text
stringlengths
2
268k
USS Riley (DE-579) USS "Riley" (DE-579) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Đại úy Hải quân Paul James Riley (1913-1942), phi công phục vụ cùng Liên đội Ném ngư lôi VT-6 trên tàu sân bay , từng được tặng thưởng Huân chương Chữ thập Bay Dũng cảm, đã tử trận vào ngày 4 tháng 6, 1942 trong Trận Midway và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1947, rồi được chuyển cho Đài Loan và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Trung Hoa dân quốc như là chiếc ROCS "Tai Yuan" (DE-27) (太原-Thái Nguyên) cho đến năm 1992. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1996. "Riley" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Riley" được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 20 tháng 10, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 12, 1943, được đỡ đầu bởi cô Mildred Laverne Riley, em gái Đại úy Riley, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 3, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Donald H. Johnson. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Riley" gia nhập Đội hộ tống 67 tại Norfolk, Virginia, và cho đến ngày 6 tháng 6, 1944 đã phục vụ như tàu huấn luyện dành cho thủy thủ đoàn các tàu hộ tống khu trục trong tương lai. Nó lên đường từ New York vào ngày 7 tháng 6 để hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến Norfolk, rồi khởi hành từ Hampton Roads vào ngày 23 tháng 6 để hộ tống cho Đoàn tàu UGS-46 vượt Đại Tây Dương để đi sang Địa Trung Hải. Đoàn tàu đi qua eo biển Gibraltar vào ngày 10 tháng 7, đối đầu với một đợt tấn công của Không quân Đức vào ngày 12 tháng 7 trước khi đi đến Bizerte, Tunisia vào ngày 13 tháng 7. Sau khi quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 8, nó hoạt động thử nghiệm sonar tại khu vực New London, Connecticut cho đến ngày 29 tháng 8, và lên đường vào ngày hôm sau cho chuyến hộ tống vận tải vượt đại dương thứ hai sang Bizerte. Quay trở về New York vào ngày 17 tháng 10, "Riley" cùng với Đội hộ tống 67 được điều sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, và lên đường vào ngày 3 tháng 11. Băng qua kênh đào Panama, nó đi đến Bora-Bora vào ngày 25 tháng 11 trước khi đi đến Hollandia, thả neo tại vịnh Humboldt, New Guinea vào ngày 11 tháng 12. Sau khi hoàn tất một chuyến hộ tống vận tải khứ hồi đến Leyte, Philippines từ ngày 19 tháng 12, 1944 đến ngày 2 tháng 1, 1945, "Riley" lên đường vào ngày hôm sau để hộ tống Lực lượng Hỗ trợ đi từ New Guinea đến Luzon. Trong thành phần Đội đặc nhiệm 78.9, nó hộ tống đoàn tàu băng qua eo biển Surigao vào ngày 9 tháng 1, bảo vệ họ khỏi sự tấn công của máy bay tự sát Kamikaze trong ngày 12 tháng 1, và đi đến khu vực vận chuyển tại vịnh Lingayen vào ngày hôm sau. Sau khi tuần tra tại khu vực đổ bộ trong hai ngày, rồi hộ tống một đoàn tàu rút lui về Leyte. Lên đường vào ngày 26 tháng 1, "Riley" hộ tống cho Lực lượng tấn công "Mark VII" đi đến khu vực đổ bộ ở phía Nam Zambales, Luzon ba ngày sau đó, rồi tuần tra ngoài khơi các bãi đổ bộ San Antonio-San Felipe nhằm khóa chặt bán đảo Bataan ngăn không cho lực lượng Nhật Bản rút lui khỏi Manila. Quay trở lại Leyte trong đêm đó, con tàu hộ tống vận tải giữa các đảo tại Philippines cho đến ngày 20 tháng 3, khi nó rút lui về căn cứ tại quần đảo Admiralty và Palau, rồi quay trở lại Philippines vào ngày 5 tháng 4. Cho đến tháng 7, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải tiếp liệu đi lại giữa Philippines và New Guinea. Vào ngày 7 tháng 7, con tàu rời Hollandia để hộ tống một đoàn tàu vận tải hướng đến Okinawa, và sau khi đến nơi vào ngày 23 tháng 7, nó lên đường hai ngày sau đó để trở lại Philippines. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, "Riley" tiếp tục hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Okinawa. Sau khi văn bản đầu hàng chính thức ký kết vào ngày 2 tháng 9, nó thực hiện hai chuyến hộ tống các tàu chở quân đưa lực lượng chiếm đóng đến Jinsen, Triều Tiên. Con tàu khởi hành vào giữa tháng 10 để quay trở về Hoa Kỳ, đi ngang qua Trân Châu Cảng trước khi về đến San Diego vào ngày 5 tháng 11. Nó được cho xuất biên chế vào ngày 15 tháng 1, 1947 và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương, thoạt tiên neo đậu tại San Diego trước khi được chuyển đến sông Columbia, Oregon vào năm 1957. ROCS "Tai Yuan" (DE-27). "Riley" được chuyển cho Trung Hoa dân quốc vào ngày 10 tháng 7, 1968 và phục vụ như là chiếc ROCS "Thái Nguyên" (DE-27) (太原-Tai Yuan). Con tàu còn có biệt danh "Tiểu Dương Tự Hiệu" ( - "Yang Jr."), hàm ý so sánh nó với lớp "Dương" (陽-Yang), nguyên là lớp tàu khu trục "Gearing" mà Hải quân Đài Loan cùng được chuyển giao, lớn hơn và hỏa lực mạnh hơn. Trong quá trình hoạt động, ngoài những vũ khí đối hạm và chống ngầm ban đầu, "Thái Nguyên" còn bổ sung thêm một dàn bốn ống phóng tên lửa đất đối không RIM-72C Sea Chaparral, là phiên bản trên hạm của kiểu tên lửa Chaparral. "Thái Nguyên" được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc trong thập niên 1970, rồi được chuyển sang vai trò kiểm ngư trong thập niên 1980. Nó ngừng hoạt động và bị tháo dỡ vào năm 1992. Phần thưởng. "Riley" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Navsource Online: Destroyer Escort Photo Archive USS Riley (DE-579)
USS Leslie L.B. Knox (DE-580) USS "Leslie L. B. Knox" (DE-580) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Leslie Lockhart Bruce Knox (1916-1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Tiêm kích VF-42, đã tử trận vào ngày 8 tháng 5, 1942 trong Trận chiến biển Coral, được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân và truy thăng lên Trung úy. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1973. "Leslie L. B. Knox" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Leslie L. B. Knox" được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 7 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Louise Kennedy Knox, vợ góa Trung úy Knox, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 3, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân James Andrew Moffett. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Leslie L. B. Knox" gia nhập Đội hộ tống 67 tại Norfolk, Virginia và thực hiện hai chuyến hộ tống vận tải đi lại giữa New York và Norfolk. Nó khởi hành từ Hampton Roads vào ngày 23 tháng 6, 1944, bắt đầu chuyến đầu tiên trong số hai chuyến hộ tống vận tải vượt Đại Tây Dương để đi sang Bizerte, Tunisia. Sau khi quay trở về sau chuyến hộ tống vận tải vượt đại dương thứ hai vào ngày 16 tháng 10, nó đi đến New York để sửa chữa, và chuẩn bị để được điều sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Cùng với Đội hộ tống 67, "Leslie L. B. Knox" khởi hành từ New York vào ngày 3 tháng 11, băng qua kênh đào Panama và sau các chặng dừng tại các quần đảo Galápagos, Society và Solomon, nó đi đến Hollandia và thả neo tại vịnh Humboldt, New Guinea vào ngày 11 tháng 12. Trong giai đoạn từ tháng 12, 1944 đến tháng 6, 1945, "Leslie L. B. Knox" làm nhiệm vụ hộ tống vận tải, tuần tra chống tàu ngầm và vận chuyển thư tín giữa New Guinea và Philippines. Trong chuyến hộ tống vận tải đi từ Hollandia đến vịnh Leyte từ ngày 3 đến ngày 14 tháng 1 nhằm hỗ trợ cho chiến dịch đổ bộ lên vịnh Lingayen, hỏa lực phòng không của con tàu đã giúp vào việc chống trả các đợt tấn công tự sát của máy bay Kamikaze đối phương. Sau đó nó tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động tác chiến tại vịnh Manila và giải phóng các đảo ở miền Nam Philippines. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, nó lên đường đi Okinawa, đến nơi vào ngày 7 tháng 9 để làm nhiệm vụ chiếm đóng, rồi tiếp tục hoạt động dọc bờ biển Trung Quốc, từng ghé đến Thượng Hải, Thanh Đảo và Jinsen, Triều Tiên. Lên đường vào ngày 14 tháng 10 để quay trở về Hoa Kỳ, "Leslie L. B. Knox" về đến San Diego vào ngày 5 tháng 11. Nó được cho rút biên chế vào ngày 15 tháng 6, 1946, và đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương, neo đậu tại San Diego, và sau đó chuyển đến Stockton, California. Con tàu được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 1, 1972, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 13 tháng 6, 1973. Phần thưởng. "Leslie L. B. Knox" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo gallery of USS Leslie L. B. Knox (DE-580) at Navsource.org
USS Metivier (DE-582) USS "Metivier" (DE-582) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan Joseph Erene Henry Metivier (1920-1943), người từng phục vụ cùng tàu khu trục , đã tử trận khi tìm cách chiếm giữ chiếc tàu vượt phong tỏa Đức "Karin" tại Nam Đại Tây Dương vào ngày 10 tháng 3, 1943 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1969. "Metivier" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Metivier" được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 24 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Joseph Metivier, mẹ của hạ sĩ quan Metivier, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 4, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Francis Kernan, Jr. Lịch sử hoạt động. Rời Xưởng hải quân Boston vào ngày 3 tháng 6, 1944, "Metivier" đi đến Norfolk, Virginia hai ngày sau đó, nơi nó phục vụ như tàu huấn luyện dành cho thủy thủ đoàn các tàu hộ tống khu trục trong tương lai. Nó khởi hành từ Norfolk vào ngày 23 tháng 6 để hộ tống một đoàn tàu 91 chiếc vượt Đại Tây Dương để hướng sang Bắc Phi, đi đến Bizerte, Tunisia vào ngày 14 tháng 7. Sang tháng 8, nó lên đường cho chặng quay trở về Hoa Kỳ, về đến Norfolk vào ngày 31 tháng 8. Nó lại thực hiện một chuyến hộ tống vận tải khác vào ngày hôm sau để đi sang Địa Trung Hải, hoàn tất khi về đến New York vào ngày 17 tháng 10. Con tàu bắt đầu được chuẩn bị để điều động sang Mặt trận Thái Bình Dương. Khởi hành từ New Jersey vào ngày 3 tháng 11, "Metivier" đi ngang qua kênh đào Panama; Bora Bora tại quần đảo Society; và Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon trước khi đi đến Hollandia, New Guinea vào ngày 11 tháng 12, nơi nó gia nhập Đệ Thất hạm đội. Trong tám tháng tiếp theo con tàu làm nhiệm vụ hộ tống vận tải, tuần tra và bảo vệ tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Nó đã hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên vịnh Lingayen, Philippines vào ngày 9 tháng 1, 1945, rồi lên vịnh Subic vào ngày 29 tháng 1, tiếp nối bằng Chiến dịch Okinawa từ ngày 4 tháng 5. Con tàu đang có mặt tại Philippines khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Tách khỏi Bộ tư lệnh Tiền phương biển Philippine vào ngày 31 tháng 8, "Metivier" cùng Đội đặc nhiệm 70.3 lên đường hướng sang Okinawa, đi đến vịnh Buckner vào ngày 5 tháng 9. Nó bắt đầu hộ tống các đoàn tàu đi đến Jinsen, Triều Tiên. Đến cuối tháng 10, nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ, đi ngang qua Trân Châu Cảng, Hawaii trước khi về đến San Diego, California vào ngày 8 tháng 11. "Metivier" được cho xuất biên chế vào ngày 1 tháng 6, 1946, và đến tháng 1, 1947 được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương, thoạt tiên neo đậu tại San Diego, rồi từ ngày 1 tháng 1, 1959 được kéo đến Stockton, California. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 30 tháng 6, 1968, và cuối cùng con tàu bị bán để tháo dỡ vào tháng 6, 1969. Phần thưởng. "Metivier" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo gallery of USS Metivier (DE-582) at Navsource.org
USS McNulty (DE-581) USS "McNulty" (DE-581) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân John Thomas McNulty (1897-1942), người từng phục vụ cùng tàu tuần dương hạng nậng và đã tử trận vào ngày 9 tháng 8, 1942 trong Trận chiến đảo Savo. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu vào năm 1972. "McNulty" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "McNulty" được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 17 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Helen K. McNulty, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng 3, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân William Croft Jennings. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "McNulty" tiếp tục thực hành huấn luyện dọc theo vùng bờ Đông cho đến khi khởi hành từ vịnh Chesapeake vào ngày 23 tháng 6 để hộ tống cho Đoàn tàu UGS-46 vượt Đại Tây Dương để đi sang Địa Trung Hải. Đoàn tàu phải đối đầu với một đợt tấn công của Không quân Đức vào ngày 12 tháng 7 trước khi đi đến Bizerte, Tunisia vào ngày 13 tháng 7. Sau một chuyến hộ tống vận tải ven biển đến New York, nó lại lên đường cho chuyến hộ tống vận tải vượt đại dương tiếp theo, xuất phát từ Norfolk, Virginia để đi Bizerte và quay trở về New York. Sau đó con tàu chuẩn bị để được điều sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Cùng với Đội hộ tống 67, "McNulty" lên đường vào ngày 3 tháng 11, và khi đi đến Hollandia, New Guinea vào ngày 17 tháng 12 đã gia nhập Đệ Thất hạm đội. Từ ngày 19 tháng 12, 1944 đến ngày 2 tháng 1, 1945, nó hộ tống một đoàn tàu vận tải đi từ Hollandia sang Leyte, Philippines, rồi tiếp tục lên đường một ngày sau đó, cùng Đội đặc nhiệm 78.9 vận chuyển lực lượng tăng viện đi sang khu vực vịnh Lingayen. Đoàn tàu phải chịu đựng các đợt tấn công tự sát của máy bay Kamikaze đối phương ngoài khơi Luzon trong ngày 12 tháng 1, khiến hai tàu buôn bị hư hại và hơn 100 binh lính trên tàu thiệt mạng. Nó hộ tống đoàn tàu đi đến vịnh Lingayen vào ngày 13 tháng 1, rồi lên đường quay trở lại Leyte, đến nơi vào ngày 19 tháng 1. Trong khi lực lượng tấn công đổ bộ lên San Narciso, Zambales vào ngày 29 tháng 1, "McNulty" đã tuần tra ngoài khơi các bãi đổ bộ nhằm khóa chặt bán đảo Bataan ngăn không cho lực lượng Nhật Bản rút lui khỏi Manila. Con tàu tiếp tục vai trò tuần tra và hộ tống vận tải tại các khu vực Philippines, quần đảo Admiralty, New Guinea và Okinawa cho đến khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Khởi hành từ vịnh Subic vào ngày 1 tháng 9 để hỗ trợ cho lực lượng chiếm đóng, "McNulty" đã hộ tống cho tàu bệnh viện đi từ Okinawa sang Triều Tiên, rồi hoạt động dọc theo bờ biển Trung Quốc cho đến khi rời Okinawa vào ngày 14 tháng 10 để quay trở về Hoa Kỳ. Về đến San Diego, California vào ngày 5 tháng 11, nó được cho rút biên chế vào ngày 2 tháng 7, 1946, và đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Con tàu được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 3, 1972, và bị đánh chìm như một mục tiêu bởi một quả bom nhiệt áp ngoài khơi bờ biển California vào ngày 16 tháng 11, 1972. Phần thưởng. "McNulty" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo gallery of USS McNulty (DE-581) at navsource.org
Zelus Trong thần thoại Hy Lạp, Zelus hoặc Zelos (; tiếng Hy Lạp cổ đại: Ζῆλος "Zēlos," nghĩa đen: 'zeal') là daimon tượng trưng cho sự cống hiến, sự thi đua, sự ganh đua háo hức, sự đố kỵ, sự ghen tị và lòng nhiệt thành. Từ "zeal" trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tên của Zelus. Tương đương trong La Mã cổ đại là Invidia. Gia đình. Zelus là con trai của Pallas (Titan) và Styx (Oceanid). Anh chị em của ông là Nike, Kratos và Bia. Thần thoại. Titanomachy. Zelus cùng với anh chị em của mình là những người thi hành có cánh, những người đứng trước ngai vàng của Zeus và trở thành một phần tùy tùng của ông.
Danh sách cầu thủ Real Madrid CF Đây là Danh sách cầu thủ Real Madrid CF Vô địch World Cup. Dưới đây là danh sách các cầu thủ đã vô địch FIFA World Cup với tư cách là các cầu thủ Real Madrid. - Günter Netzer (Tây Đức 1974) - Jorge Valdano (Mexico 1986) - Christian Karembeu (Pháp 1998) - Roberto Carlos (Hàn/Nhật 2002) - Iker Casillas (Nam Phi 2010) - Raúl Albiol (Nam Phi 2010) - Xabi Alonso (Nam Phi 2010) - Sergio Ramos (Nam Phi 2010) - Alvaro Arbeloa (Nam Phi 2010) - Sami Khedira (Brazil 2014) - Raphaël Varane (Nga 2018)
Chiara Ferragni Chiara Ferragni ( [ˈkjaːra ferˈraɲɲi] ; sinh ngày 7 tháng 5 năm 1987) là một blogger, nữ doanh nhân, nhà thiết kế thời trang và người mẫu người Ý, người đã cộng tác với các thương hiệu thời trang và làm đẹp thông qua blog "The Blonde Salad" của mình . Vào tháng 9 năm 2017, Ferragni được xếp hạng đầu tiên trong danh sách "Những người có ảnh hưởng đến thời trang hàng đầu" của "Forbes ." Nội dung. - 1Sự nghiệp - 2Sự công nhận - 3Cuộc sống cá nhân - 4Đóng phim - 4.1Tivi - 5Đĩa đệm - 6Người giới thiệu - 7liện kết ngoại Sự nghiệp [ sửa ]. Ferragni sinh ra ở Cremona vào năm 1987. Cô bắt đầu blog thời trang "The Blonde Salad" vào tháng 10 năm 2009, với bạn trai cũ, Riccardo Pozzoli. Năm 16 tuổi được chọn bởi cơ quan Beatrice ở Milan, Ý. Ferragni đã làm mẫu cho công ty trong một vài năm và sau đó dừng lại: do "những mục tiêu khác cần đạt được trong cuộc đời tôi", cô nói. Vào tháng 3 năm 2011, "New York" đã giới thiệu cô là "Một trong những ngôi sao có phong cách đường phố đột phá nhất trong năm". Vào tháng 12 năm 2011, cô được coi là Blogger của Khoảnh khắc trên "tạp chí Teen Vogue" , khi vẫn còn là sinh viên luật tại Đại học Bocconi . Cô ấy chưa lấy được bằng Đại học. Vào thời điểm đó, blog của Ferragni đã đạt hơn một triệu người truy cập và 12 triệu lượt xem mỗi tháng. Đến năm 2013, cô đã giành được nhiều giải thưởng blogger của năm. Vào tháng 12 năm 2013, cô đã xuất bản một cuốn sách điện tử tiếng Ý , với "tựa đề The Blonde Salad". Ferragni đã làm mẫu cho Guess trong một buổi chụp vào tháng 11 năm 2013, sau đó được tiếp thị như một chiến dịch quảng cáo . Vào tháng 12 năm 2013, cô hợp tác với Steve Madden để thiết kế bộ sưu tập 9 chiếc giày cho mùa xuân năm 2014. Các khoản tín dụng truyền hình của cô bao gồm Giải thưởng TRL của Ý với tư cách là người dẫn chương trình và khách mời trong chương trình "tạp kỹ Chiambretti Night" của Ý . Ferragni bước trên thảm đỏ tại Liên hoan phim Cannes kết hợp với buổi ra mắt bộ phim "We Have a Pope" (sau đó có tựa đề là "Habemus Papam" ). Cô cũng xuất hiện trên "Project Runway" với tư cách là giám khảo khách mời trong mùa 13 vào tháng 8 năm 2014. Các dự án kinh doanh của cô đã thu về khoảng 8 triệu đô la (chủ yếu là từ giày dép Chiara Ferragni Collection của cô) vào năm 2014. Vào tháng 1 năm 2015, blog và dòng giày của cô, Chiara Ferragni Collection, đã trở thành một nghiên cứu điển hình tại Trường Kinh doanh Harvard . Vào tháng 3, Ferragni được chọn lên trang bìa của "Vogue España" tháng 4 năm 2015 , khiến cô trở thành blogger thời trang đầu tiên xuất hiện trên bất kỳ trang bìa nào của "Vogue" . Kể từ đó, cô đã xuất hiện trên hơn 50 trang bìa tạp chí thời trang. Vào tháng 1 năm 2016, Pantene công bố Ferragni là đại sứ toàn cầu mới của mình. Mattel Inc. đã tạo ra phiên bản Barbie của Ferragni vào tháng 9 năm 2016, một người mặc áo phông trắng, áo khoác da đen, quần jean và giày Chiara Ferragni Collection và người kia mặc đồ Chanel từ đầu đến chân. Giorgia Marin và Chiara Ferragni tại buổi giới thiệu bộ sưu tập giày Chiara Ferragni mới trong Tuần lễ thời trang Milan , vào ngày 27 tháng 9 năm 2015, tại Milan, Ý Tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2017 , Ferragni có 10 triệu người theo dõi trên Instagram . Nhờ có lượng người theo dõi rộng rãi, cô ấy đã có thể kiếm được khoảng 12.000 đô la cho một bài đăng được tài trợ lên Instagram. Năm 2017, Ferragni được chọn thiết kế trang phục cho ấn bản thứ 4 của Intimissimi trên băng. Vào ngày 26 tháng 7 năm 2017, cô khai trương cửa hàng Chiara Ferragni Collection đầu tiên của mình tại Milan. Vào tháng 5 năm 2018, "Footwear News" đã vinh danh bà là một trong những "bà mẹ có ảnh hưởng nhất trong ngành thời trang". Vào tháng 4 năm 2021, Ferragni tham gia Hội đồng quản trị của Tập đoàn Tod's . Vào tháng 5 năm 2021, Ferragni giới thiệu bộ sưu tập Nespresso x Chiara Ferragni trên phương tiện truyền thông xã hội của mình. Một quán cà phê pop-up tạm thời được thành lập để kỷ niệm viên nang. Công nhận [ sửa ]. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2014, cô ấy đã giành được Giải thưởng Bloglovin ' năm thứ ba liên tiếp cho blog của mình. Blog của cô ấy được đặt tên là blog Phong cách Cá nhân Tốt nhất. Cô cũng là một trong những blogger đầu tiên lên bìa Tạp chí Mỹ, Chiara xuất hiện trên tạp chí Lucky cùng với Nicole Warrne và Zanita Whittington. Năm 2011, Tạp chí New York nổi tiếng đã vinh danh Ferragni là "Một trong những ngôi sao có phong cách đường phố đột phá nhất trong năm" Từ năm 2013, cô đã lọt vào danh sách 500 người có ảnh hưởng nhất về thời trang của "Business of Fashion ." Năm 2015, Ferragni giành được Giải thưởng Bloglovin cho Blogger của Năm. Năm 2015, Ferragni được xếp vào danh sách 30 Under 30 của "Forbes" . Năm 2016, Pantene vinh danh cô ấy là đại sứ toàn cầu và cũng trao cho cô ấy Giải thưởng Thành tựu về Footwear News. Đời sống cá nhân [ sửa ]. Ferragni là con gái lớn trong gia đình có ba cô gái, con gái của một nha sĩ đến từ thành phố Cremona phía bắc . Mẹ của cô, Marina Di Guardo là một nhà văn Ý đến từ Sicily, bà cũng từng là phó giám đốc của hãng thời trang Blumarine. Giá trị ròng của Chiara Ferragni ước tính là 19 triệu euro từ thu nhập của ba công ty của cô. Ferragni và rapper người Ý Federico Lucia, được biết đến với cái tên Fedez , bắt đầu hẹn hò vào cuối năm 2016 và kết hôn vào ngày 1 tháng 9 năm 2018 tại Noto , Sicily. Họ có hai con, Leone (sinh ngày 19 tháng 3 năm 2018 ở West Hollywood, California ) và Vittoria (sinh ngày 23 tháng 3 năm 2021 tại Milan ). Họ sống giữa Milan và Los Angeles . Ferragni và chồng cô đã quyên góp được 3 triệu euro trong 24 giờ thông qua một cuộc quyên góp để hỗ trợ bệnh viện San Raffaele ở Milan trong đại dịch COVID-19 ở Ý . Tài liệu tham khảo [ sửa ]. 1. ^ 2. ^ 2017/09/26 3. ^ Rebecca Arnold, "Thời trang 30 giây: 50 chế độ quan trọng, hàng may mặc và nhà thiết kế" (Ivy Press, 2017), tr. 132 4. ^ Paola Paoloni, Rosa Lombardi, "Những tiến bộ trong Nghiên cứu Giới và Văn hóa trong Kinh doanh và Kinh tế" (Springer, 2018), tr. 294 5. ^ <nowiki>https://www.popsugar.com/fashion/photo-gallery/40807847/embed/40808372/Two-Even-Share-Dog-Matilda</nowiki> 6. ^ 7. ^ 8. ^ codice_1: Liên kết bên ngoài trong codice_2( trợ giúp ) , Sách điện tử miễn phí, yêu cầu đăng ký. 9. ^ 10. ^ 11. ^ 12. ^ Keinan, Anat, Kristina Maslauskaite, Sandrine Crener và Vincent Dessain, "The Blonde Salad." , "Trường hợp Trường Kinh doanh Harvard 515-074", tháng 1 năm 2015 13. ^ 14. ^ 15. ^ 16. ^ 17. ^ 18. ^ 19. ^ <nowiki>https://www.popsugar.com/fashion/photo-gallery/40807847/image/40808634/Chiara-One-First-Bloggers-Cover-American-Magazine</nowiki> 20. ^ Năm 2011, Tạp chí New York đã vinh danh cô là "Một trong những ngôi sao có phong cách đường phố đột phá nhất trong năm" 21. ^ 22. ^ 23. ^ 24. ^ <nowiki>https://paywizard.org/salary/vip-check/chiara-ferragni</nowiki> 25. ^ 26. ^ [www.eonline.com/ <nowiki>https://www.wmagazine.com/story/chiara-ferragni-gives-birth-wel</nowiki> results-baby-no-2-with-fedez Alt URL] 27. ^ Liên kết bên ngoài [ sửa ]. - Trang web thiết kế giày - Blog xà lách tóc vàng - Chiara Ferragni tại IMDb - Chiara Ferragni trên Models.com Cổng thông tin : Tiểu sử Thời trang Nước Ý Internet Thể loại : - Sinh năm 1987 - Người sống - Những người có ảnh hưởng đến thời trang - Forbes 30 Người nhận dưới 30 tuổi - Các blogger người Ý - Kiều bào Ý ở Hoa Kỳ - Người mẫu nữ Ý - Những người sáng lập công ty phụ nữ Ý - Phụ nữ Ý kinh doanh - Những người từ Cremona - Người gốc Sicily - Blogger nữ
Choe Yu-ri Choe Yu-ri (; sinh ngày 16 tháng 9 năm 1994) là một cầu thủ bóng đá nữ Hàn Quốc chơi ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ WK League Hyundai Steel Red Angels.
Kamado Tanjirō Gotōge sáng tạo ra Tanjirō dựa theo gợi ý từ biên tập viên của mình về việc xây dựng một nhân vật chính tươi sáng nổi bật hẳn trên nền chuyện đời đen tối của cậu. Thiết kế của Tanjirō chịu ảnh hưởng từ nhân vật Himura Kenshin trong manga "Lãng khách Kenshin" của Watsuki Nobuhiro. Hanae Natsuki và Zach Aguilar lần lượt đảm nhiệm vai trò lồng tiếng Nhật và tiếng Anh cho nhân vật. Tanjirō nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình manga và anime vì bản tính tốt bụng và đối xử tốt với em gái mình trên hành trình trở thành một chiến binh mạnh mẽ. Điều này cũng giúp nhân vật và giành được nhiều giải thưởng dựa trên độ phổ biến của cậu, trong đó có một giải dành cho vai diễn của Hanae, bên cạnh đó phần thể hiện của Aguilar cũng được đánh giá cao. Sáng tạo và thiết kế. Gotōge Koyoharu nảy sinh ý tưởng về Kamado Tanjirō khi sáng tác một one-shot mang đậm màu sắc Nhật Bản. Katayama Tatsuhiko, biên tập viên của vị tác giả, bày tỏ sự lo lắng rằng one-shot này quá đen tối với độc giả trẻ và đề nghị Gotōge thử tạo ra một nhân vật chính "tươi sáng hơn". Gotōge gặp phải một số khó khăn nhất định trong quá trình sáng tạo nhân vật do cậu và cốt truyện đen tối có sự tương phản rõ rệt. Khi phát hành chương 7 của manga, Gotōge đã vẽ một tấm cover hình Tanjirō vung kiếm và mỉm cười. Tuy nhiên, để không đi ngược lại màu sắc u tối trong manga, vị tác giả đã loại bỏ bản vẽ này và thay vào đó là một Tanjirō với biểu cảm nghiêm trọng. Trong thiết kế ban đầu, Tanjirō không có sẹo hay đeo hoa tai nhưng Katayama đã đề nghị Gotōge thêm vào. Vết sẹo trên trán Tanjirō được lấy cảm hứng từ nhân vật Himura Kenshin trong manga "Lãng khách Kenshin" của Watsuki Nobuhiro, còn đôi bông tai khiến cậu trông có vẻ nữ tính nhưng cũng là một điểm khiến cậu nổi bật. Trong quá trình xây dựng dàn nhân vật, Tanjirō có bốn nhân vật phụ đồng hành, những người bạn sẽ giúp trung hòa lẫn nhau nhờ các kĩ năng riêng biệt của bản thân. Vị biên tập viên nhận xét về Tanjirō: "[Cậu ấy] không phải kiểu nhân vật nam chính bạn thường thấy. Cậu ấy rất tốt bụng. Nezuko là em gái cậu, vậy nên cậu đứng trên vị thế của một người không thể cứ thế mà nói rằng con quỷ nào cũng xấu xa. Cậu ấy đang đứng trong vùng xám." Takahashi Yuma, nhà sản xuất đứng sau bản chuyển thể anime, cho biết anh rất thích vai trò của Tanjirō trong manga và đó cũng là lý do anh bắt đầu đọc bộ truyện. Để khắc họa Hơi thở của Nước của Tanjirō, Ufotable đã lấy cảm hứng từ lối vẽ tranh ukiyo-e của họa sĩ Hokusai. Cảnh chiến đấu đầu tiên giữa Tanjirō và Giyū cũng được đồ họa kỹ lưỡng để mang đến cho người xem những chiêu thức lôi cuốn. Ufotable tái hiện các chiêu thức dựa trên làn nước của Tanjirō bằng cách vẽ tay rồi xử lý qua CGI. Takahashi tiết lộ trận chiến giữa Tanjirō và Rui là một trong những cảnh quay được studio dành nhiều công sức nhất. Anime sử dụng một bài hát chủ đề có tựa đề "Kamado Tanjirō no Uta", thể hiện quyết tâm của Tanjirō, người đứng lên từ hố sâu tuyệt vọng để đấu tranh và bảo vệ em gái mình. Khi anime công chiếu ở Trung Quốc, thiết kế của Tanjirō có một chút thay đổi. Do lo ngại họa tiết mang phong cách Húc Nhật kỳ trên hoa tai của cậu có thể khiến khán giả Trung Quốc đại lục cảm thấy bị xúc phạm nên nó đã được hiệu chỉnh. Diễn viên lồng tiếng. Hanae Natsuki đảm nhiệm vai trò lồng tiếng Nhật cho Tanjirō. Trong suốt sự nghiệp của mình, Hanae đã nhiều lần vào vai nhân vật bất hạnh, do đó anh nhận thấy Tanjirō không quá khó để thể hiện cũng vì cậu rất thật thà. Diễn viên lồng tiếng cho Nezuko, Kitō Akari, cho biết với cô Hanae giống như một người anh lớn khi luôn ủng hộ và sẵn sàng ở lại chờ đợi cho đến khi cô hoàn thành một cảnh quay khó nào đó dù anh đã xong phần mình, còn Hanae cũng coi Kitō như một người em gái. Anh cũng cho biết mình làm việc tốt hơn khi xung quanh có những người mà anh thân thiết. Hanae thích phong cách chiến đấu của Tanjirō và chia sẻ rằng thường hò hét bằng giọng Tanjirō khi chơi trò chơi điện tử. Anh bày tỏ trân trọng tình cảm mà khán giả loạt anime dành cho mình. Vốn là một fan cứng của bộ truyện, diễn viên lồng tiếng Anh Zach Aguilar cho biết anh đã cực kì phấn khích khi được trao vai Tanjirō và vui mừng trước sự ủng hộ của nhiều người hâm mộ. Allegra Clark tiết lộ cô cảm thấy rất xúc động khi lồng tiếng Anh cho Tanjirō thời nhỏ. Xuất hiện. Trong "Thanh gươm diệt quỷ". Nhân vật chính của "Thanh gươm diệt quỷ", Kamado Tanjirō, là con trai cả trong một gia đình làm nghề bán than để kiếm sống. Trong chương đầu tiên của manga, cả gia đình cậu bị một con quỷ tàn sát, chỉ có em gái cậu Nezuko còn sống nhưng lại hóa thành quỷ. Sau khi chứng kiến kỹ năng chiến đấu của Tanjirō cũng như việc Nezuko không ăn thịt anh trai mình, Tomioka Giyū gửi gắm hai anh em cho người thầy cũ của mình để huấn luyện Tanjirō thành một kiếm sĩ diệt quỷ. Sau hai năm rèn luyện thể chất và mài dũa kiếm thuật, Tanjirō học được chiêu thức . Vượt qua bài kiểm tra cuối cùng, Tanjirō chính thức gia nhập Sát quỷ Đoàn. Tanjirō tình cờ bắt gặp Muzan, tên chúa quỷ đã đồ sát cả gia đình cậu, nhưng hắn bày trò khiến cậu mất dấu. Muzan tỏ ra chú ý đến những lời Tanjirō nói và đôi bông tai Hanafuda hình mặt trời mọc của cậu, ra lệnh cho đàn em mình tìm giết cậu. Hai anh em Kamado gặp được nữ quỷ lương thiện Tamayo và nhận lời hỗ trợ cô trong việc nghiên cứu cách chữa trị Nezuko. Do đó, Tanjirō bắt đầu thu thập mẫu máu từ những con quỷ mà cậu đánh bại. Trên đường làm nhiệm vụ, Tanjirō lập nhóm với hai người bạn kiếm sĩ Zenitsu và Inosuke. Trong trận chiến với một thành viên của Thập Nhị Quỷ Nguyệt, Tanjirō nhớ lại điệu nhảy truyền thống của gia đình mà cha cậu muốn con trai mình truyền lại cho thế hệ sau cùng với đôi bông tai hình mặt trời mọc. Tanjirō bắt chước theo điệu nhảy của cha, qua đó thi triển chiêu thức , vốn dựa trên hơi thở khởi nguyên là . Tanjirō được vị chúa công của Sát Quỷ Đoàn cho phép tiếp tục làm kiếm sĩ dù có em gái là quỷ. Cùng với các Trụ cột và thành viên Sát Quỷ Đội, Tanjirō tham gia vào nhiều trận chiến cam go chống lại Thập Nhị Quỷ Nguyệt. Khi Nezuko trở thành mục tiêu săn đuổi của Muzan, Tanjirō cùng toàn đoàn diệt quỷ tham gia vào một cuộc huấn luyện nghiêm ngặt để chuẩn bị cho trận chiến sắp tới. Trong trận chiến cuối cùng chống lại Muzan, Tanjirō cùng đồng đội bị nhốt vào Pháo Đài Vô Cực, một mê cung vô tận và là hang ổ của Thập Nhị Nguyệt Quỷ. Trúng độc dược của kẻ thù, trước bờ vực của cái chết, Tanjirō nhìn thấy trong tiềm thức cuộc gặp gỡ giữa tổ tiên của mình và người khai sinh ra hơi thở khởi nguyên, thứ được truyền qua các thế hệ nhà Kamado dưới hình thức điệu nhảy của Hỏa thần. Với thông tin thu thập được qua "giấc mơ" kì lạ, Tanjirō thức tỉnh và tiếp tục cùng các đồng đội chiến đấu, cuối cùng tiêu diệt được Muzan nhưng bị thương nặng. Muzan dồn mọi hy vọng cuối cùng vào Tanjirō và biến cậu thành quỷ. Hoàn toàn mất ý thức, Tanjirō điên cuồng tấn công bạn bè mình và cho thấy bản thân còn nguy hiểm hơn Muzan do kháng được ánh sáng mặt trời. Nhờ nỗ lực của những người anh em chí cốt và Nezuko, cậu đã trở lại thành người giống như em gái mình, mặc dù một bên mắt và cánh tay mọc lại khi cậu hóa quỷ gần như mất hết chức năng. Sau trận chiến, Tanjirō trở về nhà với em gái và bạn bè mình. Cậu được cho là đã kết hôn với người đồng đội Tsuyuri Kanao và hậu duệ của họ đang tận hưởng cuộc sống thanh bình không có bóng dáng quỷ dữ. Trong các phương tiện truyền thông khác. Ra mắt tại Nhật Bản vào ngày 4 tháng 2 năm 2019, cuốn light novel có tựa đề "Thanh gươm diệt quỷ: Đóa hoa hạnh phúc" (鬼滅の刃 しあわせの花 "Kimetsu no Yaiba Shiawase no Hana") xoay quanh cuộc đời của Tanjirō và Zenitsu trước khi loạt truyện chính bắt đầu. Tanjirō cũng là gương mặt đại diện của nhiều loại mặt hàng. Cậu còn là một nhân vật trong trò chơi điện tử "Kimetsu no Yaiba Hinokami Keppūtan" (鬼滅の刃 ヒノカミ血風譚 "Kimetsu no Yaiba: Biên niên sử Hoả thần"). Đón nhận. Đánh giá chuyên môn. Giới phê bình dành sự đón nhận tích cực cho Tanjirō ngay từ khi cậu mới được giới thiệu. Gọi Tanjirō là "làn gió mới mang đầy sức hút", "Otaku USA" nhận thấy cậu rất khác biệt so với khuôn mẫu nhân vật chính "shōnen" điển hình, bởi lẽ Tanjirō chỉ chiến đấu vì một mục đích duy nhất là tìm ra phương pháp chữa trị cho Nezuko thay vì phấn đấu trở thành kẻ mạnh nhất và đặc biệt, cậu có khả năng đồng cảm với kẻ thù, điều hiếm thấy trong một anime chiến đấu. Bên cạnh đó, chuyên trang này cũng thích cách Tanjirō luôn nói chuyện với âm lượng vừa phải trừ khi đang trong trận chiến. "IGN" nhận định rằng dù "Thanh gươm diệt quỷ" có những điểm tương đồng nhất định so với các anime cùng thể loại, Tanjirō với trái tim nhân hậu chính là yếu tố giúp tác phẩm trở nên nổi bật hơn hẳn, so sánh cậu với nhân vật Allen Walker trong "D.Gray-man", người cũng bày tỏ sự thương cảm với kẻ thù trong lúc tiêu diệt chúng. "Fandom Post" thích sự tôn trọng mà Tanjirō dành cho mọi người xung quanh, bao gồm cả phe ác mà chủ yếu là loài quỷ và tin rằng đó là lý do cậu rất được yêu mến. "ComicBookBin" nhận thấy Tanjirō có khả năng khiến độc giả rất đỗi đồng cảm với nỗi đau mà cậu phải trải qua để cứu em gái mình, gọi cậu là kiểu nhân vật khiến người ta "thích ngay lập tức" và là "ngôi sao của bộ truyện". "Anime Inferno" nhận xét "Tanjirō và Nezuko tạo thành một bộ đôi tuyệt vời và là hai nhân vật chính rất thú vị" và rằng "anime hay nhất khi hai anh em chiến đấu cùng nhau." Tình anh em giữa Tanjirō và Nezuko được "IGN" đánh giá là "một trong những điều đáng quý nhất của "Thanh gươm diệt quỷ", nếu không muốn nói là trái tim và linh hồn của câu chuyện". Về câu nói muốn trở nên mạnh hơn của Tanjirō trong tập 23 anime, "Manga.Tokyo" nhận định đây là một dấu hiệu cho thấy cậu đang chạy đua với thời gian, với sức trẻ để đưa em gái mình trở lại thành người trước khi quá già và buộc phải để Nezuko lại một mình. Anime News Network dành lời khen cho trang phục của Tanjirō và Nezuko vì nó tái hiện được gia cảnh nghèo khó nhưng giàu tình yêu thương của hai anh em. "Manga.Tokyo" đánh giá ngoại hình của Tanjirō nổi bật so với nhiều nhân vật anh hùng "shōnen" trong thời gian qua và bày tỏ sự xúc động khi cậu cầu xin Giyū tha mạng cho em gái mình. Diễn xuất của Hanae trong phân cảnh này cũng được chuyên trang trên khen ngợi. Anime News Network cho rằng trận đánh giữa Tanjirō và Giyū dù ngắn nhưng cho thấy cậu hoàn toàn có tiềm năng chiến đấu, dù tình tiết này có phần dễ đoán. "Fandom Post" thích màn ra mắt trên anime của Tanjirō do Ufotable đã tái hiện tốt cú sốc của nhân vật trước thảm kịch của gia đình mình và cách cậu chiến đấu với Giyū để bảo vệ em gái. Chuyên trang này cũng bày tỏ sự thích thú với việc kĩ năng của Tanjirō đã trở nên cực kì điêu luyện trong tập 10 của manga, một trong những lý do đúng đắn để tiếp tục theo dõi bộ truyện. Aguilar cũng nhận được nhiều khen ngợi khi đảm nhiệm vai trò lồng tiếng cho Tanjirō. Độ phổ biến. Tanjirō là một nhân vật có độ phổ biến rộng rãi. Cậu xếp vị trí thứ nhất với 6.742 phiếu bầu trong cuộc thăm dò đầu tiên về độ nổi tiếng của các nhân vật "Thanh gươm diệt quỷ". AnimeAnime thực hiện một cuộc khảo sát vào năm 2020 liên quan đến nhân vật Tanjirō. Độc giả đã chọn lần đầu tiên cậu sử dụng hơi thở của lửa là cảnh hành động xuất sắc nhất mà nhân vật từng thực hiện. Ngoài ra, những câu nói thể hiện tình anh em giữa Tanjirō và Nezuko cũng được bình chọn là hay nhất trong manga. Theo một cuộc thăm dò năm 2020 do công ty giáo dục và xuất bản Benesse thực hiện, có sự tham gia của 7.661 trẻ em Nhật Bản từ lớp 3 đến lớp 6 (5.170 bé gái và 2.491 bé trai), Kamado Tanjirō xếp hạng 1 trong top 10 người được các bé ngưỡng mộ nhất, đẩy bố, mẹ và giáo viên của các em xuống vị trí thứ 2, 4 và 5, còn những vị trí khác trong danh sách đều thuộc về các nhân vật trong "Thanh gươm diệt quỷ". Theo Comic Book Resources, đôi bông tai Hanafuda của Tanjirō cũng rất nổi tiếng trong cộng đồng người hâm mộ. Tháng 2 năm 2020 tại lễ trao giải Anime Crunchyroll, Tanjirō giành chiến thắng tại hạng mục "Best Boy" và cuộc chiến giữa Tanjirō và Nezuko chống lại Rui giành giải "Cảnh chiến đấu hay nhất". Tập phim này cũng được nhiều nhà phê bình trong đó có "IGN" nhận xét là một trong những tập phim truyền hình hay nhất mọi thời đại dựa trên mặt hình ảnh và cách tập phim được thực hiện. Tanjirō đã giành chiến thắng tại hạng mục "Nhân vật nam xuất sắc nhất" của "Newtype" trong khi Hanae cũng được trao giải cho vai diễn của mình. Tanjirō xuất hiện trong bài báo của TV Time giới thiệu những nhân vật xuất sắc nhất năm 2019. Một tấm thẻ hình Tanjirō và các Trụ cột minh họa bởi tác giả Sorachi Hideaki của "Gintama" đã được tặng cho các khán giả đến xem bộ phim "Gintama: The Final" trong tuần đầu tiên công chiếu. Bản quyền nhân vật. Tháng 11 năm 2020, cảnh sát Hồng Kông đăng tải hình ảnh linh vật cho chiến dịch chống lừa đảo của mình với nhiều đặc điểm ngoại hình giống Tanjirō. Hành động này đã nhận về nhiều sự chỉ trích từ người dân Hồng Kông, cho rằng cảnh sát đã sao chép gần như y hệt tạo hình của Tanjiro và thậm chí cáo buộc họ đã vi phạm luật bản quyền. Nhà hoạt động thuộc phe dân chủ Hồng Kông Agnes Chow bày tỏ sự thất vọng, cho rằng cảnh sát đã lợi dụng "Thanh gươm diệt quỷ" làm công cụ quảng cáo. Đáp lại, cảnh sát Hồng Kông khẳng định đây là sản phẩm sáng tạo nguyên bản của họ. Tháng 7 năm 2021, Shūeisha nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền mẫu họa tiết trên trang phục của một số nhân vật "Thanh gươm diệt quỷ" trong đó có Tanjirō, nhưng bị Văn phòng Sáng chế Nhật Bản chính thức có văn bản từ chối vào tháng 9 cùng năm với lý do họa tiết này quá phổ biến và chưa đủ độ độc đáo. Dẫu vậy, trước đó nhà xuất bản này đã từng đăng ký thành công nhãn hiệu độc quyền cho họa tiết trang phục của một số nhân vật khác trong bộ truyện, lý giải hành động này nhằm hạn chế việc mua bán những mặt hàng nhái kém chất lượng ăn theo.
Chợ Tân Định Chợ Tân Định là một ngôi chợ nằm trên đường Hai Bà Trưng, thuộc địa bàn phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những ngôi chợ có lịch sử lâu đời tại thành phố. Vị trí. Chợ Tân Định nằm tại góc đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Hữu Cầu, địa chỉ số 336 đường Hai Bà Trưng, phường Tân Định, Quận 1. Lịch sử. Chợ được xây dựng vào năm 1926, lúc bấy giờ được xem là chợ nhà giàu vì giá bán thường cao hơn các chợ khác. Nguồn hàng là rau và thịt tươi ngon, sản xuất từ Gia Định. Nơi đây cũng được xem như vựa kinh doanh vải vụn lớn và rẻ nhất Sài Gòn. Mặt trước của chợ nổi bật theo kiến trúc Pháp với ba tháp chuông, một tháp nằm giữa, hai tháp hai bên. Những năm 50–60 của thế kỷ trước, hai bên hông chợ còn có bãi đậu xe hơi, phía sau là bến xe ngựa.
Cậu bé mất tích (mùa 4) Mùa thứ tư của loạt phim chính kịch truyền hình kinh dị khoa học viễn tưởng Mỹ "Cậu bé mất tích", có tựa đề Stranger Things 4, được phát hành độc quyền trên toàn thế giới thông qua dịch vụ phát trực tuyến của Netflix với hai phần; phần đầu tiên được phát hành vào ngày 27 tháng 5 năm 2022, và phần thứ hai sẽ được phát hành năm tuần sau đó vào ngày 1 tháng 7 năm 2022. Mùa thứ tư có chín tập và tiếp tục được sản xuất bởi những người sáng tạo của chương trình, Duffer Brothers, cùng với Shawn Levy, Dan Cohen và Iain Paterson. Dàn diễn viên chính của chương trình sẽ tiếp tục bao gồm Winona Ryder, David Harbour, Finn Wolfhard, Millie Bobby Brown, Gaten Matarazzo, Caleb McLaughlin, Noah Schnapp, Sadie Sink, Natalia Dyer, Charlie Heaton, Joe Keery, Maya Hawke và Priah Ferguson, với Brett Gelman lên hạng xuất hiện thường xuyên và Matthew Modine và Paul Reiser trở lại vai xuất hiện thường xuyên của loạt phim. "Stranger Things 4" chủ yếu nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình, đặc biệt khen ngợi về màn trình diễn, hình ảnh, phân cảnh hành động và tông màu tối hơn và người lớn hơn so với các phần trước, trong khi những người khác cho rằng nó "bị nhét quá đầy" do thời lượng tập phim dài hơn. Các tập phim. <onlyinclude></onlyinclude>
Cộng hòa Cuba (1902–1959) Cuba, tên gọi chính thức là Cộng hòa Cuba (tiếng Tây Ban Nha: "República de Cuba") là một cựu chính thể tồn tại từ năm 1902 đến 1959, còn được chính phủ Cuba hiện nay gọi là "Cộng hòa hậu thuộc địa" sau khi Cuba độc lập khỏi Đế chế Tây Ban Nha và chấm dứt sự chiếm đóng quân sự của Hoa Kỳ vào năm 1902. Thời đại này chuyển đổi nhiều chế độ và sự hiện diện của Hoa Kỳ, và kết thúc với sự thành công của Cách mạng Cuba năm 1959. Trong thời kỳ này, Hoa Kỳ đã có ảnh hưởng lớn đến nền chính trị Cuba, đặc biệt là thông qua Tu chánh án Platt. Các chính thể của Cuba từ độc lập khỏi Tây Ban Nha đến Cách mạng Cuba được coi là quốc gia phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Từ năm 1902 đến năm 1932, luật pháp Cuba và Hoa Kỳ bao gồm Tu chánh án Platt, trong đó bao gồm quyền can thiệp của Hoa Kỳ vào Cuba và đặt ra các hạn chế đối với các quan hệ đối ngoại của Cuba. Năm 1934, Cuba và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Quan hệ của Hoa Kỳ và Cuba, trong đó Cuba có nghĩa vụ dành ưu đãi về kinh tế của mình cho Hoa Kỳ, đổi lại Hoa Kỳ trao cho Cuba 22% thị phần đường của Hoa Kỳ mà sau này là được sửa đổi thành 49% cổ phần vào năm 1949. 1902–1933: Early governments. After the Spanish–American War, Spain and the United States signed the 1898 Treaty of Paris, by which Spain ceded Puerto Rico, the Philippines, and Guam to the United States for the sum of $20million (equivalent to $million in ). Cuba gained formal independence from the Spain. on 20 May 1902, as the Republic of Cuba. Under Cuba's new constitution, the U.S. retained the right to intervene in Cuban affairs and to supervise its finances and foreign relations. Under the Platt Amendment, the U.S. leased the Guantánamo Bay naval base from Cuba. US occupation, 1906–1909. Following political purging and a corrupt and rigged election in 1906, the first president, Tomás Estrada Palma, faced an armed revolt by veterans of the war. As in the independence war, Afro-Cubans were overrepresented in the insurgent army of 1906. For them, the August Revolution revived hopes for a 'rightful share' in Cuba's government. On 16 August 1906, fearing the government ready to smash the plot, former Liberation Army general Pino Guerra raised the banner of revolt. Immediately Palma arrested every Liberal politician in reach; the remainder went underground. In an effort to avert intervention Roosevelt sent two emissaries to Havana to seek a compromise between government and opposition. Regarding such impartiality as a vote of censure on his government, Estrada Palma resigned and made his entire cabinet resign too, leaving the Republic without a government and forcing the United States to take control of the island. Roosevelt immediately proclaimed that the USA had been compelled to intervene in Cuba and that their only purpose was to create the necessary conditions for a peaceful election. 1909–1924. In 1909, home-rule government was restored when José Miguel Gómez was inaugurated as Cuba's second president, while the U.S. continued intervening in Cuban affairs. In 1912, the Partido Independiente de Color attempted to establish a separate black republic in Oriente Province, but was suppressed by General Monteagudo with considerable bloodshed. Sugar production played an important role in Cuban politics and economics. In the 1910s, during and after World War I, a shortage in the world sugar supply fueled an economic boom in Cuba, marked by prosperity and the conversion of more and more farmland to sugar cultivation. Prices peaked and then crashed in 1920, ruining the country financially and allowing foreign investors to gain more power than they already had. This economic turbulence was called "the Dance of the Millions". Machado era. In 1924, Gerardo Machado was elected president. During his administration, tourism increased markedly, and American-owned hotels and restaurants were built to accommodate the influx of tourists. The tourist boom led to increases in gambling and prostitution in Cuba. Machado initially enjoyed support from much of the public and from all the country's major political parties. However, his popularity declined steadily. In 1928 he held an election which was to give him another term, this one of six years, despite his promise to serve only for one term. 1933–1958: Unrest and new governments. Revolution of 1933. The Wall Street Crash of 1929 led to precipitous drops in the price of sugar, political unrest, and repression. Protesting students, known as the Generation of 1930, and a clandestine terrorist organization known as the ABC, turned to violence in opposition to the increasingly unpopular Machado. US ambassador Sumner Welles arrived in May 1933 and began a diplomatic campaign which involved "mediation" with opposition groups in including the ABC. This campaign significantly weakened Machado's government and, backed with the threat of military intervention, set the stage for a regime change. A general strike (in which the Popular Socialist Party sided with Machado), uprisings among sugar workers, and an army revolt forced Machado into exile in August 1933. He was replaced by Carlos Manuel de Céspedes y Quesada, son of Cuban patriot Carlos Manuel de Céspedes and former ambassador to the US. In September 1933, the Sergeants' Revolt, led by Sergeant Fulgencio Batista, overthrew Céspedes. General Alberto Herrera served briefly as president ( 12–13 August) followed by Carlos Manuel de Céspedes y Quesada from 13 August until 5 September 1933. A five-member executive committee (the Pentarchy of 1933) was chosen to head a provisional government. They were ousted by a student-led organization, the Student Directory, which appointed Ramon Grau San Martin as provisional president and passed various reforms during the ensuing One Hundred Days Government. Grau resigned in 1934, after which Batista dominated Cuban politics for the next 25 years, at first through a series of puppet-presidents. The period from 1933 to 1937 was a time of "virtually unremitting social and political warfare". Constitution of 1940. A new constitution was adopted in 1940, which engineered radical progressive ideas, including the right to labor and health care. Batista was elected president in the same year, holding the post until 1944. He is so far the only non-white Cuban to win the nation's highest political office. His government carried out major social reforms. Several members of the Communist Party held office under his administration. Cuban armed forces were not greatly involved in combat during World War II, although president Batista suggested a joint U.S.-Latin American assault on Francoist Spain to overthrow its authoritarian regime. Batista adhered to the 1940 constitution's structures preventing his re-election. Ramon Grau San Martin was the winner of the next election, in 1944. Grau further corroded the base of the already teetering legitimacy of the Cuban political system, in particular by undermining the deeply flawed, though not entirely ineffectual, Congress and Supreme Court. Carlos Prío Socarrás, a protégé of Grau, became president in 1948. The two terms of the Auténtico Party saw an influx of investment which fueled a boom and raised living standards for all segments of society and created a prosperous middle class in most urban areas. Batista dictatorship. After running unsuccessfully for the presidency in 1952, Batista staged a coup. Back in power and receiving financial, military and logistical support from the United States government, Batista suspended the 1940 Constitution and revoked most political liberties, including the right to strike. He outlawed the Cuban Communist Party in 1952. He then aligned with the wealthiest landowners who owned the largest sugar plantations, and presided over a stagnating economy that widened the gap between rich and poor Cubans. Eventually it reached the point where most of the sugar industry was in U.S. hands, and foreigners owned 70% of the arable land. As such, Batista's repressive government then began to systematically profit from the exploitation of Cuba's commercial interests, by negotiating lucrative relationships with both the American Mafia, who controlled the drug, gambling, and prostitution businesses in Havana, and with large U.S.-based multinational companies who were awarded lucrative contracts. To quell the growing discontent amongst the populace—which was subsequently displayed through frequent student riots and demonstrations—Batista established tighter censorship of the media, while also using his Bureau for the Repression of Communist Activities secret police to carry out wide-scale violence, torture and public executions. These murders mounted in 1957, as socialism became more influential. Many people were killed, with estimates ranging from hundreds to about 20,000 people killed. Cuba had Latin America's highest per capita consumption rates of meat, vegetables, cereals, automobiles, telephones and radios, though about one third of the population was considered poor and enjoyed relatively little of this consumption. While Cuba had the highest ratio of hospital beds to population in Latin America, around 80% of these beds were located in the city of Havana, there was only one rural hospital and it was equipped with only 10 beds. In 1951 the World Bank reported that between 80–90% of children in rural areas suffered from some form of intestinal parasites, in 1956 about 13% of the rural population had a history of typhoid and 14% at one point had tuberculosis. A study conducted in 1959 by public health authorities found that throughout the country around 72% of the population was afflicted with parasitism and in the rural areas this percentage was as high as 86.54%. Only 11% of farm worker families drank milk, and rural infant mortality stood at 100 per 1000 live births. Only 1 in 4 peasants were able to afford regularly eating meat, eggs and fish and chronic unemployment was at 25%. Cuba was a very unequal society with a mere 8% of landowners owning approximately 75% of the land, the bottom fifth of the population took in 2% of the national income meanwhile one-fifth of the population took in 58% of the national income this was one of the lowest rates for the bottom 20% in the world then and even now. Cuba was also under a lot of influence from the United States to the point where the US controlled 80% of Cuba's trade. In 1959 around 40% of Cuban sugar land, almost all the cattle ranches, 90% of mines and 80% of the utilities were owned by American firms. In 1958, Cuba was a relatively well-advanced country by Latin American standards, and in some cases by world standards. On the other hand, Cuba was affected by perhaps the largest labor union privileges in Latin America, including bans on dismissals and mechanization. They were obtained in large measure "at the cost of the unemployed and the peasants", leading to disparities. Between 1933 and 1958, Cuba extended economic regulations enormously, causing economic problems. Unemployment became a problem as graduates entering the workforce could not find jobs. The middle class, which was comparable to that of the United States, became increasingly dissatisfied with unemployment and political persecution. The labor unions supported Batista until the very end. Batista stayed in power until he was forced into exile in December 1958. Tourism. Between 1915 and 1930, Havana hosted more tourists than any other location in the Caribbean. The influx was due in large part to Cuba's proximity to the United States, where restrictive prohibition on alcohol and other pastimes stood in stark contrast to the island's traditionally relaxed attitude to leisure pursuits. Such tourism became Cuba's third largest source of foreign currency, behind the two dominant industries of sugar and tobacco. Cuban drinks such as the daiquiri and mojito became common in the United States during this time, after Prohibition was repealed. A combination of the Great Depression of the 1930s, the end of prohibition, and World War II severely dampened Cuba's tourist industry, and it wasn't until the 1950s that numbers began to return to the island in any significant force. During this period, American organized crime came to dominate the leisure and tourist industries, a modus operandi outlined at the infamous Havana Conference of 1946. By the mid-1950s Havana became one of the main markets and the favourite route for the narcotics trade to the United States. Despite this, tourist numbers grew steadily at a rate of 8% a year and Havana became known as "the Latin Las Vegas". Liên kết ngoài. - https://archive.org/details/in.ernet.dli.2015.159198/page/n9/mode/2up
Đũa ăn điện tử Đũa ăn điện tử (hay gọi đơn giản là đũa điện tử, đũa điện) là một sản phẩm của các nhà nghiên cứu Nhật Bản. Đũa này có khả năng tăng cảm giác vị mặn khi ăn giúp người dùng giảm bớt lượng muối ăn hàng ngày. Đây được cho là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới xác nhận tác dụng của việc tăng độ mặn bằng dòng điện. Thiết kế. Loại đũa do Giáo sư Miyashita Homei thuộc Đại học Meiji và nhà sản xuất đồ uống Kirin Holdings Co hợp tác phát triển. Cây đũa sử dụng kích thích điện và một máy tính mini cài trên cổ tay áo của người dùng. Theo những gì họ tuyên bố, các nhà nghiên cứu đã phát triển đũa tạo ra vị muối một cách nhân tạo như một phần trong nỗ lực giảm mức natri trong một số món ăn phổ biến nhất của Nhật Bản. Giáo sư Miyashita cũng cho biết đôi đũa làm cho họ có cảm giác mặn hơn dù không thực sự ăn muối. Ông còn là người phát triển chiếc TV có thể liếm được. Thử nghiệm. Có một thử nghiệm sản phẩm dành cho những người theo chế độ ăn ít natri. Kết quả cho thấy đũa giúp tăng vị mặn của thức ăn. Người tham gia khi ăn xúp miso giảm muối đã nhận xét rằng món ăn được tăng cường độ đậm đà, vị ngọt và hương vị tổng thể. Sau đó, họ tiến hành các bài kiểm tra bằng cách cho các đối tượng ăn một loại gel có hàm lượng muối cụ thể và yêu cầu họ đánh giá vị mặn của nó như thế nào để đưa ra tiêu chuẩn. Sau đó, họ tiếp tục để người thử nghiệm ăn gel với lượng muối giảm 30%. Số liệu của các đối tượng thử nghiệm cũng báo cáo mức độ mặn cảm nhận được giảm xuống chính xác một cách "đáng ngạc nhiên" vào khoảng 30%. Trong bài kiểm tra cuối cùng, các đối tượng được phục vụ cùng một loại gel đã khử muối nhưng lại ăn bằng đũa điện. Kết quả là số liệu độ mặn cảm nhận được đã tăng lên 50%, làm cho gel giảm muối có vị mặn hơn so với gel mặn ban đầu. Hoạt động và công dụng. Khi tác động vào lưỡi một kích thích cực dương yếu (kích thích bằng điện tích dương), các tế bào vị giác cảm nhận vị giác bị kích thích và có thể làm cho lưỡi có cảm giác mặn. Có bốn mức cường độ cài đặt trên đũa và người ăn có thể cảm nhận dòng điện trên tất cả các mức độ. Dòng điện này không gây khó chịu nhưng có một cảm giác ngứa rõ rệt. Kết quả, giáo sư Miyashita và Kirin cho biết các thử nghiệm lâm sàng trên những người theo chế độ ăn ít natri đã xác nhận rằng thiết bị này giúp tăng vị mặn của thực phẩm ít natri lên khoảng 1,5 lần. Phát hành. Đũa ăn điện tử được cho là sẽ thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản, vì chế độ ăn truyền thống của nước này ưa chuộng vị mặn. Năm 2022, đũa ăn điện tử mới dừng lại ở nguyên mẫu. Giáo sư Miyashita và Kirin đang hoàn thiện phát triển ra loại đũa có khả năng tạo mùi, hay thảo luận về việc sử dụng công nghệ này trong thìa và bát trà. Họ đang tinh chỉnh nguyên mẫu của đũa và đặt mục tiêu bắt đầu bán sản phẩm sớm nhất vào năm 2023. Cả ông và công ty Kirin đều hy vọng có thể đưa ra thị trường phiên bản chính thức sớm nhất là vào năm 2023. Thiết bị này đang hướng tới mục tiêu sử dụng thực tế trong 23 đến 24 năm.
Nhà địa lý Nhà địa lý, đôi khi còn gọi là nhà phát kiến địa lý, là một nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc nhân văn học với lĩnh vực nghiên cứu là địa lý, nghiên cứu môi trường tự nhiên của Trái Đất và xã hội loài người, bao gồm cả việc xã hội và tự nhiên tác động qua lại lẫn nhau như thế nào. Cần phân biệt với "thầy địa lý" trong tiếng Việt, vốn chỉ đến nhân vật làm nghề địa lý phong thuỷ, là người am tường địa lý long mạch chứ không nghiên cứu khoa học. Mặc dù các nhà địa lý trong lịch sử được biết đến là người tạo ra bản đồ, nhưng việc thiết lập bản đồ thực ra là lĩnh vực nghiên cứu của bản đồ học, một nhánh của ngành địa lý. Nhà địa lý không chỉ nghiên cứu chi tiết về môi trường tự nhiên hay xã hội loài người mà họ còn nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa hai thực thể này. Lấy ví dụ, họ nghiên cứu cách mà môi trường tự nhiên đóng góp cho xã hội loài người và cách mà xã hội loài người tác động đến môi trường tự nhiên. Cụ thể, nhà địa lý tự nhiên sẽ nghiên cứu về môi trường tự nhiên còn nhà địa lý xã hội sẽ nghiên cứu về văn hóa và xã hội loài người. Một số nhà địa lý là người thực hiện Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) và thường đầu quân cho các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương cũng như trong khối tư nhân ở các công ty môi trường và kỹ thuật (trường hợp này được gọi là kỹ sư địa lý). Xem thêm. - "Vùng đất quỷ", bộ phim xoay quanh câu chuyện giả tưởng về nhà địa lý Jonathan Green ở thế kỷ 18 - Địa lý - Địa lý xã hội - Danh sách nhà địa lý - Địa lý tự nhiên Đọc thêm. - Steven Seegel. "Map Men: Transnational Lives and Deaths of Geographers in the Making of East Central Europe." Nhà xuất bản Đại học Chicago, 2018. .
Martyn Roper Martyn Keith Roper OBE (sinh ngày 8 tháng 6 năm 1965) là một nhà ngoại giao và công chức người Anh, giữ chức Thống đốc Quần đảo Cayman kể từ ngày 29 tháng 10 năm 2018. Roper là Đại sứ Anh tại Algeria từ năm 2010 đến năm 2014. Ông được bổ nhiệm làm OBE vào năm 2013 "cho các dịch vụ cho các lợi ích của Vương quốc Anh ở Algeria, đặc biệt là hoạt động ứng phó của Vương quốc Anh đối với cuộc khủng hoảng con tin In Amenas". Trước khi nhận chức Thống đốc Quần đảo Cayman, Roper từng là Phó Trưởng Phái đoàn tại Đại sứ quán Anh ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Liên kết ngoài. - Cayman Islands Government Web Site
Đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Trần Hưng Đạo là một tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh, nối từ công trường Quách Thị Trang (Quận 1) đến đường Học Lạc (Quận 5). Đây là đại lộ nối liền hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn cách đây một thế kỷ và ngày nay tuyến đường vẫn là một trục giao thông quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí. Tuyến đường này bắt đầu từ công trường Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành, đi song song với kênh Bến Nghé đến đường Nguyễn Văn Cừ (ranh giới Quận 1 và Quận 5) rồi tiếp tục đi song song với kênh Tàu Hủ và kết thúc tại đường Học Lạc trước nhà thờ Cha Tam. Lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, ban đầu tuyến đường chỉ bao gồm đoạn từ đường An Bình đến nhà thờ Cha Tam hiện nay, khi đó là đường đô thị thuộc thành phố Chợ Lớn với tên gọi rue des Marins (đường Thủy Binh). Lúc này giữa hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn vẫn còn là vùng đầm lầy rộng lớn, chỉ có hai tuyến đường bộ nhỏ hẹp kết nối hai địa phương là route haute de Saigon à Cholon (đường Sài Gòn – Chợ Lớn trên, vốn là con đường cái quan có từ thời Nguyễn, nay là đường Nguyễn Trãi) và route basse de Saigon à Cholon (đường Sài Gòn – Chợ Lớn dưới, con đường chạy dọc theo rạch Bến Nghé, nay thuộc đại lộ Võ Văn Kiệt). Năm 1904, thị trưởng Chợ Lớn đề xuất kéo dài đại lộ Bonard của Sài Gòn (đường Lê Lợi ngày nay) đến đường Thủy binh, tuy nhiên đề xuất lúc thì được Hội đồng thành phố Sài Gòn đồng tình, lúc thì không. Đến năm 1916, sau khi chợ Bến Thành mới đã đi vào hoạt động, nhận thấy hai con đường nhỏ không còn đáp ứng được tốc độ đô thị hóa của hai thành phố, chính quyền đã cho lấp đất vùng đầm lầy để xây dựng đại lộ nối hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn với tên gọi đại lộ Galliéni. Ban đầu, đường chỉ trải đất đỏ, đến năm 1928 mới được chỉnh trang, rải đá granit và trải nhựa, bề rộng mặt đường khoảng 20 m. Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên đại lộ Galliéni thành đại lộ Trần Hưng Đạo, đường Thủy binh thành đường Đồng Khánh. Sau năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời nhập hai con đường thành đường Trần Hưng Đạo như hiện nay. Tuy nhiên, do địa chỉ nhà trên tuyến đường vẫn giữ nguyên số nhà của hai đường Trần Hưng Đạo và Đồng Khánh trước kia nên người dân thường gọi đoạn đường Đồng Khánh cũ là "Trần Hưng Đạo B" để phân biệt. Xem thêm. - Chợ Lớn - Đường Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh
T-43 T-43 là xe tăng hạng trung của Liên Xô được phát triển trong Chiến tranh thế giới thứ hai để có thể thay thế xe tăng hạng trung T-34 và xe tăng hạng nặng KV-1. Mục đích là để chế tạo một loại xe tăng hạng trung với lớp giáp dày hơn, nhưng những tiến bộ của Đức trong công nghệ xe tăng đã chứng minh khả năng chống lại tốt hơn bởi xe tăng T-34-85 được trang bị vũ khí hạng nặng hơn và T-43 đã bị hủy bỏ. Liên kết ngoài. - T-43 Medium Tank at Battlefield.ru - "T-43 Medium Tanks" at WWIIVehicles.com
Trường Quốc tế Anh Thành phố Hồ Chí Minh Trường Quốc tế Anh Thành phố Hồ Chí Minh thường được gọi là BVIS HCMC, là một trường quốc tế song ngữ tại Việt Nam, và là trường song ngữ duy nhất tại Việt Nam được "hội đồng các trường quốc tế (CIS)" công nhận. Trường là một phần của Tập đoàn Giáo dục Nord Anglia. BVIS giáo dục trẻ em ở cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Trường sử dụng "Chương trình giảng dạy" tiếng Anh với các chương trình giảng dạy tiếng Việt được cho là đặc biệt: Văn học, Lịch sử và Địa lý Việt Nam.
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đơn nam trẻ Luca Van Assche là đương kim vô địch, nhưng chọn không tham dự. Gabriel Debru là nhà vô địch, đánh bại Gilles-Arnaud Bailly trong trận chung kết, 7–6, 6–3. Liên kết ngoài. - Kết quả tại rolandgarros.com - Kết quả tại ITFtennis.com
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đơn nữ trẻ Linda Nosková là đương kim vô địch, nhưng chọn không tham dự. Lucie Havlíčková là nhà vô địch, đánh bại Solana Sierra trong trận chung kết, 6–3, 6–3. Liên kết ngoài. - Kết quả tại rolandgarros.com - Kết quả tại ITFtennis.com
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đôi nam trẻ Arthur Fils và Giovanni Mpetshi Perricard là đương kim vô địch, nhưng chọn không tham dự. Edas Butvilas và Mili Poljičak là nhà vô địch, đánh bại Gonzalo Bueno và Ignacio Buse trong trận chung kết, 6–4, 6–0. Liên kết ngoài. - Kết quả tại rolandgarros.com - Kết quả tại rolandgarros.com - Kết quả tại ITFtennis.com
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đôi nữ trẻ Alex Eala và Oksana Selekhmeteva là đương kim vô địch, nhưng Selekhmeteva không đủ điều kiện tham dự giải trẻ, và Eala chọn không tham dự. Sára Bejlek và Lucie Havlíčková là nhà vô địch, đánh bại Nikola Bartůňková và Céline Naef trong trận chung kết, 6–3, 6–3. Liên kết ngoài. - Kết quả tại rolandgarros.com - Kết quả tại rolandgarros.com - Kết quả tại ITFtennis.com
Tetiana Mykolaivna Ostashchenko Tetiana Mykolaivna Ostashchenko (; sinh tháng 8 năm 1974) là một bác sĩ quân y người Ukraina, lữ đoàn tướng kiêm Tư lệnh Quân y của Quân đội Ukraina (từ năm 2021). Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Ukraina chỉ huy một ngành quân sự, cũng như là người phụ nữ đầu tiên giữ cấp bậc chuẩn tướng.
Chuyện tình đảo ngọc Chuyện tình đảo ngọc là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi M&T Pictures do Lê Bảo Trung làm đạo diễn. Phim phát sóng vào lúc 18h00 từ thứ 4 đến thứ 7 hàng tuần bắt đầu từ ngày 4 tháng 9 năm 2009 và kết thúc vào ngày 12 tháng 11 năm 2009 trên kênh HTV9. Nội dung. Chuyện tình đảo ngọc là câu chuyện của những người trẻ nhiệt tình, tài năng. Họ yêu nhau, sống mãnh liệt, thậm chí giành giật trong sự nghiệp lẫn tình yêu, để rồi cuối cùng họ nhận ra rằng hận thù và lòng tham đều đưa con người tới vực thẳm đau khổ. Chỉ khi con người ta yêu chân thành và muốn đem hạnh phúc đến cho người mình yêu thì mới đón nhận được hạnh phúc thật sự. Diễn viên. - Kim Tuyến trong vai "Ngọc Yến" - Vĩnh Thụy trong vai "Biển" - Dương Hoàng Anh trong vai "Lê Phong" - Cao Thùy Dương trong vai "Thiên Kim" - Hiếu Hiền trong vai "Sứa" - Đức Tiến trong vai "Sơn" - Arron Toronto trong vai "Joel" - NSND Đào Bá Sơn trong vai "Hoàng Nam" - NSƯT Kim Ngọc trong vai "Bà Còng" - Chung Thục Quyên trong vai "Thủy Tiên" - Lê Bảo Ngọc trong vai "Hồng My" - NSƯT Minh Hạnh trong vai "Bà Thu" Cùng một số diễn viên khác... Ca khúc trong phim. - Bài ca gió Sáng tác & Thể hiện: Nguyễn Hồng Thuận - Vượt lên số phận Sáng tác: Nguyễn Hồng Thuận Thể hiện: Tóc Tiên Liên kết ngoài. - "Chuyện tình đảo ngọc" trên HTVC Phim
History (bài hát của One Direction) "History" là một bài hát của nhóm nhạc nam người Anh và người Ireland One Direction. Bài hát được phát hành vào ngày 6 tháng 11 năm 2015 với tư cách là đĩa đơn thứ ba cũng là đĩa đơn cuối cùng trong album phòng thu thứ năm của họ, "Made in the A.M" (2015). Đây cũng là đĩa đơn cuối cùng được nhóm phát hành trước khi tạm ngừng hoạt động vào tháng 1 năm 2016 để các thành viên tập trung vào các dự án solo riêng của họ. "History" đạt vị trí thứ sáu trên UK Singles Chart. Sáng tác. "History" được viết bởi các thành viên Liam Payne và Louis Tomlinson và các cộng sự của bản nhạc là Julian Bunetta và John Ryan. Đây là một bản singalong acoustic vui tươi sáng tác trên cung Sol giáng trưởng với nhịp độ 88 mỗi phút nhịp . Phát hành. Bài hát được chọn làm đĩa đơn thứ ba và cũng là đĩa đơn cuối cùng của album "Made in the A.M" sau thành công về mặt thương mại trong màn trình diễn của nhóm trong đêm chung kết của Nhân tố bí ẩn phiên bản Anh. Bài hát được phát hành bởi Syco Music vào ngày 6 tháng 11 năm 2015 và là đĩa đơn cuối cùng trước khi nhóm tạm ngừng hoạt động. Video âm nhạc. Video âm nhạc do Ben Winston đạo diễn, đã được phát hành trên kênh Vevo của nhóm thông qua YouTube vào ngày 26 tháng 1 năm 2016.Video âm nhạc là các clip của nhóm được ghi lại trong suốt những năm hành trình của họ nổi bật là các chuyến lưu diễn và những thước phim cá nhân của họ bao gồm cả các clip của cựu thành viên Zayn Malik. Video kết thúc khi từng thành viên đi theo các hướng khác nhau sau đó đã được xác nhận rằng cả nhóm đã quay lại và cười đùa với nhau. Đạo diễn Winston chia sẻ: "Phần kết không phải giống như họ đang đi theo từng hướng khác nhau, nó giống như cái hẹn gặp lại các bạn." Vào năm 2017, đoạn clip bị xoá và đã được đăng lại trên nền tảng Instagram .
Kế hoạch bổ sung quân bị thiếu sót tình thế Hoàn cảnh. Vào tháng 10 năm 1940, với tình hình ở châu Âu tạo cơ hội cho Đế quốc Nhật bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống lại Hoa Kỳ. Nhận thấy sự thiếu sót về tàu phụ trợ, Bộ Hải quân và Tổng tham mưu Hải quân lên kế hoạch cho một trương trình đóng tàu cấp tốc. Ngoài việc đóng tàu, bản kế hoạch còn dành ra một khoảng nhằm chuẩn bị thành lập thêm 17 "Kōkūtai" (trung đoàn không quân) ở 7 đơn vị huấn luyện. Ngoài ra. - Kế hoạch bổ sung quân bị hải quân thứ nhất (Maru 1 Keikaku, 1931) - Kế hoạch bổ sung quân bị hải quân thứ hai (Maru 2 Keikaku, 1934) - Kế hoạch bổ sung quân bị hải quân thứ ba (Maru 3 Keikaku, 1937) - Kế hoạch bổ sung quân bị hải quân thứ tư (Maru 4 Keikaku, 1939) - Kế hoạch bổ sung quân bị hải quân cấp tốc (Maru Kyū Keikaku, 1941) - Kế hoạch bổ sung quân bị hải quân bổ sung (Maru Tui Keikaku, 1941) - Kế hoạch bổ sung quân bị hải quân thứ năm (Maru 5 Keikaku, 1941) - Kế hoạch bổ sung quân bị hải quân thứ sáu (Maru 6 Keikaku, 1942) - Kế hoạch bổ sung quân bị hải quân thứ năm sửa đổi (Kai-Maru 5 Keikaku, 1942) - Kế hoạch bổ sung quân bị hải quân thời chiến (Maru Sen Keikaku, 1944) Tham khảo. - "Rekishi Gunzō series", Gakken (Japan) - "The Maru Special series", Ushio Shobō - Daiji Katagiri, "Ship Name Chronicles of the Imperial Japanese Navy Combined Fleet", Kōjinsha (Japan), June 1988, - Senshi Sōsho Vol.31, "Naval armaments and war preparation (1), "Until November 1941"", Asagumo Simbun (Japan), November 1969
Ga Seoul National University Venture Town Ga Seoul National University Venture Town (Tiếng Hàn: 서울대벤처타운역) là một ga trên tuyến Sillim ở Sillim-dong, Gwanak-gu, Seoul. Lịch sử. - Ngày 16 tháng 9 năm 2021: Tên ga được quyết định là Seoul National University Venture Town - Ngày 30 tháng 9 năm 2021: Đổi tên ga thành ga Seoul National University Venture Town (Half Hakdang) - Ngày 28 tháng 5 năm 2022: Khai trương Vùng lân cận. - Trường cấp 3 Sillim - Trường cấp 1 phía đông - Chợ Samseong-dong - Chợ tổng hợp Dongbang - Trường tiểu học Seoul Shinseong - Hoam-ro
Danh sách các loại pháo Sau đây là danh sách pháo và các loại pháo: Danh sách pháo theo loại. - Pháo mặt đất - Pháo trên máy bay - Pháo trên xe tăng - Pháo trên tàu chiến - Pháo trên tàu hỏa - Pháo phòng không - Pháo chống tăng - Pháo đa năng - Các loại pháo theo kích cỡ - Pháo cỡ nhỏ (20 - 75mm) - Pháo cỡ trung (76 - 155mm) - Pháo cỡ lớn (trên 155mm) - Pháo tự hành - Lựu pháo - Pháo phản lực - Pháo cối - Pháo tự động - Pháo bán tự động - Pháo không tự động Theo các nước. - "Xem" Danh sách pháo theo các nước Các nước. - "TC" bấm vào đây Theo tên. 0-9. - 15 cm Kanone 18 - 2S25 Sprut-SD - 2S3 Akatsiya - 2S35 Koalitsiya-SV - 2S4 Tyulpan - 2S5 Giatsint-S - 2S7 Pion - 61-K 37 mm A. - A-222 Bereg - Adolf Kanone - AK-130 - AK-176 - AK-230 - AK-630 - AS-90 - ASU-57 - ASU-85 B. - Bofors 40 mm - BM-14 - BM-21 - BM-24 - BM-25 - BM-27 - BM-30 C. - Canon d'Infanterie de 37 modèle 1916 TRP - Colt Mk 12 - Cối tự hành M106 - Cối tự hành M1064 - Cối tự hành Reihenwerfer D. - D-44 - DKB F. - Flakpanzer Coelian G. - Goalkeeper CIWS - Gryazev-Shipunov GSh-6-23 - GSh-23 - GSh-30-1 H. - Hải pháo 10 cm/65 Type 98 - Hải pháo 12,7 cm/40 Type 89 - Hải pháo 46 cm/45 Type 94 - Hải pháo 127 mm/50 Mẫu năm 3 - Hải pháo EOC 12-inch/45-calibre - Hải pháo Vickers 14-inch/45-calibre I. - ISU-152 J. - Jagdpanther - Jagdpanzer IV K. - Kashtan CIWS - Katyusha (vũ khí) - Kugelblitz L. - Lựu pháo M101 105mm - Lựu pháo M108 - Lựu pháo 155mm M114 M. - M107 - M-30 - M-46 130mm - M-77 Oganj - Marder I - Marder II - Marder III - MK 108 - ML-20 - Msta-S N. - Nudelman-Suranov NS-23 P. - Palma-SU - Phalanx CIWS - Pháo 5-inch/25-caliber - Pháo 5-inch/38-caliber - Pháo 6-inch/47-caliber - Pháo 6-inch/53-caliber - Pháo cao xạ 52-K 85 mm - Pháo chống tăng 3,7cm KPÚV vz. 34 - Pháo chống tăng Sprut - Pháo Dardanelles - Pháo Ho-155 - Pháo M3 37 mm - Pháo Sa Hoàng - Pháo tự hành M-110 - Pháo tự hành 155 mm Type 99 S. - S-60 AZP 57 mm - Schwerer Gustav - Sturmgeschütz III - Sturmpanzer IV - SU-100 - SU-100Y T. - TAM VCA - TOS-1 Z. - ZiS-3 - ZU-23-2 - ZSU-23-4 Shilka - ZSU-57-2
Ga Gwanaksan Ga Gwanaksan (Đại hoc Quốc gia Seoul) (Tiếng Hàn: 관악산(서울대)역) là một ga trên tuyến Sillim ở Sillim-dong, Gwanak-gu, Seoul. Lịch sử. - Ngày 7 tháng 2 năm 2021: Tên ga được quyết định là Ga Gwanaksan - Ngày 16 tháng 9 năm 2021: Đổi tên ga thành ga Gwanaksan (Đại học Quốc gia Seoul) - Ngày 28 tháng 5 năm 2022: Khai trương Vùng lân cận. - Đường vành đai Gangnam - Gwanaksan - Đại học Quốc gia Seoul - Trường trung học cơ sở Sillim - Trường tiểu học Seoul Samsung - Trường trung học cơ sở Samsung - Trường thông tin công nghiệp Seoul - Trường trung học Samsung - Thư viện trung tâm Gwanak - Cheongryongsan - Công viên IC - Căn hộ số 2 Thị trấn Sillim Kumho
Herrenberg Herrenberg là một thị trấn thuộc huyện Böblingen, bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây cách Stuttgart khoảng 30 km về phía bắc và cách Tübingen 20 km. Sau Sindelfingen, Böblingen và Leonberg, đây là thị trấn lớn thứ tư của huyện Böblingen. Dân số. - ¹ Kết quả điều tra dân số - ² Herrenberg Amtsblatt 23 tháng 11 năm 2006 Địa phương kết nghĩa. Herrenberg kết nghĩa với: - Fidenza, Ý - Tarare, Pháp
Holzgerlingen Holzgerlingen () là một thị trấn nằm ở huyện Böblingen thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Dân số. Nguồn: Văn phòng điều tra và thống kê dân số Baden-Württemberg Stuttgart Danh sách thị trưởng. - 1904–1938: Robert Mosthaf - 1938–1945: Otto Müller - 1945–1948: Guido Eipperlein - 1948–1964: Otto Rommel - 1964–1983: Siegfried Gölz - 1983–1985: Walter Mack - 1986–2018: Wilfried Dölker - 2018–nay: Ioannis Delakos Địa phương kết nghĩa. - Neuenhof, Thụy Sĩ - Niesky, Sachsen, Đức - Jílové u Prahy, Cộng hòa Séc - Crystal Lake, Illinois, Hoa Kỳ Liên kết ngoài. - Thành phố kết nghĩa Holzgerlingen
Xúp và bánh mì kẹp Bữa ăn kết hợp xúp và bánh mì là một bữa ăn bao gồm xúp kèm theo bánh mì sandwich (bánh mì kẹp). Bữa ăn đã trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ từ những năm 1920. Một số chuỗi nhà hàng ở Mỹ cũng chuyên kinh doanh bữa ăn này, đồng thời những thức ăn trong bữa cũng đã được sản xuất hàng loạt như đồ ăn đông lạnh chế biến sẵn. Tổng quan. Bữa ăn kết hợp xúp và bánh mì kẹp đã trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ. Tùy thuộc vào khẩu phần dự định của bữa ăn, bánh mì có thể là nửa cái hoặc cả ổ, và xúp có thể được đựng trong chén hoặc bát. Sự kết hợp giữa bánh mì sandwich phô mai nướng với xúp cà chua là một ví dụ phổ biến trong ẩm thực Mỹ và đã được mô tả như một comfort food. Lịch sử. Sự kết hợp giữa xúp và bánh mì sandwich đã trở thành món ăn trưa phổ biến ở Hoa Kỳ vào những năm 1920, và vẫn là một món ăn phổ biến trong các quầy ăn và quán ăn của người Mỹ. Đây cũng là một món ăn trưa phổ biến ở một số cửa hàng bách hóa thuở sơ khai của Hoa Kỳ có tích hợp quầy ăn. Thời nay, kiểu bữa ăn này đôi khi được dùng như một bữa tối nhẹ. Một số nhà hàng xúp, các tổ chức tiếp cận cộng đồng và nhà thờ thường xuyên cung cấp món ăn này cho người nghèo. Trong nhà hàng. Một số nhà hàng Mỹ chuyên phục vụ các bữa ăn có xúp và sandwich, chẳng hạn như Panera Bread Company, Hale and Hearty hay chuỗi nhà hàng Zoup!. Tính đến tháng 9 năm 2016, nhà hàng đồ ăn nhanh bình dân Panera Bread đã có tổng cộng 2.024 cửa hàng tại các địa điểm ở Bắc Mỹ, với một số cửa hàng mang tên công ty khác nhau. Panera bắt đầu có kế hoạch mở rộng khả năng cung ứng sản phẩm vào đầu năm 2016, bao gồm 35% đến 40% vị trí cửa hàng vào cuối năm 2017. Vào tháng 10 năm 2016, Zoup! có tổng cộng 96 cửa hàng tại Hoa Kỳ, với 93 cửa hàng nhượng quyền và ba cửa hàng thuộc sở hữu của công ty. Đồ ăn chế biến sẵn. Sự kết hợp giữa xúp và bánh sandwich đã được đưa vào sản xuất hàng loạt ở Hoa Kỳ và cung cấp cho người tiêu dùng ở cấp quốc gia, một ví dụ điển hình là món xúp đông lạnh Campbell's Souper Combo và bánh mì sandwich. Ban đầu, sản phẩm tiếp nhận một doanh thu bán hàng "đầy hứa hẹn", nhưng sự quan tâm của người tiêu dùng sau đó giảm dần, và lý do doanh thu cao và số tiền lãi ban đầu này được cho là do sự tò mò của người tiêu dùng về sản phẩm mới và cảm giác muốn thử "một lần". Souper Combo chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau đó và cuối cùng đã bị ngừng sản xuất. The Corner Bistro là một dòng sản phẩm xúp và bánh mì sandwich được sản xuất hàng loạt và bán trên thị trường dưới thương hiệu Stouffer. Bánh mì được sản xuất dưới dạng bánh mì nhồi nhân phô mai tan chảy.
Phạm Thị Lan Anh Phạm Thị Lan Anh là nữ tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Bà hiện giữ chức vụ Cục trưởng Cục Y tế, Bộ Công an Việt Nam. Tiểu sử. Phạm Thị Lan Anh là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bà có học vị Thạc sĩ, trình độ Cao cấp lí luận chính trị. Từ năm 2020 đến nay, bà giữ chức vụ Cục trưởng Cục Y tế, Bộ Công an Việt Nam. Trước đó, bà đảm nhiệm Phó Cục trưởng cục này. Cuối năm 2021, Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Lan Anh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam.
USS George A. Johnson (DE-583) USS "George A. Johnson" (DE-583) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên binh nhì Thủy quân Lục chiến George Alfred Johnson (1922-1942), người từng phục vụ cùng Tiểu đoàn 1 Biệt kích Thủy quân Lục chiến tại quần đảo Solomon, đã tử trận trong trận Tulagi vào ngày 9 tháng 8, 1942 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ từ năm 1950 đến năm 1957. Con tàu bị bán để tháo dỡ vào năm 1966, nhưng bị mắc cạn trên đường kéo đi và phải được tháo dỡ tại chỗ. "George A. Johnson" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "George A. Johnson" được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 24 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Alfred R. Johnson, mẹ của binh nhì Johnson, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 4, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Alvin Robinson. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "George A. Johnson" khởi hành từ New York vào ngày 24 tháng 6, 1944 để hộ tống một đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương để hướng sang Bắc Phi. Cho dù phải chịu đựng các đợt không kích của Không quân Đức sau khi vượt qua eo biển Gibraltar, đoàn tàu vẫn đến được Bizerte, Tunisia vào ngày 14 tháng 7. Khi quay trở về New York, nó được bảo trì và thực hành huấn luyện trước khi rời Norfolk, Virginia vào ngày 2 tháng 9 cho một chuyến hộ tống vận tải khác sang khu vực Địa Trung Hải, lần này hướng đến Palermo, Sicily, và đến nơi vào ngày 23 tháng 9. Nó gia nhập đoàn tàu quay về Hoa Kỳ năm ngày sau đó và về đến New York vào ngày 17 tháng 10. Con tàu bắt đầu được chuẩn bị để điều động sang Mặt trận Thái Bình Dương. Khởi hành từ New York vào ngày 3 tháng 11, "George A. Johnson" đi ngang qua kênh đào Panama để đến Hollandia, New Guinea vào ngày 24 tháng 12, nơi nó gia nhập Đệ Thất hạm đội. Nó bắt đầu hộ tống các đoàn tàu tiếp liệu đi từ New Guinea sang các bãi đổ bộ tại Philippines. Khởi hành từ Mois Woendi vào ngày 4 tháng 1, 1945, nó gia nhập cùng các tàu chở hàng để hướng sang vịnh Lingayen, Luzon. Đoàn tàu bị bốn máy bay tấn công tự sát Kamikaze tấn công vào ngày 12 tháng 1, nhưng hỏa lực phòng không từ các tàu hộ tống đã bảo vệ các tàu buôn không bị thiệt hại, và đoàn tàu đi đến vịnh Lingayen vào ngày hôm sau. Sau khi phục vụ tuần tra và hộ tống vận tải ngoài khơi Luzon cho đến ngày 26 tháng 1, bao gồm việc hỗ trợ cho hoạt động đổ bộ lên San Antonio, Zambales, Zambales, "George A. Johnson" quay trở lại hoạt động từ vịnh Leyte, hộ tống các đoàn tàu vận tải đi Ulithi, Hollandia và Manus. Nó đi từ Leyte đến vào ngày 27 tháng 4, rồi hoạt động từ căn cứ ở New Guinea này cho đến tháng 8. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, nó khởi hành từ vịnh Manila vào ngày 4 tháng 9 để đi sang Jinsen, Triều Tiên để tháp tùng cùng Đô đốc Thomas C. Kinkaid bên trên soái hạm . Lực lượng lên đường vào ngày 15 tháng 9 để hướng sang Trung Quốc, và đến ngày 19 tháng 9 trở thành những tàu chiến Hoa Kỳ đầu tiên tiến vào sông Dương Tử kể từ năm 1941. Đi đến Thượng Hải, nó cùng các tàu chiến của Đệ Thất hạm đội tham gia vào việc tiếp quản thành phố này và tái lập lực lượng Tuần tra Thượng Hải. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, "George A. Johnson" khởi hành từ Okinawa vào ngày 11 tháng 10 để quay trở về Hoa Kỳ, đi ngang qua Trân Châu Cảng trước khi về đến San Diego, California vào ngày 5 tháng 11. Con tàu ở lại cảng này cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 31 tháng 5, 1946. Tuy nhiên đến tháng 8, con tàu được phối thuộc cùng Quân khu Hải quân 12 để hoạt động như tàu huấn luyện dự bị, và phục vụ trong vai trò này cho đến ngày 29 tháng 9, 1950, khi nó được tái biên chế như một tàu huấn luyện. Từ đó cho đến cuối năm 1957, "George A. Johnson" phục vụ cho việc huấn luyện nhân sự của Hải quân Dự bị Hoa Kỳ, thực hiện những chuyến đi thực hành ngoài khơi bờ biển California vào dịp cuối tuần hay trong mùa Hè. Con tàu được cho xuất biên chế lần sau cùng vào tháng 9, 1957 và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương tại Mare Island, California. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 11, 1965, và bị bán để tháo dỡ sau đó. Tuy nhiên lúc đang trên đường kéo đến San Diego để tháo dỡ trong đêm 12-13 tháng 10, 1966, con tàu bị mắc cạn tại bãi biển Sharp Park, Pacifica, California. Mọi nỗ lực kéo nó ra khỏi nơi mắc cạn đều không thành công, nên nó phải được tháo dỡ tại chỗ trong vòng sáu tháng. Phần thưởng. "George A. Johnson" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo gallery of USS George A. Johnson (DE-583) at Navsource.org
USS Charles J. Kimmel (DE-584) USS "Charles J. Kimmel" (DE-584) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Thủy quân Lục chiến Charles Jack Kimmel (1918-1942), người từng phục vụ cùng lực lượng Thủy quân Lục chiến tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, đã tử trận trong cuộc tấn công Matanikau vào ngày 2 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Chứ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1947, rồi cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu ngoài khơi California vào năm 1969. "Charles J. Kimmel" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Charles J. Kimmel" được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 1 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà C. J. Kimmel, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 4, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Frederick G. Storey, Jr. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Charles J. Kimmel" phục vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải ven biển giữa Norfolk, Virginia và New York cho đến tháng 8, 1944. Nó khởi hành vào ngày 2 tháng 8 để hộ tống một đoàn tàu vượt Đại Tây Dương để hướng sang Bắc Phi, đi đến Oran, Algeria, và từ đây di chuyển độc lập để hộ tống một tàu vận tải đi sang Naples, Ý. Các hoạt động này nhằm hỗ trợ cho Chiến dịch Dragoon, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên miền Nam nước Pháp. Con tàu quay trở lại cùng đội hộ tống tại Oran vào ngày 26 tháng 8 cho chặng quay trở về Hoa Kỳ, về đến Boston, Massachusetts vào ngày 18 tháng 9. Tại đây con tàu bắt đầu được chuẩn bị để điều động sang Mặt trận Thái Bình Dương. Sau khi băng qua kênh đào Panama, "Charles J. Kimmel" đi đến Manus vào ngày 7 tháng 11. Nó lại lên đường vào ngày 20 tháng 11 để đi đến Hollandia, New Guinea, nơi nó tham gia thành phần hộ tống một đoàn tàu vận tải tiếp vận đi sang Leyte, Philippines. Khi quay trở lại New Guinea, nó tiếp tục chuẩn bị cho đợt đổ bộ tiếp theo lên vịnh Lingayen. Lên đường vào ngày 28 tháng 12, nó hộ tống cho Lực lượng Tấn công San Fabian hướng sang Luzon, và lúc trên đường đi đoàn tàu bị máy bay tấn công tự sát Kamikaze liên tục quấy nhiễu. Hỏa lực phòng không của các tàu hộ tống đã giúp đưa đoàn tàu vận tải đi đến ngoài khơi bãi đổ bộ vào ngày 9 tháng 1. "Charles J. Kimmel" tiếp tục phục vụ tuần tra và hộ tống vận tải tại khu vực Philippines cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi từ New Guinea đến Leyte và Lingayen cũng như giữa các đảo tại quần đảo Philippine. Nó từng hai lần hộ tống tàu bè đi Palaus, rồi từ ngày 2 tháng 6 đã phục vụ cùng lực lượng tại chỗ trong vịnh Davao, đảm trách vai trò liên lạc và tìm kiếm-cứu hộ. Con tàu từng đấu pháo với lực lượng đối phương trên đảo Auqui để giải cứu 22 người từ một máy bay vận tải Không quân, và bắn hải pháo để hỗ trợ cho binh lính Philippine truy quét khoảng 600 tàn quân Nhật Bản tại Piso Point. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, "Charles J. Kimmel" lên đường hộ tống một đoàn tàu vận tải đi sang Okinawa để làm nhiệm vụ chiếm đóng, rồi quay trở lại khu vực Philippines để hoạt động tuần tra cho đến ngày 29 tháng 11. Nó rời Samar, Philippines để quay trở về Hoa Kỳ, về đến San Diego, California vào ngày 18 tháng 12. Con tàu được cho xuất biên chế vào ngày 15 tháng 1, 1947, và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 30 tháng 6, 1968, và cuối cùng con tàu bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi California vào ngày 13 tháng 11, 1969. Phần thưởng. "Charles J. Kimmel" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo gallery of USS Charles J. Kimmel (DE-584) at Navsource.org
USS Daniel A. Joy (DE-585) USS "Daniel A. Joy" (DE-585) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan trợ y Daniel Albert Joy (1918-1942), người từng tham chiến tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, đã tử trận vào ngày 5 tháng 10, 1942 khi cứu thương binh ra khỏi tuyến đầu mặt trận và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1949, nhưng được huy động trở lại ngay trong năm đó để tiếp tục phục vụ cho đến năm 1965. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1966. "Daniel A. Joy" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Daniel A. Joy" được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 1 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Daniel A. Joy, vợ góa hạ sĩ quan Joy, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 4, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Frederick E. Lawton. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Daniel A. Joy" hộ tống một đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương để hướng sang Bizerte, Tunisia và quay trở về từ ngày 2 tháng 8 đến ngày 19 tháng 9, 1944. Sau đó nó được chuẩn bị để điều động sang Mặt trận Thái Bình Dương, khởi hành từ Boston, Massachusetts vào ngày 1 tháng 10, và đi đến vịnh Humboldt, Hollandia, New Guinea vào ngày 20 tháng 11. Khởi hành ngay ngày hôm sau, nó hộ tống một đoàn tàu vận tải tăng viện hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Leyte, Philippines. "Daniel A. Joy" tiếp tục phục vụ tuần tra và hộ tống vận tải tại khu vực Philippines cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi từ New Guinea và Manus đến Leyte cũng như giữa các đảo tại quần đảo Philippine. Nó hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lên vịnh Lingayen, vịnh Mangarin và Mindoro, rồi từ ngày 23 tháng 4 đến ngày 10 tháng 8, 1945 đã hoạt động tại khu vực vịnh Manila để hộ tống vận tải tại chỗ và tuần tra chống tàu ngầm. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, nó thực hiện hai chuyến đi đến Okinawa vận chuyển lực lượng làm nhiệm vụ chiếm đóng. Khi quay trở lại Philippines, nó tuần tra rà phá thủy lôi tại vùng biển Mindoro, và giám sát hoạt động quét mìn trong vịnh Liange. Khởi hành từ Samar, Philippines vào ngày 1 tháng 12 để quay trở về Hoa Kỳ, "Daniel A. Joy" về đến San Pedro, California vào ngày 22 tháng 12. Đến ngày 12 tháng 8, 1946, nó được phối thuộc cùng Quân khu Hải quân 12 để hoạt động như một tàu huấn luyện cho Hải quân Dự bị Hoa Kỳ, và lên đường vào ngày hôm sau để đi đến San Francisco, California. Con tàu đã phục vụ trong vai trò này cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 7 tháng 2, 1949; tuy nhiên không lâu sau đó, nó lại cho tái biên chế trở lại vào ngày 11 tháng 12, 1949. Rời Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 4 tháng 3, 1950, "Daniel A. Joy" đi đến New Orleans, Louisiana, nơi con tàu được tháo rời chân vịt và hạ thấp cột ăn-ten. Nó được kéo đi qua lối các con sông Mississippi, Illinois và Chicago để đến hồ Michigan, nơi chân vịt và cột ăn-ten được gắn lại. Con tàu phục vụ trong vai trò soái hạm một hải đội sáu tàu huấn luyện trực thuộc Quân khu Hải quân 9, và đảm nhiệm vai trò huấn luyện cho nhân sự Hải quân Dự bị suốt khu vực Ngũ Đại Hồ, đặt cảng nhà tại Chicago, Illinois. Vào giai đoạn cuộc Khủng hoảng Berlin năm 1961, "Daniel A. Joy" quay trở lại hoạt động thường trực vào ngày 2 tháng 10, 1961 và chuyển cảng nhà đến Newport, Rhode Island. Đến ngày 1 tháng 8, 1962, nó quay trở lại thành phần huấn luyện dự bị trực thuộc Quân khu Hải quân 9 và chuyển cảng nhà trở lại Chicago, Illinois. Nó được cho xuất biên chế lần sau cùng vào ngày 1 tháng 5, 1965, đồng thời rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân cùng ngày hôm đó. Con tàu được bán cho hãng North American Smelting Corporation tại Wilmington, Delaware để tháo dỡ vào ngày 1 tháng 3, 1966. Phần thưởng. "Daniel A. Joy" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo gallery of USS Daniel A. Joy (DE-585) at navsource.org
USS Lough (DE-586) USS "Lough" (DE-586) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân John Cady Lough (1915-1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Tuần tiễu VS-6 trên tàu sân bay , đã tử trận trong Trận Midway vào ngày 4 tháng 6, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1970. "Lough" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Lough" được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 8 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi cô Rose Anne Lough, em gái Chuẩn úy Lough, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 5, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Blaney Calatis Turner. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda vào tháng 6, 1944, "Lough" bắt đầu phục vụ hộ tống vận tải ven biển giữa Norfolk, Virginia và New York trước khi hộ tống một đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương sang Bizerte, Tunisia và quay trở về Hoa Kỳ. Sau đó con tàu chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, băng qua kênh đào Panama và đi đến Espiritu Santo vào ngày 1 tháng 11. Tại đây nó gia nhập lực lượng phục vụ hậu cần cho Đệ Tam hạm đội và hộ tống các đoàn tàu tiếp liệu đi từ quần đảo Solomon và New Guinea đến Manus. Tại Manus nó đã chứng kiến vụ nổ của tàu chở đạn vào ngày 10 tháng 11, và đã tham gia tìm kiếm những người sống sót nhưng không có kết quả. Đi đến điểm tập trung tại Hollandia, New Guinea vào ngày 20 tháng 11, "Lough" tham gia thành phần hộ tống cho Đệ Thất hạm đội dưới quyền Phó đô đốc Thomas C. Kinkaid cho chiến dịch đổ bộ lên vịnh San Pedro, Leyte. Đi đến ngoài khơi bãi đổ bộ vào ngày 25 tháng 11, nó phải chống trả nhiều đợt không kích của máy bay đối phương, và đã phục vụ hộ tống vận tải và tuần tra tại khu vực Philippines cho đến khi sự kháng cự chấm dứt. Nó cũng hai lần hộ tống cho các đoàn tàu tiếp liệu quay trở lại Hollandia. Đang khi bảo vệ cho Sư đoàn 11 Nhảy dù đổ bộ lên Nasugbu vào ngày 31 tháng 1, 1945, "Lough" đã phải đối đầu với khoảng 20 xuồng máy cảm tử Shinyo chở theo mìn sâu tìm cách tấn công lực lượng bảo vệ, và đã bắn chìm một số kẻ tấn công. Sau đó nó cứu vớt 63 người sống sót từ chiếc tàu săn ngầm không may bị "Shinyo" đánh chìm. Hai ngày sau đó, lo ngại về một tấn công tương tự, nó cùng với tàu hộ tống khu trục đã vô tình đánh chìm hai chiếc PT boat khi những xuồng phóng lôi bạn tiếp cận mà không bật tín hiệu nhận dạng. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, "Lough" rời Manila vào ngày 24 tháng 8 cho chuyến đầu tiên trong một loạt hoạt động hộ tống vận tải đi sang Okinawa, kéo dài cho đến ngày 28 tháng 11. Con tàu lên đường quay trở về Hoa Kỳ ngang qua Eniwetok và Trân Châu Cảng, về đến San Pedro, California vào ngày 18 tháng 12. Nó được cho xuất biên chế tại San Diego, California vào ngày 24 tháng 6, 1946 và đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương tại Stockton, California. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 11, 1969,<ref name=Uboat> và con tàu bị bán để tháo dỡ vào tháng 10, 1970. Phần thưởng. "Lough" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo gallery of USS Lough (DE-586) at navsource.org
Carlos Vives Carlos Alberto Vives Delano (sinh ngày 7 tháng 8 năm 1961) là một ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Colombia. Tiểu sử. Carlos Vives sinh ngày 7 tháng 8 năm 1961 tại Santa Marta, Magdalena, Colombia. Ông sống 12 năm đầu đời tại đây. Sự nghiệp. Ngày 27 tháng 5 năm 2016, video "La Bicicleta" ông hợp tác với ca sĩ người Colombia Shakira đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn. Video ca nhạc của bài hát được quay ở Colombia tại mỗi thành phố quê hương của họ. Bài hát ra mắt ở vị trí số một trên bảng xếp hạng US Latin Airplay của Billboard và vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng US Hot Latin Songs.
&quot;Không có Cách nào để Ngăn chặn Điều này&quot;, Đất Nước Duy Nhất Nơi Điều Này Thường Xuyên Xảy Ra Nói Không có Cách nào để Ngăn chặn Điều này', Đất Nước Duy Nhất Nơi Điều Này Thường Xuyên Xảy Ra Nói" (tiêu đề gốc tiếng Anh: No Way to Prevent This', Says Only Nation Where This Regularly Happens") là tiêu đề của một loạt các bài báo được xuất bản nhiều lần mỗi năm bởi tổ chức báo châm biếm "The Onion" của Mỹ về tần suất của các vụ xả súng hàng loạt ở Hoa Kỳ và việc thiếu vắng hành động sau những sự cố như vậy. Mỗi bài báo dài khoảng 200 từ, trình bày chi tiết địa điểm xảy ra vụ xả súng và số nạn nhân, nhưng về cơ bản thì vẫn giống nhau. Một người dân hư cấu—thường ở trong một tiểu bang không xảy ra vụ xả súng—được dẫn lời nói rằng vụ xả súng là "một thảm kịch khủng khiếp", nhưng "không ai có thể làm gì để ngăn chặn chúng [những vụ xả súng]." Bài báo kết thúc bằng cách chỉ ra rằng Hoa Kỳ là "quốc gia với nền kinh tế tiên tiến duy nhất trên thế giới có khoảng hai vụ xả súng hàng loạt xảy ra mỗi tháng trong tám năm qua," và rằng người Mỹ coi bản thân và tình hình là "bất lực". "Rolling Stone" đã mô tả dòng tiêu đề như một "phần không thể thiếu của văn hóa Mỹ thế kỷ 21." Bối cảnh. Bài báo được xuất bản lần đầu tiên vào ngày 27 tháng Năm năm 2014, sau những vụ giết người tại Isla Vista. , kể từ đó, "The Onion" đã tái bản bài báo đó thêm 20 lần nữa, gần như nguyên văn, chỉ với thay đổi nhỏ để phản ánh chi tiết cụ thể của từng vụ xả súng. Vào năm 2017, Marnie Shure, biên tập viên quản lý của "The Onion", cho biết: "Bằng cách tái bản lại cùng một bài bình luận, nó tăng sức mạnh của bài bình luận gốc lên gấp mười lần mỗi lần. ... Sau những điều thực sự khủng khiếp này, chúng tôi có lời bình này thật sự rất thích hợp." Sau khi "The Onion" đăng lại bài báo vào ngày 14 tháng Hai năm 2018, sau vụ xả súng trường trung học Stoneman Douglas, Jason Roeder, tác giả của bài báo gốc năm 2014, đã viết rằng anh ấy “không biết nó sẽ được áp dụng cho trường trung học cách một dặm từ nhà [của anh ấy]". Vào ngày 25 tháng Năm năm 2022, sau vụ xả súng ở trường tiểu học Robb, "The Onion" đăng tất cả 21 phiên bản của bài báo mà họ đã viết từ năm 2014 lên trang chủ của trang web và trên trang Twitter của họ. Danh sách. Tính đến tháng Sáu năm 2022, "The Onion" đã xuất bản bài báo 24 lần, mỗi lần đáp lại một vụ xả súng hàng loạt tại Hoa Kỳ. Tiếp nhận. "Tờ New York Times" đã viết vào năm 2017 rằng "mỗi lần "The Onion" xuất bản dòng tiêu đề cụ thể này, nó dường như sẽ vụt bay quanh internet nhanh như tên lửa với nhiều lực hơn" và rằng dòng tiêu đề, "với mỗi lần sử dụng, dường như chuyển mình từ bình luận chính trị bi hài về kiểm soát súng thành tiếng vang của tuyệt vọng". Mashable đã viết rằng "[k]hông có gì nắm bắt được cảm giác chán nản và bất lực đó" sau các vụ xả súng hàng loạt lớn như những bài báo của "The Onion" này, nói thêm rằng "[k]hông thiếu gì những tác phẩm "The Onion" xuất sắc, nhưng không có bài nào làm rung động được lòng người—hoặc dự đoán trước một cách bi thảm—như bài viết 'Không có Cách nào'." "Tờ Washington Post" đã viết rằng, với những bài báo này, "The Onion" "có vẻ như đã gói trọn được sự chán nản và vô ích được cảm nhận bởi rất nhiều người" sau các vụ xả súng hàng loạt, lưu ý thêm về việc các bài báo thu hút và làm tăng lên lưu lượng truy cập Internet và mức độ phổ biến của chúng trên mạng xã hội. "Huffington Post" đã trích dẫn những bài báo này là "một số bài bình luận rung động nhất về việc đất nước thiếu hoàn toàn hành động đối với bạo lực súng đạn", tiếp tục nói rằng chúng đã trở thành "yếu tố chính của phản ứng trên mạng xã hội đối với các vụ xả súng hàng loạt", và trích dẫn mức độ chia sẻ rộng rãi của chúng trên Facebook và Twitter. "The Daily Beast" đã đề cập đến các bài báo trong một bài viết có tiêu đề "Cách 'The Onion' Trở Thành Một trong những Tiếng Nói Mạnh Mẽ Nhất về Kiểm Soát Súng". Tương tự, "Wired" đã đề cập đến nó trong một bài báo thảo luận về sức mạnh của châm biếm của "The Onion" khi đối mặt với bạo lực súng đạn, có tựa đề "Chỉ "The Onion" Mới Có thể Cứu Chúng ta Bây Giờ thôi".
Lý Tâm Khiết Lý Tâm Khiết (tiếng Trung: "李心潔", tiếng Anh: "Angelica Lee Sinje", sinh ngày 23 tháng 1 năm 1976) là một nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Malaysia gốc Hoa. Khởi đầu sự nghiệp với tư cách là một nữ ca sĩ, Lý Tâm Khiết đã có nhiều năm kinh nghiệm ca hát ở những nước lân cận nói tiếng Trung như Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc hay cả Hồng Kông. Từ những năm 2000, cô còn lấn sang ngành điện ảnh và tham gia nhiều bộ phim khác nhau, trong đó, vai diễn nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của cô là vai Triệu Gia Mân trong bộ phim "Kiến quỷ", bộ phim kinh dị từng làm mưa làm gió trên khắp châu Á. Với vai diễn này, cô giành được hạng mục "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" tại các giải thưởng điện ảnh cao quý ở Trung Quốc như giải thưởng điện ảnh Hồng Kông, giải Kim Mã và giải Kim Tử Kinh. Ngoài ra cô còn tham gia một số bộ phim khác như "20:30:40, Quỷ vực, Cứu mệnh," hay "Thoát khỏi biển lửa". Hiện cô đã kết hôn với Bành Thuận, đạo diễn điện ảnh người Hồng Kông và là thành viên của Bành Thị huynh đệ.
Lycée français René Descartes de Phnom Penh Lycée français René Descartes de Phnom Penh là một trường tư của Pháp ở Phnom Penh, Campuchia,được thành lập theo thỏa thuận với Cơ quan Giáo dục Pháp ở nước ngoài "(Agence pour l'enseignement français à l'étranger; AEFE)."
Ishura Một bản manga chuyển thể do Meguri minh hoạ, được đăng trên tạp chí Monthly Shōnen Magazine của Kodansha kể từ ngày 5 tháng 3 năm 2021. Nội dung. Thế gian sau khi Ma Vương bị đánh bại. Vẫn còn đó những bậc Tu la đủ năng lực tiêu diệt Ma Vương. Kiếm sĩ đến từ thế giới khác với khả năng quét sạch địch thủ trong nháy mắt, một chiến binh dùng giáo với tốc độ thần sầu không phát ra tiếng động, nhà thám hiểm long điểu sử dụng đồng thời ba cánh tay điều khiển thần khí huyền thoại, Sát thủ của thiên thần với khả năng điều khiển cái chết tức thì trong khi thần không biết quỷ không hay... Những bậc Tu la tới từ nhiều chủng tộc khác nhau với năng lực đạt đến mức thượng thừa, cạnh tranh với các cường địch để giành lấy vinh quanh trở thành "dũng sĩ chân chính" đã châm ngòi cho một cuộc chiến mới. Tất thảy đều mạnh nhất, tất thảy đều là anh hùng. Chỉ duy một kẻ mang thân dũng sĩ. Cuộc chiến phân tranh vị thế "chân chính" sắp sửa kéo màn. Đón nhận. Bộ truyện đạt hạng nhất ở hạng mục tankobon trên bảng xếp hạng Kono Light Novel ga Sugoi! vào năm 2021, trở thành bộ truyện nhận được nhiều phiếu bầu nhất trong lịch sử của bảng xếp hạng này.
Bảo tàng Quảng Ninh Bảo tàng Quảng Ninh là bảo tàng công lập đầu ngành của tỉnh Quảng Ninh. Bảo tàng Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh; thực hiện chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, con người Quảng Ninh và Việt Nam. Năm 2018, Ban Quản lý di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh được sát nhập vào Bảo tàng Quảng Ninh vì thế Bào tàng kiêm thêm nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.<ref name="1316/QĐ-UBND"></ref> Tòa nhà mới của Bảo tàng Quảng Ninh khánh thành vào tháng 10 năm 2013 được nhận giải kiến trúc Ashui Awards, hạng mục Công trình của năm 2013 do Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam trao thưởng. Bảo tàng Quảng Ninh trở thành một điểm tham quan thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm và là một trong ba bảo tàng trên cả nước tự chủ hoàn toàn nguồn tài chính chi thường xuyên. Lịch sử. Bảo tàng Quảng Ninh được thành lập năm 1960. Tên gọi khi thành lập là "Bảo tàng lịch sử và cách mạng khu Hồng Quảng", đặt tại số nhà 5B Cầu Cao, thị xã Hòn Gai, khu Hồng Quảng. Năm 1963, khu Hồng Quảng hợp nhất với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh theo Nghị quyết của Quốc hội khóa II. Năm 1964, Bảo tàng tỉnh đổi tên thành Bảo tàng Quảng Ninh. Trong hai cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân Hoa Kỳ, toàn bộ hiện vật và tư liệu của bảo tàng được đưa đi sơ tán và bảo vệ an toàn. Tuy nhiên tòa nhà số 5B Cầu Cao đã bị bom phá hủy hoàn toàn. Năm 1990, UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định lấy trụ sở Công ty Xuất nhập khẩu Quảng Ninh để làm Bảo tàng Quảng Ninh, tại số 165, đường Nguyễn Văn Cừ (quốc lộ 18A), thị xã Hồng Gai nay là thành phố Hạ Long. Ngày 9 tháng 7 năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quyết định số 2081/QĐ-UBND Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu văn hóa, thể thao và khu đô thị mới tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long. Khu văn hóa thể thao Cột 3 bao gồm ba công trình chính được xây mới là Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm tổ chức hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh. Tháng 5 năm 2012, Dự án đầu tư xây dựng công trình Bảo tàng - Thư viện tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt. Công trình được khởi công vào tháng 8 năm 2012. Bảo tàng Quảng Ninh được thành lập lại theo Quyết định số 838/QĐ-SVHTTDL, ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ninh. Ngày 13 tháng 10 năm 2013, cụm công trình Bảo tàng - Thư viện Tỉnh Quảng Ninh gồm 3 khối nhà Bảo tàng - Thư viện - Hội thảo được khánh thành nhân dịp kỉ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh. Ngày 7 tháng 12 năm 2021, Bảo tàng Quảng Ninh được thăng từ hạng II lên hạng I trong hệ thống Bảo tàng Việt Nam. Kiến trúc và hệ thống trưng bày. Tòa nhà mới của Bảo tàng Quảng Ninh là một công trình kiến trúc hiện đại do kiến trúc sư Salvador Pérez Arroyo thiết kế liên danh với Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia. Kiến trúc sư Salvador Pérez Arroyo còn có nhiều công trình kiến trúc lớn khác thiết kế tại tỉnh Quảng Ninh như Cung Quy hoạch triển lãm và hội chợ tỉnh, Tháp đồng hồ Hạ Long, Công viên hoa Hạ Long, Cổng tỉnh Quảng Ninh. Năm 2014, Cụm công trình Bảo tàng - Thư viện tỉnh Quảng Ninh được nhận giải kiến trúc Ashui Awards, hạng mục Công trình của năm 2013 do Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam trao thưởng. Năm 2015, Công trình nhận giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2014, hạng mục Công trình thể thao - văn hóa do Hội kiến trúc sư Việt Nam trao tặng. Ngoại thất. Tòa nhà Bảo tàng Quảng Ninh là một khối hình hộp lớn, ngoại thất bao bọc bởi lớp kính cường lực màu đen được kiến trúc sư lấy cảm hứng từ than đá, một sản phẩm công nghiệp chủ đạo của tỉnh Quảng Ninh. Bảo tàng là một trong 3 khối nhà thuộc Cụm công trình, hai khối nhà còn lại là Nhà thư viện và Nhà hội thảo trưng bày. Các khối đều gồm 3 tầng và một tầng trệt, được kết nối với nhau bằng hệ thống hành lang trên cao. Lối vào chính ở tầng 1 với một hệ thống bậc thang dài và rộng kết nối từ mặt đường, có đường lên cho người khuyết tật. Bảo tàng có 6 thang máy đứng, 2 thang cuốn, 2 thang thủy lực dành cho người khuyết tật. Phần vỏ tòa nhà được phủ kín hoàn toàn bởi 14.000 m2 kính bán cường lực màu đen có khả năng chống tự vỡ do biến đổi nhiệt. Mục đích của phần vỏ là tạo thành tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời và di sản Vịnh Hạ Long nằm liền sát. Khu vực trưng bày ngoài trời của bảo tàng có các hiện vật thể khối lớn. Nổi bật là các tảng than antraxit lớn trong đó có một hòn than nguyên khối lớn nhất Việt Nam kích thước 3,6m x 2,8m x 2,2m, thể tích là 22m và trọng lượng 28 tấn được phát hiện ở độ sâu -176m so với mặt nước biển vào đầu tháng 4 năm 2012. Các tác phẩm điêu khắc có điêu khắc đá khối lớn và tượng công nhân mỏ. Ngoài ra còn các vũ khí cỡ lớn như bệ phóng tên lửa, pháo cao xạ, súng thần công, pháo cổ, tên lửa, máy bay. Nội thất. Tầng 1. Ngay vị trí tiền sảnh khi bước vào Bảo tàng là bộ xương cá voi nguyên vẹn kích thước rất lớn treo trên trần nhà cao và mô hình bè Trà Cổ (một dạng thuyền buồm cánh dơi vịnh Bắc Bộ). Bộ xương này là của một con cá voi chết dạt vào đảo Cán Đao, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn ngày 18 tháng 10 năm 1994. Trong nhiều năm, con cá voi được các chuyên gia bảo tàng xác định là loài cá voi vây "(Balaenoptera physalus)" nhưng cũng có nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng đây là loài cá voi xám "(Eschrichtius robustus)". Con cá khi được phát hiện có trọng lượng khoảng 50 tấn, dài trên 20m, đường kính gần 3m. Ngày 19 tháng 12 năm 1994, bộ xương cá được đưa về bảo quản và lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh. Ngày 28 tháng 01 năm 1995 (tức 28 tháng chạp năm Giáp Tuất), bộ xương được đưa ra trưng bày và trở thành một trong những cuộc triển lãm thu hút du khách đến tham quan với số lượng đông đảo nhất tại Bảo tàng cho đến thời điểm đó. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đưa ra trưng bày, xương cá bị chuyển sang màu hơi đen, có hiện tượng bị vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. Đây là lần đầu tiên Bảo tàng Quảng Ninh xử lý, bảo quản loại mẫu vật là xương động vật, lại là loài cá có bộ xương rất to và dài. Trong khi đó không có tài liệu hay nghiên cứu khoa học nói về công tác xử lý cũng như bảo quản xương cá voi vừa bị chết. Chính vì vậy Bảo tàng Quảng Ninh đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý và bảo quản mẫu vật xuơng cá voi. Bảo tàng phải ngừng trưng bày, tiến hành tháo dỡ và tiếp tục bảo quản bằng hóa chất trong những năm 1998 và 2000. Từ năm 1996 đến nay, bộ xương cá voi tiếp tục được xử lý, bảo quản nhiều lần, với mức độ kỹ thuật ngày càng được nâng cao. Tầng 1 là gian trưng bày giới thiệu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Quảng Ninh như khoáng sản, địa chất và đa dạng sinh học. Tầng này bố trí các cột trưng bày dạng ống núi được làm từ những chất liệu hiện đại như hệ khung thép, lan can kính cường lực và đặc biệt là lớp vải bao phủ in hình ảnh núi đá vịnh Hạ Long kết hợp với công nghệ trình chiếu ánh sáng tạo hiệu ứng nước khiến du khách có cảm giác như đang đi trong không gian vịnh Hạ Long thu nhỏ. Không gian trưng bày về biển cả và tự nhiên của Hạ Long được trình chiếu bằng hệ thống màn hình LED lớn với những thước phim về bí mật của đại dương, tạo hóa, cộng hưởng với hệ thống máy chiếu 3D mang đến trải nghiệm như đang ở giữa lòng đại dương. Ngoài ra còn rất nhiều loại ngư cụ và dụng cụ đánh bắt thủy hải sản của người dân Quảng Ninh với các mô hình tái hiện lại cảnh đánh bắt thủy hải sản cũng như mô hình thuyền đặc trưng của địa phương: thuyền ba vát, giề bắt cá, thuyền lẵng. Tầng 2. Tầng 2 là hệ thống trưng bày lịch sử Quảng Ninh trải dài từ thời kỳ tiền sử đến hết kháng chiến chống Mỹ. Các không gian gồm có: 1. Thời kỳ Tiền sử: Văn hóa tiền Hạ Long, Văn hóa Hạ Long 2. Thời đại Kim khí 3. Thời kỳ Sơ sử: kỷ nguyên Đại Việt 4. Khu trưng bày chuyên đề Yên Tử - Nhà Trần 5. Thời kỳ cận - hiện đại: phong kiến, cách mạng, kháng chiến Từ thời kỳ tiền sử đến hết kỷ nguyên Đại Việt được đặt trong một không gian lớn, thông suốt, ốp gỗ với nhiều đường cong và tủ trưng bày vuông, tròn kết hợp lạ mắt tạo hình như một lòng thuyền khổng lồ. Không gian trưng bày lịch sử Quảng Ninh trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của Mỹ được thiết kế như khoang máy bay để gợi nhớ những trận chiến bắn rơi máy bay Mỹ. Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ (lần thứ nhất từ 1964-1968 và lần thứ hai năm 1972), Quảng Ninh đã trải qua 4 năm, 1 tháng, 7 ngày (tròn 1500 ngày) trực tiếp đối mặt với các cuộc oanh kích của máy bay Mỹ. Quân dân Quảng Ninh đã bắn rơi 200 máy bay Mỹ, tiêu diệt và bắt sống 24 phi công Mỹ. Tầng 3. Tầng 3 gồm ba không gian trưng bày chính: 1. Lịch sử ngành than 2. Văn hóa các dân tộc tỉnh Quảng Ninh 3. Bác hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh Khu vực lịch sử ngành than có sa bàn khai trường khai thác than lộ thiên và mô hình phỏng dựng không gian khai thác than hầm lò. Sa bàn mô phỏng khai trường mỏ than Cọc 6 (Công ty cổ phần Than Cọc 6 - Vinacomin). Sa bàn tái hiện công nghệ khai thác mỏ lộ thiên bằng hệ thống hào mở vỉa bám vào vách vỉa than; thiết bị đào hào là máy xúc thủy lực gầu ngược kết hợp với máy xúc EKG. Qua đó có thể thấy hệ thống khai thác phổ biến của ngành Than là xuống sâu dọc một hoặc hai bờ công tác, đất đá đổ ra bãi thải ngoài. Mô hình hầm lò than được mô tả chi tiết theo tỷ lệ 1/1 với đầy đủ cột chống, xe goòng, công nhân mỏ đang làm việc. không chỉ giúp du khách trải nghiệm thực tế khi bước đi trong hầm lò, cảm nhận được sự tiến bộ trong áp dụng khoa học công nghệ của các mỏ than hiện nay, mà còn cảm nhận được sự vất vả của những phu mỏ trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị với hình thức khai thác thô sơ, thủ công. Từ đó khách tham quan có sự so sánh giữa khai thác than xưa và nay. Trong không gian văn hóa các dân tộc Quảng Ninh, Bảo tàng chọn 6 trong tổng số 21 dân tộc của tỉnh để trưng bày với những nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc. Không gian trưng bày Bác Hồ với Quảng Ninh được thiết kế trang trọng, giúp cho người xem thấy được cuộc đời, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tình cảm sâu sắc của Bác dành cho nhân dân các dân tộc Quảng Ninh. Khối nhà hội nghị. Khối nhà hội nghị gồm 3 tầng: 1. Tầng 1: Không gian trưng bày chuyên đề (Trưng bày không thường xuyên) và tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo 2. Tầng lửng: Không gian trưng bày nhạc cụ truyền thống tiêu biểu của Việt Nam 3. Tầng 2: Phòng cổ vật Phòng cổ vật là nơi trưng bày các cổ vật được sưu tầm tại tỉnh Quảng Ninh. Các cổ vật tại đây bao gồm cả những vật được mang tới từ quốc tế trong suốt chiều dài lịch sử giao thương cũng như đấu tranh bảo vệ tổ quốc của người Quảng Ninh. Không gian trưng bày này theo phong cách tối giản, mang đến cho người xem cảm nhận chân thực nhất về những hiện vật quý hiếm. Đặc biệt, tại không gian này, Bảo tàng Quảng Ninh đã thiết kế phòng trưng bày đặc biệt, trưng bày các hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Bảo tàng ảo. Bảo tàng Quảng Ninh đã đưa vào hoạt động ứng dụng bảo tàng ảo 3D trên website: "baotangao.baotangquangninh.vn". Với công nghệ này, toàn bộ không gian thực của Bảo tàng đã được mô hình hoá trong không gian ảo 3D khiến người dùng internet có thể tham quan từ xa.. Bảo tàng ảo giới thiệu khái quát tổng quan của Bảo tàng Quảng Ninh cũng như lần lượt các không gian trưng bày với nội dung cơ bản, súc tích. Tại không gian trưng bày "Di tích Yên Tử - Nhà Trần tại Quảng Ninh", để giúp cho khách tham quan được chiêm ngưỡng khung cảnh trực tiếp tại di tích Yên Tử, Bảo tàng Quảng Ninh đã sử dụng màn hình trực tuyến được tạo bởi 30 màn hình 50 inch có cổng kết nối là 3 cáp kết nối trực tuyến với 3 điểm của di tích Yên Tử đó là: đầu ga cáp treo 1, đầu ga cáp treo 2 và khu vực Tháp Tổ. Với cách tiếp cận này đã khiến cho khách tham quan có cảm xúc đặc biệt khi được xem, nghe thuyết minh giới thiệu về giá trị lịch sử - văn hóa của di tích, cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nhân Tông và cảm nhận được cảnh quan thực tại của di tích. Hiện vật tiêu biểu. Bảo tàng Quảng Ninh có tổng số hơn 30.000 hiện vật, trong đó có 5 sưu tập hiện vật đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh đã làm hồ sơ khoa học và 12 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Tính đến năm 2022, Bảo tàng Quảng Ninh là một trong những đơn vị sở hữu nhiều bảo vật quốc gia nhất Việt Nam cùng với Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh (12 hiện vật), chỉ xếp sau Bảo tàng Lịch sử quốc gia (22 hiện vật). Các bảo vật quốc gia được bảo quản riêng biệt trong một phòng trưng bày mới khai trương tháng 4 năm 2019. Bảo tàng Quảng Ninh tuy có thuận lợi là được đầu tư mới, chế độ bảo quản chung tốt nhưng để đáp ứng tiêu chuẩn bảo quản đặc biệt cho Bảo vật quốc gia thì cũng chưa đủ. 8 chiếc tủ trưng bày bảo vật quốc gia hiện chỉ có 1 chiếc duy nhất là đủ điều kiện bảo quản, xét theo tiêu chí trước tiên là sự an toàn cho hiện vật. Các bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Quảng Ninh gồm: Bình gốm Đầu Rằm. Bình gốm Đầu Rằm (trước đây gọi là "Bình gốm Hoàng Tân") được đoàn cán bộ Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phát hiện năm 1998 tại di tích khảo cổ học Đầu Rằm thuộc xã Hoàng Tân, Quảng Yên. Bình gốm Đầu Rằm được làm bằng đất sét, nung ở nhiệt độ khoảng 700-800°C, thuộc loại gốm chắc. Xương gốm màu xám đen và được làm từ đất sét pha vụn vỏ nhuyễn thể. Áo gốm màu đỏ sẫm, làm bằng đất sét mịn pha bột thổ hoàng. Thân tròn chia thành bốn mặt, chân đế vuông rất độc đáo. Kỹ thuật chế tác xương gốm và áo gốm của cư dân Đầu Rằm tương tự kỹ thuật cư dân văn hóa Hạ Long. Các nhà nghiên cứu đều nhận định bình gốm Đầu Rằm thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Phùng Nguyên. Kết quả phân tích bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang cung cấp niên đại tuyệt đối khoảng 3100 năm cách ngày nay. Từ giai đoạn sau Phùng Nguyên, khi đồ đồng dần phát triển, sự tài khéo và cảm nhận thẩm mỹ của người Việt đã dần chuyển sang đồ đồng. Do vậy, những tác phẩm tuyệt mỹ như bình gốm Đầu Rằm hay bát bồng và thố Phùng Nguyên đều không được sản xuất nữa. Bình gốm Đầu Rằm là hiện vật gốc độc bản được tìm thấy trong số hàng trăm di tích thời đại tiền sơ sử ở miền Bắc Việt Nam. Nghệ thuật gốm Phùng Nguyên luôn được đề cao như là một đỉnh cao kỹ - mỹ nghệ trong kho tàng gốm Việt Nam thời tiền sơ sử. Tuy nhiên, cho đến nay, bình gốm Đầu Rằm vẫn là hiện vật gốm có hình dáng chiếc gùi tre duy nhất của thời đại đồ đồng sơ kỳ được phát hiện trong khảo cổ học. Bình được nung ngoài trời, không có lò cố định, nên nhiệt độ không đều (là cách nung phổ biến trong thời Tiền - Sơ sử Việt Nam) tạo nên những mảng màu khác nhau. Toàn bộ thân bình có màu đỏ sẫm, 2/5 thân bình có màu trắng xám (do lộ trên mặt đất và bị vôi hóa do nước trong hang đá vôi). Dọc thân bình có bốn đường gờ nổi đắp thêm chạy dài từ phần vai đến hết phần chân đế, chia thân bình và chân đế thành bốn mặt. Quanh miệng bình là những đường chỉ dài được khắc chìm, miết láng trở thành đường viền bao và tạo ra một hình vành khuyên để trang trí các họa tiết hoa văn hình chiếc lá trên phần vai gần miệng bình. Mô típ hoa văn chữ S ngược được trang trí kín cả bốn mặt của phần thân bình và phần chân đế. Các đồ án hoa văn hình chữ S trên bình gốm Đầu Rằm mang tính đặc trưng, điển hình cho hoa văn trang trí trên đồ gốm thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Điều này minh chứng cho mối quan hệ chặt chẽ giữa cư dân ở Đầu Rằm, thuộc văn hóa Tràng Kênh vùng ven biển Đông Bắc với cư dân thuộc Văn hóa Phùng Nguyên vùng trung du và châu thổ Bắc Bộ. Kỹ thuật đối xứng trên hoa văn đã chứng minh rằng cư dân nơi đây thời đại đồ đồng sơ kỳ đã biết và vận dụng thành thạo tư duy đối xứng trong trang trí hoa văn gốm, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm sản xuất. Sự lặp lại nhiều lần của một họa tiết hoa văn hình chiếc lá theo vành tròn đồng tâm trên vai bình dường như là sự phản ánh nhận thức của con người về những chu kỳ luân chuyển mùa trong năm, sự thay đổi ngày và đêm, nóng và lạnh, trăng khuyết trăng tròn, sự đâm chồi, sinh trưởng, đơm hoa kết quả của cây trái. Phần miệng bình bị vỡ, trên thân bình có một lỗ nhỏ (khoảng 3cm) gần vai, khả năng đây là lỗ của vòi bình đã bị vỡ. Những dấu ấn sứt mẻ trên miệng, vòi và chân đế bình gốm Đầu Rằm còn cho thấy quan niệm tâm linh của cư dân cổ vùng biển đảo Đông Bắc Việt Nam. Dường như, người Đầu Rằm đã có nghi thức “sát hại đồ vật” khi chôn cất đồ tùy táng theo người chết trong tang lễ. Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử. Chiều 21 tháng 6 năm 2012, máy xúc thi công mở rộng đường từ thôn Trại Lốc lên di tích chùa Ngọa Vân trên dãy núi Yên Tử, đã đào lộ ra một chiếc hộp kim loại màu vàng từ sườn một quả đồi thấp tại địa phận xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nhà sư Thích Quảng Hiền, trụ trì chùa Trung Tiết đã tình cờ đi ngang qua và phát hiện ra chiếc hộp. Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử (còn được gọi là "Hộp vàng hình hoa sen") được chế tác hoàn toàn bằng vàng ta, có trọng lượng tương đương khoảng 15,04 chỉ vàng, có dáng hình cầu, thân tạo múi dáng 11 cánh sen mềm mại, giống như bông sen đang độ khai mãn. Hộp còn nguyên cả nắp. Nắp hộp được tạo tác vô cùng công phu, với 4 lớp cánh xếp thành vòng tròn đồng tâm, là hình ảnh của một đài sen. Ngoài cùng có tới 11 cánh, lớp cánh thứ hai có 33 cánh, lớp thứ 3 có 28 cánh và lớp trong cùng có 15 cánh. Giữa nắp là một đài sen được tạo tác rất công phu với 4 lớp, diềm cánh xếp vòng tròn đồng tâm. Chính giữa tâm nắp hộp là núm nắp được tạo tác như đài sen nhỏ và xen kẽ giữa các lớp cánh sen là đường chỉ nổi và diềm văn chấm tròn như nhụy hoa. Hộp được chế tác bằng kỹ thuật gò trên khuôn và tạo hoa văn bằng kỹ thuật khắc, gò bằng tay - loại kỹ thuật luôn cho ra những sản phẩm độc bản. Các họa tiết hoa văn, nhất là nền gấm văn mây làm nền họa tiết hoa chanh là họa tiết chính, cho thấy trình độ và kỹ thuật hết sức điêu luyện của nghệ nhân. Các đường nét và họa tiết hoa văn nhỏ, với nét khắc sắc nét, khỏe khoắn trên thành hộp rất mảnh cho thấy, một nghệ nhân bình thường không thể tạo nên sản phẩm đặc biệt sắc sảo như vậy, mà hẳn phải là một nghệ nhân cao cấp trong các xưởng thợ do triều đình thành lập. Theo các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu kinh thành - đơn vị được mời giám định chiếc hộp, bảo vật chắc chắn có niên đại từ thời Trần, khoảng thế kỷ 14. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, đây là cốc Át già, một trong 6 vật khí quan trọng sử dụng trong nghi lễ của Phật giáo Mật tông. Hộp vàng Ngọa Vân là di vật vô cùng quý giá không chỉ bởi được làm bằng vàng mà hình dáng, hoa văn cũng được tạo tác rất hoàn hảo, mang tính nghệ thuật cao, thể hiện tính đẳng cấp của loại hình đồ vật quý của tầng lớp cao trong xã hội thời Trần. Đây là di vật bằng vàng thời Trần duy nhất hiện còn, có hình dáng độc đáo, hoa văn trang trí tinh xảo, bố cục chặt chẽ, phản ánh tư tưởng và giá trị thẩm mỹ của triều đại. Năm 2021, hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử được in hình lên tem bưu chính Việt Nam trong bộ tem "Bảo vật Quốc gia Việt Nam: Đồ vàng" do Công ty Tem Việt Nam phát hành. Liên kết ngoài. - Bảo tàng ảo của Bảo tàng Quảng Ninh - Trang web chính thức của Bảo tàng Quảng Ninh - Trang Facebook của Bảo tàng Quảng Ninh - Kênh Youtube của Bảo tàng Quảng Ninh - Trang web Di sản văn hóa Quảng Ninh
Thâm nhập Lào Thâm nhập Lào hay còn được các quốc gia phương Tây gọi là"Sự kiện Bắc Việt Nam xâm lược Lào". Sự kiện này diễn ra từ năm 1958 đến năm 1959, bao gồm 1 chuỗi dài các cuộc xung đột quân sự của Pathet Lào được Bắc Việt Nam hỗ trợ và Vương quốc Lào nhận được sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ và Thái Lan. Giai đoạn 1 (1958). Vào năm 1958, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã triển khai tấn công vào các ngôi làng ven biên giới giữa Vương quốc Lào và Bắc Việt Nam. Không lâu sau Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát những ngôi làng sau các cuộc giao tranh vũ trang. Vương quốc Lào đã ngay lập tức phản đối việc cờ Việt Nam được treo trên lãnh thổ của họ, còn theo Hà Nội thì họ cho rằng trước đây những ngôi làng đó thuộc về Việt Nam. Giai đoạn 2 (1959). Trong mùa hè 1959, Pathet Lào bắt đầu tấn công ở các tỉnh phía Bắc. Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng tham gia vào cuộc tấn công này với quân số khoảng 3-5 tiểu đoàn. Chính phủ Lào đã ra kháng nghị với Liên Hợp Quốc về cuộc xâm lược của người láng giềng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Xem thêm. - Nội chiến Lào - Nội chiến Campuchia - Danh sách vũ khí sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam
Elvera Britto Elvera Britto (15 tháng 6 năm 1940 – 26 tháng 4 năm 2022) là một vận động viên khúc côn cầu trên cỏ người Ấn Độ, là đội trưởng đội khúc côn cầu nữ của Ấn Độ và đội của bang Mysore. Bà từng là đội trưởng của Mysore cho tám danh hiệu quốc gia liên tiếp từ năm 1960 đến năm 1967. Britto đã nhận được Giải thưởng Arjuna, danh hiệu thể thao cao thứ hai của Ấn Độ, vào năm 1965. Britto từng là chủ tịch của Hiệp hội khúc côn cầu nữ bang Karnataka và tuyển chọn cho đội tuyển nữ quốc gia. Tiểu sử. Britto sinh ngày 15 tháng 6 năm 1940 trong một gia đình Anh-Ấn tại thị trấn Cooke, một vùng ngoại ô ở thành phố Bangalore của Ấn Độ. Bà là chị cả trong gia đình có 4 chị em gái, 3 người trong số họ sẽ tiếp tục đại diện cho đất nước với tư cách là thành viên của đội khúc côn cầu nữ quốc gia. Những ngày còn trẻ, Britto tham gia nhiều môn thể thao, bao gồm cricket, bơi lội và bóng đá. Bà học tại Trường Trung học Nữ sinh St. Francis Xavier ở Bangalore. Sự nghiệp. Britto bắt đầu chơi khúc côn cầu khi bà 13 tuổi và trở thành đội trưởng đội khúc côn cầu nữ của Bang Mysore. Với tư cách là đội trưởng từ năm 1960 đến năm 1967, bà đã dẫn dắt đội giành các danh hiệu quốc gia trong tám năm liên tiếp. Cùng với các chị gái của mình, Rita và Mae, chị em Britto được coi là 'bộ ba đáng gờm' trong các đội tuyển quốc gia Ấn Độ và bang Mysore. Bà đã đại diện cho Ấn Độ trong các trận đấu với Úc, Nhật Bản và Sri Lanka. Bà trở thành vận động viên khúc côn cầu nữ thứ hai nhận Giải thưởng Arjuna của Ấn Độ vào năm 1965. Trước đó, Anne Lumsden đã giành được giải thưởng này vào năm khai mạc 1961. Sau khi Britto nghỉ thi đấu vào những năm 1970, bà vẫn gắn bó với trò chơi với tư cách là quản trị viên, giữ chức chủ tịch Hiệp hội khúc côn cầu nữ bang Karnataka trong hai nhiệm kỳ trong hơn tám năm. Bà Latetia, mẹ của Britto là một trong những thành viên sáng lập của hiệp hội. Britto cũng từng là tuyển chọn và quản lý đội khúc côn cầu quốc gia trong hơn 12 năm. Nhắc đến những khó khăn khi thi đấu trong những năm 1960 với tư cách là một vận động viên khúc côn cầu nữ Ấn Độ, em gái của Britto là Rae nhớ lại rằng Brittos di chuyển bằng tàu hạng ba, nấu đồ ăn cho riêng họ và thậm chí tự may đồng phục trước một giải đấu. Với tư cách là một quản trị viên, trọng tâm của bà được cho là sự hồi sinh của sở thích khúc côn cầu trong các cuộc thi giữa các trường học đến sân trước cả những người chơi, xuất hiện trong chiếc xe gắn máy của bà. Qua đời. Britto qua đời vào ngày 26 tháng 4 năm 2022 tại Bangalore vì nhồi máu cơ tim ở tuổi 81. Bà chưa kết hôn trong suốt cuộc đời của mình.
Ma Khê (7 - 259 TCN) Ma Khê (7 TCN - 259 TCN) là tộc trưởng bộ tộc người Tày đã định cư dọc theo bờ hữu ngạn sông Thao, trước khi ông chuyển cả bộ tộc của mình sang định cư bên tả ngạn. Ông là quan Phụ chính đại thần, đại tướng quân thời Hùng Vương. Con người và tính cách. Ma Khê là người tài đức song toàn, từ nhỏ đã bộc lộ nhiều khả năng xuất chúng. Gia đình và con cái. Được cho là con trai của Hùng Nghị vương thứ 3, thuộc đời Hùng Vương thứ 17 Tương truyền ông lấy vợ bên làng Vi cạnh đền Hùng Ông có 2 người con, một trai và một gái. Con trai là Ma Xuân. Con gái gọi là nàng Huệ (Huệ Nương). Huệ Nương lấy Bảo Công là Lạc tướng đời Hùng Duệ Vương thứ III. Ma Xuân, con cả Ma Khê cũng là tướng nhà Hùng. Ma Xuân sang sông xây thành. Vì là thành của người Tày họ Ma nên gọi là Ma Thành. Tránh từ “Ma” trong tiếng việt nên Ma Thành gọi là Thành Mè. Nay thị xã Phú Thọ vẫn có dấu tích khu vực thành Mè và chợ Mè, bến Mè là bến sông do người họ Ma lập ra. Cuộc đời và sự nghiệp. Khoảng năm 354 trước Công nguyên, Ma Khê sinh ra tại vùng núi Đọi, ven sông Thao (nay thuộc đất Cẩm Khê, Phú Thọ) Năm 18 tuổi thay cha giữ chức tộc trưởng, đứng đầu bộ tộc Tày. Cuối thời Hùng Vương thứ 18, Hùng Duệ Vương thứ III không có con trai, triều đình lại lung lay, bên ngoài thì Thục Phán nhòm ngó cướp ngôi bên trong thì rối loạn. Lạc Tướng Bảo Công (con rể Ma Khê) định củng cố thế lực đoạt ngôi vua. Nhưng một đêm ngủ tại Ma Thành cùng anh vợ có thần về báo mộng quở trách nên từ bỏ ý định làm loạn. Thục Phán cướp ngôi, sáp nhập Âu Việt với Lạc Việt thành nước Âu Lạc rời đô về Cổ Loa xây thành để giữ nước. Cha con Ma Khê, Ma Xuân, Bảo Công không hợp tác với nhà Thục trở về sinh sống ở đất Hoa Khê, chân núi Đọi Đèn (nay thuộc các xã Tình Cương, Văn Khúc, Chương Xá, Cát Trù, Thạch Đê của huyện Cẩm Khê). Sau đó, ông được giao nhiệm vụ trấn thủ đất Phong Châu, đóng quân ở ngã ba sông Bạch Hạc. Với nhiều công lao to lớn, Ma Khê được Hùng Duệ Vương thứ hai phong cho đến chức Phụ Quốc Ma Vương Đại Thần, Đại Tướng Quân và triệu về triều đình giúp vua trị nước an dân"." Năm 259 trước Công nguyên. Phụ quốc Ma Khê mất tại thành Mè, thọ 95 tuổi. Nhân dân thành Mè lập ngôi đền Sở để thờ. Người ta cũng xây ngôi miếu Mẫu để thờ cụ bà Ma Khê ở trước cửa phía đông chợ Mè ngày nay. Năm 1947 thực dân Pháp phá huỷ mất ngôi đền Sở và đình Mè, nay chỉ còn miếu Bà. Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]. Được coi là tộc trưởng đầu tiên của dòng họ Ma Được vình danh là một trong bốn vị tướng quốc nổi tiếng thời đại Hùng Duệ Vương (các vị còn lại là Cao Sơn, Quý Minh và Nguyễn Tuấn) Dòng họ Ma là dòng họ duy nhất tại Việt Nam còn lưu giữ được Ngọc Phả từ thời Hùng Vương. Vùng đất Cẩm Khê thời cổ đại là địa bàn của người Tày họ Ma làm chủ. Khi Việt Nam được chia thành quận huyện thì được gọi là huyện Ma Khê, rồi Kim Khê, Hoa Khê để sau này thành huyện Cẩm Khê. Khê không chỉ có nghĩa đèo dốc mà còn mang tên vị đại tộc trưởng người Tày đã có nhiều đóng góp cho nhà nước Văn Lang dưới thời Vua Hùng thứ 18 Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]. Thixaphutho.net/Bí ẩn dòng họ Ma – Dòng họ lâu đời nhất Việt Nam? Phutho.gov.vn/Đất Tổ với họ Ma người Tày Ngọc phả Ma tộc
Trịnh Đan Thụy Trịnh Đan Thụy (tiếng Trung: "鄭丹瑞", tiếng Anh: "Lawrence Cheng Tan-shui", sinh ngày 27 tháng 11 năm 1954) là một nam diễn viên, nhà làm phim, DJ kiêm người dẫn chương trình truyền hình người Hồng Kông, Trung Quốc. Ông từng được mọi người biết đến qua việc tạo ra "Tiểu nam nhân châu ký" - bộ phim truyền hình ăn khách nhất Hồng Kông vào thời điểm đó, ngoài ra, danh tiếng của ông còn vang xa hơn nữa khi ông đóng vai chính trong bản phim chuyển thể cùng tên ra mắt năm 1989. Ngoài ra ông cũng là chủ nhân của loạt phim ăn khách nhất châu Á vào thời điểm đó - loạt phim "Kiến quỷ", cùng với bộ ba Hứa Nguyệt Trân, Tăng Chí Vỹ và Trần Khả Tân. Xem thêm. - Điện ảnh Hồng Kông Liên kết ngoài. - Hong Kong Cinemagic: Lawrence Cheng Tan Shui
Giro d'Italia 2022 Giro d'Italia 2022 là lần thứ 105 giải đua Giro d'Italia được tổ chức. Giải đua có 21 chặng đua diễn ra trong 3 tuần lễ, bắt đầu ở Budapest, Hungary vào ngày 6 tháng 5 và kết thúc ở Verona, Italy vào ngày 29 tháng 5.Cua rơ người Úc Jai Hindley đã đoạt chức vô địch sau khi vượt lên dẫn đầu bảng xếp hạng tổng ở chặng đua áp chót. Anh cũng là người chiến thắng chặng đua thứ 9 từ Isernia đến Blockhaus. Hindley là cua rơ người Australia đầu tiên vô địch Giro d'Italia. Các đội đua tham gia. Mặc dù đội đua Arkéa–Samsic được mời tham gia tất cả các giải đua thuộc hệ thống UCI World Tour, nhưng họ đã quyết định không tham gia giải đua Giro d'Italia 2022 để tập trung cho giải Tour de France và Vuelta a España. Các ứng cử viên vô địch. Đương kim vô địch Egan Bernal không tham gia giải đua vì không kịp hồi phục chấn thương gặp phải trong một buổi tập luyện. Trước khi giải đua diễn ra, các cua rơ được đánh giá cao nhất là nhà vô địch năm 2019 Richard Carapaz, Simon Yates và João Almeida. Những người có thể cạnh tranh với họ gồm có Miguel Ángel López, Mikel Landa và nhà vô địch 2017 Tom Dumoulin. Bên cạnh đó, nhóm các cua rơ được dự đoán có thể gây bất ngờ là Wilco Kelderman, Romain Bardet hay Hugh Carthy. Ở những cuộc đua nướt rút thì Mark Cavendish, Mathieu van der Poel, Arnaud Démare và Caleb Ewan là những người được nhắc đến nhiều nhất. Danh sách những người dẫn đầu các bảng xếp hạng sau mỗi chặng đua. - Ở chặng 2, Pello Bilbao là người xếp thứ ba bảng xếp hạng điểm số, tuy nhiên do người xếp đầu là Mathieu van der Poel đã mặc áo hồng chung cuộc còn người xếp thứ hai là Biniam Girmay lại mặc áo trắng tay đua trẻ xuất sắc, nên Pello Bilbao được mặc chiếc áo tím tính điểm. Ngoài ra, Magnus Cort Nielsen đã được mặc áo xanh leo núi, mặc dù ở thời điểm đó chỉ có Van der Poel, Girmay và Bilbao ghi được điểm leo núi. - Ở chặng 3 và chặng 4, Biniam Girmay xếp thứ hai bảng xếp hạng điểm số đã được mặc áo tím tính điểm, bởi vì người xếp thứ nhất là Mathieu van der Poel đã mặc áo hồng chung cuộc. Cũng do Van der Poel là người dẫn đầu bảng xếp hạng leo núi trước chặng 3 nên Rick Zabel, người xếp thứ hai bảng xếp hạng leo núi đã được mặc chiếc áo xanh leo núi. - Từ chặng 5 đến chặng 9, Mauri Vansevenant, là người xếp thứ hai bảng xếp hạng tay đua trẻ nhưng được mặc áo trắng tay đua trẻ xuất sắc, bởi vì người xếp thứ nhất ở thời điểm đó là Juan Pedro López đã mặc áo hồng chung cuộc. Từ chặng 10 đến chặng 14, João Almeida là người mặc chiếc áo trắng với lý do tương tự. - Ở chặng 18, Juan Pedro López bị tụt xuống vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng tay đua trẻ nhưng được mặc chiếc áo trắng, do người xếp đầu là João Almeida đã phải bỏ cuộc trước khi chặng đua diễn ra.
Truyền thuyết người lính bị dịch chuyển 1593 Truyền thuyết dân gian kể rằng có một người lính của Đế quốc Tây Ban Nha (tên là Gil Pérez trong phiên bản câu chuyện năm 1908) đột nhiên bị dịch chuyển đầy bí ẩn từ Manila ở Philippines đến Plaza Mayor (nay là Zócalo) ở Thành phố México vào tháng 10 năm 1593. Người México không mấy tin tưởng vào lời kể của người lính đến từ Philippines cho đến khi anh ta đề cập đến vụ ám sát Tổng đốc Gómez Pérez Dasmariñas mà mãi nhiều tháng sau mới được chứng thực từ tin tức của hành khách trên một con tàu đã băng qua Thái Bình Dương. Năm 1908, nhà nghiên cứu văn học dân gian Thomas Allibone Janvier từng mô tả truyền thuyết này "hiện hữu trong mọi tầng lớp dân cư của Thành phố México". Các nhà điều tra hiện tượng huyền bí thế kỷ 20 tin tưởng vào câu chuyện này rồi cho đây là lời giải thích khả dĩ về hiện tượng dịch chuyển tức thời và người ngoài hành tinh bắt cóc. Diễn biến vụ việc. Ngày 24 tháng 10 năm 1593, người lính này đang làm nhiệm vụ canh gác Dinh Tổng đốc ở Manila thuộc Phủ Toàn quyền Philippines. Đêm trước đó, viên Tổng đốc tiền nhiệm Gómez Pérez Dasmariñas bị hải tặc Trung Quốc ám sát, nhưng toán lính canh vẫn làm việc như thường lệ và chờ ngày bổ nhiệm Tổng đốc mới. Người lính này bắt đầu cảm thấy chóng mặt và kiệt sức nên đành dựa lưng vào tường để nghỉ ngơi trong chốc lát. Tới lúc mở mắt ra vài giây sau đó, anh ta kinh ngạc khi nhận thấy mình đang ở Thành phố México, thuộc Phó vương quốc Tân Tây Ban Nha, cách Manila gần 17 nghìn km. Người lính không nhớ gì về việc làm thế nào mình có thể tới được xứ México xa xôi chỉ sau một giấc ngủ. Một số lính canh phát hiện kẻ lạ mặt này vẫn mặc trên mình bộ quần áo lính cận vệ Philippines và bắt đầu tra hỏi anh ta là ai. Dân chúng ở Thành phố México vẫn chưa biết tin tức về vụ ám sát Tổng đốc Philippines. Anh ta bèn đem câu chuyện lạ lùng của mình kể cho những người xung quanh về cái chết của viên Tổng đốc ở Manila. Giới chức trách nơi đây liền bắt giam anh ta vào tù vì nghi ngờ người lính này đào ngũ và gán cho tội danh tay sai của quỷ sứ. Nhiều tháng sau, tin tức về cái chết của Tổng đốc mới đến được xứ México trong một buổi dạ tiệc từ Philippines. Một trong những hành khách kịp nhận ra người lính bị cầm tù và nói rằng chính mắt mình đã nhìn thấy anh ta ở Philippines một ngày sau cái chết của viên Tổng đốc. Mọi chuyện vỡ lẽ, anh ta được chính quyền México thả tự do và trở về Philippines tiếp tục làm lính cận vệ. Người ta kể lại rằng, sau lần dịch chuyển bí ẩn ấy, tay lính này chẳng bao giờ thực hiện lại được khả năng đó thêm lần nào nữa. Câu chuyện về sau. Nhà nghiên cứu văn học dân gian người Mỹ từng sống ở México là Thomas Allibone Janvier đã kể lại câu chuyện mang tên "Huyền thoại Bóng ma sống" trong ấn bản tháng 12 năm 1908 của tạp chí "Harper's Magazine", bèn đặt cho người lính cái tên Gil Pérez. Câu chuyện này là một trong số bộ truyện dài tập có tựa đề "Huyền thoại Thành phố México" được xuất bản thành tuyển tập vào năm 1910. Janvier lưu ý rằng những mô típ tương tự như thế này khá phổ biến trong văn học dân gian. Cuốn "Chuyện kể Alhambra" xuất bản năm 1832 của nhà văn Washington Irving có câu chuyện "Thống đốc Manco và người lính" là mang những nét tương đồng với truyền thuyết này. Câu chuyện năm 1908 của Janvier dựa trên phiên bản tiếng Tây Ban Nha của nhà nghiên cứu văn học dân gian người México , được xuất bản trong tuyển tập México năm 1900 (tạm dịch: "Cựu México: ghi chép lịch sử, văn hóa dân gian, truyền thuyết và phong tục") dưới nhan đề ("Hiển linh"). Obregón lần theo được vết tích câu chuyện này là nhờ bản tường thuật năm 1698 của Fray về cuộc chinh phục xứ Philippines của người Tây Ban Nha, từng kể lại câu chuyện này là sự thật; San Agustin không nêu rõ tên người lính và cho rằng vụ dịch chuyển của anh này là phép phù thủy. Janvier cho biết Obregón khẳng định rằng Antonio de Morga vào năm 1609 đã viết về cái chết của Pérez Dasmariñas vốn được México biết đến cùng ngày, mặc dù de Morga có nói là mình không nắm rõ chuyện này xảy ra như thế nào. José Rizal ghi lại nhiều câu chuyện kỳ lạ khác đến từ Philippines thuộc Tây Ban Nha lúc đó; Luis Weckmann cũng đưa ra quan điểm tương tự về mối quan hệ với México thuộc Tây Ban Nha. Một tuyển tập năm 1936, (tạm dịch: "Câu chuyện về người sống và người chết") của người kế vị Obregón là , bao gồm phiên bản của câu chuyện mang tên (tạm dịch: "Nhờ trời hắn đến đây, nhờ biển hắn rời đi"). Một số nhà văn đã đưa ra những lời giải thích nhuốm đầy màu sắc siêu linh cho câu chuyện này. Morris K. Jessup và Brinsley Le Poer Trench, Bá tước đời thứ 8 xứ Clancarty, đề xuất giả thuyết người ngoài hành tinh bắt cóc, trong khi Colin Wilson và Gary Blackwood lại gợi ý đây chính là hiện tượng dịch chuyển tức thời.
Ozzie (khỉ đột) Ozoum, hay là Ozzie ( – 25 tháng 1 năm 2022), là một con khỉ đột đất thấp phía Tây ("Gorilla gorilla gorilla") sinh ra ở châu Phi. Con khỉ là đối tượng nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Yerkes ở bang Georgia, Hoa Kỳ từ năm 1964 đến năm 1988, khi nó được chuyển đến vườn thú Atlanta. Năm 2009, Ozzie là chú khỉ đột đầu tiên "tình nguyện" làm bài kiểm tra huyết áp. Trước khi qua đời ở tuổi 60, Ozzie được ghi nhận là con khỉ đột đực nuôi già nhất. Cuộc đời. Ozoum, hay là Ozzie, là một con khỉ đột đất thấp phía tây sinh ra ở châu Phi vào khoảng năm 1961. Nó bị bắt vào ngày 1 tháng 6 năm 1963. Ước tính lúc 3 tuổi, Ozoum được đưa đến Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Yerkes vào ngày 23 tháng 4 năm 1964. Trong những năm 1970, nó là một phần của các nghiên cứu về nhận thức bản thân. Năm 1971, Ozoum là đối tượng trong một nghiên cứu định lượng về các yếu tố quyết định kháng nguyên của tế bào hồng cầu. Bắt đầu từ tháng 10 năm 1971, Ozoum là đối tượng nghiên cứu về hành vi sinh sản. Năm 1988, Ozzie được chuyển đến Rừng nhiệt đới châu Phi Ford tại vườn thú Atlanta. Sau khi chuyển đến vườn thú Atlanta, Ozoum tiếp tục trở thành đối tượng của các cuộc nghiên cứu về hành vi. Ozzie là một đối tượng trong một nghiên cứu về bệnh tim tại vườn thú Atlanta. Năm 2009, nó học cách tự đo huyết áp bằng cách đưa cánh tay vào máy đo huyết áp (vòng bít huyết áp), trở thành chú khỉ đột đầu tiên tự nguyện làm như vậy. Điều này diễn ra sau nhiều tháng được đào tạo bởi những người trông coi vườn thú và các nhà nghiên cứu từ Georgia Tech và Đại học Emory. Ozzie giao tiếp với các nhân viên vườn thú thông qua giọng nói và tiếng gõ trên cửa ra vào và cửa sổ. Tính đến năm 2013, Ozzie có 12 con, 9 cháu và 2 chắt. Vào ngày 20 tháng 6 năm 2021, vườn thú đã tổ chức sinh nhật lần thứ 60 của Ozzie, biến nó trở thành con khỉ đột đực già nhất trong điều kiện nuôi nhốt. Nó nặng . Vào tháng 9 năm 2021, Ozzie có kết quả dương tính với COVID-19. Ozzie bị bệnh tim và viêm khớp. Nó qua đời vào ngày 25 tháng 1 năm 2022, sau khi bị sưng phù mặt, suy nhược và chán ăn. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành vườn thú Atlanta, Raymond B. King tuyên bố "Những đóng góp trong cuộc đời của Ozzie là không thể xóa nhòa, trong các thế hệ cá thể mà nó để lại trong quần thể khỉ đột".
Indonesia – Tôn lạnh Việt Nam Indonesia – Tôn lạnh Việt Nam (tiếng Anh: "Indonesia — Safeguard on Certain Iron or Steel Products", viết tắt: Indonesia — Iron or Steel Products (Viet Nam), DS496) là tranh chấp thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Indonesia giai đoạn 2015–18 về mặt hàng tôn lạnh được xuất khẩu từ Việt Nam sang Indonesia. Dưới tình hình nhập khẩu số lượng lớn mặt hàng tôn lạnh, với việc Việt Nam, Đài Loan chiếm lĩnh thị phần nhập khẩu, Indonesia đã ra lệnh áp thuế dưới dạng thuế đặc biệt theo hình thức biện pháp tự vệ thuộc quy định WTO với loại hàng hóa này. Mở đầu là Đài Loan khởi xướng kiện Indonesia vi phạm Hiệp định về Tự vệ, nguyên tắc tối huệ quốc ở DS490, Việt Nam cũng đã tiếp nối khởi kiện và hai vụ việc được hợp nhất giải quyết tranh chấp cùng chung một cơ quan tài phán. Trải qua tham vấn, hội thẩm, kháng cáo, phúc thẩm, mặc dù cả ba bên đều cho rằng biện pháp đặc biệt của Indonesia là biện pháp tự vệ, các bên hướng tới lập luận tranh cãi là biện pháp đúng hay sai, song, ban hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm đã lật ngược trở lại vấn đề cơ bản, kết luận biện pháp mà Indonesia tiến hành không phải là biện pháp tự vệ, định nghĩa lại khái niệm này một lần nữa. Tranh chấp đi tới kết luận về mặt pháp lý năm 2018, rằng, nội dung khiếu kiện của các nguyên đơn không phù hợp, bị đơn vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc, được yêu cầu chỉnh sửa thuế đặc biệt. Phía Việt Nam được Indonesia bãi bỏ thuế đặc biệt, nhưng phải chịu thuế chống bán phá giá một lần nữa cho đến năm 2021. Bối cảnh. Từ những năm 2010, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam mà đi đầu là Tập đoàn Hoa Sen, Công ty cổ phần Tôn Đông Á bắt đầu xuất khẩu các mặt hàng sắt, thép cán mỏng, thép không hợp kim (gọi tắt là tôn lạnh, tên quốc tế là "galvalume") sang quốc đảo Indonesia, dần chiếm vị trí quan trọng trên thị trường của nước này. Loại sản phẩm này được đặt tiêu chuẩn chung có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được phủ, mạ hoặc tráng bằng hợp kim nhôm kẽm ("aluminium-zinc"), tỷ lệ dưới 0,6% carbon, có độ dày không quá 0,7 mm, thuộc mã HS 7210.61.11.00. Ngày 19 tháng 12 năm 2012, Indosenia lệnh cho các cơ quan điều tra mà đứng đầu là Ủy ban Tự vệ thương mại Indonesia (Komite Pengamanan Perdagangan Indonesia – KPPI) khởi xướng điều tra đối với thị trường sản phẩm tôn lạnh. Ngày 31 tháng 12 cuối năm, cơ quan điều tra đã kết luận số lượng tôn lạnh nhập khẩu của Indonesia gia tăng từ 79.279 tấn (năm 2008) lên 251.315 tấn (năm 2012), gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất vật liệu của Indonesia. Ngày 15 tháng 7 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia ban hành Quyết định số 137.1/PMK.011/2014, công bố trên công báo Berita Negara, theo đó áp dụng các biện pháp tự vệ, áp thuế cho mặt hàng tôn lạnh nhập khẩu, đặc biệt áp dụng cho các bên xuất khẩu chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất ở Indonesia năm 2012 gồm Việt Nam (60,04%), Đài Loan (21%), và Hàn Quốc (15,22%). Biện pháp này được Indonesia gửi thông báo tới Tổ chức Thương mại Thế giới vào ngày 28 tháng 7 cùng năm. Tại Việt Nam, trước thiệt hại cho thuế được áp dụng theo dạng tự vệ từ Indonesia, các doanh nghiệp tôn lạnh đã thống nhất với Hiệp hội Thép Việt Nam, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kiến nghị Chính phủ Việt Nam kiện Chính phủ Indonesia ra WTO. Về thỏa thuận thương mại, biểu cam kết của Indonesia tại WTO không đề cập tới ràng buộc thuế quan đối với tôn lạnh. Đầu năm 2015, thuế suất mà Indonesia áp dụng đối với hàng nhập khẩu tôn lạnh trên cơ sở tối huệ quốc (MFN) là 12,5%, được tăng lên 20% vào tháng 5 năm 2015. Indonesia áp dụng thuế suất khoản ​​0–12,5% đối với tôn lạnh nhập khẩu từ các đối tác thương mại của mình theo bốn hiệp định thương mại khu vực là: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (12,5%), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (10%), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (10%), và Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (0%). Tham vấn. Ngày 1 tháng 6 năm 2015, Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn, chính thức khởi kiện Indonesia lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới liên quan đến việc Indonesia đã áp dụng các biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Lập luận của Việt Nam tập trung vào hai vấn đề chính: "thứ nhất", các biện pháp tự vệ mà Indonesia áp dụng vi phạm các quy định về tự vệ trong Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT 1994) và Hiệp định về Tự vệ (ASG); "thứ hai", các biện pháp tự vệ này vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc nêu tại Điều I:1, GATT 1994. Trước đó, ngày 12 tháng 2 năm 2015, Đài Loan đã khiếu kiện Indonesia với nội dung khiếu kiện tương tự, khởi xướng vụ DS490, do đó, hai vụ kiện được hợp nhất về mặt pháp lý quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Về phía Indonesia, trong những lập luận về biện pháp đã áp dụng, cho rằng biện pháp của mình là biện pháp tự vệ. Cơ sở mà Indonesia đưa ra để khẳng định tính chất tự vệ của biện pháp này là: việc áp thuế lên các sản phẩm bị điều tra được nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam và Đài Loan đều là thành viên của WTO, là việc tạm ngừng thực hiện ngoại lệ về hội nhập kinh tế khu vực theo Điều XXIV, GATT 1994; Indonesia đã tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc bởi nước này đã đưa ra danh sách 120 quốc gia được loại trừ không bị áp thuế đặc biệt. Từ cách lập luận này, với biện pháp thuế đặc biệt mà Indonesia áp dụng, dù nước này không đưa ra ràng buộc thuế quan đối với sản phẩm bị điều tra, thì cũng đã dẫn đến việc tạm ngừng thực hiện một số nghĩa vụ của thành viên WTO, do đó đáp ứng yếu tố cấu thành biện pháp tự vệ dựa theo Điều XIX, GATT 1995, và Điều I, ASG. Ngoài ra, Indonesia cũng khẳng định biện pháp thuế đặc biệt này đã được thông báo lên Ủy ban Các biện pháp tự vệ của WTO theo đúng thủ tục quy định. Hội thẩm. Ngày 17 tháng 9 năm 2015, Việt Nam yêu cầu thành lập ban hội thẩm, đến ngày 28 tháng 10, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp quyết định thành lập một ban hội thẩm duy nhất để giải quyết tranh chấp hai vụ việc giữa Việt Nam, Đài Loan và Indonesia. Ban Hội thẩm DS490 và DS496 chính thức thành lập ngày 9 tháng 12, với chủ tịch Luz Elena Reyes de la Torre, hai thành viên José Pérez Gabilondo và Guillermo Valles. Vào ngày 18 tháng 8 năm 2017, báo cáo của ban hội thẩm đã được chuyển đến các thành viên. Biện pháp tự vệ. Trong tranh chấp, cả Việt Nam, Đài Loan và Indonesia đều nhận định các biện pháp mà Indonesia áp dụng là biện pháp tự vệ, không có tranh chấp về khái niệm này. Song, ban hội thẩm đã phân tích lại khái niệm của biện pháp tự vệ ("safeguard measure") theo luật định, và đây cũng là vụ tranh chấp đầu tiên mà cơ quan tài phán WTO xem xét tính chất tự vệ của biện pháp bị khiếu kiện. Ban hội thẩm biện pháp tự vệ là biện pháp phải thỏa mãn các yêu cầu nêu tại Điều XIX.1.a, GATT 1994, theo đó, biện pháp này phải làm ngừng, rút lại hay điều chỉnh một số cam kết, một nhượng bộ trong khuôn khổ hiệp định này. Đồng thời, biện pháp đó phải có mục đích nhằm ngăn chặn hoặc khắc phục các thiệt hại mà ngành công nghiệp trong nước phải gánh chịu vì sự gia tăng đột biến của hàng hóa nhập khẩu. Theo ban hội thẩm, biện pháp tự vệ phải là một biện pháp được áp dụng trong một chừng mực cần thiết để khắc phục các thiệt hại cũng như trong bối cảnh mà tất cả các điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ được đáp ứng. Ban hội thẩm xem xét thấy rằng trong biểu cam kết của Indonesia tại WTO, không đưa ra ràng buộc thuế quan đối với mặt hàng tôn lạnh, tức nghĩa là, theo phương pháp chọn – cho, Indonesia có quyền áp dụng bất kỳ mức thuế nào đối với sản phẩm tôn lạnh nhập khẩu, kể cả tăng thuế trở lại đối với mặt hàng này. Từ đây, ban hội thẩm khẳng định biện pháp thuế đặc biệt bị khởi kiện không bị coi là dẫn đến ngừng, rút bỏ hay điều chỉnh các nghĩa vụ của Indonesia ở WTO. Tuy không phải là biện pháp tự vệ, ban hội thẩm phân tích thêm và nhấn mạnh rằng các thành viên WTO có quyền thực hiện biện pháp để ngăn ngừa hoặc khắc phục tổn thương nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của mình tương tự với biện pháp tự vệ trong trường hợp tương đương, tức loại hàng hóa không trong biểu cam kết, với điều kiện là phải chứng minh được là hành động khắc phục hậu quả đã chọn sẽ đình chỉ, rút lại hoặc sửa đổi nghĩa vụ hoặc nhượng bộ liên quan của GATT 1994 cho mục đích đó. Tối huệ quốc. Khi phân tích biện pháp thuế đặc biệt, ban hội thẩm cho rằng biện pháp này của Indonesia không dẫn đến việc tạm ngừng thực hiện ngoại lệ về hội nhập kinh tế khu vực, các cam kết về thuế của Indonesia trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do khu vực là nghĩa vụ của Indonesia theo các điều ước quốc tế đó, và đây không phải là nghĩa vụ theo quy định của Điều XXIV, GATT 1994 nói riêng hay cả Tổ chức Thương mại Thế giới nói chung. Do đó, ban hội thẩm kết luận rằng không có cơ sở pháp lý nào cho phép khẳng định biện pháp bị khiếu kiện của Indonesia sẽ dẫn đến việc tạm ngừng thực hiện ngoại lệ về tối huệ quốc, tức nghĩa là Indonesia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ về tối huệ quốc, khuyến nghị bị đơn điều chỉnh lại biện pháp đặc biệt cho phù hợp nghĩa vụ tối huệ quốc theo Điều X:1, GATT 1994. ...điều XIX, GATT là một "điều khoản cho phép" không áp đặt một nghĩa vụ thực về ký kết các hiệp định thương mại khu vực hay nghĩa vụ phải cung cấp một mức độ tiếp cận thị trường cho các đối tác tham gia hiệp định thương mại khu vực thông qua công cụ nhượng bộ thuế quan. Bên cạnh đó, ban hội thẩm cũng cho rằng, thuế đặc biệt của Indonesia cũng không phải là một biện pháp dẫn đến việc tạm ngừng, đình chỉ nghĩa vụ của thành viên WTO theo nguyên tắc tối huệ quốc. Việc Indonesia loại trừ một số thành viên đang phát triển ra khỏi phạm vi áp dụng thuế đặc biệt của Indonesia và được nước này viện dẫn Điều 9.1, ASG là không có cơ sở pháp lý. Vì, biện pháp bị khiếu kiện của bị đơn Indonesia không được coi là biện pháp tự vệ nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của ASG; việc Indonesia loại trừ 120 quốc gia khỏi danh sách áp thuế đặc biệt cũng không phù hợp với mục tiêu "ngăn chặn hoặc khắc phục các thiệt hại" gây ra cho ngành sản xuất trong nước vì có sự gia tăng quá mức của hàng hóa nhập khẩu, nêu tại Điều XIX.1, GATT 1994. Từ đây, ban hội thẩm viện dẫn ghi chú 1A, Hiệp định Marrakesh, nhấn mạnh việc khi có sự khác nhau giữa GATT 1994 với một hiệp định thương mại đa biên về thương mại hàng hóa thì quy định của hiệp định thương mại đa biên được sử dụng. Kháng cáo. Ngày 28 tháng 9 năm 2017, Indonesia đã thông báo cho Cơ quan Giải quyết Tranh chấp về quyết định kháng cáo một số vấn đề về luật định và giải thích pháp lý trong báo cáo của ban hội thẩm, và Việt Nam cũng gửi thông báo kháng cáo ngày 3 tháng 10. Về phía Indonesia, bị đơn tiếp tục khẳng định: để xác định một biện pháp có phải là biện pháp tự vệ hay không, cần phải xem xét mục đích và bối cảnh của biện pháp đó. Indonesia cho rằng, một biện pháp được thông qua với mục đích để phòng ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng mà một ngành công nghiệp nội địa phải gánh chịu vì có sự chuyển biến không dự đoán được của bối cảnh là một biện pháp tự vệ, và biện pháp đặc biệt của họ đáp ứng điều XIX, GATT 1994. Đồng thời nhấn mạnh rằng, nếu Cơ quan Phúc thẩm đồng ý với nhận định của ban hội thẩm thì cũng đồng ý với việc ban hội thẩm đã bỏ qua tính chất và mục đích đã tuyên bố của biện pháp khi ban hội thẩm kết luận đó không phải là biện pháp tự vệ. Phía nguyên đơn là Việt Nam và Đài Loan kháng cáo cũng đều có chung quan điểm với bị đơn về biện pháp tự vệ. Việt Nam cho rằng, một biện pháp đã được thông qua theo các thủ tục được quy định tại Điều XIX, GATT 1994, ASG, và đã được thông báo theo đúng trình tự thì có căn cứ để xác định biện pháp bị khiếu kiện của Indonesia là một biện pháp tự vệ. Phúc thẩm. Ngày 27 tháng 11 năm 2017, Cơ quan Phúc thẩm thông báo về việc hoãn thời gian ban hành phán quyết DS490 và DS496 bởi số lượng các vụ việc được tăng cường đáng kể mà cơ quan này phải đối mặt trong năm 2017, sự tồn tại của một số kháng cáo tiến hành song song và vấn đề về thiếu nguồn nhân lực trong Cơ quan Phúc thẩm. Cơ quan Phúc thẩm phân công các thành viên xử lý kháng cáo với chủ tịch Triệu Hồng, hai thành viên là Shree Baboo Chekitan Servansing và Peter Van Den Bossche. Đến ngày 15 tháng 8 năm 2018, báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm đã được gửi đến các thành viên. AB tiến hành diễn giải Điều XIX.1.a, GATT 1994 để làm rõ nghĩa của những yếu tố cấu thành ("constituent elements") biện pháp tự vệ, khẳng định rằng điều khoản này điều chỉnh các biện pháp ngừng toàn bộ hoặc một phần, một cam kết trong GATT, hoặc việc rút bỏ, điều chỉnh nhượng bộ trong GATT, và việc xác định thế nào là biện pháp tự vệ phải cân nhắc theo từng vụ việc. Theo Cơ quan Phúc thẩm, nhận định của ban hội thẩm về (i) tiêu chí "trong chừng mực", <nowiki>"</nowiki>theo thời gian" của biện pháp đặc biệt mà Indonesia tiến hành đều chỉ được sử dụng để xác định xem biện pháp đó có được áp dụng một cách tương thích với Điều XIX.1.a, GATT 1994 hay không, mà không phải để xác định yếu tố cấu thành biện pháp tự vệ; và (ii) việc ban hội thẩm cho rằng cần phải xem xét liệu biện pháp đặc biệt có được thông qua trong bối cảnh mà "tất cả các điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ được đáp ứng hay không" là không chính xác. Tuy phủ nhận lập luận định nghĩa biện pháp tự vệ của ban hội thẩm, AB vẫn nhất trí với khẳng định biện pháp đặc biệt của Indonesia không phải là biện pháp tự vệ vì không đáp ứng lẫn không chứng minh được yếu tố cấu thành. Cụ thể là, việc áp thuế đặc biệt cho nhập khẩu tôn lạnh không đáp ứng yếu tố "ngừng, rút bỏ, điều chỉnh nghĩa vụ" vì mặt hàng này không thuộc biểu cam kết; việc loại trừ 120 nước khỏi danh sách áp thuế đặc biệt không đáp ứng yếu tố "khắc phục thiệt hại ngành nội địa". Từ đây, Cơ quan Phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo của Việt Nam, Đài Loan, và Indonesia, giữ nội chung chính về khuyến nghị chung của ban hội thẩm. Hậu tranh chấp. Sau tranh chấp pháp lý ở Tổ chức Thương mại Thế giới, lập luận khiếu kiện của Việt Nam và Đài Loan đều không thành công, biện pháp thuế đặc biệt cho tôn lạnh nhập khẩu của Indonesia không phải là biện pháp tự vệ, chủ yếu là do mặt hàng này không được Indonesia liệt kê trong biểu cam kết WTO. Với yêu cầu của khuyến nghị chung về việc điều chỉnh biện pháp cho đúng với nguyên tắc tối huệ quốc, trước nguy cơ xuất hiện tranh chấp pháp lý mới ở các hiệp định thương mại tự do khác, đặc biệt là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, Indonesia có liệt kê mặt hàng tôn lạnh không phải chịu thuế, Indonesia đã dừng áp thuế đặc biệt từ ngày 15 tháng 4 năm 2019, chuyển sang lệnh Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) điều tra chống bán phá giá, tiến hành áp thuế chống bán phá giá cho tôn lạnh với Việt Nam ở mức thuế 12,3–27,8%, tiếp tục tăng lên mức 3,01–49,2% từ 2020. Trong quá trình Indonesia tiến hành điều tra, Bộ Công Thương Việt Nam cử Cục Phòng vệ thương mại theo dõi diễn biến vụ việc và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam, ba lần gửi thư tới Bộ Thương mại Indonesia, Ủy ban Chống bán phá giá và một số cơ quan liên quan để đề nghị Indonesia xem xét lại một số nội dung trong phương pháp tính toán, xác định biên độ phá giá chưa phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế. Sau đó, ngày 3 tháng 7 năm 2021, Chính phủ Indonesia quyết định không áp thuế chống bán phá giá với tôn lạnh xuất khẩu từ Việt Nam, kết thúc gần 7 năm chịu các loại thuế nhập khẩu nhằm mục đích bảo vệ ngành sản xuất nội địa của Indonesia. Xem thêm. - Hiệp định về Tự vệ - Hiệp định về Chống bán phá giá - Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch Liên kết ngoài. - DS496: Indonesia — Safeguard on Certain Iron or Steel Products (Viet Nam). - DS490: Indonesia — Safeguard on Certain Iron or Steel Products (Chinese Taipei).
Nada Sōsō Nada Sōsō(涙そうそう、Nước mắt tràn) là một bài hát được viết bởi và được sáng tác bởi . Lời bài hát nói về tình cảm của Moriyama đối với người em trai đã chết của mình. Ngoài phiên bản của Moriyama năm 1998 và phiên bản của BEGIN năm 2000, phiên bản của Natsukawa Rimi năm 2001 cũng là một hit, và được nhiều nghệ sĩ cover lại. Nó cũng nổi tiếng như một bài hát chia tay và bài hát tốt nghiệp, và đã được chọn là một trong . Khóa ở F major (Phiên bản BEGIN ở A major). phiên bản Moriyama Ryoko. Bài hát lần đầu tiên xuất hiện trong đĩa hát của Ryoko Moriyama vào năm 1998, dưới dạng một ca khúc trong album Time Is Lonely của cô, một album thậm chí còn không phá vỡ được bảng xếp hạng 100 album hàng đầu của Oricon. phiên bản BEGIN. BEGIN được phát hành dưới dạng đĩa đơn thứ 18 vào ngày 23 tháng 3 năm 2000. Phiên bản Begin của bài hát đã được sử dụng làm bài hát chủ đề của trò chơi PlayStation 2 của , "Inaka Kurashi: Minami no Shima no Monogatari" (いなか暮らし~南の島の物語, Cuộc sống nông thôn: Chuyện của Nam đảo) vào năm 2002. phiên bản Natsukawa Rimi. Natsukawa Rimi được phát hành vào ngày 23 tháng 3 năm 2001 dưới dạng đĩa đơn thứ ba. Natsukawa đã thấy BEGIN phát bài hát này trên chương trình phát sóng trên TV của Hội nghị thượng đỉnh Okinawa và muốn cover lại. BEGIN đã cung cấp "Anata no kaze"(あなたの風, gió của bạn) để đáp ứng yêu cầu của Natsukawa, nhưng Natsukawa vẫn bị mắc kẹt với "Nada Sōsō" và cuối cùng vỏ bọc đã được thực hiện. Năm 2001, nó trở thành số 1 trên bảng xếp hạng hàng năm trên 3 đài phát thanh ở Okinawa (, , ). Phải mất một thời gian trước khi nó được biết đến trên toàn quốc, nhưng nó đã tiếp tục trở thành một hit trong hơn ba năm kể từ năm 2002. Doanh số cộng dồn vượt quá 1,2 triệu. Liên kết ngoài. - Video âm nhạc "Nada Sōsō" (Natsukawa Rimi) - YouTube - Nghe "Nada Sōsō" (BEGIN) - YouTube
Heinrich V của Thánh chế La Mã Heinrich V (; khoảng 11 tháng 8 năm 1081 hoặc 1086 – 23 tháng 5 năm 1125 tại Utrecht) là Vua La Mã Đức (từ năm 1099 đến năm 1125) và là Hoàng đế La Mã Thần thánh (từ năm 1111 đến năm 1125). Được cha mình Heinrich IV trao quyền cai trị vào năm 1098, ông là hoàng đế thứ tư và cũng là cuối cùng của nhà Salier. Thư mục. - Kleinhenz, Christopher. "Medieval Italy: an encyclopedia, Volume 1". Routledge, 2004. - Weinfurter, Stefan. "Canossa: die Entzauberung der Welt" C.H.Beck . 2006 - Weinfurter, Stefan. ""Das Jahrhundert der Salier (1024-1125) Seite 175"". Thorbecke Verlag, . 2004 - Althoff, Gerd. ""Noch einmal zu den Vorwürfen gegen Heinrich IV. Genese, Themen, Einsatzfelder"" University of Heidelberg - Schneidmüller, Bernd; Weinfurter, Stefan. "Die deutschen Herrscher des Mittelalters". C.H. Beck. . 2003 - Lubich, Gerhard. ""Heinrich V. in seiner Zeit"" (PDF). Regesta - Stürner, Wolfgang. "Die Staufer: Eine mittelalterliche Herrscherdynastie". Kohlhammer Verlag. . 2019 - Holland, A. W. "Germany" Adam & Charles Black, pg. 70 1914 - Dendorfer, Jürgen. ""Regensburg im »Investiturstreit«"". Albert-Ludwigs-Universität Freiburg 2009 - Dendorfer, Jürgen; Struve, Tilman. ""Heinrich V. : Könige und Große am Ende der Salierzeit"" BÖHLAU VERLAG, KÖLN WEIMAR WIEN 2008 - Dendorfer, Jürgen; Deutinger, Roman. ""Das Lehnswesen im Hochmittelalter"" (PDF). Jan Thorbecke Verlag - Dendorfer, Jürgen. ""Fidi milites? Die Staufer und Kaiser Heinrich V."" 2005 - Robinson, I. S. "Henry IV of Germany 1056-1106". Cambridge University Press. pp. 290–. . 2003 - Bryce, James. "The Holy Roman Empire". MacMillan, 1913 - Hartmann, Wilfried. "Der Investiturstreit." Oldenbourg Verlag. pp. 3–. . 2010 - Schlick, Jutta. ""König, Fürsten und Reich: (1056 - 1159); Herrschaftsverständnis im Wandel"". University of Heidelberg - Struve, Tilman. ""Die Salier, das Reich und der Niederrhein"" (PDF). BÖHLAU VERLAG, KÖLN WEIMAR WIEN 2008 - Schutz, Herbert. ""The Medieval Empire in Central Europe"". Cambridge Scholars Publishing, 2010 - Halm, Martina. "Studien zum Hof Heinrichs V." University of Bonn 2015 - Vickers, Robert. "History of Bohemia" C.H. Sergel Company, 1894 - Herbers, Klaus; Johrendt, Jochen. "Das Papsttum und das vielgestaltige Italien" Walter de Gruyter. 2009 - Borgolte, Michael. "Das europäische Mittelalter im Spannungsbogen des Vergleichs." de Gruyter. . 2009 - Robinson, I. S. "The Papacy, 1073-1198: Continuity and Innovation." Cambridge University Press. . 1990 - Robinson, J.H. "Readings in European History: From the breaking up of the Roman empire to the Protestant revolt." Ginn & co (1904) - Comyn, Robert. "History of the Western Empire, from its Restoration by Charlemagne to the Accession of Charles V, Vol. I". 1851 - Gwatkin, H.M., J. P. Whitney "The Cambridge Medieval History: Vol III". Cambridge University Press, 1926. - Norwich, John Julius. "The Normans in the South 1016–1130". Longmans: London, 1967. - Milman, Henry. "History of Latin Christianity, including that of the Popes, Vol. III". 1854
Natachai Boonprasert Natachai Boonprasert (Tiếng Thái: ณัฎฐ์ฐชัย บุญประเสริฐ, sinh ngày 01/10/2000), là diễn viên Thái Lan trực thuộc GMMTV với tên Dunk (Tiếng Thái: ดัง). Anh chính thức ra mắt với tư cách là diễn viên của GMMTV thông qua vai chính của bộ phim ""Theo Ý Vì Sao"" (Star In My Mind) đóng cặp với Joong Archen. Tiểu sử cuộc đời và học vấn. Natachai Boonprasert là anh cả trong gia đình có hai anh chị em, anh có một em gái. Biệt danh Dunk có nghĩa là ồn ào hoặc nổi tiếng trong tiếng Thái. Anh tốt nghiệp Trường Quốc tế Heathfield và hiện đang theo học khóa học Cử nhân Kỹ thuật Phần mềm tại Học viện Công nghệ Ladkrabang của King Mongkut. Trước khi ra mắt thông qua bộ phim "Theo Ý Vì Sao", Dunk có tham gia Safe House season 3, được sản xuất bởi GMMTV
Supreme Boy Supreme Boy (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1994) là một rapper và nhà sản xuất âm nhạc người Hàn Quốc. Anh ra mắt vào năm 2014 với đĩa đơn ""Hawaii"".
Huỳnh Dịch Bân Huỳnh Dịch Bân (, ; sinh ngày ). Là nam ca sĩ và diễn viên Hong Kong, thí sinh top 9 của chương trình tìm kiếm tài năng ca hát "Thanh mộng truyền kỳ" mùa 1 TVB. Hiện tại là diễn viên hợp đồng người quản lý TVB, ca sĩ "Âm nhạc Ái Bạo" trực thuộc Giải trí Tinh Mộng. Kinh nghiệm cá nhân. Cuộc sống thuở nhỏ. Huỳnh Dịch Bân từng học Trung học ở Singapore, sau đó thi vào Học viện Hý kịch Trung ương Bắc Kinh. Vào giữa năm 2020, anh còn một năm mới hoàn thành khóa học, vì ở lại Hong Kong tham gia "Thanh mộng truyền kỳ" mà hoãn tốt nghiệp. Sự nghiệp diễn nghệ. Ngày 26/6/2021, Huỳnh Dịch Bân bị loại trong tập 11 của chương trình "Thanh mộng truyền kỳ" mùa 1, dừng chân ở top 9 chung cuộc. Ngày 12 - 15/8 cùng năm, anh ấy cùng các huấn luyện viên và 14 thí sinh biểu diễn 4 ngày trong concert tốt nghiệp “” tại sân vận động Macpherson Vượng Giác, là concert bán vé công khai đầu tiên mà anh ấy tham gia. Sau đó, anh làm khách mời biểu diễn chung kết "", cũng quay phim TVB thanh xuân vườn trường hát nhảy "Thanh xuân bản ngã", trong phim diễn vai "Hồ Hiểu Cương" - người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý; Tháng 10 sau khi hoàn thành quay phim các phân cảnh cá nhân thì Bắc tiến đến đại lục, cùng Lý Tuấn Thần và Đới Giai Mẫn hợp tác diễn chính trong phim chiếu mạng "Vô tương chi thành". Tác phẩm âm nhạc. Thành tích bài hát phát đài. - (*)Đang lên bảng - (-)Chưa thể lên bảng - (×)Không có phát đài Liên kết ngoài. - Huỳnh Dịch Bân trên Douyin
Biểu hiện gen dị loài Biểu hiện gen dị loài là sự biểu hiện của một gen hoặc một mảnh của gen ở vốn không có ở vật chủ. Nói cách khác, nó là việc đưa một gen ngoại lai vào tế bào sinh vật sao cho gen đó có thể được phiên mã và dịch mã để tạo ra protein ngoại lai. Việc đưa gen vào vật chủ được thực hiện bằng công nghệ tái tổ hợp DNA. Sau khi được đưa vào, gen này có thể được tích hợp luôn vào DNA của vật chủ, gây ra biểu hiện vĩnh viễn, hoặc không được tích hợp và chỉ gây ra biểu hiện tạm thời. Sự biểu hiện gen dị loài có thể được thực hiện ở nhiều loại sinh vật chủ: vi khuẩn, nấm men, tế bào động vật và tế bào thực vật. Vật chủ này sẽ được gọi là "hệ thống biểu hiện." Biểu hiện gen đồng loài, mặt khác, được dùng để chỉ sự biểu hiện quá mức của một gen vốn tồn tại ở loài đó. Nghiên cứu biểu hiện gen dị loài thường là để nghiên cứu một số tương tác protein cụ thể. E. coli, nấm nhầy (", "), tế bào thú được vĩnh sinh hóa, và noãn bào của lưỡng cư (trứng chưa thụ tinh) là các đối tượng nghiên cứu phổ biến của biểu hiện gen dị loài. Xem thêm. - DNA tái tổ hợp - Sản xuất protein
Lâm Lĩnh Đông Lâm Lĩnh Đông (tiếng Trung: "林嶺東", tiếng Anh: "Ringo Lam Ling-tung", 23 tháng 10, 1955 - 29 tháng 12, 2018) là một cố đạo diễn, nhà biên kịch kiêm nhà sản xuất điện ảnh người Hồng Kông gốc Hoa. Ông học tập bài bản về điện ảnh ở Đại học York của Canada trước khi quay lại Hồng Kông làm phim. Tác phẩm đầu tiên của ông là "Esprit D’Amour" mang đến thành công bước đầu nhưng "Thành phố rực lửa" mới là tác phẩm đỉnh cao của đạo diễn này với giải "Đạo diễn xuất sắc nhất" của giải thưởng điện ảnh Hồng Kông lần thứ 6. Đây là tác phẩm đầu tiên trong nhiều bộ phim sau này mà ông hợp tác cùng tài tử Châu Nhuận Phát. Sau thành công của "Thành phố rực lửa", ông đến Hollywood, hợp tác với Jean-Claude Van Damme để sản xuất các bộ phim gồm "Maximum Risk, In hell" và "Replicant". Sau thất bại ở Hollywood, ông lại về Hồng Kông làm phim "Full Alert" và được đến 5 đề cử giải thưởng điện ảnh Hồng Kông lần thứ 17, trong đó có hạng mục "Đạo diễn xuất sắc nhất" và "Phim truyện hay nhất". Ông tiếp tục làm phim từ thập niên 2000 cho đến khi ông đột ngột qua đời tại nhà riêng ở Hồng Kông vào ngày 29 tháng 12 năm 2018.
Minisode 2: Thursday's Child Minisode 2: Thursday's Child là mini album mở rộng bằng tiếng Hàn thứ tư (EP) (thứ năm tổng thể) của nhóm nhạc nam Hàn Quốc TXT. Album được phát hành vào ngày 9 tháng 5 năm 2022, thông qua Big Hit Music và Republic Records. Tập trung vào khái niệm "dữ dội" và "đen tối", EP bao gồm năm bài hát, bao gồm cả đĩa đơn chính "Good Boy Gone Bad". Bối cảnh. Vào ngày 6 tháng 4 năm 2022, Big Hit Music thông báo rằng TXT sẽ trở lại vào đầu tháng 5. Hiệu suất thương mại. Vào ngày 20 tháng 4 năm 2022, đơn đặt hàng trước cho "Minisode 2: Saturday's Child" đã vượt qua 810.000 bản, sáu ngày sau khi thông báo, vượt mức cao nhất trong sự nghiệp trước đó của TXT là 520.000 đơn đặt hàng trước cho "". Album đã vượt qua 1,44 triệu đơn đặt hàng trước vào ngày phát hành và bán được 910.000 bản trong ngày đầu tiên sau khi phát hành.
Pháo Rheinmetall 120 mm Các Rheinmetall Rh-120 là một 120 mm trơn súng xe tăng được thiết kế và sản xuất bởi phương Tây Đức Rheinmetall-DeTec AG công ty, phát triển để đáp ứng với những tiến bộ của Liên Xô trong công nghệ áo giáp và phát triển của các mối đe dọa bọc thép mới. Việc sản xuất bắt đầu vào năm 1974, với phiên bản đầu tiên của loại súng này, được gọi là L / 44 vì nó dài 44 cỡ , được sử dụng trên xe tăng Leopard 2 của Đức và nhanh chóng được sản xuất theo giấy phép cho xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ và các xe tăng khác. Súng 120 mm (4,7 in) có chiều dài 5,28 mét (17,3 ft), và hệ thống súng nặng khoảng 3,317 kg (7,313 lb). Đến năm 1990, L / 44 không được coi là đủ mạnh để đối phó với các loại thiết giáp tương lai của Liên Xô, điều này đã kích thích nỗ lực của Rheinmetall nhằm phát triển một loại vũ khí chính tốt hơn. Điều này lần đầu tiên liên quan đến một khẩu súng tăng 140 mm (5,5 in) tên là "Neue Panzerkanone 140" ("súng tăng mới 140"), nhưng sau đó biến thành một thỏa hiệp dẫn đến việc phát triển một khẩu pháo 120 mm tiên tiến, L / 55, dựa trên có cùng hình dạng bên trong như L / 44 và được lắp vào cùng một khóa và ngàm. L / 55 dài hơn 1,32 mét (4,3 ft), tăng vận tốc đầu nòng cho đạn bắn qua nó. Vì L / 55 vẫn giữ nguyên hình dạng nòng súng nên nó có thể bắn cùng một loại đạn như L / 44. Loại súng này được trang bị thêm cho Leopard 2 của Đức và Hà Lan, và được chọn làm súng chính của Leopard 2E của Tây Ban Nha và Leopard 2HEL của Hy Lạp. Nó đã được thử nghiệm trên tàu Challenger 2 của Anh như một sự thay thế tiềm năng cho vũ khí hiện tại của nó, pháo L30 120 mm. Nhiều loại đạn đã được phát triển để sử dụng cho xe tăng với súng dựa trên thiết kế L / 44 ban đầu của Rheinmetall. Điều này bao gồm một loạt thiết bị xuyên động năng , chẳng hạn như loạt M829 của Mỹ , và đầu đạn chống tăng có độ nổ cao . Các loại đạn dược gần đây bao gồm một loạt các loại đạn phòng không và đạn phá hủy. Các LAHAT , phát triển ở Israel, là một tên lửa súng phóng đó đã nhận được sự quan tâm từ Đức và 2 người dùng Leopard khác, và được thiết kế để đánh bại cả hai giáp đất và máy bay trực thăng chiến đấu. Israel cũng giới thiệu một loại vũ khí sát thương mới giúp hạn chế sát thương bằng cách kiểm soát sự phân mảnh của đạn. Việc phát triển pháo 120mm L / 44 bắt đầu vào năm 1965, khi Bundeswehr cảm thấy cần một loại súng mạnh hơn cho các xe tăng mới của mình. [3] [4] Các trường hợp đầu tiên của một khẩu súng xe tăng Liên Xô lớn hơn đã được chứng kiến trên khung gầm của một biến đổi T-55 vào năm 1961. [5] Năm 1965, Liên Xô 's T-62 xuất hiện công khai đầu tiên của mình, trang bị với súng bắn tăng thân trơn 115 mm (4,5 in) . [6] Quyết định của Liên Xô trong việc tăng cường sức mạnh của vũ khí trang bị chính cho xe tăng của họ là vào đầu những năm 1960, một chỉ huy xe tăng Iran đào thoát qua biên giới Liên Xô trên một chiếc xe tăng M60 Patton hoàn toàn mới , được trang bị pháo 105 mm. (4,1 in) súng M68, phiên bản Hoa Kỳ của khẩu L7 của Hoàng gia Anh. [7] Bất chấp sự ra đời của T-62, vào năm 1969 xe tăng T-64 của họ đã được trang bị lại súng tăng 125 mm (4,9 in) mới, [7] trong khi năm 1972 Nizhny Tagil bắt đầu sản xuất xe tăng T-72. , cũng được trang bị súng 125 mm (4,9 in). [8] Tại cuộc giao tranh tại Sultan Yakoub, trong Chiến tranh Liban năm 1982 , chính phủ Israel tuyên bố đã tiêu diệt 9 chiếc T-72 của Syria bằng xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava , được trang bị phiên bản Israel của M68 105 mm của Mỹ (4,1 in ) súng xe tăng. [9] Dù đúng hay không, Liên Xô đã bắn thử một số quả đạn xuyên giáp M111 "Hetz" của Israel tại Kubinka , phát hiện ra quả đạn 105 mm (4,1 in) có thể đục thủng tấm mặt trước nghiêng nhưng không bắn thủng được. giáp tháp pháo của xe tăng T-72. [10] Để đáp lại, Liên Xô đã phát triển T-72M1. [11] Điều này khiến Israel lựa chọn súng tăng 120 mm trong quá trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava III. [12] Trường hợp này tương tự như quyết định của Mỹ thay thế súng tăng M68 105 mm (4,1 in) bằng súng 120 mm của Rheinmetall vào năm 1976; Sự ra đời của T-64A đã đặt ra câu hỏi trong cộng đồng thiết giáp rằng liệu loại đạn mới cho cỡ nòng pháo hiện tại có thể đối phó hiệu quả với xe tăng mới của Liên Xô hay không. [13]
Nguyễn Văn Long (sinh 1988) Nguyễn Văn Long (sinh ngày 23 tháng 12 năm 1988) là một diễn giả truyền cảm hứng, doanh nhân, nhà cố vấn và là một xạ thủ chuyên nghiệp. Ông lọt top 100 người giàu ở Philippines sở hữu tài sản trên 1 triệu đô. Hiện ông Long đang là cố vấn marketing cho nhiều tập đoàn đa quốc gia tại Hồng Kông đồng thời giữ chức vụ CEO tại công ty chuyên về lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm Kaila K-ONE. Đặc biệt, ông còn là người truyền cảm hứng và động lực cho giới trẻ Việt Nam qua các buổi diễn thuyết của mình cũng như trên mạng xã hội. Xuất thân. Nguyễn Văn Long sinh ra tại Đồng Nai trong một gia đình người Việt có bố là một trung tá công an, mẹ làm nghề kinh doanh buôn bán. Giáo dục. Sau khi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, ông tiếp tục sang Mỹ học MBA chuyên ngành Công nghệ thông tin tại Trường Quản lý Yale rồi làm việc tại nhiều quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia. Hiện ông đang sinh sống tại Hồng Kông. Quá trình hoạt động. Với tấm bằng MBA tại Mỹ, Nguyễn Văn Long được mời về làm tại một tập đoàn lớn ở Nhật. Sau đó ông di chuyển sang các nước châu Âu để làm việc trong nhiều tập đoàn đa quốc gia. Từ năm 2015-2018, ông trở thành nhà cố vấn chiến lược cho nhiều công ty đa quốc gia tại Hồng Kông. Năm 2019, ông về Việt Nam thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Thương mại Đào tạo Kaila. Kể từ đó đến nay ông liên tục bay qua lại giữa Việt Nam và Hồng Kông để đảm bảo công việc. Hiện Kaila Group đang nắm giữ vị thế top đầu trên thị trường thời trang, mỹ phẩm Việt Nam và vươn tầm quốc tế. Nguyễn Văn Long được đánh giá là “CEO truyền cảm hứng” với việc truyền động lực cho những người trẻ có mong muốn theo đuổi kinh doanh thông qua các buổi diễn thuyết của mình. Triết lý kinh doanh. Nguyễn Văn Long vốn được coi là một cuốn bách khoa toàn thư sống bởi việc nắm giữ kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực từ văn hóa, xã hội cho đến công việc. Theo ông, yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất trong việc phát triển một doanh nghiệp chính là tầm nhìn của ban lãnh đạo. Trọng tâm của việc kinh doanh cần lấy chữ Tín và Tâm làm nền tảng hoạt động thay vì đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Về vấn đề đối nội, ông đề cao yếu tố con người, chú trọng việc đào tạo nhân lực bài bản cũng như thúc đẩy môi trường làm việc thân thiện, kích thích sự sáng tạo. Doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến chính sách trao thưởng cho các cán bộ công nhân viên có công lớn giúp họ có thêm động lực để tin tưởng và cống hiến. Hoạt động từ thiện. Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình thì tính đến nay, Kaila Group của Nguyễn Văn Long đã trích hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận để thực hiện các chương trình từ thiện và chiến dịch an sinh xã hội như: thăm hỏi động viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phát quà dịp Lễ Tết cho người dân trên địa bàn hoạt động; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng trường học, cứu trợ lũ lụt, thiên tai; hỗ trợ cho các trẻ em mồ côi hoặc có hoàn cảnh khó khăn thông qua hình thức trao học bổng.
Gorr The God Butcher Gorr Kẻ sát thần là một siêu phản diện xuất hiện trong Truyện tranh Mỹ xuất bản bởi Marvel Comics. Nhân vật này sẽ xuất hiện với vai diễn live-action đầu tiên của mình trong bộ phim thuộc Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU) "" (2022), do Christian Bale thủ vai. Liên kết ngoài. - Gorr the God Butcher trên ComicVine - Gorr The God Butcher at DynamicsArts - Gorr at Comic Book Database
Loài động vật nguy hiểm nhất thế giới Loài động vật nguy hiểm nhất thế giới là triển lãm tổ chức năm 1963 tại Sở thú Bronx ở thành phố New York, cho thấy một tấm gương và dòng chữ mô tả những hiểm họa mà con người đã gây ra đối với sự sống trên Trái Đất. Năm 1968, một phiên bản giống cuộc triển lãm đã được đặt tại Sở thú Brookfield ở Chicago. Lịch sử. Triển lãm được tổ chức lần đầu tại Sở thú Bronx vào ngày 26 tháng 4 năm 1963. Câu chuyện về cuộc triển lãm đã trở nên nổi tiếng và được nhắc đến trong nhiều tờ báo khác nhau trên khắp nước Mỹ. Triển lãm cũng được đưa tin trên tờ "The Illustrated London News", đi kèm với một bức ảnh chụp do Hiệp hội Động vật học New York cung cấp. Cuộc triển lãm còn được trưng bày tại Great Apes House. Triển lãm. Dòng chữ "Loài động vật nguy hiểm nhất thế giới" được in màu đỏ trên nóc của một cái lồng. Sau song sắt của lồng đặt một tấm gương. Du khách khi nhìn vào lồng sẽ xem được hình ảnh phản chiếu từ gương, ngụ ý rằng con người là loài động vật "nguy hiểm nhất". Triển lãm tại Sở thú Bronx được cho là vẫn còn ở đó vào năm 1981. Năm 1963, người phụ trách các loài động vật có vú tại Sở thú Bronx khi được hỏi về phản ứng của du khách đối với cuộc triển lãm, ông đã nói rằng: “Họ làm theo cách mà chúng tôi muốn. Tác phẩm khiến họ dừng lại và suy nghĩ". Văn bản gốc bên dưới tác phẩm viết: Sau đó, văn bản được đổi thành: Tiếp nhận. Tờ "Corpus Christi Times" đã gọi đây là một "cuộc triển lãm đáng kinh ngạc" và viết rằng nó "khiến khách tham quan phải dừng lại". Tờ "Illustrated London News" thì cho biết những gì mọi người nhìn thấy trong gương chính là "loài động vật nguy hiểm nhất trên thế giới không cần bàn cãi". "Và có một sự thật đáng suy ngẫm trong tuyên bố đơn giản nhưng đầy hiệu quả mà nó đem lại". Cuộc triển lãm cũng được tờ "The Morning Call" vào năm 1989 cho là một điều gây ra cảm giác tội lỗi. Di sản. Sở thú Brookfield ở Chicago cũng có một triển lãm tương tự được trưng bày vào năm 1968 với nội dung "Sinh vật nguy hiểm nhất trên Trái Đất là con người, kẻ đã tự hủy hoại chính mình và khiến hơn 100 loài động vật phải tuyệt chủng". Một phiên bản cuộc triển lãm đã xuất hiện tại một sở thú được đề cập trong cuốn tiểu thuyết "Cuộc đời của Pi" của nhà văn Yann Martel xuất bản năm 2001.
Vũ Hải Chấn Vũ Hải Chấn (11 tháng 12 năm 1953 - 30 tháng 5 năm 2022) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Phó chủ nhiệm Chính trị. Khen thưởng. - Huân chương Lao động hạng Ba; - Huân chương Quân công hạng Nhì; - Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất; - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất; - Huy chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; - Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; - Huy chương Quân kỳ Quyết thắng; - Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng.
USS Thomas F. Nickel (DE-587) USS "Thomas F. Nickel" (DE-587) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên binh nhì Thủy quân Lục chiến Thomas Frederick Nickel (1921-1942), người từng phục vụ cùng Tiểu đoàn 1 Biệt kích Thủy quân Lục chiến tại quần đảo Solomon, đã tử trận trong Trận Tulagi vào ngày 7 tháng 8, 1942 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại để tiếp tục phục vụ từ năm 1950 đến năm 1958. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1973. "Thomas F. Nickel" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Thomas F. Nickel" được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 15 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Fred W. Nickel, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 6, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Claude Singley Farmer. Lịch sử hoạt động. 1944 - 1946. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại vùng biển Caribe từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 26 tháng 7, 1944, "Thomas F. Nickel" hộ tống cho Đoàn tàu UGS-50 vượt Đại Tây Dương sang Bizerte, Tunisia và quay trở về Hoa Kỳ. Sau đó nó chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, cùng Đội hộ tống 71 khởi hành từ Boston, Massachusetts vào ngày 30 tháng 9. Băng qua kênh đào Panama vào ngày 15 tháng 10, nó có các chặng dừng tại các quần đảo Galápagos và Society trước khi đi đến Espiritu Santo vào ngày 1 tháng 11. Tại đây nó nhận lên tàu 15 quả ngư lôi ném từ máy bay để vận chuyển đến Manus, đi đến Seeadler Harbor vào ngày 7 tháng 11. Ba ngày sau đó, nó chứng kiến vụ nổ của tàu chở đạn ở cách nó hơn một dặm, nhưng không gây hư hại gì cho bản thân. Sau đó "Thomas F. Nickel" chuyển sang khu vực New Guinea, đi đến vịnh Humboldt vào ngày 21 tháng 11. Nó khởi hành một tuần sau đó hộ tống đoàn tàu vận tải hướng sang Philippines, đi đến vịnh San Pedro, Leyte vào ngày 15 tháng 12. Con tàu lên đường hai ngày sau đó cùng một đoàn tàu vận tải khác cho chặng quay trở lại Hollandia. Vào ngày 28 tháng 12, "Thomas F. Nickel" cùng Đội đặc nhiệm 78.1 khởi hành từ Aitape trong thành phần Lực lượng Tấn công San Fabian, đưa Sư đoàn 43 Bộ binh đổ bộ lên Luzon. Lực lượng tiến vào vịnh Lingayen vào ngày 9 tháng 1, 1945, và chiếc tàu hộ tống khu trục đã bảo vệ cho hoạt động đổ bộ trước khi chuyển sang nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm và phòng không cho đến ngày 18 tháng 1. Vào chiều tối ngày 10 tháng 1, khi tàu vận chuyển tấn công bị máy bay tấn công tự sát Kamikaze đâm trúng và hư hại, "Thomas F. Nickel" đã thả xuồng để cứu vớt năm người bị rơi xuống nước và chăm sóc y tế cho họ. Vào ngày 18 tháng 1, "Thomas F. Nickel" lên đường đi New Guinea để phục vụ tuần tra chống tàu ngầm giữa các đảo Biak và Owi. Đến đầu tháng 2, nó quay trở lại Philippines trong thành phần Đội đặc nhiệm 78.6, lực lượng tăng viện thứ ba cho Lingayen. Nó ở lại ngoài khơi Luzon từ ngày 6 tháng 2 đến ngày 7 tháng 3, và sau đó phục vụ tuần tra chống tàu ngầm và hộ tống vận tải trên tuyến đường hàng hải giữa San Pedro và vịnh Subic với các cảng New Guinea và quần đảo Caroline. Nó rời vịnh Subic vào ngày 6 tháng 8 để hộ tống một đoàn tàu vận tải tiếp nhiên liệu hướng sang vịnh Buckner, Okinawa, rồi hộ tống cho chiếc tàu đốc đổ bộ quay trở lại Philippines. Vào chiều tối ngày 12 tháng 8, "Oak Hill" báo cáo trông thấy một kính tiềm vọng bên mạn trái phía đuôi tàu, và tám phút sau đó một quả ngư lôi chạy lướt qua cách đuôi chiếc "Oak Hill" . "Thomas F. Nickel" tiến hành nhiều lượt tấn công bằng mìn sâu, và sau đó tín hiệu sonar biến mất. Hai con tàu đi đến Leyte an toàn vào ngày 15 tháng 8, đúng vào lúc Nhật Bản chấp nhận đầu hàng, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. "Thomas F. Nickel" tiếp tục thực hiện thêm một chuyến đi khứ hồi khác sang vịnh Buckner vào cuối tháng 8, hộ tống cho chiếc tàu đốc đổ bộ , rồi quay trở về cùng với chiếc tàu vận chuyển tấn công . Nó tiếp tục phục vụ tại vùng biển Philippines cho đến ngày 29 tháng 11, khi nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ, về đến San Diego, California vào ngày 18 tháng 12, 1945. Con tàu được cho xuất biên chế vào ngày 31 tháng 5, 1946 và đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. 1948 - 1957. Vào tháng 6, 1946, "Thomas F. Nickel" được điều động sang Quân khu Hải quân 12 như một tàu huấn luyện, và được kéo đến San Francisco vào ngày 31 tháng 10, rồi sau đó chuyển đến Sacramento. Con tàu được cho hoạt động trở lại vào ngày 8 tháng 7, 1948, phục vụ như tàu huấn luyện cho nhân sự thuộc Hải quân Dự bị Hoa Kỳ. Nó thực hiện những chuyến đi huấn luyện vào dịp cuối tuần cùng những chuyến đi thực tập kéo dài hai tuần vào mùa Hè đến Mexico, Canada, Alaska, Trân Châu Cảng hay các cảng dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Nó chính thức nhập biên chế trở lại vào ngày 22 tháng 9, 1950, nhưng vẫn phục vụ như tàu huấn luyện tại San Francisco cho đến tháng 12, 1951, khi nó được điều đến San Diego. "Thomas F. Nickel" thực hiện chuyến viếng thăm đến vịnh Humboldt, California nhân Ngày Lực lượng Vũ trang vào tháng 5, 1954; sau đó là chuyến đi vượt Thái Bình Dương vào tháng 2, 1955, đi đến Honolulu vào ngày 17 tháng 2 và quay trở về đảo Treasure, San Francisco vào ngày 26 tháng 2. Nó lại được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương vào ngày 25 tháng 11, 1957. "Thomas F. Nickel" được cho xuất biên chế lần sau cùng vào ngày 26 tháng 2, 1958 và neo đậu tại San Diego, cho đến khi bị rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 12, 1972. Con tàu bị bán cho hãng Levin Metals Co. tại San Jose, California để tháo dỡ vào ngày 9 tháng 6, 1973. Phần thưởng. "Thomas F. Nickel" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo gallery of USS Thomas F. Nickel (DE-587) at navsource.org - uboat.net: USS "Thomas F. Nickel" (DE 587) - destroyersonline.com: USS "Thomas F. Nickel"
USS Peiffer (DE-588) USS "Peiffer" (DE-588) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Carl David Peiffer (1915-1942), phi công phục vụ cùng Liên đội Tuần tiễu VS-6 trên tàu sân bay , đã tử trận trong Trận Midway vào ngày 4 tháng 6, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu ngoài khơi California vào năm 1967. "Peiffer" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Peiffer" được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 21 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Frank W. Peiffer, mẹ của Thiếu úy Peiffer, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 6, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Wesley Francis Jones. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Peiffer" phục vụ cho việc huấn luyện tàu ngầm tại vùng biển ngoài khơi Nam New England. Chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, nó lên đường vào ngày 30 tháng 9, 1944, cùng với Đội hộ tống 71 băng qua kênh đào Panama và đi đến Seeadler Harbor, Manus vào ngày 7 tháng 11. Sau khi chuyển đến Hollandia, New Guinea, "Peiffer" hộ tống một đoàn tàu vận tải đi sang Leyte, Philippines, rồi đến ngày 28 tháng 12 đã gia nhập Đội đặc nhiệm 78.5 và khởi hành từ Aitape trong thành phần Lực lượng Tấn công San Fabian, đưa Sư đoàn 43 Bộ binh đổ bộ lên Luzon. Hướng lên phía Tây Bắc vào ngày 30 tháng 12, nó tuần tra chống tàu ngầm và phòng không ngoài khơi bãi đổ bộ trong khi diễn ra cuộc tấn công ban đầu vào ngày 9 tháng 1, 1945. Nó rút lui vào ngày hôm sau, rồi đi đến vịnh Leyte vào ngày 13 tháng 1, nơi nó hộ tống các tàu đổ bộ LSTvận chuyển tiếp liệu và lực lượng tăng viện đi sang Luzon. Tách khỏi Lực lượng Đổ bộ Đệ Thất hạm đội vào ngày 20 tháng 2, "Peiffer" trình diện để phục vụ cùng Tư lệnh Tiền phương biển Philippine, rồi trong những tháng cuối của cuộc chiến tranh đã phục vụ tuần tra chống tàu ngầm và hộ tống vận tải trên tuyến đường hàng hải giữa San Pedro và vịnh Subic với các cảng New Guinea và quần đảo Caroline. Vào cuối tháng 7, nó tháp tùng bảo vệ cho tàu sân bay hộ tống đi đến Guam; và khi quay trở lại Leyte vào ngày 10 tháng 8, nó tiếp tục ở lại Viễn Đông sau khi Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Con tàu tuần tra tại vùng biển Philippines, hộ tống các đoàn tàu vận tải đi sang Okinawa, và trước khi quay trở về Hoa Kỳ đã có chuyến đi vận chuyển nhân sự sang Thượng Hải. Rời bờ biển Trung Quốc vào ngày 24 tháng 11, nó ghé về Philippines trước khi hướng về vùng bờ Tây Hoa Kỳ. Về đến San Pedro, Los Angeles vào ngày 4 tháng 1, 1946, "Peiffer" được chuyển đến San Diego vào tháng 3, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 1 tháng 6, 1946, và đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Nó bị rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 12, 1966, và cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi California vào ngày 16 tháng 5, 1967. Phần thưởng. "Peiffer" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo gallery off USS Peiffer (DE-588) at navsource.org
USS Tinsman (DE-589) USS "Tinsman" (DE-589) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên thủy thủ Carl Welby Tinsman (1924-1942), người từng phục vụ cùng tàu khu trục , đã tử trận trong hoạt động chiếm giữ tàu vượt phong tỏa Đức Quốc xã "Karin" tại Nam Đại Tây Dương vào ngày 10 tháng 3, 1943 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1973. "Tinsman" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Tinsman" được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 21 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 6, 1944, được đỡ đầu bởi bà James Corley, chị của thủy thủ Tinsman, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 6, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân William G. Grote. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc trang bị, "Tinsman" lên đường vào ngày 21 tháng 7, 1944 cho chuyến đi thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, rồi quay trở về Boston, Massachusetts vào ngày 19 tháng 8. Chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, nó rời Boston vào ngày 11 tháng 10, gia nhập một đoàn tàu vận tải vào ngày hôm sau để băng qua kênh đào Panama, và đi đến Seeadler Harbor tại quần đảo Admiralty vào cuối tháng 11. Sau một lượt huấn luyện, con tàu đi đến Hollandia, New Guinea vào ngày 2 tháng 12, nơi nó gia nhập một đoàn tàu vận tải để hướng sang Leyte, Philippines. Sau khi đi đến vịnh San Pedro vào ngày 14 tháng 12, "Tinsman" lên đường một tuần sau đó cho chuyến quay trở về New Guinea, thả neo tại vịnh Humboldt. Nó lại lên đường vào ngày 26 tháng 12, đi đến vùng biển ngoài khơi bán đảo Vogelkop của New Guinea để tuần tra chống tàu ngầm. Sang đầu năm 1945, "Tinsman" hộ tống một đoàn tàu vận tải đi sang vịnh San Pedro, và đã rời Leyte vào ngày 6 tháng 1 hộ tống một đoàn tàu vận tải bao gồm tàu tiếp dầu, tàu kéo và sà lan đi sang vịnh Lingayen, Luzon. Máy bay tấn công tự sát Kamikaze đã tấn công đoàn tàu vào ngày 12 tháng 1; trong ngày hôm đó họ chống trả bốn lượt không kích, bắn rơi hai máy bay, và sang ngày hôm sau hỏa lực phòng không của "Tinsman" bắn rơi thêm một chiếc khác. Nó thả neo tại vịnh Lingayen vào ngày 14 tháng 1, rồi rút lui về Leyte vào ngày hôm sau, về đến vịnh San Pedro vào ngày 18 tháng 1, bắt đầu chuẩn bị cho hoạt động đổ bộ tiếp theo tại Philippines. Cùng với Đội 8 Lực lượng Đổ bộ Đệ Thất hạm đội rời vịnh Leyte vào ngày 27 tháng 1, "Tinsman" đi đến ngoài khơi Nasugbu, Luzon vào ngày 31 tháng 1, nơi Sư đoàn 11 Nhảy dù đổ bộ lên bờ mà chỉ gặp sự kháng cự yếu ớt. Đêm hôm đó một số lượng lớn xuồng máy cảm tử Shinyo chở theo bom và chất nổ tìm cách tấn công tàu chiến Hoa Kỳ, đặc biệt nhắm vào tàu hộ tống khu trục chị em lúc đó đang tuần tra canh phòng. "Tinsman", lúc đó đang ở không xa "Lough", đã trợ giúp chiến sáng cho tàu chị em chống trả những kẻ tấn công tự sát, đánh chìm ít nhất sáu chiếc. "Tinsman" rời Luzon vào ngày 2 tháng 2, hộ tống một đoàn tàu vận tải hướng sang Mindoro, rồi trong suốt tháng 2 đã tiếp tục vai trò hộ tống vận tải giữa vịnh Mangarin và vịnh Nasugbu. Vào đầu tháng 3, "Tinsman" rời vịnh Leyte để đi đến New Guinea, và sau khi được tiếp liệu con tàu quay trở lại Philippines, tiếp nối vai trò hộ tống vận tải. Đến giữa tháng 4, nó thực hiện một chuyến đi đến Palau; và sang tháng 7 lại có lượt viếng thăm Ulithi và Hollandia trước khi quay trở lại Philippines. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, nó vẫn ở lại khu vực Viễn Đông, chủ yếu tại Philippines, nhưng cũng ghé đến Hollandia và Thiên Tân, Trung Quốc. Lên đường vào ngày 29 tháng 11 để quay trở về Hoa Kỳ, nó đi ngang qua Eniwetok và Trân Châu Cảng trước khi về đến San Pedro, Los Angeles vào ngày 18 tháng 12. "Tinsman" được kéo đến San Diego, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 11 tháng 5, 1946 hoặc ngày 24 tháng 6, 1946, và đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Nó được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 11, 1969 hoặc ngày 15 tháng 5, 1972, rồi cuối cùng bị bán cho hãng Levin Metals Co. tại San Jose, California để tháo dỡ vào ngày 14 tháng 9, 1973. Phần thưởng. "Tinsman" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo gallery of USS Tinsman (DE-589) at navsource.org
USS DeLong (DE-684) USS "DeLong" (DE-684) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Hạ sĩ Thủy quân Lục chiến Weldon Fader DeLong (1916-1942), người từng tham gia chiến đấu tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, đã tử trận tại Point Cruz vào ngày 3 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1947, rồi được huy động trở lại để tiếp tục phục vụ từ năm 1951 đến năm 1962. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu ngoài khơi Puerto Rico vào năm 1970. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "DeLong" được đặt lườn tại Xưởng tàu Fore River của hãng Bethlehem Steel Corp. ở Quincy, Massachusetts vào ngày 19 tháng 10, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 11, 1943, được đỡ đầu bởi bà L. C. DeLong, mẹ của hạ sĩ DeLong, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng 12, 1943 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Robert Cecil Houston. Lịch sử hoạt động. 1944 - 1947. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "DeLong" đi đến Miami, Florida vào ngày 10 tháng 3, 1944 để hoạt động như một tàu huấn luyện, và đảm nhiệm vai trò này cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Vào ngày 15 tháng 8, nó được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc với ký hiệu lườn mới APD-137, rồi lên đường đi Charleston, South Carolina để được cải biến cho vai trò mới. Tuy nhiên do Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, việc cải biến bị hủy bỏ và nó quay trở lại ký hiệu lườn cũ DE-684. Đi đến sông St. John's, Florida vào ngày 5 tháng 11, con tàu được cho xuất biên chế vào ngày 25 tháng 4, 1947 và đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương, neo đậu tại Green Cove Springs, Florida. 1951 - 1969. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, "DeLong" được huy động trở lại và tái biên chế vào ngày 7 tháng 2, 1951. Sau khi được huấn luyện, nó gia nhập Hải đội Hộ tống 8 thuộc Lực lượng Khu trục Hạm đội Đại Tây Dương, và tham gia các cuộc tập trận chống tàu ngầm tại Bắc Đại Tây Dương cùng viếng thăm Nova Scotia. Con tàu phục vụ như một tàu huấn luyện tại Trường Sonar Hạm đội tại Key West, Florida trong giai đoạn từ ngày 4 tháng 4 đến ngày 11 tháng 7, 1952. Khởi hành từ Norfolk, Virginia vào ngày 26 tháng 8, "DeLong" tham gia cuộc Tập trận Mainbrace của Khối NATO, viếng thăm Edinburgh, Scotland và Arendal, Na Uy, rồi hộ tống các tàu vận tải tham gia tập trận đổ bộ tại bờ biển Đan Mạch trước khi quay trở về Norfolk vào ngày 11 tháng 10. Con tàu tiếp tục phục vụ cùng Trường Sonar Hạm đội tại Key West từ ngày 5 tháng 1, 1953, rồi sang mùa Hè đã thực hiện chuyến đi thực tập cho học viên sĩ quan đến Santos, São Paulo, Brazil và Willemstadt, Curaçao. Đến mùa Hè năm 1954, những học viên sĩ quan được đưa đi thực tập đến Dublin, Ireland và Portsmouth, Anh; xen kẻ giữa các giai đoạn này, nó hoạt động tại chỗ từ Norfolk, được bảo trì tại Charleston, và tham gia các cuộc tập trận hạm đội tại vùng biển Caribe. Đi đến New York vào ngày 2 tháng 1, 1958, "DeLong" bắt đầu hoạt động như một tàu huấn luyện cho Hải quân Dự bị Hoa Kỳ, trực thuộc Quân khu Hải quân 3, tiến hành những chuyến đi huấn luyện dọc eo biển Long Island và thỉnh thoảng đi đến Puerto Rico. Khi xảy ra vụ Khủng hoảng Berlin trong giai đoạn 1960–1961, con tàu được huy động vào Hải đội Hộ tống 18 thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, đặt cảng nhà tại Newport, Rhode Island và thường xuyên thực hành huấn luyện tại khu vực Caribe. Khi khủng hoảng đã lắng dịu, vào ngày 1 tháng 8, 1961, nó quay trở lại nhiệm vụ huấn luyện dự bị cùng Quân khu Hải quân 3, đặt cảng nhà tại Căn cứ Hải quân Dự bị Fort Schuyler ở Bronx, New York. "DeLong" được cho ngừng hoạt động lần sau cùng vào ngày 8 tháng 8, 1969. Nó bị rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 19 tháng 2, 1970, và bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi Puerto Rico cùng ngày hôm đó. Liên kết ngoài. - Photo Archive of USS DeLong (DE-684) at NavSource Online - DeLong family at DE-684's christening - USS DeLong at history.navy.mil, archived at archive.org
Kalchik Kalchik (tiếng Ukraina: "Кальчик") là một con sông ở Donetsk Oblast của Ukraine. Nó chảy từ Listvanka vào Kalmius, nó chảy vào gần thành phố Mariupol. Các nhà sử học cho rằng con sông này là bối cảnh diễn Trận sông Kalka giữa Đế quốc Mông Cổ và Kiev Rus' vào năm 1223. Đây cũng là nơi diễn ra của một trận chiến nhỏ hơn trong cuộc nội chiến Mông Cổ năm 1381.
Đế quốc Khwarazmia Đế chế Khwarazmia (; còn được đánh vần: "Khwarezmian") là một đế chế Hồi giáo dòng Sunni của người Thổ-Ba Tư cai trị phần lớn Trung Á, Afghanistan và Iran ngày nay. Trong giai đoạn 1077 đến 1231, đầu tiên nó là chư hầu của Đế quốc Seljuk và Qara Khitai (triều đại Tây Liêu), và sau đó trở nên độc lập, cho đến khi bị Đế quốc Mông Cổ chinh phục vào thế kỷ XIII. Người ta ước tính rằng đế chế này trải dài trên diện tích từ 2,3 triệu km2 đến 3,6 triệu km2 vào đầu thế kỷ XIII, khiến nó trở thành một trong những đế chế trên đất liền lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ngày thành lập nhà nước Khwarazmshahs vẫn còn gây tranh cãi. Vương triều cai trị đế chế được thành lập bởi Anush Tigin (còn được gọi là Gharachai), ban đầu là nô lệ người Thổ của những nhà cai trị Gharchistan, sau đó trở thành Mamluk phục vụ cho Seljuqs. Tuy nhiên, chính Ala ad-Din Atsiz, hậu duệ của Anush Tigin, người đã giành được độc lập cho Khwarazm khỏi các nước láng giềng. Năm 1220, người Mông Cổ dưới sự cai trị của Thành Cát Tư Hãn đã xâm lược Đế chế Khwarazmia, chinh phục thành công toàn bộ nó trong vòng chưa đầy hai năm. Người Mông Cổ đã khai thác những điểm yếu và xung đột hiện có trong đế chế, bao vây và cướp bóc những thành phố giàu có nhất, đồng thời tạo ra một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.
Still Dreaming (album của TXT) Still Dreaming (cách điệu trong tất cả các chữ hoa) là album phòng thu tiếng Nhật đầu tiên của nhóm nhạc nam Hàn Quốc TXT. Album được phát hành bởi Big Hit Entertainment, Universal Music Japan và Republic Records vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, ba tháng sau mini album mở rộng thứ ba "" (2020). Mười bài hát là phiên bản tiếng Nhật của sáu bản hit của nhóm nhạc, cùng với hai bản nhạc cụ mới, một bài hát gốc tiếng Nhật hoàn toàn mới, “Force” và bản hit tiếng Nhật trước đó của nhóm nhạc tên là “Everlasting Shine”. Được thu âm bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, "Still Dreaming" là một album J-pop vay mượn nhiều yếu tố âm nhạc bao gồm disco, pop rock và synth-pop. Album trở thành quán quân thứ ba liên tiếp của nhóm trên Oricon Albums—sau "" và "Minisode1: Blue Hour"—với doanh số tuần đầu tiên hơn 87.000 bản. Đây là album đầu tiên của nhóm vượt qua 100.000 bản tại Nhật Bản và lần phát hành thứ ba của nó được chứng nhận bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản (RIAJ), đạt được vị trí vàng cùng tháng đó. Bối cảnh. Vào tháng 3 năm 2019, nhóm nhạc nam Hàn Quốc Tomorrow X Together ra mắt với mini album ""The Dream Chapter: Star"" miêu tả những trải nghiệm mà các chàng trai đã gặp phải trong quá trình lớn lên. Các bản phát hành tiếp theo, ""The Dream Chapter: Magic"" tiếp tục câu chuyện của họ về sự trưởng thành từ tuổi vị thành niên. Vào tháng 1 năm 2020, TXT ra mắt tại Nhật Bản với đĩa đơn ""Magic Hour"" chứa phiên bản tiếng Nhật của các bài hát đã phát hành trước đó. Sau đó, họ phát hành đĩa đơn tiếng Nhật thứ hai ""Drama"" vào tháng 8 dẫn đến việc phát hành album phòng thu tiếng Nhật được công bố vào ngày 23 tháng 11 năm 2020, với ngày phát hành là 20 tháng 1 năm 2021. Album chứa các bài hát từ tất cả các bản phát hành trước đó của họ. Vào tháng 11 năm 2020, đã được tiết lộ rằng đĩa đơn "Force" sẽ được viết bởi Motoki Omori từ Mrs. Green Apple, một ban nhạc rock Nhật Bản gồm 5 thành viên đến từ Tokyo. Đĩa đơn được giới thiệu làm bài hát chủ đề cho mùa thứ hai của loạt phim hoạt hình TV Asahi "World Trigger". Phát hành và quảng bá. Phân phối. Album đã được phát hành trước bằng kỹ thuật số vào ngày 19 tháng 1, sau đó là bản phát hành vật lý một ngày sau đó. Các lãnh thổ hạn chế bên ngoài Nhật Bản đã nhận được các phiên bản thực. Các đơn đặt hàng trước vật lý cho album đã bắt đầu vào ngày 23 tháng 11, sau khi các phiên bản Giới hạn và Thông thường khác nhau của album được công bố. Sáu phiên bản của album đã có sẵn: hai Phiên bản Giới hạn A và B, một Phiên bản Thông thường chỉ dành cho CD và ba phiên bản giới hạn của Phiên bản thông thường. Phiên bản Giới hạn A bao gồm CD và giấy lời bài hát trong hộp Keep được bọc trong hộp đựng sang trọng phiên bản giới hạn với hai tập sách 24 trang chứa đầy ảnh ban ngày và ảnh chụp thời gian hoàng hôn tương ứng. Phiên bản giới hạn B bao gồm hộp đựng Jewel chứa đĩa CD và DVD có video âm nhạc cho "Blue Hour (Japanese Ver.)", một video và cảnh quay từ buổi chụp ảnh bìa, một tập sách lời bài hát cũng như một tập sách 12 trang chứa đầy ảnh ban ngày và thời gian hoàng hôn được đựng trong hộp trượt phiên bản giới hạn. Ngược lại, Phiên bản Thông thường chỉ dành cho CD đi kèm với một tập sách có lời và một trong năm "Phiên bản tiêu chuẩn" ngẫu nhiên trong.photocard được bao gồm như một phần thưởng chỉ cho lần nhấn đầu tiên. Weverse Shop Japan, The Universal Music Store và Loppi • HMV Limited Editions của phiên bản này cũng bao gồm một tập sách lời bài hát với hai tập trước có áp phích kích thước B3 và sau đó có một thẻ bưu điện làm phần thưởng tương ứng. Tất cả các album đều có chung danh sách bài hát. Sau thành công thương mại tại Nhật Bản, album sau đó được phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 2 năm 2021, thông qua Universal Music Enterprises (UME), một bộ phận danh mục của Universal Music Group. Tiếp thị. Yunika Vision đã trình chiếu một tính năng đặc biệt dài nửa tiếng của sáu video âm nhạc TXT phiên bản dài chưa cắt, bao gồm "Blue Hour [Japanese Ver.]" Trên màn hình của nó trước ga Seibu-Shinjuku từ ngày 21 tháng 1 đến ngày 27 tháng 1; tính năng này cũng có thể truy cập để xem trên thiết bị di động với âm thanh chất lượng cao thông qua ứng dụng "VISION α". Các buổi biểu diễn trực tiếp. TXT đã tổ chức buổi biểu diễn ra mắt phiên bản tiếng Nhật của "Blue Hour" trên CDTV Live! Live! của TBS Japan Kéo dài thêm 4 tiếng đặc biệt của Giáng sinh vào ngày 21 tháng 12 qua video quay trước. Họ làm khách mời trên Buzz Rhythm 02 của Nippon TV vào ngày 22 tháng 1 để trình diễn lần thứ hai cho "Blue Hour" phiên bản tiếng Nhật. Nhóm nhạc đã trình bày lại bài hát vào tuần sau trên chương trình Sukkiri của Nippon TV vào ngày 26 tháng 1. Nhóm nhạc đã lần đầu tiên biểu diễn "Force" trên TV Asahi Music Station vào ngày 29 tháng 1. Họ đã biểu diễn lại bài hát trên TV Asahi Break Out vào ngày 3 tháng 2. Họ đã biểu diễn ca khúc "Force" trong Single-Take cho The First Take được công chiếu trên kênh YouTube vào ngày 10 tháng 2. Nhóm nhạc tiếp tục quảng bá album tại Ngày âm nhạc của TBS Nhật Bản bằng cách biểu diễn "Force" vào ngày 17 tháng 7 năm 2021. Hiệu suất thương mại. Album đã đứng đầu trên Oricon Weekly Album Chart trên bảng xếp hạng số ra ngày 1 tháng 2 năm 2021, trở thành album thứ ba liên tiếp tại Nhật Bản đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng hàng tuần của Oricon. "Still Dreaming" cũng tiếp tục ở vị trí đầu tiên trên Oricon daily album chart trong sáu ngày liên tiếp sau khi phát hành, đánh dấu vị trí đầu tiên trên tổng cộng sáu lần trong tuần đầu tiên. Theo Oricon, album của TXT đã đạt doanh số ước tính 87.000 bản trong tuần đầu tiên phát hành. Trên bảng xếp hạng "Billboard Japan" Hot Albums, "Still Dreaming" lọt vào top dẫn đầu, bán được khoảng 100.000 bản. Vào ngày 12 tháng 2, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản (RIAJ) thông báo rằng "Still Dreaming" đã bán được hơn 100.000 bản và cuối cùng đã nhận được chứng nhận vàng. Album đã đạt tiêu chuẩn trong vòng một tháng kể từ khi phát hành vào ngày 20 tháng 1 năm 2021. Tại Hoa Kỳ, TXT đã đánh dấu lần thứ 3 của họ trên bảng xếp hạng "Billboard 200" khi Still Dreaming ra mắt ở vị trí 173, trở thành nghệ sĩ đầu tiên kể từ khi BTS lọt vào bảng xếp hạng "Billboard 200" với một album tiếng Nhật.. Dan sách. Ghi chú - biểu thị một nhà đồng sản xuất - "Dreaming" trong "Intro: Dreaming", "Crown" và "Still" trong "Outro: Still" đều được viết hoa cách điệu Người tham gia. Bản quyền đến từ Tidal và các ghi chú lót của "Still Dreaming". Nhạc sĩ. - Tomorrow X Together – primary artist - Soobin – gang vocals , backing vocals - Yeonjun – narration , backing vocals , gang vocals - Beomgyu – gang vocals - Taehyun – backing vocals , gang vocals - Hueningkai – backing vocals , gang vocals - Revin – songwriting , gang vocals - Slow Rabbit – songwriting - Motoki Ohmori – songwriting, backing vocals - Kyler Niko – songwriting, backing vocals - Lil 27 Club – songwriting - "Hitman" Bang – songwriting - Masaya Sakudo – Japanese lyrics - Adora – gang vocals - Kim Boram – gang vocals - Kim Chorong – gang vocals - Yoo Hankyul – gang vocals - Jeong Woo Yeong – gang vocals - Hiju Yang – gang vocals - Kim Jeeyeon – gang vocals - Hyun Ju Lim – gang vocals - Ko Ryongwoo – gang vocals - Supreme Boi – songwriting - Melanie Joy Fontana – songwriting, backing vocals - Michel "Lindgren" Schulz – songwriting - Andreas Carlsson – songwriting - Pauline Skótt – songwriting - Peter St. James – songwriting - Zopp – Japanese lyrics - Mayu Wakisaka – songwriting - Shoko Fujibayashi – Japanese lyrics - Pdogg – songwriting - Peter Ibsen – songwriting - Naitumela Masuki – songwriting - Jake Torrey – songwriting, backing vocals - Noah Conrad – songwriting - Roland "Rollo" Spreckley – songwriting - El Capitxn – songwriting - Yohei – lyrics, backing vocals - Uta – composition - Eric Zayne – songwriting - Naz Tokio – songwriting - Summergal – songwriting Thiết bị đo đạc. - Revin – keyboard, synthesizer - Slow Rabbit – synthesizer, keyboard - Young – guitar - Motoki Ohmori – guitar - Del Atkins – bass - Serg Dimitrijevic – guitar - Lee Taewook – guitar - Pdogg – keyboard, synthesizer - Noah Conrad – keyboard, synthesizer - El Capitxn – keyboard, synthesizer - Choi Hyung Jong – guitar - Uta – keyboard, synthesizer, guitar - Summergal – keyboard Sản xuất. - "Hitman" Bang – production , executive production - Kazuhiro Imanari – executive production - Revin – production - Motoki Ohmori – production, musical arrangement - Uta – musical arrangement - Slow Rabbit – production , vocal arrangement - Adora – vocal arrangement - Supreme Boi – vocal arrangement - Pdogg – production ,vocal arrangement - Noah Conrad – production - El Capitxn – vocal arrangement , production - Hiss Noise – vocal arrangement - Uta – production Kỹ thuật. - Kim Jeeyeon – engineering - Slow Rabbit – engineering , digital editing - Jeong Woo Yeong – mixing , engineering - Chris Gehringer – mastering - Motoki Ohmori – programming, engineering - Kim Chorong – engineering , digital editing - D.O.I – mixing - Revin – digital editing - Erik Reichers – engineering - Kyler Niko – engineering - Josh Gudwin – mixing - Elijah Merrit-Hitch – mixing assistance - Heidi Wang – mixing assistance - Michel “Lindgren” Schulz – engineering - John Hanes – mixing - Hiroshi Hayashi – digital editing - Phil Tan – mixing - Supreme Boi – digital editing - El Capitxn – digital editing - Park Eunjeong – engineering - Jaycen Joshua – mixing - Jacob Richards – mixing assistance - Mike Seaberg – mixing assistance - DJ Riggins – mixing assistance - Pdogg – engineering - Noah Conrad – engineering - Yang Ga – mixing - Uta – engineering - Park Jinse – mixing Artwork. - Yumiko Kobayashi – visual creator - Nu Kim – visual creator - Lee Hyun-ju – visual creator - Jung Su – visual creator - Jung Rakta – visual creator - Kim Seung-won – hair - Han Ah-reum – make up - Kim Kyu-nam – stylist - Michiyo Goda – photography Đọc thêm. - TXT Liên kết ngoài. - Oricon album profile (in Japanese)
Nguyễn Thu Hoài Nguyễn Thu Hoài (sinh ngày 16 tháng 9 năm 1998) là cầu thủ bóng chuyền của đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam và Vietinbank VC.
Địa lý Gruzia Gruzia là một quốc gia ở vùng Kavkaz, một vùng giao nhau của Đông Âu và Tây Á . Có đường bờ biển với Biển Đen, phía bắc và đông bắc giáp Nga, phía nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, phía đông nam giáp Azerbaijan. Vị trí. Gruzia được bao quanh bỏi dãy Kavkaz, tạo thành một phần ranh giới tự nhiên giữa Đông Âu và Tây Á. Vị trí lục địa của Gruzia đã được thay đổi rất nhiều. Anaximandros đã đặt ranh giới giữa châu Âu và châu Á dọc theo sông Phasis (sông Rioni hiện đại ), nó đã xác định một cách hợp các phần phía bắc của Gruzia ở châu Âu và phía nam ở châu Á, một quy ước cũng được Herodotos tán thành . Theo một định nghĩa thế kỷ 18, đã đặt ra cuộc Suy thoái Kuma – Manychnhư ranh giới lục địa, Gruzia và toàn bộ Caucasus thuộc về châu Á. Tuy nhiên, một định nghĩa khác đã vẽ ra ranh giới tại sông Aras , đặt toàn bộ Gruzia vào châu Âu một cách hợp lý. Mặc dù có sự khác biệt về vị trí địa lý, sự gần gũi của Gruzia với phần lớn châu Âu, kết hợp với lịch sử, văn hóa và chính trị giống nhau, đã dẫn đến việc gia nhập châu Âu ngày càng lớn hơn. Quốc gia này đã tham gia một số tổ chức của châu Âu, chẳng hạn như Hội đồng châu Âu và Eurocontrol , và được coi là đủ điều kiện để đăng ký trở thành thành viên của Liên minh châu Âu trong tương lai.
Meriel Forbes Meriel Forbes, Lady Richardson "(13 tháng 9 năm 1913 – 7 tháng 4 năm 2000)" là một nữ diễn viên người Anh. Bà là cháu gái của Norman Forbes-Robertson và cháu gái của Sir Johnston Forbes-Robertson. Sau khi ra mắt với Công ty lưu diễn của cha mình vào năm 1929, Forbes đã tiến bộ thông qua các tiết mục của tỉnh West End. Forbes kết hôn với nam diễn viên Ralph Richardson vào năm 1944. Cặp đôi thường xuyên xuất hiện cùng nhau ở London, và trong chuyến lưu diễn ở Anh, châu Âu, Úc và Bắc và Nam Mỹ. Forbes xuất hiện trong 15 bộ phim từ năm 1934 đến năm 1969. Cuộc đời và sự nghiệp. Forbes sinh ra Muriel Elsa Florence Forbes-Robertson ở Fulham, London, con gái của Frank Forbes-Robertson và vợ Honoria, nhũ danh McDermot. Forbes được giáo dục ở Eastbourne, Brussels và Paris. Ở tuổi 16, Forbes xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu, trong Forbesng ty lưu diễn của cha Forbes vào năm 1929, với tư cách là bà của de Hooley trong The Passing of the Third Floor Back của Jerome K Jerome. Sau một thời gian ngắn với Forbesng ty Dundee Repertory vào năm 1931, Forbes xuất hiện lần đầu tiên ở London trong cùng năm đó, với vai Simone D'Ostignac trong Porcupine Point của Gabriel Toyne. Năm 1931, Forbes gia nhập công ty Birmingham Repertory, và sau đó làm việc ở West End. Forbes đã đính hôn với Robert Morley vào năm 1930 và sau đó có một mối tình với Robert Donat.
Đời là chiến đấu Đời là chiến đấu (tên gốc tiếng Pháp: Nos batailles, còn được biết đến với tên tiếng Anh: Our Struggles) là phim điện ảnh hài-chính kịch của Bỉ và Pháp năm 2018 do Guillaume Senez đạo diễn. Phim có sự tham gia diễn xuất của Romain Duris, Laure Calamy, Lætitia Dosch, Lucie Debay, Basile Grunberger, Lena Girard Voss và Dominique Valadié, với nội dung kể về cuộc sống của một người đàn ông với hai đứa con sau khi người vợ đột ngột rời bỏ mái ấm gia đình. "Đời là chiến đấu" được khởi chiếu ra mắt thuộc khuôn khổ Tuần lễ phê bình quốc tế của Liên hoan phim Cannes 2018. Phim đã nhận được bảy đề cử tại Giải Magritte lần thứ 9 và giành chiến thắng ở năm hạng mục, bao gồm Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất cho Guillaume Senez. Tại Việt Nam, phim được khởi chiếu vào tháng 5 năm 2022 trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Âu tại Việt Nam 2022. Nội dung. Olivier cố gắng hết sức để chống lại sự bất công tại nơi làm việc. Một ngày nọ, khi người vợ Laura đột ngột rời bỏ mái ấm gia đình, anh phải một mình xoay sở giữa nhu cầu của con cái, những thách thức hàng ngày của cuộc sống cũng như công việc của mình. Đối mặt với những trách nhiệm mới này, Olivier không dễ đạt được sự cân bằng. Bởi Laura sẽ không trở lại. Diễn viên. - Romain Duris vai Olivier - Laure Calamy vai Claire - Lætitia Dosch vai Betty - Lucie Debay vai Laura - Basile Grunberger vai Elliot - Lena Girard Voss vai Rose - Dominique Valadié vai Joëlle Phát hành. "Đời là chiến đấu" được khởi chiếu ra mắt trong khuôn khổ Tuần lễ phê bình quốc tế của Liên hoan phim Cannes 2018. Tại Việt Nam, phim được khởi chiếu vào tháng 5 năm 2022 trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Âu tại Việt Nam 2022.
Dorchester Town F.C. Dorchester Town FC là một câu lạc bộ bóng đá bán chuyên nghiệp có trụ sở tại Dorchester, Dorset, Anh. Trực thuộc Liên đoàn bóng đá hạt Dorset, đội bóng hiện thi đấu tại và có sân nhà tại sân vận động Avenue, Cornwall Danh hiệu. - Southern League Eastern Division - Nhà vô địch mùa giải 2003–04 - Southern League Southern Division - Nhà vô địch các mùa giải 1979–80, 1986-87 - Á quân mùa giải 1977–78 - Southern League Cup - Nhà vô địch mùa giải 2001–02 - Á quân mùa giải 1991–92 - Southern League Challenge Trophy - Nhà vô địch mùa giải 2002–03 - Western League Division One - Nhà vô địch mùa giải 1954–55 - Á quân mùa giải 1960–61 - Western Football League Professional Cup - Á quân các mùa giải 1960–61, 1961–62 - Western Football League Alan Young Cup: - Nhà vô địch mùa giải 1961–62 - Dorset Senior Cup - Nhà vô địch các mùa giải 1950–51, 1960–61, 1967–68, 1968–69, 1971–72, 1993–94, 1995–96, 2000–01, 2002–03, 2006–07, 2010–11, 2011–12 Liên kết ngoài. - Trang web chính thức
Littorio (thiết giáp hạm Ý) Littorio là thiết giáp hạm dẫn đầu lớp thiết giáp hạm "Littorio" của Hải quân Hoàng Gia Ý (Regia Marina) trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Con tàu được đặt theo tên gọi của Vệ sĩ La Mã thời cổ đại ("Littorio" theo tiếng Ý), được sử dụng làm một trong những biểu tượng của Chủ nghĩa Phát xít Ý. "Littorio" và con tàu thứ hai cùng lớp, "Vittorio Veneto", được đóng để đối phó với lớp thiết giáp hạm "Dunkerque" của Hải quân Pháp. "Littorio" và "Vittorio Veneto" là các thiết giáp hạm tân tiến đầu tiên của người Ý, và là những tàu chủ lực có mức choán nước 41.000 tấn đầu tiên được hạ thủy sau khi người Ý liên tục vi phạm các điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922. "Littorio" được đặt đóng vào tháng 10 năm 1934, hạ thủy vào tháng 8 năm 1937 và hoàn thành vào tháng 5 năm 1940. Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, "Littorio" bị hư hại nặng trong một cuộc không kích của Hải quân Hoàng Gia Anh vào Taranto đêm ngày 11 tháng 11 năm 1940, khiến con tàu phải ngừng hoạt động đến tháng 3 năm 1941. "Littorio" sau đó tham gia vào các chiến dịch đánh chặn các đoàn tàu vận tải của Anh tại Địa Trung Hải, nhưng không đạt được nhiều thành công nổi bật, ngoại trừ việc làm hư hại vài tàu chiến Anh trong Trận Sirte lần hai vào tháng 3 năm 1942. "Littorio" được đổi tên thành "Italia" vào tháng 7 năm 1943 sau khi Chính phủ Phát xít Ý sụp đổ. Theo Hiệp định Đình chiến Cassibile, "Italia" cùng phần lớn các tàu chủ lực Ý được lệnh khởi hành về Malta, sau đó là Alexandria và tập kết Hồ Great Bitter ở Kênh đào Suez để giao cho người Anh quản lý. Vào ngày 9 tháng 9 năm 1943, khi đang trên đường rút chạy về Malta, hạm đội Ý bất ngờ bị tấn công bởi máy bay ném bom Đức. "Italia" trúng một quả bom thông minh Frizt X trong cuộc tấn công, khiến phần mũi tàu bị hư hại nặng, và "Roma", con tàu thứ ba của lớp "Littorio", bị đánh chìm. "Italia" được lưu lại ở Hồ Great Bitter đến năm 1947 trước khi được chuyển giao cho người Mỹ với vai trò là chiến lợi phẩm. Con tàu được trao trả về Ý vào năm 1948 và được tháo dỡ ở La Spezia vài năm sau đó. Đặc tính. "Littorio" và "Vittorio Veneto" được thiết kế để và phát triển sau khi Hải quân Đức bắt đầu đóng ba tàu lớp "Deutschland" trang bị sáu khẩu pháo 280 mm, và Hải quân Pháp đã lần lượt hạ hai thiết giáp hạm lớp "Dunkerque" được trang bị tám khẩu pháo 330 mm. "Littorio" có chiều dài tính toán (LBP) là 224,05 mét (735,1 ft), chiều dài tổng thể đạt 237,76 mét (780,1 ft), mức mớn nước đạt 9,6 mét (31 ft) và con tàu cao 32,82 mét (107,7 ft). "Littorio" có mức choán nước tiêu chuẩn là 40.724 tấn (40.081 tấn Anh; 44.891 tấn Mỹ) và 45.236 tấn (44.522 tấn Anh; 49.864 tấn Mỹ) khi đầy tải. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng các điều khoản được đặt ra trong Hiệp ước Hải quân Washington, khi Hiệp ước chỉ quy định các quốc gia chỉ được phép hạ thủy các tàu chủ lực có mức choán nước tối đa là 35.000 tấn/tàu. Tuy vậy, Hải quân Ý đã khéo léo đánh tráo thông tin và thuyết phục được các đoàn khảo sát rằng lớp "Littorio" của họ vẫn nằm trong giới hạn mà hiệp ước áp đặt. Hệ thống động cơ của tàu bao gồm bốn động cơ tuabin hơi nước Belluzzo được cung cấp năng lượng bởi tám nồi hơi Yarrow chạy bằng dầu. Động cơ của tàu đạt công suất trục là 128.200 mã lục (95.600 kW) và đạt tốc độ tối đa là 30 knot (56 km/h; 35 mph). Trong một đợt thử máy, "Littorio" đã đạt 137.649 mã lực (102.645 kW) ở tốc độ tối đa 31,3 knot (58,0 km/h; 36,0 mph), một kết quả cao hơn rất nhiều so với thông số kỹ thuật tiêu chuẩn của tàu. "Littorio" có biên chế thủy thủ đoàn theo mức tiêu chuẩn là 80 sĩ quan và 1.750 thủy thủ, và con số này tăng lên thành 1.950 sĩ quan và thủy thủ trong giai đoạn cuối của cuộc chiến. Hệ thống pháo chính của "Littorio" bao gồm chín khẩu pháo 381 mm L/50 Ansaldo 1934 được chia đều ra ba tháp pháo ba nòng, hai tháp pháo đặt ở trước đài chỉ huy và một tháp đặt ở cuối hệ thống thượng tầng. Hệ thống vũ khí phụ của tàu bao gồm 12 khẩu pháo 152 mm (6.0 in) L/55 Ansaldo Model 1934, được chia đều cho bốn tháp pháo ba nòng. Hai tháp pháo 152 mm được đặt hai bên tháp pháo 381 mm số 2 và hai tháp còn lại được đặt ở hai bên rìa tháp pháo 381 mm số 3. Hệ thống pháo phòng không của tàu bao gồm 12 khẩu pháo 90 mm (3.5 in) L/50 mạnh mẽ được đặt ở bên bên thượng tầng của tàu, 12 khẩu pháo 37 mm (1.5 in) L/54 và 16 pháo 20 mm (0.79 in) L/65. Pháo 90 mm có nhiệm vụ cung cấp hỏa lực phòng không tầm xa cho tàu, và được đặt trong các ụ riêng lẻ với hệ thống ổn định chạy biệt lập. Tốc độ bắn của pháo 90 mm là 12 viên/phút và có trần bay khoảng 10.800 m. Pháo 37 mm và 20 mm có nhiệm vụ cung cấp hỏa lực phòng không tầm gần và có tầm bắn hiệu quả lần lượt là 4.000 mét và 2.500 mét. Ngoài ra, con tàu còn được lắp đặt bốn khẩu pháo 120 mm (4.7 in) L/40 làm nhiệm vụ bắn pháo sáng. "Littorio" được trang bị hệ thống radar dò tìm EC 3 bis vào tháng 8 năm 1941, được nâng cấp vào tháng 4 năm 1942 và sau đó được thay thế bằng mẫu EC 3 ter vào tháng 9 năm 1942. Đai giáp chính của "Littorio" bao gồm lớp giáp đồng chất dày 70 mm đặt ở bên ngoài và lớp giáp trát xi măng dày 280 mm được đặt phía sau tấm giáp đồng chất. Con tàu được lắp đặt Hệ thống đai chống ngư lôi Pugliese - một trong những hệ thống chống ngư lôi hiệu quả nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Boong tàu bao gồm một lớp giáp đồng nhất dày 36 mm đặt trên một lớp giáp dày 9 mm; lớp giáp trên khu vực boong tàu sẽ thay đổi tùy thuộc vào không gian và vị trí chúng bảo vệ. Ở khu vực khoang chứa đạn, boong tàu dày 162 mm. Tại khu vực khoang động cơ, độ dày của boong được giảm xuống còng 110 mm và 90 mm ở các khu vực còn lại. Bệ tháp pháo chính của tàu được bảo vệ bởi một lớp giáp tráng xi măng dày 350 mm ở bên trên boong tàu và giảm xuống còn 280 mm ở bên dưới boong tàu. Mặt trước của các tháp pháo chính dày 350 mm, hai bên tháp và trần dày 200 mm và 130 mm ở khu vực hông tháp pháo. Tháp pháo phụ 152 mm được đặt trong các bệ dày 150 mm ở trên boong tàu và 100 mm ở dưới boong tàu. Mặt trước tháp pháo 152 mm dày 280 mm và 70 mm ở hai mặt bên. Hệ thống pháo phòng không của tàu được bảo vệ bởi các tấm thép chống đạn có độ dày từ 12 mm tới 40 mm. Con tàu được lắp đặt một máy phóng thủy phi cơ, và được trang bị ba thủy phi cơ trinh sát IMAM Ro.43 hoặc tiêm kích Reggiane Re.2000. Lịch sử hoạt động. "Littorio" được đặt lườn ở Xưởng Đóng tàu Ansaldo ở Genoa vào ngày 28 tháng 10 năm 1934 để kỷ niệm trong Cuộc hành quân của Đảng Phát xít tại Rome năm 1922. Những thay đổi trong thiết kế và việc thiếu các tấm giáp để lắp đặt đã khiến việc đóng tàu bị chậm tiến độ và làm việc hạ thủy bị chậm ba tháng so với kế hoạch ban đầu là tháng 5 năm 1937. "Littorio" được hạ thủy vào ngày 22 tháng 8 năm 1937 trong một buổi lễ có sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao của Đảng Phát Xít Ý. Con tàu được đỡ đầu bởi bà Signora Teresa Ballerino Cabella, vợ của một người công nhân tham gia vào quá trình đóng "Littorio" ở Xưởng Ansaldo. Việc lắp đặt trang thiết bị cho "Littorio" kéo dài đến đầu năm 1940, và trong thời gian đó, phần mũi tàu đã được thay đổi để tăng sự ổn định của tàu. "Littorio" sau đó tham gia một loạt các đợt thử nghiệm trong khoảng thời gian hai tháng, từ ngày 23 tháng 10 năm 1939 tới ngày 21 tháng 12 năm 1939, trước khi được được nhập biên chế ngày 6 tháng 5 năm 1940. Sau vài đợt thử nghiệm cuối cùng vào tháng 5, "Littorio" cùng "Vittorio Veneto" được đưa vào hoạt động vào ngày 2 tháng 8 năm 1940, và được biên chế vào Hải đội 9 của Chuẩn Đô đốc Carlo Bergamini tại Taranto. Từ ngày 31 tháng 8 tới ngày 2 tháng 9 năm 1940, "Littorio", cùng bốn thiết giáp hạm, mười tuần dương hạm và 31 khu trục hạm đã tham gia đánh chặn Đoàn vận tải MB.3 trong Chiến dịch Hats, nhưng việc trinh sát thiếu hiệu quả đã khiến hạm đội Ý không thể nghênh chiến với tàu chiến Anh. Hạm đội này tiếp tục tung ra một cuộc đánh chặn khác vào Đoàn vận tải MB.5 tới Malta vào ngày 29 tháng 9 nhưng không thành công. Không kích Taranto. Đêm ngày 11 - sáng ngày 12 tháng 11 năm 1940, Hạm đội Địa Trung Hải của Hải quân Hoàng Gia Anh đã tổ chức một đợt không kích vào hạm đội Ý neo đậu tại cảng Taranto. 21 máy bay phóng lôi Swordfish cất cánh từ hàng không mẫu hạm "Illustrious" và tấn công theo hai đợt. Dù cảng Taranto được bảo vệ bởi một hệ thống phòng không khá mạnh mẽ, bao gồm 21 pháo phòng không 90 mm, hàng chục pháo 37 mm và 20 mm, và 27 khinh khí cầu chống máy bay, nhưng họ không có hệ thống radar dò tìm trên không. Do đó, khi các tốp máy bay Swordfish bắt đầu tấn công, các đơn vị phòng không và tàu chiến Ý hoàn toàn bị bất ngờ và không kịp tổ chức phòng thủ. Các thiết giáp hạm neo đậu trong cảng, trong đó có "Littorio", lại không được bảo vệ bởi các lớp lưới chống ngư lôi. "Littorio" trúng ba quả ngư lôi trong cuộc không kích, bao gồm một quả vào khu vực đuôi tàu và hai quả ở khu vực mũi tàu. Quả ngư lôi ném trúng khu vực đuôi tàu đã phá hủy bánh lái và chấn động từ vụ nổ đã làm hỏng cơ cấu lái của tàu. Khu vực phía trước của Littorio bị ngập nặng, với phần mũi tàu bị chìm hẳn và nước ngập đến mép tháp pháo 381 mm số 1. Trong quá trình trục vớt "Littorio", nhóm sửa chữa phát hiện ra quả ngư lôi thứ tư, đã bị xịt và nằm ở ngay bên dưới lườn tàu. Quả ngư lôi xịt này đã làm chậm việc đưa "Littorio" vào ụ sửa chữa đến ngày ngày 11 tháng 12, và việc sửa chữa được hoàn thành vào ngày 11 tháng 3 năm 1941. Các chiến dịch đánh chặn đoàn vận tải. Sau khi việc sửa chữa được hoàn tất, "Littorio" quay trở lại hoạt động vào tháng 8 năm 1941. Ngày 22 - 25 tháng 8, "Littorio" xuất kích đánh chặn một đoàn vận tải, nhưng thất bại và quay trở về cảng sau đó. Một tháng sau, "Littorio" dẫn đầu chiến dịch đánh chặn một đoàn tàu vận tải của Anh trong Chiến dịch Halberd vào ngày 27 tháng 9 năm 1941. Trinh sát Ý báo cáo rằng đoàn vận tải bảo vệ bởi một nhóm hộ tống hùng hậu, trong đó có ba thiết giáp hạm "Rodney", "Nelson" và "Prince of Wales." Phó Đô đốc Angelo Iachino, chỉ huy lực lượng đánh chặn, sau một thời gian không tìm thấy mục tiêu, cùng với mệnh lệnh không được phép giao chiến trừ khi có ưu thế về quân số, đã cho dừng cuộc xuất kích và ra lệnh cho nhóm thiết giáp hạm quay trở về căn cứ. Ngày 13 tháng 12, "Littorio" tiếp tục tham gia vào một nhiệm vụ đánh chặn khác vào một đoàn vận tải tới Malta, nhưng phải hủy bỏ nhiệm vụ sau khi "Vittorio Veneto" bị trúng ngư lôi từ một tàu ngầm Anh. Ba ngày sau, "Littorio" tham gia vào Chiến dịch M42, có nhiệm vụ hộ tống một đoàn vận tải tiếp tế các đơn vị Đức và Ý chiến đấu tại Bắc Phi. Tính đến thời điểm đó, người Anh đã phá thành công mã Enigma, khiến các đoàn vận tải của phe Trục tới Bắc Phi gặp nhiều khó khăn, và khiến Hải quân Hoàng Gia Ý phải điều động hạm đội của họ cho các chiến dịch vận tải. Ngày 17 tháng 12, "Littorio" và nhóm hộ tống bắt gặp một đoàn vận tải của Anh trong khu vực, dẫn đến Trận Sirte lần một. "Littorio" khai hỏa vào tàu chiến Anh ở khoảng cách rất xa, hơn 32.000 mét, nhưng không ghi nhận một pha bắn trúng nào. Tuy nhiên, hỏa lực áp đảo của Ý đã buộc tàu chiến Anh phải xả khói rút lui, và đoàn vận tải M42 cập bến Bắc Phi thành công mà không chịu bất kỳ thiệt hại nào. Ngày 3 tháng 1 năm 1942, "Littorio" tham gia vào Chiến dịch M43, với nhiệm vụ hộ tống đoàn vận tải tới Bắc Phi; con tàu hoàn thành nhiệm vụ và quay trở về cảng vào ngày 6 tháng 1. Ngày 22 tháng 3, "Littorio" tham gia vào Trận Sirte lần hai trong vai trò soái hạm của một hạm đội Ý, và có nhiệm vụ tiêu diệt một đoàn tàu vận tải của Anh tiến vào Malta. Khi trời bắt đầu tối, một số khu trục hạm của Anh đã áp sát "Littorio" và tấn công ở khoảng cách gần, nhưng hỏa lực mạnh từ dàn pháo chính và pháo phụ của "Littorio" đã buộc các khu trục hạm phải rút lui. Trong trận đánh, "Littorio" bị trúng một viên đạn 4,7-inch (120 mm) vào phần thân tàu, gây hư hại nhẹ, và đã làm hư hại nghiêm trọng hai khu trục hạm "Havock" và "Kingston". Tuần dương hạm hạng nhẹ "Euryalus" cỹng bị trúng đạn từ "Littorio" nhưng không chịu thiệt hại đáng kể. "Littorio" đã bắn tổng cộng 181 viên đạn 381 mm vào tàu chiến Anh trong trận đánh, và các chớp lửa đầu nòng từ pháo 381 mm số 3 của "Littorio" đã khiến một chiếc thủy phi cơ đậu sau tàu bị bốc cháy, nhưng không tạo ra mối nguy hại nghiêm trọng cho tàu. Mặc dù hạm đội Ý không thể tấn công trực tiếp vào nhóm vận tải, nhưng cuộc chạm trán đã khiến các tàu vận tải phải tản ra, và nhiều chiếc bị đánh chìm trong các cuộc không kích vào ngày hôm sau. Ba tháng sau, ngày 14 tháng 6, "Littorio" tham gia nhiệm vụ đánh chặn đoàn vận tải Anh khởi hành từ Alexandria tới Malta trong Chiến dịch Vigorous. "Littorio", "Vittorio Veneto", bốn tuần dương hạm và 12 khu trục hạm được cử đi tấn công đoàn vận tải. Người Anh nhanh chóng xác định được vị trí của hạm đội Ý và tổ chức vài đợt không kích đêm nhằm ngăn chặn hạm đội này tấn công đoàn vận tải, nhưng không thành công. Trong lúc đi tìm kiếm hạm đội vận tải của Anh vào ngày 15 tháng 6, hạm đội Ý bị không kích bởi các máy bay ném bom hạng nặng B-24 Liberator của Không lực Lục quân Hoa Kỳ. "Littorio" trúng một quả bom vào tháp pháo 381 mm số 1, khiến một thủy thủ thiệt mạng và 12 người bị thương, nhưng không gây nhiều thiệt hại cho tháp pháo và "Littorio" vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường. Mối đe dọa từ các thiết giáp hạm Ý đã buộc người Anh phải hủy bỏ Chiến dịch Vigorous. Lúc 14 giờ cùng ngày, người Ý kết thúc chiến dịch đánh chặn và trên đường quay trở về căn cứ, "Littorio" trúng một quả ngư lôi được thả từ một chiếc Vickers Wellington của Không quân Hoàng Gia Anh, khiến con tàu bị ngập hơn 1.500 tấn nước ở phần mũi. Con tàu quay về cảng thành công và việc sửa chữa được hoàn thành vào ngày 27 tháng 8. Con tàu được lưu lại tại Taranto tới ngày 12 tháng 12, và sau đó cùng hạm đội di chuyển về La Spezia. Số phận. "Littorio" được cho ngừng hoạt động trong sáu tháng đầu năm 1943 do Hải quân Ý gặp vấn đề thiếu nhiên liệu trầm trọng. Người Ý chỉ có đủ nhiên liệu cho "Littorio", "Vittorio Veneto" và "Roma", nhưng chỉ phù hợp cho các nhiệm vụ khẩn cấp. Tháng 6 năm 1943, quân đội Đồng Minh thực hiện một loạt các cuộc không kích và La Spezia nhằm tiêu diệt cả ba thiết giáp hạm của Hải quân Ý neo đậu tại đây. "Littorio" trúng ba quả bom vào ngày 19 tháng 6. "Littorio" được đổi tên thành "Italia" vào ngày 30 tháng 7 sau khi chính phủ Phát xít của Benito Mussolini bị lật đổ vào ngày 25 tháng 7 năm 1943. Ngày 3 tháng 9, Chính phủ Ý ký kết Hiệp định Cassibile, đồng nghĩa với việc sự nghiệp hoạt động của "Italia" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai chính thức kết thúc. Sáu ngày sau, "Italia" cùng hạm đội Ý khởi hành về Malta để đầu hàng quân Anh. Trên đường đi, hạm đội Ý bị tấn công bởi máy bay ném bom Dornier Do 217 của Đức Quốc Xã. "Italia" trúng một quả bom Frizt X vào khu vực phía tháp pháo 381 mm số 1; quả bom đâu xuyên qua các lớp sàn tàu trước khi phát nổ ở dưới biển, gây hư hại nghiêm trọng cho phần thân tàu. Trong khi đó, "Roma" trúng hai quả bom Fritz X, khiến hầm đạn của "Roma" sau đó phát nổ; con tàu bị gãy đôi và chìm, đem theo sinh mạng của 1.253 sĩ quan và thủy thủ. "Italia" và "Vittorio Veneto" cập bến Malta thành công, và được lưu lại tại đó tới ngày 14 tháng 9, trước khi được lệnh di chuyển về Alexandria. Hai chiếc neo đậu tại Hồ Great Bitter ở Kênh đào Suez trong suốt quãng thời gian còn lại của cuộc chiến. Vào ngày 5 tháng 2 năm 1947, "Italia" được phép quay trở về Ý. Theo Hiệp ước Hòa bình với Ý, được ký kết năm ngày sau đó, "Italia" được lệnh tiến về Hoa Kỳ với tư cách là chiến lợi phẩm chiến tranh của người Mỹ trước khi được trao trả cho người Ý. Con tàu được xóa khỏi danh sách đăng bạ vào ngày 1 tháng 6 năm 1948 và đem đi tháo dỡ ở La Spezia. Quá trình tháo dỡ. Trước nguy cơ mất đi hai tàu chiến chủ lực mạnh mẽ nhất của mình, Tham mưu trưởng Hải quân Ý (Marina Militare), Đô đốc Franco Maugeri, đã liên tục đấu tranh để giữ ít nhất một thiết giáp hạm lớp "Littorio" trong biên chế của họ. Maugeri bắt đầu việc này bằng đề xuất giữ lại hai thiết giáp hạm lớp "Littorio" ("Italia" và "Vittorio Veneto") thay cho hai thiết giáp hạm lớp "Andrea Doria" cũ được phe Đồng Minh đồng ý cho phép người Ý giữ lại, nhưng không nhận được phản hồi nào. Vào đầu năm 1948, Ủy ban Hòa bình ép buộc Hải quân Ý phải đưa hai thiết giáp hạm vào lực lượng dự bị và yêu cầu phá bỏ toàn bộ hệ thống vũ khí trên tàu. Đô đốc Maugeri, vẫn nuôi hy vọng cứu được hai con tàu, đã ra lệnh tiến hành việc tháo dỡ một cách chậm nhất có thể. Vào tháng 5 năm 1948, dưới áp lực ngoại giao rất lớn từ phía Liên Xô sau cuộc bầu cử chính trị ở Ý, Hải quân Ý buộc phải tháo dỡ hai con tàu, bắt đầu bằng việc cắt toàn bộ nòng pháo 381 mm, phá hủy hệ thống chân vịt và khoang động cơ tàu. Đô đốc Maugeri một lần nữa tiếp tục câu thêm thời gian đến năm 1949, và liên tục gửi các yêu cầu giúp đỡ đến các bên đại diện của Anh và Pháp, nhưng không nhận được bất kỳ hồi âm nào. Cuối cùng, Hải quân Ý phải từ bỏ hy vọng giữ lại hai con tàu, và quyết định tập trung vào việc xây dựng lực lượng mới dựa trên hàng không mẫu hạm được Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ. Khi Chiến tranh Triều Tiêu bùng nổ vào năm 1950, công việc tháo dỡ hai con tàu được đẩy mạnh tiến độ và hoàn thành vào khoảng năm 1954. Liên kết ngoài. - Thông số kỹ thuật của "Littorio" - Classe Littorio Trang web chính thức của Hải quân Ý (Marina Militare)
Nếu như yêu Nếu như yêu (tiếng Trung: "如果·愛", tiếng Anh: "Perhaps Love", Hán-Việt: "Như quả ái") là một bộ phim điện ảnh nhạc kịch thuộc thể loại tình cảm - chính kịch của Hồng Kông công chiếu lần đầu năm 2005 do Trần Khả Tân làm đạo diễn và đồng sản xuất, với Farah Khan thực hiện phần biên đạo múa trong phim. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên gồm Kim Thành Vũ, Châu Tấn, Trương Học Hữu và Ji Jin-hee, với Tăng Chí Vĩ và Ngô Quân Như là hai ngôi sao khách mời. Quá trình quay phim chính cho bộ phim được diễn ra hoàn toàn ở Bắc Kinh và Thượng Hải với kinh phí sản xuất là 10 triệu USD. Bộ phim có buổi công chiếu lần đầu tại Trung Quốc từ ngày 1 tháng 12 năm 2005, và tại Hồng Kông một tuần sau buổi công chiếu ở Trung Quốc. Ngoài ra, bộ phim còn được chọn là tác phẩm đại diện cho Hồng Kông đi tham gia tranh cử ở hạng mục "Phim quốc tế hay nhất" của giải Oscar lần thứ 79, và đồng thời còn là một trong bốn tác phẩm Hoa ngữ (cùng với "Thất kiếm, Khúc cua quyết định" và "Trường hận ca") đi tranh giải Sư tư vàng tại Liên hoan phim Venezia lần thứ 62; mặc dù vậy, bộ phim không lọt được danh sách đề cử lần cuối cho cả hai hạng mục nói trên. Nhìn chung, "Nếu như yêu" được các nhà phê bình điện ảnh đánh giá cao, nhất là diễn xuất của Châu Tấn, và đồng thời bộ phim còn được so sánh với bộ phim "Moulin! Rouge" của Mỹ. Bộ phim cũng giành được một số giải thưởng lớn cho dù gặp thất bại về doanh thu. Tại lễ trao giải thưởng điện ảnh Hồng Kông lần thứ 25, bộ phim đoạt 6 trên tổng số 11 hạng mục được đề cử, trong đó có hạng mục "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" cho Châu Tấn. Bộ phim cũng giành được 4 trên tổng số 12 hạng mục được đề cử tại giải Kim Mã lần thứ 43. Nội dung. Chuyện phim xoay quanh cuộc đời của Tôn Na (Châu Tấn), một cô gái luôn có khát khao đổi đời để quên đi quá khứ nghèo khó của mình. Tôn Na vô tình gặp Lâm Kiến Đông (Kim Thành Vũ) - một chàng sinh viên điện ảnh cũng nghèo khó chẳng kém gì mình. Họ đã có những kỷ niệm đáng nhớ và một mối tình thật đẹp. Thế nhưng, tình yêu không thể níu chân Tôn Na, vì tham vọng, Tôn Na chấp nhận đánh đổi tất cả để có cơ hội đổi đời. Mười năm sau, Tôn Na đã thực hiện được ước mơ trở thành ngôi sao điện ảnh nhờ sự giúp đỡ của đạo diễn Nhiếp Văn (Trương Học Hữu), cũng là người tình của cô. Gác lại ước mơ làm đạo diễn, Lâm Kiến Đông giờ đây cũng đã trở thành một diễn viên nổi tiếng ở Hồng Kông. Tuy nhiên, điều oái ăm là cả hai lại cùng được chọn đóng vai chính trong bộ phim nhạc kịch sắp thực hiện của chính đạo diễn Nhiếp Văn. Họ sẽ đối mặt với nhau thế nào đây? Diễn viên. Diễn viên chính. - Kim Thành Vũ trong vai Lâm Kiến Đông - Châu Tấn trong vai Tôn Na - Trương Học Hữu trong vai Nhiếp Văn - Ji Jin-hee trong vai Monty Diễn viên khách mời. - Tăng Chí Vĩ trong vai nhà sản xuất bộ phim - Ngô Quân Như trong vai quản lý của Kiến Đông Sản xuất. Quá trình quay phim chính cho bộ phim được diễn ra hoàn toàn ở Bắc Kinh và Thượng Hải với kinh phí sản xuất là 10 triệu USD. Sau 40 năm, đây mới là bộ phim nhạc kịch đầu tiên được quay hoàn toàn ở Trung Quốc. Nhạc phim. Album nhạc phim cho "Nếu như yêu" được ra mắt cùng lúc với hai phiên bản: phiên bản đĩa đơn ở dạng kim cương tiêu chuẩn, và phiên bản giới hạn, gồm hai đĩa được đóng dấu dưới dạng sang trọng. Cả hai phiên bản của album đều được phát hành từ ngày 21 tháng 12 năm 2005. Tiếp nhận. Doanh thu. Trong tuần đầu công chiếu, bộ phim thu về 2,2 triệu USD. Sau buổi công chiếu ở Trung Quốc và Hồng Kông, bộ phim thu về 7 triệu USD. Đánh giá chuyên môn. Nhìn chung, "Nếu như yêu" được các nhà phê bình điện ảnh đánh giá cao, nhất là diễn xuất của Châu Tấn, và đồng thời bộ phim còn được so sánh với bộ phim "Moulin! Rouge" của Mỹ. Đạo diễn Trần Khả Tân đã từng nói: ""Có lẽ Nếu như yêu không phải là bộ phim nhạc kịch, nó đơn thuần chỉ là một câu chuyện về tình yêu"". Tờ "Hollywood Reporter" cho rằng bộ phim thậm chí còn được so sánh với một số bộ phim ở Bollywood, vốn được coi là kinh đô của những bộ phim lãng mạn, tình cảm. Liên kết ngoài. - Article in "The Star" - Review
Brown v. Hội đồng Giáo dục Brown v. Hội đồng Giáo dục của Topeka, 347 US 483 (1954), ("Brown v. Board of Education of Topeka)" là một phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, trong đó Tòa án phán quyết rằng luật của các tiểu bang Hoa Kỳ thiết lập sự phân chia chủng tộc trong các trường công lập là không có tính hiến pháp, kể cả khi các trường bị phân chia có chất lượng ngang bằng nhau. Phán quyết của Tòa án đã bác bỏ một phần quyết định năm 1896 trong vụ "Plessy v. Ferguson", tuyên bố rằng khái niệm "tách biệt nhưng bình đẳng" là vi hiến đối với các trường công và cơ sở giáo dục của Mỹ. Nó mở đường cho sự hòa nhập và là một thắng lợi lớn của phong trào dân quyền, và là hình mẫu cho nhiều vụ kiện tụng có ảnh hưởng trong tương lai.
Konrad, Công tước xứ Lorraine Konrad ( – 10 tháng 8 năm 955) () là Công tước xứ Lorraine từ năm 944 đến năm 953. Ông là một trong những người sáng lập nên Vương triều Salier.
Đoạn lặp armadillo Đoạn lặp armadillo (kí hiệu: ARM) là một môtíp amino acid lặp, đặc trưng, dài 42 đơn phân và được tìm thấy ở nhiều protein. Những protein chứa đoạn lặp armadillo sẽ có nhiều bản sao của nó xếp kế nhau. Mỗi đoạn lặp armadillo có một cặp xoắn alpha, tạo thành cấu trúc hình kẹp tăm. Cấu trúc gồm nhiều cấu trúc kẹp tăm gọi là cấu trúc móng ngựa alpha hoặc cuộn dây alpha. Một số protein chứa đoạn lặp armadillo là β-catenin, α-importin, plakoglobin, adenomatous polyposis coli (APC), và nhiều loại khác. Tên gọi armadillo (nghĩa là con tatu) đến từ tên gọi cũ của gen mã hóa protein β-catenin của "Ruồi giấm thường", nơi đoạn lặp armadillo được khám phá lần đầu tiên. Ban đầu người ta cho rằng β-catenin có chức năng tham gia vào sự dính của cadherin vào khung xương tế bào; tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy protein này còn có tác dụng điều hòa sự tự kết hợp cặp đôi với bản thân của protein α-catenin, từ đó giúp kiểm soát hoạt động nhánh và bó của sợi actin. Dẫu vậy, đoạn lặp armadillo còn xuất hiện ở rất nhiều protein có những chức năng khác. Miền protein này đóng vai trò quan trọng trong tải nạp tín hiệu WNT trong phát triển phôi. Cấu trúc. Cấu trúc ba chiều của đoạn lặp armadillo được quan sát lần đầu trong cấu trúc tinh thể của protein β-catenin, chứa 12 đoạn lặp armadillo lặp liên tục để tạo thành cấu trúc siêu xoắn alpha với ba vòng xoắn ở mỗi đơn vị. Cấu trúc hình trụ của nó chứa một rãnh mang điện dương, được cho là để tương tác với bề mặt axit của các chất tác dụng với β-catenin. Liên kết ngoài. - Eukaryotic Linear Motif resource motif class TRG_NLS_Bipartite_1 - Eukaryotic Linear Motif resource motif class TRG_NLS_MonoCore_2 - Eukaryotic Linear Motif resource motif class TRG_NLS_MonoExtC_3 - Eukaryotic Linear Motif resource motif class TRG_NLS_MonoExtN_4 - Armadillo/plakoglobin ARM repeat in PROSITE
Pháo nòng dài Pháo nòng dài là loại pháo có chiều dài của nòng gấp 40-80 lần cỡ nòng (PND). PND xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 14, từ thế kỷ 14-18 chủ yếu là pháo mặt đất, pháo nòng trơn, cấu tạo còn đơn giản, chưa có bộ phận hãm lùi đẩy lên để hạn chế độ lùi của pháo khi bắn, trọng lượng nặng, tầm bắn gần, mức chính xác và uy lực sát thương của đạn thấp; được quân đội các nước châu Âu sử dụng rộng rãi trên chiến trường. Từ thế kỷ 19, nhờ thành tựu khoa học công nghệ, PND đã có những bước phát triển đáng kể. Về cấu tạo đa xuất hiện các khẩu PND lòng nòng có rãnh xoắn, có cơ cầu hãm lùi đẩy lên, tăng tầm bắn, giảm trọng lượng, tính cơ động cao, uy lực sát thương lớn. Về chủng loại, PND ngày càng phát triển đa dạng, ngoài pháo mặt đất, pháo hạm tàu còn có pháo phòng không, pháo xe tăng... được quân đội các nước sử dụng nhiều trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, PND có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và chủng loại; được quân đội nhiều nước sử dụng phổ biến chi viện trong các loại hình tác chiến, nhất là quân đội Pháp và Đức. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, PND tiếp tục được nghiên cứu phát triển hoàn thiện. Theo cấu tạo và phương thức di chuyển, PND được phân ra: pháo xe kéo, pháo tự hành, pháo trên các phương tiện khác. PND xe kéo cơ động bằng xe kéo pháo, mỗi khẩu pháo được biên chế trang bị đồng bộ với một xe kéo pháo (xe xích hoặc xe bánh hơi). Cũng có thể cơ động xa bằng các phương tiện vận chuyển khác (như xe lửa, tàu thủy, máy bay vận tải...) hoặc cơ động gần bằng sức người đẩy kéo pháo (đối với loại pháo có trọng lượng nhẹ). PND tự hành được cấu tạo lắp đặt trên khung bệ xe (chủ yếu là xe xích), cơ động bằng tự di chuyển. PND đặt trên các phương tiện khác chủ yếu là pháo hạm của hải quân trang bị trên các tàu chiến đấu, hạm đội. Theo tổ chức biên chế trang bị phân ra: pháo mặt đất nòng dài, pháo xe tăng nòng dài, pháo phòng không nòng dài, PND của hải quân. Pháo mặt đất nòng dài trang bị cho các đơn vị pháo binh mặt đất, dùng đánh các mụ tiêu trên mặt đất, mặt nước. Pháo xe tăng nòng dài đặt trên xe tăng, sử dụng chủ yếu để đánh xe tăng, xe bọc thép và sát thương sinh lực, phương tiện chiến đấu khác của đối phương. Pháo phòng không nòng dài có một nòng hoặc nhiều nòng, trang bị cho các đơn vị pháo phòng không, chủ yếu sử dụng đánh các mục tiêu trên không, các mục tiêu mặt đất khi cần. PND của hải quân gồm pháo hạm tàu, pháo bờ biển, chủ yếu sử dụng đánh các mục tiêu trên biển và các mục tiêu trên mặt đất. PND có đường đạn căng, sơ tốc đạn lớn (400-1.000 m/s), tầm bắn xa, lớn hơn tất cả các loại pháo khác cùng cỡ; dùng diệt mục tiêu mặt đất (nước), trên không. PND có phạm vi khống chế hỏa lực rộng, có khả năng xuyên giáp lớn; sử dụng bắn ngắm trực tiếp để tiêu diệt các mục tiêu như xe tăng, xe bọc thép, tàu chiến, máy bay, phương tiện hỏa lực... và phá hủy các mục tiêu kiên cố khác đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trọng lượng và chiều dài của pháo lớn hơn các loại pháo khác cùng cỡ, nên việc cơ động khó khăn hơn. Đối với các loại PND mặt đất chỉ bắn được ở xạ giới thấp (góc bắn < 45o), khi bắn trận địa phải đặt cách xa các khối chắn phía trước, góc rơi của đạn nhỏ, hiệu quả bắn phá hoại các mục tiêu (bằng bắn ngắm gián tiếp) hạn chế hơn so với các loại pháo, cối bắn được cả xạ giới cao. PND thường sử dụng các loại đạn nổ, đạn nổ phá, đạn nổ - phá mảnh, đạn xuyên và một số loại đạn công dụng đặc biệt khác như đạn cháy, đạn chiếu sáng, đạn hạt nhân... Tùy theo tính năng và nhiệm vụ của từng loại pháo, đạn pháo có thể cấu tạo có ống liều hoặc không có ống liều; khi bắn nạp đạn bằng tay, tự động hoặc bán tự động, nạp đạn liền hoặc đạn rời. Ở Việt Nam, trong Kháng chiến chống pháp và Kháng chiến chống Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng các loại PND do Liên Xô, Trung Quốc sản xuất (pháo 130 mm M-46, 85 mm Đ-44, pháo phòng không 100 mm, 57 mm, 37 mm... và các loại pháo 85 mm, 76 mm, 100 mm trên xe tăng...); các loại pháo thu được của đối phương (như PND mặt đất 175 mm, 155 mm M115 của Mỹ). Xu hướng chung của quân đội các nước hiện nay là cải tiến nâng cấp các loại PND hiện có, tiếp tục nghiên cứu phát triển các loại PND theo nguyên lí mới, tự động hóa trong dẫn động bắn, điều khiển bắn nhằm đạt được mục tiêu, tăng tầm bắn, nâng mức chính xác và uy lực sát thương của đạn, nâng cao khả năng cơ động và tự bảo vệ, thuận tiện trong thao tác sử dụng để nâng cao khả năng chiến đấu của pháo.
Trương Công (chính trị gia) Trương Công (tiếng Trung giản thể: 张工, bính âm Hán ngữ: "Zhāng Gōng", sinh tháng 8 năm 1961) là người Hán, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, hiện là Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng tổ, Thị trưởng Thiên Tân. Ông nguyên là Bí thư Đảng tổ, Cục trưởng Tổng cục Quản lý và Giám sát thị trường Quốc gia Trung Quốc; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Tổng công hội toàn quốc Trung Hoa; Thường vụ Thành ủy, Phó Thị trưởng Bắc Kinh, Tổng thư ký Thành ủy Bắc Kinh. Trương Công là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Động cơ điện, Thạc sĩ Kinh tế học, học hàm Cao cấp công trình sư cấp Giáo sư ngành điện khí hóa. Ông có sự nghiệp trong nhiều đơn vị tổ chức, từ đơn vị nghiên cứu công lập, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội cho đến tổ chức Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Xuất thân và giáo dục. Trương Công sinh tháng 8 năm 1961 tại thủ đô Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở thủ đô, thi đỗ và nhập học Khoa Kỹ thuật điện khí của Đại học Công nghiệp Bắc Kinh phân viện kỹ thuật, rồi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Động cơ điện vào tháng 8 năm 1983. Từ tháng 9 năm 1994 đến tháng 7 năm 1997, ông theo học cao học tại Đại học Kinh tế thương mại Thủ đô, nhận bằng Thạc sĩ Kinh tế học. Trong những năm công tác sau đó, ông tiếp tục tham gia nghiên cứu về lĩnh vực điện khí và mậu dịch, quản lý kinh tế, được phong học hàm Cao cấp công trình sư cấp Giáo sư ngành điện khí hóa. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 4 năm 1992. Sự nghiệp. Các giai đoạn. Tháng 8 năm 1983, sau khi tốt nghiệp đại học, Trương Công bắt đầu sự nghiệp khi được nhận vào vị trí Thiết kế viên Phòng Thiết kế (成套室) của Sở nghiên cứu Điện khí Bắc Kinh (北京电器研究所), đơn vị thuộc Viện nghiên cứu Điện khí Quốc gia Trung Quốc. Trong 10 năm 1983–93, ông lần lượt mang cấp khoa viên, phó khoa rồi trưởng khoa, sau đó được thăng cấp làm Phó Sở trưởng vào tháng 5 năm 1993, rồi chính thức làm Sở trưởng từ tháng 2 năm 1994. Tháng 6 năm 1998, ông được điều chuyển làm Xưởng trưởng Xưởng thiết bị biến áp Bắc Kinh. Đến những năm 2000, Tập đoàn công nghiệp Cơ điện Bắc Kinh là doanh nghiệp nhà nước được thành lập, Trương Công được điều tới doanh nghiệp này, vào Ban Thường vụ Đảng ủy của tập đoàn, nhậm chức Đồng sự trưởng, Phó Tổng giám đốc. Tháng 1 năm 2001, ông tiếp tục được chuyển chức làm Đồng sự trưởng, Phó Tổng giám đốc Công ty cơ điện thủ đô Bắc Kinh (Beijing Jingcheng Machinery Electric Holding Co., Ltd.). Tháng 7 năm 2002, Trương Công được điều tới khối cơ quan nhà nước, nhậm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Bắc Kinh, rồi chuyển sang làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Bắc Kinh một năm sau đó. Đến tháng 3 năm 2007, ông được thăng chức làm Bí thư Đảng tổ, Chủ nhiệm Ủy ban Cải Phát Bắc Kinh, cấp chính sảnh, địa. Tháng 9 năm 2012, ông được Nhân Đại Bắc Kinh bầu, được Tổng lý Ôn Gia Bảo bổ nhiệm làm Phó Thị trưởng Bắc Kinh, và kiêm nhiệm Bí thư Đảng ủy Ủy ban Tài sản thủ đô Bắc Kinh từ tháng 3 năm 2013. Ông giữ vị trí Phó Thị trưởng Bắc Kinh giai đoạn 2012–18, từng là Tổng thư ký Thành ủy Bắc Kinh giai đoạn tháng 4 năm 2015 đến tháng 6 năm 2017, được bầu làm Thường vụ Thành ủy Bắc Kinh từ năm 2015. Trung ương. Tháng 10 năm 2017, Trương Công tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Đến tháng 10 năm 2018, ông được điều sang trung ương, nhậm chức Phó Bí thư Đảng tổ, Bí thư Ban Bí thư, Phó Chủ tịch Tổng công hội toàn quốc Trung Hoa, rồi sau đó kiêm nhiệm làm Thành viên Tiểu tổ lãnh đạo công tác Mặt trận thống nhất Trung ương từ tháng 4 năm 2019. Tháng 7 năm 2020, Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định điều chuyển ông nhậm chức Bí thư Đảng tổ Tổng cục Quản lý và Giám sát thị trưởng Quốc gia Trung Quốc, sau đó được Tổng lý Lý Khắc Cường bổ nhiệm làm Cục trưởng từ ngày 12 tháng 8 năm 2020. Thiên Tân. Ngày 27 tháng 5 năm 2022, Trương Công được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX điều chuyển về thành phố Thiên Tân, vào Ban thường vụ, nhậm chức Phó Bí thư Thành ủy Thiên Tân. Sau đó, ngày 31 tháng 5, kỳ họp lần thứ 34 của Thường vụ Nhân Đại Thiên Tân khóa XVII đã kết định bổ nhiệm ông làm Phó Thị trưởng, quyền Thị trưởng Thiên Tân, kế nhiệm Thị trưởng Liêu Quốc Huân đã qua đời trước đó. Xem thêm. - Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân - Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thiên Tân - Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX - Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX Liên kết ngoài. - Tiểu sử Trương Công, Báo Nhân dân Trung Quốc.
Trương Công Trương Công có thể dẫn đến cái bài viết sau: - Trương Công (1992), cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Trung Quốc. - Trương Công (1961), chính trị gia Trung Quốc đương đại.
Akihiro Yamauchi (sinh ngày 30 tháng 11 năm 1993) là một vận động viên bóng chuyền nam người Nhật Bản. Anh là thành viên của đội tuyển bóng chuyền nam quốc gia Nhật Bản. Ở cấp câu lạc bộ đại học, anh ấy chơi cho Đại học Aichi Gakuin. Anh ấy đang là đội trưởng của đội Panasonic Panthers, với chiếc áo số 10. Cuộc sống cá nhân. Vào ngày 14 tháng 4 năm 2019, Akihiro Yamauchi thông báo rằng anh ấy đã kết hôn vào tháng 12 năm 2018. Anh hứa sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình với sự ủng hộ của vợ. Liên kết ngoài. Hồ sơ trên FIVB.org
Charles, Công tước Hạ Lorraine Charles (953 – 22 tháng 6 năm 992) là Công tước Hạ Lorraine từ năm 977 cho đến khi qua đời. Gia đình. Năm 970 Charles kết hôn với Adelaide của Troyes. Họ có với nhau năm người con: - Otto, sau là Công tước Hạ Lorraine - Ermengarde, người kết hôn với Albert I, Bá tước xứ Namur - Gerberga (975–1018), người kết hôn với Lambert I, Bá tước xứ Louvain - Louis (989 – sau năm 993) - Charles (sinh năm 989) Thư mục. - Gwatkin, H. M., Whitney, J. P. (ed.) et al. "The Cambridge Medieval History: Volume III". Cambridge University Press, 1926.
Chu Thiện Chu Thiện (1900–1984), bí danh Phó, là nhà cách mạng Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình trước Cách mạng Tháng Tám. Thân thế. Chu Thiện sinh năm 1900 ở làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, nay là xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Theo tư liệu địa phương, tổ tiên của dòng họ Chu ở Trình Phố là Chu Ngạn, người gốc Thanh Hóa, khai quốc công thần nhà Lê. Tương truyền, theo lệnh của Lê Thái Tổ, Chu Ngạn cùng công thần họ Phạm đã về khai khẩn đất phủ Kiến Xương. Đến thời Lê Hy Tông, Thượng tướng Chu Đình Ngạn biết tin quê nhà gặp thiên tai, bèn xin về quê dẫn người ra vùng Trình Phố đắp đê khẩn hoang, lập làng mới. Trong họ còn có Chu Văn Rỵ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Vĩnh Phúc. Ngoài ra, nơi đây cũng là quê hương của các chí sĩ chống Pháp Ngô Quang Bích, Bùi Viện, Đặng Huy Tá, Ngô Quang Đoan... Cuộc đời. Trình Phố là một trong những địa điểm đầu tiên trong tỉnh Thái Bình thành lập Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (do Vũ Trọng, Hội viên Thanh niên quê Trình Phố thành lập đầu năm 1927). Năm 1929, Chi bộ Trình Phố là một trong sáu Chi bộ đầu tiên của Tỉnh ủy Thái Bình của Đông Dương Cộng sản Đảng, và sau đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1930, cùng với nhiều thanh niên trong làng, Chu Thiện tham gia phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục tham gia lãnh đạo phong trào đấu tranh trong tỉnh. Năm 1937, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình được thành lập do Nguyễn Văn Vực làm Bí thư. Tháng 4 năm 1940, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Vực bị thực dân Pháp bắt. Tháng 6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã bầu Chu Thiện làm Quyền Bí thư Tỉnh ủy, tổ chức kiện toàn lại tổ chức. Ngày 12 tháng 9, ông đã cùng Đỗ Hành tổ chức cuộc mít tinh, tuần hành ở Mả Bụt với sự tham gia của người dân ba huyện Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Ninh, gây được tiếng vang lớn. Cuối năm 1940, ông được điều về Xứ ủy Bắc Kỳ làm Xứ ủy viên dưới sự chỉ đạo của Quyền Bí thư Đào Duy Kỳ, tham gia công tác xây dựng và phục hồi cơ sở Đảng ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là tỉnh Bắc Ninh. Năm 1941, ông là Phó Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ đến năm 1942, tiếp tục nhận nhiệm vụ Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ đến năm 1943. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tiếp tục tham gia Tỉnh ủy Thái Bình, làm Trưởng ban Nông thôn tỉnh Thái Bình. Ông về hưu năm 1968 và mất năm 1984. Tặng thưởng. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Lý Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Lý phản ánh những hoạt động quân sự - ngoại giao giữa nhà Lý của Việt Nam với triều đại nhà Tống của Trung Quốc xung quanh vấn đề biên giới phía bắc Đại Việt từ năm 1009 đến năm 1225. Giai đoạn vấn đề biên giới nổi cộm và gây xáo trộn nhiều nhất nhất giữa nhà Lý và nhà Tống là thời gian trước và sau cuộc chiến tranh 1075-1077. Địa giới hai nước thời Lý-Tống. Biên giới nhà Tống giáp với Đại Việt đương thời gồm có các đất sau: 1. Khâm châu, giáp với châu Vĩnh An (tên cũ là Triều Dương), tức là vùng Móng Cái hiện nay 2. Một con sông, tức sông Kỳ Cùng hiện nay, ở về phía tây khu giáp ranh trên 3. Trại Thiên Long giáp với Khâm châu và giáp với phía tây châu Vĩnh An của Đại Việt 4. Trại Cổ Vạn gồm đất Tư Lăng, giáp châu Tô Mậu của Đại Việt 5. Trại Vĩnh Bình gồm đất các châu Tư Minh, Bằng Tường, một phần Tư Lăng ở bắc ngạn sông Ô Bi (tức sông Kỳ Cùng thuộc Lạng Sơn). Trại này giáp với 6 châu của Đại Việt: Tô Mậu (vùng Na Dương, Đình Lập, An châu), Quang Lang (Ôn Châu hiện nay), Văn (nam châu Văn Uyên và châu Văn Quan), châu Lạng. 6. Trại Thái Bình, địa phận rộng, gồm có châu An Bình, châu Đống, châu Long, đều ở phía đông các châu của Đại Việt là Thất Nguyên, Môn (Đông Khê), Tư Lang, Quảng Uyên (Quảng Nguyên) 7. Trại Hoành Sơn là vùng biên giới Cao Bằng hiện nay, có các động giáp châu Quảng Nguyên của Đại Việt là Hạ Lôi, Ôn Nhuận Theo nhận định của Hoàng Xuân Hãn, chỉ có chừng 1/4 biên giới ở phía đông Việt-Tống đương thời là định rõ, nghĩa là cả 2 bên Tống và Việt đều tiếp xúc thực sự; còn về phía tây đều thuộc những bộ lạc độc lập, ai mạnh thì cai quản họ. Theo cách xác định vùng biên như vậy, Hoàng Xuân Hãn cho rằng, Ung châu của nhà Tống nằm giữa vùng bao bọc của các châu thuộc Đại Việt, nên quân Đại Việt tiến sang không mấy khó khăn. Các tộc vùng biên. Các châu vùng phía bắc và đông bắc biên giới Việt-Trung thời Lý vốn là các châu ki mi thời thuộc Đường. Họ là hậu duệ của người Tây Âu. Thành phần dân cư chủ yếu ở khu vực này không phải người Hán hay người Việt mà là những tộc người thiểu số. Cả hai triều đình Lý-Tống đều gọi họ là dân Man. Các sách "Lĩnh Ngoại đại đáp" của Chu Khứ Phi và "Quế hải ngu hành chí" của Phạm Thành Đại đời Tống chép rằng các tộc sống ở khu vực này là người Man, Lão, Dao, Đãn. Sau khi đế chế nhà Đường sụp đổ, Trung Quốc bị chia cắt khá dài, phía Việt Nam cũng trong thời kỳ phục quốc và ổn định nội chính. Vì vậy các tù trưởng đứng đầu các cộng động cư dân tại vùng biên có điều kiện vươn lên trở thành các lực lượng chính trị, quân sự độc lập và khá hùng mạnh, chưa hẳn thuộc về nhà Lý hay nhà Tống: 1. Các châu Yên Bình, Vũ Lặc, Tư Lăng, Thất Nguyên ở khu vực Tả Giang (Trung Quốc) và Quảng Nguyên (Cao Bằng) do họ Nùng quản lý; 2. Các châu An Đức, Quy Lạc, Lộ Thành, Điền Châu thuộc Hữu Giang (Trung Quốc), động Như Tích và châu Vĩnh An (nay thuộc Quảng Ninh) do họ Hoàng kiểm soát. 3. Vùng Tư Lang, Lộc Châu, Tây Bình bên đất Tống và châu Tô Mậu thuộc Đại Việt do họ Vi kiểm soát. 4. Châu Vị Long (thuộc Tuyên Quang hiện nay) do họ Hà (vốn phát nguyên từ Ung châu) kiểm soát. 5. Vùng Lạng châu (nay thuộc Lạng Sơn, Bắc Giang) do họ Thân (vốn mang họ Giáp) kiểm soát. Sự phân biệt theo địa danh như trên không tuyệt đối chính xác mà trên thực tế, các họ ở lẫn với nhau. Sách Lĩnh Ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi mô tả những người thiểu số vùng biên viễn hai nước Tống-Việt đều thiện chiến, thích dùng vũ khí, giỏi cưỡi ngựa. Tình hình biên giới trước chiến tranh 1075-1077. Giữa nhà Lý và các thủ lĩnh vùng biên. Khi nhà Tống thành lập, các quan lại coi Ung châu và Quế châu tìm cách thu phục các tù trưởng này, và có một số các tù trưởng ở gần đồn binh nhà Tống quy phục; còn số khác giữ độc lập hoặc theo nhà Lý. Vì nước Đại Việt nhỏ, sự tiếp cận của triều đình nhà Lý với các tù trưởng này dễ dàng hơn. Sự tồn tại và phát triển của các tù trưởng địa phương độc lập tại vùng biên là khó chấp nhận đối với nhà Lý bởi các lý do: 1. Các tù trường này không ít lần gây ra chiến tranh, xung đột với các tộc xung quanh, cướp phá lẫn nhau. Điều này từng xảy ra nhiều lần thời thuộc Đường và tới thời Lý vẫn tiếp diễn 2. Họ gây chiến với cả triều đình trung ương khi đủ lớn mạnh. Trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại, chỉ trong hơn 40 năm từ thời Lý Thái Tổ tới thời Lý Thái Tông đã có ít nhất 20 cuộc nổi dậy của lực lượng này. Kế tục nhà Tiền Lê, Lý Thái Tổ, sau những lần thân chinh và sai các hoàng tử đi chinh phạt các tù trưởng địa phương, đã nhận ra cách phân phong cho các hoàng tử về địa phương (như nhà Tiền Lê) hay đi đánh dẹp bạo loạn không phải là biện pháp hữu hiệu để củng cố quyền lực, tiêu trừ các lực lượng chống đối ở xa. Ông quyết định dùng chính sách “nhu viễn” (mềm dẻo với phương xa), và sau đó các vua Lý kế tục vẫn thực hiện: 1. Lôi kéo các tù trưởng miền núi tham gia bộ máy chính quyền. Họ được trao chức vị, bổng lộc ưu đãi đặc biệt 2. Dùng quan hệ hôn nhân để kết thân với các tù trưởng. Nhà Lý có chính sách gả công chúa cho các châu mục (chức quan đứng đầu các châu): công chúa Bình Dương được gả cho Châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái, công chúa Kim Thành (hay Khánh Thành) gả cho châu mục châu Phong là Lê Tông Thuận, công chúa Trường Ninh gả cho châu mục châu Thượng Oai là Hà Thiệu Lãm, công chúa Ngọc Kiều được gả về châu Chân Đăng cho châu mục họ Lê, công chúa Thiên Thành cho Thân Đạo Nguyên (con trai công chúa Bình Dương và Thân Thiệu Thái), công chúa Khâm Thánh cho châu mục châu Vị Long là Hà Di Khánh, công chúa Diên Bình cho Thủ lĩnh Phú Lương là Dương Tự Minh... Họ Giáp có tới 3 đời làm phò mã triều Lý, đổi sang họ Thân. Ngoài hình thức bang giao bằng các đoàn sứ bộ sang tận kinh đô của nhau, hai nước Đại Việt và Tống có thỏa thuận cho phép giao dịch hai bên tại vùng biên. Vì lo ngại những người giả mạo vào buôn bán để do thám, hai nhà Lý và Tống thống nhất với nhau cho thương nhân hai bên qua lại, nhưng chỉ ở những địa điểm được chỉ định, gọi là Bạc dịch trường (chợ quốc tế) tại trại Vĩnh Bình, châu Tô Mậu, châu Quảng Nguyên…. Dù đã dùng chính sách kết thân và phủ dụ, vẫn có không ít trường hợp nhà Lý phải dùng đến vũ lực để dẹp yên vùng biên. Vua Lý thường sai các hoàng tử, tướng lĩnh trong triều và thậm chí tự mình nhiều lần thân chinh cầm quân đi đánh dẹp các thủ lĩnh địa phương. Điển hình trong chính sách kết hợp vừa đánh dẹp vừa phủ dụ của nhà Lý là trường hợp cha con Nùng Tồn Phúc – Nùng Trí Cao. Sau khi 2 lần đánh bại cha con họ Nùng, vua Lý Thái Tông lại tha tội cho Nùng Trí Cao, phong chức và cấp đất cho Trí Cao cai quản vùng biên Quảng Nguyên. Trái ngược với quan điểm Nho giáo của Lê Văn Hưu thời Trần cho rằng vua Lý tha Trí Cao là “nhu nhược, bị đạo Phật mê hoặc”, sử gia hiện đại Hoàng Xuân Hãn cho rằng Lê Văn Hưu đã không hiểu hết thâm ý của Lý Thái Tông. Dụng ý của Lý Thái Tông, và sau này Lý Thánh Tông kế tục vẫn thi hành, là triệt để lôi kéo các thủ lĩnh vùng biên cương tự trị giữa Lý và Tống – những người vốn độc lập và không lệ thuộc ai – mà triều đình trung ương Bắc Tống ở quá xa, ít có điêu kiện vươn tới. Việc lôi kéo được các thủ lĩnh vùng này về theo triều đình sẽ giúp nhà Lý mở rộng cương thổ phía bắc; các thủ lĩnh thần phục kéo theo sự quy phục của dân bản địa và có đất đai vùng đó, khi nhà Tống biết ra thì thường đã chậm. Cách làm của nhà Lý là “làm trước cãi sau”. Riêng với trường hợp Nùng Trí Cao, Lê Văn Siêu còn có quan điểm đi xa hơn khi ông cho rằng Lý Thái Tông bỏ qua nhiều lỗi cho Nùng Trí Cao, lại còn trọng đãi là mục đích khiến Trí Cao cảm phục, không quấy vùng biên Đại Việt nữa mà quay sang phía bắc đánh vào lãnh thổ Tống. Những vùng nhiều biến cố nhất đương thời là Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng. Bằng sự kết hợp giữa đức và uy, nhà Lý mở rộng cương thổ lên phía bắc, sang phía Tả Giang và Hữu Giang. Thời kỳ đầu. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao bằng sứ bộ, cả nhà Tống và nhà Lý đều sợ người ngoài vào giả mạo buôn bán để do thám, nên chỉ cho người của hai bên sang giao dịch tụ họp với nhau tại những nơi nhất định gọi là Bạc dịch trường. Tại châu Vĩnh Bình, trại Cổ Vạn, châu Tô Mậu, trại Hoành Sơn, châu Khâm, châu Vĩnh An… đều có ghi nhận sự xuất hiện của các bạc dịch trường. Năm 1022, các dân Đại Nguyên Lịch thuộc châu Khâm và trại Như Hồng tới quấy rối trấn Triều Dương. Lý Thái Tổ sai Dực Thánh vương. Dực Thánh vương mang quân tiến sâu vào đốt phá trại Như Hồng bên đất Tống rồi mới trở về. Năm 1028, nhân chúa châu Thất Khê (Thất Nguyên) là Lý Tự chết, phò mã Thân Thừa Quý mang quân tiến vào đất Tống, bắt dân Tống mang về. Viên quan coi Ung châu của nhà Tống bàn giảng hòa, Lý Thái Tổ chấp thuận. Năm 1034, dân Đại Cồ Việt là Trần Công Vinh chống lại nhà Lý, mang 600 người chạy vào đất Tống. Lý Thái Tông sai hơn 1000 quân đuổi bắt. Tống Nhân Tông không muốn gây hấn với Đại Việt, sai đưa 600 người của Công Vinh trả lại cho Đại Việt, nhưng dặn không làm hại họ. Năm 1036, dân vùng biên bên Tống thuộc các châu Lạng, Môn, Tô Mậu, Quảng Nguyên, động Đại Phát, châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên nổi lên chống lại vua Tống, đánh sang châu Tây Bình, Tư Lăng, Thạch Tây thuộc Ung châu, cướp phá rồi rút lui. Cùng lúc, dân động Giáp bên Đại Cồ Việt (thuộc quyền họ Thân làm phò mã nhà Lý) cũng kéo sang cướp phá châu Tư Lăng và động Bằng Tường của Tống, giết tướng giữ trấn Đăng Uyển của nhà Tống. Tống Nhân Tông cũng bàn giảng hòa với phía Đại Việt. Năm 1050, tướng giữ Ung châu nhà Tống dụ được các tù trưởng Vi Thiệu Tự, Vi Thiệu Khâm cùng 3000 dân ở châu Tô Mậu. Lý Thái Tông đòi lại. Tống Nhân Tông trả lại và dặn nên quản lý tốt dân vùng biên không nên để phạm lẫn nhau. Vụ Nùng Trí Cao. Trong vụ bạo loạn của Nùng Trí Cao tại vùng biên Đại Cồ Việt và Tống, cả 2 nước cùng bị tác động. Lý Thái Tông sau 2 lần ra tay đánh dẹp đã dùng biện pháp trọng đãi để thu phục họ Nùng. Nùng Trí Cao sau đó quay sang đánh vào đất Tống, làm vùng biên phía nam nhà Tống bị rối loạn suốt 8 châu trong 4 năm. Khi quân Tống có vẻ núng thế trước họ Nùng, Lý Thái Tông từng tỏ ý xin mang quân phối hợp đánh Nùng Trí Cao. Khi quân Đại Cồ Việt sắp vào biên giới, tướng nhà Tống là Địch Thanh can Tống Nhân Tông không nên để quân Đại Cồ Việt vào, vua Tống nghe lời bèn sai các tướng Dư Tĩnh và Tôn Miện đi đánh dẹp Nùng Trí Cao và sai sứ nói với Lý Thái Tông rằng không cần quân Lý giúp. Cuối năm 1053, Nùng Trí Cao yếu thế trước quân Tống, sai thủ hạ là Lương Châu đến cầu cứu Đại Cồ Việt. Lý Thái Tông sai chỉ huy sứ Vũ Nhị đi tiếp ứng cho Trí Cao. Nhưng quân Lý chưa tới nơi thì Trí Cao lại bị Địch Thanh đánh bại, phải chạy trốn sang nước Đại Lý rồi sau đó bị giết. Quân Lý rút về. Cuối cùng danh tướng Địch Thanh đánh bại được Trí Cao. Con Nùng Trí Cao là Nùng Tiến Hội và cháu là Nùng Tiến An đầu hàng nhà Tống. Cũng từ sau cuộc nổi dậy của Trí Cao, nhà Tống bắt đầu quan tâm hơn tới vùng biên phía nam, cắt quan canh phòng cẩn mật và có ý dòm ngó Đại Cồ Việt. Việc chú trọng phát triển lên phía bắc của nhà Lý đã đạt kết quả. Trên danh nghĩa, vua Tống coi châu Quảng Nguyên thuộc Ung châu của mình, nhưng trên thực tế châu này đã theo nhà Lý. Nhà Tống dùng Tiêu Chú làm người trấn giữ biên cương phía nam, Tiêu Chú có chủ trương đánh Đại Việt nên rất quan tâm chuẩn bị binh mã lương thảo. Vùng Lạng Sơn. Năm 1057, Lý Thánh Tông sai sứ sang cống thú lạ cho nhà Tống, bảo là con lân. Vua Tống nghe lời Tư Mã Quang (sợ không chắc là con lân thì các nước khác chê cười), liền thưởng cho sứ Đại Việt rồi sai mang con thú về. Sang đầu năm sau, tướng Tống là Tiêu Chú cũng mang quân đi tuần, diễu qua các khê động vùng biên. Tống Nhân Tông phải hạ chiếu ngăn cấm kẻo gây hấn. Nhưng Lý Thánh Tông vẫn giận nhà Tống, cho là phản phúc, năm 1059 bèn mang quân đánh vào đất Tống. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ chép sơ lược: vua Thánh Tông tiến quân vào Khâm châu để thị uy rồi rút về. Nhưng các sách Tống chép quân nhà Lý đánh vào châu Cổ Vạn, giết viên quan quản châu là Lý Duy Tân và đánh động Tư Lẫm phía tây Khâm châu. Tiêu Chú nhân đó dâng biểu về kinh đề nghị Tống Nhân Tông nên đánh Đại Việt, nhưng các tướng coi lộ Quảng Tây là Lý Sư Trung, Tống Hàm không đồng tình, tâu lên vua Tống rằng chỉ vì Tiêu Chú ham công hiếu chiến. Do đó vua Tống lại hòa giải. Cùng trong năm 1059, dân Đại Việt chạy trốn tới châu Tây Bình giáp Lạng châu. Viên quan coi châu Tây Bình là Vi Duệ Chính giấu đi. Lý Thánh Tông liền sai châu mục Lạng châu là Thân Thiệu Thái mang quân từ động Giáp vào huyện Như Ngao thuộc châu Tây Bình để đòi lại dân. Tống Nhân Tông lệnh cho Ung châu mang quân ra đánh. Đô giám tuần kiểm bên Tống là Tống Sĩ Nghiêu mang quân ra chống lại quân Lý. Thân Thiệu Thái rút lui, Sĩ Nghiêu tiếp tục tiến binh, vượt qua động Giáp, bị quân Lý đón đánh, giết và bắt khá nhiều quân Tống. Sang năm 1060, Thân Thiệu Thái lại mang quân sang đất Tống, giết chết Tống Sĩ Nghiêu cùng các thuộc tướng Lý Đức Dụng, Tả Minh, Hà Nhuận, Trần Bật. Tống Nhân Tông nghe tin, bèn sai Tiêu Cố mang quân đến Ung châu, hợp với Tống Hàm và Lý Sư Trung đánh trả. Thân Thiệu Thái từ Tây Bình tiếp tục tiến vào trại Vĩnh Bình làm chấn động Ung châu. Nhà Tống lo lắng, lệnh điểm binh, thay quân già yếu, chuẩn bị thành chiến tranh lớn. Thân Thiệu Thái vẫn tiếp tục tiến quân, bắt sống chỉ huy sứ Dương Lữ Tài (sử Việt chép là Dương Bảo Tài), nhiều dân binh và gia súc bên Tống. Vì việc này, cả viên quan coi Quế châu là Tiêu Cố và viên quan coi Ung châu là Tiêu Chú đều bị Tống Nhân Tông cách chức vì bị luận tội “không xét công việc các biên lại, để chúng sinh sự, làm hại cho quan quân”. Năm 1060, quân Lý vẫn chưa lui. Cánh quân từ châu Tô Mậu của Đại Việt cũng tiến vào Ung châu họp với quân động Giáp. Tống Nhân Tông bèn sai Dư Tĩnh làm An phủ sứ, họp quân với Lý Sư Trung để kháng cự. Dư Tĩnh định dùng kế xúi giục Chiêm Thành đánh từ phía nam, nhưng không kịp thi hành, bèn dùng biện pháp ôn hòa để chủ động điều đình với phía Đại Việt trước, còn Lý Sư Trung đưa thư về triều kể tội Tiêu Chú “hà hiếp dân man, bắt dân tìm vàng cho riêng mình”. Về sự kiện này, sách "Việt kiệu thư" của Lý Văn Phượng chép rời rạc hơn, thành 2 sự việc. Trong đó năm 1059, nhà Lý tiến vào Ty Lẫm Quản, Khâm châu và năm 1060 thì quân Lý liên minh với lực lượng phản Tống ở Giáp Động tiến vào đánh Ung châu. Nhà Tống phải lệnh cho Tri châu là Tiêu Cố, Chuyển vận sứ Tống Hàm và Đề hình Lý Sư Trung cùng chặn đánh. Lý Thánh Tông bèn rút lui, nhà Tống cũng lệnh các cánh quân dừng lại không tham chiến và chờ sự phục tùng của Đại Việt Lý Thánh Tông cử Phí Gia Hựu đi thương nghị với Dư Tĩnh. Dư Tĩnh tặng Gia Hựu rất hậu đề nghị trả lại Dương Lữ Tài. Tuy nhiên Lý Thánh Tông không chấp nhận thả Lữ Tài. Vùng Cao Bằng. Năm 1057, tù trưởng động Lôi Hỏa (tây bắc Cao Bằng) là Nùng Tông Đán mang quân vào đánh Ung châu. Tiêu Chú muốn đánh trả, nhưng Tiêu Cố không cho, muốn chiêu dụ. Vương Hãn đồng tình, bèn gọi con Tông Đản là Nùng Nhật Tân đến dụ. Cuối cùng cả 2 cha con Tông Đản hàng Tống và nhận chức do nhà Tống phong. Năm 1062, cha con Nùng Tông Đản lại mang động Lôi Hỏa và Kế Thành nộp cho nhà Tống và xin tới ở Lạc châu. Nhà Tống nhận đất và cho Tông Đản coi giữ 2 động cũ, đổi gọi là châu Thuận An, còn Nùng Nhật Tân ra giữ việc coi thuế ở Ung châu. Động Lôi Hỏa của Nùng Tông Đản giáp với châu Quảng Nguyên do Lưu Kỷ cai quản. Lo sợ bị Lưu Kỷ uy hiếp, năm 1064, Tông Đản nghe theo lời dụ của viên quan coi Quế châu là Lục Sằn, nộp hết đất đang giữ cho nhà Tống và xin ở sâu trong đất Tống. Việc Tông Đản theo Tống lần đó khiến nhà Lý bị mất khá nhiều đất ở phía tây bắc châu Quảng Nguyên, gồm động Lôi Hỏa, động Kế Thành, châu Ôn Nhuận. Lý Thánh Tông sai phò mã, châu mục Phong châu là Lê Tông Thuận đi sứ đòi Lục Sằn trả lại Nùng Tông Đán và các động. Lục Sằn tâu về triều. Tống Anh Tông mới lên ngôi, nghe lời khuyên của thừa tướng Hàn Kỳ, bèn trả lại 2 châu Lôi Hỏa và Ôn Nhuận; còn cha con Tông Đản vẫn làm quan với nhà Tống. Năm 1073, nhà Tống phong Nùng Tông Đán làm Đô giám Quế châu, Nùng Trí Hội coi châu Quy Hóa. Cùng năm, Nùng Thiện Mỹ ở châu Ân Tình (Bắc Kạn), nghe theo lời dụ của Thẩm Khởi bên Tống, mang 700 người sang hàng Tống. Thẩm Khởi lại dụ được Lưu Kỷ ở châu Quảng Nguyên, nhưng Tống Anh Tông ngại nhà Lý sẽ đòi lại Lưu Kỷ nên chần chừ không nhận; lại thấy Thẩm Khởi gây việc biên giới nhiều sẽ kích động Đại Việt, nên cách chức Thẩm Khởi, cho Lưu Di thay coi Quế châu. Cận cuộc chiến 1075-1077. Khi Tống Thần Tông lên ngôi (1067) và trọng dụng Vương An Thạch, phong làm tể tướng (1069), phe chủ chiến phía Tống thắng thế phe chủ hòa trong triều đình Bắc Tống. Nhà Tống tăng cường quân phòng bị mặt nam, để ở Ung châu 2 đội quân, mỗi đội 5000 người, gồm 2000 người trong thành Ung và 3000 người chia nhau ra các trại Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Lương. Tại Khâm châu có Phòng biên tuần sứ, lãnh 500 quân đóng ở các trại Như Tích và Để Trạo. Đó là số quân chính quy của triều đình, ngoài ra còn có quân địa phương như thổ đinh, động đinh. Sau đó nhà Tống tăng thêm quân vùng biên. Tháng 12 năm 1070, sứ Đại Việt là Lý Kế Nguyên sang Tống, bị bên Tống ngăn trở không cho đến Biện Kinh, đòi phía Đại Việt trả lại số dân mà nhà Lý đã bắt. Lưu Kỷ giữ châu Quảng Nguyên, thu dụng các thủ hạ cũ của Nùng Trí Cao là Hoàng Trọng Khanh và Lư Báo. Lưu Kỷ mang 3000 quân sang tấn công Ung châu, cha con Nùng Tiến Hội và Nùng Tiến An chống giữ, Lưu Kỷ phải lui quân về. Tình hình biên giới trong chiến tranh 1075-1077. Tình hình ngày càng căng thẳng, Tống Thần Tông và Vương An Thạch quyết chí đánh Đại Việt, tập trung binh lương ở Ung châu. Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt mang quân sang đánh vào các châu vùng biên nhà Tống như Khâm, Liêm, Ung. Sau khi hạ thành giết quân tướng bên Tống (đầu năm 1076), quân Lý rút lui chứ không chiếm đóng. Vài tháng sau, nhà Tống sai Quách Quỳ, Triệu Tiết khởi đại quân sang đánh Đại Việt. Quân Tống chiếm được nhiều đất đai phía bắc, quân Lý rút về phòng thủ ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu). Sau 1 năm giao tranh, cả hai bên đều bị thiệt hại, cuối cùng Quách Quỳ chấp nhận đề nghị “giảng hòa” của phía Đại Việt và lui quân vào tháng 2 năm 1077. Bắc Tống không đạt được mục tiêu thôn tính Đại Việt, cũng không tiêu hủy được binh lực Đại Việt, bản thân quân Tống bị mất 8 vạn phu và 11 vạn chiến binh vì chiến trận và lam chướng, chỉ còn 28.000 người sống sót trở về. Sau khi rút lui, bên Tống còn chiếm đóng các châu Quảng Nguyên, Tư Lang, Tô Mậu, Môn và Quang Lang là những vùng rừng núi phía bắc. Tình hình biên giới sau chiến tranh 1075-1077. Xung đột quân sự lần thứ nhất. Bị mất đất phía bắc sau cuộc chiến, nhà Lý lập tức tập trung vào việc khôi phục những vùng đất này thông qua hoạt động ngoại giao. Trong 5 châu nhà Tống chiếm được, 2 châu Quang Lang và Quảng Nguyên là quan trọng hơn cả: Quang Lang là cổ họng của Ung châu, Quảng Nguyên nổi tiếng có nhiều vàng bạc. Nhà Tống rất quan tâm tới vùng nhượng địa đã thu được từ các tù trưởng miền núi về quy phục trước cuộc chiến. Vua Tống bổ nhiệm Đào Bật trấn thủ Thuận châu. Với vùng đất mới chiếm được trong chiến tranh, nhà Tống có chủ trương đưa các tội nhân đến ở châu Quảng Nguyên và tổ chức khai thác mỏ vàng bạc. Đồng thời, vua Tống cũng thực hiện thu phục nhân tâm, thưởng cho các tù trưởng theo quy phục như Nùng Huệ Đàm (cháu Thiện Mỹ). Quang Lang là vùng thuộc Ung châu cai quản, kề với trại Vĩnh Bình. Triệu Tiết rút về trông giữ Quế châu, thấy tình hình yên ổn trở lại, bèn rút bớt chi phí phòng thủ Quang Lang. Khi Quách Quỳ rút quân khỏi Lạng châu, Lý Thường Kiệt cho quân theo sát, tiến lên đóng giữ động Giáp. Thấy Quang Lang không phòng bị chặt chẽ, Lý Thường Kiệt thúc quân đánh úp chiếm lại Quang Lang. Tri huyện Hồ Thanh và Tuần phòng Trần Tung của nhà Tống đều bỏ chạy (sang năm 1078 hai viên này bị kết tội xử chém). Nhân đà thắng lợi, quân Lý tiến lên chiếm lại 2 châu Tô Mậu và Môn. Châu Quảng Nguyên có trọng binh nhà Tống đóng giữ nên quân Lý chưa thể xâm nhập. Lý Thường Kiệt từng phao tin tiến đánh Quảng Nguyên để thử quân Tống nhưng tướng Đào Bật vẫn khá điềm tĩnh phòng thủ, vì vậy quân Lý vẫn dừng lại chưa tiến tiếp. Dùng quân sự không đạt kết quả, nhà Lý quay sang biện pháp ngoại giao. Hoạt động ngoại giao lần thứ nhất. Ngay tháng 7 năm 1077, Lý Nhân Tông sai Lý Kế Nguyên đến biên giới cùng các quan nhà Tống bàn việc biên giới. Lý Kế Nguyên đưa biểu của Nhân Tông lên vua Tống, nhưng vì biểu nhà Lý dùng chữ húy của nhà Tống không kiêng tránh, nên Triệu Tiết không chịu nhận và tâu về với Tống Thần Tông. Tuy nhiên, vua Tống không phản đối, lệnh cho Triệu Tiết cứ thu biểu của Đại Việt chuyển về kinh đô Khai Phong. Sang đầu năm 1078, Lý Nhân Tông cử Đào Tông Nguyên đi sứ. Đào Tông Nguyên mang theo 5 con voi cùng tấu biểu của nhà Lý, với nội dung xin lại các đất Quảng Nguyên và Quang Lang. Trong khi sứ đoàn Đại Việt đi từ Quảng Tây lên Biện Kinh, phía Tống vẫn sợ nhà Lý sẽ đánh phá vùng biên, nên Triệu Tiết vẫn xin thêm quân và mua thêm ngựa phòng thủ. Tháng 6, sứ bộ Đại Việt đến Hồ Bắc, viên chuyển vận sứ tại đó không đủ quân hộ tống, phải bỏ tiền thuê phu dắt voi. Ngày 2 tháng 9 năm 1078, đoàn Đào Tông Nguyên đến Biện Kinh. Ông chuyển thông điệp của Lý Nhân Tông: Đại Việt sẽ trả lại hơn 1000 người Tống mà quân Đại Việt đã bắt trong trận Ung châu, đồng thời đề nghị phía Tống trả lại đất. Tống Thần Tông ra điều kiện mới, yêu cầu Đại Việt xử tội các tướng lĩnh gây chiến (nhằm vào Lý Thường Kiệt). Nhưng sau đó Lý Nhân Tông trả lời từ chối yêu cầu này. Nhà Tống còn có khó khăn ở phía bắc với nước Liêu, vì vậy tháng 8 năm 1078 đã điều Triệu Tiết lên phía bắc trấn thủ Thái Nguyên, cử Tăng Bố ra thay. Tại Quảng Nguyên phía nam, tình hình quân Tống càng khó khăn về nhân sự. Nhiều quân Tống bị dịch bệnh, trong đó có Đào Bật. Tới tháng 10 Đào Bật mất, Tống Thần Tông cử Trương Chi Gián ra thay. Xung đột quân sự lần thứ hai. Thấy Tống không trả đất, Lý Thường Kiệt lại giục các tù trưởng ở vùng biên là Nùng Trí Xuân (giữ động Cung Khuyết) và Ma Thuận Phúc (giữ động Vũ Lăng ở Bắc Cạn) đánh phá Thuận châu vào đầu năm 1079. Các tù trưởng trung thành với Tống là Linh Sùng Khái (giữ châu Cát Lộng phía bắc Cao Bằng) và Nùng Trí Hội từ châu Quy Hóa mang 2000 quân đến cứu Thuận châu. Quân Nùng Trí Xuân và Ma Thuận Phúc bại trận. Trí Xuân chạy xuống phía nam cầu viện nhà Lý. Khi viện binh chưa ra, Trí Xuân trở lại thì bị Hoàng An Cao giữ Đống châu giết, gia đình và thuộc hạ đều bị bắt. Tới tháng 7 năm 1079, Ma Thuận Phúc và Hoàng Phu cùng bị bắt. Lý Thường Kiệt không muốn gây chiến lớn nên phải bỏ chiến sự vùng biên. Nỗ lực ngoại giao lần thứ hai. Phía Tống tuy thắng trận nhưng bệnh dịch vẫn khiến Tống mất nhiều tướng lĩnh, quan lại ở Quảng Nguyên: Vương Cảnh Nhân, Dương Nguyên Khanh, Lưu Tử Dân, Trương Thuật, Ngô Hạo đều bị sốt rét mà chết; về quân lính, mỗi năm cắt 3000 thì bị chết 5-6 phần. Vì vậy cuối cùng Tống Thần Tông chấp nhận đề nghị của Lý Nhân Tông: cho Đại Việt trả tù binh Tống để nhận lại đất Tống chiếm. Nắm được cơ hội đó, Lý Thường Kiệt đưa một số tù binh Tống bị bắt đã đưa vào Nghệ An trở ra bắc, mang trả lại nhà Tống. Các tù binh bị bắt đều đã bị thích chữ vào mặt và tay. Để giữ bí mật, ông lệnh để hơn 200 tù nhân trong những thuyền trát bùn kín, bên trong thắp đuốc liên tục khiến những người ngồi trong thuyền không biết lúc nào là ngày, lúc nào là đêm và không thấy được đường xá đi ra sao. Mỗi ngày chỉ cho thuyền đi khoảng 10-20 dặm rồi dừng lại, rồi quân lính bên ngoài giả đánh trống cầm canh. Vì vậy người ngồi trong thuyền tưởng đi trong vài tháng mới tới nơi. Đến tháng 10 năm 1079, Đại Việt chính thức trao trả hơn 200 tù nhân này về bên Tống. Tuy không đủ số 1000 người như phía Đại Việt hẹn ban đầu, nhưng Tống Thần Tông vẫn chấp nhận, hạ lệnh nhận tù nhân và trả lại Thuận châu. Tuy trong chiếu của vua Tống chỉ nhắc tới Thuận châu nhưng trên thực tế nhà Tống đã trả lại 4 châu 1 huyện đã chiếm của Đại Việt: Quảng Nguyên, Tư Lang, Môn, Tô Mậu và Quang Lang. Tuy vua Tống trả đất nhưng một số quan lại phía Tống vẫn cố vớt vát lại vài phần đất: hiểu chủ trương của Tống Thần Tông, trước khi vua Tống chính thức ra chiếu trả đất, họ đã đề nghị tách lại đất vốn thuộc Ung châu mà mới nhập vào Thuận châu như động Cống, đồng thời dời bớt dân ở đất sẽ mang trả Thuận châu vào sâu trong nội địa Trung Quốc, đi đến Giang châu, Điền châu, Đống châu. Một số nhân sĩ Trung Quốc đương thời không bằng lòng với việc Tống Thần Tông trả đất cho Đại Việt, cho rằng vì vua Tống tham voi mà Đào Tông Nguyên đưa sang cống năm trước nên mới trả đất, đã đặt ra 2 câu thơ chế nhạo nhà Tống: Các nhân sĩ này không hiểu được rằng Tống Thần Tông thấy không thể giữ được đất đó mới trả lại cho Đại Việt. Đấu tranh đòi thêm đất của nhà Lý. Hội nghị Vĩnh Bình. Sau khi Tống trả lại 4 châu 1 huyện, quan hệ hai bên lại thân thiện, thậm chí phía Tống có ý nhún để giữ quan hệ hòa bình với Đại Việt: năm 1081, đoàn sứ Đại Việt sang Tống thừa tới 56 người nhưng vua Tống vẫn chấp thuận cho tất cả vào kinh; ngoài biên giới, một số quan lại từng kết oán với Đại Việt đều được đổi đi thay người khác. Nguyên nhân vì không những lo về nước Liêu, Tống còn vừa bại trận trước Tây Hạ. Nhân thời cơ này, Lý Thường Kiệt lại thúc đẩy việc tiếp tục đòi đất biên giới là Vật Dương và Vật Ác mà các tù trưởng đã mang nộp cho nhà Tống trước chiến tranh. Động Vật Ác do Nùng Tông Đán mang cùng các động Lôi Hỏa, Kế Thành và Ôn Nhuận nộp nhà Tống năm 1057, nhà Tống đổi gọi các động đó là châu Thuận An. Động Vật Dương do Nùng Trí Hội (dòng dõi Nùng Dân Phú) mang theo Tống năm 1064 và Tống đổi thành châu Quy Hóa. Hai châu này đều ở phía tây bắc Cao Bằng. Tháng 6 năm 1082, Lý Nhân Tông lại cử sứ bộ mang 50 sừng tê và 50 ngà voi sang triều cống nhà Tống để đòi lại số dân vốn thuộc châu Quảng Nguyên mà nhà Tống đã dời vào sâu trong nội địa. Tống Thần Tông từ chối. Không những thế phía Tống còn đòi nhà Lý trả nốt tù binh bị bắt ở Ung, Khâm, Liêm chưa trả hết. Nhà Lý cũng từ chối. Vì vậy hai bên lại căng thẳng. Tháng 9 năm 1082, Lý Thường Kiệt sai châu mục châu Thượng Nguyên là Dương Thọ Văn mang quân truy bắt Nùng Trí Hội, tiến đến châu Quy Hóa vào trong đất do nhà Tống quản lý. Trấn thủ Quảng Tây của nhà Tống là Hùng Bản đưa thư trách Lý Nhân Tông. Lý Nhân Tông bèn tạ lỗi và lui quân, nhưng vẫn đề nghị phía Tống trả Vật Dương và Vật Ác. Hai bên bắt đầu đàm phán về vấn đề này. Tháng 6 năm 1083, Hùng Bản sai Thành Trạc và Đặng Khuyết đi gặp Đào Tông Nguyên ở hội nghị Vĩnh Bình. Do thái độ hai bên đều căng, Đào Tông Nguyên bỏ hội nghị ra về. Tháng 6 năm 1084, Lý Nhân Tông cử Lang trung bộ Binh là Lê Văn Thịnh và Nguyễn Bội đi dự hội nghị Vĩnh Bình thứ hai với Thành Trạc. Lê Văn Thịnh biện luận rõ về 2 châu Quy Hóa và Thuận An (hai động Vật Dương và Vật Ác) vốn thuộc Đại Việt và đòi trả lại. Vì biết tranh cãi với Thành Trạc sẽ không có kết quả, ông gửi thư cho Hùng Bản, tỏ ý không đồng tình với chủ trương của Thành Trạc muốn vạch biên giới phía nam bằng 18 huyện (Thượng Điện, Hạ Lôi, Ôn Nhuận, Anh Dao, Vật Dương, Vật Ác, Kế Thành, Cống, Lục, Tần, Nhâm, Động, Cảnh, Tư, Kỳ, Kỷ), vì những đất mà họ Nùng mang nộp đều vốn thuộc Quảng Nguyên (đã được trả về Đại Việt). Theo Hoàng Xuân Hãn, Thành Trạc tự ý xuyên tạc hoặc không hiểu ý của Lê Văn Thịnh, nên đã tâu về rằng Văn Thịnh không đòi Vật Dương và Vật Ác nữa. Trong sử cũ của Việt Nam chép việc này quá vắn tắt và không đầy đủ, chỉ thuật lại 1 câu nói của Lê Văn Thịnh được Thành Trạc tâu về: “Bồi thần không dám tranh chấp”. Dù sau đó Hùng Bản đã nhận được thư và biết chủ ý của Lê Văn Thịnh để tâu về, nhưng vì đường tới Biện Kinh xa xôi, giấy tờ đi lại mất hàng tháng, vì thế chiếu cuối cùng của Tống Thần Tông ban ra tháng 8 âm lịch năm 1084 dựa theo lời của Thành Trạc tâu trước đó, cho rằng Lê Văn Thịnh và Lý Nhân Tông không đòi Vật Dương và Vật Ác nữa. Do đó vua Tống quyết định chỉ mang 6 huyện Bảo Lạc, Luyện, Miêu, Đinh, Phỏng, Cận và hai động Túc, Tang ở ngoài ải Khấu Nhạc trả lại cho Đại Việt, còn hai châu Thuận An, Quy Hóa thì không trả lại. Tuy kết quả hội nghị Vĩnh Bình thứ hai không đạt được như mong muốn của nhà Lý, nhưng được các sử gia coi là một mốc quan trọng trong lịch sử: lần đầu tiên từ sau sự sụp đổ của đế chế Đường, biên giới giữa Đại Việt và Trung Hoa được xác định một cách cụ thể. Nỗ lực đòi Vật Dương, Vật Ác. Không lâu sau khi chia biên giới với nhà Lý, Tống Thần Tông chết. Tống Triết Tông lên nối ngôi, Cao thái hậu nhiếp chính. Nhà Tống trọng dụng phe Tư Mã Quang, muốn xóa bỏ những sự việc mà Vương An Thạch đã làm nên dưới thời Tống Thần Tông. Nhà Lý không bằng lòng với việc nhà Tống chỉ trả vài huyện và động nhỏ, nên viết thư sang lại đòi 2 động Vật Dương và Vật Ác. Tháng 6 năm 1085, nhà Tống có thư trả lời khước từ, nói phải theo ý của vua trước Tống Thần Tông. Tháng 8 năm 1085, ở vùng biên lại xảy ra tranh chấp. Cha con Lương Hiển Trí mang quân đánh Nùng Thuận Thanh ở động Nhâm. Viên quan coi châu Quảng Nguyên nhà Lý là Dương Cảnh Thông liên kết với Nùng Thuận Thanh, sai Đàm An mang quân sang đánh vào đất Tống. Ngay mùng 2 Tết âm lịch năm 1086, vua Tống gửi thư cho Ty kinh lược Quảng Tây yêu cầu tra xét và gửi thư trách vua Lý. Lý Nhân Tông viết thư trả lời, nhắc lại sự việc nhà Tống trả 6 huyện 2 động nhỏ năm 1084, nói rằng đó không phải là đất đã xin, mà đất xin là Vật Dương và Vật Ác. Nhà Tống viết thư đáp lại, với lý lẽ Vật Dương và Vật Ác đã về Tống từ lâu, trong cuộc chiến 1075-1077 không có tranh giành với đất đó, nên Tống không trả. Sợ rằng lời từ chối đó khiến Đại Việt tức giận sẽ động binh tiếp sau khi sứ bộ Đại Việt sang mừng vua Tống lên ngôi trở về, nhà Tống phải tăng thêm quân phòng bị biên giới, điều đạo quân thứ 18 ở Đàm châu xuống Quế châu, quân Hồ Nam xuống Quảng Tây còn quân kinh thành thì xuống đóng ở Hồ Nam. Đoàn sứ Đại Việt do chánh sứ Lê Chung và phó sứ Đỗ Anh Bối đứng đầu, tới Quảng Tây gặp Thành Trạc. Lê Chung xin được ghi lại lời thư của Lê Văn Thịnh gửi Hùng Bản trước đây để mang về cho Lý Nhân Tông xem. Thành Trạc chấp nhận thỉnh cầu của Lê Chung và tâu về Khai Phong, nhà Tống biết ý nhà Lý vẫn muốn đòi đất cũ. Tháng 4 năm 1087, sứ bộ Đại Việt đến Khai Phong. Không thấy sử cũ chép việc Lê Chung đề nghị trả đất. Tống Triết Tông phong chức cho cả Lê Chung (viên ngoại lang Lại Bộ), Đỗ Anh Bối (Tây Kinh tả tàng khố phó sứ) và Lý Nhân Tông (từ Giao Chỉ quận vương lên Nam Bình vương); đồng thời hạch tội và cách chức Hùng Bản cùng Thành Trạc do đã đề nghị vua cũ Tống Thần Tông trả 6 huyện 2 động cho Đại Việt năm 1084. Đối với Hùng Bản, lý do là “khi coi Quế châu đã phân hoạch địa giới không đúng”, còn với Thành Trạc vì “bảo lãnh cho Giao Chỉ biện chính việc biên giới và tự tiện đưa thư của Lê Văn Thịnh cho Lê Chung” Sau khi sứ bộ Đại Việt trở về, nhà Tống tiếp tục điều quân phòng bị biên giới. Lý Nhân Tông nhân việc đó viết thư sang Tống tỏ ý lo ngại quân Tống đe dọa lãnh thổ mình và lại đòi hai động Vật Dương, Vật Ác lần nữa. Tháng 8 năm 1088, nhà Tống viết thư trả lời, giữ quan điểm từ chối đề nghị của Đại Việt. Như vậy nhà Lý đã kiên trì đòi Vật Dương và Vật Ác 6 lần trong hơn 10 năm từ khi kết thúc chiến tranh (1077), nhưng đều bị từ chối. Từ đó vấn đề Vật Dương, Vật Ác không còn được nhắc tới. Năm 1093, Cao thái hậu mất, Tống Triết Tông tự cầm quyền nhưng chính quyền bị đánh giá là nhu nhược, các phe phái tranh đấu quyết liệt, bên ngoài bị Tây Hạ đe dọa. Tuy nhiên, nhà Lý không nhân cơ hội đó tiếp tục việc đòi đất. Lý Nhân Tông đã trưởng thành và tự cầm quyền, Lý Thường Kiệt được điều vào Thanh Hóa trông coi phía nam, do đó ảnh hưởng của ông với triều đình cũng không còn như trước. Quan hệ ngoại giao giữa Lý và Tống trở lại bình thường. Sử gia Hoàng Xuân Hãn lấy làm tiếc vì sau đó nhà Tống bị nhà Kim lấn lướt ở phía bắc, phải co về Giang Nam, thế lực suy nhược, nhưng các vua Lý vẫn không tận dụng thời cơ đó để mở rộng cương thổ phía bắc. Xem thêm. - Ngoại giao Việt Nam thời Lý - Ngoại giao Việt Nam thời Lê sơ - Ngoại giao Việt Nam thời Mạc - Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Lê trung hưng Tham khảo. - "Đại Việt sử lược", Nguyễn Gia Tường dịch (1993), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh - "Đại Việt sử ký toàn thư" - "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục" - Nguyễn Quang Ngọc chủ biên (2010), "Vương triều Lý", NXB Hà Nội - Đào Tố Uyên chủ biên (2008), "Giáo trình lịch sử Việt Nam", tập 2, NXB Đại học sư phạm - Đào Duy Anh (2005), "Đất nước Việt Nam qua các đời", NXB Văn hóa thông tin - Lê Văn Siêu (2006), "Việt Nam văn minh sử", NXB Văn học - Hoàng Xuân Hãn (1996), "Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý", NXB Hà Nội - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2009), "Kỷ yếu hội thảo khoa học "1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long", NXB Thế giới - Lý Văn Phượng (2022), "Việt kiệu thư", Châu Hải Đường dịch, NXB Hội nhà văn.
Chúc Phàm Cương Chúc Phàm Cương (; tên tiếng Anh: Jacky Chu) là một diễn viên người Đài Loan và là cựu thành viên nhóm nhạc 183 Club. Sự nghiệp âm nhạc. Chúc Phàm Cương tham gia cuộc thi New Talent Singing Awards - Vòng loại Vancouver năm 1998 và giành chiến thắng. Anh sau đó đã đại diện cho Vancouver ở vòng chung kết quốc tế và dừng lại ở vị trí Á quân đầu tiên. Sau khi hoàn thành việc học ở trường, anh chuyển đến Đài Loan để tiếp tục sự nghiệp ca hát và ký hợp đồng với hãng Universal Music Đài Loan. Anh phát hành album solo có tên gọi "Telling" (告解) năm 2003, tuy nhiên album này không bán được bao nhiêu đĩa và Jacky phải chấm dứt hợp đồng với hãng thu âm. Năm 2005, anh được công ty Warner Music Đài Loan ký hợp đồng và gắn bó với bộ năm thanh nhạc nam là 183 Club. Bị trục xuất khỏi nhóm 183 Club. Ngày 9 tháng 6 năm 2007, có báo cáo rằng Chúc Phàm Cương bị đuổi khỏi nhóm 183 Club lẫn công ty quản lý do hình tượng của Jacky bị phá vỡ bởi thói quen nghiện tiệc tùng thâu đêm và đời sống tình ái cuồng loạn. Quản lý của nhóm 183 Club là ông Tôn Đức Vinh (孫德榮) xác nhận việc trục xuất vả phát biểu: "183 Club là một nhóm; nó không thuộc về một cá nhân riêng lẻ. Tôi biết chưa từng có tiền lệ nào trước đây [về việc đuổi thành viên khỏi nhóm nhạc] trong ngành giải trí [Đài Loan], nhưng vì điều tốt đẹp cho mọi người, chỉ giới hạn khối lượng công việc của anh ấy thôi là chưa đủ. Kể từ đây tôi trực tiếp đuổi anh ta ra khỏi nhóm 183 Club." ("183 Club是團隊,不是哪一個人的,我知道在演藝圈沒這個先例,但為了大家好,光是冷凍他也不行,我直接踢他出183 Club。") Danh sách đĩa nhạc. Album. - "告解" (tháng 11 năm 2002) Danh sách phim đã đóng. Phim truyền hình. - TTV/SETTV: "Phép màu" (2006) - TTV: "Hoàng tử Ếch" (2005) - "Thăng Không Cao Phi 升空高飛" (2004) - CTS/SETTV: "Áo Cưới Thiên Quốc" (2004)
Matilda của Scotland Matilda của Scotland (tên rửa tội là Edith, 1080 - 1 tháng 5 năm 1118), là một Vương hậu Anh và là Nữ công tước xứ Normandy. Bà là người vợ đầu tiên của Vua Henry I. Matilda đóng vai trò nhiếp chính của nước Anh trong một số thời điểm khi Henry vắng mặt vào các năm 1104, 1107, 1108 và 1111. Là con gái của Vua Malcolm III của Scotland và vương hậu Margaret của Wessex, Matilda được giáo dục tại một tu viện ở miền nam nước Anh, nơi dì bà là Christina làm viện trưởng. Năm 1093, Matilda đính hôn với một nhà quý tộc người Anh cho đến khi cha cô và anh trai bà là Edward bị giết trong trận Alnwick (1093). Chú ruột bà là Donald III đã chiếm lấy ngai vàng vương quốc Scotland, gây ra một cuộc xung đột kế vị hỗn loạn. Nước Anh phản đối Vua Donald và ủng hộ anh trai cùng cha khác mẹ của bà là Duncan II lên làm vua của Scotland. Và sau khi Duncan qua đời, người anh trai nhỏ hơn của bà là Edgar lên ngôi vào năm 1097. Liên kết ngoài. - Matilda 3 at Prosopography of Anglo-Saxon England - Medieval Women: "The Life Of St Margaret, Queen Of Scotland" By Turgot, Bishop of St Andrews Ed. William Forbes-Leith, S.J. Third Edition. Edinburgh: David Douglas, 1896 . Retrieved 14 March 2011.
Trương lực Trương lực hay sức trương là một đại lượng tương đối giúp xác định hướng thẩm thấu của dung môi giữa hai dung dịch được phân cách bởi một màng bán thấm. Trương lực của một dung dịch ở một bên màng phụ thuộc vào độ chênh lệch về nồng độ chất tan, thế nước hoặc áp suất thẩm thấu của dung dịch đó so với dung dịch ở bên kia màng. Nó thường được sử dụng để miêu tả sự trương hoặc teo của một tế bào trong dung dịch. Khác với áp suất thẩm thấu, trương lực chỉ được sử dụng khi chất tan không thể thấm qua màng, vì chỉ những chất này mới có thể tạo nên áp suất thẩm thấu hiệu quả. Những chất tan tự do đi qua màng không ảnh hưởng đến trương lực vì nó sẽ luôn tự cân bằng nồng độ mà không cần dung môi phải di chuyển. Trương lực cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến sự hút nước của rễ. Trương lực chỉ có ba trạng thái: ưu trương, nhược trương và đẳng trương. Ví dụ, khi dung dịch A có nồng độ chất tan cao hơn dung dịch B, ta nói "dung dịch A ưu trương so với dung dịch B". Khi chỉ nói đến một dung dịch, ta hiểu là đang so sánh dung dịch đó với tế bào. Ưu trương. Dung dịch ưu trương là dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn một dung dịch khác. Trong sinh học, một dung dịch ngoại bào sẽ được gọi là ưu trương nếu nó có nồng độ chất tan cao hơn bào tương. Khi một tế bào được đặt trong dung dịch ưu trương, nước sẽ đi ra tế bào để cân bằng nồng độ chất tan ở hai bên màng. Bào tương vì vậy sẽ được coi là dung dịch đẳng trương so với dung dịch ngoại bào. Nếu đó là tế bào động vật, thể tích của nó sẽ giảm, tế bào co lại; đây là hiện tượng co nguyên sinh. Nếu đó là tế bào thực vật, thành tế bào cứng nên giữ nguyên, còn màng tế bào sẽ co lại nhưng vẫn dính với thành tế bào ở các cầu liên bào. Tế bào lúc này trông giống cái gối cắm kim và các cầu liên bào cũng mất chức năng. Đối với tế bào thực vật, không thể sử dụng trương lực một cách cứng nhắc vì lực giữ của thành tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến điểm cân bằng thẩm thấu. Một số sinh vật đã tiến hóa để có thể sống trong dung dịch ưu trương. Ví dụ, nước biển ưu trương đối với cá, nhưng cá lại cần bán thấm với nước biển ở mang để trao đôi khí, khiến tế bào mang mất nước. Để giải quyết vấn đề này, chúng uống nhiều nước biển và chủ động thải muối dư thừa ra. Quá trình này gọi là sự điều hòa thẩm thấu. Nhược trương. Dịch dịch nhược trương là dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn một dung dịch khác. Trong sinh học, một dung dịch ngoại bào sẽ được gọi là nhược trương nếu nó có nồng độ chất tan thấp hơn bào tương. Khi một tế bào được đặt trong dung dịch nhược trương, nước sẽ đi vào tế bào để cân bằng nồng độ chất tan ở hai bên màng, làm cho tế bào trương lên. Với những tế bào không có thành, ví dụ như tế bào động vật, sự trương này có thể tạo áp lực vào màng tế bào làm tan bào, tức tế bào bị vỡ. Mặt khác, tế bào thực vật (hay vi khuẩn) có thành sẽ không sao vì độ cứng của thành tế bào tạo áp lực vào màng tế bào theo hướng ngược lại, giúp màng tế bào không vỡ. Đây gọi là áp suất trương nước. Đẳng trương. Dịch dịch nhược trương là dung dịch có nồng độ chất tan bằng với một dung dịch khác. Trong sinh học, một dung dịch ngoại bào sẽ được gọi là đẳng trương nếu nó có nồng độ chất tan bằng hơn bào tương. Tế bào lúc này sẽ không trương hay co vì không có sự chênh lệch thế nước, lượng nước đi ra và vào tế bào lúc này bằng nhau. Một dung dịch đẳng nồng độ osmol có thể là dung dịch nhược trương nếu chất tan có thể xuyên màng. Ví dụ, một dung dịch urê đẳng nồng độ osmol là dung dịch nhược trương đối với tế bào hồng cầu, vẫn dấn đến tan bào. Điều này là do urê đi vào tế bào theo gradien nồng độ, kéo nước đi vào theo. Mặt khác, nồng độ osmol của nước muối sinh lí (9g muối/1 lít nước) gần như đẳng nồng độ osmol với máu người (290 mOsm/L). Do đó, nước muối sinh lí gần như đẳng trương với huyết tương, và cả Na hay Cl đều không thể tự do xuyên qua màng tế bào nên không đẫn đến tan bào. Xem thêm. - Áp suất thẩm thấu - Thẩm thấu - Độ mặn
Sinh vật kị khí tùy nghi Sinh vật kị khí tùy nghi hay sinh vật yếm khí tùy nghi là sinh vật có thể tạo ATP bằng hô hấp hiếu khí nếu môi trường có oxi, nhưng cũng có thể đổi sang lên men nếu thiếu oxi. Một số ví dụ của nhóm sinh vật này là "Staphylococcus" spp., "Escherichia coli", "Salmonella", "Listeria" spp., "Shewanella oneidensis" và"Yersinia pestis". Một số sinh vật nhân thực cũng kị khí tùy nghi, bao gồm một số loài nấm như "Saccharomyces cerevisiae" và nhiêu loài không xương sống dưới nước như một số loài rươi. Cần phân biệt kị khí tùy nghi với kị khí không bắt buộc. Cả hai đều có thể sống trong môi trường có oxy nhưng chỉ có kị khí tùy nghi mới có thể hô hấp hiếu khí; còn kị khí không bắt buộc có thể sống vì cơ thể có enzyme giải độc oxy nhưng vẫn hô hấp kị khí. Xem thêm. - Hô hấp hiếu khí - Hô hấp kị khí - Lên men - Sinh vật hiếu khí bắt buộc - Sinh vật kị khí bắt buộc - Sinh vật vi hiếu khí Nguồn bên ngoài. - Facultative Anaerobic Bacteria - Obligate Anaerobic Bacteria - Anaerobic Bacteria and Anaerobic Bacteria in the decomposition (stabilization) of organic matter.
BTS Meal BTS Meal là một bữa ăn được bán bởi chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh quốc tế McDonald's phối hợp với nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS. Bao gồm Chicken McNuggets, khoai tây chiên vừa, một lon Coca-Cola vừa và hai loại nước sốt cay (sốt tương ớt ngọt và Cajun), BTS Meal được giới thiệu vào ngày 26 tháng 5 năm 2021 đến ngày 20 tháng 6 năm 2021 tại một số quốc gia và cuối cùng đã đạt đến tổng số của năm mươi quốc gia. Mô tả Sản phẩm. BTS Meal bao gồm 10 hoặc 9 phần Chicken McNuggets, khoai tây chiên kiểu Pháp vừa, một lon Coke vừa với sốt tương ớt ngọt và Cajun lấy cảm hứng từ "công thức phổ biến của McDonald’s Hàn Quốc". Lịch sử. BTS Meal được phát hành lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 5 năm 2021, ở các quốc gia được chọn, bao gồm Hoa Kỳ, Áo, Bahamas, Brazil, Canada, Colombia, Cộng hòa Dominica, Indonesia, Israel, Malaysia, Paraguay, Philippines và Sint Maarten. Đến cuối tháng 6, bữa ăn đã được phát hành ở 50 quốc gia. Giữa đại dịch COVID-19, các đám đông lớn ở Indonesia được cho là đã buộc đóng cửa tạm thời nhiều cửa hàng, trong khi ở Singapore, bữa ăn chỉ có thể được đặt qua đường giao hàng tận nơi để tránh tình trạng đông đúc tại các cửa hàng do đại dịch. Sau khi phát hành, bao bì lấy cảm hứng từ BTS mà bữa ăn được phục vụ đã được liệt kê để bán lại trên một số nền tảng thương mại điện tử; một người dùng Carousell ở Singapore được báo cáo đã đặt giá chào để bán vài tỷ đô la. Chương trình khuyến mãi đã ngừng vào ngày 20 tháng 6 năm 2021. Thu nhận. Viết từ "Chicago Tribune", Louisa Chu nhận thấy nước chấm "mịn, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên". Rebecca Alter của "Vulture" ca ngợi sự nhạy bén trong kinh doanh của McDonald's, đồng thời tuyên bố rằng sự hợp tác "khiến tôi lạc quan về tương lai của các buổi quảng bá nhạc sĩ tại các chuỗi". William Mullally ở "Esquire Middle East" đã mô tả nước chấm Cajun là "thứ tuyệt vời của thức ăn nhanh". "BTS Meal" đã đạt hơn một triệu doanh thu chỉ tính riêng tại Hàn Quốc, đến năm 2021, theo chính chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, doanh số bán nhượng quyền thương mại đã tăng lên đáng kể. Sự phổ biến của BTS Meal đã khiến một số cửa hàng McDonald's ở Indonesia phải đóng cửa vì lo ngại đại dịch COVID-19.
Huỳnh Ngọc Vinh Huỳnh Ngọc Vinh (; sinh ngày 1 tháng 4 năm 1977) là một diễn viên và ca sĩ người Đài Loan, đồng thời là thành viên của nhóm nhạc 183 Club. Anh mang hai dòng máu Khách Gia và A Mỹ (Amis). Sự nghiệp diễn xuất. Phim điện ảnh. - "Đài Bắc Vãn Cửu Triều Ngũ 臺北晚九朝五"
Podoctidae Podoctidae (Tiếng Hy Lạp cổ "podos"(chân), "oktis"(xương sống), đề cập tới hàng gai trên xương chân của các loài trong họ này) là một họ côn trùng thuộc Bộ Chân dài với khoảng 130 loài được biết đến. Mô tả. Có thân hình tròn và các chân rất dài so với cơ thể. Chiều dài cơ thể dao động từ 2,5 đến 5 mm, với chiều dài chân từ ba đến gần ba mươi mm. Trong khi hầu hết các loài có màu nâu đến vàng, một số có màu xanh lục đậm. Chân có thể có màu đen và vàng. Dương vật có cấu tạo độc đáo. Phân bố. Hầu hết các loài xuất hiện ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở New Guinea. Những loài khác được tìm thấy ở Melanesia, Micronesia, Nhật Bản, Ấn Độ và Sri Lanka, Madagascar, Seychelles và Mauritius, và trung tâm châu Phi. Mặc dù một loài thuộc họ Podoctidae được mô tả từ Brazil vào năm 1938, nhưng sau đó nó đã được chuyển sang Triaenonychidae. Mối quan hệ. Mặc dù Podoctidae hiện được bao gồm trong liên họ Samooidea, và chắc chắn là trong phân thứ bộ Grassatores, nó không có mối quan hệ rõ ràng với bất kỳ họ nào. Tham khảo. •Joel Hallan's Biology Catalog: Podoctidae •Pinto-da-Rocha, R., Machado, G. & Giribet, G. (eds.) (2007): Harvestmen - The Biology of Opiliones. Harvard University Press ISBN (sách) Thư mục. - 's Biology Catalog: Podoctidae - (eds.) (2007): Harvestmen - The Biology of Opiliones. "Harvard University Press"
USS Coates (DE-685) USS "Coates" (DE-685) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thượng sĩ Charles Coates (1912-1942), người từng phục vụ cùng tàu tuần dương hạng nhẹ và đã tử trận vào ngày 13 tháng 11, 1942, khi "Juneau" đắm do trúng ngư lôi trong trận Hải chiến Guadalcanal. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại để tiếp tục phục vụ từ năm 1951 đến năm 1970. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu bán vào năm 1971. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Coates" được đặt lườn tại Xưởng tàu Fore River của hãng Bethlehem Steel Corp. ở Quincy, Massachusetts vào ngày 8 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 12, 1943, được đỡ đầu bởi bà Albert M. Bledsoe, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 1, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Wilbur Summers Wills. Lịch sử hoạt động. 1944 - 1946. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Coates" đi đến Miami, Florida, trình diện để phục vụ cùng Hạm đội Đại Tây Dương, và hoạt động như một tàu huấn luyện cho thủy thủ đoàn các tàu hộ tống khu trục tương lai từ ngày 8 tháng 4, 1944 đến ngày 15 tháng 9, 1945. Khi chiến tranh chấm dứt, nó đi đến Xưởng hải quân Charleston, Charleston, South Carolina để chuẩn bị ngừng hoạt động. Nó được cho xuất biên chế tại Green Cove Springs, Florida vào ngày 16 tháng 4, 1946 và đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. 1951 - 1970. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, "Coates" được huy động trở lại, tái biên chế vào ngày 7 tháng 2, 1951, và đi đến cảng nhà mới tại Norfolk, Virginia vào ngày 18 tháng 3. Sau các đợt huấn luyện thực hành dọc theo vùng bờ Đông, nó khởi hành từ Norfolk vào ngày 9 tháng 7 để đi Liverpool, Nova Scotia, nơi con tàu tham gia các cuộc tập trận tìm-diệt tàu ngầm trước khi quay trở về vào ngày 27 tháng 7. Nó tiếp tục huấn luyện tại vùng biển Cuba, rồi phục vụ như một tàu huấn luyện tại Trường Sonar Hạm đội tại Key West, Florida vào mùa Xuân năm 1952. Lên đường vào ngày 26 tháng 8, "Coates" tham gia cuộc Tập trận Mainbrace của Khối NATO, viếng thăm Firth of Clyde và Firth of Forth, Scotland và Arendal, Na Uy trước khi quay trở về Norfolk vào ngày 11 tháng 10. Nó tiếp tục hoạt động tại chỗ và thực hành huấn luyện tại các vùng biển Virginia Capes và vịnh Guantánamo, Cuba, rồi thực hiện chuyến đi thực tập cho học viên sĩ quan đến Brazil vào mùa Hè năm 1953. Một đợt tập trận khác trong Khối NATO đã đưa con tàu đến các vùng biển Scotland và Pháp từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 3 tháng 9, 1954. Vào đầu năm 1957, "Coates" lại có một lượt phục vụ như tàu huấn luyện tại Trường Sonar Hạm đội tại Key West, Florida. Đến ngày 21 tháng 11, 1957, nó được điều sang vai trò một tàu huấn luyện dự bị cho Hải quân Dự bị Hoa Kỳ, trực thuộc Quân khu Hải quân 3, hoạt động từ New York. Cho đến năm 1963, nó tiến hành những chuyến đi huấn luyện dọc eo biển Long Island và thỉnh thoảng đi sang vùng biển Caribe và đến các cảng dọc bờ Đông. Con tàu chuyển cảng nhà từ New York đến New Haven, Connecticut vào ngày 19 tháng 9, 1960. "Coates" được cho xuất biên chế lần sau cùng vào ngày 30 tháng 1, 1970, và bị rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân cùng ngày hôm đó. Con tàu bị đánh chìm như một mục tiêu vào ngày 19 tháng 9, 1971. Liên kết ngoài. - Photo Archive of USS Coates (DE-685) at NavSource Online
USS Eugene E. Elmore (DE-686) USS "Eugene E. Elmore" (DE-686) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu tá Hải quân Eugene Evans Elmore (1900-1942), người từng phục vụ cùng tàu tuần dương hạng nặng và đã tử trận vào ngày 9 tháng 8, 1942 khi "Quincy" bị đánh chìm trong Trận chiến đảo Savo. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1969. "Eugene E. Elmore" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Eugene E. Elmore" được đặt lườn tại Xưởng tàu Fore River của hãng Bethlehem Steel Corp. ở Quincy, Massachusetts vào ngày 27 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 12, 1943, được đỡ đầu bởi bà Eugene E. Elmore, vợ góa của Thiếu tá Elmore, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 2, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân George Lissant Conkey. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Eugene E. Elmore" đi đến Norfolk, Virginia vào ngày 22 tháng 4, 1944, nơi nó gia nhập một đội đặc nhiệm tìm-diệt tàu ngầm được hình thành chung quanh tàu sân bay hộ tống , và lên đường đi Casablanca, Maroc thuộc Pháp để bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương. Trong chuyến quay trở về vào ngày 29 tháng 5, "Block Island" cùng một tàu hộ tống khu trục tháp tùng bảo vệ nó, chiếc , đã trúng ngư lôi dò âm G7es phóng từ tàu ngầm U-boat Đức "U-549". "Block Island" trúng ba quả ngư lôi và đắm tại tọa độ . Trong lúc đang cứu vớt những người sống sót, tàu hộ tống khu trục dò được tín hiệu sonar của chiếc U-boat, nên đã hướng dẫn cho "Eugene E. Elmore" đi đến mục tiêu. "Eugene E. Elmore" tấn công bằng mìn sâu và súng cối chống ngầm Hedgehog, đánh chìm "U-549" ở vị trí về phía Tây Nam quần đảo Madeira tại tọa độ ; toàn bộ 57 thành viên thủy thủ đoàn chiếc U-boat đều tử trận. Sau đó nó trợ giúp vào việc kéo chiếc "Barr" bị hư hại nặng quay trở về cảng, và được thay phiên vào ngày 2 tháng 6 khi sắp về đến cảng Casablanca. Quay về đến New York vào ngày 13 tháng 6, trong gần năm tháng tiếp theo, "Eugene E. Elmore" còn tiếp tục thực hiện hai chuyến hộ tống vận tải khứ hồi vượt đại dương sang khu vực Địa Trung Hải. Chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, nó khởi hành từ New York vào ngày 3 tháng 11 và đi đến Hollandia, New Guinea vào ngày 11 tháng 12, nơi con tàu gia nhập Đệ Thất hạm đội. Nó rời Hollandia vào ngày 30 tháng 12 để đi đến Biak, nơi nó gia nhập một đoàn tàu vận tải đang hướng sang vịnh Lingayen, Philippines. Đến nơi vào ngày 12 tháng 1, 1945, nó hoạt động tuần tra chống tàu ngầm và phòng không để bảo vệ khu vực đổ bộ trong hai ngày, rồi rút lui về vịnh San Pedro để chuẩn bị cho chiến dịch đổ bộ tiếp theo lên vịnh Subic vào ngày 29 tháng 1. Tiếp tục hoạt động từ khu vực vịnh San Pedro, "Eugene E. Elmore" hỗ trợ cho chiến dịch giải phóng Philippines khi hộ tống bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Biak, Palau, Ulithi và New Guinea. Từ ngày 13 tháng 7 đến ngày 22 tháng 8, nó hộ tống hai đoàn tàu vận tải đi từ Philippines sang Okinawa, rồi đi đến ngoài khơi Okinawa vào ngày 3 tháng 9 để làm nhiệm vụ chiếm đóng. Sang tháng 10, nó hộ tống các tàu vận tải chuyển nhân sự sang Jinsen, Triều Tiên, rồi khởi hành từ Okinawa vào ngày 15 tháng 10 để quay trở về Hoa Kỳ, về đến San Diego, California vào ngày 5 tháng 11. "Eugene E. Elmore" được cho xuất biên chế vào ngày 31 tháng 5, 1946 và đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 30 tháng 6, 1968, và con tàu bị bán để tháo dỡ vào tháng 6, 1969. Phần thưởng. "Eugene E. Elmore" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo Archive of USS Eugene E. Elmore (DE-686) at NavSource Online
USS Holt (DE-706) USS "Holt" (DE-706) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân William Mack Holt (1917-1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Tiêm kích VF-3 trên tàu sân bay , đã tử trận vào ngày 7 tháng 8, 1942 trong Chiến dịch Guadalcanal và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Hàn Quốc và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Cộng hòa Hàn Quốc như là chiếc ROKS "Chung Nam" (DE-73) cho đến năm 1984. Con tàu cuối cùng bị tháo dỡ. "Holt" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Holt" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 28 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Robert Holt, mẹ của Trung úy Holt, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại New Orleans, Louisiana vào ngày 9 tháng 6, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Victor Blue. Lịch sử hoạt động. USS "Holt". 1944. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Holt" quay trở về Boston, Massachusetts để sửa chữa sau chạy thử máy trước đi đến Norfolk, Virginia vào ngày 8 tháng 8, 1944. Tại đây nó tiến hành những thử nghiệm ở vùng nước nông trên sông Patuxent, Maryland cho đến ngày 19 tháng 8, rồi gia nhập Đội hộ tống 74 tại Norfolk. Nó đã tháp tùng để bảo vệ các tàu sân bay hộ tống và đi từ Norfolk đến Newport, Rhode Island, rồi lên đường vào ngày 5 tháng 9 để tuần tra chống tàu ngầm dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ. Nó đã đi đến trợ giúp cho chiếc tàu buôn SS "George Ade" bị trúng ngư lôi vào ngày 12 tháng 9, rồi tham gia vào việc truy lùng chiếc tàu ngầm U-boat Đức đã tấn công "George Ade". Tuy nhiên việc tìm kiếm bị hủy bỏ vào ngày hôm sau do một cơn bão đang đến gần, "Holt" và quay trở về Norfolk. Sau khi hộ tống các đoàn tàu vận tải ven biển đi lại giữa Boston và New York, "Holt" cùng Đội hộ tống 74 chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Họ băng qua kênh đào Panama vào ngày 23 tháng 10, rồi tiếp tục đi ngang qua các quần đảo Galápagos và Society trước khi đi đến Hollandia, New Guinea vào ngày 21 tháng 11. Con tàu gia nhập Đệ Thất hạm đội rồi khởi hành vào ngày 28 tháng 11, tham gia lực lượng tàu sân bay để hướng sang vịnh Leyte, Philippines nhằm hỗ trợ cho hoạt động tác chiến của lực lượng trên bộ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ vào ngày 11 tháng 12, "Holt" lên đường cùng một đoàn tàu vận tải hướng đến Mindoro nhằm xây dựng một căn cứ xuồng phóng lôi PT-boat trên đảo này, một bước quan trọng trong chiến dịch giải phóng Philippines. Khi lực lượng đổ bộ lên bờ vào ngày 15 tháng 12, hỏa lực của con tàu đã trợ giúp bảo vệ đoàn tàu vận tải cũng như đánh trả những đợt không kích của máy bay đối phương. Nó cùng đoàn tàu vận tải quay trở về Leyte vào ngày 17 tháng 12, rồi ở lại khu vực vịnh San Pedro cho đến ngày 22 tháng 12. 1945. Sau đó "Holt" lên đường đi New Guinea ngang qua đảo Manus, nơi đảm nhiệm vai trò hộ tống các đoàn tàu vận tải tiếp liệu tăng viện cho Philippines. Nó khởi hành từ Hollandia vào ngày 8 tháng 1, 1945, hộ tống cho đoàn tàu vận chuyển tiếp liệu và lực lượng tăng viện đi sang vịnh Lingayen, Luzon. Đoàn tàu đi theo lối vịnh San Pedro và đi đến vịnh Lingayen vào ngày 21 tháng 1. Chiếc tàu hộ tống khu trục bắt đầu tuần tra chống tàu ngầm tại khu vực vận chuyển và đổ bộ cho đến ngày 27 tháng 1, bảo vệ cho các tàu vận tải và tàu đổ bộ, và đã bắn rơi một máy bay tấn công tự sát Kamikaze của đối phương vốn suýt đâm trúng con tàu vào ngày 23 tháng 1. Rời vịnh Lingayen vào ngày 27 tháng 1, "Holt" đi đến vịnh San Pedro hai ngày sau đó, và sau một chuyến hộ tống vận tải khác đi sang vịnh Lingayen, nó đi đến khu vực vịnh Subic vừa mới được giải phóng vào ngày 12 tháng 2. Nó hoạt động hộ tống cho việc ra vào cảng cho đến ngày on 27 tháng 3, khi nó lên đường hỗ trợ cho một trong những hoạt động sau cùng nhằm bình định Luzon. Đi đến ngoài khơi Legaspi vào ngày 1 tháng 4, con tàu đã bắn hải pháo hỗ trợ cho cuộc đổ bộ, rồi quay trở lại vịnh Subic để hộ tống cho đoàn tàu đưa lực lượng tăng viện đến Legaspi, tiếp tục đổ bộ trong các ngày 7 và 8 tháng 4. Việc chiếm được thành phố này cho phép lực lượng Đồng Minh kiểm soát được bờ biển dọc theo eo biển San Bernardino, rút ngắn được con đường tiếp vận đi từ vịnh Leyte sang các khu vực tấn công bên bờ biển phía Tây của quần đảo Philippine. Quay trở lại vịnh San Pedro, "Holt" sau đó đi đến Morotai để tham gia một đoàn tàu vận tải hỗ trợ cho chiến dịch tấn công lên Tarakan, Borneo, mục tiêu đầu tiên của một loạt các hoạt động đổ bộ tại đảo Đông Ấn thuộc Hà Lan này. Lực lượng Lục quân Hoàng gia Australia đã chiếm được Tarakan vào ngày 1 tháng 5 dưới sự hỗ trợ của không lực Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, và "Holt" đi đến cùng các tàu tiếp liệu năm ngày sau đó. Con tàu phải luôn trong trạng thái trực chiến nhằm đề phòng người nhái tự sát Fukuryu và mìn hà (limpet mine) đối phương khi ở lại trong khu vực, cho đến khi rời Borneo vào ngày 9 tháng 5 để quay trở lại vịnh San Pedro. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, "Holt" được sửa chữa trong một ụ nổi trước khi làm nhiệm vụ quan trắc thời tiết tại khu vực Đông biển Đông, hỗ trợ cho việc di chuyển của tàu bè trong khu vực. Hoàn thành nhiệm vụ vào ngày 18 tháng 12, nó đón lên tàu 75 hành khách để vận chuyển về Hoa Kỳ rồi khởi hành, đi ngang qua quần đảo Marshall và Trân Châu Cảng trước khi về đến San Francisco, California vào ngày 9 tháng 1, 1946. "Holt" được cho xuất biên chế vào ngày 2 tháng 7, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương, neo đậu cùng Đội San Diego. "Chung Nam" (D-73/DE-821). Vào tháng 12, 1962, "Holt" được chuẩn bị để chuyển giao cho một nước đồng minh. Nó được chuyển cho Cộng hòa Hàn Quốc vào ngày 19 tháng 6, 1963 trong khuôn khổ Chương trình Viện trợ Quân sự, và nhập biên chế cùng Hải quân Cộng hòa Hàn Quốc như là chiếc "Chung Nam" (D-73) (충남-Trung Nam). Quyền sở hữu vĩnh viễn con tàu được chuyển cho Hàn Quốc vào ngày 15 tháng 11, 1974, và tên của "Holt" được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân Hoa Kỳ cùng ngày hôm đó. Số hiệu tàu chuyển sang DE-821 vào năm 1980, và cuối cùng nó ngừng hoạt động vào ngày 31 tháng 1, 1984. Phần thưởng. "Holt" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo Archive of USS Holt (DE-706) at NavSource Online - ussholt.com: USS "Holt"
USS Jobb (DE-707) USS "Jobb" (DE-707) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan trợ y Richard Patrick Jobb (1920-1943), người từng phục vụ tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, đã tử trận trong khi cứu chữa thương binh tại sông Namara vào ngày 26 tháng 1, 1943 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1970. "Jobb" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Jobb" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 20 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà S. L. Jobb, mẹ của hạ sĩ quan Jobb, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại New Orleans, Louisiana vào ngày 4 tháng 7, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Herbert Melvin Jones. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, "Jobb" được phân về một đội tuần tra tìm-diệt tàu ngầm tại Đại Tây Dương. Sự xuất hiện của một cơn bão đã buộc nó phải rút lui trở về Norfolk, Virginia từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9, 1944, rồi đi đến New York. Chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, nó lên đường vào ngày 23 tháng 10, đi ngang qua kênh đào Panama và Bora Bora trước khi đi đến vịnh Humboldt, New Guinea vào ngày 21 tháng 11. Tham gia vào Chiến dịch giải phóng Philippines đang được thực hiện, "Jobb" hộ tống một đoàn tàu vận tải lên đường vào ngày 28 tháng 11 để hướng đến vịnh Leyte. Nó ở lại ngoài khơi đảo Leyte cho đến ngày 12 tháng 12, rồi hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Mindoro. Đoàn tàu bị máy bay đối phương theo dõi vào ngày hôm sau, rồi tấn công trong suốt những ngày tiếp theo; hỏa lực phòng không của con tàu đã bắn rơi ít nhất hai máy bay đối phương. Sau khi đoàn tàu đi đến Mindoro an toàn, nó đi ngang qua Leyte để quay trở lại New Guinea, về đến Hollandia vào ngày 28 tháng 12. Tiếp tục hộ tống một đoàn tàu vận tải hướng sang vịnh Lingayen, Luzon, "Jobb" khởi hành vào ngày 8 tháng 1, 1945; tuy nhiên do va phải một dải đá ngầm tại Philippines vào ngày 16 tháng 1, nó bị buộc quay trở lại vịnh Leyte để sửa chữa. Con tàu phải tiếp tục được sửa chữa chân vịt tại đảo Manus trước khi có thể quay trở lại Philippines vào tháng 2. Nó hộ tống các đoàn tàu vận tải vận chuyển lực lượng và tiếp liệu đi đến Palawan, Mindoro và Mindanao nhằm hoàn thành việc giải phóng toàn bộ Philippines. Khởi hành từ Morotai vào ngày 4 tháng 6, "Jobb" tham gia vào cuộc đổ bộ lên vịnh Brunei, Borneo. Khi cuộc đổ bộ diễn ra vào ngày 10 tháng 6 mà gặp phải rất ít sự kháng cự, con tàu tuần tra ngoài khơi khu vực vận chuyển. Sau đó nó hộ tống cho một đoàn tàu tiếp liệu xuất phát từ Morotai, rồi đi đến Leyte vào ngày 8 tháng 7, được sửa chữa trước khi tiến hành tuần tra chống tàu ngầm trên tuyến đường hàng hải giữa Philippines và Ulithi cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Sau khi Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, nó đi đến Okinawa vào ngày 23 tháng 8. Trong những tháng tiếp theo "Jobb" hoạt động giữa các căn cứ tại Viễn Đông hỗ trợ cho hoạt động chiếm đóng, rồi lên đường quay trở về Hoa Kỳ, đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 31 tháng 12 và về đến San Francisco, California vào ngày 9 tháng 1, 1946. Con tàu sau đó chuyển đến San Diego, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 13 tháng 5, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương, neo đậu tại Stockton, California. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 11, 1969,và cuối cùng con tàu bị bán để tháo dỡ vào tháng 10, 1970. Phần thưởng. "Jobb" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Photo Archive of USS Jobb (DE-707) at NavSource Online
USS Parle (DE-708) USS "Parle" (DE-708) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân John Joseph Parle (1920-1943), người từng phục vụ cùng Lực lượng Đổ bộ trong Chiến dịch Husky, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên Sicilia, Ý, đã tử thương vào ngày 17 tháng 7, 1943 và được truy tặng Huân chương Danh dự. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại để tiếp tục phục vụ từ năm 1951 đến năm 1970. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu vào năm 1970. Thiết kế và chế tạo. Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. "Parle" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 8 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà Harry V. Parle, mẹ của Thiếu úy Parle, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại New Orleans, Louisiana vào ngày 29 tháng 7, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân James Cecil Toft, Jr. Lịch sử hoạt động. 1944 - 1946. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện ngoài khơi Louisiana và tại khu vực Bermuda, "Parle" gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương để làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương, và đã hoàn tất một chuyến khứ hồi sang khu vực Địa Trung Hải trước khi được điều về Đội hộ tống 60. Chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, con tàu được đại tu đồng thời được bổ sung vũ khí phòng không, rồi lên đường vào ngày 28 tháng 12, 1944 và đi đến vùng kênh đào Panama vào ngày 3 tháng 1, 1945. Nó tiếp tục hành trình vượt kênh đào, rồi đi ngang qua quần đảo Galápagos, Bora Bora, đảo Manus và Palau để gia nhập Đệ Thất hạm đội tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Được điều sang phục vụ cùng Tư lệnh Tiền phương biển Philippine, "Parle" đi đến Leyte, Philippines, rồi phục vụ trong thành phần Đơn vị Đặc nhiệm 94.18.12. Nó thực hiện nhiều chuyến hộ tống vận tải giữa các căn cứ Kossol Roads, Leyte, vịnh Lingayen, vịnh Subic, Okinawa, Ulithi và Hollandia, New Guinea. Trong nhiều dịp nó dò được tín hiệu sonar của tàu ngầm đối phương, nhưng những lượt tấn công chống ngầm bằng mìn sâu và súng cối Hedgehog đều không đêm lại kết quả. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, nó hoạt động cùng Lực lượng Đổ bộ Hạm đội Thái Bình Dương để chuyển lực lượng chiếm đóng sang Triều Tiên. Quay trở về Hoa Kỳ, "Parle" được chuyển đến Green Cove Springs, Florida vào tháng 1, 1946, nơi nó được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương, và được cho xuất biên chế vào ngày 10 tháng 7, 1946. 1951 - 1970. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, "Parle" được cho tái biên chế trở lại vào ngày 2 tháng 3, 1951,<ref name=Uboat> và sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện đã gia nhập Đệ Nhị hạm đội. Nó hoạt động ngoài khơi Norfolk, Virginia và tại vùng biển Nova Scotia, rồi đến đầu năm 1952 tiến hành huấn luyện tại khu vực vịnh Guantánamo, Cuba. Sang tháng 3, nó phục vụ như tàu huấn luyện cho Trường Sonar Hạm đội tại Key West, Florida; rồi vào nữa cuối năm 1952 đã tham gia các cuộc tập trận hạm đội tại Bắc Đại Tây Dương và vùng biển Baltic. Trong những năm tiếp theo và cho đến năm 1958, nó luân phiên những lượt huấn luyện chiến thuật tại khu vực vịnh Guantánamo, thực tập chống tàu ngầm ngoài khơi Virginia Capes và Norfolk xen kẻ với những giai đoạn bảo trì; con tàu cũng phục vụ như tàu huấn luyện cho Trường Sonar Hạm đội và thực hành chỉ huy. Vào ngày 1 tháng 1, 1959, "Parle" được điều sang phục vụ cùng Quân khu Hải quân 5 và hoạt động như tàu huấn luyện cho nhân sự thuộc Hải quân Dự bị Hoa Kỳ. Thành phần thủy thủ đoàn khung được rút gọn, và con tàu thực hiện những chuyến đi thực tập vào dịp cuối tuần hoặc những chuyến huấn luyện kéo dài hai tuần vào mùa Hè. Khi xảy ra vụ Khủng hoảng Berlin vào năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy ra lệnh động viên một phần lực lượng hải quân dự bị vào tháng 8, nên con tàu được bổ sung đủ biên chế thủy thủ đoàn vào ngày 21 tháng 10, gia nhập hạm đội thường trực và hoạt động tập trận thường xuyên tại vùng biển Caribe. Đến tháng 7, 1962, khi căng thẳng quốc tế đã lắng dịu, "Parle" quay trở lại phục vụ như tàu huấn luyện dự bị trực thuộc Quân khu Hải quân 5, tiếp tục nhiệm vụ huấn luyện cho nhân sự hải quân dự bị. Vào năm 1965, con tàu được điều sang phục vụ cùng Quân khu Hải quân 9, đặt cảng nhà tại Chicago, Illinois và hoạt động huấn luyện tại vùng Ngũ Đại Hồ. "Parle" được cho xuất biên chế lần sau cùng vào ngày 1 tháng 7, 1970, và được cho rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân cùng ngày hôm đó. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi Florida vào ngày 27 tháng 10, 1970. Liên kết ngoài. - Photo Archive of USS Parle (DE-708) at NavSource Online