text
stringlengths
2
268k
Giác mút Trong thực vật học và nấm học, giác mút ("haustorium", số nhiều "haustoria") là một cấu trúc dạng giống như rễ, mọc đâm xuyên vào một giá thể xung quanh nó để hút nước và dinh dưỡng từ giá thể này. Ví dụ, các thực vật ký sinh như Họ Tầm gửi hay hầu hết họ Cỏ chổi, "rễ" giác mút của các loại cây này đâm xuyên vào mô của các cây chủ để hút dinh dưỡng và nước từ chúng. Giác mút mọc xuyên qua vách tế bào cây chủ để hút nước và dinh dưỡng trong khoảng không giữa vách tế bào và màng tế bào, nhưng không mọc xuyên qua màng tế bào. Trong các loài nấm, giác mút là phần phụ của các loài nấm ký sinh có chức năng tương tự. Thuật ngữ "haustorium" bắt nguồn từ từ "haustor" của tiếng La Tinh, có nghĩa là "thứ có khả năng hút nước".
Kỹ nghệ Moustier Kỹ nghệ Moustier hay văn hóa Moustier (: kỹ nghệ Muxchiê hay văn hóa Muxchiê) là một kỹ nghệ khảo cổ chế tác công cụ bằng đá có liên hệ với người Neanderthal ở châu Âu và với người hiện đại về mặt giải phẫu sơ kỳ ở Bắc Phi và Tây Á. Nền kỹ nghệ Mousteri là đặc trưng của giai đoạn trung kỳ đá cũ muộn tại phần phía tây đại lục Á-Âu, kéo dài từ 160.000 đến 40.000 BP song nếu kỹ nghệ tiền thân Levallois hoặc Levallois-Mousteri được bao gồm thì khoảng thời gian xuất hiện sớm tận 300.000 hoặc 200.000 BP. Kỹ nghệ Mousteri sau bị thay thế bởi văn hóa Aurignac (khoảng 43.000–28.000 BP) của "Homo sapiens".
Lâm Bân Lâm Bân (; sinh năm 1961) là một doanh nhân người Trung Quốc, đồng sáng lập và phó chủ tịch của Xiaomi. Lâm Bân tốt nghiệp khoa điện tử vô tuyến của Đại học Trung Sơn. Sau đó, ông nhận bằng thạc sĩ khoa học máy tính tại Đại học Drexel. Sau khi tốt nghiệp, Lâm Bân bắt đầu làm việc tại Microsoft, nơi ông làm việc trên Internet Explorer. Từ năm 2006 đến năm 2010, Lâm Bân làm giám đốc kỹ thuật tại Google. Năm 2010, ông cùng với Lôi Quân thành lập công ty Xiaomi. Năm 2019, ông trở thành phó chủ tịch của công ty. Lâm Bân lọt vào Danh sách tỷ phú Forbes năm 2022 với tài sản ước tính 5,1 tỷ đô la và chiếm vị trí thứ 536.
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa là một tuyến đường tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, nối từ cầu Công Lý (Quận 3) đến đường Võ Văn Kiệt (Quận 1). Tuyến đường này cùng với đường Nguyễn Văn Trỗi trên địa bàn quận Phú Nhuận là trục giao thông quan trọng kết nối sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với trung tâm thành phố. Vị trí. Tuyến đường này bắt đầu từ đầu cầu Công Lý bắc qua kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đi theo hướng đông nam đến đường Điện Biên Phủ. Từ đây, tuyến đường trở thành một chiều, tiếp tục đi thẳng qua trước cổng Dinh Độc Lập rồi cắt qua hai con đường lớn tại khu vực trung tâm thành phố là Lê Lợi, Hàm Nghi và kết thúc tại đường Võ Văn Kiệt ven kênh Bến Nghé, ngay đầu đường hầm sông Sài Gòn phía Quận 1. Lịch sử. Đây là một trong những con đường có lịch sử lâu đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng khi người Pháp quy hoạch đô thị Sài Gòn vào thế kỷ 19. Ban đầu, đường có tên là đường số 26, đến năm 1865 được đổi thành đường Impératrice, năm 1870 lại đổi thành đường Mac Mahon. Tên đường Mac Mahon được đặt theo tên Thống chế Pháp Patrice de Mac Mahon, còn được người Sài Gòn bấy giờ đọc một cách khôi hài là "Mặt má hồng". Lúc này, đường chỉ kéo dài đến đường Trần Quốc Toản ngày nay, tương tự đường Pasteur. Cuối thập niên 1930, một thời gian sau khi sân bay Tân Sơn Nhất khai thác các chuyến bay quốc tế, để tăng kết nối giữa sân bay với thành phố Sài Gòn, chính quyền đã cho xây dựng đường Mac Mahon nối dài ("rue Mac-Mahon prolongée"), con đường được khánh thành vào năm 1938. Năm 1945, sau khi tái chiếm Sài Gòn, người Pháp lại đổi tên đoạn đường từ đường Lý Tự Trọng đi về hướng sân bay thành đường Général de Gaulle, đoạn còn lại về hướng rạch Bến Nghé vẫn mang tên Mac Mahon. Đến năm 1952, đại tướng Jean de Lattre de Tassigny qua đời, chính quyền đặt tên đường Maréchal de Lattre de Tassigny cho đoạn đường từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến rạch Bến Nghé. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai đường Général de Gaulle và Maréchal de Lattre de Tassigny thành đường Công Lý. Riêng đoạn từ cầu Công Lý đi sân bay (thuộc tỉnh Gia Định) lúc này được đặt thành đường Ngô Đình Khôi, đến năm 1963 đổi thành đường Cách Mạng 1-11 (theo sự kiện Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963). Năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời nhập hai con đường Công Lý và Cách Mạng 1-11 thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, kéo dài từ rạch Bến Nghé đến đường Hoàng Văn Thụ. Đến ngày 4 tháng 4 năm 1985, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại quyết định cắt đoạn đường từ cầu Công Lý đến đường Hoàng Văn Thụ đặt thành đường Nguyễn Văn Trỗi như hiện nay. Cùng với việc đổi tên đường Tự Do thành đường Đồng Khởi, việc đổi tên đường Công Lý thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào năm 1975 đã được nhiều người Sài Gòn truyền miệng nhau qua câu vè: "Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên diệt Tự Do!" như một cách mỉa mai, châm biếm. Tình trạng tuyến đường. Ngày 8 tháng 10 năm 2003, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt dự án cải tạo mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi, đoạn từ đường Trường Sơn đến đường Điện Biên Phủ với chiều dài 3,8 km, dự kiến hoàn thành vào năm 2005. Tuy nhiên trên thực tế, đến cuối năm 2005 tuyến đường mới được khởi công mở rộng. Công trình được khánh thành vào ngày 7 tháng 2 năm 2010. Xem thêm. - Cầu Công Lý - Đường Pasteur, Thành phố Hồ Chí Minh
Sân vận động tỉnh Fukui
Sân vận động bóng chày Fukushima Azuma Sân vận động bóng chày Fukushima Azuma là một sân vận động đa chức năng nằm ở thành phố Fukushima, Nhật Bản. Mở cửa vào năm 1986, nơi đây được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng chày và có sức chứa 30.000 khán giả.
Dinh Tổng thống Hàn Quốc Dinh Tổng thống Hàn Quốc (, "Đại Hàn Dân quốc Đại thống lĩnh Chấp vụ thất")là nơi ở và nơi làm việc chính thức của Tổng thống Hàn Quốc. Dinh thực này hiện tại nằm ở địa chỉ số 22 Itaewon-ro, Quận Yongsan, Seoul. Tòa dinh thự được khai trương vào tháng 11 năm 2003, tổng diện tích là 276.000 mét vuông, ban đầu được sử dụng là trụ sở của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Sau lễ nhậm chức của tổng thống Yoon Suk-yeol vào tháng 5 năm 2022, chức năng công thự làm nơi ở và làm việc chính thức của Tổng thống Hàn Quốc được chuyển đổi từ Nhà Xanh (hay Cheong Wa Dae) và được thay thế bằng tòa nhà hiện tại.
Sân vận động bóng chày Chiyodai Sân vận động bóng chày Chiyodai là một sân vận động bóng chày nằm ở thành phố Hakodate, Hokkaidō, Nhật Bản. Sân hiện có sức chứa 20,000 khán giả.
Sân vận động bóng chày tỉnh Gifu Sân vận động bóng chày tỉnh Gifu là một sân vận động đa năng nằm ở thành phố Gifu, Nhật Bản. Mở cửa vào năm 1930, hiện nơi đây được sử dụng chủ yếu cho các trận bóng chày và có sức chứa 30.000 khán giả. Liên kết ngoài. - Hình ảnh về sân vận động
Sân vận động bóng chày Nagasaki
Kiseki (bài hát GReeeeN) Kiseki(キセキ, của "奇跡(phép màu)" và "軌跡(quỹ đạo)") là đĩa đơn thứ bảy của GReeeeN trong tổng số. Phát hành vào ngày 28 tháng 5 năm 2008. Đây là bài hát chủ đề của bộ phim truyền hình "" (phát sóng từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 26 tháng 7 năm 2008) về chủ đề bóng chày của trường trung học. Trên bảng xếp hạng đĩa đơn Oricon ngày 9 tháng 6 năm 2008, GReeeeN đã giành vị trí đầu tiên kể từ khi ra mắt với tư cách là một đĩa đơn và album. . Ngoài ra, bài hát còn đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng đĩa đơn thường niên 2008 Oricon. Năm thứ hai liên tiếp vào năm 2008 và 2009, Kiseki đứng đầu trong bảng xếp hạng karaoke hàng năm của Oricon. Ngoài ra, đĩa đơn này còn đứng ở vị trí số 1 trên Bảng xếp hạng Karaoke hàng tuần của Oricon vào ngày 28 tháng 12 năm 2009, và tiếp tục giữ vị trí số 1 trong hơn 5 tháng liên tiếp. Liên kết ngoài. - Video âm nhạc "Kiseki" - YouTube
Sân vận động Yokosuka Sân vận động Yokosuka là một sân vận động bóng chày nằm ở thành phố Yokosuka, Nhật Bản. Mở cửa vào năm 1949, nơi đây là sân nhà của câu lạc bộ Yokohama DeNA Baystars thi đấu tại Eastern League. Sân được sửa chữa lại vào năm 1997.
Công tước Edinburg Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Vương tế Philip, Công tước xứ Edinburgh (còn gọi là Vương tôn Filippos của Hy Lạp và Đan Mạch; 10 tháng 6 năm 1921 – 9 tháng 4 năm 2021) là chồng của Nữ vương Elizabeth II từ ngày 20 tháng 11 năm 1947, và là phối ngẫu của Nữ vương từ ngày 6 tháng 2 năm 1952. Trước đây Philip là vương tôn của Hy Lạp và Đan Mạch, và vì vậy là thành viên của Nhà Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg của Đan Mạch-Đức, nhưng đã từ bỏ tước hiệu này ngay trước khi kết hôn và lấy họ ông bà ngoại, để được gọi là Đại úy Philip Mountbatten. Trước ngày cưới, Philip được Quốc vương George VI trao tước hiệu "His Royal Highness" rồi trở thành Công tước xứ Edinburgh, Bá tước xứ Merioneth và Nam tước Greenwich vào ngày hôm sau. Nữ vương Elizabeth đã phong Philip làm Prince of the United Kingdom năm 1957. Là chồng của một Nữ vương thường xuyên đi công du và là người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, Vương tế Philip thường xuất hiện trước công chúng, và là một hình ảnh công chúng nổi tiếng trong các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung. Ông là "vị phối ngẫu của Quân chủ phục vụ lâu nhất nước Anh" và là người bạn đời lớn tuổi nhất của một quân vương đang trị vì. Những lời bình luận của ông trước công chúng nhiều lần khiến Vương tế nổi tiếng vì chúng gây tranh cãi. Ngoài phận sự Vương thất, Công tước xứ Edinburgh cũng là người bảo trợ của nhiều tổ chức, trong đó có Giải thưởng Công tước xứ Edinburgh và Các trường đại học của Cambridge và Edinburgh. Cụ thể, từ sau chuyến thăm Quần đảo phía nam Nam cực vào năm 1956, ông đã cống hiến cả đời mình để kêu gọi sự chú ý của công chúng về mối quan hệ giữa nhân loại và môi trường. Ông cũng xuất bản và diễn thuyết tại nhiều nơi từ hơn nửa thế kỷ nay về chủ đề này. Thời trẻ[sửa | sửa mã nguồn]. Vương tôn Philip (tiếng Hy Lạp: Φίλιππος, "Fílippos") của Hy Lạp và Đan Mạch chào đời vào ngày 10 tháng 6 năm 1921 tại Mon Repos, thành phố Corfu, Hy Lạp. Có cha là Vương tử Andreas của Hy Lạp và Đan Mạch, còn mẹ là Công tôn nữ Alice xứ Battenberg. Philip là con trai duy nhất đồng thời là con út trong số năm người con. Bốn chị gái của Philip là Margarita, Theodora, Cecilie, and Sophie. Philip được rửa tội theo nghi thức Chính thống giáo Hy Lạp tại Nhà thời Thánh George ở Pháo đài Cổ ở Corfu. Tuy nhiên, sau đó, Hy Lạp lâm vào chiến tranh, Thổ Nhĩ Kỳ thắng trận trong chiến tranh Hy Lạp–Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 22 tháng 9 1922, bác của Philip là Quốc vương Konstantinos I của Hy Lạp bị ép phải thoái vị. Cuộc sống của gia đình ông bị đe dọa, và mẹ ông phải chịu sự giám sát. Tháng 12, một tòa án cách mạng đã trục xuất Vương tử Andreas khỏi Hy Lạp. Hải quân Vương thất Anh phải sơ tán gia đình ông bằng tàu HMS Calypso (D61), Philip được đặt trong chiếc giường nhỏ làm từ hộp đựng trái cây. Gia đình Philip định cư tại vùng ngoại ô Paris, Pháp và ở nhà của người dì giàu có Công chúa Marie Bonaparte. Học vấn[sửa | sửa mã nguồn]. Trường Gordonstoun, nơi Philip đã từng theo học The Elms là ngôi trường mà Philip theo học đầu tiên, một trường học Mỹ ở Paris do Donald MacJannet điều hành. Năm 1928, ông được chuyển đến Vương quốc Anh để theo học tại trường Cheam. Trong ba năm tiếp theo, bốn chị gái của ông kết hôn với các quý tộc Đức và chuyển đến Đức. Mẹ ông bị chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần phân liệt và được đưa vào một trại tị nạn, còn cha ông thì cư trú ở Monte Carlo. Philip ít liên lạc với mẹ trong những ngày còn lại của thời thơ ấu. Năm 1933, ông được gửi đến Schule Schloss Salem ở Đức, nơi có "lợi thế tiết kiệm học phí" vì nó thuộc sở hữu của gia đình anh rể của ông, Berthold, Bá tước xứ Baden. Với sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc xã ở Đức, nhà sáng lập cồng đồng người Do Thái, Kurt Hahn, đã trốn chạy cuộc đàn áp và thành lập trường Gordonstoun ở Scotland, nơi Philip chuyển đến sau hai nhiệm kỳ tại Salem. Phục vụ quân sự và thời chiến[sửa | sửa mã nguồn]. Philip phục vụ trên tàu HMS Valiant trong Trận chiến Địa Trung Hải. Sau khi rời Gordonstoun vào đầu năm 1939, Philip hoàn thành nhiệm kỳ là một sĩ quan tại trường Đại học Hải quân Vương thất ở Dartmouth, sau đó trở về Hy Lạp, sống với mẹ ở Athens trong một tháng vào giữa năm 1939. Ông tốt nghiệp Đại học Dartmouth năm sau với tư cách là học viên giỏi nhất trong khóa học của mình. Ông dành bốn tháng cho chiến hạm HMS Ramillies, bảo vệ các đoàn xe của Lực lượng Viễn chinh Úc ở Ấn Độ Dương, sau đó là các bài đăng ngắn hơn về HMS Kent, trên HMS Shropshire và ở Ceylon. Sau cuộc xâm lược Hy Lạp của Ý vào tháng 10 năm 1940, ông được chuyển từ Ấn Độ Dương sang tàu chiến HMS Valiant trong Hạm đội Địa Trung Hải. Hôn nhân[sửa | sửa mã nguồn]. Xem thêm thông tin: Đám cưới của Nữ vương Elizabeth và Philip Mountbatten Năm 1939, vua George VI và Nữ vương Elizabeth có chuyến tham quan Royal Naval College, Darthmouth (đại học Hải quân Vương thất Dartmouth). Chính trong chuyến thăm này, Nữ vương và Louis Mountbatten nhờ cháu trai Philip hộ tống hai cô con gái Elizabeth và Margaret. Elizabeth bắt đầu đem lòng yêu Philip, và họ bắt đầu thư từ qua lại với nhau khi cô 13 tuổi. Mùa hè năm 1946, Philip xin phép Quốc vương được cưới con gái của ông. Quốc vương chấp thuận, với điều kiện rằng sau sinh nhật 21 tuổi của Elizabeth vào tháng 4 năm sau thì mới được phép tổ chức lễ đính hôn chính thức. Tháng 3 năm 1947, Philip từ bỏ tước hiệu vương thất Hy Lạp và Đan Mạch của mình, lấy họ mẹ là Mountbatten, trở thành một công dân Anh. Lễ đính hôn được công bố trước công chúng vào ngày 10 tháng 7 năm 1947. Philip kết hôn với Elizabeth vào ngày 20 tháng 11 năm 1947. Ngay trong lễ cưới, ông được phong tước Công tước xứ Edinburgh và được tôn xưng Vương gia Điện hạ. Cuộc hôn nhân không diễn ra suôn sẻ: Philip theo Chính thống giáo Hy Lạp, là những người quý tộc nhưng đã suy tàn, mất hết tài sản và có các chị em gái kết hôn với những quý tộc Đức có liên hệ với Đức quốc xã. Mẹ của Elizabeth, trong những cuốn tự truyện về sau, được nói rằng đã phản đối mối lương duyên này, thậm chí còn gọi Philip là "gã người Đức" (nguyên văn: "The Hun") dù sau này, bà lại mô tả Philip với cách thân mật hơn: "một quý ông người Anh" ("an English gentleman"). Cha của Elizabeth, George VI, đã đồng ý cho cuộc hôn nhân, nhưng phải giữ bí mật và bị trì hoãn đến khi Elizabeth 21 tuổi. Việc Khối thịnh vượng chung chưa hoàn toàn hồi phục sau chiến tranh buộc nên Vương nữ đã phải để dành các phiếu được phân phối để mua vật liệu may váy cưới. Tuy vậy, lễ cưới của hai người vẫn diễn ra suôn sẻ, và đó được xem là tia hy vọng đầu tiên của sự tái sinh sau chiến tranh. Sức khỏe[sửa | sửa mã nguồn]. Những người hâm mộ và theo dõi vương thất khá lo lắng khi Vương tế Philip phải nhập viện tại bệnh viện King Edward VII vào ngày 20 tháng 12 năm 2019, ở tuổi 98. Trong khi đó, Nữ vương thì tới Sandringham để bắt đầu kì nghỉ Giáng sinh của mình. Theo thông cáo từ vương thất, Philip phải nhập viện để điều trị cho một tình trạng tồn tại từ trước. May mắn thay, Công tước xứ Edinburgh đã được xuất viện vào ngày 24, vừa đúng lúc để tận hưởng Giáng sinh cùng gia đình. Vào ngày 28 tháng 12, Thân vương Charles cùng với Nữ vương, Vương nữ Anne và Nữ Bá tước xứ Wessex khi đến nhà thờ St. Mary Magdalene tại Sandringham đã cho những người hâm mộ vương thất biết về tình hình của cha mình. Trước khoảng 1500 người đang đợi gia đình vương thất ở ngoài nhà thờ, có một người hỏi về sức khỏe của Philip, Charles mỉm cười và nói: "Tốt hơn rất nhiều". Mối quan hệ giữa các dòng tộc[sửa | sửa mã nguồn]. Philip và Elizabeth có mối quan hệ ba đời với nhau. Tổ tiên của họ đều là Christian IX của Đan Mạch (Nhà Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg): ông là ông cố của Philip, cũng là ông sơ của Elizabeth. Vì vậy, theo nhánh này, Elizabeth gọi Philip là "chú". Philip và Elizabeth còn có quan hệ ba đời với nhau khi có chung một bà sơ, Victoria của Anh (Nhà Hanover) (Philip là hậu duệ của Vương nữ Alice, Đại Công tước Phu nhân xứ Hesse (Nhà Sachsen-Coburg và Gotha), Elizabeth là hậu duệ của Edward VII (Nhà Windsor). Theo nhánh này, Elizabeth là "chị", Philip là "em". Philip cũng có cùng huyết thống với Quôc vương Felipe VI của Tây Ban Nha (nhà Bourbon), khi ông đều là hậu duệ của Victoria của Anh và Christian IX của Đan Mạch. Trên danh nghĩa, Philip còn có huyết thống với nhà Romanov. Mẹ của Nicholas II là Hoàng thái hậu Maria Feodorovna (nhà Romanov) cũng là con của Christian IX của Đan Mạch. Vợ của Nicholas II và Hoàng hậu Alexandra Feodorovna (nhà Romanov) là con của Vương nữ Alice, Bà Đại Công tước xứ Hesse, tức bà cố của Philip. Vào năm 1993, khi người ta đã biết được mộ của gia đình Nicholas II bị ám sát, Vương tế Philip thậm chí đã đưa mẫu xét nghiệm máu của mình cho các nhà khoa học. DNA của ông khớp với lại Hoàng hậu Alexandra và ba cô con gái, giúp xác định danh tính của họ. Ngoài ra, bà nội của ông là Nữ Đại Công tước Olga Constantinovna (nhà Romanov) cũng có xuất thân từ triều đại Romanov của Nga. Bà là cháu nội của Nicholas I (nhà Romanov). Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]. Bài chi tiết: Cái chết của Vương tế Philip Philip qua đời ngày 9 tháng 4 năm 2021, thọ 99 tuổi, là "vị phối ngẫu phò tá quân chủ lâu nhất trong lịch sử Anh Quốc". Theo kế hoạch, tang lễ Hoàng thân Philip được tổ chức vào ngày 17 tháng 4 năm 2021, và chỉ giới hạn 30 người được phép tham dự để đảm bảo các yếu tố phòng dịch Covid-19. Lễ tang được phát sóng trực tiếp. Tuy nhiên, với con số 100.000 đơn khiếu nại về việc BBC đưa tin thái quá về tang lễ của Hoàng thân Philip sẽ trở hành chương trình phát sóng bị phàn nàn nhiều nhất trong lịch sử của BBC. Kỷ lục trước đây vốn thuộc về bộ phim "Jerry Springer: The Opera" với hơn 63.000 đơn khiếu nại vào năm 2005. Ngày 10 tháng 6 năm 2021, ông Boris Johnson gửi lời xin lỗi đến Nữ hoàng Elizabeth vì mở tiệc thâu đêm ngay trước ngày tang lễ của Hoàng thân Philip, phu quân của bà, vào năm trước đó (tức 2021). Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]. - 10 tháng 6 năm 1921 – 18 tháng 3 năm 1947: "His Royal Highness" Vương tôn Philip của Hy Lạp và Đan Mạch - 18 tháng 3 năm 1947 – 19 tháng 11 năm 1947: "Lieutenant" Philip Mountbatten - 19 tháng 11 năm 1947 – 20 tháng 11 năm 1947: "His Royal Highness" Sir Philip Mountbatten - 20 tháng 11 năm 1947 – 22 tháng 2 năm 1957: "His Royal Highness" Công tước xứ Edinburgh - 22 tháng 2 năm 1957 – 9 tháng 4 năm 2021: "His Royal Highness" Philip, Vương tế Anh Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]. Philip cũng là tác giả của một số tác phẩm: - "Selected Speeches – 1948–55" ISBN - "Selected Speeches – 1956–59" (1960) - "Birds from Britannia" (1962) (còn có nhan đề "Seabirds from Southern Waters" khi xuất bản tại Hoa Kỳ) ISBN - "Wildlife Crisis" (1970) ISBN (đồng tác giả với James Fisher) - "The Environmental Revolution: Speeches on Conservation, 1962–1977" (1978) ISBN - "Competition Carriage Driving" (1982) (xuất bản tại Pháp năm 1984) ISBN - "A Question of Balance" (1982) ISBN - "Men, Machines and Sacred Cows" (1984) ISBN - "A Windsor Correspondence" (1984) ISBN (đồng tác giả với Michael Mann) - "Down to Earth: Collected Writings and Speeches on Man and the Natural World 1961–87" (1988) (ngoài ra còn có bản bìa mềm năm 1989, bản tiếng Nhật năm 1992) ISBN - "Survival or Extinction: A Christian Attitude to the Environment" (1989) ISBN (đồng tác giả với Michael Mann) - "Driving and Judging Dressage" (1996) ISBN - "30 Years On, and Off, the Box Seat" (2004) ISBN Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]. 1. ^ Là một thành viên hoàng gia đã được phong tước, Philip không sử dụng họ, nhưng, trong trường hợp "có" sử dụng, đó là họ mà ông đã dùng khi trở thành công dân Anh, Mountbatten 2. ^ "Captain General Royal Marines" là người đứng đầu trên danh nghĩa của lực lượng Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh. 3. ^ Philip đeo lon trung tá ("commander") của Hải quân Hoàng gia Anh trong thời gian tại ngũ. Các cấp bậc còn lại đều là những cấp bậc mang tính danh dự. 4. ^ Báo đài Việt Nam thường gọi Vương tế Philip theo kiểu hoàng thất thành "Hoàng tế Philip" hay "Hoàng thân Philip". 5. ^ Chuyển tự của Φίλιππος 6. ^ Ông sinh ngày 10 tháng 6 năm 1921 theo Lịch Gregory. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Hy Lạp vẫn dùng Lịch Julius; và chưa chuyển sang Gregory cho đến ngày 1 tháng 3 năm 1923. Giấy chứng sinh của ông ghi ngày Julius là 28 tháng 5 năm 1921. 7. ^ Vì nước Anh có chiến tranh với Đức, các gia đình quý tộc gốc Đức đều từ bỏ tên tiếng Đức và đổi thành một tên thuần Anh hơn. Ví dụ cái tên Mountbatten là được đổi từ Battenberg, còn Windsor được đổi từ Sachsen-Coburg và Gotha. 8. ^ "Huns", tức người Hung – dân tộc du mục đền từ Trung Á đã góp phần làm Đế quốc Tây La Mã sụp đổ, là cách gọi khinh miệt của người Anh đối với người Đức trong khoảng thời gian hai nước đối địch lẫn nhau. Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]. 1. ^ 2. ^ Jydske Tidende, ngày 18 tháng 5 năm 1986, tr. 36. 3. ^ Brandreth, tr. 56. 4. ^ Alexandra, tr. 35–37; Heald, tr. 31; Vickers, tr. 176–178 5. ^ Boothroyd, Basil (1971). "Prince Philip: An Informal Biography" (First American ed.). New York: McCall Publishing Company. 6. ^ Brandreth, tr. 66; Vickers, tr. 205 7. ^ Eade, tr. 104 8. ^ Brandreth, tr. 67 9. ^ Prince Philip được trích dẫn trong Brandreth, tr. 72 10. ^ Brandreth, tr. 72 11. ^ Heald, tr. 42 12. ^ Eade, tr. 132–133. 13. ^ Heald, tr. 60 14. ^ Vương hậu Aleksandra của Nam Tư, Heald, tr. 57 dẫn. 15. ^ Brandreth, tr. 132–136, 166–168. 16. ^ Brandreth, tr. 183. 17. ^ Heald, tr. 77. 18. ^ Heald, tr. xviii 19. ^ 20. ^ 21. ^ Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]. - Alexandra of Yugoslavia (1959). "Prince Philip: A Family Portrait". London: Hodder and Stoughton. - Boothroyd, Basil (1971). "Prince Philip: An Informal Biography". New York: McCall. ISBN - Brandreth, Gyles (2004). "Philip and Elizabeth: Portrait of a Marriage". London: Century. ISBN - Eade, Philip (2011). "Prince Philip: The Turbulent Early Life of the Man Who Married Queen Elizabeth II". New York: St. Martin's Griffin. ISBN - Heald, Tim (1991). "The Duke: A Portrait of Prince Philip". London: Hodder and Stoughton. ISBN - Lacey, Robert (2002). "Royal: Her Majesty Queen Elizabeth II". London: Little, Brown. ISBN - Vickers, Hugo (2000). "Alice, Princess Andrew of Greece". London: Hamish Hamilton. ISBN Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]. - Philip, duke of Edinburgh (British prince) tại "Encyclopædia Britannica" (tiếng Anh) - Royal.gov.uk- HRH Prince Philip, Duke of Edinburgh - Duke of Edinburgh Award Lưu trữ 2006-02-14 tại Wayback Machine - Philip, Vương tế Anh trên Internet Movie Database - Trang này được sửa đổi lần cuối vào ngày 18 tháng 5 năm 2022 lúc 15:30. - Văn bản được phát hành theo ; có thể áp dụng điều khoản bổ sung. Với việc sử dụng trang web này, bạn chấp nhận Điều khoản Sử dụng và Quy định quyền riêng tư. Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận. - Quy định quyền riêng tư - Phiên bản di động - Lập trình viên - Thống kê - Tuyên bố về cookie
Vị ngọt Macchiato Vị ngọt Macchiato () là một bộ phim thần tượng Đài Loan với sự góp mặt của các thành viên hai nhóm Bổng Bổng Đường và Hey Girl. Phim được chiếu trên đài Dân thị (FTV) ở Đài Loan từ 15 tháng 7 năm 2007 đến 7 tháng 10 năm 2007 và trên kênh truyền hình cáp Vệ thị Trung văn. Ngoài ra phim còn được chiếu ở Trung Quốc trên kênh Xing Kong. Liên kết ngoài. - Trang chủ chính thức của phim "Vị ngọt Macchiato" - Vị ngọt Macchiato@STAR Chinese Channel
Ga Noksapyeong Ga Noksapyeong (Văn phòng Yongsan-gu) (Tiếng Hàn: 녹사평(용산구청)역) là ga tàu điện ngầm trên Tuyến số 6 của Tàu điện ngầm Seoul. Nó nằm ở cuối phía đông của Yongsan Garrison và cuối phía tây của Itaewon. Đây là nhà ga chính phục vụ cộng đồng Haebangchon và Hoenamu-gil, được biết đến là nơi có lượng người nước ngoài đáng kể. Nhà ga này có lượng hành khách thấp do vị trí của nó, nhưng được chú ý bởi thiết kế nội thất ấn tượng. Nó có năm tầng ngầm và một mái vòm bằng kính trên đỉnh tòa nhà cho phép ánh sáng mặt trời chiếu xuyên suốt nhà ga.
Tobira Tobira (扉, cửa) là một bài hát của GReeeeN. Phát hành đĩa đơn thứ 8 vào ngày 3 tháng 12 năm 2008. Được phát hành lần đầu tiên sau nửa năm kể từ đĩa đơn thứ 7 "Kiseki" phát hành vào ngày 28 tháng 5 cùng năm. Anh đã giành được vị trí thứ 2 cao nhất trong bảng xếp hạng đĩa đơn hàng tuần của Oricon vào ngày 15 tháng 12 năm 2008. Video quảng cáo được đặt trong bối cảnh quay video ca nhạc của "Tobira", và đó là một câu chuyện xem một người mới đến AD cố gắng quay không chậm trễ trong khi tức giận với các nhân viên xung quanh. GReeeeN Bốn người nước ngoài được tuyển chọn bởi buổi thử giọng trong vai chính anh ấy sẽ xuất hiện. Trong PV, họ hát bài hát này như thể họ là một bài hát của chính họ, nhưng ở cuối video quảng bá, họ lại nói rằng họ không phải là GReeeeN thật mà bản thân GReeeeN cũng là người Nhật ... Ban đầu, người ta nghĩ rằng bốn người Nhật Bản sẽ được bổ nhiệm cùng với các thành viên, nhưng do nhận định là "gây hiểu lầm cho người hâm mộ", người nước ngoài đã được bổ nhiệm. Liên kết ngoài. - Video âm nhạc "Tobira" - YouTube
Nguyễn Quang Hưng Nguyễn Quang Hưng (hay còn gọi là Hưng Bầu) là một nhạc sĩ, nghệ sĩ ưu tú đàn bầu người Việt Nam. Anh có nhiều hoạt động nghệ thuật đáng chú ý tại VIệt Nam như biểu diễn đàn bầu, dàn dựng sân khấu, đạo diễn âm nhạc cho phim. Tiểu sử. Nguyễn Quang Hưng sinh năm 1982 và lớn lên tại xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Dù sinh ra trong gia đình không có truyền thống nghệ thuật nhưng anh được khuyến khích niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ. Anh từng có 3 năm sinh hoạt và học đàn bầu tại Cung Văn hóa thiếu nhi tỉnh Nam Định Nguyễn Quang Hưng theo học đàn bầu tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong 12 năm. Anh sáng tác ca khúc đầu tay "Tìm về tuổi thơ" và giành giải Nhất cuộc thi Sáng tác trẻ mảng ca khúc do Nhạc viện này tổ chức năm 2004. Sự nghiệp. Trong thời gian học tập tại học viện âm nhạc, anh luôn được tham gia biểu diễn nhiều chương trình nghệ thuật trong những ngày kỷ niệm lớn của Việt Nam. Anh còn được cử đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Bỉ, Luxembourg, Ai Cập, Na Uy, Thụy Điển, trong đó đáng chú ý là Festival Tài năng âm nhạc trẻ Na Uy - Việt Nam - Ấn Độ tại 3 nước vào năm 2004. Khi đang là sinh viên đàn bầu tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nguyễn Quang Hưng đã sáng tác và đạo diễn âm nhạc cho phim "Ma làng" của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần. Năm 2016, Nguyễn Quang Hưng là nghệ sĩ khách mời đặc biệt tham dự Liên hoan Âm nhạc châu Âu tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Anh cũng từng góp mặt trong chương trình biểu diễn phục vụ Đại hội đồng Nghị viện thế giới IPU132 tại Việt Nam. Anh cũng là Đạo điễn âm nhạc cho chương trình hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc của các đoàn nghệ thuật tỉnh Hòa Bình, đoàn Quan họ Bắc Ninh 2018, và xây dựng các tiết mục hát độc tấu, hát nhóm cho Đoàn ca múa nhạc Việt Nam. Anh cũng đã mạnh dạn xây dựng một trang web với mong muốn giúp nhiều người có thể tiếp cận và thỏa mãn đam mê với cây đàn bầu. Trong sáng tác nhạc phim, Nguyễn Quang Hưng nổi danh với những ca khúc mang âm hưởng dân ca và đặc biệt được biết đến với vai trò đạo diễn âm nhạc cho các bộ phim như "Gió làng Kình" hay "Ma làng". Nguyễn Quang Hưng từng nhận lời làm đạo diễn âm nhạc cho bộ phim "Thương nhớ ở ai" của đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ Thịnh, bộ phim đoạt giải Cánh diều. Sau nhiều lần chỉnh sửa và thay đổi nhiều cách phối, anh ra mắt bản nhạc hoàn chỉnh với tựa đề "Trầu không". "Trầu không" được thể hiện qua giọng hát của nữ ca sĩ Hồng Duyên, được coi là một phần không thể thiếu góp phần tạo nên thành công cho bộ phim này khi đoạt giải Cánh diều. Anh cũng đã sáng tác một số ca khúc theo đơn đặt hàng cho các đoàn nghệ thuật và đem về huy chương vàng cho các nghệ sĩ tham dự hội diễn như: "Tâm tình người lính", "Hội xuân, Thương kiếp con tằm, Suối nguồn"... Anh là giám đốc âm nhạc của các đêm nhạc đáng chú ý “Nụ cười mắt lá”, “Khúc ru thời gian”... Trong một đêm nhạc, Nguyễn Quang Hưng đã mashup bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh Cây trúc xinh và Attention của Charlie Puth bằng đàn bầu. Thành tích. - Giải Nhất cuộc thi Sáng tác trẻ mảng ca khúc do học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức năm 2004 - Huy chương vàng tác phẩm “suối nguồn” (đoàn nghệ thuật Hòa Bình) - Huy chương vàng liên hoan Tâm tình người lính (đoàn nghệ thuật Biên phòng) - Giải Nhất cuộc thi Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ truyền thống toàn quốc năm 2008 tại Hà Nội - Nghệ sĩ ưu tú (2019) Nhận định. Báo "Hànộimmới" nhận xét rằng "Nguyễn Quang Hưng kiên trì, bền bỉ, say mê, tâm huyết với dòng nhạc dân tộc rồi thành công ở cả lĩnh vực sáng tác lẫn biểu diễn". Báo "Công an Nhân dân" cho biết "suốt hơn 20 năm đam mê, đắm đuối và sáng tạo theo cách của riêng mình, Nguyễn Quang Hưng giờ đây đang tràn đầy năng lượng và niềm tin trên con đường âm nhạc phía trước". Nguyễn Quang Hưng cũng từng được nhắc đến trong cuốn sách tự tuyện "Nhắm mắt nhìn sao" của nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương. Hà Chương nhận xét anh là "người đang cho thấy độ chín trong biểu diễn đàn bầu", đồng thời nhận định tiếng đàn bầu của anh là "ngọt ngào, nũng nịu". Liên kết ngoài. - Podcast của Đài tiếng nói Việt Nam: "Nhạc sĩ Nguyễn Quang Hưng"
Đặng Sĩ Khiêm Đặng Sĩ Khiêm (sinh ngày 5 tháng 3 năm 1997 tại Đắk Nông) là một Kỹ sư xây dựng. Anh bắt đầu sự nghiệp với vị trí Kỹ sư Đảm bảo chất lượng. Tiểu sử. Đặng Sĩ Khiêm sinh ra và lớn lên ở xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, có cha và mẹ là người gốc Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Anh từng theo học ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng tại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.
USS Beverly W. Reid (APD-119) USS "Beverly W. Reid" (APD-119/LPR-119) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-722, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Beverly W. Reid (1917-1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Tiêm kích VF-6 trên tàu sân bay , được tặng thưởng Huân chương Chữ thập Hải quân do thành tích trong Trận Midway, và đã mất tích trong Trận chiến Đông Solomon vào ngày 24 tháng 8, 1942. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại vào năm 1967, được xếp lại lớp như là chiếc LPR-119 và hoạt động cho đến năm 1969. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Beverly W. Reid" được đặt lườn như là chiếc DE-722 tại xưởng tàu của hãng Dravo Corporation, ở Pittsburgh, Pennsylvania vào ngày 5 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà Eloise Ziegler, mẹ của Thiếu úy Reid. Đang khi được hoàn thiện tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Company ở Orange, Texas, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-119, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 6, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Gordon D. Kissam. Liên kết ngoài. - NavSource Online: USS "Beverly W. Reid" (APD-119/LPR-119)
USS Kline (APD-120) USS "Kline" (APD-120) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-687, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên thủy thủ Stanley Fly Kline (1901-1942), người từng được biệt phái sang phục vụ cùng đội chống phá hoại trên chiếc HMS "Hartland" (Y00) của Hải quân Hoàng gia Anh trong Chiến dịch Torch tại Bắc Phi, đã tử trận tại Oran, Algeria vào ngày 8 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1947, rồi được chuyển cho Đài Loan năm 1966 và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Trung Hoa dân quốc như là chiếc ROCS "Shou Shan" (PF-37/PF-893/PF-837) (壽山-Thọ Sơn) cho đến năm 1979. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu vào năm 2000. "Kline" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Kline" được đặt lườn như là chiếc DE-687 tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Steel Corp. ở Quincy, Massachusetts vào ngày 27 tháng 5, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 6, 1944, được đỡ đầu bởi bà Hazel Kline, vợ góa thủy thủ Kline. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-120, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 10, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Benjamin F. Uran. Phần thưởng. "Kline" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-687 / APD-120 Kline
USS Raymon W. Herndon (APD-121) USS "Raymon W. Herndon" (APD-121) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-688, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên binh nhất Thủy quân Lục chiến Raymon W. Herndon (1918-1942), người từng phục vụ cùng Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến tại khu vực quần đảo Solomon, đã tử trận tại Guadalcanal vào ngày 14 tháng 9, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được chuyển cho Đài Loan năm 1966 và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Trung Hoa dân quốc như là chiếc ROCS "Heng Shan" (DE-39) (恆山-Hằng Sơn) cho đến năm 1976. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ. "Raymon W. Herndon" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Raymon W. Herndon" được đặt lườn như là chiếc DE-688 tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Steel Corp. ở Quincy, Massachusetts vào ngày 12 tháng 6, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 7, 1944, được đỡ đầu bởi bà Raymon W. Herndon, vợ góa binh nhất Herndon. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-121, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 11, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Samuel E. Hale. Phần thưởng. "Raymon W. Herndon" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive DE-688 / APD-121 Raymon W. Herndon
USS Scribner (APD-122) USS "Scribner" (APD-122) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-689, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan James M. Scribner (1920–1941), người từng phục vụ cùng Liên đội Tuần tra VP-101 tại Philippines, đã tử trận trong một cuộc không kích của đối phương tại đảo Jolo vào ngày 26 tháng 12, 1941 và được truy tặng Huân chương Không lực. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1967. "Scribner" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Scribner" được đặt lườn như là chiếc DE-689 tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Steel Corp. ở Quincy, Massachusetts vào ngày 29 tháng 6, 1944. Đang khi được chế tạo, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-122, và được hạ thủy vào ngày 1 tháng 8, 1944, được đỡ đầu bởi bà Theresa J. Scribner, mẹ của hạ sĩ quan Scribner. Nó nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 11, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Gordon M. Street. Phần thưởng. "Scribner" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-689 / APD-122 Scribner
Đại học Sư phạm Hàng Châu Đại học Sư phạm Hàng Châu (), hay Cao đẳng Sư phạm Hàng Châu, là một trường đại học công lập ở Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Liên kết ngoài. - Hangzhou Normal University Official Website (Chinese) - Editorial review of HTC Chinese program - Nanyang International Business College Singapore
The Rock (kim cương) The Rock là viên kim cương trắng lớn nhất thế giới từng được đấu giá. The Rock là một viên kim cương hình quả lê 228,31 cara gần như không màu được khai thác ở Nam Phi năm 2000. Viên kim cương được mô tả là lớn hơn một quả bóng golf, và được bán đấu giá vào năm 2022 với giá 21,9 triệu đô la. Chi tiết. The Rock là một viên kim cương trắng 228,31 carat đã được phân loại bởi Viện Đá quý Hoa Kỳ. Kim cương có màu G, độ trong VS1. Màu sắc của kim cương trắng có thể dao động từ D đến Z: Màu D là cấp cao nhất của kim cương trắng, là loại hiếm nhất và đắt nhất. Đá có màu G là cấp độ trắng nhất thứ tư của kim cương trắng. Là loại cao nhất trong dải màu gần như không màu và chỉ những người chuyên nghiệp mới có thể nhìn thấy một chút màu sắc trong viên kim cương màu G. Viên kim cương này nặng (2,2 ounce) và có kích thước x . Nó được mô tả là "lớn hơn một quả bóng golf". Lịch sử. The Rock được khai thác và đánh bóng ở Nam Phi năm 2000. Nó được cắt theo hình quả lê đối xứng. Viên kim cương đã được trưng bày ở Dubai, Đài Bắc và Thành phố New York trước khi đến nhà Christie's ở Geneva để đấu giá ngày 11 tháng 5 năm 2022. Ngày 11 tháng 5 năm 2022 Christie's Geneva đã bán đấu giá viên kim cương với giá 21,9 triệu đô la. The Rock là viên kim cương trắng lớn nhất từng được bán đấu giá. Trước đây, viên kim cương trắng lớn nhất 163,41 cara từng được bán với mức giá 33,7 triệu đô la. Chủ sở hữu đến từ Bắc Mỹ và được giấu tên. Tờ "New York Post" mô tả những người bán hàng là một gia đình sưu tập đồ trang sức, những người đã chế tác viên kim cương thành một chiếc vòng cổ tại Cartier. Người mua viên kim cương tại Christie's Geneva là một nhà sưu tập tư nhân giấu tên. Liên kết ngoài. - Video The Rock' diamond
Ngoại giao kinh tế Theo nghĩa hẹp, ngoại giao kinh tế chủ yếu liên quan đến chính sách kinh tế quốc tế, như cách duy trì tài chính toàn cầu ổn định mà không gây ra tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng của thanh niên hoặc bất ổn xã hội; cách kích thích tăng trưởng kinh tế tại các nước kém phát triển đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoại giao kinh tế còn liên quan tới việc áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế, huy động hỗ trợ quốc tế, tài trợ cho các quốc gia khác và thực hiện các quy tắc quốc tế. Nguồn gốc của ngoại giao kinh tế là ngoại giao thương mại. Xuất phát điểm, ngoại giao thương mại chỉ là lĩnh vực của các nhà ngoại giao trong chính phủ, không có sự tham gia của khối tư nhân và xã hội. Trong thời kỳ phương Tây thống trị, cùng với sự chiếm lĩnh của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, mối liên hệ thực dụng giữa kinh tế và chính sách đối ngoại trở nên suy yếu. Tuy nhiên, trong thế kỷ XX, bối cảnh toàn cầu hoá mạnh mẽ và sự thay đổi quyền lực đáng kể đã một lần nữa tạo động lực và điều kiện cho nhà nước tham gia vào chính sách đối ngoại về kinh tế. Kể từ đó, ngoại giao kinh tế bắt đầu phát triển theo dòng chảy của toàn cầu hoá và dần có vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế như ngày nay.(Lê Hồng Hải )
Trần Lam (nhà sản xuất) Trần Lam (tiếng Trung: "陳嵐", tiếng Anh: "Tiffany Chen Lan", sinh ngày 15 tháng 1 năm 1959), tên khai sinh là Trần Minh Anh (tiếng Trung: "陳明英", tiếng Anh: "Tiffany Chen Ming-yin"), là một nữ doanh nhân kiêm nhà sản xuất điện ảnh người Hồng Kông gốc Đài Loan. Bà được biết đến là phó chủ tịch của tập đoàn giải trí Trung Quốc Tinh Mỹ và là vợ của ông trùm Hướng Hoa Cường. Bà từng được tờ "The Hollywood Reporter" của Mỹ bầu chọn là một trong những người phụ nữ có quyền lực nhất trong ngành giải trí.
Tom Rogic Tom Rogic ( ; tiếng Serbia: Томас Петар Рогић, [tômaːs pětar rǒːgitɕ]; sinh ngày 16 tháng 12 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Úc gốc Serbia hiện đang thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Úc và câu lạc bộ Scotland Celtic ở vị trí tiền vệ tấn công. Sinh ra và lớn lên tại Canberra, Rogic đã chơi ở cấp độ trẻ với Tuggeranong United trước khi chơi chuyên nghiệp ở các câu lạc bộ Úc gồm ANU FC và Belconnen United. Năm 2011, Rogic gia nhập Học viện bóng đá Nike sau khi giành chiến thắng trong một giải đấu địa phương. Anh trở lại quê hương vào năm 2012 để chơi cho Central Coast Mariners, trước khi chuyển đến câu lạc bộ Celtic của Scotland vào năm 2013. Anh cũng đã dành thời gian thi đấu dưới dạng cho mượn tại Melbourne Victory. Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, Rogic có buổi chào sân trong màu áo này kể từ năm 2012 trước Hàn Quốc. Anh cũng có tên trong danh sách cầu thủ tham dự Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 và FIFA World Cup 2018.
Hàm successor Trong toán học, hàm successor hay phép successor (tiếng Anh: Successor function hay Successor operation) tăng một số tự nhiên đến số tiếp theo. Hàm successor được ký hiệu là "S", do đó "S"("n") = "n" + 1. Ví dụ, "S"(1) = 2 và "S"(2) = 3. Hàm successor là một trong những thành phần cơ bản được sử dụng để xây dựng một hàm đệ quy nguyên thủy. Các phép successor còn được gọi là zeration trong bối cảnh hyperoperation bậc 0: H("a", "b") = 1 + "b". Trong bối cảnh này, phần mở rộng của zeration là phép cộng, được định nghĩa là successor lặp. "Lưu ý: Hiện nay tên gọi tiếng Việt của hàm successor hiện chưa có một tài liệu nghiên cứu khoa học nào đề cập đến. Nếu có thì chỉ là tên gọi được "bịa đặt" hay "sáng tạo" chứ hoàn toàn không phải là tên gọi có cơ sở." Tổng quát. Phép successor là một phần của ngôn ngữ hình thức được sử dụng để phát biểu các tiên đề Peano, giúp chính thức hóa cấu trúc của các số tự nhiên. Trong cách hình thức hóa này, hàm successor là một phép toán nguyên thủy trên các số tự nhiên, trong đó các số tự nhiên chuẩn và phép cộng được xác định. Ví dụ: 1 được định nghĩa là "S"(0) và phép cộng trên các số tự nhiên được định nghĩa đệ quy bằng: Điều này có thể được sử dụng để tính phép cộng hai số tự nhiên bất kỳ. Ví dụ: 5 + 2 = 5 + "S"(1) = "S"(5 + 1) = "S"(5 + "S"(0)) = "S"("S"(5 + 0)) = "S"("S"(5)) = "S"(6) = 7. Một số cấu trúc của các số tự nhiên trong lý thuyết tập hợp đã được đề xuất. Ví dụ, John von Neumann xây dựng số 0 là tập rỗng {} và số kế tiếp của "n", "S"("n"), là tập "n" ∪ {"n"}. Tiên đề về vô hạn sau đó đảm bảo sự tồn tại của một tập hợp chứa 0 và là đóng đối với "S". Tập hợp nhỏ nhất như vậy được ký hiệu là N và các phần tử của nó được gọi là số tự nhiên. Hàm successor là nền tảng cấp 0 của hệ thống phân cấp Grzegorczyk của hyperoperation, được sử dụng để xây dựng phép cộng, phép nhân, lũy thừa, tetration, v.v. Nó được nghiên cứu vào năm 1986 trong một cuộc điều tra liên quan đến việc tổng quát hóa mẫu cho dãy phép toán. Nó cũng là một trong những hàm nguyên thủy được sử dụng để mô tả đặc tính của khả năng tính toán bằng các hàm đệ quy. Xem thêm. - Successor thứ tự - Successor cơ bản - Toán tử tăng và giảm - Dãy
Vương tộc Na Uy Trong quá khứ lẫn hiện tại, Vương tộc Na Uy ám chỉ gia tộc của quân chủ Na Uy. Năm 1905, liên minh Thụy Điển - Na Uy cáo chung, Vương tử Carl của Nhà Glücksburg được chọn làm quân chủ Na Uy (hiệu là Haakon VII), cấu thành nên vương tộc hiện tại. Ở Na Uy, cần phân biệt giữa "kongehuset" và "kongelige familie". "Kongehuset" bao gồm quân chủ, phối ngẫu của quân chủ, trữ quân, phối ngẫu của trữ quân, và con cả của trữ quân. Trong khi đó, "kongelige familie" bao gồm tất cả người con của quân chủ và phối ngẫu của họ, tất cả người cháu của quân chủ và tất cả anh - chị - em của quân chủ. Trong Tiếng Anh, "kongehuset" được dịch ra là "Royal House", trong khi "kongelige familie" được dịch là "royal family". Cả "House" và "family" trong tiếng Việt có thể ám chỉ đến "gia đình", "dòng họ". "Dòng họ" thì đồng nghĩa với "gia tộc". Dựa vào các định nghĩa như trên, có thể dịch "kongehuset" là Vương Gia, trong khi "kongelige familie" là Vương tộc. Hiện tại, cả Vương Gia và Vương tộc Na Uy đều có được sự tín nhiệm cao trong dân chúng nước này. Lịch sử. Câu chuyện của nền quân chủ Na Uy có thể bắt đầu từ sự thống nhất và thành lập Na Uy cũng như vị vua đầu tiên của nước này - Harald I của vương triều Fairhair. Năm 1163, Đạo luật Kế vị Na Uy được công khai lần đầu, tạo ra khuôn mẫu pháp lý cho việc cho phép một, và chỉ một quân chủ cũng như vương tộc cai trị Na Uy và duy trì điều này thông qua thừa kế. Vào giai đoạn cuối Trung cổ, ba nước Na Uy - Thụy Điển - Đan Mạch có chung một vị quân chủ thông qua Liên minh Kalmar. Năm 1523, Thụy Điển rời khỏi liên minh, nhưng Na Uy và Đan Mạch vẫn ở lại. Giai đoạn 1536-1537, nhà nước chung Đan Mạch - Na Uy được tái lập, cai trị bởi Nhà Oldenburg đóng đô tại Copenhagen. Đến năm 1814, Na Uy bị sáp nhập vào Thụy Điển sau khi nhà nước chung Đan Mạch - Na Uy bị đánh bại trong các cuộc chiến của Napoleon, dẫn đến việc ký kết Hòa ước Kiel. Cũng trong năm này, Na Uy có được một nền độc lập với một quân chủ nội địa, nhưng sớm phải gia nhập vào một liên minh mới với Thụy Điển và chịu sự cai trị của Nhà Bernadotte. Năm 1905, Na Uy hoàn toàn độc lập. Sau một cuộc trưng cầu dân ý, quốc gia này quyết định giữ lại nền quân chủ. Quân chủ đầu tiên là vua Haakon VII (sinh ra ở Đan Mạch), vương hậu đầu tiên là Maud - Vốn là vương nữ của Anh. Từ đó, các hậu duệ của vua Haakon VII đã thành lập nên vương tộc Na Uy hiện tại. Thông qua hôn nhân cũng như các liên minh trong lịch sử, vương tộc Na Uy có mối liên hệ mật thiết đến các vương tộc của Thụy Điển và Đan Mạch. Sợi dây liên kết trực tiếp của vương tộc Na Uy cũng đang tiến gần hơn đến vương tộc Hy Lạp (hiện không còn nắm giữ nền quân chủ Hy Lạp kể từ khi nước này tiến lên nền cộng hòa vào năm 1973) và vương tộc Liên hiệp Anh. Quân chủ hiện tại của Na Uy là vua Harald V, là hậu duệ của tất cả bốn vị vua của Nhà Bernadotte (1818-1905). Nhà Bernadotte là vương tộc Na Uy trước Nhà Glücksburg hiện tại, nên vua Harald V cũng là vị quân chủ Na Uy đầu tiên là hậu duệ của tất cả các vị quân chủ Na Uy từ năm 1818. Các thành viên. Vương Gia bao gồm các thành viên: - Vua Harald V (quân chủ) <br >Vương hậu Sonja (phối ngẫu của quân chủ) - Vương Thái tử Haakon (trữ quân) <br> Vương Thái tử phi Mette-Marit (phối ngẫu của trữ quân) - Vương nữ Ingrid Alexandra của Na Uy (con cả trữ quân) Vương tộc bao gồm các thành viên còn sống chia sẻ huyết thống với quân chủ: - Vương tử Sverre Magnus của Na Uy (cháu trai của quân chủ) - Vương nữ Märtha Louise của Na Uy (con gái của quân chủ) - Maud Angelica Behn (cháu gái của quân chủ) - Leah Isadora Behn (cháu gái của quân chủ) - Emma Tallulah Behn (cháu gái của quân chủ) - Vương nữ Astrid, Bà Ferner (chị gái của quân chủ) Các thành viên thuộc về Vương tộc nhưng đã qua đời bao gồm: - Vương hậu Maud (bà nội của quân chủ hiện tại; qua đời năm 1938) - Märtha của Thụy Điển (mẹ của quân chủ hiện tại; qua đời năm 1954) - Vua Haakon VII (ông nội của quân chủ hiện tại; qua đời năm 1957) - Vưa Olav V (cha của quân chủ hiện tại; qua đời năm 1991) - Vương nữ Ragnhild, Bà Lorentzen (chị gái của quân chủ hiện tại; qua đời năm 2012) - Johan Ferner (anh rể của quân chủ hiện tại; qua đời năm 2015) - Ari Behn (con rể từ 2002 đến 2017 của quân chủ hiện tại, qua đời năm 2019) - Erling Lorentzen (anh rể của quân chủ hiện tại, qua đời năm 2021) Huy hiệu Nhà Vua. Giữ nguyên các họa tiết từ huy hiệu của các vị vua Na Uy thời Trung cổ, quốc huy Na Uy là một trong những quốc huy lâu đời nhất của châu Âu. Hiện tại, quốc huy Na Uy cũng chính là huy hiệu của Nhà Vua và Vương Thái tử nước này. Ngược dòng lịch sử, vua Håkon Già (1217-1263) đã sử dụng huy hiệu có họa tiết bao gồm một tấm khiên và một con sư tử. Năm 1280, vua Eirik Magnusson cho vẽ thêm vào huy hiệu họa tiết vương miện và một cây rìu bạc trên tay con sư tử - Cây rìu được dùng để giết Thánh Olav (một vị thánh tử đạo) trong trận Stiklestad vào năm 1030. Họa tiết trong huy hiệu thay đổi theo năm tháng cùng với dòng thay đổi các trào lưu thiết kế huy hiệu. Cuối thời Trung Cổ, cán của cây rìu dần dài ra và trông giống phủ thương. Phần cán thường được uốn cong để vừa vặn trong họa tiết tấm khiên và đồng xu khắc họa huy hiệu. Năm 1844, việc kiểm định họa tiết trong huy hiệu lần đầu tiên xuất hiện. Huy hiệu chính thức mới, thông qua bởi một đạo luật do chính nhà vua ký tên, loại bỏ họa tiết phủ thương và thay thế bằng họa tiết cây rìu ngắn hơn. Năm 1905, huy hiệu chính thức của Nhà Vua và chính quyền thay đổi thêm một lần nữa: lấy lại họa tiết thời Trung Cổ, với một chiếc khiên hình tam giác và một con sư tử được vẽ ngay thẳng hơn. Khi thể hiện trên cương vị là huy hiệu của Nhà Vua hay huy hiệu của Vương Thái tử, quốc huy của Na Uy sẽ được bổ sung thêm một số họa tiết: Quốc huy sẽ được "đeo" Vương Huân chương Thánh Olav, "khoác" một chiếc Vương bào bằng lông chồn Ecmin (màu tím đối với huy hiệu của Nhà Vua, màu đỏ đối với huy hiệu của Vương Thái tử), và "đội" vương miện của Nhà Vua hoặc của Vương Thái tử. Tuy nhiên, nhà vua không thường xuyên sử dụng huy hiệu. Thay vào đó, monogram (họa tiết chữ lồng) của nhà vua được sử dụng rộng rãi, chẳng hạn như trên quân hàm hay đồng xu. Liên kết ngoài. - The Royal Family and the Royal House of Norway - Official Site of the Norwegian Royal Family (in English) - The Royal House of Norway - Official Site of the Royal House of Norway (Entire Site in English)
Sân vận động Fuji Hokuroku Vào năm 2000, nơi đây từng là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Ventforet Kofu. Liên kết ngoài. - http://www.mfi.or.jp/hokuroku/
Sân vận động Enshu Nada Liên kết ngoài. - Trang chủ tỉnh Shizuoka
That That "That That" là một bài hát của nam ca sĩ Hàn Quốc Psy và rapper Hàn Quốc Suga của nhóm nhạc nam BTS cho album phòng thu thứ 8 "Psy 9" của Psy. Bài hát được viết lời và sản xuất bởi Psy và Suga. Bài hát được phát trực tuyến trên nền tảng kỹ thuật số vào ngày 29 tháng 4 năm 2022, là đĩa đơn chủ đạo của P Nation. Bài hát đã dành được thành công vang dội, được góp mặt trong nhiều bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến trên toàn thế giới, dù nhận nhiều lời chỉ trích từ các nhà phê bình âm nhạc về việc "sao chép phong cách của chính mình". Đây cũng là bài hát trở thành MV Kpop của năm 2022 đạt 100 triệu lượt xem nhanh nhất trên YouTube, và là bài hát thứ tám của Psy cán mốc 100 triệu lượt xem. Bối cảnh và phát hành. Vào ngày 26 tháng 4 năm 2022, "That That" được công bố sẽ là đĩa đơn chính cho album phòng thu thứ tám của Psy, "Psy 9th". Bài hát được viết lời và sản xuất bởi Psy và Suga. Phần hòa âm của bài hát do Tony Maserati đảm nhiệm, cùng với Chris Gehringer của Sterling Sound. Bài hát đã được P Nation phát hành phát trực tuyến trên nền tảng kỹ thuật số vào ngày 29 tháng 4 năm 2022. Video âm nhạc. Video âm nhạc "That That" đã được phát hành vaò ngày 29 tháng 4 năm 2022. Bài hát cho thấy cảnh Psy và Suga cùng với một dàn diễn viên đang hát và nhảy trong một thị trấn giữa sa mạc khô hanh. Bài hát được quay trên một bãi biển ở Incheon vào giữa tháng Ba. Theo Psy, thời tiết ở đó khá lạnh và còn có mưa, gây ra một số khó khăn trong quá trình quay phim, vì cát đã trở nên ngấm nước mưa và đã khiến chân của anh cùng nhiều người khác như bị lún xuống. Bài hát đã thu được hơn 30 triệu lượt xem trong vòng 24 giờ sau khi phát hành và 100 triệu lượt xem trong vòng một tuần sau khi phát hành. Xem thêm. - Psy - Suga (rapper)
Avira Avira Operations GmbH & Co. KG là một công ty phần mềm bảo mật máy tính đa quốc gia của Đức chủ yếu được biết đến với phần mềm chống virus Avira Free Security (trước đây gọi là Avira Free Antivirus và Avira AntiVir). Avira được thành lập vào năm 2006, nhưng phần mềm chống virus đã được phát triển tích cực từ năm 1986, thông qua công ty tiền thân H + BEDV Datentechnik GmbH. Tính đến năm 2021, Avira thuộc sở hữu của công ty phần mềm NortonLifeLock của Mỹ, sau khi trước đây thuộc sở hữu của công ty đầu tư Investcorp. Công ty có văn phòng tại Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Romania, Nhật Bản.
Ngô Triều Huy Ngô Triều Huy (; sinh tháng 12 năm 1966) là một nhà khoa học máy tính người Trung Quốc. Ông là một giáo sư từng là Hiệu trưởng Đại học Chiết Giang từ năm 2015. Ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc năm 2017. Tiểu sử. Ngô Triều Huy sinh ra tại Ôn Châu, Chiết Giang vào tháng 12 năm 1966. Cha của ông là Ngô Học Quyền là giám đốc học tập của trường trung học số 7 Ôn Châu. Ông có một em gái. Ông vào Đại học Chiết Giang năm 1984, ông nhận bằng Tiến sĩ trong khoa học máy tính năm 1993.
Thái Diễn Minh Thái Diễn Minh (; sinh năm 1957) là một doanh nhân người Đài Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đồ ăn nhanh Want Want China. Năm 2017, ông là tỷ phú giàu nhất tại Đài Loan. Đầu đời. Thái Diễn Minh sinh năm 1957, tại khu Đại Đồng, Đài Bắc, là con trai của Tsai A-Shi - người sáng lập một doanh nghiệp thịt cá đóng hộp vào năm 1962. Sự nghiệp. Ông Thái tiếp nối cha mình trong vai trò Chủ tịch HĐQT công ty Want Want năm 1987. Theo tạp chí "Forbes" của Mỹ, Thái Diễn Minh có giá trị tài sản ròng đạt 5,9 tỷ đô la, tính đến tháng 1 năm 2017. Với vai trò phi chính trị gia, ông lại hoạt động vô cùng tích cực về mặt chính trị. Ông mạnh mẽ ủng hộ sự nghiệp thống nhất Trung Quốc và Đài Loan. Năm 2012, ông từng phát biểu rằng "sự nghiệp thống nhất sẽ diễn ra sớm hay muộn". Đời tư. Ông hiện sống tại Thượng Hải, Trung Quốc. Con trai lớn của ông là Kevin Tsai tham gia điều hành đế chế truyền thông của gia đình trong lĩnh vực đài truyền hình và báo chí. Con trai nhỏ Matthew Tsai (Tsai Wang-Chia, sinh năm 1984) là Giám đốc điều hành của Want Want China. Ông Thái Diễn Minh là một tín đồ Phật giáo.
Phong trào năm 1968 ở Pakistan Phong trào năm 1968 ở Pakistan là một phần trong cuộc biểu tình chống lại chế độ độc tài của tướng Ayub Khan do giới sinh viên và công nhân lãnh đạo, thu hút tất cả dân chúng từ đủ mọi ngành nghề trong xã hội lúc đó. Cuộc biểu tình diễn ra từ đầu tháng 11 năm 1968 cho đến cuối tháng 3 năm 1969, có khoảng 10 đến 15 triệu người tham gia. Phong trào này đã khiến cả chế độ Ayub Khan sụp đổ. Bối cảnh. Kể từ khi Pakistan hình thành vào năm 1947, quốc gia này vẫn được quản lý theo thể chế quan liêu. Năm 1958, quân đội giành chính quyền thông qua một cuộc đảo chính do Ayub Khan lãnh đạo. Dưới thời Ayub Khan cầm quyền, nền kinh tế của đất nước này tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm hơn 5%. Tuy vậy, do bất bình đẳng về thu nhập, Pakistan đã trở thành một quốc gia cực giàu và cực nghèo. Các chính sách của Ayub Khan nuôi dưỡng giai cấp tư bản sở hữu tài sản tích lũy, nhưng lại áp bức dân thường với mức độ nghèo đói ngày càng tăng về vật chất, cũng như sự nghèo nàn về mặt trí tuệ do chính quyền kiểm duyệt nghiêm ngặt về mặt chính trị và văn hóa. Ngày 21 tháng 4 năm 1968, Tiến sĩ Mahbub ul Haq, Tổng trưởng Kinh tế lúc bấy giờ thuộc Ủy ban Kế hoạch, đã xác định 22 gia đình giàu nhất Pakistan kiểm soát 66% ngành công nghiệp và sở hữu 87% cổ phần trong ngành ngân hàng và bảo hiểm của nước này. Tương tự như vậy, chế độ Ayub đã thực hiện phiên bản cải cách ruộng đất riêng biệt, theo đó nhà nước đề ra giới hạn được áp dụng đối với việc nắm giữ đất đai. Thế nhưng cuộc cải cách này vấp phải thất bại thảm hại, và hơn 6.000 chủ đất đã vượt quá mức trần xác định của ông, sở hữu tới 7,5 triệu mẫu đất. Thu nhập trung bình ở Tây Pakistan chỉ là 35 bảng Anh mỗi năm; ở Đông Pakistan, con số này thấp hơn ở mức 15 bảng Anh. Năm 1965, Pakistan tiến hành tổ chức cuộc bầu cử tổng thống. Cuộc bầu cử này không dựa trên lá phiếu của người trưởng thành mà chỉ dựa trên dân chủ cơ bản. Vài nghìn người được gọi là đại biểu dân cử của các cơ quan địa phương đã bầu chọn tổng thống. Có nhiều suy đoán về vụ can thiệp bầu cử cũng dẫn đến sự phản đối của phe đối lập. Cùng năm đó, Pakistan quyết định gây chiến với Ấn Độ. Chi phí chiến tranh đã chấm dứt tăng trưởng kinh tế và khiến chi tiêu quốc phòng tăng mạnh. Tăng trưởng đầu tư tư nhân ở Pakistan giảm 20% trong những năm tiếp theo. Diễn biến. Vào những tháng đầu năm 1968, Ayub Khan kỷ niệm sự kiện được gọi là "Thập kỷ Phát triển", làm người dân phẫn nộ tạo nên cơn kích động. Nhằm đối phó với "Thập kỷ Phát triển" vào hạ tuần tháng 10 năm 1968, Liên đoàn Sinh viên Quốc gia (liên kết với phe theo chủ nghĩa Mao của Đảng Cộng sản Tây Pakistan) bắt đầu tuần lễ yêu sách và khởi đầu cuộc vận động phản đối hòng vạch trần cái gọi là sự "phát triển". Tuần lễ này bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 năm 1968 và cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra trước mặt hội đồng giáo dục trung học tại Karachi. Phong trào lan rộng ra khắp đất nước là khi bước vào cuối tháng 11, có một nhóm sinh viên quê ở Rawalpindi từ Landi Kotal đang trên đường trở về nhà mình thì bị chặn lại tại trạm kiểm soát hải quan nằm gần Attock. Họ bị đám viên chức hải quan hành xử với thái độ hung bạo. Khi quay trở lại Rawalpindi, cả nhóm bèn tổ chức một cuộc biểu tình phản đối việc cảnh sát hành xử trái ngược vô nguyên tắc. Các cuộc biểu tình đã tăng lên đến mức đáng kể, khiến cảnh sát phải cố gắng dẹp bỏ và dùng súng trấn áp đám đông tham gia biểu tình. Một sinh viên của Trường Đại học Bách khoa Rawalpindi là Abdul Hameed đã bị bắn chết. Hiện tại, đám đông dân chúng phẫn nộ đã phản đối việc tăng giá đường; cái chết của Hameed chỉ làm dấy lên sự tham gia biểu tình của toàn xã hội và người lao động. Nhà văn nổi tiếng Tariq Ali thuật lại sự việc bằng những lời sau đây;Chẳng có bất kỳ hành động khiêu khích nào, đội cảnh sát được trang bị đầy đủ súng trường, dùi cui và bom hơi cay, đã nổ súng. Một viên đạn bắn trúng sinh viên năm nhất mười bảy tuổi tên Abdul Hamid khiến anh ta chết ngay tại chỗ. Quá phẫn nộ, nhóm sinh viên quyết chống trả bằng gạch và đá lát vỉa hè, gây thương vong cho cả hai bên. Đến tháng 2 và tháng 3 năm 1968, một làn sóng bãi công nổ ra trong nước. Ngày 13 tháng 2, lần đầu tiên sau mười năm, lá cờ đỏ được kéo lên ở Lahore, khi hơn 25.000 công nhân đường sắt diễu hành dọc theo đường phố chính và hô vang: "Đoàn kết với nhân dân Trung Quốc: Tiêu diệt chủ nghĩa tư bản". Tuy vậy, chẳng có đảng Mác-xít quần chúng nào dám đứng lên nắm quyền lãnh đạo phong trào này. Tại khu công nghiệp Faisalabad, chính quyền khu vực đã phải xin phép một lãnh đạo lao động địa phương tên là Mukhtar Rana cho phép cung cấp hàng hóa bằng xe tải. Mọi sự kiểm duyệt đều thất bại. Những chuyến xe lửa mang thông điệp cách mạng đến với cả nước. Công nhân đã phát minh ra các phương pháp liên lạc mới. Chính quá trình công nghiệp hóa, bóc lột và áp bức mở rộng khoảng cách giàu nghèo đã dẫn đến sự thay đổi này. Trong một cuộc phỏng vấn cho cuốn sách "Câu chuyện khác của Pakistan-Cách mạng 1968–1969", Munnu Bhai đã tiết lộ một số giai thoại về cuộc nổi dậy này. "Tại một cuộc mít tinh ở Ichra, Lahore, thủ lĩnh Jamaat-e-Islami là Maulana Maudoodi một tay cầm miếng bánh mì và tay kia cầm cuốn Kinh Koran. Ông ấy hỏi đám đông, 'Các bạn muốn roti (bánh mì) hay Kinh Koran? ' Mọi người đều trả lời: 'Chúng tôi có Kinh Koran trong nhà nhưng chúng tôi không có bánh mì nào cả'." Theo lời tường thuật điện tín về các sự kiện trong những ngày đó trong cuốn sách của Mubashar Hasan có tựa đề "Cuộc khủng hoảng ở Pakistan và giải pháp đề ra"."Trong phong trào này, tổng cộng 239 người đã thiệt mạng, 196 người ở Đông Pakistan và 43 người ở Tây Pakistan. Theo thông tin chi tiết, cảnh sát đã bắn chết 41 người ở Tây Pakistan và 88 người ở Đông Pakistan. Hầu hết trong số họ là sinh viên. Ở Đông Pakistan, nhóm người này bao gồm Asad, Matiur, Anwar, Rostom, Tiến sĩ Shamsuzzoha và Trung sĩ Zahrul Huq".Đến đầu năm 1969, các cấp ủy ban và tổ chức nông dân ở nông thôn cả nước đều tham gia vào phong trào này. Tháng 3 năm 1969, một nhóm quân nhân cấp cao khuyên Ayub nên từ chức vì lo ngại nổ ra cuộc nội chiến toàn diện ở Đông Pakistan và tình trạng vô chính phủ về mặt xã hội và chính trị ở cánh phía tây của đất nước. Ngay cả Ayub Khan cũng thừa nhận phong trào đã làm tê liệt hoạt động của nhà nước và xã hội như thế nào."Giới lao động dân sự ở các bến tàu tại Karachi đã đình công và ngừng việc. Rất khó bốc dỡ tàu. Có trường hợp một con tàu đành trở về tay không vì chẳng thể nào chất đầy bông lên tàu được. Bhashani đã ở Karachi và những nơi khác đang lan truyền sự bất mãn. Người ta phỏng đoán rằng tình hình có thể sẽ xấu đi". Hậu quả. Ngày 25 tháng 3, Ayub Khan từ chức Tổng thống Pakistan và tuyên bố sẽ chuyển giao chính quyền của đất nước này lại cho Tổng Tham mưu trưởng Lục quân là Tướng Yahya Khan. Hai ngày sau, ông nêu rõ lý do từ chức trong lá thư gửi Tướng Yahya Khan bằng những lời như sau;Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc lùi sang một bên và giao lại cho Lực lượng Phòng vệ Pakistan hiện nay là đại diện cho công cụ hợp pháp và hiệu quả duy nhất, lên nắm toàn quyền kiểm soát đất nước. Họ nhờ ân điển của Chúa đứng vào vị trí nhằm giải quyết tình hình và cứu đất nước khỏi sự hỗn loạn và hủy diệt hoàn toàn. Một mình họ có thể khôi phục lại sự tỉnh táo và đưa đất nước trở lại con đường tiến bộ một cách dân sự và hợp hiến.Cục Cảnh sát Pakistan đã không thể kiểm soát nổi tình hình và tình trạng luật pháp và trật tự bắt đầu trở nên tồi tệ hơn ở nước này, đặc biệt là tại miền Đông vốn là nơi dập tắt cuộc nổi dậy và bạo loạn nghiêm trọng vào năm 1969. Vụ việc trở nên trầm trọng đến nỗi có thời điểm, Bộ trưởng Quốc phòng và Nội vụ Phó Đô đốc Rahman nói với cánh nhà báo rằng "đất nước đang nằm dưới sự thống trị của đám đông và cảnh sát không đủ mạnh để giải quyết tình hình". Trong cuộc tổng tuyển cử Pakistan năm 1970, AL giành được 98% số ghế hội đồng cấp tỉnh và quốc gia được phân bổ ở Đông Pakistan, trong khi ở Tây Pakistan, PPP chiếm lĩnh hầu hết số phiếu bầu ở hai tỉnh lớn nhất trong khu vực là Punjab và Sindh. NAP hoạt động khá tốt ở NWFP và Balochistan trước đây. Hầu hết các "đảng phái giữ hiện trạng" (chẳng hạn như nhiều phe cánh thuộc Liên minh Hồi giáo) và mọi đơn vị vũ trang tôn giáo (ngoại trừ Jamiat Ulema Islam) đều bị tổn thất nhiều hơn.
Phong trào năm 1968 ở Ý Phong trào năm 1968 ở Ý còn gọi là Sessantotto được truyền cảm hứng từ sự chán ghét đối với xã hội Ý truyền thống và các cuộc biểu tình quốc tế lúc bấy giờ. Tháng 5 năm 1968, giới sinh viên tự mình phát động phong trào chiếm đóng tất cả các trường đại học ngoại trừ Bocconi. Cùng tháng đó, một trăm nghệ sĩ bao gồm Gio Pomodoro, Arnaldo Pomodoro, Ernesto Treccani và Gianni Dova đã chiếm đóng Palazzo della Triennale trong vòng 15 ngày. Diễn biến. Bối cảnh của phong trào này xuất phát từ nền kinh tế mới chuyển đổi của Ý. Đất nước này gần đây đã tăng cường công nghiệp hóa và khởi đầu sự phát triển một nền văn hóa hiện đại mới. Phong trào bắt nguồn từ các cuộc bãi công và chiếm đóng các trường đại học trong thập niên 1960, cùng với các bài báo quốc tế đăng tải những thắng lợi về mặt chính trị của chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Giới sinh viên có gốc gác công nhân hoặc nông dân chủ yếu thúc đẩy phong trào này nhằm thay đổi xã hội tư bản và gia trưởng truyền thống của Ý. Hệ thống giáo dục mới cho phép một lượng lớn dân chúng được học hành và nhờ có nền tảng giáo dục như vậy đã thôi thúc họ đặt nghi vấn về các chức năng của xã hội Ý. Tình trạng bất ổn khởi đầu từ các cuộc biểu tình của sinh viên từng bị giới chính trị gia và cánh báo chí đánh giá thấp lúc ban đầu, điều này nhanh chóng biến thành "cuộc đấu tranh của giới lao động". Trong những giây phút đầu tiên của cuộc biểu tình do sinh viên phát động, phe cực hữu trong các trường đại học là một trong những thành phần lãnh đạo của phong trào này. Trận kịch chiến Valle Giulia tại Đại học Roma vào ngày 1 tháng 3 năm 1968 là hành động cuối cùng mà sinh viên phe cánh tả và cánh hữu phối hợp cùng nhau, bởi vì vào ngày 16 tháng 3 sau cuộc tấn công vào Đại học La Sapienza đã làm xuất hiện khoảng cách giữa "thành phần ủng hộ phong trào" và những kẻ chống đối phong trào này. Cánh tả thống trị phong trào và cánh hữu tranh luận về những hành động nào nên được sử dụng để tiếp tục phát triển phong trào này. Hậu quả. Thái độ phản văn hóa của phong trào này sau cùng đã tạo ra xung đột trong lòng phe Cánh tả Ý. Phong trào rốt cuộc đã mang lại một hình thức đoàn kết giữa thanh niên và tạo ra cả một thế hệ chính trị hóa mới. Tuy nhiều người còn đang tranh cãi về thời điểm và cách thức hình thành nên thế hệ chính trị mới này. Xem thêm. - Mùa Thu Nóng - Năm Dẫn đầu (Ý)
Want Want Want Want Holdings Limited (Want Want; ) là một nhà sản xuất thực phẩm đến từ Đài Loan. Đây là một trong những nhà sản xuất bánh gạo và đồ uống có hương vị lớn nhất ở Đài Loan. Công ty tham gia vào sản xuất và kinh doanh thực phẩm ăn nhẹ và đồ uống, được chia thành bốn lĩnh vực kinh doanh: bánh gạo, các sản phẩm từ sữa và đồ uống, thực phẩm ăn nhẹ (kẹo, thạch, kem que, các loại hạt và bánh bóng) và các sản phẩm khác (chủ yếu là rượu). Công ty điều hành hơn 100 nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đại lục và 2 nhà máy ở Đài Loan, và sử dụng hơn 60.000 người. Biểu tượng. Biểu tượng của Want Want là một cậu bé mặc quần yếm màu xanh và có đôi má ửng đỏ, trên tất cả các sản phẩm của Want Want thường là chữ in nhỏ. Lưỡi của cậu bé có hình trái tim, đôi mắt thì nhìn lên trên. Liên kết ngoài. - Want Want Holdings Limited
Lâm Bách Lý Lâm Bách Lý (; sinh ngày 24 tháng 4 năm 1949) là một doanh nhân tỷ phú người Đài Loan, là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Quanta Computers. Ngoài ra ông còn là người bảo trợ nghệ thuật và là một nhà từ thiện trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục. Ngày 25 tháng 5 năm 2021, "Chỉ số Tỷ phú Bloomberg" ước tính giá trị tài sản của ông đạt 5,98 tỷ đô la Mỹ. Lâm Bách Lý sinh ra ở Thượng Hải và lớn lên tại Hồng Kông. Cha ông là nhân viên kế toán cho Hong Kong Club. Ông học ngành kỹ sư tại Đài Loan, tốt nghiệp Đại học quốc lập Đài Loan với tấm bằng Cử nhân và Thạc sĩ kỹ thuật điện.
Kaen Kaen (, ngọn lửa) là một bài hát của ban nhạc rock Nhật Bản . Bài hát này được sử dụng làm nhạc nền mở đầu cho mùa đầu tiên của anime truyền hình "Dororo" phát sóng vào năm 2019 và được phát hành dưới dạng đĩa đơn vào ngày 30 tháng 1 năm 2019. "Flame" được phát hành dưới dạng đĩa đơn lớn và phân phối âm nhạc, và đĩa đơn này lần đầu tiên xuất hiện ở vị trí thứ 22 trên mỗi bảng xếp hạng phân phối âm nhạc với doanh số khoảng 4000 bản. Trong bảng xếp hạng do Billboard JAPAN phát hành, bài hát đơn "Kaen" đạt hạng 24 trong Hot 100, hạng 6 trong Hot Animation và hạng 4 trong Tải bài hát. Liên kết ngoài. - Video âm nhạc "Kaen" - YouTube
Tuần hành Im lặng Tuần hành Im lặng (tiếng Tây Ban Nha: "Marcha del Silencio") là cuộc biểu tình được tổ chức tại Thành phố México vào ngày 13 tháng 9 năm 1968. Mục đích của cuộc tuần hành này nhằm phản đối chính phủ México. Đích thân Hội đồng Đình công Quốc gia (CNH, trong tiếng Tây Ban Nha là "Consejo Nacional de Huelga"), vốn là tổ chức đứng đằng sau Phong trào México năm 1968 nắm quyền lãnh đạo cuộc tuần hành này. CNH đã phát lời kêu gọi một cuộc biểu tình theo chủ nghĩa hòa bình im lặng nhằm phản bác những lời buộc tội của chính phủ México về vấn nạn bạo lực trong phong trào và sự im lặng của Tổng thống Gustavo Díaz Ordaz trong bản Thông báo Chính phủ thứ Tư ngày 1 tháng 9 năm 1968 nói về sinh viên và phong trào này. Vì vậy, cuộc biểu tình hoàn toàn im lặng và với quốc kỳ México được thay thế bằng những lá cờ màu đỏ và đen đồng thời là những bức tranh và chân dung vẽ các anh hùng México. Đoàn biểu tình xuất phát từ Bảo tàng Nhân chủng học Quốc gia ở Chapultepec đi qua đại lộ Paseo de la Reforma và đặt chân đến quảng trường chính Zócalo của Thành phố México.
Trận Valle Giulia Trận Valle Giulia (tiếng Ý: "Battaglia di Valle Giulia") là tên gọi thông thường về cuộc đụng độ giữa nhóm sinh viên biểu tình (cánh tả cũng như cánh hữu) và cảnh sát Ý ở Valle Giulia, Roma vào ngày 1 tháng 3 năm 1968. Sự kiện này vẫn thường mệnh danh là một trong những cuộc đụng độ bạo lực đầu tiên dưới tình trạng bất ổn của giới sinh viên Ý trong cuộc biểu tình năm 1968 hay "Sessantotto". Tổng quan. Thứ Sáu ngày 1 tháng 3, khoảng 4.000 người đã tập trung tại Piazza di Spagna rồi bắt đầu tuần hành qua khuôn viên Đại học Sapienza ở Roma; một số có ý định chiếm trường này. Khi nhóm sinh viên vừa đến nơi, họ bỗng nhận thấy mình đang đứng trước lực lượng cảnh sát hùng hậu, và trong quá trình đối phó sau đó, một nhóm nhỏ cảnh sát đột nhập vào tận hàng ngũ người biểu tình để đối phó với hành vi bạo lực của một sinh viên bị cô lập; nhóm biểu tình bèn đáp trả bằng cách ném đá và vật sắc nhọn tới tấp về phía cảnh sát. Những nhà lãnh đạo cầm đầu các cuộc tấn công chống lại cảnh sát đều là thành viên tân phát xít thuộc Đội Thanh niên Tiền phong Quốc gia. Nhóm sinh viên cánh tả và cánh hữu chia nhau ra chiếm các tòa nhà khác nhau. Trong cuộc ẩu đả này, giới chức trách đã ghi nhận có 148 viên cảnh sát bị thương, 478 sinh viên bị thương, 4 người bị tạm giữ và 228 người bị bắt. Nhóm biểu tình còn phá hủy tám xe cảnh sát và cướp lấy năm khẩu súng từ tay sĩ quan cảnh sát.
Chung Tử Long Tiểu sử nghệ sĩ Chung Tử Long. Chung Tử Long là ai? Nghệ sĩ Chung Tử Long tên thật là Lê Văn Trường. Xuất thân trong một gia đình nông dân có 5 anh em. Mê nghề hát từ nhỏ, đến năm 1990 được người chú quen biết với gia đình là Đặng Hồng giới thiệu theo đoàn Cải lương Sông Hậu (nay là đoàn cải lương Tây Đô). Người thầy đầu tiên dạy hát là nghệ sĩ Trúc Linh, lúc đó lấy nghệ danh là Trường Giang. Khi Chung Tử Long về đoàn Tiếng hát Vương Linh, nghệ sĩ Vương Linh đã đặt nghệ danh cho anh là Chung Tử Long. Chung Tử Long đi hát ở các đoàn Sông Hậu, Sông Bé 3, Nhân dân Kiên Giang, Tiếng hát Vương Linh... Mỗi đoàn đều có nhiều vai diễn hay nhưng anh thích nhất là vai Hàn Mạc Tử, vì Chung Tử Long rất hâm mộ thần tượng của mình là NSND Trọng Hữu. Ngoài ra, Chung Tử Long còn có các vai được khán giả yêu thích trong các vở: Tấm Cám, Sân chùa đẫm máu, Sự tích cây uyên ương, Độc thủ đại hiệp, Trăng lên ngoài cửa ngục, Vầng trăng đêm ly biệt, Không bán tình em, Niềm đau gia phả... VCD của nghệ sĩ Chung Tử Long có các trích đoạn: Chuyện tình Hàn Mạc Tử, Cuồng đau kiếm khách, Duyên phận, Tình yêu và nước mắt, Võ Đông Sơ... và các ca khúc mang âm hưởng dân ca như: Trăng hờn tủi, Công tử Bạc Liêu, Về quê cắm câu... Vợ của nghệ sĩ Chung Tử Long: Nghệ sĩ Hồng Hạnh.
ISU-122 ISU-122 () là một loại pháo tự hành chống tăng hạng nặng do Liên Xô sản xuất trong Thế chiến thứ hai dựa trên pháo tự hành chống tăng SU-122, chủ yếu dùng để chống tăng. Tên gọi. Nguyên mẫu của dòng pháo tự hành này được gọi là Đề án 242 ("Объект 242"). Tên hiệu chính thức ISU (ИСУ) dùng để chỉ phân loại "Pháo tự hành lắp đặt trên thân bệ xe tăng IS" ("самоходная установка на базе танка ИС" hay ngắn gọn hơn "ИС-установка") và số 122 để chỉ cỡ nòng của pháo chính là 122 mm. Ký tự "I" được thêm vào nhằm phân biệt với một hệ thống pháo tự hành hạng nặng khác là SU-122 cũng sử dụng pháo chính cỡ nòng 122 mm. Xem thêm. - SU-122 - SU-152 - ISU-152 Tham khảo. - Solyankin A. G., Pavlov M. V., Pavlov I. V., Zheltov I. G. — "Soviet heavy self-propelled guns 1941—1945", Moscow, Printing centre «Exprint», 2005, 48 pp. (Солянкин А. Г., Павлов М. В., Павлов И. В., Желтов И. Г. "Советские тяжёлые самоходные артиллерийские установки 1941-1945 гг.", М. ООО Издательский центр «Экспринт», 2005, 48 с. ) - ISU-122 on BattleField.Ru - ISU-122 on Vasiliy Chobitok's ArmorSite (articles by A. Meretzkov and A. Sorokin)
Hồ điều hòa Hồ điều hòa (tiếng Anh: "Balancing lake" hay "Detention basin", cũng còn gọi là lưu vực tiêu thoát nước đô thị) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một yếu tố của hệ thống thoát nước đô thị được sử dụng nhằm kiểm soát lũ lụt bằng cách tích trữ tạm thời nước lũ. Đây là công trình có nhiệm vụ điều tiết lưu lượng dòng chảy nước mưa một cách tự nhiên nhằm chống úng, ngập và giảm chi phí xây dựng, quản lí hệ thống thoát nước, nó còn có thể điều chỉnh lưu lượng để phục vụ cho mục đích tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chúng cũng được sử dụng để quản lý lượng nước trong khi có hiệu quả hạn chế trong việc bảo vệ chất lượng nước trừ khi nó được tích hợp tính năng của một hồ bơi. Một hồ nước lớn có thể cung cấp tiện ích giải trí hữu ích như chèo thuyền, lướt ván hoặc nơi sinh sống của động vật hoang dã. Ở nội đô thì đầy là dạng hồ nước nhân tạo, được tạo ra với mục đích là dự trữ nước, điều hòa khí hậu, giảm ngập úng cho các khu đô thị, mang lại không khí trong lành cho cư dân. Nếu nguồn nước ngọt hạn chế, hồ điều hòa sẽ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Hồ điều thường được thiết kế, xây dựng đi cùng với công viên cảnh quan, cây xanh đồng bộ, thẩm mỹ. Theo thuật phong thủy Á đông có câu “"Sơn hoàn thủy bao tất hữu khí"” nhằm nói tới việc lựa chọn thế đất xây nhà có núi che chắn, có nước chảy bao quanh là điềm lành cho tài vận, nhà hướng thủy sẽ mang đến sự bình yên cho gia chủ, nhà có “"thủy minh đường"” tốt còn đem lại nguồn sinh khí mát lành, hấp thụ nhiệt năng, điều hòa khí hậu, lại còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào bồi đắp cho nền đất, những căn nhà ven sông, hồ thường hội tụ nhiều loại ion giúp thanh lọc không khí, điều tiết nhiệt độ, khiến tâm trạng và cảm xúc của con người được điều hòa, thư thái.
Crown (bài hát của TXT) "Crown" (Tiếng Hàn: 어느 날 머리에서 뿔이 자랐다; RR: "Eoneu nal meori-eseo ppuri jaratda", "Một ngày nọ, một cái sừng mọc ra từ đầu tôi") (cách điệu trong tất cả các chữ hoa) là một bài hát được ghi âm bởi nhóm nhạc nam Hàn Quốc TXT làm đĩa đơn chính trong extended play đầu tay của họ tại Hàn Quốc (EP) . Nó được phát hành vào ngày 4 tháng 3 năm 2019, thông qua Big Hit Entertainment và Republic Records. Bối cảnh và phát hành. Tomorrow x Together (TXT) được thông báo vào tháng 1 năm 2019 sẽ ra mắt với tư cách là nhóm nhạc đầu tiên của Big Hit kể từ BTS. Big Hit đã bắt đầu đăng các đoạn teaser trên YouTube vào cuối tháng Hai. Lời bài hát. Ca từ của bài hát mô tả một cậu bé thức dậy vào một ngày với chiếc sừng trên đầu rồi bắt đầu ghét bản thân và rút lui khỏi những người khác. Sau đó, anh gặp một nhân vật khác, người có đôi cánh trên lưng và học cách yêu bản thân. Ban nhạc đã mô tả bài hát là về những nỗi đau đang lớn của tuổi dậy thì và tuổi vị thành niên. Video âm nhạc. Video của bài hát được phát hành vào ngày 4 tháng 3 năm 2019 và do Oui Kim làm đạo diễn. Nó đã vượt qua 14,4 triệu lượt xem trong 24 giờ đầu tiên, lập kỷ lục về thời gian ngắn nhất trong số các tân binh ra mắt năm đó. Phiên bản vũ đạo của video đã được phát hành vào ngày 18 tháng 3 năm 2019. Thu nhận. Bài hát được khen ngợi vì âm thanh "tươi mới và tràn đầy năng lượng" và ca từ ý nghĩa. Ngoài ra, nhóm đã phá kỷ lục về tiết mục nhanh nhất đạt vị trí đầu tiên trên Bảng xếp hạng các bài hát Billboard's World Digital Songs Chart. Tín dụng và nhân sự. Bản quyền thuộc về Tidal. - TXT primary vocals - Slow Rabbit production, songwriting - "Hitman" Bang songwriting - Mayu Wakisaka songwriting - Melanie Joy Fontana songwriting - Michel "Lindgren" Schulz songwriting - Supreme Boi songwriting - Phil Tan mix engineering - Bill Zimmerman assistant mix engineering
USS Diachenko (APD-123) USS "Alex Diachenko" / "Diachenko" (APD-123/LPR-123) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-690, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan Alex Maxwell Diachenko (1919-1943), người từng phục vụ cùng tàu khu trục , đã tử trận trong hoạt động chiếm giữ chiếc tàu vượt phong tỏa Đức "Karin" tại Nam Đại Tây Dương vào ngày 10 tháng 3, 1943 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi Thế Chiến II kết thúc, rồi tiếp tục hoạt động trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên và sau đó, cho đến khi xuất biên chế vào năm 1959. Nó được huy động trở lại để phục vụ từ năm 1961 đến năm 1969, từng tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam và được xếp lại lớp như là chiếc LPR-123. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1975. "Diachenko" được tặng thưởng các danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân, Đơn vị Tuyên dương Anh dũng Hải quân cùng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, thêm sáu Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động tại Triều Tiên, và thêm năm Ngôi sao Chiến trận nữa khi tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. Trước khi chế tạo, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, đổi từ ký hiệu lườn DE-690 sang APD-123. Nó được đặt lườn như là chiếc "Alex Diachenko" tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Steel Corp. ở Quincy, Massachusetts vào ngày hôm sau 18 tháng 7, 1944, rồi được hạ thủy vào ngày 15 tháng 8, 1944, được đỡ đầu bởi cô Mary Diachenko, em họ của hạ sĩ quan Diachenko. Con tàu nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 12, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Sidney R. Jackson. Con tàu được đổi tên từ "Alex Diachenko" (APD-123) thành "Diachenko" (APD-123) vào ngày 1 tháng 3, 1945. Phần thưởng. "Diachenko" được tặng thưởng các danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân, Đơn vị Tuyên dương Anh dũng Hải quân cùng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, thêm sáu Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động tại Triều Tiên, và thêm năm Ngôi sao Chiến trận nữa khi tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-690 / APD-123 / LPR-123 Diachenko
USS Horace A. Bass (APD-124) USS "Horace A. Bass" (APD-124/LPR-124) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-691, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Horace A. Bass Jr. (1915-1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Tiêm kích VF-5 trên các tàu sân bay và , từng được tặng thưởng Huân chương Chữ thập Hải quân do thành tích trong Trận Midway, và đã mất tích trong Trận chiến Đông Solomon vào ngày 24 tháng 8, 1942. Nó đã phục vụ cho đến khi Thế Chiến II kết thúc, rồi tiếp tục hoạt động trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên và sau đó, cho đến khi xuất biên chế vào năm 1959. Nó được huy động trở lại để phục vụ từ năm 1961 (?) đến năm 1969 và được xếp lại lớp như là chiếc LPR-124. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1975. "Horace A. Bass" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, và thêm sáu Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động tại Triều Tiên. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. Trước khi chế tạo, "Horace A. Bass" được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, đổi từ ký hiệu lườn DE-691 sang APD-124. Nó được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Steel Corp. ở Quincy, Massachusetts vào ngày 3 tháng 8, 1944, được hạ thủy vào ngày 12 tháng 9, 1944, được đỡ đầu bởi bà Horace A. Bass Jr., vợ góa của Thiếu úy Bass. Con tàu nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 12, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Frederick W. Kuhn. Phần thưởng. "Horace A. Bass" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, và thêm sáu Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động tại Triều Tiên. Liên kết ngoài. - USS Horace A. Bass (LPR-124) ex USS Horace A. Bass (APD-124) (1944 – 1968)
USS Wantuck (APD-125) USS "Wantuck" (APD-125) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-692, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên binh nhì Thủy quân Lục chiến John Joseph Wantuck (1923–1943), người từng tham gia hoạt động tại đảo New Georgia thuộc quần đảo Solomon, đã tử trận vào ngày 17 tháng 7, 1943 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi Thế Chiến II kết thúc, rồi tiếp tục hoạt động trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên và sau đó, cho đến khi xuất biên chế vào năm 1957. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1958. "Wantuck" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, và thêm bảy Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động tại Triều Tiên. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. Trước khi chế tạo, "Wantuck" được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, đổi từ ký hiệu lườn DE-692 sang APD-125. Nó được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Steel Corp. ở Quincy, Massachusetts vào ngày 17 tháng 8, 1944, được hạ thủy vào ngày 25 tháng 9, 1944, được đỡ đầu bởi cô Mary Wantuck. Con tàu nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại Xưởng hải quân Boston ở Boston, Massachusetts, vào ngày 30 tháng 12, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Richard Bensen. Phần thưởng. "Wantuck" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, và thêm bảy Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động tại Triều Tiên. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-692 / APD-125 Wantuck - USS "Wantuck" APD-125/DE-692 - USS Wantuck Collision - Jerrel W. Jones, Sun, 29 Dec 2002
USS Gosselin (APD-126) USS "Gosselin" (APD-126) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-710, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Edward Webb Gosselin (1917-1941) người từng phục vụ cùng thiết giáp hạm và đã tử trận trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12, 1941. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, và tiếp tục hoạt động cho đến khi xuất biên chế vào năm 1949. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1965. "Gosselin" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Gosselin" được đặt lườn như là chiếc DE-710 tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Company ở Bay City, Michigan vào ngày 17 tháng 2, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 5, 1944, được đỡ đầu bởi bà E. N. Gosselin, mẹ của Thiếu úy Gosselin. Con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-126, và phải chuyển đến New Orleans để tiếp tục hoàn thiện theo cấu hình mới. Nó nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng 12, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Joseph B. Fyffe. Phần thưởng. "Gosselin" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-710 / APD-126 Gosselin - hazegray.org: USS "Gosselin" - USS "Gosselin" organization website
Trò chơi điện tử tại Việt Nam Trò chơi điện tử là một ngành công nghiệp non trẻ ở Việt Nam. Theo số liệu do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố năm 2021, tổng doanh thu ngành công nghiệp game Việt Nam là 14.500 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2020, mặc dù doanh thu trên thực tế có thể cao hơn. Lịch sử. Buổi đầu hình thành và phát triển. Lịch sử ngành công nghiệp trò chơi điện tử Việt Nam không được nghiên cứu rõ, nhưng có thể khẳng định trong giai đoạn những năm 1980, khi các nước châu Á đang được bao trùm bởi trò chơi điện tử và máy chơi game console, trò chơi điện tử hầu như bị cấm bởi chính quyền Việt Nam. Từ trước năm 1975 đến khi đất nước thống nhất, chính quyền Việt Nam đã cử công nhân và người lao động sang các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Điều này đã tạo cơ hội cho người Việt tiếp cận với các trò chơi điện tử có nguồn gốc từ Liên Xô, đặc biệt là vào cuối những năm 1980. Phổ biến nhất là trò chơi điện tử "IM-02 Nu, Pogodi!" phát hành năm 1984 và "IM-03 Mysteries of the Ocean" phát hành năm 1989 của hãng Electronika. Người Việt đã đóng gói các trò chơi này trong các kiện hành lý của họ và đem về nước. Sau Đổi Mới, đặc biệt là sau khi lệnh cấm vận của Hoa Kỳ được dỡ bỏ vào năm 1994, máy chơi game console bắt đầu tham gia vào thị trường trò chơi điện tử Việt Nam. Cùng thời điểm này, máy chơi game của hãng Nintendo có tên Famicom trở nên phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Sau sự thành công của Famicon, Nintendo cho sản xuất phiên bản nâng cấp có tên NES. Tại Trung Quốc, máy chơi game Famicon và NES bị làm nhái và xuất khẩu ồ ạt về Việt Nam, nhưng khác với kiểu thiết kế hai nút của các máy chính hãng của Nhật Bản, máy của Trung Quốc có nhiều hơn hai nút. Người Việt quen gọi những máy chơi game được làm nhái này là máy "điện tử bốn nút". Những người không có điều kiện mua máy để chơi thường đi đến các tụ điểm trò chơi điện tử, nơi họ trả tiền để thuê các thiết bị này. Giá chơi điện tử bốn nút tại các tụ điểm thuê trò chơi những năm 1987 dao động từ 400-500 VNĐ/giờ. Các trò chơi điện tử như "Contra", "Battle City", "Super Mario Bros..." đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng với người chơi Việt Nam. Thuật ngữ "phá đảo" trong cộng đồng game Việt cũng hình thành từ các trò chơi điện tử bốn nút, đặc biệt là "Contra", ngụ ý người chơi vượt qua một màn đánh trùm. "Điện tử đĩa vuông" và sự lên ngôi của các loại máy chơi game cầm tay. Sau thế hệ máy điện tử bốn nút, Nintendo tiếp tục cho ra đời dòng máy trò chơi điện tử mới có tên SNES. Rất nhanh, dòng máy này được làm nhái và đưa về Việt Nam rồi trở nên phổ biến với tên gọi máy "điện tử đĩa vuông", do máy sử dụng các hộp mực ROM hình vuông có tên gọi Game Pak. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của máy chơi game console PlayStation do Sony sản xuất, "điện tử đĩa vuông" dần bị thay thế bởi các máy PlayStation nhập lậu trong bối cảnh các nhà bán lẻ và đại lý chính thức của Sony lúc bấy giờ vẫn chưa có mặt ở Việt Nam. Do đó, những người chơi có mong muốn tiếp cận dòng máy điện tử mới này tiếp tục phải đến các tụ điểm thuê các thiết bị trò chơi điện tử. Cho đến cuối những năm 2000 thì các máy điện tử PlayStation 2, Xbox 360, PlayStation 3 và Xbox One bắt đầu xuất hiện. Mặc dù mức sống và GDP bình quân đầu người ở Việt Nam lúc đó đã tăng lên, nhưng các thiết bị trên vẫn chưa thể tiếp cận rộng rãi đến công chúng. Bằng con đường nhập lậu, chúng tiếp tục được đưa vào Việt Nam, theo chân những thương buôn biên giới hoặc qua các giao dịch mua bán trực tiếp ở nước ngoài. Việc mua đĩa cài trò chơi cũng là một thách thức, tuy nhiên để giảm tải chi phí, những người bán lại đã nhờ vào một số thủ thuật để tạo ra các bản đĩa lậu khác. Mặc dù điều này có thể gây tổn hại đến việc bảo hành thiết bị, nhưng nó đã tạo điều kiện cho game thủ Việt Nam có thể tiếp cận các thiết bị này ở các tụ điểm trò chơi điện tử. Một số máy chơi game cầm tay khác như Game Boy, Sony PSP và Nintendo DS cũng có mặt trong giai đoạn này. Vì giá thành cao và không có đại lý ủy quyền, những thiết bị này chỉ phổ biến trong các khu vực thành thị, nơi người ta bỏ tiền mua lại từ những cửa hàng buôn bán trò chơi bất hợp pháp. Sự tồn tại của những cửa hàng bất hợp pháp này được đảm bảo dựa trên công nghệ mới cho phép thiết bị vượt qua khóa bản quyền, cho phép người chơi sao chép trò chơi từ ROM sang thẻ SD, cách để họ sở hữu nhiều trò chơi hơn với chi phí thấp hơn rất nhiều. Thị trường trò chơi điện tử Việt Nam giai đoạn này cũng phổ biến với máy chơi game cầm tay Brick Game (máy xếp hình). Với giá thành rẻ và nhỏ gọn, thiết bị rất được ưa chuộng. Trong thập niên 1990 và đầu những năm 2000, thú cưng kĩ thuật số Tamagotchi, được thiết kế và phát hành bởi Bandai, sau khi làm mưa làm gió ở thị trường châu Á cũng được giới thiệu tại Việt Nam, thông qua các phiên bản hàng nhái đến từ Trung Quốc. Ở Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trẻ em thường xuyên mang những con thú cưng này đến trường vì trong hai phiên bản đầu tiên của trò chơi, thú cưng có thể chết trong vòng chưa đến nửa ngày nếu không được chăm sóc đầy đủ. Điều này đã khiến nhiều trường học phải ban hành các lệnh cấm sử dụng hoặc tịch thu trò chơi. Trong khi đó, trò chơi arcade xuất hiện tại Việt Nam vào cuối những năm 1990, phổ biến với tên gọi "điện tử xèng", "điện tử thùng". Trò chơi thu hút game thủ Việt Nam vì nó yêu cầu kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau thay vì việc ngồi và nhấn các nút. Các máy điện tử thùng có thể được tìm thấy gần các công viên, rạp chiếu phim hoặc trung tâm mua sắm. Một số tụ điểm vui chơi như Ngôi Sao Xanh, Hanoi Star Bowl.. được cho là đã đem điện tử thùng về Việt Nam đầu tiên. Để sử dụng máy chơi game, người chơi phải trả 2.000 đến 5.000 VNĐ cho mỗi thẻ chơi game, một cái giá tương đối đắt lúc bấy giờ. Internet và thời kỳ hoàng kim của trò chơi trực tuyến. Năm 1997, Internet được du nhập vào Việt Nam thông qua các doanh nghiệp VNPT và NetNam. Đến năm 2003, Internet băng thông rộng dựa trên phương thức truyền dẫn ADSL chính thức có mặt trên thị trường, cho phép người dùng truy cập vào mạng Internet với tốc độ cao. Sự xuất hiện của ADSL đã góp phần đưa các trò chơi trực tuyến đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam. Một trong số đó là "MU Online", xuất hiện năm 2003 thông qua các dịch vụ cung cấp bất hợp pháp. Một năm sau, công ty Asiasoft phát hành "GunBound" tại thị trường Việt Nam, một trò chơi chiến thuật trực tuyến theo lượt. Đây cũng là trò chơi trực tuyến có bản quyền đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam. Đầu năm 2005, "MU Online" được tập đoàn FPT mua bản quyền, chấm dứt thời kỳ sử dụng server bất hợp pháp. Việc phát hành "MU Online" đã mở đường cho nhiều trò chơi trực tuyến có bản quyền khác cập bến cộng đồng game thủ Việt. Công ty VinaGame thành lập ngày 9 tháng 9 năm 2004, đến ngày 11 tháng 6 năm 2005 thì cho phát hành "Võ Lâm Truyền Kỳ". Trò chơi đã tạo nên "cơn chấn động" trong cộng đồng trò chơi điện tử Việt Nam khi thu hút khoảng 1,3 triệu người chơi tính đến năm 2006. Cùng thời gian này, "TS Online", được đánh giá là trò chơi điện tử tiên phong cho thể loại chiến lược theo lượt ở Việt Nam ra mắt công chúng. Bản Việt hóa của trò chơi "Priston Tale" mang tên "PTV – Giành lại miền đất hứa",cũng được FPT giới thiệu đến cộng đồng game thủ Việt. Đây là trò chơi trực tuyến 3D đầu tiên tại Việt Nam. Với cộng đồng 500,000 người đăng ký, đây là trò chơi trực tuyến có bản quyền có số người dùng đông nhất tại Việt Nam thời điểm đó. Trò chơi cũng được quảng bá ở Hội chợ Thương mại quốc tế lần thứ 15 tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, Hà Nội. Năm 2006, VTC phát hành "Audition" tại Việt Nam, trò chơi sau này trở thành "tượng đài" cho thể loại trò chơi thời trang vũ đạo ở quốc gia này. Sự ra đời của "Audition" đã góp phần gia tăng đáng kể số lượng khách hàng nữ tại các tụ điểm trò chơi trực tuyến công cộng. Sự thành công của ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến đã kéo theo sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường trò chơi điện tử tại Việt Nam giai đoạn này. Bên cạnh các trò chơi phổ biến thì một số trò chơi khác phải đối mặt với tình trạng khan hiếm người dùng, bất chấp những nỗ lực quảng bá tích cực từ nhà phát hành. Các trò chơi như "Ragnarok Online", "Khan Online" và "Con đường đế vương" đều phải vật lộn để tranh giành thị phần với các trò chơi còn lại, trong khi số game thủ ngày càng giảm sút do các hoạt động thu phí từ nhà phát hành. Trước tình trạng đó, nhiều trò chơi phải tuyên bố ngưng việc thu phí giờ chơi và chỉ thu phí vật phẩm, nhưng những nỗ lực thu hút người dùng đều không mang lại nhiều hiệu quả. Trong khi đó, xã hội và các cơ quan truyền thông bắt đầu lên tiếng phản đối trò chơi trực tuyến. Báo "Tuổi Trẻ" đã đăng một loạt bài bình luận, chỉ trích các trò chơi trực tuyến và cách chúng trở thành "một loại thuốc phiện kỹ thuật số dành cho giới trẻ". Trong vòng 3 tháng cuối năm 2005, có đến hơn 1.000 bài báo đăng tải với mục đích chỉ trích trò chơi trực tuyến. Ngày 1 tháng 6 năm 2006, Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp cùng Bộ Công an và Bộ Bưu chính - Viễn thông ban hành thông tư liên tịch số 60/TTLT về việc "quản lý trò chơi trực tuyến". Theo thông tư này, số giờ chơi tối đa của game thủ trong một ngày bị giới hạn xuống còn tối đa 5 giờ, áp dụng cho người sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, thông tư vấp phải nhiều phản ứng từ dư luận, đặc biệt là các doanh nghiệp. Nhiều cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đã sử dụng một số phương thức khác nhau để "lách luật" nhằm tăng số giờ chơi cho các game thủ.
Mâm xoay (trên bàn) Mâm xoay là một bàn xoay (hay một khay xoay) đặt trên bàn hoặc trên quầy bàn để giúp việc phân phối thực phẩm. Mâm xoay có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, nhưng thường là bằng thủy tinh, gỗ, hoặc nhựa. Chúng có hình tròn và được đặt ngay chính giữa bàn để các thực khách có thể chia sẻ các món ăn dễ dàng hơn. Mặc dù chúng được phổ biến trong các nhà hàng Trung Quốc, nhưng mâm xoay chính là một phát minh của phương Tây. Chính vì bản chất ẩm thực Trung Quốc, nhất là món điểm tâm Quảng Đông, mà tại các nhà hàng Trung Quốc trịnh trọng ở Mỹ, các mâm xoay này được phổ biến còn hơn cả ở Trung Quốc đại lục và hải ngoại. Theo tiếng Trung Hoa, chúng được gọi là 餐桌转盘 (phồn thể: 餐桌轉盤; Hán-Việt: xan trác chuyển bàn) có nghĩa là "mâm xoay bàn ăn". Xem thêm. - Mâm - Đĩa ăn
Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc là chức danh lãnh đạo tối cao đối với Quân Giải phóng Nhân dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời đây là chức danh dành cho lãnh đạo tối cao của đất nước này. Trong lịch sử, nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình không giữ chức Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước, nhưng Đặng lại nắm giữ chức danh Chủ tịch Quân ủy Trung ương nắm quyền lãnh đạo tối cao đối với quân đội, điều này tạo cho Đặng điều kiện thúc đẩy cải cách kinh tế Trung Quốc và thực hiện Bốn hiện đại hóa. Năm 1989 Đặng rút lui khỏi vũ đài chính trị Trung Quốc nhường quyền lãnh đạo lại cho hạt nhân đời thứ 3 là Giang Trạch Dân. Từ đó đến nay, theo thông lệ lãnh đạo tối cao Trung Quốc phải đồng thời giữ cả ba chức vụ : Tổng Bí thư,Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Trong lịch sử chức danh này do các lãnh đạo đảm nhiệm : 1. Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Mao Trạch Đông, hạt nhân lãnh đạo đời thứ nhất. 2. Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hoa Quốc Phong, người được Mao chọn kế nhiệm sau khi Mao mất nhưng bị ép phải rời khỏi vũ đại chính trị nhường quyền lại cho Đặng Tiểu Bình. 3. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh giữ chức vụ trong thời gian ngắn 4. Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đặng Tiểu Bình, hạt nhân lãnh đạo đời thứ 2. 5. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Giang Trạch Dân, hạt nhân lãnh đạo đời thứ 3. 6. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hồ Cẩm Đào, hạt nhân lãnh đạo đời thứ 4. 7. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quan ủy Trung ương Tập Cận Bình, hạt nhân lãnh đạo đời thứ 5.
Tình mộng kỳ duyên Tình mộng kỳ duyên (tiếng Trung: "游龍戲鳳", tiếng Anh: "Look for a Star") là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại tình cảm xen lẫn với hài chính kịch công chiếu năm 2009 do Hồng Kông - Trung Quốc hợp tác sản xuất. Bộ phim do Lưu Vĩ Cường làm đạo diễn, sản xuất và đồng quay phim, với sự tham gia của các diễn viên gồm Lưu Đức Hoa, Thư Kỳ, Trương Hàm Dư, Hà Vận Thi, Lâm Gia Hoa và Trương Hâm Nghệ. Bộ phim chính thức công chiếu tại Trung Quốc từ ngày 26 tháng 1 năm 2009 và tại Hồng Kông từ ngày 12 tháng 3 cùng năm. Tóm tắt nội dung. Là một câu chuyện cổ tích lãng mạn trong thế giới hiện đại, câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Trình Trọng Sâm - một tỷ phú giàu có nhưng gặp nhiều bất hạnh trong hôn nhân, và Tiết Mễ Lan - một cô gái hành nghề phát bài kiêm vũ công tại một sòng bạc ở Ma Cao. Những thành công trong cuộc sống không giúp Trọng Sâm níu kéo những người phụ nữ anh yêu, và đó là nỗi đau khổ lớn nhất của anh. Trọng Sâm luôn tìm mọi cách để lấy lòng Mễ Lan, thậm chí là biểu diễn những trò ảo thuật trẻ con để tìm cách tặng nàng chuỗi hạt quý giá tượng trưng cho tình yêu chân thật và lãng mạn của mình. Hai người bắt đầu yêu nhau nhưng vô tình phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Trọng Sâm đã mang Mễ Lan từ vị trí thấp bé của thế giới đỏ đen ồn ào lên một địa vị rực rỡ trong xã hội, giống như chuyện cô bé Lọ Lem của ngày nay. Nhưng chính bản tính hay nghi ngờ của Trọng Sâm một lần nữa ngăn anh chạm đến hạnh phúc, trong khi Mễ Lan yêu Trọng Sâm thật lòng thì Trọng Sâm lại cho rằng cô chỉ thích tiền của anh. Sóng gió giữa hai người vẫn chưa thể chấm dứt. Cùng lúc đó, người trợ lý của Trọng Sâm là Quách tiểu thư luôn mong muốn có một trái tim đầy khát vọng yêu thương dù bề ngoài là một người có bản lĩnh tốt trong công việc. Sau khi bị bạn trai cũ bỏ rơi, trái tim cô càng trở nên đau nhói, nhưng may mắn thay, định mệnh đã đưa cô đến gặp Lâm Cửu - một nhân viên khách sạn từ Trung Quốc mới chuyển sang sinh sống tại đây. Mã Tiến Sinh, người thường được Trọng Sâm gọi là Thành ca, là một tài xế luôn phụ trách Trọng Sâm trên những chuyến đi. Giờ đây, ông đã già và ông cần tìm một người thay thế phù hợp cho vị trí của ông. Vô tình thay, ông đã gặp Hoắc Tương Như - một bà mẹ đơn thân với đứa con trong tay, ông đã hiểu được những trải lòng của cô và cả hai đã cùng đồng hành với nhau trên những chuyến đường dài. Ba tình yêu, ba đôi tình nhân, ba bản chất khác nhau, ba hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có chung một đích đến, đó là tìm được nửa kia của cuộc đời mình. Điều này được thể hiện rõ qua việc cả ba cặp đôi ấy đều nhận lời mời tham gia một chương trình truyền hình về tình yêu. Tiếc thay, trong khi hai cặp đôi có mặt tại chương trình thì Mễ Lan không có mặt, mặc dù Trọng Sâm đã cố gọi cô nhiều lần liên tục, nhưng vẫn không thấy hồi âm từ cô. Quá buồn bã sau khi kết thúc chương trình, Trọng Sâm ra đi với vẻ mặt chán nản tuyệt vọng. Ai ngờ, ngay tại sảnh thượng đầy đèn sáng trên cao, Mễ Lan đã chờ sẵn tại đó, có lẽ cô đã rất cảm động trước sự cống hiến của anh dành cho mình. Cuối cùng thì cả hai đã ôm nhau hạnh phúc trọn đời. Diễn viên. - Lưu Đức Hoa trong vai Trình Trọng Sâm - Thư Kỳ trong vai Tiết Mễ Lan - Trương Hàm Dư trong vai Lâm Cửu - Hà Vận Thi trong vai Quách tiểu thư - Lâm Gia Hoa trong vai Mã Tiến Sinh - Trương Hâm Nghệ trong vai Hoắc Tương Như
Musket - Musket, còn gọi là súng hỏa mai, là loại súng trường cổ thứ hai từ năm 1760, trong Pháp và Anh và các nước khác
Hoa hậu Toàn cầu 2021 Hoa hậu Toàn cầu 2021 là cuộc thi Hoa hậu Toàn cầu lần thứ 9. Cuộc thi đã được tổ chức vào ngày 10-16 tháng 3 năm 2022. Vào đêm chung kết, Hoa hậu Toàn cầu 2019 - Karolína Kokešová đến từ Cộng hòa Séc đã trao vương miện cho Jessica Da Silva đến từ UAE. Người chiến thắng trong cuộc thi này sẽ được trao vương miện cùng với người chiến thắng Hoa hậu Toàn cầu 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 11 tháng 6 năm 2022 tại Bali, Indonesia. Thí sinh. Cuộc thi có tổng cộng 50 thí sinh tham gia: Liên kết ngoài. - Trang chủ Hoa hậu Toàn cầu
Sân vận động Markaziy (Namangan) Sân vận động Markaziy () là một sân vận động đa năng ở Namangan, Uzbekistan. Sân hiện đang được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. Sân vận động có sức chứa 22.000 người. Đây là sân nhà của Navbahor Namangan.
Sân vận động Gifu Nagaragawa Liên kết ngoài. - Thông tin sân vận động
Gifu Nagaragawa Meadow Nơi đây từng là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá FC Gifu từ năm 2010 đến năm 2012.
Sân vận động Bingo Liên kết ngoài. - Trang web chính thức
Snail's House Ujiie Keitaro (sinh ngày 23 tháng 2 năm 1997), còn được biết đến với nghệ danh Snail's House hoặc Ujico*, là một nhạc sĩ nhạc điện tử. Hiện đang cư trú tại tỉnh Saitama, Nhật Bản. Lịch sử. Anh bắt đầu phát hành các bài hát trên SoundCloud vào năm 2012 dưới cái tên Ujico* (Đây là một biệt danh từ nhỏ do một người bạn đặt cho). Năm 2013, Ujiie thành lập hãng thu âm của riêng mình với tên gọi Youth Composer Association, một công ty có trụ sở tại Tokyo đặc biệt hướng đến các nhạc sĩ trẻ. Năm 2014, sau khi nghe các màn trình diễn của Uehara Hiromi và nhiều bản nhạc jazz fusion khác nhau đã tạo nguồn cảm hứng để Ujiie bắt đầu chơi piano. Từ đó, sự nghiệp âm nhạc của anh bắt đầu phát triển. Anh tạo ra cái tên Snail's House dành riêng cho âm nhạc "kawaii" của mình, Snail's House chính thức ra mắt vào ngày 30 tháng 8 năm 2014 với việc phát hành bài hát "Nyan Nyan Angel!". Hai Đĩa mở rộng đầu tiên của anh với nghệ danh Snail's House là "Kirara" và "Kawaii Collective" được phát hành vào giữa năm 2015, bao gồm các giọng hát cao vút, âm thanh sôi động của đàn synthesizer và các giai điệu vui tai. Ngày 10 tháng 10 năm 2017, video nhạc của bài hát "Pixel Galaxy" được phát hành trên YouTube được lan truyền nhanh chóng, mang lại cho anh một số lượng người theo dõi lớn. Mặc dù bài hát trên tất cả các dịch vụ phát nhạc trực tuyến có ít lượt phát hơn, video trên YouTube hiện đã có hơn 105 triệu lượt xem. Ngày 9 tháng 10 năm 2018, Ujiie thông báo có một trò chơi nhỏ đang được phát triển cho hai ca khúc trong album "Snailchan Adventure" sắp tới của anh. Album được phát hành vào ngày 23 tháng 10 đi kèm với một video nhạc, đồng thời anh cũng ra mắt một đoạn video ngắn giới thiệu về trò chơi. Tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2019, trò chơi vẫn chưa được ra mắt và vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Liên kết ngoài. - @ujicosnail trên Twitter - Ujico*/Snail's House trên YouTube - Snail's House trên Spotify
Aspergillus Oryzae Aspergillus oryzae là gì? Tìm hiểu việc sử dụng aspergillus oryzae trong ẩm thực. "Ở nước ta, với điều kiện khí hậu nóng và ẩm, hết sức thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại nấm mốc. Trong đó có nhiều loại có ích, được sử dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp nhẹ… ngược lại cũng có nhiều loại gây hại cho các ngành công nông nghiệp, làm hư hỏng nhiều vật tư, hàng hóa." Trong đó, có loại nấm mốc mang tên Aspergillus oryzae được biết đến và sử dụng rộng rãi trong ẩm thực vì những tính năng hiệu quả mà nó mang lại, cùng chúng tôi tìm hiểu về loại nấm mốc này ngay hôm nay nhé. Aspergillus oryzae là gì? Trong số các loài nấm mốc thì Aspergillus oryzae (A. oryzae) là một trong những loại có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thực phẩm. A. oryzae là một loại nấm mốc giàu các enzym thủy phân nội bào và ngoại bào (amylase, protease, pectinase…). Hiện nay chúng được sử dụng để sản xuất nhiều loại thực phẩm như sản xuất nước tương, nước mắm, súp miso và rượu sake ở Nhật Bản… A. oryzea được dùng để sản xuất nước tương, một loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên tương sản xuất thủ công lại có độ an toàn không cao, bởi loại mốc tốt và mốc không độc như A. oryzea rất dễ lẫn lộn với những loại mốc nguy hiểm có độc tố gây ung thư khác là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticu. Hình dạng của Aspergillus oryzae. Nấm sợi Aspergillus orysae có hình thái, màu sắc gần giống với nấm sợi Aspergillus flavus, nhưng A.oryzae không sản sinh độc tố gây ung thư như nấm sợi A. flavus. Đặc điểm của Aspergillus oryzae. Nấm mốc Aspergillus oryzae sinh ra các enzym amylaz, invertaz, maltoz, proteaz và cataz có khả năng phân giải tinh bột, protein thành đường, acid amin. Nấm mốc Aspergillus oryzae là tác nhân chủ yếu lên men trong sản xuất nước tương theo phương pháp vi sinh vật. Trong công nghiệp người ta nhân giống nấm mốc này để sản xuất tương. Nấm Aspergillus còn gọi là mốc tương. Sợi nấm có vách ngăn, cuống mang bào tử bụi phồng lên ở ngọn. Các chuổi bào tử bụi từ đầu phồng mọc tỏa khắp mọi hướng. Bào tử bụi có thể màu vàng (Aspergillus flavus), màu đen (Aspergillus niger). Nấm Aspergillus oryzae là loài mốc chính trong quá trình chế tạo tương và tương do Aspergillus oryzae lên men ngon hơn các tương khác vì loại mốc này có khả năng biến đổi tinh bột của gạo nếp thành đường làm cho tương có vị ngọt. Hai loài không độc làm tương là Aspergillus oryzae và Aspergillus sojae có hình thái và màu sắc rất giống với 2 loài rất nguy hiểm là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra độc tố Aflatoxin gây bệnh ung thư. Bộ gen di truyền của Aspergillus oryzae hiện đã được phân tích và biết rất kỹ vào năm 2001. Nấm này có thể dùng trong công nghiệp để sản xuất nhiều loại enzyme khác nhau (amylase, protease, lipase, hemicellulase, cellulase, oxidoreductase, phytase, pectinesterase…). Người nghiên cứu sớm nhất về loài nấm này là một nhà khoa học Nhật Bản tên là Jokichi Takamine, Ông sinh ngày 03/10/1854 tại Takaoka. Năm 1894 ông lấy được bằng sáng chế về quá trình sản xuất men đường hóa (US Patent số 252.823) trình bày phương pháp nuôi nấm sợi Aspergillus trên cám và dùng cồn để chiết xuất ra men amylase (men đường hóa tinh bột). Sau đó Takamine đã chứng minh được men này có thể ứng dụng trong y học và ông nhận được Bằng sở hữu trí tuệ. Mặc dầu nghề làm tương ở Việt Nam và nghề làm sake ở Nhật Bản đã có từ lâu đời, nhưng việc chiết rút ra enzyme và sản xuất chế phẩm enzyme thì Takamine là người đi tiên phong. Vai trò ứng dụng của Aspergillus oryzae trong ẩm thực. Nấm mốc Aspergillus oryzae ứng dụng nhiều nhất trong ngành ẩm thực là được dùng để sản xuất nước tương. Nấm mốc Aspergillus oryzae và vi khuẩn (chủ yếu là vi khuẩn có lợi tên Bacillus subtilis) chứa enzym amylase chuyển hóa tinh bột của xôi thành đường và enzym proteaza chuyển hóa protein đậu tương thành axit amin, nên tương vừa có vị ngọt của đường, vừa có vị ngọt của nước dùng gà, còn có loại amin làm cho tương có hương thơm đặc trưng. Muốn lên men hạt đậu nành và lúa mì, người ta phải sử dụng loại nấm mốc có tên là Aspergillus Oryzae để ủ cùng trong 3-5 ngày. Thời gian này, vi sinh vật sẽ sử dụng nguồn dưỡng chất từ đậu nành và sản sinh enzyme phân giải protein thành axit amin. Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định vị ngon của thành phẩm, giúp phân biệt chất lượng của nước tương lên men tự nhiên với các loại khác. Một mẻ nước tương lên men tự nhiên cần đến 3-6 tháng để hoàn thiện. Enzyme từ vi sinh vật tiếp tục thủy phân protein thành axit amin, đồng thời thực hiện nhiều phản ứng sinh học khác để sản sinh ra các hợp chất hữu cơ tạo màu sắc, mùi vị đặc trưng của nước tương. Vậy là chúng tôi đã giới thiệu xong đến các bạn về loại nấm mốc Aspergillus Oryzae, hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vai trò cũng như ứng dụng của loại nấm mốc này trong nền ẩm thực của nước ta.
Choo Kyung-ho Choo Kyung-ho (tiếng Hàn: 추경호, sinh ngày 29 tháng 7 năm 1960) là một nhà kinh tế và chính trị gia người Hàn Quốc. Ông là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính dưới chính phủ Yoon Suk-yeol. Ông giữ chức vụ Đại biểu Quốc hội Dalseong từ năm 2016. Trước khi tham gia Quốc hội, ông từng là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Kinh tế và Tài chính, cũng như Bộ trưởng Điều phối Chính sách của Chính phủ dưới thời Tổng thống Park Geun-hye, và Phó Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính dưới thời Lee Myung-bak. Tiểu sử. Choo sinh ra ở Dalseong, Bắc Gyeongsang (nay thuộc Daegu) và theo học tại trường trung học Keisung. Ông theo học tại Đại học Hàn Quốc, và hoàn thành Cử nhân Quản trị Kinh doanh. Ông cũng lấy bằng thạc sĩ kinh tế tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ. Ông đã kết hôn với Kim Hee-kyung và có 2 con gái. Liên kết ngoài. - Choo Kyung-ho trên Facebook
Trịnh Tân Thông Trịnh Tân Thông (tiếng Trung giản thể: 郑新聪, bính âm Hán ngữ: "Zhèng Xīn Cōng", sinh tháng 11 năm 1963) là người Hán, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông hiện là Bí thư Ủy ban Công tác Ma Cao của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Chính phủ Nhân dân Trung ương tại Ma Cao kiêm Cố vấn sự vụ an toàn Quốc gia tại Ma Cao. Ông nguyên là Phó Chủ nhiệm LOCPG MO; Phó Bí thư Đảng tổ, Phó Tỉnh trưởng Phúc Kiến; Thường vụ Tỉnh ủy, Tổng thư ký Tỉnh ủy Phúc Kiến. Trịnh Tân Thông là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Quản lý hành chính, học hàm Cao cấp Công trình sự ngành Quản trị học. Ông có sự nghiệp phần lớn ở quê nhà Phúc Kiến trước khi được điều chuyển công tác ở Ma Cao, tham gia lãnh đạo đặc khu hành chính này. Xuất thân và giáo dục. Trịnh Tân Thông sinh tháng 11 năm 1963 tại huyện Tiên Du, thuộc địa cấp thị Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Tiên Du, được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 12 năm 1986. Trong nhiều giai đoạn, ông tham gia học tại chức tại Trường Đảng Tỉnh ủy Phúc Kiến, nhận bằng Cử nhân Quản lý hành chính, rồi tham gia nghiên cứu sau đại học trong nhiều công trình khoa học, có học hàm Cao cấp Công trình sư ngành Quản trị. Sự nghiệp. Các giai đoạn. Tháng 7 năm 1981, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Trịnh Tân Thông bắt đầu sự nghiệp của mình khi được nhận vào làm công nhân của Nhà máy sản xuất xi măng Tam Minh 2 (三明第二水泥厂), Phúc Kiến. Sau đó, ông lần lượt là chuyên viên kiểm soát chất lượng xi măng, kỹ thuật viên bộ phận máy móc, phó chủ nhiệm bộ phận máy móc rồi chủ nhiệm văn phòng kiêm trợ lý giám đốc nhà máy. Tháng 1 năm 1991, ông được thăng chức làm Giám đốc Nhà máy xi măng Tam Minh 2, chuyển sang làm Giám đốc Nhà máy tổng hợp vật liệu xây dựng mới Tam Minh, rồi Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Vật liệu xây dựng Tam Minh. Tháng 2 năm 1996, ông nhậm chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty công nghiệp vật liệu Tam Minh Phúc Kiến. Tháng 9 năm 1998, sau hơn 17 năm công tác ở doanh nghiệp sản xuất, Trịnh Tân Thông được điều chuyển sang vị trí mới ở khối cơ quan nhà nước, được điều tới huyện Đại Điền, nhậm chức Phó Bí thư Huyện ủy, Phó Huyện trưởng, cấp chính huyện, xứ. Tháng 11 năm 2001, ông được điều lên Tam Minh, nhậm chức Bí thư Đảng tổ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Thương mại địa cấp thị Tam Minh. Đến tháng 10 năm 2003, ông là Ủy viên Đảng tổ, Tổng thư ký Chính phủ Nhân dân, Bí thư Đảng tổ Văn phòng Chính phủ Nhân dân Tam Minh. Bộ máy tổ chức Phúc Kiến. Tháng 1 năm 2006, Trịnh Tân Thông được bổ nhiệm làm Ủy viên Đảng tổ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Thương mại tỉnh Phúc Kiến rồi kiêm nhiệm làm Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Đóng tàu Phúc Kiến (Fujian Shipbuilding Industry Group). Tháng 4 năm 2008, ông nhậm chức Ủy viên Đảng tổ Sảnh Văn phòng, Phó Tổng thư ký Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến. Tháng 7 năm 2010, ông được điều về Tuyền Châu, vào Ban Thường vụ Thị ủy, nhậm chức Phó Thị trưởng Tuyền Châu, phụ trách công tác thường nhật. Đến tháng 12 năm 2011, ông được chuyển sang Ninh Đức ở Đông Bắc Phúc Kiến, nhậm chức Phó Bí thư Thị ủy, Thị trưởng Ninh Đức, rồi quay trở lại Tuyền Châu vào tháng 3 năm 2012, là Phó Bí thư Thị ủy, Thị trưởng Tuyền Châu. Tháng 6 năm 2015, ông nhậm chức Bí thư Thị ủy Tuyền Châu, được bầu kiêm nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Nhân Đại Tuyền Châu từ tháng 1 năm 2017. Giai đoạn 2013–18, ông được bầu làm Đại biểu Nhân Đại Trung Quốc khóa XII từ Phúc Kiến. Ngày 31 tháng 1 năm 2018, Trịnh Tân Thông được Nhân Đại Phúc Kiến bầu, được Tổng lý Lý Khắc Cường phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Tỉnh trưởng Phúc Kiến, đồng thời là Ủy viên Đảng tổ Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến. Tháng 5 năm 2019, ông được bầu bổ sung vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhậm chức Tổng thư ký Tỉnh ủy Phúc Kiến, kiêm nhiệm Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan công tác Tỉnh ủy. Ngày 1 tháng 4 năm 2021, ông được chuyển sang chính phủ tỉnh, là Phó Bí thư Đảng tổ, Phó Tỉnh trưởng thường vụ tỉnh Phúc Kiến. Công tác Ma Cao. Tháng 7 năm 2021, Trịnh Tân Thông được điều tới Ma Cao, được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Chính phủ Nhân dân Trung ương tại Ma Cao. Ngày 21 tháng 3 năm 2022, ông kiêm nhiệm chức vụ Cố vấn kỹ thuật an toàn quốc gia của Ủy ban Bảo vệ an toàn quốc gia tại Đặc khu hành chính Ma Cao (CDSE). Ngày 30 tháng 5 năm 2022, ông được Tổng lý Lý Khắc Cường bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Chính phủ Nhân dân Trung ương tại Ma Cao, kiêm Cố vấn sự vụ an toàn quốc gia của CDSE, đồng thời nhậm chức Bí thư Ủy ban Công tác Ma Cao của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cấp chính bộ, tỉnh, kế nhiệm Phó Tự Ứng. Xem thêm. - Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc) - Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX Liên kết ngoài. - Tiểu sử Trịnh Tân Thông, Mạng Nhân dân Trung Quốc.
Khái luận Âm nhạc học Khái luận Âm nhạc học là một cuốn sách đề cập và nghiên cứu về khoa học trong âm nhạc do tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thanh Hà biên soạn. Đây được cho là cuốn sách về khoa học âm nhạc đầu tiên ở Việt Nam. Nội dung. "Khái luận Âm nhạc học" giới thiệu và phân tích chuyên sâu các quan điểm về định nghĩa, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, lịch sử, hiện trạng và hướng phát triển mới của các phân ngành trong âm nhạc học. Cuốn sách này cũng đề cập tới những "hành vi âm nhạc" (hoạt động sinh lý, hoạt động thẩm mỹ, hoạt động sáng tạo, hoạt động biểu diễn và tiếp nhận hành vi) của các dân tộc, quốc gia cũng như cá nhân trước đây và hiện nay. Theo tác giả, "Âm nhạc học thuộc về một ngành khoa học tổng hợp có trọng tâm là khoa học nhân văn". Mục lục. Cuốn sách được chia thành 5 chương lớn: - Chương I: khái niệm khoa học và khoa học nhân văn - Chương II: tóm lược lịch sử âm nhạc của 2 trường phái âm nhạc thế giới là âm nhạc phương Đông và âm nhạc Phương Tây - Chương III: lĩnh vực Âm nhạc học - Chương IV: phân loại của âm nhạc học - Chương V: phương pháp nghiên cứu đặc thì âm nhạc học Phát hành. "Khái luận Âm nhạc học" được phát hành trong lễ hội "Ngày Sách Việt Nam 2017" diễn ra tại công viên Thống Nhất. Tác phẩm này được cho là cuốn sách về khoa học âm nhạc đầu tiên ở Việt Nam. Nhận định. "Khái luận âm nhạc học" được Nhà xuất bản văn hóa Dân tộc ấn hành tháng 4 năm 2017. Cuốn sách đã tạo ra sự chú ý lớn và đánh giá cao của những độc giả âm nhạc tại Việt Nam. Ấn bản này cũng thường được cho là "cuốn sách lạ" trong nghiên cứu âm nhạc tại Việt Nam. Nhạc sĩ Dương Hồng Kông cho rằng "Đây là cuốn sách nói về khoa học âm nhạc. Nó lạ bởi chúng ta đã từng nghe về khoa học môi trường, khoa học quản lý, khoa học thông tin, khoa học công nghệ, khoa học vật liệu... còn chưa ai nghe thấy khoa học ngành âm nhạc". Phó giáo sư, tiến sĩ Văn Thị Minh Hương (cựu giám đốc Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh) nhận định: "cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Âm nhạc học cũng như những người làm công tác nghiên cứu âm nhạc, các nhạc sĩ và những người yêu thích về khoa học âm nhạc."
Sân vận động Kitakami
Đồng Ánh Quỳnh Đồng Ánh Quỳnh sinh ngày 1 tháng 1 năm 1995 là một người mẫu, diễn viên nổi tiếng người Việt Nam Đồng Ánh Quỳnh gây dấu ấn khi tham gia vào The Face Việt Nam – 2017. Cô được siêu mẫu Minh Tú đánh giá cao về ngoại hình, gương mặt tiềm năng và tố chất ngôi sao. Tiểu sử và sự nghiệp. Năm 2014, cô đăng ký tham gia Hoa hậu Việt Nam, vì không có nhiều kinh nghiệm nên cô chỉ dừng lại ở top 36. Sau khi đã trau dồi kỹ năng cho mình, năm 2017, Đồng Ánh Quỳnh ghi danh vào cuộc thi The Face Vietnam. Giữa hàng ngàn thí sinh đến từ mọi miền, cô gái Hà Thành đã được lựa chọn vào team Minh Tú. Trải qua nhiều vòng thi, Đồng Ánh Quỳnh thành công giành được ngôi vị Á quân. Diễn xuất. Trong quá trình sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, Ánh Quỳnh đã được tiếp xúc và làm việc với nhiều người. Cô có nhiều kinh nghiệm hơn và tự tin tham gia đóng phim với nhiều dự án nghệ thuật lớn nhỏ. Bắt đầu với vai phụ trong “Yolo – Bạn Chỉ Sống Một Lần”, Đồng Ánh Quỳnh được chú ý nhờ nhan sắc xinh đẹp, trẻ trung. Sau đó, cô góp mặt trong “Phim Này Thắng Chắc”. Thể hiện thành công tính cách cá tính, năng động nhưng không kém phần bụi bặm của nữ chính. Đồng Ánh Quỳnh nhận về vô số lời khen, khẳng định tài năng và thực lực của mình. Vào tháng 11/2020, Đồng Ánh Quỳnh đã có mặt tại buổi ra mắt phim Thanh Sói. Chia sẻ với phóng viên, Ánh Quỳnh cho biết: “Mình đã phải vượt qua hơn 300 ứng viên ở vòng casting để nhận được vai diễn này. Phải mất hơn 1 năm rèn luyện, trau dồi trong khóa học diễn xuất, kỹ năng võ thuật do nghệ sĩ và đạo diễn võ thuật Nguyễn Anh Tuấn đào tạo. Nói đùa thôi là mình sắp trở thành cao thủ võ thuật rồi đó!”. Nữ diễn viên trẻ đã phải nỗ lực vượt qua những cơn đau và kiểm soát cân nặng. Đổ bao nhiêu là mồ hôi công sức để trau dồi. Chinh phục hành trình trở thành một Thanh Sói hoàn hảo nhất
Tetration Trong toán học, tetration hoặc hyper-4 trong hyperoperation là một phép toán dựa trên phép lặp hoặc sự lặp lại của luỹ thừa, tetration được hiểu là "luỹ thừa chồng chất". Ký hiệu phổ biến của tetration là ký hiệu chỉ số trên bên trái formula_1 (hoặc "số mũ trái") và ký hiệu mũi tên đôi formula_2 (hoặc ghi gọn là formula_3) trong ký hiệu mũi tên lên Knuth là phổ biến, đôi lúc còn sử dụng ký hiệu hyperoperation formula_4 để diễn đạt. Theo định nghĩa tetration là luỹ thừa lặp, formula_5 có nghĩa là formula_6, trong đó, formula_7 là số lần lặp lại của formula_8 hoặc số lần (tầng) mà formula_8 "luỹ thừa chồng" hay lên chính nó. formula_7 được gọi là "chiều cao" của hàm, trong khi, trong khi formula_8 được gọi là "cơ số", tương tự như luỹ thừa. formula_12 sẽ được đọc là "tetration bậc formula_7 của formula_8". Tetration là phép toán bậc tiếp theo sau lũy thừa, nhưng trước pentation. Thuật ngữ ""tetration"" theo tiếng Anh được Reuben Louis Goodstein đặt ra từ từ tetra- nghĩa là "bốn" trong tiền tố Hy Lạp và itetration nghĩa là "sự lặp lại" để chỉ phép lặp tạm dịch là "sự lặp lại lần thứ bốn". "Lưu ý: Hiện nay tên gọi tiếng Việt của từ tetration hiện chưa có một tài liệu nghiên cứu khoa học nào đề cập đến. Nếu có thì chỉ là tên gọi được "bịa đặt" hay "sáng tạo" chứ hoàn toàn không phải là tên gọi có cơ sở." Tetration cũng được định nghĩa đệ quy như formula_15 cho phép cố gắng mở rộng "chiều cao" của tetration thành các số không phải số tự nhiên chẳng hạn như số thực hoặc số phức. Hai phép toán nghịch đảo của tetration được gọi là siêu căn và siêu logarit, tương tự như căn bậc n và hàm logarit. Không có hàm nào trong ba hàm này là hàm số sơ cấp. Tetration được sử dụng để ký hiệu các số rất lớn. Giới thiệu. Dưới đây là bốn phép toán đầu tiên, tetration được coi là phép toán thứ tư trong đó. Phép toán một ngôi successor, được định nghĩa là formula_16. 1. Phép cộng - formula_17 - formula_7 là số lần cộng thêm 1 của formula_8 2. Phép nhân - formula_20 - formula_7 là số lần formula_8 cộng thêm chính nó 3. Luỹ thừa - formula_23 - formula_7 là số lần formula_8 nhân với chính nó 4. Tetration - formula_26 - formula_7 là số lần formula_8 luỹ thừa chồng chính nó, tính từ phải sang trái. Phép toán sau là sự lặp lại của phép toán liền trước đó. Lưu ý rằng các số mũ chồng nhau được tính theo quy ước từ trên xuống: formula_29 có nghĩa là formula_30 chứ không phải formula_31. Phép successor, formula_32 là phép toán cơ bản nhất; trong khi phép cộng formula_33 là một phép toán chính, đối với phép cộng các số tự nhiên, nó có thể được coi là chuỗi lặp lại các phép successor của ; phép nhân formula_34 cũng là một phép toán chính mặc dù đối với các số tự nhiên, nó có thể được coi là một chuỗi lặp lại các phép cộng của với chính nó. Luỹ thừa formula_35 có thể được coi là chuỗi lặp lại các phép nhân của với chính nó và tetration formula_36 cũng được coi như chuỗi lặp lại hay các tầng luỹ thừa chính nó được xếp chồng lên nhau. Mỗi phép toán ở trên được xác định bằng cách lặp lại phép toán liền trước đó. Tuy nhiên, không giống như các phép toán trước nó, tetration không phải là một hàm số sơ cấp. Tham số được gọi là cơ số, trong khi tham số trong tetration có thể được gọi là chiều cao. Trong định nghĩa ban đầu của tetration, chiều cao phải là số tự nhiên; chẳng hạn, sẽ là không đúng nếu nói "ba tetration âm năm" hoặc "bốn tetration một phần hai". Tuy nhiên, cũng giống như phép cộng, phép nhân và lũy thừa có thể được định nghĩa theo những cách cho phép mở rộng lên số thực và số phức, một số nỗ lực đã được thực hiện để tổng quát hóa tham số chiều cao của tetration thành số âm, số thực và số phức. Một trong những cách làm như vậy là sử dụng một định nghĩa đệ quy cho tetration; đối với bất kỳ số thực formula_37 và số nguyên không âm formula_38, chúng ta có thể xác định formula_5 đệ quy dưới dạng: Định nghĩa này tương đương với số lần lặp luỹ thừa cho các tham số chiều cao tự nhiên. Tuy nhiên, định nghĩa này cho phép mở rộng lên các tham số chiều cao khác chẳng hạn như formula_41, formula_42, và formula_43 - nhiều phần mở rộng trong số này là những mở rộng đang được nghiên cứu. Thuật ngữ. Có rất nhiều thuật ngữ cho tetration, mỗi thuật ngữ đều có tính logic đằng sau nó, nhưng một số thuật ngữ đã không được sử dụng phổ biến vì lý do này hay lý do khác. Dưới đây là sự so sánh của từng thuật ngữ với cơ sở lý luận và phản biện của nó. - Thuật ngữ "tetration", được giới thiệu bởi Goodstein trong bài báo "Transfinite Ordinals in Recursive Number Theory" của mình năm 1947 (khái quát hóa biểu diễn cơ sở đệ quy được sử dụng trong định lý Goodstein để sử dụng các phép toán cao hơn), đã giành được ưu thế. Nó cũng được phổ biến trong cuốn "Infinity and the Mind" của nhà toán học Rudy Rucker. - Thuật ngữ "superexponentiation" ("siêu luỹ thừa") đã được Bromer xuất bản trong bài báo "Superexponentiation" của ông ấy năm 1987. Nó đã được sử dụng trước đó bởi Ed Nelson trong cuốn sách Dự đoán số học, Nhà xuất bản Đại học Princeton, 1986. - Thuật ngữ "hyperpower" ("siêu mũ") là sự kết hợp tự nhiên của từ "hyper" và từ "power", được mô tả một cách chính xác về tetration. Vấn đề nằm ở ý nghĩa của từ "hyper" đối với dãy hyperoperation. Khi xem xét hyperoperation, thì thuật ngữ "hyper" đều đề cập đến tất cả các bậc phép toán của nó, và thuật ngữ "super" đề cập đến bậc 4, tức tetration. Vì vậy, theo những cân nhắc này "hyperpower" là sai lầm, vì nó chỉ đề cập đến tetration mà thôi. - Thuật ngữ "power tower" ("tháp mũ") đôi khi cũng được sử dụng, ở dạng "tháp mũ bậc " cho formula_44. Luỹ thừa dễ bị hiểu sai: lưu ý rằng phép nâng lên lũy thừa là phép kết hợp bên phải. Tetration phép "lũy thừa" lặp (gọi đây là phép toán kết hợp bên phải ^), bắt đầu từ phía trên bên phải của biểu thức với a^a đầu tiên trên cùng (ta gọi giá trị này là c). Luỹ thừa số tiếp theo sang trái, a kế tiếp (ta gọi đây là "cơ số tiếp theo" b), được tính sang trái sau khi nhận được giá trị mới b^c. Tính ở bên trái, sử dụng a tiếp theo ở bên trái, làm cơ số b và đánh giá b^c mới. Lần lượt 'đi xuống tháp', với giá trị mới lớn hơn cho c ở bước đi xuống tiếp theo. Do một phần thuật ngữ được chia sẻ và ký hiệu tượng trưng tương tự, tetration thường xuyên bị nhầm lẫn với các chức năng và biểu thức liên quan. Dưới đây là một số thuật ngữ liên quan: Trong hai biểu thức đầu tiên formula_8 là "cơ số", và các tầng giá trị formula_8 là chiều cao (thêm một tầng cho giá trị formula_47). Trong biểu thức thứ ba, formula_7 là chiều cao, nhưng mỗi tầng lại có giá trị khác nhau. Cần lưu ý khi đề cập đến số mũ lặp, vì thông thường gọi biểu thức của dạng này là luỹ thừa lặp, đó là điều mơ hồ, bởi vì điều này có thể có nghĩa là mũ lặp hoặc số mũ lặp. Kí hiệu. Có rất nhiều kiểu ký hiệu khác nhau để diễn đạt tetration. Một số ký hiệu cũng có thể được sử dụng để mô tả các hyperoperation khác, trong khi một số chỉ giới hạn ở tetration và không có phần mở rộng ngay lập tức. Một ký hiệu ở trên sử dụng ký hiệu số mũ lặp, điều này được định nghĩa chung như sau: Không có nhiều ký hiệu cho số mũ lặp, dưới đây là một vài ký hiệu được sử dụng để mô tả chỉ số lặp: Thí dụ. Bởi vì tetration có sự gia tăng nhanh chóng, hầu hết các giá trị trong bảng sau đây là quá lớn để viết bằng ký hiệu khoa học. Trong những trường hợp này, ký hiệu số mũ lặp được sử dụng để thể hiện chúng trong cơ số 10. Các giá trị chứa dấu thập phân là gần đúng. Tính chất. Tetration có những tính chất tương tự như luỹ thừa, cũng như các thuộc tính cụ thể dành riêng cho nó và bị mất hoặc thu được từ lũy thừa. Bởi vì luỹ thừa không có tính chất giao hoán, kết quả và quy tắc không có sự tương tự với tetration, các câu formula_50 and formula_51 không nhất thiết đúng với mọi trường hợp. Tuy nhiên, tetration theo một tính chất khác, trong đó formula_52. Sự thật này được thể hiện rõ nhất bằng cách sử dụng định nghĩa đệ quy. Từ thuộc tính này, một mệnh đề theo sau formula_53, cho phép chuyển đổi "b" và "c" trong các phương trình nhất định. Mệnh đề như sau: Thứ tự này rất quan trọng vì lũy thừa không có tính kết hợp, và tính toán biểu thức theo thứ tự ngược lại sẽ cho ra một kết quả khác: Tính toán biểu thức từ trái sang phải được coi là ít thú vị hơn, tính toán từ trái sang phải, mọi biểu thức formula_56 có thể được hạ xuống thành formula_57. Bởi vì điều này, các tháp phải được tính từ phải sang trái (hoặc từ trên xuống dưới). Lập trình viên máy tính nhắc đến sự lựa chọn này như kết hợp phải. Mở rộng. Tetration có thể được mở rộng theo hai cách khác nhau. Trong phương trình formula_58, cả cơ số và chiều cao có thể được khái quát bằng cách sử dụng định nghĩa và tính chất của tetration. Mặc dù cơ số và chiều cao có thể được mở rộng vượt ra ngoài các số nguyên dương đến các miền khác, kể cả formula_59, các hàm phức như formula_60, và chiều cao của vô hạn , các tính chất hạn chế hơn của tetration làm giảm khả năng mở rộng tetration. Mở rộng miền cho cơ số. Cơ số không. Số mũ formula_61 không được xác định nhất quán. Như vậy, các tetration formula_62 không được xác định rõ ràng bởi các công thức đưa ra trước đó. Tuy nhiên, formula_63 được xác định rõ, và tồn tại: Do đó, chúng ta có thể xác định nhất quán formula_65. Điều này tương tự như việc định nghĩa formula_66. Theo phần mở rộng này, formula_67, do đó, quy tắc formula_68 từ định nghĩa ban đầu vẫn giữ. Cơ số phức. Kể từ khi các số phức được nâng lên thành các mũ, tetration có thể được áp dụng cho "các cơ số" có dạng formula_69 (trong đó formula_8 và formula_71 là số thực). Ví dụ, trong formula_72 với formula_73, tetration đạt được bằng cách sử dụng các nhánh chính của logarit tự nhiên, sử dụng công thức Euler chúng ta được mối quan hệ: Điều này cho thấy một định nghĩa đệ quy cho formula_75 với bất kỳ formula_76: Các giá trị gần đúng sau đây có thể được lấy: Giải quyết các quan hệ nghịch đảo, như trong phần trước, mang lại formula_78 và formula_79, với các giá trị âm của cho kết quả vô hạn trên trục ảo. Vẽ sơ đồ trong mặt phẳng phức, toàn bộ chuỗi xoắn ốc đến giới hạn formula_80, mà có thể được hiểu là giá trị trong đó formula_7 là vô hạn. Trình tự tetration như vậy đã được nghiên cứu kể từ thời Euler, nhưng được hiểu một cách kém cỏi do hành vi hỗn loạn của chúng. Hầu hết các nghiên cứu được công bố trong lịch sử đã tập trung vào sự hội tụ của hàm số mũ lặp vô hạn. Nghiên cứu hiện tại đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự có mặt của các máy tính mạnh mẽ với fractal và phần mềm toán học tượng trưng. Phần lớn những gì được biết về tetration xuất phát từ kiến thức chung về động lực học phức tạp và nghiên cứu cụ thể về bản đồ số mũ. Phần mở rộng của miền cho các chiều cao khác nhau. Chiều cao vô hạn. Tetration có thể được mở rộng đến các chiều cao vô hạn. Tức là, đối với một số giá trị và nhất định trong formula_82, tồn tại một kết quả được xác định rõ ràng cho một vô hạn. Điều này là vì các cơ số trong một khoảng nhất định, tetration hội tụ đến một giá trị hữu hạn khi chiều cao có xu hướng tiến đến vô cùng. Ví dụ, formula_83 hội tụ tại 2, và do đó, có thể nói là bằng 2. Xu hướng tới 2 có thể được nhìn thấy bằng cách đánh giá một tháp mũ hữu hạn nhỏ: Nói chung, số mũ lặp lại vô hạn formula_85, được định nghĩa là giới hạn của formula_86 khi tiến đến vô cùng, hội tụ cho , đại khái khoảng từ 0.066 đến 1.44, một kết quả được hiển thị bởi Leonhard Euler. Giới hạn, nó nên tồn tại, là một số thực dương của phương trình . Như vậy, . Giới hạn xác định tetration vô hạn của không hội tụ cho bởi vì tối đa của là . Điều này có thể được mở rộng thành số phức với định nghĩa: Trong đó W đại diện cho hàm W Lambert. Như giới hạn (nếu tồn tại, tức là cho ) phải thoả mãn chúng ta thấy rằng là (nhánh dưới của) hàm nghịch đảo của . Chiều cao âm. Chúng ta có thể sử dụng quy tắc đệ quy cho tetration, để chứng minh formula_89: Thay −1 cho sẽ cho Các giá trị âm nhỏ hơn không thể được xác định rõ theo cách này. Thay −2 cho k trong cùng phương trình sẽ cho mà không được xác định rõ. Họ có thể, tuy nhiên, đôi khi được coi là các bộ. Đối với formula_93, mọi định nghĩa của formula_94 đều phù hợp với quy tắc bởi vì Chiều cao thực. Tại thời điểm này không có giải pháp thông thường được chấp nhận cho vấn đề chung là mở rộng tetration thành giá trị thực và phức của . Tuy nhiên, đã có nhiều cách tiếp cận đối với vấn đề này và các cách tiếp cận khác nhau được nêu ra dưới đây. Nói chung, vấn đề là tìm kiếm — với mọi số thực — một "hàm siêu mũ" formula_97 trên số thực thỏa mãn - formula_98 - formula_99 - formula_100cho tất cả số thực formula_101 Để tìm thêm phần mở rộng số tự nhiên, thường cần một hoặc nhiều yêu cầu bổ sung. Điều này thường là một số tập hợp sau đây: - Yêu cầu "liên tục" (thường chỉ là formula_102 là liên tục trong cả hai biến cho formula_103). - Yêu cầu "khả vi" (có thể là một lần, hai lần, lần, hoặc vô cùng khả vi trong x). - Yêu cầu "thường xuyên" (ngụ ý hai lần vi phân trong ) rằng: Yêu cầu thứ tư khác nhau từ tác giả đến tác giả, và giữa các cách tiếp cận. Có hai cách tiếp cận chính để mở rộng tetration lên chiều cao thực, một là dựa trên yêu cầu "thường xuyên", và một là dựa trên yêu cầu "khả vi". Hai cách tiếp cận này dường như khác nhau đến mức chúng có thể không thể đối chiếu, vì chúng tạo ra kết quả không nhất quán với nhau. Khi formula_106 được xác định cho một khoảng có độ dài một, toàn bộ hàm dễ dàng theo sau với tất cả . Xấp xỉ tuyến tính cho chiều cao thực. Một xấp xỉ tuyến tính (giải pháp cho yêu cầu liên tục, gần đúng với yêu cầu khả vi) được đưa ra bởi: vì thế: vân vân. Tuy nhiên, nó chỉ là khả vi, tại các giá trị nguyên của đạo hàm được nhân với formula_108. Nó liên tục được khả vi cho formula_109 khi và chỉ khi formula_110. Ví dụ, sử dụng các phương pháp này formula_111 và formula_112 Một định lý chính trong bài báo Hooshmand phát biểu: Đặt formula_113. Nếu formula_114 là liên tục và thỏa mãn các điều kiện sau: - formula_115 - formula_116 là khả vi trên , - formula_117 là một hàm số không giảm hoặc không tăng trên , - formula_118 thì formula_116 được xác định duy nhất thông qua phương trình trong đó formula_121 biểu thị phần phân số của formula_122 là formula_123-hàm lặp của hàm formula_124. Bằng chứng là điều kiện thứ hai đến thứ tư ngụ ý tầm thường rằng là hàm tuyến tính trên . Phép xấp xỉ tuyến tính với hàm tetration tự nhiên formula_125 liên tục được khả vi, nhưng đạo hàm thứ hai của nó không tồn tại ở các giá trị nguyên của đối số của nó. Hooshmand đã đưa ra một định lý duy nhất cho nó, trong đó nêu rõ: Nếu formula_126 là một hàm liên tục thỏa mãn: - formula_127 - formula_116 là lồi trên , - formula_129 sau đó formula_130. [Ở đây formula_130 là tên của Hooshmand cho phép tính gần đúng tuyến tính với hàm tetration tự nhiên.] Bằng chứng là giống như trước đây, phương trình đệ quy đảm bảo rằng formula_132 và sau đó điều kiện lồi ngụ ý rằng formula_116 là tuyến tính trên . Do đó, phép xấp xỉ tuyến tính với tetration tự nhiên là giải pháp duy nhất của phương trình formula_134 và formula_135 là hàm lồi trên . Tất cả các giải pháp đủ khả vi khác phải có điểm uốn trên khoảng . Xấp xỉ bậc cao hơn cho chiều cao thực. Ngoài các xấp xỉ tuyến tính, xấp xỉ bậc hai (theo yêu cầu khả vi) được đưa ra bởi: có thể phân biệt cho tất cả formula_103, nhưng không hai lần khả vi. Ví dụ, formula_138 Nếu formula_110 thì đây gần giống như xấp xỉ tuyến tính. Bởi vì cách tính toán, hàm này không "hủy bỏ", trái với số mũ, trong đó formula_140. Cụ thể là, Cũng như có một xấp xỉ bậc hai, xấp xỉ bậc ba và phương pháp để khái quát hóa cho xấp xỉ bậc cũng tồn tại, mặc dù chúng khó sử dụng hơn nhiều. Chiều cao phức. Hiện tại đã chứng minh rằng tồn tại một hàm duy nhất là một nghiệm của phương trình và thỏa mãn các điều kiện bổ sung mà và tiếp cận các điểm cố định của logarit (khoảng ) khi tiếp cận và là biến hình trong toàn bộ mặt phẳng phức -phức, ngoại trừ một phần của trục sô thực tại . Bằng chứng này xác nhận một phỏng đoán trước đó. Bản đồ phức của chức năng này được hiển thị trong hình bên phải. Bằng chứng cũng hoạt động cho các cơ số khác ngoài "e", miễn là cơ sở đó lớn hơn formula_142. Yêu cầu của tetration là chỉnh hình rất quan trọng cho tính độc đáo của nó. Nhiều chức năng có thể được xây dựng như trong đó và là các chuỗi thực sự phân rã đủ nhanh để cung cấp sự hội tụ của dãy liên tiếp nhau, ít nhất là ở các giá trị vừa phải của . Hàm thỏa mãn các phương trình tetration , , và nếu và tiếp cận 0 đủ nhanh nó sẽ được phân tích trên một vùng lân cận của trục số thực dương. Tuy nhiên, nếu một số phần tử của hoặc không bằng không, thì hàm có vô số các điểm kỳ dị bổ sung và đường cắt trong mặt phẳng phức, do sự tăng trưởng theo cấp số nhân của sin và cos dọc theo trục tưởng tượng. Các hệ số và càng nhỏ thì, các điểm kỳ dị này càng xa trục thực. Do đó, việc mở rộng tetration vào mặt phẳng phức là rất cần thiết cho sự độc đáo. tetration phân tích thực không phải là duy nhất. Đệ quy phi cơ bản. Tetration (bị giới hạn ở formula_144) không phải là một hàm đệ quy nguyên thuỷ. Người ta có thể chứng minh bằng cảm ứng rằng với mọi hàm đệ quy sơ cấp , có một hằng số sao cho Chúng ta biểu thị phía bên tay phải bởi formula_146. Giả sử ngược lại rằng tetration là đệ quy sơ cấp. formula_147 cũng là đệ quy sơ cấp. Theo bất đẳng thức trên, có một hằng số sao cho formula_148. Bằng cách để formula_149, chúng ta có formula_150, một mâu thuẫn. Phép toán nghịch đảo. Lũy thừa có hai phép toán nghịch đảo: căn và logarit. Tương tự, nghịch đảo của tetration thường được gọi là "siêu căn", và "siêu logarit" (Trong thực tế, tất cả các phép toán có bậc lớn hơn hoặc bằng 3 đều có phép nghịch đảo tương tự). Ví dụ, trong hàm formula_151, hai nghịch đảo là siêu căn bậc 3 của và siêu logarit cơ số của . Siêu căn. Các siêu căn là phép toán nghịch đảo của tetration đối với cơ số: nếu formula_152, thì là siêu căn bậc của (formula_153 hoặc formula_154). Ví dụ, vì vậy 2 là siêu căn bậc 4 của 65,536. Siêu căn bậc 2. "Siêu căn bậc 2" có hai ký hiệu tương đương, formula_156 và formula_157. Nó là nghịch đảo của formula_158 và có thể được biểu diễn bằng hàm W Lambert: Hàm này cũng minh họa bản chất phản xạ của hàm căn và hàm logarit vì phương trình dưới đây chỉ đúng khi formula_160: Giống như căn bậc hai, siêu căn bậc hai của có thể không có một giải pháp duy nhất. Không giống như căn bậc hai, việc xác định số lượng siêu căn bậc hai của có thể khó khăn. Nói chung, nếu formula_162, thì có hai siêu căn bậc hai dương giữa 0 và 1, thì có một siêu căn bậc 2 dương lớn hơn 1. Nếu là số dương và nhỏ hơn formula_163 thì nó không có bất kỳ siêu căn bậc 2 thực nào, nhưng công thức đã cho ở trên mang lại vô cùng nhiều công thức phức cho bất kỳ hữu hạn nào không bằng 1. Hàm đã được sử dụng để xác định kích thước của cụm dữ liệu. Tại formula_164: formula_165 Các siêu căn khác. Đối với mỗi số nguyên , hàm được xác định và tăng cho , và , sao cho siêu căn bậc của , formula_153, tồn tại cho . Tuy nhiên, nếu sử dụng xấp xỉ tuyến tính ở trên, thì formula_167 nếu , vì vậy formula_168 không thể tồn tại. Cũng giống như siêu căn bậc hai, thuật ngữ cho các siêu căn khác có thể dựa trên các căn thông thường:"siêu căn bậc 3" có thể được thể hiện như formula_169, "siêu căn bậc 4" có thể được thể hiện như formula_170, và "siêu căn bậc là formula_153. Lưu ý rằng formula_153 có thể không được xác định duy nhất, bởi vì có thể có nhiều hơn căn thứ . Ví dụ, có một siêu căn đơn (số thực) nếu lẻ và lên đến hai nếu chẵn. Cũng giống như việc mở rộng tetration lên chiều cao vô hạn, siêu căn có thể được mở rộng đến , được xác định rõ nếu . Lưu ý rằng formula_173 và do đó formula_174. Do đó, khi nó được xác định rõ, formula_175 và, không giống như tetration thường, là một hàm số sơ cấp. Ví dụ, formula_176. Nó xuất phát từ Định lý Schelfider Schneider siêu căn cho bất kỳ số nguyên dưformula_177ơng là số nguyên hoặc số siêu việt, và formula_178 là số nguyên hoặc không hợp lý. Vẫn còn là một câu hỏi mở cho dù các siêu căn phi lý có siêu việt trong trường hợp sau hay không. Siêu logarit (siêu logarit). Khi định nghĩa tăng liên tục (tính bằng formula_47) của tetration, formula_180, đã được chọn, siêu logarit tương ứng formula_181 hoặc formula_182 được định nghĩa cho tất cả các số thực formula_47, và formula_184. Hàm formula_185 thỏa mãn: Xem thêm. - Hàm Ackermann - Ký hiệu O lớn - Hàm mũ đôi - Hyperoperation - Logarit lặp Thư mục. - Daniel Geisler, "iteratedfunctions.com " - Ioannis Galidakis, "On extending hyper4 to nonintegers" (undated, 2006 or earlier) "(A simpler, easier to read review of the next reference)" - Ioannis Galidakis, "On Extending hyper4 and Knuth's Up-arrow Notation to the Reals" (undated, 2006 or earlier). - Robert Munafo, "Extension of the hyper4 function to reals" "(An informal discussion about extending tetration to the real numbers.)" - Lode Vandevenne, "Tetration of the Square Root of Two", (2004). "(Attempt to extend tetration to real numbers.)" - Ioannis Galidakis, "Mathematics", "(Definitive list of references to tetration research. Lots of information on the Lambert W function, Riemann surfaces, and analytic continuation.)" - Galidakis, Ioannis and Weisstein, Eric W. Power Tower - Joseph MacDonell, "Some Critical Points of the Hyperpower Function". - Dave L. Renfro, "Web pages for infinitely iterated exponentials" - Hans Maurer, "Über die Funktion formula_187 für ganzzahliges Argument (Abundanzen)." "Mittheilungen der Mathematische Gesellschaft in Hamburg" 4, (1901), p. 33–50. "(Reference to usage of formula_188 from Knobel's paper.)"
Pentation Trong toán học, pentation hoặc hyper-5 trong hyperoperation là phép toán bậc tiếp theo sau tetration và trước hexation. Pentation được định nghĩa là phép lặp của tetration, giống như tetration là phép lặp của lũy thừa. Ký hiệu của pentation là ký hiệu chỉ số dưới bên trái formula_1, ký hiệu hyperoperation formula_2, ký hiệu mũi tên ba formula_3 (hoặc viết gọn là formula_4) trong ký hiệu mũi tên lên Knuth hay ký hiệu mũi tên xích Conway: formula_5. Pentation là một phép toán hai ngôi được xác định với hai số formula_6 và formula_7, trong đó formula_6 được tetration chồng chính nó với formula_7 lần. Ví dụ: formula_10. Từ nguyên. Tên "pentation" theo tiếng Anh được Reuben Goodstein đặt ra vào năm 1947, nó được ghép bởi từ penta- nghĩa là "năm" trong tiền tố Hy Lạp và từ iteration nghĩa là "sự lặp lại" để chỉ phép lặp tạm dịch là "sự lặp lại lần thứ năm". Đây là một phần trong kế hoạch đặt tên chung của ông ấy cho các hyperoperation. "Lưu ý: Hiện nay tên gọi tiếng Việt của từ pentation hiện chưa có một tài liệu nghiên cứu khoa học nào đề cập đến. Nếu có thì chỉ là tên gọi được "bịa đặt" hay "sáng tạo" chứ hoàn toàn không phải là tên gọi có cơ sở." Thứ tự của phép toán. Pentation là phép toán thứ năm trong năm phép toán bên dưới, là phép toán kế tiếp dưới tetration (trong đó phép cộng, nhân và luỹ thừa là ba phép toán cơ bản). Phép toán một ngôi successor, được định nghĩa là formula_11. 1. Phép cộng: - formula_12 - formula_13 là số lần cộng thêm 1 của formula_6 2. Phép nhân: - formula_15 - formula_13 là số lần formula_6 cộng thêm chính nó 3. Luỹ thừa: - formula_18 - formula_13 là số lần formula_6 nhân với chính nó 4. Tetration: - formula_21 - formula_13 là số lần formula_6 luỹ thừa chồng chính nó 5. Pentation: - formula_24 - formula_13 là số lần formula_6 tetration chồng chính nó. Phép toán sau là sự lặp lại của phép toán liền trước đó. Tương tự, hexation được định nghĩa là phép lặp của pentation nên cũng được biểu diễn dưới sự lặp lại của pentation như sau: Kí hiệu hyperoperation. Các phép toán còn được gọi là các hyper có thể được diễn đạt bằng ký hiệu hyperoperation. Trong dạng này, luỹ thừa formula_30 có thể được hiểu là kết quả của sự áp dụng liên tục hàm formula_31, cho sự lặp lại theo formula_7, bắt đầu từ số 1; tetration formula_33, biểu thị giá trị thu được bằng cách liên tục áp dụng hàm formula_34, cho sự lặp lại theo formula_7, bắt đầu từ số 1; pentation formula_2, biểu thị giá trị thu được bằng cách liên tục áp dụng hàm formula_37, cho sự lặp lại theo formula_7, bắt đầu từ số 1; tương tự đối với hexation formula_39, biểu thị giá trị thu được bằng cách liên tục áp dụng hàm formula_40, cho sự lặp lại theo formula_7, bắt đầu từ số 1. Các ví dụ. Các giá trị của hàm pentation cũng có thể được lấy từ các giá trị trong hàng thứ tư của bảng giá trị của một biến thể của hàm Ackermann: Nếu formula_42 được định nghĩa bằng sự tái diễn Ackermann formula_43 với điều kiện ban đầu formula_44 và formula_45. Khi đó, formula_46. Cũng như tetration, cơ số và chiều cao của pentation chưa được mở rộng đến các số không phải số nguyên không âm, formula_1 hiện chỉ được xác định cho các giá trị nguyên của formula_6 và formula_7 trong đó formula_50 và formula_51, và một vài giá trị nguyên khác "có thể" được xác định duy nhất. Như với tất cả các phép toán khác vượt ra khỏi bậc 3 (luỹ thừa) và cao hơn, có các trường hợp tầm thường sau đây (đồng nhất) chứa hết tất cả giá trị formula_6 và formula_7 trong miền của nó: - formula_54 - formula_55 Ngoài ra, chúng ta có thể định nghĩa: - formula_56 - formula_57 Khác với những trường hợp tầm thường ở trên, pentation tạo ra những số cực kỳ lớn rất nhanh đến nỗi chỉ có một vài trường hợp không tầm thường tạo ra những con số có thể được viết theo ký hiệu thông thường, như minh họa dưới đây: - formula_58 - formula_59 - formula_60 (hiển thị ở đây trong ký hiệu số mũ lặp vì nó quá lớn để được viết theo ký hiệu thông thường. Ghi chú formula_61 - formula_62 - formula_63 - formula_64 - formula_65 Xem thêm. - Hàm Ackermann - Số lớn - Số Graham - Lịch sử số lớn
Bóng rổ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 – Nam Giải đấu bóng rổ nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 được tổ chức tại Nhà thi đấu huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam từ ngày 16 đến 22 tháng 5 năm 2022. Lịch thi đấu. Dưới đây là lịch thi đấu ở nội dung bóng rổ nam: Thể thức thi đấu. Bảy đội tuyển thi đấu theo hình thức vòng tròn một lượt. Ba đội có thành tích cao nhất sẽ lần lượt được trao huy chương vàng, bạc và đồng. Địa điểm. Giải đấu bóng rổ 5 đấu 5 được tổ chức tại Nhà thi đấu huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả. Thi đấu vòng tròn. <onlyinclude></onlyinclude> Xem thêm. - Giải đấu nữ
Giải vô địch bóng đá U-16 Đông Nam Á 2022 Giải vô địch bóng đá U-16 Đông Nam Á 2022 là mùa giải thứ 15 của Giải vô địch bóng đá U-16 Đông Nam Á được tổ chức tại Indonesia. Các đội tuyển. Giải đấu không có vòng loại và tất cả 12 đội bóng thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đều tham dự vòng chung kết. Trang liên quan. - trên trang chủ AFF.
Bóng rổ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 – Nữ Giải đấu bóng rổ nữ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 được tổ chức tại Nhà thi đấu huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam từ ngày 16 đến 22 tháng 5 năm 2022. Lịch thi đấu. Dưới đây là lịch thi đấu ở nội dung bóng rổ nữ: Thể thức thi đấu. Giải không tổ chức bốc thăm chia bảng do chỉ có 6 đội tuyển tham dự. Sáu đội thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt. Ba đội có thứ hạng cao nhất sẽ được lần lượt trao huy chương vàng, bạc và đồng. Địa điểm. Giải đấu bóng rổ 5 đấu 5 được tổ chức tại Nhà thi đấu huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả. Thi đấu vòng tròn. <onlyinclude></onlyinclude> Xem thêm. - Giải đấu nam
Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á 2022 Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á 2022 () là mùa giải lần thứ 17 của Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á, giải đấu bóng đá cấp độ trẻ được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF). Các trận đấu sẽ diễn ra từ ngày 2–15 tháng 7 năm 2022 tại Indonesia. Các đội tuyển tham dự. 11 hiệp hội thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á có đội tuyển đủ điều kiện dự giải và được liệt kê bên dưới.
Wichian Khamcharoen Wichian Khamcharoen () (12 tháng 4 năm 1935 — 10 tháng 12 năm 2016) hoặc Lop Burirat () là một nhạc sĩ Luk thung Thái lan Anh là người thường xuyên viết nhạc cho ca sĩ Luk thung Thái lan Luk Pumpuang Duangjan. Các bài hát của anh ấy bao gồm "Nad Phop Na Amphoe", "Krasae Khao Ma Si", "Uhue Lor Jang", "Nguen Na Mee Mai", "Amija Tinger", "Noo Mairoo", "Khoe Hai Ruay", vv. Ông được phong tặng Nghệ nhân Quốc gia Thái lan trong năm 2005.
Người Canada gốc Pháp Người Canada gốc Pháp (được gọi là Canadien theo tiếng Pháp chủ yếu trước thế kỷ 20; , ; giống cái: , ) là một nhóm sắc tộc có nguồn gốc từ những người thực dân Pháp đến định cư tại Canada bắt đầu từ thế kỷ 17. Dân tộc Canada thuộc Pháp (bao gồm cả những người không còn nói tiếng Pháp) tạo thành nhóm sắc tộc lớn thứ hai ở Canada, sau nhóm người Anh. Cho đến khi Đạo luật ngôn ngữ chính thức được ban hành vào năm 1969, thuật ngữ "người Canada gốc Pháp" đôi khi được sử dụng để chỉ người Canada nói tiếng Pháp (hiện được gọi là "người Canada Francophone"). Người Canada gốc Pháp chiếm phần lớn người nói tiếng Pháp bản xứ tại Canada, chiếm 22% tổng dân số của quốc gia, cũng như phần lớn dân số của Québec, nơi họ được gọi là "người Québec" hoặc "người Québécois". Các nhóm thiểu số người Canada gốc Pháp tồn tại ở một số vùng nhất định của Canada và Hoa Kỳ. Một số nhóm dân tộc nói tiếng Pháp như người Acadia, Brayon và Métis có thể được bao gồm trong nhóm Canada gốc Pháp trong ngữ cảnh ngôn ngữ, nhưng chúng được coi là riêng biệt các nhóm dân tộc và văn hóa từ người Canada thuộc Pháp do lịch sử khác biệt của họ. Trong suốt thế kỷ 17, những người Pháp định cư chủ yếu đến từ phía tây và phía bắc của Pháp định cư Canada. Chính từ họ đã sinh ra dân tộc Canada gốc Pháp. Sau đó, trong suốt thế kỷ 17 đến thế kỷ 18, người Canada gốc Pháp đã mở rộng khắp Bắc Mỹ và thuộc địa hóa các vùng, thành phố và thị trấn khác nhau. Kết quả là ngày nay, những người gốc Canada gốc Pháp có thể được tìm thấy trên khắp Bắc Mỹ. Từ năm 1840 đến năm 1930, nhiều người Canada gốc Pháp nhập cư đến New England, một sự kiện được gọi là Grande Hémorragie. Xem thêm. - Người Canada gốc Pháp - Người Québec hải ngoại - Danh sách các cộng đồng nói tiếng Pháp ở Ontario
Trịnh Văn Sáng Trịnh Văn Sáng sinh năm 1988 là một cựu vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp nổi tiếng người Việt Nam. Anh sinh ngày 1 tháng 10 năm 1988. Năm 2003, anh được tuyển chọn vào đội Năng khiếu Hà Nội khi anh mới 15 tuổi. 3 năm sau đó anh được gia nhập đội 1 xe đạp Hà Nội tham gia Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và có được thành tích Áo trắng thắng chặng Năm 2009, sau 3 năm thi đấu không có được những thành tích đáng kể tại cuộc đua Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh anh thi đấu rất xuất sắc khi anh luôn nằm trong top 4 tay đua đứng đầu cá nhân chung cuộc. Kết quả chung cuộc là anh đạt hạng ba cá nhân chung cuộc và Áo xanh vua nước rút, hạng nhì Áo đỏ vua leo núi và đoạt giải Vận động viên ấn tượng. Về thành tích chặng anh về hạng nhì chặng 6 và về hạng ba các chặng: 4, 7 và 9. Đây là thành tích của cá nhân tốt nhất của anh sau 3 năm tham gia và của đội Hà Nội sau 20 năm. Sau khi thi đấu thành công tại Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh anh cùng đồng đội tham gia Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ cùng năm 2009 về tiếp tục thi đấu thành công khi về hạng ba các chặng 1, 2, 3 và 5. Kết quả chung cuộc anh đạt hạng ba cá nhân chung cuộc, hạng nhì áo xanh vua nước rút và áo đỏ vua leo núi, đoạt áo trắng vận động viên trẻ xuất sắc. Đây là danh hiệu cá nhân đầu tiên của anh và của đội Hà Nội Với thành tích xuất sắc này anh được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam tham gia SEA Games 25 tại Lào cùng các đàn anh Nguyễn Văn Tài, Mai Công Hiếu, Đỗ Tuấn Anh, Trịnh Phát Đạt, Nguyễn Nam Cực, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Hiền, Lâm Công Danh, Dương Thiện Hùng, Lê Nguyễn Thành Nhân, Đặng Trung Hiếu cùng các tay đua cùng lứa sinh năm 1988 gồm Hồ Văn Phúc, Bùi Minh Thụy, Mai Nguyễn Hưng, Lê Văn Duẩn. Sau hơn 1 tháng thử thách tại Bình Thuận, cuộc đua quốc tế đầu tiên mà anh tham dự đó (thuộc hệ thống 2.2 của và bất ngờ đoạt Áo vàng. Đây là danh hiệu Áo vàng quốc tế đầu tiên của xe đạp Việt Nam và đó là khởi đầu thuận lợi để anh cùng hai đồng đội Bùi Minh Thụy và Mai Nguyễn Hưng thâu tóm bộ huy chương nội dung đường trường tại SEA Games 25 Ở đấu trường trong nước anh giành 1 huy chương bạc tại Giải vô địch quốc gia nội dung Cá nhân tính giờ về sau đàn anh Mai Công Hiếu Ở đấu trường quốc tế anh giành 2 huy chương bạc nội dung đường trường và cá nhân tính giờ tại năm 2009 đây là một trong những thành tích tốt nhất mà anh có được ở đấu trường quốc tế Thành tích. 2009 - Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - Hạng ba cá nhân chung cuộc - Hạng ba vua nước rút - Hạng nhì vua leo núi - Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ - Hạng ba cá nhân chung cuộc - Hạng nhì vua nước rút - Hạng nhì vua leo núi - Hạng nhất vận động viên trẻ xuất sắc - Hạng nhất cá nhân chung cuộc Huy chương cá nhân. 2009 - Huy chương bạc nội dung đường trường - Huy chương bạc nội dung cá nhân tính giờ - Huy chương bạc Giải xe đạp vô địch quốc gia nội dung cá nhân tính giờ - Huy chương đồng SEA Games 25 nội dung đường trường
Ngọn lửa đam mê Lhong Fai (tên tiếng Việt: "Ngọn lửa đam mê", tên tiếng Thái: "หลงไฟ") là một bộ phim truyền hình Thái Lan thuộc thể loại Melodrama. Dưới ngòi bút của Krisna Asoksin đã 3 lần được dựng thành phim điện ảnh và phim truyền hình. Cùng với sự tham gia diễn xuất của Pimchanok Leuwisedpaiboon (Baifern), Mashannoad Suvalmas (Linn), Pathompong Reonchaidee (Toy), Chutavuth Pattarakampol (March), Pidsanu Nimsakul (Boy) và Chicha Amatayakul (Kitty) được phát sóng vào năm 2017. Sản xuất loạt series. Lần đầu tiên là vào năm 1990 được dựng thành phim. Phân phối bởi Five Star Productions, được biên kịch bởi Porn Rawee, do Ruj Ronnapop làm đạo diễn, cùng với sự tham gia của Passorn Bunyakiat , Santisuk Promsiri , Warut Woratham , Wayne Falconer và Rawin Chumkasian , được phát hành tại rạp lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 8 năm 1990. Lần thứ hai vào năm 2001, do Thamrong Wichitsan tạo ra để phát sóng trên ITV, do Thamrong Wichitsan viết kịch bản và đạo diễn, với sự tham gia của Lakkhana Wattanawongsiri, Nantasai Phisonyabutr, Thatpong Phongsathat, Kongkraphan Saengsuriya, Peter Thunastra, Rung Rueng Anantaya, Methee. Lần thứ ba vào năm 2017, được làm lại từ dự án The Writers , do Keng Kwang Lang Co., Ltd. sản xuất. Kịch bản truyền hình viết bởi Thanyalak Chulaphong và Nopsit Kangcharoen, do Ekasit Trakulkasemsuk và Kathathep Thaivanich làm đạo diễn, với sự tham gia của Pimchanok Leuwisedpaiboon (Baifern), Mashannoad Suvalmas (Linn), Pathompong Reonchaidee (Toy), Chutavuth Pattarakampol (March), Pidsanu Nimsakul (Boy) và Chicha Amatayakul (Kitty). Phát sóng từ thứ hai - thứ ba hàng tuần vào lúc 20:20 - 21:35, bắt đầu từ ngày 24 tháng 7 năm 2017 - ngày 20 tháng 11 năm 2017 Nội dung. Kankaew là một cô gái ngoại tỉnh đến Bangkok đi học, cô ấy kiếm tiền bằng cách bán thân, và sau đó dấn thân vào giới thượng lưu. Người bạn thân nhất của cô là Chala, cô là một cô gái bình thường, dùng thu nhập của nhân viên phục vụ để chi trả cho chi phí thẻ tín dụng của mình. Kankaew có quan hệ qua lại với thầy giáo ngoại tỉnh Gunchorn, và đồng thời cô cũng có mối quan hệ không rõ ràng với chủ sở hữu công ty Arwut... Diễn viên. Dàn diễn viên năm 2017: - Pimchanok Leuwisedpaiboon vai Karnkaew / Kaew - Mashannoad Suvalmas vai Chala - Pathompong Reonchaidee vai Kunchorn - Chutavuth Pattarakampol vai Choan Naka - Chicha Amatayakul vai Aitim - Kitkasem McFadden vai Ian Jacoby - Nathapatsorn Simasthien vai Orrapin - Parunyu Rojanawuttitum vai Kiaw Dutson - Pidsanu Nimsakul vai Arwut - Pattharapon ToOun vai Durong - Warinda Damrongphol Keosalub vai Waewwalee Phát thanh truyền hình. Từ ngày 2 tháng 10 - ngày 24 tháng 10 năm 2017, bộ phim truyền hình "Lhong Fai" sẽ tạm dừng phát sóng theo hướng dẫn của các phương tiện truyền hình trong tang lễ của Đức Vua Bhumibol Adulyadej.
Julián Álvarez Julián Álvarez (sinh ngày 31 tháng 1 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Argentina hiện đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ River Plate dưới dạng cho mượn từ câu lạc bộ đang thi đấu tại Premier League là Manchester City. Álvarez có thể thi đấu ở vị trí tiền đạo cắm hoặc cũng có thể đá như một tiền đạo cánh. Sự nghiệp câu lạc bộ. River Plate. Vào năm 2016, Álvarez gia nhập River Plate từ Atlético Calchín. Trước khi kí hợp đồng với River Plate, Álvarez đã có những trải nghiệm với Boca Juniors và Real Madrid. Tuy nhiên, Álvarez đã không thể gia nhập Real Madrid do giới hạn độ tuổi. Álvarez được đôn lên đội 1 của River Plate dưới thời huấn luyện viên Marcelo Gallardo vào mùa giải 2019-2020. Anh ra mắt đội bóng trong chiến thắng 1-0 trước Atlético Aldosivi tại giải đấu Primera División, anh được vào sân từ băng ghế dự bị thay thế cho Rodrigo Mora vào phút thứ 64. Álvarez đã ghi bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp của mình trong chiến thắng 3-0 trước Independiente vào ngày 17 tháng 3 năm 2019. Anh đã ghi bàn thắng ấn định tỷ số 3-0 cho River Plate trong trận chung kết Copa Argentina vào ngày 14 tháng 12 năm 2019 giúp River Plate lên ngôi vô địch. Năm 2020, Álvarez đã ghi 5 bàn trong tổng số 6 trận đấu trong khuôn khổ vòng bảng của giải đấu Copa Libertadores. Vào ngày 25 tháng 5 năm 2022, Álvarez đã ghi 6 bàn trong chiến thắng hủy diệt 8-1 của River Plate với Alianza Lima ở Copa Libertadores. Manchester City. Vào ngày 31 tháng 1 năm 2022, trong sinh nhật lần thứ 22 của mình, đội bóng chủ sân Etihad, Manchester City đã xác nhận rằng họ đã chiêu mộ thành công Julián Álvarez từ River Plate với hợp đồng 5 năm nhưng anh sẽ ở lại River Plate tới hết giải đấu theo dạng cho mượn. Sự nghiệp quốc tế. Vào năm 2018, Álvarez được gọi lên đội U20 Argentina để tập luyện cùng đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina. Anh đã được gọi lên tuyển U20 Argentina để tham dự FIFA U-20 World Cup vào tháng 5 năm 2019, ở đây anh đã có cho mình 1 pha lập công trong 4 trận được ra sân. Anh sau đó được gọi lên tuyển U23 vào tháng 9 năm 2019, sau đó tham dự Olympic CONMEBOL 2020, anh đã ghi 1 bàn thắng trong 7 lần ra sân, bàn thắng duy nhất anh ghi được xuất phát từ chiến thắng 4 - 1 của U23 Argentina trước U23 Venezuela. Álvarez đã có trận ra mắt đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina vào ngày 3 tháng 6 năm 2021 ở trận đấu với Chile trong khuôn khổ Vòng loại World Cup 2022 khi anh vào sân từ ghế dự bị thay cho Ángel Di María vào phút 62. Anh đã ghi bàn thắng đầu tiên trong màu áo đội tuyển quốc gia trong trận hòa 1-1 với Ecuador. Danh hiệu. River Plate. - Primera División Argentina:2021 - Copa Argentina:2018-19 - Supercopa Argentina:2019 - Trofeo de Campeones:2021 - Copa Libertadores:2018 - Recopa Sudamericana:2019 U23 Argentina. - Olympic CONMEBOL:2020 Argentina. - Copa América:2021 - Siêu cúp liên lục CONMEBOL-UEFA:2022 Cá nhân. - Vua phá lưới Primera División Argentina:2021(18 bàn) - Cầu thủ Nam Mỹ của năm:2021 - Đội hình tiêu biểu Nam Mỹ của năm:2021
Trận River Plate Trận chiến của River Plate đã diễn ra ngày 13 tháng 12 năm 1939, trong Thế chiến II (1939-1945).. Bối cảnh. Với Thế chiến II hiện ra lờ mờ, chiếc tàu tuần dương lớp Deutschland Admiral Graf Spee được phái từ Wilhelmshaven đến Nam Đại Tây Dương. Vào ngày 26 tháng 9, ba tuần sau khi các vụ thù địch bắt đầu, Thuyền trưởng Hans Langsdorff đã nhận được lệnh bắt đầu các cuộc tấn công thương mại chống lại đồng minh. Mặc dù được phân loại là tàu tuần dương, Graf Spee là sản phẩm mà các hạn chế của hiệp ước được đưa vào Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ngăn cản tàu Kriegsmarine chế tạo tàu chiến vượt quá 10.000 tấn. Bằng cách sử dụng một loạt các phương pháp xây dựng mới để tiết kiệm trọng lượng, Graf Spee được trang bị động cơ diesel thay vì động cơ hơi nước điển hình trong ngày. Trong khi điều này cho phép nó tăng tốc nhanh hơn so với hầu hết các tàu, nó yêu cầu nhiên liệu phải được xử lý và làm sạch trước khi sử dụng trong động cơ. Hệ thống tách để xử lý nhiên liệu được đặt phía sau phễu nhưng trên lớp giáp boong tàu. Đối với vũ khí, Graf Spee lắp sáu khẩu pháo 11 inch khiến nó mạnh hơn nhiều so với tàu tuần dương bình thường. Sự tăng hỏa lực này đã khiến các sĩ quan Anh đề cập đến các tàu nhỏ hơn của lớp Deutschland như "các thiết giáp hạm bỏ túi". Theo dõi Graf Spee. Tuân theo mệnh lệnh của mình, Langsdorff ngay lập tức bắt đầu chặn vận chuyển Đồng minh ở Nam Đại Tây Dương và Nam Ấn Độ Dương. Sau khi thành công, "Graf Spee" bắt và đánh chìm một số tàu Đồng minh, dẫn Hải quân Hoàng gia điều động chín phi đội phía nam để tìm và phá hủy con tàu Đức. Vào ngày 2 tháng 12, hãng hàng không Star Star của "Doric Star" đã thành công trong việc phát thanh trước một cuộc gọi khẩn cấp trước khi được "Graf Spee đưa" ra khỏi Nam Phi. Đáp lại cuộc gọi, Commodore Henry Harwood, dẫn đầu Hải đội Tàu tuần dương Nam Mỹ (Lực lượng G), dự đoán hơn Langsdorff sẽ di chuyển tiếp theo để tấn công cửa sông River Plate. The Ships Clash. Hấp về phía bờ biển Nam Mỹ, lực lượng của Harwood bao gồm tàu ​​tuần dương hạng nặng HMS "Exeter" và tàu tuần dương hạng nhẹ HMS "Ajax" (hạm) và HMS "Achilles" (Sư đoàn New Zealand). Cũng có sẵn cho Harwood là tàu tuần dương hạng nặng HMS "Cumberland" đã được tái trang bị tại quần đảo Falkland. Ra khỏi sông Plate vào ngày 12 tháng 12, Harwood đã thảo luận về chiến thuật chiến đấu với các thuyền trưởng của mình và bắt đầu các cuộc diễn tập để tìm kiếm "Graf Spee" . Mặc dù biết rằng Lực lượng G ở trong khu vực, Langsdorff đã di chuyển về phía River Plate và được phát hiện bởi tàu của Harwood vào ngày 13 tháng 12. Ban đầu không biết rằng anh đang đối mặt với ba tàu tuần dương, anh ra lệnh cho "Graf Spee" tăng tốc và sát cánh với kẻ thù. Điều này cuối cùng đã chứng minh một sai lầm như "Graf Spee" có thể đã đứng ở xa và tấn công các tàu Anh tầm xa với súng 11 inch của nó. Thay vào đó, cơ động đã mang túi thiết giáp hạm trong phạm vi súng 8 inch của "Exeter" và pháo 6 inch của 2 tàu tuần dương hạng nhẹ. Với cách tiếp cận của Đức, các tàu của đô đốc Harwood đã thực hiện kế hoạch chiến đấu của mình để gọi cho "Exeter" tấn công riêng biệt với các tàu tuần dương hạng nhẹ với mục tiêu tách lửa của "Graf Spee" . Lúc 6:18 sáng, "Graf Spee" nổ súng vào "Exeter" . Điều này đã được trả lại bởi tàu Anh hai phút sau đó. Rút ngắn phạm vi, các tàu tuần dương hạng nhẹ sớm tham gia cuộc chiến. Bắn với độ chính xác cao, những tay súng Đức đã đánh dấu "Exeter" với tháp pháo thứ ba của họ. Với phạm vi xác định, họ đánh vào tàu tuần dương Anh lúc 6:26, đưa tháp pháo B của nó ra khỏi vòng chiến và giết chết tất cả thủy thủ đoàn trong tháp pháo trừ đội trưởng và hai người khác. Vỏ cũng làm hỏng hệ thống truyền tin của con tàu yêu cầu phải có hướng dẫn kết nối thông qua một chuỗi các sứ giả. Băng qua trước "Graf Spee" với các tàu tuần dương hạng nhẹ, Harwood đã có thể bắn ra khỏi "Exeter" . Sử dụng thời gian nghỉ ngơi để gắn kết một cuộc tấn công ngư lôi, "Exeter" đã sớm bị trúng thêm hai phát đạn 11 inch bị vô hiệu hóa A-tháp pháo và bắt đầu bắn. Mặc dù giảm xuống còn hai khẩu súng và danh sách, "Exeter" đã thành công trong việc đánh bại hệ thống xử lý nhiên liệu của "Graf Spee" với vỏ 8 inch. Mặc dù con tàu của ông xuất hiện phần lớn không bị hư hại, sự mất mát của hệ thống xử lý nhiên liệu hạn chế Langsdorff đến mười sáu giờ nhiên liệu có thể sử dụng. Khoảng 6:36, "Graf Spee" đảo ngược quá trình của nó và bắt đầu hút thuốc khi nó di chuyển về phía tây. Tiếp tục cuộc chiến, "Exeter" đã được đưa ra khỏi hành động một cách hiệu quả khi nước từ một vụ nhỡ gần tắt hệ thống điện của một tháp pháo hoạt động. Để ngăn "Graf Spee" kết thúc chuyến tàu tuần dương, Harwood đóng cửa với "Ajax" và "Achilles" . Quay trở lại để đối phó với các tàu tuần dương hạng nhẹ, Langsdorff trở lại ngọn lửa của họ trước khi rút xuống dưới một màn khói khác. Sau khi chuyển hướng một cuộc tấn công của Đức vào "Exeter" , Harwood đã tấn công không thành công với ngư lôi và bị một cú đánh trên "Ajax" . Quay trở lại, anh quyết định đánh bóng con tàu Đức khi nó di chuyển về phía tây với mục tiêu tấn công một lần nữa sau khi trời tối. Sau một khoảng thời gian còn lại trong ngày, hai tàu Anh thỉnh thoảng trao đổi hỏa lực với "Graf Spee" . Bước vào cửa sông, Langsdorff đã có một sai lầm chính trị trong việc đưa cảng tại Montevideo ở Uruguay trung lập thay vì Mar del Plata thân thiện, Argentina ở phía nam. Neo một chút sau nửa đêm ngày 14 tháng 12, Langsdorff yêu cầu chính phủ Uruguay trong hai tuần để sửa chữa. Điều này trái ngược với nhà ngoại giao Anh Eugen Millington-Drake, người lập luận rằng theo Công ước Hague thứ 13 "Graf Spee" nên bị trục xuất khỏi vùng biển trung lập sau 24 giờ. The Ships Clash Hấp về phía bờ biển Nam Mỹ, lực lượng của Harwood bao gồm tàu ​​tuần dương hạng nặng HMS Exeter và tàu tuần dương hạng nhẹ HMS Ajax (hạm) và HMS Achilles (Sư đoàn New Zealand). Cũng có sẵn cho Harwood là tàu tuần dương hạng nặng HMS Cumberland đã được tái trang bị tại quần đảo Falkland. Ra khỏi sông Plate vào ngày 12 tháng 12, Harwood đã thảo luận về chiến thuật chiến đấu với các thuyền trưởng của mình và bắt đầu các cuộc diễn tập để tìm kiếm Graf Spee . Mặc dù biết rằng Lực lượng G ở trong khu vực, Langsdorff đã di chuyển về phía River Plate và được phát hiện bởi tàu của Harwood vào ngày 13 tháng 12. Ban đầu không biết rằng anh đang đối mặt với ba tàu tuần dương, anh ra lệnh cho Graf Spee tăng tốc và sát cánh với kẻ thù. Điều này cuối cùng đã chứng minh một sai lầm như Graf Spee có thể đã đứng ra và đóng búa các tàu Anh tầm xa với súng 11 inch của nó. Thay vào đó, cơ động đã mang túi thiết giáp hạm trong phạm vi súng 8 inch của Exeter và pháo 6 inch của tàu tuần dương hạng nhẹ. Với cách tiếp cận của Đức, các tàu của Harwood đã thực hiện kế hoạch chiến đấu của mình để gọi cho Exeter tấn công riêng biệt với các tàu tuần dương hạng nhẹ với mục tiêu tách lửa của Graf Spee . Lúc 6:18 sáng, Graf Spee nổ súng trên Exeter . Điều này đã được trả lại bởi tàu Anh hai phút sau đó. Rút ngắn phạm vi, các tàu tuần dương hạng nhẹ sớm tham gia cuộc chiến. Bắn với độ chính xác cao, những tay súng Đức đã đánh dấu Exeter với chiếc salvo thứ ba của họ. Với phạm vi xác định, họ đánh vào tàu tuần dương Anh lúc 6:26, đưa tháp pháo B của nó ra khỏi hành động và giết chết tất cả các phi hành đoàn cầu trừ phi đội trưởng và hai người khác. Vỏ cũng làm hỏng mạng truyền thông của con tàu yêu cầu phải có hướng dẫn kết nối thông qua một chuỗi các sứ giả. Băng qua trước Graf Spee với các tàu tuần dương hạng nhẹ, Harwood đã có thể bắn ra khỏi Exeter . Sử dụng thời gian nghỉ ngơi để gắn kết một cuộc tấn công ngư lôi, Exeter đã sớm bị trúng thêm hai vỏ 11 inch bị vô hiệu hóa A-tháp pháo và bắt đầu bắn. Mặc dù giảm xuống còn hai khẩu súng và danh sách, Exeter đã thành công trong việc đánh bại hệ thống xử lý nhiên liệu của Graf Spee với vỏ 8 inch. Mặc dù con tàu của ông xuất hiện phần lớn không bị hư hại, sự mất mát của hệ thống xử lý nhiên liệu hạn chế Langsdorff đến mười sáu giờ nhiên liệu có thể sử dụng. Khoảng 6:36, Graf Spee đảo ngược quá trình của nó và bắt đầu hút thuốc khi nó di chuyển về phía tây. Tiếp tục cuộc chiến, Exeter đã được đưa ra khỏi hành động một cách hiệu quả khi nước từ một vụ nhỡ gần tắt hệ thống điện của một tháp pháo hoạt động. Để ngăn Graf Spee kết thúc chuyến tàu tuần dương, Harwood đóng cửa với Ajax và Achilles . Quay trở lại để đối phó với các tàu tuần dương hạng nhẹ, Langsdorff trở lại ngọn lửa của họ trước khi rút xuống dưới một màn khói khác. Sau khi chuyển hướng một cuộc tấn công của Đức vào Exeter , Harwood đã tấn công không thành công với ngư lôi và bị một cú đánh trên Ajax . Quay trở lại, anh quyết định đánh bóng con tàu Đức khi nó di chuyển về phía tây với mục tiêu tấn công một lần nữa sau khi trời tối. Sau một khoảng thời gian còn lại trong ngày, hai tàu Anh thỉnh thoảng trao đổi hỏa lực với Graf Spee . Bước vào cửa sông, Langsdorff đã có một sai lầm chính trị trong việc đưa cảng tại Montevideo ở Uruguay trung lập thay vì Mar del Plata thân thiện, Argentina ở phía nam. Neo một chút sau nửa đêm ngày 14 tháng 12, Langsdorff yêu cầu chính phủ Uruguay trong hai tuần để sửa chữa. Điều này trái ngược với nhà ngoại giao Anh Eugen Millington-Drake, người lập luận rằng theo Công ước Hague thứ 13 Graf Spee nên bị trục xuất khỏi vùng biển trung lập sau 24 giờ.
Última Hora (Paraguay) Última Hora là một tờ báo được xuất bản ở Paraguay. Tờ báo này được thành lập vào năm 1973 với Isaac Kostianovsky, được gọi là "Kostia", cũng là biên tập viên sáng lập. Última Hora được thành lập như một tờ báo phát hành mỗi buổi tối nhưng sau đó tờ báo đã phát hành ấn bản buổi sáng vào năm 1999 và ngừng xuất bản ấn bản buổi tối vào năm 2002. Tờ báo còn ra mắt một phiên bản riêng cho ngày Chủ nhật vào năm 2004, sau 30 năm hoạt động từ thứ Hai đến thứ Bảy. Công ty mẹ "Editorial El País" do Antonio J. Vierci đã tiếp quản Última Hora vào tháng 3 năm 2003.
Selhurst Park Selhurst Park là một sân vận động bóng đá ở Selhurst thuộc Khu Croydon của Luân Đôn. Đây là sân nhà của câu lạc bộ Crystal Palace thuộc Premier League. Sân vận động được khánh thành vào năm 1924 và được thiết kế bởi Archibald Leitch. Nơi đây đã tổ chức các trận đấu môn bóng đá của Thế vận hội Mùa hè 1948. Đây cũng từng là sân nhà của Charlton Athletic từ năm 1985 đến năm 1991, cũng như là sân nhà của Wimbledon từ năm 1991 đến năm 2003. Xem thêm. - Danh sách sân vận động bóng đá tại Anh Liên kết ngoài. - Stadium information at Crystal Palace FC official website - Stadium picture - mansion88
Ký hiệu mũi tên xích Conway Ký hiệu mũi tên xích Conway được tạo ra bởi nhà toán học John Horton Conway là một phương tiện để biểu thị một số cực kỳ lớn nhất định. Nó chỉ đơn giản là một chuỗi hữu hạn các số nguyên dương được phân tách bằng các mũi tên sang phải, ví dụ: formula_1. Như với hầu hết các ký hiệu tổ hợp, định nghĩa là đệ quy. Trong trường hợp này, ký hiệu cuối cùng được giải quyết là số ngoài cùng bên trái được nâng lên thành một số lũy thừa (thường là rất lớn) số nguyên.
Lusail Lusail () là một thành phố được quy hoạch của Qatar, nằm trên bờ biển phía nam đô thị Al Daayen. Lusail nằm cách trung tâm thành phố Doha về phía bắc, có diện tích và dự kiến là nơi sinh sống của 450,000 người.
Nguyễn Thị Uyên Nguyễn Thị Uyên (sinh năm 1999) là một vận động viên bóng chuyền nữ Việt Nam. Cô là một chủ công trẻ triển vọng hàng đầu của bóng chuyền nữ Việt Nam. Nguyễn Thị Uyên sở hữu thân hình khoẻ mạnh, sở hữu chiều cao 182cm được coi là rất lí tưởng cho vị trí chủ công ở thời điểm hiện tại, đà đập bóng đẹp, khả năng chắn đơn hiệu quả. Khen thưởng. Đội tuyển trẻ. U19 Châu Á:. - Hạng 4: 2016 U19 Đông Nam Á:. - Á quân: 2016 Câu lạc bộ. Geleximco Thái Bình. Vô địch Quốc gia:. - Hạng 4: 2017 - Hạng 5: 2018, 2021 Hạng A toàn quốc:. - Vô địch: 2020 Cup Hoa Lư:. - Á quân: 2021
Đại học Y khoa Trùng Khánh Đại học Y khoa Trùng Khánh (CQMU; ), trước đây được gọi là Đại học Khoa học Y khoa Trùng Khánh (CQUMS), được thành lập vào năm 1956 tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Ban đầu là một chi nhánh của Trường Cao đẳng Y tế Đầu tiên Thượng Hải (nay được đặt tên là Đại học Y khoa Thượng Hải thuộc Đại học Phục Đán). Liên kết ngoài. - Chongqing Medical University official website - Chongqing Medical University official website
Đội xe đạp T&amp;T Hà Nội Đội xe đạp T&T Hà Nội(mã đội UCI: THN) là đội đua xe đạp của Việt Nam được thành lập vào năm 2016 và được tài trợ bởi Tập đoàn T&T và Tập đoàn Tân Hoàng Minh Lịch sử. Đội xe đạp T&T Hà Nội được thành lập vào năm 2016 với tiền thân vào năm 2006 là đội xe đạp Hà Nội. Đội bắt đầu tham gia các cuộc đua xe đạp trong nước như Cúp truyền hình TP.HCM, Giải xe đạp ĐBSCL, Cuộc đua xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cuộc đua xe đạp báo QĐND, Giải xe đạp VTV Cúp Tôn Hoa Sen . Sau mười năm với những lần đổi tên thành Mobifone Hà Nội hay Đống Đa - Hà Nội đội đã đăng ký với tư cách là một đội cho mùa giải 2016 Từ năm 2009 đến năm 2014, do điều kiện khó khăn cùng với việc đội đua chỉ phụ thuộc vào tay đua chủ lực Trịnh Văn Sáng còn em trai của anh là Trịnh Văn Tú còn khá trẻ nên thành tích của đội phụ thuộc vào Trịnh Văn Sáng nổi bật như Áo trắng giải Điện Biên Phủ, Áo vàng và Áo xanh giải ĐBSCL và giải NKKN, Áo đỏ Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cùng các huy chương tại giải vô địch quốc gia Đến 2015, đội xe đạp Đống Đa - Hà Nội gồm 7 tay đua Trịnh Văn Sáng, Trịnh Văn Tú, Hà Thế Long, Lê Anh Dũng, Quàng Văn Cường, Ngô Văn Phương và Lò Văn Xôm đã thi đấu thành công khi giành được các thành tích: Áo vàng và Hạng nhất đồng đội tại Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Hạng nhất đồng đội tại Giải ĐBSCL, Giải NKKN và Giải xe đạp Cúp truyền hình Bến Tre đầu năm sau đó. Cuối tháng 1 năm 2016, tập đoàn T&T quyết định tài trợ cho đội xe đạp Hà Nội trong 5 năm cùng trị giá hợp đồng lên đến 500 triệu VNĐ và phí lót tay cho vận động viên. Đây là lần đầu xe đạp Việt Nam chứng kiến việc lót tay cho vận động viên tương tự như bóng đá
RX J0806.3+1527 RX J0806.3 + 1527 hay HM Cancri (đôi khi được rút ngắn thành HM Cnc hoặc J0806 sau khi thiết lập danh tính) là một hệ sao đôi tia X cách khoảng 1.600 năm ánh sáng (490 pc; 1,5 × 1016 km). [2] Nó bao gồm hai sao lùn trắng dày đặc quay quanh nhau cứ 321,5 giây một lần (trong hệ thống này, thời lượng "năm" chỉ là 5,4 phút), ở khoảng cách ước tính chỉ cách nhau 80.000 km (50.000 dặm) (khoảng 1/5 khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng). Hai ngôi sao quay quanh nhau với tốc độ vượt quá 400 km / giây (890.000 dặm / giờ). Các ngôi sao được ước tính có khối lượng bằng một nửa Mặt trời. Giống như các sao lùn trắng điển hình, chúng cực kỳ dày đặc, được cấu tạo từ vật chất thoái hóa, và do đó có bán kính theo thứ tự bán kính Trái đất. Các nhà thiên văn học tin rằng hai ngôi sao cuối cùng sẽ hợp nhất, dựa trên dữ liệu từ nhiều vệ tinh tia X, chẳng hạn như Đài quan sát Chandra X-Ray, XMM-Newton và Swift Gamma-Ray Burst Mission. Những dữ liệu này cho thấy chu kỳ quỹ đạo của hai ngôi sao đang giảm đều đặn với tốc độ 1,2 mili giây mỗi năm khi chúng tiến gần nhau hơn khoảng 60 cm (2,0 ft) mỗi ngày. Với tốc độ này, chúng có thể hợp nhất trong khoảng 340.000 năm nữa. Với chu kỳ quay 5,4 phút, RX J0806.3 + 1527 là hệ sao lùn trắng nhị phân có chu kỳ quỹ đạo ngắn nhất hiện được biết đến. Quan sát. Vì RX J0806.3 + 1527 là một cặp sao lùn trắng nên nó có độ sáng quang học tương đối thấp. Điều chế 321,5 s của RX J0806.3 + 1527 được tình cờ phát hiện vào năm 1999 nhờ sứ mệnh ROSAT hoạt động trong dải X-ray. Các quan sát tiếp theo về mặt quang học với Kính viễn vọng Rất lớn ESO (VLT), Telescopio Nazionale Galileo (TNG) và Kính viễn vọng Quang học Bắc Âu (NOT) cho phép xác định đối tượng, một vật thể tương đối mờ (20,7 độ lớn trong bộ lọc B) cho thấy một điều chế quang học cùng thời kỳ được phát hiện trong dải tia X. Việc giám sát quang học của đối tác RX J0806.3 + 1527 trong giai đoạn 2001-2004 cho thấy rõ ràng rằng chu kỳ này đang giảm với tốc độ khoảng 1/1000 giây hay 1ms mỗi năm. Kết quả này đã được xác nhận bằng cách theo dõi nguồn trong tia X trong vài năm. Liên quan đến thuyết tương đối rộng. Sự phân tách giảm dần của các thành phần của hệ thống có nghĩa là hệ thống đang mất năng lượng quỹ đạo. Thuyết Tương đối rộng của Albert Einstein dự đoán một hệ thống như vậy sẽ mất năng lượng quỹ đạo thông qua việc tạo ra sóng hấp dẫn. Các nhà khoa học tin rằng RX J0806.3 + 1527 có thể là một trong những nguồn sóng hấp dẫn mạnh nhất trong thiên hà Milky Way.
MeloMance MeloMance (tiếng Hàn: 멜로망스) là một bộ đôi Hàn Quốc được thành lập bởi Heaven Company vào năm 2013 và ra mắt vào năm 2015 với đĩa mở rộng "Sentimental". Nhóm bao gồm 2 thành viên Kim Min-seok và Jeong Dong-hwan. Các thành viên tự sáng tác và sản xuất tất cả các sản phẩm âm nhạc của họ. Ý nghĩa tên gọi. Tên của nhóm, MeloMance, là sự kết hợp giữa 2 từ Melo và Romance. Vì thế, âm nhạc của họ thường nói về những câu chuyện tình cảm mặn nồng giữa nam và nữ. Sự nghiệp. Bộ đôi ra mắt vào ngày 10 tháng 3 năm 2015 với đĩa mở rộng đầu tay "Sentimental". Trong thời gian đầu của sự nghiệp, nhóm không nhận được quá nhiều sự chú ý đến từ công chúng. Phải đến 2 năm sau, vào năm 2017, màn trình diễn "Gift" trên chương trình Yoo Hee-yeol's Sketchbook của nhóm bỗng trở nên nổi tiếng. Sau đó, "Gift" từ một bài hát vô danh đã lội ngược dòng trên các bảng xếp hạng âm nhạc giúp tên tuổi của MeloMance được công chúng biết đến nhiều hơn. Đến giữa tháng 10 nặm 2017, "Gift" vượt qua ca khúc của các ca sĩ cũng như thần tượng nổi tiếng để đứng đầu các bảng xếp hạng nhạc số. Ca khúc sau đó tiếp tục đạt hạng 1 trong suốt 20 tuần liên tiếp. Từ đó, các bài hát tiếp theo của nhóm như "Deepen", "Tale", "You&I" cũng đã đứng đầu các bảng xếp hạng, giúp MeloMance trở thành nhóm nhạc R&B nổi tiếng của Hàn Quốc. Liên kết ngoài. SNS của MeloMance. - MeloMance trên Facebook - MeloMance trên Instagram - MeloMance trên YouTube - MeloMance trên Spotify - MeloMance trên Daum Cafe SNS của các thành viên MeloMance. - Kim Min-seok (MeloMance) trên Instagram - Kim Min-seok (MeloMance) trên YouTube - Jeong Dong-hwan (MeloMance) trên Instagram - Jeong Dong-hwan (MeloMance) trên YouTube - Jeong Dong-hwan (MeloMance) trên Twitter
Rắn hổ mang (động tác cơ động trên không) Động tác bay rắn hổ mang (thường được biết đến dưới cái tên: Rắn hổ mang Pugachev) là một động tác bay trên không mà trong đó phi công điều khiển máy bay ở một tốc độ chậm với mũi máy bay ngửa lên cao theo quán tính, khiên máy bay ở trong một góc tấn rất lớn và làm máy bay tròng trành trong không trung. Động tác này buộc khung thân của máy bay phải chịu được sức tải khi thay đổi góc tấn một cách đột ngột, và một động cơ đủ mạnh để có thể duy trì độ cao trong toàn bộ quá trình thực hiện động tác, ngoài ra, máy bay cũng cần có thiết kế khí động học phù hợp để có thể lấy lại trạng thái cân bằng sau động tác. Động tác này yêu cầu phi công phải có kĩ năng cao, điểu khiển góc nâng chính xác, góc alpha ổn định và động cơ có cửa hút đối nhau. Động tác bay rắn hổ mang là một trong những khả năng của các máy bay siêu cơ động (supermaneuverability), cụ thể là các động tác đưa máy bay vào trạng thái gần tròng trành (poststall manuvering). Động tác Herbst cùng với các động tác cơ động của trực thang cũng là một ví dụ của khái niệm trên và thường được sử dụng bởi các máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4.5 và các máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm có hệ thống kiểm soát lực đẩy vector. Động tác này thường được trình diễn ở các triển lãm hàng không, nhưng cũng có thể được sử dụng trong các cuộc không chiến tầm gần để buộc đối phuơng phải vượt mặt. Tuy chưa bao giờ được ứng dụng trong thực chiến, nó đã được sử dụng trong các trận không chiến giả và trong bảo vệ biên giới. Mô tả. Động tác có thể được mô tả đơn giản là một cú nâng máy bay đột ngột trong quá trình bay thông thường. Nếu được thực hiện đúng cách, máy bay sẽ gần như giữ nguyên đường bay của nó trong suốt quá trình và sẽ không bị mất ổn định. Điều này cũng làm giảm đột ngột tốc độ của máy bay do bề mặt không khí động học của máy bay ma sát với các dòng khí. Để thực hiện động tác, máy bay cần phải đạt tốc độ cận âm. Đây là điều cần thiết do nếu thực hiện ở tốc độ quá chậm, máy bay có thể không thể hoàn thành động tác hoặc không thể quay về trạng thái ổn định, còn ở tốc độ quá cao, phi công có thể ngất đi do tác động của lực g hay khiến khung thân bị hư hỏng. Thông thường, các máy bay chỉ cần các sử dụng hệ thống kiểm soát lực nâng thông thường là đủ, tuy nhiên động tác có thể được dễ dàng thực hiện hơn trên các may bay hiện đại có trang bị hệ thống kiểm soát lực đẩy vector. Thực hiện (trên máy bay Sukhoi Su-27). Trong trường hợp của chiếc Sukhoi Su-27, phi công sẽ bỏ giới hạn của góc tấn của máy bay, thường được để ở 26°. Thao tác này cũng bỏ luôn giới hạn lực g của máy bay. Sau đó phi công sẽ kéo mạnh cần lái ra sau, máy bay sẽ đạt góc tấn từ 90° đến 120° cùng với tốc độ của máy bay giảm đột ngột. Sau đó, lực cản ở phần đuôi máy bay sẽ tạo ra momen lực làm máy bay trở về trạng thái cân bằng. Cùng lúc này, phi công sẽ tăng ga để làm tăng lực nâng của máy bay. Sử dụng trong chiến đấu. Trong trường hợp đang bị truy đuổi bởi máy bay đối phuơng trong không chiến, phi công có thể thực hiện động tác rắn hổ mang để giảm tốc độ đột ngột buộc máy bay đối phuơng phải vượt mặt, cho phép phi công có thể sử dụng vũ khí, nếu có đường ngắm tốt. Do việc bị mất tốc độ sau khi cơ động, cánh mũi hoặc/và hệ thống kiểm soát lực đẩy vector có thể được sử dụng để điều chỉnh đường ngắm, nếu không, máy bay đối phuơng có thể sẽ chạy trốn hoặc làm phi công mất tầm nhìn đối với mục tiêu. Động tác này cũng có thể được sử dụng như một biện pháp phòng vệ trước radar, vì khi thay đổi tốc độ đột ngột thường khiến cho các radar Doppler mất khóa mục tiêu. Các radar Doppler thường bỏ qua các mục tiêu với tốc độ gần bằng không để giảm nhiễu do các địa hình mặt đất gây ra trên radar. Động tác này làm cho radar nhầm lẫn máy bay với địa hình mặt đất và làm cho việc khóa mục tiêu trở nên khó khăn hơn hoặc loại bỏ khóa mục tiêu nếu đã bị khóa từ trước đó. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào được công bố về việc thử nghiệm khả năng này. Động tác này đã được sử dụng trong các trận không chiến giả nhưng có rất ít tài liệu về ứng dụng của nó trong thực chiến. Các trận không chiến này được thực hiện bởi các máy bay sử dụng công nghệ từ những năm 1950, khác xa với các máy bay hiện đại. Tên gọi. Động tác này có nhiều tên khác nhau trên toàn thế giới nhưng tên thường được sử dụng là động tác rắn hổ mang (cobra maneuver) trong ngôn ngữ chính thức. Nguồn gốc của cái tên này bắt nguồn từ hình ảnh của rắn hổ mang khi chúng bành mang. Một số cái tên được sử dụng nhiều là: "Rắn hổ mang Pugachev", được đặt theo tên của Viktor Pugachev, phi công đầu tiên thực hiện động tác này trước công chúng, "Kort Parad", được đặt theo khái niệm "Parry" trong đấu kiếm. "Zero speed maneuver" (tiếng Ả Rập: مناورة السرعة صفر), tên của Syria đặt cho động tác vì máy bay sẽ mất tốc độ rất nhanh trong khi thực hiện động tác này. Động tác này cũng có một cái tên khoa học hơn là "Dynamic deceleration" (tạm dịch: giảm tốc động). Lịch sử. Công chúng bắt đầu chú ý đến động tác bay này vào năm 1989, khi phi công bay thử nghiệm Viktor Pugachev thực hiện động tác tại Triển lãm hàng không Paris bằng một chiếc Su-27. Động tác này đã không được biết đến rộng rãi trước đây và đã nhanh chóng được đặt tên theo tên của Pugachev. Nhưng Pugachev không phải là phi công Liên Xô đầu tiên thực hiện kĩ thuật này. Phi công Igor Volk đã đưa một máy bay thử nghiệm vào một góc tấn siêu lớn, lên đến 90°. Thụy Điển. Kĩ thuật này đã được thực hiện bởi các phi công Thụy Điển vào nhưng năm 1960 sử dụng máy bay Saab 35 Draken. Động tác này thường được sử dụng trong các trận không chiến giả với các máy bay Liên Xô trên đường biên giới của Thụy Điển, điều này đã gây ngạc nhiên với các phi công Liên Xô. Tuy nhiên, khi loại máy bay này về hưu, kĩ thuật này cũng không còn được áp dụng do các máy bay mơi hơn như Saab 37 Viggen hay Saab JAS 39 Gripen không thể thực hiện kĩ thuật này. Do Chiến tranh Lạnh và các nguyên nhân khác, động tác rắn hổ mang thực hiện bởi các phi công Thụy Điển không được biết đến rộng rãi cho tới khi một sô cựu phi công viết về nó trong sách và các bài báo. Phần Lan. Trong một buổi phỏng vấn với phi công về hưu của Không quân Phần Lan Ari Saarinen, ông nói rằng đã thực hiện kĩ thuật này trong một lần đánh chặn một chiếc Hawker Siddeley Nimrod của Không quân Hoàng gia Anh bằng một chiếc Draken trên biển Baltic. Áo. Theo một video đăng tải bởi Không đoàn Scania, động tâc rắn hổ mang đã được dạy cho các phi công Áo khi đang huấn luyện tại Thụy Điển. Syria. Vào năm 1961, khi Syria rời Cộng hòa Ả Rập Thống nhất, họ có một lực lượng không quân rất yếu. Syria phải đặt hàng các máy bay chiến đấu mới, và đã chọn mẫu MiG-21F-13 vào tháng 6 năm 1962. Nhưng khi các máy bay đã được chuyển giao, một vấn đề đã xuất hiện. Tất cả các chỉ huy đã được lựa chọn dựa trên lí tưởng và lòng trung thành của họ chứ không phải dựa trên hiểu biết về không chiến. Các chỉ huy này quá phụ thuộc vào 30 cố vấn Liên Xô được cử đến Syria để giúp huấn luyện với những chiếc MiG mới, nhưng nhìn chung vẫn rất kém hiệu quả. Trong thời kì mà quyền lực vượt qua tri thức, một số phi công đã tìm cách bất tuân với mệnh lệnh từ chỉ huy và các cố vấn Liên Xô. Một trong những phi công này là Mohammad Mansour, trong lần đầu đối mặt với các máy bay của không quân Isarel đã nhận ra rằng, cần một chiến thuật phòng vệ hiệu quả trong không chiến tầm gần để buộc máy bay đối phuơng phải vượt mặt. Trong một chuyến bay thử nghiệm vào năm 1967, Mohammad đã vô tình kéo mũi máy bay lên quá mức khiến máy bay gần như dừng lại giữa không trung. Theo phản xạ, Mohammad đã bật chế độ đốt sau của chiếc MiG làm cho máy bay chòng chành và trở nên mất kiểm soát. Mohammad đã thành công lấy lại kiểm soát và tránh va chạm vào phút cuối. Sau đó, ông đã quyết định thử lại kĩ thuật này nhưng ở trong môi trường có kiểm soát và chế độ đốt sau sẽ được kích hoạt trước khi thực hiện. Syria đặt tên cho kĩ thuật này là "zero-speed maeuver" (tạm dịch: cơ động với tốc độ gằn bằng không). Sau đó Mohammad đã tiếp tục đối đầu với các phi công của Isarel nhưng chua bao giờ sử dụng kĩ thuật này. Động tác rắn hổ mang đã trở thành một trong những chiến thuật phòng vệ cơ bản co các tiêm kích MiG-21 của Syria. Pakistan và Ai Cập. Cùng thời gian này, Pakistan và Ai Cập cũng đã bắt đầu sử dụng kĩ thuật này như là một biện pháp phòng vệ cơ bản cho những chiếc MiG-21 và Chengdu J-7. Liên Xô. Việc nghiên cứu và phát triển kĩ thuật siêu cơ động bắt đầu tại Liên Xô vào đầu những năm 1980 bởi TsAGI, GFRI, Sukhoi, và Mikoyan. Igor Volk đã trở thành phi công thử nghiệm đầu tiên thực hiện động tác này trong khi Viktor Pugachev là người đầu tiên trình diễn động tác này trước công chúng vào năm 1989 tại Triển lãm hàng không Paris. Ví dụ về các máy bay. Ví dụ về các máy bay có thể thực hiện kĩ thuật. Máy bay được sản xuất hàng loạt. - Saab 35 Draken - Mikoyan-Gurevich MiG-21 - Sukhoi Su-27 và các biến thể Sukhoi Su-30/Sukhoi Su-30MKI/Sukhoi Su-30MKM/Sukhoi Su-30MKK/Sukhoi Su-33/Sukhoi Su-34/Sukhoi Su-35/Sukhoi Su-37 - Sukhoi Su-57 - Mikoyan MiG-29 - Mikoyan MiG-29M và Mikoyan MiG-35 Máy bay thử nghiệm. - General Dynamics X-62 VISTA - Chengdu J-10B (phiên bản bay trình diễn) Xem thêm. - Động tác Herbst - Kulbit
Danh sách các Nữ đại công tước của Nga Đây là danh sách những thành viên của Hoàng gia Nga mang tước hiệu Nữ đại công tước (tiếng Anh: "Grand Duchess"; tiếng Nga: "великая княгиня") thường được phong tặng như một tước hiệu cho các hậu duệ nữ giới của những thành viên trong Hoàng tộc Nga thuộc trực hệ nam giới và cũng được phong tặng cho vợ của các Đại công tước của Nga. Các tước hiệu thuộc dạng danh xưng như vậy thường được tấn phong mang kính ngữ Hoàng thân (Imperial Highness) và không bao gồm lãnh địa cai trị thức tế mà chỉ là những thành viên có quan hệ với Quân chủ Nga. Xem thêm. - Danh sách các Đại công tước của Nga - Vương tộc Romanov
Sông Iller Sông Iller dài 147 km, là một con sông ở Bayern và Baden-Württemberg, Đức. Nó là một phụ lưu bên phải của Sông Donau, dài . Nó được 3 con suối Breitach, Stillach và Trettach nhập lại gần Oberstdorf, vùng núi Anpơ Allgäu region of the Alps, gần biên giới Áo. Từ đó chạy về hướng bắc, đi ngang qua các thị xã Sonthofen, Immenstadt, và Kempten. Giữa Lautrach gần Memmingen và Ulm nó là biên giới giữa 2 bang Đức Bayern và Baden-Württemberg dài khoảng . Sông này chảy vào sông Donau ở trung tâm thành phố Ulm. Có một tuyến xe đạp chạy dọc theo sông Iller, mà cũng là địa điểm ưa chuông để rafting và trekking. Nguồn. - Bogner, Franz X. (2009). "Allgäu und Iller aus der Luft." Theiss-Verlag 2009. . - Kettemann, Otto and Winkler, Ursula (ed.): "Die Iller", 2000, (2nd, expanded edition) - Nowotny, Peter (1999). "Die Iller und ihr Tal", 1999, Verlag Eberl,
Kha Linh Linh Kha Linh Linh (sinh năm 1951; ; còn được gọi là Kha Tiểu Minh (柯小明)) là vợ cũ của Tập Cận Bình, hiện là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà đến từ Phổ Ninh, Quảng Đông, bà là con gái của cựu nhà ngoại giao Trung Quốc Kha Hoa. Đời tư. Năm 1979, Kha Linh Linh kết hôn với Tập Cận Bình, nhưng triết lý sống của họ khác nhau. Bà muốn chuyển đến Vương quốc Anh, nhưng ông Tập từ chối đi cùng. Năm 1982 họ ly hôn, kết thúc ba năm chung sống và không có con chung. Sau khi ly hôn, bà Kha di cư đến Vương quốc Anh.
Ảnh Lê Trần Nguyễn TIỂU SỬ Nhạc sĩ LÊ TRẦN NGUYỄN. Ns Lê Trần Nguyễn, tên thật là Nguyễn Thanh Hiền, Sinh ngày 01-9-1950, tại Cao Lãnh, Kiến Phong, nay là Đồng Tháp. Ông bắt đầu sáng tác ca khúc năm 1967, sau khi thọ giáo thầy Ns Lê Thu, và bút danh Lê Trần Nguyễn là do thầy đặt cho. Năm 1970 ông đi lính Nghĩa Quân, KPH28, làm cứu thương. Ông học khóa quân y ở Minh Lương, Kiên Giang (1970) và khóa dân y ở Cao Lãnh (1972) lạ là đều đạt hạng nhì. Cũng năm 1972 Ông được biệt phái qua dân sự phụ trách trạm y tế xã Mỹ Hội (Cao Lãnh) và phụ tá hành chánh ấp Mỹ Tây An 2, xã Mỹ Hội. Sau 1975 Ông làm nông và tham gia đội Văn nghệ xã Bình Hàng Trung, Cao Lãnh, phụ trách đàn và hướng dẫn hát tân nhạc, đến 1978, năm lũ lớn, ông nghỉ Văn nghệ vì kinh tế khó khăn. Năm 1990 ông bán ruộng, lên Saigon sinh sống để tiện hoạt động âm nhạc cho đến nay. Ông cùng lúc tham gia các câu lạc bộ sáng tác ca khúc: CLB STCK (Câu Lạc Bộ Sáng Tác Ca Khúc) Quận 2 (1998-2015). CLB STCK Bình Dương (2006 đến nay: 2021) Ns Lê Trần Nguyễn là người hiền lành, hòa đồng, nhạc viết thiên về tình cảm, dễ nghe…. Ông sáng tác trên 500 ca khúc, nhưng cho ra đời khoảng 200 bài, bởi vài lý do : Tác giả chưa vừa ý, kinh tế eo hẹp… Các tác phẩm tiêu biểu của Ns Lê Trần Nguyễn : Nhạc quê hương: Ai về Đồng Tháp, Bình Dương yêu dấu, Ngày đẹp quê hương, Đồng Nai quê tôi, Về quận 2, Yêu lắm quận 2, Vị Mặn của Biển, Dầu Tiếng mùa xuân, Ước vọng một tình yêu, Về thăm quê hương, Tango mùa xuân… Nhạc tình cảm : Một lần thôi, Đợi tôi về, Hoa điên điển, Tình đầu, Mưa tự tình, Tâm sự nhỏ bé, Hoàng Cúc, Nhớ người xưa, Tuổi vào đời, Tự tình mùa xuân, Lời Mẹ dạy, Mật đắng, Từ đấy thôi dại khờ, Em đừng khóc, Xin chút yêu thương…. Hiện nay (2021) Nhạc sĩ Lê Trần Nguyễn vẫn sáng tác đều. Mail : letrannguyenx@gmail.com
Sân vận động Yamaha Liên kết ngoài. - Trang chủ
Sân vận động Lemon Gas Hiratsuka Liên kết ngoài. - Shonan Bellmare stadium guide - J. League stadium guide
DES Senya Senya, tên chính thức là Hiệp hội Môi trường Dân chủ Senya, thường được gọi là DES Senya, là một vi quốc gia nằm ở Anh, chưa từng được bất kỳ quốc gia độc lập nào công nhận. Lịch sử. Trước Senya. Vùng đất mà Senya nằm trên có thể được truy trở lại là một phần của các cộng đồng bộ lạc khác nhau trước cuộc xâm lược của La Mã vào Anh. Bộ lạc Iceni, một nhóm Celtic, là một trong nhiều người cư ngụ của Vùng đất. Năm 45 TCN, sau cuộc chinh phục của la Mã, vùng đất này đã trở thành một phần của tỉnh La Mã Britannia. Điều này tiếp tục cho đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, khi người La Mã bị đánh bại bởi Người Anglo-Saxon, và vùng đất này đã trở thành một phần của Vương quốc Đông Anglia. Trong thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên, vùng đất này thuộc danelaw, thuộc Vương quốc Đông Anglia của Đan Mạch. Năm 927, các Vương quốc Anh khác nhau kết hợp để tạo thành Vương quốc Anh. Điều này tiếp tục cho đến năm 1707, khi nó trở thành một phần của Vương quốc Anh. 101 năm sau vào năm 1808, nó trở thành một phần của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland.(Bây giờ là Anh Quốc). Sự cai trị của chế độ quân chủ Anh tiếp tục ở vùng đất này cho đến ngày 27 tháng 3 năm 2010, khi Senya tuyên bố độc lập khỏi Anh. Những tháng đầu. "Hiệp hội Môi trường Dân chủ Senya" được thành lập vào ngày 27 tháng 3 năm 2010 bởi Chủ tịch Barnaby Hands. Vi quốc gia được thành lập sau khi tổng thống đọc về Vi quốc gia, cụ thể là Sealand, Đế quốc Aerica, và Công quốc Sông Hutt trên Wikipedia. Anh quyết định có thể tạo ra vi quốc gia của riêng mình, anh ta nói với những người bạn của mình là Ewan Whitmore, người sau đó thành lập New Russia (nay là CR Dallingrad) và Edward R Hunt, người sáng lập New Pambia (nay là Cộng hòa Nhân dân Pambia).Biên giới của Senya đã được rút ra trên Google Earth và thông tin đã được đưa lên wikipedia. Tuy nhiên, thông tin Wikipedia đã bị xóa. Senya vẫn hoạt động trong khoảng từ hai đến ba tháng, thực hiện kinh doanh vi quốc gia bao gồm chủ yếu là tuyên chiến với Pambia và New Russia. Vào tháng 5 năm 2010, Senya trở nên không hoạt động, với chủ nghĩa vi quốc gia bị Chủ tịch, cũng như bạn bè của ông lãng quên. MicroWiki & Tình bạn. Vào ngày 8 tháng 11 năm 2010, Tổng thống đã nhắc lại chủ nghĩa vi chất sau khi duyệt nhanh qua Wikipedia. Anh ta hỏi người bạn Ewan của mình nếu anh ta sẽ khởi động lại vi quốc gia của mình, nhưng Ewan chỉ ra rằng anh ta sẽ không.Anh đã khởi động lại New Russia vào cuối ngày hôm đó. Hands một lần nữa viết về Senya trên Wikipedia, chỉ để nó bị xóa.Cảm thấy không hài lòng , anh đã tìm kiếm thông qua các trang web khác nhau, cho đến khi anh ta tìm thấy MicroWikia. Tuy nhiên, sau khi tạo một tài khoản, ông nhận ra wiki đã chuyển sang Referata. Senya sau đó chuyển thông tin của mình sang wiki mới.Vào ngày 15 tháng 11 năm 2010, Tổng thống đã được Ultamiya liên lạc liên quan đến một sự trùng hợp ngẫu nhiên đến ngày thành lập của họ. Senya gửi lời đề nghị tình bạn đến Utamiya. Vào ngày 18 tháng 11 năm 2010, Ultamiya chấp nhận, thành lập liên minh không chính thức đầu tiên của Senya. Guist. "Để biết thêm thông tin, hãy truy cập: "Guist War" " Từ đó, Senya ngày càng lớn hơn trong lĩnh vực MicroWiki. Đó là untill, St. Mills xuất hiện. St. Mills được điều hành bởi Shane Mills, một người bạn cùng lớp của Barnaby Hands, Tổng thống. St. Mills đã bị xóa bởi quản trị viên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, Shane sẽ không nghỉ ngơi ở đó, thành lập Guist, và giới thiệu ba người mà Barnaby không thích từ trường (Aiden Robertson, Alex Hobbs & Max Jackson), để giúp đóng cửa Senya. Hai quốc gia tuyên chiến với nhau, và đã có một số cuộc chiến ở trường giữa các cặp. CR Dallingrad sớm tuyên bố ủng hộ Senya, và ghi danh sự giúp đỡ của Yabloko, người nhanh chóng cấm tất cả các thành viên của Guist khỏi MicroWiki, và chiến tranh đã được tuyên bố kết thúc. Đình chỉ Barnaby Hands từ MicroWiki. Senya sau đó trở thành một thành viên mạnh mẽ của cộng đồng MicroWiki. Gia nhập OAM, cuối tháng 11 dường như không tốt hơn cho Senya.Tuy nhiên, những gì xảy ra sau đó đã làm rung chuyển Senya. Một cuộc bầu cử quản trị viên đã được công bố bởi Aldrich Lucas của Yabloko, và Chủ tịch quyết định tự đề cử mình. Khoảng nửa chặng đường, Chủ tịch nhận thấy không ai bỏ phiếu cho ông, và Pierre d'Égtavie của Egtavia có 14 phiếu. Đáp lại, ông đã thực hiện 14 tài khoản sockpuppet, và làm cho tất cả họ bỏ phiếu cho ông. Parker I, của Secundomia, nhận thấy mô hình kỳ lạ này. Báo cáo với các quản trị viên, Barnaby nhanh chóng bị cấm khỏi MicroWiki và bị đình chỉ khỏi Cuộc bầu cử quản trị viên. Trong tháng tiếp theo, Senya phải hoạt động chỉ với trang web Wordpress của họ theo ý của họ. Tuy nhiên, vào ngày đầu năm mới 2011, Barnaby đã tạo được một tài khoản mới trên MicroWiki, sau khi nhận được một địa chỉ IP mới. Senya sau đó hỏi Aldrich Lucas, người đã cấm họ, nếu họ có thể ở lại. Aldrich, người vừa trở về từ Holiday, miễn cưỡng nói 'Có', và Senya đã trở lại trực tuyến. The Handspuppet Scandals. Vào tuần đầu tiên của tháng 2, các quản trị viên của MicroWiki đã nhận thấy một serge ở các quốc gia mới, hai trong số đó, Nhà nước tự do Mulaverno & Pretsopia, cùng với Kyrgyz FR, đã được tìm thấy là Handspuppet của Senya. Chẳng mấy chốc, các quốc gia lâu đời của Risoul 1850 và Azteca đều được chứng minh là do Hands tạo ra. Vào ngày 17 tháng 2 năm 2011, Senya rời OAM trong sự ghê tởm và phản đối. Senya sau tháng 3. Sau những vụ bê bối Handspuppet từ tháng 2/2010 tới tháng 3/2010, Barnaby Hands tuyên bố Senya sẽ có một cuộc bỏ phiếu để áp dụng một hệ thống Oligarchy mới. Các phiếu bầu ủng hộ Oligarchy, nhưng ý tưởng này đã bị loại bỏ và thay thế bởi hệ thống đảng chính trị, với một cuộc tổng tuyển cử được kêu gọi vào tháng Sáu. Vào ngày 25 tháng 6, Đảng Cộng sản Senya và Đảng Mèo đều giành được hai ghế mỗi đảng. Ba ngày sau, Đảng Cộng sản và Đảng Quốc gia đi vào liên minh, với Hands giữ chức Chủ tịch, và Ewan Whitmore trở thành Phó Chủ tịch.Vào ngày 17 tháng 6 năm 2012, Senya tuyên bố trên Micras. Quyết định hiện đang chờ xử lý. Quan hệ đối ngoại của DES Senya. Các quốc gia được Senya công nhận. DES Senya công nhận tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, và tất cả các đồng minh của mình, cũng như - Abkhazia - Kosovo - Artsakh - Nam Ossetia - Transnistria - Thành Vatican† - Sahrawi † "Mặc dù Thành quốc Vatican là một quốc gia được công nhận đầy đủ, nó không phải là một phần của Liên Hợp Quốc. Bạn bè. Senya hiện có 17 mối quan hệ mở với các vi quốc gia khác. 2 mối quan hệ là chính thức và 15 mối quan hệ là không chính thức. Quan hệ chính thức. "Các liên minh chính thức chỉ xảy ra khi Senya và một quốc gia khác có một hiệp ước tại chỗ, và / hoặc biết rất rõ nhà lãnh đạo khác." - Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Dallingrad - Cộng hòa Tiana - Vương quốc Juclandia - Cộng hòa Nhân dân Pambia - Đại đế quốc DaeZig - Đế quốc Aspergic Dian - Vương quốc Broughtopia - Liên bang Công nghệ Erephisia - Cộng hòa Dân chủ Longarnia - Vương quốc Von Stengel - Vương quốc Überstadt Quan hệ không chính thức. "Liên minh không chính thức là khi Senya và một quốc gia khác ban đầu mở cửa quan hệ ngoại giao với nhau". - Cộng hòa Ultamiya - Cộng hòa Liên bang Los Bay Petros - Cộng hòa Secundomia - Cộng hòa Liên bang Quần đảo Monarch - Cộng hòa Atlantis - Công quốc Garagstan - Đế quốc Montosh - Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Kronossia - Cộng hòa Appalachia - Vương quốc Iskwan - Liên bang Thịnh vượng chung Sirocco - Cộng hòa Iyabi - Valnor - Đế chế Vedista - Cộng hòa Liên bang Rukora - The Principality - Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Mondero - Nhiếp chính Zephyr - Liên bang Awesome - Cộng hòa Dale - Cộng hòa Nhân dân Kozuc - Nhà nước Barakstan Bạn bè cũ. "Một số quốc gia trong quá khứ từng có quan hệ với Senya, tuy nhiên vì lý do này hay lý do khác, họ hiện không có quan hệ. - Lãnh thổ Độc lập Secundomia Sandbars - Vào ngày 3 tháng 12 năm 2010, do Barnaby Hands múa rối vớ trong một cuộc bầu cử quản trị Viên MicroWiki. - Plokooña - Vào ngày 15 tháng 1 năm 2011, do sự vô hiệu hóa. - Đế quốc Slinky - Vào ngày 23 tháng 1 năm 2011, do sự tan rã của Đế quốc Slinky và sự thay thế của Cộng hòa Slinky đòi hỏi các mối quan hệ mới. - Cộng hòa Istoria - Vào ngày 12 tháng 6 năm 2011, do Istoria không rút lại luật về đồng tính luyến ái. - Thư mục Nhân dân Natlandist Istoria - Vào ngày 9 tháng 7 năm 2011, do một báo cáo của Cơ quan Tình báo Senya tuyên bố Istoria là một quốc gia phát xít. - Vương quốc Đế quốc Dale - 22 tháng 9 năm 2011, do sự thay đổi của chính phủ từ chế độ quân chủ sang cộng hòa. Bạn bè tương lai. "Một số quốc gia đang trong quá trình trở thành mối quan hệ với Senya, nhưng chưa có gì được hoàn tất." - Khối thịnh vượng chung Flandrensis Từ chối đề nghị cho tình bạn. "Một số quốc gia không bao giờ thực hiện đầy đủ các mối quan hệ và vì vậy họ được đặt ở đây." - Đế quốc Aerica - Students Isocratic Oligarchy of Yabloko Kẻ thù. - Đế quốc Thần thánh Guist - Hai quốc gia giao tranh lẫn nhau trong Chiến tranh Guist từ tháng 11/2010 cho đến tháng 2/2011, khi ký kết hiệp ước Whitwell Road, chứng kiến sự trung lập của Senya và sự tan rã của Guist. Đại sứ quán. - OAM - "Đại sứ quán Senya" "(mở cửa: 3 tháng 1/2011)" Thể thao. "Để biết thêm thông tin, hãy xem Thể thao trong Hiệp hội Môi trường Dân chủ Senya." Thể thao là một phần rất quan trọng trong văn hóa của Senya, với Bóng đá, Bóng bầu dục và Cầu lông tất cả đều có nhiều cơ quan khác nhau chi phối những trò chơi đó ở Senya. Mặc dù Senya không đủ lớn cho hầu hết các môn thể thao, nhưng nó sử dụng các căn cứ gần đó cho thể thao. Ví dụ, vào tháng 11 năm 2010, Senya đã sử dụng một phòng thể thao của trường gần đó để tổ chức một giải vô địch cầu lông, và vào tháng 5 năm 2011, mượn một sân bóng bầu dục để tổ chức một trận bóng đá. Các vận động viên Senya đã thi đấu trong nhiều môn thể thao kể từ khi thành lập quốc gia trở lại vào tháng 3 năm 2010. Vào tháng 11 năm 2010, Senya đã tổ chức hai giải vô địch cầu lông, cả hai đều chứng kiến Senya thả lỏng cho các vận động viên từ Cộng hòa Nhân dân Pambia và Đế quốc Thần thánh Guist, nhưng Chủ tịch Hands nói rằng dù sao giải vô địch cũng ""tuyệt vời"".Vào tháng 11 năm 2010, Senya gia nhập MUSC và MFA, đăng ký tham gia Cúp bóng đá Thế giới MFA 2013 và tạo ra Cúp bóng đá Quần đảo Anh. Vào tháng 6 năm 2011, Đội tuyển bóng đá quốc gia Senya đã được trao một vị trí tự động tại MFA World Cup. Vào tháng 5 năm 2011, Senya thi đấu với Đội tuyển bóng đá quốc gia Pambia trong một trận đấu bóng đá giao hữu, và trận đấu kết thúc với tỉ số 6-2. Không hài lòng với điều này, Pambia gia nhập MFA một ngày sau trận đấu, có nghĩa là Senya đã không đạt được bất kỳ thứ hạng nào trên thế giới từ trận đấu đó và vẫn đứng thứ 31 thế giới.
MZKT MZKT ("МЗКТ" hoặc "МЗКЦ", , , Minsk Wheel(ed) Tractor Plant (MWTP)) là một nhà sản xuất xe địa hình hạng nặng , đặc biệt là xe tải quân sự Minsk , có trụ sở tại Bê-la-rút; trước đây nó là một bộ phận của MAZ . Xe tải dân dụng MZKT mang nhãn hiệu VOLAT ( nghĩa đen là Người khổng lồ). MZKT chuyên sản xuất các loại xe và rơ moóc hạng nặng địa hình và địa hình, cũng như khung gầm bánh lốp đặc biệt để lắp đặt các thiết bị khác nhau cho các doanh nghiệp và tổ chức vận tải của ngành xây dựng, dầu khí và kỹ thuật.
Aurélien Tchouaméni Aurélien Djani Tchouaméni (sinh ngày 27 tháng 1 năm 2000), là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp, anh đang chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự cho câu lạc bộ La Liga, Real Madrid và đội tuyển quốc gia Pháp.
USS Begor (APD-127) USS "Begor" (APD-127/LPR-127) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-711, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân Fay Broughton Begor (1916-1942), Bác sĩ quân y từng phục vụ cùng Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương, đã tử thương tại Lae, New Guinea vào ngày 9 tháng 9, 1943 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi Thế Chiến II kết thúc, rồi tiếp tục phục vụ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên và giai đoạn tiếp theo, cho đến khi xuất biên chế vào năm 1959. Con tàu được huy động trở lại để phục vụ một thời gian ngắn từ năm 1961 đến năm 1962, được xếp lại lớp như là chiếc LPR-127, và cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1976. "Begor" được tặng thưởng năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Begor" được đặt lườn như là chiếc DE-711 tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 6 tháng 3, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 5, 1944, được đỡ đầu bởi bà Katherine A. Begor, vợ góa của Trung úy Bác sĩ Begor. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-127, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 3, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Benjamin T. Brooks. Phần thưởng. "Begor" được tặng thưởng năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-711 / APD-87 / LPR-127 Bogor - ussbegor.org: USS "Begor" (APD-127) Association
USS Cavallaro (APD-128) USS "Cavallaro" (APD-128) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-712, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Salvatore John Cavallaro (1920-1943), người từng hoạt động cùng tàu vận chuyển tham gia cuộc đổ bộ lên vịnh Salerno, Ý, đã tử trận vào ngày 9 tháng 9, 1943 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ từ năm 1953 đến năm 1959. Nó được chuyển cho Hàn Quốc và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Cộng hòa Hàn Quốc như là chiếc ROKS "Kyung-Nam" (APD-81) cho đến năm 2000. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu vào năm 2003. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Cavallaro" được đặt lườn như là chiếc DE-712 tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 28 tháng 3, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 6, 1944, được đỡ đầu bởi bà A. Cavallaro. Đang khi được hoàn thiện, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-128, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 3, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Edward P. Adams. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Amphibious Photo Archive - DE-712 / APD-128 Cavallaro