id
int64
26
645k
text
stringlengths
33
36k
53,992
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở rộng nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định này. b) Người đứng đầu bộ phận nghiệp vụ bảo hiểm đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận đáp ứng tiêu chuẩn tại Điều 30 Nghị định này. c) Trường hợp triển khai bảo hiểm hưu trí: - Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 300 tỷ đồng; - Sử dụng tối thiểu 200 tỷ đồng từ vốn chủ sở hữu để thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện; - Có hệ thống công nghệ thông tin theo dõi và quản lý chi tiết từng giao dịch của từng tài khoản bảo hiểm hưu trí; - Có tối thiểu 05 cán bộ trực tiếp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện. Mỗi cán bộ có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm quản lý quỹ hưu trí hoặc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm. d) Trường hợp triển khai bảo hiểm liên kết đơn vị: - Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 200 tỷ đồng; - Có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để quản lý và kiểm soát các quỹ liên kết đơn vị một cách thận trọng và hiệu quả; - Có khả năng định giá tài sản và các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị một cách khách quan, chính xác theo định kỳ tối thiểu mỗi tuần 01 lần và công bố công khai cho bên mua bảo hiểm về giá mua và giá bán đơn vị quỹ. đ) Trường hợp triển khai bảo hiểm liên kết chung: - Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 100 tỷ đồng; - Có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để quản lý và kiểm soát quỹ liên kết chung một cách thận trọng và hiệu quả. e) Đối với các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thì thực hiện theo các văn bản hướng dẫn đó. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn thu hẹp nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép phải bảo đảm việc thu hẹp nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động không gây thiệt hại đến các nghĩa vụ hiện tại đối với nhà nước, quyền lợi của bên mua bảo hiểm và các đối tượng khác có liên quan. 3. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động bao gồm: a) Văn bản đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định; b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) về việc thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động; c) Quy tắc, điều khoản, biểu phí của sản phẩm bảo hiểm mới dự kiến triển khai (nếu có) đối với trường hợp đề nghị mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động; d) Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp mở rộng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động; đ) Báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về trách nhiệm, các vấn đề phát sinh và phương án xử lý khi thu hợp nội dung, phạm vi hoạt động. 4. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
103,561
"Điều 19. Mở, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc chuyển đổi văn phòng đại diện thành chi nhánh phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 10 Nghị định này; b) Đáp ứng các quy định về biên khả năng thanh toán; c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ 400 triệu đồng trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện."
1,215
Trang bị bảo đảm hoạt động của Kiểm lâm 1. Kiểm lâm được trang bị thống nhất về đồng phục, kiểm lâm hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, cờ truyền thống, giấy chứng nhận kiểm lâm: a) Đồng phục kiểm lâm gồm có quần áo thu đông, quần áo xuân hè, quần áo lễ phục và các phụ kiện kèm theo đồng phục; b) Kiểm lâm hiệu gắn trên mũ; c) Phù hiệu kiểm lâm gắn trên cánh tay áo bên trái; d) Cấp hiệu kiểm lâm gắn ở cầu vai hoặc ve cổ áo; đ) Cờ hiệu kiểm lâm được gắn trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát của Kiểm lâm; e) Cờ truyền thống kiểm lâm được dùng trong các buổi mít tinh kỷ niệm ngày truyền thống của Kiểm lâm, đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng cho Kiểm lâm; g) Giấy chứng nhận kiểm lâm được cấp cho công chức Kiểm lâm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; chứng minh người được cấp giấy chứng nhận là công chức Kiểm lâm đang thực hiện nhiệm vụ. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục I về đồng phục, kiểm lâm hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, cờ truyền thống, giấy chứng nhận kiểm lâm. 2. Kiểm lâm được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật; được trang bị các loại phương tiện, thiết bị chuyên dụng tiên tiến, hiện đại để thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, tuần tra, kiểm tra, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. 3. Kinh phí bảo đảm hoạt động của Kiểm lâm được bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật. a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, mua sắm, trang cấp vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục của Kiểm lâm do trung ương quản lý; b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, mua sắm, trang cấp vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục của Kiểm lâm do địa phương quản lý.
59,648
"Điều 282. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị 1. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay. 2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị."
138,923
Phạm vi hoạt động Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, có trụ sở tại Hà Nội. Hội có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và tài khoản riêng. Hoạt động của Hội trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường, các lĩnh vực liên quan đến Nước sạch và Vệ sinh môi trường dưới sự quản lý Nhà nước của Bộ Y tế và sự bảo trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
138,425
Đăng ký thi sát hạch 1. Cá nhân có nhu cầu thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu thực hiện việc đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. 2. Việc đăng ký thi, hồ sơ đăng ký thi sát hạch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được Cục Quản lý đấu thầu hướng dẫn và đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Cá nhân chỉ được tham dự kỳ thi sát hạch sau khi đã đăng ký thi thành công và nộp đầy đủ chi phí dự thi theo quy định. ...
24,959
Vị trí, chức năng 1. Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai. 2. Trung tâm phát triển quỹ đất có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
57,711
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê 1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê nhà nước và sử dụng thông tin thống kê nhà nước gồm: a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời, cản trở việc cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê và từ dữ liệu hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; b) Khai man, làm sai lệch dữ liệu thông tin thống kê; c) Can thiệp, ép buộc, áp đặt, mua chuộc, đe dọa, dụ dỗ người khác khai man, làm sai lệch dữ liệu, thông tin thống kê và sử dụng thông tin thống kê; d) Thực hiện sai các quy định trong phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê; tự sửa đổi thông tin khi thực hiện điều tra, báo cáo thống kê và cung cấp thông tin từ dữ liệu hành chính; đ) Báo cáo, công bố, phổ biến thông tin thống kê không chính xác; e) Tiết lộ thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ dữ liệu, thông tin thống kê chưa được công bố; sử dụng dữ liệu, thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài mục đích thống kê khi chưa được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; g) Quyết định điều tra thống kê, ban hành chế độ báo cáo thống kê trái quy định của pháp luật về thống kê. 2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê ngoài thống kê nhà nước gồm: a) Các hành vi quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều này; b) Thu thập, phổ biến thông tin thống kê thuộc bí mật nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
63,867
Kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050) ... 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. 5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên chính hải quan thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Đang giữ ngạch Kiểm tra viên hải quan và có thời gian giữ ngạch Kiểm tra viên hải quan hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch Kiểm tra viên hải quan tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm tra viên hải quan hoặc tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên (cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tương đương cấp Cục thuộc Tổng cục thuộc Bộ trở lên, gồm: Cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố; Hội đồng nhân dân cấp huyện, các Ban trực thuộc Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố) trong lĩnh vực tài chính, hải quan đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể: Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo hoặc Tổ biên tập xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo hoặc Tổ biên tập theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo hoặc Tổ giúp việc, Tổ biên tập, Tổ biên soạn đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền.
114,324
Điều 7.Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Ủy ban Quốc gia 1. Tham mưu giúp chủ tịch Ủy ban quốc gia xây dựng chương trình công tác và các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác người cao tuổi. 2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những nội dung liên quan về người cao tuổi thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công. 3. Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ủy ban Quốc gia và báo cáo về công việc được phân công phụ trách. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 30/6) và một năm (trước ngày 31/12) báo cáo Chủ tịch Ủy ban quốc gia về tiến độ, kết quả thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, đoàn thể (thông qua Văn phòng Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam).
58,192
"Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú 1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình. 2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. 3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án. 4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Điều 67. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú 1. Quản lý tài sản của người vắng mặt. 2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt. 3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt."
86,528
"Điều 14. Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án 1. Người đề nghị được miễn, giảm tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án thuộc trường hợp quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị quyết này phải, có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm. 2. Đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án phải có các nội dung sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn; b) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn; c) Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm."
57,538
Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa không đúng quy định trên các phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tiếp nhận, xử lý tra soát, khiếu nại của khách hàng không đúng quy định của pháp luật; b) Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thời gian trong thanh toán, chuyển tiền, trừ các trường hợp thanh toán giữa tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước; b) Vi phạm quy định về thông báo, niêm yết biểu phí dịch vụ thanh toán, biểu phí dịch vụ thẻ. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thanh toán; b) Ký duyệt lệnh thanh toán không đúng thẩm quyền hoặc sử dụng chữ ký điện tử của người khác; c) Mở, sử dụng và ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán. 5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Làm giả chứng từ thanh toán khi cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán; b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng. 7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh; c) Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện các hành vi: sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gian lận, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác; d) Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây: a) Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt; b) Thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán mà không phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 9. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b khoản 5 và điểm c, d khoản 6 Điều này. 10. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này; b) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, d khoản 6, điểm c khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều này; c) Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng đối với hành vi vi phạm tại điểm đ khoản 6 Điều này.
192,060
Hồ sơ đăng kiểm, Tem kiểm định và số kiểm soát cấp cho phương tiện 1. Phương tiện sau khi được kiểm tra có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được cấp các hồ sơ sau: a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa; b) Các loại biên bản và báo cáo kiểm tra kỹ thuật. 2. Ngoài các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này còn có: a) Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng đối với phương tiện có thiết bị nâng hàng; b) Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước của phương tiện khi có yêu cầu của chủ phương tiện; c) Cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa. ...
120,095
Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực ... 4. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực trực tuyến được thực hiện như sau: a) Hồ sơ trực tuyến thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cụ thể như sau: - Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến; - Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực; - Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực; - Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực. b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc cấp giấy phép thuộc thẩm quyền theo hình thức trực tuyến (nếu có) phù hợp với quy định tại Thông tư này. ...
101,185
Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công 1. Việc lập Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này. 2. Nhật ký công trình bao gồm: a) Hồ sơ viết ghi chép toàn bộ quá trình thi công tu bổ di tích và những phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích; b) Hồ sơ ảnh, ghi hình di tích trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích. Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên; c) Hồ sơ bản vẽ các phát hiện mới về di tích và vị trí, chi tiết các cấu kiện, thành phần kiến trúc được bảo quản, tu bổ hoặc phục chế. 3. Hồ sơ hoàn công bao gồm: a) Hồ sơ ảnh di tích sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích; b) Hồ sơ bản vẽ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích. 4. Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công phải được gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng và Cục Di sản văn hóa (đối với di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia), trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày bàn giao, đưa công trình vào sử dụng.
60,140
Chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự quy định tại Điều 22 của Luật này với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.
202,575
Giải quyết trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc ... 2. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được xem xét, giải quyết cho thay đổi nơi cư trú nếu bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về cư trú; b) Được sự đồng ý của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong trường hợp thay đổi nơi cư trú trong phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an trong trường hợp thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh. ...
51,319
Trình tự phê duyệt vị trí việc làm 1. Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương) căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định này và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về vị trí việc làm để xây dựng đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này để thẩm định. 2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đề án vị trí việc làm, tổng hợp vị trí việc làm của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phê duyệt vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
94,155
Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo ... 2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức tư vấn về chuyên môn giúp Hiệu trưởng nhà trường trong việc thẩm định chương trình đào tạo; nhận xét, đánh giá và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình đào tạo.
59,941
"Điều 15. Hồ sơ thành lập quỹ 1. Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này. 2. Hồ sơ thành lập quỹ, gồm: a) Đơn đề nghị thành lập quỹ; b) Dự thảo điều lệ quỹ; c) Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này; d) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ; đ) Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ; e) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ."
108,816
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp; 2. Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp; 3. Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân; 4. Ban hành nội quy, quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp;
51,212
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự: a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên; b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng; c) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp. 2. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự. a) Đã là Thẩm phán sơ cấp từ đủ 05 năm trở lên; b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng; c) Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp. 3. Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự: a) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật này; b) Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên; c) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng; d) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp. 4. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thi có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự: a) Đã là Thẩm phán trung cấp từ đủ 05 năm trở lên; b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, của Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng; c) Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp. 5. Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán trung cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự: a) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật này; b) Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên; c) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng; d) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán cao cấp. 6. Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, tuy chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật này và điều kiện quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp các Tòa án quân sự.
44,942
Chức năng của Hội đồng đạo đức Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học có chức năng tư vấn cho người đứng đầu tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức xem xét, thẩm định về khía cạnh đạo đức và khoa học của các nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người làm cơ sở phê duyệt, triển khai và nghiệm thu nghiên cứu y sinh học.
59,991
Điều kiện thành lập thư viện đại học 1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là người dạy, người học, nhân viên thuộc cơ sở giáo dục và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện. 2. Có tài nguyên thông tin bao gồm sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, ấn phẩm báo, tạp chí phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện, đáp ứng yêu cầu phục vụ ít nhất 60% người học và người dạy. 3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau: a) Được bố trí ở trung tâm của cơ sở giáo dục, thuận tiện cho người sử dụng, đặc biệt đối với người khuyết tật; b) Diện tích đủ để lưu trữ tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, khu làm việc cho người làm công tác thư viện và các nhu cầu xử lý nghiệp vụ khác; c) Bảo đảm không gian đọc, bao gồm phòng đọc tổng hợp và phòng đọc khác dành cho người sử dụng thư viện ít nhất 200 m2; d) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện, triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan; đ) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy. 4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau: a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật; b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực trong việc hỗ trợ người học và người dạy tìm kiếm, khai thác và sử dụng tài nguyên thông tin trong và ngoài thư viện. 5. Thư viện của đại học quốc gia ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Nghị định này.
83,979
Các chế độ phụ cấp lương 1. Phụ cấp thâm niên vượt khung: Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 , đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh. a) Mức phụ cấp như sau: a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%. .... b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định như sau: - Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định; - Trường hợp bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định. c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. ...
87,652
“Điều 20. Bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán 1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán cho bên mua. Trường hợp nhà, công trình xây dựng đang trong thời hạn bảo hành thì bên bán có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị có trách nhiệm thực hiện việc bảo hành theo quy định của pháp luật về xây dựng. 2. Thời hạn bảo hành nhà, công trình xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở; trường hợp đã hết thời hạn bảo hành thì do các bên thỏa thuận.”
64,127
"Điều 5. Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp 1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. 2. Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất. 3. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định."
65,675
TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Điều 29. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao 1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp. 2. Tham gia hội giảng các cấp. 3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. 4. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp. Điều 30. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học 1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp. 2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp. Điều 31. Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học 1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ. 2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên.
158,139
"1. Trong quá trình thi công xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm sau: a) Kịp thời yêu cầu dừng thi công, vận hành, khai thác sử dụng công trình và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có liên quan; c) Bảo vệ hiện trường, trừ trường hợp phải khắc phục khẩn cấp để ngăn chặn thiệt hại. 2. Khi phát hiện, được thông báo về sự cố công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau: a) Thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố; b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình. 3. Công trình có sự cố chỉ được thi công xây dựng hoặc tiếp tục vận hành, khai thác sử dụng khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sự cố cho phép. 4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu chi phí có liên quan, bị xử lý vi phạm hành chính; cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật."
67,123
"3. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho F0 cách ly tại nhà ... Hoạt động 4. Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho F0 cách ly tại nhà 1. Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 hoặc hướng dẫn tự xét nghiệm tại nhà cho F0, người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19. 2. F0 sẽ được dỡ bỏ cách ly y tế tại nhà khi cách ly đủ 07 ngày và khỏi bệnh (khi có kết quả xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 âm tính bằng các loại sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện). 3. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm ngày 7 dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin theo quy định. 4. Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà chịu trách nhiệm xác nhận tình trạng khỏi bệnh cho F0."
226,299
Chế độ thăm hỏi ốm đau, phúng viếng tang gia 1. Chế độ thăm hỏi ốm đau, phúng viếng và các chi phí khác có liên quan của thân nhân và cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc khối cơ quan Bộ (hưởng lương tại Văn phòng Bộ) thực hiện từ nguồn kinh phí của Văn phòng Bộ và Công đoàn cơ quan Bộ theo Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế hoạt động của Công đoàn. 2. Chế độ thăm hỏi ốm đau, phúng viếng và các chi phí khác có liên quan của thân nhân và cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các đơn vị còn lại thuộc Bộ thực hiện từ nguồn kinh phí của Bộ cấp hoặc nguồn tài chính của đơn vị đó (theo Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế hoạt động của Công đoàn). 3. Đối với các trường hợp đặc biệt khác do Lãnh đạo Bộ quyết định theo đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ. ...
65,674
Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
90,290
Hiệu trưởng trường trung cấp ... 4. Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm vụ sau đây: a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đào tạo, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế của nhà trường trình hội đồng trường đối với trường trung cấp công lập hoặc trình hội đồng quản trị đối với trường trung cấp tư thục phê duyệt; b) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; c) Xây dựng quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động trình hội đồng trường và cấp có thẩm quyền đối với trường trung cấp công lập hoặc trình hội đồng quản trị đối với trường trung cấp tư thục thông qua; d) Hằng năm tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định; đ) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị; trao đối với chủ tịch hội đồng trường, chủ tịch hội đồng quản trị và thống nhất cách giải quyết theo quy định của pháp luật nếu phát hiện nghị quyết vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường. Trường hợp không thống nhất được cách giải quyết thì hiệu trưởng báo cáo với cơ quan chủ quản trường đối với trường trung cấp công lập hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính đối với trường trung cấp tư thục; e) Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học tại trường; g) Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường đào tạo an toàn, thân thiện; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường; h) Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách của nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học trong nhà trường theo quy định; i) Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
65,139
Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động; b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021; c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. ... Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%; b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. ...
59,964
"Điều 38. Quản lý tài sản, tài chính quỹ 1. Hội đồng quản lý quỹ ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của quỹ. 2. Ban Kiểm soát quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ và báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý quỹ về tình hình tài sản, tài chính của quỹ. 3. Giám đốc quỹ chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ trên cơ sở nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng quản lý quỹ thông qua; không được sử dụng tài sản, tài chính quỹ vào các hoạt động khác ngoài mục đích của quỹ. 4. Hội đồng quản lý quỹ và Giám đốc quỹ có trách nhiệm công khai tình hình tài sản, tài chính quỹ hàng quý, năm theo các nội dung sau: a) Danh sách, số tiền, hiện vật đóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho quỹ; b) Danh sách, số tiền, hiện vật tổ chức, cá nhân được nhận từ quỹ; công khai kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp; c) Báo cáo tình hình tài sản, tài chính và quyết toán quý, năm của quỹ theo từng nội dung thu, chi theo Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện. 5. Đối với các khoản chi theo từng đợt vận động, việc báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. 6. Quỹ phải thực hiện công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) trên phương tiện thông tin đại chúng hàng năm theo quy định hiện hành."
197,567
Nội dung công trình và giải pháp thiết kế ... 6.3. Khu Điều trị nội trú ... 6.3.2. Khoa Nội 6.3.2.1. Khoa Nội phải bố trí ở vị trí trung tâm bệnh viện, thuận tiện cho công tác hồi sức cấp cứu người bệnh và làm các xét nghiệm lâm sàng. ...
63,417
Hợp đồng dịch vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan 1. Yêu cầu giám định phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định giữa người yêu cầu giám định với tổ chức giám định hoặc với giám định viên. 2. Hợp đồng giám định gồm những nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định; tên, địa chỉ giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định; b) Đối tượng, nội dung yêu cầu giám định; c) Địa điểm, thời gian thực hiện việc giám định; d) Chi phí thực hiện giám định và phương thức thanh toán; đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên; e) Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng; g) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại; phương thức giải quyết tranh chấp; h) Các điều kiện khác theo thỏa thuận (nếu có).
58,753
"Điều 627. Hình thức của di chúc Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng."
58,754
627. Hình thức của di chúc Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 628. Di chúc bằng văn bản Di chúc bằng văn bản bao gồm: 1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; 2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; 3. Di chúc bằng văn bản có công chứng; 4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
58,758
"Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi."
97,609
Biện pháp bảo vệ Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định tại Điều 58 Luật Tố cáo bao gồm: Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm 1. Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn. 2. Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết. 3. Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật. 4. Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm. 5. Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
80,007
"1. Thời hạn khiếu nại của người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp họ vắng mặt tại phiên họp hoặc trường hợp Tòa án không mở phiên họp và ra quyết định mà Pháp lệnh này quy định được quyền khiếu nại đối với quyết định đó thì thời hạn khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có quyền khiếu nại không thể thực hiện quyền khiếu nại đúng thời hạn thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn khiếu nại. 2. Thời hạn kiến nghị của Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp Tòa án không mở phiên họp và ra quyết định mà Pháp lệnh này quy định được quyền kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định đó thì thời hạn kiến nghị, kháng nghị là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án."
152,723
Quy định về kỹ thuật Một sàn nâng dùng để nâng người tối thiểu phải gồm một sàn công tác với bộ điều khiển và một khung đỡ, ngoài ra có thể có thêm cấu trúc mở rộng. ... 2.5. Yêu cầu đối với việc kiểm tra và thử nghiệm sàn nâng ... 2.5.3. Yêu cầu đối với việc kiểm tra thiết kế. Kiểm tra thiết kế phải được tiến hành để xác minh các sàn nâng được thiết kế đảm bảo độ an toàn cho phép. Quá trình này phải bao gồm việc kiểm tra dưới đây: 2.5.3.1. Các bản thể hiện các thông số kích, thước chính của các sàn nâng; 2.5.3.2. Mô tả về khả năng làm việc của sàn nâng; 2.5.3.3. Thông tin về vật liệu được sử dụng; 2.5.3.4. Các sơ đồ mạch điện, mạch thủy lực và khí lực sẽ được sử dụng; 2.5.3.5. Hướng dẫn sử dụng; 2.5.3.6. Các tính toán. Các tài liệu này phải đưa ra tất cả thông tin cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra và tính toán.
61,515
“Điều 70. Đương nhiên được xoá án tích 1. Đương nhiên được xoá án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 2. Người bị kết án đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xoá án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. 3. Người bị kết án đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này. 4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.”
250,061
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN Phòng Tổng hợp ... Phòng Tổng hợp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; quy chế, quy trình xử lý công việc của Cục. 2. Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Cục trong việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; quy chế, quy trình công việc của Cục. 3. Tổng hợp, thống kê, báo cáo hoạt động về lĩnh vực nghiệp vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục trong toàn ngành. 4. Tiếp nhận mẫu và hồ sơ, lưu mẫu, hủy mẫu hàng hóa theo quy định của pháp luật. 5. Quản lý thư viện tài liệu, kho hóa chất, kho lưu mẫu. 6. Thực hiện công tác tài vụ cấp 3 và tổ chức thực hiện bộ máy kế toán tập trung tại Cục đối với các đơn vị trực thuộc Cục. 7. Thực hiện công tác tài chính, tài sản theo phân cấp; bảo dưỡng, hiệu chuẩn, sửa chữa trang thiết bị, tài sản; quản lý, kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, tài sản của Cục. 8. Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ của Cục. 9. Tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, chính sách cán bộ, công chức, người lao động của Cục. 10. Quản lý công chức, người lao động, tài sản, tài liệu của Cục và Phòng theo quy định. 11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
208,252
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ ... 2. Xử lý đối với trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ: a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời, lập biên bản về việc người tạm giữ bị chết và thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của người chết biết; gia đình người chết có trách nhiệm mai táng người chết; b) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình, thân nhân thì việc mai táng do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết việc mai táng; kinh phí mai táng trong trường hợp này do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật; c) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết là người nước ngoài thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người chết có quốc tịch để phối hợp giải quyết. ...
63,242
"1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính."
76,579
"Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ .... 2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này; b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định; c) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định; d) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 Điều này; đ) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này; e) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định; g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn; h) Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm d khoản 7 Điều này; i) Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư; k) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe. ..."
226,200
Tài sản di chuyển ... 2. Người nước ngoài chuyển tài sản di chuyển ra khỏi Việt Nam, khi làm thủ tục hải quan phải nộp: a) Tờ khai hải quan: 02 bản chính; b) Văn bản chứng minh hết thời gian làm việc: 01 bản chụp; c) Tờ khai hải quan nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đối với tài sản di chuyển là xe ô tô, xe gắn máy hoặc chứng từ thay đổi mục đích sử dụng và chứng từ nộp thuế đối với hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế: 01 bản chụp. ...
61,862
Thử việc và thời gian thử việc ... 4. Kết thúc thời gian thử việc a) Kết thúc thời gian thử việc, đơn vị sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động; Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì đơn vị sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc; Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc; b) Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
54,272
Thủ tục đăng ký hiến xác 1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến xác với cơ sở y tế. 2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến xác, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại Điều 23 của Luật này. 3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây: a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác; b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; c) Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến. 4. Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến. 5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến xác; việc tư vấn cho người hiến xác.
195,870
Hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận 1. Hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là tổ chức quản trị, đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan. ...
86,968
Vị trí và chức năng 1. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường (sau đây gọi tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành tài nguyên và môi trường; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực; cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực, cấp chứng chỉ hành nghề liên quan tới lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. 2. Trường là đơn vị dự toán cấp III, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
88,012
Nhiệm vụ và quyền hạn Các Đội Kiểm soát chống buôn lậu ma túy có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Tham gia xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, tiền chất qua biên giới. 2. Tham gia xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch, quy trình, quy chế về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, tiền chất qua biên giới. 3. Thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn công khai và bí mật, trong và ngoài nước liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, tiền chất qua biên giới. 4. Tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, tiền chất qua biên giới. 5. Thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền; phối hợp đề xuất khởi tố, điều tra theo trình tự thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. 6. Tổng hợp, phân tích, dự báo, cảnh báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách, quản lý điều hành và chỉ đạo nghiệp vụ về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, tiền chất qua biên giới; cung cấp, chuyển giao thông tin cho các tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật và phân công của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; 7. Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, phân tích, tổng hợp, đánh giá hoạt động tại các đơn vị hải quan các cấp trong việc thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy, tiền chất qua biên giới theo địa bàn được phân công; đề xuất các biện pháp quản lý để Cục trưởng báo cáo Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát trên hệ thống dữ liệu tập trung đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định. 8. Tổng hợp, thống kê, báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác của Đội. 9. Tham gia đề xuất việc bố trí công chức và trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, chó nghiệp vụ. 10. Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, tiền chất qua biên giới. 11. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách văn bản pháp luật, quy trình, quy chế nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao. 12. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, cải cách hiện đại hóa và hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. 13. Được trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và sử dụng kinh phí nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo quy định. 14. Quản lý công chức, người lao động, tài sản, tài liệu, trang thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ của Đội theo quy định. 15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
68,780
"1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: ... b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam; ... 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam; .... 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên; … 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm."
21,686
"Điều 3. Tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu 1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng tiền lương như sau: a) Được hưởng nguyên tiền lương đang được hưởng (bao gồm mức lương, phụ cấp lương nếu có) do cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên chi trả; b) Được hưởng khoản tiền bù chênh lệch trong trường hợp mức tiền lương quy định tại điểm a khoản 1 Điều này tính bình quân theo số ngày làm việc bình thường trong tháng thấp hơn so với mức tiền lương quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Mức tiền lương tính bình quân theo số ngày làm việc bình thường được xác định bằng tiền lương của tháng trước liền kề trước khi huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập tập huấn, thi đấu chia cho 26 ngày. 2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng tiền lương theo ngày thực tế tập huấn, thi đấu như sau: a) Huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia: 505.000 đồng/người/ngày; b) Huấn luyện viên đội tuyển quốc gia: 375.000 đồng/người/ngày; c) Huấn luyện viên trưởng đội tuyển trẻ quốc gia: 375.000 đồng/người/ngày; d) Huấn luyện viên đội tuyển trẻ quốc gia: 270.000 đồng/người/ngày; đ) Huấn luyện viên đội tuyển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 215.000 đồng/người/ngày; e) Huấn luyện viên đội tuyển trẻ ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 180.000 đồng/người/ngày; g) Huấn luyện viên đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 180.000 đồng/người/ngày. 3. Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng tiền lương theo ngày thực tế tập huấn, thi đấu như sau: a) Vận động viên đội tuyển quốc gia: 270.000 đồng/người/ngày; b) Vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia: 215.000 đồng/người/ngày; c) Vận động viên đội tuyển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 180.000 đồng/người/ngày. 4. Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng tiền hỗ trợ theo ngày thực tế tập huấn, thi đấu như sau: a) Vận động viên đội tuyển trẻ ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 75.000 đồng/người/ngày; b) Vận động viên đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 55.000 đồng/người/ngày. 5. Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được hưởng thêm khoản tiền hỗ trợ cho những ngày thực tế tập huấn, thi đấu vượt quá 26 ngày trong tháng. Khoản tiền hỗ trợ được xác định bằng mức tiền trả theo ngày quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này nhân với 200%."
65,643
Thiết kế kiến trúc 1. Chủ đầu tư công trình kiến trúc có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc. 2. Thiết kế kiến trúc phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Thiết kế kiến trúc phải tích hợp giải pháp kiến trúc với quy hoạch; phải xem xét toàn diện các yêu cầu về kinh tế - xã hội, công năng, kỹ thuật, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bản sắc văn hóa dân tộc và các yêu cầu khác đối với công trình; bảo đảm người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dễ dàng tiếp cận sử dụng; bảo đảm bình đẳng giới. 4. Hồ sơ thiết kế kiến trúc được sử dụng làm cơ sở cho thiết kế xây dựng sau khi được chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu. 5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết hồ sơ thiết kế kiến trúc.
166,162
Hình thức hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt 2. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải được đăng ký và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chấp thuận cho áp dụng theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 3. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải tuân thủ theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
129,607
Chế độ thăm gặp của học sinh, trại viên ... 2. Người đến thăm gặp học sinh, trại viên phải chấp hành quy định của pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng, nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, nội quy nhà thăm gặp; thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. 3. Trình tự thăm gặp học sinh, trại viên a) Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp theo quy định; b) Vào Sổ theo dõi thăm gặp báo cáo Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc duyệt, ký trước khi giải quyết cho thăm gặp; c) Quản lý, giám sát học sinh, trại viên trong thời gian tổ chức thăm gặp và ký vào Sổ xuất nhập học sinh, trại viên; kiểm soát tiền, quà do thân nhân gửi cho học sinh, trại viên; kiểm soát đồ vật, tư trang khi trại viên thăm gặp tại phòng riêng, những đồ vật, tư trang không được mang vào phòng riêng yêu cầu kê khai, ký xác nhận và gửi ở tủ nhà thăm gặp; d) Cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi thăm gặp và gửi tiền lưu ký cho học sinh, trại viên (nếu có).
180,455
Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp 1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau: ... g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả đánh giá ngoài của đoàn đánh giá ngoài nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. ... 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, đ, e và g khoản 1 Điều này; ... 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: ... b) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về kết quả kiểm định, nội dung hồ sơ đánh giá ngoài, kết quả đánh giá ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này; ...
62,307
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ... 3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng; b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân; c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức; d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân. ...
126,124
Tiếp nhận, quản lý hồ sơ khen thưởng 1. Cơ quan làm công tác Thi đua - Khen thưởng của Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và thực hiện bàn giao hồ sơ khen thưởng cho Văn phòng Thanh tra Chính phủ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. 2. Các cơ quan, đơn vị trong ngành Thanh tra có trách nhiệm tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng của cá nhân, tập thể thuộc cơ quan, đơn vị quản lý. Các quyết định về thi đua, khen thưởng của đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ phải gửi cho Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. 3. Hồ sơ thi đua, khen thưởng được lưu trữ trên giấy và lưu trữ điện tử theo quy định.
66,169
"Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế. ... 5. Ký kết là hành vi do người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện, bao gồm ký, thông qua thỏa thuận quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành thỏa thuận quốc tế."
60,444
Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường 1. Nhà tạo lập thị trường có các quyền lợi sau: a) Là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành, mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu; b) Được ưu tiên lựa chọn làm tổ chức bảo lãnh chính đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái xây dựng Tổ quốc theo phương thức bảo lãnh; c) Được tham gia trao đổi định kỳ về công tác phát hành và định hướng chính sách phát triển thị trường trái phiếu trong từng thời kỳ với Bộ Tài chính; d) Được Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này; đ) Được ưu tiên tham gia các phiên thỏa thuận mua lại hoặc thỏa thuận hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính. 2. Nhà tạo lập thị trường có các nghĩa vụ sau: a) Tham gia dự thầu tại các phiên đấu thầu phát hành công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ; b) Hàng năm tham gia mua (mua cho mình hoặc cho khách hàng) công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và tham gia giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ; c) Thực hiện nghĩa vụ cam kết chắc chắn chào giá mua, chào giá bán hàng ngày đối với các công cụ nợ chuẩn theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ. d) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua công cụ nợ của Chính phủ; đ) Thực hiện chế độ báo cáo năm và báo cáo định kỳ 6 tháng theo Mẫu số 03 và Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
115,845
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây: 1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; 2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này; 3. Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm; 4. Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe; 5. Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
127,431
“Điều 82. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh [...] 3. Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. [...]”. 
119,906
Các cuộc họp, hội nghị ... 3. Các cuộc họp, hội nghị do Tổng cục trưởng hoặc Phó Tổng cục trưởng chủ trì, gồm: ... g) Các hình thức tổ chức Hội nghị có thể bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức trực tuyến đối với các Hội nghị chuyên đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước của Tổng cục liên quan nhiều tới địa phương. h) Các cuộc họp khác: Ngoài các cuộc họp, Hội nghị nêu trên, còn có các cuộc họp, buổi làm việc với lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo các cơ quan ở địa phương; họp, làm việc với các địa phương và các đơn vị trong ngành tại địa phương, cơ sở; họp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Tổng cục; các cuộc họp khác để giải quyết công việc của Tổng cục. Thành phần, nội dung, phân công chuẩn bị cuộc họp do Văn phòng Tổng cục đề xuất, trình lãnh đạo Tổng cục quyết định. i) Các cuộc họp do Lãnh đạo Tổng cục chủ trì phải có đại diện của Văn phòng Tổng cục tham gia ...
95,117
Ghi nhãn nguồn Vỏ bọc và bộ nguồn phải được ghi nhãn bền chắc và dễ đọc với những thông tin theo thứ tự ưu tiên sau đây: a) chữ "phóng xạ" nếu không in được dấu hiệu “phóng xạ” ( xem ISO 361); b) tên gọi hoặc biểu trưng của nhà sản xuất; c) số seri; d) số khối và ký hiệu hóa học của hạt nhân phóng xạ; e) nguyên tố dùng làm bia đối với nguồn nơtron. Việc ghi nhãn vỏ bọc phải được thực hiện trước khi nguồn kín được thử nghiệm. ...
136,123
Phân loại cơ sở đào tạo Cơ sở đào tạo được chia thành bốn loại, gồm: 1. Cơ sở đào tạo loại 1: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp các loại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa. 2. Cơ sở đào tạo loại 2: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn từ hạng nhì trở xuống, chứng chỉ chuyên môn. 3. Cơ sở đào tạo loại 3: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn từ hạng ba trở xuống, chứng chỉ chuyên môn. 4. Cơ sở đào tạo loại 4: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư, chứng chỉ nghiệp vụ.
61,944
"Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. 2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. 3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau 1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. 2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau: a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. 3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày."
59,606
“Điều 244. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu 1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. 2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.”
64,576
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;"
62,485
"Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ 1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. 2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết; c) Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;"
64,643
Đình chỉ hoạt động và chuyển đổi trường phổ thông dân tộc bán trú 1. Trường phổ thông dân tộc bán trú không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 74 của Nghị định này thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục. 2. Trường phổ thông dân tộc bán trú không bảo đảm tỷ lệ học sinh dân tộc và tỷ lệ học sinh bán trú theo quy định trong 03 năm liền thì chuyển thành trường phổ thông công lập. 3. Trình tự thực hiện: a) Trường phổ thông dân tộc bán trú gửi tờ trình đề nghị cho phép chuyển đổi đến Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong tờ trình cần nêu rõ phương án sử dụng cơ sở vật chất của trường, chế độ chính sách đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên sau khi trường chuyển đổi; b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện thẩm định và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chuyển đổi trường phổ thông dân tộc bán trú thành trường phổ thông công lập.
64,644
Sáp nhập, chia, tách, giải thể; đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường phổ thông dân tộc bán trú ... 2. Người có thẩm quyền cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú. ...
34,795
"Điều 18. Phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới 1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. 2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được đóng mới, hoán cải chỉ được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi đã được duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Chính phủ quy định loại phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy. 3. Phương tiện giao thông cơ giới của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam. 4. Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện."
172,002
Miễn lệ phí trước bạ Miễn lệ phí trước bạ thực hiện theo Điều 10 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau: ... 7. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ được chia hay góp do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được miễn nộp lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 18 Điều 10 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP. Trường hợp đổi tên đồng thời đổi chủ sở hữu tài sản, tài sản phải đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền thì chủ tài sản phải nộp lệ phí trước bạ, bao gồm: a) Đổi tên đồng thời thay đổi toàn bộ cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần có cổ đông sáng lập) hoặc toàn bộ cổ đông sở hữu vốn điều lệ lần đầu (đối với công ty cổ phần không có cổ đông sáng lập) hoặc toàn bộ thành viên công ty (đối với loại hình doanh nghiệp khác) hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với trường hợp bán doanh nghiệp theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp). b) Đổi tên và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp quy định tại: điểm c khoản 2 Điều 202 (Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức bán toàn bộ vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác); điểm b khoản 1 Điều 203 (Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty); điểm c khoản 1 Điều 204 (Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo phương thức chuyển nhượng toàn bộ cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn); Điều 205 của Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân đã là chủ doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi làm chủ.
108,797
Nguyên tắc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính Ngoài những nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định số 20/2016/NĐ-CP ngày 30/3/2016 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết tắt là Nghị định số 20/2016/NĐ-CP), quá trình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 1. Việc cập nhật thông tin vào và cung cấp thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. 2. Việc cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thông qua phương tiện điện tử được thực hiện bằng tài khoản truy nhập do cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cấp.
16,318
"Điều 29. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; b) Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định. 4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định. 5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định; b) Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định. 6. Các hành vi vi phạm về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đã được quy định tại Điều 23, 25 Nghị định này thì không áp dụng Điều này khi xử phạt vi phạm hành chính. 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều này."
66,073
Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký hoặc lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện tổ chức khám chữa bệnh ban đầu theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và đủ điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 3. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào 15 ngày đầu của mỗi quý. 4. Khi có nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế đến cơ sở đã đăng ký để khám bệnh, chữa bệnh. Nếu vượt quá khả năng thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác phù hợp với tình trang bệnh của người bệnh để điều trị.
66,078
"Điều 16. Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí 1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống; b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền." 2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 3. Đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí."
178,620
Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu 1. Việc lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua thuốc phải thực hiện theo quy định tại Luật đấu thầu, các văn bản quy định chi tiết thi hành và quy định sau đây: a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị, gói thầu thuốc generic và gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo mẫu hồ sơ mời thầu mua thuốc áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ quy định tại Phụ lục 7 hoặc mẫu hồ sơ mời thầu mua thuốc áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này. b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gói thầu vị thuốc cổ truyền và gói thầu dược liệu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế.
103,115
"Điều 27. Biệt phái viên chức 1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách; b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. 2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. ..."
177,093
Phần I. ... 3. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các Ngành, có độ ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III. ... II. TỔ CHỨC: 1. Các phòng chức năng: 1. Phòng Kế hoạch tổng hợp 2. Phòng Y tá (điều dưỡng) 3. Phòng Vật tư thiết bị y tế 4. Phòng Tổ chức cán bộ 5. Phòng Hành chính quản trị 6. Phòng Tài chính kế toán 2. Các khoa: 1. Khoa Khám bệnh 2. Khoa Hồi sức cấp cứu 3. Khoa Nội tổng hợp 4. Khoa Nội tim mạch – Lão học 5. Khoa Truyền nhiễm 6. Khoa Lao 7. Khoa Da liễu 8. Khoa Thần kinh 9. Khoa tâm thần 10. Khoa Y học Cổ truyền 11. Khoa Nhi 12. Khoa Ngoại tổng hợp 13. Khoa Phẩu thuật – gây mê hồi sức 14. Khoa Phụ sản 15. Khoa Tai – mũi – họng 16. Khoa Răng – hàm – mặt 17. Khoa Mắt 18. Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng 19. Khoa Ung bướu (điều trị tia xạ) 20. Khoa Huyết học truyền máu 21. Khoa Hóa sinh 22. Khoa Vi sinh 23. Khoa Chẩn đoán hình ảnh 24. Khoa Thăm dò chức năng 25. Khoa Nội soi 26. Khoa Giải phẫu bệnh 27. Khoa Chống nhiễm khuẩn 28. Khoa Dược 29. Khoa Dinh dưỡng
189,251
Quy định về việc lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm ... 5. Khi thực hiện lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu do người chủ trì Hội nghị đề xuất và phải được Hội nghị thông qua (theo phương thức giơ tay biểu quyết). 6. Tỷ lệ phiếu giới thiệu bổ nhiệm, phiếu tín nhiệm đồng ý bổ nhiệm được tính như sau; số phiếu đồng ý/số phiếu do Ban Kiểm phiếu phát ra. 7. Cách xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ: a) Phiếu hợp lệ là phiếu có đủ các điều kiện: do Ban Kiểm phiếu phát ra; có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; được đánh dấu vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý đối với một người hoặc không đánh dấu vào ô nào nhưng ghi thêm người khác hoặc để phiếu trắng. b) Phiếu không hợp lệ là phiếu thuộc một hoặc các trường hợp: không do Ban Kiểm phiếu phát ra; số lượng đồng ý và giới thiệu thêm nhiều hơn số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý (trường hợp phiếu lấy ý kiến có từ 02 người trở lên nếu đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với người nào thì chỉ tính phiếu không hợp lệ đối với người đó). Trừ trường hợp phiếu không hợp lệ do không phải Ban Kiểm phiếu phát ra, các trường hợp Phiếu không hợp lệ khác xác định là phiếu không đồng ý. c) Phiếu trắng là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách lấy phiếu. Phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý. 8. Phiếu sau khi lấy ý kiến được niêm phong, lưu giữ theo chế độ tài liệu mật tại đơn vị tham mưu công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm trước khi được lưu trữ theo quy định.
64,295
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN TẠI CẤP HUYỆN ... C. LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ... 2. Thủ tục: Đăng ký sang tên xe trong cùng điểm đăng ký Công an cấp huyện ... - Thời hạn giải quyết: Đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số hoặc khác hệ biển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định); cấp giấy chứng nhận đăng ký xe thì thời hạn hoàn thành thủ tục không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. ...
67,234
Phân loại cán bộ tham gia Đoàn thanh tra Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ tham gia Đoàn thanh tra được phân loại theo 1 trong 4 mức sau: 1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là những người: Hoàn thành 100% khối lượng, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao; có đề xuất, kiến nghị được ghi nhận trong Kết luận thanh tra hoặc có đề xuất, kiến nghị sửa đổi về cơ chế, chính sách được chấp thuận; không vi phạm các quy định nêu tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 19 Quy chế này. 2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ là những người: Hoàn thành 100% khối lượng, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao; không vi phạm các quy định nêu tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 19 Quy chế này. 3. Hoàn thành nhiệm vụ là những người: Hoàn thành trên 70% khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc được giao; không vi phạm các quy định nêu tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 19 Quy chế này. 4. Chưa hoàn thành nhiệm vụ là những người: Hoàn thành dưới 70% khối lượng, chất lượng công việc được giao hoặc vi phạm một trong các quy định nêu tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 19 Quy chế này.
82,474
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Công nghệ thông tin ... 2. Nhiệm vụ và quyền hạn: ... g) Quản lý, cài đặt, hướng dẫn sử dụng chữ ký số trong phạm vi Bảo hiểm xã hội tỉnh. Quản lý, triển khai, phân quyền truy cập các tài khoản ứng dụng, phần mềm, dịch vụ và cơ sở dữ liệu của Ngành theo chỉ đạo của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh. Quản lý, giám sát, vận hành mạng LAN, WAN, kết nối Internet các đơn vị trực thuộc. Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý ứng cứu sự cố trong trường hợp sự cố an toàn thông tin xảy ra tại tỉnh và theo sự điều phối của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin của Ngành. ...
78,346
Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê được quy định như sau: 1. Trong thời hạn thuê, bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá cho thuê đã có vào thời điểm hàng hóa được giao cho bên thuê, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; 2. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm giao kết hợp đồng mà bên thuê đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó; 3. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết của hàng hoá được phát hiện sau khi bên thuê chấp nhận hàng hoá cho thuê mà khiếm khuyết đó có thể được bên thuê phát hiện nếu thực hiện việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa; 4. Bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó xuất phát từ việc bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của mình.
98,222
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế tài nguyên 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 10 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 61/2020/QH14 như sau: Thay thế cụm từ “Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.” bằng cụm từ “Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động dầu khí từ 25% đến 50% phù hợp với từng hợp đồng dầu khí; thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.”. ...
193,728
Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học 1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học. 2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
65,388
Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế về việc cho thuê doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; b) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi có thay đổi thông tin về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức, công ty; c) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thông báo về việc cho thuê doanh nghiệp tư nhân đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Buộc thông báo khi có thay đổi thông tin về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức, công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; c) Buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
112,079
Chứng chỉ bảo hiểm Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau: 1. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp: a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ; b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ; c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe. 2. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp: a) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ; b) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ; c) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.
159,145
Chứng chỉ bảo hiểm Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau: 1. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp: a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ; b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ; c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe. 2. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp: a) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ; b) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ; c) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe. 3. Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 được tiếp tục sử dụng như sau: a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
116,759
Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp ... 3. Số lượng thành viên của Hội đồng kiểm định là số lẻ và có ít nhất 9 (chín) thành viên. 4. Thành phần của Hội đồng kiểm định bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các ủy viên, trong đó: a) Chủ tịch: Là người trực tiếp phụ trách hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tổ chức kiểm định; b) Thư ký: Là người làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở lên cho tổ chức kiểm định; c) Ủy viên: Là người có uy tín, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, đã được đào tạo về hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp hoặc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đại diện người sử dụng lao động hoặc đại diện của tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; ...
191,829
BỆNH SÂU RĂNG (Tooth Decay/ Dental caries ) ... IV. ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc - Đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm thì cung cấp các yếu tố nhằm tăng cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi các tổn thương. - Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn, bảo vệ tủy và hàn kín phục hồi mô cứng bằng các loại vật liệu thích hợp. 2. Điều trị ... b. Tổn thương đã hình thành lỗ sâu - Hàn kín lỗ sâu phục hồi mô cứng + Lấy ngà mủn. + Sửa soạn thành lỗ sâu. + Sửa soạn đáy lỗ sâu. + Làm sạch lỗ sâu. + Hàn lót che phủ bảo vệ tủy. + Hàn kín phục hồi mô cứng: chọn vật liệu và mầu sắc vật liệu. + Hoàn thiện. - Hướng dẫn kiểm soát mảng bám răng đề phòng sâu tái phát ở vùng ranh giới. - Hẹn kiểm tra định kỳ.
70,257
Quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch công ty 1. Quyền hạn a) Chủ tịch Công ty là đại diện Chủ sở hữu (đại diện của đại diện Chủ sở hữu) tại Công ty TNHH MTV công đoàn; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. b) Quyết định phương án kinh doanh và đầu tư của Công ty theo kế hoạch đã được phê duyệt. c) Ban hành nội quy, quy chế của Công ty. d) Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của Công ty (trừ cơ cấu tổ chức và các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu). đ) Phê duyệt kế hoạch sử dụng lao động hàng năm của Công ty sau khi Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) cho ý kiến. e) Quyết định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể đối với các công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định việc góp vốn, điều chỉnh tỷ lệ góp vốn của công ty tại các doanh nghiệp thành viên và các doanh nghiệp khác sau khi được chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chấp thuận. g) Phê duyệt điều lệ, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty con là Công ty TNHH MTV công đoàn; quyết định mục tiêu chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành nghề kinh doanh của công ty con sau khi được Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chấp thuận; phê duyệt báo cáo tài chính và các quyền hạn khác được ghi trong Điều lệ công ty và công ty con. h) Quyết định cử người đại diện phần vốn của công ty ở doanh nghiệp khác. i) Đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, tiền lương, tiền thưởng, kỷ luật Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty. k) Quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê, mua bán, thanh lý tài sản... có giá trị đến 20% vốn Điều lệ của Công ty (nhưng tối đa không quá 1 tỷ đồng). l) Xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng của Người quản lý công ty, kế hoạch sử dụng lao động báo cáo Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) phê duyệt. m) Các quyền khác được ghi trong Điều lệ công ty không trái với quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
201,051
Tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân 1. Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan giải cứu, tiếp nhận nạn nhân thuộc Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển chịu trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân. 2. Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này khi tiếp nhận nạn nhân phải thực hiện ngay việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở; thông báo cho nạn nhân về chế độ chính sách hỗ trợ và làm thủ tục cho nạn nhân trở về nơi cư trú; tư vấn cho nạn nhân biết loại phương tiện mà họ sử dụng, quãng đường và thời gian đi đường; báo tin cho gia đình, người thân trước khi đưa nạn nhân trở về. 3. Trường hợp nạn nhân cần có sự hỗ trợ, hoặc chưa có đầy đủ các thông tin để đưa trở về nơi cư trú thì cơ quan tiếp nhận làm các thủ tục đưa nạn nhân tới các cơ sở bảo trợ xã hội, hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân nơi tiếp nhận để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
62,130
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. ... 10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: ... c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
31

Collection including Turbo-AI/data-corpus_dev