title
stringlengths 7
28
| topic
stringlengths 6
35
| url
stringlengths 39
214
| document
stringlengths 219
1.98k
|
---|---|---|---|
Giới thiệu về khoa | giới thiệu, cơ cấu tổ chức | https://fit.huce.edu.vn/gioi-thieu-ve-khoa | Giới thiệu về khoa
Khoa Công nghệ thông tin được thành lập theo Quyết định số 527/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 22/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở bộ môn Tin học và bộ môn Toán học. Tiền thân của bộ môn Tin học là bộ môn Phương pháp tính và Tự động hóa thiết kế được thành lập năm 1970. Đây là một trong những bộ môn đầu tiên về lĩnh vực Công nghệ thông tin của ngành giáo dục đại học. Bộ môn đã đóng góp tích cực và có hiệu qủa trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Năm 1991, trường Đại học Xây dựng mở ngành Tin học Xây dựng. Năm 2001, Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Quyết định số 518/QĐ-BGD&ĐT/ĐH cho phép trường Đại học Xây dựng đào tạo đại học hệ chính quy ngành Công nghệ thông tin.
Cơ cấu tổ chức:
Ban chủ nhiệm
TS. Trần Anh Bình - Trưởng khoa
ThS. Nguyễn Xuân Linh - Phó trưởng khoa
TS. Nguyễn Hà Dương - Phó trưởng khoa
Đội ngũ cán bộ
Giảng viên: 64
Nhân viên: 6
Tiến sỹ: 11
Thạc sỹ: 43
Giảng viên chính: 3
Các bộ môn
Bộ môn Công nghệ phần mềm
Bộ môn Kỹ thuật hệ thống và Mạng máy tính
Bộ môn Tin học Xây dựng
Bộ môn Kỹ thuật máy tính
Bộ môn Khoa học máy tính
Bộ môn Toán học
Bộ môn Toán ứng dụng |
Giới thiệu về khoa | mục tiêu đào tạo | https://fit.huce.edu.vn/gioi-thieu-ve-khoa | Mục tiêu đào tạo:
1. Đào tạo cử nhân, kỹ sư Xây dựng chuyên ngành Tin học Xây dựng (ngành Kỹ thuật công trình) có năng lực cao trong lĩnh vực xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực xây dựng, được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn cũng như kỹ năng mềm.
2. Đào tạo cử nhân, kỹ sư Công nghệ thông tin có kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực Công nghệ thông tin(CNTT), có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, có khả năng thích ứng với sự phát triển của công nghệ và môi trường công việc, đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
3. Đào tạo cử nhân, kỹ sư với những năng lực, phẩm chất và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực Khoa học Máy tính (KHMT) để có thể tham gia tích cực vào quá trình giải quyết các vấn đề về liên quan công nghệ số, hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các sản phẩm/hệ thống Công nghệ Thông tin và Khoa học Máy tính; có tư duy tầm hệ thống và có năng lực cao trong ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến để đưa ra những giải pháp hiệu quả để tự động hóa các quy trình công việc hướng tới nền kinh tế số trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh và liên tục. |
Giới thiệu về khoa | chương trình đào tạo | https://fit.huce.edu.vn/gioi-thieu-ve-khoa | Chương trình đào tạo:
* Ngành Công nghệ thông tin: gồm hai chuyên ngành là Công nghệ phần mềm và Mạng và Hệ thống thông tin. Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ được cấp bằng Kỹ sư ngành Công nghệ thông tin. Sinh viên ra trường sẽ làm việc trong lĩnh vực sản xuất phần mềm phục vụ nền kinh tế quốc dân hoặc xuất khẩu phần mềm hay tham gia xây dựng, quản lý và điều hành các hệ thống thông tin của cơ quan và doanh nghiệp v.v.
- Chuyên ngành Công nghệ phần mềm (Software Engineering):Nội dung của chuyên ngành bao gồm những khái niệm cơ bản và các kiến thức nâng cao liên quan đến các phương pháp và công cụ trợ giúp phát triển phần mềm một cách hiệu quả, tin cậy và tiết kiệm. Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Công nghệ phần mềm, bao gồm các kỹ thuật và công nghệ để: Thu thập, phân tích và tổng hợp yêu cầu về phần mềm từ người sử dụng; Thiết kế phần mềm; Phát triển phần mềm; Triển khai thực hiện và quản lý các dự án phát triển phần mềm, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế; Các kỹ thuật về đánh giá chi phí, đảm bảo chất lượng của phần mềm; Các kỹ thuật kiểm thử, bảo trì và xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống; Áp dụng tri thức Khoa học máy tính, quản lý dự án để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng và phát triển phần mềm máy tính v.v..
- Chuyên ngành Mạng và Hệ thống thông tin: Nội dung của chuyên ngành bao gồm những kiến thức, phương pháp và kỹ năng tập trung vào hai trọng tâm: Mạng hội tụ (Internet và mạng máy tính, mạng di động không dây, mạng cảm biến,...) và Hệ thống thông tin (hệ thống thông tin quản lý, hệ trợ giúp quyết định, hệ thống hạ tầng CNTT, an toàn bảo mật thông tin v.v..) |
Giới thiệu về khoa | chương trình đào tạo | https://fit.huce.edu.vn/gioi-thieu-ve-khoa | Chương trình đào tạo :
* Ngành Khoa học máy tính: Đào tạo kỹ sư KHMT không chỉ có kiến thức chuyên sâu về Khoa học máy tính, có năng lực dẫn dắt và lãnh đạo các quá trình hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành sản phẩm/hệ thống Công nghệ thông tin và Khoa học Máy tính; có tư duy tầm hệ thống và có năng lực cao trong ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến để đưa ra những giải pháp hiệu quả để tự động hóa các quy trình công việc hướng tới nền kinh tế số trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh và liên tục; mà còn có khả năng hình thành ý tưởng, triển khai và vận hành các hệ thống xử lý tính toán phức tạp, các phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ cao.
* Chuyên ngành Tin học Xây dựng: Đào tạo kỹ sư với các chuyên ngành Tin học xây dựng dân dụng, Tin học xây dựng Cầu, Tin học xây dựng Đường, Tin học xây dựng Thủy lợi. Sinh viên được trang bị kiến thức cả về Tin học lẫn xây dựng cơ bản theo các chuyên ngành nêu trên. Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc tại các công ty tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng trên khắp đất nước hoặc tham gia và sản xuất, chuyển giao các phần mềm xây dựng.
|
Giới thiệu về khoa | nghiên cứu khoa học | https://fit.huce.edu.vn/gioi-thieu-ve-khoa | Nghiên cứu Khoa học:
Khoa Công nghệ Thông tin tập trung vào các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực Tin học Xây dựng, Công nghệ Thông tin, Toán và Toán ứng dụng, bao gồm:
Lĩnh vực Tin học Xây dựng:
Nghiên cứu, phát triển các phần mềm xây dựng, các công nghệ mới như công nghệ B.I.M; nghiên cứu phát triển các phương pháp số để mô hình mô phỏng để xác định tính chất cơ lý của vật liệu xây dựng và ứng xử của kết cấu; nghiên cứu các công nghệ xây dựng mới, tiên tiến.
Lĩnh vực Khoa học Máy tính:
Nghiên cứu các lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Học máy (Machine Learning), Thị giác máy tính (Computer Vision), Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing), Khai phá dữ liệu. Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu xây dựng các ứng dụng thông minh, tích hợp các kỹ thuật thông minh vào các hệ thống thông tin, mạng ...
Lĩnh vực Công nghệ thông tin: Tập trung vào các hướng nghiên cứu sau:
Các phương pháp phân tích đặc tả và thiết kế các hệ thống thông tin (IS), và các hệ thống có kiến trúc hướng dịch vụ (SOA); Các kỹ thuật và công nghệ phát triển các hệ thống web-based, phần mềm nguồn mở, cloud computing; Các kỹ thuật và công nghệ phát triển phần mềm trong môi trường .Net; Các kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động nền tảng Android, iOS; Các kỹ thuật và công nghệ trong Kỹ nghệ phần mềm như: Quản lý dự án phần mềm, Kiểm thử phần mềm, Đảm bảo chất lượng quy trình phát triển và đảm bảo chất lượng phần mềm v.v.
An toàn bảo mật thông tin và an ninh mạng (Information Security & Network Security), mô hình hóa; hệ thống (System Modeling); |
Giới thiệu về khoa | liên hệ | https://fit.huce.edu.vn/gioi-thieu-ve-khoa | Liên hệ:
Văn phòng Khoa Công nghệ thông tin, Phòng 410, Nhà A1, Trường Đại học Xây dựng, 55 Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 043 869 79 40 (tel:869 79 40)
Email: fit@huce.edu.vn
Website: http://fit.huce.edu.vn |
Ngành CNTT | điểm trúng tuyển | https://fit.huce.edu.vn/-tuyen-sinh-nam-2024-nganh-cong-nghe-thong-tin | NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (7480201)
TUYỂN SINH NĂM 2024
1.Chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển, mã tuyển sinh
'Mã ngành / chuyên ngành' : 7480201
'Tên ngành / chuyên ngành': 'Ngành Công nghệ Thông tin',
'PTXT': 'Phương thức xét tuyển'
'THXT': 'tổ hợp xét tuyển'
'Mã PTXT': 100, 'Tên PTXT': 'THPT', 'Mã THXT': 'A00, A01,D01, D07'
'Mã PTXT': 200, 'Tên PTXT': 'Học Bạ', 'Mã THXT': 'A00, A01, D01, D07'
'Mã PTXT': 402, 'Tên PTXT': 'ĐGTD', 'Mã THXT': 'K00'
'Mã PTXT': 409, 'Tên PTXT': 'XTKH', 'Mã THXT': 'X01, X03, X05'
'Mã PTXT': 500, 'Tên PTXT': 'UTXT', 'Mã THXT': 'A00, A01, D01, D07'
'Mã PTXT': 301, 'Tên PTXT': 'TT'
- Tổ hợp môn xét tuyển:
Tổ hợp 1: A00: Toán, Vật lý, Hóa học
Tổ hợp 2: A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
Tổ hợp 3: D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
Tổ hợp 4: D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Tổ hợp 5: K00: Tư duy Toán học, Tư duy đọc hiểu, Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề
Tổ hợp 6: X01: Toán, Vật lý, Chứng chỉ tiếng Anh (CCTA)
Tổ hợp 7: X03: Toán, Hóa học, CCTA
Tổ hợp 8: X05: Toán, Ngữ Văn, CCTA
-Điểm tuyển năm 2021: 25,35 điểm
-Điểm tuyển năm 2022: 25,40 điểm
-Điểm tuyển năm 2022: 24,10 điểm |
Ngành CNTT | giới thiệu ngành, thời gian đào tạo | https://fit.huce.edu.vn/-tuyen-sinh-nam-2024-nganh-cong-nghe-thong-tin | 2. Giới thiệu chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng
2.1. Giới thiệu ngành
- Ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành được lựa chọn hàng đầu hiện nay trong các trường Đại học kỹ thuật do sự bùng nổ về ứng dụng Công nghệ thông tin trong đời sống và nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê công nghệ, hiểu tầm quan trọng của Công nghệ thông tin và muốn hiện thực hóa kiến thức và kỹ năng về Công nghệ thông tin thành những sản phẩm và ứng dụng trong cuộc sống.
- Kỹ sư Công nghệ thông tin - Trường Đại học Xây dựng được đào tạo để có nền tảng kiến thức rộng và vững chắc về Công nghệ thông tin nói chung, chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ phần mềm, hoặc lĩnh vực hệ thống thông tin và mạng máy tính nói riêng. Kỹ sư sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng để có thể làm việc tại nhiều vị trí việc làm trong ngành. Tại mỗi vị trí công việc, người kỹ sư có thể hình thành được ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành các sản phẩm vào hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến; nắm bắt được xu thế phát triển của Công nghệ thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 để có thể phát triển sự nghiệp.
- Sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về Công nghệ Thông tin và không học các môn học liên quan tới lĩnh vực Xây Dựng (ví dụ: vẽ, bê tông, thép). Thí sinh ứng tuyển vào ngành không cần biết trước về lập trình hay máy tính.
2.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng
- Cử nhân (4 năm)
- Kỹ sư (tương đương trình độ thạc sĩ: 5 ÷ 5,5 năm) |
Ngành CNTT | kiến thức, kỹ năng sau tốt nghiệp | https://fit.huce.edu.vn/-tuyen-sinh-nam-2024-nganh-cong-nghe-thong-tin | 3. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp
3.1. Về kiến thfíc:
- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa hoc kinh tế, khoa học chính trị.
- Kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Kiến thức chuyên môn công nghệ phần mềm bao gồm: mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ trong các tổ chức; phương pháp phân tích và thiết kế phần mềm, cài đặt phần mềm; triển khai các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để xây dựng, vận hành hệ thống phần mềm; quản trị các dự án phần mềm.
- Kiến thức chuyên môn hệ thống thông tin và mạng truyền thông gồm: kỹ thuật khảo sát, thiết kế, triển khai và tích hợp hệ thống thông tin; phương pháp thiết kế, cài đặt, kiểm thử, quản trị và bảo mật mạng máy tính; ứng dụng các phương pháp mô hình hóa, mô phỏng, trí tuệ nhân tạo để xây dựng các hệ thống tích hợp dữ liệu, hệ trợ giúp quyết định.
3.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực công nghệ phần mềm, lĩnh vực hệ thống thông tin và mạng máy tính;
- Kỹ năng triển khai giải pháp công nghệ thông tin, kỹ năng học hỏi và tự nghiên cứu nắm bắt công nghệ mới.
- Kỹ năng phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, lập trình các phần mềm máy tính, phần mềm điện thoại di động, phần mềm tương tác như ứng dụng trò chơi, ứng dụng Internet;
- Kỹ năng triển khai và quản trị hệ thống thông tin và mạng máy tính.
- Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp hiệu quả, làm việc theo nhóm hướng tới mục tiêu chung.
- Năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin
- Năng lực ngoại ngữ TOIEC 450 và có khả năng giao tiếp.
- Kỹ năng làm việc độc lập, quản lý công việc, thái độ chuyên nghiệp và thích ứng với môi trường hiện đại và hội nhập. |
Ngành CNTT | cơ hội | https://fit.huce.edu.vn/-tuyen-sinh-nam-2024-nganh-cong-nghe-thong-tin | Cơ hội ngành Công nghệ thông tin
4. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập
- Hỗ trợ miễn giảm học phí học tập ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật), lập trình, quản trị mạng tại các đơn vị đối tác của khoa Công nghệ thông tin.
- Có cơ hội nhận học bổng theo từng học kỳ tùy thuộc vào kết quả học tập.
- Có thể học song bằng, văn bằng 2 các ngành, chuyên ngành khác tại trường.
- Được tham gia miễn phí các khóa học liên kết do cách doanh nghiệp đối tác của Khoa Công nghệ Thông tin giảng dạy.
- Được tham quan và dự hội thảo học thuật và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp đối tác của Khoa Công nghệ Thông tin.
- Được tham gia các Câu lạc bộ Sinh viên của Khoa, tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ, ngoại khóa và nghiên cứu khoa học.
5. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc ở các vị trí như:
- Cán bộ kỹ thuật, quản lý điều hành, quản trị dự án trong lĩnh vực CNTT.
- Chuyên viên tin học trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức doanh nghiệp.
- Kỹ sư phát triển phần mềm, chuyên viên kiểm thử phần mềm tại các công ty giải pháp phần mềm.
- Kỹ sư hệ thống thông tin, chuyên viên quản trị hệ thống mạng, chuyên gia an ninh mạng và bảo mật.
- Lập trình viên ứng dụng di động, phát triển game.
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo.
- Kỹ sư nghiên cứu và phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp ứng dụng CNTT.
6. Cơ hội học tập bậc sau đại học
- Được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học cùng giảng viên, tham dự các chương trình hợp tác đào tạo giữa Khoa Công nghệ thông tin với các doanh nghiệp công nghệ, tham dự các cuộc thi về lập trình phần mềm, an toàn thông tin, Olympic Tin học sinh viên,...
- Có thể học tập nâng cao trình độ bậc sau đại học trong và ngoài nước. |
Ngành CNTT | liên hệ | https://fit.huce.edu.vn/-tuyen-sinh-nam-2024-nganh-cong-nghe-thong-tin | Liên hệ chuyên ngành Công nghệ thông tin:
Khoa Công nghệ thông tin
Địa chỉ: P410, Nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Điện thoại: 024.38697940
Email: congnghethongtin@huce.edu.vn (mailto:congnghethongtin@huce.edu.vn) Website: fit.huce.edu.vn (https://fit.huce.edu.vn/)
Fanpage (Các em có thể inbox, nhận tư vấn tuyển sinh trực tiếp với các giảng viên của ngành) : https://www.facebook.com/cnttdhxd (https://www.facebook.com/cnttdhxd)
Tư vấn Tuyển sinh trực tiếp (giải đáp các câu hỏi về chỉ tiêu, điểm sàn, điểm chuẩn, học phí, ). Nhấp chuột vào biểu tượng mà bạn muốn nhận tư vấn:
Tư vấn qua Facebook messenger: (https://m.me/cnttdhxd) Hoặc liên hệ trực tiếp với:
PGS.TS Trần Anh Bình: 0988 166 633 (tel:0988 166 633)
TS. Nguyễn Hà Dương: 0948 387 112 (tel:0948 387 112) |
Ngành KHMT | điểm trúng tuyển | https://fit.huce.edu.vn/-tuyen-sinh-nam-2024-nganh-khoa-hoc-may-tinh | NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH (7480101)
TUYỂN SINH NĂM 2024
Chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển, mã tuyển sinh
'Mã ngành/chuyên ngành': 7480101
'Tên ngành/chuyên ngành': 'Ngành Khoa học Máy tính'
'Chỉ tiêu (dự kiến)': 130
'phương thức xét tuyển' : PTXT
'tổ hợp xét tuyển' : THXT
'Mã PTXT': 100, 'Tên PTXT': 'THPT', 'Mã THXT': 'A00, A01,D01, D07'
'Mã PTXT': 200, 'Tên PTXT': 'Học Bạ', 'Mã THXT': 'A00, A01,D01, D07'
'Mã PTXT': 402, 'Tên PTXT': 'ĐGTD', 'Mã THXT': 'K00'
'Mã PTXT': 409, 'Tên PTXT': 'XTKH', 'Mã THXT': 'X01, X03, X05'
'Mã PTXT': 500, 'Tên PTXT': 'UTXT', 'Mã THXT': 'A00, A01, D01, D07'
'Mã PTXT': 301, 'Tên PTXT': 'TT'
- Tổ hợp môn xét tuyển:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
K00: Tư duy Toán học, Tư duy đọc hiểu, Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề
X01: Toán, Vật lý, Chứng chỉ tiếng Anh (CCTA)
X03: Toán, Hóa học, CCTA
X05: Toán, Ngữ Văn, CCTA
- Điểm tuyển năm 2021: 25
- Điểm tuyển năm 2022: 24.9
- Điểm tuyển năm 2023 : 23.91 |
Ngành KHMT | giới thiệu ngành, thời gian đào tạo | https://fit.huce.edu.vn/-tuyen-sinh-nam-2024-nganh-khoa-hoc-may-tinh | Giới thiệu chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng
1. Giới thiệu ngành
- Khoa học Máy tính là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học có đào tạo về công nghệ thông tin nói riêng và kỹ thuật nói chung. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin, đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong cách mạng công nghiệp 4.0.
- Chương trình đào tạo được xây dựng theo phương pháp tiếp cận CDIO (https://tuyensinh.huce.edu.vn/gioi-thieu-cac-chuong-trinh-dao-tao-tiep-can-cdio-tai-truong-dai- hoc-xay-dung) (C - Conceive - Hình thành ý tưởng, D - Design - Thiết kế, I - Implement - Triển khai, O
- Operate - Vận hành) nhằm đào tạo ra các kỹ sư có khả năng nắm vững và vận dụng thành thạo kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin; Kiến thức cốt lõi về Khoa học Máy tính; Kiến thức chuyên sâu về khoa học dữ liệu, thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên; trí tuệ nhân tạo; Hình
thành được ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành các sản phẩm và hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến; Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của phát triển công nghệ thông tin trong xã hội; Hiểu được xu thế và ứng dụng công nghệ thông tin trong cách mạng công nghiệp 4.0.
- Chương trình đào tạo được nhập khẩu của trường Đại học Mississippi (Mỹ) và có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Sinh viên được đào tạo sâu về Khoa học Máy tính và không học các môn học liên quan tới lĩnh vực Xây Dựng (như bê tông, thép, vẽ). Thí sinh ứng tuyển vào ngành không cần biết trước về lập trình hay máy tính.
2. Thời gian đào tạo và cấp bằng
- Cử nhân (4 năm)
- Kỹ sư (tương đương trình độ thạc sĩ: 5 ÷ 5,5 năm) |
Ngành KHMT | kiến thức, kỹ năng sau tốt nghiệp | https://fit.huce.edu.vn/-tuyen-sinh-nam-2024-nganh-khoa-hoc-may-tinh | 3. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp
3.1. Về kiến thức
- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học kinh tế, khoa học chính trị.
- Kiến thức chuyên sâu về phân tích, thiết kế, triển khai, vận hành các hệ thống thông tin, hệ thống phần mềm có giá trị thực tiễn, đặc biệt là các ứng dụng thông minh dựa trên việc xử lý dữ liệu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính.
- Kiến thức về thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn nhằm cung cấp giải pháp hiệu quả dựa trên dữ liệu đối với các ứng dụng phức tạp trong thực tế.
- Kiến thức về thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp, các phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ cao.
3.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng cần thiết trong việc nghiên cứu phát triển và khai thác các hệ thống tính toán trong các lĩnh vực khác nhau.
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc theo nhóm hướng tới mục tiêu chung.
- Kỹ năng phân tích, lập luận, đánh giá, ra quyết định.
- Có năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
- Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, triển khai và vận hành ý tưởng trong bối cảnh nhu cầu xã hội và doanh nghiệp.
3.3. Về tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động. |
Ngành KHMT | cơ hội | https://fit.huce.edu.vn/-tuyen-sinh-nam-2024-nganh-khoa-hoc-may-tinh | 4. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập
- Hỗ trợ miễn giảm học phí học tập ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật), lập trình, khoa học dữ liệu tại các đơn vị đối tác của ngành.
- Sau 2 năm học tại Đại học Xây dựng, nếu sinh viên có nguyện vọng và đủ điều kiện tài chính cũng như học thuật có thể chuyển tiếp 2 năm cuối tại Đại học Mississippi (Mỹ). Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên được nhận bằng của Trường Đại học Mississippi.
- Có thể học song bằng, văn bằng 2 các ngành, chuyên ngành khác tại trường.
- Được tham gia miễn phí các khóa học liên kết do cách doanh nghiệp đối tác của Khoa Công nghệ thông tin giảng dạy.
- Được tham quan và dự hội thảo học thuật và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp đối tác của Khoa Công nghệ thông tin.
5. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Khoa học Máy tính có thể làm việc ở các vị trí như:
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển công nghệ về thị giác máy tính; tương tác người - máy; xử lý ngôn ngữ tự nhiên như công nghệ tri thức.
- Lập trình viên, kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm ứng dụng Khoa học máy tính và công nghệ thông tin.
- Chuyên viên thu thập, lưu trữ, phân tích và xử lý dữ liệu bằng các hệ thống máy tính, nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo
- Chuyên viên hệ thống thông tin, kỹ sư thiết kế và triển khai giải pháp công nghệ thông tin của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông;
- Giảng viên, nghiên cứu viên về Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin ở các trường, viện, trung tâm nghiên cứu.
6. Cơ hội học tập bậc sau đại học:
Có nhiều cơ hội học tập nâng cao trình độ ở bậc cao học và nghiên cứu sinh các ngành Khoa học Máy tính, Công nghệ Thông tin trong và ngoài nước. |
Nganh KHMT | liên hệ | https://fit.huce.edu.vn/-tuyen-sinh-nam-2024-nganh-khoa-hoc-may-tinh | 7. Liên hệ chuyên ngành Khoa học máy tính:
Khoa Công nghệ thông tin
Địa chỉ: P410, Nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Điện thoại: 024.38697940
Email: congnghethongtin@huce.edu.vn (mail:congnghethongtin@huce.edu.vn) Website: fit.huce.edu.vn (https://fit.huce.edu.vn/)
Fanpage (Các em có thể inbox, nhận tư vấn tuyển sinh trực tiếp với các giảng viên của ngành): https://www.facebook.com/cnttdhxd (https://www.facebook.com/cnttdhxd)
Tư vấn Tuyển sinh trực tiếp (giải đáp các câu hỏi về chỉ tiêu, điểm sàn, điểm chuẩn, học phí, ). Nhấp chuột vào biểu tượng mà bạn muốn nhận tư vấn:
Tư vấn qua Facebook messenger: (https://m.me/cnttdhxd) Hoặc liên hệ trực tiếp với:
PGS.TS Trần Anh Bình - 0988 166 633 (tel:0988 166 633)
ThS. Hoàng Nam Thắng – 0912 987 567 (tel:0912 987 567)
Tham khảo thêm các ngành của khoa Công nghệ Thông tin
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Địa chỉ: P.410, Nhà A1, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Số 55 - Giải Phóng - Q.Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 024.38697940 |
Ngành THXD | điểm trúng tuyển | https://fit.huce.edu.vn/nganh-ky-thuat-xay-dung-chuyen-nganh-tin-hoc-xay-dung-3 | NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC XÂY DỰNG TUYỂN SINH NĂM 2024
1. Chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển, mã tuyển sinh
'Mã ngành/chuyên ngành': '7580201_03'
'Tên ngành/chuyên ngành': 'Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Chuyên ngành Tin học xây dựng'
'phương thức xét tuyển' : PTXT
'tổ hợp xét tuyển' : THXT
'Mã PTXT': 100, 'Tên PTXT': 'THPT', 'Mã THXT': 'A00, A01, D07'
'Mã PTXT': 200, 'Tên PTXT': 'Học Bạ', 'Mã THXT': 'A00, A01, D07'
'Mã PTXT': 301, 'Tên PTXT': 'TT'
'Mã PTXT': 402, 'Tên PTXT': 'ĐGTD', 'Mã THXT': 'K00, K01'
'Mã PTXT': 500, 'Tên PTXT': 'UTXT', 'Mã THXT': 'A00, A01, D07'
'Mã PTXT': 409, 'Tên PTXT': 'XTKH', 'Mã THXT': 'X01, X03'
- Tổ hợp môn xét tuyển:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
K00: Toán, Đọc hiểu, Tiếng Anh và Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học)
K01: Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học)
X01: Toán, Vật lý, CCTA
X03: Toán, Hóa học, CCTA
X05: Toán, Ngữ Văn, CCTA
- Điểm tuyển năm 2021: 23 điểm
- Điểm tuyển năm 2022: 20.75 điểm
- Điểm tuyển năm 2023: 21.2 điểm |
Ngành THXD | giới thiệu ngành, thời gian đào tạo | https://fit.huce.edu.vn/nganh-ky-thuat-xay-dung-chuyen-nganh-tin-hoc-xay-dung-3 | 2. Giới thiệu chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng
2.1. Giới thiệu chuyên ngành
Được thành lập từ năm 1991, chuyên ngành Tin học Xây dựng nằm trong ngành Kỹ thuật Xây dựng của Trường Đại học Xây dựng Hà nội, đã đào tạo hàng ngàn kỹ sư vững chuyên môn xây dựng, giỏi về ứng dụng tin học trong xây dựng. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần hiện hữu ngày một rõ nét, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tự động hóa, robot hóa các ngành đang cần hơn bao giờ hết. Chuyên ngành Tin học Xây dựng luôn nhận thức được sứ mệnh của mình trong công cuộc đào tạo kỹ sư kỹ thuật công trình vừa giỏi chuyên môn xây dựng, vừa có kiến thức tốt về công nghệ thông tin để có thể ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin nhằm đưa tự động hóa vào mọi lĩnh vực xây dựng, góp phần tạo nguồn nhân lực cho ngành xây dựng, chuẩn bị tốt cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
2.2. Thời gian đào tạo
- Cử nhân (4 năm)
- Kỹ sư (tương đương trình độ thạc sĩ: 5 ÷ 5,5 năm) |
Ngành THXD | kiến thức, kỹ năng sau tốt nghiệp | https://fit.huce.edu.vn/nganh-ky-thuat-xay-dung-chuyen-nganh-tin-hoc-xay-dung-3 | 3. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp
- Có khả năng thiết kế, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, bao gồm các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao như nhà cao tầng, nhà thi đấu, sân vận động, tháp truyền hình, bể chứa,…
- Có khả năng sử dụng nhiều công nghệ mới (ví dụ như công nghệ BIM, AR, VR, Computer vision,…), các phần mềm tiên tiến hiện đại trên thế giới (Revit, Tekla,…) vào trong công việc.
- Có khả năng tổ chức hoặc tham gia chuyển giao công nghệ thông tin trong lĩnh vực xây dựng.
- Có khả năng lập trình, phát triển phần mềm nhằm mục đích tự động hóa các công việc trong ngành Xây dựng. |
Ngành THXD | cơ hội | https://fit.huce.edu.vn/nganh-ky-thuat-xay-dung-chuyen-nganh-tin-hoc-xay-dung-3 | 4. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập
- Các sinh viên khá, giỏi, xuất sắc theo các kỳ học sẽ nhận được học bổng của Nhà trường với các mức khác nhau.
- Sinh viên xuất sắc năm học thứ nhất có cơ hội nhận được các học bổng diện hiệp định hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác như Nga, các nước Đông Âu, ...
- Sinh viên có cơ hội nhận được học bổng các khóa học ngắn hạn do các nước tổ chức (như Nhật Bản, Đài Loan, ...) và có cơ hội tham gia các trại hè sinh viên quốc tế.
5. Cơ hội việc làm
Thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng, sau khi ra trường, sinh viên có khả năng thiết kế, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp và các công trình đặc biệt.
Theo kết quả khảo sát năm 2016 đến nay, sinh viên tốt nghiệp 97% làm đúng nghề, 3% làm nghề khác. Cũng theo số liệu thống kê này, có:
- 60% sinh viên tốt nghiệp làm tư vấn thiết kế xây dựng;
- 20% sinh viên tốt nghiệp chỉ đạo thi công hoặc tư vấn giám sát tại công trường;
- 3% làm lập trình viên;
- 17% chuyên viên tư vấn về công nghệ mới (như B.I.M manager, …) và chuyển giao công nghệ thông tin trong lĩnh vực xây dựng.
6. Cơ hội học tập bậc sau đại học
Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên có thể học tập bậc sau đại học tất cả các chuyên ngành khác trong Trường
Đại học Xây dựng như Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp mà không cần phải học chuyển đổi hoặc bổ sung. |
Ngành THXD | liên hệ | https://fit.huce.edu.vn/nganh-ky-thuat-xay-dung-chuyen-nganh-tin-hoc-xay-dung-3 | 7. Liên hệ chuyên ngành Tin học Xây Dựng:
Bộ môn Tin học xây dựng
Phòng 423 nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng
Số 55 Đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3628 8522 (tel:(024) 3628 8522)
Hotline (Cô Như): 0913 093 098 (tel:0913 093 098)/ (cô Thúy): 0962 105 353 (tel:0962 105 353)
Email: bm.thxd@nuce.edu.vn
FanPage (Các em có thể inbox, nhận tư vấn tuyển sinh trực tiếp với các giảng viên của ngành)
: https://www.facebook.com/thxddhxd/ (https://www.facebook.com/thxddhxd/)
Tư vấn Tuyển sinh trực tiếp (giải đáp các câu hỏi về chỉ tiêu, điểm sàn, điểm chuẩn, học phí,. ).
Nhấp chuột vào biểu tượng mà bạn muốn nhận tư vấn:
Tư vấn qua Facebook messenger: (https://m.me/thxddhxd)
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Địa chỉ: P.410, Nhà A1, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Số 55 - Giải Phóng - Q.Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 024.38697940 Email: fit@huce.edu.vn |
BM KHMT | giới thiệu | https://fit.huce.edu.vn/bo-mon-khoa-hoc-may-tinh | Bộ môn Khoa học máy tính
GIỚI THIỆU CHUNG
Ngày 09-03-2020 với việc đề xuất của Khoa và đồng ý của Nhà trường bộ môn KHMT đã được thành lập theo Quyết định số 429/2020/QĐ-ĐHXD của Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng
Bộ môn được thành lập để hỗ trợ khoa quản lý chuyên ngành Khoa học Máy tính.
DANH SÁCH CÁN BỘ ĐƯƠNG NHIỆM
Sau hơn 03 năm xây dựng và phát triển đội ngũ, Bộ môn Khoa học máy tính gồm có 05 giảng viên, 01 trợ giảng chủ yếu là giảng viên trẻ, được đào tạo chính quy trong nước và nước ngoài, nhiệt tình, có kinh nghiệm thực tế và năng lực chuyên môn cao, đảm nhiệm công tác đào tạo và nghiên cứu tại Bộ môn. Đội ngũ cán bộ của Bộ môn đều có trình độ đại học trở lên, bao gồm :
Tiến sĩ : 02
Nghiên cứu sinh : 01
Thạc sĩ : 02
Kỹ sư : 01
ThS(NCS). Hoàng Nam Thắng, Trưởng bộ môn, Email: thanghn@huce.edu.vn
TS. Phạm Hồng Phong, Giảng viên, Email: phongph@huce.edu.vn
ThS. Thái Thị Nguyệt, Giảng viên, Email: nguyettt@huce.edu.vn
ThS. Nguyễn Đình Quý, Giảng viên, Email: quynd@huce.edu.vn
TS. Roãn Thị Ngân, Giảng viên, Email: nganrt@huce.edu.vn
KS. Lê Văn Minh, Trợ giảng
Địa chỉ: Phòng 701, nhà Thí nghiệm, trường Đại học Xây Dựng Hà Nội, 55 Giải Phóng - Hai Bà Trưng - Hà Nội
bm.khmt@huce.edu.vn |
BM Toán học | giới thiệu | https://fit.huce.edu.vn/bo-mon-toan-hoc | Bộ môn Toán học của Trường Đại học Xây Dựng được thành lập từ tháng 9 năm 1966, với tên gọi ban đầu là Bộ môn Toán và Máy tính Điện tử. Ban đầu, bộ môn này được hình thành từ 7 thầy cô giáo được tách ra từ Bộ môn Toán của Trường Đại học Bách khoa, bao gồm các nhân vật như Trần Văn Hãn, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Tường, Hồ Thọ Cầu, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Đăng Khôi, và Trần Lệ Trương. Các thầy giáo này đã đóng góp cho Bộ môn từ năm 1966 cho đến khi họ nghỉ hưu.
Vào đầu năm 1967, Bộ môn đã mở rộng đội ngũ bằng cách đào tạo và tuyển dụng thêm các kỹ sư và sinh viên, như Doãn Tam Hoè, Nguyễn Văn Tuy, Đinh Văn Nghiệp, Lê Thế Phòng, và La Ngọc Liên. Các năm tiếp theo, Bộ môn tiếp tục mở rộng đội ngũ giáo viên và nhân viên, với việc bổ sung thêm các thầy cô giáo mới và tiếp nhận cán bộ được đào tạo từ nước ngoài.
Sau 5 năm kể từ ngày thành lập, vào năm học 1971-1972, Bộ môn đã có một đội ngũ lớn gồm 24 thầy cô giáo, bao gồm cả các Tiến sĩ và nghiên cứu sinh. Trong thời gian tiếp theo, Bộ môn tiếp tục phát triển và đóng góp vào lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu toán học, với việc xuất bản các giáo trình và tài liệu giảng dạy.
Các thành tựu của Bộ môn Toán học được thể hiện qua việc đào tạo hàng vạn kỹ sư cho đất nước trong suốt 45 năm hoạt động. Dù nhiều thầy cô giáo đã nghỉ hưu, nhưng họ luôn để lại dấu ấn sâu đậm về phong cách giảng dạy và đóng góp cho sự phát triển của Bộ môn. |
BM Toán ứng dụng | giới thiệu | https://fit.huce.edu.vn/bo-mon-toan-ung-dung | Bộ môn Toán ứng dụng được thành lập vào ngày 10 tháng 1 năm 2005 với 10 thành viên chuyển từ Bộ môn Toán học. Bộ môn này chịu trách nhiệm giảng dạy các môn toán ứng dụng như Xác suất - Thống kê, Phương pháp tính, Logic học đại cương, và nhiều môn khác cho sinh viên Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính.
Trong 5 năm đầu tiên, Bộ môn Toán ứng dụng duy trì hoạt động xêmina hàng tuần để nâng cao trình độ của cán bộ giáo viên và chuẩn bị tiếp nhận cán bộ mới.
Sau đó, vào tháng 9 năm 2005, một số thay đổi xảy ra khi TS Bùi Trọng Kiên sang Đài Loan làm việc và ThS Bùi Quốc Thắng trở thành Phó Trưởng Bộ môn. Bộ môn tiếp nhận thêm các cán bộ mới và chứng kiến sự rút lui của một số cán bộ đi nghỉ hưu.
Hiện tại, Bộ môn Toán ứng dụng có 11 cán bộ đảm nhiệm các nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu, bao gồm 1 tiến sĩ, 7 thạc sĩ, và 2 cán bộ đã từng nghiên cứu ở nước ngoài. Bộ môn đã biên soạn nhiều giáo trình và sách giáo khoa để hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập.
DANH SÁCH CÁN BỘ ĐƯƠNG NHIỆM
Bộ môn Toán Ứng Dụng hiện nay có tổng số 11 cán bộ, đảm nhiệm công tác đào tạo và nghiên cứu tại Bộ môn. Đội ngũ cán bộ của Bộ môn đều có trình độ đại học trở lên, bao gồm :
ThS. Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng bộ môn, Điện thoại CQ: (+84) 38 69 02 88
ThS. Nguyễn Anh Sơn, Phó trưởng bộ môn, trợ lý NCKH khoa, Điện thoại CQ: (+84) 38 69 02 88
ThS. Hoàng Thu Thủy, Giảng viên, Điện thoại CQ: (+84) 38 69 02 88
ThS. Nguyễn Văn Hưng, Giảng viên, Điện thoại CQ: (+84) 38 69 02 88
CN. Nguyễn Đức Thịnh, Giảng viên, Bí thư chi đoàn cán bộ, Điện thoại CQ: (+84) 38 69 02 88
ThS. Nguyễn Thị Thùy, Giảng viên, Điện thoại CQ: (+84) 38 69 02 88 |
BM CNPM | giới thiệu | https://fit.huce.edu.vn/bo-mon-cong-nghe-phan-mem | Bộ môn Công nghệ Phần mềm được thành lập vào ngày 21/6/2001, là một trong những bộ môn quan trọng của Khoa Công nghệ Thông tin. Bộ môn này chịu trách nhiệm giảng dạy các môn cơ bản của ngành Công nghệ thông tin và đào tạo chuyên ngành Công nghệ Phần mềm. Ngoài ra, Bộ môn cũng tham gia vào việc nghiên cứu, áp dụng và phát triển các kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ Phần mềm.
Các môn học do Bộ môn giảng dạy bao gồm các môn như Tin học đại cương, Nhập môn cơ sở dữ liệu, Thuật toán và cấu trúc dữ liệu, Công nghệ phần mềm, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, và nhiều môn khác. Đội ngũ giảng viên của Bộ môn bao gồm các thạc sĩ và tiến sĩ với sự chuyên môn đa dạng và kinh nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ Phần mềm.
Danh sách các giảng viên trong Bộ môn bao gồm :
PGS.TS Hoàng Nghĩa Tý; Giảng viên; Email: tyhn@nuce.edu.vn
ThS. Phạm Hữu Tùng; Phó phòng đào tạo, Giảng viên; Email: tungph@nuce.edu.vn
ThS. Phan Hữu Trung; Phó trưởng bộ môn, Giảng viên; Email: trungph@nuce.edu.vn
ThS. Nguyễn Hải Dương; Giảng viên; Email: duongnh@nuce.edu.vn
ThS. Nguyễn Thanh Bản; Giảng viên; Email: bannd@nuce.edu.vn
ThS. Nguyễn Đình Anh; Giảng viên; Email: anhnd@nuce.edu.vn
ThS. Lê Thị Hoàng Anh; Giảng viên; Email: anhlth@nuce.edu.vn
ThS. Trần Nhật Hóa; Giảng viên; Email: anhnd@nuce.edu.vn
ThS. Đào Thị Ngọc Hân; Giảng viên; Email: handtn@nuce.edu.vn
ThS. Nguyễn Hồng Hạnh; Giảng viên; Email: hanhnt@nuce.edu.vn |
BM KTMT | giới thiệu | https://fit.huce.edu.vn/bo-mon-ky-thuat-may-tinh | Bộ môn Kỹ thuật Máy tính đã được thành lập từ ngày 10/01/2008, nhằm đảm nhận vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và phát triển chuyên sâu về phần cứng và phần mềm hệ thống máy tính cho sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin. Bộ môn này cũng chịu trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất và tổ chức thực hành, học, thi trên máy tính cho sinh viên thuộc các loại hình đào tạo của trường. Đội ngũ giảng viên của bộ môn gồm 9 cán bộ đang công tác và 1 cán bộ đã nghỉ hưu.
Bộ môn đã có những đóng góp đáng kể trong công tác giảng dạy và quản lý, phát triển phòng Thực hành máy tính. Năm 2009-2010, Bộ môn được Bộ GD&ĐT công nhận là Tập thể Lao động xuất sắc cấp Bộ. Đồng thời, Bộ môn cũng đã tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng khác như giảng dạy, tổ chức thi trên máy tính, viết phần mềm phục vụ công tác tuyển sinh và quản lý thông tin sinh viên, cũng như tham gia vào việc quản lý và bảo dưỡng mạng máy tính toàn trường.
Danh sách các môn học do bộ môn phụ trách bao gồm Kỹ thuật Số, Hệ điều hành, Kiến trúc Máy tính, Vi xử lý, Xử lý Số tín hiệu, và nhiều môn khác, đều mang lại kiến thức bổ ích cho sinh viên. Đồng thời, công việc của bộ môn cũng đã tiết kiệm được nhiều chi phí cho trường thông qua việc đề xuất và triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí trong quản lý và phát triển cơ sở vật chất. |
BM THXD | giới thiệu | https://fit.huce.edu.vn/bo-mon-tin-hoc-xay-dung | Bộ môn Tin học Xây dựng đã ra đời vào ngày 10/1/2005, sau khi được thành lập theo quyết định số 10/2005/QĐ-TCCB của hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng. Ban đầu, bộ môn có 7 thành viên sáng lập, gồm GVC.ThS Vũ Trường Sơn, GV.KS Lê Trọng Hòa, GVC.ThS Đào Tăng Kiệm, GV.KS Nguyễn Ngọc Châu, GV.ThS Hoàng Chính Nhân, GV.KTS Nguyễn Phú Quảng, và GV. Trần Anh Bình. Sau đó, bộ môn đã mở rộng với sự tham gia của các thành viên mới như Dương Diệp Thúy, Phan Thái Trung, Đỗ Quốc Hoàng, Nguyễn Thị Hải Như, Nguyễn Đức Nghiêm, và Phạm Văn Hoàn.
Ngành Tin học Xây dựng đã có 20 khóa sinh viên tốt nghiệp trong suốt 20 năm qua, đào tạo ra tổng cộng 886 kỹ sư. Các chuyên ngành chính của ngành này bao gồm Tin học Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Tin học Xây dựng Cầu, Tin học Xây dựng Đường, và Tin học Xây dựng Thủy Lợi.
Bộ môn đã phụ trách việc giảng dạy nhiều môn học quan trọng như Tin học đại cương, Tin học ứng dụng trong thiết kế và thi công, AutoCAD nâng cao, Lập trình trong CAD, Ngôn ngữ lập trình, Đồ họa máy tính, Lập trình phân tích kết cấu, Các phần mềm ứng dụng trong xây dựng, Thực tập cán bộ kỹ thuật, và Đồ án tốt nghiệp. Các môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và công nghệ thông tin. |
BM KTHT MMT | giới thiệu | https://fit.huce.edu.vn/bo-mon-ky-thuat-he-thong-va-mang-may-tinh | Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống và Mạng máy tính được thành lập vào năm 2001, ngay sau khi Khoa Công nghệ Thông tin của trường Đại học Xây Dựng ra đời. Ban đầu, bộ môn có tên là "Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống", nhưng sau đó, vào năm 2009, tên của bộ môn đã được thay đổi thành "Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống và Mạng máy tính". Nhiệm vụ chính của bộ môn là đảm nhận chuyên ngành "Mạng và Hệ thống" của Khoa trong quá trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin.
Ban đầu, khi mới được thành lập, bộ môn chỉ có 3 cán bộ giảng dạy. Tuy nhiên, đến năm học 2015-2016, số lượng giảng viên chính thức của bộ môn đã tăng lên 9 người, bao gồm các cán bộ có trình độ cao như 1 cán bộ đang làm Post-doctor ở Hoa Kỳ, 2 cán bộ làm NCS trong nước, và 1 cán bộ làm việc theo hợp đồng. Đội ngũ cán bộ cơ hữu của bộ môn đều có trình độ thạc sỹ trở lên, với 2 tiến sĩ và 6 thạc sỹ. Tất cả các cán bộ trẻ của bộ môn đều có kế hoạch học tiếp lên cao học và tiến sĩ, thể hiện sự quan tâm của bộ môn đến việc nâng cao trình độ.
Để đào tạo kỹ sư CNTT chuyên ngành Mạng và Hệ thống, bộ môn tập trung vào việc giảng dạy các môn học như Lập trình ứng dụng mạng, Lập trình hệ thống mạng, Trí tuệ nhân tạo, Hệ chuyên gia, Mạng máy tính nâng cao, Mô hình hoá & mô phỏng, Logic mờ & điều khiển mờ, cùng các môn chuyên đề như Triển khai hệ thống mạng với Window Server, Lập trình di động trên Android, và Các dịch vụ hệ thống mạng trên hệ điều hành Linux.
Thông tin chi tiết về bộ môn có thể truy cập tại trang web chính thức của bộ môn: http://ktht.nuce.edu.vn.
Hiện nay, bộ môn Kỹ thuật Hệ thống và Mạng máy tính có tổng cộng 7 cán bộ giảng dạy, đều có trình độ thạc sỹ trở lên. |
Quy chế đào tạo | công nhận chứng chỉ ngoại ngữ | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/thong-bao-quyet-dinh-ve-viec-cong-nhan-va-su-dung-chung-chi-ngoai-ngu-cua-cac-co-so-giao-duc-duoc-bo-giao-duc-va-dao-tao-cong-nhan.html?pIDDanhMuc=3 | QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận và sử đụng chứng chỉ ngoại ngữ của các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
Căn cứ Quyết định số 144/CP ngày 8/8/1966 của Hội đông Chính phủ thành lập Trường Đại học Xây dựng;
Quyết định số 1396/QD_TTg ngày 13 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Trường Đại học Xây dựng thành Trường Đại học Xây đựng Hà Nội;
Căn cử Luật Giáo dục Đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 được Quốc hội sửa đối, bồ sung vào các năm 2013, 2014, 2015 và 2018 quy định nhiệm vụ và quyên hạn của Hiệu trưởng;
Căn cứ Quyết định số 15/QĐ-ĐHXD ngày 08 tháng 1 năm 201 của Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng về việc quy định Chuẩn đâu ra trình độ ngoại ngữ đối với sinh viên đại học hệ chính quy,
Căn cứ Quyết định số 1571/QĐÐ-ĐHXD-ĐT của Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng về phê duyệt Đề án tô chức thì đánh giá trình độ ngoại ngữ nội bộ trường Đại học Xây dựng;
Căn cứ Tờ trình số 02 ngày 18 tháng 7 năm 2022 của phòng Quản lý đào tạo về việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ của các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Quản lý đào tạo.:
QUYÉT ĐỊNH:
Điêu 1. Sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ của các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận B xét miễn học, miễn thi các học phần tiếng Anh, công nhận đạt trình độ ngoại ngữ theo tiến trình học tập và chuẩn đầu ra ngoại ngữ.
Điều 2. Bảng tham chiếu quy đổi điểm, quy đổi tương đương giữa các chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng theo Quyết định số 1130/QĐ-ĐHXDHN ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Trưởng các đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. |
Quy chế đào tạo | quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/quyet-dinh-chuan-dau-ra-trinh-do-ngoai-ngu-doi-voi-sinh-vien-dai-hoc-he-chinh-quy.html?pIDDanhMuc=3 | QUYẾT ĐỊNH Chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ đối với sinh viên đại học hệ chính quy
Căn cứ Quyết định số 144/CP ngày 8/8/1966 của Hội đồng Chính phủ thành lập Trường Đại học Xây dựng;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18/6/2012 và Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng:
Căn cứ Kế hoạch triển khai Đề án ngoại ngữ 2020 trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2008-2020 tại Công văn số 808/KH-BGDĐT ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị quyết số 676/NQ-HĐKH&ĐT ngày 14 tháng 12 năm 2017 về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Hội đồng Khoa học-Đào tạo Trường Đại học Xây dựng,
Theo đề nghị của Ông trưởng phòng Đào tạo,
QUYÉT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định chuẩn trình độ ngoại ngữ đại học hệ chính quy của Trường Đại học Xây dựng gồm có:
- Chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ đại học hệ chính quy khi tốt nghiệp:
i, tiếng Anh: 450 điểm TOEIC;
ii, tiếng Pháp: DELF B1.
- Chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ để cấp chứng nhận chương trình đào tạo Anh ngữ, Pháp ngữ:
i, Đối với các lớp Anh ngữ: 5.5 điểm IELTS;
ii, Đối với các lớp Pháp ngữ: DELF B2.
Điều 2. Giao cho phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với Ban Đề án Ngoại ngữ 2020 Trường Đại học Xây dựng, Bộ môn tiếng Anh, tiếng Pháp và các đơn vị liên quan tô chức triển khai áp dụng với sinh viên hệ chính quy từ khoá 58.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Trưởng các Khoa, Phòng, Ban, các đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thỉ hành Quyết định này. |
Quy chế đào tạo | chuẩn tiếng anh theo tiến trình học | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/quy-dinh-chuan-tieng-anh-theo-tien-trinh-hoc-tap-xet-mien-hoc-mien-thi-cac-hoc-phan-tieng-anh-va-to-chuc-thi-danh-gia-trinh-do-tieng-anh-doi-voi-sinh.html?pIDDanhMuc=3 | TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
QUY ĐỊNH
Chuẩn tiếng Anh theo tiến trình học tập, xét miễn học, miễn thi các học phần tiếng Anh và tỗổ chức thi đánh giá trình độ tiếng Anh đối với sinh viên đại học hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định sól\#⁄QĐ-ĐHXDHN ngày ĐÝ tháng 11 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Xây đựng Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng
1. Văn bản này quy định về chuẩn tiếng Anh theo tiến trình học tập, xét miễn học, miễn thi các học phần tiếng Anh, thi phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào, thi đánh giá trình độ tiếng Anh nội bộ đối với sinh viên đại học hệ chính quy.
2. Quy định này áp dụng đối với sinh viên đại học hệ chính quy từ khóa 66, không áp dụng đối với sinh viên theo học Chương trình Chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV), các lớp Anh ngữ, Pháp ngữ của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. |
Quy chế đào tạo | chuẩn tiếng anh theo tiến trình học | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/quy-dinh-chuan-tieng-anh-theo-tien-trinh-hoc-tap-xet-mien-hoc-mien-thi-cac-hoc-phan-tieng-anh-va-to-chuc-thi-danh-gia-trinh-do-tieng-anh-doi-voi-sinh.html?pIDDanhMuc=3 | Điều 2. Yêu cầu về chuẩn tiếng Anh theo tiến trình học tập
1. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo và điểm thi đánh giá trình độ tiếng Anh nội bộ theo dạng thức TOEIC của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, chuẩn tiếng Anh theo tiến trình học tập được quy định như sau:
{'Năm đào tạo': 'Năm thứ nhất', 'Số tín chỉ tích lũy': '0-33', 'Trình độ yêu cầu': 'hoàn thành học phần tiếng Anh cơ bản 1, 2'}
{'Năm đào tạo': 'Năm thứ hai', 'Số tín chỉ tích lũy': '34-67', 'Trình độ yêu cầu': 'hoàn thành học phần tiếng Anh TOEIC 1, 2'}
{'Năm đào tạo': 'Năm thứ 3', 'Số tín chỉ tích lũy': '68-101', 'Trình độ yêu cầu': '450 điểm TOEIC'}
2. Tại thời điểm Nhà trường xét xử lý kết quả hoc tân sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn hiệu lực thỏa mãn yêu cầu trình độ tiếng Anh quy định tại Khoản 1, Điều 2 (hoặc tương đương) được xét công nhận đạt chuẩn tiếng Anh theo tiến trình học tập.
3. Sinh viên không đạt chuẩn tiếng Anh theo tiến trình học tập sẽ bị hạn chế khối lượng đăng ký học tập theo Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy và không được xét cấp học bồng khuyến khích. Hết năm thứ ba, những sinh viên chưa đạt trình độ tiếng Anh theo yêu cầu, phải dự học ở các lớp tiếng Anh tăng cường do Nhà trường tổ chức. |
Quy chế đào tạo | chuẩn tiếng anh theo tiến trình học | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/quy-dinh-chuan-tieng-anh-theo-tien-trinh-hoc-tap-xet-mien-hoc-mien-thi-cac-hoc-phan-tieng-anh-va-to-chuc-thi-danh-gia-trinh-do-tieng-anh-doi-voi-sinh.html?pIDDanhMuc=3 | Điều 3. Quy định xét miễn học, miễn thi các học phần tiếng Anh
1. Những sinh viên thuộc một trong các trường hợp sau được miễn học, miễn thi các học phần tiếng Anh theo quy định tại Bảng 1 (Phụ lục kèm theo).
a. Sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương 300 điểm TOEIC trở lên còn hiệu lực tính đến thời điểm nhập học.
b. Sinh viên đạt giải trong các kỳ thi học sinh viên giỏi tiếng Anh bậc Trung học phổ thông cấp tỉnh trở lên trong vòng ba năm tính đến thời điểm nhập học.
c. Sinh viên có bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Anh.
2. Sinh viên thỏa mãn các điều kiện về miễn học, miễn thi các học phần tiếng Anh như quy định tại Khoản 1, Điều 3 nộp bản sao văn bằng, chứng chỉ có công chứng và bản gốc về phòng Đào tạo để kiểm tra, đối chiếu.
Điều 4. Thi phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào
1. Nhà trường thành lập Hội đồng thi phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào cho sinh viên khóa mới nhập học, trừ những sinh viên quy định tại Khoản 1, Điều 2.
2. Kết quả thi phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào dùng làm căn cứ để xét miễn học, miễn thi các học phần tiếng Anh, chỉ tiết về điều kiện xét miễn học, miễn thi quy định tại
Bảng 2 (Phụ lục kèm theo).
Điều 5. Thi đánh giá trình độ tiếng Anh nội bộ
1. Sinh viên chỉ được tham gia kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Anh nội bộ của Nhà trường khi đã hoàn thành các học phần tiếng Anh (đạt điểm D trở lên). Kết quả thi có giá trị 02 năm kể từ ngày thi.
2. Sinh viên có kết quả thi đánh giá trình độ tiếng Anh nội bộ theo dạng thức TOEIC đạt 450 điểm trở lên hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương còn hiệu lực tính đến thời điểm xét tốt nghiệp, quy định tại Bảng 3 (Phụ lục kèm theo) hoặc sinh viên có bằng cử nhân ñgành ngôn ngữ Anh được Nhà trường công nhận đạt chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ. |
Quy chế đào tạo | chuẩn tiếng anh theo tiến trình học | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/quy-dinh-chuan-tieng-anh-theo-tien-trinh-hoc-tap-xet-mien-hoc-mien-thi-cac-hoc-phan-tieng-anh-va-to-chuc-thi-danh-gia-trinh-do-tieng-anh-doi-voi-sinh.html?pIDDanhMuc=3 | Chuẩn tiếng Anh theo tiến trình học
PHỤ LỤC
Bảng 1: QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN XÉT MIỄN VÀ QUY ĐỔI ĐIỂM CÁC HỌC PHẦN TIẾNG ANH ĐỐI VỚI SINH VIÊN CÓ CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH QUỐC TẾ
Điểm quy đổi (thang điểm 10)
'Điểm TOEIC': '>= 510 ', 'Điểm IELTS': '>= 5.0', 'Học phần TACB 1': 10, 'Học phần TACB 2': 10, 'Học phần tiếng Anh TOEIC 1': '10', 'Học phần tiếng Anh TOEIC 2': '10'
'Điểm TOEIC': '>= 490 ', 'Điểm IELTS': '>=5.0', 'Học phần TACB 1': 10, 'Học phần TACB 2': 10, 'Học phần tiếng Anh TOEIC 1': '10', 'Học phần tiếng Anh TOEIC 2': '9'
'Điểm TOEIC': '>=450', 'Điểm IELTS': '>=4.5', 'Học phần TACB 1': 10, 'Học phần TACB 2': 10, 'Học phần tiếng Anh TOEIC 1': '10', 'Học phần tiếng Anh TOEIC 2': '8'
'Điểm TOEIC': '375-499', 'Điểm IELTS': '4', 'Học phần TACB 1': 10, 'Học phần TACB 2': 10, 'Học phần tiếng Anh TOEIC 1': '10', 'Học phần tiếng Anh TOEIC 2': '6'
'Điểm TOEIC': '300-374', 'Điểm IELTS': '3.5', 'Học phần TACB 1': 10, 'Học phần TACB 2': 9, 'Học phần tiếng Anh TOEIC 1': 'KHÔNG XÉT', 'Học phần tiếng Anh TOEIC 2': 'KHÔNG XÉT' |
Quy chế đào tạo | chuẩn tiếng anh theo tiến trình học | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/quy-dinh-chuan-tieng-anh-theo-tien-trinh-hoc-tap-xet-mien-hoc-mien-thi-cac-hoc-phan-tieng-anh-va-to-chuc-thi-danh-gia-trinh-do-tieng-anh-doi-voi-sinh.html?pIDDanhMuc=3 | Chuẩn tiếng Anh thao tiến trình học
Bảng 2: QUY ĐỊNH ĐIÊU KIỆN XÉT MIỄN VÀ QUY ĐÔI ĐIỂM CĂN CỨ VÀO KẾT QUÁ THỊ PHÂN LOẠI TIỀNG ANH ĐÀU VÀO
Điểm quy đổi (thang điểm 10)
{'Điểm nghe (điểm tối đa : 14)': '>= 13', 'Điểm đọc-viết (điểm tối đa : 46)': '>= 44', 'Học phần TACB 1': 10, 'Học phần TACB 2': '10'}
{'Điểm nghe (điểm tối đa : 14)': '>= 12', 'Điểm đọc-viết (điểm tối đa : 46)': '>= 43', 'Học phần TACB 1': 10, 'Học phần TACB 2': '9'}
{'Điểm nghe (điểm tối đa : 14)': '>= 11', 'Điểm đọc-viết (điểm tối đa : 46)': '>= 42 ', 'Học phần TACB 1': 10, 'Học phần TACB 2': '8'}
{'Điểm nghe (điểm tối đa : 14)': '>= 8', 'Điểm đọc-viết (điểm tối đa : 46)': '>= 32', 'Học phần TACB 1': 10, 'Học phần TACB 2': 'KHÔNG XÉT'}
(Điểm Nghe và Điểm đọc-Viễt được xét đông thời ở từng mức quy đổi)
Bảng 3: THAM CHIẾU QUY ĐỎI MỘT SÓ CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH TƯƠNG ĐƯƠNG 450 ĐIÊM TOEIC
(Kèm theo Thông tư số: 05/2012/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
{'Cấp độ (CEFR)': 'B1', 'TOEIC': 450, 'IELTS': 4.5, 'TOEFL': '450 PBT, 133 CBT, 45 IBT', 'Cambridge Exam': 'Preliminary PET'}
(Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được) |
Lịch sử phát triển | giới thiệu lịch sử | https://tuyensinh.huce.edu.vn/lich-su-phat-trien | Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, tiền thân là Khoa Xây dựng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, được thành lập theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ vào ngày 8 tháng 8 năm 1966. Trải qua những khó khăn trong thời kỳ chiến tranh, trường đã phải sơ tán khắp nơi từ Hà Nội đến các tỉnh Hà Bắc, Vĩnh Phú. Cho đến năm 1983, sau khi quay trở lại Hà Nội, trường vẫn phân tán ở nhiều địa điểm như Cổ Nhuế, Phúc Xá, Bách Khoa và Đồng Tâm, trước khi tập trung lại tại phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào năm 1991.
Năm 2014, Trường Đại học Xây dựng đã đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo thực nghiệm tại Hà Nam với diện tích lớn hơn 24ha. Với hơn 60 năm trong lĩnh vực đào tạo và hơn 50 năm trong công tác xây dựng và phát triển, trường đã trở thành một trung tâm nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực Xây dựng.
Hiện nay, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đang tập trung vào việc đào tạo đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư năng động, sáng tạo, và có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, góp phần vào việc xây dựng đất nước phát triển và hội nhập với khu vực cũng như thế giới. Đồng thời, trường cũng có đội ngũ cán bộ, giảng viên, và nhân viên đa dạng, với hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ, cùng với hàng nghìn kỹ sư và thạc sĩ được đào tạo.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
1, Khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Hà Nội tiền thân của trường Đại học Xây dựng (1956-1966)
2, Trường Đại học Xây dựng thời kỳ sơ tán (1966-1983)
3, Trường Đại học Xây dựng thời kỳ ổn định và phát triển (1983 - nay) |
Lời chào mừng của hiệu trưởn | lời chào mừng | https://tuyensinh.huce.edu.vn/loi-chao-mung-cua-hieu-truong | LỜI CHÀO MỪNG CỦA HIỆU TRƯỞNG
PGS.TS. Hoàng Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Xin nồng nhiệt chào mừng các quý vị và các bạn đến với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội!
Trải qua hơn 55 năm hình thành và phát triển, với kinh nghiệm hơn 65 năm đào tạo, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành một Trung tâm hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong lĩnh vực xây dựng.
Với đội ngũ cán bộ viên chức đông đảo, đội ngũ giảng viên đa ngành có trình độ cao, giỏi về chuyên môn, vững vàng về chính trị, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đến nay, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã cung cấp cho đất nước trên 80.000 kỹ sư, kiến trúc sư; hơn 8.000 thạc sĩ và tiến sĩ thuộc nhiều ngành khác nhau trong lĩnh vực xây dựng. Đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã và đang có mặt trên mọi miền đất nước, từ các công trường xây dựng đến các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoài lĩnh vực đào tạo, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội còn là một Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, có nhiều đóng góp quan trọng cho thực tiễn sản xuất.
Nhận thức rõ sứ mạng của mình là “đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo và chuyển giao tri thức, đồng kiến tạo vì sự phát triển bền vững của xã hội và đất nước” tập thể cán bộ viên chức của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội luôn nỗ lực hết mình với mục tiêu xây dựng Trường thành một Trường Đại học nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, một môi trường đại học hiện đại, sáng tạo và phát triển.
PGS.TS. Hoàng Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội |
Cơ sở vật chất | cơ sở vật chất | https://tuyensinh.huce.edu.vn/co-so-vat-chat | Cơ sở vật chất
4 ha : tại Hà Nội
24 ha : cơ sở Đào tạo thực nghiệm tại khu dô thị Đại học Nam Cao, Phủ Lý - Hà Nam, đang được đầu tư xây dựng
7500 mét vuông / 1500 chỗ ở : tại ký túc xá sinh viên
6000 mét vuống : thư viện điện tử với trang thiết bị hiện đại
1200 mét vuông : nhà thi đấu đa năng
700 mét vuông : nhà ăn sinh viên |
Bề dày lịch sử | bề dày lịch sử | https://tuyensinh.huce.edu.vn/be-day-lich-su | BỀ DÀY LỊCH SỬ
Trường Đại học Xây dựng được thành lập theo Quyết định số 144/CP ngày 8 tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ, tiền thân là Khoa Xây dựng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Trải qua hơn 60 năm đào tạo, 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Xây dựng đã trở thành một trường đại học đa ngành, đào tạo từ bậc Đại học đến Tiến sỹ, một trung tâm nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng.
Đến nay, trường đã đào tạo cho đất nước trên 60.000 kỹ sư, kiến trúc sư và trên 5.000 thạc sỹ, tiến sỹ.
Các thế hệ cựu sinh viên của trường có mặt trên khắp mọi miền đất nước, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều người đang giữ trọng trách ở các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, ở các công ty, tổng công ty, các tập đoàn kinh tế v.v., nhiều người được phong tặng danh hiệu Anh hùng.
Trường đã có 9 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 67 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; 24 nhà giáo được phong hàm Giáo sư, 102 nhà giáo được phong hàm Phó Giáo sư.
Ngày 12/6/2017, Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp đã quyết định công nhận Trường Đại học Xây dựng đạt chuẩn kiểm định chất lượng với mức cao nhất có thời hạn 5 năm (6/2017 - 6/2022). Theo đó, Trường Đại học Xây dựng là một trong bốn trường đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định chất lượng của một tổ chức quốc tế |
Học bổng, du học | học bổng, du học | https://tuyensinh.huce.edu.vn/hoc-bong-du-hoc | Học bổng và Du học: Hỗ trợ Học tập trong và ngoài nước
Học bổng khuyến khích học tập là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục hiện nay. Tại Đại học Xây dựng, học bổng này chiếm 8% nguồn thu học phí hàng năm và sinh viên cũng có cơ hội nhận học bổng từ nhiều nguồn khác.
Các loại học bổng bao gồm Học Bổng Đỗ Quốc Sam, Học Bổng CSC, Học Bổng Meralï, Học Bổng Kumho Asiana, và nhiều học bổng khác từ các đơn vị như Zamil Steel, Viettel, Vietinbank.
Ngoài ra, sinh viên cũng có cơ hội tham gia các chương trình học bổng quốc tế như Chương trình học bổng Chevening của Anh, ARES của Bỉ, Đại học Bách khoa Milan, và nhiều chương trình khác.
Với hệ thống học bổng đa dạng như vậy, sinh viên ở Đại học Xây dựng có nhiều cơ hội nhận được sự hỗ trợ tài chính trong quá trình học tập. |
Quy chế đào tạo ĐH | giới thiệu chung | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/quy-che-dao-tao-trinh-do-dai-hoc-cua-truong-dai-hoc-xay-dung-ha-noi.html?pIDDanhMuc=3 | Số: 1053 /QĐ-ĐHXDHN Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2022
QUYÉT ĐỊNH
Về việc Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
Căn cứ Quyết định số 144/CP ngày 08 tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Xây dựng; Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Trường Đại học Xây dựng thành Trường Đại học Xây dựng Hà Nội;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ Sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
Căn cứ Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo đục và Đào tạo Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học;
Căn cứ Nghị quyết số 671/NQ-HĐKH&ĐT ngày 21/9/2022 của Hội đông Khoa học và Đào tạo Trường về việc thông qua Qwy chế đào tạo trình độ đại học của Tì rường Đại học Xây dựng Hà Nội ;
Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Quản lý đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trưởng các khoa, phòng, ban, bộ môn sinh viên, các đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này .
QUY CHẾ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo quyết định số: 1053/QĐ-ĐHXDHN ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Hiệu trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội) |
Quy chế đào tạo ĐH | chương I, điều 1 | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/quy-che-dao-tao-trinh-do-dai-hoc-cua-truong-dai-hoc-xay-dung-ha-noi.html?pIDDanhMuc=3 | Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định chung về tô chức và quản lý đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (sau đây gọi là Trường), bao gồm: Chương trình đào tạo và thời gian học tập; hình thức và phương thức tổ chức đào tạo; lập kế hoạch và tổ chức giảng dạy; đánh giá kết quả học tập và cấp bằng tốt nghiệp; những quy định khác đối với sinh viên.
2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong đào tạo theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học của Trường: các chương trình liên kết đào tạo hoặc đào tạo theo thỏa thuận liên kết, hợp tác giữa các bên nhưng không trái với những quy định của quy chế này.
3. Quy chế này là căn cứ để Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (sau đây gọi là Hiệu trưởng) xây dựng và ban hành các văn bản quy định cụ thể cho công tác đào tạo của Trường. |
Quy chế đào tạo ĐH | chương I, điều 2 | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/quy-che-dao-tao-trinh-do-dai-hoc-cua-truong-dai-hoc-xay-dung-ha-noi.html?pIDDanhMuc=3 | Điều 2. Chương trình đào tạo và thời gian học tập
1. Chương trình đảo tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần (sau đây gọi chung là học phần), trong đó có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp đào tạo song ngành hoặc ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo phải thể hiện rõ khối lượng học tập chung và riêng theo từng ngành.
2. Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau. Đối với người đã tốt nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập thực tế được xác định trên cơ sở công nhận, hoặc chuyền đổi tín chỉ đã tích lũy và miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước.
3. Chương trình đào tạo được công khai đối với người học trước khi tuyến sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đôi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bắt lợi cho sinh viên.
4. Đối với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, Trường sẽ cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá để định hướng cho sinh viên.
a) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy được thiết kế 4 năm đối với chương trình giáo dục đại học cấp bằng cử nhân.
b) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đảo tạo.
5. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.
Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tôi đa để sinh viên hoàn thành khóa học không vượt quá 2 lần kế hoạch học tập chuân toàn khóa sau khi giảm tương ứng với khôi lượng được miễn trừ. |
Quy chế đào tạo ĐH | chương I, điều 3 (1) | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/quy-che-dao-tao-trinh-do-dai-hoc-cua-truong-dai-hoc-xay-dung-ha-noi.html?pIDDanhMuc=3 | Điều 3. Phương thức tô chức đào tạo
1. Trường áp dụng thống nhất phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo.
2. Đào tạo theo tín chỉ:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của Trường;
- Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra đánh giá;
Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
- Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bồ trí giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do Trường quy định. |
Quy chế đào tạo ĐH | chương I, điều 3 (2) | https://sinhvien.huce.edu.vn/sinh-vien/tin-tuc/quy-che-dao-tao-trinh-do-dai-hoc-cua-truong-dai-hoc-xay-dung-ha-noi.html?pIDDanhMuc=3 | b) Các loại học phần:
- Học phần bắt buộc là học phần gồm những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
- Học phần tự chọn là học phần gồm những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của Trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý trong khung chương trình đào tạo để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình;
- Học phần thay thế là học phần dùng để thay thế cho một học phần mà trước đó đã từng đào tạo;
- Học phần tương đương là một hay một nhóm học phần thuộc chương trình đào tạo của một khóa, ngành khác đang tổ chức đào tạo tại Trường hoặc trường khác, được phép tích lũy để thay cho một hay một nhóm học phần trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo. Học phần tương đương phải có nội dung giống ít nhất 75% và có số tín chỉ tương đương với học phần xem xét;
- Học phần tiên quyết: học phần A được gọi là học phần tiên quyết của học phần B khi muốn đăng ký học phần B thì trước đó phải học và đạt học phần A;
- Học phần học trước: học phần A được gọi là học phần học trước của học phần B khi muốn đăng ký học phần B thì trước đó đã phải học học phần A;
- Học phần song hành: học phần A được gọi là học phần song hành của học phần B khi điều kiện để học học phần B là phải đăng ký học phần A trong cùng học kỳ. Đối với lần học đầu thì để hủy học phần A thì bắt buộc phải hủy học phần B;
- Học phần cấp chứng chỉ: là học phần không tính tín chỉ tích lũy, sinh viên hoàn thành các học phần này sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.
c) Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy.
d) Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo. |
No dataset card yet
New: Create and edit this dataset card directly on the website!
Contribute a Dataset Card- Downloads last month
- 10