text
stringlengths
2
268k
Máy sấy quần áo Máy sấy quần áo (tiếng Anh: "clothes dryer") là một thiết bị gia dụng được sử dụng để loại bỏ hơi ẩm từ quần áo, khăn trải giường và các loại vải dệt khác ngay sau khi chúng được giặt trong máy giặt. Nhiều máy sấy quần áo bao gồm một thùng rỗng tích hợp khả năng chuyển động quay, được gọi là "tumbler". Trong khi không khí nóng được luân chuyển qua nơi này để làm bay hơi ẩm, thì "tumbler" sẽ thực hiện chuyển động quay vòng để duy trì không khí giữa các loại đồ sấy. Việc sử dụng loại máy này có thể khiến quần áo bị co lại hoặc trở nên kém mềm. Để khắc phục tình trạng trên, người ta đã thiết kế một thiết bị tương tự có chức năng sấy quần áo, có điều không có "tumbler". Thiết bị này được gọi là "tủ sấy". Tủ sấy được dùng cho các loại vải mỏng manh và các loại vải khác không phù hợp cho máy sấy quần áo. Để sử dụng máy sấy quần áo, người sử dụng nên sấy khô quần áo ở mức tối thiểu trong ba mươi phút. Điều này sẽ tiêu diệt nhiều vi trùng bao gồm mạt bụi nhà, rệp, bọ ghẻ và trứng của chúng; sấy thêm mười phút nữa sẽ tiêu diệt được các loài bọ ve. Bằng cách rửa sạch mạt bụi và phơi quần áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong ba giờ đồng hồ, chúng ta sẽ tiêu diệt trứng của loài sinh vật này. Một số thiết bị như máy giặt-sấy có thể kết hợp thực hiện cả hai chức năng (giặt, sấy). Trong khi một số thiết bị khác có thể sử dụng hơi nước để là phẳng quần áo, thay thế công việc của một chiếc bàn là.
USS Samuel B. Roberts (DE-413) USS "Samuel B. Roberts" (DE-413) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" của Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Con tàu được đặt theo tên hạ sĩ quan Samuel B. Roberts (1921-1942), người phục vụ trên tàu vận tải và đã tử trận khi giúp triệt thoái binh lính Thủy quân Lục chiến trong Chiến dịch Guadalcanal, và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. "Samuel B. Roberts" được đặt lườn vào ngày 6 tháng 12 năm 1943 ở Công ty Đóng tàu Brown ở Houston, Texas. Con tàu được hạ thủy vào ngày 20 tháng 1 năm 1944 và được đỡ đầu bởi Bà Anna Roberts, mẹ của Samuel Booker Roberts. "Samuel B. Roberts" nhập biên chế ngày 28 tháng 4 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng, Thiếu tá Robert W. Copeland. "Samuel B. Roberts" bị đánh chìm vào ngày 25 tháng 10 năm 1944 trong trận hải chiến ngoài khơi Samar, sau khi cùng một lực lượng tàu chiến nhỏ của Hải quân Hoa Kỳ ngăn chặn thành công một hạm đội hùng mạnh của Nhật Bản có ý định tiến vào vịnh Leyte của Philippines để tấn công hạm đội đổ bộ của quân đội Đồng Minh. Con tàu thuộc biên chế Đơn vị Đặc nhiệm 77.4.3, hay "Taffy 3", một nhóm tác chiến chỉ có tàu khu trục, tàu hộ tống khu trục và tàu sân bay hộ tống. "Taffy 3" đã vô tình bị bỏ lại và phải chống trả trước hạm đội hùng mạnh của Phó Đô đốc Takeo Kurita ở ngoài khơi đảo Samar, trong Hải chiến Vịnh Leyte vào tháng 10 năm 1944. "Samuel B. Roberts" đã kiên cường chiến đấu, ghi nhận bắn trúng một quả ngư lôi và nhiều phát đạn vào các tàu chiến Nhật Bản trước khi bị bắn chìm. Sau trận đánh, "Samuel B. Roberts" được biết đến là "tàu hộ tống khu trục chiến đấu như một thiết giáp hạm." Thiết kế. Lớp tàu hộ tống khu trục "John C. Butler" được thiết kế để đáp ứng nhu cầu về việc cần một số lượng lớn tàu hộ tống săn ngầm giá rẻ làm nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vận tải, nên chúng được trang bị khá ít hệ thống vũ khí chống hạm. Lớp "John C. Butler" là một phần của chương trình 720 tàu hộ tống dự kiến hoàn thành vào năm 1944, nhưng con số này sau đó đã được giảm xuống. "Samuel B. Roberts" có chiều dài tổng thể là 93,3 m với sườn ngang rộng 11,18 m và mớn nước là 4,1 m. Con tàu có mức choán nước tiêu chuẩn là 1.350 tấn Anh (1.372 tấn) và 1.745 tấn Anh (1.773 tấn) khi đầy tải. Thủy thủ đoàn của tàu bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Động cơ đẩy của "Samuel B. Roberts" bao gồm hai tuốc bin hơi nước Westinghouse được cấp năng lượng từ hai nồi hơi "D" Express, để có thể tạo ra mức công suất 12.000 shp (8.900 kW) và đạt được tốc độ di chuyển tối đa 24 kn (44 km/h, 28 mph). Con tàu có tầm hoạt động tiêu chuẩn là 6.000 hải lý ở vận tốc 12 kn (22 km/h). Vũ khi và hệ thống điện tử. Pháo chính của "Samuel B. Roberts" là hai pháo đa dụng Mark 12 5-inch/38-cal được lắp trong hai tháp pháo đơn kín, một tháp đặt ở khu vực mũi tàu và tháp còn lại đặt ở khu vực đuôi tàu, phía sau hệ thống thượng tầng. Pháo Mark 12 5-inch/38 cal có khả năng chống hạm và phòng không, và được dẫn bắn bởi Hệ thống Kiểm soát Hỏa lực Mark 51. Ngoài ra, con tàu được lắp đặt hai ụ pháo phòng không 40 mm Bofors hai nòng ở phía sau mỗi khẩu pháo 5-inch, và mười pháo phòng không 20 mm Oerlikon nòng đơn, tất cả đều được dẫn bắn bởi Hệ thống Dẫn bắn Mark 51. "Samuel B. Roberts" được trang bị một bệ phóng ngư lôi 21-inch gồm ba ống phóng, và hệ thống chống ngầm bao gồm hai ray thả mìn chống ngầm Mark 9, tám máy phóng mìn chống ngầm Mark 6 "K-Gun" và một súng cối chống ngầm Mark 10 Hedgehog. Cảm biến điện tử của tàu bao gồm hệ thống sonar QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar cảnh giới bầu trời SA. Lịch sử hoạt động. "Samuel B. Roberts" bắt đầu đợt huấn luyện ở ngoài khơi Bermuda từ ngày 21 tháng 5 tới ngày 19 tháng 6 năm 1944. Sau một thời gian ở Xưởng Hải quân Boston, "Samuel B. Roberts" bắt đầu khởi hành đến Norfolk, Virgina vào ngày 7 tháng 7. Trong ngày hôm đó, con tàu báo cáo có thể đã va chạm với một con cá voi, khiến chân vịt bên phải tàu bị bẻ cong. Công việc sửa chữa được hoàn thành trước ngày 11 tháng 7, và con tàu rời Norfolk ngày 22 tháng 7. "Samuel B. Roberts" đi qua Kênh đào Panama ngày 27 tháng 7 và gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng vào ngày 10 tháng 8 năm 1944. Con tàu tiếp tục các đợt huấn luyện ở khu vực xung quanh Quần đảo Hawaii đến khi bắt đầu nhiệm vụ hộ tống một đoàn vận tải tới Eniwetok vào ngày 30 tháng 8. Ngày 2 tháng 9, "Samuel B. Roberts" hộ tống một đoàn vận tải về Trân Châu Cảng và cập bến vào ngày 10 tháng 9. Sau một vài buổi huấn luyện tăng cường, con tàu tiếp tục nhiệm vụ hộ tống một đoàn vận tải tới Eniwetok vào ngày 21 tháng 9, và đến nơi vào ngày 30 tháng 9. "Samuel B. Roberts" sau đó khởi hành về Đảo Manus thuộc Quần đảo Admiralty ở Nam Thái Bình Dương, và được biên chế vào Đơn vị Đặc nhiệm 77.4.3, có mật danh "Taffy 3". Con tàu sau đó cùng "Taffy 3" di chuyển về Vịnh Leyte của Phillipines, và bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ với Liên đoàn Hỗ trợ Hỏa lực Trên không Khu vực Phía Bắc (NASG) ở ngoài khơi Đảo Samar. Hải chiến ngoài khơi Samar. Trước bình minh ngày 25 tháng 10 năm 1944, "Samuel B. Roberts" tiếp tục nhiệm vụ hộ tống như thường lệ, trong khi các tàu sân bay hộ tống của Taffy 3 chuẩn bị phóng máy bay làm nhiệm vụ hỗ trợ các đơn vị Lục quân Hoa Kỳ đang tiến công ở Phillipines. Khi Taffy 3 đang di chuyển về phía đông Samar, họ chạm trán với Lực lượng Trung tâm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Đây là hạm đội hùng mạnh nhất trong tổng số ba hạm đội chủ lực được người Nhật triển khai vào Philippines theo Kế hoạch Shō-Go 1. Dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc Kurita Takeo, đơn vị hùng mạnh gồm bốn thiết giáp hạm, sáu tàu tuần dương hạng nặng, hai tàu tuần dương hạng nhẹ và 11 tàu khu trục, đã tấn công và truy đuổi Taffy 3. Trong khi các tàu sân bay hộ tống của Taffy 3 bắt đầu rút chạy về phía đông, lúc 07:40, Thiếu tá Robert W. Copeland, thông qua hệ thống loa thông báo, đã nói tới toàn bộ thủy thủ đoàn của mình Một hạm đội lớn của Nhật đã được phát hiện. Họ đang cách chúng ta 15 dặm và đang di chuyển về hướng của chúng ta. Họ được cho là có bốn thiết giáp hạm, tám tàu tuần dương và một số lượng lớn tàu khu trục. Đây sẽ là một cuộc chiến không cân sức mà cơ hội sống sót là điều không thể hi vọng được. Nhưng chúng ta sẽ gây thiệt hại cho kẻ thù nhiều nhất có thể. Dưới sự bao phủ của khói từ những chiếc tàu khu trục, "Samuel B. Roberts" thoát khỏi sự chú ý của người Nhật. Không muốn thu hút toàn bộ sự chú ý của người Nhật vào con tàu nhỏ bé của ông, Copeland liên tiếp từ chối lệnh nổ súng của Sĩ quan Pháo thủ - Đại úy Bill Burton. Copeland không muốn phung phí bất cứ viên đạn 5-inch nào, dù các mục tiêu đều trong tầm ngắm và có thể thấy rõ ràng, nhưng khoảng cách vẫn còn rất xa, và ông có ý định phóng ngư lôi ở khoảng cách 4,6 km. Burton liên tiếp yêu cầu nổ súng nhiều đến mức Copeland phải hét lên "Chết tiệt, anh Burton, tôi sẽ cho anh biết khi nào cần phải nổ súng." Một viên đạn lạc, có thể xuất phát từ một tàu khu trục gần đó, đã bắn trúng cột buồm của "Samuel B. Roberts" và vô hiệu hóa máy phóng ngư lôi lúc 08:00. Sau khi khôi phục lại máy phóng, ở khoảng cách 3,7 km, "Samuel B. Roberts" phóng ngư lôi vào "Chōkai" mà không bị "Chōkai" bắn trả. Sau khi thay đổi lộ trình di chuyển, "Samuel B. Roberts" biến mất trong làn khói. Hoa tiêu báo cáo rằng có ít nhất một quả ngư lôi đã bắn trúng, và khiến chiếc "Chōkai" thất tốc và dạt vào bên rìa của đội hình lúc 08:23. Lúc 08:10, "Samuel B. Roberts" đang ở rìa của đội tàu sân bay hộ tống. Qua làn khói và cơn mưa dày đặc, tàu tuần dương hạng nặng "Chikuma" xuất hiện, bắn toàn lực vào đội hàng không mẫu hạm. Copeland đổi hướng di chuyển và nói với Burton "Anh Burton, anh có thể nổ súng". "Samuel B. Roberts" và "Chikuma" bắt đầu đấu pháo nhau. Bị ép vào khoảng cách gần với tốc độ bắn chậm, "Chikuma" gặp nhiều khó khăn trong việc bắn vào các con tàu nhỏ và nhanh nhẹn của đối phương, trong khi đó "Samuel B. Roberts" không gặp khó khăn về vấn đề tốc độ bắn như "Chikuma". Trong suốt 35 phút, ở khoảng cách 4,8 km, "Samuel B. Roberts" đã bắn gần như toàn bộ cơ số đạn 5-inch (127 mm) ở trên tàu vào chiếc "Chikuma" - hơn 600 viên đạn. "Chikuma" chịu hư hại nặng dọc con tàu. Hệ thống thượng tầng của tàu bị "biến dạng" sau khi trúng đủ các loại đạn liên tục, từ những viên xuyên giáp, đạn nổ mạnh, đạn cao xạ 20-40 mm tới cả những viên pháo sáng, tạo đám cháy lớn trên con tàu. Đài chỉ huy của "Chikuma" gần như không còn, cháy lớn xuất hiện dọc hệ thống thượng tầng và tháp pháo số ba đã bị vô hiệu hóa. Tuy vậy, "Chikuma" không ở đó một mình, và ngay sau đó, hàng loạt các cột nước đủ màu sắc bốc lên xung quanh chiếc "Samuel B. Roberts", tức là con tàu đang ở trong tầm bắn của "Yamato, Nagato" và "Haruna". Để tránh các loạt đạn đó, Copeland cho tàu lùi hết tốc lực, tuy nhiên lúc đó con tàu đã trở thành một mục tiêu ngon lành cho tàu chiến Nhật. Lúc 08:51, con tàu trúng một loạt đạn từ tàu tuần dương của Nhật, làm hỏng một động cơ của tàu. Thất tốc xuống còn 31 km/h, "Samuel B. Roberts" bắt đầu trúng đạn liên tục hơn trước. Thiết giáp hạm "Kongō" bắn một loạt kết liễu chiếc "Samuel B. Roberts" lúc 09:00, vô hiệu hóa nốt động cơ còn lại. Chết đứng giữa biển và chìm dần, sứ mệnh của "Samuel B. Roberts" trong trận đánh đã kết thúc. Lúc 09:35, Thiếu tá Copeland ra lệnh bỏ tàu. "Samuel B. Roberts" chìm 30 phút sau đó, đem theo sinh mạng của 90 thành viên thủy thủ đoàn. 120 người sống sót đã tập trung xung quanh ba phao cứu sinh được nối lại với nhau suốt hơn 50 giờ trước khi được giải cứu. "Samuel B. Roberts" được xóa tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 27 tháng 11 năm 1944. Phần thưởng và vinh danh. "Samuel B. Roberts" cùng các tàu chiến khác của Taffy 3 được trao thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống "vì sự dũng cảm phi thường trong việc chống lại một lực lượng hùng mạnh của Hải quân Nhật Bản trong trận hải chiến ở ngoài khơi Samar, Philippines, ngày 25 tháng 10 năm 1944..". Ngoài ra, con tàu được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận cho thời gian phục vụ của tàu ở Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hạ sĩ pháo thủ Paul H. Carr là chỉ huy khẩu đội pháo 5-inch (127 mm) số 52 nằm ở đuôi tàu. Khẩu pháo này đã bắn gần như toàn bộ 325 viên đạn pháo trong vòng 35 phút trước khi một túi thuốc súng phát nổ vì sức nóng của khẩu pháo. Trung sĩ Chalmer Goheen - một thợ máy của tàu, đã tìm thấy Carr trong lúc đi tìm kiếm người sống sót ở trong khẩu số 52. Goheen tìm thấy Carr trong bộ quần áo rách tươm với thương tích khắp người, và đang chật vật nạp nốt viên 5-inch cuối cùng vào khẩu pháo. Anh cầu xin Goheen giúp anh nạp nốt viên đạn đó, nhưng Goheen từ chối và bế Carr ra khỏi khẩu pháo. Carr được Goheen nhìn thấy lần cuối cùng khi đang bò lại về chỗ khẩu pháo trước khi gục cạnh viên đạn mà anh vẫn cố gắng hết sức mình để nạp vào. Carr được truy tặng Huân chương Sao Bạc và tên anh được đặt cho một con tàu frigate mang tên lửa lớp "Oliver Hazard Perry" để vinh danh anh. Thuyền trưởng "Samuel B. Roberts", Thiếu tá Robert W. Copeland được trao thưởng Huân chương Chữ Thập Hải quân "vì sự dũng cảm phi thường khi đang đảm nhiệm vai trò thuyền trưởng của USS "Samuel B. Roberts" (DE-413), trong trận đánh chống lại một lực lượng hùng mạnh của Hải quân Nhật Bản trong trận hải chiến ở ngoài khơi Samar, Philippines, ngày 25 tháng 10 năm 1944.." Một tàu frigate lớp "Oliver Hazard Perry" đã được đặt theo tên của Copeland để vinh danh ông. Tưởng niệm. - Tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, trong Hội trường Cựu sinh viên, một phòng chờ đã được thiết kế để vinh danh Đại úy Lloyd Garnett và các thủy thủ trên tàu "Samuel B. Roberts", những người đã giúp mang lại cho con tàu của họ danh tiếng là "tàu hộ tống khu trục chiến đấu như một thiết giáp hạm" trong Hải chiến Vịnh Leyte. - Trong Nghĩa trang Quốc gia Fort Rosecrans ở thành phố San Diego, California, có một đài tưởng niệm lớn bằng đá granit được thiết kế vào năm 1995 để tôn vinh tới thủy thủ đoàn của "Samuel B. Roberts", "Hoel" và "Johnston". Đọc thêm. - based on Hornfischer's "The Last Stand of the Tin Can Sailors". Liên kết ngoài. - Hồi ký của Hạm trưởng Copeland - Nhật ký hoạt động của DE 413 - Samuel B. Roberts Survivors Association
SPYDER (Tổ hợp tên lửa đất đối không) SPYDER ("Surface-to-air Python and Derby") là một hệ thống phòng không cơ động tầm ngắn và tầm trung của Isarel phát triển bởi Rafael Advanced Defense Systems cùng với sự hỗ trợ của Israel Aerospace Industries (IAI). Sau khi hệ thống bắn hạ thành công một mục tiêu vào năm 2005 tại Shdema, Isarel, nó đã được trưng bày tại nhiều triển lãm quân sự trên khắp thế giới. SPYDER là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm thấp, phản ứng nhanh có khả năng bắn hạ máy bay, trực thăng, phuơng tiện bay không người lái và các vũ khí dẫn đường chính xác. Nó cung cấp môt mạng lưới phòng không cho các công trình trọng yếu và cho các lực lượng cơ động trên chiến trường. Hệ thống được đặt trên các xe vận tải cơ động và sử dụng tên lửa Python-5 và Derby. SPYDER bao gồm 2 phiên bản là SPYDER-SR (tầm ngắn) và SPYDER-MR (tầm trung). Một hệ thống thường bao gồm 1 xe chỉ huy, 6 đơn vị phóng và 1 xe nạp đạn. Phiên bản SPYDER-SR sử dụng radar EL/M-2106 ATAR trong khi phiên bản SPYDER-MR sử dụng radar EL/M-2804 MMR, đây cũng là radar được sử dụng trong hệ thống Vòm Sắt đang hoạt động trong Lực lượng Phòng vệ Israel. Phát triển. Năm 2005, hệ thống SPYDER đã bắn hạ một mục tiêu tại trường bắn nằm ở Shdema, Isarel. Đây được coi là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của hệ thống. Các triển lãm. Hệ thống SPYDER đã được trưng bày tại 29 triển lãm quân sự trên khắp thế giới. Dưới đây là danh sách của tất cả các triển lãm: Mô tả. Hệ thống chỉ huy và kiểm soát. Radar EL/M-2106 ATAR. Radar tìm kiếm mảng pha quét điện tử chủ động EL/M-2106 ATAR là radar chỉ huy và kiểm soát (CCU) chính của hệ thống SPYDER-SR. Radar có thể theo dõi và dẫn bắn nhiều mục tiêu cùng lúc và có thể điều khiển tên lửa cách xa đến 10 km tính từ CCU. Radar được thiết kế bởi Elta và sử dụng Băng tần L. Tầm phát hiện của radar là từ 70-110 km với máy bay chiến đấu, 40 km với trực thăng và từ 40-60 km với UAV. EL/M-2084 MMR. Là một phần của hệ thống cảm biến trong hệ thống SPYDER-MR, radar sử dụng công nghệ mảng pha quét điện tử chủ động và hoạt động ở Băng tần S. Radar có thể phát hiện đến 1200 mục tiêu cùng lúc cách xa 250 km khi ở chế độ giám sát. Khi ở chế độ tĩnh, radar bao quát góc phương vị lên đến 120°. Tên lửa. Tầm đánh chặn. Là một hệ thống phòng không tầm ngắn, phiên bản SPYDER-SR có tầm bắn khá hạn chế. Độ cao đánh chặn của tên lửa chi rơi vào khoảng 9 km và tầm bắn tối đa cũng chỉ là 15 km. Phiên bản SPYDER-MR có tầm bắn xa hơn, vào khoảng 35 km và trần bay tối đa của tên lửa là 16 km do được trang bị thêm tầng đẩy phụ. Tên lửa Python-5. Là một trong những loại tên lửa không đối không tốt nhất trong trang bị của Lực lượng Phòng vệ Israel và trên thế giới, Python-5 có khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng (LOAL), và có thể khả năng tấn công mục tiêu từ mọi hướng. Tên lửa sử dụng một đầu dò hồng ngoại quang-điện tử (bao gồm công nghệ tái tạo hình ảnh hồng ngoại) để tự dẫn đường trong giai đoạn cuối của quá trình bay. Tên lửa Derby. Là một tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường bằng radar chủ động, nó cung cấp cho hệ thống khả năng bắn và quên. Các biến thể. Phiên bản SPYDER-SR và SPYDER-ER được đặt trên bệ xoay 360° cung cấp khả năng phản ứng nhanh, khóa mục tiêu trước và sau phóng và có tầm bắn lên đến 40 km. Phiên bản SPYDER-MR và SPYDER-LR sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng với tầm bắn được nâng lên thành 80 km. Cả 2 phiên bản đều có thời gian phản ứng rất thấp, chỉ tính bằng giây từ khi xác nhận máy bay địch cho đến lúc phóng và cung cấp khả năng hoạt động mọi thời tiết, phóng loạt, và tác chiến trong chiến tranh lấy mạng làm trung tâm. Hệ thống SPYDER cũng có khả năng kháng tác chiến điện tử mạnh và liên kết thông tin không dây. Lịch sử hoạt động. - Trong Chiến tranh Nam Ossetia 2008, Gruzia được cho là đã sử dụng hệ thống SPYDER-SR. - Vào ngày 26 tháng 2 năm 2019, sau Cuộc không kích Balakot 2019, Ấn Độ đã sử dụng hệ thống SPYDER để bắn hạ các máy bay không người lái trinh sát của Quân đội Pakistan tại biên giới Ấn Độ-Pakistan ở Gujarat. - Vào ngày 27 tháng 2 năm 2019, trong Cuộc không kích Jammu và Kashmir 2019, một chiếc Mil Mi-17 của Ấn Độ đã bị bắn hạ bởi một hệ thống SPYDER cũng của Ấn Độ tại Budgam, Kashmir. Tất cả 6 binh sĩ thuốc Không quân Ấn Độ trên trực thăng và một dân thường đã thiệt mạng. Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng, Không quân Ấn Độ đã kết luận rằng chiếc Mi-17 đã bị bắn nhầm và 5 binh sĩ của Không quân Ấn Độ đã bị kết tội. Các quốc gia vận hành. - Lực lượng vũ trang Cộng hòa Séc: Ngày 25 tháng 9 năm 2020, Bộ quốc phòng Cộng hòa Séc đã thông báo về việc đàm phán mua các hệ thống SPYDER của Isarel. Hợp đồng có giá trị vào khoảng 430 triệu đô la. Với thời giao hàng dự kiến là vào năm 2023, hệ thống SPYDER-MR sẽ thay thế cho các hệ thống 2K12 Kub từ thởi Liên Xô. - Không quân Ethiopia mua các hệ thống SPYDER-MR nhằm bảo vệ Đập Grand Ethiopian Renaissance khỏi các cuộc không kích. Tuy nhiên số lượng cụ thể không được công bố. - Lực lượng phòng vệ Gruzia - Đã có các báo cáo về việc triển khai các hệ thống SPYDER vào năm 2008 nhưng không được xác nhận bởi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. - Không quân Ấn Độ - Năm 2006, Ấn Độ đã lên kế hoạch mua 18 hệ thống SPYDER-MR với trị giá 395.2 triệu đô la cho không quân nước này. Nhưng vào hợp đồng kí vào tháng 8 năm 2009, giá trị đã giảm xuống còn 260 triệu đô la. Việc chuyển giao bắt đầu từ năm 2012, tổng cộng 18 hệ thống SPYDER-MR cùng 750 tên lửa Python-5 và 750 tên lửa Derby đã được chuyển giao. - Lực lượng vũ trang Peru - Tháng 3 năm 2012, Rafael Advanced Defence Systems và Northrop Grumman đã được chọn trong để nâng cấp hệ thống phòng không của nước này. 6 hệ thống SPYDER-ER sẽ được chuyển giao, nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa rõ tình trạng của hợp đồng này. - Không quân Philippines - 3 hệ thống đã được chuyển giao vào tháng 9 năm 2021. - Không quân Singapore - Năm 2008, Bộ quốc phòng Singapore đã đặt hàng 2 hệ thống SPYDER-SR cùng với 75 tên lửa Python-5 và 75 tên lửa Derby. Toàn bộ được chuyển giao trong năm 2011 và 2012. Một số hệ thống được vận hành bởi Sư đoàn phòng không 165 vào năm 2011, ngoài ra cũng có thông tin rằng Singapore đang đặt hàng thêm nhiều hệ thống SPYDER-SR. - Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam - Năm 2015, Việt Nam đã đặt mua các hệ thống SPYDER để củng cố khả năng phòng không tầm trung. Đợt chuyển giao đầu tiên diễn ra vào tháng 7 năm 2016. Các hệ thống của Việt Nam được lắp trên xe vận tải RMMV HX. Tổng cộng 5 hệ thống bao gồm 375 tên lửa Python và 375 tên lửa Derby đã được chuyển giao. - Năm 2012, Azerbaijan đã kí một hợp đồng trị giá 1.6 tỉ đô la về việc cung cấp một số lượng không xác định các hệ thống SPYDER và Barak-8. Xem thêm. - Vòm Sắt - Arrow (tên lửa) - Barak 1 - David's Sling
Omiya Ardija Đội bóng có sân nhà tại . Danh hiệu. - Giải bóng đá vô địch toàn Nhật Bản - Nhà vô địch mùa giải 1981 - Giải bóng đá các khu vực toàn Nhật Bản - Nhà vô địch mùa giải 1986 - J2 League - Nhà vô địch: mùa giải 2015 Liên kết ngoài. - Trang chủ Omiya Ardija - Trang chủ Omiya Ardija
Người nội di tản Người nội di tản, hay người di cư trong nước (tiếng Anh: "Internally displaced person"; viết tắt: "IDP") là người bị buộc phải rời khỏi nhà của họ nhưng vẫn ở trong biên giới của đất nước họ. Họ thường được gọi là người tị nạn, mặc dù họ không nằm trong các định nghĩa pháp lý về người tị nạn. Vào cuối năm 2014, ước tính có 38,2 triệu IDP trên toàn thế giới, mức cao nhất kể từ năm 1989, năm đầu tiên có số liệu thống kê toàn cầu về IDP. Tính đến ngày 3 tháng Năm năm 2022, các quốc gia có dân số IDP lớn nhất là Ukraine (8 triệu), Syria (7,6 triệu), Iraq (3,6 triệu), Cộng hòa Dân chủ Congo (2,8 triệu), Sudan (2,2 triệu), Nam Sudan (1,9 triệu), Pakistan (1,4 triệu), Nigeria (1,2 triệu) và Somalia (1,1 triệu). Liên Hợp Quốc và UNHCR hỗ trợ giám sát và phân tích các IDP trên toàn thế giới thông qua Trung tâm Giám sát Di cư Nội bộ có trụ sở tại Geneva. Liên kết ngoài. - Internal Displacement Monitoring Centre (IDMC), Norwegian Refugee Council - The Guiding Principles on Internal Displacement, UNHCR - IDP Action - Website of the UN Representative of the Secretary-General on internally displaced persons - Brookings-Bern Project on Internal Displacement - Forced Migration Online provides access to information resources, including a searchable digital library consisting of full-text documents - Urban IDPs Online documentation platform on IDPs living in urban areas - Forced Migration Review magazine with regular IDP news - World 'forgets' internal refugees, "BBC News Online", 5 November 2005 - Photojournalist's Account - Images of displacement in Sudan - Refugee Law Project, Ugandan organisation working with IDPs - Women's Commission for Refugee Women and Children - "New Rights, Old Wrongs: Colombia has eased some abortion restrictions—but displaced women still suffer" Winter 2007 article in "Ms." magazine about how the conflict in Colombia is affecting the health and rights of IDP women - "Visiting the IDP camps in Northern Uganda" : Malcolm Trevena's account of visiting the IDP camps in Kitgum, Northern Uganda - "Emergency Response Unit - IDPs Pakistan" IDP camps and latest IDP updates from Pakistan - "the CCCM Haiti Cluster website" Natural Disaster - IDP situation and updates from Haiti - The Internal Displacement Monitoring Centre
Samyang Optics Samyang Optics là nhà sản xuất ống kính máy ảnh của Hàn Quốc. Hãng chuyên sản xuất các sản phẩm ống kính quang học tương thích ngàm cho một số thương hiệu lớn về máy ảnh và máy quay video. Hãng được thành lập vào năm 1972 và có khoảng 150 nhân viên. Samyang xuất khẩu sang 58 quốc gia thông qua 39 đại lý và nhà phân phối ở nước ngoài. Các sản phẩm của Samyang cũng được bán với nhiều thương hiệu khác nhau, như Rokinon, Bower, Opteka, Vivitar, Phoenix và Quantaray. Các sản phẩm. Ống kính lấy nét tự động. Thấu kính tự động lấy nét: Đối với ngàm EF của Canon: - AF 14 mm 2.8 EF - AF 85 mm 1.4 EF Đối với ngàm RF của Canon: - AF 14 mm 2.8 RF - AF 85 mm 1.4 RF Đối với ngàm E của Sony: - AF 14 mm 2.8 FE - AF 18 mm 2.8 FE - AF 24 mm 2.8 FE - AF 35 mm 1.4 FE - AF 35 mm 1.8 FE - AF 35 mm 2.8 FE - AF 45 mm 1.8 FE - AF 50 mm 1.4 FE - AF 85 mm 1.4 FE - AF 24-70mm 2.8 FE Đối với ngàm F của Nikon: - AF 14 mm 2.8 F - AF 85 mm 1.4 F Ống kính lấy nét bằng tay. Ống kính lấy nét tay có thể hoán đổi cho 9 ngàm khác nhau. - MF 85 mm 1.4 RF - MF 14 mm 2.8 RF - 85 mm 1.8 ED UMC CS - 12 mm 2.8 ED AS NCS Fish-Eye - 14 mm 2.8 ED AS IF UMC - 20 mm 1.8 ED AS UMC - 24 mm 1.4 ED AS IF UMC - T/S 24 mm 3.5 ED AS UMC - 35 mm 1.4 AS UMC - 50 mm 1.4 AS UMC - 85 mm 1.4 AS IF UMC - 10 mm 2.8 ED AS NCS CS - 100 mm 2.8 ED UMC Macro - 135 mm 2.0 ED UMC - 8 mm 3.5 UMC Fish-Eye CS II - 16 mm 2.0 ED AS UMC CS - 7.5 mm 3.5 Fish-Eye - 8 mm 2.8 UMC Fish-Eye II - 12 mm 2.0 NCS CS - 21 mm 1.4 ED AS UMC CS - 35 mm 1.2 ED AS UMC CS - 50 mm 1.2 AS UMC CS - 300 mm 6.3 ED UMC CS Máy ảnh DSLR. Ống kính cao cấp dành cho máy ảnh DSLR. - XP 10 mm 3.5 - XP 14 mm 2.4 - XP 35 mm 1.2 - XP 50 mm 1.2 - XP 85 mm 1.2 Ống kính máy quay. Ống kính máy quay có thể hoán đổi. - 12 mm T3.1 - 14 mm T3.1 - 16 mm T2.6 - 20 mm T1,9 - 24 mm T1,5 - 35 mm T1,5 - 50 mm T1,5 - 85 mm T1,5 - 100 mm T3.1 - 135 mm T2.2 - số 8 mm T3,8 - 10 mm T3.1 - 16 mm T2.2 - 7,5 mm T3,8 - số 8 mm T3.1 - 12 mm T2.2 - 21 mm T1,5 - 35 mm T1.3 - 50 mm T1.3 Ống kính máy quay Xeen. Ống kính máy quay được bán dưới thương hiệu Xeen. - XEEN 14 mm T3.1 - XEEN 16 mm T2.6 - XEEN 20 mm T1,9 - XEEN 24 mm T1,5 - XEEN 35 mm T1,5 - XEEN 50 mm T1,5 - XEEN 85 mm T1,5 - XEEN 135 mm T2.2 Sản phẩm đã ngừng sản xuất. Ống kính zoom lấy nét tự động. Đối với Minolta / Sony A-mount, Nikon AF, Pentax KAF: - AF 28-70 mm 3.5-4.5 - AF 28-200 mm 4-5.6 - AF 35-70 mm 3.5-4.5 - AF 35-135 mm 3.5 - AF 70-210 mm 4-5.6 Ống kính một tiêu cự lấy nét bằng tay. Ống kính gương ngàm T lấy nét tay. - Samyang 300 mm 6.3 Reflex - Samyang 330 mm 5.6 - Samyang 440 mm 5.6 - Samyang 500 mm 5.6 - Samyang 500 mm 6.3 - Samyang 500 mm /8 - Samyang 500 mm 8 ED - Samyang 500 mm 8 ED Preset - Samyang 800 mm 8 Zoom. - Samyang 650-1300 mm 8-16 Giải thưởng. - 2014 - VIP ASIA Awards : 50 mm T1.5 UMC - 2015 - GOOD DESIGN : XEEN - 2016 - E-Photozine 'Gear of the Year' : XP 85 mm - 2016 - GOOD DESIGN : XP - 2017 - iF Design Awards - 2018 - Reddot Design Award{what?}} - 2018 - TIPA Awards CSC Prime Lens : AF 35 mm 2.8 FE
Wish You Were Gay "Wish You Were Gay" là đĩa đơn thứ tư trong album phòng thu đầu tay của ca sĩ người Mỹ Billie Eilish "When We All Fall Asleep, Where Do We Go?" (2019). Nó được viết bởi Eilish và anh trai cô Finneas O'Connell, và anh cô là người chịu trách nhiệm sản xuất. Bái hát được phát hành dưới dạng đĩa đơn thứ tư trong album vào ngày 4 tháng 3 năm 2019, thông qua Darkroom và Interscope Records. "Wish You Were Gay" là một bản nhạc pop theo phong cách jazz kết hợp với guitar acoustic và những tiếng vỗ tay khi bài hát kết thúc. Eilish cho biết những câu từ của bài hát không có ý xúc phạm cộng đồng LGBT theo bất kỳ cách nào. Cô cho biết lời bài hát là những cảm xúc của cô đối với người mình thích nhưng anh ấy không có cảm xúc gì với cô nên cô đã muốn anh ấy gay đi cho rồi. Một số nhà phê bình đã so sánh "Wish You Were Gay" với một bài hát năm 2007 là "Ur So Gay" của Katy Perry. Bài hát đạt vị trí thứ 31 trên US Billboard Hot 100 và lọt vào top 5 các bảng xếp hạng ở Úc, Latvia, Lithuania và New Zealand. Bái hát nhận được một số chứng nhận, bao gồm cả chứng nhận đĩa bạch kim tại Hoa Kỳ bởi hiệp hội Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Eilish đã biểu diễn bài hát trong When We All Fall Asleep Tour (2019) và Where Do We Go? World Tour (2020). Hoàn cảnh. Billie Eilish tuyên bố rằng cô đã viết "Wish You Were Gay" khi mới 14 tuổi.Nó được Eilish giới thiệu lần đầu trên nền tảng xã hội Instagram của cô ấy vào tháng 7 năm 2018.
Hiệp hội Blockchain Việt Nam Hiệp hội Blockchain Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Blockchain Association - VBA) được thành lập theo Quyết định số 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 27/4/2022 là tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người đam mê nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Văn phòng Hiệp hội Blockchain Việt Nam đặt tại Lầu 9, Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Lĩnh vực và nhiệm vụ. - Tư vấn xây dựng các hành lang pháp lý về Blockchain tại Việt Nam. - Tư vấn xây dựng tiêu chuẩn ứng dụng phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ Blockchain. - Phát triển hội viên, tập trung nguồn lực, sức mạnh cho các nhiệm vụ liên quan tới công nghệ Blockchain. - Thúc đẩy các ứng dụng Blockchain tại Việt Nam thông qua việc kết hợp với những ngành nghề, hiệp hội khác - Phổ biến kiến thức về Blockchain đến số đông. - Hợp tác quốc tế để thu hút số vốn đầu tư vào lĩnh vực Blockchain tại Việt Nam. Các hoạt động nổi bật. Ngày 04 tháng 06 năm 2022, trong chuỗi sự kiện Viet Nam NFT Summit 2022, nhằm thúc đẩy việc phát triển công nghệ blockchain ở Việt Nam và tạo cầu nối với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, Hiệp hội Blockchain Việt Nam và tập đoàn Binance chính thức công bố hợp tác về trao đổi nghiên cứu/ứng dụng Công nghệ Blockchain và Đào tạo nhân lực tại Việt Nam. Liên kết ngoài. - Trang chủ
Đoạt quán Đoạt quán (tiếng Trung: "夺冠", tiếng Anh: "Leap"), hay còn gọi là Bước nhảy vọt, là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại tiểu sử - chính kịch về đề tài thể thao công chiếu năm 2020 do Hồng Kông - Trung Quốc hợp tác sản xuất. Tác phẩm do Trần Khả Tân làm đạo diễn với phần kịch bản do Trương Ký chắp bút, với sự tham gia của dàn diễn viên chính gồm Củng Lợi, Hoàng Bột và Ngô Cương, cùng sự góp mặt của những tuyển thủ nữ quốc gia thi đấu từ giai đoạn năm 2013 - 2016. Lấy cảm hứng từ những câu chuyện về hành trình phi thường của đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Trung Quốc trong suốt hơn 40 năm qua, bộ phim tập trung kể lại hành trình giành huy chương vàng của các cô gái của đội tuyển tại Thế vận hội Mùa hè 2016, dưới sự dẫn dắt của cựu tuyển thủ nữ quốc gia Lang Bình. Bộ phim lúc đầu dự kiến khởi chiếu vào ngày 25 tháng 1 tại Trung Quốc, tức mùng 1 Tết Nguyên đán của nước này, nhưng việc phát hành đã phải trì hoãn vô thời hạn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Sau cùng, bộ phim chính thức khởi chiếu tại quê nhà và Mỹ từ ngày 25 tháng 9 và tại Hồng Kông từ ngày 1 tháng 10 cùng năm. Tác phẩm nhìn chung đã nhận về nhiều lời tán dương nhiệt liệt từ các nhà phê bình phim và các khán giả, đồng thời còn giành được một số giải thưởng điện ảnh lớn, trong đó có giải Kim Kê với ba lần đoạt giải trong tổng số tám lần đề cử, bao gồm cả "Phim truyện hay nhất". Ngoài ra, "Đoạt quán" cũng được chọn làm tác phẩm đại diện của Trung Quốc đi tham gia tranh cử ở hạng mục "Phim quốc tế hay nhất" tại giải Oscar lần thứ 93, tuy nhiên tác phẩm này cuối cùng không được đề cử ở danh sách rút gọn. Tóm tắt nội dung. "Đoạt quán" xoay quanh câu chuyện về đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Trung Quốc. Sau 12 năm ròng, dưới sự dẫn dắt của cựu tuyển thủ nữ quốc gia Lang Bình, cuối cùng thì đội tuyển bóng chuyền nữ Trung Quốc đã lọt vào trận chung kết Olympic tại Thế vận hội Mùa hè 2016. Trong suốt ba thập kỷ thăng trầm trôi đi, một lần nữa những cánh chim nữ trên sân bóng lại có thể tung hoành ngang dọc không sợ trời đất. Theo chân những nữ tuyển thủ dùng mồ hôi, nước mắt thậm chí là xương máu để đánh đổi vinh quang cho nước nhà, niềm tự hào cho thể thao dân tộc, cuối cùng, sau bao nhiêu khó khăn, thử thách, các cô gái Trung Hoa đã giành chiến thắng nghẹt thở và giành được tấm huy chương vàng quý giá. Diễn viên. - Củng Lợi trong vai Lang Bình - Bạch Lang trong vai Lang Bình lúc trẻ - Hoàng Bột trong vai Trần Trung Hòa - Bành Dục Sướng trong vai Trần Trung Hòa lúc trẻ - Ngô Cương trong vai Viên Vỹ Dân Bộ phim còn có sự góp mặt của mười tuyển thủ nữ quốc gia đã từng giành huy chương vàng tại môn bóng chuyền nữ của Thế vận hội Mùa hè 2016. Ngoài ra, bộ phim còn tái hiện lại những tuyển thủ nữ quốc gia vào thập niên 80, cùng với đó là những đối thủ của các cô gái Trung Hoa được các ngôi sao bóng chuyền nữ quốc tế đảm nhiệm.
Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương 2022 Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương 2022 () sẽ là mùa giải lần thứ 12 của Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương (còn được gọi là Giải vô địch bóng đá nữ châu Đại Dương), giải vô địch bóng đá nữ quốc tế do Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC) tổ chức cho các đội tuyển quốc gia nữ của khu vực châu Đại Dương. Ban đầu, lịch thi đấu dự kiến từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2022, nhưng đã được chuyển sang tháng 1 và tháng 2 để phù hợp với những thay đổi đối với lịch thi đấu các trận đấu quốc tế nữ của FIFA. Vào ngày 4 tháng 3 năm 2021, OFC thông báo rằng lịch thi đấu đã bị lùi lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và vào ngày 29 tháng 4 năm 2022, Fiji thông báo rằng sẽ tổ chức giải đấu từ ngày 13 đến ngày 30 tháng 7. Giải đấu sẽ đóng vai trò là vòng loại của châu Đại Dương cho Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 tại Úc và New Zealand. Với việc New Zealand đã tự động đủ điều kiện tham dự World Cup với tư cách đồng chủ nhà, họ sẽ không tham dự giải đấu. Đội vô địch sẽ giành quyền tham dự vòng play-off liên lục địa. New Zealand là đương kim vô địch, nhưng họ không tham dự giải đấu lần này. Thể thức. Thể thức của giải đấu sẽ bao gồm vòng bảng với 9 đội chơi ở 3 bảng, mỗi bảng 3 đội, với hai đội đứng đầu mỗi bảng cộng với hai đội đứng thứ ba có thành tích tốt nhất sẽ vào tứ kết. Fiji được chọn làm chủ nhà vào tháng 4 năm 2022. New Zealand sẽ không tham gia vì suất dự World Cup của họ đã được đảm bảo. Samoa thuộc Mỹ không thể tham gia do các vấn đề đang diễn ra từ đại dịch. Bốc thăm. Lễ bốc thăm vòng bảng diễn ra vào ngày 10 tháng 5 với các đội được xếp vào nhóm hạt giống dựa trên bảng xếp hạng FIFA ngày 25 tháng 3. Vòng bảng. Tất cả trận đấu diễn ra theo giờ địa phương (UTC+12). Bảng A. <onlyinclude></onlyinclude> Bảng B. <onlyinclude></onlyinclude> Bảng C. <onlyinclude></onlyinclude> Xếp hạng các đội đứng thứ ba. <onlyinclude></onlyinclude> Vòng đấu loại trực tiếp. Sơ đồ. <onlyinclude></onlyinclude> Các trận đấu. Chung kết. Đội thắng sẽ giành quyền tham dự vòng play-off liên lục địa. Những đội đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023. Quyền đăng cai trực tiếp OFC duy nhất cho Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 được trao cho New Zealand, đội đủ điều kiện tự động với tư cách đồng chủ nhà. Vòng play-off liên lục địa. Sẽ có một đội giành suất của Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương. Liên kết ngoài. - Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương 2022, tại Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương
Điện mặt trời ở Thổ Nhĩ Kỳ Khí hậu Thổ Nhĩ Kỳ rất thích hợp cho việc khai thác năng lượng mặt trời vì tiềm năng năng lượng mặt trời rất cao, đặc biệt là ở Đông Nam Anatolia và vùng Địa Trung Hải. Năng lượng mặt trời là một phần ngày càng phát triển của năng lượng tái tạo trong nước, với tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra gần 8 gigawatt (GW), hay khoảng 4%, trong tổng công suất phát điện ở quốc gia này. Mặc dù nắng tương tự, nhưng đến năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã có tổng công suất lắp đặt điện mặt trời nhiều hơn so với Tây Ban Nha. Sản lượng có thể tăng nhanh hơn nhiều nếu trợ cấp cho ngành than đá được bãi bỏ và hệ thống đấu giá đã được cải thiện. Mỗi gigawatt điện mặt trời được lắp đặt sẽ tiết kiệm hơn 100 triệu đô la Mỹ cho chi phí nhập khẩu khí đốt, và ngày càng nhiều điện năng của đất nước này có thể được xuất khẩu. Các gói thầu cho 1,2 GW năng lượng mặt trời mới sẽ đến hạn vào cuối tháng 5 năm 2022. Chi phí đầu tư lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời mới và năng lượng gió ở Thổ Nhĩ Kỳ rẻ hơn so với vận hành các nhà máy than hiện tại phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, think tank Ember đã liệt kê một số trở ngại đối với việc xây dựng các nhà máy tiện ích năng lượng mặt trời; chẳng hạn như thiếu công suất mới cho điện mặt trời ở máy biến áp, giới hạn 50 MW cho bất kỳ công suất lắp đặt nào của nhà máy điện mặt trời và người tiêu dùng lớn không được phép ký thỏa thuận mua bán điện dài hạn đối với lắp đặt năng lượng mặt trời mới. Kinh tế. Như ở nhiều quốc gia đối với nhiều loại năng lượng tái tạo, tùy từng thời điểm, chính phủ mời các công ty đấu thầu kín để xây dựng một công suất điện mặt trời nhất định để kết nối với các trạm biến áp điện nhất định. Bằng cách chấp nhận giá thầu thấp nhất, chính phủ cam kết mua với giá đó cho mỗi kWh trong một số năm cố định, hoặc lên đến một tổng lượng điện năng nhất định. Điều này tạo sự chắc chắn cho các nhà đầu tư trước giá điện bán buôn biến động mạnh.Tuy nhiên, họ vẫn có thể gặp rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái nếu vay bằng ngoại tệ. Ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ không có đủ năng lực sản xuất pin mặt trời, họ có thể đặt mua từ Trung Quốc và do đó sẽ phải trả bằng ngoại tệ. Vào năm 2021, giá tại các "cuộc đấu giá năng lượng mặt trời" này tương đương hoặc thấp hơn giá bán buôn điện trung bình, và năng lượng mặt trời quy mô lớn cho các công ty sử dụng riêng cũng có tính cạnh tranh; nhưng cuộc thách thức kinh tế vĩ mô và biến động tỷ giá hối đoái đang gây ra sự không chắc chắn. Chi phí lắp đặt thấp và theo Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời Thổ Nhĩ Kỳ, ngành công nghiệp này cung cấp việc làm cho 100.000 người. Là một phần của vòng đấu giá năng lượng mặt trời thứ tư được lên kế hoạch tổng cộng 1000 MW trong các lô 50 MW và 100 MW, vào tháng 4 năm 2022, ba lô 100 MW được bán đấu giá với giá khoảng 400 lira / MWh, khoảng 25 euro theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó. Hồ sơ dự thầu bao gồm một điều khoản tỷ trọng ngoại hối 60%, một phần bảo vệ chống lại sự biến động tiền tệ, và bán trên thị trường mở cũng được phép. Mô hình hóa bởi Carbon Tracker chỉ ra rằng năng lượng mặt trời mới sẽ trở nên rẻ hơn tất cả các nhà máy than hiện có vào năm 2023. Theo một báo cáo tháng 5 năm 2022 từ thinktank Ember điện gió và điện mặt trời đã tiết kiệm được 7 tỷ đô la nhập khẩu khí đốt trong 12 tháng trước đó. Mỗi gigawatt điện mặt trời được lắp đặt sẽ tiết kiệm hơn 100 triệu đô la Mỹ cho chi phí nhập khẩu khí đốt. Theo một nghiên cứu năm 2022 của Shura, hầu như tất cả điện than có thể được thay thế bằng năng lượng tái tạo (chủ yếu là năng lượng mặt trời) trước vào năm 2030. Xuất khẩu điện mặt trời cuối cùng có thể tăng cùng với hydro được sản xuất bằng điện sạch.
NetEase NetEase, Inc. () là một công ty công nghệ Internet của Trung Quốc cung cấp các dịch vụ trực tuyến tập trung vào nội dung, cộng đồng, truyền thông và thương mại. Công ty được thành lập vào năm 1997 bởi Đinh Lỗi. NetEase phát triển và vận hành trò chơi PC và di động trực tuyến, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ email và nền tảng thương mại điện tử ở Trung Quốc. NetEase là một trong những công ty Internet và trò chơi điện tử lớn nhất trên thế giới. NetEase có dịch vụ phát trực tuyến nhạc theo yêu cầu (NetEase Music). Công ty cũng sở hữu một số trang trại chăn nuôi lợn. Các trò chơi điện tử của NetEase bao gồm, loạt trò chơi "Westward Journey, Tianxia III, Heroes of Tang Dynasty Zero, Ghost II", Nostos và Onmyoji. NetEase cũng hợp tác với Activision Blizzard để vận hành các phiên bản Trung Quốc của trò chơi, chẳng hạn như "World of Warcraft", "StarCraft II" và "Overwatch".
Vilmos Szabadi Vilmos Szabadi (sinh năm 1959) là một nghệ sĩ vĩ cầm người Hungary. Năm 2020, ông được trao giải thưởng "Nghệ sĩ ưu tú" bởi Chính phủ Hungary. Năm 2012, ông đã được trao tặng giải thưởng PRIMA, giải thưởng âm nhạc danh giá nhất dành cho các nghệ sĩ của Hungary. Ông còn là phó giáo sư và là trưởng khoa vĩ cầm tại Học viện âm nhạc Liszt. Sự nghiệp âm nhạc nhạc thính phòng. Năm 1995, Szabadi thành lập một lễ hội âm nhạc thính phòng ở Keszthely với tư cách là Giám đốc nghệ thuật tại một khu nghỉ mát tại hồ Balaton. Ông vẫn giảng dạy ở Keszthely nhưng lễ hội chuyển đến cung điện baroque ở Gödöllő gần Budapest.
Công quốc Brabant Công quốc Brabant (tiếng Đức: "Herzogtum Brabant"; tiếng Hà Lan: "Hertogdom Brabant"; tiếng Anh: "Duchy of Brabant") là một nhà nước nằm trong Đế chế La Mã Thần thánh, được thành lập vào năm 1183, sau khi Phong địa bá quốc Brabant được nâng lên thành Công quốc, lãnh thổ của nó nằm ở trung tâm của Các quốc gia thuộc Vùng đất thấp, một phần của Hà Lan Bourgogne từ năm 1430 và thuộc Hà Lan Habsburg từ năm 1482, cho đến khi nó được phân chia sau Cuộc nổi dậy Hà Lan. Bắc Brabant ngày nay (Staats-Brabant) được nhượng lại cho Vùng đất Chung (Generality Lands) của Cộng hòa Hà Lan theo Hòa ước Westphalia năm 1648, trong khi công quốc thu nhỏ vẫn là một phần của Nam Hà Lan cho đến khi nó bị lực lượng Cách mạng Pháp chinh phục vào năm 1794. Ngày nay tất cả các lãnh thổ cũ của công quốc, ngoại trừ các vùng ngoại lệ, đều thuộc Vương quốc Bỉ ngoại trừ tỉnh Bắc Brabant của Hà Lan.
Tập đoàn BRG Công ty Cổ phần Tập đoàn BRG (tên thường gọi: Tập đoàn BRG) là một công ty Việt Nam kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, được thành lập vào năm 1993, trụ sở chính đặt tại 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Lịch sử. - Năm 1993, BRG được thành lập bởi bà Nguyễn Thị Nga và khởi tạo với ngành nghề kinh doanh xuất khẩu. - Năm 2000, tập đoàn nhận chuyển giao và bắt đầu xây dựng và phát triển BRG Kings Island Golf Resort. - Năm 2006, BRG đưa vào hoạt động đại lý Honda Tây Hồ. - Năm 2009, BRG nhận nhiệm vụ đầu tư xây dựng quy hoạch 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài. - Năm 2010 - Chính thức khởi công “Khu vui chơi giải trí thể thao – Sân golf quốc tế Sóc Sơn”, một công trình để chào mừng đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. - Đưa vào hoạt động đại lý Honda Hải Phòng. - Năm 2014, sân Mountain View thuộc BRG Kings Island Golf Resort được bình chọn là sân Golf tốt nhất Việt Nam do Tập đoàn Golf Châu Á - Thái Bình Dương trao tặng. - Năm 2015, BRG ký kết hợp tác chiến lược độc quyền với nhà thiết kế Gôn số 1 Thế giới Nicklaus Design và Học viện Gôn Jack Nicklaus Academy of Golf, hoàn thành nâng cấp toàn diện và đổi tên Đồ Sơn Seaside Golf thành BRG Ruby Tree Golf Resort và khai trương BRG Legend Hill Golf Resort – Sân golf đầu tiên được thiết kế bởi Nicklaus Design tại Việt Nam. - Năm 2016 - BRG động thổ sân Kings Course – thiết kế bởi đích thân Jack Nicklaus II, Chủ tịch tập đoàn Nicklaus Design và là con trai cả của huyền thoại golf Jack Nicklaus, Khai trương Học viện Golf Jack Nicklaus Academy và BRG Golf Center, là năm đầu tiên trong chuỗi sự kiện thường niên BRG Hà Nội Golf Festival với mục tiêu nâng tầm phát triển du lịch Gôn Việt Nam. - Công bố quy hoạch hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài với tỷ lệ 1/500, ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển dự án Công viên Hello Kitty. - Ký kết hợp tác đối tác chiến lược với Tập đoàn Central Group (Thái Lan), triển khai hợp phát triển và kinh doanh xe thương mại với Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc), tổ chức lễ hội táo Aomori, chính thức đưa táo Aomori phục vụ người tiêu dùng Việt Nam. - Năm 2017 - Tập đoàn đăng cai Hội nghị Gofl Châu Á - Thái Bình Dương 2017 nơi Việt Nam được bình chọn là điểm đến Golf hấp dẫn nhất Châu Á - Thái Bình Dương. - Ký kết Biên bản hợp tác toàn diện với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và thỏa thuận hợp tác dự án Nhật Tân – Nội Bài, động thổ khởi công dự án khách sạn 6 sao Four Seasons Hà Nội, ký kết hợp tác với Tập đoàn Hilton phát triển và vận hành 11 dự án khách sạn mang các thương hiệu quốc tế của Hilton tại Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Nguyễn Xuân Phúc (khi ấy là Thủ tướng, nay là Chủ tịch nước) tới Hoa Kỳ, đưa vào hoạt động khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn Sheraton Grand đầu tiên tại Đông Nam Á mang tên Sheraton Grand Đà Nẵng Resort, và đăng cai thành công Gala Dinner trong khuôn khổ tuần lễ cấp cao APEC 2017. Giải thưởng. - Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia (2020) - Giải thưởng Quy hoạch đô thị Việt Nam (2021) Danh hiệu. - Huân chương Lao động hạng Ba (2022)
Triệu Dịch Khâm Triệu Dịch Khâm (tiếng Trung: 赵 弈 钦, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1997) là một diễn viên nam người Trung Quốc. = Đầu đời và giáo dục = Triệu Dịch Khâm sinh ngày 31/5/1997 tại Tế Ninh, Sơn Đông, Trung Quốc. Anh chàng hiện đang theo học tại Đại học Truyền thông Trung Quốc. = Sự nghiệp = Năm 2016, Triệu Dịch Khâm ký hợp đồng với Huanyu Film, một công ty giải trí do Vu Chính làm chủ, bước chân vào làng giải trí. Sau đó anh được chọn tham gia bộ phim tội phạm "Truy tìm ký ức". Cùng năm đó, anh tham gia bộ phim truyền hình giả tưởng lịch sử "Zhaoge." Triệu Dịch Khâm đã đạt được thành công với các vai phụ trong bộ phim hài lịch sử "Đại Vương Không Dễ Làm", và bộ phim hài lãng mạn "Chọc Phải Điện Hạ Lạnh Lùng"; cũng như phim truyền hình viễn tưởng lịch sử "Hạo Lan truyện", là nơi anh đóng vai "Triệu Dật." Năm 2019, Triệu Dịch Khâm đóng vai chính trong bộ phim thanh xuân "Chờ Chút Thanh Xuân Ơi" với vai chính đầu tiên của mình. Anh ấy đã nhận được đánh giá tích cực và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Năm 2020, Triệu Dịch Khâm đóng vai chính trong bộ phim cổ trang lãng mạn "Sơn Trại Tiểu Manh Chủ". Cùng năm, anh đóng vai chính trong bộ phim hài lãng mạn "Bạn Gái 99 Điểm", bộ phim tình cảm cung đình "Pháo Hoa Sông Đây Mưa Sông Đó", và bộ phim tình cảm "Bí Mật Của Thời Gian". = Danh sách phim =
Liên Hoa Than Liên Hoa Than, (chữ Hánː 莲花滩), dịch nghĩa tiếng Việt là "ghềnh/thác hoa sen" hay "ghềnh Liên Hoa", là một hương của huyện Hà Khẩu châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Hành chính. Liên Hoa Than có 6 thôn làng sauː Liên Hoa Than (莲花滩), Can Long Tỉnh (干龙井), Trung Lĩnh Cương (中岭岗), Thạch Bản Trại (石板寨), Kiết Mã (嘎马), Địa Cốc Bạch (地谷白). Lịch sử. Địa danh Liên Hoa Than tức hương Liên Hoa Than huyện Hà Khẩu ngày nay, được các nhà sử học Việt Nam thời nhà Nguyễn cho rằng là vùng đất cửa ải Lê Hoa trên biên giới giữa Đại Minh và Đại Việt, và là đất địa đầu của Đại Việt. Đại Việt thu lại được sau trận ải Lê Hoa, nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi do Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả đánh bại quân Vân Nam của nhà Minh do Mộc Thạnh chỉ huy. Rồi lại mất về lãnh thổ nhà Thanh Trung Quốc (thuộc huyện Mông Tự Vân Nam) vào thời Lê trung hưng (khoẳng năm 1688). Nguyễn Văn Siêu trong Đại Việt địa dư toàn biên chép: ""Vũ Văn Uyên (武文淵) cuối năm Quang Thiệu (1522), ứng mộ đánh giặc [nhà Mạc], có nhiều chiến công. Vua Chiêu Tông phong cho làm Tuyên Quang đô thống sứ Ty Đô thống sứ (tước Khánh Dương hầu), [đóng ở các nơi] thành Nghị Lang (thành Nghị Lang chưa thể khảo cứu nằm ở đâu), gành Liên Hoa (莲花滩). Xét Quốc sử chép rằng Mộc Thạnh chống nhau với Phạm Văn Xảo ở Lê Hoa, và chú rằng cửa Lê Hoa (棃花關) ở huyện Mông Tự (蒙自) tỉnh Vân Nam. đất ấy có gành Liên Hoa. Thành Nghị Lang có lẽ nay đã mất về Vân Nam..."". Trong Việt sử tân biên, Phạm Văn Sơn khi giới thiệu và chú giải cho bản đồ "Đại Việt quốc tổng lãm đồ" có chú thích các địa danh ải Liên Hoa (連花隘) cùng với Thủy Vĩ (水尾) nằm ở tận cùng phía trái bản đồ.
Thời kỳ Cấp tiến Thời kỳ Cấp tiến (tiếng Ý: "Periodo radicale") là giai đoạn diễn ra sự thay đổi phong cách kiến trúc thiết kế kiểu Ý giữa những nhà thiết kế tiên phong vào cuối thập niên 1960. Có lẽ kết quả đáng nổi bật nhất của thời kỳ này là tác phẩm sắp đặt mang tên "Superarchitettura" được làm tại Pistoia vào năm 1966. Một triển lãm quan trọng khác dành riêng cho kiểu thiết kế cấp tiến ở Ý được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại (MoMA) năm 1972 mang tên "Ý: Cảnh quan nội địa mới". Phong trào thiết kế cấp tiến quy tụ nhiều gương mặt lớn trong giới nghệ sĩ, nhà thiết kế và kiến trúc sư đến từ Firenze, Torino, Napoli, Milano gồm: - Archizoom, Superstudio, UFO, 9999, Zziggurat (Firenze) - LIBIDARCH, Studio 65, Ceretti-Derossi-Rosso, Piero Gatti-Cesare Paolini-Franco Teodoro. Còn có thêm các nghệ sĩ như Piero Gilardi, Guido Drocco, Franco Mello (Torino) - Riccardo Dalisi (Napoli) - Gruppo Cavart: Piero Brombin và Michele De Lucchi (Padua) - Gaetano Pesce - Ugo La Pietra (Milano) Một studio quan trọng khác đặt tại Milano gọi là "STUDIODADA". Các thành viên của STUDIODADA bao gồm: Ada Alberti, Dario Ferrari, Maurizio Maggi, Patrizio Corno, Marco Piva và Paolo Francesco Piva. Các chuyên gia khác của thời kỳ đó là: David Palterer, Tomo Ara, Battista Luraschi, Bepi Maggiori, Alberto Benelli, Pino Calzana, v.v... Thiết kết Cấp tiến đã có ảnh hưởng đến Studio Alchimia và nhóm Memphis. Ngoài ra, một phong trào gọi là "Chủ nghĩa hậu hiện đại" hay "Chủ nghĩa tân hiện đại" dưới sự dẫn dắt của Alessandro Mendini, người chủ quản các bài bình luận như "Casabella", "Modo" và "Domus" từ năm 1980 đến năm 1985. Chủ nghĩa hậu hiện đại của Mendini đã truyền cảm hứng cho các buổi triển lãm như "L'interno oltre la forma dell'utile" ("Không gian nội thất sau hình thức hữu dụng") đều được tổ chức tại Triennale di Milano vào năm 1980. Liên kết ngoài. - Lịch sử thời kỳ Cấp tiến - Thông tin về thiết kế Cấp tiến
Vị Bá Vị Bá () là một thị trấn của Tân Tập, Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc.
Chiến tranh Pool Chiến tranh Pool là 1 cuộc xung đột giữa 2 phe (CH Congo và Dân quân Ninja), diễn ra từ ngày 4 tháng 4 năm 2016 đến ngày 23 tháng 12 năm 2017. Cuộc chiến diễn ra khi căng thẳng gia tăng giữa Frédéric Bintsamou (còn được gọi là Mục sư Ntumi) và tổng thống Congo Denis Sassou-Nguesso. Nguyên nhân. Vào tháng 3 năm 2016, Denis Sassou Nguesso, người đã giữ chức tổng thống Congo trong hơn 30 năm đã 1 lần nữa được bầu lại trong cuộc bầu cử năm 2016. Vì Denis Sassou Nguesso thắng cử đã dẫn đến sự nghi ngờ rằng đã có gian lận của phe đối lập và cuối cùng dẫn đến bạo lực giữa 2 phe ở phía nam. Giao tranh. Ngày 4 tháng 4 năm 2016, chính phủ Congo cáo buộc lực lượng dân quân Ninja tấn công lực lượng an ninh. Lực lượng này sau đó đã phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến vụ tấn công. Bạo lực giữa 2 phe tiếp tục diễn ra như sự kiên quân chính phủ pháo kích vào các chuyến tàu của phe dân quân Ninja. Đáp trả vụ pháo kích, ngày 18 tháng 4 năm 2017, dân quân Ninja đã tấn công và giết chết 18 binh sĩ Congo. Chính phủ Congo và lực lượng dân quân Ninja đã ký một thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 23 tháng 12 năm 2017. Căn cứ vào các điều khoản của thỏa thuận, dân quân Ninjas phải giao nộp vũ khí và ngừng can thiệp vào hoạt động thương mại giữa thành phố Brazzaville và Pointe Noire. Hậu quả. Cuộc chiến đã giết chết tổng cộng 115 người (bao gồm cả dân thường và binh sĩ 2 phe) và khiến 15,000 người phải di dời. Việc giao tranh cũng khiến giao thông đường sắt bị ảnh hưởng, tính đến tháng 11 năm 2018, giao thông Đường sắt Congo-Ocean mới được nối lại.
Tencent Weibo Tencent Weibo là một trang web tiểu blog (weibo) của Trung Quốc do Tencent ra mắt vào tháng 4 năm 2010 và đóng cửa vào ngày 28 tháng 9 năm 2020. Người dùng có thể phát một tin nhắn bao gồm tối đa 140 ký tự Trung Quốc thông qua web, SMS hoặc điện thoại thông minh. Liên kết ngoài. - t.qq.com: Tencent Weibo website
Lolly Bomb "Lolly Bomb" là một bài hát của ban nhạc punk-pop-rave người Nga Little Big. Bài hát được phát hành vào ngày 8 tháng 12 năm 2017 với tư cách là đĩa đơn chính trong album phòng thu thứ ba "Antipositive part one" của ban nhạc. Lịch sử. Trong một cuộc phỏng vấn với Knife, các đạo diễn đã nói những điều sau về bài hát: MV ca nhạc của ca khúc được phát hành vào ngày 8 tháng 12 năm 2017 trên kênh YouTube chính thức của nhóm. Video do Ilya Vladimirovich Prusikin và Aline Pyazok đạo diễn. Nội dung. MV lấy bối cảnh ở Bắc Triều Tiên, nơi Kim Jong-Un say mê tên lửa hạt nhân. Đây được cho là video châm biếm miêu tả Kim và tên lửa hẹn hò với nhau. Kim tặng hoa, ôm và hôn tên lửa, thậm chí là làm tình. Vừa lúc Kim cầu hôn, các binh sĩ lấy tên lửa ra khỏi tay ông và phóng lên trời. Kim rất buồn và khó chịu về điều này, nhưng khi video kết thúc, ông gặp một tên lửa khác và tiếp tục yêu. Ban nhạc đã tìm kiếm diễn viên cho vai Kim Jong-Un trong một thời gian dài. Họ đã cân nhắc chọn các diễn viên Nga, rồi đến các diễn viên Kazakhstan. Cuối cùng, họ đã tìm được một diễn viên Úc gốc Hồng Kông, Howard X để đóng vai Kim.
MAP6 MAP6 () là một nhóm nhạc nam Hàn Quốc được thành lập vào năm 2015, gồm 5 thành viên: Minhyuk, J.Jun, Sign, Sun và J.Vin. Nhóm ra mắt vào ngày 10 tháng 11 năm 2015, với đĩa đơn "Storm". Vào ngày 10 tháng 12 năm 2019, MAP6 đã tạm ngừng hoạt động do bốn trong số năm thành viên sắp nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc vào năm sau. Thành viên. - Minhyuk (민혁) - J.Jun (제이준) - Sign (싸인) - Sun (썬) - J.Vin (제이빈)
Brad Maloney Brad Maloney (sinh ngày 19 tháng 1 năm 1972) là một huấn luyện viên bóng đá người Úc hiện đang phụ trách huấn luyện Đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Malaysia từ tháng 10 năm 2021. Khi còn là cầu thủ, Maloney đã chơi cho một số câu lạc bộ National Soccer League, bao gồm Marconi Fairfield, Perth Glory và Newcastle Breakers.
Thiên nhược hữu tình 3 Thiên nhược hữu tình 3 (tiếng Trung: "天若有情III: 烽火佳人", tiếng Anh: "A Moment of Romance III") là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại tình cảm - chính kịch của Hồng Kông công chiếu năm 1996 và là phần phim cuối cùng trong loạt phim "Thiên nhược hữu tình". Đỗ Kỳ Phong, người đã từng làm nhà sản xuất cho hai phần phim trước đó, sẽ thay thế vị trí đạo diễn mà Trần Mộc Thắng để lại, đồng thời ông cũng tiếp tục sản xuất cho bộ phim. Bộ phim đánh dấu sự trở lại của cặp đôi Lưu Đức Hoa và Ngô Thanh Liên cùng với nam diễn viên mới Phương Trung Tín. Dù là phần phim cuối cùng, tuy nhiên bối cảnh và câu chuyện trong phim cũng hoàn toàn khác mà không có phân cảnh hành động nào được sử dụng trong phim. Phim chính thức khởi chiếu tại Hồng Kông từ ngày 28 tháng 3 năm 1996. So với hai phần phim trước, phần phim này không được lòng các nhà phê bình và khán giả. Diễn viên. - Lưu Đức Hoa trong vai Lưu Thiên Vĩ - Ngô Thanh Liên trong vai Đinh Tiểu Hòa - Phương Trung Tín trong vai cơ trưởng Nội dung. Lấy bối cảnh vào thời chiến tranh thế giới lần thứ hai đang diễn ra, Lưu Thiên Vĩ, một trung tướng phi công của Không lực hải quân chỉ vì một tai nạn sơ suất dẫn đến máy bay của anh vô tình phi thẳng xuống cánh đồng nơi những người nông dân đang làm việc. Sau sự cố này thì anh đã bị thương và phải chữa trị gấp. Tại đây anh đã gặp Đinh Tiểu Hòa, một cô gái thôn quê ở ngôi làng trên ngọn núi cao, và cũng từ đây mà cả hai đã nảy sinh tình cảm với nhau. Chỉ có một lá thư trong tay mà Thiên Vĩ để lại, Tiểu Hòa đã hiểu được ý nguyện của anh. Kể từ đây, hành trình tình yêu giữa họ mới thực sự chớm nở: một người vượt biên để tìm mối tình đầu, còn một người vẫn đang thi hành nhiệm vụ kháng chiến chống Nhật. Sau bao nhiêu lần trắc trở, tưởng như Tiểu Hòa không thể gặp lại Thiên Vĩ khi chiếc máy bay của anh bị cháy nổ trong lúc thực hành nhiệm vụ mới. Nhưng không, số phận đã an bài, cả hai cuối cùng cũng đã gặp lại nhau.
Bromsgrove Sporting F.C. Bromsgrove Sporting FC là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Bromsgrove, Worcestershire, Anh. Thành lập vào năm 2009, đội bóng hiện thi đấu tại . Liên kết ngoài. - Bromsgrove Sporting Official website
We'll Meet Again "We'll Meet Again" là một bài hát ra mắt năm 1939 của ca sĩ người Anh Vera Lynn do hai nhạc sĩ người Anh là Ross Parker và Hughie Charles sáng tác nhạc và viết lời. Đây là một trong những bài hát nổi tiếng nhất trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai, và nói lên được tâm trạng của những người lính ra đi để chiến đấu cũng như gia đình và những người thân yêu của họ. Bài hát được hãng thu âm Michael Ross Limited, với các giám đốc Louis Carris, Ross Parker và Norman Keen, sản xuất. Bản thu âm gốc của bài hát có sự góp mặt của Vera Lynn cùng với Arthur Young trên Novachord, trong khi bản thu âm lại vào năm 1953 có phần phối nhạc xa hoa hơn và phần hợp xướng của các quân nhân thuộc Quân đội Anh. Những lần được trình bày. - Nhiều nghệ sĩ đã thu âm bài hát này. - Theo truyền thống, bài hát này được phát vào ngày 5 tháng 5 để kết thúc của Buổi hòa nhạc Ngày Giải phóng ở Amsterdam, là ngày đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến thứ hai ở Hà Lan, khi quốc vương rời buổi hòa nhạc trên một chiếc thuyền. - Johnny Cash đã thu âm một phiên bản trong album "American IV: The Man Comes Around" năm 2002, là album cuối cùng được phát hành trong cuộc đời của nghệ sĩ này. - Trong tập cuối cùng của chương trình truyền hình "The Colbert Report", bài hát này đã được Stephen Colbert hát cùng với các thành viên trong gia đình và rất nhiều khách mời nổi tiếng nhất trong chương trình của ông với một nhịp độ vui tươi hơn.
Candy Apples Candy Apples (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1976) là nữ diễn viên phim khiêu dâm người Mỹ. Sự nghiệp đóng phim. Apples vẫn sống ở nhà cùng bố mẹ khi bà bắt đầu làm phim ở tuổi 19 (năm 1995) tại một công ty sản xuất phim người lớn. Bà tuyên bố rằng mình từng kiếm được "tới 2.000 đô la mỗi cảnh quay" trong các bộ phim người lớn. Apples từng góp mặt nhiều lần trên các chương trình truyền hình và phát thanh "The Howard Stern Show", và tham dự một buổi quay video của "Rolling Stones" tại Las Vegas thể theo yêu cầu từ một trong những người hâm mộ của mình là Keith Richards. Bà còn tự mình xuất hiện trong chương trình "Jerry Springer". Kỷ lục thế giới về Gang bang. Ngày 9 tháng 10 năm 1999, Apples đã lập kỷ lục thế giới về gang bang vốn do ngôi sao khiêu dâm Houston nắm giữ, với 742 "lần quan hệ tình dục", bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng và sử dụng dây đeo. Bà định nhắm đến hơn 2.000 người, nhưng vụ gang bang cuối cùng đã phải dừng lại do vấp phải cuộc đột kích từ phía Cảnh sát Los Angeles. Ban đầu bà tính kết hôn với vị hôn phu lúc bấy giờ mà hiện nay là người chồng của mình vào cuối buổi gang bang này. Giải thưởng và đề cử. - Đề cử Giải AVN năm 2001 – Cảnh Quan Hệ Tình Dục Đơn Hay Nhất ("Candy Apples đấu với King Dong" - Notorious/Multimedia) - Đề cử Giải AVN năm 2001 – Cảnh Làm Tình Hay Nhất Của Gái Xinh, Video ("Vụ Xâm hại Bridgette Kerkove" - JM Productions) với sự diễn xuất của Bridgette Kerkove, Coral Sands, Daisy Chain, Gwen Summers, Layla Jade & Vivi Anne
Kẻ thất bại Kẻ thất bại có nguồn gốc từ văn hóa Diaosi, là một web drama nhỏ được phát hành trên Sohu Video, phim phát hành 1 tập mỗi tuần. Phim là một bộ phim ngắn hài hước tôn vinh bộ phim truyền hình "Knallerfraue". Phim do Đại Bằng, đệ tử thứ 53 của Triệu Bản Sơn làm đạo diễn, và đóng nhiều loại đàn ông khác nhau . và mời nhiều ngôi sao tham gia vào bộ phim và xuất hiện với tư cách khách mời. Phần đầu tiên có 7 tập, khởi chiếu vào ngày 10 tháng 10 năm 2012 và được cập nhật vào thứ Tư hàng tuần ; Phần thứ hai có 6 tập, được phát sóng vào ngày 5 tháng 6 năm 2013 . Phần thứ ba được phát sóng vào ngày 26 tháng 2 năm 2014 . Cuối tháng 4 năm 2014, sau khi bộ phim truyền hình Mỹ The Big Bang Theory và The Good Wife bị cấm chiếu tại Trung Quốc, Kẻ thất bại cũng bị xóa hoàn toàn khỏi Sohu Video và chịu sự kiểm duyệt của nhà chức trách Trung Quốc. Điều này có thể là do chương trình liên quan đến nội dung khiêu dâm và bất hợp pháp khác, và nó cũng có thể liên quan đến chiến dịch "Clean Net 2014" do chính quyền Trung Quốc phát động gần đây để chống lại sự tục tĩu trên Internet . Vào giữa tháng 5 năm 2014, Diors Man được phát hành lại trên Sohu Video và một số lượng lớn các phân cảnh khiêu dâm và các phân cảnh có các nữ diễn viên người lờn Nhật Bản đã bị xóa . Phần thứ tư bắt đầu quay vào tháng 5 năm 2014, và Knallerfrauen Martina Hill người Đức đã được mời tham gia quay phần mới. Mùa này được xác nhận là mùa cuối cùng. Bộ phim hài Siêu nhân bánh rán được phát hành vào tháng 7 năm 2015 là một phiên bản điện ảnh mở rộng của bộ phim. Phần 1. - Tập 1 Liễu Nham, Tôn Lệ, Trần Tĩnh, Triệu Minh, Dương Phác, Hà Vân Vĩ, Lý Thiến, Lý Kiện Nhân (Hồng Kông), Tư Mã Nam, Thẩm Đằng, Hà Á Manh - Tập 2 Vu Sa Sa, Cao Tú Phượng, Kiều Sam, Trần Tĩnh, Ngô Kỳ Long(Đài Loan),Liễu Nham, Thẩm Đằng, Châu Duy Khắc, Hứa Sở Hàm, Lý Hưởng, Mộc Tử Mỹ, Hứa Duy Ân(Đài Loan), Thẩm Đằng, Lý Kiện Nhân (Hồng Kông) - Tập 3 Lý Á Hồng, Tu Duệ, Kiều Sam, Lý Đại Mạt, Liễu Nham, Lương Siêu, Vu Bành Vĩ, Lý Hưởng, Trâu Thị Minh, Lý Kiện Nhân (Hồng Kông), Hứa Khắc Gia, Tiểu Dĩnh Tử, Miller(Mỹ) - Tập 4 Huyền Tử, Lương Siêu, Khương Đào, Ngô Mạc Sầu, Cao Tú Phượng, Lý Đại Mạt, Liễu Nham, Lý Kiện Nhân, Hứa Sở Hàm, Lưu Tâm, Triệu Minh - Tập 5 Hà Vân Vĩ, Ngô Chí Hùng(Hồng Kông), Lương Siêu, Khương Đào, Tiểu Dĩnh Tử, Vu Bành Vĩ, Đỗ Dịch Hoành, Chu Duy Khắc, Mạnh Thiến, Hứa Duy Ân(Đài Loan), Lưu Tâm, Tiểu Từ(Đài Loan), Liễu Nham, Úc Khả Duy, Dàn nhạc gõ trống vô song - Tập 6 Liễu Nham, Kiều Sam, Tu Duệ, Lý Á Hồng, Ngô Mạnh Đạt(Hồng Kông), Hà Vân Vĩ, Lý Thiến, Lạc Đạt Hoa(Hồng Kông), Hà Á Manh, Tiểu Từ, Xuân Tử, Hứa Khắc Gia. Tư Mã Nam, Lưu Tâm, Tượng sáp Thành Long, Vu Sa Sa, Vu Bành Vĩ, Hứa Duy Ân(Đài Loan) - Phiên bản năm mới Lý Kiện Nhân Phần 2. Diễn viên chính. - Tập 1 Thang Duy, Ngô Tú Ba, Đặng Siêu, Vương Học Kỳ. Vương Học Binh, Lam Yến và các diễn viên khác - Tập 2 Lâm Chí Linh, Lam Yến, Thang Duy, Ngô Tú Ba, Giả Linh, Vương Tấn, Hàn Hàn (Cameo) và các diễn viên khác - Tập 3 Liễu Nham, Dương Mịch, Ôn Triệu Luân, Phương Linh và các điễn viên khác - Tập 4 Liễu Nham, Vương Tấn, Lam Yến và các diễn viên khác - Tập 5 Liễu Nham, Hứa Duy Ân, Vu Sa Sa, Vương Học Binh, Vương Học Kỳ, Phương Linh và các điễn viên khác - Tập 6 Liễu Nham, Vu Sa Sa, Vương Tấn, Hatano Yui (Cameo) và các diễn viên khác Phần 3. Diễn viên phụ. - Tập 1 Phan Bân Long, Kiều Sam, Mã Vi, Tengger, Bạch Bách Hà, Liễu Nham, Nhâm Trọng, Tạ Mạnh Vĩ, Vu Dương, Takuya San, Chúc Tự Đan, Văn Chương, Lãnh Uyển Uyển、Lee Pasha, Johnny Galecki - Tập 2 Bá Đồ Hoằng Triết, Kiều Sam, Liễu Nham, Hoàng Hải Ba, Mặc Phi, Dã Lang, Vu Sa Sa, Triệu Anh Tuấn, Vương Hồng Kỳ, Vương Á Hiên,Yoshizawa Akiho, Khiếu Thú Dịch Tiểu Tinh, Lưu Tuần Tử Mặc, Cát Bố - Tập 3 Vu Dương, Mã Chí Kiệm, Chu Thần, Uyển Quỳnh Đan,Huỳnh Bách Minh, Kiều Sam, Takuya San, @Bố Tiểu Thậm Đại Sư, Liễu Nham, Văn Chương, Khiếu Thú Dịch Tiểu Tinh, Tào Dương, Lộ Lộ, Vương Hồng Kỳ, Y Vân Hạc, Yoshizawa Akiho - Tập 4 Yoshizawa Akiho, Triệu Tuyết, Tiết Tiểu Lam, Trương Quyên, Khiếu Thú Dịch Tiểu Tinh、Khương Đào, Xuân Tử, Phan Bân Long, Kawashima Makiyo, Tào Nhiên Nhiên, Hoàng Hải Ba, Liễu Nham, Vu Kiện, Lương Siêu, Vu Sa Sa, Kiều Sam - Tập 5 Tạ Mạnh Vĩ, Don King, Liễu Nham, Văn Chương, Khương Vũ Thần, Nhâm Trọng, Yoshizawa Akiho, Huỳnh Bách Minh, Tống Đông Dã, Makiyo, Mã Chí Kiệm, Chu Thần, Uyển Quỳnh Đan, Y Vân Hạc - Tập 6 Hổ Gia, Yoshizawa Akiho, Vu Dương, Tengger, Lãnh Uyển Uyển, Khương Đào, Makiyo, Phan Bân Long, Nhị Đinh Mục Thác Dã, Y Vân Hạc, Chu Thần, Khiếu Thú Dịch Tiểu Tinh, Liễu Nham, Huỳnh Nghệ Hinh, Huỳnh Hải Ba - Tập 7 Yoshizawa Akiho, Kiều Sam, Dã Lang, Huỳnh Bách Minh, Thịnh Quân, Liễu Nham, Huỳnh Kiện Tường, Mã Chí Kiệm, Lưu Gia Siêu, Bà Đồ Hoằng Triềtt, Trần Trạch Lâm, Tô Chấn Vũ, Tiết Tiểu Nhiễm, Lương Siêu, Y Vân Hạc, Khương Đào - Tập 8 Yoshizawa Akiho, Liễu Nham, Lộ Lộ, Vu Dương, Tào Dương, Lãnh Uyển Uyển, Uyển Quỳnh Đan, Phùng Lệ Lệ, Vu Sa Sa, kevin, Bác Tử, Mã Lê, Kiều Sam
UPS Airlines UPS Airlines (hay UPS Air Cargo) là hãng hàng không chở hàng lớn thứ hai thế giới về lưu lượng hàng hoá có trụ sở tại Louisville, Tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ. Đây là hãng con của United Parcel Service Inc. Hãng có hơn 178 sân bay là trạm trung chuyển chính.
Ngô Anh Vũ Ngô Anh Vũ (sinh ngày 02 tháng 02 năm 1989) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Bình Thuận tại Giải vô địch bóng đá hạng nhì Việt Nam Anh từng có nhiều năm thi đấu cho các đội V.League 1, V.League 2 như Sài Gòn, Đồng Nai, Đồng Tháp trước khi cập bến Bình Thuận mùa giải 2022. Bê bối. Phút 33 trận tranh vé lên hạng Nhất quốc gia ngày 08/6/2022 giữa Bình Thuận vs Hải Nam Vĩnh Yên Vĩnh Phúc tại sân 19.8 ở Nha Trang, Ngô Anh Vũ có pha xoạc bóng lỗi với 1 cầu thủ đối phương. Trọng tài chính Trần Ngọc Nhớ đã rút thẻ vàng thứ 2 với trung vệ này, đồng nghĩa với việc anh bị truất quyền thi đấu. Không đồng tình với quyết định này, Ngô Anh Vũ đã lao vào hành hung, đe dọa và đấm trọng tài Trần Ngọc Nhớ. Dù các trợ lý trọng tài lao vào sân ngay sau đó, Ngô Anh Vũ vẫn không thôi hành động bạo lực. Mọi chuyện chỉ chấm dứt sau khi lực lượng an ninh và ban huấn luyện 2 đội vào can thiệp. Trước khi rời sân, cầu thủ này liên tục có những lời lẽ vô văn hóa nhắm đến trọng tài và cả khán giả Nha Trang. Sau hành động xấu xí này, Ngô Anh Vũ bày tỏ trên trang cá nhân của mình: “Ngay tại thời điểm này, em cũng không biết nói gì ngoài lời xin lỗi đến ban lãnh đạo đội bóng Bình Thuận, lời xin lỗi đến người hâm mộ. Do tính chất trận đấu quá áp lực căng thẳng em đã có hành động không kiềm chế gây tổn hại đến trọng tài và hình ảnh của CLB, em rất hối hận và cũng không biết nói thêm gì nữa ngoài một lần nữa gửi lời xin lỗi, xin lỗi mọi người rất nhiều!”. Với hành động tấn công trọng tài của Anh Vũ, chắc chắn anh sẽ lĩnh án phạt rất nặng, có thể bị treo giò vĩnh viễn, khi Ban kỷ luật VFF củng cố đầy đủ hồ sơ. Ông Vũ Xuân Thành, Trưởng ban kỷ luật VFF cho biết ban này sẽ xem xét và đưa ra mức án có tính răn đe sau khi xem xét đầy đủ các hồ sơ liên quan đến vụ việc. Ngày 10/6/2022, Ban kỷ luật LĐBĐVN đã ra quyết định số 250: Phạt 25.000.000đ (Hai mươi lăm triệu đồng) và đình chỉ tham gia các hoạt động bóng đá do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quản lý, tổ chức 24 tháng do có các hành vi vi phạm: Xâm phạm thân thể trọng tài trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và thiếu văn hóa với trọng tài..
Biệt thự Pensée Biệt thự Pensée là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Sena do Minh Trương và Châu Thổ làm biên kịch, đạo diễn. Phim được chuyển thể từ truyện ngắn Kẻ sát nhân lương thiện của tác giả Lại Văn Long. Phim phát sóng vào lúc 22h00 hàng ngày bắt đầu từ ngày 3 tháng 8 năm 2015 và kết thúc vào ngày 4 tháng 9 năm 2015 trên kênh HTV9. Nội dung. Biệt thự Pensée là ngôi biệt thự của gia đình ông Sang (Đức Hải) và bà Thảo (Xuân Thảo). Sau khi Đà Lạt giải phóng, ông Sang bị đưa đi trại cải tạo, bà Thảo và con trai tên Vinh (Mã Hiểu Đông) được đưa lên vùng kinh tế mới. Khi ông Sang trở về, ngôi biệt thự Pensée đã được cấp cho gia đình ông Sửu (NSƯT Nguyễn Trọng Hải) - một đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, trước đây từng là người làm công cho gia đình ông. Thấy Thiện (Đinh Mạnh Phúc) suốt ngày rong chơi, lêu lổng, ông Sửu cũng tìm mọi cách cho con sang Liên Xô học tập và làm việc. Diễn viên. - Đức Hải trong vai "Ông Sang" - NSƯT Nguyễn Trọng Hải trong vai "Ông Sửu" - Ôn Bích Hằng trong vai "Bà Lý" - Đinh Mạnh Phúc trong vai "Thiện" - Mã Hiểu Đông trong vai "Vinh" - Xuân Thảo trong vai "Bà Thảo" - Yan My trong vai "Nam" - Gin Tuấn Kiệt trong vai "Tùng" Cùng một số diễn viên khác... Ca khúc trong phim. Bài hát trong phim là ca khúc "Tình anh" do Tôn Thất Lập sáng tác và Đàm Vĩnh Hưng thể hiện. Liên kết ngoài. - "Biệt thự Pensée" trên HPLUS Films
East Thurrock United F.C. East Thurrock United FC là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Corringham, Essex, Anh. Đội bóng hiện thi đấu tại và có sân nhà ở Rookery Hill. Danh hiệu. - Isthmian League - Nhà vô địch Division One North mùa giải 2010–11 - Nhà vô địch Division Three mùa giải 1999–2000 - Essex Senior Cup - Nhà vô địch mùa giải 2018–19 - Metropolitan–London League - Nhà vô địch Division Two mùa giải 1972–73 - Nhà vô địch Reserve Division mùa giải 1971–72 - Greater London League - Nhà vô địch Reserve Division mùa giải 1970–71 - Essex Senior League - Nhà vô địch League Cup các mùa giải 1988–89, 1991–92 - East Anglian Cup - Nhà vô địch mùa giải 2002–03 Thống kê. - Thành tích tốt nhất tại FA Cup: Vòng một các mùa giải 2011–12, 2014–15 - Thành tích tốt nhất tại FA Trophy: Vòng ba mùa giải 2017–18 - Thành tích tốt nhất tại FA Vase: Vòng năm mùa giải 1988–89 - Kỷ lục khán giả đến sân: 1,661 người trong trận đấu với Dulwich Hamlet, chung kết play-off Isthmian League Premier Division mùa giải 2016 - Chiến thắng đậm nhất: 7–0 trước Coggeshall Town, Essex Senior League mùa giải 1984 - Thất bại đậm nhất: 9–0 trước Eton Manor, Essex Senior League mùa giải 1982 - Cầu thủ ra sân nhiều nhất: Glen Case, trên 600 lần - Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất: Sam Higgins, 275 bàn - Phí chuyển nhượng kỷ lục nhận được: 20,000 bảng từ Leyton Orient cho cầu thủ Greg Berry, 1990 Liên kết ngoài. - Trang web chính thức
Enfield Town F.C. Enfield Town FC là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Enfield Town, Đại Luân Đôn, Anh. Thành lập vào năm 2001 sau khi tách ra khỏi Enfield, đội bóng hiện thi đấu tại . Sân nhà của đội bóng là Sân vận động Queen Elizabeth II. Danh hiệu. - Isthmian League - Nhà vô địch League Cup mùa giải 2018–19 - Essex Senior League - Nhà vô địch các mùa giải 2002–03, 2004–05 - Nhà vô địch League Cup mùa giải 2001–02, 2003–04 - Cherry Red Books Trophy - Nhà vô địch mùa giải 2001–02 - Middlesex Charity Cup - Nhà vô địch các mùa giải 2001–02, 2007–08 - Supporters Direct Cup - Nhà vô địch các mùa giải 2006–07 (đồng vô địch), 2011–12, 2012–13 - George Ruffell Memorial Shield - Nhà vô địch mùa giải 2009–10 Thống kê. - Thành tích tốt nhất tại FA Cup: Vòng sơ loại thứ tư mùa giải 2015–16 - Thành tích tốt nhất tại FA Trophy: Vòng loại thứ ba mùa giải 2012–13 - Thành tích tốt nhất tại FA Vase: Vòng ba mùa giải 2003–04, 2004–05 - Kỷ lục khán giả đến sân: 969 người trong trận đấu giao hữu với Tottenham Hotspur, tháng 11 năm 2011 - Chiến thắng đậm nhất: 7–0 trước Ilford, ngày 29 tháng 4 năm 2003 - Cầu thủ ra sân nhiều nhất: Rudi Hall - Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất: Liam Hope, 108 bàn (giai đoạn 2009–2015) Liên kết ngoài. - Trang web chính thức
Folkestone Invicta F.C. Folkestone Invicta FC là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Folkestone, Kent, Anh. Đội bóng hiện thi đấu tại và có sân nhà ở Cheriton Road. Danh hiệu. - Isthmian League - Nhà vô địch Division One South mùa giải 2015–16 - Kent League - Nhà vô địch Division Two mùa giải 1991–92 - Nhà vô địch Division Two Cup mùa giải 1991–92 - Kent County League - Nhà vô địch Eastern Section Premier Division mùa giải 1978–79 - Nhà vô địch Eastern Section Division One mùa giải 1969–70 - Nhà vô địch Les Leckie Cup mùa giải 1990–91 - Kent Intermediate Shield - Nhà vô địch mùa giải 1991–92 Thống kê. - Thành tích tốt nhất tại FA Cup: Vòng một mùa giải 2005–06 - Thành tích tốt nhất tại FA Trophy: Vòng bốn mùa giải 2021–22 - Thành tích tốt nhất tại FA Vase: Vòng bốn mùa giải 1997–98 - Kỷ lục khán giả đến sân: 2,322 người trong trận đấu giao hữu với West Ham United, mùa giải 1996–97 - Chiến thắng đậm nhất: 13–0 trước Faversham Town, tháng 5 năm 1995 - Thất bại đậm nhất: 7–1 trước Crockenhill, Kent League Division One tháng 2 năm 1993; trước Welling United, Kent Senior Cup tháng 2 năm 2009; trước Bognor Regis Town, Isthmian League Premier tháng 3 năm 2017 - Cầu thủ ra sân nhiều nhất: Michael Everitt, 753 lần - Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất: Ian Draycott, 145 bàn
Black Adam (phim) Black Adam là một bộ phim siêu anh hùng sắp ra mắt của Mỹ dựa trên nhân vật cùng tên của DC Comics. Được sản xuất bởi New Line Cinema, DC Films, Seven Bucks Productions và FlynnPictureCo., và được Warner Bros. Pictures phát hành, phim được dự định là một phần ngoại truyện của "Shazam!" (2019) và là bộ phim thứ 11 trong Vũ trụ Mở rộng DC (DCEU). Phim do Jaume Collet-Serra làm đạo diễn với kịch bản của Adam Sztykiel, Rory Haines và Sohrab Noshirvani, phim có sự tham gia của Dwayne Johnson trong vai Teth-Adam / Black Adam cùng với Aldis Hodge, Noah Centineo, Sarah Shahi, Marwan Kenzari, Quintessa Swindell, Bodhi Sabongui và Pierce Brosnan. Johnson đã gắn bó với "Shazam!" trong giai đoạn đầu phát triển, và xác nhận rằng anh sẽ đóng vai phản diện Black Adam vào tháng 9 năm 2014. Các nhà sản xuất quyết định cho nhân vật này làm phim riêng vào tháng 1 năm 2017 và Sztykiel đã được thuê vào tháng 10 năm đó. Collet-Serra đã tham gia vào tháng 6 năm 2019 với ngày phát hành dự kiến ​​là tháng 12 năm 2021, nhưng mốc thời gian này đã bị trì hoãn bởi đại dịch COVID-19. Quá trình tuyển chọn bổ sung diễn ra trong năm tới, bao gồm cả các thành viên của Hiệp hội Công lý Hoa Kỳ (Justice Society of America - JSA), và kịch bản được viết lại bởi Haines và Noshirvani. Quá trình quay phim diễn ra từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2021 tại Trilith Studios ở Atlanta, Georgia, và cả ở Los Angeles. "Black Adam" dự kiến ​​phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 10 năm 2022, bởi Warner Bros. Pictures. Nội dung. Gần 5000 năm sau khi nhận được quyền năng toàn năng của các vị thần Ai Cập và bị cầm tù nhanh chóng, Black Adam được giải thoát khỏi ngôi mộ trần gian của mình, sẵn sàng giải phóng hình thức công lý độc nhất của mình trên thế giới hiện đại. Diễn viên. - Dwayne Johnson trong vai Teth-Adam / Black Adam: Một phản anh hùng từ Kahndaq, người đã bị giam cầm trong 5.000 năm. Anh sẽ trở thành kẻ thù không đội trời chung của siêu anh hùng Shazam và được chia sẻ sức mạnh từ thuật sĩ cổ đại cùng tên . - Aldis Hodge trong vai Carter Hall / Hawkman: Một nhà khảo cổ học là hóa thân của một hoàng tử Ai Cập và có sức mạnh bay từ đôi cánh kim loại thứ N của mình. Anh ấy là lãnh đạo của JSA. - Noah Centineo vai Albert "Al" Rothstein / Atom Smasher: Một thành viên của Hiệp hội Công lý Hoa Kỳ (JSA), người có thể kiểm soát cấu trúc phân tử của mình và điều khiển kích thước và sức mạnh của mình. - Sarah Shahi trong vai Adrianna Tomaz: Một giáo sư đại học và chiến binh kháng chiến ở Kahndaq. - Marwan Kenzari trong vai Ishmael - Quintessa Swindell trong vai Maxine Hunkel / Cyclone: ​​Một thành viên của JSA và là cháu gái của Red Tornado, người có thể điều khiển gió và tạo ra âm thanh. - Bodhi Sabongui trong vai Amon - Pierce Brosnan trong vai Kent Nelson / Doctor Fate: Một thành viên của JSA và là con trai của một nhà khảo cổ học, người đã học được phép thuật và được trao cho chiếc Mũ bảo hiểm thần kỳ của Định mệnh. Brosnan mặc một bộ đồ chụp chuyển động cho vai diễn này. Ngoài ra, James Cusati-Moyer, Mo Amer, và Uli Latukefu đã được chọn vào các vai chưa được tiết lộ. Tổ chức tội phạm Intergang sẽ xuất hiện trong phim.
Nguyên sinh động vật học Nguyên sinh động vật học là một phân ngành của Sinh học nghiên cứu về động vật nguyên sinh, là những sinh vật nguyên sinh "giống động vật" (tức là có thể di chuyển và dị dưỡng). Động vật nguyên sinh là một bộ phận của giới Nguyên sinh (Protista). Chúng là những sinh vật sống tự do được tìm thấy ở hầu hết mọi môi trường sống. Tất cả con người đều có động vật nguyên sinh sống trên cơ thể của họ, và nhiều người có thể bị nhiễm một hoặc nhiều động vật nguyên sinh trong suốt cuộc đời của họ. Ví dụ bệnh toxoplasmosis và giardiasis là do động vật nguyên sinh gây ra. Lịch sử. Antonie van Leeuwenhoek là người đầu tiên phát hiện ra động vật nguyên sinh bằng kính hiển vi do ông chế tạo. Thuật ngữ "nguyên sinh động vật học" (tiếng Anhː protozoology) đã trở nên phổ biến khi sự hiểu biết về các mối quan hệ tiến hóa của sinh vật nhân thực đã được cải thiện và đây cũng là tiền thân của thuật ngữ "nguyên sinh vật học" (tiếng Anhː protistology). Ví dụ, Hiệp hội Nguyên sinh động vật học được thành lập năm 1947 có tên tiếng Anh là Society of Protozoologists, được đổi tên thành International Society of Protistologists vào năm 2005. Tuy nhiên, thuật ngữ cũ hơn được giữ lại trong một số trường hợp (ví dụ, tạp chí khoa học Ba Lan "Acta Protozoologica"). Liên kết ngoài. - The Society of Protozoologists - Corliss, J. O. (1978). A salute to fifty-four great microscopists of the past: a pictorial footnote to the history of protozoology. Part I. "Transactions of the American Microscopical Society", 97: 419-458, . - Corliss, J. O. (1979). A salute to fifty-four great microscopists of the past: a pictorial footnote to the history of protozoology. Part II. "Transactions of the American Microscopical Society", 98: 26-58, . - Corliss, J. O. (1997). Some Important Anniversaries in the History of Protozoology. "Rev. Soc. Mex. Hist. Nat." 47: 5-17, . - Vickerman, K., Sleigh, M., Leadbetter, B., & McCready, S. (2000). A Century of Protozoology in Britain. British Section of the Society of Protozoologists, London, . - Wolf, M., & Hausmann, K. (2001). Protozoology from the perspective of science theory: history and concept of a biological discipline. "Linzer biol. Beitr." 33: 461-488, .
Danh sách sân vận động tại Nhật Bản Dưới đây là danh sách các sân vận động ở Nhật Bản có sức chứa từ 30.000 người trở lên: Xem thêm. - Danh sách sân vận động châu Á theo sức chứa
Mama Gogo: The Series Mama Gogo: The Series (; ) là một bộ phim truyền hình Thái Lan phát sóng năm 2022 với sự tham gia của Cris Horwang, Thanat Lowkhunsombat (Lee) và Paweenut Pangnakorn (Pookie). Bộ phim được đạo diễn bởi Tichakorn Phukhaotong và sản xuất bởi GMMTV cùng với Hard Feeling Film. Đây là một trong 16 dự án phim truyền hình trong năm 2021 được GMMTV giới thiệu trong sự kiện "GMMTV 2021: The New Decade Begins" vào ngày 3 tháng 12 năm 2020. Tuy nhiên, bộ phim bị lùi lại sang năm 2022, được phát sóng vào lúc 20:30 (ICT), Chủ nhật trên GMM 25 và có mặt trên nền tảng trực tuyến AIS Play lúc 22:30 (ICT) cùng ngày, bắt đầu từ ngày 12 tháng 6 năm 2022. Diễn viên. Diễn viên chính. - Cris Horwang vai Annie - Thanat Lowkhunsombat (Lee) vai Chen - Paweenut Pangnakorn (Pookie) vai Tina Diễn viên phụ. - Way-ar Sangngern (Joss) vai Kayu - Pirapat Watthanasetsiri (Earth) vai Kampan - Chanunphat Kamolkiriluck (Gigie) vai Kungten - Chinnarat Siriphongchawalit (Mike) vai Chok - Sivakorn Lertchuchot (Guy) vai Yut - Suphakorn Sriphothong (Pod) vai Mudaeng - Jirakit Kuariyakul (Toptap) vai Auto - Sattabut Laedeke (Drake) vai Michael - Apichaya Saejung (Ciize) vai Fifa - Chanagun Arpornsutinan (Gunsmile) vai Huge - Nat Sakdatorn vai Ball - Puttachat Pongsuchat (Tui Tui) vai Sui - Patara Eksangkul (Foei) vai Dome Liên kết ngoài. - GMMTV
Vùng các dân tộc Tây Nam Ethiopia Vùng các dân tộc tây nam Ethiopia là một vùng hành chính của Ethiopia, và được tách ra từ Vùng Các dân tộc Phương Nam vào ngày 23 tháng 11 năm 2021. Vùng có diện tích 39,400km2 và dân số 2,300,000. Thủ phủ của vùng là Bonga
Sidama (vùng) Vùng Sidama là một vùng hành chính của Ethiopia, đây là vùng trước đây của Vùng Các dân tộc Phương Nam vào ngày 18 tháng 6 năm 2020, vùng có diện tích 6538km2, và dân số 4,200,000, thủ phủ của vùng là Hawassa, giống tên của Vùng Các dân tộc Phương Nam Liên kết ngoài. - Sidama National Regional state President Office - Sidama Regional Communication Bureau
Reference News Reference News () là một tờ báo của Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1931, tờ báo được xếp hạng thứ 7 trên thế giới theo lượng phát hành và thứ nhất ở Trung Quốc. Liên kết ngoài. - (Tiếng Trung giản thể)
Tommy Oar Thomas Michael Oar (sinh ngày ) là một cầu thủ bóng đá người Úc thi đấu ở vị trí tiền vệ cho Macarthur FC ở A-League. Sinh ra ở Gold Coast, Queensland, Oar chơi bóng đá tại Học viện Thể thao Queensland trước khi ra mắt cho Brisbane Roar vào năm 2008.Oar gia nhập câu lạc bộ FC Utrecht vào năm 2010 ,ra sân hơn 100 lần cho đội trước khi chơi cho Ipswich Town vào năm 2015. Danh Hiệu. Câu lạc bộ. APOEL - Cypriot First Division: 2017–18 Quốc Tế. Australia U19 - AFF U-19 Youth Championship: 2008 Australia - AFC Asian Cup: 2015 Cá nhân. - A-League Young Player of the Year: 2009–10 - PFA A-League Team of the Season: 2009–10 - FFA U20 Footballer of the Year: 2010 - FIFA U-20 World Cup Goal of the Tournament: 2011 - Eredivisie Top 10 Pro Klassement Player of the Year: 2013
Đinh Lỗi Đinh Lỗi (; sinh ngày 1 tháng 10 năm 1971), còn được gọi là William Ding, là một doanh nhân tỷ phú người Trung Quốc, đồng thời là người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của NetEase (163.com). Đinh Lỗi đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của mạng máy tính ở Trung Quốc đại lục. Vào cuối năm 2016, Đinh đang xem xét đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và đã đến Zimbabwe vào tháng 12 và đến Vương quốc Anh. Tính đến tháng 4 năm 2021, "Bloomberg Billionaires Index" ước tính tài sản của Đinh là 35,8 tỷ USD. Tiểu sử. Đinh Lỗi sinh ra ở Phụng Hóa, Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Ông tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Vô tuyến Thành Đô (nay là Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc) và lấy bằng cử nhân. Sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, Đinh Lỗi làm việc trong một cơ quan nhà nước địa phương ở Ninh Ba với tư cách là một kỹ sư, sau đó ông đến Quảng Châu và làm việc cho Sybase. Ông thành lập NetEase và trở thành cá nhân giàu nhất Trung Quốc đại lục vào năm 2003 (7,6 tỷ nhân dân tệ), trở thành tỷ phú về game đầu tiên và internet đầu tiên của Trung Quốc. Theo Báo cáo Hurun 2013, tài sản ròng của ông ước tính là 5,2 tỷ đô la. Vào năm 2012, Đinh Lỗi đã phân nhánh hoạt động của NetEase sang lĩnh vực sản xuất thịt lợn. Trang trại lợn tập trung vào công nghệ và tính bền vững môi trường, và không có nghĩa trở thành một chi nhánh chính của công ty. Vào tháng 5 năm 2017, công ty đầu tư mạo hiểm Sinovation Ventures, Meituan-Dianping có trụ sở tại Hoa Kỳ và đối thủ cạnh tranh của Alibaba là JD đã đầu tư tổng cộng 23 triệu đô la Mỹ vào trang trại. Vào tháng 6 năm 2020, Đinh Lỗi mua một biệt thự ở Bel Air, Los Angeles, với giá 29 triệu đô la Mỹ từ Elon Musk, người sáng lập Tesla và SpaceX. Liên kết ngoài. - Article on Ding Lei, China Today (2004)
Sophos Sophos Group plc là một công ty phần mềm an ninh máy tính và bảo mật phần cứng có trụ sở tại Anh. Sophos phát triển các sản phẩm cho điểm cuối giao tiếp, mã hóa, bảo mật mạng, bảo mật email, bảo mật di động. Sophos chủ yếu tập trung vào việc cung cấp phần mềm bảo mật cho các tổ chức. Mặc dù không phải là trọng tâm chính, Sophos cũng cung cấp các sản phẩm cho người dùng gia đình, thông qua các giải pháp chống virus miễn phí và trả phí (Sophos Home / Home Premium). Nó đã được niêm yết trên Thị trường chứng khoán London cho đến khi nó được mua lại bởi Thoma Bravo vào tháng 2 năm 2020. Lịch sử. Sophos được thành lập bởi Jan Hruska và Peter Lammer và bắt đầu phất triển các sản phẩm phần mềm chống virus và mã hóa đầu tiên vào năm 1985. Trong cuối những năm 1980 và vào những năm 1990, Sophos chủ yếu phát triển và bán một loạt các công nghệ bảo mật ở Anh, bao gồm các công cụ mã hóa có sẵn cho hầu hết người dùng (tư nhân hoặc doanh nghiệp). Vào cuối những năm 1990, Sophos tập trung vào việc phát triển và bán công nghệ chống virus, và bắt tay vào một chương trình mở rộng quốc tế. Năm 2003, Sophos mua lại ActiveState, một công ty phần mềm Bắc Mỹ phát triển phần mềm chống thư rác. Vào thời điểm đó, virus lan truyền chủ yếu thông qua thư rác email và điều này cho phép Sophos tạo ra một giải pháp chống thư rác và chống virus kết hợp. Năm 2006, Peter Gyenes và Steve Munford lần lượt được bổ nhiệm làm Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Sophos. Jan Hruska và Peter Lammer vẫn là thành viên hội đồng quản trị. Năm 2010, Nick Bray, trước đây là Giám đốc tài chính tập đoàn tại Micro Focus International, được bổ nhiệm làm CFO của Sophos. Năm 2011, Utimaco Safeware AG (được Sophos mua lại vào năm 2008-2009) đã bị buộc tội cung cấp phần mềm giám sát và theo dõi dữ liệu cho các đối tác đã bán dữ liệu cho các chính phủ như Syria. Sophos đã đưa ra tuyên bố xin lỗi và xác nhận rằng họ đã đình chỉ mối quan hệ của họ với các đối tác được đề cập và tiến hành một cuộc điều tra. Năm 2012, Kris Hagerman, trước đây là Giám đốc điều hành tại Corel Corporation, được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Sophos và gia nhập hội đồng quản trị của công ty. Cựu CEO Steve Munford trở thành giám đóc không điều hành của hội đồng quản trị. Vào tháng 2 năm 2014, Sophos tuyên bố rằng họ đã mua lại Cyberoam Technologies, một nhà cung cấp các sản phẩm bảo mật mạng. Vào tháng 6 năm 2015, Sophos đã công bố kế hoạch huy động 100 triệu đô la Mỹ trên Thị trường chứng khoán London. Vào ngày 14 tháng 10 năm 2019, Sophos thông báo rằng Thoma Bravo, một công ty cổ phần tư nhân có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã đưa ra đề nghị mua lại Sophos với giá 7,40 đô la Mỹ mỗi cổ phiếu, đại diện cho giá trị doanh nghiệp khoảng 3,9 tỷ đô la Mỹ. Hội đồng quản trị của Sophos tuyên bố ý định nhất trí đề xuất đề nghị cho các cổ đông của công ty. Vào ngày 2 tháng 3 năm 2020, Sophos tuyên bố hoàn thành việc mua lại.
Giai đoạn vòng loại và vòng play-off UEFA Champions League 2022-23 Giai đoạn vòng loại và vòng play-off UEFA Champions League 2022–23 diễn ra từ ngày 21 tháng 6 và kết thúc vào ngày 24 tháng 8 năm 2022. Có tổng cộng 52 đội dự kiến thi đấu trong hệ thống vòng loại của UEFA Champions League 2022–23, bao gồm giai đoạn vòng loại và vòng play-off, với 42 đội ở Nhóm các đội vô địch và 10 đội ở Nhóm các đội không vô địch. 6 đội thắng ở vòng play-off (4 đội từ Nhóm các đội vô địch, 2 đội từ Nhóm các đội không vô địch) tiến vào vòng bảng, để cùng với 26 đội tham dự vào vòng bảng. Thời gian là CEST (), như được liệt kê bởi UEFA (giờ địa phương, nếu khác nhau thì nằm trong ngoặc đơn). Các đội bóng. Nhóm các đội vô địch. Nhóm các đội vô địch bao gồm tất cả các đội vô địch giải vô địch quốc gia mà không lọt vào thẳng vòng bảng và bao gồm các vòng đấu sau: - Vòng sơ loại (4 đội thi đấu bán kết và chung kết một lượt): 4 đội tham dự vào vòng đấu này. - Vòng loại thứ nhất (30 đội): 29 đội tham dự vào vòng đấu này và 1 đội thắng của vòng sơ loại. - Vòng loại thứ hai (20 đội): 5 đội tham dự vào vòng đấu này và 15 đội thắng của vòng loại thứ nhất. - Vòng loại thứ ba (12 đội): 2 đội tham dự vào vòng đấu này và 10 đội thắng của vòng loại thứ hai. - Vòng play-off (8 đội): 2 đội tham dự vào vòng đấu này và 6 đội thắng của vòng loại thứ ba. Tất cả các đội bị loại từ Nhóm các đội vô địch tham dự Europa League hoặc Europa Conference League: - 3 đội thua của vòng sơ loại và 13 đội thua của vòng loại thứ nhất tham dự vòng loại thứ hai Europa Conference League Nhóm các đội vô địch. - 2 đội thua được bốc thăm của vòng loại thứ nhất tham dự vòng loại thứ ba Europa Conference League Nhóm các đội vô địch. - 10 đội thua của vòng loại thứ hai tham dự vòng loại Europa League Nhóm các đội vô địch - 6 đội thua của vòng loại thứ ba tham dự vòng play-off Europa League. - 4 đội thua của vòng play-off tham dự vòng bảng Europa League. Dưới đây là các đội tham dự của Nhóm các đội vô địch (với hệ số câu lạc bộ UEFA năm 2022), được xếp nhóm theo vòng đấu bắt đầu. Nhóm các đội không vô địch. Nhóm các đội không vô địch bao gồm tất cả các đội không vô địch giải vô địch quốc gia mà không lọt vào thẳng vòng bảng và bao gồm các vòng đấu sau: - Vòng loại thứ hai (4 đội): 4 đội tham dự vào vòng đấu này. - Vòng loại thứ ba (8 đội): 6 đội tham dự vào vòng đấu này và 2 đội thắng của vòng loại thứ hai. - Vòng play-off (4 đội): 4 đội thắng của vòng loại thứ ba. Tất cả các đội bị loại từ Nhóm các đội không vô địch tham dự Europa League: - 2 đội thua của vòng loại thứ hai tham dự vòng loại Nhóm chính. - 4 đội thua của vòng loại thứ ba và 2 đội thua của vòng play-off tham dự vòng bảng. Dưới đây là các đội tham dự của Nhóm các đội không vô địch (với hệ số câu lạc bộ UEFA năm 2022), được xếp nhóm theo vòng đấu bắt đầu. Thể thức. Mỗi cặp đấu, ngoại trừ vòng sơ loại, được diễn ra qua hai lượt trận, mỗi đội thi đấu một lượt tại sân nhà. Đội nào có tổng tỉ số cao hơn qua hai lượt đi tiếp vào vòng tiếp theo. Nếu tổng tỉ số bằng nhau sau khi kết thúc thời gian thi đấu chính thức của lượt về, hiệp phụ được diễn ra và nếu cả hai đội ghi được cùng số bàn thắng trong thời gian hiệp phụ, cặp đấu được quyết định bằng loạt sút luân lưu. Ở vòng sơ loại, các trận bán kết và chung kết được diễn ra theo thể thức đấu một trận do một trong các đội tham dự đăng cai tổ chức. Nếu tỉ số hoà sau khi kết thúc thời gian thi đấu chính thức, hiệp phụ được diễn ra và nếu cả hai đội ghi được cùng số bàn thắng trong thời gian hiệp phụ, cặp đấu được quyết định bằng loạt sút luân lưu. Ở lễ bốc thăm cho mỗi vòng, các đội được xếp hạt giống dựa trên hệ số câu lạc bộ UEFA của họ tại đầu mùa giải và được chia vào nhóm hạt giống và nhóm không hạt giống chứa số đội bằng nhau. Đội được xếp hạt giống được bốc thăm để đối đầu với đội không được xếp hạt giống, với thứ tự lượt đấu (hoặc đội "nhà" vì mục đích hành chính ở các trận đấu vòng sơ loại) ở mỗi cặp đấu được xác định bằng việc bốc thăm. Bởi vì danh tính của đội thắng vòng trước không được biết tại thời điểm bốc thăm, việc phân nhóm hạt giống được tiến hành với giả định rằng đội có hệ số cao hơn của cặp đấu chưa được xác định đi tiếp vào vòng này, có nghĩa là nếu đội có hệ số thấp hơn đi tiếp, họ chỉ đơn giản là lấy vị trí hạt giống của đối thủ. Trước lễ bốc thăm, UEFA có thể hình thành "các nhóm" theo như những nguyên tắc được đặt ra bởi Ủy ban giải đấu cấp câu lạc bộ, nhưng họ hoàn toàn muốn thuận tiện cho việc bốc thăm và không giống với bất kỳ nhóm thực sự nào vì mục đích của giải đấu. Các đội từ các hiệp hội có mâu thuẫn chính trị theo quyết định của UEFA có thể không được bốc thăm vào cùng cặp đấu. Sau lễ bốc thăm, thứ tự lượt đấu của một cặp đấu có thể được UEFA đảo ngược vì mâu thuẫn lịch hoặc địa điểm thi đấu. Lịch thi đấu. Lịch thi đấu của giải đấu như sau (tất cả các lễ bốc thăm được tổ chức tại trụ sở UEFA ở Nyon, Thụy Sĩ). Vòng sơ loại. Vòng sơ loại bao gồm hai trận bán kết vào ngày 21 tháng 6 năm 2022 và trận chung kết vào ngày 24 tháng 6 năm 2022. Lễ bốc thăm cho vòng sơ loại được tổ chức vào ngày 7 tháng 6 năm 2022. Xếp hạt giống. Tổng cộng có bốn đội thi đấu ở vòng sơ loại. Việc xếp hạt giống của các đội được dựa trên hệ số câu lạc bộ UEFA năm 2022, với hai đội hạt giống và hai đội không hạt giống ở các trận bán kết. Các trận đấu diễn ra tại Víkingsvöllur ở Reykjavík, Iceland nên đội đầu tiên được bốc thăm ở mỗi cặp đấu ở bán kết và cũng như là chung kết (giữa hai đội thắng của các trận bán kết mà danh tính của họ không được biết tại thời điểm bốc thăm), là đội "nhà" vì mục đích hành chính. Tóm tắt. Đội thắng của trận chung kết vòng sơ loại đi tiếp vào vòng loại thứ nhất. Các đội thua của các trận bán kết và chung kết được chuyển qua vòng loại thứ hai Europa Conference League Nhóm các đội vô địch.
Tăng Triển Vọng Tăng Triển Vọng (, , sinh ngày ), biệt danh GM. Là nam diễn viên và người dẫn chương trình Hong Kong, hiện là nghệ sĩ , từng là một thành viên "Giới trẻ" của "". Kinh nghiệm. Sở trường chuyên môn và sở thích là nhảy, khiêu vũ Latinh, bóng rổ, guitar, điền kinh, bóng ném. Tốt nghiệp cử nhân Kế toán khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Bách khoa Hồng Kông. Vào ngày 23/6/2020, "" tiết lộ rằng anh hiện đang là một đạo sĩ cấp bảy. Tháng 4/2021, anh trở thành nghệ sĩ hợp đồng người quản lý của TVB.
Farnborough F.C. Farnborough FC là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Farnborough, Hampshire, Anh. Thành lập vào năm 1967, đội bóng hiện thi đấu tại và có sân nhà ở Cherrywood Road. Danh hiệu. - Isthmian League - Nhà vô địch Premier Division mùa giải 2000–01 - Nhà vô địch Division One mùa giải 1984–85 - Nhà vô địch Division Two mùa giải 1978–79 - Southern League - Nhà vô địch Premier Division các mùa giải 1990–91, 1993–94, 2009–10 - Nhà vô địch Division One South & West mùa giải 2007–08 - Athenian League - Nhà vô địch Division Two mùa giải 1976–77 - London Spartan League - Nhà vô địch mùa giải 1975–76 - Spartan League - Nhà vô địch các mùa giải 1972–73, 1973–74, 1974–75 - Hampshire Senior Cup - Nhà vô địch các mùa giải 1974–75, 1981–82, 1983–84, 1985–86, 1990–91, 2003–04, 2005–06, 2021–22 Thống kê. - Thành tích tốt nhất tại hạng đấu: Xếp thứ 5 tại Football Conference mùa giải 1991–92 - Thành tích tốt nhất tại FA Cup: Vòng bốn mùa giải 2002–03 - Thành tích tốt nhất tại FA Trophy: Tứ kết các mùa giải 1991–92, 2002–03 - Thành tích tốt nhất tại FA Vase: Bán kết các mùa giải 1975–76, 1976–77 - Kỷ lục khán giả đến sân: 4,267 người trong trận đấu với Ebbsfleet United, chung kết play-off Conference South, 15 tháng 5 năm 2011 Liên kết ngoài. - Trang web chính thức
Quan hệ Iran – Kenya Quan hệ Iran-Kenya là mối quan hệ song phương giữa Iran và Kenya . Lịch sử. Chuyến thăm của Ahmadinejad. Kenya trong quá khứ đã có quan hệ hợp tác với Iran, vốn không phải lúc nào cũng được phương Tây coi là có lợi. Kenya đã ký nhiều thỏa thuận với các quốc gia Trung Đông bao gồm thỏa thuận xuất khẩu 4 triệu tấn dầu hàng năm sang Kenya, các chuyến bay thẳng giữa Tehran và Nairobi và học bổng cho người Kenya theo học đại học ở Iran. Tất cả điều này đã được thực hiện trong chuyến thăm của Tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad tới Kenya vào năm 2009. Vào tháng 5 năm 2012, Phó Tổng thống Iran, Mohammad Reza Rahimi đã đến thăm Kenya để hoàn tất thỏa thuận để Kenya mua dầu của Iran. Vào tháng 6 năm 2012, thỏa thuận dầu mỏ đã thất bại do Kenya thực hiện các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây. Theo thỏa thuận, Iran sẽ cung cấp cho Kenya 80.000 thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên, với việc Kenya là đồng minh chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, thỏa thuận này đã khiến nhiều người trong cộng đồng quốc tế phải sửng sốt. Kenya và Iran đã có một cuộc tranh cãi ngoại giao về việc hủy bỏ thỏa thuận dầu mỏ. Kenya từng nhập khẩu dầu từ Iran trong những năm 1970 và 1980 nhưng không nhập khẩu bất kỳ loại dầu nào từ nước này kể từ đó. Nhìn chung, người ta cho rằng chính sách ngoại giao của Iran ở châu Phi sẽ gặp khó khăn đặc biệt vì phần lớn người Hồi giáo trên lục địa này chủ yếu theo trường phái Sunni hơn là trường phái Shiite ở Iran. Kenya cũng đã phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công khủng bố và quốc gia này đã chuyển sang Israel để thực hiện nhiều thỏa thuận liên quan đến an ninh. Năm 2012, Kenya đã bắt giữ hai thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, những người đã lên kế hoạch tấn công Israel, Anh, Mỹ và thậm chí cả Ả Rập Xê-út, bên trong Kenya. Họ bị tòa án Kenya kết án tù chung thân. Quan điểm về chương trình hạt nhân của Iran. Quan điểm của Kenya về chương trình hạt nhân của Iran đi theo đường lối của nghị quyết của phong trào không liên kết, trong đó tuyên bố rằng Iran có quyền phát triển các nguồn năng lượng hạt nhân nhưng chỉ với mục đích hòa bình. Nghị quyết đã được nhất trí vào tháng 9 năm 2006 bởi tất cả 118 thành viên của phong trào không liên kết. Cách nhìn nhận về Iran. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew về cách người Kenya nhìn nhận Iran cho thấy khoảng 42% người được hỏi cho rằng mối quan hệ Kenya - Iran là có lợi cho quốc gia. Nghiên cứu có sự tham gia của 798 người và được thực hiện vào tháng 3 năm 2014. Ngoài ra, 34% số người được hỏi cho cho rằng mối quan hệ Kenya - Iran là bất lợi và 24% không có ý kiến. Hợp tác phát triển. Vào tháng 8 năm 2014, Bộ trưởng Ngoại giao Kenya Amina Mohamed đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif tại Tehran. Hai bên đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Biên bản ghi nhớ cũng xác định giao thông và cơ sở hạ tầng, năng lượng, nông nghiệp, nước và thủy lợi, nhà ở và y tế là các lĩnh vực hợp tác chủ yếu. Trong chuyến thăm của mình đến các quốc gia châu Phi vào tháng 10 năm 2018, Sorena Sattari - Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ Iran - đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc lập hạn mức tín dụng cho các ngân hàng và tạo cơ hội cho các công ty công nghệ của Iran và Kenya hợp tác với nhau để trao đổi sản phẩm và dịch vụ. Thương mại. Giá trị xuất khẩu từ Kenya sang Iran trong năm 2012 đạt 18,3 triệu euro trong khi giá trị nhập khẩu từ Iran sang Kenya đạt 34,5 triệu euro. Bộ trưởng Ngoại giao Kenya tuyên bố rằng nhiều quốc gia lớn trên thế giới vẫn duy trì quan hệ thương mại với Iran và cả hai nước sẽ tiếp tục trao đổi thương mại với nhau. Iran là một trong những nước mua nhiều chè của Kenya nhất. Kenya đã tăng xuất khẩu chè sang Iran từ 2 triệu kg lên 10 triệu kg trong 5 năm. Nhu cầu chè ở Iran ở mức 116 triệu kg, trong đó Iran chỉ sản xuất được 20 triệu kg. Kenya xuất khẩu khoảng 20% lượng chè của mình cho Iran. Cơ quan đại diện ngoại giao. Iran duy trì một đại sứ quán ở Nairobi. Ngoài ra, Kenya cũng có đại sứ quán tại Tehran. Xem thêm. - Quan hệ đối ngoại của Iran - Quan hệ đối ngoại của Kenya
Tằng Dũng Tằng Dũng (; sinh tháng 10 năm 1963) là một kỹ sư người Trung Quốc, từng là Hiệu trưởng Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc (UESTC) kể từ tháng 9 năm 2018. Ông thay thế Lý Ngôn Vinh, đã từng bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Đại học Tứ Xuyên. Tiểu sử. Tằng Dũng vào Đại học Thanh Hoa năm 1981. Ông nhận bằng cử nhân về tự động hóa năm 1985, bằng thạc sĩ về kỹ thuật hệ thống năm 1988 và bằng Tiến sĩ về khoa học quản lý và kỹ thuật năm 2000. Ông hoàn thành nghiên cứu tiến sĩ tại Đại học Trung văn Hồng Kông vào năm 2001. Ông gia nhập UESTC vào tháng 7 năm 1988. Ông từng là hiệu trưởng của Trường Quản lý và Kinh tế. Ông từng là phó chủ tịch của UESTC vào tháng 4 năm 2015, ba năm sau đó được thăng chức lên vị trí hiệu trưởng. Ông là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc thứ mười ba.
Hướng Hoa Cường Hướng Hoa Cường (tiếng Trung: "向華強", tiếng Anh: "Charles Heung Wah-keung", sinh ngày 16 tháng 12 năm 1948) là một nam doanh nhân, diễn viên, trùm tư bản kiêm nhà sản xuất điện ảnh người Hồng Kông gốc Hoa. Từng là một thành viên gia thế thuộc băng đảng của hội Tam Hoàng, sau nhiều tai tiếng trong một khoảng thời gian nhất định, ông dần chuyển sang làm phim và từng bước khẳng định quyền lực của mình trong ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kông. Với việc thành lập tập đoàn Vĩnh Thịnh và tập đoàn giải trí Trung Quốc Tinh Mỹ, ông chính là người tiên phong trong việc nâng đỡ và tạo nên tên tuổi của các ngôi sao điện ảnh lớn như Châu Tinh Trì, Lưu Đức Hoa, Châu Nhuận Phát, Lưu Thanh Vân, Đỗ Kỳ Phong cùng nhiều gương mặt sáng giá khác. Tuy là người có tài, nhưng ông cũng đã từng trải qua những biến động thăng trầm trong sự nghiệp. Ông không ít lần dính phải những tai tiếng không đáng có từ chính gia thế của ông. Liên kết ngoài. - China Star Entertainment Website - The H.K. Actor Index - One Hundred Years of Film Co. Ltd. (founders and filmography) - China Star Entertainment Group (founders and filmography) - Signs of New Life at AsiaWeek.com - Kaiji Shakedown: CHINA STAR CLOSING ITS DOORS? - Newsclipping-Jet Li One Foundation - Newsclipping-Establishment of Beijing Normal University One Foundation Philanthropy Research Institute
Bài kiểm tra gương Bài kiểm tra gương (tiếng Anh: "mirror test") là một phương pháp kiểm tra hành vi được nhà tâm lý học người Mỹ Gordon Gallup Jr. phát minh ra vào năm 1970, như một nỗ lực để xác định xem một con vật bất kỳ có sở hữu khả năng tự nhận biết bản thân thông qua hình ảnh hay không. Bài kiểm tra gương là phương pháp truyền thống để đo lường mức độ tự nhận thức về sinh lý và hiểu biết của bản thân một cá thể. Tuy nhiên, đã có đồng thuận rằng một loài vật không vượt qua bài kiểm tra gương vẫn có thể có được khả năng tự nhận thức dựa trên những phương cách khác, chẳng hạn như phân biệt tiếng hót và mùi hương giữa chúng với các loài khác. Trong một bài kiểm tra gương cổ điển, con vật sẽ được gây mê rồi sau đó bị đánh dấu lên cơ thể bằng màu sơn hoặc nhãn dán, ở nơi mà chúng không thể tự nhìn thấy được. Khi con vật tỉnh lại, người ta sẽ đưa nó đến trước một chiếc gương. Nếu sau đó con vật chạm vào điểm bị đánh dấu hoặc cố dò xét điểm đó, thì coi như nó tự nhận thức được rằng hình ảnh trong gương là chính bản thân nó chứ không phải của một con vật khác. Có rất ít loài đã vượt qua được bài kiểm tra gương. Các loài đã được xác định là vượt qua bài kiểm tra này gồm có các loài thuộc họ Người, voi châu Á, cá đuối, cá heo, cá voi sát thủ, chim ác là Á Âu và cá bàng chài. Nhiều loài như khỉ, gấu trúc khổng lồ và sư tử biển đều không vượt qua được bài kiểm tra gương.
Tự nhận thức Trong triết học về cái tôi, sự tự nhận thức là cách một người trải nghiệm về nhân cách hoặc những đặc tính cá nhân của riêng họ. Không nên nhầm lẫn tự nhận thức với ý thức theo nghĩa trực quan, vì ý thức là nhận thức về môi trường, thể xác và lối sống của một cá nhân, còn tự nhận thức lại là sự nhìn nhận của bản thân ta đối với loại nhận thức đó. Nói một cách đơn giản thì tự nhận thức chính là cách một cá nhân nhận biết và thấu hiểu tính cách, cảm xúc, động cơ và mong muốn của chính mình một cách có ý thức. Có hai loại tự nhận thức chính: tự nhận thức bên trong và tự nhận thức bên ngoài.
Cathay Media and Education Group Inc Cathay Media and Education Group Inc là một công ty cổ phần đầu tư của Trung Quốc chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất điện ảnh và truyền hình cũng như cung cấp các dịch vụ giáo dục đại học về truyền thông và nghệ thuật. Thông qua các công ty con, công ty chủ yếu điều hành hai đơn vị kinh doanh. Bộ phận sản xuất điện ảnh và truyền hình tham gia sản xuất các bộ phim truyền hình. Khu vực giáo dục đại học cung cấp giáo dục đại học với trọng tâm là truyền thông và nghệ thuật biểu diễn. Công ty chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc đại lục. Ông Pu Shulin (蒲树林) là người sáng lập, Giám đốc điều hành, Chủ tịch và giám đốc điều hành. Ngày 15 tháng 7 năm 2020, cổ phiếu của Cathay Media and Education Group Inc đã được niêm yết thành công và bắt đầu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông
Helmud hontong " Helmud Hontong ", S.E. (
Adang Sudrajat " Adang Sudrajat " () là một bác sĩ và chính trị gia người Indonesia thuộc Đảng Công lý Thịnh vượng. Anh ấy là thành viên của Tổ chức Thay thế Tạm thời DPR-RI (PAW) thay thế Ma'mur Hasanuddin đã qua đời và sau đó tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4 tháng 6 năm 2015. Adang đến từ khu vực bầu cử của Tây Java II bao gồm Khu vực chính Bandung và Khu vực phía Tây Bandung. Ông cũng được biết đến như một nhà nghiên cứu bệnh ác tính. Avasinologist là một thuật ngữ chỉ một bác sĩ trị liệu sử dụng một dụng cụ kim loại với kỹ thuật xuyên qua cơ thể, được phát triển từ phương pháp y học al-kay (đốt sắt) của Trung Đông. Adang qua đời vào ngày 4 tháng 7 năm 2021 sau vài ngày được điều trị vì vi-rút Covid-19. Lịch sử tổ chức. - Trưởng Ban Chuyên môn Thế hệ trẻ và DPW Đảng Công lý Thịnh vượng Tây Java (2010-nay) - Tổng thủ quỹ của DPW Đảng Công lý thịnh vượng Tây Java (2005-2010) - Trưởng Ban Chính sách Công của DPW Đảng Công lý Thịnh vượng Tây Java (2001-2005) - Chủ tịch DPD Đảng Công lý Bandung Regency (1998-1999) Lịch sử việc làm. - Thành viên của Thành phố Bandung DPRD F-PKS (2004-2009) - Phó Giám đốc Học vụ tại Học viện Al Islam Bandung (2001-2004) - Phó Giám đốc Hỗ trợ Y tế Bệnh viện Al Islam Bandung (2000-2001) - Phó Giám đốc Nhân sự Bệnh viện Al Islam Bandung (1997-2000) Các liên kết bên ngoài. - Tiểu sử Adang Sudrajat trên WikiDPR - Adang Sudrajat Ứng viên DPR RI
USS Walsh (APD-111) USS "Walsh" (APD-111) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-601, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân Patrick Joseph Walsh (1908-1942), người được biệt phái cùng đội bảo vệ vũ trang hải quân cho tàu buôn , đã tử trận vào ngày 12 tháng 9, 1942 khi "Patrick J. Hurley" bị tàu ngầm Đức "U-512" tấn công tại Đại Tây Dương, và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1968. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Walsh" được đặt lườn như là chiếc DE-601 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 27 tháng 2, 1945. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc, mang ký hiệu lườn mới APD-111. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 4, 1945, được đỡ đầu bởi bà John J. Walsh, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 7, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Philip J. Tiffany. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-601 / APD-111 Walsh
USS Hunter Marshall (APD-112) USS "Hunter Marshall" (APD-112) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-602, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Hunter Marshall III (1917-1942), người được biệt phái cùng đội bảo vệ vũ trang hải quân cho tàu vận tải Lục quân USAT "Merrimack", đã mất tích vào ngày 9 tháng 6, 1943 khi "Merrimack" đắm do trúng ngư lôi từ tàu ngầm Đức "U-68" tại vùng biển Caribe và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Ecuador vào tháng 7, 1961, để sử dụng như trạm phát điện nổi. Số phận sau cùng của con tàu không rõ. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Hunter Marshall" được đặt lườn như là chiếc DE-602 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 9 tháng 3, 1945. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 5, 1945, được đỡ đầu bởi bà Hunter Marshall, mẹ của Thiếu úy Marshall. Con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1945, mang ký hiệu lườn mới APD-112, đồng thời nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ cùng ngày hôm đó dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Albert A. Campbell. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-602 / APD-112 Hunter Marshall
USS Earheart (APD-113) USS "Earheart" (APD-113) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-603, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên binh nhất Thủy quân Lục chiến James Edward Earheart Jr. (1913-1942), người từng phục vụ trong Chiến dịch Torch tại Bắc Phi, đã tử trận tại Oran, Algeria vào ngày 8 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi chuyển cho Mexico và tiếp tục phục vụ như là chiếc ARM "Papaloapan" (H04) cho đến khi bị mắc cạn năm 1976. Con tàu cuối cùng bị tháo dỡ tại chỗ. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Earheart" được đặt lườn như là chiếc DE-603 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 20 tháng 3, 1945. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 5, 1945, được đỡ đầu bởi bà James Earheart, mẹ của binh nhất Earheart. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1945, mang ký hiệu lườn mới APD-113, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 7, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Nathaniel M. Goodhue. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-603 / APD-113 Earheart
USS Walter S. Gorka (APD-114) USS "Walter S. Gorka" (APD-114) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-604, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan Walter S. Gorka (1922-1942), người từng phục vụ như điện báo viên/xạ thủ trên máy bay Grumman TBF Avenger thuộc Liên đội Tuần tiễu Hộ tống VGS-27 trên tàu sân bay hộ tống , đã tử trận trong một phi vụ trong Chiến dịch Torch tại Bắc Phi vào ngày 10 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Không lực. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1947, rồi được chuyển cho Ecuador vào năm 1961 để sử dụng như một trạm phát điện nổi. Số phận sau cùng của con tàu không rõ. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Walter S. Gorka" được đặt lườn như là chiếc DE-604 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 20 tháng 3, 1945. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 5, 1945, được đỡ đầu bởi bà Josephine B. Gorka. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1945, mang ký hiệu lườn mới APD-114, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 8, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Richard G. Werner. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-604 / APD-114 Walter S Gorka
USS Stockdale Ba tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Stockdale": - là một tàu hơi nước sở hữu năm 1863, hoạt động trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ và xuất biên chế năm 1865 - , tên đặt theo Thiếu úy Hải quân Lewis Stevens Stockdale (1914-1941), là một tàu hộ tống khu trục lớp "Edsall" nhập biên chế năm 1943 và xuật biên chế năm 1946 - , tên đặt theo Phó đô đốc James Bond Stockdale (1923-2005), là một tàu khu trục tên lửa điều khiển lớp "Arleigh Burke" nhập biên chế năm 2009 và hiện vẫn đang hoạt động
Sân vận động Mazda , còn được gọi là , là một sân vận động bóng chày ở Minami -ku, Hiroshima, Nhật Bản. Nơi đây được sử dụng chủ yếu cho các trận bóng chày và là sân nhà của Hiroshima Toyo Carp thuộc giải Central League. Mở cửa vào ngày 10 tháng 4 năm 2009 nhằm thay thế Sân vận động thành phố Hiroshima cũ, sân hiện có sức chứa gần 32.000 người. Liên kết ngoài. - General Information (carp.co.jp-Japanese) - Information on ballpark - New Stadium Blog (tiếng Nhật)
Giorgio Moroder Giovanni Giorgio Moroder (, ; sinh ngày 26 tháng 4 năm 1940) là một nhạc sĩ và nhà sản xuất nhạc người Ý. Được mệnh danh là "Cha đẻ của Disco", Moroder được biết tới là người tiên phong trong dòng nhạc disco châu Âu và nhạc dance điện tử. Những sáng tác với đàn synthesizer của ông có ảnh hưởng lớn đến một số thể loại âm nhạc như new wave, house và techno. Khi ở München vào những năm 1970, Moroder thành lập hãng thu âm của riêng mình mang tên Oasis Records, sau trở thành một nhánh của Casablanca Records. Ông là người sáng lập của Musicland Studios, trước đây ở München, một phòng thu được sử dụng bởi nhiều nghệ sĩ bao gồm The Rolling Stones, Electric Light Orchestra, Led Zeppelin, Deep Purple, Queen và Elton John. Ông đã sản xuất các đĩa đơn cho Donna Summer trong thời kỳ disco giữa đến cuối những năm 1970, cùng với nhiều album, bao gồm "From Here To Eternity" (1977) và "E=MC" (1979), sử dụng đàn synthesizer làm nhạc cụ chủ đạo. Moroder đã sản xuất các đĩa đơn ăn khách "Ooh La La" và "Harmony" cho Suzi Lane vào năm 1979. Ông bắt đầu sáng tác nhạc phim, bao gồm "Midnight Express", "American Gigolo", "Superman III", "Scarface", và "The NeverEnding Story". Nhạc phim cho "Midnight Express" (1978), trong đó có đĩa đơn ăn khách quốc tế "Chase", đã mang về cho ông giải Oscar cho nhạc phim xuất sắc nhất và giải Quả cầu vàng cho nhạc phim hay nhất. Ông cũng sản xuất một số bài hát disco điện tử cho The Three Degrees, hai album cho Sparks, và một số bài hát trong album "Bitterblue" của Bonnie Tyler cũng như đĩa đơn năm 1985 của cô "Here She Comes". Năm 1990, ông sáng tác "Un'estate italiana", bài hát chính thức của FIFA World Cup 1990. Moroder đã sáng tác một số bài hát cho nhiều nghệ sĩ biểu diễn bao gồm David Bowie, Kylie Minogue, Irene Cara, Janet Jackson, Madleen Kane, Melissa Manchester, Blondie, Japan và France Joli. Moroder đã nói rằng tác phẩm mà ông tự hào nhất là "Take My Breath Away" của Berlin, tác phẩm đã mang về cho ông giải Oscar cho ca khúc gốc trong phim xuất sắc nhất và giải Quả cầu vàng cho ca khúc trong phim hay nhất năm 1986; ông đã giành được giải thưởng tương tự vào năm 1983 cho "Flashdance... What a Feeling" (cũng như Giải Quả cầu vàng cho nhạc phim hay nhất cho tất cả các tác phẩm của ông cho "Flashdance"). Ngoài ba giải Oscar và bốn giải Quả cầu vàng, Moroder còn nhận được bốn giải Grammy, hai giải People's Choice Awards và hơn 100 đĩa Vàng và Bạch kim. Năm 2004, ông được ghi danh vào Đại sảnh Danh vọng nhạc Dance. Tuổi thơ. Giovanni Giorgio Moroder sinh ngày 26 tháng 4 năm 1940 tại Ortisei (tiếng Ý, trong tiếng Ladin là "Urtijëi", tiếng Đức là "St. Ulrich in Gröden") cho một gia đình người Ladin ở Nam Tirol, thời đó thuộc Vương quốc Ý. Tên khai sinh của ông là Giovanni Giorgio, mặc dù khi còn nhỏ mẹ ông thường gọi ông là Hansjörg (), một phiên bản tiếng Đức của hai tên đầu tiên của ông. Cha ông là một nhân viên tiếp tân khách sạn. Sự nghiệp. Ông bắt đầu tự học chơi guitar từ năm 15 tuổi, lấy cảm hứng từ đĩa đơn "Diana" của Paul Anka. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu lưu diễn châu Âu với tư cách là một nhạc sĩ chuyên nghiệp. Ông biểu diễn vào ban đêm, và thu âm bằng hai máy thu âm Revox vào ban ngày. Khoảng 25 tuổi, ông chuyển đến nhà một người cô ở Berlin, làm kỹ sư âm thanh. Đĩa đơn "Ich sprenge alle Ketten" của Ricky Shayne, được sáng tác bởi những nhạc sĩ vô danh lúc bấy giờ là Moroder và Michael Holm, đã trở thành một bản nhạc nổi tiếng tại Đức. Bản hit thứ hai là bản hát lại ca khúc "Mendocino" của Sir Douglas Quintet của Moroder và Holm. 1963–1983: Những đóng góp cho nhạc điện tử. Moroder bước những bước đầu tiên trong âm nhạc tại Scotch Club ở Aachen và sau đó phát hành một số đĩa đơn dưới cái tên "Giorgio" bắt đầu từ năm 1963 sau khi chuyển đến Berlin, hát bằng tiếng Ý, Tây Ban Nha, Anh và Đức. Năm 1968, ông chuyển đến München và trở nên nổi tiếng khi đĩa đơn "Looky, Looky" được trao đĩa vàng vào năm 1970. Sau đó ông thành lập Musicland Studios vào đầu những năm 1970. Khi cộng tác với nhà soạn lời Pete Bellotte, Moroder đã có một số ca khúc nổi tiếng mang tên mình, bao gồm "Son of My Father" vào năm 1972, cũng là một bản nhạc quán quân ở Anh cho Chicory Tip, trước khi phát hành "From Here to Eternity", một album sử dụng đàn synthesizer chủ đạo vào năm 1977, đạt vị trí thứ 130 trên "Billboard" 200. Cùng năm đó, ông đồng sáng tác và sản xuất đĩa đơn ăn khách "I Feel Love" của Donna Summer, ca khúc đầu tiên thuộc thể loại Hi-NRG. Năm sau, ông phát hành "Chase", nhạc chủ đề từ bộ phim "Midnight Express". Đĩa đơn đã đạt được một số thành công trên bảng xếp hạng ở Anh và Hoa Kỳ, góp phần lan rộng làn sóng disco-mania. Nhạc phim của "Midnight Express" đã mang lại giải Oscar cho nhạc phim xuất sắc nhất đầu tiên cho ông vào năm 1979. Moroder phát hành "E=MC²" vào năm 1979. Ông đã lãnh đạo nhóm nhạc Munich Machine và phát hành các đĩa nhạc từ năm 1977 đến năm 1979. Năm 1980, ông đã sáng tác và sản xuất hai album nhạc phim cho "Foxes" và "American Gigolo". Nhạc phim "Foxes" được phát hành dưới dạng album kép trên hãng đĩa Casablanca Records, bao gồm các ca khúc "On the Radio" của Donna Summer và "Bad Love" của Cher, sản xuất bởi Moroder. Nhạc nền chính của "American Gigolo" là bài hát "Call Me" của Blondie do Moroder sản xuất, một bản nhạc quán quân tại Hoa Kỳ và Anh Quốc. Số lần các bài hát của album được chơi trong các hộp đêm đã đứng thứ hai trong năm tuần trên bảng xếp hạng disco/dance. Ông đã viết nhạc phim cho bộ phim "Cat People" (1982), bao gồm đĩa đơn ăn khách "Cat People (Putting Out Fire)" có sự hợp tác của David Bowie, và sản xuất nhạc phim cho "Scarface" (1983). Các bản nhạc do Moroder sản xuất bao gồm "Scarface (Push It to the Limit)" của Paul Engemann, "Rush Rush" của Debbie Harry và "She's on Fire" của Amy Holland. 1984–1993: Thành công và ngừng hoạt động. Năm 1984, Moroder đã biên soạn một bản phục hồi và chỉnh sửa mới của bộ phim câm "Metropolis" (1927) và sản xuất cho nó một bản nhạc phim đương đại. Nhạc phim này bao gồm bảy bản nhạc pop của Pat Benatar, Jon Anderson, Adam Ant, Billy Squier, Loverboy, Bonnie Tyler và Freddie Mercury. Ông đã lồng ghép những thẻ phụ đề của phim câm gốc dưới dạng phụ đề như một phương tiện để cải thiện tính tuần tự, nhưng sự lựa chọn này đã gây tranh cãi. Được gọi là "phiên bản Moroder", nó đã gây ra cuộc tranh luận giữa những người yêu thích phim, và những nhà phê bình thẳng thắn cùng những người ủng hộ bộ phim. Hầu hết các nhà phê bình đồng ý rằng, gạt ý kiến ​​của những người theo chủ nghĩa thuần túy điện ảnh sang một bên, phiên bản của Moroder là một sự bổ sung đáng hoan nghênh. Năm 1984, Moroder làm việc với Philip Oakey của The Human League để sáng tác album "Philip Oakey & Giorgio Moroder", có chứa đĩa đơn ăn khách trên bảng xếp hạng Anh "Together in Electric Dreams", ca khúc chủ đề của bộ phim "Electric Dreams" năm 1984. Cùng năm đó, ông ấy đã hợp tác với Limahl, người đứng đầu Kajagoogoo cho bản nhạc ăn khách trên toàn thế giới "The NeverEnding Story". Năm 1986, Moroder hợp tác với Harold Faltermeyer và nhà soạn lời Tom Whitlock để tạo nên nhạc phim cho "Top Gun" (1986), trong đó có "Danger Zone" của Kenny Loggins và "Take My Breath Away" của Berlin. Ông đã sáng tác và sản xuất bài hát chủ đề cho bộ phim "Over the Top" là "Meet Me Half Way" của Loggins. Năm 1987, Moroder sản xuất và đồng sáng tác bài hát "Body Next to Body" của Falco. Moroder đã viết các bài hát chủ đề chính thức, "Reach Out", cho Thế vận hội Mùa hè 1984, và "Hand in Hand", cho Thế vận hội Mùa hè 1988 và "Un'estate italiana" cho FIFA World Cup 1990. Vào ngày 12 tháng 3 năm 1992, Moroder phát hành album phòng thu thứ mười bốn của mình, "Forever Dancing", dự án cá nhân cuối cùng của ông trong nhiều năm và ông đã bán-nghỉ hưu một thời gian dài từ năm 1993. Trong hai thập kỷ, ông không phát hành album mới nào, tập trung chủ yếu vào các bản phối lại và nghệ thuật thị giác trong hầu hết những năm 1990 và đầu những năm 2000. Cùng với Daniel Walker, ông đã sản xuất nhạc phim cho bộ phim cuối cùng của Leni Riefenstahl là "Impressionen unter Wasser" (2002). Bài hát "Forever Friends" của ông đã được giới thiệu trong Thế vận hội Mùa hè 2008. 2012–nay: Trở lại với âm nhạc. Năm 2012, Moroder trở lại với âm nhạc khi sáng tác nhạc chủ đề cho "Racer" của Google. Moroder đã đóng góp cho album phòng thu năm 2013 "Random Access Memories" của Daft Punk, thừa nhận rằng ông là một fan hâm mộ của bài hát "One More Time" của họ trước khi làm việc với nhóm. Trong bài hát "Giorgio by Moroder", ông nói, "Tên tôi là Giovanni Giorgio, nhưng mọi người đều gọi tôi là Giorgio." Vào mùa hè năm 2013, ông đã biểu diễn trực tiếp tại Học viện Âm nhạc Red Bull ở New York. Vào năm 2014, Moroder đã sản xuất lại bản nhạc cổ điển "Doo Bee Doo", được sử dụng trong quảng cáo "Wings" của Volkswagen tại Super Bowl XLVIII. Vào ngày 9 tháng 6 năm 2014, Adult Swim đã phát hành đĩa đơn disco mới của Moroder (tên là "Giorgio's Theme"). Moroder cũng đã phối lại bản trình diễn "I Can't Give You Anything but Love, Baby" của Tony Bennett và Lady Gaga. Album phòng thu thứ mười lăm của Moroder, "Déjà Vu", được phát hành vào năm 2015. Nó có sự hợp tác với Kylie Minogue, Britney Spears, Sia, Charli XCX, Mikky Ekko, Foxes và Matthew Koma, cùng những nghệ sĩ khác. Vào ngày 16 tháng 1, ca khúc "Right Here, Right Now" có sự hợp tác của Kylie Minogue đã bị rò rỉ trên internet trước khi phát hành chính thức. Bài hát cùng với đoạn video giới thiệu chính thức được phát hành vào ngày 20 tháng 1 năm 2015 và đã đạt vị trí thứ nhất trên Dance Club Songs, trở thành đĩa đơn quán quân đầu tiên sau 15 năm của Moroder. Vào tháng 3 năm 2015, Moroder đã hỗ trợ Minogue trong chặng Úc trong chuyến lưu diễn Kiss Me Once của cô ấy. Moroder và Sia hợp tác vào tháng 5 năm 2015 trong ca khúc "Déjà Vu" của Moroder. Vào tháng 9 năm 2015, Moroder đã hợp tác với Kylie Minogue trong bài hát "Your Body". Năm 2016, ông và Raney Shockne đã viết và soạn nhạc cho trò chơi điện tử "Tron RUN/r". OST của trò chơi được phát hành vào ngày 31 tháng 5 năm 2016. Vào tháng 10 năm 2016, Moroder sản xuất "One More Day" cho Sistar, một nhóm nhạc nữ Hàn Quốc. Họ đã ra mắt bài hát trực tiếp vào ngày 8 tháng 10, tại DMC Festival 2016 của Hàn Quốc. Video âm nhạc của bài hát đã được phát hành vào ngày 22 tháng 11, cùng với bản phát hành kỹ thuật số chính thức của ca khúc. Năm 2021, Moroder trở lại phòng thu với Duran Duran, đồng sáng tác và sản xuất hai ca khúc, "Tonight United" và "Beautiful Lies" cho album "Future Past" (2021). Giải thưởng. Moroder đã giành được ba giải Oscar: Nhạc phim xuất sắc nhất cho "Midnight Express" (1978); Bài hát xuất sắc nhất cho "Flashdance ... What a Feeling" trong phim "Flashdance" (1983) và Bài hát xuất sắc nhất cho "Take My Breath Away" của "Top Gun" (1986). Moroder cũng đã giành được hai trong số bốn giải Grammy của mình cho "Flashdance": Nhạc nền xuất sắc nhất cho phim ảnh và Sáng tác hòa tấu hay nhất cho ca khúc "Love Theme from Flashdance". Giải Grammy thứ ba của ông là cho Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất cho bài hát "Carry On". Moroder cũng giành được bốn giải Quả cầu vàng: hai Nhạc phim hay nhất cho "Midnight Express" và "Flashdance", và hai Ca khúc trong phim hay nhất cho "Flashdance ... What a Feeling" và "Take My Breath Away". Vào ngày 20 tháng 9 năm 2004, Moroder được vinh danh tại buổi lễ Đại sảnh Danh vọng nhạc Dance, được tổ chức ở New York, khi ông được vinh danh vì những thành tựu và đóng góp của mình với tư cách là nhà sản xuất nhạc. Năm 2005, Moroder được phong là "Commendatore" của "Ordine al Merito della Repubblica Italiana", và vào năm 2010 tỉnh lỵ Bolzano đã trao cho ông danh hiệu "Grande Ordine al Merito della Provincia auta di Bolzano". Năm 2011, ông được trao giải Thành tựu trọn đời của Viện Hàn lâm Nhạc nền Thế giới. Vào năm 2014, Moroder đã giành được giải Grammy lần thứ tư cho album "Random Access Memories" của Daft Punk (Album của năm). Tầm ảnh hưởng. Bộ đôi nhạc alternative rock người Anh Curve đã cover "I Feel Love" vào năm 1992. Bài hát sau đó được đưa vào album tổng hợp kép "The Way of Curve 1990 / 2004", phát hành năm 2004. Bronski Beat đã cover "I Feel Love" và "Love to Love You Baby" cho album đầu tay "The Age of Consent" (1984). "On Fire", đĩa đơn thứ hai trong album phòng thu thứ bảy "Rebirth" (2010) của rapper Lil Wayne, có những ám chỉ từ bài hát "She's on Fire" của Amy Holland và được lấy cảm hứng toàn bộ từ "Scarface". "Push It", đĩa đơn thứ hai từ album đầu tay "Port of Miami" của rapper Rick Ross, lấy sample từ "Scarface (Push It to the Limit)" và câu chuyện của video âm nhạc có chủ đề rất giống với bộ phim Scarface. Bài hát "Tears" của ông đã được lấy sample cho bài hát "Organ Donor" và "Stem/Long Stem/Transmission 2" của DJ Shadow trong album "Endtroducing..." (1996). Nhóm nhạc hip hop người Canada Swollen Members đã lấy mẫu bài hát này trong "Fuel Injected". Bài hát còn là nền tảng cho bài hát "Only Light" của ban nhạc ska Úc The Cat Empire. Bộ đôi hip hop Mobb Deep đã sử dụng một đoạn sample từ bài hát "Tony's Theme" trong bài hát "G.O.D. Pt. III". Bài hát "E = MC²" đã được lấy sample cho bài hát cùng tên của J Dilla. Một trong những sáng tác ban đầu của ông, "Doo-Bee-Doo-Bee-Doo" từ năm 1969, đã được sử dụng trong nhiều năm trong các bộ phim câm trên "The Benny Hill Show" như một phần của hòa nhạc bao gồm "Mah Nà Mah Nà", phiên bản chuyển thể sang nhịp 4/4 từ "Für Elise" của Ludwig van Beethoven và "Gimme Dat Ding". Nhạc chủ đề của Midnight Express được lấy sample bởi bộ đôi hip hop OutKast cho bài hát "Return of the Gangsta", và nhà sản xuất hip-hop J Dilla cho "Phantom of the Synths", bản nhạc sau đó được MF Doom sử dụng cho "Gazzillion Ear" và Jay Electronica cho "Dimethyltryptamine". "Chase" đã được sử dụng làm nhạc chủ đề đầu vào cho đội đấu vật chuyên nghiệp The Midnight Express trong suốt đầu những năm 1980 cũng như trong một số video đưa tin về giải Major League Baseball của NBC và CBS về Giải bóng rổ Nhà nghề Mỹ. Art Bell cũng sử dụng "Chase" làm nhạc chủ đề cho các chương trình radio nói chuyện đêm khuya Coast to Coast AM và Midnight in the Desert. Nhạc nền của Tony từ bộ phim "Scarface" được Mobb Deep và Nas lấy sample cho ca khúc "It's Mine". "Leopard Tree Dream" từ bộ phim "Cat People" được lấy sample bởi Cannibal Ox trong bài hát "Iron Galaxy." "The Legend of Babel" từ nhạc phim "Metropolis" đã được DJ Dado cover lại. Nhạc sĩ điện tử người Anh Little Boots đã cover "Love Kills", được viết với sự cộng tác của Freddie Mercury. Nghệ sĩ thu âm người Mỹ Madonna đã kết hợp "I Feel Love" do Donna Summer sáng tác cùng với "Future Lovers" để biểu diễn trong chuyến lưu diễn Confessions Tour. Phiên bản "Live to Tell" mà Madonna biểu diễn trên The Confessions Tour lấy mẫu rất nhiều từ bài hát "Tears" của Moroder. Album năm 1999 của Underworld, "Beaucoup Fish", chứa một bài hát có tựa đề "Shudder / King of Snake", trong đó có sự xen kẽ của âm trầm từ "I Feel Love". Vào tháng 2 năm 2016, Shooter Jennings, con trai của ca sĩ nhạc đồng quê Waylon Jennings, đã phát hành album phòng thu thứ bảy mang tên "Countach (For Giorgio)". Shooter Jennings nói rằng âm nhạc của Moroder trong các bộ phim "Midnight Express" (1978), "Cat People" (1982) và "The NeverEnding Story" (1984) có ảnh hưởng lớn đến bản thân khi còn nhỏ và những bản nhạc đó đã "... đặt nền móng cho âm nhạc của toàn bộ đời tôi." Trước khi khởi động lại sự nghiệp với Daft Punk, Moroder đã dành nhiều thập kỷ cho những dự án cá nhân của mình. Ông đã thiết kế một chiếc xe với Marcello Gandini, chiếc Cizeta-Moroder V16T. Cũng trong một cuộc phỏng vấn năm 2013, ông đã nói về thiết kế kiến ​​trúc của một căn hộ giống như kim tự tháp được cho là sẽ diễn ra ở Dubai. Nó không bao giờ được xây dựng. Các dự án khác bao gồm tạo ra rượu cognac của riêng ông và tham gia vào nghệ thuật kỹ thuật số và đèn neon để đưa vào các buổi biểu diễn. Moroder là một nhân vật trong "Summer: The Donna Summer Musical", liên quan đến công việc của ông với biểu tượng nhạc disco Donna Summer. "I Feel Love" đã được đưa vào Cơ quan Thu âm Quốc gia của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 2011. Đời sống cá nhân. Moroder hiện đang sống ở Beverly Hills, California. Ông kết hôn với Francisca Gutierrez từ năm 1990 cho đến khi cô qua đời vào năm 2022, và họ có một con trai, Alessandro. Ông là bạn với Michael Holm, người đồng sáng tác album năm 1973 "Spinach 1" với biệt danh "Spinach". Bài hát "Giorgio und ich" của Holm được dành tặng cho Moroder. Năm 2017, Moroder dính vào một vụ bê bối tài chính lớn liên quan đến ngân hàng Hottinger & Cie. Danh sách đĩa nhạc. Album phòng thu. - "That's Bubblegum - That's Giorgio" (1969) - "Giorgio" (1970) - "Son of My Father" (1972) - "Giorgio's Music" (1973) - "Einzelgänger" (1975) - "Knights in White Satin" (1976) - "From Here to Eternity" (1977) - "Love's in You, Love's in Me" (1978) - "E=MC²" (1979) - "Solitary Men" (1983) (cùng với Joe Esposito) - "Innovisions" (1985) - "Philip Oakey & Giorgio Moroder" (1985) - "To Be Number One" (1990) - "Forever Dancing" (1992) - "Déjà Vu" (2015) Liên kết ngoài. - Giorgio Moroder trên SoundCloud
Diligo Holdings Diligo Holdings được thành lập ngày 19/05/2006 tại Việt Nam. Đây là cty hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng mảng sản xuất, xuất khẩu, gia công và phân phối với 03 nhãn hàng chính là NIVA, LIPZO và DR.SY. Nhãn hiệu NiVa được biết đến với tăm bông (bông ngoáy tai), tất vớ, khẩu trang...Nhãn Lipzo có bàn chải đánh răng , kem đánh răng, nước súc miệng... Năm 2021, Diligo có thêm nhãn Dr.Sy xuất khẩu thiết bị bảo hộ cá nhân qua Amazon. Với quy mô hơn 2000 công nhân, đội ngũ sale và nhân viên văn phòng hơn 500 người, đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 9001, NiOsh, chứng chỉ CE , FDA , Diligo Holdings đã hợp tác với các đối tác xuất khẩu đến từ Mỹ , Nhật , Đức , Trung Đông , Nga, UAH Hà Lan Các hệ thống siêu thị lớn như Big C , Co.op Mart , Lotte Mart , WinMart , Lan Chi… và hệ thống các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc như Bách Hóa Xanh , ConCung , Pharmacity...cũng là đối tác của Diligo. Cty có nhà máy lớn đặt tại địa chỉ Lô CN-27.1, KCN Thuận Thành II, An Bình, Thuận Thành, Bắc Ninh. Trụ sở văn phòng miền nam tại 25 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7. Văn phòng miền bắc ở Tòa nhà NO3T5 Khu Ngoại Giao Đoàn, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. THÔNG TIN CĂN BẢN Tham khảo thêm về Diligo Thông Tấn Xã Việt Nam: https://vnews.gov.vn/video/goc-nhin-vnews-ngay-03-02-2022-tu-hao-hang-viet-nam-28002.htm Thông Tấn Xã Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=74ajvsdMXFI Người Lao Động: https://nld.com.vn/cong-doan/nhieu-hoat-dong-cham-lo-ho-tro-doan-vien-20200912201620994.htm FPT : Trung Tâm Y Tế: http://trungtamytebinhxuyen.vn/ttytbinhxuyen/126/2926/5655/13726/VB-Trung-Tam/Thu-cam-on-CTy-co-phan-DILIGO-HOLDINGS.aspx VTV : https://vtv.vn/tam-long-viet/trao-tang-30000-khau-trang-toi-cac-diem-nong-chong-dich-covid-19-20200316165259953.htm Hà Nội Mới: https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doanh-nghiep/933039/-de-thuong-hieu-viet-lan-toa-hon-nua Lao Động Thủ Đô: https://laodongthudo.vn/hieu-qua-tu-phong-trao-thi-dua-dat-danh-hieu-cong-nhan-gioi-140608.html
Hàm có tính nhân Trong Excel, để có thể tính tổng các giá trị trong bảng số liệu người dùng sẽ sử dụng hàm SUM. Và nếu muốn tính tích các đối số, hoặc tính giai thừa thì sử dụng hàm PRODUCT. Trên Excel cũng có cách tính nhân đó là sử dụng toán tử * để nhân các số liệu. Tuy nhiên, toán tử * chỉ phù hợp với những trường hợp ít số liệu và đơn giản. Còn khi xử lý với bảng nhiều số liệu phức tạp, khối lượng dữ liệu lớn thì việc sử dụng hàm PRODUCT sẽ giúp tính toán dữ liệu nhanh hơn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hàm PRODUCT tính nhân trong Excel và ví dụ cho từng trường hợp. Cú pháp hàm nhân (hàm PRODUCT). Cú pháp hàm PRODUCT trên Excel là =PRODUCT(number1, [number2]…). Trong đó number1, number2 là các số cần nhân, ở đây có thể dùng số hoặc có thể là các ô trong Excel, tối đa 255 đối số. Nếu đối tượng hàm tính nhân là các mảng hoặc tham chiếu, với những ô trống, giá trị logic, văn bản sẽ không được tính. Các ví dụ về hàm PRODUCT. Ví dụ 1: Tính tích các số. Chúng ta sẽ tiến hành tính tích các số 5, 3, 2 và công thức tính là =PRODUCT (5, 3, 2) = 30. Nếu trong biểu thức tính nhân có số 0, hàm PRODUCT cũng cho ra kết quả chính xác. Ví dụ 2: Tính tích từng cột trong bảng. Để tính tích của 1 cột trong bảng dữ liệu với bảng dữ liệu như hình dưới đây, nhập công thức =PRODUCT(B2:B6). Kết quả trả về rất chính xác. Ví dụ 3: Tính lương của nhân viên với tiền lương 1 ngày công và ngày công làm được.. Cách 1: Ở đây người dùng có thể sử dụng toán tử * để tính tiền lương thực lĩnh của nhân viên. Cách này rất đơn giản. Người dùng nhập công thức E2=C2*D2. Ngay sau đó bạn sẽ nhận được tiền lương thực lĩnh của 1 nhân viên. Kéo xuống bên dưới để tự động nhập kết quả. Cách 2: Chúng ta sẽ dùng hàm PRODUCT để tính số tiền mà từng nhân viên nhận được. Bạn nhập công thức tính tại ô kết quả trong cột Tiền lương là =PRODUCT(C2,D2) rồi nhấn Enter để thực hiện hàm tính toán. Kết quả tính lương khi dùng hàm PRODUCT cũng tương tự như khi chúng ta dùng với toán tử *. Bạn kéo xuống những ô còn lại để nhập số tiền lương cho những nhân viên còn lại. Việc tính nhân trên Excel sẽ có 2 cách khác nhau, nhưng trong trường hợp phải làm việc với nhiều mảng, nhiều số liệu thì sử dụng hàm PRODUCT sẽ nhanh hơn. Chúng ta chỉ cần nhập tên hàm PRODUCT và lựa chọn khu vực cần tính toán là xong.
Sydney FC Sydney FC là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Úc có trụ sở tại Sydney, New South Wales. Đội hiện thi đấu ở giải đấu cấp cao của đất nước, A-League, dưới sự cấp phép của Các giải chuyên nghiệp Úc (APL). Sydney là câu lạc bộ bóng đá thành công nhất trong lịch sử bóng đá Úc, đã giành được 5 chức vô địch và 4 chức vô địch phụ ở A-League, đã giành được 1 lần vô địch FFA Cup và OFC Champions League vào năm 2005, trước khi Úc gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC). Kể từ năm 2015, câu lạc bộ đã giành được vị trí thứ hai trong top đầu giải A-League (qua đó giành quyền tham dự AFC Champions League) trong 6 hoặc 7 mùa giải, đội đã xuất hiện trong 5 trận chung kết A-League và 3 trận chung kết FFA Cup và giành được 7 danh hiệu lớn trong mùa giải. Cầu thủ. Đội hình tiêu biểu "Tính đến ngày 3 tháng 6 năm 2022"
Lý Ngôn Vinh Lý Ngôn Vinh () là Hiệu trưởng Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc. Trước đây, ông là Hiệu trưởng Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc (UESTC). Ông là một kỹ sư hóa chất và vật liệu. Tiểu sử. Sinh ra ở Tứ Xuyên, ông tốt nghiệp Tiến sĩ tại Viện Hóa học Ứng dụng Trường Xuân, Viện Khoa học Trung Quốc vào năm 1992. Từ năm 1978 - 1983, ông theo học chương trình đại học tại Đại học Sư phạm Tứ Xuyên về hóa học. Sự nghiệp. Năm 1993, ông gia nhập UESTC với tư cách là một giảng viên. Từ năm 1998 - 2001, ông trở thành Trưởng Khoa Kỹ thuật Vật liệu. Sau đó, ông là Trưởng khoa Vi điện tử và Điện tử trạng thái rắn. Từ năm 2013 - 2017, ông giữ chức Hiệu trưởng của UESTC. Từ tháng 12 năm 2017, ông là Hiệu trưởng Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc. Năm 2019, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Tứ Xuyên. Ông được bầu vào Học viện Kỹ thuật Trung Quốc năm 2011.
Hòa (cờ vua) Trong cờ vua, có một số cách để có ván cờ kết thúc với kết quả hòa. Thông thường, trong các giải đấu, khi ván cờ hòa, mỗi đấu thủ có nửa điểm. Các ván hòa được dẫn đến bởi các luật cờ vua khác nhau bao gồm hết nước đi (khi người chơi di chuyển không bị chiếu nhưng không có nước đi đúng luật), lặp lại ba lần (khi cùng một thế cờ xảy ra ba lần với cùng một đấu thủ đi) và luật 50 nước (khi 50 nước đi liên tiếp cuối cùng được thực hiện bởi cả hai người chơi không có nước đi bắt quân và nước đi quân tốt). Theo luật FIDE tiêu chuẩn, một trận hòa cũng xảy ra "trong thế chết", khi không có chuỗi nước đi đúng nào có thể dẫn đến chiếu hết, thường gặp nhất là khi cả hai người chơi đều không có đủ quân để chiếu hết đối thủ. Trừ khi giải đấu cấm, người chơi có thể đồng ý hòa bất cứ lúc nào. Vào thế kỷ 19, trong một số giải đấu, đặc biệt là London 1883, các ván cờ hòa phải được chơi lại, tuy nhiên điều này được phát hiện là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tổ chức còn tồn đọng. Thông lệ tiêu chuẩn hiện nay là ghi một điểm cho ván cờ quyết định là một điểm cho người chiến thắng, và nửa điểm hòa cho mỗi người chơi. Tỉ lệ hòa. Trong các ván cờ được chơi ở cấp độ cao nhất, hòa là kết quả phổ biến nhất: trong số khoảng 22.000 trò chơi được xuất bản trong The Week in Chess được chơi từ năm 1999 đến 2002 bởi những người chơi có xếp hạng FIDE Elo từ 2500 trở lên, 55% là hòa. Theo nhà phân tích cờ vua Jeff Sonas, mặc dù tỷ lệ hòa đi lên có thể được quan sát thấy trong trò chơi cấp kiện tướng nói chung kể từ đầu thế kỷ 20, nó hiện đang "giữ khá ổn định khoảng 50% và chỉ đang tăng với tốc độ rất chậm. ". Tuy nhiên, tỷ lệ hòa của các kiện tướng ưu tú, được đánh giá cao hơn 2750 Elo, cao hơn đáng kể, vượt qua 70% trong năm 2017 và 2018. Trong cờ vua cấp cao nhất theo ICCF, nơi cho phép sự hỗ trợ của máy tính, tỷ lệ hòa cao hơn nhiều so với cờ vua chơi trên bàn: trong số 1512 ván chơi ở vòng chung kết Giải vô địch thế giới và các phần thi của ứng cử viên từ năm 2010 đến 2013, 82,3% kết thúc bằng hòa. Kể từ thời điểm đó, tỷ lệ hòa trong ván cờ cấp cao nhất đã tăng đều đặn, đạt 97% vào năm 2019. Liên kết ngoài. - FIDE Laws of Chess - article by International Grandmaster Joel Benjamin - ChessGames article on some interesting draws - Chessbase article on draw debate - “Chess Draws” by Edward Winter
Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc (UESTC; ) là một trường đại học nghiên cứu công lập quốc gia ở Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Trường được đồng tài trợ bởi Bộ Giáo dục, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên và Chính quyền thành phố Thành Đô. Liên kết ngoài. - UESTC official website (tiếng Trung) - UESTC official website (tiếng Anh)
Vùng đất Chung Vùng đất Chung hay Các Vùng đất chung (tiếng Hà Lan: "Generaliteitslanden"; tiếng Đức: "Generalitätslande"; tiếng Anh "Generality Lands" hay "Common Lands") chiếm khoảng 1/5 lãnh thổ của Cộng hòa Hà Lan, được điều hành trực tiếp bởi ""States-General"". Nó không giống như 7 tỉnh Hà Lan: Holland, Zeeland, Utrecht, Gelderland, Overijssel, Friesland và Groningen, Các Vùng đất Chung không có Hội đồng tỉnh, và cũng không có đại diện trong chính quyền trung ương. Nếu nhìn ở góc độ kinh thế, thì lãnh thổ này bị bóc lột với thuế nặng. Như một học giả đã từng nói: ""Trở lại với Hà Lan, những vùng đất này được gọi là Vùng đất Chung trong một thời gian dài được quản lý như một loại thuộc địa nội địa, trong đó người Công giáo được xem là công dân hạng hai"". Tham khảo. - Chú thích (including ¶ History of the Low Countries)
Tương Liễu Tương Dao (相繇) còn có tên khác là Tương Liễu (相柳), là hung thần trong truyền thuyết, thần thoại Trung Quốc thời đại Thượng Cổ, là cận thần của Cộng Công, theo như “Sơn Hải Kinh – Hải Ngoại Bắc Kinh” mô tả: “Thân rắn chín đầu, ăn thịt người vô số chất thành ao đầm”. Truyền thuyết kể rằng nước mà hắn phun ra ngoài còn lợi hại hơn cả trận đại hồng thủy, vừa đắng lại vừa cay, ăn phải sẽ mất mạng. Do đó, những loại đầm nước này các loại cầm thú chim muông cũng không thể sinh sống. Vua Vũ nhà Hạ thấy được Tương Liễu hung hăng ngang ngược như vậy, liền vận thần lực giết chết Tương Liễu, vì dân trừ hại. Máu chảy ra từ trên người Tương Liễu, chảy tới đâu ngũ cốc ở vùng đất nơi đó không thể mọc nổi, khiến cả vùng rộng lớn bị ô nhiễm. Vũ thấy vậy bèn cố gắng cắt đất ngăn chặn, nhưng ba lần chặn cả ba lần đều bị vùi lấp, Vũ không thể làm gì khác là đem mảnh đất này bổ thành ao đầm, các vị thần từ khắp nơi ở bên bờ ao khởi tạo một tòa đài cao, trấn áp yêu ma. “Sơn Hải Kinh – Đại Hoang Bắc Kinh” (山海经·大荒北经). “Sơn Hải Kinh – Đại Hoang Bắc Kinh”: “"Thần của Cộng Công gọi là Tương Dao, thân rắn, chín đầu, tự sinh ra, ăn chín vùng đất. Kì thực, tất cả nguồn nước không cay thì cũng đắng, bách thú không thể dung thân. Vũ chặn hồng thủy, giết Tương Dao, máu huyết chảy ra tanh hôi, không thể trồng được ngũ cốc. Vùng đất ngập nước, cũng không thể sinh sống. Về phía Vũ, ba phần bùn đất cao 3 nhẫn (đơn vị đo lường ngày xưa, 1 nhẫn bằng 7 thước, 8 thước) tạo thành ao hồ, nhóm Đế sau này cho dựng đài ở phía Bắc Côn Lôn."” Căn cứ “Sơn Hải Kinh – Đại Hoang Bắc Kinh” ghi chép lại, Tương Liễu thân rắn chín đầu, cực kì khổng lồ, có thể ăn đồng thời hết chín ngọn núi, hắn không ngừng nôn ra nọc độc hình thành ao đầm tanh tưởi, nước trong đầm có vị đắng, tản ra mùi hôi thối nồng nặc, thậm chí có thể giết chết được chim bay cá nhảy. Hắn giúp Cộng Công phát hồng thủy làm tổn thương bách tính, giữa đường hắn gặp phải Vũ chuyên trị thủy, Cộng Công vì không thể chiến thắng Vũ nên đành chịu khổ cảnh lưu vong, giam cầm. Tương Liễu kế thừa di chí của Cộng Công tiếp tục tác quái, Vũ liền giết chết Tương Liễu, thế nhưng máu Tương Liễu tanh hôi, máu chảy đến đâu ngũ cốc không thể phát triển đến đó, nước miếng chảy ra lúc hấp hối tạo thành đầm nọc độc cực đại. Vũ ba lần lấy đất ruộng bồi bờ ao nhưng cả ba lần đều thất bại, không thể làm gì khác hơn là là làm sạch phần nước rộng lớn trong ao đầm. Cũng vì chúng mà thiên đế ở bên cạnh đầm xây dựng đình đài lầu các, gọi là “Chúng Đế Chi Đài”. Tương Dao thân rắn tự sinh, chín cái đầu dài. Hắn thích ăn đất, một lần có thể ăn chín quả núi, hắn phun ra cái gì, cái đấy biến thành đầm nước, mùi của kẻ ác tâm, cay đắng khó ngửi, cho dù là dã thú đều không thể nào lại gần. Phần đất Hoàng Hà, Trường Giang nơi Tương Dao ăn, khiến nước sông không ngừng tràn ra, ngập ngụa khắp nơi, bao phủ toàn bộ mặt đất, gây ra trận đại hồng thủy. Nhìn thấy công việc trước đây bị hủy hoại một cách tồi tệ, những nỗ lực trước đây của mình sắp bị sụp đổ, Vũ quyết tâm dùng vũ lực đối phó với Cộng Công và Tương Dao. Dưới sự trợ giúp của Ứng Long và Đàn Long, Vũ khởi động thần uy, đánh bại thủy thần Cộng Công, khiến hắn phải chạy về thiên đình, còn tru sát Tương Dao tội tác khó tha. Tương Dao sau khi bị giết máu chảy tanh hôi không gì sánh bằng, cũng không thể trồng được bất cứ hoa màu gì ở nơi hắn chết, có nhiều nước ao đầm con người không có cách nào ở lại sinh nhai. Vũ phái người người ba lần đem đất đến bồi nhưng đều bị chìm. Không có cách nào khác, Vũ chỉ đành san ao làm thành đường, sử dụng nước bùn xây dựng mấy tòa đài cao ở bên hồ, làm thành nơi tế tự các vị chư thần. Sơn Hải Kinh - Hải Ngoại Bắc Kinh (山海经·海外北经). Trong Sơn Hải Kinh ghi: “"Cộng Công chi thần viết Tương Liễu thị, cửu thủ, dĩ thực vu cửu sơn. Tương Liễu chi sở để, quyết vi trạch khê. Vũ sát Tương Liễu, kỳ huyết tinh, bất khả dĩ thụ ngũ cốc chủng. Vũ quyết chi, tam nhận tam tự, nãi dĩ vi chúng đế chi thai. Tại côn lôn chi bắc, nhu lợi chi đông. Tương Liễu giả, cửu thủ nhân diện, xà thân nhi thanh. Bất cảm bắc xạ, úy Cộng Công chi thai. Thai tại kỳ đông. Thai tứ phương, ngung hữu nhất xà, hổ sắc, thủ trùng nam phương"” Dịch nghĩa: Cộng Công có một vì thần tướng tên là Tương Liễu. Hình dáng Tương Liễu có chín đầu, có thể ăn cùng lúc 9 quả núi. Chỗ Tương Liễu nằm bị ép biến thành ao đầm sông ngòi. Vũ giết chết Tương Liễu nhưng máu Tương Liễu tanh hôi, máu chạm tới đâu nơi đó không thể trồng trọt. Vũ san lấp chỗ đất bị máu Tương Liễu làm ô nhiễm nhưng nhiều lần bồi đắp đều bị sụp đổ, vì vậy mới kiến tạo ở trên đó “Chúng Đế Chi Đài” nằm ở phía Bắc Côn Lôn, phía Đông Nhu Lợi. Tương Liễu người có 9 cái đầu dài và có màu xanh. Hắn không dám phun nước về hướng Hắc, sợ cao đài của Cộng Công. Đài của Cộng Công ở phía đông hắn, thẳng đứng bốn phía. Góc đài có một con rắn, màu hổ phách, đầu quay về hướng Nam. Danh xưng thị tộc. Nghĩa gốc Lưu (刘) là chỉ thị tộc phụ trách quản lý việc xác định thời điểm xuân phân. Đồ đằng (vật tổ) họ Lưu do một vị trưởng giả dùng dao trong tay khắc quy luật vận hành của thời tiết vào mùa thu và mùa đông, đơn giản để “lưu”( "留 – lưu giữ). Lưu (留) do Mão (卯) và Điền (田)cấu tạo thành “Mão” ("卯") (ngôi thứ 4 trong địa chi) là cổng trời của Mùa xuân, gọi tắt “Xuân Môn” “Điền” làm chủ biểủ mở đầu cho thiên tượng thiên can, “Mão” kết hợp với “mộc” của Thiên can tạo thành Liễu(柳), cho nên thị tộc này xưng là Tương Liễu (相柳). “Thu Môn” giờ được gọi là “Dậu”( 酉- Ngôi thứ 10 trong Địa chi), do chủ quản họ “Trịnh” của Chúc Dung thị (祝融氏)nắm giữ. “Đao” (刀) là kí hiệu độ vận hành theo sự di chuyển của mặt trời, cổ đại xưng “Bốc” (卜), “Chiêm”( 占), “Quái” (卦) hoặc “Tắc” (则) Truyền thuyết dân gian. Dưới sự chủ trì của Thuấn Đế, mọi người cử hành nghi thức tế tự trang trọng, thượng cáo lên thiên đế, truyền đạt đến quỷ thần, cầu mong bình định hồng thủy thành công. Lúc tổ chức nghi thức, Vũ dẫn đầu chúng thần và dân chúng chính thức bắt đầu trị thủy. Ông rút ra từ cách trị thủy thất bại của phụ thân, lựa chọn sách lược trị thủy mới: Dựa theo kĩ năng bơi và địa thế, lấy việc khai thông làm việc chính, lấy đất chặn là phụ. Vì thế Vũ đem toàn bộ công tác trị thủy tiến hành phân công chi tiết: Ông để Ứng Long phụ trách dẫn mạch lũ chính Trường Giang, Hoàng Hà, để Đàn Long phụ trách dẫn mạch phụ, sai Bá Ích (伯益) dùng lửa đốt sông đốt núi xua đi mãnh thú độc xà, cho rùa đen cõng đất theo mình và mọi người lấp phẳng rãnh sâu, gia cố đê đập, bồi cao chỗ ở của người dân. Bởi vì phân công chính xác, phương pháp thỏa đáng, công tác trị thủy từ lúc bắt đầu đã được tiến hành rất thuận lợi. Tuy nhiên điều này lại chọc giận thủy thần Cộng Công, bởi vì lũ lụt là mệnh lệnh của thiên đế kêu ông nghiêm phạt loài người. Tuy rằng hôm nay thế nước đã không có cách nào khống chế, nhưng lại khiến cho ông có được uy phong, hưởng hết được sự cung phụng của nhân gian. Vũ tiến hành trị thủy liệu có vượt qua được ông hay ông. Thủy thần Cộng Công quyết định đánh giá Vũ một chút. Vì vậy, Cộng Công vận dụng thần lực, khiến lũ lụt vừa rút bớt lại dâng tràn, ngập đến khoảng trời không ở tận vùng đất rộng lớn ở cực Đông. Vùng Trung Nguyên lại một lần nữa biến thành biển nước. Ông để thuộc hạ của mình là Tương Dao phá hư các công trình trị thủy vừa mới xây xong. Sau đó Tương Liễu bị Đại Vũ giết chết. Máu của hắn trào dâng tới đâu, mùi tanh bốc lên tới đó, không thể nào gieo trồng được ngũ cốc, coi như thống trị vùng đất này. Đại Vũ lấy bùn ao đất thấp khai móc đưa lên xếp thành gò đất cao, gọi là Ngũ Đế Đài. Tác phẩm văn học. Tương Liễu là một trong 3 nhân vật nam chính trong tiểu thuyết Trường Tương Tư của tác giả Đồng Hoa. Là cao thủ có linh lực đệ nhất Đại Hoang, nhân thân là yêu quái biển, xà yêu 9 đầu, xưng là Cửu Mệnh Tương Liễu, là yêu vương đáy biển. Vì báo ân mà đảm nhiệm làm chiếu tướng của nghĩa quân Thần Nông, được Cộng Công nhận làm nghĩa tử. Tóc trắng như mây, thường vận bạch y trắng như tuyết, dung nhan tuấn mĩ yêu dị, phong tư lỗi lạc, băng lãnh tàn nhẫn, lạnh lùng vô tình, tuy nhiên ẩn bên trong là sự dịu dàng ấm áp trọng tình trọng nghĩa, vì lời hứa với Phòng Phong Bội (thật) mà đồng ý lời thỉnh cầu của y trước khi chết, giả làm công tử Phòng Phong Bội để trở về phụng dưỡng mẫu thân. Trong thân phận công tử Phòng Phong Bội, Tương Liễu tính tình tản mạn phóng khoáng, ham chơi chốn hồng trần. Thú cưỡi là đại bàng bạch vũ kim quan tên Mao Cầu Trong đời sống tình cảm, một lòng chân thành với tình yêu dành cho Tiểu Yêu (Tên khác: Mân Tiểu Lục, Cao Tân Cửu Dao), vì một câu nói ngày đầu gặp gỡ của nàng rằng “Ta chỉ là kẻ bị bỏ rơi, ta không có năng lực tự bảo vệ, không có người bầu bạn, không chốn nương thân.” Hai người gắn kết với nhau bằng “Tình nhân cổ” (Sâu tình nhân), đồng mệnh tương liên, như chim liền cánh như cây liền cành, như uyên ương trên mặt hồ, chỉ có người yêu nhau mới có thể trồng được loại cổ này. Cổ tình nhân còn có tên là “Đoạn trường cổ”, một người chết đi người kia cũng không thể sống, người này thoi thóp chỉ cần người còn lại còn sức sống mãnh liệt thì có thể hồi sinh, cổ một khi đã trồng lên người thì không thể giải, chính vì thế nhiều lần Tương Liễu đã hao tâm tổn sức cứu sống Tiểu Yêu. Trong một lần cứu Tiểu Yêu, nằm sâu dưới đáy biển 37 năm, trong vỏ sò tượng trưng tổ ấm của người cá, Tương Liễu đã dùng sâu tình nhân trong người mình để kết nối máu huyết của cả hai, biến Tiểu Yêu không còn là thần nữa, nàng yêu nước nên cuối cùng cũng có thể giống như Tương Liễu bơi lội tung tăng dưới đáy biển như sống trên bờ. Hai người có sự đồng điệu trong tâm hồn, dành cho nhau tình cảm đặc biệt, thế nhưng cả hai quá lý trí, thân phận khác biệt, từ khi gặp nhau đã biết tương lai sẽ nằm hai bên chiến tuyết, Tương Liễu hiểu rõ điều này, nên chỉ có thể chọn cách đẩy người mình yêu về bên người khác, thành toàn cho Tiểu Yêu về bên Đồ Sơn Cảnh, đồng thời cũng nhiều lần không quản khó khăn mà cứu Cảnh vì không muốn Tiểu Yêu đau lòng. Bởi vì biết trước kết cục của bản thân mình sẽ phải chết trên chiến trường nên không dám bày tỏ tình cảm của mình, lặng lẽ sau lưng ủng hộ nàng, thành toàn cho nàng tất cả ước mong, thành toàn cho nàng có người yêu thương, có chốn đi về, dạy nàng bắn cung để nàng có năng lực tự bảo vệ, bốn biển là nhà, không cần phải lo lắng bị người đời truy đuổi hoặc lúc người thân gặp nguy nan không cần dùng chính thân ra để bảo vệ. “"Tiểu Yêu, từ nay về sau, ta không thể ở bên bảo vệ nàng, nàng phải tự chăm sóc mình thật tốt. Có năng lực tự bảo vệ, có người bầu bạn, có chốn nương thân, nguyện nàng một đời vui vẻ vô lo, nguyện nàng trọn kiếp bình an".”
Yet to Come (The Most Beautiful Moment) "Yet to Come (The Most Beautiful Moment)" là một bài hát của nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS. Bài hát được phát hành vào ngày 10 tháng 6 năm 2022 thông qua Big Hit Music và Universal Music Group như bài hát chủ đề trong album tuyển tập đầu tiên "Proof" của nhóm. Đây là đĩa đơn tiếng Hàn đầu tiên của họ kể từ "Life Goes On" (2020). Bối cảnh và phát hành. Ngày 6 tháng 5 năm 2022, nhóm công bố tên và bìa của bài hát. Tên của bài hát được lấy cảm hứng từ chuỗi album "The Most Beautiful Moment in Life", còn được gọi là kỷ nguyên HYYH. Kỷ nguyên này bao gồm nhiều đoạn phim ngắn, cũng như một cốt truyện được hình thành từ 20 video âm nhạc của nhóm. Bài hát được công bố là một trong 3 bài hát mới từ album tuyển tập "Proof". Về mặt ca từ, nhóm phản ánh sự nghiệp của họ xuyên suốt 9 năm qua và hành trình hướng tới tương lai. Bài hát cho thấy các thành viên cân nhắc "mọi thứ từ những thành tựu mà họ đạt được trong những năm qua, mục tiêu của họ và tương lai của họ". Bài hát được mô tả là một "bản nhạc alternative hip hop nhẹ nhàng với nhịp độ trung bình". Đánh giá chuyên môn. Viết cho "NME", Rhian Daly chấm 5/5 sao cho bài hát và khen ngợi bài hát "vừa nhuốm màu hoài niệm vừa tràn ngập niềm lạc quan cho tương lai". Daly cũng chỉ ra màn trình diễn của V và Suga trong bài hát. "Billboard" nhấn mạnh vào "đoạn điệp khúc tràn đầy sức sống". Tạp chí "Rolling Stone" mô tả đĩa đơn này là "sự pha trộn nét cổ điển của BTS giữa nhạc pop và hip hop, mang đến một lời hứa đầy hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn." Video âm nhạc. Ngày 8 tháng 6 năm 2022, đoạn giới thiệu cho video âm nhạc của "Yet to Come (The Most Beautiful Moment)" được đăng tải. Đoạn giới thiệu cho thấy các thành viên tái hiện lại hình ảnh của mình trong những video âm nhạc trước đây của nhóm giữa một sa mạc đầy cát. Video âm nhạc dài 4 phút được phát hành vào ngày 10 tháng 6 năm 2022.
Microsoft Messaging Messaging (còn gọi là Microsoft Messaging) là ứng dụng nhắn tin nhanh Universal Windows Platform dành cho hệ điều hành Windows 8.0, Windows 10 và Windows 10 Mobile. Phiên bản di động cho phép nhắn tin SMS, MMS và RCS. Phiên bản dành cho máy tính để bàn bị hạn chế hiển thị tin nhắn SMS được gửi qua Skype, và tin nhắn SMS thanh toán từ nhà vận hành LTE. Liên kết ngoài. - Gửi tin nhắn dạng văn bản — Microsoft Support
Ánh sáng Cohoke Ánh sáng Cohoke (tiếng Anh: "Cohoke Light") là luồng sáng ma quái ở quận King William, Virginia nằm gần West Point nước Mỹ. Nhiều người dân địa phương thường xuyên nhìn thấy luồng sáng này dọc theo một đoạn thuộc tuyến Xa lộ Tiểu bang 632 Virginia, chỗ Đường Cohoke Núi Olive cắt ngang Đường sắt Nam Norfolk. Luồng sáng thường xuất hiện ở khoảng cách vài trăm thước so với đoạn đường sắt giao nhau, tiếp cận không gây tiếng ồn nào cả trong lúc vẫn gia tăng độ sáng. Sự hiện diện của nó đã thu hút một lượng lớn người xem đến từ khắp tiểu bang trong suốt thập niên 1960 và 1970 với hy vọng có thể được nhìn thoáng qua thứ ánh sáng kỳ lạ này. Đã có những nhà nghiên cứu đề xuất một số giả thuyết mang màu sắc siêu linh về nguồn gốc của Ánh sáng Cohoke. Theo một truyền thuyết nọ kể lại rằng từng có một chuyến tàu chở đầy thương binh của quân Liên minh miền Nam khởi hành từ Richmond sau trận đánh năm 1864, nhằm mục đích sơ tán hành khách đến West Point, nhưng chẳng bao giờ đến được nơi đó cả. Câu chuyện khác lại mô tả thứ ánh sáng trông giống như cái đèn lồng của một công nhân đường sắt bị chặt đầu trong vụ tai nạn xe lửa ở thế kỷ 19 khi anh ta đi tìm kiếm cái đầu bị mất tích của mình. Những truyền thuyết huyền ảo như vậy có khả năng không dựa trên thực tế nào cả; chẳng có hồ sơ nào viết về vụ chặt đầu ở đường sắt gần West Point, và trong cuộc Nội chiến Mỹ, quân đội Liên minh miền Nam trong khu vực đã rút khỏi West Point theo hướng Richmond, trái ngược với những gì được mô tả trong truyền thuyết này. Hơn nữa, những tài liệu sớm nhất mô tả Ánh sáng Cohoke lại có xuất xứ từ thập niên 1950, rất lâu sau những câu chuyện về nguồn gốc ban đầu thường được mọi người chấp nhận. Đến năm 2014, rất hiếm người nào còn có dịp bắt gặp sự xuất hiện của Ánh sáng Cohoke. Thế là vụ việc trôi vào quên lãng kể từ đó. Liên kết ngoài. - – Hồi ức ánh sáng Cohoke thu thập vào khoảng năm 2001.
Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR; ; phát âm: ) là mạng lưới phát thanh quốc gia của Trung Quốc, có trụ sở chính tại Bắc Kinh.
Ký hiệu Steinhaus–Moser Trong toán học, ký hiệu Steinhaus-Moser là ký hiệu để biểu thị các số lớn nhất định. Nó là phần mở rộng của Leo Moser cho ký hiệu đa giác của Hugo Steinhaus. Định nghĩa. Cứ như vậy, kí hiệu được viết trong một đa giác () cạnh tương đương với "số bên trong đa giác cạnh lồng nhau". Trong một loạt các đa giác lồng nhau, chúng được kết hợp theo phía từ ngoài vào trong. Số bên trong hai tam giác tương đương với n bên trong một tam giác, tương đương với n được nâng lên thành lũy thừa của n. Steinhaus chỉ định nghĩa tam giác, hình vuông và hình tròn , tương đương với hình ngũ giác được định nghĩa ở trên. Các giá trị đặc biệt. Steinhaus xác định: - mega là số tương đương với 2 trong một vòng tròn: - megiston là số tương đương với 10 trong một vòng tròn: ⑩ "Số Moser" là số được biểu thị bằng "2 trong một megagon". "Megagon" ở đây là tên của một đa giác có các cạnh "cực lớn, không thể đếm được" (đừng nhầm với đa giác có một triệu cạnh). Kí hiệu thay thế: - sử dụng các hàm vuông(x) và tam giác(x) - đặt là số được đại diện bởi số trong lồng nhau -đa giác cạnh; thì các quy tắc là: - formula_1 - formula_2 - formula_3 - và - mega = formula_4 - megiston = formula_5 - moser = formula_6 Mega. Một mega, ②, đã là một số rất lớn, vì ② = vuông(vuông(2)) = vuông(tam giác(tam giác(2))) = vuông(tam giác(2)) = vuông(tam giác(4)) = vuông(4) = vuông(256) = tam giác(tam giác(tam giác(...tam giác(256)...))) [256 tam giác] = tam giác(tam giác(tam giác(...tam giác(256)...))) [255 tam giác] ~ tam giác(tam giác(tam giác(...tam giác(3.2 × 10)...))) [254 tam giác] =
Lưu Hải Khoan Lưu Hải Khoan (; sinh ngày 3 tháng 8 năm 1994 tại tỉnh Cát Lâm) là một nam diễn viên người Trung Quốc và xuất hiện lần đầu trên màn ảnh trong bộ phim truyền hình "Gamer's Generation" năm 2016. Năm 2019, anh tham gia bộ phim truyền hình "Trần Tình Lệnh".
Kim chi ngọc diệp 2 Kim chi ngọc diệp 2 (tiếng Trung: 金枝玉葉 2, tiếng Anh: "Who's the Woman, Who's the Man?") là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại tình cảm - chính kịch pha chút hài hước của điện ảnh Hồng Kông công chiếu vào năm 1996 do Trần Khả Tân làm đạo diễn kiêm sản xuất, với sự tham gia của các diễn viên chính đình đám gồm Trương Quốc Vinh, Viên Vịnh Nghi và Mai Diễm Phương. Đây là phần phim thứ hai của bộ phim cùng tên ra mắt năm 1994. Bộ phim công chiếu tại Hồng Kông lần đầu vào ngày 15 tháng 8 năm 1996. Liên kết ngoài. - HK cinemagic entry
Richie Tozier Richard "Richie" Tozier là một nhân vật hư cấu được tạo ra bởi Stephen King và là một trong những nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết Gã hề ma quái (tiểu thuyết) năm 1986 của ông.Nhân vật này là thành viên của "The Losers Club" và được coi là người "cứu cánh" trong truyện của nhóm, tuy nhiên những trò hề ồn ào của anh ấy thường khiến anh ất gặp rắc rối, dẫn đến việc anh thường được gọi với cái tên "Richie 'Trashmouth' Tozier bạn bè của anh ấy thường sử dụng cụm từ "Beep Beep Richie" khi họ muốn anh ấy im lặng. Nhân vật được Seth Green thủ vai lúc nhỏ và Harry Anderson thủ vai lúc trưởng thành trong loạt phim năm 1990.
Lời Thề Trung thành Lời Thề Trung thành của Hoa Kỳ (tiếng Anh: "The Pledge of Allegiance") là một lời văn ái quốc được thuật lại để hứa hẹn lòng trung thành với lá cờ của Hoa Kỳ và nền cộng hòa của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Phiên bản đầu tiên, với văn bản khác với văn bản được sử dụng hiện nay, được viết vào năm 1885 bởi Đại úy George Thatcher Balch, một sĩ quan của Quân đội Liên bang trong Nội chiến. Sau này, ông là tác giả của một cuốn sách về cách dạy lòng yêu nước cho trẻ em trong các trường công lập. Năm 1892, Francis Bellamy đã sửa đổi câu văn của Balch như một phần của quảng cáo tạp chí xoay quanh Triển lãm Colombia Thế giới, nhân kỷ niệm 400 năm Christopher Columbus đến châu Mỹ. Bellamy, giám đốc phát hành của tạp chí "The Youth's Companion", đã giúp thuyết phục Tổng thống Benjamin Harrison coi Ngày Columbus là ngày lễ quốc gia và vận động hành lang Quốc hội tổ chức lễ kỷ niệm ngày này tại trường học trên toàn quốc. Tạp chí đã gửi tờ rơi có chứa một phần Lời Thề Trung thành của Bellamy đến các trường học trên khắp đất nước và vào ngày 21 tháng Mười năm 1892, hơn 10.000 trẻ em đã đọc thuộc lòng văn bản này cùng nhau. Phiên bản lời thề của Bellamy phần lớn giống với phiên bản được Quốc hội chính thức thông qua 50 năm sau, vào năm 1942. Tên chính thức của lời thề,"The Pledge of Allegiance", được thông qua vào năm 1945. Lần thay đổi từ ngữ gần đây nhất của nó là vào Ngày Cờ (14 tháng Sáu) năm 1954, khi các từ "dưới Chúa" được thêm vào. Thuật lại. Các phiên họp của Quốc hội mở đầu với sự thuật lại của Lời Thề, cũng như nhiều cuộc họp của chính phủ ở các cấp địa phương và các cuộc họp của nhiều tổ chức tư nhân. Tất cả các tiểu bang ngoại trừ Nebraska, Hawaii, Vermont và Wyoming yêu cầu thuật lại lời thề thường xuyên có giờ giấc tại các trường công lập. Tuy nhiên, nhiều tiểu bang có một loạt các hình thức miễn trừ đối với việc thuật lại lời thề, chẳng hạn như California yêu cầu một "nghi lễ ái quốc" mỗi ngày; điều này được thỏa mãn bằng việc thuật lại Lời Thề, nhưng không ai bị ép phải thực hiện nó. Tòa án Tối cao đã ra phán quyết trong "" rằng học sinh không thể bị bắt ép thuật lại Lời Thề, cũng như không thể bị trừng phạt nếu như không làm vậy. Ở một số tiểu bang, những lời thề trung thành với lá cờ tiểu bang được yêu cầu phải được thuật lại sau lời thề với quốc kỳ Mỹ. Bộ luật Cờ Hoa Kỳ hiện tại ghi: Dịch:
Huaxia Audiovisual Global Media (Beijing) Co Huaxia Audiovisual Global Media (Beijing), tên rút gọn Huaxia Audiovisual Global Media, Huaxia Audiovisual, là một tổ chức truyền thông ở Trung Quốc đại lục sản xuất và điều hành nội dung đa phương tiện. Được thành lập tại Bắc Kinh vào năm 2005, hoạt động kinh doanh chính là sản xuất phim điện ảnh và truyền hình . Công việc. Phim điện ảnh. - 2013 Cung Hòa Trầm Hương - 2013 Nhất dạ kinh hỉ Liên kết ngoài. - Huaxia Audiovisual Global Media (Beijing) Co
Hồi chỉ (tu từ học) 1. đổi Anaphora (tu từ học)
Dự án Afripedia Dự án Afripedia được khởi động vào giữa tháng 6 năm 2012 và vẫn đang trong quá trình tiếp tục phát triển. Dự án này chỉ nhằm mục đích mở rộng quyền truy cập Wikipedia ngoại tuyến ở châu Phi nói tiếng Pháp và khuyến khích người dân châu Phi đóng góp cho Wikipedia. Dự án giúp cài đặt máy chủ Intranet và mạng không dây cục bộ phục vụ Kiwix, đồng thời cung cấp khóa hỗ trợ đào tạo và bảo trì. Những đối tác sáng lập ra dự án này bao gồm , Viện Pháp và Tổ chức Đại học Pháp ngữ. Ước tính có khoảng 120 triệu người (2010) ở châu Phi nói tiếng Pháp, trải rộng trên 24 quốc gia thuộc cộng đồng Pháp ngữ. Việc truy cập vào Wikipedia từ đầu đọc USB chẳng có gì là mới mẻ ở châu Phi, nhưng những bộ USB này thường rất lỗi thời, tại nơi mà Afripedia thường xuyên được cập nhật. Nhiều trường đại học đối tác sở hữu Internet băng thông thấp, nhưng một số ít trường lại không có kết nối mạng Internet. Dự án này cung cấp nội dung bổ sung ngoài Wikipedia, chẳng hạn như Wiktionary. Bất kỳ nội dung nào đều được đóng gói lần đầu trong tập tin ZIM đều có thể được chuyển tiếp qua mạng Afripedia; ví dụ Dự án Gutenberg và Wikisource đều có sẵn dưới dạng tập tin ZIM. Dự án này cũng khuyến khích việc hình thành các câu lạc bộ Afripedia dành cho người dùng địa phương. Đây còn được coi là một biện pháp thay thế tạm thời xứng đáng, cho đến khi việc truy cập Internet có thể được phát triển trên toàn bộ châu Phi.
Sweet Home (webtoon) Sweet Home () là một webtoon của Hàn Quốc được sáng tác bởi Kim Carnby và được minh họa bởi Hwang Young-chan. Bộ truyện tranh này được xuất bản lần đầu trên Naver Webtoon. Webtoon này đã ra mắt tổng cộng 140 chương cộng với 1 đoạn mở đầu từ ngày 12 tháng 10 năm 2017 đến ngày 2 tháng 7 năm 2020. Nó xoay quanh một nam sinh trung học tự sát, cùng với một nhóm cư dân chung cư, cố gắng sống sót sau ngày tận thế bị "quái vật hóa" (goemulhwa), nơi mọi người biến thành quái vật từ chính mong muốn sâu thẳm, tuyệt vọng nhất của họ. Webtoon này là tác phẩm hợp tác thứ hai của Kim và Hwang, trước đó tác phẩm đầu tiên là "Bastard" (2014–16). Tính đến tháng 1 năm 2021, phiên bản tiếng Anh chính thức của Sweet Home đã thu hút được 2,4 triệu người đăng ký và 15,2 triệu lượt thích. Phiên bản in của Sweet Home được phát hành từ ngày 28 tháng 2 năm 2020 bởi Wisdom House. Tác phẩm cũng đã được chuyển thể thành một phát sóng trên nền tảng Netflix phát hành vào ngày 18 tháng 12 năm 2020. Phần tiền truyện có tựa đề "Shotgun Boy", do Kim viết kịch bản và Hongpil minh họa với Hwang giám sát biên tập, được phát hành trên Naver Webtoon bắt đầu từ ngày 22 tháng 2 năm 2021.
Trường âm nhạc Yale Trường Âm nhạc Yale (thường được viết tắt là YSM) là một trong 12 trường chuyên nghiệp trực thuộc Đại học Yale. Ngôi trường này cung cấp ba bằng cấp sau đại học: Thạc sĩ Âm nhạc (MM), Thạc sĩ Nghệ thuật Âm nhạc (MMA) và Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc (DMA), cũng như chương trình cử nhân nghệ thuật — thạc sĩ âm nhạc liên thông với Đại học Yale, chứng chỉ Biểu diễn và văn bằng nghệ sĩ. Yale là trường Ivy League duy nhất có trường dạy âm nhạc riêng biệt. Đây được coi là một trong những trường âm nhạc tốt và uy tín nhất trên thế giới với tỷ lệ đầu vào là 6-8%. Ngôi trường này có khoảng 200 sinh viên. Các tòa nhà. - Nhà tưởng niệm Albert Arnold Sprague (1917), được cải tạo vào năm 2003. - Abby and Mitch Leigh Hall (1930), phong cách Gothic, được cải tạo vào năm 2006. - Hendrie Hall (1895), được cải tạo vào năm 2017. - Trung tâm Nghệ thuật Âm nhạc Adams (2017). Khu phức hợp Trung tâm Adams bao gồm Hendrie Hall, Leigh Hall và không gian mới kết nối hai khu này. - Woolsey Hall (1901), được sử dụng cho các buổi biểu diễn của dàn nhạc (Dàn nhạc giao hưởng Yale) và độc tấu đàn organ (trên Newberry Memorial Organ). - Bộ sưu tập Nhạc cụ của Đại học Yale (1895), phong cách Romanesque.
Nhập cảm (ngôn ngữ học) Trong ngôn ngữ học lý thuyết, nhập cảm (tiếng Anh: empathy) là việc người nói đồng nhất mình với 'người/vật tham gia' trong sự kiện hoặc trạng thái mà người nói đó mô tả trong câu. Một ví dụ có thể thấy trong tiếng Nhật đó là động từ "yaru" và "kureru". Cả hai đều có chung ý nghĩa và khung Cách cơ bản. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ "yaru" được dùng khi hành động được nhìn từ góc nhìn của chủ ngữ lên vật quy chiếu hoặc từ góc nhìn trung dung (khách quan), còn "kureru" thì được dùng khi sự kiện được mô tả từ góc nhìn của tân ngữ dữ cách lên vật quy chiếu. Mặc dù hiện diện trong nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Anh, hiện tượng này đặc biệt nổi bật ở một số ngôn ngữ, chẳng hạn như tiếng Nhật. Chú ý rằng khái niệm này ở đây không liên quan gì đến khái niệm đồng cảm. Hiện tượng hay ví dụ. Ý tưởng cơ bản của nhập cảm là câu nói có thể phản ánh thông tin về điểm nhìn của người nói, từ đó người ta mô tả sự tình. Thông tin này có thể được biểu đạt thông qua việc người nói đồng nhất mình với "vật tham gia", "góc camera", và "điểm nhìn". Ví dụ, để định vị một vật (như con chó) vào một nơi nào đó (như cái sân), tùy vào chỗ đặt "camera" mà người ta có thể chọn một trong những cách nói sau: - "Con chó nằm trong sân." - "Con chó nằm ngoài sân." - "Con chó nằm trên sân." - "Con chó nằm dưới sân." Một ví dụ khác chỉ sự liên tục thay đổi điểm nhìn của người phát ngôn trong câu văn, làm cho giới từ cũng thay đổi tương ứng: Quay lại hai động từ "yaru" và "kureru" trong tiếng Nhật ở phần trên, xét hai câu ví dụ sau: Cả hai câu đều mô tả việc Taro đưa sách cho Hanako, nhưng câu (1) với động từ "yatta" (dạng quá khứ của "yaru") thì là mô tả từ góc nhìn của Taro hoặc từ góc nhìn trung dung, còn câu (2) với động từ "kureta" (dạng quá khứ của "kureru") thì là từ góc nhìn của Hanako.
Barbara Robbins Barbara Annette Robbins (ngày 26 tháng 7 năm 1943 – ngày 30 tháng 3 năm 1965) là thư ký người Mỹ làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). Cô bị giết trong một vụ đánh bom xe vào Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Robbins là nữ nhân viên đầu tiên bị giết trong lịch sử CIA, người phụ nữ Mỹ đầu tiên chết trong chiến tranh Việt Nam và tính đến năm 2012, là nhân viên CIA trẻ nhất thiệt mạng khi thi hành công vụ. Robbins chào đời tại bang Nam Dakota và chủ yếu lớn lên ở bang Colorado, về sau cô theo học nghề thư ký tại Đại học Tiểu bang Colorado niên khóa 1961–1963. Cô quyết định gia nhập CIA ngay sau khi tốt nghiệp ra trường, do sự thúc đẩy từ mong muốn tham gia vào các nỗ lực chống lại chủ nghĩa cộng sản. Robbins vốn xưa nay chưa từng đi du lịch bên ngoài nước Mỹ đã tình nguyện bay đến Sài Gòn đảm nhận trọng trách này. Khi cha của Robbins tên Buford, từng là cựu chiến binh Hải quân, gặng hỏi cô về quyết định này thì cô bèn nói với ông rằng: "Khi họ [quân Cộng sản] đặt chân đến Tây Colfax [một khu phố ở Denver], thưa cha, cha sẽ ước mình làm được chút gì đó." Ngày 30 tháng 3 năm 1965, một quả bom xe bất chợt phát nổ bên ngoài đại sứ quán. Trước khi vụ nổ xảy ra, đã có một cuộc đối đầu giữa tay tài xế và viên cảnh sát, Robbins bèn tiến lại gần cửa sổ khu văn phòng tầng hai để xem chuyện gì đang xảy ra và thế là bị giết chết ngay lập tức. Một thủ kho người Philippines phục vụ trong Hải quân Mỹ đã thiệt mạng cùng với 19 người Việt Nam. CIA đã vinh danh Robbins bằng một ngôi sao trên Bức tường Tưởng niệm trong tòa nhà trụ sở chính ở Langley, Virginia. Bức tường dùng để tưởng nhớ những nhân viên thiệt mạng khi đang làm việc cho cơ quan này. Tuy vậy, suốt nhiều năm liền, CIA đã bỏ qua tên của Robbins trong phần trưng bày thuộc quyển Sách Danh dự có liệt kê tên tuổi của những nhân viên bị giết, với lý do lo ngại về an ninh vì Robbins đang làm việc dưới vỏ bọc của một nhân viên Bộ Ngoại giao. Tháng 5 năm 2011, Giám đốc CIA Leon Panetta thông báo rằng tên của Robbins sẽ được ghi trong Sách Danh dự. Robbins còn được Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Đỗ truy tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh hạng Nhất.
USS Rogers Blood (APD-115) USS "Rogers Blood" (APD-115) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-605, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Đại úy Thủy quân Lục chiến Rogers Blood (1922-1944), người từng phục vụ cùng Trung đoàn 22 Thủy quân Lục chiến trong Trận Eniwetok, đã tử trận trên đảo Engebi vào ngày 18 tháng 2, 1944 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Chỉ đưa vào hoạt động khi chiến tranh đã kết thúc, nó xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1961. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Rogers Blood" được đặt lườn như là chiếc DE-605 tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 12 tháng 4, 1945. Nó được hạ thủy vào ngày 2 tháng 6, 1945, được đỡ đầu bởi bà Robert M. Blood. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-115, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 8, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân John W. Higgins, Jr. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive USS Rogers Blood (APD-115)
USS Francovich (APD-116) USS "Francovich" (APD-116) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-606, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan kỹ thuật không lực Albert A. Francovich (1920–1942), người từng phục vụ cùng một liên đội tuần tra trong Chiến dịch quần đảo Solomon, đã tử trận trong một trận đối đầu máy bay đối phương vào ngày 6 tháng 9, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Chỉ đưa vào hoạt động khi chiến tranh đã kết thúc, nó xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1965. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. Cái tên "Francovich" nguyên được dự định đặt cho chiếc DE-379, một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler", nhưng việc chế tạo bị hủy bỏ, nên cái tên "Francovich" được đặt lại cho chiếc DE-606, vốn được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 19 tháng 4, 1945. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 6, 1945, được đỡ đầu bởi bà Mary F. Edmunds, chị của hạ sĩ quan Francovich. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1945, mang ký hiệu lườn mới APD-116, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 9, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Malcolm R. MacLean. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-606 / APD-116 Francovich
USS Joseph M. Auman (APD-117) USS "Joseph M. Auman" (APD-117) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-674, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên binh nhì Thủy quân Lục chiến Joseph Martin Auman (1922-1942), người từng phục vụ tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, đã tử trận vào ngày 12 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Hải quân Mexico năm 1963 và tiếp tục phục vụ như là chiếc ARM "Tehuantupec" (H05) cho đến năm 1989. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Joseph M. Auman" được đặt lườn như là chiếc DE-674 tại xưởng tàu của hãng Dravo Corporation, ở Pittsburgh, Pennsylvania vào ngày 8 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Bernard Toomey, cô của binh nhì Auman. Đang khi được hoàn thiện tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Company ở Orange, Texas, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-117, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 4, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Harry A. Steinbach. Liên kết ngoài. - NavSource Online: DE-674 / APD-117 Joseph M. Auman
USS Don O. Woods (APD-118) USS "Don O. Woods" (APD-118) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-721, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan quân y Don Otis Woods (1922-1942), người từng phục vụ tại khu vực quần đảo Solomon, đã tử trận trong cuộc đổ bộ lên Gavutu vào ngày 8 tháng 8, 1942 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Mexico năm 1963 và tiếp tục phục vụ như là chiếc ARM "Usumacinta"/"Miguel Hidalgo" (B-06) cho đến năm 2001. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Don O. Woods" được đặt lườn như là chiếc DE-721 tại xưởng tàu của hãng Dravo Corporation, ở Pittsburgh, Pennsylvania vào ngày 1 tháng 12, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà H. R. Woods, mẹ của hạ sĩ quan Woods. Đang khi được hoàn thiện tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Company ở Orange, Texas, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-118, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 5, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Lawton H. Crosby. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-721 / APD-118 Don O. Woods
Devasahayam Pillai Devasahayam Pillai (23 tháng 4 năm 1712 - 14 tháng 1 năm 1752) là một Tín hữu Công giáo Người Ấn Độ. Ông là giáo dân người Ấn đầu tiên được phong thánh tử đạo của Giáo hội Công giáo Ấn Độ. Ngày 15 tháng 5 năm 2022, tại Vatican Giáo hoàng Phanxicô đã phong Thánh cho Devasahayam Pillai cùng với 6 chân phước khác. Theo Vatican News thì sự kiện này được cho là "thời khắc lịch sử" của Giáo hội Công giáo tại Ấn Độ. Cuộc đời. Devasahayam Pillai có tên khai sinh đầy đủ là Neelakanta Pillai. Ông được rửa tội với tên Thánh là Lazarus. Pillai thuộc tầng lớp thượng lưu và vốn là một tín đồ của Ấn Độ giáo. Ông cũng thuộc dòng dõi hoàng gia có mối quan hệ thân cận với Vua Marthanda Varma cai trị bang Travancore. Neelakanta Pillai nhận các ảnh hưởng của tổng chỉ huy quân đội Travancore là Lannoy nên quyết định theo đạo Công giáo. Pillai được rửa tội vào năm 1745. Ông thường được gọi tên là Devasahayam, theo tiếng địa phương có nghĩa là sự giúp đỡ của Chúa. Năm 1749, Pillai bị chính quyền bắt và buộc tội gián điệp phản quốc. Ông bị giam, tra tấn rồi đày đến khu rừng Aralvaimozhy, thuộc vùng biên giới hẻo lánh của bang Travancore. Trên đường đi, Pillai liên tục bị đánh mỗi ngày. Họ đã xát hạt tiêu vào vết thương, bắt phơi nắng và không cho uống nước sạch. Ông bị bắn chết vào năm 1752 sau 7 năm theo đạo Công giáo. Xem thêm. - Ấn Độ giáo Liên kết ngoài. - Official Website (Bibliography )
Vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á Vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á hay vụ Việt Á là một vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng về các tội: vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC các tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và các đơn vị, địa phương liên quan. Đây được cho là một trong những đại án lớn nhất của Việt Nam. Nguyên nhân. Ngày 18 tháng 12 năm 2021, ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đã bị bắt để điều tra về hành vi nâng khống giá kit test COVID-19, chi tiền hối lộ cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các tỉnh thành để bán kit với giá cao hơn so với giá thành sản xuất. Cùng bị tạm giam là Phạm Duy Tuyến (Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương – CDC Hải Dương). Cả hai cùng 5 bị can khác bị cáo buộc đã vi phạm Luật đấu thầu gây thiệt hại tài sản Nhà nước ước tính khoảng 30 tỉ đồng. Trước đó vào tháng 4 năm 2020, Bộ Y tế Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa tin loại kit test trên đã được WHO chấp thuận và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu. Tuy nhiên thực tế WHO không chấp nhận loại kit này. Trên trang thông tin chính thức Bộ Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Anh, bộ xét nghiệm của Việt Á không có tên trong danh sách đạt chuẩn Anh và được phép lưu hành trên thị trường Anh. Cũng trong thời gian trên, Bộ Y tế Việt Nam với tư cách bộ quản lý chuyên ngành đã cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Á và gởi văn bản thông báo giá là 470.000 đồng/kit tới các địa phương theo chỉ đạo của ông Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Bộ Y tế, mặc dù giá kit test chưa được Hội đồng thẩm định thông qua. Bộ Khoa học và Công nghệ sau đó vào ngày 27 tháng 12 năm 2021 phát đi văn bản cho rằng thông tin sai sự thực về kit xét nghiệm của Việt Á là "trên cơ sở tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống", nhưng chính Bộ này trước đó đã gửi thông tin chính thức đến các cơ quan báo chí khẳng định việc "bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận". Cùng ngày, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 11 (khóa IX), nhiều Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan phát đi vào tối 20 tháng 1 năm 2022, từ tháng 9 đến tháng 12-2021, công ty Việt Á nhập khẩu 3 triệu que test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 từ Trung Quốc với giá khai báo 0,955 USD/test (khoảng 21.560 đồng/test), tổng trị giá là 64,68 tỉ đồng. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu hóa chất, chất thử, chất chuẩn, dụng cụ, máy móc, thiết bị các loại với tổng giá trị nhập khẩu trong 5 năm 2017 - 2021 là 286 tỉ đồng. Thú nhận. Ngày 7 tháng 1 năm 2022, trung tướng Tô Ân Xô cho biết Phan Quốc Việt khai nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 lên khoảng 45% và hối lộ cho các đơn vị, cá nhân gần 800 tỷ đồng. Phía Việt Á thu lợi 500 tỷ đồng. Điều tra và khởi tố. Ngày 31 tháng 12, khi có căn cứ xác định dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý, nghiên cứu, chuyển giao Đề tài khoa học về sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 tại Bộ Khoa học và Công nghệ và trong việc cấp phép đăng ký lưu hành tạm thời, cấp phép đăng ký lưu hành chính thức sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19, việc hiệp thương giá sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 với Công ty Việt Á tại Bộ Y tế, Bộ Công an đã khởi tố 11 viên chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế. Ngoài ra, các viên chức của CDC Nghệ An, CDC Bình Dương, và hàng loạt tỉnh khác cũng bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Vụ việc được cho có liên quan đến 62/63 tỉnh, thành tại Việt Nam. Ngày 7 tháng 1 năm 2022, Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết 19 bị can đã bị khỏi tố về các tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; "đưa hối lộ, nhận hối lộ"; "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Cơ quan điều tra đã kê biên 28 bất động sản, phong tỏa tài khoản hơn 320 tỉ đồng, 100.000 USD và tạm giữ số tiền hơn 4,8 tỉ đồng do một số đối tượng có liên quan tự nguyện giao nộp. Đến đầu tháng 6 2022, hơn 60 người bị khởi tố liên quan vụ Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19, trong đó có 7 quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ cùng hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế, bệnh viện của 15 tỉnh, thành. Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngày 31 tháng 12 năm 2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ, với cáo buộc có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngày 7 tháng 6 năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, tạm giam ông Chu Ngọc Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, ông Phạm Công Tạc (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Bộ Y tế. Ngày 31 tháng 12 năm 2021, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế; ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế và ông với cáo buộc có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngày 25 tháng 5 năm 2022, trung tướng Tô Ân Xô, chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Huỳnh, phó trưởng phòng quản lý giá Cục Quản lý dược Bộ Y tế. Ông Huỳnh bị điều tra về tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ. Ngoài giữ chức phó trưởng phòng quản lý giá Cục Quản lý dược, trước đây ông Huỳnh từng là thư ký của ông Nguyễn Thanh Long (thời kỳ làm Thứ trưởng Bộ Y tế). Ngày 7 tháng 6, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Long, cựu bộ trưởng Bộ Y tế. Ông Long bị điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. CDC các tỉnh/thành phố có liên quan. Hải Dương. Ngày 18 tháng 12 năm 2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố và bắt tạm giam Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Nhận hối lộ". Từ tháng 2 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021, CDC Hải Dương đã hợp thức ký kết và thanh toán cho Công ty Việt Á 5 hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị y tế với tổng số tiền hơn 151 tỉ đồng. Vị Giám đốc CDC Hải Dương đã nhận gần 30 tỉ đồng từ Công ty Việt Á. Nghệ An và Bình Dương. Ngày 31 tháng 12 năm 2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, lệnh khám xét và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 6 bị can để điều tra về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị can bị khởi tố gồm: Giám đốc CDC Nghệ An, Kế Toán trưởng CDC Nghệ An, Giám đốc CDC Bình Dương, Phó phòng Tài chính Kế toán CDC Bình Dương, nguyên Phụ trách Phòng Thí nghiệm CDC Bình Dương, Kế toán trưởng, Phó phòng tài chính Sở Y tế Bình Dương. Bắc Giang. Ngày 21 tháng 1 năm 2022, Giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang và hai người liên quan bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam để điều tra những sai phạm liên quan vụ nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19, nhận trên 44 tỉ đồng tiền hoa hồng từ Công ty Việt Á sau thương vụ mua bán kit xét nghiệm. Thừa Thiên - Huế. Ngày 19 tháng 2 năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thừa Thiên - Huế ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam 4 tháng Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế và Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính kế toán đơn vị này vì tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Khám xét tại nhà của hai người này, lực lượng công an thu giữ nhiều tài liệu, tiền mặt liên đến vụ án. Cà Mau. Ngày 21 tháng 4 năm 2022, Công an tỉnh Cà Mau ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 17/QĐ-CSKT, khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Sở Y tế Cà Mau và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Nam Định. Ngày 25 tháng 4 năm 2022, Giám đốc Công an tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh này thi hành các Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 5 cán bộ thuộc CDC Nam Định về các tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản". CDC Nam Định đã ký 5 hợp đồng mua kit test xét nghiệm của Công ty Việt Á. Số tiền "hoa hồng" ngoài hợp đồng chỉ định thầu kit xét nghiệm cho CDC Nam Định là 3,1 tỉ đồng. Ngoài ra, nhân viên CDC Nam Định đã có hành vi chiếm đoạt số kit xét nghiệm của nhà nước "bán" cho Công ty Việt Á để trục lợi với số tiền 800 triệu đồng. Phú Thọ. Ngày 28 tháng 4 năm 2022, Thanh tra tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Kết luận Thanh tra số 03/KL-Ttr về thanh tra chuyên đề mua sắm trang thiết bị vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19. Trong kết luận này, Thanh tra tỉnh Phú Thọ xác định, ông Trần Gia Phú (Chi ủy viên Chi bộ xét nghiệm; Trưởng đơn vị Vi sinh, Phó Giám đốc Trung tâm xét nghiệm thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) có nhận hơn 2 tỉ đồng tiền “lót tay” từ Công ty Việt Á thông qua tài khoản "bố vợ". Kết luận thanh tra số 03/KL-Ttr khẳng định CDC tỉnh Phú Thọ không thực hiện việc mua sắm kit test mà được nhận bàn giao từ Sở Y tế để phân bổ cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh theo quy định, nên đã không có sai phạm trong vụ việc này. Hà Giang. Ngày 5 tháng 5 năm 2022, trong Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh Hà Giang về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm... của CDC Hà Giang liên quan Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) cùng hai thuộc cấp nhận 770 triệu đồng tiền hoa hồng của Công ty Việt Á. Ngày 11 tháng 5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang (CDC Hà Giang); khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Giám đốc CDC Hà Giang và 2 thuộc cấp vì có hành vi nhận hối lộ. Hậu Giang. Ngày 11 tháng 5 năm 2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hậu Giang đã thực hiện quyết định khởi tố bị can, bắt bị can, lệnh tạm giam 4 tháng đối với cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hậu Giang (CDC Hậu Giang) cùng 2 thuộc cấp vì hành vi “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Đồng Tháp. Ngày 20 tháng 5 năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Tháp đã khởi tố bị can và bắt tạm giam giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp (CDC Đồng Tháp) và Phó trưởng Khoa Xét nghiệm-Chẩn đoán hình ảnh-Thăm dò chức năng thuộc CDC Đồng Tháp để điều tra, làm rõ những vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Với Công ty Việt Á, CDC Đồng Tháp và các đơn vị, cơ sở y tế đã mua sắm thông qua 10 gói thầu,tổng giá trị hợp đồng là hơn 233 tỷ. Tuy nhiên, giá trị thực tế mua sắm là hơn 197 tỷ và đã thanh toán cho Việt Á gần 157 tỷ. Ngày 25 tháng 5 năm 2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 bị can gồm Trần Đắc Thanh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh; Nguyễn Văn Lơ, nguyên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh; Lê Văn Thanh, Phó Trưởng khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh; Nguyễn Văn Truyền, chuyên viên Phòng Nghiệp vụ dược Sở Y tế tỉnh Trà Vinh về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Trà Vinh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thuộc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh. Đắk Lắk. Ngày 27 tháng 5 năm 2022, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk và 4 cấp dưới bị điều tra sai phạm khi mua kit test Covid-19 của Công ty Việt Á. Với Công ty Việt Á, các đơn vị đã mua sắm thông qua 10 gói thầu, với giá trị hợp đồng hơn 233 tỉ đồng. Tuy nhiên giá trị thực tế mua sắm hơn 197,4 tỉ đồng, đã thanh toán cho Công ty Việt Á gần 157 tỉ đồng, còn lại hơn 40,6 tỉ đồng chưa thanh toán. Bạc Liêu. Ngày 6 tháng 6 năm 2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu (CDC Bạc Liêu), thanh tra tỉnh chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu điều tra, làm rõ 3 gói thầu mua sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế liên quan đến Công ty Việt Á, do CDC Bạc Liêu làm chủ đầu tư có tổng giá trị hơn 23 tỉ đồng, 3 gói thầu mua sinh phẩm kit test Covid-19 của Công ty Việt Á, công tác lập, trình dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu có dấu hiệu thiếu minh bạch; vi phạm các quy định trong khâu lập kế hoạch và thực hiện hợp đồng gây thiệt hại, lãng phí ngân sách nhà nước hơn 8,9 tỉ đồng. Vi phạm trên thuộc trách nhiệm của Giám đốc CDC Bạc Liêu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thiếu kiểm tra giám sát, vi phạm các quy định trong mua sắm, gây thiệt hại đến tài sản nhà nước. Khoa Xét nghiệm và Phòng Tài chính - Kế hoạch chưa làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất dẫn đến xảy ra các vi phạm. Sơn La. Ngày 7 tháng 6 năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La thi hành Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam Lò Văn Chiến, Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La về hành vi nhận hối lộ, liên quan đến việc đấu thầu mua kít xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Hà Nội. Ngày 10 tháng 6 năm 2022, Cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án, bắt khẩn cấp ông Trương Quang Việt, Giám đốc CDC Hà Nội để điều tra về tội "Vi phạm quy định về hoạt động đấu thầu gậy hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến đại án Công ty Việt Á. Quảng Ninh. Tối ngày 13 tháng 6 năm 2022, Công an tỉnh Quảng Ninh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Thanh Hảo, nguyên Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch; bà Đào Thị Kim Dung, nguyên Trưởng phòng Y tế thị xã; ông Nguyễn Thành Định, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã; ông Nguyễn Xuân Tiến, nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã để điều tra về hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Liên quan đến vi phạm này, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với bà Nguyễn Thị Thanh Hảo (trưởng phòng tài chính - kế hoạch thị xã Đông Triều) và bà Đào Thị Kim Dung (trưởng phòng y tế thị xã Đông Triều), ông Nguyễn Xuân Tiến (nguyên bí thư đảng ủy, nguyên giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều) và ông Nguyễn Thành Định (phó giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều), kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Bình (phó chủ tịch UBND thị xã Đông Triều), ông Dương Thành Trung (phó trưởng phòng tài chính - kế hoạch thị xã Đông Triều). Khánh Hòa. Sáng ngày 17 tháng 6 năm 2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa ra các Quyết định khởi tố bị can về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự đối với Huỳnh Văn Dõng (Giám đốc CDC Khánh Hòa), Trần Quốc Huy (Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính CDC Khánh Hòa) và Nguyễn Thị Thúy (Giám đốc Phòng Dự án Công ty VNDAT; đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam trong một vụ án khác). Đồng thời, cơ quan này đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Huỳnh Văn Dõng, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Quốc Huy; Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Huỳnh Văn Dõng và Trần Quốc Huy. Đà Nẵng. Chiều ngày 20 tháng 6 năm 2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng phối hợp cùng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp thực hiện các quyết định tố tụng đối với ông Tôn Thất Thạnh, giám đốc CDC Đà Nẵng về hành vi “tham ô tài sản” theo quy định tại khoản 4, điều 353 Bộ luật Hình sự. Cơ quan cảnh sát điều tra cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, trưởng khoa xét nghiệm CDC Đà Nẵng. Đồng thời khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn "cấm đi khỏi nơi cư trú" đối với bà Lê Thị Kim Chi, nhân viên khoa xét nghiệm CDC Đà Nẵng, cùng về tội danh trên. Tại các bệnh viện. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La. Trưởng khoa dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La Lò Văn Chiến bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi nhận hối lộ liên quan đến việc đấu thầu mua kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty cổ phần Việt Á. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Ông Đoàn Văn Hùng - giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long - bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan 6 gói thầu mua sắm của Công ty Việt Á. Ngoài ra cơ quan điều tra cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Thị Thanh Chi, 54 tuổi, quyền trưởng khoa dược và Phan Thị Ngọc Thắm, 42 tuổi, kỹ thuật viên trưởng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Bệnh viện Đa khoa thành phố Thủ Đức. Ngày 15 tháng 1 năm 2022, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Việt Á, Bệnh viện Thủ Đức và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thiết kế Xây dựng và dịch vụ Nam Phong. Đồng thời tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Vũ Phong – Giám đốc Công ty Nam Phong về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, "Đưa hối lộ” và khởi tố Trương Thị Bảo Trân – nhân viên Bệnh viện Thủ Đức về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “nhận hối lộ”, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ngày 27 tháng 5 năm 2022, ông Trần Gia Phú, Phó Giám đốc Trung tâm xét nghiệm thuộc Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố, tạm giam 4 tháng để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 3 điều 356 Bộ luật Hình sự. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp. Ngày 1 tháng 6 năm 2022, Trưởng khoa Dược của Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp tử vong tại nhà nghi do tự tử, trong bức thư tuyệt mệnh lan truyền trên mạng xã hội có chữ ký ghi tên của nạn nhân, nạn nhân khẳng định “tôi không nhận tiền, quà từ Công ty Việt Á”. Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Ngày 22 tháng 5 năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can đối với 2 bị can là Phó trưởng khoa Dược và Trưởng khoa xét nghiệm của bệnh viện về tội "Vi phạm quy định về hoạt động đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" vì sai phạm trong hoạt động đấu thầu mua kit test Việt Á. Bệnh viện Đa khoa Ba Vì. Ngày 4 tháng 6 năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; đồng thời ra Quyết định khởi tố bị can đối với 4 đối tượng gồm Phó Trưởng phòng vật tư, Phó phòng xét nghiệm và 2 kỹ thuật viên thuộc phòng xét nghiệm thuộc Bệnh viện Đa khoa Ba Vì. Theo cơ quan công an, sau khi Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bệnh viện Đa khoa Ba Vì thanh toán hợp đồng, Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á đã chuyển lại cho một số cán bộ ở mỗi đơn vị trên số tiền khoảng 200 triệu đồng. Các đơn vị liên quan. Học viện Quân y. Ngày 8 tháng 3 năm 2022, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với thượng tá Hồ Anh Sơn (phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự) về tội "tham ô tài sản" và đại tá Nguyễn Văn Hiệu (trưởng phòng trang bị, vật tư thuộc Học viện Quân y) tội "vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng". Ngày 5 tháng 4 năm 2022, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 bằng hình thức cảnh cáo; thi hành kỷ luật trung tướng Đỗ Quyết và thiếu tướng Hoàng Văn Lương bằng hình thức "cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng" nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025. Bộ Khoa học và Công nghệ. Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN), Ban cán sự đảng, lãnh đạo bộ này đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thiếu kiểm tra, để một số cán bộ vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc phê duyệt, giao tổ chức thực hiện, ký hợp đồng, đánh giá, nghiệm thu, chuyển giao, quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán kinh phí thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 của Học viện Quân y. Cùng với đó là các vi phạm trong công tác truyền thông, xác nhận và đề nghị khen thưởng đối với Học viện Quân y, Công ty Việt Á... Trong những cá nhân phải chịu trách nhiệm, người từng giữ cương vị cao nhất tại Bộ KH&CN là ông Chu Ngọc Anh (nguyên bộ trưởng, hiện là Chủ tịch UBND TP Hà Nội), ngoài ra còn có ông Phạm Công Tạc (thứ trưởng). Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH&CN, về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bộ Y tế. Về phía Bộ Y tế, Ban cán sự đảng, lãnh đạo đơn vị này thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, để một số cán bộ vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc đánh giá chuyên môn, kiểm tra, giám sát; cấp phép, cấp số đăng ký lưu hành; hiệp thương giá và mua sắm bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á. Trong số những cá nhân phải chịu trách nhiệm, người giữ cương vị cao nhất tại Bộ Y tế là ông Nguyễn Thanh Long (bộ trưởng), ngoài ra còn có ông Nguyễn Trường Sơn (thứ trưởng). Đến nay, công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế) và ông Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế), cùng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngày 6 tháng 6 năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định khai trừ Đảng đối với bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cùng với ông Chu Ngọc Anh (chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội). Nhận xét. PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng – Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II cho rằng, đại dịch Covid nói chung, vụ án Việt Á nói riêng chính là phép thử đối với công tác chống tham nhũng cũng như công tác cán bộ, và phép thử ấy đã làm một số cán bộ, công chức lãnh đạo ngành y "gục ngã" trước những “viên đạn bọc đường”. Vụ án cũng chính là bài học đau xót cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc để làm sao thời gian tới bố trí cán bộ lãnh đạo trúng hơn, đúng hơn. Theo PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an): ...“Việc phân tích hàng loạt vụ đại án tham nhũng trong thời gian vừa qua, gần đây nhất là vụ Việt Á, cho thấy hệ thống giám sát quyền lực của chúng ta có thể đầy đủ, từ thanh tra, kiểm tra, nội chính, tổ chức cán bộ, nội vụ… song hệ thống này hoạt động chưa tốt, còn lỏng lẻo, sơ hở.”. Lũng đoạn nhà nước. Theo Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, được truyền thông Việt Nam dẫn lời trong các bài viết về vụ việc vào ngày 11 tháng 1 năm 2022, những kẻ chủ mưu trong vụ việc này vẫn còn lẩn khuất. Những người bị khởi tố trong vụ án cho đến lúc này chỉ là những kẻ thực hành, giúp sức. Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, vụ kit xét nghiệm Việt Á có dấu hiệu 'lũng đoạn nhà nước' được chuẩn bị công phu. Nguyễn Khắc Giang, một nhà nghiên cứu tại Đại học Victoria ở Wellington, cho biết vụ bê bối của Việt Á là "Một ví dụ kinh điển về lũng đoạn nhà nước". Ông nói: “Họ có một công ty tư nhân cấu kết với các cơ quan nhà nước và các quan chức nhà nước rất cao cấp để thao túng chính sách của nhà nước, đó là “zero COVID”. Và sau đó họ có độc quyền cung cấp các bộ thử nghiệm trên khắp đất nước 100 triệu dân, thu lợi một con số khổng lồ. Thiếu công khai, minh bạch. Theo ông Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội: “Nếu nhìn lại tất cả những vụ án tham nhũng, từ việc đặt máy xét nghiệm trong bệnh viện, mua bán đấu thầu thiết bị y tế, việc mua bán tài sản công hoặc kể cả mua bán vụ Mobifone... có một điều giống nhau là không được minh bạch, không được công khai, không được thông tin để cho người dân biết.” Vấn đề tham nhũng. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên tại Trung tâm Tương lai Chính sách thuộc Đại học Queensland, “Chưa bao giờ trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam lại có nhiều quan chức bị bắt và bị kết tội tham nhũng như vậy.” Theo ông, hàng trăm quan chức, bao gồm hàng chục Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng và thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị, đã bị bắt và truy tố trong những năm đây. Những vụ án này được chỉ đạo bởi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người đã phát động chiến dịch đốt lò chống tham nhũng vào năm 2016. Đây được cho là biểu tượng cho cam kết của đảng trong việc loại bỏ tình trạng tham nhũng, nói thêm rằng đảng coi tham nhũng là mối đe dọa đối với sự tồn vong của chế độ. Theo ông Nguyễn Khắc Giang, một nhà nghiên cứu tại Đại học Victoria ở Wellington: "Vụ việc này đã làm xói mòn lòng tin của nhiều người dân Việt Nam đối với chính phủ vì mọi người đã đặt niềm tin vào phương pháp COVID-zero." "Chính phủ tiếp tục thử nghiệm và triển khai mà không đặt câu hỏi về hiệu quả của các biện pháp đó" Nhưng sau đó khi nhận ra rằng nó thực sự không phục vụ phúc lợi chung của người dân Việt Nam, mà thực sự phục vụ cho một số rất ít giới tinh hoa và quan chức nhà nước và để làm giàu cho túi tiền của họ. Theo Tiến sĩ Hải thì việc khởi tố nhanh chóng đối với những người được cho là đã liên quan đến vụ bê bối là một cách để chính phủ chứng minh rằng họ đã nghiên cứu và xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc, tuy nhiên theo ông Nguyễn Khác Giang thì đây còn có yếu tố tìm người để đổ lỗi. Ông nói: “Bây giờ là lúc để tìm ai đó chịu trách nhiệm cho tất cả mớ hỗn độn của việc không thể chuyển chiến lược từ Zero COVID sang chính sách 'sống với COVID'. Tôi nghĩ đó là một cách để chính phủ hợp pháp hóa chính mình trong mắt công chúng." Cả hai đều cho rằng chính phủ Việt Nam sẽ không thể giải quyết được vấn đề tham nhũng nếu không giải quyết được những vấn đề trong hệ thống, như việc thiếu các cơ cấu, tổ chức độc lập.
Đá thịt lợn Đá thịt lợn hay đá thịt heo (tiếng Trung: 肉形石; bính âm: "ròuxíngshí" - "nhục hình thạch") là một miếng đá quý dòng jasper được chạm khắc theo hình dạng của một miếng thịt kho tàu kiểu thịt kho Đông Pha là một cách nấu phổ biến ở Trung Quốc để nấu ra món thịt lợn ba chỉ (ba rọi). Nó là một phần trong bộ sưu tập của Bảo tàng Cố cung Quốc gia ở Đài Bắc, Đài Loan. Mặc dù chỉ có tầm quan trọng ở mức độ vừa phải theo quan điểm lịch sử nghệ thuật, nhưng nó là một địa điểm được du khách yêu thích và trở nên nổi tiếng. Miếng đá thịt heo này đã được gọi là ""kiệt tác nổi tiếng nhất"" của toàn bộ Bảo tàng Cố cung Quốc gia và cùng với Bắp cải ngọc và Mao Công Đỉnh, ngày nay được gọi là một trong ba Bảo vật (tam bảo) của Bảo tàng Cố cung Quốc gia, tái định hình từ một số tác phẩm ít được tiếp cận hơn và không được trưng bày thường xuyên Miếng đá hình thịt này cũng đã được công chúng chọn là bảo vật quan trọng nhất trong toàn bộ bộ sưu tập của Bảo tàng. Viên đá quý này đã được chạm khắc trong thời kỳ triều đại nhà Thanh từ băng jasper, sác lớp đá tích tụ tự nhiên qua nhiều năm với nhiều sắc thái khác nhau Nghệ nhân chạm khắc trên đá đã nhuộm màu da cho viên đá này kết quả là một miếng đá trông giống như thật với nhiều lớp giống như lớp mỡ và thịt nom hấp dẫn. Đá thịt lợn là đá thiên nhiên 100%, thuộc đá trầm tích, đá silic hoặc đá biến chất, do quá trình vận động địa chất tiếp xúc với các khoáng chất khác, loại đá này bị sắc hóa tạo nên màu sắc kỳ lạ. Các lớp riêng rẽ của những viên đá cứng và trơn nhẵn này được tạo ra nhờ một chu kỳ đá với các giai đoạn biến chất, lắng động trầm tích và silic, các lớp của đá trông rất giống các lớp da, mỡ và nạc ở thịt lợn, trong quá trình vận động địa chất tiếp xúc với các khoáng chất khác, bị sắc hóa nên tạo thành hình dạng đặc thù có màu trắng, đỏ xen lẫn trông như một miếng thịt lợn, đá thịt lợn nó có cả bì, các loại đá với màu đỏ và trắng đan xen có rất nhiều, nhưng chỉ có đá có cả bì mới được gọi là đá thịt lợn. Ngoài tên gọi là đá thịt lợn, loại đá này còn có tên là "đá phú quý". Thông qua quá trình đục, đẽo, đá sẽ cho ra hình dạng giống với miếng thịt đông lạnh. Những viên đá như thế này có thể xuất hiện ở nhiều vùng tại Trung Quốc như Nội Mông, Sơn Đông, Hà Bắc, Quảng Tây nhưng giá trị sẽ được quyết định bởi độ tự nhiên của chúng, nếu bị can thiệp nhiều thì những viên đá đó sẽ không còn giá trị như những viên đá thô.
Ngọc bội Ngọc bội (tiếng Trung: 玉佩, bính âm: "Yùpèi") là một thuật ngữ chỉ chung về mặt dây chuyền ngọc bích mà cụ thể thì nó là một miếng ngọc thường được treo trên dải thắt lưng của công tôn, quý tộc thời xưa ở Trung Quốc. Ngọc bội được dùng làm đồ trang sức cho tầng lớp quyền lực trong xã hội phong kiến để thể hiện sự tôn quý, địa vị cao, danh gia vọng tộc, trâm anh thế phiệt, kiêu sa đài các và cả sự giàu sang sung túc, chúng còn được dùng để làm tín vật hẹn ước giữa những gia tộc lớn với nhau như những tín vật (vật làm tin). Vật phẩm này xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc xưa, do nhu cầu làm đẹp bấy giờ khá phổ biến và ngọc bội nổi tiếng ngay cả trước khi Khổng Tử ra đời. Văn hóa ngọc ngà là một thành phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc phản ánh cả văn hóa vật chất và tinh thần, ngọc ngà đã ăn sâu vào văn hóa Trung Quốc và đóng một vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong văn hóa Trung Hoa thì ngọc còn quý hơn cả vàng. Lịch sử của nghệ thuật chạm khắc ngọc bích ở Trung Quốc để làm đồ trang trí, bao gồm cả đồ trang trí cho váy áo, kéo dài từ trước 5.000 năm trước Công nguyên. Ngọc lúc ấy được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, tựa như món trang sức tinh tế, xa hoa, những mảnh ngọc được nhiều gia đình quan chức, vương giả đặc biệt yêu thích, chúng đã được khai quật dưới những lớp đá cẩm thạch, phỉ thúy và được tạo tác ra những sản phẩm như kim bảo (禁步-"jinbu") trong thời kỳ văn hóa Lương Chữ, chúng trở nên phổ biến trong chế tác đồ trang sức do màu xanh ngọc lục tươi sáng.
Belluna Dome Liên kết ngoài. - MetLife Dome tại Trang web chính thức của Seibu Lions
Vương Trung Quân Vương Trung Quân (; sinh ngày 30 tháng 11 năm 1960) còn được gọi là Dennis Wang, là một tỷ phú doanh nhân, nhà sản xuất phim và nhà sưu tập người Trung Quốc. Ông cùng anh trai Vương Trung Lỗi thành lập công ty giải trí Hoa Nghị huynh đệ. Tiểu sử. Ông sinh ra ở Bắc Kinh, trong một gia đình quân nhân. Vương đã mua bức tranh "Still Life, Vase with Daisy and Poppies" năm 1890 của Vincent van Gogh với giá 61,8 triệu đô la vào tháng 11 năm 2014. Vào tháng 5 năm 2015, Vương mua bức tranh "Femme Au Chignon Dans Un Fauteuil" của Pablo Picasso với giá 29,93 triệu đô la. Vào tháng 5 năm 2016, Vương đã mua một bức thư do học giả Trung Quốc Tăng Củng viết vào thế kỷ 11 với giá 207 triệu nhân dân tệ, lập kỷ lục mới cho một bức thư của Trung Quốc. Ông được tạp chí "Forbes" xếp hạng là người giàu thứ 309 ở Trung Quốc vào năm 2015, với giá trị tài sản ròng là 1 tỷ đô la.
Đường Cách Mạng Tháng 8, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Cách Mạng Tháng 8 là một tuyến đường trục huyết mạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nối từ ngã sáu Phù Đổng (Quận 1) đến ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình). Vị trí. Tuyến đường này bắt đầu từ ngã sáu Phù Đổng (vòng xoay giao thông nơi giao nhau của 6 tuyến đường: Cách Mạng Tháng 8, Lý Tự Trọng, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Trãi và Lê Thị Riêng), đi về hướng tây bắc sang Quận 3 rồi đến công trường Dân Chủ (nơi giao nhau của các con đường: Cách Mạng Tháng 8, 3 Tháng 2, Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên và Nguyễn Thượng Hiền). Từ đây, tuyến đường tiếp tục đi thẳng qua khu vực Hòa Hưng, tạo thành một đoạn ranh giới giữa Quận 3 và Quận 10 rồi đi tiếp một đoạn trên địa bàn quận Tân Bình đến ngã tư Bảy Hiền (nơi giao nhau của 4 tuyến đường: Cách Mạng Tháng 8, Trường Chinh, Lý Thường Kiệt, Hoàng Văn Thụ). Lịch sử. Đường này xưa vốn là một đoạn của con đường Thiên Lý từ Gia Định đi Tây Ninh và Cao Miên (nay là các con đường Cách Mạng Tháng 8, Trường Chinh và Quốc lộ 22). Dưới triều Nguyễn, đây là tuyến đường huyết mạch giữa Gia Định và Nam Vang (Cao Miên). Các đoàn sứ thần, thương nhân qua lại bằng xe trâu, xe bò hoặc ngựa thồ, vận chuyển hàng hóa giữa hai vương quốc. Con đường này từng chứng kiến những đoàn quân của triều Nguyễn đến tiếp cứu theo yêu cầu của triều đình Cao Miên để chống lại quân xâm lược Xiêm. Sách "Gia Định thành thông chí" có ghi chép lại như sau: "Tháng 10 năm Ất Hợi (1815) niên hiệu Gia Long 14, Khâm mạng Gia Định thành tổng trấn quan đo đạc từ cửa Đoài Duyệt phía tây Thành đến cầu Tham Lương, bến đò Thị Lưu qua chầm Lão Nhông giáp ngã ba Sứ lộ, qua Khê Lăng đến đất Kha Pha Cao Miên, rồi đến sông lớn, dài 439 dặm, gặp chỗ có sông, khe thì gác cầu cống, chỗ bùn lầy thì đắp đất, rừng rú thì đốn cây, mở làm Thiên lý cù, bề ngang 6 tầm, làm thành con đường bằng thẳng cho người ngựa qua lại được bình an." Năm 1865, người Pháp gọi đoạn đường từ ngã sáu Phù Đổng đến Quận 12 ngày nay là đường Thuận Kiều, theo tên gọi của đồn Thuận Kiều (một đồn binh đóng ở địa điểm thuộc phường Tân Thới Nhất hiện nay). Năm 1916, đoạn đường thuộc thành phố Sài Gòn được đặt tên là đường Verdun, phần còn lại của con đường đến Campuchia được gọi là đường thuộc địa số 1. Ngày 25 tháng 4 năm 1947, chính quyền Quốc gia Việt Nam đổi tên đoạn đường từ ngã sáu Phù Đổng đến đường Nguyễn Thị Minh Khai thành đường Nguyễn Văn Thinh, đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Điện Biên Phủ thành đường Thái Lập Thành. Ngày 31 tháng 10 năm 1951 lại đổi đoạn từ đường Điện Biên Phủ đến đường Hòa Hưng thành đường Chanson. Như vậy lúc này đường Verdun chỉ còn một đoạn ngắn từ đường Hòa Hưng đến đường Tô Hiến Thành ngày nay. Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa gộp 4 con đường Nguyễn Văn Thinh, Thái Lập Thành, Chanson và Verdun thành đường Lê Văn Duyệt, kéo dài từ ngã sáu đến ranh giới thành phố Sài Gòn (kênh Vòng Thành, nay là đường Bắc Hải); đổi đường thuộc địa số 1 thành Quốc lộ 1, riêng đoạn đường từ ranh thành phố Sài Gòn đến Bà Quẹo (thuộc tỉnh Gia Định) được đặt tên là đường Phạm Hồng Thái. Năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời nhập hai đường Lê Văn Duyệt, Phạm Hồng Thái và một đoạn Quốc lộ 1 thành đường Cách Mạng Tháng 8, kéo dài từ ngã sáu đến cầu Tham Lương. Đến năm 2000, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại quyết định cắt đoạn đường Cách Mạng Tháng Tám từ ngã tư Bảy Hiền đến cầu Tham Lương để nhập với một đoạn Quốc lộ 22 thành đường Trường Chinh như hiện nay. Tình trạng tuyến đường. Tuy là trục đường huyết mạch nhưng đoạn đường từ công trường Dân Chủ đến ngã tư Bảy Hiền có mặt đường rất hẹp, chỉ rộng khoảng rộng 8–10 m, dành cho 2–3 làn xe lưu thông. Do đó con đường này thường xuyên ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Theo quy hoạch, con đường này có lộ giới 35 m và có tuyến đường sắt đô thị số 2 đi ngầm bên dưới. Từ năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng dọc đường Cách Mạng Tháng 8 và đường Trường Chinh để mở rộng đường và xây dựng tuyến đường sắt đô thị này. Xem thêm. - Đường Lê Văn Duyệt, Thành phố Hồ Chí Minh - Đường Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh - Quốc lộ 22 - Tuyến số 2 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh)
Khu liên hợp thể thao Suwon Khu liên hợp thể thao Suwon () là một khu liên hợp thể thao ở Suwon, Hàn Quốc. Khu liên hợp bao gồm Sân vận động Suwon, Sân vận động bóng chày Suwon và Nhà thi đấu Suwon. Cơ sở vật chất. Sân vận động Suwon. Sân vận động Suwon là một sân vận động đa năng và hiện được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. Sân có sức chứa 11.808 chỗ ngồi và được xây dựng vào năm 1971. Đây là sân nhà của Suwon Samsung Bluewings cho đến năm 2001, khi đội chuyển đến Sân vận động World Cup Suwon. Sân vận động bóng chày Suwon. - "Để biết chi tiết, xem Sân vận động bóng chày Suwon." Nhà thi đấu Suwon. - "Để biết chi tiết, xem Nhà thi đấu Suwon." Nhà thi đấu Suwon có sức chứa 5.145 chỗ ngồi và được xây dựng vào năm 1963. Đây là nơi tổ chức các nội dung thi đấu môn bóng ném của Thế vận hội Mùa hè 1988. Xem thêm. - Nhà thi đấu Suwon - Sân vận động bóng chày Suwon Liên kết ngoài. - Official website - World Stadiums
Studio Hibari Lịch sử. Mitsunobu Hiroyoshi từng làm việc tại Tsuchida Production, trước khi ông thành lập Studio Hibari cùng vợ là bà Sachiko vào tháng 7 năm 1979. Vào năm 1985, Hiroyoshi lâm bệnh, Sachiko được bổ nhiệm làm chủ tịch của công ty. Trong thời gian đó, Mitsunobu Seiji (con trai của Hiroyoshi và Sachiko) trở thành giám đốc điều hành. Năm 1999, tác phẩm kĩ thuật số (vẽ bằng máy tính) đầu tay của xưởng phim là anime "Kaikan Phrase", chuyển thể từ manga shōjo cùng tên, được lên sóng. Năm 2002, Seiji trở thành chủ tịch công ty, mẹ ông là Sachiko giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị. Năm 2006, Seiji tham gia sản xuất "Nerima Daikon Brothers". Cùng năm đó, bộ phận sản xuất 3DCG của Studio Hibari được tách ra và trở thành một công ty con lấy tên là . Năm 2011, Studio Hibari thành lập chi nhánh . Kể từ đó, phần lớn dự án của Studio Hibari được thực hiện thông qua thương hiệu Lerche. Năm 2020, xưởng phim mở một bộ phận sản xuất tại Osaka lấy tên là . Tác phẩm. OVA/ONA. - "Shin Karate Jigoku-hen" (1990) - "Koihime" (2000) - "Zoku Koihime " (2001) - "Raimuiro Senkitan: Nankoku Yume Roman" (2004) - "Netrun-mon The Movie #1: Net no Sumi de Blog to Sakebu" (2004) - "Hoshi no Umi no Amuri" (2008) - "Isshoni Training: Training with Hinako" (2009) - "Isshoni Sleeping: Sleeping with Hinako" (2010) - "Isshoni Training 026: Bathtime with Hinako & Hiyoko" (2010) - "Keitai Shoujo" (2007) - "Monster Strike" (2015−2016, hợp tác sản xuất với Ultra Super Pictures) Phim chiếu rạp. - "" (2005) - "Junod" (2010) - "Umibe no Étranger" (2020) Trò chơi điện tử. Dưới đây là danh sách trò chơi điện tử được Studio Hibari hỗ trợ hoạt ảnh: - "Zutto Issho" (1998) - "Captain Love" (1999) - "Gotcha Force" (2003) - "Persona 4" (2008, cùng với A-1 Pictures) - "Shining Force Feather" (2009) - "Sugar Coat Freaks" (2010) - "Disgaea D2" (2013) - "Puzzle & Dragons Z" (2013) Tác phẩm sản xuất bởi Larx Entertainment. Phim truyền hình. - "Monsuno" - 65 tập (phát sóng từ năm 2012–2014) ONA. - Soul Worker: Your Destiny Awaits - 5 tập (phát hành trong năm 2016) - "Kengan Ashura" - 24 tập (phát hành từ năm 2019–nay) Liên kết ngoài. - Website chính thức - Website của Larx Entertainment