text
stringlengths
2
268k
Trùm Hương Cảng 2: Truy long Trùm Hương Cảng 2: Truy long (tiếng Trung: "追龍II:賊王", tiếng Anh: "Chasing the Dragon II: Wild Wild Bunch", Hán-Việt: "Truy long 2: Tặc vương") là một bộ phim hành động - hình sự của Hồng Kông - Trung Quốc ra mắt năm 2019 và là phần phim thứ hai của bộ phim "Trùm Hương Cảng" sau phần phim đầu tiên ra mắt năm 2017. Tác phẩm do Vương Tinh viết kịch bản, đồng đạo diễn với Quan Tri Diệu và hợp tác sản xuất, với sự tham gia của các diễn viên gồm Lương Gia Huy, Cổ Thiên Lạc, Lâm Gia Đống và Nhậm Đạt Hoa. Khác với phần phim trước, phần phim này có nội dung và các nhân vật hoàn toàn mới. Bộ phim lấy cảm hứng từ sự kiện vụ bắt cóc hai con trai của tỷ phú Lý Gia Thành của trùm ma túy Trương Tử Cường vào năm 1996, cùng với đó là câu chuyện về cuộc đời của nhân vật này.
Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam (tiếng Anh: "United States — Anti-dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam", viết tắt: US – Shrimp (Viet Nam), DS404) là vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2010–11 về các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu mặt hàng tôm sang Hoa Kỳ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, sau đó phải đối mặt với các biện pháp hành chính về điều tra chống bán phá giá cùng với thuế suất áp dụng đi kèm. Bộ Thương mại Hoa Kỳ lựa chọn các doanh nghiệp lớn nhất để điều tra và rà soát hành chính bằng phương pháp "Zeroing", sau đó áp dụng những loại thuế suất khác nhau cho các doanh nghiệp còn lại, khiến các doanh nghiệp không được điều tra chịu thuế suất lớn trong nhiều năm liên tiếp. Việt Nam được các tổ chức phi chính phủ lĩnh vực doanh nghiệp và thương mại đề xuất khiếu kiện Hoa Kỳ lên WTO, khởi xướng vụ giải quyết tranh chấp và giành chiến thắng pháp lý về việc chứng minh "Zeroing" vi phạm điều ước quốc tế. Việc thực thi phán quyết sau đó bị trì hoãn, góp phần làm phát sinh tranh chấp Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam II kết thúc năm 2016. Bối cảnh. Những năm 2000, các doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, trong đó có tôm thuộc loại vùng nước ấm, được xử lý đông lạnh. Tháng 1 năm 2004, Bộ Thương mại Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành điều tra chống bán phá giá sản phẩm này, thực hiện đối với ba doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu lớn nhất là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Thủy sản Minh Hải và Tập đoàn Camimex theo dạng bị đơn bắt buộc. Một số doanh nghiệp tự nguyện (hoặc "bị đơn tự nguyện" – "voluntary respondents") chấp nhận điều tra nhưng không được điều tra. Tháng 2 năm 2005, DOC chính thức áp thuế chống bán phá giá với các thuế suất khác nhau gồm mức thuế từ 4,3% đến 5,24% đối với từng bị đơn bắt buộc; mức 4,57%, tức bình quân gia quyền đối với các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn điều tra; và mức thuế suất toàn quốc 25,76% cho tất cả các doanh nghiệp còn lại dựa trên "Smoot–Hawley Tariff Act 1930". Theo pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ, sau tròn mỗi năm kể từ ngày lệnh áp thuế chống bán phá giá của DOC được ban hành, DOC sẽ tiến hành rà soát hành chính ("Proof of Review –" POR) để xét lại mức thuế chính thức mà cơ quan đã áp đối với khoảng thời gian một năm liền trước đó. Theo đó, tính tới thời điểm tháng 2 năm 2010, Bộ Thương mại đã tiến hành ba cuộc rà soát hành chính.Trong đợt "POR" tháng 4 năm 2007, có khoảng 30 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đăng ký tham gia rà soát, tuy nhiên, DOC chỉ chọn Minh Phú và Camimex dựa trên tiêu chí là doanh nghiệp có lượng xuất khẩu lớn nhất. Sau đó, ngày 2 tháng 9 năm 2008, DOC công bố kết quả, theo đó, mức thuế suất của Minh Phú, Camimex đạt mức thuế suất không đáng kể (0"–"0,01%), và DOC tiếp tục giữ nguyên các mức thuế đối với doanh nghiệp khác của Việt Nam. Tới tháng 4 năm 2008, đợt "POR" thứ ba diễn ra, Minh Phú, Camimex và Thủy sản Phương Nam được chọn trong số 28 doanh nghiệp đăng ký tham gia. Kết quả của đợt này ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2009, theo đó ba doanh nghiệp bị đơn bắt buộc đều nhận được mức thuế suất tối thiểu (Minh Phú: 0,43%; Camimex: 0,08%; Phương Nam: 0,21%), và tiếp tục áp thuế chống bán phá giá như cũ cho các doanh nghiệp còn lại. Với Việt Nam, trước nguy cơ Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục dùng các phương pháp tính toán như đã dùng trong các đợt "POR" trước đó dẫn tới kết quả bất lợi trong đợt "POR" tiếp theo, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã kiến nghị đề xuất kiện Hoa Kỳ ra WTO lên Chính phủ Việt Nam. Tháng 2 năm 2010, Chính phủ đã chấp thuận đề xuất này và bắt đầu vụ kiện bằng tham vấn gửi Chính phủ Hoa Kỳ. Tham vấn. Việt Nam và bên thứ ba. Ngày 1 tháng 2 năm 2010, Việt Nam đã gửi yêu cầu tham vấn tới Hoa Kỳ liên quan tới các biện pháp chống bán phá giá mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam, khiếu kiện các biện pháp của DOC đã vi phạm WTO. Có bốn vấn đề mà Việt Nam khiếu kiện, thứ nhất là, cho rằng Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp "Zeroing" trong tính toán biên độ phá giá; thứ hai là, việc Hoa Kỳ giới hạn số lượng bị đơn được lựa chọn điều tra trong điều tra ban đầu và rà soát hành chính; thứ ba là, việc dùng phương thức xác định thuế suất áp dụng đối với các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn trong điều tra rà soát hành chính lần hai và ba; và thứ tư là, việc phương pháp xác định mức thuế suất toàn quốc dựa trên thông tin sẵn có bất lợi đối với những doanh nghiệp Việt Nam không chứng minh được sự độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với Nhà nước. Đặc biệt là về "Zeroing", khi tính toán biên độ phá giá chung, Bộ Thương mại Hoa Kỳ chỉ tính các biên độ phá giá có giá trị dương (lớn hơn 0), biên độ phá giá có giá trị âm sẽ được tự động chuyển về thành 0. Việt Nam cho rằng, với phương pháp này, biên độ phá giá chung được tính toán sẽ cao hơn, từ đó mức thuế chống bán phá giá cũng bị đội lên rất nhiều. Việt Nam cho rằng những phương pháp này của Hoa Kỳ vi phạm quy định chung về đối xử tối huệ quốc, biểu nhân nhượng ("Schedules of Concessions"), thuế chống bán phá giá, vi phạm Hiệp định về Chống bán phá giá, Hiệp định Marrakesh, và Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam. Trên bối cảnh nhiều vụ việc về chống bán phá giá có liên quan với Mỹ là DS99, DS183, DS350, DS383, các nước gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, México, và Thái Lan đã gửi các biên bản yêu cầu tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba. Tham vấn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã không thành công, dẫn đến sau đó, ngày 7 tháng 4 năm 2010, Việt Nam chính thức đề nghị Cơ quan Giải quyết tranh chấp thành lập Ban Hội thẩm ("Panel") giải quyết tranh chấp này theo quy chế từ Thỏa thuận Ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp dân sự. Bảy nước là bên thứ ba đều có ý kiến ủng hộ quan điểm của Việt Nam. Hoa Kỳ. Trong tranh chấp này, phía Mỹ phản đối các vấn đề mà Việt Nam đặt ra, phản đối tạm thời việc áp dụng Thỏa thuận DSU, các điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm. Mỹ cho rằng, biện pháp miêu tả bởi Việt nam về việc "tiếp tục sử dụng các thủ tục khiếu kiện" trong các thủ tục liên tục của vụ chống bán phá giá tôm đã nằm ngoài phạm vi các điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm vì không được nêu rõ trong yêu cầu tham vấn Ban Hội thẩm của Việt Nam; và đây không phải là đối tượng của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vì nó có mục đích bao gồm các biện pháp trong tương lai. Hội thẩm. Ngày 18 tháng 5 năm 2010, Ban Hội thẩm vụ DS404 được thành lập, với chủ tịch là Mohammad Saeed, hai thành viên là Deborah Milstein và Iain Sandford. Phán quyết của vụ việc này được Ban Hội thẩm ban hành ngày 11 tháng 7 năm 2011, đưa ra nhận định và quyết định đối với các vấn đề mà Việt Nam khiếu kiện. "Zeroing". Với "Zeroing", Ban Hội thẩm ủng hộ lập luận của Việt Nam rằng việc sử dụng phương pháp này của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong xác định biên độ phá giá đối với các bị đơn bắt buộc trong rà soát hành chính lần hai (2007–08) và lần ba (2008–09) là trái với phương pháp tính theo bình quân gia quyền quy định ở ADA. Trong quá trình điều tra chống bán phá giá, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp dụng cách thức này cho các bị đơn bắt buộc là Minh Phú, Minh Hải, Camimex, và Phương Nam, theo đó chỉ tính các trường hợp bán phá giá, không tính các trường hợp mà bốn bị đơn này xuất khẩu với giá bình thường đúng quy định, Ban Hội thẩm cho rằng cách tính này không đánh giá đúng tổng quan thị trường cũng như điều khoản trong điều ước quốc tế. Ngoài ra, Ban Hội thẩm cũng cho rằng việc sử dụng phương pháp "Zeroing" trong bất kỳ rà soát hành chính nào của Hoa Kỳ là vi phạm quy định về mức thuế chống bán phá giá vượt qua biên độ bán phá giá. "Bị đơn được chọn". Về việc Mỹ giới hạn số lượng bị đơn được lựa chọn điều tra, Việt Nam cho rằng DOC đã áp dụng câu thứ hai của Điều 6.10, ADA, cho phép trong vài trường hợp nhất định, các cơ quan điều tra được xác định biên độ phá giá riêng cho chỉ một số nhà xuất khẩu được chọn điều tra, nhằm mục đích tước bỏ quyền lợi chính đáng của các nhà xuất khẩu bị điều tra. Ban Hội thẩm bác bỏ khiếu kiện này, nguyên nhân là do Việt Nam đã không khẳng định việc giới hạn điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong rà soát là không phù hợp với câu thứ hai của Điều 6.10, và cho rằng không có điều khoản nào do Việt Nam trích dẫn áp đặt bất kỳ giới hạn nào trong việc các cơ quan có thẩm quyền tự hạn chế cuộc điều tra của họ, trừ những điều được quy định trong điều khoản đó. Liên quan đến vấn đề điều tra riêng các bị đơn không được lựa chọn điều tra nhưng tự nguyên cung cấp bản trả lời, trong báo cáo của mình, Ban Hội thẩm đã bác bỏ khiếu kiện của Việt Nam với lý do trên thực tế không có doanh nghiệp nào của Việt Nam không được lựa chọn điều tra nhưng cung cấp bản trả lời tự nguyện. Lập luận của Việt Nam [về bị đơn bắt buộc] chưa đủ sức thuyết phục. Theo quan điểm của chúng tôi, việc sử dụng giới hạn điều tra ("limited examinations") [của Mỹ] được quy định riêng bởi câu thứ hai của Điều 6.10. Việt Nam chưa xác định bất kỳ điều khoản nào khác trong Hiệp định về Chống bán phá giá quy định việc sử dụng giới hạn điều tra. Cụ thể, Việt Nam chưa xác định được nội dung nào trong câu đầu tiên của Điều 6.10 hoặc các Điều 9.3, 11.1 và 11.3, liên quan đến việc sử dụng các giới hạn điều tra. Thuế cho "bị đơn tự nguyện". Việt Nam viện dẫn Điều 9.4, ADA, theo đó thuế suất áp dụng cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn điều tra sẽ bằng bình quân gia quyền thuế suất xác định cho các bị đơn bắt buộc (trừ các trường hợp bị đơn bắt buộc có mức thuế suất xác định dựa trên các thông tin sẵn có bất lợi hoặc có thuế suất bằng 0% hoặc từ 0–2%). Trên thực tế, điều khoản này của ADA không quy định về cách thức xác định thuế suất cho bị đơn tự nguyện khi tất cả các bị đơn bắt buộc đều có mức thuế suất bằng 0 hoặc không đáng kể (như kết quả của hai lần rà soát hành chính), và Ban Hội thẩm không trả lời khiếu kiện của Việt Nam về vấn đề này. Mặc dù vậy, vì DOC sử dụng phương pháp "Zeroing" (đã bị tuyên là vi phạm) trong vụ điều tra gốc để tính toán thuế suất cho bị đơn tự nguyện nên việc Mỹ sử dụng mức thuế suất này cho các bị đơn tự nguyện trong hai lần "POR" được Ban Hội thẩm xác định là vi phạm ADA. Thuế suất toàn quốc. Theo Việt Nam, Điều 9.4, ADA quy định rằng cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra xác định thuế suất riêng cho từng bị đơn trong vụ việc chống bán phá giá; trong trường hợp không thể điều tra hết được thì cơ quan này có thể chỉ điều tra một số lượng bị đơn nhất định, số bị đơn còn lại sẽ được hưởng thuế suất bằng bình quân gia quyền của các bị đơn được điều tra; và do đó, chỉ có hai loại thuế suất là thuế suất riêng cho bị đơn bắt buộc ("individual rates"), và thuế suất cho các bị đơn còn lại ("all other" rate) trong vụ điều tra chống bán phá giá. Trong vụ tranh chấp, ngoài hai loại thuế suất trên, Mỹ còn áp dụng thêm loại thuế suất toàn quốc ("country-wide rate") cho các trường hợp bị đơn không được lựa chọn điều tra và không thỏa mãn điều kiện "hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm soát của Nhà nước" để được hưởng mức "all others rate". Ban Hội thẩm ủng hộ lập luận của Việt Nam rằng quy định này của Hoa Kỳ là vi phạm ADA vì thuế "all others" được áp dụng không kèm theo điều kiện gì, việc Mỹ đặt thêm điều kiện "doanh nghiệp phải chứng minh được mình độc lập khỏi sự kiểm soát của Nhà nước" là vi phạm ADA. Khuyến nghị chung. Từ các phán quyết về bốn vấn đề được Việt Nam khiếu kiện, Ban Hội thẩm DS404 tuyên chấp nhận lập luận của Việt Nam về "Zeroing" và thuế suất toàn quốc, bác bỏ vấn đề về bị đơn được chọn, không trả lời vấn đề về thuế suất cho bị đơn tự nguyện, kết luận cuối cùng là Hoa Kỳ có các hành vi vi phạm các điều khoản của Hiệp định về Chống bán phá giá, Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch, và điều này đã gây tổn hại tới quyền lợi của Việt Nam theo các hiệp định này. Theo đó, Ban Hội thẩm khuyến nghị Hoa Kỳ điều chỉnh các biện pháp liên quan cho phù hợp các hiệp định nêu trên. Hậu tranh chấp. Sau khi Ban Hội thẩm ban hành phán quyết, Hoa Kỳ không kháng cáo, các nội dung của khuyến nghị chung được tiến hành, kết thúc 18 tháng tranh chấp về pháp lý của vụ việc Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam. Ngày 27 tháng 9 năm 2011, tại cuộc họp của Cơ quan Giải quyết tranh chấp, Hoa Kỳ ra thông báo về kế hoạch thực thi khuyến nghị, phán quyết của DSB để tuân thủ các nghĩa vụ của mình trong Tổ chức Thương mại Thế giới, nhưng không thực thi trực tiếp mà cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện thay đổi. Ngày 31 tháng 10 năm 2011, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thông báo lên DSB về việc hai bên nhất trí khoảng thời gian hợp lý để Hoa Kỳ thực hiện các khuyến nghị và phán quyết là 10 tháng, theo đó, khoảng thời gian này sẽ hết hiệu lực vào 2 tháng 7 năm 2012. Trên thực tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện việc điều tra, rà soát hành chính về chống bán phá giá, áp thuế đối với các doanh nghiệp Việt Nam về mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh trong những năm tiếp theo, dẫn đến Việt Nam tiếp tục yêu cầu tham vấn và phát sinh vụ việc Hoa Kỳ "–" Tôm Việt Nam II từ 2012. Tròn bốn năm giai đoạn từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 7 năm 2016, Hoa Kỳ đã nộp 48 báo cáo về tiến trình thực hiện khuyến nghị chung lên DSB, sau đó, ngày 18 tháng 7 năm 2016, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Quốc Khánh và Trợ lý Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Barbara Weisel đã ký kết thỏa thuận về việc hai bên đã tìm được giải pháp thống nhất về việc thực thi khuyến nghị chung trong cả hai vụ Hoa Kỳ "–" Tôm Việt Nam. Sau vụ việc, phía Việt Nam có những đánh giá về quá trình, kết quả và sự tác động của tranh chấp này đối với chính Việt Nam. Hoa Kỳ "–" Tôm Việt Nam là vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam khởi xướng với tư cách người đi kiện – nguyên đơn trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới. Hầu hết các đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thương mại, luật gia Việt Nam đều cho rằng vụ kiện được xem là thành công khi lựa chọn vấn đề để khiếu kiện là biện pháp, phương pháp, thông lệ mà Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các cuộc điều tra trong quá khứ hoặc xu hướng trong tương lai, có liên quan tới nhiều nước và nhiều vụ kiện có kết quả, và kết quả vụ kiện đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam giảm thiểu thiệt hại với chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Việc Ban Hội thẩm chấp nhận khiếu kiện về "Zeroing", tuyên phương pháp này của Hoa Kỳ vi phạm điều ước quốc tế là phù hợp với các tiền lệ trong nhiều vụ tranh chấp trước đây trong khuôn khổ WTO về vấn đề này. Các bên đánh giá rằng, sau nhiều phán quyết cáo buộc vi phạm, Hoa Kỳ đã phải dỡ bỏ phương pháp "Zeroing" trong điều tra ban đầu cho tất cả các vụ việc, tuy nhiên, Hoa Kỳ chưa chấp nhận dỡ bỏ hoàn toàn phương pháp này trong điều tra rà soát hành chính (chỉ dỡ bỏ đối với các vụ việc cụ thể đã bị kiện ra WTO và bị tuyên vi phạm). Xem thêm. - Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam II - Hiệp định về Chống bán phá giá - Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch Liên kết ngoài. - DS404: United States — Anti-dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam.
Munderkingen Munderkingen () là thị trấn nhỏ nhất nằm trong huyện Alb-Donau, bang Baden-Württemberg ở Đức. Nơi đây nằm bên bờ sông Danube, cách Ehingen 9 km và Ulm 31 km vể phía tây nam.
Chùa Lá Vằng Chùa Lá Vằng (hay còn gọi là chùa Ba Làng) là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở tỉnh Quảng Trị. Ngôi chùa này đã bị phá hủy vào năm 1885, sau đó bị cưỡng chiếm xây dựng thành nhà thờ La Vang. Bối cảnh lịch sử. Theo tài liệu xưa còn lưu lại, thì vào thời Minh Mạng (1820 - 1840), nhân dân 3 làng Thạch Hãn, Cổ Thành và Ba Trừ có chung nhau xây dựng một ngôi chùa khá lớn, thờ tự tượng pháp đầy đủ trang nghiêm tại vùng đất Lá Vằng (có nhiều cây lá vằng mọc hoang, người dân thường lấy lá phơi khô làm thuốc Nam) cách tỉnh thành Quảng Trị khoảng 6 km. Bị phá hủy. Đến năm 1885, chùa bị đốt cháy và sau đó bị cưỡng chiếm xây dựng thành nhà thờ La Vang. Kể từ đó, địa điểm này nhanh chóng phát triển và được Giáo hội Thiên Chúa giáo nâng lên hàng Tiểu vương cung thánh đường. Chú thích. 1. https://phatgiao.org.vn/6-ngoi-chua-bi-pha-huy-duoi-thoi-phap-thuoc-d38316.html Liên kết ngoài. - Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang - Chùa Việt Nam
Anime năm 2017 Dưới đây danh sách anime (bao gồm anime truyền hình dài tập, phim anime chiếu rạp, ONA, OVA) ra mắt trong năm 2017.
Nualphan Lamsam Nualphan Lamsam (; sinh ngày 21 tháng 3 năm 1966), còn được biết đến với biệt danh Madame Pang, là một nữ doanh nhân, chính trị gia và tỉ phú người Thái Lan. Bà đang là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Muang Thai Life Assurance, công ty bảo hiểm hàng đầu Thái Lan. Bên cạnh đó, bà còn là đồng sở hữu của công ty Meister Technik, chuyên phân phối thương hiệu xe Audi ở nước này. Trong lĩnh vực bóng đá, bà được biết đến nhiều với tư cách là trưởng đoàn của các đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan và chủ tịch của câu lạc bộ Port FC. Nualphan cũng là một trong những người đầu tiên nhập khẩu các sản phẩm thời trang xa xỉ từ nước ngoài về Thái Lan, thông qua các công ty Wanmani Co., Ltd. và San Honor (Bangkok) Co., Ltd., bắt đầu từ thương hiệu Hermes và nhiều thương hiệu khác như Emporio Armani, Tod's, Rodo, Chole, Christofle và Blumarine. Trong lĩnh vực chính trị, bà là thành viên của Đảng Dân chủ và là trợ lý tổng thư ký của đảng này từ năm 2006 đến năm 2016. Gia đình và học vấn. Nualphan là hậu duệ đời thứ năm của dòng họ Lamsam, một gia tộc người Thái gốc Hoa với cơ nghiệp được hình thành từ đầu thế kỷ 20, bắt đầu từ kinh doanh gỗ, xay xát gạo trước khi tiến vào lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Bà là con gái của Photipong Lamsam, một chính trị gia của Đảng Dân chủ và Yupa Lamsam, một cổ đông lớn của Muang Thai Insurance - công ty bà đang sở hữu. Bà có một người em gái tên Wannaporn Phornprapa, giám đốc điều hành của Công ty Cảnh quan P và một người anh trai tên Sara Lamsam, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Thai Life Assurance Association. Cuộc hôn nhân đầu tiên của bà là với Tiến sĩ Vachara Phanchet, Chủ tịch của Sittipol Sales co. và German Auto co., ly hôn vào đầu năm 2005. Họ có một người con gái tên là Nuanwan Phanchet. Nualphan sau đó kết hôn với Đại tá cảnh sát Narat Sawettananas vào ngày 19 tháng 1 năm 2014. Nualphan tốt nghiệp Trường Trình diễn Patumwan, Đại học Srinakharinwirot, Cử nhân Tiếp thị, Khoa Thương mại và Kế toán tại Đại học Chulalongkorn và Thạc sĩ Quản lý tại Đại học Boston, Hoa Kỳ.
Tadej Pogacar Tadej Pogačar (; sinh ngày 21 tháng 9 năm 1998) là một cua rơ xe đạp người Slovenia, hiện đang thi đấu cho đội UCI WorldTeam . Pogacar đã 2 lần vô địch giải đua xe đạp Tour de France, và đoạt huy chương đồng nội dung đua xe đạp ở Olympic Tokyo. Vào năm 2019, Pogacarr trở thành cua rơ trẻ nhất vô địch một giải đua thuộc UCI World Tour, đó là chức vô địch giải đua Tour of California khi anh mới 20 tuổi. Cuối năm đó, ở lần tranh tài ở giải đua Grand Tour đầu tiên, Pogačar đã giành chiến thắng 3 chặng đua của giải Vuelta a España, đây là giải đua mà Pogacar xếp thứ 3 chung cuộc và giành được danh hiệu tay đua trẻ xuất sắc nhất. Ngay trong hai lần đầu tham gia giải đua Tour de France các năm 2020 và 2021, Pogacar đều giành chức vô địch với 3 chiến thắng ở mỗi giải. Bên cạnh đó anh cũng giành luôn giải leo núi và giải tay đua trẻ xuất sắc nhất, Thành tích đó giúp anh trở thành cua rơ duy nhất trong lịch sử Tour de France giành được 3 danh hiệu này trong một năm. Anh là tay đua người Slovenia đầu tiên giành vô địch Tour de France, và ở tuổi 21, anh là nhà vô địch trẻ tuổi thứ 2 sau Henri Cornet, người đã vô địch giải đua năm 1904 ở tuổi 19. Pogacar cũng là cua rơ đầu tiên trong lịch sử đạt được cột mốc 6000 điểm trên bảng xếp hạng UCI World Ranking. Tính đến cuối năm 2021, anh đã có tổng cộng 45 tuần dẫn đầu bảng xếp hạng này. Trong năm 2021, Pogacar trở thành cua rơ đầu tiên vừa vô địch Tour de France vừa giành huy chương Olympic trong cùng 1 năm, đó là tấm huy chương đồng ở Olympic Tokyo. Sự nghiệp. Những năm đầu. Khi lên 9 tuổi, Pogačar cùng với anh trai của mình là Tilen gia nhập câu lạc bộ Rog Ljubljana. Lên tuổi 11, khi tham gia một giải đua thiếu niên, anh nhận được sự chú ý của Andrej Hauptman, người sau này là huấn luyện viên của anh. Ở giải đua đó, Hauptman thấy Pogačar đang cố gắng đuổi theo các tay đua nhiều tuổi hơn, và ông nghĩ rằng Pogačar đang rất vất vả để đua với những tay đua lớn tuổi hơn, vì thế ông đã góp ý với ban tổ chức nên tìm cách nào đó để hỗ trợ cho Pogacar: và ban tổ chức đã thông tin rằng, thật ra không phải Pogacar đang đuổi theo nhóm tay đua kia mà anh đang dẫn đầu và đuổi theo để bắt vòng nhóm tay đua đó. Hauptman là quản lý của Pogacar ở đội U23 Rog–Ljubljana. Sau đó thì cả Hauptman và Pogacar đều chuyển đến đội đua xe đạp UAE Team Emirates. UAE Team Emirates (2019–). 2019. Pogačar gia nhập đội đua từ mùa giải 2019, hợp đồng được ký trước giải đua Tour de l'Avenir 2018 mà chính anh đoạt chức vô địch. Anh đua chặng đầu tiên cho đội đua mới ở giải đua Tour Down Under, xếp thứ 13 chung cuộc. Sau đó anh vô địch giải đua Volta ao Algarve, sau khi đã vươn lên dẫn đầu bằng chiến thắng ở chặng thứ hai. Tiếp đến Pogacar xếp thuớ 6 ở giải đua Tour of the Basque Country. Đến tháng 5 năm 2019, Pogacar đã vô địch giải Tour of California, qua đó trở thành cua rơ trẻ nhất từng vô địch một giải đua thuộc UCI WorldTour. Ở giải đua này, anh đã giành được vị trí dẫn đầu sau chiến thắng ở chặng đua thứ 6 ở Mount Baldy. Sang tháng 6, Pogačar đoạt chức vô địch quốc gia Slovenia ở nội dung thi đấu đua tính giờ cá nhân, đã đánh bại Matej Mohorič 29 giây. Đến tháng 8, Pogačar được đội đua đăng ký thi đấu giải Vuelta a España 2019. Pogačar đã hoàn thành giải đua Grand Tour đầu tiên của mình ở vị trí thứ 3 chung cuộc, có 3 lần chiến thắng chặng và đoạt danh hiệu tay đua trẻ xuất sắc nhất giải. 2020. Trước khi mùa giải khởi tranh, Pogačar thông báo anh sẽ lần đầu tham gia giải đua xe đạp Tour de France, kế hoạch ban đầu của đội đua là anh sẽ đua hỗ trợ cho Fabio Aru. Giải đua đầu tiên ở mùa giải 2020 mà anh tham gia là Volta a la Comunitat Valenciana, đây là giải đua mà anh đã lên ngôi vô địch với 2 chiến thắng chặng. Tiếp đó ở giải đua UAE Tour, Pogacar đã chiến thắng chặng đua thứ 5 trên đỉnh núi Jebel Hafeet, và hoàn thành giải đua ở vị trí thứ hai chung cuộc sau Adam Yates. Từ tháng 3 thì các giải đua xe đạp bị hủy bỏ bởi đại dịch Covid-19. Khi các giải đua được tổ chức trở lại, Pogacar đã giành hạng tư chung cuộc ở giải đua Critérium du Dauphiné. Còn ở giải vô địch quốc gia Slovenian, anh xếp thứ hai sau Primož Roglič ở nội dung đua đường trường và đoạt chức vô địch nôi dung đua tính giờ. Ở giải đua Tour de France, Pogačar nhanh chóng chứng minh anh có phong độ tốt hơn người đồng đội Aru, sau khi xếp thứ 2 ở chặng đua thứ tư trên đỉnh núi Orcières-Merlette. Nhưng ở chặng 7, anh bị thua khoảng gần 1 phút rưỡi, do những cơn gió ngang. Ở chặng đua tiếp theo trên đỉnh Col de Peyresourde, anh đã thu hẹp khoảng cách được khoảng 38 giây với các đối thủ cạnh tranh danh hiệu vô địch. Sau khi Aru rút khỏi giải đua ở chặng 9, thì Pogacar đã chiến thắng chặng đua đến Laruns, đây là chiến thắng chặng đua Tour de France đầu tiên của anh, với pha nước rút đánh bại Egan Bernal và tay đua đồng hương Roglič, người đang mặc áo vàng. Ở chặng 13, đích đến ở Puy Mary, Pogacar cạnh tranh trực tiếp với Roglič và đã leo lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng tổng với 44 giây chậm hơn đối thủ. Đây cũng là chặng đua mà anh leo lên ngôi đầu bảng xếp hạng các tay đua trẻ. Sau đó 2 ngày, anh một lần nữa đánh bại Roglič ở trên đỉnh Col du Grand Colombier để giành lấy chiến thắng Tour thứ hai. Khi bắt đầu tuần đua thứ ba, Pogačar vẫn xếp thứ 2 chung cuộc, chậm hơn Roglič 40 giây. Ở chặng 17 trên đỉnh Col de la Loze, anh đã bị Roglič nới rộng khoảng cách thêm 17 giây nữa. Chặng đua áp chót, là một cuộc đua tính giờ cá nhân, Pogacar chỉ cần 55m55s để hoàn thành lộ trình 36,2km đoạn đường núi La Planche des Belles Filles, nhanh hơn Roglič tới 1m56s. Như vậy là từ việc kém đối thủ 57 giây thì sau chặng 20, Pogacar đã đoạt chiếc áo vàng và dẫn lại đối thủ 59 giây, đồng thời cũng vuơn lên dẫn đầu bảng xếp hạng các tay đua leo núi. Ở chặng đua cuối cùng, Pogacar an toàn về đích trong top đông để chính thức đoạt chức vô địch Tour de France 2020, qua đó trở thành cua rơ người Slovenia đầu tiên chiến thắng giải đua này. Và ở tuổi 21, Pogacar cũng trở thành tay đua trẻ thứ 2 trong lịch sử từng vô địch Tour de France sau Henri Cornet, người đã vô địch năm 1904 khi mới 19 tuổi. Ngoài danh hiệu vô địch (áo vàng), Pogacar cũng giành luôn danh hiệu tay đua trẻ xuất sắc (áo trắng) và danh hiệu tay đua leo núi xuất sắc (áo chấm đỏ). Tay đua trước đó từng đoạt được 3 chiếc áo Tour de France là Eddy Merck ở giải đua năm 1972 (Merck giành áo vàng, áo xanh cho tay đua tính điểm và áo trắng). Pogacar cũng trở thành người thứ 12 vô địch Tour de France ngay trong lần đầu tiên tham gia. Sau giải Tour de France, Pogačar đã tham gia Giải đua xe đạp thế giới, với nhiệm vụ hỗ trợ cho Roglič, người xếp thứ 6 ở giải đua này. Ba ngày sau, anh tiếp tục tranh tài ở giải đua La Flèche Wallonne, kết quả xếp thứ 9. Giải đua cuối cùng trong năm của Pogacar là giải Liège–Bastogne–Liège, xếp thứ 3 chung cuộc. 2021. Pogacar khởi đầu năm 2021 với những thắng lợi ở các giải đua UAE Tour, Tirreno-Adriatico, Liège-Bastogne-Liège và Tour of Slovenia. Lần thứ hai tham gia giải đua Tour de France, anh sớm được liệt vào danh sách những ứng của viên vô địch cùng với Primož Roglič, Geraint Thomas và Richard Carapaz. Ở chặng đua đầu tiên, anh về đích trong top đông chậm hơn người chiến thắng chặng là Julian Alaphilippe 8 giây và vượt lên dẫn đầu bảng xếp hạng các tay đua trẻ. Sau đó Pogačar đã chiến thắng chặng 5 sở trường đua tính giờ, nhờ đó đã thu hẹp khoảng cách một cách đáng kể với cua rơ đang mặc áo vàng. Sau chặng 8, Pogacar cán đích thứ 4 nhưng đủ để anh đã đoạt chiếc áo vàng. Và Pogacar đã giữ chắc áo vàng cho đến chặng đua cuối cùng để đoạt chức vô địch Tour de France lần thứ hai liên tiếp. Trên hành trình về đại lộ Champs-Élysées thì anh còn giành chiến thắng 2 chặng đua nữa ở các chặng 17 và 18. Với chức vô địch này thì Pogačar trở thành cua rơ trẻ nhất vô địch Tour de France 2 năm liên tiếp. Đây cũng năm thứ hai liên tiếp Pogacar giành được 3 danh hiệu cá nhân là Áo vàng, Áo chấm đỏ và Áo trắng. Sau Tour de France, Pogačar đại diện cho Slovenia tham gia Olympic Tokyo và đoạt được chiếc huy chương đồng nội dung xe đạp đường trường nam. Đến cuối tháng 7, đội đua UAE Team Emirates thông báo đạt được thỏa thuận gia hạn hợp đồng với Pogacar đến hết năm 2027. Sau khi kết thúc kỳ nghỉ sau kỳ Olympic thì Pogacar tham gia giải đua Bretagne Classic Ouest–France vào cuối tháng 8, nhưng đã không có được kết quả cao. Trong tháng 9, Pogacar tranh tài ở giải Vô địch Châu Âu ở Trentino, giành được vị trí thứ 5 ở nội dung đua đường trường. Đến cuối tháng anh tiếp tục tham gia giải Vô địch thế giới ở Flanders và xếp thứ 37 Sang tháng 10 thì Pogacar đến Italia để tham gia các giải đua thuộc serie autumn classics. Kết quả là anh đã phải bỏ cuộc ở giải đua Giro dell'Emilia, xếp thứ 3 ở giải Tre Valli Varesine và xếp thứ 4 ở giải đua Milano–Torino. Vài ngày sau, Pogacar giành chiến thắng Monument thứ hai trong năm ở giải đua Il Lombardia, thành tích giúp anh trở thành tay đua thứ ba sau Fausto Coppi vàEddy Merckx có 2 chiến thắng Monument và vô địch Tour de France trong cùng một năm và thuộc nhóm 4 tay đua vô địch Tour de France và Tour of Lombardy trong cùng một năm, cùng với Coppi, Merckx and Bernard Hinault. 2022. Pogačar khởi đầu năm 2022 với những thắng lợi ở các giải đua 2022 UAE Tour và 2022 Strade Bianche. Sau đó anh gần như thống trị giải đua 2022 Tirreno-Adriatico bằng cách giành chiến thắng 2 chặng và đoạt gần hết các danh hiệu cá nhân, chỉ trừ danh hiệu leo núi thuộc về cua rơ Quinn Simmons. Cuộc sống cá nhân. Tadej sinh ra và lớn lên ở thị trấn Komenda, cách thủ đô Ljubljana 20km về hướng Bắc. Mẹ của anh ấy, bà Marjeta là một giáo viên môn tiếng Pháp, còn bố của anh ấy, ông Mirko, lúc trước là quản lý ở một xưởng sản xuất ghế, và bây giờ là người quản lý của anh. Tadej là con thứ ba trong số 4 anh chị em. Pogačar hiện đang sống ở Monaco với vợ, cũng là một cua rơ nữ người Slovenia Urška Žigart. Họ kết hôn vào tháng 9 năm 2021. Thần tượng của Pogacar là Alberto Contador. Anh cũng rất ngưỡng mộ hai anh em Fränk và Andy Schleck. Bên cạnh tiếng mẹ đẻ Slovenia, Pogačar có thể nói trôi chảy tiếng Anh và tiếng Italia. Thành tích nổi bật. Xe đạp đường trường. - 2016 - 2017 - 2018 - 2019 - 2020 - 2021 - 2022 Xe đạp băng đồng. - 2018–2019 - 2021–2022 Giải thưởng. - Vélo d'Or: 2021 - International Flandrien of the Year: 2021
FANZA FANZA (tiếng Nhật:ファンザ) là một trang thương mại điện tử của Nhật Bản được vận hành bởi Digital Commerce Inc. và là thương hiệu của công ty. Tổng quát. Tên "FANZA" được ghép từ "FAN" trong "Fantasy" (tưởng tượng) và "ZA" có hai nghĩa, đó là "za" và "Z to A" (từ "Z" đến "A") trong tiếng Nhật. Vì nó là một tên thương hiệu chứ không phải là một tên công ty, nó được sử dụng trên các định dạng khác như được mô tả bên dưới. Đơn đăng ký nhãn hiệu là Digital Commerce Co, Ltd. Tên và biểu trưng đã được ủy quyền bởi Collins, Inc. của Hoa Kỳ, và mục đích là tạo ra một cái tên dễ hiểu ngay cả ở các quốc gia nói tiếng Anh khi xem xét việc mở rộng ra nước ngoài và một cái tên truyền đạt các sắc thái của văn hóa tình dục Nhật Bản. Lịch sử. 2018. - Digital Commerce Inc. số 1 tháng 3 tiếp quản một phần kinh doanh dịch vụ Internet của Công ty TNHH DMM.com, "DMM.R18", "R18.com", DMM.com Became một công ty điều hành cho thuê đèn, DVD / CD và cho thuê truyện tranh. - Ngày 1 tháng 8 năm 2018: Doanh nghiệp dành cho người lớn "DMM.R18" của Digital Commerce Co., Ltd. được đổi tên thành "FANZA". Ngày 1 tháng 8 còn là một chiến dịch PR để kỷ niệm việc đổi tên, phòng trưng bày hợp tác giữa FANZA và # FR2 (Ceno Co., Ltd.) "FANZA x # FR2 @ # FR2 GALLERY 2" sẽ được tổ chức từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 31 tháng 10. Khai trương tại Harajuku trong một thời gian giới hạn. Một sự kiện dành cho nữ diễn viên AV cũng được tổ chức vào mỗi cuối tuần. - Vào ngày 22 tháng 8 năm 2018, DMM hàng tháng do GOT Corporation xuất bản đã đổi tên thành FANZA hàng tháng từ số tháng 10 năm 2018 được phát hành cùng ngày. Dịch vụ. Dịch vụ video. - FANZA video - FANZA video hàng tháng - Kênh FANZA xem không giới hạn ánh sáng - Kênh xem không giới hạn deluxe - Kênh Playgirl - Kênh mềm theo yêu cầu - Đài AV - Kênh HHH - Kênh KMP - Kênh S1 số một phong cách - Kênh MOODYZ - Kênh nhóm ảo tưởng - Kênh Alice Japan - Kênh Momotaro BB - Kênh VR - Kênh phụ nữ trưởng thành - Kênh mơ ước - Kênh Mania - Bộ sưu tập gái nghiệp dư - Kênh hoạt hình dành cho người lớn - Kênh phim hồng - Kênh Paradise TV - FANZA video miễn phí Trò chuyện trực tiếp. - FANZA Trò chuyện trực tiếp - Người lớn - Đã kết hôn - Không phải người lớn **Ảo Cho thuê trực tuyến. - FANZA cho thuê - Phổ biến với DMM.com ngoại trừ DVD dành cho người lớn. Tải xuống trò chơi Doujin. - FANZA Doujin Dịch vụ phân phối sách điện tử. - Sách FANZA - Sách FANZA tất cả những gì bạn có thể đọc Đặt hàng qua thư. - Đặt hàng qua thư FANZA * DVD, tái bản DVD, đồ chơi tình dục, anime, trò chơi PC, sách, doujin - Thị trường FANZA - FANZA đấu giá dành cho người lớn WEB Media. - FANZA tin tức Trò chơi trực tuyến. - TRÒ CHƠI FANZA * Hoạt động của GK EXNOA Các dịch vụ khác. - FANZA gặp gỡ Dịch vụ cho các quán cà phê phúc hợp. - Kênh FANZA Liên kết ngoài. Trang web chính thức (NSFW, bằng tiếng Nhật)
Paralitherizinosaurus japonicus Paralitherizinosaurus japoicus là một loài thuộc họ Therizinosauridae từ Muộn Kỷ Phấn Trắng 72 triệu năm trước, Hệ tầng Osoushinai thuộc thành phố Hokkaido, Nhật Bản. "Paralitherizinosaurus" đại diện cho họ Therizinosauridae là loài trẻ nhất được biết đến từ Nhật Bản. Phân loại học. Sự xuất hiện hóa thạch Therizinosauridae trong trầm tích biển này cho thấy một số loài trước đây được cho là chỉ sống sâu bên trong lục địa đã thích nghi với môi trường ven biển và mở rộng vùng sinh sống. Đây là mẫu vật thứ 3 họ Therizinosauridae được khai quật tại Nhật Bản, các mẫu vật trước vì quá hạn hẹp (một mẫu chỉ gồm chiếc răng duy nhất, một mẫu là một phần sọ, răng và xương hàm) nên chưa được khoa học mô tả chính xác. Xem thêm. - Danh sách loài được mô tả năm 2022
Âm mưu hoàng tộc Âm mưu hoàng tộc (tiếng Trung: "血滴子", tiếng Anh: "The Guillotines", Hán-Việt: "Huyết tích tử") là một bộ phim diện ảnh thuộc thể loại hành động - võ thuật - cổ trang xen lẫn với chính kịch công chiếu năm 2012 do Hồng Kông và Trung Quốc hợp tác sản xuất. Là bản làm lại của một bộ phim cùng tên do Thiệu Thị huynh đệ sản xuất năm 1975, bộ phim do Lưu Vĩ Cường làm đạo diễn và hợp tác sản xuất với Trần Khả Tân thông qua hãng phim của đạo diễn họ Trần - hãng phim Ngã Môn. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên gồm Huỳnh Hiểu Minh, Nguyễn Kinh Thiên, Dư Văn Lạc, Lý Vũ Xuân và Tỉnh Bách Nhiên. Bộ phim chính thức khởi chiếu tại Hồng Kông và Trung Quốc từ ngày 20 tháng 12 năm 2012. Phim cũng được công chiếu tại Việt Nam dưới dạng 3D từ ngày 11 tháng 1 năm 2013. Liên kết ngoài. - "The Guillotines" on movie.mtime.com
The Omen The Omen sản xuất vào năm 1976 bộ phim kinh dị siêu nhiên được đạo diễn bởi Richard Donner và biên kịch bơi David Seltzer. Là một quan hệ sản xuất Quốc tế giữa Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ, với sự tham gia của Gregory Peck, Lee Remick, David Warner, Harvey Spencer Stephens, Billie Whitelaw, Patrick Troughton, Martin Benson, và Leo McKern. Cốt truyện về cậu bé Damien Thorn, một cậu bé bị tráo đổi sau sinh bởi cha của cậu ấy, vợ ông ấy hoàn toàn không biết về sự tồn tại, sau khi đứa con ruột bị chết sau khi sinh. Sau khi một loạt sự kiện bí ẩn và cái chết bạo lực xảy ra liên tục từ khi Damien lớn lên , và họ nhận ra rắng anh ấy là một nhà tiên tri Antichrist. Đã được công chiếu bởi 20th Century Fox vào tháng 6 năm 1976, "The Omen" cũng nhận được những đánh giá trái chiều từ các nhà phê bình nhưng lại gặt hái thành công về mặt thương mại, thu về hơn 60 triệu đô la tại phòng vé Hoa Kỳ và trở thành một trong những bộ phim đạt doanh số cao nhất vào năm 1976. Phim cũng nhận được hai đề cử Giải Oscar, thắng Ca khúc phim hay nhất bởi Jerry Goldsmith, đây cũng là giải Oscar duy nhất anh ấy có. Một cảnh trong phim được xuất hiện ở vị trí 16 tại Bravo's "100 Scariest Movie Moments". Bộ phim tạo ra được một số ấn tương nhượng quyền kinh doanh, bắt đầu với"", hai năm sau đó, bộ thứ ba cũng được phát hành, "", vào năm 1981, và vào năm 1991 với "". remake đã được phát hành vào năm 2006. Tình tiết. Nhà ngoại Giao Mỹ Robert Thorn và vợ anh ấy Katherine ("Kathy") sống ở Rome, nơi cô sinh có một đứa trẻ đã chết, và Cha Tuyên Úy bệnh viện Spiletto thuyết phục Robert nuôi một đứa trẻ mồ côi mẹ lúc mới vừa sinh ra. Robert không nói với Kathy rằng đứa con của họ không còn nữa. Họ tên cho cậu bé là Damien. Năm năm đó, Robert là một nhà đại sứ Anh khi một loạt sự việc bí ẩn gây nên cho nhà Thorns: Bảo mẫu Rottweiler xuất hiện tại nhà họ, bảo mẫu của Damien treo cổ tự tử ngay ngày sinh nhật thứ năm của cậu bé, bảo mẫu mới - Bà Baylock đến mà không báo trước, Damien phản đối mãnh liệt việc vào nhà thờ, và sự xuất hiện của Damien làm các con vật ở công viên sợ hãi. Cha xứ Brennan cảnh báo Robert về nguồn gốc của Damien, ám chỉ cậu bé không phải là con người và khăng khăng đòi Robert lấy Communion. Ông ấy nói với Robert rằng Damien là con của quye Satan, Kathy đang mang thai, và cậu bé sẽ giết chết đứa em và cha mẹ một khi cậu ấy còn sống. Ngay sau đó, Brennan bị giết bởi cây thánh giá ở nhà thờ. Kathy nói Robert rằng cô ấy muốn phá thai, điều mà anh ấy đã phản đối. Damien đâm Kathy ngã từ lan can xuống dưới tầng, kiến cô ấy bị thương và sẩy thai. Phóng viên Keith Jennings chú ý những góc tối của bức ảnh của bảo mẫu và and of cha xứ Brennan đã báo trước về cái trết của họ. Keith cho Robert những bức ảnh chùng với những đoạn tin tức và kinh thánh gợi ý về sự xuất hiện của Antichrist. Anh ấy đi cùng Robert đén Rome to để điều tra sự ra đời của Damien. Và họ được biết rằng có một vụ hỏa hoạn đã phá hủy hồ sơ sinh của Kathy và giết chết nhân viên trực. Họ tìm thấy cha Spiletto trong một tu viện, bị câm, mù một mắt, và bị liệt một phần. Ông ấy chỉ chỗ đến nghĩa trang nơi mẹ Damien được chôn cất . Robert và Keith tìm được xát chết của jackal trong mộ mẹ Damien; kế bên là đứa trẻ bị vỡ sợ. Robert nhận ra rằng là mẹ Damien là chó rừng and và đứa trẻ là đứa con bị giết hại của mình, bị giết để Damien được thay thế chỗ. một bầy Rottweilers đuổi Robert và Keith ra khỏi nghĩa trang. Robert gọi Kathy ở trong bệnh viện để nói với cô ấy rằng phải rời khỏi London. Trước khi cô ấy làm được thì so bà Baylock ném cô ấy ra khỏi cửa sổ đến chết. Robert và Keith gặp chuyên gia Antichrist là Carl Bugenhagen người nói nếu Damien là người chống Antichrist thật sự, cậu bé sẽ có một bết bớt three sixes. Carl cho Robert bảy thanh kiếm để giết chết Damien trên vùng đất thiêng liêng. Keith bị chặt đầu bởi một tấm kính. Robert tìm thấy vết bớp của Damien khi cậu bé đang ngủ và bị bà Baylock, người mà anh ấy đâm đến chết. Được trang bị dao găn, Robert chở Damien đến một nhà thờ. Cách lái xe thất thường của anh ấy đã đánh động đến cảnh sát. Robert kéo Damien đang la hét nhưng anh ấy bị bắng chết bởi cảnh sát trước khi anh ấy kịp làm vậy. Tại đám tan của Kathy và Robert, Damien bình tĩnh three sixes. Sản xuất. Phát triển. Theo lời của người sản xuất Harvey Bernhard, ý tưởng về một bộ Phim điện ảnh về Antichrist được đưa ra sau một cuộc thảo luận về Kinh Thánh vớiBob Munger,bạn của Bernhard. Khi Munger nói với anh ấy về ý tưởng vào năm 1973, người sản xuất ngay lập tức liên lạc với nhà biên kịch David Seltzer và thuê anh viết kich bản. Phải mất một năm anh ấy mới có thể viết xong kịch bản . Bộ phim được xem xét bởi Warner Bros Ảnh, nhưng dự án này không có chút tiến triển cho đến khi được lựa chọn bởi Alan Ladd Jr. của nhà sản xuất 20th Century Fox. Seltzer và Donner có sự khác nhau trong việc truyền đạt thông điệp của bộ phim.. Donner ủng hộ việc kết thúc và kịch bản mơ hồ và việc Damien có phải là kẻ chống Antichrist hay chuỗi những cái chết bạo lực đơn thuần chỉ là là một chuỗi tai nạn hay không. Seltzer từ chối mọi sự mơ hồ mà Donner ưa chuộng và kiến cho khán giả hướng đến Damien là kẻ chống Antichrist và những cái chết diễn ra là do sức mạnh của Satan đem lại, theo cách diễn giải mà Bernhard đã chọn đi theo. Lựa chọn diễn viên. Bernhard khắng định Gregory Peck là thích hợp Cho vai Đại sứ Thorn từ đầu Peck tham gia vào dự án thông qua đại lý của mình, người từng là bạn của của Harvey Bernhard. Sau khi đọc kịch bản, vì bộ phim thiên về tâm lý kinh dị hơn kinh dị nên anh anh ấy đã đồng ý đóng phim. Ban đầu anh ấy thấy khó chiu với dụng cụ và kĩ xảo khi có cảnh chết nhưng vẫn tìm những diễn viên khác đóng thế dễ tránh gây ra những tranh cãi. Bất chấp tuyên bố của Bernhard, vẫn có những diễn viên khác được cân nhắc cho vai diễn này vì hãng phim miễn cưỡng chọn Peck vào vai một kẻ giết trẻ em. Warner Bros. Pictures nghĩ rằng vai diễn này sẽ lý tưởng cho Oliver Reed. William Holden đã từ chối nó, nói rằng ông không muốn đóng vai chính trong một bộ phim về ma quỷ. Holden sau đó sẽ đóng vai anh trai của Thorn, Richard, trong phần tiếp theo, "" (1978). Một lời đề nghị chắc chắn đã được đưa ra cho Charlton Heston vào ngày 19 tháng 7 năm 1975. Anh từ chối tham gia vào ngày 27 tháng 7, không muốn trải qua cả mùa đông một mình ở châu Âu và cũng lo ngại rằng bộ phim có thể có cảm giác bóc lột nếu không được xử lý cẩn thận. Roy Scheider, Dick Van Dyke, and Charles Bronson cũng được cân nhắc cho vai Robert Thorn. Quay phim. Quá trình chụp ảnh chính của "The Omen" bắt đầu vào ngày 6 tháng 10 năm 1975, và kéo dài mười một tuần, kết thúc vào ngày 9 tháng 1 năm 1976. Các cảnh được quay tại địa điểm Bishops Park ở Fulham, London và Guildford Cathedral ở Surrey. Trang viên đồng quê của Thorns được quay tại Tòa án Pyrford ở Surrey. Nhà thờ nổi bật trong khu Bishop's Park là All Saints' Church, Fulham, ở phía tây của Đường Putney Bridge. Việc chụp ảnh bổ sung đã diễn ra tại Shepperton Studios bên ngoài London, cũng như tại địa điểm ở Jerusalem và Rome. Theo Richard Donner, phản ứng của Lee Remick trong cảnh quay khỉ đầu chó là thật. Phân tích. Học giả người Mỹ Brad Duren cho rằng "The Omen" là một phần của xu hướng phim kinh dị vũ trụ bắt đầu với "Rosemary's Baby" vào năm 1968, nhưng bộ phim vào thời điểm đó không bình thường vì nó liên quan đến "thời điểm kết thúc" được dự đoán trong "Sách Khải Huyền" và đã sử dụng hệ tư tưởng của premillennial dispensationalism được những người theo đạo Tin lành chính thống Hoa Kỳ ưa chuộng. Duren tiếp tục khẳng định rằng thành công phòng vé của "The Omen", liên quan đến giai đoạn đầu của Ngày Tận thế khi Kẻ chống Chúa ra đời, phản ánh "chủ nghĩa sùng đạo" của nước Mỹ những năm 1970. Năm 1973, Robert Munger, một nhà điều hành quảng cáo và là evangelical Christian, người đã đọc cuốn sách "The Late, Great Planet Earth" của Hal Lindsey, đã suy đoán với nhà sản xuất phim Harvey Bernard về khả năng Kẻ chống Chúa có thể đang đi trên trái đất dưới hình dạng một đứa trẻ, đại đa số nhân loại chưa được biết đến. Cuộc trò chuyện này đã truyền cảm hứng cho Bernard với ý tưởng cho bộ phim trở thành "The Omen". đã ủy quyền cho nhà biên kịch David Seltzer viết kịch bản cho bộ phim. Đến lượt mình, Seltzer đã vay mượn nhiều ý tưởng từ thuyết phân phát tiền thiên niên kỷ, đặc biệt là "The Late, Great Planet Earth", trong khi phát minh ra ý tưởng của riêng mình. Ví dụ, một câu trích dẫn được cho là từ Sách Khải Huyền trong "The Omen" ("Khi người Do Thái trở về Si-ôn và một ngôi sao chổi xé toạc bầu trời và Đế quốc La Mã Thần thánh trỗi dậy, thì bạn và tôi phải chết; từ biển đời đời, anh ta trỗi dậy , tạo ra các đội quân ở hai bên bờ, biến con người chống lại anh trai mình, 'cho đến khi con người không còn tồn tại nữa") là điều bịa đặt của Seltzer. Tương tự như vậy, nhân vật nham hiểm sẽ thống trị thế giới trong bảy năm được tiên đoán trong Sách Khải Huyền, thường được gọi là Antichrist, không được mô tả trong Kinh Thánh là con trai của Satan, trong khi Seltzer đã biến Satan trở thành cha của Antichrist trong "The Omen". Duren nhận xét rằng đó là một dấu hiệu cho thấy sự nổi tiếng của "The Omen" kể từ khi bộ phim được phát hành vào năm 1976, ngay cả evangelical Christians, những người theo đạo Tin lành đều tin rằng Satan sẽ là cha đẻ của Antichrist mặc dù Kinh thánh không nói gì về loại này (Antichrist, Duren nói, chỉ được mô tả như một tín đồ của Ác quỷ). Tương tự như vậy, bộ phim miêu tả một số linh mục Công giáo với tư cách là đồng minh của Antichrist phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm fundamentalist Protestant của Roman Catholic Church và không liên quan gì đến Catholic doctrine. " Những con dao găm của Megiddo ", là thứ duy nhất có thể giết Antichrist trong "The Omen", không được đề cập trong Sách Khải Huyền, trong đó nói rằng chỉ có Đấng Christ mới có thể giết được Antichrist. Cuối cùng, Duren tuyên bố rằng bộ phim đã bóp méo hàng loạt Sách Khải Huyền bằng cách yêu cầu Robert Thorn giết Damien bằng một trong những con dao găm thiêng liêng như là cách duy nhất để ngăn chặn Ngày tận thế. Trên thực tế, Sách Khải Huyền cho rằng Ngày Tận thế sẽ là một chương kinh khủng nhưng cần thiết trong tương lai, sẽ kết thúc trong chiến thắng cuối cùng của cái thiện trước cái ác và sự cứu rỗi của nhân loại. Duren viết rằng theo quan điểm chính thống, Damien không nên bị giết bởi vì quyền thống trị tạm thời của anh ta với tư cách là kẻ độc tài trên thế giới sẽ được tuân theo bởi quyền cai trị vĩnh cửu của Chúa Kitô, nhưng Seltzer cần thêm sự căng thẳng kịch tính cho câu chuyện. Duren lưu ý rằng Munger, người từng là cố vấn tôn giáo trên phim, lẽ ra phải nhận thức được sự xuyên tạc Kinh thánh của bộ phim. Thành công của bộ phim năm 1976 có thể là do cảm giác bất ổn ở phương Tây vào thời điểm đó. Như nhà phê bình phim John Kenneth Muir đã viết: " Điều gì sẽ xảy ra nếu Kinh thánh đúng? Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các dấu hiệu của Ngày Tận thế đang xảy ra xung quanh bây giờ? Chúng ta có tin chúng không? Heck, chúng ta có nhận thấy không?" Duren viết rằng mặc dù không chắc rằng hầu hết những người đã xem bộ phim năm 1976 đều chấp nhận quan điểm theo chủ nghĩa phân tích, nhưng cảm giác đơn thuần rằng thế giới hoặc phương Tây đang suy tàn đã tạo cho bộ phim một tiếng vang mà các phần tiếp theo của nó không có. Ngoài thành công của bộ phim, Duren viết rằng tác động của bộ phim đối với văn hóa đại chúng có thể được nhìn thấy theo cách mà nhiều người chấp nhận việc đọc Sách Khải Huyền là cách giải thích đúng đắn, trong khi trên thực tế, cách giải thích theo chủ nghĩa triết học đã và vẫn bị nhiều nhà thờ bác bỏ. Duren viết rằng thuyết phân chia đã từng là một lý thuyết "rìa" trong thần học Tin lành, nhưng do sự phổ biến của "The Omen" nên hiện nay nó đã được chấp nhận rộng rãi như một học thuyết. Duren lưu ý rằng trong phim phải giải thích cho Robert Thorn rằng số 666 là "dấu ấn của quái thú" vì có lẽ khán giả năm 1976 không quen thuộc với khía cạnh này của Sách Khải Huyền, nhưng vì sự nổi tiếng của bộ phim. , con số 666 đã đi vào văn hóa đại chúng và hầu hết mọi người, ngay cả những người theo khuynh hướng thế tục, đều nhận thức được ý nghĩa độc ác gắn liền với con số này. Âm Nhạc. Nhạc nền cho bộ phim, bao gồm cả bài hát chủ đề của bộ phim "Ave Satani ", được sáng tác bởi [Jerry Goldsmith], mà ông ấy nhận được duy nhất Oscar trong sự nghiệp của mình. Bản nhạc có một đoạn choral mạnh mẽ, với một đoạn thánh ca Latinh mang tính điềm báo.Điệp khúc của bài thánh ca là "Sanguis bibimus, corpus edimus, tolle corpus Satani", tiếng Latinh có nghĩa là "Chúng ta uống máu, chúng ta ăn thịt, nâng cao xác của Satan", xen kẽ với những tiếng kêu "Ave Satani!" và "Ave Versus Christus" (tiếng Latinh, "Hail, Satan!" and "Hail, Antichrist!"). Ngoài các tác phẩm hợp xướng, tác phẩm còn có các chủ đề trữ tình miêu tả cuộc sống gia đình hạnh phúc của gia đình Thorn, trái ngược với những cảnh gia đình xung đột với ma quỷ. Theo Carol, vợ của Goldsmith, ban đầu nhà soạn nhạc đã phải vật lộn với những ý tưởng về bản nhạc cho đến một buổi tối khi ông đột ngột vui vẻ thông báo với cô rằng: "Tôi nghe thấy giọng nói", ám chỉ một dàn hợp xướng hoặc dàn hợp xướng. Deluxe Edition soundtrack (2001). Nhân kỷ niệm 25 năm của bộ phim, một phiên bản sang trọng của nhạc phim đã được phát hành với tám bản nhạc bổ sung. 40th Anniversary edition soundtrack (2016). Một bản nhạc phim giới hạn đã được phát hành cho lễ kỷ niệm 40 năm của bộ phim với sáu bản nhạc bổ sung và một bản nhạc phụ. Phát hành. Phòng vé. "The Omen" được phát hành sau một chiến dịch quảng cáo thành công 2, 8 triệu ĐÔ la được lấy cảm hứng từ "Jaws" một năm trước, với hai tuần trình chiếu thử, một novelization của nhà biên kịch David Seltzer, và logo có "666" bên trong tiêu đề của bộ phim như là trung tâm của quảng cáo. Buổi chiếu sớm của bộ phim đã diễn ra tại nhiều thành phố của Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 6 năm 1976. Bộ phim là một thành công lớn về mặt thương mại, khởi chiếu tại Hoa Kỳ và Canada vào ngày 25 tháng 6 năm 1976, tại 516 rạp. Phim thu về 4.273.886 ĐÔ la trong tuần đầu công chiếu (khi đó là kỷ lục của Fox) và tổng cộng là 60.922.980 usd, tạo ra theatrical rentals của 28,5 triệu USD ở Hoa Kỳ và Canada. Trên toàn thế giới, nó kiếm được 46, 3 triệu đô la từ ngân sách 2, 8 triệu đô la. Tại Hoa Kỳ, bộ phim là thể loại sixth-highest-grossing movie of 1976. Trong thời gian phát hành South Africa bên dưới apartheid regime, Publication Approval Board cắt những cảnh cuối cùng cho thấy việc giết chết Robert Thorn và Damien. Phản hồi quan trọng. Đương đại. Richard Eder của"The New York Times" gọi nó là "một bộ phim ngớ ngẩn kinh khủng" nhưng "có nhịp độ hợp lý. Chúng tôi không có thời gian để suy ngẫm về sự ngớ ngẩn của bất kỳ cảnh cụ thể nào trước khi xem tiếp. Không có nhiều sự phấn khích, nhưng chúng tôi xoay sở được để duy trì sự tò mò về cách mọi thứ sẽ diễn ra." "Variety" ca ngợi hướng đi của Richard Donner là "căng" và các màn trình diễn là "mạnh mẽ", và lưu ý rằng kịch bản, "đôi khi quá phô trương, quá dễ đoán, quá rườm rà, nhưng dù sao cũng là một sợi dây liên kết tốt." Roger Ebert cho bộ phim 2.5 trên 4 sao. Gene Siskel của "Chicago Tribune" cũng được trao 2,5 sao trên 4, khen ngợi "đoạn âm thanh hỏa lực" và một số cảnh "đáng nhớ", nhưng thấy câu chuyện thật "dở hơi." Kevin Thomas của "Los Angeles Times" đã gọi nó là "một trải nghiệm hoàn toàn hấp dẫn, hoàn toàn đáng sợ, một thành công của kỹ thuật điện ảnh mượt mà chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi nhưng không nhất thiết là không thuận lợi khi so sánh với "The Exorcist"." Tom Shales của "The Washington Post" tuyên bố, "Có lẽ đây là bản sao " Exorcist " kinh điển nhất, nhưng là một bộ phim kinh dị mùa hè, nó khó có thể thách thức sức hấp dẫn của con người và tác động phấn khích của năm ngoái "Jaws" ... Seltzer, bận rộn biện hộ tiền đề Baloney của mình bằng những lời trích dẫn Kinh Thánh, quên đi tính logic của câu chuyện hoặc những nhân vật đồng cảm." Gene Shalit được gọi là "một mảnh vun", và Judith Crist nói rằng "đem lại nhiều tiếng cười hơn so với bộ phim hài bình thường." Jack Kroll của "Newsweek" lại nói rằng nó là bộ phim "ngu ngốc và tẻ nhạt". Duncan Leigh Cooper của "Cineaste" đã viết rằngm, "Mặc dù câu chuyện không thể tin được và bạo lực vô cùng phong phú, "The Omen" vẫn thành công vang dội trong công việc hù dọa, khủng bố và làm cho hầu hết các khán giả có cảm giác sợ hãi. Những phần trình bày ấn tượng ... điểm thêm một điểm nhạy cảm và sự lạnh lùng của Jerry Goldsmith và sự đạo diễn chuyên nghiệp của Richard Donner, tất cả đều góp phần ngăn chặn sự hoài nghi cần thiết để thu hút khán giả vào mạng lưới bộ phim." Richard Combs của "The Monthly Film Bulletin" mô tả bộ phim "[là] bài-tập-thực-tế vê fmaus và sấm sét của quỷ Satan, vừa ít sang trọng hơn đồng thời cũng ít phô trương hơn so với "The Exorcist" ... Trên thực tế, câu chuyện quá đơn giản, quá thường xuyên quan tâm đến việc phát triển các cách thức sáng tạo hơn bao giờ hết, tại một bộ phim đang gia tăng nhanh chóng, về việc loại bỏ các diễn viên ngôi sao, đến nỗi nỗi đau của sự tâm linh bị xóa bỏ." Hồi tưởng lại. Vào năm 1978, sau hai năm phát hành, "The Omen"đã được đưa vào cuốn sách Michael Medved và bộ sách "The Fifty Worst Films of All Time" của Harry Dreyfuss. Đó là bộ phim được công chiếu gần đây nhất. Các đánh giá thực hiện hợp đồng về bộ phim đã thuận lợi hơn. Trên trang web tổng hợp đánh giá Rotten Tomatoes, nó có đánh giá phê duyệt là 86% dựa trên 50 bài đánh giá và đánh giá trung bình là 7,30/10. Sự đồng thuận của trang web có nội dung: ""The Omen" tránh quá nhiều máu me để tăng cường sự hồi hộp—và tạo ra một tác phẩm kinh dị dai dẳng, đẫm nước mắt trên đường đi". Trên Metacritic, bộ phim có điểm trung bình có trọng số là 62 trên 100 dựa trên 11 nhà phê bình, cho thấy " các bài đánh giá nhìn chung là thuận lợi ". "The Omen" được xếp ở vị trí thứ 81 trên Viện phim của Mỹ "100 Years... 100 Thrills", và điểm của Jerry Goldsmith đã được đề cử cho AFI's "100 Years of Film Scores". Bộ phim được xếp hạng thứ 16 trong "100 Scariest Movie Moments" trong phim của Bravo. Tương tự, Chicago Film Critics' Association đã đặt tên nó là bộ phim đáng sợ thứ 31 từng được thực hiện. Nó cũng đã được Filmsite.org xếp hạng là một trong những bộ phim kinh dị hay nhất năm 1976. Bộ phim đã bị chỉ trích bởi Nhà thờ Công giáo, họ cáo buộc nó xuyên tạc thuyết cánh chung của Cơ đốc giáo. Mặt khác, một số nhóm Tin lành ca ngợi bộ phim, và Trường Thần học Cao học California ở Glendale đã trao cho các nhà làm phim một giải thưởng đặc biệt trong buổi lễ khởi công năm 1977. Phương tiện truyền thông gia đình. " The Omen " được phát hành trên VHS bởi 20th Century Fox Home Video vào năm 1980. Một phiên bản tái phát hành VHS do Fox phát hành với tên gọi "Selection Series" vào năm 2000. Cùng năm đó, một phiên bản đặc biệt DVD được phát hành bởi 20th Century Fox Home Video như một bản phát hành độc lập cũng như trong bốn bộ phim xác lập bao gồm ba phần tiếp theo của nó. Một DVD ấn bản hai đĩa của bộ sưu tập mới được phục hồi của bộ phim đã được phát hành vào năm 2006, trùng với thời điểm phát hành bản làm lại. Bộ phim đã ra mắt lần đầu tiên trên Blu-ray vào tháng 10 năm 2008 như một phần của bộ sưu tập bốn bộ phim, bao gồm hai phần tiếp theo đầu tiên - " Damien: Omen II" and "The Final Conflict" - cũng như như phiên bản làm lại năm 2006. Phần tiếp theo thứ tư, "Omen: The Awakening", không được bao gồm trong bộ này. ref name=2008blu/> Vào ngày 15 tháng 10 năm 2019, Scream Factory đã phát hành một bộ hộp phiên bản sang trọng — bao gồm bộ phim gốc, cùng với cả ba phần tiếp theo và bản làm lại — và bao gồm các tài liệu tiền thưởng mới được ủy quyền. Bản phát hành Scream Factory có tính năng khôi phục 4K mới của các yếu tố phim gốc. Các tác phẩm liên quan. Tiểu thuyết. Một tiểu thuyết của " The Omen " được viết bởi nhà biên kịch David Seltzer (cuốn sách trước bộ phim hai tuần như một cách tiếp thị gimmick). Đối với cuốn sách, Seltzer đã tăng cường một số điểm cốt truyện và bối cảnh nhân vật và thay đổi các chi tiết nhỏ (chẳng hạn như tên nhân vật — Holly trở thành Chessa Whyte, Keith Jennings trở thành Haber Jennings, Cha Brennan trở thành Cha Edgardo Emilio Tassone). Các phần tiếp theo và làm lại. "The Omen" được tiếp nối bởi ba phần tiếp theo: "" (1978), "" (1981), và "" (1991). bản làm lại cùng tên được phát hành vào năm 2006, với sự tham gia của Liev Schreiber và Julia Stiles trong các vai Robert và Katherine, và [[Mia Farrow] ] miêu tả bà Blaylock. Phim cũng được làm lại thành [[Tamil language|Tamil]] với tên Jenma Natchathiram. Xem thêm. - [[Danh sách các nhà đối lập hư cấu]] Các liên kết bên ngoài. - "The Omen" script [[Category:1976 films]] [[Category:1976 horror films]] [[Category:1970s mystery films]] [[Category:1970s psychological thriller films]] [[Category:1970s English-language films]] [[Category:American films]] [[Category:American supernatural horror films]] [[Category:American mystery films]] [[Category:British films]] [[Category:British supernatural horror films]] [[Category:British mystery films]] [[Category:Mystery horror films]] [[Category:20th Century Fox films]] [[Category:Films set in Israel]] [[Category:Films set in London]] [[Category:Films set in Rome]] [[Category:Films set in Washington, D.C.]] [[Category:Films shot at Shepperton Studios]] [[Category:Films shot in London]] [[Category:Films shot in Rome]] [[Category:Films directed by Richard Donner]] [[Category:Films that won the Best Original Score Academy Award]] [[Category:Films scored by Jerry Goldsmith]] [[Category:Films shot in Israel]] [[Category:The Omen (franchise)]] [[Category:Films set in country houses]] [[Category:Fictional depictions of the Antichrist]] [[Category:Films shot in Surrey]]
Felisberto de Deus Felisberto de Deus (sinh ngày 6 tháng 7 năm 1999) là một vận động viên điền kinh người Đông Timor. Anh được chọn tham dự nội dung 1500m nam tại Thế vận hội Mùa hè 2020 và vinh dự trở thành người cầm cờ cho quốc gia này tại lễ khai mạc cùng với vận động viên bơi lội Imelda Felicita Ximenes Belo. Sự nghiệp. Anh bắt đầu luyện tập điền kinh vào năm 2011 và bắt đầu thi đấu quốc tế vào năm 2016 khi đạt thành tích 12:00.83 tại nội dung 3000m vượt chướng ngại vật của Giải vô địch trẻ châu Á tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, xếp thứ 7. Năm 2017, anh tham dự Giải vô địch châu Á ở Bhubaneswar và xếp thứ 9 ở nội dung 3000m vượt chướng ngại vật với thời gian 9:48.10. Tại Đại hội Thể thao châu Á 2018, anh về thứ mười hai ở cả 2 cự ly 5000m và 3000m; đồng thời thiết lập kỷ lục quốc gia mới 9:14.07 ở nội dung 3000m. Năm 2019, anh tiếp tục thiết lập kỷ lục quốc gia mới ở cự ly 10.000m với thành tích 30:52.52 (vị trí thứ năm) tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á, và về thứ tư ở cự ly 5.000m trong thời gian 14:35,57. Anh đã giúp cho đoàn thể thao của Đông Timor giành hai huy chương bạc môn điền kinh tại Đại hội Thể thao Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 tổ chức tại Hà Nội, với hai nội dung 5000m và 10.000m. Thành tích tốt nhất. - 1500m: 3:51.03, 3 tháng 8 năm 2021 tại Tokyo (kỷ lục quốc gia) - 5000m: 14:35.57, 9 tháng 12 năm 2019 tại Capas (kỷ lục quốc gia) - 10.000m: 30:52.52, 7 tháng 12 năm 2019 tại Capas (kỷ lục quốc gia) - Vượt chướng ngại vật 3000m: 9:14.07, 27 tháng 8 năm 2018 tại Jakarta (kỷ lục quốc gia)
Sân vận động Markaziy (Qarshi) Sân vận động Markaziy () là một sân vận động đa năng ở Qarshi, Uzbekistan. Sân hiện được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. Đây là sân nhà của Nasaf Qarshi. Tổng quan. Trận đấu đầu tiên được tổ chức tại đây là trận đấu giữa Nasaf và Uz-Dong-Ju Andijon vào ngày 8 tháng 8 năm 2008. Sân vận động có sức chứa 21.000 khán giả. Sân có 180 ghế VIP, 220 ghế cho báo chí tác nghiệp và 6 ghế cho bình luận viên. Sự kiện. Vào ngày 29 tháng 10 năm 2011, Sân vận động Markaziy đã tổ chức trận chung kết của Cúp AFC 2011 giữa Nasaf và Kuwait SC.
Schelklingen Schelklingen là một thị trấn nằm trong huyện Alb-Donau, bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây cách Ehingen 10 km về phía bắc và cách Ulm 20 km về phía tây. 82% diện tích thị trấn nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Swabian Jura. Liên kết ngoài. - Internet homepage of Schelklingen - Schelklingen in the genealogy network
Heroldstatt Heroldstatt là một thị xã nằm trong huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Địa lý. Heroldstatt nằm cạnh khu dự trữ sinh quyển Swabian Jura, cách Ulm khoảng 25 km về phía tây. Thư mục. - "Der Alb-Donau-Kreis". Amtliche Kreisbeschreibung, Band 2, Landesarchivdirektion Baden-Württemberg (Hrsg.), Sigmaringen 1992, , S. 307–328 - Karl Schnizer: "Reformationsgeschichte von Enabeuren O. A. Münsingen". In: "Blätter für württembergische Kirchengeschichte". N. F., 11. Jg. 1907, S. 62–68 (Digitalisat)
Lonsee Lonsee là một thị xã nằm trong huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây bao gồm 7 làng: Ettlenschieß, Halzhausen, Lonsee, Luizhausen, Radelstetten, Sinabronn, và Urspring. Dân số vào năm 2019 là 5010 người
Merklingen Merklingen là một thị xã nằm trong huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây có diện tích khoảng 21,31 km vuông. Danh sách thị trưởng. - 1945-1977 John Lohrmann - 1977-1986 Peter Seyfried - 1986-2009 Günter Stolz - Ngày 27 tháng 9 năm 2009, Sven Kneipp được bầu làm thị trưởng.
Neenstetten Neenstetten là một thị xã nằm trong huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây nằm ở rìa phía nam của khu dự trữ sinh quyển Swabian Alb, cách Ulm khoảng 18 km về phía bắc và cách Langenau 10km về phía tây.
Nellingen Nellingen là một thị xã nằm trong huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức.
Nerenstetten Nerenstetten là một thị xã nằm trong huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức.
Obermarchtal Obermarchtal là một thị xã nằm trong huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Đô thị này có diện tích 26,59 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2020 là 1305 người.
Tạ Kim Yến Tạ Kim Yến (tiếng Trung: "謝金燕", tiếng Anh: "Jeannie Hsieh", sinh ngày 25 tháng 12 năm 1974), hay tên nghệ danh là Tỷ tỷ, là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công, người mẫu kiêm diễn viên người Đài Loan gốc Mân Nam. Với tư cách là một nữ ca sĩ, cô được mọi người biết đến với những ca khúc do chính cô sáng tác. Các thể loại nhạc cô thường theo đuổi là dòng nhạc EDM, bao gồm dòng nhạc techno và hip-hop có sự kết hợp với nhạc synth-pop, bubblegum hay cả dòng nhạc ballad trữ tình. Về phần ngôn ngữ trong ca từ, cô thường sử dụng tiếng Phúc Kiến Đài Loan làm ngôn ngữ chính cho mỗi ca khúc, ngoài ra cô còn có thể hát cả tiếng Quan thoại, tiếng Quảng Đông và cả tiếng Anh. Cho đến nay, cô đã phát hành tổng cộng hơn 15 album phòng thu và đã có một lượng người hâm mộ đông đảo khắp Đài Loan và Trung Quốc đại lục với những ca khúc nổi tiếng trong sự nghiệp của cô. Danh sách đĩa nhạc. - Album phòng thu Album mới dự kiến ra mắt vào ngày 31/12/2021 nhưng phải hoãn lại. - "Dream Of Flying (造飛機)" (02/08/2012) - "The Crescent Moon (Yue Wan Wan, 月彎彎)" (23/11/2011) - "Hot Love (愛你辣)" (17/9/2010) - "54321" (31/12/2007) - "Provocative (Qiang Sheng, 嗆聲)" (02/06/2006) - "Dancing Queen (Lian Wu Gong, 練舞功)" (07/05/2005) - "Mo Qi, 默契" (01/06/2004) - "YOYO Sisters (YOYO Zi Mei, YOYO姊妹)" (01/11/2002) - "Yong Yuan Ai Ni, 永遠愛你" (01/10/2001) - "Bu tong kuan de san kuan qing! 燕子,放乎飛!" (September 27, 2001) - "Fall in Love (談戀愛)" (12/07/1999) - "Ku Jiu Luo Hou, 苦酒落喉" (01/05/1996) - "Tears While Dancing Cha Cha (含淚跳恰恰)" (10/1995) - "Infatuation in the Air (癡情一場空)" (12/1994) - "Yoy Are Cool (Ni Zhen Ku, 你真酷)" (01/08/1993) - Đĩa đơn - "Stitch Dance Music 2013 (Tiao Zhen Wu Qu 2013, 跳針舞曲2013)" (14/08/2013) - Đĩa đơn kỹ thuật số - "Turn Mask (Turn口罩)" (01/01/2018) - "Bung X Party (Bung X Pa, 蹦X趴)" (30/12/2015) - "Yao Fa Da" (27/08/2014) - "Sister" (Jie Jie, 姐姐)" (29/06/2013) Liên kết ngoài. - Official Channel on YouTube - Unofficial Fan Page on Facebook
Bảo tàng Chuối Quốc tế Bảo tàng Chuối Quốc tế () là bảo tàng hiện nằm ở Mecca, California, dành riêng cho chuối. Bảo tàng là một căn phòng chứa hơn 20.000 món đồ liên quan đến chuối. Vào năm 1999, bảo tàng đã được ghi danh vào "Sách kỷ lục Guinness" là bảo tàng lớn nhất dành cho một loại trái cây. Lịch sử. Bảo tàng thành lập vào năm 1976 bởi Ken Bannister. Ý tưởng về bảo tàng được nhen nhóm vào năm 1972 khi Bannister đang là chủ tịch một công ty sản xuất thiết bị chụp ảnh; tại một triển lãm thương mại nhiếp ảnh, ông đã mang đi 10.000 cái sticker chuối Chiquita và đem dán lên ve áo của bất kỳ ai mà ông gặp. Trò đùa của Bannister được tạo ra vì ông cho rằng những quả chuối có hình dáng như một nụ cười, vì vậy chúng có thể khuyến khích mọi người làm điều tương tự. Được cổ vũ từ những phản hồi tích cực, Bannister đã thành lập nên Câu lạc bộ Chuối Quốc tế và được chỉ định làm "Đầu Chuối". Ông bắt đầu nhận được những vật phẩm liên quan đến chuối từ mọi người, tuy nhiên lại hết chỗ để đặt tất cả chúng. Câu lạc bộ Chuối Quốc tế và Bảo tàng sớm sau đó đã được mở tại Altadena trong một ngôi nhà cho thuê. Câu lạc bộ Chuối tính đến năm 2010 đã có 35.000 thành viên đến từ 17 quốc gia khác nhau. Nếu tặng một vật phẩm có liên quan đến chuối cho bảo tàng thì sẽ đủ điều kiện để tham gia vào câu lạc bộ và đi kèm với đó là một biệt danh và khả năng để kiếm "điểm thưởng chuối", cũng như được xếp một cấp bậc trong hệ thống "Bananistry". Tổng thống Ronald Reagan từng là một thành viên của câu lạc bộ. Trong năm 2005, Bannister đã dời vị trí của bảo tàng đến một không gian thuê miễn phí thuộc sở hữu của chính quyền thành phố tại Hesperia, California. Tuy nhiên đến năm 2010, Khu vui chơi giải trí và công viên Hesperia muốn dời bảo tàng đi nơi khác cho một cuộc triển lãm mới. Bannister đã rao bán toàn bộ bộ sưu tập trên eBay với giá 45.000 USD. Cuối cùng ông phải giảm giá xuống còn 7.500 USD. Cùng năm này, Fred Garbutt đã quyết định mua lại bộ sưu tập bằng một khoản tiền không tiết lộ, di chuyển nó đến Mecca và trở thành người quản lý mới; một số báo cáo cho rằng Bannister đã đồng ý bán bộ sưu tập với mức giá dưới 7.500 USD. Mô tả. Trong năm 1999, bảo tàng đã được ghi danh vào "Sách Kỷ Lục Guinness" như là bảo tàng lớn nhất dành cho một loại trái cây. Thời điểm này, bộ sưu tập của bảo tàng đã chứa hơn của 17.000 vật phẩm liên quan đến chuối. Bộ sưu tập bao gồm "chuối điện thoại, đồng hồ, sách tô màu, đồ chơi, máy quay đĩa, trang phục, gậy đánh golf, thú nhồi bông và [...] quạt trần". Các vật phẩm mang tính Kitsch trong đó cũng có "ghế sofa chuối, soda chuối, chuối mạ vàng, ván lướt sóng boogie chuối và tai chuối". Đây còn là nơi chứa quả chuối hoá đá duy nhất trên thế giới, đến từ tủ quần áo của một cô gái sống ở Kentucky. Bảo tàng rất thân thiện với mọi đối tượng khách viếng thăm, dù có nhiều người từng gửi tới bảo tàng những đồ vật mang tính dâm dục. Bảo tàng ngoài ra còn có một quầy bar Chuối riêng để phục vụ các món ăn và thức uống làm từ chuối. Liên kết ngoài. - Trang chủ chính thức
USS Wilhoite (DE-397) USS "Wilhoite" (DE-397) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Edsall" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Thomas Mack Wilhoite (1921-1942), người phục vụ cùng Liên đội Tiêm kích VF-9 hoạt động trên tàu sân bay , đã tử trận trong một phi vụ tấn công vào ngày 8 tháng 11, 1942 trong khuôn khổ Chiến dịch Torch tại Bắc Phi và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được xếp lại lớp như một tàu hộ tống khu trục cột mốc radar DER-397 để phục vụ trở lại từ năm 1955 đến năm 1969, cũng như đã từng tham gia các chiến dịch trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1972. "Wilhoite" được tặng thưởng các danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống và Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II; và thêm sáu Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động tại Việt Nam. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Edsall" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Cannon" dẫn trước; khác biệt chủ yếu là ở hệ thống động lực Kiểu FMR do được trang bị động cơ diesel Fairbanks-Morse dẫn động qua hộp số giảm tốc đến trục chân vịt. Đây là cấu hình động cơ được áp dụng rộng rãi trên tàu ngầm, được chứng tỏ là có độ tin cậy cao hơn so với lớp "Cannon". Vũ khí trang bị bao gồm ba pháo /50 cal trên tháp pháo nòng đơn có thể đối hạm hoặc phòng không, một khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và tám pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SC dò tìm không trung và mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 186 sĩ quan và thủy thủ. "Wilhoite" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Brown Shipbuilding ở Houston, Texas vào ngày 4 tháng 8, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 10, 1943, được đỡ đầu bởi bà Corinne M. Wilhoite, mẹ của Thiếu úy Wilhoite, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 12, 1943 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Eli Baer Roth. Lịch sử hoạt động. Mặt trận Đại Tây Dương. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda từ ngày 9 tháng 1 đến ngày 10 tháng 2, 1944, "Wilhoite" được sửa chữa sau chạy thử máy tại Xưởng hải quân Charleston từ ngày 11 đến ngày 21 tháng 2. Nó khởi hành vào ngày 23 tháng 2 để hộ tống cho Đoàn tàu UGS-34 vượt Đại Tây Dương để đi sang Gibraltar. Hai lần trên đường đi, nó tấn công vào những tín hiệu sonar nghi ngờ là mục tiêu nhưng không có kết quả. Sau khi băng qua eo biển Gibraltar và chuyển giao đoàn tàu vận tải cho các tàu chiến thuộc Hải quân Hoàng gia Anh, nó hộ tống cho Đoàn tàu GUS-33 quay trở về Hoa Kỳ, về đến New York vào ngày 3 tháng 4. Nó được bảo trì trong mười ngày tại Xưởng hải quân New York, rồi huấn luyện cùng tàu ngầm và xuồng phóng lôi PT boat cũng như thực hành phòng không tại eo biển Block Island, Brooklyn, New York, trước khi lên đường đi Hampton Roads để gia nhập vào Đoàn tàu UGS-40 vào cuối tháng 4. Chặng đầu của chuyến đi vượt đại dương diễn ra bình thường, nhưng sau khi đoàn tàu băng qua eo biển Gibraltar, họ được tháp tùng bởi tàu tuần dương phòng không , tàu khu trục và hai tàu quét mìn và mang theo thiết bị gây nhiễu đặc biệt. Việc tăng cường này nhằm đối phó với việc Không quân Đức bắt đầu tăng cường hoạt động trong khu vực. Lúc 21 giờ 06 phút ngày 11 tháng 5, radar phòng không của "Wilhoite" phát hiện máy bay đối phương ở khoảng cách về phía Tây Bắc, và hai phút sau đó hỏa lực phòng không của các tàu hộ tống bắt đầu khai hỏa. Đến khoảng 21 giờ 23 phút, một máy bay ném bom Junkers Ju 88 bắt đầu nhắm vào "Wilhoite", và chiếc tàu hộ tống khu trục chống trả bằng toàn bộ dàn hỏa lực phòng không khiến máy bay đối phương, rõ ràng bị bắn trúng, thả quả ngư lôi chệch mục tiêu đến . Các tàu hộ tống đã bắn rơi tổng cộng 17 máy bay đối phương mà không chịu bất kỳ thiệt hại nào; đoàn tàu đi đến Bizerte, Tunisia an toàn, và "Wilhoite" ở lại cảng này từ ngày 13 đến ngày 21 tháng 5 trước khi cùng Đoàn tàu GUS-40 quay trở về Hoa Kỳ. Tuy nhiên lúc 21 giờ 05 phút ngày 29 tháng 5, "Wilhoite" cùng với tàu hộ tống khu trục được cho tách ra để đi đến trợ giúp cho Đội đặc nhiệm 21.11 tại vị trí về phía Tây Bắc quần đảo Canary, khi tàu ngầm U-boat Đức "U-549" đã phóng ngư lôi đánh trúng tàu sân bay hộ tống và tàu hộ tống khu trục . "Block Island" bị chìm nhanh chóng, nhưng "Barr" tiếp tục nổi được trong khi các tàu hộ tống khu trục và phối hợp đánh chìm "U-549" tại tọa độ . "Eugene E. Elmore" sau đó tìm cách kéo "Barr" rút lui; rồi "Wilhoite" cùng "Evarts" đi đến nơi lúc 17 giờ 15 phút ngày 30 tháng 5. Không lâu sau đó và "Ahrens" tách ra để đi đến Casablanca, Maroc thuộc Pháp. Các tàu còn lại cũng hướng về Casablanca, tránh đường đi của hai chiếc U-boat được cho là đang quay trở về căn cứ. Sang ngày hôm sau, tàu tiếp liệu thủy phi cơ gia nhập vào lực lượng và đảm trách chỉ huy; rồi đến 09 giờ 30 phút ngày 1 tháng 6, "Eugene E. Elmore" bàn giao việc kéo "Barr" cho "Wilhoite", tiếp tục di chuyển ở tốc độ . Công việc càng lúc càng khó khăn do lườn tàu của "Barr" bị hư hại nặng, nhưng cuối cùng họ cũng gần đến Casablanca vào ngày 5 tháng 6. Tại đây tàu kéo Hà Lan HMRT "Antic" đảm trách việc kéo "Barr" thay phiên cho "Wilhoite", rồi sau đó tàu săn ngầm tiếp tục đi đến để thay phiên cho "Wilhoite" và "Evarts" trong nhiệm vụ hộ tống bảo vệ, trong lúc lực lượng đi vào cảng Casablanca. Phần thưởng. "Wilhoite" được tặng thưởng các danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống và Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II; và thêm sáu Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động tại Việt Nam. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - USS Wilhoite (DE 397)
USS Cockrill (DE-398) USS "Cockrill" (DE-398) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Edsall" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Dan Robertson Cockrill (1914-1942), người từng phục vụ cùng tàu khu trục và đã tử thương vào ngày 19 tháng 10, 1942, bốn ngày sau khi "Meredith" bị đắm do trúng bom và ngư lôi đối phương tại vùng biển quần đảo Solomon. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu ngoài khơi Florida vào năm 1974. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Edsall" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Cannon" dẫn trước; khác biệt chủ yếu là ở hệ thống động lực Kiểu FMR do được trang bị động cơ diesel Fairbanks-Morse dẫn động qua hộp số giảm tốc đến trục chân vịt. Đây là cấu hình động cơ được áp dụng rộng rãi trên tàu ngầm, được chứng tỏ là có độ tin cậy cao hơn so với lớp "Cannon". Vũ khí trang bị bao gồm ba pháo /50 cal trên tháp pháo nòng đơn có thể đối hạm hoặc phòng không, một khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và tám pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SC dò tìm không trung và mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 186 sĩ quan và thủy thủ. "Cockrill" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Brown Shipbuilding ở Houston, Texas vào ngày 31 tháng 8, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 10, 1943, được đỡ đầu bởi bà Cockrill, mẹ Thiếu úy Cockrill, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 12, 1943 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Sherman Farnham. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Cockrill" trình diện để phục vụ cùng Hạm đội Đại Tây Dương, rồi khởi hành từ Norfolk, Virginia vào ngày 23 tháng 2, 1944 để hộ tống một đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương để đi sang Casablanca, Maroc thuộc Pháp. Sau khi quay trở về New York vào ngày 5 tháng 4, nó được sửa chữa và huấn luyện, rồi hoạt động hộ tống vận tải tại chỗ trước khi tiếp tục lên đường từ Norfolk vào ngày 24 tháng 7, hộ tống một đoàn tàu vận tải khác đi sang Bizerte, Tunisia, và quay trở về New York vào ngày 7 tháng 9. "Cockrill" lại đảm nhiệm hộ tống vận tải ven biển và huấn luyện tại Bermuda cho đến ngày 4 tháng 12, khi nó ra khơi tìm kiếm một tàu ngầm tại vùng vịnh Mexico. Nó đi đến vùng biển Bermuda từ ngày 26 tháng 12, 1944 đến ngày 16 tháng 1, 1945 để huấn luyện phối hợp cùng một đội đặc nhiệm tìm-diệt tàu ngầm được hình thành chung quanh tàu sân bay hộ tống . Sau đó nó phục vụ canh phòng máy bay cho việc huấn luyện phi công của các tàu sân bay tại vùng vịnh Narragansett và huấn luyện tại Casco Bay, Maine. Trong giai đoạn từ ngày 11 tháng 4 đến ngày 11 tháng 5, "Cockrill" hoạt động tuần tra chống tàu ngầm cùng đội đặc nhiệm của "Bogue" trong khuôn khổ Chiến dịch Teardrop, khi 24 tàu chiến thuộc các đội đặc nhiệm 22.3, 22.4, 22.8 và Đơn vị Đặc nhiệm 22.7.1 hình thành nên một hàng rào ngăn chặn từ Greenland cho đến South Carolina để chống lại sự xâm nhập của thế hệ tàu U-boat mới trang bị ống hơi. Cho đến khi chiến tranh kết thúc tại Châu Âu, năm tàu U-boat đã bị các đội đặc nhiệm tiêu diệt. "Cockrill" đã tham gia một hoạt động vào ngày 24 tháng 4, cùng các tàu khác đánh chìm tàu ngầm "U-546" tại tọa độ ; 26 thành viên thủy thủ đoàn chiếc U-boat đã tử trận, và 33 người sống sót đã bị bắt làm tù binh. Chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, "Cockrill" khởi hành từ New York vào ngày 19 tháng 5 để đi đến Xưởng hải quân Charleston, Charleston, South Carolina, nơi nó được sửa chữa đồng thời nâng cấp vũ khí phòng không. Con tàu tiếp tục đi đến vịnh Guantánamo, Cuba để huấn luyện ôn tập, rồi băng qua kênh đào Panama và đi đến San Diego, California vào ngày 14 tháng 7. Nó tiếp tục hành trình hai ngày sau đó để hướng sang Trân Châu Cảng, và con tàu vẫn đang huấn luyện tại vùng biển Hawaii khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Lên đường vào ngày 20 tháng 8, "Cockrill" đi đến Saipan vào ngày 30 tháng 8, nơi nó phục vụ cho hoạt động chiếm đóng khi hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Saipan, Guam, Okinawa và các cảng Nhật Bản. Con tàu hoạt động huấn luyện từ căn cứ tại Guam từ ngày 14 tháng 11, 1945 đến ngày 11 tháng 1, 1946, rồi lên đường quay trở về Hoa Kỳ, ghé đến San Pedro, California trước khi về đến Boston, Massachusetts vào ngày 26 tháng 2. Được chuyển đến Green Cove Springs, Florida để chuẩn bị ngừng hoạt động, "Cockrill" được cho xuất biên chế vào ngày 21 tháng 6, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Con tàu được cho rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 8, 1973, và cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi Florida vào ngày 19 tháng 11, 1974. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - USS Cockrill (DE 398)
USS Stockdale (DE-399) USS "Stockdale" (DE–399) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Edsall" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, nhưng là chiếc duy nhất được đặt theo tên Thiếu úy Hải quân Lewis Stevens Stockdale (1914-1941), người từng phục vụ cùng thiết giáp hạm và đã tử trận trong cuộc Tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12, 1941. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1947, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1974. "Stockdale" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Edsall" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Cannon" dẫn trước; khác biệt chủ yếu là ở hệ thống động lực Kiểu FMR do được trang bị động cơ diesel Fairbanks-Morse dẫn động qua hộp số giảm tốc đến trục chân vịt. Đây là cấu hình động cơ được áp dụng rộng rãi trên tàu ngầm, được chứng tỏ là có độ tin cậy cao hơn so với lớp "Cannon". Vũ khí trang bị bao gồm ba pháo /50 cal trên tháp pháo nòng đơn có thể đối hạm hoặc phòng không, một khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và tám pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SC dò tìm không trung và mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 186 sĩ quan và thủy thủ. "Stockdale" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Brown Shipbuilding ở Houston, Texas vào ngày 31 tháng 8, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 10, 1943, được đỡ đầu bởi bà L.C. Stockdale, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng 12, 1943 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Roger Wilson Luther. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda trong tháng 2, 1944, "Stockdale" được sửa chữa sau chạy thử máy tại Xưởng hải quân Charleston, Charleston, South Carolina trong tháng 3 trước khi lên đường đi Norfolk, Virginia. Nó được phân về Đội hộ tống 58, rồi khởi hành từ Norfolk vào ngày 24 tháng 3 để hộ tống cho Đoàn tàu UGS-37 vượt Đại Tây Dương để đi sang Bắc Phi. Đoàn tàu, bao gồm 60 tàu buôn và sáu tàu đổ bộ LST, bị những máy bay ném bom Dornier Do 217 và Junkers Ju 88 của Không quân Đức tấn công ngoài khơi Algeria vào ngày 17 tháng 4. Nhờ hỏa lực phòng không từ các tàu hộ tống và chiến thuật thả màn khói ngụy trang, không có chiếc tàu buôn nào bị đánh trúng, nhưng tàu hộ tống khu trục chị em trúng phải ngư lôi và bị hư hại nặng, phải được kéo về cảng. Sau đó, "Stockdale" còn thực hiệm thêm hai chuyến hộ tống vận tải khứ hồi sang các cảng Địa Trung Hải, và cùng Đoàn tàu GUS-51 quay trở về sau chuyến cuối cùng vào đầu tháng 10. Từ ngày 22 tháng 10, "Stockdale" chuyển sang hộ tống cho các đoàn tàu vận tải vượt Bắc Đại Tây Dương; và cho đến khi chiến tranh kết thúc tại Châu Âu, nó đã hoàn tất năm chuyến hộ tống vận tải khứ hồi sang các cảng Anh và Pháp. Hoàn tất chuyến đi sau cùng khi về đến Brooklyn, New York, nó đi vào Xưởng hải quân Brooklyn, nơi nó được sửa chữa đồng thời nâng cấp vũ khí phòng không nhằm chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Con tàu tiếp tục đi đến vịnh Guantánamo, Cuba để huấn luyện ôn tập, rồi băng qua kênh đào Panama vào ngày 8 tháng 7, và đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 25 tháng 7. Nó vẫn đang huấn luyện tại vùng biển Hawaii khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Lên đường vào ngày 1 tháng 9, "Stockdale" nằm trong thành phần tháp tùng bảo vệ cho tàu sân bay hộ tống để hướng sang Honshū, Nhật Bản. Nó ở lại vùng biển Nhật Bản một thời gian ngắn trước khi chuyển đến Guam và hoạt động như một tàu quan trắc thời tiết. Con tàu lại đi đến khu vực quần đảo Admiralty để hoạt động tìm kiếm những nhân sự mất tích trong chiến tranh, và đi đến Rabaul, New Britain để khảo sát hiệu quả của việc ném bom chiến lược. Con tàu được lệnh quay trở về vùng bờ Đông Hoa Kỳ vào tháng 1, 1946. Về đến Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 11 tháng 2, "Stockdale" vào xưởng tàu để đại tu nhằm chuẩn bị ngừng hoạt động. Nó được chuyển đến Green Cove Springs, Florida vào ngày 21 tháng 3, rồi được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 15 tháng 6, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Con tàu được cho rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 7, 1972, và cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi Florida vào ngày 24 tháng 5, 1974. Phần thưởng. "Stockdale" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource.org - DE-399
USS Hissem (DE-400) USS "Hissem" (DE-400/DER-400) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Edsall" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Joseph Metcalf Hissem (1917-1942), phi công phục vụ cùng Liên đội Ném ngư lôi VT-8 hoạt động trên tàu sân bay , đã tử trận trong Trận Midway vào ngày 4 tháng 6, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được xếp lại lớp như một tàu hộ tống khu trục cột mốc radar DER-400 để tiếp tục phục vụ từ năm 1956 đến năm 1970, cũng như từng tham gia các chiến dịch trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu ngoài khơi California vào năm 1982. "Hissem" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, rồi thêm sáu Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động tại Việt Nam. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Edsall" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Cannon" dẫn trước; khác biệt chủ yếu là ở hệ thống động lực Kiểu FMR do được trang bị động cơ diesel Fairbanks-Morse dẫn động qua hộp số giảm tốc đến trục chân vịt. Đây là cấu hình động cơ được áp dụng rộng rãi trên tàu ngầm, được chứng tỏ là có độ tin cậy cao hơn so với lớp "Cannon". Vũ khí trang bị bao gồm ba pháo /50 cal trên tháp pháo nòng đơn có thể đối hạm hoặc phòng không, một khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và tám pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SC dò tìm không trung và mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 186 sĩ quan và thủy thủ. "Hissem" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Brown Shipbuilding ở Houston, Texas vào ngày 6 tháng 10, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 12, 1943, được đỡ đầu bởi cô Elizabeth D. Hissem, em gái Thiếu úy Hissem, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 1, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân William Whittemore Low. Lịch sử hoạt động. 1944 - 1946. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Hissem" được sửa chữa sau chạy thử máy tại Xưởng hải quân Charleston, Charleston, South Carolina trước khi đi đến New York vào ngày 20 tháng 3, 1944. Khởi hành từ Norfolk, Virginia vào ngày 23 tháng 3, nó tham gia thành phần hộ tống cho Đoàn tàu UGS-37 vượt Đại Tây Dương để đi sang Địa Trung Hải. Chặng đầu tiên của chuyến đi diễn ra an toàn, nhưng ngoài khơi Algiers vào đêm 11-12 tháng 4, họ bị khoảng 35 máy bay ném bom Dornier Do 217 và Junkers Ju 88 của Không quân Đức tấn công. Nhờ hỏa lực phòng không từ các tàu hộ tống và chiến thuật thả màn khói ngụy trang, không có chiếc tàu buôn nào bị đánh trúng, nhưng tàu hộ tống khu trục chị em trúng phải ngư lôi và bị hư hại nặng, phải được kéo về cảng. Hỏa lực phòng không của "Hissem" đã bắn rơi một máy bay ném bom-ngư lôi và gây hư hại cho một chiếc khác. Sau đó "Hissem" tiếp tục nhiệm vụ hộ tống vận tải vượt đại dương xen kẻ với những lượt huấn luyện chống tàu ngầm và phòng không dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ. Từ tháng 6, 1944 cho đến khi chiến tranh kết thúc tại Châu Âu, nó đã hoàn tất bảy chuyến hộ tống vận tải khứ hồi vượt Đại Tây Dương. Vào tháng 3, 1945, con tàu tham gia vào việc vận chuyển 300 lính nhảy dù từ quần đảo Azores lên tàu vận chuyển rồi hộ tống họ đi đến Liverpool, Anh. Quay trở về sau chuyến hộ tống vận tải sau cùng vào ngày 28 tháng 5, "Hissem" được chuẩn bị để điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Nó rời New York vào ngày 20 tháng 6 để huấn luyện ôn tập tại vùng biển Caribe, rồi đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 26 tháng 7. Con tàu vẫn đang thực hành huấn luyện tại vùng biển Hawaii khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Nó lên đường vào ngày 30 tháng 8 để đi đến Eniwetok và Ulithi, rồi tiếp tục hướng sang Nhật Bản, đi đến Tokyo vào ngày 7 tháng 10 để phục vụ cùng lực lượng chiếm đóng. Đi đến Guam vào ngày 29 tháng 10, con tàu làm nhiệm vụ vận chuyển liên lạc, tìm kiếm-giải cứu và quan trắc thời tiết, cho đến khi lên đường vào ngày 9 tháng 1, 1946 để quay trở về Hoa Kỳ. Về đến San Pedro, California vào ngày 25 tháng 1, "Hissem" tiếp tục hành trình băng qua kênh đào Panama và về đến Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 11 tháng 2. Nó vào xưởng tàu để đại tu nhằm chuẩn bị ngừng hoạt động, rồi được chuyển đến Green Cove Springs, Florida vào ngày 23 tháng 3, rồi được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 15 tháng 6, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. 1956 - 1970. Sau gần mười năm bị bỏ không trong thành phần dự bị, "Hissem" dự định sẽ được cải biến thành một tàu hộ tống khu trục cột mốc radar. Nó được kéo đến Xưởng hải quân Boston ở Boston, Massachusetts để được đại tu và hiện đại hóa, bao gồm những dàn radar và thiết bị điện tử tiên tiến nhất. Nó được xếp lại lớp và mang ký hiệu lườn mới DER-393 vào ngày 21 tháng 10, 1955, rồi được tái biên chế trở lại tại Boston vào ngày 31 tháng 8, 1956. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện, "Hissem" gia nhập hàng rào Đại Tây Dương và phục vụ như tàu cột mốc radar tại Đường cảnh báo sớm từ xa - (DEW: Distant Early Warning) Line - dọc theo vùng bờ Đông nhằm cảnh báo sớm khả năng bị máy bay ném bom chiến lược hay tên lửa đạn đạo đối phương tấn công. Đặt cảng nhà tại Boston và sau đó chuyển đến Newport, Rhode Island, nó hoạt động tuần tra cảnh báo trên một hàng rào kéo dài từ Newfoundland cho đến quần đảo Azores. Vào các năm 1959 và 1962, nó thực hiện các chuyến viếng thăm đến các cảng Châu Âu và Địa Trung Hải, và vào tháng 10, 1962 con tàu từng tham gia lực lượng hải quân phong tỏa Cuba trong vụ Khủng hoảng tên lửa Cuba. Sang năm 1963, "Hissem" đã hai lượt đảm nhiệm tàu chỉ huy cho chiến dịch tìm kiếm tàu ngầm bị mất tích, từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 4, và trong các ngày 27 và 28 tháng 6. Xen kẻ giữa thời gian này, nó phục vụ như tàu huấn luyện cho Trường Sonar Hạm đội tại Key West, Florida. Đến ngày 12 tháng 8, 1963, nó lên đường đi sang New Zealand để tham gia Chiến dịch Deepfreeze, một hoạt động hỗ trợ cho việc nghiên cứu khoa học tại châu Nam Cực, kéo dài cho đến ngày 28 tháng 2, 1964. Nó thực hiện các chuyến đi quan trắc thời tiết và hỗ trợ dẫn đường điện tử cho các chuyến bay vận chuyển nhân sự và thiết bị giữa Christchurch, New Zealand và Trạm McMurdo, Nam Cực. Quay trở về qua ngã Địa Trung Hải, "Hissem" về đến vùng bờ Đông vào ngày 15 tháng 5, 1964. Sang năm 1965 con tàu được phái sang phụ vụ cùng Hạm đội Thái Bình Dương, và sau năm tháng huấn luyện tại Trân Châu Cảng, nó khởi hành vào ngày 2 tháng 9 để đi sang Việt Nam. Từ tháng 1 đến tháng 3, 1966, trong thành phần Lực lượng Đặc nhiệm 115, nó tham gia Chiến dịch Market Time tại vịnh Bắc Bộ, một hoạt động tuần tra nhằm ngăn chặn và tiêu diệt tàu thuyền của phía Bắc Việt Nam vận chuyển vũ khí và đạn dược xâm nhập vào Nam Việt Nam. Nó lên đường vào ngày 8 tháng 3 để quay trở về Trân Châu Cảng, trải qua một đợt sửa chữa và huấn luyện, rồi rời vùng biển Hawaii vào ngày 2 tháng 9 để quay trở lại Viễn Đông. Đi đến vịnh Subic, Philippines vào ngày 23 tháng 9, nó tiếp tục hoạt động tại vùng biển Đông Nam Á này cho đến năm 1967. "Hissem" còn có một lượt phục vụ khác tại Việt Nam kéo dài cho đến tháng 10, 1968. "Hissem" được cho xuất biên chế vào ngày 15 tháng 5, 1970. Con tàu được cho rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6, 1975, và cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi California vào ngày 24 tháng 2, 1982. Phần thưởng. "Hissem" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, và sau đó còn được tặng thêm sáu Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - USS Hissem (DE 400) - USS "Hissem"
Đường Lê Lợi, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Lê Lợi là một tuyến đường tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, nối từ chợ Bến Thành đến Nhà hát thành phố. Vị trí. Tuyến đường này bắt đầu từ công trường Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành, giao cắt với các tuyến đường Phan Bội Châu, Nguyễn Trung Trực, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Nguyễn Huệ và kết thúc tại đường Đồng Khởi trước Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử. Ban đầu tuyến đường này là một con kênh do người Pháp đào sau khi chiếm được Sài Gòn. Kênh dài khoảng 0,8 km, một đầu đổ ra sông Sài Gòn chỗ gần doanh trại Hải quân, đầu còn lại nối với kênh Olivier thông ra rạch Bến Nghé (tại vị trí cầu Mống ngày nay) để tiêu thoát nước. Khoảng những năm 1870, kênh bị lấp hoàn toàn để xây dựng thành đại lộ Bonard. Sau khi Nhà hát thành phố hoàn thành xây dựng (1900) và chợ Bến Thành được dời về địa điểm mới (1914), ga xe lửa Sài Gòn cũng được dời từ đầu đường Hàm Nghi về vị trí công viên 23 tháng 9 ngày nay. Bên cạnh đó, khi ôtô bắt đầu phát triển vào khoảng thập niên 1920 thì đại lộ Bonard chiếm ưu thế về kinh tế so với những con đường khác như Catinat (Đồng Khởi), Charner (Nguyễn Huệ). Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên đường Bonard thành đường Lê Lợi, tên gọi này được giữ nguyên đến hiện tại. Tình trạng tuyến đường. Năm 2014, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh rào một đoạn đường Lê Lợi từ đường Pasteur đến đường Đồng Khởi để thi công ga Nhà hát Thành phố của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Đến năm 2016, đoạn đường còn lại từ chợ Bến Thành cũng bị rào chắn một nửa để thi công đoạn đi ngầm của tuyến metro này. Năm 2020, sau khi ga ngầm Nhà hát Thành phố được thi công hoàn tất, đoạn đường Lê Lợi từ đường Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ đã được trả lại mặt bằng và cùng năm thành phố cũng đã cho khôi phục công viên Lam Sơn tại địa điểm này. Hiện nay, đoạn đường còn lại và khu vực chợ Bến Thành đang được nhà thầu tuyến metro số 1 thi công tái lập mặt bằng, dự kiến hoàn thành vào tháng 9 năm 2022. Xem thêm. - Công trường Lam Sơn - Đường Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Hàm Nghi, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Lê Duẩn, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh
Lauterach (Württemberg) Lauterach là một đô thị ở huyện Alb-Donau ở bang Baden-Württemberg thuộc nước Đức. Đô thị này có diện tích 13,76 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2020 là 581 người. Địa lý. Lauterach nằm ở rìa phía nam của Swabian Jura tại hợp lưu của Great Lauter và Danube, cách Ulm khoảng 35km về phía tây nam. Đô thị này giáp với Ehingen ở phía bắc và phía đông, với Untermarchtal và Obermarchtal ở phía nam , và với Rechtenstein và Enoughen ở phía tây. Lịch sử. Lauterach lần đầu tiên được đề cập trong một tài liệu vào năm 1229. Sau nhiều lần thay đổi các nhà cai trị trong thời Trung cổ, nơi này đến với tu viện Zwiefalten vào năm 1499, nơi cai trị trong ba thế kỷ tiếp theo. Với quá trình thế tục hóa vào đầu thế kỷ 19, khu vực này thuộc về Đơn vị bầu cử của Württemberg vào năm 1803, được nâng lên thành vương quốc vào năm 1806. Kể từ khi tái tổ chức thành phố vào năm 1938, trong thời kỳ Đức Quốc xã ở Württemberg, Lauterach thuộc quận Ehingen. Năm 1945, khu vực này trở thành một phần của vùng chiếm đóng của Pháp và do đó trở thành một phần của bang Württemberg-Hohenzollern thời hậu chiến, được sát nhập vào bang Baden-Württemberg năm 1952. Kể từ khi cải cách quận vào ngày 1 tháng 1 năm 1973, Lauterach là một phần của quận Alb-Donau. Thị trưởng. Ngày 29 tháng 11 năm 2020, Bernhard Ritzler tái đắc cử thị trưởng với 63,5% số phiếu bầu. Kinh tế và cơ sở hạ tầng. Trường học. Lauterach có một trường tiểu học cho lớp một và lớp hai. Học sinh lớp ba và lớp bốn học tại trường ở Untermarchtal. Văn hóa và Điểm tham quan. - Tàn tích lâu đài "Reichenstein" - Mühlenweiler "Laufenmühle"
Thủ lĩnh cuối cùng Thủ lĩnh cuối cùng (tiếng Trung: "大上海", tiếng Anh: "The Last Tycoon", Hán-Việt: "Đại Thượng Hải") là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại hành động - lịch sử - chính kịch của Hồng Kông - Trung Quốc ra mắt năm 2012 do Lưu Vĩ Cường làm nhà sản xuất, Vương Tinh viết kịch bản và làm đạo diễn. Lấy cảm hứng từ cuộc đời của Đỗ Nguyệt Sanh, ông trùm xã hội đen từng cộng tác với chính quyền Tưởng Giới Thạch nhằm chống Đảng Cộng sản Trung Quốc vào những năm 1920, bộ phim có sự tham gia của các diễn viên gồm Châu Nhuận Phát, Huỳnh Hiểu Minh, Hồng Kim Bảo và Ngô Trấn Vũ. Bộ phim chính thức khởi chiếu tại Trung Quốc từ ngày 22 tháng 12 năm 2012, tại Hồng Kông từ ngày 3 tháng 1 năm 2013 và tại Việt Nam từ ngày 25 tháng 1 năm 2013. Giải thưởng. - Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 32 - Đề cử hạng mục "Quay phim xuất sắc nhất" (Lưu Vĩ Cường và Quan Tri Diệu) - Đề cử hạng mục "Nhạc phim hay nhất" (Trần Quang Vinh và Trần Trí Dật) - Đề cử hạng mục "Diễn viên mới ấn tượng nhất" (Phùng Văn Quyên) - Đoạt giải "Họa sĩ thiết kế xuất sắc nhất" (Hề Trọng Văn và Lâm Tử Kiều) - Đoạt giải "Ca khúc trong phim hay nhất ("Đính phong ba"; Cao Thế Chương, Chris Shum và Trương Học Hữu) - Giải thưởng điện ảnh châu Á lần thứ 7 - Đề cử hạng mục "Họa sĩ thiết kế xuất sắc nhất" (Hề Trọng Văn và Lâm Tử Kiều) - Đề cử hạng mục "Thiết kế phục trang xuất sắc nhất" (Đới Mỹ Linh và Trần Tử Văn)
Bầu cử tự do và công bằng Một cuộc bầu cử tự do và công bằng được nhà khoa học chính trị Robert Dahl định nghĩa là một cuộc bầu cử trong đó "sự cưỡng chế là tương đối không phổ biến". Một cuộc bầu cử tự do và công bằng bao gồm các quyền tự do chính trị và các quy trình công bằng trước khi bỏ phiếu, số lượng công bằng các cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu (bao gồm các khía cạnh như gian lận bầu cử hoặc đàn áp cử tri) và chấp nhận kết quả bầu cử bởi tất cả các bên. Một cuộc bầu cử có thể đáp ứng một phần các tiêu chuẩn quốc tế về bầu cử tự do và công bằng, hoặc có thể đáp ứng một số tiêu chuẩn nhưng không đáp ứng các tiêu chuẩn khác. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 về các cuộc bầu cử ở 169 quốc gia trong giai đoạn 1975 đến 2011 ước tính rằng chỉ có khoảng một nửa các cuộc bầu cử là tự do và công bằng. Nghiên cứu đã đánh giá mười khía cạnh của việc tiến hành các cuộc bầu cử: 1. "khuôn khổ pháp lý" (liệu có quyền hiến định cho công dân bầu cử và ứng cử chức vụ hay không, liệu cuộc bầu cử có được tổ chức định kỳ hay không và liệu các luật liên quan đến bầu cử không bị thay đổi ngay trước cuộc bầu cử hay là có) 2. "quản lý bầu cử" (liệu các khu vực bầu cử có bị chia cắt và sắp xếp theo một trật tự nhất định để một bên được lợi hay không, và liệu các cơ quan quản lý bầu cử, nếu có, thì có độc lập, không thiên vị và có trách nhiệm giải trình hay không); 3. "quyền bầu cử" (liệu công dân nói chung có thể bỏ phiếu trên cơ sở bình đẳng bầu cử và bình đẳng tranh cử hay không); 4. "danh sách đăng ký cử tri" (liệu chúng có chính xác, cập nhật và công khai cho cử tri để cử tri đăng ký dễ dàng và hiệu quả hay không); 5. "tham gia bầu cử" (liệu, trên thực tế, các ứng cử viên có quyền cạnh tranh trong cuộc bầu cử hay không, với việc từ chối ứng cử viên dựa trên "các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận và chấp nhận" và không có ứng cử viên nào nhận được hơn 75% số phiếu bầu (một dấu hiệu của làm việc bất chính hoặc tẩy chay bầu cử, tức nhiều người không bỏ phiếu như cách biểu tình thầm lặng hoặc họ cho rằng bầu cử không tự do, công bằng); 6. "quy trình vận động tranh cử" (liệu cuộc bầu cử được thực hiện mà không có bạo lực, đe dọa cử tri, hối lộ (mua phiếu bầu), sử dụng các nguồn lực của chính phủ để tạo lợi thế cho người đương nhiệm, hoặc "những lợi thế tài chính lớn" cho người đương nhiệm); 7. "tham gia của phương tiện truyền thông" (liệu quyền tự do ngôn luận có được bảo vệ hay không và liệu đảng cầm quyền không được lợi (chẳng hạn như những bài viết khen ngợi, xưng tụng một ứng cử viên) bất cân đối từ những phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của chính phủ hay là có); 8. "quy trình bỏ phiếu" (liệu cuộc bầu cử được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín trên cơ sở một người, một phiếu bầu, có đủ an ninh để bảo vệ cử tri và bảo vệ chống lại việc nhét thùng phiếu (đặt sẵn nhiều phiếu bầu đã chọn lựa ứng cử viên vào thùng phiếu), bỏ phiếu nhiều lần, phá hủy các lá phiếu hợp lệ và các hình thức thao túng khác); 9. "vai trò của các quan chức" (liệu cuộc bầu cử có được điều hành với những nhân viên được đào tạo toàn diện, tránh khỏi vận động tranh cử hoặc tránh khỏi đe dọa tại các địa điểm bỏ phiếu hay không và với sự giám sát của các quan sát viên bầu cử quốc tế và đại diện của các bên tham gia để quan sát các địa điểm bỏ phiếu); và 10. "kiểm phiếu" (liệu phiếu bầu có được đếm một cách minh bạch và không có gian lận hoặc bị can thiệp vào hay không) Nghiên cứu năm 2016 cho thấy chất lượng bầu cử giảm theo thời gian, chủ yếu do các quy trình bầu cử không công bằng trước ngày bầu cử. Điều này là do nhiều chế độ phi dân chủ tổ chức bầu cử hơn theo thời gian; các cuộc bầu cử này có mục đích mang lại tính chính danh cho sự cai trị của chế độ mà không tạo ra nguy cơ chế độ thực sự mất quyền lực vì phiếu bầu của người dân. Việc tăng cường giám sát bầu cử trong khoảng thời gian đó cũng có thể dẫn đến nhiều cuộc bầu cử còn khiếm khuyết hơn bị hợp pháp hóa. Sự hiện diện của những người giám sát bầu cử và những ràng buộc đối với quyền hành pháp làm tăng xác suất của một cuộc bầu cử tự do và công bằng lên 31 điểm phần trăm. Tuy nhiên, sự hiện diện của các giám sát bầu cử có thể là một biến nội sinh vì các nền dân chủ có nhiều khả năng mời các quan sát viên bầu cử hơn các chế độ phi dân chủ. Xem thêm. Tính chính trực bầu cử Liên kết ngoài. - Explainer: Free and Fair Elections
Trần Danh Trung Trần Danh Trung (sinh ngày 3 tháng 10 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho Viettel. Sự nghiệp. Trần Danh Trung bắt đầu sự nghiệp bóng đá vào năm 11 tuổi tại Trung tâm đào tạo bóng đá Viettel. Tại giải Vô địch U-19 Quốc gia 2017, Danh Trung là vua phá lưới với 6 bàn thắng, cùng với U-19 Viettel đạt được vị trí đồng hạng ba. Năm 2019, Danh Trung gia nhập câu lạc bộ Huế theo dạng cho mượn và ghi được 8 bàn sau 11 lần ra sân. Tại giải vô địch U-22 Đông Nam Á 2019, Danh Trung thi đấu đầy ấn tượng khi có được danh hiệu vua phá lưới với 3 bàn thắng, giành huy chương đồng cùng U-22 Việt Nam. Danh Trung lần đầu được triệu tập lên U-23 Việt Nam vào năm 2019, tham dự vòng loại U-23 châu Á 2020. Năm 2021, Trần Danh Trung có kế hoạch sang câu lạc bộ FC Ryukyu của J2 League thi đấu nhưng do đại dịch COVID-19 nên anh đã trở lại Viettel. Danh hiệu. Câu lạc bộ. - Viettel - V.League 1: 2020 - Á quân Cúp quốc gia: 2020 - Á quân Siêu cúp quốc gia: 2020
Ngôi nhà số 300 Kim Mã Ngôi nhà số 300 Kim Mã là một ngôi nhà toạ lạc tại số 300 đường Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. Khởi công từ năm 1987 và khánh thành vào năm 1991, ngôi nhà được xây dựng bởi Chính phủ Bulgaria để làm trụ sở Đại sứ quán và nhà riêng của Đại sứ. Dù vậy, công trình đã bị bỏ hoang suốt 27 năm và trở thành chủ đề của nhiều câu chuyện truyền thuyết, cho rằng đây là một ngôi nhà ma. Hiện nay, ngôi nhà đã được trao trả lại cho Chính phủ Việt Nam và được quản lý bởi Bộ Ngoại giao Việt Nam. Mô tả. Trong lịch sử, vị trí của ngôi nhà từng là một miếu thần Đức Thánh Linh Lang nhưng sau đó dưới thời chiến tranh Việt Nam thì đã bị đánh phá. Sau năm 1975, khu đất xác định tại số 300 đường Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội, và được Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội (nay là Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội) cấp cho Bộ Ngoại giao Việt Nam năm 1977 để xây dựng trụ sở làm việc. Tuy nhiên sau hiệp định giữa Chính phủ Bulgaria và Chính phủ Việt Nam được ký vào ngày 14 tháng 12 năm 1982 về việc trao đổi đất, mua và xây dựng các ngôi nhà thì khu đất đã được dùng để xây dựng trụ sở Đại sứ quán và nhà riêng của Đại sứ, thuê trong 99 năm. Đến năm 1986, Uỷ ban hành chính của thành phố quyết định thu hồi lại khu đất và năm 1987 Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn của Bộ Ngoại giao Việt Nam bàn giao khu đất này cho Đại sứ quán Bulgaria. Chính phủ Bulgaria sau đó đã ký hợp đồng với Binh đoàn 11, Tổng cục Hậu cần để tiến hành xây dựng ngôi nhà dựa trên nền của một căn nhà thời Pháp để lại tại thời điểm và công trình được hoàn thành vào năm 1991. Tuy nhiên sau khi xây dựng xong, ngôi nhà này đã không được sử dụng và bị bỏ hoang suốt 27 năm (tính đến năm 2018). Kiến trúc. Ngôi nhà có diện tích 1307m trên nền đất rộng 3243m, được xây dựng theo kiến trúc Đông Âu cổ điển với kết cấu hình chữ U bao gồm ba khối nhà, trong đó khối nhà chính được thiết kế có lối hành lang dẫn thẳng vào khu sảnh chính. Ngôi nhà có hai mặt tiền rộng gần 100 m, một mặt giáp với đường Kim Mã, mặt khác giáp với đường Vạn Bảo; nằm ở một vị trí "đắc địa" của thành phố. Khu nhà này cao ba tầng và có kết cấu kiên cố, bên trong là các căn phòng lớn như phòng làm việc, hành lang, cầu thang, bể bơi, lối đi, khuôn viên cây xanh, tường rào bao quanh... Phía bên ngoài ngôi nhà được bao bọc bởi những bức tường bên ngoài căn nhà bị vẽ bậy lên và ba cái cổng sắt hướng về phía đường Kim Mã. Trong phong thủy, ngôi nhà này được nhận xét là có thiết kế hoàn toàn bế khí, với hiên và cột đỡ "đâm thẳng vào trong, giống như chiếc quan tài", cùng với đó là cây cối và cỏ dại trong khuôn viên mọc um tùm và không được cắt tỉa, cộng với những hàng rào sắt nhọn hoen gỉ khi đó đã tạo cho ngôi nhà một cảm giác "vô cùng... lạnh lẽo". Đồn đoán. Trong khoảng thời gian bị bỏ hoang, đã có nhiều đồn đoán khác nhau xung quanh ngôi nhà, cho rằng đây là một ngôi nhà ma. Ngôi nhà cũng thu hút nhiều sự chú ý từ dư luận và báo chí với những đồn đoán về ngôi nhà trong khoảng thời gian dài vì tính đặc biệt của nó khi xuất hiện một căn nhà hoang giữa nơi thủ đô đông đúc, từ đó mọi người "nghĩ ra chuyện ma quỷ nhảm nhí để giải thích" cho việc này. Nhiều người mê tín đã đến đây để thờ cúng, trong khi những người trẻ lại thường xem đây là một địa điểm thú vị để khám phá trải nghiệm và giải trí. Thậm chí các phóng viên và những người hiếu kỳ cũng đột nhập vào ngôi nhà để tìm hiểu, dù việc này bị coi là trái phép. Đỉnh điểm của những lời đồn đoán được cho là sau vụ án năm 2009 khi Vũ Thị Kim Anh đã hạ sát bạn trai ngay trên xe trước ngày Lễ Tình nhân, và nơi diễn ra vụ án là ở cổng sau của ngôi nhà. Một bức ảnh chụp tại căn nhà cũng được đăng tải lên mạng sau đó, cho thấy một bóng trắng ở bên trong ngôi nhà, được cho là ma; điều này đã khiến những đồn đoán về ngôi nhà trở nên lan rộng hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng bóng ma trong ảnh chỉ là ánh sáng chiếu vào chiếc cột bên trong ngôi nhà. Nhiều câu chuyện liên quan đến ngôi nhà cũng được truyền tai nhau, như có người quả quyết rằng đã nghe thấy tiếng trẻ con khóc vọng ra từ ngôi nhà này vào lúc nửa đêm hay việc có một ông bảo vệ ngủ lại tại ngôi nhà này và thấy giường "dựng đứng". Dù vậy, Đại tá Trần Đăng Lâm, nguyên giám đốc Công ty xây dựng Thành An 171 thuộc Bộ Quốc phòng lại khẳng định ngôi nhà không hề có ma như những lời đồn đoán. Bảo vệ của ngôi nhà cũng cho biết chưa bao giờ thấy ma quỷ trong ngôi nhà mà chỉ thấy "nhiều đối tượng chích hút, trộm cắp vào đây ngủ nghỉ". Sử dụng hiện nay. Từ năm 2016, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đã ký hợp đồng đo vẽ lại diện tích nhà và đất tại ngôi nhà để phục vụ việc ký hợp đồng mới thay thế hợp đồng cũ trước đó vào năm 1982. Đến ngày 22 tháng 9 năm 2016, đại diện chính phủ của hai nước đã ký hợp đồng mới và có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2017. Ngày 8 tháng 5 năm 2018, Cục trưởng Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn Nguyễn Trắc Bá và Đại biện lâm thời Marinela Milcheva Petkova, Đại sứ quán Bulgaria tại Việt Nam đã ký biên bản bàn giao và tiếp nhận lại ngôi nhà số 300 Kim Mã. Sau khi tiếp nhận xong, phía Việt Nam đã tiến hành dọn dẹp sơ bộ lại ngôi nhà và lắp điện. Nhiều hạ tầng trong căn nhà đến thời điểm trên đều đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Trước đó vào năm 1995, một người đàn ông có tên Nguyễn Văn Ngà từng viết thư ngỏ tới Thủ tướng Chính phủ để bày tỏ mong muốn được sử dụng lại ngôi nhà cho một dự án truyền thông cộng đồng, bất chấp sự phản đối từ bạn bè và những lời đồn xoay quanh ngôi nhà. Sau này, khi căn nhà được bàn giao lại cho phía Việt Nam, ông cũng đưa ra ý tưởng sử dụng căn nhà vào mục đích "phát triển cộng đồng". Hiện nay căn nhà đang thuộc sự quản lý của Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Liên kết ngoài. - Ngôi nhà số 300 Kim Mã trên Wikimapia - VTC14 | “Ngôi nhà ma” số 300 Kim Mã, Hà Nội được trả lại sau 27 năm bỏ hoang. "YouTube". KÊNH VTC14. 9 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
Shenshayba Bazaar Shenshayba Bazaar () là một ngôi làng gần thành phố Herat, Afghanistan. Ngôi làng này nổi tiếng được mệnh danh là "làng một quả thận" vì rất nhiều người dân ở đây đã bán một quả thận trên cơ thể mình. Xã hội. Vấn nạn bán thận. Việc mua bán nội tạng người là hành vi bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tại Afghanistan, việc này không được kiểm soát. Mặc dù không thể biết chính xác có bao nhiêu quả thận đã được bán ở Afghanistan, nhưng có số liệu cho thấy đã có hàng trăm ca phẫu thuật cắt bỏ thận đã được thực hiện chỉ riêng ở tỉnh Herat trong 5 năm qua khi kinh tế xuống dốc. Người hiến tạng xác nhận đồng ý trên giấy tờ và quay video làm bằng chứng cho các bác sĩ. Sau khi nội tạng được mang ra khỏi cơ thể, không một ai biết rõ sau đó nội tạng sẽ như thế nào. Các bác sĩ cũng thừa nhận họ không điều tra những việc này, bởi họ cho rằng "đó không phải là việc của họ". Khi các vấn đề kinh tế của người dân trở nên sa sút hơn, số lượng người bán thận tiếp tục tăng cao. Hầu hết những người muốn bán thận đều xuất thân từ các gia đình nghèo bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tàn khốc ở Afghanistan. Việc buôn bán thận đã phát triển ở Afghanistan trong một thời gian. Thông thường, một quả thận ở Afghanistan có thể được bán với giá 4.000 USD. Tuy nhiên, kể từ khi Taliban tiếp quản đất nước này, mức giá đã giảm xuống còn dưới 1.500 USD. Việc buôn bán thận người cũng đã trở thành một tục lệ tại phía Tây thành phố Herat. Shenshayba Bazaar được mệnh danh là "làng một quả thận" vì rất nhiều người dân ở đây đã bán một quả thận trên cơ thể mình. Tại ngôi làng này, người dân đã bán thận để trả nợ và mua thực phẩm. Cũng tại đây rất đông người dân chấp nhận bán nội tạng của mình trên thị trường chợ đen. Gần như toàn bộ dân số của ngôi làng đang sống chỉ với một quả thận duy nhất hoạt động trên cơ thể. Bác sĩ Ahmad Shekaib thuộc chuyên gia nội khoa đã nói rằng "mặc dù mọi người có thể thu được lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ việc bán nội tạng của mình, nhưng họ đang mạo hiểm mạng sống của mình". Các vấn nạn khác. Ngoài việc phải bán thận để trang trải cho cuộc sống, sự đói nghèo trầm trọng đang buộc những người di cư tại đây phải "đưa ra những lựa chọn tuyệt vọng." Tại đây còn tồn tại những vấn nạn như buôn bán phụ nữ và bé gái. Nhiều gia đình hiện nay đang bán con vì họ không đủ điều kiện nuôi nấng. Những bé gái bị bán có thể được phép ở lại với gia đình cho đến khi họ 11 hoặc 12 tuổi. Khi các bé gái đến tuổi này, họ bị ép buộc phải kết hôn với những tay buôn người. Phản ứng của chính quyền. Mevlevi Naimullah Hakkani, giám đốc Sở văn hóa và Thông tin của Herat và là người phát ngôn cấp tỉnh của Taliban đã cho biết chính quyền "tuyệt đối cấm việc bán trẻ em và nội tạng." Ông còn nói "mọi người thường đưa ra những tuyên bố như vậy để thu hút viện trợ nhân đạo, đồng thời cho biết thêm rằng họ muốn cải thiện tình hình tài chính của những người này".
Philippine Legion of Honor Bài báo Nói chuyện - Ngôn ngữ - tải PDF - Đồng hồ - Chỉnh sửa Quân đoàn danh dự Philippines ( tiếng Philippines : "Lehiyong Pandangal ng Pilipinas" ; tiếng Tây Ban Nha : "Legion de Honor Filipino" ) được thành lập bởi Tổng thống Manuel Roxas , thông qua Thông tư số 60 của Quân đội Philippines ngày 3 tháng 7 năm 1947. sau Huân chương Công trạng của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, và được dùng để tôn vinh cả dân thường và thành viên quân đội, người Philippines hay nước ngoài. Ban đầu, giống như Legion of Merit của Hoa Kỳ, Legion of Honor của Philippines có bốn hạng, được gọi là bằng cấp, với Legionnaire là cấp bậc cơ bản và Chỉ huy trưởng là cấp cao nhất. Với việc cải cách hệ thống mệnh lệnh và trang trí của Philippines vào năm 2003, các cấp bậc của Quân đoàn Danh dự Philippines được đổi tên thành "cấp bậc" thay vì "bằng cấp", và cấp bậc được mở rộng. Tiêu chuẩnChỉnh sửa. Ngày nay, Huân chương Bắc đẩu Bội tinh được phong tặng cho một công dân Philippines hoặc nước ngoài để ghi nhận những đóng góp có giá trị và công lao liên quan đến các vấn đề quân sự của Cộng hòa Philippines. Do đó, nó là thứ tự quân sự hàng đầu của Cộng hòa Philippines . Để biểu thị tầm quan trọng của dịch vụ dân sự trong các vấn đề quân sự trong việc bảo tồn danh dự của Cộng hòa Philippines và xây dựng đất nước, Huân chương Bắc đẩu bội tinh được phong tặng vào dịp kỷ niệm ngày tuyên bố Độc lập của Philippines. Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Philippines có thể do Bộ trưởng Quốc phòng trao tặng nhân danh và theo thẩm quyền của Tổng thống Philippines . Thứ hạngChỉnh sửa. Quân đoàn Danh dự Philippines với cấp bậc Chỉ huy Bộ phận dân sự của Quân đoàn Danh dự Philippines bao gồm các cấp bậc sau: - Chỉ huy trưởng (CCLH) (Punong Komandante) - Được chuyển giao cho một thường dân vì thành tích cả đời trong hoạt động công ích không đủ tiêu chuẩn cho Quezon Service Cross ; hoặc trên một cựu hoặc đương nhiệm của nguyên thủ quốc gia và / hoặc của chính phủ - Grand Commander (GCLH) (Marangal na Komandante) - Được chuyển giao cho một dân thường vì các hành động phục vụ đơn lẻ có tác động hữu hình đến lĩnh vực quân sự của Philippines; hoặc khi có thái tử , Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, Chánh án hoặc cấp tương đương, bộ trưởng ngoại giao hoặc quan chức khác có cấp bậc nội các; hoặc khi có Đại sứ, Thứ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng, hoặc người khác có cấp bậc tương đương hoặc tương đương với cấp trên về thành tích cả đời trong lĩnh vực quân sự - Grand Officer (GOLH) (Marangal na Pinuno) - Được phong cho một thường dân vì những hành động gương mẫu đem lại lợi ích cho Cộng hòa Philippines; hoặc khi có đặc quyền, cấp trên, Bộ trưởng, Tham tán công sứ, Tổng lãnh sự đứng đầu cơ quan lãnh sự, Giám đốc điều hành, hoặc người khác có cấp bậc tương đương hoặc tương đương với cấp trên - Chỉ huy (CLH) (Komandante) - Được phong cho một dân thường vì những hành động có công có lợi cho Cộng hòa Philippines; hoặc dựa trên một Chargé d'affaires, ai, Tham tán, Bí thư thứ nhất, Tổng lãnh sự trong bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán, viên chức Lãnh sự có cấp bậc cá nhân cao hơn Bí thư thứ hai, Giám đốc hoặc người khác có cấp bậc tương đương hoặc tương đương với cấp trên - Sĩ quan (OLH) (Pinuno) - Được phong cho một thường dân vì những hành động đáng khen ngợi mang lại lợi ích cho Cộng hòa Philippines; hoặc khi có Thư ký thứ hai, Lãnh sự, Trợ lý Giám đốc, hoặc người khác có cấp bậc tương đương hoặc tương đương với cấp trên - Legionnaire (LLH) (Lehiyionaryo) - Được chuyển giao cho một thường dân vì những hành động có công mang lại lợi ích cho Cộng hòa Philippines; hoặc có Thư ký thứ ba, Phó Lãnh sự, Tùy viên, Trợ lý chính, hoặc người khác có cấp bậc tương đương hoặc tương đương với cấp trên. Các lực lượng vũ trang của Philippines có các quy định riêng về việc phong tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Philippines. Người nhận đáng chú ýChỉnh sửa. Chỉ huy trưởng (CCLH)Chỉnh sửa. - Emilio Aguinaldo , 1957, cựu Tổng thống Philippines - Akihito , Nhật hoàng , 2002 - Jesus V. Ayala, 2011 - Gregorio Pio Catapang , 2015, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines. - Emmanuel T. Bautista , 2014, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines. - Tưởng Giới Thạch , 1949, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc - Hillary Clinton , 2013, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Dwight D. Eisenhower , 1961, cựu Tổng thống Hoa Kỳ - John W. Foss , 1981, Trưởng ban, JUSMAG Philippines - Francisco Franco , 1951, người đứng đầu nhà nước Tây Ban Nha - Daniel Inouye , Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ - José P. Laurel , 1959, cựu Tổng thống Philippines - Chino Roces , 1988, người sáng lập và chủ sở hữu của Associated Broadcasting Company và Manila Times - Jaime L. Hồng y Sin , 1992, Tổng giám mục Manila - Lorenzo M. Tañada , 1986, Thượng nghị sĩ Philippines, Tổng luật sư thời hậu chiến, người ủng hộ Chủ nghĩa dân tộc và Nhân quyền - Ferdinand Marcos , 1972, cựu Tổng thống Philippines - Imelda Marcos , Đệ nhất phu nhân Philippines - Douglas MacArthur , 1961, thống chế Philippines - Sergio Osmeña , 1994, cựu Tổng thống Philippines - Fidel V. Ramos , cựu Tổng thống Philippines - Jesse M. Robredo , Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chính quyền địa phương , được truy tặng vào ngày 28 tháng 8 năm 2012. - Franklin D. Roosevelt , 1947, cựu Tổng thống Hoa Kỳ (di cảo) - Achmad Sukarno , 1951, Tổng thống Indonesia - Maxwell D. Taylor , 1955, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ - Claudio Teehankee, Sr. , 1988, Chánh án Tòa án Tối cao Philippines - Eduardo Año - Tham mưu trưởng thứ 48 của Lực lượng vũ trang Philippines Grand Commander (GCLH)Chỉnh sửa. - Jaime Augusto Zobel de Ayala , 2010 - Fernando Zobel de Ayala , 2010 - Jaime Zobel de Ayala , 2009 - Gilbert Teodoro , 2009, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng - Emilio Yap , 2006 - Napoléon G. Rama , 2011, Ủy viên Hiến pháp Grand Officer (GOLH)Chỉnh sửa. - Teodoro Locsin, Jr. , 2002 - Roman Kintanar - 2007, vì đã làm việc trong nhiều hoạt động hợp tác quốc tế khác nhau cho các chương trình giảm nhẹ thiên tai bão nhiệt đới và động đất Chỉ huy (CLH)Chỉnh sửa. - Benigno Aquino Jr. , 1954 - Eulogio Balao - Sotero B. Cabahug , 1959 - Joseph J. Cappucci - Tomas Confesor - Carlos P. Romulo - Tướng Alfredo M. Santos - Trung tướng Cardozo Luna - Bernard W. Kearney , 1959 - Jorge B. Vargas , 1960 - Juan Ponce Enrile , 1974 và 1986 - Nicanor Bartolome - Washington SyCip , 1991 - Arturo C. Lomibao, 2006 - Harry B. Harris Jr , 2018 - Kearie Lee Berry, 1955 Cán bộ (OLH)Chỉnh sửa. - Benigno Aquino Jr. , 1950 - Florentino Das , ngày 11 tháng 5 năm 1956 (vì kỳ tích đặc biệt khi đi du lịch trên biển bằng chiếc thuyền tự chế của mình từ Hawaii đến đảo Siargao - Manuel P. Manahan , 1950 (cho ấn phẩm thời chiến của tờ báo ngầm Người "giải phóng" ) - Manny Pacquiao , 2008 (Võ sĩ quyền anh, dự bị của Quân đội Philippines) - Justin David L. Pascual , 2017 (Lực lượng Dự bị Không quân Philippines, Chỉ huy Huấn luyện Nâng cao Công dân Trường Xavier) - Efren Reyes , 1999 (Cơ thủ bida chuyên nghiệp) - Paeng Nepomuceno , 1999 (Vận động viên Bowling Tenpin) Legionnaire (LLH)Chỉnh sửa. - Teodoro M. Locsin , 1947, Du kích trong Thế chiến II - Arnel Paciano D. Casanova, 1995, Sinh viên Luật UP, (Ban điều hành GRP, Văn phòng Cố vấn Tổng thống về Tiến trình Hòa bình) "Bài báo này kết hợp văn bản miền công cộng từ thư viện của Quốc hội Philippines ." Người giới thiệuChỉnh sửa. Trích dẫnChỉnh sửa. 1. ^ Tổng phụ trách "AFP, Sổ tay Trang trí và Giải thưởng AFP" , 1995, 1997, 2014, OTAG, tr. 18-22. 2. ^ 3. ^ 4. ^ 5. ^ Manila Bulletin, Legion of Honor được trao cho Don Jaime Zobel de Ayala 6. ^ 7. ^ 8. ^ 9. ^ <nowiki>https://www.dlsaa.com/honors-and-awards/awardees/nepomuceno-rafael-osystempaengosystem-v</nowiki> Thư mụcChỉnh sửa. - Tổng Giám đốc Điều chỉnh AFP, "Sổ tay Trang trí và Giải thưởng AFP" , 1995, 1997, 2014 OTAG.
Trận chiến hồ Trường Tân Trận chiến hồ Trường Tân (tiếng Trung: "长津湖," tiếng Anh: "The Battle at Lake Changjin", Hán-Việt: "Trường Tân hồ") là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại chiến tranh - lịch sử - chính kịch của Trung Quốc công chiếu năm 2021 do bộ ba đạo diễn Trần Khải Ca, Từ Khắc và Lâm Siêu Hiền hợp tác đạo diễn và sản xuất bộ phim, với phần kịch bản do Lan Hiểu Long và Hoàng Kiến Tân chắp bút. Bộ phim có sự tham gia của hai diễn viên chính là Ngô Kinh và Dịch Dương Thiên Tỉ, cùng các diễn viên phụ gồm Đoàn Dịch Hoành, Trương Hàm Dư, Chu Á Văn, Lý Thần và Hồ Quân. Bộ phim tập trung miêu tả câu chuyện về những quân nhân trong đội Chí nguyện quân Nhân dân tham gia đấu tranh chống lại quân Mỹ trong cuộc chiến hồ Trường Tân, một phần của chiến tranh Triều Tiên. Với kinh phí 1,3 tỷ nhân dân tệ (200 triệu USD), đây là bộ phim Trung Quốc có kinh phí đắt đỏ nhất mọi thời đại. Bộ phim được ủy quyền và cho phép phát hành thông qua buổi kiểm duyệt của Bộ Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc như là một phần để kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bộ phim có buổi công chiếu trên toàn cầu vào ngày 21 tháng 9 năm 2021 tại Liên hoan phim quốc tế Busan, và sau đó chính thức khởi chiếu tại các cụm rạp ở Trung Quốc từ ngày 30 tháng 9 năm 2021 và tại Hồng Kông, Ma Cao và Singapore từ ngày 11 tháng 11 cùng năm. Sau khi ra mắt, bộ phim thu về 913 triệu USD tại phòng vé trên toàn cầu, trong đó có 5,78 triệu nhân dân tệ là ở Trung Quốc, trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2021, đồng thời còn trở thành phim điện ảnh có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Trung Quốc, phim quốc tế có doanh thu cao nhất, và bộ phim có doanh thu cao thứ nhì tính riêng trên thị trường. Bộ phim được các nhà phê bình và khán giả tại Trung Quốc đánh giá cao riêng các nhà phê bình Mỹ thì lại chỉ trích bộ phim đã cố tình bôi nhọ lịch sử. Dẫu vậy, bộ phim cũng đã giành được một số giải thưởng lớn. Phần 2 của bộ phim chính thức lên lịch khởi chiếu vào ngày 1 tháng 2 năm 2022, tức mùng 1 Tết Nguyên đán ở Trung Quốc.
Oberstadion Oberstadion là một thị xã nằm trong huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây bao gồm các làng: Oberstadion, Hundersingen, Mundeldingen, Moosbeuren, Mühlhausen và Rettighofen.
Unnamed Memory Unnamed Memory là loạt light novel do Furumiya Kuji sáng tác và Chibi minh hoạ. Được ASCII Media Works xuất bản trọn bộ 6 tập truyện dưới ấn hiệu Dengeki no Shin Bungei, kể từ ngày 17 tháng 11 năm 2019 cho đến ngày 17 tháng 4 năm 2021. Bộ truyện được Thaihabooks mua bản quyền tại Việt Nam và phát hành dưới ấn hiệu Hikari Light Novel. Bộ truyện ban đầu là một web novel được đăng tải trên trang web Shōsetsuka ni Narō kể từ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Một bản manga chuyển thể do Koshimizu Naoki minh hoạ, được đăng trên tạp chí Dengeki Daioh của ASCII Media Works kể từ ngày 26 tháng 9 năm 2020. Nội dung. "Ước mong lớn nhất của ta là cưới nàng làm vợ." "Ta từ chối!" Oscar - hoàng tử của vương quốc Farsus hùng mạnh, người mắc phải lời nguyền "không thể để lại nòi giống" khi còn nhỏ. Để chống lại định mệnh nghiệt ngã này, chàng tìm tới toà tháp nơi phù thuỷ mạnh nhất thế gian sinh sống, lam nguyệt phù thuỷ Tinasha, những mong pháp lực hơn người của cô có thể giúp mình hoá giải lời nguyền. Tuy nhiên, mỗi phù thuỷ đều có một pháp thuật đặc trưng, dù Tinasha mạnh nhất nhưng là ở khoản pháp thuật chiến đấu chứ không phải giải nguyền. Dù vậy, ngay khi được diện kiến dáng vẻ xinh đẹp của nàng phù thuỷ quyền năng, chàng hoàng tử láu cá đã nảy ra một sáng kiến. Thay vì cố tìm cách hoá giải lời nguyền, chi bằng cưới luôn nàng làm vợ và sinh con đẻ cái, tin rằng pháp lực mạnh mẽ của nàng sẽ đủ sức chống lại lời nguyền kia. Tinasha chẳng mảy may bận tân tới lời đề nghị đó, nhưng cô cũng đồng ý tới sống tại lâu đài của Oscar để tìm cách hoá giải lời nguyện nọ. Quá khứ đen tối ẩn giấu sau vẻ ngoài xinh đẹp của nàng phù thuỷ cũng dần được tái hiện... Truyền thông. Manga. Bản manga chuyển thể do Koshimizu Naoki minh hoạ, được đăng trên tạp chí Dengeki Daioh của ASCII Media Works kể từ ngày 26 tháng 9 năm 2020. Các chương truyện đã được tổng hợp thành 2 tập tankobon Đón nhận. Bộ truyện đạt hạng nhất ở hạng mục tankobon trên bảng xếp hạng Kono Light Novel ga Sugoi! vào năm 2020.
Norio Tsukudani Cô cũng lồng tiếng cho một trong những nhân vật của chính mình trong anime Himegoto. Cô cũng phát trực tiếp trên YouTube với tư cách là "Youtuber ảo" Inuyama Tamaki (犬山たまき). Nhân vật là một "otokonoko", một nam giới dễ thương và nữ tính, phù hợp với chủ đề trong các tác phẩm của chính Tsukudani. Cô ấy cũng đã cộng tác với nhiều người dùng "YouTube ảo" khác trên luồng của họ. Sau đó, cô thành lập công ty Vtuber của riêng mình lấy tên là Tsukudani Norio Production (NoriPro) chủ yếu do chính cô điều hành. Vào ngày 16 tháng 4 năm 2021, với tư cách là Inuyama Tamaki, cô thông báo trên Twitter rằng cô đã kết hôn với một chủ sở hữu công ty trong tháng trước. Vào ngày 17 tháng 4, cô đã tổ chức một buổi livestream, một lần nữa thông báo về việc kết hôn và khoe chiếc nhẫn của mình, cũng như để tưởng nhớ và giao lưu với người hâm mộ. Liên kết ngoài. - Trang web chính thức (bằng tiếng Nhật) - Trang web chính thức của NoriPro
Báo phát thanh truyền hình Báo phát thanh truyền hình, bao gồm báo phát thanh và báo truyền hình, là lĩnh vực báo chí được phát sóng thông qua các phương tiện điện tử thay vì các phương pháp cũ như là báo in và áp phích, poster. Loại hình báo chí này hoạt động trên sóng radio (qua không khí, dây cáp và mạng Internet), sóng truyền hình (qua không khí, dây cáp và mạng Internet) cũng như không gian World Wide Web. Các phương tiện truyền thông dạng này sẽ tán xạ hình ảnh (tĩnh và động), văn bản trực quan và âm thanh. Lịch sử. Trên thế giới, khi truyền thanh radio lần đầu được phổ cập, nó lại không được dùng như một nguồn thông tin; thay vào đó người ta nghe đài radio chỉ nhằm mục đích giải trí. Điều này bắt đầu thay đổi với sự xuất hiện của một người đàn ông tên là Edward R. Murrow. Edward Murrow là một người Mỹ du hành tới nước Anh nhằm mục đích phát tin tức về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Xem thêm. - Phát sóng - Phát sóng sự kiện thể thao - Phát sóng tin tức - Chương trình thời sự - Thời sự trên truyền hình - Bình luận viên thể thao Tham khảo. - Portal to Nielsen Media DMA ranks 2007-2008 - Atmospheric Science Data Center - Meteorologist
Christian I của Đan Mạch Christian I (tháng 02 năm 1426 - 21 tháng 05 năm 1481) là một vị quân chủ của Scandinavia thuộc Liên minh Kalmar. Ông là vua của Đan Mạch (1448–1481), Na Uy (1450–1481) và Thụy Điển (1457–1464). Từ năm 1460 đến năm 1481, ông cũng là Công tước xứ Schleswig (bên trong Đan Mạch) và bá tước (sau năm 1474, là công tước) của Holstein (bên trong Đế chế La Mã Thần thánh). Ông là vị vua đầu tiên của Nhà Oldenburg. Trong khoảng trống quyền lực nảy sinh sau cái chết của Vua Christopher xứ Bayern (1416–1448) mà không có người thừa kế trực tiếp, Thụy Điển đã bầu Charles VIII của Thụy Điển (1408–1470) làm vua với ý định thiết lập lại liên minh dưới thời vua Thụy Điển. Charles được bầu làm vua của Na Uy vào năm sau. Tuy nhiên, Bá tước xứ Holstein đã khiến Hội đồng Cơ mật Đan Mạch bổ nhiệm Christian làm vua của Đan Mạch. Sau đó của ông lên ngai vàng của Na Uy (năm 1450) và Thụy Điển (năm 1457), đã khôi phục lại sự thống nhất của Liên minh Kalmar trong một thời gian ngắn. Năm 1463, Thụy Điển ly khai khỏi liên minh và nỗ lực của Christian trong một cuộc tái thẩm tra khiến ông bị nhiếp chính Thụy Điển Sten Sture the Elder đánh bại trong trận Brunkeberg năm 1471. Năm 1460, sau cái chết của chú mình, Công tước Adolphus của Schleswig, Bá tước Holstein, Christian cũng trở thành Công tước của Schleswig và Bá tước Holstein. Liên kết ngoài. - The Royal Lineage at the website of the Danish Monarchy
Đường Hàm Nghi, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Hàm Nghi hay Đại lộ Hàm Nghi là một tuyến đường tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, nối từ chợ Bến Thành đến Bến Bạch Đằng. Vị trí. Tuyến đường này bắt đầu từ công trường Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành, giao cắt với các tuyến đường Phó Đức Chính, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Tôn Thất Đạm, Hồ Tùng Mậu và kết thúc tại đường Tôn Đức Thắng, đối diện với Bến Bạch Đằng, bờ sông Sài Gòn. Lịch sử. Ban đầu tuyến đường này là một con rạch tự nhiên chảy ra sông Sài Gòn có tên là rạch Cầu Sấu. Theo Trương Vĩnh Ký, sở dĩ có tên này là vì xưa nơi đây có một hầm nuôi cá sấu để xẻ thịt bán. Sau khi chiếm Sài Gòn, người Pháp chỉnh trang lại rạch và xây dựng hai con đường dọc hai bên bờ, một đường mang tên Dayot, đường kia mang tên Canton. Về sau, con rạch bị lấp lại và đến năm 1877, hai con đường cũng nhập thành đại lộ Canton. Tuy nhiên vào ngày 24 tháng 2 năm 1897, sau khi tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho hình thành và chia đại lộ làm hai, Hội đồng thành phố Sài Gòn lại quyết định tách thành hai con đường, đường phía bắc là đường Krantz, còn đường phía nam là đường Duperré. Đến năm 1920, sau khi ga xe lửa Sài Gòn được dời về về vị trí công viên 23 tháng 9 hiện nay, tuyến đường sắt không còn đi qua đây, hai con đường lại được nhập thành đại lộ có tên Boulevard de la Somme. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên thành đại lộ Hàm Nghi, tên gọi này được giữ nguyên đến hiện tại. Tình trạng tuyến đường. Năm 2017, do toàn bộ khu vực chợ Bến Thành bị rào chắn để thi công nhà ga ngầm Bến Thành của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên nên chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã di dời trạm trung chuyển xe buýt Bến Thành về đường Hàm Nghi. Xem thêm. - Công viên 23 tháng 9 - Đường Lê Duẩn, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Lê Lợi, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh
Ga Công viên Boramae Ga Công viên Boramae (Tiếng Hàn: 보라매공원역) là một ga trên tuyến Sillim ở Sindaebang-dong, Dongjak-gu, Seoul. Đường ray đã được xây dựng trước để chuẩn bị cho tuyến nhánh Nangok. Lịch sử. - Ngày 7 tháng 2 năm 2021: Ngày 7 tháng 2 năm 2021: Tên ga được quyết định là Ga Công viên Boramae - Ngày 28 tháng 5 năm 2022 Khai trương Vùng lân cận. - Cổng phía Tây Công viên Boramae - Trụ sở chính của Nongshim - Trạm cứu hỏa Seoul Dongjak - Cục Khí tượng Hàn Quốc - Trung tâm thể thao Dongjak-gu - Liên đoàn Tự do Hàn Quốc - Văn phòng Không gian Xanh tại Công viên Seoul Dongbu - Trường tiểu học Boramae Seoul - Văn phòng kinh doanh xe Boramae - Trường trung học nữ sinh Sudo - Ga Bệnh viện Boramae Tuyến Sillim đường sắt nhẹ Seoul - Ga Sindaebang: ●Tuyến số 2 (Để chuyển sang tuyến số 2, chuyển tuyến tại ga Sillim hoặc đi bộ từ ga này đến ga Sindaebang). - Ga Boramae: ●Tuyến số 7 và ●Tuyến Sillim
Ga Bệnh viện Boramae Ga Bệnh viện Boramae (Tiếng Hàn: 보라매병원역) là một ga trên tuyến Sillim ở Sindaebang-dong, Dongjak-gu, Seoul. Lịch sử. - Ngày 7 tháng 2 năm 2021: Ngày 7 tháng 2 năm 2021: Tên ga được quyết định là Ga Bệnh viện Boramae - Ngày 28 tháng 5 năm 2022 Khai trương Vùng lân cận. - Bệnh viện Boramae Seoul (Trung tâm Khu cấp cứu) - Trung tâm cộng đồng Dongjak-gu - Cổng phía Đông của Công viên Boramae - Tổng công ty quản lý cơ sở Dongjak-gu - Katie Hitel - Tòa nhà văn phòng SK Telecom Boramae - Văn phòng kinh doanh xe Boramae - Tòa nhà Hội trường Xây dựng Chuyên nghiệp - Ga Sindaebang: ●Tuyến số 2 (Để chuyển sang tuyến số 2, chuyển tuyến tại ga Sillim hoặc đi bộ từ ga này đến ga Sindaebang). - Ga Công viên Boramae: ●Tuyến Sillim
Gió tương quan Trong hàng không học, gió tương quan là hướng chuyển động của bầu khí quyển tương quan với máy bay hoặc cánh bay (airfoil). Gió này thổi ngược lại với hướng chuyển động của máy bay hoặc cánh bay, so với khí quyển. Khi gần đến bất kỳ điểm nào trên bề mặt của máy bay hoặc cánh bay, không khí chuyển động song song với bề mặt; nhưng ở một khoảng cách rất xa so với máy bay hoặc cánh bay, chuyển động của không khí có thể được biểu diễn bằng một vectơ (không cứ còn song song nữa). Vectơ này là gió tương quan hoặc còn gọi là vectơ vận tốc dòng tự do. Gió tương quan có tầm quan trọng lớn cho phi công, vì vượt quá góc tấn tới hạn sẽ dẫn đến thất tốc, bất kể tốc độ bay nào. Góc tấn được xác định bởi góc giữa dây cung của một cánh bay và gió tương quan. Rơi tự do. Gió tương quan cũng được dùng để mô tả luồng không khí tương quan với một vật thể rơi tự do qua bầu khí quyển, chẳng hạn như luồng gió thổi qua cơ thể một người trong lúc rơi tự do trong cuộc nhảy dù hoặc nhảy BASE. Bình thường trong một cuộc nhảy dù, người nhảy hạ thẳng xuống tạo ra một luồng gió tương quan thổi ngược lên. Bởi vậy, cường độ gió tương quan tăng khi tốc độ hạ xuống tăng. Có thể nói là gió tương quan trực tiếp thổi ngược lại hướng du hành. Khi một người nhảy ra khỏi một máy bay đang chuyển động về phía trước, gió tương quan phát ra từ hướng mà máy bay đang đối mặt--ấy là do động lượng tiến tới ban đầu của người nhảy dù (theo chiều ngang). Khi lực cản khí động dần dần vượt qua được cái động lượng tiến tới này, và trọng lực đồng thời cũng thu hút được người nhảy dù đi xuống, gió tương quan theo tỉ lệ thuận mà đổi thành hướng đi lên (theo chiều dọc). Điều này tạo ra một đường cung du hành cho người nhảy dù, tương tự như nước chảy từ ống áp suất thấp, giữ theo được chiều ngang và tạo ra một biến thiên, thay đổi trong góc gió tương quan từ ngang sang dọc. Khi nhảy ra khỏi máy bay đang chuyển động về phía trước--để phân biệt với máy bay đang lơ lửng, chẳng hạn như khinh khí cầu hoặc trực thăng đang bay lơ lửng--trong cuộc nhảy dù thông thường (bụng hướng đất), người nhảy phải ưỡn người về hướng du hành (ban đầu là chiều ngang). Nếu người nhảy tiếp tục ưỡn người, bụng của anh ta sẽ dần dần thay đổi hướng cho đến khi bụng anh ta hướng xuống đất. Đoạn nhảy này thường được gọi là "ngọn đồi". Gió tương quan khác với gió trong khí tượng học ở chỗ đối tượng vật thể (thí dụ: người nhảy dù) di chuyển qua không khí, thay vì ngược lại, không khí di chuyển qua vật thể. Xem thêm. - Dòng chảy tầng - Động lực học chất lưu
Öpfingen Öpfingen là một thị xã nằm ở huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức.
Rammingen Rammingen là một thị xã nằm ở huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức.
Rechtenstein Rechtenstein là một thị xã nằm ở huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Thư mục. Mô tả về Oberamt Ehingen 1826, tái bản năm 1971 Nhà xuất bản Horst Bissinger, Magstadt, , số hóa trên Wikisource. Liên kết ngoài. - Wikisource: Rechtenstein trong mô tả của Oberamts Ehingen 1826 - nguồn và tài liệu đầy đủ - Website của Rechtenstein: (bằng tiếng Đức) http://rechtenstein.de/
Rottenacker Rottenacker là một thị xã nằm ở huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Thư mục. - Eberhard Fritz: "Separatisten und Separatistinnen in Rottenacker. Eine örtliche Gruppe als Zentrum eines „Netzwerks“ im frühen 19. Jahrhundert." In: Blätter für württembergische Kirchengeschichte 98/1998. S. 66-158. - Eberhard Fritz: "Roots of Zoar, Ohio, in early 19th century Württemberg: The Separatist group of Rottenacker and its Circle." Part one. Communal Societies 22/2002. p. 27-44. Part two. Communal Societies 23/2003. p. 29-44.
Setzingen Setzingen là một thị xã thuộc huyện Alb-Donau, bang Baden-Württemberg, Đức. Địa lý. Setzingen nằm ở sườn phía nam dãy núi Swabian Jura, ngoại ô thung lũng Lone, cách Langenau khoảng 5km về phía bắc và cách Ulm 20 km về phía đông bắc. Liên kết ngoài. - Internetpräsenz der Gemeinde
Staig Staig là một đô thị nằm trong huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Địa lý. Staig nằm trên cao nguyên giữa hai con sông Danube và Iller ở phía bắc Ulm. Phân chia hành chính. Xã Staig bao gồm 6 ngôi làng: Altheim, Essendorf, Harthausen, Staig, Steinberg và Weinstetten.
Concerto cho 2 vĩ cầm (Bach) Concerto cho hai vĩ cầm cung Rê thứ, BWV 1043, còn được gọi là Double Violin Concerto, là một bản concerto cho vĩ cầm được sáng tác vào thời kỳ hậu Baroque bởi Johann Sebastian Bach vào khoảng năm 1730. Đây là một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà soạn nhạc. Lịch sử. Bach đã sáng tác bản Concerto cho 2 vĩ cầm, BWV 1043 vào khoảng năm 1730, là một phần của mỗi chuỗi hòa nhạc, ông điều hành với tư cách là Giám đốc của Collegium Musicum ở Leipzig. Cấu trúc. Concerto được đặc trưng bởi một mối liên kết tinh tế nhưng đầy biểu cảm giữa các vĩ cầm trong suốt tác phẩm. Ngoài hai nghệ sĩ độc tấu, bản concerto còn được soạn cho cho dàn nhạc dây (2 bè vĩ cầm, bè vĩ cầm trầm) và basso continuo (thường là cello). Cấu trúc âm nhạc của tác phẩm này sử dụng sự bắt chước của tẩu pháp và nhiều đối âm. Concerto bao gồm ba chương : 1. Vivace cung Rê thứ 2. Largo ma non tanto cung Fa trưởng 3. Allegro Thời gian biểu diễn của bản concerto từ khoảng 13 phút đến hơn 18 phút. Nguồn. Theo tiêu đề: Theo tác giả:
Unterstadion Unterstadion là một đô thị nằm trong huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức.
Westerheim, Alb-Donau Westerheim là một thị xã nằm trong huyện Alb-Donau thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Liên kết ngoài. - Trang web của Westerheim - Trang web về hang động Schertelshöhle - Stuttgart State Archives - Wassergesetze (bằng tiếng Đức) - Rohrreinigung Westerheim (bằng tiếng Đức) - Erneuerungen (bằng tiếng Đức)
Huyền thoại Trần Chân Huyền thoại Trần Chân (tiếng Trung: "精武風雲-陳真", tiếng Anh: "Legend of the Fist: The Return of Chen Zhen," Hán-Việt: "Tinh võ phong vân - Trần Chân") là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại hành động - võ thuật kết hợp với lịch sử - chính kịch của Hồng Kông - Trung Quốc công chiếu năm 2010 do Lưu Vĩ Cường làm đạo diễn, đồng quay phim và hợp tác sản xuất với Trần Gia Thượng. Bộ phim có sự tham gia của ngôi sao Chân Tử Đan vào vai Trần Chân, vai diễn từng làm nên tên tuổi của Lý Tiểu Long thông qua bộ phim "Tinh Võ Môn" ra mắt năm 1972. Bộ phim còn quy tụ những ngôi sao khác trong phim gồm Thư Kỳ, Huỳnh Thu Sinh, Hoàng Bột, Kohata Ryuichi, Akira, Châu Dương, Hoắc Tư Yến, với Dư Văn Lạc và Yasuaki Kurata vào các vai phụ. Quá trình quay phim cho "Huyền thoại Trần Chân" được diễn ra tại Thượng Hải, bấm máy từ ngày 15 tháng 11 năm 2009 và đóng máy sau bốn tháng ghi hình. Bộ phim có buổi công chiếu lần đầu trên toàn thế giới tại Liên hoan phim Venezia lần thứ 67 và Liên hoan phim quốc tế Toronto năm 2010. Phim chính thức phát hành tại các cụm rạp ở Trung Quốc từ ngày 21 tháng 9 năm 2010 và ở Hồng Kông từ ngày 23 tháng 9 năm 2010. Bộ phim cũng được Galaxy Studio mua bản quyền và chính thức phát hành tại Việt Nam một ngày sau buổi công chiếu lần đầu ở Hồng Kông. Sau khi ra mắt, phim nhận về những lời đánh giá trái chiều từ các nhà phê bình: đa số nhà phê bình đều tán dương về cách chỉ đạo bộ phim, diễn xuất của Chân Tử Đan, và các phân cảnh hành động trong phim; tuy nhiên, một số khác đã chỉ trích phần kịch bản lỏng lẻo, có phần sao chép những bộ phim Hollywood để làm cảm hứng. Bộ phim cũng là một thất bại về doanh thu khi chỉ thu về 136 triệu nhân dân tệ so với kinh phí sản xuất là 120 triệu. Nội dung. Thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mặt trận tấn công của quân Pháp đã bị quân Đức tàn phá cực kỳ nghiêm trọng. Trần Chân cùng với những người Trung Hoa khác đã gia nhập quân Đồng minh của Pháp nhằm giúp họ chống lại quân Đức vào thời điểm đó. Sau chiến tranh, anh đã trở về nước và hoạt động dưới bí danh mới có tên là Kỳ Thiên Nguyên, người bạn thân của anh đã từng tử nạn trong thời chiến. Trở về Thượng Hải, Trần Chân nhanh chóng gia nhập phong trào yêu nước nhằm đánh đuổi đế quốc Nhật xâm lược Trung Quốc. Tại đây anh đã gặp gỡ và kết thân với Lưu Vũ Thiên, chủ của một hộp đêm dành cho những thương nhân và tri thức phương Tây, đồng thời anh còn gặp Phương Tình (nghệ danh Kỳ Kỳ), bề ngoài là một nữ danh ca trẻ tuổi có tiếng tại đây, nhưng thực chất cô chỉ là gián điệp và tình báo viên cho quân đội Nhật dưới cái tên Yumi. Một đêm nọ, Trần Chân đã phát hiện được âm mưu đáng sợ của quân Nhật: chúng sẽ cho quân vào đi ám sát Tăng tướng quân nhằm đổ tội cho tên đối địch Trác tướng quân, từ đó hai gia tộc sẽ hỗn chiến với nhau nhằm có sự chuẩn bị tốt cho những trận đánh tiếp theo cho chúng. Biết được điều này nên Trần Chân đã cải trang thành người anh hùng giấu mặt với chiếc mặt nạ đen để giải cứu Tăng tướng quân thoát khỏi sự ám sát của quân Nhật. Nhật Bản đã cho ra lệnh giết sạch những người tri thức yêu nước chống Nhật bằng cách gửi bản danh sách những người tri thức chống Nhật cho Takeshi - thiếu tướng của Cơ quan gián điệp Nhật Bản ở Thượng Hải. Sự xuất hiện của hắn và cả quân Nhật đã khiến dân chúng một phen hoảng sợ. Takeshi sau đó biết được thân phận thực sự của Trần Chân và ngay lập tức hắn thách anh phải giải cứu những người thân cận của anh. Nhiều ngày sau, cả Trần Chân và dòng họ Chikaraishi lần lượt giải cứu những người đồng minh và tiến hành ám sát những người đối địch khác nhau. Em trai của Takeshi là Sasaki đã phái một nhóm sát thủ để ám sát Văn Tại - tổng biên tập của tòa soạn ở Thượng Hải, nhưng kế hoạch đã bị phá sản khi Trần Chân đã một mình quét sạch mọi đối thủ, Sasaki cũng không phải là ngoại lệ. Chỉ tiếc là anh đã không thể cứu được Văn Tại. Thời gian trôi qua, Trần Chân cũng biết được danh tính thực sự của Phương Tình. Anh rất quý Phương Tình, nhưng vì tấm lòng yêu nước, anh đã khuyên cô không nên trở lại đây nữa, nếu không anh sẽ giết cô. Tình trạng này đã càng dấy lên sự bất tin giữa dòng họ Chikaraishi và Phương Tình. Takeshi sau đó đã ép Phương Tình phải giết Duy Duy, người yêu của Tăng tướng quân. Cái chết của Duy Duy đã khiến Tăng tướng quân nổi điên lên, lợi dụng thời cơ đó anh đã câu kết với quân Nhật để sát hại Trác tướng quân và người vợ của hắn. Một đêm nọ, Trần Chân đã bị quân Nhật bao vậy và đánh bất tỉnh, rồi bị đưa đến trạm trụ sở và bị hành hạ về thể xác. Rất may, nhờ có sự giúp đỡ của cảnh sát Huỳnh Hạo Long, những người đồng minh của Trần Chân đã phá hủy và thiêu cháy hết căn cứ của quân Nhật. Trước tình cảnh này, Takeshi đã ra lệnh diệt nốt những người đồng minh kể trên, thậm chí chúng còn bắt cóc Kỳ Chí San - em gái của Trần Chân - làm con tin. Trần Chân bị quân Nhật ném ra khỏi xe trong tình trạng bất tỉnh, sau đó anh được đưa về điều trị. Cuối cùng, anh đã kịp hồi phục và đoàn tụ với cô em gái của mình. Takeshi sau đó thách Trần Chân khiêu chiến với mình trên sàn thượng với mục đích là để trả thù cho người cha của mình - Tsuyoshi, người trước đây đã bị chính Trần Chân hạ gục chí mạng. Trần Chân mặc đồ trắng, nhớ lại những lời mình nói về tình kết nghĩa khi còn ở chiến trường, sau đó anh cầm huy hiệu Tinh Võ Môn trong tay rồi nhờ Phương Tình đến nơi khiêu chiến để gặp hắn. Vừa đến nơi chưa được vài phút thì Trần Chân đã chứng kiến cảnh Takeshi phản bội và giết chết Phương Tình bằng thanh kiếm. Cái chết của Phương Tình đã khiến cho Trần Chân đau lòng, sau đó anh một mình quét sạch những võ sĩ samurai rồi cởi áo đấu tay không với Takeshi. Sau nhiều pha hỗn chiến đẫm máu, cuối cùng anh đã giành chiến thắng. Kết phim, quân Nhật Bản vẫn không từ bỏ việc thôn tính Trung Quốc bằng việc bổ nhiệm một tướng quân mới lên nắm quyền. Cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, Trần Chân - với bộ đồ giấu mặt ấy, sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh giải cứu nhân loại. Diễn viên. - Chân Tử Đan trong vai Trần Chân/Kỳ Thiên Nguyên - Thư Kỳ trong vai Phương Tình (Kỳ Kỳ)/Yumi - Huỳnh Thu Sinh trong vai Lưu Vũ Thiên - Hoàng Bột trong vai Huỳnh Hạo Long - Kohata Ryuichi trong vai Takeshi - Akira trong vai Sasaki - Châu Dương trong vai Kỳ Chí San - Hoắc Tư Yến trong vai Duy Duy - Dư Văn Lạc trong vai Tăng tướng quân - Yasuaki Kurata trong vai Tsuyoshi - Mã Diệu trong vai Trác tướng quân - Mã Tố trong vai vợ của Trác tướng quân - Trần Giai Giai trong vai Hoàng Vân - Trương Tụng Văn trong vai Văn Tại - Lý Tiểu Lâm trong vai Thu Đình
Bad Saulgau Bad Saulgau là một đô thị ở huyện Sigmaringen ở bang Baden-Württemberg thuộc nước Đức. Đô thị này có diện tích 97,33 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2020 là 17,567 người. Địa lý. Bad Saulgau nằm ở phía bắc của dãy núi Wagenhart, phía tây-tây bắc Atzenbergerhöhe, giữa sông Danube và hồ Constance. Bad Saulgau giáp với các đô thị sau (theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ phía bắc): - Ertingen, Riedlingen, Allmannsweiler, Bad Buchau - Dürnau, Bad Schussenried - Ebersbach-Musbach, Boms, Eichstegen, Hoßkirch - Ostrach, Hohentengen, Herbertingen Lịch sử. Lịch sử sơ khai. Văn bản đầu tiên đề cập đến Sulaga có từ năm 819. Trong thời kỳ của các công quốc bộ tộc, Saulgau ở trong Công quốc Swabia. Năm 1239, Saulgau được Hoàng đế Friedrich I trao quyền thành phố và quyền thị trường bởi Vua Rudolf I vào năm 1288. Năm 1299, Saulgau rơi vào tay Nhà Habsburg và trở thành một thị trấn chính thức trong vùng Danube của Áo. Trong các cuộc săn lùng phù thủy ở thành phố Saulgau từ năm 1518 đến năm 1684, 46 phiên tòa xét xử phù thủy đã được thực hiện với 29 vụ hành quyết và hai vụ trục xuất. Nạn nhân nhỏ tuổi nhất, Maria Eichel, mới chỉ 15 tuổi khi cô bị hành quyết vào ngày 16 tháng 3 năm 1674. Hai phiên tòa xét xử phù thủy chống lại Anna Persauter vào năm 1666 và 1672, kết thúc bằng tra tấn và chặt đầu cô, đã được đặc biệt biết đến. Thời kỳ Württemberg. Trong quá trình tái tổ chức châu Âu bởi Napoléon Bonaparte, Saulgau trở thành thủ phủ của Oberamt Saulgau. Vào ngày 27 tháng 6 năm 1935, một trận động đất đã làm rung chuyển thành phố. 6.250 tòa nhà bị hư hại, một số bị thiệt hại nghiêm trọng. Thiệt hại lên tới 0,75 triệu Reichsmark. Năm 1934, Oberamt Saulgau được đổi tên thành Kreis Saulgau. Năm 1938, các huyện Saulgau và Riedlingen hợp nhất thành huyện Saulgau mới thành lập. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, từ ngày 14 tháng 8 năm 1943 đến ngày 22 tháng 4 năm 1945, Luftschiffbau Zeppelin GmbH đã vận hành một trại vệ tinh của trại tập trung Dachau. Có tới 400 tù nhân của trại tập trung phải lao động khổ sai trong trại, 43 trong số đó đã chết. Trên 35 nạn nhân của hai cuộc chiến tranh thế giới được tưởng niệm bằng hai tấm bia tưởng niệm tại đài tưởng niệm các chiến sĩ ở nghĩa trang thành phố"." Một đài tưởng niệm dành riêng vào năm 2005 cũng để tưởng nhớ trại và các nạn nhân tại địa điểm cũ của trại tập trung. Thời kỳ hậu chiến. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Saulgau rơi vào vùng chiếm đóng của Pháp vào năm 1945 và do đó thuộc về bang Württemberg-Hohenzollern mới được thành lập vào năm 1947, được sáp nhập vào bang Baden-Württemberg vào năm 1952. Trong quá trình cải cách huyện vào năm 1973, Saulgau trở thành một phần của huyện Sigmaringen, đây là đô thị lớn nhất hiện nay. Tôn giáo. Dân số của Bad Saulgau chủ yếu là Công giáo La Mã.
Ga Umeda Lịch sử. - Nhà ga mở cửa vào 20 tháng 5 năm 1933. - Ngày 4 tháng 4 năm 2014 - Cơ sở thương mại Eki-naka "" khai trương. - Ngày 30 tháng 11 năm 2019 - Màn hình LED "Umeda Metro Vision" được lắp đặt ở phía nam của Tuyến số 2 đã được đăng ký trong Kỷ lục Guinness Thế giới với tư cách là "màn hình LED lớn nhất trong tầng hầm". Cấu trúc ga. Ga có hai sân ga chờ phục vụ cho 2 đường ray. Chiều rộng của sân ga là 12m trên tuyến 1 và 12,5m trên tuyến 2, và tối đa là 24,5m được bảo đảm tại ga tàu điện ngầm Osaka. Có một bức tường giữa Dòng 1 và Dòng 2, nhưng bạn có thể đến và đi bằng ô cửa mở ra trên bức tường. Có "Cửa soát vé phía Bắc" gần sân ga Nakatsu, "Cửa soát vé giữa" gần giữa sân ga và "Cửa soát vé phía Nam" gần sân ga Yodoyabashi. Giữa cửa soát vé giữa và cửa soát vé phía nam, có , một cơ sở thương mại cho nhà ga Naka, và 14 cửa hàng được xếp thẳng hàng. Vùng chung quanh. - Đối với các cơ sở như cơ sở thương mại và trường học, hãy xem Ga Ōsaka#Phía nam của nhà ga (Lối ra Nam Trung bộ). Chuyển đến một nhà ga gần đó. - () - () - Ga Ōsaka () Bên cạnh. - Tuyến tàu điện ngầm đô thị Osaka Liên kết bên ngoài. - Ga Umeda - Osaka Metro - Ảnh liên quan tới Ga Umeda -
Sayragul Sauytbay Sayragul Sauytbay () là một bác sĩ, giáo viên và người thổi còi cho người Trung Quốc Kazakh. Là một cựu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, bà trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2018 và tố giác về các Trại cải tạo Tân Cương, trở thành một trong số những người đầu tiên làm nhân chứng về các hành vi đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương. Thụy Điển sau đó đã trao cho bà quy chế tị nạn và bà cũng chuyển về sống ở Thụy Điển sau đó. Bà được trao Giải quốc tế cho Phụ nữ dũng cảm vào năm 2020. Tiểu sử. Trung Quốc. Sayragul chào đời năm 1977 tại Ili thuộc Tân Cương. Bà lập gia đình với Uali Islam, và có hai con, một trai và một gái. Sau khi kết thúc đại học, bà trở thành một bác sĩ, giáo viên và chủ nhiệm ở một số trường nhỏ. Vào năm 2016, gia đình bà có ý định nhập cư vào Kazakhstan, nhưng bị giới chức Trung Quốc ngăn cản. Bà liền được giao việc là phải dạy cho những người Hồi giáo tại các Trại cải tạo Tân Cương, bao gồm cả những người Kazakh (ước tính khoảng 2,500 người trong một trại của bà) bị giam giữ ở đây. Dù được giao công việc với tư cách giáo viên, bà cũng phải đối mặt với các hình thức tra tấn ở trong trại, bao gồm cưỡng hiếp tập thể và đánh đập, với tư cách là người chứng kiến cũng như bị tra tấn. Vào hè năm 2016, gia đình bà đã rời Trung Quốc thành công để đến Kazakhstan và một năm sau đó thì nhập tịch Kazakhstan. Giới chức Trung Quốc đã nổi giận sau khi đã cảnh báo bà là gia đình bà buộc phải trở lại Trung Quốc; sau đó, hộ chiếu của bà đã bị tịch thu và giới chức Trung Quốc nói rằng bà sẽ "không bao giờ rời khỏi Trung Quốc được nữa", cùng với bản án giam trong các trại tập trung trong nhiều năm tới. Cùng với đó, bà cũng bị buộc tội phản quốc và làm gián điệp cho Kazakhstan. Đối diện với nguy cơ bị trả về các trại tập trung mà bà có thể phải trả giá bằng mạng sống, bà lén rời khỏi Trung Quốc vào tháng 3 năm 2018. Kazakhstan. Bà vượt biên khỏi Trung Quốc vào Kazakhstan trong ngày 5 tháng 4 năm 2018 với giấy tờ giả, và bị bắt giữ bởi giới chức tình báo Kazakhstan vào ngày 21 tháng 5 do sức ép từ Trung Quốc. Vào ngày 13 tháng 7, bà ra tòa tại Zharkent với cáo buộc vượt biên trái phép và đối mặt với mức án phạt $7,000 và một năm tù. Trong khoảng thời gian đối chất với tòa, bà tiết lộ một loạt các thông tin về những trại tập trung hà khắc của Trung Quốc, cũng như các hình thức tra tấn của giới chức Bắc Kinh, đồng thời kêu gọi giới chức Kazakhstan không trả bà về Trung Quốc bởi những thông tin bà tiết lộ là bí mật quốc gia của Trung Quốc, đồng nghĩa với án tử hình nếu bà bị trục xuất về Trung Quốc, một điều mà luật sư bào chữa cho bà cũng nhắc tới. Vụ việc của bà trở thành đề tài tâm điểm ở Kazakhstan do quan hệ Kazakhstan-Trung Quốc và chính phủ Kazakhstan phải đối mặt với tình thế là không thể đảm bảo quyền tị nạn của người Kazakh hoặc chọc giận người láng giềng khổng lồ phía đông. Một số nhà hoạt động người Kazakh đã coi bà là người hùng do đã nói lên về các cuộc đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương. Trong khi Trung Quốc không lên tiếng, người thân của Sayragul được thông báo là bị giới chức Trung Quốc bắt giam vào các trại tập trung, bà cho rằng mục đích là buộc bà phải im lặng. Vào ngày 1 tháng 8, bà được thả tự do với sáu tháng tù treo và bị cảnh sát tra hỏi thường xuyên. Bà cũng luôn bị hạch sách bởi những đe dọa tới gia đình bà. Bà mong muốn được tị nạn ở Kazakhstan cũng như được tham gia vào Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn. Tuy nhiên, chính phủ Kazakhstan quyết định từ chối quyền tị nạn của bà vì lý do vượt biên bất hợp pháp, nhưng chấp nhận cho bà tị nạn ở một quốc gia khác. Thụy Điển. Bà lánh nạn sang Thụy Điển vào ngày 2 tháng 6 năm 2019. Vào năm 2020, bà được trao Giải quốc tế cho Phụ nữ dũng cảm. Giữa năm 2020, một cuốn sách tiếng Đức, "Die Kronzeugin", viết bởi Alexandra Cavelius, được ra mắt dựa trên câu chuyện của bà. Bản tiếng Anh, với tựa đề "The Chief Witness: Escape from China's Modern-day Concentration Camps", được dịch năm 2021 bởi Scribe. Cuốn sách cũng nhắc đến các âm mưu bành trướng và mở rộng lãnh thổ, cũng như kế hoạch thôn tính châu Âu của Trung Quốc. Trong năm 2020, bà nói rằng Trung Quốc đang tìm cách hạch sách bà, sử dụng các cuộc gọi đe dọa tính mạng. Trong năm 2021, bà cũng nói rằng bà không thể liên lạc được với người thân ở Trung Quốc do họ bị theo dõi. Đầu năm 2021, bà giành giải thưởng Nhân quyền Quốc tế Nuremberg. Do Đại dịch COVID-19, bà phải chờ tới tháng 5 năm 2022 để nhận giải. Xem thêm. - Nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ
Phạm Thế Tùng Phạm Thế Tùng là một tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông hiện giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An. Xuất thân và Giáo dục. Phạm Thế Tùng sinh năm 1972, quê ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ nghiệp vụ cảnh sát, trình độ lý luận chính trị cao cấp. Sự nghiệp. Phạm Thế Tùng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1994-1997, ông là cán bộ phòng PC15 Công an tỉnh Hải Hưng. Kể từ khi Hải Hưng tách ra làm 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, ông đã kinh qua nhiều chức vụ tại Công an tỉnh Hưng Yên, từ cán bộ phòng PC15, Trưởng phòng PC15 đến Trưởng Công an huyền Khoái Châu (Hưng Yên). Đến năm 2019, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên. Tháng 10 năm 2019, Khi đang là Đại tá, ông được điều động và bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh. Ngày 22 tháng 4 năm 2021, ông được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, thay thế cho Thiếu tướng Võ Trọng Hải đã được Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Sau 3 tháng được điều động về Nghệ An nhậm chức Giám đốc Công an tỉnh này, ngày 16 tháng 7 năm 2021, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong quân hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam.
Đoàn Minh Lý Đoàn Minh Lý là một tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông hiện giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học An ninh nhân dân. Tiểu sử. Đoàn Minh Lý là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 02 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định bổ nhiệm ông giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp. Ngày 18 tháng 7 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định điều động và bổ nhiệm ông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long. Ngày 12 tháng 5 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định điều động và bổ nhiệm ông giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an. Trước tháng 9 năm 2021, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong quân hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ngày 28 tháng 5 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định điều động và bổ nhiệm ông giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học An ninh nhân dân.
Trần Văn Trình Trần Văn Trình là một tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông từng giữ chức vụ Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an.
USS Holder (DE-401) USS "Holder" (DE-401) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Edsall" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân Randolph Mitchell Holder (1918-1942), phi công phục vụ cùng Liên đội Ném ngư lôi VT-6 trên tàu sân bay , đã tử trận vào ngày 4 tháng 6, 1942 khi không kích hạm đội Nhật Bản trong Trận Midway và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương cho đến ngày 11 tháng 4, 1944, khi con tàu bị hư hại do trúng ngư lôi phóng từ máy bay Đức. Nó được kéo quay trở về Hoa Kỳ, tháo dỡ làm nguồn linh kiện, và cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1947. "Holder" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Edsall" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Cannon" dẫn trước; khác biệt chủ yếu là ở hệ thống động lực Kiểu FMR do được trang bị động cơ diesel Fairbanks-Morse dẫn động qua hộp số giảm tốc đến trục chân vịt. Đây là cấu hình động cơ được áp dụng rộng rãi trên tàu ngầm, được chứng tỏ là có độ tin cậy cao hơn so với lớp "Cannon". Vũ khí trang bị bao gồm ba pháo /50 cal trên tháp pháo nòng đơn có thể đối hạm hoặc phòng không, một khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và tám pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SC dò tìm không trung và mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 186 sĩ quan và thủy thủ. "Holder" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Brown Shipbuilding ở Houston, Texas vào ngày 6 tháng 10, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 11, 1943, được đỡ đầu bởi bà Annette Holder, mẹ của Trung úy Holder, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 1, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Tuần duyên George Cook. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện, trong thành phần Lực lượng Đặc nhiệm 65, "Holder" khởi hành vào ngày 24 tháng 3, 1944 để hộ tống cho Đoàn tàu UGS-37 vượt Đại Tây Dương để hướng sang Địa Trung Hải. Đang khi đi dọc theo bờ biển Algeria vào ngày 10 tháng 4, đoàn tàu bị Không quân Đức theo dõi, và trước nữa đêm ngày 11 tháng 4, họ bị máy bay ném bom-ngư lôi đối phương tấn công. "Holder" và các tàu hộ tống khác lập tức nổ súng chống trả và bắt đầu thả màn khói ngụy trang nhằm che khuất các tàu vận tải, đến 23 giờ 40 phút, nhưng một quả ngư lôi phóng từ một chiếc Junkers Ju 88 đã đánh trúng bên mạn trái phía giữa con tàu, gây ra hai vụ nổ lớn, khiến con tàu bị ngập nước và phát sinh các đám cháy. Con tàu bị mất điện và động lực, chết đứng giữa biển và bị nghiêng 4 độ qua mạn phải, nhưng vẫn tiếp tục duy trì hỏa lực phòng không chống trả máy bay đối phương. Các biện pháp kiểm soát hư hỏng hiệu quả đã giúp con tàu tiếp tục nổi được, và không có thiệt hại cho các tàu buôn trong đoàn tàu. Sau nữa đêm ngày 11 tháng 4, tàu chị em tiếp cận cặp bên mạn "Holder", và mười hai người bị thương nặng được chuyển sang "Forster". Đến 01 giờ 00 chiếc tàu kéo Anh bắt đầu kéo "Holder" về phía Oran, Algeria, có tàu chị em tháp tùng để hộ tống, và họ đến nơi vào khoảng 10 giờ 20 phút. Tổng cộng có 16 thành viên thủy thủ đoàn tử trận hay mất tích và 13 người khác bị thương nặng. Nhiều người đã mất được chôn cất tại nghĩa trang El Alia, Oued Smar, Algeria. Việc kiểm tra sơ bộ cho thấy con tàu vẫn còn đủ độ kín nước, có khả năng vượt đại dương, nên nó được các nhà thầu Pháp sửa chữa từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 11 tháng 5. Nó lên đường vào ngày 24 tháng 5 chỉ với một thủy thủ đoàn khung, được chiếc tàu kéo hạm đội kéo đến gia nhập Đoàn tàu GUS-40 lúc 14 giờ 15 phút và bắt đầu hành trình quay trở về Hoa Kỳ. Sau khi về đến Xưởng hải quân New York, Brooklyn, New York vào ngày 9 tháng 6, "Holder" chờ đợi để được sửa chữa. Một cuộc thanh tra toàn diện cho thấy con tàu bị hư hại quá mức có thể sửa chữa có hiệu quả, nên nó được cho xuất biên chế vào ngày 13 tháng 9, 1944. Không lâu sau đó, phần đuôi của "Holder" được cắt rời để ghép cho tàu chị em , vốn cùng phục vụ hộ tống vận tải tại Địa Trung Hải và bị phá hủy phần đuôi tàu do trúng ngư lôi vào ngày 3 tháng 5. Tên của "Holder" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 23 tháng 9, 1944, và phần còn lại của con tàu được bán cho hãng John A. Witte tại Staten Island, New York vào ngày 19 tháng 6, 1947 để tháo dỡ. Chiếc chuông của con tàu hiện đang được trưng bày trong tàu bảo tàng . Phần thưởng. "Holder" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - USS "Holder" official website - U-Boat Archive U-371 - NavSource.org - DE-401
USS Rudderow (DE-224) USS "Rudderow" (DE-224) là một tàu hộ tống khu trục, chiếc dẫn đầu của lớp tàu mang tên nó từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu tá Hải quân Thomas Wright Rudderow (1885-1942), hạm trưởng chỉ huy tàu tuần tra , và đã tử trận vào ngày 2 tháng 5, 1942 khi "Cythera" bị đắm do trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm "U-402" tại vùng biển ngoài khơi North Carolina. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1947, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1970. "Rudderow" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Rudderow" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Philadelphia ở Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 15 tháng 7, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 10, 1943, được đỡ đầu bởi bà Thomas W. Rudderow, vợ góa của Thiếu tá Rudderow, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 5, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Malcolm Whelen Greenough. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, trong suốt mùa Hè năm 1944 "Rudderow" hoạt động tuần tra tim-diệt tàu ngầm và hộ tống vận tải dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ. Được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương cùng với Đội hộ tống 74, nó khởi hành từ Staten Island, New York vào ngày 14 tháng 10, băng qua kênh đào Panama vào ngày 23 tháng 10 và gia nhập Đệ Thất hạm đội tại vịnh Humboldt, New Guinea vào ngày 21 tháng 11. Sau khi làm nhiệm vụ hộ tống vận tải ven biển trong tháng 12, 1944, "Rudderow" lên đường vào ngày 8 tháng 1, 1945 để hướng đến Luzon, Philippines, đi đến vịnh Lingayen vào ngày 21 tháng 1. Nó tuần tra chống tàu ngầm trong khu vực cho đến ngày 7 tháng 2, rồi hộ tống các tàu đổ bộ đi đến vịnh Subic, và quay trở lại vịnh để bảo vệ cho các tàu đổ bộ LST, LCT và tàu tiếp dầu rút lui về Leyte. Nó đi đến khu vực biển Mindanao một tuần sau đó để trợ giúp cho chiếc bị trúng ngư lôi, và hộ tống cho chiếc tàu khu trục rút lui về vịnh San Pedro. Từ ngày 24 tháng 2, "Rudderow" bắt đầu chuẩn bị cho Chiến dịch Victor IV, cuộc đổ bộ nhằm chiếm đóng Zamboanga. Lên đường vào ngày 8 tháng 3, nó đi đến ngoài khơi khu vực đổ bộ hai ngày sau đó, và trong khi lực lượng tác chiến đổ bộ lên thành phố Zamboanga, nó tuần tra ngoài khơi các đảo Great Santa Cruz và Tictabon. Rút lui về Leyte vào ngày 11 tháng 3, nó quay trở lại vào ngày 16 tháng 3 cùng một đoàn tàu vận tải, rồi hộ tống một đoàn tàu đi từ Puerto Princesa, Palawan đến Zamboanga từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 3. Sau đó con tàu đi lên phía Bắc để tuần tra chống tàu ngầm tại vịnh Mangarin, Mindoro từ ngày 30 tháng 3. Vào giữa tháng 4, "Rudderow" quay trở lại Leyte, và lại hoạt động tại khu vực biển Sulu vào cuối tháng đó. Nó khởi hành từ Tawi Tawi vào ngày 5 tháng 5, hộ tống cho một đoàn tàu bao gồm sà lan chở xăng và ụ nổi dành cho xuồng PT boat được chiếc tàu kéo kéo đến Tarakan, Borneo. Từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 5, nó hộ tống một đoàn tàu tiếp liệu đi từ Morotai đến Borneo, và trong các ngày 12 và 13 tháng 5, nó kéo một thủy phi cơ PBM Mariner bị hỏng máy đi một chặng đường dài đến Tawi Tawi. Con tàu quay trở lại Halmahera một thời gian ngắn trước khi lên đường đi Leyte để sửa chữa vào ngày 19 tháng 5. Đến tháng 6, "Rudderow" hộ tống các tàu đổ bộ đi Panay và các đoàn tàu tiếp liệu đi Morotai. Vào ngày 18 tháng 6, nó trình diện để phục vụ cùng Tư lệnh Tiền phương biển Philippine, và đảm trách hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Hollandia và Ulithi. Từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 1 tháng 8, nó vận chuyển lực lượng tăng viện sang Okinawa, rồi quay trở lại Philippines và ở lại đây cho đến khi chiến tranh kết thúc. "Rudderow" khởi hành vào ngày 3 tháng 1, 1946 để quay trở về Hoa Kỳ, về đến San Diego, California vào cuối tháng 1. Sang tháng 3, nó được đưa về thành phần dự bị, rồi được cho rút biên chế vào ngày 15 tháng 1, 1947. Con tàu được chuyển đến đội San Francisco thuộc Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương vào tháng 5, 1957, nhưng tiếp tục bị bỏ không cho đến khi được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 11, 1969. Cuối cùng con tàu bị bán để tháo dỡ vào tháng 10, 1970. Phần thưởng. "Rudderow" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Navsource Online: Destroyer Escort Photo Archive USS Rudderow (DE-224)
USS Day (DE-225) USS "Day" (DE-225) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan Francis Daniel Day (1904-1941), người từng phục vụ cùng thiết giáp hạm , đã tử trận trong cuộc Tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12, 1941 và được truy tặng Huân chương Hải quân và Thủy quân Lục chiến. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu vào năm 1969. "Day" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Day" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Philadelphia ở Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 15 tháng 7, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 10, 1943, được đỡ đầu bởi cô G. Day, em gái hạ sĩ quan Day, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 10 tháng 6, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Kendall Endicott Read. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện, "Day" khởi hành từ New York vào ngày 14 tháng 10, 1944 để đi sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, đi đến Hollandia, New Guinea vào ngày 21 tháng 11. Nó hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Finschhafen và Morotai từ ngày 9 đến ngày 20 tháng 12, rồi khởi hành từ Hollandia vào ngày 26 tháng 12 để hộ tống một đoàn tàu vận tải đi lại giữa Sansapor và Leyte thuộc quần đảo Philippine. Từ Leyte vào ngày 4 tháng 1, 1945, "Day" hộ tống một đoàn tàu gồm 56 tàu kéo đi sang vịnh Lingayen, Luzon thuộc Philippines. Trên đường đi nó phải chống trả ba đợt không kích của máy bay Nhật Bản trước khi đi đến ngoài khơi bãi đổ bộ vào ngày 14 tháng 1. Quay trở lại Leyte vào ngày 18 tháng 1, nó lên đường một tuần sau đó hỗ trợ cho việc đổ bộ lên khu vực San Antonio-San Felipe thuộc Luzon vốn đã được lực lượng du kích Philippine kiểm soát. Trong tháng 2, "Day" hoạt động tuần tra và hộ tống vận tại tại chỗ trong khu vực vịnh San Pedro, Philippines. Nó được phân công bảo vệ một đội tàu quét mìn để rà phá thủy lôi trong vịnh Manila, rồi quay trở lại vịnh Subic để hộ tống một đoàn tàu buôn tiến vào cảng Manila, Luzon. Vào ngày 1 tháng 4, nó hỗ trợ cho việc đổ bộ lên cảng Legaspi, Luzon, rồi quay trở lại vào ngày 4 tháng 4 cùng với lực lượng tăng viện. Sang ngày hôm sau nó lên đường để hoạt động như tàu chỉ huy cho một đơn vị quét mìn, rà quét các tuyến luồng chung quanh đảo Balabac, Palawan, mở ra lối đi phía Nam từ biển Sulu vào biển Đông. "Day" quay trở lại Leyte vào ngày 3 tháng 5, rồi đến ngày 7 tháng 5 gia nhập một đơn vị đặc nhiệm hướng đến Morotai. Con tàu tham gia chiến dịch đổ bộ lên Borneo từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 6, rồi quay trở lại cùng với lực lượng tăng viện từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 6. Trong giai đoạn từ ngày 22 tháng 7 đến ngày 22 tháng 8, nó trình diện để phục vụ cùng Tư lệnh Tiền phương biển Philippine, và đảm trách hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Ulithi và Leyte. Sau khi chiến tranh kết thúc, "Day" tiếp tục ở lại hoạt động tại khu vực Philippines cho đến ngày 18 tháng 12, khi nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ. Sau khi về đến San Diego, California vào ngày 9 tháng 1, 1946, nó được đưa về thành phần dự bị, rồi được cho rút biên chế vào ngày 16 tháng 5, 1946. Con tàu được đưa vào đội San Diego trực thuộc Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương, nhưng bị bỏ không cho đến khi được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 30 tháng 6, 1968. Cuối cùng nó bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi đảo San Clemente, California vào ngày 1 tháng 3, 1969. Phần thưởng. "Day" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Navsource Online: Destroyer Escort Photo Archive USS Day (DE-225)
USS Chaffee (DE-230) USS "Chaffee" (DE-230) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Davis Elliott Chaffee (1915-1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Ném bom VB-5 hoạt động trên tàu sân bay , đã tử trận vào ngày 8 tháng 5, 1942 trong Trận chiến biển Coral và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1948. "Chaffee" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Chaffee" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Charleston ở Charleston, South Carolina vào ngày 26 tháng 8, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 11, 1943, được đỡ đầu bởi bà L. C. Chaffee, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 5, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Arthur Collins Jones. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện, "Chaffee" phục vụ như tàu mục tiêu cho hoạt động huấn luyện của tàu ngầm tại căn cứ New London, Connecticut, và như tàu huấn luyện dành cho thủy thủ đoàn các tàu hộ tống khu trục trong tương lai dọc theo vùng bờ Đông. Nó khởi hành từ Bayonne, New Jersey vào ngày 14 tháng 10, 1944 để đi sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, đi đến Hollandia, New Guinea vào ngày 21 tháng 11. Con tàu đã phục vụ hộ tống các tàu đổ bộ LST, thực hành tác xạ và chống ngư lôi, cũng như tuần tra tại lối tiếp cận Aitape. Khởi hành từ Hollandia vào ngày 17 tháng 12, "Chaffee" hộ tống một đoàn tàu đổ bộ đi sang Leyte, Philippines. Nó lên đường vào ngày 8 tháng 1, 1945, tham gia cùng Lực lượng Tấn công San Fabian dưới quyền Phó đô đốc Daniel E. Barbey để tiến hành cuộc đổ bộ lên San Fabian trong vịnh Lingayen. Nó lại rời Hollandia và quay trở lại đây cùng một lực lượng tăng viện vào ngày 21 tháng 1. Đang khi tuần tra trong vịnh Lingayen hai ngày sau đó, một máy bay ném bom hai động cơ Mitsubishi G4M ("Betty") đã phóng một quả ngư lôi nhằm vào "Chaffee"; quả ngư lôi đã đâm xuyên qua phần mũi con tàu mà không kích nổ, và cũng không gây ra thương vong nào cho thủy thủ đoàn. Con tàu được sửa chữa khẩn cấp cho đến ngày 2 tháng 2, và nó quay trở lại hoạt động tuần tra. "Chaffee" tiếp tục làm nhiệm vụ hộ tống vận tải tại khu vực Philippines, cũng như tuần tra hỗ trợ cho chiến dịch đổ bộ lên Mindanao cho đến ngày 29 tháng 4, khi nó rời Parang để đi đến Morotai. Con tàu quay trở lại phía Nam Philippines vào ngày 2 tháng 5 để làm nhiệm vụ hộ tống vận tải, và một tuần sau đó đã bảo vệ cho việc đổ bộ lực lượng tăng viện lên Davao. Nó lại đi đến Morotai vào ngày 19 tháng 6 để hoạt động huấn luyện nhằm chuẩn bị cho chiến dịch đổ bộ lên Borneo. Nó lên đường vào ngày 28 tháng 6 để hộ tống cho lực lượng tăng viện, và đi đến Balikpapan vào ngày 3 tháng 7. Từ đó cho đến khi chiến tranh chấm dứt, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Morotai, Hollandia và Philippines, cũng như giúp vào việc thiết lập căn cứ tại vịnh Subic. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, "Chaffee" tiếp tục làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống tại chỗ, cũng như hộ tống một tàu chở quân đi sang Okinawa trong tháng 9 để làm nhiệm vụ chiếm đóng. Nó ở lại vùng biển Philippines cho đến ngày 10 tháng 1, 1946, khi nó rời vịnh Subic để quay trở về Hoa Kỳ. Về đến San Francisco vào ngày 5 tháng 2, nó được cho rút biên chế vào ngày 15 tháng 4, 1946, và đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Con tàu được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 29 tháng 6, 1948, và bị bán để tháo dỡ cùng ngày hôm đó. Phần thưởng. "Chaffee" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Navsource Online: Destroyer Escort Photo Archive USS Chauffee (DE-230)
USS Hodges (DE-231) USS "Hodges" (DE-231) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Flournoy Glen Hodges (1919-1942), phi công từng phục vụ cùng một liên đội ném ngư lôi tại Mặt trận Thái Bình Dương, đã bị bắn rơi và được xem là mất tích trong Trận Midway vào ngày 4 tháng 6, 1942. Thiếu úy Hodges được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân và được truy thăng lên Trung úy. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1973. "Hodges" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Hodges" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Charleston ở Charleston, South Carolina vào ngày 9 tháng 9, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 12, 1943, được đỡ đầu bởi cô Dorothy Jane Hodges, em gái Trung úy Hodges, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 5, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Victor Bonnar Staadecker. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Hodges" quay trở lại Xưởng hải quân Charleston để sửa chữa sau chạy thử máy, rồi lên đường đi sang khu vực Tây Ấn để tuần tra chống tàu ngầm. Nó khởi hành từ New York vào ngày 14 tháng 10, 1944 để đi sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, đi đến Hollandia, New Guinea vào ngày 21 tháng 11. Sau các hoạt động hộ tống tại chỗ, nó lên đường đi Philippines vào ngày 20 tháng 12 để phục vụ tuần tra chống tàu ngầm và hộ tống các đoàn tàu vận tải. Vào đầu tháng 1, 1945, "Hodges" tham gia cùng Lực lượng Tấn công San Fabian dưới quyền Phó đô đốc Daniel E. Barbey để tiến hành cuộc đổ bộ lên San Fabian trong vịnh Lingayen, đến nơi vào ngày 9 tháng 1. Lúc 07 giờ 00, đang khi tuần tra tại khu vực đổ bộ, một máy bay tấn công tự sát Kamikaze đã tìm cách đâm bổ vào con tàu, nhưng trượt khỏi mục tiêu nên chỉ gây hư hại cột ăn-ten và ăn-ten radar trước khi đâm xuống nước. Không bị tổn thất về nhân mạng, chiếc tàu hộ tống khu trục nhanh chóng sửa chữa và tiếp tục hoạt động tuần tra bảo vệ, giúp cho cuộc đổ bộ hoàn tất. Sau khi được sửa chữa tại Manus, "Hodges" đi đến vịnh Humboldt, New Guinea vào ngày 15 tháng 2 để hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Leyte. Nó tiếp nối hoạt động hộ tống vận tải cho đến hết tháng 3, hộ tống các đoàn tàu vận tải vận chuyển tiếp liệu đi đến Philippines. Vào ngày 11 tháng 4, con tàu tiến hành bắn phá các vị trí quân đội Nhật Bản tại Legaspi, Luzon, rồi trong tháng 4 và tháng 5 đã hoạt động huấn luyện phối hợp cùng tàu ngầm trong vịnh Manila. Sau khi hoạt động tuần tra và hộ tống tại vịnh Subic, nó lên đường đi Ulithi vào ngày 26 tháng 6. Trong giai đoạn từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 18 tháng 12, con tàu phục vụ tuần tra và canh phòng máy bay trên tuyến đường giữa Ulithi và Okinawa. Rời Samar, Philippines vào ngày 18 tháng 12 để quay trở về Hoa Kỳ, "Hodges" đi ngang qua Eniwetok và Trân Châu Cảng trước khi về đến San Francisco vào ngày 9 tháng 1, 1946. Nó được cho rút biên chế tại San Diego vào ngày 22 tháng 6, 1946, và đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Con tàu được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 29 tháng 6, 1948, và bị bán để tháo dỡ vào năm 1973. Phần thưởng. "Hodges" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Navsource Online: Destroyer Escort Photo Archive USS Hodges (DE-231)
USS Hurst Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Hurst": - , gọi theo tên gốc của con tàu, là một tàu tuần tra được Hải quân trưng dụng, trong biên chế từ năm 1918 đến năm 1919 - , đặt theo tên Đại úy Hải quân Edwin William Hurst (1910-1942), là một tàu hộ tống khu trục lớp "Edsall" trong biên chế từ năm 1943 đến năm 1946, rồi được chuyển cho Hải quân Mexico để hoạt động như là chiếc "Commodoro Manuel Azueta"
Ventforet Kofu mùa bóng 2017 Ventforet Kofu mùa 2017
Phu nhân Sarah Chatto Phu nhân Sarah Frances Elizabeth Chatto (họ cũ: Armstrong-Jones; sinh ngày 1 tháng 5 năm 1964) là con gái duy nhất của Công chúa Margaret, Nữ bá tước xứ Snowdon và là cháu gái Elizabeth II. Bà là người cháu trẻ nhất của Vua George IV và Vương hậu Elizabeth. Khi sinh ra, bà đứng thứ 7 trong danh sách kế vị ngai vàng Anh Quốc; hiện giờ, bà đứng thứ 28 trong danh sách Thiếu thời và học vấn. Sarah Armstrong-Jones được sinh ra vào ngày 1 tháng 5 năm 1964 tại Cung điện Kensington ở Luân Đôn. Bà là con út và là con gái duy nhất của Công chúa Margaret, Nữ bá tước xứ Snowdon. Bà được rửa tội tại nhà nguyện riêng ở Cung điện Buckingham vào ngày 13 tháng 7 năm 1964. Phu nhân Sarah là mẹ đỡ đầu của Vương tử Harry, Công tước xứ Sussex, Phu nhân Rose Gilman và Phu nhân Louise Windsor. Các chị em cùng cha khác mẹ của bà là: Polly Fry (sinh năm 1960), Phu nhân Frances Armstrong-Jones (sinh năm 1978) và Jasper Cable-Alexander (sinh năm 1998). Cha mẹ bà ly thân khi bà 12 tuổi và ly hôn khi bà 14 tuổi. Sarah và anh bà là David (lúc đó là Tử tước Linley) đã dành những ngày cuối tuần với với cha hoặc mẹ tại Nymans hoặc Royal Lodge. Bà thường dành những ngày nghỉ lễ của mình tại Dinh thự Sandringham và Lâu đài Balmoral. Phu nhân Sarah đã vẽ rất nhiều tranh phong cảnh ở những nơi này. Phu nhân Sarah là phù dâu ở đám cưới của anh họ Charles, Thân vương xứ Wales và Phu nhân Diana Spencer. Bà cùng với mẹ và anh trai đã có một chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc và Hồng Kông. Bà theo học Trường Bedales và rời đi với một điểm A-level duy nhất ở môn Nghệ thuật. Sau đó, bà theo học ở Trường Nghệ thuật Camberwell. Bà cũng học môn Nghệ thuật tại Học viện Hoàng gia. Sau đó, bà dành 2 năm ở Ấn Độ với cha, nơi ông được thuê để chụp ảnh trong quá trình sản xuất phim "A Passage to India." Trở về Anh, bà theo học tại Middlesex Polynetich (sau này đổi tên thành Đại học Middlesex từ năm 1992). Đời sống nghề nghiệp. Chatto luôn trưng bày các tác phẩm của mình dưới cái tên Sarah Armstrong-Jones tại Phòng trưng bày Redfern từ năm 1995. Các tác phẩm của bà đã có được 2 giải thưởng: Giải thưởng Winsor & Newton vào năm 1988 và Giải thưởng Phong cảnh Creswick vào năm 1990. Vào năm 2004, cô trở thành Phó chủ tịch Đoàn Ballet Hoàng gia,"" với Charles, Thân vương xứ Wales là Chủ tịch. Nữ vương là Người bảo trợ. Hôn nhân và con cái. Phu nhân Sarah gặp Danniel Chatto lúc ở Ấn Độ với cha vào những năm 1980. Ông xuất thân từ một gia đình nghệ thuật có cha là nam diễn viên Tom Chatto (1920 - 1982) và mẹ là T.A (tạm dịch: "người đại diện tài năng/nghệ sĩ") Ros Chatto (tên khai sinh là Rosalind Joan Thompson; qua đời năm 2012). Họ kết hôn vào ngày 14 tháng 7 năm 1994. Chiếc váy cưới của bà được thiết kế bởi Jasper Conran. Những phù dâu của bà lúc đó đều là những thiếu niên: Phu nhân Frances, Zara Phillips (con gái chị họ bà, Anne, Công chúa Hoàng gia) và Tara Noble-Singh, một người bạn của gia đình. Sarah và chồng có 2 con trai: - Samuel David Benedict Chatto (sinh ngày 28 tháng 7 năm 1996) đứng thứ 29 trong danh sách kế vị ngai vàng tính tới tháng 5 năm 2022. - Arthur Robert Nathaniel Chatto (sinh ngày 5 tháng 2 năm 1999) đứng thứ 30 trong danh sách kế vị ngai vàng tính tới tháng 5 năm 2022.
Phương pháp Phương pháp là quá trình để hoàn thành một nhiệm vụ. Các nội dung của 'phương pháp' có thể đề cập đến: - Phương pháp luận - Phương pháp luận (triết học) - Phương pháp khoa học - Phương pháp nghiên cứu khoa học - Phương pháp giáo dục - Phương thức (lập trình máy tính) - Phương pháp diễn xuất (method acting)
Đường lối Đường lối, là một cách dùng của Phương pháp, có thể đề cập đến: - Đường lối chính trị - Đường lối tập trung dân chủ - Đường lối kháng chiến - Đường lối chiến tranh
Cách thức Cách thức là hình thức diễn ra của hành động, hay một sự thể hiện, có tính cụ thể và đặc trưng. Một số tiêu đề cụ thể liên quan cách thức: - Cách thức phòng vệ của động vật - Cách thức bầu cử ở Mỹ
Motteke! Sailor Fuku Moteke! Sailor Fuku(もってけ!セーラーふく, Mang theo bộ đồ thủy thủ) là đĩa đơn có chủ đề mở đầu của anime truyền hình "Lucky Star". Được phát hành bởi Lantis vào ngày 23 tháng 5 năm 2007. Bài hát được thể hiện bởi , , và , những người lồng tiếng cho các nhân vật trong Ngôi sao may mắn. Lần đầu tiên đạt vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần. Hơn nữa, vào ngày 10 tháng 7 năm 2007, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản thông báo rằng đây là một tác phẩm được chứng nhận Vàng (tổng số lượng xuất xưởng từ 100.000 chiếc trở lên) vào tháng 6 năm 2007 , và sau đó, nó tiếp tục được bán và xếp thứ 40 trên biểu đồ hàng năm của Oricon. Tôi đã tham gia. Theo bản gốc Lantis của hãng, tính đến tháng 2 năm 2008, số lượng xuất xưởng của tác phẩm này đã vượt quá 200,000. Trong bảng xếp hạng hàng tuần của Oricon, nó cuối cùng đã xếp hạng 48 lần và bán được 171,756 bản, đây là CD hay nhất liên quan đến "Lucky Star". Ba người, , , và , được chỉ định vào đội sản xuất. BPM là 150. Liên kết ngoài. - Nghe "Motteke! Sailor Fuku" - YouTube - Motteke! Sailor Fuku - Oricon
Sublime Text Sublime Text là trình soạn thảo mã nguồn đa nền tảng shareware cho Windows, macOS, Linux. Người dùng có thể bổ sung chức năng của Sublime Text với các Python plugin, thường được xây dựng và duy trì theo giấy phép phần mềm tự do.
Đường Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Tôn Đức Thắng là một tuyến đường tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí. Tuyến đường này bắt đầu từ vàm rạch Bến Nghé (đầu cầu Khánh Hội ngày nay), đi dọc bờ sông Sài Gòn đến xưởng đóng tàu Ba Son cũ rồi tiếp tục đi đến ngã tư nơi giao với đường Lê Duẩn và đường Đinh Tiên Hoàng. Lịch sử. Đây là tuyến đường lớn và lâu đời tại Sài Gòn, hình thành từ thời nhà Nguyễn. Đến thời Pháp thuộc, con đường này gồm 3 đoạn mang tên khác nhau. Đoạn thứ nhất từ cầu Khánh Hội đến công trường Mê Linh năm 1865 mang tên Quai de Donnai, sau đổi là Quai Napoléon; năm 1870 đổi là Quai du Commerce; năm 1896 đổi là Quai Francis Garnier; ngày 26 tháng 4 năm 1920 đổi là Quai le Myre de Vilers. Đoạn thứ hai từ công trường Mê Linh đến giáp nhà máy Ba Son, lúc đầu mang tên đường Primauguet; ngày 26 tháng 4 năm 1920 đổi là Quai d'Argonne. Đoạn còn lại từ bờ sông Sài Gòn đến đường Lê Duẩn vốn là con đường dẫn vào thành Gia Định (thành Phụng) xưa, vào ngày 17 tháng 2 năm 1859 người Pháp đã theo con đường này từ trại Thủy Quân lên đánh chiếm và hạ thành. Năm 1865 đoạn đường này được đặt tên là Boulevard de la Citadelle, đến năm 1901 lại đổi thành đại lộ Luro. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai đường Le Myre Vilers và Argonne làm một và đổi tên là Bến Bạch Đằng, đổi đại lộ Luro thành đại lộ Cường Để. Năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời nhập đại lộ Cường Để, đường Đinh Tiên Hoàng (Quận 1) và đường Lê Văn Duyệt (quận Bình Hòa) thành đường Đinh Tiên Hoàng. Năm 1980, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhập đường Bến Bạch Đằng với một đoạn đường Đinh Tiên Hoàng (từ xưởng Ba Son đến đường 30 tháng 4, tương ứng với phần lớn đại lộ Cường Để cũ) và đổi tên thành đường Tôn Đức Thắng như hiện nay. Đường Tôn Đức Thắng trước đây được nhiều người dân biết đến với 4 hàng cây xà cừ cổ thụ rợp bóng mát được người Pháp trồng cách đây hơn một thế kỷ. Tuy nhiên, vào năm 2017, để xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, thành phố đã cho đốn hạ, di dời hàng cây này. Xem thêm. - Bến Bạch Đằng - Cầu Thủ Thiêm 2 - Công trường Mê Linh - Đường Hàm Nghi, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Lê Duẩn, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Lê Lợi, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2022 Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2022 () là mùa giải thứ 11 của Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á, một giải đấu quốc tế bóng đá nữ được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF). Ban đầu, giải đấu dự kiến được tổ chức bởi Philippines vào năm 2021 nhưng do tác động của đại dịch COVID-19 nên giải đấu đã dời sang thời gian từ ngày 4 đến 17 tháng 7 năm 2022. Các đội tuyển tham dự. Giải đấu này không có vòng loại, tất cả các đội tuyển đều được vào vòng chung kết. Các đội tuyển sau đây từ các liên đoàn thành viên của AFF được tham dự giải đấu. Bốc thăm. Lễ bốc thăm chia bảng tổ chức vào ngày 28 tháng 5 năm 2022 tại khách sạn Marco Polo Ortigas Manila ở Pasig, Philippines. Năm nhóm sẽ được sử dụng để bốc thăm với các đội tuyển được xếp hạt giống theo thành tích của họ trong giải đấu gần nhất. 10 đội tuyển trong năm nhóm được bốc vào hai bảng trước, mỗi bảng 5 đội. Còn Malaysia sẽ được bốc thăm riêng, qua đó một trong hai bảng sẽ có 6 đội sau khi kết quả bốc thăm chung cuộc. Địa điểm. Các trận đấu được diễn ra tại ba địa điểm. Vòng bảng. - Các tiêu chí Các đội được xếp hạng theo điểm (ba điểm cho một trận thắng, một điểm cho một trận hòa, không có điểm nào cho một trận thua), và nếu hòa về điểm, các tiêu chí sau sẽ được áp dụng, theo thứ tự, để xác định thứ hạng: 1. Điểm số; 2. Hiệu số bàn thắng thua; 3. Số bàn thắng ghi được; 4. Điểm kỷ luật (thẻ vàng = 1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp = 3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = 3 điểm, thẻ vàng + thẻ đỏ trực tiếp = 4 điểm); Nếu hai hoặc nhiều đội bằng nhau dựa trên ba tiêu chí trên, thứ hạng sẽ được xác định như sau: 1. Kết quả đối đầu trực tiếp giữa các đội liên quan; 2. Sút luân lưu nếu hai đội liên quan gặp nhau trong trận cuối cùng; 3. Bốc thăm của ban tổ chức. - Thời gian được liệt kê là PST ()
Astrophile Astrophile (; ; tạm dịch: Đêm đếm sao) là một bộ phim truyền hình Thái Lan phát sóng năm 2022 với sự tham gia của Davika Hoorne (Mai), Vachirawit Chiva-aree (Bright) và Jumpol Adulkittiporn (Off). Bộ phim được sản xuất dựa trên bộ tiểu thuyết "คิมหันต์พันดาว" của tác giả Duangmaan. Bộ phim được đạo diễn bởi Ekkasit Trakulkasemsuk và sản xuất bởi GMMTV cùng với Keng Kwang Kang. Đây là một trong 22 dự án phim truyền hình cho năm 2022 được GMMTV giới thiệu trong sự kiện "GMMTV 2022 Borderless" vào ngày 1 tháng 12 năm 2021. Bộ phim được phát sóng vào lúc 20:30 (), thứ Tư và thứ Năm trên GMM 25 và phát lại vào 22:30 (ICT) cùng ngày trên nền tảng trực tuyến TrueID, bắt đầu từ ngày 1 tháng 6 năm 2022. Diễn viên. Dưới đây là dàn diễn viên của bộ phim: Diễn viên chính. - Davika Hoorne (Mai) vai Nubdao - Vachirawit Chiva-aree (Bright) vai Kimhan - Jumpol Adulkittiporn (Off) vai Tankhun Diễn viên phụ. - Jennie Panhan vai Jaikaew - Arachaporn Pokinpakorn (Goy) vai Nammon - Nachat Juntapun (Nicky) vai Pete - Patara Eksangkul (Foei) vai Minjun - Phatchara Thabthong (Kapook) vai Kewalin - Phromphiriya Thongputtaruk (Papang) vai Saimok - Jirakit Kuariyakul (Toptap) vai Pao - Kanaphan Puitrakul (First) vai Poi - Bhasidi Petchsutee (Lookjun) vai Alice - Pawornwan Verapuchong (Ava) vai Meena - Leo Saussay - Ployshompoo Supasap (Jan) Liên kết ngoài. - GMMTV
Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam II Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam II (tiếng Anh: "United States — Anti-dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam II", viết tắt: US – Shrimp II (Viet Nam), DS429) là vụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, tiếp nối vụ việc Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam, đồng thời kết thúc chuỗi tranh chấp của hai quốc gia về vấn đề chống bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh. Trong quá trình giải quyết tranh chấp DS404, Hoa Kỳ tiếp tục điều tra, rà soát hành chính đủ các kỳ cho rà soát cuối kỳ, vẫn áp thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm từ Việt Nam, cộng thêm việc sử dụng một số biện pháp khác, dẫn tới tranh chấp mới và Việt Nam tiếp tục khiếu kiện vụ DS429. Vụ kiện này ngoài việc duy trì cáo buộc "Zeroing" của vụ kiện cũ thì đã có thêm những yếu tố mới được đề cập tới là rà soát cuối kỳ, nhóm doanh nghiệp thuộc nước có nền kinh tế phi thị trường, biện pháp thu hồi thuế, và sự trì hoãn trong hoạt động của Hoa Kỳ. Dựa trên các vụ tranh chấp tương tự về hoạt động chống bán phá giá của Hoa Kỳ và các nước khác trước đó, dựa trên phán quyết đã thắng kiện của DS404, tranh qua quá trình tố tụng giai đoạn 2012–15, đầy đủ các bước của Ban Hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm, Việt Nam tiếp tục giành ưu thế ở DS429, cuối cùng là giành chiến thắng về mặt pháp lý ở cả hai vụ kiện này. Và sau đó, 2016, trong tiến trình thực thi khuyến nghị, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất được biện pháp giải quyết vướng mắc, Việt Nam đạt được mục đích đưa các doanh nghiệp xuất khẩu tôm ra khỏi nhóm doanh nghiệp bán phá giá và chịu bất lợi liên quan tại Hoa Kỳ. Tham vấn. Sau giai đoạn giải quyết tranh chấp 2010–11, phán quyết của vụ Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam được ban hành, các đối tượng pháp lý của tranh chấp này bao gồm rà soát hành chính lần hai (2007–08) và lần ba (2008–09), song, trên thực tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành rà soát lần thứ tư (2010), thứ năm (2011), rà soát hoàng hôn ("sunset review") cùng thời kỳ Ban Hội thẩm DS404 xử lý vụ việc. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam tiếp tục bị điều tra, rà soát hành chính và chịu thuế theo nhóm "mandatory respondents", "voluntary respondents", và "all others" như cũ, đồng thời thuộc diện được xem xét để duy trì thuế hoặc bỏ thuế sau "sunset review". Ngày 20 tháng 2 năm 2012, Việt Nam yêu cầu tham vấn, tập trung tới "POR" thứ ba, thứ tư, "sunset review", dẫn chiếu tới pháp luật, quy định, thủ tục và thực tiễn áp dụng của Hoa Kỳ, bao gồm cả "Zeroing" đã phán quyết trước đó. Lập luận của Việt Nam. Việt Nam đã đưa ra lập luận về năm vấn đề. "Thứ nhất" là, lặp lại khiếu nại ở DS404 về "Zeroing", cho rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp này trong đợt rà soát hành chính lần thứ tư, thứ năm và thứ sáu đối với các đơn đặt hàng tôm là không phù hợp với Điều 9.3, ADA, Điều VI: 2, GATT 1994. "Thứ hai" là, Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam vào nhóm các nước có nền kinh tế phi thị trường ("non-market economy", viết tắt: NMEs), trong các biện pháp của DOC sử dụng ở tiến trình chống bán phá giá liên quan đến hàng nhập khẩu từ NMEs có việc ấn định một tỷ lệ biên độ phá giá chung ("NME-wide entity") cho tất cả các nhà sản xuất và xuất khẩu là không đủ để chứng minh sự độc lập trước kiểm soát của chính quyền; cách thức mà Hoa Kỳ sử dụng trong đợt rà soát hành chính lần thứ tư, thứ năm và thứ sáu là không phù hợp với các điều khoản về bằng chứng hoạt động chống bán phá giá và thuế suất áp dụng của ADA. "Thứ ba" là, Việt Nam viện dẫn "Uruguay Round Agreements Act" (URAA), cho rằng Hoa Kỳ đã trì hoãn việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của Ban Hội thẩm DS404 trong việc thanh quyết toán cho các doanh nghiệp Việt Nam, tiến hành "bút toán không được định trước", không nhất quán vấn đề về thuế và thời gian theo ADA. "Thứ tư" là, việc Hoa Kỳ dựa trên biên độ bán phá giá được tính bằng phương pháp "Zeroing" đã dẫn tới việc nước này không thể đưa ra lập luận vững chắc cũng như không thể tiến hành đánh giá một cách khách quan trong lần rà soát cuối kỳ đầu tiên đối với đơn đặt hàng tôm, và "thứ năm" là, việc không thực hiện thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với một số công ty mà Việt Nam cho rằng đã chứng minh được không có hành vi bán phá giá trong đợt rà soát hành chính thứ ba, thứ tư và thứ năm, tức nghĩa là Hoa Kỳ đã vi phạm ADA. Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan tài phán bác bỏ các lập luận của Việt Nam bằng cách ra phán quyết sơ bộ trong đó tuyên bố rằng một số lập luận của Việt Nam trong việc yêu cầu thành lập một Ban Hội thẩm là nằm ngoài phạm vi liên quan của Ban Hội thẩm. ...[đề nghị Ban Hội thẩm bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam về] (i) "POR" thứ sáu, vì lần rà soát này không được liệt kê trong yêu cầu tham vấn của Việt Nam; (ii) "Zeroing", bởi đã có thay đổi phương pháp này; (iii) yêu cầu lập Ban Hội thẩm của Việt Nam dựa trên Điều 31, Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế, vì công ước này không phải là một văn bản có liên quan; và (iv) khiếu kiện về "US Statement of Administrative Action" (SAA) đi kèm với URAA, vì SAA không có bất kỳ hiệu lực pháp lý nào độc lập với quy chế hoặc quy định hiện hành của Hoa Kỳ và do đó không phải là biện pháp có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp. Hội thẩm. Ngày 20 tháng 12 năm 2012, Việt Nam yêu cầu Cơ quan Giải quyết tranh chấp thành lập Ban Hội thẩm, tuy nhiên, đã bị trì hoãn trong cuộc họp giai đoạn này, sau đó, ngày 27 tháng 2 năm 2013, phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, và các tổ chức quốc tế khác tại Genève, Thụy Sĩ tiếp tục đề nghị lập Ban Hội thẩm và đã được chấp thuận, lập Ban Hội thẩm DS429 với chủ tịch Simon Farbenbloom, hai thành viên Adrian Makuc, và Abd El Rahman Ezz El Din Fawzy, chính thức ngày 12 tháng 7 cùng năm. Sau đó, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Na Uy, Thái Lan, và Ecuador tham gia với tư cách là bên thứ ba. Ngày 26 tháng 9 năm 2013, Ban Hội thẩm đã đưa ra một phán quyết sơ bộ trong đó bác bỏ lập luận của Mỹ rằng lần rà soát hành chính thứ sáu không nằm trong phạm vi xem xét, đồng thời từ chối đưa ra bất kỳ quyết định nào đối với những phản đối còn lại của Hoa Kỳ trước những ám chỉ của Việt Nam rằng nước này sẽ không theo đuổi những cáo buộc tương ứng. Ngày 17 tháng 11 năm 2014, báo cáo của Ban Hội thẩm được gửi tới các thành viên, đưa ra nhận định và phán quyết về các vấn đề tranh chấp của các bên. "Zeroing" và URAA. Với "Zeroing", vấn đề này được Việt Nam đưa ra khiếu kiện về hai ý là bản chất quy định ("as such") trong các đợt rà soát hành chính, và cách áp dụng ("as applied"). Đối với "as such", Việt Nam cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm điều ước quốc tế khi sử dụng phương pháp này liên tục các kỳ "POR", Ban Hội thẩm căn cứ thực tế vào tháng 4 năm 2012, Hoa Kỳ đã sửa đổi phương pháp tính toán của mình trong rà soát hành chính, cho nên nhận định rằng Việt Nam đã không chứng minh được "Zeroing" tồn tại như một biện pháp có quy tắc chung hoặc được sử dụng mang tính lâu dài, khả năng lặp đi lặp lại liên tục và xu hướng thời gian tiếp theo tại Mỹ. Do đó, Ban Hội thẩm bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam rằng Mỹ vi phạm ADA, GATT 1994, bởi đã có sự thay đổi so với Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam I trước đó. Đối với các lập luận về "as applied" của Việt Nam, Ban Hội thẩm cho rằng việc Hoa Kỳ dùng phương pháp này để tính toán biên độ phá giá của các nhà sản xuất và xuất khẩu riêng lẻ của Việt Nam trong ba đợt rà soát hành chính là không tuân thủ ADA, GATT 1994, chấp thuận lập luận của bên khiếu nại. Về "Uruguay Round Agreements Act", Ban Hội thẩm đã bác bỏ các khiếu kiện của Việt Nam: ...Việt Nam đã thất bại trong việc chứng minh các lập luận của mình là căn cứ theo sự thực, trong đó cho rằng mục 129(c)(1) của URAA đã giúp chính quyền Mỹ trì hoãn việc thực hiện các khuyến nghị của DSB đối với bút toán không được định trước. Trong trường hợp trên, Ban Hội thẩm bác bỏ cáo buộc của Việt Nam đối với quy định này của pháp luật Hoa Kỳ. "NME-wide entity". Với vấn đề gán tỷ lệ biên độ phá giá chung của cơ quan chức năng Hoa Kỳ trong quá trình chống bán phá giá, Ban Hội thẩm kết luận rằng Việt Nam đã thành công khi chứng minh được sự tồn tại của một tỷ lệ biên độ phá giá chung như một quy ước hay tiêu chuẩn chung và có sự áp dụng theo định hướng theo cách của Mỹ đã áp dụng là không hợp lý, và như vậy Việt Nam đã chứng minh được rằng, trong các vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến các nước có nền kinh tế phi thị trường mà Mỹ liệt kê riêng, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp dụng giả định cho rằng tất cả các công ty của một nước "NME" cấu thành nên một thực thể duy nhất, và do đó đã áp dụng một tỷ lệ biên độ phá giá chung cho toàn bộ các công ty ở một nước "NME". Từ đây, Ban Hội thẩm cho rằng biện pháp này khi áp dụng trong rà soát hành chính lần thứ tư, thứ năm và thứ sáu là không phù hợp với điều khoản về bằng chứng rà soát hành chính ADA khi tập hợp tất cả đối tượng vào một. Ban Hội thẩm cho rằng Việt Nam đã không chứng minh được Hoa Kỳ đã sử dụng một phương pháp tương tự như một quy tắc hay một tiêu chuẩn chung và có sự áp dụng theo định hướng liên quan đến cách tính tỷ lệ biên độ phá giá chung, đặc biệt đối với việc sử dụng các lập luận sẵn có đối với doanh nghiệp từ nước "NME". Do đó, Ban Hội thẩm đã bác bỏ lập luận của Việt Nam khi cáo buộc rằng biện pháp này là không phù hợp với chứng cứ tiếp cận thông tin từ ADA. Tuy nhiên, Ban Hội thẩm cho rằng tỷ lệ biên độ chống bán phá giá chung áp dụng cho Việt Nam và các công ty Việt Nam trong những đợt rà soát hành chính để áp thuế nhập khẩu là không phù hợp với ADA, song, đã bác bỏ lập luận của Việt Nam rằng tỷ lệ trên vi phạm phần chứng cứ thông tin. "Rà soát hoàng hôn". Khi đánh giá các khiếu kiện của Việt Nam đối với quyết định của Hoa Kỳ trong vấn đề rà soát hoàng hôn, Ban Hội thẩm DS429 đã đồng ý với kết luận của các cơ quan tài phán trong các vụ tranh chấp tương tự trước đó rằng cơ quan điều tra của Mỹ nên căn cứ trên các biên độ phá giá khi quyết định một trường hợp có khả năng bán phá giá ("likelihood-of-dumping") hay không, và việc tính toán những biên độ phá giá này phải phù hợp với nguyên tắc của các hiệp định đã ký kết hoặc không vi phạm quy định về xem xét thuế chống phá giá. Ban Hội thẩm cho rằng khi đưa ra quyết định một trường hợp có khả năng là bán phá giá, Hoa Kỳ đã dựa trên một số biên độ phá giá được xác định là trái với quy định của ADA, GATT 1994, đặc biệt là biên độ phá giá với từng trường hợp cụ thể được tính bằng phương pháp "Zeroing" và tỷ lệ biên độ chống bán phá giá chung cho tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam. Do đó, kết luận rằng việc Hoa Kỳ dựa trên những biên độ phá giá không thống nhất trong các quy định của WTO để xác định một trường hợp có khả năng bán phá giá, là trái với ADA. Thu hồi thuế. Khi xem xét yêu cầu hủy bỏ thuế chống bán phá giá đối với một số công ty cụ thể của Việt Nam, gồm Tập đoàn Minh Phú, Minh Hải, Phương Nam, và Camimex, Ban Hội thẩm viện dẫn Điều 11.2, ADA buộc các cơ quan chức năng phải có nghĩa vụ tiến hành rà soát lại sự cần thiết đối với việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá trong trường hợp: nhận được yêu cầu từ một bên liên quan; sau khi đã hết một khoảng thời gian hợp lý; yêu cầu cơ quan điều tra xem xét vấn đề về bù đắp phá giá, tiếp tục thiệt hại, hoặc tái diễn thiệt hại trong tương lai hay không; và yêu cầu kèm với thông tin xác thực chứng minh cần có sự rà soát lại. Từ đây, Ban Hội thẩm đã nhất trí với khiếu kiện của Việt Nam khi cho rằng cách DOC giải quyết các yêu cầu thu hồi thuế chống bán phá giá của các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam là trái với quy định của Điều 11.2, ADA. Ban Hội thẩm cũng đưa ra đánh giá đối với vấn đề nếu một cơ quan lựa chọn dựa vào các biên độ phá giá được xác định trong tương lai khi cân nhắc có đánh thuế tiếp hay không, thì cách xác định biên độ phá giá đó phải nhất quán với nguyên tắc của các hiệp định. Theo đó, trong quá trình tố tụng, Hoa Kỳ đã dựa vào biên độ phá giá được tính bằng phương pháp "Zeroing" khi xem xét yêu cầu thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá, do vậy Ban Hội thẩm chấp nhận khiếu kiện của phía Việt Nam đối với cách giải quyết của Hoa Kỳ trước những yêu cầu từ Việt Nam. Phúc thẩm. Ngày 6 tháng 1 năm 2015, Việt Nam thông báo cho Cơ quan Giải quyết tranh chấp về quyết định kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm một số vấn đề về pháp luật và sự giải thích luật pháp trong báo cáo của Ban Hội thẩm. Kháng cáo này hướng tới vấn đề về "Uruguay Round Agreements Act", cho rằng việc áp dụng URAA của Hoa Kỳ để rà soát hành chính, rà soát hoàng hôn và áp thuế, trì hoãn các bước thu hồi thuế là vi phạm ADA, GATT 1994; cho rằng nhận định và phán quyết của Ban Hội thẩm về lập luận của Việt Nam đối với vấn đề URAA là không phù hợp với thực tế. Sau đó, Cơ quan Phúc thẩm phân công ba thành viên đảm nhiệm làm chủ tịch Thomas R. Graham, hai thành viên Ujal Singh Bhatia và Peter Van den Bossche giải quyết phúc thẩm vụ việc. Ngày 7 tháng 5 năm 2015, Cơ quan Phúc thẩm ban hành phán quyết phúc thẩm, theo đó, giữ nguyên khung phân tích của Ban Hội thẩm khi phúc tra lại phán quyết Việt Nam đã thất bại khi cáo buộc rằng điều 129(c)(1), URAA đã ngăn cản việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của WTO đối với các mục chưa bút toán trước của Bộ Thương mại Hoa Kỳ với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam. Cơ quan Phúc thẩm cũng bác bỏ kháng cáo của Việt Nam khi cho rằng Ban Hội thẩm đã không dựa trên các yếu tố khác nhau về ý nghĩa và hiệu quả của URAA trong việc xem xét và đưa ra phán quyết, nhận định rằng Việt Nam đã không chứng minh được Ban Hội thẩm vi phạm vấn đề về chức năng của tập thể này theo Thỏa thuận DSU. Theo kết luận cuối cùng, Cơ quan Phúc thẩm bác kháng cáo của Việt Nam về vấn đề URAA. Hậu tranh chấp. Sau quá trình tố tụng hai bước của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, vụ tranh chấp có được kết quả về mặt pháp lý, theo đó, phần lớn khiếu kiện của Việt Nam được chấp thuận như cáo buộc "Zeroing", rà soát hoàng hôn, thu hồi thuế, một phần cáo buộc về URAA, "NME-wide entity" bị bác bỏ, cơ quan tài phán khuyến nghị Hoa Kỳ thực hiện phán quyết. Tại cuộc họp của Cơ quan Giải quyết tranh chấp vào ngày 20 tháng 5 năm 2015, Hoa Kỳ thông báo rằng dự định thực hiện các khuyến nghị và phán quyết theo cách thức tôn trọng các nghĩa vụ của mình tại Tổ chức Thương mại Thế giới, tuy nhiên sẽ cần một khoảng thời gian hợp lý để tiến hành. Vào ngày 17 tháng 9 cùng năm, Việt Nam đã yêu cầu tiến hành thủ tục giám sát thực hiện khuyến nghị thông qua trọng tài ràng buộc, và các bên đã đồng ý về việc bổ nhiệm Simon Farbenbloom làm Trọng tài viên theo giám sát thực thi phán quyết. Vào ngày 15 tháng 12 năm 2015, phán quyết của Trọng tài Simon Farbenbloom được ban hành, theo đó xác định khoảng thời gian hợp lý để thực thi khuyến nghị vụ DS429 là 15 tháng kể từ khi thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, được ấn định là hết hạn vào ngày 22 tháng 7 năm 2016, sau đó được lùi một tháng theo thỏa thuận của Việt Nam và Hoa Kỳ. Trên thực tế, sau một khoảng thời gian trì hoãn việc thực hiện khuyến nghị, ngày 20 tháng 5 năm 2016, Bộ Thương mại Hoa Kỳ chính thức triển khai các bước thủ tục theo phán quyết từ yêu cầu của Bộ Công Thương Việt Nam. Theo đó, Hoa Kỳ đã ban hành kết luận sơ bộ để sửa lại biên độ phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam, trong đó trước nhất là Tập đoàn Minh Phú, xem xét dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá, không dùng phương pháp "Zeroing", quyết định các doanh nghiệp không bán phá giá. Ngày 18 tháng 7 năm 2016, tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, Bộ Công Thương Việt Nam đã ký thỏa thuận với Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ liên quan đến việc áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam, chính thức kết thúc vụ tranh chấp DS404 và DS429 trên thực tế giữa hai nước. Xem thêm. - Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam - Hiệp định về Chống bán phá giá - Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch Liên kết ngoài. - DS429: United States — Anti-dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam.
Danh sách loài được mô tả năm 2017 Danh sách các loài sinh vật được mô tả chính thức năm 2016 xếp theo thời gian công bố trên các . Tháng 1 năm 2017. - Động vật 1. Saccorhytus coronarius là một loài duy nhất của ngành Saccorhytida thuộc liên ngành Động vật miệng thứ sinh (Deuterostomia). Chúng được đặt tên bởi Han và cộng sự vào năm 2017. Xem thêm. - Danh sách loài được mô tả năm 2018 - Danh sách loài được mô tả năm 2019 - Danh sách loài được mô tả năm 2020 - Danh sách loài được mô tả năm 2021 - Danh sách loài được mô tả năm 2022 Liên kết ngoài. - Phytotaxa - Zootaxa - Zoosymposia - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Viện Sinh Học Nhiệt Đới - ZooKeys - PhytoKeys - Sinh vật rừng Việt Nam - Viet Nam Creatures Website - Taiwania the College of Life Science, National Taiwan University - Asian Herpetological Research (AHR) - Nordic Journal of Botany - New Species. Yearly Archives: 2022 Earthling Nature - Species New to Science - Royal Belgian Entomological Society - Peerj - New Species News ScienceDaily
Zentralfriedhof Friedrichsfelde Nghĩa trang Trung tâm Friedrichsfelde () là nghĩa trang ở quận Lichtenberg tại thủ đô Berlin. Đây là nơi chôn cất nhiều chiến sĩ thuộc phe chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và chống đối Đức Quốc xã của Berlin. Lịch sử. Khi nghĩa trang vừa mới thành lập vào năm 1881 từng gọi là Nghĩa trang Thành phố Friedrichsfelde Berlin (). Năm 1900, nhờ vụ chôn cất Wilhelm Liebknecht, người sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), nghĩa trang bỗng dưng biến thành nơi yên nghỉ của nhiều nhà lãnh đạo và nhà hoạt động trong các phong trào dân chủ xã hội, xã hội chủ nghĩa và cộng sản của Đức. Năm 1919, Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg, hai nhà đồng sáng lập Đảng Cộng sản Đức đều được chôn cất tại đây. Tuy vậy, bản báo cáo khám nghiệm tử thi năm 2009 của Charité đã làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu Rosa Luxemberg có từng được chôn cất ở đó hay không. Khi thủ đô Berlin bị chia cắt sau chiến tranh thế giới thứ hai khiến nghĩa trang nằm ngay trong biên giới của Đông Berlin cũng được dùng làm nơi chôn cất các nhà lãnh đạo Đông Đức (CHDC Đức), chẳng hạn như Walter Ulbricht và Wilhelm Pieck, Chủ tịch nước đầu tiên của CHDC Đức. Kiến trúc sư và giám đốc trường phái Bauhaus tương lai là Ludwig Mies van der Rohe đã góp phần thiết kế nên "Đài tưởng niệm Cách mạng" vào năm 1926, công trình được xây bằng loại gạch đỏ rộng và cao bị Đảng Quốc xã phá hủy vào tháng 1 năm 1935. Năm 1951, công trình này được thay thế bằng đài tưởng niệm hiện nay mang tên "Đài tưởng niệm Thành viên Chủ nghĩa Xã hội " (). Đài tưởng niệm này bao gồm một tấm bia đá pofia hoặc tòa tháp đề dòng chữ "Die Toten mahnen uns" (Người chết nhắc nhở chúng ta) được bao bọc bằng bức tường hình bán nguyệt, bên trong có đặt bia mộ và hủ đựng tro cốt. Xung quanh phiến đá trung tâm là 10 ngôi mộ tưởng nhớ các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa hàng đầu, đó là: Karl Liebknecht, Rosa Luxemburg, Ernst Thälmann, Wilhelm Pieck, Walter Ulbricht, Franz Mehring, John Schehr, Rudolf Breitscheid, và Otto Grotewohl. Trên một phần bức tường xung quanh đài tưởng niệm là một tấm bảng lớn ghi tên 327 người đàn ông và phụ nữ đã hy sinh mạng sống của họ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít từ năm 1933 đến năm 1945. Danh sách này gồm có Hans Coppi, Hilde Coppi, Heinrich Koenen, Arvid Harnack, Harro Schulze-Boysen, John Sieg và Ilse Stöbe.
Zentralbibliothek Zürich Zentralbibliothek Zürich ("Thư viện Trung tâm Zürich") là thư viện chính của Thụy Sĩ ở thành phố Zürich và Đại học Zürich, tọa lạc tại "Predigerkloster", tu viện trước đây của Dòng Đa Minh nằm trong khu phố cổ Rathaus. "Zentralbibliothek" hiện lưu trữ khoảng 5,1 triệu mục bao gồm 3,9 triệu ấn phẩm, 124.000 bản thảo, 243.000 bản đồ và 560.000 vi phim. Predigerkirche và "Musikabteilung" gần đó đều được xếp hạng trong bản kiểm kê di sản văn hóa có ý nghĩa quốc gia và khu vực của Thụy Sĩ. Liên kết ngoài. - Trang chủ Zentralbibliothek Zürich— - Trang web Zentralbibliothek Zürich— - Danh mục thư viện công cộng chính (NEBIS)
Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Mỹ (ISHCMC- Học viện Mỹ) là một trường quốc tế dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông từ 11 đến 18 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.ISHCMC- Học viện Mỹ là một trong ba trường tại Việt Nam thuộc tập đoàn Cognita,cùng với Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Quốc tế Saigon Pearl Bê bối về Bạo lực học đường. Trường đang có bê bối bạo lực học đường và 1 số người đã đặt ra câu hỏi về môi trường học tập có thực sự tốt như nhà trường nói hay không.Và cũng có 1 số cáo buộc rằng Nhà trường hiện đang bao che cho bạo lực học đường xảy ra trong khuôn viên trường cũng như thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với học sinh và phụ huynh học sinh khi vụ việc xảy ra.Hiện tại trường đang bị Cộng đồng mạng tẩy chay. Chương trình giảng dạy của Mỹ. ISHCMC - Học viện Mỹ cung cấp một khuôn khổ giáo dục của Mỹ đạt được (AERO) ,phù hợp chặt chẽ với các tiêu chuẩn quốc gia hoa Kỳ về toán học, khoa học, tiếng Anh và nghiên cứu xã hội. Tiếng Anh. ISHCMC - Học viện Mỹ giảng dạy chương trình tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung "(EAL)" cho những học sinh Học Tiếng anh Chương trình ICT. "ISHCMC - Chương trình Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT)" của Học viện mỹ nhằm mục đích giáo dục cho sinh viên sử dụng công nghệ một cách dễ dàng, có trách nhiệm và mang tính xây dựng.Bộ sản xuất video, được trang bị màn hình xanh chuyên nghiệp, ánh sáng studio và hệ thống nghe nhìn mới nhất, cho phép sinh viên khám phá kỹ năng quay phim và biên tập video trong khi phát triển kỹ năng báo chí và giao tiếp tiếng Anh.
Sofía Aragón Sofía Montserrat Aragón Torres (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1994) là một người mẫu, người dẫn chương trình truyền hình, tác giả người Mexico đã đăng quang Mexicana Universal 2019. Cô đại diện cho Mexico chinh chiến tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2019 với ngôi vị Á hậu 2. Đời sống cá nhân. Aragón sinh tại Guadalajara, Jalisco. Aragón sau đó sống ở thành phố Zapopan, nằm trong khu vực đô thị Guadalajara. Trong quá khứ, Aragón đã phải trải qua căn bệnh trầm cảm và cô đã từng nghĩ đến việc tự tử. Kể từ đó, cô trở thành người ủng hộ nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần và phòng chống tự tử, cô đã làm việc với tổ chức Sonrisas Reales với tư cách là diễn giả trước công chúng. Cuộc thi sắc đẹp. Aragón lần đầu tiên tham gia cuộc thi sắc đẹp để cạnh tranh ngôi vị cao nhất tại Mexicana Universal Jalisco 2017 nhưng chỉ xếp ở vị trí Á hậu 2. Cô quay trở lại sau 2 năm và tiếp tục tham gia cuộc thi Mexicana Universal Jalisco 2019 để đại diện cho bang Jalisco chinh chiến tại cuộc thi Mexicana Universal 2019 nhưng cuối cùng cô đã không được chọn và Dorothy Sutherland đã là người chiến thắng. Sau khi Sutherland vi phạm hợp đồng của cô ấy vì không xuất hiện tại các sự kiện bắt buộc, cô ấy đã bị truất ngôi và Aragón được chọn để thay thế cô ấy với tư cách là Mexicana Universal Jalisco 2018. Vài ngày sau khi đăng quang Mexicana Universal Jalisco 2018, Aragón đã đại diện cho tiểu bang Jalisco tại Mexicana Universal 2019 được tổ chức tại Thành phố Mexico. Cô được chọn lọt top 20 thí sinh vào vòng chung kết sau vòng đầu tiên vào ngày 16 tháng 6 và đã lọt vào top 10 trước khi chung kết diễn ra vào ngày 23 tháng 6. Aragón đã đăng quang Mexicana Universal 2019. Cô là người đại diện cho Mexico tại Hoa hậu Hoàn vũ 2019 và đã mang về thành tích Á hậu 2, là thành tích cao nhất của Mexico kể từ khi Jimena Navarrete đoạt giải Hoa hậu Hoàn vũ 2010. Tham khảo. (Dethroned)
Danh sách di sản thế giới tại Ukraina Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) xác định Di sản thế giới có giá trị phổ quát nổi bật là di sản văn hóa hoặc tự nhiên đã được các quốc gia ký kết Công ước Di sản Thế giới của UNESCO, thành lập năm 1972. Di sản văn hóa bao gồm các di tích (chẳng hạn như các công trình kiến ​​trúc, tác phẩm điêu khắc lớn hoặc chữ khắc), các cụm công trình và địa điểm (bao gồm cả các địa điểm khảo cổ). Các đặc điểm tự nhiên (bao gồm các thành hệ vật lý và sinh học), các thành hệ địa chất và sinh lý (bao gồm cả môi trường sống của các loài động vật và thực vật bị đe dọa) và các địa điểm tự nhiên quan trọng theo quan điểm của khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp tự nhiên, được xác định là di sản tự nhiên. Ukraina chính thức thông qua Công ước UNESCO và trở thành một thành viên độc lập vào ngày 12 tháng 10 năm 1988, khi còn là một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (trước khi giải thể năm 1991). , Ukraina có 7 di sản thế thế giới, trong đó 6 di sản văn hóa và 1 di sản tự nhiên là Rừng sồi nguyên sinh trên dãy Karpat. Địa điểm đầu tiên lọt vào danh sách là "Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia tại Kyiv và các tòa nhà tu viện liên quan Kyiv Pechersk Lavra" năm 1990. Di sản mới nhất là những Nhà thờ gỗ trên dãy Karpat ở Ba Lan and Ukraina và Thành cổ Tauric Khersones và vùng khôra năm 2013. Có ba di sản xuyên quốc gia: "Nhà thờ gỗ" chung với Ba Lan, Vòng cung trắc đạc Struve chung với 9 quốc gia, còn Rừng sồi nguyên sinh chung với 17 nước khác. Ngoài ra, Ukraina có 17 địa điểm nằm trong danh sách dự kiến. Danh sách. UNESCO liệt kê các địa điểm theo mười tiêu chí, mỗi mục phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí. Tiêu chí (i) đến (vi) là di sản văn hóa, trong khi (vii) đến (x) là di sản thiên nhiên. Danh sách dự kiến. Ngoài các địa điểm đã được ghi trong danh sách Di sản thế giới, các quốc gia thành viên có thể duy trì danh sách các địa điểm dự kiến ​​để xem xét đề cử trong tương lai. Đề cử cho danh sách Di sản thế giới chỉ được chấp nhận nếu địa điểm trước đó đã được liệt kê trong danh sách di sản dự kiến. , Ukraina có 17 địa điểm trong danh sách dự kiến. Danh sách đề cử bị gác lại. Một số địa điểm đã bị bỏ khỏi danh sách đề cử vì những lý do khác nhau. Liên kết ngoài. - Lao Động - Chiêm ngưỡng 7 di sản thế giới của Ukraina
Danh sách loài được mô tả năm 2013 Danh sách các loài sinh vật được mô tả chính thức năm 2013 xếp theo thời gian công bố trên các . Không xác định tháng. 1. Colpenema vietnamica
Shaitan Shayāṭīn (tiếng Ả rập: شياطين; số ít: Shaiṭān شَيْطٰان; phát âm tiếng Việt như là: "Sây-tôn"; có nghĩa là “"kẻ lầm lạc"” hoặc “"quỷ dữ"” hay “"hung thần"”) là những linh hồn xấu xa trong niềm tin Hồi giáo chuyên xúi giục con người (và Jinn) phạm tội bằng cách “"thì thầm"” (وَسْوَسَة, “"waswasah"”) vào trái tim (قَلْب "qalb") họ Chúng tạo thành một lớp sinh vật vô hình riêng biệt bên cạnh những thiên thần trong Hồi giáo theo truyền thống Hồi giáo thường được coi là những sinh vật xấu xí và kỳ dị được tạo ra từ Jahannam (địa ngục) và lửa. Đây là một hình tượng chung bắt nguồn từ các tôn giáo Abraham là quỷ Satan vốn luôn cho rằng sự độc ác, cám dỗ đã dẫn đến sự lầm lạc, sa ngã của nhân loại, lấy một ý nghĩa thần học chỉ định một sinh vật xa rời lòng thương xót của Đức Chúa Trời Trong thời kỳ trước giai đoạn Hồi giáo Ả Rập, thuật ngữ này được dùng để chỉ một linh hồn ma quỷ, nhưng chỉ được sử dụngcác nhà thơ tiếp xúc với người Do Thái và Cơ đốc giáo sử dụng. Theo đạo Hồi thì Shaitan hay Iblis là một thực thể được tạo bằng lửa, bị đày xuống thiên đàng vì từ chối cúi mình trước Adam (con người), cám dỗ con người phạm tội lỗi bằng cách đầu độc tâm trí họ với tà tâm. Shaitan từng là một thiên thần, mang trong mình sự thông thái và vẻ đẹp nhưng sa ngã vì sự kiêu ngạo, cám dỗ con người vào con đường sai trái và tội lỗi, có sức mạnh rất lớn đối với thế giới của những kẻ sa ngã. Bọn Jinn không có đức tin được gọi là Shaytan, Qarin hay ma, quỷ… Chúng muốn làm cho con người đi lạc lối bằng nhiều phương cách khác nhau. Những ai nghe lời chúng và làm việc cho chúng thì trở thành đồng bọn của chúng, là Shaytan, ma, quỷ. Vì Allah có phán: ""Và tương tự như thế TA (Allah) đã đặt Shaytan và Jinn làm kẻ thù cho mỗi vị Nabi; Chúng gợi ý cho nhau bằng những lời lẽ hoa mỹ để mong lừa dối thiên hạ"" (Kinh Koran - Surah: chương 6 câu 112) ""Và TA bảo vệ nó khỏi bị từng tên Shaytan đáng bị tống cổ (len lỏi đột nhập). Nếu có tên nào lén nghe trộm (tin tức) thì sẽ bị một chùm lửa đỏ rực rượt đánh"" (Kinh Koran - Surah: 15 : 17-18).
Louise, Công chúa Hoàng gia Louise, Công chúa Hoàng gia và Công tước phu nhân xứ Fife VA, CI (Louise Victoria Alexandra Dagmar; 20 tháng 2 năm 1867 – 4 tháng 1 năm 1931) là người con thứ 3 và là con gái cả của Edward VII và Alexandra của Đan Mạch. Louise được trao tước hiệu Công chúa Hoàng gia vào năm 1905. Bà được biết đến với tính cách nhút nhát và ít nói. Thiếu thời. Louise được sinh ra vào ngày 20 tháng 2 năm 1967 tại Dinh thự Marlborough của Thân vương và Vương phi xứ Wales tại Luân Đôn. Cha của Louise là con trai cả của Victoria của Anh và Albert, Vương tế Anh. Mẹ bà là con gái cả của Christian IX và Vương hậu Louise của Đan Mạch. Từ khi sinh ra, là cháu gái của một vị quân chủ Anh, bà nhận được tước hiệu Công chúa xứ Wales "Điện hạ." Bà dành phần lớn thời gian trong thời thơ ấu của mình tại Dinh thự Sandringham ở Norfolk. Bà được rửa tội tại Dinh thự Marlborough vào ngày 10 tháng 5 năm 1867 bởi Charles Longley, Tổng giám mục Canterbury. Giống như 2 em gái Victoria và Maud, bà được giáo dục tại nhà dưới sựggiiamms sát của gia sư. Bà thỉnh thoảng nghỉ hè ở Đan mạch, quê hương mẹ bà. Thời trẻ, Louise được mô tả là một cô gái ít nói. Louise và 2 em gái, Victoria và Maud là phù dâu trong đám cưới của người cô Công chúa Beatrice và Hoàng tử Henry xứ Battenberg. Hôn nhân và con cái. Bất chấp những nỗ lực của mẹ bà để giữ cho các con gái mình kết hôn và ở bên cạnh mình, vào ngày 27 tháng 7 năm 1889, Louise đã kết hôn Alexander Duff, Bá tước Fife thứ 6, người lớn hơn bà 18 tuổi, tại Nhà nguyện Riêng ở Cung điện Buckingham. Phù dâu của bà là Công chúa Maud và Công chúa Victoria xứ Wales; Victoria Mary xứ Teck; Marie Louise và Helena Victoria xứ Shweslig-Holstein; Feodora, Helena và Victoria Gleichen. Hai ngày sau đám cưới, Victoria của Anh trao cho ông tước hiệu Công tước xứ Fife và Hầu tước xứ Macduff. Công tước và Công tước phu nhân có 3 người con: - Alastair Duff, Hầu tước xứ Macduff (chết non ngày 16 tháng 6 năm 1890). - Công chúa Alexandra, Nữ công tước thứ 2 xứ Fife (17 tháng 5 năm 1891 – 26 tháng 2 năm 1959), kết hôn với em họ Vương tử Athur xứ Connaught (13 tháng 1 năm 1883 - 12 tháng 9 năm 1958) và có con. - Công chúa Maud xứ Fife (3 tháng 4 năm 1893 – 14 tháng 12 năm 1945); kết hôn với Charles Carnegie, Bá tước thứ 11 xứ Southesk và có con. Công chúa Hoàng gia. Vào ngày 1905, Edward VII trao cho Louise tước hiệu Công chúa Hoàng gia, danh hiệu cao nhất mà một thành viên nữ trong gia đình hoàng gia có thể có được. Đồng thời, nhà vua tuyên bố rằng 2 con gái của bà sẽ được phong tước công chúa và sẽ có kính ngữ "Điện hạ" (Her Highness) trong tước hiệu. Vào tháng 12 năm 1911, khi đang trên con tàu "SS Delhi" tới Ai Cập, con tàu chở Louise và gia đình bà đã bị đắm tàu ngoài khơi bờ biển Maroc. Mặc dù gia đình bà thoát ra và không bị thương, nhưng Công tước xứ Fife đã bị viêm màng phổi, có lẽ là do vụ đắm tàu. Ông qua đời tại Aswan, Ai Cập vào tháng 1 năm 1912, và Công chúa Alexandra kế vị ông và trở thành Nữ Công tước xứ Fife. Cuộc sống sau này và cái chết. Sau cái chết ủa chồng mình, Louise sống ẩn dật. Thỉnh thoảng, bà cùng mẹ và em gái Victoria cùng tới các sự kiện công cộng. Trong những năm cuối đời, Louise mắc bệnh tim. Vào tháng 10 năm 1929 tại Mar Lodge, bà mắc bệnh xuất huyết dạ dày và được đưa trở lại Luân Đôn. Louise qua đời trong giấc ngủ vào tháng 1 năm 1931, trước một tháng sinh nhật lần thứ 64 tại ngôi nhà của bà ở Quảng trường Portman, Luân Đôn với 2 con gái bên cạnh. Bà được chôn cất tại Nhà nguyện St George, Lâu đài Windsor. Hài cốt của bà sau đó được chuyển tới Nhà nguyện Riêng, Mar Lodge, Braemar, Aberdeenshire. Tước vị, tước hiệu và cờ hiệu. Tước vị, tước hiệu. - 20 tháng 2 năm 1867 – 27 tháng 7 năm 1889: Công chúa Louise xứ Wales "Điện hạ" - 27 tháng 7 năm 1889 – 9 tháng 11 năm 1905: Công chúa Louise, Công tước phu nhân xứ Fife "Điện hạ" - 9 tháng 11 năm 1905 – 4 tháng 1 năm 1931: Công chúa Hoàng gia "Điện hạ"
Đường Lê Duẩn, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Lê Duẩn là một tuyến đường tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, nối từ Dinh Độc Lập đến Thảo Cầm Viên. Vị trí. Tuyến đường này bắt đầu từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, trước cổng Dinh Độc Lập, cắt qua các tuyến đường: Pasteur, Phạm Ngọc Thạch, Hai Bà Trưng, Mạc Đĩnh Chi, Đinh Tiên Hoàng, Tôn Đức Thắng và kết thúc tại đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước cổng Thảo Cầm Viên. Lịch sử. Đây là một trong năm đại lộ đầu tiên tại Sài Gòn được người Pháp quy hoạch. Lúc bấy giờ đường có tên là đại lộ Norodom, theo tên vua Norodom của Campuchia. Ban đầu, điểm cuối của đại lộ là đường Bangkok (đường Mạc Đĩnh Chi ngày nay); cuối thập niên 1880, sau khi thành Gia Định bị san bằng hoàn toàn, đại lộ được nối dài thêm một đoạn, đi qua cổng thành Ông Dèm đến trước Thảo Cầm Viên như hiện nay. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên đại lộ Norodom thành đại lộ Thống Nhất. Năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời đổi tên thành đường 30 tháng 4 và đến năm 1986, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đổi tên thành đường Lê Duẩn như hiện nay. Xem thêm. - Dinh Độc Lập - Công viên 30 tháng 4 - Công trường Công xã Paris - Đường Hàm Nghi, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Lê Lợi, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh
Bùi Đức Sòn Bùi Đức Sòn là một tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông nguyên là Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình, và là vị tướng đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân tỉnh Hòa Bình. Xuất thân. Thiếu tướng Bùi Đức Sòn sinh năm 1955 tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Giáo dục. Ngày 1 tháng 5 năm 1974, ông được tuyển dụng vào lực lượng Công an nhân dân, làm việc tại Phòng Cảnh sát I - Ty Công an Hòa Bình. Nhờ nỗ lực học tập và công tác nên ông được lãnh đạo Ty Công an Hòa Bình cử đi học tại trường bổ túc văn hóa tỉnh, rồi tiếp tục theo học hệ chuyên tu Đại học Cảnh sát nhân dân và cử nhân chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Sự nghiệp. Bùi Đức Sòn là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đã kinh qua nhiều vị trí công tác, từ trinh sát, Trưởng Công an huyện, Trưởng phòng, cho đến Phó Giám đốc Công an tỉnh. Đến đầu năm 2010, ông là Đại tá, giữ cương vị Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình. Tháng 12 năm 2012, khi đang là Giám đốc Công an tỉnh, ông được Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong quân hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông trở thành sĩ quan đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân tỉnh Hòa Bình được phong tướng. Ngày 1 tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang quyết định để đồng chí Thiếu tướng Bùi Đức Sòn, Giám đốc Công an tỉnh nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ chờ hưu theo quy định. Đồng thời, quyết định bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Văn Trung, Phó Giám đốc Công an tỉnh thay thế ông.
Ga Danggok Ga Danggok (Tiếng Hàn: 당곡역) là một ga trên tuyến Sillim ở Bongcheon-dong, Gwanak-gu, Seoul. Lịch sử. - Ngày 7 tháng 2 năm 2021: Ngày 7 tháng 2 năm 2021: Tên ga được quyết định là Ga Danggok - Ngày 28 tháng 5 năm 2022 Khai trương Vùng lân cận. - Trường tiểu học Seoul Danggok - Chi nhánh Samsung Digital Plaza Sillim - Cửa hàng bách hóa Lotte Gwanak - Chi nhánh Nonghyup Boramae
Ga Seowon Ga Seowon (Tiếng Hàn: 서원역) là một ga trên tuyến Sillim ở Sillim-dong, Gwanak-gu, Seoul. Lịch sử. - Ngày 7 tháng 2 năm 2021: Tên ga được quyết định là Ga Charcoal Gogae - Ngày 17 tháng 6 năm 2021: Thay đổi từ ga Charcoal Gogae thành ga Seowon - Ngày 28 tháng 5 năm 2022: Khai trương Vùng lân cận. - Trường trung học cơ sở Shingwan - Nhà thờ Seowon-dong - Trường văn hóa - Dorimcheon - Trường cấp 1 Sillim
Chuyến bay sinh tử Chuyến bay sinh tử (tiếng Trung: "中国机长", tiếng Anh: "The Captain", Hán-Việt: "Trung Quốc cơ trưởng") là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại thảm họa - chính kịch của Trung Quốc ra mắt năm 2019 dựa trên sự kiện có thật về máy bay 8633 thuộc hãng hàng không Tứ Xuyên gặp nạn trên chuyến bay từ sân bay Giang Bắc Trùng Khánh sang sân bay Song Lưu Thành Đô vào năm 2018. Bộ phim do Lưu Vĩ Cường làm đạo diễn, đồng sản xuất và đồng quay phim, với sự tham gia của các diễn viên gồm Trương Hàm Dư, Âu Hào, Đỗ Giang, Viên Tuyền, Trương Thiên Ái, Lý Thấm, Trương Nhã Mai, Dương Kỳ Như và Cao Qua. Phim chính thức khởi chiếu tại Trung Quốc từ ngày 30 tháng 9 năm 2019. Tại Việt Nam, bộ phim cũng được phát hành và chiếu trên nền tảng trực tuyến VieON.
Nhà sử học Nhà sử học hay sử gia là người chuyên nghiên cứu và viết về quá khứ cũng như được công nhận là chuyên gia uy tín trong lĩnh vực đó. Các sử gia quan tâm đến những chuyện kể có hệ thống, mang tính liên tục và nghiên cứu về các sự kiện trong quá khứ có liên quan đến nhân loại; cũng như là dành thời gian nghiên cứu về tất cả thuộc về lịch sử. Nếu một cá nhân quan tâm đến các sự kiện có trước thời lịch sử thành văn thì cá nhân đó là nhà sử học về thời tiền sử hoặc sơ sử (đôi khi còn gọi là thời thượng cổ). Một số sử gia được công nhận qua các xuất bản phẩm hoặc qua đào tạo và kinh nghiệm.. "Nhà sử học" trở thành một nghề chuyên nghiệp trên thế giới là vào cuối thế kỷ 19 khi các viện đại học nghiên cứu nổi lên ở Đức và nhiều nơi khác. Xem thêm. - Danh sách nhà sử học - Nhà khảo cổ - Thuật chép sử - Chủ nghĩa xét lại lịch sử (phủ nhận) Đọc thêm. - "The American Historical Association's Guide to Historical Literature" ed. by Mary Beth Norton and Pamela Gerardi (3rd ed. 2 vol, Oxford U.P. 1995) 2064 pages; annotated guide to 27,000 of the most important English language history books in all fields and topics vol 1 online, vol 2 online - Allison, William Henry. "A guide to historical literature" (1931) comprehensive bibliography for scholarship to 1930. online edition - Barnes, Harry Elmer"A history of historical writing" (1962) - Barraclough, Geoffrey. "History: Main Trends of Research in the Social and Human Sciences," (1978) - Bentley, Michael. ed., "Companion to Historiography", Routledge, 1997, pp; 39 chapters by experts - Bender, Thomas, et al. " The Education of Historians for Twenty-first Century" (2003) report by the Committee on Graduate Education of the American Historical Association - Breisach, Ernst. "Historiography: Ancient, Medieval and Modern", 3rd edition, 2007, - Boia, Lucian "et al.", eds. "Great Historians of the Modern Age: An International Dictionary" (1991) - Cannon, John, et al., eds. "The Blackwell Dictionary of Historians". Blackwell Publishers, 1988 . - Gilderhus, Mark T. "History and Historians: A Historiographical Introduction", 2002, - Iggers, Georg G. "Historiography in the 20th Century: From Scientific Objectivity to the Postmodern Challenge" (2005) - Kelly, Boyd, ed. "Encyclopedia of Historians and Historical Writing". (1999). Fitzroy Dearborn - Kramer, Lloyd, and Sarah Maza, eds. "A Companion to Western Historical Thought" Blackwell 2006. 520pp; . - Todd, Richard B. ed. "Dictionary of British Classicists, 1500–1960", (2004). Bristol: Thoemmes Continuum, 2004 . - Woolf D. R. "A Global Encyclopedia of Historical Writing" (Garland Reference Library of the Humanities) (2 vol 1998) excerpt and text search Liên kết ngoài. - Selected texts by the most known historians
Bác sĩ Trung Quốc Bác sĩ Trung Quốc (tiếng Trung: "中国医生", tiếng Anh: "Chinese Doctors", Hán-Việt: "Trung Quốc y sinh") là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại thảm họa - chính kịch của Trung Quốc ra mắt năm 2021 lấy cảm hứng từ đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc và bộ phim theo chân hành trình của các y bác sĩ tại bệnh viện Kim Ngân Đàm không ngừng cứu chữa bệnh nhân trong thời dịch. Tác phẩm do Tập đoàn điện ảnh Bác Nạp, tập đoàn điện ảnh Trung Quốc và Alibaba Pictures đặt hàng phối hợp sản xuất, do Lưu Vĩ Cường làm đạo diễn, đồng sản xuất và đồng quay phim, với sự tham gia của các diễn viên gồm Trương Hàm Dư, Chu Á Văn, Viên Tuyền, Dịch Dương Thiên Tỉ, Lý Thần, Âu Hào cùng một số diễn viên khác trong vai các vai nhỏ không lấy thù lao. Bộ phim chính thức khởi chiếu tại Trung Quốc từ ngày 9 tháng 7 năm 2021 nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau khi ra mắt, bộ phim đã được các nhà phê bình đánh giá cao và đồng thời còn thu về hơn 1,3 tỷ nhân dân tệ, trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2021 giữa buổi đại dịch. Tại lễ trao giải Kim Kê lần thứ 34, bộ phim đã giành được hạng mục "Nhạc phim hay nhất," ngoài ra còn được đề cử thêm hai hạng mục bao gồm "Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất" và "Phim truyện hay nhất".
Trường Quản lý Yale Trường Quản lý Yale ("Yale School of Management") là trường kinh doanh đào tạo sau đại học trực thuộc Đại học Yale nằm ở thành phố New Haven, bang Connecticut, Hoa Kỳ. Trường cấp bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA), MBA cho nhà quản lý, Thạc sĩ Quản lý Nâng cao (MAM), bằng Thạc sĩ về Rủi ro hệ thống (SR), bằng Thạc sĩ về Kinh doanh và Xã hội toàn cầu (GBS), bằng Thạc sĩ về Quản lý tài sản (AM), và các bằng Tiến sĩ (Ph.D.) cũng như các văn bằng song song với 9 chương trình đào tạo sau đại học khác tại Đại học Yale. Tính đến tháng 8 năm 2021, có 666 học viên đã đăng ký chương trình MBA, 134 học viên đăng ký chương trình EMBA, 70 học viên chương trình MAM, 32 học viên chương trình Thạc sĩ nghiên cứu kinh doanh toàn cầu, và 59 học viên chương trình PhD; 122 học viên theo đuổi chương trình song bằng. Trường có 90 cán bộ giảng dạy toàn thời gian và đứng đầu là GS. Kerwin Kofi Charles. Cựu học viên tiêu biểu. Tính đến năm 2019, trường đã có tổng cộng trên 8.692 cựu học viên. - Bradley Abelow – Tổng giám đốc điều hành của MF Global, Inc., và giai đoạn 2010-2011 được vinh danh trong Donaldson Fellow - Beth Axelrod – Phó Chủ tịch cấp cao của eBay và giai đoạn 2014-2015 được vinh danh trong Donaldson Fellow - Adam Blumenthal – Giám đốc thành viên hợp danh của Blue Wolf Capital Management và giai đoạn 2008-2009 được vinh danh trong Donaldson Fellow - Laszlo Bock – CEO và đồng sáng lập Humu; cựu Phó Chủ tịch của People Operations, Google, và giai đoạn 2008-2009 được vinh danh trong Donaldson Fellow - Roger H. Brown – Hiệu trưởng trường Berklee College of Music - Joaquin Avila – Thành viên quản lý tại EMX Capital, cựu Thủ quỹ tại Carlyle Group Mê-hi-cô, cựu Giám đốc điều hành và đứng đầu Latin America tại Lehman Brothers và giai đoạn 2016-2017 được vinh danh trong Donaldson Fellow. - Tim Collins – CEO và sáng lập viên của Ripplewood Holdings LLC - Curtis Chin – Asia Fellow, Milken Institute, và giai đoạn 2018-2019 là Donaldson Fellow - David S. Daniel – CEO của Spencer Stuart & Co. - Michael R. Eisenson – CEO kiêm Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Charlesbank Capital Partners - Donald Gips – Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Phi - Anne Glover – CEO và đồng sáng lập của Amadeus Capital Partners - Andrew K. Golden – Chủ tịch Princeton University Investment Company - Seth Goldman – CEO và Chủ tịch Honest Tea; Chủ tịch HĐQT của Beyond Meat - John D. Howard – CEO của Irving Place Capital (tên cũ là Bear Stearns Merchant Banking) - Mary Ellen Iskenderian – CEO kiêm Chủ tịch Women's World Banking - Martha N. Johnson – Administrator, United States General Services Administration - Trish Karter – người sáng lập Dancing Deer Baking Co. - Susan Kilsby – Chủ tịch HĐQT của Shire - Ned Lamont – Chủ tịch HĐQT của Lamont Digital Systems, Thống đốc thứ 89 của bang Connecticut (Hoa Kỳ) - Trương Lỗi – Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Hillhouse Capital Group, quyên góp 8.888.888 đô cho Trường Quản lý Yale - Austin Ligon – Đồng sáng lập và là CEO đã về hưu của CarMax - Nguyễn Văn Long – CEO và là người sáng lập Kaila Group - Constance McKee – CEO kiêm Chủ tịch và là nhà sáng lập Asilomar Pharmaceuticals - Jane Mendillo – CEO kiêm Chủ tịch Harvard Management Company - Wendi Deng Murdoch – Giám đốc của MySpace Trung Quốc; cựu Phó Chủ tịch News Corporation; phu nhân của Rupert Murdoch - Ranji H. Nagaswami – Chief Investment Officer, AllianceBernstein Fund Investors - Indra Nooyi – cựu CEO tại PepsiCo, Inc. - Ken Ofori-Atta – Executive Chairman và đồng sáng lập Databank Financial Services, Ltd. (Ghana), và giai đoạn 2010-2011 được vinh danh trong Donaldson Fellow - Ann Olivarius – Chủ tịch HĐQT của McAllister Olivarius, và giai đoạn 2016-2017 là Donaldson Fellow - Hilary Pennington – Giám đốc giáo dục, Postsecondary Success, Special Initaitives, U.S. Programs, Bill & Melinda Gates Foundation, và giai đoạn 2010-2011 là Donaldson Fellow - Bobby Sager – Nhà từ thiện on whom the title character of NBC TV show "The Philanthropist" is loosely based - Ashwin Sanghi – tác giả của Chanakya's Chant The Rozabal Line - John L. Thornton – Giáo sư và là Giám đốc khoa Lãnh đạo Toàn cầu tại Tsinghua University; cố vấn cấp cao và là cựu Chủ tịch và Co-COO, Goldman Sachs - Chad Troutwine – CEO và đồng sáng lập của Veritas Prep - Daniel Weiss – CEO tại Metropolitan Museum of Art; Hiệu trưởng cũ của Haverford College; Hiệu trưởng cũ của Lafayette College Xem thêm. - Kinh tế học Liên kết ngoài. - Trang web chính thức
Lục Gia Chủy Lục Gia Chủy (, nghĩa là "miệng của gia đình họ Lục (Lu)"), trước đây được gọi là Lokatse theo cách phát âm trong tiếng Thượng Hải, là một địa phương ở thành phố Thượng Hải, một bán đảo được hình thành bởi một khúc uốn quanh của sông Hoàng Phố. Từ đầu những năm 1990, Lục Gia Chủy được phát triển đặc biệt như một khu tài chính mới của Thượng Hải. Quyết định chọn Lục Gia Chủy cho mục đích này là do vị trí của nó: nằm ở phía đông của sông Hoàng Phố ở quận Phố Đông, và nằm ngay bên kia sông so với khu kinh doanh và tài chính cũ của Bến Thượng Hải. Lục Gia Chủy là một khu vực phát triển cấp quốc gia do chính phủ chỉ định. Năm 2005, Hội đồng Nhà nước tái khẳng định vị trí với diện tích 31,78 km của khu vực Lục Gia Chủy là khu tài chính và thương mại duy nhất trong số 185 khu phát triển cấp nhà nước ở Trung Quốc đại lục. Địa lý. Lục Gia Chủy nằm ở quận Phố Đông trên bờ phía đông của sông Hoàng Phố. Nó hình thành một bán đảo trên một khúc quanh của sông Hoàng Phố, nơi con sông này chuyển từ dòng chảy về phía bắc sang chảy về phía đông. Tầm quan trọng của Lục Gia Chủy bắt nguồn từ thực tế là nó nằm ngay bên kia sông từ Bến Thượng Hải, khu tài chính và kinh doanh cũ của Thượng Hải, và ở ngay phía nam nơi hợp lưu của sông Tô Châu với sông Hoàng Phố. Cho đến thập niên 1980, Lục Gia Chủy là một khu vực được xây dựng tương đối thấp, có nhà dân, nhà kho và nhà máy. Sau khi chỉ định Lục Gia Chủy như một khu đầu tư đặc biệt vào năm 1992, sự phát triển của đường chân trời Lục Gia Chủy bắt đầu. Điều này phần lớn được thúc đẩy bởi các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đầu tư và phát triển bất động sản trong khu vực, với dấu mốc khánh thành Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông, được hoàn thành vào năm 1994. Kinh tế. Thành công của Lục Gia Chủy trong hơn 20 năm qua đã thúc đẩy ngành du lịch và kinh doanh của Thượng Hải. Hình ảnh về đường chân trời Lục Gia Chủy rất phổ biến trên các tài liệu du lịch Thượng Hải, và có 5 khách sạn năm sao trong khu vực, cung cấp khoảng 2.443 phòng và ba khách sạn năm sao dự kiến sẽ có ở khu vực trong những năm tới, thêm hơn 1.200 căn hộ hạng sang. Lịch sử. Sự hình thành. Hình dáng hiện đại của sông Hoàng Phố và sông Tô Châu bên ngoài thành phố cổ Thượng Hải là kết quả của các công trình kỹ thuật được hoàn thành vào đầu thời nhà Minh. Kết quả là sông Hoàng Phố rộng hơn, chảy về phía bắc qua thành phố cổ, sau đó chảy về phía đông tại điểm hợp lưu của nó với sông Tô Châu hiện nay hẹp hơn, tiếp tục xuôi theo dòng hạ lưu trước đây của sông Tô Châu để đổ ra biển tại Wusongkou, cửa sông lúc trước của sông Tô Châu. Sự uốn lượn của sông Hoàng Phố dẫn đến sự hình thành của một bờ phù sa ở phía đông và phía nam của khúc cong. Vùng ngập phù sa này được gọi là "miệng" ("zui") theo hình dạng của nó. Nó được đặt theo tên gia đình của Lu Shen, một học giả-quan chức thế kỷ 15 của triều đại nhà Minh. Gia đình họ Lục (Lu) đã trở thành một trong những người nổi tiếng nhất ở Thượng Hải thời nhà Minh, và sống ở khu vực kênh Dương Kinh, phía đông sông Hoàng Phố, gần với Lục Gia Chủy ngày nay. Định cư. Trong thời nhà Minh, các ngư dân được ghi chép lại là có sinh sống ở Lục Gia Chủy. Trong thời nhà Thanh, việc xây dựng các con đê trên bán đảo đã khuyến khích người dân định cư với số lượng lớn hơn, với một số ngôi làng hình thành ở một phần của bán đảo nằm phía trong các con đê. Các bãi bùn vẫn còn bên ngoài đê. Việc mở cửa Thượng Hải như một cảng hiệp ước vào giữa thế kỷ 19 đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của Lục Gia Chủy như một khu công nghiệp và thương mại phục vụ cho thành phố Thượng Hải. Phần giữa của bán đảo trở thành một thị trấn được gọi là Lannidu (烂泥渡, nghĩa là "Bến phà bùn"), được đặt theo tên của một trong những cầu cảng trên bờ sông. Các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và Nhật Bản đã xây dựng hàng loạt nhà máy, nhà kho, bãi chứa hàng, cầu cảng để phục vụ lợi ích của họ. Một khu phố thương mại sầm uất được phát triển ở Lannidu nhằm phục vụ cho việc buôn bán hàng hóa cũng như nhu cầu hàng ngày của rất nhiều công nhân làm việc trong các cơ sở công nghiệp. Phát triển từ năm 1986. Năm 1986, như một phần của các biện pháp cải cách nhằm sử dụng Thượng Hải làm trung tâm để tăng cường phát triển kinh tế và thương mại ở Trung Quốc, một tài liệu chính sách của chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên đề cập đến sự phát triển của Phố Đông, với việc thành lập trung tâm tài chính và thương mại mới ở Lục Gia Chủy. Chính sách "phát triển và mở cửa Phố Đông" được chính thức công bố vào năm 1990. Phố Đông nhanh chóng chuyển đổi trong vài thập kỷ tiếp theo từ quá khứ công nghiệp của nó thành trung tâm tài chính và thương mại. Ngoài số lượng lớn các tòa nhà chọc trời đặt làm văn phòng của các tập đoàn, ngân hàng và các công ty dịch vụ chuyên nghiệp, khu vực này còn có khách sạn, trung tâm mua sắm, một trung tâm hội nghị bên bờ sông. Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông đã trở thành biểu tượng kiến trúc của Thượng Hải và "thống trị" đường chân trời Lục Gia Chủy kể từ khi nó được hoàn thành vào năm 1995, mặc dù hiện nay có hai tòa nhà chọc trời cao hơn nó. Năm 2015, Khu Thương mại Tự do Thượng Hải đã được mở rộng để bao gồm cả Lục Gia Chủy. Các tòa nhà. Các tòa nhà nổi bật ở Lục Gia Chủy: - Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông - Tháp Kim Mậu - Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải - Super Brand Mall - Trung tâm Tài chính Quốc tế Thượng Hải (Shanghai IFC) - Tháp Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China Tower) - Tháp Thượng Hải Giao thông. Về đường thủy, Lục Gia Chủy được kết nối với phần còn lại của trung tâm Thượng Hải bằng phà từ hai cầu cảng, lần lượt nằm ở đầu phía Bắc và phía Nam của khu vực. Ở đầu phía nam, bến phà Đường Dongchang phục vụ phà vượt sông Hoàng Phố đến trung tâm và phía nam trung tâm Thượng Hải. Dịch vụ phà phổ biến nhất cho khách du lịch kết nối bến phà Đường Dongchang với bến phà Đông Jinling, nằm trên Bến Thượng Hải. Ở đầu phía bắc, bến phà Xichang Inn phục vụ các tuyến đến trung tâm phía bắc Thượng Hải. Bến phà Lục Gia Chủy trước đây từng là một phần của tuyến đường qua sông nổi tiếng nhất ở Thượng Hải, đã bị đóng cửa vào năm 1999, với cấu trúc cầu tàu hiện được sử dụng làm khu vực chỗ ngồi công cộng bên bờ sông. Về đường bộ, Lục Gia Chủy được kết nối với phần còn lại của trung tâm Thượng Hải bằng đường hầm Đường Đông Yan'an, nối đầu phía nam của Bến Thượng Hải với trung tâm của Lục Gia Chủy. Ra xa trung tâm Lục Gia Chủy hơn nữa, đường hầm Đường Renmin và Đường Đông Fuxing kết nối phía nam Lục Gia Chủy với nam trung tâm Thượng Hải, trong khi đường hầm Đường Xinjian và Đường hầm Đường Dalian nối phía bắc Lục Gia Chủy với bắc trung tâm Thượng Hải. Về tàu điện ngầm, Lục Gia Chủy được phục vụ bởi ga Lục Gia Chủy, trên tuyến tàu điện ngầm Thượng Hải số 2. Ngoài ra, Đường hầm tham quan Bến Thượng Hải là một điểm thu hút khách du lịch, bao gồm các phương tiện di chuyển chậm trên đường ray dưới lòng đất, đi qua lại giữa Bến Thượng Hải và Lục Gia Chủy, trong đường hầm còn có các hiệu ứng ánh sáng và âm thanh. Liên kết ngoài. - "Lục Gia Chủy vẫn đang trên đà phát triển," của Tian Xiuzhen, Shanghai Star. 16-12-2004 - "Lục Gia Chủy trở thành quận hàng đầu", Shanghai Daily. 14-09-2006 - ShanghaiDaily.com - Đánh giá khu vực.
Tứ tự do Tứ tự do là mục tiêu được Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt nêu rõ vào thứ Hai, ngày 6 tháng 1 năm 1941. Trong diễn thuyết được gọi là (về lý thì là diễn thuyết Tình hình Liên Bang 1941), ông đề xuất bốn quyền tự do cơ bản mà người dân "ở khắp nơi trên thế giới" nên được hưởng: 1. Tự do ngôn luận 2. Tự do tín ngưỡng 3. Tự do khỏi nghèo khó 4. Tự do khỏi sợ hãi Roosevelt có bài phát biểu đấy lúc 11 tháng trước thời điểm Nhật Bản tấn công bất ngờ vào lực lượng Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng, Hawaii và Philippines khiến Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản vào ngày 8 tháng 12 năm 1941. Bài 'diễn văn Tình hình Liên bang' đấy phần lớn nói về an ninh quốc gia của Hoa Kỳ cùng với về mối đe dọa lên các nền dân chủ khác bởi chiến tranh thế giới đang diễn ra trên khắp các lục địa ở đông bán cầu. Trong diễn văn đấy, ông đã phá vỡ truyền thống 'chủ nghĩa không can thiệp' lâu đời của Hoa Kỳ. Ông vạch ra vai trò của Hoa Kỳ trong việc trợ giúp các đồng minh đã tham chiến. Trong bối cảnh đó, ông đã tóm tắt các giá trị của nền dân chủ trước sự đồng thuận của lưỡng đảng về việc can dự quốc tế vào thời điểm đó. Một câu nói nổi tiếng trong bài phát biểu đấy đã đề cao các giá trị đó là: ""Vì con người sống không chỉ nhờ cơm bánh, nên người ta chiến đấu không chỉ nhờ vũ khí thôi đâu."" Trong nửa sau của bài phát biểu, ông liệt kê những lợi ích của dân chủ, bao gồm cơ hội kinh tế, việc làm, an sinh xã hội, và hứa hẹn "chăm sóc sức khỏe đầy đủ". Hai quyền tự do đầu tiên, ngôn luận và tôn giáo, được Tu chính án thứ nhất bảo vệ trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Việc ông bao gồm luôn hai quyền tự do tiếp theo đã vượt xa các giá trị trong Hiến pháp truyền thống mà được Dự luật nhân quyền Hoa Kỳ bảo vệ. Khi đó Roosevelt tán thành quyền con người rộng mở hơn về an ninh kinh tế và đã tiên lượng ra cái sẽ được gọi là mẫu hình "an ninh nhân loại" trong nhiều thập kỷ sau trong khoa học xã hội và phát triển kinh tế. Ông cũng đưa vào cả quyền "tự do khỏi sợ hãi" chống lại sự gây hấn quốc gia, cùng với đó là mang quyền đó đến tân Liên hợp quốc mà khi ấy ông đang thiết lập. Bối cảnh lịch sử. Trong những năm 1930, nhiều người Mỹ, vì cho rằng việc can dự vào Thế Chiến I là sai lầm, nên đã kiên quyết chống lại việc tiếp tục can thiệp vào tình hình của châu Âu. Với việc Đạo luật Trung lập được xác lập sau năm 1935, luật pháp Hoa Kỳ cấm buôn bán quân bị cho các quốc gia đang có chiến tranh và đặt hạn chế lên việc đi lại của các tàu chiến khi ấy. Khi Thế Chiến II bắt đầu vào tháng 9 năm 1939, luật trung lập vẫn có hiệu lực và đảm bảo rằng Anh và Pháp không thể nhận được hỗ trợ thực chất nào. Với việc sửa đổi Đạo luật Trung lập vào năm 1939, Roosevelt đã áp dụng chính sách "thiếu điều chiến tranh" qua đó có thể chuyển tiếp tế và quân bị cho Đồng minh châu Âu, miễn là không tuyên chiến và không đem quân đi đánh. Vào tháng 12 năm 1940, châu Âu phần lớn rơi vào sự chi phối của Adolf Hitler và chế độ Đức Quốc Xã. Với việc Đức đánh bại Pháp vào tháng 6 năm 1940, chỉ còn lại Anh và Đế quốc hải ngoại của Anh một mình chống lại liên minh quân sự của Đức, Ý và Nhật Bản. Winston Churchill, lúc đó là Thủ tướng Anh, đã kêu gọi Roosevelt và Hoa Kỳ cung cấp quân bị cho họ để họ có thể tiếp tục tham chiến. Hội chợ Thế giới New York 1939 đã khánh chúc Bốn quyền tự do – tôn giáo, ngôn luận, báo chí, và hội họp – và ủy thác cho Leo Friedlander sáng tác ra các bức điêu khắc đại diện cho chúng. Thị trưởng thành phố New York khi ấy là Fiorello La Guardia đã mô tả các bức tượng điêu khắc đấy là "trái tim của hội chợ". Sau đó Roosevelt tuyên bố "Bốn quyền tự do căn bản" của riêng mình rồi kêu gọi Walter Russell tạo ra "Đài kỷ niệm Tứ tự do", đài này cuối cùng được hiến tặng tại Madison Square Garden ở Thành phố New York. Tên của bốn quyền tự do của Roosevelt cũng xuất hiện trên mặt trái của AM-lira, tờ tiền Quân đội Đồng minh được Mỹ phát hành ở Ý trong Thế Chiến II, trên thực tế đó là 'tiền tệ chiếm đóng', được đảm bảo bằng đồng đô la Mỹ. Tuyên bố. Bài diễn văn Tứ tự do được đưa ra vào ngày 6 tháng 1 năm 1941. Mong muốn của Roosevelt là đưa ra lý do tại sao Hoa Kỳ nên từ bỏ các chính sách biệt lập xuất hiện từ Thế Chiến I. Trong bài diễn thuyết, Roosevelt đã phê phán chủ nghĩa biệt lập, nói rằng: Bản dịch tiếng Việt: Bài diễn văn đấy trùng hợp với sự ra đời của Đạo luật Lend-Lease (cho vay, cho mướn), thúc đẩy kế hoạch của Roosevelt để trở thành "kho vũ khí của nền dân chủ" và hỗ trợ Đồng minh (chủ yếu là phe Anh) những tiếp tế cấp thiết. Thêm nữa, bài diễn văn đấy xác lập ra những thứ sẽ trở thành cơ sở ý thức hệ cho việc Mỹ tham gia vào Thế Chiến II, tất cả đều theo dàn ý dựa trên quyền lợi và tự do cá nhân vốn là dấu ấn của nền chính trị Mỹ. Bài phát biểu của Tổng thống Roosevelt có chứa nội dung sau đây, được gọi là "Tứ tự do": Bản dịch tiếng Việt: Tuyên bố đấy về Tứ tự do, làm lời biện minh cho chiến tranh, sẽ vang vọng làm tấm khung ghi nhớ trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến, và cả trong nhiều thập kỷ nữa. Các quyền tự do đấy đã trở thành chủ chốt trong mục tiêu chiến tranh của Mỹ và trở thành trung tâm của mọi cố gắng vận động công chúng ủng hộ cho cuộc chiến. Với việc Văn phòng Thông tin Chiến tranh được thành lập (1942), cùng với việc họa sĩ Norman Rockwell sáng tác ra các bức vẽ nổi tiếng về Tứ tự do, các quyền tự do đấy từ khi đó được tuyên truyền là giá trị cốt lõi của cuộc sống Mỹ và trở thành ví dụ về 'chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ'. Đối lập. Bài diễn văn Tứ tự do khi đó được người ta ngưỡng mộ, và các mục tiêu trong đó đã có ảnh hưởng đến chính trị hậu chiến. Tuy nhiên, vào năm 1941, bài diễn văn đã nhận được sự chỉ trích kịch liệt từ các phần tử phản chiến. Các nhà phê bình biện luận rằng Tứ tự do chỉ đơn giản là hiến chương cho Thỏa thuận mới của Roosevelt – cho những cải cách xã hội vốn đã tạo ra sự chia rẽ rõ rệt bên trong Quốc hội. Phe bảo thủ mà phản đối các chương trình xã hội và sự can thiệp gia tăng của chính phủ thì biện luận chống lại cái việc Roosevelt nỗ lực biện minh và miêu tả chiến tranh như điều cần thiết để bảo vệ các mục tiêu cao thượng. Mặc dù các quyền tự do đấy đã trở thành khía cạnh hữu lực trong tư tưởng của người Mỹ về chiến tranh khi đấy, chúng chưa bao giờ là sự biện minh duy nhất cho chiến tranh. Các cuộc thăm dò và khảo sát do Văn phòng Thông tin Chiến tranh Hoa Kỳ (OWI) thực hiện thì lại hé lộ rằng "tự vệ", và báo thù cho vụ tấn công Trân Châu Cảng vẫn là những lý do phổ biến nhất cho chiến tranh. Hạn chế. Trong một diễn thuyết trên radio năm 1942, Tổng thống Roosevelt tuyên bố Tứ tự do thể hiện "quyền của con người thuộc mọi tín điều và mọi chủng tộc, bất kể người ta sống ở đâu." Vào ngày 19 tháng 2 năm 1942, Tổng thống Roosevelt bằng Sắc lệnh 9066 trao quyền việc câu lưu người Mỹ gốc Nhật và câu lưu người Mỹ gốc Ý, cho phép các chỉ huy quân sự địa phương chỉ định những "khu vực quân sự" nào là "vùng cấm vào", từ đó "bất kỳ hoặc tất cả mọi người đều có thể bị đuổi ra". Quyền lực này được dùng để tuyên bố rằng tất cả những người có dòng dõi Nhật Bản đều bị bài trừ khỏi toàn bộ vùng bờ biển Thái Bình Dương, bao gồm toàn bộ California và phần lớn Oregon, Washington, và Arizona, trừ những người trong các trại câu lưu. Đến năm 1946, Hoa Kỳ đã cầm giữ 120.000 người gốc Nhật Bản, trong đó có khoảng 80.000 người sinh ra ở Hoa Kỳ. Liên Hiệp Quốc. Khái niệm Tứ tự do đấy đã làm nguồn cảm hứng cho Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt khi bà đảm nhận chủ trì soạn thảo Tuyên bố Nhân quyền của Liên hợp quốc, tức Nghị quyết 217A của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Quả thực, bốn quyền tự do này đã được tường minh đưa vào lời mở đầu của Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền như sau: ""Xét rằng" việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, được giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người." Công viên Tứ tự do Franklin D. Roosevelt. Công viên Tứ tự do Franklin D. Roosevelt là một công viên được thiết kế bởi kiến trúc sư Louis Kahn cho điểm phía nam của Đảo Roosevelt. Công viên khánh chúc bài diễn văn nổi tiếng đấy, và văn bản từ bài diễn văn đấy được khắc trên một bức tường granit trong thiết kế gần đây nhất của công viên. Giải thưởng. Viện Roosevelt có vinh danh những cá nhân xuất sắc đã chứng tỏ mình phụng hiến suốt đời cho các lý tưởng này. Bốn huy chương của Giải thưởng Tự do được trao tại các buổi lễ ở Hyde Park, New York và Middelburg, Hà Lan trong các năm luân phiên nhau. Các giải thưởng đấy được trao ra lần đầu tiên vào năm 1982 nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Tổng thống Roosevelt cũng như kỷ niệm hai trăm năm quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Hà Lan. Trong số những người đoạt giải có: - William Brennan - H.M. Juan Carlos của Tây Ban Nha - Jimmy Carter - Bill Clinton - Dalai Lama thứ 14 - Mikhail Gorbachev - Averell Harriman - Václav Havel - H.R.H. Princess Juliana của Hà Lan - John F. Kennedy - Mike Mansfield - Paul Newman - Tip O'Neill - Shimon Peres - Coretta Scott King - Brent Scowcroft - Harry S. Truman - Liv Ullmann - Elie Wiesel - Joanne Woodward Trong văn hóa đại chúng. - Cuốn tiểu thuyết "Four Freedoms" (2009) của John Crowley phần lớn dựa trên các chủ đề trong bài diễn văn của Roosevelt. - FDR đã ủy nhiệm cho nhà điêu khắc Walter Russell thiết kế một đài kỷ niệm để tưởng nhớ người anh hùng đầu tiên của cuộc chiến. "Đài kỷ niệm Tứ tự do" được tạo ra vào năm 1941 và hiến tặng tại Madison Square Garden, ở Thành phố New York, vào năm 1943. - Nghệ sĩ Kindred McLeary đã vẽ "America the Mighty" (1941), còn được gọi là "Defense of Human Freedom", trong Tòa nhà Harry S. Truman của Bộ Ngoại giao. - Nghệ sĩ Hugo Ballin đã vẽ tranh tường "Tứ tự do" (1942) trong Phòng hội đồng của Tòa thị chính thành phố Burbank, California. - Họa sĩ tranh tường Michael Lenson (1903–1972) ở New Jersey đã vẽ tranh tường "Tứ tự do" (1943) cho trường học Fourteen Street ở Newark, New Jersey. - Họa sĩ tranh tường Anton Refregier đã vẽ các bức tranh tường "Lịch sử San Francisco" (hoàn thành năm 1948) tại Rincon Center ở San Francisco, California; bức thứ 27 mô tả bốn quyền tự do đấy. - Nghệ sĩ Mildred Nungester Wolfe đã vẽ tranh tường "Tứ tự do" bốn bức (hoàn thành năm 1959) mô tả bốn quyền tự do đấy cho một cửa hàng đồng quê ở Richton, Mississippi. Các bức tranh đó hiện được treo trong Bảo tàng Nghệ thuật Mississippi. - Allyn Cox đã vẽ bốn bức tranh tường "Tứ tự do" (hoàn thành năm 1982) treo trong Đại sảnh Thử nghiệm ở Hạ viện Hoa Kỳ; mỗi bức trong số bốn bức đấy mô tả các nhân vật ngụ ngôn đại diện cho bốn quyền tự do. - Kể từ năm 1986, địa điểm Four Freedoms Plaza giả tưởng đóng vai trò là trụ sở chính cho nhóm siêu anh hùng Fantastic Four của Marvel Comics. - Vào đầu những năm 1990, nghệ sĩ David McDonald đã tái hiện các bức tranh "Tứ tự do" của Rockwell làm bốn bức tranh tường lớn ở bên cạnh một tòa nhà tạp hóa cũ ở downtown Silverton, Oregon. - Năm 2008, bảo tàng Wolfsonian của Đại học Quốc tế Florida đã đăng cai triển lãm "Tư tưởng về Dân chủ" trưng bày các áp phích do 60 nghệ sĩ và nhà thiết kế đương đại hàng đầu tạo ra, được mời để tạo ra một thiết kế đồ họa mới có cảm hứng từ các áp phích "Tứ tự do" của họa sĩ minh họa người Mỹ Norman Rockwell. Tranh vẽ của Norman Rockwell. Bài phát biểu của Roosevelt là nguồn cảm hứng cho bộ bốn bức tranh do Norman Rockwell vẽ nên. Tranh vẽ. Các bức vẽ trong bộ tranh được gọi chung là "Tứ tự do này" đã được xuất bản trong bốn số liên tiếp của "The Saturday Evening Post". Bốn bức tranh này sau đó đã được Bộ Ngân khố Hoa Kỳ trưng bày khắp nước Mỹ. Tiểu luận. Mỗi bức tranh đấy được xuất bản kèm với một bài tiểu luận về quyền "Tự do" nói riêng đó: - "Tự do ngôn luận", của Booth Tarkington (ngày 20 tháng 2 năm 1943). - "Tự do tín ngưỡng", của Will Durant (ngày 27 tháng 2 năm 1943). - "Tự do khỏi nghèo khó", của Carlos Bulosan (ngày 6 tháng 3 năm 1943). - "Tự do khỏi sợ hãi", của Stephen Vincent Benét (ngày 13 tháng 3 năm 1943; ngày Benét qua đời). Tem bưu chính. Các bức vẽ "Tứ tự do" của Rockwell đã được Bưu chính Hoa Kỳ tái tạo dưới dạng tem thư vào năm 1943, vào năm 1946, và vào năm 1994 – kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Rockwell. Liên kết ngoài. - Kế hoạch giảng dạy "Tứ tự do" cho mức lớp 9–12 từ Quỹ Quốc gia cho Khoa học nhân văn ở Mỹ - Dưới dạng văn bản phát biểu, audio được cải thiện, trích lục video tại AmericanRhetoric.com - Văn bản và audio - Công viên Tứ tự do Franklin D. Roosevelt" - Diễn văn Tứ tự do 1941 (qua YouTube)
George W. Cannon George W. Cannon (? – 1897) là nhà phát minh người Mỹ quê ở New York nổi tiếng nhờ phát minh ra thang máy cơ học tải thực phẩm. Lần đầu tiên ông nộp đơn xin cấp bằng sáng chế về hệ thống phanh (Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 260776) có thể được dùng cho loại thang máy tải thực phẩm vào ngày 6 tháng 1 năm 1883. Về sau, ông còn nộp đơn xin cấp bằng sáng chế về thang máy cơ học tải thực phẩm (Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 361268) vào ngày 17 tháng 2 năm 1887. Cannon từng bị nghi là đã kiếm được một số tiền lớn từ tiền bản quyền các bằng sáng chế dành cho thang máy tải thực phẩm của mình cho đến khi ông qua đời vào năm 1897.
George F. Cahill George F. Cahill (1869 – 1935) là nhà phát minh người Mỹ nổi tiếng vì góp phần biến các trận bóng chày có thể chơi được vào ban đêm bằng cách phát minh ra máy chiếu đèn pha hai mặt không gây chói.
Đường Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Nguyễn Trãi là một tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh, nối từ nút giao đường Hồng Bàng – Nguyễn Thị Nhỏ (giáp ranh Quận 5 và Quận 6) đến ngã sáu Phù Đổng (Quận 1). Con đường này được mệnh danh là "phố thời trang" của Sài Gòn, với hàng trăm cơ sở kinh doanh các loại mặt hàng từ giày dép, quần áo, túi xách, nón, mắt kính... Vị trí. Tuyến đường này bắt đầu từ nút giao đường Hồng Bàng – Nguyễn Thị Nhỏ, đi về hướng đông cắt qua các tuyến đường lớn như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Tri Phương, Trần Phú, Lê Hồng Phong trên địa bàn Quận 5 đến đường Nguyễn Văn Cừ (ranh giới Quận 5 và Quận 1) rồi tiếp tục đi theo hướng đông bắc qua rìa phía tây của công viên 23 tháng 9 và kết thúc tại ngã sáu Phù Đổng (vòng xoay giao thông nơi giao nhau của 6 tuyến đường: Cách Mạng Tháng 8, Lý Tự Trọng, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Trãi và Lê Thị Riêng). Lịch sử. Đường Nguyễn Trãi một trong những con đường lâu đời nhất vùng đất Sài Gòn – Gia Định. Xưa đây là một đoạn của con đường thiên lý từ cổng thành Bát Quái đi qua vùng Đề Ngạn (Chợ Lớn) rồi đi về miền Tây Nam Bộ. Đến thời Pháp thuộc, con đường này gồm hai đoạn, đoạn thứ nhất từ ngã sáu về đến ranh thành phố Chợ Lớn (đường Trần Phú ngày nay) được gọi là route haute de Saigon à Cholon (đường Sài Gòn – Chợ Lớn trên) để phân biệt với con đường chạy dọc theo rạch Bến Nghé là route basse de Saigon à Cholon (đường Sài Gòn – Chợ Lớn dưới, nay là đại lộ Võ Văn Kiệt). Đoạn còn lại từ đường Trần Phú đến đường Nguyễn Thị Nhỏ là đường đô thị thuộc thành phố Chợ Lớn với tên gọi đường Cây Mai. Đến năm 1922, đoạn đường từ ngã sáu đến đường Nguyễn Văn Cừ được đặt tên là đường Frère Louis và đoạn từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đường Trần Phú được đặt tên là đường Maréchal Joffre. Năm 1950, chính quyền Quốc gia Việt Nam đổi tên đoạn đường từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đường Ngô Quyền ngày nay thành đường Quang Trung, năm 1952 lại đổi đoạn đường Cây Mai còn lại thành đường Hartmann. Tuy nhiên sau đó hai con đường Hartmann và Quang Trung được nhập lại thành đường Quang Trung. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên đường Frère Louis thành đường Võ Tánh và đường Quang Trung thành đường Nguyễn Trãi. Năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời nhập hai con đường Nguyễn Trãi và Võ Tánh thành đường Nguyễn Trãi như hiện nay. Di tích. Khu vực Chợ Lớn, Quận 5 ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều hội quán của người Hoa với kiến trúc cổ độc đáo, trong đó đường Nguyễn Trãi có hai hội quán nổi tiếng là hội quán Tuệ Thành (Chùa Bà Thiên Hậu) và hội quán Nghĩa An (còn gọi là Chùa Ông hay Miếu Quan Đế). Xem thêm. - Chợ Lớn - Đường Cách Mạng Tháng 8, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hồ Chí Minh - Ngã sáu Phù Đổng