name
stringlengths
3
56
description
stringlengths
182
4.09k
causes
stringlengths
14
6.35k
symptoms
stringlengths
14
4.99k
contagion
stringlengths
3
2.48k
risk_subjects
stringlengths
0
3.4k
prevention
stringlengths
0
3.21k
diagnosis
stringlengths
14
3.77k
treatment
stringlengths
14
7.18k
Hội chứng Noonan
Hội chứng Noonan là gì ? Hội chứng Noonan là một loại rối loạn di truyền xảy ra từ khi mới sinh. Rối loạn di truyền này làm cản trở sự phát triển bình thường ở các bộ phận trên cơ thể con người. Tùy vào tình trạng bệnh và thể chất của mỗi người bệnh mà hội chứng Noonan sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Những triệu chứng biểu hiện của bệnh liên quan đến các dị tật về tim, vóc dáng bị thấp bé hay bất thường khuôn mặt và các bộ phận khác của cơ thể.
Nguyên nhân của hội chứng Noonan được cho là một loại đột biến di truyền xảy ra ở nhiều gen. Những đột biến gen này khiến protein được sản xuất liên tục, từ đó làm quá trình phát triển và phân chia của tế bào xuất hiện những bất thường. Những loại đột biến có thể xảy ra đối với hội chứng Noonan là: Đột biến di truyền, thừa kế từ cha mẹ: loại này chiếm 50% trong số những người mắc bệnh. Khi cha hoặc mẹ mắc phải hội chứng Noonan hoặc mang gen bất thường về di truyền có thể có hoặc không có dấu hiệu rõ ràng của hội chứng Noonan thì con sẽ có khả năng mắc bệnh. Đột biến ngẫu nhiên: xảy ra ngẫu nhiên mà không có yếu tố di truyền tác động.
Triệu chứng của những người mắc phải hội chứng Noonan rất đa dạng, thay đổi với từng ca bệnh, có thể nhẹ, vừa hoặc nặng. Triệu chứng của bệnh bao gồm: Những bất thường trên khuôn mặt đặc trưng và có giá trị cao trong chẩn đoán như: Đôi mắt mở rộng hơn so với bình thường. Giọt mí mắt. Mắt hơi chéo. Mắt lác trong. Nhợt nhạt. Đầu to. Trán rộng. Mũi ngắn, rộng. Khuôn mặt thường rũ xuống. Một hàm nhỏ. Cổ ngắn. Có da thừa trên cổ. Tai thấp, quay về phía sau đầu. Những bất thường về tăng trưởng và phát triển: Vóc dáng người thấp bé. Mức hormone tăng trưởng thấp. Đi qua tuổi dậy thì vài năm so với bình thường. Không tăng trưởng bình thường trong độ tuổi dậy thì. Dấu chứng khuyết tật tim: Những người mắc phải hội chứng Noonan thường bị bệnh tim bẩm sinh. Có thể bị chứng hẹp phổi Bệnh cơ tim phì đại: các cơ tim phì đại gây áp lực cho quả tim. Nhịp tim không đều. Một số triệu chứng khác: Các vấn đề chảy máu, bầm tím bất thường. Bất thường ở lồng ngực. Những vấn đề thính giác do bất thường cấu trúc hoặc tổn thương thần kinh. Khuyết tật về trí tuệ nhẹ. Ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, có thể nôn mửa sau khi ăn. Vấn đề bất thường về cảm xúc. Giảm sức mạnh về cơ bắp, trở nên vụng về hơn so với người cùng độ tuổi. Đối với nam giới, có thể có triệu chứng tinh hoàn không xuống bìu hay còn gọi là tinh hoàn ẩn.
Hội chứng Noonan là bệnh lý không lây truyền.
Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc phải hội chứng Noonan là: Tiền sử gia đình có cha hoặc mẹ mang gen hội chứng Noonan thì đứa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh này chiếm tỉ lệ 50%.
Vì hội chứng Noonan là một rối loạn di truyền, xảy ra ngẫu nhiên nên vẫn chưa tìm ra phương pháp nào để ngăn chặn tình trạng phát triển của bệnh. Đối với những gia đình có tiền sử có thành viên mang gen của hội chứng Noonan, cần được các bác sĩ tư vấn di truyền trước khi quyết định sinh con.
Để chẩn đoán chính xác hội chứng Noonan, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám và quan sát những dấu hiệu đặc trưng và quan trọng trên lâm sàng. Tuy nhiên, những biểu hiện này đôi khi không rõ ràng và phải đến lúc trưởng thành và sau sinh con thì mới bộc lộ triệu chứng rõ ràng. Cận lâm sàng có thể hỗ trợ chẩn đoán là phương pháp thử nghiệm di truyền phân tử. Đối với những bệnh nhân mắc phải hội chứng Noonan có bất thường tim mạch, cần đưa bệnh nhân gặp bác sĩ tim mạch để đánh giá tình trạng bệnh.
Vì hội chứng Noonan có nguồn gốc là một khuyết tật di truyền nên vẫn chưa có cách nào để sửa chữa sai lệch của bộ gen gây bệnh. Điều trị hội chứng Noonan sẽ nhắm đến mục tiêu hạn chế nhiều nhất ảnh hưởng của bệnh lên các bộ phận của cơ thể, sẽ tiến hành điều trị triệu chứng và biến chứng cho những bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc bệnh. Bệnh nhân được điều trị càng sớm, những diễn tiến phức tạp sẽ được đẩy lùi càng nhiều. Các phương pháp điều trị bao gồm: Điều trị những khuyết tật tim: sử dụng phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc tim mạch. Bệnh nhân được tư vấn đánh giá chức năng tim thường xuyên. Nếu bệnh nhân gặp phải vấn đề van tim, phẫu thuật có thể được chỉ định. Quản lý vấn đề tăng trưởng của bệnh nhân: theo dõi thường xuyên cân nặng và chiều cao cho đến tuổi vị thành niên. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được áp dụng liệu pháp hormone tăng trưởng để điều trị cho trường hợp nồng độ hormone tăng trưởng thấp. Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân có thể thông qua các kết quả xét nghiệm máu. Giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập: áp dụng những phương pháp kích thích, vật lý trị liệu, liệu pháp ngôn ngữ, can thiệp giáo dục đặc biệt để giúp trẻ cải thiện tình trạng này. Điều trị những vấn đề về thính giác và thị giác: bệnh nhân được tư vấn khám mắt ít nhất mỗi hai năm. Những vấn đề về mắt được điều trị chủ yếu bằng kính mắt hoặc phẫu thuật đối với trường hợp đục thủy tinh thể. Đối với thính giác, tầm soát thính giác được thực hiện trên bệnh nhân hàng năm trong độ tuổi trước vị thành niên của trẻ. Có thể sử dụng thiết bị trợ thính cho những tình trạng này. Điều trị tình trạng chảy máu, bầm tím bất thường: tránh dùng aspirin, những sản phẩm chứa aspirin cho những trường hợp này. Bệnh nhân được chỉ định dùng các thuốc giúp đông máu để hạn chế tình trạng này. Những vấn đề về bạch huyết có thể không cần điều trị hoặc có những biện pháp thích hợp cho những hướng xảy ra khác nhau của hiện tượng này. Điều trị các bất thường ở bộ phận sinh dục: nếu có hiện tượng tinh hoàn của trẻ lạc chỗ, tức là cả hai tinh hoàn không di chuyển vào vị trí thích hợp trong những tháng đầu, chỉ định phẫu thuật sẽ được thực hiện trên bệnh nhân. Ngoài ra, những đánh giá khác cũng như những sự theo dõi chăm sóc chu đáo được đưa ra cho từng ca bệnh khác nhau, ví dụ như: chỉ định chăm sóc răng miệng thường xuyên. Xem thêm: Hội chứng siêu nữ (hội chứng 3X): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Hội chứng XYY: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Down: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Hội chứng đầu cổ
Hội chứng đầu cổ có nguồn gốc từ cột sống cổ nhưng lại có biểu hiện đa dạng, xảy ra do động mạch sống và gia cảm cổ sau đã bị chèn đẩy ở khu vực cột sống cổ bởi nhiều yếu tố như: trượt đốt sống, lệch trục cột sống, hẹp ống động mạch đốt sống do chồi xương ra phía bên của mỏm móc đốt sống C4-C7.   Đau cổ hay còn gọi là sái cổ, đây là tình trạng cảm thấy khó chịu hoặc đau ở vùng cổ hay khu vực quanh vùng cổ. Trình trạng đau cổ xảy ra khi các đốt sống, đĩa đệm nằm giữa các đốt sống và mô mềm ví dụ như cơ, gân cơ và dây chằng bị chấn thương. Đau cổ (sái cổ) là hiện tượng khá phổ biến nhưng thường không để lại biến chứng gì.
Những nguyên nhân gây nên hội chứng đầu cổ bao gồm: Thường ngày sinh hoạt với tư thế không thoải mái trong thời gian dài. Do tai nạn hoặc ngã gây ra chấn thương nghiêm trọng. Ngủ ở tư thế không thoải mái như: gối đầu quá cao, hay không gối đầu làm cho cổ cúi gập quá hoặc quá ưỡn. Bị căng cơ cổ Viêm xương khớp Viêm khớp dạng thấp Viêm cột sống dính khớp Hẹp cột sống Nhiễm trùng cột sống do viêm tủy xương, hay áp xe tủy xương Các loại ung thư có liên quan đến cột sống. Tiến triển của hội chứng đầu cổ cũng có quá trình: trạng thái bệnh nặng nhất và các giai đoạn lui bệnh cũng như thời gian bệnh ổn định, không đau thường xen kẽ nhau. Ở người cao tuổi, cùng với sự xơ hoá và khoá cứng các đoạn vận động cột sống cổ ngày càng tiến triển, có thể có dấu hiệu hạn chế vận động cột sống cổ, làm cho vận động đầu tới mức tối đa của trường vận động không thực hiện được.  Nếu được dự phòng, chẩn đoán sớm và điều trị đúng phương pháp, thì tiên lượng của bệnh nói chung tốt.
Triệu chứng của hội chứng đầu cổ rất đa dạng, hàng loạt những biểu hiện khác nhau bao gồm: Các rối loạn nhìn, nghe và nuốt Trong số những người mắc hội chứng đầu cổ có khoảng ⅓ bệnh nhân phàn nàn về triệu chứng ù tai. Phần lớn có ảnh hưởng đến thính lực ở một bên tai. Ở hội chứng đầu cổ, ngoài các triệu chứng đau lan ra hốc mắt thì cũng có rối loạn nhìn như ám điểm lấp lánh, nhìn mờ sương, gặp khó khăn trong việc nhìn sang hai bên và các rối loạn nhìn khác cũng xuất hiện kèm theo triệu chứng chóng mặt. Bệnh nhân thường có biểu hiện tự nhiên thấy tối sầm trước mắt trong khoảng thời gian ngắn. Nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời với chẩn đoán chính xác thì các rối loạn nhìn đó đều có thể biến hết và không để lại di chứng lâu dài, trầm trọng. Đau đầu Đau đầu trong hội chứng đầu cổ là căn nguyên cột sống có các đặc điểm như đau đầu thành cơn phụ thuộc vào tư thế vận động của đầu là đặc trưng chủ đạo nhất, có thể đột nhiên xuất hiện và ngày càng trở lên nặng thêm, nhưng biến mất cũng khá nhanh. Vì vậy, nhiều người thường nghĩ bệnh nhân giả bệnh. Triệu chứng kéo dài nhiều ngày nhiều tháng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của người bệnh. Chóng mặt Người bệnh có cảm giác chóng mặt và rối loạn thăng bằng cũng xuất hiện ở một tư thế vận động nhất định của đầu. Khi xoay cột sống cổ, xuất hiện kiểu chóng mặt phần lớn chỉ xuất hiện trong vài giây đến vài phút. Thông thường chỉ quay đầu về một phía nhất định mới gây ra chóng mặt quay và cũng thường hay xảy ra cả ở tư thế quá ưỡn cổ (ngửa cổ quá mức). Phần lớn cơn chóng mặt xảy ra là do cử động đầu quá đột ngột, nhất là khi ngước mắt, ngửa cổ nhìn lên trên một các nhanh chóng. Trường hợp cần thiết, người bệnh phải được chuyên khoa tai-mũi-họng kiểm tra để xác định xem có phải do các rối loạn về tiền đình ốc tai cũng như các rối loạn phối hợp vận động hay không. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não do lồi hay thoát vị đĩa đệm Ngoài các dấu hiệu và triệu chứng trên, có thể người bệnh sẽ gặp những triệu chứng khác, tuy nhiên do tính phổ biến của nó nên đã không được đề cập tới. Vì vậy, khi thấy có các dấu hiệu khác thường cần báo ngay bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và kịp thời.
Hội chứng đầu cổ không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Bất cứ ai cũng có thể mắc hội chứng đầu cổ, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng đầu cổ là những người bao gồm: Nghề văn phòng như điện tử, kế toán,... hay lái xe đường dài do phải ngồi máy tính trong thời gian dài. Những nghề làm việc trên cao: thợ điện, thợ hàn, thợ sơn,... Những kỹ thuật viên trong phòng xét nghiệm phải soi kính hiển vi, xét nghiệm,... cũng là một trong những nghề phải cúi lâu. Học sinh, sinh viên ngồi học, đọc sách không đúng tư thế. Ở những người trẻ tuổi còn có thói quen sử dụng điện thoại quá lâu, không những gây ra các bệnh về thị giác mà còn gây ra tình trạng cúi đầu trong khoảng thời gian dài, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến đầu cổ.  Đây là một số nghề buộc phải sử dụng tư thế cổ bất lợi, vì vậy để phòng ngừa hội chứng đầu cổ không nên sử dụng một tư thế quá lâu, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.  Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu cổ bao gồm: Chấn thương cổ Mắc các bệnh lý vùng cổ Bị các bệnh liên quan đến cột sống như viêm cột sống dính khớp, nhiễm trùng cột sống, hẹp cột sống,... Sai tư thế
Các biện pháp phòng ngừa hội chứng đầu cổ: Chế độ sinh hoạt hợp lý: những người làm việc phải ngồi lâu hoặc ngồi trên xe ô tô đường dài cần ngồi ghế có bản tựa cổ và lưng. Khi nằm, cần có loại gối có độ cao thích hợp với loại hình có thể: không để tư thế cổ gấp cúi hoặc quá ưỡn quá mức. Tập vận động cột sống cổ theo nhiều hướng động tác khác nhau như xoay tròn, ưỡn, quay cổ sang bên và nghiêng cổ về phía khớp vai. Đối với các nghề bắt buộc phải sử dụng tư thế cổ bất lợi như nghề văn phòng (dùng máy tính, điện tử, kế toán…), kỹ thuật viên phòng xét nghiệm làm những việc như soi kính hiển vi, xét nghiệm phải cúi đầu lâu hoặc các nghề làm việc trên cao (thợ hàn, thợ điện, thợ sơn…), hay những người phải lái xe đường dài. Những người này cần có thời gian “nghỉ tích cực”, tức là nghỉ ngơi để tập vận động cột sống cổ và cột sống lưng. Tránh dùng cột sống cổ ở một tư thế không đổi quá lâu. Hạn chế các chấn thương vào cổ và đầu, kể cả những vi chấn thương không mạnh nhưng kéo dài hoặc thường xuyên. Tất cả những điều này đều nhằm mục đích tăng cường quá trình chuyển hoá các chất cơ bản để nuôi dưỡng đĩa đệm cột sống, hạn chế quá trình và tốc độ thoái hóa sinh - cơ học của đĩa đệm và cột sống cổ.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán hội chứng đầu cổ bao gồm:  Chụp MRI để được hình ảnh rõ ràng về các cấu trúc mô mềm ở cổ, ví dụ như cơ, dây chằng bao quanh, dây thần kinh, đĩa đệm. Chụp CT: sử dụng trong trường hợp có nghi ngờ gãy xương. Điện cơ ký (EMG) khi nghi ngờ có áp lực đè lên dây thần kinh gây nên yếu cơ, đau, tê hoặc có cảm giác châm chích ở tay.
Việc điều trị hội chứng đầu cổ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây lên bệnh đau cổ. Tuy nhiên thường điều trị chung bằng các loại thuốc chống viêm không steroid, giảm đau, thư giãn cơ như piroxicam, tilcosil…theo đúng chỉ định của bác sĩ, chống chỉ định và  các tương tác thuốc. Có thể kết hợp sử dụng châm cứu, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ - vai - gáy. Điều trị bệnh theo nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh theo chuyên khoa sau khi đã có chẩn đoán được xác định bằng kết quả khám lâm sàng và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Điều trị triệu chứng chủ yếu của từng loại bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Liệu pháp tâm lý nhằm tránh cho bệnh nhân có những trạng thái lo âu, căng thẳng thần kinh quá mức. Nếu cần thiết chỉ cho sử dụng thuốc trấn tĩnh thần kinh. Những thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể hạn chế tiến triển của bệnh như: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ Tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc sử dụng gối kê cổ cho những cơn đau nặng. Nằm ngủ, làm việc và sinh hoạt đúng tư thế Tập thể dục, đặc biệt các bài tập cổ mỗi ngày Tránh mang vác những vật nặng. Xem thêm: Ứng phó với bệnh đau cổ vai gáy như thế nào? Chữa đau mỏi vai cổ gáy hiệu quả bằng tác động cột sống Đau cổ vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Hội chứng Goodpasture
Hội chứng Goodpasture hay còn gọi là bệnh kháng thể - kháng màng đáy cầu thận là bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn, sản xuất ra kháng thể chống lại collagen trong phổi và thận. Đây là một bệnh tự miễn hiếm gặp và nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đêns các cơ quan khác của cơ thể, sau đó sẽ dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân hội chứng Goodpasture đến nay vẫn chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu có nghĩ rằng di truyền có thể là một trong những nguyên nhân của căn bệnh này.
Triệu chứng của hội chứng Goodpasture xuất hiện chậm chạp, sau đó từ từ ảnh hưởng đến phổi, rồi đến thận. Cũng có một số trường hợp bệnh tiến triển rất nhanh và nguy hiểm. Triệu chứng ban đầu của hội chứng Goodpasture rất mơ hồ, bao gồm: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Buồn nôn, nôn. Khó thở. Da xanh. Khi ảnh hưởng đến phổi, hội chứng Goodpasture có các biểu hiện như: Ho khan. Khó thở nhẹ. Có thể xuất hiện ho ra máu. Thiếu máu do xuất huyết phổi trong thời gian dài. Khi hội chứng Goodpasture ảnh hưởng đến thận, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: Ăn không ngon miệng. Cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Tiểu ra máu. Tiểu có bọt. Cao huyết áp. Phù, sưng chân, bàn tay, bàn chân. Tiểu buốt, tiểu khó. Đau lưng vùng dưới xương sườn.
Hội chứng Goodpasture là một bệnh tự miễn không lây truyền.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng Goodpasture bao gồm: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Những người có độ tuổi trưởng thành từ 20 đến 30 tuổi hoặc những người sau 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh. Người da trắng là đối tượng nguy cơ mắc phải hội chứng Goodpasture nhiều hơn những chủng tộc khác. Tiếp xúc với hóa chất như dung môi hydrocacbon, thuốc diệt cỏ Paraquat. Phơi nhiễm bụi kim loại. Dùng thuốc như cocaine Hút  thuốc lá Nhiễm virus, đặc biệt là virus cúm.
Để ngăn ngừa hội chứng Goodpasture không xảy ra, cần có những biện pháp sau: Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và hợp vệ sinh. Rèn luyện sức khỏe, có thói quen tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không hút thuốc lá. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng như bụi kim loại. Khi phát hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào của cơ thể, cần đi khám ngay để kịp thời phát hiện bệnh.
Để chẩn đoán hội chứng Goodpasture, ngoài những biểu hiện trên lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm các phương pháp cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán chính xác, bao gồm: Xét nghiệm máu: với mục đích tìm sự xuất hiện của kháng thể tấn công của phổi và thận. Xét nghiệm phân tích nước tiểu: sự xuất hiện của protein nước tiểu và những tế bào hồng cầu có thể dẫn đến nghi ngờ về tổn thương thận. Chụp X quang ngực: để đánh giá tổn thương phổi khi có hình ảnh thể hiện tổn thương, xuất huyết phổi. Sinh thiết thận hoặc phổi: để tìm thấy sự đặc trưng của hội chứng Goodpasture.
Nguyên tắc điều trị hội chứng Goodpasture là: Chống kháng thể có hại. Kiểm soát việc tích tụ chất lỏng. Kiểm soát tình trạng tăng huyết áp. Ngăn chặn bệnh phổi và thận. Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc sau: Thuốc ức chế miễn dịch sử dụng bằng đường uống: cyclophosphamide, corticosteroid nhằm giảm sản xuất kháng thể hội chứng Goodpasture. Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng có thể tiếp tục từ 6 đến 12 tháng tùy theo sự đáp ứng của cơ thể người bệnh. Corticoid tiêm tĩnh mạch để sử dụng để kiểm soát chảy máu ở phổi. Những thuốc kiểm soát dịch tụ và tình trạng huyết áp cao. Điều trị hội chứng Goodpasture bằng thủ thuật lọc máu: Mục đích của biện pháp này là loại bỏ kháng thể có hại trong máu. Máu được rút ra với lượng khoảng 300ml. Phần huyết tương được lấy ra nhờ máy ly tâm và thay thế sau đó. Tiếp tục, máu sau khi được loại bỏ kháng thể sẽ trả lại vào cơ thể như ban đầu. Biện pháp này thông thường được duy trì trong khoảng thời gian là 3 đến 6 tháng. Một số bệnh nhân, chiếm khoảng 30% cần phải lọc máu kéo dài. Ngoài ra: Ghép thận cũng được xem xét đối với một số bệnh nhân vì không thể phục hồi những tổn thương thận một cách triệt để. Một số ca bệnh được chỉ định bổ sung oxy hoặc đặt máy thở và truyền máu nếu bệnh nhân thiếu máu nặng. Thay đổi chế độ ăn uống như giảm lượng muối để kiểm soát sưng phù và tăng huyết áp.
Hội chứng Volkmann
Hội chứng Volkmann là tình trạng co rút các chi, phổ biến nhất là ngón tay, cổ tay gây biến dạng kiểu móng vuốt do thiếu máu nuôi dưỡng. Động tác duỗi thụ động của các ngón tay bị giới hạn và gây đau đớn. Bệnh được đặt tên theo vị bác sĩ người Đức Richard von Volkmann (1830-1889) là người đầu tiên mô tả hội chứng Volkmann. Ban đầu, ông cho rằng tổn thương thần kinh là nguyên nhân gây bệnh vì sự co rút cơ xảy ra xuất hiện đồng thời với triệu chứng liệt. Sau các chấn thương như gãy xương, dập nát phần mềm, bỏng, đứt mạch máu, tuần hoàn lưu thông đến bàn tay thường bị giới hạn, không cung cấp đủ oxy nuôi dưỡng cơ bắp, thần kinh và các tế bào mạch máu, dẫn đến co rút ngón, biến dạng bàn tay. Hội chứng Volkmann là một rối loạn không quá phổ biến, tỷ lệ mắc phải chỉ khoảng 0,5% dân số. Tình trạng rối loạn này thường xảy ra ở trẻ em, chiếm đa số là độ tuổi từ 5 đến 8 tuổi. Hội chứng Volkmann cũng có thể xảy ra ở chân.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Volkmann là tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng các khu vực sâu nằm trong khoang gân xương của chi. Đây là khoang kín, có khả năng giãn nở kém và khá chật chội. Bất kỳ một tổn thương nào làm gia tăng áp lực bên trong khoang đều dễ dẫn đến hội chứng chèn ép khoang cấp tính. Máu chảy do chấn thương hoặc các dị dạng mạch máu chảy vào bên trong làm gia tăng thể tích của các tổ chức trong khoang nhưng khoang gân xương không thể giãn nở ra được. Kết quả là áp lực của khoang tăng cao; gây thiếu máu nuôi dưỡng vùng chi. Các nguyên nhân khác của hội chứng Volkmann với cơ chế tương tự có thể là: Phì đại cơ Quá trình tăng sinh u Huyết khối tĩnh mạch Bỏng Albumin máu thấp Động kinh Phẫu thuật Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh có thể do khoang gân cơ bị giảm thể tích và tăng áp lực do các tác động từ bên ngoài như mang nẹp hay bó bột quá chặt.
Sự biến dạng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của chi trên, liên quan đến các cơ gấp khuỷu tay, cơ cánh tay quay. Gấp cổ tay, gấp và dạng ngón cái, cơ duỗi khớp bàn ngón tay và cơ gấp đốt ngón tay. Hội chứng Volkmann có thể được phân loại mức độ nặng dựa theo các triệu chứng lâm sàng như: Mức độ nhẹ: có 2 hoặc 3 ngón tay biến dạng, cảm giác bình thường hoặc giảm nhẹ Mức độ trung bình: co rút tất cả các ngón tay, ngón tay cái hướng vào lòng bàn tay. Người bệnh thường mất cảm giác Mức độ nặng: tất cả các cơ co và duỗi ở cẳng tay đều bị ảnh hưởng. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Volkmann thường đi kèm với biểu hiện của hội chứng chèn ép khoang với 5 đặc điểm:  Đau: Khi thăm khám, bác sĩ thực hiện động tác duỗi các ngón sẽ khiến bệnh nhân cảm giác đau tăng lên.  Nhợt nhạt: chi bị ảnh hưởng thường có màu sắc trắng nhợt, xanh xao Không bắt được mạch: bác sĩ không cảm nhận được mạch đập khi thăm khám ở cẳng tay. Dị cảm: người bệnh có thể có cảm giác kiến bò, tê rần hoặc mất, giảm cảm giác  Liệt: chi tổn thương có thể mất chức năng. Đau là triệu chứng sớm nhất và đáng tin cậy nhất. Vô mạch và liệt là các dấu hiệu muộn hơn, tiên lượng nặng nề hơn.
Hội chứng Volkmann không lây lan từ người bệnh sang người lành khi tiếp xúc với nhau. Đây không phải là một bệnh truyền nhiễm.
Những người có các tổn thương ở chi làm tăng khả năng mắc phải hội chứng Volkmann như sau:  Gãy xương: nhất là nhóm xương ở vùng cẳng tay và cẳng chân. Đây là 2 vị trí dễ xảy ra hội chứng chèn ép khoang. Gãy xương trên lồi củ xương cánh tay là nguyên nhân khá phổ biến. Tổn thương đụng dập phần mềm nhiều Rối loạn đông chảy máu Dị dạng mạch máu bẩm sinh hay mắc phải Bỏng Tập thể dục quá sức Phẫu thuật Tiêm thuốc không đúng chỉ định
Các biện pháp phòng ngừa hội chứng Volkmann cần đạt được mục tiêu bảo đảm lưu thông tuần hoàn sau tổn thương và giảm áp lực trong khoang gân cơ. Một số biện pháp được cho là có hiệu quả như: Tập vận động từ từ sau phẫu thuật Vận dụng các bài tập duỗi thụ động tương ứng với vùng tổn thương Tăng cường sức cơ, nhất là các cơ đối vận Cần xẻ dọc khi bó bột ở vùng cẳng tay, cẳng chân Thực hiện các biện pháp chẩn đoán sớm hội chứng chèn ép khoang để điều trị kịp thời.
Ngoài việc thăm khám lâm sàng, để chẩn đoán chính xác một trường hợp mắc hội chứng Volkmann cần phối hợp các phương tiện cận lâm sàng sau: Đo áp lực khoang: bác sĩ có thể tiến hành đo áp lực bên trong khoang của chi bị tổn thương để xác định hội chứng chèn ép khoang bằng nhiều cách như kim đo áp lực, ống mềm, …  Siêu âm mạch máu: xác định mức độ tưới máu một cách chính xác hơn, giúp phân biệt với bệnh lý khác và tìm các nguyên nhân liên quan tới hệ tuần hoàn.
Tiếp cần ban đầu trong điều trị hội chứng Volkmann cần tuân thủ các nguyên tắc: Tháo bỏ các nẹp chặt hoặc bột bó Điều trị giảm đau là chính yếu trong các trường hợp mãn tính. Điều trị bảo tồn hội chứng Volkmann Vật lý trị liệu và trị liệu nghề nghiệp là các phương pháp thiết yếu để cải thiện tầm vận động của các khớp, giúp người bệnh sớm khôi phục lại chức năng.  Điều trị phẫu thuật hội chứng Volkmann Để ngăn ngừa sự phát triển của hội chứng Volkmann, giải nén bằng rạch da, cân là vấn đề cần được ưu tiên thực hiện, nhất là trong các trường hợp nguy cơ cao. Rạch da và cân thường được tiến hành khi áp lực bên trong khoang lớn hơn 30 mmhg. Khi co rút cơ đã xảy ra, việc lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của hội chứng Volkmann: Mức độ nhẹ: cần phối hợp sử dụng nẹp động, vật lý trị liệu và phẫu thuật kéo dài gân để cải thiện chức năng. Mức độ trung bình: phẫu thuật phân giải thần kinh, nối gân duỗi có thể được thực hiện. Mức độ nặng: cần can thiệp sâu hơn và đặc hiệu hơn. Các mô xơ sẹo cần được loại bỏ để sửa chữa các biến dạng. Phẫu thuật thường mang lại kết quả tốt. Bệnh nhân có thể khôi phục lại đặc điểm giải phẫu và chức năng để quay trở lại cuộc sống bình thường.
Ho gà
Bệnh ho gà thường kéo từ vài tuần đến vài tháng. Với các biểu hiện bệnh cảm lạnh thông thường, kèm theo sổ mũi, ho, sốt nhẹ, sau 1-2 tuần sẽ trở nên nặng hơn. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, bệnh ho gà có thể gây ra triệu chứng khó thở và có thể tử vong. Vậy bệnh ho gà là gì? Bệnh ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn ho gà khi xâm nhập vào bên trong đường hô hấp gây nên.
Tác nhân chính gây bệnh là vi khuẩn truyền nhiễm Bordetella pertussis thuộc giống Bordetella gây bệnh ở người. Vi khuẩn gây bệnh ho gà là dạng trực khuẩn có hai đầu có kích thước nhỏ nhất, không di động và phát triển tốt trong môi trường Bordet-Gengou có thạch máu với những khuẩn lạc điển hình. Vi khuẩn có sức đề kháng rất yếu, dưới tác động của nhiệt độ, ánh sáng trực tiếp hoặc thuốc sát khuẩn thông thường sẽ bị chết.
Bệnh ho gà có những dấu hiệu, triệu chứng như sau: Giai đoạn đầu: thường xuất hiện những cơn ho nhẹ, sau đó ho nhiều hơn kèm hắt hơi, chảy nước mũi và sốt nhẹ. Giai đoạn kịch phát: các cơn ho kéo dài, xuất hiện tự nhiên hoặc do một kích thích nhỏ. Thậm chí có những bệnh nhân bị ho nhiều, đỏ mặt, thở rít như  tiếng rít ở cổ gà khi hít thở, nôn nhiều đờm đặc. Đặc biệt ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường kèm theo những cơn ngừng thở ngắn. Bên cạnh những dấu hiệu trên, trong giai đoạn này, còn kèm theo một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới. Giai đoạn phục hồi: ở giai đoạn này, các cơn ho ngắn lại và số cơn giảm, tình trạng ho có thể tồn tại vài tuần rồi khỏi. Điểm cần lưu ý là đối với trẻ sơ sinh bị mắc bệnh ho gà, thường có các biểu hiện bệnh như: thở hổn hển, nôn ói, khó thở.
Bệnh ho gà lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp với dịch từ niêm mạc mũi, họng của người bệnh. Khả năng lây lan của bệnh rất cao, đặc biệt với trẻ em khi cùng sinh hoạt trong một không gian khép kín như hộ gia đình hay trường học...
Trẻ sơ sinh có thể được coi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ho gà và dễ có những tổn thương bởi các biến chứng của bệnh. Ngoài ra, đối với những người sinh hoạt trong môi trường có bệnh nhân bị ho gà cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Để phòng ngừa bệnh ho gà có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả như sau: Biện pháp tiêm phòng được coi là biện pháp phòng bệnh cao nhất: sử dụng vắc xin ho gà cho trẻ em để tránh bị mắc bệnh. Cách ly với người bị bệnh: khi trong môi trường sinh hoạt có người bị bệnh, cần tránh xa những bệnh nhân đó, thường xuyên đeo khẩu trang khi tiếp xúc, có phương hướng điều trị, kiểm tra cho các thành viên trong gia đình xem có bị lây nhiễm không hoặc người bị ho gà cần phải điều trị dứt điểm. Để hạn chế sự tiến triển của bệnh, có thể kể đến một số biện pháp sau: đảm bảo môi trường sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi, hóa chất; vệ sinh thân thể thường xuyên; cách ly người bị bệnh để tránh lây lan; kịp thời gặp bác sĩ để được thăm khám và sử dụng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ.
Để chẩn đoán bệnh ho gà, có thể kể đến một số biện pháp sau: Trước hết cần chẩn đoán để phân biệt với một số bệnh tương tự như bệnh phó ho gà – một bệnh gần giống bệnh ho gà nhưng nhẹ và hiếm gặp hơn; bệnh viêm VA, viêm amidan mãn tính; bệnh viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm của bệnh ho gà. Xét nghiệm thông qua loại mẫu bệnh phẩm: bằng phương pháp phân lập vi khuẩn trên môi trường nuôi cây chuyên dụng và phản ứng kháng thể huỳnh quang trực tiếp.
Bệnh nhân mắc bệnh ho gà cần được điều trị sớm để có thể diệt vi khuẩn và giảm nguy cơ lây nhiễm. Có các cách điều trị bệnh ho gà như sau: Điều trị đặc hiệu bệnh ho gà bằng erythromycin với liều 50 mg/kg/ngày trong 14 ngày. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi cần nhập viện sớm để theo dõi cơn ho, ngạt thở và ngừng thở ngạt, hút đờm dãi, thở oxy, bù nước và bù dinh dưỡng. Sử dụng amoxycillin hoặc cephalosporin để chống bội nhiễm. Điều trị các biến chứng thần kinh, co giật, chống phù và suy hô hấp. Xem thêm: Bệnh ho gà điều trị ở nhà được không? Hướng dẫn chăm sóc bệnh ho gà ở trẻ em Phân biệt viêm phổi, ho thường với ho gà ở trẻ Bệnh ho gà có thể tự theo dõi ở nhà?
Hẹp đường mật bẩm sinh
Hẹp đường mật bẩm sinh là một bệnh lý của đường mật đặc trưng bởi sự chít hẹp một phần hoặc hoàn toàn tại một hay nhiều vị trí của hệ thống dẫn mật của gan. Đây Là một bệnh lý bắt đầu ở giai đoạn trẻ sơ sinh, tỷ lệ gặp thường thấp. Mật là một chất lỏng tiêu hóa được sản xuất tại gan, sau đó được dẫn qua  các ống dẫn mật, một phần dự trữ trong túi mật còn lại đi vào ruột non, giúp tiêu hóa các chất béo. Ở những trẻ bị hẹp đường mật bẩm sinh, đường mật bị viêm và bị hẹp lại ngay sau khi sinh. Điều này khiến mật sản xuất ra bị tắc lại có thể làm phá hủy đường dẫn mật trong và ngoài gan, gây tắc mật tại gan và làm gan bị tổn thương. Nếu không phẫu thuật đường mật kịp thời, có thể gây biến chứng vô cùng nghiêm trọng là suy gan khi đó chức năng gan có thể bị hủy hoại hoàn toàn, nguy cơ tử vong do suy gan là rất cao thường dẫn đến tử vong trước 2 tuổi. Việc phân loại hẹp đường mật bẩm sinh thường dựa vào vị trí hẹp trong hệ thống đường dẫn mật ngoài gan chia ra làm ba loại sau: Loại I: hẹp ống mật chủ Loại II: hẹp lên đến ống gan chung, chia làm hai nhóm nhỏ là IIa hẹp ống túi mật và ống gan chung và IIb là ống gan chung bị phá hủy. Loại III: hẹp đến rốn gan (đây là loại thường gặp nhất chiếm 90% các trường hợp).
Nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp đường mật ở hầu hết trẻ sơ sinh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Một số yếu tố được đưa ra nhưng vẫn chưa có dẫn chứng và nghiên cứu cụ thể. Một số có thể là do khiếm khuyết trong sự phát triển của ống mật sớm (đặc biệt là những trẻ có thêm những có bất thường khác ngoài hẹp đường mật bẩm sinh) và một số có thể phát sinh trong thời kỳ chu sinh do nguyên nhân bên ngoài như nhiễm virus  hepatotropic, reovirus 3 ở gan, nhiễm cytomegalovirus bẩm sinh hoặc nguyên nhân tự miễn dịch. Xét trên hai nhóm nguyên nhân: Di truyền học Một mối liên quan giữa hẹp đường mật và gen ADD3 lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc thông qua một nghiên cứu kết hợp trên toàn bộ bộ gen, và đã được xác nhận ở người châu Á và người da trắng Thái Lan. Một mối liên quan có thể xảy ra với việc xóa gen GPC1, mã hóa glypican 1 - một heparan sulfate proteoglycan, đã được báo cáo. Gen này nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể số 2 (2q37). Trẻ sơ sinh bị hẹp đường mật được phát hiện có kiểu gen GSTM1 trong khi tất cả các mẹ của chúng đều dị hợp tử về GSTM1.  Nhiễm độc Một số trường hợp hẹp đường mật có thể xảy ra do tiếp xúc với aflatoxin B1 và ​​ở mức độ thấp hơn aflatoxin B2 trong những tháng cuối của thai kỳ. Nhờ chức năng gan của mẹ mà thai nhi hầu như được bảo vệ trong thời kỳ mang thai, nhưng sau khi sinh những trẻ này sẽ bị tác động bởi aflatoxin có sẵn trong máu và trong gan từ đó có thể gây bệnh.  Ngoài ra có những nghiên cứu về hẹp đường mật ở động vật. Ví dụ, những con cừu được sinh ra để chăn thả cừu trên vùng đất bị nhiễm cỏ dại (Red Crumbweed) đã phát triển bệnh viêm đường mật tại một số thời điểm nhất định. Các nhà máy này sau đó đã được tìm thấy có chứa một chất độc, hiện được gọi là biliatresone. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định liệu có mối liên hệ nào giữa các trường hợp con người bị viêm đường mật và độc tố như biliatresone hay không. Có một số dấu hiệu cho thấy một chất chuyển hóa của một số vi khuẩn đường ruột của con người có thể tương tự như biliatresone.
Trẻ sơ sinh và trẻ em bị hẹp đường mật bẩm sinh đầu tiên thường có các dấu hiệu của ứ mật. Ứ mật là tình trạng mà mật bị tích tụ lại trong gan do đường dẫn mật bị tắc trong khi mật vẫn tiếp tục được sản xuất, kết quả là mật tích tụ bên trong gan ngày càng nhiều. Trong mật có chứa bilirubin nên khi tắc mật gan không thể đào thải bilirubin qua các ống dẫn mật, bilirubin bắt đầu tích tụ trong máu, gây ra các triệu chứng trên lâm sàng. Các triệu chứng của hẹp đường mật bẩm sinh thường xuất hiện ở khoảng giữa tuần thứ hai đến tuần thứ sáu sau khi sinh. Các trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như sau: Vàng da Ngứa ngáy, mọc các nốt ban trên da; Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng kém (gây ra tăng trưởng chậm); Phân nhạt, nước tiểu sẫm màu và sau cùng là bụng chướng lên; Xơ gan Tăng huyết áp Nếu không chữa trị, hẹp đường mật bẩm sinh có thể dẫn đến suy gan. Không giống như các biểu hiện của các bệnh gây vàng da khác, hẹp – ứ mật bẩm sinh không dẫn đến hội chứng gan não (một dạng tổn thương não do rối loạn chức năng gan). Bởi vì gan bị hẹp đường mật vẫn có thể phân giải bilirubin và bilirubin chưa phân giải không thể vượt qua hàng rào máu vào não.
no_information
Một số yếu tố được xác định là làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp đường mật bẩm sinh, đó là: Địa lý: tỷ lệ hẹp đường mật là cao nhất trong các nước châu Á, theo thống kê hẹp đường mật bẩm sinh phổ biến hơn ở trẻ em Trung Quốc so với trẻ Nhật Bản; Giới tính: Hẹp đường mật là phổ biến hơn ở nữ so với nam giới; Lứa tuổi: Hẹp đường mật là một bệnh lý chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh.
Hẹp đường mật bẩm sinh là bệnh lý xuất hiện ngay lúc trẻ mới sinh ra tuy nhiên bệnh không có tính di truyền và không lây từ người bệnh sang người lành. Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa cho các cặp vợ chồng sinh con không bị mắc bệnh hẹp đường mật bẩm sinh. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng hệ thống đường mật của trẻ và tránh nguy cơ tử vong.
Có nhiều bệnh gan gây ra triệu chứng tương tự như ứ mật vì vậy cần thực hiện nhiều xét nghiệm trước khi chẩn đoán xác định là ứ mật. Đặc biệt nên cố gắng tầm soát nguyên nhân vàng da ở trẻ có thể lầm lẫn với ứ mật.  Các xét nghiệm cần cho chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm chức năng gan, đếm tế bào máu, huyết đồ, tủy đồ và xét nghiệm về chức năng đông máu. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong việc xác định hẹp đường mật. Trong đó siêu âm là một chỉ định đầu tay trong các trường hợp có nghi ngờ hẹp đường mật bẩm sinh. Nó có thể được sử dụng để đánh giá hệ thống gan mật và có thể loại trừ các bất thường giải phẫu khác. Siêu âm tần số cao đã được chứng minh là giúp cải thiện độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác trong chẩn đoán viêm đường mật. Ngoài siêu âm hẹp đường mật bẩm sinh các phương pháp khác cũng thường được sử dụng là chụp cắt lớp ổ bụng, giúp xác định được bất thường thật sự. Sinh thiết gan, là xét nghiệm lấy một mẫu mô gan bằng một cây kim rất nhỏ, xác định các bất thường về tế bào gan.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho các trường hợp hẹp đường mật bẩm sinh. Mục tiêu điều trị là giúp cho dòng chảy của dịch mật được thông suất để tránh suy gan. Phẫu thuật Kasai hay còn gọi là phương pháp nối rốn gan là phương pháp phổ biến thường được áp dụng, Phương pháp được đặt tên theo bác sĩ người Nhật bản sáng tạo ra phương pháp này. Các ống mật bị chít hẹp được cắt bỏ và thay thế bằng một hệ thống ống dẫn mật mới được làm từ một đoạn của ruột non, cho phép mật từ gan chảy vào ruột qua ống dẫn mới này. Điều này có thể giảm bớt một phần hoặc giảm hoàn toàn tình trạng vàng da nhưng không đảm bảo sẽ hồi phục các tổn thương gan đã xuất hiện trước đó. Phương pháp Kasai mang lại hiệu quả cao nhất khi thực hiện được thực hiện sớm thường là khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, tỷ lệ thành công lên đến 80%. Các trường hợp các bé có phản ứng tốt thì triệu chứng vàng da và các triệu chứng khác thường biến mất sau vài tuần.  Nếu phẫu thuật Kasai thất bại trong việc lưu thông dòng chảy của dịch mật, trẻ sẽ gặp phải các vấn đề đó là: thiếu hụt vitamin, phát triển chậm , chảy máu tiêu hóa, nhiễm trùng. Việc điều trị sau phẫu thuật cần chú ý đến theo dõi sát các dấu hiệu này. Các trường hợp phương pháp Kasai không thành công thì chỉ còn cách điều trị đó là ghép gan. Tỉ lệ thành công của các trường hợp ghép gan hiện nay khoảng 75%. Tuy nhiên đối tượng hiến gan ở độ tuổi này cực kỳ hiếm nên việc tìm được gan hiến tặng phù hợp là điều vô cùng khó khăn. Không tìm được gan hiến tặng thích hợp và kịp thời, bệnh nhân sẽ bị tử vong. Hẹp đường mật là một bệnh bẩm sinh hiện nay được xác định là bệnh không có tính di truyền, không lây lan tuy nhiên chưa có biện pháp để phòng ngừa. Phẫu thuật Kasai được áp dụng như một bước đầu tiên trong điều trị cho đến khi trẻ tăng trưởng và phát triển, sau đó trẻ nên thực hiện ghép gan, để đạt được hiệu quả chữa bệnh lâu dài.   Xem thêm: Túi mật nằm ở đâu và có chức năng gì? Túi mật có chức năng gì? Nguyên nhân gây viêm túi mật Sỏi túi mật - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hội chứng sau bại liệt
Hội chứng sau bại liệt (hay còn gọi là PPS) là một tình trạng mà một số người bị bại liệt khi còn trẻ có thể gặp những năm sau đó. Hiện nay, do đã có thuốc tiêm chủng phòng bệnh bại liệt, nên có rất ít người còn mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, một số người bị bại liệt khi còn trẻ có thể bị ảnh hưởng nhất định vào những năm sau này - hội chứng sau bệnh bại liệt mà chưa thể xác nhận nguyên nhân chính xác của hội chứng sau bệnh bại liệt là không rõ. Khoa học hiện nay chỉ có thể tập trung vào quản lý các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng sau bệnh bại liệt và nâng cao chất lượng sống. Hội chứng sau bại liệt được xác định là một bệnh lý của hệ thần kinh có thể xuất hiện 15 – 50 năm sau khi bị bệnh bại liệt. Bệnh có ảnh hưởng đến cơ bắp và dây thần kinh đồng thời làm cho người bị ảnh hưởng yếu, mệt mỏi và đau cơ hoặc đau khớp. Mặc dù hội chứng sau bại liệt có thể khiến một số hoạt động ngày càng khó khăn hơn, điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và giúp người bệnh giữ được sự năng động.  Hội chứng sau bại liệt chỉ xuất hiện ở những người đã từng bị bại liệt. Tuy nhiên, có hội chứng sau bại liệt không có nghĩa là sẽ bị bại liệt một lần nữa. Hiện nay, các nhà nghiên cứu ước tính rằng tình trạng này ảnh hưởng từ 25 – 40% những người sống sót sau bại liệt. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sau bại liệt rất có thể phát sinh từ những tổn thương còn sót lại từ bệnh bại liệt, virus bại liệt gây tổn thương các dây thần kinh điều khiển các cơ bắp và làm cho các cơ yếu đi.  Khi đã được điều trị khỏi bệnh bại liệt, bạn có thể đã phục hồi việc sử dụng các cơ bắp nhưng các dây thần kinh kết nối với các cơ có thể bị tổn thương, bị phá vỡ theo thời gian và làm cơ bắp yếu dần đi. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân dẫn đến hội chứng sau bại liệt, tuy nhiên giả tuyết được nhiều người đặt ra là do hệ thống miễn dịch.
Hội chứng sau bại liệt có những dấu hiệu và biểu hiện bệnh như: Cơ, khớp yếu và đau theo chiều hướng ngày càng nhiều Mệt mỏi toàn thân và kiệt sức với các hoạt động mặc dù nhẹ nhất Cơ bắp có biểu hiện bị teo Gặp phải các vấn đề về thở hoặc nuốt Rối loạn thở liên quan đến giấc ngủ như hiện tượng ngưng thở khi ngủ Khả năng chịu lạnh bị giảm Hầu hết mọi trường hợp, hội chứng hậu bại liệt có xu hướng tiến triển chậm với những dấu hiệu và triệu chứng mới theo sau các giai đoạn ổn định. Hội chứng sau bệnh bại liệt hiếm khi đe dọa tính mạng, nhưng yếu cơ nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng (hay còn gọi là di chứng bại liệt) như: Rất dễ bị ngã do yếu ở cơ chân làm cho mất thăng bằng và ngã dễ dàng hơn, có thể dẫn đến xương bị gãy, chẳng hạn như gãy xương hông, dẫn đến các biến chứng khác. Biến chứng suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi. Những người đã bị bại liệt hành tủy, ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến cơ cơ liên quan đến việc nhai và nuốt bị ảnh hưởng, thường gặp khó với các hoạt động này cũng như các dấu hiệu khác của hội chứng sau bệnh bại liệt. Do việc nhai và nuốt bị ảnh hưởng nên  những vấn đề có thể dẫn đến dinh dưỡng không đầy đủ và để mất nước, cũng như viêm phổi do hít thức ăn vào phổi. Biến chứng dẫn đến suy hô hấp cấp tính. Yếu cơ hoành và cơ ngực làm cho khó thở sâu và ho, có thể dẫn đến tích tụ dịch và chất nhầy trong phổi. Béo phì ảnh hưởng đến độ cong của cột sống, bất động kéo dài và một số thuốc có thể làm giảm khả năng thở, có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tính.  Biến chứng dẫn đến loãng xương. Do không hoạt động và vận động kéo dài thường đi kèm với mất mật độ xương và loãng xương ở cả nam giới và phụ nữ.  Ngoài ra, các di chứng sau sốt bại liệt cũng rất nguy hiểm đối với tính mạng bệnh nhân.
Không giống như bại liệt, hội chứng sau bại liệt không lây truyền từ người này sang người khác.
Những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc hội chứng sau bại liệt. Những người đã từng bị bại liệt và mức độ nhiễm trùng nghiêm trọng của bệnh bại liệt ban đầu. Khi nhiễm trùng càng nặng lúc ban đầu thì khả năng có các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng sau bại liệt càng cao. Những người khi bị bệnh bại liệt phát triển ở trẻ vị thành niên hoặc người lớn chứ không phải trẻ nhỏ, thì cơ hội phát triển hội chứng sau bại liệt càng cao. Những người phục hồi sau khi bị bại liệt cấp tính càng nhanh, nhiều khả năng phát triển hội chứng sau bại liệt càng cao, có lẽ do sự phục hồi nhanh làm tăng áp lực cho các tế bào thần kinh vận động. Những người thường xuyên tập thể dục đến mức kiệt sức hay mệt mỏi, nguy cơ phát triển hội chứng sau bại liệt càng cao do tạo áp lực cho các dây thần kinh vận động.
Để phòng ngừa hội chứng sau bại liệt, có thể áp dụng các biện pháp sau: Cần hạn chế các hoạt động gây đau đớn hay mệt mỏi. Khi hoạt động quá mức trong một ngày có thể dẫn đến sức khỏe xấu ở những ngày tiếp theo. Nên sử dụng tiết kiệm năng lượng thông qua thay đổi lối sống và dụng cụ hỗ trợ không có nghĩa là bạn chào thua với bệnh tật.  Nên giữ nhiệt độ trong nhà thoải mái và mặc nhiều lớp, đặc biệt khi bạn đi ra ngoài. Cần thiết có một chế độ ăn uống cân bằng, ngừng hút thuốc và giảm lượng caffeine để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, hít thở tốt hơn và ngủ sâu hơn. Không hút thuốc, tiêm phòng vắc xin cúm và viêm phổi đều đặn để ngăn ngừa các nguy cơ của bệnh
Để chẩn đoán hội chứng sau bại liệt, bác sĩ cần 03 chỉ số, cụ thể: Kết quả chẩn đoán bệnh bại liệt trước đó. Các dấu hiệu cuối của bệnh thường xảy ra ở những người đã thành niên hoặc lớn hơn trong bệnh ban đầu và có triệu chứng bị nặng. Thời gian sau khi hồi phục dài. Những người phục hồi bệnh bại liệt ban đầu thường sống trong nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng. Sự khởi đầu của hiệu ứng thường bắt đầu ít nhất là 15 năm sau khi chẩn đoán ban đầu. Thời gian khởi phát từ từ.  Bên cạnh đó, do các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng sau bệnh bại liệt tương tự như với các rối loạn khác, bác sĩ sẽ cố gắng loại trừ các nguyên nhân khác có thể, chẳng hạn như viêm khớp, đau cơ, hội chứng mệt mỏi mãn tính và vẹo cột sống. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán khác để loại trừ các biến chứng bệnh khác như: Phương pháp điện cơ (EMG) và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh, biện pháp điện cơ đo điện sản xuất từ trong cơ. Thông qua các thử nghiệm này giúp xác định và loại trừ các bệnh như đau thần kinh, một tình trạng bất thường của dây thần kinh, bệnh cơ và mô cơ. Phương pháp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), để tạo ra hình ảnh của não và tủy sống để loại trừ hiện tượng rối loạn thần kinh cột sống: như thoái hóa cột sống hoặc hẹp cột sống, thu hẹp cột sống gây áp lực lên dây thần kinh. Phương pháp xét nghiệm máu. Với kết quả xét nghiệm máu bất thường có thể chỉ ra một vấn đề cơ bản gây ra các triệu chứng.
Hiện nay, chưa có cách điều trị cho tất cả các dấu hiệu và các triệu chứng khác nhau của hội chứng sau bại liệt mà chỉ có thể quản lý các triệu chứng, giúp cho bạn thoải mái và độc lập: Duy trì nhịp hoạt động thể chất của mình và thường xuyên nghỉ ngơi để giảm mệt mỏi, tiết kiệm năng lượng.  Phương pháp vật lý trị liệu. Với những bài tập tăng cường cơ mà không gây mệt mỏi hoặc các hoạt động nhẹ nhàng như bơi lội hay các bài thể dục dưới nước cách ngày một lần với một cường độ thoải mái. Các bài tập thể dục để duy trì cơ thể khỏe mạnh là rất quan trọng, nhưng tránh lạm dụng cơ bắp, khớp xương và tuyệt đối không tập thể dục đến mức đau đớn hay mệt mỏi. Sử dụng phương pháp trị liệu về ngôn ngữ, các chuyên gia về phát âm có thể hướng dẫn bạn cách giảm những khó khăn khi nuốt. Tăng cường các bài tập phát âm có thể hữu ích. Thay đổi tư thế ngủ như tránh nằm ngửa hoặc sử dụng thiết bị giúp mở thông đường thở khi ngủ, tránh hiện tượng gây ngưng thở khi ngủ Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc như: thuốc giảm đau theo chỉ định của Bác sĩ để có thể làm dịu cơ bắp và đau khớp.   Xem thêm: Bại liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Những bệnh truyền nhiễm có thể ngăn ngừa bằng vắc xin tại Việt Nam Những vắc xin phải tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi
Hội chứng nghiện giật tóc
Hội chứng nghiện giật tóc có tên khoa học là trichotillomania là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Ở hội chứng này, bệnh nhân buộc phải thường xuyên bứt lông hay tóc ra khỏi các vùng như da đầu, lông mày và lông mi. Mặc dù, người mắc chứng bệnh này biết hậu quả, nhưng vẫn không thể kiềm chế bản thân. Khi cảm thấy chán nản, người bệnh sẽ giật tóc để làm dịu bản thân. Kết quả là người bệnh bị hói và tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như khả năng làm việc.  Hội chứng nghiện giật tóc là một rối loạn tâm lý ảnh hưởng tới 1–2% dân số thế giới. Bệnh gặp ở cả nam và nữ bất kỳ tuổi nào nhưng ở trẻ em hay gặp hơn, nhất là độ tuổi trước khi đi học và tuổi vị thành niên, dậy thì. Ở độ tuổi càng lớn, bệnh gặp ở trẻ gái nhiều hơn ở trẻ trai. Mức độ giật tóc tùy thuộc vào từng thời điểm nhưng dấu hiệu để chẩn đoán một người mắc hội chứng nghiện giật tóc bao gồm: rụng tóc, không thể kiềm chế bản thân thực hiện những hành vi tổn hại tóc gây nhiều phiền toái đáng kể. Hội chứng nghiện giật tóc có thể dẫn đến những hậu quả như nhiễm trùng, tổn thương da và rụng tóc vĩnh viễn. Tình trạng rụng tóc và tổn thương da có thể dẫn đến các vấn đề về lòng tự trọng và hình ảnh bản thân. Trong trường hợp cực đoan, một số người có thể tránh giao tiếp xã hội để che giấu việc bị rụng tóc.
Nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng nghiện giật tóc hiện vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bệnh có thể do những bất thường trong não có liên quan đến khu vực điều khiển cảm xúc, vận động, hình thành thói quen và kiểm soát xung động.   Hội chứng nghiện giật tóc có thể xảy ra vì những nguyên nhân sau: Do rối loạn tâm lý: nhổ tóc trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực Do di truyền: đột biến gen Do lo lắng thường xuyên: chiếm tỷ lệ 84% trong số các nguyên nhân gây ra hội chứng nghiện giật tóc. Khi càng lo lắng thì hành vi giật tóc càng trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn. Trong một số trường hợp, hành động giật tóc giúp xoa dịu cảm xúc, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Do căng thẳng hoặc áp lực: khi một người lo lắng, sức ép lên cơ thể sẽ tăng lên. Cảm giác đau khi kéo tóc có thể giúp giảm tình trạng căng thẳng.  Do vô thức hoặc mất kiểm soát: lo lắng làm cơ thể mất khả năng kiểm soát hành vi nhận thức, vì vậy cơ chế điều khiển xung động không hoạt động hiệu quả. Không phải tất cả mọi người đều thực hiện hành vi giật tóc một cách có ý thức. Nhiều trường hợp là do thói quen vô thức và thậm chí người bệnh không hề biết điều gì đang diễn ra.
Hầu hết, những người mắc bệnh này chỉ giật tóc khi ở một mình và thường không để cho người khác biết mình mắc bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: Liên tục giật tóc khỏi da đầu, giật lông mày, lông mi và các bộ phận khác của cơ thể Người bệnh không thể ngăn bản thân mình giật tóc Người bệnh cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn sau khi giật tóc Tóc ngắn lại, mỏng hơn, xuất hiện vùng hói trên da đầu hoặc các khu vực khác của cơ thể, bao gồm cả lông mi thưa hoặc thiếu lông mày Người bệnh bị căng thẳng hoặc gặp các vấn đề về tinh thần trong công việc hay cuộc sống do giật tóc Người bệnh có một số hành vi kỳ lạ như kiểm tra các chân tóc, xoay tóc, kẹp tóc giữa các kẽ răng, nhai tóc hoặc ăn tóc. Hầu hết người nghiện giật tóc cũng hay kéo da, cắn móng tay hoặc cắn môi.  Giật lông vật nuôi, búp bê hoặc từ các vật liệu xốp như quần áo hoặc chăn cũng là một trong các dấu hiệu của bệnh.  Cảm thấy phiền muộn và khó khăn trong công việc, đời sống do thói quen giật tóc. Người bệnh thường cảm thấy xấu hổ và che giấu việc bản thân bị mắc bệnh bằng cách đội nón, mang khăn quàng cổ và đeo lông mi giả. Người bệnh có thể nhận thức được hoặc không biết hành vi của bản thân. Triệu chứng giật tóc thường diễn ra khi người bệnh đang thực hiện các hoạt động khác như xem tivi, đọc sách, học bài, nói chuyện điện thoại.  Trẻ em thường giật tóc ở những nơi dễ đưa tay tới và ở bên phía tay thuận. Vị trí hay gặp nhất là vùng trán-thái dương và vùng đỉnh đầu. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác như vết xước, bầm máu hoặc đỏ da. Nếu tổn thương nang lông nhiều, lặp đi lặp lại có thể để lại sẹo không hồi phục. Các biến chứng của tật giật tóc là nhiễm trùng da tại chỗ, viêm bờ mi, đau mạn tính, hội chứng ống cổ tay.
no_information
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng nghiện giật tóc như: Gia đình có người thân mắc hội chứng nghiện giật tóc. Tuổi tác: chứng nghiện giật tóc thường gặp ở bệnh nhân trước hoặc trong độ tuổi dậy thì, thường là khoảng 11-13 tuổi và có thể trở thành vấn đề kéo dài. Trẻ sơ sinh cũng có thể dễ bị bệnh, nhưng thường nhẹ và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Những cảm xúc tiêu cực: với nhiều người, giật kéo tóc là để đối phó với những cảm xúc tiêu cực hoặc không thoải mái như lo âu, căng thẳng, cô đơn, mệt mỏi hay thất vọng. Tự cảm giác tích cực: người bệnh cảm thấy việc giật tóc giúp mang lại cảm giác thỏa mãn nên tiếp tục giật tóc để duy trì những cảm xúc tích cực đó. Rối loạn khác: bệnh nhân cũng có thể mắc các rối loạn khác như trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
Triệu chứng của bệnh là tự phát và không có cách nào có thể ngăn chặn chứng bệnh này. Tuy nhiên, người bệnh cần kiểm soát các hành vi tiềm ẩn và điều trị bệnh ngay khi có các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh cần học cách quản lý căng thẳng để giúp tránh tình trạng nghiện giật tóc về sau.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán hội chứng nghiện giật tóc bằng cách: Kiểm tra lượng tóc bị mất đi Thảo luận về tình trạng rụng tóc và tìm nguyên nhân  Loại bỏ các nguyên nhân giật tóc hoặc rụng tóc thông qua các xét nghiệm lâm sàng Tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng nghiện giật tóc bao gồm: Xuất hiện hành vi giật lông, tóc trên cơ thể đi kèm với thôi thúc hoặc cảm giác căng thẳng trước khi giật tóc Giật tóc mang lại sự hài lòng và nhẹ nhõm Có cảm giác bớt “ngứa” khi vừa giật tóc Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi với công việc và xã hội Các xét nghiệm có thể thực hiện giúp chẩn đoán hội chứng nghiện giật tóc bao gồm: Thử nghiệm giật tóc âm tính Soi dưới đèn Wood không thấy dấu hiệu nhiễm nấm Soi da đầu dưới đèn soi da có thể thấy: giảm mật độ tóc, tóc gãy với các độ dài khác nhau, đầu mút của sợi tóc bị chẻ, có bột tóc, các sợi tóc tơ ngắn Hình ảnh mô bệnh học cho thấy sợi tóc ở giai đoạn phát triển (catagen), sợi tóc bị loạn dưỡng, trung bì không bị viêm hoặc chỉ viêm nhẹ, các thân tóc bị gãy, nang lông có các nút có bản chất là mảnh vỡ của chất sừng, chất melanin
Một số người mắc bệnh nhẹ có thể kiểm soát được nhưng cũng có nhiều người không thể kiềm chế được ham muốn kéo giật tóc .    Hội chứng nghiện giật tóc là một bệnh mạn tính, nhưng ngày nay, đã có nhiều biện pháp hữu hiệu để điều trị và kiểm soát hội chứng này. Một số phương pháp điều trị đã giúp nhiều bệnh nhân giảm giật tóc và có thể khỏi hoàn toàn bao gồm: Liệu pháp tâm lý thay đổi hành vi giật tóc: là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị bệnh này.  Với phương pháp này, trước hết bệnh nhân sẽ học cách xác định thời gian cụ thể và địa điểm mà người bệnh muốn giật tóc.  Người bệnh cũng sẽ học cách thư giãn và tham gia một số hoạt động để giúp giảm bớt căng thẳng khi có ham muốn giật tóc.  Người bệnh có thể kết hợp các bài tập này với các bài tập hỗ trợ cảm xúc. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc (là các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) dùng trong điều trị các rối loạn tâm lý khác như trầm cảm và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) để điều trị chứng nghiện giật tóc. Nắm chặt tay: nhiều người có thói quen giật tóc khi tay không hoạt động hoặc trong trạng thái thư giãn. Vì vậy, người bệnh được khuyên nên nắm chặt hoặc không duỗi bàn tay thường dùng giật tóc để hạn chế hành vi giật tóc. Luyện tập suy nghĩ tích cực: những suy nghĩ tiêu cực về bản thân có thể dẫn đến hành vi giật tóc do tâm lý lo lắng và căng thẳng. Liệu pháp điều trị cũng có thể tập trung giải quyết những suy nghĩ không có lợi, nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin để giảm bớt sự thôi thúc hành vi giật tóc. Cần giáo dục, tư vấn tâm lý cho các bệnh nhân có tật giật tóc. Ở trẻ em cần có sự giúp đỡ của bố mẹ: cắt tóc ngắn sát da đầu, mang bao tay, nhẹ nhàng nhắc nhở hành vi khi thấy trẻ giật tóc. Ở những trẻ còn nhỏ, tật giật tóc thường lành tính và có thể tự giới hạn, tự hết. Ở trẻ vị thành niên và ở người lớn, bệnh có xu hướng mạn tính, liên quan tới nhiều rối loạn tâm lý khác.
Hội chứng ehlers-danlos
Hội chứng Ehlers-Danlos là một nhóm các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết – chủ yếu là da, khớp và thành mạch máu. Mô liên kết là một tập hợp phức tạp các protein và nhiều chất khác cung cấp sức mạnh và độ đàn hồi cho các cấu trúc bên trong cơ thể. Những người mắc hội chứng Ehlers-Danlos thường có các khớp mềm dẻo quá mức và da căng giãn, mỏng manh. Điều này trở nên khó khăn nếu  có một vết thương cần phải khâu vì da không đủ khỏe để giữ các vết khâu. Một dạng nghiêm trọng hơn của rối loạn này, được gọi là hội chứng Ehlers-Danlos mạch máu, có thể làm cho thành mạch máu, thành ruột hoặc tử cung bị vỡ. Nếu có hội chứng Ehlers-Danlos mạch máu, nên nói chuyện với chuyên gia di truyền học trước khi muốn lập gia đình.
Các dạng khác nhau của hội chứng Ehlers-Danlos có liên quan đến nhiều nguyên nhân di truyền khác nhau, một số được di truyền từ bố mẹ sang con. Nếu  mắc các dạng phổ biến nhất của hội chứng Ehlers-Danlos, 50% cơ hội gen đó sẽ truyền cho mỗi đứa con.
Các triệu chứng trong hội chứng Ehlers –Danlos thường gặp là: Các khớp quá dẻo: Do mô liên kết giữ các khớp với nhau rất  lỏng lẻo, khớp có thể di chuyển vượt quá phạm vi chuyển động bình thường. Khớp nhỏ bị ảnh hưởng nhiều hơn khớp lớn. Cũng có thể dùng đầu lưỡi chạm vào chóp mũi của mình. Da căng giãn: Các mô liên kết yếu làm da căng giãn quá mức bình thường. Có thể kéo một chút da ra khỏi bề mặt cơ thể, nó sẽ bật trở lại vị trí cũ. Da cũng có cảm giác đặc biệt mềm và mịn như nhung. Da mỏng manh: Da bị tổn thương thường không lành lại như bình thường. Vì da mỏng nên dễ bị trầy xước, nhất là trong thể cổ điển. Ở da: bệnh nhân có da đàn hồi là đặc trưng của tất cả các thể trừ thể mạch máu, trong đó đáng chú ý là da mỏng đến độ có thể nhìn thấy tĩnh mạch bên dưới rất rõ. Nếu da bị kéo giãn quá mức, nó vẫn có khả năng trở lại bình thường sau khi thả tay ra. Thầy thuốc thường thử nghiệm kéo giãn ở da cổ, da khuỷu tay hoặc ở đầu gối. Ở bệnh nhân có thể bị vết sẹo “hình miệng cá” hay vết sẹo “giấy gói thuốc lá” ở các phần cơ thể dễ bị chấn thương như cằm, trán, khuỷu tay, đầu gối và cẳng chân. Vết sẹo ở bệnh nhân thường có nhiều nếp nhăn da; những nếp da đối xứng ở hai bên mắt và có khi mở rộng hơn đến mũi; các giả u; những khối u xơ 2- 3cm xuất hiện ở phần cơ thể phải chịu lực như khuỷu tay, cổ tay và đầu gối; nốt hình cầu: khoảng 1/3 bệnh nhân  xuất hiện ở dưới da những nốt giống như hòn bi, do sự tích tụ của chất béo lẫn xơ và canxi trên bề mặt xương; nốt sần là những u nhỏ, mềm, màu sậm xuất hiện gần gót chân khi đứng và biến mất khi bàn chân được nâng lên, có thể gây đau.  Ở tim: sa van hai lá khá phổ biến,. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng rất khác nhau từ người này sang người khác. Một số người có hội chứng Ehlers-Danlos với các khớp quá mềm dẻo, nhưng ít hoặc không có các triệu chứng về da.
no_information
Hội chứng ảnh hưởng đến cả nam và nữ thuộc mọi chủng tộc trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh vẫn chưa xác định chính xác được, nhưng ước tính khoảng 1/ 5000.
Lối sống và các biện pháp tại nhà có thể giúp khắc phục hội chứng Ehlers -Danlos: Chọn các môn thể thao phù hợp: nên tránh các môn thể thao có tính đối kháng, cử tạ và các hoạt động làm gia tăng nguy cơ chấn thương. Giảm thiểu sự căng thẳng trên hông, đầu gối và mắt cá chân có thể gây ra do chạy, leo cầu thang hoặc tập thể dục nhịp điệu. Để hàm nghỉ ngơi: Để bảo vệ khớp nhai, tránh nhai kẹo cao su, thức ăn cứng hay đá lạnh. Hãy thỉnh thoảng ngậm miệng để khớp hàm nghỉ ngơi. Tránh một số nhạc cụ nhất định: Để ngăn chặn xẹp phổi, hãy tránh chơi các nhạc cụ sáo hay kèn. Violin hay piano là những lựa chọn an toàn hơn và sẽ tận dụng được sự linh hoạt của đôi tay.
Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng nói trên và tiền sử gia đình của bệnh nhân. Nhiều trường hợp không có các triệu chứng điển hình của một thể đặc hiệu nên thường bị chẩn đoán nhầm. Các triệu chứng lâm sàng như khớp lỏng và tính chất da bất thường cùng với tiền sử gia đình, có thể giúp chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng Ehlers - Danlos. Xét nghiệm đặc hiệu như sinh thiết da có thể chẩn đoán được một số thể của hội chứng như: thể mạch máu, thể lỏng khớp và thể da. Nếu một cặp vợ chồng đã có một đứa con mắc hội chứng này thì xác suất mắc bệnh của đứa con tiếp theo phụ thuộc vào đứa con trước đã mắc thể nào và cha mẹ có mắc thể tương tự hay không. Chẩn đoán bằng siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Không có phương pháp chữa trị cho hội chứng Ehlers-Danlos, nhưng điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng khác. Các loại thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn cho các trường hợp: Đau: nếu các thuốc giảm đau không kê đơn thông thường như ibuprofen  và naproxen sodium không có tác dụng. Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc giảm đau mạnh hơn giúp kiểm soát đau cơ và khớp. Huyết áp: vì các mạch máu sẽ mỏng hơn trong một số loại của hội chứng Ehlers-Danlos, bác sĩ có thể muốn giảm áp lực lên thành mạch máu bằng cách giữ huyết áp thấp. Vật lý trị liệu: các khớp với mô liên kết yếu thường có xu hướng bị xô lệch. Các bài tập để tăng cường các cơ xung quanh khớp có thể giúp khớp ổn định hơn. Bác sĩ trị liệu vật lý cũng có thể đề nghị dùng các niềng hỗ trợ được thiết kế giúp ngăn ngừa sự xô lệch của khớp. Phẫu thuật và các thủ thuật khác: Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật được khuyến cáo nhằm sửa chữa các khớp bị tổn thương do nằm sai vị trí. Tuy nhiên, da và các mô liên kết của khớp bị ảnh hưởng có thể không lành sau khi phẫu thuật.
Hội chứng mệt mỏi
Hội chứng mệt mỏi kinh niên (Chronic fatigue syndrome) là một dạng bệnh lý gây mệt mỏi ở nhiều mức độ khác nhau và kéo dài ít nhất 6 tháng, thường kèm theo nhiều triệu chứng thực thể, thần kinh hay tâm lý khác. Bệnh đã được giới y khoa chú ý và y văn ghi lại với nhiều tên gọi khác nhau như: suy nhược thần kinh, hội chứng mệt mỏi sau nhiễm siêu vi, … Hội chứng mệt mỏi mạn tính là tình trạng người bệnh cảm thấy uể oải, mỏi mệt một cách chung chung, sự mệt mỏi này không hề được cải thiện tốt hơn mặc dù bệnh nhân đã được nghỉ ngơi và không liên quan đến các bệnh lý gây mệt mỏi khác như bệnh tim mạch, bệnh lý tuyến giáp, … Hội chứng mệt mỏi kéo dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc học, việc làm và làm giảm các hoạt động của bản thân cũng như chán chường, không muốn tham gia các hoạt động mang tính chất cộng đồng xã hội.
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chưa được biết rõ nhưng có liên quan đến nhiều yếu tố.  Các nguyên nhân có thể gây ra hội chứng mệt mỏi bao gồm: Nhiễm siêu vi Nhiễm độc Phản ứng miễn dịch Trầm cảm Sau phẫu thuật Sau chấn thương đầu hoặc các loại chấn thương khác Trầm cảm Thay đổi nồng độ cortisol trong máu (nội tiết tố liên quan đến stress) hoặc rối loạn nội tiết tố nữ Dùng các thuốc nhóm chẹn beta, benzodiazepin, chống trầm cảm và kháng sinh  Hoạt động thể lực quá mức hoặc căng thẳng quá mức Hội chứng mệt mỏi vô căn
Đặc điểm lâm sàng nổi bật là triệu chứng mệt mỏi nhiều ngày, có cảm giác như bất lực hoàn toàn và chán nản vô cùng kéo dài ít nhất 6 tháng. Có thể kèm theo triệu chứng của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh cơ và các triệu chứng tâm thần rất đa dạng như sau: Sốt nhẹ                                Khó ngủ Khó tập trung                     Đau đầu Đau họng                             Giảm cân hoặc tăng cân Nổi hạch cổ               Nhịp nhanh Đau cơ                                 Đau ngực Yếu cơ, đau khớp                Đổ mồ hôi vào ban đêm
no_information
Giới tính: bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn gấp 4 lần so với nam giới Tuổi tác: bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 25 đến 45 (đôi khi cũng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn tuổi). Bệnh thường gặp ở những nước đang phát triển
Các phương pháp phòng ngừa hội chứng mệt mỏi bao gồm: Có chế độ sinh hoạt làm việc khoa học hợp lý, tránh gắng sức quá mức. Ngủ đủ giấc, lên kế hoạch sắp xếp để có những khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn trong ngày. Giải tỏa căng thẳng bằng cách thường xuyên trao đổi với bạn bè và người thân hoặc đến gặp chuyên gia tâm lý, tham gia vào các nhóm hoạt động thể thao, tập những môn thể dục thư giãn như thiền, yoga hoặc thái cực quyền.  Điều trị tích cực các bệnh lý cấp tính cũng như mạn tính. Tránh các yếu tố gây căng thẳng, lo lắng. Có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc thức ăn đóng hộp, giảm lượng đường ăn vào hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm từ sữa ít béo. Luôn giữ trạng thái lạc quan, vui vẻ mỗi ngày
Hiện nay, các bác sĩ thường áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng mệt mỏi của CDC (Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh Hoa Kỳ) bao gồm: Mệt mỏi kéo dài mới khởi phát không giải thích được nguyên nhân, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học hành, không liên quan tới gắng sức và không giảm khi nghỉ ngơi Kèm theo ít nhất là 4 trong các triệu chứng sau (với thời gian kéo dài trên 6 tháng): Rối loạn trí nhớ và sự tập trung. Đau họng, loét bên trong miệng (nhiệt miệng) Sưng đau hạch cổ và hạch nách. Đau cơ. Đau nhiều khớp nhưng không sưng, không đỏ. Nhức đầu. Ngủ không yên giấc. Uể oải sau khi làm việc gắng sức ít nhất 24 giờ. Ngoài ra còn có các tiêu chí khác thường đi kèm như: Rối loạn đi tiêu, đau bụng, nôn, tiêu chảy Ớn lạnh, đổ mồ hôi vào ban đêm Thở ngắn Ho kéo dài Rối loạn về mắt (nhạy cảm ánh sáng, đau mắt hoặc khô mắt) Dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn, rượu, hóa chất, thuốc, tiếng ồn Khó khăn trong việc giữ cân bằng cơ thể (chóng mặt, nhịp tim không đều) Có những vấn đề về tâm thần (trầm cảm, dễ cáu gắt, lo lắng hoặc có những cơn hoảng loạn) Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác cũng gây mệt mỏi như bệnh Lyme, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, nghiện rượu, đái tháo đường, suy giáp, thiếu máu, lupus ban đỏ, xơ cứng rải rác, bệnh gan mạn và bệnh lý ác tính hoặc do tác dụng phụ của thuốc.
Việc điều trị hội chứng mệt mỏi khá phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều liệu pháp điều trị. Tuy nhiên nếu điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường hàng ngày. Các phương pháp điều trị hội chứng mệt mỏi bao gồm: Điều chỉnh hành vi và nhận thức (Cognitive Behavioural Therapy-CBT) đối với những trường hợp bệnh kéo dài cho thấy người bệnh giảm mệt mỏi. Phương pháp này chú trọng khuyên người bệnh thay đổi cách suy nghĩ và cách cư xử. Graded exercise therapy-GET là một dạng điều trị thể lực, trong đó việc tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hội chứng mệt mỏi. Mặc dù không có thuốc điều trị chuyên biệt nhưng có thể dùng các thuốc như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin giúp giảm đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp Thuốc chống trầm cảm được dùng ở bệnh nhân có trầm cảm, thường dùng để cải thiện tính khí, kiểm soát đau và giúp ngủ tốt. Theo Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết: nếu chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể làm giảm khả năng cải thiện bệnh. Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể Điều trị thiếu máu do thiếu sắt như thế nào? Nhận biết và dự phòng thiếu máu dinh dưỡng
Hội chứng Crouzon
Hội chứng Crouzon là một tình trạng bệnh lý di truyền, trong đó có sự hợp nhất sớm một số xương của hộp sọ. Sự hợp nhất sớm của các xương sọ ngăn cản hộp sọ của trẻ phát triển bình thường dẫn đến các biến dạng của đầu và mặt. Sự  hợp nhất sớm của hộp sọ là dấu hiệu của một nhóm các điều kiện được gọi là Craniosynostoses. Thông thường, các vết khâu trong hộp sọ bé vẫn mở để não phát triển. Khi các chỉ khâu này đóng quá sớm và não bé tiếp tục phát triển, hộp sọ và khuôn mặt có thể bị biến dạng. Dấu hiệu của hội chứng Crouzon có thể bắt đầu trong và tháng đầu đời của một đứa trẻ và tiếp tục tiến triển cho đến khi lên hai và lên ba. Do sự hợp nhất sớm của các xương sọ, trẻ có hội chứng Crouzon có đôi mắt to và lồi làm phát sinh các vấn đề thị lực và lác mắt. Thêm vào đó, các cá nhân có hội chứng Crouzon có xu hướng có các vấn đề nhất định về răng cũng như các rối loạn thính giác. Một số người bị rối loạn này cũng có xu hướng bị sứt môi và hở hàm ếch. Hội chứng Crouzon không ảnh hưởng đến trí thông minh hay năng lực tinh thần của cá nhân bị ảnh hưởng. Triệu chứng của hội chứng Crouzon có mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào mỗi người. Hội chứng loạn phát xương sọ – mặt, cũng gọi loạn phát xương sọ – mặt, là một trong những nhóm lớn của khuyết tật bẩm sinh trong đó có sự hợp nhất không bình thường ( tham gia giữa một vài xương sọ và mặt ). Hợp nhất này không để xương phát triển bình thường, tấn công hình dạng của đầu, vẻ ngoài của mặt và quan hệ răng. Crouzon là bác sĩ mô tả bệnh nhân với nhóm đặc trưng của dị dạng ( hội chứng ) mà sau đó đã được theo dõi trong cá nhân khác.
Nguyên nhân chính của hội chứng Crouzon là đột biến gen FGFR2. Gen này có chức năng sản xuất protein được gọi là yếu tố tăng trưởng thụ thể nguyên bào sợi số 2. Protein này tạo điều kiện cho sự phát triển của các tế bào chưa trưởng thành trở thành các tế bào xương trong quá trình phát triển phôi thai, do đó khi xuất hiện một đột biến trong gen FGFR2 dẫn đến thiếu vắng các protein và các tế bào chưa trưởng thành không thể phát triển thành tế bào xương làm cho xương sọ chưa trưởng thành dính kết với nhau gây ra hội chứng Crouzon với các triệu chứng liên quan. Liên quan đến việc biến đổi gene. Hội chứng này được gây ra bởi một đột biến trong các nguyên bào sợi tăng trưởng thụ thể yếu tố II, nằm ​​trên nhiễm sắc thể 10B gene. TB protein non, biệt hóa sớm tế bào xương (phôi thai) dẫn đến  xương hộp sọ hợp nhất sớm. Cha mẹ có HC Crouzon: 50-60% (tính trội của gen). Hội chứng loạn phát xương sọ – mặt là do bất thường trong gen. Nếu cả cha và mẹ là bình thường, đang không hề có triệu chứng nào của hội chứng, bất thường này là kết quả của thay đổi trong vật chất di truyền vào thời điểm diễn ra sự thụ thai. Nguyên nhân chính xác của sự thay đổi này vẫn chưa rõ ràng. Nếu cha hoặc mẹ bị ảnh hưởng, gen bất thường là di truyền từ cha hoặc mẹ đó.
Các triệu chứng phổ biến của hội chứng Crouzon là: hình dạng khuôn mặt  bất thường, trán dô, trán cao, nhiều đường nối ở xương sọ, dị tật Arnold-Chiari, đầu ngắn, tiểu não giảm sản, khiếm thính dẫn truyền, viêm kết mạc, hai mắt cách xa nhau, hàm trên giảm sản, tăng áp lực nội sọ, vùng giữa mặt trũng xuống, mắt lồi, sa mi mắt, mắt lác, đầu nhọn, xương cùng bất thường, tăng sắc tố da, giảm thị lực, mũi sau bị tắc hẹp, mũi cong, nhức đầu, tràn dịch não, các mảng mất sắc tố trên da, khuyết tật trí tuệ, dị tật mống mắt, chàm hắc tố, ống tai trong bị thu hẹp, hẹp hàm, teo thị giác, suy hô hấp, hầu họng bất thường, ống tai ngoài sọ mặt, Răng mọc lộn xộn, U tế bào phôi thai, Dính xương sọ sau gáy sớm , Hàm nhô ra, Dính xương sọ đường chính giữa sớm, Co giật, Ổ mắt nông, chứng ngưng thở khi ngủ, Thị lực kém tắc hẹp, thừa kế gen tính trạng trội, dính xương sọ đỉnh đầu sớm, rối loạn phát triển xương.
no_information
Phụ huynh có hội chứng Crouzon; Phụ huynh, mà không có rối loạn này, nhưng trong đó có một gen, gọi hội chứng Crouzon; Người lớn hay tuổi già của cha mình lúc thụ thai.
Không có cách nào để ngăn ngừa hội chứng Crouzon. Nếu có hội chứng Crouzon, hoặc có tiền sử gia đình của bệnh, có thể nói chuyện với một nhân viên tư vấn di truyền khi quyết định có con.
Việc chẩn đoán hội chứng Crouzon có thể thực hiện một cách dễ dàng khi trẻ mới sinh dựa vào các đặc trưng của trẻ sơ sinh với các dấu hiệu cơ bản ở hình dáng đầu. Vì các dạng dị tật ở sọ cũng là một phần của các rối loạn khác, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm khác cùng với xét nghiệm di truyền để tìm kiếm đột biến ở gen FGFR2 nhằm chẩn đoán xác định hội chứng Crouzon. Để thực hiện điều này, trẻ có thể phải trải qua chụp phóng xạ dưới dạng X-quang hộp sọ nhiều lần để tìm kiếm các xương dính vào nhau. Chụp CT hoặc MRI cũng được thực hiện với hình ảnh rõ ràng hơn về hộp sọ để kiểm tra xem có chất lỏng trong hộp sọ, các dấu hiệu của xương sọ dính vào nhau hoặc áp lực bên trong hộp sọ để xác định chẩn đoán hội chứng Crouzon.
Chưa có loại thuốc đặc trị nào để điều trị dứt khoát hội chứng Crouzon, mặc dù với sự tiến bộ của ngành y khoa, có một số phương pháp điều trị có thể được sử dụng để điều trị tình trạng này. Những phương pháp như sau:  Đối với các vấn đề thị giác và thính giác trong hội chứng Crouzon, kính đeo và máy trợ thính có thể được sử dụng cho phép các bệnh nhân nhìn và nghe rõ ràng hơn.  Thiết bị thông đường thở có thể được sử dụng để xử lý các vật cản ở đường thở vì nó làm sạch đường hô hấp và cho phép những bệnh nhân mắc hội chứng Crouzon có thể thở bình thường. Ngôn ngữ trị liệu có thể hữu ích trong các trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Crouzon có bất kỳ dấu hiệu chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra, còn có những lựa chọn phẫu thuật có sẵn để điều trị các dị dạng nhất định gây ra bởi hội chứng Crouzon. Nếu được chẩn đoán sớm, phẫu thuật mắt có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi những vấn đề thị lực gây ra do hội chứng Crouzon. Tương tự như vậy, phẫu thuật tai có thể giúp bệnh nhân nghe rõ ràng hơn. Lựa chọn phẫu thuật để giúp đỡ các vấn đề thính giác gây ra do hội chứng Crouzon được biết đến như phẫu thuật tai trong. Mở khí quản có thể được thực hiện cho bệnh nhân có vấn đề về áp lực đường thở và các vấn đề thở do hội chứng Crouzon. Xem thêm: Hội chứng Catatonia: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Hội chứng West: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Hội chứng siêu nữ (hội chứng 3X): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Hội chứng Rett
Hội chứng Rett là một bệnh thần kinh nặng nề nhưng hiếm gặp trên lâm sàng, thường thấy ở trên trẻ gái. Tần suất mắc bệnh trung bình từ 1/10.000 đến 1/20.000 bé gái, phổ biến trong độ tuổi từ 6 đến 14. Nam giới mắc phải hội chứng này rất hiếm gặp trên lâm sàng vì tỷ lệ tử vong trong bụng mẹ rất cao. Bệnh nhân mắc hội chứng Rett có thể sống tới những năm 50-60 tuổi kèm theo các rối loạn trầm trọng. Nguyên nhân tử vong trong một vài trường hợp liên quan đến các biến chứng của bệnh như viêm phổi, rối loạn nhịp tim. Hội chứng Rett được đặt tên theo Andreas Rett, là người đầu tiên mô tả nó vào năm 1965.  Hội chứng Rett thường xuất hiện đầu tiên vào khoảng 6-18 tháng tuổi và được phát hiện trên lâm sàng vào khoảng 2-4 tuổi, mặc cho giai đoạn trước đó trẻ phát triển hoàn toàn bình thường. Người bệnh mắc hội chứng Rett phải đối mặt với các rối loạn thần kinh, ảnh hưởng lên sự phát triển của bộ não và gây ra các bất thường của quá trình sử dụng cơ bắp như nhóm cơ vận động, cơ mắt và cơ phát âm. Nguyên nhân gây bệnh được chứng minh có liên quan đến các biến đổi trên gen MECP2 nằm trên nhiễm sắc thể X. Dựa vào quá trình diễn tiến bệnh có thể chia hội chứng Rett làm 4 giai đoạn: Giai đoạn ngừng phát triển: thường xuất hiện khi trẻ được 6 đến 18 tháng. Trẻ thường biểu hiện các dấu hiệu chậm phát triển vận động như giảm hứng thú chơi đùa so với trước đây, hạn chế giao tiếp với người khác thông qua ánh mắt. Bố mẹ thường có thể nhận thấy trẻ điềm tĩnh hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi, tuy nhiên, các dấu hiệu trong giai đoạn này thường không rõ ràng. Giai đoạn tổn thương hoặc thoái hóa nhanh: diễn ra khi trẻ được 1 đến 4 tuổi, kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Các tổn thương diễn ra nhanh nên các rối loạn bộc lộ rõ ràng hơn. Trẻ mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ hay ánh măt, không sử dụng được đôi tay của mình, không thực hiện được các động tác mà trước đây trẻ có thể làm được. Các bất thường khác như rối loạn nhịp thở, co giật, rối loạn giấc ngủ cũng có thể xuất hiện. Bố mẹ thường ghi nhớ rõ những bất thường của con trẻ trong giai đoạn này. Giai đoạn giả vờ bình ổn: điển hình ở những trẻ từ 2 đến 10 tuổi. Nhiều sự cải thiện trong vận động, hành vi của trẻ được ghi nhận mặc dù các rối loạn vẫn còn tồn tại. Các vấn đề ăn uống, động kinh cũng được ghi nhận. Giai đoạn bình ổn thường kéo dài trong nhiều năm. Giai đoạn tổn thương vận động muộn: xuất hiện điển hình ở những trẻ trên 10 tuổi. Các rối loạn vận động, loạn trương lực cơ vẫn tiếp tục tiến triển nặng nề hơn. Tổn thương trong nhận thức, giao tiếp thường ổn định hoặc được cải thiện. Ngoài ra có thể phân loại hội chứng Rett làm 2 nhóm: hội chứng Rett điển hình và hội chứng Rett không điển hình hay dao động.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Rett được xác định liên quan đến đột biến gen MECP2 (Methyl-cpg binding Protein-2) trên nhiễm sắc thể X. Tuy nhiên vai trò của gen này trong việc hình thành các triệu chứng lâm sàng khi bị biến đổi vẫn chưa được hiểu rõ. Đột biến gen MECP2 thường xảy ra sau khi trứng được thụ tinh, nghĩa là không được di truyền từ bố hay mẹ của trẻ bị bệnh mà xuất hiện cơ hội trong quá trình sinh trưởng và phát triển.  Đột biến gen trên nhiễm sắc thể X nên có thể ảnh hưởng đến cả hai giới. Tuy nhiên một trẻ trai mắc hội chứng Rett hiếm khi khỏe mạnh cho đến lúc được sinh ra nên thường thấy hội chứng Rett ở trẻ gái với tần suất cao hơn.
Người bệnh mắc phải hội chứng Rett thường đối mặt với các triệu chứng bất thường sau: Giảm khả năng vận động: hội chứng Rett thường biểu hiện đầu tiên với việc giảm khả năng điều khiển tay, không thực hiện được các động tác phối hợp bình thường như bò hay đi lại. Rối loạn vận động diễn tiến nhanh tương ứng với giai đoạn thoái hóa nhanh, sau đó tiếp tục tiếp diễn chậm hơn. Hệ quả cuối cùng thường là giảm sức cơ, rối loạn trương lực cơ, dẫn đến các tư thế và cử động bất thường, thậm chí là liệt. Giảm hoặc mất khả năng giao tiếp: khả năng giao tiếp bằng mắt, cử chỉ hay ngôn ngữ của trẻ đều bị ảnh hưởng. Bố mẹ thường thấy trẻ “điềm đạm” hơn so với lứa tuổi, thờ ơ với môi trường xung quanh. Trong một vài trường hợp trẻ mất hẳn khả năng nói một cách đột ngột. Thay vào đó, về sau trẻ có thể phát triển khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Cử động bất thường của mắt: các cơ vận động mắt cũng thường bị ảnh hưởng và dẫn đến các bất thường như chớp mắt thường xuyên, lé hay nhìn chằm chằm. Động tác tay bất thường: trẻ mắc hội chứng Rett thường có các động tác tay không có chủ đích, vô định như vặn xoắn, gõ, cọ xát Kích thích, dễ cáu gắt, biểu hiện các nét mặt kỳ cục Rối loạn hô hấp: khi trẻ thức, các rối loạn hô hấp có thể xuất hiện như tăng nhịp thở, thở ra quá mạnh kèm cả nước bọt Bất thường về nhận thức, giảm khả năng trí tuệ Tăng trưởng chậm: vòng đầu nhỏ hơn kích thước bình thường là dấu hiệu đầu tiên. Trong những năm về sau, trẻ có tốc độ tăng trưởng chậm, biểu hiện toàn thân do xuất hiện các rối loạn ăn uống khác.  Một số triệu chứng khác có thể gặp phải: hệ xương yếu, mỏng, dễ bị gãy; vẹo cột sống nặng dần theo tuổi; đau nhưng khó biểu hiện do giảm khả năng giao tiếp; rối loạn về nhai nuốt; co giật, động kinh. Triệu chứng của hội chứng Rett rất đa dạng và phong phú tuy nhiên thường xuất hiện ở những trẻ được sinh ra từ một thai kỳ khỏe mạnh và có những tháng đầu đời phát triển bình thường nên bố mẹ thường chủ quan, phát hiện muộn. Các biểu hiện lâm sàng khác nhau ở từng trẻ, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các khuyết tật.
Hội chứng Rett là một rối loạn thần kinh nặng nề nên phụ huynh thường rất lo lắng khi có con mắc bệnh cũng như thắc mắc bệnh có lây nhiễm cho những đứa con còn lại của họ không. Đầu tiên, dựa vào nguyên nhân gây bệnh do đột biến gen trên nhiễm sắc thể giới tính X, có thể khẳng định hội chứng Rett không phải là một bệnh lý truyền nhiễm. Những đứa trẻ khỏe mạnh khi chơi đùa cùng hay sử dụng chung các vật dụng với trẻ mắc hội chứng Rett sẽ không có khả năng lây bệnh. Tuy bệnh liên quan đến đột biến gen nhưng rối loạn này không có tính di truyền. Các đột biến gen xuất hiện ngẫu nhiên sau khi tạo phôi. Trẻ bị bệnh không phải do nhận gen bệnh từ bố mẹ của chúng.
Đột biến gen ngẫu nhiên là nguyên nhân gây ra bệnh nên không có yếu tố nguy cơ nào được xác định có vai trò làm tăng khả năng mắc bệnh. Tuy bệnh không có tính di truyền, nhưng cần lưu ý hơn đối với những trẻ có người thân trong gia đình mắc hội chứng Rett.
Không có biện pháp nào có tác dụng giúp phòng tránh để không mắc phải hội chứng Rett. Tuy nhiên, nếu phát hiện con trẻ có các triệu chứng lâm sàng bất thường, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời. Việc không trì hoãn khả năng tiếp cận các nguồn lực y tế của trẻ bị bệnh là biện pháp tốt nhất giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng không tốt của hội chứng Rett đến cuộc sống của một đứa trẻ.
Chẩn đoán hội chứng Rett cần phối hợp với việc khai thác tiền sử, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng như: Phân tích gen: khi có đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán trên lâm sàng, nếu phát hiện ra đột biến trên gen MECP2, một chẩn đoán chính xác hội chứng Rett có thể được xác lập. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng có thể được tiên lượng dựa vào xét nghiệm này. MRI não bộ: phát hiện các tổn thương như giảm kích thước vỏ não, teo tiểu não gặp trong đa phần các trẻ bị bệnh. Tuy nhiên các đặc điểm này không đặc hiệu cho hội chứng Rett. Đo điện tâm đồ (ECG): bệnh nhân hội chứng Rett có tỷ lệ độ tử khác cao. ECG giúp phát hiện các bất thường như nhịp tim chậm, sóng T đảo ngược, QT kéo dài. Điện não đồ (EEG) Test sinh lý thần kinh: test thính giác, cảm giác, điện cơ đồ. Hô hấp ký
Không có biện pháp giúp điều trị khỏi hội chứng Rett. Các biện pháp điều trị hiện tại được áp dụng chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ và cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Việc điều trị cần mang tính toàn diện, phối hợp trên nhiều lĩnh vực và kéo dài suốt cuộc đời của người bệnh.  Một bệnh nhân mắc hội chứng Rett cần được đánh giá và hỗ trợ bằng nhiều biện pháp đồng thời như: Sử dụng thuốc: các nhóm thuốc được chỉ định phổ biến như thuốc điều trị động kinh (carbamazepine, valproic acid, topiramate), thuốc an thần, thuốc chống nôn. Phẫu thuật: người bệnh có thể cần được đặt ống thông dạ dày để nuôi dưỡng, hay phẫu thuật chỉnh hình nếu mắc phải vẹo cột sống  Phục hồi chức năng Vật lý trị liệu Ngôn ngữ trị liệu Liệu pháp hành vi Trị liệu nghề nghiệp Đảm bảo dinh dưỡng Xem thêm: Vai trò của điện não đồ trong chẩn đoán bệnh lý đau đầu Dây thần kinh sọ não gồm những loại nào? Phân loại hội chứng đau đầu và các biện pháp điều trị
Hội chứng Mittelschmerz
Hội chứng mittelschmerz đặc trưng bởi tình trạng chảy máu giữa kì kinh, cơn đau bụng dưới giữa kì kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và thường giảm xuống trong vòng giờ, đôi khi nó có thể kéo dài hai hoặc ba ngày.Trong một số trường hợp nó có thể kéo dài đến chu kỳ sau. Sự rụng trứng xảy ra vào một buồng trứng ngẫu nhiên mỗi chu kỳ, cơn đau có thể đổi chỗ cho nhau hoặc vẫn cùng một bên từ một chu kỳ này sang chu kì khác. Chứng Mittelschmerz gặp ở khoảng 1% phụ nữ bị đau bụng dưới vào thời điểm rụng trứng tức là vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt đối với người có vòng kinh 28 ngày. Mittelschmerz là đau một bên, đau bụng dưới liên quan đến rụng trứng. Trong hầu hết các trường hợp, mittelschmerz không cần chăm sóc y tế. Đối với những khó chịu nhỏ mittelschmerz, thuốc giảm đau không kê đơn và các biện pháp khắc phục tại nhà thường có hiệu quả. Nếu cơn đau mittelschmerz của bạn gây phiền hà, bác sĩ có thể kê toa thuốc tránh thai để ngăn chặn sự rụng trứng và ngăn ngừa cơn đau.
Nguyên nhân gây ra Mittelschmerz? Mittelschmerz xảy ra trong quá trình rụng trứng, khi nang trứng vỡ và giải phóng trứng. Một số phụ nữ bị đau Mittelschmerz mỗi tháng; một số khác chỉ thỉnh thoảng bị đau. Nguyên nhân chính xác gây Mittelschmerz không rõ, nhưng có thể gồm những lý do sau: Ngay trước khi trứng được phóng thích trong quá trình rụng trứng, nang trứng lớn lên làm căng giãn bề mặt của buồng trứng nên gây đau. Máu hoặc chất lỏng từ các nang trứng vỡ ra kích thích niêm mạc của bụng (phúc mạc) gây đau. Đau ở những thời điểm khác trong chu kỳ kinh nguyệt không phải là mittelschmerz. Cơn đau có thể là co thắt trong kỳ kinh nguyệt bình thường nếu đau xảy ra trong thời gian hành kinh, hoặc cũng có thể do các vấn đề khác ở vùng bụng hoặc vùng chậu. Nếu bạn bị đau nặng, nên gặp bác sĩ để loại bỏ các bệnh lý cấp cứu ngoại khoa khác.
Những dấu hiệu và triệu chứng của Mittelschmerz? Đau Mittelschmerz thường kéo dài một vài phút đến vài giờ, nhưng nó cũng có thể kéo dài 1–2 ngày. Các triệu chứng của tình trạng này gồm: Đau ở một phía của bụng dưới: đau bụng dưới bên trái giữa kì kinh hoặc đau bụng dưới bên phải  Đau âm ỉ và giống như bị co thắt Đau đột ngột và đau nhói Đau kèm theo chảy máu âm đạo nhẹ hoặc khí hư Cơn đau hiếm khi nghiêm trọng Sốt Chóng mặt hoặc ngất xỉu Tiểu buốt Chán ăn Phân có máu hoặc nôn mửa Đau Mittelschmerz xảy ra ở bên buồng trứng phóng thích trứng (rụng trứng). Cơn đau có thể đổi vị trí mỗi tháng hoặc bạn có thể cảm thấy đau ở cùng một bên trong vài tháng. Theo dõi các chu kỳ kinh nguyệt của bạn trong vài tháng và lưu ý nếu bạn cảm thấy đau bụng dưới. Nếu cơn đau xảy ra giữa chu kỳ kinh và tự hết mà không cần điều trị, nhiều khả năng đó là Mittelschmerz. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Mittelschmerz hiếm khi đòi hỏi phải điều trị. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn có một cơn đau vùng chậu trở nên nghiêm trọng kèm theo buồn nôn hoặc sốt hay cơn đau kéo dài không hết. Bất kỳ vấn đề nào trong số này đều có thể là dấu hiệu một tình trạng khác nghiêm trọng hơn mittelschmerz, như viêm ruột thừa, viêm vùng chậu hoặc thậm chí có thai ngoài tử cung.
no_information
Phụ nữ có khả năng phóng noãn và rụng trứng đều có thể mắc hội chứng Mittelschmerz đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Chưa có biện pháp phòng bệnh.
Sự rụng trứng thường xảy ra khoảng hai tuần sau ngày hành kinh đầu tiên, vì vậy thời gian đau của mittelschmerz dễ dàng nhận ra. Để xác định đau có liên quan đến rụng trứng hay không, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi lại chu kỳ kinh nguyệt, lưu ý các cơn đau, cũng như nơi bị đau. Bác sĩ cũng có thể tiến hành khám bụng và vùng chậu để loại trừ các nguyên nhân có thể gây đau khác như viêm màng trong dạ con hoặc u nang buồng trứng. Nếu cơn đau nặng hoặc nếu bác sĩ phát hiện điều gì bất thường khi thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây đau.
Các phương pháp điều trị có thể cho mittelschmerz bao gồm: Uống nước: Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp giữ cho cơ thể đủ nước sẽ giảm các triệu chứng Thuốc giảm đau. Để giảm bớt sự khó chịu từ mittelschmerz, hãy thử một loại thuốc không kê đơn như acetaminophen (Tylenol, những loại khác), aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) hoặc naproxen natri (Aleve). Thuốc giảm đau ( thuốc giảm đau ) có thể cần thiết trong các trường hợp đau đớn kéo dài, cường độ cao. Thuốc tránh thai. Nếu mittelschmerz gây cho bạn rất nhiều khó chịu hoặc xảy ra hàng tháng, hãy hỏi bác sĩ về việc uống thuốc tránh thai. Chúng ngăn ngừa rụng trứng, vì vậy bạn không nên bị đau khi rụng trứng. Cơn đau là không có hại và không có nghĩa là sự hiện diện của bệnh. Không cần điều trị. Sử dụng một hệ thống sưởi ấm nhiệt giúp làm dịu cơn đau. Sử dụng vật nóng để chườm lên bụng để giảm đau. Xem thêm: 20 câu hỏi thường gặp nhất về đau bụng kinh Sự thay đổi của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt Thống kinh là gì và có nguy hiểm không?
Hội chứng Dumping
Hội chứng Dumping là một tình trạng thường gặp sau khi phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày để điều trị giảm cân. Hội chứng Dumping còn được là hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng, nó xảy ra khi thức ăn, đặc biệt là đường, di chuyển từ dạ dày vào ruột non quá nhanh. Hầu hết những người mắc hội chứng Dumping đều có các dấu hiệu và triệu chứng như đau quặn bụng và tiêu chảy, từ 10-30 phút sau khi ăn. Một số người có triệu chứng từ 1-3 giờ sau khi ăn, một số khác có thể bị sớm hơn hoặc muộn hơn. Có thể ngăn ngừa hội chứng Dumping bằng cách thay đổi chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật. Những thay đổi có thể bao gồm ăn các bữa ăn nhỏ hơn và hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn của hội chứng Dumping, có thể cần uống thuốc hoặc phẫu thuật.
Trong hội chứng Dumping, thực phẩm và nước trái cây từ dạ dày di chuyển xuống ruột non nhanh một cách bất thường và không kiểm soát được. Điều này thường liên quan đến sự thay đổi của dạ dày liên quan đến phẫu thuật, chẳng hạn như khi môn vị (dạ dày) đã bị cắt bỏ trong phẫu thuật. Môn vị đóng vai trò như van đóng mở, làm rỗng dạ dày dần dần. Khi nó bị cắt bỏ, dạ dày tống thức ăn nhanh chóng vào ruột non. Các tác động xấu này được cho là gây ra bởi việc tiết các hormone tiêu hóa ở ruột non, cũng như insulin tiết ra để xử lý lượng đường (glucose). Hội chứng Dumping có nguy hiểm không? Thực ra nếu chúng ta phát hiện muộn và không đi khám và gặp bác sĩ thì có thể xảy ra sau bất kỳ tác động nào lên dạ dày cũng như sau khi cắt bỏ thực quản. Phẫu thuật dạ dày để giảm cân là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay. Hội chứng tiến triển trong vòng vài tuần sau khi phẫu thuật, hoặc ngay sau khi quay trở lại chế độ ăn uống bình thường. Dạ dày càng bị cắt bỏ nhiều, càng nhiều khả năng làm tình trạng trở nên nghiêm trọng. Đôi khi trở thành một rối loạn mãn tính.
Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Dumping thường xảy ra ngay sau khi ăn, đặc biệt là bữa ăn với thức ăn chứa nhiều đường (sucrose) hoặc đường trái cây (fructose). Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng này có thể: Buồn nôn, nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy, đỏ bừng mặt, chóng mặt, kém minh mẫn, nhịp tim nhanh  Các dấu hiệu và triệu chứng muộn của hội chứng Dumping xảy ra 1-3 giờ sau khi ăn do cơ thể giải phóng một lượng lớn insulin để hấp thụ số lượng lớn các loại đường có trong ruột non sau một bữa ăn có nhiều đường. Kết quả là lượng đường trong máu thấp. Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Dumping muộn có thể bao gồm:Đổ mồ hôi, đói, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, yếu, nhịp tim nhanh. Một số người có cả các dấu hiệu và triệu chứng sớm và muộn. Một số khác phát triển hội chứng Dumping sau vài năm phẫu thuật.
no_information
Chứng bệnh này thường gặp ở cả hai giới, gặp ở những người ngay sau khi phẫu thuật dạ dày.
Chế độ sinh hoạt và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp  đối phó với hội chứng Dumping, nên chăm sóc hội chứng Dumping cho những bệnh nhân bị mắc hội chứng này một cách cẩn thận , tỷ mỉ để phục hồi bệnh một cách hiệu quả, tránh các biến chứng xảy ra: Có các bữa ăn nhỏ hơn. Hãy thử ăn 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ một ngày thay vì ba bữa ăn chính. Tránh uống trong khi ăn. Chỉ nên uống nước giữa các bữa ăn và tránh uống nước 30 phút trước khi ăn và 30 phút sau khi ăn. Thay đổi chế độ ăn uống: Nên ăn nhiều protein hơn có trong thịt, bơ đậu phộng kem, cá và các dạng tinh bột phức hợp như bột yến mạch và các loại thực phẩm ngũ cốc khác có nhiều chất xơ. Cũng nên hạn chế các loại thực phẩm giàu đường như kẹo, đường, siro, nước ngọt và nước ép trái cây. Đường tự nhiên trong các sản phẩm sữa (lactose) có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng. Hãy thử lượng nhỏ thức ăn lúc đầu hoặc bỏ chúng nếu nghĩ rằng chúng gây ra vấn đề. Có thể cần gặp một chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm về những gì cần ăn. Nên nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để tốt cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngồi thẳng sau khi ăn. Không nên nằm trong 30-60 phút sau khi ăn. Tăng lượng chất xơ. Các chất xơ như psyllium, guar gum và pectin trong thực phẩm hoặc chất bổ sung có thể làm chậm sự hấp thụ tinh bột trong ruột non. Thảo luận ý kiến bác sĩ về việc uống rượu. Cung cấp đủ vitamin, chất sắt và canxi cho cơ thể. Những chất này đôi khi có thể bị cạn kiệt sau phẫu thuật dạ dày. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc uống các chất bổ sung nếu cần.
Một số phương pháp sau đây để xác định xem có hội chứng Dumping hay không: Bệnh sử của bệnh nhân và đánh giá. Bác sĩ thường có thể chẩn đoán hội chứng Dumping bằng cách thu thập các triệu chứng của bệnh nhân, đặc biệt nếu đã phẫu thuật dạ dày cùng với đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng. Xét nghiệm đường huyết. Do lượng đường trong máu thấp đôi khi liên quan đến hội chứng Dumping, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm (kiểm tra dung nạp đường bằng đường uống) để đo lượng đường trong máu vào thời điểm cao nhất của các triệu chứng và giúp xác định chẩn đoán. Chụp rửa dạ dày. Một chất phóng xạ được thêm vào thức ăn để đo lượng thức ăn di chuyển nhanh chóng qua dạ dày.
Điều trị nội khoa: Mục đích của điều trị nội khoa đó là làm giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh và giảm thiểu các biến chứng có thể mắc phải. Có thể dùng một số loại thuốc như: Thuốc giảm glucose huyết: Loại thuốc này có tác dụng ở giai đoạn muộn. Thuốc Acarbose có tác dụng làm giảm đường huyết với cơ chế hấp thu Glucose ở đường tiêu hóa. Giảm tỉ lệ tăng đường huyết sau ăn. Điều trị phẫu thuật: Đối với những trường hợp mắc bệnh nặng, có thể áp dụng phương pháp điều trị phẫu thuật. Tái cấu trúc dạ dày với mục đích là làm chậm tháo rỗng dạ dày. Với phương pháp làm hẹp lỗ nối dạ dày – hỗng tràng. Chuyển dạng phẫu thuật: Giúp khôi phục quá trình lưu thông sinh lý của thức ăn từ dạ dày mà không có nguy cơ gây tắc đường ra của dạ dày. Tạo hình môn vị: Tạo sẹo và khâu dọc suốt chiều dài môn vị. Xem thêm: Trường hợp nào cần cắt dạ dày? Cách đo và tính chỉ số BMI theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Thế nào được coi là thừa cân béo phì?
Hội chứng Dressler
Hội chứng Dressler là 1 tình trạng viêm màng ngoài tim thứ phát sau 1 tổn thương tim nặng nề như sau phẫu thuật, chấn thương tim và thường gặp nhất là thứ phát sau nhồi máu cơ tim. Hội chứng này cùng với 1 số các tổn thương màng ngoài tim khác được gọi chung là hội chứng sau tổn thương tim. Hội chứng này có đặc trưng là yếu tố khởi phát gây viêm màng ngoài tim, bao gồm: viêm màng ngoài tim khởi phát sau nhồi máu cơ tim do hoại tử cơ tim bị thiếu máu; viêm màng ngoài tim sau phẫu thuật tim (hội chứng hậu phẫu màng ngoài tim) và viêm màng ngoài tim sau chấn thương do tai nạn hay do điều trị. Các tổn thương trên làm phá hủy mô, dẫn tới tích tụ những mảnh vỡ tổ chức và máu trong màng ngoài tim, từ đó kích hoạt phản ứng viêm và đáp ứng miễn dịch tại chỗ và gây nên bệnh cảnh viêm màng ngoài tim. Hơn nữa, tình trạng viêm này không chỉ khu trú ở màng ngoài tim mà còn ảnh hưởng đến cơ tim và nhiều vị trí khác, ví dụ như: viêm thượng tâm mạc, tràn dịch màng ngoài tim, sốt. Các biến chứng nặng như suy tim, rối loạn nhịp thất hoặc những bất thường dẫn truyền nặng thì rất hiếm. Nói chung, biến chứng của hội chứng sau tổn thương tim rất đa dạng và phức tạp thậm chí đe dọa tử vong chẳng hạn chèn ép tim hoặc viêm màng ngoài tim co thắt từ đó làm tăng thời gian nằm viện và chi phí điều trị.
Cơ chế bệnh sinh của hội chứng Dressler cho đến này vẫn chưa hoàn toàn được giải thích rõ ràng, nhưng người ta thấy có nhiều bằng chứng liên quan đến cơ chế tự miễn dịch của cơ thể. Năm 1950, Dressler đưa ra thuật ngữ “Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim” do sự tăng nhạy cảm quá mức của cơ thể. Tùy thuộc vào từng cá thể mà sự tăng nhạy cảm làm phóng thích các tự kháng nguyên được sản xuất từ các tế bào cơ tim hoại tử, từ đó khởi phát các phản ứng của hệ thống miễn dịch. Như vậy, theo cách giải thích này thì đây là 1 hội chứng bệnh lý do cơ chế tự miễn gây ra.  Do đó, đặc điểm lâm sàng của hội chứng này chính là bệnh cảnh tự miễn với sốt, tăng nồng độ các chất đánh dấu chỉ điểm viêm trong máu (ví dụ CRP) và tăng bạch cầu; hầu hết đều đáp ứng với thuốc kháng viêm, corticoide, colchicine và có khuynh hướng tái phát. Tuy nhiên, hội chứng Dressler nói riêng và hội chứng sau tổn thương tim nói chung không chỉ xảy ra ở tất cả bệnh nhân tự miễn mà còn ghi nhận ở những trẻ suy giảm miễn dịch sau ghép tim. Tóm lại, viêm màng ngoài tim muộn sau nhồi máu cơ tim (hội chứng Dressler) là tình trạng của cơ thể đáp ứng tự miễn sau khi mô cơ tim bị phá hủy do nhồi máu cơ tim, sau ngưng tim, sau phẫu thuật hay chấn thương tim. Cả hội chứng Dressler và cũng như hội chứng sau tổn thương tim đều đáp ứng tốt với thuốc kháng viêm, do đó đã củng cố giải thuyết về cơ chế bệnh sinh qua trung gian tự miễn.
Lâm sàng Hầu hết bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim đều không có triệu chứng. Những triệu chứng được mô tả nhiều gồm có:  Đau ngực: đau nhiều, cảm giác tức nặng, kéo dài hàng giờ, đau tăng khi nằm ngửa, giảm khi ngồi hoặc cúi ra trước, đau ngực kiểu màng phổi (tăng lên khi hít sâu, sau ho và nuốt). Đau xuất phát từ chóp cơ thang cũng có khi xuất phát từ cổ, tay và lưng nhưng không thường xuyên.  Tiếng cọ màng tim: là điểm đặc biệt để củng cố chẩn đoán viêm màng ngoài tim tuy nhiên triệu chứng này sớm mất đi và không không phải mọi bệnh nhân viêm màng ngoài tim đều có tiếng cọ màng ngoài tim. Lượng dịch màng ngoài tim cũng ảnh hưởng đến tiếng cọ màng ngoài tim. BN có thể có kèm theo sốt, khó thở, mệt mỏi, chán ăn, trầm cảm Cận lâm sàng Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy có tình trạng viêm hệ thống: Nồng độ CRP (74%), tốc độ lắng máu tăng Tăng bạch cầu trong máu. Điện tâm đồ: cung cấp những bằng chứng điển hình của viêm màng ngoài tim với ST chênh lên lan tỏa và PR chênh xuống ở nhiều chuyển đạo (>20%). Xquang ngực thẳng: có thể thấy có tràn dịch màng phổi mới hay nặng lên, có kèm thâm nhiễm phổi hay không. Siêu âm tim: giúp đánh giá kích thước buồng tim, chức năng co bóp cơ tim, cấu trúc van tim và tràn dịch màng ngoài tim. Biến chứng hội chứng dressler Phản ứng của hệ thống miễn dịch dẫn đến hội chứng Dressler cũng có thể gây tràn dịch màng phổi Hội chứng dressler có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng mặc dù hiếm khi xảy ra như: Chèn ép tim: hệ quả của viêm màng ngoài tim gây tràn dịch màng ngoài tim Viêm màng ngoài tim co thắt: Viêm tái phát hoặc mãn tính có thể khiến màng ngoài tim dày lên hoặc sẹo dẫn đến màng ngoài tim dần co lại ,bó chặt lấy tim làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả của tim
no_information
no_information
no_information
Dựa trên việc kết hợp thăm khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm phù hợp Điện tâm đồ: có thể phát hiện ECG bất thường (ST chênh lõm hoặc hình vòm, sóng T đảo) Siêu âm tim: có thể gặp khoảng trống siêu âm do tràn dịch màng ngoài tim. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) cho kết quả tương tự.  Xét nghiệm Troponin có thể tăng.
Điều trị Aspirin là lựa chọn tối ưu trong viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim với liều 650mg/6h ít nhất 4 tuần kèm ức chế bơm proton hoặc kháng acid được cho kèm để bảo vệ dạ dày. NSAID hoặc corticoid nên tránh do làm giảm sự lành sẹo cơ tim và lan rộng ổ nhồi máu. NSAID nên tránh cho BN bệnh mạch vành do làm tăng nguy cơ gây biến cố tim mạch do thuốc. Thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs (Ibuprofen hoặc Naproxen/Naprosyn), Acetaminophen (Tylenol) giúp giảm viêm hoặc giảm đau. Colchicine có thể điều trị từ ban đầu nhưng nó thích hợp hơn trong trường hợp viêm màng ngoài tim mạn tính hay tái phát nếu đơn trị liệu Aspirin không hiệu quả  Nếu lượng chất lỏng xung quanh tim nhiều làm suy yếu chức năng tim, cần loại bỏ bằng cách chọc hút. Trường hợp nặng có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ một phần của màng ngoài tim.   Xem thêm: Suy tim - Đích đến cuối cùng của các bệnh tim mạch và một số bệnh khác Các giai đoạn của suy tim Các phẫu thuật điều trị suy tim
Hội chứng Beckwith-Wiedemann
Hội chứng Beckwith-Wiedemann (tên Tiếng Anh là Beckwith-Wiedemann syndrome) là một rối loạn điều hòa tăng trưởng dẫn đến tăng trưởng quá mức. Các đặc điểm phổ biến nhất của hội chứng Beckwith-Wiedemann bao gồm kích thước cơ thể lớn (macrosomia), lưỡi lớn (macroglossia), khiếm khuyết thành bụng, tăng nguy cơ mắc khối u ở trẻ em, bất thường ở thận, hạ đường huyết trong thời kỳ sơ sinh và nếp nhăn bất thường ở tai. Trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann cũng có thể bị chứng phì đại (hemihyperplasia), trong đó một số bộ phận của cơ thể lớn hơn ở một bên so với bên kia. Các đặc điểm chính của hội chứng Beckwith-Wiedemann gồm kích thước cơ thể lớn (macrosomia), lưỡi lớn (macroglossia) thường xuất hiện khi sinh. Các khuyết tật thành bụng như khiếm khuyết cơ thành bụng (omphalocele), khiến cơ quan bên trong bụng nhô ra qua rốn, xuất hiện khi sinh và có thể phải phẫu thuật trước khi trẻ sơ sinh xuất viện. Các bà mẹ có con mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann có thể bị biến chứng thai kỳ, bao gồm sinh non và đa ối (polyhydramnios), nhau thai lớn bất thường và dây rốn dài. Tốc độ tăng trưởng nói chung chậm lại trong thời thơ ấu. Sự phát triển trí tuệ bình thường và người lớn mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann thường không gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến tình trạng của họ.
Có một số nguyên nhân di truyền đã biết của hội chứng Beckwith-Wiedemann và Hội chứng Hemihypertrophy cô lập, thường dẫn đến sự thay đổi biểu hiện của một hoặc nhiều gen tại vùng nhiễm sắc thể số 11 được gọi là 11p15. Trong hầu hết các trường hợp, những thay đổi di truyền này xảy ra ở một số nhưng không phải tất cả các tế bào, dẫn đến thể khảm. Thể khảm có nghĩa là một số bộ phận của cơ thể có các tế bào có nhiễm sắc thể 11 bình thường và các bộ phận khác có các tế bào có thay đổi về nhiễm sắc thể 11. Sự không đồng nhất này dẫn đến phổ các đặc điểm lâm sàng được thấy trong hội chứng Beckwith-Wiedemann và bệnh tan máu bẩm sinh được gọi là phổ phát triển quá mức 11p. Thông thường, người ta có hai bản sao của nhiễm sắc thể số 11, một từ mẹ và một cha. Bản sao của nhiễm sắc thể số 11 của mẹ sẽ biểu hiện một số gen kiểm soát sự tăng trưởng trên vùng nhiễm sắc thể 11p15 mà bản sao của cha không có, và ngược lại. Hiện tượng này được gọi là in dấu (imprinting) và được gây ra bởi quá trình methyl hóa, hoặc một quá trình đánh dấu DNA để bật hoặc tắt một số gen nhất định. Sự cân bằng của biểu hiện gen của con từ các bản sao của mẹ và bố để tạo ra sự tăng trưởng bình thường và đối xứng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann, các phần khác nhau của quá trình này có thể được thay đổi. Nguyên nhân có thể gây ra hội chứng Beckwith-Wiedemann là: Các khiếm khuyết về methyl hóa ở nhiễm sắc thể 11p15: Các khiếm khuyết về methyl hóa có thể thêm hoặc xóa một gen nào đó, điều này sẽ dẫn đến một số gen được “bật” khi đang nhẽ ra nó phải bị “tắt” và ngược lại. Uniparental disomy (UPD) tại nhiễm sắc thể 11p15: Uniparental disomy (UPD) xảy ra khi cả hai bản sao của 11p15 được thừa hưởng chỉ từ một trong hai bố mẹ. Trong các trường hợp Uniparental disomy (UPD) trong hội chứng Beckwith-Wiedemann, cả hai bản sao của nhiễm sắc thể 11p15 đều được di truyền từ người cha. Trong những trường hợp này, người bệnh chỉ biểu hiện các gen từ nhiễm sắc thể cha mà không bị ảnh hưởng từ gen của mẹ. Đột biến gen CDKN1C hoặc hiếm khi xảy ra ở các khu vực tạo ra các dấu hiệu methyl hóa. Bất thường nhiễm sắc thể ở 11p15: Những thay đổi này có thể bao gồm mất (thiếu vật liệu di truyền), sao chép (thêm vật liệu di truyền), dịch mã (gen sai vị trí) và đảo ngược (vật liệu di truyền được sắp xếp lại). Điều quan trọng là các bác sĩ phải tìm ra đột biến gen cụ thể liên quan, vì điều đó ảnh hưởng đến sự gia tăng cụ thể của loại khối u và lịch trình theo dõi thích hợp.
Toàn bộ các đặc điểm thể chất liên quan đến hội chứng Beckwith-Wiedemann là một phần của phổ phát triển quá mức của gen 11p. Sự phát triển quá mức của 11p được định nghĩa là phát triển quá mức và các đặc điểm khác liên quan đến thay đổi di truyền tại một vùng nhiễm sắc thể cụ thể được gọi là 11p, cùng khu vực gây ra hội chứng Beckwith-Wiedemann. Các đặc điểm của hội chứng Beckwith-Wiedemann bao gồm: Trọng lượng và chiều dài khi sinh lớn (macrosomia) Sự phát triển quá mức của một bên hoặc một phần của cơ thể (hemihypertrophy / hemihyperplasia) Lưỡi to (macroglossia). Nồng độ đường trong máu thấp trong thời kỳ sơ sinh và đôi khi hạ đường huyết kéo dài do tăng insulin máu. Khiếm khuyết ở thành bụng (như thoát vị rốn hoặc khiếm khuyết cơ thành bụng (omphalocele), nơi ruột và đôi khi các cơ quan bụng khác nhô ra khỏi thành bụng ra bên ngoài cơ thể) Các cơ quan bụng to ra chẳng hạn như thận, gan và tuyến tụy. Nếp nhăn dái tai hoặc sau tai. Tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư trong thời thơ ấu (hầu hết có thể được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị thích hợp). Hội chứng Beckwith-Wiedemann xảy ra ở 1 trên 11.000 ca sinh, với tỷ lệ mắc tương đương ở bé trai và bé gái. Do những trẻ mắc Hội chứng Beckwith-Wiedemann ở thể nhẹ có thể không bao giờ nhận được chẩn đoán dẫn đến tỷ lệ này có thể chưa chính xác so với thực tế..
Hội chứng Beckwith-Wiedemann không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Người trong gia đình có người mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann
Hội chứng Beckwith Wiedemann có tính di truyền nên việc chủ động phòng tránh rất khó khăn. Các chuyên gia khuyên nên tránh kết hôn trong trường hợp gia đình bạn trai và gia đình bạn gái đều có người bị bệnh. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị là điều quan trọng, giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
Chẩn đoán hội chứng Beckwith-Wiedemann phần lớn được dựa vào các dấu hiệu thực thể khi bác sĩ khám lâm sàng như nghi ngờ cơ thể trẻ lớn hơn so với tuổi của chúng, đặc biệt nếu tăng trưởng không đối xứng ở hai bên của cơ thể. Có nhiều dấu hiệu khác có thể gặp ở một số trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann sẽ có tất cả các triệu chứng giống nhau, được chia làm 2 nhóm gồm các triệu chứng phổ biến và các triệu chứng ít phổ biến hơn. Người ta thường thống nhất rằng ít nhất người bệnh có 1 triệu chứng phổ biến và 2 triệu chứng it phổ biến là đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng Beckwith-Wiedemann: Các triệu chứng phổ biến:  Macrosomia (kích thước cơ thể lớn) Macroglossia (lưỡi lớn) Omphalocele (bụng nhô ra qua rốn) Hemihyperplasia, là một số bộ phận của cơ thể lớn hơn ở một bên Thùy tai nhăn  Visceromegaly, là  1 hoặc nhiều cơ quan trong bụng  to ra Khối u bào thai (u Wilms, u nguyên bào gan, u nguyên bào thần kinh, ung thư mô liên kết) Khối u vỏ thượng thận (khối u tuyến thượng thận) Bất thường ở thận Hở vòm miệng Tiền sử gia đình có người mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann Các triệu chứng ít phổ biến hơn Polyhydramnios (nước ối quá nhiều) Sinh non  Hạ đường huyết  Vấn đề về tim mạch Cơ bụng bị tách sau sinh (Diastatsis recti) Hemangioma, một khối u không ung thư được tạo thành từ các mạch máu Chẩn đoán sớm bệnh hội chứng Beckwith-Wiedemann rất quan trọng vì trẻ em mắc bệnh hội chứng Beckwith-Wiedemann có nguy cơ phát triển một số khối u, bao gồm u Wilms và u nguyên bào gan . Xét nghiệm di truyền các đột biến gen liên quan đến khối u Wilms , nhưng nó rất phức tạp. Các chuyên gia khuyến cáo tất cả các gia đình xem xét xét nghiệm di truyền đối với hội chứng Beckwith-Wiedemann cần phải gặp một nhà di truyền học lâm sàng, một bác sĩ y khoa được đào tạo về di truyền học và một cố vấn di truyền có thể giải thích các xét nghiệm và phối hợp xét nghiệm. Các phương pháp xét nghiệm di truyền hiện đang có sẵn có thể xác định tới 80% các đột biến gen gây ra hội chứng Beckwith-Wiedemann. Nguy cơ mắc ung thư liên quan đến hội chứng Beckwith-Wiedemann  là gì? Một số loại khối u khác nhau bao gồm cả ung thư và không ung thư  đã được báo cáo ở trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann. Ước tính nguy cơ  trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann có một khối u là khoảng 5% đến 10%. Các khối u rất hiếm xuất hiện sau 10 tuổi và nguy cơ xuất hiện khối u riêng lẻ giảm dần theo thời gian cho đến khi nguy cơ tương tự như của dân số nói chung. Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao nhất ở trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann bị bệnh hemihyperplasia và organomegaly, nghĩa là sự to của các cơ quan, đặc biệt là bệnh thận. Các loại khối u phổ biến nhất là: Khối u Wilms (khối u thận; khoảng 40% trường hợp và trong đó có 20% bệnh nhân sẽ có khối u Wilms ở cả hai quả thận) U nguyên bào gan (Hepatoblastoma) Ung thư tuyến vỏ thượng thận (khoảng 20% ​​trường hợp) U nguyên bào thần kinh (Neuroblastoma) Ung thư mô liên kết (Rhabdomyosarcoma)
Các khuyến nghị sàng lọc cho những người mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann chủ yếu nhằm phát hiện u nguyên bào gan và u Wilms. Các sàng lọc được đề xuất hiện tại cho những người đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann bao gồm: Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT) chụp bụng tại thời điểm chẩn đoán Siêu âm ổ bụng để sàng lọc u nguyên bào gan và u Wilms cứ sau 3 tháng, cho đến khi lên 4 tuổi. Sau 4 tuổi, có thể chỉ cần siêu âm thận cho đến 8 tuổi.  Xét nghiệm máu huyết thanh alpha-fetoprotein mỗi 6 tuần hoặc tối thiểu 3 tháng một lần cho đến khi 4 tuổi.  Khám sức khỏe định kỳ, bao gồm khám bụng; lịch trình được xác định bởi bác sĩ trực tiếp khám bệnh. Nếu một đứa trẻ có một cặp sinh đôi giống hệt nhau mà không có dấu hiệu của hội chứng Beckwith-Wiedemann, thì hai trẻ sinh đôi vẫn phải được kiểm tra bằng siêu âm và xét nghiệm máu alpha-fetoprotein huyết thanh, như đã lưu ý ở trên. Ngoài ra, sàng lọc hạ đường huyết rất quan trọng ở trẻ nhỏ. Trẻ em mắc bệnh hội chứng Beckwith-Wiedemann cũng có thể cần được đánh giá bởi một nhóm nghiên cứu sọ não, các bác sĩ chuyên điều trị các tình trạng đầu và mặt, để xác định xem có thể phải phẫu thuật để giảm kích thước lưỡi hay không. Hỗ trợ có thể cần thiết để hỗ trợ những khó khăn trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ và phát triển khả năng nói trong thời thơ ấu.  Các khuyến nghị sàng lọc có thể thay đổi theo thời gian khi các công nghệ mới được phát triển và hiểu biết sâu hơn về hội chứng Beckwith-Wiedemann. Điều quan trọng là người bệnh và gia đình cần nói chuyện với bác sĩ về các xét nghiệm sàng lọc thích hợp. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe bổ sung Một số trẻ mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann và bệnh tan máu bẩm sinh có thể cần được chăm sóc bởi nhiều chuyên gia Y tế ở các lĩnh vực khác nhau như: Ung thư: Bác sĩ ung thư có thể cho biết về nguy cơ ung thư, cũng như phối hợp và xem xét kết quả của các xét nghiệm thích hợp để theo dõi ung thư. Chỉnh hình: Trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann có chiều dài của hai chân không đồng đều do đó cần được đánh giá bởi bác sĩ chỉnh hình để có hướng hỗ trợ quá trình đi lại của trẻ. Phẫu thuật thẩm mỹ: Trẻ có lưỡi to nên được khám bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và đánh giá toàn diện về tác động lưỡi to gây ra đối với việc cho ăn, nói và ngủ. Nội tiết: Trẻ bị hạ đường huyết nặng nên được khám và điều trị bởi bác sĩ nội tiết cho đến khi triệu chứng này được kiểm soát hoàn toàn. Xem thêm: Hội chứng XYY: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Hội chứng Down có thể sàng lọc và chẩn đoán sớm trước sinh không? Ảnh hưởng của hội chứng Edward lên thai nhi
Hạch nền
Hạch nền là gì? Hạch nền là một tập hợp các cấu trúc trong não bao gồm các thể vân (nhân đuôi, nhân bèo sẫm, nhân cầu nhạt), chất đen và nhân dưới đồi. Các cấu trúc này nằm sâu trong mỗi bán cầu đại não. Hạch nền có vai trò tích hợp các dự báo từ vỏ não và truyền thông tin qua đồi thị đến vỏ não vận động để lên kế hoạch và thực hiện các cử động phức tạp. Bệnh hạch nền là gì? Bệnh hạch nền là một nhóm các rối loạn chức năng thực thể xảy ra khi nhóm các nhân trong não không thể kiểm soát được các hành động không mong muốn hoặc hoặc châm mồi các vòng neuron vận động để bắt đầu chức năng vận động.
Một số trường hợp gây chấn thương não bộ làm tổn thương hạch nền. Các nguyên nhân thường gặp như: Ngộ độc các kim loại nặng, ngộ độc đồng, Mangan, ngộ độc khí CO. Ngộ độc ma túy do sử dụng ma túy quá liều. Do đột qụy, do chấn thương đầu gây chấn thương não bộ làm tổn thương hạch nền. Mắc các bệnh về nhiễm trùng, khối u, các bệnh lý về gan, bệnh lý về vấn đề chuyển hóa. Sử dụng các loại thuốc điều trị tâm thần trong thời gian dài.
Người bệnh mắc bệnh hạch nền có thể gặp khó khăn khi bắt đầu, dừng lại hoặc duy trì vận động. Các triệu chứng của thường gặp của bệnh hạch nền như: Thay đổi vận động (vận động không không tự ý hoặc chậm chạp). Vận động, lời nói, khóc không kiểm soát, lặp đi lặp lại. Xuất hiện tăng trương lực cơ, co thắt cơ, cứng cơ, run. Gặp các vấn đề về tìm kiếm từ ngữ diễn đạt. Đi lại khó khăn. Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần đi kiểm tra và khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động hàng ngày.
no_information
Bệnh hạch nền gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến hơn ở người già. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như: Người mắc rối loạn trương lực cơ. Người mắc bệnh Huntington (rối loạn trong đó các tế bào thần kinh ở một số nơi của não mất đi hoặc thoái hóa). Bệnh teo cơ đa hệ thống. Bệnh Parkinson. Liệt trên nhân tiến triển (rối loạn vận động do tổn thương các tế bào thần kinh trong não). Bệnh Wilson. Người bệnh mắc các bệnh này cần được đi khám định kỳ và thường xuyên để được tư vấn, điều trị kịp thời đạt kết quả tốt.
Bệnh hạch nền hiện nay có thể được phòng ngừa bằng cách giảm thiểu chấn thương vùng đầu gặp phải, thực hiện ăn uống đảm bảo dinh dưỡng nâng cao sức khỏe. Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh, khi xuất hiện các triệu chứng bệnh cần đi khám có biện pháp điều trị tốt nhất.
Chẩn đoán bệnh hạch nền kết hợp giữa việc thăm khám lâm sàng, kiểm tra di truyền, tiền sử mắc bệnh cùng với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Thăm khám lâm sàng xác định các triệu chứng của bệnh hạch nền. Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định triệu chứng bệnh đồng thời kiểm tra tiền sử mắc bệnh của bản thân và di truyền của gia đình. Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm tổn thương não. Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh như MRI, CT đầu; CHT mạch máu não hay chụp xạ hình cắt lớp (PET) để xem sự chuyển hóa từ não. Các kỹ thuật này mang lại hiệu quả và độ chính xác cao giúp cho việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả. Xét nghiệm máu đánh giá chuyển hóa các chất trong cơ thể, đánh giá chức năng các cơ quan như tuyến giáp, chức năng gan, xác mức độ tổn thương trong cơ thể giúp ích cho việc điều trị và tiên lượng bệnh. Xét nghiệm di truyền giúp đánh giá tính chất bệnh gia đình để tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp.
Việc điều trị bệnh hạch nền tùy theo nguyên nhân và tình trạng của người bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi tình trạng bệnh giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt hơn. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt và nhanh hồi phục.   Xem thêm: Hạch ở người có vai trò gì?
Hoại tử chỏm xương đùi
Hoại tử xương là một tình trạng xương bị thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến tiêu chỏm xương, mặc dù hiện tượng  này có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào trong cơ thể như xương thuyền, xương sên, chỏm xương cánh tay. Tuy nhiên thường gặp nhất là chỏm xương đùi, gọi là bệnh hoại tử chỏm xương đùi. Bệnh này có thể gặp ở 1 bên, đôi khi cả 2 bên, thường gặp ở lứa tuổi từ 30 – 50. Theo Hiệp Hội chấn thương chỉnh hình Mỹ, hàng năm có khoảng 10.000 đến 20.000 người bị bệnh này, chiếm khoảng 10% tổng số trường hợp thay khớp nhân tạo. Đa số các trường hợp hoại tử chỏm xương đùi xảy ra sau một chấn thương mạnh như  gãy cổ xương đùi, trật khớp háng. Chấn thương làm tổn thương trực tiếp mạch máu nuôi dưỡng dẫn đến tiêu chỏm xương đùi. Các tế bào xương bị hoại tử do thiếu oxygen và các chất dinh dưỡng. Hoặc do một số nguyên nhân khác như lạm dụng rượu, dùng corticoide lâu ngày, bệnh khí ép (ở thợ lặn, công nhân hầm mỏ), bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tắc mạch tự phát…
Nguyên nhân có thể  là do chấn thương (gãy xương hoặc do trật khớp) hoặc không do chấn thương: Do chấn thương : do trật khớp hoặc do gãy cổ xương đùi hoặc trật khớp gây chèn ép các mạch máu do tăng áp trong khớp háng. Thông thường hoại tử xuất hiện sau chấn thương khoảng 2 năm và không ảnh hưởng nhiều đến tuổi và giới. Không do chấn thương: phần lớn nguyên nhân gây hoại tử không do chấn thương là do: Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá: là thủ phạm chủ yếu gây hoại tử chỏm xương đùi sớm ở nam, đây là yếu tố chính làm tổn thương, viêm mạn tính và làm tắc các mao mạch (mạch máu nhỏ) nuôi chỏm xương đùi, dẫn đến các tế bào xương sụn vùng chỏm bị thiếu máu và hoại tử dần.  Dùng corticosteroid liều cao Bệnh Gout Các bệnh về máu: bệnh hồng cầu lưỡi liềm  Bệnh nhân bị ung thư được điều trị hóa chất hoặc xạ trị Bệnh khí ép ( thợ lặn, công nhân hầm mỏ) Bệnh hồng cầu hình liềm Bệnh collagen như lupus ban đỏ Ghép cơ quan Bệnh lý tăng đông và tắc mạch tự phát. Trong đó, rượu và việc dùng thuốc corticosteroid để điều trị những bệnh về khớp, chiếm 2/3 nguyên nhân gây hoại tử chỏm xương đùi không do chấn thương.
Trong giai đoạn đầu khởi bệnh, triệu chứng rất kín đáo, người bệnh có thể không thấy triệu chứng gì. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bạn có thể thấy đau vùng khớp háng, đau có thể lan xuống đùi, ban đầu đau khi đi lại, về sau đau cả khi nghỉ ngơi. Giai đoạn muộn khi chỏm xương bị hư nhiều, sẽ làm giảm biên độ vận động của khớp háng. Người bệnh dạng chân rất khó khăn, nhiều người không thể dạng chân để tự bước lên xe gắn máy. Người bệnh có dáng đi khập khễnh, có khi 2 chân so le nhau.Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi mất chức năng khớp háng có thể từ vài tháng đến hơn một năm tùy thuộc từng người bệnh khác nhau.  Có  nhiều trường hợp người bệnh chỉ đau khớp gối mà không đau khớp háng cho nên dễ bị nhầm là bệnh thoái hóa khớp gối. Trong giai đoạn này chụp phim X quang có thể không thấy biểu hiện gì khác thường cho nên người bệnh đi khám bệnh ở nhiều nơi mà vẫn chưa tìm ra bệnh.  Chính vì thế người bệnh nên nghĩ đến bệnh hoại tử chỏm xương đùi khi thấy mình nằm trong nhóm nguy cơ cao như đã nêu và kèm theo có biểu hiện đau khớp háng 1 bên hay 2 bên đặc biệt khi ngồi xổm, dạng khép khớp háng, xoay trong xoay ngoài khớp háng, đau khi đi nhiều hay đứng lâu và giảm khi nghỉ ngơi hoặc có biểu hiện đau khớp gối dai dẳng mà chưa tìm ra nguyên nhân tổn thương tại khớp gối. Người bệnh cần đi khám tại các bệnh viện lớn có chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán sớm và điều trị.
no_information
Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới (chiếm khoảng 80%) và tuổi trung bình 40 – 50. Nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần đặc biệt ở nhóm nam thanh niên khoảng 30 tuổi đã có biểu hiện bệnh hoại tử chỏm xương đùi. Bệnh thường gặp ở những người có yếu tố nguy cơ thuộc nguyên nhân không do chấn thương kể trên.
Vì vậy việc dự phòng hoại tử chỏm xương đùi đòi hỏi mỗi người chúng ta cần thiết lập cho mình chế độ sinh hoạt lành mạnh, thể lực vừa sức, đều đặn và đặc biệt tránh các yếu tố nguy cơ có thể loại bỏ được như rượu bia, thuốc lá, corticoid
Sau khi hỏi bệnh sử, tiền sử và khám xét thực thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh. Cũng giống như nhiều bệnh khác, chẩn đoán càng sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao.  Chụp X- quang: là phương tiện chẩn đoán đầu tiên mà hầu hết các bác sĩ đều đề nghị cho bệnh nhân, đây là phương tiện đơn giản và ít tốn kém nhất. X- quang có thể thấy được nhưng ổ tiêu xương trong lòng chỏm xương đùi, hình dạng chỏm xương đùi bị xẹp lại,  bề mặt khớp bị sụp xuống. Dấu hiệu sớm nhất  thấy được trên X-quang là dấu trăng lưỡi liềm. Tuy vậy X-quang không đủ nhạy để phát hiện được giai đoạn sớm của bệnh. Chụp cộng hưởng từ (MRI):  là phương tiện nhạy nhất, hiệu quả nhất để phát hiện bệnh hoại tử chỏm xương đùi trong giai đoạn sớm. Không giống như X Quang hoặc CT scanner, MRI phát hiện những thay đổi hóa chất bên trong tủy xương cho nên nó có thể phát hiện được bệnh hoại tử chỏm xương đùi trong giai đoạn rất sớm, thậm chí trước khi có triệu chứng đau khớp háng.  Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): CT scan có thể mang lại hình ảnh 3 chiều chỏm xương đùi. Tuy nhiên nó không nhạy hơn MRI cho nên nhiều bác sỹ không đồng ý sử dụng CT để chẩn đoán bệnh. Sinh thiết hoặc đo áp lực chỏm xương đùi đều có ý nghĩa chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên nó ít được áp dụng vì chúng là một thủ thuật xâm lấn gần giống như một cuộc phẫu thuật.
Mục đích trong điều trị bệnh hoại tử chỏm xương đùi là giảm đau, cải thiện chức năng khớp bị bệnh, ngăn chặn quá trình phá hủy xương. Điều trị có thể là bảo tồn hoặc phẫu thuật. Để  quyết định phương án điều trị thích hợp cho từng người bệnh các bác sỹ sẽ xem xét các yếu tố quan trọng sau: Tuổi của người bệnh Giai đoạn bệnh Vị trí và kích thước vùng bị tổn thương trên chỏm xương đùi.  Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đi kèm.  Phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để nhất là phẫu thuật khớp háng bên cạnh loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể (hút thuốc lá, rượu bia, corticosteroid). Các phương pháp khác như: thuốc giảm đau, calci, điều trị bệnh lí phối hợp, khoan giảm áp,.. chỉ là phương pháp nhằm trì hoãn phẫu thuật. Phương pháp không phẫu thuật: Dùng thuốc, tập vận động khớp, kích thích điện,... theo chỉ định của bác sĩ. Các phương pháp điều trị bảo tồn chỉ nên áp dụng trước khi chỏm xương đùi bị sụp. Phẫu thuật  Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh hoại tử chỏm xương đùi tùy theo giai đoạn bệnh, và tuổi người bệnh. Khoan giảm áp Phẫu thuật này sẽ lấy bỏ lõi xương bị chết bên trong chỏm xương đùi, làm giảm áp lực trong chỏm xương, tăng tưới máu, giúp tái tạo nhiều mạch máu. Phẫu thuật giảm áp có hiệu quả trong giai đoạn sớm của bệnh trước khi có hiện tượng sụp chỏm. Phẫu thuật này đôi khi giúp giảm triệu chứng đau và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Đục xương chỉnh trục Phẫu thuật này rất hiệu quả cho những bệnh trong giai đoạn sớm và vùng xương bị hoại tử còn nhỏ. Tuy nhiên thời gian phục hồi sau mổ kéo dài khoảng ba tháng. Ghép xương Dùng mẩu xương mào chậu hoặc xương mác có mạch máu kèm theo để ghép vào chỏm xương đùi. Sau khi nạo lấy bỏ hết xương chết trong chỏm xương đùi, các bác sỹ sẽ ghép vào đó 1 mảnh xương mào chậu có mạch nuôi hoặc mẩu xương mác có ghép mạch máu. Nhờ mạch máu mới sẽ tăng cung cấp máu cho chỏm xương đùi. Thời gian phục hồi còn chậm, từ 6 đến 12 tháng,  vấn đề hiện quả của phương pháp này vẫn còn tranh cãi.  Thay khớp nhân tạo Nếu chỏm xương của người bệnh đã bị hư nhiều hoặc các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu thì thay khớp nhân tạo là giải pháp tốt nhất. Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới công bố kết quả theo dõi sau khi thay khớp háng nhân tạo, kết quả tốt khoảng 90%, người bệnh thấy giảm triệu chứng đau rõ rệt, đi lại gần như bình thường. Tùy theo độ tuổi của người bệnh, trình trạng chỏm xương đùi, giai đoạn bệnh mà Bác sỹ sẽ chọn phương pháp thay khớp nào thích hợp cho bạn.  Có nhiều phương pháp thay khớp háng nhân tạo được áp dụng cho bệnh hoại tử chỏm xương đùi như thay bề mặt khớp, thay khớp háng toàn phần. Thay bề mặt khớp và thay khớp háng toàn phần thường đem lại hiệu quả cao. Người bệnh không còn triệu chứng đau, chức năng khớp háng phục hồi gần như bình thường. Người bệnh có thể trở lại những hoạt động sinh hoạt hàng ngày, độ bền của hai loại khớp này thường kéo dài, trung bình 10 năm, có khi kéo dài đến 20 năm. Tuy nhiên độ bền đó còn phụ thuộc vào chất lượng xương của người bệnh, kỹ thuật mổ đặt khớp nhân tạo của bác sỹ phẫu thuật. Xem thêm: Các biện pháp điều trị hoại tử (tiêu) chỏm xương đùi nặng Hoại tử (tiêu) chỏm xương đùi: Căn bệnh nguy hiểm diễn biến âm thầm Thay khớp háng - Giải pháp tối ưu cho người bị tiêu chỏm xương đùi nặng Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, một căn bệnh đáng báo động
Hội chứng Felty
Hội chứng Felty là gì? Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn dịch gây viêm mạn tính ở các khớp. Hội chứng Felty là một biến chứng của viêm khớp dạng thấp lâu dài được xác định bởi ba yếu tố là viêm khớp dạng thấp, giảm số lượng bạch cầu bất thường và lách to. Bệnh có thể gây nên các biến chứng nhiễm trùng tái đi tái lại nhất là nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đây là một hội chứng hiếm gặp.
Hội chứng Felty là một bệnh lý hiếm gặp với nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Một số bệnh nhân mắc hội chứng này do tiến triển từ viêm khớp dạng thấp trong một thời gian dài. Người mắc hội chứng Felty có nguy cơ nhiễm trùng cao do số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi giảm.
Các triệu chứng của hội chứng Felty thường gặp như: Người bệnh có cảm giác khó chịu toàn thân, người mệt mỏi, ăn uống mất cảm giác ngon miệng, da xanh, tái nhợt Bệnh nhân ăn uống kém dẫn đến gầy sút cân, giảm cân không chủ ý. Các khớp bị sưng tấy, cứng khớp, đau và biến dạng. Bạch cầu trong máu ngoại vi giảm làm giảm sức đề kháng của người bệnh làm các bệnh nhiễm trùng tái phát. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng như mắt nóng rát hoặc chảy dịch.
no_information
Hội chứng Felty gặp ở nhiều đối tượng đặc biệt với những người mắc viêm khớp dạng thấp trong thời gian dài. Hội chứng này còn thường gặp ở phụ nữ trong khoảng 50 và 60 tuổi.
no_information
Để chẩn đoán hội chứng Felty, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp giữa việc khám lâm sàng cùng với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra chẩn đoán phù hợp nhất. Khai thác tiền sử của người bệnh xem người bệnh có tiền sử mắc viêm khớp dạng thấp hay không, các nhiễm trùng mắc phải có tái đi tái lại hay không. Nếu có cần xác định thời gian mắc bao lâu. Khám lâm sàng xác định các triệu chứng của hội chứng felty: Người bệnh ăn uống kém, người mệt mỏi, khớp sưng đau và biến dạng. Bác sĩ sẽ xác định triệu chứng mà người bệnh mắc phải để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác để điều trị đúng và hiệu quả. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: phát hiện số lượng tế bào bạch cầu trong máu ngoại vi giảm so với người bình thường đặc biệt là bạch cầu đoạn trung tính. Xét nghiệm máu: Hầu hết người bệnh mắc hội chứng Felty dương tính với các yếu tố dạng thấp. Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Trên hình ảnh siêu âm phát hiện các hình ảnh lách sưng to, gan và hạch bạch huyết có thể sưng lên. Chụp xquang và các phương pháp khác thấy tổn thương ở các khớp. Phương pháp này không chỉ giúp cho việc chẩn đoán mà còn giúp đánh giá mức độ bệnh.
Người bệnh cần thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để điều trị đạt kết quả tốt. Nếu người bệnh đã kiểm soát tốt viêm khớp dạng thấp thì tùy từng trường hợp điều trị hội chứng Felty. Một số phương pháp điều trị làm giảm triệu chứng bệnh như: Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc điều trị ngăn sự tiến triển của bệnh hoặc sử dụng các thuốc liên quan tới hệ thống miễn dịch. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được kiểm tra thường xuyên để tránh tác dụng phụ của thuốc. Phẫu thuật cắt lách: Lách là nơi các tế bào máu bị phá hủy. Trong một số trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, cắt lách giúp cải thiện việc phá hủy tế bào máu dẫn đến cái thiện số lượng tế bào máu trong cơ thể. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được nghỉ ngơi và hoạt động theo lời khuyên của bác sĩ. Người bệnh cũng có thể điều trị tại nhà, dùng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ và khám lại ngay khi các bất thường xảy ra. Điều trị hội chứng felty cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Người bệnh cần đi kiểm tra định kỳ sau điều trị để có biện pháp điều trị kịp thời và đạt hiệu quả tốt nhất.   Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Cấu tạo Khớp gối và các bệnh thường gặp ở khớp gối Cách phát hiện sớm và chính xác bệnh viêm khớp
Hội chứng Apallic
Hội chứng Apallic là gì? Hội chứng Apallic thường được xem là một loại hôn mê, một tình trạng rối loạn nhận thức mà trong đó người bệnh bị tổn thương não nghiêm trọng và ở trong tình trạng chỉ nhận thức được một phần chứ không hoàn toàn ý thức được về môi trường xung quanh. Hội chứng Apallic được phân loại vào nhóm bệnh lý của hệ thần kinh. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, mà trong nhiều trường hợp các bác sĩ sẽ sử dụng các thuật ngữ khác để chỉ tình trạng này như “trạng thái mất vỏ”, “trạng thái mất chức năng não”. Nhưng những thuật ngữ này chỉ phần nào nêu lên mức độ tổn thương của hệ thống thần kinh có trong hội chứng Apallic. Theo thống kê cho thấy hội chứng Apallic gặp ở khoảng 2-15% bệnh nhân bị hôn mê do chấn thương kéo dài và 11% bệnh nhân hôn mê không bị chấn thương. Tình trạng hôn mê càng kéo dài người bệnh càng dễ mắc phải hội chứng này. Ở bệnh nhân dưới 35 tuổi, cơ hội hồi phục sau hội chứng Apallic cao hơn khoảng gấp 10 lần so với bệnh nhân lớn tuổi (sau 65 tuổi). Hội chứng Apallic thường được chia thành hai loại: Hội chứng bệnh lý chấn thương Hội chứng nguyên nhân không chấn thương Độ nặng của hội chứng Apallic tùy thuộc vào: Mức độ tổn thương não Sự hỗ trợ y tế kịp thời Tổng trạng của người bệnh Thời gian hôn mê Hội chứng Apallic có thể dẫn đến các biến chứng sau: Co giật Nhiễm trùng Huyết khối tĩnh mạch Tử vong hoặc tàn tật nếu người bệnh bị tổn thương não nghiêm trọng
Hội chứng Apallic xảy ra khi các thành phần của vỏ não mất kết nối với thân não (thân não bao gồm cầu não, não giữa và hành não chịu trách nhiệm chi phối hô hấp, tiêu hóa, nhịp tim và các dây thần kinh sọ) Các nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng Apallic bao gồm: Tổn thương não do chấn thương Tổn thương não do các can thiệp phẫu thuật Tổn thương não do siêu vi (như viêm màng não) Đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ Cơ thể bị nhiễm độc nghiêm trọng Thiếu oxy não
Hội chứng Apallic được đặc trưng bởi các triệu chứng không liên kết, mất một phần nhận thức. Các dấu hiệu của hội chứng Apallic là: Có thể mở mắt khi bị kích thích, tuy nhiên không nhìn được các đồ vật xung quanh Không phản ứng với tên gọi, tiếng nói, đụng chạm Không nói, không biểu lộ cảm xúc Không có cử động hay phản xạ Có phản ứng với cơn đau, nhưng thường là phản ứng quá mức, được thể hiện qua sự co thắt cơ, co giật hoặc những chuyển động không phối hợp. Có phản xạ nuốt Rối loạn cơ: co thắt cơ, co giật hoặc đau cơ Các giai đoạn bệnh: Hội chứng Apallic là một trong những giai đoạn hồi phục ý thức sau khi hôn mê. Các dấu hiệu đầu tiên của sự chuyển đổi trạng thái hôn mê thành hội chứng Apallic là sự phản ứng với kích thích ánh sáng, có chu kỳ “ngủ nghỉ” nhưng xảy ra vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Người bệnh bắt đầu phản ứng với tiếng ồn, cố gắng tập trung vào bất cứ điều gì. Tuy nhiên, bệnh nhân không tiếp xúc. Giai đoạn tiếp theo được đặc trưng bởi sự phục hồi tiếp xúc với bệnh nhân. Người bệnh cố gắng giao tiếp bằng cách gật đầu, nói những từ đơn giản, nhận ra người thân tuy nhiên vẫn không có cử động chân tay Trong giai đoạn phục hồi, có thể có sự phục hồi từ từ và chậm dần các chức năng thần kinh.
Hội chứng Apallic không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây truyền cho người khác.
Các yếu tố nguy cơ không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng nhưng có thể đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của bệnh. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng Apallic là: Người cao tuổi Người đang ở giai đoạn tuổi dậy thì Chấn thương đầu Ngộ độc nặng Nhiễm trùng nặng Tình trạng thiếu oxy máu trầm trọng Rối loạn các chất điện giải trong não
Các biện pháp phòng ngừa hội chứng Apallic là: Tránh các yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và loại bỏ các nguyên nhân gây ra hội chứng
Thực hiện khám lâm sàng và xét nghiệm,bao gồm: Xét nghiệm thường quy Tổng phân tích tế bào máu Tổng phân tích nước tiểu Sinh hóa máu: chức năng gan thận, đường huyết, … Xét nghiệm chuyên biệt Siêu âm tim Siêu âm bụng Điện tâm đồ phát hiện tình trạng thiếu máu cục bộ trong cơ tim Điện não đồ đánh giá chức năng của não Chẩn đoán phân biệt Hôn mê: mất ý thức sâu, rối loạn chu kỳ “ngủ-nghỉ” Chứng sa sút trí tuệ: không có sự mất chức năng vỏ não nhưng có sự suy giảm dần dần trong hoạt động tinh thần hoặc chấm dứt các chức năng tinh thần nhất định.
Hội chứng Apallic là một tình trạng cấp cứu vì vậy người bệnh cần được điều trị toàn diện với sự giám sát và chăm sóc y tế liên tục. Bác sĩ sẽ ổn định chức năng hô hấp, tim mạch và thực hiện các biện pháp cần thiết để hỗ trợ. Điều trị nội khoa Sử dụng thuốc Cung cấp thêm dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa Điều trị ngoại khoa Chỉ định: Chấn thương đầu cổ gây ra hội chứng Apallic Có khối máu tụ ở màng não Các trường hợp khác không cần điều trị bằng phẫu thuật Phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ ngoại khoa hoặc bác sĩ phẫu thuật thần kinh tùy thuộc vào vấn đề được tìm thấy. Điều trị vật lý trị liệu Liệu pháp vật lý trị liệu có thể phù hợp ở giai đoạn phục hồi tiếp xúc với người bệnh. Mục tiêu của liệu pháp vật lý trị liệu trong hội chứng Apallic là giúp quá trình ổn định và hồi phục bệnh, ngăn ngừa chứng teo và thoái hóa não. Điều trị thay thế Một vài loại thực phẩm có thể hữu ích ở giai đoạn phục hồi và bắt đầu có tiếp xúc với bệnh nhân bao gồm: Trái cây họ berries: quả việt quất, quả nam việt quất, quả mâm xôi. Dùng kết hợp với mật ong sẽ giúp cải thiện chức năng của gan và hệ tiết niệu. Táo: chứa nhiều vitamin, pectin và các nguyên tố vi lượng giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu, đẩy nhanh việc loại bỏ các chất độc hại và giúp tái tạo mô.   Xem thêm: Vai trò của điện não đồ trong chẩn đoán bệnh lý đau đầu Holter điện tâm đồ là gì và có ý nghĩa thế nào trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim? Holter điện tâm đồ Siêu âm ổ bụng là siêu âm những bộ phận nào? Những điều cần biết về siêu âm tim Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu Ý nghĩa của xét nghiệm máu và nước tiểu trong gói khám sức khỏe tổng quát
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là bệnh gì? Đường được tích trữ trong gan và mô dưới dạng glucogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể, cơ thể sẽ hấp thụ đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrate như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và đồ ngọt. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu quá thấp Trong cơ thể người tụy là cơ quan chủ chốt có vai trò kiểm soát đường huyết, tiết ra insulin, một hormone có chức năng điều tiết đường trong máu bằng cách tăng cường sự chuyển hóa glucose của tế bào, từ đó làm giảm lượng đường huyết. Ngoài ra cũng có một hormone khác cũng có vai trò điều tiết đường trong máu là glucagon, có vai trò tăng đường huyết, khi tụy không sản xuất đủ glucagon, lượng đường trong máu sẽ giảm và gây hạ đường huyết. Những người bị tiểu đường, trong cơ thế thiếu lượng glucagon do tác dụng ức chế của thuốc. Vì vậy, dù bị tiểu đường nhưng vẫn có thể hạ đường huyết do glucose trong máu bị ức chế quá mức.
Có những nguyên nhân hạ đường huyết nào? Bệnh hạ đường huyết do tiểu đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Các nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là: sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác, không ăn đủ hoặc đợi quá lâu giữa các bữa ăn (như qua một đêm), tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ, không ăn đủ lượng đường bột cần thiết, chế độ ăn kiêng không hợp lý, uống nhiều rượu bia gây mất cân bằng nội tiết.
Triệu chứng hạ đường huyết như thế nào? Bệnh hạ đường huyết có các triệu chứng cơ bản như: run rẩy, chóng mặt, đau đầu; thường đổ mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh và da tái.  Các triệu chứng trên thường xảy ra vào ban đêm và sẽ làm cho người bệnh gặp ác mộng và la hét trong lúc ngủ, người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.  Hạ đường huyết có nguy hiểm không? Có nhiều trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu hoặc động kinh. Vì bệnh hạ đường huyết thường xảy ra nhanh chóng chứ không phát triển trong thời gian dài nên khi có các dấu hiệu sau cần kịp thời đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:  Xuất hiện triệu chứng dù bạn không bị tiểu đường. Bị tiểu đường và bị choáng hoặc ngất do hạ đường huyết. Đã được điều trị bệnh nhưng triệu chứng vẫn tái phát.
Bệnh hạ đường huyết không lây truyền từ người này sang người khác.
Các đối tượng sau có nguy cơ cao bị mắc bệnh hạ đường huyết:  Những người đang bị tiểu đường và đang dùng thuốc trị tiểu đường. Những người bị nghiện rượu bia. Người đang điều trị viêm gan hoặc bệnh về thận. Bệnh nhân có khối u làm tăng tiết insulin. Bệnh nhân bị mắc các bệnh rối loạn nội tiết như suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận. Bệnh hạ đường huyết thường không phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi mà thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng cách bổ sung insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ.
Để phòng ngừa hạ đường huyết nên làm gì? Để phòng ngừa hạ đường huyết có thể áp dụng các biện pháp sau: Ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chấp nhận, chú ý ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết. Cần ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh. Hướng dẫn những người sống hoặc làm việc chung cách tiêm glucagon. Nên kiểm tra lượng đường huyết dựa trên lịch mà bác sĩ yêu cầu. Không bỏ qua những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết hoặc trì hoãn việc điều trị bệnh hạ đường huyết vì bệnh có thể dẫn đến hôn mê và tổn thương não. Cần đầu tư thời gian điều chỉnh lượng insulin để được phép tập thể dục. Thăm khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe. Lắng nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê. Cần chú ý không nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức, không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu để tránh hạ đường huyết đột ngột. Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường, loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…
Để chẩn đoán bệnh hạ đường huyết có thể khá dễ dàng vì chứng hạ đường huyết có triệu chứng khá rõ và đặc trưng.  Để chẩn đoán bệnh, có thể cần phải làm các xét nghiệm đường huyết và các xét nghiệm máu khác để chẩn đoán cụ thể tình trạng của bệnh nhân.
Cách điều trị hạ đường huyết chính là để lượng đường trong máu trở lại mức cân bằng như bình thường trong một đợt hạ đường huyết, nên nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng các cách sau: Uống thuốc viên nén glucose; Uống nước trái cây; Cách đơn giản và dễ dàng nhất là ăn kẹo. Sau khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc không thấy đỡ hơn, nên bổ sung đường thêm một lần nữa. Khi bị ngất hoặc động kinh do hạ đường huyết,cần được tiêm glucagon ngay lập tức. Đối với tình trạng hạ đường huyết gây lú lẫn, co giật, hôn mê cần chú ý cách xử trí như: Cách xử trí tại nhà: không được mở miệng bệnh nhân để đổ nước đường vào miệng, vì khi bệnh nhân hôn mê, việc này có thể làm dung dịch đường vào đường hô hấp và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cách xử trí tại bệnh viện: có thể bắt đầu bằng việc tiêm hoặc truyền 10-25g Glucose (20-50 mL Dextrose 50%) qua đường tĩnh mạch, sau đó duy trì bằng Dextrose 5% hay 10% nhằm giữ đường huyết trên 100mg/dl. Xem thêm: Cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết đột ngột Chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu? 3 bước đo đường huyết khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose đường uống Vai trò của Insulin với cơ thể con người
Hội chứng Peutz-Jeghers
Hội chứng Peutz-jeghers là rối loạn di truyền ở nhiễm sắc thể điển hình làm cho người bệnh có tình trạng phát triển polyp bướu trong bộ máy tiêu hóa hay ung thư vú, đại tràng, trực tràng, tinh hoàn, buồng trứng và những loại ung thư khác. Ngoài ra, hội chứng này còn dẫn đến tình trạng xuất hiện những điểm lắng đọng sắc tố melanin trên da và niêm mạc.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Peutz-jeghers là do rối loạn di truyền, cụ thể là đột biến gen STK11 hay LKB1 ở nhiễm sắc thể 19. Một đứa trẻ mắc phải hội chứng Peutz-jeghers do nhận gen đột biến từ cha hoặc mẹ. Hoặc với một số trường hợp, cha mẹ đứa trẻ không mắc phải hội chứng Peutz-jeghers những đứa trẻ khi sinh ra vẫn bị đột biến gen này và mắc bệnh này. STK11 là gen ức chế khối u với chức năng ngăn cản tế bào phát triển và phân chia quá nhanh. Khi gen này bị đột biến, khả năng ức chế khối u không được phát huy nên dẫn đến quá trình phát triển cũng như phân chia tế bào hoạt động một cách không kiểm soát và hình thành các polyp không ung thư và những khối u ung thư trong hội chứng Peutz-jeghers.
Triệu chứng của những bệnh nhân mắc phải hội chứng Peutz-jeghers bao gồm: Xuất hiện polyp dạng hamartoma: vị trí thường trong ruột non, có thể ở ruột già và dạ dày. Polyp xuất hiện khi ở độ tuổi nhỏ, có khả năng dẫn đến xuất huyết với biểu hiện là đi cầu có máu trong phân. Polyp dạng này không chuyển thành khối u ung thư. Đốm tàn nhang: ở những vị trí đặc trưng như vùng quanh môi, trong miệng, lỗ mũi, ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, hậu môn và niêm mạc ruột. Những đốm này thường phẳng, có màu xám xanh hoặc nâu đen, kích thước 2- 4mm và thường xuất hiện trong độ tuổi nhỏ (khoảng 5 năm đầu), nhạt dần khi đến tuổi dậy thì nhưng đốm đen ở niêm mạc miệng thì vẫn còn tồn tại. Những rối loạn đường tiêu hóa với biểu hiện: Táo bón. Tiêu chảy. Đau bụng nhiều lần do tắc ruột và lồng ruột tạm thời. Sụt cân. Nôn mửa. Dậy thì sớm. Vú nhỏ ở trẻ trai. Lồng ruột biểu hiện như sau: đau bụng dữ dội, cơn đau xuất hiện đột ngột, ưỡn người, đau khiến thức dậy lúc đang ngủ và kéo dài khoảng 5- 15 phút sau đó mất đi. Chảy máu trực tràng. Đi cầu ra máu nhầy. Có thể nôn ra máu. Thiếu máu.
Hội chứng Peutz-jeghers là bệnh lý không lây truyền.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng Peutz-jeghers bao gồm: Hội chứng Peutz-jeghers thường gặp ở độ tuổi thanh niên hoặc giai đoạn sớm của tuổi trưởng thành. Những người có mẹ mắc hội chứng Peutz-jeghers có nguy cơ bị bệnh với xác suất là 50%. Những bệnh nhân với tiền sử gia đình có người mang trong mình đột biến gen STK11/ LKB1 mắc hội chứng Peutz-jeghers có khả năng bị bệnh đến 70% Những người không có tiền sử gia đình những vẫn có khả năng mắc bệnh chiếm khoảng dưới 70% còn lại.
Để phòng bệnh, cần chú trọng sàng lọc ung thư liên quan đến hội chứng Peutz-jeghers như sau: Đối tượng từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi: Nam giới được khám lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi tiêu hóa trên và dưới, chụp ruột non mỗi 2 năm để tìm dấu hiệu dậy thì sớm, ung thư tinh hoàn. Nữ giới cũng được tầm soát ung thư tương tự như nam giới trong cùng độ tuổi. Đối tượng từ 18 tuổi đến dưới 24 tuổi: Nam giới được tầm soát ung thư như giai đoạn dưới 18 tuổi. Nữ giới được khám thêm phần phụ khoa, siêu âm phụ khoa và tìm dấu hiệu u buồng trứng mỗi năm 1 lần. Đối tượng từ 24 tuổi trở lên: Nam giới được chụp cắt lớp vi tính và nội soi siêu âm tìm ung thư tụy. Ngoài ra, còn được làm xét nghiệm CA19.9 mỗi 1- 2 năm để tầm soát ung thư đại tràng. Nữ giới cũng được làm tương tự như đối với nam giới và khám vú, chụp nhũ ảnh hằng năm. Ngoài ra, bệnh nhân còn được làm những phương pháp cận lâm sàng như siêu âm, nội soi bóng đôi, nội soi viên nang, chụp cộng hưởng từ kết hợp với thăm khám lâm sàng để tầm soát các loại ung thư ruột non, ung thư tuyến giáp, ung thư lách...
Để chẩn đoán xác định hội chứng Peutz-jeghers, bệnh nhân cần đáp ứng ít nhất 2 trong các điều kiện sau đây: Tiền sử gia đình có người thân mắc phải hội chứng Peutz-jeghers Có một hay nhiều polyp hamartomatous ở đường tiêu hóa. Có xuất hiện đốm tàn nhang ở niêm mạc miệng, môi, ngón tay ngón chân. Ngoài ra, bệnh nhân còn được làm thử nghiệm di truyền để tìm đột biến trong gen STK11.
Phương pháp để điều trị hội chứng Peutz-jeghers chủ yếu hiện nay là phẫu thuật ngoại khoa nhằm cắt bỏ polyp và ngăn ngừa tiến triển thành ung thư. Phẫu thuật được thực hiện nhiều lần bao gồm: Mổ hở hoặc mổ nội soi để xử lý vấn đề bên trong và ngoài đường tiêu hóa. Mổ hở cắt polyp lớn. Mổ nội soi cắt polyp nhỏ. Mở ổ bụng để cắt đoạn ruột do biến chứng từ lồng ruột, tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa. Lưu ý răng sau phẫu thuật sẽ có những biến chứng nhất định như: Dính, tắc ruột. Hội chứng ruột ngắn do phẫu thuật nhiều lần. Ngoài ra, bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe của mình và tầm soát ung thư hàng năm theo chỉ dẫn để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Bệnh nhân cũng có thể tham gia tư vấn di truyền cùng bác sĩ để có được hướng giải quyết tốt nhất.   Xem thêm: Biến chứng thường gặp và sai lầm phổ biến về bệnh tiêu chảy cấp Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em Phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ
Hội chứng Catatonia
Catatonia hay còn gọi là hội chứng căng trương lực, là một rối loạn tâm thần và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển bình thường của một người. Những người bị ảnh hưởng có thể gặp phổ biến nhất là sững sờ (người bệnh không thể di chuyển, nói chuyện hoặc phản ứng với kích thích. Tuy nhiên, một số người bị hội chứng Catatonia có thể vận động quá mức và có hành vi bạo lực. Catatonia là một bệnh lý biểu hiện lâm sàng cốt lõi của bệnh là rối loạn vận động. Trước đó vào đầu thế kỷ XX, catatonia chỉ được coi là một phân nhóm của tâm thần phân liệt. Ngày nay thường liên quan đến rối loạn tâm thần và tình cảm, bệnh soma và thần kinh, và ngộ độc. Catatonia có thể xuất hiện bất cứ khi nào, thường kéo dài từ vài giờ đến nhiều nhất là 10 ngày. Hội chứng này có thể xuất hiện thường xuyên trong nhiều năm sau khi mắc phải. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần phân loại Catatonia thành ba nhóm: chậm, ác tính và phấn khích. Catatonia dạng chậm là tình trạng phổ biến nhất, khiến người bệnh vận động chậm. Người bệnh có thể nhìn chằm chằm vào khoảng không và thường không nói chuyện. Catatonia ác tính làm người bệnh mê sảng và sốt. Họ cũng có thể có nhịp tim nhanh và huyết áp cao. Người bị Catatonia phấn khích thường không ngừng vận động và kích động. Đôi khi, họ cũng có thái độ hung hăng với người khác. Trầm cảm catatonic là một loại trầm cảm khiến ai đó không nói nên lời và bất động trong một thời gian dài. Mặc dù trầm cảm catatonic từng được coi là một rối loạn riêng biệt. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân vẫn nằm trong cái gọi là tư thế: với đôi mắt khép kín, ở bất kỳ mặt nào có chân cong và tay ép vào thân cây. Ví dụ: Với tiêu cực thụ động, bệnh nhân hoàn toàn không phản ứng với bất kỳ cuộc gọi đến. Với sự tiêu cực chủ động, bệnh nhân ngược lại, chủ động chống lại tất cả các yêu cầu.        Hỗn loạn Catatonic: Một điểm khác biệt đáng chú ý của kích thích là nó xảy ra trong giới hạn không gian giới hạn (bệnh nhân có thể không ngừng bước từ chân đến chân, đứng ở cùng một vị trí, nhảy lên giường, trong khi vẫy tay trong một cách rập khuôn). Đôi khi, bệnh nhân có thể quan sát các cử động sao chép (echopraxia), hoặc những lời của người khác (echolalia) mà không tiết lộ lời nói tự phát. Sự hưng phấn của Catatonic khá thường xuyên kết hợp hội chứng thần kinh, được đặc trưng bởi sự vui vẻ, trống rỗng, trống rỗng, hoặc phong cách sống không trống rỗng. Những bệnh nhân này la ó, cằn nhằn, cackle, hiển thị ngôn ngữ, xây dựng khuôn mặt, xoắn; đôi khi nó có thể là vô nghĩa cho những từ vần, hoặc lúng túng một điều gì đó không rõ; sao chép cử chỉ và phong trào của người khác, chào đón họ bằng cách kéo chân thay vì tay, đi bộ hạt giống, hoặc chải chân cao.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng Catatonia bao gồm rối loạn tâm thần, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và bệnh Parkinson. Catatonia cũng có thể  là một tác dụng phụ hiếm của một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh tâm thần (Nếu nghi ngờ rằng một loại thuốc gây ra Catatonia, hãy đi cấp cứu ngay lập tức). Ngừng dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như clozapine, có thể gây ra Catatonia. Các nghiên cứu hình ảnh đã cho thấy một số người mắc bệnh Catatonia mãn tính có thể có bất thường ở não. Điều này đặc biệt đúng với thùy trán hoặc đồi thị. Các nhà nghiên cứu tin rằng trầm cảm một phần là do sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh không đều. Chất dẫn truyền thần kinh là hóa chất trong não cho phép các tế bào giao tiếp với nhau. Các chất dẫn truyền thần kinh thường liên quan đến trầm cảm là serotonin và norepinephrine. Thuốc chống trầm cảm, như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin- norepinephrine (SNRI), hoạt động bằng cách tác động lên hai hóa chất cụ thể đó. Catatonia được cho là gây ra bởi sự bất thường trong dopamine, axit gamma-aminobutyric (GABA) và hệ thống dẫn truyền thần kinh glutamate. Nó thường đi kèm với một bệnh thần kinh, tâm thần hoặc thể chất tiềm ẩn. Do đó, bác sĩ phải tập trung vào nguyên nhân để điều trị các triệu chứng catatonia thành công.
Các triệu chứng phổ biến của hội chứng Catatonia: Trạng thái sững sờ (không có khả năng di chuyển hoặc phản ứng với xung quanh), chứng giữ nguyên tư thế. Im lặng (ít hoặc không nói). Uốn sáp tạo hình: người bệnh được “nặn” ở một tư thế và tư thế này sẽ được duy trì. Phủ định: hành vi chống lại mệnh lệnh, yêu cầu của người khác. Định hình: kiểu vận động lặp đi lặp lại không có mục đích. Kiểu cách: hành động có mục đích nhưng thể hiện một cách kì lạ, thái quá, không phù hợp với hoàn cảnh như chào, vuốt tóc… Kích động: kích động không có mục đích và không bị ảnh hưởng bởi các kích thích từ bên ngoài. Hiện tượng lặp lại: nhại lời, nhại động tác. Cảm giác buồn bã, có thể xảy ra mỗi ngày. Mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động. Tăng hoặc giảm cân đột ngột. Sự thay đổi khẩu vị, khó ngủ, khó ra khỏi giường. Cảm giác bồn chồn, cáu  gắt, cảm giác vô dụng, cảm giác tội lỗi, mệt mỏi, khó tập trung, khó suy nghĩ, khó đưa ra quyết định đúng, ý nghĩ tự tử hay chết.
no_information
Tỷ lệ mắc hội chứng Catatonia trên toàn thế giới vẫn chưa rõ. Một vài nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc Catatonia rất khác nhau giữa các khu vực địa lý trên thế giới. Mặc khác, nhiều người hợp mắc Catatonia có thể vẫn chưa được chẩn đoán. Catatonia có thể ít được chẩn đoán hơn ở các nước đang phát triển vì bác sĩ không xác định được tình trạng của người bệnh. Hội chứng Catatonia rất hiếm xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi, mà thường xuất hiện ở thanh niên và người lớn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Catatonia gồm: Nữ giới Người lớn tuổi Tâm thần phân liệt Trầm cảm sau sinh Sử dụng cocain Nồng độ natri trong máu thấp Sử dụng một số loại thuốc, như ciprofloxacin
Có thể áp dụng một số lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh tại nhà để kiểm soát hội chứng Catatonia như: Tìm hiểu rõ về bệnh và tình hình sức khỏe. Điều này sẽ tạo động lực để tuân theo kế hoạch điều trị. Có các sở thích lành mạnh, như các hoạt động giải trí hoặc tập thể dục. Kiểm soát căng thẳng và học cách thư giãn qua các bài tập thiền hoặc yoga. Quan sát các dấu hiệu trước khi hội chứng xuất hiện. Lập kế hoạch phù hợp để trong trường hợp các triệu chứng quay trở lại, có thể xử lý nó ngay. Tránh uống rượu và dùng các chất gây nghiện. Rượu và các chất gây nghiện có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của hội chứng này. Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và không được bỏ liều.
Không có xét nghiệm đặc biệt giúp chẩn đoán hội chứng Catatonia. Để phát hiện tình trạng này, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm và kiểm tra thể chất để loại trừ các tình trạng khác.   Thang đánh giá Catatonia của Bush-Francis là một xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán Catatonia. Thang đo này có 23 mục được ghi điểm từ 0–3. 0: không có triệu chứng 3: đã có triệu chứng bệnh Người có thứ hạng cao trong thang đánh giá thường đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bằng benzodiazepene. Xét nghiệm máu có thể loại bỏ mất cân bằng điện giải. Điều này có thể gây ra những thay đổi ở các chức năng tâm thần. Xét nghiệm máu fibrin D-dimer có thể giúp chẩn đoán Catatonia. Nếu kết quả xét nghiệm là 500mg/ml,  có khả năng mắc hội chứng. Chụp CT hoặc MRI giúp bác sĩ quan sát được não để loại trừ các vấn đề về khối u não hoặc sưng não.
Phương pháp điều trị trầm cảm catatonic Các thuốc giảm đau: các thuốc nhóm an thần là một nhóm thuốc thần kinh giúp tăng cường hiệu quả của chất dẫn truyền thần kinh GABA. Ở hầu hết mọi người, những loại thuốc này có hiệu quả để làm giảm nhanh các triệu chứng catatonic, bảo gồm lo lắng, co thắt cơ bắp và mất ngủ. Tuy nhiên, các loại thuốc benzodiazepin cũng gây nghiện cao, do đó chúng thường được sử dụng như một phương pháp điều trị ngắn hạn Liệu pháp chống co giật (ECT) hay còn gọi là liệu pháp sốc điện cho đến nay là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đới với trầm cảm catatonic. Nó liên quan đến việc gắn các điện cực vào đầu gửi các xung điện đến não, gây ra cơn động kinh. Mặc dù ECT hiện được coi là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho một loạt các rối loạn tâm trạng và các bệnh tâm thầnk, nhưng vẫn còn một sự kỳ thị xung quanh nó. Kết quả là, hiện tại nó bị tụt hậu so với các loại thuốc benzodiazepin như là phương pháp điều trị chính cho các triệu chứng catatonic Xem thêm: Khoèo chân bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Thường xuyên bị chuột rút bắp chân, phải làm sao? Điều trị và phục hồi chức năng ở trẻ bại não thể co cứng
Hôi nách
Hôi nách là gì? Hôi nách là một bệnh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hôi nách càng trở nên trầm trọng hơn vào mùa nóng, mồ hôi ra nhiều hoặc tiết trời hanh khô. Tuyến mồ hôi được chia làm hai loại, tuyến mồ hôi nhỏ phân bố khắp cơ thể có nhiệm vụ đào thải các chất cặn bã, thải ra 99% nước và 0,5% muối. Tuyến mồ hôi lớn nằm ở lớp dưới da, mở ra ở các lỗ chân lông, tuyến này chỉ phân bố ở nách, âm hộ và lông mày, thải ra một loại chất lỏng khá đặc có chứa lipid, protein và sắt. Nếu các chất này bị vi khuẩn phân hủy sẽ tạo thành một loại axit béo không bão hòa có mùi khó ngửi được gọi là mùi hôi nách. Mỗi cơ thể có một mùi đặc trưng, thường không giống nhau. Mùi cơ thể có sự khác biệt khá rõ giữa nam và nữ. Rất nhiều người mắc chứng hôi nách thường tự điều trị theo kinh nghiệm dân gian tuy nhiên thường không đạt được kết quả như mong muốn và có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Trong khi đó, tăng tiết mồ hôi vùng nách là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân và các yếu tố liên quan.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi vùng nách trong đó có một số nguyên nhân hôi nách thường gặp như: Thói quen ăn uống cay nóng hay nhiều dầu mỡ, hành, tỏi, thực phẩm có chứa caffeine dễ kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi Vận động nhiều (khi hoạt động thể thao, lao động) gây tăng tiết mồ hôi kèm theo vệ sinh kém cũng dễ gây nên hôi nách Lạm dụng các chất khử mùi có thể làm diễn biến bệnh nặng hơn Một số trường hợp hôi nách do các bất thường ở tuyến mồ hôi và có yếu tố gia đình. Hôi nách cũng có thể trầm trọng hơn do thói quen sinh hoạt như lười tắm giặt, mặc áo chật Thường xuyên dùng dao cạo lông nách làm phì đại nang lông, tăng bài tiết chất béo trên bề mặt da
Các dấu hiệu giúp nhận biết bệnh hôi nách bao gồm: Rỉ tai ướt dính. Tuy nhiên, người bị hôi nách giai đoạn đầu rỉ tai có thể khô như người bình thường. Tăng tiết mồ hôi: mồ hôi vùng nách tiết ra nhiều hơn bình thường, đặc biệt trong những ngày thời tiết nóng nực hoặc khi tâm lý căng thẳng, hoạt động mạnh. Mồ hôi có màu bất thường: mồ hôi có màu vàng nhạt hoặc trắng đục, có tính nhờn dính và khó rửa trôi. Mồ hôi thấm vào áo vùng nách dần dần sẽ hình thành những vệt ố vàng khó giặt sạch. Mùi khó chịu: vùng nách phát ra mùi nặng, hắc, khó ngửi khi vận động nhiều hoặc khi thời tiết nóng nực. Lông nách bị bết dính, có chất kết dính màu trắng đục ở chân lông do mồ hôi chứa nhiều axit béo, khi bị đào thải ra ngoài khó bị rửa trôi mà ứ đọng dần ở tuyến nang lông, tạo thành lớp màng nhầy màu trắng đục bao quanh gốc chân lông nách.
Hôi nách có lây không? Hôi nách không phải là bệnh truyền nhiễm, hoàn toàn không thể lây do mặc chung quần áo hoặc tiếp xúc cơ thể trực tiếp với nhau. Bệnh hôi nách có lây không?
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh hôi nách bao gồm: Người có tuyến mồ hôi hoạt động quá mạnh hoặc do ít vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng như vệ sinh không đúng cách khiến cho mồ hôi bị các vi khuẩn tấn công tạo thành các axit béo không bão hòa gây nên mùi khó chịu. Người có thói quen hay ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, những loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, măng tây… cũng khiến cơ thể có mùi. Người thường xuyên bị căng thẳng, dễ nổi nóng.. Người thường sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… là những người rất dễ mắc bệnh hôi nách. Người đang trong giai đoạn tuổi dậy thì có khả năng mắc bệnh hôi nách nhiều hơn những người khác.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: tắm rửa mỗi ngày, thay quần áo mới để vi khuẩn không bám trên da và quần áo. Ăn nhiều thực phẩm có lợi cho hệ bài tiết như: nước ép trái cây tươi, sinh tố, trái cây tươi, bắp cải, rau xanh,… Hạn chế các loại thực phẩm có tính kích thích mùi mạnh như: hành, tỏi, sầu riêng, mít, ớt, hồi, quế,… Uống đủ nước hàng ngày: trung bình mỗi ngày mỗi người phải cung cấp cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước, những người vận động càng nhiều thì nên bổ sung lượng nước càng lớn. Để vùng nách được thông thoáng: nên chọn những trang phục vừa vặn với cơ thể, vải làm bằng chất liệu dễ thấm hút mồ hôi. Chọn trang phục phù hợp với mỗi mùa trong năm để ngăn chặn mùi hôi cơ thể tốt nhất. Không mặc quần áo quá bó sát, vải quá dày hoặc quá chật so với cơ thể. Hạn chế cạo hay nhổ lông nách: không dùng dao cạo hay nhổ lông nách bằng nhíp hoặc dùng các nguyên liệu tự nhiên khác. Nếu cần triệt lông nách người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được triệt lông vĩnh viễn bằng các phương pháp hiện đại hiện nay. Sử dụng một vài loại mỹ phẩm: có thể dùng một ít phấn trẻ em để thoa lên vùng nách sau khi tắm hoặc cũng có thể dùng các loại khử mùi dạng lăn hoặc dạng xịt. Vận động, tập thể dục thường xuyên. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh.
Khám lâm sàng vùng nách tìm dấu hiệu bệnh Xác định mùi khó chịu: bằng cách lấy giấy mềm lau vùng da dưới cánh tay sau khi vận động nhiều Quan sát dịch tiết vùng lông nách Xét nghiệm: Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng tuyến giáp, đường huyết, acid uric và xét nghiệm nước tiểu để loại trừ các bệnh nghiêm trọng hơn có thể xảy ra đồng thời khi bị tăng tiết mồ hôi. Xét nghiệm dịch tiết trong mồ hôi nhằm kiểm tra nguyên nhân gây ra hôi nách có phải do tuyến mồ hôi bị viêm nhiễm hay không. Nội soi tuyến mồ hôi: để phát hiện các tình trạng bất thường như tắc tuyến mồ hôi do chất nhờn hoặc giãn nở tuyến mồ hôi, … Nội soi tai: để kiểm tra ráy tai
Có nhiều phương pháp điều trị hôi nách bao gồm: Điều trị hôi nách bằng phương pháp dân gian: Sử dụng gừng, lá trầu không, phèn chua chà xát vào vùng nách Sử dụng các dạng dung dịch xịt hay lăn nách Tuy nhiên, phương pháp này không mang tính chất điều trị tận gốc nguyên nhân gây mùi mà chỉ có tính chất tạm thời. Điều trị hôi nách bằng thuốc: Thuốc gây giảm tiết mồ hôi Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm, tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Tiêm botox cũng là phương pháp có hiệu quả tương đối tốt, tuy nhiên chỉ duy trì được kết quả trong vòng 6-8 tháng và là phương pháp điều trị rất tốn kém. Điều trị hôi nách bằng tia laser: Phương pháp này có nhiều ưu điểm như điều trị nhanh, không cần phẫu thuật, không chảy máu và không để lại sẹo tuy nhiên giá thành cao và phải thực hiện nhiều lần. Điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt tuyến mồ hôi Chỉ định phẫu thuật điều trị hôi nách bằng cách cắt tuyến mồ hôi rất chặt chẽ, vì vậy, bệnh nhân nên được khám và tư vấn trực tiếp tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm tránh bỏ sót tuyến mồ hôi và giảm những biến chứng như tổn thương da hay đọng dịch sau mổ.     Xem thêm: Hôi nách có chữa khỏi được không? Mồ hôi nách ra nhiều, điều trị bằng cách nào? Cách giảm tiết mồ hôi nách có thể tự thực hiện tại nhà Tăng tiết mồ hôi: Những điều cần biết Nội soi cắt dây thần kinh giao cảm, ngăn tiết mồ hôi
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một dạng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch – bệnh lý tim mạch thường gặp với tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong cao, cũng như chi phí y tế rất lớn. Để có kiến thức phòng ngừa hiệu quả cũng như xử trí phù hợp, trước hết cần tìm hiểu huyết khối tĩnh mạch sâu là gì? Huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep vein thrombosis – DVT) xảy ra khi một cục máu đông được hình thành ở một hoặc nhiều tĩnh mạch sâu trong cơ thể, thường là ở chân. Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây ra đau và phù nề ở chân và có thể dẫn đến những biến chứng như thuyên tắc mạch phổi. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi cục máu đông di chuyển theo dòng máu và gây tắc một trong các mạch máu ở phổi. Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra nếu một người đã từng có những tình trạng bệnh lý/sinh lý liên quan đến đông máu. Thậm chí những người không vận động trong một khoảng thời gian dài như sau phẫu thuật, tai nạn,…cũng có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu.
Bất kì yếu tố nào gây ảnh hưởng lên sự tuần hoàn/đông máu đều có thể hình thành cục máu đông trong bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu, như: tổn thương tĩnh mạch, phẫu thuật, một số loại thuốc hoặc việc giới hạn vận động.
Ở một số trường hợp, huyết khối tĩnh mạch sâu không có triệu chứng rõ ràng. Nếu có, những triệu chứng này thường bao gồm: Đau, phù nề ở một chân, thường là ở phần bắp chân Đau nhiều ở vùng bị ảnh hưởng bởi cục máu đông Có cảm giác nóng ở vùng chân bị sưng đau Da bị đỏ, cụ thể là phần mặt sau chân đằng sau khớp gối Huyết khối tĩnh mạch sâu thường ảnh hướng tới một chân. Khi cử động khớp gối, bệnh nhân có thể cảm giác đau hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 10% bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ tiến triển thành thuyên tắc động mạch phổi. Đây là một trình trạng nghiêm trọng với các dấu hiệu và triệu chứng như sau: Khó thở, thở dốc Đau ngực, đau hơn khi hít vào hoặc ho Váng đầu, mệt mỏi Nhịp tim nhanh Ho ra máu Nếu có những biểu hiện như đau, phù nề ở chân, sau đó khó thở và đau ngực thì cần gặp bác sĩ ngay để có những biện pháp điều trị kịp thời.
no_information
Bất kì ai cũng có thể mắc huyết khối tĩnh mạch sâu, tuy nhiên bệnh lý này phổ biến hơn ở lứa tuổi trên 40. Ngoài tuổi tác, có một số yếu tố nguy cơ khác gây nên huyết khối tĩnh mạch sâu: Có bất thường ở quá trình đông máu: một số người có bất thường trong quá trình đông máu làm máu dễ đông hơn khi kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác. Nằm lâu, ngồi lâu: trong các trường hợp nằm viện lâu hoặc tình trạng liệt nửa người, khi lái xe hoặc trên những chuyến bay dài, phần chân bất động làm máu không tuần hoàn được, dẫn đến tăng nguy cơ huyết khối Chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến tĩnh mạch Mang thai: khi phụ nữ mang thai, áp lực trong tĩnh mạch phần chân và phần chậu tăng lên. Những phụ nữ có bất thường trong quá trình đông máu có nguy cơ cao. Nguy cơ này có thể kéo dài đến 6 tuần sau khi sinh. Thuốc tránh thai đường uống và liệu pháp thay thế hormone: phụ nữ sử dụng các thuốc tránh thai đường uống hoặc liệu pháp thay thế hormone đều có nguy cơ xuất hiện huyết khối cao ơn. Thừa cân, béo phì Hút thuốc lá: quá trình đông máu và tuần hoàn máu bị ảnh hưởng bởi việc hút thuốc lá, từ đó tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu Bệnh ung thư: một số bệnh ung thư cũng như một số loại thuốc điều trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ huyết khối Bệnh suy tim: nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ tăng lên trên những bệnh nhân suy tim. Đồng thời do chức năng tim phổi bị hạn chế, triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu trên những bệnh nhân này cũng nặng nề hơn. Viêm đường tiêu hóa dưới: các bệnh lý về ruột đều làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu Tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc động mạch phổi: một người có tiền sử hoặc có thành viên trong gia đình có tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch nói chung, đều có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn bình thường.
Khi một bệnh nhân nhập viện, dù là bất cứ nguyên nhân nào, các nhân viên y tế sẽ đánh giá nguy cơ huyết khối của họ. Nếu người đó có nguy cơ huyết khối, có một số biện pháp để ngăn ngừa như sau: Dừng hút thuốc Thay đổi chế độ ăn, cân bằng dinh dưỡng Tập thể dục thường xuyên Duy trì cân nặng tối ưu, giảm cân nếu có béo phì Tham vấn bác sĩ trước khi có có những chuyến đi xa Khi có những chuyến đi xa trên 6 tiếng bằng máy bay, tàu, ôtô, nên uống nhiều nước, thực hiện những bài tập chân đơn giản, thường xuyên đứng dậy đi lại
Cần gặp bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu. Trước tiên bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng và tiền sử y khoa nếu có. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào triệu chứng và tiền sử, khó có thể chẩn đoán chính xác huyết khối tĩnh mạch sâu. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm chuyên khoa để hỗ trợ chẩn đoán: Xét nghiệm máu D – dimer: xét nghiệm này phát hiện các mảnh máu đông vỡ ra và di chuyển trong lòng mạch. Các nhiều những mảnh vỡ này được phát hiện thì nguy cơ có huyết khối càng cao. Tuy nhiên xét nghiệm này không phải lúc nào cũng chính xác, đặc biệt là trên những bệnh nhân sau phẫu thuật, chấn thương hoặc đang mang thai. Vì vậy cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác như siêu âm Siêu âm: phương pháp siêu âm được sử dụng là phương pháp Doppler, mục tiêu là đo tốc độ lưu thông của máu trong lòng mạch. Nếu dòng máu lưu thông chậm hoặc bị tắc, rất có thể bệnh nhân đã bị huyết khối. Ngoài ra nếu xét nghiệm D – dimer và siêu âm không khẳng định được bệnh nhân đang mắc huyết khối tĩnh mạch sâu, bác sĩ có thể cho bệnh nhân chụp X quang tĩnh mạch. Trong kĩ thuật này, bệnh nhân sẽ được tiêm một loại chất mang màu vào tĩnh mạch chân. Chất mang màu sẽ di chuyển trong lòng mạch và được chụp lại bởi tia X quang. Khi đó những khu vực có huyết khối sẽ được thể hiện trên kết quả chụp. Chụp CT hoặc MRI: cả hai phương pháp đều có thể chụp lại hình ảnh hệ thống mạch máu và có thể chỉ ra vị trí bị huyết khối.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu hướng đến ngăn ngừa cục máu đông to lên và ngăn ngừa việc cục máu đông vỡ ra, di chuyển theo dòng máu gây ra thuyên tắc động mạch phổi. Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa việc tái phát huyết khối tĩnh mạch sâu. Các biện pháp điều trị bao gồm: Sử dụng thuốc chống đông: đây là biện pháp thường được sử dụng nhất, bao gồm các loại thuốc đường tiêm hoặc đường uống. Thuốc dùng đường tiêm có thể là thuốc tiêm tĩnh mạch (Heparin) hoặc tiêm dưới da (như enoxaparin, fondaparinux). Các thuốc đường uống thường được sử dụng sau thuốc đường tiêm vài ngày (như warfarin, dabigatran). Cũng có những loại thuốc đường uống được sử dụng đơn độc (như rivaroxaban, apixaban, edoxaban). Các thuốc này ngăn chặn huyết khối phát triển lớn hơn và giảm nguy cơ có thêm các cục huyết khối. Phụ nữ có thai không nên sử dụng các loại thuốc này. Nếu tình trạng của bệnh nhân phức tạp và nghiêm trọng hơn hoặc các phương pháp khác không có tác dụng, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn các loại thuốc tan huyết khối. Thuốc được sử dụng qua đường truyền tĩnh mạch hoặc qua catheter trực tiếp đến vị trí huyết khối. Thuốc có thể gây chảy máu ồ ạt, nên chỉ được cân nhắc cho những trường hợp nguy kịch. Nếu bệnh nhân không thể sử dụng thuốc chống đông, bác sĩ có thể đặt một màng lọc ở tĩnh mạch chủ bụng để ngăn chặn các mảnh máu đông lạc đến phổi. Xem thêm: Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng cảnh báo Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không? Ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
Hội chứng móng và xương bánh chè
Hội chứng móng và xương bánh chè (nail-patella syndrome) là một tình trạng đặc trưng bởi những bất thường của móng, đầu gối, khuỷu tay và xương chậu.  Trong hội chứng móng và xương bánh chè, móng tay có thể hoàn toàn không có hoặc không phát triển đầy đủ, thậm chí có thể bị đổi màu. Móng tay bị ảnh hưởng tối đa và nặng hơn là móng tay ở ngón cái. Các triệu chứng của hội chứng móng tay xương bánh chè khác nhau về mức độ nghiêm trọng giữa các cá nhân bị ảnh hưởng, thậm chí giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hội chứng móng tay xương bánh chè không phổ biến, có thể gặp với tỷ lệ khoảng 1/50000 người.  Hội chứng móng tay xương bánh chè là một bệnh di truyền bẩm sinh, liên quan đến đột biến trong gen LMX1B thuộc cánh tay dài của nhiễm sắc thể số 9 (9q34). Trẻ mắc bệnh có tình trạng rối loạn chức năng thận, móng tay móng chân kém phát triển hoặc không có, xương bánh chè thay đổi hình dạng, …
Gen chịu trách nhiệm về hội chứng móng và xương bánh chè là gen LMX1B. Gen này có trách nhiệm hướng dẫn sản xuất một loại protein có chức năng gắn vào các vị trí của ADN và điều tiết hoạt động cho các gen khác. Các đột biến ở gen này sản xuất ra protein mất chức năng gắn vào ADN. Đây chính là nguyên nhân gây nên hội chứng móng và xương bánh chè. Hội chứng móng và xương bánh chè là bệnh lý di truyền gen trội nhiễm sắc thể thường. Khi cha hoặc mẹ bị mắc hội chứng móng và xương bánh chè có khả năng truyền gen bệnh cho con với tỷ lệ là 50%.  Khoảng 88% người mắc hội chứng móng và xương bánh chè là do di truyền từ cha hoặc mẹ. Cha hoặc mẹ của người bệnh có thể không biết bản thân bị mắc hội chứng này vì triệu chứng bệnh nhẹ. Tuy nhiên, có khoảng 12% những người mắc hội chứng móng và xương bánh chè có cha mẹ hoàn toàn khỏe mạnh không mắc bệnh, gọi là những trường hợp mắc mới, có thể do đột biến gen trong quá trình hình thành phôi thai.
Khi mắc hội chứng móng và xương bánh chè, người bệnh có thể đối mặt với những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.   Các triệu chứng phổ biến của hội chứng móng tay và xương bánh chè là: Giảm sản xương bánh chè trên hình ảnh chụp X-quang Xuất hiện u xương lành tính trên hình ảnh chụp X-quang bờ phải của cánh chậu Đầu gối không ổn định Hạn chế cử động của khuỷu tay Trật đầu xương quay Các khớp mở quá mức Vẹo cột sống Xương bả vai thiểu sản
no_information
Gia đình có người thân mắc hội chứng móng và xương bánh chè là một yếu tố nguy cơ quan trọng, vì hội chứng này là một tình trạng di truyền trội. Ngoài ra, hiện nay, không có yếu tố nguy cơ nào khác được chứng minh có liên quan đến hội chứng móng và xương bánh chè.
Hiện nay, không có phương pháp nào có thể phòng ngừa hội chứng móng và xương bánh chè. Tuy nhiên, để tránh truyền gen bệnh cho con, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau: Xét nghiệm tầm soát di truyền đối với những người thân trong gia đình của người mắc bệnh để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Tư vấn di truyền trước hôn nhân và trước khi mang thai đối với những người mắc hội chứng móng và xương bánh chè về nguy cơ có thể truyền gen bệnh cho con. Chẩn đoán di truyền trước khi cấy phôi: tương tự như phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nhưng các phôi sẽ được kiểm tra trước khi cấy vào tử cung, nếu phôi có mang gen bệnh sẽ bị loại bỏ.
Chẩn đoán hội chứng móng và xương bánh chè chủ yếu phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng.  Ngoài ra các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra đột biến trong gen LMX1B.
Không có phương pháp hiệu quả để điều trị triệt để hội chứng móng và xương bánh chè. Mục đích của việc điều trị là làm giảm những triệu chứng và dấu hiệu tác động đến xương khớp bị ảnh hưởng. Các phương pháp điều trị hội chứng móng và xương bánh chè bao gồm: Xương và khớp bị ảnh hưởng bởi hội chứng móng và xương bánh chè có thể được điều trị bằng cách sử dụng các thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, sử dụng nẹp hoặc thanh đỡ, thậm chí phẫu thuật nếu như tình trạng bệnh gây nên các biến chứng nghiêm trọng, tác động xấu đến sức khỏe. Tránh dùng các thuốc thuộc nhóm NSAIDs trong hội chứng móng và xương bánh chè vì các thuốc này có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Đối với các biến chứng như tăng huyết áp: điều trị bằng các thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển Giám sát chặt chẽ bệnh tăng nhãn áp hoặc rối loạn chức năng thận là bắt buộc đối với bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng móng và xương bánh chè. Tư vấn di truyền là cần thiết cho bệnh nhân mắc hội chứng móng và xương bánh chè vì đây là một rối loạn nhiễm sắc thể thường mang gen trội. Xem thêm: Chẩn đoán ung thư xương như thế nào? Phát hiện ung thư xương nguyên phát bằng cách nào? Chăm sóc sức khỏe xương trên bệnh nhân ung thư
Hội chứng Albright
Hội chứng Albright là gì? Hội chứng Albright có tên gọi đầy đủ là hội chứng Mc Cune-Albright, là một hội chứng đặc trưng với đa tổn thương đa cơ quan, bao gồm ở da, xương và các tuyến nội tiết. Mặc dù bệnh xảy ra do đột biến gen mã hóa phức hợp protein G, từ đó làm tăng chức năng của da, xương và các tuyến nội tiết nhưng bệnh không di truyền từ bố mẹ sang cho con cái. Đây là một rối loạn hiếm gặp, có thể ảnh hưởng đến cả hai giới, trong đó các bé gái ở độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên gặp nhiều hơn. Hội chứng Albright có nguy hiểm không? Hội chứng Albright điển hình có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng sau: Mảng sắc tố da bất thường màu nâu nhạt như cà phê sữa Loạn sản xơ đa xương, thay thế các mô xương bình thường Dậy thì sớm, thường gặp ở bé gái. Các tổn thương mà bệnh gây ra khá đa dạng, tùy thuộc vào mức độ rối loạn trên từng người bệnh. Biến chứng có thể gặp phải bao gồm các vấn đề thẩm mỹ, viêm xương, u xương, mù lòa hay điếc. Điều trị hội chứng Albright ngày nay vẫn còn nhiều thách thức vì vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh. Với các đặc điểm kể trên có thể kết luận rằng, tuy hội chứng Mc Cune-Albright không phổ biến và không có tính chất ác tính, nhưng bệnh gây ra nhiều tổn thương lên đa cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng rất lớn đến vận động, thị giác, thính giác và các chức năng độc lập khác và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân của hội chứng Albright đã được xác định là do đột biến trên gen GNAS1. Đây là gen chịu trách nhiệm mã hóa một phần phức hợp protein G. Phức hợp này có vai trò kích thích hoạt động của enzyme adenylate cyclase (camp), ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào tại nhiều cơ quan như da, xương, các tuyến nội tiết. Trong hội chứng Albright, kết quả cuối cùng là sự tăng cường chức năng của các cơ quan kể trên. Số lượng và vị trí các tế bào có gen GNAS đột biến quyết định mức độ biểu hiện nặng nhẹ của bệnh. Đột biến gen này xảy ra ngẫu nhiên sau khi thụ tinh do tác động của các yếu tố môi trường vì thế không có tính di truyền. Bố mẹ mắc hội chứng Albright không di truyền đột biến gen gây bệnh cho con cái của họ. Tuy nhiên, lí do dẫn đến đột biến gen GNAS1 hiện vẫn chưa biết rõ.
Nhiều cơ quan bị ảnh hưởng cùng lúc ở những bệnh nhân mắc hội chứng Albright, trong đó nổi bật nhất là da, xương và hệ thống nội tiết. Bất thường ở xương Rối loạn thường gặp nhất ở xương là loạn sản xơ đa xương, trong đó các tế bào xương bình thường bị thay thế bới các mô xơ. Điều này làm cho xương phát triển không đồng bộ, dẫn đến biến dạng xương, đau xương và gãy xương gặp ở hơn 85% các bệnh nhân. Xương sườn, xương sọ, mặt, xương chậu và các xương chi dưới là những vị trí bị ảnh hưởng phổ biến nhất. Một số bệnh nhân bị lùn do hiện tượng cốt hóa đầu xương xảy ra sớm. Các triệu chứng khác mà bệnh nhân có thể gặp do các tế bào xương phát triển mạnh mẽ, gây chèn ép các tổ chức xung quanh như các xương vùng đầu mặt chèn ép mạch máu thần kinh có thể gây đau đầu, ù tai, giảm thính lực, lồi mắt, bất tương xứng hai bên mặt. Bất thường ở da Đó là sự xuất hiện các mảng da có màu vàng nâu nhạt như cà phê sữa do tăng hoạt động sản xuất sắc tố melanin. Mảng sắc tố này thường thấy ngay sau sinh ở một bên cơ thể với ranh giới không rõ ràng. Kích thước của vùng da tổn thương thay đổi, có khi rộng lớn cả vùng thắt lưng mông cùng cụt. Bất thường ở các tuyến nội tiết Biểu hiện nổi bật nhất là dậy thì sớm, thường gặp ở nữ giới, thông thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Vú lớn, mọc lông nách lông mu có thể xuất hiện từ thời thơ ấu của trẻ. Kinh nguyệt có thể xảy ra trước năm hai tuổi. Đây là kết quả của sự tăng chức năng của buồng trứng. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân còn phải đối mặt với các rối loạn nội tiết khác như Cường giáp: nhịp tim nhanh, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, run tay, vã mồ hôi, sụt cân Cường tuyến yên: to đầu chi Hội chứng cushing
Nguyên nhân của hội chứng Albright không liên quan đến vi khuẩn, virus, ký sinh trùng nên bệnh không có tính lây nhiễm. Người lành khi tiếp xúc thông thường với người bệnh mắc hội chứng Albright không bị lây nhiễm bệnh.
Hội chứng Albright xuất hiện do sự đột biến trên gen GNAS, tuy nhiên lí do của đột biến gen này vẫn chưa được hiểu rõ. Vì thế rất khó xác định đâu là đối tượng nguy cơ của bệnh. Hội chứng Mc Cune-Albright có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và ở cả hai giới. Vì thế khi nhận ra các biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần được đưa đến các trung tâm y tế để được khám và chẩn đoán sớm.
Vì lý do đưa đến đột biến gen GNAS trong hội chứng Albright còn chưa được biết rõ nên hiện nay không có biện pháp nào giúp giảm khả năng mắc bệnh. Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán với hội chứng Albright, một số bài tập thể dục được thiết kế riêng có thể được áp dụng để tăng cường sức cơ quanh xương và giúp dự phòng biến chứng gãy xương.
Hội chứng Albright có những biểu hiện lâm sàng đặc trưng riêng, tuy nhiên muốn chẩn đoán chính xác bệnh cần phối hợp thêm các phương tiện hỗ trợ khác như: Xét nghiệm máu: định lượng các hormon của các tuyến nội tiết như hormon tăng trưởng, hormon tuyến thượng thận, tuyến cận giáp, tuyến giáp, estrogen buồng trứng. Định lượng phospho trong máu Xquang Ct scan xương phát hiện sự phát triển xương bất thường ở các vị trí khác nhau, bao gồm cả bên trong hộp sọ. Đôi khi phát hiện được hình ảnh u tuyến yên. MRI vùng đầu mặt phát hiện các biến chứng như chèn ép thần kinh thị giác Phân tích gen xác định đột biến gen GNAS1
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho hội chứng Albright. Hiện nay việc điều trị chỉ mang tính chất nâng đỡ, giải quyết triệu chứng, thay đổi tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của bệnh. Điều trị bằng phương pháp bảo tồn Thuốc được chỉ định để giải quyết các triệu chứng của người bệnh, không cần đến can thiệp. Các nhóm thuốc giảm đau thông thường như paracetamol và thuốc chống viêm không steroid có thể được dùng để giảm đau xương. Vitamin D và canxi có thể được bổ sung để phòng ngừa cường tuyến cận giáp thứ phát. Pamidronate là loại thuốc thường được chỉ định, có tác dụng giảm nồng độ canxi trong máu, giảm thiểu nguy cơ gãy xương và giảm triệu chứng đau xương. Testolactone có tác dụng ức chế sản xuất estrogen cũng đã được thử nghiệm thành công. Các gãy xương bệnh lý ở bệnh nhân mắc hội chứng Albright cũng có thể được điều trị bảo tồn thành công. Việc sử dụng thuốc cụ thể tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc khi không có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ. Phẫu thuật được chỉ định trong một vài trường hợp như Gãy xương bệnh lý ở những bệnh nhân trẻ, và ở chi dưới là những vùng chịu lực, yếu ớt. Điều trị kết hợp xương bằng nẹp vít, hay đóng đinh; về sau có thể nạo vét hoặc ghép xương tự thân. Cắt bỏ tuyến thượng thận trong hội chứng Cushing  Xem thêm: Viêm da – Phương thức phòng và điều trị Trẻ bị viêm da cơ địa: Chăm sóc thế nào cho đúng?
Hội chứng quai mù
Hội chứng quai mù còn gọi là hội chứng quai ruột mù, hội chứng ứ hoặc hội chứng vòng trì trệ, xảy ra khi một phần của ruột non bị bắc cầu khiến thức ăn không di chuyển hoặc di chuyển chậm qua phần ruột này trong quá trình tiêu hóa gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Khi thực phẩm di chuyển chậm và các sản phẩm chất thải trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn, những vi khuẩn tích tụ này phát triển quá mức, gây tiêu chảy, giảm cân và suy dinh dưỡng. Tình trạng bệnh này thường là biến chứng của phẫu thuật dạ dày hoặc có thể xuất phát từ các vấn đề cấu trúc cơ thể và một số bệnh. Trong những trường hợp bệnh nặng có thể phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Hội chứng quai mù xuất hiện do thức ăn ứ đọng trong ruột non bị bắc cầu trở thành nơi sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn, các vi khuẩn bị ứ đọng này có thể tạo ra độc tố cũng như ngăn chặn sự hấp thụ các chất dinh dưỡng. Chiều dài của ruột non có liên quan trực tiếp đến khả năng các vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Hội chứng quai mù thường có các dấu hiệu, triệu chứng như sau: cảm giác ăn không ngon, bị đau bụng, buồn nôn, có cảm giác đầy hơi, bị khó chịu sau ăn, mắc bệnh tiêu chảy và giảm cân không rõ nguyên nhân. Khi có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy kéo dài cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Hội chứng quai mù không lây truyền từ người này sang người khác
Các đối tượng sau có nguy cơ cao bị mắc Hội chứng quai mù: những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày do béo phì hoặc loét dạ dày; những người có khiếm khuyết cấu trúc trong ruột non hoặc đã từng bị tổn thương ruột non, những người có một lối đi bất thường giữa hai đoạn ruột (thường dẫn đến hội chứng quai tới); những người có tiền sử mắc bệnh Crohn, u lympho ruột hoặc xơ cứng bì liên quan đến ruột non, đã từng xạ trị ở bùng, bị bệnh tiểu đường hoặc bị viêm túi thừa ruột non.
Để phòng ngừa Hội chứng quai mù, cần thực hiện các biện pháp sau: Bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng như: vitamin B12, canxi và sắt dạng. Thực hiện chế độ ăn không có lactose. Do tổn thương ruột non có thể khiến bạn mất khả năng tiêu hóa đường sữa (lactose). Chính vì vậy cần phải tránh hầu hết các sản phẩm có chứa đường sữa hoặc các chế phẩm lactase. Bổ sung chất béo MCT (Medium-chain triglycerides). Chất béo này thường có trong dầu dừa, là một chất bổ sung trong chế độ ăn uống cho những người mắc hội chứng quai ruột mù nghiêm trọng dẫn đến chứng ruột ngắn.
Để chẩn đoán hội chứng quai mù, cần áp dụng các phương pháp xét nghiệm hình ảnh như: X-quang bụng, Chụp CT bụng. Ngoài ra cũng cần làm các xét nghiệm bổ sung để kiểm tra sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non, khả năng hấp thụ chất béo kém hoặc các vấn đề khác có thể gây ra hoặc góp phần vào các triệu chứng bệnh: Phương pháp X-quang ruột non có dùng barium. Thông qua việc sử dụng dung dịch tương phản (barium) để lớp niêm mạc ruột nổi rõ trên tia X. Barium có thể cho thấy một quai ruột mù, túi thừa, hẹp ruột, các vấn đề cấu trúc khác hoặc thời gian vận chuyển chậm có thể gây vi khuẩn phát triển quá mức. Phương pháp chụp CT giúp bác sĩ phát hiện viêm hoặc các vấn đề cấu trúc trong ruột và bất thường ở các cơ quan khác, chẳng hạn như tuyến tụy. Phương pháp thử nghiệm hơi thở hydrogen. Thông qua việc đo lượng hydro mà bệnh nhân thở ra sau khi uống hỗn hợp glucose và nước có thể thấy quá trình tiêu hóa carbohydrate kém và sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non. Phương pháp thử nghiệm hơi thở D-xyloza giúp đo lượng carbon dioxide trong hơi thở, nồng độ carbon dioxide cao cho thấy sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Phương pháp thử nghiệm hơi thở axit mật từ gan. Thông qua việc sử dụng muối mật có chất đánh dấu phóng xạ để kiểm tra rối loạn chức năng muối mật. Phương pháp xét nghiệm định lượng chất béo trong phân để xác định mức độ hấp thụ chất béo của ruột non tốt như thế nào. Phương pháp hút và nuôi cấy dịch ruột non. Các bác sĩ đưa một ống dài (nội soi) xuống cổ họng và qua đường tiêu hóa đến ruột non. Mẫu dịch ruột được hút ra và làm kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xác định mức độ phát triển của vi khuẩn.
Để điều trị hội chứng quai mù, cần phải chữa trị các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh như phẫu thuật sửa chữa phần ruột non bị bắc cầu sau mổ hoặc lỗ rò. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp, phần ruột bị bắc cầu có thể điều trị khỏi hoàn toàn.  Trong một số trường hợp, bác sĩ điều trị tập trung vào việc điều chỉnh thiếu hụt dinh dưỡng và loại bỏ sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Phương pháp sử dụng kháng sinh. Đây là phương pháp ban đầu, chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Qua một đợt kháng sinh ngắn thường giảm đáng kể số lượng vi khuẩn bất thường. Để điều trị dứt điểm hội chứng cần sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, trong một số trường hợp bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn sử dụng kháng sinh, một số trường hợp lại cần áp dụng các liệu pháp chữa trị khác nhau. Phương pháp dinh dưỡng. Việc thay đổi tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị hội chứng quai ruột mù, đặc biệt ở những người giảm cân nghiêm trọng.  Xem thêm: Đau bụng âm ỉ trên rốn kèm buồn nôn Nhận biết sớm các dấu hiệu đau ruột thừa Dấu hiệu điển hình của đau dạ dày
Hội chứng Smith Lemli Opitz
Hội chứng Smith Lemli Opitz (Smith–Lemli–Opitz syndrome – SLOS) là một rối loạn phát triển đặc trưng bởi những đặc điểm như có khuôn mặt đặc biệt, kích thước đầu nhỏ, thiểu năng trí tuệ hoặc có vấn đề trong khả năng học tập hoặc có những vấn đề về hành vi. Những đứa trẻ bị mắc phải hội chứng này thường bị tự kỷ, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Nó cũng thường kèm theo các dị tật ở tim, phổi, thận, đường tiêu hóa và cơ quan sinh dục. Ngoài ra, hầu hết các trường hợp mắc hội chứng này đều có dị tật vùng ngón như hợp nhất ngón chân thứ hai và thứ ba (syndactyly), và một số có ngón tay hoặc ngón chân phụ (polydactyly).  Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1964, các bác sỹ nhi khoa là David Smith, Luc Lemli và Opitz John đã mô tả 3 bệnh nhân nam có biểu hiện đa dị dạng bẩm sinh và chậm phát triển tâm thần và xác định tình trạng này là RSH bằng chữ cái đầu của họ của những bệnh nhân này. Sau đó, tên của hội chứng đã được đổi thành họ của những người khám phá (SLO). Tỷ lệ xuất hiện hội chứng Smith Lemli Opitz là khoảng 1/60.000 đến 1/20.000 ca sinh sống trên toàn thế giới. Hội chứng này dễ bắt gặp thấy ở người châu Âu, nhất là ở các nước thuộc vùng Trung Âu như Cộng hòa Séc hoặc Slovakia. Tuy nhiên, nó rất hiếm gặp ở người Châu Phi và người Châu Á.
Nguyên nhân gây bệnh không được biết cho đến năm 1993, Irons, Elias và Tint đã khám phá ra các bệnh nhân bị mắc hội chứng Smith Lemli Opitz có mức cholesterol máu thấp và có sự tích tụ của tiền chất sterol như 7 DHC do có sự thiếu hụt trong quá trình sinh tổng hợp cholesterol mà nguyên nhân là do hiện tượng đột biến gen gây ra. Ngày nay người ta xem hội chứng SLO là sự khiếm khuyết chuyển hoá bẩm sinh.  Hội chứng Smith Lemli Opitz là hậu quả của 1 tình trạng rối loạn di truyền (đột biến) gen DHCR7 nằm trên nhiễm sắc thể số 11, chịu trách nhiễm mã hóa quá trình sinh tổng hợp enzyme 7-dehydrocholesterol reductase (là enzyme xúc tác cho quá trình tổng hợp cholesterol) dẫn đến hậu quả làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp cholesterol (giảm). Như ta đã biết, cholesterol là thành phần quan trọng cấu trúc nên màng tế bào cũng như là thành phần để tổng hợp nên nhiều hormone trọng yếu của cơ thể, thành phần chính cấu tạo nên vỏ myelin của sợi thần kinh. SLOS gậy đột biến gen DHCR7, từ đó làm giảm sự tổng hợp cholesterol của cơ thể, tùy mức độ thiếu hụt mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ nhẹ với các biểu hiện thiểu năng trí tuệ, dị tật môt số cơ quan cho đến những trường hợp nặng có thể sảy thai, thai chết lưu hoặc tử vong ngay sau khi ra đời không lâu.  Đột biến gen DHCR7 là một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường, điều đó có nghĩa người bệnh đã thừa hưởng gen đột biến gây bệnh từ cả bố và mẹ thì mới có thể có biểu hiện bệnh trên lâm sàng. Nếu chỉ nhận 1 gen bệnh từ bố hoặc mẹ thì sẽ không có biểu hiện bệnh trên thực tế, nhưng bạn sẽ trở thành người mang gen và có thể sẽ truyền lại gen gây bệnh cho con bạn trong tương lai. Trường hợp cả bố và mẹ đều mang gen gây bệnh thì 25% con của cặp bố mẹ này sẽ thừa hưởng đầy đủ cả 2 gen gây bệnh và biểu hiện thành bệnh, 50% con sẽ thừa hưởng gen đột biến từ bố hoặc mẹ và trở thành người mang gen trong tương lai; chỉ có 25% con sinh ra là có thể hoàn toàn bình thường vì hoàn toàn không thừa hưởng gen đột biến nào từ cả bố và mẹ.
Các triệu chứng của hội chứng Smith Lemli Opitz có thể rất khác nhau tùy thuộc vào người bị ảnh hưởng, đặc biệt là tùy thuộc vào lượng cholesterol mà cơ thể có thể sản xuất ra. Các biểu hiện rất thay đổi, nếu tình trạng nhẹ, có thể chỉ có một số vấn đề trong học tập và hành vi; nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, bệnh nhân có thể bị thiểu năng trí tuệ và những bất thường về thể chất nặng nề có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay từ lúc mới sinh, cũng có thể là dần biểu hiện ra trong quá trình phát triển của người bệnh: Chậm phát triển trí tuệ (100%) Tự kỷ Chậm phát triển thể chất, vận động Rối loạn hành vi: hành vi chống đối xã hội, tự hủy hoại và bạo lực.  Chứng đầu nhỏ - Microcephaly (90%). Các dị tật cơ xương bao gồm dư ngón tay hoặc ngón chân hoặc dính các ngón tay hoặc các ngón chân  Hở hàm ếch, hàm nhỏ Bộ phận sinh dục ngoài của nam giới kém phát triển Sụp mí mắt, các nếp nhăn ở mí mắt trên và dưới, mắt lác Đục thủy tinh thể sớm Tai lớn, nghe kém Các vấn đề thần kinh như co giật Giảm trương lực Tắc nghẽn ruột Nhạy cảm ánh sáng Dị tật tim; thận đa nang; thiểu sản thận (1 bên hoặc cả 2 bên); tăng sản tuyến thượng thận, bệnh gan … Hẹp môn vị, Bệnh Hirschprung (phình đại tràng bẩm sinh)
no_information
no_information
no_information
Để chẩn đoán hội chứng Smith Lemli Opitz, đầu tiên bác sĩ sẽ thu thập bệnh sử chi tiết của bệnh nhân bao gồm cả lịch sử gia đình để xác định xem có bất kỳ thành viên nào khác trong gia đình có những triệu chứng tương tự. Những đứa trẻ ra đời mà có những dấu hiệu như lơ mơ, suy hô hấp, điếc, mù, ói mửa, khó bú, chậm lớn, táo bón, tím tái, suy tim xung huyết, nhạy cảm với ánh sáng, bất thường tâm thần kinh … thì gợi ý chẩn đoán hội chứng Smith Lemli Opitz. Khi khám xét, bác sĩ có thể phát hiện ra các dấu hiệu: đầu nhỏ, lỗ mũi rộng tẹt, hàm nhỏ, sa mi mắt, mắt bị lác, đục thủy tinh thể, dái tai thấp, dính ngón chân 2 và 3, vẻ mặt giống hội chứng Down (3 nhiễm sắc thể số 21), vòm hầu chẻ đôi, nghe tim có bất thường... Khi trẻ còn trong bụng mẹ có thể phát hiện bệnh qua siêu âm, nếu nghi ngờ sẽ tiến hành xét nghiệm nước ối. Người ta sẽ định lượng enzyme để phát hiện sự thiếu hụt enzyme 7-dehydrocholesterol reductase và xác định đột biến gen. Tuy nhiên những xét nghiệm này mới chỉ thực hiện được ở một vài phòng thí nghiệm ở các nước tiên tiến. Sau khi đứa trẻ ra đời nếu có nghi ngờ bệnh sẽ được xét nghiệm sinh hóa, định lượng lượng cholesterol máu (LDL cholesterol), sterol trong máu, phân tích đột biến gen, phân tích các men, xét nghiệm tế bào học... tất nhiên phải thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đối với các cơ quan bị dị tật.
Không có điều trị đặc hiệu cho hội chứng và điều trị hội chứng Smith Lemli Opitz chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng và sửa chữa các khiếm khuyết phát sinh từ rối loạn này. Bệnh nhân sẽ được đánh giá chặt chẽ bởi một nhóm các chuyên gia phối hợp hầu như tất cả các chuyên ngành. Bệnh nhân sẽ được theo dõi các khiếm khuyết ở tim, mắt, thần kinh, thần kinh cơ, tiêu hóa, tiết niệu sinh dục và lên một kế hoạch điều trị phù hợp. Phẫu thuật có thể được chỉ định để sửa chữa sứt môi hoặc dính các ngón chân và các ngón tay. Một số dị tật tim cũng có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Các bất thường về bộ phận sinh dục ở nam giới mắc hội chứng Smith-Lemli-Opitz cũng cần phải được phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bổ sung cholesterol có thể được bác sĩ khuyến khích để nâng cao tốc độ tăng trưởng cũng như tình trạng chung của bệnh nhân. Ngoài ra còn có thể bổ sung thêm hormon bị thiếu, trợ thính, ăn chế độ ăn giàu cholesterol. Đối với những trường hợp nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, bệnh nhân cần sử dụng kem chống nắng, kính râm và quần áo phù hợp khi ra ngoài trời. Do đây là 1 bệnh di truyền nên không có cách dự phòng hữu hiệu nào ngoại trừ việc làm tốt công tác sàng lọc trước sinh. Các cặp vợ chồng cũng cần tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh trước khi có ý định sinh con. Và cuối cùng là các cặp vợ chồng đã có 1 con bị hội chứng Smith Lemli Opitz thì không nên sinh tiếp nữa vì có 25% nguy cơ đứa con tiếp theo cũng sẽ mắc phải hội chứng này.   Xem thêm: 5 giây hiệu quả nhất trong thử nghiệm trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ Âm nhạc và múa để chữa trị tự kỷ Thời điểm vàng can thiệp trẻ chậm nói
Hội chứng hông vũ công
Hội chứng hông vũ công là một tình trạng mà người bệnh nghe thấy âm thanh răng rắc hoặc cảm giác như bị vỡ ở hông khi đi bộ, chạy, đứng lên khỏi ghế hoặc đu đưa chân. Đối với hầu hết các trường hợp, tình trạng này không gây khó chịu và triệu chứng duy nhất là tiếng răng rắc hay cảm giác như bị vỡ. Tuy nhiên, đối với những vũ công hoặc vận động viên, các triệu chứng của hội chứng hông vũ công có thể bao gồm đau và yếu, khiến người bệnh hoạt động khó khăn.
Hội chứng hông vũ công xảy ra do nhiều cơ chế tác động kết hợp với các kết cấu xương của xương hông, xương chậu và các cơ, gân, dây chằng xung quanh hông.  Hiện nay, có nhiều mô tả về các cơ chế tác động, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng hông vũ công bao gồm trật nhẹ dải chậu chày qua lồi cầu lớn hoặc chuyển động đột ngột của gân thắt lưng chậu qua lồi chậu lược. Hội chứng hông vũ công được phân loại phụ thuộc vào vị trí của các cơ chế tác động như bên ngoài, bên trong hoặc phía sau.  Cơ chế bên ngoài chủ yếu gây ra bởi trật nhẹ dải chậu đùi qua lồi cầu lớn xương đùi. Bệnh cũng được mô tả là một tình trạng trật ở bờ ngoài của cơ mông lớn qua lồi cầu lớn. Cơ chế bên trong bao gồm: Nguyên nhân phổ biến nhất là gân thắt lưng chạy trượt trên lồi chậu lược, kết quả là tạo ra tiếng như bị vỡ, điều này thường xảy ra khi hông đột nhiên di chuyển và xoay ngoài Gân thắt lưng chậu cũng có thể gây ra tình trạng này khi chuyển động đột ngột qua gai chậu trước trên hoặc các gờ xương phía trên lồi cầu bé Nguyên nhân ít gặp của hội chứng hông vũ công cơ chế bên trong bao gồm các chuyển động của các dây chằng chậu-đùi phía trên hoặc phía trước khớp hông. Cơ chế phía sau là tình trạng không phổ biến và được gây ra bởi sự chuyển động của các dây chằng cơ nhị đầu đùi trên xương ngồi.
Trong hầu hết các trường hợp, sự chuyển động của một cơ hoặc gân trên cấu trúc xương ở hông có thể gây ra tiếng răng rắc. Các nơi thường gặp nhất là ở mặt ngoài của hông, nơi một dải mô liên kết được gọi là dải chậu chày đi qua một phần xương đùi nhô ra – gọi là lồi cầu lớn. Khi người bệnh đứng thẳng dậy, dải mô sẽ nằm phía sau lồi cầu. Tuy nhiên, khi người bệnh uốn cong hông thì dải mô di chuyển lên trên và ra phía trước lồi cầu, điều này có thể phát ra tiếng răng rắc như bị vỡ. Các gân thắt lưng chậu kết nối vào phần bên trong của đùi cũng có thể phát ra tiếng răng rắc như bị vỡ. Một vị trí khác là nơi đầu xương đùi cắm vào trong xương chậu để tạo thành khớp hông. Tiếng vỡ xảy ra khi gân cơ thẳng đùi chạy từ bên trong đùi đi lên qua khung xương chậu, di chuyển qua lại trên xương đùi khi hông bị uốn cong và kéo thẳng. Triệu chứng ít gặp hơn là rách sụn, sụn hoặc xương trong khớp bị tổn thương cũng có thể gây ra tiếng vỡ, một mảnh sụn vụn có thể dẫn đến hội chứng khóa hông, gây đau và tàn tật.
no_information
Bệnh này rất thường gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi người trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.    Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng hông vũ công bao gồm: Vận động viên: do vận động liên tục Vũ công múa ballet Vận động viên thể dục dụng cụ Người đua ngựa Vận động viên điền kinh Cầu thủ bóng đá Tập tạ nặng hoặc chạy bộ Người thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 40
Các biện pháp phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng bao gồm: Giảm hoặc điều chỉnh các hoạt động Chườm đá Dùng thuốc giảm đau
Khám lâm sàng Xét nghiệm:  Siêu âm trong khi chuyển động hông có thể phát hiện trật gân và viêm bao hoạt dịch kèm theo viêm túi thanh mạc khi đánh giá cơ thắt lưng chậu ở các trường hợp ngoài khớp Chụp MRI khớp hông đôi khi có thể xác định nguyên nhân gây ra hội chứng hông vũ công.
Trừ khi hội chứng hông vũ công gây đau hoặc gây khó khăn trong thể thao hoặc các hoạt động khác, nhiều người bệnh thường không cần đến gặp bác sĩ để điều trị. Người bệnh chỉ cần điều chỉnh trong vấn đề vận động khớp hông thì tình trạng sẽ tự cải thiện. Tuy nhiên, ngay khi cảm thấy đau, người bệnh phải ngừng ngay hoạt động để tránh làm trầm trọng thêm cơn đau. Với cơn đau nặng hơn hoặc đau mà không cải thiện bằng phương pháp điều trị tại nhà, người bệnh nên đến gặp bác sĩ tại các trung tâm chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tàn tật Các phương pháp điều trị được áp dụng bao gồm: Vật lý trị liệu: ưu tiên kéo căng cơ, tăng cường và sự liên kết có thể giúp cải thiện tình trạng này.  Điều trị nội khoa: trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể tiêm một liều corticosteroid tại vị trí đau để làm giảm viêm.  Trong những trường hợp nghiêm trọng (hiếm gặp), các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Xem thêm: Xương chậu nằm ở đâu và có chức năng gì? Xương cùng có chức năng gì? Kết hợp xương điều trị gãy xương là gì?
Hội chứng Ganser
Hội chứng Ganser là dạng rối loạn giả tạo hay một bệnh tâm thần, rối loạn tâm lý xã hội mà bệnh nhân cố tình giả vờ mắc các bệnh về thể chất hoặc tinh thần dù không thực sự bị bệnh Hành động muốn được coi như người bệnh đến từ nhu cầu nội tâm của họ muốn có được sự đồng cảm hoặc quan tâm đặc biệt dù phải trải qua các hoạt động gây đau đớn hoặc nguy hiểm Người mắc hội chứng Ganser có hành động tương tự như người bị rối loạn tâm thần điển hình như tâm thần phân liệt
Hội chứng Ganser thường hình thành do phản ứng cực đoan với sự căng thẳng hoặc mong muốn tránh trách nhiệm hay tình huống khó chịu của con người Những vấn đề như nghiện rượu, chấn thương đầu, đột quỵ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh Phần lớn người mắc hội chứng Ganser cũng có rối loạn nhân cách (bệnh đa nhân cách): rối loạn nhân cách khó giao tiếp hoặc rối loạn nhân cách đóng kịch Rối loạn nhân cách khó giao tiếp: Bệnh nhân rất khó giao tiếp với đặc trưng là hành vi vô trách nhiệm và hung hăng, không có khả năng tuân theo các quy tắc xã hội Rối loạn nhân cách đóng kịch: lòng tự trọng của họ phụ thuộc vào sự chấp thuận của người khác chứ không phải là từ cảm giác về giá trị bản thân
Người mắc hội chứng Ganser thường có triệu chứng hành vi kỳ lạ tương tự người mắc bệnh tâm thần như: Bối rối, nói những điều ngớ ngẩn và có ảo giác nghe thấy tiếng nói không thật “Nói chuyện quá khứ” là triệu chứng điển hình khi người bệnh trả lời những câu hỏi đơn giản một cách vô nghĩa Đề cập đến những vấn đề về thể chất không tồn tại như không có khả năng di chuyển một bộ phận của cơ thể hay còn gọi là liệt Hysteria Mất trí nhớ về các sự kiện xảy ra khá thường xuyên Bệnh nhân có rất nhiều cử chỉ và hành động không hợp lý như: cố gắng mặc quần trên đầu hoặc đeo tất trên tay Giai đoạn cấp tính của hội chứng Ganser, bệnh nhân có thể không có phản ứng với kích thích nhiệt và cơ Bệnh nhân có thể bị mất phương hướng không gian và nhận thức sai lệch về thực tế. Vào thời điểm nặng của bệnh, người bệnh chỉ tập trung vào cảm xúc và những vấn đề riêng của bản thân Bệnh nhân theo định kỳ có thể rơi vào bắt chước động kinh
no_information
Những người chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc hoặc gia đình gây nên những phản ứng tiêu cực với căng thẳng Người nghiện rượu, tiền sử bị đột quỵ hoặc chấn thương ở đầu
Để tránh tái phát hội chứng Ganser bệnh nhân cần: Được tiến hành định kỳ điều trị dự phòng từ các nhà thần kinh học, dùng thuốc theo triệu chứng Được theo dõi chế độ trong ngày, đi ngủ đúng giờ, ăn cùng lúc Không bỏ qua giao tiếp và đóng mình vào Tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất, nghỉ ngơi tích cực Tránh uống rượu và lạm dùng đồ uống chứa caffein Tránh xung đột và tình huống căng thẳng
Chẩn đoán xác định hội chứng Ganser là khá khó khăn vì bệnh nhân không bao giờ thừa nhận các triệu chứng giả mạo và bệnh rất hiếm gặp Bệnh được chẩn đoán khi đã loại trừ tất cả các tình trạng có thể gây nên triệu chứng trên bệnh nhân Chẩn đoán bằng cận lâm sàng không có giá trị, tuy nhiên có thể dùng để loại trừ các bệnh lý hữu cơ khác của não thông qua chụp X-quang, cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính
Nguyên tắc điều trị hội chứng Ganser là loại bỏ tình trạng chấn thương ban đầu của tâm lý và củng cố niềm tin người bệnh về việc được giúp đỡ, giảm các ảnh hưởng stress và bình ổn tâm lý bệnh nhân Bắt đầu điều trị có thể sử dụng aminazin, các loại thuốc khác có thể sử dụng nếu có rối loạn tâm thần, thần kinh hoặc trầm cảm Vitamin được sử dụng để giảm quá trình oxy hóa và hoạt động của hệ thống thần kinh Các phương pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng nhằm loại bỏ tình trạng căng thẳng và mệt mỏi, tăng khả năng làm việc và cải thiện các quá trình trao đổi chất trong cơ thể   Xem thêm:   Tâm thần phân liệt: Những điều cần biết Nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực Điều trị rối loạn lưỡng cực Thành lập Phòng khám chuyên sâu về tâm lý tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
Jet lag
Jet lag là gì? Jet lag là một hội chứng của cơ thể do thay đổi múi giờ mà không có sự đồng bộ. Hội chứng jet lag xảy ra khi mọi người di chuyển nhanh qua các múi giờ hoặc khi giấc ngủ của họ bị gián đoạn, chẳng hạn những công việc theo ca. Jet lag là một quá trình sinh lý do gián đoạn trong nhịp sinh học của cơ thể hay còn gọi là đồng hồ sinh học. Jet lag là sao? Khi di chuyển quá nhanh từ múi giờ này sang một múi giờ khác, đặc biệt khi múi giờ càng xa nhau và càng nghiêm trọng hơn khi đi về phía đông hơn là phía tây, lúc đó cơ thể chưa kịp thích ứng với múi giờ ở địa điểm vừa đến mà nó vẫn còn hoạt động theo múi giờ ban đầu. Vì vậy, có thể coi hội chứng jet lag như là một rối loạn nhịp sinh học.
Nguyên nhân của jet lag chủ yếu là do cơ thể chưa điều chỉnh kịp thời khi di chuyển giữa hai vị trí có múi giờ cách xa nhau. Khi di chuyển qua một quãng đường dài trong một thời gian ngắn, nhịp sinh học của cơ thể bị chậm trễ để điều chỉnh theo chu kỳ mới của ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm. Jet lag biểu hiện khi đồng hồ bên trong không đồng bộ với đồng hồ bên ngoài của vị trí hiện tại.
Triệu chứng jet lag như thế nào? Hội chứng jet lag bao gồm các triệu chứng sau đây: Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, thờ ơ hay mệt mỏi (thường vào ban ngày). Khó chịu, nhầm lẫn, khó tập trung. Ăn mất ngon. Các rối loạn về tiêu hóa chẳng hạn như táo bón hoặc tiêu chảy. Trầm cảm nhẹ. Triệu chứng có thể khác nhau giữa mỗi người, có thể biểu hiện một hoặc nhiều triệu chứng. Thông thường, các triệu chứng của jet lag xảy ra trong 1-2 ngày đầu sau chuyến đi, khi khoảng cách di chuyển thay đổi ít nhất 2 múi giờ. Các yếu tố ảnh hưởng đến các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng bao gồm: số múi giờ di chuyển, tuổi, tình trạng sức khỏe của từng cá nhân.
no_information
Tất cả mọi người đều có thể bị hội chứng này. Tuy nhiên, với những đối tượng có các yếu tố nguy cơ dưới đây thì càng dễ mắc phải: Sự chênh lệch múi giờ giữa hai địa điểm đi và đến: Số múi giờ càng chênh lệch nhiều, nguy cơ mắc jet lag càng cao. Di chuyển về hướng Đông: Khi di chuyển một cách nhanh chóng về hướng Đông, thời gian như bị lùi lại, trong khi hướng Tây thì có vẻ thời gian sẽ tăng lên. Những đối tượng thường xuyên di chuyển bằng máy bay như phi công, tiếp viên hàng không và doanh nhân. Người lớn tuổi: Do cơ thể của người già giảm khả năng thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi nhịp sinh học của cơ thể nên khả năng mắc jet lag cao hơn.
Nên đến sớm hơn so với thời gian dự định: Nếu có một cuộc họp quan trọng hoặc sự kiện đòi hỏi cơ thể phải ở trạng thái tốt nhất, hãy cố gắng đến sớm vài ngày để cơ thể có thời gian điều chỉnh. Nghỉ ngơi nhiều trước mỗi chuyến đi. Dần dần điều chỉnh lịch trình trước chuyến đi: Nếu có dự định sẽ đi du lịch về phía đông, hãy thử đi ngủ sớm hơn một giờ mỗi đêm trong vài ngày trước khi khởi hành. Đi ngủ sau một giờ trong vài đêm nếu đi về phía tây. Nếu có thể, nên ăn các bữa ăn gần với thời gian sẽ dùng bữa tại điểm đến sắp tới. Điều chỉnh việc tiếp xúc với ánh sáng: Vì tiếp xúc với ánh sáng là một trong những ảnh hưởng chính đến nhịp sinh học của cơ thể, nên việc điều chỉnh phơi sáng có thể giúp cơ thể điều chỉnh với vị trí mới. Nói chung, tiếp xúc với ánh sáng vào buổi tối giúp điều chỉnh về múi giờ muộn hơn so với thông thường (đi về phía tây), trong khi tiếp xúc với ánh sáng buổi sáng có thể giúp cơ thể thích nghi với múi giờ sớm hơn (đi về hướng đông). Đặt đồng hồ đến thời gian mới trước khi rời đi: Một khi đến đích, hãy cố gắng đừng ngủ cho đến khi trời tối ở địa điểm mới, dù cơ thể mệt mỏi thế nào. Cố gắng để thời gian bữa ăn đúng với giờ ăn ở địa phương. Giữ nước: Uống nhiều nước trước, trong và sau chuyến bay để chống lại tác dụng mất nước của không khí trong cabin máy bay. Mất nước có thể làm cho các triệu chứng của jet lag tồi tệ hơn. Tránh uống rượu và caffeine, vì những thứ này có thể gây ra tình trạng mất nước và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cố gắng ngủ trên máy bay nếu đó là ban đêm tại điểm đến: Nút bịt tai, tai nghe và mặt nạ mắt có thể giúp chặn tiếng ồn và ánh sáng. Nếu nơi đến đang là ban ngày, hãy chống lại sự thôi thúc của cơn buồn ngủ.
Thông thường, bác sĩ sẽ đánh giá bất kỳ triệu chứng nào có thể liên quan đến sự thay đổi nhịp sinh học của cơ thể bệnh nhân. Trong những tình huống hiếm gặp, nếu các triệu chứng nghiêm trọng và đủ thường xuyên, bác sĩ sẽ đề nghị cho bệnh nhân đến gặp bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ. Các bác sĩ này chuyên chẩn đoán rối loạn giấc ngủ và sẽ chịu trách nhiệm điều trị cho bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, những người đi máy bay có thể tự xác định các triệu chứng khi đi du lịch. Bảng câu hỏi dưới đây có thể giúp một người xác định liệu họ có thể mắc jet lag hay không: Bảng câu hỏi: Có tình trạng khó ngủ hay có cảm thấy rất buồn ngủ vào ban ngày không? Đây có phải là vấn đề việc di chuyển bằng máy bay qua ít nhất hai múi giờ? Có một trong những vấn đề được liệt kê dưới đây trong vòng một đến hai ngày sau khi đi du lịch không? Không thể hoạt động bình thường trong ngày. Có cảm giác mệt mỏi nhẹ. Đang có vấn đề về dạ dày. Nếu cả 3 câu hỏi đều được trả lời là “Có” thì có khả năng bị hội chứng jet lag.
Jet lag là một tình trạng tạm thời và không cần thiết điều trị. Các triệu chứng thường giảm dần và biến mất trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu thường xuyên di chuyển bằng máy bay và có những yếu tố nguy cơ của jet lag, bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc sử dụng liệu pháp ánh sáng cho những đối tượng này. Điều trị jet lag bằng thuốc Cần lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc, bao gồm buồn nôn, nôn mửa, mất trí nhớ, mộng du, nhầm lẫn và buồn ngủ vào buổi sáng, tuy nhiên các tác dụng phụ lại không quá phổ biến. Các loại thuốc này thường chỉ được chỉ định cho những người chưa dùng các phương pháp điều trị khác. Liệu pháp ánh sáng Sự điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể bị ảnh hưởng bởi sự chiếu sáng của mặt trời. Một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến đồng hồ cơ thể hoặc nhịp sinh học là việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Khi di chuyển qua các địa điểm mà chúng có múi giờ khác nhau, cơ thể phải thay đổi và cân bằng lại mới có thể đi vào giấc ngủ. Liệu pháp ánh sáng dưới các hình thức như hộp đèn sáng trên bàn, đèn bàn với nguồn sáng thích hợp hay một đèn đeo trên đầu có thể hữu ích cho việc điều chỉnh nhịp sinh học.   Xem thêm: Đo đa ký giấc ngủ Các biện pháp điều trị rối loạn giấc ngủ Thế nào là rối loạn giấc ngủ không thực tổn?
Khô mắt
Hiện nay, bệnh khô mắt đang là căn bệnh phổ biến, đặc biệt với những người có thời gian ngồi trước màn hình máy tính thường xuyên, trong thời gian dài. Khô mắt mặc dù không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng sẽ để lại nhiều hệ quả về sức khỏe như: mệt mỏi; mắt đỏ, rát; giảm năng suất làm việc. Trong một số trường hợp người bị mắc bệnh khô mắt có thể bị giảm thị lực, nhìn mọi thứ trở nên lờ mờ sau khi chớp mắt; bị chảy nước mắt liên tục. Vậy khô mắt là bệnh gì? Có những biểu hiện bệnh như thế nào? Bệnh khô mắt có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Nguyên nhân của bệnh khô mắt là do mất cân bằng khả năng tiết và thoát nước. Với các nguyên nhân cụ thể sau: Số lượng nước mắt tiết ra không đủ phục vụ cho hoạt động của mắt. Các tuyến lệ trong và quanh mi mắt bị giảm dần chức năng tiết nước làm ướt mắt. Ngoài ra, cũng do gió, thời tiết và môi trường làm khô mắt, mỏi mắt, tốc độ bay hơi của mắt cao dẫn đến tình trạng khô mắt. Chất lượng nước mắt không tốt: các lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy của mắt không làm tròn chức năng bảo vệ nhãn cầu khỏi các yếu tố bên ngoài. Nước trong mắt bị bốc hơi quá nhanh hoặc nước không thể dàn phẳng trên bề mặt làm cho mắt bị khô. Ngoài ra cũng có một số bệnh làm cho mắt dễ bị khô như: viêm bờ mi, trứng cá đỏ làm ngăn cản lớp nhầy sản xuất nước.
Bệnh khô mắt được biểu hiện bởi các triệu chứng bệnh sau: Cảm giác khô rát, cộm như có hạt sạn trong mắt. Mắt bị đỏ hoặc nóng. Bị chảy nước mắt và giảm thị lực do bị khô mắt nặng dẫn đến tổn thương ở bề mặt nhãn cầu.
Bệnh khô mắt không thể lây truyền từ người này sang người khác.
Những người có nguy cơ bị mắc bệnh khô mắt như sau: Về tuổi tác: phần lớn những người lớn trên 65 tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên sẽ có các triệu chứng của khô mắt. Về giới tính: Những người là nữ giới do thay đổi hormone sau khi mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai, ở thời kỳ mãn kinh sẽ có khả năng bị khô mắt cao hơn. Những người có tiền sử sử dụng thuốc: Những người có tiền sử sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm, thuốc chống tăng huyết áp và thuốc giảm đau hoặc thuốc nhỏ mắt mà chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ có khả năng cao bị khô mắt. Những người bị mắc các bệnh lý toàn thân hoặc bệnh lý về tai mắt: Những người có tiền sử mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, tổn thương tuyến giáp, viêm nhiễm của mi mắt, bề mặt nhãn cầu hoặc những bất thường của mi mắt sẽ có nguy cơ cao bị khô mắt. Những người sống và làm việc trong các môi trường như: tiếp xúc với thuốc lá, gió, thời tiết hanh khô, làm việc với máy tính trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị khô mắt cao.
Để phòng ngừa bệnh khô mắt, cần phòng tránh các tác nhân, nguy cơ gây bệnh như sau: Tuân thủ các nguyên tắc khi phải làm việc, tiếp xúc thường xuyên với máy tính: Để mắt cao hơn trung tâm màn hình máy tính từ 10-20cm; giữ khoảng cách tối thiểu giữa mắt và máy tính là 50cm; thường xuyên thư giãn, chớp mắt, xoay tròn mắt để được điều tiết chất nhờn tốt hơn; kiểm tra định kỳ mắt tại các bệnh viên chuyên khoa để kịp thời phát hiện bệnh. Giữ môi trường sống, làm việc sạch sẽ, trong lành, an toàn để bảo vệ mắt.
Để chuẩn đoán các bệnh về mắt, trước hết cần dựa vào kết quả khám mắt toàn diện cùng với xác định một số chỉ số của màng phim nước mắt như: Kiểm tra tiền sử của bệnh nhân về các biểu hiện về mắt, quá trình sử dụng thuốc, yếu tố môi trường sống và làm việc. Sau đó khám bên ngoài nhãn cầu mắt để kiểm tra các bất thường khi mi mắt hoạt động. Sử dụng kính hiển vi với đèn khe và độ phóng đại hơn để đánh giá các tổn thương của mi mắt và kết giác mạc. Kiểm tra chất lượng của nước mắt thông qua việc xác định mắt có khô hay không.
Bệnh khô mắt là một trong những bệnh mạn tính khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy cách điều trị tối ưu nhất là giữ có đôi mắt khỏe mạnh, dễ chịu và duy trì được thể lực tốt với các phương pháp như: bổ sung nước mắt nhân tạo, duy trì phim nước mắt trên bề mặt nhãn cầu làm tăng tiết nước mắt, điều trị viêm của mi mắt và bề mặt nhãn cầu. Ngoài ra có thể sử dụng một số phương pháp giúp duy trì nước mắt dàn đều, làm ấm giác mạc như: tập thói quen chớp mắt chậm và đều (12-18 lần/phút), tránh tiếp xúc với bụi và ánh sáng mạnh; tránh để gió thổi trực tiếp vào mắt; thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt; có một chế độ dinh dưỡng hợp lý thường xuyên bổ sung các thức ăn chứa Omega-3 và Beta-Carotene, tăng cường chất chống oxy hóa giúp tăng sức khỏe cho đôi mắt. Xem thêm: Quáng gà: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Mắt cũng cần tập thể dục Viêm giác mạc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh
Không dung nạp Lactose
Bệnh không dung nạp Lactose (tên Tiếng Anh là lactose intolerance) được định nghĩa là khi người ăn hay uống ở các sản phẩm từ sữa mà không thể tiêu hóa hoàn toàn đường (loại lactose) trong sữa. Hậu quả là họ bị tiêu chảy và đầy hơi sau khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa. Tình trạng, còn được gọi là kém hấp thu đường từ sữa, thường vô hại, nhưng các triệu chứng của nó có thể gây cảm giác không thoải mái cho người bệnh. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt lactase - một loại enzyme được sản xuất trong ruột non của người dẫn đến cơ thể không dung nạp lactose. Nhiều người có nồng độ lactase thấp nhưng có thể tiêu hóa các sản phẩm sữa mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu người bệnh thực sự không dung nạp được lactose thì sự thiếu hụt lactase sẽ dẫn đến các triệu chứng sau khi ăn thực phẩm từ sữa. Hầu hết những người không dung nạp lactose có thể kiểm soát tình trạng bệnh mà không phải từ bỏ tất cả các loại thực phẩm từ sữa.
Không dung nạp Lactose xảy ra khi ruột non của người bệnh không sản xuất đủ enzyme (lactase) để tiêu hóa lactose (đường trong sữa). Thông thường, lactase biến lactose thành hai loại đường đơn giản gồm glucose và galactose, hai loại đường này sẽ được hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột. Nếu thiếu lactase, lactose có trong thức ăn sẽ di chuyển vào đại tràng thay vì được chuyển hóa và hấp thu. Trong đại tràng, vi khuẩn tại đây sẽ tương tác với lactose không tiêu hóa, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lactose. Có ba loại không dung nạp lactose. Các yếu tố khác nhau gây ra sự thiếu hụt enzyme lactase dẫn đến các dạng khác nhau của bệnh, được trình bày như sau: Không dung nạp lactose nguyên phát Đây là loại không dung nạp lactose phổ biến nhất. Những người mắc chứng không dung nạp lactose nguyên phát từ khi sinh ra, khi trẻ thay thế sữa bằng các thực phẩm khác, việc sản xuất lactase thường giảm, nhưng vẫn đủ cao để tiêu hóa lượng sữa trong chế độ ăn điển hình của người lớn. Trong tình trạng không dung nạp lactose nguyên phát, sản xuất lactase giảm mạnh, khiến các sản phẩm sữa khó tiêu hóa khi trưởng thành. Không dung nạp lactose nguyên phát được xác định về mặt di truyền, xảy ra ở một tỷ lệ lớn những người có nguồn gốc châu Phi, châu Á hoặc Tây Ban Nha. Tình trạng này cũng phổ biến ở những người gốc Địa Trung Hải hoặc Nam Âu. Không dung nạp lactose thứ phát Hình thức không dung nạp lactose này xảy ra khi ruột non giảm sản xuất lactase sau khi bị bệnh, chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến ruột non. Trong số các bệnh liên quan đến không dung nạp lactose thứ phát là bệnh celiac, loạn khuẩn và bệnh Crohn. Điều trị bệnh này cơ bản có thể khôi phục mức độ lactase và cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng, mặc dù có thể mất thời gian. Không dung nạp đường sữa bẩm sinh hoặc phát triển Bệnh này có thể xảy ra nhưng rất hiếm, chỉ xảy ra đối với những đứa trẻ được sinh ra không có men lactase. Rối loạn này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo cơ chế gen lặn, có nghĩa là cả hai bố mẹ đều phải có gen bệnh và cả hai đều truyền cho trẻ, dẫn đến trẻ sinh ra mắc khiếm khuyết di truyền này. Trẻ sinh non cũng có thể không dung nạp lactose vì nồng độ lactose không đủ.
Biểu hiện của không dung nạp lactose thường bắt đầu từ 30 phút đến hai giờ sau khi ăn hoặc uống thực phẩm có chứa lactose. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm: Tiêu chảy Buồn nôn và đôi khi nôn Đau bụng quặn (abdominal cramps) Đầy bụng Có nhiều hơi trong bụng
Bệnh không dung nạp Lactose không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Các yếu tố có thể khiến bạn hoặc con bạn dễ bị không dung nạp đường sữa bao gồm: Càng lớn tuổi. Không dung nạp Lactose thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chủng tộc. Không dung nạp Lactose phổ biến nhất ở những người gốc Phi, Châu Á, Tây Ban Nha và Mỹ gốc Ấn Độ. Sinh non. Không dung giảm lactose ở trẻ sơ sinh bị sinh non có thể bị giảm nồng độ enzyme lactase vì ruột non không phát triển các tế bào sản xuất lactase cho đến 3 tháng cuối. Mắc bệnh ảnh hưởng đến ruột non. Các vấn đề về ruột non có thể gây ra tình trạng không dung nạp lactose bao gồm loạn khuẩn, bệnh celiac và bệnh Crohn. Một số phương pháp điều trị ung thư. Nếu người bệnh đã được xạ trị ung thư ở bụng hoặc bị biến chứng đường ruột do hóa trị  thì sẽ có nguy cơ mắc không dung nạp lactose.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách để phòng người bệnh không dung nạp lactose. Nhưng bệnh này có thể điều trị dễ dàng và hạn chế lượng thức ăn/đồ uống có chứa lactose, bổ sung enzyme lactase để giúp cơ thể tiêu hóa lactose.
Bác sĩ có thể nghi ngờ không dung nạp lactose dựa trên các triệu chứng và phản ứng của người bệnh với việc giảm lượng thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống. Bác sĩ có thể xác nhận chẩn đoán bằng cách tiến hành một hoặc nhiều xét nghiệm sau: Xét nghiệm dung nạp Lactose. Xét nghiệm dung nạp lactose đo lường phản ứng của cơ thể người bệnh với chất lỏng có chứa hàm lượng lactose cao. Hai giờ sau khi uống chất lỏng, người bệnh sẽ được lấy máu để đo lượng glucose trong máu. Nếu mức glucose không tăng, điều đó có nghĩa là cơ thể người bệnh không tiêu hóa và hấp thụ đúng cách lactose. Xét nghiệm hơi thở hydro (Hydrogen breath test) là một thử nghiệm sử dụng phép đo hydrogen trong hơi thở để chẩn đoán một số tình trạng gây ra các triệu chứng tiêu hóa. Ở người, chỉ có vi khuẩn - đặc biệt là vi khuẩn kị khí ở đại tràng - có khả năng tạo ra hydro. Vi khuẩn tạo ra hydro khi chúng tiếp xúc với thực phẩm không hấp thụ, đặc biệt là đường và carbohydrate, nhưng không phải là protein hoặc chất béo. Mặc dù hydro giới hạn được tạo ra từ một lượng nhỏ thức ăn không hấp thụ thường đạt đến đại tràng, nhưng lượng lớn hydro có thể được tạo ra khi có vấn đề với tiêu hóa hoặc hấp thụ thức ăn trong ruột non, cho phép thực phẩm không hấp thụ hơn đại tràng. Khi bắt đầu thử nghiệm, bệnh nhân thổi vào và lấp đầy một quả bóng với một hơi thở của không khí. Nồng độ hydro được đo trong một mẫu hơi thở được lấy ra từ quả bóng. Bệnh nhân sau đó ăn một lượng nhỏ đường thử (lactose, sucrose, sorbitol, fructose, lactulose, vv tùy thuộc vào mục đích của xét nghiệm). Các mẫu hơi thở bổ sung được thu thập và phân tích hydro mỗi 15 phút trong tối đa năm giờ.  Kiểm tra độ axit phân. Đối với trẻ không dung nạp lactose mà không thể sử dụng các xét nghiệm khác, có thể sử dụng xét nghiệm độ axit của phân. Sự lên men của lactose không được tiêu hóa tạo ra axit lactic và các axit khác, có thể được phát hiện trong mẫu phân.
Hiện tại không có cách nào để tăng sản xuất enzyme lactase của cơ thể người bệnh, nhưng người bệnh thường có thể tránh được sự khó chịu khi không dung nạp lactose bằng cách: Tránh ăn nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa  Chỉ ăn một phần nhỏ các sản phẩm sữa trong bữa ăn hằng ngày Sử dụng các sản phẩm kem và sữa có chứa ít lactose Với với kinh nghiệm đã ăn thử các sản phẩm có lactose, người bệnh có thể dự đoán phản ứng của cơ thể với các loại thực phẩm khác nhau có chứa lactose và tìm hiểu xem bản thân có thể ăn hoặc uống bao nhiêu mà không khó chịu. Rất ít người mắc chứng không dung nạp lactose nghiêm trọng đến mức họ phải bỏ tất cả các sản phẩm sữa và cảnh giác với các loại thực phẩm không dùng thuốc hoặc các loại thuốc có chứa lactose. Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt Giảm các sản phẩm sữa không có nghĩa là người bệnh không thể nhận đủ canxi. Canxi được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác, như: Súp lơ xanh Các sản phẩm tăng cường canxi, như bánh mì và nước ép Cá hồi đóng hộp Các sản phẩm thay thế sữa, như sữa đậu nành và sữa gạo Cam Đậu Pinto Cây đại hoàng (Rhubarb) Rau chân vịt (Spinach) Ngoài ra, hãy đảm bảo có đủ vitamin D, bằng cách ăn các sản phẩm như trứng, gan và sữa chua cũng chứa vitamin D và cơ thể người bệnh sẽ tạo ra vitamin D khi phơi nắng. Nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung vitamin D và bổ sung canxi để đảm bảo. Hạn chế các sản phẩm sữa Hầu hết những người không dung nạp lactose có thể sử dụng một số sản phẩm sữa mà không có triệu chứng. Có thể tăng khả năng chịu đựng của cơ thể đối với các sản phẩm sữa bằng cách dần dần đưa chúng vào chế độ ăn uống. Một số người thấy rằng họ có thể dung nạp các sản phẩm sữa đầy đủ chất béo, chẳng hạn như sữa tươi nguyên chất và phô mai, dễ dàng hơn các sản phẩm sữa không có hoặc giảm chất béo. Các cách thay đổi chế độ ăn uống để giảm thiểu các triệu chứng không dung nạp đường sữa bao gồm: Chọn khẩu phần sữa nhỏ. Nhấp một lượng nhỏ sữa - lên đến 4 ounces (118 ml) tại một thời điểm. Khẩu phần càng nhỏ thì càng ít gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Uống sữa với các thực phẩm khác. Điều này làm chậm quá trình tiêu hóa và có thể làm giảm các triệu chứng không dung nạp đường sữa. Không phải tất cả các sản phẩm sữa đều có cùng lượng đường. Ví dụ, các loại phô mai cứng, chẳng hạn như Thụy Sĩ hoặc cheddar, có một lượng nhỏ đường sữa và thường không gây ra triệu chứng. Người bệnh có thể dung nạp các sản phẩm sữa lên men, chẳng hạn như sữa chua, vì vi khuẩn được sử dụng trong quá trình lên men tự nhiên đã tạo ra enzyme phân giải đường lactose. Mua các sản phẩm ít hoặc không có lactose. Người bệnh có thể tìm thấy các sản phẩm này tại hầu hết các siêu thị. Sử dụng viên men tiêu hóa. Các thuốc không kê đơn có chứa enzyme lactase (Sữa Dễ, Lactaid, các loại khác) có thể giúp người bệnh tiêu hóa các sản phẩm sữa. Người bệnh có thể uống thuốc ngay trước bữa ăn hoặc nhỏ giọt thuốc vào vào hộp sữa. Không phải tất cả mọi người bị không dung nạp lactose đều phù hợp với biện pháp này. Thuốc thay thế Probiotic là những sinh vật sống có trong ruột giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Probiotic cũng có sẵn dưới dạng nuôi cấy hoạt động hoặc "sống" trong một số loại sữa chua và dưới dạng thực phẩm bổ sung ở dạng viên nang. Chúng đôi khi được sử dụng cho các bệnh đường tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích. Biện pháp này cũng có thể giúp cơ thể người bệnh tiêu hóa lactose. Probiotic thường được xem là biện pháp an toàn và nên thử nếu các phương pháp khác không giúp ích. Xem thêm: Xét nghiệm Glucose khi mang thai có ý nghĩa gì đối với thai nhi và sức khoẻ bà bầu? Chế độ ăn cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ?
Khí phế thũng
Bệnh khí phế thũng là gì? Khí phế thũng là bệnh ở đường hô hấp dưới, mà cụ thể là bệnh của phế nang và các tiểu phế quản, gây ra khó thở dai dẳng, kéo dài trên lâm sàng. Bệnh gây ra do sự mất chức năng của các túi phế nang và các tiểu phế quản do căng giãn quá mức hoặc bị phá hủy do quá trình viêm mạn tính của các thành phần ở đường hô hấp dưới. Tình trạng này kéo dài làm mất tính đàn hồi của hệ thống hô hấp, không khí sau khi hít vào bị ứ lại tại phổi và không thoát ra ngoài được ở thì thở ra, hình thành nên các túi khí chứa không khí nghèo oxy. Theo thời gian, thành của các phế nang và các tiểu phế quản bị phá hủy. Đây là bệnh lý tiến triển, nặng dần theo thời gian và không hồi phục. Dấu hiệu khí phế thũng nổi bật nhất là khó thở xuất hiện liên tục, ngay cả khi không gắng sức; kèm theo các dấu hiệu biểu hiện tình trạng thiếu oxy mạn tính khi bệnh ở giai đoạn muộn như mệt mỏi, da xanh xao, môi tím. Điều trị khí phế thũng hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải, không có phương pháp chữa khỏi bệnh, chỉ có phương pháp hỗ trợ làm nhẹ triệu chứng và làm chậm diễn tiến của bệnh. Khí phế thũng là hậu quả của các bệnh lý hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen phế quản kéo dài. Bệnh thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm với số lượng nhiều và thường chỉ gặp ở người lớn tuổi. Tại Mỹ, bệnh khí phế thũng là nguyên nhân gây tử vong thứ tư và tỷ lệ tử vong của bệnh đang có xu hướng tăng lên.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khí phế thũng. Viêm phế quản mạn tính do thường xuyên tiếp xúc với các chất kích ứng, hóa chất có hại và các vi sinh vật trong không khí là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh khí phế thũng. Các hóa chất độc hại bao gồm khói thuốc lá, thuốc lào, khói của các chất đốt như than đá, khói bếp; vi sinh vật có thể là virus, vi khuẩn, nấm. Khí phế thũng gây ra do COPD hay bệnh lao phổi đều thuộc nhóm nguyên nhân này. Hen phế quản: bệnh hen phế quản kéo dài làm căng dãn các túi khí quá mức và liên tục dẫn đến việc mất tính đàn hồi của phế nang và các tiểu phế quản cũng gây nên bệnh khí phế thũng. Biến dạng lồng ngực bẩm sinh, chít hẹp phế quản gây tắc nghẽn đường dẫn khí, không khí bị ứ lại bên trong phổi gây nên khí phế thũng. Bệnh lý di truyền: bệnh cảnh thiếu hụt protein alpha 1 antitrypsin (A1AT). Loại protein này được sản xuất tại gan, có chức năng chống lại hoạt động của enzym elastase của bạch cầu đa nhân trung tính, bảo vệ tế bào khỏi quá trình viêm nhiễm. Đây là một bệnh lý di truyền, các cấu trúc đàn hồi trong phổi không được bảo vệ do thiết A1AT nên dẫn đến bệnh khí phế thũng.
Dấu hiệu khí phế thũng phổ biến trên lâm sàng bao gồm: Khó thở là triệu chứng nổi bật. Lúc đầu khó thở thì thở ra, xuất hiện nhiều khi gắng sức, về sau khó thở xuất hiện liên tục, trường diễn, nặng nhất là khó thở xuất hiện cả khi nghỉ ngơi. Khó thở nặng hơn khi người bệnh mắc các đợt nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cấp tính như viêm phổi, áp xe phổi. Ho: thường là ho khan, hoặc có đàm ít. Động tác khạc đàm thường không có hiệu quả. Một số triệu chứng hô hấp khác mà người bệnh có thể gặp phải như: lồng ngực biến dạng hình thùng, gõ vang, nghe thông khí phổi giảm, có thể có rales. Khí phế thũng diễn tiến kéo dài có thể gây ra các biến chứng như tâm phế mạn, suy hô hấp mãn tính, tràn khí màng phổi, tắc nghẽn động mạch phổi. Triệu chứng thường gặp ở giai đoạn muộn bao gồm phù, gan lớn, tĩnh mạch cổ nổi.
no_information
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh khí phế thũng: Hút thuốc lá: khí phế thũng thường gặp ở những bệnh nhân hút thuốc lá, thuốc lào. Khói thuốc làm hạn chế hoạt động của hệ thống lông chuyển của đường hô hấp, vi sinh vật hoặc các chất độc hại thâm nhập vào đường hô hấp nhưng không được hệ thống lông chuyển đẩy ra ngoài nên tích tụ lại và gây nên viêm nhiễm đường hô hấp. Nguy cơ mắc bệnh tăng theo số lượng và thời gian hút thuốc lá. Người hít phải khói thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Người lớn tuổi: những người lớn hơn 40 tuổi sẽ mắc các bệnh lý tại phổi, nên tỷ lệ mắc bệnh khí phế thũng cao hơn. Yếu tố nghề nghiệp: những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi và các hóa chất độc hại cũng dễ mắc bệnh khí phế thũng hơn.
Các cách phòng bệnh khí phế thũng: Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào Vệ sinh răng miệng hằng ngày Khi mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cần đi khám và điều trị triệt để không để bệnh tái phát và diễn tiến thành quá trình viêm mãn tính. Sử dụng bảo hộ lao động đầy đủ cho các người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, các hóa chất độc hại như công nhân khai thác than đá, dệt may, xây dựng, vệ sinh môi trường. Tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho tất cả trẻ em. Cân nhắc tiêm thêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu, Hemophilus influenza,… Tập thể dục đều đặn, kết hợp với tập thở nhằm tăng sức đàn hồi cho phổi. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cái thiện sức khỏe và chức năng phổi. Trong bệnh khí phế thũng, phòng bệnh có vai trò quan trọng hơn chữa bệnh.
Khí phế thũng được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Hỏi tiền sử và thăm khám lâm sàng đóng vai trò định hướng và gợi ý giúp bác sĩ nghĩ tới bệnh cảnh khí phế thũng. Các phương tiện giúp chẩn đoán bệnh bao gồm: Xét nghiệm máu: lấy máu là xét nghiệm khí máu để xác định nồng độ oxy, khí carbonic trong máu. Hô hấp ký: sử dụng thiết bị có tên hô hấp kế để đo lường chức năng phổi. Giảm dung tích sống (Forced Vital Capacity – FVC), giảm thể tích hít vào (Inspiration capacity – IC) là những biến đổi thường gặp trong bệnh khí phế thũng. Đo các thể tích phổi: bằng phế thân ký mang lại chẩn đoán chính xác hơn. Bệnh nhân khí phế thũng thường có tăng các thể tích cặn chức năng và tăng thể tích khí cặn. X quang phổi: hình ảnh điển hình của khí phế thũng thấy được trên Xquang là hai phổi tăng sáng, khoảng gian sườn giãn rộng, lồng ngực hình thùng, cơ hoành hạ thấp, bóng tim hình giọt nước. CT scan ngực: cho phép thấy được hình ảnh khí phế thũng khu trú hay lan tỏa, cho hình ảnh rõ ràng hơn phim chụp X quang phổi. Đo điện tim (ECG) để phát hiện những biến chứng lên tim.
Không có cách nào để chữa khỏi hoàn toàn bệnh khí phế thũng. Việc điều trị hiện nay chỉ dừng lại ở việc làm giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm diễn tiến của bệnh. Điều trị dùng thuốc Các nhóm thuốc thường được chỉ định sử dụng bao gồm: Thuốc  giãn phế quản: thuốc giãn phế quản tác dụng dài hay ngắn đều giúp cải thiện chức năng hô hấp của phổi, giảm khó thở lúc gắng sức và tăng khả năng hoạt động của người bệnh. Có thể sử dụng phối hợp 2 loại thuốc giãn phế quản với nhau để đạt được hiệu quả điều trị cao hơn. Corticosteroid đường hít: thường được kết hợp sử dụng với các thuốc giãn phế quản giúp cái thiện khả năng gắng sức của bệnh nhân. Thuốc kháng sinh: điều trị đẩy lùi các đợt nhiễm trùng hô hấp cấp tính, giúp giảm nhẹ triệu chứng. Điều trị không dùng thuốc Thở oxy liều thấp kéo dài: giúp làm tăng khả năng gắng sức, làm chậm diễn tiến khí phế thũng đến các biến chứng như tâm phế mạn và giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Phục hồi chức năng hô hấp: các kỹ thuật thở như thở chúm môi giúp ích cho việc giảm thể tích khí ứ đọng trong phổi, quá trình hô hấp từ đó có nhiều hiệu quả hơn. Phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi: một phần phổi bị ứ giãn khí quá mức sẽ được cắt bỏ. Kỹ thuật này hiệu quả với khí phế thũng khu trú thùy trên, cải thiện hoạt động của các cơ hô hấp và khả năng gắng sức của người bệnh. Xem thêm: Tổng quan các bệnh thường gặp ở phổi Biến chứng lâu dài của bệnh hen phế quản Tràn dịch màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Kawasaki (viêm mạch máu)
Bệnh Kawasaki là bệnh gì? Bệnh Kawasaki (viêm mạch máu) là bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các mạch máu trong khắp cơ thể. Bệnh thường biểu hiện với các triệu chứng toàn thân như sốt, phát ban; hay các triệu chứng tại các cơ quan như xốn và đỏ mắt; màng nhầy vùng miệng, môi và cổ họng bị kích thích; hạch bạch huyết vùng cổ sưng; sưng tấy bàn tay, bàn chân. Bệnh có thể bộc phát ở một vị trí hoặc có thể theo từng cụm. Mùa đông-xuân là thời điểm có tỷ lệ mắc Kawasaki tăng lên. Bệnh có thể không gây ra hậu quả tức thời nghiêm trọng. Nhưng về lâu dài, bệnh Kawasaki có thể để lại những biến chứng nặng nề về sau, đặc biệt là tổn thương động mạch vành. Lịch sử bệnh? Bệnh được mô tả đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1967 bởi bác sĩ nhi khoa Kawasaki, và tên của bác sĩ này đã được dùng để đặt tên cho bệnh. Từ đó, bệnh được chẩn đoán thường xuyên nhất đối với trẻ em Nhật Bản. Tại Mỹ, bệnh Kawasaki cũng không phải là một bệnh hiếm gặp, bệnh có thể gặp ở mọi chủng tộc và dân tộc, nhưng thường gặp hơn cả là trẻ em Mỹ gốc Á. Ước tính cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki hàng năm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Mỹ là 10 trường hợp mắc bệnh/100.000 trẻ, tuy nhiên số trường hợp mắc bệnh chính xác lại chưa được thống kê.
Bệnh Kawasaki do nguyên nhân nào? Cho đến hiện tại, nguyên nhân gây bệnh Kawasaki vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Có nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng lại chưa thể xác định được chính xác bệnh Kawasaki là do nguyên nhân nào. Các giả thuyết này bao gồm: Liên quan đến tác nhân nhiễm trùng Đây là nguyên nhân được nhiều chuyên gia đồng ý nhất. Khả năng rất cao là các tác nhân nhiễm trùng như vi khuẩn, virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh Kawasaki. Liên quan đến yếu tố di truyền Dựa trên dịch tễ học có thể thấy được rằng người Nhật và người gốc Á là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki rất cao, nên giả thuyết được đặt ra là có thể có sự liên quan giữa các yếu tố di truyền với bệnh Kawasaki.
Giai đoạn phát bệnh: Sốt, kích thích: đây là các triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên ở trẻ mắc bệnh Kawasaki. Thân nhiệt của trẻ thường tăng nhanh một cách đột ngột, trung bình khoảng 38-40℃ (101-104 độ F), có khi trên 40℃ (>104 độ F). Trong thời gian mắc bệnh, sốt có thể tăng hoặc giảm, có khi kéo dài đến 3 tuần. Sưng hạch bạch huyết: Các hạch vùng cổ thường sưng lên trong bệnh Kawasaki. Phát ban: Ban trong bệnh Kawasaki cũng xuất hiện khá sớm. Ban thường có màu đỏ sáng, có thể tập trung lại thành từng đám lớn hoặc dính nhau, cũng có thể gồm các đốm không rõ nét với nhiều kích cỡ đứng rời rạc. Viêm mắt (viêm màng kết): xuất hiện trong tuần đầu của bệnh, thường không chảy dịch. Lưỡi đỏ, nổi gai (nhú), khô nứt: lưỡi thường có màu đỏ tươi, và trở nên khô, nứt; có các nhú nổi lên phóng to giống hạt dâu tây, nên được gọi là “lưỡi dâu tây”. Màng nhầy của miệng trở nên sẫm màu hơn. Đỏ lòng bàn tay, bàn chân: Lòng bàn tay và lòng bàn chân chuyển màu đỏ sáng, đồng thời bàn tay, bàn chân có thể sưng lên. Cứng cổ: Đôi khi tình trạng cứng cổ có thể gặp ở trẻ mắc bệnh Kawasaki. Mệt mỏi, cáu gắt: đây là hậu quả của một loạt các triệu chứng bệnh lý khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu và cáu kỉnh. Giai đoạn giảm sốt: Thân nhiệt dần về bình thường. Ban trên da mất đi, hạch bạch huyết không còn sưng nữa, hết tình trạng đỏ mắt. Bong da bàn tay, bàn chân: từ tuần thứ 3 của bệnh, trẻ có thể có dấu hiệu bong tróc da quanh móng tay, móng chân; da ở bàn tay, bàn chân có thể bong ra từng mảng lớn, có khi bong theo một miếng (cho hình ảnh giống với rắn lột da). Viêm khớp: Tình trạng viêm khớp gối, hông, mắt cá có thể nặng nề hơn và đau đớn nhiều hơn. Đau và viêm khớp đôi khi có thể kéo dài dai dẳng sau khi các triệu chứng khác đã biến mất hoàn toàn. Các đường lằn ngang trên móng tay, móng chân: có thể tồn tại cho đến khi móng mọc dài ra.
Bệnh nhân có thể băn khoăn liệu bệnh Kawasaki có lây không? Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy bệnh này lây truyền từ người này sang người khác.
Trẻ em là đối tượng chủ yếu mắc bệnh Kawasaki, hầu hết bệnh Kawasaki ở trẻ nhỏ đều xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Thống kê cho thấy, trẻ trai thường mắc bệnh Kawasaki nhiều hơn trẻ nữ, tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki nam/nữ là khoảng 2/1. Như đã đề cập ở trên, trẻ em Nhật Bản và những người gốc Á có nguy cơ mắc bệnh Kawasaki cao hơn các đối tượng khác.
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có biện pháp nào có thể giúp phòng ngừa bệnh Kawasaki. Các nhà nghiên cứu trên khắp nước Mỹ và Nhật Bản vẫn đang cùng nhau tìm hiểu căn bệnh này qua các chương trình như Chương trình Nghiên cứu bệnh Kawasaki ở San Diego.
Thăm khám lâm sàng Bác sĩ sẽ hỏi bệnh và khám các dấu hiệu lâm sàng để có thể định hướng chẩn đoán cũng như giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Xét nghiệm máu Về hồng cầu: có thể có tình trạng thiếu máu nhẹ, tỷ lệ lắng đọng hồng cầu cao, chứng tỏ bệnh nhân bị viêm mạch máu. Về bạch cầu: số lượng bạch cầu trên mức trung bình. Về tiểu cầu: số lượng tiểu cầu tăng vọt. Xét nghiệm nước tiểu Có thể phát hiện bạch cầu niệu bất thường Đo điện tâm đồ Có thể thấy tình trạng loạn nhịp tim, bằng chứng của sự căng cơ tim. Điều này cho thấy sự tác động của bệnh Kawasaki lên tim của bệnh nhân. Siêu âm tim Cho phép đánh giá các thương tổn về cấu trúc và chức năng của tim và các mạch máu lớn
Bệnh Kawasaki được điều trị như thế nào? Điều trị đặc hiệu: Bệnh có tính chất nghiêm trọng vì liên quan đến tổn thương mạch vành, do đó trẻ mắc bệnh Kawasaki cần được điều trị sớm với Gamma globulin (một thành phần protein trong máu người) liều cao tiêm tĩnh mạch. Sử dụng Gamma globulin trong 10 ngày đầu tiên bị bệnh cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm viêm và ngăn ngừa biến chứng lên mạch vành. Điều trị triệu chứng: trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân có thê được chỉ định Aspirin song song với điều trị Gamma globulin, cho đến khi giảm sốt. Điều trị tổn thương tim mạch: Nếu thông qua các phương tiện cận lâm sàng phát hiện có chứng phình động mạch vành, hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường khác trên tim mạch, cần phải điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật tim mạch. Bệnh nhân cần được theo dõi các vấn đề liên quan đến tim mạch trong nhiều năm sau khi khỏi bệnh Kawasaki. Biến chứng do điều trị: khá hiếm. Gamma globulin: Thỉnh thoảng, bệnh nhân có thể có triệu chứng sốt, ớn lạnh trong khi tiêm thuốc. Lúc này, phải ngừng tiêm ngay và xử trí với Antihistamin trước khi tiêm lại. Aspirin: Sử dụng Aspirin liều cao có thể gây đau bụng, xuất huyết dạ dày; ù tai; thở nhanh nông; sốt trở lại hoắc xuất hiện các triệu chứng khác của bệnh Kawasaki (các dấu hiệu nhiễm độc Aspirin). Khi có bất kỳ triệu chứng nào, bệnh nhân cần được ngưng Aspirin. Hội chứng Reye: xuất hiện ở trẻ đang sử dụng Aspirin liều cao tiếp xúc với virus cúm hoặc thủy đậu Tóm lại, bệnh Kawasaki là một tình trạng bệnh lý bất thường liên quan đến sự viêm các mạch máu trong cơ thể. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em Nhật Bản và gốc Á. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng. Bệnh biểu hiện với triệu chứng sốt, phát ban, cùng với các triệu chứng ở hạch, da, niêm mạc,… Chưa có bằng chứng cho thấy bệnh Kawasaki có thể lây lan. Việc điều trị sớm với Gammaglobulin có ý nghĩa quan trọng, giúp đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm, nhất là tổn thương mạch vành. Xem thêm: Bệnh Kawasaki ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Viêm tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Viêm mao mạch dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Khoèo chân bẩm sinh
Khoèo chân bẩm sinh (tên tiếng Anh là clubfoot) là dị tật gây biến dạng ở bàn chân ảnh hưởng tới chức năng vận động cũng như dáng đi sau này của trẻ. Trong bệnh lý khoèo bàn chân, các phần tổ chức mềm nối phần cơ với phần bám tận vào nền xương bị co rút ngắn hơn bình thường khiến chân bị dị dạng giống như hình cây gậy đánh gôn. Khi sờ nắn bàn chân khoèo bẩm sinh sẽ có cảm giác cứng và ít linh hoạt do các cơ và dây chằng ở bàn chân bị co rút. Về cơ bản, bệnh không gây đau đớn cho trẻ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì sau này khi trẻ lớn lên sẽ dẫn tới mất cân bằng trầm trọng, gặp rắc rối trong việc chịu nặng về trọng lượng, làm cho việc đi lại và vận động trở nên khó khăn hơn. Nghiên cứu cho thấy cứ 1000 trẻ sinh ra thì có một trẻ mắc dị tật này. Biến dạng bàn chân xảy ra trong thời kỳ người mẹ mang thai nên bệnh rất dễ phát hiện sau khi sinh. Nếu bệnh được điều trị bài bản thì có thể đạt kết quả tốt mà không cần dùng can thiệp phẫu thuật.
Nguyên nhân gây ra bệnh khoèo chân bẩm sinh đến nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, có một số giả thuyết và nhiều yếu tố liên quan được đưa ra để giải thích cho dị tật này: Các yếu tố về gene hay di truyền ở trẻ Theo đó, nguyên nhân dẫn tới khoèo chân bẩm sinh có thể là do: Khiếm khuyết phát triển phần sụn của xương sên (là một xương nhỏ ở vùng cổ chân, kết nối phần đầu dưới cẳng chân với bàn chân) dẫn đến biến dạng gấp, khép và nghiêng vào trong của bàn chân. Những rối loạn trong phát triển bào thai làm cho xương mác (là xương cấu tạo nên cẳng chân, gắn vào khớp mắt cá chân và khớp gối) phát triển chậm. Yếu tố thần kinh gene bị rối loạn phát triển. Đột biến gen gây biến dạng của vùng bám tận của gân vào xương. Các yếu tố trong thời kỳ người mẹ mang thai có thể gây nên dị tật thai nhi: Do ảnh hưởng của khói thuốc lá, khói bụi công nghiệp. Do người mẹ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hoặc nhiễm virus trong quá trình thai nghén. Do sự co kéo của màng ối. Do vị trí sắp xếp của thai nhi trong bụng mẹ. Thiểu dưỡng hoặc ít nước ối làm cho cơ tử cung hoặc dây rốn chèn ép lên bàn chân của thai nhi.
Sau khi trẻ được sinh ra, các dấu hiệu chính có thể dùng để nhận biết bệnh khoèo chân bẩm sinh bao gồm: Nhìn về tổng thể, bàn chân khoèo bẩm sinh sẽ ngắn và nhỏ hơn bàn chân bình thường. Trục của ngón chân cái bị thay đổi xoay và hướng lên trên. Phần trước và giữa của bàn chân bị co rút và ngắn lại. Bắp chân bị thiểu dưỡng và teo nhỏ. Cổ chân và bàn chân duỗi đổ, gân Achilles bị co rút, gót chân có xu hướng hướng lên cao. Bàn chân bị biến dạng, nửa sau duỗi đổ, gấp về phía trong.
no_information
Những trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh khoèo chân bẩm sinh bao gồm: Những bé sinh ra trong gia đình có tiền sử người thân bị khoèo chân. Các bé trai có tỷ lệ mắc khoèo chân cao gấp đôi các bé gái. Những trẻ sinh ra bởi người mẹ có chế độ sinh hoạt không lành mạnh trong thời kỳ mang thai.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc khoèo chân bẩm sinh cho trẻ, người mẹ cần chú ý trong quá trình mang thai: Không hút thuốc cũng như tránh xa môi trường khói thuốc, môi trường độc hại. Tránh để bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Không uống rượu bia, không sử dụng các chất kích thích. Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé để tránh dị tật thai nhi.
Tật khoèo chân bẩm sinh phức tạp và thay đổi theo từng bệnh nhân nên cần thăm khám thật kỹ càng. Khi mới sinh, nếu trẻ bị dị tật nặng, có thể chẩn đoán dễ dàng dựa trên quan sát lâm sàng: một gót chân nhỏ, vẹo vào trong, các cơ bắp chân căng cứng. Trường hợp bị dị tật nhẹ thì dễ chẩn đoán nhầm do trẻ sơ sinh bình thường cũng hay có bàn chân vẹo vào trong. Khi đó, các bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang để có kết luận chính xác. Film X-quang cần chụp hai góc thẳng, nghiêng và cả hai bên bàn chân để so sánh: Trên film thẳng: bình thường trục dọc của xương sên và xương gót tạo một góc 30-35º mở ra trước, còn đối với bàn chân khoèo bẩm sinh thì hai trục này song song với nhau. Trên film nghiêng: bình thường trục dọc của xương sên và xương gót tạo một góc 20º, còn bàn chân bị bệnh thì hai trục này song song với nhau.
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại hỗ trợ trong việc chẩn đoán trước sinh, bệnh lý này có thể được phát hiện ở tuần mang thai thứ 18 trở đi. Tuy vậy, việc can thiệp nhằm điều trị trong giai đoạn trước sinh hiện nay còn chưa thực hiện được. Do đó, việc phát hiện sớm và chữa khoèo chân bẩm sinh ngay sau khi sinh là vô cùng quan trọng. Về cơ bản, có hai phương pháp chính được sử dụng để điều trị tật chân khoèo bẩm sinh: Điều trị bảo tồn bằng nắn, băng bột: Tiêu chuẩn vàng của kết quả điều trị là đạt được sự hoàn hảo về chức năng giúp trẻ đứng lên, đi lại hoặc vận động chạy nhảy trên nền đất cứng mà không bị đau. Các phương pháp chính được sử dụng là: Phương pháp Ponseti: Đây là phương pháp phổ biến nhất, thường được bắt đầu áp dụng trong khoảng thời gian một đến hai tuần sau sinh, khi trẻ đã ổn định. Nguyên tắc của phương pháp này là xoa bóp, nắn chỉnh bằng tay nhẹ nhàng nhằm sửa đổi dần dần các biến dạng xấu, sau đó bất động bằng bột, có thể thay đổi bột nhiều lần sau mỗi lần nắn chỉnh sửa. Phương pháp French functional method: Phương pháp này cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình. Trẻ bị khoèo chân sẽ được đeo nẹp chỉnh hình 20-23 giờ/ngày. Điều trị bằng phẫu thuật Phương pháp này chỉ được sử dụng khi bàn chân khoèo bị dị tật nặng, điều trị nắn chỉnh và băng bột thất bại hoặc biến dạng bàn chân đáp ứng kém, chậm.     Xem thêm: Mai Ngọc Lan – Cô bé chân khoèo ngày nào sẽ sớm được thỏa sức chạy nhảy cho thỏa tuổi thơ! “Nắn” chân khoèo cho bé gái 3 tuổi đi được bình thường Phẫu thuật & chăm sóc sau mổ bàn chân khoèo bẩm sinh
Lồng ruột
Lồng ruột là gì? Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. Bệnh hầu như chỉ gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Bệnh lồng ruột ở trẻ em là một bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến đường ruột bao gồm ruột non và ruột già, trong đó một đoạn ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng đoạn ruột phía dưới (hay ngược lại) làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Khi đoạn ruột chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào theo, khiến cho các mạch máu bị thắt nghẹt gây tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu. Bệnh lồng ruột ở trẻ em diễn biến rất nhanh nên nếu không được điều trị kịp thời ruột sẽ bị hoại tử dẫn đến thủng ruột gây ra viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu gây đe dọa tính mạng. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh chỉ xảy ra tạm thời và có thể tự hết nhưng có thể tái phát. Đa số sự tái phát bệnh diễn ra trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi chữa trị. Khi trẻ lớn lên, nguy cơ tái phát bệnh sẽ giảm.
Đa số các trường hợp lồng ruột không xác định được nguyên nhân. Các yếu tố có thể cho là nguyên nhân gây ra lồng ruột ở trẻ em gồm: Ruột dễ co bóp bất thường trong thời kỳ trẻ chuyển từ bú sữa sang ăn dặm. Thêm vào đó, do kích thước các đoạn ruột ở trẻ em quá chênh lệch nhau nên dễ xảy ra lồng ruột. Khối u lành tính hay hiếm gặp hơn là ung thư ruột non, polyp trong lòng ruột, bệnh túi thừa Meckel hay những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột Viêm ruột Siêu vi Ở người lớn, các nguyên nhân gây ra lồng ruột là: Polyp hoặc khối u Sẹo dính ở ruột Phẫu thuật ống tiêu hóa Bệnh lý gây ra viêm ruột như bệnh Crohn
Giai đoạn đầu của bệnh: Trẻ khó chịu do co thắt dạ dày Khóc thét đột ngột, co gối lên ngực do đau bụng từng cơn, tái phát nhiều lần Bỏ bú Nôn ói nhiều lần Xanh xao, vã mồ hôi Giai đoạn ruột bị nghẹt nghiêm trọng hơn: Đi tiêu phân nhầy, máu Thỉnh thoảng cảm thấy một khối u nhô lên ở vùng dạ dày Mệt lả Tiêu chảy Sốt Mất nước Giai đoạn muộn, ruột bắt đầu bị hoại tử: Nôn liên tục Chướng bụng Da lạnh, nhợt nhạt Mạch nhanh, nông Thở nhanh nông Ở người lớn, bệnh lồng ruột hiếm gặp và các triệu chứng của bệnh thường chồng lấp lên triệu chứng của các bệnh khác nên thường khó phát hiện. Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng từng cơn. Buồn nôn, nôn cũng có thể xảy ra. Thông thường người bệnh có biểu hiện triệu chứng trong vòng vài tuần trước khi đến gặp bác sĩ.
no_information
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lồng ruột ở trẻ em: Tuổi: lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là trong khoảng từ 3 đến 6 tháng tuổi Giới tính: bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần so với bé gái, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm Lồng ruột ở trẻ em xảy ra nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông Bẩm sinh có cấu tạo ruột bất thường Đã từng mắc bệnh lồng ruột trước đây Mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch Yếu tố gia đình: có anh chị em ruột đã từng mắc bệnh lồng ruột
Khi đã bị lồng ruột, trẻ cần được phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn hoặc tái phát bằng cách: Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe Tuân thủ điều trị của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc được kê toa. Khi trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào như khó chịu liên tục, co chân lên bụng, nôn ói, chướng bụng, … phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ kịp thời can thiệp. Nếu đến muộn trẻ không còn cơ hội điều trị không phẫu thuật và có thể phải chịu một cuộc phẫu thuật lớn để tháo hoặc thậm chí cắt một phần ruộtt.
Vì trẻ quá nhỏ không thể nói chuyện nên việc chẩn đoán thường gặp nhiều khó khăn. Bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ thông qua bệnh cảnh và khám lâm sàng. Bệnh cảnh thường gặp: Trẻ đang ăn uống bình thường bỗng đột ngột khóc thét, bỏ bú, da tím tái báo hiệu các đoạn ruột bắt đầu lồng vào nhau. Sau đó, trẻ tạm thời nín khóc, thậm chí bú lại nhưng khi cơn đau tái phát trẻ lại khóc thét từng cơn, ưỡn người, bỏ bú, nôn ói nhiều lần. Vài giờ sau: trẻ mệt lả, da xanh xao, nhợt nhạt. Sau khoảng 6-12 giờ: trẻ đi tiêu phân máu đỏ tươi có lẫn chất nhầy, da lạnh tái, môi khô, mạch nhanh, mắt trũng. Sau khoảng 24 giờ mà vẫn chưa được xử trí: trẻ sẽ bị nôn ói liên tục, chướng bụng, da lạnh, nhợt nhạt, mạch nhanh nông, thở nhanh nông, dấu hiệu ruột bắt đầu hoại tử. Bệnh cảnh khác: đối với những trẻ đang bị sốt, ho, nhiễm siêu vi hay những trẻ đã từng bị lồng ruột thì việc trẻ đột ngột quấy khóc từng cơn cũng là một dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột. Nếu trẻ bị sốt, mất máu hoặc nếu các triệu chứng nêu trên đã xảy ra liên tục nhiều giờ, trẻ cần được phẫu thuật ngay lập tức để điều trị. Nếu trẻ có tình trạng ổn định hơn, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm: Chụp X-quang ruột: trong tiến trình này, một chất lỏng chứa bari được cho đi qua ruột non, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chụp. Chất bari vừa giúp chẩn đoán vừa gây áp lực làm giãn ruột non. Chụp X-quang bụng Chụp CT scanner bụng Siêu âm bụng
Nếu trẻ đến sớm: Tháo lồng bằng hơi: bác sĩ đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng, dưới hướng dẫn của máy X-quang tại chỗ, bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với một áp lực vừa phải để kéo giãn đoạn ruột lồng cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn Phương pháp điều trị này có tỷ lệ thành công khá cao và trẻ không cần phải trải qua đau đớn bằng phẫu thuật. Đặt ống thông mũi - dạ dày: giúp giảm áp lực trong ruột non Nếu trẻ đến muộn trên 6 giờ hoặc thủ thuật tháo lồng bằng hơi thất bại: Phẫu thuật để tháo khối ruột lồng Kháng sinh để điều trị nhiễm trùng Nếu trẻ đến muộn trên 24 giờ: phẫu thuật để cắt đoạn ruột đã hoại tử. Tuy nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ rất khó khăn và phức tạp, trẻ dễ tử vong do suy kiệt và viêm phổi nặng. Xem thêm: Lồng ruột ở trẻ: Cần cấp cứu kịp thời Bơm hơi tháo lồng điều trị lồng ruột trẻ em Người lớn cũng có thể bị lồng ruột
Lao hạch
Bệnh lao hạch là thể lao ngoài phổi còn gặp khá phổ biến ở nước ta và bệnh lao hạch ở trẻ em đang có xu hướng tăng mạnh. Lao hạch ngoại biên là thể lao thường gặp nhất với các vị trí như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn. Ngoài ra bệnh lao hạch có thể gặp ở các hạch ở các hạch ở nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo… Trước khi tìm hiểu bệnh lao hạch có lây không, bệnh lao hạch có nguy hiểm không, cần khẳng định rằng đây là bệnh ít nguy hiểm, không gây tử vong, có thể chữa khỏi  nhưng khá phổ biến và diễn biến kéo dài. Tuy nhiên bệnh lao hạch gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, thường để lại nhiều di chứng, sẹo dị dạng gây mất thẩm mỹ nên người bệnh không nên chủ quan. Hiện nay, có hai thể lao hạch phổ biến: lao hạch khí phế quản chỉ gặp ở trẻ em và lao hạch ngoại vi phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh lao hạch thường xuất hiện ở thanh thiếu niên, nữ giới mắc lao hạch cao gấp 2 lần nam giới. Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh lao hạch cũng tương đối lớn và xuất hiện ở mọi đối tượng như ở Việt Nam.
Bệnh thường gặp ở vùng cổ, xuất hiện nhiều ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh lao hạch là trực khuẩn lao, phổ biến nhất là Mycobacterium tuberculosis.  Các hạch viêm ngoại vi là vị trí mà vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú và dẫn đến lao hạch. Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết qua thương tổn ở niêm mạc miệng, hoặc do sang chấn, nhiễm khuẩn hoặc bệnh có thể do nhiễm khuẩn lao toàn cơ thể (như trong lao phổi), gây viêm hạch nhiều chỗ.
Khi bị lao hạch, người bệnh có biểu hiện chính là sưng to một hoặc nhiều hạch.  Hạch tăng kích thước dần dần nên người bệnh thường không biết rõ hạch xuất hiện từ thời điểm nào. Hạch to dần, không đau, mật độ chắc, bề mặt nhẵn, da vùng hạch sưng to không nóng, không tấy đỏ. Thường thấy nhiều hạch cùng bị sưng, tập hợp thành một chuỗi, cũng có khi chỉ gặp một hạch đơn độc vùng cổ sưng to. Hạch lao phát triển qua 3 giai đoạn sau: Giai đoạn đầu hạch bắt đầu sưng to, không đều nhau di động còn dễ vì chưa dính vào nhau và chưa dính vào da. Bệnh có thể chỉ dừng ở giai đoạn này hoặc chuyển sang giai đoạn viêm hạch và viêm quanh hạch. Giai đoạn sau gọi biểu hiện viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này các hạch lớn hơn, do có viêm các tổ chức quanh hạch nên có thể dính với nhau thành mảng hoặc chuỗi, hoặc dính vào da và các tổ chức xung quanh làm hạch hạn chế di động. Giai đoạn nhuyễn hóa: các hạch mềm dần, sờ thấy lùng nhùng, da vùng hạch sưng tấy đỏ, không nóng và không đau, có thể thấy đỉnh mũ. Khi đã hóa mủ hạch dễ vỡ tạo  những lỗ rò lâu liền, miệng lỗ rò tím ngắt và tạo thành sẹo nhăn nhúm, lồi hoặc những dây chằng xơ gây mất thẩm mỹ. Mủ chảy ra thường có màu xanh nhạt, không dính, trong mủ có bã đậu lổn nhổn. Trong quá trình mắc bệnh lao hạch, tổng trạng không bị ảnh hưởng nhiều, đôi khi có sốt nhẹ hay mệt mỏi. Ngoại trừ bị bội nhiễm hay kèm theo tổn thương lao ở các cơ quan khác như phổi, xương...  Triệu chứng toàn thân sẽ biểu hiện nặng nề hơn. Bệnh lao hạch ở thể khối u hay còn gọi là viêm hạch lao phì đại thường có biểu hiện: xuất hiện khối u ở cổ, thấy một hay vài hạch nổi to, sau dính thành một khối, không đau, không đỏ,  di động, sờ chắc. Khối u to dần, chiếm gần hết vùng cổ làm biến dạng cổ bệnh nhân. Các hạch ở những nơi khác như dưới hàm, mang tai... Cũng bị phì đại. Viêm hạch lao phì đại thường rất khó điều trị dứt điểm. Thể bệnh này rất ít gặp.
Không giống với lao phổi, trong bệnh lao hạch vi khuẩn lao chỉ khu trú trong hạch viêm, không rò rỉ ra bên ngoài nên bệnh lao hạch không lây trực tiếp từ người sang người, đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc người bị bệnh lao hạch. Như vậy bệnh lao hạch không phải là một bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, cách điều trị lao hạch cũng tương tự lao phổi là chủ yếu dùng phương pháp nội khoa như dùng các loại thuốc điều trị theo các giai đoạn để ức chế dẫn đến tiêu diệt vi khuẩn lao. Nhìn chung, bị lao hạch cần đi khám và áp dụng đúng chỉ định điều trị, không ảnh hưởng đến những người xung quanh.
no_information
Để phòng bệnh lao hạch, cần tuân thủ: Nâng cao sức đề kháng, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.nhất là đối với trẻ em, Cần vệ sinh răng miệng, nhổ hoặc chữa răng sâu. Khi đã được chẩn đoán là lao hạch, cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa lao để điều trị dứt điểm, tránh để vi khuẩn lao xâm nhập và gây bệnh ở những cơ quan khác.
Chẩn đoán xác định Dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm như: Chọc hạch làm xét nghiệm tế bào Sinh thiết hạch chẩn đoán mô bệnh Cấy BK X quang phổi Chẩn đoán phân biệt Viêm hạch cấp hoặc mạn tính do vi khuẩn hoặc virus là chẩn đoán cần phân biệt hàng đầu. Nếu sưng nóng, đỏ, sờ đau, mật độ mềm và đáp ứng với điều trị kháng sinh thì đó là hạch viêm do nhiễm khuẩn Bệnh Hodgkin và Non-Hodgkin: sinh thiết hạch và làm tủy đồ giúp phân biệt Hạch di căn ung thư: sinh thiết hạch và biểu hiện lâm sàng của ung thư nguyên phát Các u lành tính: u mỡ, u xơ, u thần kinh, u nang bạch huyết,...
Bệnh lao hạch có chữa khỏi không? Nhìn chung bệnh lao hạch dễ điều trị hơn các bệnh lao khác. Các phương pháp điều trị bệnh lao hạch bao gồm: Điều trị nội khoa Nguyên tắc tương tự như khi điều trị bệnh lao nói chung. Cần phối hợp các thuốc chống lao, ít nhất từ 3 thuốc trở lên.Thời gian điều trị lao hạch có thể kéo dài từ 4-12 tháng tùy thể bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Lao hạch ở trẻ em thường đáp ứng tốt khi kết hợp việc dùng thuốc với giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt như vệ sinh răng miệng, nhổ hoặc chữa răng sâu. Ở giai đoạn hạch hóa mủ và sắp vỡ, có thể hút mủ chủ động để tránh tạo đường dò hoặc sẹo xấu, dùng thuốc kháng sinh và tiếp tục dùng rimifon vài tháng dù không còn biểu hiện bệnh. Hầu hết các thuốc điều trị lao đều gây tổn thương gan do đó nên kết hợp thêm các thuốc hay sản phẩm có tác dụng bảo vệ gan, hạ men gan. Điều trị ngoại khoa Mổ lấy toàn bộ hạch: khi hạch hóa mủ nhưng không đáp ứng khi được chọc dò và điều trị kết hợp với kháng sinh hoặc trong trường hợp u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú. Tốt nhất nên điều trị lao trước khi phẫu thuật để tránh lan tràn vi khuẩn. Mổ và nạo vét sạch mủ bã đậu và đắp kháng sinh chống lao cũng là cách điều trị có hiệu quả. Không nên cắt bỏ hạch sớm ở trẻ em vì hạch có vai trò bảo vệ chống sự xâm nhập của trực khuẩn lao. Về điều trị, cần chú ý chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với trẻ em, tránh để viêm hạch mạn tính.   Xem thêm: Bệnh lao hạch có chữa khỏi được không? Bệnh lao hạch không lây Lao hạch và lao phổi khác nhau thế nào?
Liệt dương
Liệt dương là gì? Bệnh liệt dương ở nam giới là hiện tượng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, bệnh khiến dương vật không thể cương cứng hoặc có cương nhưng không đủ độ cứng để tiến hành giao hợp. Liệt dương còn có thể thấy qua biểu hiện dương vật bị mềm sớm, trước khi xuất tinh, không xuất tinh, xuất tinh sớm, thiếu hay mất cực khoái. Liệt dương không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và sinh lý ở nam giới, mà còn khiến tâm lý của người bệnh bị tác động nặng nề, gây ra những hệ lụy xấu cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, người mắc bệnh liệt dương thường mặc cảm và e ngại nên không đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, vì thế không thể khắc phục được chứng bệnh này và những hệ quả mà nó đem lại. Rối loạn cương dương dẫn đến liệt dương là một hội chứng rất phổ biến, nhưng vì là vấn đề nhạy cảm ở nam giới nên ít được thảo luận rộng rãi. Khoảng 5% nam giới trên 40 tuổi và 15-25% nam giới trên 65 tuổi có triệu chứng rối loạn cương dương. Liệt dương có tự khỏi? Khả năng khỏi bệnh liệt dương tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, điều đầu tiên cần tìm hiểu chính là nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh rối loạn cương dương là gì. Nếu rối loạn cương dương do mắc các bệnh mạn tính thì cần phải điều trị bệnh mạn tính trước khi tìm cách khắc phục liệt dương. Nếu bị liệt dương do tâm lý thì cần tự điều chỉnh tinh thần lại. Đồng thời, cần kết hợp với các liệu pháp của bác sĩ để tinh thần thoải mái, vui vẻ, dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường thể lực… có thể giúp cải thiện tình trạng liệt dương. Tỷ lệ chữa khỏi liệt dương và bệnh rối loạn cương dương là 95%. Tuy nhiên nam giới cần đến đúng các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, có cách chữa khoa học, tránh hậu quả khó lường.
Nguyên nhân liệt dương thường gặp bao gồm: Tuổi tác: tuổi càng cao thì hàm lượng testosterone ở nam giới càng suy giảm mạnh dễ bị liệt dương. Thói quen sinh hoạt không khoa học: lạm dụng chất kích thích, sử dụng thuốc có tác động xấu tới hệ sinh dục hoặc thói quen tình dục không điều độ là nguyên nhân liệt dương phổ biến. Ngoài ra, thói quen thủ dâm quá nhiều có thể gây rối loạn chức năng sinh dục và dẫn đến hiện tượng liệt dương ở nhiều nam giới. Tâm lý: yếu tố tâm lý chiếm đến 20% nguyên nhân gây liệt dương. Cảm giác lo sợ, tự ti, căng thẳng khiến dương vật không thể cương cứng. Bệnh lý, thể chất kém: nam giới có thể chất kém sẽ dễ bị liệt dương. Ngoài ra, bệnh viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, viêm nhiễm bộ phận sinh dục cũng dễ gây liệt dương. Chấn thương, phẫu thuật vùng tiền liệt tuyến hoặc dương vật bị tổn thương thần kinh đều có thể gây liệt dương. Do tác dụng phụ của thuốc hoặc chất kích thích: thuốc chữa bệnh tâm thần, trầm cảm, tim mạch, tăng huyết áp, … có tác dụng phụ bất lợi, gây ra các rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, mất ham muốn, liệt dương, … Thói quen nghiện các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, … ở nam giới cũng tạo cơ hội hình thành bệnh liệt dương và làm bệnh trầm trọng hơn.
Dấu hiệu liệt dương ở nam giới rất khác nhau tùy theo bệnh nhân. Theo Hội Nam học thế giới, liệt dương ở mức độ khác nhau sẽ xuất hiện dấu hiệu lâm sàng khác nhau: Mức độ nhẹ: nam giới bị liệt dương vẫn có nhu cầu tình dục như bình thường, dương vật vẫn cương cứng nhưng thời gian cương cứng ngắn, dễ xuất tinh ngay sau khi vào âm đạo. Mức độ trung bình: ham muốn giảm dần, dương vật mất nhiều thời gian để cương cứng, giảm tần suất xuất tinh. Ở giai đoạn này, người bị liệt dương không thể duy trì trạng thái cương cứng dương vật. Mức độ nặng: dương vật không thể cương cứng, nam giới không còn khoái cảm khi quan hệ.
no_information
Những người có nguy cơ mắc bệnh liệt dương bao gồm: Người thường xuyên làm ca đêm, thức khuya Người hay uống rượu, hút thuốc Người hay buồn rầu, trầm cảm Người thường xuyên ngoại tình Người dễ nóng giận, không kiềm chế được cảm xúc Người có thói quen quan hệ ngay sau khi tắm Người mắc hội chứng chuyển hóa: bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, béo phì Người có lối sống thụ động, ít vận động thể chất Người bị suy sinh dục
Cách phòng tránh bệnh liệt dương bao gồm: Loại bỏ những ảnh hưởng từ tâm lý vì tâm lý có tác động rất lớn tới chức năng sinh dục của nam giới. Khi quan hệ tình dục, nam giới không nên có tâm lý hoang mang, lo sợ việc quan hệ thất bại. Bên cạnh đó, nam giới cần phải giữ tâm lý thoải mái nhất, tránh căng thẳng để phòng tránh bệnh liệt dương. Giảm tần suất quan hệ để giữ sức khỏe Chú ý chế độ ăn uống: nên ăn nhiều thực phẩm tốt giúp cải thiện sinh lý như hàu, nấm, các món chế biến từ nội tạng động vật. Những loại thực phẩm này có thể làm tăng ham muốn tình dục của nam giới, làm tăng sức sống của tinh trùng, cải thiện chức năng sinh dục và nâng cao sức khỏe của nam giới. Cẩn thận khi dùng thuốc vì có rất nhiều loại thuốc có tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sinh lý của nam giới. Nâng cao thể lực, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như ma túy. Không nên quá lạm dụng việc thủ dâm vì thủ dâm nhiều lần sẽ khiến cho dương vật bị tổn thương, lâu ngày các dây thần kinh ở phần đầu dương vật trở nên chai sạn trước những phản ứng và không còn cương cứng khi bị kích thích. Lựa chọn môi trường sống lành mạnh, tránh xa các môi trường bị ô nhiễm có nhiều chất độc hại. Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện bệnh sớm giúp phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm. Những bệnh như tim mạch, béo phì, … đều là những bệnh dẫn đến tình trạng liệt dương ở nam giới cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hỏi bệnh sử và tìm yếu tố nguy cơ Khám lâm sàng, tập trung chủ yếu ở vùng sinh dục (dương vật và tinh hoàn). Ngoài ra, cũng cần kiểm tra hệ tim mạch, huyết áp, tuyến tiền liệt. Xét nghiệm: Xét nghiệm máu và nước tiểu để tìm nguyên nhân gây ra liệt dương. Xét nghiệm chuyên biệt để hướng dẫn điều trị hoặc đánh giá lại khi không đáp ứng điều trị: Xét nghiệm đo nồng độ testosterone và nội tiết tố nam trong máu Xét nghiệm đo đường huyết Siêu âm Doppler dương vật để đánh giá dòng máu đến dương vật Chụp mạch máu, MRI hoặc CT scanner dương vật nếu người bệnh có khối u hoặc ung thư Nghiệm pháp đánh giá tình trạng cương dương vật vào ban đêm
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh liệt dương, mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng. 1. Điều trị nội khoa: Thuốc tăng hàm lượng testosterone: thuốc Stimuloid giúp tăng cường testosterone, cải thiện chức năng tình dục. Gel bôi trơn: tác dụng chữa liệt dương, chống xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ. Thuốc ức chế men phosphodiesterase type 5: giúp dương vật giãn ra, cương cứng thời gian dài hơn. 2. Các phương pháp khác: Liệu pháp tâm lý: người bệnh cần giải tỏa căng thẳng, lo âu và chia sẻ với bạn tình về tình trạng bệnh lý của bản thân để cùng tìm hướng giải quyết. Sóng xung kích: dùng sóng xung kích tác động dương vật, giúp lưu thông máu, tránh liệt dương, cải thiện tình trạng cương cứng kéo dài gấp ba lần người không áp dụng. Bài tập Kegel: đây là bài tập dành cho cơ mu cụt (vùng xương chậu). Tập luyện bài tập hỗ trợ chữa bệnh liệt dương này giúp nam giới tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ. Xem thêm: Cập nhật những tiến bộ mới trong điều trị rối loạn cương dương ở nam giới Điều gì xảy ra khi Testosterone quá thấp hoặc quá cao? Cách tự nhiên giúp tăng testosterone ở nam giới
Loãng xương
Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương. Loãng xương là gì? Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào, tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn, trong hầu hết trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém. Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương. Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.
Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng. Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn, do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng năm 20 tuổi. Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương. Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.
Tình trạng mất xương (hay còn gọi là giảm mật độ xương) do bệnh loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã. Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún). Biểu hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng. Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ. Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người. Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
no_information
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Một số yếu tố có thể thay đổi được trong khi số khác thì không thể. Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như: Giới tính: ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh thì nguy cơ loãng xương tăng cao hơn hẳn so với nam giới cùng độ tuổi do tổng khối lượng xương thấp hơn. Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương. Kích thước cơ thể: những phụ nữ gầy và nhỏ con có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Tiền sử gia đình có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông Mãn kinh trước 45 tuổi Đã từng bị gãy xương Có các bệnh đi kèm như: bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc hội chứng Cushing Chủng người da trắng hoặc người châu Á Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bao gồm: Nội tiết tố giới tính: nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra loãng xương ở nam giới. Chế độ ăn ít hoặc thiếu canxi và vitamin D Chán ăn tâm thần: chứng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến loãng xương. Dùng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc heparin trong thời gian dài Mức độ hoạt động: thiếu tập thể dục hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài có thể gây yếu xương. Hút thuốc: thuốc lá rất có hại cho xương, cũng như tim và phổi. Uống rượu: uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy.
Các phương pháp sau có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm tiến độ mất xương và phòng ngừa gãy xương, nhưng không thể khỏi được bệnh: Ăn khẩu phần giàu canxi hoặc bổ sung canxi mỗi ngày. Đối với người lớn từ 19 đến 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc hấp thụ 1000 mg canxi mỗi ngày. Nam giới trên 50 tuổi, ăn 3 bữa  hoặc 1000 mg canxi mỗi ngày. Nam giới trên 70 tuổi, ăn 4 bữa  hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày. Nữ giới trên 50 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày. Nguồn canxi trong thực phẩm bao gồm sữa, các sản phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm giàu canxi như nước trái cây hoặc đậu, cá, các loại rau lá xanh. Thường xuyên đo loãng xương để kiểm tra mật độ xương. Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe. Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc được kê toa. Thường xuyên tập các bài tập chịu tải trọng và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp theo đề nghị của bác sĩ. Không hút thuốc. Tránh uống quá nhiều rượu: uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm khả năng hình thành xương. Tránh để bị ngã
Các xét nghiệm chẩn đoán loãng xương bao gồm: Nghiệm pháp đánh giá mật độ xương: chụp X quang để đo mật độ xương ở phần cột sống thắt lưng, vùng cổ xương đùi hoặc cổ tay. Phương pháp chụp X quang hấp thụ năng lượng kép (DEXA) là phương pháp phổ biến nhất. Nghiệm pháp này không gây đau đớn và chỉ mất vài phút, cho biết lượng xương bị mất. Xét nghiệm máu và nước tiểu: kiểm tra lượng nội tiết tố và tìm kiếm các nguy cơ làm tăng sự mất xương như sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.
Cung cấp lượng canxi cho cơ thể đúng theo mức khuyến cáo, không cung cấp dư thừa. Bổ sung 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày cho người ở độ tuổi từ 1 đến 70 tuổi và 800 IU mỗi ngày từ 71 tuổi trở lên. Duy trì trọng lượng tiêu chuẩn, không thừa cân cũng không thiếu cân. Thực hiện các bài tập như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu 3-4 giờ mỗi tuần. Ngừng hút thuốc. Hạn chế thức uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga. Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng có nguy cơ gây giảm mật độ xương. Trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro của liệu pháp thay thế estrogen nếu người bệnh đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc đã cắt bỏ buồng trứng. Khi phát hiện loãng xương, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì người bệnh cần phải bổ sung các loại thuốc điều trị loãng xương. Tùy theo từng trường hợp cụ thể người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng những loại thuốc chống loãng xương phù hợp. Thay đổi lối sống: ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu Ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã. Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn. Mặc dù tập thể dục tốt cho người bị loãng xương, nhưng cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương.  Xem thêm: Bệnh loãng xương Người bệnh loãng xương nên ăn gì? Những hiểm nhầm thường gặp về loãng xương Nguyên nhân gây loãng xương - biết sớm, dự phòng sớm
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý ngày càng nhận được sự quan tâm trong thời gian gần đây, trong đó các mô đáng lẽ phát triển trong tử cung lại được tìm thấy ở các bộ phận khác trên cơ thể. Những mô này có thể có đáp ứng hoặc có chức năng khác so với mô phát triển trong tử cung. Đa số các trường hợp lạc nội mạc tử cung được phát hiện ra ở vùng chậu: Buồng trứng Ống dẫn trứng Mặt sau của tử cung Trên mô nâng đỡ tử cung Ở đường tiêu hoá dưới hoặc bàng quang Lạc nội mạc tử cung liên quan đến buồng trứng sẽ hình thành u lạc nội mạc tử cung. Thậm chí ở một số trường hợp hiếm gặp, lạc nội mạc tử cung có thể được phát hiện ở ngoài vùng chậu như ở phổi, não hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Ước tính trên thế giới có 6-10% phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Trên thực tế, con số này có thể nhiều hơn do có một số lượng lớn phụ nữ mắc bệnh nhưng không có triệu chứng. Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra 2 biến chứng quan trọng là vô sinh và ung thư. Đây đều là 2 biến chứng nguy hiểm, vì vậy có rất nhiều ý kiến quan tâm đến việc lạc nội mạc tử cung có chữa được không. Rất may mắn là hiện tại đã có nhiều phương pháp hiệu quả đề điều trị bệnh lý này
Mặc dù cho đến nay, nguyên nhân của bệnh không rõ ràng, vẫn có một số cơ chế được xem xét và đề cập: Kinh nguyệt bị trào ngược: khi đó các tế bào nội mạc tử cung có trong dòng máu kinh nguyệt sẽ chảy ngược lên ống dẫn trứng và khu vực chậu thay vì thoát ra ngoài cơ thể. Những tế bào lạc chỗ này dính vào thành khu vực chậu và bề mặt của các cơ quan trong khu vực chậu, nơi chúng sẽ tiếp tục phát triển, dày lên và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt Sự biến đổi của tế bào phúc mạc: điều này được nhắc đến trong “thuyết cảm ứng”, các nhà khoa học cho rằng hormon hoặc các yếu tố miễn dịch thúc đẩy quá trình biến đổi của tế bào phúc mạc thành tế bào nội mạc tử cung Sự biến đổi của tế bào phôi: các loại hormon như estrogen có thể biến đổi tế bào phôi thai thành tế bào tử nội mạc tử cung trong quá trình dậy thì Sẹo để lại do phẫu thuật: sau một số loại phẫu thuật như phẫu thuật cắt tử cung, tế bào nội mạc tử cung có thể dính lên vết mổ Tế bào nội mạc tử cung dịch chuyển: các mạch máu hoặc dịch của mô có thể làm các tế bào nội mạc tử cung dịch chuyển đến các phần khác của cơ thể. Bất thường về hệ miễn dịch: bất thường trong hệ miễn dịch có thể làm cơ thể không phát hiện và không phá huỷ các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung.
Triệu chứng ban đầu của lạc nội mạc tử cung là đau ở vùng chậu, thường trong giai đoạn hành kinh. Cơn đau này có xu hướng tăng dần theo thời gian. Các triệu chứng thông thường của lạc nội mạc tử cung bao gồm: Đau trong giai đoạn hành kinh: đau vùng chậu có thể bắt đầu sớm hơn và kéo dài sau khi kết thúc hành kinh. Bệnh nhân có thể đau vùng bụng và phía dưới lưng Đau khi giao hợp: đau trong quá trình hoặc sau giao hợp rất phổ biến trong bệnh lạc nội mạc tử cung Đau khi di chuyển hoặc đi tiểu Chảy máu ồ ạt: bệnh nhân có thể chảy máu ồ ạt khi hành kinh hoặc giữa các chu kỳ hành kinh Vô sinh Một số các biểu hiện và triệu chứng khác như mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn...diễn ra trong suốt đợt hành kinh. Lạc nội mạc tử cung có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác gây ra triệu chứng đau vùng chậu như viêm vùng chậu, u buồng trứng. Bệnh lý này cũng có thể bị nhầm với hội chứng ruột kích thích, bệnh với các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đau quặn bụng. Hội chứng ruột kích thích cũng có thể đi kèm với lạc nội mạc tử cung, khiến việc chẩn đoán trở nên phức tạp hơn. Các biến chứng của lạc nội mạc tử cung: Vô sinh: đây là biến chứng chính của bệnh. Khoảng 1/3 phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung gặp khó khăn để mang thai. Lạc nội mạc tử cung ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh, ngoài ra còn có thể phá hủy trứng hoặc tinh trùng. Tuy nhiên có những bệnh nhân lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ đến vừa vẫn có thể mang thai, nên bác sĩ vẫn tư vấn các bệnh nhân lạc nội mạc tử cung không nên trì hoãn việc có con, vì các triệu chứng có thể nặng lên theo thời gian Ung thư: mặc dù hiếm gặp nhưng lạc nội mạc tử cung có thể gây ra ung thư buồng trứng hoặc u lạc nội mạc tử cung.
no_information
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một phụ nữ có nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung cao hơn khi: Chưa sinh con Có mẹ, chị/em gái, con gái mắc bệnh Có kinh nguyệt sớm (trước 11 tuổi) Mãn kinh muộn Chu kỳ kinh nguyệt ngắn (dưới 27 ngày) Chảy máu nhiều và kéo dài hơn 7 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt Nồng độ estrogen trong cơ thể cao Chỉ số BMI thấp Bất kì nguyên nhân nào khiến kinh nguyệt không thoát ra ngoài cơ thể được Bất thường trong hệ thống cơ quan sinh sản Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn: Có kinh nguyệt muộn Tập thể dục đều đặn trên 4 tiếng mỗi tuần Tỉ lệ mỡ cơ thể thấp
Mặc dù không có biện pháp ngăn ngừa hoàn toàn lạc nội mạc tử cung, phụ nữ vẫn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh như: Tập thể dục thường xuyên để kiểm soát tỉ lệ mỡ cơ thể Tránh đồ uống có cồn Khám sức khỏe tổng thể thường xuyên để phát hiện các bất thường
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân mô tả triệu chứng, bao gồm vị trí và thời điểm bị đau. Ngoài ra bác sĩ sẽ thực hiện một số kĩ thuật khác để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung như: Khám vùng chậu: bác sĩ sẽ dùng tay để kiểm tra các bất thường ở vùng chậu, như khối u ở bộ phận sinh dục hoặc các vết sẹo nếu có. Siêu âm: có 2 cách siêu âm là siêu âm ổ bụng và siêu âm đầu dò. Cả 2 phương pháp siêu âm đều cung cấp hình ảnh của hệ sinh dục và có thể phát hiện u lạc nội mạc tử cung Chụp MRI Nội soi kết hợp với sinh thiết để chẩn đoán vị trí, tính chất lạc nội mạc tử cung, ngoài ra còn có thể điều trị bệnh kết hợp với chẩn đoán.
Điều trị lạc nội mạc tử cung thường phối hợp cả 2 biện pháp là dùng thuốc và phẫu thuật. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng và mong muốn có thai của bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp phù hợp. Thông thường bác sĩ thường tư vấn phương pháp điều trị bảo tồn trước, sau đó mới đến phẫu thuật. Ngoài thuốc giảm đau, liệu pháp hormon có thể giảm hoặc làm mất triệu chứng đau của lạc nội mạc tử cung. Liệu pháp bổ sung hormon giúp giảm sự giao động nồng độ hormon trong máu trong suốt một chu kỳ kinh nguyệt, từ đó làm chậm sự phát triển của mô lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên liệu pháp hormon không điều trị dứt điểm lạc nội mạc tử cung. Khi ngừng sử dụng, các triệu chứng lạc nội mạc tử cung có thể sẽ quay lại. Điều trị bảo tồn: nếu bệnh nhân lạc nội mạc tử cung muốn mang thai, phẫu thuật để cắt bỏ phần lạc nội mạc tử cung và bảo tồn tử cung và buồng trứng sẽ làm tăng tỷ lệ thành công. Ngoài ra phẫu thuật bảo tồn còn có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật thông thường cho bệnh nhân. Điều trị vô sinh: bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho bệnh nhân Xem thêm: Triệu chứng, cách chẩn đoán lạc nội mạc tử cung Dấu hiệu điển hình cảnh báo ung thư buồng trứng Chu kỳ kinh nguyệt được tính như thế nào? Có thể mang thai sau khi cắt bỏ nội mạc tử cung? Tăng sản nội mạc tử cung là gì? Điều trị bằng cách nào? U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung
Lao màng phổi
Màng phổi được cấu tạo từ lá thành và lá tạng tạo nên 1 khoang ảo trong khoang màng phổi. Tràn dịch màng phổi là xuất hiện dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức sinh lý bình thường gây ra các biểu hiện trên lâm sàng. Lao màng phổi là một bệnh lý do Mycobacterium tuberculosis gây ra biểu hiện chủ yếu là tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi (TPE) do nhiễm Mycobacterium tuberculosis của màng phổi và được đặc trưng bởi sự tích tụ mãn tính mạnh mẽ của các tế bào chất lỏng và viêm trong không gian màng phổi   Là nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi nhiều nhất tại Việt Nam chiếm 70-80% các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi Lao màng phổi là dạng bệnh gặp trong các bệnh lao ngoài phổi chiếm khoảng 5% trong các thể lao và đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi (sau lao hạch bạch huyết). Bệnh lao màng phổi thường xuất hiện sau lao phổi và chiếm khoảng 25 - 27% trong các thể lao ngoài phổi.  Lao màng phổi chiếm ưu thế ở nam giới, với tỷ lệ nam / nữ tổng thể là 2: 1. Trong một phân tích dịch tễ học từ Hoa Kỳ, lao màng phổi xảy ra thường xuyên hơn so với bệnh lao phổi ở những người> 65 tuổi và tuổi trung bình của bệnh nhân mắc bệnh này là 49 tuổi: khoảng 50% trẻ hơn 45 tuổi và 30% trên 65 tuổi tuổi . Ngược lại, lao màng phổi ảnh hưởng chủ yếu đến những người trẻ tuổi (tuổi trung bình = 34 tuổi) ở những vùng có gánh nặng bệnh lao cao hơn, trong đó nhiễm trùng nguyên phát chiếm tỷ lệ lớn bệnh nhân mắc lao màng phổi. Lao màng phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên độ tuổi thanh thiếu niên là nhiều hơn cả( từ 16-30 tuổi) Đa số lao màng phổi là do biến chứng của lao nguyên phát. Một phần nhỏ là biến chứng của lao phổi thứ phát do vỡ hang lao vào khoang màng phổi.
Nguyên nhân hay gặp nhất là vi khuẩn lao người( Mycobacterium tuberculosis) là vi khuẩn hiếu khí. Là trực khuẩn kháng cồn kháng acid, không bị tiêu diệt bởi acid và cồn ở nồng độ diệt được vi khuẩn khác, sống lâu trong môi trường không khí. Vi khuẩn lao bò và vi khuẩn lao không điển hình cũng là nguyên nhân gây lao màng phổi tuy nhiên hiếm gặp hơn Đường lan truyền của vi khuẩn Đường máu và bạch máu là đường lan tràn chính của vi khuẩn lao từ những tổn thương tiên phát đến màng phổi Đường tiếp cận là tổn thương lao ở nhu mô phổi gần màng phổi sau đó Tiến triển xâm nhập vào màng phổi.
Bệnh khởi phát cấp tính( 1 tuần) hoặc bán cấp tính( 1 tháng) đôi khi khởi phát mạn tính hoặc âm thầm Thể điển hình là lao màng phổi tràn dịch màng phổi Giai đoạn khởi phát Diễn biến cấp tính: Khoảng 50% các trường hợp có biểu hiện cấp tính. Biểu hiện đau ngực đột ngột, dữ dội kèm sốt cao 39 0C – 40 0C, ho khan, khó thở tăng dần. Diễn biến từ từ: Khoảng 30% các trường hợp với các dấu hiệu: đau ngực liên tục, sốt nhẹ về chiều và tối,ho khan, khó thở tăng dần. Diễn biến tiềm tàng: Dấu hiệu lâm sàng nghèo nàn, kín đáo. Thường bị bỏ qua hoặc phát hiện tình cờ qua kiểm tra X quang phổi. Giai đoạn toàn phát Dấu hiệu toàn thân: bệnh nhân xanh xao, mệt mỏi, gầy sút, sốt liên tục, nhiệt độ giao động 38oC – 40oC, mạch nhanh, huyết áp hạ, buồn nôn, nôn, lượng nước tiểu ít. Dấu hiệu cơ năng: Ho khan từng cơn, cơn ho xuất hiện đột ngột khi thay đổi tư thế.  Đau ngực: giảm hơn so với thời kỳ khởi phát. Khó thở thường xuyên, cả hai thì, tăng dần. Khi dịch màng phổi còn ít bệnh nhân thường nằm nghiêng về bên lành, khi dịch nhiều hơn bệnh nhân phải nằm nghiêng về bên bệnh hoặc dựa vào tường để đỡ khó thở. Dấu hiệu thực thể: Điển hình nhất khi có tràn dịch trong khoang màng phổi là hội chứng 3 giảm: Nhìn: Lồng ngực bên tràn dịch vồng lên, di động lồng ngực giảm hơn so với bên lành, khe gian sườn giãn rộng. Sờ: Rung thanh giảm. Gõ: đục, có thể xác định được giới hạn trên của vùng đục nếu tràn dịch vừa Phía trên vùng đục, dưới xương đòn khi gõ tiếng quá vang còn gọi là tiếng vang đỉnh phổi. Tràn dịch nhiều: gõ đục toàn bộ nửa lồng ngực. Tràn dịch nhiều ở bên trái, tim bị đẩy sang bên phải, khoang Traubes gõ đục. Nghe phổi có rì rào phế nang giảm hoặc mất hẳn.Có thể thấy tiếng cọ màng phổi, tiếng thổi màng phổi. Nếu nghe thấy ran nổ, ran ẩm là có tổn thương ở nhu mô phổi (thường lao phổi). Một số thể lâm sàng ít gặp Lao màng phổi tràn dịch khu trú: dấu hiệu lâm sàng thường kín đáo và khó chẩn đoán. Tràn dịch có thể khu trú ở: vùng rãnh liên thùy, vùng nách, trung thất, trên cơ hoành. Lao màng phổi thể khô có thể nghe thấy tiếng cọ màng phổi. Tràn dịch phối hợp tràn khí màng phổi do lao Lao màng phổi có lao phổi hoặc lao ở các cơ quan khác Ngoài những dấu hiệu của tràn dịch màng phổi còn thấy những dấu hiệu của tổn thương nhu mô phổi: ran ẩm, ran nổ, tiếng thổi hang: bệnh nhân ho khạc đờm hoặc ho ra máu. Lao màng phổi trong bệnh cảnh lao đa màng: thường có lao màng phổi phối hợp với lao ở nhiều màng khác: màng bụng, màng tim…
no_information
Trẻ không được tiêm vaccin phòng lao BCG. Trẻ em bị lao sơ nhiễm nhưng được phát hiện muộn, điều trị không đúng. Những người tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp với bệnh nhân lao phổi (xét nghiệm đờm trực tiếp: AFB dương tính). Nhiễm lạnh đột ngột Chấn thương liên quan đến lồng ngực Các bệnh toàn thân làm suy giảm miễn dịch của cơ thể: Đái tháo đường, cắt dạ dày, nhiễm HIV, phụ nữ thời kỳ thai nghén và sau đẻ…
Cần tiêm vắc xin BCG ngăn ngừa bệnh lao màng phổi cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Nếu có những biểu hiện lao màng phổi cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để có kết luận chính xác và cách điều trị phù hợp. Lối sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi, tránh xa các căn bệnh xã hội nguy hiểm,… Lao màng phổi có đi làm được không?  Hầu hết các bệnh nhân đều lo lắng vì không biết bệnh lao màng phổi có lây không. Tuy nhiên, có thể thấy rằng đây là một thể lao ngoài phổi và không lây truyền qua đường hô hấp như bệnh lao phổi. Vì bệnh lao màng phổi đơn thuần, không có kèm theo bệnh lao phổi thì sẽ không lây cho người khác qua đường hô hấp vì vậy bệnh nhân lao màng phổi có thể đi làm và sinh hoạt bình thường nếu chắc chắn không có kèm lao phổi đi kèm. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tránh các hoạt động mạnh, đảm bảo dinh dưỡng.
Chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi do lao Kỹ thuật siêu âm màng phổi kết hợp với chụp X quang có giá trị xác định được có dịch màng phổi. Thông thường chụp X quang phổi (thẳng, nghiêng).Tràn dịch màng phổi ít: đám mờ đều vùng đáy phổi, làm mất góc sườn hoành. Tràn dịch trung bình: đám mờ đậm, đều chiếm một nửa hoặc 2/3 trường phổi, lượng dịch khoảng 1-2 lít, trung thất bị đẩy sang bên đối diện. Tràn dịch nhiều: mờ đều, đậm toàn bộ trường phổi, trung thất bị đẩy sang bên đối diện, khe gian sườn giãn rộng, cơ hoành bị đẩy xuống thấp, số lượng dịch trên 2 lít. Chọc hút dịch và xét nghiệm dịch màng phổi:  Xét nghiệm dịch màng phổi với những tính chất: màu vàng chanh, dịch tiết Albumin tăng cao, Rivalta (+), có nhiều tế bào lympho, phản ứng Mantoux dương tính mạnh... Thường là các yếu tố cùng với lâm sàng quyết định chẩn đoán. Các yếu tố có giá trị khẳng định chẩn đoán cao: tìm kháng thể kháng lao bằng kỹ thuật ELISA, tìm vi khuẩn lao bằng kỹ thuật PCR trong dịch màng phổi, soi màng phổi và sinh thiết màng phổi, chụp cắt lớp vi tính... thực tế được áp dụng và thường được ưu tiên chỉ định cho các trường hợp khó. Các kỹ thuật xét nghiệm mới như tìm kháng thể kháng lao trong dịch màng phổi bằng kỹ thuật ELISA có giá trị chẩn đoán, tuy nhiên giá thành đắt, chỉ 1 số nơi mới có trang thiết bị để thực hiện. Tìm vi khuẩn lao bằng kỹ thuật PCR có thể được chỉ định cho những bệnh nhân khó và ở nơi có điều kiện tiến hành. Phản ứng Mantoux Thường dương tính mạnh. Sinh thiết màng phổi qua soi màng phổi hoặc sinh thiết mù để lấy mẫu làm xét nghiệm giải phẫu bệnh tìm tổn thương lao đặc hiệu.
Lao màng phổi có chữa được không? Lao màng phổi có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phác đồ điều trị dài ngày. Tuy nhiên việc điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề như tràn dịch, tràn khí màng phổi, viêm phủ màng phổi, dày dính dịch nhiều ở màng phổi và ổ cặn màng phổi. Do đó, cần phát hiện kịp thời và có cách điều trị bệnh phù hợp càng sớm càng tốt.  Nguyên tắc điều trị: theo nguyên tắc của hóa trị liệu lao Phối hợp các thuốc chống lao Dùng thuốc đúng liều Dùng thuốc đều đặn Dùng thuốc đủ thời gian theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì Điều trị triệu chứng Giảm đau, hạ sốt. Nếu khó thở do tràn dịch nhiều cần nhắc chọc dịch màng phổi Hút dịch cần phải hút sớm và hút hết. Để hạn chế các tai biến khi hút dịch (sốc, tràn khí, chảy máu, bội nhiễm …) cần tuân thủ theo nguyên tắc hút dẫn lưu dịch màng phổi kín, vô trùng và không hút quá nhiều, quá nhanh. Chống dày dính màng phổi  Cân nhắc dùng corticoid khi có phối hợp viêm màng ngoài tim.  Điều trị khác: Bệnh nhân tập thở sớm khi hết dịch bằng phương pháp thở hoành…  Điều trị kết hợp ngoại khoa Khi có biến chứng ổ cặn màng phổi; Bội nhiễm gây rò mủ màng phổi…Ngoài điều nội khoa tích cực cần kết hợp với: Mở màng phổi tối thiểu, mở màng phổi tối đa; Phẫu thuật bóc tách màng phổi; Rửa màng phổi kết hợp với điều trị kháng sinh tại chỗ. Lao màng phổi có 1 tỉ lệ tái phát trở lại sau khi đã điều trị gọi là lao màng phổi tái phát. Lao màng phổi tái phát là sau khi bệnh nhân đã được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa Lao là khỏi bệnh sau khi kết thúc phác đồ điều trị này bệnh xuất hiện trở lại với các triệu chứng lao màng phổi.   Xem thêm: Phổi người nặng bao nhiêu? Bệnh lao có mấy loại? Bệnh lao phổi có lây không? Lao hạch và lao phổi khác nhau thế nào? Dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi
Lyme
Bệnh Lyme là gì? Bệnh Lyme là một căn bệnh do vi khuẩn gây ra lây truyền bởi các con bọ chét nhiễm bệnh sống trên cơ thể hươu nai truyền sang người và động vật. Bệnh này là bệnh lây truyền qua bọ chét được báo cáo thường xuyên nhất tại Hoa Kỳ. Bệnh lyme có nguy hiểm không? Bệnh lyme thường hiếm gặp, có khả năng mắc bệnh nếu sống hoặc dành thời gian ở những vùng cỏ, nhiều cây cối nơi bọ chét mang bệnh lyme phát triển mạnh. Căn bệnh lạ lyme hiếm gặp nếu khó chẩn đoán để lại hậu quả nghiêm trọng, nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như: Viêm khớp mãn tính (viêm khớp Lyme), đặc biệt là khớp gối Các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như liệt mặt và bệnh thần kinh Khiếm khuyết nhận thức, chẳng hạn như bộ nhớ bị suy giảm Nhịp tim không đều Vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường trong các khu vực bị nhiễm ve. Nếu mắc bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh Lyme được gây ra bởi bốn loài vi khuẩn chính. Borrelia burgdorferi và Borrelia mayonii gây bệnh Lyme ở Hoa Kỳ, trong khi Borrelia afzelii và Borrelia garinii là những nguyên nhân hàng đầu ở Châu Âu và Châu Á. Bệnh do con bọ chét gây ra phổ biến nhất ở những vùng này, bệnh Lyme lây truyền qua vết cắn của con bọ chét bị nhiễm bệnh, thường có ở trên con hươu nai Để mắc bệnh Lyme, một con bọ chét bị nhiễm bệnh phải cắn bạn. Vi khuẩn xâm nhập vào da thông qua vết cắn và cuối cùng xâm nhập vào máu .Trong hầu hết các trường hợp, để truyền bệnh Lyme, một con bọ chét phải được gắn trong 36 đến 48 giờ. Loại bỏ con bọ chét trên da càng sớm càng tốt ngăn ngừa mắc bệnh.
Các dấu hiệu bệnh Lyme khác  nhau. Chúng thường xuất hiện trong các giai đoạn, nhưng các giai đoạn có thể chồng chéo lên nhau. Dấu hiệu và triệu chứng sớm Một vết sưng nhỏ, màu đỏ, tương tự như vết sưng của vết muỗi đốt, thường xuất hiện ở vị trí vết cắn hoặc loại bỏ bọ ve và giải quyết trong vài ngày. Điều này xảy ra bình thường không chỉ ra bệnh Lyme. Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng này có thể xảy ra trong vòng một tháng sau khi bạn bị nhiễm bệnh: Phát ban. Từ ba đến 30 ngày sau khi bị ve cắn bị nhiễm bệnh, một vùng màu đỏ mở rộng có thể xuất hiện đôi khi xóa ở trung tâm, tạo thành mô hình mắt bò. Phát ban (ban đỏ di chuyển) mở rộng chậm qua nhiều ngày và có thể lan rộng đến 12 inch (30 cm). Nó thường không ngứa hoặc đau nhưng có thể cảm thấy ấm khi chạm vào. Phát ban là một trong những đặc điểm nổi bật của bệnh Lyme, mặc dù không phải ai mắc bệnh Lyme cũng bị phát ban. Một số người phát triển phát ban này tại nhiều nơi trên cơ thể. Các triệu chứng khác. Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, nhức đầu, cứng cổ và sưng hạch có thể đi kèm với phát ban. Dấu hiệu và triệu chứng muộn hơn Nếu không được điều trị, các dấu hiệu và triệu chứng mới của nhiễm trùng Lyme có thể xuất hiện trong vài tuần tới vài tháng. Bao gồm các: Phát ban có thể xuất hiện trên các khu vực khác của cơ thể bạn. Đau khớp. Những cơn đau khớp và sưng nghiêm trọng đặc biệt ảnh hưởng đến đầu gối của bạn, nhưng cơn đau có thể chuyển từ khớp này sang khớp khác. Vấn đề về thần kinh. Vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi bị nhiễm trùng, bạn có thể bị viêm màng bao quanh não (viêm màng não), tê liệt tạm thời một bên mặt (tê liệt), tê hoặc yếu chân tay và cử động cơ bắp bị suy yếu. Các dấu hiệu và triệu chứng ít phổ biến hơn Vài tuần sau khi bị nhiễm bệnh, một số người phát triển: Các vấn đề về tim, chẳng hạn như nhịp tim không đều Viêm mắt Viêm gan (viêm gan) Mệt mỏi nặng Khi nào đi khám bác sĩ? Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã bị cắn và có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Lyme - đặc biệt nếu bạn sống ở khu vực phổ biến bệnh Lyme - hãy liên hệ với bác sĩ của bạn. Điều trị bệnh Lyme hiệu quả hơn nếu được bắt đầu sớm.
Bọ chét trên hươu nai bám chặt vào những loại cây gần mặt đất ở những nơi đầy bụi rậm, cây rừng, hoặc nhiều cỏ. Những con bọ chét này khá nhỏ và leo lên cơ thể động vật và những người chạm phải những cây đó. Những con bọ chét rất nhỏ, gọi là ấu trùng, chỉ bé như dấu chấm cuối câu, nhiễm vi khuẩn gây bệnh Lyme khi chích vào những con vật bị nhiễm bệnh. Những con bọ chét lớn hơn một chút, gọi là con nhộng, có kích thước bằng hạt cây anh túc, là loại có nhiều khả năng chích con người nhất. Những con bọ chét trưởng thành sống trên cơ thể hươu nai cũng có thể truyền bệnh, nhưng chúng không có nguy cơ cao bằng những con nhộng vì những con trưởng thành ít có khả năng chích người hơn vì chúng dễ nhìn và dễ bị gỡ ra. Những con bọ chét trên hươu nai có kích cỡ nhỏ nên dễ gây bệnh. Bọ chét thường phải bám dính trong ít nhất 48 giờ mới có thể truyền vi khuẩn, nên việc gỡ bọ chét ngay sau khi bị chích sẽ giảm nhiều khả năng mắc bệnh.
Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến nơi sinh sống, nghề nghiệp, cụ thể Sinh sống hay làm việc, vui chơi trong khu vực rừng rậm hoặc nhiều cỏ. Trẻ em dành nhiều thời gian ngoài trời ở những khu vực này đặc biệt có nguy cơ. Người lớn có nghề nghiệp ngoài trời cũng có nguy cơ cao hơn. Để lộ vùng da để bọ chét có thể tiếp xúc dễ dàng. Nếu đang ở trong khu vực phổ biến bọ ve, hãy bảo vệ bản thân và con bạn bằng cách mặc áo dài tay và quần dài.  Không loại bỏ bọ ve kịp thời hoặc đúng cách. Vi khuẩn từ vết cắn của ve có thể xâm nhập vào máu của bạn nếu bọ ve bám vào da bạn trong 36 đến 48 giờ hoặc lâu hơn. Nếu bạn loại bỏ sớm trong vòng 2 ngày nguy cơ mắc bệnh Lyme sẽ thấp hơn.
Cách tốt nhất để phòng bệnh Lyme là tránh những khu vực có bọ ve sống, đặc biệt là những khu vực nhiều cây cối, rậm rạp với cỏ dài. Các biện pháp có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Lyme bao gồm Che đậy. Khi ở những khu vực nhiều cây cối hoặc cỏ, hãy mang giày, quần dài nhét vào tất, áo sơ mi dài tay, mũ và găng tay. Cố gắng bám vào những con đường mòn và tránh đi bộ qua những bụi cây thấp và cỏ dài.  Sử dụng thuốc chống côn trùng. Áp dụng thuốc chống côn trùng với nồng độ DEET 20% hoặc cao hơn cho làn da của bạn. Cha mẹ nên áp dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ, tránh tay, mắt và miệng. Hãy nhớ rằng thuốc chống hóa chất có thể độc hại, vì vậy hãy làm theo hướng dẫn cẩn thận. Áp dụng các sản phẩm với permethrin cho quần áo hoặc mua quần áo tiền xử lý. Dọn dẹp, cắt cỏ thường xuyên, sắp xếp đồ đạc gọn gàng trong khu vực khô, nắng để ngăn chặn loài gặm nhấm mang bọ chét. Kiểm tra quần áo, bản thân, con cái và thú cưng để tìm bọ ve. Hãy đặc biệt thận trọng sau khi dành thời gian trong khu vực rừng hoặc cỏ. Bọ ve thường không lớn hơn đầu ghim, vì vậy bạn có thể không phát hiện ra chúng trừ khi bạn tìm kiếm cẩn thận. Thật hữu ích khi tắm ngay khi bạn vào trong nhà. Bọ ve thường lưu lại trên da bạn hàng giờ trước khi tự gắn. Tắm và sử dụng khăn lau có thể loại bỏ bọ ve không được chăm sóc. Loại bỏ bọ chét trên da càng sớm càng tốt với nhíp. Nhẹ nhàng nắm lấy con ve gần đầu hoặc miệng của nó. Đừng bóp hoặc nghiền nát ve, nhưng kéo cẩn thận và đều đặn. Khi bạn đã loại bỏ toàn bộ bọ ve, hãy vứt bỏ nó bằng cách cho nó vào cồn hoặc xả nó xuống nhà vệ sinh, và bôi thuốc sát trùng lên vùng bị cắn.
Nhiều dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Lyme thường được tìm thấy trong các điều kiện khác, vì vậy chẩn đoán có thể khó khăn.  Chẩn đoán dựa vào: Hỏi tiền sử sinh sống, vui chơi ở những nơi nhiều cây cối, nghề nghiệp thường xuyên ở ngoài trời,... Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định kháng thể với vi khuẩn có thể giúp xác nhận hoặc loại trừ chẩn đoán. Những xét nghiệm này đáng tin cậy nhất một vài tuần sau khi bị nhiễm trùng, bao gồm Xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA). Xét nghiệm được sử dụng thường xuyên nhất để phát hiện bệnh Lyme, ELISA phát hiện kháng thể đối với B. burgdorferi. Nhưng bởi vì đôi khi nó có thể cung cấp kết quả dương tính giả, nó không được sử dụng làm cơ sở duy nhất để chẩn đoán. Xét nghiệm này có thể không dương tính trong giai đoạn đầu của bệnh Lyme, nhưng phát ban đủ đặc biệt để chẩn đoán mà không cần xét nghiệm thêm ở những người sống trong khu vực bị nhiễm ve truyền bệnh Lyme. Phương pháp hai bước. Nếu xét nghiệm ELISA dương tính, xét nghiệm này thường được thực hiện để xác nhận chẩn đoán. Trong phương pháp hai bước này, Western blot phát hiện kháng thể đối với một số protein của B. burgdorferi.
Điều trị chủ yếu là thuốc kháng sinh. Nếu trị càng sớm thì khả năng phục hồi càng nhanh, tránh các biến chứng sau này. Sử dụng kháng sinh như sau: Kháng sinh đường uống. Đây là những điều trị tiêu chuẩn cho bệnh Lyme giai đoạn đầu. Chúng thường bao gồm doxycycline cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, hoặc amoxicillin hoặc cefuroxime cho người lớn, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Một đợt kháng sinh kéo dài 14 đến 21 ngày thường được khuyến nghị, nhưng một số nghiên cứu cho thấy các khóa học kéo dài 10 đến 14 ngày có hiệu quả tương đương. Kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Nếu bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong 14 đến 28 ngày. Điều này có hiệu quả trong việc loại bỏ nhiễm trùng, mặc dù nó có thể khiến bạn mất một thời gian để phục hồi sau các triệu chứng của bạn. Kháng sinh tiêm tĩnh mạch có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau, bao gồm số lượng bạch cầu thấp hơn, tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, hoặc nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng với các sinh vật kháng kháng sinh khác không liên quan đến Lyme. Sau khi điều trị kháng sinh, một số ít người vẫn có một số triệu chứng, chẳng hạn như đau cơ và mệt mỏi. Nguyên nhân của những triệu chứng tiếp tục này, được gọi là hội chứng bệnh sau Lyme, vẫn chưa được biết, và điều trị bằng nhiều loại kháng sinh không giúp ích gì. Điều trị kháng sinh là phương pháp điều trị duy nhất đem lại hiệu quả nếu dùng sớm, dùng đúng liều, đủ thời gian. Hiện nay đã có một số biện pháp điều trị thay thế khác tuy nhiên chưa được chứng minh an toàn, hiệu quả. Xem thêm: Trẻ bị sốt phát ban có nguy hiểm không? Sốt xuất huyết triệu chứng có gì giống và khác sốt phát ban? Phân biệt các dấu hiệu của bệnh sốt phát ban với bệnh sởi
Lưỡi bản đồ
Lưỡi bản đồ (tên tiếng Anh là Geographic tongue) là một tình trạng viêm nhưng không ảnh hưởng đến bề mặt lưỡi của người bệnh. Lưỡi thường được bao phủ bởi những nhú lưỡi nhỏ li ti, có màu trắng hồng; thường ngắn, mịn và trông giống như sợi tóc. Với lưỡi bản đồ, những vết trên bề mặt lưỡi không có nhú lưỡi và là một khoảng đỏ, nhăn, thường có viền bao quanh. Vậy viêm lưỡi bản đồ là gì? Những vết này khiến lưỡi có hình dạng giống như bản đồ, thường lành lại ở một khu vực và sau đó lại lan sang phần khác của lưỡi. Bệnh còn được gọi là viêm lưỡi di trú lành tính. Mặc dù lưỡi bản đồ có thể trông khá nguy hiểm, nhưng nó không gây ra vấn đề sức khỏe và không liên quan đến nhiễm trùng hoặc ung thư. Lưỡi bản đồ đôi khi có thể gây khó chịu cho lưỡi và tăng độ nhạy cảm với một số chất, chẳng hạn như gia vị, muối và thậm chí là đồ ngọt.
Lưỡi bản đồ xảy ra khi các bộ phận của lưỡi bị thiếu các lớp da nhỏ gọi là u nhú. Chúng thường bao phủ toàn bộ lớp trên của lưỡi. Tại sao bạn mất những papillae trong lưỡi bản đồ? Không ai biết chắc chắn. Tuy nhiên, vì lưỡi bản đồ có xu hướng chạy trong các gia đình, di truyền có thể là một liên kết phổ biến. Lưỡi bản đồ cũng đã được nhìn thấy thường xuyên hơn ở những người bị bệnh vẩy nến và ở những người có lưỡi bị nứt. Trong lưỡi nứt, vết nứt và rãnh xuất hiện trên đỉnh và hai bên của lưỡi.
Các dấu hiệu và triệu chứng của lưỡi bản đồ có thể bao gồm: Các mảng (vết thương) nhẵn, màu đỏ, hình dạng không đều ở đầu hoặc bên lưỡi  Thay đổi thường xuyên về vị trí, kích thước và hình dạng của tổn thương Trong một số trường hợp có thể có khó chịu, đau hoặc cảm giác nóng rát, thường liên quan đến việc ăn thức ăn cay hoặc axit Nhiều người có lưỡi bản đồ không có triệu chứng. Lưỡi địa lý có thể kéo dài tiếp tục trong nhiều ngày, nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bệnh thường tự mất nhưng có thể xuất hiện lại sau đó. Khi nào đi khám bác sĩ? Lưỡi bản đồ là một điều kiện nhỏ - mặc dù đôi khi không thoải mái -. Tuy nhiên, các tổn thương trên lưỡi có thể chỉ ra các tình trạng nghiêm trọng khác của lưỡi hoặc các bệnh ảnh hưởng đến cơ thể nói chung. Nếu bạn có tổn thương trên lưỡi mà không giải quyết trong vòng 10 ngày, hãy gặp bác sĩ hoặc nha sĩ. Biến chứng Lưỡi bản đồ là một bệnh lý lành tính. Nó không đe dọa sức khỏe của bạn, không gây ra các biến chứng lâu dài hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể khiến bạn lo lắng vì: Hình dáng của lưỡi có thể khiến bạn xấu hổ, tùy thuộc vào tổn thương trông như thế nào Có thể khó để trấn an tinh thần là thực tế không có gì nghiêm trọng cả
Bệnh lưỡi bản đồ không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Các nghiên cứu về các yếu tố liên quan có thể làm tăng nguy cơ của lưỡi bản đồ đã đem lại những kết quả khác nhau. Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị lưỡi bản đồ bao gồm: Tiền sử gia đình: Một số người bị viêm lưỡi bản đồ có tiền sử gia đình bị rối loạn này, vì vậy các yếu tố về gen di truyền có thể làm tăng nguy cơ. Lưỡi có rãnh nứt sâu: Những người bị lưỡi bản đồ thường có một rối loại khác được gọi là lưỡi nứt, là tình trạng xuất hiện những rãnh sâu trên bề mặt lưỡi.
Hiện nay, nguyên nhân của lưỡi bản đồ chưa được biết đến và không có cách nào để phòng bệnh. Có mối liên quan giữa lưỡi bản đồ và bệnh vảy nến – một bệnh mạn tính về da, những cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ hơn về mối liên quan này.
Bác sĩ thường chẩn đoán lưỡi bản đồ dựa trên thăm khám lưỡi và các dấu hiệu, triệu chứng của bạn. Khi khám, bác sĩ có thể: Sử dụng đèn soi để khám lưỡi và miệng Bảo bạn di chuyển lưỡi theo các hướng khác nhau Sờ nắn nhẹ nhàng lưỡi của bạn để kiểm tra độ mềm hoặc những thay đổi bất thường về cấu tạo hoặc mật độ của lưỡi Kiểm tra những dấu hiệu của nhiễm trùng, như sốt và sưng hạch cổ
Lưỡi bản đồ thường không cần điều trị gì. Mặc dù lưỡi bản đồ thường khiến bạn cảm thấy khó chịu ở, nhưng nó không gây hại. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc để giảm bớt khó chịu và nhạy cảm: Thuốc giảm đau không kê đơn Nước súc miệng có gây tê Nước súc miệng kháng histamin Nước súc miệng hoặc thuốc mỡ corticoid Bạn có thể giảm khó chịu do lưỡi bản đồ bằng cách tránh hoặc hạn chế các chất thường làm tăng nhạy cảm các mô trong miệng, bao gồm: Thức ăn mặn, cay, nóng hoặc chua Thuốc lá Kem đánh răng có chứa các chất phụ gia ngăn ngừa cao răng, hương liệu nặng hoặc các chất tẩy trắng. Xem thêm: Lưỡi có chức năng gì? Những điều thú vị về lưỡi Bị loét ở lưỡi không thấy đau có phải là biểu hiện của bệnh ung thư hay không? Nhận diện tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Lỵ amip cấp
Bệnh lỵ amip cấp là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa do amip lỵ (Entamoeba histolytica) gây ra. Đây là một bệnh lý nhiễm ký sinh trùng trong đường ruột gây ra bởi các sinh vật đơn bào như Entamoeba histolytica (E.histolytica). Bệnh thường có tiến triển kéo dài và dễ trở thành mãn tính nếu không được điều trị đúng.  Amip lỵ thường gây tổn thương ở đại tràng. Mặc dù, hầu hết những người bị mắc bệnh lỵ do amip sẽ không có triệu chứng nghiêm trọng nhưng một số người lại có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng gọi là Hội chứng lỵ gồm 3 triệu chứng chủ yếu là: đau quặn bụng (đau bụng quặn từng cơn, thường là ở vùng hố chậu phải), mót rặn và đi ngoài “giả” (thường xuyên cảm giác mót rặn sau mỗi cơn đau quặn, đi ngoài phải rặn nhiều và nếu kéo dài có thể dẫn tới biến chứng trĩ hoặc sa niêm mạc trực tràng) và đi ngoài nhiều lần, phân nhầy máu....  Ruột già là nơi cư trú ưa thích của các ký sinh trùng. Do vậy, phân người bệnh là nguồn lây nhiễm quan trọng nhất. Đặc biệt là trong điều kiện vệ sinh kém, chúng có thể làm ô nhiễm nguồn nước. Trái cây và rau quả có thể bị nhiễm nếu được trồng ở những nơi phân người được sử dụng làm phân bón. Ký sinh trùng có thể được truyền từ bàn tay bẩn của những người bị nhiễm sang những người khác. Ruồi nhặng cũng là 1 tác nhân truyền bệnh nguy hiểm thông qua việc làm nhiễm bẩn thức ăn. Khoảng 10% dân số thế giới bị nhiễm amip, đặc biệt là những người sống ở Mexico, Ấn Độ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và các khu vực nhiệt đới của châu Á. Ở các nước công nghiệp phát triển, bệnh lỵ do amip phổ biến ở trong những người nhập cư và du khách đến thăm các quốc gia mà có lưu hành dịch bệnh lỵ do amip.
Là một dạng sinh vật đơn bào có tên khoa học là Entamoeba histolytica (E.histolytica), vòng đời của lỵ amip được chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ hoạt động (còn gọi là chu kỳ tự dưỡng) và thời kỳ nghỉ (kén). Trong quá trình tồn tại, tùy theo điều kiện sống, amip lỵ có thể chuyển từ trạng thái hoạt động sang thể kén và ngược lại. Con người là vật chủ duy nhất của amip lỵ. Do vậy nguồn gây lây bệnh chủ yếu là người bệnh; người mắc bệnh mạn tính; người mang mầm bệnh không triệu chứng. Đây là nguồn bệnh nguy hiểm. Người mắc bệnh cấp tính ít có khả năng lây nhiễm do amip thể hoạt động dễ chết khi ra khỏi ký chủ.
Có 3 thể lâm sàng của bệnh lỵ amip: người mang mầm bệnh không triệu chứng, bệnh lỵ amip cấp tính và bệnh lỵ amip mạn tính. Ở thể lỵ amip cấp tính, bệnh có các biểu hiện lâm sàng như sau: Thời kỳ ủ bệnh: kéo dài 1-2 tuần, có khi vài tháng. Khởi phát: thường từ từ, đôi khi cấp tính. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, thường không có sốt hoặc nếu có cũng chỉ sốt nhẹ, người bệnh  cảm thấy sức khỏe bình thường. Giai đoạn toàn phát: hội chứng lỵ là tổn thương đặc trưng với các biểu hiện: Đau quặn bụng: bệnh nhân đau âm ỉ dọc khung đại tràng, thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau quặn, thường ở hố chậu phải (vùng hồi manh tràng – đoạn cuối ruột non), kèm theo đó là cảm giác buồn đi ngoài, đi ngoài xong có giảm đau nhưng nhanh chóng xuất hiện đau lại. Mót rặn: đi ngoài ngày từ vài lần đến chục lần. Khi đi ngoài, bệnh nhân không có cảm giác hết phân. Do vậy, bệnh nhân luôn có cảm giác buồn đi ngoài khiến bệnh nhân phải liên tục rặn (mót rặn). Hầu hết  mỗi lần rặn , bệnh nhân đi ngoài ra phân có nhầy, máu. Tuy nhiên có những lần rặn, bệnh nhân không đi ngoài ra phân (đi ngoài giả). Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Thay đổi tính chất phân: Vài ngày đầu phân thường lỏng, sệt, có ít nhầy và ít máu. Về sau, phân chủ yếu là nhầy, máu. Nhầy của phân lỵ amip trong như nhựa chuối, đứng riêng rẽ, không lẫn máu, dính bô. Bệnh dễ tiến triển thành mãn tính nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng. Nhưng nếu được điều trị đúng hướng thì bệnh khỏi sau 7-10 ngày. Biến chứng của bệnh lỵ amip cấp: Viêm phúc mạc do thủng ruột: là biến chứng nguy hiểm do khó chẩn đoán bởi diễn biến của bệnh thường xảy ra từ từ và không điển hình. Viêm phúc mạc do lỵ amip thường do thủng đoạn hồi manh tràng (là đoạn cuối của ruột non) nên dễ nhầm lẫn với thủng ruột thừa. Viêm phúc mạc do thủng ruột ở bệnh nhân lỵ amip  thường gây ra viêm phúc mạc khu trú, hay có diễn biến mãn tính và dày dính quanh manh tràng mạn tính. Chảy máu ruột: thường gặp, nhưng thường ở mức độ nhẹ. Áp-xe gan: do amip di chuyển đến gan và gây nên, các biểu hiện có thể bao gồm sốt, buồn nôn, nôn mửa và đau ở bên phải phần bụng trên, sụt cân nhanh và gan to.  Các biến chứng khác (hiếm gặp hơn):  u amip (amoeboma) đại tràng: thường ở manh tràng hoặc đại tràng lên, mất đi khi điều trị đặc hiệu diệt amip lỵ. Polyp đại tràng: là nguyên nhân hay kích thích gây ung thư hóa nên cần phát hiện sớm và phẫu thuật sớm. Sa niêm mạc trực tràng: thường sảy ra ở bệnh nhân lỵ  amip mạn tái diễn nhiều lần. Viêm ruột thừa do amip: thường nặng do chỉ nghĩ đến viêm ruột thừa đơn thuần nên không có chỉ định điều trị đặc hiệu diệt amip sau phẫu thuật.
Bệnh lây qua đường ăn uống, người mắc bệnh do nhiễm phải nguồn thực phẩm hoặc thông qua tay nhiễm kén amip. Ruồi và nhặng là hai trung gian truyền bệnh quan trọng. Frye và Meleney (1936) cho thấy ¾ số lượng ruồi trong nhà người bệnh lỵ amip có mang bào nang. E.histolytica thường đi vào cơ thể người khi họ ăn thức ăn hoặc uống nước có chứa nang của nó. Một cách khác để xâm nhập vào cơ thể là thông qua tiếp xúc trực tiếp với phân. Các u nang là một hình thức hoạt động của các ký sinh trùng có thể sống vài tháng trong đất hoặc môi trường nơi chúng được lắng đọng trong phân. Nang có thể được xuất hiện trong đất, phân bón hoặc nước bị ô nhiễm bởi phân. Trong quá trình quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc thụt rửa đại tràng, bạn cũng có thể bị lây truyền bệnh. Khi nang xâm nhập vào cơ thể, chúng sống trong đường tiêu hóa. Sau đó, các ký sinh trùng sinh sản trong đường tiêu hóa và di chuyển đến ruột già. Ở đó, chúng có thể chui sâu vào thành ruột hoặc ruột kết, gây ra tiêu chảy ra máu, viêm đại tràng và phá hủy các biểu mô. Còn nếu chúng xâm nhập một cơ quan nội tạng, chúng có khả năng gây ra: Áp xe; Nhiễm trùng; Tình trạng bệnh nặng hơn; Tử vong. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lỵ amip cấp tính, ví dụ như: Các nước ở vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém; Những người đã đi du lịch đến các địa điểm ở vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém; Những người nhập cư từ các nước ở vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém; Những người sống trong các cơ sở có điều kiện vệ sinh kém, chẳng hạn như nhà tù; Quan hệ đồng tính nam; Những người bị suy giảm miễn dịch.
no_information
Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng sau: Lâm sàng: bệnh nhân thường không sốt, có hội chứng lỵ (như mô tả ở trên); Nội soi đại tràng: niêm mạc ít xung huyết, lòng đại tràng có nhầy trong, có các ổ loét dạng cúc áo , rải rác trên bề mặt niêm mạc; Soi tươi phân thấy amip lỵ các thể tồn tại của amip lỵ; Các xét nghiệm huyết thanh (như ELISA) là không cần thiết; PCR có giá trị tương đương soi tươi.
Nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường là chìa khóa để phòng tránh bệnh lỵ do amip. Bên cạnh đó, cần đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống: bằng cách: Ăn chín, uống nước chín; Rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn; Rửa trái cây và rau quả một cách cẩn thận trước khi ăn; tránh ăn các loại trái cây hoặc rau quả tươi sống, trừ khi đã được rửa sạch và gọt vỏ;  Tránh sử dụng sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng khác; Tránh ăn các loại thực phẩm không vệ sinh ở đường phố; Đặc biệt phải xử lý tốt nguồn nước uống và nguồn nước thải.: Sử dụng nước đóng chai, nước giải khát không chứa cồn. Do nước uống khử bằng clore ở nồng độ uống được thì không đủ diệt amip. Vì vậy, tránh dùng đá cục ở các cơ sở chế biến đá hoặc uống nước ở đài phun nước. nên sử dụng nước lọc đã được nấu chín.  Quản lý người bệnh, nguồn phân : Bệnh nhân mắc bệnh lỵ amip phải được điều trị bằng thuốc điều trị đặc hiệu (tốt nhất điều trị nội trú tại bệnh viện), chỉ cho bệnh nhân ra viện khi soi phân 2 lần không phát hiện kén amip lỵ. Quần áo dính phân phải được giặt và khử trùng. Mọi người dân tuyệt đối không được đại tiện ra ngoài môi trường. Không được sử dụng phân tươi cho chăn nuôi và trong nông nghiệp. Điều trị người mang kén amip lỵ : ở các nơi có bếp ăn tập thể như  trường học, nhà trẻ, đơn vị bộ đội …, hoặc các nhà hàng ăn uống các nhân viên nhà chế biến và phục vụ ăn, uống phải được xét nghiệm phân định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện kén amip lỵ. Điều trị diệt kén và tạm thuyên chuyển vị trí công tác trong thời gian điều trị cho cá nhân mang kén.
Nguyên tắc trong việc điều trị lỵ amip cấp gồm có: điều diệt amip, điều trị triệu chứng và điều trị biến chứng nếu có. E.histolytica có thể dễ dàng bị tiêu diệt bằng các thuốc sẵn có trên thị trường như: kháng sinh nhóm nitroimidazoles; Emetin; … Điều trị giảm đau và nhiễm khuẩn phối hợp; Can thiệp phẫu thuật để giải quyết các biến chứng như: viêm ruột thừa, khâu lỗ thủng đại tràng, áp xe gan…   Xem thêm: Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Lỵ do Balantidium: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Lao phổi
Hiện nay trong số ca bệnh về lao, lao phổi chiếm 80-85% tổng số ca bệnh và là nguyên nhân lây chính cho những người xung quanh. Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Bệnh lao phổi được chia thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi, nếu không được điều trị kịp thời người bệnh bị nhiễm lao phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh lao phổi là gì? Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên ở phổi của người bệnh. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi. Bệnh lao phổi có lây không? Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis thông qua các con đường như: người lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà phát tán ra bên ngoài, lây truyền cho người hít. Các vi khuẩn lao này có thể qua đường máu hay bạch huyết để lan truyền đến các bộ phận nội tạng khác trong cơ thể người bệnh và gây bệnh lao tại đó.
Dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi được biểu hiện dưới những hiện tượng sau: Dấu hiệu quan trọng nhất là người bệnh bị ho kéo dài liên tục hơn 2 tuần, có thể là ho khan, ho đờm hoặc nghiêm trọng hơn là ho ra máu. Cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, giảm cân và mất cảm giác thèm ăn Người bệnh bị đau ngực thậm chí là khó thở Bị ra mồ hôi vào ban đêm và có biểu hiện sốt nhẹ về chiều. Tuy nhiên các dấu hiệu trên cũng thường gặp ở nhiều bệnh khác nhau, chính vì vậy để có kết quả chuẩn đoán chính xác cần thiết phải làm những xét nghiệm chuyên biệt để có phác đồ điều trị phù hợp.
no_information
Bệnh lao phổi thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt với những người sống trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với những người bị lao phổi nếu không có biện pháp phòng tránh sẽ có khả năng nhiễm bệnh cao.
Để phòng ngừa bệnh lao, hiện nay có biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng chống lao cho trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng. Ngoài ra việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học như: ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; tránh xa các chất gây nghiện; giữ gìn môi trường làm việc, nơi ở sách sẽ thoáng máy cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả.
Khi có các biểu hiện như sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi về đêm hay chán ăn, mệt mỏi, khó thở, đau ngực bác sĩ sẽ tiến hành khám phổi và khám toàn thân. Trên cơ sở khám lâm sàng, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm sau để có kết luận chính xác: Chụp X-quang phổi Nếu có thể tiến hành xét nghiệm Xpert MTB/RIF Tìm AFB thông qua phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp
Bệnh lao phổi có chữa được không? Đối với các bệnh nhân bị lao phổi tùy từng thể trạng cơ thể mà có biện pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là sử dụng thuốc đặc trị lao với 2 loại chính như sau: Thuốc chống lao thiết yếu: isoniazid, rifampicin, ryrazinamid, streptomycin, ethambutol. Thuốc chốn lao hàng 2: kanamycin, amikacin, capreomycin; nhóm fluoroquinolones (Levofloxacin®, Moxifloxacin®, Gatifloxacin®, Ciprofloxacin®, Ofloxacin®) và một số thuốc khác. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học cũng là một biện pháp quan trọng giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lao. Bệnh lao phổi có thể điều trị khỏi tuy nhiên tỷ lệ lao phổi tái phát tương đối cao (7%). Đó là tình trạng người bệnh nhiễm lao phổi đã điều trị khỏi nhưng lại bị mắc lại. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng lao phổi tái phát, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp như: hạn chế tối đa với người bị lao phổi, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Xem thêm: Làm thế nào để biết mình có bị lao phổi hay không? Dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi Điểm danh 8 dấu hiện nhằm phát hiện sớm ung thư phổi
Lao cột sống
Hiện nay, các bệnh lao hệ thống xương khớp đang chiếm 1/5 tổng số các trường hợp lao ngoài phổi. Riêng ở Việt Nam, 65% bệnh nhân bị lao hệ xương khớp bị mắc bệnh lao cột sống, lao khớp (khớp gối, háng, cổ chân, vai, cổ tay...). Vậy bệnh lao cột sống là gì? Bệnh lao cột sống hay còn gọi là mục xương sống là một dạng bệnh lý lao ngoài phổi, thường gặp nhất trong hệ vận động, tuy nhiên, hiện nay dưới sự phát triển của y học đã tìm ra phương pháp chữa khỏi khi được phát hiện sớm.
Lao cột sống là tình trạng do viêm đốt sống-đĩa đệm do lao. Khi bị mắc bệnh là lúc cột sống bị vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận của hệ thống cơ xương khớp. Nguyên nhân bệnh lao cột sống do vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó của hệ thống cơ xương khớp gây bệnh.
Bệnh nhân bị bệnh lao cột sống sẽ bị phá hủy các thân đốt sống âm thầm, vì vậy các triệu chứng bệnh lao cột sống xuất hiện rất chậm và thường có các triệu chứng chủ quan giống như lao phổi: sốt nhẹ về chiều, lười hoặc chán ăn, giảm cân trầm trọng, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi. Đau vùng đốt sống bị tổn thương: ban đầu vết đau âm ỉ và có chiều hướng tăng dần vào chiều và đêm. Đau thường khu trú ở khu vực đốt sống vùng ngực là lúc bị lao cột sống ngực. Nếu biểu hiện đau càng dữ dội là lúc cột sống thắt lưng bị phá hủy nặng dẫn đến một hay hai chân co giật và đau lan theo rễ thần kinh bị chèn ép. Chân tay bị teo: chân teo nhỏ lại, đặc biệt là vùng trước ngoài cẳng chân hay bắp chuối chân, thường thấy trong lao cột sống thắt lưng. Kèm theo đó là các biểu hiện liệt vận động hai chân, do chèn ép tuỷ sống, dấu hiệu này xuất hiện chậm hơn. Khi hai chân có dấu hiệu bị chèn ép rễ thần kinh sẽ có biểu hiện rối loạn biến dưỡng da, lông, móng. Thấy phồng lên trong ổ bụng dưới. Khi áp xe lớn sẽ chui qua dây chằng bẹn, xuống đùi, giống dạng áp xe hình nút áo. Áp xe lao có thể xuất hiện lớn sau mông, vùng tam giác Petit trên mào chậu sau, xuống vùng u toạ, hay ra mặt ngoài đùi… Khi áp xe quá lớn dưới da, áp xe bể sẽ dẫn đến hiện tượng dò mủ dưới da. Liệt vận động hai chân là biểu hiện thường thấy hơn liệt vận động tứ chi, đa phần do lao cột sống ngực thấp.
Do sự xâm nhập của vi khuẩn lao tại hệ thống xương khớp trong cơ thể con người gây nên, bệnh lao cột sống có thể lây truyền từ người sang người nếu như nguyên nhân của lao cột sống là do lao phổi. Khi vi khuẩn lao phổi đã xâm nhập vào hệ tiêu hóa và theo tuần hoàn máu di chuyển đến các bộ phận khác của xương, từ đó phá hủy xương khớp ở khu vực mà trú ngụ. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của bệnh lao cột sống ít hơn nhiều so với bệnh lao phổi.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao cột sống là những người có tiền sử mắc bệnh lao phổi hoặc tiếp xúc thường xuyên với những người mắc bệnh lao phổi.
Để phòng ngừa bệnh lao cột sống có thể kể đến các biện pháp cụ thể sau: Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, tránh tiếp xúc với thuốc lá, bụi và hóa chất Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị lao phổi, khi tiếp xúc phải có biện pháp tránh lây nhiễm. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.
Một số biện pháp chẩn đoán bệnh lao cột sống như sau: Chụp X-Quang để thấy hình ảnh tổn thương lao, điển hình tại đĩa đệm. Khi bệnh nhân mắc bệnh, đĩa đệm sẽ hẹp lại. Trong giai đoạn muộn, các thân đốt sống sẽ dính sát với nhau, bờ thân đốt sống trên và dưới đĩa đệm bị phá hủy, tạo thành hang lao. Bệnh nhân bị lao cột sống không có phản ứng dày xương, ngà xương kèm theo sự phá hủy xương và thường ít gặp ở cung sau đốt sống, vì vậy nếu thấy phá hủy ở cung sau có thể chẩn đoán do ung thư. Ngoài ra, có thể sử dụng các xét nghiệm khác để phát hiện bệnh như: tốc độ lắng máu lắng, phản ứng Mantoux (+).
Hiện nay, do sự phát triển của y học, bệnh lao cột sống có thể chữa trị với điều kiện người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ. Phác đồ điều trị lao cột sống gồm 2 phần: chữa bệnh lao và chữa những bệnh liên quan đến cột sống. Thuốc chống lao được dùng theo phác đồ giống với chữa trị bệnh lao phổi bằng phương thức uống hoặc tiêm. Sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần nằm nghỉ trên giường cứng 4-5 tuần; sau đó, cần duy trì chế độ tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh cứng khớp. Đối với ổ áp xe lớn, chèn vào tủy cần thực hiện phẫu thuật kịp thời. Để điều trị các vấn đề về cột sống cần: tránh mang vác vật nặng, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, có thể dùng thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau, sử dụng nẹp để cố định trong trường hợp bị gù cột sống nhưng chưa bị yếu và liệt chi. Xem thêm: Bệnh lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Thoát vị đĩa đệm Thoái hóa cột sống thắt lưng Gai cột sống Vẹo cột sống Thoái hóa cột sống cổ
Leukemia cấp
Bệnh Leukemia hay còn gọi là bệnh bạch cầu là bệnh ung thư các mô tạo máu của cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết. Tủy xương là trung tâm xốp của xương tạo ra các tế bào máu: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, tế bào hồng cầu mang Oxy từ phổi đến các cơ quan của cơ thể và lấy CO2 từ các tế bào ra khỏi cơ thể, tiểu cầu giúp tạo ra cục máu đông để kiểm soát chảy máu. Tế bào gốc trong tủy xương sản sinh các tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc tiểu cầu trưởng thành với số lượng chính xác. Khi bệnh bạch cầu xảy ra, tủy xương bắt đầu sản sinh các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành, được gọi là tế bào non - ác tính (tế bào blast) có nguồn gốc tại tuỷ xương, mà không phục vụ đúng mục đích của chúng với số lượng đông hơn các tế bào bình thường và ngăn chúng hoạt động đúng chức năng. Bệnh bạch cầu được phân loại là tủy hoặc lymphocytic tùy thuộc vào loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng. Mỗi loại tiếp tục chia thành mãn tính hoặc cấp tính phụ thuộc vào tốc độ lây lan bệnh. Một số dạng bệnh bạch cầu phổ biến hơn ở trẻ em,  các dạng bệnh bạch cầu khác xảy ra chủ yếu ở người lớn. Bệnh bạch cầu mãn tính tiến triển chậm hơn so với loại cấp tính. Có bốn loại chính của bệnh bạch cầu: Bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (ALL) Bệnh leukemia cấp dòng tủy (AML) Bệnh bạch cầu lympho bào mãn tính (CLL) Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính (CML) Điều trị bệnh bạch cầu có thể phức tạp - tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu và các yếu tố khác. Vậy nguyên nhân bệnh leukemia là gì và triệu chứng ra sao?
Các nhà khoa học hiện này chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu. Nó dường như phát triển từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Bệnh bạch cầu hình thành như thế nào? Bệnh bạch cầu xảy ra khi ADN của tế bào tủy xương bị đột biên. Các tế bào này tiếp tục phát triển và phân chia, khi một tế bào khỏe mạnh bình thường ngừng phân chia và cuối cùng sẽ chết, tuy nhiên tủy xương tạo ra các tế bào chưa trưởng thành phát triển thành các tế bào bạch cầu bạch cầu bị đột biến. Theo thời gian, các tế bào bất thường này có thể lấn át các tế bào máu khỏe mạnh trong tủy xương, dẫn đến các tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu.
Các triệu chứng bệnh bạch cầu khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch cầu phổ biến bao gồm: Sốt hoặc ớn lạnh Mệt mỏi kéo dài, yếu Nhiễm trùng thường xuyên hoặc nặng Giảm cân mà không rõ lý do Hạch bạch huyết sưng, gan to hoặc lách Dễ chảy máu hoặc bầm tím Chảy máu cam tái phát Xuất hiện những đốm đỏ nhỏ trên da Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm Đau xương Khi nào đi khám bác sĩ? Đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng trên nào khiến người bệnh lo lắng. Các triệu chứng bệnh bạch cầu thường mơ hồ và không cụ thể. Người bệnh có thể bỏ qua các triệu chứng bệnh bạch cầu sớm vì chúng có thể giống với các triệu chứng của bệnh cúm và các bệnh thông thường khác. Thường thì bệnh bạch cầu vô tình được phát hiện trong các xét nghiệm máu vì bệnh khác. Bệnh bạch cầu được phân loại như thế nào? Các bác sĩ phân loại bệnh bạch cầu dựa trên tốc độ tiến triển của nó và loại tế bào liên quan. Phân loại bệnh bạch cầu: Bệnh bạch cầu cấp tính. Trong bệnh bạch cầu cấp tính, các tế bào máu bất thường là các tế bào máu chưa trưởng thành, chúng không  thực hiện các chức năng bình thường và chúng nhân lên nhanh chóng, vì vậy căn bệnh trở nên nặng lên nhanh chóng. Bệnh bạch cầu cấp tính đòi hỏi phải điều trị tích cực, kịp thời. Bệnh bạch cầu mãn tính. Có nhiều loại bệnh bạch cầu mãn tính. Một số sản xuất quá nhiều tế bào và một số tạo ra quá ít tế bào máu. Bệnh bạch cầu mãn tính liên quan đến các tế bào máu trưởng thành, những tế bào máu này sao chép hoặc tích lũy chậm hơn và có thể hoạt động bình thường trong một khoảng thời gian. Một số dạng bệnh bạch cầu mãn tính ban đầu không có triệu chứng sớm và có thể không được chú ý hoặc không được chẩn đoán trong nhiều năm. Phân loại thứ hai theo loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng: Bệnh bạch cầu lympho. Loại bệnh bạch cầu này ảnh hưởng đến các tế bào bạch huyết (tế bào lympho), hình thành tế bào bạch huyết hoặc mô bạch huyết. Mô bạch huyết tạo nên hệ thống miễn dịch của con người. Bệnh bạch cầu tủy. Loại bệnh bạch cầu này ảnh hưởng đến các tế bào tủy xương. Tế bào tủy tạo ra các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Bệnh Leukemia cấp là bệnh ung thư, không phải bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu bao gồm: Điều trị ung thư. Những người trải qua hóa trị và xạ trị để điều trị các bệnh ung thư có nguy cơ phát triển một số loại bệnh bạch cầu. Rối loạn di truyền. Bất thường di truyền dường như đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu. Tiếp xúc với hóa chất. Phơi nhiễm với một số hóa chất, chẳng hạn như benzen - được tìm thấy trong xăng và được sử dụng trong ngành hóa chất  có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu. Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính. Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu. Nếu các thành viên trong gia đình bạn được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu thì nguy cơ của thế hệ sau mắc bệnh có thể tăng lên. Tuy nhiên, hầu hết những người có yếu tố nguy cơ đã biết không mắc bệnh bạch cầu. Và nhiều người mắc bệnh bạch cầu thì lại không có các yếu tố nguy cơ này.
Để giảm nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu, người dân có thể thực hiện bằng cách làm như sau: Không hút thuốc là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu. Không bắt đầu hút thuốc lá và cũng không thử hút. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể chất có thể giúp người chưa mắc bệnh có một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Tránh hoặc giảm tiếp xúc lâu dài với benzen và formaldehyd để giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
Các bác sĩ có thể phát hiện bệnh bạch cầu mãn tính trong xét nghiệm máu thường quy, trước khi các triệu chứng bắt đầu. Nếu người bệnh có các dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý bệnh bạch cầu, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán sau: Khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu thực thể để phát hiện bệnh bạch cầu, chẳng hạn như da nhợt nhạt do thiếu máu, sưng hạch bạch huyết và gan to và lá lách to. Xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xác định xem mức độ bất thường của hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu để gợi ý bệnh bạch cầu. Xét nghiệm tủy xương. Bác sĩ có thể chỉ định lấy một mẫu tủy xương từ xương hông của người bệnh. Tủy xương được lấy ra bằng kim dài và mỏng. Mẫu tủy xương được gửi đến phòng xét nghiệm để tìm kiếm các tế bào ung thư bạch cầu. Các xét nghiệm chuyên biệt về các tế bào ung thư bạch cầu có thể tiết lộ một số đặc điểm được bác sĩ sử dụng để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh bạch cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bác sĩ xác định các lựa chọn điều trị bệnh bạch cầu dựa trên tuổi tác và sức khỏe tổng thể, loại bệnh bạch cầu mà người bệnh mắc phải và liệu nó có lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả hệ thống thần kinh trung ương. Các phương pháp điều trị phổ biến được sử dụng để chống lại bệnh bạch cầu bao gồm: Hóa trị. Hóa trị là hình thức điều trị chính cho bệnh bạch cầu bằng cách sử dụng các hóa chất để tiêu diệt các tế bào bạch cầu. Tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu, người bệnh có thể sử dụng một hay kết hợp các loại thuốc. Những loại thuốc này có thể ở dạng thuốc viên hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Liệu pháp sinh học. Liệu pháp sinh học hoạt động bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư bạch cầu. Liệu pháp nhắm trúng đích được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư, là phương pháp dùng thuốc sinh học để ngăn chặn sự phát triển và lan tràn của tế bào ung thư, can thiệp vào các phân tử đặc hiệu trong cơ chế sinh ung và sự phát triển của khối u. Ví dụ, thuốc imatinib (Gleevec) ngăn chặn hoạt động của loại protein trong các tế bào ung thư bạch cầu của những người mắc bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính, từ đó giúp kiểm soát bệnh. Xạ trị. Xạ trị sử dụng tia X hoặc các chùm năng lượng cao khác để bắn phá các tế bào ung thư bạch cầu và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Trong quá trình xạ trị, người bệnh nằm trên bàn cạnh một cỗ máy lớn di chuyển xung quanh  hướng bức xạ đến các điểm chính xác trên cơ thể. Người bệnh được bức xạ ở một khu vực cụ thể của cơ thể, nơi có một bộ các tế bào ung thư bạch cầu, hoặc bức xạ trên toàn bộ cơ thể người bệnh. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng để chuẩn bị cho việc cấy ghép tế bào gốc. Ghép tế bào gốc. Ghép tế bào gốc là một thủ tục để thay thế tủy xương bị bệnh bằng tủy xương khỏe mạnh. Trước khi ghép tế bào gốc, người bệnh sẽ được hóa trị liệu hoặc xạ trị liều cao để tiêu diệt tủy xương bị bệnh. Sau đó, người bệnh được truyền tế bào gốc tạo máu giúp xây dựng lại tủy xương.   Xem thêm: Leukemia kinh dòng bạch cầu hạt (CML): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Bạch cầu tăng cao cảnh báo bệnh gì? Dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư bạch cầu
Loạn thị
Loạn thị là gì? Ánh sáng được phản xạ từ vật được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc mắt. Tại võng mạc, các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác. Hình ảnh được não tạo ra dựa trên những tín hiệu đó. Ở người bình thường, các tia hình ảnh được phản xạ từ vật sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ được hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Loạn thị là bệnh mà những tia hình ảnh đó không hội tụ tại một điểm mà hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc làm cho tín hiệu hình ảnh bị thay đổi và ảnh hưởng hình ảnh tạo ra.
Nguyên nhân loạn thị chủ yếu là do bất thường về hình dạng của giác mạc. Ở người bình thường, giác mạc có dạng hình chỏm cầu với một độ cong hoàn hảo. Giác mạc của người bị loạn thị bị biến dạng làm mất đi độ cong đó gây ra tình trạng hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc (có thể ở trước và sau võng mạc) làm cho hình ảnh tạo ra bị không rõ ràng, nhòe và mờ.
Loạn thị gặp ở tất cả mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh do di truyền hoặc ở người trưởng thành. Một số trường hợp loạn thị mắc phải sau khi gặp các bệnh về mắt hoặc sau phẫu thuật mắt. Xem tivi nhiều, đọc sách trong điều kiện không đủ ánh sáng không phải nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị. Bệnh loạn thị có thể kết hợp với các bệnh về mắt khác như cận thị, viễn thị.
no_information
Các chuyên gia khuyến cáo phòng ngừa và hạn chế loạn thị bằng các biện pháp như: Học tập và làm việc tại nơi đủ ánh sáng. Dùng các loại đèn với ánh sáng phù hợp để bảo vệ mắt. Cho mắt nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng đặc biệt khi sử dụng máy tính trong thời gian dài. Khi có các triệu chứng bệnh cần đi kiểm tra và điều trị sớm để tránh trường hợp bệnh nặng và tiến triển. Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là Vitamin A.
Các triệu chứng loạn thị thường gặp gồm có: Hình ảnh nhìn thấy bị mờ, nhòe, không rõ. Mỏi mắt, nhìn kém ở mọi khoảng cách. Nhìn hình ảnh xuất hiện 2 – 3 bóng mờ Các dấu hiệu khác gồm có: nhìn nhanh mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ.
Khi có các triệu chứng bệnh về mắt, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra mắt một cách kỹ càng và toàn diện. Các bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra để chẩn đoán như: Kiểm tra thị lực bằng đo thị lực. Kiểm tra độ cong giác mạc. Kiểm tra khúc xạ. Kiểm tra độ tập trung ánh sáng. Sau khi có kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị cho người bệnh.
Bệnh loạn thị có chữa được không? Bệnh loạn thị là bệnh bất thường về hình dạng giác mạc gây nên hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc. Mục tiêu điều trị bệnh loạn thị là điều chỉnh lại độ cong của giác mạc trở lại bình thường cho nên việc điều trị được là chắc chắn. Ngoài ra nếu người bệnh mắc loạn thị ở mức độ nhẹ sẽ không cần điều trị. Hiện nay có hai cách điều trị chính đó là: Điều trị bằng kính thuốc: Việc đeo kính sẽ làm điều chỉnh độ cong không đều của giác mạc. Đây là biện pháp phổ biến nhất, đơn giản, áp dụng rộng rãi và ít để lại biến chứng. Tuy nhiên do thị trường kính hiện nay rất đa dạng, người bệnh nên theo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn loại kính phù hợp nhất. Điều trị bằng phẫu thuật: Trong trường hợp loạn thị quá nặng, việc đeo kính không thể khắc phục được, người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật sử dụng tia Laser  hoặc dao vi phẫu để can thiệp điều chỉnh độ cong của giác mạc vĩnh viễn. Hiện nay phẫu thuật Lasik trong điều trị loạn thị đang là phương pháp phổ biến nhiều người lựa chọn nhất. Xem thêm: Loạn thị mấy độ thì phải đeo kính? Cận thị: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Ortho K - Điều chỉnh cận loạn thị không phẫu thuật ORTHO K - Giải pháp điều trị Cận thị, Loạn thị không cần phẫu thuật Gói Ortho-K
Lao ruột
Bệnh lao ruột là gì? Bệnh lao ruột là một thể bệnh lao ngoài phổi, do trực khuẩn lao gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đặc hiệu. Bệnh lao ruột thường xảy ra ở các quốc gia đang phát triển, là bệnh lý ít gặp nhưng rất nguy hiểm vì khó chẩn đoán, điều trị và tỷ lệ biến chứng rất lớn. Trong cơ thể, trực khuẩn lao thường ngủ yên, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch thì sẽ kích thích vi khuẩn lao hoạt động và gây lao ruột.
Bệnh lao ruột xảy ra do 2 nguyên nhân là nguyên phát và thứ phát Lao ruột nguyên phát Là loại lao ít gặp, nó xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hoá và khu trú ở ngay ruột, sau đó vi khuẩn lao mới xâm nhập sang các cơ quan khác. Vi khuẩn lao xâm nhập trực tiếp qua đường ăn uống, chủ yếu do dùng sữa bò tươi và các chế phẩm từ sữa có trực khuẩn lao bò, sử dụng thức ăn và nước uống có nhiễm trực khuẩn lao. Lao ruột thứ phát Là lao ruột thường gặp sau khi bệnh nhân bị lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu lao màng bụng.
Bệnh lao ruột xảy ra khá âm thầm, dấu hiệu bệnh lao ruột thường không đặc hiệu do đó ít khi người bệnh đến khám ở giai đoạn đầu. Các dấu hiệu bệnh lao ruột thường là biểu hiện bệnh lý đường tiêu hóa như: Buồn nôn; đau bụng toàn bộ hay khu trú, thường đau nhiều hơn ở hố chậu phải. Đường ruột bị tắc nghẽn do hẹp gây nên tình trạng đau quặn bụng với chứng sôi bụng xảy ra. Rối loạn đại tiện thường là bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài, có thể kèm theo phân có máu. Đôi khi xảy ra tình trạng bị táo bón hoặc xen lẫn tiêu chảy và táo bón. Triệu chứng tiêu chảy xuất hiện nhiều hơn khi bệnh nhân bị loét. Đầy hơi và hơi sôi bụng thường khu trú ở vùng hố chậu phải. Ngoài ra còn có các triệu chứng như sụt cân, đổ mồ hôi đêm, sốt, suy nhược,... Lao ruột, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như tắc ruột, có khối u giống u đại tràng, thủng ruột, viêm phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa nặng và hội chứng kém hấp thu, dẫn đến suy kiệt và tử vong. Khi thấy có các triệu chứng bất thường nghi ngờ bệnh lao ruột, bệnh nhân cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lao ruột không giống như lao phổi, lao ruột không lây qua không khí và tiếp xúc. Người bị bệnh lao ruột chủ yếu do nuốt phải đờm, dãi, chất nhầy có chứa vi khuẩn lao của bệnh nhân đang mắc phải lao ruột, do ăn các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao,...
Bệnh lao ruột có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh lao ruột thường xuất hiện phổ biến ở người trong độ tuổi lao động, nhất là từ 30 - 55 tuổi. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh lao phổi: Người bị nhiễm HIV/AIDS thường rất dễ mắc bệnh lao ruột do virus HIV làm suy giảm hệ miễn dịch ở các bệnh nhân này, tạo cơ hội cho vi khuẩn lao gây hại cho cơ thể. Bệnh nhân đái tháo đường Người có trọng lượng cơ thể thấp Bệnh nhân bị ung thư đầu cổ, bệnh bạch cầu hoặc bệnh Hodgkin Các bệnh nhân đang điều trị bệnh bằng corticosteroid hoặc một số loại thuốc để điều trị các bệnh tự miễn, viêm mạch như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus gây ức chế hệ miễn dịch. Người đang làm việc trong môi trường có chứa bụi silic.
Giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt không sử dụng sữa bò tươi chưa qua xử lý. Tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường có chứa silic, đây là loại bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi. Khi sử dụng các thuốc làm suy giảm miễn dịch như corticoid cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng miễn dịch của cơ thể. Khi có các nghi ngờ mắc bệnh, phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng, gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Xét nghiệm máu Bạch cầu lympho tăng cao, tốc độ lắng máu tăng, bệnh nhân bị thiếu máu đây là dấu hiệu phổ biến để chẩn đoán  bệnh nhân bị bệnh lao Chụp X-quang bụng Chụp transit ruột (có uống thuốc cản quang barium), chụp khung đại tràng có cản quang, thấy các hình ảnh: Đại tràng có hình không đều (chỗ to, chỗ nhỏ); Vùng hồi - manh - đại tràng ngấm thuốc không đều hoặc có hình đọng thuốc nhỏ, Các ổ loét ở ruột non có các hình đọng thuốc, cố định, tròn hoặc hình bầu dục Hình tiểu tràng biến dạng chỗ to, nhỏ (hình ống đàn)Thụt tháo bằng barium và uống barium Chụp mạch lympho bằng X-quang Nhằm kiểm tra các mạch hệ thống bạch huyết sau khi tiêm một chất đục để tiến hành chụp X- quang. Chụp Gallium citrate giúp phát hiện các trường hợp viêm như viêm thanh mạc và viêm phúc mạc. Nội soi bằng ống mềm Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được triệu chứng thực thể, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị tốt nhất: Các hạt lao như­ những hạt kê màu trắng rải rác trên niêm mạc. Những ổ loét nông, bờ mỏng, màu tím bầm, có thể có chảy máu ở bờ hoặc đáy ổ loét. Hoặc một khối u, mặt không đều, thâm nhiễm hết vùng manh tràng (thư­ờng làm hẹp nhiều ở lòng manh tràng, không thể đ­ưa ống soi qua được).
Bệnh lao ruột gồm hai hướng điều trị là điều trị nội khoa và ngoại khoa, tuy nhiên trên lâm sàng chủ yếu vẫn dùng điều trị nội khoa. Điều trị nội khoa bằng thuốc theo đúng chỉ định kết hợp chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đủ chất, nhất là đạm, vitamin, không nên ăn nhiều thức ăn dạng bột. Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật chỉ được  trong trường hợp lao ruột có biến chứng (hơn 80% trường hợp biến chứng phải can thiệp bằng phương pháp này). Xem thêm: Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Người lớn cũng có thể bị lồng ruột Những bệnh nào thường gặp ở đường tiêu hóa?
Liệt nửa người
Liệt nửa người là tình trạng một bên cơ thể suy yếu, đau tê nửa người bên phải hoặc bên trái phụ thuộc vào vùng não bị tổn thương khi đột quỵ hoặc các nguyên nhân khác. Tổn thương não trái sẽ gây ra liệt nửa người phải và ngược lại. Bên liệt sẽ có cử động yếu hơn bên còn lại hoặc thậm chí không thể cử động  Liệt nửa người được chia ra thành: Liệt nửa người bẩm sinh: trẻ bị liệt nửa người do tổn thương não trong hoặc ngay sau sinh Liệt nửa người mắc phải: Xảy ra do chấn thương hoặc bệnh tật
Nguyên nhân chính gây ra liệt nửa người là xuất huyết não hay đột quỵ xuất huyết, các bệnh về mạch máu não làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu lên não gây thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ Các chấn thương, tổn thương não cũng là nguyên nhân gây ra liệt nửa người Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây liệt nửa người nhưng ít cấp tính hơn gồm có: Khối u, áp-xe, tổn thương não Bệnh phá hủy vỏ bọc xung quanh tế bào thần kinh Mạch biến chứng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn Viêm não Bệnh truyền nhiễm do poliovirus (virus bại liệt) Rối loạn tế bào thần kinh vận động trong tủy sống, thân não và vỏ não
Các triệu chứng thường gặp của liệt nửa người gồm có: Mất thăng bằng Khó nói, khó nuốt, khó đi Tê ngứa hoặc mất cảm giác ở một bên cơ thể Suy giảm khả năng cầm nắm, cử động không rõ ràng Yếu cơ, thiếu sự phối hợp vận động
no_information
Người mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u não Người đã từng hoặc có nguy cơ đột quỵ Người bị chấn thương khi sinh, chuyển dạ khó khăn hoặc đột quỵ chu sinh ở thai nhi trong 3 ngày Người bị chấn thương ở đầu Người mắc hội chứng đau nửa đầu Người mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nhiễm trùng huyết và áp xe cổ lan đến não nếu không điều trị Người mắc bệnh loạn dưỡng chất trắng não Người bị viêm mạch máu
Do nguyên nhân chính của liệt nửa người là tình trạng đột quỵ nên khả năng lường trước gần như là không thể. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau: Tập thể dục hằng ngày để duy trì một sức khỏe tốt Lựa chọn giày dép phù hợp với điều kiện môi trường Ngủ đủ giấc và ngủ sâu Xây dựng chế độ ăn hợp lý, giàu rau xanh, trái cây nhiều vitamin, hạn chế ăn thức ăn dầu mỡ Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia
Chẩn đoán xác định liệt nửa người dựa vào thăm khám lâm sàng và cả xét nghiệm hỗ trợ. Bệnh sử và khám lâm sàng rất quan trọng để chẩn đoán tình trạng yếu cơ cũng như tìm ra nơi tổn thương trong hệ thống thần kinh nhằm xác định hướng điều trị Một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nguyên nhân gây bệnh gồm có: Công thức máu Sinh hóa máu Chụp cắt lớp vi tính sọ não Chụp cộng hưởng từ sọ não Điện não đồ
Bệnh nhân liệt nửa người cần mất một thời gian để hồi phục, không phải mọi trường hợp đều giống nhau và có cùng hiệu quả điều trị. Thay vào đó bác sĩ sẽ điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra liệt nửa người. Các phương pháp điều trị bao gồm cả dùng thuốc trị liệt nửa người và phẫu thuật khi cần thiết: Dùng thuốc hạ áp và giảm cholesterol cho người bị liệt nửa người do đột quỵ và có nguy cơ tái phát bệnh chẳng hạn như người bị tăng huyết áp hay tim mạch Dùng thuốc kháng đông giúp giảm tắc nghẽn mạch và nguy cơ đột quỵ trong tương lai Thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch được dùng nhằm chống viêm não Phương pháp phẫu thuật nhằm giải quyết phù não và lấy dị vật hoặc các vấn đề thứ phát, co cơ tự phát, tổn thương sống, tổn thương các dây chằng hoặc gân bên đối diện tổn thương Điều trị vật lý trị liệu giúp những vùng não xung quanh chỗ tổn thương có thể hoạt động cũng như hỗ trợ nhưng bên cơ thể không bị liệt, giúp kiểm soát cử động và duy trì sức khỏe Tâm lý trị liệu giúp đối phó với tác động của tâm lý bệnh Tăng cường hỗ trợ cơ chân và thăng bằng qua các bài tập, mang giày phẳng, rộng, sử dụng thiết bị trợ giúp theo chỉ định và không vịn tường hay bàn ghế khi đi bộ Xem thêm: Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Vấn đề chăm sóc và khả năng hồi phục sau điều trị nhồi máu não Bại liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ hệ thống hay lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, biểu hiện bằng viêm cấp hoặc mãn tính các mô khác nhau của cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể. Bệnh gây ảnh hưởng lên khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu… Bệnh thường có hai giai đoạn bệnh nặng và nhẹ xen kẽ nhau. Bệnh gồm nhiều thể khác nhau: Lupus ban đỏ hệ thống(SLE) là thể phổ biến nhất, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể. Lupus ban đỏ dạng đĩa (DLE): gây phát ban da mạn tính Lupus ban đỏ ở da bán cấp: gây loét da trên các bộ phận của cơ thể khi có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời Lupus do thuốc:lupus có thể được gây ra do tương tác thuốc Lupus sơ sinh: một thể hiếm của lupus có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (có thể gấp 8 lần hoặc hơn), xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường nhất là 20 – 45t. Người Mỹ gốc Phi, Trung Hoa, Nhật có nguy cơ  mắc bệnh cao hơn so với các chủng tộc khác
Hiện tại vẫn không rõ lý do chính xác của bất thường về miễn dịch trong lupus ban đỏ. Tuy nhiên, có một số giả thiết tạm chấp nhận về nguyên nhân lupus ban đỏ hệ thống là hệ quả của sự tương tác qua lại của nhiều yếu tố. Trong đó, có một số yếu tố có vai trò nổi bật hơn hẳn như: Yếu tố di truyền: người có tiền sử gia đình anh chị em ruột bị mắc lupus ban đỏ hệ thống thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường Các nghiên cứu cho thấy bệnh lupus ban đỏ hệ thống có mối liên hệ về mặt di truyền học. Bệnh di truyền theo gia đình, nhưng không có một gen riêng lẻ nào được xác định là nguyên nhân gây bệnh. Nhiều gen có thể có ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh khi có những yếu tố môi trường kích hoạt. Yếu tố kích hoạt từ môi trường bao gồm: các loại thuốc (như một số thuốc chống trầm cảm và kháng sinh), trầm cảm nặng, phơi nắng, hoóc môn, và viêm nhiễm. Hoóc môn sinh dục (như estrogen) có vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh, và thực tế cho thấy trong thời kỳ sinh sản ở người, tần số mắc bệnh này ở nữ giới cao gấp 10 lần ở nam giới Tương tác thuốc Lupus do thuốc là tình trạng phản ứng thuốc ở những người đang điều trị các bệnh mạn tính. Lupus do thuốc gây ra có triệu chứng tương tự như Lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, các triệu chứng của lupus do thuốc gây ra thường biến mất khi dừng sử dụng loại thuốc gây ra lupus. Có khoảng 400 loại thuốc có thể gây ra tình trạng này, những loại phổ biến nhất là procainamide, hydralazine, quinidine, và phenytoin.
Bệnh lupus ban đỏ diễn biến phức tạp, tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và gây tổn thương gần như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như thận, hệ tạo máu, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp,... Trong trường hợp nặng, bệnh có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Các triệu chứng của lupus ban đỏ bao gồm: Nổi ban hình cánh bướm Ban hình cánh bướm kéo dài trên má và mũi là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh lupus. Ban đỏ do ánh nắng mặt trời Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn tia cực tím khác có thể làm trầm trọng ban hình cánh bướm của bệnh nhân. Bệnh cũng có thể gây loét các phần khác của cơ thể, thường là ở vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dẫn tới đau khớp và mệt mỏi. Bệnh nhân có làn da trắng dễ bị ảnh hưởng nhất. Phát ban dạng đĩa Phát ban dạng đĩa là triệu chứng khá điển hình trong bệnh lupus, các mảng da đỏ hình đĩa xuất hiện và lan dần, thường phát triển trên mặt, da đầu và cổ. Chúng thường để lại sẹo. Loét miệng hoặc mũi Loét miệng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lupus. Đặc trưng của loét miệng do lupus là thường không đau. Và thay vì hình thành ở hai bên miệng hoặc nướu, những vết loét này thường tập trung ở vòm miệng. Sưng khớp Khớp đỏ, nóng, mềm và sưng lên có thể là dấu hiệu của bệnh lupus. Viêm màng tim hoặc phổi Viêm màng ngoài tim hoặc viêm màng phổi có thể là một dấu hiệu của lupus. Bệnh có thể gây đau ngực đột ngột, khó thở. Co giật hoặc loạn thần Lupus có thể gây ra nhiều vấn đề ở não và hệ thần kinh, gồm các triệu chứng không đặc hiệu như lo âu, đau đầu, rối loạn thị lực. Tuy nhiên, có hai triệu chứng cụ thể là co giật, loạn thần bao gồm ảo tưởng và ảo giác, sa sút trí tuệ, rối loạn lo âu Thiếu máu Lupus gây thiếu máu tán huyết dẫn đến tình trạng thiếu máu. Người bệnh có thể có dấu hiệu da niêm xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi
no_information
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lupus ban đỏ bao gồm: Giới tính: lupus phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là khi mang thai và có kinh nguyệt Thường xuyên tắm nắng hoặc tiếp xúc trực tiếp với nắng Bị nhiễm trùng Dùng thuốc đặc trị, đặc biệt là thuốc chống động kinh, hạ huyết áp và kháng sinh Tuổi tác: mặc dù lupus ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 và 40. Người Mỹ gốc Phi và người Châu Á và người có tổ tiên gốc Tây Ban Nha mắc bệnh nhiều hơn người da trắng.
no_information
Bác sĩ chẩn đoán lupus ban đỏ từ bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng và làm xét nghiệm. Xét nghiệm máu bao gồm: Đo tốc độ lắng hồng cầu (ESR) Xét nghiệm công thức máu (CBC) Kháng thể kháng nhân (ANA) hoặc anti-dsDNA Xét nghiệm nước tiểu.
Một số biện pháp hỗ trợ nhằm phòng tránh hoặc giảm mức độ bệnh bao gồm: Tránh ánh nắng mặt trời Tia UV tím mặt trời có khả năng làm tình trạng phát ban da của bệnh nhân lupus bị nặng hơn, da dễ bị mẩn đỏ, tróc vẩy. Hạn chế ra ngoài trời nắng gắt, nếu buộc phải đi ra đường thì nên đội nón, mũ, mặc áo chống nắng, đeo kính, bôi đầy đủ kem chống nắng để không bị tác động tia UV. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải chú ý, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin đặc biệt là vitamin D bằng việc ăn nhiều thực phẩm từ: trứng, bơ, sữa, dầu cá,…, Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất canxi như: phô mai, củ cải,.. Hạn chế ăn những thức ăn chiên xào, dầu mỡ, chứa nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Luyện tập thể dục thể thao phù hợp Để hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ bạn nên lên kế hoạch rèn luyện cơ thể hợp lý phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân như: tập gym, tập đi bộ, tập bơi, đi xe đạp,… Điều trị bằng thuốc Nếu triệu chứng trên da nhẹ thì bạn có thể dùng các thuốc đặc trị chống viêm, giảm đau bôi ngoài da Các loại thuốc điều trị toàn thân: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc dị ứng, thuốc ức chế miễn dịch tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ phát triển của bệnh. Việc điều trị lupus ban đỏ hệ thống hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy nếu có những triệu chứng nghi ngờ kể trên bạn cần đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán, điều trị triệu chứng cũng như kịp thời phát hiện, xử lý các biến chứng do bệnh gây ra. Xem thêm: Bệnh nhân lupus ban đỏ có nên mang thai và sinh con? Lupus ban đỏ là bệnh gì? Sự nguy hiểm và biến chứng của bệnh Bệnh lupus ban đỏ điều trị thế nào, có chữa được không?
Lao màng bụng
Lao màng bụng là bệnh lý viêm đặc hiệu của màng bụng được gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, bệnh thứ phát sau một ổ lao trước đó. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, ở mọi giới, đặc biệt ở nữ gặp nhiều hơn nam. Bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì chưa biểu hiện triệu chứng nhiều, ở giai đoạn sau bệnh gây tổn thương đến những cơ quan khác nên biểu hiện dấu hiệu rõ ràng không. Bệnh lý lao màng bụng nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh lao màng bụng được tìm thấy do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là chủ yếu. Ngoài ra, cũng có trường hợp nguyên nhân lao màng bụng là vi khuẩn lao bò, vi khuẩn lao không điển hình nhưng hiếm hơn.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh  lao màng bụng được chia làm ba thể như sau: Lao màng bụng thể cổ trướng Sốt cao hoặc sốt nhẹ hoặc không sốt. Ăn uống kém, cảm thấy chán ăn. Đầy bụng, khó tiêu. Mệt mỏi. Gầy sút. Đau bụng âm ĩ, vị trí đau không rõ ràng. Ra mồ hôi trộm. Đi cầu phân lỏng. Bụng to dần, tức nặng, khám thấy mảng chắc rải rác khắp bụng. Hạch mềm, di động, không đau ở dọc cơ ức đòn chũm. Tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim phối hợp. Thể bã đậu hóa Triệu chứng tương tự thể cổ trướng nhưng thường có thêm những đặc điểm sau: Sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc không sốt. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ hơn: đau bụng, chướng hơi, sôi bụng, đi cầu lỏng, vàng. Bụng có những vùng cứng xen kẽ vùng mềm, ấn tay vào vùng cứng nghe tiếng hơi ruột. Thể xơ dính: rất hiếm gặp Diễn biến nặng bao gồm các triệu chứng: Bụng đau, chướng. Bí trung đại tiện. Bụng cứng, khi thăm khám thấy khối cứng dài, nằm ngang.
Bệnh lao màng bụng không lây truyền từ người bệnh sang những người xung quanh.
Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh lao màng bụng cao hơn so với người bình thường: Người thanh niên trong độ tuổi hai mươi đến ba mươi tuổi. Phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới. Những người nghiện rượu nặng. Những người suy giảm miễn dịch. Những người làm việc quá sức, làm việc trong môi trường thiếu vệ sinh, thiếu cung cấp đầy đủ đạm và vitamin dễ có nguy cơ mắc bệnh lao màng bụng hơn.
Để phòng ngừa bệnh lao màng bụng, cần thực hiện những biện pháp sau: Không uống bia rượu. Tăng cường tập thể dục thể thao, có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Tránh làm việc quá sức. Tránh làm việc trong môi trường thiếu vệ sinh. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất đạm, vitamin cần thiết.
Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, cần thực hiện những kỹ thuật cận lâm sàng để củng cố cho chẩn đoán bệnh lao màng bụng: Xét nghiệm máu: thấy bạch cầu Lymphocyte tăng. Phản ứng Mantoux. Xét nghiệm dịch cổ trướng nếu có. Soi ổ bụng: là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán cao nhất, giúp phát hiện các hạt lao như hạt kê trên phúc mạc thành và phúc mạc tạng trắng đục, bóng sáng, rải rác hoặc tụ lại thành đám. Sinh thiết màng bụng. Xét nghiệm miễn dịch gắn men. Kỹ thuật sinh học phân tử PCR.
Nguyên tắc điều trị lao màng bụng là cần kết hợp điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng kèm chăm sóc người bệnh  trong điều kiện tốt nhất. Lao màng bụng có thể chữa khỏi với điều kiện tiên phong là sử dụng thuốc chống lao đúng nguyên tắc. Các thuốc được sử dụng phụ thuộc vào từng điều kiện khác nhau là: streptomycin, rimifin (INH), pyrazinamide, rifampicin, ethambutol, ethionamide, cycloserin, kanamycin, thioacetazone. Có thể phối hợp các thuộc tùy vào thể bệnh và giai đoạn bệnh. Cần hỗ trợ bằng chế độ ăn giàu đạm và vitamin. Nếu trong ổ bụng có dịch, ép lên ngực khiến bệnh nhân khó thở thì cần chọc hút để giảm áp lực. Nếu bệnh nhân tắc ruột với các dấu hiệu đau bụng, dấu rắn bò… thì cần can thiệp ngoại khoa. Hạn chế xơ dính màng bụng bằng cách hút dịch tích cực và dùng corticoid. Người bệnh cần được chăm sóc tốt và nghỉ ngơi.   Xem thêm: Bệnh lao có mấy loại? Nguyên nhân, triệu chứng tràn dịch màng bụng Đau bụng trên rốn, gần ức có nguy hiểm không?
Liệt mặt
Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động chi phối vận động cơ mặt. Bệnh lý liệt dây thần kinh 7 ngoại biên hay liệt mặt ngoại biên là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt do tổn thương dây thần kinh mặt gây nên. Bệnh làm các cơ mặt xệ xuống,  yếu đi và có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mặt.
Dây thần kinh số 7 bắt đầu từ hệ thần kinh trung ương, đi qua xương thái dương và tuyến mang tai đến các cơ vùng mặt. Do vậy nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có thể xuất phát tại thân não, nguyên nhân tại dây thần kinh số 7 hay nguyên nhân do tuyến mang tai hoặc tại xương đá. Ở những người bình thường, liệt dây thần kinh 7 ngoại vi thường là liệt mặt Bell do dây thần kinh mặt bị viêm hoặc là do nhiễm lạnh đột ngột. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất của liệt mặt. Hầu hết các liệt mặt thuộc trường hợp này sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 6 tháng. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như tai biến mạch máu não, u hệ thần kinh trung ương, do biến chứng chấn thương sọ vùng thái dương, đột quỵ hoặc do viêm tai mũi họng thường xuyên mà ko điều trị dứt điểm.
Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên rất rõ ràng và dễ nhận biết. Liệt bell: Người bệnh có các biểu hiện như liệt mặt một bên, mất khả năng nhấp nháy mắt bên bị ảnh hưởng, miệng bên ảnh hưởng bị xệ xuống, líu lưỡi, hay chảy nước dãi, khó khăn khi ăn uống, đau ở trong hoặc sau tai... Liệt dây thần kinh số 7 do đột quỵ: Biểu hiện giống liệt Bell nhưng có thêm các triệu chứng khác như thay đổi ý thức, chóng mặt, yếu ½ người, co giật... Bất kể khi nào người bệnh có những biểu hiện trên cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa tìm nguyên nhân để được điều trị càng sớm càng tốt.
no_information
Bệnh liệt dây thần kinh 7 ngoại vi gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính và không lây lan. Những người dễ mắc bệnh là những người có thể trạng yếu, ít tập luyện thể dục, những người hay sử dụng rượu bia, đi sớm về khuya. Ngoài ra những người có tiền sử huyết áp cao, xơ vữa động mạch, hay thức khuya cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh.
Thường xuyên tập thể dục, hạn chế sử dụng rượu bia, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh là biện pháp chủ yếu phòng ngừa bệnh liệt mặt. Nhưng dù là bất kỳ trường hợp nào, việc đến khám tại cơ sở y tế khi xuất hiện các triệu chứng là điều bắt buộc để sớm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Việc chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Các bác sĩ lâm sàng sẽ dựa vào triệu chứng và kết hợp hỏi người bệnh về các vị tí đau, tổn thương, thời gian xuất hiện để xác định chính xác là một trường hợp liệt mặt đơn thuần hay liệt mặt do các nguyên nhân khác để có biện pháp điều trị. Sau đó, các bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm chuyên khoa như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu để tìm căn nguyên gây bệnh.
Việc điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên rất quan trọng, cần kết hợp cả nội khoa và ngoại khoa để có biện pháp điều trị tốt nhất. Liệt Bell: Điều trị hợp lý sẽ hồi phục hoàn toàn. Người bệnh điều trị bằng vật lý trị liệu, châm cứu, sử dụng các loại thuốc giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn. Liệt mặt do các nguyên nhân khác: Điều cần làm là xác định chính xác nguyên nhân gây liệt mặt để có biện pháp điều trị phù hợp đồng thời kết hợp điều trị triệu chứng để giúp cho người bệnh nhanh hồi phục. Ngoài ra còn có thể can thiệp bằng phẫu thuật để phục hồi dây thần kinh bị tổn thương trong nhiều trường hợp khác nhau giúp cho người bệnh nhanh hồi phục.     Xem thêm: Liệt dây thần kinh số 6: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Đau đầu sau gáy kéo dài có nguy hiểm không? Liệt dây thần kinh số VII (liệt mặt) có nguy hiểm không? Vấn đề chăm sóc và khả năng hồi phục sau điều trị nhồi máu não
Lichen nitidus
Lichen là bệnh gì? Lichen là một thương tổn cơ bản trên da biểu hiện bằng một đám da dày, thẫm màu thâm nhiễm kèm theo ngứa mạn tính. Lichen là một bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm nhưng lại kéo dài và dễ tái phát. Lichen nitidus là gì? Lichen nitidus hay lichen phẳng là một bệnh viêm da lành tính, mạn tính với các thương tổn đặc trưng là những nốt sần phẳng, thường là màu tím (có khi hồng, nâu) hình đa giác, có giới hạn rõ, bề mặt sần thường nhẵn bóng, có khi hơi trũng và có vẩy dính. Các sần liên kết lại thành những mảng rộng, tròn hay bầu dục hoặc ngoằn ngoèo kèm theo ngứa. Thương tổn thường có ở mọi vị trí nhưng hay gặp là mặt trước cổ tay, cẳng tay, mặt trước cẳng chân, vùng thắt lưng, không mấy khi thấy ở lòng bàn chân, bàn tay. Cũng có một số người bị liken phẳng nhưng thương tổn lại ở niêm mạc. Nhiều khi thương tổn ở miệng mà không có các thương tổn trên da. Biểu hiện trên da, lichen planus thường xuất hiện dưới dạng tía, ngứa, nổi mụn phẳng trong vài tuần. Trong miệng, âm đạo và các khu vực khác được bao phủ bởi màng nhầy, lichen planus hình thành các mảng trắng, đôi khi có vết loét đau đớn. Hầu hết mọi người có thể quản lý các trường hợp điển hình, nhẹ của lichen planus tại nhà, mà không cần chăm sóc y tế. Nếu tình trạng gây đau hoặc ngứa đáng kể, bạn có thể cần thuốc theo toa. Lichen planus không truyền nhiễm. Lichen planus có thể khó quản lý trên âm hộ và trong âm đạo, gây đau dữ dội và đôi khi để lại sẹo. Rối loạn chức năng tình dục có thể trở thành một biến chứng lâu dài. Loét miệng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bạn. Da bị ảnh hưởng có thể hơi tối hơn ngay cả sau khi phát ban, đặc biệt là ở những người da tối. Lichen miệng làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Nếu không được điều trị, lichen của ống tai có thể dẫn đến mất thính giác. Khoảng 0,5-1% dân số mắc bệnh với tỉ lệ giữa nam và nữ ngang nhau. Lứa tuổi hay gặp từ 30-60 tuổi và ít gặp ở trẻ em. Bệnh có thể cấp tính hoặc diễn biến mạn tính trong thời gian dài, nhiều năm và có thể ổn định.
Lichen nitidus xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các tế bào của da hoặc màng nhầy. Không rõ tại sao phản ứng miễn dịch bất thường này xảy ra. Tình trạng này không truyền nhiễm. Nguyên nhân chưa thực sự rõ ràng, có 1 số yếu tố được cho là nguyên nhân gây lichen phẳng bao gồm: Hiện tượng tự miễn dịch: hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và sản sinh quá nhiều kháng thể khiến da của người bệnh bị ảnh hưởng. Jeremy Fenton, dược sĩ kiêm chuyên viên y tế tại phòng khám da liễu Schweiger Dermatology - New York cho biết, đây là một trong những rối loạn của hệ thống miễn dịch, còn gọi là hội chứng tự miễn dịch, tác nhân chủ yếu gây ra Lichen phẳng. Tác dụng phụ của một số loại thuốc: lichen phẳng cũng có thể xảy đến do cơ thể phản ứng với một số loại thuốc.những dược phẩm điều trị bệnh tim, viêm khớp, cao huyết áp, sốt rét, tiểu đường, thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh là một trong số những sản phẩm có thể gây ra căn bệnh này. Phản ứng với kim loại trong miệng: chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ và những người tuổi trung lưu, bệnh thường xảy đến sau khi bạn đã từng điều trị phục hồi răng bằng amalgam. Chất này có thể là nguyên nhân gây nên Lichen phẳng. Viêm gan C: để phòng ngừa, một khi bị Lichen phẳng, hãy kiểm tra xem bản thân có bị viêm gan C hay không. Trong khi viêm gan C khó có thể chẩn đoán được bởi các triệu chứng thường xuất hiện muộn, Lichen phẳng chính là giải pháp hoàn hảo giúp bệnh nhân phát hiện viêm gan C và điều trị kịp thời. Nhiễm virus: một vài loại Lichen phẳng có nguyên nhân từ virus epstein-barr, cytomegalovirus, varicella zoster, herpes, human papilloma, thậm chí cả HIV. Tuy nhiên, những tác nhân này không phổ biến như viêm gan C. Stress: những người chịu trầm cảm, lo âu trong thời gian dài cũng sở hữu nguy cơ mắc Lichen phẳng cao hơn nhiều so với người bình thường.  Một số yếu tố khác: Tiêm vac-xin cúm Thuốc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen
Tổn thương da: Lichen nitidus xuất hiện thành cụm nhỏ các sẩn, sáng lấp lánh. Đặc điểm của các sẩn này là: Kích thước lớn bằng đầu kim đến đầu đinh, Hình dạng. Bề mặt phẳng và tròn. Màu. Các sẩn có cùng màu da. Chúng có thể hơi hồng trên những người có da sáng màu, hoặc sáng màu hơn trên nền da những người có màu da bình thường hoặc da sẫm màu. Vị trí. Sẩn lichen nitidus thường xảy ra trên ngực, bụng, cánh tay và vùng sinh dục, kể cả dương vật. Chúng hiếm khi xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc móng tay. Lichen nitidus có thể biến mất ở một vùng trên cơ thể, sau đó xuất hiện tại vùng khác. Có thể gặp hiện tượng Koebner: người bệnh gãi, dọc theo vết gãi xuất hiện thương tổn mới. Sẩn có thể liên kết thành mảng, khi khỏi để lại vết thâm. Tổn thương niêm mạc: 40-60% bệnh nhân có tổn thương ở niêm mạc. Có thể chỉ ở niêm mạc mà không có tổn thương da. Vị trí thường gặp nhất là ở lưỡi và niêm mạc má, ngoài ra còn có thể gặp ở thanh quản, amiđan, quy đầu, âm đạo, niêm mạc dạ dày-ruột, quanh hậu môn. Tổn thương đặc trưng là các mảng trắng ở miệng hoặc trên môi hoặc lưỡi. Vết loét đau ở miệng hoặc âm đạo Tổn thương ở da đầu có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.Thay đổi màu da đầu Tổn thương móng gặp ở 10% người bệnh với các biểu hiện là những khía dọc, dày móng, tách móng hoặc teo móng. Cơ năng: Ngứa. Trong những trường hợp hiếm hoi, sẩn lichen nitidus có thể gây ngứa, đôi khi ngứa dữ dội. Các sẩn có thể xuất hiện thành hàng, dọc theo vết trầy xước, nếp gấp hoặc vùng bị tì đè liên tục như một nếp da trên bụng hoặc các nếp gấp khuỷu tay hoặc cổ tay. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Gặp bác sĩ nếu các sẩn nhỏ hoặc một tình trạng giống như phát ban xuất hiện trên da mà không có lý do rõ ràng như phản ứng dị ứng được biết đến hoặc tiếp xúc với chất độc. Có nhiều tình trạng có thể gây ra phản ứng da, tốt nhất là có một chẩn đoán nhanh chóng và chính xác. Cần được chăm sóc ngay nếu tình trạng da đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác như: Sốt Ngứa Mủ hoặc chảy dịch từ phát ban
no_information
Bất cứ ai cũng có thể phát triển lichen planus. Nhưng tình trạng thường ảnh hưởng nhất đến người trung niên. Planen lichen miệng thường ảnh hưởng đến phụ nữ trung niên.
Chưa có biện pháp nào phòng bệnh.
Chẩn đoán xác định dựa vào Tiền sử bệnh Triệu chứng cơ năng Khám lâm sàng Một số xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm: Sinh thiết. Bác sĩ lấy một mảnh mô nhỏ bị ảnh hưởng để kiểm tra dưới kính hiển vi. Các mô được phân tích để xác định xem nó có các mẫu tế bào đặc trưng của lichen planus. Hình ảnh mô bệnh học: dầy sừng, dầy lớp hạt, thoái hóa lớp đáy. Phần trung bì nông các tế bào thâm nhiễm làm biến dạng nhú bì tạo thành vòm, giới hạn rõ. Tế bào thâm nhiễm chủ yếu là CD4+, CD8+ và tương bào. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp. Lắng đọng phức hợp miễn dịch mà chủ yếu là IgM ở thượng bì và trung bì, một phần nhỏ IgA và C3. Xét nghiệm viêm gan C. Bạn có thể lấy máu của mình để kiểm tra viêm gan C, đây là nguyên nhân có thể gây ra bệnh lichen nitidus Xét nghiệm dị ứng. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia dị ứng (bác sĩ dị ứng) hoặc bác sĩ da liễu để tìm hiểu xem bạn có bị dị ứng với thứ gì đó có thể kích hoạt lichen  không. Các xét nghiệm khác có thể cần thiết nếu bác sĩ nghi ngờ có bất kỳ biến thể nào của lichen, chẳng hạn như loại ảnh hưởng đến thực quản, bộ phận sinh dục, tai hoặc miệng.
Thương tổn trên da thường tự hết sau vài tháng đến vài năm. Một số trường hợp dễ tái phát, kháng lại các phương pháp điều trị vì vậy dù sử dụng phương pháp điều trị nào, cần đến bác sĩ để hẹn tái khám khoảng một năm một lần. Cách chữa lichen phẳng bao gồm thuốc và phương pháp điều trị khác có thể giúp giảm ngứa, giảm đau và thúc đẩy chữa bệnh. Trị liệu có thể là thử thách. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để cân nhắc những lợi ích tiềm năng chống lại tác dụng phụ có thể có của điều trị. Nguyên tắc điều trị Thuốc bôi ngoài da và niêm mạc Điều trị toàn thân Điều trị các bệnh khác kèm theo (nếu có) Các biện pháp tự chăm sóc có thể giúp giảm ngứa và khó chịu do lichen bao gồm các: Ngâm mình trong bồn tắm với bột yến mạch keo (Aveeno, loại khác), sau đó là kem dưỡng ẩm Sử dụng một loại kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone không kê đơn, có chứa ít nhất 1 phần trăm hydrocortison  Tránh gãi hoặc làm tổn thương da  Đối với lichen miệng, vệ sinh răng miệng tốt và thăm khám nha sĩ thường xuyên là rất quan trọng. Bạn có thể giúp giảm đau do loét miệng bằng cách tránh: Hút thuốc Uống rượu Tiêu thụ thức ăn cay hoặc axit Xem thêm: Các biện pháp chẩn đoán ung thư da Ung thư hắc tố da Ung thư da: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Liệt dây thần kinh số 6
Dây thần kinh số VI xuất phát từ một nhân nằm ở ranh giới giữa cầu não và hành não cùng bên, có nhiệm vụ chi phối cơ thẳng ngoài và làm mắt đưa ra ngoài. Khi bị liệt dây thần kinh số 6, người bệnh sẽ không đưa được mắt ra phía ngoài và chỉ nhìn một hoá hai (song thị) nếu bệnh nhân nhìn theo hướng ngang. Đôi khi mắt bị lác trong rõ. Lúc nghỉ, mắt bị lệch vào phía trong. Tổn thương nhân dây thần kinh VI làm mất chuyển động phối hợp của hai nhãn cầu theo chiều ngang khi bệnh nhân nhìn về bên bị tổn thương.
Đột quỵ Chấn thương Bệnh do virut U não Viêm Nhiễm trùng (như viêm màng não) Đau nửa đầu Áp lực tăng cao trong não Hội chứng Gradenigo (chảy mủ tai, đau nhức nửa bên đầu, liệt dây thần kinh số VI) Đa xơ cứng Mang thai Phình mạch não Bệnh mạch máu nhỏ, đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường (bệnh thần kinh tiểu đường) Ngoài ra, liệt dây thần kinh số 6 có thể có thể xuất hiện khi sinh do nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ em là chấn thương. Ở một số người, không có nguyên nhân rõ ràng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng liệt dây thần kinh số 6 rất đa dạng, nhưng có thể bao gồm: Tầm nhìn đôi (đặc biệt khi nhìn sang một bên) Nhức đầu Đau quanh mắt Dây thần kinh số 6 hay bị tổn thương nhất vì nó có đoạn nằm trên nền sọ dài nhất và nó nằm trên nền sọ cứng. Khi tổn thương gây lác trong gây nhìn đôi cùng bên (homonyme Diplopie), hình giả cùng bên liệt (ở ngoài) khi nhìn về bên tổn thương. Tổn thương dây VI ít có giá trị chẩn đoán định khu, nhất là khi nó tổn thương đơn độc. Thường gặp tổn thương dây VI trong các hội chứng sau: Hội chứng Moebius: liệt bẩm sinh dây VI và dây VII ờ cả 2 bên. Hội chứng Foix (hội chứng khe bướm): liệt dây VI, liệt dây III và dây IV, đau dây V nhánh 1, lồi mắt cùng bên, ứ trệ tĩnh mạch mặt (thường do u ờ khe bướm). Khi tổn thương thân não gây các hội chứng Foville . Hội chứng Foville cuống não: Hai mắt luôn nhìn sang bên ổ tổn thương, ta nói: bệnh nhân ngắm nhìn ổ tổn thương của mình (không liếc được sang bên đối diện). Hội chứng Foville cầu não trên:Hai mắt luôn nhìn sang bên đối diện với ổ tổn thương (không liếc được về bên ổ tổn thương), ta nói: bệnh nhân ngắm nhìn nửa người bị liệt của mình. Hội chứng Foville cầu não dưới: hai mắt luôn nhìn sang bên đối diện với ổ tổn thương (không liếc được về phía ổ tổn thương), bệnh nhân ngắm nhìn nửa người bên liệt, Liệt mặt ngoại vi bên tổn thương. Hội chứng đỉnh ổ mắt (hội chứng Rollet): các triệu chứng như trong hội chứng khe bướm và có thêm tổn thương dây II (teo dây TK thị giác tiên phát, giảm thị lực, có thể có mù).
Liệt dây thần kinh số 6 không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Tình trạng viêm và vi mạch là yếu tố nguy cơ gây ra liệt dây thần kinh số 6. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm đa xơ cứng, viêm não, viêm màng não, huyết khối xoang hang, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, phình động mạch, tiểu đường, xơ cứng động mạch và chấn thương khi sinh.
Vì đột quỵ là nguyên nhân phổ biến gây ra liệt dây thần kinh số 6 ở người lớn do đó người khỏe mạnh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ đột quỵ. Những biện pháp bao gồm: kiểm soát huyết áp  tăng hoạt động thể chất giảm cân duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Tùy theo các triệu chứng tại mắt, các triệu chứng phối hợp khác và tiền sử chấn thương… để cân nhắc làm các xét nghiệm cần thiết. Các khám nghiệm tại mắt như: đo thị lực, đo nhãn áp, đo thị trường, đo độ lồi của mắt. Các test loại trừ nhược cơ như test nước đá, test prostigmin. Siêu âm nhãn cầu và hốc mắt (nếu cần) Chụp Xquang sọ não và hốc mắt, chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc chụp mạch não để phát hiện khối u và phình mạch nếu có nghi ngờ   Các xét nghiệm khác như  Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm Số lượng tế bào máu toàn phần Mức glucose Huyết sắc tố glycosyl hóa (HbA1C) Tốc độ máu lắng và / hoặc protein phản ứng C Xét nghiệm hấp thụ kháng thể treponemal huỳnh quang, VDRL hoặc RPR Lyme chuẩn Xét nghiệm dung nạp glucose Xét nghiệm kháng thể kháng nhân Xét nghiệm yếu tố thấp khớp MRI được chỉ định cho các trường hợp sau: Đau liên quan hoặc bất thường thần kinh khác Tiền sử ung thư Phù nề
Để chữa liệt dây thần kinh số 6 phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị có thể cho nguyên nhân cơ bản bao gồm: Kháng sinh do nhiễm vi khuẩn Corticosteroid  do viêm Phẫu thuật hoặc hóa trị liệu do một khối u Đôi khi, không có một điều trị trực tiếp có sẵn cho nguyên nhân cơ bản. Thông thường, các triệu chứng liệt dây thần kinh số 6 tự cải thiện. Chứng liệt dây thần kinh số 6 sau một căn bệnh do virus thường biến mất hoàn toàn trong vòng vài tháng. Các triệu chứng sau chấn thương cũng có thể cải thiện trong vài tháng. Nhưng trong trường hợp chấn thương, các triệu chứng ít có khả năng biến mất hoàn toàn. Các triệu chứng của người bệnh có thể sẽ biến mất hoàn toàn nếu bị cô lập với chứng liệt dây thần kinh số 6. Nếu người bệnh vẫn có triệu chứng của bệnh liệt dây thần kinh số 6 từ 6 tháng hoặc lâu hơn, thì người bệnh có thể phải sử dụng các  phương pháp điều trị tiếp theo. Một số phương pháp điều trị là: Sử dụng một miếng dán đặc biệt để loại bỏ tầm nhìn đôi ở giai đoạn đầu của điều trị  Sử dụng kính Special prism glasses giúp căn chỉnh mắt Sử dụng độc tố Botulinum để làm tê liệt tạm thời cơ ở phía bên kia của mắt và giúp căn chỉnh mắt Phẫu thuật Xem thêm: Chứng đau nửa đầu gần hốc mắt là bệnh gì? Đau đầu nhức mắt là bệnh gì? Đau nửa đầu thường xuyên, kéo dài nguy hiểm thế nào? Đau đầu quanh mắt có nguy hiểm không?
Lác mắt
Lác mắt là tình trạng hai mắt nhìn theo hai hướng khác nhau, không thể nhìn thẳng được. Bệnh nhân bị lác mắt là khi một mắt có thể nhìn về phía trước, mắt kia có thể nhìn vào trong, ra ngoài, nhìn lên hoặc nhìn xuống dưới. Lác mắt trẻ em là một bệnh lý thường gặp và có thể di truyền từ người thân trong gia đình. Về bệnh lý lác mắt có thể chia thành các loại như: lác mắt ở trẻ sơ sinh, lác mắt trong do điều tiết và lác mắt ngoài.
Mắt của mỗi người được vận hành bởi các cơ vận nhãn, bao gồm 4 cơ trực và 2 cơ chéo bám xung quanh để giúp mắt có thể liếc nhìn theo các bước. Bệnh mắt lác sẽ xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn. Bệnh mắt lác sẽ để lại nhiều tác hại nghiêm trọng, đặc biệt với những trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác có thể gây mất thị lực, mất khả năng nhận tức chiều sâu.
Bệnh lác mắt các triệu chứng sau: Triệu chứng thực thể rất dễ nhận biết khi soi gương hoặc người xung quanh nhìn vào sẽ thấy mắt bị lệch. Triệu chứng chủ quan với các biểu hiện như: mỏi mắt thường xuyên, khả năng tập trung kém; đi lại hay té ngã, làm việc không chính xác; mắt bị lác thường xuyên bị mờ hơn mắt không lác; nhìn thấy 2 hình sẽ xảy ra nếu người có chức năng thị giác đã hoàn thiện.
no_information
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị lác mắt, trong đó có thể kể đến các yếu tố như: Tiền sử gia đình có người từng bị bệnh; Mắt bị tật khúc xạ; Bị hội chứng down hoặc bại não, hay đã từng trải qua các cơn đột quỵ, chấn thương đầu, bị tiểu đường hoặc hội chứng Guillain-Barré. Đối với trẻ em, những trẻ mắc các bệnh sau sẽ có nguy cơ bị lác mắt cao: Bại não, hội chứng Down, Não úng thủy, u não, trẻ đẻ non..
Để phòng ngừa bệnh lác mắt, có thể kể đến các biện pháp sau: Duy trì thói quen, phong cách sinh hoạt khoa học, có chế độ ăn uống phù hợp, phương pháp tập luyện thể dục thể thao đều đặn; tư thế làm việc, học tập đúng cách; Thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ tại các cơ sở y tế; Theo dõi các biểu hiện bất thường về mắt để kịp thời điều trị.
Để chẩn đoán bệnh lác mắt có các phương pháp sau: Bác sĩ khám mắt bằng việc nhìn qua kính y học để tìm điểm khác nhau giữa hai mắt. Ngoài ra có thể kiểm tra võng mạc và kiểm tra thần kinh để việc chẩn đoán được chính xác hơn. Đối với trẻ em, cần được kiểm tra mắt định kỳ từ 1-4 tháng cho tới khi ổn định để có kịp thời phát hiện lác mắt ở trẻ.
Điều trị lác mắt là việc sử dụng các biện pháp để làm cho hai mắt nhìn thẳng và phục hồi thị lực ở cả hai mắt, tùy từng tình trạng bệnh mắt lác nhẹ hay nặng để bác sĩ có phương pháp điều trị khác nhau. Mổ phẫu thuật là phương pháp điều trị để chỉnh lại cơ vận động mắt không cân bằng hoặc phẫu thuật để chỉnh lại cơ vận động không cân bằng hoặc phẫu thuật lấy thủy tinh thể. Với phương pháp này, việc che hoặc làm mờ mắt bình thường để cải thiện thị lực là cần thiết. Mổ lác mắt trẻ em thường được áp dụng đối với các trường hợp bị lác mắt trong. Đeo kính làm giảm sự cố gắng tập trung và thường làm mắt thẳng. Đối với lác ngoài mặc dù việc đeo kính, tập luyện, che mắt hoặc dùng lăng kính có thể làm giảm hoặc điều chỉnh mắt lệch ra ngoài. Để có những biện pháp điều trị bệnh lác mắt kịp thời, bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu lạ về mắt cần kịp thời đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, theo dõi và có phác đồ điều trị phù hợp.     Xem thêm: Bệnh khúc xạ ở trẻ em Bệnh võng mạc là bệnh gì? Có những loại nào thường gặp? Nhược thị: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Loét thực quản
Thực quản là ống nối cổ họng với dạ dày, ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa- tổn thương các mô của thực quản. Đây là bệnh mà nguyên nhân chủ yếu do hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày gây nên. Viêm thực quản là giai đoạn ban đầu của viêm loét thực quản gây đau đớn, khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống dẫn đến suy nhược cơ thể, đặc biệt nếu loét thực quản để lâu ngày không chữa trị có thể biến chứng thành ung thư thực quản rất nguy hiểm. Loét thực quản xảy ra khi mất lớp chất nhầy là lớp bảo vệ của thực quản điều này cho phép axit dạ dày và các dịch vị dạ dày khác kích thích dẫn đến loét thực quản.
H. pylori. Thông thường, bệnh loét thực quản gây ra do một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori, gọi tắt H. pylori. Các vi khuẩn này phá hủy lớp niêm mạc lót lòng thực quản. Điều này làm cho thực quản dễ bị tổn thương bởi axit dạ dày. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). GERD có thể gây ra bệnh viêm loét thực quản. Những người bị GERD thường xuyên bị trào ngược axit dạ dày. Trào ngược axit xảy ra khi dịch dạ dày di chuyển ngược vào thực quản. Điều này có thể xảy ra khi cơ vòng dưới thực quản (cơ có nhiệm vụ co chặt để ngăn thức ăn trong dạ dày di chuyển ngược) bị suy yếu hoặc hư hỏng nên không đóng khít thực quản được. Những người có hội chứng GERD thường bị axit trào ngược hơn hai lần một tuần. Hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều NSAIDs. Sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như ibuprofen, cũng có thể làm hỏng lớp niêm mạc trong lòng thực quản và gây loét.  Yếu tố di truyền cũng góp phần gây bệnh này. Ăn phải chất ăn mòn. Hay gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành bị rối loạn tâm thần, khuynh hướng tự tử hoặc đang lạm dụng rượu. Yếu tố tâm lý. Căng thẳng kéo dài cũng góp phần là nguyên nhân gây loét thực quản
Các triệu chứng phổ biến của loét thực quản là: Đau khi nuốt hoặc khó nuốt Đau phía sau xương ức (ợ nóng) Dạ dày khó chịu (buồn nôn) và nôn Ói ra máu Đau ngực. Có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập hoặc chưa có triệu chứng gì tình cờ phát hiện qua nội soi dạ dày thực quản. Các biến chứng có thể phát sinh do bị loét thực quản bao gồm: Chảy máu đường tiêu hóa trên do xuất huyết hoặc thủng loét dạ dày tái phát Hẹp thực quản Ung thư thực quản Khó nuốt Vỡ thực quản
no_information
Căng thẳng hoặc ăn nhiều thức ăn cay nóng. Hiện nay, nguyên nhân gây loét thực quản được biết đến không phải vậy mặc dù những yếu tố này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét sẵn.  Gia đình có người bị loét thực quản hay bệnh viêm loét dạ dày tá tràng Bản thân bị loét dạ dày tá tràng là yếu tố nguy cơ của loét thực quản Viêm thực quản tiến triển thành loét thực quản HIV và AIDS Bệnh đái tháo đường Nấm Candida phát triển quá mức Herpes simplex virus Cytomegalovirus
Thay đổi lối sống: Hạn chế ăn đồ cay nóng, uống rượu bia Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng triệt để Tránh căng thẳng stress kéo dài
Để chẩn đoán loét thực quản cần dựa vào: Tiền sử bản thân Các triệu chứng lâm sàng Thăm khám: ít giá trị chủ yếu là các triệu chứng cơ năng Chẩn đoán chủ yếu dựa vào Nội soi: Nội soi cao. Kỹ thuật này dùng để kiểm tra bên trong thực quản, cho phép bác sĩ nhìn ra các vết loét. Trong quá trình nội soi, một ống mỏng, dẻo được gắn với một máy quay nhỏ xíu và đèn ở đầu ống soi. Ống nội soi được đặt vào miệng và luồn xuống thực quản. Các bàn chải nhỏ được luồn qua ống nội soi chải nhẹ và làm bong lớp tế bào niêm mạc thực quản. Các dụng cụ khác cũng có thể được đưa vào cùng ống nội soi để lấy mẫu mô nhỏ (sinh thiết). Những mẫu này được gửi đến một phòng thí nghiệm để kiểm tra. Uống bari. Uống bari được thực hiện với chụp X-quang thực quản. Kỹ thuật này giúp bác sĩ kiểm tra vết loét bằng cách cho bạn uống một chất lỏng có chứa bari. Bari bao quanh niêm mạc thực quản và hiển thị rõ thực quản trên phim chụp X-quang. Hiện nay ít thực hiện.
Điều trị bệnh loét thực quản phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu viêm loét thực quản gây ra do nhiễm H. pylori, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu viêm loét thực quản là do sử dụng thuốc NSAIDs quá nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định ngừng dùng các thuốc này. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giảm đau khác Lưu ý: Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, đúng thời gian, đủ liều lượng đặc biệt nếu có nhiễm HP thì cần hoàn thành liệu trình kháng sinh để vết loét có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra loét, bạn có thể cần phải dùng thuốc chống nấm hay kháng virus. Điều trị khác: Thay đổi lối sống, thói quen ăn uống giúp hạn chế diễn tiến của bệnh loét thực quản, bao gồm Tìm cách giảm căng thẳng như tập thể dục hoặc tham gia một lớp yoga Ngủ đầy đủ tránh thức khuya Chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm có đường Ăn chậm Không ăn quá nhiều Tránh nằm ngay sau khi ăn Ăn nhiều bữa ăn nhỏ Nhai kẹo cao su sau bữa ăn để giúp tăng lượng nước bọt và ngăn axit trào vào thực quản Giữ tư thế thẳng đứng một vài giờ sau khi ăn Nâng đầu giường cao khi ngủ đặc biệt vào ban đêm để tránh trào ngược thực quản vào ban đêm Không nên ăn đồ chua, cay, nóng Tránh rượu Uống nhiều nước Không hút thuốc lá Giảm cân nếu bạn đang thừa cân Xem thêm: Ung thư thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Trào ngược dạ dày thực quản: Điều trị như thế nào? Trào ngược dạ dày thực quản: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)
Bệnh lỵ trực khuẩn là gì? Bệnh lỵ trực trùng, hay còn gọi là lỵ trực khuẩn hoặc xích lỵ, là bệnh kiết lỵ do trực khuẩn lỵ Shigella gây ra nhiễm trùng ruột và trực tràng. Các dấu hiệu chính của nhiễm Shigella là tiêu chảy và phân thường có lẫn máu.
Căn cứ vào các biểu hiện của lỵ trực khuẩn bệnh học, có thể xác định các nguyên nhân sau gây ra bệnh lỵ trực khuẩn như: Do tiếp xúc với trực khuẩn Shigella thông qua miệng như: tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm: những người xử lý thực phẩm có thể truyền vi khuẩn cho những người ăn thực phẩm hoặc do thực phẩm ở gần khu vực có chứa nước thải ô nhiễm; Do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm: uống nước hoặc bơi trong môi trường nước bị nhiễm trực khuẩn Shigella cũng là nguyên nhân gây ra lỵ trực khuẩn.
Bệnh lỵ trực khuẩn thường có thời gian ủ bệnh trong khoảng 3 ngày (trong nhiều trường hợp có thể dao động từ 1-7 ngày). Các triệu chứng bệnh lỵ trực khuẩn bao gồm: sốt (đối với trẻ em có thể sốt rất cao); co thắt ở vùng bụng theo cơn; tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa; đau cơ hoặc mỏi cơ, trong phân có máu hoặc chất nhầy. Đối với trẻ em nếu bị tiêu chảy ra máu, tiêu chảy cùng lúc với mất nước, sụt cân và sốt 38 độ C trở lên cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị để tránh các biến chứng lỵ trực khuẩn khó lường.
Bệnh lỵ trực khuẩn lây theo đường tiêu hoá qua nước uống, thức ăn, bàn tay ô nhiễm và ruồi, nhặng, chủ yếu qua đường phân - miệng, gián tiếp hay trực tiếp. Đặc biệt, bệnh dễ lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa trẻ trong cùng nhóm trẻ, cùng gia đình hay qua trung gian như đồ chơi, tay nắm cửa nhà vệ sinh, van vòi nước.  Ngoài ra, bệnh lỵ trực khuẩn còn có thể bị lây truyền qua tình dục đồng giới.
Các đối tượng sau có nguy cơ cao bị mắc bệnh lỵ trực khuẩn: trẻ em từ 2 đến 4 tuổi, những người sống hoặc đi du lịch đến những nơi không đủ vệ sinh, thường xuyên sử dụng nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc có quan hệ tình dục đồng tính nam qua hậu môn.
Các biện pháp phòng bệnh lỵ trực khuẩn như thế nào? Biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh đó là cần phát hiện sớm, sau đó cách ly để điều trị bệnh nhân lỵ cấp. Cần bảo vệ người chưa bị nhiễm bệnh ít nhất 7 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị lỵ trực khuẩn. Đảm bảo việc thực hiện chế độ ăn uống hợp vệ sinh. Thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với các đồ vật để phòng bệnh lỵ trực khuẩn. Áp dụng biện pháp xử lý chất thải của bệnh nhân bằng vôi sống 20%, nước vôi 10%. Đồ dùng, quần áo bệnh nhân phải được sát trùng hoặc ngâm Cloramin B 2%. Tích cực diệt các loài côn trùng như: ruồi, gián, nhặng...
Để chẩn đoán bệnh lỵ trực khuẩn bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng sau để chẩn đoán bệnh: dấu hiệu mất nước cùng với nhịp tim nhanh và huyết áp thấp; đau bụng hoặc dấu hiệu các tế bào bạch cầu trong máu cao hơn mức bình thường. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm mẫu phân để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Shigella hoặc độc tố của chúng.
Có thể áp dụng các cách điều trị lỵ trực khuẩn sau: Đối với người lớn khi bị lỵ trực khuẩn không cần can thiệp mà sẽ tự khỏi bệnh. Đối với trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, sẽ cần được uống dung dịch Oresol bổ sung nước cùng chất điện giải khi tiêu chảy. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc kháng sinh để rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa bệnh lây cho người khác. Để kiểm soát tình trạng bệnh, có thể áp dụng các biện pháp sau: Nghỉ ngơi dưỡng sức, vệ sinh phòng ngủ, giặt chăn và tấm trải giường với xà phòng và nước ấm càng thường xuyên càng tốt, đặc biệt là sau khi khỏi bệnh; Sử dụng nhà tắm riêng hoặc đeo găng tay chà rửa bồn cầu với dung dịch tẩy; Rửa tay sạch với xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn; Chế biến các món ăn dạng lỏng như canh hoặc cháo, sau đó từ từ quay lại ăn bình thường nhưng không được ăn trái cây và rau củ quả sống; Không nên sử dụng thuốc chống tiêu chảy vì sẽ ngăn vi khuẩn bị loại bỏ ra khỏi cơ thể và làm bệnh nặng hơn.   Xem thêm: Bệnh lỵ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Lỵ amíp đường ruột mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Loét hành tá tràng
Loét dạ dày là vết loét phát triển ở lớp lót bên trong dạ dày và phần trên của ruột non với triệu chứng phổ biến nhất là đau dạ dày. Loét dạ dày bao gồm: Loét dạ dày xảy ra ở bên trong dạ dày Loét tá tràng xảy ra ở phần trên của ruột non được gọi là loét hành tá tràng Nguyên nhân phổ biến nhất của loét hành tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), sử dụng lâu dài thuốc aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Căng thẳng và thức ăn cay không gây loét dạ dày nhưng chúng có thể làm cho các triệu chứng của người bệnh nặng hơn. Vậy nguyên nhân loét hành tá tràng là gì và loét hành tá tràng có nguy hiểm không?
Dạ dày tạo ra một loại axit mạnh giết chết vi trùng và giúp tiêu hóa thức ăn. Để bảo vệ bản thân trước axit này, các tế bào của dạ dày và tá tràng tạo ra lớp bảo vệ chất nhầy. Nếu lớp bảo vệ này bị hư hại, vết loét có thể hình thành. Nguyên nhân chính gây ra do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hay H. pylori. Vi khuẩn có thể làm cho niêm mạc tá tràng của người bệnh bị viêm và loét có thể hình thành. Một số loại thuốc cũng có thể gây loét tá tràng, đặc biệt là các thuốc chống viêm như ibuprofen và aspirin. Hiếm khi, các loại thuốc hoặc bệnh khác có thể gây loét. Có thể người bệnh dễ bị loét tá tràng nếu bạn hút thuốc, uống nhiều rượu hoặc bị căng thẳng, nhưng những điều này ít quan trọng hơn so với nhiễm H. pylori.
Nếu bị loét hành tá tràng, người bệnh có thể có các triệu chứng như sau: Đau dạ dày hoặc bụng Khó tiêu Cảm thấy no và đầy hơi sau khi ăn Cảm thấy mệt mỏi Sút cân Rất hiếm khi, loét có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bị đau nhói ở bụng mà không hết hoặc chất nôn hoặc phân có máu hoặc màu đen, người bệnh hãy đến thẳng khoa cấp cứu gần nhất. Biến chứng loét hành tá tràng Nếu loét hành tá tràng không được điều trị có thể dẫn đến: Chảy máu trong. Chảy máu có thể xảy ra do mất máu tiến triển từ từ dẫn đến thiếu máu hoặc mất máu nghiêm trọng dẫn tới phải nhập viện hoặc truyền máu. Mất máu nghiêm trọng có thể do nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen hoặc có máu. Nhiễm trùng. Loét hành tá tràng có thể tạo lỗ xuyên qua thủng ruột non khiến người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng khoang bụng dẫn tới viêm phúc mạc. Cản trở. Loét hành tá tràng có thể chặn đường đi qua thức ăn qua đường tiêu hóa, khiến người bệnh dễ bị đầy hơi, nôn mửa và giảm cân do sưng hoặc viêm do sẹo.
Lây qua đường Miệng – Miệng:  Vi khuẩn Helicobacter pylori được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh, do đó chúng có thể lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori  có thể lây cho nhau. Lây qua đường Phân – Miệng: vi khuẩn Helicobacter pylori  có trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian, côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu không đậy kỹ thức ăn. Dạ dày – Miệng : Nếu người có vi khuẩn Helicobacter pylori  trong dạ dày thì khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày. Dạ dày – Dạ dày : Đây là đường lây nhiễm này rất quan trọng bởi nó lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày các bệnh nhân có vi khuẩn Helicobacter pylori , nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn Helicobacter pylori  có thể nhiễm sang người không mang Helicobacter pylori.
Trong khi các bác sĩ thường kê đơn thuốc chống viêm không steroid cho các tình trạng như viêm khớp, tuy nhiên thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng nguy cơ phát triển loét hành tá tràng. Ngoài ra còn có một số nhóm thuốc khác cũng làm tăng nguy cơ loét dạ dày, tá tràng và chảy máu bao gồm: Thuốc điều trị loãng xương như alendronate (Fosamax) và risedronate (Actonel) Thuốc chống đông máu, như warfarin (Coumadin) hoặc clopidogrel (Plavix) Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) Một số loại thuốc hóa trị Các yếu tố nguy cơ khác được biết là làm tăng nguy cơ phát triển loét hành tá tràng bao gồm: Từ 70 tuổi trở lên Uống rượu bia Có tiền sử loét dạ dày Hút thuốc Chấn thương nặng về thể chất
Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ phát triển loét hành tá tràng, nhưng có những điều sau có thể làm để giảm nguy cơ và ngăn ngừa bệnh: Giảm liều lượng thuốc chống viêm không steroid hoặc chuyển sang một loại thuốc khác nếu dùng thuốc chống viêm không steroid thường xuyên. Khi dùng thuốc chống viêm không steroid, hãy dùng trong bữa ăn hoặc uống cùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tránh hút thuốc lá, vì hút thuốc lá có thể làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Nếu được chẩn đoán có nhiễm vi khuẩn H. pylori, hãy uống tất cả các loại thuốc kháng sinh đã được kê đơn. Tăng hoạt động thể chất. Tập thể dục thường xuyên có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch và làm giúp giảm tình trạng viêm ở hành tá tràng. Rửa tay sau khi sử dụng phòng tắm và trước khi chuẩn bị hoặc ăn thức ăn. Tránh thức ăn hoặc nước không sạch. Không ăn bất cứ thứ gì khi chưa được nấu chín kỹ. Tránh thức ăn được phục vụ bởi những người đầu bếp chưa rửa tay.
Để chẩn đoán loét hành tá tràng, bác sĩ sẽ khám và khai thác tiền sử bệnh tật, triệu chứng hiện tại. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như sau: Nội soi dạ dày hành tá tràng bằng cách sử dụng một ống mỏng có gắn camera ở phía đầu để nhìn trực tiếp vào bên trong dạ dày và tá tràng của người bệnh. Xét nghiệm máu, mẫu phân hoặc xét nghiệm hơi thở để tìm hiểu xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn H. pylori hay không. Nếu được chỉ định nội soi dạ dày hành tá tràng, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô đưa đi sinh thiết để kiểm tra xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn H. pylori hay không.
Nếu vết loét hành tá tràng là do vi khuẩn H pylori gây ra, phương pháp điều trị thông thường là 'triple therapy' nghĩa là người bệnh sẽ cần dùng 2 loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và một loại thuốc làm giảm lượng axit do dạ dày tạo ra. Nếu không bị nhiễm H. pylori và người bệnh đang sử dụng thuốc chống viêm thì người bệnh sẽ cần phải ngừng sử dụng chúng (nếu có thể) và bắt đầu dùng thuốc để giảm sản xuất axit ở dạ dày. Uống thuốc kháng axit, uống ít rượu và bỏ hút thuốc nếu bạn hút thuốc cũng có thể giúp ích.     Xem thêm: Mối liên quan giữa viêm loét dạ dày với vi khuẩn HP Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ Tại sao xét nghiệm hơi thở lại chẩn đoán được nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)? Ưu điểm của nội soi dạ dày và nội soi đại tràng có gây mê Loại bỏ chứng khó chịu ở dạ dày
Liệt ruột
Liệt ruột là tình trạng tích tụ dịch và khí trong lòng ruột do thành bụng bị ức chế, là tình trạng tê liệt tạm thời một phần của ruột sau phẫu thuật. Thông thường, tình trạng này sẽ tự khỏi sau 2 – 3 ngày. Liệt ruột là nguyên nhân dẫn đến tắc ruột sau mổ. Tắc ruột chỉ tình trạng sự chuyển động của ống tiêu hóa bị suy giảm do một lý do nào đó làm cho thức ăn, nước, hơi không thể đi xuống dưới làm tích tụ lại. Nếu không được điều trị kịp thời, tắc ruột sẽ gây thủng ruột, làm cho các vi khuẩn trong đường tiêu hóa lan tràn tới các cơ quan trong cơ thể gây nhiễm trùng, hoại tử, viêm phúc mạc gây nguy hiểm đến tính mạng, có nguy cơ tử vong cao. Tắc ruột sau mổ là nguyên nhân thường gặp nhất. Vì vậy cần theo dõi người bệnh sau phẫu thuật và có biện pháp điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Hầu hết nguyên nhân gây liệt ruột xảy ra sau phẫu thuật ổ bụng, khi các cơ quan trong ổ bụng chưa được hồi phục một cách hoàn toàn và đúng đắn. Một số nguyên nhân dẫn đến liệt ruột như: Nhiễm khuẩn huyết. Liệt ruột sau phẫu thuật. Viêm ổ bụng, viêm phúc mạc, tụ máu sau phúc mạc. Chấn thương (gãy xương sườn, gãy cột sống). Rối loạn chuyển hóa.
Các triệu chứng của bệnh liệt ruột như: Người bệnh xuất hiện cảm giác đau bụng nhẹ, đầy hơi, buồn nôn và táo bón. Bụng người bệnh có thể mềm, phình to hoặc căng ra. Giảm hoặc mất nhu động ruột. Liệt ruột sau mổ là nguyên nhân gây nên tình trạng tắc ruột sau mổ. Những triệu chứng về tắc ruột sau mổ gồm có: Đau quặn bụng, chán ăn, cảm giác đầy bụng. Táo bón, không trung tiện được. Bụng chướng, buồn nôn, nôn mửa, chất nôn giống như phân. Việc theo dõi các triệu chứng của bệnh liệt ruột để tránh biến chứng tắc ruột rất quan trọng. Bất kể khi nào người bệnh xuất hiện các triệu chứng hoặc các triệu chứng không tự mất đi cần báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
no_information
Bệnh liệt ruột gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi cả trẻ em và người lớn đặc biệt sau khi phẫu thuật ổ bụng. Do biến chứng của liệt ruột gây tắc ruột rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nên nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng của liệt ruột hoặc bệnh không tự hết hay thuyên giảm cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để điều trị sớm, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Do đó, việc theo dõi các triệu chứng của liệt ruột sau phẫu thuật rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn với người bệnh.
no_information
Chẩn đoán bệnh liệt ruột và tắc ruột sau mổ kết hợp giữa việc khám lâm sàng cùng với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Khám lâm sàng xác định các triệu chứng của bệnh liệt ruột. Bác sĩ sẽ xác định triệu chứng của người bệnh để chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như Xquang, CT, siêu âm giúp xác định ruột có bị ứ khí hay dịch không đồng thời giúp xác định vị trí bị tắc để có biện pháp can thiệp kịp thời. Xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa giúp đánh giá tổn thương và mức độ tổn thương của ruột qua đó giúp đánh giá tình trạng bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thông thường, liệt ruột cơ năng sau mổ sẽ tự khỏi sau 2 – 3 ngày. Một số phương pháp điều trị liệt ruột nếu người bệnh không tự khỏi được áp dụng hiện nay như hút dịch dạ dày, đặt sonde trực tràng, điều chỉnh nước – điện giải, kích thích nhu động ruột giúp điều trị bệnh. Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên người bệnh vẫn không khỏi thì cần hội chẩn để tìm biện pháp điều trị phù hợp. Xem thêm: Nhận diện dấu hiệu trẻ bị tắc ruột Viêm ruột hoại tử dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh non tháng Sự nguy hiểm của viêm ruột hoại tử
Lao vú
Bệnh lao vú là một thể lao ngoài phổi hiếm gặp, do vi khuẩn lao xâm nhập và gây sinh sôi ở mô tuyến vú. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, khoảng từ 19-45 tuổi và phụ nữ đang cho con bú vì giai đoạn này mô tuyến vú phát triển nhanh chóng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn. Trường hợp nam giới mắc lao vú cũng được ghi nhận, nhưng với tỷ lệ rất thấp khoảng 4%.  Bệnh thường chỉ gặp một bên vú, vú trái vú phải gặp với tỷ lệ ngang nhau. Ở Việt Nam, ghi nhận được khoảng 30 trường hợp bệnh. Ashey Cooper là người đầu tiên phát hiện ra lao vú vào năm 1829 tại Anh. Đến năm 1952, Mckeown và Wikinson mô tả bệnh lao vú gồm hai thể: Lao vú nguyên phát: đây là thể bệnh hiếm gặp, vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào mô tuyến vú qua các vết trầy xước da hay qua các ống dẫn sữa. Nhiễm trùng tại vú do trầy xước da hay qua ống dẫn sữa. Lao vú thứ phát: thể bệnh này phổ biến hơn, trong đó bệnh xuất phát từ các tổn thương lao ở những cơ quan khác trong cơ thể như lao phổi, lao cột sống... Theo đường máu hoặc bạch huyết đến vú. Bệnh lao vú tuy không phổ biến nhưng cần được chẩn đoán đúng, giúp giảm thiểu tỷ lệ các can thiệp không chính xác như cắt bỏ vú, phẫu thuật phá đường dò hoặc điều trị nhầm theo hướng viêm vú do các vi khuẩn thông thường, tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc, tăng chi phí điều trị không hiệu quả.
Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis  là nguyên nhân gây bệnh lao vú. Đây là trực khuẩn kháng acid vì nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi rửa qua dung dịch acid. Vi khuẩn lao là vi khuẩn hiếu khí, cần nhiều oxy để phát triển. Các chất tẩy rửa yếu không tiêu diệt được vi khuẩn lao.
Triệu chứng bệnh lao vú bao gồm các biểu hiện toàn thân và các biểu hiện ngay tại vú bị bệnh, bao gồm: Sốt, thường là sốt nhẹ, ớn lạnh, thường sốt về chiều tối. Mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, sụt cân. Nổi hạch ở các vùng lân cận như hạch nách, hạch cổ. Đau vú, đau nhiều hơn khi sờ hay khi mặc áo bó sát. Da vùng vú có thể bị viêm loét, có lỗ dò chảy mủ ra bên ngoài. Sờ thấy khối u ở vú, thấy xơ cứng hoặc mềm nên dễ chẩn đoán nhầm thành áp xe vú do các loại vi khuẩn thông thường khác. Trong trường hợp này các triệu chứng sẽ không thuyên giảm nếu điều trị bệnh với các kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn thông thường khác. Nếu người bệnh lao vú cùng lúc mắc phải lao phổi hoặc các thể lao ngoài phổi khác thì các triệu chứng lâm sàng có thể bao gồm cả ho kéo dài, khạc đàm, …
Người mắc bệnh lao vú có thể qua các đường lây truyền sau: Theo đường máu: vi khuẩn lao xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp, sau đó theo đường máu tới gây bệnh ở vú. Theo đường bạch huyết: vi khuẩn lao từ các ổ bệnh như lao hạch, lao phổi màng phổi theo đường bạch huyết đến mô tuyến vú gây bệnh. Theo đường trực tiếp: vi khuẩn lao xâm nhập mô vú trực tiếp thông qua các vết thương ở da hoặc các lỗ đổ của ống sữa ở đầu núm vú. Như vậy, vi khuẩn lao có thể di chuyển từ cơ quan này đến cơ quan khác trong cơ thể, có nghĩa là một bệnh nhân bị lao vú cũng có thể bị các thể lao khác sau đó như lao phổi, màng phổi.
Các yếu tố là tăng nguy cơ mắc bệnh lao vú có thể kể đến như sau: Sống trong vùng lưu hành của bệnh lao Tiếp xúc gần gũi, thân mật, lâu dài với người bị lao Tiền sử bản thân đã từng mắc lao Phụ nữ đang trong thời gian cho con bú, tuyến vú phát triển Ăn uống kém, suy dinh dưỡng Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm.
Bệnh lao vú tuy hiếm nhưng có thể phòng ngừa để không mắc bệnh và hạn chế các diễn tiến xấu của bệnh bằng các biện pháp sau: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ Lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể thao, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể. Giữ vệ sinh môi trường sống, trong lành, nhiều ánh sáng. Tự khám vú để phát hiện sớm các tổn thương tại vú. Việc tự khám vú nên được thực hiện thường xuyên, ít nhất mỗi tháng một lần, sau khi sạch kinh vài ngày. Giữ vệ sinh bầu ngực, mặc áo ngực thông thoáng. Tiêm chủng lao đầy đủ, đặc biệt là trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Vì triệu chứng lâm sàng của bệnh lao vú không đặc hiệu, dễ nhầm với ung thư vú hay bệnh lý viêm vú do các vi khuẩn thông thường khác, nên các xét nghiệm cận lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh, trong đó bao gồm: Hút dịch áp xe, soi tươi tìm trực khuẩn lao, tỷ lệ dương tính thấp Nuôi cấy vi khuẩn lao, PCR lao Sinh thiết mô tuyến vú bằng chọc hút kim nhỏ, làm giải phẫu bệnh tìm tổn thương nang lao điển hình Xquang ngực: tìm các tổn thương lao phổi đi kèm nếu có để lấy gợi ý. Siêu âm vú: mô tả các tổn thương của mô vú mặc dù không đặc hiệu. Siêu âm vú có giá trị trong việc trợ giúp làm chọc hút bằng kim nhỏ đúng vị trí tổn thương để lấy bệnh phẩm.
Thuốc Phương pháp điều trị hiệu quả nhất của bệnh lao vú là điều trị nội khoa. Các thuốc kháng lao được chỉ định theo phác đồ tương tự lao phổi. Bệnh lao vú đáp ứng tốt với các thuốc kháng lao, và có thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Thời gian điều trị kéo dài khoảng từ 8-9 tháng. Ngoại khoa Các thủ thuật như rạch ổ áp xe dẫn lưu, phẫu thuật phá bỏ đường dò, bốc khối u,… hỗ trợ cũng phương pháp điều trị nội khoa giúp bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, những trường hợp này thường để lại nhiều sẹo xấu, co rút da vùng vú. Bệnh nhân cần được tái khám toàn diện hàng tháng bao gồm thăm khám lâm sàng, siêu âm vú đánh giá mức độ tổn thương mô vú, xét nghiệm chức năng gan thận phát hiện tác dụng phụ của các thuốc kháng lao.   Xem thêm: 3 biện pháp sàng lọc ung thư vú cho kết quả chính xác cao Tiên lượng khả năng sống của bệnh nhân ung thư vú theo từng giai đoạn Phụ nữ đang chữa bệnh lao có thể vẫn tiếp tục cho con bú không? Bệnh lao phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Lỗ tiểu đóng thấp
Lỗ tiểu đóng thấp là gì? Lỗ tiểu đóng thấp là một dị tật bẩm sinh tại lỗ tiểu của bé trai, khi mà lỗ tiểu nằm thấp hơn vị trí bình thường. Tình trạng này xảy ra khi niệu đạo của trẻ quá ngắn, khiến cho lỗ tiểu nằm xa đỉnh quy đầu, thay vì niệu đạo mở ra đầu dương vật thì nó lại mở ra ở thân dương vật, trong đó chủ yếu là mở ra ở phần dưới thân dương vật. Khoảng cách giữa lỗ tiểu và đỉnh quy đầu càng lớn thì bệnh càng nặng, điều trị càng khó khăn. Lỗ tiểu đóng thấp ở bé trai là một dị tật khá thường gặp, chiếm tỷ lệ 1/300 trẻ trai. Nếu trẻ mắc bệnh không được điều trị có thể gây vô sinh về sau, đặc biệt đối với lỗ tiểu thấp ở giữa thân dương vật hay ở gốc bìu kèm theo tình trạng cong dương vật.
Trẻ bị lỗ tiểu đóng thấp vẫn chưa rõ nguyên nhân là gì. Tuy nhiên, có một tỷ lệ khá cao trẻ sinh ra bị lỗ tiểu đóng thấp bẩm sinh. Các yếu tố di truyền, nội tiết hay môi trường được cho là có liên quan với dị tật lỗ tiểu thấp ở trẻ.
Lỗ tiểu ở vị trí thấp hơn so với bình thường ở đầu dương vật. Dựa vào vị trí của lỗ tiểu sau khi dương vật đã được sửa thẳng, lỗ tiểu đóng thấp được chia làm 3 thể: Thể trước (nhẹ): 50% Thể giữa (trung bình): 20% Thể sau (nặng): 30% Tia tiểu không thẳng về phía trước mà bị lệch xuống dưới hoặc ra sau. Nếu lỗ tiểu quá gần gốc dương vật thì bệnh nhân không đứng tiểu được. Dương vật cong khi cương. Da quy đầu bị thiếu ở mặt bụng nhưng lại bị thừa ở mặt lưng. Có thể có các bệnh kèm ở vùng sinh dục như: thoát vị bẹn, tinh hoàn ẩn, bìu chẻ đôi, chuyển vị dương vật bìu (dương vật thấp so với bìu), rối loạn phát triển giới tính. Rối loạn tâm lý: Trẻ có thể bị mặc cảm, tự ti về bất thường lỗ tiểu nếu không được điều trị sớm.
no_information
Mặc dù chưa xác định rõ nguyên nhân gây dị tật lỗ tiểu đóng thấp, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh: Tiền sử gia đình có người bị dị tật lỗ tiểu thấp. Trẻ được sinh ra khi bà mẹ đã hơn 40 tuổi. Trong quá trình mang thai, mẹ của trẻ tiếp xúc với các chất độc hại như khói thuốc lá, thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ cũng không thể loại trừ được khả năng mắc bệnh.
Bệnh có thể được hạn chế phần nào nếu tránh được các yếu tố nguy cơ của bệnh  như: phụ nữ mang thai cần tránh hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động cũng như tránh xa các hóa chất độc hại; phụ nữ tránh mang thai sau 40 tuổi;... Lỗ tiểu đóng thấp là một bệnh bẩm sinh, nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, bà mẹ cần theo dõi các bất thường về cơ quan sinh dục của trẻ cũng như bất thường khi trẻ đi tiểu,.. để đưa trẻ đến bác sĩ sớm nhất có thể, giúp chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu - nam học sẽ hỏi về tiền sử, bệnh sử và khám lâm sàng để có định hướng cho việc chẩn đoán. Tầm soát bất thường nhiễm sắc thể: Dị tật lỗ tiểu đóng thấp thể nặng thường trên nền của một tình trạng bất thường nhiễm sắc thể, vì vậy những trường hợp này cần được tầm soát nhiễm sắc thể để phát hiện có bất thường hay không. Các xét nghiệm khác: Siêu âm, nội tiết, tinh dịch đồ có thể được chỉ định để đánh giá chức năng của bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân đến khám vì vô sinh nghi do dị tật lỗ tiểu đóng thấp.
Phẫu thuật lỗ tiểu đóng thấp Điều trị chủ yếu của dị tật lỗ tiểu đóng thấp là phẫu thuật. Bác sĩ thực hiện kỹ thuật này phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh, nắm rõ về vi phẫu cũng như nắm bắt tâm lý của trẻ. Trẻ mắc bệnh nên được can thiệp phẫu thuật từ 3 đến 6 tháng tuổi, và không nên phẫu thuật muộn sau 18 tháng tuổi. Điều này sẽ nâng tỷ lệ thành công của điều trị lên cũng như tránh mặc cảm cho trẻ sau này. Tuy nhiên, đối với trẻ trai có dương vật nhỏ thì được phẫu thuật trễ hơn. Phẫu thuật cũng không chống chỉ định ở người trưởng thành. Mục đích phẫu thuật: đưa lỗ tiểu về đỉnh quy đầu, tạo hình dáng thẳng cho dương vật; tránh việc trẻ bị mặc cảm khi lớn lên; giảm thiểu nguy cơ vô sinh sau này. Số lần phẫu thuật: Hầu hết dị tật lỗ tiểu đóng thấp được chỉnh sửa chỉ trong một lần mổ, ngoại trừ một số trường hợp nặng thì bệnh nhân cần được mổ 2 lần. Biến chứng sau mổ: rò niệu đạo là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật điều trị dị tật lỗ tiểu thấp (10-20%). Ngoài ra bệnh nhân có thể bị hẹp niệu đạo, túi thừa niệu đạo,... sau mổ.   Xem thêm: Niệu đạo có chức năng gì? Sa niệu đạo của nữ: Những điều cần biết Hẹp niệu đạo có thể gây vô sinh
Lao kê
Lao kê là gì? Lao kê là dạng bệnh lao lan tỏa khắp cơ thể người và tạo các tổn thương kích thước nhỏ (1–5mm). Trên phim chụp X-quang ngực của người bệnh lao kê có hình ảnh nhiều đốm nhỏ rải rác khắp phế trường giống như các hạt kê rất đặc trưng, do đó có thuật ngữ lao "kê". Lao kê có thể lan tỏa đến bất kì cơ quan nào, trong đó có phổi, gan và lách.  Bệnh lao kê có nguy hiểm không? Có khoảng 2% người bị lao kê trong tổng số người bị bệnh lao và chiếm tới 20% tổng số ca lao phổi. Lao kê là một bệnh lao đường máu nên rất nặng. Khi có tổn thương ở nhiều bộ phận, nếu không được điều trị tốt và chăm sóc cẩn thận, tỷ lệ người bệnh tử vong rất cao.
Nguyên nhân gây ra bệnh lao kê là trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Bệnh học lao kê Từ những tổn thương ở phổi hoặc ngoài phổi, Mycobacterium tuberculosis vào đại tuần hoàn đi khắp cơ thể gây bệnh (tiết niệu, hạch, não, màng não, ...).  Khi bị nhiễm lao, đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào được kích hoạt. Vùng bị nhiễm bệnh được bao quanh bởi đại thực bào và hình thành các u hạt là biểu hiện điển hình của bệnh lao kê. Bệnh xuất hiện khi cơ thể bị suy yếu như sau sởi, suy dinh dưỡng, viêm phổi, đái tháo đường, có thai, nhiễm HIV/AIDS, ... Lao kê thường gặp ở trẻ em, ít khi gặp ở người lớn. Sau khi Mycobacterium tuberculosis vào cơ thể, bệnh sẽ diễn biến qua 2 giai đoạn là nhiễm lao rồi đến bệnh lao phụ thuộc vào mức độ nhiễm nhiều hay ít (lượng Mycobacterium tuberculosis) và sức đề kháng của cơ thể. Bệnh khởi phát ngay sau khi nhiễm lao gọi là lao tiên phát, đa số gặp ở trẻ dưới 4-5 tuổi như lao kê, lao hạch, lao màng não, ... và ít lây.
Bệnh nhân mắc lao kê thường gặp những dấu hiệu không đặc hiệu như ho và hạch bạch huyết sưng to.  Các triệu chứng lao kê khác bao gồm: Gan to (40%) Lách to (15%) Viêm tuyến tụy (<5%) Rối loạn chức năng đa cơ quan với suy thượng thận (tuyến thượng thận không sản xuất đủ nội tiết tố steroid để điều hòa chức năng các cơ quan khác). Bệnh lao kê cũng có thể đi kèm với tràn khí màng phổi hai bên hoặc một bên.  Khó thở Tiêu chảy. Tổn thương da Nhiều bệnh nhân có thể bị sốt kéo dài vài tuần với những cơn sốt cao hàng ngày vào buổi sáng. Tăng canxi huyết là triệu chứng phổ biến, xuất hiện từ 16-51% các trường hợp lao kê. Bệnh lao màng mắt (lao kê ở mắt) hoặc các tổn thương bao quanh dây thần kinh thị giác thường liên quan đến bệnh lao ở trẻ em. Những tổn thương này có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt, số lượng tổn thương khác nhau tùy theo bệnh nhân. Lao màng mắt có thể là triệu chứng quan trọng của bệnh lao kê, vì sự hiện diện của bệnh thường có thể xác định chẩn đoán. Khoảng 10-30% người lớn và 20-40% trẻ em bị bệnh lao kê có viêm màng não do lao.  Dấu hiệu lao kê ở trẻ em:  Sốt cao dao động, đổ mồ hôi trán và lưng Rối loạn hô hấp (ho, khó thở, tím tái đầu chi...).  Có đến 80% trường hợp lao kê ở trẻ em có tổn thương màng não (dấu hiệu nôn vọt, cổ cứng, quay mặt vào phía tối) Khám phổi có nhiều ran ẩm.
Lao kê có lây không? Bệnh lao kê là một dạng bệnh lao, vì vậy có thể lây nhiễm qua người khác. Tuy nhiên, nhiều người bị nhiễm khuẩn lao nhưng lại không mắc bệnh do có hệ miễn dịch khỏe mạnh và khả năng chống bệnh tốt. Lao kê có thể lây qua đường hô hấp, đường máu hoặc sữa mẹ.
Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh lao kê Sống trong điều kiện không hợp vệ sinh Có chế độ ăn uống không lành mạnh. Trẻ nhỏ Người cao tuổi Người nghiện tiêm chích ma túy Nhiễm HIV/AIDS. Người bị suy giảm hệ miễn dịch do các bệnh khác Người đã từng mắc bệnh lao nhưng không điều trị triệt để
Phòng bệnh lao bằng vắc xin BCG: BCG (Bacille Calmette-Guerin) là loại vắc xin phòng bệnh lao thường được tiêm cho trẻ sơ sinh ngay trong tháng đầu sau sinh ở một vài quốc gia đang có dịch lao, trong đó có Việt Nam. Khả năng bảo vệ của BCG giảm dần theo thời gian, vì vậy có thể tiêm nhắc lại ở lứa tuổi học cấp I hoặc cấp II. Người bệnh vẫn có thể bị mắc bệnh lao ngay cả khi đã tiêm vắc xin BCG, tuy nhiên việc tiêm phòng sẽ hạn chế được những thể bệnh lao nặng. Ngăn ngừa việc tiếp xúc với bệnh nhân mắc lao: nên tránh tiếp xúc quá gần và quá lâu với bệnh nhân lao ở môi trường đông đúc (ví dụ: bệnh viện, phòng khám hay nhà tình thương). Những người làm việc trong phòng khám, bệnh viện hay những nơi dễ tiếp xúc với bệnh nhân lao thì nên được tư vấn cách kiểm soát lây nhiễm hoặc phải có kiến thức chuyên sâu về sức khỏe cũng như sử dụng các thiết bị bảo vệ đường hô hấp cá nhân. Những đối tượng này cần được khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện bệnh sớm và nên làm xét nghiệm da (xét nghiệm Mantoux) hay xét nghiệm IGRA (Interferon-gamma release assay – Xét nghiệm giải phóng Interferon-gamma) trước khi rời đi nơi khác. Nếu kết quả xét nghiệm vẫn âm tính, nên kiểm tra lại 8 đến 10 tuần sau. Phòng bệnh lao bằng thuốc: người bị nhiễm vi khuẩn lao thể ẩn và nằm trong nhóm nguy cơ cao phát triển bệnh có thể được chỉ định uống thuốc Isoniazid để ngăn ngừa phát triển thành bệnh lao Không để trẻ suy dinh dưỡng hoặc bị các bệnh mãn tính, nếu có thì cần điều trị kịp thời.  Giữ nhà ở thông thoáng, vệ sinh thân thể và răng miệng thường xuyên.
Khám lâm sàng Xét nghiệm: các xét nghiệm cho bệnh lao kê thường được tiến hành tương tự như chẩn đoán các bệnh lao khác bao gồm: Chụp X-quang phổi: trên phim phổi cho thấy tổn thương hạt, nốt với tính chất điển hình là 3 đều: đều về kích thước, đều về độ cản quang và đều về sự phân bố. Cấy đàm Soi phế quản Sinh thiết phổi Chụp CT/MRI đầu Cấy máu Soi đáy mắt Đo điện tim Xét nghiệm lao trong máu hoặc IGRA là cách chẩn đoán bệnh lao thể ẩn. Xét nghiệm da tìm yếu tố lao thường được sử dụng để phát hiện các dạng lao khác, không hữu ích trong việc phát hiện bệnh lao kê. Xét nghiệm tuberculin da không thành công do số lượng âm tính giả cao. Âm tính giả xảy ra do tỷ lệ kháng thể kháng lao thấp hơn nhiều so với các dạng lao khác.
Trong điều trị bệnh lao kê, quan trọng nhất vẫn là sử dụng thuốc kháng lao: Phác đồ điều trị bệnh lao kê tiêu chuẩn theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới là dùng isoniazid và rifampicin trong 6 tháng, cũng như ethambutol và pyrazinamid trong hai tháng đầu tiên.  Nếu có bằng chứng của viêm màng não, người bệnh có thể được điều trị kéo dài đến 12 tháng. Corticoid được xem là một loại thuốc hạn chế được những tổn thương nặng nề ở phổi và các cơ quan khác, nhất là ở màng não.  Việc chống suy hô hấp do tổn thương ở phổi và chăm sóc khi người bệnh hôn mê, khi có tổn thương ở màng não, ... là rất quan trọng. Lao kê được điều trị theo phương pháp trị liệu ngắn ngày, theo dõi trực tiếp đạt hiệu quả 90%.    Xem thêm: Bệnh lao phổi: Tiêm phòng rồi có bị lây nữa không? Bệnh lao có mấy loại? Lao hạch và lao phổi khác nhau thế nào?
Loạn sản sụn xương
Loạn sản sụn xương là gì? Trong quá trình phát triển, xương của người bình thường được tạo thành từ sụn trong giai đoạn bào thai, sụn chuyển hóa thành xương trong quá trình cốt hóa. Loạn sản sụn xương là tình trạng rối loạn tăng trưởng xương, trong đó mô xương lành bị thay thế bằng mô xơ làm xương yếu đi biến dạng và dễ gãy. Đây là một dạng của chứng lùn tuyến yên với ¾ trường hợp có nguyên nhân do loạn sản sụn xương.
Loạn sản sụn xương là bệnh có liên quan đến đột biến gen và di truyền trong gia đình. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh loạn sản sụn xương có liên quan đến đột biến gen FGFR3. Đây là gen có nhiệm vụ kích thích cơ thể sản xuất ra các protein cần thiết cho sự phát triển và trưởng thành của xương. Việc đột biến gen FGFR3 làm cho việc sản xuất ra các protein bị thay đổi dẫn đến việc phát triển và trưởng thành của xương bị rối loạn, đa số các sụn không có khả năng chuyển hóa thành xương. Bệnh loạn sản sụn xương có liên quan đến liên quan đến di truyền. Khoảng 50% bố mẹ có bất thường về gen gây bệnh sinh ra con bị bệnh. Khoảng 80% bệnh gây ra do nguyên nhân tư phát không liên quan đến vấn đề di truyền.
Đối với người bệnh mắc loạn sản sụn xương ở mức độ nhẹ hầu như không biểu hiện triệu chứng. Với những người mắc bệnh ở mức độ nặng, các triệu chứng loạn sản sụn xương thường gặp gồm có: Đau xương là triệu chứng điển hình và hay gặp nhất ở mọi trường hợp, người bệnh có biểu hiện sưng đau, biến dạng xương, đi lại khó khăn, gãy xương bệnh lý. Tổn thương ở nhiều xương gây ra tình ảnh hưởng đến việc đi lại, các hoạt động di chuyển, hẹp ống cột sống gây chèn ép tủy, cong vẹo cột sống, gù, tầm vóc thấp bé đáng kể so với người cùng lứa tuổi. Tổn thương ở phần sọ mặt gây nên tình trạng biến dạng vùng sọ mặt, phần đầu to hơn so với thân mình, phần trán to bất thường, các xương chẩm và xương thái dương bị biến dạng làm chèn ép dây thần kinh gây nên rối loạn tiền đình, ảnh hưởng đến khứu giác. Một số triệu chứng có liên quan đến bệnh loạn sản tủy xương như: não úng thủy, béo phì, ống cột sống bị hẹp hoặc ngày ngày thu nhỏ. Một biến chứng nguy hiểm của loạn sản sụn xương là biến chứng gãy cổ xương đùi do xương phát triển không đầy đủ gây đau đớn và nguy hiểm cho trẻ.
no_information
Loạn sản sụn xương là một chứng bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Bệnh thường xảy ra ở tuổi thiếu niên từ 3 – 15 tuổi với tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới với nữ giới như nhau.
Ở người lớn để phòng ngừa loạn sản sụn xương cần có một chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ, tập thể dục, kiểm soát béo phì. Bất cứ khi nào xuất hiện các triệu chứng cần ngay lập tức đến khám tại cơ sở y tế đế được chẩn đoán và điều trị sớm đạt hiệu quả.
Việc chẩn đoán loạn sản sụn xương có thể được chẩn đoán ngay trong giai đoạn thai kỳ và ngay sau khi sinh dựa vào các phương pháp chẩn đoán: Thông qua kiểm tra bằng siêu âm trong giai đoạn thai kỳ phát hiện hình ảnh thai nhi có hình ảnh não úng thủy và hình ảnh đầu thai nhi to bất thường giúp đánh và định hướng bệnh. Xét nghiệm chọc ối lấy dịch xét nghiệm hoặc lấy máu trẻ sau khi sinh ra làm xét nghiệm gen giúp tìm bất thường về gen FGFR3 giúp tăng cường nhận định về chẩn đoán. Người lớn và trẻ em sau sinh có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X quang, MRI, CT, cộng hưởng từ đánh giá các tổn thương về xương, khả năng gãy xương bệnh lý. Sinh thiết xương phát hiện xương gồm các mô xương và xương bè chưa trưởng thành có hình dạng không đều, nhiều sụn...
Hiện nay, việc điều trị loạn sản xương không có biện pháp điều trị triệt để. Việc điều trị cần phải kết hợp với việc theo dõi sát sao để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Điều trị triệu chứng bằng cách sử dụng các thuốc như kháng viêm không steroid giúp giảm đau xương. Ngoài ra còn có thể dùng Hormone tăng trưởng để điều trị cho trẻ. Phẫu thuật: Được thực hiện trong trường hợp điều trị hẹp ống sống, chèn ép tủy sống, chỉnh hình để kéo dài xương chi và sửa chữa chân bị cong.   Xem thêm: Sụn xương có tác dụng gì? 7 biện pháp chẩn đoán trước sinh giúp phát hiện dị tật thai nhi 3 mốc siêu âm dị tật thai nhi thai phụ cần nhớ
Liệt cơ mở thanh quản
Liệt cơ mở thanh quản là hiện tượng thanh quản không thể thực hiện chức năng nói, thở và bảo vệ đường thở ở các mức độ khác nhau. Liệt cơ mở thanh quản có thể là liệt thần kinh hoặc liệt cơ Phần lớn liệt cơ mở thanh quản là bệnh lý tổn thương thần kinh hồi quy, nhánh chi phối cho cơ mở thanh quản (cơ nhẫn phễu sau). Tổn thương có thể là một bên hoặc liệt cơ mở thanh quản 2 bên do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nguyên nhân của liệt cơ mở thanh quản được chia thành nguyên nhân trung ương và nguyên nhân ngoại biên Nguyên nhân trung ương Tổn thương cấp tính: Do virus (hay gặp nhất là viêm não do bại liệt); Do nhiễm độc hoặc do thiếu oxy (thường đến từ nguyên nhân mạch máu như tổn thương hành não do hôn mê nhiễm độc, chấn thương sọ não nặng, các phẫu thuật thiếu oxy lên vùng hành não hoặc do dùng thuốc ngủ barbituric). Tổn thương tiến triển từ từ: Giang mai; Các dạng tổn thương thoái hóa (xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh Charcot); Tổn thương teo hành cầu tiểu não, viêm phần trước tủy sống, liệt hành cầu, dị dạng (rỗng hành tủy, hội chứng Arnold-Chiari) hoặc các khối u di căn sọ não;... Nguyên nhân ngoại biên: Do phẫu thuật: Phẫu thuật tại vùng cổ, đặc biệt là phẫu thuật tuyến giáp như cắt toàn bộ tuyến giáp là nguyên nhân thường gặp. Ngoài ra phẫu thuật thực quản hoặc khí quản cũng có nguy cơ liệt cơ mở thanh quản. Do các khối u vùng cổ như u thực quản hoặc khối u trong ung thư tuyến giáp, ung thư khí quản cổ, di căn ung thư phổi, u trung thất
Đối với liệt dây thần kinh thanh quản, triệu chứng đặc trưng khi khởi phát là bệnh nhân mất tiếng đột ngột, sau vài ngày thì nói lại được nhưng tiếng nói bị thay đổi về âm lượng, âm sắc hoặc giọng đôi. Dần dần tiếng nói sẽ hồi phục trở lại gần với bình thường nhờ sự làm việc bù có dây thần kinh thanh quản đối diện Nếu liệt dây thần kinh thanh quản 2 bên (rất hiếm) sẽ bắt đầu bằng khó thở đột ngột do liệt cơ mở thanh quản không cho không khí vào phổi, sau đó cơ khép cũng bị liệt và hai dây thanh trở về tư thế trung gian. Khi đó bệnh nhân sẽ hết khó thở nhưng không nói được kèm với uống sặc và ho không ra tiếng Bệnh nhân bị liệt cơ mở thanh quản sẽ mất phản xạ bảo vệ phổi nên nước và thức ăn sẽ rơi vào đường hô hấp dưới gây viêm phổi hoặc áp-xe phổi Liệt dây thần kinh vận động thanh quản trong một số trường hợp có thể kèm liệt một số dây thần kinh sọ khác như: Liệt kèm với liệt màn hầu, cơ ức đòn chũm và cơ thang một bên trong hội chứng Schmidt do tổn thương nhân vận động ở hành não Liệt thanh quản kèm theo liệt màn hầu và lưỡi cùng bên trong hội chứng Jackson Nếu nguyên nhân là do liệt cơ thì bệnh nhân sẽ biểu hiện hội chứng liệt cơ mở: khó thở thanh quản kèm theo những cơn ngạt thở trong khi giọng nói không thay đổi hoặc liệt cơ khép: bệnh nhân không khó thở nhưng nói không ra tiếng. Liệt các cơ riêng lẻ thường khiến tiếng nói khàn và nhỏ.
no_information
Liệt cơ mở thanh quản có thể gặp ở các đối tượng sau: Bệnh nhân có tổn thương cấp tính do virus hoặc bị các chấn thương hay dị dạng bẩm sinh ở vùng hành não Bệnh nhân bị nhiễm độc Đối tượng có nguy cơ cao nhất là nhóm đối tượng phẫu thuật ở vùng cổ hoặc có các u vùng cổ
Trong phẫu thuật hay các thủ thuật ở vùng cổ và thanh khí quản cần tránh làm tổn thương vào thần kinh chi phối cho thanh quản hoặc gây chấn thương cho thanh quản Cần chú ý phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh nội khoa như lao, giang mai
Để chẩn đoán xác định cơ mở thanh quản cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm Chẩn đoán liệt dây thanh một bên Bệnh nhân khởi phát đột ngột với biểu hiện giọng nói yếu, thì thào và cường độ trầm nhưng một số vẫn có giọng cường độ cao do cơ chế bù trừ tự nhiên Ngoài ra, bệnh nhân còn khó nuốt đặc biệt với chất lỏng do có tổn thương cả thần kinh thanh quản trên hoặc hơi thở ngắn và cảm giác thoát hơi khi nói Soi thanh quản gián tiếp của người bệnh thấy một bên thanh cố định, dây còn lại hoạt động bình thường, thanh môn mở khoảng 5 mm Chẩn đoán lliệt dây thanh hai bên Triệu chứng khởi phát từ từ với một cơn khó thở nhẹ, tăng lên khi gắng sức và kịch phát khi bệnh nhân tập thể thao, ho, cười Ở giai đoạn ổn định, khó thở là triệu chứng chính: khó thở chậm thì hít kèm co kéo cơ hõm ức và thượng đòn. Khó thở nặng có thể khiến bệnh nhân tím tái và rối loạn tinh thần. Giọng nói bệnh nhân vẫn bình thường Soi thanh quản gián tiếp quan sát thất hai dây thanh bình thường ở vị trí gần đường giữa, mỗi khi hít vào khe thanh môn cũng chỉ mở tối đa khoảng 2-3 mm, khi phát âm 2 thanh chạm khít nhau Các xét nghiệm cần thực hiện Siêu âm vùng cổ: có thể phát hiện ra các khối u vùng cổ MRI vùng cổ ngực hoặc sọ não: phát hiện khối u là nguyên nhân gây nên tổn thương Xét nghiệm cơ bản như công thức máu, sinh hóa máu, chức năng tuyến giáp hay chức năng hô hấp dùng để đánh giá trước khi điều trị chứ không dùng làm điều kiện chẩn đoán
Nguyên tắc điều trị liệt cơ mở thanh quản là khôi phục lại sự thông thoáng của đường thở Điều trị ngoại khoa Phẫu thuật lấy bỏ u là nguyên nhân gây bệnh và theo dõi sự phục hồi dây thanh Nếu không tìm ra nguyên nhân có thể dùng kỹ thuật tiêm vào dây thanh các chất liệu khác nhau để điều trị tạm thời hoặc vĩnh viễn Phẫu thuật qua đường nội thanh quản: dùng kim cố định dây thanh hoặc cắt dây thanh bằng laser, cắt sụn phễu bằng đường nội thanh quản hay cắt bán phần sau dây thanh qua soi treo vi phẫu Phẫu thuật qua đường ngoài thanh quản: có thể cố định sụn phễu hoặc cắt bỏ sụn phễu và cố định dây thanh Điều trị nội khoa Liệt dây thanh một bên: sử dụng phương pháp luyện giọng được tiến hành và theo dõi bởi chuyên viên huấn luyện trong 6-8 tuần và mỗi giáo trình là 30-40 phút Liệt hai dây thanh: điều trị nội khoa chỉ mang tính chất hỗ trợ để bệnh nhân phục hồi nhanh hơn sau phẫu thuật     Xem thêm: Viêm thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Polyp thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Ung thư thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Lao da và mô dưới da
Bệnh lao da là gì? Bệnh lao da không phải là tình trạng tổn thương đơn thuần khu trú tại da mà là một bệnh lý toàn thân do vi khuẩn lao gây ra. Ở những bệnh nhân mắc bệnh lao da, người ta ghi nhận được khoảng từ 3-40% các trường hợp mắc lao hạch và 25-30% các trường hợp mắc lao phổi kèm theo, hiếm gặp hơn là lao sinh dục. Lao da là một bệnh lao ngoài phổi có biểu hiện phong phú, thay đổi tùy thuộc vào độc lực, số lượng của trực khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân. Lao da được chia thành 2 nhóm: Lao da thực sự: bao gồm lupus thông thư­ờng hoặc lupus lao, lao hạch, lao da hạt cơm, lao loét kê da và niêm mạc. Đặc điểm chung của nhóm này là bệnh tiến triển mãn tính, có xu hư­ớng hoại tử và xét nghiệm vi khuẩn trên các tổn thương thường dương tính. Hình ảnh mô bệnh học đặc tr­ưng của nang lao cũng được ghi nhận với vùng trung tâm là các tế bào khổng lồ, trực khuẩn lao, bên ngoài là tế bào lympho và tế bào bán liên. Bệnh lao da ở nhóm này thường đi kèm với tổn thương lao ở các cơ quan khác. Á lao: bao gồm lao sẩn hoại tử, lao dạng liken, lao da cứng. Khác với lao da thực sự, á lao thường ít có xu hướng hoại tử, hiếm khi tìm thấy vi khuẩn lao từ các bệnh phẩm, hình ảnh mô bệnh học không có nang đặc trưng và có thể có hoặc không các tổn thương lao ở các bộ phận khác trong cơ thể.
Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Đây là một loại vi khuẩn hiếu khí, cần môi trường giàu oxy để sinh sôi phát triển và phân chia rất chậm. Vi khuẩn lao được phân loại vào nhóm trực khuẩn kháng acid cồn vì khả năng giữa được màu nhuộm sau khi tẩy với acid. Quan sát dưới kính hiển vi, trực khuẩn lao có dạng hình que, màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh. Vi khuẩn lao gây bệnh có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài trong nhiều tuần và chịu được các chất sát khuẩn yếu. Có 3 nhóm trực khuẩn lao chính bao gồm: trực khuẩn lao người, trực khuẩn lao bò và trực khuẩn lao từ chim.
Hình ảnh bệnh lao da trên lâm sàng khác phong phú, phụ thuộc vào tuổi, giới, vị trí da bị tổn thư­ơng và tình trạng miễn dịch và dị ứng của người bệnh. Các hình thể lâm sàng. Lupus lao Đây là thể lao da thư­ờng gặp nhất, chiếm tỷ lệ khoảng từ 50 - 70 %, thường thấy ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là củ lao màu vàng đỏ hoặc vàng nâu kích thư­ớc có thể nhỏ như đầu đinh ghim hoặc to nh­ư hạt đậu, trơn bóng, có ít vảy, hoặc có vết chợt, loét da. Các củ lao liên kết với nhau thành đám, tạo sẹo ở giữa màu trắng. Tổn thương thường thấy ở mặt và môi trên,­ bàn tay, bàn chân, mông và đầu cũng có thể gặp nhưng hiếm hơn. Lupus lao được chia thành nhiều thể lâm sàng khác nhau: Lupus lao phẳng: các củ lao không nổi cao lên trên bề mặt da và tiến triển chậm. Lupus lao loét : xuất hiện nhiều ổ loét nông trên da, bờ nham nhở, đáy ổ loét có các hạt lổn nhổn kèm theo mủ. Thể lupus lao loét phá huỷ các tổ chức, có thể làm mất một cánh mũi hoặc vành tai, thủm vòm miệng, thậm chí mất ngón tay gây tàn phế nếu đi kèm với tổn thương xương.   Lupus sùi loét : các tổn thương dạng mảng cộm, hơi cao hơn mặt da, trên đó thấy các u lao. Về sau tiến triển thành các điểm loét, lan rộng tạo thành tổn thương dạng sùi.   Lupus ăn ngoạm: là thể bệnh có tổn thương loét nhanh, loét sâu, mất từng vùng ở mũi và mặt, tạo sẹo lớn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. Lupus sẩn cục: biểu hiện bằng các sẩn cục màu đỏ tím, phân bố rải rác Lupus lao vẩy nến: trên bề mặt tổn thương có một lớp vảy dày. Lupus lao mì: Tổn thương dạng sần mì như hạt cơm. Lao cóc Thể lao này hay gặp ở người lớn, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Vị trí hay bị tổn thương là mu bàn tay, ngón tay 1, 2 và da bàn chân. Các th­ương tổn trên da là những mảng sùi có vảy, u sừng cứng, màu xám trắng đục, xung quanh có viền đỏ, trông như da cóc. Lao ruột, lao phổi hoặc lao xương là những tổn thương lao có thể phối hợp kèm theo. Tiến triển bệnh kéo dài nhiều năm, có thể để lại sẹo nhưng không có sự phá hủy các tổ chức.   Loét lao Triệu chứng đầu tiên là những nốt sẩn bằng đầu đinh ghim, loét nhanh, liên kết với nhau thành vết loét lớn, bờ lởm chởm nhợt nhạt hoặc hơi tím; đáy của vết loét nông, có nhiều điểm xuất huyết và rất ít mủ. Tổn thư­ơng thường xuất hiện ở môi hoặc niêm mạc má, lư­ỡi, xung quanh miệng, ở hậu môn và tầng sinh môn. Gôm lao Tổn thương có dạng khối, ở dưới da, khi vỡ chảy ra một chất mủ kèm nhầy máu, rồi tự bít tạo thành lỗ dò thông nhau. Một số trường hợp tổn thương gây loét, bờ nham nhở, đáy lổn nhổn màu vàng nhạt. Các gôm lao có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành nhóm, ở các vị trí có hạch, cổ, bẹn, thân mình hoặc các chi. Bệnh tiến triển âm thầm, lâu lành.   Ban củ sẩn Ban củ sẩn thường là những tổn thương cục nằm sâu ở lớp trung bì, cứng chắc và không đau, xu hướng tạo mủ và loét hoặc hoại tử tạo thành sẹo lõm. Ban củ sẩn có nhiều dạng như ban củ sẩn cục, ban củ sẩn kê dạng trứng cá đỏ, ban củ sẩn hoại tử, ban củ nang lông dạng liken. Lao kê Lao kê ở da hiếm gặp, phổ biến ở những người suy giảm miễn dịch như bệnh nhân HIV/AIDS. Trên da, xuất hiện những nốt màu đỏ, kích thước 1mm - 2mm, lấm tấm như hạt kê.
Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh lao da do vi khuẩn lao được đưa đến da từ các cơ quan bị nhiễm lao khác như lao phổi, lao xương, lao hạch thông qua các con đường: Đư­ờng máu: mạch máu từ ổ lao ở cơ quan bị phá huỷ đưa trực khuẩn lao vào máu, lan truyền khắp nơi trong cơ thể và vào da. Đư­ờng bạch huyết: thường xảy ra khi có tổn thương lao hạch kèm theo. Trực khuẩn lao lan theo mạch bạch huyết đến vùng da bị tổn thương. Bệnh lao da được lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua đường tiếp xúc trực tiếp. Vi khuẩn lao xâm nhập được thông qua các vết thương trên da và niêm mạc. Ngoài ra vi khuẩn lao có thể truyền bệnh thông qua các con đường khác, tùy thuộc vào thể lao phổi và các thể lao ngoài phổi khác kèm theo.
Những người có các đặc điểm sau được xem là đối tượng nguy cơ của bệnh lao da: Hệ miễn dịch bị suy yếu, nhiễm HIV/AIDS Mắc các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, suy thận mãn tính và các bệnh lý ác tính Nghiện rượu hoặc sử dụng các chất kích thích. Suy dinh dưỡng Dùng các loại thuốc điều trị ung thư, hay corticosteroid trong thời gian dài. Tiếp xúc thân mật, thường xuyên với người mắc bệnh lao Sống và làm việc hoặc du lịch đến các vùng dịch tễ của bệnh lao. Môi trường sống kém, điều kiện y tế không đảm bảo
Các biện pháp giúp phòng tránh mắc bệnh lao nói chung, bao gồm cả lao da có thể kể đến như: Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng Thường xuyên rèn luyện thân thể, tăng sức đề kháng Sử dụng các loại thuốc theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ Hạn chế tiếp xúc thân mật với những người mắc bệnh lao Tiêm vắc xin phòng bệnh lao theo chương trình tiêm chủng quốc gia Đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng bất thường. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh lao, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để giải quyết triệt để bệnh, tránh lây lan cho các cơ quan khác trong cơ thể hay lây truyền cho người khác.
Để chẩn đoán xác định các tổn thương của bệnh lao da, bác sĩ cần chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng như: Phản ứng tuberculin PCR phát hiện phức hợp DNA của trực khuẩn lao Chụp Xquang ngực Sinh thiết tổn thương ở da, phát hiện tổn thương củ lao đặc trưng
Tất cả các bệnh nhân đã được xác định mắc bệnh lao da cần được khám và phát hiện các thể lao khác. Việc điều trị bệnh lao da phải có tính toàn diện và kéo dài, không chỉ xử trí các tổn thương ở da. Các thuốc kháng lao được khuyến cáo trong điều trị bệnh lao da tương tự với điều trị lao phổi. Các thuốc kháng lao có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và tái khám của các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc. Các phương pháp khác như cắt lọc thương tổn nhỏ trên da, phẫu thuật tạo hình ở những trường hợp sẹo xấu cũng có thể được áp dụng.   Ngoài việc tuân thủ điều trị các thuốc kháng lao, người bệnh cần chú ý cải thiện sức khỏe toàn thân, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch để tăng hiệu quả điều trị.   Xem thêm: Bệnh lao có mấy loại? Lao hạch và lao phổi khác nhau thế nào? Bệnh lao phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Leukemia kinh dòng bạch cầu hạt (CML)
Leukemia kinh dòng bạch cầu hạt (chronic myeloid leukemia - CML) là bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính, đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào dòng bạch cầu hạt đã biệt hóa trưởng thành, hậu quả là số lượng bạch cầu tăng cao ở máu ngoại vi với đủ các giai đoạn trưởng thành của dòng bạch cầu hạt. Trước đây, giai đoạn mạn tính của bệnh leukemia hay còn gọi là bệnh bạch cầu thường kéo dài 3-5 năm, sau đó nhanh chóng chuyển thành leukemia cấp (có tiên lượng xấu, thời gian sống thêm thường không quá 1 năm). Hiện nay, với việc ứng dụng ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại và điều trị nhắm trúng đích bằng các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase, tiên lượng của người bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt được cải thiện đáng kể.
Leukemia kinh dòng bạch cầu hạt là một bệnh mắc phải, không có tính gia đình, không di truyền cho các thế hệ sau. Phơi nhiễm phóng xạ có thể là một nguyên nhân gây bệnh.  Nhiễm sắc thể Philadelphia và gen tổ hợp bcr-abl đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.
Giai đoạn mạn tính: Lách to gặp ở 85-90% người bệnh. Gan to gặp ở trên 50% người bệnh. Mệt mỏi, kém ăn, sụt cân, ra mồ hôi đêm.  Thiếu máu mức độ nhẹ hoặc vừa.  Tắc mạch (tắc mạch lách, tắc mạch chi, tắc tĩnh mạch dương vật, phù gai thị, giảm hoặc mất thị giác một bên, giảm thính giác, …). Biểu hiện của bệnh Gout do tăng axit uric máu gặp trên một số người bệnh.  Giai đoạn tăng tốc: Biểu hiện lâm sàng nặng lên (thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng). Lách to không đáp ứng với điều trị. Giai đoạn chuyển leukemia cấp: trong giai đoạn này thường gặp những biểu hiện lâm sàng đặc trưng cho leukemia cấp như triệu chứng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, hội chứng thâm nhiễm.
no_information
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt là: Phơi nhiễm phóng xạ: phơi nhiễm với phóng xạ liều cao (chẳng hạn như sống sót sau một vụ nổ bom nguyên tử hoặc tai nạn của phản ứng hạt nhân) làm tăng nguy cơ mắc bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt . Tuổi tác: nguy cơ mắc bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt tăng theo tuổi Giới tính: bệnh thường phổ biến ở nam giới hơn nữ giới Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, các yếu tố khác như hút thuốc lá, chế độ ăn, viêm nhiễm, tiền căn gia đình có người mắc bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt, … không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh.
Hiện nay, nhiều loại ung thư có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống và tránh những yếu tố nguy cơ nhất định. Tuy nhiên, điều này không đúng với hầu hết bệnh nhân leukemia kinh dòng bạch cầu hạt. Yếu tố nguy cơ duy nhất có thể tránh được là phơi nhiễm với phóng xạ liều cao có thể được áp dụng ở rất ít người.
Giai đoạn mạn tính: Xét nghiệm máu ngoại vi:  Thiếu máu bình sắc, kích thước hồng cầu bình thường Số lượng bạch cầu tăng cao Có đủ các giai đoạn trưởng thành của dòng bạch cầu hạt trong máu ngoại vi Tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tủy bào và tiền tủy bào dưới 15% Tăng tỷ lệ bạch cầu đũa ưa acid và bạch cầu đũa ưa base Số lượng tiểu cầu tăng gặp trong khoảng 50-70% trường hợp. Tủy đồ:  Tủy giàu tế bào  Tăng sinh dòng bạch cầu hạt đủ các giai đoạn trưởng thành Tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tủy bào và tiền tủy bào dưới 15% Nhiễm sắc thể Philadelphia và/hoặc gen bcr-abl: dương tính trong khoảng 95% trường hợp. Nồng độ axit uric máu: tăng trong 40-60% các trường hợp. Giai đoạn tăng tốc: Xét nghiệm máu ngoại vi: Tăng tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tủy bào và tiền tủy bào nhưng dưới 20% Giảm số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin Số lượng tiểu cầu có thể tăng hoặc giảm.  Tủy đồ: Giảm sinh dòng hồng cầu và dòng mẫu tiểu cầu Xu hướng tăng tế bào non ác tính (tế bào blast), trong đó tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tủy bào và tiền tủy bào tăng nhưng dưới 20%. Giai đoạn chuyển leukemia cấp: Xét nghiệm máu ngoại vi:  Tăng tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tủy bào và tiền tủy bào ≥ 20% Giảm số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin Giảm tiểu cầu. Tủy đồ: Giảm sinh dòng hồng cầu và dòng mẫu tiểu cầu Tăng sinh các tế bào non ác tính (tế bào blast), trong đó tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tủy bào và tiền tủy bào ≥ 20%. Chẩn đoán phân biệt: Phản ứng giả leukemia gặp trong nhiễm trùng nặng. Các bệnh khác trong hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính.
Điều trị trong giai đoạn mạn tính và tăng tốc Điều trị nhắm trúng đích bằng thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase: Lựa chọn điều trị thứ nhất là các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 1 và 2, cụ thể là:  Thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 1: imatinib.  Thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 2: nilotinib và dasatinib.  Theo dõi đáp ứng điều trị bằng xét nghiệm:  Tủy đồ và xét nghiệm nhiễm sắc thể Philadelphia sau mỗi 3 tháng kể từ lúc bắt đầu điều trị Định lượng gen bcr-abl bằng kỹ thuật PCR từ lúc chẩn đoán và mỗi 3 tháng trong quá trình điều trị để đánh giá mức độ lui bệnh ở cấp độ phân tử. Phát hiện đột biến gen bcr-abl kháng thuốc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng kỹ thuật giải trình tự gen. Các thuốc điều trị khác: Hydroxyurea Interferon Ghép tế bào gốc tạo máu:  Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại với người cho phù hợp HLA là phương pháp cho phép đạt tình trạng lui bệnh lâu dài với khả năng có thể khỏi bệnh.  Điều trị hỗ trợ: Truyền máu: nếu người bệnh có thiếu máu nhưng cần hạn chế chỉ định truyền máu khi số lượng bạch cầu còn cao để tránh làm tăng nguy cơ tắc mạch. Bổ sung dịch bằng đường uống (2-3 lít nước hàng ngày), kiềm hóa nước tiểu, lợi niệu cưỡng bức phòng ngừa hội chứng tiêu khối u. Allopurinol đường uống 300mg/ngày giúp phòng ngừa và điều trị tăng axit uric máu. Gạn bạch cầu khi số lượng bạch cầu cao. Điều trị trong giai đoạn chuyển cấp Trong giai đoạn chuyển cấp của bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt, cần điều trị như đối với bệnh leukemia cấp (đa hoá trị liệu và ghép tủy đồng loại) phối hợp với điều trị nhắm trúng đích bằng các thuốc ức chế hoạt tính tyrosine kinase.    Xem thêm: Liệu pháp tế bào CAR-T trong điều trị ung thư Ung thư là gì? Sự khác biệt giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường Bạch cầu là gì ? Chức năng của bạch cầu
Lao thanh quản
Lao thanh quản là bệnh gì? Lao thanh quản là bệnh viêm thanh quản đặc hiệu do vi trùng lao là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản. Đây là một thể lao ngoài phổi có mối liên quan mật thiết với lao phổi. Bắt đầu từ phổi, vi khuẩn lao trong đờm, mủ bị khạc ra ngoài có thể dính vào thanh quản lúc đi qua cơ quan này và gây nhiễm bệnh, nhất là khi có các tổn thương viêm, phù nề, trợt,… thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, vi khuẩn lao còn đến thanh quản bằng đường bạch huyết và đường máu. Bệnh lao thanh quản rất hiếm gặp, với tỷ lệ mắc là 1%. Tỷ lệ mắc đứng hàng thứ 4-5 trong nhóm bệnh lý lao ngoài phổi, di chứng lao thanh quản để lại là ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt và thở. Lao thanh quản có lây không? Lao thanh quản là một bệnh về đường hô hấp có khả năng lây nhiễm rất nhanh thông qua đường thở bởi các dịch nước bọt, dịch đờm của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh sẽ hết lây khi điều trị thuốc điều trị lao trên 2 tuần khi xét nghiệm đờm trực tiếp tìm AFB đờm âm tính. Cần thận trọng khi tiếp xúc với người bệnh lao thanh quản và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm là vô cùng cần thiết. Sự lây lan của nhiễm trùng là trực tiếp từ một phế quản hoặc lây lan máu. Triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến bệnh lao thanh quản là khàn giọng có thể đi kèm với chứng khó thở, chứng khó nuốt, ho. Để giảm các biến chứng của viêm thanh quản, ngoài việc dùng thuốc thuốc chống lao để điều trị, bệnh nhân còn phải dùng thuốc chống viêm, phù nề  để bảo tồn giọng nói và cải thiện khó thở theo đúng chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe định kì. Bệnh lao có mấy loại?
Nguyên nhân của lao thanh quản là do vi khuẩn lao ở người có tên là M.tuberculosis với đặc điểm: kháng cồn, kháng toan, ái khí hoàn toàn, phát triển chậm 20-24 giờ sinh sản một lần. Vi khuẩn gây bệnh lao thanh quản theo ba con đường: đường hô hấp, đường bạch mạch, đường máu. Vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Từ ổ khu trú ban đầu, vi khuẩn lao qua đường máu, bạch huyết, hô hấp tiếp cận bộ phận trong cơ thể gây lao tại các bộ phận trên cơ thể đó.
Triệu chứng cơ năng Dấu hiệu quan trọng nhất của lao thanh quản là thay đổi giọng nói. Biểu hiện là khàn tiếng. Khàn tiếng xuất hiện sớm, lúc đầu khàn nhẹ âm sắc mờ sau đó mất âm sắc cuối cùng thì tiếng nói mất hẳn. Đây là triệu chứng thường gặp nhất trong lao thanh quản. Khàn tiếng ngày một tăng, thậm chí gây mất tiếng khi dây thanh âm bị phá hủy hoàn toàn. Nuốt vướng hoặc đau khi nuốt, sặc khi uống nước do nắp thanh quản di động không tốt, đậy không kín hoặc bị phá hủy. Do tổn thương vùng sụn phễu và mép sau gây nên nuốt đau. Đau tăng lên khi ăn, uống rượu, khi ho hoặc nói. Ho: thường do bệnh  ở phổi. Nếu ho có những đặc điểm sau đây thì phải nghĩ đến bệnh lý ở thanh quản: bệnh nhân đằng hắng nhiều, ho khan, ho từng cơn, có khi ho rũ như ho gà. Tiếng ho cũng khác lạ, nghe ồ ồ, rè rè; thoạt đầu ho khan, sau ho có đờm, mủ. Khó thở: xuất hiện muộn, bệnh nhân thường chỉ khó thở nặng ở giai đoạn cuối cùng, do tổn thương nặng nề . Khó thở xuất hiện muộn hơn do dây thanh âm phù nề, khối u lồi vào thanh quản hay do xơ sẹo co kéo, làm hẹp lòng thanh quản. Khó thở đột ngột xuất hiện từng cơn sau các kích thích như nội soi, sinh thiết hoặc khó thở liên tục với đặc điểm có tiếng rít, nhiều khi tiếng rít to đến mức người bệnh cùng phòng chịu không nổi vào ban đêm. Lao thanh quản có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác có cùng triệu chứng khàn tiếng, khó thở, có tiếng rít như viêm thanh quản do vi khuẩn khác, cúm, ung thư thanh quản, polyp, u nhú thanh quản, liệt dây thanh âm, lao phế quản, u ở trung thất hoặc phổi chèn ép vào khí quản...Để chẩn đoán bệnh, phải tiến hành soi phế quản, sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh và tìm tổn thương phối hợp. Việc nội soi thanh quản ngoài chẩn đoán còn rất có ích cho việc chỉ định mở khí quản. Khi thanh quản hẹp, người bệnh khó thở nhiều, phải mở khí quản tạo một đường thông với bên ngoài không qua thanh quản. Đây là một chỉ định bắt buộc. Những triệu chứng toàn thân: sốt về chiều, gầy sút thường phụ thuộc vào thương tổn ở phổi, lao thanh quản thể đơn thuần ít có các triệu chứng toàn thân. Triệu chứng thực thể Tổn thương thanh quản được phát hiện dựa vào soi thanh quản gián tiếp, nội soi optic 700 hay soi bằng ống mềm hoặc qua soi thanh quản trực tiếp. Các triệu chứng thấy được qua các giai đoạn như sau: Giai đoạn đầu: thường không đặc hiệu, niêm mạc thanh quản đỏ hồng, hai dây thanh sung huyết giống viêm thanh quản thông thường. Khoảng vài ngày sau, một bên thanh quản đã trở lại gần như bình thường còn dây thanh đối diện vẫn viêm. Một nửa thanh quản còn sung huyết nhẹ và bệnh nhân vẫn khàn tiếng. Giai đoạn thứ hai: ba loại bệnh tích chính là phù nề, loét, sùi thường đan xen nhau tương xứng với lao phổi, nhiều vi khuẩn lao trong đờm. Phù nề: niêm mạc dày, nề, đỏ và có điểm xám nhạt. Nếu toàn bộ bờ thanh quản phù nề thì thanh quản biến dạng giống mõm cá mè. Loét: trên nền niêm mạc phù nề, loét xuất hiện. Niêm mạc xung quanh vết loét phù nề mọng nước và có nhiều chấm sáng . Những nang lao này sẽ nhuyễn hoá, loét ra và đan xen với vết loét trước hoặc hình thành những u nhỏ đều đặn, mềm đỏ giống polyp. Sùi: dạng súp lơ thường thấy ở mép sau hay dọc theo bờ những vết loét lớn. Giai đoạn thứ ba: quá trình lao lấn sâu vào màng sụn gây hoại tử sụn.
no_information
Một số yếu tố nguy cơ mắc lao: Tiếp xúc với nguồn lây Không tiêm BCG. Đói nghèo, môi trường sinh sống, làm việc không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm, có nhiều chất độc hại, khói bụi. Mắc bệnh mạn tính: bệnh gan, thận nặng, đái tháo đường, bệnh máu. Mắc bệnh cấp tính: nhiễm virus, cúm, sởi, quai bị. Suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch do dùng thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch mắc phải. Nghiện  hút thuốc lá, nghiện rượu.
Nâng cao sức đề kháng cơ thể. Cách ly nguồn lây, điều trị tốt những trường hợp lao phổi.
Triệu chứng lâm sàng: ho, khàn tiếng, khó thở, nuốt đau. Soi thanh quản: phát hiện hình thái tổn thương thanh quản: sùi, loét, phù nề. Qua đó, có thể lấy dịch tại thanh quản nuôi cấy tìm vi khuẩn lao, sinh thiết tổn thương thanh quản làm xét nghiệm mô bệnh học. Nếu dương tính thì có giá trị chẩn đoán xác định bệnh và giúp chẩn đoán phân biệt. Ngoài việc thu thập mẫu xét nghiệm vùng thanh quản nghi nhiễm lao thì cần tiến hành thêm các xét nghiệm trong khuôn khổ chẩn đoán bệnh lao, đặc biệt là lao phổi. Các xét nghiệm bao gồm: Xquang phổi, AFB đờm, phản ứng Mantoux, phương pháp MGIT, PCR (Polymerase Chain Reaction) các xét nghiệm này nếu dương tính có thể chẩn đoán lao là dấu hiệu gợi ý lao thanh quản.
Nguyên tắc: điều trị đúng phác đồ, đủ thời gian Điều trị đặc hiệu theo công thức điều trị lao ngoài phổi, lao mới: Điều trị hai giai đoạn: giai đoạn tấn công (giai đoạn đầu) kéo dài 2-3 tháng, giai đoạn duy trì tiếp theo kéo dài 4-6 tháng. Điều trị có kiểm soát theo chương trình DOTS: 2RHSZ/6HE, SHRZE/1HRZE/5H3R3E3. Điều trị không đặc hiệu Bệnh nhân nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, tránh kích thích, tránh nói nhiều, không hút thuốc. Bệnh nhân bị lao thanh quản cần ở phòng riêng, đảm bảo sạch sẽ và thông thoáng khí. Để tránh lây lan bệnh nhân lao thanh quản cần: Tránh ho khạc đờm lung tung và cần gom đờm đúng cách. Không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh. Hạn chế tiếp  xúc với người bệnh, tụ tập nơi đông người; nếu có thì cả người bệnh và người lành đều đeo khẩu trang cẩn thận.     Xem thêm: Bệnh lao có mấy loại? Nguyên nhân và cách điều trị viêm thanh quản mạn tính Bệnh viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không? Viêm thanh quản cấp ở trẻ: Khi nào thì nguy hiểm?
Lichen xơ hóa
Lichen xơ hóa, hay còn có tên gọi là bệnh bạch biến âm đạo hoặc vết trắng âm đạo, là một bệnh lý da không phổ biến. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục và hậu môn. Nó thường xảy ra ở âm hộ (môi ngoài âm đạo) của phụ nữ. Đàn ông có thể bị ở quy đầu. Đôi khi, xơ hóa lichen còn có thể xuất hiện ở nửa trên của cơ thể, như ngực và cánh tay. Bệnh xơ hóa lichen  phổ biến nhất ở phụ nữ. Nam giới và trẻ em cũng có thể mắc phải bệnh này. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh và ở nam giới có độ tuổi từ 40-60. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở mỗi người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho người bị bệnh.
Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh lichen hóa này. Một số chuyên gia tin rằng, do hệ miễn dịch hoạt động quá mức hay các vấn đề liên quan đến gen có thể dẫn đến lichen xơ hóa. Một số ít trường hợp bệnh xuất hiện ở vùng da bị hư hỏng hay bị sẹo sau một số chấn thương xảy ra trước đó. Theo các chuyên gia thì bệnh này không gây nên tình trạng lây nhiễm.
Các triệu chứng của lichen xơ hóa bao gồm: Ngứa âm hộ Ngứa, chảy máu hoặc đau quanh hậu môn Không thoải mái hoặc đau âm ỉ vùng âm hộ Có dịch từ âm đạo Đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục Thay đổi da quanh âm hộ hoặc hậu môn như: Da nhăn và trắng, có vết thâm, xước da đôi khi có chảy máu Ở nam giới, xơ hóa lichen phổ biến ở đàn ông không cắt bao quy đầu. Các triệu chứng có thể bao gồm: Bao quy đầu chật gây ra khó khăn khi lộn ngược làm sạch. Thay đổi da trông như vết sẹo ở bao quy đầu. Đau khi quan hệ tình dục Đái buốt Lichen xơ hóa thường gặp ở phụ nữ và đàn ông nhưng ít gặp ở trẻ nhỏ. Vết trắng thường xuất hiện ở phần trên cơ thể. Những người da sẫm màu thường có vết trắng tối hoặc sáng hơn những khu vực da khác.
no_information
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ hóa lichen bao gồm: Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới. Nam giới không cắt bao quy đầu dễ bị bệnh cao hơn nam giới bình thường.
Bạch biến âm đạo thường kéo dài cả đời. Người lớn có xơ hóa lichen ở cơ quan sinh dục có nguy cơ cao bị ung thư ở cơ quan sinh dục.  Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ít nhất 1-2 lần/năm. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có ung thư hay có thay đổi nào khác không.  Phụ nữ nên kiểm tra âm hộ hàng tháng xem có bất cứ thay đổi nào hay không. Cần phải tránh những hoạt động có áp lực hoặc ảnh hưởng lên vùng âm đạo, gây đau đớn, nhạy cảm hay chảy máu. Nam giới cần cắt bao quy đầu.
Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh lichen xơ hóa bằng cách kiểm tra vùng da bị ảnh hưởng. Những trường hợp sớm thường cần sinh thiết. Khi sinh thiết, một mẫu mô được lấy và được nghiên cứu dưới kính hiển vi. Sinh thiết xác định chẩn đoán với cấu trúc biểu mô mỏng hơn bình thường, dưới màng đáy xuất hiện một vùng xơ hóa đồng nhất với sự tẩm nhuận bạch cầu.
Lichen xơ hóa ở bộ phận sinh dục nên được điều trị sớm, nếu không, bệnh có thể gây ra sẹo làm hẹp lỗ sinh dục và gây trở ngại khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. Điều trị xơ hóa lichen ở phụ nữ bao gồm: Giữ vệ sinh âm hộ sạch sẽ. Thuốc làm giảm triệu chứng và tránh hình thành sẹo - Thuốc có thể dạng mỡ bôi hoặc tiêm hoặc thuốc uống. Phẫu thuật để loại bỏ sẹo nếu sẹo hình thành. Điều trị  xơ hóa lichen ở đàn ông bao gồm: Thuốc, các loại kem, thuốc mỡ có thể ngăn chặn ngứa nhưng không thể điều trị hết các vết sẹo. Phẫu thuật. Hầu hết phẫu thuật là cắt bao quy đầu. Bệnh thường không tái phát lại sau khi điều trị. Xơ hóa lichen không ở âm hộ hoặc dương vật có thể không cần điều trị. Nếu nó gây ảnh hưởng đến người bệnh hãy đến gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng giúp làm giảm triệu chứng. Xem thêm: 5 nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo Bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Âm đạo nằm ở đâu và có chức năng gì?
Lóc tách động mạch chủ
Động mạch chủ là động mạch lớn nhất của cơ thể, xuất phát từ tim,chạy vòng cung trong ngực,qua cơ hoành rồi xuống bụng. Động mạch chủ phân chia các nhánh cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể. Động mạch chủ có thể chia làm các đoạn theo đường đi gồm: động mạch chủ lên, quai động mạch chủ, động mạch chủ xuống (gồm động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng). Nhóm bệnh lí của động mạch chủ gồm nhiều bệnh lí nguy hiểm và phức tạp. Lóc tách động mạch chủ (hay còn gọi là bóc tách động mạch chủ, tách thành động mạch chủ) là bệnh khá nặng nề và đang có xu hướng mắc gia tăng. Lóc tách động mạch chủ cấp nằm trong nhóm bệnh của hội chứng động mạch chủ cấp (gồm lóc tách động mạch chủ, tụ máu trong thành, loét xuyên thành, phình động mạch chủ tiến triển nhanh, và chấn thương hoặc do thầy thuốc gây ra). Lóc tách động mạch chủ xảy ra khi xuất hiện vết rách nội mạc, dòng máu qua vết rách nội mạc làm bóc tách các lớp áo của động mạch chủ, tạo ra lòng giả và lòng thật, bóc tách lan dọc đường đi của động mạch, có thể lan xuống bụng, lan vào các mạch tạng, mạch chi gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Lóc tách động mạch chủ được coi là cấp khi xảy ra dưới 2 tuần, bán cấp khi thời gian từ 2-8 tuần, mạn tính khi >8 tuần Lóc tách động mạch chủ được phân loại theo De-Bakey hoặc Stanford. Trong đó phân loại theo Stanford được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng: Stanford A (typ A): có lóc tách ở động mạch chủ lên (có thể kèm theo lóc tách ở phần quai hoặc động mạch chủ xuống) Stanford B (typ B): không có lóc tách ở phần động mạch chủ lên
Có thể do thoái hóa: thành động mạch chủ suy yếu thời gian Các bệnh mô liên kết: hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng Loeys-Dietz.. Có thể do chấn thương xoắn vặn (tai nạn xe hơi), hoặc do thầy thuốc gây ra (do dụng cụ như dụng cụ dùng trong thông tim)
Đau ngực/lưng: đây là triệu chứng hay gặp nhất. Đau ngực thường dữ dội, như dao đâm hay như xé ngực, xuyên ra sau lưng, kéo dài trong nhiều giờ. Nhiều khi cần phải dùng thuốc giảm đau loại morphin mới làm dịu được cơn đau Các triệu chứng khi lóc tách lan rộng: Chênh lệch huyết áp hai tay: có thể sờ thấy mạch một bên tay (thường tay trái) yếu hơn tay phải, đôi khi mất mạch. Huyết áp hai tay chênh lệch trên 20mmHg. Điều này là do lóc tách động mạch chủ lan vào động mạch dưới đòn trái. Dấu hiệu thần kinh khu trú: giảm ý thức đột ngột, liệt nửa người thường do lóc tách lan vào động mạch cảnh gây đột quỵ não cấp tính Tiếng thổi ở tim: thường do lóc tách động mạch chủ Stanford A lan vào van động mạch chủ, gây hở van động mạch chủ tạo ra tiếng thổi tâm trương mới xuất hiện, thường kèm theo triệu chứng của suy tim cấp Nhồi máu cơ tim: hiếm khi xảy ra, do lóc tách lan vào động mạch vành Đau bụng, chướng bụng: lóc tách lan xuống động mạch chủ bụng và các mạch mạc treo, gây thiếu máu ruột, giảm nhu động ruột, gây đau và chướng bụng Triệu chứng của lóc tách động mạch chủ vỡ: Sốc, tụt huyết áp Khó thở do tràn máu màng tim, tràn máu màng phổi Triệu chứng chèn ép tim cấp: tiếng tim mờ, tụt áp, tĩnh mạch cổ nổi
no_information
Ngoài các nguyên nhân ở trên, còn có các yếu tố nguy cơ của lóc tách động mạch chủ: Tuổi cao Nam giới Hút thuốc lá Tăng huyết áp không được kiểm soát Bệnh lí viêm mạch: viêm mạch Takayasu, viêm mạch tế bào khổng lồ Bệnh lí động mạch chủ và van động mạch chủ sẵn có: hẹp eo động mạch chủ, van động mạch chủ hai lá van Sử dụng cocaine, amphetamine đường tĩnh mạch Gia đình có người mắc bệnh lí động mạch chủ
Cai thuốc lá và kiểm soát huyết áp bằng cách: Thay đổi lối sống: tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần Chế độ ăn giảm muối, nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật Dùng thuốc đều đặn
Chụp cắt lớp vi tính đa dãy có dựng hình động mạch chủ: là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất. Dựa trên phim chụp có thể xác định được thể bệnh là typ A hay typ B, vị trí vết rách nội mạc, sự lan rộng của lóc tách, sự thiếu máu các tạng và các biến chứng tràn máu màng tim, màng phổi.. Siêu âm tim: có thể xác định được khi lóc tách động mạch chủ lên hoặc đoạn gần của động mạch chủ. Đặc biệt hữu ích để xác định tình trạng van tim, chức năng tim, dịch màng tim X-quang ngực: thường cho ít thông tin. Có thể thấy hình ảnh trung thất rộng, dịch màng phổi khi có biến chứnga
Gồm ba lựa chọn chính: điều trị nội khoa, can thiệp nội mạch, phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ. Điều trị nội khoa cấp cứu: Giảm đau: có thể dùng thuốc giảm đau morphin, dẫn xuất của morphin (fentanyl) Kiểm soát huyết áp: mục tiêu huyết áp cần kiểm soát dưới 120mmHg, có thể dùng các thuốc đường tĩnh mạch: nicardipin, nitroprusside Kiểm soát mạch: mục tiêu tần số tim khoảng 60-70 chu kì/phút, thường dùng thuốc chẹn beta đường uống (phổ biến ở Việt Nam) hoặc đường tĩnh mạch (phổ biến ở nước ngoài) Tách động mạch chủ Stanford A Chỉ định phẫu thuật cấp cứu thay đoạn động mạch chủ, có thể thay cả van động mạch chủ tùy từng trường hợp Tách động mạch chủ Stanford B Nếu có biến chứng (tràn dịch màng phổi, thiếu máu tạng) hoặc khi tăng huyết áp kéo dài khó kiểm soát, đau kéo dài, đau tái phát, phình tiến triển nhanh, cần can thiệp nội mạch đặt stent graft che phủ. Nếu không có biến chứng có thể điều trị nội khoa bảo tồn và theo dõi sát, tuy nhiên hiện tại chỉ định đặt stent graft cho nhóm đối tượng này vẫn mang lại nhiều lợi ích (mức độ IIa theo ESC). Xem thêm: Kết hợp phẫu thuật - can thiệp điều trị bệnh lóc tách động mạch chủ phức tạp Phẫu thuật thành công ca lóc tách động mạch chủ type A nguy hiểm Đặt stent graft điều trị phình và bóc tách động mạch chủ tại Vinmec Times City
Lùn
Bệnh lùn có thể là một bệnh riêng biệt nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh nội tiết hoặc không phải nội tiết. Người lùn chỉ có chiều cao: nam dưới 130cm, nữ dưới 120cm. Nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lùn. Nói chung, các rối loạn được chia thành hai loại chính: Lùn không cân xứng. Nếu kích thước cơ thể không cân xứng, một số bộ phận của cơ thể nhỏ và một số khác có kích thước trung bình hoặc kích thước trên trung bình. Rối loạn gây ra bệnh lùn không cân xứng ức chế sự phát triển của xương. Lùn cân xứng. Một cơ thể nhỏ tương xứng nếu tất cả các bộ phận của cơ thể đều nhỏ ở cùng mức độ và dường như được cân đối giống như một cơ thể có tầm vóc trung bình. Điều kiện y tế hiện tại khi sinh hoặc xuất hiện ở trẻ nhỏ hạn chế sự tăng trưởng và phát triển tổng thể.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh lùn, có thể bao gồm Lùn có tính chất gia đình: Khi bố, mẹ hoặc cả hai có tầm vóc nhỏ hơn người bình thường, thế hệ con cái có thể có chiều cao thấp hơn bình thường. Lùn do thể tạng: Hiện tượng này hay gặp ở trẻ em nam, biểu hiện bằng tình trạng thấp bé xuất hiện khi 7-8 tuổi. Nếu đến tuổi trưởng thành mà vẫn không thấy dấu hiệu dậy thì xuất hiện, hoặc chậm dậy thì một cách đơn thuần thì người lùn đó do thể tạng. Hai loại trên gọi là lùn do chậm tăng trưởng không bệnh lý, không cần phải điều trị. Các loại sau đây là lùn do chậm tăng trưởng bệnh lý. Lùn do một số bệnh mạn tính: Xuất hiện ở những người mắc các bệnh mạn tính từ lúc còn nhỏ hay từ lúc lọt lòng như: bệnh tuyến tụy, bệnh gan, thận mạn tính, các trạng thái trẻ em thiếu oxy kéo dài gặp trong các bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi có tổn thương lan rộng, không hồi phục, các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính.. Những người này thường có tầm vóc nhỏ. Tính tình, tâm lý phát triển bình thường, nhưng cơ thể yếu ớt, tuổi thọ thấp. Lùn do nguyên nhân từ trong bào thai: Do lỗi của sự phân chia tế bào. Thường có nhiều dị tật bẩm sinh kèm theo như chậm phát triển tâm thần và vận động. Lùn do bệnh của hệ xương, sụn: Do loạn sản hoặc loạn dưỡng sụn. Chân tay thường biến dạng hoặc ngắn so với thân, do sụn liên hợp sớm liền hơn bình thường, biểu hiện bằng lưng cong ra trước nhưng trí tuệ của họ vẫn phát triển bình thường. Một số trong họ có khả năng làm các nghề về nghệ thuật như làm xiếc, diễn viên điện ảnh hay đóng các vai hề. Một số người lùn do còi xương từ lúc còn bé. Bệnh Morquio làm cho người ta có đốt sống cổ ngắn, trông như cổ rụt, lồng ngực biến dạng, chân hình chữ X. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa, bệnh thường di truyền. Lùn do bệnh nội tiết: Nhiều bệnh nội tiết có thể làm chậm quá trình tăng trưởng của cơ thể, như giảm năng tuyến giáp gây ra bệnh lùn tuyến giáp, bất phát dục buồng trứng, tinh hoàn, dậy thì sớm hay muộn có kèm theo lùn, bệnh tăng năng tuyến cận giáp nguyên phát, giảm năng (suy) tuyến yên. Nếu suy tuyến yên xảy ra trước tuổi dậy thì do thiếu gonadotropin và hoóc môn tăng trưởng thì sẽ có biểu hiện lùn nhi tính. Lùn nhi tính có đặc điểm là lùn đồng đều, cân đối, đầu, chân, tay nhỏ, không dậy thì. Thường xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Nếu bị suy tuyến yên vào tuổi nào thì chiều cao, tâm lý, sinh dục sẽ phát triển dừng lại ở tuổi đó. Tuy vậy, trí tuệ của họ vẫn phát triển bình thường. Đôi khi họ có dấu hiệu nhức đầu, ngủ gà ngủ gật, đái nhạt và thiếu tình cảm. Hội chứng Turner là do dị tật nhiễm sắc thể 45/XO, gây ra rối loạn giảm năng buồng trứng bẩm sinh. Hội chứng này khiến cơ quan sinh dục của người trưởng thành giống như trẻ con (nếu là phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt), lão hóa sớm, tầm vóc nhỏ, loãng xương, kèm theo các dị tật bẩm sinh như thừa ngón tay, dị dạng thân. Lùn kiểu Laron là do thiếu hụt thụ thể tiếp nhận hoóc môn tăng trưởng. Có thể dùng Somatomedin điều trị để phục hồi chức năng tăng trưởng ở bệnh nhân này. Achondroplasia. Khoảng 80 phần trăm những người bị achondroplasia được sinh ra từ cha mẹ có chiều cao trung bình. Một người mắc chứng achondroplasia và có hai cha mẹ có kích thước trung bình đã nhận được một bản sao đột biến của gen liên quan đến rối loạn và một bản sao bình thường của gen. Một người mắc chứng rối loạn có thể truyền lại một bản sao bị đột biến hoặc bình thường cho con của họ. Nguyên nhân khác Các nguyên nhân khác của bệnh lùn bao gồm các rối loạn di truyền khác, sự thiếu hụt các hormone khác hoặc dinh dưỡng kém. Đôi khi không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng của bệnh lùn chia thành 2 nhóm chính để định hướng nguyên nhân, bao gồm: Lùn không cân xứng Hầu hết những người mắc bệnh lùn đều có những rối loạn gây ra tầm vóc ngắn không cân xứng. Thông thường, điều này có nghĩa là một người có thân hình kích thước trung bình và các chi rất ngắn, nhưng một số người có thể có thân rất ngắn và các chi ngắn (nhưng không cân xứng). Trong những rối loạn này, đầu to không cân xứng so với cơ thể. Hầu như tất cả những người mắc bệnh lùn không cân xứng đều có năng lực trí tuệ bình thường. Các trường hợp ngoại lệ hiếm thường là kết quả của một yếu tố thứ cấp, chẳng hạn như chất lỏng dư thừa xung quanh não (não úng thủy). Lùn cân xứng: thường xuất hiện ở thời thơ ấu làm hạn chế sự tăng trưởng và phát triển tổng thể. Vì vậy, đầu, thân và tay chân đều nhỏ, nhưng chúng cân xứng với nhau. Bởi vì những rối loạn này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tổng thể, nhiều trong số chúng dẫn đến sự phát triển kém của một hoặc nhiều hệ thống cơ thể. Thiếu hormone tăng trưởng là một nguyên nhân tương đối phổ biến của bệnh lùn tương xứng. Nó xảy ra khi tuyến yên không sản xuất được một lượng hormone tăng trưởng đầy đủ, điều này rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Các dấu hiệu bao gồm: Tóm lại những dấu hiệu của bệnh bao gồm: Cơ thể có độ dài tương đối bình thường; Tay và chân ngắn, không cân đối; Chân bị gập; Khớp khuỷu tay hạn chế vận động; Các khớp khác có vẻ quá linh hoạt hoặc chỗ nối khớp lỏng lẻo; Bàn tay và chân bé; Đầu to; Vùng giữa của khuôn mặt rộng; Nhiều răng, hàm trên nhỏ; Trán rộng; Cầu mũi dẹt. Biến chứng có thể gặp bao gồm: Đối với lùn không cân xứng Chậm phát triển kỹ năng vận động, như ngồi dậy, bò và đi bộ Nhiễm trùng tai thường xuyên và nguy cơ mất thính lực Khó thở khi ngủ (ngưng thở khi ngủ) Áp lực lên tủy sống ở đáy hộp sọ Chất lỏng dư thừa xung quanh não (não úng thủy) Răng chật Cúi đầu nghiêm trọng hoặc lắc lư lưng với đau lưng hoặc khó thở Thu hẹp kênh ở cột sống dưới (hẹp cột sống), dẫn đến áp lực lên tủy sống và đau hoặc tê sau đó ở chân Viêm khớp Tăng cân có thể làm phức tạp thêm các vấn đề với khớp và cột sống và gây áp lực lên dây thần kinh Lùn cân xứng  Các vấn đề về tăng trưởng và phát triển thường dẫn đến các biến chứng với các cơ quan phát triển kém. Ví dụ, các vấn đề về tim thường xảy ra với hội chứng Turner có thể có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe.  Việc không có sự trưởng thành tình dục liên quan đến thiếu hụt hormone tăng trưởng hoặc hội chứng Turner ảnh hưởng đến cả sự phát triển thể chất và hoạt động xã hội.
Những người có gen di truyền hoặc vấn đề sức khỏe sẽ có khả năng mắc bệnh này.
no_information
Điều trị sớm các bệnh lý thiếu hụt hormone nội tiết tránh gây ra biểu hiện lùn.
Có thể chẩn đoán sớm đối với thai nhi trong trường hợp trên siêu âm trước khi sinh nếu các chi rất ngắn không tương xứng với thân. Tiền sử gia đình. Bác sĩ khai thác chiều cao anh chị em, cha mẹ, ông bà hoặc người thân khác để giúp xác định xem phạm vi chiều cao trung bình trong gia đình bạn có bao gồm tầm vóc ngắn hay không. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm:: Đo chiều cao, cân nặng và chu vi đầu.. Điều này rất quan trọng để xác định sự tăng trưởng bất thường, chẳng hạn như tăng trưởng chậm hoặc đầu lớn không cân xứng với độ tuổi Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể cho thấy sự bất thường của tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, cả hai đều có vai trò trong chức năng của hormone giúp chẩn đoán nguyên nhân, tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Xét nghiệm di truyền. Nếu bác sĩ nghi ngờ mắc hội chứng Turner, thì xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đặc biệt có thể được thực hiện để đánh giá nhiễm sắc thể X được chiết xuất từ ​​tế bào máu. Xét nghiệm nội tiết tố. Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm đánh giá mức độ hormone tăng trưởng hoặc các hormone khác rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.
Mục tiêu của điều trị là tối đa hóa chức năng và sự độc lập. Hầu hết các phương pháp điều trị bệnh lùn không làm tăng tầm vóc nhưng có thể khắc phục hoặc giảm bớt các vấn đề do biến chứng. Phương pháp điều trị phẫu thuật: Các thủ tục phẫu thuật có thể khắc phục các vấn đề ở những người mắc bệnh lùn không cân xứng bao gồm: Sửa hướng mà xương đang phát triển Ổn định và chỉnh sửa hình dạng của cột sống Tăng kích thước của lỗ mở trong xương cột sống (đốt sống) để giảm bớt áp lực lên tủy sống Đặt một shunt để loại bỏ chất lỏng dư thừa xung quanh não (não úng thủy), nếu nó xảy ra Liệu pháp hormon  Đối với những người bị lùn do thiếu hụt hormone tăng trưởng, điều trị bằng cách tiêm một phiên bản tổng hợp của hormone có thể làm tăng chiều cao cuối cùng. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em được tiêm hàng ngày trong vài năm cho đến khi đạt được chiều cao tối đa của người lớn - thường trong phạm vi người lớn trung bình cho gia đình.  Điều trị có thể tiếp tục trong suốt những năm tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành sớm để đảm bảo sự trưởng thành của người trưởng thành, chẳng hạn như tăng cơ hoặc mỡ thích hợp. Một số cá nhân có thể cần điều trị suốt đời. Việc điều trị có thể được bổ sung các hormone liên quan khác nếu chúng cũng bị thiếu. Điều trị cho các bé gái mắc hội chứng Turner cũng cần điều trị bằng estrogen và hormone liên quan để chúng bắt đầu dậy thì và đạt được sự phát triển tình dục ở tuổi trưởng thành. Liệu pháp thay thế estrogen thường tiếp tục trong suốt cuộc đời cho đến khi phụ nữ mắc hội chứng Turner đến tuổi mãn kinh trung bình. Chăm sóc sức khỏe liên tục Kiểm tra thường xuyên và chăm sóc liên tục bởi một bác sĩ quen thuộc với bệnh lùn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Do phạm vi của các triệu chứng và biến chứng, phương pháp điều trị được thiết kế để giải quyết các vấn đề khi chúng xảy ra, chẳng hạn như đánh giá và điều trị nhiễm trùng tai, hẹp ống sống hoặc ngưng thở khi ngủ. Người lớn bị lùn nên tiếp tục được theo dõi và điều trị các vấn đề xảy ra trong suốt cuộc đời. Kéo dài chi  Một số người mắc bệnh lùn chọn phẫu thuật gọi là kéo dài chi. Thủ tục này gây tranh cãi cho nhiều người mắc bệnh lùn vì, như với tất cả các ca phẫu thuật, đều có rủi ro. Chờ đợi để quyết định về việc kéo dài chân tay cho đến khi người mắc bệnh lùn đủ tuổi để tham gia vào quyết định được đề nghị vì căng thẳng về cảm xúc và thể chất liên quan đến nhiều thủ tục.   Xem thêm: Tuổi xương là gì và cách xác định tuổi xương Cách phát hiện bệnh còi xương ở trẻ Phân biệt bệnh còi xương và còi cọc
Liệt tứ chi
Liệt tứ chi là bệnh do tổn thương tủy sống gây ra. Khi tủy sống bị tổn thương, sẽ mất khả năng cảm giác và vận động. Liệt tứ chi bao gồm liệt cánh tay, bàn tay, thân, chân và các cơ quan vùng chậu. Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra sau chấn thương tủy sống như huyết áp thấp, nhịp tim chậm. Có thể bị khó thở hoặc không thể tự thở. Bệnh này có thể gây ra lở loét da, co cứng cơ hoặc xuất hiện máu đông đe dọa tính mạng. Đôi khi, bệnh cũng khiến cơ thể không thể phản ứng chính xác với các vấn đề về bàng quang hoặc ruột (tình trạng tăng phản xạ tự phát), làm cho huyết áp tăng rất cao. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể bị đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Nếu bị liệt tứ chi và không điều trị, sẽ không thể để tự chăm sóc cho bản thân.
Nguyên nhân chính gây ra liệt tứ chi là do chấn thương tủy sống, nhưng một số tình trạng khác như bại não và đột qụy , liệt cứng tứ chi, liệt tứ chi cột sống cũng có thể gây ra bệnh này. Ngoài ra, tai nạn xe hơi, tai nạn lao động cũng là những nguyên nhân có thể gây ra liệt tứ chi.
Triệu chứng bệnh có thể phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chấn thương tủy sống. Các triệu chứng phổ biến của liệt tứ chi bao gồm: Mất kiểm soát các hoạt động của ruột và bàng quang; Khó tiêu; Khó thở; Tê và giảm cảm giác; Yếu cơ, đặc biệt là ở cánh tay và chân; Không có khả năng cử động và cảm giác ở khu vực bị tổn thương.
no_information
Liệt tứ chi là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như: Nam giới: chấn thương tủy sống ảnh hưởng đến đàn ông nhiều hơn phụ nữ; Trên 65 tuổi: hầu hết các chấn thương ở người lớn tuổi đều do họ bị té ngã; Bệnh xương khớp: một chấn thương tương đối nhỏ có thể gây ra chấn thương tủy sống nếu  mắc bệnh khác về xương khớp, như viêm khớp hay loãng xương.
Kiểm soát và phòng chống liệt tứ chi nếu áp dụng các biện pháp sau: Lái xe an toàn. Tai nạn xe là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương tủy sống. Đeo dây an toàn mỗi khi lái xe hoặc ngồi trong xe ô tô; Cẩn thận để không bị té; Hãy thận trọng khi chơi thể thao; Không lái xe sau khi uống rượu Dùng thuốc theo chỉ dẫn. Đảm bảo an toàn lao động, an toàn khi tham gia giao thông. Khám chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể gây biến chứng tổn thương tuỷ sống. Truyền thông, giáo dục bệnh nhân hiểu biết hơn về hậu quả nặng nề do tổn thương tuỷ sống, biết cách sơ cứu đúng hạn chế tổn thương thứ phát.
Nhân viên y tế tiến hành khám cho người bệnh liệt tứ chi để chẩn đoán chính xác: Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): nhìn thấy các bất thường trên X-quang. Trong phương pháp này, sẽ sử dụng máy tính để xem một loạt hình ảnh cắt ngang giúp xác định các vấn đề xương, đĩa đệm và những vấn đề khác; X-quang: thường chỉ định phương pháp điều trị này sau chấn thương để xem có chấn thương tủy sống hay không. X-quang giúp thấy các vấn đề về đốt sống (cột sống), các khối u, gãy xương hoặc thoái hóa cột sống; Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này gồm sóng từ trường giúp tạo ra hình ảnh. Phương pháp này rất hữu ích để quan sát tủy sống và xác định thoát vị đĩa đệm, máu đông hoặc các đối tượng có thể chèn ép tủy sống.
Khi chấn thương người bệnh sẽ được chuyển đến trung tâm phục hồi chức năng để chữa liệt tứ chi và chăm sóc cho người bệnh liệt tứ chí một cách hiệu quả: Phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, ngay giai đoạn sớm và tiến hành liên tục về sau Tìm và giải quyết nguyên nhân gây liệt Phòng, chữa trị kịp thời bội nhiễm và loét bằng các phương pháp: Đặt người bệnh ở tư thế thuận tiện, ít bị tỳ đè nhất, thường xuyên trăn trở, thay đổi tư thế người bệnh, vệ sinh săn sóc da khô sạch ... để chống loét do tỳ đè Tập thở, tập ho, vỗ rung lồng ngực... để chống ứ đọng đờm dãi gây nhiễm trùng đường hô hấp  Chăm sóc, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tốt và phù hợp theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh Đặt sond tiểu ngắt quãng 6h/lần; bơm rửa bàng quang thường xuyên để chống nhiễm trùng tiết niệu và đề phòng căng phồng bàng quang Chiếu tia hồng ngoại, tử ngoại để phòng chữa viêm nhiễm lở loét cũng như phục hồi chức năng chi thể và giảm đau đớn cho người bệnh Xoa bóp ngày 1 - 2 lần; tập cử động, tập vận động thụ động và chủ động các chi thể bị liệt để duy trì tầm vận động khớp điện xung; điện phân thuốc; châm cứu; thuỷ châm vitamin nhóm B; điện từ trường Đề phòng huyết khối Hướng dẫn người nhà và người bệnh tự tập luyện và cách chăm sóc người bệnh liệt tuỷ để chủ động đảm bảo duy trì phục hồi chức năng thường xuyên và lâu dài khi không có thầy thuốc, đặc biệt là sau khi ra viện trở về nhà. Cần thường xuyên theo dõi, kết hợp phục hồi chức năng và y học cổ truyền như xoa bóp, châm cứu, thuỷ châm.    Xem thêm: Bệnh nhân liệt tứ chi "hồi sinh" nhờ điều trị bằng Tế bào gốc Bại liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Liệt nửa người: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Lao hệ tiết niệu sinh dục
Trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis được hít vào phổi đến các phế nang, tại đó chúng bị bạch cầu đa nhân và đại thực bào tiêu diệt. Mặc dù hầu hết các trực khuẩn lao bị tiêu diệt, một số vẫn còn tồn tại và được đưa đến các hạch bạch huyết vùng. Theo ống ngực trực khuẩn lao vào máu tĩnh mạch và đi gieo mầm ở các cơ quan khác nhau, trong đó có thận gây ra lao hệ tiết niệu sinh dục. Mặc dù cả hai thận có thể bị nhiễm trực khuẩn lao, nhưng bệnh cảnh lâm sàng thường chỉ phát triển tại một thận. Môi trường ưu trương của tủy thận làm suy yếu chức năng thực bào tạo điều kiện cho trực khuẩn lao phát triển.  Sự phát triển của u hạt lao có thể ăn mòn vào hệ thống đài thận; trực khuẩn lây lan đến bể thận, niệu quản, bàng quang và các cơ quan sinh dục khác. Tùy thuộc vào sức đề kháng của bệnh nhân, tình trạng xơ hóa và hẹp đường bài niệu có thể phát triển với sự hình thành áp xe mãn tính. Sự lan rộng các tổn thương có thể dẫn đến thận mất chức năng. Biến chứng của lao hệ tiết niệu sinh dục Hẹp đường niệu Tắc nghẽn đường niệu Bội nhiễm vi khuẩn thông thường Áp xe hóa Hang lao Bệnh thận tăng huyết áp Sẹo của nhu mô thận, mất chức năng thận, và, cuối cùng, giai đoạn cuối bệnh thận Hẹp và tắc nghẽn ống dẫn xuất tinh hoặc ống dẫn tinh có thể gây vô sinh do vô tinh và tương tự như vậy, bệnh lao tại ống dẫn trứng hoặc nội mạc tử cung có thể dẫn đến vô sinh, phổ biến ở các nước đang phát triển.
Nguyên nhân của lao hệ tiết niệu sinh dục là do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Biểu hiện bệnh thường mơ hồ. Bác sĩ phải có nghĩ tới bệnh và làm các xét nghiệm chẩn đoán. Các triệu chứng thường mãn tính, tiến triển liên tục và không đặc hiệu. Lao hệ tiết niệu sinh dục thường biểu hiện như nhiễm trùng đường tiểu lặp đi lặp lại không đáp ứng với các kháng sinh thông thường. Người có lao hệ tiết niệu sinh dục hiếm khi có các triệu chứng điển hình của bệnh lao.  Các triệu chứng phổ biến của lao hệ tiết niệu sinh dục, thứ tự giảm dần về tần suất xuất hiện bao gồm tăng số lần đi tiểu (giai đoạn đầu của bệnh là tiểu nhiều lần ban ngày, khi bệnh tiến triển thì đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm), đái khó, đau thắt lưng, đau vùng hạ vị, đái máu hoặc mủ, sốt.  Tiểu khẩn cấp (urinary urgency) tương đối hiếm gặp trừ khi bàng quang bị tổn thương nặng.  Bệnh nhân có thể có tinh hoàn sưng đau, lỗ dò vùng tầng sinh môn, hoặc loét sinh dục. Không ít trường hợp bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng. Vô sinh mà nguyên nhân không xác định được ở cả nam giới và phụ nữ đôi khi là do lao hệ tiết niệu sinh dục Trong khi các dấu hiệu của lao hệ tiết niệu sinh dục là đái mủ vô trùng (sterile pyuria), có đến 20% bệnh nhân bị nhiễm trùng thứ phát với vi khuẩn Coliform. Tiểu máu đại thể xảy ra trong 10% trường hợp và thường là toàn bãi và không đau. Tiểu máu vi thể xảy ra trong 50% trường hợp.   Tinh hoàn hoặc mào tinh sưng.
Lao niệu quản là hậu quả của lao thận, thường lan tỏa đến chỗ nối niệu quản vào bàng quang, hiếm khi chỉ giới hạn đến niệu quản 1/3 trên. Lao niệu quản thường gây hẹp niệu quản và ứ nước thận. Đôi khi trường hợp nặng có thể gây hẹp toàn bộ niệu quản. 50% các bệnh nhân mắc bệnh lao thận sẽ bị lao niệu quản.  Cũng như vậy, lao bàng quang là thứ phát sau lao thận và thường bắt đầu từ lỗ niệu quản. Biểu hiện ban đầu là viêm phù nề niêm mạc bàng quang và tạo các tổn thương dạng u hạt (granuloma). Xơ hóa lỗ niệu quản có thể dẫn đến ứ nước thận hoặc van chống trào ngược của niệu quản bị hư hại (hình ảnh lỗ golf) hậu quả là trào ngược bàng quang niệu quản. Trường hợp nặng liên quan đến toàn bộ thành bàng quang, lớp cơ sâu dần dần bị thay thế bằng mô xơ, tạo ra một bàng quang xơ hóa thành dày. Các củ lao (tubercles) rất hiếm trong bàng quang, nếu có, chúng thường xuất hiện ở lỗ niệu quản. Khi đó cần phân biệt với khối u bàng quang.  Lao mào tinh hoàn đơn độc thường gặp ở trẻ em, khả năng là do lây lan theo đường máu. Trong khi đó ở người trưởng thành thì lao tinh hoàn mào tinh được cho là do lây lan trực tiếp từ lao đường niệu. Lao tinh hoàn thường là do lây lan trực tiếp từ lao đường niệu và hậu quả là vô sinh do tắc nghẽn ống dẫn tinh hai bên. Lao tuyến tiền liệt cũng lây lan theo đường máu, nhưng rất hiếm gặp. Khi tuyến tiền liệt bị lao, thăm trực tràng phát hiện các tổn thương dạng nốt và tuyến trở nên cứng. Tám mươi lăm phần trăm bệnh nhân bị lao TLT cũng bị lao thận. Trường hợp lao TLT nặng có thể loét ra vùng tầng sinh môn, mặc dù sự tiến triển này là rất  hiếm. Giảm lượng tinh dịch có thể dấu hiệu cho thấy bệnh lao đã lan rộng đến tuyến tiền liệt hoặc ống dẫn tinh bị tắc. Bệnh nhân bị lao bộ phận sinh dục và niệu đạo có biểu hiện là ổ loét lao trên dương vật hoặc bộ phận sinh dục phụ nữ tiếp xúc với trực khuẩn lao khi giao hợp. Các loét dương vật có thể kéo dài đến niệu đạo. Ở phụ nữ có thể lan đến ống dẫn trứng và tử cung, gây hẹp.
Khoảng 10% trong suốt cuộc đời những người khỏe mạnh có hệ thống miễn dịch bình thường bị nhiễm lao từ lúc nhỏ sẽ chuyển thành bệnh lao. Với những người suy giảm miễn dịch như đồng nhiễm HIV thì nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao hoạt động sẽ tăng lên rất cao, khoảng 10% /năm. Sự tập trung của các hạt khí dung trong không khí bị chi phối bởi số lượng vi khuẩn do bệnh nhân ho khạc ra và sự thông khí tại khu vực phơi nhiễm. Thời gian tiếp xúc với các hạt khí dung bị nhiễm vi khuẩn lao. Trạng thái gần với nguồn các hạt khí dung mang vi khuẩn lao. Hệ thống miễn dịch suy giảm: HIV, tiểu đường, và suy dinh dưỡng… Những người sử dụng thuốc lá, rượu có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm lao và bệnh lao.  Các yếu tố môi trường: không gian chật hẹp, thông khí không đầy đủ, tái lưu thông không khí có chứa các hạt khí dung chứa vi khuẩn lao.
Giảm đậm độ các hạt nhiễm khuẩn trong không khí bằng thông gió tốt. Cửa đi và cửa sổ của buồng khám, khu chờ và buồng bệnh cần được mở cho thông gió tự nhiên hoặc dùng quạt điện đúng chiều để làm loãng các hạt nhiễm khuẩn và đẩy vi khuẩn ra ngoài, dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn lao sẽ dễ bị tiêu diệt. Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác (cán bộ y tế), khi hắt hơi, ho. Khạc đờm vào giấy hoặc ca cốc, bỏ đúng nơi quy định, rửa tay xà phòng thường xuyên. Lấy đờm xét nghiệm đúng nơi quy định, tốt nhất là ngoài trời, môi trường thông thoáng. Nếu không, cần ở nơi có thông gió tốt, ít khả năng tiếp xúc của nhân viên y tế và người khác. Không nên đặt nơi lấy đờm ở những phòng nhỏ đóng kín hoặc nhà vệ sinh. Khẩu trang thông thường ít có tác dụng bảo vệ nhiễm vi khuẩn lao. Những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao cần đeo khẩu trang bảo vệ hô hấp đạt tiêu chuẩn như loại N95 hoặc tương đương trở lên. Cách ly: nên có nơi chăm sóc điều trị riêng cho người bệnh lao phổi AFB (+), đặc biệt với người bệnh lao đa kháng thuốc. Trong các cơ sở đặc biệt như trại giam, cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội có khả năng lây nhiễm rất cao, cần cách ly thỏa đáng những người bệnh để điều trị mới tránh được các vụ dịch nghiêm trọng. Để bảo vệ cho người nhiễm HIV đến khám: cần xác định những người nghi lao (ho khạc) để hướng dẫn họ dùng khẩu trang, giấy che miệng, chuyển đến khu chờ riêng hoặc phòng cách ly (nếu có) và ưu tiên khám trước để giảm thời gian tiếp xúc. Tiêm vaccin BCG (Bacille Calmette-Guérin): do Chương trình Tiêm chủng mở rông thực hiện nhằm giúp cho cơ thể hình thành miễn dịch chống lại ̣bênh lao khi bi ̣nhiễm lao Người bệnh phải tuân thủ điều trị lao theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả điều trị, tránh nguy cơ lây nhiễm (đặc biệt là khi còn ho khạc ra vi khuẩn lao, có xét nghiệm đờm AFB dương tính). Tránh lây nhiễm lao cho người xung quanh: Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho. Không khạc nhổ bừa bãi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường xuyên. Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh: thông khí tự nhiên (cửa ra vào, cửa sổ, ô thoáng), có ánh nắng. Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn
Test Tuberculin da (IDR): Dương tính trong khoảng 90% bệnh nhân, nhưng chỉ cho biết bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lao hơn là bệnh đang diễn tiến. CTM, Tốc độ lắng máu (VSS), sinh hóa máu, CRP có ích để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, chức năng thận, và đáp ứng điều trị của cơ thể. Cấy nước tiểu liên tiếp nhiều lần vẫn được coi là xét nghiệm tiêu chuẩn cho bằng chứng của bệnh đang hoạt động, với độ nhạy 65% và độ đặc hiệu 100%. Phải được thực hiện xử lý mẫu nước tiểu ngay sau khi lấy bệnh phẩm. Gửi cấy trước khi bắt đầu điều trị kháng và điều chỉnh độ nhạy điều trị theo kết quả.  Phản ứng chuỗi trùng hợp (polymerase chain reaction, PCR) đã được nghiên cứu và chứng minh có độ nhạy cao và nhanh chóng. Trong các nghiên cứu khác nhau, dữ liệu cho thấy độ nhạy từ 87 - 100% (thường là > 90%) và độ đặc hiệu 92 - 99,8% (thường là > 95%). So sánh PCR với cấy nước tiểu (37%), sinh thiết bàng quang (47%), và chụp niệu đồ tĩnh mạch (IVP) (88%). Cùng với việc khám lâm sàng tỉ mỉ, PCR là công cụ tốt nhất để tránh sự chậm trễ trong điều trị vì kết quả có sẵn trong chỉ trong khoảng 6 giờ. Chẩn đoán hình ảnh X quang ngực và cột sống có thể cho thấy tổn thương cũ hoặc hoạt động. Trong 50% bệnh nhân, kết quả X quang ngực là tiêu cực. Chụp hệ niệu không chuẩn bị (KUB) có thể cho thấy vôi hoá trong thận và niệu quản trong khoảng 50% bệnh nhân. Vôi hoá trong bàng quang là không phổ biến. Chụp niệu đồ tĩnh mạch (IVP) và Bàng quang cản quang: Đây là các xét nghiệm hình ảnh tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh lao thận và có độ nhạy 88 - 95%. Chúng cũng giúp xác định phạm vi lan rộng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Siêu âm có thể phát hiện các tổn thương nang hoặc hang lao, sẹo vỏ thận, thận ứ nước, và áp xe ở thận, siêu âm rất nhạy cảm trong lao tinh hoàn. Trong những năm gần đây, siêu âm qua trực tràng độ phân giải cao (TRUS) đã trở thành kỹ thuật không xâm lấn rất hữu ích trong việc đánh giá ở nam giới vô sinh do ít tinh trùng (oligospermia) nặng hay vô tinh (azoospermia) kèm theo lượng tinh dịch thấp.  TRUS có thể cho biết các bất thường trong túi tinh và ống dẫn tinh, giúp đánh giá tình trạng của tuyến tiền liệt. Nó có thể cho thấy sự giãn nở hoặc xơ hóa của mào tinh hoàn, teo, dày lên hoặc vôi hóa của túi tinh, hay viêm tuyến tiền liệt. Chụp niệu quản bể thận ngược dòng hiếm khi chỉ được chỉ định ngoại trừ ở bệnh nhân suy thận hoặc để đánh giá hẹp ở đường tiết niệu trên. Nó cũng giúp cho việc lấy mẫu nước tiểu từ thận để cấy nước tiểu. Chụp CT: Đây là phương pháp hỗ trợ hữu ích cho IVP và trong trường hợp bệnh nhân đến muộn, hoặc cần đánh giá sâu hơn về mức độ bệnh và tình trạng gián tiếp chức năng của thận bị ảnh hưởng so với thận đối diện bình thường. Phương pháp có độ nhạy cao trong phát hiện vôi hóa và tình trạng dày thành niệu quản và bàng quang. Chụp xạ hình thận không đặc hiệu nhưng có thể được sử dụng để đánh giá chức năng thận và theo dõi điều trị.
Phác đồ điều trị lao sinh dục gồm 2 thành phần:  Điều trị bằng thuốc Lao hệ tiết niệu sinh dục đáp ứng tốt với liệu trình điều trị ngắn hơn so với lao phổi vì lao hệ tiết niệu sinh dục có số lượng trực khuẩn lao thấp. Các thuốc điều trị được chỉ định và theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ. Mục tiêu chính của điều trị là bảo vệ nhu mô thận và chức năng thận, tránh lây lan ra cộng đồng, và để quản lý các bệnh kèm theo. Điều trị phẫu thuật Mặc dù sử dụng thuốc là phương pháp chủ yếu trong điều trị lao niệu dục, tuy nhiên một số trường hợp phải can thiệp phẫu thuật trong quá trình điều trị lao hệ tiết niệu sinh dục. Nói chung, cần điều trị thuốc từ 4 - 6 tuần trước khi can thiệp ngoại khoa. Trong một nghiên cứu châu Âu gần  đây, tần suất can thiệp phẫu thuật trong lao hệ tiết niệu sinh dục trong 20 năm qua là 0,5% trong tổng số phẫu thuật tiết niệu. Chỉ định cho các trường hợp như:  Thận ứ nước (Hydronephrosis) Suy thận do tắc nghẽn đường niệu tiến triển Thận giảm hoặc mất chức năng Hẹp của ống dẫn trứng hoặc ống dẫn tinh gây ra vô sinh Đau dai dẳng Chảy máu tử cung tái phát Tái phát của bệnh lao nội mạc tử cung Bằng các phương pháp phẫu thuật như:  Cắt thận bán phần hoặc toàn bộ Cắt bỏ mào tinh hoặc ống dẫn trứng (Salpingectomy) Phẫu thuật tái tạo Nong niệu quản hoặc niệu đạo Stent niệu quản (jj) Phẫu thuật tăng dung tích bàng quang (Augmentation cystoplasty)   Xem thêm: Bệnh lao có mấy loại? Mào tinh hoàn là gì? Cấu tạo và chức năng Cấu tạo, trọng lượng tinh hoàn & cơ chế sinh tinh
Loét giác mạc
Loét giác mạc là gì? Loét giác mạc (hay còn gọi là viêm loét giác mạc) là tình trạng giác mạc bị trầy và nhiễm trùng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Loét giác mạc gây phá hủy các mô giác mạc làm các tổ chức ở giác mạc bị hoại tử, tổn thương tạo nên một hoặc nhiều ổ loét. Đây là một bệnh xảy ra phổ biến, để lại hậu quả rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại các di chứng như sẹo giác mạc, teo nhãn, mất thị lực thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.
Các nguyên nhân loét giác mạc bao gồm: Nhiễm các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh,… Nhiễm virut Herpes simplex. Virut này gây tình trạng loét giác mạc tái đi tái lại, đặc biệt khi cơ thể stress, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, virut Varicella gây bệnh thủy đâu cũng có thể gây loét giác mạc. Nhiễm các loại nấm như Aspergllus, Fusarium, Cephalosporum,.. Nhiễm ký sinh trùng Acanthanmoeba: đây là loại ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ, có trong nước và đất. Ký sinh trùng này thường gây loét giác mạc nặng ở những người sử dụng kính áp tròng. Biến chứng từ các bệnh như mắt hột, khô mắt, viêm khết mạc, lông xiêu lông quặm,… Bệnh Liệt Bell hoặc các bất thường về mi mắt gây ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ mắt của mi, gây khô mắt có thể dẫn đến loét giác mạc. Thiếu vitamin A Tổn các dây thần kinh chi phối vùng mắt: dây thần kinh số VII (hở mi), thần kinh V Mắt bị các chấn thương làm tổn thương giác mạc: mắt bị các vật thể bắn vào, bị cành cây quẹt vào,… Điều trị mắt các phương pháp phản khoa học như đắp các thuốc lá vào mắt. Sử dụng kính áp tròng không được tiệt trùng đúng cách, nước rửa và ngước ngâm kính không chuyên dụng. Tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt chứa corticoid mà chưa qua thăm khám, hướng dẫn của bác sĩ
Loét giác mạc gây ra các triệu chứng như sau: Bệnh nhân khó mở mắt, mi sưng nề, có dấu hiệu co quắp mi. Cảm giác khó chịu, mỏi mắt, mắt nóng rát, đau nhức âm ỉ, cảm giác như có dị vật trong mắt. Chảy nước mặt, đỏ mắt, mờ mắt, chảy mủ từ mắt. Giác mạc mất đi độ bóng, trở nên ghồ ghề, đục do thâm nhiễm các tế bào viêm, xuất hiện đốm (hoặc cả một vùng) trắng hoặc màu xám trên giác mạc, thường là ở vùng trung tâm.  Mạch máu kết mạc sâu cương tụ đỏ quanh vùng giác mạc. Có thể có một hoặc nhiều ổ loét, ổ loét hình bầu dục hoặc hình tròn, có thể nhỏ hoặc rộng hết vùng giác mạc.
Viêm loét giác mạc có lây không? Viêm loét giác mạc là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây khi người bệnh dụi mắt, vi khuẩn, virut, nấm sẽ theo tay người bệnh tiếp xúc với người khác hoặc các vật thể xung quanh. Nguy cơ lây bệnh sẽ tăng cao nếu sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm với người mắt bệnh. Do đó, nên sử dụng khăn riêng, thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh. Bệnh không lây qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp.
Loét giác mạc là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm: Người sử dụng kính áp tròng Người có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu Vitamin A Người lao động ở các môi trường có nhiều khói, bụi, dị vật như công trường lao động, xưởng gỗ, cơ sở hàn, điện,… Người sống ở môi trường vệ sinh kém, nguồn nước không đảm bảo Người hay dụi mắt, không có thói quen rửa tay trước khi chạm vào mắt
Để giảm nguy cơ mắc bệnh loét giác mạc, nên lưu ý các điểm sau: Nếu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, nên bổ sung thêm Vitamin A để giảm tình trạng khô mắt. Khi lao động, nhất là lao động ở những môi trường nhiều khói bụi, các nghề nghiệp như thợ hàn, thợ tiện, thợ mộc,… cần sử dụng kính bảo hộ để bảo vệ mắt. Khi ra ngoài nên đeo kính mát để hạn chế sự tiếp xúc của mắt với tia cực tím. Không dụi mắt, khi mắt có các dị vật lạ xâm nhập, nên đến các cơ sở y tế để được xử lý. Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào mắt. Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt có nguy cơ gây loét giác mạc, Khi đeo kính áp tròng, phải vệ sinh đúng cách, làm sạch, khử trùng kính trước và sau khi đeo. Không đeo kính áp tròng khi ngủ. Khi đeo mà có hiện tượng cộm, xốn hay đau nhức cần phải tháo ra ngay lập tức và đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh loét giác mạc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, có thể kết hợp với các phương pháp sau: Nhuộm mắt bằng Fluorescein: bác sĩ sẽ nhỏ thuốc nhuộm Flourescein màu cam lên một mảnh giấy nhuộm mỏng, sau đó đặt nhẹ mảnh giấy này vào mắt bệnh nhân để thuốc nhuộm thấm vào mắt. Tiếp đến, bác sĩ sẽ dùng đèn khe chiếu ánh đèn màu xanh dương vào mắt bệnh nhân, nếu giác mạc bị tổn thương sẽ đổi sang màu xanh dương khi đèn chiếu vào. Lấy mẫu từ vết loét đi xét nghiệm: sau khi phát hiện có vết loét giác mạc, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê cho vùng mắt rồi cạo một phần nhỏ vết loét làm mẫu bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị loét giác mạc bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Loét giác mạc bao lâu thì khỏi? Tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, nguyên nhân loét giác mạc và sự đáp ứng điều trị của từng người bệnh mà bệnh có thể nhanh hoặc lâu khỏi. Điều trị nội khoa: Tuân theo nguyên tắc chung là kết hợp sử dụng các thuốc điều trị nguyên nhân bệnh và các thuốc làm giảm triệu chứng . Các thuốc điều trị nguyên nhân: Nếu loét giác mạc do vi khuẩn: nếu làm được kháng sinh đồ thì sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, nếu không thì sử dụng kháng sinh phổ rộng.  Nếu loét giác mạc do virut: dùng các thuốc chống virut đặc hiệu do bác sĩ chỉ định Nếu loét giác mạc do nấm: dùng các thuốc chống nấm đặc hiệu do bác sĩ chỉ định Điều trị ngoại khoa: Nếu tình trạng loét giác mạc tiến triển nặng, điều trị nội khoa không có kết quả, các bác sĩ có thể cân nhắc các phương pháp ngoại khoa: Phẫu thuật khoét bỏ nhãn cầu, múc nội nhãn Ghép giác mạc: phẫu thuật loại bỏ giác mạc và thay bằng giác mạc của người hiến tặng.
Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là gì Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, biểu hiện là những vết loét sâu xuống lớp cơ niêm mạc, gây ra những cơn đau bụng âm ỉ, ợ hơi, ợ chua khó chịu cho bệnh nhân. Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay, theo thống kê nước ta có đến 26% dân số mắc bệnh loét dạ dày tá tràng.  Bệnh lý này nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì sẽ gây suy nhược cơ thể, đau âm ỉ vùng thượng vị và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh, nặng thì sẽ gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị và cuối cùng là ung thư dạ dày.
Loét dạ dày và loét tá tràng xảy ra khi tình trạng cân bằng giữa các yếu tố phá hủy và cơ chế bảo vệ bị phá hủy. Các yếu tố phá hủy bao gồm NSAIDs, nhiễm H.Pylori, rượu bia, muối mật, acid và pepsin,... Các yếu tố này có thể làm thay đổi khả năng bảo vệ niêm mạc, cho phép các ion H+ khuếch tán ngược và làm tổn thương tế bào biểu mô. Các cơ chế bảo vệ bao gồm sự liên kết chặt chẽ giữa các tế bào, chất nhầy của niêm mạc dạ dày, dòng máu đến dạ dày tá tràng, quá trình phục hồi tế bào và tình trạng tái sinh biểu mô. Do vậy nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng rất đa dạng, thường gặp nhất là  các yếu tố sau: Chế độ ăn uống không hợp lý: Bệnh nhân lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe;  ăn đồ quá cay nóng chiên xào; ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ,… là những nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày tá tràng. Chế độ sinh hoạt không điều độ: Ngủ không đủ giấc, thức quá khuya,… cũng có thể gây nên tình trạng loét dạ dày tá tràng. Lạm dụng quá nhiều thuốc Tây và hóa chất: Lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc nhiễm kim loại nặng khiến niêm mạc dạ dày, tá tràng tổn thương và dẫn đến tình trạng loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân. Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây nên các tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày và tá tràng. Do bệnh lý: Tiểu đường, hạ đường huyết, xơ gan,… là những yếu tố nguy cơ có khả năng gây loét dạ dày tá tràng. Một số nguyên nhân khác như stress, căng thẳng, sợ hãi kéo dài sẽ gây áp lực cho dạ dày tá tràng và gây nên bệnh lý loét dạ dày và loét tá tràng cho bệnh nhân.
Triệu chứng thường gặp khi bị loét dạ dày tá tràng bao gồm: Đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị: Đây là triệu chứng thường gặp nhất trong loét dạ dày tá tràng. Cảm giác này xảy ra ngay sau khi ăn trong loét dạ dày và 2-3 giờ sau bữa ăn trong loét tá tràng. Cơn đau này thường dữ dội hơn vào ban đêm và gần sáng do dạ dày vẫn co bóp, bài tiết dịch vị khi thức ăn đã được tiêu hóa hết gây kích thích niêm mạc dạ dày. Ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, căng bụng và khó dung nạp thức ăn béo, nhiều dầu mỡ. Tiết nhiều nước bọt, ợ nóng, khó chịu vùng ngực. Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, nôn, sau khi nôn bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Thường ói ra máu hoặc đi cầu phân đen do chảy máu ổ loét, trường hợp đi cầu phân đen có thể từng đợt trong nhiều ngày hoặc một lần trong một ngày duy nhất. Bệnh nhân dễ bị thiếu máu, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở.
Loét dạ dày tá tràng không kèm theo nhiễm khuẩn HP không có khả năng lây từ người sang người. Đối với bệnh lý  loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn HP có khả năng lây từ người mang vi khuẩn sang người lành theo 3 con đường chủ yếu là đường miệng- miệng, đường phân- miệng và một số đường khác do dùng chung các thiết bị y tế như thiết bị nội soi dạ dày tá tràng,...
Loét dạ dày tá tràng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và phân bố đều ở cả nam và nữ. Tuy nhiên những bệnh nhân thường xuyên sử dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cafe,...), người lớn tuổi có tiền sử bị nhiễm HP, bệnh nhân mắc hội chứng hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh nhân ung thư phải hóa trị và xạ trị,... có nguy cơ cao bị loét dạ dày tá tràng.
Tránh lạm dụng và hạn chế tối đa việc sử dụng các thuốc giảm đau, đặc biệt là các thuốc thuộc nhóm NSAIDs khi chưa cần thiết như ibuprofen, aspirin, naproxen,... Hạn chế sử dụng các chất kích thích, không nên uống cafe mỗi ngày, nên bỏ hút thuốc lá. Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm khuẩn HP. Nên ăn chín uống sôi, ăn các thực phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc, cần chia nhỏ các bữa ăn, khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, không ăn vội vã. Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết từ rau xanh, ngũ cốc, trứng, thịt cá… Thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày, chọn các bài tập nhẹ nhàng không gắng sức như đi bộ, tập yoga,... Phân bố thời gian học tập và làm việc một cách hợp lý, không để tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, do đó có nhiều phương pháp để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng: Nội soi dạ dày tá tràng: Đây được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng vì nó là phương pháp trực tiếp và chính xác nhất. Nó không những nhận biết được ổ loét, vị trí và kích thước ổ loét mà còn phát hiện được những sang chấn khó thấy ở niêm mạc và sinh thiết tổn thương để khảo sát mô học. Xét nghiệm vi khuẩn H.Pylori: Vi khuẩn này được phát hiện thông qua việc phân tích mẫu phân, mẫu máu hoặc từ một mẫu sinh thiết lấy trong nội soi.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà có các biện pháp điều trị phù hợp cho bệnh lý loét dạ dày tá tràng. Điều trị bằng thuốc Có sự khác nhau khi điều trị bằng thuốc cho người bị loét dạ dày tá tràng không kèm nhiễm khuẩn HP và có kèm nhiễm khuẩn HP. Các phác đồ sẽ được chỉ định phù hợp với từng đối tượng/tình trạng để đạt kết quả cao nhất.  Thay đổi lối sống Bên cạnh việc điều trị loét dạ dày tá tràng bằng thuốc, bệnh nhân cần phối hợp điều trị không dùng thuốc bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống một cách hợp lý. Loét dạ dày tá tràng nên ăn gì Khi loét dạ dày tá tràng bệnh nhân cần tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chữa lành các vết loét hoặc các thực phẩm có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Các thực phẩm nên bổ sung bao gồm chuối, cơm, bánh mì, canh hoặc súp, sữa chua, đậu bắp, đặc biệt là các loại rau củ màu đỏ và màu xanh đậm,... Nên cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng uống nước ép táo để dễ tiêu hóa thức ăn, uống nước dừa, nước gừng, trà thảo mộc, hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong. Cần tránh các loại thực phẩm gây tổn  thương niêm mạc dạ dày, gây tăng acid dạ dày như trái cây chua, dưa cà muối, các loại đồ uống kích thích như rượu bia,... Chế độ sinh hoạt hợp lý Tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng. Ngủ nghỉ và làm việc đúng giờ, tránh căng thẳng, stress, mệt mỏi, không nên thức quá khuya. Ăn uống đúng giờ không nên bỏ bữa, tránh các đồ cay nóng,...   Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả Lưu ý với bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng
Lao ở mắt
Bệnh lao ở mắt là gì?  Năm 1889, tức 7 năm sau khi Robert Koch công bố tìm thấy thủ phạm gây ra bệnh lao, Haab đã tìm thấy vi khuẩn này từ những tổn thương ở mắt. Năm 1937, Guenod phát hiện tổn thương lao ở các phần cấu tạo của mắt mà nhiều nhất là ở màng bồ đào của bệnh nhân lao kê. Tuy lao mắt được xếp vào loại lao ít gặp, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, căn bệnh này phổ biến hơn người ta nghĩ. Từ trong chất dịch mà bệnh nhân ho khạc làm bắn ra, vi khuẩn lao có thể đi vào mắt người lành dễ dàng như một hạt bụi, gây bệnh ở nhiều tổ chức mắt như da mi, củng mạc, màng bồ đào… Bệnh lao ở mắt có nguy hiểm không? Tổn thương lao có thể xuất hiện ở bất kỳ phần cấu tạo nào của mắt. Đầu tiên phải nói đến lao sơ nhiễm. Đây là bệnh gây ra do sự xâm nhập vào cơ thể lần đầu của vi khuẩn lao qua con đường niêm mạc mắt.  Bệnh lao ở mắt rất khó chẩn đoán vì vậy có điều trị thường muộn khi các tổn thương lan tỏa có thể dẫn đến nhìn mờ, mù lòa, là bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nếu chẩn đoán lao phổi tương đối dễ thì chẩn đoán bệnh lao ở mắt rất khó vì nó dễ lầm với các bệnh khác của mắt. Vì vậy, khi điều trị các bệnh viêm ở mắt bằng kháng sinh không có kết quả tốt, ta nên nghĩ ngay đến nguyên nhân lao. Bệnh lao mắt là một bệnh nhiễm trùng mycobacterial ngoài phổi với các biểu hiện khác nhau. Tỷ lệ báo cáo về sự tham gia của mắt thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào các tiêu chí được sử dụng để chẩn đoán và dân số được lấy mẫu. Tuy nhiên, bệnh lao được cho là ảnh hưởng đến phổi ở 80% bệnh nhân, 20% còn lại bị ảnh hưởng ở các cơ quan khác, chẳng hạn như mắt. Các bác sĩ bắt buộc phải xem xét chẩn đoán này trong phân biệt của họ, vì bệnh lao mắt có thể xuất hiện theo kiểu tương tự như các tình trạng phổ biến hơn gây viêm mắt. Ngoài ra, việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng dẫn đến việc bắt đầu điều trị chống lao nhanh hơn.
Chủ yếu là do lao người Nguyên nhân hay gặp nhất là vi khuẩn lao người (Mycobacterium tuberculosis) là vi khuẩn hiếu khí. Là trực khuẩn kháng cồn kháng acid, không bị tiêu diệt bởi acid và cồn ở nồng độ diệt được vi khuẩn khác, sống lâu trong môi trường không khí. Vi khuẩn lao bò và vi khuẩn lao không điển hình cũng là nguyên nhân gây lao màng phổi tuy nhiên hiếm gặp hơn Từ trong chất dịch mà bệnh nhân ho khạc làm bắn ra, vi khuẩn lao có thể đi vào mắt người lành dễ dàng như một hạt bụi, gây bệnh ở nhiều tổ chức mắt như da mi, củng mạc, màng bồ đào...
Tổn thương thường ở mặt trong mi trên hoặc mi dưới, vùng cùng đồ. Người bệnh có bệnh cảnh của viêm kết mạc: mắt sưng, cộm, chảy nước mắt, ra dử nhiều. Khám thấy kết mạc xung huyết, có những nốt màu vàng hoặc loét. Hạch vùng trước tai cùng bên sưng to. Đó là phức hợp sơ nhiễm ở mắt. Các tổn thương lao khác: Lao da mi: là các hình thái của lao da ở mi mắt. Thông thường tổn thương cơ bản thuộc loại: nốt, sần sùi, có vảy hoặc loét... Tiến triển của bệnh dài ngày gây sẹo, co kéo làm hở mi, lộn mi và lan vào trong nhãn cầu. Lao kết mạc, củng mạc: người bệnh có triệu chứng đau nhức, cộm mắt, chảy nước mắt, khám thấy các đám sung huyết, nốt nhỏ màu vàng hoặc loét. Các ổ loét dính với nhau thành những ổ loét lớn hơn, bờ ổ loét nham nhở có mủ hoặc giả mạc xung quanh, có nhiều mạch máu tân tạo. Lao giác mạc: thường chỉ một bên mắt bị bệnh. Mắt bị bệnh đau nhức, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực. Khám thấy giác mạc bị thẩm lậu, cương tụ, có các nốt nhỏ màu vàng hoặc loét; có các mạch máu bò vào. Lao màng bồ đào: Màng bồ đào được chia thành hai phần: mống mắt thể mi ở phía trước, hắc mạc ở phía sau. Nếu lao mống mắt thể mi, người bệnh có dấu hiệu đau nhức mắt, đau tăng lên khi ấn vào mắt, giảm thị lực. Soi thấy ở mống mắt thể mi có các nốt màu vàng hoặc xám và loét. Bệnh lâu ngày gây sẹo co kéo, dính làm cho đồng tử méo mó và mất phản xạ co giãn khi rọi ánh sáng... Có thể phát hiện u lao mắt ở góc tiền phòng. Lao võng mạc: tùy theo vị trí và mức độ tổn thương mà người bệnh có các triệu chứng: giảm thị lực, thu hẹp thị trường, nhìn thấy những vết đen hay nhìn mờ như qua một màn sương. Lao màng nhện và giao thoa thị giác: Là một trong những dấu hiệu của lao màng não. Người bệnh giảm thị lực, không nhìn thấy ở một phía (bán manh), nhìn thấy hố đen ở giữa thị trường hoặc mù hoàn toàn. Soi đáy mắt thấy gai thị phù hay teo vào các nốt lao... Viêm mủ toàn mắt cấp tính: Đây là một áp-xe do lao hủy hoại toàn bộ nhãn cầu. Người bệnh đau nhức mắt, mất dần khả năng nhìn. Khám thấy toàn nhãn cầu có màu trắng đục. Nếu áp-xe vỡ, phần hố mắt sẽ loét, đỏ, chảy nước vàng, đáy hố có mủ hay giả mạc. Tổn thương lao mắt rất đa dạng. Cần rất cẩn thận phân biệt với những bệnh viêm mắt khác hoặc nghĩ đến lao mắt nếu điều trị đúng cách mà không khỏi. Các triệu chứng của nhiễm lao: ho khan và sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút cân, đổ mồ hôi ban đêm, khó thở, tức ngực nếu kèm theo lao phổi hay lao màng phổi
no_information
Lao mắt phát triển ở những người mà hệ miễn dịch bị suy giảm. Khi vi khuẩn lao vào cơ thể, nó có thể ngủ yên hàng năm, rồi mới làm tổn hại cơ thể. Trẻ em, người lớn, nếu hệ miễn dịch yếu (người bị AIDS, người đang dùng thuốc hóa trị, người sau cấy ghép tạng đang dùng thuốc chống thải ghép…). Thì nguy cơ bị bệnh lao mắt cao hơn Nguy cơ bị cao hơn nếu ta tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi thường xuyên hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, kiêng khem đặc biệt bệnh nhân có AFB đờm dương tính Dùng thuốc đã nhờn với bệnh lao. Trẻ không được tiêm vaccin phòng lao BCG. Trẻ em bị lao sơ nhiễm nhưng được phát hiện muộn, điều trị không đúng.
Cần tiêm vắc xin BCG ngăn ngừa bệnh lao màng phổi cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Nếu có những biểu hiện lao phổi kèm theo các triệu chứng ở mắt cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để có kết luận chính xác và cách điều trị phù hợp. Vệ sinh chỗ ở: thoáng mát đủ ánh sáng mặt trời. Khám sức khỏe hàng năm có chụp X quang phổi. Theo dõi các đối tượng bị HIV/AIDS, các đối tượng nghiện hút.
Nếu chẩn đoán lao phổi tương đối dễ thì chuẩn đoán bệnh lao ở mắt rất khó vì nó dễ lầm với các bệnh khác của mắt. Vì vậy, khi điều trị các bệnh viêm ở mắt bằng kháng sinh không có kết quả tốt, ta nên nghĩ ngay đến nguyên nhân lao. Có thể nói hầu hết các các bộ phận trong mắt đều có thể bị mắc bệnh lao, trừ thủy tinh thể vì thủy tinh thể không có mạch máu. Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng nổi bật như: Viêm kết mạc: thường thì chỉ bị viêm kết mạc ở một bên mắt. Kết mạc đỏ, ít ghèn, chảy nước mắt. Viêm giác mạc:  thường chỉ thấy ở một bên mắt. Thị lực giảm nhiều nếu chỗ viêm ở giữa. Viêm củng mạc: ta thấy nốt đỏ, khu trú ngay trên củng mạc. Điều trị bằng kháng viêm ibuprofen, indomethacin. Viêm thần kinh thị giác: không do vi khuẩn lao mà do thuốc chữa lao ethambutol làm cho thị lực giảm. Nếu cho ngưng thuốc ethambutol thì thị lực sẽ hồi phục lại. Các xét nghiệm cần phải làm Công thức máu; Vận tốc máu lắng; Test Tuberculin (dương tính nếu đường kính trên 5mm). X quang phổi phát hiện tổn thương nếu có lao phổi, lao màng phổi phối hợp PCR (Polymerse – chain – Reaction) Với sự phát triển của các kỹ thuật sinh học phân tử chẩn đoán, chẩn đoán dựa trên việc phát hiện DNA của vi khuẩn thông qua PCR đã trở thành phương pháp được lựa chọn. Cũng đã có báo cáo về xét nghiệm tìm kháng nguyên bệnh lao, như kháng nguyên yếu tố dây rốn, thông qua xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với enzyme . PCR cho kết quả nhanh hơn nhiều so với nuôi cấy vi khuẩn, có thể cần vài tuần để có kết quả dương tính. Phát hiện DNA mycobacterial đã thành công với nhiều loại mô không phải tế bào. Trong thập kỷ qua, đã có một số báo cáo về PCR được sử dụng để phát hiện bệnh lao ở một loạt các mô mắt, bao gồm da mí mắt, kết mạc, dịch nước và dịch thủy tinh thể, mô màng đệm cố định, dịch tiết dưới màng cứng và màng biểu mô . Là xét nghiệm rất có giá trị để chẩn đoán lao mắt.
Nguyên tắc điều trị: theo nguyên tắc của hóa trị liệu lao Phối hợp các thuốc chống lao Dùng thuốc đúng liều Dùng thuốc đều đặn Dùng thuốc đủ thời gian theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì Điều trị hỗ trợ khác: Các thuốc giảm đau tại chỗ Tùy theo thể bệnh cụ thể mà có các thuốc điều trị khác nhau. Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý Đeo các thiết bị bảo vệ mắt như kính Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ánh sáng mạnh Không đi bơi, không để các chất tẩy rửa, dầu gội đầu vào mắt. Một khi chẩn đoán bệnh lao mắt được thực hiện, điều trị chống bệnh lao toàn thân nên được bắt đầu ngay lập tức. Điều trị toàn thân thành công trong phần lớn các trường hợp, với sự giải quyết các triệu chứng, viêm nhiễm và thường là sự cải thiện thị lực đến mức gần tiền hấp thu. Tuy nhiên, các trường hợp được báo cáo trong đó các liệu pháp truyền thống không giải quyết được nhiễm trùng mắt. Trong một trường hợp, một bệnh lao màng đệm không đáp ứng với hóa trị liệu, và cuối cùng mắt bị mù và đau đớn, đòi hỏi phải nhân giống .Tỷ lệ kháng thuốc kháng mycobacteria ngày càng tăng để đáp ứng với hóa trị liệu không đầy đủ cũng cần được lưu ý với những bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp chống nhiễm trùng thông thường. Bất kỳ bệnh nhân nào có hình ảnh lâm sàng rất nghi ngờ về bệnh lao mắt nên được điều trị bằng chế độ đa thuốc có hiệu quả đã được chứng minh. Bởi vì nhiễm trùng phổi và các ổ nhiễm trùng khác có thể cùng tồn tại, điều trị chính phải luôn mang tính hệ thống. Sự thâm nhập ở mắt của các loại thuốc này khác nhau, và điều trị tại chỗ bổ sung có thể hữu ích ở những bệnh nhân mắc bệnh bên ngoài.   Xem thêm: Cấu tạo và các bộ phận của mắt Bệnh lao có mấy loại? Thoái hóa võng mạc: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Lệch khớp cắn
Lệch khớp cắn là gì? Khớp cắn chuẩn là khớp cắn mà hàm răng đạt tiêu chuẩn cân đối, đều đẹp giữa 2 hàm. Tuy nhiên khi răng mọc không đúng thế, chiều và phương, đặc biệt ở những răng trước sẽ dẫn đến bệnh sai lệch khớp cắn. Lệch khớp cắn là sự tương quan giữa hàm răng trên và hàm răng dưới cũng như tỷ lệ cân xứng và diện tiếp xúc với nhau trong trạng thái nghỉ và khi nhai của răng, xương hàm.
Có các nguyên nhân chính sau gây ra bệnh sai lêch khớp cắn: Do di truyền chiếm đến 70%, bệnh nhân bị mất răng sữa sớm hoặc do thói quen mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả kéo dài; Do thương tích, tai nạn dẫn đến sai lệch khớp cắn; Chăm sóc răng miệng không đúng cách hoặc phục hình phẫu thuật thẩm mỹ không chuẩn; Biến chứng do mất răng dẫn đến răng mọc lệch toàn hàm; Tác hại của bệnh lệch khớp cắn Bệnh sai lệch khớp cắn để lại nhiều hậu quả về cả tâm lý lẫn thẩm mỹ cho người bệnh: Người bị sai lệch khớp cắn dẫn đến khó khăn khi nhai và phát âm. Trong một số trường hợp bị lệch nặng dẫn đến khớp cắn hở, phanh lưỡi bám thấp làm cho hoạt động của các cơ hàm quá mức dẫn đến tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm, đây chính là nguyên nhân của những cơn đau ở khớp và xung quanh khớp thái dương. Bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn khiến cho những chiếc răng lệch lạc dễ bị chấn thương, bệnh nha chu và sâu răng, nếu không điều trị kịp thời có thể dễ dàng bị chấn thương răng cửa trên hoặc làm gãy răng và chết tủy Bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn sẽ rất dễ bị mặc cảm, tự ti về ngoại hình, hạn chế trong giao tiếp với bên ngoài, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như công việc
Những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh nhân mắc bệnh sai lệch khớp cắn như sau: Răng mọc thừa hoặc mọc chen chúc trên cùng hàm; Răng mọc lệch đặc biệt là phần trung tâm của răng cửa hàm trên và hai răng cửa hàm dưới lệch vị trí nhau, không tạo thành một đường thẳng; Xuất hiện khoảng trống giữa các răng hàm hoặc tỉ lệ của răng mọc cách xa nhau; Răng hàm dưới mọc bao ra phía răng hàm trên; Răng hô vẩu do răng hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới; Răng khớp cắn bị hở, khi cắn phần hàm trên khít nhau nhưng răng cửa của hai hàm lại có một khoảng hở.
no_information
Bất kỳ người nào cũng có nguy cơ mắc bệnh sai lệch khớp cắn.
Để phòng ngừa bệnh sai lệch khớp cắn, có thể theo dõi các khớp cắn của trẻ từ nhỏ để hạn chế các nguy cơ gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời
Để chẩn đoán chi tiết các mức độ sai lệch của khớp cắn có thể sử dụng biện pháp chụp X-Quang. Thông qua biện pháp chụp X-Quang có thể chẩn đoán chi tiết mức độ sai lệch của khớp cắn.
Niềng răng: đây là phương pháp có thể mang lại hiệu quả cao với những trường hợp lệch khớp cắn do răng. Bằng các khí cụ chỉnh nha, các nha sĩ tác động lên răng để kéo răng về vị trí như mong muốn. Phương pháp niềng răng có thể sử dụng cho các trường hợp sai khớp cắn do xương. Với những hiệu quả mà phương pháp này mang lại, niềng răng được rất nhiều các nha sĩ khuyên dùng để chữa trị các bệnh về răng. Phẫu thuật hàm. Đây là phương pháp được thực hiện với những bệnh nhân bị sai khớp cắn nặng, sai khớp cắn do xương. Với phương pháp này, bác sĩ thực hiện cắt xương hàm, sau đó di chuyển xương hàm đế vị trí mong muốn. Xem thêm: Lệch khớp cắn điều trị thế nào? Tác hại và cách điều trị răng lệch khớp cắn Lệch khớp cắn là gì? Ảnh hưởng thế nào tới chức năng răng và thẩm mỹ khuôn mặt?
Lỵ amíp đường ruột mạn tính
Bệnh lỵ amip (tên tiếng Anh là Amoebiasis) là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca gây nên. Đây là một trong những bệnh lây qua đường tiêu hóa. Amip vào miệng theo đường thức ăn, nước uống đến ruột thì xâm nhập niêm mạc ruột, gây ra những vết loét nhỏ trong lòng ruột và biểu hiện bên ngoài bằng hội chứng lỵ.  Ở Việt Nam, có đến  25% người bình thường mang mầm bệnh, trung bình 8%. Amip không chỉ gây bệnh lỵ (bệnh ở ruột) mà còn gây bệnh ngoài ruột và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Người bị bệnh lỵ amip do nguyên nhân sau: Bệnh lỵ amip đường ruột xảy ra bởi một ký sinh trùng mang tên Entamoeba histolytica, ký sinh trùng này gây tiêu chảy, làm tổn thương đến dạ dày và ruột.  Ký sinh trùng nhiễm vào cơ thể qua việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, ăn thực phẩm bị ô nhiễm, do ruồi, muỗi và các loại côn trùng gây truyền nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, bệnh lỵ amip đường ruột cũng có thể do quan hệ hậu môn với người bị nhiễm bệnh.
Bệnh lỵ amip đường ruột gây bệnh thông qua việc các amip gây bệnh bằng xâm nhập niêm mạc đại tràng, tạo các vết loét chảy máu, đồng thời kích thích đám rối thần kinh cảm giác và bài tiết chất nhầy gây co thắt và tăng nhu động ruột.  Trong trường hợp vết loét ít, bệnh chỉ gây tiêu chảy, các vết loét xơ hóa nằm cạnh nhau có thể gây biến dạng đại tràng dẫn đến viêm đại tràng mạn. Bệnh lỵ amip đường ruột có các thể sau: Thể cấp diễn: với thể này sẽ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, toàn thân ít thay đổi, có thể bị tiêu chảy vài lần trong ngày hoặc đau bụng mơ hồ.  Trong thời kỳ toàn phát có biểu hiện điển hình với các biểu hiện như: đau bụng quặn, mót rặn. lúc đầu bệnh nhân có thể đi cầu phân lỏng về sau phân nhiều nhầy lẫn máu đỏ hay nâu, trung bình 10-12 lần/ngày, có khi phân thành khuôn, nhầy máu bám xung quanh và cuối cùng có vài giọt máu. Bệnh nhân có thể tự ổn định và tái phát khi gặp yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời dễ gây di chứng viêm đại tràng mạn. Thể tối cấp (ác tính): ở thể này, tổn thương hoại tử lan khắp đại tràng. Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng với các biểu hiện: sốt cao có khi hạ thân nhiệt, cơ thể suy nhược, lơ mơ, mất nước, trụy tim mạch, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, đại tiện không tự chủ, hậu môn giãn rộng, đi cầu ra chất nước nhầy thối lẫn máu, gan có thể to và đau, bụng trướng có phản ứng thành bụng nhẹ. Bệnh lỵ amip mãn tính: lúc này chức năng đại tràng không còn bình thường, triệu chứng bệnh giống như viêm đại tràng mạn. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau: đau bụng lâm râm liên tục và rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy xen kẽ táo bón, no hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn như: rau sống, sữa... bệnh nhân suy nhược, biếng ăn, sụt cân.
Bệnh lỵ amip có lây không? Bệnh lỵ amip phổ biến là lây gián tiếp, một người bệnh có thể thải qua phân vài triệu kén. Ở ngoài môi trường, kén sống rất lâu, trong phân lỏng 12 ngày, trong đất 10-20 ngày, trong nước 10-30 ngày. Người nhiễm amip khi nuốt phải kén có trong thức ăn bị nhiễm, nước uống không chín; ruồi, côn trùng trung gian truyền bệnh nguy hiểm.  Ngoài ra bệnh cũng có thể lây trực tiếp từ người sang người do tay bẩn, kén; các loại côn trùng như gián, chuột lang, khỉ, chó, lợn cũng mang kén amip nhưng ít khi truyền bệnh cho người.  Bệnh cũng có thể lây qua đường tình dục ở những quần thể đồng tính luyến ái nam.
Các đối tượng sau có nguy cơ cao bị bệnh lỵ amip đường ruột: Người sống hoặc đi du lịch tới những nơi có điều kiện vệ sinh kém; có quan hệ đồng tính nam; những người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang mắc phải các bệnh mãn tính khác.
Biện pháp tối ưu nhất để phòng bệnh đó là giữ vệ sinh trong ăn uống để tránh để lây nhiễm kén amip vào thức ăn, nước uống. Đồng thời xử lý phân, tuyệt đối không sử dụng phân tươi để bón rau quả; khi sử dụng rau quả tươi phải rửa sạch, khử trùng hoặc có xử lý bằng tia cực tím để diệt kén amip.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh lỵ amip đường ruột như sau: thông qua bệnh sử và khám trực tiếp cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp có thể lấy mẫu phân để kiểm tra ký sinh trùng thông qua kính hiển vi; sử dụng phương pháp soi đại tràng Sigma hoặc nội soi đại tràng để lấy mẫu ruột khi cảm thấy các kết quả các xét nghiệm khác không chắc chắn.
Các phương pháp điều trị bệnh như: Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ: loại thuốc có thể dược kê đơn bao gồm metronidazole và Iodoquinol.  Sau khi sử dụng thuốc sẽ kiểm tra mẫu phân để khẳng định đã điều trị khỏi hoàn toàn các amip gây bệnh. Để hạn chế diễn tiến của bệnh, cần thiết phải uống nhiều nước để ngăn chặn việc mất nước, sử dụng các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh, giữ gìn môi trường sống trong sạch…   Xem thêm: Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Những bệnh nào thường gặp ở đường tiêu hóa? Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? Phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ
Lậu
Bệnh lậu là gì? Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm rất phổ biến thông qua con đường tình dục, do một loại vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus gây nên. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện trong âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và đặc biệt là ở đường niệu đạo nam giới. Bệnh lậu xảy ra ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là nam nữ trong độ tuổi 15 đến 24.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lậu là song cầu lậu Neisseria. Loại vi khuẩn này tồn tại ở vùng niêm mạc da ẩm thấp, nhạy cảm, dễ bị tổn thương như dương vật, hậu môn, miệng... Ngoài ra, vì loại vi khuẩn này có thể sống được vài phút ở môi trường bên ngoài nên nguyên nhân gián tiếp có thể gây nên bệnh lậu là các dụng cụ dùng chung như khăn mặt, bàn chải đánh răng, vết thương hở, truyền từ mẹ sang con...
Bệnh lậu có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ với những triệu chứng khác nhau và không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với những bệnh viêm nhiễm khác. Tuy nhiên, vẫn có thể chú ý để nhận biết được những triệu chứng của bệnh lậu giai đoạn đầu như sau: Đối với nam giới mắc bệnh lậu: Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện. Xuất hiện dịch vàng, trắng, xanh lá tiết ra ở dương vật Cảm giác đau, sưng tinh hoàn Đối với nữ giới mắc bệnh lậu Hầu hết nữ giới khi mắc bệnh lậu đều không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu có triệu chứng cũng là những triệu chứng nhẹ rất dễ nhầm với những bệnh nhiễm trùng khác như nhiễm trùng âm đạo, bàng quang. Chính vì vậy, chúng ta có thể phát hiện một số triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới khi đã chuyển qua giai đoạn nặng như: Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu. Tăng tiết dịch vùng âm đạo Chảy máu âm đạo giữa những chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài những triệu chứng riêng biệt ở nam và nữ như trên, còn có những triệu chứng xuất hiện ở cả nam và nữ như: Ngứa hậu môn Đau nhức Tiết dịch Chảy máu Đại tiện đau
Bệnh lậu là một bệnh lây nhiễm phổ biến và có thể lây lan qua các con đường sau: Quan hệ tình dục không an toàn: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lậu, chiếm đến 90% trong tổng số các nguyên nhân. Những người có đời sống tình dục không an toàn, phức tạp vừa là nạn nhân mắc phải bệnh lậu vừa là nguồn gây bệnh chính của xã hội. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn hay qua đường miệng không an toàn sẽ là điều kiện thuận lợi để song cầu khuẩn tấn công và gây bệnh ở người. Mặc dù có sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, người bị bệnh lậu cũng mang những tiềm ẩn lây bệnh do những trường hợp như: bao cao su rách, không đảm bảo chất lượng, hay lây nhiễm bệnh thông qua quá trình xâm nhập của song cầu khuẩn lậu có ở dịch tiết trong quá trình quan hệ. Do dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh: các vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong cơ thể người, và đặc biệt nó có thể sống được ở môi trường bên ngoài trong vài phút như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng...nên chúng ta nếu vô tình sử dụng những đồ vật này cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh lậu. Do lây truyền qua đường máu: đây là một trong những con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh lậu, cụ thể là do truyền máu, hiến máu, hoặc sử dụng chung bơm tiêm với người mắc bệnh. Ngoài ra, do những người đã mắc bệnh lậu không được điều trị sớm, các song cầu khuẩn lậu phát triển mọi nơi trong cơ thể, kể cả dịch nhầy và máu ở những vết thương hở của bệnh nhân đã mắc bệnh. Nếu chúng ta tiếp xúc với những vết thương này cũng sẽ dễ dàng mắc bệnh. Vì vậy, những người có đời sống tình dục lành mạnh, an toàn, không quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu nhưng có tiếp xúc với người bệnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Do lây từ mẹ sang con: đây là con đường lây truyền bệnh lậu có nhiều biến chứng nhất. Người phụ nữ mắc bệnh lậu khi sinh con có thể lây cho con mình trong quá trình sinh đẻ. Vì vậy thai nhi sẽ có những nguy cơ nguy hiểm về sự phát triển thể chất và trí tuệ.
Bệnh lậu thường xuất hiện phổ biến ở nam giới hơn nữ giới, đặc biệt là những người thường xuyên quan hệ tình dục. Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc phải bệnh lậu là: Quan hệ tình dục không an toàn Quan hệ tình dục với nhiều người Mắc các bệnh lây truyền tình dục khác.
Vì bệnh lậu là một trong những căn bệnh xã hội lây nhiễm phổ biến, khó chữa trị nhất hiện nay và rất dễ tái phát nên chúng ta cần phải hiểu biết về các phương pháp phòng tránh bệnh lậu: Quan hệ tình dục an toàn Duy trì mối quan hệ vợ chồng lâu dài từ hai phía với đối tượng đã được xét nghiệm là âm tính với vi khuẩn lậu. Sử dụng bao cao su và tấm bảo vệ miệng đúng cách khi quan hệ tình dục
Bệnh lậu có thể được chẩn đoán nhờ vào các phương pháp sau: Các triệu chứng lâm sàng của bệnh lậu ở giai đoạn đầu như: cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, xuất hiện dịch vàng, trắng, xanh lá tiết ra ở dương vật, cảm giác đau, sưng tinh hoàn đối với nam, và đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tăng tiết dịch vùng âm đạo, chảy máu âm đạo giữa những chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Kiểm tra mẫu nước tiểu Nếu quan hệ tình dục qua đường hậu môn và đường miệng, có thể dùng gạc để thu thập mẫu xét nghiệm từ cổ họng và trực tràng. Một số trường hợp dùng gạc để thu thập mẫu từ niệu đạo nam giới, cổ tử cung nữ giới để làm xét nghiệm.
Bệnh lậu có thể điều trị khỏi nếu chúng ta sử dụng phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh và bệnh nhân phải tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Bệnh lậu cũng cần được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Hai cách chữa bệnh lậu phổ biến hiện nay là: Điều trị bệnh lậu bằng thuốc: Đây là phương pháp chữa bệnh lậu truyền thống được lựa chọn từ nhiều năm trước với ưu điểm là tiện lợi, ít tốn thời gian và chi phí cho người bệnh. Đây là phương pháp thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh lậu ở giai đoạn đầu, triệu chứng nhẹ và cần phải điều trị lâu dài, kiên trì thì mới đạt được hiệu quả. Thuốc điều trị là thuốc kháng sinh, ở dạng uống hoặc tiêm. Điều trị bệnh lậu bằng thuốc đang ngày càng khó khăn hơn do các biến thể kháng thuốc của bệnh tăng lên. Điều trị bệnh lậu bằng kỹ thuật phục hồi gen DHA: Đây là phương pháp được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh lậu tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp dựa trên nguyên lý kỹ thuật nhiệt điện trường tiên tiến và kỹ thuật bức xạ nhiệt tác động trực tiếp và vị trí xuất hiện vi khuẩn lậu một cách chính xác nhất. Ưu điểm của phương pháp này là điều trị bệnh hiệu quả, triệt để, ngăn chặn hoàn toàn và tiêu diệt tận gốc sự phát triển của song cầu khuẩn lậu. Ngoài ra, phương pháp này không cần thực hiện thủ thuật, không gây đau đớn cho người bệnh, không gây tác dụng phụ, thời gian điều trị và phục hồi nhanh, giảm công sức và chi phí trong quá trình điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân mắc phải bệnh lậu cần có những thói quen sống sau đây để hỗ trợ cho quá trình điều trị thêm phần hiệu quả và nhanh chóng: Uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể và thúc đẩy quá trình bài tiết, góp phần làm sạch niệu đạo, đẩy vi khuẩn lậu ra khỏi cơ thể. Điều trị kết hợp cùng với vợ/chồng/đối tượng đang có quan hệ tình dục với bản thân. Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh. Có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, ngủ nghỉ đúng giờ để nâng cao đề kháng cho cơ thể. Vệ sinh thân thể thường xuyên, nhất là những nơi mà vi khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể.     Xem thêm: Bệnh lậu ủ bệnh trong bao lâu? Bệnh lậu có thể chữa khỏi không? Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới Bệnh lậu: Nguyên nhân, đường lây, dấu hiệu nhận biết
Loạn sản cổ tử cung
Loạn sản cổ tử cung là quá trình tế bào cổ tử cung bị biến đổi dưới tác động của sự thay đổi môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV. Sự biến dạng các tế bào này có thể lành tính hoặc biến đổi sang giai đoạn nghịch sản hay tiền ung thư. Khi ung thư cổ tử cung đang diễn ra ở giai đoạn sớm thì hầu như không có triệu chứng báo hiệu gì, nhiều trường hợp chị em phụ nữ phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn và khó có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện nay tầm soát ung thư cổ tử cung khi khám phụ khoa định kỳ được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ để phát hiện các bất thường trong giai đoạn sớm. Bệnh loạn sản cổ tử cung là tình trạng các tế bào trên cổ tử cung, phần dưới tử cung dẫn vào âm đạo, bị một số thay đổi bất thường. Loạn sản cổ tử cung là một tình trạng tiền ung thư. Trong loạn sản cổ tử cung, các tế bào bất thường chưa phải là ung thư, nhưng có thể phát triển thành ung thư nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Bệnh có mối liên quan chặt chẽ với bệnh nhiễm virus papillomavirus lây truyền qua đường tình dục (HPV), loạn sản cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ dưới 30 tuổi nhưng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
Ở nhiều phụ nữ có chứng loạn sản cổ tử cung, các nhà nghiên cứu tìm thấy virus HPV trong tế bào cổ tử cung. Nhiễm HPV rất phổ biến ở phụ nữ và nam giới, thường ảnh hưởng đến phụ nữ quan hệ tình dục dưới 20 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, hệ miễn dịch sẽ loại bỏ HPV và làm sạch tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, nhiễm trùng vẫn tồn tại và dẫn đến chứng loạn sản cổ tử cung. HPV thường lây từ người sang người trong quá trình quan hệ tình dục quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng đều có thể lây bệnh. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lây truyền qua đường tiếp xúc da với người bị bệnh. Một khi được thành lập, virus có khả năng lây lan từ một phần của cơ thể sang những phần khác, bao gồm cả cổ tử cung. Trong số những phụ nữ bị nhiễm HPV mạn tính, người hút thuốc có nguy cơ tử vong vì do ung thư cổ tử cung cao gấp hai lần vì hút thuốc gây suy yếu hệ thống miễn dịch. Nhiễm HPV mạn tính và loạn sản cổ tử cung cũng liên quan đến các yếu tố khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch, như điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch đối với một số bệnh hoặc sau khi cấy ghép cơ quan hay nhiễm HIV/AIDS.
Giai đoạn sớm của loạn sản cổ tử cung không gây ra triệu chứng rõ rệt. Vào giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có xuất hiện một vài triệu chứng nhưng rất mơ hồ, biểu hiện chủ yếu là ra máu âm đạo bất thường như: ra máu giữa chu kỳ kinh, chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau thụt rửa âm đạo, ra máu sau một thời gian mãn kinh. Một số dấu hiệu khác có thể thấy như: đau bụng vùng tiểu khung, đau trong khi giao hợp, ra nhiều khí hư màu trắng và hôi...
no_information
Bệnh loạn sản cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ từ 25 đến 35 tuổi. Tuy nhiên, có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Có nguy cơ cao mắc tình trạng này nếu đang gặp những điều kiện sau: Có bệnh ức chế hệ thống miễn dịch; Dùng thuốc ức chế miễn dịch; Có nhiều bạn tình; Sinh con trước tuổi 16; Quan hệ tình dục trước 18 tuổi; Hút thuốc lá.
Có thể kiểm soát bệnh này bằng cách áp dụng các biện pháp sau: Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. Sử dụng bao cao su làm giảm nguy cơ lây truyền HPV trong thời gian hoạt động tình dục nhưng không ngăn ngừa hoàn toàn việc bị nhiễm HPV; Xem xét tiêm vắc-xin HPV nếu ở độ tuổi từ 9 đến 26; Tránh hút thuốc; Quan hệ tình dục khi đã trên 18 tuổi; Tránh quan hệ với nhiều bạn tình. Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung – PAP smear – là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả để tầm soát loạn sản và bất thường ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Xét nghiệm được khuyến cáo áp dụng cho phụ nữ đã lập ra đình hoặc đã có quan hệ tình dục. Bác sĩ sẽ dùng một que gỗ chuyên dụng phết lấy tế bào cổ ngoài và cổ trong của tử cung, sau đó các mẫu tế bào này được xử trí và soi dưới kính hiển vi. Nếu có tế bào bất thường, sẽ được làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn như sinh thiết cổ tử cung, xét nghiệm virus HPV. Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có cơ may chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện sớm, do đó vai trò có xét nghiệm PAP vô cùng quan trọng và cần thiết.
Xét nghiệm Pap; Soi cổ tử cung. Khám cổ tử cung phát hiện tế bào bất thường để có thể tiến hành sinh thiết; Nạo cổ tử cung. Một thủ thuật kiểm tra các tế bào bất thường trong cổ tử cung; Phẫu thuật nạo chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) được thực hiện để loại trừ ung thư xâm lấn. Trong quá trình thực hiện, lấy một mảnh mô hình nón để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Trong quá trình LEEP, cắt các mô không bình thường bằng một vòng dây điện khí mỏng, điện áp thấp; Thử nghiệm DNA HPV. Điều này có thể xác định được các chủng HPV gây ra ung thư cổ tử cung.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị loạn  sản cổ tử cung sẽ khác nhau. Loạn sản cổ tử cung có chữa được không? Bệnh loạn sản nhẹ có thể không được điều trị ngay vì có thể theo dõi mà chưa cần điều trị. Xét nghiệm Pap smears có thể được thực hiện lặp lại 3-6 tháng một lần. Đối với một số trường hợp nặng, việc điều trị có thể bao gồm: Phẫu thuật lạnh, phá hủy các tế bào bất thường; Liệu pháp Laser; Thủ thuật phẫu thuật nạo chóp cắt bỏ bằng vòng điện (LEEP), sử dụng điện để loại bỏ các mô bị ảnh hưởng; Sinh thiết khi một phần  mô cổ tử cung được lấy ra khỏi vị trí mô bất thường.  Phương pháp điều trị này thường chữa khỏi chứng loạn sản cổ tử cung, nhưng bệnh có thể tái phát lại. Nếu không được điều trị, loạn sản cổ tử cung sẽ trở nên xấu hơn, có thể chuyển thành ung thư. Xem thêm: Loạn sản cổ tử cung là bệnh gì, có thể dẫn tới ung thư không? Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung chị em chớ coi thường Điều trị ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn
Loạn dưỡng mỡ
Loạn dưỡng mỡ hay hội chứng Lipodystrophy là tình trạng bệnh xảy ra khi gặp phải những vấn đề về cơ thể tiêu thụ và dự trữ chất béo. Bệnh loạn dưỡng mỡ tác động đến lớp mỡ dưới da khiến ngoại hình bên ngoài bị ảnh hưởng và những biến đổi khác thường của cơ thể. Để hiểu đơn giản, thì loạn dưỡng mỡ là hiện tượng teo mỡ và sự tổn thất chất béo ở những nơi thông thường như bụng hay mặt, sau đó đưa mỡ tích tụ vào cánh tay. Từ đó làm thay đổi diện mạo biến trẻ thành già, trẻ em thành bà lão, phụ nữ hóa thành nam giới… gây ảnh hưởng đến tâm lý và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh loạn dưỡng mỡ là tình trạng rối loạn chuyển hóa liên quan đến chất béo, tức là việc phân bố chất béo không đồng đều trên cơ thể mỡ tích dưới cơ và đặc biệt là ở những vị trí nguy hiểm như trong cơ tim, do đó làm cho huyết áp và mỡ máu tăng vọt, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, các bệnh tim mạch và gan thận, và thậm chí dẫn tới tử vong đột ngột Có nhiều kiểu bệnh loạn dưỡng mỡ khác nhau, có thể là tình trạng xảy ra trên một bộ phận trong cơ thể hay bệnh cục bộ ở một vài cơ quan hoặc tình trạng có thể xảy trên toàn thân. Loạn dưỡng mỡ toàn thân hay hội chứng Lawrence Loạn dưỡng mỡ cục bộ Loạn dưỡng mỡ một phần, hay còn gọi là loạn dưỡng mỡ tiến triển hoặc hội chứng Barraquer-Simons Loạn dưỡng mỡ là triệu chứng của cơ thể hình thù bất thường đặc trưng bởi: Tích tụ mỡ ở trung tâm cơ thể Mất mỡ ngoại vi Một số bệnh nhân mất mỡ, số khác tăng mỡ và số khác có bệnh cảnh hỗn hợp của cả hai. Loạn dưỡng mỡ cũng có thể là kết hợp rối loạn chuyển hóa đường và chất béo. Teo mỡ là tình trạng mất lớp mỡ dưới da: các chi, mặt, mông Tăng tích tụ mỡ là trạng thái tăng tích tụ mỡ ở trung tâm cơ thể: bụng, vú, phì đại vùng gáy. Những người bị nhiễm HIV cũng có nguy cơ mắc bệnh loạn dưỡng mỡ này do các loại thuốc người bị HIV dùng. Theo nghiên cứu thì bệnh loạn dưỡng mỡ không phải là một bệnh bẩm sinh.
Cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh loạn dưỡng mỡ. Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh có thể do nhiều yếu tố khác nhau, một trong số đó có thể là: Các bệnh nhiễm trùng như: bệnh viêm phổi, sởi, viêm gan hoặc bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Bệnh tự miễn Tiêm hoặc tạo áp lực nhiều lần vào cùng một vị trí nào đó trên cơ thể Chấn thương. Kháng insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường Yếu tố di truyền Mắc bệnh nhiễm HIV
Tất cả các loại loạn dưỡng mỡ đều gây nên tình trạng tiêu hao chất béo trong cơ thể. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau. Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh loạn dưỡng mỡ: Loạn dưỡng mỡ toàn thân: Tình trạng tiêu mỡ dưới da ở trên toàn bộ cơ thể bao gồm cả những khu vực như mặt, lòng bàn tay, cánh tay, chân và đôi khi có ở cả lòng bàn chân. Cơ thể bệnh nhân có thể trông không được săn chắc và thậm chí có thể nhìn thấy cả tĩnh mạch dưới da. Đối với trẻ em bị loạn dưỡng mỡ toàn thân phát triển rất nhanh và thường cảm thấy đói. Ở phụ nữ có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Loạn dưỡng mỡ một phần: Chỉ ảnh hưởng đến phần trên của cơ thể, ở cả hai bên, và thường được bắt đầu từ mặt và di chuyển dần đến cổ, ngực, và tay. Loạn dưỡng mỡ cục bộ: Trên da người bệnh thường xuất hiện một vết như vết bầm mặc dù nhìn da có vẻ khỏe mạnh. Vết này có thể sẽ thay đổi và xuất hiện ở một chỗ nào khác hoặc nhiều chỗ, thậm chí có thể gây đau. Có thể bệnh nhân sẽ gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh nhưng lại không được đề cập đến vì tính không phổ biến của nó.
Hội chứng Lypodystrophy hay bệnh loạn dưỡng mỡ là một căn bệnh bí ẩn, cho đến nay vẫn không rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh loạn dưỡng mỡ. Bệnh loạn dưỡng mỡ có thể di truyền từ các thế hệ trong gia đình.
Bệnh loạn dưỡng mỡ toàn thân thường gặp nhiều ở trên trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc phải. Độ tuổi từ 8 đến 10 tuổi thường bắt đầu từ chứng loạn dưỡng mỡ một phần. Các bé gái bị ảnh hưởng nhiều gấp 3 lần các bé trai ở cả hai tình trạng loạn dưỡng mỡ toàn thân và loạn dưỡng mỡ toàn phần. Điều này khiến cho bệnh nhân bị tiêu mỡ ở mặt trông già hơn tuổi. Ngoài ra nếu những người sử dụng một số loại thuốc hoặc cơ thể có các phản ứng tự miễn hay các cơ chế không rõ thì cũng có nguy cơ mắc chứng loạn dưỡng mỡ. Các yếu tố nguy cơ gây ra  Tăng tích tụ mỡ gồm: lớn tuổi, nữ giới, lượng mỡ cơ thể, điều trị ARV kéo dài hơn, và phơi nhiễm với men ức chế protease  Teo mỡ gồm: Do dùng một số loại thuốc, lớn tuổi, nhẹ cân, chẩn đoán AIDS, và số lượng tế bào CD4 trước khi điều trị thấp. Việc làm giảm các yếu tố nguy cơ có thể giúp chúng ta kiểm soát được chứng loạn dưỡng mỡ.
Cho đến nay, bệnh loạn dưỡng mỡ vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy hiện tại mới chỉ có các biện pháp hỗ trợ, phòng ngừa nhằm đẩy lùi bệnh, như một số biện pháp: Nâng cao nhận thức của cộng đồng Áp dụng lối sống tích cực, chế độ sinh hoạt phù hợp ví dụ như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn hợp lý, giảm chất béo nhưng vẫn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển khỏe mạnh, không hút thuốc lá, rượu bia,... Một số nhóm người mắc bệnh chuyển hóa sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng một số loại thuốc nhằm cải thiện chức năng chuyển hóa của cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng bệnh.
Nếu bị nghi ngờ mắc chứng loạn dưỡng mỡ, để chẩn đoán chính xác tình trạng bác sĩ thường sẽ chỉ định cần làm các xét nghiệm sau: Sinh thiết da: lấy một miếng da nhỏ và sau đó kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi Đo độ dày của da Chụp X-quang để đo mật độ khoang xương  Chụp cộng hưởng từ toàn bộ cơ thể (MRI) bằng cách sử dụng từ trường và sóng radio mạnh để tạo ra hình ảnh hiển thị mô mỡ. Xét nghiệm máu Kiểm tra nước tiểu nhằm kiểm tra tất cả các vấn đề về thận. Xét nghiệm máu.
Các biện pháp điều trị chứng loạn dưỡng mỡ là điều trị theo triệu chứng: Điều trị teo mỡ bằng cách phẫu thuật hoặc bơm thuốc thẩm mỹ Điều trị tăng tích tụ mỡ bằng cách tập thể dục hoặc làm phẫu thuật để hút mỡ. Trong điều trị chứng loạn dưỡng mỡ điều quan trọng  là rèn luyện lối sống để tránh các biến chứng của bệnh.  Bệnh nhân bị loạn dưỡng mỡ nên có chế độ ăn hợp lý, ít chất béo. Đối với trẻ nhỏ cần cung cấp đủ calo và một lượng chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển tốt. Tập thể dục là một trong những biện pháp tốt nhất giúp cơ thể khỏe mạnh, hoạt động thể chất sẽ làm tiêu hao, giảm đi lượng đường trong máu và thậm chí có thể giúp cho chất béo không tích tụ và gây nên nguy hiểm. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên còn giúp duy trì vóc dáng cân đối, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Có chế độ sinh hoạt phù hợp tạo nên thói quen sinh hoạt tố sẽ giúp hạn chế diễn biến của bệnh loạn dưỡng mỡ. Theo thời gian, người mắc bệnh loạn dưỡng mỡ toàn thân có thể tiêu đi hầu hết, thậm chí là tất cả lượng mỡ trong cơ thể của họ. Và chứng loạn dưỡng mỡ một phần có thể sẽ mất đi và chấm dứt sau vài năm mắc bệnh. Tuy nhiên càng teo nhiều mỡ thì tình trạng bệnh càng trở lên nghiêm trọng, những nhiều người mắc chứng loạn dưỡng mỡ vẫn có tinh thần thoải mái, sống tích cực, lạc quan. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định tiêm metreleptin nhằm bổ sung lượng chất bị thiếu và kiểm soát được các triệu chứng của bệnh loạn dưỡng mỡ, và ngăn ngừa các loại bệnh khác có thể xảy ra. Trong trường hợp bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường, có thể sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng insulin hay các thuốc điều trị bệnh khác, và để kiểm soát lượng đường huyết.    Xem thêm: Thực phẩm tốt cho người bị rối loạn mỡ máu Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Người bị rối loạn mỡ máu nên ăn gì, kiêng gì?
Lao cơ xương
Bệnh lao là một bệnh do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên, là một trong số nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, đặc biệt phổ biến trên các nước đang phát triển.  Trực khuẩn lao thường xâm nhập theo đường thở qua các giọt nước bọt và gây nên lao phổi chiếm 90% tổng số lao. Chúng có thể xâm nhập theo đường tiêu hóa gây nên lao dạ dày, lao ruột,... Khi trực khuẩn lao xâm nhập vào bộ phận khác của cơ thể sẽ gây bệnh tại đó được gọi là bệnh lao ngoài phổi. Và một trong số những dạng lao phổ biến trong lao ngoài phổi là lao xương, lao khớp Lao xương, lao khớp là bệnh toàn thân biểu hiện tổn thương lao khu trú ở xương, khớp. Được xếp vào lao thứ phát vì thông thường trực khuẩn lao từ phổi hoặc hạch… vào máu và trực khuẩn lao tới xương, khi sinh sôi nảy nở chúng tạo thành củ lao gây hoại tử trung tâm được bao quanh bởi các tế bào biểu mô, các tế bào đơn nhân, tế bào khổng lồ. Khi bị lao xương khớp thì cột sống là bị ảnh hưởng phổ biến nhất, tiếp đó là đầu gối và hông. Lao xương thường gặp ở các xương xốp như thân đốt sống, xương tụ cốt bàn chân, bàn tay. Còn lao khớp thường gặp ở khớp hông, khớp cổ tay cổ chân, khớp gối. Tuy nhiên các khu vực khác như xương cùng và khớp cùng chậu, xương chậu, xương sườn, xương dài, xương ức đòn, xương ức và túi hoạt dịch, xương nhỏ bàn tay, bàn chân,... bất cứ xương nào của cơ thể cũng có thể bị nhiễm lao. Lao cơ xương thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2 đến 3 năm, hoặc thấy trước lao các nội tạng và thấy sau lao các màng.
Nguyên nhân gây lên bệnh lao cơ xương là do trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể theo đường thở qua các giọt nước bọt, vị trí lao tiên phát ở phổi gây nhiễm khuẩn lao từ ổ tiên phát lan tới hạch bạch huyết ở rốn phổi của vùng phổi có liên quan, nhiễm khuẩn lao qua máu vào xương. Trực khuẩn lao khu trú ở xương xốp nơi có nhiều tủy bào và tế bào võng mạc nội mô, từ đó lan vào khớp gây ra lao khớp. Vì vậy lao khớp là lao thứ phát so với lao xương. Bệnh lao cơ xương thường rất hiếm gặp nhưng do hậu quả của bệnh AIDS nên trong thập kỷ gần đây thì tỷ lệ lao xương đã tăng lên tại các nước đang phát triển.
Lao xương khớp rất khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu và bệnh không gây ra đau đớn, không có bất cứ triệu chứng nào cho đến khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn muộn. Triệu chứng lâm sàng Toàn thân: thể hiện nhiễm độc lao, cơ thể gây sút yếu, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, ngủ kém, ăn kém, dẫn tới mệt mỏi, sút cân. Bệnh khởi phát thầm lặng, cường độ tiến triển của bệnh phụ thuộc vào độc tính của trực khuẩn lao với sức đề kháng của người bệnh. Diễn biến của người bệnh tiến triển kéo dài, phần lớn trường hợp bị lao ở một khớp và bao giờ cũng liên quan đến chấn thương với tiền sử sống chung với người bị lao. Tại chỗ:  Đau: đau âm ỉ cả ngày, đau tăng dần về đêm, đau khi cử động khớp, đôi khi người bệnh nhầm là đau do thấp khớp chỉ khi chụp XQ mới phát hiện ra. Hạn chế cử động khớp, khớp sưng nề, tăng nhiệt độ tại nơi trực khuẩn trú ngụ, co cứng khớp Hình thành túi mủ lạnh Hạch sưng ở quanh khớp hoặc gốc chi Teo cơ Triệu chứng Alexandre Drova dương tính, khi béo da không tách riêng da được mà béo lên cả tổ chức dưới da vì sưng nền xơ dính quánh Hình thành bã đậu hay là hình thái viêm xuất tiết có tính phá hủy hình thành bọc mủ lạnh, ở khớp có khuynh hướng hình thành túi mủ, khi vỡ mủ ra bị rò ra ngoài tổ chức bã đậu lẫn những mảnh xương chết, rò lao kéo dài và thường có bội nhiễm. Bệnh khởi phát cấp tính gây nên sốt cao, cử động rất đau, khớp viêm mạch, hạch khu vực sưng to, đau. Hình thái viêm thể hạt hay hình thái viêm tăng sinh màng hoạt dịch, bệnh khởi phát kín đáo, khớp đau nhẹ và thường có tràn dịch với từng đợt teo cơ mức độ vừa và hay gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng lâm sàng: Hóa nghiệm máu: Bạch cầu đa nhân tăng Tốc độ lắng máu: Tăng nhanh chỉ là kết quả có giá trị giúp cho tiên lượng bệnh. VS tăng nhanh biểu thị cơ thể có phản ứng tự vệ tốt và ngược lại.  Mantoux: Nếu âm tính thì loại trừ lao. Nếu dương tính thì không giá trị quyết định, chỉ chứng tỏ người bệnh đã có thời kì bị nhiễm khuẩn lao. Gây nhiễm khuẩn lao cho chuột thử nghiệm: Dùng chuột không có miễn dịch tự nhiên với lao, lấy mủ lao tiêm qua phúc mạc. Sau 5-6 tuần lễ có kết quả thương tổn lao. Làm sinh thiết: Thấy hình ảnh thương tổn nang lao điển hình. Tubecculin: Phản ứng với Tubecculin tùy thuộc vào phản ứng dị ứng và phản ứng viêm đối với kháng nguyên. Cấy khuẩn: Thanh dịch viêm xuất tiết có thể là kết quả của phản ứng viêm không đặc hiệu, nên kết quả cấy có khi âm tính. Triệu chứng cận X- quang: Giai đoạn khởi phát:  Thưa xương là dấu hiệu đầu tiên, hiện tượng xung huyết mạch gây nên mất chất vôi, mất chất vôi nặng nề dễ nhầm với tiêu xương.  Hẹp khe khớp do co rút cơ, hoặc bị tiêu sụn đường viền khớp có hình đứt quãng bởi những ổ tổ chức hạt. Ở trẻ em thì sụn tiếp hợp đầu xương bị “già” đi. Giai đoạn toàn phát:  Sụn khớp nham nhở. Có ổ khuyết xương đầu xương gần khớp, hoặc vỡ vào khớp. Biến dạng xương. Không có bồi đắp xương. Giai đoạn ổn định:  Để lại hình ảnh dính khớp.  Hết đau hoặc chỉ đau nhẹ.  Sức khỏe hồi phục dần.
Trực khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp, qua có giọt bắn như nước bọt. Ngoài ra chúng còn xâm nhập qua đường tiêu hóa ví dụ như qua sữa bò tươi. Vì vậy bệnh lao cơ xương khớp rất dễ lây truyền
Bệnh lao xương khớp có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Lao cơ xương là bệnh được đánh giá là một trong những dạng bệnh lao nguy hiểm, gây tử vong rất cao vì lứa tuổi mắc bệnh thường từ 16 đến 45 tuổi. Vì vậy nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ gây nên ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống, tàn phá nặng nề tới xương khớp bị lao. Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng lao bằng vắc-xin BCG cũng là một trong những đối tượng dễ mắc lao xương khớp.  Những người tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt là nguồn lây chính, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên liên tục, đã và đang điều trị lao sơ nhiễm, lao phổi hay một lao ngoài phổi khác.  Đối tượng có thể mắc một số bệnh có tính chất toàn thân như: loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường hoặc cắt 2/3 dạ dày. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, suy kiệt nặng.
Phòng bệnh lao xương khớp quan trọng nhất là tiêm vaccine BCG (Bacillus Calmette Guerin) Calmette và Guerin đã nuôi cấy trực khuẩn lao bò rất nhiều lần trên môi trường có mặt bò, làm cho trực khuẩn này mất khả năng gây bệnh, nhưng vẫn còn sống và được miễn dịch tốt. Vaccine BCG là vaccine sống giảm độc lực, được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống với vi sinh vật gây bệnh, đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh. Vaccine này kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch gần giống như đáp ứng với nhiễm trùng tự nhiên. Tuổi tiêm chủng là trẻ sơ sinh hoặc bất kì lúc nào sau đó.  Đường tiêm chủng là tiêm trong da thường ở cánh tay trái và bắt buộc để lại sẹo. Không được tiêm chủng cho những người bị thiếu hụt miễn dịch, những người đang dùng thuốc đàn áp miễn dịch hoặc những người mắc bệnh ác tính, không được tiêm chủng cho phụ nữ đang mang thai Hiện nay trên cả thế giới đều dùng vaccine này, dùng tiêm cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Với thiếu niên va người trưởng thành chỉ dùng vaccine này khi Mantoux âm tính.
Do trực khuẩn lao có nhiều kháng nguyên chéo với các Mycobacterium khác, nên hiện nay người ta không chẩn đoán huyết thanh bệnh lao. Nhưng gần đây, kháng nguyên A60 của M.bovis đã được dùng trong kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể lo, Chẩn đoán vi sinh vật gây bệnh lao bằng cách nhuộm soi, nuôi cấy và PCR. Nhuộm trực tiếp bệnh phẩm: Ziehl-Neelsen là phương pháp nuôi cấy đặc hiệu. Nếu thấy một số trực khuẩn bắt màu đỏ và hơi mảnh, thường đứng nối đầu vào nhau là BK dương tính. Kết quả này chỉ nói có Mycobacterium trong bệnh phẩm nhưng chưa chắc có trực khuẩn lao. Thực tế, dựa vào số lượng trực khuẩn này trên tiêu bản, cùng với các dấu hiệu lâm sàng X- quang đã có thể khẳng định chẩn đoán. Nuôi cấy: bệnh phẩm được xử lý và nuôi cấy trên môi trường Sauton hoặc Loeweinstein hay cả hai, cho kết quả chính xác hơn nhưng rất chậm, hiện nay người ta đang nghiên cứu để tạo ra môi trường mới mà trực khuẩn lao phát triển nhanh hơn. Tiêm truyền chuột lang: đây là biện pháp mà hiện nay ít dùng vì độ nhạy thấp. Kỹ thuật PCR còn gọi là kỹ thuật khuếch tán chuỗi gen. Kết quả chẩn đoán nhanh khoảng 48 giờ và chính xác, rất tốt cho chẩn đoán lao ngoài phổi.
Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất, nhiều vitamin, nơi ở thoáng mát nhiều ánh sáng, vệ sinh sạch sẽ. Dùng thuốc kháng sinh: Do trực khuẩn lao ngày càng kháng lại kháng sinh nên người ta thường điều trị kết hợp giữa kháng sinh và hóa trị liệu. Trong những năm 80 của thế kỷ 20, WHO đã đưa ra phác đồ điều trị ngắn ngày có giám sát, gọi tắt là DOTS, kết hợp với  5 loại thuốc theo công thức 2SHRZ/6HE với bệnh lao mới. Bất động chi thể: làm giảm đau, giảm co cơ, phòng biến dạng, giúp ổ lao chóng ổn định Phẫu thuật: khi thấy tổn thương rõ thường là ở giai đoạn toàn phát. Đục xương viêm, lấy hết các ổ bã đậu, đóng cứng khớp. Giai đoạn mủ khớp thì phải rạch tháo mủ ở khớp ra. Dùng kháng sinh đặc hiệu, và phối hợp bất động tại chỗ ở tư thế chức năng. Xem thêm: Lao cơ xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Bệnh lao có mấy loại? Lao cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)
Bệnh lao nói chung là một bệnh nhiễm khuẩn phổ biến gây ra do Mycobacterium tuberculosis. Đây là một bệnh truyền nhiễm cần phải đánh giá y tế và điều trị ngay lập tức. Lao ruột là gì? Lao ruột là bệnh lao ở vị trí đường ruột, đặc biệt phổ biến trong các quốc gia đang phát triển. Lao ruột thường đi kèm với các bộ phận khác cũng bị nhiễm lao như lao phổi  Bệnh lao phúc mạc là bệnh lao ở màng mỏng bao phủ bên trong cơ thể có chức năng bảo vệ các cơ quan trong ổ bụng, đây là bệnh dễ gặp trong bệnh lao của các cơ quan tiêu hóa Lao màng bụng là tình trạng tổn thương viêm đặc hiệu do lao của màng bụng, thường là tổn thương thứ phát sau các ổ lao khác, đứng thứ 6 sau lao màng phổi, lao hạch, lao xương khớp, lao màng não và lao thanh quản
Nguyên nhân của lao bụng chủ yếu tới từ vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis qua đường tiêu hóa Ngoài vi khuẩn lao người, nguyên nhân còn có thể là vi khuẩn lao bò hoặc vi khuẩn lao không điển hình
Những biểu hiện phổ biến của lao ruột, lao phúc mạc hay mạc treo các tuyến (lao bụng) bao gồm: Tiêu chảy mãn tính, rối loạn hấp thu hoặc thậm chí là thủng ruột (ít gặp), chảy máu trực tràng cũng hiếm gặp nhưng vẫn có báo cáo trong lao đại tràng Tắc ruột hoặc khối u bụng vùng hồi manh tràng Triệu chứng nôn mửa, táo bón, đau trướng bụng gặp trong tắc ruột bán cấp tái phát. Ngoài ra có thể có tiếng kêu ùng ục hoặc cảm giác khối khí di chuyển trong bụng và các vòng ruột phình to theo nhu động ruột, triệu chứng mất đi sau khi bệnh nhân trung tiện hoặc đi cầu Hẹp hoặc rò hậu môn trực tràng Loét dạ dày có thể kèm hoặc không có đoạn tắc nghẽn hay biến chứng thủng dạ dày Bệnh nhân có thể sốt, ra mồ hôi ban đêm, ăn uống kém kèm với gan lách to. Dưới kính hiển vi cho hình ảnh viêm gan u hạt Xuất hiện trướng bụng và cổ trưởng, có thể kèm có nang mềm Khối u cổ trướng thường phân thành ngăn như một khối hoặc chùm khối u các hạch bạch huyết ở chính giữa bụng hoặc đau bụng mơ hồ
Lao màng bụng có lây không? Vi khuẩn lao màng bụng Mycobacterium tuberculosis lan truyền chủ yếu qua đường máu, nuốt đờm bị nhiễm hoặc lây lan gián tiếp từ các cơ quan lân cận Có 4 con đường đưa vi khuẩn lao vào màng bụng: Một là từ hạch mạc treo bị lao khiến vi khuẩn lao lan tràn theo đường bạch huyết hoặc đường tiếp cận tới màng bụng Hai là từ lao hồi manh tràng hoặc lao ruột non, lan tràn qua thành ruột tới màng bụng Ba là lan tràn bằng đường máu từ các tổn thương lao ở vị trí xa Bốn là do vi khuẩn lan tràn từ ống Fallop bị lao tới màng bụng (là nguyên nhân giải thích cho tỷ lệ nhiễm lao màng bụng cao hơn ở nữ giới)
Lao bụng có thể gặp ở tất cả các độ tuổi hay giới tính, tuy nhiên có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc lao bụng gồm: Độ tuổi dưới 40 đặc biệt là giai đoạn từ 20-30 tuổi Lao bụng gặp ở nữ nhiều hơn nam (số bệnh nhân nữ chiếm tới 75-90%) Người nghiện rượu nặng, suy giảm miễn dịch Người làm việc quá sức trong điều kiện thiếu vệ sinh và ăn uống thiếu chất
Vì lao bụng là một bệnh truyền nhiễm với triệu chứng khởi phát nghèo nàn nên việc phòng ngừa chủ yếu là: Xây dựng một lối sống lành mạnh, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, ăn uống đủ chất và thường xuyên tập thể dục Điều trị triệt để các bệnh lý của bản thân đặc biệt là bệnh lao ở các phần khác của cơ thể vì là nguy cơ trở thành con đường dẫn tới lao màng bụng
Lao màng bụng được chia thành 3 thể là cổ trướng, loét bã đậu, xơ dính: Thể cổ trướng Khởi phát với biểu hiện sốt nhẹ kéo dài, thường về chiều và đêm hoặc có thể sốt cao 39-40°C hoặc có thể không sốt Biểu hiện toàn thân thường là ăn uống kém, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, gầy sút Biểu hiện tại chỗ là đau bụng âm ỉ kéo dài hoặc từng cơn, đau không rõ ràng, bụng trướng và rối loạn tiêu hóa Bụng to dần lên mức độ vừa, bệnh nhân có cảm giác tức nặng bụng, bụng bè ngang, rốn lồi khi nằm, bụng xệ và lồi ra phía trước khi đứng. Da bụng người bệnh căng, nhẵn bóng, trắng như sáp nến và có các mảng chắc khắp bụng Khi có cổ trướng cần thăm khám toàn diện để phát hiện tổn thương lao ở các vị trí khác để xem có bị lao đa màng: màng bụng, màng phổi, màng tim hay không Thể bã đậu hóa: Đây thường là giai đoạn tiếp theo của thể cổ trướng, là giai đoạn gặp nhiều trên lâm sàng bệnh nhân vì giai đoạn cổ trướng diễn biến kín đáo khó phát hiện Bệnh nhân cũng có sốt nhẹ hoặc không sốt hay sốt cao 39-40°C Ở thể này thì các triệu chứng tiêu hóa rầm rộ hơn như cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, mạch nhanh nhỏ, hạ huyết áp Bệnh nhân đau bụng từng cơn có khi dữ dội, buồn nôn, nôn, bụng trướng không đối xứng, hình bầu dục Đi cầu phân lỏng vàng có thể lẫn máu, xen kẽ là những đợt táo bón Ở nữ có thể rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, thống kinh, vô kinh Khám thực thể bụng bệnh nhân có vùng cứng xen kẽ với vùng mềm, phản ứng thành bụng (+)   Lao màng bụng thể bã đậu hóa là một thể nặng, có thể gây ra các ổ abcess khi vỡ gây rò mủ, bệnh nhân tử vong do suy mòn và các biến chứng nặng ở đường tiêu hóa Thể xơ dính: Là thể nặng nhất của lao màng bụng, cũng là giai đoạn tiếp theo của thể cổ trướng hoặc loét bã đậu, rất dễ dẫn đến tử vong mặc dù tỷ lệ xuất hiện của bệnh khá hiếm gặp, đặc biệt từ khi có thuốc chống lao Vì các đoạn ruột bị xơ dính nên có thể làm thắt ruột gây nên hội chứng bán tắc hoặc tắc ruột phải can thiệp bằng ngoại khoa. Thể xơ dính còn có thể gây viêm dính quanh gan, mật và viêm tắc vòi trứng. Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào mức độ tổn thương xơ hóa màng bụng, có thể có bụng trướng, bí trung đại tiện hoặc biểu hiện tắc ruột (đau bụng, trướng hơi) Triệu chứng thực thể của bệnh nhân có bụng cứng, lõm lòng thuyền do xơ dính co kéo các cơ thành bụng, khi sờ khó xác định được các tạng trong ổ bụng mà chỉ thấy các khối cứng dài, nằm ngang như những sợi thừng do mạc nối lớn bị xơ cứng (dấu hiệu thừng phúc mạc) Chẩn đoán xác định lao bụng ngoài dựa vào triệu chứng thì còn có một số kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán như: Xét nghiệm máu: thể hiện mức độ thiếu máu, giảm bạch cầu và tăng chỉ số sinh hóa ESR huyết thanh Xét nghiệm PPD da/ Xét nghiệm Mantoux: hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh lao bụng ở khoảng 55-70% bệnh nhân có kết quả dương tính, xét nghiệm có ít giá trị do độ nhạy và độ đặc hiệu thấp X-quang bụng đơn thuần: là xét nghiệm đơn giản và hữu ích cho thấy sự hiện diện của dòng khí ở nhiều cấp độ cùng với hình ảnh các vòng ruột bị giãn trong trường hợp tắc ruột cấp và bán cấp, hình ảnh vôi hóa các hạch bạch huyết ở bụng cũng chỉ ra bệnh lao Chụp cản quang có Bari: rất hữu ích cho việc chẩn đoán lao ruột (giúp đỡ chẩn đoán trong 75% số bệnh nhân nghi ngờ lao ruột)
Điều trị lao bụng cũng tương tự như điều trị lao phổi. Liệu pháp kháng lao thông thường trong vòng ít nhất 6 tháng. Liệu pháp điều trị 12-18 tháng vẫn được nhiều bác sĩ sử dụng. Điều trị phẫu thuật được sử dụng chủ yếu nhằm điều trị các biến chứng như tắc nghẽn, thủng hoặc xuất huyết ồ ạt không đáp ứng điều trị thông thường.   Xem thêm: Bệnh lao có mấy loại? Bệnh lao phổi: Tiêm phòng rồi có bị lây nữa không? Lao hạch và lao phổi khác nhau thế nào?
Legionnaire
Bệnh do Legionnaire là bệnh truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn Legionnaire thường được tìm thấy trong các nguồn nước nhiễm bẩn. Trên lâm sàng bệnh Legionnaire có nhiều thể khác nhau. Sốt Pontiac là hình thức biểu hiện bệnh nhẹ trong khi bệnh Legionnaire có viêm phổi là trường hợp nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây tử vong với tỷ lệ 5-30% nếu không được điều trị. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong của bệnh còn phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và tình trạng sức khỏe trước đó của người bệnh. Tỷ lệ tử vong tăng cao trên 40% ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch không được điều trị. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới với các trường hợp đơn lẻ, tỷ lệ mắc bệnh chưa được biết rõ do thiếu hụt sự giám sát và báo cáo ở các quốc gia. Tuy nhiên, một số đợt bùng phát bệnh cũng đã từng được ghi nhận, như dịch viêm phổi tại trung tâm hội nghị ở Mỹ năm 1976 do vi khuẩn Legionnaire pneumophila gây ra. Nam giới trên 50 tuổi là nhóm dân số mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao.
Vi khuẩn Legionnaire là vi khuẩn gây bệnh thường được tìm thấy trong nước nhiễm bẩn. Legionnaire pneumophila là loài gây bệnh phổ biến nhất, sống trong môi trường đất và nước ngọt tự nhiên trên khắp thế giới như sông, hồ,suối, … vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường có nhiệt độ từ 20 đến 50 độ C, tốt nhất là 35 độ C. Vì thế các hệ thống nước nhân tạo cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, nhất là khi các hệ thống nước không được bảo dưỡng và duy trì tốt như hệ thống tháp điều hòa không khí và làm lạnh trong công nghiệp, hệ thống nước nóng trong các bồn tắm. Vi khuẩn sống và tồn tại nhờ vào khả năng ký sinh trong các màng sinh học hay cơ thể của các động vật nguyên sinh. Quá trình lây nhiễm của vi khuẩn vào các tế bào của cơ thể cũng xảy ra với cơ chế tương tự. Không phải tất cả các trường hợp nhiễm Legionnaire đều đưa đến bệnh Legionnaire và đa số các trường hợp nhiễm trùng không gây bệnh. Khả năng mắc bệnh phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ vi khuẩn trong nguồn nước và chủng vi khuẩn cụ thể.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh Legionnaire thay đổi tùy thuộc vào từng thể bệnh. Sốt Pontiac là thể nhẹ của bệnh không kèm viêm phổi. Biểu hiện lâm sàng dễ nhầm lẫn với cảm cúm cấp tính với sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ toàn thân, nhức đầu. Bệnh thường tự giới hạn trong khoảng vài ngày. Không ghi nhận được trường hợp tử vong khi mắc phải sốt Pontiac. Ngược lại, bệnh Legionnaire lại là một thể bệnh nặng nề với biểu hiện viêm phổi nổi trội. Thời gian ủ bệnh thay đổi, có những trường hợp kéo dài trên 10 ngày. Các triệu chứng trong giai đoạn sớm thường bao gồm sốt, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Ở giai đoạn sau, bệnh nhân thường ho, hơn 50% ho kèm đờm, có khi ho ra máu, kèm đau ngực, hụt hơi, thậm chí là các thay đổi về tâm thần. Bệnh Legionnaire cần được nhập viện điều trị, nếu không có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả di chứng về não. Bệnh diễn tiến rất nhanh, người bệnh thường tử vong trong bối cảnh viêm suy hô hấp cấp tính do viêm phổi tiến triển, có thể kèm theo sốc và suy đa cơ quan.
Bệnh Legionnaire không lấy truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi có sự tiếp xúc với nhau. Đường lây truyền chính của bệnh đến từ các ổ chứa vi khuẩn ngoại cảnh. Người bệnh thường hít phải vi khuẩn trong các hạt nước ngoài không khí từ các bình xịt ô nhiễm, hệ thống điều hòa không khí làm mát, các máy làm ẩm, hay từ hệ thống ống nước phức tạp từ các tòa nhà cao tầng.
Ngoài nồng độ và độc lực của vi khuẩn, khả năng mắc bệnh khi cơ thể nhiễm phải Legionnaire còn phụ thuộc vào đặc điểm của vật chủ. Những cá thể có các đặc điểm sau được xếp vào nhóm đối tượng nguy cơ có khả năng mắc bệnh cao: Nam giới Tuổi trên 50 Hút thuốc lá Lạm dụng rượu Tiền sử mắc các bệnh liên quan đến phổi và đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Được đặt ống nội khí quản Suy thận mạn tính, đái tháo đường Mắc phải bệnh lý ác tính Sử dụng corticoid kéo dài Suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS hay sau các trường hợp ghép tạng
Bệnh Legionnaire có thể được phòng ngừa chủ yếu dựa vào việc làm sạch toàn bộ hệ thống nước như hồ bơi, máy làm ẩm không khí hay các hệ thống điều hòa không khí và làm mát, cụ thể như: Thường xuyên bảo trì, làm sạch kết hợp khử trùng, sử dụng các chất diệt vi sinh vật trong các hệ thống làm mát Giữ nước nóng từ 60 độ C trở lên và nước lạnh thấp hơn 20 độ C, có thể kết hợp thêm với các chất diệt khuẩn trong các hệ thống nước nóng nước lạnh Đây là biện pháp có hiệu quả cao do giải quyết được nguồn chứa vi khuẩn, tránh được sự lây lan bệnh cho cùng lúc nhiều người. Bên cạnh đó, một số biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao tổng trạng cũng như bảo vệ phổi và đường hô hấp có thể được áp dụng để góp phần giảm khả năng mắc bệnh như: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng Xây dựng lối sống lành mạnh Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc một cách thụ động Tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ khi không may mắc phải các bệnh lý nội khoa khác. Đến khám tại các cơ sở uy tín khi có các triệu chứng bất thường Người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị. Tóm lại, muốn giảm thiểu số lượng các ca bệnh Legionnaire trong cộng đồng cũng như các vụ dịch một cách có hiệu quả cần có sự hành động phối hợp giữa các nhà thực hành lâm sàng, dịch vụ y tế công cộng và từng cá nhân.
Việc chẩn đoán một ca bệnh Legionnaire không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng một cách đơn thuần vì dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ xác định tác nhân gây bệnh một cách đáng tin cậy hơn. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau để chẩn đoán xác định bệnh: Xét nghiệm nước tiểu tìm kháng thể kháng Legionnaire Xét nghiệm đờm: nuôi cấy vi khuẩn hoặc soi tươi Sinh thiết mô phổi Ngoài ra người bệnh cũng cần được thực hiện các chỉ định khác để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh: Xét nghiệm công thức máu Chụp Xquang phổi xác định mức độ viêm nhiễm ở phổi Ct scan lồng ngực Ct scan sọ não hoặc chọc dò tủy sống để phát hiện các biến chứng thần kinh khi lâm sàng có nghi ngờ Sự chậm trễ trong chẩn đoán là yếu tố tiên lượng không tốt của bệnh. Vì vậy khi có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ, người bệnh cần đến khám để được chẩn đoán kịp thời và chính xác.
Đối với sốt Pontiac, người bệnh đôi khi không cần nhập viện điều trị vì khả năng tự giới hạn của nó. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh Legionnaire cần phải được nhập viện và thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị chính. Mức độ đáp ứng thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể, đòi hỏi thời gian vài tuần hoặc vài tháng để người bệnh hồi phục hoàn toàn. Điều trị càng sớm càng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.   Xem thêm: Tác hại của nước bể bơi với da và tóc Lý do nên tắm nước ấm sau khi bơi để bảo vệ da
Lao hệ thần kinh
Hiện nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc phòng chống cũng như điều trị nhưng bệnh lao vẫn là một vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu. Theo báo cáo lao toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2012, ước tính có khoảng 9 triệu ca lao mắc mới và 1,4 triệu ca tử vong trong năm 2011. Lao cũng được xếp là bệnh truyền nhiễm gây tử vong đứng hàng thứ hai trên toàn cầu chỉ sau HIV. Bên cạnh đó việc xuất hiện ngày càng nhiều các trường hợp lao đa kháng thuốc có thể dẫn đến nguy cơ bùng nổ một đại dịch mới với tỷ lệ tử vong cao do chính vi khuẩn lao gây ra. Trong các thể lao thì lao hệ thần kinh trung ương (LHTKTU) mặc dù chiếm tỷ lệ không cao trong số các trường hợp mắc lao nhưng lại là thể lao nguy hiểm vì có khả năng gây tử vong cao. Hai dạng chính của LHTKTU là lao màng não (LMN) chiếm từ 0,5-1% số ca mắc lao và u lao não chiếm đến 40% số ca u não trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong do LHTKTU có thể lên đến 60-70% nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời và hợp lý.
Bệnh lao nói chung và LHTKTU nói riêng đều do trực khuẩn lao Mycobacterium. tuberculosis gây ra. M. tuberculosis rất khó bắt màu bằng các thuốc nhuộm thông thường và chỉ bắt màu với thuốc nhuộm Ziehl- Neelsen, do đó còn được gọi là trực khuẩn kháng acid.
LHTKTU có thể chia thành nhiều thể khác nhau trong đó chia thành hai nhóm chính: Một là lao trong não: bao gồm lao màng não, lao não, lao mạch máu, u lao não, áp xe não do lao; và hai là lao tủy sống: bao gồm bệnh tủy sống Pott và bệnh liệt hai chi Pott, u lao tuỷ sống, và lao tủy sống. Trong các thể trên ba thể thường gặp trên lâm sàng là lao màng não, u lao não và lao tủy sống. Mỗi thể LHTKTU đều có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Triệu chứng lâm sàng của lao màng não Sau giai đoạn sơ nhiễm khoảng vài tuần đến vài tháng, ở người trưởng thành và trẻ lớn có triệu chứng thực thể không đặc trưng, thường là sốt, nhức đầu, cứng cổ, nôn ói và chán ăn. Còn đối với trẻ nhỏ, các triệu chứng có thể gặp là kém phát triển, sụt cân, quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ. Một nghiên cứu cho thấy có đến 50 – 90% trẻ em với triệu chứng thần kinh không điển hình có tiền sử tiếp xúc trước đó với ca nhiễm lao. Co giật do sốt hoặc không sốt, liệt người hoặc tê liệt thần kinh sọ cũng là những dấu hiệu trình diện bệnh lao màng não ở trẻ nhỏ. Triệu chứng lâm sàng của u lao não Các biểu hiện lâm sàng của u lao não tùy thuộc vào vị trí giải phẫu của u lao, nhưng thường là không triệu chứng. Các triệu chứng nếu có thường là nhức đầu, sốt và sụt cân. Co giật cục bộ hay co giật toàn thân cũng có thể là dấu hiệu trình diện thường thấy ở cả người lớn và trẻ em. Các dấu chứng thần kinh cục bộ ít gặp hơn nhưng các bất thường về thần kinh vận động, tiểu não và khoang bướm là các dấu chứng phổ biến nhất ở người trưởng thành. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có các biểu hiện bất thường như suy chức năng tuyến yên, tiêu chảy và hội chứng cuống não.  Triệu chứng lâm sàng của lao tủy sống Vi khuẩn lao có thể tấn công bất cứ bộ phận nào của tủy sống bao gồm cả rễ thần kinh vì vậy thường gây ra các triệu chứng liên quan đến thần kinh vận động trên hoặc dưới và có nhiều triệu chứng không đặc trưng khác nhau. Khoảng 10% các ca LMN có mắc lao tủy sống. Lao thân đốt sống (bệnh Pott) chiếm phần lớn các ca lao tuỷ sống và dấu chứng thường gặp là đau, mọc bướu, và dấu hiệu của chèn ép cột sống từ bên ngoài. Lao tủy sống ngoài màng cứng gây ra hơn 60% số trường hợp liệt nhẹ chi dưới mặc dù u lao có thể xuất hiện ở bất kì phần nào của cột sống. Viêm tủy rễ thần kinh do lao hiếm gặp nhưng cũng đã được ghi nhận với điển hình là yếu cơ cấp, đau rễ thần kinh, và suy chức năng bàng quang. Rỗng tủy sống là một biến chứng hiếm gặp của lao cột sống.
Tương tự như lao phổi, đường lây truyền của LHTKTU cũng là đường hô hấp do bệnh nhân lao khạc đờm, nước bọt và người khỏe mạnh hít phải các chất tiết này. Sau giai đoạn sơ nhiễm, vi khuẩn lao theo đường máu và bạch huyết đến gây bệnh ở màng não và não hoặc đi vào tuỷ sống từ đó gây ra các thể LHTKTU khác nhau.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rằng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc LHTKTU. Tuổi là một yếu tố nguy cơ quan trọng bởi vì LHTKTU thường xảy ra ở trẻ em và những bệnh nhân HIV[10, 25, 28, 84]. Một số yếu tố khác cũng đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc LHTKTU ở trẻ em bao gồm suy dinh dưỡng và mắc bệnh sởi.  Ở người trưởng thành thì các yếu tố như nghiện rượu, u ác tính và sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch là các yếu tố nguy cơ. Một số nghiên cứu tại các nước phát triển còn phát hiện ra rằng những công dân từ nước khác di cư đến nước đó để sinh sống hoặc những công dân của nước đó nhưng được sinh ra tại các nước đang phát triển là hai nhóm đối tượng cũng có nguy cơ cao mắc LHTKTU.
Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm màng não do lao là ngăn ngừa nhiễm trùng lao bằng cách sử dụng vắc-xin Bacillus Calmette-Guérin (BCG) có thể giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh. Vắc-xin này có hiệu quả để kiểm soát nhiễm trùng lao ở trẻ nhỏ. Điều trị cho những người bị nhiễm lao thể không hoạt động hoặc thể bất hoạt cũng có thể giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh. Nhiễm trùng thể không hoạt động hoặc thể bất hoạt  là khi một người xét nghiệm dương tính với bệnh lao, nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Những người bị nhiễm trùng lao thể bất hoạt vẫn có khả năng truyền bệnh.
Chẩn đoán lao màng não Phân tích dịch não tủy. Dịch não tủy sẽ được rút trích từ bệnh nhân thông qua thủ thuật chọc dò tủy sống. Khi phân tích dịch não tuỷ, chúng ta có thể chẩn đoán LMN dựa trên khía cạnh tế bào học và vi sinh học.  Kỹ thuật sinh hoá phân tử . Xuất phát từ thực tế là các phương pháp truyền thống thường không đạt được hiệu quả tối ưu và có thời gian trả kết quả khá lâu, nhiều phương pháp sinh hoá và kỹ thuật phân tử được sử dụng trong chẩn đoán lao đã được áp dụng vào chẩn đoán LHTKTU.  Xét nghiệm sinh hoá. Hiện nay, ở các phòng thí nghiệm của nhiều quốc gia phát triển đã có thể thực hiện xét nghiệm phát hiện men ADA trong dịch não tuỷ của bệnh nhân mắc LMN. Men ADA được xem như là một chất chỉ điểm cho hoạt động miễn dịch qua trung gian tế bào vì nó hiện diện cùng với sự tăng sinh các tế bào lympho trong dịch não tủy bệnh nhân. Xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng vi khuẩn lao. Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên vi khuẩn lao có lợi điểm hơn so với xét nghiệm kháng thể ở chỗ nó chỉ trả kết quả trong trường hợp cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch hoặc khi việc điều trị có kết quả. Phương pháp này cũng đã được chứng minh có độ nhạy cao hơn so với phương pháp PCR.  Xét nghiệm lẩy da. Giá trị chẩn đoán dương tính LHTKTU của test lẩy da rất dao động: trong một số nghiên cứu, người ta nhận thấy chỉ có 10-20% bệnh nhân LMN có kết quả dương tính Chẩn đoán hình ảnh bao gồm Chụp X-quang, Chụp CT não và chụp MRI.  Chẩn đoán u lao não  Phân tích dịch não tủy. U lao não là thể bệnh LHTKTU rất khó phân biệt với các loại tổn thương khoang não khác nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Do đó việc phân tích khía cạnh tế bào học của dịch não tuỷ là việc làm cần thiết Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng MRI và CT bụng, khung chậu và ngực có thể cung cấp thêm bằng chứng về các tổn thương lao không thể phát hiện được bằng cách phương pháp chụp X quang truyền thống. MRI có thể giúp phát hiện các vùng tổn thương nhỏ và những tổn thương vùng hố sau và thân não. Chẩn đoán lao tủy sống Phân tích dịch não tủy. Giống như trong u lao não, sinh thiết mô là một phương pháp có giá trị hơn so với các phương pháp soi trực tiếp hoặc nuôi cấy vì số lượng vi khuẩn lao trong dịch não tủy bệnh nhân rất ít.  Kỹ thuật chụp MRI được nhiều nhà khoa học khuyến cáo sử dụng trong chẩn đoán lao tủy sống vì nó giúp bác sĩ có thể ra quyết định có nên phẫu thuật hay không và nó cũng rất có giá trị trong việc dùng để theo dõi sau điều trị.
Điều trị LHTKTU hoặc lao màng não hiện nay được khuyến cáo là theo phác đồ điều trị lao phổi, tức là điều trị tấn công trong giai đoạn đầu và sau đó là giai đoạn điều trị thuốc liên tục. Bốn loại thuốc hiện đang được khuyến cáo sử dụng trong điều trị LHTKTU bao gồm isonazid, rifampicin, pyrazinamide và ethambutol được uống hằng ngày theo phác đồ đơn trị liệu hoặc phối hợp nhiều thuốc với nhau. Về độ dài thời gian điều trị, một nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng sáu tháng điều trị là thời gian phù hợp để điều trị LHTKTU. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan quản lý y tế đều khuyến cáo nên điều trị bệnh nhân đến 12 tháng bởi vì việc phục hồi của bệnh nhân còn tùy thuộc nhiều vào các yếu tố như độ nặng của bệnh, khả năng thẩm thấu của thuốc vào dịch não tủy, khả năng kháng thuốc của vi khuẩn và sự hợp tác trong điều trị ở bệnh nhân. Bệnh nhân phải được điều trị tối thiểu là 10 tháng. Thời gian điều trị có thể kéo dài lên đến 12 tháng ở bệnh nhân thất bại vì không đáp ứng với thuốc hoặc nếu quá trình điều trị bị gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.    Xem thêm: Lao hệ tiết niệu sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Lỵ do Balantidium
Balantidium là gì? Trùng lông là một loài sinh vật đơn bào có lông trên khắp cơ thể và di chuyển bằng lông, chúng gồm có hai nhân một nhân lớn và một nhân nhỏ.  Trong các loại trùng lông, Balantidium Coli là loài gây bệnh thường gặp nhất, chúng sống ký sinh ở đường tiêu hóa và gây bệnh cho người. Balantidium Coli gây bệnh gì? Balantidium Coli chủ yếu gây nhiễm bệnh ở lợn, hiếm khi gây bệnh ở người. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ ký sinh ở đường tiêu hóa gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, lỵ do Balantidium. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển gây thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh Balantidium do trùng lông Balantidium coli gây ra như sau: Balantidium tồn tại ở hai dạng: nang và thể hoạt động. Người bệnh mắc phải bệnh Balantidium qua con đường ăn uống không đảm bảo, ô nhiễm, mất vệ sinh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Balantidium thể hoạt động sẽ ký sinh ở đường tiêu hóa, chúng chỉ tấn công vào thành ruột để gây bệnh khi khi niêm mạc ruột bị tổn thương do một nguy cơ nào đó. Balantidium xâm nhập vào niêm mạc ruột gây các ổ hoại tử và áp xe làm bệnh nhân bị loét và xuất huyết đường tiêu hóa. Ngoài ra, các vi khuẩn khác cũng sẽ xâm nhập vào vết loét trên niêm mạc ruột gây ra tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Các Balantidium ở thể u nang sẽ tiếp tục được đào thải qua phân ra ngoài môi trường và lây bệnh cho vật chủ mới.
Balantidium ở thể nang sẽ không gây bệnh dẫn đến trường hợp xét nghiệm bệnh nhân phát hiện có nang Balantidium nhưng trên lâm sàng bệnh nhân không có triệu chứng gì. Chỉ Balantidium ở thể hoạt động mới gây bệnh. Khi đó các triệu chứng của bệnh Balantidium thường gặp như: Người bệnh có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra nước có lẫn máu và chất nhày. Nhiều trường hợp người bệnh đi ngoài đến 15 lần một ngày. Người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như nôn, buồn nôn, sốt, đau đầu, mất nước. Nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các triệu chứng bệnh sẽ diễn biến nặng gây nên biến chứng thủng ruột, xuất huyết đường tiêu hóa gây nguy hiểm đến tính mạng thậm chí có thể gây tử vong. Hội chứng kiết lỵ do Balantidium có thể diễn biến trở thành mạn tính. Trong giai đoạn đó, người bệnh sẽ xuất hiện các đợt tái phát của bệnh lỵ và tiêu chảy. Vì thế người bệnh cần theo dõi các triệu chứng và đi khám bệnh kịp thời để điều trị đạt hiệu quả.
no_information
Bệnh Balantidium là bệnh lý gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. các đối tượng dễ mắc bệnh như những đối tượng hay tiếp xúc với lợn như người chăn nuôi, người dọn vệ sinh chuồng trại, người sống trong vùng ô nhiễm hay do tiếp xúc với phân và chất thải của lợn xử lý không đảm bảo, chứa nguồn bệnh. Bệnh Balantidium còn xuất hiện đối với những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm, người có chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu chất dinh dưỡng, nghiện rượu
Bệnh Balantidium sẽ được phòng ngừa khi người bệnh thực hiện ăn uống đảm bảo, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn; thực hiện ăn chín, uống sôi kết hợp xử lý chất thải lợn hợp lý và đạt vệ sinh. Ngoài ra, mọi người còn nên tự nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế rượu bia và thuốc lá. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần đi khám để xác định bệnh và có biện pháp điều trị tốt nhất.
Chẩn đoán bệnh Balantidium kết hợp giữa việc khám lâm sàng cùng với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Khám lâm sàng xác định các triệu chứng của bệnh Balantidium. Bác sĩ sẽ xác định triệu chứng mà người bệnh mắc phải để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác để điều trị đúng và hiệu quả. Xét nghiệm nhuộm soi phân tìm Balantidium coli để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Cần chú ý trong quá trình lấy bệnh phẩm, nhân viên y tế cần hướng dẫn người bệnh hoặc trực tiếp lấy bệnh phẩm tại đúng khu vực bệnh lý như khu vực có nhày máu mủ trong phân. Nếu lấy sai bệnh phẩm thì kết quả xét nghiệm không có giá trị.     Trong nhiều trường hợp sẽ phát hiện người bệnh không có biểu hiện nhưng xét nghiệm phân phát hiện nang Balantidium. Nội soi đường trực tràng phát hiện vết loét điển hình do nhiễm Balantidium: vết loét sâu, rộng, đáy phủ mủ, mô hoại tử. Khi nội soi, nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy sinh thiết tại vị trí loét làm xét nghiệm chẩn đoán. Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm tổn thương, biến chứng nhằm đánh giá tình trạng người bệnh giúp định hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.
Việc điều trị bệnh Balantidium làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để điều trị đạt kết quả tốt. Sử dụng thuốc kháng sinh để diệt Balantidium theo chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý sử dụng thuốc đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Trong quá trình điều trị cần bổ sung dinh dưỡng, nước, điện giải cho người bệnh để điều trị đạt kết quả tốt. Phẫu thuật khi bệnh có những diễn biến cần phải can thiệp bằng phẫu thuật như viêm ruột thừa, thủng ruột.   Xem thêm: Bệnh lỵ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Lỵ amíp đường ruột mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Máu khó đông
Bệnh máu không đông (Máu khó đông) hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu (Hemophilia) là một rối loạn hiếm gặp trong đó máu của người bệnh không đông máu như bình thường vì do thiếu yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu. Nếu mắc bệnh máu không đông, người bệnh có thể bị chảy máu trong thời gian dài, khó cầm máu hơn sau khi bị chấn thương so với người bình thường. Những vết cắt nhỏ thường không phải là vấn đề lớn nhưng mối quan tâm lớn hơn là chảy máu sâu bên trong cơ thể, đặc biệt là ở đầu gối, mắt cá chân và khuỷu tay. Chảy máu trong có thể làm hỏng các cơ quan và mô của người bệnh và có thể đe dọa tính mạng. Hemophilia là một rối loạn di truyền do đó điều trị bao gồm thường xuyên bổ sung các yếu tố đông máu để giúp người bệnh đông máu mỗi khi bị thương. Vậy để tìm hiểu sâu hơn bệnh máu không đông là gì, sẽ có chi tiết trong bài viết bên dưới.
Bình thường khi chảy máu, cơ thể sẽ gộp các tế bào máu lại với nhau để tạo thành cục máu đông giúp cầm máu. Quá trình đông máu được kích hoạt bởi các yếu tố nhất định. Nguyên nhân máu khó đông Hemophilia xảy ra khi người bệnh bị thiếu một trong những yếu tố đông máu này. Có một số loại bệnh Hemophilia và hầu hết các dạng đều được di truyền. Tuy nhiên, khoảng 30 phần trăm những người mắc bệnh máu khó đông không có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn này. Ở những người này, do đột biến tự phát xảy ra ở gen liên quan đến bệnh máu khó đông. Bệnh Hemophilia mắc phải là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công các yếu tố đông máu như: Mang thai Bệnh tự miễn Ung thư Đa xơ cứng (Multiple sclerosis) Di truyền Hemophilia Trong các loại phổ biến nhất của bệnh Hemophilia, gen bị lỗi nằm trên nhiễm sắc thể X. Mọi người đều có hai nhiễm sắc thể giới tính, một từ cha và một từ mẹ. Con gái thừa hưởng một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể X từ cha, con trai nhận một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể Y từ cha. Điều này có nghĩa là bệnh Hemophilia hầu như luôn xảy ra ở các bé trai và được truyền từ mẹ sang con thông qua một trong các gen của mẹ. Hầu hết phụ nữ có gen khiếm khuyết chỉ đơn giản là người mang gen bệnh và không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh máu khó đông. Nhưng một số người mang gen bệnh có thể gặp các triệu chứng chảy máu nếu các yếu tố đông máu của họ giảm vừa phải.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh máu khó đông rất khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thiếu các yếu tố đông máu. Nếu mức độ thiếu yếu tố đông máu nhẹ, thì người bệnh chỉ có thể bị khó đông máu sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Nếu thiếu hụt nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy máu tự phát. Các dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu tự phát bao gồm: Chảy máu không rõ nguyên nhân và máu chảy nhiều do vết cắt hoặc chấn thương, hoặc sau phẫu thuật hoặc thủ thuật nha khoa. Nhiều vết bầm lớn hoặc sâu Chảy máu bất thường sau tiêm vắc xin Đau, sưng khớp Có máu trong nước tiểu hoặc phân của người bệnh Chảy máu cam mà không biết nguyên nhân Ở trẻ sơ sinh, trẻ quấy khóc khó chịu mà không giải thích được Chảy máu trong não Một vết sưng đơn giản trên đầu có thể gây chảy máu vào não đối với một số người mắc bệnh máu khó đông. Điều này hiếm khi xảy ra, nhưng nó là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: Đau đầu, kéo dài Nôn nhiều lần Buồn ngủ hoặc thờ ơ Nhìn đôi Đột ngột yếu cơ thể hoặc vụng về Co giật Khi nào đi khám bác sĩ? Nếu có các triệu chứng sau, người bệnh nên nhanh chóng đi đến cơ sở Y tế để được điều trị kịp thời: Có dấu hiệu của chảy máu não Có chấn thương khiến máu chảy không ngừng Các khớp bị sưng nóng khi chạm vào và đau khi uốn cong Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh máu khó đông, các thành viên khác trong gia đình nên đi xét nghiệm di truyền để xem liệu bản thân có mắc chứng bệnh này không để có hướng xử lý kịp thời trong tương lai và trước khi lập gia đình. Các biến chứng của bệnh máu khó đông có thể bao gồm: Chảy máu trong. Chảy máu xảy ra ở cơ sâu bên trong cơ thể khiến chân tay của người bệnh sưng lên làm đè lên dây thần kinh và dẫn đến tê hoặc đau. Tổn thương khớp. Chảy máu trong cũng có thể gây áp lực lên khớp gây đau dữ dội. Không được điều trị, chảy máu trong thường xuyên có thể gây viêm khớp hoặc phá hủy khớp. Nhiễm trùng. Những người mắc bệnh máu khó đông có khả năng truyền máu, làm tăng nguy cơ nhận các sản phẩm máu bị ô nhiễm. Các sản phẩm máu trở nên an toàn hơn sau giữa những năm 1980 do sàng lọc máu được hiến tặng cho viêm gan và HIV. Phản ứng bất lợi với điều trị yếu tố đông máu. Ở một số người mắc bệnh máu khó đông, hệ thống miễn dịch có phản ứng tiêu cực với các yếu tố đông máu được sử dụng để điều trị chảy máu. Khi điều này xảy ra, hệ thống miễn dịch sẽ phát triển các protein (được gọi là chất ức chế) làm bất hoạt các yếu tố đông máu, khiến việc điều trị trở nên kém hiệu quả.
Bệnh máu khó đông không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh máu không đông là có thành viên gia đình cũng bị rối loạn này.
Để tránh chảy máu quá nhiều và bảo vệ khớp của người bệnh: Tập thể dục thường xuyên. Các hoạt động như bơi lội, đạp xe và đi bộ có thể tăng cường cơ bắp để bảo vệ khớp. Các môn thể thao đối kháng  như bóng đá, khúc côn cầu hoặc đấu vật... không an toàn cho những người mắc bệnh máu khó đông. Tránh một số loại thuốc giảm đau. Các loại thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng chảy máu bao gồm aspirin và ibuprofen, thay vào đó, sử dụng acetaminophen (Tylenol, những loại khác) để giảm đau an toàn hơn. Tránh dùng thuốc làm loãng máu. Các loại thuốc ngăn ngừa tạo cục đông máu bao gồm heparin, warfarin (Coumadin, Jantoven), clopidogrel (Plavix) và prasugrel (Effient). Thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Mục đích là để ngăn chặn việc nhổ răng, có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều. Bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương có thể gây chảy máu. Đeo miếng vải, cao su hoặc da bảo vệ đầu gối (Kneepads), miếng đệm khuỷu tay, mũ bảo hiểm và dây an toàn đều có thể giúp ngăn ngừa thương tích do té ngã và các tai nạn khác. Giữ cho ngôi nhà của bạn không có đồ nội thất có các góc nhọn.
Để chẩn đoán máu khó đông ở trẻ em và người lớn, xét nghiệm máu có thể cho thấy sự thiếu hụt yếu tố đông máu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt, các triệu chứng bệnh Hemophilia bắt đầu có triệu chứng ở các độ tuổi khác nhau. Các trường hợp nặng của bệnh Hemophilia thường được chẩn đoán trong năm đầu đời. Các dạng nhẹ có thể không rõ ràng cho đến khi trưởng thành  hoặc một số trường hợp biết họ mắc bệnh máu khó đông sau khi chảy máu quá nhiều trong quá trình phẫu thuật.
Do có nhiều yếu tố đông máu khác nhau thì tạo ra các loại máu không đông khác nhau của bệnh Hemophilia. Phương pháp điều trị bệnh máu khó đông bao gồm cung cấp yếu tố đông máu cụ thể mà người bệnh thiếu bằng cách truyền tĩnh mạch. Yếu tố đông máu thay thế này có thể được lấy từ máu hiến của người khác hoặc sử dụng các sản phẩm tương tự, được gọi là các yếu tố đông máu tái tổ hợp, không được sản xuất từ máu người. Các liệu pháp khác có thể bao gồm: Desmopressin (DDAVP). Trong bệnh máu khó đông, hormone này có thể kích thích cơ thể người bệnh giải phóng nhiều yếu tố đông máu. Nó có thể được tiêm từ từ vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng xịt mũi. Thuốc chống tiêu sợi huyết. Nhóm thuốc này giúp ngăn ngừa cục máu đông bị phá vỡ. Keo dán sinh học (Fibrin sealants). Nhóm thuốc này có thể được áp dụng trực tiếp vào các vị trí vết thương để thúc đẩy quá trình đông máu và chữa lành. Chất trám Fibrin đặc biệt hữu ích trong điều trị nha khoa. Vật lý trị liệu có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng nếu chảy máu trong đã làm hỏng khớp của bạn. Nếu chảy máu trong đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật. Sơ cứu cho vết cắt nhỏ. Sử dụng áp lực và băng thường sẽ chăm sóc chảy máu. Đối với các khu vực nhỏ chảy máu dưới da, sử dụng một túi nước đá. Tiêm chủng. Mặc dù các sản phẩm máu được sàng lọc, những vẫn có khả năng lây truyền bệnh thông qua việc truyền máu cho người mắc bệnh máu khó đông. Nếu bạn mắc bệnh máu khó đông, hãy cân nhắc việc chủng ngừa các vắc xin viêm gan A và B. Xem thêm: Điều trị bệnh máu khó đông Bệnh máu khó đông có di truyền? Rối loạn đông máu là gì? Các chỉ số rối loạn đông máu
Mục cóc
Mụn cóc là bệnh da liễu thường gặp do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Virus HPV này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài, tạo thành những u nhỏ lành tính, bề mặt sần sùi, gọi là mụn cóc. Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau, trong đó, mụn cóc thông thường mọc ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Tuy không phải bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng nhưng mụn cóc xuất hiện gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh khó chịu do mất nhiều thời gian điều trị và nguy cơ lây nhiễm rất cao (như sử dụng chung đồ dùng cá nhân,…). Không những vậy, mụn cóc có thể tự lây nhiễm trên bản thân người bệnh (từ vị trí ban đầu lan sang vùng da lân cận hay vùng da trực tiếp tiếp xúc do gãi, cào, chạm, sờ, cầm nắm,…). Thông thường các mụn cóc này sẽ phát triển rồi lây lan rất nhanh. Đây là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em bị mụn cóc thường cao hơn do hay tiếp xúc với môi trường chứa nhiều virus HPV (nghịch đất, cát, cắn móng tay, không đi giày dép,…). Dựa vào khu vực nổi mụn và hình dạng của mụn, mụn cóc được chia làm nhiều loại: Mụn cóc thông thường: phát triển ở khu vực bàn tay, ngón tay, xung quanh móng. Mụn thường có hình dạng chấm nhỏ màu đen, sần sùi; thường xuất hiện ở những vùng da bị xước như do cắn móng tay hay cắt tỉa móng tay… Mụn cóc dạng sợi mảnh: là những nốt mụn dài và mảnh mọc trên da, thường ở xung quanh mắt, mũi, miệng và phát triển rất nhanh theo cấp số nhân. Với những bệnh nhân bị nhiễm HIV, cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch, khả năng chống lại virus gây mụn cóc gần như không có. Mụn cóc phẳng: là những nốt mụn nhỏ (kích thước từ 1mm đến 5mm) và ít sần sùi hơn, nhìn và sờ kĩ mới phát hiện được. Mụn cóc dạng này có thể mọc ở bất cứ nơi nào, thường trẻ em bị nổi ngay trên mặt, nữ giới bị nổi ngay trên bàn chân và nam giới bị mọc mụn ở những khu vực mọc râu. Chúng thường lây lan nhanh, nhiều lúc có thể xuất hiện hàng chục nốt trên tay, có khi mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt cổ. Khi mụn cóc đã lây lan nhiều, việc điều trị cần được thực hiện nhiều lần rất mất thời giờ. Mụn cóc ở chân: thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân, khiến người bệnh khó chịu và đau đớn khi di chuyển do chạm vào nốt mụn.
Nguyên nhân gây mụn cóc thể bao gồm: Virus human papillomavirus (HPV) xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước hay vết rách trên da. Khi vào trong cơ thể, các virus phát triển và kích thích các tế bào trên bề mặt da, gây ra mụn cóc. Có hơn 60 chủng loại virus HPV khác nhau. Mụn cóc có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên da, trong đó có một tên khác nhau như mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng, mụn cóc filiform, mụn cóc periungual nhưng chỉ có những người xuất hiện trên lòng bàn chân được gọi là mụn cóc ở bàn chân. Mụn cóc thể được truyền từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể người bệnh hay từ người bệnh này sang người khác. Việc cào và nặn mụn có thể làm lây lan mụn cóc. Da ẩm do ngâm nước hay có vết trầy xước, vết cắt thường trở nên dễ bị nhiễm trùng và hình thành mụn cóc. Thông thường, mụn cóc phải qua khoảng vài tháng để phát triển kích thước và xuất hiện trên da nên hầu như không ai phát hiện ra mụn cóc đang mọc trên cơ thể mình.
Những dấu hiệu và triệu chứng của mụn cóc thường là: Mụn cóc thường gây khó chịu trên da. Đôi khi mụn cóc gây ra chảy máu nếu mụn xuất hiện ở trên mặt hay đầu. Mụn cóc bàn chân thường rộp và sưng lên, có thể gây đau và dễ vỡ khi bước đi. Mụn cóc quanh móng chân có thể làm nứt nẻ và đau. Một số trường hợp mụn cóc bàn chân có thể tự biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng đa số vẫn tồn tại, phát triển và lây lan trong thời gian dài. Vì vậy, khi chúng phát triển nhiều, to, đau, chảy máu khi va chạm, làm khó chịu, mất thẩm mỹ thì cần phải điều trị. Mụn cóc là những u sùi lành tính ngoài da, vì vậy việc điều trị cũng phải lành tính, không gây hại cho bệnh nhân và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ. Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn kịp thời.
no_information
Lứa tuổi: trẻ em và thanh thiếu niên; Hệ miễn dịch cơ thể: những người có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ như người bị bệnh HIV/AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng; - Thói quen sinh hoạt: đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như là phòng tắm và phòng thay đồ công cộng, hoặc các khu vực hồ bơi; Dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, và các vật dụng cá nhân khác của người bị mụn cóc; Cắn móng tay hoặc lớp biểu bì; Việc mang giày chật gây ra tình trạng chảy mồ hôi ở chân.
no_information
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng những thông tin thu thập được từ việc: Kiểm tra các tổn thương; Cắt lấy một phần ở chỗ thương tổn bằng dao mổ và kiểm tra các dấu hiệu xem có chấm đen – mạch máu nhỏ bị vón cục; Cạo sinh thiết và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích (bằng kính hiển vi).
Đây là bệnh gây ra do virus HPV, có khi bệnh tự nhiên khỏi không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng, nhưng rất hiếm, thường chỉ tự khỏi đối với một số trường hợp trẻ em hệ miễn dịch tốt. Càng để lâu mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó nên điều trị càng sớm càng tốt. Có nhiều phương pháp gọi là "chữa mẹo" trong dân gian. Nhưng không thật sự đáng tin cậy vì phương pháp dân gian này không mang lại hiệu quả cho tất cả người bệnh. Chế độ sinh hoạt phù hợp giúp hạn chế sự lây lan của mụn cóc: Không tỉa, cắt hoặc cạo khu vực có mụn để tránh lây lan virus; Không sử dụng cùng dụng cụ móng tay cắt trên mụn cóc rồi sử dụng trên móng tay khỏe mạnh; Không cắn móng tay nếu có mụn gần các móng; Giữ bàn tay khô ráo nhất có thể, vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn cóc phát triển nhiều hơn; Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc; Sử dụng dép tắm và đồ dùng riêng để không lây bệnh cho người xung quanh; Nên chọn giày dép thích hợp, vừa vặn, không chật hay rộng quá; Thay đổi giày và vớ hàng ngày và để giày khô giữa mỗi lần đi. Không nên đi giày hoặc vớ của người khác, kể cả với những người bạn gần gũi; Dùng các miếng đế lót, đệm lót (trong giày dép) ở vị trí có các mụn cóc để giảm đau hay khó chịu. Ngoài ra, có thể dùng đá bọt nhám khi tắm chà lên bề mặt mụn để giảm bớt kích thước và độ sần sùi. Đặc biệt, hiện nay có một số loại vắc xin có thể dùng để phòng ngừa một số chủng virus HPV gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung dành cho phái nữ. Người bệnh nên chủ động tiêm phòng HPV để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh.   Xem thêm: Phân biệt mụn cóc sinh dục và mụn rộp sinh dục Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà): Biến chứng thường gặp Sùi mào gà: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Mất trí nhớ
Mất trí nhớ là một hội chứng bệnh lý về não ngày càng phổ biến hiện nay, nó gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng cao cấp của vỏ não như suy giảm trí nhớ, tư duy, định hướng, nhận biết ngôn ngữ, phán đoán các năng lực học tập, xã hội nhưng ý thức bệnh nhân không bị rối loạn. Những  suy giảm này thường tiến triển theo thời gian và khó hồi phục, gây suy sụp đáng kể chức năng trí tuệ cũng như các vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê , hiện trên thế giới có khoảng 35,6 triệu người mắc chứng mất trí nhớ, trong đó chủ yếu là các nước có thu nhập thấp và trung bình. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 65,7 triệu người vào năm 2030 và tăng hơn gấp 3 lần lên 115,4 triệu người vào năm 2050. Bệnh mất trí nhớ này diễn biến ngày càng xấu đi, tuy nhiên vấn đề này nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đúng mức, tính tới thời điểm hiện tại chỉ có 1/8 số nước trên thế giới có chương trình quốc gia nhằm giải quyết căn bệnh này. Do đó để giảm gánh nặng của căn bệnh này, WHO đã kêu gọi các nước trên thế giới phải nâng cao khả năng phát hiện sớm, cung cấp những chăm sóc y tế và xã hội cần thiết về chứng mất trí nhớ. Bệnh mất trí nhớ có nhiều dạng khác nhau,nó được phân loại tùy theo những dấu hiệu, triệu chứng và hậu quả của căn bệnh tác động đến người bệnh, trong đó có mất trí nhớ tạm thời, mất trí nhớ sau sinh (hơn 90% phụ nữ sau sinh mắc bệnh lý này), mất trí nhớ người già,... Mất trí nhớ tạm thời hay còn gọi là mất trí nhớ ngắn hạn, nó là  một cơn mất trí nhớ tạm thời, đột ngột mà không do một tình trạng thần kinh phổ biến nào gây ra, như bệnh động kinh hoặc đột quỵ. Trong cơn mất trí nhớ tạm thời này bệnh nhân không thể nhớ lại các sự kiện vừa mới diễn ra, không thể nhớ mình đang ở đâu hoặc đã đến đó bằng cách nào.
Nguyên nhân mất trí nhớ chủ yếu do: Bệnh Alzheimer Đột quỵ nhiều lần ( " mất trí nhớ do mạch máu não") Rượu Chấn thương đầu Các khối u não Hydrocephalus (nước trên não) Bệnh Parkinson  (nhưng không phải tất cả các bệnh Parkinson đều đưa đến mất trí) Nhiễm trùng như viêm màng não, AIDS và một số loại vi-rút Thiếu Vitamin   (đặc biệt là vitamin B12) Xáo trộn nội tiết như một under-gland tuyến giáp đang hoạt động Trong đó 2 nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh mất trí nhớ hiện nay là Bệnh Alzheimer và Đột quỵ nhiều lần (" mất trí nhớ do mạch máu não").
Triệu chứng mất trí nhớ bao gồm: Suy giảm trí nhớ: Triệu chứng này thường xuất hiện sớm, đặc trưng và nổi bật. Suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện cấp trong chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não và thường xuất hiện từ từ nhưng có khả năng tiến triển ngày càng nặng trong các bệnh lý thoái triển khác. Suy giảm các khả năng hoạt động nhận thức khác:thường  biểu hiện với bệnh lý vong ngôn, vong tri, vong hành và suy giảm một số năng lực khác như suy giảm khả năng tư duy trừu tượng, khả năng sáng tạo, lập kế hoạch hành động; mất khả năng phối hợp, điều hành các hành vi, thực hiện các hoạt động phức tạp trong cuộc sống thường nhật. Vong ngôn với các triệu chứng nói lặp từ, nói định hình, nói gián tiếp, lời nói mơ hồ, khó khăn trong việc tìm từ, gọi tên đồ vật...; trường hợp nặng có thể mất khả năng nhận thức và đáp ứng bằng ngôn ngữ. Vong tri với  các triệu chứng như suy giảm hoặc mất khả năng nhận ra và gọi tên các đồ vật cũng như các đối tượng quen thuộc. Vong hành với triệu chứng như không thể làm được các thao tác trong công việc hàng ngày, không vẽ lại được một hình vẽ theo yêu cầu; khó khăn trong việc mặc quần áo, đi giày, chải tóc, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, tiểu tiện, đại tiện và một số kỹ năng sống thường ngày. Giảm hoặc mất khả năng hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội: Đây là hậu quả của triệu chứng suy giảm trí nhớ và suy giảm các khả năng hoạt động nhận thức khác kéo dài. Các triệu chứng loạn thần với trạng thái hoang tưởng thường gặp, sau đó đến ảo giác: Những hoang tưởng này thường xảy ra không có hệ thống, chỉ lẻ tẻ và nhất thời. Trạng thái tri giác sai thực tại cũng thường hay gặp, nhất là ở những bệnh nhân mất trí Alzheimer. Các rối loạn cảm xúc: thường gặp là chứng trầm cảm, có khoảng 25% ở các bệnh nhân bị mất trí. Ngoài ra còn có các rối loạn cảm xúc khác như dễ bị kích thích, cáu giận, có cơn kêu khóc qua đêm. Các rối loạn hành vi: Khi tình trạng bệnh trở nặng, bệnh nhân sẽ bị rối loạn chu kỳ giấc ngủ, đôi khi có các cơn co giật kiểu động kinh, dáng điệu đờ đẫn hoặc nằm một chỗ với tư thế của thai nhi.
no_information
Mất trí nhớ có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, từ nam đến nữ, từ già đến trẻ, tuy nhiên nó thường xảy ra ở người già và phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Một số đối tượng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ bao gồm: Phổ biến nhất là những người trên 65 tuổi (bệnh lý mất trí nhớ người già), đôi khi nó vẫn có thể gặp ở những người trẻ hơn từ 30 đến 50 tuổi. Người lạm dụng bia  rượu, stress. Bệnh nhân bị chấn thương não, tai biến mạch máu não,...
Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các vitamin cần thiết  cho cơ thể đặc biệt là vitamin B12, ăn nhiều rau xanh. Tập thể dục mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga,... Ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya. Cần cân bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, tránh tình trạng stress xảy ra. Tránh sử dụng các đồ uống và các chất  kích thích có hại đến sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, ma túy,...
Đánh giá dựa trên các biểu hiện lâm sàng đã nêu trong phần triệu chứng như suy giảm trí nhớ, Suy giảm các khả năng hoạt động nhận thức khác, rối loạn cảm xúc, hành vi,... Đánh giá dựa vào các trắc nghiệm tâm lý. Điện não đồ (EEG): Kỹ thuật này giúp ghi lại hoạt động điện của não thông qua các điện cực gắn vào da đầu, điện não đồ này thường thể hiện rõ ở những bệnh nhân mắc động kinh. Chụp X-quang sọ não. Chụp điện toán cắt lớp (CT): Giúp thấy  được những bất thường trong cấu trúc não, bao gồm các mạch máu bị hẹp, bị kéo giãn quá mức hoặc bị vỡ và các đột quỵ xảy ra trong quá khứ. Chụp cộng hưởng  từ hạt nhân (MRI) giúp phát hiện tình trạng teo não và các tổn thương khu trú ở não, phân biệt mất trí do Alzheimer hay do bệnh mạch máu não. Chụp cắt lớp bằng cách phóng các hạt positron PET (positron emission tomography) giúp chẩn đoán phân biệt các tổn thương ở thùy đỉnh trong bệnh Alzheimer hoặc phát hiện các biến đổi của thùy trán trong các bệnh lý thoái hóa thùy trán. Chụp ảnh chức năng não SPECT: Giúp phát hiện  sự giảm lưu lượng máu não đến các thùy thái dương và thùy đỉnh trong bệnh Alzheimer và sự  giảm lưu lượng máu mang tính chất loang lổ rải rác hơn đối với bệnh nhân bị mất trí do các bệnh lý mạch máu não.
Các phương pháp để điều trị mất trí nhớ bao gồm: Cân nhắc sử dụng thuốc an thần kinh, chống trầm cảm, giải lo âu khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng loạn thần, rối loạn hành vi, tuy nhiên trong quá trình sử dụng các loại thuốc trên cần theo dõi  khả năng dung nạp thuốc kém của người bệnh và những tác dụng phụ của thuốc. Sử dụng một số thuốc có tác dụng duy trì trí nhớ và khả năng nhận thức như các  loại thuốc dinh dưỡng thần kinh, tăng cường chuyển hóa, tuần hoàn não; đặc biệt là các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh cholinergic trong điều trị bệnh Alzheimer như tacrine, donepezil, rivastigmine… Áp dụng các phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp, các liệu pháp ngôn ngữ và cách nói chuyện nhằm giúp cải thiện các vấn đề về vận động, công việc hàng ngày và giao tiếp của bệnh nhân. Cần có sự hỗ trợ, quan tâm, chăm sóc đặc biệt của người nhà đối với các bệnh nhân mất trí nhớ, theo dõi chặt chẽ để đảm bảo bệnh nhân không bị ngã, mất ý thức hoặc phản ứng tiêu cực với thuốc, luôn  an ủi và dỗ dành người bệnh trong thời gian họ bị nhầm lẫn, hoang tưởng hoặc có ảo giác. Trị liệu tâm lý cho bệnh nhân, khuyến khích bệnh nhân chơi các trò chơi như Sudoku, trò chơi ô chữ nhằm kích thích não. Tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày với các bài tập thư giãn, nhẹ nhàng và nên có  một chế độ ăn uống lành mạnh.   Xem thêm: Hay quên và mất tập trung có phải là bệnh? Nhận diện bệnh alzheimer qua biểu hiện cơ thể Điểm danh những loại thực phẩm "top đầu" giúp tăng trí nhớ
Mù màu
Mù màu là gì? Mù màu là như thế nào? Mù màu, hay nói chính xác hơn là sự khiếm khuyết thị giác màu sắc (sắc giác), là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc, điều này khiến cho họ không thể thấy được một hoặc một số màu sắc, hay nhìn một số màu khác với người bình thường. Rất hiếm người mù màu bị rối loạn với tất cả các màu sắc, các màu khiến họ khó phân biệt được thường là: đỏ, xanh lá cây, xanh biển, hoặc màu được pha lẫn giữa các màu này. Mù màu thường là hậu quả của một rối loạn di truyền, và gây ảnh hưởng cho nam nhiều hơn so với nữ. Tỷ suất mắc bệnh mù màu ở trẻ trai là 1-2/20. Mù màu gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Cơ chế gây bệnh mù màu Tế bào nón của mắt là loại tế bào có khả năng nhận cảm màu sắc. Có 3 loại tế bào nón tương ứng với khả năng nhận diện 3 màu: đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Khi một hoặc nhiều tế bào nón bị rối loạn cấu trúc hoặc chức năng, mắt sẽ giảm/mất khả năng phân biệt màu sắc. Nguyên nhân gây mù màu là gì? Di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh. Do đó, mù màu còn được xem như là một bệnh bẩm sinh ở trẻ. Mức độ mù màu bẩm sinh có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Biến chứng của bệnh: Tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng; bệnh đái tháo đường; bệnh Alzheimer, Parkinson; bệnh bất thường hồng cầu, bạch cầu;... đều có thể gây biến chứng mù màu. Thuốc: Một số thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, bệnh nhiễm trùng, bệnh thần kinh, rối loạn tâm lý, rối loạn cương dương,... có thể gây rối loạn phân biệt màu sắc Lão hóa: Thị giác màu sắc (sắc giác) của bệnh nhân giảm dần theo tuổi. Sự lão hóa có thể là một trong những nguyên nhân gây mù màu ở người lớn tuổi.
Triệu chứng mù màu là gì? Triệu chứng mù màu có thể khác nhau giữa các bệnh nhân, tùy mức độ của bệnh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Không phân biệt được một hoặc một số màu sắc: có thể biểu hiện các dấu hiệu sau: Dùng sai màu khi vẽ. Khó phân biệt màu sắc, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng yếu. Nhạy cảm với điều kiện quá sáng. Khó đọc khi có nhiều màu sắc trên cùng một trang giấy. Đau mắt, đau đầu khi nhìn vào màu mà trẻ kém phân biệt được. Đôi khi bệnh nhân chỉ thấy được màu đen, trắng và xám (hiếm). Rối loạn thị lực cũng có thể gặp ở bệnh nhân mù màu.
no_information
Giới nam: Bệnh mù màu gặp ở nam nhiều hơn so với nữ. Yếu tố di truyền: những người có bố mẹ, ông bà bị mù màu thì có nguy cơ cao mang gen bệnh, và có thể biểu hiện các triệu chứng bệnh mù màu. Thuốc: Một số thuốc ảnh hưởng đến võng mạc, dây thần kinh thị giác có thể là nguy cơ của bệnh.
Tất cả trẻ em từ 3-5 tuổi, đặc biệt là trẻ trai cần được khám mắt, kiểm tra sắc giác định kỳ bằng những bảng thiết kế đặc biệt. Kiểm tra ở giai đoạn sớm của tuổi đi học sẽ giúp phát hiện các bất thường của thị giác sắc giác - điều có thể gây phiền toái cho việc học của trẻ. Việc tầm soát này cũng cần thiết đối với một số ngành nghề đặc thù như lái xe,..
Xét nghiệm đánh giá khả năng phân biệt màu sắc: Bệnh nhân nhìn vào bảng có các hình chấm, và được yêu cầu tìm ra chấm màu đỏ. Xét nghiệm sắp xếp màu sắc tương đồng: Bệnh nhân được yêu cầu sắp xếp các màu sắc theo thứ tự tương đồng.
Mù màu có chữa được không? Hiện nay, chưa có một biện pháp nào có thể chữa khỏi mù màu hoàn toàn. Trẻ bị mù màu cần được thông báo đến giáo viên về những khó khăn mà trẻ gặp phải trong việc phân biệt màu sắc, để được hỗ trợ tại trường học. Mù màu do nguyên nhân sử dụng thuốc hoặc do biến chứng của một bệnh nền có thể được cải thiện khi ngừng thuốc hoặc điều trị bệnh nguyên. Kính lọc màu: đây là một loại kính mới được các nhà khoa học phát triển với tính năng tăng độ tương phản giữa những màu bệnh nhân không phân biệt được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kính này chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ triệu chứng, chứ không thể điều trị mù màu được. Điều quan trọng là người bị mù màu cần học cách sống chung với tình trạng kém phân biệt sắc giác này. Ghi nhớ thứ tự của đèn giao thông có thể giúp bệnh nhân tuân thủ luật khi tham gia giao thông trong tình trạng không thể phân biệt được các màu sắc của đèn. Các ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể hữu ích để giúp người mù màu nhận diện được các màu sắc.     Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán rối loạn di truyền Suy giảm thị lực: Những điều cần biết Song thị: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Mù mắt
Mù mắt là tình trạng mất thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt. Người bệnh có thể thấy mờ dần dần hoặc đột ngột mất thị lực không nhìn thấy gì, tình trạng này có thể thoáng qua hoặc mù vĩnh viễn không hồi phục. Tình trạng mờ mắt nhanh là một cấp cứu y tế, có thể là dấu hiệu báo trước của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra di chứng, biến chứng làm tổn thương mắt vĩnh viễn. Mù mắt có thể xảy ra khi người bệnh bị tổn thương các thành phần trên đường dẫn truyền thị giác như não bộ, dây thần kinh thị giác, võng mạc, giác mạc, thể thủy tinh, … Mù mắt có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh (mù mắt bẩm sinh) và không phân biệt giới tính, nam giới và nữ giới đều có nguy cơ bị mù mắt.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra mù mắt, trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm: Chấn thương mắt Bỏng mắt Viêm loét giác mạc Viêm màng bồ đào cấp Glaucoma góc đóng cấp Xuất huyết dịch kính Tắc động mạch trung tâm võng mạc Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc Bong võng mạc Viêm thần kinh thị giác cấp tính Đục thủy tinh thể: Đục thủy tinh thể do lão hóa Đục thủy tinh thể thứ phát: phát triển ở những người mắc một số loại bệnh như đái tháo đường, .. hoặc có thể do dùng thuốc corticosteroid kéo dài Đục thủy tinh thể do chấn thương Những bệnh lý có thể gây ra mù mắt bẩm sinh ở trẻ em là: Glaucoma bẩm sinh còn gọi là cườm nước Đục thủy tinh thể bẩm sinh còn gọi là cườm khô Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) Bướu nguyên bào võng mạc Những nguyên nhân có thể gây ra mù mắt tạm thời bao gồm: Tắc mạch máu do huyết khối hoặc mảng bám (những mảnh nhỏ của cholesterol hay chất béo) Hẹp mạch máu
Mất thị lực: người bệnh cảm thấy như có bóng râm hay tấm màn phủ lên mắt Có thể kèm theo các triệu chứng thần kinh khác như yếu cơ, nhức đầu, chóng mặt Bệnh glaucoma giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên đa số bệnh nhân đến khám đều đã ở giai đoạn muộn. Bệnh thường có các dấu hiệu sau: Glaucoma góc mở: là loại thường gặp nhất và tiến triển âm thầm Giảm thị lực từ từ, giảm thị lực khi vào nơi thiếu ánh sáng Đôi khi có nhức đầu, cảm giác nặng mắt khi làm việc nặng hoặc nhìn mờ như sương mù, thấy quầng xanh đỏ khi nhìn đèn Glaucoma góc đóng: phổ biến hơn ở những bệnh nhân gốc Á Giai đoạn cấp tính: bệnh nhân đau mắt dữ dội, giảm hoặc mất thị lực nhanh chóng, cần điều trị cấp cứu Giai đoạn mãn tính: triệu chứng giống như bệnh glaucoma góc mở ở giai đoạn sớm, không có triệu chứng rõ ràng Giai đoạn muộn: thu hẹp thị trường và giảm thị lực. Glaucoma bẩm sinh: Mắt trẻ to ra hơi khác thường, mắt không trong suốt, trẻ sợ ánh sáng, nheo mắt khi ra nắng, chảy nước mắt sống.  Nếu bệnh chỉ xảy ra ở một mắt, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt về màu sắc và kích thước giữa hai mắt: mắt to và màu xanh thường là mắt bệnh. Các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể bao gồm: Nhìn mờ. Có cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng (thấy chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh hoặc thấy quầng sáng quanh đèn). Nhìn màu có cảm giác bị nhạt hơn. Thị giác kém hơn vào ban đêm. Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình. Độ kính đang đeo bị thay đổi thường xuyên. Thị lực nhìn gần trở nên tốt hơn trong giai đoạn đầu, nhưng chỉ là tạm thời. Thị lực sẽ bị giảm khi đục thủy tinh thể phát triển nhiều hơn. Bệnh bướu nguyên bào võng mạc là bệnh ung thư ở mắt, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh biểu hiện rất âm thầm và khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Những biểu hiện thường thấy của bệnh ở giai đoạn tương đối muộn là: Đồng tử trắng: mắt bé sáng trắng, nhất là vào ban đêm như mắt mèo Lé nhẹ Mắt đỏ, đau nhức Giảm thị lực Sưng tấy hốc mắt Lồi mắt Chảy máu trong mắt không do chấn thương
no_information
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mù mắt bao gồm: Nồng độ cholesterol máu cao Tăng huyết áp Hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh glaucoma là: Người trên 60 tuổi Gia đình có người thân bị bệnh glaucoma Người bị viễn thị hoặc cận thị nặng Tự ý thường xuyên dùng thuốc nhỏ mắt trong thời gian dài không theo chỉ định của bác sĩ Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể là: Lớn tuổi Bệnh đái tháo đường Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời Chấn thương hoặc viêm nhiễm mắt Phẫu thuật mắt Sử dụng các thuốc nhóm corticosteroid trong thời gian dài Hút thuốc lá Những đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là: Trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 1,5kg hoặc tuổi thai lúc sinh dưới 33 tuần  Trẻ có cân nặng lúc sinh từ 1,5-2kg nhưng bị ngạt khi sinh, cần nằm lồng ấp, phải thở oxy kéo dài hoặc có những bệnh khác kèm theo Trẻ có cân nặng lúc sinh từ 1,5-2kg và đa thai (sinh đôi, sinh ba)
Những biện pháp góp phần phòng ngừa mù mắt bao gồm: Kiểm soát đường huyết (đối với với bệnh nhân đái tháo đường) Kiểm soát huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu Tuân thủ điều trị các bệnh lý mạn tính hoặc cấp tính có thể gây ra mù mắt Không hút thuốc lá. Khám mắt định kỳ hàng năm để điều chỉnh tật khúc xạ hoặc để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý dẫn đến mù mắt.
Khám mắt, kiểm tra thị lực, soi đáy mắt  Xét nghiệm: Siêu âm tim: tìm huyết khối trong tim và quan sát quá trình di chuyển đến não. Chụp động mạch cộng hưởng từ (MRA) Chụp mạch máu
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mù mắt mà áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Dùng thuốc: aspirin hoặc thuốc chống đông để phòng ngừa huyết khối. Phẫu thuật loại bỏ tắc nghẽn trong trường hợp tắc mạch máu bằng phương pháp bơm bóng đặt mạch máu nhân tạo dạng lưới. Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể: Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho người bệnh đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật lấy thủy tinh thể là cách điều trị hiệu quả nhất. Hiện nay phẫu thuật lấy thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất của chuyên khoa mắt và là một trong những phẫu thuật an toàn nhất và cho kết quả rất tốt. Chủ yếu có hai cách lấy thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể và giúp bệnh nhân quyết định cách tốt nhất: Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể (hay còn gọi là phương pháp phaco): bác sĩ sẽ tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc, sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng có tần số siêu âm làm thủy tinh thể mềm nhuyễn, sau đó được hút hoàn toàn ra ngoài.  Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao: bác sĩ sẽ tạo một đường rạch dài hơn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra, sau đó đặt một kính nội nhãn thay vào vị trí của thủy tinh thể. Kính nội nhãn là một thấu kính nhân tạo trong suốt, sẽ là một phần của mắt bệnh nhân suốt đời, giúp bệnh nhân cải thiện thị lực. Điều trị trẻ bị glaucoma: Phẫu thuật giải áp Sau mổ, tiếp tục điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc nhỏ mắt  Tái khám định kỳ theo lịch hẹn để được đo nhãn áp, kiểm tra thị lực và soi đáy mắt Điều trị trẻ bị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám từ vài ngày cho đến vài tuần một lần. Trẻ cần được theo dõi sát liên tục để xem xét chỉ định can thiệp cho đến khi qua khỏi giai đoạn nguy hiểm để tránh những biến chứng muộn có thể xảy ra như lé, cận thị nặng, tăng nhãn áp, bong võng mạc.   Xem thêm: Vì sao trẻ sinh non thường mắc bệnh lý võng mạc? Suy giảm thị lực: Những điều cần biết Thông tin về bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô) Đục thủy tinh thể: Nên mổ sớm, đừng chần chừ
Mất khứu giác
Mũi là một trong năm giác quan của con người có chức năng cảm nhận mùi. Về cấu tạo giải phẫu, vùng ngửi của mũi nằm ở nóc của mỗi ổ mũi, ngay sau khoảng cách giữa hai mắt. Bình thường, mũi người có chừng 100 triệu tế bào thần kinh để ngửi và khoảng 1.000 gen khác nhau nằm trong các tế bào cảm thụ khứu giác này. Mỗi thụ thể thần kinh chỉ phân tích, tiếp nhận một số mùi nhất định. Tín hiệu điện từ thụ thể khứu giác sẽ được chuyển về não bộ để xác định được mùi hương của sự vật. Mất khứu giác là tình trạng xảy ra khi bạn mất cảm giác ngửi mùi. Tình trạng này thường gây ra bởi tình trạng ở mũi hoặc chấn thương não (mất khứu giác sau tai nạn), nhưng một số người khi sinh đã không có khứu giác (mất khứu giác bẩm sinh). Bất kỳ vấn đề nào trong hệ thống khứu giác này - tắc nghẽn hoặc tắc nghẽn trong mũi, viêm niêm mạc, bệnh thần kinh khứu giác hoặc chức năng não bị thay đổi  đều ảnh hưởng đến khả năng ngửi và có thể dẫn đến mất khứu giác. Việc tự phục hồi liên quan đến thời gian vì vậy nếu có các vấn đề về rối loạn khứu giác cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp. Mất mùi có thể là một phần (hyposemia) hoặc hoàn toàn (anosmia), và có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân. Mặc dù mất mùi hiếm khi là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng, thậm chí mất mùi một phần có thể khiến bạn mất hứng thú với việc ăn uống, điều này có thể dẫn đến giảm cân, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí trầm cảm. Mất khứu giác cũng ảnh hưởng đến khả năng thưởng thức. Nếu không có khứu giác, vị giác của chúng ta chỉ có thể phát hiện ra một vài hương vị và điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Các tình trạng gây kích ứng tạm thời hoặc tắc nghẽn niêm mạc niêm mạc bên trong mũi của bạn là nguyên nhân phổ biến nhất của việc mất mùi. Chúng có thể bao gồm: Viêm xoang cấp tính (nhiễm trùng xoang) Cảm lạnh thông thường Hay sốt Cúm (cúm) Viêm mũi không dị ứng ( nghẹt mũi mãn tính hoặc hắt hơi không liên quan đến dị ứng) Cản trở đường mũi: Các điều kiện hoặc vật cản cản luồng khí đi qua mũi của bạn có thể bao gồm: Biến dạng xương bên trong mũi của bạn Polyp mũi Khối u Tổn thương não hoặc dây thần kinh của bạn Ít phổ biến hơn, các dây thần kinh dẫn đến trung tâm khứu giác của não hoặc đến chính bộ não có thể bị tổn thương hoặc xấu đi do: lão hóa Bệnh Alzheimer Chứng phình động mạch não (phình động mạch trong não của bạn) Phẫu thuật não U não Phơi nhiễm hóa chất đối với một số loại thuốc trừ sâu hoặc dung môi Bệnh tiểu đường bệnh Huntington Hội chứng Kallmann (một tình trạng di truyền hiếm gặp) Hội chứng Klinefelter (một tình trạng hiếm gặp ở nam giới có thêm nhiễm sắc thể X trong hầu hết các tế bào của họ) Rối loạn tâm thần của Korsakoff (một rối loạn não do thiếu thiamin) Suy dinh dưỡng Thuốc (ví dụ, một số loại thuốc huyết áp cao) Đa xơ cứng Nhiều hệ thống teo (MSA) (một rối loạn tiến triển của hệ thống thần kinh) Niemann-Pick (Bệnh Pick, một dạng mất trí nhớ) Bệnh xương của Paget (một bệnh ảnh hưởng đến xương của bạn, đôi khi là ở mặt) bệnh Parkinson Xạ trị Nâng mũi Tâm thần phân liệt Hội chứng Sjogren (một bệnh viêm thường gây khô miệng và mắt) Chấn thương sọ não Thiếu kẽm Thuốc xịt mũi có chứa kẽm (lấy ra khỏi thị trường vào năm 2009) Các nguyên nhân khác có thể bao gồm: Vài loại thuốc bao gồm kháng sinh như metronidazole; Sử dụng ma túy như cocain hoặc amphetamine; Lạm dụng rượu lâu dài; Suy giáp; Hội chứng Cushing (nồng độ hormone cortisol trong máu cao); Bệnh gan hoặc thận; Thiếu vitamin B12; Bệnh u hạt với viêm đa mạch – một rối loạn không thường gặp ở các mạch máu; Sarcoidosis – một bệnh hiếm gặp làm cho các tế bào cơ thể kết cụm; Mất khứu giác bẩm sinh.
Dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng của mất khứu giác là không ngửi thấy mùi. Một số người bị tình trạng này nhận thấy sự thay đổi ở khứu giác, ví dụ như không thể ngửi thấy những mùi quen thuộc như lúc trước. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Mất khứu giác do cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang thường tự khỏi sau vài ngày. Nếu điều này không xảy ra, hãy đi khám bác sĩ để họ có thể loại trừ các tình huống nghiêm trọng hơn. Mất khứu giác đôi khi có thể được điều trị, tùy thuộc vào nguyên nhân. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc loại bỏ các tắc nghẽn trong đường mũi. Trong các trường hợp khác, mất khứu giác có thể là vĩnh viễn. Đặc biệt sau 60 tuổi, bạn có nhiều nguy cơ mất khứu giác. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.
no_information
Mất khứu giác là tình trạng rất thường gặp, ảnh hưởng ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Cách tốt nhất để bảo vệ khứu giác là phòng và điều trị các nguyên nhân gây rối loạn khứu giác nói trên, như chữa các bệnh: Cảm, cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm xoang... một cách triệt để.  Trong sinh hoạt mọi người nên đeo khẩu trang bảo vệ tránh khói, bụi, không khí lạnh… mỗi khi ra đường. Nên có thói quen rửa mũi bằng nước muối sinh lý từ 2-3 lần hàng ngày hoặc mỗi khi đi ra ngoài về nhà để làm sạch niêm mạc mũi.  Luyện tập khứu giác như ngửi mùi các loại hoa, thức ăn cho quen... để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường của khứu giác và điều trị khi bệnh mới phát triển...  Không hút thuốc lá
Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng hiện tại, khám mũi và toàn thân đồng thời hỏi về tiền sử bệnh lý Bác sĩ có thể đặt các câu hỏi như bệnh bắt đầu khi nào, tất cả hay chỉ một số loại mùi bị ảnh hưởng và bạn có thể nếm thức ăn được hay không. Có thể sử dụng một số phương pháp đánh giá khứu giác giúp đánh giá mức độ, nguyên nhân. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể , bác sĩ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây: Chụp cắt lớp vi tính (CT), sử dụng các tia X để tạo ra một hình ảnh chi tiết về bộ não; Chụp cộng hưởng từ (MRI), sử dụng sóng vô tuyến điện và từ trường để xem cấu trúc não; X-quang hộp sọ; Nội soi mũi để quan sát bên trong mũi.
Nguyên tắc điều trị là điều trị các nguyên nhân gây rối loạn khứu giác. Trường hợp bệnh nhân bị mất khứu giác vận chuyển do viêm mũi dị ứng, viêm mũi và viêm xoang nhiễm khuẩn, polyp, u tân sinh và các bất thường cấu trúc của khoang mũi có thể tiến hành điều trị chuyên khoa các bệnh này.  Mất khứu giác có hồi phục được không? Mất khứu giác có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tìm được nguyên nhân và điều trị sớm. Mất mùi do cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang thường sẽ tự hết sau vài ngày. Nếu tình trạng này kéo dài có thể đến gặp bác sĩ để tìm các nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Những người bị mất khứu giác bẩm sinh không có khả năng ngửi được mùi suốt đời và không có khái niệm gì về mùi. Hiện nay, không có phương pháp chữa trị hay điều trị chứng mất khứu giác bẩm sinh. Điều trị mất khứu giác tùy thuộc vào nguyên nhân, các phương pháp điều trị có thể bao gồm: Kháng sinh. Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc loại bỏ các vật cản đang chặn đường mũi Phẫu thuật polyp mũi, lệch vách mũi và viêm xoang tăng sản mạn tính thường mang lại kết quả tốt là tái phục hồi khứu giác. Các thuốc kháng histamin, liệu pháp glucocorticoid tại chỗ hoặc toàn thân. Dùng kẽm và vitamin (nhất là vitamin A) được nhiều thầy thuốc tán thành và có kết quả tốt. Vì thiếu hụt kẽm nặng có thể gây ra mất và sai lệch khứu giác và thiếu vitamin A có thể gây ra mất khứu giác.  Những bệnh nhân mất khứu giác cảm giác thần kinh thường không có cách điều trị hiệu quả. Cắt nguồn gây hại như khói thuốc lá và các hóa chất độc khác trong không khí có thể hồi phục khứu giác cho bệnh nhân bị mất khứu giác loại này. Xem thêm: Viêm mũi dị ứng khác gì viêm mũi thông thường? Cách điều trị hiệu quả Dấu hiệu điển hình của viêm xoang Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có sao không?
Mụn rộp (herpes) sinh dục
Mụn rộp sinh dục là bệnh gì? Mụn rộp sinh dục hay còn gọi là bệnh Herpes sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục do siêu vi Herpes simplex virus (viết tắt là HSV) gây ra. Theo thống kê tại Mỹ, có ít nhất 50 triệu người, trong đó có khoảng 1⁄6 người trưởng thành bị nhiễm HSV. Mụn rộp sinh dục ở nữ giới phổ biến hơn là mụn rộp sinh dục ở nam giới. Nhiễm siêu vi HSV có thể gây ra vết loét và mụn nước quanh môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Đôi khi, nhiễm HSV không gây ra vết loét hoặc người bệnh bị nhiễm HSV nhưng không phát hiện ra do đó gây khó khăn trong việc ngăn chặn lây lan. Mụn rộp sinh dục là loại bệnh khó chữa khỏi do bệnh xuất hiện ở nơi dễ quan sát thấy như miệng, môi, má, đùi... khiến người bệnh mất tự tin, e ngại, xấu hổ và bệnh tái phát nhiều lần khiến người bệnh dễ chán nản, bi quan, bỏ điều trị. Tuy nhiên, có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn bệnh xảy ra. Mụn rộp sinh dục ở phụ nữ đang mang thai có thể làm sảy thai, sinh non hoặc lây truyền cho con. Em bé bị mụn rộp sinh dục bẩm sinh (mụn rộp sơ sinh) có nguy cơ bị tổn thương não, mù mắt, mờ mắt, thậm chí là tử vong do nhiễm khuẩn máu. Bệnh mụn rộp sinh dục còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh xã hội như HIV, sùi mào gà và các bệnh về da khác.
Nguyên nhân mụn rộp sinh dục là do siêu vi HSV gây ra. Siêu vi này có 2 chủng: HSV-1 và HSV-2. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất của mụn rộp sinh dục là HSV-2. HSV-1 thường gây ra vết loét xuất hiện trên miệng, môi và mắt, tuy nhiên HSV-1 đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ.
Bình thường có khoảng 10% người lành mang siêu vi nhưng không có biểu hiện lâm sàng, hoặc nếu có thì cũng rất nhẹ. Người bệnh có thể không nhận thấy các triệu chứng nhẹ hoặc nhầm lẫn với tình trạng khác ở da, vì vậy, hầu hết những người nhiễm mụn rộp đều không biết mình bị bệnh. Trong điều kiện sức khỏe giảm sút, viêm nhiễm, sức đề kháng giảm thì siêu vi sẵn có trong cơ thể trở thành gây bệnh gây nên mụn rộp ở bộ phận sinh dục (mụn rộp sinh dục) hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Khi một người bị nhiễm HSV lần đầu tiên, các triệu chứng mụn rộp sinh dục sẽ xuất hiện khoảng 2 đến 10 ngày sau khi siêu vi xâm nhập vào cơ thể. Các triệu chứng của đợt bùng phát đầu tiên có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần bao gồm: Các triệu chứng giống như cúm: sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi và buồn nôn Vết loét: xuất hiện dưới dạng mụn nước nhỏ, chứa đầy chất lỏng. Các vết loét thường tập trung lại thành cụm, khu vực xuất hiện vết loét sẽ bị sưng và đau. Người bệnh mụn rộp sinh dục khi quan hệ tình dục sẽ đau rát, giảm khoái cảm, đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần trong ngày, nặng hơn có thể đi tiểu ra máu hoặc dịch mủ. Sau đó, vết loét vỡ ra và giải phóng chất lỏng. Sau một khoảng thời gian, các vết loét sẽ khô và lành lại mà không để lại sẹo. Ở nam giới, các thương tổn xảy ra trên quy đầu dương vật, thân dương vật hoặc các phần khác của vùng sinh dục như mặt trong của đùi, trên mông, hay hậu môn. Ở phụ nữ, thương tổn xuất hiện trên hoặc gần xương mu, ở môi nhỏ, âm vật, âm hộ, mông hay hậu môn. Viêm hậu môn và trực tràng do siêu vi HSV là dấu hiệu phổ biến đối với những người bị lây nhiễm do giao hợp hậu môn Những người bị bộc phát mụn rộp lần đầu có thể bị bùng phát trở lại, đặc biệt là khi bị nhiễm HSV-2. Bệnh có thể tiềm ẩn trong cơ thể người bệnh trong suốt phần đời còn lại, nhưng số lần bộc phát có xu hướng giảm dần theo thời gian. Những lần tái phát lặp lại thường ngắn hơn và ít trầm trọng hơn so với lần đầu. Các triệu chứng của Herpes tái phát: Cảm giác nóng rát, ngứa ran gần nơi siêu vi xâm nhập vào cơ thể Đau ở lưng, mông, đùi hoặc đầu gối Vết loét có thể xuất hiện. Các vết loét sẽ lành nhanh hơn trong vòng 3 đến 7 ngày. Ngoài ra, đợt tái phát thường ít đau hơn so với lần đầu. Thường không có sốt hoặc sưng ở vùng sinh dục   Mụn rộp sinh dục: Chớ coi thường!
Bệnh mụn rộp sinh dục rất dễ lây lan cho người khác, người mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm chính. Bệnh có thể lây truyền qua nhiều con đường như: Từ mẹ truyền sang con: phụ nữ mang thai bị nhiễm siêu vi HSV có thể truyền bệnh cho con trong khi mang thai (qua nước ối), trong khi sinh (khi thai nhi đi ngang qua bộ phận sinh dục bị nhiễm bệnh của mẹ) hoặc sau khi sinh (khi trẻ tiếp xúc với vết loét trên cơ thể mẹ bị bệnh). Tuy nhiên, siêu vi HSV không đi qua sữa mẹ. Lây truyền qua đường tình dục: do quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn với người bệnh. Lây truyền qua đường máu: do dùng chung kim tiêm hoặc khi truyền máu (nhận máu từ người bệnh) Tiếp xúc trực tiếp với vết loét, nước bọt và da vùng miệng của người bị nhiễm mụn rộp ở miệng, nước bọt và da vùng sinh dục của người bị nhiễm mụn rộp sinh dục (HSV có thể có mặt trên da ngay cả khi không có vết loét). Lây truyền do dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
Người có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình Người có thói quen sinh hoạt không sạch sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tồn tại trong cơ thể bùng phát và gây bệnh Người có sức đề kháng kém hoặc đang trong tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch Trẻ sơ sinh, thai nhi (lây truyền từ mẹ) Người được truyền máu
Nếu mẹ bị nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục: Trong thai kỳ: dùng thuốc chống siêu vi cho đến cuối thai kỳ. Thuốc có thể làm giảm triệu chứng của mụn rộp sinh dục tại thời điểm sinh. Trong giai đoạn chuyển dạ sinh: bác sĩ thường chỉ định sinh mổ cho những trường hợp mẹ có sang thương mụn rộp ở vùng sinh dục Sau khi sinh: cần che chắn, không cho bé tiếp xúc với vết loét trên cơ thể mẹ. Nếu mẹ có vết loét trên vú, không cho bé bú từ vú đó Quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình an toàn để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bao cao su không thể che hết được tất cả các vết loét mụn rộp. Ngoài ra, siêu vi HSV có thể hiện diện ở các vùng da bị bị bệnh trước khi vết loét xuất hiện. Do đó, bao cao su có thể sẽ không bảo vệ triệt để khỏi bị mụn rộp sinh dục. Nếu có quan hệ với người bị mụn rộp sinh dục, cần: Bạn tình uống thuốc chống mụn rộp hàng ngày Tránh quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng khi bạn tình có các triệu chứng của mụn rộp sinh dục (tức là khi bệnh bộc phát) Nếu quan hệ tình dục qua đường miệng, phải dùng tấm lưới bảo vệ miệng. Vệ sinh cá nhân trước và sau khi quan hệ tình dục sạch sẽ Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ Không dùng kim tiêm hay các vật dụng có chứa máu, dịch nhầy, mủ của người nghi nhiễm bệnh. Không dùng chung vật dụng cá nhân: quần áo, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm... Vệ sinh bồn tắm, bồn cầu và nhiều vật dụng khác trước khi sử dụng
Khám lâm sàng: quan sát sang thương mụn rộp sinh dục Xét nghiệm: Xét nghiệm dịch tiết từ vết loét: tìm siêu vi HSV Xét nghiệm máu: tìm kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống lại siêu vi
Mụn rộp sinh dục khó chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra. Điều trị mụn rộp sinh dục càng sớm càng có hiệu quả. Liệu pháp ức chế: sử dụng thuốc kháng siêu vi có thể giúp: Rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát. Giảm số lượng các lần tái phát (nếu được sử dụng hàng ngày) Ngăn chặn sự bùng phát trong một thời gian dài (trong một số trường hợp) Giảm nguy cơ truyền siêu vi HSV từ người bị mắc phải cho người khác Thuốc kháng siêu vi dạng uống có hiệu quả cao trong điều trị cả hai thể nguyên phát và thứ phát và có tác dụng làm giảm sự lây truyền bệnh bao gồm: acyclovir, valacyclovir và famciclovir. Acyclovir là một thuốc kháng siêu vi được sử dụng chống lại siêu vi Herpes, thủy đậu, và Epstein-Barr virus. Thuốc này làm giảm đau và giảm mức độ thương tổn trong thời gian đầu của Herpes sinh dục đồng thời làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt tái phát. Valacyclovir giúp làm giảm các cơn đau, giảm các cảm giác khó chịu và chữa lành các vết loét nhanh hơn. Famciclovir giúp điều trị tại ổ siêu vi giúp các tổn thương mau lành, đồng thời ngăn ngừa chống phát triển bệnh. Tuy nhiên nên thận trọng dùng thuốc với người có tiền sử mắc bệnh thận Cần khám và tư vấn đầy đủ trước khi có chỉ định sử dụng thuốc.     Xem thêm: Thông tin cần biết về mụn rộp sinh dục Mụn rộp sinh dục có phải là sùi mào gà không? Ngứa vùng kín nữ, nguyên nhân do đâu?
Meniere (rối loạn thính lực)
Bệnh Meniere là gì? Bệnh Meniere là một bệnh lý rối loạn thính lực, xảy ra ở tai trong do tăng bất thường dịch và ion nội mô. Bệnh có thể ảnh hưởng tới một hoặc cả hai bên tai. Người bị mắc bệnh sẽ bị ù tai kéo dài kèm theo những cơn chóng mặt, cảm giác xoay trong và có thể mất thính lực vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây bệnh Meniere hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Để cho các cơ quan cảm giác ở trong tai hoạt động chính xác, chất nội dịch trong tai cần giữ thể tích, áp suất và thành phần hóa học nhất định. Bệnh có thể xuất hiện khi áp lực chất dịch trong tai quá cao hoặc tính chất của nội dịch trong tai thay đổi. Bên cạnh đó, bệnh có thể liên quan đến tính chất di truyền trong gia đình, các chấn vùng đầu, nhiễm trùng tãi giữa hoặc tai trong và cũng thường xuyên xuất hiện ở người hay sử dụng bia rượu. Tuy nhiên, do không có nguyên nhân chính nào gây ra bệnh nên bệnh  Meniere được gây ra bởi sự kết hợp của nhiều tác nhân.
Triệu chứng của bệnh Meniere có đặc điểm xuất hiện theo cơn, gồm có các triệu chứng chính: Mất thính lực, ù tai, chóng mặt, cảm thấy có áp lực ở tai. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác đi kèm như: Buồn nôn, đổ mồ hôi, nhức đầu, không kiểm soát được cử động mắt.
no_information
Bệnh Meniere là một bệnh lý mạn tính gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi đặc biệt ở tuổi từ 20 – 40 tuổi, hiếm gặp ở tuổi già và không phân biệt giới tính. Ở trẻ em, bệnh thường xuất hiện kết hợp cùng với các bất thường ở tai trong. Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh gồm có: bất thường về giải phẫu, mắc các bệnh dị ứng, bệnh tự miễn, khuyết tật bẩm sinh... Người bệnh nên đi khám chuyên khi xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mất thị lực, rối loạn ý thức, đau ngực, yếu tay chân để được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả.
Hạn chế sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá và các chất kích thích, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giảm lượng muối giúp tăng cường điều trị bệnh. Ngoài ra người bệnh cần nghỉ ngơi khi xuất hiện các cơn đau đầu, chóng mặt. Khi xuất hiện các triệu chứng cần đến khám tại cơ sở y tế khi có biện pháp điều trị phù hợp.
Việc chẩn bệnh Meniere dựa vào biểu hiện việc khám lâm sàng và tiền sử bệnh. Người bệnh nên đi khám khi xuất hiện những triệu chứng như xuất hiện những cơn đau đầu nghiêm trọng, mất thính lực, mất ý thức, yếu tay chân, đi lại khó khăn, dễ ngã. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện trên lâm sàng kết hợp với hỏi bệnh. Sau khi thăm khám, các bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm chuyên khoa như: Xét nghiệm máu tìm phản ứng viêm đánh giá tình trạng bệnh. Đo thính lực cho biết khả năng nghe của người bệnh và xác định nguồn gốc của vấn đề thính lực là ở tai trong hay do dây thần kinh truyền tín hiệu giữa tai trong và não. Kiểm tra khả năng cân bằng: Giữa các cơn chóng mặt, trạng thái cân bằng trở lại bình thường ở hầu hết người mắc bện. Hầu hết các bài kiểm tra cân bằng cho kết quả bất thường ở người bị bệnh. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm căn nguyên bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh Meniere rất quan trọng, cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và khám lại theo lịch để kết quả điều trị tốt nhất. Các phương pháp điều trị chính gồm có: Giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, ăn ít muối đồng thời sử dụng thuốc điều trị giảm áp lực tai trong. Nghỉ ngơi khi xuất hiện các cơn đau đầu, không làm việc, đọc sách, xem tivi khi cơn đau đang diễn ra. Một số trường hợp bệnh nhân đáp ứng đáp ứng điều trị với phương pháp phục hồi chức năng tiền đình, dùng máy trợ thính... Thực hiện phẫu thuật can thiệp khi các cơn chóng mặt gây suy nhược nghiêm trọng hoặc các phương pháp điều trị khác không có tác dụng     Xem thêm: Khi nào cần đo thính lực? Đo thính lực đơn âm và đo nhĩ lượng Sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở sơ sinh: Phát hiện sớm & can thiệp thính lực cho trẻ
Mất ngủ mãn tính
Mất ngủ mãn tính là tình trạng khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ vào ban đêm, thức giấc sớm và không ngủ lại được trong thời gian ít nhất 1 tháng. Hầu hết những người mất ngủ đều có các biểu hiện trên. Mất ngủ dưới 1 tháng gọi là mất ngủ cấp ( ngắn hạn) và mất ngủ trên 1 tháng là mất ngủ mãn tính. Ước tính 10 – 15 % dân số mất ngủ ngắn hạn hoặc mãn tính. Nước Mỹ có 12,7% người lớn mất ngủ mãn tính, 44% người cao huyết áp mất ngủ so với 19,3% ở người bình thường. Thức giấc giữa đêm (middle-of-the-night: MONT), khó ngủ trở lại (difficulty returning to sleep: DRS), thức sớm gặp nhiều nhất ở người mất ngủ mãn tính và thường kèm tình trạng khó vào giấc ngủ. Người Việt là một trong các dân tộc có thói quen ngủ trưa rất hợp lý và khoa học nhưng khi mất ngủ mãn tính thì giấc ngủ trưa cũng không còn. Ngủ ngày hay gặp ở người lớn tuổi và bắt đầu một thời kỳ bệnh lý mới.
Nguyên nhân mất ngủ mãn tính là do chất lượng cuộc sống giảm sút, các bệnh lý cơ thể trong đó có bệnh lý tâm thần, cơ thể bị giảm miễn dịch tự nhiên. Có thể kể ra các nguyên nhân sau: Mất ngủ do bệnh tật: Đau nhức xương khớp, thoái hoá đốt sống, thoái hóa khớp, loãng xương gây đau nhức về đêm. Các bệnh về tim mạch: Cao huyết áp, thiếu máu cơ tim (thiểu năng mạch vành), suy tim gây đau tức ngực, khó thở. Các bệnh đường hô hấp: Các bệnh giãn phế quản, hen phế quản gây ho nhiều, khó thở. Các bệnh đường tiêu hoá: Bệnh dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hoá. Các bệnh đường tiết niệu, sỏi tiết niệu (sỏi thận , sỏi bàng quang..), u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường, thường gây đi tiểu nhiều lần trong đêm. Bệnh tâm thần: Người có bệnh tâm thần bị mất ngủ mãn tính nhiều hơn và khó ngủ trở lại hơn người không bị bệnh. Mất ngủ do ảnh hưởng xấu của môi trường Các yếu tố hay gặp như: Nhà chật chội, đông người, nơi nhiều tiếng ồn ào, mất vệ sinh hay gặp ở vùng đô thị làm người bệnh càng thêm khó ngủ. Mất ngủ do ăn uống không điều độ Nếu ăn quá no, uống nhiều nước trước khi ngủ hoặc uống rượu, bia, ăn nhiều chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá ...) cũng ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Mất ngủ do rối loạn tâm sinh lý Bệnh trầm cảm, tức giận, buồn rầu, ghen tị, lo âu quá mức (lo lắng trong công việc, về tài chính, về bệnh tật ..), stress kéo dài, tâm thần phân liệt … Mất ngủ do thay đổi hormone Estrogen, hormone thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt. Mất ngủ do suy giảm các chức năng của cơ thể, suy giảm hàm lượng hormon Đây là một nguyên nhân rất khó tránh khỏi, tuổi tác càng cao thì mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó chức năng của hệ thần kinh trung ương là rất nhạy cảm. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng mất ngủ mãn tính như: Quá lo lắng về giấc ngủ của mình Cố gắng thử và chủ ý dùng nhiều thời gian cho giấc ngủ. Khi cố gắng ngủ nghĩa là bệnh nhân đang cố tình quên đi một điều gì đó, vì vậy sẽ không tránh khỏi thức tỉnh, thậm chí thức trắng, kết quả là chỉ thiếp đi khi quá mệt mỏi. Lúc này mất ngủ càng thêm tồi tệ.
Người bị bệnh mất ngủ thường gặp phải các triệu chứng sau đây: Trằn trọc khó ngủ Dễ tỉnh giấc nhưng rất khó ngủ lại Thức dậy quá sớm Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy Bệnh nhân không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ Bệnh nhân cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày Khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu Gặp khó khăn trong các vấn đề về chú ý, tập trung và ghi nhớ Nhức đầu hay căng thẳng... Mệt mỏi, uể oải trong ngày. Bồn chồn, dễ nóng giận. Quên, không thể tập trung vào công việc. Khó đưa ra những quyết định sáng suốt. Tăng tính bị ám thị, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Mất khả năng thiết lập kế hoạch cho tương lai. Có thể có những ảo giác nghĩa là nhìn thấy những hình ảnh không có thực. Những dấu hiệu này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tình trạng mất ngủ nhiều hay ít của bệnh nhân. Khi thấy có những triệu chứng trên bệnh nhân nên đi đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
no_information
Mất ngủ mãn tính có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng, từ nam đến nữ, từ trẻ đến già. Tuy nhiên đối tượng thường hay bị mất ngủ mãn tính là: Những người bị bệnh nội khoa Người phải đối mặt với lo âu như thi cử hoặc phỏng vấn xin việc làm, đối mặt với sự thất bại, sự mất mát, thay đổi cuộc sống Người bị mệt mỏi, căng thẳng và stress kéo dài hay những trường hợp rối loạn nhân cách. Người hay sử dụng các chất kích thích như cafe, thuốc lá, ma túy, người nghiện ngập thường rất dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa rối loạn giấc ngủ: Đảm bảo phòng ngủ phải yên tĩnh, phòng tối và mát: tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt… có thể cản trở giấc ngủ. Hãy thử sử dụng một máy âm thanh hoặc nút tai để giấu tiếng ồn bên ngoài, mở cửa sổ hoặc quạt để giữ cho căn phòng mát mẻ. Sử dụng rèm cửa hoặc mặt nạ ngủ để ngăn chặn ánh sáng. Cố định một lịch ngủ: hỗ trợ đồng hồ sinh học bằng cách đi ngủ và thức dậy vào đúng giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần, ngay cả khi đang mệt mỏi. Điều này sẽ giúp bạn có thể quay lại chu kỳ giấc ngủ thường xuyên. Tránh ngủ trưa quá nhiều: ngủ trưa trong ngày có thể làm cho khó khăn hơn để ngủ vào ban đêm. Bạn có thể ngủ một giấc ngủ ngắn, tối đa đến 30 phút và dậy trước 15h. Tránh các hoạt động kích thích và những tình huống căng thẳng trước khi đi ngủ: bao gồm các bài tập mạnh; thảo luận hay tranh luận lớn; xem tivi, máy tính hoặc sử dụng video game. Thay vào đó, tập trung vào các hoạt động nhẹ nhàng yên tĩnh như: đọc sách, đàn hoặc nghe nhạc nhẹ. Hạn chế cà phê, rượu, bia và nicotine: ngừng uống đồ uống có chứa cafein ít nhất 8 giờ trước khi đi ngủ. Tránh uống rượu vào buổi tối; trong khi uống rượu có thể làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng nó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Bỏ hút thuốc lá hoặc tránh hút thuốc vào ban đêm vì nicotine là một chất kích thích. Sử dụng một cuốn nhật ký mất ngủ để xác định thói quen gây mất ngủ: nhiều khi thói quen hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ như xem tivi khuya hoặc lướt Internet Ví dụ: Người bệnh có thể theo dõi ghi vào cuốn nhật ký của mình giờ nào đi vào giấc ngủ và giờ nào thức dậy, nơi đi vào giấc ngủ, những gì mình đã ăn và uống cũng như bất kỳ sự kiện căng thẳng xảy ra trong ngày.
Để chẩn đoán bệnh mất ngủ mãn tính cần đòi hỏi một sự kiểm tra tỉ mỉ. Mỗi bệnh nhân mất ngủ mãn tính sẽ được phân tích những vấn đề xung quanh giấc ngủ: thói quen ngủ của bệnh nhân  như thế nào, tư thế ngủ, môi trường phòng ngủ ra sao, loại thuốc gì mà bệnh nhân đã dùng, bệnh nhân dùng bữa khi nào, đã uống gì vào buổi sáng và buổi tối ngày hôm đó… Tất cả những điều này và thêm nhiều điều khác nữa sẽ được xem xét để có được chẩn đoán chính xác Chẩn đoán mất ngủ dựa trên lời khai chủ quan của người bệnh Đối với mất ngủ ở tuổi trung niên cần được tiếp cận về tâm sinh lý, về hoạt động tâm thần, nhất là giới nữ.
Cách tốt nhất để chữa bệnh mất ngủ mãn tính là cần phải tìm được nguyên nhân gây ra  tình trạng mất ngủ này. Liệu pháp tâm lý:  Phương pháp này có vai trò rất quan trọng trong chữa trị mất ngủ mãn tính. Thư giãn đơn giản như: ngồi thiền, luyện khí công, yoga, tập dưỡng sinh, …đều hiệu quả để chữa trị chứng mất ngủ. Thực hiện nếp sống và chế độ ăn uống điều độ, tinh thần lạc quan, thường tham gia các hoạt động cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ, theo đuổi một hay vài thú tiêu khiển lành mạnh cũng là những yếu tố giúp loại bỏ chứng mất ngủ. Ăn một số loại thức ăn bổ dưỡng điều trị mất ngủ như Trà hoa cúc, bột yến mạch hoặc thịt gà vào bữa tối, một cốc mật ong ấm trước khi ngủ….giúp khắc phục bệnh mất ngủ mãn tính. Ngoài ra có thể điều trị mất ngủ bằng thuốc: Tây y: Sử dụng các thuốc an thần hỗ trợ điều trị bệnh này, tuy nhiên về lâu dài, tác dụng phụ là điều khó tránh. Đông y lại thường dùng các thảo dược hoạt huyết, thông mạch, dưỡng não, bổ huyết giúp người bệnh dần dần khắc phục những triệu chứng của mất ngủ.     Xem thêm: Giải pháp nào cho người mất ngủ? Thuốc nào trị chứng mất ngủ? 7 bài thuốc chữa mất ngủ Món ăn - bài thuốc phòng chống mất ngủ
Mụn rộp lành tính
Mụn rộp là gì? Mụn rộp là những mụn nước nhỏ và gây đau, thường xuất hiện trên hoặc xung quanh môi (mụn rộp ở môi). Vùng da quanh mụn nước thường có màu đỏ, sưng và đau. Bệnh do siêu vi Herpes simplex virus (HSV) gây ra. Đôi khi, mụn rộp cũng xuất hiện phổ biến trong miệng hay trên mặt (mụn rộp ở mép, mụn rộp ở lưỡi). Tuy nhiên, các vết loét này cũng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm bàn tay, mắt hay bộ phận sinh dục. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng mắt nào lúc mụn vỡ, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay lập tức vì nhiễm trùng do siêu vi Herpes simplex có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không có phương pháp điều trị kịp thời. Có khoảng 90% người trưởng thành từng nhiễm siêu vi Herpes simplex một lần hay vài lần trong đời. Hầu hết trong các trường hợp người bệnh sẽ không nhận thấy các triệu chứng ở lần đầu nhiễm bệnh. Sau khi đã khỏi bệnh, siêu vi vẫn còn ẩn trong cơ thể, nếu siêu vi tái hoạt người bệnh sẽ bị tái phát mụn rộp.   Bệnh mụn rộp thường không nghiêm trọng, ở cơ thể người khỏe mạnh, mụn rộp thường khỏi trong vòng 2 tuần.
Nguyên nhân mụn rộp chủ yếu là do siêu vi Herpes simplex virus (viết tắt là HSV) gây ra. Siêu vi này có hai chủng, bao gồm HSV-1 và HSV-2. Siêu vi Herpes simplex thường đi vào cơ thể thông qua vết nứt da xung quanh hoặc bên trong miệng.
Triệu chứng chính là cảm giác giống như kiến bò hoặc nóng rát trên môi hay trên mặt trong vòng vài ngày trước khi mụn rộp phát triển. Sau đó các nốt mụn hình thành, lớn dần, mọc thành chùm, mềm, đau, có đầu đỏ và chứa dịch. Các nốt mụn này thường tồn tại trong vòng 2 tuần và sẽ có khả năng lây nhiễm cho đến khi đóng mài. Nốt mụn đầu tiên có thể không xuất hiện trong vòng 20 ngày sau khi nhiễm siêu vi Herpes simplex. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một hoặc nhiều trong số các triệu chứng sau đây : Sốt Đau nướu Đau họng, đau khi nuốt Buồn nôn Đau đầu Đau cơ Sưng hạch bạch huyết
Người bệnh có thể nhiễm siêu vi Herpes simplex khi: Chạm vào mụn rộp Tiếp xúc với chất dịch của mụn rộp Tiếp xúc với nước bọt của người bệnh khi hôn nhau, chia sẻ thức ăn, nước uống hoặc dùng chung các đồ dùng chăm sóc cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn và dao cạo râu. Mụn rộp cũng có thể lây lan từ vùng này sang các vùng khác của cơ thể
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn rộp, bao gồm: Đang mắc bệnh: nhiễm trùng, sốt hoặc cảm lạnh Phơi nắng lâu Căng thẳng, mệt mỏi Bệnh HIV/AIDS hoặc các tình trạng khác gây suy giảm hệ thống miễn dịch Thay đổi nồng độ nội tiết tố như khi đang hành kinh Bỏng nặng Bệnh chàm Đang mắc bệnh ung thư và điều trị hóa trị liệu Công việc liên quan đến nha khoa Có vết thương ngoài da Phẫu thuật thẩm mỹ hoặc điều trị chiếu tia laser
Phòng ngừa để tránh lây lan siêu vi Herpes simplex cho người khác hoặc các bộ phận khác của cơ thể bằng cách: Tránh tiếp xúc da có mụn rộp với những người khác Tránh dùng chung đồ dùng, khăn, son dưỡng môi, dao cạo râu và các vật dụng có thể làm lây lan siêu vi khi mụn xuất hiện Rửa tay sạch sẽ thường xuyên hằng ngày Tránh ở gần người đang trong tình trạng suy giảm miễn dịch, đặc biệt là trẻ sơ sinh Không ăn uống chung với người khác Không chạm vào nốt mụn của bản thân, để tránh lây lan sang các vùng khác của cơ thể, rửa tay sạch sẽ sau khi bôi thuốc vào các nốt mụn
Khám lâm sàng: quan sát mụn rộp Xét nghiệm dịch tiết mụn rộp tìm siêu vi Herpes simplex để chẩn đoán xác định
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị bệnh. Mụn rộp thường khỏi trong vòng 1-2 tuần nhưng siêu vi Herpes simplex không được loại trừ, vẫn còn ẩn nấp trong cơ thể chờ điều kiện thuận lợi để tái hoạt gây ra đợt bùng phát. Tuy nhiên, khi mụn rộp phát triển có thể áp dụng các phương pháp điều trị để kiểm soát đau, rút ngắn thời gian bùng phát đợt bệnh và thúc đẩy quá trình lành bệnh bao gồm: Thuốc kháng siêu vi Thuốc giảm đau Chống nắng: cần bôi kem dưỡng môi có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên và đội nón rộng vành che nắng cho môi Các biện pháp điều trị còn giúp giảm nguy cơ lây lan siêu vi cho người khác, và thậm chí có thể ngăn được đợt bùng phát bệnh nếu được áp dụng ngay khi người bệnh có những triệu chứng đầu tiên của bệnh như cảm giác giống như kiến bò hay nóng rát trên môi. Các đối tượng cần được điều trị vì không tự khỏi bệnh và bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng thêm bao gồm: Viêm da cơ địa Bị mụn rộp quanh mắt Đau nhiều Mụn rộp lan tới các phần khác của cơ thể như bàn tay hay bộ phận sinh dục Mắc bệnh ung thư và đang điều trị hóa trị liệu Uống thuốc gây suy giảm hệ thống miễn dịch như thuốc kiểm soát vẩy nến thể nặng hoặc thuốc chống thải ghép Đợt bùng phát kéo dài trên 2 tuần Các biện pháp điều trị hỗ trợ: Giảm đau, nóng rát hoặc ngứa: chườm nước đá lên vết loét. Bôi thuốc giảm đau dạng thuốc mỡ hoặc gel như benzocaine hoặc lidocaine Giảm đau gây ra do thức ăn: hạn chế ăn các thức ăn có chứa axit như cà chua, trái cây họ cam chanh như bưởi, .... Tránh ăn thức ăn mặn hoặc cay nồng Giảm đỏ, kích ứng: đặt một chiếc khăn ướt, lạnh, sạch lên các nốt mụn trong vòng 5-10 phút vài lần trong ngày Tránh khô da: bôi gel nha đam hoặc son dưỡng môi nha đam lên mụn rộp (3 lần/ngày)     Xem thêm: Mụn rộp sinh dục: Chớ coi thường! Thông tin cần biết về mụn rộp sinh dục Mụn rộp sinh dục có phải là sùi mào gà không? Ngứa vùng kín nữ, nguyên nhân do đâu?
Mãn dục nam
Mãn dục là gì Mãn dục là một quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể con người theo thời gian, khi tuổi cao, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị lão hóa trong đó có cơ quan sinh dục. Mãn dục nam là một bệnh lý của nam giới, xảy ra khi nồng độ testosterone trong máu giảm dưới mức bình thường (dưới 10 - 35 nanomol/lít), dẫn tới suy giảm khả năng hoạt động tình dục, rối loạn cương dương, suy giảm sinh tinh và dưỡng tinh cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần của nam giới. Nồng độ testosterone ở nam giới đạt mức cao nhất trong độ tuổi 20, sau 30 hoặc 40 tuổi, nồng độ hormone này có xu hướng giảm khoảng 1% mỗi năm, đến khi 70 tuổi, nồng độ testosterone có thể chỉ khoảng 50% so với lúc ban đầu Testosterone ở nam giới được sản xuất chủ yếu ở các tế bào Leydig của tinh hoàn (chiếm khoảng 96%), một lượng nhỏ từ các tuyến thượng thận (chiếm khoảng 4%). Testosterone là nội tiết tố quan trọng đối với nam giới, tham gia hầu hết mọi chức năng sinh lý của nam giới, từ hệ thống sinh sản và tình dục đến khối cơ và mật độ xương: Hình thành bộ phận sinh dục nam, hoàn thiện phát triển các thuộc tính nam như giọng nói trầm hơn, kích thích mọc râu và lông trên cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp và hình thành cảm giác “ham muốn tình dục”. Kích thích sự phát triển và hoàn thiện cấu trúc cũng như chức năng sinh lý của tinh hoàn, dương vật và lông mu, kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng. Là yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tính cách của nam giới. Tăng dẫn truyền thần kinh, kích thích sự tăng trưởng mô. Tương tác với các thụ thể trong gen, dẫn đến sự tổng hợp protein; giúp nam giới tiêu thụ chất béo hiệu quả hơn tránh tình trạng tăng mỡ thừa trong cơ thể. Giúp tăng mật độ xương và có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu từ tủy xương.
Do tuổi tác: Tuổi càng cao, sự ham muốn tình dục ở nam giới càng giảm, tần suất giao hợp giảm, thời gian giao hợp giảm, nguy cơ mắc rối loạn cương dương cao. Tinh hoàn: Tuổi càng lớn, tinh hoàn nam giới càng nhỏ do sự tăng xơ hóa và thoái hóa ở tinh hoàn, giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn gây ra tình trạng thiếu oxy ở các mô. Giảm cân bằng nội tiết: Khi còn trẻ, tần suất giao hợp quá nhiều, hoang phí tình dục, hưởng thụ tình dục gấp, thời gian giao hợp kéo dài kể cả thủ dâm làm nội tiết tố Testosterone suy giảm. Một số bệnh lý liên quan đến Mãn dục: bệnh chuyển hóa, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh rối loạn cương, bệnh phì đại tiền liệt tuyến, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra di truyền, nếp sống sinh hoạt, dinh dưỡng, nhiễm độc, stress tinh thần, chấn thương, dùng các thuốc corticoid quá nhiều.
Triệu chứng mãn dục ở nam  thường bao gồm: Triệu chứng tình dục: Giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng tinh trùng và rối loạn cương dương. Triệu chứng toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, giảm độ tập trung, hay quên, tính tình hay thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, thích cô độc, hay tủi thân. Béo phì, bụng to ra, ngực vú xệ xuống, lượng mỡ trong cơ thể tăng. Khối lượng cơ giảm, mông teo tóp, cơ bắp nhẽo không còn săn chắc và sức bền của cơ kém. Đau xương khớp, tăng nguy cơ gãy xương, tăng tình trạng  loãng xương và thoái hóa xương. Tim mạch rối loạn, xuất hiện các bệnh lý mạch vành, cao huyết áp. Tóc bạc, da nhăn nheo do mất tính đàn hồi, xuất hiện các đốm đồi mồi ở da. Rối loạn giấc ngủ, thường dễ buồn ngủ vào buổi tối nhưng đêm lại mất ngủ, ngủ ngáy, ngủ mơ, ngủ không sâu. Mất sự nhạy cảm các phản xạ, Rối loạn tạo máu, xảy ra tình trạng thiếu máu, hồng cầu giảm, niêm mạc nhợt.
no_information
Mãn dục nam xảy ra ở tuổi nào là câu hỏi rất được quan tâm của các quý ông ngày nay. Mãn dục ở nam xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân có tuổi tác ngày càng lớn, nó bắt đầu từ tuổi 40 và thể hiện rõ dần từ tuổi  50 đến 60 trở lên. Bệnh nhân mắc kèm theo các bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận, thì bệnh mãn dục nam tiến triển càng nhanh và nặng.
Mãn dục là một quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên không thể phòng tránh được. Tuy nhiên, để không bị mãn dục sớm ở nam giới có thể làm chậm lại quá trình mãn dục này hoặc can thiệp để tình trạng suy giảm khả năng sinh dục không quá nặng nề. Tạo tâm lý, tinh thần luôn thoải mái, tránh tình trạng stress kéo dài xảy ra. Hình thành lối sống quan hệ tình dục lành mạnh, không lạm dụng thủ dâm quá mức. Tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, bổ sung các đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh,... Tránh sử dụng các chất kích thích và độc hại như rượu, bia, thuốc lá, ma túy,...
Để chẩn đoán mãn dục ở nam  có thể thực hiện các biện pháp sau: Dựa vào dấu hiệu lâm sàng của bệnh:  Bệnh nhân chỉ cần có Một yếu tố chính về tình dục và Hai triệu chứng toàn thân (Một chính, Hai phụ) đã nêu trong phần triệu chứng thì được chẩn đoán là mãn dục ở nam giới. Dựa vào xét nghiệm nội tiết tố hướng sinh dục nam:   Chìa khóa vàng để chẩn đoán Mãn dục nam giới là xét nghiệm  lượng testosterone trong máu hạ thấp dưới mức bình thường (bình thường: 10 – 35 nanomol / lít).
Cần phải bổ sung vào cơ thể nam giới một lượng Testosterone cần thiết và vừa đủ: Bổ sung Testosterone dưới dạng tiêm, uống, bôi gel ngoài da như Nebido, Androgel, Testosterone undecanoate, Provironum, Andriol … Liệu trình điều trị này kéo dài 3 tháng. Sau mỗi tháng phải kiểm tra lượng Testosterone để đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu bệnh nhân dùng không đúng liều, thì có thể giảm chất lượng tinh trùng, tăng u phì đại tiền liệt tuyến vì thuốc luôn là con dao 2 lưỡi. Sử dụng các loại thuốc thảo mộc, trên thị trường, có nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng có tác dụng bổ trợ cho quá trình điều trị như Sâm Alipas, … Theo y học cổ truyền, Thang thuốc đông y gia truyền mà chủ yếu là các vị thảo dược: Dâm dương hoắc, Nhục thung dung, Hoàng kỳ… được tập hợp thành các thang thuốc nổi tiếng như Minh mạng thang, Cửu tử hồi xuân, Rượu tắc kè, Rượu cá ngựa, Rượu ngọc hoàn dê… cũng dùng để điều trị mãn dục ở nam. Tâm lý liệu pháp đối với người cao tuổi cũng là một phương pháp điều trị đóng vai trò quan trọng.     Xem thêm: Liệu pháp testosterone: Lợi ích và rủi ro tiềm ẩn khi bạn già đi Cách tự nhiên giúp tăng testosterone ở nam giới Nguyên nhân suy giảm nồng độ Testosterone nam giới
Mất thính lực (điếc tai)
Bệnh khiếm thính, hay còn gọi là bệnh điếc tai hay mất thính lực là tình trạng bệnh nhân có thể nghe thấy một số âm thanh, nhưng rất kém. Hoặc có thể không nghe thấy ai đó nói, ngay cả khi họ đang sử dụng giọng nói bình thường hoặc có thể chỉ nghe thấy những âm thanh rất lớn. Mất thính lực có ba loại: Dẫn truyền (liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa) Thần kinh (liên quan đến tai trong) Hỗn hợp (kết hợp cả hai) Lão hóa và tiếp xúc mãn tính với tiếng ồn lớn đều góp phần làm giảm thính lực. Các yếu tố khác, chẳng hạn như ráy tai quá mức, có thể tạm thời làm giảm mức độ thu nhận âm thanh của tai. Mất thính lực có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Không thể cải thiện hoàn toàn các loại mất thính lực. Tuy nhiên, bác sĩ hoặc chuyên gia thính lực có thể thực hiện các phương pháp điều trị để cải thiện những gì nghe được.
Tai bao gồm ba khu vực chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Sóng âm truyền qua tai ngoài và gây rung ở màng nhĩ. Màng nhĩ và ba xương nhỏ của tai giữa khuếch đại các rung động khi chúng di chuyển đến tai trong. Ở đó, các rung động truyền qua chất lỏng trong cấu trúc hình ốc ở tai trong (ốc tai). Được gắn vào các tế bào thần kinh trong ốc tai là hàng ngàn sợi lông nhỏ giúp chuyển các rung động âm thanh thành tín hiệu điện được truyền đến não. Bộ não biến những tín hiệu này thành âm thanh. Nguyên nhân gây mất thính giác bao gồm: Bẩm sinh: bệnh điếc tai ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân bẩm sinh. Tổn thương tai trong: lão hóa và tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể gây ra sự hao mòn trên lông hoặc tế bào thần kinh trong ốc tai gửi tín hiệu âm thanh đến não. Khi những sợi lông hoặc tế bào thần kinh này bị hư hỏng hoặc biến mất, tín hiệu điện không được truyền đi một cách hiệu quả và mất thính giác. Tiếng ồn: một tiếng động rất lớn, như tiếng súng hoặc tiếng nổ, có thể làm hỏng thính giác. Vì vậy, những tiếng ồn lớn và kéo dài trong một thời gian, như sống bên cạnh một đường băng sân bay có thể gây ra tình trạng nghe kém. Tích tụ ráy tai: ráy tai có thể chặn ống tai và ngăn chặn sự truyền sóng âm thanh. Loại bỏ ráy tai có thể giúp khôi phục thính giác. Nhiễm trùng tai và phát triển xương bất thường hoặc khối u: ở tai ngoài hoặc tai giữa, bất kỳ biến đổi đó đều có thể gây mất thính lực. Rách màng nhĩ (thủng màng nhĩ): những tiếng nổ lớn, áp lực thay đổi đột ngột, chọc vào màng nhĩ bằng một vật nhọn có thể khiến màng nhĩ bị rách và ảnh hưởng đến thính giác. Thuốc: một số loại thuốc, bao gồm một số thuốc điều trị ung thư, bệnh tim và nhiễm trùng nặng, có thể làm hỏng tai và gây mất thính giác. Đôi khi, nó là vĩnh viễn, nhưng trong các trường hợp khác, vấn đề này sẽ biến mất sau khi ngừng dùng thuốc.
Trong nhiều trường hợp, thính giác giảm dần nên hầu hết mọi người không chú ý đến nó. Các dấu hiệu và triệu chứng mất thính giác có thể bao gồm: Khó khăn để nghe các lời nói và âm thanh khác. Khó hiểu các từ, đặc biệt là khi có tiếng ồn xung quanh hoặc trong một đám đông. Khó nghe được các phụ âm. Thường xuyên yêu cầu người khác nói chậm hơn, rõ ràng và to hơn. Cần tăng âm lượng của tivi hoặc radio. Các cuộc hội thoại trở nên khó khăn. Ít quan tâm đến các mối quan hệ xã hội.
no_information
Các yếu tố có thể làm hỏng hoặc dẫn đến mất lông và tế bào thần kinh ở tai trong bao gồm: Lão hóa: thoái hóa cấu trúc tai trong xảy ra theo thời gian. Tiếng ồn lớn: tiếp xúc với âm thanh lớn có thể làm hỏng các tế bào của tai trong. Hậu quả có thể xảy ra khi tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn hoặc từ một tiếng nổ ngắn, chẳng hạn như từ tiếng súng. Di truyền: đặc điểm di truyền có tác động đến tính dễ bị tổn thương tai từ âm thanh hoặc suy giảm do lão hóa. Tiếng ồn nghề nghiệp: những công việc trong môi trường có tiếng ồn lớn và thường xuyên, chẳng hạn như nông nghiệp, xây dựng hoặc công việc nhà máy, có thể dẫn đến thương tổn bên trong tai. Tiếng ồn giải trí: tiếp xúc với tiếng ồn nổ, như từ súng và động cơ phản lực, có thể gây mất thính lực tức thời hay vĩnh viễn. Các hoạt động giải trí khác với độ ồn cao nguy hiểm bao gồm trượt tuyết, đi xe máy hoặc nghe nhạc lớn. Một số loại thuốc: các loại thuốc như gentamicin, sildenafil (Viagra) và một số loại thuốc hóa trị, có thể làm hỏng tai trong. Tác dụng tạm thời đối với thính giác - ù tai hoặc giảm thính lực - có thể xảy ra nếu dùng aspirin liều cao, một số thuốc giảm đau, thuốc chống sốt rét hoặc thuốc lợi tiểu quai. Một số bệnh: chẳng hạn như viêm màng não, có thể làm hỏng ốc tai.
Các bước sau đây có thể giúp ngăn ngừa mất thính lực do tiếng ồn và tránh làm suy giảm thính lực do tuổi tác: Bảo vệ đôi tai: hạn chế thời gian và cường độ tiếp xúc với tiếng ồn là cách bảo vệ tốt nhất. Tại nơi làm việc, nút tai bằng nhựa hoặc nút bịt tai chứa glycerin có thể giúp bảo vệ tai khỏi tiếng ồn. Kiểm tra thính giác: cân nhắc kiểm tra thính giác thường xuyên nếu làm việc trong môi trường ồn ào. Tránh rủi ro từ các hoạt động giải trí: các hoạt động như cưỡi xe trượt tuyết, săn bắn, sử dụng các dụng cụ điện hoặc nghe các buổi hòa nhạc rock có thể làm hỏng thính giác theo thời gian. Đeo thiết bị bảo vệ thính giác hoặc nghỉ giải lao và tránh tiếng ồn có thể bảo vệ đôi tai. Giảm âm lượng lúc nghe nhạc cũng rất hữu ích. Kiểm tra các thuốc có nguy cơ gây giảm thính giác: khoảng 200 loại thuốc có thể làm hỏng thính giác, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống ung thư. Ngay cả aspirin liều cao cũng có thể gây hại cho tai. Nếu dùng thuốc theo toa, nên kiểm tra với bác sĩ để chắc chắn rằng nó đã an toàn. Nếu phải dùng một loại thuốc có thể gây hại cho tai, nên đảm bảo bác sĩ kiểm tra thính giác trước và trong khi điều trị. Loại bỏ ráy tai đúng cách: không nên sử dụng tăm bông để làm sạch tai - chúng có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn.
Chẩn đoán mất thính lực có hai bước: Kiểm tra thính giác Kiểm tra thính giác đầy đủ Kiểm tra thính giác Kiểm tra thính giác là một xét nghiệm để biết mọi người có thể bị mất thính lực hay không. Kiểm tra thính giác rất dễ dàng và không gây đau đớn. Trên thực tế, trẻ sơ sinh thường ngủ trong khi được kiểm tra và chỉ mất một thời gian rất ngắn, thường chỉ vài phút. Trẻ sơ sinh: tất cả trẻ sơ sinh không quá 1 tháng tuổi nên được kiểm tra khiếm thính. Tốt nhất trẻ sơ sinh nên được sàng lọc thính lực trước khi rời bệnh viện sau khi sinh. Nếu em bé không vượt qua được kiểm tra thính giác, điều rất quan trọng là phải kiểm tra thính giác đầy đủ càng sớm càng tốt, nhưng không muộn hơn 3 tháng tuổi. Trẻ lớn hơn và trẻ em: Nếu nghĩ rằng một đứa trẻ có thể bị mất thính lực, nên đến bác sĩ để kiểm tra thính giác càng sớm càng tốt. Trẻ em có nguy cơ bị mất thính giác hoặc chậm phát triển nên có ít nhất một bài kiểm tra thính giác từ 2 đến 2 tuổi rưỡi. Mất thính giác trở nên tồi tệ hơn theo thời gian được gọi là mất thính giác hoặc mất thính giác tiến triển. Mất thính giác xuất hiện sau khi em bé được sinh ra được gọi là mất thính lực khởi phát muộn. Nên tìm hiểu xem một đứa trẻ có thể có nguy cơ bị mất thính lực hay không. Nếu một đứa trẻ không vượt qua được bài kiểm tra thính giác, bài kiểm tra thính giác đầy đủ nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Kiểm tra thính lực đầy đủ Tất cả trẻ em không vượt qua kiểm tra thính giác nên được kiểm tra thính lực đầy đủ. Thử nghiệm này cũng được gọi là đánh giá thính học. Một chuyên gia thính học được đào tạo để kiểm tra thính giác, sẽ làm bài kiểm tra thính giác đầy đủ. Ngoài ra, chuyên gia thính học cũng sẽ đặt câu hỏi về tiền sử sản khoa, nhiễm trùng tai và mất thính giác trong gia đình. Có rất nhiều loại xét nghiệm có thể làm để tìm hiểu xem một người bị mất thính lực, mất thính lực bao nhiêu và loại gì. Các bài kiểm tra thính giác rất dễ dàng và không gây đau đớn. Một số xét nghiệm có thể sử dụng bao gồm: Thử nghiệm phản ứng não bộ thính giác (ABR) hoặc thử nghiệm phản ứng kích thích thính giác (BAER). Phản ứng não bộ thính giác (ABR) hoặc phản ứng kích thích thính giác (BAER) là một thử nghiệm kiểm tra phản ứng não bộ đối với âm thanh. Thử nghiệm phát âm thanh (OAE):  là một thử nghiệm kiểm tra phản ứng của tai trong đối với âm thanh. Đánh giá thính lực học hành vi: phương pháp này sẽ kiểm tra cách một người phản ứng với âm thanh tổng thể. Đánh giá thính lực hành vi kiểm tra chức năng của tất cả các bộ phận của tai. Người được kiểm tra phải tỉnh táo và chủ động trả lời những âm thanh nghe được trong quá trình kiểm tra.
Cách chữa bệnh điếc tai Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của mất thính lực. Loại bỏ ráy tai: tắc nghẽn ráy tai là một nguyên nhân của mất thính lực. Bác sĩ có thể loại bỏ ráy tai bằng cách hút hoặc bằng một dụng cụ nhỏ có một vòng ở đầu. Phẫu thuật: một số loại mất thính lực có thể được điều trị bằng phẫu thuật, bao gồm cả bất thường của xoang tai hoặc xương nhĩ (ossicles). Nếu bị nhiễm trùng nhiều lần với chất dịch dai dẳng, bác sĩ có thể chèn các ống nhỏ giúp tai thoát dịch. Thiết bị trợ thính: nếu bị mất thính lực do tổn thương tai trong, máy trợ thính có thể sẽ hữu ích. Cấy ghép ốc tai điện tử: nếu bị mất thính lực nặng hơn và máy trợ thính thông thường không cải thiện triệu chứng nghe kém, thì cấy ốc tai điện tử có thể là một lựa chọn khác. Không giống như máy trợ thính khuếch đại âm thanh và hướng nó vào ống tai, ốc tai điện tử giúp thay thế chức năng của các bộ phận bị hư hỏng hoặc không hoạt động của tai trong và trực tiếp kích thích dây thần kinh thính giác.     Xem thêm: Chăm sóc và theo dõi bệnh lý cho bé mới sinh Người lớn cũng có thể mắc viêm tai giữa Sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở sơ sinh: Phát hiện sớm & can thiệp thính lực cho trẻ Chăm sóc và theo dõi bệnh lý cho bé mới sinh Các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh nên thực hiện ngay sau khi sinh