text
stringlengths
2
268k
USS Finch Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Finch". Chiếc thứ nhất đặt theo tên loài chim sẻ thông trong khi chiếc thứ hai đặt theo tên Thiếu úy Hải quân Joseph Warren Finch Jr. (1920-1942): - là một tàu quét mìn lớp "Lapwing" nhập biên chế năm 1918 và bị đánh chìm tại Philippines năm 1942 - là một tàu hộ tống khu trục lớp "Edsall" trong biên chế từ năm 1944 đến năm 1947, hoạt động cùng lực lượng Tuần duyên như là chiếc USCGC "Finch" (WDE-428) từ năm 1951 đến năm 1954, rồi cùng Hải quân như là chiếc USS "Finch" (DER-328) cho đến năm 1969
One Room One Room là một anime truyền hình ngắn của Nhật Bản sản xuất bởi SMIRAL và vẽ minh họa bởi Typhoon Graphics. "One Room" được chiếu dưới dạng kể chuyện theo ngôi thứ nhất; khán giả là nhân vật chính. Anime này có cốt truyện được chia làm ba nhánh, mỗi nhánh sẽ gồm một cô gái khác nhau, trong một căn phòng. Anime này được phát sóng từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 29 tháng 3 năm 2017. Mùa thứ 2 được sản xuất bởi Zero-G lên sóng từ ngày 3 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9 năm 2018. Mùa thứ 3 được phát sóng từ ngày 5 tháng 10 đến ngày 21 tháng 12 năm 2020. Một phiên bản khác có tên là Room Mate dành cho các khán giả nữ với các nhân vật nam được phát sóng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2017. Nhân vật. One Room. - Nhân vật chính nam (Momohara) - Yui Hanasaka (花坂結衣, "Hanasaka Yui") - Natsuki Momohara (桃原奈月, "Momohara Natsuki") - Moka Aoshima (青島萌香, "Aoshima Moka") - Minori Nanahashi (七橋御乃梨, "Nanahashi Minori") - Mashiro Amatsuki (天月真白, "Amatsuki Mashiro") - Akira Kotokawa (琴川晶, "Kotokawa Akira") - Saya Orisaki (織崎紗耶, "Orisaki Saya") Room Mate. - Nhân vật chính nữ - Takumi Ashihara (葦原 巧, "Ashihara Takumi") - Aoi Nishina (仁科 葵, "Nishina Aoi") - Shinya Miyasaka (宮坂 真也, "Miyasaka Shinya") Truyền thông. Anime. "One Room" và "Room Mate" (ban đầu là "One Room: Side M") được công bố lần đầu bởi SMIRAL bao gồm 12 tập, độ dài mỗi tập từ 5 đến 6 phút. Nguyên gốc được viết bởi Eiji Mano và kịch bản được viết bởi Aose Shimoi. Jin'Nan Studio chịu trách nhiệm về phần âm thanh trong khi F.M.F sản xuất nhạc cùng với Yamazo. Cả "One Room" và "Room Mate" đã được trình chiếu tại Tokyo MX và sau đó được phát sóng trên Sun TV và trên các nền tảng online như Niconico hay AbemaTV. Anime đã được phát sóng vào ngày 11 tháng 1 năm 2017 trên Tokyo MX và Sun TV cùng với nên tảng online Niconico. Ichimichi Mao đã hát nhạc mở đầu phim từ tập 1 đến tập 4 với tựa đề: "Harumachi Clover" (春待ちクローバー), Rie Murakawa từ tập 6 đến tập 8 với tựa đề "Natsuzora Yell" (夏空エール), và Suzuko Mimori ở 4 tập cuối cùng với tựa đề "Kibō Refrain" (希望リフレイン). Phiên bản DVD và Blu-ray bao gồm tất cả 12 tập và ba tập chưa được phát sóng được ra mắt vào ngày 26 tháng 5 năm 2017. Mùa thứ 2 của "One Room" được phát sóng vào ngày 2 tháng 7 năm 2019 và kết thúc vào ngày 25 tháng 9 năm 2018. Tuy nhiên, đã có thông báo rằng Zero-G sẽ thay đổi Typhoon Graphics làm studio hình ảnh mới. Bên cạnh đó, Takuya Tani sẽ là nhà thiết kế nhân vật mới, Shinji Takasuka sẽ là đạo diễn mĩ thuật và Atuushi Furukawa sẽ là nhà thiết kế màu mới. Mùa thứ 3 đã được phát sóng từ ngày 5 tháng 10 đến 21 tháng 12 năm 2020. Phiên bản "Room Mate" được phát sóng từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 28 tháng 6 năm 2017, bài hát mở đầu với tựa đề "Kimi Iro Smile" (君色スマイル) được biểu diễn bởi Kohsuke Toriumi và Tomoaki Maeno (từ tập 5) và bởi Hanae Natsuki (từ tập 9). Phiên bản Blu-ray và DVD gồm 12 tập đã được ra mắt vào ngày 25 tháng 8 năm 2017.
Địa lý Bulgaria Bulgaria là một quốc gia nằm ở Đông Nam Âu và chiếm 1/4 diện tích phía đông của bán đảo Balkan. Giáp Romania ở phía bắc, Serbia và Bắc Macedonia về phía tây, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về phía nam. Giáp Biển Đen ở phía đông. Diện tích đất liền của Bulgaria là 110.994 km vuông, lớn hơn một chút so với Iceland hoặc bang Tennessee của Hoa Kỳ . Xét về diện tích tương đối nhỏ, Bulgaria có một loạt các đặc điểm địa hình. Ngay cả trong phạm vi nhỏ của đất nước, đất đai có thể được chia thành đồng bằng, cao nguyên, đồi, núi, lưu vực, hẻm núi và thung lũng sông sâu. Trung tâm địa lý của Bulgaria nằm ở Uzana .
Phi vụ triệu đô: Hàn Quốc - Khu vực Kinh tế chung Phi vụ triệu đô: Hàn Quốc - Khu vực Kinh tế chung (tiếng Anh: "Money Heist: Korea – Joint Economic Area;" ) là một loạt phim truyền hình Hàn Quốc được ra mắt dựa trên phim truyền hình tội phạm trộm cắp Tây Ban Nha có cùng tên. Bộ phim Hàn Quốc này do Kim Hong-sun làm đạo diễn và được viết kịch bản bởi Ryu Yong-jae, là một bộ phim chính gốc của Netflix, với sự tham gia của Yoo Ji-tae, Park Hae-soo, Jeon Jong-seo, Lee Won-jong, và Park Myung-hoon. Bộ phim lấy nội dung là một vụ bắt cóc con tin ở Bán đảo Triều Tiên, cùng với sự lãnh đạo một chiến lược gia đại tài và những con người có tính cách và chuyên môn khác nhau. Loạt phim này dự kiến sẽ được phát hành vào ngày 24 tháng 6 năm 2022 trên Netflix. Tóm tắt phim. "Phi vụ triệu đô: Hàn Quốc - Khu vực Kinh tế chung" là phiên bản làm lại của bộ phim truyền hình Tây Ban Nha, theo cốt truyện và các nhân vật của bộ phim gốc. Biên kịch đã đưa những thay đổi về văn hóa và ngôn ngữ vào cốt truyện để mang đến cho nó một phong thái mới mẻ, trong đó Yoo Ji-tae vào vai "Giáo sư", một chiến lược gia tội phạm và cũng là chủ mưu vụ cướp, lên kế hoạch thực hiện một vụ cướp ở Bán đảo Triều Tiên. Hoạt động này liên quan đến các chiến lược gia đại tài và những kẻ liều lĩnh với những tính nết và chuyên môn đặc thù, họ phải đối mặt với những tình huống bất thường. Diễn viên. Nhóm cướp. - Yoo Ji-tae trong vai Giáo sư - Jeon Jong-seo trong vai Tokyo - Park Hae-soo trong vai Berlin - Lee Won-jong trong vai Moscow - Kim Ji-hoon trong vai Denver - Jang Yoon-ju trong vai Nairobi - Lee Hyun-woo trong vai Rio - Kim Ji-hun trong vai Helsinki - Lee Kyu-ho trong vai Oslo Lực lượng Đặc nhiệm. - Kim Yun-jin trong vai Seon Woo-jin, trưởng cục đàm phán thuộc Cơ quan Cảnh sát Quốc gia. - Kim Sung-oh trong vai Đại úy Cha Moo-hyuk, một cựu đặc nhiệm được cử đi xử lí cuộc bắt cóc con tin. Con tin. - Park Myung-hoon trong vai Cho Young-min, giám đốc Xưởng in tiền. - Lee Joo-bin trong vai Yoon Mi-seon, một nhân viên phụ trách kế toán tại Xưởng in tiền. Nhân vật khác. - Lim Ji-yeon - Lim Hyeong-guk - Lee Si-woo trong vai Ann Sản xuất. Phát triển. Vào tháng 6 năm 2020, các nguồn tin cho biết hãng BH Entertainment đang lên kế hoạch làm lại "Phi vụ triệu đô" cùng với sự hợp tác sản xuất của Content Zium. Họ đã đàm phán với Netflix và hiện đang trong giai đoạn phát triển. Ngày 1 tháng 12, có thông tin rằng một bộ phim làm lại của Hàn Quốc đã được Netflix xác nhận với Kim Hong-sun là đạo diễn và Ryu Yong-jae là tác giả kịch bản. BH Entertainment sẽ chịu trách nhiệm sản xuất, loạt phim dài tổng cộng 12 tập. Tuyển vai diễn. Ngày 31 tháng 3, dàn diễn viên của bộ phim đã được Netflix xác nhận. Sau khi hoàn thiện dàn diễn viên, quá trình bản địa hóa cốt truyện và các nhân vật được bắt đầu. Điều khó khăn nhất là làm sao để giữ cho câu chuyện nguyên gốc và các đặc tính ngoại hình của các nhân vật. Lim Ji-Yeon đã tham gia dàn diễn viên vào tháng 4 năm 2021. Lee Hyun-woo thay thế Park Jung-woo do xung đột lịch làm việc với dự án "Fly High Butterfly". Các nhân vật và dàn diễn viên Hàn Quốc đã được so sánh để đưa ra những điểm giống và khác nhau giữa bản gốc và bản chuyển thể. Quay phim. Quá trình quay phim được bắt đầu diễn ra từ ngày 7 tháng 7 nhưng đã bị tạm hoãn theo . Vào ngày 17 tháng 1 năm 2022, Netflix đã tiết lộ tiêu đề tiếng Anh của bộ phim: "Phi vụ triệu đô: Hàn Quốc - Khu vực Kinh tế chung" (tiếng Anh: "Money Heist: Korea – Joint Economic Area"). Vào ngày 29 tháng 4 năm 2022, Netflix đã tiết lộ rằng "Phi vụ triệu đô: Hàn Quốc - Khu vực Kinh tế chung" sẽ được phát hành vào ngày 24 tháng 6 năm 2022. Vào ngày 20 tháng 5 năm 2022, Netflix đã phát hành đoạn giới thiệu phim chính thức. Liên kết ngoài. - "Phi vụ triệu đô: Hàn Quốc - Khu vực Kinh tế chung" tại
Trái tim ngừng nhịp Trái tim ngừng nhịp () là một series phim truyền hình trực tuyến tuổi teen thuộc thể loại hài kịch lãng mạn, tuổi mới lớn của Vương quốc Anh trên Netflix, được chuyển thể từ bộ truyện tranh trực tuyến và tiểu thuyết đồ họa cùng tên của Alice Oseman. Phim được biên kịch bởi chính Alice Oseman và xoay quanh Charlie Spring (Joe Locke), một cậu học sinh đồng tính đem lòng yêu người anh cùng lớp mà cậu ngồi cạnh, Nick Nelson (Kit Connor). Series cũng khám phá cuộc sống của Tao (William Gao), Elle (Yasmin Finney), Tara (Corinna Brown) và Darcy (Kizzy Edgell). See-Saw Films mua bản quyền truyền hình của series vào năm 2019 và Netflix sở hữu quyền phân phối vào năm 2021. Euros Lyn được bổ nhiệm làm đạo diễn. Phim được quay từ tháng Tư đến tháng Sáu cùng năm, trong khi đó teaser được phát hành xuyên suốt quá trình sản xuất. Một vài bản nhạc có sẵn cùng với những bản nhạc gốc sáng tác bởi Adiescar Chase được sử dụng làm nhạc phim. Phong cách điện ảnh và căn chỉnh màu đã được lên kế hoạch từ trước để mang đến cho series phim một bầu không khí tinh tế, và được khuếch đại bằng việc sử dụng đồ họa động với những yếu tố đồ họa lấy từ phiên bản gốc. "Trái tim ngừng nhịp" được phát hành vào ngày 22 tháng 4 năm 2022. Series nhận được nhiều lời khen từ giới phê bình, cụ thể là nhờ vào tông màu và như nhịp điệu, cũng như tính đại diện của phim dành cho cộng đồng LGBT. Series nhanh chóng có được sự nổi tiếng, trở thành một trong top 10 bộ phim của Anh Quốc trên Netflix chỉ trong hai ngày. Điều này thúc đẩy cả sự nổi tiếng của phiên bản tiểu thuyết đồ họa cũng như những bản nhạc trong phim. Ngày 20 tháng 5 năm 2022, "Heartstopper" được xác nhận sẽ có mùa 2 và mùa 3. Diễn viên và nhân vật. Chính. - Kit Connor vai Nicholas "Nick" Nelson, một học sinh lớp 11 nổi tiếng và cầu thủ đội bóng bầu dục rugby ở Trường Ngữ pháp Truham, ngồi cạnh Charlie trong lớp - Joe Locke vai Charles "Charlie" Spring, một học sinh lớp 10 ở Trường Ngữ pháp Truham, mới bị out. - William Gao vai Tao Xu, người bạn thân bảo vệ quá mức của Charlie - Yasmin Finney vai Elle Argent, bạn của Charlie và Tao, vừa mời chuyển đến Trường Nữ sinh Higgs sau khi công khai là người chuyển giới - Corinna Brown vai Tara Jones, một học sinh ở Higgs và làm bạn với Elle - Kizzy Edgell vai Darcy Olsson, bạn gái của Tara và bạn của Elle - Tobie Donovan vai Isaac Henderson, một người bạn hướng nội trong nhóm bạn của Charlie, Tao và Elle - Jenny Walser vai Victoria "Tori" Spring, chị gái của Charlie - Sebastian Croft vai Benjamin "Ben" Hope, mối quan hệ bí mật đầu tiên của Charlie - Cormac Hyde-Corrin vai Harry Greene, một học sinh nổi tiếng trong đội bóng rugby và là một kẻ bắt nạt - Rhea Norwood vai Imogen Heaney, một trong những người bạn của Nick ở Higgs, cô có cảm tình với Nick - Fisayo Akinade vai Thầy Ajayi, một giáo viên mỹ thuật luôn theo sát Charlie - Chetna Pandya vai Huấn luyện viên Singh, huấn luyện viên bóng bầu dục rugby luôn theo sát Charlie - Stephen Fry lồng tiếng cho Hiệu trưởng Headmaster Barnes, hiệu trưởng Trường Ngữ pháp Truham - Olivia Colman vai Sarah Nelson, mẹ của Nick Phụ. - Araloyin Oshunremi vai Otis Smith - Evan Ovenell vai Christian McBride - Ashwin Viswanath vai Sai Verma - Georgina Rich vai Jane Spring, mẹ của Charlie và Tori - Joseph Balderrama vai Julio Spring, bố của Charlie và Tori - Momo Yeung vai Yan Xu, mẹ của Tao - Alan Turkington vai Thầy Lange
Amou Haji Amou Haji (sinh 20 tháng 8 năm 1933 hoặc 1936) là một người đàn ông sống ở làng Dejgah, tỉnh Fars, Iran. Người đàn ông này nổi tiếng vì đã không tắm và vệ sinh thân thể trong suốt gần 7 thập kỷ. Tiểu sử. Amou Haji được cho là sinh vào khoàng những năm 1933 đến 1936. Ông sống tại Dejgah, một ngôi làng ở phía nam của nước Iran. Theo truyền thông địa phương, sau khi trải qua một số thất bại trong chuyện tình cảm thời trẻ, Amou quyết định sống một cuộc sống cô đơn và lập dị. Cuộc sống hàng ngày. Ông sống ở một nơi trông giống như ngôi mộ. Những người thông cảm hoàn cảnh của ông đã xây cho Amou một túp lều bằng gạch. Phần lớn thời gian trong ngày ông chỉ ở yên một chỗ, ngủ hoặc ngồi dưới ánh mặt trời trong im lặng. Tuy không tắm và sử dụng nước nhưng người đàn ông này vẫn cố giữ cho râu tóc gọn gàng. Ông cắt tỉa râu bằng cách dùng lửa để đốt. Hàng ngày, ông uống thêm 5 lít nước từ một lon bằng thiếc đã gỉ. Ông còn có sở thích ăn xác nhím thối và hút thuốc lá tự chế bằng phân động vật. Ông đội một chiếc mũ bảo hiểm để giữ ấm giữa cái lạnh. Amou còn có thể hút 5 điếu thuốc cùng một lúc. Vấn đề vệ sinh thân thể. Lần cuối cùng Amou tắm là vào năm 1954. Từng có một nhóm thanh niên ở thành phố Farashband thuộc tỉnh Fars đã quyết định đưa ông xuống sông và gột rửa. Ông bị đưa vào sau một chiếc xe tải, nhưng khi họ đến sông, họ thấy rằng Amou đã trốn thoát. Nguyên nhân khiến ông không tắm trong suốt gần 7 thập kỷ được cho là việc sạch sẽ có thể khiến ông bị bệnh, thậm chí là chết. Da của ông Amou phủ một lớp ghét dày, hình thành từ bụi bẩn và da chết. Đôi mắt của ông gần như bị che kín và mùi cơ thể "dễ dàng nhận ra từ rất xa". Tình trạng sức khỏe. Gần đây, một nhóm bác sĩ đã tiến hành hàng loạt kiểm tra và đã xác nhận rằng bất chấp tình trạng vệ sinh kém và điều kiện sống nghèo nàn, sức khỏe tổng thể của ông Amou vẫn được cho là tốt "một cách đáng kinh ngạc". Nhóm bác sĩ này do giáo sư ký sinh trùng Gholamreza Molavi tại Trường Y tế Công cộng ở thành phố Tehran, Iran dẫn dắt. Họ đã đến gặp và thuyết phục ông cho thực hiện một số xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm viêm gan, AIDS và nhiều bệnh ký sinh trùng khác. Nhóm của giáo sư Molavi muốn tìm kiếm và nghiên cứu các loại ký sinh trùng, vi khuẩn trong cơ thể Amou. Tuy nhiên, họ không tìm thấy loại vi khuẩn hay ký sinh trùng nào đáng kể. Ông chỉ nhiễm giun xoắn "Trichinella spiralis". Loại kỳ sinh trùng này có thể gây sốt, đau cơ, sưng phù quanh hốc mắt và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, ông Haji lại không xuất hiện triệu chứng gì khi nhiễm "Trichinella spiralis". Lời giải thích hợp lý duy nhất được đưa ra cho kết quả xét nghiệm là Amou Haji đã phát triển một hệ thống miễn dịch cực kỳ mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ với điều kiện sống khắc nghiệt. Tiếp cận. Amou Haji được mệnh danh "người đàn ông bẩn nhất thế giới" khi gần 7 thập kỷ không tắm. Dù sức khỏe tốt, ông Haji luôn phải đối phó với sự dè bỉu của những người xung quanh. Nhiều người chế nhạo, xâm phạm thể chất ông vì lối sống bị xem là "khác người". Thống đốc địa phương đã kêu gọi người dân để ông Haji được yên, bởi "ngoài vẻ ngoài bẩn thỉu thì ông không làm hại ai". Một tờ báo Iran cho rằng "giống như những người Iran trên đất nước này, [...] Amou Haji là một con người và được quyền hưởng một cuộc sống tối thiểu của con người, mặc dù bản thân ông không nhận thức được vấn đề như vậy do rối loạn tâm thần và đã quen với một cuộc sống động vật." Từng có một bộ phim tài liệu làm về chủ đề cuộc sống của ông tại Liên hoan phim quốc tế Iran lần thứ 7. Phim được trình chiếu với tựa đề "Cuộc sống kỳ lạ của một ông chú", do Jamshid Khavari làm đạo diễn.
Heinrich I, Công tước xứ Bayern Heinrich I (919/921 – 1 tháng 11 năm 955) là Công tước xứ Bayern từ năm 948 cho đến khi qua đời. Ông là thành viên trong Vương triều Otto. Gia đình. Heinrich kết hôn với Judith, con gái của Arnulf, Công tước xứ Bayern. Họ có ba người con: - Gerberge, Trưởng tu viện Gandersheim - Hadwig, người kết hôn với Burchard III, Công tước xứ Swabia - Henry II, Công tước xứ Bayern (v.951 † 995)
I-League I-League (hay còn gọi là Hero I-League theo tên của tài trợ Hero MotoCorp) là giải đấu bóng đá chuyên nghiệp cao thứ hai Ấn Độ do Liên đoàn bóng đá Ấn Độ "(AIFF)" Điều hành.Giải hiện đang được thi đấu bởi 12 câu lạc bộ trên cả nước. Giải đấu được thành lập vào năm 2007 với tư cách là sự kế thừa của Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Ấn Độ ,mùa giải đầu tiên bắt đầu vào tháng 11 năm 2007. Giải đấu đã được thành lập như "giải đấu bóng đá chuyên nghiệp hạng nhất của Ấn Độ" với mục đích tăng số lượng cầu thủ cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Ấn Độ. I-League hoạt động như một hệ thống thăng hạng và xuống hạng đến giải hạng 2 I-League và ban đầu chỉ có hệ thống thăng hạng lên Indian Super League, từ mùa giải 2022-23. Kể từ khi thành lập I-League, có 7 câu lạc bộ đã lên ngôi vô địch. Lịch sử. Bắt Đầu. Năm 1996, "giải đấu quốc nội" đầu tiên ở Ấn Độ được gọi là Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Ấn Độ,trong nỗ lực phát triển lên chuyên nghiệp của bóng đá Ấn Độ. Nhưng đã không thành công.Trong những ngày mới thành lập, giải đấu phải chịu đựng cơ sở hạ tầng kém và thiếu chuyên nghiệp từ các câu lạc bộ . FC Kochin Đã giải thể vào năm 2002 vì câu lạc bộ đã không trả lương kể từ năm 2000, sau khi phải bù đắp 2,5 Karor thua lỗ trong mùa giải. Sau một thập kỷ sa sút với Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Ấn Độ, Liên đoàn bóng đá toàn Ấn Độ quyết định đã đến lúc thay đổi. Thành lập I-League. Sau mùa giải NFL 2006-07, Giải sẽ được đổi tên thành I-League cho mùa giải 2007-08. Mùa giải đầu tiên của giải đấu bao gồm 8 đội từ chiến dịch NFL trước đó và hai đội từ Giải hạng 2 để tạo thành một giải đấu gồm 10 đội. Câu Lạc bộ. Tổng cộng có 36 câu lạc bộ đã chơi ở "I-League" kể từ khi thành lập vào năm 2007: Tài trợ. Kể từ Giải bóng đá quốc gia ban đầu, giải đấu của Ấn Độ luôn được tài trợ. Khi "I-League" bắt đầu vào năm 2007, nhà tài trợ cuối cùng từ Giải bóng đá quốc gia cũ, ONGC, đã được đưa vào với tư cách là nhà tài trợ, khiến giải đấu được gọi là "ONGC I-League". Tuy nhiên, sau mùa giải 2010–11, hợp đồng với ONGC không được gia hạn và không có hợp đồng tài trợ mới cho đến năm 2013. Vào ngày 24 tháng 9 năm 2013, Airtel sẽ là nhà tài trợ của I-League, do đó giải đấu được gọi là "Airtel I-League". Vào tháng 12 năm 2014, có thông báo rằng Hero MotoCorp sẽ thay thế Airtel làm nhà tài trợ cho giải đấu và do đó giải đấu sẽ được biết đến với tên gọi "Hero I-League". Tham khảo. - "iLeague Fixtures", League Winner. Retrieved on 31 May 2015.
Tiếng Ả Rập Ai Cập Tiếng Ả Rập Ai Cập, ở địa phương gọi là Ai Cập thông tục (, ), hoặc đơn giản là Masri (cũng viết Masry) (), là một phương ngữ của tiếng Ả Rập. Nó là phương ngữ tiếng Ả Rập được nói nhiều nhất ở Ai Cập. Nó là một phần của ngữ hệ Phi-Á, và có nguồn gốc từ đồng bằng sông Nile ở Hạ Ai Cập. Tiếng Ả Rập Ai Cập phát triển từ tiếng Ả Rập Quranic được đưa đến Ai Cập trong cuộc chinh phục của người Hồi giáo vào thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên nhằm mục đích truyền bá đức tin Hồi giáo trong người Ai Cập. Cấu trúc ngữ pháp của tiếng Ả Rập Ai Cập bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ Coptic của Ai Cập vốn là ngôn ngữ mẹ đẻ của đại đa số người Ai Cập ở Thung lũng sông Nile trước cuộc chinh phục của người Hồi giáo.. Bản thân phương ngữ này sau đó cũng bị ảnh hưởng ở một mức độ nhỏ hơn bởi các ngôn ngữ châu Âu thuộc địa và nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman và tiếng Anh. 100 triệu người Ai Cập nói liên tục các phương ngữ, trong đó Cairo là nổi bật nhất. Nó cũng được hiểu ở hầu hết các quốc gia nói tiếng Ả Rập do ảnh hưởng rộng lớn của Ai Cập trong khu vực, bao gồm thông qua điện ảnh Ai Cập và âm nhạc Ai Cập. Những yếu tố này giúp làm cho nó được nói rộng rãi nhất và cho đến nay là loại tiếng Ả Rập được nghiên cứu rộng rãi nhất. Mặc dù chủ yếu là ngôn ngữ nói, nhưng dạng viết được sử dụng trong tiểu thuyết, kịch và thơ (văn học bản ngữ), cũng như trong truyện tranh, quảng cáo, một số tờ báo và bản chuyển soạn của các bài hát nổi tiếng. Trong hầu hết các phương tiện truyền thông viết khác và trong báo cáo tin tức trên đài phát thanh và truyền hình, tiếng Ả Rập chuẩn được sử dụng. Tiếng Ả Rập chuẩn là một ngôn ngữ được tiêu chuẩn hóa dựa trên ngôn ngữ của Qur'an, tức là, tiếng Ả Rập cổ điển. Tiếng Ai Cập bản địa hầu như được viết phổ biến bằng bảng chữ cái Ả Rập để sử dụng tại địa phương, mặc dù nó thường được phiên âm sang các chữ cái Latinh hoặc trong Bảng chữ cái phiên âm quốc tế trong văn bản ngôn ngữ học và sách giáo khoa nhằm giảng dạy cho người học không phải là người bản ngữ.
Đường Châu Văn Liêm, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Châu Văn Liêm là một tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh, nối từ đường Hồng Bàng đến đường Hải Thượng Lãn Ông trên địa bàn Quận 5. Vị trí. Tuyến đường này bắt đầu từ nút giao với hai con đường Hồng Bàng và Thuận Kiều, cắt qua các con đường Lão Tử, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo và kết thúc tại vòng xoay trước Bưu điện Trung tâm Chợ Lớn (Bưu điện Quận 5), nơi giao với các con đường Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Thi, Mạc Cửu. Lịch sử. Đường này xưa vốn là con kênh với tên gọi kênh Phố Xếp. Kênh này thông ra rạch Chợ Lớn, từ đó có thể vận chuyển hàng hóa ra kênh Tàu Hủ và đi khắp nơi. Theo học giả Vương Hồng Sển, kênh được đào năm 1778, thời điểm người Hoa từ cù lao Phố đến đây lập phố chợ, tại đường Cây Mai có cây cầu bắc qua kênh gọi là "Cầu Phố". Đến thập niên 1910, con kênh này bị lấp và trở thành đại lộ Tổng Đốc Phương, theo tên của Tổng đốc Đỗ Hữu Phương (1841–1914), viên quan trung thành với thực dân Pháp, giúp Pháp đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Tổng đốc Phương còn được mệnh danh là đệ nhị phú hào Sài Gòn xưa, gia đình ông trước kia có dinh thự ven kênh Phố Xếp. Năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời đổi tên đại lộ Tổng Đốc Phương thành đường Châu Văn Liêm như hiện nay. Tại Sài Gòn trước đây có nhiều rạp hát nổi tiếng, là nơi chiếu phim, diễn cải lương, diễn kịch. Trên đường Châu Văn Liêm có ba rạp lớn là Đại Quang, Thủ Đô và Toàn Thắng. Hiện nay chỉ còn rạp Thủ Đô hoạt động tuy nhiên cơ sở vật chất tại đây cũng đã xuống cấp. Di tích. Năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến lưu trú tại căn nhà số 1-2-3 Quai Testard (Bến Testard), Chợ Lớn từ tháng 9 năm 1910 đến tháng 6 năm 1911 (lúc bấy giờ chưa lấp kênh Phố Xếp). Đây là cơ sở của phân cuộc Liên Thành thương quán, tổ chức hoạt động cách mạng đã hỗ trợ tài chính cho Nguyễn Tất Thành trước khi lên tàu sang Pháp. Trong ba căn nhà này có một căn được giữ lại làm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nằm tại địa chỉ số 5 đường Châu Văn Liêm hiện nay. Năm 1988, căn nhà được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Xem thêm. - Chợ Lớn - Bến Nhà Rồng - Đường Hải Thượng Lãn Ông, Thành phố Hồ Chí Minh - Tổng đốc Phương
Denis Pushilin Denis Vladimirovich Pushilin (tiếng Nga: Денис Владимирович Пушилин; tiếng Ucraina: Денис Володимирович Пушилін; sinh ngày 9 tháng 5 năm 1981) là một chính khách người Ukraina. Ông hiện đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước CHND Donetsk và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang CHND Donetsk từ ngày 20 tháng 11 năm 2018. Ông từng là Chủ tịch Xô viết tối cao CHND Donetsk và sau đó là Quyền chủ tịch nước sau khi Chủ tịch nước đương thời là ông Aleksander Zakharchenko qua đời vào năm 2018. Ông đắc cử chức Chủ tịch nước trong một cuộc bầu cử vào năm 2018. Tiểu sử. Denis Pushilin sinh ngày 9 tháng 5 năm 1981 tại thành phố Makiivka, tỉnh Donetsk, CHXHCN Xô viết Ukraina. Bố mẹ ông, ông Vladimir Pushilin và bà Valentina Khasanova, đều từng là công nhân của Nhà máy luyện kim Makiivka. Ông từng học tại trường THCS số 12 Makiivka, sau đó tiếp tục theo học tại Học viện Xây dựng và Kiến trúc Quốc gia Donbass. Từ năm 1999 tới năm 2000, ông từng phục vụ trong một tiểu đoàn tại bán đảo Krym thuộc Vệ binh quốc gia UKraina. Năm 2002, ông làm việc tại một công ty thương mại có tên là "Solodke Zhyttya". Sự nghiệp chính trị. Vào ngày 5 tháng 4 năm 2014, ông trở thành Phó Toàn quyền nhân dân Donetsk và dẫn đầu một nhóm người biểu tình tại Donetsk. Đến ngày 7 tháng 4 năm 2014, nước CHND Donetsk được thành lập và ông trở thành Đồng chủ tịch Chính phủ lâm thời CHND Donetsk. Ngày 15 tháng 5 năm 2014, ông trở thành Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao CHND Donetsk, lúc đó là vị trí cao nhất trong Nhà nước theo Hiến pháp. Ngày 18 tháng 7 năm 2014, ông từ chức, theo đó ông Phó Chủ tịch quốc hội Vladimir Makovich thay thế ông đảm nhiệm chức vụ trên. Sau khi từ chức, ông là điều phối viên và đồng chủ tịch của Mặt trận Nhân dân Novorossiya. Tháng 9 năm 2014, ông tuyên bố sẽ tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Xô viết tối cao tháng 11 cùng năm. Sau đó vào tháng 10, ông đăng ký ứng cử với tư cách thành viên phong trào Cộng hòa Donetsk. Vào ngày 3 tháng 11 năm 2014, ông đắc cử chức Phó chủ tịch Xô viết nhân dân và bắt đầu phục vụ từ ngày 14 tháng 11. Ông được cử làm Đại diện thường trực Đặc mệnh toàn quyền của nước CHND Donetsk vào ngày 4 tháng 9 năm 2014 để dự đàm phán ba bên tại Minsk. Ngày 4 tháng 9 năm 2015, trong một cuộc họp bất thường tại Xô viết nhân dân, ông được bổ nhiệm làm Quyền Chủ tịch Xô viết nhân dân. Ông giải thích điều này có được là do Nguyên chủ tịch Andrey Purgin bị bãi nhiệm vì cố tình làm gián đoạn một cuộc họp của Xô viết nhân dân. Ông cũng cho biết mình vẫn sẽ tiếp tục đại diện CHND Donetsk tại các cuộc đàm phán tại Minsk. Trong ngày 11 tháng 9 năm 2015, ông được chấp thuận đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Xô viết nhân dân với 76 phiếu thuận. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2018, ông được Xô viết nhân dân bổ nhiệm làm Quyền Chủ tịch nước CHND Donetsk cho tới ngày bầu cử Chủ tịch nước tiếp theo (11/11/2018). Cùng ngày, ông giải thể Chính phủ và sắp xếp lại nhân sự trong nhánh hành pháp. Vào ngày 21 tháng 9 năm 2018, ông nộp hồ sơ ứng cử vị trí Chủ tịch nước trong cuộc bầu cử vào ngày 11 tháng 11 năm 2018. Theo như kết quả được công bố, ông đắc cử vị trí này với 60.85% số phiếu hợp lệ. Ông gia nhập đảng Nước Nga thống nhất vào tháng 12 năm 2021 và được phát thẻ Đảng viên trong một cuộc họp Đảng vào ngày 4 tháng 12 cùng năm. Ngày 21 tháng 2 năm 2022, ông thay mặt nhà nước CHND Donetsk ký Điều ước Hữu nghị, hợp tác và tương trợ Nga-Donetsk. Lệnh cấm vận và truy tố hình sự. Ngày 29 tháng 4 năm 2014, ông có tên trong danh sách những cá nhân bị cấm vận - cấm nhập cảnh vào EU cũng như đóng băng tài sản tại EU, theo đó là tại Canada vào ngày 12 tháng 5 và tại Mỹ vào ngày 20 tháng 6. Ông cũng bị cấm vận bởi các nước như Úc, Thụy Sĩ, Liechtenstein, Na Uy. Ngày 2 tháng 5 năm 2014, ông bị Văn phòng Truy tố Ukraina truy nã, sau đó Cục An ninh Ukraina cũng ra thông báo truy nã ông vào tháng 6. Ông bị tình nghi thực hiện các hành vi nhằm thay đổi hoặc lật đổ trật tự theo Hiến pháp Ukraina hay tiếm quyền lực nhà nước (Điều 109, Phần 1 Bộ luật Hình sự Ukraina). Giải thưởng. - Huân chương vì lòng trung thành với nghĩa vụ (ngày 16 tháng 3 năm 2018, Cộng hòa Krym).
Olena Volodymyrivna Zelenska Olena Volodymyrivna Zelenska (nhũ danh Kiyashko; ; sinh ngày 6 tháng 2 năm 1978) là một kiến ​​trúc sư và nhà biên kịch người Ukraina, là Đệ nhất phu nhân Ukraina với tư cách là vợ của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy. Vào tháng 12 năm 2019, Zelenska được tạp chí "Focus" đưa vào danh sách 100 người Ukraina có ảnh hưởng nhất, ở vị trí thứ 30. Tiểu sử. Olena Kiyashko sinh ra ở Kryvyi Rih vào ngày 6 tháng 2 năm 1978. Zelenska học kiến trúc tại Khoa Xây dựng của Đại học Quốc gia Kryvyi Rih. Bà trở thành nhà văn cho Kvartal 95. Liên kết ngoài. - Official site - "Interview"
Cầu Phà Cầu Phà là cây cầu nằm ở TP. Bắc Kạn, bắc qua sông Cầu. Cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Hiện tại, cây cầu kết nối thôn Phặc Tràng, xã Dương Quang và phường Nguyễn Thị Minh Khai với phường Sông Cầu - Đức Xuân.
Thanh Hiếu lăng Thanh Hiếu lăng (chữ Hán: 清孝陵), ) là một lăng tẩm tại Trung Quốc, nơi chôn cất Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế - vị Hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Thanh. Lịch sử. Hiếu lăng có kế hoạch xây dựng từ năm Thuận Trị thứ 18 (1661) đến năm Khang Hi nguyên niên (1662). Năm Khang Hi thứ 2 thì chính thức bắt đầu xây dựng. Đến tháng 8 năm sau thì cơ bản hoàn thành. Năm thứ 7 (1668), hoàn thành tất các các kiến trúc liên quan. Đây là một lăng tẩm tương đối đặc thù của nhà Thanh, bởi Thuận Trị Đế và hai vị Hoàng hậu của ông là Hiếu Khang Chương hoàng hậu và Hiếu Hiến Hoàng hậu đều hỏa táng, vì vậy ở trong địa cung chỉ có ba hũ tro cốt. Lúc còn sống Thuận Trị Đế tỏ vẻ không muốn an táng long trọng, lại thêm phòng ngự địa cung nghiêm mật, những điều này khiến cho Thanh Hiếu lăng trở thành Hoàng lăng được bảo tồn hoàn hảo nhất của Thanh Đông lăng trong thời Dân Quốc. Hiếu Đông lăng. Hiếu Đông lăng là tòa "Hoàng hậu lăng" đầu tiên được xây dựng cũng là lăng tẩm Hoàng hậu đầu tiên của nhà Thanh, mộ chủ là Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu - Hoàng hậu thứ hai của Thuận Trị Đế. Mặc dù nơi đây là "Hoàng hậu lăng", nhưng cũng đồng thời an táng 7 vị Phi, 17 vị Cách cách và 4 vị Phúc tấn đều là tần ngự của Thuận Trị Đế. Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu được an táng vào Phương thành Minh lâu, trung tâm của Lăng viên. Phía bên trái Phương thành Minh lâu (nhìn từ trong ra) có hai hàng Bảo đính, từ trong ra ngoài lần lượt là: 1. Hàng thứ nhất: 1. Điệu phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị 2. Khác phi Thạch thị 3. Cung Tĩnh phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị 4. Đoan Thuận phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị 2. Hàng thứ hai: 1. Bút Thập Ngạch Niết Phúc tấn, Ba Nhĩ Phúc tấn, Bút Phúc tấn hoặc Ba Phúc tấn (Thứ phi Bút Thập Hách thị, Ba Nhĩ thị, Bút thị hoặc Ba thị) 2. Đường Cảnh Phúc tấn hoặc Đường Phúc tấn (Thứ phi Đường thị) 3. Kinh Cập Cách cách hoặc Kinh Cách cách 4. Niết Cập Ni Cách cách hoặc Niết Cách cách 5. Trại Bảo Cách cách hoặc Trại Cách cách 6. Mại Cập Ni Cách cách hoặc Mại Cách cách 7. Ách Âm Châu Cách cách hoặc Ách Cách cách 8. Ngạch Luân Châu Cách cách hoặc Ngạch Cách cách 9. Mai Cách cách 10. Lan Cách cách. Phía bên phải Phương thành Minh lâu có hai hàng Bảo đính, từ trong ra ngoài lần lượt là: 1. Hàng thứ nhất: 1. Trinh phi Đổng Ngạc thị 2. Thục Huệ phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị 3. Ninh Khác phi Đổng Ngạc thị. 2. Hàng thứ hai: 1. Nữu Phúc tấn, Nữu Hỗ Lộc Phúc tấn hoặc Ngưu Phúc tấn (Thứ phi Nữu Hỗ Lộc thị) 2. Tái Mẫu Khẳng Ngạch Niết Phúc tấn hoặc Mục Khắc Đồ Phúc tấn (Thứ phi Mục Khắc Đồ thị) 3. Minh Châu Cách cách hoặc Minh Cách cách 4. Lô Gia Cách cách hoặc Lô Cách Cách 5. Bố Tam Châu Cách cách hoặc Bố Cách cách 6. A Mẫu Ba Thiên Cách cách hoặc A Mẫu Cách cách 7. A Kỷ Thiên Ngũ Cách cách hoặc A Kỷ Cách cách 8. Đan Thiên Cách cách hoặc Đan Cách cách 9. Thu Cách cách 10. Thụy Cách cách 11. Chu Nãi Cách cách hoặc Chu Cách cách. Tham khảo. - 《中國歷史大辭典》 Xem thêm. - Thuận Trị Đế - Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu - Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu - Thanh Đông lăng - Thanh Tây lăng
Paraluteres arqat Paraluteres arqat là một loài cá biển thuộc chi "Paraluteres" trong họ Cá bò giấy. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1953. Từ nguyên. Từ định danh "arqat" bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là "lốm đốm", hàm ý đề cập đến các chấm màu xanh óng phủ khắp phần thân trên và cuống đuôi của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "P. arqat" là một loài đặc hữu của Biển Đỏ, với mẫu định danh được thu thập ở ngoài khơi Hurghada (tỉnh Biển Đỏ, Ai Cập). "P. arqat" được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 50 m. Mô tả. "P. arqat" là một loài bắt chước kiểu hình của cá nóc "Canthigaster margaritata", tương tự như loài họ hàng "Paraluteres prionurus" bắt chước "Canthigaster valentini". Phần thân trên của "P. arqat" sẫm nâu với rất nhiều chấm màu xanh óng (thân dưới và bụng màu trắng); trán và vùng trước mắt có các sọc ngắn màu xanh tương tự. Nhìn chung, các loài "Paraluteres" có thể phân biệt được với "Canthigaster" nếu vây lưng của "Paraluteres" căng rộng ra, do bình thường "Paraluteres" sẽ gập vây lưng thứ nhất lại để trông giống với "Canthigaster". (vây lưng của "Canthigaster" nhỏ hơn nhiều so với "Paraluteres"); ngoài ra, "Paraluteres" đực còn có thêm 2 cặp ngạnh ở mỗi bên cuống đuôi. Do những loài săn mồi thường né tránh những loài có độc nên nhiều loài cá đã bắt chước kiểu hình của cá nóc để đánh lừa kẻ săn mồi, tăng cơ hội sống sót cho chúng, gọi là bắt chước kiểu Bates.
Ngô Lệ Quyên Ngô Lệ Quyên (khai sinh: "Ngô Thị Lệ Quyên", sinh ngày 4 tháng 7 năm 1992) là một diễn viên phim truyền hình, diễn viên kịch kiêm người mẫu Việt Nam. Tiểu sử. Ngô Lệ Quyên sinh ngày 4 tháng 7 năm 1992 tại Hà Tĩnh. Cô từng nổi tiếng trên mạng xã hội khi xuất hiện trên ống kính trong trận đấu bóng đá giữa Việt Nam - Malaysia vào năm 2014 (trong khuôn khổ Giải Vô địch Bóng đá Đông Nam Á - AFF Cup). Ngô Lệ Quyên theo học diễn xuất tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ sau khi tốt nghiệp. Cô có tham gia một số dự án trên YouTube và các MV ca nhạc, trước khi góp mặt trong một số bộ phim thực hiện bởi Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Sự nghiệp diễn xuất. Vai diễn nổi bật nhất của cô là ""Thương"" trong ""Phố trong làng"," vợ của nhân vật Mến (do Doãn Quốc Đam đóng). Thành tựu. Tháng 8/2020, cô giành được huy chương Vàng và giải ""Diễn viên thể hiện xuất sắc hình tượng người chiến sĩ CAND"" tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc về hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân. Tháng 12/2020, Ngô Lệ Quyên giành huy chương Bạc Cuộc thi ""Tài năng trẻ biểu diễn kịch nói toàn quốc 2020"" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với vở kịch ""Romeo & Juliet"". Đời tư. Ngô Lệ Quyên kết hôn năm 2017 và đã có một con gái. Cô có một thời gian tạm nghỉ công việc diễn xuất sau khi sinh con. Liên kết ngoài. Facebook chính thức.
American Civil War: From Sumter to Appomattox American Civil War: From Sumter to Appomattox ("Nội chiến Mỹ: Từ Sumter đến Appomattox") là trò chơi điện tử thuộc thể loại wargame chiến lược lấy bối cảnh Nội chiến Hoa Kỳ do studio Adanac Command Systems của Mỹ phát triển và được hãng Interactive Magic phát hành cho hệ điều hành Windows vào năm 1996. Lối chơi. "American Civil War: From Sumter to Appomattox" mô phỏng Nội chiến ở quy mô chiến lược với nhiều tùy chọn về mặt số liệu chiến trường trong game. Người chơi được quyền điều khiển các đơn vị quân đại diện cho sư đoàn, quân đoàn hoặc binh đoàn trên bản đồ nước Mỹ vào giữa thế kỷ XIX. Đơn vị quân thu nhận điểm kinh nghiệm khi lâm chiến, nhờ vậy mà những tân binh thiếu kinh nghiệm thực chiến dần dần biến đổi thành cựu binh lão luyện qua nhiều lần giao tranh với quân thù. Ngoài ra, tướng lĩnh lãnh đạo đơn vị quân sở hữu các đặc điểm cụ thể - chẳng hạn như thói hiếu chiến, niềm cảm hứng, sự chủ động và tính chiến thuật - đều ảnh hưởng nhất định đến hành vi và hiệu quả của cả đạo quân dưới quyền mình. Phát triển. Interactive Magic và Adanac Command Systems cùng nhau hợp tác làm "American Civil War: From Sumter to Appomattox", bắt nguồn từ tựa game đặt hàng qua thư trước đó của Adanac mang tên "The Road from Sumter to Appomattox II". Ban đầu trò chơi này dự tính phát hành vào tháng 5. Vào giữa tháng 5 năm 1996, Interactive Magic đã xác nhận ngày ra mắt game là vào tháng 6. Đồng thiết kế game Brian Davis giải thích rằng "tiền đề cốt lõi của trò chơi này là bạn có thể kiểm soát phe miền Nam, giành chiến thắng trước vận may không thể vượt qua nổi và làm thay đổi tiến trình lịch sử một cách hiệu quả." Tạp chí "Edge" lưu ý rằng "American Civil War" là tựa game duy nhất được Interactive Magic phát hành vào thời điểm đó cố tránh việc sử dụng đồ họa 3D. Đón nhận. Tạp chí "Next Generation" đã đánh giá phiên bản PC của trò chơi này, chấm bốn trong số năm sao và tuyên bố rằng "Trong lúc nản lòng trước thử thách về mặt lịch sử (hoặc mang tính thống kê), "American Civil War" là tựa game mô phỏng chiến thuật được thiết kế khá tốt về một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất trong Lịch sử nước Mỹ. Các chuyên gia về Nội chiến sẽ cảm thấy khó mà cưỡng lại nổi trò chơi này". "Computer Games Strategy Plus" cũng khẳng định tương tự: "nếu bạn có hứng thú với việc mô phỏng các khía cạnh chiến lược về cuộc chiến tranh giữa các bang hoặc nếu bạn có hứng thú về lịch sử trong cuộc xung đột đó, "American Civil War" xứng đáng có một vị trí trong ổ cứng của bạn", Jeff Lackey của tạp chí lập luận. Tuy vậy, lúc viết bài cho "PC Games", Andrew Miller đã bị trò chơi này làm cho thất vọng. Ông kết luận, "Tôi thích nền chính trị của việc điều hành một đất nước và chiến tranh giống như người kế tiếp, nhưng sau cùng, chiến tranh là về mảng chiến đấu, và sự vắng mặt của nó khiến tôi khao khát hơn nữa". Liên kết ngoài. - Bài đánh giá về game tại PC World - American Civil War: From Sumter to Appomattox
Jai Hindley Jai Hindley (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1996) là một cua rơ chuyên nghiệp người Australian, hiện đang thi đấu cho đội đua xe đạp UCI WorldTeam . Sự nghiệp. Mùa giải 2018, Hindley gia nhập đội đua Sunweb, anh đua chặng đầu tiên cho đội đua mới ở giải đua Volta ao Algarve 2018. Tháng 8 năm 2018, Hindley được đăng ký thi đấu giải đua Vuelta a España 2018. Đến tháng 5 năm 2019, anh được đăng ký thi đấu giừi đua Giro d'Italia 2019. Mùa giải 2020, Hindley có khởi đầu khá tốt, đã giành 2 chiến thắng chặng và đoạt chức vô địch giải đua Herald Sun Tour trong tháng 2. Đến tháng 10, anh có lần thứ 2 tham gia Giro d'Italia. Ở giải đua này, sau chặng 15, anh có vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng tổng. Sau đó anh đã giành chiến thắng chặng 18 để leo lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng tổng, đồng thời cũng vượt lên dẫn đầu bảng xếp hạng các tay đua trẻ. Ở chặng 20 leo núi, Hindley về đích ở vị trí thứ hai sau Tao Geoghegan Hart để cùng dẫn đầu bảng tổng sắp với cua rơ này. Tuy nhiên ở chặng đua cuối cùng, là một chặng đua tính giờ cá nhân dài 15,7km Hindley Geoghegan Hart đã chậm hơn Hart 39 giây, nên chỉ có vị trí thứ hai chung cuộc. Ở giải đua Giro d'Italia 2021 Hindley phải bỏ cuộc ở chặng 14 do bị chứng đau do ngồi lâu. Mùa giải 2022, Hindley chuyển sang đội đua Bora-Hansgrohe. Anh tiếp tục đăng ký tham gia giải đua Giro d'Italia 2022 và đã giành được chiến thắng chặng đua thứ 9 . Đến chặng đua áp chót, Hindley vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng tổng và đã trở thành cua rơ người Australia đầu tiên đoạt chức vô địch giải đua Giro d'Italia. Kết quả nổi bật. - 2013 - 2014 - 2015 - 2016 - 2017 - 2019 - 2020 - 2021 - 2022
Igor Ivanovich Shuvalov Igor Ivanovich Shuvalov (tiếng Nga: И́горь Ива́нович Шува́лов; sinh ngày 4 tháng 1 năm 1967) là một chính trị gia người Nga. Kể từ tháng 5 năm 2018, ông trở thành Chủ tịch của Tổng công ty Phát triển Nhà nước (tiền thân của Ngân hàng kinh tế thế giới). Từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2018, ông là Phó Thủ tướng thứ nhất trong Nội các Dmitry Medvedev. Trước đây, ông từng đảm nhiệm chức vụ tương tự trong Nội các thứ hai của Vladimir Putin. Với tư cách là Phó Thủ tướng thứ nhất, ông là thành viên nội các cao cấp nhất sau Thủ tướng và chịu trách nhiệm về ngân sách liên bang và các chính sách kinh tế. Liên kết ngoài. - Shuvalov's profile and assets on Russian Asset Tracker
Konrad II của Ý Konrad II hay Konrad (III) (12 tháng 2 năm 1074 - 27 tháng 7 năm 1101) là Công tước Hạ Lorraine (1076–87), Vua La Mã Đức (1087–98) và Vua của Ý (1093–98). Ông là con trai của Hoàng đế Heinrich IV và Bertha xứ Savoy.
Cá nóc chấm cam Cá nóc chấm cam (tên khoa học: Torquigener gloerfelti) là một loài cá biển thuộc chi "Torquigener" trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1984. Từ nguyên. Từ định danh "gloerfelti" được đặt theo tên của chuyên viên ngư nghiệp Thomas Gloerfelt-Tarp, người đã biên soạn một tài liệu hoàn chỉnh và đầy đủ về các loài cá ở Indonesia, cùng với việc cung cấp cho tác giả G. Hardy nhiều mẫu vật cá nóc (bao gồm cả loài cá này). Phạm vi phân bố và môi trường sống. Ban đầu, cá nóc chấm cam "T. gloerfelti" chỉ được biết đến ở vùng biển giữa đảo Java và Sumba (Indonesia), sau đó được ghi nhận thêm tại bờ biển Nam Trung Bộ (Việt Nam) và ngoài khơi vịnh Thái Lan (thuộc bờ biển Thái Lan). Ở Việt Nam, cá nóc chấm cam bị nhầm lẫn với loài "Torquigener pallimaculatus" (có phân bố ở Úc, Papua New Guinea và Nouvelle-Calédonie). Cá nóc chấm cam đã được ghi nhận tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) và Phan Thiết (Bình Thuận). Cá nóc chấm cam được thu thập ở độ sâu khoảng 50–60 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc chấm cam là 15,4 cm. Loài này có màu trắng/vàng nhạt, nhiều chấm màu nâu cam trên cơ thể, trừ vùng bụng. Số tia vây ở vây lưng: 8–9; Số tia vây ở vây hậu môn: 6–7; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số tia vây ở vây đuôi: 11. Cá độc. Cá nóc chấm cam là loài có độc tính rất mạnh. Ở Việt Nam, đa phần những vụ ngộ độc cá nóc là do ăn phải cá nóc chấm cam "T. gloerfelti", cá nóc vằn ("Takifugu oblongus") và cá nóc đầu thỏ chấm tròn ("Lagocephalus sceleratus"). Làm nước mắm. Cá nóc chấm cam có thể được chế biến làm nước mắm. Sau 12 tháng thí nghiệm nhằm theo dõi biến động của độc tính tetrodotoxin trong nước mắm này, kết quả cho thấy tetrodotoxin có chiều hướng giảm dần theo thời gian (giảm khoảng 86–93% so với tổng độc lực ban đầu) do sự tăng nồng độ pH trong quá trình lên men kỵ khí gây ra sự phân hủy một phần cấu trúc hóa học của tetrodotoxin. Tuy nhiên, sản phẩm nước mắm được bán ra trên thị trường chỉ sau 3–4 tháng kể từ thời điểm bắt đầu chế biến, mà theo tính toán trong thí nghiệm trên là lúc độc tính còn tồn tại khoảng 37–49% so với ban đầu. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc tử vong cho người tiêu dùng.
Meal, Ready-to-Eat Meal, Ready-to-Eat (viết tắt là MRE), tạm dịch: Bữa ăn, ăn được ngay. Là một khẩu phần ăn cá nhân riêng biệt, được đóng kín trong bao bì gọn nhẹ do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mua cho quân của mình để phục vụ trong điều kiện chiến đấu hoặc trong thực địa, khi mà các thực phẩm khác không có sẵn. Mặc dù MRE cần được giữ ở nơi thoáng mát, nhưng nó không nhất thiết phải cần được bảo quản trong tủ lạnh Lịch sử. Khẩu phần ăn dành cho lính Mỹ đầu tiên được thiết lập theo Nghị quyết của Quốc hội trong chiến tranh Cách mạng, với yêu cầu là đảm bảo lương thực đủ để nuôi một người đàn ông trưởng thành trong một ngày, khẩu phần lúc đó đa số chủ yếu là gồm thịt bò, đậu Hà Lan và cơm. Trong thời nội chiến, quân đội Hoa Kỳ chuyển sang sản xuất đồ hộp. Sau đó, các bộ dụng cụ ăn cá nhân độc lập được phát hành như là một khẩu phần ăn toàn phần có chứa thịt hộp, bánh mì, cà phê, muối và đường. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, thịt hộp đã được thay thế bởi các loại thịt bảo quản có trọng lượng gọn nhẹ khác như là sấy khô hay ướp muối, điều này giúp tiết kiệm trọng lượng và cho phép bộ binh có điều kiện để được mang theo nhiều thức ăn trong khẩu phần hơn.
Nghi thức sử dụng dụng cụ ăn uống Có nhiều nghi thức khác nhau liên quan đến việc đặt và sử dụng các dụng cụ ăn uống trong môi trường xã hội. Những phong tục này khác nhau giữa các nền văn hóa khác nhau. Ví dụ như nghi thức sử dụng dĩa khác nhau ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Đông Nam Á, và tiếp tục thay đổi. Trong các nền văn hóa Đông Á, có một loạt các nghi thức xã giao chi phối việc sử dụng đũa. Nghi thức dùng dĩa. Khi dùng cùng với dao để cắt và tiêu thụ thức ăn trong môi trường xã hội phương Tây, có hai hình thức nghi thức dĩa phổ biến. Theo "phong cách châu Âu" (tuy nhiên không thống nhất trên toàn châu Âu), thực khách giữ dĩa ở tay trái của họ trong khi theo "phong cách Mỹ", (cũng xuất hiện ở Pháp), dĩa được chuyển giữa tay trái và tay phải. Trước khi dĩa được sử dụng, phong tục ở Châu Âu là tất cả thức ăn phải được đưa vào miệng bằng tay phải (dùng thìa, dao hoặc ngón tay). Khi dĩa được sử dụng, nó tiếp tục tuân theo quy tắc này; nó được cầm ở tay trái trong khi cắt và sau đó được chuyển sang tay phải để ăn. Phong tục này được thực dân Anh mang đến Châu Mỹ và trở thành phong cách của người Mỹ. Hầu hết châu Âu đã áp dụng phong cách nhanh chóng hơn, tức để dĩa ở tay trái, trong thời gian tương đối gần đây. Sự khác biệt giữa phong cách Mỹ và châu Âu đã được sử dụng làm một phần cốt truyện trong các tác phẩm hư cấu, bao gồm phim "OSS" năm 1946 và loạt phim "Turn: Washington's Spies" năm 2014. Trong cả hai tác phẩm, việc sử dụng sai nghi thức dĩa có nguy cơ làm lộ diện các điệp viên bí mật. Phong cách Đức. Phong cách Đức, còn được gọi là phong cách lục địa hoặc phong cách châu Âu mặc dù trên thực tế là nó không thống nhất trên toàn châu Âu, là cầm dĩa (với đầu nhọn hướng xuống) ở tay trái và dao ở tay phải. Khi một miếng thức ăn vừa một lần cắn đã được cắt nhỏ, nó sẽ được xiên và đưa lên miệng bằng tay trái. Đối với các món ăn khác, chẳng hạn như khoai tây, rau hoặc gạo, lưỡi dao được sử dụng để hỗ trợ hoặc điều chỉnh vị trí của thức ăn trên mặt sau của dĩa. Cả dao và dĩa đều được cầm với tay cầm chạy dọc theo lòng bàn tay và phần đầu để được cầm bằng ngón cái và ngón trỏ. Phong cách này đôi khi được gọi là "tay cầm ẩn" vì lòng bàn tay che đi phần tay cầm. Phong cách Pháp. Phong cách Pháp bao gồm việc đặt những chiếc dĩa hướng xuống bàn ở phía bên tay trái. Điều này được thực hiện để thể hiện quốc huy mà theo truyền thống là ở bên đó, trái ngược với Đức hoặc Vương quốc Anh. Dao cần phải ở tay phải nhưng nên đổi tay sau khi đưa dĩa lên miệng bằng tay phải khi không còn cần đến dao nữa, trong khi ở Đức thì không nên đổi tay. Bánh mì luôn được phục vụ và có thể được đặt trên khăn trải bàn. Trong một không gian trang trọng, nếu có nước sốt đặc biệt, người ta có thể chấp nhận đặt một miếng bánh mì nhỏ ở cuối dĩa để nhúng vào nước sốt. Phong cách Mỹ. Trong phong cách Mỹ, còn được gọi là "phương pháp zig-zag" hoặc "chuyển dĩa", dao ban đầu được cầm ở tay phải và dĩa ở tay trái. Vừa giữ thức ăn tại chỗ với nĩa có đầu nhọn hướng xuống, dùng dao cắt một miếng vừa đủ để ăn. Sau đó, dao được đặt xuống đĩa, dĩa chuyển từ tay trái sang tay phải, và thức ăn được đưa lên miệng để tiêu thụ. Sau đó dĩa được chuyển trở lại tay trái và cầm dao bằng tay phải. Trái ngược với kiểu cầm tay cầm ẩn của châu Âu, theo kiểu Mỹ, dĩa được cầm giống như thìa, bút hoặc giống như một chiếc máy xúc một khi nó được chuyển sang tay phải để chuyển thức ăn đến miệng. Các chuyên gia về nghi thức xã giao đã lưu ý rằng phong cách cầm dĩa của người Mỹ đang suy giảm, bị coi là kém hiệu quả và tự cao. Điều này đã dẫn đến việc tăng cường sử dụng phong cách lai giữa phong cách truyền thống của Mỹ và Châu Âu. Trong phong cách mới này, dĩa không được chuyển giữa các tay giữa cắt và ăn, và cũng có thể được sử dụng "với mũi nhọn hướng lên" như một cái muỗng khi thuận tiện. Để bảo vệ phong cách truyền thống của Mỹ, Judith Martin đã viết, "Những người chỉ ra rằng phong cách châu Âu hiệu quả hơn là đúng. Những người cho rằng nó là lâu đời hơn hoặc công phu hơn—nghi thức chưa bao giờ coi việc đưa thức ăn vào miệng nhanh hơn là một dấu hiệu của sự trau chuốt—là sai." Phong cách Đông Nam Á. Theo phong cách Đông Nam Á, thìa được cầm trên tay phải trong suốt quá trình tiêu thụ thức ăn, ngoại trừ một số món ăn khi mà việc sử dụng dĩa phù hợp hơn. Cơm và canh là thành phần chính trong chế độ ăn uống ở các nước Đông Nam Á, vì vậy việc sử dụng thìa là thực tế trong các món ăn như vậy. Thìa dùng để điều khiển thức ăn lên đĩa; dao ít được sử dụng. Các món ăn thường được cắt thành nhiều phần nhỏ trước khi nấu, loại bỏ sự cần thiết của dao. Thiết kế bàn. Bàn thường được thiết kế với hai hoặc nhiều dĩa, với mục đích là được sử dụng cho các món ăn khác nhau; ví dụ: dĩa trộn salad, dĩa ăn thịt và dĩa tráng miệng. Một số cơ sở muốn tạo ấn tượng về tính trang trọng cao đã bố trí nhiều loại dĩa khác nhau cho các bữa ăn của một vài món, mặc dù nhiều cơ quan quản lý nghi thức coi điều này là thô tục và ưa chuộng việc dụng cụ phù hợp được mang vào với mỗi món ăn. Trong nghi thức ăn uống của người Mỹ, các vị trí khác nhau được sử dụng khi đặt dụng cụ xuống để cho biết thực khách định tiếp tục ăn hay đã ăn xong. Nghi thức dùng đũa. Mặc dù các phong tục nghi thức sử dụng đũa rất giống nhau giữa các vùng, nhưng các tiểu tiết chi tiết hơn có thể khác nhau. Ở một số nền văn hóa châu Á, việc dùng đũa để chỉ trỏ hoặc để đũa nằm vào bát được coi là bất lịch sự. Để đũa đứng trong bát có thể được coi là giống như đồ cúng cho người đã chết hoặc linh hồn.
The Miracle of Teddy Bear The Miracle of Teddy Bear (; ) là một bộ phim truyền hình Thái Lan phát sóng năm 2022 với sự tham gia của Sarin Ronnakiat (In) và Thuchapon Koowongbundit (Job). Bộ phim được đạo diễn bởi Yuthana Lorphanpaibul và sản xuất bởi Channel 3. Đây là một trong mười hai dự án phim truyền hình dự kiến sẽ lên sóng nửa đầu năm 2022. Bộ phim được phát sóng vào thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật trên Channel 3 bắt đầu từ ngày 27 tháng 3 năm 2022. Bộ phim kết thúc vào ngày 1 tháng 5 năm 2022. Phim cũng được chiếu trên nền tảng Netflix. Nội dung. Taohu (Sarin Ronnakiat) là một chú gấu teddy trắng và là vật đã an ủi Nut (Thuchapon Koowongbundit) trong mười năm qua. Tuy nhiên, anh ấy không phải là chú gấu teddy bình thường, anh ấy có khả năng giao tiếp với các vật dụng khác trong nhà. Một ngày nọ, chú gấu teddy bỗng nhiên biến thành một chàng trai trẻ nhưng anh ấy không thể nhớ bản thân mình là ai. Taohu tìm mọi cách để biết mình là ai, nhưng mọi thứ trở nên phức tạp khi anh nhận ra chính bản thân anh có liên quan đến bí mật đen tối của chủ nhà. Anh ấy phải nhanh chóng tìm ra bởi vì thời gian làm người của anh đang cạn dần và anh muốn nhận ra bản thân mình, đồng thời muốn dành thời gian cho người mình yêu. Diễn viên. Dưới đây là dàn diễn viên của bộ phim: Diễn viên chính. - Sarin Ronnakiat (In) vai Taohu/Neung - Thuchapon Koowongbundit (Job) vai Nut - Nantapat Apiwat (Neve) vai Nut (lúc nhỏ) Diễn viên phụ. - Thanapon Jarujitranon (Tee) vai Song (em trai của Neung) - Thankorn Kanlayawuttipong (Angpao) vai Song (lúc nhỏ) - Parada Chutchavalchotikul (First) vai Kensit (bạn thân của Nut) - Apasiri Nitibhon (Um) vai Mathana (mẹ của Nut) - Rinlanee Sripen (Joy) vai Satjaree - Chatayodom Hiranyatithi (Chai) vai Saen (ba của Nut) - Tantachj Tharinpirom (Judo) vai Tathan (bạn thân của Neung) - Punpreedee Khumprom Rodsawat (PP) vai Phrippri (đồng nghiệp của Nut) - Thanayong Wongtrakul (Kradum) vai Anik (ba của Neung và Song) - Sukol Sasijulaka (Jome) vai Sittha (ba của Kensit) - Warapun Nguitragool vai Kanya (mẹ của Kensit) Đánh giá. - Trong bảng dưới đây, biểu thị rating thấp nhất và biểu thị rating cao nhất. Liên kết ngoài. - The Miracle of Teddy Bear trên trang CH3PLUS
Canh Thìn tĩnh xã Canh Thìn tĩnh xã () là cuộc chính biến cung đình xảy ra tại Triều Tiên giữa Lý Phương Viễn và Triều Tiên Định Tông. Chính biến xảy ra vào năm Canh Thìn 1400 (Kiến Văn năm thứ 2), hai năm sau cuộc chính biến Mậu Dần tĩnh xã (năm 1398). Đây được xem là cuộc chính biến giữa các vương tử lần thứ hai nên còn được gọi là Loạn vương tử lần thứ hai (, ). Bối cảnh. Năm 1398, sau cuộc chính biến Mậu Dần tĩnh xã, Triều Tiên Thái Tổ Lý Thành Quế đã thoái vị và nhường ngôi cho con thứ hai của mình, Triều Tiên Định Tông Lý Phương Quả lên ngồi. Tĩnh An công Lý Phương Viễn, người con thứ năm của Thái Tổ, người khởi xướng cuộc chính biến và là người góp phần xây dựng nhà Triều Tiên, không hài lòng với việc này. Sau khi Định Tông lên ngôi, không chỉ định người kế vị, một số người em của Định Tông nổi lên là ứng viên sáng giá. Ích An quân Lý Phương Nghị, con trai thứ ba của Thái tổ, một người có tình ôn hòa và điềm tĩnh, không có ý định tranh giành ngai vàng. Nên Hoài An quân Lý Phương Cán, con trai thứ tư của Thái Tổ, cho rằng mình sẽ là người kế vị. Tuy nhiên một số triều thần quyền lực lại ủng hộ Tĩnh An quân. Vào ngày 27 tháng giêng (lịch Gregorius 21 tháng 2) năm Kiến Văn thứ 2 (1400), để chuẩn bị cho lễ "Tế Đạo" (lễ cúng bái thần quân kỳ), lệnh cho công hầu được lệnh săn chim hoang dã như một vật hiến tế. Ngày hôm sau, Hoài An quân phái con trai của mình là Nghĩa Ninh quân Lý Mạnh Tông đến phủ Tĩnh An công để hỏi về nơi đi săn. Tĩnh An công cho rằng đây là âm mưu phục kích ông ta tại bãi săn nên đã cho người dò xét nơi săn bắn của Hoài An quân. Hoài An quân huy động binh lính dưới quyền trang bị đầy đủ vũ khí giáp sắt, tập trung tại Viện Tử Trung. Tĩnh An công biết rằng mọi thứ đã thay đổi, vì vậy ông và Nghĩa An Công Lý Hòa, Hoàn Sơn quân Lý Thiên Hựu và một số người khác đã nhanh chóng tập hợp binh lính riêng của mình, đồng thời phái người đến Thọ Xương cung ở Khai Kinh, yêu cầu vua Định Tông bảo vệ cung điện trong trường hợp có biến động bất thường. Hoài An quân dẫn binh mã trấn giữ cổng phía đông của Khai Kinh, đồng thời phái tướng dưới quyền là tướng quân Ngô Ứng Quyền đến thông báo với vua Định Tông rằng "Tĩnh An công đang có âm mưu hãm hại thần, vì vậy thần không còn cách nào khác ngoài việc tấn công hắn ta, xin bệ hạ đừng lo lắng"; và cử người đến thông báo với cha mình là Thái Thượng vương Lý Thành Quế thông báo rằng "Tĩnh An công đang mưu hại thần, thần không thể chết vô ích, nên đã phái quân đi ứng phó". Người của Hoài An quân đóng quân ở cầu Thiện Trúc đến đường Khắc Tộ, trong khi quân của Tĩnh An công đóng tại cầu Thỉ Phản ở Khai Kinh, chia quân đánh chiếm Thái Miếu, Chú Ất tỉnh, và một số nơi trọng yếu. Cả hai bên đã giao tranh ác liệt tại đường phố và tại Mã Tỉnh động, Điển Mục động tại Khai Kinh. Quân đội Tĩnh An công giành chiến thắng trong trận chiến khốc liệt, Hoài An quân thất bại chạy trốn lên phía bắc, cuối cùng ẩn náu tại một cung điện cũ của Cao Ly ở Hàm Dương và bị bộ tướng Tĩnh An công bắt không lâu sau đó. Hoài An công và con trai của ông bị đày đến Thổ Sơn huyện, sau đó một thời gian được lưu đày đến Toàn Châu, được cấp thái ấp 50 hộ và có lương thực sống đến hết đời. Kết quả. Ngày 4 tháng 2 (lịch Gregorius 28 tháng 2) năm 1400, Tĩnh An công sách lập vua Định Tông làm Vương Thế tử, cơ quan dưới quyền của ông được gọi là "Nhân Thọ phủ". Cung điện Thượng vương Lý Thành Quế đang ở được đổi thành Đức Thọ cung, cơ quan dưới quyền được đổi thành "Thừa Ninh phủ", tôn hiệu là "Khải vận Thần võ Thái Thượng vương", dâng tặng sách kim bảo. Ngày 11 tháng 11 (lịch Gregorius 26 tháng 11) cùng năm, Tĩnh An công soán ngôi vua Định Tông, và vào ngày 13 cùng tháng, Tĩnh An công lên ngôi vua tại Thọ Xương cung, tức vị vua thứ ba của triều đại Triều Tiên, vua Thái Tông.
Tính biệt chu Tính biệt chu (Tiếng Anh: dioecy ; : διοικία "hai nhà"; dạng tính từ: dioecious , ) là một đặc tính của loài. Ở các loài đó, để tạo ra hợp tử cần hai cá thể riêng biệt thuộc hai giới khác nhau cho giao tử đực và cái một cách trực tiếp (như ở động vật) hoặc gián tiếp (như ở thực vật có hạt). Sinh sản biệt chu cần sự tham gia của hai cơ thể cha mẹ, vì vậy một số tài liệu dịch "dioecy" là sinh sản khác nguồn. Ngược lại với biệt chu là đồng chu (Tiếng Anh: monoecy), là khi không có sự phân hóa về giới tính giữa các cá thể cho giao tử. Tính biệt chu là một cơ chế làm giảm tự thụ và tăng thụ tinh chéo, từ đó giảm độ biểu hiện của những đột biến lặn gây hại trong quần thể. Nhưng nhược điểm của tính biệt chu là chỉ một nửa dân số trực tiếp tạo cơ thể con bằng hình thức mang thai hoặc tạo hạt. Thực vật cũng có một số phương pháp khác cho mục đích của tính biệt chu, bao gồm dichogamy, herkogamy, và tính tự không tương thích. Biệt chu (đực và cái) là một hệ thống sinh sản dị hình giới tính, cùng với biệt chu cái (lưỡng tính và cái) và biệt chu đực (lưỡng tính và đực). Từ nguyên học. Biệt chu là từ ghép có các tiếng có nguồn gốc Hán-Việt. Trong đó, "biệt" là khác, "chu" là gốc cây. Biệt chu ý chỉ sự cần thiết của hai cá thể thực vật riêng biệt tham gia vào sinh sản. Trong tiếng Anh, biệt chu là "dioecy" gồm các hình vị có nguồn gốc Hy Lạp. Trong đó, "di-" là hai, "-oecy" là hộ nhà. Trong động vật học. Ở động vật, tính biệt chu đối lập với tính lưỡng tính, tức là một cá thể chỉ có thể là đực hoặc cái; vì vậy người ta không thường dùng "biệt chu", mà dùng "gonochory" cho động vật. Hầu hết động vật là loài gonochoric (biệt chu). Tính biệt chu còn được sử dụng để chỉ đặc tính của một tập đoàn của một loài, đơn cử như Siphonophorae, một tập đoàn của loài này có thể mang tính biệt chu hoặc đồng chu. Nếu tập đoàn đó biệt chu thì các cá thể sinh sản thuộc cùng một giới tính. Nếu tập đoàn đó đồng chu thì các cá thể sinh sản thuộc các giới tính khác nhau. Trong thực vật học. Thực vật có phôi khác với động vật ở chỗ vòng đời của nó có sự luân phiên thế hệ. Với động vật, một cá thể tạo một loại giao tử đơn bội, có thể là trứng hoặc tinh trùng. Một trứng và một tinh trùng kết hợp tạo thành một hợp tử, hợp tử lớn lên thành cá thể mới. Còn với thực vật trên cạn, thế hệ đơn bội của chúng không giới hạn ở giao tử, mà bắt đầu bằng "bào tử" - cũng là những tế bào đơn bội nhưng chúng không có khả năng dung hợp tạo hợp tử. Ngược lại, chúng nguyên phân, nảy mầm thành những sinh vật đa bào đơn bội - "thể giao tử". Thể giao tử này sau đó mới giảm phân tạo giao tử, rồi hai giao tử dung hợp để tạo hợp tử và nguyên phân thành cơ thể đa bào lưỡng bội - "thể bào tử". Dị hình giới tính phổ biến ở cây biệt chu Ở các loài thực vật không mạch (rêu thực sự, rêu sừng và rêu tản), thể giao tử là một cá thể độc lập và chỉ tạo một loại bào tử (tính đẳng bào). Còn thực vật có hạt thì tạo hai loại bào tử có kích thước khác nhau (tính dị bào). Thể giao tử của thực vật có hạt phụ thuộc và phát triển hoàn toàn bên trong thể bào tử, hiện tượng này có tên là nội bào tử. Ở những cây có hoa, thể giao tử đực phát triển trong hạt phấn được tạo ra bởi nhị của thể bào tử, còn thể giao tử cái phát triển trong noãn được tạo bởi nhuỵ của thể bào tử. Thế hệ thể bào tử (của thực vật có hạt) sẽ được gọi là đồng chu khi mỗi cá thể thể bào tử đều có cả hai loại túi bào tử, nên sẽ tạo được cả thể giao tử đực và thể giao tử cái, từ đó tạo được cả giao tử đực và giao tử cái. Nói cách khác, một cây hoa của loài đồng chu có cả nhị và nhuỵ trên cùng một hoa hoặc trong các hoa khác nhau. Thế hệ thể bào tử (của thực vật có hạt) sẽ được gọi là biệt chu khi mỗi cá thể thể bào tử chỉ có một loại túi bào tử, nên sẽ chỉ tạo được một loại thể giao tử, từ đó tạo được một loại giao tử duy nhất. Ví dụ: Nói cách khác, một cây hoa của loài biệt chu chỉ có thể có nhị hoặc nhụy. (xem thêm ở Hình thái học sinh sản thực vật để biết thêm chi tiết, bao gồm những trường hợp phức tạp hơn) Hai thuật ngữ tương tự là dioicous và monoicous được sử dụng cho thể giao tử (còn dioecious và monoecious (biệt chu và đồng chu) được sử dụng cho thể bào tử, nhưng đôi khi cũng dùng cho thể giao tử). Thể giao tử dioicous chỉ có thể tạo giao tử đực (tinh) hoặc giao tử cái (trứng). Khoảng 60% rêu tản là dioicous. Có rất nhiều nhóm thực vật mang tính biệt chu, ví dụ như bạch quả, cây liễu, cần sa và gỗ tếch châu Phi. Như tên khoa học, cây tầm ma gốc lạ "Urtica dioica" là loài biệt chu, còn loài tầm ma thường niên "Urtica urens" thì đồng chu. . Những thực vật diocious chiếm ưu thế ở vùng nhiệt đới. Khoảng 65% thực vật hạt trần có tính biệt chu, nhưng tính biệt chu xuất hiện ở gần như tất cả các loài có quả dạng nón (như thông). Đối với thực vật hạt trần, hệ thống sinh sản đồng hay biệt chu liên quan mật thiết đến phương thức giao phấn. Đồng chu phổ biến ở loài giao phấn bằng gió, còn biệt chu phổ biến ở loài giao phấn bằng động vật. Khoảng 6% thực vật hạt kín là loài biệt chu và 7% chi thực vật hạt kín chứa loài biệt chu. Dioecy thường phổ biến hơn ở những cây thân gỗ và những loài dị dưỡng. Ở hầu hết thực vật biệt chu, việc thể giao tử là đực hay cái được quyết định bởi gen, nhưng cũng có thể là bởi môi trường, ví dụ như các loài thuộc chi Nam tinh. Một số loài tảo là loài biệt chu. Tính biệt chu phổ biến ở tảo nâu (Phaeophyceae) và có thể đã là trạng thái của tổ tiên nhóm đó. Sự tiến hoá của tính biệt chu. Ở thực vật, những loài biệt chu thường tiến hóa từ loài lưỡng tính hoặc từ loài đồng chu với giả thuyết chưa được chứng minh là nó làm vậy để giảm tự thụ. Tuy nhiên, tính biệt chu cũng đã được chứng minh là liên quan đến gia tăng đa dạng di truyền nhằm bảo vệ quần thể khỏi những đột biến có hại. Nhưng cho dù là theo con đường tiến hoá nào thì trạng thái trung gian của nó cũng đã phải có ưu thế tiến hoá nào đó so với những hoa lưỡng tính. Tính biệt chu tiến hoá từ sự vô sinh của giới đực hoặc cái, mặc dù chuyện có các đột biến làm vô sinh cùng lúc hai giới là khó diễn ra. Với thực vật hạt kín, hoa đơn tính tiến hoá từ hoa lưỡng tính. Tính biệt chu xuất hiện ở gần một nửa số họ thực vật, nhưng chỉ rất ít chi, có nghĩa là nó tiến hoá gần đây. Trong 160 họ có loài biệt chu, sự biệt chu được cho là đã tiến hoá nhiều hơn 100 lần. Ở họ Đu đủ, biệt chu rất có thể đã là hệ thống sinh sản nguyên thủy. Từ đồng chu. Những loài biệt chu có thể có tổ tiên đồng chu (hoa đơn tính nhưng trên cùng một cây có thể có cả hoa đực và cái). Một số tác giả cho rằng đồng chu và biệt chu liên quan với nhau. Trong chi Từ cô có sự phân bố hệ thống giới, nên nó được mặc nhận rằng tính biệt chu tiến hoá từ tính đồng chu với trạng thái trung gian là biệt chu cái (có hoa cái và hoa lưỡng tính), nhờ một đột biến làm vô sinh ở đực. Tuy nhiên, vì chưa tìm được trạng thái tổ tiên của nó, sự tiến hoá từ đồng thành biệt chu cần thêm nghiên cứu để làm rõ. Từ lưỡng tính. Tính biệt chu thường tiến hoá từ lưỡng tính qua biệt chu cái nhưng cũng có thể qua biệt chu đực (có hoa đực và hoa lưỡng tính) hoặc dị trụ. Trong Họ Cúc, tính biệt chu đã tiến hoá độc lập khỏi sự lưỡng tính ít nhất 5 đến 9 lần. Sự chuyển đổi theo hướng ngược lại, từ biệt chu thành lưỡng tính cũng đã được quan sát ở họ Cúc và nhóm Rêu, với tần suất bằng một nửa so với lưỡng tính thành biệt chu. Trong chi Silene (thuộc họ Cẩm chướng), biệt chu được cho là tiến hoá từ biệt chu cái. Nấm học. Có rất ít loài nấm biệt chu đã được phát hiện. Tính biệt chu và đồng chu ở nấm nói đến đối tượng nhận và cho trong giao phối, khi nhân chuyển từ một sợi nấm (hypha) đơn bội đến một sợi khác và hai nhân đó dung hợp để tạo hợp tử (quá trình tiếp hợp nhân). Định nghĩa này nhằm tránh sự lẫn lộn với hệ thống đực và cái hiện rất hiếm trong ngành nấm. Một cá thể biệt chu không những cần đối tác giao phối, mà chỉ thực hiện một trong hai vai trò cho hoặc nhận nhân. Còn nấm đồng chu thì có thể làm cả hai vai trò (nhưng có những loài không tự thụ được). Lợi ích thích nghi. Về mặt số lượng, tính biệt chu bất lợi so với lưỡng tính vì chỉ một nửa số cây trưởng thành có thể tạo con. Vì thế loài biệt chu nhất định phải có lợi thế gì đó về sinh tồn, phát triển hay sinh sản để bù đắp cho cái giá này. Tính biệt chu khai trừ sự tự thụ và thúc đẩy thụ phấn chéo, từ đó làm giảm biểu hiện của nhũng gen đột biến lặn, xấu trong quần thể. Ở cây thân gỗ, sự bù đắp này thể hiện qua lượng hạt của mỗi cây tăng. Điều này còn được tạo điều kiện bởi sự đóng góp ít hơn vào phát triển của quần thể của sinh sản, kết quả là không có chênh lệch đáng kể giữa việc có hoa đực với hoàn toàn lưỡng tính. Tính biệt chu cũng có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm quá trình đa dạng hóa dòng dõi ở thực vật hạt kín. Các dòng dõi biệt chu thường đa dạng hơn ở một số chi, nhưng ít hơn ở các chi khác. Một phân tích đã cho thấy rằng tính biệt chu không thường xuyên làm chậm sự đa dạng hóa, nhưng cũng không thúc đẩy mạnh mẽ nó. Xem thêm. - Gonochorism - Tính lưỡng tính - Hình thái học sinh sản thực vật - Tính tự không tương thích ở thực vật - Dị hình giới tính - Tính tam chu Thư mục. __LUÔN_MỤC_LỤC__
Blouse trắng Blouse trắng là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do NSƯT Trần Mỹ Hà làm đạo diễn. Phim phát sóng vào lúc 20h00 từ thứ năm đến Chủ Nhật hàng tuần bắt đầu từ ngày 13 tháng 12 năm 2002 và kết thúc vào ngày 12 tháng 4 năm 2003 trên kênh HTV7. Nội dung. Blouse trắng xoay quanh cuộc sống của nhóm bác sĩ ở bệnh viện Thanh Tâm. Nói lên mặt trái, góc khuất của ngành Y vì những "lợi ích nhóm" và các bác sĩ lương thiện phải đối đầu thủ đoạn, mưu mô của đồng nghiệp thích tranh quyền đoạt vị. Diễn viên. - NSƯT Thanh Hoàng trong vai Giáo sư, bác sĩ Phan Thanh - NSND Tạ Minh Tâm trong vai Bác sĩ Lê Hùng - NSƯT Tuyết Thu trong vai Bác sĩ Thi Oanh - Thanh Thúy trong vai "Bác sĩ Vân" - Cao Minh Đạt trong vai "Bác sĩ Tạo" - Trần Hữu Phúc trong vai "Y tá Nam" - Trần Kim Ngân trong vai "Y tá Bình" - Minh Thư trong vai "Thủy Hoa" - NSƯT Trịnh Kim Chi trong vai "Bích" - Bình Minh trong vai "Kiều" - NSƯT Phi Điểu trong vai "bà Hai" - NSƯT Công Ninh trong vai "Sĩ "điên"" Cùng một số diễn viên khác... Ca khúc trong phim. Bài hát trong phim là ca khúc "Cõi về" do Bảo Phúc - Anh Thoa sáng tác và Hồng Nhung thể hiện. Sản xuất. Trong cuộc phỏng vấn trước khi phim lên sóng, phía báo chí đã đặt câu hỏi cho NSƯT - Đạo diễn, liệu rằng Blouse trắng sẽ bị so sánh như những phim Hàn Quốc cùng thời điểm ấy như hay "Bệnh viện đa khoa", đạo diễn cho hay: "Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn viết về sự biến động nhân cách của một trí thức ở Việt Nam, sự việc xảy ra không chỉ ở trong một bệnh viện mà còn ngoài xã hội. Như vậy, chủ đề đã khác biệt với phim Hàn Quốc."NSND Tạ Minh Tâm khi chia sẻ về phim nói chung và vai diễn nói riêng, cũng cho biết: "Xem phim Blouse trắng, công chúng sẽ nhận thấy phim không có nhân vật chính diện hay phản diện. "Bác sĩ Hùng là một nhân vật đã lao theo quyền lực, danh vọng mà bộc lộ những cái sai. Hùng có đầy đủ tính chất của một con người tốt có, xấu có và nếu được đặt vào đường ray phát huy cái tốt thì Hùng sẽ là một người hoàn thiện. Nhưng ở đây, Hùng không phát triển theo hướng ấy, mà tìm mọi thủ đoạn để đạt được địa vị. Tôi thích vai bác sĩ Hùng vì đây là một người có nhiều ước mơ. Hùng không sử dụng quyền lực cho cá nhân mà dùng nó để phục vụ cho bệnh viện. Hùng làm nhiều điều trái quy định của Nhà nước và cái giá phải trả là anh bị hạ gục trước những đối thủ không mấy nặng ký của mình. Và điều đau khổ hơn với anh là mái ấm gia đình đổ vỡ." "Theo tôi, xây dựng nhân vật theo kiểu tồn tại hai mặt trong một con người là một cách làm mới. Tôi đã thể hiện nhân vật Hùng bằng cảm xúc chân thật nhất”."NSƯT Tuyết Thu khi nói về vai diễn "chính trực" bác sĩ Thi Oanh, cô đã nhận xét: ""... Tôi thích vai Oanh ở tính bao dung, nhưng cũng là bài học cho những ai sống quá hết lòng, đặt niềm tin, đặt lòng tốt không đúng chỗ.""Cố NSƯT Thanh Hoàng với vai diễn bác sĩ Phan Thanh cũng có nhận định riêng cho vai diễn:""Tôi thích cách đặt vấn đề cho từng nhân vật của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Bác sĩ Thanh là nhân vật đại diện cho những người có tư tưởng cá nhân, tự cho mình cái quyền đứng ngoài những quy luật của xã hội, xem thường những biến động của xã hội, để cuối cùng, chính ông là nạn nhân của những biến động đó..."" Liên kết ngoài. - "Blouse trắng" trên HPLUS Films
Chử Bầu Chử Bầu (303 - 350), tự Quý Dã, là một tướng lĩnh và nhà chính trị của nhà Tấn (266 - 420). Con gái ông là Chử Toán Tử, hoàng hậu của Tấn Khang Đế. Ông ban đầu là một quan lại bậc trung của triều đình nhưng được giữ các vị trí quan trọng sau khi con gái trở thành hoàng hậu. Năm 349, ông thống lĩnh cuộc Bắc phạt chống lại nhà Hậu Triệu, mở đầu cho các chiến dịch nối tiếp sau đó nhưng đã kết thúc thảm bại sau khi tướng Lí Nông của Hậu Triệu đánh bại ông ở Dốc Đại (nay thuộc Đằng Châu, Sơn Đông). Không lâu sau đó, ông qua đời trong uất ức và xấu hổ. Tiểu sử. Chử Bầu xuất thân từ huyện Duơng Địch (nay thuộc Vũ Châu, Hà Nam). Ông của ông là Trấn Đông Tướng Quân Chử Lược (褚䂮) và cha ông là Chử Hợp làm thái thú Vũ Xương. Khi bắt đầu làm quan, ông phục vụ dưới quyền Tây Dương vương Tư Mã Dạng (司馬羕) và Ngô vương Tư Mã Nhạc (sau này là Tấn Khang Đế). Trong cuộc nổi loạn của Tô Tuấn, ông làm tham quân dưới quyền Xa kị tướng quân Si Giám. Sau khi dẹp loạn, ông được phong tước Đô Đình Hầu, thăng lên Tư Đồ Tòng Sự Trung Lang sau đó chuyển làm Hoàng Môn Thị Lang . Khi Tư Mã Nhạc còn là Lang Nha vương đã kết hôn với con gái ông là Chử Toán Tử, sau này ông được phong làm thái thú Dự Chương (nay thuộc Nam Xương, Giang Tây) Thời Khang Đế và Mục Đế.. Sau khi Thành Đế băng hà năm 342, Tư Mã Nhạc kế vị xưng hiệu Tấn Khang Đế và lập Chử Toán Tử làm hoàng hậu. Đồng thời, Chử Bầu được triệu về Kiến Khang phong làm Thị Trung và Thượng Thư. Tuy nhiên, do lo sợ bị dị nghị vì nắm chức vụ quan trọng trong triều đình trong khi là cha của Hoàng hậu nên ông đã xin phép hoàng đế cho phép rời khỏi kinh thành, Tấn Khang Đế nghe theo nên phong cho ông làm Kiến Uy Tướng Quân, thứ sử Giang Châu. Trong bữa tiệc từ biệt ở Bản Kiều, Tư Mã Vô Kị muốn ám sát một vị khách là Vương Kì Chi (王耆之) để trả thù nhưng Chử Bầu đã kêu lính gác ngăn cản ông ta để cứu mạng Kì Chi . Ở nhiệm sở, ông là vị quan thanh liêm, giản dị, không tham quyền, tham lợi. Mặc dù Chử Bầu muốn tránh xa triều đình nhưng ông đã bị triệu về Kiến Khang vào năm 343. Chử Bầu đã từ chối nhận thêm bất kỳ chức vụ nào ở Kiến Khang, vì vậy vào năm 344, ông được bổ nhiệm làm Thái thú Duyện Châu, nhiệm sở ở Kim Thành (ngày nay là Vĩnh Tế, Thiểm Tây). Tấn Thành Đế qua đời cùng năm đó và cháu nội ông kế vị là Tấn Mục Đế. Do hoàng đế còn nhỏ tuổi, Hà Sung cho rằng Chử Bầu nên tham gia nhiều hơn vào các công việc hoàng gia nên ông đã gửi một biểu chương tiến cử ông làm Thượng Thư. Chử Bầu được phép giữ lại các thuộc hạ cũ nhưng ông lo sợ bị các quan lại khác phản đối nên đã xin phép hoàng đế cho mình giữ vị trí ở biên thùy. Ông được triều đình sai đến Kinh Khẩu, nơi ông giữ chức vụ chỉ huy Từ Châu, Duyện Châu và Thanh Châu cũng như 2 quận của Dương Châu . Chử Bầu một lần nữa được triệu tập về Kiến Khang để phong chức Thứ sử Dương Châu và phụ trách việc Thượng Thư. Tuy nhiên ông lại từ chối và trao chức vụ đó cho Cối Kê vương Tư Mã Dục sau khi được Lưu Hà (劉遐) và Vương Hồ Chi (王胡之) khuyên nhủ nhằm cho ông ta được tham gia nhiều hơn vào việc nước. Điều này đã làm cho mọi người càng kính trọng, thán phục ông. Năm 346, ông tiến cử Cố Hòa (顧和) và Ân Hạo cho triều đình nhưng Cố Hòa từ chối và Ân Hạo nhận lời sau khi được thuyết phục. Bắc phạt. Năm 349, khi nghe tin nhà Hậu Triệu suy yếu do cuộc nội chiến bên trong hoàng gia sau khi Thạch Hổ qua đời, Chử Bầu đã dâng biểu yêu cầu chỉ huy cuộc Bắc phạt chống lại Hậu Triệu. Sau khi quân đội sẵn sàng, Chử Bầu hành quân đến Tứ Khẩu (nay là Từ Châu, Giang Tô) để tính toán kế hoạch tiếp theo. Triều đình lo sợ việc Chử Bầu chỉ huy cuộc Bắc phạt sẽ có thể làm họ mất đi vị đại thần tài năng. Tuy nhiên, tướng của ông là Vương Di Chi (王頤之) đang trên đường đến Bành Thành, và ông ta muốn tiến đến Hạ Bì. Chử Bầu được phong Thái Uý, và quân của ông chiếm Bành Thành nên nhiều người ở Hán trong thành ra đầu hàng ông. Người quận Lư nổi lên chống lại Hậu Triệu và yêu cầu Chử Bầu giúp họ. Chử Bầu sai Vương Kham (王龕) và Lý Mại (李邁) dẫn 3000 quân đến tiếp viện họ. Tướng Hậu Triệu là Lý Nông dưới quyền hoàng đế Thạch Giám đã đích thân dẫn quân tân công tiêu diệt quân của Vương Kham ở Dốc Đại và giết ông ta. Quân Chử Bầu đã rút lui trong hoảng sợ về Quảng Lăng. Sau khi nghe tin Chử Bầu thua trận, chỉ huy ở Thọ Xuân là Trần Qùy đã đốt thành và chạy trốn. Sau khi thất bại, ông đã dâng biểu tự trách tội và xin giáng chức mình. Qua đời. Triều đình chỉ lệnh cho Chử Bầu trở về Kinh Khẩu và cách chức ông ta khỏi chức vụ chỉ huy. Nhiều người Hán đã chạy về Nam sau khi nghe tin Chử Bầu đem quân giúp họ nhưng sau khi ông bị đánh bại thì họ đã không thể phòng thủ trước quân Hậu Triệu nên đã bị tàn sát . Chử Bầu đến Kinh Khẩu và thấy nhiều người than khóc. Sau khi tra hỏi thì biết rằng gia quyến của họ đã chết ở Dốc Đại nên rất hổ thẹn mà sinh bệnh. Ông mất vào ngày 1 tháng 1 năm 350 và được truy tặng Thị Trung, thụy là Nguyên Mục.
USS Crosley (APD-87) USS "Crosley" (APD-87) là một tàu vận chuyển cao tốc, chiếc dẫn đầu của lớp tàu mang tên nó, nguyên được cải biến từ chiếc DE-226, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Chuẩn đô đốc Walter S. Crosley (1871-1939), người từng tham gia các cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ, Chiến tranh Philippine-Hoa Kỳ và Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và được trao tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Ecuador vào năm 1960 để sử dụng như một trạm phát điện nổi; số phận của nó sau đó không rõ. "Crosley" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Crosley" được đặt lườn như là chiếc DE-226 tại Xưởng hải quân Philadelphia ở Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 16 tháng 10, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Walter S. Crosley, vợ góa của Chuẩn đô đốc Crosley. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-87, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 10, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Archer W. P. Trench. Lịch sử hoạt động. Chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, "Crosley" khởi hành từ Xưởng hải quân Norfolk vào ngày 21 tháng 12, 1944 để đi sang Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 16 tháng 1, 1945. Nó thực hành huấn luyện cùng các Đội phá hoại dưới nước (UDT: Underwater Demolition Team) trong một tháng tiếp theo trước khi lên đường vào ngày 14 tháng 2 để hướng sang Philippines, đi đến vịnh San Pedro vào ngày 4 tháng 3. Con tàu huấn luyện và tổng dượt tại đây nhằm chuẩn bị cho chiến dịch đổ bộ tiếp theo lên Okinawa. Một tuần trước khi diễn ra cuộc đổ bộ, "Crosley" đón lên tàu Đội UDT 17, và khi cuộc đổ bộ tiến hành vào ngày 1 tháng 4, con tàu đã tuần tra dọc bờ biển. Nó đã trợ giúp cho những nạn nhân của các cuộc tấn công tự sát bởi máy bay Kamikaze nhắm vào tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 2 tháng 4, và tàu hộ tống khu trục vào ngày 12 tháng 4. Từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 7 tháng 6, nó hộ tống cho các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Okinawa, Ulithi và vịnh Leyte. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, "Crosley" vận chuyển binh lính thuộc Sư đoàn 40 Bộ binh từ Leyte sang Jinsen, Triều Tiên vào ngày 28 tháng 8 để làm nhiệm vụ chiếm đóng. Nó phục vụ như tàu kiểm soát cảng Jinsen cho đến khi lên đường vận chuyển binh lính Lục quân đến Busan. Đang khi tuần tra ngoài khơi Busan vào ngày 3 tháng 10, nó khám xét chiếc "Anto Maru", một tàu buồm Nhật Bản đang bị chìm, và cứu được 45 người Nhật tìm cách trốn thoát khỏi bị giam giữ tại Triều Tiên. Con tàu tiếp tục phục vụ tại khu vực Viễn Đông, tham gia vào việc vận chuyển lực lượng chiếm đóng tại Trung Quốc, cho đến khi khởi hành từ Thượng Hải vào ngày 29 tháng 3, 1946 để quay trở về Hoa Kỳ. Sau khi được đại tu tại Philadelphia, Pennsylvania, "Crosley" đi đến Green Cove Springs, Florida, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 15 tháng 11, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6, 1960, và con tàu được chuyển cho Ecuador vào năm 1960 để sử dụng như một trạm phát điện nổi; số phận sau cùng của con tàu không rõ. Phần thưởng. "Crosley" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-226 / APD-87 Crosley
USS Cread (APD-88) USS "Cread" (APD-88) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-227, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan Walter Irving Cread (1923-1942), người từng phục vụ cùng Hải đội Xuồng phóng lôi 2 và đã tử trận vào ngày 12 tháng 12, 1942. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1961. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Cread" được đặt lườn như là chiếc DE-227 tại Xưởng hải quân Philadelphia ở Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 16 tháng 10, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà H. Bergman, dì của hạ sĩ quan Cread. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-88, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 29 tháng 7, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Parker E. Cherry. Lịch sử hoạt động. "Cread" chỉ vừa mới được đưa vào hoạt động khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, 1945 giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Vì vậy, sau khi rời Philadelphia vào ngày 20 tháng 8 để tiến hành chạy thử máy huấn luyện tại khu vực vịnh Guantánamo, Cuba, nó quay trở về Norfolk, Virginia vào ngày 28 tháng 9 để sửa chữa sau chạy thử máy rồi tham dự lễ hội nhân Ngày Hải quân tại Richmond, Virginia. Nó đón lên tàu những học viên sĩ quan thuộc Hải quân Dự bị Hoa Kỳ cho một chuyến đi thực tập từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11, rồi đi đến Green Cove Springs, Florida vào ngày 28 tháng 11 để chuẩn bị ngừng hoạt động. "Cread" được cho xuất biên chế tại Green Cove Springs, Florida vào ngày 15 tháng 3, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6, 1960, và cuối cùng con tàu bị bán cho hãng Southern Scrap Metal Company tại New Orleans, Louisiana để tháo dỡ vào ngày 16 tháng 3, 1961. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-227 / APD-88 Cread
USS Ruchamkin (APD-89) USS "Ruchamkin" (APD-89/LPR-89) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-228, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân Seymour David Ruchamkin (1912-1942), người từng phục vụ cùng tàu khu trục , đã tử trận khi "Cushing" bị đánh chìm trong trận Hải chiến Guadalcanal vào ngày 13 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Chỉ đưa vào hoạt động khi chiến tranh đã kết thúc, nó xuất biên chế năm 1946, nhưng rồi được huy động trở lại để phục vụ trong hai giai đoạn: từ năm 1951 đến năm 1957 và từ năm 1961 đến năm 1969, được xếp lại lớp thành LPR-89. Con tàu được chuyển cho Hải quân Colombia và tiếp tục phục vụ như là chiếc ARC "Córdoba" (DT 15) cho đến khi ngừng hoạt động năm 1980. Nó hiện đang được bảo tồn như một tàu bảo tàng gần Bogotá, Colombia. "Ruchamkin" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân khi phục vụ tại Cộng hòa Dominica năm 1965. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Ruchamkin" được đặt lườn như là chiếc DE-228 tại Xưởng hải quân Philadelphia ở Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 14 tháng 2, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 6, 1944, được đỡ đầu bởi bà Mary Ruchamkin. Đang khi được hoàn thiện tại xưởng tàu của hãng Duane Shipbuilding Corporation, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-89, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 9, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Townsend U. Weeks. Lịch sử hoạt động. USS "Ruchamkin". 1945 - 1946. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Ruchamkin" thực hành huấn luyện ngoài khơi vùng bờ Đông và vùng biển Caribe cho đến khi được cho xuất biên chế tại Green Cove Springs, Florida vào ngày 15 tháng 3, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương, neo đậu cùng Đội Florida tại sông St. Johns. 1951 - 1957. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, "Ruchamkin" được cho tái biên chế trở lại vào ngày 9 tháng 3, 1951. Đặt căn cứ tại Little Creek, Virginia Beach, Virginia, nó tham gia các hoạt động huấn luyện đổ bộ ngoài khơi Puerto Rico trong mùa Hè và mùa Thu năm 1951, rồi đến tháng 1, 1952 đã khởi hành từ Norfolk, Virginia cho lượt biệt phái hoạt động đầu tiên cùng Đệ Lục hạm đội tại Địa Trung Hải. Sau khi quay trở về, "Ruchamkin" tiếp tục hoạt động huấn luyện tại vùng bờ Đông, rồi đến tháng 8, 1952 thực hiện một chuyến đi thực tập dành cho học viên sĩ quan thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Đang khi tham gia một cuộc tập trận hạm đội ngoài khơi Virginia Capes vào ngày 14 tháng 11, nó mắc tai nạn va chạm với tàu chở dầu "Washington", bị đâm trúng bên hông mạn trái tại vị trí bố trí chở quân; bảy quân nhân thuộc lực lượng được vận chuyển đã thiệt mạng trong tai nạn này. Sau khi được sửa chữa tại Norfolk và huấn luyện ôn tập ngoài khơi Cuba trong tháng 4, 1953, "Ruchamkin" tiếp tục hoạt động huấn luyện đổ bộ. Vào năm 1954 nó huấn luyện phối hợp với các đơn vị Thủy quân Lục chiến ngoài khơi Virginia Capes, Carolina và Puerto Rico. Sang tháng 7, 1954, con tàu thực hiện một chuyến đi thực tập dành cho học viên sĩ quan thuộc Hải quân Dự bị Hoa Kỳ. Rời Norfolk vào ngày 5 tháng 1, 1955, nó chuyển sang vùng bờ Tây Hoa Kỳ, băng qua kênh đào Panama vào ngày 23 tháng 1 để đi đến San Diego, California. Trong ba tháng tiếp theo nó huấn luyện phối hợp cùng các đơn vị thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Đến đầu tháng 5, 1955, "Ruchamkin" băng ngược kênh đào Panama để trở lại vùng bờ Đông, đi đến cảng nhà mới Boston, Massachusetts vào ngày 27 tháng 5, và bắt đầu phục vụ như tàu huấn luyện cho quân nhân dự bị trực thuộc Quân khu Hải quân 1. Trong hai năm tiếp theo, nó thực hiện những chuyến đi thực tập vào dịp cuối tuần hoặc những chuyến huấn luyện kéo dài hai tuần vào mùa Hè. Con tàu một lần nữa được cho xuất biên chế vào ngày 13 tháng 8, 1957, được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương, neo đậu tại Boston. 1961 - 1969. Khi xảy ra vụ Khủng hoảng Berlin vào năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy ra lệnh động viên một phần lực lượng hải quân dự bị vào tháng 8; vì vậy "Ruchamkin" được cho tái biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 11, 1961. Được phân về Hải đội Đổ bộ 10, nó hòa tất việc sửa chữa, chạy thử máy và huấn luyện vào tháng 4, 1962, rồi tham gia một cuộc tập trận biểu dương lực lượng chống tàu ngầm và đổ bộ quy mô lớn tại vùng biển Puerto Rico dưới sự thị sát của Tổng thống Kennedy. Con tàu lại đặt căn cứ tại Little Creek, và tham gia các cuộc tập trận huấn luyện dọc theo vùng bờ Đông và vùng biển Caribe. Vào tháng 11, 1963, "Ruchamkin" được chọn để nâng cấp và cải tiến tại xưởng tàu của hãng Norfolk Shipbuilding and Drydock Company, trong khuôn khổ Chương trình Hồi sinh và Hiện đại hóa Hạm đội (FRAM: Fleet Rehabilitation and Modernization). Sau khi công việc trong xưởng tàu hoàn tất vào tháng 6, 1964, nó tiếp tục hoạt động trong vai trò một tàu hỗ trợ đổ bộ, tàu vận chuyển các Đội phá hoại dưới nước (UDT: Underwater Demolition Team), tàu trinh sát bãi đổ bộ và tàu chống ngầm. Vào tháng 10, nó đi đến bờ biển phía Đông Tây Ban Nha để tham gia thực hành đổ bộ trong khuôn khổ Chiến dịch Steel Pike I, cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn nhất kể từ khi Thế Chiến II chấm dứt. Sang tháng 11, con tàu quay trở về để tiếp hoạt động huấn luyện dọc theo vùng bờ Đông và vùng biển Caribe. Phần thưởng. "Ruchamkin" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân khi phục vụ tại Cộng hòa Dominica. Liên kết ngoài. - NavSource Online: USS Ruchamkin (LPR-89) ex USS Ruchamkin (APD-89) (1945 - 1969)
USS Kirwin (APD-90) USS "Kirwin" (APD-90/LPR-90) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-229, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Đại úy Hải quân John Joseph Kirwin (1918-1943), người từng phục vụ cùng tàu tuần dương hạng nhẹ , đã tử trận trong Chiến dịch Avalanche tại Salerno vào ngày 11 tháng 9, 1943 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Chỉ đưa vào hoạt động khi chiến tranh đã kết thúc, nó xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ từ năm 1965 đến năm 1969, được xếp lại lớp thành LPR-90. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1975. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Kirwin" được đặt lườn như là chiếc DE-229 tại Xưởng hải quân Philadelphia ở Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 14 tháng 2, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 6, 1944, được đỡ đầu bởi bà Andrew J. Kirwin, mẹ của Đại úy Kirwin. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-90, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 11, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Lloyd G. Benson. Lịch sử hoạt động. 1945 - 1946. Chỉ đưa vào hoạt động sau khi Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, "Kirwin" hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực vịnh Chesapeake trước khi rời Norfolk, Virginia vào ngày 29 tháng 1, 1946 để đi đến Green Cove Springs, Florida. Con tàu được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 6 tháng 4, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương, neo đậu cùng Đội Florida tại sông St. Johns và bị bỏ không trong gần hai thập niên. 1965 - 1969. Vào mùa Thu năm 1964, tàu vận chuyển cao tốc chị em bị hỏng nặng hệ thống động lực và được xem không thể tiếp tục hoạt động; vì vậy "Kirwin" được lựa chọn để thay thế, và được kéo đến Little Creek, Virginia Beach, Virginia vào ngày 30 tháng 11, neo đậu bên cạnh "Earle B. Hall". Con tàu được cho tái hoạt động, tiếp nhận thủy thủ đoàn của "Earle B. Hall", và chính thức tái biên chế trở lại vào ngày 15 tháng 1, 1965; "Earle B. Hall" được cho xuất biên chế cùng ngày hôm đó. Đến tháng 2, 1965, "Kirwin" chuyển đến Newport News, Virginia để đại tu, rồi lên đường đi vịnh Guantánamo, Cuba vào ngày 6 tháng 7, nơi nó trải qua năm tuần lễ tiếp theo thực hành phòng thủ hạt nhân, chống tàu ngầm và thực hành tác xạ. Con tàu viếng thăm San Juan, Puerto Rico trước khi quay trở về Little Creek, đến nơi vào ngày 22 tháng 8. Đến ngày 29 tháng 11, nó lên đường sang vùng biển Caribe, nơi nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 184 để thực hành đổ bộ và chống tàu ngầm, nó quay trở về Little Creek vào ngày 16 tháng 12. Vào năm 1966, "Kirwin" hoạt động từ căn cứ Little Creek để thực hành huấn luyện dọc theo vùng bờ Đông và tại vùng biển Caribe. Nó khởi hành vào ngày 15 tháng 8 để hướng sang khu vực Địa Trung Hải, đi đến Rota, Tây Ban Nha vào ngày 25 tháng 8. Con tàu đã ghé thăm các cảng Ý, Malta, Hy Lạp, Tunisia, Tây Ban Nha và Maroc trước khi quay trở về Little Creek vào ngày 3 tháng 12. "Kirwin" được cho xuất biên chế lần sau cùng tại Orange, Texas vào ngày 16 tháng 12, 1968. Đang khi trong thành phần dự bị, con tàu được xếp lại lớp như một "tàu vận chuyển đổ bộ, nhỏ", và mang ký hiệu lườn mới LPR-90 vào ngày 1 tháng 1, 1969. Tuy nhiên nó tiếp tục bị bỏ không cùng Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương cho đến khi bị rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 9, 1974. Con tàu cuối cùng bị bán cho hãng J. R. Steel, Inc. tại Houston, Texas vào ngày 11 tháng 8, 1975 để tháo dỡ. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-229 / APD-90 / LPR-90 Kirwin
Ptilotula Ptilotula là một chi chim ăn mật bao gồm các loài ở Úc và Papua New Guinea. Chi này bao gồm sáu thành viên cũ của "Lichenostomus", và được tạo ra sau khi phân tích phân tử cho thấy chi là đa ngành.Liên minh các nhà điểu học quốc tế đã chấp nhận thay đổi này và chính thức đưa chi vào danh sách tham khảo từ năm 2013. Loài điển hình là "Ptilotula flavescens". Các loài chim trong chi này thường sống trong môi trường sống rừng thưa và rừng thưa, và có thể được tìm thấy trong các môi trường khô cằn và bán khô hạn. Các loài. Chi này có các loài sau: - "Ptilotula flavescens" - "Ptilotula keartlandi" - "Ptilotula ornata" - "Ptilotula plumula" - "Ptilotula fusca" - "Ptilotula penicillata"
Lê Văn Nhung (định hướng) Lê Văn Nhung có thể là: - Lê Văn Nhung, bí danh Lý Hồng Thanh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Châu Đốc, Cần Thơ. - Lê Văn Nhung, bí danh Lê Việt Thắng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang.
Vụ bạo lực học đường tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2022 Vụ bạo lực học đường tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2022 là một vụ bạo lực học đường giữa các học sinh Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ cuối tháng 5 năm 2022 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Vụ việc bắt nguồn từ những tố cáo trên mạng xã hội của nữ ca sĩ Trần Hà Thủy (biệt danh Thủy Bi) cho rằng con gái mình bị bạn cùng trường bắt nạt và những video lan truyền cho thấy thái độ "cợt nhả" của nữ sinh bị cáo buộc hành hung bạn. Sự việc gây nên một làn sóng tranh cãi và quan tâm lớn trong xã hội, tác động đến nhiều cá nhân và tổ chức trong cộng đồng, thu hút sự chú ý của truyền thông nội địa và những người trong lĩnh vực giải trí. Từ một vụ bạo lực học đường đơn thuần, dưới sự tác động của mạng xã hội và hiệu ứng truyền thông, vụ việc nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, biến thành bạo lực trên mạng khi nữ sinh bị cáo buộc hành hung bạn và gia đình của cô trở thành nạn nhân bị công kích tập thể. Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng vô tình bị kéo vào vụ việc. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia chỉ đạo bằng văn bản, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp các ban ngành có liên quan trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ việc, nhà trường có học sinh tham gia bạo lực học đường đã có hình thức xử lý với cá nhân có liên quan và ổn định tâm lý học sinh, phụ huynh. Cơ quan công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng tham gia xử lý những cá nhân phát tán nội dung sai trái về vụ việc trên mạng xã hội. Diễn biến. Ngày 26 tháng 5 năm 2022, nữ ca sĩ Trần Hà Thủy (biệt danh Thủy Bi) lên Facebook cá nhân tố cáo việc con bà, người đang theo học tại Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ bị một bạn nữ học cùng trường bạo hành. Theo lời kể của Thủy Bi, trước đó con gái bà và bạn học từng có xích mích trong chuyến đi dã ngoại ở Hồ Tràm, sau đó cô gái kia vì thù hận chuyện cũ nên đã đánh con gái bà trước sự chứng kiến của thầy cô trong trường và trong khuôn viên nhà trường, thứ mà bà mô tả là "giáo viên nhìn thấy nhưng không can ngăn". Cũng theo lời bà, cô gái kia có ý định lôi con bà ra ngoài trường để phối hợp với một số nam sinh có hung khí khác đánh tiếp. Một số học sinh khác đến can ngăn cũng bị bạn học sinh nữ kia đánh trầy xước, bị thương. Con bà cũng bị sang chấn tâm lý. Tuy nhiên, phụ huynh những học sinh bị đánh lại được nhà trường mời ra ngoài, "từ chối làm việc" và hứa hẹn sẽ cho số điện thoại của phụ huynh bạn nữ kia để hai bên gia đình tự giải quyết với lý do "việc xảy ra bên ngoài trường". Bà còn yêu cầu gặp bé gái đã đánh con mình nhưng không được phía nhà trường cho phép. Bà Thủy sau đó cho biết sẽ cho con nghỉ học tại trường. Trong một diễn biến khác, nữ sinh được cho là đã tham gia hành hung bạn được cho là có thái độ "cợt nhả" khi người thân đến đón, khi một video clip được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng bất bình. Ngày 27 tháng 5 năm 2022, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ Nathan Swenson xác nhận vụ việc xảy ra sau giờ học bên ngoài khuôn viên trường. Theo ông, một trợ giảng bán thời gian của trường ngay khi phát hiện học sinh xô xát đã vào trường gọi người hỗ trợ. Ông Swenson sau đó đã có mặt và đưa học sinh quay trở lại trường. Khi phát hiện một số học sinh bị thương, ông đưa các em đến phòng y tế trường để kiểm tra. Y tá xác định học sinh bị trầy xước nhẹ nên đã để các em ra về. Trong thông báo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, ông Swenson nhấn mạnh "do sự việc mới vừa xảy ra, nhà trường không có đủ thông tin nên chưa thể đưa ra quyết định xử lý ngay đối với học sinh hay sự việc. Trường đã giải thích việc này với phụ huynh, tuy nhiên, một số phụ huynh không đồng ý, và đã có những hành động và thái độ không phù hợp, không hợp tác với nhà trường". Qua hệ thống camera giám sát và trao đổi với các học sinh, đại diện nhà trường cho biết khởi đầu của vụ việc là các em học sinh trêu ghẹo lẫn nhau, dẫn đến căng thẳng và có xô xát. Đại diện nhà trường nhận một phần trách nhiệm vì đã để vụ việc xảy ra. Các bằng chứng về vụ xô xát sau đó được nhà trường gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Phản ứng và hệ quả. Hiệu ứng truyền thông. Vụ bạo lực tại Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ đã gây nên một hiệu ứng tranh cãi lớn trên mạng xã hội. Một số ca sĩ, nghệ sĩ như Ngọc Thanh Tâm và Dương Triệu Vũ cũng lên tiếng đồng cảm về vụ việc và chia sẻ việc bản thân từng bị bắt nạt trong quá khứ. Livestream của ca sĩ Thủy Bi, mẹ của nữ sinh được cho là nạn nhân đã nhận được hơn 100.000 người xem cùng một lúc. Facebook cá nhân của bà cũng đạt hơn 700 nghìn người theo dõi. Tần suất tìm kiếm thông tin liên quan đến vụ việc luôn ở mức cao. Các bài viết, hình ảnh, video và những câu chuyện chưa được kiểm chứng xung quanh vụ việc khi đăng tải trên mạng xã hội đều nhận được sự quan tâm lớn. Nhiều trang mạng xã hội lợi dụng sự việc để "câu tương tác" nhằm mục đích kinh doanh. Nữ sinh được cho là đánh bạn cũng bị cộng đồng mạng truy tìm thông tin cá nhân, ảnh chụp với mục đích công kích, nhục mạ. Trang Facebook kinh doanh của gia đình nữ sinh này cũng bị cộng đồng mạng đánh sập. Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ sau vụ việc đã nhận về hàng loạt đánh giá 1 sao từ cộng đồng mạng trên nền tảng Google. Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng bị liên lụy từ vụ việc khi cộng đồng mạng nhầm lẫn với ngôi trường xảy ra vụ bạo lực học đường, khi cư dân mạng tràn vào đánh giá 1 sao và để lại nhiều bình luận tiêu cực, xúc phạm ngôi trường này. Video ca sĩ Thủy Bi livestream đối chất với nhân viên trường sau vụ việc đã trở nên "viral" trên mạng xã hội. Sự phổ biến của các video livestream của ca sĩ này vô tình khiến cho một số hashtag như #penthouse, #penthousevietnam, #penthousephienbanviet, #cuocchienthuongluu bất ngờ trở nên viral trên mạng xã hội TikTok và Facebook. Nhiều người so sánh vụ việc với bộ phim truyền hình "Cuộc chiến thượng lưu" của Hàn Quốc rồi phân chia các cá nhân trong vụ việc thành các phe "chính diện" và "phản diện". Những bộ phim về đề tài bạo lực học đường cũng "gây sốt" trở lại trên mạng. Trên TikTok, một số hashtag khác như #bạolựchọcđường, #đánhnhau, #đánhbạn, #trườngquốctế cũng trở nên phổ biến và được dư luận quan tâm. Về ca sĩ Thủy Bi, cộng đồng mạng đặt cho bà những biệt danh như "chiến thần livestream", "bà hoàng phát trực tiếp", "người mẹ livestream đòi công lý" để bày tỏ sự ủng hộ với hành động của bà. Chính quyền Việt Nam. Ngày 29 tháng 5 năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 2217/BGDĐT-GDCTHSSV yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý vụ việc bạo lực trong học đường trên địa bàn. Đến ngày 30 tháng 5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức có văn bản yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức nhanh chóng xác minh và xử lý vụ việc "trên tinh thần đảm bảo an toàn và ổn định tâm lý học sinh, giáo viên, phụ huynh". Ngày 31 tháng 5, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản báo cáo sự việc về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức sau khi nắm được vụ việc đã liên hệ công an phường An Phú để tìm hiểu sự việc và phối hợp giải quyết với cơ quan này. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên cho biết quan điểm của Phòng là "nếu học sinh có vi phạm thì sẽ xử lý theo đúng quy định. Nếu nhà trường chưa xử lý tốt về các quy định đối với sự an toàn của học sinh trong môi trường học đường, chưa có ứng xử phù hợp với phụ huynh thì Phòng cũng sẽ có khiển trách theo đúng điều lệ trường". Tại buổi họp báo ngày 2 tháng 6 năm 2022, lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết cơ quan này đã đề nghị công an Thành phố Hồ Chí Minh can thiệp xử lý những thông tin "không chính thống", "trái chiều" về vụ việc trên mạng xã hội khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng, đồng thời vào cuộc đối với những hành vi đe dọa, khủng bố tinh thần các cá nhân, tập thể có liên quan. Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thông cáo báo chí ngày 31 tháng 5 năm 2022, đại diện Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ cho biết thông qua các bằng chứng được ghi lại bằng camera, điện thoại và nhiều thông tin liên quan, nhà trường khẳng định "những thông tin đang được chia sẻ và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội là khác với sự thật", nhưng cũng từ chối thông tin chi tiết cụ thể về sự việc với lý do "bảo vệ những em liên quan". Trong thông cáo, nhà trường kêu gọi "những ai đang đăng tải hoặc tiếp tay cho việc lan truyền những thông tin liên quan đến vụ việc này hãy dừng lại vì hành động này ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến các học sinh". Trong hai ngày 30 và 31 tháng 5, trường tiến hành liên hệ với gia đình tất cả các em học sinh để thăm hỏi sức khỏe các em và tổ chức cuộc họp với các phụ huynh, đồng thời lên kế hoạch xử lý 5 em tham gia vào vụ xô xát, trong đó 2 em thực hiện kế hoạch học tập tại nhà trong 3 ngày và thực hiện kế hoạch tái hòa nhập, 1 em thực hiện kế hoạch học tập tại nhà trong 1 ngày và thực hiện kế hoạch tái hòa nhập, 2 em thực hiện kế hoạch tái hòa nhập. Ngày 7 tháng 6 năm 2022, Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ ra thông cáo khẳng định "tiến độ giải quyết vụ việc đã đạt những kết quả tích cực phục vụ cho kết luận cuối cùng", đồng thời hy vọng" ""điều này sẽ giúp tất cả các bên liên quan an tâm và khép lại sự việc ở đây""." Cũng theo đại diện nhà trường, các học sinh tham gia vào vụ việc hầu hết đã quay trở lại học tập. Nhận định. Trả lời phỏng vấn báo "VietnamPlus", đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, cho rằng bạo lực học đường "không phải là vấn đề mới", nhưng vụ việc ở Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ "khiến dư luận có vẻ hơi sững sờ vì diễn ra trong môi trường mà mọi người thường nghĩ rằng không xảy ra, đó là một trường quốc tế khá nổi tiếng". Theo đó, có nhiều nguyên nhân gây ra bạo lực học đường, trong số đó bao gồm tác động của đại dịch COVID-19; sự thiếu quan tâm, giáo dục của phụ huynh, thiếu kĩ năng sống của học sinh; tác động của mạng xã hội, các video, hình ảnh bạo lực trên mạng. Đại biểu này thừa nhận muốn kiểm soát vấn nạn này, cần "đẩy mạnh truyền thông, kiểm soát tốt hơn nữa các nội dung đăng tải trên mạng xã hội và đặc biệt là cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục con em của mình", cũng như "rà soát và kiểm soát một cách chặt chẽ hơn" Luật An ninh mạng. Đại biểu quốc hội Hà Ánh Phượng thuộc đoàn Phú Thọ bày tỏ sự lo ngại trước vấn nạn bạo lực học đường, đi kèm với đó là vấn nạn bắt nạt trên không gian mạng. Tiến sĩ Tâm lý Đào Lê Hòa An nhận định bạo lực học đường gây "ảnh hưởng rất lớn đến trẻ cả thế chất lẫn tinh thần và hứng thú học tập của trẻ [...] Mục tiêu cuối cùng đạt được trong câu chuyện bạo lực học đường là giáo dục được nhân cách, cách hành xử, ứng xử của học sinh, chứ không phải là câu chuyện phủi bỏ trách nhiệm hay ai thắng ai thua. Cách ứng xử nhân văn của nhà trường và phụ huynh mới là cách giáo dục tốt nhất trong trường hợp này, để nó trở thành khuôn mẫu hành vi ứng xử cho học sinh noi theo trong những trường hợp sau". Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên cho rằng việc "coi bạo lực học đường chỉ là chuyện xích mích của trẻ con, người lớn không cần can thiệp" là không phù hợp, thay vào đó, "bạo lực học đường cần được giải quyết theo cách thức khoa học và nhân ái vì lợi ích của tất cả đứa trẻ liên quan" và cần có sự can thiệp bắt buộc của gia đình và nhà trường. Đánh giá về vấn nạn bạo lực trên mạng hình thành do hệ quả của vụ bắt nạt ở Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ, vị này khẳng định: "Với tất cả vụ việc liên quan đến trẻ em, phát tán hình ảnh và thông tin cá nhân của các em trên môi trường mạng là việc làm sai trái, vô trách nhiệm". Đồng quan điểm, thạc sĩ Nguyễn Hồ Thụy Anh, giảng viên Trường John Robert Powers tại Việt Nam, mọi người cần có trách nhiệm và cẩn trọng khi đưa những hình ảnh của con em mình lên mạng xã hội khi "điều đó chẳng khác nào việc các nạn nhân bị bắt nạt thêm một lần nữa". Thạc sĩ tâm lý Phương Hoài Nga cũng có ý kiến tương tự khi nhận định việc bảo vệ con trẻ bằng cách tấn công người khác trên mạng "dù bằng lời nói, thư tín, qua mạng hay tác động vật lý trực tiếp và dù lý do chính đáng thế nào [...] đều là bạo lực". "BBC Tiếng Việt" dẫn lời bà Trần Thu Hà, cựu biên tập viên báo "Hoa Học Trò" cho biết việc cộng đồng mạng cổ xúy việc "chửi bới, thóa mạ người khác" của ca sĩ Thủy Bi trên mạng xã hội là "không đúng", "không văn minh". Nhận định về công văn chỉ đạo xử lý vụ việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà này cho biết nó không cần thiết, có tính chất "hùa vào" thay vì đơn giản hơn là giải quyết mọi chuyện theo cách ôn hòa.
Brividi " "( ; ) là một bài hát của hai ca sĩ người Ý Mahmood và Blanco, bài hát được phát hành bởi Island Records và Universal Music vào ngày 2 tháng 2 năm 2022. Đây là bài hát đã chiến thắng tại Liên hoan Âm nhạc Sanremo 2022 và là bài hát đại diện của nước Ý để tham dự vòng chung kết tại Eurovision Song Contest 2022. Đây cũng là bài hát đã phá kỷ lục về số lượt stream nhiều nhất trong một ngày trên Spotify của Ý. Video âm nhạc. Video âm nhạc cho do Attilio Cusani đạo diễn, được quay ở Amsterdam và trong phòng hòa nhạc Musis ở Arnhem. Bài hát được phát hành vào ngày 2 tháng 2 năm 2022 qua kênh YouTube của Mahmood. , video âm nhạc trên YouTube có hơn 58 triệu lượt xem. Tại Eurovision Song Contest 2022. "Brividi" được Island Records và Universal Music phát hành vào ngày 2 tháng 2 năm 2022 và được trình diễn bởi Mahmood và Blanco tại Liên hoan Âm nhạc Sanremo 2022 - liên hoan âm nhạc lần thứ 72 hàng năm tại Ý. Tại Eurovision Song Contest 2022 diễn ra tại Turin, "Brividi" đã lọt vào vòng chung kết và giành vị trí thứ 6 với số điểm 268. Ý đã được lọt vào vòng chung kết của cuộc thi, bao gồm hai trận bán kết với tư cách là nước chủ nhà cuộc thi. Trong trận chung kết cuộc thi được tổ chức vào ngày 14 tháng 5 năm 2022, "Brividi" đã được xếp ở vị trí thứ 9 trên tổng số 25 bài hát dự thi theo kết quả cuộc bốc thăm những bài hát nào sẽ trình diễn trước. Chung cuộc, bài hát xếp thứ 6 với 268 điểm. Thông tin bài hát. - Michelangelo - nhà sản xuất, soạn nhạc. - Mahmood - hát nền, ca sĩ, người giữ bản quyền bài hát. - Blanco - hát nền, ca sĩ, người giữ bản quyền bài hát. Xem thêm. - Eurovision Song Contest
Hồ Tràm Hồ Tràm là một thị trấn nhỏ ven biển nằm ở tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, thuộc huyện Xuyên Mộc, nằm giữa hai xã Bình Châu và thị trấn Long Hải. Hồ Tràm nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 125 km.
Triệu Quân Sự Triệu Quân Sự (sinh ngày 14 tháng 7 năm 1991), là một phạm nhân nguy hiểm tại Việt Nam. Triệu Quân Sự từng phạm tội giết người, cướp tài sản, đào ngũ và trốn khỏi trại giam. Tiểu sử. Triệu Quân Sự là người học giỏi nhưng vì mê các trò chơi điện tử trên mạng nên học chưa hết lớp 10, anh ta đã nghỉ học. Năm 2011, được sự động viên của người thân, Sự đăng ký vụ quân sự và trúng tuyển. Sau đó, Sự trở thành chiến sĩ tại Đại đội 1, Tiểu đoàn 18, Sư đoàn 3, Quân khu 1.. Các vụ án. Năm 2012. Trong thời gian quân ngũ, Sự vẫn không cai được thói mê trò chơi điện tử nên nhiều lần bỏ trốn khỏi đơn vị không xin phép. Người này thường xuyên trộm đồ quân tư trang của đồng đội đem bán lấy tiền tiêu xài. Qua 4 lần bỏ trốn khỏi đơn vị về nhà và bị gia đình ép, Sự quay lại nơi đóng quân. Ngày 12/8/2012, Sự tiếp tục đào ngũ lần thứ 5 và lang thang về Hà Nội sinh sống rồi nảy sinh ý định đi cướp lấy tiền tiêu xài. Chiều 12/8/2012, Sự vào quán cà phê Hương Sen (quận Long Biên, TP Hà Nội) uống nước. Thấy chủ quán là chị Phạm Thị Xuân H. (49 tuổi) đeo nhiều đồ trang sức bằng vàng nên nảy sinh cướp tài sản. Tại đây, Sự đã dùng con dao mang theo đâm một nhát vào cổ khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sau khi gây án, Sự lấy đi chiếc nhẫn vàng trị giá 3 chỉ, đôi hoa tai, 2 máy điện thoại di động cùng 250.000 đồng. Đến ngày 24/8/2012, Công an TP Hà Nội ập vào 1 nhà nghỉ ở tỉnh Thái Nguyên bắt Sự khi gã đang nằm ngủ. Tháng 3/2013, Tòa án quân sự Quân khu 1, mở phiên toà xét xử, tuyên phạt Triệu Quân Sự án tù chung thân với 3 tội danh “Giết người”, “Cướp tài sản”, “Đào ngũ”. Sự được chuyển đến Trại giam T10 để thụ án. Năm 2015. Trong thời gian thụ án chung thân tại trại giam T10, ngày 8/11/2015, Triệu Quân Sự và Nhâm Văn Tuấn (quê huyện Vị Xuyên, Hà Giang) dùng vật nhọn cưa song sắt cửa sổ buồng giam và trốn trại. Sau hơn một tháng truy nã, tối 15/12/2015, trong lúc đang chơi điện tử tại một quán Internet trên đường Hồ Tùng Mậu (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Sự bị cơ quan chức năng bắt giữ. Sau đó, Sự được bàn giao cho Trại giam T10 giam giữ. Năm 2020. Ngày 3/6/2020, Triệu Quân Sự tiếp tục trốn khỏi Trại giam T10 - Quân khu 5 (đóng trên địa bàn xã Bình Khương, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Trên đường trốn chạy, phạm nhân này đã cướp điện thoại và trộm xe máy của người dân. Đến chiều hôm sau, Sự sử dụng xe máy trộm được chạy đến chân đèo Hải Vân, bị lực lượng chức năng phát hiện, truy đuổi. Khi đến lưng chừng đèo, Sự bỏ lại xe máy, chạy vào rừng ẩn nấp. Đến tối cùng ngày, Sự di chuyển xuống biển và đi dọc bờ biển để vào trung tâm Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng, Sự đi ven biển đến lẩn trốn ở TP Hội An rồi di chuyển vào TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam). Sau nhiều ngày lẩn trốn, tối 18/6/2020, khi đang chơi game ở một quán internet trên đường Phan Chu Trinh (TP Tam Kỳ), Sự bị lực lượng chức năng bắt theo quyết định truy nã. Ngày 18/12/2020, Tòa án Quân sự Quân khu 5 mở phiên xét xử bị cáo Triệu Quân Sự (29 tuổi, trú xã Phú Cường, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) về tội “Trốn khỏi nơi giam” và “Trộm cắp tài sản”. Năm 2022. Sự sau đó chấp hành hình phạt tù chung thân tại trại giam thuộc Bộ Quốc phòng ở địa phận xã Thành Long (huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) và tiếp tục bỏ trốn vào chiều 31/5/2022 nhưng đã bị bắt sau 12 giờ trốn chạy..
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA; tiếng Anh: Viet Nam – Korea Free Trade Agreement; tiếng Hàn: 한-베트남 자유무역협정) là điều ước quốc tế được ký kết giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc về việc xây dựng khu vực thương mại tự do, hợp tác kinh tế song phương. VKFTA được khởi xướng từ năm 2009 sau khi mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đạt mức đối tác hợp tác chiến lược, được hai bên phối hợp nghiên cứu tính khả thi, trải qua đàm phán cụ thể các vấn đề trong giai đoạn 2012–14, và ký kết, chính thức đi vào hoạt động năm 2015, trở thành một trong những hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên của Việt Nam. Hiệp định này cũng được xem là một trong những thỏa thuận về thương mại, đầu tư đóng góp vào tiến trình nâng cấp quan hệ ngoại giao của hai nước lên thành đối tác chiến lược toàn diện năm 2022. VKFTA có 17 chương, 208 điều, 15 phụ lục và một thỏa thuận thực thi hiệp định, được xây dựng dựa trên cơ sở từ các điều ước quốc tế trước đó mà hai nước là thành viên như hệ thống những quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc, RCEP, ASEAN+3, APEC, ASEM, đi sâu hơn vào các lĩnh vực mở cửa thị trường, gia tăng ưu đãi cho đối tác. Thương mại hàng hóa với thỏa thuận giảm thiểu, xóa bỏ số lượng lớn thuế quan của các dòng sản phẩm; thương mại dịch vụ với điểm mới về vấn đề di chuyển thể nhân; và đầu tư đề cập đến việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở cơ quan tài phán là ICSID và UNCITRAL, là những nhóm trọng điểm được thể hiện trong VKFTA. Mối quan hệ kinh tế. Ngày 22 tháng 12 năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Năm 2001, mối quan hệ được nâng cấp từ đối tác thông thường lên mức "quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI" với sự nhất trí của Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Tổng thống Kim Dae-Jung; và tiếp tục nâng cấp thành "đối tác hợp tác chiến lược" từ tháng 5 năm 2009 sau hội đàm của hai thủ tướng là Nguyễn Tấn Dũng và Han Seung-soo. Tháng 10 năm 2009, Tổng thống Lee Myung-bak tới thăm Việt Nam, cùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ra tuyên bố chung, nhất trí bắt đầu trao đổi ý kiến về việc thành lập nhóm công tác chung để nghiên cứu khả năng thúc đẩy và tính khả thi của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc nhằm mở rộng hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư. Thực hiện tuyên bố này, tháng 3 năm 2010, hai nước đã thành lập Nhóm Công tác chung về FTA Việt Nam – Hàn Quốc với thành phần là đại diện các cơ quan chính phủ, cơ quan nghiên cứu của hai nước với mục đích thực hiện các nghiên cứu chung về tính khả thi của việc ký kết một hiệp định thương mại tự do song phương. Trước khi có tuyên bố chung về mục tiêu xây dựng VKFTA, hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (VKBIT) lần đầu vào tháng 5 năm 1993, sau đó ký kết bổ sung tại Seoul vào ngày 15 tháng 9 năm 2003; ngoài ra, với tư cách là một thành viên của ASEAN, Việt Nam và Hàn Quốc chịu sự ràng buộc của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) được ký vào tháng 1 năm 2005. Theo nghiên cứu chung những năm 2010, Hàn Quốc là nước phát triển, Việt Nam là nước đang phát triển, cơ cấu sản phẩm của hai nước phần lớn có tính bổ sung cho nhau, ít cạnh tranh trực tiếp. Trước khi ký kết VKFTA, về xuất nhập khẩu: kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 500 triệu USD lên hơn 26 tỷ USD giai đoạn 1992–2014, Hàn Quốc đứng thứ ba trong số 10 đối tác lớn nhất của Việt Nam năm 2014, là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Về đầu tư, trong nhiều năm liên tục, Hàn Quốc luôn là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, tiếp tục dẫn đầu với 505 dự án cấp mới, 179 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn là 7,32 tỷ USD chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam năm 2014, trước thềm VKFTA. Đàm phán. Ngày 14 tháng 6 năm 2012, phía Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế thành lập Nhóm đàm phán FTA Việt Nam – Hàn Quốc bao gồm đại diện từ các các bộ, ngành liên quan, tiến hành đàm phán với cơ quan chủ trì đàm phán là Bộ Công Thương Việt Nam, và đối tác đàm phán là Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc. Quá trình đàm phán chính thức khởi động vào ngày 6 tháng 8 năm 2012, hai bên đã tiến hành chín vòng đàm phán chính thức và tám phiên họp giữa kỳ, họp cấp trưởng đoàn đàm phán cho đến tháng 12 năm 2014. Các vòng đàm phán được chia cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, pháp lý – thể chế, các vấn đề về thuế quan, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, các biện pháp kiểm dịch động thực vật ("sanitary and phytosanitary measures", viết tắt: SPS), các biện pháp kỹ thuật ("technical barriers to trade", viết tắt: TBT), hợp tác kinh tế; mỗi lĩnh vực đàm phán do đại diện chuyên môn của các cơ quan, tổ chức từng nước cử ra, thường từ các bộ như tài chính, đầu tư, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp. Ở bốn vòng đàm phán đầu, từ phiên thứ nhất vào tháng 9 năm 2012 ở Seoul cho đến phiên thứ tư ở Hà Nội vào đầu năm 2014, hai nước thống nhất được các vấn đề về nguyên tắc chung, lần lượt lập hồ sơ, liệt kê và thỏa thuận tự do hóa các loại hàng nhập khẩu, tự do hóa thuế quan, bên cạnh đó, tổ chức hội thảo với sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) để tham khảo các đề nghị chuyên sâu của hạng mục thương mại cụ thể. Từ 20–23 tháng 5 năm 2014, tại vòng đàm phán thứ năm, Việt Nam và Hàn Quốc đồng ý về việc gia tăng tốc độ đàm phán, ngoài việc nỗ lực hoàn thành các hạng mục ban đầu thì còn tiến hành đám phán về cạnh tranh, thương mại điện tử và, sở hữu trí tuệ, tổ chức bốn vòng tiếp theo trong nửa cuối năm 2014. Ngày 10 tháng 12 năm 2014, sau chín vòng, hai nước ký kết biên bản thỏa thuận về kết thúc đàm phán VKFTA, tiến tới ký tắt vào ngày 29 tháng 3 năm 2015 tại Busan. Vào ngày 5 tháng 5 năm 2015, được ủy quyền của các nguyên thủ quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jick đã ký kết chính thức VKFTA tại Hà Nội, Việt Nam. Nội dung chính. Hiệp định gồm 17 chương, 208 điều, 15 phụ lục và một thỏa thuận thực thi quy định. Các chương chính là: thương mại hàng hoá bao gồm các quy định chung (gọi là cam kết lời văn), và các biểu cam kết thuế quan cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường); quy tắc xuất xứ; thuận lợi hóa hải quan; phòng vệ thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật trong thương mại; thương mại dịch vụ; các phụ lục về dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, di chuyển thể nhân, các biểu cam kết mở cửa dịch vụ cụ thể; đầu tư; sở hữu trí tuệ; thương mại điện tử; cạnh tranh; minh bạch hóa; hợp tác kinh tế; và thể chế và các vấn đề pháp lý. Hiệp định lập thành các bản sử dụng ba ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng Hàn, và tiếng Anh, đều có giá trị như nhau, ưu tiên sử dụng bản tiếng Anh trong trường hợp không thống nhất. Mục tiêu chung của hiệp định cũng được nêu trong lời mở đầu: ...tin tưởng rằng một khu vực thương mại tự do sẽ tạo lập một thị trường rộng mở, an toàn cho hàng hóa và dịch vụ trong lãnh thổ của hai bên và tạo môi trường ổn định và có thể dự đoán trước cho đầu tư, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường toàn cầu. Thương mại hàng hóa. Thuế quan. Các cam kết thuế quan thương mại hàng hóa trong VKFTA được xây dựng trên nền tảng các cam kết thuế quan trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc, bởi Việt Nam là một thành viên của ASEAN, nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn. Hiệp định quy định cắt giảm thêm một số dòng thuế mà trong AKFTA chưa được cắt giảm hoặc mức độ cắt giảm còn hạn chế, theo đó: Hàn Quốc xóa bỏ thêm cho Việt Nam 506 dòng thuế (chiếm 4,14% biểu thuế và tương đương với 5,5% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012); và Việt Nam xóa bỏ thêm cho Hàn Quốc 265 dòng thuế (chiếm 2,2% biểu thuế và tương đương với 5,91% tổng kim ngạch nhập khẩu vào từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012). Với sự liên kết giữa các hiệp định, tổng hợp các cam kết trong VKFTA và AKFTA thì Hàn Quốc sẽ xóa bỏ cho Việt Nam 11.679 dòng thuế (chiếm 95,44% biểu thuế và tương đương với 97,22% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012); Việt Nam sẽ xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòng thuế (chiếm 89,15% biểu thuế và tương đương 92,72% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012). Bên cạnh đó, hai bên thỏa thuận rằng, trong quá trình thực thi hiệp định, hai bên có thể tham vấn và xây dựng thỏa thuận bổ sung để đẩy nhanh hơn tốc độ cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan. Trong trường hợp một bên đơn phương đẩy nhanh việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan và đã thực hiện các thủ tục thông báo chính thức cho bên kia thì hoạt động này sau khi chính thức có hiệu lực sẽ không được rút lại. Mỗi bên không được phép tăng thuế hay áp đặt thêm các loại thuế mới đối với hàng hóa của bên kia trừ khi: (i) tăng các loại thuế mà trước đó đã đơn phương giảm thuế nhưng không thuộc các trường hợp thỏa thuận giảm thuế bổ sung hoặc đơn phương giảm thuế có thông báo chính thức như Điều 2.3.3, VKFTA; hoặc (ii) áp thuế hay tăng thuế thực hiện theo quyết định giải quyết tranh chấp của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp Tổ chức Thương mại Thế giới. Quy tắc xuất xứ. Để được hưởng ưu đãi thuế quan trong VKFTA, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của hiệp định. Theo đó, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại Việt Nam hoặc Hàn Quốc nếu đáp ứng được một trong các điều kiện là: có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất khẩu; được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất khẩu và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ; hoặc không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất khẩu nhưng đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ được quy định cụ thể trong hiệp định về quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng, các hàng hóa đặc biệt. Để được hưởng ưu đãi thuế quan thì hàng hóa cần đáp ứng được tiêu chí tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực ("regional value content", viết tắt: RVC) theo quy định, thường là trên 40%; hoặc chuyển đổi mã HS từ nhóm này sang nhóm khác; hoặc thuộc nhóm các sản phẩm dệt may, trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biến duy nhất. Với hàm lượng giá trị khu vực, có hai cách tính, cách tính trực tiếp ("build-up"): formula_1 = formula_2 x 100%; hoặc gián tiếp ("build-down"): formula_1 = (1 – formula_4) x 100%. Trong đó, VOM là trị giá của các nguyên liệu có xuất xứ ("value of origin materials"), bao gồm trị giá của chi phí nguyên liệu có xuất xứ, chi phí lao động, chi phí sản xuất chung ("overhead cost"), lợi nhuận và các chi phí khác; VNM là trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ ("value of non-originating materials"), bao gồm trị giá CIF của nguyên liệu, bộ phận hay hàng hóa tại thời điềm nhập khẩu, hoặc giá mua đầu tiên xác định được của nguyên liệu, bộ phận hay hàng hóa không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của Bên nơi diễn ra các công đoạn sản xuất hoặc chế biến; và FOB. Thương mại dịch vụ. Đối với thương mại dịch vụ, hiệp định chia làm hai phần: (i) cam kết về nguyên tắc, bao gồm các định nghĩa, các quy định chung về nghĩa vụ là đối xử quốc gia (NT), đối xử tối huệ quốc (MFN), các phụ lục về tài chính, viễn thông, di chuyển thể nhân; và (ii) cam kết về mở cửa thị trường, gồm phụ lục riêng các danh mục mở cửa của Việt Nam và Hàn Quốc về từng lĩnh vực dịch vụ. Vói lĩnh vực này, phương pháp tiếp cận là chọn – cho tương tự như trong Tổ chức Thương mại Thế giới, tức là mỗi bên sẽ có một danh mục các lĩnh vực cam kết trong đó liệt kê các lĩnh vực mở cửa và mức độ mở cửa các lĩnh vực nào không được liệt kê là không có cam kết và bên đó có quyền tùy ý quy định. Tuy vẫn là chọn – cho, nhưng VKFTA vẫn để mở khả năng đàm phán lại theo phương pháp chọn – bỏ, cụ thể, nếu một trong hai bên thông qua bất kỳ hiệp định nào về thương mại dịch vụ với một bên thứ ba mà sử dụng phương pháp tiếp cận chọn – bỏ, thì Việt Nam hay Hàn Quốc có thể yêu cầu bên kia đàm phán lại thương mại dịch vụ, đầu tư trong VKFTA dựa trên phương pháp tiếp cận chọn – bỏ, và đặt mục tiêu kết thúc trong vòng một năm. VKFTA có điểm mới so với AKFTA khi thêm thỏa thuận về dịch vụ viễn thông và di chuyển thể nhân. Ở viễn thông, có điều chỉnh các biện pháp, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại mạng và dịch vụ viễn thông công cộng như truy cập và sử dụng dịch vụ, kết nối, bán lại, bảo hộ cạnh tranh, chuyển mạng giữ số, dịch vụ kênh đi thuê. Ở di chuyển thể nhân, đặt ra các quyền và nghĩa vụ bổ sung ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định cụ thể trong các biểu cam kết dịch vụ của mỗi bên mà trong đó có các cam kết về phương thức dịch vụ hiện diện thể nhân, bao gồm các nội dung về quản lý, cấp phép, điều kiện và hạn chế đối với di chuyển thể nhân. Bên cạnh đó, về tiếp cận thị trường, Việt Nam mở cửa hơn cho Hàn Quốc ở phân ngành: dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị, dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác không kèm người điều khiển; và Hàn Quốc mở cửa hơn cho Việt Nam trong phân ngành: dịch vụ pháp lý, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa đường sắt, dịch vụ hỗ trợ dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên. Đầu tư. Cam kết chung. Việt Nam và Hàn Quốc cam kết sẽ đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu từ và khoản đầu tư thông qua các nghĩa vụ đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc giống với các hiệp định trước đó, và yêu cầu về hoạt động ("performance requirements", PR), và nhân sự quản lý cao cấp ("senior management and board of directors", SMBD). Với PR, cam kết không áp dụng một số biện pháp ảnh hưởng đến các nhà đầu tư của bên kia như các yêu cầu: nhà đầu tư phải đạt một tỷ lệ hàm lượng nội địa nhất định; ưu tiên mua hàng nội địa; ràng buộc tỷ lệ nhập khẩu với xuất khẩu; hạn chế việc bán hàng trên lãnh thổ của nước đó; xuất khẩu hàng đạt một tỷ lệ nhất định; chuyển giao công nghệ, quy trình, bí quyết sản xuất cho chủ thể của bên kia. Với SMBD, cam kết không đặt ra các yêu cầu về quốc tịch đối với nhân sự quản lý cao cấp trong doanh nghiệp đầu tư của bên kia, nhưng có thể yêu cầu đa số thành viên hội đồng quản trị phải mang một quốc tịch nhất định, hoặc phải cư trú trên lãnh thổ của bên nhận đầu tư nhưng không được làm ảnh hưởng đáng kể tới khả năng kiểm soát khoản đầu tư của nhà đầu tư. Ngoài bốn nghĩa vụ cơ bản này, VKFTA còn có các cam kết về tiêu chuẩn đối xử, đền bù thiệt hại, tước quyền sở hữu và bồi thường, chuyển tiền, thế quyền, từ chối lợi ích nhằm đảm bảo quyền lợi/đền bù quyền lợi khi bị vi phạm cho các nhà đầu tư của bên kia. Giải quyết tranh chấp. VKFTA quy định, cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong hiệp định chỉ áp dụng cho các tranh chấp giữa Việt Nam hoặc Hàn Quốc và nhà đầu tư của nước còn lại do nhà nước vi phạm một số nghĩa vụ cam kết về đầu tư trong hiệp định, gây thiệt hại đến nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư của nhà đầu tư, liên quan đến việc quản lý, thực hiện, vận hành, hoặc bán hoặc các hình thức định đoạt khác khoản đầu tư đó. Chủ thể giải quyết tranh chấp là tòa án hành chính của nước nhận đầu tư theo quy trình và thủ tục sẽ theo quy định và pháp luật của nước đó; hoặc trọng tài. Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có bốn bước là: (i) nhà đầu tư thông báo về ý định khởi kiện ra trọng tài cho nhà nước mà đầu tư muốn kiện; (ii) hai bên tiến hành tham vấn, thương lượng; (iii) nộp đơn kiện nếu tham vấn không thành công; (iv) trọng tài giải quyết tranh chấp; và (v) thực thi phán quyết. Hiệp định có những quy định mang tính mới, chưa có ở các hiệp định thương mại tự do trước đó mà Việt Nam ký kết về vấn đề giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư và nhà nước, đó là đề cập đến Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID). Theo đó, khi hai bên tham vấn không thành công thì nhà đầu tư đó có thể nộp đơn khởi kiện ra trọng tài theo Công ước ICSID và Quy tắc ICSID về Tố tụng trọng tài, nếu Việt Nam và Hàn Quốc là thành viên của Công ước ICSID. Trên thực tế, tính đến khi ký kết VKFTA, Hàn Quốc là thành viên của Công ước ICSID nhưng Việt Nam thì không, và theo đó tranh chấp tiến hành theo Quy tắc Phụ trợ ICSID, hoặc theo Quy tắc Trọng tài của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL). Ảnh hưởng. Dựa trên cơ sở là Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc, Hàn Quốc bắt đầu tiến trình đàm phán xây dựng hiệp định thương mại tự do các các nước thành viên của ASEAN và Việt Nam trở thành nước thứ hai, sau Singapore, hoàn thành hiệp định này, và trước một nước khác là Indonesia. So với AKFTA, trong VKFTA, Hàn Quốc mở cửa nhiều hơn cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, lần đầu tiên mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm được coi là nhạy cảm cao của Hàn Quốc như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, khi mà thuế nhập khẩu của Hàn Quốc đối với những mặt hàng này rất cao từ 241–420% trước khi ký kết, mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trên thực tế, với việc ký kết VKFTA, lấy mốc là năm 2015, quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển sang một giai đoạn mới. Về thương mại, kim ngạch thương mại song phương năm 2014 đạt 26 tỷ USD, tăng lên thành 46,1 tỷ USD năm 2016, Việt Nam tiếp tục là nước nhập siêu, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu gia tăng so với nhập khẩu, các mặt hàng thuộc nhóm cắt giảm thuế dẫn đầu tỷ lệ tăng trưởng như tôm (giảm từ 20% về miễn thuế), hạt điều (từ 8% về 1,8%), xoài (từ 30% về 18%). Về đầu tư, Hàn Quốc tiếp tục là nước đầu tư dẫn đầu vào Việt Nam, nhiều tập đoàn lớn bắt đầu tiếp cận hoặc gia tăng số lượng dự án đầu tư so với thời điểm trước đó, như Samsung, LG, Doosan, các dự án tập trung vào công nghiệp chế tạo, sản xuất phục vụ xuất nhập khẩu. Tính đến cuối năm 2019, trong chu kỳ thương mại thông thường trước khi diễn ra đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại song phương tăng lên đạt 66,79 tỷ USD, FDI Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 7,92 tỷ USD. Tiến trình thực hiện hiệp định được xem là một đóng góp lớn cho mối quan hệ giữa hai nước, góp phần giúp Việt Nam và Hàn Quốc chuẩn bị cho việc gia tăng lên thành đối tác chiến lược và toàn diện năm 2022. Về cơ chế phối hợp, dựa trên các điều khoản VKFTA được mở rộng, hai nước có nhiều cuộc trao đổi, hội thảo để cộng đồng doanh nghiệp nâng cao khả năng khai thác các ưu đãi của hiệp định, thống nhất những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi. Đối với cơ chế thực thi hiệp định, các cơ quan, tổ chức tương ứng với mỗi một lĩnh vực được thành lập như Tiểu ban Hợp tác kinh tế; Hải quan; Phòng vệ thương mại; SPS; TBT; Đầu tư được duy trì. Hai bên ký kết biên bản ghi nhớ về việc thành lập website chung về VKFTA, thành lập nhóm xử lý khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc (Viet Nam Plus – Korea Plus), Ý định thư ("Letter of Intent", LOI) giữa Cục Công nghiệp Việt Nam và Viện Công nghệ cao Hàn Quốc (KIAT) về việc thành lập Trung tâm Tư vấn và Giải pháp công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (TASK). Xem thêm. - Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc - Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc Liên kết ngoài. - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc. - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, (bản tiếng Hàn).
Chó Corgi hoàng gia Chó corgi hoàng gia là những con chó Pembroke Corgi xứ Wales thuộc sở hữu của Elizabeth II và cha mẹ của bà, Vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth Thái hậu. Vì yêu thích chó corgi từ khi còn là một đứa trẻ, Elizabeth II đã sở hữu hơn 30 con chó lùn này kể từ khi bà trở thành Nữ hoàng của các vương quốc Khối thịnh vượng chung vào năm 1952. Elizabeth II sở hữu ít nhất một Corgi vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ năm 1933–2018. Năm 2007, Elizabeth II có năm corgi: Monty, Emma, Linnet, Willow và Holly; năm con cocker spaniel: Bisto, Oxo, Flash, Spick và Span; và bốn dorgi (con lai giữa dachshund và corgi): Cider, Berry, Vulcan và Candy. Monty, Willow và Holly xuất hiện trong lễ khai mạc Olympic 2012 khi, trong một bản kịch, Daniel Craig (trong vai James Bond) đến Cung điện Buckingham để hộ tống Nữ hoàng tới sự kiện. Monty trước đây thuộc về Nữ hoàng Thái hậu, và qua đời vào tháng Chín năm 2012. Có báo cáo cho rằng vào năm 2015, Nữ hoàng đã ngừng nuôi chó corgi để chúng không bị bỏ lại sau khi bà chết. Chó corgi cuối cùng của bà, Willow, đã chết vào tháng Tư năm 2018. Hai dorgi, Vulcan và Candy, sống sót. Vulcan chết vì 'tuổi già' vào năm 2020. Dorgi duy nhất còn lại của Nữ hoàng là Candy, trước khi nó có thêm một chó cún dorgi khác tên là Fergus và một chó corgi thuần chủng tên là Muick vào năm 2021. Fergus qua đời cùng năm. Vào tháng Sáu năm 2021, bà được gia đình tặng một corgi mới. Những corgi hoàng gia đã được công bố rộng rãi trên toàn cầu (chẳng hạn như trong ảnh bìa và bài báo giới thiệu của ấn bản "Vanity Fair" mùa hè 2016). Để lại di sản lâu dài sau khi chết, chúng đã được miêu tả và bất tử hóa trong các tác phẩm nghệ thuật khác nhau, chẳng hạn như tượng, ảnh chuyên nghiệp và tranh. Ví dụ, đồng xu vương miện kỷ niệm Năm kỷ niệm 60 năm trị vì của Đệ Nhị Elizabeth mô tả Nữ hoàng với một con chó corgi.
Vòng loại Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 1992 khu vực châu Á Vòng loại Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 1992 khu vực châu Á được tổ chức tại Hồng Kông từ ngày 1 tháng 5 đến 3 tháng 5 năm 1992. Xem thêm. - Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 1992 Liên kết ngoài. - RSSSF – Asian Futsal World Cup Qualifiers 1992
Lễ Hân hoan Bạch kim của Elizabeth II Lễ Hân hoan Bạch kim của Elizabeth II đang được tổ chức vào năm 2022 tại Khối thịnh vượng chung để đánh dấu 70 năm ngày Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi vào ngày 6 tháng Hai năm 1952. Các kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm đã được Cung điện Buckingham chính thức công bố đầy đủ vào ngày 10 tháng Một năm 2022. Tại Vương quốc Anh, sẽ có thêm một ngày nghỉ lễ ngân hàng và ngày lễ ngân hàng thông thường vào mùa Xuân sẽ được chuyển từ cuối tháng Năm sang đầu tháng Sáu, để tạo ra một kỳ nghỉ Lễ Hân hoan ngân hàng kéo dài bốn ngày vào cuối tuần từ thứ Năm ngày 2 tháng Sáu đến Chủ nhật ngày 5 tháng Sáu. Chính phủ Anh đã hứa hẹn về một "buổi biểu diễn chỉ có một lần trong cả thế hệ" sẽ "kết hợp những gì tuyệt vời nhất của sự lộng lẫy và trang hoàng của nghi lễ của Anh với những màn trình diễn nghệ thuật và công nghệ tiên tiến". Đây là lần đầu tiên bất kỳ quốc vương Anh nào tổ chức lễ hân hoan bạch kim. Chính phủ của các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Khối thịnh vượng chung khác, bao gồm Úc, Canada, Quần đảo Cayman, New Zealand và Papua New Guinea, đã công bố các kế hoạch kỷ niệm Hân hoan Bạch kim. Ngày lên ngôi của Nữ hoàng 2022. Trong thông điệp Ngày Lên ngôi của mình, Nữ hoàng nói rằng bà hy vọng Hân hoan Bạch kim sẽ gắn kết các gia đình và bạn bè, hàng xóm và cộng đồng lại với nhau. Bà nói rằng Hân hoan "dành cho tôi một thời gian để suy ngẫm về thiện chí mà mọi người thuộc mọi quốc tịch, tín ngưỡng và lứa tuổi ở đất nước này và trên khắp thế giới thể hiện với tôi trong những năm qua". Bà cảm ơn sự ủng hộ, lòng trung thành và tình cảm của mọi người, đồng thời ký tên vào thông điệp "Người Phục vụ của Các bạn".Hình ảnh và cảnh quay của Nữ hoàng làm việc từ những chiếc hộp màu đỏ của mình tại Sandringham House đã được phát hành để đánh dấu Ngày Lên ngôi. Thân vương xứ Wales đã đưa ra một tuyên bố, trong đó ông nói rằng sự tận tâm của Nữ hoàng đối với niềm hạnh phúc của tất cả người dân của bà đã truyền cảm hứng cho sự ngưỡng mộ ngày càng nhiều hơn sau mỗi năm trôi qua. Những lời tri ân và thông điệp chúc mừng đến từ các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới, bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển, Vua Harald V của Na Uy, Quốc vương Vajiralongkorn của Thái Lan, Tổng thống UAE Sheikh Khalifa, và Tổng thống Israel Isaac Herzog. Những buổi lễ trên khắp Khối Thịnh vượng chung. Úc. Nữ hoàng Elizabeth II là quốc vương Úc đầu tiên ăn mừng lễ hân hoan bạch kim. Một loạt các sự kiện quốc gia và cộng đồng sẽ được tổ chức tại Úc. "Chúng tôi có kế hoạch tổ chức một loạt các sự kiện trùng với những ngày quan trọng trong suốt năm 2022, để thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao của chúng tôi đối với bảy thập kỷ phục vụ", Thủ tướng Scott Morrison nói. Các sự kiện kỷ niệm ở Úc sẽ được công bố xuyên suốt năm. Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường Úc đã đưa ra chiến dịch trồng cây giống Vương Quốc Anh. Chính phủ Úc sẽ cung cấp khoản tài trợ lên đến 15,1 triệu đô la Úc vào năm 2022 cho các nhóm và tổ chức đủ điều kiện cho các sự kiện cộng đồng trồng cây. Người dân Úc có thể gửi thông điệp cá nhân chúc mừng và cảm ơn tới Nữ hoàng trên trang mạng Hân hoan Bạch kim của Chính phủ Úc từ ngày 2 đến ngày 16 tháng Sáu năm 2022. Các thông điệp sẽ được tổng hợp và gửi đến Cung điện Buckingham và được lưu trữ bởi Thịnh vượng chung Australia. Biểu tượng. Biểu tượng Hân hoan Bạch kim của Úc được Chính phủ Úc công bố vào tháng Ba năm 2022. Biểu tượng có thể được sử dụng cho các sự kiện chính thức và được công nhận ở Úc để kỷ niệm Lễ Hân hoan. Thiết kế là sự thể hiện cách điệu của chiếc Trâm Cây Keo Chia nhánh của Nữ hoàng, được tặng cho Nữ hoàng trong chuyến thăm đầu tiên của bà đến Úc vào năm 1954. Biểu tượng có ba màu—bạch kim, vàng và tím. Màu bạch kim tượng trưng cho 70 năm trên ngai vàng của Nữ hoàng, và màu tím tượng trưng cho hoàng gia. Màu vàng được lấy từ cây keo vàng, biểu tượng quốc hoa của Úc. Phông chữ được sử dụng là Perpetua, có nghĩa là 'mãi mãi', thừa nhận rằng Nữ hoàng là quốc vương "bạch kim đầu tiên" của Úc. Những sự kiện Ngày Lên ngôi. Vào ngày 6 tháng Hai, các tòa nhà, dinh thự của thái phó và đài kỷ niệm trên khắp nước Úc được thắp sáng bằng màu tím hoàng gia. Các tuyên bố được đưa ra bởi Morrison và Toàn quyền David Hurley. Các thống đốc của các bang của Úc cũng gửi nhiều lời tri ân. Các nghi lễ Ngày Lên ngôi được tổ chức tại các nhà thờ trên khắp nước Úc. Tại Canberra, Lễ hội Evensong được tổ chức tại Nhà thờ St Paul, Manuka, với sự tham dự của toàn quyền Úc. Một số thống đốc bang cũng tham dự các buổi lễ của Choral Evensong, bao gồm thống đốc bang New South Wales tại Nhà thờ St James, Sydney, thống đốc Tasmania tại nhà thờ St David, Hobart, thống đốc bang Victoria tại Nhà thờ Thánh Paul, Melbourne, thống đốc Tây Úc tại Nhà thờ St George, Perth, và thống đốc Nam Úc tại Nhà thờ Anh giáo St Paul, Port Adelaide. Sự kiện sau đó cũng có sự tham dự của thủ tướng Nam Úc. Choral Evensong và các buổi lễ kỷ niệm tại nhà thờ cũng được tổ chức ở một số nhà thờ khác ở Úc, bao gồm Nhà thờ Anh giáo All Saints ở St Kilda, Victoria, Nhà thờ Công giáo Thánh Bridgid ở Cowwarr, Nhà thờ Thánh John ở Melbourne, và Nhà thờ Thánh John ở Brisbane. Tại New South Wales, các buổi lễ kỷ niệm cũng được tổ chức tại Nhà thờ St Andrew, Nhà thờ Anh giáo Thánh Paul, Burwood, và Nhà thờ Giê-su Thánh Laurence. Vương Quốc Anh. Đây là lần đầu tiên bất kỳ quốc vương Anh nào tổ chức lễ hân hoan bạch kim. Sẽ có thêm một ngày nghỉ lễ ngân hàng và ngày lễ ngân hàng thông thường vào mùa Xuân sẽ được chuyển từ cuối tháng Năm sang đầu tháng Sáu, để tạo ra một kỳ nghỉ Lễ Hân hoan ngân hàng kéo dài bốn ngày vào cuối tuần từ thứ Năm ngày 2 tháng Sáu đến Chủ nhật ngày 5 tháng Sáu. Chính phủ Anh đã hứa hẹn về một "buổi biểu diễn chỉ có một lần trong cả thế hệ" sẽ "kết hợp những gì tuyệt vời nhất của sự lộng lẫy và trang hoàng của nghi lễ của Anh với những màn trình diễn nghệ thuật và công nghệ tiên tiến". Ngoài ra, Rishi Sunak, Đại pháp quan Bộ Tài chính Anh, đã công bố trong ngân sách tháng Ba năm 2021 rằng 28 triệu bảng Anh sẽ được phân bổ để tài trợ cho các Lễ Hân hoan Năm Bạch kim của Nữ hoàng vào năm 2022. Lễ Hân hoan dự kiến sẽ mang lại thêm 1,2 tỷ bảng Anh cho nền kinh tế Vương quốc Anh. Biểu tượng. Biểu tượng cho Lễ Hân Hoan Bạch Kim được công bố vào tháng Tám năm 2021, sau một cuộc thi với giám khảo là các chuyên gia trong ngành. Thiết kế chiến thắng được tạo ra bởi sinh viên thiết kế đồ họa 19 tuổi Edward Roberts đến từ Nottinghamshire. Roberts nói vào thời điểm đó: "Thật là một cảm giác tuyệt vời khi tôi giành chiến thắng [cuộc thi đó], tôi không thể tin rằng mình đã thực sự thắng nó. Tôi nghĩ rằng tôi đã đạt được [thành tích] gì đó bằng cách lọt vào tốp 100 rồi nên khi giành chiến thắng thì tôi vui hết chỗ nói." Màu tím hoàng gia được sử dụng trong biểu tượng gần giống với màu tím trong Áo choàng của Nữ hoàng, được bà mặc tại Lễ Đăng quang năm 1953. Một vạch bạch kim không đứt quãng trong hình Vương miện của Thánh Edward có số "70" trên đỉnh Vương miện, biểu thị 70 năm trị vì của Nữ hoàng và Hân hoan Bạch kim của bà. Roberts đã bao gồm một vòng tròn bao quanh Vương miện, để tạo ra ấn tượng về con dấu hoàng gia. Phông chữ của biểu tượng là Perpetua, có nghĩa là "mãi mãi", và giống với kiểu phông chữ xuất hiện trên Lễ đăng quang của Nữ hoàng vào năm 1953. Vòm Lục của Nữ Hoàng. Chiến dịch Vòm Lục của Nữ hoàng được phát động vào tháng Năm năm 2021. Chiến dịch mời gọi người dân từ Vương quốc Anh trồng một cây để làm cho môi trường địa phương trở nên xanh hơn, và coi đó như một "món quà đặc biệt" dành cho Nữ hoàng. Trong một tuyên bố, Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson cho biết, "Khi chúng ta kỷ niệm 70 năm phục vụ đáng kinh ngạc của Nữ hoàng, tôi khuyến khích mọi người đứng sau kế hoạch này và đi 'Trồng một cây cho Năm Hân hoan'." Đến tháng Ba năm 2022, hơn một triệu cây đã được trồng. Một tác phẩm điêu khắc 21 m (70 bộ) có tên 'Tree of Trees' (tạm dịch: Cây của các Cây) được dựng bên ngoài Cung điện Buckingham cho lễ kỷ niệm tháng Sáu. Tác phẩm điêu khắc có 350 cây bản địa của Anh dưới dạng một cây khổng lồ, phản ánh hơn một triệu cây được trồng trong chiến dịch Vòm Lục. Các cây này sẽ được tặng cho các nhóm cộng đồng chọn lọc để trồng sau lễ kỷ niệm. Xu và tem Hân hoan. Xưởng Đúc tiền Hoàng gia đã phát hành một trong những bộ sưu tập kỷ niệm lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm các vương miện kỷ niệm £5 và những đồng xu 50p; lần đầu tiên một sự kiện hoàng gia được kỷ niệm trên đồng xu 50p. Đồng xu 50p được thiết kế để có biểu mã hoàng gia của Nữ hoàng trong số 0 của số 70 ở mặt sau. Vương miện (đồng xu) trị giá 5 bảng Anh có hình chiếc khiên được chia làm bốn phần của quốc huy ở mặt sau. Cả hai đồng tiền đều cho thấy Nữ hoàng trên lưng ngựa trên mặt trước. Xưởng Đúc tiền Hoàng gia cũng sản xuất một đồng xu 15kg có đường kính 220mm, do một nhà sưu tập tư nhân của Vương quốc Anh ủy quyền. Đây là đồng xu lớn nhất mà Xưởng từng sản xuất. Đồng xu mệnh giá 15.000 bảng Anh được thiết kế bởi nghệ nhân đúc tiền John Bergdahl và mất gần 400 giờ để chế tạo. Mặt trước có thiết kế kỷ niệm mô tả Nữ hoàng trên lưng ngựa, trong khi mặt sau mô tả biểu mã của Nữ hoàng được bao quanh bởi các biểu tượng hoa của bốn quốc gia của Vương quốc Anh. Xưởng cũng phát hành một loạt ba đồng xu mới, có tựa đề "The Queen's Reign" (tạm dịch: "Triều Đại của Nữ Hoàng"). Đồng tiền đầu tiên tập trung vào vai trò Nữ hoàng như là 'đài phun của danh dự'. Đồng tiền thứ hai nhấn mạnh vai trò của Nữ hoàng với tư cách là người bảo trợ cho nhiều tổ chức từ thiện. Đồng tiền thứ ba kỷ niệm vai trò của Nữ hoàng với tư cách là Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, một tổ chức mà bà gọi là "gia đình của các quốc gia". Mỗi đồng xu trong bộ sưu tập có chữ ký của Nữ hoàng ở trung tâm; lần đầu tiên chữ ký của bà xuất hiện trên tiền đúc của Vương quốc Anh. Vào tháng Hai năm 2022, Thư Hoàng gia đã phát hành tám con tem mới. Bộ tem mới có các bức ảnh của Nữ hoàng trong suốt thời kỳ trị vì của bà, để kỷ niệm các khía cạnh khác nhau trong các nhiệm vụ hoàng gia của bà, từ Diễu hành Sắc màu đến các chuyến công du trên khắp thế giới. Những sự kiện trước tháng Sáu. Cuộc thi bánh pudding bạch kim đã được phát động vào ngày 10 tháng Một năm 2022 bởi The Big Jubilee Lunch (tạm dịch: Bữa Trưa Hân Hoan Lớn) và Fortnum & Mason trên khắp Vương quốc Anh nhằm tìm kiếm một loại bánh pudding để kỷ niệm Lễ Hân hoan. Năm ứng viên lọt vào vòng chung kết đã được chọn để trình bày sáng tạo của họ cho hội đồng giám khảo, với công thức chiến thắng sẽ được công bố rộng rãi tại Big Jubilee Lunches trong dịp cuối tuần Jubilee. Công thức chiến thắng, của Jemma Melvin từ Southport, là một bánh cuộn chanh Thụy Sĩ và bánh xốp kem Amaretti. Người chiến thắng đã được công bố vào ngày 12 tháng Năm trong bộ phim tài liệu của BBC One, "The Jubilee Pudding: 70 Years in the Baking" (tạm dịch: "Pudding Hân hoan: Hành trình Nướng 70 Năm"), với sự tham dự của Nữ công tước xứ Cornwall.
Airborne Assault: Highway to the Reich Airborne Assault: Highway to the Reich (tạm dịch: "Cuộc đột kích của Lính nhảy dù: Xa lộ dẫn đến Đế chế") là wargame chiến lược lấy bối cảnh Thế chiến II do hãng Panther Games phát triển và được Matrix Games phát hành cho Windows vào năm 2003. Bối cảnh. "Airborne Assault: Highway to the Reich" diễn ra vào tháng 9 năm 1944, dựa trên kế hoạch táo bạo của Tướng Montgomery nhằm thả 30.000 lính nhảy dù quân Đồng Minh xuống vùng phía sau chiến tuyến của Đức Quốc xã. Nhiệm vụ của đội quân này là đánh chiếm một số địa điểm chiến lược, bao gồm nhiều cây cầu bắc qua sông Rhine rồi kết hợp cùng lực lượng thiếp giáp và bộ binh tiến công vào vùng đất trung tâm của nước Đức trong nỗ lực kết thúc chiến tranh trước ngày Lễ Giáng Sinh năm 1944. Đón nhận. Trí tuệ nhân tạo (AI) cấp đơn vị quân của trò chơi này được ca ngợi là cho phép "những nhóm quân thực hiện thành thạo khi theo đuổi các mục tiêu dựa trên địa hình". Đội ngũ biên tập viên của "Computer Gaming World" đã đề cử phiên bản PC của "Highway to the Reich" cho giải thưởng "Wargame của Năm" 2003, sau cùng lại được trao cho tựa game "". Họ nhận định, ""Highway to the Reich" cho thấy trò chơi chiến tranh đang chuyển sang những hướng mới thú vị hơn".
Ngày lễ ngân hàng Ngày lễ ngân hàng là một ngày lễ quốc gia ở Vương quốc Anh, Cộng hòa Ireland và các quốc gia phụ thuộc vào Vương quốc Anh. Thuật ngữ này đề cập đến tất cả các ngày lễ ở Vương quốc Anh, có thể được vạch ra theo quy chế, tuyên bố của hoàng gia hoặc được tổ chức theo quy ước theo thông luật. Thuật ngữ "ngày lễ ngân hàng" đề cập đến việc các tổ chức ngân hàng thường đóng cửa để kinh doanh vào những ngày lễ như vậy, như họ đã từng làm vào những ngày lễ Thánh nhất định.
Ngày lên ngôi Một ngày lên ngôi thường là ngày kỷ niệm ngày mà một quốc vương hoặc hành pháp lên nắm quyền. Các ghi chép sớm nhất về các lễ kỷ niệm lên ngôi có từ thời trị vì của Hoàng đế Kanmu của Nhật Bản, và phong tục này hiện đã được tuân thủ ở nhiều quốc gia. Vương quốc Anh. Phong tục đánh dấu ngày này được khánh thành dưới thời trị vì của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất của Anh. Ngày lên ngôi của bà được tổ chức ở Vương quốc Anh và Khối thịnh vượng chung trong thời gian bà trị vì và, theo nhà sử học thế kỷ 19 Thomas Lathbury, trong thời kỳ trị vì của những người kế vị bà nữa. Một "Hình thức Cầu nguyện và Tạ ơn" được sử dụng trong các nhà thờ vào ngày kỷ niệm lên ngôi của nữ hoàng được xuất bản vào năm 1576 và được sử dụng cho đến năm 1602. Năm 1568, kỷ niệm 10 năm ngày Nữ hoàng Elizabeth lên ngôi được đánh dấu bằng tiếng chuông ngân vang và ngày 17 tháng Mười Một được gọi là "Ngày của Nữ hoàng Elizabeth" hay "Ngày của Queene". Khi triều đại của bà tiến triển, nó được tổ chức với sự nhiệt thành ngày càng tăng và, rất lâu sau khi bà qua đời, nó tiếp tục được coi là ngày vui mừng của những người theo đạo Tin lành và thể hiện cảm giác chống Công giáo. Những ngày lễ bao gồm các cuộc diễu hành và đám rước khải hoàn, các bài giảng chống lại chủ nghĩa dân túy và việc thiêu sống hình nộm Giáo hoàng. Sau trận Đại hỏa hoạn Luân Đôn (1666), "những niềm hân hoan này được chuyển thành một cơn bão táp châm biếm thuộc loại hỗn loạn nhất"; sự thái quá lớn nhất xảy ra trong những năm 1679–81 khi các thành viên giàu có của các câu lạc bộ chính trị trả tiền cho những đám rước và đốt lửa để khơi dậy lòng nhiệt thành chính trị của dân chúng. Các cư dân của Berry Pomeroy ở phía nam Devon đã khôi phục lại truyền thống của Ngày Queene vào năm 2005 với một buổi lễ nhà thờ đặc biệt và đốt lửa trại. Vào ngày Vua James I của Anh lên ngôi, một hình thức cầu nguyện và tạ ơn đã được ban hành để sử dụng trong tất cả các nhà thờ "khi ông ấy nhập cảnh vào vương quốc này". Vào năm 1625, một hình thức mới đã được ban hành và được Convocation phê duyệt vào năm 1640 nhưng được Quốc hội dẹp sang một bên tại thời kỳ Trung hưng khi một số phần của nó được đưa vào nghi lễ đặc biệt vào ngày 29 tháng Năm. Khi Vua James II lên ngôi, ông đã ra lệnh chuẩn bị một hình thức cầu nguyện và tạ ơn đặc biệt nhân kỷ niệm ngày lên ngôi và một phiên bản sửa đổi của nghi lễ cũ đã được chính quyền chuẩn bị và ấn định vào năm 1685. Kiểu ngữ "ngày mà Bệ hạ bắt đầu nền trị vì hạnh phúc" lần đầu tiên được sử dụng trong nghi lễ này và đã được giữ lại kể từ đó. Sau khi không còn được sử dụng trong các triều đại của William III và Mary II, nghi lễ này đã được sửa đổi và sử dụng lại dưới thời trị vì của Nữ hoàng Anne. Ngày lên ngôi của Vua George V (trị vì 1910–36) là ngày 6 tháng Năm. Ngày lên ngôi của Quốc vương hiện nay, Elizabeth Đệ Nhị, là ngày 6 tháng Hai và được tổ chức ở Vương quốc Anh bằng việc treo các lá cờ cụ thể và một số nghi lễ khác nhau. Tại Luân Đôn, Lễ Chào mừng Hoàng gia được bắn bởi súng của Quân đội của Nhà vua, Pháo binh Ngựa Hoàng gia ở Green Park và bởi Đại đội Pháo binh Danh dự tại Tháp Luân Đôn. Những lời chào mừng cũng được bắn tại Woolwich, Colchester, Lâu đài Edinburgh, Lâu đài Stirling, Cardiff, Belfast, York, Portsmouth, Plymouth và Lâu đài Dover. Các nghi lễ đặc biệt được giáo luật yêu cầu trong tất cả các thánh đường, nhà thờ và nhà nguyện của Giáo hội Anh. Sách Cầu nguyện Chung cung cấp các tùy chọn độc lập cho nghi lễ Ngày Lên ngôi, hoặc cho những tế lễ đặc biệt mà bất kỳ hoặc tất cả các nghi lễ của Matins, Evensong và Rước lễ có thể được thay đổi trong ngày. Cuốn sách cầu nguyện gần đây hơn của Giáo hội, Sự Thờ phượng Chung, không cung cấp hình thức nghi lễ đầy đủ, nhưng chỉ hướng người dùng đến với Sách Cầu nguyện Chung; tuy nhiên, nó có cung cấp những tế lễ cho Bí tích Thánh Thể vào ngày 6 tháng Hai. Mặc dù không phải là một yêu cầu pháp lý, các nghi lễ đặc biệt cũng được tổ chức ở một số nhà thờ của các giáo phái khác. cung cấp Lời Cầu nguyện sau đây để sử dụng trong các Thánh lễ, Mattins và Evensong trong Lễ nghi Cá nhân Công giáo về Đức Mẹ Walsingham:
Linda Fagan Linda Lee Fagan (sinh ngày 1 tháng 7 năm 1963) là đô đốc Tuần duyên, bà giữ chức vụ Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ. Trước đó, vào năm 2021, bà trở thành Phó Tư lệnh thứ 32 (là nữ đầu tiên) của Cảnh sát biển và là nữ đô đốc bốn sao đầu tiên của Cảnh sát biển. Vào tháng 4 năm 2022, có thông báo Fagan sẽ được đề cử để kế nhiệm Karl L. Schultz làm Tư lệnh Cảnh sát biển, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đề cử đã được gửi đến Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 4 năm 2022, được xác nhận vào ngày 11 tháng 5. Bà nhậm chức vào ngày 1 tháng 6. Đời tư. Fagan là con gái của Jon Harley Keene và Loann Carol (Morris) Keene. Con gái của bà Aileen cũng tốt nghiệp Học viện Cảnh sát biển Hoa Kỳ.
Liuqin Liuqin ("tiếng" Trung: 柳琴, "liǔqín") hay liễu cầm, còn được gọi là đàn mandolin của Trung Quốc có ba, bốn hoặc năm dây với thân hình quả lê. Phạm vi giọng của nó cao hơn nhiều so với đàn tỳ bà, và nó có vị trí đặc biệt riêng trong âm nhạc Trung Quốc, cho dù là trong nhà hát hoặc trong các bản độc tấu. Đây là kết quả của quá trình hiện đại hóa cách sử dụng nó trong những năm gần đây, dẫn đến việc nâng cấp dần dần địa vị của đàn "liuqin" từ một nhạc cụ đệm trong kinh kịch dân gian Trung Quốc, một nhạc cụ được đánh giá cao về chất lượng âm thanh và âm sắc độc đáo của nó. Vị trí của nó trong các dàn nhạc thấp hơn đàn tỳ bà. Âm thanh của nó giống như đàn zhongruan và không giống như đàn tỳ bà, dây của nó được nâng lên bằng ngựa đàn và thân đàn có hai lỗ thoát âm nổi bật. Cuối cùng, liuqin được chơi với kỹ thuật tương tự như cách chơi đàn zhongruan và đàn yueqin (được chơi bằng miếng gảy), trong khi đàn tỳ bà được chơi bằng các ngón tay. Do đó, đàn liuqin thường được chơi nhiều nhất trong các dàn nhạc và cũng được chơi bởi những người có kinh nghiệm chơi zhongruan và yueqin.
Chiến dịch Mincemeat (phim) Chiến dịch Mincemeat (tiếng Anh: Operation Mincemeat) là một bộ phim điện ảnh lịch sử của Anh được sản xuất và phát hành năm 2021. Bộ phim dựa theo cuốn sách "Operation Mincemeat" của nhà sử học Ben Macintyre về Chiến dịch Mincemeat trong Chiến dịch Husky thuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Bộ phim do John Madden làm đạo diễn và có sự tham gia của các diễn viên Colin Firth, Kelly Macdonald, Matthew Macfadyen, Penelope Wilton, Johnny Flynn, và Jason Isaacs. "Chiến dịch Mincemeat" được công chiếu lần đầu trên thế giới tại Liên hoan phim Anh Quốc năm 2021 ở Úc, và được phát hành tại Vương quốc Anh vào ngày 15 tháng 4 năm 2022 bởi Warner Bros. Pictures. Bộ phim được phát hành trên nền tảng phim Netflix ở các nước Bắc Mỹ và Mỹ Latinh vào ngày 11 tháng 5 năm 2022. Nội dung. Năm 1943, nước Anh đang chìm sâu trong vòng xoáy của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Thiếu tá Ewen Montagu, một luật sư gốc Do Thái, đã quyết định ở lại Anh, trong khi vợ ông, Iris, và con cái của ông đã di tản sang nơi an toàn ở Hoa Kỳ. Montagu đã tạm ngưng hành nghề luật sư sau khi ông được chấp thuận tham gia vào Ủy ban Hai mươi (tên gọi khác của Hệ thống Double-Cross - chiến dịch phản gián và đánh lạc hướng của Bộ phận 5 - Cục Tình báo Quân đội). Thủ tướng Anh Winston Churchill đã hứa với người Mỹ rằng quân Đồng Minh sẽ đổ bộ vào Sicily vào tháng 7 năm 1943 để có thể tạo một cú thúc từ đó lên khu vực Bắc Âu. Tuy nhiên, Sicily được người Anh coi là một mục tiêu hiện hữu và có thể đang được quân đội Đức bảo vệ nghiêm ngặt. Đô đốc Godfrey thông báo với Ủy ban Hai mươi rằng họ cần phải khiến người Đức tin rằng quân Đồng Minh sẽ tổ chức đánh chiếm Hy Lạp thay vì Sicily. Đại úy Charles Cholmondeley đề xuất một chiến dịch dựa theo Trout Memo, về việc dùng một thi thể mang theo giấy tờ thông tin giả và thả trôi dạt vào bờ biển Tây Ban Nha. Mặc dù Đô đốc Godfrey nghi ngờ về sự thành công của chiến dịch, ông vẫn đồng ý cho phép Montagu và Cholmondeley lên kế hoạch cho chiến dịch này với Thiếu tá Ian Fleming. Một văn phòng được thành lập để chuẩn bị cho chiến dịch này, có mật danh là Mincemeat. Trong giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch, Montagu và Cholmondeley đã trưng dụng được thi thể của một người vô gia cư tên là Glyndwr Michael, được cho là đã tự sát bằng thuốc độc. Thi thể này được cung cấp một danh tính mới là Thiếu tá William Martin, với đầy đủ thông tin tiểu sử, chứng minh thư và một lá thư giao kết. Jean Leslie, một người thư ký góa phụ làm việc tại MI5, đã tự nguyện cung cấp bức ảnh của mình để làm ảnh hôn thê giả. Cholmondeley có cảm tình với Jean, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng Montagu và Jean đang có cảm tình với nhau. Điều này khiến Cholmondeley trở nên ghen tị và đôi khi đả kích Montagu. Đô đốc Godfrey nghi ngờ rằng em trai của Montagu, Ivor, là gián điệp của Liên Xô. Godfrey sau đó đã hối lộ Cholmondeley để theo dõi Montagu và đổi lại, Godfrey sẽ cố gắng xác định vị trí và thu hồi lại hài cốt của anh trai Cholmondeley, đã tử trận trong một trận đánh ở Chittagong, Bengal. Cholmondeley miễn cưỡng đồng ý. Một người tài xế chuyên dụng của MI5, St John Horsfall, đã đưa Montagu, Cholmondeley và "Martin" đến một căn cứ tàu ngầm của Hải quân Hoàng Gia Anh ở Hồ Holy. Thi thể sau đó được đưa lên tàu ngầm HMS "Seraph". Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1943. "Seraph" tiến vào Vịnh Cádiz và thả thi thể xuống dưới biển. Thi thể này sau đó trôi dạt vào gần bờ và được tìm thấy bởi một ngư dân ở Huelva, Tây Ban Nha. Mục tiêu chính của Chiến dịch Mincemeat là phải đưa toàn bộ giấy tờ thông tin giả tới Madrid. Tuy nhiên, chiến dịch có một rủi ro lớn, đó là người Tây Ban Nha đã chống lại sự can thiệp của Đức vào công việc nội bộ tốt hơn người Anh mong đợi. Đại tá David Ainsworth, tùy viên Hải quân Anh tại Madrid, đã gặp Đại tá Cerruti thuộc Sở Cảnh sát mật Tây Ban Nha để giúp đẩy các loại giấy tờ đề thông tin giả kia đến tay người Đức. Khi các vật dụng cá nhân của "Martin" được trao trả về London, một chuyên gia tại Chi nhánh Q đã phát hiện ra rằng toàn bộ giấy tờ được trả lại là giấy tờ được làm giả. Điều này đã củng cố niềm tin về việc người Đức đã thu được các loại giấy tờ kia. Jean sau đó bị đe dọa bởi Teddy, một người đàn ông tự xưng là gián điệp của một tổ chức chống lại Hitler ở Đức. Jean khai rằng Martin đang công tác ở nước ngoài với một bí danh khác, và cô đã khiến Teddy tin rằng toàn bộ thông tin mang trên người Martin là thật. Sau khi Teddy rời đi, Jean đã thông báo tới Montagu và Cholmondeley. Hai người tin rằng Đại tá Alexis von Roenne, một sĩ quan tình báo cấp cao của Abwehr (Cơ quan Tình báo Quân đội Đức Quốc Xã), đã cử Teddy đến xác nhận thông tin trước khi Roenne báo cáo điều này lên Hitler. Tuy nhiên, họ không có chứng cứ nào để khẳng định điều đó là đúng. Montagu đưa Jean về nhà của mình để giúp cô cảm thấy an toàn hơn, nhưng Jean đã chấp nhận một công việc mới tại Cơ quan Tình báo SOE và rời London ngay sau đó. Ngày 10 tháng 7 năm 1943, quân đội Đồng Minh đổ bộ vào Sicily. Những thông tin đầu tiên về trận đánh được gửi về Anh rằng thương vong khi đổ bộ là rất thấp, quân địch đang rút lui và các đầu cầu đổ bộ đã được giữ vững. Cholmondeley sau đó đã thừa nhận với Montagu rằng anh đã nhận lại được hài cốt của anh trai mình nhờ việc làm gián điệp theo dõi Montagu. Thông cảm và nhẹ nhõm vì sự thành công của Chiến dịch Mincemeat, Montagu đã đề nghị mời Cholmondeley một cốc bia mặc dù lúc đó mới tám giờ sáng. Bộ phim kết thúc bằng việc Montagu đoàn tụ với Iris sau chiến tranh, Jean sau đó tái hôn với một người lính, Hester tiếp tục giữ chức vụ Thư ký trưởng của MI5, và Cholmondeley tiếp tục công tác tại MI5 tới năm 1952, sau đó kết hôn và du lịch vòng quanh thế giới. Danh tính thực của "Thiếu tá William Martin" được công bố là Glyndwr Michael vào năm 1997 sau khi một văn bia khắc tên thật của ông, được đính vào mộ của "Martin" ở Tây Ban Nha. Sản xuất. Vào tháng 5 năm 2019, đã có thông báo rằng bộ phim sẽ do John Madden làm đạo diễn và Colin Firth sẽ vào vai nhân vật chính. Kelly Macdonald tham gia bộ phim vào tháng 10. Matthew Macfadyen, Penelope Wilton, Johnny Flynn, Tom Wilkinson, Hattie Morahan, Simon Russell Beale, Paul Ritter và Mark Gatiss đã tham gia diễn xuất vào tháng 12 cùng năm. Jason Isaacs được công bố tham gia vào bộ phim vào tháng 3 năm 2020. Quá trình quay phim chính được bắt đầu vào tháng 12 năm 2019 ở London và Tây Ban Nha. Các phân cảnh chiến đấu được ghi hình tại bãi biển Saunton ở quận Bắc Devon trong tháng 2 năm 2020, và một phân cảnh khác ở Málaga vào tháng 3 năm 2021. Bộ phim là lần xuất hiện cuối cùng của diễn viên Paul Ritter trước khi ông qua đời vì bệnh ung thư não vào ngày 5 tháng 4 năm 2021. Một đoạn tưởng niệm đã được thêm ở cuối phim để tưởng nhớ và vinh danh ông. Phát hành. Vào tháng 2 năm 2021, Warner Bros. International đã mua lại quyền phân phối phim tại Anh. Bộ phim đã được công chiếu lần đầu tiên tại Liên hoan phim Anh Quốc năm 2021 ở Úc, và được phát hành tại các rạp chiếu phim vào ngày 15 tháng 4 năm 2022. Netflix đã mua bản quyền của bộ phim ở Bắc Mỹ và Mỹ Latinh, và bộ phim bắt đầu được phát hành trên nền tảng Netflix khu vực đó vào ngày 11 tháng 5 năm 2022. Tiếp nhận. Trên hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, bộ phim nhận được 84% lượng đồng thuận dựa trên hơn 100 lượt đánh giá và đạt mức điểm trung bình là 6.4/10. Các chuyên gia của web cho rằng: "Nếu câu chuyện dựa trên sự kiện có thật này tỏ ra hấp dẫn hơn những gì được miêu tả trong bộ phim, thì Chiến dịch Mincemeat vẫn là một bộ phim về thời chiến hấp dẫn và có diễn xuất tốt." Trên trang Metacritic, bộ phim có điểm trung bình là 65 trên 100, dựa trên 27 lượt nhận xét, chủ yếu là "những nhận xét khá tích cực". Tính xác thực lịch sử. Dù bộ phim được đánh giá là sát với các khía cạnh lịch sử, nhưng các nhà làm phim đã thêm và thêu dệt một số thông tin hư cấu nhằm giúp nội dung bộ phim được lôi cuốn và hấp dẫn hơn. Một vài ví dụ không đúng với lịch sử như: - Trong phim, Charles Cholmondeley đã lên tàu ngầm HMS "Seraph" và tham gia vào việc thả thi thể của "Thiếu tá Martin" xuống Vịnh Cádiz. Thực tế, cả ông và Montagu đã trở về London sau khi bàn giao thùng đông lạnh chứa thi thể của "Thiếu tá Martin" cho thủy thủ đoàn của tàu ngầm HMS "Seraph" ở Scotland. - Hester Leggett chưa từng viết thư tới Iris Montagu, vợ của Ewen Montagu. Theo Ben Macintyre, không như bộ phim, Ewen thường xuyên viết thư gửi đến gia đình ông ở Hoa Kỳ, và còn kể với vợ về những chuyến đi chơi của ông với Jean Leslie. Dù Montague có say mê Leslie, nhưng mối quan hệ giữa ông và vợ không căng thẳng như trong phim. - Người anh trai của Charles Cholmondeley, Thiếu úy Richard Cholmondeley, thực tế hi sinh ở Bỉ trong Chiến dịch Dynamo năm 1940, không phải ở Mặt trận Miến Điện như bộ phim đề cập. - Đoạn phim có phân cảnh Đại tá David Ainsworth, một tùy viên quân sự của Anh ở Madrid, đã làm mọi cách để chiếc vali chứa thông tin giả đó có thể đến tay người Đức. Trên thực tế, David Ainssworth là nhân vật không có thật, không có việc Ainssorth thuyết phục các nhà chức trách Tây Ban Nha và chiếc vali đến tay người Đức dễ dàng hơn trong phim mô tả. - Teddy, người tự xưng là điệp viên của một tổ chức chống Phát xít ở Đức, là nhân vật hư cấu. Cảnh Teddy uy hiếp Jean được nhà làm phim tạo ra để tăng sự gay cấn cho bộ phim. Đọc thêm. - Kế hoạch Mincemeat - Ewen Montagu
TheBus (Honolulu) TheBus là dịch vụ vận chuyển bằng xe buýt công cộng trên hòn đảo Oʻahu, Hawaii, nước Mỹ. Dịch vụ này sở hữu lượng hành khách khoảng 69,2 triệu lượt đi xe buýt thường niên theo năm tài chính 2015–2016,và cho đến năm 2022, đội xe của hãng bao gồm 518 xe buýt và 207 phương tiện chuyển tuyến, cung cấp dịch vụ hàng ngày trên 103 tuyến đường. TheBus do tổ chức phi lợi nhuận Oahu Transit Services Inc. quản lý tư nhân, vốn nắm quyền điều hành hệ thống này theo quan hệ đối tác công tư với Sở Giao thông Vận tải Thành phố và Quận Honolulu. Ngoài ra, Oahu Transit Services Inc. còn bổ sung thêm mảng dịch vụ đi xe chung dành cho những hành khách khuyết tật không thể sử dụng TheBus gọi là TheHandi-Van với phần đăng ký và đặt trước mỗi chuyến đi. Do giá thành rẻ và độ phủ rộng nên TheBus là phương tiện di chuyển rất phổ biến của học sinh trung học phổ thông nơi đây. Việc các tuyến xe buýt đi học miễn phí không được cung cấp cho đa số học sinh Honolulu vì họ ở nhiều nơi khác tại Mỹ, cũng góp phần vào việc thành phần này sử dụng TheBus tăng cao. Nhờ tiếng tăm và dịch vụ được phát triển trong nhiệm kỳ Frank Fasi làm thị trưởng Honolulu, mà TheBus còn mang biệt danh là "Dịch vụ xe Limousine của Bác Fasi", thường được rút ngắn thành "Uncle Fasi" hoặc "Fasi's Limo". Kể từ khi thành lập, TheBus đã hai lần được Hiệp hội Giao thông Công cộng Hoa Kỳ công nhận là "Hệ thống Giao thông Tốt nhất nước Mỹ" cho các năm 1994–1995 và 2000–2001. Xem thêm. - Chance RT-52 - Wiki Wiki Shuttle Liên kết ngoài. - Trang chủ Sở Giao thông Vận tải Thành phố & Quận Honolulu - Trang web chính thức của TheBus
Gottfried IV, Công tước Hạ Lorraine Gottfried IV (mất ngày 26 hoặc 27 tháng 2 năm 1076) được biết với biệt danh the Hunchback, là Công tước Hạ Lorraine từ năm 1069 cho đến khi ông qua đời vào năm 1076.
Simon I, Công tước xứ Lorraine Simon I (1076 - 13 hoặc 14 tháng 1 năm 1139) là Công tước xứ Lorraine từ năm 1115 đến khi qua đời. Ông là con trai cả và là người kế vị của Theodoric II và Hedwig xứ Formbach, ông cũng là anh trai cùng cha khác mẹ của Hoàng đế Lothar III. Liên kết ngoài. - genealogie-mittelalter.de
Luân phiên thế hệ Luân phiên thế hệ (còn gọi là xen kẽ thế hệ, metagenesis hay heterogenesis) là một loại chu kì sống xảy ra ở thực vật và tảo thuộc Sinh vật lạp thể cổ và Heterokont; miêu tả sự tồn tại của hai giai đoạn riêng biệt hữu tính đơn bội và vô tính lưỡng bội. Trong các nhóm này, thể giao tử đơn bội đa bào với bộ nhiễm sắc thể n sẽ luân phiên với thể bào tử lưỡng bội đa bào với bộ nhiễm sắc thể 2n (tức có n cặp). Thể bào tử trưởng thành sẽ tạo bào tử bằng hình thức giảm phân (quá trình phân bào từ tế bào 2n thành tế bào n). Bào tử đơn bội nảy mầm thành thể giao tử đơn bội. Thể giao tử trường thành tạo giao tử đơn bội qua nguyên phân (không giảm số nhiễm sắc thể). Hai giao tử (đến từ hai cá thể khác nhau hoặc cùng một cá thể, nhưng phải cùng loài) kết hợp tạo thành hợp tử lưỡng bội. Hợp tử phát triển thành thể giao tử lưỡng bội. Chu kì này (chu kì luân phiên từ thể giao tử thành thể bào tử và ngược lại) là cách tất cả thực vật trên cạn và nhiều loài tảo thực hiện sinh sản hữu tính. Mối quan hệ giữa thể bào tử và thể giao tử không giống nhau ở tất cả thực vật. Ở những loài tảo có diễn ra sự luân phiên thế hệ, thể bào tử và thể giao tử sống tách biệt hẳn khỏi nhau; ngoại hình của hai thế này có thể giống nhau hoặc không. Ở rêu (rêu, rêu sừng và rêu tản), thể bào tử kém phát triển hơn thể giao tử và rất phụ thuộc vào thể giao tử. Dù thể bào tử của rêu và rêu sừng có thể quang hợp, chúng cần được bổ sung chất đồng hoá từ thể giao tử để phát triển và tạo bào tử, chúng cũng phụ thuộc về nước, khoáng và nitơ. Ngược lại, tất cả thực vật có mạch hiện đại đều có thể giao tử kém phát triển hơn, mặc dù tổ tiên ở kỉ Devon của chúng có hai thể có độ phức tạp ngang nhau. Ở dương xỉ, thể giao tử là một nguyên tản tự dưỡng, trên nguyên tản là các thể bào tử phụ thuộc không hoàn toàn để lấy chất dinh dưỡng. Ở thực vật có hoa, sự thoái hoá của thể giao tử lại càng dữ dội hơn: chúng chỉ còn là một vài tế bào phát triển hoàn toàn bên trong thể thể bào tử. Động vật thì sinh sản theo một cách khác hoàn toàn. Chúng trực tiếp tạo ra giao tử đơn bội. Không có bào tử đơn bội có khả năng nguyên phân nào được tạo ra, nên không có pha đơn bội đa bào. (Một số côn trùng có hệ thống xác định giới tính trong đó trứng chưa thụ tinh sẽ nở thành con đực đơn bội, còn trứng đã thụ tinh nở thành con cái lưỡng bội). Chu kì sống của thực vật và tảo có sự luân phiên giữa kì đơn bội đa bào và lưỡng bội đa bào được gọi là chu kì lưỡng-đơn bội. Chu kì sống không có sự luân phiên đó mà chỉ có một kì lưỡng bội đa bào (ví dụ như ở động vật) được gọi là chu kì lưỡng bội. Chu kì sống chỉ có một kì đơn bội đa bào được cọi là chu kì đơn bội. Định nghĩa. Luân phiên thế hệ được định nghĩa là sự luân phiên giữa thể lưỡng bội và thể đơn bội trong một chu kì sống, hai thể đó có thể sống phụ thuộc hoặc độc lập khỏi nhau. Trong một số loài, ví dụ như loài tảo "Ulva lactuca", thể đơn và lưỡng bội có thể sống hoàn toàn tách biệt khỏi nhau, và vì chúng có vẻ ngoài giống hệt nhau nên được gọi là đẳng hình (hoặc đồng hình). Hai giao tử đơn bội sẽ hợp với nhau tạo thành hợp tử, hợp tử nảy mầm thành thể lưỡng bội đa bào. Thể lưỡng bội giảm phân tạo bào tử đơn bội, bào tử đơn bội nảy mầm thành thể giao tử đơn bội. Tuy nhiên, trong một số nhóm khác, một trong hai thể bị thoái hoá và phải sống phụ thuộc vào thể kia. Ví dụ, tất cả loài rêu đều có thể giao tử là trội, tức là thể bào tử bị sống phụ thuộc. Ngược lại, tất cả động vật có mạch có thể bào tử là trội và thể giao tử sống phụ thuộc, nhưng những bằng chứng hoá thạch cho thấy chúng tiên hoá từ tổ tiên có hai thể đồng hình. Ở thực vật có hạt, thể giao tử phát triển bên trong cơ thể của thể bào tử, giúp bảo vệ và nuôi dưỡng nó cũng như sản phẩm của nó (hợp tử) tốt hơn. Hạt phấn là thể giao tử đực thoái hoá chỉ còn một vài tế bào (trong nhiều trường hợp là 3). Ở những loài này, sự tách biệt giữa hai thể hệ không rõ, như Bateman & Dimichele nói "có thể coi rằng thể bào tử và thể giao tử hoạt động như một sinh vật duy nhất". Thuật ngữ "Luân phiên các pha" sẽ mô tả hiện tượng này chính xác hơn. Lịch sử. Các cuộc tranh luận về sự luân phiên thế hệ vào đầu thế kỉ XX khá rối rắm vì có rất nhiều hệ thống chia "thế hệ" cùng tồn tại (hữu tính và vô tính, thể giao tử và thể bào tử, thể đơn bội và thể lưỡng bội...). Ban đầu, khi nghiên cứu về sinh sản của phân ngành Sống đuôi, ngành Thích ty bào và lớp Trematoda, Chamisso và Steenstrup dùng thuật ngữ "luân phiên thế hệ" để miêu tả sự kế thừa giữa các thế hệ động vật (vô tính và hữu tính). Hiện tượng này ngày nay được gọi là dị giao, còn thuật ngữ "luân phiên thế hệ" chỉ còn được dùng cho thực vật, cụ thể là sự luân phiên giữa thể giao tử đơn bội và thể bào tử lưỡng bội. Wilhelm Hofmeister đã chứng minh có sự khác biệt về hình thái trong sự luân phiên thế hệ ở thực vật, giữa một thế hệ mang bào tử (thể bào tử) và một thế hệ mang giao tử (thể giao tử). Trong thời gian đó, đã có một cuộc tranh luận giữa hai luồng ý kiến, sự luân phiên thế hệ xen kẽ (Čelakovský, 1874) và tương đồng (Pringsheim, 1876). Čelakovský cũng là người tạo ra từ "thể bào tử" và "thể giao tử". Eduard Strasburger (1874) đã phát hiện ra sự luân phiên giữa thế hệ lưỡng bội và đơn bội, còn được gọi là sự luân phiên tế bào học của pha nhân. Dù nhiều khi chúng đồng bộ nhau, đôi khi sự luân phiên về hình thái không diễn ra cùng lúc với sự luân phiên về nhân. Trong nhiều loài tảo đỏ, một pha nhân có thể chứa hai pha hình thái. Còn trong nhiều loài dương xỉ, cụ thể là những loài không có sinh sản hữu tính, sự thay đổi về pha nhân không diễn ra, nhưng vẫn có sự thay đổi pha hình thái nên vẫn có sự luân phiên thế hệ. Sự luân phiên thế hệ ở thực vật. Các yếu tố cơ bản. Lược đồ ở đầu trang miêu tả các yêu tố cơ bản của sự luân phiên thế hệ ở thực vật. Những biến thể từ các yếu tố cơ bản này sẽ được mô tả kĩ càng hơn ở các mục sau. Bắt đầu từ phía bên phải, quá trình đó diễn ra như sau: - Hai giao tử đơn bào đều có bộ nhiễm sắc thể n dung hợp để tạo thành một hợp tử đơn bào lưỡng bội, có bộ nhiễm sắc thể "2n" (có n cặp nhiễm sắc thể) - Hợp tử đơn bào này nảy mầm, nguyên phân để giữ bộ nhiễm sắc thể 2n. Tạo ra một thể bào tử đa bào. - Khi thể bào tử này trưởng thành, nó tạo ra một hoặc nhiều túi bào tử - một cơ quan có khả năng tạo ra các tế bào mẹ lưỡng bội (gọi là tế bào nguyên bào tử). Những tế bào này giảm phân (phân chia để lượng nhiễm sắc thế giảm còn một nửa, từ 2n xuống n). Tạo thành 4 bào tử đơn bội đơn bào. - Bào tử đơn bội này nảy mầm trong điều kiện thích hợp, nguyên phân tạo thành một sinh vật đa bào đơn bội, gọi là "thể giao tử" (vì nó có khả năng tạo ra giao tử) - Khi thể giao tử này trưởng thành, nó tạo ra một hoặc nhiều túi giao tử - một cơ quan có khả năng tạo ra các giao tử đơn bội. Ít nhất một loại giao tử có khả năng tiếp cận một giao tử khác để dung hợp. Ta có thể thấy sự "luân phiên thế hệ" trong chu kì sống của thực vật là sự luân phiên giữa thế hệ lưỡng bội (2n, thể bào tử) và thế hệ đơn bội (n, thể giao tử). Sự luân phiên này không diễn ra ở động vật. Quá trình cơ bản ở động vật là một thể lưỡng bội "trục tiếp" tạo ra giao tử đơn bội bằng hình thức giảm phân. Ở động vật, "bào tử" (tế bào đơn bội có khả năng nguyên phân) không được tạo ra, cho nên không xuất hiện thế hệ đa bào, vô tính. Một số côn trùng có cơ chế xác định giới tính bằng mức bội thể; theo đó, thể lưỡng bội (nở ra từ trứng đã thụ tinh) là con cái và thể đơn bội (nở ra từ trứng chưa thụ tinh) là con đực. Các biến thể. Giản đồ ở đầu trang thể hiện tốt vòng đời của một số tảo đa bào (ví dụ như chi Cladophora), các tảo này có thể bào tử và thể giao tử giống hệt nhau về hình dáng; bào tử và giao tử cũng giống hệt nhau về gen. Tuy nhiên, mỗi yếu tố cơ bản của sự luân phiên thế hệ có nhiều biến thể. Mỗi biến thể lại có thể diễn ra tách biệt hoặc cùng nhau, nên có rất nhiều kiểu vòng đời khác nhau. Và vì thế những thuật ngữ mà các nhà thực vật học dùng để miêu tả các kiểu vòng đời này cũng rất gây bối rối. Như Bateman và Dimichele đã nói "sự luân phiên thế hệ đã trở thành một bãi lầy thuật ngữ; trong đó một từ có thể mang nhiều nghĩa và nhiều từ có thể mang cùng nghĩa" Các biến thể đó bao gồm: - "Về tầm quan trọng của thế bào tử và thể giao tử" - "Bằng nhau" (đồng hình hoặc đẳng hình).Tảo sợi thuộc chi Cladophora, thường gặp ở vùng nước ngọt, có thể bào tử và thể giao tử gần như giống hệt nhau về hình dáng bên ngoài. Không có thực vật trên cạn nào có thể giao tử và thể bào tử quan trọng bằng nhau, mặc dù một số thuyết cho rằng điều này đã diễn ra với một số thực vật trên cạn cổ đại. - "Khác nhau" (dị hình hoặc lệch hình) - "Thể giao tử trội".Ở các loài rêu (rêu sừng, rêu tản và rêu thật sự), Thể trội hơn là thể giao tử, còn thể bào tử sống phụ thuộc vào thể giao tử mẹ của nó về dinh dưỡng và nước, chúng không có chất diệp lục khi trưởng thành. - "Thể bào tử trội". Ở các loài quyết (bào gồm dương xỉ), cả thể bào tử và thể giao tử đều có thể sống độc lập, nhưng thể trội hơn là thể bào tử. Thể giao tử bị thoái hóa, trở nên nhỏ hơn và đơn giản hơn rất nhiều về cấu tạo.Ở thực vật có hạt, thể giao tử càng thoái hóa hơn nữa (tối thiểu chỉ bao gồm 3 tế bào), phụ thuộc hoàn toàn vào thể bào tử về dinh dưỡng. Sự thoái hóa cực độ và sự phụ thuộc hoàn toàn của thể giao tử khiến cụm "luân phiên thế hệ" hơi không phù hợp cho thực vật có hạt: "thể bào tử và thể giao tử hoạt động như một sinh vật duy nhất". Vì lí do đó, một số tác giả thích dùng cụm "luân phiên giai đoạn" hơn. - "Về sự phân hóa của giao tử" - "Hai giao tử giống nhau" (đẳng giao).Như những loài khác của chi "Cladophora", tất cả giao tử của loài "C. callicoma" đều có đuôi và đều có khả năng di chuyển. - "Hai giao tử có kích thước khác nhau" (dị giao hoặc lệch giao) - "Cả hai đều có khả năng di chuyển".Ở những loài của chi Tảo diếp, tất cả giao tử đều có đuôi và có thẻ di chuyển. Tuy nhiên, chúng có hai kích thước: giao tử 'cái' lớn hơn và giao tử 'đực' nhỏ hơn. - "Một lớn và không có đuôi, một nhỏ và có thể di chuyển (tức có đuôi)" (noãn giao) Giao tử lớn và không có đuôi là trứng (hoặc noãn), giao tử bé và có thể di chuyển là tinh trùng. Khả năng di chuyển của tinh trùng có thể rất hạn chế (ví dụ như trường hợp của thực vật có hoa) nhưng tất cả đều có khả năng chủ động tiếp cận trứng, theo cách này hoặc cách khác. Khi trứng và tinh trùng được tạo ra ở hai túi giao tử khác nhau, túi giao tử sản xuất ra tinh trùng được gọi là túi đực và túi sản xuất ra trứng gọi là túi cái. - "Túi đực và túi cái tồn tại trên cùng cơ thể" (đồng chu). Loài rêu tản "Pellia epiphylla" có thể giao tử là thế hệ trội, nó cũng là loài đồng chu: túi đực nằm rải rác trên gân giữa của lá còn túi cái nằm gần đỉnh phân chia của cây. - "Túi đực và túi cái tồn tại trên hai cơ thể khác nhau" (biệt chu) Loài rêu "Mnium hornum" có thể giao tử là thể trội, nhưng nó là loài biệt chu: cây rêu đực chỉ có túi đực trên những thể hoa thị ở đỉnh, còn rêu cái chỉ có túi cái mang hình những cái nang có thân. Thể giao tử của thực vật có hạt cũng biệt chu, nhưng thể bào tử của loài có thể biệt chu hoặc đồng chu. Thể giao tử của thực vật có hạt cực kì thoái hóa; túi cái của nó chỉ chứa một ít tế bào và toàn bộ thể giao tử đực của nó có thể chỉ có hai tế bào. - "Về sự phân hóa của bào tử." - "Hai bào tử giống nhau" (đẳng bào hay đồng hình bào tử).Tất cả bào tử của dương xỉ đuôi ngựa đều có cùng kích thước. - "Hai bào tử có kích thước khác nhau" (dị bào, lệch bào hay dị hình bào tử): Khi có hai loại bào tử sinh ra từ nhiều loại túi bào tử khác nhau, chúng sẽ được gọi là đại bào tử nang và tiểu bào tử nang. Một đại bào tử thường được sinh ra từ giảm phân cùng với ba thể cực, nhưng ba thể cực này "hi sinh" tiêu biến để dành dinh dưỡng cho chỉ một đại bào tử này. - "Đại bào tử nang và tiểu bào tử nang tồn tại trên cũng thể bào tử" (đồng chu) Hầu hết thực vật hạt kín thuộc loại này. Ví dụ: hoa loa kèn có sáu nhị (tiểu bào tử nang) có khả năng tạo hạt phấn (tiểu thể bào tử); và ba nhụy chứa các noãn (đại bào tử nang) có khả năng tạo đại bào tử, từ đó tạo đại thể bào tử. Với một số thực vật khác, ví dụ như cây Phỉ, mỗi hoa chỉ có nhị hoặc nhụy, nhưng mỗi cây (một thể bào tử) đều có đủ hai loại hoa, cho nên chúng đồng chu. - "Đại bào tử nang và tiểu bào tử nang tồn tại trên các thể bào tử khác nhau" (biệt chu) Một cá thể cây nhựa ruồi châu Âu có thể tạo ra hoa đực hoặc hoa cái, mỗi hoa chỉ có một loại bào tử nang. Hoa đực thì có nhị (tiểu bào tử nang) chỉ sản xuất tiểu bào tử có khả năng phát triển thành tiểu thể giao tử (hạt phấn); hoa cái thì có nhụy chứa đại bào tử nang (noãn) chứa đại bào tử có khả năng phát triển thành đại thể giao tử đa bào. Có một số sự liên quan giữa những biến thể này, nhưng chúng chỉ là liên quan, chứ không liên hệ tuyệt đối. Ví dụ, ở thực vật hạt kín, tiểu bào tử thường tạo ra tiểu giao tử (tinh) và đại bào tử tạo ra đại giao tử (noãn). Tuy nhiên, một số loài dương xỉ chỉ có một loại bào tử nhưng có nhiều loại thể giao tử. Ví dụ, loài "Ceratopteris thalictroides" có một loại bào tử duy nhất có mang nhiều kích thước khác nhau, thay đổi liên tục. Những bào tử nhỏ thường nảy mầm thành thể bào tử mang tính đực. Một chu kì sống phức tạp. Giản đồ bên dưới cho thấy sự luân phiên thế hệ của một loài dị hình, thể bào tử trội, noãn giao, biệt chu (cả về thể bào tử lẫn thể giao tử) và dị bào. Một ví dụ của loài như thế này là cây Liễu. Từ giữa giản đồ, quá trình diễn ra như sau: - Tinh trùng từ túi đực di chuyển đến trứng trong túi cái, hai giao tử này dung hợp tạo thành một hợp tử, hợp tử này là đực hoặc cái. - Hợp tử đực nguyên phân thành tiểu thể bào tử có khả năng tạo tiểu bào tử nang khi trưởng thành. Tiểu bào tử nang sinh ra tiểu bào tử qua hình thức giảm phân. - Ở cây Liễu, như các loài thực vật có hạt khác, hợp tử phát triển thành tiểu thể bào tử phôi bên trong noãn (một đại bào tử nang). Khi trưởng thành, cấu trúc này trở thành hạt của cây, hạt này sau đó được phát tán và nảy mầm thành một cây trưởng thành mới. Cây Liễu đực (tiểu bào tử thể) cho hoa chỉ có nhị, bao phấn ở đầu nhị là tiểu bào tử nang. - Tiểu bào tử nảy mầm tạo thành tiểu giao tử thế; tiểu giao tử thể trưởng thành tạo ra túi đực, tạo ra tinh trùng. - Ở cây Liễu, tiểu giao tử không được giải phóng khỏi bao phấn (tiểu bào tử nang) mà phát triển luôn thành hạt phấn (tiểu giao tử thể). Hạt phấn mới được phát tán (bằng côn trùng hay gió) đến noãn (đại giao tử thể), nơi tinh trùng được tạo ra và di chuyển theo ống phấn vào noãn cầu. - Hợp tử cái nguyên phân thành đại bào tử thể có khả năng tạo tiểu bào tử nang khi trưởng thành. Đại bào tử nang sinh ra tiểu bào tử qua hình thức giảm phân; nhưng thường thì chỉ một trong bốn bào tử lấy phần nhiều tế bào chất, còn ba bào tử kia tiêu biến. - Ở cây liễu, cây cái (đại bào tử thể) tạo hoa chứa lá noãn (lá biến dạng có chức năng giữ đại bào tử nang). - Đại bào tử này mầm tạo ra đại bào tử thể; đại giao tử thể trưởng thành tạo ra túi cái, tạo ra noãn cầu. Trong mỗi noãn cầu là một đại bào tử nguyên phân tạo thành đại bào tử thể. Mỗi túi cái trong đại bào tử thể tạo một noãn. Toàn bộ thế hệ thể giao tử nằm trọn bên trong sự bảo vệ của cơ thể thể bào tử, trừ hạt phấn được phóng thích ra ngoài để phát tán (những hạt phấn, mang danh là thể giao tử nhưng chỉ gồm ba tế bào, nằm trong thành tế bào của tiểu bào tử. Chu kì sống của các nhóm thực vật khác nhau. Sự luân phiên thế hệ diễn ra ở gần như tất cả tảo lục và tảo đỏ đa bào, kể cả tảo nước ngọt như Caldophora hay tảo nước mặn như Ulva. Thường thì các thế hệ đồng hình và sống độc lập. Phức tạp hơn, một số loài tảo đỏ có hệ thống luân phiên ba pha, gồm một pha giao tử thể và hai pha bào tử thể tách biệt. Xem thêm chi tiết ở . Tất cả thực vật trên cạn đều có sự luân phiên thế hệ dị hình, trong đó thể bào tử và thể giao tử có cấu trúc cơ thể khác nhau rõ rệt. - Tất cả loài rêu, bao gồm rêu tản, rêu sừng và rêu thật sự đều có thế hệ thể giao tử trội. Xét một loài rêu đồng chu thể giao tử: túi đực và túi cái phát triển trên cây trưởng thành (thể giao tử); khi có nước, tinh trùng có hai đuôi từ túi đực bơi đến túi cái và bắt đầu thụ tinh, tạo ra một thẻ bào tử lưỡng bội. Bào tử này phát triển ngay bên trong túi cái, cơ thể nó chỉ bao gồm một cuống dài có một nang ở trên, sự giảm phân diễn ra trong nang đó tạo thành bào tử đơn bội. Hầu hết các loài rêu phát tán bào tử nhờ gió, nhưng có loài Splachnum sphaericum thì thụ phấn nhờ côn trùng. Xem thêm chi tiết ở Ngành Rêu tản: Vòng đời, Ngành Rêu sừng: Vòng đời, Ngành Rêu thật sự: Vòng đời. - Ở dương xỉ và các loài liên quan, bao gồm dương xỉ đuôi ngựa và thạch tùng, thể trội là thể bào tử. Bào tử phát triển trong các ổ bào tử nằm dưới các lá lược và được phát tán bằng gió (một số trường hợp bằng nước). Trong điều kiện thích hợp, bào tử sẽ nảy mầm thành một cơ thể gọi là nguyên tản (thể giao tử). Nguyên tản có hình dạng khác cây dương xỉ (thể bào tử), nên ta nói các loài này là loài dị hình. Nguyên tản không sống lâu, nhưng chúng thực hiện sinh sản hữu tính để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử này phát triển ra khỏi nguyên tản để trở thành thể bào tử. Xem thêm chi tiết ở Ngành Dương xỉ: Vòng đời. - Ở thực vật có hạt, thể trội cũng là thể bào tử; nhưng thể giao tử càng thoái hóa hơn về cả kích thước lẫn cấu tạo, nên có sự khác biệt về hình thái rất lớn. Toàn bộ thế hệ thể giao tử, ngoại trừ hạt phấn, đều được chứa bên trong thể bào tử. Vòng đời của một loài hạt kín biệt chu, cây liễu, đã được phân tích ở phần trên. Vòng đời của các loài hạt trần thì cũng tương tự. Nhưng ở thực vật hạt kín có một hiện tượng đặc biệt gọi là "thụ tinh kép". Hai tinh trùng từ hạt phấn (tiểu giao tử thể), thay vì chỉ một tinh trùng, thâm nhập vào túi cái của đại giao tử thể. Một tinh trùng dung hợp với trứng tạo thành hợp tử, một tinh trùng dung hợp với hai nhân của thể giao tử để tạo thành nội nhũ - một cấu trúc có chứng năng dinh dưỡng cho phôi. Xem thêm chi tiết tại Thụ tinh kép. Sự tiến hoá của pha lưỡng bội trội. Người ta cho rằng nền tảng của pha lưỡng bội trội là ở thể lưỡng bội (2n), mỗi gen đều có hai bản sao (alen), nên nếu một trong hai alen là alen xấu, đột biến hay gây hại cho cây, chúng sẽ có thể bị lấn át bởi alen còn lại. Nói cách khác, nếu hệ gen của một trong hai cơ thể cha mẹ có alen xấu, chúng có thể được bù đắp bởi hệ gen của cơ thể cha mẹ còn lại (sự bổ trợ gen). Khi thể lưỡng bội trở thành thể trội, sự bổ trợ gen giúp hệ gen và dung lượng thông tin trong hệ gen tăng kích thước mà không cần cải thiện độ chính xác của sự nhân đôi DNA. Đây là một lợi thế lớn vì nó cho phép nhiều cơ chế thích nghi mới xuất hiện. Tuy nhiên, thuyết này đang bị thách thức khi có nhiều bằng chứng cho thấy chọn lọc tự nhiên có hiệu quả cao hơn ở pha đơn bội, ở cả rêu và thực vật hạt kín. Người ta cho rằng nền tảng của việc thể lưỡng bội trở thành thể trội là vì sự lưỡng bội cho phép alen xấu bị lấn át và không thể hiện ra (sự bổ trợ gen). Vì thế, nếu hệ gen của một trong hai cá thể cha mẹ có alen xấu, những thiếu sót này có thể được bù đắp bởi hệ gen của cơ thể cha mẹ còn lại (cơ thể này cũng có những alen xấu ở những gen khác). Chu trình tương tự ở các nhóm sinh vật khác. Rhizaria. Một số sinh vật thuộc nhóm Rhizaria (không phải thực vật) cũng thực hiện sự luân phiên thế hệ. Hầu hết các loài trùng lỗ trải qua quá trình luân phiên thế hệ dị hình giữa thể hữu tính (gamont đơn bội) và thể vô tính (agamont lưỡng bội). Thể hữu tính đơn bội đơn bào thường có kích thước lớn hơn nhiều thể lưỡng bội. Nấm. Các hệ sợi nấm thường là đơn bội. Khi các hệ sợi nấm thuộc các loại giao cấu khác nhau tiếp hợp, chúng tạo ra hai tế bào đa nhân dạng cầu, nối nhau qua một "cầu giao cấu". Nhân tế bào di chuyển từ sợi nấm này sang sợi nấm kia, tạo thành một tế bào dị hạch (có nhân khác nhau). Quá trình này được gọi là tiếp hợp tế bào chất (hoặc tiếp hợp nguyên sinh chất, plasmogamy). Tiếp đó, chúng sẽ thực hiện tiếp hợp nhân - quá trình thực sự tạo ra tế bào lưỡng bội. Quá trình này có thể bị hoãn lại cho đến khi túi bào tử được phát triển hoàn toàn. Tiếp hợp nhân tạo ra một hợp tử lưỡng bội, cũng là một thể bào tử sắp đi vào giảm phân để hình thành bào tử đơn bội. Khi bào tử này nảy mầm, chúng phát triển thành một hệ sợi nấm. Nấm nhầy. Vòng đời của nấm nhầy cũng không khác nấm nhiều. Bào tử đơn bội nảy mầm tạo thành các bào tử động hoặc các amip nhầy. Chúng thực hiện tiếp hợp nguyên sinh chất, rồi tiếp hợp nhân để tảo thành hợp tử lưỡng bội. Hợp tử này phát triển thành một khối hợp bào, khối hợp bào trưởng thành tạo ra một hay nhiều thể quá (tùy theo loài) chứa các bào tử đơn bội. Động vật. Sự luôn phiên giữa một thế hệ đơn bội và một thệ hệ lưỡng bội chưa bao giờ xuất hiện ở động vật. Một số động vật có sự luân phiên giữa các pha sinh sản vô tính và hữu tính (dị giao), nhưng cả hai pha đều là lưỡng bội. Sự luân phiên này đôi lúc được gọi là "luân phiên thế hệ", nhưng thực chất hai thứ này khác biệt. Ở một số động vật khác, bao gồm ong, kiến và các động vật khác thuộc bộ Cánh màng, con đực là đơn bội và con cái là lưỡng bội, nhưng đây không phải là sự luân phiên thế hệ vì chúng diễn ra cũng lúc ở mọi thế hệ, chứ không phải ở các thế hệ tách biệt. Xem thêm. - Lịch sử tiến hóa của thực vật - Mức bội thể - Chu kỳ sống
Thái Khải Dĩnh Thái Khải Dĩnh (, ; sinh ngày ). Là nữ ca sĩ và diễn viên Hồng Kông, thí sinh top 15 của chương trình tìm kiếm tài năng ca hát "Thanh mộng truyền kỳ" mùa 1 TVB. Hiện tại là diễn viên hợp đồng người quản lý TVB, ca sĩ "Âm nhạc Ái Bạo" trực thuộc Giải trí Tinh Mộng. Kinh nghiệm cá nhân. Năm 2003 - 2019: Cuộc sống thuở nhỏ. Thái Khải Dĩnh lúc nhỏ học và , sau này theo học bằng Cử nhân Nghệ thuật Danh dự (Âm nhạc) về Văn hóa và Nghệ thuật sáng tạo tại . Năm 2019, từng tham gia Cuộc thi ca hát Sinh hoạt hè Thanh thiếu niên khu Đại Bộ 2019 do Hội đồng Phát triển Văn nghệ của Ủy ban Hoạt động Thiếu niên khu Đại Bộ tổ chức, trong vòng loại biểu diễn bài hát "Nói xa là xa" (說散就散) của Trần Vịnh Đồng, cuối cùng đạt hạng nhất trong trận chung kết. Năm 2020 - 2021: Tham gia "Thanh mộng truyền kỳ". Giữa năm 2020, Thái Khải Dĩnh báo danh tham gia chương trình tìm kiếm tài năng ca hát "Thanh mộng truyền kỳ" TVB, thành công vào vòng trong, lấy tên fandom là "Hủ Tiếu" (河粉). Năm 2021, sau khi biểu diễn bài hát "Tư duy khoa học" (心之科學) của Dung Tổ Nhi trong tập 2 của chương trình, cô ấy đã bị loại với số điểm thấp nhất là 4 điểm và dừng chân ở top 15, sau đó cô ấy bắt đầu tham gia các chương trình tổng hợp của TVB. Ngày 12 - 15/8 cùng năm, cô ấy cùng các huấn luyện viên và 14 thí sinh biểu diễn 4 ngày trong concert tốt nghiệp “” tại sân vận động Macpherson Vượng Giác, là concert bán vé công khai đầu tiên mà cô ấy tham gia. Tháng 12 cùng năm, phát sóng phim truyền hình thanh xuân vườn trường "Thanh xuân bản ngã" do các học viên "Thanh mộng truyền kỳ" và "Thịnh · Vũ giả" diễn chính, trong phim này cô ấy diễn vai "Lư Lệ Thắng", đây là bộ phim đầu tiên cô ấy tham gia diễn xuất. Tác phẩm âm nhạc. Thành tích bài hát phái đài. - (*)Đang lên bảng - (-)Chưa thể lên bảng - (×)Không có phát đài
Công nghệ thời trang Công nghệ thời trang là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Đỗ Phú Hải làm đạo diễn. Phim phát sóng vào lúc 18h00 từ Chủ nhật đến thứ 4 hàng tuần bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 năm 2010 và kết thúc vào ngày 30 tháng 3 năm 2011 trên kênh HTV9 Nội dung. Công nghệ thời trang lấy đề tài xã hội thời hiện đại trong bối cảnh một công ty thời trang, may mặc, cụ thể hoàn cảnh kinh doanh "Tổng Công ty May mặc Sài Gòn" với người đứng đầu công ty là Tổng giám đốc Trần Hiền (Đỗ Phú Hải) trong quy chế "phân bổ" hạn ngạch xuất khẩu. Diễn viên. - NSƯT Trương Minh Quốc Thái trong vai "Lê Văn" - Cao Minh Đạt trong vai "Quang Trường" - Đinh Y Nhung trong vai "Hoàng Vy" - Trí Quang trong vai "Phan Nghị" - Lâm Bảo Như trong vai "Mi Khánh" - Hoàng Anh trong vai "Minh Thu" - Quốc Hùng trong vai Thứ trưởng "Nam Hoàng" - Lâm Thùy Linh trong vai "Thu Hường" - Hoàng Phi trong vai "Mạnh Thái" - Linh Phi trong vai "Kim Trân" Cùng một số diễn viên khác... Ca khúc trong phim. - Chốn quay về Sáng tác: Lê Quang Thể hiện: Phương Thanh - Nguyên Thảo - Thiên đường còn xa Sáng tác: Lê Quang Thể hiện: Cam Thơ - Phương Thùy
Tay Phóng Viên Kỳ Quái Tay Phóng Viên Kỳ Quái ( hoặc Borat! Cultural Learnings of America for Make Benefit Glorious Nation of Kazakhstan) là một bộ phim hài của Mỹ-Anh năm 2006 do Dune Entertainment sản xuất và được phân phối bởi 20th Century Fox. Bộ phim do Larry Charles đạo diễn, với sự tham gia của các diễn viên Sacha Baron Cohen, Ken Davitian, Luenell và Pamela Anderson. Diễn viên. - Sacha Baron Cohen vai Borat Sagdiyev - Ken Davitian vai Azamat Bagatov - Luenell vai Luenell the prostitute - Pamela Anderson vai chính cô ấy
USS Kinzer (APD-91) USS "Kinzer" (APD-91) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-232, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Edward Blaine Kinzer (1917-1942), người từng phục vụ cùng Liên đội Tuần tiễu VS-5 trên tàu sân bay , đã tử trận trong Trận chiến biển Coral vào ngày 8 tháng 5, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Đài Loan và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Trung Hoa dân quốc như là chiếc ROCS "Yu Shan" (DE-32) (玉山-Ngọc Sơn) cho đến năm 1996. Con tàu sau đó được dùng trong vai trò kiểm ngư, nhưng không rõ số phận. "Kinzer" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Kinzer" được đặt lườn như là chiếc DE-232 tại Xưởng hải quân Charleston ở Charleston, South Carolina vào ngày 9 tháng 9, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 12, 1943, được đỡ đầu bởi bà Charles E. Kinzer, mẹ của Thiếu úy Kinzer. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-91, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 11, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Richard C. Young. Lịch sử hoạt động. USS "Kinzer". Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Kinzer" khởi hành từ Norfolk, Virginia vào ngày 1 tháng 1, 1945 để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, nó băng qua kênh đào Panama và đi đến San Diego, California, vào ngày 16 tháng 1. Con tàu tiếp tục hành trình khi rời San Francisco, California vào ngày 18 tháng 1 để hướng phía Tây, đi đến Trân Châu Cảng¸ Hawaii vào ngày 29 tháng 1. Sau khi đón lên tàu binh lính thuộc tiểu đoàn trinh sát Thủy quân Lục chiến, "Kinzer" rời Trân Châu Cảng vào ngày 12 tháng 2 để hướng sang khu vực quần đảo Ryūkyū. Đi đến ngoài khơi Okinawa vào ngày 26 tháng 3, nó hộ tống cho các tàu đổ bộ LST cho đổ bộ lực lượng tiền trạm lên Kerama Retto. Vào ban đêm, con tàu cho đổ bộ lực lượng trinh sát Thủy quân Lục chiến lên nhiều đảo nhỏ chung quanh để thu thập thông tin tình báo về địa hình và bố trí phòng thủ của lực lượng đối phương. Phối hợp với tàu vận chuyển cao tốc chị em , "Kinzer" thực hiện nhiệm vụ đầy nguy hiểm này trong khi phải né trách các cuộc tấn công tự sát của máy bay Kamikaze đối phương. Nó tiếp tục hoạt động tại khu vực sau khi cuộc đổ bộ chính lên Okinawa diễn ra vào ngày 1 tháng 4, và kéo dài cho đến ngày 15 tháng 7, khi nó lên đường hộ tống một đoàn tàu vận tải đi sang Guam. Từ đây, nó tháp tùng để bảo vệ cho tàu sân bay hộ tống trong hành trình đi sang Trân Châu Cảng. "Kinzer" tiếp tục hành trình quay trở về vùng bờ Tây, đi đến San Pedro, California vào ngày 9 tháng 8. Sáu ngày sau, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Sau khi hoàn tất việc đại tu, "Kinzer" rời San Pedro vào ngày 6 tháng 9, vận chuyển hành khách đến Trân Châu Cảng, Guam và Ulithi trước khi đi đến Manila, Luzon thuộc quần đảo Philippine vào ngày 13 tháng 10. Nó lên đường vào ngày 23 tháng 10 để đi đến Hải Phòng, Đông Dương thuộc Pháp để vận chuyển binh lính Trung Hoa Dân Quốc đi đến miền Bắc Trung Quốc. Trong giai đoạn từ ngày 7 tháng 11, 1945 đến ngày 22 tháng 4, 1946, nó tham gia điều chuyển lực lượng tại miền Bắc Trung Quốc, từng ghé đến Tần Hoàng Đảo, Thanh Đảo và Đại Cô Khẩu, Trung Quốc; Hồ Lô Đảo tại Mãn Châu; và Jinsen, Triều Tiên. Nó đảm nhiệm vai trò soái hạm cho Tư lệnh Chi hạm đội LST 15. Rời Thanh Đảo vào ngày 25 tháng 4, 1946, "Kinzer" lên đường quay trở về Hoa Kỳ, đi ngang qua Guam và Trân Châu Cảng trước khi về đến San Pedro vào ngày 17 tháng 5. Con tàu được cho xuất biên chế vào ngày 18 tháng 12, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương, neo đậu tại San Diego. Sau đó nó được chuyển đến San Francisco trước khi bị rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 3, 1965. ROCS "Yu Shan" (PF-32). "Kinzer" được chuyển cho Trung Hoa Dân Quốc vào ngày 21 tháng 4, 1965 trong khuôn khổ Chương trình Viện trợ Quân sự. Nó nhập biên chế cùng Hải quân Trung Hoa dân quốc như là tàu frigate ROCS "Yu Shan" (PF-32) (玉山-Ngọc Sơn), và được bổ sung một tháp pháo 5-inch phía đuôi tàu. Vào năm 1983, các cần trục mang xuồng đổ bộ được thay thế bằng một dàn phóng bốn nòng tên lửa đất đối không RIM-72 Sea Chaparral, một phiên bản trên hạm của kiểu tên lửa MIM-72 Chaparral. Con tàu được cho xuất biên chế vào ngày 1 tháng 7, 1996, được chuyển sang vai trò kiểm ngư và vẫn phục vụ trong vai trò này . Phần thưởng. "Kinzer" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS
USS Register (APD-92) USS "Register" (APD-92) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-233, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu tá Hải quân Paul James Register (1899-1941), người từng phục vụ cùng thiết giáp hạm và đã tử trận vào ngày 7 tháng 12, 1941 trong cuộc Tấn công Trân Châu Cảng. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được được chuyển cho Đài Loan năm 1966 và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Trung Hoa dân quốc như là chiếc ROCS "Tai Shan" (DE-38) (泰山-Thái Sơn) cho đến năm 1996. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một dãi san hô nhân tạo. "Register" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. Cái tên "Register" nguyên dự định đặt cho chiếc DE-308, một tàu hộ tống khu trục lớp "Evarts", nhưng sau đổi tên thành , kế hoạch chế tạo cuối cùng bị hủy bỏ. DE-233 được đặt lườn tại Xưởng hải quân Charleston ở Charleston, South Carolinavào ngày 27 tháng 10, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Ethel L. Register, vợ góa của Thiếu tá Register. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-92, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 1, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân James R. Cain, Jr. Lịch sử hoạt động. USS "Register". Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Tây Ấn, "Register" chuẩn bị để được điều sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Nó rời vùng bờ Đông vào ngày 11 tháng 3, 1945 để hướng sang vùng kênh đào Panama, và đi đến San Diego, California vào ngày 26 tháng 3. Nó tiếp tục hành trình đi sang khu vực quần đảo Hawaii, đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 3 tháng 4. Con tàu huấn luyện phối hợp với các Đội phá hoại dưới nước (UDT: Underwater Demolition Team) cho đến khi khởi hành vào ngày 27 tháng 4, cùng khoảng 100 hành khách hướng sang đảo san hô Ulithi. Sau khi đến nơi vào ngày 13 tháng 5, nó hộ tống một đoàn tàu vận tải đi sang Okinawa vào ngày 15 tháng 5 nhằm hỗ trợ cho Chiến dịch Okinawa. Thả neo tại bãi Hagushi, Okinawa vào ngày 19 tháng 5, "Register" lên đường vào ngày hôm sau để đi đến trạm canh phòng Baker-13. Đến 19 giờ 25 phút, một tốp mười máy bay tiêm kích Mistbishi A6M Zero được phát hiện đang tiếp cận từ hướng Tây. Con tàu tăng tốc và lập tức đổi hướng, nhưng đội hình đối phương được tách ra, và bốn máy bay Kamikaze hướng đến chiếc tàu vận chuyển cao tốc, gồm hai chiếc tiếp cận bên mạn phải, một chiếc trước mũi và một chiếc phía đuôi tàu. Hỏa lực phòng không của "Register" đã bắn rơi hai kẻ tấn công, gồm một chiếc bên mạn phải và chiếc áp sát phía đuôi; tuy nhiên chiếc Kamikaze phía mũi tàu đã bổ nhào hướng đến cầu tàu. Bị chệch hướng ở những giây sau cùng, chiếc máy bay tự sát đâm trúng khẩu đội Bofors 40 mm số 3 cạnh cầu tàu, khiến 12 thành viên thủy thủ đoàn của "Register" bị thương trong đó có hạm trưởng, và gây hư hại đáng kể cho lườn tàu. Chiếc máy bay thứ tư, cho dù bị hỏa lực phòng không bắn trúng, đã bay thoát. Được thay phiên vào sáng ngày hôm sau 21 tháng 5, "Register" rút lui về Hagushi để được sửa chữa tạm thời, rồi lên đường đi ngang qua Saipan thuộc quần đảo Mariana để đến Leyte, Philippines, nơi nó được sửa chữa triệt để. Sau khi công việc hoàn tất vào ngày 29 tháng 6, nó hộ tống một đoàn 20 tàu đổ bộ LST hướng sang Okinawa, rồi gia nhập một đoàn chín tàu buôn đi sang Ulithi trước khi quay trở lại Leyte vào ngày 16 tháng 7. Đến cuối tháng 7, nó tháp tùng để bảo vệ cho hai tàu sân bay hộ tống đi sang Ulithi, và trên đường quay trở về Leyte đã tham gia vào việc tìm kiếm những người sống sót từ tàu tuần dương hạng nặng , vốn bị đắm do trúng ngư lôi từ tàu ngầm đối phương. Nó vớt được 12 người sống sót và đưa họ đến một bệnh viện tại Peleliu vào ngày 4 tháng 8, trước khi quay trở lại tiếp tục việc tìm kiếm; tuy nhiên nó chỉ tìm thấy những bè cứu sinh trống rỗng. Khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, "Register" đang ở lại Leyte. Nó hộ tống Đội đặc nhiệm 95.7 bao gồm các thiết giáp hạm và tàu tuần dương đi sang Okinawa từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 8, rồi quay trở lại Philippines trong tháng 9. Sang tháng 10, nó hộ tống các tàu vận tải vận chuyển lực lượng chiếm đóng đi sang Nhật Bản, và sau đó phục vụ như tàu kiểm soát cảng tại Wakayama. Đến cuối tháng 10, nó chuyển đến Nagoya và đón lên tàu nhân sự thuộc Lục quân và Hải quân để vận chuyển về Hoa Kỳ. Sau chặng dừng tại Trân Châu Cảng vào ngày 15 tháng 11, nó tiếp tục hành trình đi về vùng bờ Tây, rồi băng qua kênh đào Panama và về đến Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 11 tháng 12, nơi con tàu được chuẩn bị để ngừng hoạt động. Rời Philadelphia vào tháng 1, 1946, "Register" đi đến Green Cove Springs, Florida vào ngày 18 tháng 1, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 31 tháng 3, 1946 và đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Con tàu sau đó được kéo đến Orange, Texas, nhưng tiếp tục bị bỏ không trong thành phần dự bị, cho đến khi được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 9, 1966. ROCS "Tai Shan" (PF-38). Vào ngày 22 tháng 10, 1966, "Register" được chuyển giao cho Trung Hoa Dân Quốc và phục vụ cùng Hải quân Trung Hoa Dân Quốc như là tàu frigate ROCS "Tai Shan" (DE-38) (泰山-Thái Sơn). Đài Loan chính thức sở hữu con tàu vào ngày 21 tháng 1, 1967, và nó được nâng cấp với một dàn bốn ống phóng tên lửa đất đối không RIM-72C Sea Chaparral, phiên bản trên hạm của kiểu tên lửa MIM-72 Chaparral. Ký hiệu lườn của nó lần lượt thay đổi thành PF-38, rồi PF-878 và PF-838 cho đến khi con tàu bị đánh chìm như một dải san hô nhân tạo vào ngày 1 tháng 10, 1996. Phần thưởng. "Register" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS Register (APD-92)
USS Brock (APD-93) USS "Brock" (APD-93) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-234, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân John Wiley Brock(1914-1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Ném ngư lôi VT-6 trên tàu sân bay , đã tử trận trong trận Midway vào ngày 4 tháng 6, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1947, rồi được chuyển cho Colombia vào năm 1962 để sử dụng như trạm phá điện nổi. Số phận của con tàu cuối cùng không rõ. "Brock" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Brock" được đặt lườn như là chiếc DE-234 tại Xưởng hải quân Charleston ở Charleston, South Carolina vào ngày 27 tháng 10, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà James W. Brock, mẹ của Thiếu úy Brock. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-93, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 2, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Harrison H. Holton. Lịch sử hoạt động. Thế Chiến II. Sau khi hoàn tất việc trang bị, "Brock" rời Xưởng hải quân Charleston vào ngày 2 tháng 3, 1945, đi đến vịnh Guantánamo, Cuba vào ngày 4 tháng 3 để tiến hành việc chạy thử máy huấn luyện cho đến ngày 19 tháng 3. Quay trở lại Hampton Roads, Virginia, nó được sửa chữa sau chạy thử máy tại Xưởng hải quân Norfolk ở Portsmouth, Virginia. Đón lên tàu hành khách tại Norfolk, Virginia vào ngày 8 tháng 4, con tàu khởi hành hướng sang vùng kênh đào Panama trong thành phần hộ tống cho các tàu chở hàng tấn công và đi sang khu vực Thái Bình Dương. Băng qua kênh đào vào ngày 14 tháng 4, "Brock" tiếp tục hành trình vào ngày hôm sau để hướng đến California, đi đến San Diego, California vào ngày 23 tháng 4. Nó chỉ ở lại cảng 18 giờ để đón nhận hành khách là nhân sự Thủy quân Lục chiến thay phiên trước khi lên đường hướng sang vùng biển Hawaii. Sau khi đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 2 tháng 5, con tàu thực hành huấn luyện đổ bộ cùng một đội phá hoại dưới nước (UDT: Underwater Demolition Team) được tăng cường. Khởi hành vào ngày 12 tháng 5, "Brock" cùng với tàu vận chuyển cao tốc cùng các tàu vận tải tấn công và hướng sang quần đảo Marshall, đi đến Eniwetok vào ngày 21 tháng 5. Nó lên đường ngay ngày hôm sau để đi đến đảo san hô Ulithi thuộc khu vực Tây quần đảo Caroline, đến nơi vào ngày 24 tháng 5. Khởi hành vào ngày 31 tháng 5 để hướng sang Philippines, "Brock" đi đến vịnh San Pedro, Leyte vào ngày 3 tháng 6. Nó ở lại đây trong bốn ngày trước khi gia nhập cùng "Kane" vào ngày 7 tháng 6 để hộ tống một đoàn tàu vận tải hướng sang quần đảo Ryūkyū. Sau khi đi đến Kerama Retto vào ngày 12 tháng 6, con tàu làm nhiệm vụ tại một trạm canh phòng về phía Đông Nam bờ biển Okinawa, vào giai đoạn Chiến dịch Okinawa sắp kết thúc. Nó hoạt động tại khu vực này cho đến ngày 19 tháng 6, khi nó chuyển đến một trạm canh phòng tại vùng biển giữa Ie Shima và Okinawa. Vào chiều tối ngày 23 tháng 6, con tàu được phái đi đến một vị trí cách để làm nhiệm vụ tìm kiếm-giải cứu. Máy bay của Trung úy phi công Thủy quân Lục chiến Gustave T. Broberg bị buộc phải hạ cánh trên biển khi quay trở về sau một phi vụ tại Đài Loan, và anh được vớt lên sau hai giờ trên mặt biển. Đang khi tuần tra chống tàu ngầm tại trạm E-23, khoảng về phía Đông Bắc Ie Shima vào ngày 26 tháng 6, radar của "Brock" dò được một mục tiêu trên không lúc 01 giờ 13 phút ở khoảng cách và đang tiến đến gần. Con tàu giảm tốc độ còn và đổi hướng để tránh bộc lộ hình dạng dưới ánh trăng. Khi chiếc máy bay Kamikaze còn cách con tàu khoảng , viên phi công bất chợt phát hiện chiếc tàu vận chuyển cao tốc và ngoặc gấp để bổ nhào tấn công. Các khẩu pháo phòng không 40-mm và 20-mm của con tàu đồng loạt khai hỏa vào đối thủ, được nhận diện là một máy bay tiêm kích một động cơ Mitsubishi J2M. Đối phương bay song song cùng con tàu trước khi quay lại từ hướng mũi tàu, nhưng bị bắn trúng, mất kiểm soát và rơi cách con tàu khoảng . Vào ngày 1 tháng 7, "Brock" rời Okinawa để cùng các tàu vận chuyển cao tốc , và cùng hai tàu săn ngầm và hướng sang Philippines. Đi đến vịnh San Pedro vào ngày 6 tháng 7, nó trình diện để phục vụ cùng Tư lệnh Tiền phương biển Philippine, làm nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm và hộ tống vận tải tại chỗ cho đến khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Sau chiến tranh. Lên đường đi Hollandia, New Guinea vào ngày 20 tháng 8, "Brock" đi đến vịnh Humboldt vào ngày 23 tháng 8. Nó khởi hành vào ngày 27 tháng 8 cho chặng quay trở lại Philippines, đi đến Leyte vào ngày 31 tháng 8. Con tàu lại lên đường đi Luzon vào ngày 1 tháng 9, đi đến Manila hai ngày sau đó. Nó lại cùng tàu hộ tống khu trục khởi hành vào ngày 7 tháng 9 để hướng sang Nhật Bản hộ tống cho một đoàn tàu bao gồm 22 tàu vận chuyển tấn công; họ vận chuyển binh lính thuộc Tập đoàn quân 8 đi làm nhiệm vụ chiếm đóng tại Nhật Bản. Đi đến vịnh Tokyo vào ngày 13 tháng 9, "Brock" ở lại vùng biển Nhật Bản cho đến ngày 23 tháng 9, khi nó lên đường hộ tống một đoàn tàu vận tải quay trở về Leyte. Trên đường đi nó phát hiện và phá hủy một quả thủy lôi trôi nổi ngay trước mũi đoàn tàu. Về đến vịnh San Pedro, Leyte vào ngày 4 tháng 10, nó đi vào một ụ nổi sáu ngày sau đó để sửa chữa. Sau khi hoàn tất nó khởi hành vào ngày 16 tháng 10, vận chuyển hành khách đi sang vịnh Tokyo, đến nơi vào ngày 27 tháng 10. Con tàu làm nhiệm vụ tại vùng biển nội địa Seto cho đến khi rời Honshu vào ngày 7 tháng 11 và đi đến Hiro Wan hai ngày sau đó. Nó thay phiên cho tàu khu trục làm nhiệm vụ tàu kiểm soát cảng ở lối ra vào eo biển Bungo từ ngày 11 tháng 11, và phục vụ trong vai trò này cũng như tuần tra trong biển nội địa Seto cho đến ngày 15 tháng 12. Cùng với tàu chị em , "Brock" lên đường quay trở về Hoa Kỳ, và sau các chặng dừng tại Nagoya, Eniwetok, Trân Châu Cảng và San Diego, California, nó về đến San Pedro, California vào ngày 10 tháng 1. Con tàu được sửa chữa trước khi tiếp tục hành trình vào ngày 15 tháng 2, 1946 để đi sang vùng bờ Đông, băng qua kênh đào Panama vào ngày 24 tháng 2, và trình diện để phục vụ cùng Tư lệnh Lực lượng Đổ bộ Hạm đội Đại Tây Dương vào ngày 26 tháng 2. Nó đi đến Boston, Massachusetts vào ngày 5 tháng 3 để được đại tu nhằm chuẩn bị ngừng hoạt động, rồi lên đường vào ngày 11 tháng 4, đi đến Green Cove Springs, Florida hai ngày sau đó, nơi nó được đưa về Đội Florida trực thuộc Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. "Brock" được cho xuất biên chế vào ngày 5 tháng 5, 1947 và tiếp tục neo đậu tại Green Cove Springs trong suốt 13 năm tiếp theo. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6, 1960, và con tàu được chuyển cho Colombia vào tháng 1, 1962 để sử dụng như một trạm phát điện nổi. Số phận sau cùng của con tàu không rõ. Phần thưởng. "Brock" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-234 / APD-93 Brock
USS John Q. Roberts (APD-94) USS "John Q. Roberts" (APD-94) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-235, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân John Quincy Roberts (1914-1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Tuần tiễu VS-6 trên tàu sân bay , đã mất tích trong chiến đấu trong Trận Midway vào ngày 5 tháng 6, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1960. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "John Q. Roberts" được đặt lườn như là chiếc DE-235 tại Xưởng hải quân Charleston ở Charleston, South Carolina vào ngày 15 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 11 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Deany Roberts Garner, mẹ của Thiếu úy Garner. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 6, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-94, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 3, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân R. N. Bavier, Jr. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực biển Caribe, "John Q. Roberts" tiếp tục thực hành huấn luyện đổ bộ ngoài khơi Hampton Roads, Virginia trong tháng 4, 1945. Chuẩn bị để được điều sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, nó khởi hành từ Norfolk, Virginia vào ngày 7 tháng 5, và đi đến Trân Châu Cảng, Hawaii vào ngày 31 tháng 5. Con tàu huấn luyện phối hợp với các Đội phá hoại dưới nước (UDT: Underwater Demolition Team) cho đến khi khởi hành vào ngày 13 tháng 6 để hướng sang vịnh Leyte, Philippines. Trong những tuần lễ tiếp theo, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải và tham gia các cuộc thực tập đổ bộ tại khu vực quần đảo Philippine nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Olympic, kế hoạch đổ bộ lên đảo Kyūshū. Tuy nhiên, Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Khởi hành từ vịnh Leyte vào ngày 20 tháng 8, "John Q. Roberts" hộ tống một đoàn tàu vận tải đi sang Okinawa. Từ đây nó tham gia hộ tống các đoàn tàu đi lại giữa Okinawa và Nhật Bản, và đang có mặt tại Yokosuka khi buổi lễ ký kết văn kiện đầu hàng diễn ra trong vịnh Tokyo vào ngày 2 tháng 9. Con tàu tiếp tục làm nhiệm vụ vận chuyển binh lính và viên chức làm nhiệm vụ chiếm đóng cho đến ngày 17 tháng 12, khi nó đón lên tàu hành khách tại Nagoya cho chuyến đi quay trở về Hoa Kỳ. Sau hành trình đi ngang qua Eniwetok và Trân Châu Cảng, nó về đến San Pedro, California vào ngày 6 tháng 1, 1946. Rời San Pedro vào ngày 25 tháng 1, "John Q. Roberts" chuyển sang vùng bờ Đông, về đến Norfolk, rồi tiếp tục đi đến Green Cove Springs, Florida vào ngày 17 tháng 3. Nó được cho xuất biên chế vào ngày 30 tháng 5, 1946 và được đưa về Đội Florida trực thuộc Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6, 1960, và con tàu bị bán vào ngày 16 tháng 12, 1960 hoặc 29 tháng 12, 1960 cho hãng B. F. Diamond Construction Company, Inc. tại Savannah, Georgia để tháo dỡ. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-235 / APD-94 John Q. Roberts
Nguyễn Văn Tuấn (định hướng) Nguyễn Văn Tuấn có thể là: - Nguyễn Văn Tuấn (giáo sư) là một nhà khoa học y khoa chuyên về dịch tễ học và di truyền loãng xương người Việt Nam - Nguyễn Văn Tuấn (sinh 1954), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2009-2014)
Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia là lãnh thổ được sáp nhập một phần của Đức Quốc xã được thành lập vào ngày 16 tháng 3 năm 1939 sau khi Đức chiếm đóng các vùng đất của Séc vào ngày 15 tháng 3 năm 1939. Trước đó, sau Hiệp định Munich tháng 9 năm 1938, Đức đã hợp nhất lãnh thổ Sudetenland của Séc thành Reichskommissariat, sau đó trở thành Reichsgau cùng với việc thành lập vùng bảo hộ Bohemia và Moravia vào tháng 3 năm 1939.
Dwango (công ty) Lịch sử. Vào tháng 11 năm 2013, Nintendo đã mua 612.200 hoặc 1,5% cổ phần của công ty theo yêu cầu của Nobuo Kawakami. Vào ngày 14 tháng 5 năm 2014, đã có thông báo rằng Tổng công ty Dwango và Kadokawa sẽ hợp nhất vào ngày 1 tháng 10 năm 2014 và thành lập công ty mẹ mới là Tổng công ty Kadokawa Dwango. Cả Kadokawa và Dwango đều trở thành công ty con của công ty mới. Vào tháng 2 năm 2019, Kadokawa Dwango thông báo rằng Dwango sẽ thôi là công ty con của họ để trở thành công ty con trực tiếp của Tổng công ty Kadokawa trong quá trình tổ chức lại công ty. Vào tháng 7 năm 2019, Mages đã được mua lại bởi Giám đốc điều hành studio ý tưởng Chiyomaru Studio và không còn là công ty con của Dwango và một phần của Tập đoàn Kadokawa. Liên kết ngoài. Trang web chính thức (bằng tiếng Nhật)
Bế Văn Cắm Bế Văn Cắm (1945-1968) Đâu năm 1967,quân viễn Mỹ mở cuộc hành quân Gian-sơn Xi-ti huy động lực lượng trang bị vũ khí hiện đại,có cả không quân pháo binh tham chiến nhằm tiêu diệt quân chủ lực quân giải phóng và cơ quan đầu não của ta ở miền nam.Cuộc chiến đấu chống kẻ thù trở lên cam go,quyết liệt hơn.Từ tháng 7 năm 1967-1/1968 anh hùng Bế văn cắm tham gia 6 trận đánh ác liệt trận nào cũng lập công xuất sắc Tham khảo. - Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Cắm
Cá nóc đầu thỏ mắt tròn
Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2014 (Kết quả các chặng đua) Chặng 1. - Ngày 19 tháng 4 năm 2014 — 10 vòng quanh đại lộ Phạm Văn Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Chặng đua thứ nhất sẽ xuất phát tại khu vực lễ đài phía trước Cầu đi bộ (ngay trước số nhà 295 theo hướng từ giao lộ Kha Vạn Cân đi Phan Văn Trị) - đi dọc theo đường Phạm Văn Đồng - quay đầu tại giao lộ Phan Văn Trị - tiếp tục đi dọc đường Phạm Văn Đồng theo hướng về giao lộ Kha Vạn Cân - quay đầu tại giao lộ Kha Vạn Cân. Đua 10 vòng và về đích tại khu vực lễ đài phía trước cầu đi bộ (trước số nhà 295) Kết quả đồng đội chặng 1 Kết quả sau chặng 1 Cá nhân Áo xanh sau chặng 1 Áo trắng sau chặng 1 Kết quả đồng đội sau chặng 1 Chặng 2. - Ngày 20 tháng 4 năm 2014 — Thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu, Chặng đua thứ 2 xuất phát vào lúc 8 giờ tại khu vực Tượng đài Bác Hồ qua đường Pasteur – rẽ phải vào đường Lê Duẩn – rẽ trái vào đường Đinh Tiên Hoàng – rẽ phải ra đường Điện Biên Phủ - qua cầu Sài Gòn – qua cầu Rạch Chiếc (mới) – qua cầu Đồng Nai – (km28) đến khu vực ngã tư Vũng Tàu rẽ phải theo quốc lộ 51 – (km91) đến ngã 3 Long Hương, đi đường bên trái vào thành phố bà Rịa – đi theo đường Cách Mạng Tháng Tám, qua vòng xuay, tiếp tục đi đường Cách Mạng Tháng Tám – (km94) rẽ phải vào đường Phạm Văn Đồng – rẽ phải vào đường Trường Chinh – (km95,5) ôm vòng xoay vào lại Quốc lộ 51 đi về hướng Vũng Tàu - (km100) đến khu vực ngã ba vào Thành phố Vũng Tàu rẽ phải theo đường 30/4 – rẽ phải vào đường Nguyễn An Ninh – vào đường Trần Phú – đi dọc biển theo tuyến đường Hạ Long – vào đường Thùy Vân – về đích trước khu du lịch Biển Đông (Cổng số 4 của khu du lịch Biển Đông – trước nhà hàng Con Sò Vàng) Chặng 3. - Ngày 21 tháng 4 năm 2014 — Vũng Tàu đến Phan Thiết, Chặng đua thứ ba xuất phát vào lúc 8 giờ tại khu du lịch Biển Đông đi theo đường Lê Hồng Phong đến khu vực Đài Liệt sĩ – rẽ vào đường 3/2 – đi khoảng hơn 10km đến bùng binh Phước Tỉnh rẽ phải để đi theo hướng Phước Tỉnh – (km17) qua cầu Cửa Lấp vào khu vực huyện Long Điền – đến khu vực vòng xoay đi thẳng (xéo hướng bên trái) – (km20) đến khu vực vòng xoay lớn tại ấp Lò Vôi, huyện Long Hải rẽ phải – (km32) vào thị trấn Phước Hải – qua cầu Sa và huyện Lộc An – qua cầu sông Ray – (km68) đi qua xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc– (km83) qua cầu Dư Đế thuộc địa phận xã Tân Thắng, tỉnh Bình Thuận – (km102) đến vòng xoay lớn rẽ trái vào đường Thống Nhất thuộc thị xã La Gi – (km120) đến ngã ba Hàm Tân rẽ ra quốc lộ 1A – vào thành phố Phan Thiết và về đích tại khu vực phía trước nhà sách Nguyễn Văn Cừ trên đường Trần Hưng Đạo + Chú ý: Qua khỏi thị trấn Phước Hải có một đoạn đường xấu dài khoảng 300m + Chú ý: Khu vực phía trước UBND huyện Hàm Thuận Nam có 1 đoạn đường xấu Đồng đội Kết quả sau 3 chặng Cá nhân Áo xanh Áo trắng Đồng đội Chặng 4. - Ngày 22 tháng 4 năm 2014 — Phan Thiết đến Phan Rang - Tháp Chàm, Xuất phát vào lúc 8 giờ tại Trung tâm TDTT theo Đại lộ Nguyễn Tất Thành – rẽ phải vào đường Tôn Đức Thắng – đến ngã 4 rẽ phải vào đường Thủ Khoa Huân – qua đường Nguyễn Thông – (km4,7) qua trạm thu phí, tiếp tục đi theo đường Nguyễn Thông – (km7,1) tới vòng xoay lớn, đi đường bên trái, vào đường 706 – (km23,5) đến vòng xoay, đi thẳng qua khu vực đồi cát bay – đi theo đường ven biển – (km28,8) đến ngã 3, đi đường bên trái – (km41,2) đến ngã 4 quẹo trái, cua gắt – (km44,7) đến khu vực Bàu Trắng, đường cong, cua rất gắt qua trái – (km61) đến ngã 3 Lương Sơn, rẽ phải ra Quốc lộ 1A – (km105,8) đến vòng xoay lớn, đi thẳng, qua cầu Đại Hòa – (km158) đến ngã ba Long Bình rẽ vào đường Thống Nhất – (km162) rẽ phải vào đường 16/04 và về đích tại phía trước UBND tỉnh Ninh Thuận Kết quả chặng 4. Cá nhân Xem thêm. Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2014
Nhật thực 6 tháng 1, 2019 Nhật thực ngày 6 tháng 1 năm 2019 là nhật thực một phần có thể nhìn thấy ở Đông Á và Bắc Thái Bình Dương. Khả năng hiển thị. Pha cực đại (71%) của nhật thực một phần được ghi lại ở Cộng hòa Sakha (Nga). Nhật thực được quan sát ở Nhật Bản, Viễn Đông Nga, Triều Tiên và Hàn Quốc, Đông Trung Quốc, Đông Mông Cổ và Tây Bắc Alaska. Liên kết ngoài. - Bản đồ
Nhật thực 20 tháng 5, 2012 Nhật thực ngày 20 tháng 5 năm 2012 (ngày 21 tháng 5 năm 2012 theo giờ địa phương ở Đông Bán cầu) là hiện tượng nhật thực hình khuyên có thể nhìn thấy trong một dải trải dài qua Đông Á, Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Là nhật thực một phần, nó có thể nhìn thấy từ phía Bắc Greenland đến Hawaii, và từ phía Đông Indonesia khi mặt trời mọc đến Tây Bắc Mexico vào lúc hoàng hôn. Đường kính biểu kiến ​​của mặt trăng nhỏ hơn vì nguyệt thực xảy ra chỉ 32 giờ rưỡi sau khi nhật thực. Nhật thực là một hiện tượng thiên văn xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, do đó che khuất hoàn toàn hoặc một phần hình ảnh của Mặt Trời đối với người xem trên Trái Đất. Nhật thực hình khuyên xảy ra khi đường kính biểu kiến ​​của Mặt Trăng nhỏ hơn Mặt Trời, chặn hầu hết ánh sáng của Mặt Trời và khiến Mặt Trời trông giống như một vành khuyên. Nhật thực hình khuyên xuất hiện dưới dạng nguyệt thực một phần trên một vùng của Trái Đất rộng hàng nghìn km. Nhật thực hình khuyên lần đầu tiên có thể nhìn thấy từ vùng tiếp giáp của Hoa Kỳ kể từ nhật thực ngày 10 tháng 5 năm 1994 (Saros 128) và là lần đầu tiên ở châu Á kể từ nhật thực ngày 15 tháng 1 năm 2010 (Saros 141). Đường đi của nhật thực bao gồm các khu vực đông dân cư ở Trung Quốc và Nhật Bản, và ước tính khoảng 100 triệu người ở những khu vực đó có khả năng xem nhật thực hình khuyên. Ở miền Tây Hoa Kỳ gồm 8 tiểu bang và ước tính có khoảng 6 triệu người có khả năng chứng kiến. Đó là lần nguyệt thực thứ 58 của chu kỳ Saros thứ 128, bắt đầu bằng nguyệt thực một phần vào ngày 29 tháng 8 năm 984 sau Công nguyên và sẽ kết thúc bằng nguyệt thực một phần vào ngày 1 tháng 11 năm 2282. Đường đi của nhật thực. Antumbra có cường độ 0,94, trải dài 236 km (147 mi) và di chuyển theo hướng Đông với tốc độ trung bình 1,00 km (0,62 mi) mỗi giây, ở lại phía Bắc của đường xích đạo trong suốt sự kiện. Thời gian tồn tại lâu nhất là 5 phút 43 giây, xảy ra ngay phía Nam quần đảo Aleutian. Nhật thực bắt đầu vào Thứ Hai và kết thúc vào Chủ Nhật trước đó, khi nó vượt qua Đường đổi ngày quốc tế. Châu Á. Nhật thực hình khuyên bắt đầu trên tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc lúc mặt trời mọc, lúc 6:06 sáng theo Giờ Chuẩn Trung Quốc. Di chuyển theo hướng Đông Bắc, cực quang của nhật thực tiếp cận và đi qua các thành phố Ma Cao, Hồng Kông, Quảng Châu và Hạ Môn, đến Đài Bắc lúc 6:10 sáng theo giờ NST. Sau khi qua Biển Hoa Đông, nó đi qua phần lớn phía Đông Nhật Bản, bao gồm cả Osaka và Tokyo lần lượt vào lúc 7:28 sáng và 7:32 sáng theo giờ JST, trước khi đi vào Thái Bình Dương. Penumbra có thể nhìn thấy khắp Đông Á và các đảo khác nhau ở Thái Bình Dương cho đến trưa. Đường đi của Antumbra qua các khu vực đông dân cư cho phép ít nhất khoảng 100 triệu người ước tính có thể xem. Vì nguyệt thực diễn ra trong mùa gió mùa hè ở Đông Nam Á, điều kiện xem không lý tưởng ở một số khu vực, bao gồm cả Hồng Kông. Bắc Mỹ. Sau khi di chuyển khoảng 4.000 dặm (6.500 km) qua Thái Bình Dương, sau đó tới Bắc Mỹ giữa các đường bờ biển của Oregon và California, đến thành phố ven biển Eureka, California lúc 6:25 chiều theo giờ PDT. Sau khi đi qua Medford, Oregon và Redding, California, nó đến Reno, Nevada lúc 6:28 chiều theo giờ PDT. Nhật thực tiếp tục di chuyển về phía Đông Nam, đi qua 30 dặm (48 km) về phía Bắc của Las Vegas, Nevada, qua St. George, Utah và đến Grand Canyon vào khoảng 6:33 chiều theo giờ MST. Sau khi vượt qua Albuquerque, New Mexico và Lubbock, Texas, nhật thực kết thúc ở phía trên trung tâm Texas vào lúc hoàng hôn, 8:38 tối theo giờ CST. Penumbra có thể nhìn thấy ở hầu hết Bắc Mỹ, bao gồm cả các đảo Hawaii.
Indonesia xâm lược Đông Timor Cuộc xâm lược của Indonesia vào Đông Timor, ở Indonesia được gọi là Chiến dịch Hoa Sen (; tiếng Anh: "Operation Lotus"), bắt đầu vào ngày 7 tháng Mười Hai năm 1975 khi quân đội Indonesia (ABRI/TNI) xâm lược Đông Timor và viện dẫn lý do là chống chủ nghĩa thực dân và chống cộng sản để lật đổ chế độ Fretilin (Mặt trận Cách mạng cho một Đông Timor Độc lập) xuất hiện vào năm 1974. Việc lật đổ chính phủ của quần chúng (và do Fretilin lãnh đạo trong một khoảng thời gian ngắn) đã gây ra một cuộc chiếm đóng bạo lực kéo dài suốt một phần tư thế kỷ, trong đó ước tính có khoảng 100.000–180.000 binh lính và dân thường đã bị giết chết hoặc chết đói. Ủy ban Tiếp nhận, Sự thật và Hòa giải ở Đông Timor đã ghi nhận ước tính tối thiểu 102.000 ca tử vong liên quan đến xung đột ở Đông Timor trong toàn bộ giai đoạn 1974 đến 1999, bao gồm 18.600 vụ giết người bạo lực và 84.200 ca tử vong vì bệnh tật và đói khát; Lực lượng Indonesia và các lực lượng phụ trợ của họ tổng cộng lại đã gây ra 70% số vụ giết người. Trong những tháng đầu tiên của cuộc chiếm đóng, quân đội Indonesia đã phải đối mặt với sự kháng cự nặng nề của quân nổi dậy ở vùng nội địa miền núi của hòn đảo, nhưng từ năm 1977 đến năm 1978, quân đội đã mua sắm vũ khí tiên tiến mới từ Hoa Kỳ và các nước khác, để phá hủy khuôn khổ hoạt động của Fretilin. Hai thập kỷ cuối của thế kỷ chứng kiến những cuộc đụng độ liên tục giữa các nhóm người Indonesia và Đông Timor về địa vị của Đông Timor, cho đến năm 1999, khi đa số người Đông Timor bỏ phiếu áp đảo cho nền độc lập (lựa chọn khác là "quyền tự trị đặc biệt" trong khi vẫn một phần của Indonesia). Sau hơn hai năm rưỡi chuyển đổi dưới sự bảo trợ của ba phái bộ Liên Hợp Quốc khác nhau, Đông Timor đã giành được độc lập vào ngày 20 tháng Năm năm 2002. Bối cảnh. Đông Timor khác biệt về lãnh thổ so với phần còn lại của Timor và quần đảo Indonesia nói chung, vì là thuộc địa của người Bồ Đào Nha, thay vì của Hà Lan; một hiệp định phân chia hòn đảo giữa hai cường quốc được ký kết vào năm 1915. Chế độ thuộc địa đã được thay thế bởi người Nhật trong Thế chiến thứ hai; sự chiếm đóng của họ đã tạo ra một phong trào kháng chiến dẫn đến cái chết của 60.000 người, chiếm 13% dân số vào thời điểm đó. Sau chiến tranh, Đông Ấn Hà Lan bảo đảm nền độc lập của mình với tư cách là Cộng hòa Indonesia và, trong khi đó, người Bồ Đào Nha tái thiết lập quyền kiểm soát đối với Đông Timor. Bồ Đào Nha rút lui và nội chiến. Theo Hiến pháp trước năm 1974 của Bồ Đào Nha, Đông Timor, trước đó được gọi là Timor thuộc Bồ Đào Nha, là một "tỉnh hải ngoại", giống như bất kỳ tỉnh nào bên ngoài lục địa Bồ Đào Nha. "Các tỉnh hải ngoại" cũng bao gồm Angola, Cape Verde, Guinea thuộc Bồ Đào Nha, Mozambique, São Tomé và Príncipe ở Châu Phi; Ma Cao ở Trung Quốc; và đã bao gồm các lãnh thổ của Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha cho đến năm 1961, khi Ấn Độ xâm lược và sáp nhập lãnh thổ. Vào tháng Tư năm 1974, Movimento das Forças Armadas thuộc cánh tả (Phong trào Lực lượng Vũ trang, MFA) trong quân đội Bồ Đào Nha đã tiến hành một cuộc đảo chính chống lại chính phủ độc tài Estado Novo của cánh hữu ở Lisbon (cái gọi là "Cách mạng Hoa cẩm chướng"), và công bố ý định nhanh chóng rút khỏi các thuộc địa của Bồ Đào Nha (bao gồm Angola, Mozambique và Guinea, nơi các phong trào du kích ủng hộ độc lập đã hoạt động từ những năm 1960). Không giống như các thuộc địa châu Phi, Đông Timor không trải qua một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Các đảng chính trị bản địa nhanh chóng mọc lên ở Timor: Liên minh Dân chủ Timor ("União Democrática Timorense", UDT) là hiệp hội chính trị đầu tiên được công bố sau Cách mạng Hoa cẩm chướng. UDT ban đầu bao gồm các nhà lãnh đạo hành chính cấp cao và chủ sở hữu đồn điền, cũng như các thủ lĩnh bộ lạc bản địa. Những nhà lãnh đạo này có nguồn gốc bảo thủ và tỏ ra trung thành với Bồ Đào Nha, nhưng không bao giờ chủ trương hội nhập với Indonesia. Trong khi đó, Fretilin (Mặt trận Cách mạng cho một Đông Timor Độc lập) bao gồm các quan chức hành chính, giáo viên và "những thành viên mới được tuyển dụng của giới tinh hoa đô thị." Fretilin nhanh chóng trở nên phổ biến hơn UDT do một loạt các chương trình xã hội nó giới thiệu đến cộng đồng. UDT và Fretilin thành lập liên minh vào tháng Một năm 1975 với mục tiêu chung là quyền tự quyết. Liên minh này đại diện cho hầu hết thành phần có học và đại đa số dân số. Hiệp hội Dân chủ Quần chúng Timor (; APODETI), một đảng nhỏ thứ ba, cũng đã mọc lên, và mục tiêu của họ là hội nhập với Indonesia. Đảng này hấp dẫn được ít người. Đến tháng Tư năm 1975, xung đột nội bộ chia rẽ ban lãnh đạo của UDT, với Lopes da Cruz dẫn đầu một phe muốn từ bỏ Fretilin. Lopes da Cruz lo ngại rằng cánh cấp tiến của Fretilin sẽ biến Đông Timor thành một mặt trận cộng sản. Fretilin gọi cáo buộc này là một âm mưu của Indonesia, vì phe cấp tiến không có đủ người ủng hộ để thực sự có quyền lực. Vào ngày 11 tháng Tám, Fretilin nhận được một lá thư từ các nhà lãnh đạo UDT về việc chấm dứt liên minh. Cuộc đảo chính UDT là một "chiến dịch nhanh gọn", trong đó một cuộc phô trương lực lượng trên đường phố, sau đó là việc tiếp quản các cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như đài phát thanh, hệ thống liên lạc quốc tế, sân bay và đồn cảnh sát. Trong cuộc nội chiến kéo theo, các nhà lãnh đạo của mỗi bên "mất kiểm soát hành động của những người ủng hộ họ", và trong khi các nhà lãnh đạo của cả UDT và Fretilin đều hành xử một cách kiềm chế, những người ủng hộ không kiểm soát được đã gây ra nhiều cuộc thanh trừng và giết người đẫm máu khác nhau. Các nhà lãnh đạo UDT đã bắt giữ hơn 80 thành viên Fretilin, bao gồm cả nhà lãnh đạo trong tương lai, Xanana Gusmão. Các thành viên UDT đã giết hàng chục thành viên Fretilin ở bốn địa điểm. Các nạn nhân bao gồm một thành viên sáng lập của Fretilin, và anh trai của phó chủ tịch của Fretilin, Nicolau Lobato. Fretilin đáp lại bằng cách kêu gọi thành công các đơn vị quân đội Đông Timor do Bồ Đào Nha huấn luyện. Do đó, sự tiếp quản bạo lực của UDT đã kích động cuộc nội chiến kéo dài ba tuần, trong đó 1.500 quân của nó chống lại 2.000 lực lượng chính quy hiện do các chỉ huy Fretilin lãnh đạo. Khi quân đội Đông Timor do Bồ Đào Nha đào tạo chuyển sang trung thành với Fretilin, nó được gọi là Falintil. Đến cuối tháng Tám, tàn dư của UDT đang rút dần về phía biên giới Indonesia. Một nhóm UDT gồm chín trăm người đã vượt qua Tây Timor vào ngày 24 tháng Chín năm 1975, theo sau là hơn một nghìn người khác, để lại Fretilin kiểm soát Đông Timor trong ba tháng tiếp theo. Số người chết trong cuộc nội chiến được báo cáo bao gồm bốn trăm người ở Dili và có thể là một nghìn sáu trăm người ở các ngọn đồi. Động lực của Indonesia. Những người theo chủ nghĩa dân tộc và cứng rắn trong quân đội Indonesia, đặc biệt là những lãnh đạo cơ quan tình báo Kopkamtib và đơn vị hoạt động đặc biệt, Opsus, coi cuộc đảo chính của Bồ Đào Nha là cơ hội để Indonesia sáp nhập Đông Timor. Người đứng đầu Opsus và cố vấn thân cận của Tổng thống Indonesia Suharto, Thiếu tướng Ali Murtopo, và Chuẩn tướng Benny Murdani của ông đã đứng đầu các hoạt động tình báo quân sự và dẫn đầu công cuộc thúc đẩy sự sáp nhập Đông Timor của Indonesia. Các yếu tố chính trị trong nước của Indonesia vào giữa những năm 1970 lại không có lợi cho những ý định bành trướng đó; vụ bê bối tài chính 1974–75 xung quanh nhà sản xuất xăng dầu Pertamina có nghĩa là Indonesia phải thận trọng để không báo động các nhà tài trợ và chủ ngân hàng nước ngoài quan trọng. Do đó, Suharto ban đầu không ủng hộ một cuộc xâm lược Đông Timor. Những suy nghĩ như vậy sớm bị khuất bóng do Indonesia và phương Tây lo ngại rằng nếu phe cánh tả Fretilin chiến thắng thì sẽ dẫn đến việc thành lập một nhà nước cộng sản ở biên giới Indonesia, có thể được sử dụng làm cơ sở cho các cuộc xâm nhập của các cường quốc không thân thiện vào Indonesia và là mối đe dọa tiềm tàng đối với tàu ngầm phương Tây. Người ta cũng lo sợ rằng một Đông Timor độc lập trong quần đảo có thể truyền cảm hứng cho chủ nghĩa ly khai trong các tỉnh của Indonesia. Những mối quan tâm này đã được sử dụng thành công để thu hút sự ủng hộ từ các nước phương Tây muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Indonesia, đặc biệt là Hoa Kỳ, quốc gia đang hoàn tất việc rút khỏi Đông Dương vào thời điểm đó sau khi Sài Gòn sụp đổ. Các tổ chức tình báo quân sự ban đầu tìm kiếm một chiến lược sáp nhập phi quân sự, dự định sử dụng APODETI làm phương tiện thôn tính của họ. "Trật tự Mới" cầm quyền của Indonesia đã lên kế hoạch cho cuộc xâm lược Đông Timor. Indonesia dưới "Trật tự Mới" không có quyền tự do biểu đạt và do đó, người ta cũng không cần phải tham khảo ý kiến của người dân Đông Timor. Vào đầu tháng Chín, có tới hai trăm lính đặc nhiệm đã tiến hành các cuộc xâm nhập, điều này đã được tình báo Mỹ ghi nhận, và vào tháng Mười, các cuộc tấn công quân sự quy ước đã diễn ra sau đó. Năm nhà báo, được gọi là Balibo Five (Bộ Ngũ Balibo), làm việc cho các hãng tin tức của Úc đã bị quân đội Indonesia hành quyết tại thị trấn biên giới có tên Balibo vào ngày 16 tháng Mười. John Taylor viết rằng Indonesia xâm lược vì ba lý do chính: (1) để tránh “ví dụ tiêu cực” về một tỉnh độc lập, (2) để có thể tiếp cận với lượng dầu và khí tự nhiên—mà theo ước tính ban đầu là cao—dưới biển Timor (ước tính ban đầu hóa ra phần lớn là nhầm lẫn), và (3) sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, để trở thành đối tác quân sự lớn ở Đông Nam Á của Hoa Kỳ. Xâm lược. Ngày 7 tháng Mười Hai năm 1975, các lực lượng Indonesia đã xâm lược Đông Timor. Operasi Seroja (1975–1977). Operasi Seroja (Chiến dịch Hoa Sen) là chiến dịch quân sự lớn nhất từng được Indonesia thực hiện. Sau một cuộc bắn phá của hải quân vào Dili, lính thủy Indonesia đã đổ bộ vào thành phố trong khi lính dù đồng loạt hạ xuống. 641 lính dù Indonesia đã nhảy xuống Dili, nơi họ giao chiến kéo dài sáu tiếng với lực lượng FALINTIL. Theo tác giả Joseph Nevins, các tàu chiến Indonesia đã nã pháo vào chính đội quân của họ đang đổ bổ, và máy bay vận tải Indonesia đã thả một số lính dù của họ xuống phía trên lực lượng Falantil đang rút lui và bị bắt. Đến trưa, các lực lượng Indonesia đã chiếm được thành phố với 35 binh sĩ Indonesia thiệt mạng, trong khi 122 binh sĩ FALINTIL chết trong chiến trận. Vào ngày 10 tháng Mười Hai, một cuộc xâm lược thứ hai dẫn đến việc Indonesia chiếm được thị trấn lớn thứ hai cả nước, Baucau, và vào Ngày Giáng sinh, khoảng 10.000 đến 15.000 quân đổ bộ vào Liquisa và Maubara. Đến tháng Tư năm 1976, Indonesia có khoảng 35.000 binh sĩ ở Đông Timor, với 10.000 người khác thường trực ở Tây Timor của Indonesia. Một phần lớn số quân này là từ các chỉ huy tinh nhuệ của Indonesia. Vào cuối năm đó, 10.000 quân đã chiếm đóng Dili và 20.000 quân khác đã được điều đến khắp Đông Timor. Vì có ít quân hơn gấp nhiều lần, quân đội FALINTIL bỏ chạy lên núi và tiếp tục các hoạt động chiến đấu du kích. Trong các thành phố, quân đội Indonesia bắt đầu giết người Đông Timor. Khi bắt đầu chiếm đóng, đài phát thanh FRETILIN đã phát đi đoạn phát thanh như sau: “Lực lượng Indonesia đang giết chóc một cách bừa bãi. Phụ nữ và trẻ em đang bị bắn chết trên đường phố. Tất cả chúng ta sẽ bị giết... Đây là lời kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế. Xin hãy làm gì đó để dừng cuộc xâm lược này lại." Một người tị nạn Timor sau đó đã kể về "những vụ hãm hiếp [và] ám sát máu lạnh đối với phụ nữ và trẻ em và các chủ cửa hàng người Trung Quốc". Giám mục của Dili vào thời điểm đó, Martinho da Costa Lopes, nói sau đó: “Những người lính đổ bộ bắt đầu giết tất cả những gì họ có thể tìm thấy. Có rất nhiều xác chết trên đường phố—tất cả những gì chúng tôi có thể thấy là binh lính giết chóc, giết chóc, giết chóc." Trong một vụ việc, một nhóm gồm 50 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em—bao gồm cả phóng viên tự do người Úc Roger East—bị dàn thành hàng trên một vách đá bên ngoài Dili và bị bắn, xác của họ rơi xuống biển. Nhiều vụ thảm sát như vậy đã diễn ra ở Dili, nơi những người quan sát được lệnh phải nhìn và đếm to khi từng người bị xử tử. Ngoài những người ủng hộ FRETILIN, những người di cư Trung Quốc cũng bị xử tử; năm trăm người đã bị giết chỉ trong ngày đầu tiên. Thư mục. - Taylor, John G. (2003). Chapter 8 “Encirclement and Annihilation”: The Indonesian Occupation of East Timor, in "The Specter of Genocide: Mass Murder in Historical Perspective" [see above]. Edited by Robert Gellately and Ben Kiernan. Cambridge University Press. - updated and released in late 1999 as "East Timor: The Price of Freedom" - Indonesia. Department of Foreign Affairs. "Decolonization in East Timor". Jakarta: Department of Information, Republic of Indonesia, 1977. . Đọc thêm. - Indonesian Casualties in East Timor, 1975–1999: Analysis of an Official List - Gendercide Watch. Case Study: East Timor (1975–99) - History of East Timor – Indonesia Invades - USING ATROCITIES: U.S. Responsibility for the SLAUGHTERS IN INDONESIA and EAST TIMOR by Peter Dale Scott, PhD - War, Genocide, and Resistance in East Timor, 1975–99: Comparative Reflections on Cambodia by Ben Kiernan - Historical Dictionary of East Timor by Geoffrey C. Gunn
Hanna Dmyterko Hanna Dmyterko (; 9 tháng 10 năm 1893 – 3 tháng 4 năm 1981) hay Anna Dmiterko, sau này còn được gọi là Hanna Ratych, là một người lính Ukraina trong Thế chiến thứ nhất. Bà từng là trung sĩ trong Ukraina Sich Riflemen, một đơn vị thuộc Quân đội Áo-Hung. Chiến tích của bà đã được báo chí đưa tin và bà cũng được vinh danh sau đó. Tiểu sử. Vào năm 1914, Dmyterko là một trong số 2.000 người Ukraina thuộc đơn vị mới thành lập Ukraina Sich Riflemen. Cuộc Đại chiến đang bắt đầu và bà coi trận chiến này là cơ hội để tạo ra một quốc gia Ukraina độc lập. Tuy có đến 28.000 người Ukraina tình nguyện gia nhập lực lượng nhưng chính quyền Áo đã giới hạn quy mô lực lượng và phạm vi vũ khí của đơn vị để đảm bảo rằng lực lượng này không trở thành một quân đội chính thức. Những người trong đơn vị được trang bị súng hỏa mai được sản xuất từ trước khi bà sinh ra. Các tay súng tình nguyện có 34 phụ nữ bao gồm Dmyterko, Iryna Kus, Sofia Halechko và bạn của Dmyterko lần lượt là Olena Stepaniv và Olha Basarab. Giống như nhiều người được tuyển chọn vào lực lượng, họ đều là những sinh viên đại học trước đây. Lực lượng mới chỉ giới hạn ở 60 sĩ quan. Dmyterko đã rời gia đình ở làng Pidberizka chỉ với sự ủng hộ của cha bà vì mẹ và bà bà không đồng ý việc cho bà đi chiến đấu. Điều bất thường là đơn vị của Dmyterko được chỉ định chiến đấu gần khu vực của đơn vị, không giống như phần lớn trong số 100.000 tình nguyện viên người Galicia được điều đi để tham gia các trận chiến ở Ý. Tháng 9 năm 1914, đơn vị được đưa vào tham chiến như là một phần của sư đoàn 55 Áo. Một số lời đồn đã nổi lên thời điểm đó, cho rằng phụ nữ đã giả danh nam giới để chiến đấu, tuy nhiên điều này không có cơ sở chứng minh. Khi Dmyterko được trao huy chương vì chiến tích của mình, tên đầy đủ của bà đã được ghi trên hồ sơ quân sự. Báo chí nước ngoài cũng đưa tin về chiến tích của Dmyterko và các nữ binh sĩ đồng nghiệp của bà. Trong sáu năm phục vụ, bà đã chuẩn bị thức ăn cho những người lính súng trường và chăm sóc họ như một y tá trước khi được bổ nhiệm vào trụ sở chỉ huy làm thư ký. Dmyterko đã thăng cấp lên trung sĩ và gặp gỡ đồng đội Vasyl Ratych. Họ kết hôn vào năm 1919 và sống ở Rohatyn; cả hai có với nhau bốn người con trai và sau đó họ đã di cư đến Bắc Mỹ. Cái chết và di sản. Trong thời gian còn sống, Dmyterko được biết đến như là một nữ anh hùng Ukraina cùng với Sofia Galechko, Olena Stepaniv và Olga Pidvysotska. Một trong những người con trai của bà, Volodar Ratych, đã chết trong Thế chiến thứ hai, nhưng ba đứa con còn lại của bà là Rostislav, Lubomyr và Bohdan vẫn sống sót. Năm 1978, Dmyterko được mời (với tư cách là Quý bà Ratych) đến hội nghị lần thứ tư những người cao niên Ukraina tại Trung tâm Ukraina gần New York, hay còn gọi là Soyuzivka. Bà đã được vinh danh trong bữa ăn trưa tại hội nghị cho cựu chiến binh. Bà sống ở Edison, New Jersey cùng với con trai Rostislav và mất ở Montreal năm 1981. Hồi ký của bà chỉ đứng sau hồi ký Olena Stepaniv khi đóng vai trò là nguồn tư liệu cho những người muốn nghiên cứu trải nghiệm của phụ nữ Ukraina trong Thế chiến thứ nhất.
Đinh Văn Mẫu Đinh Văn Mẫu (1924-?) là người dân tộc Mường là anh hùng chiến tranh Việt Nam,đảng viên Việt Nam .Anh từng giữ chức tiểu đội trưởng nuôi quân ở đại đội 9 tiểu đoàn 11,trung đoàn 209 thuộc đại đoàn 312.Tháng 1 năm 1949 anh tham gia hoạt động cách mạng.Khi còn đang là chiến sĩ ở địa phương,anh luôn tỏ ra là con người dẻo dai,tích cực trong công việc . Tham khảo. - Người anh hùng ở xứ Mường
Nhà vệ sinh công cộng trong suốt tại Shibuya, Tokyo Hệ thống nhà vệ sinh công cộng trong suốt tại Shibuya, Tokyo là một hệ thống nhà vệ sinh công cộng được lắp đặt các tấm kính thông minh có đảm bảo tính riêng tư khi sử dụng. Ý tưởng và thiết kế. Dự án do tổ chức phi lợi nhuận, quỹ Nippon phát động và phối hợp với chính quyền Shibuya nhằm xây dựng 17 khu vệ sinh công cộng đến mùa hè năm 2021. Một tuyên bố trên trang web chính thức của dự án, Tokyotoilet.jp cho biết: “Có hai điều chúng tôi lo lắng khi bước vào nhà vệ sinh công cộng, đặc biệt là những nhà vệ sinh nằm ở công viên. "Đầu tiên là vấn đề vệ sinh sạch sẽ, và thứ hai là liệu có ai ở bên trong hay không." Ý tưởng xây nhà vệ sinh trong suốt bắt nguồn từ việc họ muốn người dân tự phát hiện những kẻ biến thái nấp ở phía trong. Công trình nhà vệ sinh này được tạo ra bởi kiến ​​trúc sư từng đoạt giải Pritzker Ban Shigeru, được làm từ "kính thông minh" chuyển màu sang mờ đục khi có người sử dụng. Thiết kế trong suốt của dãy nhà vệ sinh có tác dụng ngăn chặn người khác nhìn lén hoặc một số người ẩn nấp sẵn bên trong. Mỗi nhà vệ sinh có ba ngăn, được trang trí các màu bắt mắt bên ngoài như xanh lam, vàng chanh, hồng, tím. Nhà vệ sinh công cộng trong suốt này không phân biệt nam nữ có chiều chiều cao cao 2 mét, rộng 1 mét và sâu 2 mét. Bồn cầu được lắp đặt bên trong cho một người sử dụng. Hoạt động. Công trình được cho là sử dụng công nghệ mới, cho phép những người dùng có khả năng quan sát nội thất bên trong trước khi chi tiền, đồng thời có thể giúp người muốn sử dụng chủ động kiểm tra sự sạch sẽ và an toàn trước khi lựa chọn vào trong hay không. Khi có người bước vào và đóng cửa, hệ thống sẽ ngay lập tức kích hoạt lớp phủ kín đáo. Báo "Tiền Phong" cho biết tính năng này "buộc người dùng phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung sau khi sử dụng và người dọn dẹp cũng không thể làm hời hợt. Tính năng kín-hở của toilet cũng báo cho người có nhu cầu sử dụng biết có người bên trong hay không." Ban đêm, nhà vệ sinh có thêm tính năng phát sáng trong ánh đèn nhiều màu sắc. Sử dụng. Tháng 8 năm 2020, các công trình đã được mở tại 5 địa điểm trong khu phố Shibuya trong khuôn khổ Dự án Nhà vệ sinh Tokyo, do Tổ chức phi lợi nhuận Nippon tổ chức. Dự án Nhà vệ sinh Tokyo đã hợp tác với một số tên tuổi lớn nhất trong ngành kiến ​​trúc và sáng tạo bao gồm Tadao Ando và Toyo Ito để tạo ra 17 nhà vệ sinh công cộng mới xung quanh Shibuya. Quỹ này sẽ làm việc với chính quyền Thành phố Shibuya và Hiệp hội Du lịch Thành phố Shibuya để duy trì những công trình công cộng này. Dự án ban đầu được cho là trùng với thời điểm Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 bị hoãn lại. Tiếp nhận. Thiết kế mới này gây ấn tượng với dân địa phương và cả người nước ngoài. Thậm chí, nhiều YouTuber nổi tiếng cũng đã đến đây trải nghiệm. Theo những người trải nghiệm, nhà vệ sinh kích thích tính tò mò của họ. Khi có người sử dụng, nhà vệ sinh công cộng ở Nhật mới có cơ hội thay đổi cái nhìn của người dân. Kevin Chan, một kiến ​​trúc sư đến từ Hồng Kông, đã đến để kiểm tra các nhà vệ sinh vì sự quan tâm chuyên nghiệp. Anh hoan nghênh quyết định tập trung vào một thứ khiêm tốn như nhà vệ sinh công cộng. Anh nói: “Kiến trúc không chỉ dành cho người giàu; các cơ sở công cộng là quan trọng nhất. Ming Cheng, một kiến ​​trúc sư ở London, viết trên Twitter rằng: “Sẽ mất thời gian để làm quen với ý tưởng này. Nhưng tôi đã “thích” nó. Serah Copperwhite, một nhân viên công nghệ có trụ sở tại một quận phía nam Tokyo đã nói rằng mặc dù cô thường tránh nhà vệ sinh công cộng, nhưng cô sẽ có xu hướng sử dụng những cái mới hơn vì chúng trông sáng sủa và sạch sẽ: “Tôi tin tưởng vào khoa học”. Trong khi một số người đánh giá cao công nghệ tiên tiến của nhà vệ sinh mới, một số người dân Tokyo khác cho biết "chúng được đặt sai vị trí trong không gian công cộng lộ thiên và có lẽ phù hợp hơn ở những nơi khác." Một người dân nói rằng: “Tôi không sẵn sàng mạo hiểm quyền riêng tư của mình vì ai đó muốn làm một nhà vệ sinh đẹp mắt”.
Nhà vệ sinh công cộng trong suốt tại Nhật Bản 1. đổi Nhà vệ sinh công cộng trong suốt tại Shibuya, Tokyo
Diggerland Diggerland là tên của một loạt công viên giải trí theo chủ đề được lấy cảm hứng từ các máy đào và nhà sản xuất thiết bị xây dựng JCB. Có bốn địa điểm công viên giải trí Diggerland ở Anh, và địa điểm thứ năm ở Hoa Kỳ. Diggerland là một phần của Công ty dịch vụ HE và Công ty trách nhiệm hữu hạn Allsafety. Địa điểm. Có ba công viên giải trí Diggerland ở Vương quốc Anh nằm ở Strood ở Kent, Công viên Langley ở Hạt Durham, và Castleford ở Tây Yorkshire. Vào năm 2015, Diggerland đã thông báo rằng Diggerland sẽ mở công viên thứ năm ở Vương quốc Anh ở Evesham, Worcestershire, nhưng việc này đã bị hoãn vô thời hạn vào năm 2017. Diggerland có một công viên tạm thời ở Dubai vào mùa hè năm 2005. Năm 2006, kế hoạch mở rộng đến Richmond, Virginia của Hoa Kỳ đã bị đình trệ bởi cuộc Đại suy thoái. Diggerland mở rộng sang Hoa Kỳ và mở một công viên ở Tây Berlin, New Jersey vào năm 2014. Sự kiện. Các sự kiện đua xe diễn ra từ tháng 3 đến tháng 10 vì cần được hoàn thành vào thời điểm ban ngày dài hơn ban đêm. Sự kiện Dumper Racing được tổ chức hàng tháng. Diggerland cũng có một nhóm người tham gia, The Dancing Diggers, hoạt động cách năm và có các thợ đào lớn thực hiện các tiết mục mạo hiểm. Năm 2017, họ đã biểu diễn tại một số hội chợ địa phương, bao gồm Royal Bath và West Country Show. Liên kết ngoài. - Diggerland Vương quốc Anh - Diggerland Hoa Kỳ
Paul Ritter Simon Paul Adams (20 tháng 12 năm 1966 – 5 tháng 4 năm 2021), được biết đến với nghệ danh Paul Ritter, là một diễn viên người Anh. Ông tham gia các bộ phim "Son of Rambow" (2007), "Quantum of Solace" (2008), "Harry Potter và Hoàng tử lai" (2009), "The Eagle" (2011) và "Chiến dịch Mincemeat" (2021), cùng các chương trình truyền hình "Friday Night Dinner" (2011–2020), "Vera", "The Hollow Crown", "The Last Kingdom", "Chernobyl", "Belgravia và Resistance".
Vương quốc người lùn Vương quốc người lùn là một công viên giải trí gần Côn Minh, Trung Quốc, nơi có các buổi biểu diễn hài hước của những người mắc chứng thấp lùn. Những người ủng hộ công viên tuyên bố rằng nơi này cung cấp việc làm cho những người không thể tìm được việc làm, nhưng cũng đã bị chỉ trích vì coi bệnh lùn như một trò đùa. Người lao động. Tính đến năm 2010, có hơn 100 nhân viên có độ tuổi từ 19 đến 48. Công viên yêu cầu nhân viên phải có chiều cao thấp hơn . Các nhân viên sống trong các ký túc xá gần đó được xây dựng đặc biệt để họ có thể tiếp cận được. Trong các buổi biểu diễn, các diễn viên giả vờ sống trong những ngôi nhà nhỏ hình nấm. Cư dân phải nghiêm chỉnh tuân thủ các luật lệ ở đây. Công viên được thành lập vào tháng 9 năm 2009 bởi Trần Minh Cảnh, một nhà đầu tư bất động sản giàu có, và là một phần của khu phức hợp mà ông sở hữu gần hồ Điền Trì ở ngoại ô phía tây Côn Minh, bao gồm cả Công viên Sinh thái Bướm Thế giới (tên gốc: 世界 蝴蝶 生态 园). Mặc dù nhiều du khách đến thăm công viên là học sinh, sinh viên từ các thị trấn gần đó, nhưng ông Minh Cảnh đã hy vọng sẽ đưa công viên trở thành điểm đến cho khách du lịch đến thăm Trung Quốc. Ông còn dạy tiếng Anh cho nhân viên của mình để giúp họ tương tác với khách du lịch nước ngoài. Ông đặt mục tiêu lớn nhất là tuyển dụng 1.000 người mắc bệnh lùn. Trong khoảng 200 cư dân của "Vương quốc" có nhiều người lùn xuất thân từ các tầng lớp khác nhau. Cửa nẻo của những ngôi nhà trong "Vương quốc" đều không lắp ổ khóa bởi vì nơi đây không có tội phạm. Bất cứ vụ tranh chấp nào cũng đều được giải quyết bởi một hội đồng dân cử. Biểu diễn. Các nghệ sĩ sẽ biểu diễn các tiết mục ca hát, nhảy múa và biểu diễn trên sân khấu phục vụ khách du lịch. Họ thường diễn Khí công, các cảnh trong truyện cổ tích, hoặc múa ba lê như Hồ thiên nga. Họ cũng thỉnh thoảng biểu diễn các điệu nhảy hip-hop. Các buổi biểu diễn thường có sự góp mặt của “Vua người lùn”. Vua này là chỉ người có chiều cao , thường mặc áo choàng lụa vàng và đi mô tô ba bánh trong các buổi biểu diễn. Tranh cãi. Công viên đã bị chỉ trích bởi một số tổ chức, bao gồm Tổ chức Người lùn của Hoa Kỳ và tổ chức Nhân loại & Hòa nhập. Các nhà phê bình cho rằng công viên giống như một sở thú của con người và cô lập nhân viên với phần còn lại của xã hội. Trần tuyên bố rằng doanh nghiệp của ông cung cấp việc làm cho nhiều người nếu không sẽ thất nghiệp, cho phép họ xây dựng lòng tự tôn. Nhiều nhân viên nói rằng họ thích sống với những người cũng thấp bé như mình và cảm thấy bớt cô đơn hơn khi ở công viên. Tuy nhận được những ý kiến trái chiều nhưng danh tiếng của công viên này đang ngày một được mở rộng. Vương quốc người lùn được biết đến bởi đông đảo du khách nước ngoài. Thậm chí nơi đây còn được nhiều trang web du lịch bình chọn là một trong những công viên đặc biệt nhất thế giới. Liên kết ngoài. - Trang web chính thức - Vương quốc người lùn Trung Quốc (video + ảnh)
Gia bảo Gia bảo hay đồ gia truyền ("Heirloom") hay bảo vật gia truyền là những thứ được trao truyền, bảo quản qua nhiều thế hệ thông qua các thành viên trong gia đình, chẵng hạn như bảo vật, đồ cổ, vũ khí hoặc đồ trang sức. Đồ gia bảo hay vật gia bảo này có thể là những món đồ cổ, kỷ vật, di vật. Trong tiếng Anh, đồ gia truyền, gia bảo gọi là Heirloom, có nguồn gốc từ nguyên tắc lịch sử của một vật gia truyền trong luật pháp Anh, một ngôi nhà sở hữu riêng (tư gia) mà theo cách sử dụng xa xưa được coi là được thừa kế được sát nhập vào di sản của gia đình. Trong hệ thống luật pháp của Anh, bất kỳ chủ sở hữu nào đối với một vật gia truyền chính hãng đều có thể định đoạt nó trong suốt cuộc đời của mình, nhưng không thể để lại di sản theo di chúc. Nếu chủ sở hữu qua đời, nó thuộc về người thừa kế và nếu là di sản thì nó sẽ thuộc về người hiến kế. Ở Việt Nam, có những gia đình còn lưu giữ được những đồ gia bảo là những đồ cổ, cổ vật có giá trị. Một người đàn ông ở Khánh Hòa sở hữu nhiều cổ vật độc đáo, hiếm có trong đó có pho tượng phật đổi màu theo thời tiết, điêu khắc hổ phách ngàn năm được cho là từ Cung đình Huế, bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nguyên thể - Phật giáo Mật tông - hệ Kim Cang thừa có thần thái, hoa văn theo phong cách Đôn Hoàng với tay trái An úy ấn, tay phải Hộ thân ấn, bức tượng đúc bằng đồng có khả năng đổi màu sắc tùy thuộc vào thời tiết, trời vừa bắt đầu sáng, tượng từ màu đen chuyển sang màu xanh đen rồi đến màu xanh xám, giữa trưa, khi nhiệt độ cao thì tượng chuyển màu vàng nhạt, xanh tím với gương mặt tượng Bồ tát hơi trầm tư, khi trời đứng bóng đến xế chiều, tượng Bồ tát chuyển sang màu cánh gián rồi dân chuyển qua màu đỏ tím, màu lông chuột và gương mặt rất vui tươi, khỏe khoắn, đêm đến, tượng Bồ tát chuyển sang màu xanh đen rồi màu đen, mang gương mặt trở lại trầm tư. Ngoài ra, có ghi nhận về việc Phòng cảnh sát chống buôn lậu (phòng 7), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Bộ Công an phối hợp với Công an Tây Ninh, An Giang triệt phá vụ mua bán “vật gia bảo” bằng đồng đen giả
Girly Air Force Girly Air Force (ガーリー・エアフォース, tiếng việt: Con gái của bầu trời) là một light novel của Nhật Bản được viết bởi Kōji Natsumi và vẽ minh họa bởi Asagi Tōsaka. Phiên bản manga được phỏng tác bởi Takahiro Seguchi được xuất bản trên Monthly Shōnen Ace vào tháng 10 năm 2018, và phiên bản anime truyền hình được sản xuất bởi Satelight lên sóng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2019. Cốt truyện. Một "nhóm vũ trang" có tên là Zai đã tấn công trái đất bằng những hệ thống vũ khí tiên tiến vượt xa trình độ kĩ thuật quân sự của con người. Một thiếu niên người Trung-Nhật tên là Kei Narutani và cô bạn người Trung Quốc là Minghua, cả 2 đều sống tại Thượng Hải, đã buộc phải di tản đến Nhật Bản khi thành phố bị tấn công bởi Zai. Trong quá trình di tản trên biển, một vài tiêm kích của Zai đã tấn công đoàn tàu di tản, nhưng sau đó đã bị đẩy lùi bởi một máy bay lạ. Sau khi chiếc máy bay này rơi xuống biển, Kai đã ngay lập tức lao tới để giúp đỡ người phi công, và Kei đã kinh ngạc khi phát hiện ra rằng một cô gái trẻ đang điều khiển chiếc máy bay này. Sau khi tới Nhật Bản, Kei bắt đầu tìm kiếm nguồn gốc của chiếc máy bay lạ, nhưng sớm đã bị bắt lại bởi các đặc vụ của Nhật Bản. Tuy nhiên cậu đã biết được chiếc máy bay đó là một tiêm kích của Thụy Điển được tái trang bị với các công nghệ đặc biệt được phát triển bởi Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF). Để chiến đấu với các công nghệ của Zai là HiMAT (Công nghệ máy bay cơ động cao) và EPCM (Biện pháp đối phó nhận thức điện tử), các công nghệ này đã được phát tái phát triển và được trang bị lên các mẫu máy bay tiêm kích được gọi là "Daughters"; nhưng để vận hành ổn định, công nghệ này cần một thiết bị với giao diện tự hành được gọi là "Anima", một dạng người máy có hình dạng của những cô gái trẻ làm từ những phần của Zai. Cô gái mà Kei đã gặp tên là Gripen (được đặt theo máy bay mà cô ấy lái) là một "Anima" đã hình thành liên kết cảm xúc khi Kei chạy tới đẻ giúp đỡ cô. Khi giám sát viên của cô phát hiện ra điều này, Kei đã được mời vào dự án Anima và trở thành lái phụ của Gripen nhằm tăng hiệu năng bay và giúp cô không bị tháo dỡ. Truyền thông. Light novel. Kōji Natsumi đã xuất bản phiên bản light novel, với hình minh họa được vẽ bởi Asagi Tōsaka vào năm 2014. Manga. Một phiên bản manga được vẽ bởi Takahiro Seguchi được phát hành trên tạp chí "Monthly Shōnen Ace" Kadokawa Shoten vào ngày 26 tháng 10 năm 2018. Anime. Phiên bản anime truyền hình được sản xuất bởi studio Satelight đã được công bố lần đầu vào ngày 1 tháng 6 năm 2018. Series này được đạo diễn bởi Katsumi Ono và được viết kịch bản bởi Shingo Nagai, cùng với Tōru Imanish chịu trách nhiệm phần thiết kế nhân vật. Nhạc trong anime được sáng tác bởi I’ve Sound. Series được phát sóng từ ngày 10 tháng 1 đến ngày 28 tháng 3 năm 2019 trên AT-X, trước khi được chiếu trên Tokyo MX, BS11, Sun TV, và AbemaTV. Tổng cộng 12 tập đã được phát sóng. Bài hát mở đầu "Break the Blue!!" được trình diễn bởi nhóm nhạc Run Girls, Run!. Izawa Shiori, Yūka Morishima và Hitomi Ōwada đã trình diễn bài hát kết thúc "Colorful Wing". Discotek Media sẽ ra mắt phiên bản Băng đĩa hình cho thuê ở khu vực Bắc Mĩ.
Hiện vật sưu tầm Hiện vật sưu tầm hay hiện vật được sưu tập ("Collectable") hay còn gọi gọn là hiện vật là bất kỳ đồ vật nào được coi là có giá trị hoặc có ý nghĩa, có ích đối với một nhà sưu tập. Các hiện vật sưu tầm được không nhất thiết phải có giá trị tiền tệ hoặc không phổ biến, thông dụng. Những nhà sưu tập khi sưu tầm được các hiện vật thành một bộ sưu tập. Có rất nhiều loại hiện vật sưu tập và các thuật ngữ để biểu thị về các loại đồ vật đó. Đồ cổ được xem là những món đồ cũ có thể sưu tầm được. Curio là thuật ngữ chỉ về một món đồ nhỏ, thường hấp dẫn, tinh xảo hoặc khác thường (kỳ bảo) được các nhà sưu tập săn lùng. Hiện vật sưu tập đặt hàng là những đồ vật được sản xuất làm vật phẩm dành riêng để mọi người sưu tập, đây là những vật phẩm được làm riêng để mọi người sưu tầm, ví dụ về các mặt hàng thường được bán dưới dạng đồ sưu tập bao gồm đĩa, tượng nhỏ, chuông, đồ họa, thép và búp bê để người chơi tập hợp thành một bộ sưu tập. Các nhà sản xuất và bán lẻ đã sử dụng đồ sưu tầm theo một số cách để tăng doanh số bán hàng, mục đích sử dụng là ở dạng đồ sưu tập được cấp phép dựa trên tài sản trí tuệ, chẳng hạn như hình ảnh, ký tự và biểu trưng từ văn học, âm nhạc, phim ảnh, đài phát thanh, truyền hình và trò chơi điện tử, những cách lớn lao hơn bao gồm quảng cáo, tên thương hiệu. Một cách sử dụng khác của đồ sưu tầm trong chuỗi bán lẻ là ở dạng giải thưởng (các mặt hàng có giá trị danh nghĩa được đóng gói làm quà mà không tính phí). Ngoài ra, đồ sưu tầm đã đóng một vai trò quan trọng trong dịch vụ du lịch, dưới dạng quà lưu niệm. Hiện vật sưu tầm là những mặt hàng có nguồn cung hạn chế được săn lùng vì nhiều lý do, bao gồm cả việc có thể tăng giá trị. Về mặt tài chính, các khoản phải thu có thể được xem như một hàng rào chống lại lạm phát. Theo thời gian, giá trị của chúng cũng có thể tăng lên khi chúng trở nên hiếm hơn do mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại. Một hạn chế khi đầu tư vào các khoản phải thu là khả năng thiếu tính thanh khoản, đặc biệt nó cũng có nguy cơ gian lận thông qua việc làm giả, làm nhái, giả mạo
Đổng Tư Thành Đổng Tư Thành (; sinh ngày 28 tháng 10 năm 1997), thường được biết đến với nghệ danh Winwin (Hangul: 윈윈) là một nam ca sĩ, vũ công người Trung Quốc. Anh là thành viên của nhóm nhạc nam Hàn Quốc NCT, nhóm nhỏ NCT127, NCT U và WayV do SM Entertainment thành lập và quản lý. Tiểu sử Đổng Tư Thành sinh ngày 28 tháng 10 năm 1997, tại Ôn Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, trong gia đình có bố, mẹ và chị gái. Từ những năm cấp 2, Tư Thành đã rời Ôn Châu đi 1 quãng đường dài 1600km lên Bắc Kinh học tập. Vào năm 2013, anh được nhân viên SM tìm thấy trước cổng trường cấp 3 và sau đó đến thực tập tại SM trong 1 tháng. Khi hoàn thành kì thi đại học của mình, Tư Thành kí hợp đồng trở thành thực tập sinh và chính thức được giới thiệu vào đầu năm 2016 sau khi hoàn thành học kì đầu tiên của năm nhất đại học. Winwin tốt nghiệp trường trung học trực thuộc "Beijing Dance Academy" . Năm 2015, anh thi đỗ vào Học viện Hý kịch Trung ương Sự nghiệp Trước khi ra mắt * Ngày 5/1/2016: Đổng Tư Thành được chính thức giới thiệu là một thành viên của SM Rookies. * Ngày 27/1/2016: SM Entertainment công bố dự án NCT, Tư Thành chính là một trong 6 người đại diện duy nhất được cởi bỏ mặt nạ ở sân khấu hôm đó. * Ngày 1/2/2016: SM tung teaser debut thứ ba của NCT dành riêng cho một mình Tư Thành. * Ngày 9/4/2016: Lần đầu tiên biểu diễn cùng với NCT U trên sân khấu Top Chinese Music Awards. * Đổng Tư Thành cũng xuất hiện trong MV "Without You" của NCT U và chương trình NCT Life in Seoul với tư cách như một thành viên tương lai của NCT. 2016: Ra mắt với NCT 127 Ngày 01 tháng 7 năm 2016, SM chính thức thông báo nhóm nhỏ thứ hai của NCT là NCT 127 sẽ ra mắt và quảng bá tại Seoul, với số 127 chính là kinh tuyến của thủ đô Seoul. Nhóm có 7 thành viên bao gồm: Taeil, Taeyong, Yuta, Jaehyun, WinWin, Mark và Haechan; với Taeyong làm trưởng nhóm. MV debut ""Fire Truck"" của nhóm được lên lịch ra mắt vào ngày 7 tháng 7. NCT 127 debut trên sân khấu M! Countdown vào ngày 07 tháng 7 năm 2016. 2017: Phát hành "Limitless" và "Cherry Bomb" <nowiki>*</nowiki>Ngày 27 tháng 12 năm 2016: NCT 127 thông báo rằng họ sẽ trở lại với việc bổ sung hai thành viên Johnny và Doyoung. NCT 127 sẽ phát hành mini album thứ hai của nhóm ""Limitless"" * Ngày 12/6/2017: các thành viên thông báo nhóm có tên fandom là NCTzen. * Ngày 14/6/2017: NCT 127 phát hành mini album thứ ba của nhóm ""Cherry Bomb"". * Ngày 22/6/2017: NCT 127 đã giành được chiến thắng đầu tiên trên chương trình phát sóng âm nhạc hàng tuần M Countdown 2018: Hoạt động cùng dự án NCT 2018, debut tại Nhật và Mỹ tiến * Ngày 19/2/2018: NCT U mở đầu cho chuỗi dự án NCT 2018 với MV có tên ""Boss"". Tư Thành chính thức hoạt động với tư cách thành viên của unit NCT U * Ngày 13/3/2018: NCT 127 ra mắt MV thứ 4 trong dự án mang tên ""Touch"" * Ngày 14/3/2018: ra mắt showcase công bố tên album đầy đủ của dự án khủng này: "NCT 2018 Empathy". * Ngày 18/4/2018: ra mắt MV cuối cùng của chuỗi 6 MV trong dự án NCT 2018 mang tên ""Black On Black"" với đầy đủ 18 thành viên NCT 2018. * Ngày 8/5/2018: NCT 127 debut chính thức tại thị trường Nhật Bản với MV ""Chain"" * Ngày 8/10/2018: NCT 127 ra mắt MV "Regular" (English ver.) chính thức Mỹ tiến. * Ngày 11/10/2018: NCT 127 ra mắt MV "Regular"(Korean ver.) và phát hành Full album đầu tiên ""NCT 127 Regular-Irregular - The 1st Album" " * Ngày 23/11/2018: NCT 127 phát hành album tái bản của ""Regular-Irregular"" mang tên ""Regulate"" với ca khúc chủ đề "Simon Says". Tuy nhiên, đợt comeback này Tư Thành không tham gia quảng bá với lý do được SM đưa ra là chuẩn bị cho sự debut của NCT China - WayV. 2019: Hoạt động cùng WayV tại thị trường Trung Quốc * Ngày 31/12/2018: SM xác nhận Đổng Tư Thành nằm trong đội hình debut của NCT China với tên gọi chính thức là WayV (Tên tiếng Trung là Uy Thần V, chữ Hán: 威神V, Bính âm: Wēishén V). * Ngày 17/1/2019: WayV chính thức ra mắt tại thị trường Trung Quốc với EP The Vision * Đổng Tư Thành nằm trong dàn cast chính thức của chương trình ""Sư phụ của chúng tôi"" do đài Hồ Nam sản xuất. Tập đầu tiên của chương trình phát sóng ngày 30/3/2019. Đánh giá * Winwin có thể thông qua màn trình diễn hoa lệ và âm nhạc đặc sắc giao lưu với khán giả trực tiếp biểu diễn, dẫn dắt bầu không khí toàn trường. "(163ent)" * Điệu nhảy của Đổng Tư Thành tràn đầy sức mạnh và sắc đẹp, có thể bám sát tầm nhìn của tất cả khán giả tại buổi biểu diễn, màn trình diễn của anh luôn thể hiện một loại khí chất lãnh đạo cùng với sự quyến rũ ngọt ngào. "(Kpopstarz, China Daily đánh giá toàn diện)" Danh sách đĩa nhạc Phim tham gia Chương trình truyền hình Liên kết ngoài * Đổng Tư Thành trên SinaWeibo * Đổng Tư Thành trên Instagram Chú thích
Chiquinho (cầu thủ bóng đá, sinh năm 2000) Francisco Jorge Tavares Oliveira (sinh ngày 5 tháng 2 năm 2000), hay còn được gọi là Chiquinho, là một cầu thủ bóng đá chơi ở vị trí tiền đạo cánh cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers ở giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Danh hiệu. Estoril - Liga Portugal 2: 2020–21
Lâm Gia Đống Lâm Gia Đống (tiếng Trung: "林家棟", tiếng Anh: "Gordon Lam Ka-tung", sinh ngày 21 tháng 9 năm 1967) là một nam diễn viên kiêm nhà làm phim người Hồng Kông - Trung Quốc. Ông bắt đầu phát triển sự nghiệp của mình nhờ các vai phụ trong phim truyền hình tại TVB từ năm 1988, và mãi đến năm 2001, tên tuổi của ông mới được biết đến trong lĩnh vực điện ảnh khi ông ký hợp đồng với Tập đoàn Ánh Nghệ do Lưu Đức Hoa làm chủ tịch. Ông xuất hiện trong các phim truyền hình của TVB, trong đó có "Mối tình nồng thắm 2," đồng thời còn đóng các vai phụ trong phim điện ảnh "Vô gián đạo 2", "Diệp Vấn" và một số phim của đạo diễn Đỗ Kỳ Phong. Vị thế ngôi sao điện ảnh hàng đầu của ông chỉ thực sự bắt đầu khi Lưu Đức Hoa mời ông hợp tác trong bộ phim "Bão lửa." Tuy nhiên, đỉnh cao sự nghiệp của ông có lẽ là nằm ở vai Quý Chính Hùng trong bộ phim "Tam đại tặc vương" do Đỗ Kỳ Phong sản xuất. Với vai diễn này, ông giành giải Kim Tượng lần đầu tiên trong sự nghiệp ở hạng mục "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất". Ngoài ra ông còn tham gia một số bộ phim khác và được đề cử giải Kim Mã cũng như giải thưởng điện ảnh châu Á qua các vai diễn trong hai bộ phim gần đây nhất là "Răng khôn" và "Thuốc lá cuộn tay".
A-Prince A-Prince (Hangul: 에이프린스) là một nhóm nhạc nam Hàn Quốc được thành lập bởi New Planet Entertainment tại Seoul, Hàn Quốc. Nhóm ra mắt vào ngày 25 tháng 7 năm 2012 với "You're The Only One". Thành viên. - Sungwon (성원) - Minhyuk (민혁) - Seungjun (승준) - Siyoon (시윤) - Woobin (우빈)
Học viện âm nhạc Curtis Học viện âm nhạc Curtis (Curtis Institute of Music) là một nhạc viện tư nhân ở Philadelphia, Hoa Kỳ. Học viện này cung cấp các chương trình học đào tạo đến bằng tốt nghiệp biểu diễn, Cử nhân Âm nhạc, Thạc sĩ Âm nhạc về opera, hoặc Chứng chỉ Nghiên cứu Chuyên nghiệp về opera. Nhiệm vụ của học viện là giáo dục và đào tạo những nhạc sĩ trẻ có năng khiếu đặc biệt để thu hút cộng đồng địa phương và toàn cầu thông qua trình độ nghệ thuật cao nhất. Tất cả sinh viên dự học ở đây đều học bằng học bổng toàn phần.
Trường Juilliard Trường Juilliard ( ) là một nhạc viện biểu diễn nghệ thuật tư nhân ở Thành phố New York . Được thành lập vào năm 1905, trường này đào tạo khoảng 850 sinh viên đại học và sau đại học về các lĩnh vực liên quan đến múa, kịch và âm nhạc. Ngôi trường này được coi là một trong những cơ sở đào tạo kịch, âm nhạc và khiêu vũ hàng đầu thế giới.
Trường âm nhạc Manhattan Trường Âm nhạc Manhattan (MSM) là một nhạc viện tư nhân ở Thành phố New York. Trường học này cung cấp các khóa học đào tạo bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ trong các lĩnh vực biểu diễn và sáng tác nhạc cổ điển và nhạc jazz, cũng như bằng cử nhân về sân khấu âm nhạc.
Trầm vụn hương phai 《 Trầm vụn hương phai 》(Anh ngữː Immortal Samsara) là phim cổ trang huyền huyễn của Trung Quốc đại lục, cải biên từ tiểu thuyết 《 Trầm vụn hương phai 》 của Tô Mịch . Bộ phim do Quách Hổ làm đạo diễn, Trương Diên Áng làm biên kịch và sự tham gia của các diễn viên Dương Tử , Thành Nghị , Trương Duệ , Mạnh Tử Nghĩa , Chu Vịnh Đằng , Phó Phương Tuấn , Từ Khải Ninh , Lý Hân Trạch , Hàn Thừa Vũ . Vào ngày 12 tháng 3 năm 2021 bộ phim bắt đầu quay tại phim trường Hoành Điếm , hoàn thành quay vào ngày 14 tháng 10 cùng năm. Phim gồm phần 1 《 Trầm vụn hương phai 》 và phần 2 《 Trầm hương trọng hoa 》, 《 Trầm vụn hương phai 》 là phần chiếu đài , 《 Trầm hương trọng hoa 》 là phần chiếu mạng.
ChinaSat 12 ChinaSat 12 () là một vệ tinh thông tin thuộc sở hữu hoàn toàn của China Satellite Communications, với một phần trọng tải thông tin của nó được SupremeSAT, một công ti Sri Lanka, thuê hoặc cho thuê để tiếp thị cho người dùng tiềm năng với cái tên SupremeSAT-I. Sau khi đi vào hoạt động, nó sẽ cung cấp các dịch vụ thông tin liên lạc cho Trung Quốc, Sri Lanka, Đông Á, Nam Á, Trung Đông, Châu Phi, Australia và khu vực biển Trung Quốc, khu vực Ấn Độ Dương. ChinaSat 12 còn được gọi là Apstar 7B (như một bản sao của Apstar 7), nhưng được China Satellite Communications mua lại từ công ti con APT Satellite Holdings vào năm 2010. Tuy nhiên, APT Satellite Holdings đã được công ty mẹ kí hợp đồng với tư cách là nhà điều hành của ChinaSat 12. Quỹ đạo. Sau khi phóng vào ngày 27 tháng 11 năm 2012, vệ tinh được đưa vào quỹ đạo không đồng bộ địa lý và nằm ở 51.5° Đông trong khi đang được thử nghiệm. Vệ tinh được chế tạo bởi Thales Alenia Space và có tuổi thọ là 15 năm.
Thanh mộng truyền kỳ 2 Thanh mộng truyền kỳ 2 (, ) là chương trình thực tế tìm kiếm tài năng ca hát được chế tác năm 2022 bởi TVB, là mùa 2 của series "Thanh mộng truyền kỳ" , cũng là một trong các chương trình tạp kỹ được giới thiệu tuyên truyền tại "", do tập đoàn tài trợ. Vào thứ Bảy ngày 11/6/2022 bắt đầu phát sóng trên kênh TVB Jade. Giới thiệu. Chương trình là mùa 2 của "Thanh mộng truyền kỳ" năm 2021. Ngày 16/4/2022, chương trình phát hành bản tuyên truyền đầu tiên, tiếp nối chủ đề vũ trụ của mùa trước, kể về câu chuyện "Cá voi trong mơ" của 23 học sinh theo đuổi ước mơ trong không gian, tìm kiếm vật tổ "Lĩnh vực mơ tưởng", cũng trong quá trình theo đuổi ước mơ cố gắng hết sức vượt lên chính mình, để phù hợp với chủ đề của ban tổ chức mùa này "Tôi · Vượt qua tôi". Đoàn đội chế tác. Đoàn đội phía trước. - Người dẫn chương trình: Sâm Mỹ Chế tác phía sau. - Tổng giám chế tác: Lưu Hoằng Cơ - Tổng giám âm nhạc: Johnny Yim - Tổng giám vũ đạo: Sunny Wong - Tổng giám hình tượng: Trần Hạo Nhi - Tổng giám tạo mẫu tóc: Ngũ Triều Quang Huấn luyện viên ca sĩ cấp sao. - Huấn luyện viên đội đỏ: Eric Kwok (Tổng giám), Lý Hạnh Nghê, Vịnh Nhi, Vương Hạo Nhi - Huấn luyện viên đội xanh: Trần Hoán Nhân (Tổng giám), Bố Chí Luân, Lâm Nhị Vấn, Lâm Dịch Khuông Thí sinh. Giám khảo tuyển chọn của chương trình bao gồm Cấp cao của TVB Tăng Chí Vỹ, Lạc Dịch Linh, ca sĩ Lý Hạnh Nghê, nhà âm nhạc Eric Kwok, Trần Hoán Nhân, Johnny Yim, Thư Văn, Ngũ Trọng Hành, biên đạo múa Sunny Wong, chỉ đạo mỹ thuật Mã Quang Vinh, v.v... Đánh giá từ hơn 1.000 thí sinh đăng ký trong và ngoài nước, chọn ra 23 học viên, nhỏ nhất chỉ mới 13 tuổi. Trong đó, các thí sinh có số báo danh từ 1 - 6 là tài năng nổi bật từ chương trình "Thanh mộng Junior" và cùng thành lập "XiX" để tham gia với danh nghĩa nhóm, như vậy số lượng đơn vị tham gia thi đấu thực tế là 18. Phần này có các thí sinh nước ngoài (gồm các người thắng cuộc của Thanh mộng truyền kỳ 2 Malaysia và Thanh mộng truyền kỳ 2 Australia) tham gia chương trình sau đó. Vì để tăng độ nhân diện của khán giả cho các học viên, ban tổ chức đặc biệt mời họa sĩ minh họa Mạch Nhã Đoan thiết kế một loạt vật cát tường cho các học viên, đồng thời xe buýt chủ đề "Thanh mộng truyền kỳ 2" với hàng loạt vật cát tường được in trên đó sẽ chạy ở nhiều khu khác nhau tùy từng thời điểm. Nội dung mỗi tập. Tập 1: Tiếng khóc sơ khảo. - 23 học viên chia thành 4 nhóm, biểu diễn bài hát sơ khảo trước mặt các giám khảo Thư Văn, Trương Gia Thiêm, Trần Khiết Linh, tổng giám âm nhạc Johnny Yim và tiếp nhận hướng dẫn. Họ cũng sẽ hợp tác biểu diễn cùng các học viên tốt nghiệp của "Thanh mộng truyền kỳ mùa 1" Viêm Minh Hy, Diêu Trác Phi, Chung Nhu Mỹ, Chiêm Thiên Văn, Trương Trì Hào, Hà Tấn Lạc thử thách với tác phẩm nổi tiếng của ban nhạc Queen với phần trình diễn hát nhảy bài "Bohemian Rhapsody" kéo dài gần 6 phút để mở màn cho chương trình. - Phần Q&A cùng với các học viên "Thanh mộng truyền kỳ mùa 1": Diêu Trác Phi, Trương Trì Hào, Hà Tấn Lạc, Chiêm Thiên Văn, Lâm Quân Liên, Phan Tĩnh Văn, Văn Khải Đình, Tôn Hán Lâm, Lâm Chỉ Nghệ, Thái Khải Dĩnh. - Bảng nhân khí học viên - Vòng 1: Tập 2: Huấn luyện viên tranh người đấu. - 18 học viên (Lưu Chỉ Quân đại diện XiX thi đấu) chia thành 5 nhóm lần lượt thực hiện thử thách hợp xướng, cho phép 6 vị huấn luyện viên Lý Hạnh Nghê (Gin Lee), Vương Hạo Nhi (JW), Vịnh Nhi (Vincy), Bố Chí Luân (Alan), Lâm Nhị Vấn (Eman) và Lâm Dịch Khuông (Phil) căn cứ vào biểu hiện của mỗi người sử dụng 3 quyền lựa chọn trong tay chọn ra học viên yêu thích, về phần Quách Vỹ Lượng (Eric Kwok) và Trần Hoán Nhân (Hanjin) lần lượt là tổng giám của đội đỏ và đội xanh. - Mỗi nhóm cần "hát mù" trong một khoảng thời gian, huấn luyện viên phải dựa trên giọng hát và kỹ năng để lựa chọn học viên tiềm năng mà họ yêu thích, chỉ cần có một trong các học viên được chọn, ngay lập tức "màn hình lớn" sẽ được nâng lên, diện mạo của nhóm học viên cũng sẽ được phơi bày, sau khi hát trọn vẹn bài hát, nếu học viên nào vẫn chưa được huấn luyện viên nào ưu ái thì sẽ bước vào khu nguy hiểm và có cơ hội bị loại bất cứ lúc nào. Ký sự. - Ngày 19/7/2021: Sau đêm chung kết "Thanh mộng truyền kỳ" mùa 1, "Thanh mộng truyền kỳ 2" lập tức chính thức triển khai chiêu mộ trực tuyến toàn cầu. - Ngày 14/11/2021: Chương trình tiến hành sơ tuyển, một số thí sinh mùa 1 Viêm Minh Hy, Diêu Trác Phi, Chung Nhu Mỹ, Chiêm Thiên Văn, Phan Tĩnh Văn, Văn Khải Đình, Lâm Quân Liên, Trương Trì Hào, Lâm Trí Lạc, Thái Khải Dĩnh làm khách mời biểu diễn tại . Cùng ngày, 10 trong số top 50 thí sinh của "Thanh mộng truyền kỳ 2" Kim Vĩnh Hành, Lương Hạo Hiên, Trần Hạo Hiên, Trần Tấn Hiên, Lưu Vịnh Đồng, Lý Gia Tuệ, Lý Nhân Đồng, Lương Chỉ Tinh, Lâm Nhĩ Kỳ, An Ni lần đầu ra mắt trên sân khấu, cũng biểu diễn bài hát. Tổng tài hành chính Giải trí Tinh Mộng Hà Lệ Toàn tiết lộ với truyền thông, "Thanh mộng truyền kỳ 2" có hơn 1.000 người báo danh tham gia, tuyển chọn trước 50 học viên vào vòng trong, sau đó lại tiến hành vòng loại. - Ngày 27/3/2022: Sau chung kết của "Thanh mộng Junior" 4 thí sinh Lương Thiện Tri, Dương Bỉnh Di, Mậu Quân Hy và Đặng Hiểu Ân tuyển thẳng vào "Thanh mộng truyền kỳ 2". - Ngày 28/4/2022: "Thanh mộng truyền kỳ 2" họp báo công bố 23 thí sinh vào vòng trong, một số thí sinh dự họp báo top 50 đã không lọt vào top 23. - Ngày 19/5/2022: "Thanh mộng truyền kỳ 2" công bố sân khấu và thể chế, chương trình được chuyển đến để ghi hình, lần đầu sử dụng sân khấu bốn mặt để biểu diễn, cũng lần đầu công khai đội hình các huấn luyện viên ca sĩ cấp sao. Nhạc chủ đề. Nhạc chủ đề "Tôi vượt qua tôi" (我超越我) của chương trình do học viên tốt nghiệp từ "Thanh mộng truyền kỳ" Trương Trì Hào viết nhạc và 4 học viên đã tốt nghiệp khác từ "Thanh mộng truyền kỳ" cùng người viết lời Dương Hy hợp tác viết lời, cũng do 23 học viên "Thanh mộng truyền kỳ 2" hát chính, ngụ ý là "Tân hỏa tương truyền" (truyền từ đời này sang đời khác). Ngày 28/4/2022, bản chủ đề "Tôi vượt qua tôi" (我超越我) được phát hành thông qua các kênh Youtube "聲夢傳奇 STARS ACADEMY", "TVB (official)", "TVB 綜藝" và "See Saw 先". Ngày 18/6/2022, MV hoàn chỉnh "Tôi vượt qua tôi" (我超越我) được phát hành sau tập 2 của chương trình cùng ngày thông qua kênh Youtube chính thức "聲夢傳奇 STARS ACADEMY".
USS William M. Hobby (APD-95) USS "William M. Hobby" (APD-95) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-236, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung tá Hải quân William Matthews Hobby, Jr. (1899-1942), người từng phục vụ như là hạm phó tàu tuần dương hạng nhẹ và đã tử trận khi "Juneau" bị đắm do trúng ngư lôi vào ngày 13 tháng 11, 1942, sau trận Hải chiến Guadalcanal. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Hải quân Cộng hòa Hàn Quốc và tiếp tục phục vụ như là chiếc ROKS "Jeju" (PF-87) cho đến năm 1989. Con tàu cuối cùng bị tháo dỡ. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "William M. Hobby" được đặt lườn như là chiếc DE-236 tại Xưởng hải quân Charleston ở Charleston, South Carolina vào ngày 15 tháng 11, 1943; nó được "hạ thủy" vào ngày 2 tháng 2, 1944. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-95; rồi được đỡ đầu bởi cô Catherine Hobby, em gái Trung tá Hobby đồng thời nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 4, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Fran N. Christiansen. Lịch sử hoạt động. USS "William M. Hobby". Thế Chiến II. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực vịnh Guantánamo, Cuba, "William M. Hobby" đi đến Norfolk, Virginia. Từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 5, 1945, nó huấn luyện thực hành đổ bộ và thực tập tác xạ ngoài khơi đảo Bloodsworth trong vịnh Chesapeake. Sau khi được sửa chữa sau thử máy tại Xưởng hải quân Norfolk ở Portsmouth, Virginia, nó tiếp tục huấn luyện tác xạ tại khu vực vịnh Chesapeake trước khi khởi hành từ Hampton Roads, Virginia vào ngày 3 tháng 6, cùng với tàu vận chuyển cao tốc hướng đến vùng kênh đào Panama trong hành trình đi sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Đi đến Cristóbal, Panama vào ngày 8 tháng 6, "William M. Hobby" băng qua kênh đào vào ngày 10 tháng 6 và tiếp tục hướng đến vùng bờ biển California. Sau khi ghé đến San Diego, California vào ngày 17 tháng 6, nó tiếp tục cùng "Amesbury" và tàu hộ tống khu trục lên đường vào ngày 20 tháng 6 để hướng sang khu vực quần đảo Hawaii. Đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 27 tháng 6, nó huấn luyện phối hợp với các Đội phá hoại dưới nước (UDT: Underwater Demolition Team) tại khu vực vịnh Māʻalaea, Maui trong tháng 7, rồi đón lên tàu Đội UDT-29 để vận chuyển họ quay trở về vùng bờ Tây; nó khởi hành vào ngày 2 tháng 8 và đi đến Oceanside, California vào ngày 9 tháng 8. Chuyển đến San Pedro, California một thời gian ngắn trước khi quay trở lại Oceanside, "William M. Hobby" tiễn Đội UDT-29 rời tàu vào ngày 13 tháng 8. Sang ngày hôm sau, bên kia Đường đổi ngày quốc tế, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Sau chiến tranh. Lên đường vào ngày 16 tháng 8 để hướng sang Viễn Đông, "William M. Hobby" đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 22 tháng 8, rồi tiếp tục cùng các tàu vận chuyển cao tốc và lên đường vào ngày 24 tháng 8 để đi sang quần đảo Marshall. Đi đến Eniwetok vào ngày 1 tháng 9, họ tiếp tục hành trình hướng sang Philippines, thả neo tại vịnh Manila vào ngày 5 tháng 9. Con tàu tuần tra tại các khu vực thuộc quần đảo Philippine: vịnh Subic, Zamboanga, Mindanao, Bugo, vịnh Macajalar, và vịnh San Pedro. Sau đó nó lên đường đi Okinawa để tiếp tục hướng sang Nhật Bản. Đi đến Wakayama vào ngày 28 tháng 9, "William M. Hobby" nhanh chóng lên đường đi Hiro Wan, Honshu cùng với Đội UDT-5 trên tàu, và tiến vào biển nội địa Seto ba ngày sau đó. Tại đây nó được tàu khu trục rải mìn USS "Tracy" (DM-19) dẫn đường đi đến vị trí thả neo tại Hiro Wan. Vào sáng hôm đó, "William M. Hobby" phát hiện một quả thủy lôi trôi nổi trên mặt nước bên mạn trái trước mũi tàu và đã phá hủy quả mìn bằng hải pháo. Con tàu sau đó hỗ trợ cho hoạt động của các đội UDT nhằm trinh sát các bãi đổ bộ và các cơ sở trên bờ từ ngày 2 đến ngày 10 tháng 10, chuẩn bị cho hoạt động của lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ tại khu vực Kure. Lên đường hướng đến đảo Shikoku vào ngày 11 tháng 10, "William M. Hobby" đi đến cảng Mitsuhama cùng ngày hôm đó, nơi nó đưa lên bờ 15 sĩ quan và 18 binh lính Lục quân cùng hai sĩ quan Nhật Bản. Con tàu thả neo ngoài khơi Mitsuhama trong khi Đội UDT-5 hoạt động trinh sát các bãi biển tại đây. Nó quay trở lại Hiro Wan trước khi lên đường quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 10. Sau hành trình đi ngang qua Guam, Eniwetok, Trân Châu Cảng, San Diego và kênh đào Panama, nó về đến Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 9 tháng 12. Con tàu được chuyển đến Norfolk trước khi đi đến Green Cove Springs, Florida vào ngày 6 tháng 1, 1946. "William M. Hobby" được cho xuất biên chế tại Green Cove Springs vào ngày 6 tháng 4, 1946 và được đưa về Đội Florida trực thuộc Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 5, 1967. ROKS "Jeju" (PG-87). Con tàu được chuyển cho Cộng hòa Hàn Quốc vào ngày 23 tháng 7, 1967 trong khuôn khổ Chương trình Viện trợ Quân sự. Nó phục vụ cùng Hải quân Cộng hòa Hàn Quốc như là chiếc pháo hạm ROKS "Jeju" (PG-87). Nó được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào năm 1972 và mang ký hiệu lườn mới APD-87. Con tàu ngừng hoạt động năm 1979 và bị tháo dỡ vào năm 1989. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-236 / APD-95 William M. Hobby
USS Ray K. Edwards (APD-96) USS "Ray K. Edwards" (APD-96) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-237, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Hạ sĩ Thủy quân Lục chiến Ray Keith Edwards (1923-1942), người từng phục vụ tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, đã tử trận vào ngày 12 tháng 9, 1942 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1961. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Ray K. Edwards" được đặt lườn như là chiếc DE-237 tại Xưởng hải quân Charleston ở Charleston, South Carolina vào ngày 1 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Lena M. Edwards, mẹ của hạ sĩ Edwards. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-96, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 6, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Caldwell R. Keyser. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực vịnh Guantánamo, Cuba, "Ray K. Edwards" được chuẩn bị để điều sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Tuy nhiên con tàu vẫn đang trên đường đi khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Nó đi đến San Diego, California vào ngày 21 tháng 8, và tiếp tục đi đến Trân Châu Cảng, Hawaii vào ngày 12 tháng 9, nơi nó đảm nhiệm vai trò soái hạm của Đội vận chuyển 104 Hạm đội Thái Bình Dương. Rời Trân Châu Cảng vào ngày 14 tháng 9, "Ray K. Edwards" hướng sang Viễn Đông, đi ngang qua Eniwetok và Okinawa trước khi đi đến Nhật Bản, và băng qua eo biển Bungo để thả neo tại Fukuro Wan vào ngày 8 tháng 10. Con tàu phục vụ tiếp liệu cho các tàu quét mìn, tàu đổ bộ LST và LCI được phái đến khu vực; nó ở lại vùng biển Nhật Bản cho đến hết năm 1945. Lên đường quay trở về Hoa Kỳ, "Ray K. Edwards" băng qua kênh đào Panama vào ngày 24 tháng 4, 1946 để đi đến Boston, Massachusetts. Nó ghé qua Jacksonville, Florida và Charleston, South Carolina, và được đại tu để chuẩn bị ngừng hoạt động trước khi được kéo đến Mayport, Florida vào ngày 13 tháng 8. "Ray K. Edwards" được cho xuất biên chế vào ngày 30 tháng 8, 1946 và được đưa về Đội Florida tại Green Cove Springs, Florida thuộc Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6, 1960, và con tàu bị bán cho hãng B. F. Diamond Construction Company, Inc. tại Savannah, Georgia vào ngày 15 tháng 6, 1961 để tháo dỡ. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-237 / APD-96 Ray K. Edwards
USS Arthur L. Bristol (APD-97) USS "Arthur L. Bristol" (APD-97) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-281, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Phó đô đốc Arthur L. Bristol (1886-1942), người từng tham gia cả các cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất lẫn thứ hai và được tặng thưởng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1965. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Arthur L. Bristol" được đặt lườn như là chiếc DE-281 tại Xưởng hải quân Charleston ở Charleston, South Carolina vào ngày 1 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi cô Ellen Wing Getty. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-97, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 6, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Morris Beerman. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc trang bị, "Arthur L. Bristol" đi đến khu vực vịnh Guantánamo, Cuba để tiến hành việc chạy thử máy huấn luyện từ ngày 13 tháng 7 đến ngày 7 tháng 8, 1945. Con tàu vẫn đang được sửa chữa sau chạy thử máy tại Norfolk, Virginia khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Nó đi đến Trung tâm Huấn luyện Hải quân Miami ở Miami, Florida vào đầu tháng 9, và hoạt động như tàu huấn luyện cho sĩ quan hiện dịch ngoài khơi Florida Keys và tại vùng biển Cuba. Lên đường đi Mobile, Alabama, vào ngày 31 tháng 10, "Arthur L. Bristol" vào ụ tàu trước khi chuyển đến Căn cứ Sửa chữa Hải quân Algiers tại Algiers, Louisiana, nơi nó được đại tu để chuẩn bị ngừng hoạt động. Con tàu được đưa đến Đội Florida trực thuộc Hạm đội 16, tiền thân của Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương, vào ngày 1 tháng 12, và neo đậu tại sông St. Johns ở Green Cove Springs, Florida. "Arthur L. Bristol" được cho xuất biên chế tại Green Cove Springs vào ngày 29 tháng 4, 1946 và không bao giờ được cho hoạt động trở lại. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6, 1964, và con tàu bị bán cho hãng Boston Metals Corporation tại Baltimore, Maryland vào ngày 4 tháng 8, 1965 để tháo dỡ. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-281 / APD-97 Arthur L. Bristol
USS Truxtun (APD-98) USS "Truxtun" (APD-98) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-282, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu tướng Hải quân Thomas Truxtun (1755-1822), người từng tham gia cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Đài Loan và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Trung Hoa dân quốc như là chiếc ROCS "Fu Shan" (DE-35) (福山-Phúc Sơn) cho đến năm 1996. Con tàu cuối cùng bị tháo dỡ. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Truxtun" được đặt lườn như là chiếc DE-282 tại Xưởng hải quân Charleston ở Charleston, South Carolina vào ngày 13 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi cô Norton Truxtun. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 15 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-98, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 7, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Paul A. Bane. Lịch sử hoạt động. USS "Truxtun". Khởi hành từ Charleston vào ngày 24 tháng 7, 1945, "Truxtun" vẫn đang tiến hành việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực vịnh Guantánamo, Cuba khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Hoàn tất chạy thử máy vào ngày 25 tháng 8, nó quay trở lại Norfolk, Virginia vào ngày 28 tháng 8 để sửa chữa sau chạy thử máy, rồi rời Hampton Roads, Virginia vào ngày 10 tháng 9 cho một chuyến đi khứ hồi đến Miami, Florida. Khi quay trở về Norfolk vào cuối tháng 9, "Truxtun" được cho chuẩn bị để ngừng hoạt động. Con tàu lại lên đường đi Florida vào ngày 9 tháng 11, hướng đến khu vực neo đậu của Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương ở Green Cove Springs, Florida, và sau khi đến nơi vào ngày 16 tháng 11 đã hoàn tất công việc ngừng hoạt động. Con tàu được cho xuất biên chế tại Green Cove Springs vào ngày 15 tháng 3, 1946, rồi được cho kéo đến Orange, Texas vào năm 1961. Đến ngày 24 tháng 6, 1963, cái tên "Truxtun" được rút lại nhằm chuẩn bị để đặt cho một tàu tuần dương tên lửa điều khiển thế hệ mới chạy năng lượng hạt nhân, chiếc . Vì vậy con tàu chỉ được biết đến như là chiếc USS "APD-98" trong một năm rưỡi tiếp theo, trước khi được chuyển cho Đài Loan. "APD-98" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 1, 1966. ROCS "Fu Shan". Con tàu được chuyển cho Trung Hoa dân quốc vào ngày 22 tháng 11, 1965 và phục vụ cùng Hải quân Trung Hoa Dân Quốc như là tàu frigate ROCS "Fu Shan" (PF-35) (福山-Phúc Sơn). Nó được nâng cấp với một khẩu pháo 5-inch phía đuôi tàu, và đến năm 1983 được tăng cường một dàn bốn ống phóng tên lửa đất đối không RIM-72C Sea Chaparral, phiên bản trên hạm của kiểu tên lửa MIM-72 Chaparral. Phần lớn vũ khí của nó được tháo dỡ vào năm 1988 và con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc LPR-835 vào năm 1996. Nó ngừng hoạt động và bị tháo dỡ không lâu sau đó. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS Truxtun (APD-98)
Danh sách các công nghệ giả định Công nghệ giả định là những công nghệ cho tới nay vẫn chưa có thật, nhưng lại có thể phổ biến trong tương lai. Những công nghệ này được phân biệt với các công nghệ mới nổi ở chỗ: các công nghệ mới nổi đã được phát triển, và ít nhiều, thành công rực rỡ—cho đến năm 2018, điển hình là các công nghệ in kim loại 3-D và phôi nhân tạo. Ngay trước khi được phổ biến rộng rãi, nhiều công nghệ giả định đã trở thành các chủ đề được khai thác triệt để trong lãnh vực khoa học viễn tưởng. Các tiêu chí cho các công nghệ trong danh sách này là: - Cho đến nay chúng vẫn phải chưa có thật, chưa tồn tại - Nếu công nghệ nào chỉ được đề cập trong một bài chưa có sẵn (tức là bài có tựa "liên kết đỏ"), thì nó phải được kèm theo một tham khảo. Sinh học. - Tinh trùng cái - Trứng đực - Vắc-xin HIV Kỹ thuật và sản xuất chế tạo. - Chất nhờn xám - Kiến trúc nhân tạo - Tiền lượng tử Tâm trí và tâm lý học. - Bộ não trong thùng - Điểm kỳ dị công nghệ - Não Matrioshka - Siêu trí thông minh - Tẩy não Vật lý và không gian. - Công nghệ pico - Dịch chuyển tức thời - Du hành thời gian - Động cơ sao - Động cơ vĩnh cửu - Neutroni - Phản trọng trường - Statite - Thang máy vũ trụ - Vibranium - Vũ khí kiến tạo gây động đất - Vũ khí phản vật chất Xem thêm. - Danh sách các công nghệ mới nổi - Danh sách các công ty tư vấn Công nghệ thông tin - Danh sách công ty công nghệ lớn nhất
Daniel Podence Daniel Castelo Podence (sinh ngày 21 tháng 10 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Bồ Đào Nha hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers và Bồ Đào Nha. Podence bắt đầu sự nghiệp cầu thủ tại Sporting CP, xuất hiện trong 40 trận đấu và cũng được đem đi cho mượn tại Moreirense, ở đó anh cùng họ vô địch 2017 Taça da Liga. Podence sau đó gia nhập Olympiacos, giành chức vô địch 2019–20 Super League Greece. Tháng 1 năm 2020, Podence chuyển tới thi đấu cho Wolverhampton Wanderers. Podence có trận debut trong màu áo Đội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào Nha vào năm 2020.
Múa cột Múa cột là một môn nghệ thuật biểu diễn kết hợp giữa nhảy múa và nhào lộn trên một chiếc cột thẳng đứng. Loại hình nghệ thuật này không chỉ được biểu diễn trong các câu lạc bộ thoát y như một hình thức múa gợi tình mà còn được xem như là một hình thức thể dục chính thức trong các phòng tập thể dục và các phòng tập khiêu vũ chuyên nghiệp. Những người đam mê múa cột thường nằm ở mọi lứa tuổi, bất chấp phần lớn trong số họ là người lớn, nhưng điều đó không ngăn cản trẻ em học và biểu diễn môn nghệ thuật này trong các cuộc thi. Các cuộc thi múa cột nghiệp dư và chuyên nghiệp được tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh sự gợi cảm của cơ thể, múa cột đòi hỏi sự phối hợp và sức bền đáng kể của cơ bắp. Ngày nay, các màn biểu diễn múa cột của các vũ công thoát y có thể đa dạng, khác nhau từ những điệu xoay người cơ bản, thoát y trong các câu lạc bộ thân mật, đến các động tác thể thao như leo núi hay lộn ngược cơ thể trong các câu lạc bộ "hạng nặng" ở Las Vegas và Miami. Cụ thể, vũ công Remy Redd tại câu lạc bộ King of Diamonds từng gây chú ý với màn lộn ngược mình và treo hai chân lên trần nhà. Múa cột đòi hỏi sức mạnh và sự dẻo dai đáng kể. Phần trên cơ thể và sự ổn định của cơ thể là yêu cầu cần thiết để một vũ công múa cột đạt được sự thành thạo. Bên cạnh đó, họ cũng cần được hướng dẫn một cách thích hợp và trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt. Múa cột được coi là một hình thức tập luyện nơi người tập luyện có thể vận dụng các bài tập thể dục aerobic và anaerobic. Tại các trường học, múa cột cũng được công nhận là một môn học và được cấp bằng.
Arleigh Burke (lớp tàu khu trục) Arleigh Burke là một lớp tàu khu trục tên lửa dẫn đường thuộc biên chế Hải quân Hoa Kỳ. Nó được xây dựng dựa trên Hệ thống Tác chiến Aegis và radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), đa chức năng SPY-1D. Lớp tàu lấy tên của đô đốc Arleigh Burke, một sĩ quan tàu khu trục người Mỹ trong Thế chiến II, sau này trở thành Trưởng ban Tác chiến Hải quân. Tàu dẫn đầu của lớp, USS "Arleigh Burke", được nhập biên chế trong khoảng thời gian mà Arleigh Burke còn sống. Loại khu trục này mang thiết kế đa nhiệm, có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm tấn công đất liền bằng tên lửa hành trình Tomahawk; tác chiến phòng không (AAW) bằng hệ thống radar AEGIS và tên lửa đất-đối-không; tác chiến chống tàu ngầm (ASW) bằng dàn sonar kéo, tên lửa diệt tàu ngầm, và trực thăng chống ngầm đặc nhiệm; và tác chiến chống hạm nổi (ASuW) bằng các bệ phóng tên lửa chống hạm Harpoon. Sau khi dàn radar quét điện tử AN/SPY-1 và bệ phóng tên lửa các loại trên tàu được nâng cấp, lớp "Arleigh Burke" đã thể hiện tiềm năng là một hệ thống vũ khí di động có khả năng chống tên lửa đạn đạo và có khả năng diệt vệ tinh. Hệ thống nâng cấp này đang được sử dụng trên 15 tàu cho đến tháng 3 năm 2009. Một số phiên bản của tàu không còn mang dàn sonar kéo, hay ống phóng tên lửa Harpoon. Vỏ tàu và cấu trúc thượng tầng được thiết kế để có mặt cắt radar thấp nhất có thể. Tàu đầu tiên của lớp được nhập biên chế vào ngày 4 tháng 7 năm 1991. Sau khi tàu cuối cùng của lớp tàu khu trục "Spruance", tàu USS "Cushing", xuất biên ngày 21 tháng 9 năm 2005, các tàu thuộc lớp "Arleigh Burke" là loại tàu khu trục duy nhất mà Hải quân Hoa Kỳ còn sử dụng, cho đến khi lớp "Zumwalt" được đưa vào hoạt động từ năm 2016. Trong số tất cả những loại hạm nổi được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng sau Thế chiến II, "Arleigh Burke" là tàu có trình sản xuất lâu nhất. Ngoài 62 tàu thuộc lớp này (bao gồm 21 tàu thuộc phiên bản Flight I, 7 tàu thuộc bản Flight II, và 34 tàu thuộc bản Flight IIA) vẫn còn hoạt động đến năm 2016, đã có thêm 42 tàu (phiên bản Flight III) đã được lên kế hoạch sản xuất. Với chiều dài từ 505 đến 509.5 feet (153.9 đến 155.3 mét), trọng tải choán nước từ 7,230 đến 9,700 tấn, và hệ thống vũ khí gồm 90 tên lửa các loại, lớp "Arleigh Burke" có thiết kế lớn hơn và mang nhiều hoả lực hơn phần lớn các tàu thuộc loại tàu tuần dương tên lửa dẫn đường. Đặc điểm. Phiên bản. Lớp tàu khu trục "Arleigh Burke" bao gồm bốn phiên bản khác nhau. Mỗi phiên bản được gọi là "Flight". - Các tàu mang số hiệu DDG 51 đến 71 mang thiết kế nguyên bản và được định danh là loại Flight I - DDG 72-78 thuộc loại Flight II - DDG 79-124 và DDG 127 thuộc loại Flight IIA - Các tàu DDG 125-126, DDG 128, và các tàu trở về sau thuộc loại Flight III Kết cấu. Các tàu thuộc lớp "Arleigh Burke" là loại tàu khu trục lớn nhất được đóng ở Hoa Kỳ. Chỉ các tàu lớp "Spruance", "Kidd" (dài 563 ft hay 172 m) và lớp "Zumwalt" (600 ft hay 180 m) là dài hơn. Lớp tàu tuần dương tên lửa dẫn đường "Ticonderoga" được thiết kế bằng dạng thân tàu của lớp "Spruance", tuy nhiên, nó được định danh là tàu tuần dương vì có nhiệm vụ cơ bản và hệ thống vũ khí khác so với lớp "Spruance" và "Kidd". Lớp "Arleigh Burke" được thiết kế với mặt phẳng ngấn nước mới và lớn hơn, đặc biệt có phần mũi tàu loe rộng, cho phép tàu có khả năng đi biển tốt hơn. Thiết kế thân tàu mới cho phép "Arleigh Burke" vượt biển với tốc độ cao trong thời tiết biển xấu. Các nhà thiết kế của "Arleigh Burke" kết hợp nhiều bài học kinh nghiệm từ thiết kế của lớp tuần dương tên lửa dẫn đường "Ticonderoga". Lớp này được đánh giá là quá đắt để có thể tiếp tục sản xuất và quá khó để tiếp tục nâng cấp. Với lớp "Arleigh Burke", Hải quân Hoa Kỳ quay trở về với thiết kế thân tàu hoàn toàn bằng thép. Các tàu tiền nhiệm thường kết hợp phần thân bằng thép với cấu trúc thượng tầng làm bằng nhôm để giảm khối lượng phần trên của tàu, nhưng nhôm — với đặc tính nhẹ, nhưng giòn hơn thép — dễ nứt hơn. Ngoài ra, nhôm có khả năng chịu lửa và nhiệt không bằng thép. Năm 1975, môt vụ hoả hoạn trên tàu USS "Belknap" đã phá huỷ gần như hoàn toàn phần cấu trúc thượng tầng bằng nhôm của tàu. Trong chiến tranh Falkland năm 1982, các tàu của Hải quân Hoàng gia Anh khi bị bắn trúng gặp hư hại nặng hơn do có phần cầu trúc thượng tầng bằng nhôm. Điều này cuối cùng là nhân tố quyết định cho thiết kế hoàn toàn bằng thép của "Arleigh Burke". Một bài học nữa được rút ra từ chiến tranh Falklands cũng được áp dụng. "Arleigh Burke" bảo vệ những phần trọng yếu của tàu bằng hai lớp giáp thép, đặt song song và cách nhau một khoảng rộng. Thiết kế giáp này giúp bảo vệ tàu khỏi các loại tên lửa chống hạm hiện đại. Đồng thời, tàu cũng mang các lớp giáp lót chống mảnh bom bằng kevlar. Phòng thủ thụ động. Arleigh Burke có thiết kế tàng hình. Các mặt phẳng trên thân tàu có hình góc cạnh thay vì thẳng đứng. Cột buồm chính của tàu có ba chân nhỏ thay vì một chân lớn như các thiết kế cũ, giúp tàu khó bị phát hiện bởi radar và tên lửa chống hạm hơn. Tàu cũng mang một hệ thống tác chiến điện tử có khả năng phát hiện mối nguy hiểm và triển khai hệ thống mồi nhử tên lửa. "Arleigh Burke" là lớp tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ có mang Hệ thống Bảo vệ Tập thể, bao gồm một hế thống lọc khí có khả năng chống lại và bảo vệ thuỷ thủ đoàn khỏi các loại vũ khí hạt nhân, sinh học, và hoá học (NBC). Tàu mang nhiều hệ thống phòng thủ NBC, như một hệ thống rửa phần thân ngoài của tàu để gội sạch và loại bỏ các tác nhân hạt nhân, sinh học, và hoá học bám vào tàu. Hệ thống vũ khí. Các tàu thuộc lớp "Arleigh Burke" có thiết kế đa nhiệm, vì thế, mỗi tàu mang trên mình nhiều hệ thống vũ khí khác nhau, bao gồm "tổ hợp giữa ... một hệ thống vũ khí chống tàu ngầm (ASW) tiên tiến, tên lửa hành trình tấn công đất liền, tên lửa đối hạm, và nhiều tên lửa phòng không hiện đại." Mỗi tàu có một hải pháo lưỡng dụng 127 mm (5-inch) ở mũi tàu có thể tấn công các loại tàu thuỷ, máy bay ở cự li gần, và các mục tiêu trên đất liền. Hệ thống Tác chiến Aegis khác với các loại radar truyền thống phải xoay 360° với mỗi lần quét. Thay vào đó, Aegis sử dụng radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), cho phép theo dõi mục tiêu liên tục song song với việc quét khu vực tác chiến. Hệ thống máy tính điều khiển của Aegis cho phép tàu kết hợp hai tính năng theo dõi và ngắm bắn mục tiêu. Ở các hệ thống tác chiến cũ, hai tính năng này hoàn toàn tách biệt với nhau. Aegis không bị tác động bởi hệ thống tác chiến điện tử của đối phương. Mỗi tàu mang hàng loạt ống phóng tên lửa chống hạm Harpoon độc lập, do đó, "Arleigh Burke" có khả năng chống hạm nổi trong phạm vi từ 64 hải lý (119 km; 74 dặm). Sau khi tên lửa hành trình Tomahawk được nâng cấp lên phiên bản Block V, tất cả các tên lửa Block IV mà các tàu được trang bị cũng được nâng cấp lên bản Block V. Bản nâng cấp này cho phép mỗi tên lửa không chỉ có khả năng đánh các mục tiêu trên đất liền, mà còn có khả năng diệt hạm. Tên lửa Tomahawk phiên bản Block Va còn được gọi là bản "Tấn công Hàng hải" (Maritime Strike), và phiên bản Block Vb mang Hệ thống Đầu đạn Đa hiệu ứng Dùng chung (Joint Multi-Effects Warhead System). Các gói nâng cấp này cho phép mỗi tàu lớp "Arleigh Burke" có thêm một loại tên lửa mà nó có thể dùng để diệt hạm, bên cạnh Harpoon (các tàu phiên bản Flight IIA không mang tên lửa này). Tomahawk còn có thể được trang bị với số lượng nhiều hơn Harpoon, và mang đầu đạn lớn hơn. Các tàu mang tên lửa RIM-7 Sea Sparrow hoặc RIM-162 ESSM trong vai trò phòng thủ điểm, nhằm bảo vệ khỏi tên lửa và máy bay địch. Lọai tên lửa SM-2 và SM-6 có khả năng chống máy bay ở tầm xa; tên lửa SM-6 đặc biệt có khả năng phòng thủ tên lửa qua đường chân trời. Tên lửa SM-3 và 6 có khả năng diệt tên lửa đạn đạo (BMD). Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo Aegis (BMD) đã trở thành một tính năng cực kì quan trọng của tàu lớp "Arleigh Burke" đến nỗi tất cả các tàu (bao gồm Flight I) sẽ được nâng cấp hệ thống BMD. Lô 28 tàu Flight I đầu tiên đã được nâng cấp trong năm 2012-2014. Các tàu Flight III sẽ được giao cho Hải quân Hoa Kỳ từ năm 2023 với hệ thống BMD tích hợp sẵn và mang loại radar AN/SPY-6 3D mới. Trong khi đó, các tàu Flight IIA sẽ được trang bị tính năng BMD và radar AN/SPY-6 từ 2022. Các tàu lớp "Burke" được trang bị hệ thống vũ khí chống tàu ngầm mới nhất của Hải quân, bao gồm sonar chủ động, dàn sonar kéo, và tên lửa diệt tàu ngầm. Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) cho phép tàu phóng các tên lửa Tomahawks để tiêu diệt mục tiêu trên đất liền. Các radar và cảm biến trên tàu có thể dò thấy mìn chống hạm từ khoảng cách 1,400 m. Mỗi tàu thuộc lớp "Arleigh Burke" mang một hải pháo Mark 45 127 mm (5-inch). Pháo Mark 45 phiên bản Mod 2, với chiều dài nòng là 54 caliber (270 inches, 6,900 mm) được trang bị trên các tàu có số hiệu DDG-51 — DDG-80 (30 tàu). Các tàu từ DDG-81 trở đi mang pháo Mark 45 phiên bản Mod 4, với chiều dài nòng 62 caliber (310 inches, 7,900 mm). Pháo Mark 45 5-inch, được điều khiển bởi Hệ thống Kiểm soát Hỏa lực Pháo Mark 34 (GWS), có thể được dùng để chống hạm, bảo vệ tàu khỏi phi cơ đối phương ở cự li gần, và hỗ trợ hoả lực cho các đơn vị bạn trên cạn. Pháo có cự li 20 dặm (32 km) và có tốc độ bắn từ 16-20 phát mỗi phút. Máy bay. Lớp tàu được trang bị hệ thống trực thăng đa dụng hạng nhẹ (LAMPS). Mỗi trực thăng hỗ trợ trên tàu nâng cao khả năng chống tàu ngầm và hạm nổi của tàu. Chúng có thể được sử dụng làm bệ quan sát các tàu ngầm và chiến hạm đối phương trong khu vực. Khi cần, trực thăng cũng có thể phóng các loại thuỷ lôi, tên lửa để tiêu diệt chúng. Trực thăng cũng có khả năng yểm trợ, hỗ trợ hoả lực bằng súng máy và tên lửa dẫn đường chống tăng Hellfire khi vận chuyển binh lính từ tàu đến mục tiêu và ngược lại. Các máy bay trực thăng cũng có thể được dùng cho nhiều mục đích khác, như tiếp tế, tìm kiếm và cứu hộ, sơ tán y tế, liên lạc, và kiếm soát hoả lực cho súng pháo của tàu. Vào tháng 3, 2022, các tàu khu trục lớp "Arleigh Burke" được trang bị một máy bay không người lái (UAS) AAI Aerosonde. Máy bay này chủ yếu được sử dụng trên các tàu Flight I và Flight II do chúng không có nhà chứa máy bay nên không có trực thăng túc trực dài hạn trên tàu. Aerosonde nhỏ hơn nhiều so với trực thăng, nên có thể được cho vào kho khi không sử dụng. UAS này có khả năng trinh sát tầm xa với chi phí ít hơn nhiều so với trực thăng. Phát triển. Năm 1980, Hải quân Hoa Kỳ mời bảy nhà thầu quốc phòng trong nước nghiên cứu thiết kế một loại chiến hạm mới. Đến năm 1983, số công ty ứng tuyển chỉ còn ba: Bath Iron Works, Todd Shipyards, và Ingalls Shipbuilding. Ngày 3 tháng 4 năm 1985, Bath Iron Works nhận một hợp đồng trị giá 321.9 triệu USD để đóng tàu đầu tiên của lớp là USS "Arleigh Burke". Công ty Gibbs & Cox nhận hợp đồng thiết kế tàu. Tổng chi phí của tàu đầu tiên năm khoảng 1.1 tỷ USD, với 778 triệu USD được chi cho hệ thống vũ khí các loại được gắn trên tàu. Con tàu này được đặt lườn bởi Bath Iron Works tại thành phố Bath, bang Maine vào ngày 6 tháng 12 năm 1988, và hạ thuỷ vào ngày 16 tháng 12 năm 1989 bởi vợ của Đô đốc Arleigh Burke (bà Roberta Burke). Chính Đô đốc đã có mặt tại lễ nhập biên của tàu vào ngày 4 tháng 7 năm 1991 bên bờ biển Norfolk, bang Virginia. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân Hoa Kỳ mà người được đặt tên có mặt tại lễ nhập biên, và cũng là lần thứ ba mà Hải quân đặt tên con tàu cho một người còn sống. Loại tàu "Arleigh Burke" bản Flight II có một số cải tiến so với bản Flight I: tích hợp hệ thống dò hướng mục tiêu, hệ thống tác chiến điện tử SLQ-32V-3, hệ thống liên lạc quân sự TADIX-B, hệ thống chỉ huy và điều khiển JTIDS, và khả năng phóng và điều khiển tên lửa tầm xa SM-2 Block IV. Loại tàu "Arleigh Burke" bản Flight IIA có nhiều chức năng mới, kể từ USS "Oscar Austin" (DDG-79). Nằm trong số những thay đổi là hai nhà chứa máy bay ở đuôi tàu cho trực thăng chống tàu ngầm (ASW), một hải pháo 5-inch/62-caliber (127 mm) Mark 45 Mod 4 với nòng dài hơn. Loại pháo này được trang bị cho các tàu từ USS "Winston S. Churchill" (DDG-81) trở về sau. Các tàu Flight IIA sau này, bắt đầu từ USS "Mustin" (DDG-89) mang một thiết kế ống khói mới nằm sâu trong phần cấu trục thượng tầng nhằm giảm đi tín hiệu nhiệt của tàu. Dàn sonar kéo TACTAS và ống phóng tên lửa Harpoon bị loại bỏ ở các tàu Flight IIA. Các tàu từ DDG-68 đến DDG-84 có hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 với thiết kế ăng-ten giống với phiên bản V3 được trang bị cho các tàu tuần dương lớp "Ticonderoga", trong khi các tàu còn lại có thiết kế giống với phiên bản V2 được trang bị cho lớp khinh hạm "Oliver Hazard Perry". Phiên bản V3 có hệ thống tác chiến điện tử chủ động, trong khi V2 chỉ mang hệ thống thụ động. AN/SLQ-32 được nâng cấp qua Chương trình Cải tiến Tác chiến Điện tử Mặt nước (SEWIP). Các nâng cấp SEWIP Block 2 được triển khai vào năm 2014 với lịch sản xuất hàng loạt được đặt vào giữa năm 2015. Một số tàu Flight IIA được đóng mà không có hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx CIWS vì được dự kiến sẽ được trang bị tên lửa ESSM. Tuy nhiên, Hải quân sau này quyết định sửa đổi toàn bộ các tàu loại IIA với ít nhất một hệ thống Phalanx CIWS đến năm 2013. Năm 2021, dàn vũ khí laser năng lượng cao HELIOS với công suất 60 kW được thử nghiệm trên một tàu "Arleigh Burke". Các tàu USS "Pinckney", USS "Momsen", USS "Chung-Hoon", USS "Nitze", USS "James E. Williams", và USS "Bainbridge" có cấu trúc thượng tầng khác biệt so với các tàu cùng lớp cho phép mang hệ thống dò mìn từ xa (RMS). Các ống phóng ngư lôi Mk 32 được đưa vào trong khoang tên lửa từ giữa thân tàu. Thay thế trong tương lai. USS "Michael Murphy" (DDG-112) ban đầu được dự tính là tàu cuối cùng của lớp "Arleigh Burke". Tuy nhiên, sau khi kế hoạch sản xuất lớp "Zumwalt" bị giảm, Hải quân Hoa Kỳ đặt hàng thêm nhiều tàu mới. Hợp đồng được giao cho Northrop Grumman vào tháng 12, 2009, cho tàu DDG-113 và tháng 4, 2010, cho tàu DDG-114. General Dynamics nhận một hợp đồng cho DDG-115 vào tháng 12, 2010. Dự kiến vào các năm tài chính 2012 và 2013, Hải quân Hoa Kỳ sẽ công bố thiết kế Flight III và yêu cầu 24 tàu được đóng từ 2016 đến 2031. Tháng 5 năm 2013, tổng cộng 76 tàu lớp "Arleigh Burke" đã được lên kế hoạch đóng. Loại tàu Flight III được biết là ở giai đoạn thiết kế vào năm 2013. Tháng 6 năm 2013, Hải quân Hoa Kỳ ký nhiều hợp đồng cho một loạt các tàu khu trục trị giá 6.2 tỷ USD. Đến 42 tàu Flight III có thể sẽ được mua bởi Hải quân với tàu đầu tiên gia nhập biên chế vào năm 2023. Chiến hạm nổi Tương lai. Tháng 4 năm 2014, Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu quá trình thiết kế loại tàu mới để thay thế lớp "Arleigh Burke", gọi là "Chiến hạm nổi Tương lai". Lớp tàu mới được dự đoán có thể bắt đầu hoạt động vào những năm đầu 2030 và ban đầu sẽ hoạt động cùng với 22 tàu "Arleigh Burke" loại Flight III. Hiện tại, chưa có thiết kế vỏ tàu hoặc khung tàu nào đã được công bố, tuy nhiên được biết là lớp tàu mới sẽ tích hợp những công nghệ mới nhất bao gồm laser, hệ thống phát điện mới, tự động hoá, và vũ khí, cảm biến, hệ thống điện tử thế hệ mới. Các tàu này sẽ tận dụng các công nghệ đã được phát triển và sử dụng ở các tàu như khu trục hạm lớp "Zumwalt", tàu chiến đấu ven biển (LCS), và tàu sân bay lớp "Gerald R. Ford". Dự án Chiến hạm nổi Tương lai có thể sẽ đặt tầm quan trọng của hệ thống truyền động điện của lớp "Zumwalt" lên hàng đầu, cho phép tàu phát 58 mW điện. Với nguồn điện mạnh hơn, tàu sẽ có khả năng sử dụng vũ khí năng lượng như laser. Vũ khí laser có khả năng sẽ được trọng dụng hơn trong tương lai so với tên lửa do giá thành thấp, tránh trường hợp tên lửa được phóng có giá thành cao hơn mục tiêu đang được tập kích. Với vũ khí ít tốn kém hơn, tàu cũng mang giá thành thấp hơn. Các yêu cầu ban đầu của Chiến hạm nổi Tương lai là có khả năng sống sót và hoả lực cao hơn, đồng thời tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay. Các con tàu này phải có thiết kế mô-đun hoá, cho phép thay thế, sửa chữa, và nâng cấp vũ khí, cảm biến, hệ thống máy tính và điện tử qua thời gian khi nhiệm vụ và mục tiêu thay đổi và biến hoá. Dự án Chiến hạm nổi Tương lai đã phát triển thành chương trình DDG(X), hay "Tàu khu trục Tên lửa Dẫn đường Thế hệ mới". Lịch sử hoạt động. Tháng 10 năm 2011, bốn tàu lớp "Arleigh Burke" khởi hành đến Châu Âu để hỗ trợ hệ thống phòng thủ tên lửa NATO. Các tàu này, đặt cảng tại Trạm Hải quân Rota, Tây Ban Nha, được nêu tên vào tháng 12 năm 2012 là "Ross", "Donald Cook", "Porter", và "Carney". Sự có mặt của các tàu tại đây giảm thiểu thời gian tác chiến của các tàu, cho phép sáu tàu khu trục khác được chuyển từ Đại Tây Dương đến Châu Á cho Chiến thuật Đông Á. Nga đã doạ sẽ rời khỏi hiệp ước hạt nhân New START sau khi bốn tàu này được lưu động đến Châu Âu, nói rằng sự hiện diện của các tàu này đe doạ đến khả năng răn đe hạt nhân của mình. Năm 2018, Trưởng ban Tác chiến Hải quân Hoa Kỳ là Đô đốc John Richardson đã chỉ trích chính sách giữ sáu hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động "trong một cái hộp nhỏ chỉ để bảo vệ đất liền," khi mà các hệ thống phòng thủ trên bờ có thể làm điều tương tự với giá thành ít tốn kém hơn.
Ivana Batchelor Ivana Elizabeth Batchelor (sinh ngày 28 tháng 10 năm 2000) là một người mẫu và hoa hậu người Guatemala, người chiến thắng cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Guatemala 2022. Cô sẽ đại diện cho Guatemala tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2022. Trước đó, Batchelor từng đăng quang cuộc thi Miss Grand Guatemala 2020. Cô đại diện cho Guatemala tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2020 và giành ngôi vị Á hậu 2. Tiểu sử. Batchelor được sinh ra vào ngày 28 tháng 10 năm 2000 tại Quetzaltenango. Cô thông thạo tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh và làm công việc dịch thuật cho hai ngôn ngữ này. Cô là đồng sáng lập IB Model Agency, đơn vị quản lý và đào tạo người mẫu. Hiện cô đang theo học ngành Khoa học Truyền thông. Các cuộc thi sắc đẹp. Hoa hậu Hòa bình Guatemala 2020. Vào ngày 16 tháng 3 năm 2020, Batchelor đăng quang cuộc thi Miss Grand Guatemala 2020. Cô đã thành công vượt qua Dannia Guevara. Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2020. Vào ngày 27 tháng 3 năm 2021, Batchelor đại diện cho Guatemala tại Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2020 và cạnh tranh với 62 ứng cử viên khác tại SHOW DC ở Bangkok, Thái Lan. Cô về nhì sau Abena Appiah, khi đó 27 tuổi, của Hoa Kỳ. Hoa hậu Hoàn vũ Guatemala 2022. Vào ngày 3 tháng 6 năm 2022, Batc started đăng quang cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Guatemala 2022. Cô đã thành công vượt qua Dannia Guevara. Hoa hậu Hoàn vũ 2022. Cô sẽ đại diện cho Guatemala tại Hoa hậu Hoàn vũ 2022.
Đông Timor tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 Đông Timor tranh tài tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 ở Hà Nội, Việt Nam từ ngày 12 đến 23 tháng 5 năm 2022. Đoàn thể thao Đông Timor gồm có 39 vận động viên, tranh tài ở 7 trong số 40 môn thể thao.
Álex Collado Álex Collado Gutiérrez (sinh 22 tháng 4 năm 1999) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha chơi ở vị trí tiền vệ tấn công và tiền đạo cánh cho câu lạc bộ Barcelona tại La Liga. Sự nghiệp câu lạc bộ. Sinh ra ở Sabadell, Barcelona, Catalunya, Collado bắt đầu sự nghiệp tại học viện đào tạo trẻ của CE Mercantil khi mới 5 tuổi, sau đó chuyển đến RCD Espanyol và gia nhập đội trẻ của FC Barcelona vào năm 2009. Anh đã cùng đội trẻ Barcelona vô địch UEFA Youth League 2017–18, đánh bại Chelsea 3–0 trong trận chung kết. Collado có trận ra mắt Barcelona B tại Segunda División vào ngày 17 tháng 3 năm 2018, trong trận hòa 1-1 trên sân khách trước Lorca. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Barça B vào ngày 15 tháng 12 năm 2018, bàn thắng ở phút cuối cùng trong chiến thắng 2-1 trên sân nhà trước Lleida Esportiu. Collado ra mắt đội 1 của Barcelona, ​​vào ngày 4 tháng 5 năm 2019, trong trận thua 2-0 trước Celta Vigo tại La Liga. Tại mùa giải 2020–21, Collado trở thành đội trưởng mới của Barça B sau khi đội trưởng cũ là Ferrán Sarsanedas bị chấn thương dài hạn. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2021, Collado gia hạn hợp đồng với Barça đến năm 2023. Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 2021, Collado không tham gia cuộc tập huấn của Barça ở Stuttgart trong giai đoạn tiền mùa giải ​​để quyết định tương lai của mình. Sau khi không thể chuyển đến Club Brugge và Sheffield United theo dạng cho mượn, Collado đã không được đăng ký vào đội hình của Barça và Barça B, anh sẽ không thể thi đấu cho đến tháng 1 năm 2022. Sau đó, câu lạc bộ quyết định rằng anh sẽ phải ra đi dưới dạng cho mượn vào tháng 1 do quy định của La Liga không cho phép đăng ký anh trong phần còn lại của mùa giải. Ngày 7 tháng 1, anh được chuyển đến Granada theo dạng cho mượn đến cuối mùa giải. Anh có trận ra mắt vào ngay ngày sau đó, trong trận hòa 1-1 trước chính Barcelona. Danh hiệu. Barcelona. - La Liga: 2018–19 - UEFA Youth League: 2017–18
Lào tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 Lào tranh tài tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 ở Hà Nội, Việt Nam từ ngày 12 đến 23 tháng 5 năm 2022. Đoàn thể thao Lào gồm có 280 vận động viên, tranh tài ở 28 trong số 40 môn thể thao.