 3 năm 2016. Sau đó, bộ truyện được thu thập và xuất bản dưới định dạng "tankōbon" vào ngày 31 tháng 5 năm 2016, và phiên bản bìa mềm được xuất bản vào ngày 30 tháng 6 năm 2016. FAKKU, nhà xuất bản hentai tiếng Anh lớn nhất thế giới đã xuất bản nó dưới tựa "Metamorphosis" trực tuyến vào ngày 27 tháng 10 năm 2016 và vật lý vào tháng 2 năm 2017. Đón nhận. Các nhà phê bình đã mô tả "Metamorphosis" là rất u tối và khó đọc tuy nhiên cũng đồng thời khen ngợi cốt truyện và chất lượng biên tập. Một nhà phê bình đã chỉ trích gay gắt các cảnh quan hệ tình dục trong truyện dường như không phục vụ mục đích nào ngoài trừ là sự vi phạm ranh giới xã hội và đặt ra dấu hỏi cho giá trị của tác phẩm khi người này không thấy bắt cứ thông điệp hay giá trị đạo đức cơ bản nào. Một số họa sĩ manga đã tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa trên "Metamorphosis." Thông tin thư mục. - .
USS Tollberg (APD-103) USS "Tollberg" (APD-103) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-593, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan Maynard W. Tollberg (1904-1943), người từng phục vụ cùng tàu khu trục , đã tử trận vào ngày 30 tháng 1, 1943 khi "La Vallette" trúng ngư lôi từ máy bay đối phương và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Colombia và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Colombia như là chiếc ARC "Almirante Padilla" (DT-03) cho đến năm 1973. Con tàu bị tháo dỡ sau đó. "Tollberg" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Tollberg" được đặt lườn như là chiếc DE-593 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 30 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Maynard W. Tollberg, vợ góa hạ sĩ quan Tollberg. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-103, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng 1, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Edward F. Butler. Lịch sử hoạt động. USS "Tollberg". Rời cảng Boston, Massachusetts vào ngày 18 tháng 2, 1945, "Tollberg" tiến hành chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, rồi lên đường vào ngày 9 tháng 3 và về đến Hampton Roads, Virginia vào ngày 11 tháng 3. Chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, nó khởi hành vào ngày 25 tháng 3 để hộ tống cho tàu vận tải tấn công đi sang vùng kênh đào Panama. Sau khi băng qua kênh đào trong các ngày 31 tháng 3 và 1 tháng 4, nó độc lập di chuyển sang California, đi đến San Diego vào ngày 9 tháng 4, rồi tiếp tục hành trình sáu ngày sau đó để hướng sang khu vực quần đảo Hawaii. Đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 22 tháng 4, "Tollberg" lại lên đường vào ngày 4 tháng 5, đi ngang qua Eniwetok trước khi đến Ulithi. Nó khởi hành vào ngày 31 tháng 5, cùng với tàu hộ tống khu trục hộ tống các tàu sửa chữa và cùng tàu chở dầu hướng sang quần đảo Ryūkyū, nơi đang diễn ra Chiến dịch Okinawa. Đi đến ngoài khơi bãi Hagushi vào ngày 4 tháng 6, nó được phân công canh phòng tại các trạm chống tàu ngầm và phòng không. Con tàu chỉ có một dịp duy nhất nổ súng vào một máy bay đối phương còn ở cách xa con tàu. Vào ngày 8 tháng 8, "Tollberg" cùng với tàu hộ tống khu trục gia nhập cùng các thiết giáp hạm và để hộ tống chúng đi sang quần đảo Philippine. Sang ngày hôm sau, nó giải cứu một phi công của "California" khi chiếc thủy phi cơ bị sóng đánh lập úp trong khi tiếp cận chiếc thiết giáp hạm để được vớt lên. Các con tàu đi đến Leyte, Philippines vào ngày 11 tháng 8. "Tollberg" vẫn đang ở lại khu vực Philippines khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Rời Philippines vào ngày 20 tháng 8, "Tollberg" hộ tống một đoàn tàu vận tải đi sang Okinawa rồi quay trở về Leyte vào ngày 29 tháng 8. Từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 3 tháng 10, nó hộ tống cho Hải đội Vận tải 14 đi sang Wakayama, Nhật Bản, rồi quay trở lại Leyte. Nó rời Manila, Luzon vào ngày 2 tháng 11 để vận chuyển hành khách đi sang Okinawa, nhưng trên đường đi đã phục vụ hộ tống cho tàu chỉ huy đổ bộ đi sang Thượng Hải, Trung Quốc trước khi đi đến vịnh Buckner, Okinawa vào ngày 7 tháng 11. Nó quay trở lại Manila năm ngày sau đó, và tại Samar, Philippines từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 11, nó đã đón lên tàu 156 hành khách có nhu cầu quay trở về Hoa Kỳ. Rời Samar vào ngày 27 tháng 11, "Tollberg" hướng về vùng bờ Đông Hoa Kỳ ngang qua Eniwetok, Trân Châu Cảng, San Diego và vùng kênh đào Panama, về đến Norfolk, Virginia vào ngày 30 tháng 12. Nó ở lại Norfolk cho đến ngày 26 tháng 3, 1946, rồi lên đường đi sang khu vực Tây Ấn và ở lại đây trong hai tháng. Nó ở lại Xưởng hải quân New York tại Brooklyn, New York để đại tu từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 24 tháng 7, rồi chuyển đến Xưởng hải quân Charleston tại Charleston, South Carolina để tiếp tục chuẩn bị ngừng hoạt động từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 12 tháng 11. Con tàu được kéo đến Green Cove Springs, Florida vào ngày 13 tháng 11. "Tollberg" được cho xuất biên chế tại Green Cove Springs vào ngày 20 tháng 12, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương, neo đậu cùng Đội Florida tại sông St. Johns. Vào tháng 9, 1959, con tàu được kéo đến Mayport, Florida, và sau đó đến Đội Texas tại Orange, Texas, nhưng tiếp tục bị bỏ không trong thành phần dự bị cho đến khi được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào tháng 11, 1964. ARC "Almirante Padilla" (DT-03). "Tollberg" được chuyển cho Colombia trong khuôn khổ Chương trình Viện trợ Quân sự vào ngày 14 tháng 8, 1965, và phục vụ cùng Hải quân Colombia như là chiếc ARC "Almirante Padilla" (DT-03) cho đến khi ngừng hoạt động và bị tháo dỡ vào năm 1973. Phần thưởng. "Tollberg" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS Tollberg (APD-103)
USS William J. Pattison (APD-104) USS "William J. Pattison" (APD-104) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-594, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan William Joseph Pattison (1921-1943), người từng phục vụ cùng tàu khu trục , đã tử trận trong hoạt động chiếm giữ tàu vượt phong tỏa Đức "Karin" vào ngày 10 tháng 3, 1943 tại Nam Đại Tây Dương và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1962. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "William J. Pattison" được đặt lườn như là chiếc DE-594 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 4 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi cô Sally McKillop. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-104, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 2, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Leslie W. Bennett. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực vịnh Guantánamo, Cuba và thực hành đổ bộ tại Hampton Roads, Virginia, "William J. Pattison" được sửa chữa sau chạy thử máy tại Xưởng hải quân Portsmouth từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 4, 1945. Được chuẩn bị để điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, nó khởi hành từ Portsmouth, New Hampshire để đi đến New York, nơi nó gặp gỡ tàu vận tải để cùng khởi hành đi sang khu vực Tây Ấn vào ngày 1 tháng 5. Sau chặng dừng tại San Juan, Puerto Rico từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 5, họ tiếp tục đi đến vùng kênh đào Panama vào ngày 10 tháng 5, băng qua kênh đào hai ngày sau đó để tiếp tục hướng đến San Diego, California. Trên đường đi nó đã hỗ trợ y tế khẩn cấp cho một thủy thủ tàu buôn bị viêm ruột thừa, và chỉ đi đến San Diego vào ngày 22 tháng 5. Ở lại cảng San Diego hai ngày, "William J. Pattison" cùng hai tàu chị em và lên đường vào ngày 24 tháng 5 để hướng sang quần đảo Hawaii, tiến hành thực tập tác xạ và chiến thuật trên đường đi. Đến Trân Châu Cảng vào ngày 30 tháng 5, nó trải qua hai tuần lễ tiếp theo thực hành đổ bộ và huấn luyện phối hợp cùng các đội phá hoại dưới nước (UDT: Underwater Demolition Team) tại vùng biển Hawaii, chủ yếu tại Maui. Vào ngày 13 tháng 6, "William J. Pattison" đón lên tàu mười sĩ quan cùng 50 binh lính, rồi cùng "Cavallaro" và tàu buôn khởi hành đi sang khu vực quần đảo Marshall. Họ đi đến vào ngày 21 tháng 6, rồi lại cùng một đoàn tàu vận tải khởi hành hai ngày sau đó để đi sang Ulithi thuộc quần đảo Caroline. Con tàu ở lại Ulithi từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7, rồi lên đường đi sang Leyte thuộc quần đảo Philippine. Nó ở lại vùng biển Philippines trong tám ngày rồi quay trở lại Ulithi vào ngày 12 tháng 7. Vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, thực hiện "William J. Pattison" hai chuyến đi từ Ulithi đến Okinawa. Con tàu đang trên đường từ Okinawa đến quần đảo Mariana khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, 1945 giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Nó đi đến Guam vào ngày 17 tháng 8 và đón lên tàu Đội UDT-15, rồi lên đường ba ngày sau đó, cùng với "Begor" và một đội tàu đổ bộ LST gia nhập Đệ Tam hạm đội ngoài khơi Nhật Bản. Hai chiếc tàu vận chuyển cao tốc tách khỏi các tàu LST và sáp nhập cùng thành phần chính của Đệ Tam hạm đội vào đêm 24-25 tháng 8. Đi đến vịnh Tokyo vào xế trưa ngày 27 tháng 8, "William J. Pattison" bắt đầu tham gia vào hoạt động chiếm đóng Nhật Bản. Vào ngày 30 tháng 8, nó hỗ trợ cho lực lượng Thủy quân Lục chiến tiếp quản Căn cứ Hải quân Yokosuka, và Đội UDT của nó đã thanh sát các phương tiện tại cảng này. Sau đó con tàu tham gia giải giới các tàu chiến Nhật Bản bị chiếm giữ. Trong một tháng tiếp theo, nó di chuyển giữa các cảng tại các đảo chính quốc Nhật Bản, trinh sát nhằm chuẩn bị cho việc chiếm đóng và giúp vào việc giải giới các dự án quân sự. Nó lên đường vào ngày 30 tháng 9 cho hành trình quay trở về Hoa Kỳ, ghé qua Guam, Eniwetok và Trân Châu Cảng trước khi về đến San Diego vào ngày 22 tháng 10. "William J. Pattison" phục vụ cùng Lực lượng Đổ bộ Hạm đội Thái Bình Dương cho đến đầu năm 1946, khi nó đi sang vùng bờ Đông để đến Green Cove Springs, Florida. Con tàu được cho xuất biên chế tại đây vào tháng 3, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6, 1960, và con tàu bị bán cho hãng First Steel and Ship Corporation tại Thành phố New York để tháo dỡ vào ngày 18 tháng 1, 1962. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS William J. Pattison (APD-104)
USS Myers (APD-105) USS "Myers" (APD-105) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-595, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan Merton B. Myers (1921-1943), người từng phục vụ cùng tàu khu trục , đã tử trận trong hoạt động chiếm giữ tàu vượt phong tỏa Đức "Karin" vào ngày 10 tháng 3, 1943 tại Nam Đại Tây Dương và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Colombia năm 1960 để sử dụng như trạm phát điện nổi. Số phận sau cùng của con tàu không rõ. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Myers" được đặt lườn như là chiếc DE-595 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 15 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Ralph W. Myers, mẹ của hạ sĩ quan Myers. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-105, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 3, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Donald H. Petterson. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực vịnh Guantánamo, Cuba, "Myers" đi đến Norfolk, Virginia, nơi nó hoạt động như một tàu huấn luyện dành cho sĩ quan và thủy thủ đoàn các tàu vận chuyển cao tốc trong tương lai. Sau một giai đoạn huấn luyện ôn tập tại vùng biển Caribe, nó đi đến Newport, Rhode Island để tham gia huấn luyện cho thủy thủ đoàn các tàu sân bay và tàu tuần dương. Nó tiếp tục hoạt động dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ trong suốt quảng đời phục vụ. "Myers" được cho xuất biên chế tại Green Cove Springs, Florida vào 13 tháng 1, 1947 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6, 1960, và con tàu bị bán cho Colombia vào ngày 1 tháng 1, 1961 để sử dụng như một trạm phát điện nổi. Số phận sau cùng của con tàu không rõ. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-595 / APD-105 Myers
USS Walter B. Cobb (APD-106) USS "Walter B. Cobb" (APD-106) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-596, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan Walter Benjamin Cobb (1919–1942), người từng phục vụ cùng tàu khu trục trong Trận chiến đảo Savo trước khi rơi xuống nước trong chiến đấu và được tàu khu trục vớt lên; Cobb tiếp tục tham gia tác chiến cùng "Ralph Talbot", đã tử trận vào ngày 9 tháng 8, 1942 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ từ năm 1951 đến năm 1957. Con tàu được chọn để chuyển cho Đài Loan vào năm 1966, nhưng bị đắm trên đường đi. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Walter B. Cobb" được đặt lườn như là chiếc DE-596 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 15 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Huey Cobb. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-106, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 4, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Robert E. Parker. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-596 / APD-106 Walter B. Cobb - hazegray.org: USS "Walter B. Cobb"
USS Merrill Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Merrill", chiếc thứ nhất đặt theo tên Thiếu úy Hải quân Howard Deel Merrill (1917-1941), trong khi chiếc thứ hai đặt theo tên Chuẩn đô đốc Aaron Stanton Merrill (1890–1961): - là một tàu hộ tống khu trục lớp "Edsall" trong biên chế từ năm 1943 đến năm 1946 - là một tàu khu trục lớp "Spruance" trong biên chế từ năm 1978 đến năm 1998
Tâm trung hữu quỷ Tâm trung hữu quỷ (tiếng Trung: "心中有鬼", tiếng Anh: "The Matrimony"), hay còn gọi là Trong lòng có quỷ, là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại kinh dị xen lẫn với tình cảm - chính kịch của điện ảnh Trung Quốc ra mắt năm 2007 do Đằng Hoa Thao làm đạo diễn và Hoa Nghị huynh đệ hợp tác sản xuất. Bộ phim có sự tham gia của ba diễn viên chính gồm Lê Minh, Lưu Nhược Anh và Phạm Băng Băng. Bộ phim chính thức công chiếu tại Trung Quốc từ ngày 8 tháng 2 năm 2007. Ba tháng sau, Hồng Kông cho khởi chiếu bộ phim từ ngày 17 tháng 5 và Đài Loan cho khởi chiếu bộ phim từ ngày 22 tháng 6 cùng năm. Bộ phim nhận về những bình luận nhìn chung là tích cực từ các nhà phê bình và khán giả, đồng thời còn giành được hai hạng mục của giải Kim Mã lần thứ 44, bao gồm "Quay phim xuất sắc nhất" và "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất" cho Phạm Băng Băng. Tóm tắt nội dung. Vào những năm 30 tại Thượng Hải, Thẩm Quân Sơ yêu sâu đậm cô bạn gái Từ Mạn Lệ, nhưng vì tính cách hướng nội nên không thể mở lời cầu hôn. Mạn Lệ vô cùng chán nản, bèn sáng tác một vở kịch truyền thanh. Trong vở kịch, nhiếp ảnh gia Quân Sơ mua một chiếc nhẫn và hẹn gặp Mạn Lệ, nhưng không may cô đã bị xe đụng chết khi đang trên đường đi gặp anh, Quân Sơ chìm đắm trong hối hận và nhớ nhung. Sau đó, Tam Tam, người rất yêu Quân Sơ, đã nhìn thấy Mạn Lệ cứ quanh quẩn xung quanh họ không chịu đi. Mạn Lệ đã dạy Tam Tam cách làm cho Quân Sơ vui. Cuối phim, khi vở kịch kết thúc, Quân Sơ hiểu được tâm ý của Mạn Lệ và đã viết một lá thư cầu hôn cô. Cuối cùng, Mạn Lệ đã đồng ý và cả hai đã gặp được nhau ở ngoài đời. Diễn viên. - Lê Minh trong vai Thẩm Quân Sơ - Lưu Nhược Anh trong vai San San - Phạm Băng Băng trong vai Từ Mạn Lệ - Trịnh Dục Chi trong vai mẹ của Quân Sơ - Từ Tông Tử trong vai Dung Ma - Vương Vỹ Hoa trong vai bác sĩ Trương
Shimazaki Haruka Shimazaki Haruka (tiếng Nhật: "島崎 遥香", sinh ngày 30 tháng 3 năm 1994) là một nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Nhật Bản. Cô từng là thành viên hát chính của nhóm nhạc thần tượng nữ AKB48 và từng giữ vị trí nhảy và hát chính của nhóm A từ nhóm nhạc này. Khác với các thần tượng trước thường phải luôn ngọt ngào, đáng yêu, Haruka dường như lại là người đi ngược lại các chuẩn mực của một thần tượng với gương mặt thường thấy nhất là chau mày u sầu, lo lắng và cách nói chuyện ngắn gọn, thẳng thắn, đến nỗi các fan hâm mộ và giới truyền thông gọi cô là "thần tượng muối". Kể từ khi tốt nghiệp và chia tay nhóm AKB48 vào năm 2016, Haruka đã tham gia khá nhiều vai diễn trong các bộ phim điện ảnh và phim truyền hình khác nhau, đáng chú ý nhất là các vai diễn từ các bộ phim như "Hiyokko", "Nisekoi", "Ghost Theater" và "Tonde Saitama." Năm 2020, nhân dịp sinh nhật lần thứ 26, cô đã tự tạo ra kênh YouTube riêng có tên là "Paruroom" (ぱるるーむ). Danh sách đĩa nhạc. Album. - Koko ni Ita Koto - "High School Days" (Team Kenkyūsei) - "Koko ni Ita Koto" (AKB48+SKE48+SDN48+NMB48) - 1830m - "First Rabbit" - "Chokkaku Sunshine" (Team 4) - "Itsuka Mita Umi no Soko" (Up-and-coming Girls) - "Yasashisa no Chizu" - "Aozora yo Sabishikunai Ka?" (AKB48 + SKE48 + NMB48 + HKT48) - Tsugi no Ashiato - "After Rain" - "Boy Hunt no Houhou Oshiemasu" - "Boku wa Ganbaru" - "Ponkotsu Blues" - "Dōki" - "Kanashiki Kinkyori Renai" - Koko ga Rhodes da, Koko de Tobe! - "Ai no Sonzai" - "Oh! Baby!" (Takahashi Team A) - "Tomodachi de Irareru Nara" - 0 to 1 no Aida - "Toy Poodle to Kimi no Monogatari" - "Clap" (Team A) - Thumbnail - "Ano Hi no Jibun" Nhạc kịch sân khấu. - Team Kenkyūsei "Idol no Yoake" - Team B 4th Stage "Idol no Yoake" 1. "Kataomoi no Taikakusen" - substitute for Moeno Nitō - Team Kenkyūsei "Renai Kinshi Jōrei" - Team A 5th Stage "Renai Kinshi Jōrei" 1. (dancer) 2. (dancer) 3. "Tsundere!" - thay thế cho Tomomi Itano - Team Kenkyūsei "Theater no Megami" - Team B 5th Stage "Theater no Megami" 2. "Candy" - thay thế cho Amina Satō - Team A 6th Stage "Mokugekisha" 1. (zenza girls) - thay thế cho Sayaka Nakaya - Team K 6th Stage "Reset" 1. (zenza girls) - thay thế cho Tomomi Nakatsuka - Team 4 1st Stage "Boku no Taiyō" - Team B Waiting Stage - Team A Renai Kinshi Jōrei - Team A 7th Stage "M.T. ni Sasagu" Danh sách phim. Phim điện ảnh. - "Gekijōban Shiritsu Bakaleya Kōkō" (13/10/2012), Fumie Shingyōji - "Ataru The First Love & The Last Kill" (14/9/2013), Rumi Mizuno - "Ghost Theater" (21/11/2015), Sara Mizuki - "Haunted Campus" (2016), Koyomi Nada - "Nisekoi" (2018), Marika Tachibana - "Fly Me to the Saitama" (2019) - "Nagi's Island" (2022) - "The Fish Tale" (2022) Lồng tiếng. - " (20/12/2014), Yukippe" Phim truyền hình. - "Majisuka Gakuen" (tập cuối, 26/3/2010, TV Tokyo) - "Majisuka Gakuen 2" (15/4 — 1/7/2011, TV Tokyo), Kanburi - "Shiritsu Bakaleya Kōkō" (14/4 — 30/6/2012, NTV), Fumie Shingyōji - "Majisuka Gakuen 3" (13/7 — 5/10/2012, TV Tokyo), Paru - (6/1/2013, TBS) - "So long!" (2013, NTV), Asuka Hashimoto - "Fortune Cookie" (2013, Fuji TV), Michiko Shintani - "Honto ni Atta Kowai Hanashi 15-shunen Special "Sasoi no Mori"" (2014, Fuji TV), Aoi Sumida - "Majisuka Gakuen 4" (19/1 — 30/3/2015, Nippon Television), vai Salt - "Majisuka Gakuen 5" (24/8 — 27/10/2015, Nippon Television, Hulu) vai Salt - "AKB Horror Night: Adrenaline's Night" Ep.24 - Music Box, vai Mariko (2015) - "Yutori Desuga Nanika" (2016, NTV), vai Yutori Sakama - "AKB Love Night: Love Factory" Ep.33 - Marriage Reason, vai Haruko (2016, TV Asahi) - "" (2016, TV Asahi) vai Kyoko Kazahaya - "Kyabasuka Gakuen" (2016, NTV) as Salt - "Hiyokko" (2017, NHK) vai Yuka Makino - " (2018, NTV) vaiYuko Machida - " tập 4, vai Rena Mineshima (2018, TV Asahi) - "Harem Marriage" (2022, ABC) vai Koharu Date - "DCU" Ep. 8 (2022, TBS) vai Akemi Totsuka Chương trình truyền hình. - "Ariyoshi AKB Kyōwakoku" (29/3/2010 — 28/3/2016, TBS) - (13/8/2010, TV Tokyo) - "AKBingo!" (22/12/2010 — nay, TV Tokyo) - (Family Gekijō) - (17/7/2011) - Mùa 7 - Mùa 8 - "Atsushi Paruru no OO baito!" (2015 — 2016) Sách báo. Tạp chí. - "Myojo", Shueisha - "SEDA", Hinode Publishing Sách ảnh. - "Paruru, Komaru." (19/7/2013, Shueisha) - "ParU" (20/11/2015, Shufu to Seikatsu Sha)
Kĩ thuật gắn vây cho mũi tên Kĩ thuật gắn vây cho mũi tên (tiếng Anh: Fletching) là kĩ thuật gắn thiết bị ổn định khí động học dạng hình vây cho mũi tên hay phi tiêu, thường dùng vật liệu bán dẻo nhẹ như lông chim hoặc vỏ cây. Người thợ kiếm sống bằng kĩ thuật này gọi là thợ gắn vây tên. Thư mục. - Blau, Sarah. An Investigation of Arrow Position As Affected by Fletching Number. 2007. Dissertation: B.S. Guilford College 2007. - Brotzman, Richard E., and Ol'e Buff Archery. Arrowsmithing. 1995. Abstract: Designed for the beginner interested in building their own wooden and reed arrows from bare shafting materials using both traditional and primitive methods. - Cheney, C. 1999. "Bow Hunting: Arrow Fletching, Nocks and Points". SA Wild & Jag = SA Game & Hunt. 5, no. 8: 21,23. Abstract: Describes the function of arrow fletching in bow hunting or bow competitions. Mentions materials that fletches are made of. Discusses the nocks, points, broadheads and cresting that are important components of arrows. Includes illustrations. - Dudley, J. 2008. Best Fletching for Your Arrows". Africa's Bowhunter & Archer. 9, no. 3: 30–31. Abstract: Suggests four fletching type options for your arrows. Explains the fletching test. - Hamm, Jim. Bows & Arrows of the Native Americans: A Complete Step-by-Step Guide to Wooden Bows, Sinew-Backed Bows, Composite Bows, Strings, Arrows & Quivers. New York, NY: Lyons & Burford in cooperation with Bois d'Arc Press, 1991. Abstract: A step-by-step guide to Native American bows and arrows, including information on how to build and care for wooden bows, sinew-backed bows, composite bows, strings, arrows, and quivers. - Herrin, Al. Cherokee Bows and Arrows: How to Make and Shoot Primitive Bows and Arrows. 1989. Abstract: The author reveals in step-by-step detail the Cherokee secrets for making bows and arrows from materials found in nature and for shooting them by ancient Cherokee methods - Massey, Jim. (1992). "Self Arrows" in "The Traditional Bowyer's Bible Volume One", (Jim Hamm, ed.). Guilford: The Lyons Press. - Engh, Douglas. Topic "Arrows" in "Archery Fundamentals". Human Kinetics - Sarich, Steven J. Variations in Arrow Technology: An Experimental Exploration of the Effectiveness of Fletching. DigitalCommons@University of Nebraska–Lincoln, 2011. A paper that gives some attention to the small amount of research done on fletching by archaeologists and then goes on to describe the production and effectiveness of fletching when added to the arrow. - Soar Hugh David. Straight and True. a select history of the arrow. Westholme publishing - De Villiers, A. 2010. "Overfletched or Underfletched?" Africa's Bowhunter. 11, no. 1: 15,17. Summary: Discusses arrow fletching and how to achieve a compromise between a number of factors so as to achieve the optimal configuration.
Quốc huy Ukraina Quốc huy Ukraina (tên phổ biến là tryzub ()) gồm một cây đinh ba vàng được vẽ trên tấm khiên màu xanh lam. Biểu tượng bắt nguồn từ cây đinh ba phong ấn của Đại công xứ Kyiv đầu tiên Volodymyr. Quốc hội Ukraina thông qua tiểu quốc huy ngày 19 tháng 2 năm 1992. Nó được thiết kế bởi Andriy Grechylo, Oleksii Kokhan và Ivan Turetskyi và được vẽ lên Hiệu kỳ Tổng thống. Điều 20 của Hiến pháp Ukraina quy định đại quốc huy phải bao gồm tiểu quốc huy và quốc huy của Cossack Hetmanate. Mặc dù Ukraina đã tổ chức một số cuộc thi chọn đại quốc huy, nhưng không cái nào trong số chúng được chấp thuận. Năm 1917, nhà sử học Ukraina Mykhailo Hrushevskyi đề xuất sử dụng cây đinh ba làm biểu tượng quốc gia (cùng với các biến thể khác, bao gồm một cây nỏ, một cây cung hoặc hiệp sĩ vác súng hỏa mai, tức là những hình ảnh mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa đại diện cho Ukraina). Vào ngày 25 tháng 2 năm 1918, Tsentralna Rada (quốc hội) đã thông qua nó làm quốc huy của Cộng hòa Nhân dân Ukraina. Trong thời kỳ Xô viết 1919–1991 và độc lập từ năm 1991–1992, quốc huy Ukraina có hình búa liềm trên mặt trời tỏa nắng, tương tự quốc huy của Nga Xô viết và Liên Xô. Liên kết ngoài. - Đặc điểm chế tạo chính thức (tiếng Ukraina) - Verkhovna Rada of Ukraine Resolution № 2137-XII of 19.02.1992 on the Coat of Arms of Ukraine (tiếng Ukraina)
Nền dân chủ có sự tham gia Nền dân chủ có sự tham gia (Tiếng Anh: Participatory democracy) là một hình thức chính phủ mà công dân có sự tham gia trục tiếp vào chính quyền với tư cách cá nhân và trực tiếp sử dụng quyền công dân của mình ảnh hưởng đến các quyết sách chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ, thay vì thông qua nền dân chủ đại nghị. Các yếu tố của dân chủ trực tiếp và đại diện có thể được kết hợp trong mô hình chính phủ này.
Cúp bóng đá Đông Á 2022 Cúp bóng đá Đông Á 2022 (, ) là giải đấu bóng đá sắp tới do Liên đoàn bóng đá Đông Á (EAFF) tổ chức. Đây sẽ là mùa giải thứ 9 của Cúp bóng đá Đông Á, giải vô địch bóng đá của khu vực Đông Á. Ban đầu, vòng chung kết dự kiến ​​tổ chức tại Trung Quốc vào năm 2022. Tuy nhiên, vào ngày 19 tháng 4 năm 2022, EAFF đã thông báo rằng Nhật Bản sẽ đăng cai vòng chung kết. Đây sẽ là lần thứ tư quốc gia này đăng cai giải đấu. Trong phiên bản này, Vòng sơ loại 1 và 2 không được tiến hành. Triều Tiên rút lui khỏi giải đấu và vị trí còn lại của các đội tham dự vòng chung kết được quyết định dựa trên xếp hạng FIFA vào ngày 31 tháng 3 năm 2022. Các đội tuyển tham dự. Dưới đây là các đội tuyển tham dự giải đấu. Địa điểm. Các trận đấu được tổ chức tại 2 địa điểm. Bảng xếp hạng. <onlyinclude></onlyinclude>
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Trùng Khánh Đại học Kinh doanh và Công nghệ Trùng Khánh () là một trường đại học công lập ở quận Nam Ngạn, Trùng Khánh, Trung Quốc. Trường được hình thành bởi sự hợp nhất của Trường Kinh doanh Trùng Khánh và Đại học Vũ Châu vào năm 2002. Liên kết ngoài. - Chongqing Technology and Business University website - Chongqing Technology and Business University website
TrES-2b TrES-2b (TrES-2 hay Kepler-1b) là một hành tinh ngoài hệ mặt trời quay quanh ngôi sao GSC 03549-02811 nằm cách xa Hệ Mặt trời 750 năm ánh sáng. Hành tinh này đã được xác định vào năm 2011 là hành tinh ngoài hệ mặt trời tối nhất được biết đến, phản xạ ít hơn 1% bất kỳ ánh sáng nào chiếu vào nó. Khối lượng và bán kính của hành tinh cho thấy nó là một hành tinh khí khổng lồ có thành phần khối tương tự như của Sao Mộc. Không giống như Sao Mộc, nhưng tương tự như nhiều hành tinh được phát hiện xung quanh các ngôi sao khác, TrES-2b nằm rất gần với ngôi sao của nó, và thuộc lớp hành tinh được gọi là Mộc Tinh nóng. Hệ thống này nằm trong tầm quan sát của tàu vũ trụ Kepler. Liên kết ngoài. - Host to 'Hot Jupiter' (labeled) NASA, 2009-04-16 - TrES-2: Most Massive Nearby Transiting Exoplanet - Jupiter-Sized Transiting Planet Found by Astronomers Using Novel Telescope Network - Light curve for TrES-2b using differential photometry
Chem Campbell Chem Campbell (sinh ngày 30 tháng 12 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá người xứ Wales hiện đang thi đấu cho Wolverhampton Wanderers. Sự nghiệp. Wolverhampton Wanderers. Campbell có trận ra mắt chính thức trong màu áo Wolverhampton Wanderers, vào ngày 30 tháng 10 năm 2019 trong thất bại 1-2 trước Aston Villa ở EFL Cup. Campbell có trận ra mắt ở giải bóng đá Ngoại hạng Anh khi được thay vào sân ở hiệp 2 trong thất bại 0-1 trước Newcastle United vào ngày 8 tháng 4 năm 2022.
Hội chứng tuổi thanh xuân (phim) Seishun Buta Yarō wa Bunny Girl Senpai no Yume o Minai (tiếng việt: ""Thanh niên lợn khốn nạn không mơ thấy tiền bối mặc đồ thỏ nữ"", tiếng anh: "Rascal Does Not Dream of a Dreaming Girl") là một anime thuộc thể loại siêu nhiên, lãng mạn, chính kịch của Nhật Bản được dựa theo tập 6 và 7 của series light novel Hội chứng tuổi thanh xuân viết bởi Kamoshida Hajime và minh họa bởi Keeji Mizoguchi. Phim đã được công chiếu vào ngày 15 tháng 6 năm 2019 tại Nhật Bản và tại một số quốc gia khác cùng năm. Cốt truyện. Tại Fujisawa, Sakuta Azusagawa đang là học sinh cao trung năm 2. Cậu đang cùng với Mai Sakurajima, người vừa là bạn gái vừa là senpai của cậu tận hưởng những ngày tháng tuơi đẹp. Tuy nhiên, chuỗi ngày đó của họ đã kết thúc khi Sakuta gặp lại tình đầu của mình, Shoko Makinohara. Trong khi đưa em gái đến bệnh viện, Sakuta đã phát hiện ra rằng có đến 2 Shoko - một đang là học sinh trung học và một đang là sinh viên đại học. Shoko bé đã mắc bệnh tim từ nhỏ và cần được cấy ghép tim để có thể sống tiếp. Khi cả Sakuta và Mai đều đang lo lắng về tình trạng của Shoko bé, Sakuta đã phát hiện ra mối liên hệ giữa vết thuơng trên ngực mình và của Shoko lớn. Shoko lớn đã du hành thời gian từ tuơng lai sau cuộc cấy ghép tim thành công, và trái tim mà cô nhận được chính là từ Sakuta - người mà đã chết não trong một vụ tai nạn giao thông vào đêm giáng sinh. Tuy nhiên, Shoko đã yêu Sakuta từ sau khi gặp cậu lúc cô còn nhỏ, vì vậy cô đã quyết định quay về quá khứ để giúp cậu thoát khỏi vụ tai nạn. Nhưng trái ngược với nguyện vọng của Mai, Sakuta đã quyết định hi sinh bản thân để Shoko có thể được sống tiếp. Khi gần bị tông trúng, Sakuta đã được Mai đẩy sang một bên và cô trở thành nạn nhân của vụ tai nạn. Vì thế, Mai đã trở thành người hiến tim cho Shoko thay vì Sakuta. Sau cái chết của Mai, Sakuta đã rơi vào trạng thái sốc và tuyệt vọng. Không thể tiếp tục nhìn cậu như thế này, Shoko lớn đã kể cho Sakuta cách để có thể quay trở về quá khứ và thay đổi mọi chuyện, nhưng hậu quả là Shoko lớn sẽ biến mất mãi mãi. Sakuta đã quyết định rằng cậu sẽ trở về quá khứ để cứu người mà mình yêu nhất. Sakuta đã thành công nhưng Shoko bé bây giờ sẽ không thể ghép tim được nữa. Tuy vậy, Sakuta không thể chấp nhận kết quả này và cùng với Mai, họ đã tìm cách để có thể giúp Shoko bé đang ngày càng yếu đi, vì biết rằng nếu cố gắng cứu cô một lần nữa thì có thể dẫn đến kết cục như ban đầu. Sakuta đã đến thắm Shoko bé lần cuối và cô đã nói ra sự thật rằng mình biết hết tất cả mọi chuyện đã xảy ra. Cô quyết định tạo ra một thế giới mà ở đó cố không biết đến sự tồn tại của Sakuta và Mai, nhằm ngăn kết cục đau buồn xảy ra. Thời gian quay về lúc Shoko đang học lớp 4, cô đã viết ra những mơ ước của cô trong tuơng lai, từ bỏ kí ức về Sakuta và Mai và khả năng gặp được họ. Cuối phim, thời gian lại trở về hiện tại. Sakuta và Mai đã đi viếng chùa đầu năm, nơi mà họ đã gặp Shoko, bây giờ là một cô gái khỏe mạnh. Nhờ những mảnh kí ức qua các dòng thời gian khác nhau, Sakuta và Shoko đã nhận ra nhau. Sản xuất và ra mắt. Dự án lần đầu được công bố vào ngày 9 tháng 2 năm 2019. Phim là hậu truyện từ series anime truyền hình Hội chứng tuổi thanh xuân. Phim được sản xuất bởi các thành viên cũ từ series anime truyền hình, bao gồm đạo diễn Sōichi Masui, người viết kịch bản Masahiro Yokotani, thiết kế nhân vật Satomi Tamura, và Fox Capture Plan sản xuất âm nhạc. CloverWorks là stuido sản xuất của phim cũng tham gia vào phần TV series trước đó, và các nhân vật cũng được lồng tiếng bởi cùng người lồng tiếng tù phần anime. Phim được công chiếu tại Nhật Bản vào ngày 15 tháng 6 năm 2019 bởi Aniplex. Tổng doanh thu của phim vào khoảng 377,590,790¥ với 257,191 vé được bán trong vòng 24 ngày. Phim đã được quảng cáo nhờ các sản phẩm dựa trên các nhân vật trong series, bao gồm mô hình của Mai Sakurajima và Shoko Makinohara. Tại Mĩ, Aniplex of America đã công chiếu phim tại Anime Expo 2019. Aniplex of America cùng với Funimation đã công chiếu bộ phim nhưng chỉ giới hạn ở một số rạp nhất định từ 2-3 tháng 10 năm 2019 tại Mĩ và từ 4-5 tháng 10 năm 2019 tại Canada. Ở Australia và New Zeland, Madman Entertainment đã công chiếu bộ phim tại Lễ hội phim Anime Madman vào ngày 14 tháng 9 năm 2019, phim cũng được công chiếu hạn chế tại rạp từ ngàu 10 tháng 10 năm 2019. Đón nhận. Kim Morrissy từ Anime News Network đã khen ngợi bộ phim, mô tả nó là "một bộ phim lấy đi nước mắt người xem" với tổng điểm là A-.
Viện Phẫu thuật Thẩm mỹ và Tạo hình vết bỏng Quốc gia Sheikh Hasina Viện Phẫu thuật Thẩm mỹ và Tạo hình vết bỏng Quốc gia Sheikh Hasina (SHNIBPS) là một bệnh viện chuyên về phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình sẹo bỏng nằm tại thủ đô Dhaka, Bangladesh. Đây được xem là trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình vết bỏng lớn nhất trên thế giới. Trang thiết bị. Viện có tổng cộng 500 giường, 22 giường hồi sức tích cực và 22 thiết bị chăm sóc đặc biệt. Nơi đây có 22 phòng mổ với một đơn vị hậu phẫu.
Công tước xứ Windsor Công tước xứ Windsor (tiếng Anh: "Duke of Windsor") là một tước vị thuộc Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh. Lấy tên theo thị trấn Windsor, nơi xây dựng Lâu đài Windsor, Anh. Công tước xứ Windsor được tạo lần đầu tiên bởi vua George VI vào ngày 8 tháng 3 năm 1937 cho vua Edward VIII sau khi ông thoái vị, tính đến thời điểm hiện tại Edward VIII là người duy nhất nắm giữ tước vị này cho đến khi ông qua đời vào năm 1972 tước vị chính thức tiệt chủng. Lần phong thứ nhất. Vào ngày 11 tháng 12 năm 1936, vua Edward VIII thoái vị và em trai ông lên ngôi với tên gọi là George VI của Anh. Tại thời điểm Edward VIII từ bỏ ngai vàng có nhiều tranh cãi về việc ông sẽ được gọi như thế nào và Đạo luật Tuyên bố thoái vị năm 1936 của Hoàng gia Anh cũng không nêu rõ những đặt quyền nào sẽ áp dụng với một vị vua sau khi thoái vị. Ngay sau khi văn bản thoái vị do Edward VIII ký vào ngày 10 tháng 12 năm 1936, vua George VI mới lên ngôi đưa ra ý kiến về việc tạo ra một tước thiệu mang họ của Hoàng gia tức (Nhà Windsor). Vào ngày 12 tháng 12 năm 1936, tại Cơ mật viện Vương quốc Liên hiệp Anh vua George VI tuyên bố ông sẽ phong cho anh trai mình ""Công tước Windsor"" với kính ngữ Điện hạ (Royal Highness), với tư cách là một Công tước của Hoàng gia Anh, Edward không thể tham gia ứng cử trong hạ viện. Năm 1937, Edward kết hôn với Wallis Simpson và bà trở thành Công tước phu nhân đầu tiên của Windsor. Vào ngày 28 tháng 5 năm 1972, Edward qua đời ở tuổi 77 taị Paris, Pháp, nếu theo như đúng thông lệ thì Edward có thể truyền lại tước hiệu này cho những hậu duệ của mình nhưng vào thời điểm qua đời Edward không có con và tước thiệu cũng thế mà biến mất.
Brun, Công tước xứ Sachsen Brun, còn được gọi là Bruno hay Braun ( 2 tháng 2 năm 880), là Công tước xứ Sachsen từ năm 866 cho đến khi qua đời. Ông là thành viên của Vương triều Otto. Thư mục. - Reuter, Timothy (biên dịch) "The Annals of Fulda". (Manchester Medieval series, Ninth-Century Histories, Volume II.) Manchester: Manchester University Press, 1992.
Danh sách tôn giáo UFO Tôn giáo UFO là những nhóm phụ trách việc giao thiệp được cho là giữa con người và sinh vật ngoài Trái Đất. Thành phần ủng hộ thường tranh luận rằng hầu hết các tôn giáo lớn đều dựa trên khái niệm về một đấng siêu nhiên ở trên cõi trời. Các hình thức giao tiếp này bao gồm thần giao cách cảm và xuất hồn. Giáo đồ thường tin rằng nhân loại có thể được cứu rỗi chỉ sau khi tiếp nhận sự giáo dục về cách cải thiện xã hội từ người ngoài hành tinh. Niềm tin người ngoài hành tinh bắt cóc có thể dẫn đến hình thành cả một giáo phái UFO. Theo một tác giả cho biết thì tổ chức I AM Religious Activity do Guy Ballard thành lập vào năm 1930 được coi là giáo phái UFO đầu tiên, mặc dù Hội Aetherius do George King gầy dựng cũng đã có được sự khác biệt này. Giới học giả nhận định chính biến cố Roswell năm 1947 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử tâm linh UFO. Melodie Campbell và Stephen A. Kent từng miêu tả Cổng Thiên Đường và Giáo đoàn Đền thờ Mặt Trời như là một trong những giáo phái gây tranh cãi nhất trong các nhóm tín ngưỡng về UFO. Khoa luận giáo được các học giả coi là một tôn giáo UFO, do thuyết nguồn gốc vũ trụ Xenu của giáo phái này và sự hiện diện của Chính kịch không gian trong học thuyết Khoa luận giáo. Bối cảnh. Tôn giáo UFO thường đề cập đến niềm tin vào việc giao tiếp với người ngoài hành tinh. Stephen Hunt viết trong cuốn "Alternative Religions: A Sociological Introduction" (tạm dịch: "Tôn giáo thay thế: Dẫn nhập về xã hội học"), "Một dạng bán tôn giáo có lẽ giống như một hình thức tôn giáo chính thống hơn là giáo phái đĩa bay". Trong những nhóm này, cá nhân giáo đồ tin rằng hoạt động giao tiếp giữa người ngoài hành tinh và con người có thể diễn ra dưới hình thức tiếp xúc vật lý, thần giao cách cảm và xuất hồn. Thông thường, các nhóm tin rằng nhân loại sẽ được những người ngoài hành tinh này cứu giúp khi con người được chỉ dạy về cách sống tốt hơn. Một số nhóm tin rằng người ngoài hành tinh sẽ tới đưa những tín đồ này đến một địa điểm tích cực hơn. Sinh vật ngoài Trái Đất thường tới đây cầu mong nhân loại tự cải thiện chính mình và tránh xa một xã hội tham lam và bạo tàn. Các tôn giáo UFO đặt trọng tâm vào sự phát triển tâm linh và sự tiến hóa của nhân loại. Tôn giáo UFO có thể được hình thành trước hoặc sau khi một cá nhân tuyên bố bản thân từng bị người ngoài hành tinh bắt cóc và được đưa lên tàu vũ trụ cùng họ. Christopher Hugh Partridge viết trong cuốn "UFO Religions" ("Tôn giáo UFO") rằng J. Gordon Melton xác định tôn giáo UFO đầu tiên là nhóm "I AM" Activity do Guy Ballard lập nên. Partridge nhận định rằng nhóm này "có thể được coi là tiền thân của tôn giáo UFO như Hội Aetherius, và tư tưởng của những người theo đạo UFO như George Adamski" nhưng xem đây không phải là tôn giáo UFO mà chỉ là tôn giáo Thông Thiên học. Partridge lưu ý rằng trong các tôn giáo về UFO, có niềm tin rằng Đấng Sáng Thế hoặc "thực thể đã tiến hóa" không thăng thiên từ Trái Đất, mà thay vào đó đến từ một cõi giới hoặc hành tinh khác và hạ phàm xuống Trái Đất. Trong khi đại đa số phe phái liên kết với I AM đều phủ nhận UFO không quan trọng, thì một số giảng viên theo phái Chân sư Thăng thiên ngày nay như Joshua David Stone lại đề cập đến UFO. Partridge mô tả sự cố Roswell năm 1947 là một điểm mấu chốt về niên đại trong tâm linh UFO, nhận xét: "hiện được thiết lập vững chắc về thứ có thể được mô tả như một 'địa điểm tâm linh' đóng vai trò quan trọng về mặt UFO học"; và James R. Lewis cũng kêu gọi sự chú ý về sự kiện này trong cuốn sách của ông có nhan đề "The Gods Have Landed" (tạm dịch: "Các vị thần giáng lâm"), lưu ý rằng vụ này từng được giới nghiên cứu UFO coi là ngày mở ra "sự xuất hiện của UFO trong tâm thức công chúng". Partridge đặt tôn giáo UFO trong bối cảnh của thuyết bí truyền mang hơi hướng Thông Thiên học và khẳng định rằng nó bắt đầu liên kết với cái tên "tôn giáo UFO" sau sự kiện năm 1947 tại Roswell, New Mexico. Theo Partridge, hầu hết tôn giáo về UFO vẫn có nhiều điểm chính liên quan đến Thông Thiên Học, chẳng hạn như niềm tin vào cùng Hệ thống thứ bậc của linh hồn, và ông cũng đưa ra những điểm tương đồng với tư tưởng Thời đại Mới. Ông lưu ý rằng trong tiến trình tư tưởng của tôn giáo UFO từ sau năm 1947, nhiều nhóm trong số này đã duy trì niềm tin rằng những sinh vật ngoài Trái Đất này là "thực thể báo trước một kỷ nguyên mới". Hunt mô tả Hội Aetherius do George King thành lập năm 1955 "có lẽ là giáo phái UFO đầu tiên và lâu dài nhất". Ông xếp Hội Aetherius và Raël giáo vào số "nổi tiếng nhất" trong các "giáo phái đĩa bay". Khi chấp bút viết bài cho cuốn "Encyclopedia of Religion and Society" (tạm dịch: "Bách khoa toàn thư về tôn giáo và xã hội"), những người đóng góp gồm Melodie Campbell và Stephen A. Kent đã xếp Hội Aetherius và Unarius là một trong số giáo phái đĩa bay "lâu đời nhất và được nghiên cứu nhiều nhất". Họ mô tả Cổng Thiên Đường và Giáo đoàn Đền thờ Mặt Trời là "các nhóm gây tranh cãi nhất khi kết hợp tín ngưỡng UFO với các biến thể từ những lời khẳng định của người tiếp xúc UFO". Gregory L. Reece xếp Khoa luận giáo thành "nhóm UFO" trong cuốn "UFO Religion: Inside Flying Saucer Cults and Culture" (tạm dịch: "Tôn giáo UFO: Bên trong giáo phái và nền văn hóa đĩa bay"), đồng thời thảo luận về các yếu tố của thuyết nguồn gốc vũ trụ Xenu và Chính kịch không gian trong học thuyết Khoa luận giáo. Ông so sánh Khoa luận giáo và Hội Aetherius với Bộ Chỉ huy Ashtar, rồi viết: "Dù giáo phái này mang những điểm tương đồng mạnh mẽ với Bộ Chỉ huy Ashtar hoặc Hội Aetherius, việc họ nhấn mạnh vào sự kiện Xenu như là thông điệp trung tâm của nhóm dường như đặt cả giáo phái vào trong thuyết phi hành gia cổ đại truyền thống. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, Khoa luận giáo có lẽ trông khác biệt nhất so với các nhóm UFO khác trong nỗ lực gìn giữ tất cả nội dung của đề tài chính kịch không gian ẩn mình dưới lớp vỏ bọc này." Lời so sánh tương tự còn được thực hiện trong cuốn "New Religions: A Guide" (tạm dịch: "Tôn giáo mới: Hướng dẫn") khi mô tả thần thoại Xenu là "một huyền thoại về thuyết phi hành gia cổ đại cơ bản". Tác giả Victoria Nelson viết trong cuốn "The Secret Life of Puppets" (tạm dịch: "Đời sống bí mật của lũ rối") rằng "[t]ôn giáo UFO nổi bật nhất hiện nay có lẽ là Giáo hội Khoa luận giáo của nhà văn khoa học viễn tưởng L. Ron Hubbard". Xem thêm. - Giáo phái ngày tận thế - Danh sách tổ chức UFO - Danh sách nhà UFO học - Danh sách phong trào tôn giáo mới Liên kết ngoài. - UFO Cults, "Encyclopedia of the Unusual and Unexplained" - UFO Cults, "Fight Against Coercive Tactics Network"
Danh sách tổ chức UFO Đây là danh sách tổ chức phi chính phủ về UFO đáng chú ý trên khắp thế giới. Châu Á. Nhật Bản. - Đảng UFO Nhật Bản (JUP) - Hiệp hội Anh em Vũ trụ (CBA) - Hội trường Giao lưu UFO Iino (FCIUF) - Hội Nghiên cứu Đĩa bay Nhật Bản (JFSA) Trung Quốc. - Hội Khoa học UFO Trung Hoa (CSUS) - Hội Nghiên cứu UFO Trung Quốc (CURO) Hồng Kông. - Hội UFO học Hồng Kông (HKUC) Đài Loan. - Hội UFO học Đài Loan (TUFOS) Indonesia. - BETA-UFO Indonesia (BETA-UFO Indonesia) - UFONESIA Indonesia (UFONESIA Indonesia) - Ufosiana (Ufosiana) Israel. - Hiệp hội Nghiên cứu UFO & Người ngoài hành tinh Israel Nga. - Kosmopoisk Thổ Nhĩ Kỳ. - Bảo tàng UFO Quốc tế Istanbul - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Vũ trụ UFO Sirius Châu Âu. Belarus. - UfoCom Estonia. - AKRAK (ngừng hoạt động) Bỉ. - Mạng lưới UFO Bỉ (BUFON) - Ủy ban Nghiên cứu Hiện tượng Không gian Bỉ (COBEPS) Bulgaria. - BUFONET Đan Mạch. - Thông tin UFO Scandinavia (SUI) Pháp. - Trung tâm Nghiên cứu Không gian Quốc gia (NCFS) - Nhóm Thông tin & Nghiên cứu UFO (UFOSIG) Ý. - Trung tâm UFO Taranto (CUT) - Trung tâm UFO Quốc gia (CUN) - Trung tâm Nghiên cứu UFO Ý (CISU) Na Uy. - UFO-Norge Ba Lan. - Chương trình Nghiên cứu UFO (NPN) România. Hoạt động. - Hiệp hội Nghiên cứu Hiện tượng Hàng không Vũ trụ Không xác định (ASFAN) - Mạng lưới UFO România (RUFOn) Ngừng hoạt động. - Nghiên cứu UFO România (RUFOR) Thụy Điển. - Văn khố Nghiên cứu UFO (AFU) Vương quốc Anh. - Hiệp hội Nghiên cứu UFO Anh (BUFORA) - Nghiên cứu UFO Midland (UFORM) Bắc Mỹ. Mỹ. Hoạt động. - Mạng lưới Điều tra Hiện tượng Không trung (APEN) - Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ ngoài Trái Đất (CSETI) - Trung tâm Nghiên cứu UFO (CUFOS) - To the Stars - Dự án Disclosure - Liên hệ Giác ngộ Trí tuệ ngoài Trái Đất (ECETI) - Viện Chính trị Ngoài hành tinh (ExoInst) - Quỹ Nghiên cứu UFO (FUFOR) - Viện Hợp tác Không gian (ICIS) - Mạng lưới UFO Song phương (MUFON) - Trung tâm Báo cáo UFO Quốc gia (NUFORC) - Dự án 1947 - Đại hội UFO Quốc tế - Hội nghị UFO Quốc gia - Trung tâm Chào đón UFO - Đội Tìm kiếm UFO (UFOSS) - Nghiên cứu UFO Bắc Mỹ (UFORNA) - Đội Đặc nhiệm Hiện tượng Không trung Không xác định (UAPTF) Ngừng hoạt động. - Tổ chức Nghiên cứu Hiện tượng Không trung (APRO) - Công dân Chống đối Bí mật UFO (CAUS) - Nghiên cứu Dân sự, Vật thể bay Liên hành tinh (CRIFO) - Tình báo Đĩa bay Dân sự (CSI) - Liên minh Tự do Thông tin (CFI) - Hiệp hội Nghiên cứu MidOhio (MORA) - Liên đoàn Điều tra viên UFO (UFOIL) - Viện Khoa học Khám phá Quốc gia (NIDSci) - Ủy ban Điều tra Hiện tượng Không trung Quốc gia (NICAP) Nam Mỹ. Argentina. - Vision Ovni - Ủy ban Nghiên cứu Hiện tượng UFO Cộng hòa Argentina (CEFORA) Brasil. - Nhóm UFO Guarujá (GUG) - Ủy ban Nhà UFO học Brasil (CBU) - Nhóm Nghiên cứu Khoa học UFO (GPCU) - Trung tâm UFO học Brasil (CUB) - Nhóm Nghiên cứu Hiện tượng Dị thường Hàng không Vũ trụ (GEFAA) Peru. - Cục Điều tra Hiện tượng Dị thường Không trung (DIFAA) Uruguay. Hoạt động. - Ủy ban Tiếp nhận và Điều tra Khiếu nại Vật thể bay Không xác định (C.R.I.D.O.V.N.I.) Ngừng hoạt động. - Trung tâm Nghiên cứu Vật thể bay Xác định (C.O.V.I.D.) Châu Đại Dương. Úc. - Mạng lưới Nghiên cứu UFO nước Úc (AUFORN) Liên kết ngoài. - Thông tin về các tổ chức UFO - Thông tin về các trang web UFO
Xứ ủy Bắc Kỳ Xứ ủy Bắc Kỳ hay còn được gọi Ban Chấp hành Xứ ủy Bắc Kỳ, từ năm 1945 đổi tên thành Xứ ủy Bắc Bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương (ban đầu là Đảng Cộng sản Việt Nam) ở xứ Bắc Kỳ (thuộc Liên bang Đông Dương) và vùng Bắc Bộ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đứng đầu Xứ ủy là Bí thư Xứ ủy và thường là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ chính thức đầu tiên là Đỗ Ngọc Du. Lịch sử. 1927–1930. Tiền thân đầu tiên của Xứ ủy Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam là Ban Chấp hành Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 6 năm 1927, Tỉnh bộ đầu tiên của Hội được thành lập tại Hà Nội, do Nguyễn Danh Đới làm Bí thư Kỳ bộ Bắc Kỳ kiêm Bí thư Tỉnh bộ Hà Nội. Ngày 28 tháng 9 năm 1928, tổ chức Thanh niên ở Bắc Kỳ đã tổ chức Hội nghị đại biểu lần thứ nhất phố Huế với tổng cộng 20 người tham gia (bao gồm Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Phong Sắc, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung...). Hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành Kỳ bộ Thanh niên do Trần Văn Cung làm Bí thư. Tháng 3 năm 1929, một số lãnh đạo của Kỳ bộ Bắc Kỳ và Tỉnh bộ Hà Nội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã mở cuộc họp bí mật ở nhà 5D phố Hàm Long, quyết định thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên, gồm Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc (vắng mặt), Nguyễn Tuân, Dương Hạc Đính. Cuối tháng, Đại hội đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ tổ chức ở Sơn Tây đã cử đoàn đại biểu do Bí thư Kỳ bộ Trần Văn Cung dẫn đầu đi dự Đại hội của Hội. Tháng 5, tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, các đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã đề xuất cải tổ Thanh niên thành Đảng Cộng sản, nhưng không được Tổng bộ Thanh niên do Lâm Đức Thụ đứng đầu đồng ý. Bất mãn với quan điểm trên, đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã bỏ dở Đại hội về nước, công bố bản "Tuyên ngôn" giải thích lý do bỏ Đại hội, đồng thời tuyên bố đã đến thời cơ chín muồi để thành lập Đảng Cộng sản. Ngày 17 tháng 6, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập, cử ra Ban Chấp hành lâm thời. Ngay sau đó, Kỳ bộ Bắc Kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được chuyển đổi thành Xứ ủy Bắc Kỳ của Đông Dương Cộng sản Đảng, do Đỗ Ngọc Du làm Bí thư Kỳ bộ Bắc Kỳ kiểm Bí thư Thành bộ Hà Nội. 1930–1945. Tháng 2 năm 1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng được thống nhất trở thành Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng tháng sáp nhập thêm Đông Dương Cộng sản Liên đoàn). Hội nghị thành lập Đảng đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời gồm 7 người. Ban Chấp hành Trung ương lâm thời đã quyết định thành lập các Phân cục Trung ương Đảng ở các xứ. Các Phân cục sau đó được đổi thành Kỳ bộ, đứng đầu Kỳ bộ là Xứ ủy. Tiếp đó, cử Đỗ Ngọc Du làm Bí thư Kỳ bộ Bắc Kỳ, Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư Kỳ bộ Trung Kỳ và Ngô Gia Tự làm Bí thư Kỳ bộ Nam Kỳ. Do điều kiện khách quan, Đảng bộ Bắc Kỳ không thể tổ chức thành lập Phân cục Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ được tổ chức trên cơ sở Kỳ bộ Bắc Kỳ của Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 10, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5 năm 1930, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Đức Cảnh được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Tháng 8, Xứ ủy Bắc Kỳ cho xuất bản Tiến lên để phục vụ công tác tuyên truyền. Tháng 10, Xứ ủy cho thành lập Đặc ủy Khu mỏ (tương đương cấp tỉnh) gồm Vũ Văn Hiếu, Trần Văn Nghệ, Phạm Gia do Vũ Văn Hiếu làm Bí thư Đặc ủy. Đầu năm 1931, trong Xứ ủy xuất huyện khuynh hướng tả khuynh, hoạt động lộ liễu, vi phạm nguyên tắc bí mật, nảy sinh mâu thuẫn nội bộ... Điều này thể hiện rõ qua Hội nghị cán bộ Xứ ủy (tháng 2) và thư của Xứ ủy gửi cho các Đảng bộ, trong đó có những nội dung bàn về thời cơ khởi nghĩa vũ trang. Nhiều thành viên Xứ ủy bị bắt nhưng không có người mới được bổ sung. Tháng 4, Bí thư Xứ ủy Nghiêm Thượng Biền phản bội, nhiều cơ sở Đảng bị vỡ. Tháng 7, Trần Quang Tặng tái lập Xứ ủy lâm thời trên cơ sở Đảng bộ mới khôi phục tại các tỉnh thành Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Tháng 1 năm 1932, Bí thứ Xứ ủy Trần Quang Tặng bị bắt, người tiếp nhận là Trần Cung (dự kiến sắp mãn hạn tù) cũng bị lưu đày Côn Đảo, Xứ ủy Bắc Kỳ tan vỡ. Ngày 25 tháng 10 năm 1934, dưới sự phụ trách của Hoàng Đình Giong, một số thành viên của Xứ ủy Bắc Kỳ cũ tiếp tục hoạt động với tư cách Xứ ủy, nỗ lực khôi phục lại cơ sở ở Cao Bắc Lạng và Hải Phòng. Theo báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, đến tháng 2 năm 1935, Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ còn nắm được Thành ủy Hà Nội và ba Tỉnh ủy Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Năm 1936, hoạt động của Xứ ủy chỉ còn thấy ở tỉnh Lạng Sơn do Hoàng Văn Thụ chỉ đạo. Tháng 7, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Minh, Trần Quý Kiên đã thành lập Ủy ban sáng kiến có chức năng như một Ban Cán sự tạm thời trong thời gian chưa đủ điều kiện để thành lập Xứ ủy. Tháng 3 năm 1937, Xứ ủy Bắc Kỳ được tái lập do Hoàng Tú Hưu làm Bí thư, tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu đấu tranh dân sinh, dân chủ. Xứ ủy đã tổ chức tái lập Thành ủy Hà Nội và thành lập một số Ban Tỉnh ủy để lãnh đạo phong trào. Đến cuối năm, sau sự đàn áp của thực dân Pháp, Nguyễn Văn Cừ, Ủy viên Trung ương được giao phụ trách các tỉnh miền Bắc đã mở Hội nghị thành lập Liên Xứ uỷ Bắc Kỳ - Trung Kỳ (gồm các tỉnh Bắc Kỳ và ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh của Trung Kỳ) do Hoàng Tú Hưu làm Bí thư. Đầu năm 1938, Liên Xứ ủy giải thể. Tháng 5, Xứ ủy cử Nguyễn Đức Du và Hoàng Văn Thụ (tháng 9) đến vùng mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả để xây dựng lại cơ sở. Tháng 7, Xứ ủy vận động thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ và phát động phong trào Truyền bá quốc ngữ, chính là tiền đề cho phong trào Bình dân học vụ trong tương lai. Đến cuối năm, Xứ ủy ra Nghị quyết phát động phong trào xây dựng đời sống mới ở nông thôn Bắc Kỳ, thành lập các tổ chức quần chúng công khai hợp pháp, tổ chức các Hội ái hữu, tương tế, vận động cải lương hương tục, bài trừ hủ tục, chống mê tín dị đoan... Cuối năm 1939, Xứ ủy Bắc Kỳ rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục xây dựng lực lượng, thành lập Ban Cán sự ở các tỉnh. Tháng 10 năm 1940, Xứ ủy cử Trần Đăng Ninh đến lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Sơn, thành lập Đội du kích. Tháng 2 năm 1941, trên cơ sở Đội du kích Bắc Sơn, Xứ ủy phái Thường vụ Lương Văn Tri thành lập Việt Nam Cứu quốc quân. Từ cuối năm 1941, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ bắt đầu xây dựng các An toàn khu (ATK) tập trung quanh Hà Nội. Năm 1943, Xứ ủy Bắc Kỳ nhiều lần mở họp bàn về việc phát triển phong trào cách mạng trong xứ, đồng thời bắt đầu tổ chức các lớp huấn luyện quân sự. Ngày 7 tháng 3 năm 1944, tại Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ, Xứ ủy ra Nghị quyết tăng cường lãnh đạo phát triển phong trào cách mạng trong xứ tiến lên đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. Trong thời gian 1943–1945, Xứ ủy liên tiếp tổ chức cho tù chính trị vượt ngục ở nhà tù Sơn La, nhà tù Hoà Bình, căng Bá Vân, căng Chợ Chu... Tháng 8 năm 1944, Xứ ủy tổ chức Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Kha Sơn (Phú Bình, Thái Nguyên) bàn việc phân định các chiến khu ở miền Bắc. Tháng 3 năm 1945, Xứ ủy tổ chức Hội nghị tại làng Bịu (Tiên Du, Bắc Ninh) phổ biến Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Tháng 5, Xứ ủy tổ chức Hội nghị cán bộ bàn biện pháp thúc đẩy cao trào kháng Nhật. Từ tháng 5, dưới sự chuẩn bị của Xứ ủy Bắc Kỳ, các chiến khu Quang Trung (Hòa-Ninh-Thanh), Đông Triều, Âu Cơ (Vần-Hiền Lương) lần lượt được thành lập. Ngày 13 tháng 8, Xứ ủy Bắc Kỳ triệu tập một cuộc họp bàn về thời cơ khởi nghĩa, ra quyết định "xúc tiến công việc sửa soạn khởi nghĩa, nơi nào có điều kiện lấy chính quyền thì lấy". Ngày 14, người dân nhiều tỉnh bắt đầu tổ chức nổi dậy. Ngày 15, ngay sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định ra Lệnh khởi nghĩa: "Thời cơ đã đến, không thể ngồi chờ được". Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, Tổng khởi nghĩa đã diễn ra thắng lợi. 1945–1947. Ngày 2 tháng 9, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, chính thức giành lại nền độc lập cho Việt Nam. Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành hiệu chỉnh bộ máy tổ chức để phù hợp với tình hình mới. Trung ương Đảng quyết định chấm dứt sự hoạt động của Xứ ủy Bắc Bộ và Trung Bộ để chuyển giao quyền lãnh đạo trực tiếp cho các Tỉnh ủy. Tháng 6 năm 1947, Xứ ủy Bắc Bộ được giải thể. Cơ quan ngôn luận. Năm 1930, khi mới thành lập, Xứ ủy Bắc Kỳ cho xuất bản tờ báo "Tiến lên" làm cơ quan ngôn luận. Năm 1931, do sự khủng bố của thực dân Pháp, tờ "Tiến lên" cũng như các tờ báo cấp xứ khác đều phải đình bản. Năm 1937, Xứ ủy giao nhiệm vụ tuyên truyền cho nhóm hoạt động công khai, thực tế là Chi bộ báo chí do Đặng Xuân Khu làm Bí thư. Chi bộ hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, lần lượt xuất bản các tờ "Hà Thành thời báo", "Thời thế", "Bạn dân" (1937), "Thế giới", "Tin tức" (1938)... Trong đó, tờ "Tin tức" là nơi truyền đạt những chỉ thị của Thành ủy Hà Nội của Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1940, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định lấy Thái Bình làm nơi đặt cơ sở in báo của Trung ương Đảng, cho xuất bản tờ "Giải phóng" làm cơ quan ngôn luận, cùng với đó là tờ "Cứu quốc" của Tổng bộ Việt Minh. Thành viên. "Lưu ý: Danh sách có thể không đầy đủ." Bí thư Xứ ủy. - Đỗ Ngọc Du (1930) - Nguyễn Đức Cảnh (1930) - Nghiêm Thượng Biền (?–1931) - Trần Quang Tặng (1931–1932) - Lương Khánh Thiện (1937; 1939) - Hoàng Tú Hưu (1938) - Hoàng Quốc Việt (1937–?; 1943–1944?; 1944–1945?) - "Hoàng Đình Giong" (phụ trách 1934–1935?) - Hoàng Văn Thụ (1935?; 1939–?) - Ngô Duy Phớn (1939?–1940?) - Đào Duy Kỳ (1940–1941) - Trần Đăng Ninh (1941) - Trương Thị Mỹ (1941–1942) - Văn Tiến Dũng (1944) - Nguyễn Văn Trân (1944) - Trần Quốc Hoàn (1945) Phó Bí thư Xứ ủy. - Nguyễn Văn Minh (1936–1939) - Quát (Địa) (?–1942) - Chu Thiện (1941–1942) - Trần Quốc Hoàn (?–1947) Ủy viên Thường vụ. - Bạch Thành Phong (1944) - Chu Thiện (1942–1943) - Lê Quang Đạo (1943–?) - Lê Thanh Nghị (1945; 1946) - Lương Khánh Thiện (1937–?) - Lương Văn Tri (1939–1941) - Nguyễn Khang (1944) - Nguyễn Văn Trân (1943) - Thành Ngọc Quản (1941) - Trần Quý Kiên (1938–1939) - Tô Hiệu (1936–1939) Xứ ủy viên. - Bùi Đức Minh (1937–1938) - Đào Duy Kỳ (1940) - Đặng Kim Giang - Hà Kế Tấn (1945) - Hoàng Đình Giong (1933–1936) - Hoàng Văn Lịch (1936–1941) - Khuất Duy Tiến (1930–1931) - Lê Liêm - Lê Quang Đạo (1942–1943; 1946–1947) - Lê Thành (1946) - Lê Thanh Nghị (1939; 1945–1946) - Lê Công Thanh - Lê Xuân Thụ - Lê Hoàng - Phan Trọng Tuệ (1939) - Ngô Duy Phớn (1939?) - Ngô Thế Sơn - Nguyễn Doãn Chấp - Nguyễn Thành Diên - Nguyễn Đức Tâm (1946) - Nguyễn Văn Lộc (1945–1946) - Nguyễn Chí Hiền - Nguyễn Văn Trân (1943–1944?) - Nguyễn Văn Ngọ (1930) - Thạch Can - Thành Ngọc Quản (1941) - Trần Danh Tuyên - Trần Đức Thịnh - Trần Tử Bình (1940–1943; 1945) - Trần Quý Kiên - Trần Thị Minh Châu - Trường Chinh (1935–1939) - Trần Quang Tặng (1930–1931) - Nguyễn Huy Khôi - Trần Đăng Ninh - Trịnh Đình Cửu (1931; 1946) - Văn Tiến Dũng (1937–?) - Xuân Thủy Ủy viên dự khuyết. - Nguyễn Trung Khuyến (1941–1942)
Otto I, Công tước xứ Sachsen Otto ( – 30 tháng 11 năm 912) là Công tước xứ Sachsen từ năm 880 cho đến khi qua đời. Ông là thành viên của Vương triều Otto. Thư mục. - "A Companion to Hrotsvit of Gandersheim (fl. 960): Contextual and Interpretive Approaches", ed. Phyllis R. Brown and Stephen L. Wailes, Brill, 2013. - Reuter, Timothy. "Germany in the Early Middle Ages 800–1056". New York: Longman, 1991.
Aleksandr Vasilivich Nemits Aleksandr Vasilivich Nemits, (tiếng Nga: Нёмитц, Александр Васильевич; 26 tháng 7 năm 1879 – 1 tháng 10 năm 1967) là một sĩ quan hải quân của Đế quốc Nga, Quốc gia Ukraina và Liên Xô. Ông là chỉ huy của Hải quân Liên Xô từ tháng 2 năm 1920 đến tháng 11 năm 1921.
HairClub HairClub (tên cũ là Hair Club for Men, hoặc Hair Club for Men and Women) là một công ty chuyên về phục hồi tóc hư tổn, tái tạo và thay thế tóc của Mỹ với các cơ sở đặt tại Hoa Kỳ và Canada. Sản phẩm. HairClub cung cấp đa dạng các lựa chọn phục hồi tóc hư tổn bao gồm: tiểu phẫu thay thế tóc, thay thế tóc không qua phẫu thuật, điều trị và ngăn ngừa hói đầu ngay tại nhà. Ban đầu công ty này chỉ đưa ra các dịch vụ dành cho đối tượng khách hàng nam, nhưng thời gian dài sau đó đã bổ sung thêm các dịch vụ dành cho nữ nhằm giải quyết vấn đề hói đầu và rụng tóc ở nữ. Hair Club cung cấp các dịch vụ phục hồi tóc miễn phí cho trẻ em có các điều kiện y tế gây ra chứng hói đầu.
Vladimir Nikolayevich Chernavin Vladimir Nikolayevich Chernavin (; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1928) là một cựu sĩ quan Hải quân Liên Xô. Ông từng là Tổng tư lệnh cuối cùng của Hải quân Liên Xô từ năm 1985 đến năm 1991 và là Tổng tư lệnh duy nhất của Hải quân các quốc gia độc lập từ năm 1991 đến năm 1992. Ông đạt cấp bậc Đô đốc hạm đội trong sự nghiệp của mình. Tham khảo. - Vladimir Chernavin at warheroes.ru
Sản xuất cây Giáng Sinh Quá trình sản xuất cây Giáng sinh diễn ra trên toàn thế giới ở các trang trại cây Giáng sinh, trong các nhà máy sản xuất cây nhân tạo và từ những cây thông và lãnh sam bản địa. Các cây Giáng Sinh, cây thông và lãnh sam được trồng với mục đích là sử dụng làm cây thông Noel trên các đồn điền ở nhiều quốc gia phương Tây, bao gồm Australia, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Ở Australia, ngành công nghiệp này còn tương đối mới và các quốc gia như Hoa Kỳ, Đức và Canada là những nước dẫn đầu thế giới về sản lượng hàng năm. Vương quốc Anh tiêu thụ khoảng 8 triệu cây hàng năm, trong khi ở Hoa Kỳ từ 35 đến 40 triệu cây được bán trong mùa Giáng sinh. Cây thông Noel nhân tạo hầu hết được sản xuất ở khu vực đồng bằng sông Châu Giang của Trung Quốc. Giá cây thông Noel được diễn tả bằng mô hình Hotelling-Faustmann vào năm 2001, nghiên cứu cho thấy giá cây thông Noel giảm theo thời gian và đã chứng minh tại sao ngày càng nhiều nông dân không định giá cây của họ bằng chân. Năm 1993, các nhà kinh tế đã đưa ra ước tính độ co giãn của cầu đầu tiên được biết đến đối với thị trường cây thông Noel tự nhiên. Sản xuất cây tự nhiên. Australia. Việc trồng cây Giáng Sinh là một ngành nông nghiệp tương đối mới ở Australia khi nó chỉ mới hình thành và phát triển trong nửa đầu của thế kỷ 21. Có một số khác biệt trong việc sản xuất cây thông Noel ở Australia khi so sánh với các quốc gia ở Bắc bán cầu khác. Mùa trồng trọt của Australia khác nhau vì thời điểm thu hoạch diễn ra vào một thời gian khác trong năm, điều này có nghĩa là các bài học kinh nghiệm về canh tác ở Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ khó có thể áp dụng hơn ở Australia. Sự khác biệt về mùa vụ cũng ảnh hưởng đến lịch cắt và xén tỉa cho cây trồng. Sự khác biệt cơ bản khác trong việc trồng cây Giáng Sinh ở Australia nằm ở loại cây được trồng, "Pinus radiata", không còn được sử dụng làm cây Giáng Sinh một cách thường xuyên tại Hoa Kỳ và châu Âu, lại trở nên phổ biến ở Australia.
Lương Duy Cương Lương Duy Cương (sinh 7 tháng 11 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ SHB Đà Nẵng tại V.League 1 và đội tuyển U-23 Việt Nam Sự nghiệp. Lương Duy Cương góp mặt tại đội 1 của SHB Đà Nẵng tại giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2021. Năm 2022, Duy Cương góp mặt trong danh sách của đội tuyển U-23 Việt Nam lên ngôi vô địch tại giải U-23 Đông Nam Á 2022. Cùng trong năm đó, anh cùng toàn đội dành được tấm huy chương vàng của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021. Danh hiệu. Quốc tế. - Giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á: 2022 - Đại hội Thể thao Đông Nam Á: 2021
Khuất Văn Khang Khuất Văn Khang (sinh 11 tháng 5 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá người Việt Nam đang thi đấu ở vị trí tiền vệ tấn công cho câu lạc bộ Viettel và đội tuyển U-23 Việt Nam. Sự nghiệp. Năm 2013, Khuất Văn Khang bắt đầu sự nghiệp cầu thủ tại hệ thống đào tạo của Viettel. Năm 2017, Văn Khang cùng đội tuyển U-15 Việt Nam giành chức vô địch U-15 Đông Nam Á 2017. Năm 2018, tại U-16 châu Á 2018, dù U-16 Việt Nam bị loại từ vòng bảng nhưng Văn Khang vẫn để lại dấu ấn bằng siêu phẩm vào lưới U-16 Indonesia. Khuất Văn Khang ra mắt U-23 Việt Nam trong trận hoà 2–2 trước U-23 Thái Lan tại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022. Trong trận đấu gặp U-23 Hàn Quốc sau đó, Văn Khang cùng toàn đội tạo ra "địa chấn" khi cầm hoà được đối thủ, cá nhân anh cũng được đánh giá là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Danh hiệu. Quốc tế. - U-15 Đông Nam Á: 2017
Nguyễn Văn Trường (cầu thủ bóng đá) Nguyễn Văn Trường (sinh 9 tháng 10 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ tấn công cho câu lạc bộ Hà Nội và đội tuyển U-23 Việt Nam. Sự nghiệp. Tại Giải bóng đá Vô địch U-19 Quốc gia 2022, Văn Trường có 1 siêu phẩm ấn định tỉ số 2-1 giúp U-21 Hà Nội đánh bại U-21 Viettel trong trận chung kết, giúp Hà Nội lên ngôi vô địch ở giải đấu này. Tại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022, Văn Trường có lần đầu tiên được triệu tập lên đội tuyển U-23 Việt Nam. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2022, em có trận ra mắt U-23 Việt Nam trong trận hoà 2-2 trước U-23 Thái Lan. Danh hiệu. Câu lạc bộ. - Giải bóng đá Vô địch U-19 Quốc gia: 2022
Ma cà rồng Richmond Ma cà rồng Richmond (còn gọi theo tên địa phương là Ma cà rồng Hollywood) là truyền thuyết thành thị gần đây xuất xứ từ Richmond, Virginia. Cư dân địa phương cho rằng lăng mộ của William Wortham Pool (xây từ năm 1913) ở Nghĩa trang Hollywood lưu giữ hài cốt của một con ma cà rồng. Pool được cho là đã biến mất khỏi nước Anh vào thập niên 1800 vì là ma cà rồng. Những truyền thuyết truyền miệng về hiệu ứng này vốn được lưu hành vào thập niên 1960. Khả năng dạng truyền thuyết này bị kiến trúc của lăng mộ vốn chứa cả yếu tố Hội Tam Điểm và Ai Cập cổ đại ảnh hưởng, và cặp đôi chữ W trông giống như những chiếc răng nanh. Do nghĩa trang này tiếp giáp với Đại học Virginia Commonwealth đã khiến cho câu chuyện khá phổ biến trong giới sinh viên, đặc biệt là từ thập niên 1980 trở đi. Câu chuyện này lần đầu tiên được nhắc đến trên tờ báo sinh viên "Commonwealth Times" vào năm 1976. Kể từ năm 2001, câu chuyện về ma cà rồng được kết hợp với vụ sập đường hầm Church Hill thuộc tuyến Đường sắt Chesapeake và Ohio bên dưới khu Church Hill, một khu phố phía đông Richmond, Virginia vốn là nơi chôn sống vài người công nhân vào ngày 2 tháng 10 năm 1925. Phần này của câu chuyện được đăng lên mạng vào năm 2001 và kể lại lần đầu tiên vào năm 2007 trong ấn phẩm nhan đề "Haunted Richmond: The Shadows of Shockoe". Theo câu chuyện mới hơn, việc đào đường hầm này làm đánh thức một tên ác nhân cổ xưa sống bên dưới khu Church Hill và khiến cả đoạn đường hầm đổ sụp xuống đám công nhân đang làm việc. Các đội cứu hộ đã tìm thấy một sinh vật dính đầy máu với hàm răng lởm chởm và lớp da treo trên cơ thể vạm vỡ đang cúi mình trên một trong những nạn nhân. Sinh vật này vội đào thoát ra khỏi hang và chạy về phía sông James. Bị một nhóm người truy đuổi, sinh vật này bèn náu mình tại Nghĩa trang Hollywood (cách đó 2,2 dặm) rồi đột nhiên biến mất trong một lăng mộ được xây dựng trên sườn đồi mang tên W. W. Pool. Theo lời Gregory Maitland, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian và truyền thuyết thành thị thuộc nhóm nghiên cứu hiện tượng huyền bí Night Shift và và Hội Nghiên cứu Ma ám Virginia, "sinh vật" thoát khỏi vụ sập hầm thực ra là lính cứu hỏa đường sắt 28 tuổi tên Benjamin F. Mosby (1896-1925) đang xúc than vào hộp lửa của đầu máy hơi nước thuộc một đoàn tàu công vụ mà không mặc áo khi xảy ra vụ sập hang và lò hơi bị vỡ. Phần trên cơ thể của Mosby bị đóng vảy khủng khiếp và một số chiếc răng của anh ta đã bị gãy trước khi nạn nhân đi qua lỗ mở của đường hầm. Các nhân chứng cho biết Mosby bị sốc khi chứng kiến lớp da của mình đang treo trên cơ thể. Về sau, Mosby qua đời trong Bệnh viện Grace và được chôn cất tại Nghĩa trang Hollywood. Xem thêm. - Danh sách ma cà rồng trong văn hóa dân gian và thần thoại Liên kết ngoài. - Hollywood Cemetery History - Benjamin F. Mosby Memorial at Find A Grave - Photo of W.W.Pool's grave, Hollywood Cemetery, Richmond, VA - Richmond, Va. Architecture and History - Terror in the Tunnel: Church Hill Tunnel Collapse
Ludwig Kẻ hút máu Ludwig Kẻ hút máu là nhân vật thần thoại của nước Mỹ và có khả năng là truyền thuyết thành thị ở Thành phố New York trong khoảng từ giữa đến cuối thế kỷ 19. Vốn là nhân vật lâu năm của khu phố Bowery, hắn ta được mô tả sở hữu những phẩm chất giống như ma cà rồng. Truyền thuyết thành thị kể rằng Ludwig là "gã người Đức béo lùn, da ngăm đen, với cái đầu to đội mũ miện cùng mái tóc đen xù xì. Chùm tóc lớn mọc ra ngoài tai, và ngoại hình khác thường của hắn trông nổi bật hơn từ cái búi tóc khác mọc ở cuối mũi" và được cho là có "cọng tóc mọc ra từ mọi lỗ chân lông". Ludwig chuyên rình mồi những tên khách say xỉn trong các cuộc ẩu đả ở quầy bar nằm gần Hội trường Bismark và tòa nhà Hạ viện và nghe kể là hắn đã "nốc cạn máu người như thể đó chỉ là rượu mà thôi".
IOS 16 iOS 16 là phiên bản iOS thứ mười sáu, ra mắt ngày 7 tháng 6 năm 2022 tại WWDC 2022 của Apple. Phiên bản này có sự thay đổi lớn thiết kế màn hình khóa, thêm nhiều tính năng mới và dừng cập nhật một số thiết bị cũ. Hiện tại, iOS 16 đang trong giai đoạn thử nghiệm cho các nhà phát triển Điểm mới. Màn hình khóa. Sự thay đổi lớn nhất iOS 16 so với tiền nhiệm nằm ở màn hình khóa. Màn hình khóa mới trên iOS 16 ngoài có một bố cục mới còn được bổ sung Widget và hỗ trợ cá nhân hóa cao. Widget có mặt từ iOS 14 ở màn hình chính, và giờ được thêm vào màn hình khóa. Số lượng Widget hỗ trợ màn hình khóa chưa được nhiều, chỉ có một số như thời tiết, thời gian biểu, múi giờ, báo thức, thời lượng pin... Người dùng không chỉ có một, mà có thể tạo nhiều màn hình khóa khác nhau trên iOS 16, giống với watchOS từ nhiều năm trước đó. Mỗi màn hình khóa được tạo sẽ có những kiểu dáng khác nhau và có thể dễ dàng chuyển đổi qua lại Một điều thay đổi nữa, đó là tất cả thông báo được đẩy xuống đáy màn hình khóa. Việc hiển thị thông báo ở màn hình khóa giờ đây đã hỗ trợ 3 dạng: dạng danh sách, dạng ngăn xếp và ẩn đi. Trí tuệ nhân tạo. Một tính năng mạnh mẽ có mặt trên iOS 16 là tách nền đối tượng trong ảnh. Khi đối tượng đã được tách, người dùng có thể copy và paste chúng, không khác gì việc copy và patse văn bản. Tính năng này chỉ khả dụng ở ứng dụng Ảnh, Safari, các ảnh chụp màn hình. Tính năng Live Text lần đầu xuất hiện trên iOS 15 đã giúp người dùng lấy chữ có trong những bức ảnh. Và trên iOS 16, tính năng này được nâng cấp để hỗ trợ lấy chữ từ video. Tuy nhiên, tính năng Live Text chưa hỗ trợ tiếng Việt. Thiết bị hỗ trợ. Các thiết bị iPhone ra mắt từ 2017 về sau sẽ được cập nhật lên iOS 16. Điều đó có nghĩa là iPhone 6S, iPhone 7 và iPod touch 7 (vốn được hỗ trợ iOS 15) sẽ không thể cập nhật lên phiên bản này. Dưới đây là danh sách đầy đủ thiết bị hỗ trợ cập nhật lên iOS 16: - iPhone 8/8 Plus - iPhone X - iPhone XS/XS Max - iPhone XR - iPhone 11 - iPhone 11 Pro/11 Pro Max - iPhone SE (thế hệ thứ 2) - iPhone 12/12 mini - iPhone 12 Pro/12 Pro Max - iPhone 13/13 mini - iPhone 13 Pro/13 Pro Max - iPhone SE (thế hệ thứ 3) Liên kết ngoài. - Trang web chính thức
Cheers Cheers là chuỗi mặt hàng thực phẩm - cửa hàng tiện lợi đến từ Singapore. Bối cảnh. Cheers du hành vào Việt Nam vào năm 2017. Là đứa con tinh thần - là sự hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, là sự kết hợp liên doanh giữa Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM - Saigon Co.op và NTUC Fair Price – Singapore. Cửa hàng bán những mặt hàng thực phẩm thiết yếu như cơm, sandwich, trái cây, sushi, salad, dầu gội, sữa tắm... Cheers vẫn còn mở rộng tại Việt Nam. Sau 36 cửa hàng Tại TP. Hồ Chí Minh.
William Harper Jr. William Harper Jr. là kỹ sư hàng không và phi công tiên phong cùng với anh em nhà Wright. Tiểu sử. Năm 1912, ông chế tạo chiếc máy bay của riêng mình cất cánh rời khỏi sân bay Roosevelt ở New York. Chiếc máy bay này thuộc dạng máy bay cánh đơn, giống với chiếc Blériot đương thời, với sải cánh dài . Được trang bị động cơ hai xi-lanh hai kỳ công suất , lái cánh quạt đường kính . Gắn kèm một đồng hồ đo tốc độ và đèn báo rẽ cùng vòng tua máy thô sơ. Theo báo chí kể lại rằng chiếc máy bay này có thể bay lướt tới . Ông dự định tiến hành chuyến bay vào tháng 6 từ một cánh đồng ở phía đông Mineola, nằm trên Đồng bằng Hempstead. Ngày 3 tháng 2 năm 1914, Harper làm lễ thành hôn cùng với Florence Tobin vùng Denver, Colorado ở Newport, Rhode Island.
William E. Glenn William Ellis Glenn (ngày 12 tháng 5 năm 1926 – ngày 13 tháng 7 năm 2013) là nhà phát minh người Mỹ và là Giáo sư tại Đại học Florida Atlantic nổi tiếng nhờ những đóng góp của ông dành cho công nghệ hình ảnh. Glenn được trao 136 bằng sáng chế Hoa Kỳ, từng giữ chức giám đốc Trung tâm Không gian Thương mại Công nghệ Hình ảnh của NASA, đồng thời là người đứng đầu Trung tâm Công nghệ Hình ảnh của FAU và là một trong những nhà phát minh khả thi nhất về mặt thương mại ở nước Mỹ. Năm 1978, thiết bị giảm tiếng ồn kỹ thuật số do ông sáng chế đã mang về Giải Emmy trên truyền hình đầu tiên dành cho NYIT. Glenn còn đứng ra chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cũ của NYIT ở Florida kiêm luôn công việc cải tiến phát minh của mình. Bộ giảm nhiễu kỹ thuật số được trao bằng sáng chế về công nghệ 3-D vào năm 1979.
Tiến động trục quay Trong thiên văn học, tiến động trục quay (axial precession) hay tuế sai trục là sự biến thiên rất chậm và liên tục của định hướng trục quay của một thiên thể. Cụ thể, nó có thể đề cập tới sự biến thiên từ từ của định hướng trục quay của Trái Đất với chu kỳ xấp xỉ 26 000 năm. Hiện tượng này tương tự như sự tiến động của một con quay, với trục quay của nó vạch ra một cặp mặt nón đối đỉnh. Thuật ngữ "tiến động" thường chỉ đề cập tới thành phần lớn nhất của chuyển động này; những thay đổi khác trong định hướng trục quay của Trái Đất, chẳng hạn chương động và chuyển động cực là nhỏ hơn rất nhiều về độ lớn. Tiến động trục của Trái Đất trước đây đã từng được gọi là tiến động của điểm phân, bởi vì trên thiên cầu các điểm phân di chuyển về phía tây dọc theo hoàng đạo so với các ngôi sao cố định, ngược chiều với chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trên hoàng đạo. Trong lịch sử ở phương Tây, nhà thiên văn Hipparchus người Hy Lạp thường được coi là người đã khám phá hiện tượng tiến động của điểm phân ở thế kỷ thứ 2 TCN. Với những tiến bộ trong khả năng tính toán lực hấp dẫn giữa các hành tinh trong nửa đầu thế kỷ 19, người ta nhận thấy hoàng đạo cũng có chuyển động nhỏ, được đặt tên là tiến động hành tinh, sớm nhất là từ năm 1863, trong khi thành phần chủ yếu được gọi là tiến động nhật nguyệt. Sự tổng hợp của chúng được gọi là tiến động tổng quát, thay cho tiến động của điểm phân. Tiến động nhật nguyệt được gây ra bởi tương tác hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với phình xích đạo của Trái Đất, khiến cho trục quay của Trái Đất chuyển động so với không gian quán tính. Tiến động hành tinh (cộng thêm) là do góc nhỏ giữa vectơ lực hấp dẫn của các hành tinh khác lên Trái Đất và mặt phẳng quỹ đạo của nó (hoàng đạo), khiến cho mặt phẳng hoàng đạo dịch chuyển rất nhỏ so với không gian quán tính. Tiến động nhật nguyệt lớn hơn khoảng 500 lần so với tiến động hành tinh. Ngoài Mặt Trăng và Mặt Trời, các hành tinh khác cũng có ảnh hưởng nhỏ với định hướng trục quay Trái Đất trong không gian quán tính, nên để tránh hiểu nhầm giữa các thuật ngữ, năm 2006 Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã khuyến nghị thành phần chủ yếu nên được đặt lại là tiến động của xích đạo, và thành phần rất nhỏ được gọi là tiến động của hoàng đạo, nhưng sự tổng hợp của chúng vẫn được gọi là tiến động tổng quát. Nhiều tham chiếu đến các thuật ngữ cũ vẫn tồn tại trong các ấn phẩm trước thay đổi này. Hệ quả. Sự tiến động của trục quay Trái Đất có một số hệ quả quan sát được. Thứ nhất, vị trí của các thiên cực bắc và nam chuyển động biểu kiến theo vòng tròn trên nền sao cố định trong không gian, hoàn thành một vòng trong xấp xỉ 26.000 năm. Do đó, trong khi hiện nay ngôi sao Polaris trong chòm Tiểu Hùng nằm xấp xỉ tại thiên cực bắc, điều này sẽ thay đổi theo thời gian, và các ngôi sao khác sẽ trở thành "sao bắc cực" mới. Sau hiện nay xấp xỉ 3.200 năm, ngôi sao Gamma Cephei trong chòm Tiên Vương sẽ kế tiếp sao Polaris ở vị trí này. Thiên cực nam hiện nay thiếu một ngôi sao đủ sáng để đánh dấu vị trí của nó, nhưng theo thời gian tiến động cũng sẽ khiến cho các sao sáng trở thành sao nam cực. Khi các thiên cực thay đổi, kéo theo một sự thay đổi chậm trong vị trí biểu kiến của toàn bộ bầu trời sao, khi quan sát từ một địa điểm cho trước trên Trái Đất. Thứ hai, vị trí thực sự của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời tại các điểm chí, điểm phân, hay các thời điểm khác được xác định tương quan theo các mùa, đang từ từ thay đổi. Ví dụ, giả sử vị trí quỹ đạo của Trái Đất được cho là tại hạ chí, vào ngày đó chí tuyến Bắc của Trái Đất đang nghiêng trực tiếp về Mặt Trời. Một năm hay trọn một chu kỳ quỹ đạo sau đó, khi Mặt Trời đã trở về vị trí biểu kiến trước đó của nó so với các ngôi sao nền, do hệ quả của tiến động, thời điểm hạ chí không xảy ra vào đúng lúc đó mà sớm hơn một chút. Do đó, một năm chí tuyến, tức là chu kỳ mùa và là khoảng thời gian giữa hai điểm chí hoặc hai điểm phân liên tiếp, ngắn hơn khoảng 20 phút so với chu kỳ theo sao, được xác định bằng vị trí biểu kiến của Mặt Trời tương đối với các ngôi sao nền. Sau khoảng 26 000 năm, chênh lệch giữa hai chu kỳ trên lên tới một năm, do đó vị trí trên quỹ đạo mà ở đó xảy ra các mùa "trở lại nơi ban đầu". Ngoài ra, các hiệu ứng khác cũng làm thay đổi rất chậm hình dạng và định hướng của quỹ đạo của Trái Đất, và chúng kết hợp với tiến động tạo ra nhiều sự biến thiên tuần hoàn với các chu kỳ khác nhau; xem thêm các Chu kỳ Milankovitch. Giá trị của góc độ nghiêng của Trái Đất, ngoài định hướng của nó, cũng biến thiên chậm theo thời gian, nhưng hiệu ứng này không gắn liền trực tiếp tới tiến động. Bởi cũng những lý do trên, vị trí biểu kiến của Mặt Trời tương đối với nền sao tại một thời điểm cố định theo mùa cho trước sẽ từ từ lùi đi, thực hiện một vòng 360° quanh toàn bộ mười hai chòm sao hoàng đạo truyền thống, với tốc độ khoảng 50,3 giây cung mỗi năm, hay 1 độ sau 71,6 năm. Ở thời điểm hiện tại, tốc độ tiến động tương ứng với một chu kỳ 25.772 năm, do đó một năm chí tuyến ngắn hơn một năm theo sao khoảng 1224,5 giây (20 phút 24,5 giây, ~365.24219*86400/25772). Tốc độ tiến động chính nó cũng biến thiên theo thời gian, do đó không thể nói sau chính xác 25.772 năm sau trục quay của Trái Đất sẽ trở lại vị trí hiện tại. Thay đổi sao cực. Một hệ quả của sự tiến động là sự thay đổi sao cực. Hiện tại Polaris là ngôi sao rất phù hợp để đánh dấu vị trí thiên cực bắc, bởi vì Polaris là một ngôi sao khá sáng với cấp sao biểu kiến 2,1 (biến quang), và nó ở vị trí chỉ cách thiên cực khoảng 1 độ, và không có ngôi sao nào với độ sáng tương tự quá gần đó. Ngôi sao bắc cực trước đó có tên là Kochab (Beta Ursae Minoris, β UMi, β Ursae Minoris), ngôi sao sáng nhất trong phần chén muỗng của nhóm sao "Little Dipper" của chòm sao Tiểu Hùng, ở vị trí cách Polaris 16 độ. Nó đã từng giữ vai trò sao bắc cực từ năm 1500 TCN đến 500 SCN. Tuy nhiên, bấy giờ nó không chỉ chính xác thiên cực bắc như sao Polaris hiện nay. Ngày nay, Kochab và ngôi sao kế cận Pherkad được đặt tên là những "Sao canh gác Bắc Cực" (Guardians of the Pole). Mặt khác, sao Thuban trong chòm sao Thiên Long, đã từng là sao Bắc cực vào khoảng năm 3000 TCN, là khó nhận thấy hơn rất nhiều với cấp sao biểu kiến 3,67 (chỉ sáng bằng 1/5 sao Polaris); ngày nay nó hoàn toàn không thể trông thấy được trên bầu trời thành thị ô nhiễm ánh sáng. Khi Polaris trở về vị trí sao Bắc cực sau một vòng tiến động vào năm 27.800, lúc đó nó sẽ trở nên cách xa thiên cực bắc hơn hiện tại bởi một hiện tượng khác, đó là sự chuyển động riêng của nó, trong khi đó vào năm 23.600 TCN nó đã ở gần với thiên cực hơn hiện tại. Thiên cực nam là khó tìm ra hơn trên bầu trời bây giờ, bởi vì khu vực đó của bầu trời là một vùng khá ít nổi bật, và ngôi sao đang giữ vai trò sao Nam cực là Sigma Octantis thuộc chòm sao Nam Cực, với cấp sao 5,5 nó hầu như không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, ngay cả trong những điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi vào những thế kỷ thứ 80 tới 90, khi đó thiên cực nam sẽ đi qua nhóm sao Thập Tự Sai dễ nhận thấy hơn. Tình huống này cũng có thể thấy trên một bản đồ sao. Định hướng của thiên cực nam đang di chuyển tới chòm sao Nam Thập Tự. Trong khoảng 2000 trở lại đây, chòm Nam Thập Tự chỉ về phía thiên cực nam. Do đó, chòm sao này là khó quan sát được từ các vĩ độ bắc cận nhiệt đới, không giống như thời Hy Lạp cổ đại. Những nơi xa nhất về phía bắc hiện nay mà chòm Nam Thập Tự có thể trông thấy được là tại khoảng vĩ độ của Miami (khoảng 25°B), nhưng chỉ vào lúc mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Sự dịch chuyển của cực và điểm phân. Các hình ảnh bên phải giải thích liên hệ giữa tiến động trục quay của Trái Đất và sự dịch chuyển của các điểm phân. Trong các hình, vị trí của trục Trái Đất được biểu diễn trong thiên cầu, một mặt cầu giả thuyết nơi các ngôi sao được đặt lên dựa theo vị trí của chúng quan sát được từ Trái Đất, bỏ qua khoảng cách thực tế tới chúng. Hình đầu tiên thể hiện thiên cầu nhìn từ phía ngoài, với các chòm sao được lật ngược kiểu trong gương. Hình thứ hai cho thấy hình chiếu tại một vị trí gần Trái Đất khi quan sát qua một thấu kính góc rất rộng (từ đó gây ra các biến dạng biểu kiến). Trục tự quay của Trái Đất sau một chu kỳ khoảng 25.700 năm, vạch ra một trên nền sao ở phía gần trên cùng của hình thứ nhất, với tâm đặt tại hoàng cực bắc () và với bán kính góc 23,4°, góc này chính là "độ nghiêng trục quay". Chiều quay của tiến động là ngược với chiều tự quay hằng ngày của Trái Đất quanh trục của nó. Trục màu nâu từng là trục quay của Trái Đất cách đây 5.000 năm trước, khi đó nó chỉ tới ngôi sao Thuban. Trục màu vàng cam, chỉ tới Polaris, chính là trục quay hiện tại. Các điểm phân xảy ra tại những nơi mà đường xích đạo thiên cầu giao cắt với hoàng đạo (đường màu đỏ), tức là, nơi trục quay của Trái Đất vuông góc với đường thẳng nối giữa tâm của Mặt Trời và của Trái Đất. Thuật ngữ "điểm phân" ở đây được định nghĩa là một điểm nằm trên thiên cầu, thay vì là thời điểm mà Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vùng Xích đạo, dù hai định nghĩa này có liên quan. Khi trục quay "tiến động" sang một định hướng khác, mặt phẳng xích đạo của Trái Đất (được thể hiện bởi mặt lưới quanh đường xích đạo) dịch chuyển tương ứng. Xích đạo thiên cầu thực ra chỉ là xích đạo của Trái Đất được chiếu lên thiên cầu, do đó nó cũng di chuyển với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất, và kéo theo sự di chuyển của các giao điểm với hoàng đạo. Vị trí địa lý của các cực và xích đạo "trên Trái Đất" không thay đổi, cái thay đổi chỉ là định hướng của Trái Đất trên nền sao. Khi quan sát mặt lưới xích đạo 5.000 năm trước đây, điểm xuân phân nằm gần ngôi sao Aldebaran thuộc chòm Kim Ngưu. Với mặt phẳng xích đạo hiện tại được thể hiện bởi mặt lưới màu vàng, điểm phân đã dịch chuyển (theo chiều biểu diễn bởi ) tới một nơi nằm trong chòm sao Song Ngư. Những hình ảnh tĩnh trên đây chỉ là xấp xỉ bậc nhất, bởi chúng không xét đến tốc độ biến thiên của tiến động, sự biến đổi của góc độ nghiêng trục quay so với hoàng đạo, sự tiến động hành tinh (tức là một sự quay rất chậm của chính mặt phẳng hoàng đạo, hiện tại quay quanh một trục nằm trên mặt phẳng với kinh độ 174,8764°), và chuyển động riêng của các ngôi sao. Các kỷ nguyên tiến động của mỗi chòm sao, cũng thường được biết đến là các “"Tháng Trọng đại"”, được cho xấp xỉ trong bảng dưới đây: Nguyên nhân cơ bản. Tiến động trục quay được gây ra bởi tác dụng của lực thủy triều của các thiên thể, chủ yếu là Mặt Trời và Mặt Trăng, lên Trái Đất quay. Do hình dạng cầu không đều và phình tại xích đạo, tức là bán kính Trái Đất tại xích đạo lớn hơn tại các cực của nó (khoảng 43 km) các lực thủy triều tạo ra mô men lực có chiều hướng làm quay trục tự quay của Trái Đất quanh pháp tuyến của hoàng đạo. Hiện tượng tiến động được giải thích lần đầu bởi Sir Isaac Newton. Tuế sai trục tương tự tiến động của một con quay. Trong cả hai trường hợp, lực tác dụng là lực hấp dẫn hay trọng lực. Đối với một con quay đặt thẳng đứng, lực này có phương gần song song với trục quay ban đầu và lệch đi khi con quay chậm dần; trong khi với một con quay hồi chuyển đặt trên giá đỡ, trục của nó có thể nghiêng tới 90 độ. Tuy nhiên, đối với Trái Đất, lực tác dụng của Mặt Trời và Mặt Trăng gần vuông góc với trục quay. Do độ nghiêng trục quay của Trái Đất, trong hầu hết một năm, nửa chỗ phình xích đạo gần nhất với Mặt Trời sẽ bị lệch đi về phía bắc hoặc nam, nửa phình phía xa sẽ lệch đi về phía ngược lại. Bởi lực hấp dẫn giảm theo bình phương khoảng cách, tác dụng của nó đối với nửa phình phía gần sẽ mạnh hơn, tạo ra một mô men lực nhỏ lên Trái Đất vì lực kéo của Mặt Trời đối với một bên của Trái Đất mạnh hơn bên kia. Mô men lực này gần vuông góc với trục quay của Trái Đất, khiến cho trục quay tiến động. Nếu Trái Đất là một hình cầu hoàn hảo thì sẽ không có tiến động. Mô men lực trung bình vuông góc với hướng mà trục quay nghiêng so với hoàng cực, nên nó không làm thay đổi giá trị của độ nghiêng trục quay. Độ lớn của mô men lực của Mặt Trời hay Mặt Trăng biến thiên theo góc giữa phương của trục quay Trái Đất và phương của lực hấp dẫn. Nó tiến tới 0 khi chúng là vuông góc, chẳng hạn điều này xảy ra tại các điểm phân trong trường hợp tuơng tác của Mặt Trời. Khi đó có thể thấy rằng các điểm phía gần và xa của Trái Đất thẳng hàng với phương của hấp dẫn, nên không có mô men lực do chênh lệch hấp dẫn. Mặc dù lời giải thích nêu trên chỉ xét đến tác động từ Mặt Trời, cơ chế tương tự cũng có thể được gây bởi một thiên thể bất kỳ chuyển động quanh Trái Đất dọc theo hay gần hoàng đạo, đáng kể nhất là Mặt Trăng. Tác động tổng hợp của Mặt Trời và Mặt Trăng được gọi là tiến động nhật nguyệt, với chu kỳ một vòng là 25.700 năm. Ngoài ra, Mặt Trời và Mặt Trăng cũng gây ra những dao động nhỏ có chu kỳ theo vị trí thay đổi của chúng. Các dao động trong tốc độ tiến động và độ nghiêng trục quay này được gọi là chương động, với thành phần chủ yếu nhất đến từ Mặt Trăng, có chu kỳ 18,6 năm và biên độ 9,2 giây cung. Ngoài tiến động nhật nguyệt, tác động từ các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, chủ yếu là Sao Mộc và Sao Thổ, khiến cho cả mặt phẳng hoàng đạo quay rất chậm quanh một trục có kinh độ khoảng 174° đối với hoàng đạo hiện tại, chuyển động này được gọi là tiến động hành tinh. Độ nghiêng của mặt phẳng hoàng đạo thay đổi so với hoàng đạo hiện tại khoảng 0,47 giây cung mỗi năm (nhỏ hơn tiến động nhật nguyệt hơn một trăm lần). Tổng hợp của hai dạng tiến động nói trên được gọi là tiến động tổng quát. Các nhân tố đóng góp vào hệ số tiến động của xích đạo (trục quay) Trái Đất bao gồm: - lực thủy triều của Mặt Trăng và Mặt Trời gây tổng cộng 50,40" (giây cung) mỗi năm, trong đó 30" đến từ tác động của Mặt Trăng - tiến động do các hành tinh khác khoảng [−]0,12" mỗi năm - hiệu ứng trắc địa gây tiến động 0,02", theo thuyết tương đối rộng. Tất cả những giá trị trên đều "không phải" hằng số. Do những biến thiên của chúng chỉ có thể được tính toán tới một mức độ có hạn, vòng tiến động chỉ có thể được ước tính gần đúng trong khoảng một thế kỷ. Tính toán chính xác hơn các giá trị nêu trên được chỉ coi là suy đoán trong trường hợp này. Lịch sử phát hiện. Hipparchus (190–120 TCN) xứ Rhodes hay Nicaea, một nhà thiên văn Hy Lạp cổ đại thường được cho là người đầu tiên phát hiện ra tuế sai trục. Theo bộ "Almagest" của Ptolemy, Hipparchus đã đo hoàng kinh của Spica và của các ngôi sao sáng khác. Ông đã so sánh các kết quả đo đạc của mình với số liệu của những người đi trước, Timocharis (320–260 TCN) và Aristillus (~280 TCN), và đã kết luận rằng Spica đã di chuyển 2° so với điểm thu phân. Ông cũng đã so sánh độ dài thời gian của một năm chí tuyến (thời gian để Mặt Trời trở về một điểm phân so với trước đó) và năm thiên văn (thời gian để Mặt Trời trở về một ngôi sao cố định), và phát hiện ra một khác biệt nhỏ. Hipparchus kết luận rằng các điểm phân đang di chuyển ("tiến động") trên đường hoàng đạo, và tốc độ của tiến động không nhỏ hơn 1° trong một thế kỷ, nói cách khác là hoàn thành một chu kỳ trong không hơn 36 000 năm. Hầu hết tất cả các ghi chép của Hipparchus đã bị thất lạc, kể cả công trình của ông về tiến động. Chúng chỉ được đề cập bởi Ptolemy ở thế kỷ thứ 2 SCN, người đã giải thích tiến động là sự quay của thiên cầu xung quanh một Trái Đất đứng yên. Hipparchus, tương tự như Ptolemy, có lẽ cũng có cách suy nghĩ địa tâm coi tiến động là một chuyển động của bầu trời, chứ không phải của Trái Đất. Dấu ấn toán học của Hipparchus có thể được tìm thấy trong Cỗ máy Antikythera, một máy tính toán thiên văn cổ đại vào thế kỷ thứ 2 TCN. Ptolemy đã kế tục công trình của Hipparchus về tiến động. Ông đã đo kinh độ của Regulus, Spica, và các sao sáng khác dựa trên phương pháp Mặt Trăng của Hipparchus nhưng không cần phải có nguyệt thực. Ông đã phát hiện rằng giữa thời của Hipparchus và thời của ông (cách nhau 265 năm), các ngôi sao đã dịch chuyển 2°40', hay 1° trong 100 năm (36" mỗi năm; tốc độ được chấp nhận ngày nay là khoảng 50" mỗi năm hay 1° trong 72 năm); và xác nhận rằng tiến động ảnh hưởng đến tất cả các ngôi sao nền, không phải chỉ các sao gần hoàng đạo, và vòng tiến động của ông cũng có chu kỳ 36 000 năm như Hipparchus đã tìm ra. Trước thời của Hipparchus, Plato () đề ra thuật ngữ "năm hoàn hảo" hay "Năm Trọng đại" để mô tả sự trở về của các thiên thể (hành tinh) và sự chuyển động hàng ngày của các ngôi sao nền tới vị trí ban đầu, ngày nay từ này vẫn hay được dùng để chỉ chu kỳ tiến động của Trái Đất; tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy rằng ông biết đến tiến động. Phần lớn các tác giả thời cổ đại không đề cập tới tiến động và có lẽ không hề biết về nó. Chẳng hạn, Proclus bác bỏ tuế sai, trong khi Theon xứ Alexandria ở thế kỷ thứ 4 thừa nhận cách giải thích của Ptolemy, nhưng nêu giả thuyết thay thế cho rằng các điểm phân chỉ dao động qua lại trong giới hạn một cung 8°. Nhiều khẳng định khác nhau đã được đưa ra rằng các nền văn hóa khác đã phát hiện ra tuế sai trước đó, độc lập với Hipparchus. Theo học giả Al-Battani, các nhà thiên văn Chaldea (Babylon) đã phân biệt được năm chí tuyến với năm thiên văn do đó tới khoảng năm 330 TCN, họ đã có thể có hiểu biết để mô tả được tiến động dù chỉ là không chính xác, nhưng chưa có bằng chứng cho khẳng định này. Nhà khảo cổ học Susan Milbrath đã suy đoán rằng bộ lịch đếm dài Trung Mỹ gồm "30.000 năm dựa theo cụm sao Pleiades...có thể là một nỗ lực tính toán tiến động của điểm phân." Một số học giả chuyên nghiệp về nền văn minh Maya cũng có quan điểm tương tự. Những khẳng định tuơng tự cũng đã được đưa ra rằng tiến động đã được biết từ thời triều đại của Ai Cập cổ đại, sớm hơn nhiều trước thời của Hipparchus (thời Ptolemaic). Tuy nhiên, những khẳng định này vẫn còn gây tranh cãi. Một số công trình trong quần thể đền thờ Karnak, chẳng hạn, được cho là đã được dựng hướng tới điểm trên đường chân trời nơi một số sao nhất định mọc hay lặn vào những thời điểm quan trọng trong năm. Tuy nhiên, người Ai Cập có lịch chính xác và nếu họ ghi chép ngày tháng xây dựng đền thờ thì có thể sơ định ra tốc độ tiến động một cách đơn giản. Dendera Zodiac, một bản đồ sao trong đền Hathor ở Dendera từ thời sau này (Ptolemaic), được cho là ghi chép sự tiến động của điểm phân (Tompkins 1971). Dù trong trường hợp nào, nếu người Ai Cập cổ biết về tiến động, hiểu biết của họ không được ghi chép trong bất kỳ văn bản về thiên văn còn sót lại. Michael Rice viết trong cuốn "Egypt's Legacy", "Người cổ đại có biết hay không về cơ chế của Tiến động trước khi nó được định nghĩa bởi Hipparchos xứ Bithynia ở thế kỷ thứ 2 TCN thì chưa rõ, nhưng là những người tận tụy quan sát bầu trời đêm, họ không thể không nhận thức được các hệ quả của nó." (tr. 128) Trước những năm 1200 SCN, Ấn Độ có hai giả thuyết về sự "dao động" của các điểm phân, và một vài mô hình khác liên quan tới tiến động. Giả thuyết có ưu thế nhất được mô tả trong khái luận về thiên văn của Ấn Độ, bộ "Surya Siddhanta" (3:9–12), được soạn từ nhưng được hiệu đính trong vài thế kỷ tiếp theo. Nó sử dụng một kỷ nguyên theo sao, hay ayanamsa để giải thích tiến động, mà vẫn được sử dụng bởi tất cả lịch Ấn Độ ngày nay. Do kỷ nguyên này, sau 30 năm một năm theo lịch Ấn Độ sẽ bắt đầu khoảng 23–28 ngày sau ngày xuân phân hiện đại. Điểm xuân phân của "Surya Siddhanta" dao động 27° quanh kỷ nguyên theo sao, do đó điểm xuân phân đã di chuyển 54° theo một chiều và sau đó quay lại 54° theo chiều kia. Chu kỳ dao động này hoàn thành trong 7200 năm và với tốc độ 54″/năm. Một thuyết khác về "dao động" điểm phân ở Ấn Độ được mô tả bởi Varāhamihira (), trong đó điểm phân di chuyển qua lại trong một cung 46°40′, nửa cung này tức là 23°20′, là đồng nhất với vị trí cực đại xích vĩ của Mặt Trời về hai phía bắc nam của xích đạo tại các điểm chí. Nhưng do không có chu kỳ thời gian nào được mô tả, tốc độ hàng năm là không thể xác định được. Một số tác giả khác đã mô tả tuế sai là gần 200.000vòng trong thời gian một Kalpa bằng 4.320.000.000năm, do đó tốc độ hàng năm là khoảng 60″. Visnucandra () đề cập 189.411vòng tiến động trong một Kalpa tức là 56,8″/năm, trong khi Bhaskara I () mô tả [1]94.110vòng trong một Kalpa hay 58,2″/năm, còn theo Bhāskara II () nó là 199.699vòng trong một Kalpa hay 59,9″/năm. Ngu Hỉ (thế kỷ thứ 4 SCN) là nhà thiên văn Trung Hoa đầu tiên đề cập đến tuế sai. Ông đã mô tả tốc độ tiến động là 1° trong 50 năm (Pannekoek 1961, tr. 92). Trong thiên văn trung đại Hồi giáo, tuế sai được biết dựa trên Almagest của Ptolemy, và bằng quan sát đã có những điều chỉnh về giá trị. Al-Battani, trong bộ Zij Al-Sabi' của ông, sau khi đề cập đến Hipparchus tính toán tiến động và giá trị của Ptolemy 1 độ sau 100 năm mặt trời, nói rằng ông đã tự đo tiến động và tìm ra rằng nó là 1 độ sau 66 năm mặt trời. Sau đó, Al-Sufi đề cập tới giá trị tương tự trong cuốn "Sách về các Sao cố định". Ông cũng đề cập đến một tính toán khác bởi Zij Al Mumtahan, được thực hiện vào triều của Al-Ma'mun. Ông cũng trích dẫn Zij Al-Sabi' của Al-Battani và điều chỉnh tọa độ của các sao tới 11 độ và 10 phút cung để bù vào chênh lệch giữa thời của Al-Battani và thời của Ptolemy. Sau này, lịch thiên văn "Zij-i Ilkhani" biên soạn tại đài quan sát Maragheh đưa giá trị tiến động của các điểm phân tại 51 giây cung mỗi năm, rất gần với giá trị đo hiện đại 50,2 giây cung. Vào thời Trung Cổ, các nhà thiên văn Hồi giáo và Cơ Đốc giáo La-tinh coi sự "dao động" ("trepidation", đề xuất bởi Theon xứ Alexandria) là một chuyển động của các ngôi sao nền được "tổng hợp" vào tuế sai. Thuyết này thường được cho là bởi nhà thiên văn Ả Rập Thabit ibn Qurra, nhưng điều này bị nghi ngờ bởi các học giả thời hiện đại. Nicolaus Copernicus ở thời Phục Hưng xuất bản một mô hình khác về dao động thiên văn trong "De revolutionibus orbium coelestium" (1543). Công trình này là mô tả dứt khoát đầu tiên coi tuế sai là hệ quả của chuyển động của trục quay Trái Đất. Copernicus đặc tả tiến động là chuyển động thứ ba của Trái Đất. Hơn một thế kỷ sau, tiến động được giải thích trong tác phẩm "Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên" (1687) của Sir Isaac Newton, trong đó nó là hệ quả của tương tác hấp dẫn (Evans 1998, tr. 246). Tuy nhiên, các phương trình tiến động ban đầu của Newton không chính xác với thực tế, và đã được hiệu chỉnh đáng kể bởi Jean le Rond d'Alembert và các nhà khoa học sau này. Các thiên thể khác. Mặt Trăng. Mặt Trăng tự quay quanh trục của nó theo chu kỳ bằng một tháng quanh Trái Đất, với độ nghiêng trục 1,5° so với hoàng đạo. Trục quay của Mặt Trăng cũng tiến động ngược với chiều tự quay với chu kỳ 18,6 năm (khoảng 19,4°/năm). Theo định luật Cassini thứ ba, chu kỳ này cũng bằng chu kỳ tiến động của các điểm nút quỹ đạo. Hỏa Tinh. Sao Hỏa có độ nghiêng trục quay 25,19° và trục của nó cũng tiến động tương tự Trái Đất. Hiện tại, hai ngôi sao sáng Thiên Tân và Sadr của chòm Thiên Nga đang chỉ về hướng thiên cực bắc của Hỏa Tinh, nó nằm ở gần giữa hai ngôi sao Thiên Tân và Alpha Cephei. Trên Sao Hỏa, Mặt Trời cũng đi qua hoàng đạo của hành tinh này, nhưng nghiêng so với hoàng đạo của Trái Đất góc 1,85°. Sự tiến động của trục quay cũng sẽ khiến cho vị trí của các điểm phân và điểm chí trên Sao Hỏa chuyển động quay qua các chòm sao trên hoàng đạo. Các thiên cực bắc và nam cũng xoay quanh cực quỹ đạo theo vòng tròn có bán kính góc 25,19° nhưng với chu kỳ ước tính 175.000 năm Trái Đất. Xem thêm. - Chương động - Độ nghiêng trục quay - Góc Euler - Kỷ nguyên (thiên văn học) - Năm thiên văn - Chu kỳ Milankovitch Tham khảo. Tham khảo sách. - Dreyer, J. L. E. "A History of Astronomy from Thales to Kepler". 2nd ed. New York: Dover, 1953. - Evans, James. "The History and Practice of Ancient Astronomy". New York: Oxford University Press, 1998. - "Explanatory supplement to the Astronomical ephemeris and the American ephemeris and nautical almanac" - Precession and the Obliquity of the Ecliptic has a comparison of values predicted by different theories - Pannekoek, A. "A History of Astronomy". New York: Dover, 1961. - Parker, Richard A. "Egyptian Astronomy, Astrology, and Calendrical Reckoning." "Dictionary of Scientific Biography" 15:706–727. - Rice, Michael (1997), "Egypt's Legacy: The archetypes of Western civilization, 3000–30 BC", London and New York. - Tompkins, Peter. "Secrets of the Great Pyramid". With an appendix by Livio Catullo Stecchini. New York: Harper Colophon Books, 1971. - Toomer, G. J. "Hipparchus." "Dictionary of Scientific Biography". Vol. 15:207–224. New York: Charles Scribner's Sons, 1978. - Toomer, G. J. "Ptolemy's Almagest". London: Duckworth, 1984. - Ulansey, David. "The Origins of the Mithraic Mysteries: Cosmology and Salvation in the Ancient World". New York: Oxford University Press, 1989. Liên kết ngoài. - D'Alembert and Euler's Debate on the Solution of the Precession of the Equinoxes - Forced precession and nutation of Earth
Tiến động cận điểm Trong cơ học thiên thể, tiến động cận điểm là sự tiến động (sự quay rất chậm) của đường thẳng nối hai củng điểm (đường cận viễn hay củng tuyến) của quỹ đạo của một thiên thể. Các củng điểm (apsis) là hai điểm trên quỹ đạo gần nhất (cận điểm) và xa nhất (viễn điểm) so với thiên thể trung tâm. Tiến động cận điểm là đạo hàm bậc nhất theo thời gian của acgumen của cận điểm, một trong sáu tham số quỹ đạo chính của một quỹ đạo. Tiến động cận điểm được coi là theo chiều dương nếu trục cận viễn của thiên thể quay cùng chiều với chuyển động quỹ đạo. Chu kỳ củng điểm là khoảng thời gian cần thiết để một quỹ đạo tiến động 360°. Lịch sử. Nhà thiên văn Hy Lạp cổ đại Hipparchus đã chú ý tới tiến động cận điểm của quỹ đạo Mặt Trăng; và nó đã được tinh chỉnh trong cỗ máy Antikythera (có niên đại khoảng 80 TCN) với giá trị rất chính xác là 8,88 năm mỗi chu kỳ, chính xác tới trong khoảng 0,34% so với các phép đo hiện đại. Sự tiến động cận điểm của quỹ đạo quanh Mặt Trời của Trái Đất được phát hiện vào thế kỷ thứ 11 bởi al-Zarqālī. Tiến động cận điểm của Mặt Trăng không được giải thích trong Almagest của Claudius Ptolemy, và nhóm các tiến động này, kết quả của rất nhiều ảnh hưởng khác nhau, vẫn còn khó giải thích được cho đến thế kỷ thứ 20 khi trường hợp cuối cùng, tiến động của quỹ đạo Sao Thủy được mô hình hóa chính xác. Tính toán. Nhiều nhân tố khác nhau có thể dẫn tới tiến động của cận điểm, chẳng hạn hấp dẫn tuơng đối rộng, các mômen tứ cực sao, biến dạng thủy triều tương hỗ của sao-hành tinh, và ảnh hưởng nhiễu loạn từ các hành tinh khác. Đối với Sao Thủy, tốc độ tiến động điểm cận nhật do các hiệu ứng tương đối rộng là 43″ (giây cung) mỗi thế kỷ. Trong khi đó tiến động do nhiễu loạn hấp dẫn từ các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời là 532″ mỗi thế kỷ, còn độ cầu dẹt của Mặt Trời (mômen tứ cực) gây ra đóng góp rất nhỏ 0,025″ mỗi thế kỷ. Theo cơ học cổ điển, nếu các ngôi sao và hành tinh đều được coi là các khối hoàn toàn hình cầu thì chúng sẽ tuân theo quy luật khoảng cách bình phương nghịch đảo đơn giản, liên hệ lực theo khoảng cách và do đó sẽ thực hiện quỹ đạo elip kín theo định lý Bertrand. Các hiệu ứng do khối lượng không phải là hình cầu được gây ra bởi tác động của thế bên ngoài: thế ly tâm của các thiên thể quay gây ra sự dẹt giữa các cực và lực hấp dẫn của một khối lượng gần đó sẽ nâng phình thủy triều. Biến dạng phình do sự quay và các phình thủy triều tổng cộng tạo ra các trường tứ cực hấp dẫn (), dẫn đến tiến động của quỹ đạo. Đối với tiến động cận điểm của các thiên thể Sao Mộc rất nóng và cô lập, thành phần phình thủy triều của hành tinh chiếm phần lớn nhất và hơn một bậc độ lớn so với ảnh hưởng của hiệu ứng tương đối rộng và mômen tứ cực sao. Kết quả xấp xỉ của độ phình thủy triều rất hữu ích để tìm hiểu cấu trúc bên trong của các hành tinh như vậy. Với các hành tinh có chu kỳ quỹ đạo ngắn nhất, cấu trúc trong của hành tinh gây ra tiến động khoảng vài độ mỗi năm, chẳng hạn lên tới 19,9° mỗi năm đối với WASP-12b. Thuyết tương đối rộng. Sự tiến động cận điểm của hành tinh Sao Thủy đã được chú ý bởi nhà thiên văn Urbain Le Verrier người Pháp vào khoảng giữa thế kỷ 19 và có thể được giải thích bởi thuyết tương đối rộng của Einstein. Einstein đã chứng tỏ rằng đối với một hành tinh, với bán trục lớn của quỹ đạo elip là , độ lệch tâm quỹ đạo , và chu kỳ quỹ đạo , tiến động cận điểm do các hiệu ứng tương đối trong một chu kỳ quay bằng đơn vị radians là trong đó là tốc độ ánh sáng trong chân không. Trong trường hợp của Sao Thủy, bán trục lớn là khoảng , độ lệch tâm của quỹ đạo này là 0,206 và chu kỳ quay quanh Mặt Trời là 87,97 ngày hay . Từ những giá trị trên và tốc độ ánh sáng (bằng ~), có thể tính được tiến động cận điểm trong một chu kỳ quỹ đạo là = radian ( độ hay 0,104″). Trong thời gian 100 năm, Sao Thủy hoàn thành xấp xỉ 415 vòng quay quanh Mặt Trời, và do đó trong thời gian ấy, tiến động của điểm cận nhật do hiệu ứng tương đối là xấp xỉ 43″, khớp gần đúng với những giá trị quan trắc được mà trước đó chưa được giải thích. Ảnh hưởng khí hậu dài hạn. Do tiến động cận điểm của Trái Đất, acgumen của điểm cận nhật tăng nhưng rất chậm; phải mất năm để quỹ đạo elip hoàn thành một vòng quay tiến động so với các sao cố định. Trục cực của Trái Đất, kéo theo đó là các điểm chí và điểm phân, cũng tiến động với chu kỳ khoảng năm so với các sao cố định. Hai dạng 'tiến động' này kết hợp sao cho sau khoảng từ tới năm (trung bình năm) quỹ đạo elip sẽ quay một vòng tương đối với điểm xuân phân, tức là để điểm cận nhật quay trở lại ngày tháng trước đó (nếu cho một lịch ghi chép các mùa một cách hoàn hảo). Tác động tương hỗ này của các chu kỳ cận điểm và chu kỳ chí tuyến có ảnh hưởng quan trọng tới các biến đổi khí hậu dài hạn trên Trái Đất, được gọi là các chu kỳ Milankovitch. Một chu kỳ tương tự cũng đã được biết đến trên Sao Hỏa. Tiến động cận điểm có ảnh hưởng đến độ dài và thời gian của các mùa, và tác động này càng rõ rệt nếu độ lệch tâm quỹ đạo càng lớn, tức là các khoảng cách cận nhật và viễn nhật càng chênh lệch. Do định hướng quỹ đạo Trái Đất thay đổi, thời điểm bắt đầu của các mùa sẽ sớm hơn mỗi năm tuy rất chậm. Bởi chuyển động không đều trên quỹ đạo của Trái Đất, một mùa sẽ dài hơn nếu nó xảy ra tại phía xa của quỹ đạo, và ngược lại. Ngoài ra, nếu điểm cận nhật xảy ra trong mùa hạ đối với một bán cầu của Trái Đất, độ nghiêng trục và độ lệch tâm quỹ đạo có tác động tổng hợp tới sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời vào mùa hạ của bán cầu đó. Xem thêm. - Tiến động trục quay - Tiến động điểm nút - Hypotrochoid - Chu kỳ Milankovitch - Rosetta (quỹ đạo) - Spirograph
Tiến động điểm nút Tiến động điểm nút là sự tiến động của mặt phẳng quỹ đạo của một vệ tinh quanh trục tự quay của một thiên thể, chẳng hạn Trái Đất. Sự tiến động này là do hình dạng không hoàn toàn cầu của thiên thể tự quay, gây ra trường hấp dẫn không đều. Đối với các vệ tinh nhân tạo trên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, nó không có ảnh hưởng đo được lên chuyển động của Trái Đất. Tiến động điểm nút của các vệ tinh tự nhiên khối lượng rất lớn hơn như Mặt Trăng là phức tạp hơn. Quanh một thiên thể hình cầu, một mặt phẳng quỹ đạo sẽ cố định trong không gian quanh thiên thể trung tâm hấp dẫn. Tuy nhiên, phần lớn thiên thể cũng tự quay, gây ra sự phình xích đạo do lực ly tâm. Sự phình này gây ra ảnh hưởng hấp dẫn khiến cho các quỹ đạo tiến động quanh trục quay của thiên thể trung tâm. Đối với quỹ đạo thuận điển hình quanh Trái Đất (tức là chiều quỹ đạo cùng chiều tự quay của thiên thể trung tâm), kinh độ của điểm nút lên giảm xuống, tức là điểm nút tiến động về phía tây. Nếu quỹ đạo là nghịch (tức là ngược chiều với chiều tự quay của thiên thể trung tâm) thì sẽ tăng kinh độ của điểm nút lên, tức là điểm nút tiến động về phía đông. Tiến động điểm nút cho phép các quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời giữ nguyên một góc gần không đổi so với Mặt Trời. Mô tả. Một thiên thể không quay cỡ hành tinh hoặc lớn hơn sẽ bị kéo bởi lực hấp dẫn và trở nên dạng hình cầu. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các thiên thể đều quay. Lực ly tâm gây ra biến dạng thiên thể sao cho nó có phình xích đạo. Do sự phình của thiên thể trung tâm, lực hấp dẫn tác dụng lên một vệ tinh không hướng tới tâm của thiên thể trung tâm, mà bị lệch về phía xích đạo của nó. Vệ tinh nằm trên bán cầu nào của thiên thể trung tâm, nó luôn được ưu tiên kéo nhẹ về phía xích đạo của thiên thể. Điều này tạo ra một mômen lực lên vệ tinh. Mômen này không khiến cho độ nghiêng quỹ đạo bị giảm; thay vào đó nó gây ra một sự tiến động hồi chuyển bởi mômen lực, điều này khiến cho các điểm nút quỹ đạo dịch chuyển theo thời gian. Xem thêm. - Tiến động trục quay, hay "tiến động của điểm phân" đối với Trái Đất - Tiến động cận điểm, một loại tiến động khác của quỹ đạo (sự thay đổi trong acgumen của cận điểm) - Sự đình biến của Mặt Trăng, trong đó xích vĩ của Mặt Trăng tại các kỳ "nguyệt chí" phụ thuộc vào tiến động của các điểm nút quỹ đạo của nó - Chu kỳ giao điểm - Giao điểm Mặt Trăng Liên kết ngoài. - Nodal regression description from USENET - Discussion of nodal regression from Analytical Graphics
USS Earle B. Hall (APD-107) USS "Earle B. Hall" (APD-107) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-597, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan kỹ thuật Earle B. Hall (1919-1941), nhân viên phi hành từng phục vụ cùng không lực của Hạm đội Á Châu, đã tử trận trong một phi vụ tuần tra tại đảo Jolo, Philippines vào ngày 27 tháng 12, 1941 và được truy tặng Huân chương Không lực. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ trong hai giai đoạn:từ năm 1950 đến năm 1957, và từ năm 1960 đến năm 1965. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1966. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Earle B. Hall" được đặt lườn như là chiếc DE-597 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 9 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 1 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà William Thomas Hall, mạ của hạ sĩ quan Hall. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-107, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 5, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Edward J. Haddon. Liên kết ngoài. - NavSource Online: DE-597 / APD-107 Earle B. Hall - USS Earle B. Hall APD-107
USS Harry L. Corl (APD-108) USS "Harry L. Corl" (APD-108) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-598, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Harry L. Corl (1914-1942), phi công từng phục vụ cùng không lực hải quân, được tặng thưởng Huân chương Chữ thập Hải quân do hoạt động xuất sắc trong Trận Midway, và đã mất tích trong một phi vụ tại Nam Thái Bình Dương vào ngày 24 tháng 8, 1942. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Hàn Quốc năm 1966 và tiếp tục phục vụ như là chiếc ROKS "Ah San" (PG-82) cho đến năm 1984. Con tàu bị bán để tháo dỡ sau đó. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Harry L. Corl" được đặt lườn như là chiếc DE-598 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 19 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 1 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà Marie Mohr, chị của Thiếu úy Corl. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-108, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 6, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Walter D. Jenckes. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS Harry L. Corl (APD-108)
USS Belet (APD-109) USS "Belet" (APD-109) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-599, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thượng sĩ Thủy quân Lục chiến Robert Alfred Belet (1914-1942), người từng phục vụ cùng Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, được tặng thưởng Huân chương Ngôi sao Bạc và đã tử trận vào ngày 12 tháng 9, 1942. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Mexico năm 1963 và tiếp tục phục vụ như là chiếc ARM "California" (H03/B-3) cho đến khi bị đắm vào năm 1972. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Belet" được đặt lườn như là chiếc DE-599 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 26 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 3 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà Eleanor J. Belet, vợ góa của Thượng sĩ Belet. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-109, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 6, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Albert P. Merrill. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS Belet (APD-109) ex (DE-599)
USS Julius A. Raven (APD-110) USS "Julius A. Raven" (APD-110) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-600, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân Julius Arthur Raven (1918-1942), phi công từng phục vụ cùng một liên đội tuần tra tại khu vực quần đảo Aleut, đã mất tích trong một phi vụ trinh sát đến đảo Kiska vào ngày 9 tháng 8, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Bay Dũng cảm. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Hàn Quốc năm 1966 và tiếp tục phục vụ như là chiếc ROKS "Ung Po" (PG-83) cho đến năm 1984. Con tàu bị tháo dỡ sau đó. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Julius A. Raven" được đặt lườn như là chiếc DE-600 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 26 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 3 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà Irene E. Raven, vợ góa của Trung úy Raven. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-110, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 6, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân William J. Barney, Jr. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS Julius A Raven (APD-110) ex (DE-600)
Ủy ban Olympic Malta Ủy ban Olympic Malta () là Ủy ban Olympic quốc gia của Malta. Đây là cơ quan quản lý các hoạt động của Malta tại Thế vận hội , Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung, Đại hội Thể thao châu Âu, Đại hội Thể thao các quốc gia nhỏ châu Âu, Lễ hội Olmpic trẻ châu Âu, và Đại hội thể thao Địa Trung Hải. Lịch sử. Ủy ban Olympic Malta được thành lập vào ngày 5 tháng 6 năm 1928 tại Valletta và được công nhận bởi Ủy ban Olympic Quốc tế vào năm 1936. Danh sách các chủ tịch. Dưới đây là danh sách các chủ tịch của Uỷ ban Olympic Malta kể từ khi thành lập.
Libéma Open 2022 Libéma Open 2022 là một giải quần vợt chuyên nghiệp thi đấu trên mặt sân cỏ ngoài trời tại ở Rosmalen, 's-Hertogenbosch, Hà Lan từ ngày 6 đến ngày 12 tháng 6 năm 2022. Đây là lần thứ 31 giải Rosmalen Grass Court Championships được tổ chức và là một phần của ATP 250 trong ATP Tour 2022 và WTA 250 trong WTA Tour 2022. Giải đấu năm 2020 và 2021 đã bị hoãn do đại dịch COVID-19. Điểm và tiền thưởng. Phân phối điểm. - Tay vợt miễn được nhận điểm vòng 1. Nội dung đơn ATP. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Jesper de Jong - Robin Haase - Tim van Rijthoven Bảo toàn thứ hạng: - Aljaž Bedene Vượt qua vòng loại: - Matthew Ebden - Sam Querrey - Andreas Seppi - Gilles Simon Rút lui. - Marin Čilić → thay thế bởi Alejandro Tabilo - David Goffin → thay thế bởi Kamil Majchrzak Nội dung đôi ATP. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Jesper de Jong / Bart Stevens - Tallon Griekspoor / Daniil Medvedev Thay thế: - Gijs Brouwer / Tim van Rijthoven - Brandon Nakashima / Emil Ruusuvuori Rút lui. - Trước giải đấu - Marcelo Arévalo / Jean-Julien Rojer → thay thế bởi Brandon Nakashima / Emil Ruusuvuori - Ivan Dodig / Austin Krajicek → thay thế bởi Roman Jebavý / Denys Molchanov - Lloyd Glasspool / Harri Heliövaara → thay thế bởi Hugo Nys / Édouard Roger-Vasselin - Julio Peralta / Franko Škugor → thay thế bởi Julio Peralta / David Vega Hernández - Rajeev Ram / Joe Salisbury → thay thế bởi Gijs Brouwer / Tim van Rijthoven Nội dung đơn WTA. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Arianne Hartono - Léolia Jeanjean - Suzan Lamens Bảo toàn thứ hạng: - Kateryna Baindl - Kirsten Flipkens - Daria Saville Vượt qua vòng loại: - Olivia Gadecki - Jamie Loeb - Caty McNally - Taylah Preston - Storm Sanders - Anastasia Tikhonova Rút lui. - Trước giải đấu - Marie Bouzková → thay thế bởi Tamara Korpatsch - Danielle Collins → thay thế bởi Kirsten Flipkens - Daria Kasatkina → thay thế bởi Harmony Tan - Anastasia Pavlyuchenkova → thay thế bởi Greet Minnen - Aliaksandra Sasnovich → thay thế bởi Kateryna Baindl - Kateřina Siniaková → thay thế bởi Daria Saville Nội dung đôi WTA. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Isabelle Haverlag / Suzan Lamens - Lesley Pattinama Kerkhove / Yanina Wickmayer Bảo toàn thứ hạng: - Paula Kania-Choduń / Elixane Lechemia Rút lui. - Trước giải đấu - Anna Blinkova / Aliaksandra Sasnovich → thay thế bởi Paula Kania-Choduń / Elixane Lechemia - Kaitlyn Christian / Lidziya Marozava → thay thế bởi Kaitlyn Christian / Giuliana Olmos - Nicole Melichar-Martinez / Ellen Perez → thay thế bởi Ellen Perez / Tamara Zidanšek Nhà vô địch. Đơn nam. - Tim van Rijthoven đánh bại Daniil Medvedev, 6–4, 6–1 Đơn nữ. - Ekaterina Alexandrova đánh bại Aryna Sabalenka 7–5, 6–0 Đôi nam. - Wesley Koolhof / Neal Skupski đánh bại Matthew Ebden / Max Purcell 4–6, 7–5, [10–6] Đôi nữ. - Ellen Perez / Tamara Zidanšek đánh bại Veronika Kudermetova / Elise Mertens 6–3, 5–7, [12–10]
Charles Boycott Charles Cunningham Boycott (12 tháng 03 năm 1832 - 19 tháng 06 năm 1897) là một nhà quản lý bất động sản người Anh tại Ireland, thuật ngữ "tẩy chay" trong tiếng Anh được đặt theo tên của ông, vì trong quá trình làm việc tại Hạt Mayo, Ireland, Charles Boycott đã bị cộng đồng địa phương phản đối và thực hiện các hành động kỳ thị, giới báo chí của Anh đã dùng tên ông để biểu thị cho những hành động phản kháng bất bạo động để phản đối về một bất công nào đó mà sau này được hiểu là tẩy chay. Ông từng là một quân nhân và phục vụ trong Trung đoàn Bộ binh 39 của Quân đội Anh, trên đất Ireland. Sau khi giải ngũ, Boycott đã trở thành một nhà quản lý bất động sản cho Lãnh chúa Erne, một chủ đất ở khu vực Lough Mask thuộc Hạt Mayo. Năm 1880, như một phần của "Chiến dịch ủng hộ Three Fs" (tiền thuê hợp lý, quyền sử dụng cố định và bán tự do) và đặc biệt là để chống lại việc thu hồi bất động sản được đề xuất, các nhà hoạt động địa phương của Liên đoàn Đất đai Quốc gia Ireland đã khuyến khích nhân viên của Boycott (bao gồm cả nhân công thời vụ được yêu cầu thu hoạch mùa màng trong điền trang của Lãnh chúa Erne) từ chối lao động, và bắt đầu chiến dịch cô lập chống lại Boycott trong cộng đồng địa phương. Trong chiến dịch này các cửa hàng ở Ballinrobe gần đó từ chối phục vụ ông ta. Một số bị đe dọa bằng bạo lực để đảm bảo tuân thủ. Chiến dịch chống lại Boycott đã trở thành một cơn sốt trên báo chí Anh sau khi ông viết một lá thư cho tờ "The Times". Các tờ báo đã cử phóng viên đến miền Tây Ireland thu thập chứng cứ để viết bài về các chủ đề mà họ coi là nạn nhân của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ireland. Năm mươi người Orangemen từ Hạt Cavan và Hạt Monaghan đã đến điền trang của Lãnh chúa Erne để thu hoạch mùa màng, trong khi trung đoàn kỵ binh Royal Hussars số 19 và hơn 1.000 cảnh sát thuộc Sở hiến binh Hoàng gia Ireland (RIC) đã được điều đến để bảo vệ máy gặt. Quy trình rườm rà này ước tính đã khiến chính phủ Anh và những người khác tiêu tốn ít nhất 10.000 bảng Anh để thu hoạch số nông sản chỉ trị gia 500 bảng Anh. Boycott rời khỏi Ireland vào ngày 1 tháng 12 năm 1880, và vào năm 1886, trở nhân viên quản lý đất đai cho bất động sản Flixton của Nam tước Hugh Adair ở Suffolk. Ông qua đời ở tuổi 65 vào ngày 19 tháng 06 năm 1897 tại nhà riêng ở Flixton, sau một cơn bạo bệnh vào đầu năm đó.
Libéma Open 2022 - Đơn nam Tim van Rijthoven là nhà vô địch, đánh bại Daniil Medvedev trong trận chung kết, 6–4, 6–1. Đây là danh hiệu ATP Tour đầu tiên của van Rijthoven, và anh trở thành tay vợt Hà Lan đầu tiên giành một danh hiệu đơn ATP Tour sau Robin Haase vào năm 2012. Van Rijthoven được đặc cách tham dự giải đấu, và anh đã giành danh hiệu sau khi thắng 5 trận đấu ATP Tour đầu tiên tại giải đấu. Adrian Mannarino là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng bán kết trước Medvedev. Hạt giống. 4 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính - Kết quả vòng loại
Danh sách đồ uống 1. đổi Danh sách đồ thủy tinh
Quân hàm Ukraina Hệ thống cấp bậc quân sự của Ukraina hay Quân hàm Ukraina, được thành lập vào tháng 3 năm 1992 sau khi Ukraina thông qua luật "Về nghĩa vụ quân sự phổ thông và quân nhân chuyên nghiệp". Cơ cấu cấp bậc của Lực lượng vũ trang Ukraina ban đầu tương ứng với cơ cấu cấp bậc quân hàm chung của Liên Xô. Sau đó, hệ thống cấp bậc này đã được nhiều lần cải tổ và đến năm 2022, đã được điều chỉnh theo tiêu chuẩn hệ thống cấp bậc quân sự của NATO. Lực lượng vũ trang Ukraina có hai dạng cấp bậc - của Lục quân, dành cho lực lượng mặt đất và trên không, và của Hải quân. Ukraina đã loại bỏ hậu tố "hàng không" trong danh xưng cấp bậc của lực lượng không quân và vào năm 2016, hậu tố "Cận vệ" cũng chính thức bị loại bỏ. Các hậu tố trong danh xưng cấp bậc được sử dụng cho các quân nhân trong các ngành quân pháp, quân y hoặc thú y tương ứng. Ngoài ra, các hậu tố "dự bị" hoặc "hồi hưu" cũng sẽ được sử dụng trong danh xưng cấp bậc của các quân nhân dự bị hoặc đã nghỉ hưu. Hệ thống quân hàm hiện tại. Tiêu chuẩn NATO STANAG 2116. Vào ngày 17 tháng 10 năm 2019, Quốc hội Ukraine đã thông qua việc thay đổi cơ cấu cấp bậc của quân nhân để phù hợp với tiêu chuẩn NATO STANAG 2116. Sự thay đổi được thực hiện với cuộc cải cách quân đội năm 2020. Một số danh xưng cấp bậc trong Quân đội Ukraina bị bãi bỏ theo Luật nr. 680-IX, vào ngày 1 tháng 10 năm 2020. Trên thực tế, chúng được thay đổi danh xưng cho gần tương đồng hệ thống cấp bậc của NATO. Lực lượng Mặt đất, Phòng vệ Lãnh thổ, Tác chiến Đặc biệt và Đổ bộ Đường không. - Sĩ quan - Hạ sĩ quan và binh sĩ Không quân. - Sĩ quan - Hạ sĩ quan và binh sĩ Hải quân. Lực lượng hạm đội. - Sĩ quan - Hạ sĩ quan và binh sĩ Thủy quân lục chiến, Hàng không Hải quân và Phòng thủ Bờ biển. - Sĩ quan - Hạ sĩ quan và binh sĩ Hệ thống cấp bậc cũ. Hệ thống 1991. Sau khi tuyên bố độc lập, hệ thống quân hàm Ukraina vẫn kế thừa hệ thống cấp bậc của Liên Xô cũ với một vài thay đổi nhỏ. Cấp bậc Nguyên soái không được sử dụng. - Sĩ quan - Hạ sĩ quan và binh sĩ Những phương án cải tổ 2009 và 2016. Năm 2009, một hệ thống cấp bậc mới được đề xuất. Những học viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trung tâm Huấn luyện Trung sĩ của Lực lượng Vũ trang Ukraina ở Kharkiv đã ngay lập tức trở thành những trung sĩ chuyên nghiệp đầu tiên sử dụng bộ cấp hiệu mới này. Sự đổi mới này nhằm vào các tiêu chuẩn của NATO. Các cấp hiệu được thay đổi danh xưng cho gần giống với NATO, ví dụ cấp hiệu mới của cấp bậc Thiếu tướng đã được sử dụng 2 sao thay vì 1 sao như cấp hiệu cũ. Một số cấp bậc mới được đề ra như cấp bậc Chuẩn tướng. Các biểu tượng truyền thống cũ được được đưa vào mẫu thiết kế cấp hiệu, nhằm loại trừ hoàn toàn các ảnh hưởng thiết kế thời Liên Xô. Những cấp hiệu thử nghiệm này không bao giờ được sử dụng rộng rãi và bị bỏ rơi ngay sau đó. Cho đến năm 2015, quân đội Ukraina vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống cấp hiệu và cấp bậc theo kiểu Liên Xô cũ. Dù vậy, một số đề xuất ở hệ thống cấp bậc hạ sĩ quan đã được bổ sung và thay thế dần hệ thống cấp hiệu cũ. Cuối tháng 7 năm 2015, Tổng thống Petro Poroshenko tuyên bố rằng Ukraina cần đưa ra các cấp bậc quân sự mới đáp ứng các truyền thống của quân đội Ukraina "và tương ứng với cơ cấu của các cấp bậc quân sự của NATO ". Tuy nhiên, những đề xuất khi đó vẫn chỉ là sao chép hệ thống cấp bậc quân sự của Liên Xô cũ và không liên quan gì đến hệ thống cấp bậc của NATO - sự đổi mới duy nhất chỉ ở hình thức cấp hiệu cầu vai. Đề xuất năm 2016 cuối cùng đã thay đổi hệ thống danh xưng cấp bậc để phù hợp với hệ thống của NATO, lấy ý tưởng tôn vinh truyền thống của người Cossacks Ukraina và quân đội độc lập Ukraina, Quân đội nhân dân Ukraina trong Nội chiến Nga và Chiến tranh giành độc lập Ukraina và quân nổi dậy Ukraina trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Những điều chỉnh này được xác định là phù hợp với Lực lượng vũ trang Ukraina hiện đại trong thế kỷ 21. Hệ thống cấp bậc quân sự hiện đại trong lịch sử của Ukraina. 1918–1921. - Sĩ quan - Hạ sĩ quan và binh sĩ 1940–1949. - Sĩ quan - Hạ sĩ quan và binh sĩ Xem thêm. - Cấp bậc quân sự Lực lượng Vũ trang Liên Xô Liên kết ngoài. - ВІЙСЬКОВІ ЗВАННЯ ТА ВІЙСЬКОВІ РАНГИ ЗБРОЙНИХ ФОРМУВАНЬ УКРАЇНИ (Viện Lịch sử Ukraine) - Sách Trắng năm 2007 của Lực lượng Vũ trang Ukraine tr.53
Libéma Open 2022 - Đơn nữ Ekaterina Alexandrova là nhà vô địch, đánh bại Aryna Sabalenka trong trận chung kết, 7–5, 6–0. Đây là danh hiệu đơn WTA Tour thứ 2 của Alexandrova. Alison Riske là đương kim vô địch, nhưng chọn tham dự ở Nottingham. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính
Đội tuyển bóng đá U-20 nữ quốc gia Úc Đội tuyển bóng đá U-20 nữ quốc gia Úc đại diện Úc trong bóng đá U-20 quốc tế. Đội tuyển này được kiểm soát bởi cơ quan quản lý bóng đá Úc, Liên đoàn bóng đá Úc (FFA), hiện là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) kể từ khi rời Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC) vào năm 2006. Biệt danh chính thức của đội tuyển này là Young Matildas. Cầu thủ. Đội hình hiện tại. Cập nhật ngày ngày 12 tháng 6 năm 2022.""
Libéma Open 2022 - Đôi nam Wesley Koolhof và Neal Skupski là nhà vô địch, đánh bại Matthew Ebden và Max Purcell trong trận chung kết, 4–6, 7–5, [10–6]. Dominic Inglot và Austin Krajicek là đương kim vô địch, nhưng chọn không bảo vệ danh hiệu. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính
Libéma Open 2022 - Đôi nữ Ellen Perez và Tamara Zidanšek là nhà vô địch, đánh bại Veronika Kudermetova và Elise Mertens trong trận chung kết, 6–3, 5–7, [12–10]. Shuko Aoyama và Aleksandra Krunić là đương kim vô địch, nhưng Krunić chọn không tham dự và Aoyama tham dự ở Nottingham. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính
Sơn ca vẫn hót Sơn ca vẫn hót (nguyên bản tiếng Anh: The Nightingale), là một cuốn tiểu thuyết lịch sử giả tưởng của tác giả người Mỹ Kristin Hannah được Nhà xuất bản St. Martin ấn hành năm 2015. Cuốn sách theo chân hai chị em người Pháp Vianne và Isabelle (mật danh "Sơn ca") trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và quá trình đấu tranh của họ giữa vòng vây chiếm đóng của quân Đức. Tác phẩm lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật của một phụ nữ người Bỉ tên là Andrée de Jongh, người đã giúp đỡ các phi công Đồng Minh bị bắn rơi khỏi sự truy lùng của Đức Quốc xã. Từ khi phát hành, "Sơn ca vẫn hót" đã góp mặt trong nhiều danh sách bán chạy nhất. Tính đến năm 2021, tác phẩm đã bán được hơn 4,5 triệu bản trên toàn cầu và được dịch ra 45 thứ tiếng. Năm 2015, "Sơn ca vẫn hót" được hãng TriStar Pictures mua bản quyền phát hành lên màn ảnh rộng, với Melanie Laurent trong vai trò đạo diễn. Tại Việt Nam, tác phẩm được Nhà xuất bản Phụ nữ dịch thuật và phát hành dưới tên "Sơn ca vẫn hót". Cốt truyện. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1995 với điểm nhìn ở ngôi thứ nhất của một người phụ nữ lớn tuổi (không được tiết lộ tên) đang vật lộn với căn bệnh ung thư. Bà sống ở ngoài khơi bờ biển Oregon cùng cậu con trai tên là Julien. Phần lớn thời lượng câu chuyện sau đó diễn ra ở ngôi kể thứ ba, với nhân vật chính là hai chị em Vianne Mauriac (đã có chồng và theo họ chồng) cùng Isabelle Rossignol. Trước năm 1939, gia đình họ sống ở Pháp. Đến khi chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra, hai chị em cùng người bố của mình bị chia cắt lẫn nhau. Nội dung câu chuyện sau đó đưa người đọc đi theo hai con đường khác nhau của Vianne và Isabelle. Người chị cả Vianne đã lập gia đình, hiện đang làm giáo viên và nuôi cô con gái 8 tuổi Sophie trong ngôi nhà mà cô sinh sống từ thời thơ ấu tên là "Le Jardin" ở thị trấn Carriveau. Chồng của cô tên Antoine, một quân nhân Pháp bị lính Đức bắt làm tù binh. Ở nhà, Vianne và con gái phải đương đầu với sự chiếm đóng của quân Đức sau khi Pháp bại trận. Cô và Sophie cố gắng sinh tồn khi khẩu phần lương thực mỗi lúc một nghèo nàn, những đồng franc ngày càng cạn kiệt do nguồn thu nhập chính là Antoine không còn nữa, cũng như phải hầu hạ bọn sĩ quan của Wehrmacht và SS tại chính ngôi nhà mình. Bên cạnh bị mất việc làm, Vianne còn phải chứng kiến cảnh bắt bớ người Do Thái diễn ra như cơm bữa trong thị trấn. Người sĩ quan đầu tiên đến ở nhà Vianne là Wolfgang Beck, một người đàn ông tốt bụng đã có gia đình. Người thứ hai là Von Richter, một sĩ quan tàn bạo hơn, thường xuyên lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục Vianne. Nội dung câu chuyện tiếp nối với việc cô bạn thân nhất người Do Thái của Vianne, Rachel de Champlain, bị đưa đến trại tập trung. Cả hai lên kế hoạch trốn thoát nhưng cuối cùng Rachel chết trong làn đạn của bọn Quốc xã. Vianne phải nhận nuôi đứa con trai ba tuổi của Rachel, Ari. Để che giấu thân phận Do Thái của cậu, Vianne đổi tên cậu thành "Daniel". Sau đó, Vianne tham gia che giấu thêm mười chín đứa trẻ Do Thái khác trong trại trẻ mồ côi ở tu viện gần đó. Trong thời gian này, Von Richter liên tục dùng bạo lực và tình dục để kiểm soát Vianne. Khi chiến tranh kết thúc, Antoine trở về từ trại tù binh, nhưng những dư chấn mà chiến tranh để lại với Vianne vẫn còn hiện hữu. Cô mang thai do kết quả từ những vụ cưỡng hiếp của Von Richter. Trong khi đó, Daniel (Ari) được họ hàng Do Thái của mình đưa sang Mỹ sinh sống. Isabelle, cô em gái trẻ có tính khí bốc đồng, từng có thời gian bỏ nhà theo trai, quyết định dấn thân vào vai trò chống lại sự chiếm đóng của lính Quốc xã. Sau khi bị đuổi khỏi trường, cô đi bộ từ Paris đến Carriveau. Trên đường đi, cô gặp gỡ và làm quen với một người lính kháng chiến tên là Gaëtan Dubois. Tại Carriveau, cô tham gia Kháng chiến Pháp. Thời gian đầu, cô được giao nhiệm vụ phân phát các tài liệu tuyên truyền chống Đức Quốc xã. Sau khi chuyển đến một chi bộ ở Paris, cô lên kế hoạch giúp các phi công của quân Đồng Minh bị Đức bắn rơi trốn thoát đến đại sứ quán Anh ở Tây Ban Nha (lúc bấy giờ là quốc gia trung lập). Với sự giúp đỡ của người bố thất lạc từ lâu và những người lính phe kháng chiến, cũng như sự hỗ trợ từ MI9, cô đã thành công trót lọt trong một vài phi vụ. Trong thời gian hoạt động, cô lấy mật danh là "Sơn ca" và bị quân Đức truy lùng ráo riết. Không may là cuối cùng cô bị bắt, bị lột trần lột truồng tra tấn và cưỡng hiếp. Để cứu con gái, cha cô đã tự thú nhận mình chính là "Sơn ca". Về phần Isabelle, cô bị đưa đến một trại tập trung ở Đức và phải sống trong những điều kiện như địa ngục, bị chuyển từ trại này sang trại khác, nhưng cuối cùng vẫn sống sót đến khi chiến tranh kết thúc. Vianne và Isabelle cuối cùng tái ngộ nhau sau bao ngày xa cách, nhưng Isabelle trong tình trạng rất yếu do bệnh sốt phát ban và viêm phổi. Trong giờ phút lâm chung, Isabelle gặp lại Gaëtan một lần nữa. Hai người hôn nhau trước khi Isabelle chết trong vòng tay anh. Câu chuyện khép lại với điểm nhìn quay về với người phụ nữ già năm 1995, lúc bấy giờ thì tác giả tiết lộ bà này chính là Vianne. Bà đang trên đường đến Paris để tham dự một sự kiện nhằm tri ân và tưởng nhớ đứa em gái Isabelle, "Sơn ca" của bà. Đi cùng bà là Julien (đứa con hoang của bà với Von Richter). Vianne sau đó gặp lại Ari. Cả ba người tâm sự với nhau với nhiều xúc cảm. Vianne tự nhủ với lòng mình sau chuyến đi sẽ kể hết mọi chuyện về thân thế thực sự của Julien cho anh. Nguồn cảm hứng. Mặc dù mọi sự kiện, nhân vật trong "Sơn ca vẫn hót" đêu là hư cấu, nhưng có phỏng theo các nhân vật lịch sử có thật. Con đường qua dãy núi Pyrenees, con đường mà Isabelle đã giúp đỡ các các phi công Đồng Minh được lấy cảm hứng dựa trên con đường Comet của Andrée de Jongh, một phụ nữ người Bỉ. Lúc bấy giờ bà 24 tuổi. Cũng giống như Isabelle, de Jongh đích thân hộ tống nhiều binh lính Đồng Minh qua dãy núi Pyrenees. Cho đến cuối cuộc chiến tranh, bà đã hỗ trợ tổng cộng 118 phi công. Và cũng chịu chung số phận như Isabelle, de Jongh bị bắt và bị đưa đến trại tập trung Ravensbrück thay vì bị hành quyết, vì Đức Quốc xã không tin vào lời khẳng định của bà cho rằng chính bà là người lãnh đạo đường dây lẩn trốn này. Nhưng khác với Isabelle, de Jongh sống rất lâu sau khi chiến tranh kết thúc. Bà được phong tước hiệu nữ bá tước vào năm 1985 và qua đời vào năm 2007. Câu chuyện về De Jongh cũng truyền cảm hứng cho Hannah tìm hiểu nhiều hơn và phát hiện ra những câu chuyện khác trong cuộc Kháng chiến Pháp, nơi những người phụ nữ sẵn sàng đặt tính mạng của bản thân và con cái của họ vào tình thế nguy hiểm để che chở cho những gia đình người Do Thái. Đây cũng là điều tạo nên nguồn cảm hứng cho nhân vật Vianne trong tác phẩm. Truyện cũng lấy cảm hứng từ một số nhân vật lịch sử khác, bao gồm nữ y tá Edith Cavell trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Tiếp nhận. "Sơn ca vẫn hót" nhận được nhiều ý kiến đánh giá nhìn chung tích cực. Một bài phê bình trên ấn phẩm "Kirkus Reviews" nhận xét: "Khuynh hướng đa cảm hóa [của Hannah] làm suy yếu sức hút của câu chuyện này. . . Tuy nhiên, đây vẫn là một tác phẩm đáng trân trọng và làm say đắm lòng người". Tác phẩm cũng lọt vào danh sách sách bìa cứng bán chạy nhất của NPR trong 45 tuần liên tiếp và án ngữ trong danh sách bán chạy nhất của tờ "New York Times" trong suốt 20 tuần. Phim chuyển thể. Tháng 3 năm 2015, cuốn sách được TriStar Pictures mua bản quyền để chuyển thể lên màn ảnh. Bộ phim do Ann Peacock viết kịch bản và Elizabeth Cantillon đóng vai trò sản xuất. Vào tháng 8 năm 2016, có thông báo cho rằng Michelle MacLaren sẽ đảm nhận vai trò đạo diễn và John Sayles đóng vai trò biên kịch. Tuy nhiên sau đó MacLaren đã bỏ dở dự án và bộ phim theo đó cũng ngừng sản xuất. Tháng 12 năm 2019, Melanie Laurent ký hợp đồng làm đạo diễn cho bộ phim với kịch bản của Dana Stevens, còn Cantillon vẫn trong vai trò phụ trách sản xuất. Hai chị em Dakota và Elle Fanning dự kiến sẽ đóng vai chính, đánh dấu lần đầu tiên hai chị em nhà này đóng chung trong một bộ phim, mặc dù trước đó, trong một vài bộ phim, hai người này đã từng thay thế nhau trong cùng một nhân vật ở các độ tuổi khác nhau của nhân vật. Phim hiện đã dời lịch phát hành.
Quá khích hóa Quá khích hóa (tiếng Anh: "radicalization") là quá trình một cá nhân hoặc một nhóm áp dụng các quan điểm ngày càng "quá khích" đối lập với hiện trạng chính trị, xã hội hoặc tôn giáo. Các ý tưởng về xã hội nói chung định hình các kết quả của quá trình quá khích hóa; ví dụ, các phong trào quá khích có thể bắt nguồn từ sự đồng thuận xã hội rộng rãi "chống lại" những thay đổi tiến bộ trong xã hội hoặc từ mong muốn rộng rãi "cho" sự thay đổi trong xã hội. Quá trình quá khích hóa có thể dẫn đến cả hành động bạo lực và không bạo lực—tài liệu học thuật tập trung vào việc quá khích hóa thành chủ nghĩa cực đoan bạo lực hoặc quá khích hóa dẫn đến hành động khủng bố. Nhiều con đường riêng biệt có thể thúc đẩy quá trình quá khích hóa, quá trình này có thể độc lập nhưng thường tương trợ lẫn nhau. Quá trình quá khích hóa mà xảy ra trên nhiều khía cạnh mang tính củng cố làm tăng đáng kể khả năng phục hồi và khả năng gây chết người của nhóm. Hơn nữa, bằng cách loại bỏ khả năng của một nhóm trong việc hòa nhập với xã hội không quá khích và trong việc tham gia vào nền kinh tế hiện đại, quốc gia hoặc quốc tế, quá khích hóa đóng vai trò như một loại bẫy xã hội học khiến các cá nhân không có nơi nào khác để đi đi đến để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của họ. Định nghĩa. Không có định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi về quá khích hóa. Một trong những khó khăn trong việc xác định quá khích hóa dường như là tầm quan trọng của những bối cảnh nào đủ để xác định thứ được coi là quá khích hóa. Do đó, quá khích hóa có thể có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Dưới đây là danh sách các định nghĩa được sử dụng bởi các chính phủ khác nhau. Liên minh Châu Âu. Ủy ban Châu Âu đã định nghĩa và đặt ra thuật ngữ "quá khích hóa" vào năm 2005 như sau: "quá khích hóa bạo lực" là hiện tượng người ta nắm giữ ý kiến, quan điểm và ý tưởng có thể dẫn đến các hành vi khủng bố như được định nghĩa tại Điều 1 của Khuôn khổ về Chống Khủng bố. Thuật ngữ "quá khích hóa bạo lực" có nguồn gốc trong giới chính sách của EU và được đặt ra sau vụ đánh bom Madrid ngày 11 tháng Ba năm 2004. Nó không được sử dụng rộng rãi trong khoa học xã hội như một khái niệm nhưng nó rõ ràng đề cập đến một quá trình xã hội hóa dẫn đến việc sử dụng bạo lực. Trong một báo cáo khởi đầu của Nhóm Chuyên gia của Ủy ban Châu Âu về quá khích hóa bạo lực—dựa trên bốn nghiên cứu chuyên sâu—mô hình nghiên cứu đã được mở ra cho các nghiên cứu khoa học sâu hơn, cũng như được hỗ trợ bởi các khoản tài trợ nghiên cứu thông qua các chương trình nghiên cứu an ninh khác nhau. Vương quốc Anh. Bộ Nội vụ Vương quốc Anh, cơ quan mẹ của MI5, định nghĩa quá khích hóa là "Quá trình mà người ta ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực và trong một số trường hợp, sau đó tham gia các nhóm khủng bố." Báo cáo MI5 kết thúc bằng cách nói rằng không có biện pháp duy nhất nào sẽ làm giảm quá khích hóa ở Anh và rằng cách duy nhất để chống lại nó là nhắm mục tiêu vào các nhóm dễ bị tổn thương và cố gắng hòa nhập họ vào xã hội. Điều này có thể bao gồm việc giúp những người trẻ tuổi tìm được việc làm, hòa nhập tốt hơn các nhóm người nhập cư vào văn hóa địa phương và tái hòa nhập một cách hiệu quả các cựu tù nhân vào xã hội. UNESCO. Trong một báo cáo nghiên cứu của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc) về tác động của Internet và phương tiện truyền thông xã hội đối với thanh thiếu niên và chủ nghĩa cực đoan bạo lực, khó khăn trong việc xác định đâu là quá khích hóa đã được thảo luận. Một sự khác biệt được rút ra "giữa quá trình quá khích hóa, một quá trình cực đoan hóa bạo lực (hợp pháp hóa việc áp dụng bạo lực), và các hành vi bạo lực." Theo báo cáo của UNESCO, quá khích hóa được xác định bởi ba tiêu chí sau: - "Việc tìm kiếm ý nghĩa, nguồn gốc cơ bản và sự trở về một hệ tư tưởng gốc rễ của cá nhân; - "Cá nhân như là một phần của một nhóm áp dụng một hình thức bạo lực để mở rộng các hệ tư tưởng gốc rễ và các mục tiêu đối lập khác có liên quan; - "Sự phân cực của không gian xã hội và việc xây dựng tập thể một lý tưởng bị đe dọa 'chúng ta' chống lại 'họ,' nơi những người khác bị làm mất tính người bởi một quá trình đổ lỗi oan." Xem thêm. - Chính trị cấp tiến - Chủ nghĩa cực đoan
BOSS Open 2022 BOSS Open 2022 là một giải quần vợt nam thi đấu trên mặt sân cỏ ngoài trời. Đây là lần thứ 44 Giải quần vợt Stuttgart Mở rộng được tổ chức, và là một phần của ATP Tour 250 trong ATP Tour 2022. Giải đấu diễn ra tại Tennis Club Weissenhof ở Stuttgart, Đức, từ ngày 6 đến ngày 12 tháng 6 năm 2022. Nội dung đơn ATP. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Feliciano López - Jan-Lennard Struff - Stefanos Tsitsipas Vượt qua vòng loại: - Radu Albot - Christopher O'Connell - Jurij Rodionov - Dominic Stricker Rút lui. - Trước giải đấu - Lloyd Harris → thay thế bởi Daniel Altmaier - Sebastian Korda → thay thế bởi João Sousa - Reilly Opelka → thay thế bởi Jiří Lehečka - Holger Rune → thay thế bởi Denis Kudla Nội dung đôi ATP. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Dustin Brown / Evan King - Petros Tsitsipas / Stefanos Tsitsipas Rút lui. - Trước giải đấu - Alexander Bublik / Holger Rune → thay thế bởi Alexander Bublik / Nick Kyrgios - Santiago González / Andrés Molteni → thay thế bởi Jonathan Erlich / Aslan Karatsev - Kevin Krawietz / Andreas Mies → thay thế bởi Fabrice Martin / Andreas Mies - Nikola Mektić / Mate Pavić → thay thế bởi Hubert Hurkacz / Mate Pavić Nhà vô địch. Đơn. - Matteo Berrettini đánh bại Andy Murray 6–4, 5–7, 6–3 Đôi. - Hubert Hurkacz / Mate Pavić đánh bại Tim Pütz / Michael Venus, 7–6, 7–6 Liên kết ngoài. - Thông tin giải đấu trên ATP
BOSS Open 2022 - Đơn Matteo Berrettini là nhà vô địch, đánh bại Andy Murray trong trận chung kết, 6–4, 5–7, 6–3. Marin Čilić là đương kim vô địch, nhưng chọn không tham dự. Hạt giống. 4 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính - Kết quả vòng loại
BOSS Open 2022 - Đôi Hubert Hurkacz và Mate Pavić là nhà vô địch, đánh bại Tim Pütz và Michael Venus trong trận chung kết, 7–6, 7–6. Marcelo Demoliner và Santiago González là đương kim vô địch, nhưng chọn không tham dự. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính
Edward Glaeser Edward Ludwig Glaeser (sinh ngày 1 tháng 5 năm 1967) là một nhà kinh tế học người Mỹ và Giáo sư Kinh tế Fred và Eleanor Glimp tại Đại học Harvard. Ông cũng là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đô thị tại International Growth Centre. Ông theo học trường Collegiate School, thành phố New York trước khi lấy bằng cử nhân kinh tế từ Đại học Princeton và bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Chicago. Glaeser gia nhập đội ngũ giảng viên Harvard vào năm 1992, nơi ông hiện đang là Giáo sư Fred và Eleanor Glimp tại Khoa Kinh tế (tính đến tháng 1 năm 2018). Trước đây ông từng là Giám đốc tại Taubman Center for State and Local Government và Giám đốc Viện Rappaport Institute for Greater Boston (cả hai đều ở trong Trường Kennedy School of Government). Ông là thành viên cao cấp tại Manhattan Institute, và là biên tập viên cộng tác cho tờ City Journal. Ông cũng là biên tập viên của "Quarterly Journal of Economics". Glaeser và John A. List được đề cập là lý do tại sao ủy ban AEA bắt đầu trao Huy chương Clark hàng năm vào năm 2009. Theo một đánh giá trên báo "The New York Times", cuốn sách của ông có tựa đề "Triumph of the City: How Our Greatest Invention Makes Us Richer, Smarter, Greener, Healthier, and Happier" (2011) (đã được Book Hunter dịch và phát hành tại Việt Nam với tên “Chiến thắng của đô thị”) tóm tắt những năm nghiên cứu của Glaeser về vai trò của các thành phố trong việc thúc đẩy thành tựu của con người và "ngay lập tức đa sắc và sôi động". Edward Glaeser chủ trì Hội đồng Tư vấn Chính sách cho Liveable London Unit. Nền tảng và ảnh hưởng gia đình. Glaeser sinh ra ở Manhattan, New York với cha mẹ là Ludwig Glaeser (1930 -7 tháng 9 năm 2006) và Elizabeth Glaeser. Cha ông sinh ra ở Berlin vào năm 1930, sống ở Berlin trong Thế chiến II và chuyển đến Tây Berlin vào những năm 1950. Ludwig Glaeser nhận bằng kiến trúc từ Đại học Công nghệ Darmstadt và bằng tiến sĩ lịch sử nghệ thuật từ Đại học Tự do Berlin trước khi gia nhập đội ngũ nhân viên tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA), thành phố New York năm 1963. Ông tiếp tục là người phụ trách của phòng Kiến trúc và Thiết kế vào năm 1969. Glaeser nói về cha mình, "Niềm đam mê của ông đối với các thành phố và tòa nhà đã nuôi dưỡng chính tôi". Glaeser mô tả cách cha ông ủng hộ công trình mới và thay đổi nếu nó đáp ứng các tiêu chuẩn thẩm mỹ. Theo Glaeser, cha ông cũng "không thích các tòa nhà chung cư ảm đạm sau chiến tranh và căm ghét các cộng đồng ngoại ô xấu xí", nhưng Glaeser thì không, bản thân ông đã tìm thấy nhiều điều để ngưỡng mộ trong đống ngổn ngang ở mức mà nó tạo điều kiện cho "khả năng mọi người sống như họ chọn lựa". Tuy nhiên, tác phẩm của Glaeser cũng lập luận chống lại luật phân vùng chống mật độ địa phương và các chính sách của chính phủ liên bang khuyến khích sự mở rộng, chẳng hạn như khấu trừ thuế thế chấp và các chương trình đường cao tốc liên bang. Sự nghiệp của Glaeser cũng bị ảnh hưởng bởi mẹ ông, Elizabeth Glaeser, người đã làm việc tại Mobil Corporation với tư cách là trưởng bộ phận Thị trường Vốn trong 20 năm trước khi gia nhập Deloitte & Touche với tư cách là Giám đốc Thực hành Rủi ro Doanh nghiệp. Bà nhận bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh khi Edward mười tuổi và thỉnh thoảng đưa ông đến lớp học của mình. Ông nhớ mẹ đã dạy những bài học kinh tế vi mô, chẳng hạn như lý thuyết giá cả theo chi phí cận biên. Glaeser ngưỡng mộ nhiều khía cạnh trong công trình của Jane Jacobs; cả hai đều cho rằng "các đô thị tốt cho môi trường". Ông không đồng ý với bà về việc làm tăng mật độ người thông qua các công trình cao tầng. Ông ủng hộ các tòa nhà cao hơn trong các thành phố trong khi Jacobs lên án các dự án nhà ở công cộng những năm 1950 và 1960 mà lấy cảm hứng từ Le Corbusier. Các tòa nhà cao tầng khắc khổ, mất nhân tính ở New York cuối cùng đã trở thành "dự án" đi chệch so với ý định ban đầu. Bà tin tưởng vào việc bảo tồn các tòa nhà lịch sử nhỏ hơn của West Greenwich Village vì những lý do cá nhân, kinh tế và thẩm mỹ. Glaeser lớn lên trong một tòa nhà cao tầng và tin rằng các tòa nhà cao hơn cung cấp nhà ở giá cả phải chăng hơn. Ông kêu gọi loại bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế giới hạn chiều cao của tòa nhà, các đạo luật bảo tồn và các luật phân vùng khác. Các bài viết. Glaeser đã xuất bản với tốc độ gần năm bài báo mỗi năm kể từ năm 1992 trên các tạp chí kinh tế học thuật được bình duyệt hàng đầu, bên cạnh nhiều cuốn sách, bài báo khác, bài blog và bài ý kiến chuyên gia. Glaeser đã có những đóng góp đáng kể cho nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế học đô thị. Cụ thể, công việc của ông soi xét sự phát triển lịch sử của các trung tâm kinh tế như Boston và thành phố New York đã có ảnh hưởng lớn đến cả kinh tế và địa lý đô thị. Glaeser cũng đã viết một loạt các chủ đề khác, từ kinh tế xã hội đến kinh tế học tôn giáo, từ cả quan điểm đương đại và lịch sử. Công trình của ông đã nhận được sự tôn trọng của một số nhà kinh tế học nổi tiếng. George Akerlof (Giải Nobel Kinh tế năm 2001) ca ngợi Glaeser là một "thiên tài", và Gary Becker (Giải Nobel Kinh tế năm 1992) nhận xét rằng trước Glaeser, "kinh tế đô thị đã cạn kiệt. Không ai nghĩ ra một số cách mới để nhìn vào các thành phố”. Mặc dù có vẻ khác biệt về các chủ đề mà ông đã xem xét, hầu hết các công trình của Glaeser được cho là có thể áp dụng lý thuyết kinh tế (và đặc biệt là lý thuyết giá cả và lý thuyết trò chơi) để giải thích hành vi kinh tế và xã hội của con người. Glaeser phát triển các mô hình sử dụng các công cụ này và sau đó đánh giá chúng bằng dữ liệu trong thế giới thực, để xác minh khả năng ứng dụng của chúng. Một số bài báo của ông về kinh tế ứng dụng được đồng viết với đồng nghiệp Harvard của ông, Andrei Shleifer. Năm 2006, Glaeser bắt đầu viết một chuyên mục thường xuyên cho tờ "New York Sun". Ông viết một chuyên mục hàng tháng cho "The Boston Globe". Ông viết các bài blog thường xuyên cho tờ "The New York Times" tại Economix, và ông đã viết các bài tiểu luận cho "The New Republic". Mặc dù cuốn sách gần đây nhất của ông, "Chiến thắng của đô thị" (2011), ca ngợi đô thị, nhưng ông đã cùng vợ và các con chuyển đến vùng ngoại ô vào khoảng năm 2006 do "khấu trừ lãi suất nhà, cơ sở hạ tầng đường cao tốc và hệ thống trường học địa phương". Ông giải thích rằng động thái này là "bằng chứng nữa về cách chính sách công xếp chồng chất chống lại các thành phố. Vì tất cả những điều tốt đẹp đến từ cuộc sống đô thị - cả cá nhân và thành phố - mọi người nên xem xét kỹ lưỡng các chính sách đang thúc đẩy cư dân vào vùng ngoại ô. Đóng góp cho kinh tế đô thị và kinh tế chính trị. Glaeser đã xuất bản bài viết trên các tạp chí kinh tế hàng đầu về nhiều chủ đề trong lĩnh vực kinh tế đô thị. Trong nghiên cứu thời kỳ đầu, ông phát hiện ra rằng trong nhiều thập kỷ, sự đa dạng công nghiệp đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế hơn là chuyên môn hóa, điều này trái ngược với công trình của các nhà kinh tế đô thị khác như Vernon Henderson của Đại học Brown. Ông đã công bố các nghiên cứu ảnh hưởng về bất bình đẳng. Công trình của ông với David Cutler của Harvard đã xác định tác hại của sự phân biệt đối xử đối với thanh thiếu niên da đen về tiền lương, thất nghiệp, trình độ học vấn và khả năng mang thai ở tuổi vị thành niên. Họ phát hiện ra rằng ảnh hưởng của sự phân biệt đối xử rất có hại cho người da đen đến nỗi nếu thanh niên da đen sống ở các khu vực đô thị tích hợp hoàn hảo, thành công của họ sẽ không khác gì thanh niên da trắng trên ba trong bốn thang đo và chỉ khác một chút ở thang đo thứ tư. Năm 2000, Glaeser, Kahn và Rappaport đã thách thức lý thuyết sử dụng đất đô thị những năm 1960 mà tuyên bố rằng người nghèo sống một cách bất cân xứng ở các thành phố vì người tiêu dùng giàu có muốn có nhiều đất hơn đã chọn sống ở vùng ngoại ô nơi đất có sẵn ít tốn kém hơn. Họ phát hiện ra rằng những lý do cho tỷ lệ nghèo đói cao hơn ở các thành phố (17% vào năm 1990) so với vùng ngoại ô (7,4%) ở Hoa Kỳ là khả năng tiếp cận giao thông công cộng và các chính sách của các thành phố trung tâm ủng hộ người nghèo mà khuyến khích nhiều người nghèo chọn chuyển đến và sống ở các thành phố trung tâm. Ông nhắc lại điều này trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2011, "Thực tế về nghèo đói đô thị không phải là điều mà các thành phố nên xấu hổ. Bởi vì các thành phố không làm cho người dân nghèo. Các thành phố thu hút người nghèo. Họ thu hút người nghèo bởi vì họ cung cấp những thứ mà mọi người cần nhất - cơ hội kinh tế. Glaeser và nhà kinh tế học Harvard Alberto Alesina đã so sánh các chính sách công để giảm bất bình đẳng và nghèo đói ở Hoa Kỳ với châu Âu (Alesina và Glaeser 2004). Thái độ khác nhau đối với những người kém may mắn phần nào giải thích sự khác biệt trong việc tái phân phối thu nhập từ giàu sang nghèo. 60% người châu Âu và 29% người Mỹ tin rằng người nghèo bị mắc kẹt trong nghèo đói. So với 60% người châu Âu, chỉ có 30% người Mỹ tin rằng may mắn quyết định thu nhập. 60% người Mỹ tin rằng người nghèo lười biếng trong khi chỉ có 24% người châu Âu tin rằng điều này là đúng. Nhưng họ kết luận rằng sự đa dạng chủng tộc ở Hoa Kỳ, với nhóm chiếm ưu thế là người da trắng và người nghèo chủ yếu không phải là người da trắng, đã dẫn đến sự kháng cự với việc giảm bất bình đẳng ở Hoa Kỳ thông qua phân phối lại thu nhập. Đáng ngạc nhiên là các cấu trúc chính trị của Hoa Kỳ đã có hàng trăm tuổi và vẫn bảo thủ hơn nhiều so với các đối tác châu Âu của họ vì phía châu Âu đã trải qua nhiều thay đổi chính trị. Glaeser cũng đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực vốn xã hội bằng cách xác định các ưu đãi kinh tế cơ bản cho hiệp hội xã hội và tình nguyện. Ví dụ, ông và đồng nghiệp Denise DiPasquale phát hiện ra rằng chủ nhà là những công dân tham gia nhiều hơn người thuê nhà. Trong công trình thực nghiệm, ông thấy rằng các sinh viên báo cáo đáng tin cậy hơn cũng hành động theo những cách đáng tin cậy hơn. Trong những năm gần đây, Glaeser đã lập luận rằng vốn con người giải thích phần lớn sự đa dạng trong sự thịnh vượng ở cấp đô thị và đô thị. Ông đã mở rộng lập luận lên cấp độ quốc tế, lập luận rằng mức độ vốn nhân lực cao, được thể hiện bởi những người định cư châu Âu ở Thế giới mới và các nơi khác, giải thích sự phát triển của các thể chế tự do hơn và tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia đó qua nhiều thế kỷ. Trong các công việc khác, ông thấy rằng vốn con người có liên quan đến việc giảm tham nhũng và những cải tiến khác trong hoạt động của chính phủ. Trong những năm 2000, nghiên cứu thực nghiệm của Glaeser đã đưa ra một lời giải thích khác biệt cho sự gia tăng giá nhà ở nhiều nơi của Hoa Kỳ trong vài thập kỷ qua. Không giống như nhiều chuyên gia và nhà bình luận, những người cho rằng giá nhà đất tăng vọt là do bong bóng nhà đất được tạo ra bởi các chính sách tiền tệ của Alan Greenspan, Glaeser chỉ ra rằng sự gia tăng giá nhà ở không đồng nhất trong cả nước (Glaeser và Gyourko 2002). Glaeser và Gyourko (2002) lập luận rằng trong khi giá nhà ở cao hơn đáng kể so với chi phí xây dựng ở Boston, Massachusetts và San Francisco và California, thì ở hầu hết Hoa Kỳ, giá nhà ở vẫn "gần bằng chi phí vật chất cận biên của công trình mới." Họ lập luận rằng sự khác biệt đáng kể về giá nhà ở so với chi phí xây dựng xảy ra ở những nơi mà rất khó khăn để có được giấy phép cho các tòa nhà mới (kể từ những năm 1970). Kết hợp với luật phân vùng nghiêm ngặt, việc cung cấp nhà ở mới ở các thành phố này đã bị gián đoạn nghiêm trọng. Do đó, thị trường bất động sản không thể đáp ứng sự gia tăng nhu cầu, và từ đó giá nhà đất tăng vọt. Glaeser cũng chỉ ra kinh nghiệm của các tiểu bang như Arizona và Texas, nơi có sự tăng trưởng rầm rộ nhu cầu bất động sản trong cùng thời kỳ, nhưng, do các quy định nới lỏng hơn và sự dễ chịu tương đối để có được giấy phép xây dựng mới, đã không có sự gia tăng bất thường về giá nhà ở. Glaeser và Gyourko (2008) quan sát thấy rằng mặc dù cuộc khủng hoảng thế chấp và sự sụt giảm giá nhà đất sau đó, người Mỹ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức về khả năng chi trả nhà ở. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách nhà ở cần nhận ra rằng khả năng chi trả nhà ở giữa các khu vực là khác nhau và ảnh hưởng đến các tầng lớp khác nhau. Các chính sách công nên phản ánh những khác biệt đó. Tầng lớp trung lưu phải đối mặt với các vấn đề về khả năng chi trả có thể được giải quyết bằng cách cho phép xây dựng nhà mới hơn bằng cách loại bỏ các hạn chế quy hoạch ở cấp thành phố. Glaeser và Gyourko (2008) khuyến nghị chuyển thu nhập trực tiếp cho các gia đình có thu nhập thấp để giải quyết nhu cầu nhà ở cụ thể của họ thay vì sự can thiệp của chính phủ vào chính thị trường nhà ở. Glaeser (2011) tuyên bố rằng chính sách công ở Houston, Texas, thành phố duy nhất ở Hoa Kỳ không có mã quy hoạch và do đó (một nguồn cung nhà ở rất linh hoạt) cho phép xây dựng để đáp ứng nhu cầu của một số lượng lớn các ngôi nhà giá cả phải chăng mới ngay cả trong năm 2006. Ông lập luận rằng điều này giữ cho giá Houston không đổi trong khi ở những nơi khác leo thang. Đóng góp cho kinh tế y tế. Năm 2003, Glaeser hợp tác với David Cutler và Jesse Shapiro trong một bài nghiên cứu cố gắng giải thích lý do tại sao người Mỹ trở nên béo phì hơn. Theo bản tóm tắt bài nghiên cứu của họ, "Tại sao người Mỹ trở nên béo phì hơn?", người Mỹ đã trở nên béo phì hơn trong 25 năm qua vì họ "đã tiêu thụ nhiều calo hơn. Sự gia tăng tiêu thụ thực phẩm tự nó là kết quả của những đổi mới công nghệ mà giúp thực phẩm có thể được chuẩn bị hàng loạt cách xa điểm tiêu thụ và tiêu thụ với chi phí thời gian chuẩn bị và làm sạch thấp hơn. Thay đổi giá cả thường có lợi, nhưng có thể không nếu mọi người có vấn đề về tự kiểm soát." Giữa bệnh dịch COVID-19, hoạt động và vận hành của hệ thống kinh tế Hoa Kỳ một lần nữa được đem ra mổ xẻ trong cuốn "Sinh tồn của đô thị" (bản dịch tiếng Việt và phát hành bởi Book Hunter).
Nottingham Open 2022 Giải quần vợt Nottingham Mở rộng 2022 (còn được biết đến với Rothesay Open Nottingham vì lý do tài trợ) là một giải quần vợt chuyên nghiệp thi đấu trên mặt sân cỏ ngoài trời. Đây là lần thứ 14 (nữ) và lần thứ 26 (nam) giải đấu được tổ chức. Giải đấu là một phần của WTA 250 trong WTA Tour 2022, và ATP Challenger Tour. Giải đấu diễn ra tại Nottingham Tennis Centre ở Nottingham, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 6 năm 2022. Nội dung đơn ATP. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Dan Evans - Alastair Gray - Paul Jubb Miễn đặc biệt: - Jordan Thompson Thay thế: - Duje Ajduković Vượt qua vòng loại: - Antoine Bellier - Marius Copil - Daniel Cox - Jason Jung - Henri Squire - Otto Virtanen Nội dung đơn WTA. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Jodie Burrage - Sonay Kartal - Emma Raducanu - Maria Sakkari Vượt qua vòng loại: - Katie Boulter - Cristina Bucșa - Katarzyna Kawa - Yuriko Miyazaki - Eden Silva - Daria Snigur Bảo toàn thứ hạng: - Tatjana Maria Rút lui. - Trước giải đấu - Sorana Cîrstea → thay thế bởi Katie Volynets - Alizé Cornet → thay thế bởi Rebecca Marino - Ons Jabeur → thay thế bởi Zhu Lin - Sofia Kenin → thay thế bởi Heather Watson - Ana Konjuh → thay thế bởi Tatjana Maria - Jessica Pegula → thay thế bởi Wang Qiang - Elena-Gabriela Ruse → thay thế bởi Donna Vekić - Clara Tauson → thay thế bởi Harriet Dart Nội dung đôi WTA. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Rút lui. - Trước giải đấu - Monica Niculescu / Elena-Gabriela Ruse → thay thế bởi Caroline Dolehide / Monica Niculescu - Xu Yifan / Yang Zhaoxuan → thay thế bởi Alicia Barnett / Olivia Nicholls Nhà vô địch. Đơn nam. - Dan Evans đánh bại 'Jordan Thompson 6–4, 6–4. Đơn nữ. - Beatriz Haddad Maia đánh bại Alison Riske, 6–4, 1–6, 6–3 Đôi nam. - Jonny O'Mara / Ken Skupski đánh bại Julian Cash / Henry Patten 3–6, 6–2, [16–14]. Đôi nữ. - Beatriz Haddad Maia / Zhang Shuai đánh bại Caroline Dolehide / Monica Niculescu 7–6, 6–3 Liên kết ngoài. - Trang web chính thức
Nottingham Open 2022 - Đơn nữ Beatriz Haddad Maia là nhà vô địch, đánh bại Alison Riske trong trận chung kết, 6–4, 1–6, 6–3. Đây là danh hiệu đơn WTA Tour đầu tiên của Haddad Maia, và cô trở thành tay vợt Brazil đầu tiên giành một danh hiệu WTA Tour trên mặt sân cỏ sau Maria Bueno vào năm 1968. Johanna Konta là đương kim vô địch, nhưng cô giải nghệ quần vợt vào tháng 12 năm 2021. Liên kết ngoài. - Kết quả
Nottingham Open 2022 - Đôi nữ Beatriz Haddad Maia và Zhang Shuai là nhà vô địch, đánh bại Caroline Dolehide và Monica Niculescu trong trận chung kết, 7–6, 6–3. Lyudmyla Kichenok và Makoto Ninomiya là đương kim vô địch, nhưng Kichenok chọn không tham dự và Ninomiya tham dự ở s'Hertogenbosch. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính
Nottingham Open 2022 - Đơn nam Frances Tiafoe là đương kim vô địch, nhưng chọn không bảo vệ danh hiệu. Dan Evans là nhà vô địch, đánh bại Jordan Thompson trong trận chung kết, 6–4, 6–4. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính - Kết quả vòng loại
Nottingham Open 2022 - Đôi nam Matt Reid và Ken Skupski là đương kim vô địch, nhưng Reid chọn không bảo vệ danh hiệu. Skupski đánh cặp với Jonny O'Mara và bảo vệ thành công danh hiệu, đánh bại Julian Cash và Henry Patten trong trận chung kết, 3–6, 6–2, [16–14]. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính
Sagan Tosu Thành tích. - Chú thích Liên kết ngoài. - Trang web chính thức
Tội ác chiến tranh trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga năm 2022 Trong cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga, chính quyền và lực lượng vũ trang Nga đã bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh khi thực hiện cả các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào các mục tiêu dân sự và các cuộc tấn công bừa bãi vào các khu vực đông dân cư. Quân đội Nga bị cáo buộc đã khiến dân thường bị tổn hại không cần thiết và không cân xứng bằng cách sử dụng bom, đạn chùm - một loại vũ khí bị 110 quốc gia cấm vì nguy hiểm trước mắt và lâu dài đối với dân thường - và bằng cách bắn các loại vũ khí nổ khác với hiệu ứng diện rộng như bom thả từ trên không, tên lửa, đạn pháo hạng nặng và dàn tên lửa phóng ra hàng loạt. Kết quả của các cuộc tấn công của lực lượng Nga là làm hư hại hoặc phá hủy các tòa nhà dân sự bao gồm nhà ở, bệnh viện, trường học, nhà trẻ, nhà máy điện hạt nhân, tòa nhà lịch sử và nhà thờ. Theo các chuyên gia luật quốc tế, có bằng chứng chỉ ra việc Nga cố tình nhắm vào các bệnh viện Ukraine trên khắp đất nước. Tính đến ngày 28 tháng 4, các cuộc tấn công đã dẫn đến cái chết của ít nhất 2.829 thường dân và gây thương tích ít nhất 3.180. Sau khi Nga rút khỏi các khu vực phía bắc Kyiv, theo The Guardian, có nhiều bằng chứng về tội hiếp dâm, tra tấn và giết người của các lực lượng Nga đối với thường dân. Có những cáo buộc hàng ngàn thường dân từ Mariupol do Nga chiếm bị bắt buộc đi đày đến Nga, bao gồm cả trẻ em, bạo lực tình dục có hệ thống và rộng lớn. và cố tình giết thường dân Ukraine bởi các thành viên của lực lượng Nga. Vào cuối tháng 3, các lực lượng Ukraine đã chiếm lại thị trấn Bucha, nằm ở phía bắc Kyiv. Sau đó, có phát hiện bằng chứng từ một vụ thảm sát do quân đội Nga gây ra, bao gồm tra tấn và giết người có chủ ý thường dân. Theo cảnh sát Kyiv, hơn 900 thi thể dân thường đã được tìm thấy ở khu vực Kyiv sau khi lực lượng Nga rút lui, hầu hết trong số họ đã bị xử tử, và cơ quan giám sát nhân quyền của Liên Hợp Quốc ở Ukraine đã ghi nhận sự giết chóc bất hợp pháp của 50 thường dân - chủ yếu là đàn ông , nhưng cũng có phụ nữ và trẻ em - ở Bucha. Trong tháng đầu tiên của cuộc xâm lược, cơ quan giám sát cũng đã ghi nhận việc giam giữ tùy tiện ở các lãnh thổ do Nga chiếm đóng các nhà báo, nhà hoạt động, quan chức chính quyền và công chức. Vào ngày 2 tháng 3, công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã mở một cuộc điều tra đầy đủ về các cáo buộc trong quá khứ và hiện tại về tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người hoặc diệt chủng ở Ukraine bởi bất kỳ người nào từ ngày 21 tháng 11 năm 2013 trở đi, thiết lập một phương pháp trực tuyến cho những người có bằng chứng có thể bắt đầu liên lạc với các nhà điều tra và đã gửi một nhóm các nhà điều tra, luật sư và các chuyên gia khác đến Ukraine để bắt đầu thu thập bằng chứng. Cả Ukraine và Nga đều không phải là thành viên của Quy chế Rome, cơ sở pháp lý của ICC, nhưng Ukraine đã chấp nhận quyền tài phán của ICC bằng cách ký vào năm 2013 và 2014 hai tuyên bố về hiệu ứng đó. Hai cơ quan quốc tế độc lập khác cũng đang điều tra các vi phạm nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế trong khu vực: Ủy ban điều tra quốc tế về Ukraine, được thành lập bởi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 4 tháng 3 năm 2022 và Phái bộ Giám sát Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Ukraine, được triển khai bởi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR). Nhóm sau bắt đầu giám sát các vi phạm nhân quyền của tất cả các bên trong năm 2014 và sử dụng gần 60 giám sát viên nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Vào cuối tháng 3, Tổng công tố Ukraine Iryna Venediktova tuyên bố rằng các công tố viên Ukraine đã thu thập bằng chứng cho 2500 vụ án chiến tranh có thể xảy ra "và" hàng trăm nghi phạm. " Vào ngày 7 tháng 4 năm 2022, Liên Hợp Quốc đã đình chỉ hoạt động của Nga ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Các cuộc tấn công bừa bãi và tấn công vào các mục tiêu dân sự. Theo các tổ chức nhân quyền và cơ quan giám sát nhân quyền của Liên Hợp Quốc ở Ukraine, cuộc xâm lược của Ukraine đã được thực hiện thông qua các cuộc tấn công bừa bãi vào các cơ sở dân sự như nhà ở, bệnh viện, trường học và mẫu giáo. Vào ngày 25 tháng 2, Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã "thể hiện sự coi thường trắng trợn đối với cuộc sống dân sự bằng cách sử dụng tên lửa đạn đạo và các vũ khí nổ khác với các hiệu ứng diện tích rộng ở các khu vực đông dân cư". Ngoài ra, Nga đã tuyên bố sai lầm chỉ sử dụng vũ khí hướng dẫn chính xác. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết vào ngày 25 tháng 2 rằng các cuộc tấn công vào Vuhledar, Kharkiv và Uman, có khả năng cấu thành tội ác chiến tranh. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết vào ngày 26 tháng 2 rằng Nga đang phạm tội chiến tranh. Pháo binh Nga pháo kích vào một khu dân cư dày đặc của Mariupol trong gần 15 giờ vào ngày 1 và 2 tháng 3, gây ra sự hủy diệt đáng kể. Phó Thị trưởng Sergei Orlov báo cáo rằng "ít nhất hàng trăm người đã chết." [5] [6] Một tuyên bố ngày 3 tháng 3 của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc cho biết rằng cơ quan này đã ghi nhận ít nhất 1006 thương vong dân sự trong tuần đầu tiên của cuộc xâm lược, nhưng nó tin rằng "các số liệu thực sự cao hơn đáng kể." Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một tuyên bố vào ngày 6 tháng 3, nói rằng họ có bằng chứng cho thấy nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Ukraine đã bị tấn công và Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus lưu ý rằng, "tấn công các cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc nhân viên vi phạm trung lập y tế và vi phạm Luật nhân đạo quốc tế. " Vào ngày 24 tháng 3, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã cáo buộc Nga đã nhiều lần vi phạm luật nhân đạo quốc tế trong tháng đầu tiên của cuộc xâm lược bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bừa bãi, bao gồm các cuộc tấn công trực tiếp vào các mục tiêu dân sự. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, các báo cáo và cảnh quay video được xác minh cho thấy nhiều cuộc tấn công vào bệnh viện và trường học, và việc sử dụng vũ khí nổ không chính xác và vũ khí bị cấm như bom cụm. Mặc dù không gợi ý rằng Ukraine chịu trách nhiệm về thương vong dân sự, các nhà hoạt động nhân quyền và các chuyên gia luật nhân đạo quốc tế nói với Washington Post rằng "chiến lược của Ukraine về việc đặt các thiết bị quân sự nặng nề và các công sự khác trong các khu vực dân sự có thể làm suy yếu các nỗ lực của phương Tây và Ukraine bắt Nga phải chịu trách nhiệm tội ác chiến tranh có thể xảy ra". Sử dụng đạn chùm. Các báo cáo về việc sử dụng đạn chùm đã gây lo ngại về số lượng lớn thương vong dân sự ngay lập tức và mối nguy hiểm lâu dài của đạn chưa nổ. Cả Liên bang Nga và Ukraine đều không phê chuẩn Công ước năm 2008 về đạn chùm, nhưng việc sử dụng đạn chùm ở các khu vực dân cư có thể được coi là không tương thích với các nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế cấm các cuộc tấn công bừa bãi và không tương xứng. Vụ tấn công Vuhledar lúc 10:30 (UTC) vào ngày 24 tháng 2, là kết quả của một tên lửa Tochka 9m79, đã rơi xuống bên cạnh bệnh viện và giết chết bốn thường dân. Tổ chức Ân xá Quốc tế mô tả phân tích của họ là "bằng chứng không thể chối cãi về các vi phạm luật nhân đạo quốc tế và luật nhân quyền quốc tế" của các lực lượng Nga. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhận thấy rằng cuộc tấn công vào Bệnh viện Vuhledar đã sử dụng bom chùm 9N123. 9N123 chứa năm mươi bom thứ cấp 9N24, mỗi bom này lại tung ra 316 bom nhỏ. HRW dựa trên phân tích của mình qualiên lạc với bệnh viện và chính quyền thành phố và nhiều bằng chứng nhiếp ảnh. HRW kêu gọi các lực lượng Nga ngừng thực hiện "các cuộc tấn công bất hợp pháp bằng vũ khí giết người và gây thương tật một cách bừa bãi." Phát ngôn viên báo chí của Liên bang Nga, Dmitry Peskov, đã phủ nhận việc Nga dùng bom chùm, nói rằng loại đạn dược này được sử dụng bởi các lực lượng vũ trang của Ukraine. Vào ngày 27 tháng 2, Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố rằng họ đã phân tích bằng chứng cho thấy đạn dược của Nga từ một tên lửa Uragan BM-27 220 mm đã tấn công một trường mầm non ở Okhtyrka, nơi dân thường đang trú ẩn vào ngày 25 tháng 2, giết chết ba người, bao gồm một đứa trẻ. Phim máy bay không người lái (UAV) cho thấy mái của trường mầm non bị trúng 4 hỏa tiễn, ba trên sân bên cạnh trường học, hai thường dân bị thương hoặc đã chết và những vũng máu. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã phân tích 65 bức ảnh và video về sự kiện này và phỏng vấn cư dân địa phương. Bellingcat tuyên bố rằng phần còn lại của tên lửa 9M27K đã được tìm thấy cách mẫu giáo 200 mét về phía đông. Các lực lượng Nga được đặt ở phía tây Okhtyrka. Tổ chức Ân xá Quốc tế mô tả loại tên lửa là "không được hướng dẫn và nổi tiếng là không chính xác", và mô tả vụ tấn công là một tội ác chiến tranh tiềm ẩn cần được điều tra. Vào ngày 4 tháng 3, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã báo cáo rằng vào ngày 28 tháng 2, các lực lượng Nga đã bắn đạn chùm vào ít nhất ba khu dân cư ở Kharkiv, giết chết ít nhất ba thường dân. Vào ngày 18 tháng 3, số lượng thường dân bị giết ở Kharkiv đã vượt quá 450 do hậu quả của việc sử dụng đạn chùmvà vũ khí nổ ở các khu vực đông dân cư của thành phố. Các loại đạn chùm cũng đã được sử dụng nhiều lần pháo vào Mykolaiv trong các cuộc tấn công riêng biệt vào ngày 7, 11 và 13 tháng 3, gây thương vong dân sự và phá hủy rộng rãi các cơ sở phi quân sự. Vào ngày 6 hoặc 7 tháng 3, các lực lượng Ukraine đã bắn tên lửa đạn chùm vào làng Husarivka do Nga kiểm soát, cách Kharkiv 60 dặm về phía nam, theo The New York Times. Làm gián đoạn hành lang nhân đạo. Trong cuộc vây hãm Mariupol, một số nỗ lực để thiết lập một hành lang sơ tán nhân đạo để di tản dân thường khỏi thành phố đã được thực hiện, nhưng đã thất bại do hành lang bị lực lượng Nga bắn vào. Vào ngày 5 tháng 3, một lệnh ngừng bắn kéo dài năm giờ đã được tuyên bố, nhưng việc sơ tán đã nhanh chóng bị dừng lại sau khi pháo kích tiếp tục trong thời gian tuyên bố. Ngày hôm sau, Ủy ban Hội Chữ thập đỏ (ICRC) quốc tế tuyên bố rằng một nỗ lực thứ hai để thiết lập một hành lang sơ tán đã thất bại. Vào ngày 7 tháng 3, ICRC đã thông báo rằng họ đã phát hiện ra rằng một trong những tuyến đường được liệt kê để sơ tán trong vụ ngừng bắn đã bị đặt mìn. Nhắm vào các nhà máy điện hạt nhân. Vào lúc 11:28 tối giờ địa phương vào ngày 3 tháng 3 năm 2022, một đoàn xe gồm 10 xe bọc thép của Nga và hai xe tăng thận trọng tiếp cận nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nhà máy lớn nhất châu Âu. Vào lúc 12:48 sáng ngày 4 tháng 3 các lực lượng Ukraine bắn tên lửa chống xe tăng và lực lượng Nga đã phản ứng với nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm súng phóng tên lửa. Trong khoảng hai giờ chiến đấu dữ dội, một đám cháy đã bùng phát trong một cơ sở huấn luyện bên ngoài khu phức hợp chính, được dập tắt trước 6:20 sáng, mặc dù các phần khác xung quanh nhà máy chịu nhiều thiệt hại. Tối hôm đó, Đại sứ quán Kyiv ở Hoa Kỳ đã mô tả cuộc tấn công của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là một tội ác chiến tranh, tuy nhiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhanh chóng không công nhận tuyên bố này sau khi nghiên cứu các trường hợp của cuộc tấn công và Lầu năm góc từ chối mô tả vụ tấn công là một tội ác chiến tranh. Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã buộc tội Tổng thống Nga Vladimir Putin phạm phải "khủng bố hạt nhân" bằng cách ra lệnh tấn công nhà máy và các cơ quan quản lý Ukraine tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã bắn đại bác vào nhà máy, làm cháy cơ sở huấn luyện. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc trả lời rằng các lực lượng Nga đã bị những "kẻ phá hoại" Ukraine từ cơ sở đào tạo bắn ra, và chính họ đã đốt cháy khi họ rời đi. Cuối ngày hôm đó, Tổng giám đốc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã xác nhận rằng các hệ thống an toàn của các nhà máy đã không bị ảnh hưởng và không có vật liệu phóng xạ nào thoát ra, tuy nhiên ông "... quan tâm nghiêm trọng về tình hình tại nhà máy năng lượng hạt nhân lớn nhất của Ukraine. Ưu tiên chính là đảm bảo sự an toàn và an ninh của nhà máy, nguồn cung cấp điện của nó và những người vận hành nó ". Các cuộc tấn công vào các cơ sở điện hạt nhân chủ yếu được quy định bởi Điều 56 của Nghị định thư I bổ sung cho các Công ước Geneva, cấm các cuộc tấn công chống lại các nhà máy điện hạt nhân dân sự. Theo các học giả quốc tế: - Vụ tấn công Nga có thể vi phạm Điều 56 nhưng có lẽ không cấu thành tội ác chiến tranh; - Các lực lượng Ukraine khởi xướng hành động bắn các tên lửa chống xe tăng có thể đã vi phạm phần phòng ngừa thụ động của Điều 56, đoạn 5. Tấn công vào các tài sản văn hóa. Việc sử dụng vũ khí nổ với các hiệu ứng khu vực rộng đã làm dấy lên mối lo ngại về các di tích lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật, nhà thờ và các tài sản văn hóa khác ở cận đó. Các lực lượng Nga đã làm hư hại hoặc phá hủy Bảo tàng Nghệ thuật Kuindzhi ở Mariupol, rạp chiếu bóng Shchors thời Liên Xô và Thư viện Phục hưng Gothic ở Chernihiv, Khu phức hợp tưởng niệm Holocaust Baby Yar ở Kyiv, Tòa nhà Slovo thời Liên Xô và Tòa nhà chính quyền khu vực ở Kharkiv, một nhà thờ gỗ thế kỷ 19 ở Vizivka, Vùng Zhytomyr, và Bảo tàng Lịch sử và Lịch sử Địa phương ở Ivankiv. Vào ngày 1 tháng 4, UNESCO tuyên bố rằng ít nhất 53 địa điểm lịch sử, tòa nhà tôn giáo và bảo tàng của Ukraine được xác nhận là chịu thiệt hại trong cuộc xâm lược của Nga. Tài sản văn hóa được bảo vệ đặc biệt theo luật nhân đạo quốc tế. Nghị định thư I của Công ước Geneva và Công ước Hague để bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp xung đột vũ trang (ràng buộc đối với cả Ukraine và Nga) cấm các quốc gia sử dụng các di tích lịch sử để hỗ trợ cho nỗ lực quân sự và làm cho chúng trở thành đối tượng của hành vi thù địch hoặc trả thù. Giao thức II của Công ước Hague cho phép các cuộc tấn công vào tài sản văn hóa trong trường hợp "sự cần thiết quân sự bắt buộc" với điều kiện là không có sự thay thế khả thi. Tuy nhiên Giao thức II không áp dụng trong trường hợp này, vì chỉ Ukraine là thành viên và nó chỉ áp dụng giữa các thành viên. Các cuộc tấn công chống lại di sản văn hóa được xem là tội ác chiến tranh và có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế. Các cuộc tấn công vào bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế. Tính đến ngày 26 tháng 3, Phái đoàn Giám sát Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Ukraine đã xác minh 74 cuộc tấn công vào các cơ sở y tế, 61 trong số đó nằm trong khu vực do chính phủ kiểm soát (ví dụ: các cuộc tấn công trên không vào các bệnh viện ở Izium, Mariupol, Ovruch, Volnovakha và Vuhledar) 9 cơ sở được kiểm soát bởi các nhóm vũ trang liên kết Nga và bốn trong các khu định cư tranh chấp. Sáu trung tâm chu sinh, bệnh viện hộ sinh và mười bệnh viện trẻ em đã bị tấn công, dẫn đến việc phá hủy hoàn toàn hai bệnh viện trẻ em và một bệnh viện chu sinh. Vào ngày 24 tháng 2, một loại đạn chùm đã bùng nổ tại Bệnh viện Thành phố Trung tâm ở Vuhledar, giết chết ít nhất bốn thường dân và làm bị thương 10, gây thiệt hại cho xe cứu thương và bệnh viện. Vào ngày 8 tháng 3, Bệnh viện Trung ương mới được tân trang lại ở Izium, phía nam Kharkiv, đã bị phá hủy, sau đó vào ngày 11 tháng 3 là một cuộc tấn công đến một bệnh viện tâm thần của cùng một thành phố. Vào ngày 9 tháng 3, một cuộc không kích của Nga đã phá hủy Bệnh viện Mariupol số 3, nơi rõ ràng có thể được xác định là đối tượng dân sự, dẫn đến thương tích cho 17 thường dân, một trong số đó là một phụ nữ ở giai đoạn cuối của thai kỳ; Cả cô và đứa con chưa sinh của mình đều không sống sót. Vào ngày 30 tháng 3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã báo cáo rằng đã có 82 cuộc tấn công được xác minh của Nga vào các cơ sở chăm sóc y tế ở Ukraine - bao gồm các cuộc tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân và nhân viên chăm sóc sức khỏe - kể từ ngày 24 tháng 2. WHO uớc tính ít nhất 72 người thiệt mạng và 43 người bị thương trong các cuộc tấn công này. Đến ngày 8 tháng 4, ƯHO xác nhận 91 cuộc tấn công. Các khu vực bị tấn công bừa bãi. Tỉnh Donetsk. Vào ngày 24 tháng 2, các lực lượng vũ trang Nga, làm việc cùng với phiến quân thân Nga, đã bao vây thành phố cảng Mariupol, dẫn đến thương vong nặng nề khi nguồn cung cấp bị cắt đứt khỏi người dân địa phương. Ném bom nhà hát Mariupol. Vào ngày 16 tháng 3, các lực lượng vũ trang Nga đã ném bom Nhà hát Kịch khu vực Donetsk ở Mariupol, Ukraine, được sử dụng như một nơi trú ẩn tránh bom; Chính quyền Ukraine cho biết nó chứa tới 1.200 thường dân trong cuộc bao vây Mariupol. Nhà hát đã bị phá hủy phần lớn trong vụ tấn công, mà chính quyền Ukraine mô tả là một tội ác chiến tranh. Số liệu thương vong hiện không được biết đến; Chính quyền Ukraine tuyên bố rằng nhiều người đã bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của nhà hát bị sụp đổ sau cuộc tấn công, nhưng pháo kích đang diễn ra trong khu vực làm phức tạp những nỗ lực cấp cứu. Nhà hát này là một trong những di sản và văn hóa của Ukraine đã bị các lực lượng xâm lược Nga cố tình nhắm vào và phá hủy. Hình ảnh vệ tinh của nhà hát được chụp vào ngày 14 tháng 3 cho thấy từ "Trẻ em" được viết bằng tiếng Nga ở hai địa điểm bên ngoài nhà hát trong nỗ lực xác định nó với lực lượng xâm chiếm đó là một nơi trú ẩn bom đạn dân sự có trẻ em và không phải là mục tiêu quân sự. Các quan chức của Hội đồng thành phố Mariupol tuyên bố rằng nhà hát là nơi trú ẩn bom đạn lớn nhất trong thành phố, và tại thời điểm xảy ra vụ tấn công, nó chỉ chứa phụ nữ và trẻ em. Đáp lại những lời chỉ trích, Nga đã cáo buộc Tiểu đoàn Azov do Ukraine hậu thuẫn về việc thực hiện vụ đánh bom nhà hát, mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào. Không kích bệnh viện Mariupol. Vào ngày 9 tháng 3, các lực lượng Nga đã ném bom một bệnh viện thai sản và trẻ em ở Mariupol. Một số nguồn ở Mariupol báo cáo rằng bệnh viện có thể xác định được rõ ràng và đang hoạt động tại thời điểm nó bị tấn công. Bệnh viện đã bị phá hủy, và mười bảy thường dân, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ mang thai, bị thương. Một phụ nữ mang thai đã chết cùng em bé vì bị chấn thương trong vụ tấn công. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy gọi vụ đánh bom bệnh viện thai sản là "diệt chủng", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Dmytro Kuleba gọi đó là "tội ác chiến tranh đáng kinh sợ", và Thủ tướng Anh Boris Johnson mô tả nó là "Đồi bại". Bức ảnh của một phụ nữ mang thai nằm trên cáng, được những nhân viên cấp cứu mang qua sân bị ném bom, lưu hành trên khắp thế giới trên internet và trên các tờ báo. Người phụ nữ giấu tên đã được chuyển đến một bệnh viện khác và vào ngày 13 tháng 3 qua đời sau khi đứa con của cô bị chết non; Cô đã bị nhiều vết thương trong vụ đánh bom, bao gồm cả xương chậu bị nghiền nát và hông bị tách ra, góp phần vào việc đứa con của cô chết non. Các bác sĩ đã phải giải phẫu dưới ánh đèn cầy. Một phụ nữ mang thai khác chụp ảnh trong vụ đánh bom, Marianna Vyshegirskaya, một blogger nổi tiếng ở Mariupol, đã sinh ra một cô con gái vào ngày hôm sau. Vishegirskaya trở thành mục tiêu của một chiến dịch thông tin giả bắt đầu xuất phát trên Telegram Nga và được lặp lại trong một tweet từ Đại sứ quán Nga ở Anh. Đại sứ quán Nga tuyên bố rằng Vishegirskaya là một nữ diễn viên "trang điểm tốt" và hậu quả của cuộc tấn công đã được dàn cảnh. Lý thuyết âm mưu đó đã được chứng minh là sai và Twitter đã lấy xuống bài đăng của Đại sứ quán, nhưng tin tức giả đã lan rộng trên các phương tiện truyền thông và blog xã hội thân Nga. Pháo kích hàng loạt vào các khu dân cư ở Mariupol. Vào ngày 2 tháng 3, Phó Thị trưởng Sergiy Orlov đã báo cáo rằng pháo binh Nga đã nhắm vào một khu dân cư đông đúc của Mariupol, pháo kích vào nó trong gần 15 giờ. Ông nói rằng một khu dân cư đông dân cư trên bờ trái của thành phố đã "gần như bị phá hủy hoàn toàn". Thành phố bị cắt đứt điện, thực phẩm, khí đốt và nước. Một bé gái 6 tuổi được báo cáo là đã chết vì mất nước dưới tàn tích nhà của bé ấy ở Mariupol vào ngày 8 tháng 3. Hình ảnh vệ tinh của Mariupol được chụp vào buổi sáng ngày 9 tháng 3 bởi Maxar Technologies, một nhà thầu cho quân đội Hoa Kỳ, cho thấy "thiệt hại lớn" đối với các căn hộ cao tầng, nhà ở, cửa hàng tạp hóa và cơ sở hạ tầng dân sự khác. Điều này được xác định bằng cách so sánh ảnh trước và sau. Hội đồng Mariupol đã đưa ra một tuyên bố rằng thiệt hại cho thành phố là "rất lớn". Người ta ước tính rằng khoảng 80% đến 90% cơ sở hạ tầng của thành phố đã bị hư hại đáng kể do pháo kích, trong đó gần 30% đã bị phá hủy không còn sửa chữa được nữa. Báo cáo từ Mariupol, phóng viên của Reuters, Pavel Klimov nói rằng "tất cả xung quanh là những vỏ đạn đen thùi." trước những ngôi nhà ở khối tháp. Vào ngày 16 tháng 3, BBC News tường thuật rằng, các cuộc tấn công gần như liên tục của Nga đã biến các khu dân cư thành "một hoang địa." Cùng ngày họ tường thuật rằng, họ đã thu được cảnh quay từ máy bay không người lái cho thấy "một mức độ thiệt hại lớn, với lửa và khói bốc ra từ các khu chung cư và những con đường đen thùi với những đống đổ nát. " Một cư dân thành phố nói với BBC rằng" ở khu vực bờ trái, không có tòa nhà dân cư nào còn nguyên vẹn, tất cả đều bị thiêu rụi xuống tận đất. " Ở bên bờ trái có một khu dân cư đông dân. Bà cũng nói rằng trung tâm thành phố là "không thể nhận ra được nữa." Cùng ngày, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) báo cáo rằng các lực lượng Nga tiếp tục phạm tội chiến tranh ở Mariupol bao gồm "nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự." Vào ngày 18 tháng 3, Sky News từ Vương quốc Anh đã mô tả, cả một video trên không và dưới đất cho thấy "sự hủy diệt tận thế ở Mariupol." Sky News cũng tường thuật rằng, họ đã xác minh vị trí của cả hai video cho các khu dân cư bị phá hủy của Mariupol, cũng bao gồm một số tài sản thương mại. Cũng vào ngày 18 tháng 3, Trung tướng Jim Hockenhull, trưởng tình báo quốc phòng cho Vương quốc Anh (Anh), đã mô tả "dân thường ở Mariupol vẫn tiếp tục bị nhắm vào". Chính quyền Ukraine tuyên bố rằng khoảng 90% các tòa nhà ở Mariupol hiện đã bị hư hại hoặc bị phá hủy. Cùng ngày, Sky News từ Vương quốc Anh cho biết các video cho thấy "các khu vực dân sự bị đánh bom không thể nhận ra được nữa." Sky News cũng trích dẫn Hội Chữ thập đỏ khi mô tả "sự hủy diệt tận thế ở Mariupol." Một sĩ quan cảnh sát Ukraine ở Mariupol đã làm một video trong đó anh ta nói "Trẻ em, người già đang chết. Thành phố bị phá hủy và nó bị xóa khỏi bề mặt trái đất." Video được xác thực bởi Associated Press. Tính tới ngày 20 tháng 3, chính quyền địa phương ước tính rằng ít nhất 2.300 người đã thiệt mạng trong cuộc bao vây. Vào ngày 20 tháng 3 năm 2022, chính quyền Ukraine loan báo rằng, quân đội Nga đã ném bom trường nghệ thuật số 12 tại Mariupol, nơi chính quyền Ukraine tuyên bố khoảng 400 người đang trú ẩn tránh các trận chiến và các cuộc đánh bom vào thành phố. Chính phủ Mariupol cho biết vào ngày 28 tháng 3 rằng 90% tất cả các tòa nhà ở Mariupol đã bị hư hại do pháo kích, với 40% tất cả các cấu trúc bên trong thành phố bị phá hủy. Các số liệu thống kê được công bố cũng tính rằng 90% các bệnh viện của Mariupol đã bị hư hại, và 23 trường học và 28 trường mẫu giáo đã bị phá hủy bởi pháo kích của Nga. Đến ngày 18 tháng 4, các quan chức Ukraine ước tính rằng ít nhất 95% Mariupol đã bị phá hủy trong cuộc chiến, phần lớn là kết quả của các chiến dịch ném bom của Nga. Các quan chức thành phố báo cáo rằng có tới 20.000 dân thường đã bị giết. Cùng ngày, thị trưởng của thành phố đã báo cáo rằng khoảng 21.000 dân thường đã bị giết. Tấn công tên lửa và pháo kích vào Donetsk. Vào ngày 14 tháng 3, một tên lửa OTR-21 Tochka được bắn vào thành phố Donetsk, mà một cuộc điều tra của Nga cho biết đã giết chết 23 thường dân địa phương. Nga và DPR nói rằng tên lửa đã được các lực lượng vũ trang Ukraine phóng vào và cáo buộc Ukraine phạm tội ác chiến tranh; Chính phủ Ukraine đã phủ nhận lời buộc tội này, tuyên bố tên lửa đã được các lực lượng vũ trang Nga phóng ra như một phần của hoạt động cờ giả. Vào ngày 25 tháng 3, bộ phận giám sát nhân quyền của Liên Hợp Quốc ở Ukraine đã tuyên bố rằng họ đang xem xét các cáo buộc về pháo kích bừa bãi của các lực lượng vũ trang Ukraine ở Donetsk và trong các lãnh thổ khác được kiểm soát bởi các nước cộng hòa tự xưng của Donetsk và Luhansk. Đột kích tên lửa vào ga xe lửa Kramatorsk. Vào ngày 8 tháng 4, một tên lửa Tochka được bắn vào một nhà ga đường sắt ở Kramatorsk, nơi có tới 4.000 dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đang chờ để sơ tán khỏi thành phố. Các quan chức Ukraine cáo buộc Nga thực hiện vụ tấn công, và tuyên bố rằng từ 98 đến 300 thường dân bị thương trong cuộc pháo kích và ít nhất 50 người thiệt mạng, trong đó có 5 trẻ em; Số lượng thương vong cuối cùng là 60 thường dân bị giết, bao gồm bảy người con và 111 người bị thương. Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ các cáo buộc, nói rằng tên lửa Tochka-U chỉ được quân đội Ukraine sử dụng. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng hình ảnh và video trên phương tiện truyền thông xã hội dường như cho thấy Nga sử dụng tên lửa này. Tỉnh Chernihiv. Ném bom vào Chernihiv. Vào ngày 3 tháng 3, các lực lượng Nga đã phá hủy hai trường học và một số khu chung cư ở Chernihiv, giết chết 47 thường dân. Vào ngày 16 tháng 3 năm 2022, một cuộc tấn công của Nga đã giết chết 14 thường dân ở Chernihiv. Hầu hết trong số họ đang đứng xếp hàng tại một cửa hàng thực phẩm chờ mua bánh mì, khi một cuộc không kích của Nga với tám quả bom không có hệ thống hướng dẫn đã tấn công họ. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã không xác định được bất kỳ mục tiêu quân sự nào gần địa điểm của vụ tấn công. Hành động này được Tổ chức Ân xá Quốc tế coi là tội ác chiến tranh. Matilda Bogner, người đứng đầu Phái đoàn Giám sát Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Ukraine, tuyên bố rằng vụ đánh bom đã vi phạm các nguyên tắc phân biệt, tỷ lệ, quy tắc về các biện pháp phòng ngừa khả thi và cấm các cuộc tấn công bừa bãi. Tỉnh Kyiv. Pháo kích Irpin. Vào ngày 6 tháng 3 năm 2022, từ 9:30 sáng đến 2 giờ chiều, các lực lượng vũ trang Nga liên tục pháo kích một giao lộ ở Irpin mà hàng trăm thường dân đang sử dụng để chạy về Kyiv, trong khi các lực lượng Ukraina đã bắn súng cối vào lực lượng Nga từ vị trí quân sự cách ngã tư khoảng 180 mét. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cáo buộc Quân đội Nga thực hiện một cuộc tấn công bừa bãi và không cân xứng. Đó là một phần của cuộc tấn công vào Irpin. Tám thường dân đã thiệt mạng, including two children killed by a mortar strike. bao gồm hai đứa trẻ bị giết bởi một cuộc tấn công bằng súng cối. Thả bom Kyiv. Thủ đô Kyiv của Ukraine, một thành phố có khoảng ba triệu người, là một trong những mục tiêu của các cuộc không kích của Nga. Mẫu giáo và trại trẻ mồ côi cũng bị pháo kích vào. Thả bom Borodianka. Khi các lực lượng Nga chiến đấu bên trong và gần Kyiv, Borodianka, nằm trên một con đường quan trọng về mặt chiến lược, trở thành mục tiêu bởi nhiều cuộc không kích của Nga. Hầu hết các tòa nhà trong thị trấn đã bị phá hủy, bao gồm hầu hết tất cả các con đường chính của nó. Bom của Nga tấn công các trung tâm của các tòa nhà và khiến chúng sụp đổ trong khi các khung vẫn đứng. Oleksiy Reznikov, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết nhiều cư dân đã bị chôn vùi bởi những cuộc không kích và nằm chết ở đó cả một tuần. Ông nói thêm rằng những người tới giúp họ đã bị lính Nga bắn vào. Một số cư dân đã trốn trong hang động trong 38 ngày. Vào ngày 26 tháng 3 năm 2022, Nga, bị đẩy lùi khỏi Kyiv, dần dần rút khỏi khu vực để tập trung vào Donbas. Thị trưởng của Borodianka nói rằng khi đoàn xe Nga di chuyển qua thị trấn, những người lính Nga đã bắn qua mọi cửa sổ mở. Ông ước tính ít nhất 200 người chết. Chỉ có vài trăm cư dân ở lại Borodianka vào thời điểm người Nga rút lui, với khoảng 90% cư dân đã bỏ trốn, và một con số chưa biết chết trong các đống đổ nát. Quân đội Nga rút lui đã đặt mìn trên khắp thị trấn. Pháo kích vào Bucha. Các cuộc điều tra pháp y của Ukraina về vụ thảm sát Bucha tiết lộ rằng hàng chục thường dân đã bị giết bởi phi tiêu kim loại ("Fléchettes") thuộc loại được sử dụng bởi quân đội Nga. Các thi thể từ vùng Bucha-Irpin cho thấy các tổn thương từ các vật thể nhỏ giống như móng tay có trong đạn đại bác xe tăng hoặc súng. Theo các nhân chứng, pháo binh Nga đã bắn đạn pháo phát ra fléchettes vài ngày trước khi rút lui khỏi khu vực vào cuối tháng 3. Mặc dù Fléchettes không bị cấm theo luật pháp quốc tế, việc sử dụng chúng trong khu dân cư có thể đủ điều kiện là tội ác chiến tranh của một cuộc tấn công bừa bãi. Người phát ngôn của Lực lượng Bộ binh Ukraina tuyên bố rằng quân đội Ukraina không sử dụng đạn pháo với Fléchettes. Tỉnh Sumy. Thả bom Sumy. Vào buổi tối và suốt đêm ngày 7 tháng 3, các lực lượng Nga thực hiện một cuộc không kích vào khu dân cư của Sumy. Khoảng 22 người đã thiệt mạng, trong đó có ba đứa trẻ. Theo hướng dẫn thủ tục của Văn phòng Công tố viên tỉnh Sumy, các thủ tục tố tụng hình sự đã được hoàn thành cho việc vi phạm luật pháp và phong tục chiến tranh. Vào ngày 21 tháng 3 năm 2022 trong Trận chiến Sumy, một cuộc không kích của Nga đã làm hỏng một trong những bồn chứa amoniac tại một nhà máy phân bón Sumykhimprom nằm ở vùng ngoại ô của Sumy, làm ô nhiễm vùng đất trong bán kính 2,5 km bao gồm các làng Novoslytsya và Verkhny Syrovatka. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina đã đặt mìn các bồn chứa amoniac và clo "với mục đích ngộ độc hàng loạt cư dân. Tỉnh Kharkiv. Trong Trận Kharkiv, nhiều khu vực dân cư rộng lớn đã bị phá hủy bởi các cuộc pháo kích của Nga. Vào khoảng 10:00 sáng ngày 28 tháng 2, các lực lượng Nga đã bắn đạn chùm bằng tên lửa BM-21 Grad vào ít nhất ba khu dân cư khác nhau ở Kharkiv, giết chết ít nhất chín dân thường và làm bị thương 37 người khác. Thị trưởng thành phố, Ihor Terekhov, nói rằng bốn người đã thiệt mạng khi họ rời một nơi trú ẩn để lấy nước và một gia đình gồm cha mẹ và ba đứa con bị thiêu sống trong xe của họ. Các địa điểm bị tấn công là các tòa nhà dân cư và sân chơi trẻ nhỏ, rải rắc giữa Quận Industrialnyi và Shevchenkivskyi. Các vụ nổ trong thành phố được ghi nhận vào lúc 2:23 chiều. Vào ngày 1 tháng 3, một quả đạn đại bác đã làm hư hại một trường nội trú dành cho trẻ em mù. Tính đến ngày 4 tháng 3, 122 thường dân bao gồm 5 trẻ em đã bị giết chết ở vùng Kharkiv, theo Cảnh sát khu vực Kharkiv. Trong số 1,8 triệu dân ban đầu, chỉ có 500.000 người còn lại ở Kharkiv vào ngày 7 tháng 3. Vào ngày 8 tháng 3, lực lượng Nga ném bom một bệnh viện ở Izium, bệnh viện này bị phá hủy hoàn toàn. Cuộc pháo kích này đã bị chính quyền khu vực coi là tội ác chiến tranh. Vào ngày 18 tháng 3, số dân thường được cho là đã thiệt mạng ở Kharkiv vượt quá 450 do hậu quả của việc sử dụng bom, đạn chùm và vũ khí nổ ở các khu vực đông dân cư của thành phố. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã điều tra vụ tấn công và kết luận rằng lực lượng Nga đã sử dụng tên lửa đạn chùm Smerch, loại đạn này làm phân tán hàng chục bom, đạn con hoặc bom trên không. Vì không có mục tiêu quân sự nào trong vòng 400 mét trong phạm vi các cuộc tấn công này và do việc sử dụng bừa bãi các loại vũ khí này nhằm vào các khu vực đông dân cư, HRW mô tả các cuộc không kích này có thể là tội ác chiến tranh. Vào ngày 13 tháng 5, CNN đưa tin rằng bằng chứng mới thu thập được xác định Đại tá Alexander Zhuravlyov chỉ huy Lữ đoàn Pháo binh Tên lửa 79, đã ra lệnh sử dụng 17 quả bom chùm, 300mm Smerch Cluster Rocket, nhắm vào các mục tiêu dân sự ở Kharkiv vào ngày 27-28 tháng Hai. Tỉnh Mykolaiv. Ném bom Mykolaiv. Bom đạn chùm cũng được sử dụng nhiều lần thả xuống Mykolaiv trong các cuộc tấn công riêng biệt vào ngày 7, 11 và 13 tháng 3, gây ra thương vong cho dân thường và phá hủy diện rộng các đối tượng phi quân sự. Chín thường dân xếp hàng chờ đợi trên phố tại một máy rút tiền đã thiệt mạng trong cuộc tấn công ngày 13 tháng 3. Các vụ nổ cũng làm hư hại nhà cửa và các công trình dân dụng. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã phân tích vụ việc và phát hiện ra rằng lực lượng Nga đã sử dụng bom đạn chùm BM-30 Smerch và BM-27 Uragan thả xuống các khu vực đông dân cư. Do tính chất bừa bãi vốn có của bom đạn chùm, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã mô tả việc sử dụng chúng ở Mykolaiv có thể là một tội ác chiến tranh của Nga. Tỉnh Zhytomyr. Vào buổi tối ngày 1 tháng 3, quân đội Nga đã tấn công một khu dân cư của thành phố. Khoảng 10 tòa nhà dân cư .trên đường Shukhevych và xung quanh bệnh viện thành phố bị hư hại. Một vài quả bom đã được thả xuống thành phố. Kết quả là ít nhất hai thường dân Ukraine thiệt mạng và ba người bị thương. Vào ngày 2 tháng 3, đạn pháo bắn trúng trung tâm chu sinh của khu vực và một số nhà tư nhân. Vào ngày 4 tháng 3, tên lửa đánh vào trường Zhytomyr thứ 25 phá hủy một nửa trường. Vào buổi tối, "Nhà máy bọc thép Ozerne và Zhytomyr" bị bắn cháy; hai người bị thương. Vào ngày 8 tháng 3, trong một cuộc không kích, một ký túc xá bị trúng đạn và nhà máy Isovat bị hư hại. Vào ngày 9 tháng 3, vùng ngoại ô thành phố (quận Ozerne) bị pháo kích. Tỉnh Luhansk. Tấn công viện dưỡng lão Kreminna. Lyudmyla Denisova, thanh tra nhân quyền của Ukraine, cáo buộc rằng vào ngày 11 tháng 3, hơn 50 người già trong một viện dưỡng lão ở thị trấn Kreminna đã bị xe tăng cố ý bắn vào, gọi vụ tấn công này là "tội ác chống lại loài người" của "lực lượng chiếm đóng phân biệt chủng tộc". [Serhiy Haidai, thống đốc vùng Luhansk, cũng đưa ra nhận định tương tự. Được biết, 56 nạn nhân đã chết trong khi 15 người sống sót đã được đưa tới Svatove trong "lãnh thổ bị chiếm đóng". Các cáo buộc cho đến nay vẫn chưa được xác minh một cách độc lập. Chiếm đóng Kreminna. Vào ngày 18 tháng 4, trong quá trình đánh chiếm Kreminna, các lực lượng Nga bị cáo buộc đã bắn 4 thường dân chạy khỏi Kreminna trong ô tô của họ. Thống kê chính thức của Ukraine là 200 dân thường thiệt mạng, tuy nhiên Thống đốc vùng Luhansk ước tính nhiều hơn nữa. Tỉnh Odessa. Đánh bom Odessa. Vào khoảng 12:00 giờ địa phương ngày 2/3, các lực lượng Nga đã pháo kích vào ngôi làng Dachne ở phía tây bắc Odessa, thiêu rụi 9 ngôi nhà và một ga ra. Tiếp theo là vào ngày 3 tháng 3 họ pháo kích vào các ngôi làng gần đó thuộc Zatoka và Bilenke, giết chết ít nhất một thường dân ở Bilenke. Các tàu chiến của Nga cũng nã pháo vào tàu dân sự Ukraine Helt ở cảng Odessa, đánh chìm nó. Vào ngày 23 tháng 4, một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã bắn trúng hai tòa nhà dân cư. giết chết tám thường dân và làm bị thương 18 hoặc 20 người, theo Ukraine. Một tên lửa đã được bắn vào một tòa nhà dân cư đã giết chết một em bé ba tháng tuổi, người mẹ và bà ngoại của em bé. Đối xử tệ hại, tra tấn và cố ý giết thường dân. Bởi chính quyền và lực lượng của Nga. Công khai ra lệnh giết thường dân. Ngoài bằng chứng sơ bộ và lời khai của nhân chứng chứng minh tội ác chiến tranh, bằng chứng bao gồm việc chính phủ Ukraine thu được các cuộc trò chuyện của quân đội Nga, và chính phủ Nga lập kế hoạch dự phòng cho các ngôi mộ tập thể của dân thường. Các vụ giết người ở vùng Kyiv. Vào ngày 15 tháng 4, lực lượng cảnh sát khu vực Kyiv báo cáo rằng 900 thi thể dân thường đã được tìm thấy trong khu vực sau khi Nga rút quân, với hơn 350 thi thể ở Bucha. Theo cảnh sát, hầu hết - gần 95% trong số họ - "đơn giản là bị hành quyết ". Nhiều thi thể tiếp tục được tìm thấy trong các ngôi mộ tập thể và dưới đống đổ nát. Giết người tập thể ở Bucha. Sau khi lực lượng Nga rút khỏi Bucha ở phía bắc Kyiv, vào cuối tháng 3, các video đã xuất hiện cho thấy ít nhất 9 xác chết nằm trên đường phố trong khu dân cư của thị trấn. Các nhà báo đến thăm khu vực này cho biết họ đã nhìn thấy ít nhất hai mươi xác chết trong trang phục dân sự. Ngày 1/4, AFP đưa tin ít nhất 20 thi thể dân thường nằm trên đường phố Bucha, với ít nhất một thi thể bị trói tay. Thị trưởng thành phố Anatolu Fedoruk nói rằng những người này đều đã bị bắn vào đầu. Fedoruk cũng nói rằng khoảng 270 hoặc 280 cá nhân từ thành phố phải được chôn trong các ngôi mộ tập thể. Vào ngày 15 tháng 4, cảnh sát địa phương báo cáo hơn 350 thi thể được tìm thấy ở Bucha sau khi lực lượng Nga rút lui, và cho biết hầu hết đều chết vì vết thương do đạn bắn. Một bài báo được xuất bản bởi The Kyiv Independent cũng bao gồm một bức ảnh và thông tin về một người đàn ông và hai hoặc ba phụ nữ khỏa thân dưới một tấm chăn có thi thể được cho là bị lính Nga đốt bên lề đường trước khi họ bỏ trốn. Như được đưa tin bởi The Times, trong một trường hợp, Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine cho biết họ đã tìm thấy 18 thi thể bị cắt xẻo của những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị sát hại trong một tầng hầm ở Zabuchchya, một ngôi làng ở quận Bucha. Một trong những binh sĩ Ukraine được phỏng vấn nói rằng có bằng chứng về tra tấn: một số bị cắt tai, số khác bị nhổ răng. Tại Vorzel, phía tây Bucha, binh lính Nga đã giết một phụ nữ và đứa con 14 tuổi của cô sau khi ném lựu đạn khói vào tầng hầm mà họ đang ẩn náu. Thời báo New York đưa tin rằng trong thời gian Nga chiếm đóng, các tay súng bắn tỉa đã bố trí trong các tòa nhà cao tầng và bắn vào bất cứ ai di chuyển. Báo cáo tương tự cũng cho biết một phụ nữ Ukraine đã bị lính Nga bắt cóc, giam giữ trong hầm để làm nô lệ tình dục và sau đó bị hành quyết. Thanh tra viên về nhân quyền của Ukraine, Lyudmyla Denisova, đã phác thảo trường hợp một nhóm phụ nữ và thiếu nữ bị nhốt trong tầng hầm gần một tháng, và báo cáo rằng 9 người trong số họ đã mang thai. Ngày 4/4, Văn phòng Tổng công tố Ukraine cho biết cảnh sát vùng Kyiv đã tìm thấy một "buồng tra tấn" trong tầng hầm của một viện điều dưỡng dành cho trẻ em ở Bucha. Tầng hầm chứa thi thể của 5 người đàn ông bị trói tay sau lưng. Thông báo kèm theo một số bức ảnh được đăng trên Facebook. Vào ngày 5 tháng 4, các nhà báo của Associated Press đã nhìn thấy những thi thể cháy đen trên một con phố dân cư gần sân chơi ở Bucha, trong đó có một thi thể có lỗ đạn trên hộp sọ và thi thể một đứa trẻ bị bỏng. Các nhà báo đã không thể xác minh danh tính của họ hoặc hoàn cảnh dẫn đến cái chết của họ. Vào ngày 6 tháng 4, các nhà điều tra Ukraine cho biết họ đã tìm thấy một thi thể chết vì bị đặt mìn và ba thi thể khác, một người bị chặt đầu, tại một nhà máy thủy tinh trong thị trấn. Vào ngày 27 tháng 4, Michelle Bachelet, Giám đốc OHCHR, báo cáo rằng Phái bộ Giám sát ở Ukraine đã ghi lại vụ giết hại bất hợp pháp 50 thường dân - chủ yếu là nam giới, nhưng cũng có phụ nữ và trẻ em - ở Bucha. Kyiv Independent đưa tin rằng vào ngày 4 tháng 3, các lực lượng Nga đã giết chết ba thường dân Ukraine không vũ trang, những người vừa giao thức ăn cho chó đến một trại tạm trú dành cho chó ở Bucha. Trong một vụ việc khác, binh lính Nga trên một chiếc xe bọc thép đã nổ súng vào dân thường đang chạy trốn trong ô tô, giết chết một người đàn ông, một phụ nữ và hai trẻ em. Theo những người dân ở Bucha, khi tiến vào thị trấn, xe tăng và xe quân sự của Nga đã lao xuống đường để bắn ngẫu nhiên vào cửa sổ nhà. Trong khi các quan chức Ukraine gọi tình huống này là "diệt chủng", "thảm sát tập thể" và "tội ác chiến tranh", Bộ Quốc phòng Nga cho rằng một số đoạn phim là giả và cáo buộc quân đội Ukraine giết người bằng cách pháo kích vào thị trấn. Nhiều quốc gia khác yêu cầu điều tra và xem xét trách nhiệm, trong đó thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng đoạn phim ở Bucha là "thêm bằng chứng cho thấy Putin và quân đội của ông ta đang phạm tội ác chiến tranh". Một số quốc gia như Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha đã kêu gọi truy tố và trừng phạt quân đội Nga vì những hành động tàn bạo được báo cáo trong cuộc xâm lược. Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi ông Putin là "tội phạm chiến tranh". Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson nói rằng Vương quốc Anh sẽ sử dụng các nguồn lực của mình để đưa Putin ra trước công lý vì những hành động tàn ác bị phanh phui ở Bucha. Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố rằng các vụ giết người gần Bucha cấu thành "các vụ hành quyết ngoài tư pháp và các vụ giết người trái pháp luật khác, những vụ giết người này có thể là tội ác chiến tranh". Agnès Callamard, Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói thêm rằng "Các lời khai cho thấy thường dân không vũ trang ở Ukraine bị giết trong nhà và đường phố của họ trong những hành động tàn bạo không thể tả được và sự tàn bạo gây sốc". Giết chóc và tra tấn ở Borodianka. Xem thêm: Các binh sĩ Nga đã bị Iryna Venediktova, tổng công tố viên Ukraine buộc tội "giết người, tra tấn và đánh đập" dân thường ở Borodianka. Giết chóc và tra tấn ở Makariv. Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo phát hiện 132 thi thể ở Makariv, cáo buộc lực lượng Nga đã tra tấn và sát hại họ. Video CCTV từ ngày 28 tháng 2 cho thấy một chiếc xe bọc thép BMP của Nga đã làm nổ tung một chiếc ô tô dân sự, giết chết một cặp vợ chồng già bên trong. Bắn vào đường cao tốc E40 (Kyiv). Vào ngày 7 tháng 3, một máy bay không người lái của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine hoạt động gần đường cao tốc E40 bên ngoài Kyiv đã quay cảnh quân đội Nga bắn chết một dân thường đang dơ tay đầu hàng. Sau khi lực lượng Ukraine tái chiếm khu vực này 4 tuần sau đó, một nhóm báo chí của BBC đang điều tra khu vực này đã tìm thấy thi thể của người đàn ông và vợ anh ta gần xe của họ, tất cả đều đã bị thiêu rụi. Nhiều xác chết nằm rải rác trên đường cao tốc, một số còn có dấu hiệu bị đốt cháy. Trong vụ đó, một cặp vợ chồng trong chiếc xe đó đã thiệt mạng, con trai của họ và một người lớn tuổi được thả. Việc đốt xác có thể là dấu hiệu cho thấy quân đội Nga đã cố gắng tiêu hủy bằng chứng về những gì họ đã làm. Ít nhất mười người chết được tìm thấy dọc theo con đường, hai người trong số họ mặc quân phục Ukraine dễ nhận biết. Cảnh quay bằng máy bay không người lái đã được đệ trình cho chính quyền Ukraine và Cảnh sát Thủ đô London. Bắn vào xe dân dụng đi qua. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã ghi lại ba vụ việc riêng biệt liên quan đến việc lực lượng Nga nổ súng vào những chiếc xe đang chạy ngang qua mà không có bất kỳ nỗ lực rõ ràng nào để xác minh xem những người ngồi trong đó có phải là dân thường hay không. Vụ việc xảy ra ở các vùng Kyiv và Chernihiv, liên quan đến 4 phương tiện giao thông và làm 6 dân thường thiệt mạng và 3 người bị thương. Nhiều lời kể của các nhân chứng và trong các cuộc điều tra "in loco" cho thấy rằng các cuộc tấn công nhằm vào dân thường có thể là có chủ ý và cho rằng lực lượng Nga cũng đã bắn vào các xe ô tô dân sự khác theo những cách tương tự. Vào ngày 28 tháng 2, các lực lượng Nga đã bắn vào hai chiếc xe đang cố gắng chạy trốn khỏi Hostomel, phía tây bắc Kyiv. Vào ngày 3 tháng 3, tại cùng một khu vực, họ đã nổ súng vào một chiếc xe có 4 người đàn ông đang đi đàm phán về việc cung cấp viện trợ nhân đạo. Tại làng Nova Basan, vùng Chernihiv, lính Nga bắn vào một xe tải dân sự chở hai người đàn ông, khiến một người trong số họ bị thương; họ kéo người đàn ông thứ hai ra khỏi xe và xử tử anh ta ngay lập tức, trong khi người đàn ông bị thương chạy thoát. Vụ giết người ở vùng Chernihiv. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trích dẫn các báo cáo rằng tại Staryi Bykiv, lực lượng Nga đã vây bắt ít nhất sáu người đàn ông và hành quyết họ khi bắt đầu cuộc xâm lược. Giết chóc và tra tấn trong Trostyanets. Sau khi thị trấn Trostyanets ở Sumy Oblast được giải phóng khỏi sự kiểm soát của Nga, bác sĩ địa phương tại nhà xác báo cáo rằng ít nhất một người trong thị trấn đã bị người Nga giết sau khi bị tra tấn, và những người trẻ tuổi bị bắt cóc. Bệnh viện của thị trấn cũng bị pháo kích; Thời báo New York cho biết không rõ ai đã đánh vào tòa nhà, nhưng người dân địa phương buộc tội người Nga. Các phóng viên của The Guardian đã đến thăm thị trấn sau khi nó được giải phóng khỏi quân đội Nga và tìm thấy bằng chứng về các vụ hành quyết, cướp bóc và tra tấn do quân đội Nga thực hiện. Theo thị trưởng của thị trấn, người Nga đã giết từ 50 đến 100 thường dân khi họ chiếm đóng thị trấn. Một nhân chứng địa phương nói rằng binh lính Nga đã bắn lên không trung để khiến những người phụ nữ đang giao đồ ăn cho người già sợ hãi trong khi hét lên "Đồ chó cái chạy đi!". Vào giữa tháng 4 năm 2022, The Independent đã thu được nhiều lời khai của những người sống sót trong một phòng tra tấn của Nga ở Trostyanets, Sumy oblast. Theo các nhân chứng, ít nhất 8 thường dân bị giam giữ dưới tầng hầm của một nhà ga xe lửa vì họ bị tra tấn, bỏ đói, bị hành quyết giả, bị ép ngồi trong đống phân của mình, bị điện giật, bị lột quần áo và bị đe dọa hãm hiếp và cắt bộ phận sinh dục. Ít nhất một tù nhân đã bị đánh chết bởi lính canh Nga, những người nói với các tù nhân "Tất cả người Ukraine phải chết". Hai người vẫn mất tích vào thời điểm báo cáo. Một tù nhân đã bị điện giật vào đầu cho đến khi anh ta cầu xin lính Nga giết anh ta. Nhiều thi thể, bị cắt xẻo đến mức không thể nhận ra, đã được các nhà điều tra ở khu vực xung quanh thị trấn phát hiện. Bắt cóc và tra tấn thường dân ở Kherson. Dementiy Bilyi, người đứng đầu bộ phận khu vực Kherson của Ủy ban cử tri Ukraine, tuyên bố rằng lực lượng an ninh Nga đã "đánh đập, tra tấn và bắt cóc" dân thường ở tỉnh Kherson, Ukraine. Ông nói thêm rằng các nhân chứng đã mô tả "hàng chục" cuộc khám xét và giam giữ tùy tiện, dẫn đến số lượng người bị bắt cóc không xác định được. Ít nhất 400 cư dân đã mất tích vào ngày 16 tháng 3, trong đó thị trưởng và phó thị trưởng của thị trấn Skadovsk bị những kẻ có vũ trang bắt cóc. Một bức thư được cho là đã bị rò rỉ mô tả kế hoạch của Nga sẽ mở ra một "cuộc khủng bố lớn" để trấn áp các cuộc biểu tình xảy ra ở Kherson, nói rằng người dân sẽ "bị đưa khỏi nhà của họ vào lúc nửa đêm". Dùng người làm lá chắn. Luật Nhân đạo, cụ thể là, Điều 51 (7) của Nghị định thư I của Công ước Geneva, cấm sử dụng những người không phải người chiến đấu làm lá chắn. Lực lượng Nga. ABC News và The Economist đưa tin binh sĩ Nga sử dụng hơn 300 dân thường Ukraine làm lá chắn, những người bị giam giữ trong điều kiện vô nhân đạo trong 25 ngày vào tháng 3 tại tầng hầm của trường học Yahidne, nơi có một trại quân sự lớn của Nga. Theo báo cáo, 12 người già đã chết trong hầm, và cư dân địa phương bị tra tấn và giết hại. Vào ngày 5 tháng 3, các lực lượng Nga đã chiếm ngôi làng làm căn cứ để tấn công thành phố Chernihiv gần đó. Khi quân đội Nga rút khỏi khu vực gần Ivankiv vào ngày 1/4, BBC đã tìm thấy "bằng chứng rõ ràng" về việc quân đội Nga sử dụng dân thường Ukraine làm lá chắn ở Obukhovychi, gần biên giới Belarussia. Nhiều nhân chứng kể lại rằng vào ngày 14 tháng 3, các binh sĩ Nga đã đi từng nhà, vây bắt khoảng 150 dân thường và nhốt họ trong trường học địa phương, nơi họ được sử dụng làm lá chắn bảo vệ cho lực lượng Nga. Khi các nhân chứng đầu tiên kể về vụ thảm sát ở Bucha xuất hiện vào đầu tháng 4, Ukraine cáo buộc các lực lượng Nga rời khu vực gần Kyiv sử dụng trẻ em làm lá chắn. Các đơn vị Nga rút khỏi làng Novyi Bykiv được cho là đã đặt những xe đò chở trẻ em Ukraine trước xe tăng của họ để bảo vệ mình. Tại các khu vực khác của Ukraine, có thông tin cho rằng lực lượng Nga đã bắt trẻ em địa phương làm con tin và đe dọa cha mẹ của các em trong trường hợp họ cho biết tọa độ của lính Nga. Theo cơ quan thanh tra nhân quyền Ukraine, các trường hợp binh lính Nga sử dụng trẻ em Ukraine làm lá chắn đã được ghi nhận ở các tỉnh Sumy, Kyiv, Chernihiv và Zaporizhzhia. Lực lượng Ukraine. Kể từ khi bắt đầu xâm lược, Nga đã liên tục cáo buộc Ukraine sử dụng người làm lá chắn, một tuyên bố mà các nhà quan sát bên thứ ba coi là vô căn cứ. Các học giả Michael N. Schmitt, Neve Gordon, và Nicola Perugini đã bác bỏ những tuyên bố này, xem đó là nỗ lực chuyển trách nhiệm về những cái chết của dân thường cho Ukraine. Bạo lực tình dục. Theo các chuyên gia và các quan chức Ukraine, có những dấu hiệu cho thấy bạo lực tình dục có thể được Nga dung thứ và được sử dụng một cách có hệ thống và có chủ ý như một vũ khí chiến tranh. Vào tháng 3 năm 2022, Phái bộ Giám sát Nhân quyền của Liên hợp quốc tại Ukraine đã nhấn mạnh đến nguy cơ bạo lực tình dục ngày càng cao và nguy cơ nạn nhân trong nước khai báo không đúng mức. Sau khi Nga rút khỏi các khu vực phía bắc Kyiv, theo The Guardian, có "nhiều dữ liệu bằng chứng" về các vụ hãm hiếp, tra tấn và hành quyết tức khắc bởi các lực lượng Nga đã gây ra cho dân thường Ukraine, bao gồm cả các vụ cưỡng hiếp tập thể được thực hiện bằng súng và các vụ cưỡng hiếp được thực hiện trước mặt các trẻ em. Vào cuối tháng 3, Tổng công tố Ukraine đã mở cuộc điều tra về vụ một binh sĩ Nga đã giết một thường dân không vũ trang và sau đó liên tục hãm hiếp vợ của anh ta. Vụ việc được cho là xảy ra vào ngày 9 tháng 3, tại một ngôi làng ngoại ô Kyiv. Nạn nhân kể rằng hai binh sĩ Nga đã cưỡng hiếp cô liên tục sau khi giết chồng cô, trong khi cậu con trai bốn tuổi của cô trốn trong phòng chứa lò sưởi của ngôi nhà. Vụ này được báo bởi The Times of London công bố lần đầu tiên. Người phát ngôn Nga Dmitry Peskov bác bỏ cáo buộc này là dối trá. Các nhà chức trách Ukraine cho biết rằng nhiều báo cáo về tấn công tình dục và hãm hiếp của quân đội Nga đã xuất hiện kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022. Nghị sĩ Ukraine Maria Mezentseva nói rằng những vụ việc kiểu này không được báo cáo đầy đủ và còn nhiều nạn nhân khác. Trong một vụ việc khác được báo cáo, một binh sĩ Nga đã vào một trường học ở làng Malaya Rohan, nơi thường dân đang trú ẩn và hãm hiếp một phụ nữ trẻ Ukraine. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền báo cáo rằng người phụ nữ này đã bị đe dọa và liên tục cưỡng hiếp bởi một người lính Nga đã cắt má, cổ và tóc của cô ấy. Theo lời kể của các nhân chứng, dân làng đã thông báo cho các sĩ quan Nga phụ trách việc chiếm đóng ngôi làng về vụ việc, họ đã bắt giữ thủ phạm và nói với họ rằng anh ta sẽ bị hành quyết trong thời gian ngắn. Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố rằng các binh sĩ Nga đã thực hiện "nhiều vụ" cưỡng hiếp đối với phụ nữ Ukraine. Theo cơ sở dữ liệu Bạo lực tình dục trong Xung đột Vũ trang, bạo lực tình dục của các lực lượng Nga đã được báo cáo trong ba trong bảy năm xung đột kể từ năm 2014 ở miền đông Ukraine. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã nhận được báo cáo về các vụ hiếp dâm khác ở vùng Chernihiv và Mariupol. ABC News đưa tin vào tháng 4 năm 2022 rằng "các vụ cưỡng hiếp, xả súng và hành quyết vô nghĩa" được cho là đã xảy ra ở làng Berestyanka gần Kyiv, ghi nhận một vụ việc cụ thể khi một người đàn ông được cho là đã bị lính Nga bắn vào ngày 9 tháng 3 sau khi cố gắng ngăn họ cưỡng hiếp vợ anh ta và một người bạn nữ. Vũ khí hóa học. Trung đoàn Azov đã báo cáo trong một bài đăng trên Telegram rằng một chất hóa học đã bị thả xuống trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào một nhà máy kim loại ở Mariupol vào ngày 11 tháng 4. Sau một vụ nổ tại nhà máy, 3 người bị thương nhẹ, bao gồm cả việc khó thở. Báo cáo chưa được xác minh bởi bên thứ ba. Vào ngày 11 tháng 4, Eduard Basurin, người phát ngôn của Cộng hòa Nhân dân Donetsk, tuyên bố "chúng ta nên yêu cầu lực lượng hóa học của chúng ta tìm cách hun khói đuổi những con chuột chũi này ra khỏi lỗ của chúng" ám chỉ lực lượng Ukraine trong các công trình gang thép Azovstal ở Mariupol. Lưu đày. Theo các quan chức Ukraine và hai nhân chứng, các lực lượng Nga đã ép buộc lưu đày hàng nghìn cư dân từ Ukraine sang Nga trong Cuộc vây hãm Mariupol. Vào ngày 24 tháng 3, Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố rằng quân đội Nga đã lưu đày khoảng 6.000 cư dân Mariupol để sử dụng họ làm "con tin" và gây thêm áp lực lên Ukraine. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Kyiv trích dẫn Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố rằng 2.389 trẻ em Ukraine đã bị đưa bất hợp pháp khỏi các nước cộng hòa tự xưng là Donetsk và Luhansk và đưa đến Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga, cư dân Mariupol có "sự lựa chọn tự nguyện" là di tản đến lãnh thổ do Ukraine hoặc Nga kiểm soát và đến ngày 20 tháng 3, khoảng 60.000 cư dân Mariupol đã được "sơ tán đến Nga." Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã không thể xác minh các điều này. Vào ngày 24 tháng 3, Lyudmyla Denisova, thanh tra nhân quyền của Ukraine cho biết rằng hơn 402.000 người Ukraine đã bị cưỡng bức đưa đến Nga, trong đó có khoảng 84.000 trẻ em. Các nhà chức trách Nga cho biết, hơn 384.000 người, trong đó có hơn 80.000 trẻ em, đã được sơ tán đến Nga từ Ukraine và từ các nước cộng hòa tự xưng như Donetsk và Luhansk. Việc lưu đày những người được bảo vệ như dân thường trong chiến tranh bị cấm theo Điều 49 của Công ước Geneva lần thứ tư. Bắt giữ tùy tiện và thường dân bị cưỡng chế mất dạng. Vào ngày 22 tháng 3, tổ chức phi lợi nhuận Phóng viên không biên giới báo cáo rằng các lực lượng Nga đã bắt được một người sửa lỗi và thông dịch viên người Ukraine cho Đài phát thanh nước Pháp vào ngày 5 tháng 3 khi anh ta về nhà tại một ngôi làng ở miền Trung Ukraine. Ông bị giam cầm trong chín ngày, và bị tra tấn bằng cách cho điện giật, bị đánh đập bằng thanh sắt và bị hành hình giả. Vào ngày 25 tháng 3, tổ chức Phóng viên không biên giới cáo buộc rằng các lực lượng Nga đã đe dọa, bắt cóc, giam giữ và tra tấn một số nhà báo Ukraine tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Tra tấn bị cấm theo cả Điều 32 của Công ước Geneva thứ tư và Điều 2 của Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn. Trại tạm giam. Những người sơ tán khỏi Mariupol đã làm dấy lên lo ngại về việc quân đội Nga xử lý những người sơ tán khỏi Mariupol thông qua một trại dò lọc của Nga, nơi được cho là dùng để giam giữ thường dân trước khi họ được sơ tán. Các trại tương tự đã được các quan chức Ukraine so sánh với hệ thống trại dò lọc ở Chechnya được quân đội Nga sử dụng trong Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất và Chiến tranh Chechnya lần thứ hai. Những người tị nạn khai rằng họ được lấy dấu vân tay, chụp ảnh từ mọi phía, và khám xét điện thoại, và bất kỳ ai được cho là "Đức Quốc xã Ukraine" đều bị đưa đến Donetsk để thẩm vấn. Họ cũng nói với các phóng viên rằng thiếu các nhu yếu phẩm cơ bản và phần lớn các cuộc sơ tán đang buộc những người tị nạn đến Nga. Bắt cóc trẻ em Ukraine. Theo nhà chức trách Ukraine, chính quyền Nga cũng đã bắt cóc hơn 121.000 trẻ em Ukraine và lưu đày các em đến các tỉnh miền Đông nước Nga. Cha mẹ của một số trẻ em này đã bị quân đội Nga giết hại. Duma quốc gia Nga đã soạn thảo một đạo luật chính thức hóa các vụ bắt cóc bằng cách cho phép người Nga "nhận nuôi" những đứa trẻ này. Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố rằng có một “nguy cơ rõ ràng về việc công dân Nga nhận trẻ em Ukraine bất hợp pháp mà không tuân thủ tất cả các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật Ukraine.” và kêu gọi các cơ quan của Liên hợp quốc can thiệp để đưa các em trở về Ukraine. Ngày 1/6, Tổng thống Ukraine Zelenskyy cáo buộc Nga lưu đày hơn 200.000 trẻ em khỏi Ukraine, bao gồm cả trẻ mồ côi và trẻ em bị tách khỏi gia đình. Theo Zelenskyy, điều này được coi là một "tội ác chiến tranh ghê tởm" và một "chính sách tội phạm", đối tượng của nó "không chỉ là đánh cắp người mà còn khiến những kẻ bị lưu đày quên đi Ukraine và không thể quay trở lại." Đối xử với tù nhân chiến tranh. Tù nhân chiến tranh Nga. Bắn vào đầu gối chiến binh Nga. Vào ngày 27 tháng 3, một video có chủ đích cho thấy cảnh binh lính Ukraine tra tấn tù nhân Nga bằng cách bắn vào đầu gối họ đã được đăng tải trên Telegram. Đoạn video được quay ở Mala Rohan, phía đông nam Kharkiv, trong một khu vực gần đây đã được quân đội Ukraine chiếm lại. Đoạn phim mô tả một số binh lính bị bắt nằm trên mặt đất; nhiều người dường như đang chảy máu vì vết thương ở chân và bị những kẻ bắt giữ họ thẩm vấn. Tại một thời điểm, ba tù nhân được đưa ra khỏi xe và dùng súng trường bắn vào chân. Giọng và đồng phục của những kẻ bắt giữ phù hợp với việc họ là người Ukraine từ phía đông của nước này. Các cuộc điều tra của các nhà báo độc lập sau đó đã xác nhận vị trí của vụ việc và ghi lại rằng các tình nguyện viên của tiểu đoàn Slobozhanshchyna Ukraine đã có mặt tại hiện trường khi các tù nhân Nga bị tra tấn. Vào ngày 13 tháng 5, tờ Le Monde của Pháp đã xác minh đoạn video và xác nhận tính xác thực của nó. Vào ngày 29 tháng 3, Trưởng Phái đoàn Giám sát Nhân quyền của Liên hợp quốc tại Ukraine Matilda Bogner cho biết bà "rất lo ngại". Bà kêu gọi Nga và Ukraine tiến hành các cuộc điều tra về cáo buộc đối xử tệ với tù nhân của cả hai bên, đồng thời nhắc nhở hai nước về nghĩa vụ đối xử nhân đạo với tù binh và đảm bảo họ "không để bị công chúng tò mò và được đối xử công bằng." Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng video, nếu được xác nhận, cho thấy vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế, đồng thời kêu gọi nhà chức trách Ukraine đảm bảo một cuộc điều tra hiệu quả về các hành động có thể được coi là tội phạm chiến tranh. Oleksiy Arestovych, cố vấn của Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, nói rằng vụ việc được xem xét "rất nghiêm túc" và nó sẽ được điều tra ngay lập tức, vì đây sẽ là "hành vi hoàn toàn không thể chấp nhận được". Chủ tịch Ủy ban điều tra của Liên bang Nga, Alexander Bastrykin, cũng cho biết rằng một cuộc điều tra sẽ được khởi động. Chỉ huy lực lượng vũ trang Ukraine, Valerii Zaluzhnyi, đã đưa ra một tuyên bố nói rằng người Nga đã làm video giả để làm mất uy tín của lực lượng quốc phòng Ukraine. Hành quyết những người lính Nga bị bắt. Vào ngày 6 tháng 4, một đoạn video cho thấy quân đội Ukraine thuộc Quân đoàn Gruzia đang hành quyết những người lính Nga bị bắt đã được đăng trên Telegram. Đoạn video đã được xác minh bởi The New York Times và Reuters. Một binh sĩ Nga bị thương dường như đã bị một binh sĩ Ukraine bắn hai phát khi đang nằm trên mặt đất. Ba binh sĩ Nga thiệt mạng, trong đó có một người bị thương ở đầu và hai tay bị trói sau lưng, cho thấy ở gần người lính. Đoạn video dường như được quay trên một con đường ở phía bắc làng Dmytrivka, cách Bucha bảy dặm về phía nam. Chỉ huy của Quân đoàn Gruzia Mamouka Mamoulashvili thừa nhận rằng việc giết các tù nhân chiến tranh Nga được thực hiện theo lệnh riêng của ông ta bởi một đội tuần tra của Quân đoàn Gruzia. Trong một cuộc phỏng vấn do kênh Youtube của doanh nhân bất đồng chính kiến ​​người Nga Mikhail Khodorkovsky đăng tải, ông nói về cách đối xử với các tù nhân Nga: "Đôi khi chúng tôi trói tay chân họ. Tôi nói vì Quân đoàn Gruzia, chúng tôi sẽ không bao giờ bắt tù nhân Nga." Mamoulashvili biện minh rằng không bắt giữ quân nhân Nga như là một phản ứng đối với vụ thảm sát Bucha. Vào ngày 7 tháng 4, người đứng đầu ủy ban điều tra Nga đã đưa ra cáo buộc hình sự đối với Mamulashvili vì vi phạm các quy tắc tác chiến chống lại quân nhân Nga. Tù nhân chiến tranh Ukraine. Phái đoàn Giám sát Nhân quyền của Liên hợp quốc tại Ukraine bày tỏ lo lắng về việc đối xử với các tù nhân chiến tranh Ukraine do các lực lượng của Nga và các nước Cộng hòa Donetsk và Luhansk giam giữ. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2022, Thanh tra nhân quyền Ukraine Lyudmyla Denisova nói rằng các tù nhân chiến tranh Ukraine đã khiếu nại về việc họ bị chính quyền Nga ngược đãi, cáo buộc những kẻ bắt giữ họ về điều kiện sống vô nhân đạo, khẳng định rằng họ đã nhiều lần bị những kẻ bắt giữ dọa dẫm và đe dọa. Denisova nói rằng các tù nhân "được đưa ra ngoài định kỳ từng người một: họ [chính quyền Nga] đánh họ để làm gương, bắn gần tai và dọa dẫm họ." Hành quyết binh lính Ukraine đầu hàng. Tại một cuộc họp theo công thức Arria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đại sứ Hoa Kỳ phụ trách tư pháp hình sự toàn cầu Beth Van Schaack nói rằng chính quyền Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy những người lính Ukraine đầu hàng đã bị quân đội Nga hành quyết ở Donetsk. Một người lính Ukraine có mặt cùng với các tù nhân khác trong một video của Nga vào ngày 20 tháng 4, được xác nhận là đã chết vài ngày sau đó. Cuộc trò chuyện bị nghe được về việc giết các tù nhân Ukraine. Vào ngày 20 tháng 4, quân đội Ukraine đã phát hành trên mạng xã hội một cuộc gọi bị nghe được trong đó hai binh sĩ Nga đang nói chuyện và một người kêu gọi giết các tù nhân chiến tranh Ukraine: "Hãy giữ những người cao cấp nhất trong số họ, và để những người còn lại ra đi vĩnh viễn. Hãy để họ ra đi đời đời kiếp kiếp không ai gặp lại, kể cả người thân ”. NPR không thể xác nhận tính xác thực của lời tuyên bố.
Kim chi ngọc diệp Kim chi ngọc diệp (tiếng Trung: 金枝玉葉, tiếng Anh: "He's a Woman, She's a Man") là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại tình cảm - chính kịch pha chút hài hước của điện ảnh Hồng Kông công chiếu vào năm 1994 do Trần Khả Tân viết kịch bản, đạo diễn và làm nhà sản xuất, với sự tham gia của dàn diễn viên đình đám gồm Trương Quốc Vinh, Viên Vịnh Nghi, Lưu Gia Linh, Tăng Chí Vĩ, Trịnh Đan Thụy và La Gia Anh. Công chiếu lần đầu tại Hồng Kông, bộ phim nhận được nhiều lời tán dương từ các nhà phê bình phim lẫn khán giả, và đồng thời giành được một số giải thưởng lớn. Tại Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông lần thứ 14, bộ phim đã giành hai trên tổng số mười một hạng mục đề cử gồm "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" cho Viên Vịnh Nghi và ca khúc của Trương Quốc Vinh đoạt giải "Ca khúc trong phim hay nhất". Phim còn được đề cử chín hạng mục quan trọng khác, trong đó có "Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" và "Phim truyện hay nhất". Phần thứ hai của bộ phim có tựa là "Kim chi ngọc diệp 2" chính thức ra mắt năm 1996. Liên kết ngoài. - HK cinemagic entry
Hoàng Hồ Khánh Vân Hoàng Hồ Khánh Vân (sinh năm 1997) là một nghệ sĩ vĩ cầm cổ điển người Việt Nam. Đầu đời và giáo dục. Hoàng Hồ Khánh Vân sinh ngày 3 tháng 5 năm 1997 tại Minsk, Belarus. Nguyên quán của cô ở Nghệ An. Cô được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc. Mẹ cô là một giảng viên khoa Nhạc cụ dân tộc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Chị ruột của cô là Hoàng Hồ Thu, một nghệ sĩ piano thường xuyên tham gia biểu diễn với cô và là người có ảnh hưởng lớn đến Hoàng Hồ Khánh Vân. Cô cho biết ngay từ nhỏ, mẹ đã khơi gợi cho cô về kiến thức âm nhạc cổ điển, hướng dẫn học đàn vĩ cầm, luyện nghe và cảm thụ âm nhạc. Bên cạnh đó, giai đoạn đầu, chị gái của cô còn giúp cô mở mang kiến thức nghệ thuật và tìm được niềm vui với âm nhạc. Sự nghiệp. Lên 4 tuổi rưỡi, Khánh Vân và chị ruột đi dự một cuộc tuyển chọn năng khiếu tại một nhạc viện ở Minsk và cả hai chị em đều được nhận vào học tại nhạc viện này. Trong kì thi tuyển chọn, Khánh Vân đã hát một bài hát bằng tiếng Nga và được ông Chủ tịch Hội đồng thi ưu ái nhận học đặc cách ở lớp dự bị trước độ tuổi tuyển sinh hai năm của trường. Sau một năm theo học dự bị, Khánh Vân đã tham gia cuộc thi âm nhạc lần đầu tiên trong đời tại thành phố Minsk và đạt giải Nhất. Năm lên tám tuổi, cô tiếp tục đạt giải Nhì Violin (không có giải Nhất) trong Cuộc thi âm nhạc quốc gia tại Belarus. Năm 2005, Khánh Vân theo bố mẹ về nước và học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Cô cũng từng là học sinh của trường trung học cơ sở Trưng Vương. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc, Khánh Vân nhận học bổng du học tại Học viện Liszt Ferenc (Hungary). Năm 2009: cô đạt được Đồng Giải Nhất bảng nhỏ Cuộc thi Quốc tế “ASEAN International Concerto Competition” tại Jakarta, Indonesia. Trong hai năm 2014 và 2015, Khánh Vân còn là thành viên của Dàn nhạc trẻ châu Á. Năm 2018, cô cùng chị gái Hoàng Hồ Thu đoạt giải cao nhất tại Cuộc thi Hòa tấu Thính phòng Quốc gia (Debrecen, Hungary). Cùng năm, Hoàng Hồ Khánh Vân được chọn nhận học bổng tham gia trại Hè âm nhạc International Summer Academy tổ chức bởi trường Nghệ thuật Biểu diễn Viên (Semmering, Áo). Năm 2019, cô được chọn tham gia biểu diễn độc tấu cùng Dàn nhạc Thính phòng Liszt tại "Talent Day" của Học viện âm nhạc Liszt. Năm 2020, cô tham gia biểu diễn tại trường đại học Nghệ thuật Tokyo. Năm 2019, cô là 5 thí sinh Việt Nam trong tổng số 29 thí sinh tham gia cuộc thi Âm nhạc quốc tế Violon và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam. Trong cuộc thi này, cô là nữ thí sinh Việt Nam duy nhất vào được vòng ba và nhận kết quả giải ba ở vòng chung kết. Hiện tại cô đang là thạc sĩ, giảng viên vĩ cầm tại Dàn nhạc giao hưởng trẻ của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Phong cách biểu diễn và nhận định. Cô từng được đào tạo bởi nhiều giáo viên vĩ cầm trong nước như Ngô Hoàng Linh, Ngô Văn Thành, Bùi Công Duy và tại quốc tế như ở Hungary. Hoàng Hồ Khánh Vân cũng thường xuyên biểu diễn cùng người chị gái Hoàng Hồ Thu. Cô từng bày tỏ: “Tôi và chị Thu rất gắn bó. Là đối tác của nhau, chúng tôi có thể thẳng thắn với nhau và có thể thảo luận mà không có bất kỳ hiểu lầm nào vì chúng tôi biết rằng cả hai đang cố gắng giúp đỡ lẫn nhau.” Họ cũng có chung mong muốn truyền bá âm nhạc cổ điển, thứ mà hai chị em gọi là “báu vật cho nhân loại” với người Việt Nam. Hoàng Hồ Khánh Vân cũng cho biết đối với cô, "chơi một tác phẩm của Việt Nam không chỉ làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc mà còn là một lợi thế so với các thí sinh khác." Cô cũng cho biết rằng bản thân hiểu tinh thần âm nhạc dân gian của Việt Nam nên việc học và biểu diễn bài hát dễ dàng hơn đối với cô. Trong cuộc thi Âm nhạc quốc tế Violon và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam tổ chức năm 2019, Khánh Vân đã chọn một số tác phẩm mà cô đã tìm hiểu trước đó. Trong vòng đầu tiên, cô chơi độc tấu bản Sonata cung La thứ (2 chương Grave và Fuga) của Bach, Caprice Số 24 của Paganini và Sonata của Mozart cung Mi thứ K.304. Cô chọn bản Sonata số 3 của Brahms, Caprice Viennois của Kreisler, rhapsody Bài ca chim ưng của Đàm Linh và Carmen Fantasy của Sarasate trong vòng hai. Trong vòng thứ ba, cô chơi bản concerto cho vĩ cầm của Brahms. Chia sẻ về kinh nghiệm biểu diễn tại các cuộc thi âm nhạc, Hoàng Hồ Khánh Vân nói rằng cô không tập trung quá nhiều vào màn trình diễn của các thí sinh khác mà chỉ tập trung vào niềm đam mê với âm nhạc của chính mình. Sau 4 năm học tại Học viện Âm nhạc Liszt Ferenc, Hungary, cô tự nhận thấy ở Việt Nam ngày càng có nhiều người quan tâm đến âm nhạc cổ điển, đặc biệt là thế hệ trẻ. Khánh Vân cho rằng sự trẻ trung và cởi mở của Việt Nam là cơ hội tốt để truyền bá âm nhạc cổ điển. Nhận định. Báo "Tuổi trẻ" nhận xét Khánh Vân là một trong những gương mặt trẻ triển vọng nhất của thế hệ nghệ sĩ cổ điển Việt Nam hiện nay. Báo "Quân đội nhân dân" cũng nêu tên cô là một những "gương mặt tiêu biểu", "tài năng trẻ vĩ cầm" của âm nhạc cổ điển Việt Nam. Giáo sư, nghệ sĩ vĩ cầm Lorenz Gamma nhận định cô rằng: "Vân có sự cảm thụ tốt với tác phẩm, tôi thấy kỹ thuật trình diễn của cô ấy cũng rất bài bản. Điều quan trọng hơn là tinh thần độc lập trong cách xử lý tác phẩm của cô ấy. Tiếc là Vân còn cần thêm nhiều sự cọ xát hơn nữa để hoàn thiện hơn trình độ biểu diễn của mình". Nghệ sĩ Bùi Công Duy nhận thấy cô là một học trò "tài năng và có sự quyết tâm rất cao". Nghệ sĩ vĩ cầm Trần Xuy của Trung Quốc cho biết anh rất thích "cách chơi trong trẻo, kỹ thuật cao" của Khánh Vân và tin rằng cô sẽ trở thành "một tài năng âm nhạc lớn trong tương lai." Nghệ sĩ Vilmos Szabadi, Trưởng khoa vĩ cầm tại Học viện Âm nhạc Liszt Ferenc, Budapest, cũng từng là thầy giáo của Hoàng Hồ Khánh Vân kể lại rằng lần đầu tiên gặp Vân, ông đã rất ngạc nhiên vì Khánh Vân "chỉ nặng khoảng 38 kg nhưng có trình độ khá cao". Tuy nhiên, ông cho rằng "cũng giống như nhiều sinh viên châu Á, việc đọc hiểu tác phẩm xuất xứ từ châu Âu vẫn là điểm chưa mạnh của sinh viên Việt Nam, trong đó có Hoàng Hồ Khánh Vân." Thành tích và giải thưởng. - Giải Nhất bảng nhỏ “Cuộc thi Violin cấp Thành phố Mùa Xuân” tại Minsk, Belarus (2003) - Giải Nhì bảng nhỏ Cuộc thi violin Quốc gia "Volodarski" tại Belarus (2004) - Giải Ba bảng dưới 16 tuổi Cuộc thi violin Quốc gia “Mùa Thu” tại Hà Nội, Việt Nam (2007) - Đồng Giải Nhất bảng nhỏ Cuộc thi Quốc tế “ASEAN International Concerto Competition” tại Jakarta, Indonesia (2009) - Cùng chị gái đoạt giải cao nhất tại Cuộc thi Hòa tấu Thính phòng Quốc gia tại Debrecen, Hungary (2018) - Giải ba cuộc thi Âm nhạc quốc tế Violon và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam (2019)