text
stringlengths
2
268k
Neckarwestheim Neckarwestheim là một thị xã nằm ở huyện Heilbronn, bang Baden-Württemberg, tây nam Đức. Nằm bên bờ sông Neckar, nơi đây nổi tiếng với Nhà máy điện hạt nhân Neckarwestheim. Danh sách thị trưởng. - 1977–1995: Horst Armbrust - 1996–2016: Mario Dürr - 2016–: Jochen Winkler Địa phương kết nghĩa. - Ceton, Orne, Pháp.
Flein Flein () là một đô thị nằm ở huyện Heilbronn thuộc bang Baden-Württemberg, miền nam nước Đức. Dân số. - 1648: 250 - 1800: 800 - 1900: 1,600 - 2005: 6,535 Thư viện ảnh. Nguồn Liên kết ngoài. - www.flein.de (bằng tiếng Đức)
Đơn thân nam nữ Đơn thân nam nữ (tiếng Trung: "單身男女", tiếng Anh: "Don't Go Breaking My Heart") là một bộ phim điện ảnh Hồng Kông thuộc thể loại hài tình cảm - chính kịch ra mắt năm 2011 do Đỗ Kỳ Phong làm đạo diễn và hợp tác sản xuất với người cộng sự Vi Gia Huy. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên chính gồm Cổ Thiên Lạc, Ngô Ngạn Tổ và Cao Viên Viên. Bộ phim có buổi công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim quốc tế Hồng Kông vào ngày 20 tháng 3 năm 2011, sau đó được trình chiếu tại Hồng Kông và Trung Quốc từ ngày 31 tháng 3 cùng năm. Tóm tắt nội dung. Để theo đuổi tình yêu, Trình Tử Hân - một cô gái người Tô Châu cùng với bạn trai đến Thượng hải làm việc trong một công ty tài chính, không ngờ rằng người bạn trai lại thay đổi khiến Tử Hân rất đau lòng. Một lần tình cờ, cô đã quen với Phương Khải Hoành - một kiến trúc sư đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hai người đã cổ vũ động viên cho nhau. Tử Hân quên hết tất cả những gì liên quan đến người bạn trai cũ, Khởi Hoành cũng quyết định làm lại từ đầu, thời gian hẹn hò được một tuần lại khiến Tử Hân có cái nhìn mới về thiết kế đồ họa. Ai biết rằng buổi hẹn hò tối hôm đó Tử Hân lại không đến. Thì ra đối diện với văn phòng của Tử Hân, Trương Thân Nhiên - ông chủ của một công ty luôn nhìn cô từ rất lâu rồi, khi cô đau khổ, hai người đã nói chuyện với nhau thông qua những mảnh giấy nhớ, Tử Hân dần dần thích anh, và hẹn gặp Thân Nhiên ở một quán cà phê, còn Thân Nhiên thì đang ngủ với một người phụ nữ khác. Liệu Tử Hân sẽ chọn Thân Nhiên hay Khải Hoành cho mối tình đầu của mình? Diễn viên. - Cổ Thiên Lạc trong vai Trương Thân Nhiên - Ngô Ngạn Tổ trong vai Phương Khải Hoành - Cao Viên Viên trong vai Trình Tử Hân Liên kết ngoài. - Official website - "Don't Go Breaking My Heart" at Hong Kong Cinemagic
Eppingen Eppingen () là một thị trấn nằm ở huyện Heilbronn thuộc bang Baden-Württemberg, miền nam nước Đức. Nơi đây nằm trên vùng núi Kraichgau, gần hợp lưu của hai con sông Elsenz và Hilsbach. Thị trấn có số dân đông thứ hai trong huyện. Thị trưởng. - 1808-1813: Heinrich Jakob Raußmüller - 1813-1816: Carl Morano - 1816-1831: Ludwig Lother - 1831-1844: Friedrich Hochstetter - 1844-1847: Johann Ludwig Raußmüller - 1847-1859: Wilhelm Lother - 1859-1866: Gustav Hochstetter - 1866-1870: Ludwig Lother - 1870-1878: Heinrich Raußmüller - 1878-1890: Paul Bentel - 1890-1894: Heinrich Schmelcher - 1894-1903: Philipp Vielhauer - 1903-1933: Albert Wirth - 1933-1937: Karl Doll - 1937-1945: Karl Zutavern - 1945-1948: Jakob Dörr - 1948-1966: Karl Thomä - 1966-1980: Rüdiger Peuckert - 1980-2004: Erich Pretz - 2004–: Klaus Holaschke Địa phương kết nghĩa. - Wassy, Haute-Marne, Pháp từ năm 1967 - Epping, Essex, Vương quốc Anh từ năm 1981 - Szigetvár, Baranya, Hungary từ năm 1992 Liên kết ngoài. - Trang web Stadt Eppingen (bằng tiếng Đức) - Cổng thông tin địa phương Eppingen Local (bằng tiếng Đức)
Obersulm Obersulm là một đô thị nằm ở huyện Heilbronn, bang Baden-Württemberg, Đức. Thành lập vào thập niên 1970, nơi đây nằm cách Heilbronn 12 km về phía đông.
Nguyễn Hữu Long Thạc sỹ Nguyễn Hữu Long là chuyên gia phát triển trường học và doanh nghiệp, với gần 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, đào tạo phát triển học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên và các doanh nhân, doanh nghiệp. Ông có kinh nghiệm điều hành, quản lý, tư vấn cho hơn 5000 doanh nhân, doanh nghiệp và hơn 40.000 học sinh, sinh viên, thanh niên, cán bộ Đoàn. Ông tham gia các vị trí, vai trò như: Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo Công ty TNHH Tập Đoàn Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam (VINSI CORP); Chủ tịch Liên minh Thủ lĩnh xanh Việt Nam, Chủ tịch Liên Minh Khởi nghiệp xanh Việt Nam; Kết nối, sáng lập và phụ trách Mạng lưới nghiên cứu chính sách khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam; chuyên gia đào tạo khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Trung tâm chuyển giao tri thức (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ông tham gia đóng góp cho hoạt động doanh nhân, doanh nghiệp và khởi nghiệp tại các địa phương và trường học như: Chủ tịch Cộng đồng khởi nghiệp tỉnh Quảng Bình, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Bình, tham gia hỗ trợ tư vấn, đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Quảng Bình, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Sơn La…và các trường Đại học Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Mở Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Điện lực, Đai học Hồng Đức, Đại học Công Đoàn, Trường Cao Đẳng Việt Đức…Với nhiều thành tích đóng góp cho thanh niên, doanh nhân, doanh nghiệp, khởi nghiệp của Việt Nam cũng như truyền cảm hứng thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, doanh nhân xanh, ông đã được vinh danh bởi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường…các khen thưởng địa phương.
Oedheim Oedheim () nằm ở huyện Heilbronn, tây bắc bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây có dân số khoảng 7,000 người.
Ayatollah Hosseini Nassab Ayatollah Hosseini Nassab ( , ngày sinh: 1960), là Imam của Trung tâm Hồi giáo ở Hamburg. Chủ tịch Liên đoàn Shia ở Canada, tác giả của 215 cuốn sách và là người sáng lập 22 tổ chức Hồi giáo. sự xuất bản. Ông là tác giả của hơn 215 ấn phẩm về thần học Hồi giáo. Niềm tin, triết học, luật và logic của người Shia Các tổ chức. Ayatollah Hosseini Nassab đã thành lập hơn 20 trung tâm ở Canada, Đức và Thụy Sĩ.
Dị thường thực Trong cơ học thiên thể, dị thường thực hay độ bất thường thực là một tham số góc xác định vị trí của một vật thể chuyển động trên một quỹ đạo Kepler. Nó là góc giữa hướng của cận điểm và vị trí hiện tại của vật thể, đỉnh của góc là tiêu điểm chính của elip (tức là điểm mà vật thể quay quanh). Dị thường thực thường được ký hiệu bởi các chữ cái Hy Lạp , hay , hay chữ La-tinh , và thường được giới hạn trong khoảng giá trị 0–360° (0–2π). Hình bên cho thấy dị thường thực là một trong ba tham số góc ("dị thường") xác định vị trí trên một quỹ đạo, hai tham số kia là dị thường tâm sai ("E") và dị thường trung bình. Dị thường thực cũng được sử dụng trong sáu tham số quỹ đạo chính. Công thức. Từ vectơ trạng thái. Đối với các quỹ đạo elip, dị thường thực có thể được tính từ các vectơ trạng thái quỹ đạo theo công thức: trong đó: - v là vectơ vận tốc quỹ đạo của thiên thể quay, - e là vectơ tâm sai, - r là vectơ vị trí quỹ đạo (đoạn "FP" trong hình vẽ) của vật thể quay. Đối với quỹ đạo tròn, dị thường thực là không xác định, bởi vì quỹ đạo tròn không có cận điểm duy nhất. Từ dị thường thực. Dị thường thực có thể được tính trực tiếp từ dị thường trung bình "M" và độ lệch tâm "e" bởi khai triển Fourier sau: trong đó formula_3 có nghĩa là các số hạng không xét đến đều chứa bậc "e" hoặc cao hơn. Lưu ý rằng sự chính xác của phép xấp xỉ này thường được giới hạn tới các quỹ đạo mà độ lệch tâm (e) là nhỏ. Hiệu số formula_4 còn được gọi là phương trình tâm. Tính bán kính từ dị thường thực. Bán kính (khoảng cách giữa vật thể quay và tiêu điểm hấp dẫn) liên hệ với dị thường thực bởi công thức trong đó "a" là bán trục lớn của quỹ đạo. Xem thêm. - Các định luật Kepler về chuyển động thiên thể - Dị thường tâm sai - Dị thường trung bình - Elip - Hyperbol Tham khảo sách. - Murray, C. D. & Dermott, S. F., 1999, "Solar System Dynamics", Cambridge University Press, Cambridge. - Plummer, H. C., 1960, "An Introductory Treatise on Dynamical Astronomy", Dover Publications, New York. (Reprint of the 1918 Cambridge University Press edition.) Liên kết ngoài. - Federal Aviation Administration - Describing Orbits
Lũy thừa hoàn hảo Trong toán học, lũy thừa hoàn hảo là số tự nhiên bằng tích của các phần tử bằng nhau, hay nói cách khác, một số nguyên có thể biểu diễn thành lũy thừa có bậc lớn hơn một của một số nguyên khác cũng lớn hơn một. Nói theo công thức thì, "n" được gọi là lũy thừa hoàn hảo khi tồn tại một số số nguyên "m" > 1 và "k" > 1 sao cho "m" = "n". Trong trường hợp này "n" cũng có thể gọi là lũy thừa hoàn hảo bậc k. Nếu k = 2 hoặc k = 3 thì "n" được gọi là số chính phương hoặc số lập phương tương ứng. Đôi khi 0 and 1 cũng được coi là lũy thừa hoàn hảo mặc dù (0 = 0 với mọi "k" > 0, 1 = 1 cũng với mọi "k"). Các ví dụ và tổng. Dãy các lũy thừa hoàn hảo có thể được sinh bằng cách chạy qua các giá trị "m" và "k". Một số phần tử đầu trong dãy (cho phép lặp lại là): : Tổng chuỗi các nghịch đảo của lũy thừa hoàn hảo (bao gồm lặp lại như 3 và 9, cả hai đều bằng 81) bằng 1: Tổng trên được tính như sau: Dãy các lũy thừa hoàn hảo không lặp lại là: Tổng các nghịch đảo của dãy lũy thừa hoàn hảo "p" mà không có lặp lại là: với μ("k") là hàm Möbius và ζ("k") là hàm zeta Riemann. Theo lời của Euler, Goldbach đã cho thấy (trong một bức thư hiện đã mất đi) tổng của trên tập các lũy thừa hoàn hảo "p", ngoại trừ 1 và lặp lại, là 1: Đôi khi được gọi là định lý Goldbach–Euler. Kiểm tra lũy thừa hoàn hảo. Có nhiều cách ta có thể kiểm tra xem liệu "n" có phải là lũy thừa hoàn hảo không, với mỗi cách có thể có độ phức tạp tính toán khác nhau . Một trong những cách đơn giản nhất là xét toàn bộ các giá trị "k" trên mỗi ước của "n", cho tới formula_7. Nếu các ước của formula_8 là formula_9 thì một trong các giá trị formula_10 phải bằng "n" nếu "n" là lũy thừa hoàn hảo. Phương pháp có thể đơn giản hơn nếu ta chỉ xét các giá trị nguyên tố của "k". Lý do có thể làm được vậy là bởi nếu formula_11 với hợp số formula_12 và "p" là số nguyên tố thì ta có thể viết "n" lại thành formula_13. Bởi vậy, tối thiểu thì "k" phải là số nguyên tố. Nếu toàn bộ phân tích nguyên tố của "n" đã được tính, formula_14 trong đó formula_15 là các số nguyên tố phân biệt, thì "n" là lũy thừa hoàn hảo khi và chỉ khi formula_16 (ucln kí hiệu Ước chung lớn nhất). Để lấy ví dụ, xét "n" = 2·3·7. Bởi ucln(96, 60, 24) = 12, "n" là số lũy thừa hoàn hảo bậc 12 (đồng thời bậc 6, bậc 4, bậc 3 và bậc 2 vì 6, 4, 3 và 2 đều là ước của 12). Khoảng cách giữa các lũy thừa hoàn hảo. Vào năm 2002 nhà toán học Romanian Preda Mihăilescu đã chứng minh chỉ có duy nhất một cặp lũy thừa hoàn hảo liên tiếp là 2 = 8 và 3 = 9, qua đó chứng minh giả thuyết Catalan. Giả thuyết Pillai tổng quát hơn, cho rằng với bất kỳ số nguyên dương "k" chỉ có hữu hạn số cặp có khoảng cách giữa hai lũy thừa hoàn hảo trong cặp bằng "k". Bài toán này hiện nay vẫn chưa có lời giải. Xem thêm. - Lũy thừa nguyên tố Liên kết ngoài. - Lluís Bibiloni, Pelegrí Viader, and Jaume Paradís, On a Series of Goldbach and Euler, 2004 (Pdf)
Stanisław Kania Stanisław Kania ( phát âm tiếng Ba Lan: (; ; 8 tháng 3 năm 1927 - 3 tháng 3 năm 2020) là một cựu chính trị gia cộng sản người Ba Lan . Ông giữ chức Bí thư thứ nhất của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan từ tháng 9 năm 1980 cho đến khi từ chức vào tháng 10 năm 1981. Ông được thay thế bởi Thủ tướng Wojciech Jaruzelski Kania qua đời vào ngày 3 tháng 3 năm 2020 vì bệnh viêm phổi và suy tim , 5 ngày trước sinh nhật lần thứ 93 của ông
Oskar Fischer Oskar Fischer (19 tháng 3 năm 1923 - 2 tháng 4 năm 2020) là một chính trị gia người Đông Đức . Ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Cộng hòa Dân chủ Đức từ năm 1975 đến năm 1990. Fischer là thành viên đầu tiên của nội các Đông Đức đến thăm Giáo hoàng John Paul II tại Vatican vào năm 1978. Ông sinh ở Aš , Tiệp Khắc . Fischer qua đời vào ngày 2 tháng 4 năm 2020 tại Berlin , hưởng thọ 97 tuổi
Dị thường tâm sai Trong cơ học quỹ đạo, dị thường tâm sai là một tham số góc xác định vị trí của một vật thể chuyển động trên một quỹ đạo Kepler hình elip. Dị thường tâm sai là một trong ba tham số góc ("dị thường") xác định vị trí trên một quỹ đạo, hai tham số kia là dị thường thực và dị thường trung bình. Biểu diễn hình học. Xét elip với phuơng trình cho bởi: trong đó "a" là "bán trục lớn" và "b" là "bán trục bé". Đối với một điểm trên elip, "P" = "P"("x", "y"), thể hiện vị trí của một vật thể quay trên quỹ đạo elip, dị thường tâm sai là góc "E" in the figure. Dị thường tâm sai "E" là góc ở tâm "C" của một tam giác vuông với một cạnh kề nằm trên "trục lớn" của elip, cạnh huyền có độ dài bằng "a" ("bán trục lớn"); và cạnh đối đi qua điểm "P" vuông góc với trục lớn và cắt vòng tròn phụ bên ngoài có bán kính "a" tại điểm "P′" . Dị thường tâm sai được đo cùng chiều với dị thường thực, ký hiệu trên hình bởi "f". Dị thường tâm sai "E" được tính theo các tọa độ và các bán trục bởi các công thức: và Công thức thứ hai được thiết lập bởi liên hệ từ đó suy ra , loại nghiệm âm vì nó đi trên elip theo chiều ngược. Ngoài ra, cũng có thể suy ra công thức thứ hai bằng cách xét một tam giác vuông tương tự với cạnh đối có độ dài "y" bằng khoảng cách từ "P" tới trục lớn, và cạnh huyền của nó "b" bằng bán trục bé của elip. Công thức. Khoảng cách và dị thường tâm sai. Độ lệch tâm hay tâm sai "e" được định nghĩa là: Áp dụng định lý Pythagoras với tam giác có độ dài cạnh huyền "r" (khoảng cách "FP"): Do đó khoảng cách từ tiêu điểm chính tới điểm "P" có liên hệ sau với dị thường tâm sai Từ kết quả này có thể suy ra dị thường tâm sai từ dị thường thực: Liên hệ với dị thường thực. "Dị thường thực" là góc ký hiệu bởi trên hình, có đỉnh tại tiêu điểm chính của elip. Đôi khi nó còn được ký hiệu bởi chữ hay . Dị thường thực và dị thường tâm sai có liên hệ như sau. Sử dụng công thức tính trên, sin và cosin của có thể được tính theo : Suy ra, Góc do đó là cạnh kề của một tam giác vuông với cạnh huyền formula_10 cạnh kề formula_11 và cạnh đối formula_12 Ngoài ra, thế tìm được ở trên vào biểu thức tính , khoảng cách từ tiêu điểm tới điểm , cũng có thể được biểu diễn theo dị thường thực: trong đó được gọi là ""bán trục bên"" trong hình học cổ điển. Tính dị thường thực. Nếu biết dị thường tâm sai có thể suy ngược ra dị thường thực bằng các công thức: Dị thường thực có thể được suy ngược ra từ công thức tan: Ngoài ra, một dạng khác của phương trình này có thể được sử dụng để tránh khó khăn trong tính toán số khi đối số gần formula_19 và tránh các vấn đề về dấu. do đó Từ dị thường trung bình. Dị thường tâm sai "E" được liên hệ với dị thường trung bình "M" bởi phương trình Kepler: Phương trình này không có biểu thức nghiệm dạng đóng để suy ra "E" từ "M". Nó có thể được giải bằng số, chẳng hạn phương pháp Newton–Raphson. Nó có thể được biểu diễn theo chuỗi Fourier trong đó formula_25 là hàm Bessel loại thứ nhất. Xem thêm. - Vectơ tâm sai - Độ lệch tâm quỹ đạo Tham khảo sách. - Murray, Carl D.; & Dermott, Stanley F. (1999); "Solar System Dynamics", Cambridge University Press, Cambridge, GB - Plummer, Henry C. K. (1960); "An Introductory Treatise on Dynamical Astronomy", Dover Publications, New York, NY (Reprint of the 1918 Cambridge University Press edition)
Trẻ Trâu Trẻ trâu nghĩa là gì? Trẻ trâu (tiếng anh là Premature) còn có cách gọi khác là sửu nhi, chỉ những người thích thể hiện, tỏ vẻ ta đây, hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ, lời nói không đi đôi với hành động. Hay còn là người không biết đúng sai, cố chấp không chịu nghe lời. Hay trẻ trâu còn nói tới những người có tính cách, cử xử giống trẻ con, lì lợm, muốn làm theo ý mình, không tiếp thu ý kiến của người khác. Vì vậy sửu nhi không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Trẻ trâu cũng là cách gọi khác của thời còn trẻ con, thời chưa hiểu biết vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, có những hành động bộc phát, chưa suy nghĩ chín chắn. Mặt khác sửu nhi trong tiếng anh được cũng có thể dịch là Young Buffalo hay Buffalo Boy – cách biến hóa tiếng anh thành tiếng anh nóng cho cụm từ “trẻ trâu”. Tùy vào từng định nghĩa là tập quán mỗi nơi sẽ có cách hiểu và gọi khác nhau. Bị gọi là “trẻ trâu” có xấu không? Những người trong độ tuổi teen từ 10 – 18 tuổi thường được gọi là trẻ trâu, đây là độ tuổi dậy thì, thích thể hiện cái tôi bản thân, thích thể hiện cá tính và có những hành động xốc nổi. Vì vậy, ở lứa tuổi này rất cần có sự hướng dẫn và chỉ bảo của người thân để đi đúng hướng. Tuy nhiên, đây là tâm lý rất dễ hiểu của tuổi dậy thì nên chúng ta có thể thông cảm và không gọi là xấu. Mặt khác, những người tuổi trường thành có những hành động thiếu suy nghĩ, không biết tiết chế cảm xúc. Người có tính sửu nhi thường làm người đối diện cảm thấy khó chịu, không thiện cảm, làm cho các cuộc nói chuyện trở lên căng thẳng, đi vào ngõ cụt thì rất không tốt cho chính họ và cho mọi người xung quanh. Cũng không phủ nhận người có tính trẻ trâu hoàn toàn là xấu, vì họ là những người nhiệt tình, thẳng tính, nếu biết kiềm chế cảm xúc thì sửu nhi đôi khi lại thành ưu điểm của người đó. Các biếu hiện của người trẻ trâu. "Biểu hiện của sửu nhi bên ngoài thế giới thực (nhuộm tóc, đánh lộn,…)". Để nhận biết trẻ trâu ngoài đời không quá khó khăn, chỉ cần nhìn vẻ bề ngoài cùng vài câu nói giao tiếp là chúng ta có thể nhận ra thanh niên sửu nhi. Các biểu hiện tiêu biểu của thanh niên trẻ trâu ngoài đời như sau: Thời trang hao hao giống nhau: chủ yếu là set đồ với các thương hiệu fake nổi tiếng, cưỡi xe Dream hoặc xe số wave tàu, yêu thích hình ảnh đại bàng, hổ,… với quần rách chằng chịt. Đầu tóc thì nhuộm các màu nổi xanh, đỏ, tím vàng. Người thì xăm mình kín chân tay. Dành nhiều thời gian cho các thú chơi vô bổ: bỏ bê việc học, đam mê chơi game, nhất là các game online đang hot quên ăn, quên ngủ. Thích tụ tập bạn bè, hội nhóm chơi các trò chơi nguy hiểm như đua xe, đánh nhau,… Lời nói, cử chỉ bốc đồng hiếu thắng, thiếu suy nghĩ: luôn muốn thể hiện mình là nhất, là trên hết, luôn cho mình là đúng, không chịu nghe lời của người khác. Ăn nói cộc lốc, không có chủ ngữ, vai vế trên dưới. "Biểu hiện của trẻ trâu trên mạng xã hội – thế giới ảo (Facebook, Tiktok,…)". Profile Facebook, Tiktok với các thông tin nhảm như: đại học bôn ba, giái quê, trai tổ lái,…. Đặt nick name – tên facebook không đúng với tên thật, tỏ ra đáng yêu, khác biệt là các biệt danh thường gắn với các từ như: heo, béo, đồ ngốc, nhà nghèo, baby, cuốn theo chiều gió, cô đơn,… Hoặc gắn thêm các kí tự đặc biệt. Kiểu chụp ảnh đăng mạng xã hội: các ảnh chỉnh áp quá đà, tự sướng bản thân, kiểu chụp chu mỏ, phồng má, nửa mặt, một mắt,….thêm các hiệu ứng màu mè rối mắt Trạng thái và status: Triết lý cuộc sống cop nhặt trên mạng xã hội, tâm trạng yêu đương, thất tình, tiêu cực hay những câu thả thính ngôn tình xuất hiện nhiều trong các bộ phim dành cho tuổi teen. Thích nhiều like, share ảo: kêu gọi cộng đồng like share, những bình luận. Quan tâm tới từng like 1. Sử dụng ngôn ngữ teencode: Ngôn ngữ không phổ thông của tiếng Việt, các cụm từ viết tắt, sai chính tả. Thiết lập trạng thái bản thân như: quan hệ phức tạp, đang hẹn hò, đã kết hôn, đang thất tình,… dù vẫn còn tuổi tới trường. Tay nhanh hơn não: rảnh rỗi hay thích đi comment dạo, chỉ trích, soi mói mọi người, thích cà khịa, thách thức gây sự chú ý từ mọi người tới mình. Thích ta đây, thể hiện hiểu biết của mình nhưng thực ra chẳng biết gì. Những điều cần tránh để không bị gọi là trẻ trâu. Trẻ trâu không phải là xấu hoàn toàn nhưng nó mang hình ảnh không tốt, thiếu thiện cảm của mình tới người xung quanh. Để có thể hòa đồng tốt hơn với mọi người chúng ta nên có tránh hoặc khắc phục những hành động mang tính sửu nhi bằng cách: Suy nghĩ trước khi nói hoặc hành động. Cần tìm hiểu kĩ vấn đề, nhìn mọi việc ở các góc nhìn khác nhau. Ta không nên nhìn mọi thứ phiếm diện, luôn cho mình là đúng, cãi chày cãi cối bằng được. Lắng nghe các ý kiến, góp ý của mọi người: Cần biết sàng lọc các góp ý của mọi người để đưa ra nhận đúng về vấn đề. Hạn chế tiếp xúc với những người có suy nghĩ tiêu cực, hành động sai lệch với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Mở rộng mối quan hệ với người có lỗi sống tích cực, lành mạnh. Trong trường hợp này câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” rất phù hợp để được áp dụng. Rất mong qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu được ý nghĩa trẻ trâu là gì? cũng như các dấu hiệu nhận biết về trẻ trâu. Bài viết là kiến thức hữu ích, khá đầy đủ giúp bạn hiểu và sử dụng đúng trong cuộc sống, tránh sử dụng sai nghĩa hoặc gây hiểu lầm.
Betobeto-san Betobeto-san Betobeto-san (べ と べ と さ ん) là một loại yokai của Nhật Bản , được cho là đi theo những người đi bộ trên đường đêm. [1] Ở Uda-gun , Nara , tốt hơn là nên gặp trên một con đường đêm tối, [2] ở Shizuoka , người ta nói rằng một người sẽ gặp phải khi đi xuống từ một ngọn núi nhỏ. [3] Tổng quan Mặc dù người ta nói rằng chúng không gây hại cho người chỉ bằng cách phát ra tiếng bước chân, [4] nếu cảm thấy có tiếng bước chân kỳ lạ, họ nên dừng lại ở một bên đường và nói "Betobesan, đi trước" [2] (Tỉnh Nara) . Nếu một người nói "đang đến" [3] (tỉnh Shizuoka), "Xin hãy tiến lên" [4] (cùng tỉnh), người đó sẽ tránh xa những người theo sau họ. Nghệ sĩ manga Shigeru Mizuki nói rằng anh đã gặp phải một thứ có vẻ là một yokai. [5] Tên địa phương của Mizuki, Tuyến Sakai của Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản (JR West) , Ga Sân bay Yonago có biệt danh là ga "Betobesan". Phép tương tự "Bishakutsu", được truyền đến Sakai-gun, tỉnh Fukui (hiện là thành phố Sakai ), là nơi có thể nhìn thấy các vật thể vô hình sau khi con người đi trên con đường đêm tối trong trận mưa tuyết mùa đông. [6] Người ta nghe thấy một bí ẩn về việc tạo ra âm thanh đi bộ, và nó được coi là một con quái vật cùng loại với người dính. [7] " Teketeke ", được biết đến trong những năm gần đây, gần giống như một con quái vật có bước chân. [số 8] Tài liệu tham khảo "ロ ー ド の" 人 気 も ん "は 誰? 妖怪 ブ ロ ン ズ 像 撮 影 ラ ン キ ン グ" . furusato.sanin.jp . Tháng 4 năm 2008 . Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2010 . "第 2 回 妖怪 人 気 投票 結果 発 表 !!" .さ か な と 鬼 太郎 の ま ち 境 港市 観 光 ガ イ ド. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2012 . Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2014 .
Đế chế Ramsaigan Đế quốc Ramsaigan is The Empire greatest less violence and bad. Lịch sử. Đế quốc Ramsaigan bắt đầu xâm lược Việt Nam và làm cho người Việt và người Khmer tin tưởng Ramsaigan và sau đó họ ủng hộ Ramsaigan và Việt Nam đang thua và đầu hàng .Họ được phong làm Vua và Thủ tướng vào năm 1989 - 1990 và Ramsaigan bắt đầu trở thành Futuristic và Metaverse VR được hỗ trợ trong Ramsaigan để mọi người được tự do và không bị bệnh.
Vittorio Veneto (thiết giáp hạm Ý) Vittorio Veneto là một thiết giáp hạm lớp "Littorio" của Hải quân Hoàng Gia Ý (Regia Marina) trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Con tàu được đặt tên theo Trận Vittorio Veneto, một trận đánh nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất với sự thắng lợi hoàn toàn thuộc về Vương quốc Ý và đánh dấu sự sụp đổ của Đế quốc Áo-Hung. Được đóng để đối phó với lớp thiết giáp hạm "Dunkerque" của Hải quân Pháp, "Vittorio Veneto" là một trong hai thiết giáp hạm tân tiến đầu tiên của Hải quân Hoàng Gia Ý, và là một trong những tàu chủ lực có mức choán nước 41.000 tấn đầu tiên được hạ thủy sau khi người Ý liên tục vi phạm các điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922. "Vittorio Veneto" được đặt lườn vào tháng 10 năm 1934, hạ thủy vào tháng 7 năm 1937 và nhập biên chế vào tháng 4 năm 1940. "Vittorio Veneto" đã phục vụ tận tụy trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Con tàu may mắn không chịu bất kỳ hư hại nào trong cuộc không kích của Hải quân Hoàng Gia Anh vào Taranto đêm ngày 11 tháng 11 năm 1940. Vào giai đoạn đầu của cuộc chiến, "Vittorio Veneto" góp mặt vào Trận Cape Spartivento trong tháng 11 năm 1940 và Trận Cape Matapan vào tháng 3 năm 1941, nơi con tàu bị hư hại bởi một quả ngư lôi, và sau đó con tàu bị trúng ngư lôi từ tàu ngầm HMS "Urge" vào tháng 12 năm 1941. Con tàu giành phần lớn thời gian trong năm 1941 và đầu năm 1942 để tham gia các chiến dịch đánh chặn đoàn tàu vận tải của Anh đến Malta, nhưng tình trạng khan hiếm nhiên liệu trầm trọng đã khiến Hải quân Ý phải hạn chế các chiến dịch này trong những tháng tiếp theo. Theo Hiệp định Đình chiến Cassibile, "Vittorio Veneto" cùng phần lớn các tàu chủ lực Ý được lệnh khởi hành về Malta, sau đó là Alexandria và tập kết tại Hồ Great Bitter của Kênh đào Suez để giao cho người Anh quản lý. "Vittorio Veneto" lưu lại ở Hồ Great Bitter đến năm 1947 trước khi khởi hành đến nước Anh với vai trò là chiến lợi phẩm. Con tàu được trao trả về Ý vào năm 1948 và được tháo dỡ ở La Spezia vài năm sau đó. Đặc tính. "Vittorio Veneto" có chiều dài tính toán (LBP) là 224,05 mét (735,1 ft), chiều dài tổng thể đạt 237,76 mét (780,1 ft), mức mớn nước đạt 9,6 mét (31 ft) và con tàu cao 32,82 mét (107,7 ft). "Vittorio Veneto" có mức choán nước tiêu chuẩn là 40.724 tấn (40.081 tấn Anh; 44.891 tấn Mỹ) và 45.236 tấn (44.522 tấn Anh; 49.864 tấn Mỹ) khi đầy tải. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng các điều khoản được đặt ra trong Hiệp ước Hải quân Washington, khi Hiệp ước chỉ quy định các quốc gia chỉ được phép hạ thủy các tàu chủ lực có mức choán nước tối đa là 35.000 tấn/tàu. Tuy vậy, Hải quân Ý đã khéo léo đánh tráo thông tin và thuyết phục được các đoàn khảo sát rằng lớp "Littorio" của họ vẫn nằm trong giới hạn mà hiệp ước áp đặt. Hệ thống động cơ của tàu bao gồm bốn động cơ tuabin hơi nước Belluzzo được cung cấp năng lượng bởi tám nồi hơi Yarrow chạy bằng dầu. Động cơ của tàu đạt công suất trục là 128.200 mã lục (95.600 kW) và đạt tốc độ tối đa là 30 knot (56 km/h; 35 mph). có biên chế thủy thủ đoàn theo mức tiêu chuẩn là 80 sĩ quan và 1.750 thủy thủ, và con số này tăng lên thành 1.950 sĩ quan và thủy thủ trong giai đoạn cuối của cuộc chiến. Hệ thống pháo chính của "Vittorio Veneto" bao gồm chín khẩu pháo 381 mm L/50 Ansaldo 1934 được chia đều ra ba tháp pháo ba nòng, hai tháp pháo đặt ở trước đài chỉ huy và một tháp đặt ở cuối hệ thống thượng tầng. Hệ thống vũ khí phụ của tàu bao gồm 12 khẩu pháo 152 mm (6.0 in) L/55 Ansaldo Model 1934, được chia đều cho bốn tháp pháo ba nòng. Hai tháp pháo 152 mm được đặt hai bên tháp pháo 381 mm số 2 và hai tháp còn lại được đặt ở hai bên rìa tháp pháo 381 mm số 3. Hệ thống pháo phòng không của tàu bao gồm 12 khẩu pháo 90 mm (3.5 in) L/50 mạnh mẽ được đặt ở bên bên thượng tầng của tàu, 12 khẩu pháo 37 mm (1.5 in) L/54 và 16 pháo 20 mm (0.79 in) L/65. Pháo 90 mm có nhiệm vụ cung cấp hỏa lực phòng không tầm xa cho tàu, và được đặt trong các ụ riêng lẻ với hệ thống ổn định chạy biệt lập. Tốc độ bắn của pháo 90 mm là 12 viên/phút và có trần bay khoảng 10.800 m. Pháo 37 mm và 20 mm có nhiệm vụ cung cấp hỏa lực phòng không tầm gần và có tầm bắn hiệu quả lần lượt là 4.000 mét và 2.500 mét. Ngoài ra, con tàu còn được lắp đặt bốn khẩu pháo 120 mm (4.7 in) L/40 làm nhiệm vụ bắn pháo sáng. Hệ thống radar EC 3 ter 'Gufo', có khả năng quét được các mục tiêu trên mặt biển trong khoảng cách 30 kilomét và máy bay ở khoảng cách 80 kilomét, được lắp đặt vào tháng 7 năm 1943. Đai giáp chính của "Vittorio Veneto" bao gồm lớp giáp đồng chất dày 70 mm đặt ở bên ngoài và lớp giáp trát xi măng dày 280 mm được đặt phía sau tấm giáp đồng chất. Con tàu được lắp đặt Hệ thống đai chống ngư lôi Pugliese - một trong những hệ thống chống ngư lôi hiệu quả nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Boong tàu bao gồm một lớp giáp đồng nhất dày 36 mm đặt trên một lớp giáp dày 9 mm; lớp giáp trên khu vực boong tàu sẽ thay đổi tùy thuộc vào không gian và vị trí chúng bảo vệ. Ở khu vực khoang chứa đạn, boong tàu dày 162 mm. Tại khu vực khoang động cơ, độ dày của boong được giảm xuống còng 110 mm và 90 mm ở các khu vực còn lại. Bệ tháp pháo chính của tàu được bảo vệ bởi một lớp giáp tráng xi măng dày 350 mm ở bên trên boong tàu và giảm xuống còn 280 mm ở bên dưới boong tàu. Mặt trước của các tháp pháo chính dày 350 mm, hai bên tháp và trần dày 200 mm và 130 mm ở khu vực hông tháp pháo. Tháp pháo phụ 152 mm được đặt trong các bệ dày 150 mm ở trên boong tàu và 100 mm ở dưới boong tàu. Mặt trước tháp pháo 152 mm dày 280 mm và 70 mm ở hai mặt bên. Hệ thống pháo phòng không của tàu được bảo vệ bởi các tấm thép chống đạn có độ dày từ 12 mm tới 40 mm. Con tàu được lắp đặt một máy phóng thủy phi cơ, và được trang bị ba thủy phi cơ trinh sát IMAM Ro.43 hoặc tiêm kích Reggiane Re.2000. Lịch sử hoạt động. Chế tạo. "Vittorio Veneto" được đặt hàng theo một chương trình đóng tàu năm 1934, và được đặt tên theo Trận Vittorio Veneto, một chiến thắng mang tính quyết định của Ý trước quân đội Đế quốc Áo-Hung trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Con tàu được đặt lườn vào ngày 28 tháng 10 năm 1934 tại Xưởng Đóng tàu Cantieri Riuniti dell'Adriatico, cùng ngày với thiết giáp hạm "Littorio". Vittorio Veneto được hạ thủy vào ngày 25 tháng 7 năm 1937, và quá trình đóng tàu hoàn tất vào tháng 10 năm 1939. Việc lắp ráp các cấu trúc đã bị trì hoãn do sự thay đổi liên tục về thiết kế và tình trạng thiếu các tấm giáp hạng nặng để hàn vào tàu. Vì Xưởng Venice là xưởng duy nhất ở Ý có ụ khô đủ dài để chứa một tàu cỡ lớn như của lớp "Littorio", nên trước khi tiến hành chuyến thử máy, "Vittorio Veneto" đã được đưa đến Venice vào ngày 4 tháng 10 để làm sạch đáy tàu sau một thời gian dài lắp ráp. Ngày 17 tháng 10, sau khi hoàn tất việc dọn sạch đáy tàu, ụ khô được làm ngập nước để kiểm tra khả năng cân bằng của "Vittorio Veneto". Con tàu sau đó di chuyển về Trieste vào ngày 19 tháng 10, và chuyến thử máy đầu tiên được bắt đầu bốn ngày sau đó. Việc thử máy, bao gồm các bài thử nghiệm hệ thống vũ khí, kéo dài đến tháng 3 năm 1940. Con tàu được chuyển giao cho Hải quân Hoàng Gia Ý vào ngày 28 tháng 4, dù việc lắp đặt vũ khí cho tàu vẫn chưa hoàn tất. Ngày 1 tháng 5, "Vittorio Veneto" khởi hành về La Spezia để bắt đầu quá trình lắp đặt cuối cùng, được hộ tống bởi các khu trục hạm "Leone Pancaldo" và "Emanuele Pessagno". Ngày 6 tháng 5, "Vittorio Veneto" bắt đầu tiếp nhận các lô đạn pháo đầu tiên, và quá trình cấp đạn kéo dài tới ngày 20 tháng 5. Sang ngày tiếp theo, "Vittorio Veneto" di chuyển về Taranto và gia nhập Hải đội 9 của Chuẩn Đô đốc Carlo Bergamini. Trong tháng tiếp theo, nước Ý chính thức tuyên chiến với Anh và Pháp, mặc dù phải đến ngày 2 tháng 8 cùng năm, "Vittorio Veneto" và "Littorio" mới chính thức đi vào hoạt động một cách hoàn chỉnh. Chiến tranh Thế giới thứ hai. Từ ngày 31 tháng 8 tới ngày 2 tháng 9 năm 1940, "Vittorio Veneto", cùng bốn thiết giáp hạm, mười tuần dương hạm và 31 khu trục hạm đã tham gia đánh chặn Đoàn vận tải MB.3 trong Chiến dịch Hats, nhưng việc trinh sát thiếu hiệu quả đã khiến hạm đội Ý không thể nghênh chiến với tàu chiến Anh. Ngoài ra, trinh sát của Anh đã phát hiện ra hạm đội Ý đầu tiên nên hạm đội của Anh đã nhanh chóng rút lui an toàn. Vào ngày 6 tháng 9, hạm đội Ý tiếp tục xuất kích, lần này là tấn công một hạm đội Anh, được báo cáo là đang rời Gibraltar tiến vào Địa Trung Hải, nhưng không cuộc giao tranh nào nổ ra vì tàu chiến Anh thực tế được lệnh di chuyển về phía nam Đại Tây Dương. Hạm đội này tiếp tục tung ra một cuộc đánh chặn khác vào Đoàn vận tải MB.5 tới Malta vào ngày 29 tháng 9, "Vittorio Veneto", cùng bốn thiết giáp hạm, 11 tuần dương hạm và 23 khu trục hạm có ý định tấn công một đoàn vận tải chở quân đến Malta. Mặc dù các máy bay của Không quân Hoàng Gia Ý đã phát hiện ra đoàn vận tải, nhưng các tàu Anh vẫn may mắn thoát khỏi sự truy sát của tàu chiến Ý và cập bến Malta an toàn. Đêm ngày 11 - sáng ngày 12 tháng 11 năm 1940, Hạm đội Địa Trung Hải của Hải quân Hoàng Gia Anh đã tổ chức một đợt không kích vào hạm đội Ý neo đậu tại cảng Taranto. 21 máy bay phóng lôi Swordfish cất cánh từ hàng không mẫu hạm "Illustrious" và tấn công theo hai đợt. Dù cảng Taranto được bảo vệ bởi một hệ thống phòng không khá mạnh mẽ, bao gồm 21 pháo phòng không 90 mm, hàng chục pháo 37 mm và 20 mm, và 27 khinh khí cầu chống máy bay, nhưng họ không có hệ thống radar dò tìm trên không. Do đó, khi các tốp máy bay Swordfish bắt đầu tấn công, các đơn vị phòng không và tàu chiến Ý hoàn toàn bị bất ngờ và không kịp tổ chức phòng thủ. Các thiết giáp hạm neo đậu trong cảng, trong đó có "Vittorio Veneto" và "Littorio", lại không được bảo vệ bởi các lớp lưới chống ngư lôi. "Vittorio Veneto" may mắn không chịu bất kỳ hư hại nào trong cuộc không kích, nhưng ba thiết giáp hạm khác đã bị trúng ngư lôi, hai trong số đó chịu hư hại ở mức nghiêm trọng. Sau cuộc không kích, "Vittorio Veneto" dẫn đầu hạm đội Ý di chuyển về Naples và sau đó trở thành soái hạm của Đô đốc Inigo Campioni. Cape Spartivento. Ngày 17 tháng 11 năm 1940, "Vittorio Veneto" và "Giulio Cesare" - hai thiết giáp hạm duy nhất của Hải quân Hoàng Gia Ý còn hoạt động, tham gia đánh chặn một đoàn vận tải của Anh tới Malta trong Chiến dịch White, nhưng không thành công. Ngày 26 tháng 11, hạm đội Ý tổ chức một đợt đánh chặn tiếp theo nhằm vào một đoàn vận tải Anh trong Chiến dịch Collar. Hai hạm đội đã chạm trán nhau và dẫn đến Trận Cape Spartivento (còn được biết đến là Trận Cape Teulada trong báo cáo của Hải quân Ý). "Vittorio Veneto", "Giulio Cesare", cùng sáu tuần dương hạm và 14 khu trục hạm, có ý định tấn công một đoàn vận tải được bảo vệ bởi hàng không mẫu hạm HMS "Ark Royal", thiết giáp hạm HMS "Ramillies", và tuần dương-chiến hạm HMS "Renown". Máy bay trinh sát Ý đã phát hiện ra hạm đội hộ tống nhưng lại phóng đại quá mức quy mô của hạm đội này, và Campioni, với mệnh lệnh không được phép cho hai thiết giáp hạm của ông giao chiến với lực lượng tương đương hoặc áp đảo của kẻ thù, đã ra lệnh rút lui ngay sau khi trận đánh vừa bắt đầu. "Vittorio Veneto" chỉ giao chiến với một số tuần dương hạm của Anh bằng tháp pháo 381 mm số 3 trong thời gian ngắn, và ở khoảng cách hơn 27 kilomét (17 dặm). Con tàu bắn tổng cộng bảy loạt đạn vào tuần dương hạm của Anh và chỉ ghi nhận gây hư hại nhẹ chiếc HMS "Manchester". Trong trận đánh này, máy bay Swordfish từ hàng không mẫu hạm "Ark Royal" đã tấn công "Vittorio Veneto", nhưng con tàu đã tránh thành công toàn bộ số ngư lôi. Các cuộc không kích liên tiếp của Anh vào khu vực Naples đã khiến bộ chỉ huy cấp cao phải đưa "Vittorio Veneto" và toàn bộ lực lượng chủ lực còn lại về Sardinia vào ngày 14 tháng 12. Tuy nhiên, hạm đội này được lệnh quay về Naples sáu ngày sau đó sau khi bộ chỉ huy kết luận rằng việc đưa toàn bộ hạm đội đến Sardinia sẽ cho phép người Anh có để đưa tàu vận tải của họ từ Alexandria đến Malta một cách dễ dàng hơn. Vào đêm ngày 8-9 tháng 1 năm 1941, một tốp máy bay Vickers Wellington của Anh bất ngờ không kích hạm đội Ý đang neo đậu ở Naples, nhưng không gây ra bất kỳ thiệt hại đáng kể và chỉ khiến thiết giáp hạm "Giulio Cesare" bị hư hại nhẹ. Hai thiết giáp hạm này sau đó di chuyển về La Spezia vào ngày tiếp theo. Do "Giulio Cesare" được đưa vào ụ sửa chữa, "Vittorio Veneto" là thiết giáp hạm duy nhất còn hoạt động trong hạm đội Ý tại thời điểm đó. "Giulio Cesare" cùng "Andrea Doria" quay trở lại hạm đội vào đầu tháng 2 năm 1941. Ngày 8 tháng 2 năm 1941, "Vittorio Veneto", "Andrea Doria" và "Giulio Cesare" tiến hành đánh chặn một đoàn tàu được tin là đoàn vận tải tới Malta, nhưng thực chất đó là Lực lượng H của Hải quân Hoàng Gia Anh, đang tiến về Genoa để chuẩn bị pháo kích. Tuy nhiên, hai hạm đội này đã không bắt gặp nhau và hạm đội của Ý đã quay trở về cảng sau đó. Cape Matapan. "Vittorio Veneto" quay về Naples vào ngày 22 tháng 3, và bốn ngày sau, con tàu dẫn đầu một hạm đội gồm tám tuần dương hạm và chín khu trục hạm tấn công một đoàn vận tải của Anh tới Hy Lạp. Hạm đội Ý được hỗ trợ bởi các đơn vị máy bay thuộc Không quân Hoàng Gia Ý ("Regia Aeronautica") và "Fliegerkorps X" của Không quân Đức Quốc Xã. Phía Đức đã gây nhiều áp lực đến mức buộc người Ý phải triển khai hạm đội đánh chặn, với thông tin rằng họ [Đức] đã vô hiệu hóa hai trong tổng số ba thiết giáp hạm và một hàng không mẫu hạm của người Anh tại Địa Trung Hải. Chiến dịch đánh chặn này đã đẫn đến cuộc giao tranh ở Cape Matapan, giữa các tuần dương hạm thuộc Hải đội 3 của Phó Đô đốc Luigi Sansonetti và Hải đội Tuần dương hạm 15 của Hải quân Hoàng Gia Anh. Đô đốc Angelo Iachino, chỉ huy hạm đội Ý, ra lệnh đưa chiếc "Vittorio Veneto" xuống phía đông trong khi nhóm tuần dương hạm của Anh đang bị thu hút bởi tàu chiến của Sansonetti, để có thể khép vòng vây tàu chiến Anh. Nhưng tuần dương hạm HMS "Orion" đã kịp phát hiện ra chiếc "Vittorio Veneto" trước khi Sansonetti có thể thực hiện được ý định đó. "Vittorio Veneto" nhanh chóng phát hiện ra chiếc "Orion" và ngay lập tức nổ súng về phía con tàu, nhưng chỉ gây ra hư hại nhẹ cho "Orion". "Orion" nhanh chóng rút về phía nam, quay trở lại hạm đội chính của Anh. Lỗi kỹ thuật ở tháp pháo 381 mm số 1 của "Vittorio Veneto" buộc con tàu phải tạm thời ngừng bắn. Pháo thủ Ý nhanh chóng đưa khẩu pháo quay trở lại hoạt động và tiếp tục bắn phá về phía các tuần dương hạm của Anh. "Vittorio Veneto" đã bắn tổng cộng 92 viên đạn 381 mm về phía tàu chiến Anh, tuy nhiên, tầm nhìn kém và khói dày đã cản trở đường ngắm của hoa tiêu Ý và họ không ghi nhận một phát bắn trúng nào. Trong trận đánh, máy bay phóng ngư lôi của hàng không mẫu hạm HMS "Formidable" đã tấn công liên tục các tàu chiến Ý, trong đó có "Vittorio Veneto", khiến con tàu phải ngừng giao chiến với tàu chiến Anh để cơ động tránh ngư lôi. "Vittorio Veneto" đã né được toàn bộ số ngư lôi được ném về phía con tàu trong đợt tấn công đầu tiên. Điều này đã thuyết phục Iachino rằng Hạm đội Địa Trung Hải của Anh vẫn còn rất mạnh, khiến ông phải ra lệnh ngừng tấn công và rút trở về cảng. Người Anh tiếp tục tung ra các đợt không kích nữa vào hạm đội Ý nhằm ngăn chiếc "Vittorio Veneto" rút khỏi khu vực. Vào đầu chiến, "Formidable" tung ra đợt xuất kích thứ hai, và vào lúc 15:10, một chiếc Swordfish đã thả trúng một quả ngư lôi chiếc "Vittorio Veneto." Quả ngư lôi phát nổ tại khu vực đuôi tàu, làm hỏng chân vịt ở mạn trái, bánh lái ở khu vực bên trái tàu bị kẹt và làm hỏng toàn bộ máy bơm ở khu vực đuôi tàu. Ngoài ra, "Vittorio Venetto" cũng bị ngập khoảng 4.000 tấn nước, khiến con tàu bị nghiên khoảng 4-4,5 độ về bên trái và buộc phải dừng chạy khoảng 10 phút. Khi "Vittorio Venetto" đang bất động giữa biển, một máy bay ném bom Bristol Blenheim cất cánh từ Hy Lạp đã thả một quả bom suýt trúng phần đuôi tàu, chỉ gây ra vài hư hại nhẹ. Đội kiểm soát thiệt hại đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và giảm thiểu mức lụt tại phần đuôi tàu, vì họ chỉ có thể bơm nước bằng máy bơm khẩn cấp điều khiển bằng tay. Một vài khoang rỗng ở khu vực mũi tàu và mạn phải đã được làm ngập để lấy lại độ cân bằng cho tàu. Trong khi đó, nhóm kỹ sư ở phòng động cơ đã khởi động lại được trục chân vịt ở mạn phải và việc đánh lái có thể được thực hiện bằng thiết bị lái tay dự phòng. Khi "Vittorio Venetto" dần nổ máy, con tàu từ từ tăng tốc độ lên được 20 knot chỉ với trục chân vịt bên phải của tàu. Trong khi hạm đội Ý đang rút lui, Formidable tiếp tục phóng thêm đợt xuất kích thứ ba, bao gồm chín chiếc Swordfish, nhằm ngăn cản "Vittorio Venetto" quay trở về căn cứ. Tuy nhiên, thay vì tấn công "Vittorio Venetto", nhóm Swordfish lại tấn công tuần dương hạm hạng nặng "Pola", vô hiệu hóa con tàu và khiến "Pola" chết đứng giữa biển. "Vittorio Venetto" quay về Taranto an toàn trong khi hai tuần dương hạm và vài khu trục hạm khác được lệnh ở lại để bảo vệ chiếc Pola. Cả ba tuần dương hạm này cùng hai khu trục hạm sau đó bị bắn chìm sau đêm giao tranh ác liệt ở tầm gần với thiết giáp hạm "Valiant", "Warspite", và "Barham". "Vittorio Veneto" cập bến Taranto vào ngày 29 tháng 3, và việc sửa chữa kéo dài đến tháng 7 cùng năm. Con tàu đi vào hoạt động trở lại vào tháng 8 năm 1941. Những chiến dịch tiếp theo. "Vittorio Veneto" và "Littorio" quay trở lại hoạt động vào tháng 8 năm 1941. Vào ngày 22, hai tàu xuất kích đánh chặn một đoàn vận tải, nhưng thất bại và quay trở về cảng sau đó. Người Anh sau đó có ý định rải thủy lôi tại khu vực Livorno và tiến hành một cuộc không kích vào miền bắc Sardinia. Ý định này đã được tình báo Ý ở Tây Ban Nha phát hiện ra và họ nhanh chóng gửi tin cảnh báo tới Bộ chỉ huy Hải quân Hoàng Gia Ý ngay sau khi tàu của Anh rời Gibraltar. Tuy nhiên, hạm đội của Ý lại được bố trí quá xa ở phía nam và các máy bay trinh sát của Ý đã không phát hiện ra được vị trí của hạm đội Anh. Ngày 26 tháng 9, "Vittorio Veneto" và "Littorio", với sự hỗ trợ của năm tuần dương hạm và 14 khu trục hạm, tiến hành nhiệm vụ đánh chặn một đoàn tàu vận tải Anh trong Chiến dịch Halberd. Hải quân Hoàng Gia Anh có ý định nhử toàn bộ hạm đội Ý vào bẫy và tiến hành phục kích bằng hạm đội hộ tống mạnh mẽ của họ, được dẫn đầu bởi các thiết giáp hạm "Rodney", "Nelson", và "Prince of Wales". Tuy vậy, không có cuộc giao tranh nào diễn ra giữa tàu chiến của hai bên do cả hai đều không xác định được vị trí chính xác của nhau, nhưng thiết giáp hạm "Nelson" đã chịu hư hại đáng kể sau khi trúng một quả ngư lôi được thả từ một chiếc Savoia-Marchetti SM.84 của Không quân Hoàng Gia Ý. Lúc 14:00 cùng ngày, Đô đốc Iachino ra lệnh hủy bỏ chiến dịch và cho hạm đội Ý quay trở về căn cứ. Ngày 13 tháng 12, "Vittorio Veneto" tham gia vào nhiệm vụ hộ tống một đoàn vận tải tới Bắc Phi, nhưng phải hủy bỏ nhiệm vụ sau khi bị tình báo Anh đánh lừa rằng đang có một hạm đội Anh ở trong khu vực. Khi "Vittorio Veneto" đang trên đường quay về căn cứ vào ngày 14, con tàu trúng một quả ngư lôi được phóng từ tàu ngầm "HMS Urge" tại Eo biển Messina. Quả ngư lôi đã tạo một cái lỗ dài 13 mét và khiến con tàu ngập hơn 2.000 tấn nước, mặc dù hệ thống đai chống ngư lôi Pugliese đã hấp thụ phần lớn vụ nổ. "Vittorio Veneto" bị nghiêng khoảng 3,5 độ về phía mạn trái và phần đuôi tàu bị ngập khoảng 2,2 mét. Thủy thủ đoàn nhanh chóng kiểm soát được thiệt hại, cân bằng được tàu và quay về căn cứ an toàn. Việc sửa chữa hư hại của "Vittorio Veneto" ở Taranto kéo dài đến mùa xuân năm 1942. Ngày 14 tháng 6, "Vittorio Veneto" tiếp tục tham gia vào một chiến dịch đánh chặn đoàn tàu vận tải của Anh từ Alexandria tới Malta trong Chiến dịch Vigorous và Chiến dịch Harpoon. "Vittorio Veneto", "Littorio", cùng bốn tuần dương hạm và 12 khu trục hạm được điều động tham gia vào nhiệm vụ. Người Anh nhanh chóng phát hiện ra hạm đội Ý và tổ chức các đợt không kích trong ngày 15 tháng 6 bằng máy bay ném bom Wellington và Bristol Beaufort nhằm cầm ngăn chặn người Ý tiếp cận các tàu vận tải. Không thiết giáp hạm nào của Ý bị hư hại trong cuộc không kích, nhưng tuần dương hạm "Trento" đã bị vô hiệu hóa và bị đánh chìm không lâu sau đó bởi tàu ngầm Anh. Cũng trong buổi sáng ngày 14, trong quá trình tìm kiếm đoàn vận tải Anh, hạm đội Ý bị không kích bởi các máy bay ném bom hạng nặng B-24 Liberator của Không lực Lục quân Hoa Kỳ. "Vittorio Veneto" may mắn không trúng quả bom nào, "Littorio" trúng một quả bom vào tháp pháo 381 mm số 1 nhưng không gây thiệt hại đáng kể. Ngay sau đó, một tốp máy bay ném bom Beaufort nữa tấn công hạm đội Ý, nhưng bị máy bay tiêm kích của Ý và Đức đánh chặn, khiến hai chiếc Beaufort bị bắn rơi và năm chiếc khác bị hư hỏng. Đến chiều, Đô đốc Iachino kết luận rằng hạm đội của ông sẽ không bắt kịp đoàn hộ tống của Anh trước khi trời tối, nên ông đã cho dừng chiến dịch đánh chặn và quay về căn cứ. Tuy nhiên, sự hiện diện của thiết giáp hạm Ý trong khu vực đã khiến Chiến dịch Vigorous và Chiến dịch Harpoon của người Anh sụp đổ khi toàn bộ đoàn hộ tống được lệnh rút về Alexandria thay vì tiếp tục di chuyển đến Malta. Số phận. Ngày 12 tháng 11, "Vittorio Veneto" rời Taranto tới Naples sau khi quân đội Đồng Minh đổ bộ vào Bắc Phi. Ngày 4 tháng 12, máy bay Mỹ không kích Naples, buộc Hải quân Ý phải đưa phần lớn hạm đội của họ về La Spezia. Tại đây, "Vittorio Veneto", cùng "Littorio" và "Roma", được ngừng hoạt động trong sáu tháng đầu năm 1943 do Hải quân Ý gặp vấn đề thiếu nhiên liệu trầm trọng. Ngày 5 tháng 6, "Vittorio Veneto" trúng hai quả bom cỡ lớn vào khu vực mạn trái ở mũi tàu. Một quả bom xuyên qua lớp giáp sàn và phát nổ dưới phần lườn tàu, khiến cấu trúc tàu bị hư hại nghiêm trọng. "Vittorio Veneto" phải khởi hành về Genoa sửa chữa do hệ thống ụ khô ở La Spezia đang được sửa chữa sau các đợt không kích của máy bay Mỹ. Ngày 3 tháng 9 năm 1942, Hiệp định Đình chiến Cassibile được ký kết, chính thức gạch tên nước Ý ra khỏi cuộc chiến. "Vittorio Veneto" cùng toàn bộ hạm đội Ý được lệnh khởi hành về Malta để đầu hàng quân đội Anh. Trên đường, hạm đội Ý bị tấn công bởi máy bay ném bom Dornier Do 217 của Đức Quốc Xã. "Vittorio Veneto" không bị hư hại trong cuộc tấn công, nhưng "Italia" (gốc-"Littorio", được đổi tên sau khi sau khi chính phủ Phát xít của Benito Mussolini sụp đổ) chịu thiệt hại nhẹ do trúng một quả bom Fritz X và "Roma" bị chìm sau khi trúng hai quả bom Fritz X. "Vittorio Veneto" cập bến Malta thành công và được lưu lại tại đó tới ngày 14 tháng 9, trước khi được lệnh di chuyển về Alexandria. "Vittorio Veneto" và "Italia" neo đậu tại Hồ Great Bitter ở Kênh đào Suez trong suốt quãng thời gian còn lại của cuộc chiến. Ngày 6 tháng 6 năm 1946, "Vittorio Veneto" khỏi hành về Augusta ở Sicily, và theo Hiệp ước Hòa bình với Ý 1947, con tàu được lệnh tiến đến Anh với vai trò là chiến lợi phẩm của người Anh. Ngày 14 tháng 10 năm 1946, "Vittorio Veneto" quay về La Spezia và được đem đi bán để tháo dỡ vào ngày 3 tháng 1 năm 1948. "Vittorio Veneto" là thiết giáp hạm phục vụ tận tụy nhất của Hải quân Hoàng Gia Ý trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã tham gia tổng cộng 11 chiến dịch tấn công/đánh chặn khác nhau. 12 khẩu pháo cao xạ 90 mm của "Vittorio Veneto" đã được giữ lại sau khi tháo dỡ, và chúng sau này được Quân đội Nhân dân Nam Tư (JNA) trưng dụng để thiết lập một trận địa pháo ở Đảo Žirje. Các khẩu pháo này đã đầu hàng không phản kháng Lực lượng Vệ binh Quốc gia Croatia vào ngày 14 tháng 9 năm 1991 trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Croatia. Các khẩu pháo này sau được Lực lượng Vệ binh Quốc gia Croatia tái sử dụng và góp phần giúp quân đội Croatia giành thắng lợi trong Trận Šibenik diễn ra từ ngày 16 tới ngày 22 tháng 9 năm 1991, khi những khẩu pháo này đã ngăn chặn thành công cuộc tấn công của JNA vào Šibenik; đồng thời giúp quân đội Croatia chiếm nguyên vẹn 15 tàu tuần tra của Nam Tư đang neo đậu ở Cảng Šibenik và 19 tàu khác đang được nâng cấp trong Xưởng Šibenik, chiếm 1/4 tổng số tàu mặt nước của Hải quân Nam Tư tại thời điểm đó. Tham khảo. Sách tham khảo. - Čanić, Dean (2014). "Prva pobjeda u obrani od velikosrpske agresije – šibenska bitka u rujnu 1991. godine". P. 1-2-3. Vojna Povijest. Retrieved on 2018-06-26. Liên kết ngoài. - Thiết giáp hạm Vittorio Veneto Trang web của Marina Militare. - Classe Littorio Trang web chính thức của Hải quân Ý (Marina Militare)
Christopher Hooley Christopher Hooley (Ngày 7 Tháng 8 Năm 1928 – Ngày 13 Tháng 12 Năm 2018) là nhà toán học Anh, từng là giáo sư dạy toán tại đại học Cardiff. Ông hoàn thành bằng tiến sĩ của mình dưới sự giám sát của Albert Ingham. Ông đoạt giải Adams của đại học Cambridge vào năm 1973. Ông được bầu làm Thành viên Hội Hoàng gia trong 1983. Ông cũng là một trong những người thành lập cộng đồng khoa học xứ Wales. Ông chứng minh rằng nguyên lý Hasse áp dụng được đối với các dạng lập phương không kỳ dị với ít nhất 9 biến.
As It Was "As It Was" là một bài hát của ca sĩ người Anh Harry Styles, được phát hành thông qua Erskine và Columbia Records vào ngày 31 tháng 3 năm 2022 với tư cách là đĩa đơn chính trong album phòng thu thứ ba của anh, Harry's House (2022). Bài hát được viết lời bởi Styles cùng với các nhà sản xuất của bài hát là Kid Harpoon và Tyler Johnson. "As It Was" đứng đầu Bảng xếp hạng Đĩa đơn Vương quốc Anh, trở thành đĩa đơn quán quân thứ hai của Styles trên bảng xếp hạng sau "Sign of the Times" vào tháng 4 năm 2017 và giữ vị trí đầu Bảng xếp hạng Đĩa đơn Vương quốc Anh trong vong mười tuần, trở thành Đĩa đơn quán quân lâu nhất trên bảng xếp hạng. Ngoài ra, bài hát đã đứng đầu "Bảng xếp hạng Billboard" Hot 100, trở thành đĩa đơn quán quân thứ hai của anh ấy trên bảng xếp hạng sau "Watermelon Sugar" vào tháng 8 năm 2020. Ngoài Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, "As It Was" cũng đứng đầu bảng xếp hạng ở các quốc gia như Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Lithuania, Hà Lan, New Zealand, Singapore và Thụy Điển. Bối cảnh. Styles đã tiết lộ tên album phòng thu thứ ba của mình là "Harry's House" vào ngày 23 tháng 3 năm 2022, cùng với một đoạn video giới thiệu dài 40 giây và ngày phát hành album là 20 tháng 5 năm 2022. Năm ngày sau, anh công bố tên đĩa đơn chính của album là "As It Was", cùng với những bức ảnh anh trong trang phục màu đỏ và ngày phát hành của bài hát là ngày 1 tháng 4 năm 2022. Đồng thời, rất nhiều poster mang lời bài hát "It's not the same as it was" (tạm dịch: "Không giống như xưa") và hình ảnh Styles ngồi trên một quả bóng lớn xuất hiện ở nhiều thành phố khác nhau. Anh đã phát hành một đoạn giới thiệu của video âm nhạc vào ngày 30 tháng 3, mô tả anh trong một bộ đồ liền quần màu đỏ đang đứng trên đỉnh một bàn xoay. Sáng tác và lời bài hát. "As It Was" mở đầu bằng câu nói của con gái đỡ đầu của Styles: "Come on Harry, we wanna say goodnight to you." (tạm dịch: "Nào Harry, bọn con muốn nói lời chúc ngủ ngon với bố.") Các nhà phê bình âm nhạc mô tả bài hát như một bản nhạc synth-pop hòa tấu với guitar. Chris Willman của "Variety" cho rằng bài hát lấy cảm hứng từ Depeche Mode và A-ha, đồng thời cho rằng bài hát đã áp dụng một phong cách tương tự như đĩa đơn của năm 2019 "Blinding Lights" của The Weeknd. Về mặt ca từ, "As It Was" bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi cảm giác bản thân và miêu tả cảm giác mất mát và cô đơn. Thành công thương mại. "As It Was" có thể được coi là một thành công lớn, bài hát đã ghi tên mình vào Kỷ lục Guinness Thế giới cho ca khúc được phát trực tuyến nhiều nhất trên Spotify trong vòng 24 giờ bởi một nghệ sĩ nam. Bài hát cũng mở đầu "Bảng xếp hạng Billboard" Global 200 với tuần phát trực tuyến toàn cầu lớn nhất năm 2022, trở thành quán quân đầu tiên của Styles trên bảng tổng sắp. Tại Vương quốc Anh, "As It Was" đứng đầu Bảng xếp hạng Đĩa đơn Vương quốc Anh vào ngày 8 tháng 4 năm 2022 và kết thúc vào ngày 14 tháng 4 năm 2022 - với số tuần bán và phát trực tuyến lớn nhất so với bất kỳ đĩa đơn nào trong năm 2022 và trở thành đĩa đơn thứ hai của Styles đứng đầu bảng xếp hạng sau "Sign of the Times" vào tháng 4 năm 2017. Bài hát đã thu được nhiều lượt phát trực tiếp nhất trong một ngày trên Spotify tại Hoa Kỳ, từ trước đến nay, vượt qua "Driver License" của Olivia Rodrigo (2021). Bài hát đứng ở vị trí số một trên "Billboard" Hot 100, đánh dấu bài hát đầu tiên của năm 2022 ra mắt ở vị trí cao nhất, và trở thành quán quân thứ hai của Styles sau "Watermelon Sugar" (2019), đồng thời đứng đầu bảng xếp hạng khác trên thế giới. Với thành tích này, One Direction trở thành nhóm nhạc đầu tiên có hai thành viên đứng vị trí số một trên Hot 100 với các ca khúc solo, do Styles kết hợp với Zayn Malik. Bài hát cũng đạt vị trí số một trên Canadian Hot 100. Video âm nhạc. Video âm nhạc cho "As It Was" đã được phát hành trên YouTube cùng ngày bài hát được phát hành. Trong clip, Styles cùng vũ công Mathilde Lin ngồi trên bệ quay và thực hiện nhiều vũ đạo khác nhau để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Đoạn video được quay ở London, bài hát còn được quay tại Lindley Hall gần Cung điện Westminster, và tại hồ bơi dành cho chim cánh cụt ở Sở thú London. Đạo diễn Tanu Muino, tuyên bố rằng việc được đạo diễn cảnh quay cho bài hát của Styles là "giấc mơ thành hiện thực", nhưng vào ngày quay thứ hai, quê hương Ukraine của Muino bị Nga xâm lược, khiến quá trình này trở thành một trải nghiệm "buồn vui lẫn lộn"; tuy nhiên, Muino và nhóm của cô đến từ Ukraine "đã dành rất nhiều tình cảm cho video này và bạn có thể xem nó ngay trên màn hình của bạn. Đó sẽ là một video âm nhạc mà tôi không bao giờ quên và bây giờ tôi có thể vui vẻ nghỉ hưu." Trên YouTube, video đã nhận được hơn 150 triệu lượt xem và 4,5 triệu lượt thích tính đến tháng 5 năm 2022. Biểu diễn trực tiếp. Styles đã biểu diễn "As It Was" lần đầu tiên tại Coachella Valley Music and Arts Festival vào ngày 15 tháng 4 và ngày 22 tháng 4. Nhân sự. - Harry Styles - giọng hát chính, sáng tác - Kid Harpoon - sáng tác, sản xuất, dụng cụ - Tyler Johnson - sáng tác, sản xuất, đánh đàn piano - Doug Showalter - guitar điện - Mitch Rowland - trống - Jeremy Hatcher - lập trình, ghi âm - Randy Merrill - chuyển đổi âm thanh - Spike Stent - pha trộn âm thanh - Katie May - trợ lý kỹ thuật - Luke Gibbs - trợ lý kỹ thuật - Adele Phillips - trợ lý kỹ thuật - Josh Caulder - trợ lý kỹ thuật - Joe Dougherty - trợ lý kỹ thuật - Matt Wolach - trợ lý kỹ thuật Xem thêm. - Harry Styles - Harry’s House
Đường số thực kéo dài Trong toán học, hệ thống số thực kéo dài affine được tạo từ tập số thực formula_1 và hai phần tử vô cực: formula_2 và formula_3 trong đó các cực được coi như số. Nó hữu dụng trong việc mô tả đại số trên các cực cũng như nhiều hành vi của giới hạn trong vi tích phân và giải tích toán học, đặc biệt là trong lý thuyết độ đo và tích phân. Hệ thống số thực kéo dài affine được ký hiệu là formula_4 hoặc formula_5 hoặc là Khi đã rõ ngữ cảnh thì ký hiệu formula_2 có thể viết ngắn gọn thành Lý do thúc đẩy. Giới hạn hàm số. Thường thì để thuận lợi, ta thường hay mô tả hành vi của hàm formula_7 khi tham số formula_8 hoặc kết quả hàm formula_7 trở nên "lớn vô cùng" bằng một số phương pháp hoặc hình học. Để lấy ví dụ, xét hàm formula_7 được định nghĩa bởi Đồ thị của hàm số này có tiệm cận ngang tại formula_12 Nhìn theo hình học thì, khi ta càng di chuyển về bên phải theo trục formula_8, giá trị của formula_14 càng gần đến . Hành vi giới hạn này giống với giới hạn của hàm số formula_15 trong đó số thực formula_8 tiến dần đến formula_17. Việc thêm formula_2 và formula_19 trong tập formula_1 cho phép ta lập "giới hạn tại vô cực", với các tính chất tô pô tương tự như tập formula_21 Định nghĩa dãy Cauchy của formula_1 cho phép định nghĩa formula_2 là tập các dãy formula_24 của số hữu tỷ thỏa mãn với mọi formula_25 được đi kèm tương ứng formula_26 sao cho formula_27 với mọi formula_28 Định nghĩa cho formula_19 có thể được định nghĩa tương tự. Độ đo và tích phân. Trong lý thuyết độ đo, thường để thuận lợi ta cho phép các tập có độ đo vô cực và tích phân có thể có giá trị truyền vào vô cực.
Nguyễn Xuân Dạng Họ tên : Nguyễn Xuân Dạng Ngày sinh : 11/10/2007 Giới tính : Nam Sống tại Tiểu Cần, Trà Vinh Đặc điểm : Mặn hơn muối Là một good boy chính hiệu.
Rebel Rebel hay cuộc biểu tình Rebel là một cuộc biểu tình tại Việt Nam ngày 10 tháng 6 năm 2022 để tạo ra một chính phủ riêng nhưng thất bại.Tất cả đi đến Hoàng Sa của Việt Nam và biểu tình lần hai ngày 16/6/2022 nhưng thất bại.ngoài Rebel,Onalaixa và Jasda cũng hỗ trợ Rebel nhưng cả ba lần lượt thất bại.Cờ Rebel là một lá cờ Đỏ có hình vuông Xanh dương.họ chỉ có 4 đồng minh là Trung Quốc,Onalaixa,Iran,Jasda.Nhưng lúc Rebel biểu tình thì 2 quốc gia đã bỏ Rebel.Chỉ có Onalaixa và Jassa Singh Ahluwalia giúp Rebel.
Võ Trần Chinh - Võ Trần Chinh 22/10/2005 - Được xem là tài năng trẻ của Clb TOPPENLAND BÌNH ĐỊNH - Trần Chinh vừa gia nhập clb vào ngày 10-6-2022,anh đã chứng tỏ tài năng thiên bẩm của mình cũng như khiến HLV có ấn tượng về tài năng trẻ này Anh Chị em cầu thủ: - Võ tuyết trinh 19/5/2009 - Chinh có tham vọng là sẽ được đặt chân đến SVĐ Old Trafford và mong muốn lớn nhất của Chinh là sẽ được thi đấu trong màu áo này . - Hiện nay anh vẫn còn vừa đi học vừa theo con đường cầu thủ chuyên nghiệp Anh vẫn theo học tại trường THPT Hoà Bình
Roigheim Roigheim () là một đô thị nằm ở huyện Heilbronn, bang Baden-Württemberg, tây nam nước Đức. Nằm bên bờ sông Seckach, nơi đây có dân số khoảng 1,400 người. Liên kết ngoài. - Trang web chính thức (bằng tiếng Đức) - Pucaro
Talheim, Heilbronn Talheim () là một thị xã nằm ở huyện Heilbronn thuộc bang Baden-Württemberg, miền nam nước Đức. Nơi đây thường được biết đến với rượu vang, giải đấu quần vợt Heilbronn Open. Vào năm 1983, Hố tử thần Talheim được phát hiện ở đây.
Năng lượng Gibbs tạo thành chuẩn Năng lượng Gibbs tạo thành chuẩn ("G"°) của một hợp chất là sự thay đổi của năng lượng tự do Gibbs đi kèm với sự hình thành 1 mol chất ở trạng thái tiêu chuẩn từ các chất phản ứng cũng ở trạng thái tiêu chuẩn (dạng ổn định nhất của phần tử ở áp suất 1 bar và nhiệt độ xác định, thường là 298,15 K hoặc 25 °C). Năng lượng Gibbs tạo thành chuẩn của một số chất. Bảng dưới đây liệt kê năng lượng Gibbs tạo thành chuẩn của một số nguyên tố và hợp chất hóa học và được trích từ Lange's Handbook of Chemistry. Lưu ý rằng tất cả các giá trị đều tính bằng kJ/mol. Các bảng mở rộng hơn có thể được tìm thấy trong Sổ tay CRC về Hóa học và Vật lý và các bảng của NIST JANAF. Sách Hóa học online của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (xem mục Liên kết ngoài bên dưới) là một tài nguyên trực tuyến chứa entanpi tạo thành chuẩn cho các hợp chất khác nhau cùng với entropy tuyệt đối chuẩn cho các hợp chất này, từ đó có thể tính toán năng lượng Gibbs tạo thành chuẩn. Xem thêm. - Nhiệt hóa học - Nhiệt lượng Liên kết ngoài. - Sách Hóa học online của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia
Mặt phẳng bất biến Mặt phẳng bất biến của một hệ hành tinh, còn gọi là mặt phẳng bất biến Laplace, là mặt phẳng đi qua khối tâm của hệ và vuông góc với vectơ tổng mô men động lượng. Trong hệ Mặt Trời, khoảng 98% hiệu ứng này được đóng góp bởi các mô men động lượng quỹ đạo của bốn hành tinh lớn (Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, và Hải Vương Tinh). Mặt phẳng bất biến nghiêng dưới 0,5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Mộc Tinh, và có thể được coi là trung bình trọng số của tất cả các mặt phẳng quỹ đạo và tự quay của các hành tinh. Mặt phẳng này đôi khi được gọi là "mặt phẳng Laplace/Laplacian" hay "mặt phẳng bất biến Laplace", mặc dù không nên nhầm lẫn với mặt phẳng Laplace của vệ tinh hành tinh, tức là mặt phẳng mà các mặt phẳng quỹ đạo của các vệ tinh tiến động quanh. Cả hai khái niệm này đều xuất phát từ các công trình của (hay được đặt tên theo) nhà thiên văn người Pháp, Pierre Simon Laplace. Mô tả. Nếu coi tất cả các thiên thể trong hệ Mặt Trời là các chất điểm hoặc các vật rắn có phân bố khối lượng đối xứng cầu thì "mặt phẳng bất biến" trong hệ quy chiếu quán tính mới hoàn toàn là bất biến do nó được xác định chỉ bởi các quỹ đạo. Tuy nhiên, các thiên thể không phải là hình cầu lý tưởng và có sự trao đổi một phần rất nhỏ mô men động lượng giữa các chuyển động tự quay và chuyển động quỹ đạo. Điều này gây ra một sự thay đổi trong độ lớn của tổng mô men động lượng quỹ đạo và cả hướng của nó (tiến động) bởi vì các trục tự quay không song song với trục của các quỹ đạo. Tuy nhiên, do hiệu ứng này là cực kỳ nhỏ, trong hầu hết mục đích, mặt phẳng được xác định chỉ dựa trên các quỹ đạo có thể được coi là bất biến trong cơ học cổ điển. Nghịch lý mô men động lượng. Độ lớn của vectơ mô men động lượng quỹ đạo của một hành tinh là trong đó formula_1 là bán kính quỹ đạo của một hành tinh (tính từ khối tâm), formula_2 là khối lượng của hành tinh, và formula_3 là vận tốc góc quỹ đạo. Mộc Tinh đóng góp vào phần lớn mô men động lượng của hệ Mặt Trời, chiếm tới 60,3%. Tiếp đến là Thổ Tinh tới 24,5%, Hải Vương Tinh tới 7,9%, và Thiên Vương Tinh tới 5,3%. Mặt Trời đóng vai trò là đối trọng, nên nó gần hơn với khối tâm khi Mộc Tinh ở một phía và ba hành tinh lớn kia ở phía trực tiếp đối diện; trong khi đó Mặt Trời sẽ di chuyển tới cách khối tâm 2,17 lần bán kính của nó khi tất cả các hành tinh lớn đều thẳng hàng về một phía. Mô men động lượng quỹ đạo của Mặt Trời và tất cả các hành tinh nhỏ hơn, các vệ tinh, và các thiên thể nhỏ; cùng với mô men động lượng tự quay của tất cả các thiên thể trong hệ kể cả Mặt Trời, tổng cộng chỉ chiếm khoảng 2%. Sự tự quay của riêng Mặt Trời chỉ chiếm 0,3%. Người ta phát hiện ra rằng mô men động lượng của đĩa tiền hành tinh bị sai lệch khi so sánh với các mô hình hiện tại về quá trình hình thành sao. Mặt Trời và các sao khác được các mô hình dự đoán quay nhanh hơn đáng kể so với thực tế. Xem thêm. - Sự hình thành và tiến hóa của hệ Mặt Trời
Untergruppenbach Untergruppenbach () là một đô thị nằm ở huyện Heilbronn thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây bao gồm 6 ngôi làng với dân số khoảng 7,600 người. Khoảng 5,100 người sống ở các làng Untergruppenbach, Donnbronn và Obergruppenbach. Khoảng 2,500 sống ở các làng Unterheinriet, Oberheinriet và Vorhof.
Julien Ponceau Lê Công Vinh
Các sao cố định Các sao cố định hay các sao nền là một thuật ngữ bắt nguồn từ thời cổ để chỉ các ngôi sao mà dường như không thay đổi vị trí trên bầu trời và vị trí tương đối của chúng với nhau, trái ngược với các "sao lang thang" tức là các hành tinh. Khoảng 3.000 tới 6.000 ngôi sao cố định có thể được trông thấy bằng mắt thường trên khắp bầu trời, nhưng chỉ gần một nửa trong số chúng là có thể được trông thấy tại cùng một thời điểm trên một địa điểm trên Trái Đất. Chúng là các sao thuộc dải Ngân Hà và với những khoảng cách khác nhau tới Trái Đất. Tuy nhiên, hầu hết trong số ước tính 100 tỉ sao trong dải Ngân Hà là không thể thấy bằng mắt thường bởi vì chúng không đủ sáng, ở quá xa, hoặc bị che khuất bởi các thiên thể khác. Tên gọi và ý nghĩa trong lịch sử. Các ngôi sao cố định cấu thành nên các chòm sao mà chúng ta biết từ vị trí tương đối giữa chúng, dường như không thay đổi với mắt thường. Nền của toàn bộ các "sao cố định" này có sự chuyển động biểu kiến quan sát được trong suốt thời gian một đêm hoặc một năm từ đông sang tây, dọc trên vòm trời nhìn từ Trái Đất là do sự tự quay quanh trục của nó hoặc quỹ đạo quanh Mặt Trời. Trong các tài liệu cổ tiếng Hy Lạp về các chòm sao và hiện tượng thiên văn, chỉ có từ "sao" ("astra") được đề cập đến, chẳng hạn trong "Phaenomena" của Aratus ở thế kỷ 3 TCN. Sau đó, tất cả các thiên thể sáng đều được gọi là sao ("stellae)" bởi các tác giả , tuy nhiên các hành tinh được phân biệt là sao di chuyển ("errantia") so với các sao được gắn ("adfixa") trên nền trời. Các giao hội của một hành tinh và chòm sao riêng lẻ đã được quan sát bằng mắt thường từ rất lâu, và đã được đề cập đến bởi Aristotle ở thế kỷ thứ 4 TCN trong tác phẩm của ông "Meteorologica" (Μετεωρολογικῶν). Sự phân biệt giữa những khái niệm này ngày càng được phổ biến. Claudius Ptolemy viết trong Almagest (sách 7, chương 1) rằng một số sao nhất định có vị trí tương đối vĩnh viễn không thay đổi. Các tác giả phương Tây thời trung đại chấp thuận khái niệm này và đưa vào các ngôn ngữ thuật ngữ "sao cố định" ("fixed star, Fixstern"). Trong công trình của mình "De revolutionibus", Copernicus cũng đã phân biệt "fixae stellae" với "errantes"; một cách tương tự "Astronomia Nova" của Johannes Kepler, phân biệt "sphaera Fixarum" với "planetae". Cũng trong giữa thế kỷ 18, Immanuel Kant sử dụng thuật ngữ sao "cố định" để chỉ các sao theo nghĩa ngày nay trong công trình "Allgemeine Naturgeschichte und Theorie des Himmels". Cách dùng các thuật ngữ vẫn không thay đổi cho đến nửa cuối thế kỷ 19, khi ngành vật lý thiên văn được phát triển, sử dụng các phương pháp phân tích quang phổ, phép trắc quang, và chụp ảnh để nghiên cứu các thiên thể. Thuật ngữ "sao cố định" của thiên văn quan sát cổ điển đã được thay thế, chỉ đơn giản là "sao". Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra chậm và không nhất quán. Nhà vật lý và thiên văn học Karl Friedrich Zöllner, chẳng hạn, chủ yếu dùng từ "sao" trong công trình quan trọng của ông về phép trắc quang thiên thể, "Grundzüge der allgemeinen Photometrie des Himmels" (1861), nhưng vẫn nhắc đến "sao cố định" trong một câu đặt vấn đề. Ngày nay, thuật ngữ "sao cố định" được sử dụng trong ngữ cảnh lịch sử và khi xét về các chòm sao. Trong niên giám thiên văn "Kosmos Himmelsjahr", xuất bản hàng năm bởi Hans-Ulrich Keller từ năm 1982, đề từ "Fixsternhimmel" hay "bầu trời sao cố định" vẫn được sử dụng cho một trong những chuyên mục hàng tháng. Trong cơ học cổ điển. Trong cơ học của Newton, nền của các sao cố định được chọn là hệ quy chiếu được coi là đứng yên so với không gian tuyệt đối. Trong các hệ quy chiếu đứng yên hoặc tịnh tiến đều so với các sao cố định, các định luật chuyển động của Newton được nghiệm đúng. Trái lại, trong các hệ quy chiếu có gia tốc hoặc quay đối với các sao cố định, các định luật chuyển động ở dạng đơn giản nhất không được nghiệm đúng, mà phải bổ sung thêm các lực ảo hay lực quán tính, chẳng hạn lực ly tâm và lực Coriolis. Tuy nhiên chúng ta ngày nay đã biết rằng các "sao cố định" không thực sự "cố định". Khái niệm hệ quy chiếu quán tính không còn gắn với các sao cố định, và không gian tuyệt đối là không đúng theo vật lý hiện đại. Thay vào đó, sự định nghĩa của hệ quy chiếu quán tính chỉ được dựa trên sự đơn giản hóa của các định luật vật lý trong hệ, cụ thể là không có các lực quán tính. Định luật quán tính đúng với hệ tọa độ Galileo cổ điển, tức là một hệ giả định so với các sao thực sự cố định. Sự di chuyển thực tế. Trên thực tế, trái ngược với tên của chúng, các sao cố định cũng có chuyển động của riêng chúng, tức là một sự chuyển động biểu kiến trên thiên cầu so với các sao xung quanh. James Bradley cũng đã phát hiện một sự dịch chuyển biểu kiến gọi là quang sai vào những năm 1725–1728. Bởi vì khoảng cách rất lớn của chúng, sự thay đổi vị trí của một sao cố định là hầu như không thể nhận thấy được đối với mắt thường, ngay cả sau vài thế kỷ. Ngôi sao với chuyển động riêng nhanh nhất được biết đến nay được gọi là Sao Barnard; nó thay đổi vị trí tới 0,3° mỗi thế kỷ, nhưng không dễ quan sát được nó với mắt thường. Một hiệu ứng khác bắt nguồn từ tầm nhìn thay đổi khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Do đó, một sao cố định được chiếu lên thiên cầu từ những điểm khác nhau trên quỹ đạo của Trái Đất trong suốt thời gian một năm và được thấy vạch ra một hình elip nhỏ. Hiệu ứng này được đo bởi góc thị sai, tức là góc giữa hai đường ngắm đến từ hai nơi quan sát khác nhau. Xem thêm. - Cấp sao biểu kiến - Vị trí ngôi sao Tham khảo. Tham khảo sách. - Jürgen Hamel: "Meilensteine der Astronomie", Stuttgart 2006 - Hans-Ulrich Keller: "Wörterbuch der Astronomie", Stuttgart 2004 - Helmut Zimmermann, Joachim Gürtler: "ABC Astronomie", Heidelberg 2008
Bồng Hạ Bồng Hạ là một ngôi làng thuộc xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Minh Tân), nằm ở vùng trung lưu, phía tả ngạn bên dòng sông Mã. Bồng Hạ là trung tâm buôn bán, dịch vụ cho một vùng quê rộng lớn trong huyện Vĩnh Lộc, và hiện được quy hoạch cùng các làng Bồng Thượng, Bồng Trung để tạo lập khu đô thị Bồng (trung tâm của tiểu vùng II huyện Vĩnh Lộc). Làng nằm ở khu vực trung tâm xã Vĩnh Minh, phía Tây giáp với làng Bồng Thôn, phía Đông giáp làng Mai Vực, phía Bắc là đồng ruộng, phía Nam giáp sông Mã. Lịch sử. Vùng đất Bồng đã được xác lập từ xưa vào khoảng thế kỉ XIV và được tái lập vào đầu triều Lê sơ gồm làng Bồng Trung, Bồng Thượng, Bồng Hạ, nằm ở phía Đông huyện Vĩnh Lộc trên bờ Bắc sông Mã, phía Nam sông Mã là huyện Yên Định. Với những tên gọi là "Thượng", “ Trung”, “Hạ” là để phân biệt vị trí của làng theo cách định vị dân gian bởi ba làng Bồng cùng nằm ở bờ Bắc sông Mã: Làng Bồng Thượng ở phía trên (về phía trung tâm Thị trấn Vĩnh Lộc), Bồng Trung ở giữa, Bồng Hạ ở phía dưới (theo dòng chảy của sông Mã). Làng Bồng Trung nằm giữa làng Bồng Thượng và làng Bồng Hạ, trước đây ranh giới của các làng thường không rõ ràng. Ba làng Bồng nằm ở khu vực trung tâm của châu thổ sông Mã cận kề Ngã Ba Bông (nơi sông Mã phân nhánh đẻ về với Biển). Là vùng nằm trong khu vực đồng bằng sông Mã nhưng cảnh quan thiên nhiên, điều kiện tự nhiên vùng đất Bồng khá đa dạng và phong phú. Đến giữa cuối thế kỷ XIX, vào thời vua Tự Đức triều Nguyễn, vùng đất Bồng được đổi tên gộp thành Tổng (Tổng Biện Thượng gồm có 9 xã, thôn, vạn gồm: Biện Thượng, Đông Biện, Biện Hạ, Mai Vực, Đa Bút, Bản Thủy,Thọ Lộc, Kim Sơn và Vạn Biện Thượng) và đổi tên Biện Thượng thành Bồng Thượng. Đến năm 1885 khi vua Hàm Nghi lên ngôi Hoàng đế thì cho đổi Biện Hạ thành Bồng Hạ, Đông Biện thành Bồng Trung và Tổng Biện Thượng đổi thành Tổng Bồng Thượng. Lý do đổi là do chữ "Biện" cùng tên húy của vị tổ dòng họ Nguyễn Phúc. Khi cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra, dưới sự kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân vùng đất Bồng nổi lên giành chính quyền sau đó thì chính quyền cách mạng quy định tên gọi và địa giới hành chính của xã là xã Hùng Lĩnh, đến tháng 6/ 1946 đổi tên là xã Vĩnh Hùng, xã lúc này gồm hai làng là Bồng Thượng và Việt Yên. Các làng thuộc xã Vĩnh Minh và Vĩnh Tân nay thành lập nên xã Duy Tân, sau đó đến 4/1954 xã Duy Tân lại tách thành hai xã Vĩnh Tân ( gồm làng Bồng Trung và Đa Bút) và Vĩnh Minh ( gồm 3 làng Bồng Thôn, Bồng Hạ, Mai Vực). Đến ngày 1/12/2019, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai xã Vĩnh Minh và Vĩnh Tân sáp nhập với nhau thành xã Minh Tân (bao gồm cả làng Bồng Trung, Bồng Hạ, Đa Bút, Mai Vực, Bồng Thôn). Làng Bồng Hạ trước đây chia thành hai thôn là Lại thôn và Thị thôn, hiện tại được chia làm hai thôn là thôn 6 và thôn 7. Kinh tế - xã hội. Làng Bồng Hạ có hơn 20 dòng họ sinh cư lập nghiệp gồm các họ lớn là họ Trịnh ( có tới 10 chi họ), họ Nguyễn ( có 9 chi họ), họ Hoàng ( có 5 chi họ), họ Trần (có 3 chi họ) ngoài ra còn có một số họ khác như: họ Vũ, họ Phạm, họ Lê, họ Lưu, họ Lâm, họ Cao,… Một trong những dòng họ đến đây sớm nhất để sinh cư lập nghiệp là họ Trịnh với chi Trịnh Tất, theo giả phả ghi chép lại thì họ Nguyễn cũng là một trong những dòng họ có mặt ở đây sớm. Với vị trí địa lý thuận lợi nên làng là trung tâm mua bán của xã Minh Tân tại chợ Cung, cơ sở khám chữa bệnh cho Nhân dân năm xã miền xuôi (Minh Tân, Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An) là Phòng khám đa khoa huyện Vĩnh Lộc khu vực Vĩnh Minh cũng được đặt tại làng, điểm giao dịch của Bưu điện, Ngân hàng Agribank, các cơ sở giáo dục của xã... Di tích lịch sử được công nhận: Đình Làng Bồng Hạ, Nghè Cung. Di tích đình Bồng Hạ đặt tại trung tâm làng (Bồng Hạ), ngoảnh mặt hướng Đông. So với nhiều đình làng thời Nguyễn, đình Bồng Hạ có lịch sử khởi dựng khá muộn (năm 1940). Đình làng Bồng Hạ là nơi thờ Thành hoàng làng Linh Lang Thượng đẳng thần. Theo truyền thuyết, vị thần Linh Lang là con thứ 4 của vua Lý, có công trong việc đánh thắng giặc ngoại xâm đã hi sinh trong cuộc chiến chống nhà Tống xâm lược xưa kia (giai đoạn 1075-1077). Hiện nay, đình còn kết hợp thờ anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng. Hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng làng đều tổ chức lễ rước linh đình từ Nghè Cung về đình làng Bồng Hạ.
Nguyễn Hữu Chung
Trường Phổ quát học Columbia Trường Phổ quát học Columbia (tiếng anh: "Columbia University School of General Studies", viết tắt là GS) là trường giáo dục thường xuyên của Viện Đại học Columbia. Khác với các chương trình chính quy của Columbia, GS hướng đến đối tượng phi truyền thống như cựu chiến binh, người lớn tuổi, sinh viên các trường cao đẳng cộng đồng cũng như học sinh đã nghỉ học ít nhất một năm. GS tọa lạc tại khuôn viên chính của Đại học Columbia ở Morningside Heights, New York. Số học sinh của trường chiếm gần 1/3 tổng số sinh viên theo học bậc cử nhân tại Columbia. GS cũng có các chương trình bằng kép với một số trường liên kết như Chủng viện Thần học Do thái, Viện Nghiên cứu Chính trị Paris, Cao đẳng Trinity Dublin, và Đại học Thành phố Hồng Kông. Trường cũng cung cấp Chương trình Y khoa Dự bị sau đại học. Sinh viên của GS được cấp bằng do Chủ tịch Đại học Columbia ký tên nhưng được viết bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Latinh như chương trình chính quy của Đại học Columbia. Tỉ lệ trúng tuyển vào Trường Phổ quát học là 35% trong khi chuơng trình chính quy của Columbia có tỉ lệ chọi chỉ 3.7%. Trường Phổ quát học Columbia có nhiều điểm tuơng đồng với Trường Mở rộng Harvard, vốn có điều kiện trúng tuyển thấp hơn nhiều so với trường chính quy Harvard. Các cựu sinh viên đáng chú ý của GS bao gồm Simon Kuznets, Baruj Benacerraf, Louise Glück, Isaac Asimov, JD Salinger, Amelia Earhart, Leonard Cohen và Công chúa Firyal của Jordan.
Hirunkit Changkham Hirunkit ChangKham (, hay còn gọi là Nani, sinh ngày 30 tháng 10 năm 1997 là một nam diễn viên, người mẫu người Thái Lan trực thuộc GMMTV.
Lịch sử Madagascar Lịch sử Madagascar nói về lịch sử quốc đảo Madagascar, nằm trên Ấn Độ Dương ngoài khơi bờ biển phía đông nam Đông Phi, kể từ khi con người bắt đầu xuất hiện trên đảo. Những đề cập lâu đời nhất về Madagascar có lẽ đã xuất hiện trong thư tịch cổ từ thế kỷ 1. Với vị trí nằm trên các tuyến giao thương giữa Ả Rập và bờ biển phía đông lục địa châu Phi, người Ả Rập có lẽ đã biết đến Madagascar vào thế kỷ thứ 4, và đượcmô tả lại vào thế kỷ thứ 10. Người Trung Quốc có thể biết về hòn đảo này vào thế kỷ 11. Người châu Âu đến đảo năm 1500. Những dấu vết cổ xưa nhất của con người ở Madagascar có từ thời đại đồ sắt. Vào thế kỷ 1, những người Nam Đảo đã đặt chân lên đảo. Trong những thế kỷ tiếp theo, dân số trên đảo biến động theo từng gia đoạn. Những sắc dân cập đảo vào các thời điểm khác nhau góp phần tạo nên sự đa dạng sắc tộc. Trước khi người châu Âu xuất hiện, nền kinh tế chính của Madagascar là thương mại, do người Ả Rập định cư ở bờ bắc nắm giữ. Vào thế kỷ 14, tổ tiên Merin (một trong những nhóm dân tộc hiện nay) đến từ Indonesiavà định cư ở trung tâm Madagascar. Từ thế kỷ 15, việc buôn bán nô lệ phát triển. Những người châu Âu đầu tiên xuất hiện là người Bồ Đào Nha, trong suốt một thế kỷ đã chọn đảo làm điểm dừng chân trên đường đến Ấn Độ. Vào thế kỷ 17, người Pháp bắt đầu tăng cường vị thế tại Madagascar, coi đây là nguồn cung cấp lao động rẻ mạt phục vụ cho những đồn điền trên các đảo xung quanh. Vào đầu thế kỷ 17 và 18, Madagascar là căn cứ cho hải tặc chuyên săn tìm nô lệ để bán. Sau khi đánh tan thế lực hải tặc, Pháp củng cố vị thế kinh tế và bắt đầu thiết lập các trạm giao thương trên bờ biển, dần dần tiến tới thực dân hóa hòn đảo. Vào đầu thế kỷ 18 và 19, Anh trở thành đối thủ chính trị làm Pháp suy yếu trong cuộc tranh chấp ảnh hưởng ở Madagascar. Nhưng cuối cùng vào năm 1896, Anh chấp nhận sáp nhập để Pháp sáp nhập Madagascar. Tổ chức nhà nước địa phương sớm nhất ở Madagascar xuất hiện vào thế kỷ 17, do các bộ lạc Sakalawa, Betsimasaraka và Merina tập hợp lại. Luật tục bộ lạc và gia tộc không ủng hộ việc thống nhất đến đầu thế kỷ 19 thì lãnh thổ của đảo mới nằm dưới quyền cai trị của vua người Merin. Vào thế kỷ 19, người châu Âu tác động ngày càng nhiều đến vương quốc Imerina khi chiếm được nhiềunhượng địa. Vua Madagascar thống nhất cố gắng ngăn chặn việc phụ thuộc vào các quốc gia châu Âu. Sau những xung với Pháp và Anh, vương quốc Imerina cáo chung và hòn đảo thành thuộc địa Pháp. Đầu thế kỷ 20, các phong trào chủ nghĩa dân tộc ra đời trên đảo, nhằm giành lấy quyền chính trị. Khát vọng giành độc lập của Madagascar càng mãnh liệt sau Thế chiến thứ hai. Pháp nhượng bộ từng bước khi tuyên bố Madagascar là một lãnh thổ hải ngoại và cuối cùng trao trả hoàn toàn chủ quyền vào năm 1960. Madagascar trở thành nước cộng hòa, trải qua bốn thời kỳ. Ngoại trừ thời kỳ thứ nhì theo xã hội chủ nghĩa, còn lại đều theo thể chế dân chủ. Khủng hoảng kinh tế và khác biệt sắc tộc dẫn đến khủng hoảng chính trị, tạo ra những thay đổi mang tính hệ thống. Lịch sử nghiên cứu Madagascar. Cái tên "Madagascar" đến từ sai lầm của nhà hàng hải vĩ đại Marco Polo trong thế kỷ 13, ông có viết và mô tả về Mogadishu mà nhầm thành phố này là một hòn đảo. Cái tên Mogadishu bị bóp méo thành Madagascar sau đó được dùng trong các tác phẩm sử học châu Âu. Trong tiếng Malagasy, tên đảo nghĩa là "vùng đất tận cùng thế giới". Người châu Âu biết đến Madagascar khoảng sau năm 1500. Năm 1519, lần đầu tiên Dioga Ribeira đưa đảo vào bản đồ. Giữa thế kỷ 17, một trong những đại diện của Công ty Đông Ấn là Étienne de Flacourt đã mô tả địa lý trên đảo qua tác phẩm "Histoire de la grande isle de Madagascar" xuất bản tại Paris năm 1658. Nạn cướp biển hoành hành khiến công tác nghiên cứu đình trệ. Trong thời gian dài chỉ có những thông tin khái quát chung về đảo, bản đồ vị trí các cảng và trạm giao thương của châu Âu. Năm 1776, d'Apres de Mannovillette người Pháp đã vẽ bản đồ chi tiết hơn gồm cả các tọa độ địa lý. Năm 1770–1780, đoàn thám hiểm của nhà nghiên cứu người Pháp Nicolas Mayeure lần đầu tiên tiến sâu vào đảo, trong đoàn đồng hành có Móric Beňovský. Nicolas Mayeure đã mô tả phần phía bắc và trung tâm Madagascar. Còn Beňovský là tác giả của cuốn nhật ký "Lịch sử hành trình và những sự kiện kỳ lạ..." mô tả chi tiết đầu tiên về hòn đảo. Thập niên 1820, thuyền trưởng Hải quân Anh William Fitzwilliam Owen bắt đầu nghiên cứu bờ biển Đông Phi, gồm cả Madagascar. Họ tiến hành đo đạc thủy văn bờ biển và vùng nước ven biển. Năm 1833, kết quả nghiên cứu của Owen được công bố trên tạp chí "Narrative of voyages to explore the shores of Africa, Arabia and Madagascar". Thập niên 1830, người Pháp tiến hành những nghiên cứu tương tự. Năm 1846, Louis Édouard Bouët-Willaumez xuất bản tại Paris tác phẩm "Description nautique des côtes de l'Afrique occidentale comprises entre le Sénégal et l'Equateur." Giữa thế kỷ 19, các nhà hàng hải xuất bản ba tác phẩm tại Paris: "Voyage à la còte orientale d'Afrique" (1846), "Documents sur l'histoire, la géographie et le commerce de la partie occidentale de Madagascar" (1845) và "Documents sur l'histoire, la géographie et le commerce de l'Afrique orientale" (1856-1857). Năm 1834, những quả trứng vỡ của chim voi được tìm thấy trên đảo. Flacourt đã đề cập đến loài chim khổng lồ sống ở Madagascar đã được đề cập từ năm 1658, nhưng thế kỷ 19 coi chuyện này là huyền thoại. Phát hiện này khiến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp tổ chức thám hiểm khoa học trên đảo. Năm 1865, Alfred Grandidier chỉ huy đoàn thám hiểm tìm kiếm chim voi. Grandidier cho rằng loài này đã bị thợ săn Malagasy và cá sấu làm cho tuyệt chủng. Trong những năm 1865–1870 Grandidier thực hiện 1.500 phép đo bằng máy kinh vĩ, xác định chính xác vĩ độ 1.885 điểm và tọa độ 28 thị trấn. Ông mô tả đặc điểm địa lý và thủy văn, đặc tính thảm thực vật. Năm 1870, Gardinier khảo sát địa hình học một diệc tích 1.800 km² và đánh dấu trên vị trí hàng nghìn điểm trên bản đồ. Nghiên cứu của ông dẫn đến việc xuất bản các bản đồ tỷ lệ 1: 1.850.000 vào năm 1871. Năm 1874–1875, Shaw tiếp tục công việc của Gardinier và khám phá phần đông nam Madagascar. Năm 1876, Suell mô tả hòn đảo dọc theo tuyến từ Tananariva đến bờ biển phía tây. Cùng năm, James Sibree nghiên cứu các vùng nội địa. Mặt khác, Muillens hiệu chỉnh những quan sát của Gardinier. Năm 1885, Gardinier tổng hợp các kết quả nghiên cứu được thực hiện trong nửa sau của thế kỷ 19 và xuất bản trong chuyên khảo "Histoire physique, naturelle et politique de Madagascar." Cuối thế kỷ 19, song song với các thám hiểm thuộc địa, Pháp còn tổ chức thám hiểm khoa học sâu hơn vào vùng nội địa. Năm 1892, Louis Catat và Casimir Maistre thám hiểm phần đông nam Madagascar. Cùng năm, H. Gautier mô tả hình thế và địa lý của đảo. Trong những năm 1896–1906, các nhà địa hình Pháp đã xuất bản bản đồ đảo với tỷ lệ 1: 500 000. Trong giai đoạn 1898-1902, Guillaume Grandidier khám phá phần phía nam và phía tây Madagascar. Đầu thế kỷ 20 đánh dấu thực hiện nghiên cứu hệ động thực vật cũng như địa chất và dân tộc học. Từ năm 1906 thành lập Dịch vụ Địa lý Tananarivo chuyên thực hiện trắc địa, chuẩn bị cho việc hoàn thiện bản đồ tỷ lệ 1:100 000. Thời kỳ tiền thuộc địa. Các nhà sử học còn bất đồng về thời điểm khám phá ra Madagascar. Hòn đảo rất có thể đã được đề cập đến trong "Vùng biển Erythras" từ khoảng năm 60. Madagascar nằm trên các giao thương trên biển giữa Ả Rập tiền Hồi giáo và bờ biển phía đông châu Phi. Khả năn lớn là người Ả Rập biết đến hòn đảo vào đầu thế kỷ thứ 4. Trên bờ bắc đảo tìm thấy một đồng xu từ thời Constantinus Đại đế. Nhà du hành Ả Rập Al-Masudi mô tả đất nước Waq Waq trong tác phẩm "Cánh đồng vàng" thế kỷ 10, có giả thiết cho rằng cái tên này ám chỉ đến đảo Madagascar. Còn nhiều nghi vấn về thời điểm Trung Hoa phát hiện ra hòn đảo này. Một văn bản chữ Hán năm 1178 đề cập về việc tồn tại hòn đảo ngoài khơi rất có thể là Madagascar, nơi thổ dân hoang dã da đen tóc xoăn sinh sống. Họ làm nô lệ "tốt" vì "không nhớ quê" và bán được giá cao cho người Ả Rập. Cho đến thời đồ sắt, Madagascar vẫn là đảo hoang. . Không có dấu vết con người thời đồ đá hiện diện trên đảo. Tuy về mặt địa lý, đảo thuộc châu Phi, nhưng thổ dân trên đảo lại là người gốc Nam Đảo. Vẫn còn những tranh luận về nguồn gốc và thời điểm người Malagasy (chiếm 98% dân số Madagascar) đến đảo. Rất có thể họ là người Indonesia từ đảo Java thuộc Quần đảo Mã Lai (Đông Nam Á) và cập đảo vào thế kỷ 1. Ngoài ra cũng không rõ nguyên nhân tại sao tổ tiên người Malagasy lại rời quê hương cũng như họ đã đi qua tuyến đường biển nào để đến đảo. Giả thuyết về đợt di cư này đã diễn ra qua Ấn Độ, Ceylon, Comoros và dọc theo bờ biển Đông Phi. Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xác định tiếng Malagasy có liên hệ với nhóm ngôn ngữ Indonesia giúp đưa ra gợi ý nhất định để xác định nguồn gốc ngôn ngữ này. Tuy nhiên, một số từ mượn từ nhómm ngôn ngữ Bantu đã phức tạp hóa công trình nghiên cứu. Vào thập niên 1970, R. K. Kent kết hợp những phát hiện trước đó của các ngành nghiên cứu ngôn ngữ học, dân tộc học và lịch sử để phát triển lý thuyết rằng người Afro-Malagasy (người Malgasy châu Phi) đã sinh sống trên vùng đất ngăn cách giữa eo biển Mozambique trong thiên niên kỷ 1. Ông đồng thời nhấn mạnh vai trò lớn của các dân tộc châu Phi trong quá trình hình thành dân tộc Malagasy. Những người Afro-Malagasy ngoài khơi đã bị người Bantu đến từ phía tây đồng hóa. Mặt khác, người châu Á đến Madagascar cho đến thế kỷ 16. Do đó, tuy còn tồn tại một số yếu tố Afro-Malagasy nhưng tiếng Malagasy vẫn được xếp vào loại ngôn ngữ Châu Á. Dân số Madagascar dần tăng trong thiên niên kỷ 1. Nhà nghiên cứu Kent phân biệt ba thời kỳ người Indonesia di cư đến châu Phi. Ba thời kỳ này không đồng nhất về mặt sắc tộc. Ông gọi thổ dân Malagasy là "lakato" (những người chèo thuyền). Nhóm "lakato" đầu tiên sau khi đến Đông Phi đã tiếp xúc với các bộ lạc Bantu, bắt đầu hình thành nên cộng đồng Afro-Malagasy. Một làn sóng Bantu khác từ nội địa châu Phi tràn đến bờ biển, người Afro-Malagasy buộc phải chạy ra đảo Madagascar. Làn sóng nhập cư "Lakato" thứ nhì đã làm phân hóa đa dạng một số nhóm dân tộc ở Madagascar và góp phần tạo nên thứ ngôn ngữ Malagasy. Nhóm thứ nhì này mang theo kỹ năng trồng trọt và chăn nuôi gia súc, làm ruộng bậc thang đặc trưng trên sườn núi, xây dựng cự thạch và công sự, cho đến niềm tin thờ cúng tổ tiên, nghi lễ tế thần và phong tục an táng, cả biểu tượng sắc đỏ thể hiện cho quyền lực. Họ đưa vào thể chế những người đứng đầu thôn làng. Nghề nặn gốm trên đảo cũng có khác biệt dù vẫn thấy nhiều nét chung với gốm Bantu. Các dân tộc Vazimba và Arindrano đóng vai trò hàng đầu trong việc hình thành nền văn hóa Malagasy. "Lakato III" diễn ra vào giai đoạn giao thời giữa hai thiên niên kỷ 1 và 2. Nguyên nhân chính cho chuyến di cư này là do kết nối thương mại phát triển trong khu vực. Làn sóng thứ ba rất đa dạng về sắc tộc, văn hóa và tôn giáo. Đa phần là các dân tộc Swahili và Bantu tràn xuống Nam Phi. Vào thời "Lakato III", văn hóa Antalaotra-Swahili xuất hiện ở phía bắc đảo. Nguyên nhân dân Swahili đến Madagascar là do chiến tranh và xung đột chia rẽ tại quê hương. Những người mới từ Swahili liền định cư ở phía bắc đảo. Họ duy trì giao thương với Bán đảo Ả Rập và Swahili. Họ cũng để lại dấu vết sinh sống tại phía tây nam hòn đảo. Người Ả Rập xuất hiện trên đảo vào thế kỷ 10-11. Văn bản chữ Ả Rập thế kỷ 12 có nhắc đến Djesire Comor, rất có thể để chỉ về Madagascar, từ này có nghĩa là "Đảo của người Indonesia". Người Ả Rập mà tiếng Bồ Đào Nha gọi là "poleis" đã thành lập các khu dân cư ở phía tây bắc đảo. Họ chủ yếu tập trung vào buôn bán và sản xuất. Họ sống chủ yếu trên các đảo xung quanh còn sở hữu các đồn điền trồng lúa ở Madagascar. "Poleis" duy trì mối quan hệ giao thương với Mogadishu, Malindi và Kilwa (qua bằng chứng khảo cổ học). Một trong những thành lớn nhất và giàu có nhất Lulungane trên đảo Nosi Manju. Người dân Lulungane nhập vải và quặng từ Đông Phi. Ngược lại, họ bán gạo từ đồn điền cũng như gia súc và sáp ong của Malagasy. Nô lệ người Phi lao động trên đồng lúa. Năm 1507, Bồ Đào Nha chinh phục Lulungane. Sang thế kỷ 14-15, thành Iharana (nay là Vohémar) của người Ả Rập ở phía bắc Madagascar có ảnh hưởng kinh tế đáng kê. Các quan hệ giao thương được duy trì với Kilwa và Viễn Đông. Người Iharana di chuyển dọc theo bờ biển xuống phía nam. Họ là tổ tiên của các nhóm người Zafi-Raminia và Antemoro. Những cộng đồng này bảo tồn truyền thống, chữ viết Ả Rập và nghề làm giấy. Zafi-Raminia và Antemoro thành lập nhà nước của riêng mình nhưng bị phân chia thành các nước nhỏ hơn vào thế kỷ 16. Tổ tiên người Merina từ Indonesia đến Madagascar vào thế kỷ 14-15. Họ đổ bộ lên bờ bắc, rồi di chuyển sâu vào bên trong và định cư tại vùng đất gọi là Imerina. Ban đầu, họ chung sống hòa bình với những thổ dân trước đó. Nhưng cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, Andrianaponga và Andriamanelo chỉ huy Merina giao tranh với bộ tộc Vazimba bản địa. Kết quả là Vazimba công nhận quyền cai trị của Merina, đổi lại Merina cũng cho phép Vazimba giữ quyền đất đai. Vào thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha đến đảo và báo cáo sự có mặt của nhóm người Kafra da đen thuộc nhóm Bantu sống trên bờ vịnh Sada (Anorontsanga). Khoảng 2.000 người Kafra có thể lànô lệ trốn thoát khỏi Malindi, Mombasa và Mogadishu. Tiếng nói của họ đã hé lộ nguồn gốc dân tộc vì giống với ngôn ngữ của người Kafra sống trên lục địa châu Phi. Madagascar rất đa dạng về sắc tộc và văn hóa do có nhiều làn sóng nhập cư. Đến đầu thế kỷ 16 có khoảng mười tám dân tộc sống trên đảo. Những người mới đến thường sống bên bờ biển, nhưng dần sẽ đi sâu vào trong đảo hơn. Vào thế kỷ 13, dân tộc Vazimba gốc Phi làm chủ phần trung tâm đảo, họ còn chưa có các hình thái chính trị sơ khai, nên những người mới đến liền trở thành cai trị. Sự tiến bộ từ phía đông Hova với kiểu cách sinh sống của người Indonesia cũng như canh tác lúa nước đã hấp thụ họ. Các nhóm dân cư khác nhau phân biệt về hoạt động kinh tế chủ chốt như: Sakalawa ở bờ tây chăn nuôi gia súc, Merina ở trung tâm trồng lúa, còn Wezu ở phía tây đảo làm nghề chài lưới. Vào thế kỷ thứ 10, người Madagascar thường đến châu Phi để cướp bóc. Thế kỷ 12 - 13, hình thức kinh tế cơ bản của Madagascar là giao thương với vùng Ấn Độ Dương. Đảo xuất khẩu gạo còn lấy về sắt, vàng và có thể cả đồng. Thế kỷ 15 thịnh hành việc buôn bán nô lệ chủ yếu cho bờ biển đông Phi và có thể tới cả Viễn Đông. Nguồn cung cấp nô lệ có thể do chiến tranh (Bantu) hoặc nhu cầu kinh tế (Malagasy). Madagascar vì lợi ích của các cường quốc châu Âu. Nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Diogo Dias khám phá ra Madagascar khoảng năm 1500. Một tàu thuộc hải đội Pedro Álvares Cabral đến Ấn Độ ngoài khơi Mũi Hảo Vọng đã đổi hướng sang phía đông sau khi mất dấu những tàu còn lại. Theo hướng này, tàu đến được hòn đảo lớn chính là Madagascar. Người Bồ Đào Nha gọi đảo là Đảo St. Lawrence. Năm 1506, những tàu của Fernando Suarez đến Madagascar. Năm 1517, nhà bản đồ học Bồ Đào Nha Pedro Reinel vẽ bản đồ chính xác hình dạng của đảo. Bồ Đào Nha không quan tâm đến Madagascar vì không có tài nguyên thiên nhiên. Họ muốn phát triển giao thương tại đây và sự kết nối đảo với bờ biển đông Đông Phi cản trở việc này. Do đó, trước tiên họ khuất phục các đồng minh Madagascar, rồi bình định các thành phố yếu ớt ở phía bắc đảo. Dần dần, người Hà Lan, Anh và Pháp xuất hiện ở lưu Ấn Độ Dương và cạnh tranh phạm vi ảnh hưởng đối với Đông Phi. Người châu Âu tìm cách thiết lập các căn cứ và hải cảng để bổ sung tiếp tế cho các chuyến buôn bán từ châu Âu đến Ấn Độ. Các tàu châu Âu đến Madagascar không thường xuyên. Người châu Âu xuất hiện bắt đầu làm sụp đổ tổ chức nhà nước và nền kinh tế của đảo. Cuối thế kỷ 16, dân số Madagascar ước tính vào khoảng 700.000 người. Trong thế kỷ 16, Bồ Đào Nha không chỉ một lần cướp phá Madagascar hơn một lần, nhưng cũng không có ý định củng cố ảnh hưởng lên đảo. Giữa thế kỷ 17, Pháp có kế hoạch thiết lập đồn điền ở quần đảo Mascarene gần đó, đã nhìn đến Madagascar như nguồn cung cấp lao động rẻ mạt. Năm 1642, Công ty Đông Ấn Pháp được thành lập nhằm thâu tóm Mascarene. Madagascar liền trở thành căn cứ để tiến tới các đảo xung quanh. Trên đảo Saint Luca, mười ba khu dân cư được giao nhiệm vụ thành lập pháo đài. Năm 1643, Pháo đài Dauphin được xây dựng ở phía nam Madagascar làm tiền đề chiếm phần đông bắc đảo, Vịnh Antongil và đảo Saint Mary. Trong những năm 1642–1643, Ponis chỉ huy pháo , nhưng cả ông và lẫn Flacourt là người kế nhiệm giai đoạn 1643–1655 đều không thể thiết lập quan hệ hữu hảo với người Malagasy. Thiếu hàng để bán, việc giao hàng từ Pháp không thường xuyên nên quân Pháp tổ chức những cuộc chinh phạt cướp bóc người bản xứ. Năm 1665, một làn sóng những kẻ thực dân Pháp mới đến đảo. Năm 1674, người Malagasy (Antanusi) hạ được Pháo đài Dauphin và giết gần như toàn bộ quân Pháp đồn trú. Thất bại của Pháp ở Madagascar thế kỷ 17 được nhìn nhận là do khác biệt về lợi ích giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính của Louis XIV, Jean-Baptiste Colbert với giới lãnh đạo công ty Đông Ấn. Colbert chủ trương người Pháp định cư trên đảo nhưng công ty từ chối cấp kinh phí để thực hiện kế hoạch này mà vẫn tập trung giao thương với Ấn Độ và thúc đẩy chủ lực là đồn điền quần đảo Mascarene. Giao thương với châu Âu gia tăng vào thế kỷ 17 cùng với việc con người sinh sống tiến sâu vào đảo ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường địa phương và khu vực tại Madagascar cũng như đa dạng hóa nền kinh tế. Dân cư tiến vào trung tâm đảo góp phần thúc đẩy giao thương đường dài phát triển. Việc trao đổi hàng hóa được tiến hành khi lãnh đạo địa phương hoặc trưởng làng chấp thuận và có đầu mối thích hợp, thường được lấy lòng bằng quà tặng. Khác với lục địa châp Phi, phụ nữ là nhân tố quan trọng tại Madagascar. Người phụ nữ này thường là quý tộc địa phương. Thương gia châu Âu kết hôn với phụ nữ bộ tộc từ đó được bộ tộc bảo vệ và đảm bảo quan hệ giao thương. Madagascar nhận đạn dược, hàng dệt may Ấn Độ, rượu, sản phẩm kim loại và đồ trang trí. Tiền tệ là đồng piaster bạc Tây Ban Nha, nhưng thường thì qua cơ chế hàng đổi hàng. Cũng có thể dùng tiền trung gian là đồng livre của Pháp. Cuối thế kỷ 17, hải tặc Âu Mỹ bắt đầu xâm chiếm bờ biển phía đông bắc, tạo dựng nơi sinh sông và quan hệ với thổ dân. Họ quan tâm đến đảo chủ yếu xuất phát từ khả năng bắt nô lệ da đen, là mặt hàng được người Bồ Đào Nha và Hà Lan coi trọng ở Ấn Độ. Hải tặc lập căn cứ trên bờ biển Madagascar và các đảo lân cận. Trong những năm 1685–1726, có hàng chục tàu hải tặc đã kìm hãm phát triển kinh tế đồn điền, cản trở giao thương và nghiên cứu địa lý trên đảo. Trong những năm 1685–1705, hải tặc đứng đầu là Avery, Misson và Kid có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực. Họ đặt căn cứ tại Sainte Marie, Rantabé, Foulpointe, Tintingue và Nosy Mangabé trong Vịnh Antongil, cũng như tại Antalaha và Vohémar. Hải tặc hợp tác với lãnh đạo địa phương, cung cấp vũ khí cho họ. Họ sử dụng hôn nhân địa phương để mở rộng ảnh hưởng, tham gia vào chiến tranh địa phương để làm cơ hội bán tù nhân thành nô lệ. Năm 1722, các nước châu Âu nỗ lực tiêu diệt nạn cướp biển trong khu vực nhưng không giải quyết được hết mà chỉ làm giảm quyền lực của hải tặc. Thế kỷ 18, Madagascar đóng vai trò là nguồn lợi đồn điền cho Pháp ở Mascarene, bắt đầu trồng cà phê. Pháp và Anh càng gia tăng cạnh tranh lẫn nhau. Cả hai nước đều tìm cách chinh phục và sáp nhập hòn đảo này. Các trạm mậu dịch khác được thành lập trên bờ biển phía đông Madagascar để trực tiếp thu lợi từ Mascarene và kiểm soát chính sách thuộc địa của Pháp. Ban đầu, văn phòng Tamatave giữ vị trí quan trọng trên bờ biển phía đông. Đến giữa thế kỷ 18, mở thêm trạm giao dịch tại khu định cư Foulpointe, cách Tamatave khoảng 250 km về phía nam. Trạm Faktoria Foulpointe nằm gần và quan hệ hữu hảo với dân Betsimisaraka. Lãnh đạo Betsimisarak là Zanahara (chết năm 1767), Yavi (1767–1791) và Zakavola (1791–1803) thường xuyên cung cấp nô lệ để bán cho Pháp để bán, chủ yếu lấy từ các cuộc săn lùng bộ tộc. Trong những năm 1774–1776, Maurycy Beniowski được bổ nhiệm ở Foulpointe. Beniowski thiết lập quan hệ với người Malagasy và lên kế hoạch chiếm Madagascar và thay mặt Pháp nắm quyền trên đảo. Trong các năm 1768–1771 và 1774–1776, Pháp tổ chức hai cuộc chinh phạt vào sâu trong đảo. Maurycy Beniowski trực tiếp chỉ huy cuộc chinh phạt thứ nhì và tự xưng là Hoàng đế Madagascar ngày 10 tháng 10 năm 1776. Ông tử trận ngày 23 tháng 5 năm 1786. Năm 1770, Pháp có bốn văn phòng thuộc địa, nhằm cung cấp nhân công rẻ cho các đồn điền quần đảo Mascarene. Giá một nô lệ vào nửa đầu thế kỷ 18 là khoảng 30 livre. Giá bắt đầu tăng sau năm 1760: trong những năm 1767–1770 là khoảng 200 livre, năm 1785 là 300 livres, và vào cuối thế kỷ 18 dao động từ 320 đến 540 livre. Ước tính rằng trong những năm 1755–1808, các trạm dịch phía đông của Pháp đã gửi tới Mascarene 349 tàu nô lệ, trong khi trạm dịch phía tây chỉ vỏn vẹn có 10 chuyến. Đại cách mạng Pháp và Chiến tranh Napoléon góp phần làm suy yếu Pháp ở Madagascar. Năm 1810, Anh chiếm một số khu vực của Pháp. Sợ mất ảnh hưởng, Pháp tuyên bố sáp nhập hòn đảo, nhưng Anh không công nhận. Hai nước đều tranh giành hòn đảo này cho đến cuối thế kỷ 19. Năm 1896, hai nước đạt được thỏa thuận và Madagascar trở thành thuộc địa Pháp. Những nhà nước đầu tiên. Không giống như những quốc gia châu Phi bản địa khác thời tiền thuộc địa, sự can thiệp của các cường quốc châu Âu không làm sụp đổ của những vương quốc Malagasy. Thậm chí từ thế kỷ 17, các vương quốc này còn phát triển hơn nhờ có sự liên hệ với hoạt động buôn bán nô lệ của Pháp các đảo Îsle de Bourbon và Îsle de France gần đó. Sakalawa. Theo truyền khẩu, nhà nước đầu tiên của người Sakalawa được thành lập trên bờ sông Sakalawa (một phụ lưu sôngMangoka) vào đầu thế kỷ 17. Thủ đô là Bengi. Người thành lập là vua Andriamisara huyền thoại, có thể là hậu duệ triều đại Maroserana ở phía nam đảo, gốc gác tại Anosi. Cũng có thuyết cho rằng tổ tiên vua là người Ả Rập. Truyền thuyết nói nhờ vào lá bùa thần, Andriamisara có được sức mạnh và đánh thắng anh trai mình. Kế vị Andriamisara, Andriandahifotsi (mất năm 1685) sử dụng súng ống chiếm được các vùng lãnh thổ phía bắc Manambolo và phía đông Midongy, kết minh Antanandro qua hôn nhân chính trị với Sakoambe. Ông chuyển thủ đô Sakalawa đến Maneva. Vương quốc của Andriandahifotsi gọi là Menabe. Andriandahifotsi đưa ra một số thể chế và phong tục, như thờ các tiên vương đã qua đời như thần linh, thông qua cách đặt danh tính bắt đầu bằng "Andria" và kết thúc bằng "-arivo". Ông chia vương quốc thành các thái ấp ban cho hoàng thân trong gia tộc, đặt ra hệ thống tôn ti cho hậu duệ: con trai vợ cả gọi là Volamena (con cháu vàng), còn các con trai vợ lẽ được gọi là Volafotsi ("con trai bạc). Sau khi Andriandahifotsi qua đời năm 1685, chiến tranh kế vị nổ ra ở Menabe. Trimanongarivo (mất năm 1718) có được quyền lực và tiếp tục các chính sách của Andriandahifotsi cũng như thiết lập quan hệ giao thương mới với châu Âu. Thất bại trong chiến tranh kế vị, con trai của Andriandahifotsi của Tsimanata hoặc tên thường biết Andriamandisoarivo cùng tùy tùng trốn lên phía bắc. Tại đồng bằng Mananara, ông thành lập nhà nước Boina, rồi chiếm Sandangoatsi, Manandabo và Antalaotes. Thủ đô đặt tại Tongay. . Hậu duệ Tsimanata là Andrianamboniarivo (1712–1722) và Andriamahatindriarivo (1722–1742) mở rộng quyền kiểm soát của Sakalawa đến bờ biển phía tây của Madagascar. Boina đạt thịnh trị cực điểm dưới thời trị vì của Tsitavana sau này gọi là Andrianiveniarivo. Tranh giành quyền lực ở cả Menabe và Boina khiến chính trị và quân sự người Sakalaw bị suy yếu. Những kẻ thua trận buộc phải di cư đến các vùng khác và lập nhà nước riêng. Một số tìm cách trở lại nắm quyền như Tsitavana trở lại Boina. Vua Sakalawa được được hội đồng gia tộc chọn trong số Volamen. Phụ nữ cũng có quyền lên ngôi, khi đó chồng của vua không có vai trò chính trị gì và thường bị thay đổi. Vua được tôn thờ như một vị thần và hiếm khi xuất hiện trước thần dân. Các bang Sakalawa thống nhất lại thời kỳ trị vì của Ravahina (khoảng 1770? –1808). Kết minh với Andrianampoinimerina của Imerina lúc đó yếu hơn Sakalawa, Ravahina đàn áp các cuộc nổi dậy. Đổi lại, ông cho phép Imerina trở lại buôn bán với bờ biển phía tây và đảm bảo Sakalawa không tiến hành xâm chiếm. Theo Dumaine viết năm 1792, ngoài người Malagasy, có khoảng 6.000 người Ả Rập và Ấn Độ ở thủ đô Majunga của Ravahina làm nghề buôn bán. Các tàu đi biển được đóng tại thủ đô, và hàng năm có hai tàu chở vải bông và lụa từ Surat đến Majunga. Vua có quyền bổ nhiệm người đứng đầu ba khu vực của người Ả Rập trong đô thành. Sakalawa có nghề chăn nuôi và buôn bán gia súc. Nông nghiệp còn sơ khai. Kinh tế phát triển không thuận lợi do đời sống dân cư nghèo đói trên một lãnh thổ rộng lớn, chiến tranh giành ngôi báu liên miên, các địa phương nổi dậy và xã hội đa dạng văn hóa sắc tộc. Điểm yếu của Sakalawa là kết hợp các đặc điểm của chế độ quân chủ tuyệt đối coi vua như thần, phong kiến và thương mại. Betsimisaraka. Nhiều dân tộc cư ngụ ở bờ biển phía đông Madagascar, đông nhất là Antanusi từ Đảo Sainte Marie và Antemaroa từ Vịnh Antongil. Các vấn đề như: chiến tranh thường xuyên, điều kiện tự nhiên, hải tặc đánh chiếm, thương gia đột kích bắt nô lệ... khiến hình thái nhà nước khó xuất hiện trước thế kỷ 18. Tổ chức chính trị xã hội các dân tộc phía đông Madagascar mang tính chất thị tộc. Các thị tộc tự quyết các vấn đề riêng, còn khi có các vấn đề trọng đại, hội đồng trưởng tộc "philohani" được triệu tập. Phụ nữ nắm quyền quyết định việc giao thương. Hải tặc định cư trong thời gian dài từ đó sinh ra Zana Malata là người lai Mulatto. Nửa đầu thế kỷ 18, con trai hải tặc Thomas White và công nương Malagasy Rahena Ratsimilaho học xong tại Anh trở về Vịnh Antongil. Để chống lại những kẻ buôn bán nô lệ xâm nhập, ông bắt đầu thống nhất các thị tộc. Sau khi đánh bại lãnh chúa Tsikoa của Vịnh Antongil, ông được bầu làm vua và lấy tên là Ramaromanampo ("người có nhiều thần dân"). Nhà nước của Ratsimilaho được gọi là Betsimisaraka (nhiều dân - không thể tách rời). Ramaromanampo cưới một công nương Sakalawa để có được đồng minh Boina vốn mạnh hơn Betsimisarak. Trong thời trị vì, Ramaromanampo đã chinh phục Tamatave. Sau khi Ramaromanampo qua đời năm 1750, tranh giành quyền lực nổ ra ở Betsimisaraka, vương quốc bị phân chia giữa các thủ lĩnh thị tộc và Zana Malat. Con trai của Ramaromanampo là Zanahara thất bại khi tìm cách khôi phục Betsimisaraka thống nhất. Imerina. Tổ tiên Merina xuất hiện ở Madagascar cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Họ từ Đông Nam Á đến Vịnh Antongil, rồi di chuyển lên cao nguyên trung tâm và chung sống hòa bình với người Vazimba bản địa. Cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 16, dưới thời Andrianapong và Andriamanelo xảy ra xung đột, Merina chiến thắng nhờ sử dụng vũ khí sắt. Hiện vẫn chưa rõ Merina lập nên một nhà nước mới trên các vùng lãnh thổ bị họ chiếm đoạt hay do kế thừa từ khu vực sẵn có. Lãnh thổ người Merina được định hình trong nửa đầu thế kỷ 17 dưới thời ba vị vua đầu tiên là Andriamanelo (1590-1616), Ralambo (1615-1640) và Andriandazak (1640-1665). Khi ấy diễn ra các cải cách chính trị dẫn đến sự hình thành nhà nước Imerina. Imerina có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển. Dân Merina sống ở miền núi trung tâm nên không chịu thiệt hại từ các cuộc chiến tranh duyên hải. Vua người Merin đầu tiên là Andriamanelo đưa ra tục lệ bắt buộc các hoàng tử phải cắt bì. Ralambo đã chia giai cấp quý tộc thành chủng tính: Zafindralambo là hậu duệ vua phải kết hôn nội tộc, ba tầng lớp Andrianteloray được đặc ân phục vụ vua. Nửa sau thế kỷ 17 lại tiếp tục phân chia tầng lớp cho đến đầu thế kỷ 18, đã có 7 tầng lớp quý tộc. Ralambo kế vị Andriamanelo, tiến hành thay đổi kinh tế bên cạnh cải cách xã hội. Ông đảm bảo nguồn thu ổn định cho quốc khố bằng cách áp thuế "vadin-aina" bắt buộc ("giá phải trả cho cuộc sống an bình") trên cả nước. Với khoản thu từ thuế, ông duy trì một đội quân thường trực. Vua kế tiếp là Andriandazaka tập trung vào cải cách tôn giáo và hệ tư tưởng, nhờ đó củng cố quyền lực của tầng lớp thống trị trong xã hội. Cuối thế kỷ 17, Andriamasinavaluna (? –1710) lên nắm quyền Imerina. Vào triều đại Andriamasinavaluna, Imerina có diện tích 150 km² và số dân vài nghìn, cũng như không có liên hệ với các hải cảng trên bờ biển Madagascar. Andriamasinavaluna thống nhất được người Merina. Vua tập trung phát triển nông nghiệp (thủy lợi và trồng lúa, chăn nuôi gia súc), thủ công nghiệp (sắt) và thương mại đường dài, cùng hình thức thuế quan đảm bảo nguồn thu cũng như lượng vũ khí cho vương quốc. Đến cuối đời, Andriamasinavaluna chia Imerina cho các con mình. Xã hội Imerina thế kỷ 18 càng phân cấp mạnh. Vua đứng ở đỉnh của phân tầng xã hội, nắm giữ đất đai lãnh thổ và giao cho thần dân. Hệ thống quyền lực được cha truyền con nối. Tiếp theo là "Tampontan", chủ đất hậu duệ của những những thủ lĩnh của vùng đất, là hậu duệ của những người định cư đầu tiên. Tiếp theo là dân tự do gọi là "huva", gồm thương gia và nông dân. Nông dân có nghĩa vụ canh tác và nộp hoa lợi cho chủ đất. Nô lệ gọi là "andevu" ở dưới cùng xã hội. Nửa cuối thế kỷ 18, Ambuhimangi do Rambusalam (1740–1810) giữ vị trí đứng đầu trong số các bang Imerin riêng lẻ. Năm 1787, Rambusalama bắt đầu quá trình thống nhất Imerina. Ông củng cố các làng biên giới và cải tổ quân đội trang bị vũ khí mua về từ châu Âu. Năm 1794, vua bắt Antananariva và tự xưng là vua Imerina Adrianampoinimerina. Trong những năm tiếp theo, ông chinh phục vùng đất của người dân Sihanaka, Betsileu và Boina. Adrianampoinimerina cải cách nội bộ nhằm tập trung hóa nhà nước. Ông chia Imerina thành sáu tỉnh mới khác với lúc trước, đồng thời hạn chế quyền lực của tầng lớp quý tộc, xử lý tư pháp. Trong lĩnh vực kinh tế, Adrianampoinimerina thu thuế thành công, cống phẩm và nghĩa vụ, hỗ trợ thương mại, nông nghiệp và xây dựng đường xá. Madagascar thống nhất. Nhà nước đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 19, khi người Merina thâu tóm gần như toàn bộ hòn đảo. Radam I (1810–1828) kế vị Adrianampoinimerina đã ngay lập tức chinh phục người Betsileo, rồi chiếm Sakalawa. Anh ủng hộ việc mở rộng lãnh thổ của Radama I để tạo ra một quốc gia mạnh ở Madagascar nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Pháp. Được Anh trợ giúp, Radama I hiện đại hóa quân đội. Năm 1817, ông chiếm phần đông nam đảo đến tận Tôlanaro (Pháo đài Dauphine). Năm 1824, Anh ủng hộ Imerina đánh chiếm Bethsimisarak. Song song với việc chinh phạt, cải cách hành chính cũng giúp củng cố kiểm soát quyền lực trên xã hội đa sắc tộc, như đặt ra "phokonolon" (hội đồng làng xã). Radama I đặt ra luật lệ để giúp các tầng lớp nghèo khổ có thể nâng cao mức sống, ông ký một thỏa thuận với Anh bãi bỏ việc buôn bán nô lệ. Để hạn chế ảnh hưởng của tầng lớp quý tộc, giới lãnh đạo cũng là thầy tư tế của tôn giáo bản địa, Radama I cải đạo sang Cơ đốc giáo và cho phép Hội Truyền giáo Phúc Âm Luân Đôn thành lập trường học và nhà thờ. Giáo dục được thực hiện bằng tiếng địa phương, sử dụng chữ viết. Năm 1828, vài nghìn người chủ yếu là Merina được gửi đến Anh du học. Trên đảo thành lập được nhà in riêng. Sau khi Radama I qua đời năm 1828, vợ là Ranavalona I lên nắm quyền, xử lý tàn bạo bất cứ ai có thể lên ngôi. Vào thời Ranavalona I, xuất hiện phong trào tôn giáo ly khai và càng lúc gia tăng với những biểu hiện đầu tiên năm 1833. Phong trào tôn giáo cổ động cho bái vật giáo, đặc trưng cho sự chống đối người châu Âu. Tùy thuộc vào bối cảnh mà các yếu tố văn hóa châu Âu chọn lọc được chấp nhận hoặc khước từ hoàn toàn. Ranavalona I ra chính sách nhằm hạn chế ảnh hưởng chính trị và kinh tế của châu Âu vào Madagascar, bãi bỏ quy định do chồng mình đặt ra trước đó. Trong lĩnh vực tư pháp, cô ấy đã kích hoạt lại sắc lệnh bằng cách uống thuốc độc. Bà cấm giáo sĩ lên đảo và bắt bớ những người theo đạo Thiên Chúa. Ước tính có khoảng 150.000 người bị hành quyết trong thời Ranavalona I. Năm 1838, Ranavalona I áp đặt hạn chế thương mại với người Anh chỉ được phép giao dịch tại các cảng chỉ định trước dưới sự kiểm soát hoàn toàn của các quan chức Madagascar. Đáp lại, Anh cùng Pháp bắn phá cảng Tamatawa. Phải đến năm 1853 cảng mới mở cửa trở lại. Với việc Pháp nhúng tay can thiệp, Jean Laborde bắt đầu sản xuất vũ khí, vật liệu xây dựng và vải ở Mantasoa gần Antananarivo. Kế vị Ranavalona I, Radama II (1861–1863) chuyển hướng bắt tay với châu Âu và liên hệ với các nước phương Tây. Radama II tái ký kết hiệp ước thương mại bị hủy bỏ dưới thời Ranavalona I và cho giáo sĩ Công giáo Pháp trở lại. Radama II chỉ ở ngôi được hai năm thì bị giết do một nhóm quý tộc lo ngại về chính sách thân Pháp và sợ mất đặc quyền. Vợ ông là Rasoherina (1863–1868) lên ngôi, phá vỡ thỏa thuận với Pháp và cấm Laborde hoạt động, chuyển hướng chính trị sang thân Anh. Sau khi Rasoherina qua đời, Ranavalona II lên thay trong giai đoạn 1868–1883. Quyền lực thực sự nằm trong tay người chồng thứ hai của nữ hoàng là Thủ tướng Rainilaiarivona. Ông đặt ra chính sách ngăn chặn các cường quốc châu Âu sáp nhập hòn đảo cũng như tiến trình thực dân hóa. Thủ tướng cố gắng tập trung hóa cơ quan hành chính nhà nước và tư pháp. Một đội ngũ quan chức được bổ nhiệm để kiểm soát những lãnh đạo gia tộc bộ lạc và lãnh chúa địa phương. Bộ máy giám sát hầu hết là từ quân đội chuyển sang đi về từng làng mạc. Dưới thời Thủ tướng Rainilaiarivona, chế độ đa thê bị cấm. Năm 1877, Madagascar bãi bỏ chế độ nô lệ. Chính phủ đã dành ngân quỹ để trả tự do cho một số loại nô lệ, hạn chế buôn bán và cấm dùng nô lệ để gán nợ. Năm 1881, mười bộ được thành lập để kiểm soát hành chính và kinh tế. Thay cho nô lệ là chế độ làm thuê, chính phủ ủng hộ việc thành lập doanh nghiệp. Rainilaiarivona tìm cách củng cố quân đội. Tuy nhiên, cải cách mới đòi hỏi tăng thuế lên cao, nên dân chúng cũng không vui vẻ ủng hộ. Năm 1869, nữ hoàng và thủ tướng theo đạo Tin lành và nâng lên quốc giáo. Việc này nhằm kết thân với Anh và hạn chế Pháp chống lại Madagascar. Tuy nhiên, kết quả lại là gia tăng quan hệ với người Pháp trên đảo. Dù vậy cuộc chiến 1883–1885 kết thúc với việc Pháp thành lập chính quyền bảo hộ trên toàn bộ đảo. Sau khi Ranavalona II qua đời năm 1883, Thủ tướng kết hôn với người kế vị là Ranavalona III (1883–1897) - nữ hoàng cuối cùng của Madagascar. Ông duy trì đường hướng chính trị chống Pháp làm bùng nổ xung đột trong trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 19. Cuối thế kỷ 19 ghi dấu chế độ sở hữu đất đai trở nên rõ ràng. "Menabe" là đất riêng, đất hoàn thuộc về vua hay nữ hoàng. "Vodivon" là lãnh chúa có phần đất riêng. Đất đai còn lại thuộc về những nhóm "phokonolona" cùng nhau canh tác. Thành viên "phokonolona" có thể được thừa kế, hoặc bán phần của mình cho người khác trong nhóm với sự chấp thuận của cả nhóm. Người nông dân được hưởng hoa lợi "hetra" (ruộng lúa) từ "phokonolona". Các nhóm kiêm quản lý luôn đồng cỏ và đất rừng. Xứ bảo hộ thuộc Pháp. Dù có thêm nhiều đặc quyền nhiều trong thế kỷ 19, Pháp vẫn đang cố gắng chiếm toàn bộ đảo. Nửa sau thế kỷ 19, công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển ở Madagascar. Những công xưởng đầu tiên đã xuất hiện, cùng với việc tổ chức các ngành công nghiệp khai thác. Cố gắng chiếm đảo thành thuộc địa, Pháp gây chiến với Madagascar trong những năm 1883–1885. Hạm đội Pháp bắn phá cảng và phong tỏa để cô lập đảo khỏi giao thông liên lạc với thế giới. Trường hợp Madagascar được đề cập trong hội nghị Berlinnăm 1885 theo sáng kiến phân chia ảnh hưởng ở châu Phi của Otto von Bismarck. Theo đó, hòn đảo nằm trong vùng ảnh hưởng của Pháp. Ranavalona III buộc phải ký thỏa thuận với Pháp, biến Madagascar thành một xứ bảo hộ, Pháp nắm quyền đối ngoại của đảo. Ranavalona III phải chịu mất Diego Suarez cùng bồi thường chiến phí. Theo hiệp ước, Pháp bố trí quân nhiều nơi trên đảo. Ngày 5 tháng 9 năm 1890, Anh Pháp ký kết hiệp định. Anh chấp nhận Pháp bảo hộ Madagascar, còn Pháp xác nhận Anh có quyền trên Zanzibar. Ngày 18 tháng 11 năm 1890, Đức cũng đồng ý Pháp bảo hộ Madagascar để đổi lấy việc được công nhận quyền lực tại Đông Phi thuộc Đức. Nhân dân Madagascar đứng lên phản ứng lại sự cai trị của Pháp, khởi nghĩa vũ trang nổ ra đầu tiên ở miền nam, rồi lan rộng ra hầu khắp cả nước. Năm 1890, Pháp gửi tối hậu thư nhưng người Malagasy không chịu từ bỏ độc lập. Năm 1895, mười lăm nghìn quân Pháp đổ bộ và chiếm Tananariva, Thủ tướng Rainilaiarivony bị trục xuất đến Algiers. Năm 1896, chính phủ Pháp thông qua luật sáp nhập Madagascar. Tướng Joseph Galleni dẫn quân đến đảo để đàn áp nổi dậy và áp đặt luật này. Khởi nghĩa bị dập tắt. Năm 1897, Nữ hoàng Ranavalla III bị ép ký thoái vị và bị trục xuất. Pháp đặt chế độ khủng bố đẫm máu trên đảo. Galleni đưa ra chính sách nhằm chia rẽ các lãnh chúa địa phương và kích động đấu tranh sắc tộc. Năm 1904, Madagascar hoàn toàn nằm dưới quyền quân đội Pháp. . Thuộc địa Pháp. Sau khi nắm quyền, Pháp bắt đầu cai trị trực tiếp. Chính quyền Pháp thay đổi hành chính và luật lệ thay đổi cho phù hợp thể chế địa phương và áp đặt lên người Malagasy. Dân Madagascar nằm dưới luật pháp Pháp, có tự do và quyền cá nhân nhưng không có quyền công dân và chính trị. Họ chỉ có được quyền công dân nếu biết tiếng Pháp, công trạng với nước Pháp hoặc kết hôn với công dân Pháp. Các hành vi không phù hợp với đạo đức châu Âu đều bị cấm, ví dụ như các luật tục thử tội dã man. Trên văn bản, tên gọi các cơ quan và đơn vị hành chính năm 1896 vẫn được giữ nguyên. Hòn đảo được coi là một liên bang do một viên toàn quyền đứng đầu, trực thuộc Bộ trưởng Bộ các vấn đề thuộc địa. Dưới toàn quyền là thống đốc các thuộc địa. Tỉnh ("cercles)" và các đơn vị hành chính bên dưới phụ trách trật tự công cộng, tư pháp, kinh tế và thị trường lao động. Các vị trí lãnh đạo tại thành phố và các hạt đều do người Pháp đảm nhiệm. Thành phố có chính quyền bao gồm cả thực dân và người bản xứ. "Mpiadydy" (trưởng làng) được "mpikarakar" (thư ký) hỗ trợ nắm quyền trực tiếp tại "fokontany" (xã). Thấp nhất là "phokonolona" (nhóm) do bộ lạc quản lý. Pháp củng cố ảnh hưởng chính trị và kinh tế dẫn đến sự thực dân hóa hòn đảo. Tài sản phong kiến bị xóa bỏ, cơ chế vương quốc và ngôi báu bị bãi bỏ, thay vào đó là thiết lập quyền sở hữu cá nhân. Một phần diện tích bị tách khỏi đất đai nhà nước, chuyển thành nhượng địa cho Pháp. Đất canh tác được dồn lại thành đồn điền cà phê. Theo Đạo luật Lao động Cưỡng bức, người lao động phải làm việc 50 ngà,y 9 giờ một ngày. Trong những năm 1905–1919, chính phủ Pháp thực hiện chính sách tăng cường quan hệ giữa thuộc địa và chính quốc. Kết quả là khoảng 45.000 người Malagasy đứng trong quân đội Pháp tham giá Thế chiến thứ nhất. Sau khi sáp nhập ở Madagascar, hoạt động giáo dục của các hiệp hội truyền giáo Công Giáo và Tin Lành bị giảm sút. Chính phủ Pháp giới thiệu giáo dục tiểu học thế tục. Trẻ em sống trong vùng cách trường ba dặm đổ lại bắt buộc phải đi học. Trường huyện và dạy nghề cũng được thành lập. Trường đại học y khoa đầu tiên "Le Myre de Villiers" được mở ra ở Antananarivo. Đầu thế kỷ 20, phong trào dân tộc và đấu tranh giành độc lập ra đời ở Madagascar. Năm 1913 (hay 1912), nhóm trí thức Merina do Mục sư Ravelojoana đứng đầu đã khởi xướng thành lập tổ chức quốc gia bí mật Liên minh dân tộc Malagasy ("Vy Vato Sakelika" - VVS), theo mô hình hiện đại hóa của Nhật Bản. VVS đặt trụ sở chính tại Antananarivo. Năm 1915, Liên minh bị cấm hoạt động và các nhà lãnh đạo bị bắt. . Nhưng những hoạt động động của VVS đã góp phần cho Madagascar có đại diện trong chính phủ Pháp. Những người Malagasy chiến đấu tại châu Âu trong những năm 1914–1918 có cơ hội tìm hiểu thêm về luồng tư tưởng chính trị. Các cựu chiến binh trở về Madagascar góp phần vào làm cho phong trào dân tộc chủ nghĩa hồi sinh. Họ yêu cầu quyền công dân và quyền chính trị được bình đẳng với người Pháp cũng như thừa nhận việc Madagascar đã đứng về phía Pháp tham chiến. Năm 1924, những phái đoàn kinh tế được thành lập để đại diện cho các tỉnh Malagasy, gồm đại diện của dân Pháp định cư và 24 người Malagasy một hội đồng bầu chọn. Tuy vậy, họ không có thực quyền ra quyết định các vấn đề kinh tế. Năm 1922, Jean Ralaimongo là một cựu nô lệ, giáo viên và lính đánh thuê cho Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã trở về Madagascar. Khi ở Paris, Ralaimongo có mối quan hệ với phe cánh tả. Trên đảo, ông mở tạp chí tiếng Pháp "L'Opinion" mô tả người thuộc địa bị ngược đãi. Ralaimongo truyền bá ý tưởng đồng hóa với Pháp để Madagascar trở thành một tỉnh của Pháp. Năm 1929, theo sáng kiến của ông, một cuộc biểu tình được tổ chức trước dinh toàn quyền. Ravohangy là cựu thành viên VVS cũng tham gia. Biểu tình bị đàn áp và những người lãnh đạo bị bắt. Phong trào do Ralaimongo khởi xướng dần biến thành chủ nghĩa dân tộc Malagasy với các tạp chí "La Partie Malgache" và "La Nation Malgache". Trong Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh, dân số Ba Lan quá đông đã nộp đơn cư trú sang Pháp. Phe dân tộc cực hữu đưa ra khẩu hiệu "Người Do Thái đến Madagascar”. Người Ba Lan Do Thái không chỉ tìm cách định cư trên các lãnh thổ hải ngoại của Pháp mà còn ý đồ thành lập những cộng đồng tuân thủ theo luật Moses. Năm 1937, Mieczysław Lepecki dẫn đầu đoàn nghiên cứu tìm hiểu hiện trạng khả năng định cư trên đảo. Làng Ankanazina trên núi được chọn làm nơi xây dựng khu định cư. Tác giả Arkady Fiedler viết "Jutro na Madagaskar!" (Ngày mai tới Madascar) (1939) để cổ vũ người Ba Lan di cư. Ý tưởng biến Madagascar thành nơi đồng cai trị của Pháp-Ba Lan tan vỡ khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thống đốc Madagascar đứng về phe Vichy, hợp tác với Đức và Nhật. Trước tình hình đó, Tướng Charles de Gaulle đứng đầu Nước Pháp Tự do phối hợp với Anh lên kế hoạch đánh chiếm hòn đảo nhằm ngăn chặn quân Nhật bành trướng Ấn Độ Dương và giải quyết việc tiếp vận hàng hảigiữa Anh với Ấn Độ và Úc . Theo kế hoạch, các tàu Anh đóng tại Durban sẽ đổ bộ Madagascar. Năm 1942, Nhật Bản thực hiện một số cuộc đột kích ở Ấn Độ Dương, khiến Đồng minh nhanh chóng thông qua Chiến dịch Ironclad, trong đó có việc đổ bộ lên đảo trong vòng sáu tuần. Ngày 5 tháng 5 năm 1942 bắt đầu trận chiến giành Madagascar. Bộ binh Anh đổ bộ gần các cảng Diégo Suarez và Arrachart là nơi có căn cứ không quân của Pháp. Sau ba ngày, quân Pháp kháng cự ở đây bị phá vỡ. Ngày 22 tháng 6 năm 1942, Tập đoàn quân 22 Đông Phi đổ bộ lên bãi biển, và vài tuần sau đó, Lữ đoàn cơ giới số 7 Nam Phi và Lữ đoàn bộ binh 27 Rhodesia đến nơi. Đồng thời, chiến sự trên biển vẫn tiếp tục diễn ra. Hai tàu ngầm Pháp bị chìm, một chiếc bị hỏng nặng trước hạm đội đối phương. Cuối tháng 5 đầu tháng 6, bốn tàu ngầm Nhật cùng một số tàu ngầm nhỏ cũng hoạt động gần hòn đảo này. Chúng đánh hỏng thiết giáp hạm HMS Ramillies và đánh chìm một tàu chở dầu. Tuy nhiên, các hoạt động tiếp theo không đạt kết quả như mong đợi nên quân Nhật rời khỏi vùng biển Madagascar chỉ sau vài ngày. Ngày 10 tháng 9 năm 1942 bắt đầu giai đoạn hai chiến dịch. Lực lượng Đồng minh đổ bộ vào phía tây nam đảo, chiếm thành phố cảng Mahajanga. Tám ngày sau, họ chiếm Tamatave. Cuối tháng 9, quân Đồng minh chiếm được thủ phủ cùng thành phố Ambalavao. Đến cuối tháng, họ chiếm thành phố Toliara và Pháo đài Daulphin ở phía tây nam. Ngày 5 tháng 11 năm 1942, lực lượng quân Pháp còn lại ra hàng sau khi phản công bất thành tại Ilhosa ở phía nam đảo. Lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Chiến tranh góp phần vào quá trình công nghiệp hóa một số thuộc địa châu Âu ở phía nam sa mạc Sahara. Xã hội xuất hiện các giai tầng mới, giai cấp tư sản và vô sản trở thành lực lượng chủ yếu trong đấu tranh giành độc lập. . Mùa thu năm 1945, người Malagasy và dân Pháp định cư trên đảo đã bầu hai đại diện là Joseph Raseta và Joseph Ravoahangy vào Quốc hội Lập hiến của Đệ Tứ Cộng hòa Pháp. Họ ủng hộ ý tưởng về quyền tự quyết như bảo đảm trong Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941 và tái xác nhận tại hội nghị Brazzaville ở Congo năm 1944. Tại Paris, Raseta và Ravoahangy cùng nhà văn Malagasy Jacques Rabemananjara thành lập đảng Phong trào Đổi mới Dân chủ Malagasy ("Mouvement Démocratique de la Rénovation Malgache" - MDRM), thống nhất được một số đảng phái chính trị nhỏ hơn trên đảo vào năm 1946. Trong thời gian ngắn, MDRM đã có khoảng ba trăm nghìn thành viên. Trên chính trường, đối thủ của MDRM là Đảng hậu duệ Madagascar (Parti des "Déshérités" "Malgaches") là con cháu những nô lệ duyên hải và cao nguyên trung tâm. Ngày 27 tháng 10 năm 1946, Đệ Tứ Cộng hòa thông qua hiến pháp, biến Madagascar từ thuộc địa thành một lãnh thổ hải ngoại trong Liên hiệp Pháp. Hiến pháp đảm bảo các quyền bình đẳng chính trị của tất cả các lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Pháp và quyền công dân cho tất cả cư dân. Madagascar được chia thành các tỉnh do chính quyền địa phương quản lý. Quốc hội có trụ sở tại Anatananarivo gồm những đại diện của tỉnh. Trong cuộc bầu cử đầu tiên, ngoại trừ tỉnh Mahajanga, đa số ghế đều thuộc về đảng MDRM. Bất chấp thay đổi chính trị, tình hình Madagascar không ổn định. Cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội ngày càng sâu sắc, do tình trạng thiếu lương thực, các vụ bê bối, lao động cưỡng bức và căng thẳng sắc tộc, khiến xã hội bất mãn. Ngày 29 tháng 3 năm 1947, những người theo chủ nghĩa dân tộc trong Phong trào Đổi mới Dân chủ Malagasy đã châm ngòi một cuộc nổi dậy (dù các lãnh đạo đảng không tham gia) bùng phát trên một phần ba đảo. Chỉ khi có quân tiếp viện, Pháp mới có thể khôi phục trật tự. Số lượng nạn nhân ước đoán khác nhau: từ 60, 80 cho đến 100 nghìn người. Báo cáo của Pháp sau vụ việc là 11 nghìn nạn nhân, trong đó 180 người không phải là dân Malagasy. Những người tham gia bị kết án từ án tù ngắn hạn cho đến tử hình, ước tính có khoảng từ năm đến sáu nghìn bản án. Hai mươi thủ lĩnh bị kết án. Năm 1956, chính phủ Pháp ban hành luật tổng tuyển cử, qua đó xóa bỏ rào cản chính trị giữa Merina và "côtier" (người duyên hải), giúp côtier nâng cao vị thế chính trị. Cuối thập niên 1950, mối quan hệ Madagascar với Pháp càng ngày càng căng thẳng. Hai đảng mới được thành lập. Đảng Dân chủ Xã hội Madagascar PSD ("Parti Social Démocrate de" Madagascar) của Philibert Tsiranana ủng hộ quyền tự trị trong Liên hiệp Pháp. Trong thời gian ngắn, các đảng nhỏ hơn của "côtier" đã thống nhất trong PSD. Trung tâm chính của PSD là thành phố Mahajanga, đối lập với MDRM. Đảng thứ hai mới thành lập là Đảng Quốc hội tự do Madgascar AKFM ("Antokon'ny Kongresy Fanafahana an'i Madagasikara"), do Richard Andriamanjato người gốc Merina lãnh đạo. AKFM chủ trương quốc hữu hóa công nghiệp, tập thể hóa, rời khỏi Liên hiệp Pháp và bài bác ngôn ngữ, phong tục và văn hóa Pháp để ủng hộ truyền thống Malagasy. Ngày 4 tháng 10 năm 1958, Đệ Ngũ Cộng hòa thông qua hiến pháp. Theo đó, Cộng đồng Pháp được thành lập, tiếp quản lãnh thổ của đế quốc thực dân Pháp trước đây. Cộng đồng có quyền đưa quyết định về chính sách đối ngoại, quốc phòng, tài chính, kinh tế, tư pháp, giáo dục đại học, giao thông vận tải, bưu chính và điện báo. Ý tưởng ban đầu của Cộng đồng Pháp là chuyển đổi các thuộc địa cũ thành nước cộng hòa tự trị và tăng cường mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa các nước này với chính quốc. Ngày 28 tháng 9 năm 1958, Madagascar tổ chứctrưng cầu dân ý để xác định tương lai đất nước. Ngày 14 tháng 10 năm 1958, Cộng hòa Malagasy tự trị trở thành một phần của Cộng đồng Pháp trên cơ sở kết quả trưng cầu dân ý. Ngày 27 tháng 4 năm 1959 bầu ra tổng thống đầu tiên là Philibert Tsiranana của đảng PSD. Madagascar độc lập. Đệ nhất cộng hòa. Ngày 24 tháng 6 năm 1960, Hiến pháp sửa đổi của Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp cho phép thành viên có vị thế độc lập trong Cộng đồng Pháp. Ngày 26 tháng 6 năm 1960, Madagascar được trao độc lập, thuộc Cộng đồng Pháp, kèm 14 hiệp định chỉnh sửa về quan hệ Pháp-Madagascar. Ngày 20 tháng 6 năm 1960, Madagascar gia nhập Liên hợp quốc cùng với 16 nước châu Phi khác tuyên bố độc lập vào Năm châu Phi. Tháng 12 năm 1960, Madagascar tham gia "Nhóm Brazzaville" là liên kết giữa Cộng đồng Pháp với các nước châu Phi khác gồm Thượng Volta, Niger, Bénin, Togo, Bờ Biển Ngà và Cameroon. Một năm sau, tại hội nghị Yaoundé, nhóm Brazzaville đã thành lập Tổ chức Hợp tác Kinh tế Phi-Malagasy OAMCE ("Organization Africaine et Malgache de Coopération Economique"), nhằm chuẩn bị nền tảng cho việc hình thành một thị trường chung châu Phi. Đặc trưng thời đầu Tsiranana cầm quyền là sự hợp tác giữa MDRM và AKFM. Tổng thống cũng nỗ lực duy trì và thắt chặt các mối quan hệ chính trị và kinh tế với Pháp và các nước phương Tây. Ông xây dựng quyền lực của mình dựa trên sự ủng hộ của "côtier", bỏ qua tầng lớp thanh niên và trung lưu Merina. Đầu thập niên 1970, các thế lực chính trị mới xuất hiện. Tháng 4 năm 1971, Phong trào Độc lập Quốc gia Madagascar Monima ("Mouvement pour l'Indépendance National de Madagascar") ra đời theo sáng kiến của Monj Jaon là người từng tham gia nổi dậy năm 1947. Năm 1971, Monima dẫn dắt nông dân nổi dậy ở tỉnh Toliara là nơi bị dịch bệnh gia súc ảnh hưởng mạnh. Chính phủ đáng nhẽ phải miễn thuế lại tiếp tục đánh thuế. Phiến quân trông đợi Trung Quốc hỗ trợ quân sự nhưng không thành. Cuộc nổi dậy thất bại và các lãnh đạo gồm cả Monja Jaona bị trục xuất đến đảo Nosy Lava. Phải đến một nghìn người chết trong cuộc nổi dậy. Monima bị cấm hoạt động. Thứ nhì là giới sinh viên chống đối ở Antananarivo vào năm 1972. Nguyên nhân là sự bất mãn với chính quyền buông lỏng văn hóa, giáo dục. Các thỏa thuận hợp tác văn hóa với Pháp không được tiếp tục, đồng thời việc vào trường đại học là rất khó khăn với con em hộ nghèo. Phong trào bãi khóa biểu tình của sinh viên vang dội khắp các tỉnh. Các quan chức, công nhân, nông dân và những người thất nghiệp cũng tham gia. Những người biểu tình bao vây tòa thị chính và các văn phòng báo chí tiếng Pháp. Ngày 12–13 tháng 5 năm 1972, chính phủ quyết định huy động Lực lượng An ninh Cộng hòa FRS ("Force Républicaine de Sécurité") đàn áp. Ngày 13 tháng 5, FRS xả súng vào đoàn biểu tình khiến từ 15 đến 40 người thiệt mạng và khoảng 150 người bị thương. Các thủ lĩnh bị bắt và đày đến Nosy Lava. Biểu tình bị cấm. Tsiranana tuyên bố thiết quân luật. Thiết quân luật 1972–1975. Ngày 18 tháng 5, chính phủ Tsiranana từ chức. Quân đội dưới sự chỉ hủy của Tướng Gabriel Ramanantso tiếp quản quyền lực, phe đối lập và những người biểu tình đều chấp nhận. Tsinaranana vẫn giữ ghế cho đến 11 tháng 10 năm 1972 thì không chịu nổi áp lực dư luận liền từ chức và và bàn giao chức vụ lại cho Ramanantso. Chế độ quân quản Ramanantso không giải quyết được các vấn đề kinh tế. Thêm vào đó là mâu thuẫn sắc tộc trong quân đội. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, một số sĩ quan côtier thực hiện đảo chính. Ngày 5 tháng 2 năm 1975, Ramanantsoa bàn giao lại cho Đại tá Richard Ratsimandrava. Ngày 11 tháng 2, Ratsimadrava bị ám sát. Trước tình hình nội chiến có thể bủng nổ, Quân đội Quốc gia nắm chính quyền trong nước, tiến hành kiểm duyệt và đình chỉ hoạt động tất cả các đảng phái chính trị. Ngày 15 tháng 6 năm 1975, Didier Ratsiraka người Betsimisaraka được bổ nhiệm nắm quyền chủ tịch cơ quan quyền lực nhà nước mới được thành lập - Hội đồng Cách mạng Tối cao. Đệ nhị cộng hòa. Ngày 21 tháng 12 năm 1975, Madagascar tổ chức trưng cầu dân ý khai sinh ra Đệ nhị cộng hòa do cựu chủ tịch Hội đồng Cách mạng Tối cao Didier Ratsiraka đứng đầu. Tổng thống ký Hiến chương Cách mạng Malagasy "(Boky Mena") thể hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo "Boky Mena", xã hội Madagascar phải dựa trên "năm trụ cột cách mạng": Hội đồng Cách mạng Tối cao, giai cấp nông dân-lao động, giới trí thức, phụ nữ và quân đội. Đường lối chính trị mới đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống. Hội đồng Cách mạng Tối cao nắm quyền kiểm soát nền kinh tế và các phương tiện truyền thông. Việc phi thực dân hóa hòn đảo và quốc hữu hóa nền kinh tế làm suy yếu mối quan hệ chính trị giữa Madagascar với Pháp, dù Pháp vẫn là đối tác thương mại của Đệ Nhị Cộng hòa. Chính phủ tiến hành "Malagasy hóa" tập trung phát triển giáo dục và truyền thông bản địa. Định hướng xã hội chủ nghĩa, Madagascar thiết lập quan hệ với các quốc gia xã hội chủ nghĩa. Các quốc gia này giúp cho đồng minh châu Phi một mô hình khác chủ nghĩa tư bản phương Tây. Tháng 1 năm 1976, mười dân sự được phép tham gia Hội đồng Cách mạng Tối cao của quân đội để tăng cường quyền lực chính phủ. Hai tháng sau, đảng Bảo lãnh Cách mạng Malagasy AREMA ("Antokin'ny Revolisiona Malagasy") ra đời với tổng thống đứng đầu. AREMA cùng năm đảng khác thành lập Mặt trận Quốc gia Phòng vệ Cách mạng FNDR ("Front National pour la Défense de la Révolution"). Năm 1977, dân chúng bất mãn với chính sách kinh tế. Khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng làm nổ ra biểu tình chống chính phủ tại Antananarivo vào tháng 9 năm 1977 và tháng 5 năm 1978, tại các cuộc biểu tình chống chính phủ được tháng 9 năm 1977 và tháng 5 năm 1978. Ratsiraka cả hai lần đều điều quân đội để thiết lập lại trật tự ở thủ đô. Nhưng việc dân chúng pahnr kháng khiến chính phủ phải nới lỏng chính sách kinh tế và thực hiện các cải cách thị trường tự do mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế yêu cầu để hỗ trợ tài chính. Thập niên 1980, dân chúng giảm ủng hộ AREMA và Ratsiraki do tác động từ những thay đổi ở châu Âu. Bức tường Berlin sụp đổ khối cộng sản suy yếu làm chính trị Madagascar cũng thay đổi. Năm 1989, các nhà quan sát bầu cử quốc tế báo cáo những bất thường và vi phạm quy tắc bỏ phiếu, thổi bùng lên bạo loạn tại thủ đô. Ratsiraka dùng quân đội dập tắt bạo loạn, khoảng 75 người thiệt mạng và bị thương. Tháng 5 năm 1991, cả nước tổng đình công làm tê liệt nền kinh tế. Ngày 10 tháng 8 năm 1991, khoảng bốn trăm nghìn người Malagasy tham gia biểu tình ôn hòa bên ngoài dinh tổng thống. Bảo vệ dinh tổng thống nổ súng vào những người biểu tình. Ngày 31 tháng 10 năm 1991, Ratsiraka buộc phải ký thỏa thuận thành lập hiến pháp mới chấp nhận đa nguyên chính trị. Lãnh đạo của đảng đối lập Ủy ban Sinh lực CFV ("Comité des Forces Vives") Albert Zafy thuộc bộ tộc "Tsimiheta" đã tham gia quá trình dân chủ hóa nhà nước. Ngày 19 tháng 8 năm 1992, Madagascar thông qua dự thảo hiến pháp mới hạn chế quyền hạn của tổng thống. Ngày 25 tháng 11 tổ chức bầu cử tổng thống. Ở vòng đầu, Albert Zafy lãnh đạo CFV giành được 46% số phiếu, đại diện đảng Phong trào dân quân chủ nghĩa xã hội Malagasy MMSM ("Mouvement Militant pour le Socialisme Malgache") mới thành lập giành được 29% phiếu bầu. Vòng hai diễn ra ngày 10 tháng 2 năm 1993, Zafy giành được lợi thế với 67% phiếu bầu. Đệ Tam Cộng hòa. Ngày 27 tháng 3 năm 1993, tân tổng thống nhậm chức, khai sinh Đệ Tam Cộng hòa. Ngày 13 tháng 6 năm 1993 diễn ra bầu cử quốc hội với đa số thuộc đảng CFV tạo nên liên minh chính phủ mạnh mẽ. Nhưng đầu năm 1994, chính phủ phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế và chính trị. Sự chia rẽ sắc tộc trong liên minh ngày càng sâu sắc. Thâm hụt ngân sách gia tăng. Tháng 7 năm 1996, triều đại Zafy kết thúc bằng phiên luận tội khi quốc hội cáo buộc tổng thống lạm quyền. cCuộc bầu cử sớm tháng 11 năm 1996 mang về chiến thắng cho cựu tổng thống Didier Ratsiraka. Năm 1998, bầu cử quốc hội chứng kiến sự bao trùm hầu hết của AREMA. Khủng hoảng kinh tế vào thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ và tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng trong nước buộc phải bầu cử tổng thống sớm. Tháng 12 năm 2001, cả hai ứng viên Didier Ratsiraka và Marc Ravalomanana đều không công nhận kết quả, dẫn tới việc thành lập hai trung tâm quyền lực làm khủng hoảng hiến pháp. Ratsiraka tập trung quyền lực ở tỉnh Mahajanga, nơi đông người côtier và thậm chí còn đe dọa ly khai. Tại Antananarivo, đối thủ Marc Ravalomanana nắm quyền dưới hỗ trợ của Tòa án tối cao và cư dân miền trung. Tổ chức châu Phi thống nhất và Hoa Kỳ hỗ trợ Ravalomanana để giải quyết xung đột tại Madagascar. Giữa năm 2002, Ratsiraka đồng ý rời đến Pháp. Cùng năm, ông bị buộc tội tham ô tám triệu đô la Mỹ và bị kết án mười năm lao động công ích. (Năm 2011, do làn sóng dân chủ hóa, ông được xóa bỏ mọi tội danh và được phép hồi hương.) Tháng 12 năm 2002, bầu cử quốc hội chứng kiến chiến thắng thuộc về đảng Tôi yêu Madagascar TIM ("Tiako I Madagasikara)" của Ravalomanana. Đảng AREMA chiếm đa số trong Thượng viện. Bắt đầu nắm quyền, Ravalomanana tuyên bố ý định cắt đứt ảnh hưởng của Pháp đối với văn hóa giáo dục Madagascar, tuyên bố khôi phục ngôn ngữ và truyền thống, xóa bỏ tham nhũng, cải thiện cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội. . Madagascar thời Ravalomanana là một trong những đất nước nghèo nhất ở châu Phi. Tổng thống bị chỉ trích vì đã không thực hiện được xóa đói giảm nghèo, dù có những cố gắng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và cải thiện giáo dục và yê tế, cũng như hạn chế được tình trạng tham nhũng. Khủng hoảng tồi tệ hơn, lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Ngày 18 tháng 11 năm 2006, nhân khi Ravalomanana ở nước ngoài, Madagascar diễn ra đảo chính nhưng thất bại. Tướng Andrianafidisoa chất vấn thẩm quyền tổng thống và tuyên bố thiết quân luật. Xung đột được giải quyết xong trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 12, Ravalomanana tái đắc cử. . Tháng 7 năm 2007, Ravalomanana giải tán Quốc hội với lý do không được công chúng ủng hộ. Tháng 1 năm 2009, bắt đầu khủng hoảng chính trị và biểu tỉnh chống đối Marc Ravalomanana bắt đầu. Ngày 17 tháng 3 năm 2009, sau nhiều tháng bất ổn, tổng thống từ chức để trạo lại quyền lực cho thủ lĩnh biểu tình là thị trưởng Antananarivo Andry Rajoelina. Đệ Tứ Cộng hòa. Andra Rajoelina tiến hành cải cách kinh tế và chính trị nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Ngày 9 tháng 8 năm 2009, Rajoelina ký thỏa thuận với phe đối lập, nhưng rút khỏi thỏa thuận vào tháng 12. Với sự ủng hộ của 99 đảng chính trị nhỏ hơn, ông ấn định ngày bầu cử tổng thống, quốc hội và trưng cầu dân ý về hiến pháp. Trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 17 tháng 11 năm 2010, mặc cho một nhóm sĩ quan định lật đổ chính phủ lâm thời, công chúng đã chấp nhận đề xuất thay đổi của Rajoelina. Ngày 11 tháng 12 năm 2010, Hiến pháp mới có hiệu lực từ đó thiết lập nền Đệ Tứ Cộng hòa. Hiến pháp dự kiến thay đổi về độ tuổi ứng viên tổng thống cũng như yêu cầu về nơi cư trú, đặt ra thể chế mới và có thể trừng phạt chính phủ lâm thời. Thư mục. - "Afryka naszych czasów. Problemy integracji państwowej, narodowej i panafrykańskiej", red. J. Chałasiński, Wrocław 1976. - Barié O. i in., "Wiek totalitaryzmu – I wojna światowa i zarzewie II wojny światowej", Madrid–Kraków 2008. . . - Baszkiewicz J., "Historia Francji", Wrocław 1978. - Carpanetto D. i in., "Wiek XVII – wiek absolutyzmu", Madrid–Kraków 2007. . . - Davidson B., "Czarna matka", Warszawa 1963. - Davidson B., "Stara Afryka na nowo odkryta", Warszawa 1961. - De Luna G., "Od II wojny światowej do wojny o niepodległość Wietnamu", Madrid–Kraków 2008. . . - Gornung M. B., Lipiec J. G., Olejnikow I. N., "Historia poznania Afryki", Warszawa 1977. - "Historia Afryki do początku XIX wieku", red. M. Tymowski, Wrocław 1996. . - Lafeber i in., "Wiek imperializmu", Madrid–Kraków 2008. . . - Loth J., "Afryka", Warszawa [1936]. - Pak M. N. i in., "Historia nowożytna krajów Azji i Afryki", Warszawa 1980. - Prokopczuk J., "Historia Afryki w zarysie", Warszawa 1964. - Rostworowski E., "Historia powszechna. Wiek XVIII", Warszawa 1994. . - Wilkosz S., "Wszystko o Afryce", Warszawa 1982. . - Zins H., "Historia Afryki Wschodniej", Wrocław 1986. . - Żywczyński M., "Historia powszechna. 1789–1870", Warszawa 1990. . - Arnold G., - Gutowska A., - Guzinski G., - Metz H. C., - Rumiński P., - Wessels A., - Прокопенко Л.,
Urraca I của León và Castilla Urraca xứ León (tiếng Tây Ban Nha: "Urraca I de León"; tiếng Anh: "Urraca of León"), còn được gọi là Urraca Liều Lĩnh (Urraca la Temeraria), là nữ vương của León, Castilla và Galicia trong khoảng thời gian từ 1109 đến 1126. Xem thêm. Isabel I của Castilla Alfonso VII Sancha Raimúndez Berenguela I của Castilla Nhà Jimena Tham khảo. 1. https://en.wikipedia.org/wiki/Urraca_of_Le%C3%B3n
Uchinaga Aeri Uchinaga Aeri (tiếng Hàn: 우치나가 에리, sinh ngày 30 tháng 10 năm 2000), thường được biết đến với nghệ danh Giselle (Hangul: 지젤) là nữ ca sĩ, dancer người Nhật Bản, thành viên của nhóm nhạc nữ aespa do SM Entertainment thành lập và quản lý. Nhờ kĩ năng rap mạnh mẽ nên Giselle chỉ thực tập 11 tháng tại công ty SM Entertainment. Cô ra mắt với tư cách là rap chính của aespa vào tháng 11 năm 2020. Giselle xuất hiện trong sân khấu “ZOO” cùng Taeyong, Jeno, Hendery, Yangyang (NCT) trong album “2021 Winter SMTOWN : SMCU EXPRESS” (2021). Tiểu sử. Giselle là con lai Nhật – Hàn có khả năng ngoại ngữ tốt nhất trong nhóm. Cô là tân binh mới của nhóm, phải mất một năm để luyện tập và ra mắt đội hình của aespa cùng các thành viên còn lại. Nữ idol có khả năng hát rap tốt, tỏa sáng trên sân khấu. Bên cạnh đó còn chơi các nhạc cụ như: guitar, piano,… Đặc biệt hơn cô còn nói lưu loát 3 loại ngôn ngữ như: Nhật, Hàn, Anh. Giselle hứa hẹn sẽ trở thành “thông dịch viên” của nhóm.
USS Naifeh (DE-352) USS "Naifeh" (DE-352) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân Alfred Naifeh (11915–1942), người từng phục vụ cùng tàu khu trục , đã tử trận khi "Meredith" bị đánh chìm vào ngày 16 tháng 10, 1942 và được truy tặng Huân chương Hải quân và Thủy quân Lục chiến. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Lạnh từ năm 1951 đến năm 1960. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu vào năm 1966. "Naifeh" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Naifeh" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 29 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Rathia Naifeh, mẹ của Trung úy Naifeh, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 7, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân John Seaman Albert III. Phần thưởng. "Naifeh" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - D5-352 Naifeh
USS Doyle C. Barnes (DE-353) USS "Doyle C. Barnes" (DE-353) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Doyle Clayton Barnes (1912–1942), phi công phục vụ cùng Liên đội Tiêm kích VF-6 trên tàu sân bay , từng được tặng thưởng Huân chương Chữ thập Hải quân do thành tích trong trận Midway và đã mất tích trong Trận chiến Đông Solomons vào ngày 24 tháng 8, 1942. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1947, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1973. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Doyle C. Barnes" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 11 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà D. C. Barnes, vợ góa của Thiếu úy Barnes, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 7, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân John Pierce Ingle Jr. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - DE-353 Doyle C. Barnes
USS Kenneth M. Willett (DE-354) USS "Kenneth M. Willett" (DE-354) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân Kenneth Martin Willett (1919–1942), người từng được biệt phái làm sĩ quan chỉ huy đội bảo vệ vũ trang cho tàu buôn , đã tử trận khi "Stephen Hopkins" đụng độ với hai tàu cướp tàu buôn Đức vào ngày 27 tháng 9, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ từ năm 1951 đến năm 1959. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi Puerto Rico vào năm 1974. "Kenneth M. Willett" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Kenneth M. Willett" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 10 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 7 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà D. C. Willett, mẹ của Trung úy Willett, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 7, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân J. M. Stuart. Phần thưởng. "Kenneth M. Willett" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive – USS Kenneth M. Willett (DE-354)
USS Jaccard (DE-355) USS "Jaccard" (DE-355) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Richard Alonzo Jaccard (1918–1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Ném bom VB-6 trên tàu sân bay , sau được0iều sang tàu sân bay , và đã tử trận khi "Wasp" bị đánh chìm vào ngày 15 tháng 9, 1942. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1946, rồi cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu vào năm 1968. "Jaccard" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Jaccard" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 25 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà C. R. Jaccard, mẹ của Thiếu úy Jaccard, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 7, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Charles R. Hamilton. Phần thưởng. "Jaccard" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive – USS Jaccard (DE 355)
Nicolò Longobardo Nicolò Longobardo (10 tháng 9 năm 1559 - 1654; phồn thể: 龍華民; giản thể: 龙华民; bính âm: "Lóng Huámín," Hán Việt: Long Hoa Dân), là một tu sĩ Dòng Tên người Sicilia ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ 17. Ông đến đó vào năm 1597, và được gửi đến khu vực Thiều Châu. Ông trở thành người kế vị Matteo Ricci vào năm 1610 với tư cách là Bề trên Tổng quyền của cơ quan truyền giáo Dòng Tên Trung Quốc. Ông được thay thế làm Bề trên bởi Giovanni Aroccia vào năm 1622, nhưng vẫn tiếp tục giảng đạo ở Trung Quốc cho đến khoảng 90 tuổi. Tiểu sử. Truyền giáo. Công kích Tam giáo (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo). Ông mang theo cả cái mà Vatican gọi là ""Công đồng Tridentino"" vào Trung Quốc. Với tinh thần Tridentino, ông buộc tất cả các tin đồ bản địa phải dứt khoát đoạn tuyệt với Tam giáo (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo), tín ngưỡng truyền thống của cha ông ta, điều mà người tiền nhiệm Matteo Ricci chưa thể làm được. Cấm thờ cúng tổ tiên. Ông đã ra lệnh, buộc tín đồ bản địa triệt phá bàn thờ, ảnh, tượng thuộc tín ngưỡng truyền thống, cấm thờ Khổng Tử, cấm thờ cúng tổ tiên. Lệnh cấm này được xem là một điều sỉ nhục, xúc phạm đối với dân tộc Trung Quốc, một dân tộc mà hai chữ ""trung - hiếu"" được đặt lên hàng đầu trong đời sống tinh thần của họ. Sự kiện này buộc triều đình phải can thiệp. Triều đình đã đặt Kitô giáo nói chung, Công giáo La Mã nói riêng ngoài vòng pháp luật. Lệnh trục xuất tất cả các thừa sai phương Tây ra khỏi Trung Quốc được ban hành. Công giáo La Mã mất đi cơ hội bành trướng tại Trung Quốc. Thay thế làm bề trên. Tên của tu sĩ Dòng Tên cũng xuất hiện trong các nguồn lịch sử là Nicholas Longobardi và Niccolo Longobardi, với năm sinh và năm mất là 1565 và 1655. Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Zhalan của Dòng Tên ở Bắc Kinh. Chú thích. 1. https://books.google.com.vn/books?id=SqTQjve2VLsC&q=Longobardo+Ricci&pg=RA1-PA371&redir_esc=y#v=snippet&q=Longobardo%20Ricci&f=false 2. http://bdcconline.net/en/stories/l/longobardo-nicolo.php 3. https://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/NgoTrieuLich_03.php 4. https://books.google.com.vn/books?id=wb4yPw4ZgZQC&redir_esc=y Liên kết ngoài. - Alexandre de Rhodes - Dòng Tên
Đường cong Mordell Trong đại số, đường cong Mordell là đường cong elliptic dưới dạng "y" = "x" + "n" với "n" cố định là số nguyên khác không . Các đường cong elliptic này được nghiên cứu cẩn thận bởi Louis Mordell. Ông đã chứng minh rằng mọi đường cong Mordell chỉ chứa hữu hạn số điểm nguyên ("x", "y"). Hay nói cách khác, khoảng cách giữa số chính phương và số lập phương tiến tới vô cùng. Tốc độ mà khoảng cách lớn dần được xét bằng phương pháp Baker. Theo giả thuyết thì bài toán này có thể giải theo giả thuyết Marshall Hall. Các tính chất. Nếu ("x", "y") là điểm nguyên trên đường cong Mordell thì ("x", "-y") cũng là điểm nguyên trên đường cong đó. Có một số giá trị "n" mà đường cong Mordell tương ứng không có nghiệm danh sách các giá trị đó là: Trường hợp đặc biệt "n" = −2 được gọi là Định lý kẹp của Fermat. Danh sách kết quả. Sau đây là danh sách kết quả cho đường cong Mordell "y" = "x" + "n" với |"n"| ≤ 25. Ở đây chỉ hiện các cặp có "y" ≥ 0. Trong 1998, J. Gebel, A. Pethö, H. G. Zimmer tìm mọi điểm nguyên cho 0 < |"n"| ≤ 10. Trong 2015, M. A. Bennett và A. Ghadermarzi tính toàn bộ điểm nguyên cho 0 < |"n"| ≤ 10. Liên kết ngoài. - J. Gebel, Data on Mordell's curves for –10000 ≤ "n" ≤ 10000 - M. Bennett, Data on Mordell curves for –10 ≤ "n" ≤ 10
Phương trình Ramanujan–Nagell Trong toán học, đặc biệt là trong nhánh lý thuyết số, phương trình Ramanujan–Nagell là phương trình giữa một số chính phương và một số kém hơn 7 so với lũy thừa của 2. Nó là 1 trong những ví dụ về phương trình Đi-ô-phăng bao gồm số mũ, phương trình giải với nghiệm nguyên trong đó biến nằm trong số mũ. Phương trình được đặt tên theo hai nhà toán học, Srinivasa Ramanujan là người đặt ra giả thuyết phương trình trên chỉ có 5 nghiệm nguyên và Trygve Nagell là người chứng minh giả thuyết đó. Từ phương trình nay ta cũng chứng minh được không tồn tại mã nhị phân hoàn hảo với khoảng cách Hamming tối thiểu bằng 5 hoặc 6. Phương trình và đáp án. Phương trình được viết như sau và nghiệm tự nhiên "n" và "x" chỉ tồn tại khi "n" = 3, 4, 5, 7 và 15 . Giả thuyết trên lần đầu được đưa ra vào năm 1913 bởi nhà toán học người Ấn độ Srinivasa Ramanujan, đề xuất độc lập trong 1943 bởi nhà toán học Na Uy Wilhelm Ljunggren, và được chính minh trong 1948 bởi nhà toán học Na Uy Trygve Nagell. Các giá trị của "x" tương ứng với các giá trị "n" ở trên là:- Số Mersenne tam giác. Bài toán tìm tất cả các số dưới dạng 2 − 1 (số Mersenne) đồng thời là số tam giác tương đương với: Dễ thấy giá trị "b" bằng "n" − 3, và các số Mersenne tương ứng (cũng được gọi là số Ramanujan–Nagell) là: với "x" = 1, 3, 5, 11 và 181, cho 0, 1, 3, 15, 4095 . Phương trình dưới dạng Ramanujan–Nagell. Phương trình có dạng sau với "D", "A" , "B" cố định và "x", "n" làm biến được coi là thuộc "dạng Ramanujan–Nagell". Kết quả Siegel cho rằng số nghiệm cho mỗi trường hợp là hữu hạn. Bằng cách biểu diễn formula_5 với formula_6 và formula_7 với formula_8, phương trình dưới dạng Ramanujan–Nagell có thể rút gọn thành 3 đường cong Mordell (đánh thứ tự bởi formula_9), mỗi đường có hữu hạn số nghiệm nguyên: Phương trình với formula_13 có tối đa hai nghiệm, chỉ trừ trường hợp formula_14 tương ứng với phương trình Ramanujan–Nagell gốc. Có vô số giá trị "D" sao cho phương trình chỉ có hai nghiệm, kể cả formula_15. Phương trình dưới dạng Lebesgue–Nagell. Phương trình viết dưới dạng với "D", "A" cố định và "x", "y", "n" làm biến được gọi là thuộc "dạng Lebesgue–Nagell". Tên dạng được đặt tên theo Victor-Amédée Lebesgue, người chứng minh rằng phương trình không có nghiệm không tầm thường. Kết quả của Shorey và Tijdeman cho rằng mỗi trường hợp có hữu hạn số nghiệm. Bugeaud, Mignotte và Siksek giải các phương trình dạng này với "A" = 1 và 1 ≤ "D" ≤ 100. Trong đó, phương trình tổng quát của phương trình Ramanujan–Nagell: có nghiệm nguyên dương khi "x" = 1, 3, 5, 11, hoặc 181. Xem thêm. - Giả thuyết Catalan Liên kết ngoài. - Can "N" + "N" + 2 Be A Power Of 2?, Math Forum discussion
Ivan IV of Russia Ivan IV Vasilyevich (tiếng Nga: "Иван IV Васильевич"; 25 tháng 8, 1530 – 18 tháng 3, 1584) là Đại vương công Moskva từ năm 1533 tới năm 1547. Ông là nhà cầm quyền đầu tiên của nước Nga chính thức xưng Sa hoàng (năm 1547). Trong thời gian cầm quyền kéo dài của mình ông đã chinh phục các hãn quốc Tartar và Sibir cũng như chuyển nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Trong lịch sử Nga, vị Nga hoàng này đơn giản được gọi là Ivan Grozny (tiếng Nga: Иван Грозный nghe ), và được dịch sang tiếng Việt thành Ivan Bạo Chúa, Ivan Lôi Đế, Ivan Khủng Khiếp hay Ivan Hung Đế Ivan Lôi đế được cho là một Nga hoàng có năng lực và tài trí, nhưng ông cũng bị cho là một bạo chúa đã giết hại nhiều người trong cơn thịnh nộ của mình, bao gồm cả Hoàng tử Ivan Ivanovich. Tuy nhiên trong văn học dân gian Nga, Ivan Lôi đế không phải là bạo chúa mà là hiện thân của chính nghĩa, của người bảo vệ dân chúng khỏi bè lũ quý tộc quan lại thối nát. Người ta cho rằng Ivan Lôi đế đã tranh thủ được lòng tin của dư luận để phục vụ cho cuộc tranh đấu với các quyền thần và với tầng lớp quý tộc Nga. Thời kỳ đầu cầm quyền[sửa | sửa mã nguồn]. Ivan là đứa con được chờ đợi từ rất lâu của Vasili III. Khi ông mới lên ba, vua cha Vasily III qua đời vì một cái mụn biến chứng trở thành một ung nhọt chết người ở chân. Ivan được tuyên bố trở thành Đại vương công Moskva theo yêu cầu của vua cha. Ban đầu mẹ ông, Elena Glinskaya giữ vai trò nhiếp chính, nhưng bà cũng qua đời khi Ivan mới lên tám. Chức vụ nhiếp chính được các boyar thuộc nhà Shuisky nắm giữ cho tới khi Ivan nắm quyền lực năm 1544. Theo chính những bức thư của mình, ông thường cảm thấy bị bỏ rơi và bị các boyar thuộc hai dòng họ Shuisky và Belsky xúc phạm. Có lẽ những chấn thương tâm lý này góp phần khiến ông căm ghét các boyar và khiến ông bất ổn về tâm lý. Những tình cảm tiêu cực thể hiện trong những bức thư của ông có thể là một sự phản ánh tính khí gắt gỏng của ông. Ivan IV, parsuna, 16th-century (Viện Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch) Ngai vàng bằng ngà voi của Ivan Bạo chúa. Ngày 16 tháng 1 năm 1547, Ivan trở thành Nga hoàng tại đại giáo đường Uspensky khi 16 tuổi. Dù vừa xảy ra vụ Đại hoả hoạn 1547, thời kỳ đầu cầm quyền của ông là một trong những giai đoạn hiện đại hoá và cải cách trong hoà bình. Ivan xem xét lại các luật lệ (được gọi là sudebnik), tạo lập một đội quân thường trực (streltsy), thành lập nghị viện Nga đầu tiên cho các tiểu quốc phong kiến (Zemsky Sobor), hội đồng quý tộc (được gọi là Hội đồng được Lựa chọn), và xác nhận vị trí của Nhà thờ với Hội đồng Trăm Tăng hội, thống nhất các lễ nghi và các quy định giáo hội trong toàn bộ đất nước. Ông đưa ra sáng kiến tự quản tại các vùng nông thôn, chủ yếu tại Đông bắc Nga, nơi sinh sống của đa phần nông dân. Trong thời kỳ cầm quyền của ông lần đầu tiên báo in xuất hiện tại Nga (dù hai ông chủ nhà in đầu tiên người Nga Ivan Fedorov và Pyotr Mstislavets đã phải bỏ chạy khỏi Moskva tới Đại công quốc Lietuva). Năm 1547, Hans Schlitte, luật sư của Ivan, đã đưa các thợ thủ công Đức tới làm việc tại Nga. Tuy nhiên tất cả những người này đã bị bắt giữ tại Lübeck theo yêu cầu của Ba Lan và Livonia. Các hội buôn Đức đã từ chối cảng mới được Ivan cho xây dựng trên sông Narva năm 1550 và tiếp tục giao nhận hàng hoá tới các cảng ven biển Baltic thuộc Livonia. Nước Nga vẫn bị cô lập khỏi mạng lưới thương mại đường biển. Ivan đã thành lập các kết nối thương mại mới, mở cửa Biển Trắng và cảng Arkhangelsk cho công ty Muscovy của các thương nhân Anh. Năm 1552, ông đánh bại Hãn quốc Kazan, do quân đội nước này đã nhiều lần tàn phá vùng đông bắc Nga, và sáp nhập lãnh thổ nước này. Năm 1556, ông sáp nhập Hãn quốc Astrakhan và tiêu diệt chợ nô lệ lớn nhất trên sông Volga. Những cuộc chinh phục này đã làm phức tạp thêm sự di cư của những bộ tộc du cư từ châu Á tới châu Âu qua sông Volga và biến nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Ông cho cho xây dựng đại giáo đường Thánh Basil tại kinh đô Moskva để kỷ niệm việc chinh phục Kazan. Truyền thuyết kể rằng ông ấn tượng trước kiến trúc công trình này tới mức đã cho làm mù mắt các kiến trúc sư để họ không thể xây dựng được thứ gì đẹp đẽ như thế nữa. Những khía cạnh tiêu cực trong thời kỳ này gồm việc đưa ra áp dụng những luật lệ đầu tiên hạn chế sự di chuyển của người nông dân, cuối cùng dẫn tới tình trạng nông nô. Sự thay đổi lớn nhất trong tính cách của Ivan thường được cho là có liên quan tới lần ốm suýt chết của ông vào năm 1553 do cái chết của bà vợ đầu tiên, Anastasia Romanovna năm 1560. Ivan nghi ngờ các boyar đã đầu độc vợ mình và âm mưu lật đổ ông cùng người anh em họ, Vladimir Staritsa. Ngoài ra, trong thời kỳ ngã bệnh đó Ivan đã yêu cầu các boyar thề trung thành với người con cả của mình, khi ấy vẫn còn là một đứa trẻ. Nhiều boyar đã từ chối, vì cho rằng vị Nga hoàng không còn cơ hội sống sót. Điều này đã khiến Ivan nổi giận và càng khiến ông mất lòng tin vào họ. Sau sự kiện này nhiều người vô tội đã bị trả thù và giết hại, trong số đó có Đại giáo chủ Philip và công tước Aleksandr Gorbatyi-Shuisky. Một vấn đề khác là việc thành lập "Oprichnina" năm 1565. "Oprichnina" là khu vực của Nga (chủ yếu là vùng đông bắc) nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của Ivan và được duy trì an ninh bởi đội cận vệ riêng của ông, "Oprichniki". Cả hệ thống "Oprichnina" đã bị một số nhà sử học coi là công cụ chống lại chính sách quý tộc cha truyền con nối (boyar) có truyền thống lâu dài ở Nga, những người chống lại chính sách chuyên chế Nga hoàng, trong khi những nhà sử học khác lại coi đó là một đấu hiệu bệnh hoang tưởng và sự suy sụp tinh thần của nhà vua. Thời kỳ cuối[sửa | sửa mã nguồn]. Nửa sau trong thời gian cầm quyền của Ivan không thành công nhiều như trước. Dù Hãn Krym là Devlet I Giray nhiều lần tàn phá vùng Moskva và thậm chí đốt cháy kinh đô Moskva năm 1571, Nga hoàng ủng hộ cuộc chinh phục người Tatar Siberia của Yermak, chấp nhận một chính sách xây dựng đế chế, dẫn ông tới việc tung ra một cuộc chiến tranh thắng lợi mở rộng về biển phía tây, đương đầu với người Thụy Điển, Litva, Ba Lan, và các hiệp sĩ Teutonic Livonia. Trong 24 năm cuộc chiến tranh Livonia kéo dài, gây thiệt hại cả về kinh tế và quân sự với Nga và không giành được bất kỳ một lãnh thổ nào cho nước Nga. Trong thập niên 1560 sự kết hợp giữa hạn hán và nạn đói, cũng như các cuộc tấn công của Ba Lan-Litva, những cuộc xâm lược của người Tatar, và sự phong toả đường thương mại trên biển do người Thuỵ Điển, Ba Lan và Liên minh Hanseatic tiến hành đã tàn phá nước Nga. Giá lương thực tăng gấp mười lần. Bệnh dịch giết hại 10.000 người ở Novgorod. Năm 1570 bệnh dịch làm 600-1000 người chết hàng ngày tại Moskva. Vị cố vấn thân cận nhất của Ivan, công tước Andrei Kurbsky, bỏ trốn theo người Litva, dẫn đầu quân đội Litva tàn phá vùng Velikiye Luki của nước Nga. Sự phản bội này đã làm Nga hoàng Ivan rất đau đớn. Khi chính sách Oprichnina tiếp diễn, Ivan dần trở nên bất ổn định về tinh thần và ốm yếu về thể chất. Trong một tuần, ông dễ dàng chuyển từ trạng thái ăn chơi sa đoạ nhất sang việc đi cầu nguyện và ăn chay tại một tu viện xa xôi phía bắc. Vì ông dần mất ổn định và trở nên bạo lực, những Oprichnik tại Malyuta Skuratov nhanh chóng vượt ra ngoài vòng kiểm soát và trở thành những kẻ sát nhân. Họ tàn sát các quý tộc và nông dân, bắt mọi người đi lính chiến đấu trong cuộc chiến với Livonia. Dân số sụt giảm và nạn đói kéo tới. Nơi từng là vùng giàu có nhất nước Nga đã trở thành vùng nghèo khổ nhất. Trong một cuộc tranh cãi với thành phố Novgorod giàu mạnh, Ivan đã ra lệnh cho những Oprichnik giết hại những người dân thành phố này, từ đó thành phố không bao giờ còn quay trở lại được thời kỳ thịnh vượng đó nữa. Những kẻ trung thành với ông đã đốt phá và cướp bóc thành phố cùng các làng mạc. Có thể tới 60.000 người đã bị giết hại trong vụ thảm sát Novgorod nổi tiếng năm 1570; nhiều người khác đã bị trục xuất. Con số thống kê chính thức cho thấy 1.500 quý tộc Novgorod đã bị giết hại, chưa nói tới con số tương đương những thường dân khác. Nhiều nhà nghiên cứu hiện đại ước tính số nạn nhân trong khoảng 2 tới 3.000 người. (Sau nạn đói và các bệnh dịch số dân Novgorod trong thập niên 1560 có lẽ không vượt quá 10.000-20.000 người.) Năm 1581, Ivan đã đánh cô con dâu đang mang thai của mình vì tội mặc quần áo khiếm nhã, có thể đây là nguyên nhân khiến cô bị sẩy thai. Con trai ông, cũng tên là Ivan, khi biết tin này đã lao vào một cuộc tranh cãi nảy lửa với cha, cuộc tranh cãi kết thúc khi Ivan dùng cây gậy nhọn đánh vào đầu con mình, gây ra cái chết của người con trai (tai nạn). Sự kiện này đã được thể hiện trong bức tranh nổi tiếng của Ilya Repin, "Ivan Bạo chúa và con trai Ivan vào thứ Sáu, 16 tháng 11 năm 1581" nổi tiếng hơn với tên gọi "Ivan Bạo chúa giết con trai". Qua đời và di sản[sửa | sửa mã nguồn]. Dù nhiều người nghĩ rằng Ivan qua đời khi đang sắp xếp một bàn cờ, có lẽ đúng hơn là ông qua đời khi đang chơi cờ với Bogdan Belsky ngày 18 tháng 3 năm 1584. Khi hầm mộ của Nga hoàng Ivan được mở ra trong cuộc trùng tu hồi thập niên 1960, xác ông được xét nghiệm và phát hiện có chứa hàm lượng thuỷ ngân lớn, cho thấy rất có thể ông đã bị đầu độc. Các nghi vấn hiện tại tập trung vào các cố vấn của ông là Belsky và Boris Godunov (người trở thành Nga hoàng năm 1598). Ba ngày trước đó, Ivan được cho là đã định cưỡng hiếp Irina, em Godunov và là vợ của Feodor. Những tiếng kêu của bà khiến Godunov và Belsky chú ý, sau đó Ivan thả Irina, nhưng Belsky và Godunov coi mình như đã bị lĩnh án tử hình. Truyền thống cho rằng họ đã đầu độc hoặc bóp cổ Ivan đến chết vì lo sợ cho tính mạng của mình. Thuỷ ngân được tìm thấy trong thi thể Ivan cũng có thể liên quan tới việc điều trị bệnh giang mai, bệnh được cho là Ivan đã từng mắc phải. Ngay sau khi Ivan qua đời, đất nước đã bị tàn phá rơi vào tay người con trai bất tài và còn nhỏ tuổi của ông là Fyodor I. Thư từ[sửa | sửa mã nguồn]. D.S. Mirsky đã gọi Ivan là ""một người viết những cuốn sách mỏng thiên tài"". Các thư từ được cho là của ông đều là những kiệt tác của lĩnh vực báo chí chính trị Nga cổ (có lẽ trong cả lịch sử). Có thể chúng có quá nhiều văn bản từ Kinh Thánh và Giám mục, và ngôn ngữ nhà thờ Slav của chúng không phải luôn chính xác. Nhưng chúng luôn đầy chặt sự mỉa mai tàn nhẫn, được thể hiện qua những từ ngữ châm chọc đầy sức mạnh. Sự ăn năn của Ivan: ông đã yêu cầu một cha bề trên tại Tu viện Pskovo-Pechorsky cho phép ông được vào tu tại đây. Hành động tàn bạo không hề hổ thẹn và nhà bút chiến vĩ đại đi cùng nhau trong một phút loé sáng khi ông mắng nhiếc kẻ trốn chạy Kurbsky với câu hỏi: Những cú tấn công đó đã được tính toán kỹ để đưa người trao đổi thư từ với ông rơi vào một cơn cuồng loạn. ""Phần của một vị bạo chúa hung tợn mắng nhiếc kẻ nạn nhân đã bỏ chạy trong khi ông tiếp tục tra tấn những ai trong tầm kiểm soát của mình có thể là đáng ghê tởm, nhưng Ivan đã hoàn thành vai trò đó với quan điểm tưởng tượng chính xác như trong các tác phẩm của Shakespear"".. Ngoài những bức thư gửi cho Kurbsky ông còn viết nhiều bức thư khác thoá mạ những kẻ dưới quyền. Bức thư nổi tiếng nhất là thư gửi Cha trưởng Tu viện Kirillo-Belozersky, trong đó ông đã thể hiện tất cả sự ác nghiệt và tàn bạo của mình về cuộc sống phè phỡn của các boyar, những thầy tu biến chất, và những người đã bị trục xuất theo lệnh của ông. Hình ảnh của ông về cuộc sống xa hoa của họ trong thành trì của sự khổ hạnh là một kiệt tác về sự mỉa mai đanh thép. Biệt hiệu[sửa | sửa mã nguồn]. Cái tên "Bạo chúa" hay "Hung Đế" trong tiếng Việt thường được dùng để dịch từ "grozny", tên hiệu của Ivan trong tiếng Nga. Nghĩa của từ Grozny gần với nghĩa—"khiến run sợ hay kinh hoàng", "nguy hiểm", "ghê gớm", "đe doạ", hay "đáng sợ". Có lẽ để dịch gần nghĩa hơn biệt hiệu này phải là "Ivan Kẻ đáng sợ", hay "Ivan kẻ Kinh khủng". Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]. - Ivan Bạo chúa trong văn học dân gian Nga - "Ivan Bạo chúa" – phim của Sergei Eisenstein. - "Ivan Vasilyevich đổi nghề" – phim của Leonid Gaidai Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]. 1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ codice_1 sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên codice_2 2. ^ Biên niên sử Nga ghi chép lại khoảng 40 vụ tấn công của hãn quốc Kazan vào lãnh thổ Nga (chủ yếu trong khu vực Nizhniy Novgorod, Murom, Vyatka, Vladimir, Kostroma, Galich) trong nửa đầu thế kỷ 16. Năm 1521, liên quân của Hãn Muhamed Giray và các đồng minh vùng Krym đã tấn công Nga và bắt giữ trên 150.000 nông nô. "Tuyển tập Biên niên sử Nga, quyển 13, S.Pb, 1904" 3. ^ R.Skrynnikov, "Ivan Grosny", M., AST, 2001 4. ^ Novgorod, Nga 5. ^ Ivan Hung Đế, Nga, (1533-1584) 6. ^ Theo biên niên sử Novgorod III, vụ thảm sát kéo dài trong 5 tuần. Gần như mỗi ngày có tới 500 hay 600 người bị giết hay bị dìm chết. Biên niên sử Pskov I ước tính số nạn nhân khoảng 60.000. 7. ^ Điều tra báo cáo của Maljuta Skuratov và các danh sách tưởng nhớ ("sinodiki"), R. Skrynnikov cho rằng số nạn nhân là 2.000-3.000. (Skrynnikov R. G., "Ivan Grosny", M., AST, 2001) 8. ^ codice_3 cần codice_4 () 9. ^ D.S. Mirsky. "A History of Russian Literature". Nhà in Đại học Northwestern, 1999. ISBN 0-8101-1679-0. Trang 21. Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]. - Bobrick Benson. "Ivan the Terrible". Edinburgh: Canongate Books, 1990 (hardcover, ISBN 0-86241-288-9). - Madariaga Isabel de. "Ivan the Terrible. First Tsar of Russia". New Haven; London: Nhà in Đại học Yale, 2005 (bìa cứng, ISBN 0-300-09757-3); 2006 (bìa giấy, ISBN 0-300-11973-9). - Payne Robert; Romanoff Nikita. "Ivan the Terrible". Lanham, MD: Nhà in Cooper Square, 2002 (bìa giấy, ISBN 0-8154-1229-0). - Henri Troyat. "Ivan the Terrible". New York: Buccaneer Books, 1988 (bìa cứng, ISBN 0-88029-207-5); London: Nhà in Phoenix, 2001 (bìa giấy, ISBN 1-84212-419-6). - "Ivan IV", World Book Inc, 2000. World Book Encyclopedia. Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]. - Cherniavsky Michael. "Ivan the Terrible as Renaissance Prince", "Slavic Review", Tập 27, Số 2. (tháng 6 năm 1968), các trang 195–211. - Hunt Priscilla. "Ivan IV's Personal Mythology of Kingship", "Slavic Review", Tập 52, số 4. (mùa đông năm 1993), các trang 769–809. - Perrie Maureen. "The Image of Ivan the Terrible in Russian Folklore (Cambridge Studies in Oral and Literate Culture; 14)". Cambridge: Nhà in Đại học Cambridge, 1987 (bìa cứng, ISBN 0-521-33075-0); 2002 (bìa mềm, ISBN 0-521-89100-0). - Perrie Maureen. "The Cult of Ivan the Terrible in Stalin's Russia (Studies in Russian and Eastern European History and Society)" . New York: Palgrave, 2001 (ISBN 0-333-65684-9). - Perrie Maureen; Pavlov Andrei. "Ivan the Terrible (Profiles in Power)". Harlow, UK: Longman, 2003 (bìa giấy, ISBN 0-582-09948-X). - Platt Kevin M.F.; Brandenberger, David. "Terribly Romantic, Terribly Progressive, or Terribly Tragic: Rehabilitating Ivan IV under I.V. Stalin", "Russian Review", Tập 58, số 4. (tháng 10 năm 1999), các trang 635–654. Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]. - "Mad Monarchs" - Ivan IV Lưu trữ 2005-06-23 tại Wayback Machine - Các tổ tiên của Nga hoàng Ivan IV Vasilyevich Hung Đế (bằng tiếng Nga)
Sân vận động Hindmarsh Sân vận động Hindmarsh (; hiện được gọi là Sân vận động Coopers do công ty Coopers Brewery có trụ sở tại Adelaide tài trợ) là một sân vận động đa năng ở Hindmarsh, một vùng ở phía tây ngoại ô Adelaide, Nam Úc. Đây là sân nhà của câu lạc bộ Adelaide United thuộc A-League. Sân vận động có sức chứa 16.500 người, trong đó 15.000 chỗ được lắp ghế ngồi. Sân thường xuyên được lấp đầy khán giả trong các trận đấu của đội nhà Adelaide United, và trung bình có hơn 12.000 khán giả đến xem các trận đấu của đội trong mùa giải 2006–07 và mùa giải 2007–08. Adelaide United đã sử dụng sân vận động này cho các trận đấu trên sân nhà tại AFC Champions League 2008, AFC Champions League 2010 và AFC Champions League 2012. Nơi đây sẽ tổ chức một số trận đấu của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023. Liên kết ngoài. - Coopers Stadium
Kia K5 Kia K5 (trước đây được gọi là Kia Optima), là phiên bản xe ô tô hạng trung do Kia sản xuất từ ​​năm 2000. Thế hệ đầu tiên chủ yếu được bán trên thị trường với tên gọi Optima, mặc dù tên Kia Magentis đã được sử dụng ở thị trường châu Âu và Canada từ năm năm 2002. Đối với các mẫu xe thế hệ thứ hai, Kia sử dụng tên Kia Lotze và Kia K5 cho thị trường Hàn Quốc, sử dụng tên Magentis cho thị trường toàn cầu, ngoại trừ ở Hoa Kỳ, Canada và Malaysia, trong đó tên Optima được giữ lại cho đến phiên bản năm 2021. Tên K5 được sử dụng cho tất cả các thị trường kể từ khi phiên bản thế hệ thứ năm được giới thiệu vào năm 2019.
Kia Picanto Kia Picanto là dòng ô tô phân khúc A do Kia sản xuất từ năm 2004. Dòng xe này có nhiều tên gọi khác như Kia Morning () tại Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (hai thế hệ đầu tiên) và Chile, Kia EuroStar tại Đài Loan (thế hệ đầu tiên), Kia New Morning tại Việt Nam, Naza Suria và Naza Picanto tại Malaysia (thế hệ đầu tiên). Picanto chủ yếu được sản xuất tại nhà máy liên doanh Donghee ở Seosan, Hàn Quốc. Doanh số. Picanto là mẫu xe bán chạy nhất của Kia tại thị trường châu Âu từ năm 2004 đến năm 2006, chiếm một phần ba doanh số bán hàng của thương hiệu trong giai đoạn này. Liên kết ngoài. - (Hàn Quốc) - (Anh)
Giả thuyết Catalan Giả thuyết Catalan (hoặc định lý Mihăilescu) là định lý trong lý thuyết số được đặt giả thuyết bởi nhà toán học Eugène Charles Catalan trong 1844 và được chứng minh trong 2002 bởi Preda Mihăilescu của đại học Paderborn. Hai số 2 và 3 là hai lũy thừa hoàn hảo có giá trị (8 và 9 tương ứng) liên tiếp.Định lý phát biểu rằng đây là trường hợp "duy nhất" của hai số lũy thừa hoàn hảo liên tiếp. Có nghĩa là Lịch sử. Lịch sử của bài toán bắt nguồn ít nhất từ Gersonides ngừoi đã chứng minh trường hợp đặc biệt trong 1343 khi ("x", "y") bị giới hạn bằng (2, 3) hoặc (3, 2). Bước tiến đầu tiên sau khi Catalan đưa ra giả thuyết là vào năm 1850 khi Victor-Amédée Lebesgue xét trường hợp "b" = 2. Trong 1976, Robert Tijdeman áp dụng phương pháp Baker trong lý thuyết siêu việt để đặt ra các giới hạn cho a,b và dùng các kết quả giới hạn có sẵn cho "x","y" khi biết "a", "b" để tìm ra chặn trên của "x","y","a","b". Michel Langevin đã tính ra formula_1 cho giới hạn trên, đưa giả thuyết Catalan về một lượng hữu hạn còn lại cần xét. Giả thuyết Catalan đã được chứng minh bởi Preda Mihăilescu vào tháng 4 năm 2002. Bái chứng minh được xuất bản trong "Journal für die reine und angewandte Mathematik", 2004. Bài chứng minh sử dụng chủ yếu các trường cyclotomic và các modun Galois. Một bài luận cho bài chứng minh được viết bởi Yuri Bilu trong Séminaire Bourbaki. Vào 2005, Mihăilescu xuất bản một bài chứng minh khác đơn giản hơn Tổng quát hóa. Hiện đang có giả thuyết rằng với mọi số nguyên dương "n", chỉ có hữu hạn số cặp lũy thừa hoàn hảo có khoảng cách "n". Danh sách bên dưới xét "n" ≤ 64 ,hiển thị các nghiệm lũy thừa hoàn hảo nhỏ hơn 10, xem . Xem thêm cho nghiệm nhỏ nhất (> 0). Giả thuyết Pillai. Giả thuyết Pillai xét đến khoảng cách tổng quát giữa hai số lũy thừa hoàn hảo : là bài toán mở được đưa ra bởi S. S. Pillai, người đặt ra giả thuyết rằng khoảng cách giữa các lũy thừa hoàn hảo tiến đến vô cùng. Ta có thể hiểu tương đương là mỗi số tự nhiên đều có thể biểu diễn thành khoảng cách giữa hai lũy thừa hoàn hảo nhưng chỉ có hữu hạn số lần biểu diễn như vậy.Thậm chí, tổng quát hơn trong 1931 Pillai đã đặt ra giả thuyết khi cố định "A", "B", "C" thì phương trình formula_2 có hữu hạn số nghiệm ("x", "y", "m", "n") với ("m", "n") ≠ (2, 2). Pillai chứng minh rằng khoảng cách formula_3 với bất kỳ λ nhỏ hơn 1, cách đều với "m" và "n". Giả thuyết tổng quát có thể được chứng minh từ giả thuyết abc. Paul Erdős đặt ra giả thuyết rằng dãy tăng dần formula_4 của lũy thừa hoàn hảo thỏa mãn formula_5 với một số giá trị "c" và giá trị "n" đủ lớn. Xem thêm. - Giả thuyết Beal - Equation x = y - Giả thuyết Fermat–Catalan - Đường cong Mordell - Phương trình Ramanujan–Nagell - Định lý Størmer - Định lý Tijdeman Tham khảo. - Predates Mihăilescu's proof. Liên kết ngoài. - Ivars Peterson's MathTrek - On difference of perfect powers - Jeanine Daems: A Cyclotomic Proof of Catalan's Conjecture
Nhà Zähringen Nhà Zähringen (tiếng Đức: "Zähringer") là một triều đại của giới quý tộc Swabia. Tên của gia tộc này bắt nguồn từ Lâu đài Zähringen gần Freiburg im Breisgau. Những người đứng đầu Nhà Zähringer vào thế kỷ XII sử dụng tước hiệu Công tước xứ Zähringen, đây là tước hiệu được trao để đền bù cho việc gia tộc này nhường tước hiệu Công tước xứ Swabia cho Gia tộc Staufer vào năm 1098. Người Nhà Zähringer được phong tước hiệu đặc biệt là Rector của xứ Burgundy vào năm 1127, và họ tiếp tục sử dụng cả hai tước hiệu này cho đến khi dòng công tước tuyệt tự vào năm 1218. Các lãnh thổ và thái ấp do Zähringer nắm giữ được gọi là 'Công quốc Zähringen' ("Herzogtum Zähringen"), nhưng nó không được coi là một công quốc ngang hàng với các công quốc gốc có trước đó. Người nhà Zähringer đã cố gắng mở rộng lãnh thổ của họ ở Swabia và Burgundy thành một công quốc được công nhận đầy đủ, nhưng việc mở rộng của họ đã bị dừng lại vào những năm 1130 do mối thù với Nhà Welf. Theo đuổi tham vọng lãnh thổ của mình, Zähringer đã thành lập nhiều thành phố và tu viện ở hai bên rìa của Rừng Đen, cũng như ở Cao nguyên phía tây Thụy Sĩ. Sau sự tuyệt tự của dòng dõi công tước vào năm 1218, các phần lãnh thổ của gia tộc được trở lại với vương quyền (đạt được quyền hoàng gia ngay lập tức), trong khi các phần khác được chia cho các gia tộc của Kyburg, Urach và Fürstenberg. Liên kết ngoài. - Zähringen Castle – original castle of the Zähringer
Công quốc Carinthia Công quốc Carinthia (tiếng Đức: "Herzogtum Kärnten"; tiếng Slovenia: "Vojvodina Koroška") là một công quốc nằm ở miền Nam nước Áo và một phần phía Bắc của Slovenia. Nó được tách ra khỏi Công quốc Bayern vào năm 976, và là Nhà nước Đế chế đầu tiên được thành lập sau các Công quốc gốc Đức. Carinthia vẫn là một Nhà nước trong Đế chế La Mã Thần thánh cho đến khi đế chế này giải thể vào năm 1806, mặc dù từ năm 1335, nó được cai trị bởi Quân chủ Habsburg của Đại công quốc Áo. Carinthia được xem là một bộ phận cấu thành của chế độ quân chủ Habsburg và sau này là Đế quốc Áo, nó vẫn là vùng đất thuộc vương miện Cisleithania của Đế quốc Áo-Hung cho đến năm 1918. Đến thời kỳ Toàn dân đầu phiếu Carinthia vào tháng 10 năm 1920, khu vực chính của công quốc đã hình thành nên bang Carinthia của Áo. Chú thích và Tham khảo. - Kärnten (Religious population data is inaccurate) Liên kết ngoài. - Map of the Balkans (1815–59)
Nguyễn Văn Khoa Nguyễn Văn Khoa (sinh năm 1977) là một doanh nhân người Việt Nam, hiện đang giữ chức Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn FPT . Ngoài ra, ông còn là Ủy viên HĐQT Công ty FPT Telecom, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, thành viên Hiệp hội Internet Việt Nam, Hiệp hội truyền hình cáp Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2018 - 2023 . Tiểu sử. Nguyễn Văn Khoa sinh ngày 4 tháng 2 năm 1977 tại thủ đô Hà Nội. Ông Khoa theo học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ 1995 tới 1999, tốt nghiệp cử nhân ngành Du Lịch. Gia nhập FPT từ khi còn là một sinh viên vào năm 1997, trong vòng suốt 25 năm, ông Khoa đã kinh qua các mảng kinh doanh trọng điểm của Tập đoàn là Viễn Thông và Công Nghệ. Lịch sử công tác. - 3/2019 - nay: Tổng giám đốc Tập đoàn FPT - 3/2018 - 3/2019: Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) - 7/2015 - 3/2019: Kiêm nhiệm Giám đốc Chi nhánh FPT tại TP Hồ Chí Minh - 4/2015 - 2/2018: Chủ tịch Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT (FTI), thuộc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) - 7/2013 - 11/2018: Chủ tịch FPT Telecom Tân Thuận thuộc Công ty FPT Telecom - 7/2013 - 3/2015: Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) - 1/2012 - 2/2018: Tổng Giám đốc FPT Telecom - 5/2010 - 1/2012: Phó Tổng Giám đốc thường trực FPT Telecom - 6/2008 - 5/2011: Tổng Giám đốc Công ty FTI, thuộc FPT Telecom - 2006 - 2007: Phó Giám đốc Kinh doanh - Chi nhánh Công ty FPT Telecom Hà Nội, Giám đốc chi nhánh FPT Telecom tại Hải Phòng - 2003 - 2005: Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng thuộc FPT Telecom - 1998 - 2003: Trưởng phòng Dự án; Trưởng phòng Quảng cáo và Phát triển; Trưởng phòng Hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm FPT Internet thuộc Công ty Cổ phần FPT; Giám đốc Trung tâm Giải pháp và truyền số liệu thuộc Công ty Truyền thông FPT - 1997: Gia nhập FPT với vị trí nhân viên kỹ thuật Quá trình hoạt động. Năm 2012, ở tuổi 35, ông Nguyễn Văn Khoa là CEO công ty thành viên chủ chốt trẻ nhất FPT khi được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc FPT Telecom. Nhờ xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt, cùng những quyết sách và tầm nhìn mới mẻ, ông đã dẫn dắt FPT Telecom giữ vững vị trí Top 3 công ty cung cấp dịch vụ internet hàng đầu Việt Nam, liên tục thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và phương pháp quản trị mới. Ông góp phần quan trọng giúp FPT Telecom triển khai thành công tuyến đường trục Bắc – Nam 1.800 km, chuyển đổi toàn bộ hạ tầng cáp đồng sang cáp quang trong 1 năm – nhanh gấp 2 lần so với tiến độ dự kiến; đặt nền móng cho sự phát triển lớn mạnh của Truyền hình FPT hiện đại khi quyết định lựa chọn kinh doanh IPTV (truyền hình qua internet) thay cho truyền hình cáp. Dưới sự lãnh đạo của ông, giai đoạn 2012-2017, doanh thu FPT Telecom tăng 2,6 lần, lợi nhuận tăng 1,6 lần; nhân sự tăng gần gấp 2 lần và có tỷ lệ đóng góp cao nhất trong lợi nhuận Tập đoàn (2012-2016). Hiện FPT Telecom sở hữu hạ tầng Viễn thông, Internet và truyền hình phủ rộng 63/63 tỉnh, thành phố. Tháng 3/2018, ông được luân chuyển làm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT, Tổng Giám đốc Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System - FPT IS) trong chương trình quy hoạch và đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận của Tập đoàn. Chỉ sau một năm, ông nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của đội ngũ Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên FPT IS và đã truyền cảm hứng cùng tinh thần đổi mới cho cán bộ nhân viên các cấp. Ngày 8 tháng 3 năm 2019, Hội đồng Quản trị FPT đã thông qua nghị quyết bổ nhiệm ông đảm trách vị trí Tổng Giám đốc FPT thay thế ông Bùi Quang Ngọc hết nhiệm kỳ từ ngày 29 tháng 3 năm 2019. Với tầm nhìn mới mẻ, sự quyết liệt và đề cao sáng tạo, kỷ luật, ông đã dẫn dắt FPT và các công ty thành viên liên tục tăng trưởng, khẳng định vị thế công ty chuyển đổi số hàng đầu, đồng thời kiến tạo động cơ tăng trưởng bền vững cho FPT trong dài hạn bằng việc phát triển Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT; mở nhiều kênh bán hàng mới, hợp lực các đơn vị thành viên; chuyển đổi số nội bộ giúp tối ưu hiệu suất, tiết kiệm cho Tập đoàn hàng trăm tỷ đồng… Xem thêm. - FPT - FPT Telecom
Luật Tiếp công dân 2013 Luật Tiếp công dân 2013 (số ký hiệu: 42/2013/QH13) là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định toàn diện và có hiệu lực hiện hành về việc tiếp công dân của khối cơ quan nhà nước và "chủ thể công" ở Việt Nam, được ban hành năm 2013 bởi Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Bối cảnh. Trước 2012. Ở Việt Nam, "tiếp công dân" thời kỳ đầu được hiểu là việc cơ quan nhà nước tiếp công dân để lắng nghe và xử lý các vấn đề từ yêu cầu của công dân. Văn bản đầu tiên chính thức quy định về công tác tiếp công dân là Nghị định số 89 của Chính phủ năm 1997, ban hành đi kèm là quy chế tổ chức tiếp công dân, trao quyền cho Tổng Thanh tra Nhà nước tổ chức thực hiện; đề cập ở luật đầu tiên là Luật Khiếu nại, tố cáo 1998, rồi Luật Tố cáo 2010, Luật Khiếu nại 2011, liên tiếp được nêu ở nghị định hướng dẫn thi hành luật này năm 2006, 2012, đề án của về đổi mới công tác tiếp công dân 2010 được phê duyệt bởi Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng. Bên cạnh các văn bản luật này, một số cơ quan, tổ chức có ban hành văn bản quy định về tổ chức và hoạt động tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức mình như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận. Cuối năm 2012, Thanh tra Chính phủ báo cáo tổng kết việc thực hiện công tác tiếp công dân giai đoạn 2008–11 nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng đề án đổi mới công tác tiếp công dân, theo đó, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp hơn 1,5 triệu lượt người đến khiếu nại, tố cáo với hơn 830 nghìn vụ việc; trong đó có gần 14 nghìn đoàn đông người với hơn 160 nghìn người, gần 9.000 vụ việc; đã tiếp nhận, xử lý gần 700 nghìn đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết hơn 250 nghìn đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Trong quá trình thực thi công tác tiếp công dân, các cơ quan nhà nước và đơn vị nghiên cứu, đánh giá đã đưa ra nhận định về lĩnh vực này theo hướng còn nhiều vướng mắc trong quy định của luật lẫn áp dụng thực tế. Các vấn đề chính là nhận thức của các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương chưa đúng, chưa thực sự coi công tác tiếp dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định chính trị, xã hội, phát huy quyền dân chủ của công dân; quy định pháp luật về tiếp công dân được đặt làm một bộ phận trong các luật khiếu nại, luật tố cáo là chưa đầy đủ, chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tính chất, yêu cầu của công tác này, đặc biệt chưa phân định rõ việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh, chưa làm rõ việc tiếp công dân của người đứng đầu với việc tiếp công dân của công chức, giữa việc tiếp dân thường xuyên với yêu cầu khẩn thiết đối với vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia; chưa gắn việc tiếp công dân với việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết của các cấp, các ngành. Phía đánh giá cho rằng công tác tiếp công dân là hoạt động phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng và tuân thủ luật định, trong khi nhiều phần nhân lực tiếp công dân còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Mặt khác, nhiều vấn đề do lịch sử để lại hoặc chính sách, pháp luật về các lĩnh vực nhạy cảm như nhà ở, đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập nên việc giải thích, trả lời cho công dân gặp nhiều vướng mắc. Những kết luận này đưa ra đề xuất xây dựng một đạo luật mới và riêng biệt về tiếp công dân. Soạn thảo, ban hành. Năm 2012, Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các quy định về tiếp công dân cho Thanh tra Chính phủ, sau đó, Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự thảo Luật Tiếp công dân được thành lập do Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh làm trưởng ban, với tinh thần xây dựng một đạo luật riêng biệt cho vấn đề tiếp công dân. Ban soạn thảo có thêm các đại diện đến từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, tiến hành nghiên cứu các văn bản pháp luật trước đó, đánh giá tác động kinh tế, xã hội của dự án, tổ chức các cuộc hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia pháp lý, cán bộ quản lý, thanh tra viên có nhiều kinh nghiệm của các bộ, ngành, địa phương để trao đổi về các nội dung của dự án. Bên cạnh đó, đã giới thiệu dự thảo trên cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ để lấy ý kiến người dân, gửi hồ sơ dự án để Bộ Tư pháp thẩm định pháp lý rồi hoàn thiện và trình Chính phủ vào đầu năm 2013. Dự thảo luật trình lần đầu được thảo luận ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp thứ 16 đầu năm 2013, gồm 10 chương, 71 điều, dự kiến trình Quốc hội ở kỳ họp thứ năm nhưng bị bác bỏ, nhận đánh giá là chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, cần chỉnh lý theo hướng bỏ các điều khoản "vòng vèo" về hệ thống tiếp công dân, chưa rõ quyền "được tiếp" công dân. Sau đó, dự thảo được sửa đổi, trình Thường vụ lần thứ hai vào tháng 8 năm 2013, tiếp tục chỉnh lý và trình Quốc hội trong kỳ hợp thứ sáu, được thông qua với tỷ lệ tán thành là 84,14% vào ngày 25 tháng 11 năm 2013. Cấu trúc. Luật có chín chương, 36 điều, thay thế và chấm dứt hiệu lực của một bộ phận các quy định về tiếp công dân trước đó bao gồm những quy định về tiếp công dân tại Chương V, Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2004/QH11 và Luật số 58/2005/QH11, và Chương V, Luật Khiếu nại 2011, từ ngày 1 tháng 7 năm 2014. Nội dung chính. Với nguyên tắc dựng luật là tạo cơ sở pháp lý, thống nhất về tổ chức, hoạt động tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm này, do đó, luật định phạm vi điều chỉnh gồm những vấn đề cơ bản nhất về tổ chức và hoạt động tiếp công dân, gồm các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân và trách nhiệm của người tiếp công dân, trụ sở tiếp công dân, trình tự, thủ tục tiếp công dân; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân như kinh phí, chế độ chính sách đối với người tiếp công dân. Ngoài ra, luật cũng quy định việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức, lẫn người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (gọi tắt là "trình vấn đề"). Các chủ thể có trách nhiệm tiếp công dân là khối cơ quan nhà nước, chủ thể công tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của mình. Với công dân, khi đến nơi tiếp công dân thì có các quyền là: trình bày về nội dung vấn đề, được hướng dẫn, giải thích về những nội dung liên quan của mình; khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân; nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý vấn đề đã trình. Trường hợp người trình vấn đề không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch. Tương ứng với các quyền, người trình vấn đề có nghĩa vụ là: nêu rõ thông tin cá nhân, xuất trình giấy tờ tuỳ thân; các yêu cầu về thái độ đúng mực, trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung vấn đề; sau đó cần ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được ghi chép lại; bên cạnh đó là nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình. Chủ thể tiếp dân. Với các chủ thể tiếp công dân thì có trách nhiệm là tôn trọng nguyên tắc, tôn trọng công dân thông qua trang phục, hành vi như: trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ vị trí, phù hiệu theo quy định; yêu cầu người đến trình vấn đề nêu rõ thông tin, giấy tờ tùy thân, tiếp nhận vấn đề, thụ lý vụ việc. Người tiếp công dân theo quy định thì phải có thái độ đúng mực, lắng nghe, tiếp nhận đơn trình vấn đề hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến trình bày. Xem thêm. - Luật Khiếu nại 2011 - Luật Tố cáo 2018 Liên kết ngoài. - Luật Tiếp công dân 2013. - Luật Khiếu nại 2011.
Kia Rio Kia Rio () là dòng xe subcompact do Kia sản xuất từ tháng 11 năm 1999. Đến nay đã có 4 thế hệ khác nhau được ra mắt. Doanh số. Rio / K2 là mẫu xe bán chạy nhất của Kia trên toàn thế giới trong các năm 2012 và 2015. Liên kết ngoài. - (Hoa Kỳ, sedan) - (Anh, hatchback)
Kia Stinger Kia Stinger () là dòng ô tô hạng trung do Kia sản xuất kể từ năm 2017.
Căn cứ Xuân Lộc Căn cứ Xuân Lộc (còn gọi là Sân bay Xuân Lộc hoặc Căn cứ hỏa lực Husky) là căn cứ cũ của Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) tọa lạc tại thị trấn Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, miền Nam Việt Nam. Lịch sử. Phân đội Biệt kích số 5 AB-31 đã lập nên căn cứ này vào cuối năm 1966 tại Xuân Lộc và cách Núi Đất 28 km về phía bắc. Lúc 1 giờ sáng ngày 18 tháng 5 năm 1969, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 9 Pháo binh và Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 35 Pháo binh, Liên đoàn 54 Pháo binh tại căn cứ này bị các phần tử của Sư đoàn 5 Việt Cộng (VC) tấn công. Một số lính VC xâm nhập vòng vây nhưng bị pháo binh đánh lui. Quân trú phòng được sự yểm trợ từ trực thăng chiến đấu, các cuộc không kích và máy bay gunship AC-47 "Spooky". Khi trận chiến vẫn tiếp tục, một đơn vị thuộc Trung đoàn 11 Thiết giáp đã đến đối đầu với quân VC. Giao tranh tiếp tục cho đến 6 giờ sáng khiến 24 lính VC và 14 lính Mỹ thiệt mạng. Sư đoàn 18 Bộ binh VNCH đặt sở chỉ huy tại đây, căn cứ và sân bay nằm ở khu trung tâm trận Xuân Lộc vào tháng 4 năm 1975. Sau khi chiến tranh chấm dứt ngày 30 tháng 4 năm 1975, căn cứ này hiện nay đã bị bỏ hoang và được chuyển đổi thành nhà ở và đất nông nghiệp.
Căn cứ Lai Khê Căn cứ Lai Khê là căn cứ cũ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Quân đội Mỹ đóng tại ấp Lai Khê, xã Lai Hưng, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, dọc theo Quốc lộ 13 về phía Tây Bắc Sài Gòn và cách Thủ Dầu Một khoảng 20 km về phía bắc tỉnh này. Lịch sử. Trong chiến tranh Việt Nam, Lai Khê là một thị trấn đồn trú do Sư đoàn 5 Bộ binh QLVNCH đóng tại đó trong hầu hết thập niên 1960/1970. Lai Khê cũng là Sở chỉ huy Sư đoàn 1 Bộ binh của Lục quân Mỹ từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 1 năm 1970. Các đơn vị quân đội Mỹ khác đóng tại Lai Khê bao gồm: - Tiểu đoàn Tín hiệu 121 (1965 – 1970) - Bệnh viện Phẫu thuật số 2 (1968 – Tháng 3, 1970) - Tiểu đoàn 2, Thiết đoàn 5 Kỵ binh (Tháng 4 – Tháng 12 năm 1969) - Tiểu đoàn 5, Sư đoàn 7 Kỵ binh (Tháng 4 – Tháng 12 năm 1969) - Trung đoàn 11 Thiết giáp (Tháng 2 năm 1969) - Tiểu đoàn 6, Pháo binh 15 (Tháng 5, 1967 - Tháng 7, 1968) - Bệnh viện Phẫu thuật số 18 (Tháng 12, 1967 – Tháng 2, 1968) - Tiểu đoàn 2, Pháo binh 33 (Tháng 7, 1967 – Tháng 4, 1970) - Đại đội Trực thăng Tấn công 173 (1966 – Tháng 3, 1972) - Tiểu đoàn Công binh 554 (Tháng 10, 1969 – 1971) - Đại đội Nghiên cứu Vô tuyến 337, Tiểu đoàn Nghiên cứu Vô tuyến 303, Liên đoàn Nghiên cứu Vô tuyến 509 (ASA) - Trung đội 4 Đại đội Y tế 45 (cứu thương trên không) [AKA "Dustoff"] (Tháng 6, 1966 – Tháng 2, 1969) - Phi đội 1, Thiết đoàn 9 Kỵ binh - Binh đoàn Bravo - Binh đoàn Echo - thành lập tại đây vào ngày 1 tháng 9 năm 1970 Ngày 28 tháng 7 năm 1971, một cuộc tấn công của đặc công QĐNDVN/VC vào căn cứ này đã phá hủy bốn trực thăng Mỹ và làm hư hỏng chiếc thứ năm. Sau khi chiến tranh chấm dứt ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phần lớn khu căn cứ này đều được chuyển sang làm nhà ở và đất canh tác trong lúc một phần căn cứ vẫn được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng cho đến nay.
Elisabeth Glantzberg Elisabeth Margareta Glantzberg (1873–1951) là một nghệ nhân dệt may, giáo viên và nhà thiết kế thời trang người Thụy Điển. Sau vài năm dạy dệt và quảng cáo hàng dệt của Thụy Điển ở Boston, Massachusetts, bà trở lại Thụy Điển vào năm 1909. Cùng với Emy Fick, bà thành lập trường Birgittaskolan ở Stockholm . Ngoài việc cung cấp các khóa học về dệt may, trường Birgitta còn là xưởng dệt hàng đầu sản xuất các loại hàng dệt may. Bà tiếp tục thiết kế quần áo ở đó cho đến giữa những năm 1930, dựa trên xu hướng thời trang cao cấp và trang phục hàng ngày của Paris. Tiểu sử. Elisabeth Glantzberg sinh ngày 20 tháng 10 năm 1873 tại Dalarna, miền Trung Thụy Điển. Bà là con gái của một giáo sĩ tên Christian Magnus Glantzberg và Hilda Dorotea Glantzberg, nhũ danh Arborelius. Bà có ba chị gái và một anh trai. Mặc dù không được đào tạo bài bản, Glantzberg và các chị gái của cô đã tự tay may vá và sản xuất đồ dệt may tại nhà, giống như bao đứa trẻ khác thời bấy giờ. Khoảng năm 1900, cô và chị gái Ellen chuyển đến Boston, nơi anh trai Ernst của cô di cư đến vào năm 1891. Hai chị em đã thành lập một doanh nghiệp có tên The Misses Glantzberg, vừa là một trường dệt may vừa là một doanh nghiệp bán lẻ trưng bày đồ thủ công và đồ đạc trong nhà của Thụy Điển. Từ năm 1903, với tư cách là thành viên tích cực của Hiệp hội Nghệ thuật và Thủ công Boston, bà đã nhiều lần tổ chức trưng bày các tác phẩm của mình . Bà trở lại Thụy Điển vào năm 1909. Làm việc ở cửa hàng bách hóa Nordiska Kompaniet ở Stockholm, bà gặp Emy Fick. Năm 1910, họ cùng nhau thành lập Birgittaskolan ở trung tâm Stockholm. Trung tâm là nơi cung cấp các khóa học về may, thêu và ren. Ngoài ra, đây cũng là nơi săn xuất các đơn đặt hàng đồ lót, hàng dệt trang trí và thảm. Tuy nhiên, Glantzberg mong muốn đào tạo phụ nữ học dệt may để họ có thể làm việc chuyên nghiệp, còn Fick lại muốn đào tạo những phụ nữ muốn sản xuất hàng dệt tại nhà. Do khác biệt trong đường lối đào tạo, họ ngừng hợp tác và chia doanh nghiệp thành hai công ty riêng biệt. Glantzberg giữ lịa tên Birgittaskolan trong khi Fick đặt tên công ty của mình là Sankta Birgittaskolan hoặc trường Saint Birgitta. Năm 1917, Glantzberg chuyển sang lĩnh vực thời trang. Bà tuyển dụng hai nhà thiết kế theo xu hướng Paris để tạo ra những bộ sưu tập táo bạo đáng chú ý. Công việc kinh doanh của Glantzberg phát triển mạnh cho đến giữa những năm 1930. Sau đó bà trở về quê hương Dalarna, nơi bà điều hành một trường dạy dệt. Bà qua đời tại Älvdalen vào ngày 10 tháng 12 năm 1951.
Kia Carnival Kia Carnival () là dòng xe minivan được sản xuất bởi Kia từ năm 1998. Dòng xe này được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau; tiêu biểu là cái tên Kia Sedona hiện không còn được sử dụng.
Kia Sonet Kia Sonet là dòng xe SUV crossover cỡ nhỏ được sản xuất bởi Kia từ năm 2020. Dòng xe đã được tiếp thị ở các thị trường mới nổi bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi, Việt Nam, Trung Đông và một số quốc gia Mỹ Latinh. Liên kết ngoài. - Trang web chính thức (Ấn Độ)
Thiện nguyện Thiện nguyện là một dạng chủ nghĩa vị tha bao gồm "các sáng kiến cá nhân, dành cho hàng hóa công cộng, tập trung vào chất lượng cuộc sống". Hoạt động thiện nguyện đối lập với các sáng kiến kinh doanh, vốn là những sáng kiến cá nhân dành cho hàng hóa tư nhân, tập trung vào lợi ích vật chất; và cùng với các nỗ lực của chính phủ, vốn là các sáng kiến công dành cho hàng hóa công cộng, tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các dịch vụ công. Người chuyên làm công việc thiện nguyện được gọi là "nhà từ thiện" hoặc "nhà thiện nguyện". Châu Á. Hoạt động từ thiện có một lịch sử lâu đời tại khu vực châu Á, việc thiện nguyện hay cách tiếp cận có hệ thống để làm việc thiện đã có từ thuở sơ khai. Triết gia Trung Quốc là Xem thêm. - Danh sách các quỹ từ thiện lớn mạnh nhất thế giới - Tổ chức từ thiện Đọc thêm. - Adam, Thomas. "Philanthropy, Patronage, and Civil Society: Experiences from Germany, Great Britain, and North America" (2008) - Burlingame, D.F. Ed. (2004). "Philanthropy in America: A comprehensive historical encyclopaedia" (3 vol. ABC Clio). - Curti, Merle E. "American philanthropy abroad: a history" (Rutgers UP, 1963). - Grimm, Robert T. "Notable American Philanthropists: Biographies of Giving and Volunteering" (2002) excerpt - Hitchcock, William I. (2014) "World War I and the humanitarian impulse." "The Tocqueville Review/La revue Tocqueville" 35.2 (2014): 145–163. - Ilchman, Warren F. et al. "Philanthropy in the World's Traditions" (1998) Examines philanthropy in Buddhist, Islamic, Hindu, Jewish, and Native American religious traditions and in cultures from Latin America, Eastern Europe, the Middle East, Africa, and Asia. online - Jordan, W.K. "Philanthropy in England, 1480–1660: A Study of the Changing Pattern of English Social Aspirations" (1959) online - Kiger, Joseph C. "Philanthropists and foundation globalization" (Transaction Publishers, 2011). - Petersen, Jørn Henrik, Klaus Petersen, and Søren Kolstrup. "Autonomy, Cooperation or Colonization? Christian Philanthropy and State Welfare in Denmark." "Journal of Church and State" 56#1 (2014): 81–104. - Reich, Rob, Chiara Cordelli, and Lucy Bernholz, eds. "Philanthropy in democratic societies: History, institutions, values" (U of Chicago Press, 2016). - Zunz, Olivier. "Philanthropy in America: A history" (Princeton UP, 2014). Liên kết ngoài. - History of Philanthropy, 1601–present compiled and edited by National Philanthropic Trust
Oxalinh Oxalinh là đại diện đầu tiên của Việt Nam tại Hoa Hậu hoàn vũ 2002 tổ chức tại Puerto Rico tại thời điểm đó, Oxalinh gây ra nhiều tranh cãi vì sự có mặt của Oxalinh không được bất kì ai công nhận ngoài đại diện Nga-Oksana Fyodorova. Ngoài ra vào cuối năm 2021 cô bất ngờ bị tố giác ăn chặn từ thiện ngay chính quê hương Việt Nam của cô. Cô là niềm kiêu hãnh của Việt Nam.Vì là người giữ danh vị cao nhất của Việt Nam tại đấu trường nhan sắc quốc tế Miss Universe 2002 là á hậu 2. Và đặc biệt cô chính là một trong những á hậu có điểm S"wimsuit" cao nhất trong lịch sử Miss Universe.
Alessia Rovegno Alessia Rovegno Cayo (sinh ngày 20 tháng 1 năm 1998) là một người mẫu, diễn viên, ca sĩ và hoa hậu người Peru đã đăng quang cuộc thi Hoa hậu Peru 2022. Với tư cách là Hoa hậu Peru, Rovegno sẽ đại diện cho Peru tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2022. Tiểu sử. Rovegno sinh ra và lớn lên ở Lima, Peru. Cô là con gái của Lucho Rovegno và Bárbara Cayo. Rovegno nhỏ hơn 2 tuổi so với chị gái Arianna Celeste Rovegno Cayo, người sáng lập ra "La Bambina de Rovegno". Dì của họ là Fiorella Cayo, Stephanie Cayo và chú của họ là Macs Cayo đều là diễn viên. Vào ngày 6 tháng 10 năm 2021, cô phát hành bài hát "Un Amor Como el Nuestro". Các cuộc thi sắc đẹp. Hoa hậu Peru 2022. Vào ngày 14 tháng 6 năm 2022, Rovegno cạnh tranh với 9 ứng cử viên khác trong cuộc thi Hoa hậu Peru 2022. Vào cuối sự kiện, Rovegno đã được trao danh hiệu bởi Yely Rivera của Arequipa với tư cách tân Hoa hậu Hoàn vũ Peru 2022. Hoa hậu Hoàn vũ 2022. Với tư cách là Hoa hậu Peru, Rovegno sẽ đại diện cho Peru tại Hoa hậu Hoàn vũ 2022. Cuộc sống cá nhân. Vào ngày 12 tháng 12 năm 2021, cô xác nhận mối quan hệ lãng mạn của mình với vận động viên người Peru Hugo García.
Matija Šarkić Matija Sarkic (; sinh ngày 23 tháng 7 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá người Montenegre hiện đang chơi cho Wolverhampton Wanderers và đội tuyển quốc gia Montenegro. Sarkic được sinh ra tại Anh, có bố là người Montenegro và mẹ là người Anh.
Sông Neckar Neckar là một con sông dài 362 kilômét (225 mi) ở Đức, chủ yếu chảy qua khu vực tây nam của bang Baden-Württemberg, với một đoạn ngắn qua Hessen . Sông Neckar là một phụ lưu bên phải chính của sông Rhein. Nguồn nằm ở Schwarzwald-Baar-Kreis gần Schwenningen trong khu bảo tồn Schwenninger Moos ở độ cao 706 m (2.316 ft) trên mực nước biển, nó đi qua Rottweil, Rottenburg am Neckar, Kilchberg, Tübingen, Wernau, Nürtingen, Plochingen, Esslingen, Stuttgart, Ludwigsburg, Marbach, Heilbronn và Heidelberg, trước khi xả trung bình 145 m3 / s (5.100 cu ft / s) nước vào sông Rhein tại Mannheim, ở độ cao 95 m (312 ft) trên mực nước biển, khiến Neckar là phụ lưu lớn thứ 4, và là sông lớn thứ 10 ở Đức. Kể từ năm 1968, tàu Neckar có thể điều hướng cho các tàu chở hàng qua 27 âu tàu dài khoảng 200 kilômét (120 mi) ngược dòng từ Mannheim đến cảng sông Plochingen, tại nơi hợp lưu với sông Fils. Từ Plochingen đến Stuttgart, thung lũng Neckar tập trung đông dân cư và được công nghiệp hóa mạnh, với một số công ty nổi tiếng. Giữa Stuttgart và Lauffen, Neckar có một cảnh đẹp, quanh co, và ở nhiều nơi, thung lũng có dốc núi bằng đá vôi Trias nguyên thạch và Pleistocen. Dọc theo thung lũng của Neckar trên các ngọn đồi Odenwald, nhiều lâu đài có thể được thấy, bao gồm Lâu đài Hornberg và Lâu đài Guttenberg ở Haßmersheim; Nhà máy điện hạt nhân Obrigheim hiện đã ngưng hoạt động và Nhà máy điện hạt nhân Neckarwestheim còn hoạt động cũng nằm ở đó. Theo truyền thống, các vùng đồng bằng màu mỡ được sử dụng nhiều cho nông nghiệp và các sườn thung lũng dốc của nó làm vườn nho.
Kia Soul Kia Soul là dòng ô tô SUV crossover cở nhỏ được sản xuất bởi Kia. Ra mắt tại Paris Motor Show 2008, tính đến nay đã có ba phiên bản được phát hành. Doanh số. Tính đến năm 2015, Kia đã sản xuất hơn một triệu chiếc Kia Soul. Tại Hoa Kỳ, hơn 100.000 chiếc đã được bán ra mỗi năm từ năm 2011 đến năm 2018. Liên kết ngoài. - (e-Soul)
Lưu vong (phim) Lưu vong (tiếng Trung: "放‧逐", tiếng Anh: "Exiled", Hán-Việt: "Phóng trục") là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại hành động - tội phạm - chính kịch của điện ảnh Hồng Kông công chiếu năm 2006 do Đỗ Kỳ Phong làm đạo diễn kiêm nhà sản xuất, với phần kịch bản do tổ sáng tác Ngân Hà biên soạn. Tác phẩm có sự tham gia của các diễn viên gồm Huỳnh Thu Sinh, Ngô Trấn Vũ, Trương Gia Huy, Hà Siêu Nghi, Trương Diệu Dương, Lâm Tuyết, với Nhậm Đạt Hoa và Nhậm Hiền Tề. Bộ phim có buổi công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim quốc tế Venezia vào ngày 6 tháng 9 năm 2006, sau đó chính thức phát hành tại các cụm rạp ở Hồng Kông từ ngày 19 tháng 10 cùng năm. Tác phẩm cũng được chọn là một trong những tác phẩm của điện ảnh Trung Quốc đi tranh giải Sư tử vàng cũng tại liên hoan phim danh giá ấy, dù không được nhận giải. Nội dung. Lấy bối cảnh vào thập niên 90 của thế kỉ XX, có một nhóm sát thủ gồm năm người gồm Hòa, Miêu, Ba, Hỏa và Thái cùng chơi thân với nhau thì bất ngờ thay, Hòa đã quyết định bỏ nghề và đã có gia đình riêng với người vợ là A Tĩnh, kể từ đó Hòa cùng vợ con chuyển sang Ma Cao và sinh sống lặng lẽ tại đây. Tuy vậy, Đại Phi - ông chủ của băng nhóm - có ý định trả thù Hòa sau vụ ám sát hắn bất thành từ Hòa. Vì thế, hắn liền cử một đôi sát thủ tìm tới để thực hiện nhiệm vụ, và không ai khác đó chính là Hỏa và Ba. Khi đến nơi, Hỏa và Ba đều gặp lại Miêu và Thái - cặp sát thủ có ý định bảo vệ Hòa. Sau một pha khẩu chiến, bọn họ quyết định đoàn tụ lại với nhau và được Tạ Phu giao một trong hai phi vụ mới: hoặc là giết tên trùm địch thủ Đản Quyền Cường, hoặc là ăn trộm một tấn vàng. Điều này đã làm cho Đại Phi trở nên tức tối hơn, nên hắn quyết định diệt hết cả năm anh em trong băng nhóm này. Trùng hợp thay là sau khi Hòa đã vĩnh viễn ra đi sau một vụ mưu sát, bốn sát thủ còn lại quyết định tiêu diệt Đại Phi. Và rồi cuộc chiến đã diễn ra trong tình trạng ngang tài ngang sức. Kết quả là sau cuộc chiến ấy, ngoại trừ người vợ A Tình và đứa con trong tay cô, tất cả bốn anh em cùng với Đại Phi đều chết hết, tên trùm Quyền Cường cũng không phải là ngoại lệ. Trước khi nhắm mắt, cả bốn anh em đều nở nụ cười mãn nguyện vì đã giữ lời hứa năm xưa với Hòa là phải giết được Đại Phi. Và họ đã thành công.
VNOI CLB Olympic Tin học Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh là "Vietnam Olympiad in Informatics", viết tắt VNOI) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của của các học sinh, sinh viên đam mê môn tin học đặc biệt về giải thuật và lập trình, là một chi hội của Hội Tin Học Việt Nam . Với sự trao đổi học tập qua Internet, các học sinh sinh viên ở mọi miền đất nước và kẻ cả du học nước ngoài đều có cơ hội như nhau để tiếp cận với những kiến thức mới nhất trong bộ môn tin học đặc biệt trong lĩnh vực thuật toán và lập trình. Các hoạt động, diễn đàn, kỳ thi được diễn ra trên trang thông tin chính thức của VNOI . Hình thành. Cộng đồng VNOI hoạt động từ năm 2008 bởi các cựu học sinh khối PTTH chuyên toán - tin cả nước đã từng tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia & quốc tế, ngoài ra VNOI còn nhận được sự tham gia, ủng hộ và đóng góp của đông đảo thế hệ học sinh, sinh viên và các thầy cô . Ngày 28/02/2021 Đại hội thành lập CLB VNOI đã thông qua các văn kiện quan trọng như: Điều lệ CLB VNOI, Phương hướng hoạt động VNOI 2021-2026 và bầu 20 thành viên vào Ban Chấp hành VNOI nhiệm kỳ I (2021-2026) và thông Qua nghị quyết Đại hội VNOI lần thứ 1 . Hoạt động. Hằng năm, VNOI tổ chức nhiều sân chơi, kỳ thi lập trình trực tuyến. Các tình nguyện viên dành thời gian tổ chức, ra đề và nhận tài trợ, trao giải thưởng cho người đoạt giải. Đó là nền tảng để các bạn học sinh, sinh viên chuẩn bị cho các kỳ thi lớn hơn, xa hơn . Tham gia cộng đồng này, hằng năm có nhiều bạn thi đấu các kỳ thi Olympic Tin học quốc tế và đoạt giải cao . - 2022: Tổ chức kỳ thi lập trình VNOI Cup 2022 . Các hoạt động VNOI đã tổ chức trước đây. Kỳ thi VNOI Online - là kỳ thi trực tuyến có dạng thức giống như kỳ thi học sinh giỏi quốc gia tin học THPT: - VNOI Online 2009 - 2021 Kỳ thi VNOI Marathon - là kỳ thi dài kỳ gồm nhiều vòng thi, được tổ chức vào mùa hè hàng năm. - VNOI Marathon 2008 - 2015 Đề bài trong các kỳ thi do các bạn tình nguyện viên của VNOI và một số thầy cô đóng góp xây dựng. Các thành viên nổi bật. Theo báo Tuổi Trẻ, nhiều thành viên VNOI đã là những chuyên viên của các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook, Microsoft... Không ít thành viên đã khởi nghiệp và đóng góp cho phong trào công nghệ 4.0, hay trở thành những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong các lĩnh vực khó như trí tuệ nhân tạo . Xem thêm. - Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh - Hội Tin học Việt Nam - Olympic Tin học Quốc tế Liên kết ngoài. - Trang chủ VAIP - IFIP, International Federation for Information Processing website - Đại hội thành lập CLB VNOI - Gần 1.000 Lập trình viên người Việt tham gia vòng online đầu tiên VNOI CUP 2022 - Vườn ươm nhân tài tin học Việt
Vòng hoa Vòng hoa (; IPA: ) là một loại hoa, lá, quả, cành cây hoặc các vật liệu khác nhau được kết cấu để tạo thành một vòng tròn. Ở các nước nói tiếng Anh, vòng hoa thường được sử dụng làm đồ trang trí trong nhà, phổ biến nhất là trang trí Mùa Vọng và Giáng sinh. Chúng cũng được sử dụng trong các sự kiện nghi lễ ở nhiều nền văn hóa trên toàn cầu. Chúng có thể được đeo như một chiếc vòng quanh đầu, hoặc như một vòng hoa quanh cổ. Đặc điểm. Một vòng hoa có thể được sử dụng như một chiếc mũ cài đầu làm từ lá, hoa và cành. Nó thường được mặc trong những dịp lễ hội và những ngày thánh. Vòng hoa ban đầu được làm để sử dụng cho các nghi lễ ngoại giáo ở châu Âu, và có liên quan đến sự thay đổi của các mùa và khả năng sinh sản. Cơ đốc giáo chấp nhận tính biểu tượng của vòng hoa dựa trên sự kết hợp của người La Mã với danh dự và phẩm hạnh đạo đức. Trong suốt thời Trung cổ, nghệ thuật Cơ đốc giáo có các mô tả về Đức Trinh Nữ Maria và các vị thánh khác nhau được đội vòng hoa, giống như các nhân vật trong thần thoại La Mã và Hy Lạp được miêu tả đeo vòng hoa, cũng như các nhà cai trị và anh hùng La Mã và Hy Lạp. Vòng hoa Maypole. Phong tục vòng hoa ở châu Âu đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Việc tổ chức Ngày tháng Năm ở Anh bao gồm các lễ hội Maypole, đỉnh điểm là cuộc chạy đua của những người đàn ông trẻ tuổi chưa lập gia đình leo lên đỉnh Maypole để chụp vòng hoa Ngày tháng Năm trên đỉnh cột. Người chiến thắng trong cuộc thi này sẽ đội vòng hoa làm vương miện của mình và sẽ được công nhận là Vua ngày tháng Năm trong suốt thời gian còn lại của kỳ nghỉ. Các loại cây theo truyền thống được sử dụng để làm vòng hoa và vòng hoa Midsummer bao gồm hoa loa kèn trắng, bạch dương xanh, fennel, St. John's Wort, cây ngải cứu, cỏ lau và lanh . Những bông hoa được sử dụng để làm lễ Midsummer vòng hoa phải được hái vào sáng sớm trước khi sương khô; niềm tin rằng một khi sương khô, các đặc tính kỳ diệu của thực vật sẽ bốc hơi theo sương. Lễ kỷ niệm mùa hạ vẫn được quan sát ở Đức và Scandinavia, với Maypoles và vòng hoa đóng một vai trò nổi bật, tương tự như ở Anh. Biểu tượng vòng hoa ở Anh. Đến thời kỳ Phục hưng , vòng hoa trở thành biểu tượng của các liên minh chính trị và tôn giáo ở Anh. Những nhà cải cách theo đạo Tin lành như Thanh giáo coi những vòng hoa và những ngày lễ mà họ gắn liền với, chẳng hạn như Ngày tháng Năm, là những ảnh hưởng tà giáo ngoại giáo phá hủy đạo đức lành mạnh của Cơ đốc giáo. Những người lính tịch thu các vòng hoa ở Oxford vào Ngày tháng Năm năm 1648. Trong thời gian diễn ra quốc hội sau khi Charles I của Anh bị lật đổ, các vòng hoa tượng trưng cho sự đồng tình của Đảng Bảo hoàng. Tại Bath, Somerset, lễ đăng quang của Charles II của Anh được đánh dấu bằng một đám rước gồm 400 thiếu nữ trong trang phục màu trắng và xanh lá cây, mang theo "vương miện mạ vàng, vương miện làm từ hoa và vòng hoa làm từ nguyệt quế trộn với hoa tulip", và được dẫn đầu bởi vợ của thị trưởng. Vương miện Ngày Thánh Lucy. Theo truyền thống, Thánh Lucy được mô tả trong các tác phẩm nghệ thuật Cơ đốc giáo đội một vòng hoa làm vương miện, và trên giá đỡ vòng hoa thắp sáng những ngọn nến tượng trưng cho ánh sáng của thế giới được đại diện bởi Chúa Kitô. Thụy Điển nói riêng có một lịch sử lâu đời về việc quan sát Ngày Thánh Lucy (Ngày Thánh Lucia). "Vương miện của Thánh Lucia", được làm bằng một vòng hoa bằng đồng đựng nến, là một phần của phong tục gắn liền với ngày lễ này. Liên kết ngoài. - advertising