Doc
stringclasses
30 values
Kẻ độc tài (phim 2012) Kẻ độc tài (tựa gốc: The Dictator) là bộ phim Hài có sự tham gia của ngôi sao Sacha Baron Cohen và anh cũng là đồng tác giả. Đây là bộ phim thứ tư mà Sacha Baron Cohen giữ vai trò chủ đạo. Đạo diễn của phim là Larry Charles, ông cũng là đạo diễn trong hai bộ phim Borat và Brüno của Sacha Baron Cohen trước đây. Trong bộ phim, Cohen đóng vai Tổng đô đốc Aladeen, nhà lãnh đạo độc tài của nước cộng hòa hư cấu Wadiya và đến thành phố New York của Hoa Kỳ. Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của các ngôi sao Anna Faris và Ben Kingsley. Câu chuyện xoay quanh tổng đô đốc độc tài Aladdin, vị lãnh tụ tối cao của Wadiya - 1 đất nước sở hữu trữ lượng dầu mỏ khổng lồ ở Trung Đông. Aladdin là 1 người kém cỏi, tàn bạo, thích giết người bừa bãi và vô cùng cuồng dâm, nhưng y lại là người thừa kế hợp pháp duy nhất của đất nước, sau sự qua đời của cha, y đã trở thành lãnh tụ tối cao của đất nước Wadiya khi vừa mới 7 tuổi và tiếp tục duy trì chế độ độc tài toàn trị ở xứ sở do mình trị vì. Dưới sự cai trị của y, Wadiya đã trở thành 1 cường quốc hạt nhân nhưng ở đất nước này không hề có bất cứ sự tự do dân chủ nào, các hoạt động giao thương với thế giới, kể cả là xuất khẩu dầu mỏ bị cấm triệt, vì vậy người chú ruột của y, 1 kẻ có tham vọng quyền lực muốn được xuất khẩu và hợp tác khai thác dầu khí với các nhà tư sản nước ngoài đã âm mưu ám sát y và thay thế bằng 1 kẻ thế thân ngờ nghệch có diện mạo giống hệt y. Đến một ngày nọ, trước áp lực của thế giới tự do, Aladdin và phái đoàn của Wadiya đã phải đến Thành phố New York, Mỹ để tham gia phát biểu trước Liên Hợp Quốc về tình hình tự do tại Wadiya, nhưng vào buổi tối trước ngày trọng đại đó, khi Aladdin đang say giấc trong phòng khách sạn sang trọng, y đã bị 1 tên cận vệ do chú của mình cài cắm bắt cóc nhằm sát hại nhưng khi cuộc hành hình vừa được bắt đầu bằng màn cạo sạch râu trên mồm Aladdin (bộ râu rậm rạp và xoăn tít là 1 đặc điểm nổi bật của y) thì tên sát thủ vô tình gặp phải tai nạn nghề nghiệp khi đang cố gắng hun khói Aladdin, nhờ đó y thoát nạn, nhưng lúc này khi không còn bộ râu rậm rạp thì không ai nhận ra vị lãnh tụ tối cao của Wadiya, sáng hôm sau Aladdin cố gắng tìm mọi cách đột nhập vào trụ sở Liên Hợp Quốc nhưng đều thất bại, y vô tình bị hòa mình vào dòng người đang biểu tình chống đối chính y, Aladdin bị hiểu nhầm là 1 nhà đấu tranh đến từ Wadiya và y đã nhận được sự giúp đỡ của 1 cô gái người Mỹ, y được cô đưa về giao cho công việc và bao ăn ở tại 1 siêu thị, nơi quy tụ rất nhiều người tị nạn chính trị, ban đầu y tỏ ra rất kiêu ngạo và bất hợp tác, không lâu sau thì y đã bỏ đi. Aladdin lang thang khắp phố phường New York, trong lúc đó y đã nhìn thấy người chuyên gia chế bom nguyên tử do chính y đã ra lệnh xử tử từ hơn 2 năm trước đi thoáng qua mặt y, y bám theo và vô tình lọt vào 1 nhà hàng, nơi quy tụ tất cả những kẻ mà y đã hạ lệnh xử tử trước đây, thế nên họ rất thù hận y. Ở khắp nơi trong nhà hàng này treo toàn cảnh tượng hãi hùng về cái chết của vị lãnh tụ, y vô cùng bàng hoàng toan bỏ đi nhưng dường như người chủ nhà hàng đã có sự ngờ vực về thân phận của y, nhưng vì thiếu bộ râu đặc trưng nên những thực khách nơi đây đã định tổ chức 1 cuộc thẩm vấn theo hình thức tra tấn cực hình y, may thay ngay lúc đó, người chuyên gia chế bom đã xuất hiện và giải thích rằng y chính là em họ của mình chứ không phải nhà độc tài của Wadiya, vì thế nên Aladdin thoát nạn. Aladdin và người chế bom cùng trò chuyện thì thầm trong nhà hàng, từ đó Aladdin đã biết được sự thật là trước đây những người mình ra lệnh xử tử đều còn sống do tên đao phủ hành hình là 1 nội gián của Mỹ. Người chuyên gia chế bom đã quyết định giúp đỡ Aladdin giành lại vị trí của y, đổi lại y phải phục chức Trưởng ban nghiên cứu, chế tạo vũ khí hạt nhân cho hắn, yêu cầu được chấp thuận và mục tiêu của cả hai là tìm cách đột nhập khách sạn nơi phái đoàn Wadiya trú ngụ để thay thế kẻ thế thân bằng Aladdin thật. Còn về phía kẻ thế thân ngờ nghệch, hắn đã bị người chú tham vọng của Aladdin điều khiển với mục tiêu chấm dứt chế độ độc tài ở Wadiya để mở ra 1 nền dân chủ bằng 1 bản hiến pháp mới, nhưng bản hiến pháp đó thực ra vô cùng tệ hại và là 1 kế hoạch lừa đảo được thiết kế vô cùng tỉ mỉ, nó chỉ tạo ra sự tự do khai thác dầu khí cho giới tài phiệt chứ không hề ban phát lợi ích gì cho người dân Wadiya như đã tuyên bố. Kẻ thế thân của Aladdin đã biến thành trò cười tại trụ sở Liên Hợp Quốc với 1 chuỗi hành động ngơ ngáo bệnh hoạn, nhưng sau cùng hắn vẫn không quên nhiệm vụ tuyên đọc bài diễn văn đã được thảo sẵn và tuyên bố về sự kiện ban hành hiến pháp (sẽ diễn ra trong 5 ngày tới) thay đổi chế độ ở Wadiya. Aladdin khi hay tin đã rất phẫn nộ, y buộc phải quay lại chỗ cô gái tốt bụng từng cưu mang mình làm việc bởi cô là người đang sở hữu 1 chiếc thẻ ra vào khách sạn nơi phái đoàn Wadiya đang trú ngụ. Tại nơi đây Aladdin đã bị người chú phát hiện còn sống và ông ta đã phái 1 nữ sát thủ đến ám sát y nhưng bất thành, y tiếp tục thoát chết và dần bắt nhịp với cuộc sống xứ cờ hoa, y đã phải lòng cô nàng tốt bụng và trở thành tổng quản lý siêu thị nơi quy tụ những người tị nạn chính trị từ khắp mọi nơi trên thế giới. Sau khi thổ lộ tình cảm với cô gái, Aladdin đã tự thú về thân phận của mình, y bị cô nàng từ chối vì cô là 1 nhà hoạt động dân chủ và vô cùng căm thù y. Aladdin cảm thấy thất vọng, y lại đi khắp đường phố, tại đây trên những màn hình lớn của New York, y nhìn thấy sự phấn khích của nhân dân Wadiya khi biết rằng chế độ độc tài sẽ bị xóa sổ, y thấy hình ảnh tượng đài của mình bị lật đổ và nghe thấy những tiếng hò hét sung sướng, tiếng phỉ báng của người dân tại Wadiya kêu gọi y hãy chết đi từ những màn hình lớn đó. Aladdin cảm thấy rất tủi nhục và quyết định tự tử ở cây cầu lớn, nhưng ngay khi cái chết cận kề thì người chuyên gia chế bom đã xuất hiện và khích lệ tinh thần cho y, sau đó y đã quyết định vì đất nước, vì người cha quá cố, y sẽ phải trở về tiếp tục thống trị Wadiya và phải trở thành nhà độc tài vĩ đại nhất thế giới. Sáng hôm sau Aladdin và người chuyên gia chế bom đã đi tìm 1 bộ râu và trang phục để đột nhập vào phòng khách sạn của kẻ thế thân bằng dây thừng bắc ngang từ tòa nhà đối diện, y đã đột nhập thành công và hoán đổi vị trí với kẻ thế thân khù khờ. Ngay lúc đó người chú bước vào dẫn Aladdin đến nơi ký ban hành hiến pháp mới, lúc này y đang giả vờ tỏ ra ngớ ngẩn để người chú không nghi ngờ, nhưng lúc đến địa điểm ký ban hành, y đã xé bản hiến pháp đó và ra lệnh bắt giữ người chú trước sự bàng hoàng sững sờ của toàn hội trường và cả thế giới đang theo dõi. Sau đó trước sự theo dõi của hàng tỷ người, Aladdin đã thao giảng về sự tuyệt vời của chủ nghĩa độc tài, nhưng rồi y chợt dừng lại khi đang thao thao bất tuyệt vì y nhìn thấy sự xuất hiện của cô nàng y đem lòng yêu thương, cô chính là người đã thay đổi cuộc đời y, cô đã trở lại nơi đây để 1 lần nữa thay đổi con người y. Sau đó chỉ vì ánh nhìn của người phụ nữ này mà Aladdin tuyên bố hủy bỏ bản hiến pháp và sẽ soạn lại 1 bản hiến pháp mới, 1 bản hiến pháp thực sự của 1 nền dân chủ thực sự cho toàn dân Wadiya, cả hội trường vỗ tay giòn giã, tiếng reo hò khắp nơi. Một năm sau Aladdin kết hôn với cô gái và chế độ dân chủ được thiết lập ở Wadiya, sau đó Aladdin đã ra ứng cử và đắc cử Tổng thống với số phiếu gần như tuyệt đối là 98%, bởi y đã gian lận và tiến hành thao túng bầu cử, vì vậy chế độ độc tài vẫn tồn tại, chỉ có điều nó sẽ tồn tại một cách hợp pháp hơn trước và Aladdin vẫn tiếp tục thống trị đất nước Wadiya.
Bột mì nguyên chất Bột mì nguyên chất hay bột mì nguyên cám là một loại bột mì được chế biến bằng cách xay hoặc nghiền một cách đơn thuần những ngũ cốc nguyên hạt hạt lúa mì. Bột mì nguyên chất được sử dụng trong nhiều mục đích chứ không đơn thuần là làm bánh thông thường được thêm vào các loại bột khác để tăng các chất dinh dưỡng (đặc biệt là chất xơ và protein). Từ "toàn phần" hay "nguyên chất" đề cập đến một thực tế rằng tất cả các thành phần trong ngũ cốc (cám, mầm và nội nhũ) đều được sử dụng và không có gì bị mất mát trong quá trình làm bột.Điều này là trái ngược với bột mì tinh chế hay bột mì tinh luyện vốn chỉ chứa nội nhũ Bột lúa mì nguyên chất có chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với bột mì trắng tinh luyện, bột mì toàn phần là một nguồn cung cấp calci, sắt, chất xơ, và các khoáng chất khác như selen. Tuy vậy, bột mì nguyên chất có thời hạn sử dụng ngắn hơn so với bột mì trắng. Thông thường, bột lúa mì nguyên chất không phải là thành phần chính của bánh nướng. Từ "toàn bộ", nguyên chất hay "nguyên chất" được đề cập đến chỉ ra rằng tất cả các hạt (cám, mầm, và nội nhũ) được sử dụng và không có gì bị mất trong quá trình làm bột. Điều này trái ngược với tinh bột mì màu trắng, bột tinh chế, chỉ chứa nội nhũ. Bởi vì toàn bộ bột chứa phần còn lại của tất cả các hạt, nó có một kết cấu, có màu nâu nhạt. Bột nguyên cám là một loại bột có hương vị đầy đủ có chứa các vitamin, khoáng chất và protein. Bột lúa mì nguyên cám giàu dinh dưỡng hơn tinh bột mì trắng tinh chế, mặc dù bột màu trắng có thể, trong quá trình được gọi là tăng cường thực phẩm, có một số vi chất dinh dưỡng bị mất trong chế biến được thêm vào bột trắng (theo yêu cầu của pháp luật ở một số khu vực pháp lý). Tuy nhiên, tinh bột màu trắng không chứa các chất dinh dưỡng của cám lúa mì và mầm (đặc biệt là chất xơ và protein) như bột ngũ cốc nguyên hạt, và đáng chú ý là thiếu chất xơ. bột mì nguyên cám là nguồn cung cấp calci, sắt, chất xơ và các khoáng chất khác như selen. Bột mì nguyên cám có thời hạn sử dụng ngắn hơn tinh bột mì màu trắng, vì hàm lượng dầu cao hơn sẽ dẫn đến hiện tượng ôi hóa nếu không được bảo quản đúng cách, nếu muốn kéo dài thời gian sử dụng ta phải làm lạnh hoặc để ở các khu vực mát mẻ khác. Thông thường, bột mì nguyên cám không phải là thành phần chính trong hàng bánh nướng, vì nó có thể thêm một số thành phần ngăn cản chúng nở như bột màu trắng. Điều này có thể thêm vào chi phí cho mỗi khối lượng của món nướng, vì nó đòi hỏi nhiều bột hơn để có được cùng thể tích, do các túi khí nhỏ hơn và nhỏ hơn bị mắc kẹt trong các khối bánh. Do đó, nhiều loại bánh nướng được quảng cáo làm hoàn toàn từ bột mì nguyên cám là chưa chính xác; chúng có thể chứa một số thành phần tinh bột mì trắng, miễn là phần lớn bột mì được sử dụng là bột mì nguyên cám. Tuy nhiên, có thể tạo ra một ổ bánh mì 100% nguyên cám, cao cấp, miễn là làm tăng hàm lượng nước của bột (cám và mầm trong lúa mì hấp thụ nhiều nước hơn tinh bột mì trắng), nhào nặn bột trong một thời gian dài hơn để phát triển gluten đầy đủ, và cho phép cho một sự gia tăng lâu hơn trước khi định hình bột. Một số bánh cho bột tăng hai lần trước khi tạo hình. Việc bổ sung chất béo, chẳng hạn như bơ hoặc dầu, và các sản phẩm sữa (sữa tươi, sữa bột, bơ sữa, sữa chua, vv...) cũng có thể ức chế sự nở của bột. Bột mì nguyên cám màu trắng là bột được xay từ lúa mì trắng chứ không phải là lúa mì nâu truyền thống. Tại Vương quốc Anh và Ấn Độ, bột mì nguyên cám thường được làm từ lúa mì trắng thay vì màu nâu như ở Hoa Kỳ và được bán dưới dạng Bột Wholemeal. Sự khác biệt là lúa mì trắng mềm có hàm lượng gluten thấp hơn và cũng thiếu các chất tanin và axit phenolic có chứa trong lúa mì nâu, khiến cho lúa mì trắng xuất hiện và có vị như lúa mì nâu tinh luyện; nó có màu trắng và không có vị đắng. Toàn bộ lúa mì trắng có hàm lượng dinh dưỡng tương tự như toàn bộ lúa mì đỏ. Tuy nhiên, lúa mì trắng có hàm lượng gluten thấp hơn và chứa hàm lượng protein thấp hơn (từ 9% đến 11%) khi so sánh với các loại lúa mì cứng hơn như bột mì nguyên cám màu nâu (hàm lượng protein 15–16%) hoặc lúa mì màu vàng.
My Love (bài hát của Justin Timberlake) "My Love" là bài hát của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ, Justin Timberlake hợp tác với rapper T.I. nằm trong album phòng thu thứ hai của Timberlake, FutureSex/LoveSounds (2006). Bài hát được phát hành vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, bởi hãng Jive Records như là đĩa đơn thứ hai trích từ album. Bài hát đã được đồng sáng tác bởi Justin Timberlake, Timbaland, Nate "Danja" Hills, và T.I., và sản xuất bởi Timberlake, Timbaland, Danja. "My Love" đã nhận được sự đánh giá tích cực bởi các nhà phê bình âm nhạc, mặc dù một số chỉ trích về lời bài hát và giọng hát của Timberlake. Bài hát đã lọt vào top 10 bảng xếp hạng tại nhiều quốc gia, và đứng đầu một số bảng xếp hạng của tạp chí Billboard, bao gồm các bảng xếp hạng như Billboard Hot 100, Pop 100, Hot Dance Airplay, và Hot Digital Songs. "My Love" cũng trở thành đĩa đơn quán quân thứ hai liên tiếp (sau SexyBack) của Timberlake trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Trên bảng xếp hạng thế giới, đĩa đơn đạt vị trí số hai, trở thành đĩa đơn thứ tư của Timberlake đạt đến vị trí này. Tại New Zealand, "My Love" đạt vị trí số một trong năm tuần không liên tiếp, trở thành đĩa đơn thứ hai của Timberlake lên ngôi quán quân tại nước này. Pitchfork Media đã gọi "My Love" là bài hát số một của năm 2006. Nhiều người thấy rằng bài hát giống như bài hát "Cry Me a River" trước đây của Timberlake. Ca khúc đã giành giải Hợp tác Rap/Hát xuất sắc nhất tại lễ trao giải Grammy năm 2007. "My Love" cũng giúp Timberlake giành 2 giải MTV Video Music Awards năm 2007 cho Nghệ sĩ nam của năm và Video có vũ đạo xuất sắc nhất.
Nước máy Nước máy hay nước vòi (hoặc nước phông-tên, từ tiếng Pháp: "Fontaine") là những loại nước đã qua xử lý thông qua một hệ thống nhà máy lọc nước với các phương pháp công nghiệp và dùng để cung cấp cho các khu vực đô thị trên thế giới. Loại nước này sau khi qua xử lý tại các nhà máy lọc nước sẽ được đưa vào các đường ống dẫn đước đến nơi tiêu thụ, thông thường điểm cuối cùng của nước máy là các vòi nước. Loại hình nước máy được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, và phổ biến trong thế kỷ 20. Việc áp dụng các công nghệ liên quan trong việc cung cấp sạch cho sinh hoạt, sản xuất và các công trình công cộng là một trong những bước tiến lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng chứng sớm nhất về nước máy được biết đến là ở vùng Lưỡng Hà vào khoảng 3000 trước công nguyên, sau đó những ống đồng dẫn nước đã được tìm thấy ở Ai Cập khoảng 2500 trước Công Nguyên. Người La Mã đã sử dụng phổ biến đường ống dẫn nước. Trong thời Trung Cổ, sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, hệ thống ống nước hầu như không còn được chú trọng phát triển trong nhiều thế kỷ, ngoại trừ trường hợp những hệ thống ống nước biệt lập được lắp đặt trong cung điện và lâu đài, chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt của tầng lớp quý tộc, địa chủ, quan chức mà không phổ biến đại trà đến công chúng. Sau này một nhà hóa học người Pháp tên là Melouin được cho là phát triển hệ thống trong năm 1742. Sau đó kỷ nguyên công nghiệp đã phát triển và hình thức này thông dụng. Nước máy đã mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cộng đồng nó thường làm giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền qua nước. Cung cấp nước máy cho người dân đô thị, ngoại ô lớn đòi hỏi một hệ thống phức tạp và phải được thiết kế cẩn thận, việc thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối, và thường là trách nhiệm của các cơ quan, chính phủ, thường là cơ quan cùng chịu trách nhiệm cho việc loại bỏ và xử lý nước thải. Hợp chất hóa học thường được thêm vào để khai thác nước trong quá trình chuyển hóa để điều chỉnh độ pH hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm, cũng như dùng clo để tiêu diệt các độc tố sinh học. Tuy vậy, nước máy vẫn còn dễ bị ô nhiễm sinh học hoặc hóa học đặc biệt là việc ô nhiễm được cho là nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Trong trường hợp của ô nhiễm sinh học, người dân thường được khuyên nên đun sôi nước trước khi dùng hoặc sử dụng nước đóng chai hay nước lọc (nước đóng thùng) để thay thế. Trong trường hợp của ô nhiễm hóa chất, người dân có thể được khuyên không tiêu thụ nước máy cho đến khi vấn đề hoàn toàn được giải quyết. Trong một số trường hợp một hợp chất của fluoride được thêm vào nước trong một nỗ lực để cải thiện vệ sinh răng miệng trong cộng đồng. Nguồn cung cấp có thể đến từ nhiều hình thức khác nhau có thể là: - Nguồn cung cấp nước đô thị. - Giếng nước. - Chuyên chở bằng xe tải. - Sản xuất nước từ lạch, suối, sông, hồ, nước mưa.
Chi Chó Chi Chó ("Canis") là một chi của Phân họ Chó ("Caninae") gồm nhiều loài còn tồn tại, chẳng hạn như sói, chó, sói đồng cỏ và chó rừng. Các loài thuộc chi này được phân biệt bởi kích thước trung bình đến lớn, hộp sọ và răng lớn và phát triển tốt, chân dài, tai và đuôi tương đối ngắn. Tên khoa học của Chi Chó ("Canis") có nghĩa là "chó" trong tiếng Latinh. Trong tiếng Anh, tính từ "canine" cũng bắt nguồn từ tính từ "caninus" của tiếng La Tinh ("thuộc về loài chó"). Danh từ "canine" hay "canine tooth" trong tiếng Anh cũng dùng để ám chỉ về răng nanh vì chó có nanh to và sắc như dao cạo, dùng để cắn xé con mồi. Sói, chó nhà và chó Dingo là các phân loài của Canis lupus. Phân loài sói Á-Âu được đặt tên khoa học là "Canis lupus lupus" nhằm phân biệt với các phân loài sói khác như sói Ấn Độ, sói Ả Rập và sói Tây Tạng. Sói Á-Âu có quan hệ gần gũi hơn cả với loài chó nhà ("Canis lupus familiaris") hiện nay. Một số chuyên gia cho rằng một số phân loài của "Canis lupus" thật ra là các loài riêng biệt trong Chi Chó. Danh sách các loài "nghi ngờ" này bao gồm cả sói Himalaya, sói Ấn Độ, sói đỏ và sói phương Đông. Chó Dingo ("C. lupus dingo") và chó nhà ("C. lupus familiaris") cũng được xem là một phân loài của "Canis lupus" mặc dù ít ai đề cập tới chúng bằng cái tên "chó sói". Không chỉ có loài "C. lupus" được gọi tên là chó sói mà một số loài khác trong chi này cũng vậy, tuy nhiên phần lớn trong số chúng đã tuyệt chủng hoặc ít được công chúng biết đến. Một trong số đó, loài chó sói "Canis dirus" tuyệt chủng cách đấy 10 nghìn năm được biết đến khá rộng rãi nhờ hàng nghìn hóa thạch của chúng được tìm thấy và trưng bày tại hồ hắc ín La Brea tại Los Angeles, California. "Canis dirus" (sói tàn khốc) là một ví dụ điển hình cho thấy từ "sói" không được định nghĩa một cách chặt chẽ, vì nhiều loài "chó" vẫn được gọi là "sói" dù chúng không phải là sói "thực sự" ("Canis lupus)". Một ví dụ khác là loài sói Ethiopia ("Canis simensis)"; loài này từng trải qua nhiều lần thay tên đổi họ vì hình dáng nhỏ con nên dễ bị nhìn nhầm là chó rừng hay cáo, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu di truyền và phân loài học đã đem đến cho chúng cái tên "sói Ethiopia". Các loài chó còn lại, với kích thước nhỏ hơn sói nhiều, được gọi là chó rừng ("jackal") hay sói đồng cỏ ("coyote"). Mặc dù chúng không có quan hệ huyết thống gần gũi với nhau hơn là với chó sói, dầu sao chúng vẫn là thành viên của Chi Chó và vì vậy quan hệ huyết thống của chúng gần với sói và chó nhà hơn là với các loài cáo, sói bờm hay các loài "chó" không thuộc Chi Chó khác. Cái tên "chó rừng" ("jackal") được áp dụng cho 3 loài của chi Chó: chó rừng vằn hông ("Canis adustus"), chó rừng lưng đen ("Canis mesomelas") và chó rừng lông vàng ("Canis aureus"), các loài này có thể được tìm thấy ở Bắc Phi, bán đảo Ban Căng, Tây Nam Á và vùng phía Nam của Trung Á. Khu vực Bắc Mỹ chỉ có một loài chó "nhỏ" duy nhất là chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ, loài này lại được phân bổ hết sức rộng rãi và chiếm lĩnh các khu vực định cư của chó sói trước đây. Chúng có thể được tìm thấy ở lục địa Canada, ở tất cả các bang lục địa của Hoa Kỳ, Mêhicô (trừ bán đảo Yucatán), và ở khu vực Trung tâm và ven bờ Thái Bình Dương của Trung Mỹ, xuống tận tới vùng phía Bắc của Panama.
Dil Chahta Hai Dil Chahta Hai (tiếng Hindi: दिल चाहता है, tiếng Anh: "The Heart Desires") là bộ phim Ấn Độ sản xuất năm 2001, do Farhan Akhtar đạo diễn, giành nhiều giải thưởng của điện ảnh Ấn Độ. Bộ phim kể về câu chuyện về cuộc sống và tình yêu của ba người bạn sau khi tốt nghiệp đại học. Người giàu nhất trong ba người, Akash (Aamir Khan), không tin vào tình yêu đích thực, thay người yêu như thay áo và luôn chạy trốn khỏi bất kỳ cô gái nào cố bám lấy anh ta. Ngược lại là Sameer (Saif Ali Khan), một người lãng mạn không biết ngại tìm kiếm tình yêu, với bất kỳ cô gái cũng có thể yêu và yêu rất sâu sắc.. Người cuối cùng trong ba người, Siddharth hay còn gọi là Sid (Akshaye Khanna), là một họa sĩ thường ít nói và trầm ngâm. Anh ấy có xu hướng tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc hơn trong mọi tình huống của cuộc sống mặc dù anh ấy có thể nhẹ nhàng trong tương tác với bạn bè của mình. Trong một bữa tiệc, Akash tán tỉnh cô gái Shalini xinh đẹp, và bị anh trai nuôi kiêm vị hôn phu của cô ấy là Rohit (Ayub Khan) đánh. Bạn gái Sammeer cảm thấy Akash không đứng đắn, ép Sammeer ngừng quan hệ với Akash. Sau đó, Akash lừa bạn gái của Sameer khiến cô chia tay với anh ta. Akash và Sid dẫn Sammeer đi biển giải sầu, tại đây Sammeer phải lòng một cô gái Thụy Sĩ trên bãi biển Goa. Tuy nhiên, điều này kết thúc thảm hại cho Sameer, vì cô ta là một kẻ lừa đảo, lừa gạt tiền và đồ đạc của anh ấy vào cuối chuyến đi. Sau khi ba người bạn trở về từ Goa, cha mẹ Sameer ép anh đi xem mắt với Pooja (Sonali Kulkarni), con gái của người bạn gia đình họ. Sameer yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng phát hiện ra Pooja đang hẹn hò với người khác. Sid gặp một người hàng xóm mới, Tara (Dimple Kapadia), một người phụ nữ lớn tuổi đã chuyển đến một ngôi nhà ở cuối phố. Cô ấy là một phụ nữ độc thân có chồng đã bỏ cô ấy và bị mất quyền nuôi con. Cô cũng là một họa sĩ nổi tiếng, có thể giải mã các bức tranh của Sid, khiến Sid bị thu hút bởi cô. Trong khi đó, cha mẹ của Akash muốn cậu học cách chịu trách nhiệm. Họ đề nghị anh quản lý công việc kinh doanh của gia đình ở Úc, nhưng Akash vẫn chưa sẵn sàng. Vào ngày sinh nhật của Tara, khi con gái cô đang bí mật đến thăm cô, nhưng một cuộc gọi từ chồng cũ khiến cô quẫn trí. Sid cố gắng an ủi cô và thay vào đó ba người bạn đưa cô đi ăn tối để ăn mừng. Vào cuối đêm, Sid đã nhận ra mình đang yêu Tara, nhưng kịch tính mở ra khi Akash, đúng với bản chất của mình, chế nhạo tình cảm mới của Sid. Sid tát anh ta và có vẻ như tình bạn của họ đã kết thúc. Ngày hôm sau, Sameer cố gắng đóng vai người hòa giải nhưng Sid đã rời thị trấn để tham gia một xưởng vẽ kéo dài vài tuần. Ngay sau đó, Akash bay đến Sydney. Sameer cố gắng đến gần Pooja, người đang tỏ ra mệt mỏi với bạn trai hiện tại của cô. Khi cô ấy trở lại độc thân, Sameer đã mời cô ấy đi chơi. Akash vô tình gặp lại Shalini trên chuyến bay đến Sydney và họ trở thành bạn bè. Cô đồng ý dẫn anh ta đi tham quan thành phố mới, và cứ mỗi lần gặp gỡ, Akash lại dành tình cảm cho cô nhiều hơn. Tuy nhiên, vốn không tin vào tình yêu đích thực, Akash không muốn thừa nhận đã yêu Shalini. Còn Shalini đã yêu Akash từ lâu nhưng một mặt cô bị ràng buộc bởi hôn ước với Rohit, một mặt cô hoang mang không hiểu Akash có yêu mình hay không. Sau đó Rohit xuất hiện và ép cô về nhà cho đám cưới của họ. Akash đau lòng cũng trở về, bày tỏ cảm xúc của mình với người cha có thể cảm nhận được hành vi đã thay đổi của anh. Akash biết được từ chú của Shalini rằng cha mẹ của Rohit đã nhận nuôi Shalini sau khi cha mẹ cô qua đời. Do đó, cô không thể từ chối mong muốn kết hôn của họ với Rohit. Tin chắc rằng Shalini cũng yêu mình, Akash phá đám cưới và cầu hôn cô. Cha mẹ Rohit sau khi biết chuyện đã khuyên Shalini cứ làm theo những gì cô ấy muốn. Rohit dẫu không cam tâm nhưng nhanh chóng bị khuất phục. Hiện tại, Tara đã nhập viện với căn bệnh xơ gan. Sid chờ đợi tin tức về tình trạng của cô và Sameer đến bầu bạn với anh. Sameer kể cho Sid nghe về chuyện tình của Akash và của chính anh, người đang hạnh phúc với Pooja. Sau đó, Akash có gọi điện cho Sid để nói lời xin lỗi, tình bạn của họ được nối lại. Trong những giây phút cuối cùng của mình, Tara mong muốn Sid sống hạnh phúc và sau đó qua đời. Sáu tháng sau, ba người bạn trở lại Goa, cùng với Shalini và Pooja. Tại khu cắm trại, Sid bắt gặp một cô gái xinh đẹp đang đi một mình trên cánh đồng. Anh cười với cô, và khi cô cười đáp lại, anh bắt đầu đi về hướng của cô. Bộ phim kết thúc với cảnh cả ba cặp đôi đang nâng ly chúc mừng tại một nhà hàng.
Mikkeli Mikkeli (tiếng Thụy Điển: "S:t Michel") là một thị xã và khu tự quản ở Phần Lan. Thị xã tọa lạc ở nơi từng là tỉnh Đông Phần Lan và là một phần của khu vực Savonia phía Nam. Khu tự quản có dân số 54.606 người (năm 2016) và có diện tích 2.124,60 km vuông (820,31 dặm vuông) trong đó có 424,7 km2 (164,0 sq mi) là mặt nước. Mật độ dân số là 28,72 cư dân trên một cây số vuông (74,4 / sq mi). Mikkeli là địa điểm trụ sở của lực lượng vũ trang của Phần Lan trong Thế chiến II. Thành phố này cơ bản chỉ nói tiếng Phần Lan, chỉ có 0,15% nói tiếng Thụy Điển như tiếng mẹ đẻ. Mikkeli có sân bay riêng của mình (sân bay nội địa), nhà ga tàu hỏa (năm chuyến tàu đến và đi từ Helsinki, hàng ngày) và một phòng hòa nhạc. Phòng hòa nhạc cung cấp địa điểm chính cho Liên hoan Âm nhạc quốc tế hàng năm Mikkeli, thu hút các nhạc sĩ và khán giả trên khắp châu Âu. Trường Đại học Khoa học ứng dụng là đơn vị sử dụng lao động lớn nhất trong thị xã. Trường có khoảng 400 nhân viên giảng dạy toàn thời gian với khoảng 900 hỗ trợ và nhân viên dịch vụ. Các đơn vị sử dụng lao động địa phương khác hoạt động trong ngành lâm nghiệp, giấy, in ấn, nuôi trồng và lĩnh vực sản xuất ánh sáng. Mikkeli cũng là một khu nghỉ mát kỳ nghỉ lớn trong khu vực Lakeland Phần Lan. Mikkeli là nổi tiếng cho cuộc sống về đêm của nó. Có rất nhiều các quán bar, quán rượu và câu lạc bộ trong đó. Các câu lạc bộ phổ biến nhất là Lounge Bar Kharma, Vaakuna, Wilhelm Club & Bar và Amarillo. Bề mặt Mikkeli được nâng thấp, nằm bên bờ hồ Saimaa. Xung quanh thị trấn cũng có nhiều con hồ nhỏ. Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2016, Mikkeli có dân số ước tính 54.606 người (khoảng 34.000 người ở vùng trung tâm). Ngôn ngữ chính ở đây là tiếng Phần Lan và chỉ có 0,15% dân số sử dụng tiếng Thụy Điển như ngôn ngữ mẹ đẻ. Năm 1965, chính phủ Phần Lan chọn Mikkeli làm nơi để xây dựng các trường đại học mới chuyên sâu về kỹ thuật và đào tạo nghề. Đại học khoa học ứng dụng tuyển sinh lần đầu vào năm 1969. Ngày nay, trường Đại học khoa học ứng dụng Mikkeli (Mikkeli UAS hay MAMK) tiếp nhận 4.500 học sinh mỗi năm từ khắp thế giới. Ngôn ngữ dạy chủ yếu là tiếng Phần Lan, song cũng có một vài chương trình học được giảng dạy bằng tiếng Anh nhằm thu hút sinh viên quốc tế. Nhiều trường đại học của Phần Lan cũng đặt cơ sở của mình tại Mikkeli. Hội đồng Đại học Mikkeli (Mikkeli University Consortium) bao gồm cơ sở của Đại học Helsinki, Đại học Aalto (tên cũ là Đại học Kinh tế Helsinki), Đại học Đông Phần Lan và Đại học Công nghệ Lappeenranta. Các trường đại học đều cấp những bằng Cử nhân danh giá và được đánh giá cao toàn thế giới. Mikkeli có một sân bay riêng (phục vụ nội địa) và một nhà ga xe lửa (gồm năm chuyến đi Helsinki hằng ngày). Mikkeli còn có một nhà hát được xây dựng năm 1988 để kỷ niệm 150 năm thành lập thị xã. Nhà hát thường thu hút nhiều nghệ sĩ và khán giả từ khắp châu Âu. Nơi đây cũng là một điểm nghỉ dưỡng lý tưởng tại Phần Lan.
Nước cam Nước cam hay nước cam ép, nước cam vắt là một loại thức uống phổ biến được làm từ cam bằng cách chiết xuất nước từ trái cam tươi bằng việc vắt hay ép thành một loại nước cam tươi Đối với các sản phẩm nước cam được sản xuất theo công nghiệp, nước cam được chế biến có cho thêm các chất phụ gia,bảo quản rồi đóng chai hoặc hộp giấy hay lon nhôm để tiêu thụ. Nước cam có chứa flavonoid có lợi cho sức khỏe và là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa hesperidin. Đồng thời trong nước cam có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tăng cường đề kháng, chống mệt mỏi. Nước cam thường có sự thay đổi giữa màu cam và màu vàng, mặc dù một số màu đỏ ruby ​​hoặc màu cam giống màu đỏ cam hoặc thậm chí hơi hồng. Trong sản xuất công nghiệp, nước cam được chế biến theo quy trình quy mô, cam tươi được tập trung với số lượng lớn sau đó được vắt hoặc ép lấy nước, nước cam được tiệt trùng và lọc bỏ các tép cam hay cặn bã trước cho bốc hơi trong chân không và nhiệt. Sau khi loại bỏ hầu hết các phân tử nước, nước cam cô đặc khoảng 65% đường tính theo trọng lượng, sau đó được lưu trữ vào khoảng 10 °F (-12 °C). Sau đó được pha loãng bằng cách thêm nước lọc. Tại Mỹ, các thương hiệu lớn kinh doanh nước cam là Tropicana (thuộc sở hữu của PepsiCo Inc), sở hữu gần 65% thị phần. Tropicana cũng hiện diện ở châu Mỹ Latinh, châu Âu và Trung Á. Ở Đức có nhiều loại nước cam: - Orangensaft còn được gọi O-Saft, thỉng thoảng cũng được gọi Apfelsinensaft thông dụng nhất, là nước cam 100%. Orangensaft cũng có hai loại: "Orangensaft Direksaft" và "Orangensaft từ nước cam cô đặc". "Orangensaft Direktsaft" là loại được ép từ nơi trồng và qua phương pháp thanh trùng pasteur để có thể giữ được lâu, sau đó được tàu chở hàng chở đến Đức và bỏ vào chai hay hộp. Phần lớn nước cam tới từ Brasil. Đa số nước cam ép được làm thành nước cam cô đặc. Nước cam trong chân không dưới nhiệt độ thấp cho bốc hơi nước chỉ còn lại 1/6 lượng nước ban đầu. Sau đó được giữ với nhiệt độ 0 °C chở sang Đức. Ở đây nước được cho thêm vào đúng lượng đã mất đi. Trong lúc chế biến theo luật mới kể từ 2012 không được phép cho thêm đường vào. Ở Đức trung bình đầu người thì trong năm 2011 mỗi người uống khoảng 8,2 lít nước cam Orangensaft. - Orangennektar và Orangensaftgetränke là nước cam được pha lỏng, từ nước cam, nước lã, và các thứ khác, kể cả đường. Ở Trung Quốc, có việc pha chế một loại phụ gia thực phẩm thành nước cam ép, nước cam tươi bán ngoài phố việc pha chế băng cách dùng nước đun sôi để nguội đổ vào một hỗn hợp gồm một chút thứ bột phẩm màu có màu vàng đỏ như cà rốt, hương vị cam rồi khuấy đều. Nước nhanh chóng chuyển thành màu giống như nước cam tươi, mùi hương cũng như cam thật. Ở Việt Nam, nước cam tại nhiều quán đang được chế biến từ một loại bột hóa học có màu vàng tươi, được bán theo cân với giá siêu rẻ. Công thức gồm pha muỗng bột cam này và một chút đường vào chiếc cốc thủy tinh, sau đó đổ nước lọc, khuấy đều và cho đá vào. Nước nhanh chóng chuyển sang màu vàng tươi giống màu nước cam. Tuy nhiên, nếu tinh mắt sẽ thấy màu vàng của nước cam sẽ thẫm hơn so với màu vàng của loại nước cam pha chế từ bột cam này. Vị của cốc nước cam cũng không ngọt mát như cam tươi, mà hơi chát và ngang. Giá của mỗi cân bột cam rất rẻ. Trong nước cam có chứa đường, acid hữu cơ, tinh dầu gồm isoamylic, geraniol, teryrineol… nước cam có vị ngọt, chua, tính mật, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mật phổi, tiêu đờm và lợi tiểu. Là nước giải khát bổ dưỡng, ngoài ra uống nhiều nước cam còn giúp tóc khỏe. Các chuyên gia sức khỏe ở Anh cho rằng chỉ cần uống một ly nước cam mỗi ngày có thể giúp cải thiện làn da, tóc và móng tay vì cam chứa nhiều vitamin C, kali và axít folic. Vitamin C cần thiết trong quá trình sản sinh ra collagen cùng với siêu dưỡng chất lutein, những chất trì hoãn quá trình lão hóa da. Sắc tố vàng trong cam có liên quan tới việc giảm tổn hại ở da do ánh nắng mặt trời gây ra, đồng thời được cho cải thiện độ đàn hồi của da. Không nên uống nước cam khi đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Ngoài ra, nước cam có thể phá hủy lớp men răng tới 84% khiến răng bị hỏng hoàn toàn. Có nghiên cứu còn cho rằng những phụ nữ uống 2 ly nước cam/ngày sẽ có nguy cơ bị gout cao gấp 2 lần, tương tự như uống 2 lon nước ngọt có đường, cứ một cốc nước cam làm tăng nguy cơ lên 40%. Khi ăn bữa sáng không nên uống nước cam vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu và không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ. Và thay vì uống nước cam thì hãy sử dụng cam tươi và không nên cất giữ nước cam trong thời gian dài vì nước cam để lâu sẽ bị mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C. Nếu cất giữ nước cam trong thời gian nửa năm thì hàm lượng vitamin C trong nước cam sẽ mất hết.
Phi vụ ngầm Phi vụ ngầm (tên gốc tiếng Anh: Contraband) là một phim điện ảnh tội phạm giật gân của Mỹ năm 2012 do Baltasar Kormákur đạo diễn. Phim có sự tham gia của các diễn viên Mark Wahlberg, Kate Beckinsale, Ben Foster, Caleb Landry Jones, Giovanni Ribisi, Lukas Haas, Diego Luna và J. K. Simmons. Đây là phiên bản làm lại từ phim điện ảnh Iceland "Reykjavík-Rotterdam" ra mắt năm 2008 mà Baltasar Kormákur có tham gia diễn xuất, với kinh phí đầu tư 25 triệu USD. "Phi vụ ngầm" được công chiếu tại Mỹ và Việt Nam vào ngày 13 tháng 1 năm 2012. Chris Farraday đã từ bỏ nghề buôn lậu và đang có cuộc sống hạnh phúc bên cô vợ Kate cùng với hai đứa con ở New Orleans. Andy, em trai của Kate, đi vận chuyển ma túy nhưng vứt hết số hàng xuống sông Mississippi vì thấy cảnh sát xuất hiện. Ông chủ của Andy là tên giang hồ Tim Briggs đe dọa sẽ giết gia đình của Chris nếu Andy không trả lại cho hắn 700.000 đôla. Chris quyết định đi kiếm tiền bằng cách buôn lậu, anh giao vợ con cho người bạn thân Sebastian Abney coi chừng. Chris lên một con tàu chở hàng, dự định sẽ mua 10 triệu đôla tiền giả ở Panama và về Mỹ bán chúng. Đi theo Chris còn có Andy, người bạn Danny Raymer và nhiều người bạn khác. Ở Panama, Chris tìm đến trùm giang hồ Gonzalo để mua tiền giả. Briggs gọi điện cho Andy và bắt buộc anh lấy tiền đi mua ma túy. Số tiền đã biến mất, Chris và Danny đành phải giúp Gonzalo tấn công một chiếc xe bọc thép của chính phủ để đổi lấy số tiền giả. Sau trận đấu súng với lực lượng cảnh sát, họ cũng đã tẩu thoát thành công, cướp được bức tranh của họa sĩ Jackson Pollock. Chris và Danny chạy về con tàu với số tiền giả và bức tranh. Chris đánh Andy vì dám lấy tiền mua ma túy, Andy sau đó giải thích lý do cho Chris nghe. Thật ra Sebastian đang làm việc với Briggs, và anh cần tiền để trả cho gã gangster Jim Church. Qua một cuộc điện thoại, Sebastian biết được Chris tính vứt bỏ số ma túy mà Andy mua. Sebastian bảo Briggs hãy đe dọa Kate để ngăn không cho Chris vứt số ma túy. Chris nhận ra Sebastian đã phản bội mình. Sebastian gọi điện cho thuyền trưởng Camp, báo tin rằng Chris đang buôn lậu trên tàu của ông và hứa sẽ chia phần cho ông. Vì không thể bắt Chris khai ra số hàng lậu, Camp buộc phải gọi cho cảnh sát đến kiểm tra con tàu khi vừa về đến New Orleans. Tuy nhiên cảnh sát không tìm thấy số hàng lậu. Briggs và bọn thuộc hạ đến gặp Chris để đòi số ma túy. Chris đưa nhóm của Briggs đến nhà của Camp, đột nhập vào trong rồi tìm thấy số ma túy. Chris đã bỏ trốn trong khi nhóm của Briggs đang ngồi trong phòng khách với số ma túy. Camp thức dậy và đi ra phòng khách đúng lúc cảnh sát đến. Camp và nhóm của Briggs đều bị bắt giữ vì tàng trữ ma túy. Sebastian vô tình xô Kate ngã đập đầu vào bồn tắm. Nghĩ rằng Kate đã chết, Sebastian ném xác cô xuống cái hố ở công trường xây dựng. Chris đến nơi tìm thấy Kate bằng cách gọi vào điện thoại của cô, anh đưa cô vào bệnh viện kịp thời. Sebastian bị bắt giữ và bị đưa vào tù, ở trong tù anh bị bọn côn đồ bắt nạt. Danny tìm ra được số tiền giả mà trước đó Chris bí mật thả xuống sông Mississippi trước khi về đến New Orleans. Church là người mua lại số tiền giả của Chris với giá 3 triệu đôla. Church nói với Chris rằng bức tranh của Jackson Pollock là vật rất quý giá, sẽ được 20 triệu đôla nếu bán ở thị trường chợ đen. Nhóm của Chris vui mừng vì họ còn giữ bức tranh đó. Chris, Kate, Andy và hai đứa con tiếp tục sống hạnh phúc bên nhau tại một ngôi nhà ở bờ sông. - Mark Wahlberg vai Chris Farraday - Kate Beckinsale vai Kate Farraday - Ben Foster vai Sebastian Abney - Caleb Landry Jones vai Andy - Giovanni Ribisi vai Tim Briggs - Lukas Haas vai Danny Raymer - J. K. Simmons vai Redmond Camp - Diego Luna vai Gonzalo - Robert Wahlberg vai John Bryce - Jaqueline Fleming vai Jeanie Goldare - William Lucking vai Bud Farraday - David O'Hara vai Jim Church - Kirk Bovill vai Crewman - Viktor Hernandez vai Edwin - Ólafur Darri Ólafsson vai Olaf - Jason Mitchell vai Walter
Người đàn ông trên gờ tường Người đàn ông trên gờ tường (tựa gốc tiếng Anh: Man on a Ledge) là một bộ phim hành động của điện ảnh Mỹ, công chiếu vào tháng 1 năm 2012. Phim do Asger Leth đạo diễn, có sự tham gia của Sam Worthington, Elizabeth Banks, Jamie Bell, Genesis Rodriguez, Ed Harris và Anthony Mackie. Ở thành phố New York, Nick Cassidy (Sam Worthington) vào đăng ký phòng tại Khách sạn Roosevelt với cái tên giả Walker, anh đi lên phòng của mình trên tầng 21 và trèo qua cửa sổ đứng trên gờ tường bên ngoài căn phòng, dường như đã sẵn sàng để nhảy lầu tự tử. Đám đông bên dưới thấy vậy liền gọi cảnh sát, Thám tử Dante Marcus (Titus Welliver) lo giữ trật tự đám đông trong khi Thám tử Jack Dougherty (Edward Burns) cố gắng nói chuyện với Nick. Tuy nhiên, Nick yêu cầu đàm phán với Thám tử Lydia Mercer (Elizabeth Banks), người còn đang ngủ tại nhà, trước đây cô từng thất bại trong việc thuyết phục một cảnh sát muốn tự tử. Lydia đến phòng khách sạn để đàm phán với Nick và thu thập được vân tay của anh từ một điếu thuốc họ cùng hút. Dougherty đã cho phân tích và phát hiện ra rằng Nick là một cựu cảnh sát, từng bị bắt vì tội ăn cắp một viên kim cương trị giá 40 triệu USD của gã doanh nhân David Englander (Ed Harris). Nick bị kết án 25 năm tù nhưng đã trốn thoát sau khi được phép về dự tang lễ của bố mình. Nick đã không cam chịu và khẳng định Englander đã vu khống anh ăn cắp viên kim cương để hắn nhận được tiền bảo hiểm bị mất tài sản trên bờ vực sắp phá sản vì kinh doanh thua lỗ. Lực lượng cảnh sát không biết rằng Nick đang làm họ xao lãng trong khi em trai anh là Joey Cassidy (Jamie Bell), và bạn gái của Joey, Angie (Genesis Rodriguez), đang đột nhập vào kho chứa tài sản của Englander ở con phố gần đó để ăn cắp viên kim cương và chứng minh Nick vô tội. Trong khi đó, Dougherty thông báo với Marcus về danh tính của Nick, và Marcus ra lệnh kiểm tra hệ thống an ninh trong kho chứa tài sản của Englander. Joey và Angie né tránh nhân viên bảo vệ bằng cách trốn trên lỗ thông gió, nhưng không tìm thấy viên kim cương. Cả hai tạo ra tiếng chuông báo động để lừa Englander vào lấy viên kim cương từ một cái két bí mật khác và phục kích hắn trong phòng riêng, dùng súng uy hiếp hắn để chiếm đoạt viên kim cương. Trong khi đó, Nick gặp lại cộng sự cũ của mình, Thám tử Mike Ackerman (Anthony Mackie), người đến khách sạn với bằng chứng cho thấy Nick đang lên kế hoạch nguy hiểm và yêu cầu được lên phòng của Nick. Lydia không tin tưởng Ackerman, và Dougherty ủng hộ cô. Ackerman nói rằng anh đã tìm thấy sơ đồ chế tạo bom trong kho chứa hàng của Nick và tin rằng Nick sẽ kích hoạt quả bom ở một nơi nào đó. Trong khi đám đông được sơ tán bởi đội gỡ bom, Lydia, tin tưởng vào sự vô tội của Nick, gọi cho Cục Thanh tra Nội bộ và phát hiện ra rằng có ba người cảnh sát tham nhũng làm việc cho Englander, đó là Ackerman, Marcus và một sĩ quan đã chết tên Walker. Lực lượng cảnh sát cho một đội đặc nhiệm đu dây xuống gờ tường để bắt Nick ra khỏi gờ tường, nhưng Nick chống lại đội đặc nhiệm rồi bỏ chạy vào trong khách sạn. Englander gọi cho Marcus, một trong những người đã giúp hắn gài bẫy Nick, để nhờ Marcus bắt giữ Joey và Angie, nhưng cả hai đã đưa viên kim cương cho một người hướng dẫn trong khách sạn, và sau đó Nick đã nhận được viên kim cương từ người này, anh bị đội đặc nhiệm truy đuổi qua nhiều phòng trong khách sạn. Marcus truy đuổi Nick lên sân thượng và cho một sĩ quan đặc nhiệm áp giải Lydia xuống tầng dưới. Englander đưa Joey và Angie đến, hắn đe dọa ném Joey khỏi sân thượng nếu Nick không giao nộp viên kim cương. Nick buộc phải đưa viên kim cương cho Englander và hắn liền rời khỏi đó. Trong khi đó, Lydia thoát khỏi người sĩ quan đặc nhiệm và chạy trở lại sân thượng. Marcus cố gắng bắt buộc Nick nhảy khỏi sân thượng, nhưng Ackerman đến và bắn Marcus, Ackerman cũng bị trúng đạn của Marcus. Nick chạy đến bên Ackerman, Ackerman xin lỗi Nick và nói rằng anh không biết chuyện Englander gài bẫy Nick. Marcus vẫn còn sống nhờ mặc áo chống đạn và chuẩn bị giết Nick, may mắn là Lydia đến kịp thời bắn hắn bị thương nhưng không giết hắn. Nick liều lĩnh nhảy từ trên sân thượng xuống một đệm hơi được đặt trước đó bởi lực lượng cảnh sát, anh đuổi theo bắt Englander và lấy viên kim cương ra khỏi người hắn, đưa nó ra trước mặt những người phóng viên. Englander bị bắt giữ, Nick được chứng nhận vô tội và được trả tự do. Sau đó, Nick gặp Joey, Angie, và Lydia tại một quán bar thuộc sở hữu của ông Frank Cassidy (William Sadler) - bố của hai anh em Nick và cũng là người làm giả cái chết của chính mình để giúp Nick có cớ xin nhà tù cho về dự tang lễ rồi trốn thoát. Ông Frank cũng chính là người hướng dẫn trong khách sạn. Joey cầu hôn Angie với một chiếc nhẫn kim cương ăn cắp từ kho tài sản của Englander, và tất cả mọi người cùng nhau nâng ly chúc mừng cặp đôi. - Sam Worthington vai Nick Cassidy - Elizabeth Banks vai Lydia Mercer - Jamie Bell vai Joey Cassidy - Genesis Rodriguez vai Angela "Angie" Maria Lopez - Ed Harris vai David Englander - Anthony Mackie vai Mike Ackerman - Titus Welliver vai Dante Marcus - Edward Burns vai Jack Dougherty - William Sadler vai Frank Cassidy / Người hướng dẫn - Kyra Sedgwick vai Suzie Morales - Felix Solis vai Nestor Ngày 3 tháng 9 năm 2010, nó đã được xác nhận rằng Jamie Bell đã tham gia diễn xuất. Bộ phim bắt đầu cảnh quay tại thành phố New York vào ngày 30 tháng 10. Vào ngày 1 tháng 11, nó đã được xác nhận rằng Ed Harris và Titus Welliver đã tham gia diễn xuất. Hình ảnh đầu tiên trong phim đã được xuất hiện ngày 2 tháng 11 năm 2010. Áp phích quảng cáo đầu tiên cho bộ phim được phát hành vào ngày 5 tháng 11 năm 2010. Đoạn trailer đầu tiên được phát hành bởi hãng Summit Entertainment vào ngày 22 tháng 9 năm 2011. Bộ phim được phân phối bởi hãng Summit Entertainment và E1 Entertainment. Bộ phim nhận được đánh giá tiêu cực từ các nhà phê bình. Trên Rotten Tomatoes, bộ phim giữ quan điểm tích cực chỉ 31% (54% từ khán giả) dựa trên 145 đánh giá. Bộ phim được xếp hạng thứ 5/10 trong các phòng vé với doanh thu thấp 8.300.000 USD trong tuần đầu công chiếu. Nhìn chung, bộ phim chỉ thu về hơn 42.000.000 USD ngân sách. Đĩa DVD và Blu-ray được phát hành tại Hoa kỳ vào ngày 29 tháng 5 năm 2012.
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
36
Edit dataset card