name
stringlengths
3
56
description
stringlengths
182
4.09k
causes
stringlengths
14
6.35k
symptoms
stringlengths
14
4.99k
contagion
stringlengths
3
2.48k
risk_subjects
stringlengths
0
3.4k
prevention
stringlengths
0
3.21k
diagnosis
stringlengths
14
3.77k
treatment
stringlengths
14
7.18k
Áp xe
Áp xe là gì? Áp xe là tên gọi của một tổ chức viêm nhiễm, khu trú thành một khối mềm, bên trong chứa đầy mủ cấu tạo từ vi khuẩn, xác bạch cầu và các mảnh vụn. Áp xe dễ dàng được nhận diện trên lâm sàng với các đặc điểm sau: là một khối mềm, lùng nhùng, da vùng áp xe thường nóng, đỏ, sưng nề, chạm vào thấy đau. Một số triệu chứng khác có thể thấy trên lâm sàng tùy thuộc vào vị trí của các ổ áp xe. Áp xe có thể hình thành ở khắp các vùng trên của cơ thể. Chia làm 2 nhóm chính: Áp xe ở mô dưới da: ổ mụn nhọt, hậu bối là hình thái phổ biến nhất. Vị trí thường gặp nhất là nách do lỗ chân lông bị nhiễm trùng, âm đạo do các tuyến ở cửa âm đạo bị nhiễm trùng, da vùng xương cùng cụt gây nên áp xe nếp lằn mông, quanh răng gây nên áp xe răng. Áp xe bên trong cơ thể: các ổ áp xe thỉnh thoảng hình thành bên trong cơ thể, ngay tại mô của các cơ quan như áp xe gan, áp xe não, áp xe thận, áp xe vú,… hoặc tại khoảng kẻ giữa chúng.
Nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp phổ biến nhất gây ra áp xe. Các tác nhân nhiễm trùng gây bệnh bao gồm: Vi khuẩn: vi khuẩn xâm nhập vào mô dưới da hoặc các tuyến bài tiết, gây nên phản ứng viêm, hoạt hóa các chất hóa học trung gian và các tế bào bạch cầu. Sự tắc nghẽn chất tiết của các tuyến mồ hôi, tuyến bã là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Quá trình hệ miễn dịch cơ thể chống lại vi khuẩn sinh ra một chất lỏng gọi là mủ, chứa nhiều vi khuẩn và xác bạch cầu. Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhiều khu vực trên thế giới, gây áp xe dưới da, áp xe màng cứng cột sống. Ký sinh trùng: tác nhân này thường gặp ở các nước đang phát triển hơn, có thể kể đến các loại như giun chỉ, sán lá gan, giòi,… Chúng thường gây áp xe bên trong các tạng của cơ thể như áp xe gan do sán lá gan.
Biểu hiện lâm sàng của áp xe khá đặc hiệu, bao gồm: Áp xe nông dưới da: quan sát thấy một khối phồng, da bao phủ lên ổ áp xe đỏ, sưng nề vùng da xung quanh, khi sờ vào có cảm giác nóng, đau, lùng nhùng do chứa mủ bên trong. Triệu chứng đau gặp trong áp xe là do áp lực trong khối áp xe tăng. Khi nhiễm trùng lan rộng ra các mô sâu hơn, người bệnh có thể có sốt, mệt mỏi. Áp xe bên trong cơ thể: được phân loại áp xe sâu. Bệnh nhân gặp phải có triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, ớn lạnh, môi khô, lưỡi bẩn. Toàn thân mệt mỏi, suy kiệt, hốc hác. Tùy theo vị trí của ổ áp xe, trên lâm sàng có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao rét run, đau tức vùng hạ sườn phải trong áp xe gan.
Áp xe có thể được lây truyền do tác nhân gây bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành. Đường lây truyền cụ thể thay đổi tùy theo từng nguyên nhân cụ thể.
Những người có các đặc điểm sau có khả năng hình thành các khối áp xe cao hơn những người khác: Điều kiện sống thiếu vệ sinh Thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm trùng da Người gầy còm, suy kiệt, sức đề kháng kém Nghiện rượu, ma túy Mắc các bệnh như đái tháo đường, ung thư, AIDS, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn Các bệnh về máu như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu Chấn thương nặng Sử dụng corticoid kéo dài, các thuốc tiêm tĩnh mạch Đang trong liệu trình hóa trị
Áp xe có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau: Nâng cao, cải thiện môi trường sống Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc chất thải của người bệnh. Không lạm dụng rượu và sử dụng ma túy Tuân thủ điều trị tốt các bệnh lý nhiễm khuẩn, các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường Đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường, không được tự ý điều trị, tránh để tổn thương lan rộng và nặng nề hơn.
Chẩn đoán áp xe mô dưới da thường được thực hiện dễ dàng thông qua việc thăm khám lâm sàng với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau vùng da che phủ khối áp xe. Đối với áp xe bên trong cơ thể hay áp xe nội, các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, rét run, đau tức vùng chứa khối áp xe chỉ mang tính chất gợi ý. Việc chẩn đoán xác định cần có sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh, bao gồm: Công thức máu: bạch cầu tăng cao, ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính Xét nghiệm thể hiện phản ứng viêm trong cơ thể: tốc độ lắng máu, fibrinogen và globulin tăng cao. Định lượng Protein C phản ứng (CRP) là một xét nghiệm có độ chính xác cao, cho phép phát hiện tình trạng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể sớm hơn. Cấy máu dương tính Siêu âm rất có ích trong các trường hợp áp xe sâu như áp xe ở gan, mật, cơ đùi, cơ thắt lưng CT scan, MRI phát hiện hình ảnh các ổ áp xe ở các cơ quan như áp xe gan, phổi Chọc dò dịch, hút mủ làm xét nghiệm Sinh thiết tổn thương Chẩn đoán áp xe mô dưới da thường được thực hiện dễ dàng thông qua việc thăm khám lâm sàng với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau vùng da che phủ khối áp xe. Đối với áp xe bên trong cơ thể hay áp xe nội, các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, rét run, đau tức vùng chứa khối áp xe chỉ mang tính chất gợi ý. Việc chẩn đoán xác định cần có sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh, bao gồm: Công thức máu: bạch cầu tăng cao, ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính Xét nghiệm thể hiện phản ứng viêm trong cơ thể: tốc độ lắng máu, fibrinogen và globulin tăng cao. Định lượng Protein C phản ứng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể sớm hơn. Cấy máu dương tính Siêu âm rất có ích trong các trường hợp áp xe sâu như áp xe ở gan, mật, cơ đùi, cơ thắt lưng CT scan, MRI phát hiện hình ảnh các ổ áp xe ở các cơ quan như áp xe gan, phổi Chọc dò dịch, hút mủ làm xét nghiệm Sinh thiết tổn thương (CRP) là một xét nghiệm có độ chính xác cao, cho phép phát hiện tình trạng
Một tổ chức áp xe nếu không được điều trị sẽ tiến triển nặng dần lên với tăng kích thước, đau nhiều hơn, xâm lấn rộng ra các mô xung quanh, cuối cùng có thể vỡ. Áp xe ở mô dưới da có thể vỡ ra da và chảy mủ ra bên ngoài, một số trường hợp còn tạo ra đường dò, phá hủy một vùng mô sâu rộng, gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Các khối áp xe trong cơ thể cũng có thể vỡ vào ổ phúc mạc, gây viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể, nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng máu. Việc điều trị áp xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phân loại áp xe nông hay áp xe mô dưới da và áp xe sâu bên trong các cơ quan. Đối với các ổ áp xe mô dưới da, biện pháp điều trị hiệu quả là rạch dẫn lưu mủ ra ngoài. Một số nghiên cứu chứng minh việc sử dụng kết hợp thêm với thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả. Khi hết chảy dịch, bác sĩ có thể chèn gạc để cầm máu và băng vết thương. Một số các trường hợp áp xe nông nhỏ có thể tự chảy dịch và khô lại mà không cần can thiệp gì. Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin có thể được chỉ định ở các bệnh nhân nhạy cảm. Đối với các ổ áp xe sâu, can thiệp ngoại khoa như rạch, dẫn lưu ổ áp xe cần phối hợp với thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh nên được sử dụng theo kết quả kháng sinh đồ, sử dụng sớm và đủ liều. Việc rạch dẫn lưu mủ thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm. Điều trị các triệu chứng như sốt, đau và nâng cao thể trạng, bù nước và điện giải cũng cần được tiến hành song song. Cần loại bỏ dị vật bên trong ổ áp xe nếu có.   Xem thêm: Những điều cần biết về xét nghiệm công thức máu Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Áp xe hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Áp xe vú
Áp xe vú là tình trạng viêm, sưng đỏ, có hạch ấn đau và tích tụ dịch mủ do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập trực tiếp vào tuyến vú qua các ống dẫn sữa hoặc các vết xây xát ở núm vú và quầng vú hoặc từ đường toàn thân qua các ổ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng huyết Áp xe vú thường gặp nhiều ở phụ nữ hơn, đặc biệt là trong thời kỳ sau sinh và cho con bú Áp xe vú rất nguy hiểm ở giai đoạn đã tạo thành áp xe khi người bệnh phải chịu những thương tổn nặng nề ở vùng da và biểu hiện nhiễm trùng toàn thân. Nếu không được  điều trị kịp thời tuyến vú có thể mất chức năng tiết sữa, hoại tử, nặng hơn có thể có biến chứng nhiễm trùng huyết, suy thận hoặc hoại tử chi
Nguyên nhân áp xe vú thường gặp nhất là do hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus Ngoài ra vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú
Dấu hiệu áp xe vú phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn bệnh và các yếu tố khác. Áp xe vú chủ yếu có 2 giai đoạn: giai đoạn khởi phát và giai đoạn tạo thành áp xe Giai đoạn đầu của áp xe vú thường có triệu chứng: Khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, mất ngủ Đau nhức sâu trong tuyến vú Vùng da bên ngoài có thể bình thường nếu ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú Nếu ổ viêm nằm ngay bề mặt tuyến vú sẽ khiến vùng da nóng đỏ và sưng Giai đoạn tạo thành áp xe các triệu chứng sẽ tăng mạnh lên: Vùng da trên ổ áp xe trở nên nóng, căng và sưng đỏ Ngoài ra các triệu chứng nhiễm khuẩn cũng biểu hiện rõ ràng hơn: sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, ói,…
no_information
Có từ 10-30% phụ nữ sau khi mang thai và cho con bú bị áp xe vú Những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc không giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng là đối tượng nguy cơ Người mẹ đang cho con bú có nguy cơ bị áp xe vú nếu có những yếu tố như: Cho con bú không đúng cách Cho bú không đủ số lần và không đủ thời gian khiến sữa bị tích tụ trong vú Mặc áo ngực quá chật Núm vú bị trầy xước khi cho bú Tắc tuyến sữa
Biện pháp để phòng ngừa áp xe vú cần chú ý: Giữ lối sống lành mạnh: nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ Đối với bà mẹ cho con bú cần thực hiện: Mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoáng và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và đúng tư thế Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho bú Cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, vắt sạch sữa sau khi cho bú xong Nếu có tắc tia sữa cần điều trị ngay để tránh tắc tuyến sữa dẫn đến áp xe vú Tránh làm nứt hoặc xước núm vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa là yếu tố nguy cơ áp xe vú Không cai sữa sớm, khi cai cần giảm từ từ số lượng và số cữ bú
Chẩn đoán áp xe vú thông qua các dấu hiệu áp xe và cả các xét nghiệm cần thiết: Bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân: sốt, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn,… Vú sưng, nóng đỏ, đau khi thăm khám thấy các nhân mềm và có ổ chứa dịch ấn lõm Siêu âm vú có nhiều ổ chứa dịch Xét nghiệm công thức máu có bạch cầu trung tính tăng Xét nghiệm CRP (C-reactive protein) dương tính
Điều trị áp xe vú có thể sử dụng thuốc và chích rạch cùng với chế độ chăm sóc tốt của người bệnh: Cần nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên áp xe Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe Chỉ cho bú bên không áp xe hoặc vắt sữa để tránh nhiễm khuẩn cho cả em bé Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng và vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ Trong trường hợp uống thuốc không thể điều trị triệt để bệnh thì bên vú áp xe có thể được trích rạch nhằm giải phóng lượng mủ nhưng chỉ thực hiện với vùng áp xe nông. Sau khi tháo mủ sẽ đặt ống dẫn lưu để bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn và dùng thuốc kháng sinh toàn thân. Xem thêm: Bệnh áp xe vú có nguy hiểm không? Dấu hiệu và nguyên nhân viêm vú Tắc tia sữa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Phần lớn áp xe hậu môn là kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai trong độ tuổi nào, ngay cả với trẻ sơ sinh. Loại áp-xe hậu môn phổ biến nhất là áp xe quanh hậu môn. Áp xe quanh hậu môn là tình trạng xuất hiện mủ ở các khoang hoặc lỗ nhỏ trong trực tràng khi bị nhiễm trùng (Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi phân được trữ trước khi được thải ra ngoài qua ống hậu môn và hậu môn).  Biểu hiện của áp xe quanh hậu môn là sưng đau mưng mủ gần hậu môn. Chỗ đau có thể có màu đỏ và khi chạm vào thấy nóng. Áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ là bệnh do vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm gây ra. Các biến chứng của bệnh có thể là: viêm mủ da cạnh hậu môn, áp – xe nang lông, tuyến bã cạnh hậu môn. Các hình thức khác của áp-xe hậu môn nằm ở mô sâu hơn, do đó ít có thể nhìn thấy và rất khó phát hiện kịp thời. Áp xe hậu môn gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế, nhiều người đã tiến hành điều trị tuy nhiên bệnh vẫn tái phát trở lại, khiến người bệnh không tránh khỏi hoang mang và lo lắng. Áp xe hậu môn tái phát là do: Dùng thuốc kháng sinh chưa đủ mạnh: thuốc kháng sinh chưa đủ mạnh sẽ không tiêu diệt được vi trùng gây bệnh, nên các mầm bệnh này vẫn tiếp tục phát triển và tạo nên ổ áp xe mới; Điều trị bệnh bằng bài thuốc dân gian nhưng không kiên trì: Điều trị bệnh bằng các bài thuốc dân gian thường lành tính nhưng thời gian hiệu quả lâu, nên nhiều người bệnh chưa khỏi hoàn toàn đã ngưng sử dụng, làm cho các vi khuẩn có cơ hội phát triển trở lại và gây ra viêm nhiễm, tạo nên các ổ áp xe, gọi là áp xe tái phát; Chưa đúng quy trình hoặc phương pháp phẫu thuật áp xe: Chưa nạo vét hết ổ áp xe, dịch mủ còn sót đọng lại tại nơi có vết mổ, làm cho tổn thương không thể lành; Hệ miễn dịch của người bệnh kém, mất khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe hậu môn: Nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn (vết rách nhỏ trên da của ống hậu môn); Các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Tuyến hậu môn bị tắc. Các yếu tố nguy cơ của bệnh áp xe hậu môn: Viêm đại tràng; Viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; Tiểu đường; Viêm túi thừa; Viêm vùng chậu; Nhiễm qua đường tình dục (quan hệ tình dục qua hậu môn); Sử dụng các thuốc như prednison.
Triệu chứng phổ biến nhất của áp-xe hậu môn là tình trạng đau nhói ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi xuống (phần hậu môn tiếp xúc với bề mặt khác). Các dấu hiệu khác như kích thích hậu môn, chảy mủ và táo bón. Nếu áp-xe nằm sâu bên trong, có thể gây sốt, ớn lạnh hoặc khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ có biểu hết duy nhất là sốt. Chính vì vậy, rất khó để phát hiện chính xác bệnh qua cách thông thường, nên khi thấy có biểu hiện như trên hay một số triệu chứng khác không được đề cập trên đây, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
no_information
no_information
Nếu được điều trị và chăm sóc phù hợp, người bệnh sẽ hoàn toàn được hồi phục trong một thời gian ngắn; Có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh; Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, khô thoáng; Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; Thay bỉm thường xuyên và vệ sinh đúng cách trong khi thay bỉm đối với trẻ nhỏ và bé tập đi.
Chẩn đoán áp xe hậu môn thông thường nhất kiểm tra trực tràng kỹ thuật số để đánh giá lâm sàng (chụp đại tràng số hóa). Tuy nhiên, vẫn cần chỉ định một số xét nghiệm để sàng lọc, kiểm tra với một số trường hợp bệnh nhân khác: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục Bệnh viêm ruột Bệnh túi thừa Ung thư trực tràng Ngoài ra có thể chỉ định người bệnh siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ để có thể chẩn đoán chính xác nhất và nhanh nhất.
Khi khối mủ vùng hậu môn vỡ, người bệnh cần được phẫu thuật tháo mủ (có gây tê). Trường hợp nặng, người bệnh có thể phải nhập viện để gây mê phẫu thuật với trường hợp áp xe rộng và sâu. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ dùng thuốc giảm đau và kháng sinh. Kháng sinh không nhất thiết phải dùng, nhất là với những người thể trạng khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Kháng sinh nên dùng với trường hợp người bệnh bị tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh cần có thời gian để hồi phục sau phẫu thuật.  Dẫn lưu phẫu thuật là quan trọng, tốt nhất là trước khi áp xe xảy ra. Áp xe bề mặt hậu môn có thể được dẫn lưu sử dụng gây mê tại chỗ. Đôi khi, phẫu thuật rò hậu môn có thể được thực hiện từ 4 - 6 tuần sau khi áp xe được dẫn lưu. Lỗ rò có thể không xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm sau áp xe hậu môn. Vì vậy, phẫu thuật lỗ rò thường là một thủ thuật riêng biệt, có thể được thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú hoặc nằm viện ngắn ngày. Lời khuyên cho người bệnh là ngâm vùng bị bệnh trong bồn tắm nước ấm 3-4 lần/ngày. Làm mềm phân được khuyến nghị để giảm khó chịu của nhu động ruột. Một số người bệnh được khuyên mang gạc hoặc miếng thấm nhỏ để ngăn dịch dẫn lưu làm bẩn quần áo. Các biến chứng sau phẫu thuật có thể bao gồm: Nhiễm trùng; Nứt hậu môn; Áp xe tái phát; Sẹo. Sau khi điều trị thành công bệnh áp xe hậu môn, để dự phòng tái phát cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ. Khi phát hiện tình trạng áp xe hậu môn tái phát, bệnh nhân không nên quá lo lắng hoặc sợ hãi, bởi điều đó chỉ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Điều đầu tiên bạn cần bình tĩnh và đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Người bệnh có thể đến các cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh. Hiện nay, một số bệnh viện đã áp dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu (HCPT) vào trong điều trị bệnh áp xe hậu môn rất hiệu quả. Phương pháp này được ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm, cụ thể như việc không gây ảnh hưởng đến các tổ chức thần kinh xung quanh hậu môn, an toàn, không đau, không chảy máu và quan trọng là không tái phát. Kỹ thuật ra đời đã giúp cho người bệnh tránh được những rủi ro và đau đớn do phẫu thuật mang lại. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để tăng cường miễn dịch và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Theo đó, bệnh áp xe hậu môn sẽ được cải thiện một cách hiệu quả nhất.   Xem thêm: Cấu tạo của hậu môn Bệnh nứt hậu môn Bệnh rò hậu môn
Áp xe phổi
Bệnh áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng tại phổi. Nhu mô phổi bị hoại tử do quá trình viêm nhiễm cấp tính trong các bệnh lý như viêm phổi, màng phổi, hình thành dịch mủ và các ổ áp xe chứa mủ, xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh. Vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh áp xe phổi phổ biến nhất, một tỷ lệ nhỏ các trường hợp do ký sinh trùng gây ra. Áp xe phổi được phân thành 2 loại: Áp xe phổi nguyên phát: là sự hình thành các ổ nung mủ trên một phổi lành, chưa có tổn thương hay bệnh lý trước đây. Áp xe phổi thứ phát: các ổ nung mủ được hình thành trên một phổi bệnh lý, tồn tại các tổn thương cũ như hang lao, giãn phế quản, nang phổi.   Bệnh áp xe phổi chiếm khoảng 4,8% trong tổng số tất cả các bệnh phổi. Đây là tình trạng bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó lứa tuổi trung niên chiếm tỷ lệ cao hơn. Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, áp xe phổi được phát hiện sớm và chẩn đoán chắc chắn hơn. Áp xe phổi nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách đều có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Ho ra máu: do tình trạng vỡ mạch máu, đặc biệt nghiêm trọng khi ổ áp xe ở gần rốn phổi. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Tràn mủ màng phổi: xảy ra khi ổ áp xe bị vỡ thông với màng phổi. Nhiễm trùng máu: khi vi khuẩn trong ổ áp xe xâm nhập vào máu, gây sốc nhiễm trùng và có thể tử vong. Ngoài ra, áp xe phổi còn gây ra những biến chứng khác như xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não...
Nguyên nhân gây bệnh áp xe phổi có thể chia thành các nhóm sau: Nhiễm trùng: đây là nguyên nhân chiếm trong đa số các trường hợp áp xe phổi. Vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng là các nguyên nhân gây viêm nhiễm hoại tử nhu mô phổi. Tác nhân gây bệnh thường theo đường khí - phế quản để vào phổi. Vi khuẩn kỵ khí là nhóm vi khuẩn phổ biến nhất, không đòi hỏi môi trường nhiều oxy để sinh sôi phát triển, chiếm khoảng 89%, thường có nguồn gốc từ vùng răng miệng. Dịch mủ do vi khuẩn kỵ khí tạo ra đặc trưng bởi mùi hôi thối. Chúng có thể gây nên nhiều áp xe phổi lan tỏa, và thường kết hợp với các loại vi khuẩn khác như liên cầu, phế cầu... Một số loại vi khuẩn kỵ khí thường gặp là Bacteroide melaniogenicus, Bacteroide fragilis Peptococus, Peptostreptococcus, Fusobaterium nucleotum,... Tụ cầu vàng: có tên gọi là staphylococcus aureus. Tụ cầu vàng gây ra bệnh cảnh lâm sàng khá nặng nề, tổn thương nhu mô phổi và cả màng phổi, gây suy hô hấp cấp tính và nhiễm trùng nhiễm độc. Tác nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ.   Klebsiella Pneumoniae (Friedlander): lâm sàng tiến triển rất nhanh với ho ra máu. Bệnh có nguy cơ tử vong cao. Một số vi khuẩn khác cũng có thể gây bệnh áp xe phổi như phế cầu, liên cầu tan máu nhóm A, các vi khuẩn Gram (-) như Pseudomonas aeruginosa, Legionella pneumophila, Hemophillus influenzae. Ký sinh trùng: thường gặp nhất là amip thứ  phát sau áp xe gan, ruột. Áp xe thường gặp ở đáy phổi phải và kèm thương tổn phản ứng ở màng phổi. Bệnh nhân khạc đàm có màu nâu sẫm như sôcôla, kèm theo máu tươi. Nấm thường gây bệnh áp xe phổi ở bệnh nhân mắc đái tháo đường, nghiện rượu hoặc suy giảm miễn dịch do nhiều nguyên nhân khác. Một số loại nấm gây bệnh như Mucoraceae, Aspergillus spp. Dị vật: thức ăn, nước uống, các chất nôn hoặc nước bọt từ miệng được hít vào phổi gây viêm phổi hít, là tiền đề để hình thành áp xe phổi sau 7-14 ngày. Các dị vật vào phổi trong các bối cảnh bệnh nhân hôn mê, sặc, rối loạn phản xạ nuốt, trào ngược dạ dày thực quản, tắc nghẽn đường thở. Bệnh lý nền tại phổi: đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý như u phổi gây tắc nghẽn, ung thư phổi gây bội nhiễm hay hoại tử, nhồi máu phổi, giãn phế quản, lao phổi có hang, kén phổi bẩm sinh, chấn thương lồng ngực hở,... Thì có nguy cơ bị áp xe phổi cao. Biểu hiện của áp xe phổi có thể khởi phát cùng lúc hoặc muộn hơn với biểu hiện của bệnh lý nền.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh áp xe phổi thường phát triển trong vòng nhiều tuần đến nhiều, được chia làm các giai đoạn sau:  tháng bao gồm: sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, ho có mùi hôi và nước bọt có vị khó chịu. Bệnh nhân thường mệt mỏi, yếu ớt, chán ăn và sút cân.  Ổ mủ kín: ho khan, sốt cao, ớn lạnh, có thể lên đến 39-40 độ C, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Bệnh nhân thường đau ngực ở vị trí có tổn thương, có thể có khó thở. Ộc mủ:triệu chứng ho và đau ngực biểu hiện nặng nề hơn. Ho ộc ra nhiều mủ đặc quánh. Đặc điểm của mủ có thể gợi ý nguyên nhân gây bệnh: mủ màu sôcôla thường do amip, mủ hôi thối thường do vi khuẩn kỵ khí, mủ màu xanh thường do liên cầu. Toàn thân mệt mỏi, vã mồ hôi. Sau khi ho ộc ra được mủ, toàn trạng cải thiện, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, ăn uống được.   Ổ mủ mở thông với phế quản: người Bệnh vẫn tiếp tục ho, nhất là khi thay đổi tư thế, khạc mủ ra ít hơn.
Áp xe phổi có lây không? Áp xe phổi có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành nếu tác nhân gây bệnh trong ổ áp xe lây lan ra môi trường bên ngoài. Các đường lây truyền bệnh có thể gặp: Đường khí - phế quản: người bệnh hít vi khuẩn vào phổi từ không khí, từ các chất tiết nhiễm trùng ở mũi họng, răng miệng, các thủ thuật phẫu thuật ở tai mũi họng, dị vật đường thở, đặt nội khí quản, trào ngược dạ dày... Đường máu: các bệnh lý viêm nội tâm mạc, viêm tĩnh mạch, gây thuyên tắc, nhồi  máu và nhiễm trùng huyết, có thể gây áp xe ở cả hai phổi. Đường kế cận: áp xe dưới cơ hoành, áp xe gan do amip, áp xe đường mật, áp xe trung thất, áp xe thực quản,... Khi vỡ có thể gây áp xe phổi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe phổi bao gồm: Tuổi tác: những người lớn trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nghiện rượu, thuốc lá, sử dụng ma túy. Tổng trạng suy kiệt, mệt mỏi, suy dinh dưỡng. Mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh phổi mãn tính khác như u phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, lao phổi, kén phổi bẩm sinh, thuyên tắc phổi. Cơ địa suy giảm miễn dịch Sau gây mê, đặt nội khí quản, lưu đường truyền tĩnh mạch lâu ngày. Sau phẫu thuật vùng răng hàm mặt, tai mũi họng. Chấn thương ngực hở, có dị vật kèm theo. Khó nuốt, rối loạn chức năng hầu họng.
Các biện pháp giúp phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của áp xe phổi: Vệ sinh răng miệng, mũi, họng sạch sẽ. Tuân thủ tốt hướng dẫn của bác sĩ để Điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng răng miệng, tai mũi họng. Phòng ngừa dị vật rơi vào cổ Cẩn thận khi cho người bệnh ăn thông qua ống sonde dạ dày Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin C. Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường như đau ngực, ho, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Việc chẩn đoán áp xe phổi cần phối hợp giữa các triệu chứng lâm sàng gợi ý như sốt cao, rét run, đau ngực cùng bên tổn thương, ho khạc đờm mủ,.. Kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh sau: Công thức máu: bạch cầu tăng ưu thế bạch cầu trung tính Tốc độ lắng máu tăng Cấy đờm, dịch hút từ phế quản để định danh vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Xquang phổi: hình ảnh điển hình của áp xe phổi là dạng hình tròn có bờ không đều, khá dày và có mức hơi dịch bên trong. Cần chụp phim nghiêng để xác định chính xác vị trí ổ áp xe. Có trường hợp ghi nhận dày dính màng phổi nếu ổ áp xe vỡ vào màng phổi gây mủ màng phổi. Ct scan phổi: cho hình ảnh đặc hiểu hên Xquang phổi.
Điều trị bệnh áp xe phổi cần sự phối hợp của nhiều biện pháp. Nguyên tắc điều trị cần được tuân thủ, bao gồm: Điều trị nội khoa với kháng sinh kịp thời, tích cực, kiên trì. Thay đổi kháng sinh dựa theo lâm sàng và kháng sinh đồ. Kháng sinh thường được dùng kết hợp ít nhất từ 2 kháng sinh trở lên theo đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Thời gian sử dụng kháng sinh ít nhất 4 tuần. Chỉ định mổ sớm trước khi biến chứng như ho ra máu nặng, viêm mủ màng phổi,… xảy ra. Điều trị áp xe phổi bằng thuốc Thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị theo kinh nghiệm đối với từng tác nhân. Sau đó, việc lựa chọn thuốc được thay đổi theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh và kết quả kháng sinh đồ. Điều trị áp xe phổi bằng can thiệp Dẫn lưu ổ áp xe: dựa vào phim chụp X quang phổi thẳng, nghiêng hoặc Ctscan xác định vị trí ổ áp xe và chọn tư thế bệnh nhân phù hợp để dẫn lưu và vỗ rung lồng ngực. Dẫn lưu tư thế thực hiện nhiều lần trong ngày, lúc đầu trong khoảng vài phút, sau kéo dài dần thời gian và kết hợp với vỗ rung lồng ngực. Vỗ rung mỗi ngày 2-3 lần, lúc đầu 5 phút sau tăng dần đến 10-20 phút. Có thể dùng ống soi phế quản để hút mủ ở phế quản dẫn lưu ổ áp xe. Nội Soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương kèm theo như u, dị vật gây tắc nghẽn phế quản. Chọc dẫn lưu mủ qua da áp dụng đối với những ổ áp xe phổi ở ngoại vi, sát thành ngực, ổ áp xe không thông với phế quản. Việc chọc dẫn lưu mủ qua da có thể được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm thành ngực. Phẫu thuật  Phẫu thuật cắt phân thuỳ phổi hoặc cả một bên phổi tuỳ theo mức độ trong các trường hợp sau: Ổ áp xe > 10cm. Áp xe phổi mạn tính điều trị nội khoa 3 tháng không có kết quả. Ho ra máu tái phát, liên tiếp nhiều lần, ho máu sét đánh, đe dọa tính mạng. Áp xe phối hợp với giãn phế quản khu trú nặng. Có biến chứng rò phế quản - khoang màng phổi. Bệnh lý nền nghi ngờ u phổi, ung thư phổi Điều trị hỗ trợ Chế độ ăn: đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, cung cấp nhiều protein và vitamin. Duy trì cân bằng nước và điện giải, cân bằng toan kiềm Giảm đau, hạ sốt Thở oxy: cung lượng cao khoảng 6 lít/phút trong suy hô hấp cấp. Nếu có suy hô hấp mạn thì thở oxy với cung lượng thấp hơn, khoảng 2 lít/phút.   Xem thêm: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Phổi người nặng bao nhiêu? Tràn dịch màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một trong những căn bệnh về não gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh. Đây không phải là căn bệnh lão khoa hoặc bệnh thần kinh thông thường. Bệnh Alzheimer gây ảnh hưởng không chỉ đối với người bệnh mà còn tác động đến cả người đi chăm sóc bệnh nhân bởi lẽ chăm sóc bệnh nhân Alzheimer rất dễ dẫn đến trầm cảm hoặc có cảm xúc vô cùng căng thẳng. Hiện nay, bệnh Alzheimer ở Việt Nam đã ảnh hưởng ngày càng nhiều trong giới trẻ. Vậy bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân bệnh alzheimer, phòng ngừa bệnh alzheimer như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân gây ra bệnh alzheimer cụ thể như thế nào, các nhà khoa học chỉ có thể xác định, khi bị bệnh alzheimer là lúc các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin bắt đầu bị suy yếu và chết. Ngoài ra, các protein bất thường được sản sinh ra, tạo nên những mảng bám và tích tụ quanh và bên trong các tế bào gây cản trở đến quá trình truyền tải thông tin.
Bệnh alzheimer có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh như sau: Triệu chứng đầu tiên là đãng trí, bị quên tên hoặc nơi vừa đặt đồ vật, hay còn gọi là bệnh mất trí nhớ alzheimer Trí nhớ và tư duy bất thường, có thể quên tên người quen, hỏi cùng một câu hỏi, kể cùng một câu chuyện nhiều lần, khó khăn trong ghi nhớ mọi thứ trong cuộc sống. Ở những giai đoạn sau, người bệnh sẽ cần giúp đỡ nhiều hơn từ người xung quanh và cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt toàn diện bởi lẽ bệnh nhân bị Alzheimer giai đoạn cuối thường đi lang thang hoăc bị lạc, thay đổi tính cách cảm xúc. Khi có bất kỳ các dấu hiệu bất thường trên, cần kịp thời đến cơ sở y tế để được kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những tình huống xấu xảy ra.
no_information
Là một căn bệnh khá phổ biến, bệnh alzheimer thường thấy ở những người cao tuổi. Một bộ phận những người có rối loạn não bẩm sinh hoặc bị chấn thương cũng có nguy cơ cao bị bệnh. Hiện nay, một bộ phận giới trẻ cũng đang bị đe dọa bởi bệnh Alzheimer. Những yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Tuổi tác: những người cao tuổi, đặc biệt sau 65 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh alzheimer; Gia đình có người từng có tiền sử mắc bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer nhưng không chứng minh chắc chắn rằng cá thể mang gen đó sẽ tiến triển thành bệnh Những người có tiền căn chấn thương đầu hoặc bị suy giảm nhận thức nhẹ; Những người có lối sống không khoa học như: sử dụng các chất kích thích, chế độ ăn thiếu rau xanh và trái cây, ít vận động;  Những người trong quá trình học tập và giao tiếp gặp một số vấn đề về mức độ giáo dục chính quy thấp, công việc thiếu các hoạt động cần thử thách trí não hoặc ít giao tiếp xã hội. Trong các nguy cơ trên, yếu tố nguy cơ được nhắc đến nhiều nhất là tuổi tác. Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi trở nên rất phổ biến
Để phòng ngừa bệnh Alzheimer, có thể áp dụng các biện pháp sau: Để hạn chế diễn tiến nguy hiểm của bệnh Alzheimer, cần duy trì những thói quen sinh hoạt như: tìm người hỗ trợ và chăm sóc; thay đổi không gian sống, đơn giản hóa thói quen hàng ngày; nghĩ tích cực về bệnh; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, vận động về thể chất và tinh thần.
Để chuẩn đoán bệnh nhân có bị bệnh Alzheimer không, trước hết bác sĩ sử dụng phương pháp kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiền sử mắc bệnh và trí năng của bệnh nhân. Sau đó thông qua các biện pháp kiểm tra khả năng lý luận, phối hợp tay và mắt, khả năng cân bằng, cảm nhận cảm giác để xác định tình trạng bệnh Alzheimer. Kiểm tra dấu hiệu trầm cảm để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh; Để tìm kiếm chính xác các nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật quét não và xét nghiệm máu để xác định các nguyên nhân suy giáp hay thiếu vitamin B12.
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp để điều trị triệt để bệnh Alzheimer. Các phương pháp để hạn chế nguy cơ, tiến triển của bệnh như: sử dụng thuốc ức chế cholinesterase và memantine. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc để giảm lo âu, trầm cảm, kích động và các vấn đề về hành vi như thuốc an thần. Để có thể hạn chế mức độ tiến triển của bệnh cần cố gắng không thay đổi môi trường sống của bệnh nhân bởi lẽ bệnh nhân bị bệnh Alzheimer sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thích nghi với sự thay đổi môi trường sống. Xem thêm: Nhận diện bệnh alzheimer qua biểu hiện cơ thể Chẩn đoán và điều trị bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ám ảnh sợ hãi
Hội chứng ám ảnh sợ hãi còn gọi là rối loạn ám ảnh sợ hãi hay rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, là vấn đề thường gặp, trong đó người bệnh gặp phải cảm giác sợ quá mức các vật và các tình huống hoàn toàn không có tính nguy hiểm. Đây là một rối loạn tâm thần có liên quan đến tình trạng lo âu tránh né trong hầu hết các trường hợp. Lo âu là phản ứng của cơ thể chống lại các sang chấn tâm lý hoặc trong các trường hợp muốn có được sự chú ý cần thiết, lâm sàng thường kèm theo cảm giác căng cơ, thường gặp nhất là nhóm cơ vùng cổ, vai và sau gáy. Người bệnh mắc hội chứng ám ảnh sợ hãi thường có xu hướng tạo lập một “vùng an toàn”, trong đó thực hiện các “hành vi an toàn” như luôn đi cùng người thân, mang theo các đồ vật yêu thích, chọn vị trí thuận lợi để thoát thân. Rối loạn ám ảnh sợ hãi là một rối loạn mãn tính, kéo dài, khác với cảm giác sợ hãi nhất thời, hay những lo âu ngắn hạn. Vì thế tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến thể chất, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi làm giảm sút kết quả học tập cũng như làm việc, phá hoại các mối quan hệ trong xã hội và tâm lý luôn căng thẳng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, đôi khi có ý định tự sát. Một số hội chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp là sợ khoảng không, sợ không gian kín, sợ nơi đông người, sợ bị tiêm, sợ độ cao, …
Nguyên nhân gây ra hội chứng ám ảnh sợ hãi hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng ám ảnh sợ hãi có liên quan đến yếu tố gia đình, xuất hiện sau khi phải trải qua các sự việc gây chấn động.
Hội chứng ám ảnh sợ hãi là một hội chứng rối loạn tâm thần, nhưng có biểu hiện đa dạng, bao gồm cả những triệu chứng thực thể như: Ra nhiều mồ hôi tay Đau thắt ngực, tăng nhịp tim, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực. Thở nhanh Rối loạn tiêu hóa Khi người bệnh tiếp xúc với các tình huống liên quan đến hội chứng này, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn, làm người bệnh lo lắng nặng nề hơn, cuối cùng có thể gây nên các cơn hoảng loạn mà người bệnh không thể kiểm soát được các hành vi của mình.
Rối loạn ám ảnh sợ hãi không lây truyền từ người bệnh sang người lành. Những người trong cùng gia đình, cùng trải qua các sang chấn tâm lý nặng nề có xu hướng phải đối mặt với hội chứng ám ảnh sợ hãi.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ gặp phải hội chứng ám ảnh sợ hãi, bao gồm: Tuổi tác: Chứng ám ảnh sợ hãi thường ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Ám ảnh sợ những sự vật cụ thể thường bắt đầu xuất hiện từ khi 10 tuổi, trong khi ám ảnh sợ nơi đông người thường xuất hiện trước 35 tuổi. Giới tính: nữ giới thường dễ gặp phải chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể hơn nam giới. Tiền sử gia đình: nếu có người thân bị chứng ám ảnh sợ hãi thì khả năng mắc chứng bệnh giống vậy cũng cao hơn. Giải thích cho điều này, nhiều nhà khoa học đưa ra các gia thuyết có thể hội chứng này là một chứng bệnh có tính di truyền hoặc do sự tập nhiễm xã hội, người bệnh từ nhỏ đã học theo các hành động và suy nghĩ của người thân trong gia đình nên có xu hướng sợ hãi ám ảnh cùng một sự vật, sự việc Tính cách cá nhân: những người có tính cách nhạy cảm, rụt rè, dễ bi quan trong cuộc sống là đối tượng có nguy cơ cao.  Môi trường sống: các sang chấn tâm lý mà người bệnh gặp phải là yếu tố làm dễ đưa đến chứng ám ảnh sợ hãi.
Các biện pháp giúp phòng tránh hội chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi bao gồm: Tránh xa những thứ mang lại cảm giác sợ hãi Hạn chế các tình huống căng thẳng nếu có thể. Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục Thay đổi cách nghĩ theo hướng tích cực hơn, sống vui vẻ hơn Không ngại ngần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và bắt đầu điều trị sớm nhất có thể nếu gặp phải các sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu và thường xuyên cảm thấy các cơn sợ hãi.
Việc chẩn đoán hội chứng ám ảnh sợ hãi được thực hiện thông qua việc khai thác tiền sử, bệnh sử, đặt câu hỏi phỏng vấn người bệnh khi thăm khám lâm sàng trực tiếp. Không có bất kỳ xét nghiệm hay các phương tiện nào khác có thể giúp chẩn đoán được hội chứng ám ảnh sợ hãi.
Chứng ám ảnh sợ hãi có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Nguyên tắc chính của việc điều trị là tránh xa những thứ gây sợ hãi, giảm nhẹ triệu chứng sợ xuống mức sợ hãi nghiêm trọng và hạn chế ảnh hưởng đến thể chất và cuộc sống của người bệnh. Quá trình điều trị cần nhiều thời gian, thường kéo dài nhiều tháng đối với trường hợp ám ảnh sợ hãi xã hội và nhanh hơn đối với các chứng ám ảnh sợ hãi sự vật, sự việc cụ thể. Biện pháp điều trị chính bao gồm thuốc, kết hợp với liệu pháp hành vi. Các loại thuốc như thuốc an thần giải lo âu, thuốc SSRI được chỉ định để làm giảm mức độ nặng của triệu chứng hoảng sợ, giảm nhịp tim. Phương pháp sử dụng thuốc tỏ ra hiệu quả với chứng ám ảnh sợ hãi xã hội hơn chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể với một sự vật, sự việc nào đó. Các nhóm thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh phải sử dụng đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Liệu pháp hành vi, cho người bệnh tưởng tượng trong đầu về các tình huống phải tiếp xúc với các sự vật, sự việc gây sợ hãi như sợ máu, sợ đi máy bay, sợ bị tiêm, sợ động vật là cách tốt nhất để điều trị dứt điểm các chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi cụ thể. Các buổi trị liệu nên được tiến hành liên tục và sắp xếp gần nhau. Một số phương pháp khác như thôi miên, phản hồi sinh học cũng có thể được áp dụng để điều trị chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi này.   Xem thêm:  Thế nào là rối loạn giấc ngủ không thực tổn? Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Trầm cảm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
AIDS
AIDS là gì? AIDS là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus gây suy giảm miễn dịch ở người bằng cách giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể, cơ thể con người không thể chống lại bệnh này. Những bệnh nhân bị AIDS có nguy cơ tử vong cao do những nhiễm trùng cơ hội gây ra nhiều biến chứng khó lường.  AIDS là viết tắt của từ gì? AIDS là viết tắt của từ Acquired Immunodeficiency Syndrome được hiểu là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Nguyên nhân gây bệnh AIDS là gì? Bệnh nhân bị nhiễm HIV có thể do các nguyên nhân như: quan hệ tình dục, sử dụng kim bị nhiễm HIV trước đó hoặc truyền máu bị nhiễm HIV, truyền từ mẹ sang bào thai hoặc truyền qua em bé mới sinh và bú sữa mẹ. Bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS khi hệ thống miễn dịch suy yếu tới mức không thể chống lại những nhiễm trùng thông thường. Giai đoạn AIDS sẽ diễn ra nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi bị nhiễm HIV. Các nguyên nhân làm cho bệnh AIDS trở nên nặng hơn như sau: Uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên; Ngừng dùng thuốc bởi khi bạn cảm thấy khỏe hơn, trừ khi được bác sĩ cho phép; sử dụng quá nhiều rượu hoặc sử dụng ma túy; Sử dụng chung kim tiêm hoặc tiêm chích ma túy; Ăn các loại thực phẩm như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa tiệt trùng (có chứa các vi khuẩn có hại); Hiến máu, tinh trùng hoặc các bộ phận khác. AIDS có mấy giai đoạn? Đến giai đoạn AIDS nghĩa là bệnh nhân đã trải qua 04 giai đoạn: Giai đoạn sơ nhiễm, giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng, giai đoạn liên quan đến AIDS và giai đoạn bệnh AIDS.
Hầu hết bệnh nhân bị AIDS không có triệu chứng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, mặc dù virus vẫn đang hoạt động. Đây có thể coi là một bệnh suy giảm miễn dịch ở người lớn. Một số người có biểu hiện giống bị bệnh giống cúm, kèm theo sốt, nhức đầu, mệt mỏi, phì đại các hạch bạch huyết. Nồng độ máu của các tế bào T CD4 dương (còn gọi là tế bào T4) hạ xuống. Có các triệu chứng khác xuất hiện trước khi bước sang giai đoạn AIDS như: cơ thể mệt mỏi, sụt cân, thường xuyên sốt, sốt kéo dài và đổ mồ hôi, nhiễm trùng thường xuyên hoặc kéo dài do nấm, trí nhớ trở nên kém đi. Có một số trường hợp bị nhiễm herpes có thể bị đau khi nuốt và có thể có một lớp phủ màu trắng trên lưỡi. Bệnh nhân bị AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da và  u lympho (ung thư mô bạch huyết, một phần của hệ thống miễn dịch).
Bệnh AIDS có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua các con đường như: Sử dụng chung kim tiêm với người bị AIDS; Lây truyền từ mẹ sang con; Hiến máu, hiến tinh trùng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm HIV/AIDS nếu nằm trong đường lây truyền. Những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh AIDS như: Quan hệ tình dục không an toàn, có nghĩa là giao hợp âm đạo hoặc hậu môn hoặc giao hợp bằng miệng mà không dùng bao cao su với một người bị nhiễm HIV; Sử dụng chung kim tiêm để tiêm thuốc hoặc steroid với người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua kim tiêm bẩn được sử dụng để xăm hình hoặc xỏ lỗ trên cơ thể; Bị truyền máu từ một người nhiễm bệnh HIV/AIDS. Một em bé cũng có thể bị nhiễm HIV từ sữa mẹ nếu người phụ nữ nhiễm bệnh.
Để phòng ngừa bệnh AIDS, có thể kể đến các biện pháp sau: Sử dụng bao cao su và quan hệ tình dụng an toàn, không nên quan hệ với nhiều bạn tình; Không sử dụng chất ma túy; Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với khu vực có nhiều người nghiện để tránh nguy cơ bị lây nhiễm; Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, sẽ cần thông qua bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm máu để phát hiện HIV và các bệnh nhiễm trùng khác. Ngoài ra cũng có thể phải sử dụng thêm những xét nghiệm khác như chụp X-quang ngực.
Uống thuốc có thể giúp hệ miễn dịch chống lại HIV, kiềm chế HIV phát triển. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc khác để điều trị các triệu chứng của bệnh. Duy trì chế độ, thói quen sinh hoạt điều độ cũng có tác dụng giảm diễn tiến của bệnh.   Xem thêm: Thế nào là HIV dương tính? Bệnh HIV có mấy giai đoạn? Triệu chứng HIV giai đoạn sớm HIV biểu hiện bệnh sau bao lâu? Nguồn gốc và cách virus HIV xâm nhập vào cơ thể HIV lây truyền qua đường nào và lây ở giai đoạn nào?
Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát)
Bệnh addison là bệnh gì? Bệnh Addison (còn có tên suy tuyến thượng thận nguyên phát) là một dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả và sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết. Trong cơ thể con người, có hai tuyến thượng thận nhỏ nằm trên đỉnh thận, có tác dụng sản sinh ra hormone cortisol và aldosterone. Khi mắc bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát là lúc tuyến thượng thận sản xuất rất ít cortisol và aldosterone dẫn đến tình trạng muối và nước của cơ thể sẽ bị đào thải ra bên ngoài thông qua nước tiểu, khiến huyết áp giảm xuống rất thấp. Đồng thời, lượng kali tăng nhanh đến mức nguy hiểm.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh Addison là do tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả. Những tuyến nằm ngay sau vùng thận có tác dụng sản xuất hormone để duy trì hoạt động của các cơ quan và các mô trong cơ thể. Khi tuyến thượng thận bị tổn thương, lượng hormon cortisol và aldosterone sản xuất ra sẽ suy giảm. Các nguyên nhân gây ra tổn thương tuyến thượng thận nguyên phát bao gồm: Hệ miễn dịch tấn công các tuyến thượng thận do nhận “nhầm” đây là những tuyến gây nguy hại cho cơ thể; Do các bệnh nhiễm trùng như lao, HIV hoặc các bệnh nhiễm nấm; Nguyên nhân từ các khối u hoặc xuất huyết ở tuyến thượng thận.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người mà bệnh nhân bị bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh khác nhau. Một số trường hợp, có thể cảm thấy cơ thể trở nên yếu ớt, mệt mỏi hoặc khó chịu ở dạ dày; có thể kèm theo các triệu chứng khác cũng có thể bao gồm sụt cân, biếng ăn, huyết áp thấp, trầm cảm, có sự biến đổi ở tóc và da. Cũng có một số trường hợp bị sạm da ở vùng khớp ngón tay, đầu gối, khuỷu tay, ngón chân hoặc môi, đôi khi có thể xuất hiện nếp nhăn ở lòng bàn tay và niêm mạc. Đối với những trường hợp suy thượng thận xuất hiện đột ngột do căng thẳng, ví dụ như trong quá trình phẫu thuật, bị chấn thương hoặc bệnh tật. Các triệu chứng có thể xuất hiện như: buồn nôn nặng, nôn mửa, tiêu chảy, huyết áp giảm xuống quá thấp, đau nhức ở cẳng chân hoặc dạ dày và hôn mê. Có thể liệt kê những dấu hiệu và triệu chứng cơ bản của bệnh Addison, như sau: Sạm da, da tối màu hơn; Cảm thấy rất mệt mỏi; Sụt cân; Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng; Chóng mặt hoặc ngất xỉu; Đau cơ hay khớp.
Bệnh Addison là bệnh không lây truyền từ người này sang người khác.
Bệnh Addison có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi cũng như bất kỳ giới tính nào. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, suy thượng thận thường thường xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới ở độ tuổi từ 30 đến 50. Có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát như: Bệnh nhân bị bệnh ung thư; Đang dùng thuốc làm loãng máu; Bệnh nhân bị bệnh nhiễm khuẩn kinh niên như bệnh lao; Đã từng có tiền sử phẫu thuật loại bỏ bất kỳ phần nào của tuyến thượng thận; Đã từng mắc các bệnh tự miễn, như bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc bệnh Grave.
Để phòng ngừa bệnh addison, có thể áp dụng các biện pháp sau: không hút thuốc và làm dụng chất có cồn; duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, tập luyện thể dục hàng ngày; không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Để chẩn đoán bệnh Addison, bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp như: xét nghiệm máu và nước tiểu, sau đó đo lường nồng độ hormone của tuyến thượng thận. Ngoài ra cũng có thể cần thực hiện chụp X-quang và chụp CT ở tuyến thượng thận. Bên cạnh đó, dựa vào tiền sử bệnh lý, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh cũng có thể xác định được khả năng bị bệnh Addison.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà có phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng corticosteroid là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Thuốc corticosteroid có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh Addison theo chỉ dẫn của bác sĩ cần thực hiện và duy trì các thói quen và lối sống để có thể kiểm soát được mức độ của bệnh như:  Tái khám đúng định kỳ; Duy trì uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ; Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật; Giữ tinh thần luôn thoải mái; Có lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý; Tập thể dục nhưng không quá sức;   Xem thêm: Tuyến thượng thận có chức năng gì? Suy tuyến thượng thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Nguyên nhân và triệu chứng của suy tuyến thượng thận mạn
Amip ăn não
Amip ăn não người có tên khoa học là Naegleria fowleri - một loại ký sinh trùng. Đây là loại ký sinh trùng rất hiếm gặp và thường gây tử vong cho người bệnh bơi hoặc tham gia các môn thể thao dưới nước  ở các hồ nước ngọt, sông và suối nước nóng. Các amip - được gọi là Naegleria fowleri đi lên mũi đến não và gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở não. Hầu hết những người bị nhiễm naegleria tử vong trong vòng một tuần sau khi nhiễm. Hàng triệu người tiếp xúc với amip gây nhiễm trùng naegleria mỗi năm, nhưng chỉ một số ít trong số họ bị bệnh. Hiện nay các nhà khoa học chưa lý giải được tại sao một số người bị nhiễm naegleria trong khi những người khác thì không. Vậy amip ăn não người là gì, các phòng tránh và điều trị ra sao sẽ có chi tiết ở bài viết sau.
Bệnh amip ăn não người là do nhiễm amip Naegleria fowleri, thường được tìm thấy hồ nước ngọt trên khắp thế giới, bệnh hay xuất hiện vào mùa hè đôi khi amip cũng được tìm thấy trong đất. Các amip xâm nhập vào cơ thể bạn qua mũi khi mũi tiếp xúc với nước hoặc bụi bẩn và đi đến não của người nhiễm thông qua các dây thần kinh dẫn truyền khứu giác. Không phải ai tiếp xúc với amip đều bị bệnh mà chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong số hàng triệu người tiếp xúc với Naegleria fowleri bị bệnh.
Khi người bệnh nhiễm amip Naegleria sẽ gây ra một bệnh gọi là Viêm não màng não tiên phát do amip (Primary amebic meningoencephalitis) với triệu chứng viêm não và phá hủy mô não. Thông thường bắt đầu từ hai đến 15 ngày sau khi nhiễm  amip, người bệnh các triệu chứng như sau: Thay đổi về khứu giác hoặc vị giác Sốt Đột ngột đau đầu dữ dội Cứng cổ Nhạy cảm với ánh sáng Buồn nôn và ói mửa Mất cân bằng của cơ thể Hay nhầm lẫn Buồn ngủ Động kinh Ảo giác Những triệu chứng trên sẽ tiến tiến triển rất nhanh và khiến người bệnh tử vong trong khoảng một tuần.
Amip không lây từ người sang người hoặc từ người bệnh sang nước. Và các bể bơi được làm sạch và khử trùng đúng cách thì sẽ không chứa amip naegleria.
Tại Hoa Kỳ, hàng triệu người tiếp xúc với amip gây nhiễm trùng naegleria mỗi năm, nhưng rất ít người mắc bệnh. Từ năm 2007 đến 2017, chỉ 40 trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng naegleria bao gồm: Bơi ở hồ/ao/bể bơi nước ngọt. Hầu hết những người bị bệnh đã bơi ở hồ nước ngọt trong vòng hai tuần trước. Amip phát triển mạnh ở những nơi có nước ấm hoặc nóng với nhiệt độ lý tưởng với amip là khoảng 35 độ C. Loại ký sinh trùng này phát triển và sinh sản nhiều vào mùa hè khi nhiệt độ nước ấm tăng lên. Tại Việt Nam, rất nhiều người cho rằng khi được tắm ở những nơi có nước ấm/nóng sẽ có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên đây cũng là nơi cư trú thích hợp cho amip ăn não người sinh sôi vì ở vùng hạ lưu nước thường ấm. Trẻ em và vị thành niên là nhóm tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất, có thể là do những đối tượng này ở trong nước lâu hơn và hoạt động nhiều hơn khi ở dưới nước nên tạo điều kiện cho amip có thời gian để di chuyển từ mũi lên não.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) gợi ý các biện pháp để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng naegleria: Không bơi vào hoặc nhảy xuống những hồ nước ngọt và có nước ấm. Bịt mũi hoặc sử dụng kẹp mũi khi nhảy hoặc lặn vào những vùng nước ấm. Không làm xáo trộn trầm tích lắng ở dưới hồ/bể bơi/ao khi bơi ở vùng nước nông và ấm.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể cho thấy sưng và chảy máu trong não như:    Chụp CT. Trong quá trình  kết hợp với chiếu tia X từ nhiều hướng khác nhau thành để tạo thành các hình ảnh cắt ngang chi tiết của não, để thấy các vị trí bị tổn thương . Chụp MRI. Máy MRI sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh cực kỳ chi tiết về các mô mềm như não. Chọc dò tủy sống Naegleria amip có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi bằng cách sử dụng kỹ thuật chọc dò tủy sống. Bác sĩ sẽ chọc hút dịch não tủy ở vị trí đốt sống L2-S2, trong quá trình chọc hút bác sĩ cũng sẽ đo áp lực dịch não tủy để đánh giá người bệnh có tăng áp lực nội sọ hay không.
Rất ít người bị nhiễm có thể sống sau nhiễm trùng naegleria kể cả khi đã được điều trị. Phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng cho sự sống còn của người bệnh. Phương pháp điều trị chính cho nhiễm trùng naegleria là thuốc kháng nấm, amphotericin B tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào xung quanh tủy sống của người bệnh để tiêu diệt amip. Một loại thuốc đang được thử nghiệm được gọi là miltefosine dùng để điều trị khẩn cấp các trường hợp nhiễm trùng naegleria. Thuốc này khi được dùng cùng với các loại thuốc khác và kết hợp với việc kiểm soát phù não, có thể làm tăng khả năng sống sót cho người bệnh. Xem thêm: Áp xe não do amip: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Áp xe gan do amip
Áp xe gan là tình trạng lá gan bị nhiễm mủ với những lỗ hổng nhỏ. Gan là một cơ quan quan trọng với nhiều chức năng như dự trữ năng lượng, tạo protein và loại bỏ những chất gây hại khỏi cơ thể. Khi gan bị nhiễm khuẩn hoặc kí sinh, nó có thể xuất hiện những lỗ nhỏ có mủ. Áp xe gan do amip là bệnh lý thường gặp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn, tập quán sinh hoạt  lạc hậu. Tỷ lệ này gặp khá cao ở các nước Tây Phi, Nam Phi, Đông Nam Á… trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể xảy ra ở mọi giới, mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam, chủ yếu độ tuổi 20 – 40. Biểu hiện lâm sàng áp xe gan do amip  khá đa dạng, hiệu quả điều trị tốt nếu được phát hiện sớm, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời tiến triển tương đối nặng nề, thậm chí có các biến chứng có thể tử vong. Nguyên nhân bệnh là do thể hoạt động gây bệnh của amip (Entamoeba histolytica) gây ra, thường gặp sau bệnh lỵ amip hoặc lỵ mãn tính. Trong điều kiện bình thường amip sống hội sinh ở đại tràng mà chủ yếu ở vùng manh tràng, khi sức đề kháng của cơ thể giảm và thành ruột bị tổn thương, men của amip tiết ra gây ra các vết loét ở niêm mạc và tạo nên các ổ áp xe nhỏ ở thành đại tràng, làm tổn thương thành mạch, amip chui vào các mao tĩnh mạch vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên rồi theo hệ thống tĩnh mạch cửa về gan. Do lưu lượng máu của tĩnh mạch cửa phần lớn đổ vào gan phải nên trên 80% áp xe gan do amip gặp ở gan phải. Ngoài ra amip có thể lên gan theo đường bạch mạch hay di chuyển trực tiếp vào tổ chức gan. Thương tổn mạch máu giúp amip theo tĩnh mạch vào tuần hoàn cửa hoặc bạch mạch đến gan. Hiếm khi vào tuần hoàn chung để tạo thành áp xe phổi, não, lách do amip.
Amip là loại nguyên sinh vật (protozeaire) thuộc họ Entamoeba. Ở người có 4 loại: Entamoeba, Endolima, Pseudolima và Dientamoeba. Chỉ có loại E.histolytica còn gọi là E. hoạt động là gây bệnh. Thể E.minuta sống cộng sinh không gây bệnh trong đại tràng và dạng kén gây lây lan bệnh. Sau khi cơ thể nhiễm amip, bệnh gây ra các tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng , bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực. Thương tổn mạch máu  ở đại tràng giúp amip theo tĩnh mạch vào tuần hoàn cửa hoặc hệ bạch mạch đến gan, ở đây chúng thường bị chặn lại bởi các xoang tĩnh mạch gây ra hoại tử ướt để thành lập các ổ áp xe gan.
Thể điển hình: Hay gặp nhất chiếm khoảng 60-70% trường hợp Biểu hiện chủ yếu là tam chứng Fontam ( sốt, đau hạ sườn phải, gan to ) cụ thể Sốt: có thể 39 - 400C, có thể sốt nhẹ 37.5 - 380C. Thường sốt 3 - 4 ngày trước khi đau hạ sườn phải và gan to nhưng cũng có thể xảy ra đồng thời với 2 triệu chứng đó.  Đau hạ sườn phải và vùng gan : đau mức độ cảm giác tức nặng nhoi nhói từng lúc, đau mức độ nặng, đau khó chịu không dám cử động mạnh. Đau hạ sườn phải xuyên lên vai phải, khi ho đau tăng.Đau triền miên kéo dài suốt ngày đêm. Gan to và đau : gan to không nhiều 3-4 cm dưới sườn phải mềm, nhẵn, bờ tù, ấn đau. Làm nghiệm pháp rung gan (+) Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác ít gặp hơn: Rối loạn tiêu hoá : ỉa lỏng hoặc ỉa nhày máu giống lỵ, xảy ra đồng thời với sốt trước hoặc sau sốt vài ba ngày.  Mệt mỏi, gầy sút nhanh làm cho chẩn đoán nhầm là ung thư gan. Có thể có phù nhẹ ở mu chân (cắt nghĩa dấu hiệu này: do nung mủ kéo dài dẫn đến hạ Protein máu gây phù). Cổ trướng: Đi đôi với phù hậu quả của suy dinh dưỡng, không có tuần hoàn bàng hệ. Tràn dịch màng phổi : thường do áp xe vỡ ở mặt trên gan gần sát cơ hoành gây phản ứng viêm do tiếp cận, do đó tràn dịch không nhiều thuộc loại dịch tiết, dễ nhầm lẫn với các bệnh ở phổi. Lách to : rất hiếm gặp, lách to ít l - 2cm dưới bờ sườn trái dễ nhầm với xơ gan khoảng cửa. b. Thể không điển hình  Biểu hiện theo thể lâm sàng: Thể không sốt: không sốt hoặc sốt rất ít một ba ngày rồi hết hẳn làm cho bệnh nhân không để ý, chỉ thấy đau hạ sườn phải, gầy sút cân... thể này gặp 9,3%. Thể sốt kéo dài: sốt hàng tháng trở lên liên tục hoặc ngắt quãng, gan không to thậm chí cũng không đau gặp 5%. Thể vàng da: chiếm 3% do khối áp xe đè vào đường mật chính.Thể này bao giờ cũng nặng, dễ nhầm với áp xe đường mật hoặc ung thư gan, ung thư đường mật. Thể không đau: gan to nhưng không đau, do ổ áp xe ở sâu hoặc ổ áp xe nhỏ, thể này chiếm khoảng l,9%. Thể suy gan: do ổ áp xe quá to phá huỷ 50% tổ chức gan, ngoài phù cổ trướng thăm dò chức năng gan bị rối loạn, người bệnh có thể chết vì hôn mê gan. Thể theo kích thước của gan : gan không quá to do ổ áp xe nhỏ, nhưng ngược lại gan quá to ( to quá rốn ) to có khi tới hố chậu.  Thể áp xe gan trái: rất ít gặp, chiếm khoảng 3 -5% trường hợp, chẩn đoán khó, dễ vỡ vào màng tim gây tràn mủ màng tim. Thể phổi màng phổi: viêm nhiễm ở gan lan lên gây phản ứng màng phổi, hay do vỡ ổ áp xe lan lên phổi. Triệu chứng lâm sàng phần lớn là triệu chứng ở phổi (ho, đau ngực, khạc đờm) và triệu chứng màng phổi là chủ yếu, triệu chứng về áp xe gan không có hoặc lu mờ.Thể này chẩn đoán rất khó, thường nhầm với bệnh của phổi màng phổi.  Thể có tràn dịch màng ngoài tim: từ đầu khi thành lập ổ áp xe ở gan đã có biến chứng vào màng ngoài tim, triệu chứng về bệnh tim nổi bật, còn triệu chứng về áp xe gan bị che lấp đi. Thể này thường chẩn đoán nhầm là tràn dịch màng ngoài tim. Thể giả ung thư gan: gan cũng to và cứng như ung thư gan, hoặc cũng gầy nhanh. Thể này gặp tỷ lệ 15 -16% trường hợp. Biến chứng của áp xe gan do amip là vô cùng nguy hiểm bao gồm Vỡ vào phổi: bệnh nhân khạc ra mủ hoặc ộc ra mủ, mủ có màu socola, không thối. Vỡ vào màng phổi: gây tràn dịch màng phổi phải. Tràn dịch thường nhiều, gây khó thở đột ngột, đây là một cấp cứu nội khoa phải chọc màng phổi hút dịch nếu không bệnh nhân bị chết vì choáng hoặc bị ngạt thở Vỡ vào màng ngoài tim: hay xảy ra với áp xe gan nằm ở phân thuỳ 7 - 8 hoặc ổ áp xe ở gan trái. Đột nhiên bệnh nhân khó thở dữ dội, tím tái, khám tim thấy các dấu hiệu lâm sàng của tràn dịch màng ngoài tim.Phải chọc hút dịch màng ngoài tim cấp cứu nếu không bệnh nhân sẽ chết vì hội chứng ép tim cấp. Vỡ vào màng bụng gây viêm phúc mạc toàn thể: đột nhiên đau bụng, sốt tăng lên, bụng cứng, đau toàn bụng, khám thấy bụng có dịch, chọc hút ra mủ. Phải kịp thời dẫn lưu ổ bụng nếu không bệnh nhân chết vì sốc nhiễm khuẩn.
no_information
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc áp xe gan bao gồm: Ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mắc các bệnh về gan, như: nhiễm trùng gan hay suy chức năng gan. Nữ giới có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ cao hơn là không nhiều. Độ tuổi mắc bệnh cao vào khoảng 60 đến 70 tuổi. Áp xe gan cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh, liên quan đến thông tĩnh mạch rốn và nhiễm trùng.
Rửa tay trước khi ăn, vệ sinh ăn uống, tránh để lây nhiễm kén amip vào thức ăn, nước uống Xử lý phân, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau quả. Khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch, phải khử trùng hoặc có xử lý bằng tia cực tím để diệt kén amip. Điều trị những người mang kén amip bằng metronidazol.
Dựa vào tiền sử và bệnh sử lỵ amip  Chẩn đoán gợi ý khi có tam chứng Fontan: Sốt, gan lớn và đau. Chẩn đoán đặt ra khi trên siêu âm hoặc CT cho hình ảnh áp xe.  Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm Xét nghiệm máu thường quy: bạch cầu tăng cao, máu lắng tăng. Siêu âm gan: là xét nghiệm không xâm nhập, dễ thực hiện, rất tốt để phát hiện, theo dõi tiến triển, và còn để hướng dẫn điều trị. Hình ảnh trên siêu âm giai đoạn đầu thường là hình ảnh hỗn hợp âm, giai đoạn sau là ổ trống âm kèm theo có vỏ dày. Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ thường nhạy và chính xác hơn siêu âm. Có hình ảnh áp xe gan Phát hiện amip bằng phản ứng men ELISA. Chọc  hút khối áp xe có mủ màu socola.
Điều trị áp xe gan amip là một điều trị nội ngoại khoa hoặc kết hợp với thủ thuật thuật chọc hút có hướng dẫn siêu âm hoặc CT scanner. Kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng chung của bệnh nhân, giai đoạn phát triển và chẩn đoán bệnh, tình trạng tổn thương gan giai đoạn viêm, áp xe giai đoạn sớm, kích thước còn nhỏ (< 6cm), chưa hóa mủ hết, số lượng, kích thước và vị trí của các ổ áp xe. Ngày nay 3 biện pháp phối hợp để điều trị áp xe gan do amip đó là: Thuốc đặc trị amip Loại bỏ ổ mủ khi nó đã hình thành Kháng sinh kết hợp Loại bỏ ổ mủ khi đã hình thành bằng chọc hút mủ ổ áp xe gan Amip với thuốc diệt Amip trong các trường hợp: Ổ áp xe gan quá to đường kính > 6cm. Bệnh nhân bị áp xe gan do Amip đến muộn trên 1 tháng. Phương pháp chọc hút mủ: chọc hút mủ dưới hướng dẫn của soi ổ bụng hoặc của siêu âm. Số lần chọc hút có thể 1,2 thậm chí 3 lần. Thực tiễn cho thấy có trường hợp chọc hút tới 2,5 lít mủ phối hợp với thuốc diệt Amip khỏi hoàn toàn. Phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc diệt Amip: Mổ áp xe gan chỉ định ngày càng thu hẹp, chỉ giới hạn trong một số trường hợp sau: Khi áp xe gan đã biến chứng nguy hiểm. Ở bệnh nhân áp xe gan có đe dọa biến chứng nhưng vì một lý do nào đó không chọc hút mủ ổ áp xe được thì phải phẫu thuật. Bệnh nhân bị áp xe gan Amip đến quá muộn (khi bệnh kéo dài trên 4 tháng) điều trị nội khoa bằng chọc hút mủ và thuốc diệt Amip không có kết quả. Ổ áp xe quá to, gan to quá rốn tới hố chậu và nổi phồng lên, sờ vào thấy căng như một bọc nước.   Xem thêm: Bệnh áp xe gan có nguy hiểm không? Gan nằm ở vị trí nào trong cơ thể người? Gói khám sàng lọc gan mật - toàn diện Gói khám sàng lọc gan mật - nâng cao Gói khám sàng lọc gan mật - tiêu chuẩn
Áp xe não
Áp-xe não do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều tạo mủ trong nhu mô não khiến người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao hoặc để lại những di chứng rất nặng nề sau này. Tuy nhiên nếu người bệnh được phát hiện sớm và chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong cũng như mức độ di chứng để lại. Áp xe trong não của những đối tượng khỏe mạnh thường do nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn. Áp xe não có xu hướng hay xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu. Khi bị áp xe não, tình trạng nhiễm trùng sẽ khiến não của người bệnh phù, tạo mủ. Trong các trường hợp áp xe não do nấm, vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào não thông qua vết thương ở đầu hoặc nhiễm trùng ở một nơi khác trong cơ thể. Nhiễm trùng tim và phổi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của áp xe não. Tuy nhiên, áp xe não cũng có thể bắt đầu từ nhiễm trùng tai hoặc xoang, hoặc thậm chí là răng bị áp xe.
Nguyên nhân áp xe não do vi khuẩn hoặc nấm hoặc ký sinh trùng cũng có thể gây áp xe. Khi vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng lây nhiễm một phần của não, viêm và sưng sẽ xảy ra, tạo ra khối áp xe trong não gồm các thành phần như các tế bào não bị nhiễm bệnh, các tế bào bạch cầu còn sống và đã chết, các sinh vật viêm. Khi ổ áp xe được hình thành được bao bọc xung quanh một lớp màng giúp cách ly nhiễm trùng và giữ cho nó không lây lan sang các mô khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu ổ áp xe to lên, sẽ đè áp vào các vùng não xung quanh. Do hộp sọ không giãn nở, do đó áp lực từ áp xe có thể chặn các mạch máu, ngăn oxy và máu đến cung cấp năng lượng cho não và điều này dẫn đến tổn thương hoặc phá hủy các mô não khác.
Các triệu chứng áp xe não thường phát triển chậm trong vài tuần, nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột như: Thay đổi về sức khỏe tâm thần như gia tăng sự nhầm lẫn, giảm khả năng phản xạ và cảm thấy khó chịu Nói ít Giảm cảm giác Giảm vận động do mất chức năng cơ bắp Thay đổi khả năng nhìn Thay đổi tính cách hoặc hành vi Nôn Sốt Ớn lạnh Cứng cổ, đặc biệt là khi bị sốt và ớn lạnh Nhạy cảm với ánh sáng Đối với trẻ sơ sinh có thể có thêm các triệu chứng khác như phồng thóp, nôn ói, khóc thét, co cứng ở tay chân.
Áp xe não do nhiễm trùng là bệnh khá hiếm gặp vì nhiều lý do. Cơ thể có các hàng rào bảo vệ như một mạng lưới bảo vệ các mạch máu và tế bào miễn dịch sẽ tiêu diệt và chặn một số thành phần gây nguy hiểm cho cơ thể từ máu chảy lên não. Đôi khi, nhiễm trùng có thể vượt qua hàng rào này máu não.Nhiễm trùng xâm nhập vào não thông qua ba con đường chính gồm: Bộ phận khác bị nhiễm khuẩn và lây lan lên não Não bị nhiễm khuẩn do lây lan từ bộ phận gần đó như tai Do chấn thương hoặc phẫu thuật Bộ phận khác bị nhiễm khuẩn và lây lan lên não Nếu nhiễm trùng xảy ra ở một nơi khác trong cơ thể, các sinh vật truyền nhiễm có thể đi qua dòng máu, vượt qua hàng rào máu não (blood-brain barrier) và xâm nhập, lây nhiễm vào não. Có đến 43% áp xe là do mầm bệnh di chuyển từ một bộ phận khác của cơ thể. Điều rất quan trọng, bác sĩ cần phát hiện được vi sinh vật gây bệnh có nguồn gốc ở đâu để điều trị tận gốc, tránh nhiễm trùng lặp lại trong tương lai. Một người có hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ bị áp xe não do nhiễm trùng máu. Một người có thể có một hệ thống miễn dịch yếu nếu họ: Người nhiễm HIV Người mắc AIDS Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi Người bệnh đang được hóa trị Người bệnh đang sử dụng thuốc steroid dài hạn Người bệnh đã được cấy ghép nội tạng và dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa đào thải nội tạng đã được ghép. Các bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất được biết là gây áp xe não là: Viêm nội tâm mạc, Nhiễm trùng van tim Viêm phổi, viêm phế quản và bệnh nhiễm trùng phổi khác Nhiễm trùng vùng bụng như viêm phúc mạc, viêm vùng xương chậu Viêm bàng quang Não bị nhiễm khuẩn do lây lan từ bộ phận gần đó như tai Nếu nhiễm trùng bắt đầu bên trong hộp sọ, ví dụ như trong mũi hoặc tai, nó có thể lan đến não, gặp trong các trường hợp: Viêm tai giữa, hoặc nhiễm trùng tai giữa Viêm xoang Viêm xương chũm, nhiễm trùng xương sau tai Vị trí của áp xe có thể phụ thuộc vào vị trí và loại nhiễm trùng ban đầu. Do chấn thương hoặc phẫu thuật Áp xe não có thể do phẫu thuật hay chấn thương như: phẫu thuật thần kinh hoặc chấn thương sọ não Đánh vào đầu gây ra vỡ xương sọ, các mảnh xương này đâm vào tế bào não Có vật lạ trong não như viên đạn, nếu không loại bỏ sẽ dẫn tới viêm
Gần như bất cứ ai cũng có thể bị áp xe não, nhưng một số nhóm người nhất định có nguy cơ cao hơn những người khác như: Hệ thống miễn dịch bị suy giảm do HIV hoặc AIDS Ung thư và các bệnh mãn tính khác Bệnh tim bẩm sinh Chấn thương đầu hoặc vỡ hộp sọ Viêm màng não Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, như những thuốc điều trị ung thư Xoang mạn tính hoặc viêm tai giữa Một số dị tật bẩm sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn/nấm/virus di chuyển đến não dễ dàng hơn thông qua răng và ruột như tứ chứng Fallot ...
Một số áp xe não có liên quan đến vệ sinh răng miệng kém hoặc nhiễm trùng xoang phức tạp. Người bệnh nên dùng chỉ nha khoa hàng ngày, đánh răng đúng cách và thường xuyên đến nha sĩ để phòng ngừa và điều trị các bệnh răng miệng sớm và triệu để. Điều trị nhiễm trùng xoang bằng thuốc thông mũi. Nếu các triệu chứng của xoang hoặc nhiễm trùng răng vẫn tồn tại dai dẳng, người bệnh cần đến cơ sở Y tế khám và sử dụng thuốc. Người bệnh bị nhiễm HIV nếu không được điều trị thì có nguy cơ cao mắc áp xe não. Do đó, cần phòng tránh nhiễm HIV bằng cách quan hệ tình dục an toàn. Nếu bị nhiễm HIV, người bệnh cần uống thuốc chống vi-rút thường xuyên sẽ giảm đáng kể khả năng bị áp xe não.
Để chẩn đoán áp xe não, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và hỏi tiền sử bệnh tật như: Gần đây có bị nhiễm trùng hay không? Có mắc các bệnh gây suy yếu hệ thống miễn dịch hay không? Các xét nghiệm có thể bao gồm: Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ các tế bào bạch cầu để phát hiện tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Chụp MRI hoặc CT scan để xem có bao nhiêu ổ áp xe trong não. Kỹ thuật sinh thiết dưới hướng dẫn của máy CT-scanner nhằm lấy mẫu mủ để phân tích
Các phương pháp điều trị áp xe não hiện nay gồm phẫu thuật và thuốc. Ngày nay với  tiến bộ trong y học và công nghệ đã gia tăng cơ hội phục hồi sau áp xe não cao hơn nhiều so với trước đây. Thông thường, nếu bác sĩ nghi ngờ áp xe não, họ sẽ ngay lập tức kê đơn thuốc kháng sinh phổ rộng do áp xe có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu các xét nghiệm cho thấy nhiễm trùng là do virus chứ không phải vi khuẩn, bác sĩ sẽ thay đổi cách điều trị cho phù hợp. Hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào: Kích thước của áp xe Có bao nhiêu ổ áp xe Nguyên nhân của áp xe Tình trạng sức khỏe chung của người bệnh Nếu áp xe nhỏ hơn 1 inch, người bệnh có thể sẽ chỉ dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch, thuốc chống nấm hoặc thuốc kháng vi-rút. Nếu áp xe lớn hơn 1 inch, bác sĩ sẽ cần hút nó, dẫn lưu hoặc cắt nó ra. Nếu có nhiều ổ áp xe, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Ngoài điều trị ổ áp xe, người bệnh cũng cần điều trị các ổ nhiễm khuẩn khác trong cơ thể như  ở phổi, bụng hoặc mũi. Phẫu thuật ổ áp xe não thường được chỉ định trong các trường hợp: Ngày càng tăng áp lực nội sọ Ổ áp xe không đáp ứng với thuốc Có khí trong áp xe Có nguy cơ ổ áp xe bị vỡ   Xem thêm: Áp xe: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Cấu trúc và chức năng của bộ não Ung thư não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Áp xe thận
Áp xe quanh thận là gì? Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận. Bệnh áp xe thận bao gồm 2 thể trong đó: Áp xe thận vi thể : là thể áp xe thận nằm trong các mô thận, khá hiếm gặp và có thể dẫn đến bệnh suy thận; Áp xe thận đại thể: là thể áp xe thận mà ổ mủ trong các mô thận, có thể xảy ra sau viêm bể thận cấp tính và viêm bể thận gây co mạch và viêm thận.
Nguyên nhân áp xe thận là gì? Có các nguyên nhân sau gây ra bệnh áp xe thận: Do nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi hoặc viêm phúc mạc lan vào máu sau đó máu ở động mạch mang vi khuẩn vào mô thận có thể gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận bên trong; Do nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng niệu quản, bàng quang và niệu đạo có thể lan vào thận gây viêm bể thận và áp xe thận; Do nhiễm Mycoplasma: áp xe thận do Mycoplasma hominis có thể quan sát thấy sau ghép thận; Do sỏi đường tiết niệu: gây ra tổn thương niệu quản dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan vào thận gây áp xe thận; Do viêm thận: tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận dẫn đến áp xe thận; Do lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc bàng quang thần kinh.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe thận là gì? Bệnh áp xe thận có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau: Sốt kèm ớn lạnh, run rẩy không kiểm soát được, đổ mồ hôi quá nhiều, đau bụng, tiểu đau, nước tiểu có máu, hạ huyết áp, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh. Ngoài ra, cũng có một số người bệnh có các biểu hiện như: sụt cân, khó chịu. Áp xe thận có nguy hiểm không? Bệnh áp xe thận là một bệnh có nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.
Áp xe thận là bệnh không lây truyền từ người này sang người khác.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ 10,000 người thì có khoảng từ 1 đến 10 người mắc bệnh áp xe thận, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh rất cao, chiếm 1/3 các ca áp xe thận. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị áp xe thận như: tiểu đường, mang thai, bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân bị bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh tự miễn.
Để phòng ngừa bệnh áp xe thận, có thể áp dụng các biện pháp như: duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, có chế độ tập luyện thể thao hợp lý và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh. Có một số biện pháp để hạn chế diễn tiến của bệnh áp xe thận như: sử dụng thuốc giảm đau nếu bị sốt, dùng nhiệt để giảm cảm giác áp lực hoặc đau, uống nhiều nước để giúp vi khuẩn thải ra từ đường tiết niệu. Bạn không nên uống cà phê và rượu cho đến khi hết nhiễm trùng vì những loại đồ uống này có thể làm bệnh nặng hơn.
Để chẩn đoán áp xe thận, bác sĩ sẽ dựa trên khám lâm sàng và một số xét nghiệm để có thể xác định phương pháp điều trị, một số xét nghiệm phổ biến có thể được đề nghị là: Xét nghiệm nước tiểu để tìm thấy máu, protein hoặc vi khuẩn trong nước tiểu; Xét nghiệm máu để biết tình trạng Hemoglobin, bạch cầu, v.v; Chụp X-quang để quan sát xung quanh thận nếu áp xe lớn; Siêu âm để quan sát thấy áp xe xung quanh thận; Phương pháp CT và MRI để phân biệt áp xe trong thận và áp xe ngoài thận
Điều trị áp xe thận như thế nào? Sử dụng thuốc kháng sinh  là cách điều trị đầu tiên cho nhiễm trùng thận. Thuốc kháng sinh có thể uống hoặc được bác sĩ tiêm qua tĩnh mạch, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại vi khuẩn được tìm thấy trong xét nghiệm nước tiểu.  Sử dụng thuốc ức chế men chuyển nếu bị đồng thời tăng huyết áp và áp xe thận; Sử dụng Metformin và insulin nếu bị tiểu đường và áp xe thận; Sử dụng phương pháp dẫn lưu dưới da được dẫn lưu từ bên ngoài và ống thông được để lại để tiếp tục dẫn lưu và tiêm kháng sinh hằng ngày.   Xem thêm: Viêm đường tiết niệu là bệnh gì và có nguy hiểm không? Thận nằm ở đâu và có cấu tạo thế nào? Suy thận cấp được chẩn đoán và điều trị thế nào?
Ấu dâm
Ấu dâm là gì? Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục gồm những ham muốn tình dục mạnh mẽ, liên tục mà đối tượng muốn quan hệ là trẻ em chưa hoặc mới dậy thì.  Các hành vi ấu dâm bao gồm: nhìn, vuốt ve, thủ dâm và ép quan hệ tình dục với trẻ em. Có một số trường hợp đồng tính nam thích quan hệ với các cậu bé, hầu hết người có xu hướng ấu dâm là nam giới, nhưng cũng có những trường hợp người bệnh là nữ giới. Dưới ảnh hưởng của giới truyền thông, ấu dâm được hiểu là các hành động lạm dụng tình dục với trẻ em. Tuy nhiên, định nghĩa này đã phản ánh sai tình hình chung của những người mắc bệnh ấu dâm, làm cho căn bệnh này càng khó nghiên cứu và thu thập số liệu. Ấu dâm là như thế nào? Cần khẳng định rằng ấu dâm là bệnh, không phải là tội. Không phải bất kỳ ai mắc bệnh ấu dâm cũng có hành vi tình dục với trẻ em, cũng như những người có hành vi tình dục với trẻ em cũng không chắc chắn là có bệnh ấu dâm.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra ấu dâm là gì. Do tính cách và hoàn cảnh mỗi người đều khác nhau nên rất khó để có thể nghiên cứu nguyên nhân từ khía cạnh tâm lý. Có một số chuyên gia cho rằng tình trạng này có liên quan đến các nhân tố tâm lý xã hội chứ không phải các nhân tố sinh học, lại có một số bác sĩ cho rằng nhân tố tính cách có ảnh hưởng đến bệnh nhân như: các vấn đề về sự gắn bó hoặc phụ thuộc vào gia cảnh bất thường, bị quấy rối khi còn nhỏ cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ấu dâm.  Các yếu tố được nghiên cứu và giả thuyết đưa ra nguyên nhân gây bệnh ấu dâm như: Chỉ số IQ và trí nhớ kém; Ít chất trắng trong não bộ; Ít hormone testosterone; Các vấn đề trong não bộ. Trong các yếu tố trên, vấn đề về não bộ được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhất. Bởi lẽ, người thường, khi nhìn thấy trẻ em, não bộ tự phát ra sóng thần kinh làm trỗi dậy bản năng bảo vệ và che chở, nhưng ở người bệnh ấu dâm, các cảm xúc này bị nhiễu và não bộ làm cho người bệnh cảm thấy có hứng thú tình dục.
Bệnh ấu dâm thường được tự phát hiện khi qua khỏi tuổi dậy thì, đây là lúc  xu hướng tình dục vẫn tập trung vào đối tượng trẻ em mà không có hứng thú với người cùng tuổi.  Người bệnh thường cảm thấy sợ hãi vì cảm xúc của mình và không thể chọn xu hướng tình dục của bản thân, người bệnh có xu hướng trốn tránh khỏi xã hội và cảm thấy khó tiếp xúc với người khác. Chính vì vậy, người bệnh càng cảm thấy hấp dẫn bởi trẻ em vì trẻ em dễ gần và không phán xét như người lớn. Về yếu tố tâm lý, người bệnh thường có các triệu chứng như tự ti và cảm thấy bị tách biệt khỏi xã hội. Họ có thể bị trầm cảm và luôn lo sợ người khác biết về xu hướng tình dục của mình. Người bệnh luôn kiểm soát bản thân và tìm cách an toàn để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình, cũng có một số trường hợp có hành động bạo hành trẻ em và thường có bệnh tâm thần hay nhận thức lệch lạc.
Bệnh ấu dâm không lây truyền từ người này sang người khác
Những người có xu hướng ấu dâm là nam giới, (một số ít trường hợp người bệnh là nữ giới). Tuy nhiên số liệu chính xác vẫn chưa được thu thập, vì đa số những người bệnh đều lẩn tránh xã hội.
Để phòng ngừa bệnh ấu dâm, cách tốt nhất là khi gặp vấn đề về cảm xúc, cần chia sẻ với nhà chuyên môn tư vấn tâm lý để tìm ra cách ngăn chặn những hành động phạm pháp và có thể đảm bảo cuộc sống tương đối bình thường cho người bệnh.  Cần lưu ý, khi phát hiện hoặc nghi ngờ người bệnh ấu dâm, cần giữ bình tĩnh và phán đoán khả năng người ấy có thể phạm tội hay không.
Để chẩn đoán khá khó khăn vì đa số bệnh nhân không bộc lộ nhiều về cảm xúc của họ, kể cả khi bác sĩ hỏi trực tiếp. Vì vậy, việc khai thác đầy đủ thông tin có ý nghĩa quan trọng cho việc chẩn đoán.  Các thông tin cần được thu thập từ các thành viên trong gia đình, những người có thể là nạn nhân, các tổ chức pháp lý hoặc xã hội.  Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp MRI và một số thiết bị theo dõi sóng não để theo dõi hoạt động não bộ. Thông qua sóng thu lại sẽ cho thấy người bệnh bị kích thích bởi những hình ảnh nào, từ đó có thể chẩn đoán bệnh.
Ấu dâm là một trong số các bệnh mãn tính nên việc điều trị cần tập trung vào những thay đổi hành vi của người bệnh trong thời gian dài.  Liệu pháp điều trị hiệu quả nhất là theo dõi và đoán trước các trường hợp có thể xảy ra hành động sai lầm để phòng tránh, bên cạnh đó,  nhóm điều trị và bác sĩ tâm lý luôn được chỉ định để giúp người bệnh. Có nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để làm giảm ham muốn tình dục như: medroxyprogesterone acetate; thuốc làm giảm testosterone và các chất ức chế tái hấp thu serotonin cũng có thể được sử dụng.    Xem thêm: Điều gì gây ra đau khi quan hệ tình dục? Điều gì xảy ra khi bạn không quan hệ tình dục? Hẹn hò và tình dục cho người trẻ tuổi sống sót sau ung thư: Lời khuyên của chuyên gia
Alkapton niệu
Alcapton niệu (Alkaptonuria) là bệnh di truyền hiếm gặp, còn được gọi là "bệnh nước tiểu sẫm màu" do bắt nguồn từ màu sắc đặc trưng của nước tiểu và các mô liên kết của những người bệnh. Những người mắc bệnh alcapton niệu có khiếm khuyết về enzyme homogentisate 1,2-dioxygenase dẫn đến sự bất thường trong quá trình chuyển hóa axit amin phenylalanine, dẫn đến sự tích lũy lũy tiến của acid homogentisate. Đây là một chất độc hại, được thu thập chủ yếu ở da và các mô liên kết của cơ thể. Đặc biệt, nó có mặt trong sụn khớp và làm hỏng nó từ từ. Bệnh gây chấn thương khớp, tắc nghẽn van tim, sỏi thận và các vấn đề về gan. Nó được biểu hiện thông qua quá trình oxy hóa của acid homogentisate, để lại sắc tố nâu trên nhãn cầu và trên da. Hơn nữa, khi cơ thể đào thải acid này qua nước tiểu, thì nước tiểu sẽ có màu nâu đen. Alcapton niệu là bệnh di truyền có thể truyền cho thế hệ sau thông qua gen lặn. Nó chỉ biểu hiện nếu cả hai cha mẹ khỏe mạnh nhưng là người mang gen mầm bệnh. Trong trường hợp này, cứ mỗi lần mang thai thì có xác suất 25% là đứa trẻ bị bệnh. Chẩn đoán alcapton niệu thông qua xét nghiệm nước tiểu, tuy nhiên mặc dù có màu sẫm đặc trưng, nhưng ​​nhiều bệnh nhân không nhận ra họ bị bệnh cho đến khi trưởng thành. Khoảng 40 tuổi, các biến chứng điển hình của bệnh bắt đầu xuất hiện. Hiện tại không có liệu pháp điều trị dứt điểm bệnh Alcapton niệu. Phương pháp điều trị hiện nay bao gồm các thuốc chống đau và chống viêm, đi kèm với chế độ ăn giàu vitamin C do vitamin C làm chậm sự tích tụ sắc tố nâu trong sụn. Vậy bệnh alcapton niệu là gì và nguyên nhân, triệu chứng, điều trị như thế nào?
Đột biến trong gen HGD (homogentisato dioxygenase) gây ra bệnh Alcapton niệu. Gen HGD cung cấp các hướng dẫn để tạo ra một enzyme gọi là homogentisate oxyase. Enzyme này giúp phá vỡ các axit amin phenylalanine và tyrosine, là những thành phần quan trọng giúp cấu thành protein. Đột biến trong gen HGD làm giảm vai trò của enzyme trong quá trình này. Kết quả là, một chất gọi là axit homogentisic, được sản xuất dưới dạng phenylalanine và tyrosine bị phá vỡ, tích tụ trong cơ thể. Axit homogentisic dư thừa và các hợp chất liên quan lắng đọng trong các mô liên kết, khiến sụn và da bị sẫm màu. Theo thời gian, sự tích tụ của chất này trong khớp dẫn đến viêm khớp. Axit homogentisic cũng được bài tiết qua nước tiểu, làm cho nước tiểu chuyển sang màu sẫm khi tiếp xúc với không khí.
Trong một số trường hợp, alcapton niệu được phát hiện đã bước vào tuổi trung niên (40 tuổi trở đi) và mặc dù nhiều người không có triệu chứng ngoài nước tiểu sẫm màu, có một số triệu chứng nhất định cũng có thể xuất hiện như: Viêm khớp tiến triển, đặc biệt là ở cột sống. Làm sạm da, đặc biệt là ở xung quanh các tuyến mồ hôi và ở những nơi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời Mồ hôi màu nâu Sụn tai sẫm màu. Những đốm đen trên củng mạc (sclera) và giác mạc. Sỏi tiền liệt tuyến và Viêm tuyến tiền liệt. Sỏi thận Sự tích tụ axit homogentisic trong các mô và sụn dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe. Nó dẫn đến tổn thương sụn ở các bộ phận khác nhau của cơ thể bao gồm cột sống, vai và hông dẫn đến đau lưng ở những người trẻ tuổi. Bệnh nước tiểu sẫm màu có thể gây chậm phát triển tâm thần nhẹ đến trung bình ở một số trường hợp hiếm gặp. Ngoài ra, bệnh này có thể dẫn đến các vấn đề về van tim khác nhau như trào ngược và vôi hóa van động mạch chủ và van hai lá, đẩy nhanh sự phát triển của bệnh động mạch vành ở người bệnh.
Bệnh Alcapton niệu là bệnh di truyền, không phải bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Những gia đình có người thân đã mắc bệnh Alcapton niệu.
Hiện nay, chưa có biện pháp phòng ngừa nào để giúp phòng tránh sự phát triển của Alcapton niệu ở người bệnh. Điều này là do nguyên nhân chính xác đằng sau đột biến gen không được biết đến. Nghiên cứu đang được thực hiện bởi các chuyên gia để xác định xem có thể ngăn chặn nó hay không. Các cặp vợ chồng có tiền sử gia đình mắc bệnh Alcapton niệu nên xem xét tư vấn di truyền và đánh giá gen để hiểu hơn về nguy cơ sinh con mắc Alcapton niệu.
Các bác sĩ thực hiện kiểm tra thể chất kỹ lưỡng và đặt câu hỏi cho bệnh nhân về các triệu chứng về bệnh. Các xét nghiệm chẩn đoán được sử dụng cho mục đích này bao gồm sắc ký lớp mỏng (thin layer chromatography) và sắc ký giấy (paper chromatography). Cả nước tiểu và huyết tương được sử dụng để chẩn đoán. Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu được thực hiện để phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của axit homogentisic trong nước tiểu bệnh nhân. Axit homogentisic hoàn toàn không có trong cả nước tiểu và huyết tương nếu người bệnh không có Alcapton niệu. Tuy nhiên, những người mắc chứng rối loạn này có lượng nước tiểu trung bình là 3,12 mmol / mmol creatinine. Mức huyết tương trung bình của họ là 6,6 microgam / ml. Đôi khi, ferric chloride được thêm vào mẫu nước tiểu để kiểm tra xem nó có chuyển sang màu đen sau khi tiếp xúc với hợp chất hay không. Xét nghiệm này rất hữu ích để chẩn đoán. Các kỹ thuật chẩn đoán khác như X-quang cũng có thể hữu ích để phát hiện bệnh về cột sống và các bất thường khác. Sàng lọc sơ sinh thường không được thực hiện cho Alcapton niệu.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị các nguyên nhân cơ bản của bệnh di truyền này. Bệnh nhân thường được kê đơn liều cao Vitamin C (axit ascorbic) vì nó đã được chứng minh là hữu ích để giảm sự tích tụ axit homogentisic trong sụn, ngoài ra vitamin C cũng có thể làm giảm tốc độ tiến triển của viêm khớp. Một số bệnh nhân có thể cần thêm vật lý trị liệu để duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của cơ bắp. Vật lý trị liệu cũng cần thiết để kiểm soát đau khớp lâu dài do Alcapton niệu. Lời khuyên cho bệnh nhân là tránh gây căng thẳng và áp lực lên cột sống và các khớp chính. Vì lý do này, bệnh nhân Alcapton niệu không nên tham gia các môn thể thao tác động mạnh, mang tính đối kháng cao. Khi bị tổn thương nghiêm trọng khớp cần điều trị thay thế khớp trong khi sỏi thận và tuyến tiền liệt được điều trị bằng phẫu thuật loại bỏ sỏi. Chế độ ăn kiêng tyrosine và phenylalanine cũng giúp kiểm soát rối loạn này. Tuy nhiên, những hạn chế chế độ ăn uống này đã được chứng minh là hiệu quả hơn ở trẻ em so với người bệnh trưởng thành. Điều trị bằng Nitisinone là một lựa chọn điều trị khả thi khác. Thuốc nitisinone ức chế hoạt động của 4-hydroxyphenylpyruvate dioxygenase, một loại enzyme chịu trách nhiệm sản xuất axit homogentisic từ axit 4-hydroxyphenylpyruvic. Bằng cách này sẽ làm giảm lượng axit homogentisic trong cơ thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, tính hữu ích của phương pháp điều trị này vẫn đang được xem xét kỹ lưỡng vì nó dẫn đến các tác dụng phụ khác nhau. Nghiên cứu hiện tại cho thấy liệu pháp gen có thể là một phương pháp điều trị hữu ích cho Alcapton niệu.    Xem thêm: Thận nằm ở đâu và có cấu tạo thế nào? Thể tích nước tiểu là bao nhiêu? Ý nghĩa từng thông số trong xét nghiệm nước tiểu Vì sao nước tiểu bị cặn lắng?
Ấu trùng sán lợn
Bệnh ấu trùng sán lợn (hay còn gọi là bệnh sán dây) là 1 bệnh nhiễm ký sinh trùng khá phổ biến, có thể bắt gặp ở nhiều nơi trên thế giới. Ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng 100 triệu người mắc bệnh này. Việc mắc bệnh thường có liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu, qua báo cáo của các cơ sở điều trị thì cho đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành phố có trường hợp mắc bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.  Người mắc bệnh ấu trùng sán lợn (bệnh sán dây) là do ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn có nhiễm trứng sán dây lợn. Sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng. Ấu trùng đến ruột non, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt… rường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô. Trong trường hợp người bệnh ăn phải thức ăn có nhiễm nang sán chưa được nấu chín (ví dụ thịt lợn gạo) hoặc là người có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng có thể bị nhu động ruột đẩy ngược lên dạ dày, dưới tác động của acid dạ dày làm tiêu vỏ nang sán và giải phóng ra 1 lượng lớn trứng sán, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn. Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.  Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết; nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.  Do nhiễm sán thường không có dấu hiệu, triệu chứng điển hình, không sốt… nên người bệnh không đi khám và điều trị, để nhiễm sán dài ngày và hậu quả là suy giảm thể lực, rối loạn tiêu hoá, lâu năm trở nên gầy mòn.
Bệnh ấu trùng sán lợn là hậu quả của sự xuất hiện những ấu trùng sán lợn (Cysticercus cellulosae) trong cơ thể người (chủ yếu trong cơ, trong não, trong mắt,…), có bệnh nhân mang đến 300 nang dưới da. Thông thường phân bố như sau: vùng lưng ngực: 36.6%; tay: 28.8%; đầu, mặt cổ: 18.2%, chân: 17.4%,…đa số bệnh nhân có ấu trùng ở cơ (98%) kèm theo có ấu trùng trong não. Tại Việt Nam có khá nhiều loại sán dây ký sinh và gây bệnh trên nhiều vật chủ khác nhau, nhưng chủ yếu 3 loại sán dây gây bệnh cho người là sán dây bò (Taenia saginata) và 2 loài sán dây lợn (Taenia solium và Taenia asiatica). Riêng đối với Taenia asiatica mới được đề cập nhiều trong 5 năm trở lại đây, T.asiatica là một loài sán dây được phát hiện ở Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, miền tây Thái Lan và Malaysia -  những nơi mà người dân có thói quen ăn các tạng của lợn bệnh chưa được nấu chín. Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Do đó, nguyên nhân dẫn đến việc bệnh vẫn còn lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam chủ yếu là do thói quen ăn uống không vệ sinh như ăn sống (như rau sống, gỏi, tiết canh) hoặc ăn các loại thịt không được chế biến kỹ (nem thính, nem chua…)
Triệu chứng bệnh ấu trùng sán lợn thường không rõ rệt. Bệnh chủ yếu gây những triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ, ... Người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài. Đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân. Triệu chứng bệnh ấu trùng sán lợn: tùy thuộc vị trí ký sinh và đóng kén của ấu trùng mà bệnh sẽ xuất hiện các triêu chứng khác nhau:  Tại não cũng tùy thuộc vị trí mà triệu chứng biểu hiện chức năng cũng khác nhau: động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức và có những cơn nhức đầu dữ dội. Còn với trẻ em sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề học tập và khả năng phát triển của não bộ, đồng thời cũng có thể gây ra những cơn co giật, ngất xỉu đột ngột. Khi ấu trùng cư trú ở mắt gây các triệu chứng chèn ép sau nhãn cầu, tăng nhãn áp, giảm thị lực, song thị,… Ấu trùng cư trú ở cơ vân: xuất hiện các nang dưới da với kích thước 0.5 - 2cm, di động dễ dàng, không ngứa, thường ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, ngực; các nang này có thể gây ra triệu chứng máy, giật cơ; nếu một số nang đơn lẻ cần chú ý phân biệt với hạch. Để phát hiện ấu trùng sán lợn ở não, ở cơ thì phải làm một số xét nghiệm dưới da hoặc chụp cộng hưởng từ, CT não để phát hiện bệnh. Người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh lây lan ra cộng đồng. Tác hại và biến chứng bệnh ấu trùng sán lợn: Các bệnh giun sán nói chung, khi xâm nhập vào cơ thể đều tranh chấp hấp thụ thức ăn trong đường tiêu hóa, dẫn đến người bệnh có tình trạng kém hấp thu, lâu dần có thể dẫn đến làm người bệnh mệt mỏi, chậm phát triển thể lực, thậm chí gây suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hoá. Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. Trường hợp chui mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù. Sán dây trưởng thành còn gây nhiễm độc thần kinh hoặc thường gây ra những biến chứng cho hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như liệt các dây thần kinh, nói ngọng, giảm thị lực, gây động kinh; có trường hợp có thể gây ra các tai biến thần kinh nghiêm trọng làm bệnh nhân có thể tử vong.
no_information
no_information
Để chủ động phòng bệnh ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân: Không sử dụng thịt lợn bệnh để chế biến thực phẩm, phải tuân thủ quy tắc: “ăn chín, uống chín”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh; Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn); Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột; Không dùng phân người và gia súc chưa ủ đúng kỹ thuật để bón cho rau xanh và cây trồng; Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông; vệ sinh môi trường sống cho người và vật nuôi; Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi; Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (nhất là trước khi chế biến thực phẩm hoặc trước khi ăn), vệ sinh cơ thể sạch sẽ; Tẩy giun sán 6 tháng một lần đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên
Việc chẩn đoán hiện tại có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm ELISA kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguồn lây truyền, đường lây cần có các điều tra, đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác đảm bảo khách quan dựa trên các bằng chứng khoa học.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nếu không may mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn thì người dân cũng không nên quá lo lắng vì bệnh không khó điều trị và hiện nay ở Việt Nam có đầy đủ các loại thuốc để có thể điều trị khỏi tất cả các thể nhiễm sán. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng và không nên điều trị bằng Đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển, vì dễ gây biến chứng nguy hiểm.   Xem thêm: Cách nhận biết thịt lợn nhiễm sán Những thông tin cần biết về xét nghiệm sán lợn 3 cách nhiễm sán lợn qua đường ăn uống 5 món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán lợn
Áp xe gan
Áp xe gan là gì ? Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, có chức năng dự trữ năng lượng, tạo ra protein và thải trừ những chất gây hại cho cơ thể. Áp xe gan là hiện tượng hình thành ổ mủ trong tổ chức gan do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Áp xe có thể to hoặc nhỏ, là một bệnh rất nguy hiểm vì gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho con người.
Nguyên nhân áp xe gan có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Ở các nước phát triển, nguyên nhân do vi khuẩn chiếm tỷ lệ hàng đầu. Nhưng nhìn chung trên toàn thế giới, áp xe gan do ký sinh trùng là amip lại là nguyên nhân phổ biến nhất. Vi khuẩn và ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể gây áp xe gan theo đường máu là động mạch và tĩnh mạch, theo đường bạch huyết hoặc đường dẫn mật. Các loại vi khuẩn và ký sinh trùng đều tổn tại trong các ổ nhiễm khuẩn như mụn, nhọt, các áp xe cơ, áp xe phổi. Ngoài ra, áp xe gan cũng có thể do vi sinh vật đi ngược theo đường mật vào gan gây nhiễm khuẩn khu trú gọi là áp xe gan đường mật
Các triệu chứng áp xe gan không xuất hiện ngay những khi xuất hiện, sẽ biểu hiện lâm sàng rất nặng. Các triệu chứng nguy hiểm của bệnh như: Buồn nôn và nôn Chán ăn, sụt cân Vã mồ hôi nhiều Vàng da Sốt cao kèm rét run: sốt 39°C - 40°C trong giai đoạn cấp tính của bệnh, sau đó sẽ giảm xuống và kéo dài. Đau tức hạ sườn phải: đây là biểu hiện do gan bị sưng to, nếu ổ áp xe to cấp tính thì đau lan xuống vùng thượng vị hoặc toàn bộ vùng bụng. Cảm giác căng tức, nặng vùng hạ sườn phải: do gan sưng to, đẩy cơ hoành lên cao nên bệnh nhân có cảm giác này và có khi sẽ gây ho và ho. Ấn kẽ sườn 11- 12 đau khi thăm khám lâm sàng.
no_information
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc phải áp xe gan là: Nữ giới Độ tuổi 60- 70. Hoặc áp xe gan cũng có ở trẻ sơ sinh do thông tĩnh mạch rốn và nhiễm trùng. Không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong ăn uống. Người bị các bệnh về gan như nhiễm trùng gan, suy chức năng gan.
Để phòng ngừa bệnh áp xe gan, mọi người cần thực hiện những điều sau trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày: Thực hiện ăn chín uống sôi: không ăn các loại thức ăn sống như nem, gỏi, tiết canh... Không uống nước chưa được đun sôi như nước lã ao, hồ, suối... Không ăn rau sống chưa được rửa sạch. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn, cần đến cơ sở y tế khám và chữa trị ngay. Khi nghi ngờ bị áp xe gan, nên khám bệnh sớm nhất để theo dõi và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm như  vỡ ổ áp xe gan, nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống tiêu hóa.
Ngoài những biểu hiện trên lâm sàng như đau tức hạ sườn phải, sốt cao, ho và khó thở... Để chẩn đoán chính xác áp xe gan cần làm những xét nghiệm cận lâm sàng như: Xét nghiệm máu để tìm dấu tăng bạch cầu, thiếu máu đẳng sắc nhẹ hồng cầu bình thường. Xét nghiệm tốc độ lắng máu. Xét nghiệm chức năng gan: ALP tăng, Albumin giảm, men gan tăng, bilirubin tăng. 50% trường hợp áp xe gan sẽ cho kết quả cấy máu dương tính. Xét nghiệm phân: chứa trứng hay thể tư dưỡng của histolytica. Nếu nghi ngờ nhiễm histolytica, làm thêm xét nghiệm huyết thanh. X quang ngực thẳng có hình ảnh vòm hoành bên phải nâng cao, có xẹp phổi hay tràn dịch màng phổi. Siêu âm áp xe gan cũng được dùng để chẩn đoán bệnh. Chụp cắt lớp vi tính cũng phát hiện được áp xe gan. Nội soi mật tụy ngược dòng sẽ chỉ ra vị trí và nguyên nhân tắc nghẽn, cho phép đặt stent hoặc dẫn lưu.
Hiện nay, hai phương pháp phổ biến để điều trị áp xe gan là điều trị nội khoa và dẫn lưu rút mủ qua da. Điều trị nội khoa: Các bệnh nhân áp xe gan được điều trị bằng thuốc kháng sinh phổ rộng. Trên thực tế, bệnh nhân bị áp xe gan được các bác sĩ phẫu thuật chọc hút ổ áp xe trước khi điều trị nội khoa. Sau đó bệnh phẩm được nuôi cấy và bệnh nhân được cho thuốc dựa vào kết quả kháng sinh đồ. Đây là sự phối hợp điều trị mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm kinh phí chữa trị cho người bệnh. Dẫn lưu rút mủ qua da: Hầu hết những ca áp xe gan do vi khuẩn hoặc áp xe gan lớn do amip không được điều trị phục hồi hoàn toàn chỉ với kháng sinh đơn thuần. Do đó cần được dẫn lưu dựa vào kết quả siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính. Phương pháp này cũng cần thiết khi áp xe vỡ và bệnh nhân bị viêm phúc mạc, ổ áp xe quá lớn (> 5cm) hoặc nhiều vách, hay bệnh nhân mắc phải các bệnh lý trong ổ bụng cần phẫu thuật như viêm ruột thừa. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế như khó áp dụng với các áp xe lớn, nhiều ổ áp xe, các bệnh kết hợp như bệnh đường mật cần phẫu thuật.     Xem thêm: Bệnh áp xe gan có nguy hiểm không? Các biến chứng do áp xe gan gây nên Dẫn lưu áp xe gan
Áp xe não do amip
Áp xe do amip là bệnh lý thường gặp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn, tập quán sinh hoạt  lạc hậu. Tỷ lệ này gặp khá cao ở các nước Tây Phi, Nam Phi, Đông Nam Á… trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể xảy ra ở mọi giới, mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam, chủ yếu độ tuổi 20 – 40. Biểu hiện lâm sàng áp xe do amip  khá đa dạng, hiệu quả điều trị tốt nếu được phát hiện sớm, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời tiến triển tương đối nặng nề, thậm chí có các biến chứng có thể tử vong. Áp xe não do amip là do amip từ ruột vào vòng tuần hoàn lớn tới não gây ra các ổ áp xe ở 2 bán cầu đại não. Bệnh nhân có hội chứng tăng áp lực nội sọ: Đau đầu dữ dội, nôn và buồn nôn, hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc ở từng mức độ khác nhau. Các triệu chứng thần kinh phụ thuộc vào vị trí tổn thương ở não. Áp xe do amip ở một số cơ quan khác: áp xe lách, áp xe thận, áp xe cơ quan sinh dục nữ... có thể gặp nhưng rất hiếm. Nguyên nhân bệnh là do thể hoạt động gây bệnh của amip (Entamoeba histolytica) gây ra, thường gặp sau bệnh lỵ amip hoặc lỵ mãn tính. Kén amip qua thức ăn, nước uống... xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hoá. Khi tới dạ dày, nhờ tác dụng của dịch vị phá vỡ vỏ, bốn nhân trong kén được giải phóng phát triển thành 4 amip nhỏ sau đó chúng di chuyển xuống cư trú ở hồi manh tràng là nơi giàu chất dinh dưỡng, pH thích hợp và có nhiều vi khuẩn cộng sinh. Bình thường amip nhỏ không xâm nhập được vào thành ruột để gây bệnh mà theo phân xuống đại tràng thải ra ngoài. Một số amip nhỏ co lại thành kén và cũng được thải theo phân ra ngoài là nguy cơ lây lan cho người khác. Khi thành ruột bị tổn thương (do vi khuẩn khác hoặc chấn thương) amip nhỏ mới tấn công được vào thành ruột, sinh sản tại đó và tiết ra các men tiêu protein dẫn đến hoại tử tế bào niêm mạc ruột. Tại thành ruột, lúc đầu amip gây ra những điểm xung huyết ở niêm mạc, sau đó tạo nên các cục nhỏ trên mặt niêm mạc rồi dần dần hoại tử và tạo thành những vết loét. Các vết loét có thể rộng tới 2-2,5cm, xung quanh bờ cương tụ, phù nề và xung huyết. Đáy vết loét sâu tới lớp hạ niêm mạc và phủ bởi lớp mủ. Những vết loét gần nhau có thể thông với nhau tạo thành vết loét lớn hơn, sâu tới lớp cơ và cùng với các vi khuẩn tạo nên các ổ áp xe sâu, có thể gây thủng ruột và viêm phúc mạc mủ. Khi các vết loét gây tổn thương mạch máu thành ruột, amip có thể thâm nhập vào máu và theo dòng máu đi khắp cơ thể gây tổn thương các cơ quan khác ngoài ruột như gan, phổi, não v.v.. Tại đây amip có thể tạo thành các ổ áp xe.
Amip là loại nguyên sinh vật (protozeaire) thuộc họ Entamoeba. Ở người có 4 loại amip. Chỉ có loại E.histolytica còn gọi là E. hoạt động là gây bệnh. Thể E.minuta sống cộng sinh không gây bệnh trong đại tràng và dạng kén gây lây lan bệnh. Sau khi cơ thể nhiễm amip, bệnh gây ra các tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng , bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực.
Các triệu chứng áp xe não thường phát triển chậm trong vài tuần, nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột như: Thay đổi về sức khỏe tâm thần như gia tăng sự nhầm lẫn, giảm khả năng phản xạ và cảm thấy khó chịu Nói ít Giảm cảm giác Giảm vận động do mất chức năng cơ bắp Thay đổi khả năng nhìn Thay đổi tính cách hoặc hành vi Nôn Sốt Ớn lạnh Cứng cổ, đặc biệt là khi bị sốt và ớn lạnh Nhạy cảm với ánh sáng Đối với trẻ sơ sinh có thể có thêm các triệu chứng khác như phồng thóp, nôn ói, khóc thét, co cứng ở tay chân.
no_information
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc áp xe não bao gồm: Ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Nữ giới có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ cao hơn là không nhiều. Độ tuổi mắc bệnh cao vào khoảng 60 đến 70 tuổi.
Rửa tay trước khi ăn, vệ sinh ăn uống, tránh để lây nhiễm kén amip vào thức ăn, nước uống Xử lý phân, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau quả. Khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch, phải khử trùng hoặc có xử lý bằng tia cực tím để diệt kén amip. Điều trị những người mang kén amip bằng metronidazol.
Dựa vào tiền sử và bệnh sử lỵ amip  Chẩn đoán gợi ý khi có các biểu hiện bất thường của thần kinh: ý thức, giảm vận động, co giật,... Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm Xét nghiệm máu thường quy: bạch cầu tăng cao, máu lắng tăng. Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ thường nhạy và chính xác hơn siêu âm. Có hình ảnh áp xe gan Phát hiện amip bằng phản ứng men ELISA.
Điều trị áp xe não do amip là bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng chung của bệnh nhân, giai đoạn phát triển và chẩn đoán bệnh, tình trạng tổn thương não, áp xe giai đoạn sớm, kích thước, số lượng vị trí của các ổ áp xe. Điều trị cũng như chăm sóc người bệnh áp xe não cần được tiến hành ngay từ đầu nhằm hạn chế các biến chứng, di chứng nguy hiểm  Ngày nay 3 biện pháp phối hợp để điều trị áp xe não do amip đó là: Thuốc đặc trị amip Loại bỏ ổ mủ khi nó đã hình thành Kháng sinh kết hợp Phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc diệt Amip Phẫu thuật ổ áp xe não thường được chỉ định trong các trường hợp: Ngày càng tăng áp lực nội sọ Ổ áp xe không đáp ứng với thuốc Có khí trong áp xe Có nguy cơ ổ áp xe bị vỡ Xem thêm: Amip ăn não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Cấu trúc và chức năng của bộ não Ung thư não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bệnh lao phổi
Bệnh lao là bệnh gì? Bệnh lao (còn gọi là TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Nếu vi trùng lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể chống lại nó, khi đó sẽ hình thành bệnh lao. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, nếu xét nghiệm soi đờm trực tiếp thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh được chẩn đoán là lao phổi AFB(+) và ngược lại là lao phổi AFB(-) Những số liệu về tình trạng bệnh lao phổi: Theo số liệu thống kê, năm 2015 có 1,8 triệu người bị chết do lao phổi, trong số 10,4 triệu người mắc bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng mỗi năm có 9 triệu người mắc bệnh lao, trong đó có 3 triệu người không được điều trị y tế. Các triệu chứng bệnh lao phổi có thể kéo dài trong nhiều tháng. Một người bệnh lao phổi có thể lây nhiễm cho 10 - 15 người khác thông qua tiếp xúc gần trong 1 năm.
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể qua đường máu hay bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó. Vi khuẩn lao có khả năng kháng lại cồn và axit mà ở nồng độ đó vi khuẩn khác bị tiêu diệt. Vi khuẩn lao tồn tại được nhiều tuần trong đờm, rác ẩm và tối, chết ở nhiệt độ 1000C/5 phút và dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời.
Những triệu chứng lao phổi điển hình gồm: Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc Đổ mồ hôi trộm về đêm Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều Chán ăn, gầy sút Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được nêu trên. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và tham khảo ý kiến.
Bệnh lao phổi có lây? Bệnh rất dễ lây từ người sang người do lây bằng đường hô hấp. Không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh Nguồn bệnh là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao. Vi khuẩn lao trong các hạt nước bọt li ti, hoặc trong các hạt bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5 mm sẽ dễ dàng bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,...) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể. Cứ 1 người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học.... Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh. Tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm. Sử dụng thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi bị nhiễm lao cũng có thể bị nhiễm lao. Lưu ý: Khả năng lây mạnh trong thời gian chưa được điều trị. Nếu không được phát hiện và điều trị, người bệnh sẽ liên tục phát tán vi khuẩn lao trong suốt thời gian họ sống. Khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao, khả năng lây bệnh rất thấp Bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Lao phổi là bệnh rất thường gặp, có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao phổi bao gồm: Suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, ung thư... Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em Bị các bệnh mạn tính: loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn… Nghiện ma túy, rượu, thuốc lá Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư…
Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi có thể áp dụng một số biện pháp phòng chống sau: Tiêm phòng bệnh lao phổi: Tiêm BCG được thực hiện cho trẻ em để phòng chống lao. Hiện nay, nhà nước đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi. Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Người bệnh lao phổi tránh lây nhiễm cho người khác bằng cách không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người... Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ qui định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp. Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh. Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đầy đủ, tập thể dục đều đặn và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá… Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh khai thác các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân đồng thời khám phổi và khám toàn thân. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm: Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB Xét nghiệm Xpert MTB/RIF (nếu có thể) Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao X-quang phổi Chẩn đoán xác định bệnh: Phải có ít nhất 1 mẫu có AFB(+) và hình ảnh X quang nghi lao hoặc khi có 2 mẫu đờm (+) Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn của bệnh và tránh các tình huống trở nặng cần cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các trường hợp bệnh lao phổi nặng.
Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh lao phổi có thể gặp một số biến chứng sau: Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ho ra máu. Sau khi chữa khỏi lao phổi vẫn có thể để lại một số di chứng như: suy hô hấp mãn, giãn phế quản, u nấm phổi, tràn khí màng phổi... Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc trị lao. Hầu hết các trường hợp lao phổi đều có thể chữa khỏi được khi điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc. Các phác đồ điều trị lao được phân ra điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể. Sử dụng loại thuốc nào và điều trị trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: Sức khỏe người bệnh Độ tuổi Khả năng đề kháng với thuốc Loại lao mắc phải là lao phổi hay lao ngoài phổi. Trường hợp những người mắc bệnh lao ngoài phổi chỉ cần dùng một loại kháng sinh lao, trong khi đó những người bị bệnh lao phổi thường phải dùng nhiều loại thuốc. Phác đồ điều trị cho người mắc bệnh lao phổi lần đầu tiên  (Theo Chương trình Chống lao Quốc gia): Giai đoạn tấn công (2 tháng) gồm 4 loại thuốc: ethambutol (hoặc streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide Giai đoạn duy trì (6 tháng) gồm 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol. Lưu ý khi điều trị thuốc kháng lao: Uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng, không được tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng bệnh lao phổi đã biến mất. Sau khi điều trị, vi khuẩn lao phổi nào còn sống sót có thể trở nên kháng thuốc, sau đó phát triển thành bệnh lao đa kháng thuốc (MDR) trong tương lai. Khi đó, việc điều trị bệnh lao phổi gặp khó khăn hơn rất nhiều. Xem thêm: Mách mẹ những mũi tiêm vắc xin bảo vệ con cả đời Bệnh lao phổi: Tiêm phòng rồi có bị lây nữa không? Lao hạch và lao phổi khác nhau thế nào?
Bạch hầu
Bạch hầu là một tình trạng nhiễm vi khuẩn, có thể được ngăn ngừa bằng chủng ngừa. Tình trạng nhiễm trùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bị ở mũi có thể làm trẻ chảy máu mũi. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong Bạch hầu là cực kỳ hiếm ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khác, nhờ tiêm vắc-xin rộng rãi chống lại căn bệnh này. Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu tử vong, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy bệnh bạch hầu là gì, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh bạch hầu ra sao?
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu.
Các dấu hiệu và triệu chứng bạch hầu thường bắt đầu từ hai đến năm ngày sau khi bị nhiễm bệnh như sau : Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Đau họng và khàn giọng Sưng hạch bạch huyết ở cổ  Khó thở hoặc thở nhanh Chảy nước mũi Sốt và ớn lạnh Khó chịu Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu gây ra chỉ gây ra các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nào cả. Những người bị nhiễm bệnh nhưng vẫn không biết về căn bệnh của mình được gọi là người mang bệnh bạch hầu (carriers of diphtheria), bởi vì họ có thể lây truyền bệnh cho cộng động mà không có triệu chứng bị bệnh. Vi khuẩn bạch hầu gây bệnh trên da (cutaneous diphtheria) Một loại bạch hầu thứ hai có thể ảnh hưởng đến da với triệu chứng đau, đỏ và sưng, loét bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da. Mặc dù bệnh này phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới, bệnh bạch hầu trên da cũng xảy ra ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở những người có vệ sinh kém, sống trong điều kiện đông đúc. Khi nào đi khám bác sĩ? Đến ngay cơ sở Y tế khám ngay lập tức nếu phụ huynh hoặc trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu. Nếu không chắc chắn liệu trẻ đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu hay chưa, thì phụ huynh cũng nên đưa con đến cơ sở Y tế khám và kiểm tra lại vấn đề này. Phụ huynh hãy đảm bảo con mình được tiêm vacxin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch. Biến chứng của bạch hầu Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến: Vấn đề về thở. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tiết độc tố và độc tố này gây tổn thương mô ở khu vực nhiễm trùng ngay lập tức - thường là mũi và cổ họng. Tại vị trí đó, nhiễm trùng tạo ra một màng cứng màu xám bao gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Màng này có thể cản trở hô hấp. Đau tim. Độc tố bạch hầu có thể lây lan qua dòng máu và làm tổn thương các mô khác trong cơ thể, chẳng hạn như cơ tim, gây ra các biến chứng như viêm cơ tim. Tổn thương tim do viêm cơ tim có thể nhẹ, biểu hiện là những bất thường nhỏ trên điện tâm đồ hoặc nghiêm trọng dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử. Tổn thương thần kinh. Độc tố cũng có thể gây tổn thương thần kinh. Mục tiêu điển hình là dây thần kinh ở cổ họng gây khó nuốt, nếu ở cánh tay và chân cũng có thể bị viêm, gây yếu cơ. Nếu độc tố Corynebacterium diphtheriae làm tổn thương các dây thần kinh giúp kiểm soát các cơ hô hấp, các cơ này có thể bị tê liệt.  Về điều trị, hầu hết những người mắc bệnh bạch hầu đều sống sót sau những biến chứng này, nhưng quá trình phục hồi thường chậm. Bạch hầu gây tử vong ở khoảng 3%  những người mắc bệnh.
Thông thường Corynebacterium diphtheriae nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Corynebacterium diphtheriae lây lan qua ba con đường: Thông qua giọt nước trong không khí. Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải Corynebacterium diphtheriae. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người. Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng... Đồ gia dụng bị ô nhiễm. Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong  gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi. Người khỏe cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu khi chạm vào vết thương bị nhiễm trùng. Những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong vòng sáu tuần - ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu bao gồm: Trẻ em và người lớn không được tiêm vacxin bạch hầu Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh Bất cứ ai đi du lịch đến một khu vực đang có dịch bệnh bệnh bạch hầu  Bạch hầu hiếm khi xảy ra ở Hoa Kỳ và Tây Âu, nơi các quan chức y tế đã tiêm vắc-xin cho trẻ em chống lại tình trạng này trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, bệnh bạch hầu vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ở những khu vực tiêm vắc-xin bạch hầu chưa phải là bắt buộc thì căn bệnh này chủ yếu là mối đe dọa đối với những người chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ, những khách du lịch quốc tế hoặc tiếp xúc với những người từ các nước kém phát triển.
Trước khi có thuốc kháng sinh, bạch hầu là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Ngày nay, căn bệnh này không chỉ có thể chữa được mà còn có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Vắc-xin bạch hầu thường được kết hợp với vắc-xin uốn ván và ho gà. Vắc-xin ba trong một được gọi là vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà. Phiên bản mới nhất của vắc-xin này được gọi là vắc-xin DTaP cho trẻ em và vắc-xin Tdap cho thanh thiếu niên và người lớn. Vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà là một trong những loại vắc-xin được các bác sĩ tại Hoa Kỳ khuyên dùng trong thời kỳ sơ sinh. Vắc-xin thường được tiêm ở cánh tay hoặc đùi khi trẻ ở 5 độ tuổi này: 2 tháng 4 tháng 6 tháng 15 đến 18 tháng 4 đến 6 tuổi Vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh bạch hầu. Nhưng có thể có một số tác dụng phụ. Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, buồn ngủ hoặc đau tại chỗ tiêm sau khi tiêm DTaP. Hỏi bác sĩ những gì phụ huynh có thể làm cho trẻ giảm thiểu hoặc làm giảm các tác dụng này. Hiếm khi vắc-xin DTaP gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ, chẳng hạn như phản ứng dị ứng (nổi mề đay hoặc phát ban trong vòng vài phút sau khi tiêm), co giật hoặc sốc - biến chứng có thể điều trị được. Một số trẻ em như những trẻ bị động kinh hoặc mắc bệnh hệ thần kinh khác thì không nên tiêm vắc-xin DTaP. Tiêm nhắc lại Sau khi đã hoàn thành 5 mũi trên ở thời thơ ấu, người khỏe mạnh cũng cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu để giúp duy trì khả năng miễn dịch. Đó là bởi vì khả năng miễn dịch đối với bệnh bạch hầu giảm dần theo thời gian. Trẻ em được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo trước 7 tuổi thì nên được tiêm mũi đầu tiên nhắc lại vào khoảng từ 11 đến 12 tuổi. Lần tiêm nhắc tiếp theo được khuyến nghị 10 năm sau, sau đó lặp lại sau khoảng thời gian 10 năm. Tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng nếu người khỏe đi đến các khu vực thường gặp bệnh bạch hầu. Vắc xin bạch hầu nhắc lại được kết hợp với vắc-xin uốn ván nhắc lại(Td). Vắc-xin kết hợp này được tiêm bằng cách tiêm ở cánh tay hoặc đùi.
Bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh bạch hầu khi trẻ bị bệnh đau họng với màng màu xám bao phủ amidan và cổ họng. Bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm ở họng hoặc mẫu mô từ vết thương bị nhiễm trùng và mang đi xét nghiệm để kiểm tra xác định có phải là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Nếu bác sĩ nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, điều trị sẽ bắt đầu ngay lập tức, ngay cả trước khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn.
Kháng độc tố Dùng ngay 40.000 đơn vị kháng độc tố bạch hầu (TB hoặc TM), vì chậm trễ có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Vì có một nguy cơ nhỏ có thể bị phản vệ nặng với huyết thanh ngựa trong kháng độc tố, do đó đầu tiên cần thử test trong da trước để phát hiện quá mẫn và phải trong tư thế sẵn sàng điều trị sốc phản vệ.  Kháng sinh Bất kỳ trẻ nào nghi ngờ bạch hầu đều cần được tiêm bắp sâu mỗi ngày với procaine benzylpenicillin liều 50mg/kg (tối đa 1,2g) trong 10 ngày. Thuốc này không nên tiêm tĩnh mạch. Liệu pháp oxy Tránh thở oxy trừ phi bắt đầu có tắc nghẽn đường thở. Các dấu hiệu như thở rút lõm ngực nặng hay bứt rứt có nhiều khả năng là chỉ định của mở khí quản (hay đặt nội khí quản) hơn là cho thở oxy. Ngoài ra, sử dụng catheter mũi hay mũi hầu có thể làm trẻ khó chịu và mau thúc đẩy đến tình trạng tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên, nên cho thở oxy nếu bắt đầu có tình trạng tắc nghẽn và đặt nội khí quản hay mở khí quản được cho là cần thiết. Mở khí quản/đặt nội khí quản Mở khí quản chỉ nên thực hiện bởi đội ngũ có kinh nghiệm, khi có dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, như thở rút lõm ngực nặng và bứt rứt. Khi đó, mở khí quản cấp cứu cần được thực hiện. Đặt nội khí quản qua miệng là thủ thuật thay thế, nhưng có thể làm bong tróc giả mạc và không thể giải phóng tắc nghẽn. Điều trị hỗ trợ Nếu trẻ bị sốt (≥ 39 độ C) làm trẻ khó chịu, dùng paracetamol. Khuyến khích trẻ ăn và uống. Nếu trẻ khó nuốt, có thể nuôi ăn qua ống sonde mũi dạ dày. Ống sonde dạ dày nên được đặt bởi bác sĩ có kinh nghiệm, hoặc nếu có thể, bởi bác sĩ gây mê.   Tránh thăm khám thường xuyên và thực hiện các thủ thuật xâm lấn khi có thể hoặc tránh quấy rầy trẻ khi không cần thiết. Theo dõi Tình trạng của trẻ, đặc biệt là tình trạng hô hấp, cần được đánh giá bởi điều dưỡng mỗi 3 giờ và bởi bác sĩ hai lần một ngày. Trẻ nên được đặt nằm gần phòng điều dưỡng, để có thể phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu tắc nghẽn đường thở nào ngay khi dấu hiệu mới chớm nặng lên.   Xem thêm: Nên đưa trẻ bị sốt đi khám trong vòng 24h nếu có các biểu hiện sau Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày thì nên đưa đi viện? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp đúng cách
Bệnh lang ben
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm Pityrosporum ovale ngoài da thường gặp. Bệnh có xu hướng lây lan dễ dàng từ người này sang người khác trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm thông qua tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (quần áo, khăn tắm…). Bệnh không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ bởi các mảng da sáng màu (mất sắc tố). Bệnh lang ben có khả năng chữa được đơn giản bằng các loại thuốc kháng nấm dùng ngoài da nhưng cũng có khả năng tái nhiễm từ đồ dùng hoặc quần áo mang mầm bệnh.
Nấm Pityrosporum ovale phát triển trên bề mặt da. Nấm Pityrosporum ovale  tác động vào lớp biểu bì làm sắc tố dưới da thay đổi, tạo nên các vùng da giảm hoặc mất sắc tố (trắng hơn hẳn so với các vùng da xung quanh). Một số yếu tố nguy cơ của bệnh: Thời tiết nóng ẩm Ra nhiều mồ hôi Da tăng tiết dầu Suy giảm miễn dịch (HIV, trẻ em sau mắc cúm, sởi…) Thay đổi nội tiết đặc biệt ở tuổi dậy thì, mang thai hoặc sử dụng nội tiết thay thế. Vệ sinh cá nhân kém
Biểu hiện bệnh lang ben bao gồm: Xuất hiện các dát từ từ trên da, tăng dần về số lượng và kích thước Da có màu khác so với vị trí xung quanh (có thể sáng hoặc tối hơn), có thể màu trắng, hồng hoặc nâu Vị trí thường gặp: cổ, ngực, lưng và hai cánh tay. Tuy nhiên có thể gặp ở  bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Da có thể gây ngứa, tăng lên khi ra nắng hoặc đổ mồ hôi. Nhiễm nấm men làm da không tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời Phân biệt bệnh lang ben hắc lào Lang ben và hắc lào đều là bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm gây nên. Hai bệnh tuy khác nhau về nguyên nhân và triệu chứng nhưng có phương pháp điều trị tương đối giống nhau (xem phần điều trị). Đặc điểm Lang ben Hắc lào Nguyên nhân Nấm Pityrosporum ovale Nấm Epidermophyton, Microsporum Triệu chứng  Dát da màu sắc khác nhau (trắng,hồng hoặc nâu) Bề mặt có vảy mịn, cạo như  vảy phấn Vị trí: cổ, ngực, lưng, cánh tay Bình thường có thể không ngứa, hoặc ít ngứa, tăng lên khi ra nắng, đổ mồ hôi Đốm da màu đỏ, mụn nước ở rìa Thương tổn hình đồng xu (còn gọi là lác đồng tiền) Vị trí: mông, bẹn, nách Ngứa cả khi bình thường, tăng lên đặc biệt khi đổ mồ hôi.
Bệnh lây qua đường tiếp xúc da trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân: Dùng chung quần áo Dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu…)
Lang ben có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em, thiếu niên và thanh niên Người có da nhờn Người đổ mồ hôi nhiều Suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS, ung thư điều trị hóa chất, trẻ em sau cúm, sởi…) Thay đổi nội tiết tố (dậy thì, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai..)
Bệnh lang ben là bệnh nhiễm nấm có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp sau đây: Tránh môi trường có nhiệt độ quá cao, môi trường nóng ẩm Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh, đặc biệt vào mùa hè Tránh ra mồ hôi quá mức, khi lao động hay tập luyện gắng sức cần lau mồ hôi khô Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt với người bệnh bị lang ben, hắc lào. Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn. Trẻ nhỏ khi tắm cần lau người thật khô rồi mới mặc quần áo
Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng và xét nghiệm:   Triệu chứng: Dát nhạt màu hoặc màu thẫm, màu hồng, kích thước từ 4 đến 5mm, khu trú chủ yếu vùng cổ, ngực, lưng và cánh tay Nhìn thương tổn như không có vảy nhưng cạo sẽ có vảy Xét  nghiệm: Tìm thấy nấm ở vảy khi soi trực tiếp dưới kính hiển vi Có nhiều sợi nấm và bào tử vách dày được làm rõ trong dung dịch KOH 10%. Nuôi cấy không có giá trị chẩn đoán do nấm Pityrosporum ovale đòi hỏi phải có môi trường đặc biệt và chúng cũng thường có mặt ở da người bình thường. Soi đèn Wood thấy vùng giảm sắc tố do nhiễm nấm và huỳnh quang màu xanh lá cây nhạt
Bệnh lang ben và cách điều trị Sử dụng thuốc bôi và các loại kem chống nấm do bác sĩ chỉ định. Thuốc bôi hàng ngày xung quanh tổn thương liên tục trong  1-2 tuần. Sự nổi gờ và vảy của các đốm dát sẽ được điều trị khỏi. Tuy nhiên sự thay đổi màu sắc da ở các thương tổn có thể kéo dài vài tháng mới có thể trở lại bình thường. Nếu bệnh ảnh hưởng nhiều vùng da, diện tích thương tổn lớn thì có thể sử dụng thuốc chống nấm dạng uống.  Ví dụ: Ketoconazole 200mg/ngày, uống 7 ngày (cần chú ý chức năng gan khi sử dụng thuốc) Bệnh lang ben ở trẻ nhỏ Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên không thể dùng các thuốc chữa bệnh lang ben như người lớn được. Cần có khám/tư vấn của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Xem thêm: Viêm da cơ địa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Basedow
Basedow là bệnh gì? Basedow (hay bệnh Graves) là một dạng bệnh nội tiết, cường giáp phổ biến nhất hiện nay, chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp lưu hành, được đặc trưng bởi biểu hiện bướu giáp lan tỏa và hội chứng cường giáp không ức chế được (triệu chứng lồi mắt) Bệnh Basedow xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn, chiếm tới 80% các trường hợp, thường ở độ tuổi từ 20-50 và bệnh nhân có tiền sử gia đình biểu hiện bệnh tuyến giáp. Bệnh basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị đúng cách thì bệnh dễ dẫn tới biến chứng bão giáp khiến bệnh nhân tử vong trong tình trạng suy tim.
Hiện nay, bệnh Basedow là bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh có tính chất gia đình với khoảng 15% người bệnh có họ hàng cùng bị bệnh, trong đó 50% họ hàng các bệnh nhân có kháng thể kháng tuyến giáp lưu hành.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ 20-50 tuổi, có thể khởi phát đột ngột hoặc tiến triển từ từ gây sút cân, mệt mỏi khó nhận biết ngay. Triệu chứng cơ năng của bệnh Basedow gồm: Gầy sút là biểu hiện thường gặp nhất, người bệnh có thể giảm 3-20kg trong vòng vài tuần hoặc vài tháng mặc dù có thể vẫn ăn ngon. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh nhân nữ trẻ tuổi có khi lại tăng cân do ăn rất nhiều Rối loạn tinh thần: dễ lo lắng, kích thích, cáu gắt, hay khóc, khó tập trung và mệt mỏi nhưng khó ngủ Rối loạn điều hòa thân nhiệt: có những cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhiều nhất là ở ngực và bàn tay, sợ nóng, bệnh nhân hay khát và uống nước nhiều Tim mạch: hay hồi hộp, đánh trống ngực, có thể có cảm giác nghẹt thở, đau vùng trước tim Rối loạn tiêu hóa (gặp ở khoảng 20% người bệnh): đi ngoài nhiều lần phân nát do tăng nhu động ruột, có thể kèm buồn nôn, nôn hay đau bụng Triệu chứng thực thể của bệnh gồm: Triệu chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh (trên 100 lần/phút) thường xuyên cả lúc nghỉ ngơi hay gắng sức Huyết áp tâm thu tăng, tâm trương không tăng Các mạch máu có cảm giác đập mạnh Suy tim thường xảy ra ở người có bệnh tim từ trước kết hợp với đợt bệnh   Triệu chứng thần kinh- cơ: Run đầu chi, tăng lên khi xúc động hay cố gắng tập trung làm việc Phản xạ gân xương thường tăng lên Yếu cơ tứ chi, đặc biệt là các cơ ở gốc chi, bệnh nhân đi lại nhanh mỏi, bước lên bậc thang khó khăn Bướu giáp: Đây là dấu hiệu gặp ở khoảng 80% các bệnh nhân Basedow, bướu lan tỏa, mật độ mềm hoặc chắc, di động khi nuốt. Bệnh mắt nội tiết: Gặp ở khoảng 40-60% các bệnh nhân Basedow, thương tổn thường xuất hiện ở cả 2 mắt nhưng có 10% trường hợp vẫn chỉ bị 1 bên. Dấu hiệu điển hình ở mắt là: mi mắt nhắm không kín, hở khe mi mắt, lồi mắt hoặc nhìn đôi do liệt cơ vận nhãn Bệnh da do Basedow: Khá hiếm gặp chỉ ở 2-3% bệnh nhân Basedow, biểu hiện lâm sàng có thể gặp như phù niêm trước xương chày, tổn thương xương, dấu hiệu móng tay ngắn lại, giường móng tay dài ra
Vì bệnh Basedow là bệnh nội tiết liên quan đến sự nhạy cảm của tế bào lympho T với các kháng nguyên nằm trong tuyến giáp nên bệnh Basedow không lây.
Một số yếu tố được cho là có thể khởi động đáp ứng miễn dịch khiến người mang yếu tố này sẽ là đối tượng nguy cơ của bệnh Basedow như là: Mang thai, đặc biệt là giai đoạn sau sinh Ăn quá nhiều iod Điều trị Lithium có thể làm thay đổi đáp ứng miễn dịch Nhiễm khuẩn hoặc virus Ngừng điều trị corticoid Các nguyên nhân gây stress
Bệnh Basedow là bệnh lý liên quan trực tiếp tới rối loạn tự miễn chưa rõ nguyên nhân, vì vậy người bệnh đã bị Basedow cần có một số biện pháp để làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh: Quan trọng nhất vẫn là người bệnh cần nâng cao sức khỏe và thể trạng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng mệt mỏi Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc lá Đeo kính bảo vệ mắt khỏi bụi, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod Điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai vì thai sản là yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng thêm uân thủ điều trị và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn
Để chẩn đoán xác định bệnh Basedow cần phải dựa vào cả lâm sàng và xét nghiệm cần thiết: Về lâm sàng: Bệnh nhân có hội chứng nhiễm độc giáp kèm ít nhất 1 trong 3 triệu chứng: bướu mạch, lồ mắt và phù niêm trước xương chày Xét nghiệm cần thiết: FT4 tăng và TSH giảm, một số bệnh nhân ở giai đoạn sớm chỉ có FT3 tăng Nồng độ kháng thể TSH-RAb tăng Xạ hình tuyến giáp cho hình ảnh tuyến giáp tăng bắt giữ Iod phóng xạ hoặc Technitium Bên cạnh đó để việc chẩn đoán chính xác và hiệu quả thì xạ hình tuyến giáp đang dần trở thành một phương pháp quan trọng. Hiện Vinmec đang sử dụng hệ thống SPECT/CT Discovery NM/CT 670 Pro với CT 16 dãy hiện đại của hãng thiết bị y tế hàng đầu thế giới GE Healthcare (Mỹ) thì chất lượng của xạ hình tuyến giáp sẽ cho ra hình ảnh chất lượng cao giúp chẩn đoán sớm bệnh lý cần khảo sát, trong đó có basedow, bướu cổ.
Trên thế giới hiện nay, bệnh Basedow điều trị chủ yếu bằng 3 phương pháp chính: nội khoa, xạ trị và phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giáp. Đối với điều trị nội khoa: Đây là biện pháp được ưu tiên hàng đầu, được chỉ định khi bệnh mới phát hiện, tuyến giáp to vừa, không có nhân Basedow, chưa có biến chứng và bệnh nhân có điều kiện để điều trị lâu dài theo dõi bệnh Có 3 loại thuốc kháng giáp được sử dụng chủ yếu đó là: Methimazole, carbimazole và PTU. Trong đó PTU được khuyến cáo không sử dụng trong điều trị ban đầu cho bệnh nhân Basedow Tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn với phương pháp này là 60-70% sau 12-18 tháng điều trị Đối với điều trị bằng xạ trị: Phương pháp được lựa chọn là phóng xạ trị Iod 131 với mục đích làm cho bướu tuyến giáp nhỏ lại và đưa chức năng tuyến giáp từ cường năng về bình thường Phương pháp này chống chỉ định với trẻ em và phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì gây suy giáp ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc nặng hoặc bướu quá lớn chèn ép gây nuốt nghẹn hay sặc, khó thở thì ưu tiên phương pháp phẫu thuật hơn Đối với điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi bệnh đã được điều trị bằng thuốc ít nhất 4-6 tháng mà không duy trì được bình giáp khi ngưng thuốc, bướu giáp to gây mất thẩm mỹ hoặc có biến chứng khó thở Nguyên tắc là cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp chỉ để lại một phần nhỏ 3-6 gram để duy trì chức năng tạo hormon bình thường Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật: khàn tiếng, hạ calci máu, nhiễm trùng vết mổ… Tuy nhiên với sự tiến bộ của nền y học hiện nay thì tỷ lệ biến chứng chỉ rơi vào khoảng 1%. Xem thêm: Bệnh bướu cổ, basedow có nguy hiểm không? Xạ hình tuyến giáp đánh giá bướu cổ, phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
Bướu cổ
Bướu cổ là gì? Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện rất điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp. Bướu cổ được chia làm ba nhóm là: bướu cổ lành tính, ung thư và rối lọan chức năng nội tiết tuyến giáp. Trong đó bướu cổ lành tính là hay gặp nhất chiếm 80% các trường hợp. Bướu cổ lành tính là các trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Do đó các trường hợp bướu cổ lành tính hầu như không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên khi bướu quá lớn  gây nuốt vướng nuốt khó, khó thở và lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ thì có thể phẫu thuật cắt bướu.
Nguyên nhân bướu cổ được chia làm ba nhóm chính, đó là: Cơ thể thiếu iod, có thể do cung cấp thiếu hoặc do nhu cầu iod của cơ thể tăng cao. Do dùng thuốc và đồ ăn: các thuốc chứa muối lithi được sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc điều trị hen, thuốc thấp khớp… Một số đồ ăn như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao đều có ảnh hưởng đến sự tổng hợp hooc-môn  tuyến giáp và gây bướu cổ. Một số rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh có tính chất gia đình.
Tùy từng loại bướu khác nhau mà triệu chứng bướu cổ có thể chỉ có các dấu hiệu tại chỗ hoặc có các biểu hiện tại chỗ kèm theo các dấu hiệu toàn thân khác. Dấu hiệu toàn thân có thể có trong bệnh bướu cổ: Mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, khô da, thường xuyên bị lạnh Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, hay đổ mồ hôi, gầy sút cân Lồi mắt Thay đổi giọng nói, thường gặp là khàn giọng. Có khối ở cổ, dấu hiệu tại chỗ phụ thuộc vào kích thước của bướu. Khi bướu nhỏ hầu như người bệnh không có cảm nhận gì, khi bướu lớn gây chèn ép các thành phần gần tuyến giáp như khí quản, thực quản, các dây thần kinh thì có thể có các biểu hiện sau: Cảm giác cổ họng luôn bị vướng hoặc đau cổ họng. Nuốt khó, nuốt đau. Khó thở, thường gặp ở tư thế nằm. Hay ho và nghẹn. Thở dốc.
no_information
Những người không thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều iod đặc biệt hay gặp ở các khu vực miền núi. Các đối tượng có nhu cầu các hormone tuyến giáp cao như: trẻ em đang độ tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú… Mắc các bệnh mạn tính như viêm đại tràng, tiêu chảy kéo dài, suy thận mạn.. ảnh hưởng đến sự hấp thu và đào thải iod. Có tiền sử mắc các bệnh lý về tuyến giáp như: nhiễm trùng, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp tự miễn. Gia đình có người mắc bướu cổ hoặc có các bệnh lý về tuyến giáp. Sau điều trị các bệnh lý tâm thần
Các biện pháp phòng bệnh đưa ra nhằm hạn chế các trường hợp bướu cổ lành tính và phát hiện sớm các loại bướu cổ khác để nâng cao kết quả điều trị. Bao gồm các phương pháp sau Đảm bảo cung cấp đầy đủ iot cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu iod như: cá biển, mắm tôm, nước mắm. Sử dụng muối iod là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu iod. Đối với các đối tượng mắc các bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Khi có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh cần đến ngay các cở sở y tế gần nhất để được điều trị.
Bướu cổ được xác định trên lâm sàng qua thăm khám thấy khối lồi ở cổ tương ứng với vị trí tuyến giáp. Các xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán bướu cổ có thể thực hiện như: Xét nghiệm máu: phát hiện sự thay đổi hooc-môn tuyến giáp. Siêu âm tuyến giáp: xác định được sự thay đổi về hình dạng và cấu trúc tuyến giáp. Xét nghiệm giải phẫu bệnh: lấy mẫu từ tuyến giáp qua chọc hút kim bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết tuyến giáp để xác định bướu lành tính hay ung thư. Xạ hình tuyến giáp: là một xét nghiệm mới, hiện đại với hình ảnh chất lượng cho phép đánh giá hình ảnh chức năng của bướu cổ một cách toàn diện đồng thời giúp phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm. Đây là là một xét nghiệm không xâm lấn hoàn toàn không đau, không tác động vào tuyến giáp của người bệnh. Phương pháp xạ hình tuyến giáp đã và đang được thực hiện tại một số bệnh viện lớn tại Việt nam đặc biệt là tại bệnh viện Vinmec đã được áp dụng đạt được hiệu quả cao.
Cách chữa bệnh bướu cổ như thế nào? Với các trường hợp cần phải điều trị, tùy thuộc vào phân loại và mức độ bệnh, bướu cổ sẽ điều trị bằng một trong ba cách sau: điều trị nội khoa bằng thuốc uống, xạ trị và phẫu thuật, cụ thể: Điều trị nội khoa sử dụng các thuốc là hormone nhằm đưa lượng hormone tuyến giáp về mức độ bình thường hoặc điều trị các nhiễm trùng tại tuyến giáp. Điều trị nội khoa có thể được áp dụng đơn độc để điều trị các loại bướu cổ có rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc được áp dụng sau khi thực hiện phẫu thuật và xạ trị tuyến giáp. Điều trị thuốc phải tuân thủ, đúng chỉ định đều đặn hàng ngày và được kiểm tra định lượng hormone qua các lần kiểm tra định kì. Xạ trị là phương pháp sử dụng iod phóng xạ có tác dụng làm giảm kích thước của tuyến giáp. Phẫu thuật tùy từng trường hợp sẽ thực hiện cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Xem thêm: Bệnh bướu cổ, basedow có nguy hiểm không? Bướu cổ có mấy loại? Bướu cổ: Khi nào cần mổ?
Bóng đè
Bóng đè, ma đè, hay là chứng liệt do ngủ (sleep paralysis) xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc, người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo mà không thể cử động được chân tay, giống như mình bị ma quỷ đè vậy. Có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ. Trừ khi bệnh nặng, nói chung đây được xem không là bệnh lý cần điều trị, chỉ cần giảm bớt stress và tạo giấc ngủ đủ giấc. Bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây lo lắng. Bên cạnh đó, hiện tượng này có thể xảy ra cùng với các rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngủ rũ (narcolepsy). Bóng đè có thể bắt đầu trong thời niên thiếu và có thể trở nên thường xuyên trong những năm 20 và 30 tuổi. Vậy nguyên nhân bóng đè là gì và bóng đè có nguy hiểm không?
Trong khi ngủ, cơ thể thư giãn và các cơ bắp không di chuyển, điều này ngăn người ngủ tự làm mình bị thương khi họ có những hành động bất thường trong khi ngủ có giấc mơ. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy bóng đè thường xảy ra khi hormon trong cơ thể được tiết ra để ngăn cản giấc mơ tiếp tục. Tuy nhiên, lúc đó,  ý thức của con người đã hoàn toàn tỉnh táo, nhưng lại có cảm giác tê liệt và bị bóng đè. Muốn hiểu về nguyên nhân gây bóng đè, chúng ta cần biết: điều gì đã xảy ra trong khi ta đang ngủ. Nghiên cứu cho biết: giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ, mỗi chu kỳ được chia làm 2 pha: pha ngủ nhanh (hay pha cử động mắt nhanh) và pha ngủ chậm. Bóng đè khi ngủ liên quan đến sự gián đoạn hoặc phân mảnh giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM). Cơ thể xen kẽ giữa pha cử động mắt nhanh và pha ngủ chậm (non-rapid eye movement - NREM). Một chu kỳ REM-NREM kéo dài khoảng 90 phút và phần lớn thời gian dành cho việc ngủ là ở NREM. Trong thời gian NREM, cơ thể thư giãn. Trong thời gian REM, mắt di chuyển nhanh, nhưng cơ thể được thư giãn. Giấc mơ xảy ra vào thời điểm này. Hiện tượng bóng đè xảy ra khi sự bất động cơ thể trong pha ngủ nhanh vẫn tiếp tục duy trì, trong khi não bộ đã “thức giấc” rồi. Các khu vực của bộ não phát hiện các mối đe dọa đang ở trạng thái cao và quá nhạy cảm.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bóng đè bao gồm: Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm. Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc  xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ. Không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi thức dậy, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút Tỉnh táo Không thể nói trong khi bị bóng đè Có ảo giác và cảm giác sợ hãi Cảm thấy áp lực lên ngực Khó thở Cảm giác như cái chết đang đến gần Đổ mồ hôi Đau đầu, đau cơ và hoang tưởng Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm giác rất buồn và lo lắng.
Hiện tượng bóng đè không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người có hiện tượng bóng đè sang người khỏe mạnh.
Các yếu tố có liên quan đến hiện tượng bóng đè bao gồm: Chứng ngủ rũ Kiểu ngủ không đều, ví dụ, do hiện tượng jet lag đặc biệt hay xảy ra đối với các chuyến bay xuyên qua nhiều vĩ tuyến hoặc làm việc theo ca Nằm sấp khi ngủ Tiền sử gia đình bị bóng đè khi ngủ Bóng đè khi ngủ có thể là triệu chứng của các vấn đề y tế như trầm cảm, đau nửa đầu, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, tăng huyết áp và rối loạn lo âu. Lứa tuổi thanh thiếu niên và người trẻ Người bị thiếu ngủ Người ngủ không theo một thời gian biểu hợp lý, ngủ không theo một giờ giấc nhất định, những người làm việc theo ca thường dễ bị bóng đè Người bị mắc chứng ngủ rũ do loại rối loạn giấc ngủ khiến cho người bệnh thường ngủ gật vào những thời điểm không phù hợp ban ngày
Để cải thiện tình hình và phòng tránh hiện tượng bóng đè, người dân cần thực hiện các biện pháp như sau: Hàng ngày ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ đối với người trưởng thành. Thực hiện thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, nên đi ngủ vào một giờ nhất định vào buổi tối và thức dậy đúng giờ vào buổi sáng Cải thiện môi trường ngủ: nên tạo ra một không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất. Mặc đồ ngủ thoải mái, bỏ hẳn nịt ngực và áo lót quá chật. Nếu sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thì chỉnh nhiệt độ phòng khi ngủ khoảng 26-28 độ C. Giường ngủ cần sạch sẽ, êm ái, thoải mái. Tập thể dục thường xuyên hàng ngày để giúp ăn ngon, ngủ yên nhưng lưu ý là không tập trước khi đi ngủ. Giảm uống trà, cà phê và những chất có chứa caffein trước khi ngủ tối từ 3-5 giờ. Không nên ăn quá no hay uống rượu bia trước khi ngủ. Bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất nicotin trong thuốc có thể kích thích làm khó ngủ và hay mộng mị. Nên ngủ trưa từ 15 - 30 phút mỗi ngày giúp ổn định thần kinh và tốt cho sức khỏe.      Quản lý các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu Không ngủ sấp
Khi chỉ bị bóng đè 1 lần, tuy người bệnh có tâm trạng sợ hãi nhưng thực ra không ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo thời gian, người bệnh sẽ quên dần và cũng không thấy bị bóng đè nữa, như thế thì không cần điều trị. Nhưng nếu bóng đè vẫn tiếp tục tái xuất hiện và gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh khi đó, người bệnh nên đi khám bác sĩ. Bóng đè thường không được coi là chẩn đoán y khoa, chăm sóc y tế có thể giúp đỡ khi: Bóng đè xảy ra thường xuyên khi ngủ Người bệnh lo lắng về việc đi ngủ hoặc khó ngủ Đột ngột buồn ngủ hoặc cảm thấy buồn ngủ bất thường trong ngày Đột nhiên ngủ vào ban ngày có thể là một dấu hiệu của chứng ngủ rũ, một rối loạn não hiếm gặp khiến người bệnh ngủ hoặc mất kiểm soát cơ bắp vào những thời điểm bất ngờ hoặc không phù hợp. Nếu có căng thẳng hoặc lo lắng, giải quyết những điều này có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bóng đè.
Nhưng nếu bóng đè vẫn tiếp tục tái xuất hiện và gây ra nhiều phiền phức, bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần trong thời gian ngắn, chẳng hạn thuốc chống trầm cảm ba vòng. Thuốc chống trầm cảm tác động lên thần kinh cũng được dùng điều trị bệnh bóng đè có hiệu quả. Thuốc có tác dụng  làm giảm bớt số lần và độ sâu của pha ngủ nhanh nên có thể ngăn chặn sự bất động khi bạn thức dậy hoặc khi bạn vừa chìm vào giấc ngủ, giúp giảm những ảo giác. Thời gian điều trị có thể từ 1 - 2 tháng để xem thuốc có thể giúp cải thiện tình hình hay không.   Xem thêm: Điều trị chứng ngủ rũ Hội chứng ngưng thở khi ngủ: 'Sát thủ thầm lặng' Gói sàng lọc hội chứng ngừng thở khi ngủ
Bạch biến
Bệnh bạch biến là gì? Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Đây là bệnh lành tính, không lây, và có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ. Tại Việt nam chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc bệnh. Bệnh bạch biến có thể gặp mọi lứa tuổi và mọi giới. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 10-30, hơn 50% xảy ra trước 20 tuổi và có thể gặp bệnh bạch biến ở trẻ em. Bệnh phân bố nhiều ở các nước vùng nhiệt đới và ở những chủng người da màu. Bệnh có tính chất gia đình nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn bệnh bạch biến có di truyền không. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, đặc biệt ở sự phức tạp của nguyên nhân cũng như những khó khăn trong điều trị. Hiện chưa có số liệu nghiên cứu chính xác về tỷ lệ bạch biến tại Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh chiếm 1%. Bệnh có tính chất gia đình trong khoảng 30% các trường hợp. Hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh, có kết hợp với các bệnh lý tự miễn khác như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu, thiểu sản tủy. Do đó, ngoài khía cạnh thẩm mỹ, cần quan tâm chú ý đến các bệnh lý đi kèm.
Nguyên nhân gây bệnh bạch biến còn chưa được biết rõ. Chỉ có một điều chắc chắn rằng bạch biến xuất hiện là do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh. Một vài giả thuyết cho rằng bệnh bạch biến có thể do ảnh hưởng của bệnh tự miễn hoặc có thể do di truyền, liên quan đột biến ở gen DR4, B13 hoặc BW35 của HLA. Các tự kháng thể xem các tế bào sắc tố như là các kháng nguyên và chống lại chúng, phá hủy tế bào sắc tố và làm giảm sản xuất sắc tố melanin. Khoảng 20 - 30% bệnh nhân bạch biến  có tự kháng thể chống lại tế bào của tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, gan tụy nên một số bệnh nhân bạch biến có các bệnh lý kèm theo liên quan đến các cơ quan kể trên.
Biểu hiện chính của bệnh bạch biến là những dát, mảng trắng, giới hạn rõ, mất sắc tố da so với những vùng da xung quanh do các tế bào sắc tố da ở đó đã không còn hoặc đã ngưng hoạt động. vị trí thường xuất hiện của các mảng bạch biến là những vùng hở, phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời như tay, chân, mặt, môi. Da trên đám bạch biến vẫn bình thường, không bị teo, không đóng vảy, cảm giác trên da không biến đổi, không đau ngứa, không tê dại. Lông trên đám bạch biến cũng bị trắng. Phụ thuộc vào thể bệnh bạch biến, các mảng da bị đổi màu có thể xuất hiện theo cách khác nhau: Thể bạch biến toàn thân: đây là thể bệnh phổ biến nhất. Các mảng bạch biến thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và có tính chất đối xứng Thể bạch biến phân đoạn: thường biểu hiện chỉ một bên hoặc một vùng trên cơ thể. Thể này có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, chỉ tiến triển trong vòng 1 đến 2 năm. Thể bạch biến khu trú: chỉ xảy ra ở một vài vị trí trên cơ thể. Rất khó để dự đoán được tiến triển của bệnh. Đôi khi các mảng bạch biến sẽ tự khu trú mà không cần điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, các mảng da mất sắc tố sẽ lan rộng ra. Bệnh tiến triển mạn tính, có những đợt nặng lên, tổn thương thường nặng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông. Bệnh nhân càng trẻ, tiên lượng càng tốt với thời gian bị bệnh càng ngắn và có nhiều hy vọng khỏi bệnh hơn. Ngược lại, bệnh nhân, càng lớn tuổi, thời gian mắc bệnh càng kéo dài, kết quả đáp ứng điều trị càng kém đi.
Bệnh bạch biến có lây không? Đây là bệnh ngoài da hoàn toàn không lây cho những người xung quanh, bao gồm cả những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh.
Đối tượng nguy cơ của bệnh bạch biến bao gồm những người bị các sang chấn tâm lý nặng nề, bị cháy nắng hoặc rám nắng.
Chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Việc thăm khám và hỏi bệnh sử giúp loại trừ một số bệnh lý khác như viêm da hoặc vảy nến. bác sĩ sử dụng đèn chiếu tia UV lên da để xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh bạch biến không. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định để làm thêm các xét nghiệm khác như: Sinh thiết một mẩu da ở vùng thương tổn Lấy máu để tìm kiếm các nguyên nhân tự miễn bên dưới như thiếu máu hoặc đái tháo đường
Bệnh bạch biến có chữa được không? Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến vẫn chưa được hiểu rõ nên vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. hiện nay, điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, việc điều trị chỉ mới dừng lại ở việc giải quyết triệu chứng. Thuốc Nhóm thuốc có tác dụng tăng cảm ứng với ánh sáng toàn thân hoặc tại chỗ như chế phẩm có psoralen như meladinin, melagenin kết hợp với việc chiếu tia cực tím bước sóng ngắn hoặc dài tại vùng tổn thương. Các tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm chán ăn, tăng men gan, vàng da. thuốc được bôi tại chỗ có thể làm cho đám bạch biến bị đỏ rát phỏng nước nên có thể dùng kết hợp với các thuốc chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch (corticoid, immuran, cyclosporin). Thuốc được chỉ định ở những bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên. Corticosteroid là thuốc bôi được lựa chọn để phối hợp với các liệu pháp trị liệu khác như laser CO2, UVB phổ hẹp, dẫn xuất vitamin D3… đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn, nhất là những trường hợp bạch biến khu trú. Cùng với tác dụng chống viêm, nhóm thuốc này còn có tác dụng ức chế hệ miễn dịch của người bệnh bằng cách tác động làm giảm số lượng các cytokine. Chính vì vậy thuốc làm giảm hoạt động của tự kháng thể gây rối loạn sắc tố. corticosteroid có nhiều nhóm thuốc khác nhau, việc lựa chọn loại thuốc cụ thể phụ thuộc vào vị trí xuất hiện của các mảng rối loạn sắc tố. Hydrocortisone được ưu tiên sử  dụng đối với những tổn thương ở mặt. Những vị trí khác trên da nên lựa chọn corticosetroid nhóm III, IV. Tuy nhiên, vì tác dụng phụ, mà thuốc bị hạn chế sử dụng cho bệnh bạch biến ở trẻ em, và không nên sử dụng kéo dài trên 2 tháng. Thuốc uống chống nắng: ở bệnh nhân bạch biến, chất lượng cũng như số  lượng của tế bào sắc tố giảm sút nên khả năng bảo vệ cơ thể trước tác hại của ánh sáng mặt trời. gây ra sự sụt giảm khả năng bảo vệ cơ thể dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Ngoài việc sử dụng các thuốc chống nắng dạng bôi ngoài da, người bệnh nên kết hợp cả dạng thuốc uống chống nắng để tránh sự cháy nắng ở những vùng da giảm sắc tố. Việc chống nắng còn giúp làm giảm sự  tương phản màu sắc giữa vùng da lành và da bệnh, tránh mất thẩm mỹ, cũng như tránh hiện tượng Koebner làm tổn thương da. Tư vấn tâm lý: Bệnh bạch biến gây ra nhiều tác động lên tâm lý của người bệnh, gây giảm sút chất lượng cuộc sống. một số vấn đề mà người bệnh phải đối mặt bao gồm bất thường về tâm lý, khó khăn về tình dục, băn khoăn, lo lắng và phối hợp các vấn đề trên. Do đó, vai trò của việc tư vấn tâm lý trong điều trị bạch biến là vô cùng quan trọng, cần nhấn mạnh để người bệnh hiểu rõ bệnh chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ ít nguy hiểm đến tính mạng. Cấy tế bào sắc tố da: Đây là phương pháp mới trong điều trị bệnh bạch biến nhưng đòi hỏi chi phí và kỹ thuật cao nên không được áp dụng rộng rãi. Tóm lại, bạch biến là một bệnh lý ngoài da lành tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ đồng đều ở cả hai giới. việc điều trị bệnh là một quá trình lâu dài cần sự phối hợp kiên trì giữa bệnh nhân và bác sĩ. Người bệnh cần giữ vững tâm lý, tránh bi quan lo lắng làm bệnh diễn tiến nặng hơn. Xem thêm: Bệnh bạch tạng ở người là do đột biến nào gây nên? Phân biệt bệnh bạch tạng với bệnh bạch biến Bạch sản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bệnh lao xương
Bệnh lao xương là một bệnh lý nhiễm khuẩn tại hệ thống xương của cơ thể do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lao xương là một trong những loại lao ngoài phổi khá thường gặp, đứng thứ ba sau lao màng phổi và bạch huyết. Tại Mỹ, lao xương khớp chiếm 10% tổng số lao ngoài phổi. Bệnh nhân thường không mắc lao xương ngay từ đầu, mà lao xương thường là thứ phát sau lao phổi trước đó. Vi khuẩn lao khi gây bệnh tại phổi có thể đi theo đường máu hoặc đường bạch huyết đến khu trú tại một vị trí nào đó ở xương và gây ra bệnh lao xương. Lao xương có thể xảy ra bất kỳ độ tuổi nào, trong đó độ tuổi hay mắc lao xương nhất là 20-40 tuổi. Vị trí thường bị lao xương nhất là cột sống, thứ hai là hông và gối. Thân đốt sống và đĩa đệm thắt lưng là những vị trí tại cột sống dễ bị vi khuẩn lao tấn công nhất. Ngoài ra, lao xương cũng có thể xuất hiện ở đốt sống cổ, xương cùng; hay ít gặp hơn là xương sườn, xương ức, xương chậu, xương dài, các xương bàn tay, bàn chân,... Lao xương thường khu trú tại một vị trí nhất định, nhưng cũng có thể xuất hiện đồng thời tại nhiều vị trí khác nhau, trường hợp này được gọi là lao xương đa ổ. Thống kê cho thấy có đến 60-70% là lao cột sống, đứng thứ hai là lao khớp gối với khoảng 10-15%, ít gặp hơn là lao khớp cổ chân (5-10%), lao khớp bàn chân (5%). Bệnh lao nói chung và lao xương nói riêng có mối liên hệ chặt chẽ với HIV/AIDS. Sự suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân HIV/AIDS là “cơ hội” để vi khuẩn lao tấn công cơ thể. Ở các nước đang phát triển, có một tỷ lệ cao bệnh nhân HIV/AIDS, do đó lao xương đang có xu hướng tăng lên ở các nước này. Về mặt vi thể, lao xương có thể được chia làm 2 loại: Loại hoại tử tiết dịch, hình thành áp xe lạnh. Loại tăng trưởng nhanh với hoại tử tối thiểu, chẳng hạn như u lao hạt.
Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây bệnh lao nói chung và lao xương nói riêng. Một người có thể nhiễm lao từ vi khuẩn lao trong môi trường hoặc lây từ bệnh nhân lao. Thông thường, vi khuẩn lao sẽ xâm nhập đường hô hấp vào đến phổi và gây bệnh lao phổi nếu như miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để đối phó lại vi khuẩn lao. Từ tổn thương lao nguyên phát tại phổi, vi khuẩn lao có thể theo đường máu hay đường bạch huyết đến xương. Tại đây, chúng sinh sản và phát triển, hình thành nên củ lao (trung tâm củ lao là một vùng hoại tử, bên ngoài có các tế bào khổng lồ, tế bào đơn nhân, biểu mô). Các xương xốp, lớn, chịu trọng lượng của cơ thể là vị trí mà vi khuẩn lao thường tấn công đầu tiên. Sự phá hủy này có thể gây tổn thương khung nâng đỡ của cơ thể.
Bệnh lao xương có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn sớm của bệnh, điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh. Lao xương thường được phát hiện khi bệnh đã tiến triển và biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng lao xương thường gặp trên lâm sàng Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, sốt về chiều, vã nhiều mồ hôi về đêm, sụt cân, da xanh xao, ăn uống kém. Triệu chứng tại chỗ: Đau xương tại chỗ: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lao xương. Tùy thuộc vào tổn thương lao ở xương nào mà bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau tại vị trí của xương đó. Lao cột sống sẽ có triệu chứng đau lưng nghiêm trọng ở phía sau cột sống, bệnh nhân đau liên tục, tăng lên về đêm. Sưng, cứng tại vị trí bị lao xương, nhưng lại không viêm: Vị trí tổn thương lao xương sưng to nhưng lại không nóng, không đỏ như các bệnh viêm xương thông thường. Áp xe lạnh: Đây là dấu hiệu gợi ý đến tổn thương do vi khuẩn lao gây ra. Bên trong ổ áp xe là mủ, tổ chức hoại tử bã đậu, đôi khi có cả mảnh xương chết. Khám lâm sàng thấy dấu hiệu bùng nhùng cạnh khớp. Ổ áp xe vỡ ra để lại lỗ dò. Các biến chứng của lao xương Lao xương có thể gây tàn phế cho bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Biến chứng thần kinh: liệt tứ chi hoặc 2 chi dưới. Biến dạng xương: xẹp đốt sống, gù nhọn, có thể chèn ép tủy sống, rễ thần kinh. Lao lan rộng: nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn lao có thể phát triển đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, màng não,... đe dọa tính mạng bệnh nhân. Cắt cụt chi: lao xương nếu không được điều trị sớm và đúng phác đồ có thể dẫn đến những tổn thương không thể khắc phục được, buộc phải cắt cụt chi cho bệnh nhân. Hạn chế vận động: bệnh nhân lao cột sống gặp khó khăn trong việc cúi, ngửa. Teo cơ vận động khớp: cũng có thể là biến chứng của lao xương. Liệt cơ tròn: đây là hậu quả đến từ việc áp xe lạnh chèn ép tủy sống
Bệnh lao xương có lây không? Bệnh nhân lao xương có thể lây cho người khác qua các con đường: Lây qua đường hô hấp: nếu bệnh nhân lao xương mắc lao phổi tiên phát thì không loại trừ được khả năng vi khuẩn lao phát tán ra môi trường và lây cho những người xung quanh khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Lây qua vết thương hở và niêm mạc. Lây từ mẹ sang con.
Một số đối tượng có nguy cơ mắc lao xương cao, có thể kể đến là: Tuổi: 20-40. Tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi hay các nguồn lây lao khác, nguy cơ tăng lên khi tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Tiền sử lao trước đó: lao phổi, lao sơ nhiễm, lao hạch, lao tiết niệu,... Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vaccin BCG. Bệnh lý: đái tháo đường, loét dạ dày - tá tràng, suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng,...
Lối sống, dinh dưỡng: ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng cường đề kháng, hạn chế đi đến những nơi đông đúc, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, cà phê,... Quản lý bệnh nhân mắc bệnh lao hợp lý để tránh lây lan ra cộng đồng. Người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao cần được tầm soát lao phổi bằng cách xét nghiệm đờm và chụp X-Quang phổi. Bệnh nhân lao xương phải tuân thủ điều trị để tránh kháng thuốc và tái phát.
Triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng của bệnh lao xương có thể mơ hồ trong giai đoạn đầu của bệnh. Việc nhận biết các dấu hiệu sớm có thể giúp bác sĩ hướng đến chẩn đoán. X-Quang phổi, cột sống hay vị trí xương tổn thương. Chọc hút mẫu bệnh phẩm từ vị trí lao xương và soi vi khuẩn. Xét nghiệm Mantoux. Công thức máu, đo tốc độ lắng máu. CT Scan, MRI: Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh này có thể giúp đánh giá tổn thương lao xương trên bệnh nhân cũng như giúp phát hiện các biến chứng của bệnh.
Bệnh nhân lao xương cần được chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ để có thể hạn chế diễn tiến xấu của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Với những tiến bộ của y học hiện đại, bệnh lao xương có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị. Cách chữa bệnh lao xương Mục đích điều trị: Điều trị nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn lao. Giảm đau. Bảo tồn và phục hồi chức năng xương khớp, thần kinh. Ngăn ngừa các biến chứng. Các phương pháp điều trị: Hóa trị (dùng thuốc): đây là điều trị cơ bản hay nói cách khác là điều trị nguyên nhân gây bệnh lao xương. Phác đồ điều trị lao xương thường có sự phối hợp giữa các loại thuốc với nhau trong thời gian điều trị khoảng 6-18 tháng. Thời gian đầu điều trị bệnh nhân cần được điều trị giám sát tại viện để đảm bảo việc tuân thủ điều trị và tránh lây lan cho cộng đồng. Sau đó có thể tiếp tục điều trị tại nhà. Hầu hết bệnh nhân đáp ứng với hóa trị, tuy nhiên cũng có số ít kháng thuốc và đòi hỏi một phác đồ thay thế. Nghỉ ngơi tương đối: Khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tương đối 4-5 tuần. Nằm giường cứng đem lại hiệu quả hơn nằm nệm. Tập vận động từ từ: Sau 4-5 tuần bất động tương đối, bệnh nhân cần tập vận động để tránh cứng khớp. Kéo giãn/Nẹp: có thể chỉ định ở một số trường hợp nhất định. Phẫu thuật: được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng, hoặc khi có các biến chứng như có ổ áp xe lớn, biến dạng xương khớp, giới hạn hoạt động,.. ảnh hưởng trầm trọng sinh hoạt và công việc của bệnh nhân. Xem thêm: Lao cơ xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Bệnh lao có mấy loại? Lao cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bệnh lỵ
Kiết lỵ hay còn gọi là bệnh lỵ là một bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy nghiêm trọng, ngoài phân lỏng còn kèm theo máu. Trong một số trường hợp, chất nhầy có thể được tìm thấy trong phân kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Bệnh kiết lỵ thường lây lan do vệ sinh kém. Ví dụ, nếu một người mắc bệnh kiết lỵ không rửa tay sau khi đi vệ sinh, bất cứ điều gì họ chạm vào đều có nguy cơ. Nhiễm trùng cũng lây lan qua tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước đã bị nhiễm phân. Rửa tay cẩn thận và vệ sinh đúng cách có thể giúp ngăn ngừa bệnh lỵ và tránh không lây lan. Biến chứng của bệnh lỵ rất ít, nhưng nếu có thì có thể nghiêm trọng như: Mất nước: Tiêu chảy và nôn mửa thường xuyên nhanh chóng dẫn đến mất nước. Có thể dẫn tới tử vong sớm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Áp xe gan: Nếu amip lan đến gan và hình thành ổ áp xe. Viêm khớp sau nhiễm trùng Hội chứng huyết tán tăng urê máu (Hemolytic uremic syndrome): Shigella dysenteriae có thể khiến các tế bào hồng cầu chặn lối vào thận, dẫn đến thiếu máu, số lượng tiểu cầu thấp và suy thận. Bệnh nhân cũng có thể có các cơn co giật sau khi nhiễm trùng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có hai loại bệnh lỵ chính. Bệnh lỵ trực khuẩn, hay shigellosis Loại này gây ra các triệu chứng nghiêm trọng nhất, được gây ra bởi trực khuẩn Shigella. Bệnh lỵ amip, hay bệnh amip Loại này gây ra bởi một loại amip có tên là Entamoeba histolytica (E. histolytica). Các amip đứng cạnh nhau để tạo thành nang và những nang được đào thải ra khỏi cơ thể theo phân ra ngoài. Ở những khu vực vệ sinh kém, amip có thể làm ô nhiễm thực phẩm, nước và lây nhiễm cho người khác, vì chúng có thể tồn tại trong thời gian dài bên ngoài cơ thể.
Các triệu chứng của bệnh lỵ từ nhẹ đến nặng, gồm: Dau bụng nhẹ Chuột rút Tiêu chảy Chúng thường xuất hiện từ 1 đến 3 ngày sau khi bị nhiễm trùng và bệnh nhân hồi phục trong vòng một tuần. Triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn Các triệu chứng có xu hướng xuất hiện trong vòng 1 đến 3 ngày sau khi bị nhiễm trùng. Thông thường có cơn đau dạ dày và tiêu chảy nhẹ, nhưng không có máu hoặc chất nhầy trong phân. Tiêu chảy có thể thường xuyên để bắt đầu. Ngoài ra có một số triệu chứng như: Máu hoặc chất nhầy trong phân Sốt Buồn nôn Nôn Triệu chứng của bệnh lỵ amip. Một người mắc bệnh lỵ amip có thể có: Đau bụng Sốt và ớn lạnh Buồn nôn và ói mửa Tiêu chảy, có thể kèm theo máu, chất nhầy hoặc mủ Đau khi đi đại tiện Mệt mỏi Nếu amip xuyên qua thành ruột, chúng có thể lan vào máu và lây nhiễm các cơ quan khác. Các amip có thể tiếp tục sống trong vật chủ của người sau khi các triệu chứng đã biến mất. Sau đó, các triệu chứng có thể tái phát khi hệ thống miễn dịch của người đó bị yếu.
Nguyên nhân bệnh lỵ là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân do vệ sinh kém như: Thực phẩm bị ô nhiễm Nước bị ô nhiễm Người bị bệnh không tuân thủ rửa tay Bơi trong nước bị ô nhiễm như hồ hoặc hồ Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như chạm, ôm hôn Bệnh lỵ chủ yếu lây lan ở những người tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh ở: Nhà Trong các trung tâm chăm sóc ban ngày Trường học Nhà dưỡng lão
Bệnh lỵ ở trẻ em có tỷ lệ cao nhất, do đó trẻ là đối tượng có nguy cơ cao nhất, nhưng bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh ở mọi lứa tuổi. Bệnh kiết lỵ dễ dàng lây lan qua tiếp xúc giữa người với người và thực phẩm, đồ uống bị ô nhiễm.
Bệnh lý có thể được ngăn ngừa thông qua các thực hành vệ sinh tốt như: Rửa tay thường xuyên Cẩn thận khi thay tã cho trẻ bị ốm. Không nuốt nước khi bơi Không uống đồ uống với đá viên Hạn chế hoặc không ăn các thực phẩm và đồ uống được bán bởi những người bán hàng rong Hạn chế hoặc không ăn trái cây đã bóc sẵn, trừ khi tự bóc chúng. Nguồn nước an toàn bao gồm: Nước đóng chai Nước có ga trong lon hoặc chai Nước máy đã được đun sôi
Ngoài về khám các triệu chứng thực thể, hỏi tiền sử và triệu chứng hiện tại của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm như cấy phân tươi hoặc phết trực tràng, soi trực tràng để xem  trực tràng có bị tổn thương do lỵ chưa, huyết thanh chẩn đoán, phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp để nhận diện lỵ trực khuẩn, công thức máu.
Bệnh lỵ nhẹ thường được điều trị bằng nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng, ngoài ra có thể sử dụng thêm các thuốc không kê đơn nhằm giảm triệu chứng chuột rút và tiêu chảy. Người bệnh nên tránh các loại thuốc làm chậm đường ruột, có thể làm cho tình trạng bệnh càng tồi tệ hơn. Bệnh lỵ nặng có thể được điều trị bằng kháng sinh, nhưng vi khuẩn gây ra nó thường kháng thuốc. Nếu bác sĩ kê toa một loại thuốc kháng sinh, sau khi sử dụng nếu người bệnh thấy cải thiện sau vài ngày, hãy cho bác sĩ biết. Chủng vi khuẩn Shigella đó có thể kháng thuốc và bác sĩ có thể cần điều chỉnh kế hoạch điều trị. Bệnh lỵ do amip được điều trị bằng metronidazole hoặc tinidazole. Những loại thuốc này tiêu diệt ký sinh trùng. Xem thêm: Những bệnh nào thường gặp ở đường tiêu hóa? Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? Phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ
Bạch tạng
Thuật ngữ bạch tạng thường đề cập đến bệnh bạch tạng ở người (albinism) gồm một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến việc sản xuất ít hoặc không sản xuất sắc tố da melanin. Loại melanin và số lượng melanin cơ thể sản xuất sẽ quyết định màu da, tóc và mắt. Melanin cũng đóng một vai trò trong sự phát triển của các dây thần kinh thị giác, vì vậy những người mắc bệnh bạch tạng đều có vấn đề về thị lực. Dấu hiệu của bệnh bạch tạng thường dễ dàng nhìn thấy ở da, tóc và màu mắt của người bệnh, nhưng đôi khi sự khác biệt không khác nhiều so với người bình thường. Những người mắc bệnh bạch tạng cũng rất nhạy cảm với tác động của ánh nắng mặt trời, vì vậy họ có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn người bình thường. Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh bạch tạng, nhưng những người mắc chứng rối loạn này có thể thực hiện các bước để bảo vệ da, mắt và tối đa hóa tầm nhìn của họ. Vậy bệnh bạch tạng là gì, nguyên nhân nào dẫn tới bệnh bạch tạng sẽ có chi tiết ở bài viết dưới dây.
Nguyên nhân bệnh bạch tạng xảy ra do đột biến gen. Một vài đóng vai trò điều khiển quá trình tổng hợp chuỗi protein xây dựng nên cấu trúc của melanin. Melanin được sản xuất bởi các tế bào gọi là melanocytes, được tìm thấy trong da, tóc và mắt của người. Bệnh bạch tạng được gây ra bởi một đột biến ở một trong những gen này. Đột biến có thể làm mất hoàn toàn melanin hoặc giảm đáng kể lượng melanin.
Ở người bệnh bạch tạng có các triệu chứng liên quan đến da, tóc, màu mắt và thị lực. Da. Dạng bạch tạng dễ nhận biết nhất là tóc trắng và da rất trắng hồng so với anh chị em của người bệnh. Màu da (sắc tố) và màu tóc có thể từ thay đổi từ trắng đến nâu, và thậm chí, có thể gần giống như màu của bố mẹ hoặc anh chị em không bị bạch tạng. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một số người có thể phát triển: Tàn nhang. Nốt ruồi, có hoặc không có sắc tố - nốt ruồi không có sắc tố thường có màu hồng. Những đốm giống như đốm sắc tố sậm màu (lentigines) Cháy nắng và không có khả năng lành lại. Đối với một số người mắc bệnh bạch tạng, sắc tố da không bao giờ thay đổi theo thời gian, tuy nhiên có một vài trường hợp việc sản xuất sắc tố da melanin có thể bắt đầu hoặc tăng lên trong thời thơ ấu và tuổi niên thiếu, dẫn đến có một số thay đổi nhỏ về sắc tố da. Tóc. Màu tóc có thể từ trắng tinh đến nâu. Những người gốc Phi hoặc gốc Á bị bạch tạng có thể có màu tóc vàng, đỏ nhạt hoặc nâu. Màu mắt. Lông mi và lông mày thường nhợt nhạt. Màu mắt có thể từ màu xanh da trời nhạt đến màu nâu và có thể thay đổi theo tuổi. Do thiếu sắc tố ở phần mống mắt làm cho tròng mắt mờ, khiến cho tròng mắt không thể chặn hoàn toàn ánh sáng chiếu vào mắt, dẫn tới đôi mắt có màu xanh da trời nhạt có thể xuất hiện màu đỏ. Suy giảm thị lực là một trong những đặc trưng của tất cả các loại bệnh bạch tạng, bao gồm: Chứng rung giật nhãn cầu Hay di chuyển đầu, chẳng hạn như lắc hoặc nghiêng đầu, để cố gắng giảm các giật rung nhãn cầu và nhìn rõ hơn. Không có khả năng để nhìn hai mắt cùng một điểm hoặc di chuyển cùng 1 hướng (lác mắt) Cận thị hoặc viễn thị Chứng sợ ánh sáng (photophobia) Cong bất thường bề mặt trước của mắt hoặc thấu kính bên trong mắt (loạn thị), gây mờ mắt Sự phát triển bất thường của võng mạc, dẫn đến giảm thị lực Các tín hiệu thần kinh từ võng mạc đến não không đi theo con đường thần kinh bình thường (làm sai lệch dây thần kinh thị giác) Nhận thức kém Mắt quá kém, hầu như không nhìn thấy gì với thị lực thấp hơn 20/200 (Legal blindness) hoặc mù hoàn toàn
Bệnh bạch tạng không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Những đứa trẻ sinh ra từ những gia đình có tiền sử mắc bệnh bạch tạng thì có nguy cơ mắc bệnh bạch tạng cao hơn so với những trẻ được sinh ra gia đình không có ai mắc bệnh bạch tạng.
Nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh bạch tạng, những cặp đôi đang có ý định sinh con thì nên đến xin tư vấn từ chuyên gia di truyền học để giúp họ hiểu hơn về các loại bệnh bạch tạng và hạn chế khả năng sinh con trong tương lai mắc bệnh bạch tạng.
Chẩn đoán bệnh bạch tạng dựa trên: Khám thực thể bao gồm kiểm tra sắc tố da và tóc Khám mắt kỹ lưỡng So sánh sắc tố của người bệnh với các thành viên khác trong gia đình Xem xét tiền sử bệnh tật như đã từng có tình trạng chảy máu không ngừng, bầm tím quá mức hoặc nhiễm trùng bất thường Kiểm tra về rối loạn thị lực, đánh giá về chứng rung giật nhãn cầu, mắt lồi (Strabismus) và chứng sợ ánh sáng. Ngoài ra, Bác sĩ cũng sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra trực tiếp võng mạc và xác định xem có dấu hiệu phát triển bất thường hay không. Hỏi về gia đình có ai mắc bệnh bạch tạng, có thể giúp xác định loại bạch tạng và có di truyền hay không.
Do bệnh bạch tạng là rối loạn di truyền do đó không thể được chữa khỏi. Điều trị tập trung vào việc chăm sóc mắt đúng cách và theo dõi da để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Nhóm chăm sóc bao gồm bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu và bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ da liễu và nhà di truyền học. Điều trị thường bao gồm: Chăm sóc mắt. Hằng năm kiểm tra mắt định kỳ và đeo kính áp tròng theo chỉ định của bác sĩ. Mặc dù phẫu thuật hiếm khi dùng để điều trị các vấn đề về mắt của người bệnh bạch tạng nhưng bác sĩ nhãn khoa có thể phẫu thuật cơ nhãn cầu để giảm thiểu chứng rung giật nhãn cầu. Chăm sóc da và phòng ngừa ung thư da. Người bệnh bạch tạng nên hàng năm khám định kỳ để sàng lọc ung thư da hoặc các tổn thương có thể dẫn đến ung thư. Những người mắc hội chứng Hermansky-Pudlak hoặc Chediak-Higashi thường cần được chăm sóc chuyên khoa liên tục để giải quyết các vấn đề của bệnh tật và ngăn ngừa các biến chứng. Cuộc sống của người mắc bệnh bạch tạng Để có thể giúp trẻ mắc bệnh bạch tạng có thể tự chăm sóc từ khi còn nhỏ cho đến tuổi trưởng thành, các bậc phụ huynh nên: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ tầm nhìn thấp, chẳng hạn như kính lúp cầm tay, kính lúp một mắt hoặc kính lúp gắn với kính và máy tính bảng được đồng bộ hóa với bảng học thông minh trong lớp học. Luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên để bảo vệ da khỏi 2 tia UVA và UVB. Tuyệt đối tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao hoặc kéo dài, chẳng hạn như ở bên ngoài trong thời gian dài hoặc vào giữa trưa, vào những ngày nắng có mây. Mặc quần áo bảo hộ, bao gồm quần áo có màu, chẳng hạn như áo dài tay, áo sơ mi có cổ, quần dài và tất; mũ rộng vành; và quần áo chống tia cực tím. Bảo vệ mắt khi đeo kính râm. Thay đổi trường học hoặc công việc. Nếu trẻ bị bạch tạng, trước khi trẻ đi học, phụ huynh hãy đến làm việc với giáo viên và ban giám hiệu nhà trường để có biện pháp giúp con bạn thích nghi với việc học trên lớp. Các điều chỉnh đối với lớp học hoặc môi trường làm việc có thể hỗ trợ trẻ bạch tạng như: Ngồi gần bảng Sách giáo khoa in khổ lớn hoặc học trên máy tính bảng Một máy tính bảng có thể được đồng bộ hóa với bảng, cho phép trẻ ngồi xa hơn trong lớp học Tài liệu phát tay có nội dung giống như nội dung được viết trên bảng hoặc màn hình Tài liệu in có độ tương phản cao, chẳng hạn như loại màu đen trên giấy trắng, thay vì sử dụng giấy in màu Cỡ chữ trên màn hình máy tính to Tránh ánh sáng mạnh trong môi trường học tập hoặc công việc Cho phép thêm thời gian để làm bài kiểm tra hoặc đọc tài liệu Đối phó với các vấn đề về tình cảm và mối quan hệ xã hội Giúp trẻ phát triển các kỹ năng để đối phó với phản ứng của người khác đối với bệnh bạch tạng. Ví dụ: Khuyến khích trẻ nói chuyện với phụ huynh về những chuyện đã xảy ra và cảm nhận của trẻ. Thực hành trả lời các câu hỏi trêu chọc hoặc làm cho trẻ xấu hổ. Tìm một nhóm hỗ trợ đồng đẳng hoặc cộng đồng Xin tư vấn từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần, người có thể giúp phụ huynh và trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp và đối phó với những tình huống có thể xảy ra với người bệnh bạch tạng. Xem thêm: Bệnh bạch tạng ở người là do đột biến nào gây nên? Phân biệt bệnh bạch tạng với bệnh bạch biến Gen là gì? Rối loạn di truyền là gì?
Bạch cầu cấp
Bạch cầu cấp là gì? Bệnh bạch cầu cấp (hay ung thư máu) là bệnh lý do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào, những tế bào ung thư này nhân lên rất nhanh và nếu không được điều trị sẽ ứ đọng trong tủy xương và cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường tiếp theo Bạch cầu cấp không thể chữa khỏi, tuy nhiên nhờ sự tiến bộ của các phương pháp điều trị thì kết quả điều trị đã được cải thiện đáng kể Bạch cầu cấp không phải là một bệnh lý đơn lẻ mà bao gồm nhiều loại bệnh trong đó có 2 loại chính: Bạch cầu cấp dòng tủy (AML): do các tế bào dòng tủy bị ung thư hóa như bạch cầu hạt, hồng cầu, tiểu cầu mà không phải lympho Bạch cầu cấp dòng lympho (ALL): do tế bào lympho bị tổn thương ung thư. Bạch cầu cấp trẻ em thường gặp ở dòng này hơn là dòng tủy.
Hầu hết các trường hợp bệnh bạch cầu cấp chưa thể xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên bệnh có thể được hình thành khi các gen trong tế bào máu bị tổn thương bởi các tác nhân như tia xạ gây tổn thương gen của tế bào.
Triệu chứng biểu hiện ra khi mắc bạch cầu cấp tính thường là do cơ thể sản xuất không đủ các loại tế bào máu bình thường trong tủy. Bên cạnh đó, các tế bào ung thư lan tràn khắp cơ thể cũng gây ra triệu chứng của bệnh Các nhóm triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp: Triệu chứng nhiễm khuẩn: Với tình trạng bệnh có hiện tượng giảm số lượng bạch cầu ở máu ngoại vi, chính là những tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nên khi số lượng bạch cầu suy giảm thì hậu quả tất yếu là bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn Triệu chứng thiếu máu: Nhóm triệu chứng này là đặc trưng cho việc giảm số lượng hồng cầu, tế bào có chức năng vận chuyển oxy cung cấp cho cơ thể nên gây ra các triệu chứng như: thở nhanh hoặc thở ngắn khi vận động, hoa mắt, mệt mỏi hoặc nhợt nhạt Nguy cơ chảy máu: Nhóm triệu chứng đặc trưng cho tình trạng suy giảm tiểu cầu, tế bào có chức năng cầm máu nên khi giảm có thể gây ra triệu chứng như: chấm xuất huyết nhỏ, mảng bầm dưới da hoặc chảy máu từ mũi, lợi, trường hợp nặng có cả chảy máu nội tạng Triệu chứng do sự tăng sinh tế bào ung thư máu có thể gặp như: phì đại cơ quan nội tạng như gan, lách. Đau đầu nôn mửa trong kích thích màng não gặp khi có sự xâm lấn hệ thần kinh trung ương
no_information
Các nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp đang được nghiên cứu theo hướng tác động ảnh hưởng của tia phóng xạ, chế phẩm dùng để chẩn đoán bệnh, một số chất hóa học thường dùng cũng như yếu tố địa lý, di truyền, nhiễm virus,… có thể gặp ở tất cả các đối tượng thuộc mọi độ tuổi.
Với việc nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp chưa được xác định rõ thì biện pháp phòng ngừa bệnh vẫn chưa thật cụ thể. Biện pháp phòng ngừa chủ yếu là cách ly môi trường sống khỏi các tác nhân gây đột biến như phóng xạ, hóa chất cũng như duy trì một lối sống khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thể
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh bạch cầu cấp gồm: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình như: Hội chứng thiếu máu Hội chứng xuất huyết do giảm tiểu cầu: hay gặp ở da, niêm mạc, đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) Hội chứng nhiễm trùng: sốt, viêm loét miệng họng, viêm phổi, nhiễm trùng da Hội chứng thâm nhiễm: gan, lách, hạch to, thâm nhiễm thần kinh trung ương Toàn trạng: mệt mỏi, gầy sút, suy sụp nhanh Xét nghiệm tủy đồ Thấy tế bào Blast >20% tế bào có nhân trong tủy
Phương pháp điều trị bạch cầu cấp khác nhau ở các giai đoạn của bệnh tùy thuộc vào mục đích điều trị: Điều trị tấn công lui bệnh: mục đích chính là đẩy lùi tế bào ác tính đồng thời giúp tế bào bình thường hồi phục Điều trị sau lui bệnh: mục đích làm giảm tối thiểu số lượng tế bào ác tính, đồng thời giúp tế bào máu trở lại bình thường. Nếu ngưng điều trị ở giai đoạn này thì hầu hết bệnh nhân sẽ bị tái phát Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu: Là phương pháp làm giảm nguy cơ tái phát và tiệm cận đến tình trạng chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho bệnh nhân. Phương pháp này sử dụng hóa trị liệu kết hợp xạ trị toàn thân với liều cao để phá hủy tối đa số lượng tế bào bạch cầu ác tính trong cơ thể. Vì phương pháp điều trị này cũng làm tổn thương cả các tế bào gốc tạo máu bình thường trong cơ thể nên cần các tế bào gốc mới để ghép vào sau khi điều trị. Chỉ định ghép cũng phụ thuộc và độ tuổi, tình trạng toàn thân và chức năng của các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân. Xem thêm: Bạch cầu tăng cao cảnh báo bệnh gì? Dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư bạch cầu Sốt giảm bạch cầu hạt trên bệnh nhân ung thư Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm máu
Bệnh tả
Bệnh tả là gì? Bệnh tả ở người (Cholerae) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường tiêu hoá do vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện bệnh tả chủ yếu là nôn và tiêu chảy với số lượng lớn, người bệnh dễ dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng, gây sốc nặng. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Trước đây, bệnh tả ở người đã gây những trận đại dịch lớn, gây tử vong cho hàng triệu người. Hiện nay, bệnh tả đã được khống chế ở nhiều nơi nhưng vẫn còn xảy ra những đợt dịch ở các nước châu Phi và một số nước châu Á. Bệnh tả ở Việt Nam vẫn còn xảy ra nhưng đa phần chỉ là những trường hợp tản phát, thường vào mùa hè ở các tỉnh ven biển. Các thể bệnh tả: Thể bệnh tả không triệu chứng Thể nhẹ: bệnh tả giống như tiêu chảy thường. Thể điển hình: bệnh tả có diễn biến cấp tính, biểu hiện là nôn và tiêu chảy số lượng lớn Thể tối cấp: bệnh tả diễn tiến nhanh chóng, mỗi lần đi tiêu chảy mất rất nhiều nước, vô niệu, toàn thân suy kiệt nhanh chóng sau vài giờ tiêu chảy và có thể tử vong do trụy tim mạch. Bệnh tả ở trẻ em: gặp phổ biến là thể nhẹ giống như bệnh tiêu chảy thông thường. Ở những trẻ lớn hơn, tiêu chảy và nôn mửa xảy ra giống như người lớn, có thể kèm theo sốt nhẹ. Bệnh tả ở người già: thường dẫn đến biến chứng suy thận dù đã được bù dịch đầy đủ.
Vi khuẩn vibrio cholerae là nguyên nhân gây ra bệnh tả ở người. Vibrio cholerae có dạng cong hình dấu phẩy, có khả năng di động nhanh nhờ có một lông, chúng phát triển tốt trong môi trường có nhiều dinh dưỡng, môi trường kiềm như trong nước, thức ăn, trong cơ thể của các động vật biển (cá, cua, sò biển...)... đặc biệt là trong nhiệt độ lạnh, phẩy khuẩn tả có thể sống được vài ngày đến 2 - 3 tuần. Phẩy khuẩn tả có bị tiêu diệt bởi nhiệt độ (80°C/5 phút), hoá chất diệt khuẩn thông thường và môi trường axit. Độc tố cholerae do vi khuẩn tả sản sinh trong ruột non chính là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh. Độc tố này liên kết với thành ruột, cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua, làm cho cơ thể tiết ra một lượng nước khổng lồ, dẫn đến tiêu chảy và nhanh chóng mất một lượng lớn nước và điện giải. Nguồn nước ô nhiễm là nguồn bệnh chính của bệnh tả, ngoài ra sò ốc sống, trái cây tươi sống, rau quả và các loại thực phẩm khác cũng có thể chứa vi khuẩn cholerae.
Các biểu hiện chính của bệnh tả là tiêu chảy nhiều, không đau bụng và nôn mửa những chất lỏng trong suốt. Tiêu chảy đã từng được mệnh danh là "cái chết xanh" do da của bệnh nhân chuyển sang sắc xám xanh là kết quả của việc mất quá nhiều nước Thời kỳ ủ bệnh Kéo dài từ vài giờ cho đến 5 ngày. Thời kỳ khởi phát Biểu hiện chủ yếu là sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần. Thời kỳ toàn phát: Tiêu chảy liên tục, đi ngoài rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi 10 đến 20 lít nước chất thải một ngày. Đặc điểm phân trong bệnh tả điển hình chỉ toàn là nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không thấy có nhầy máu. Nôn mửa rất dễ dàng, lúc đầu nôn ra thức ăn, lúc sau nôn toàn nước. Bệnh nhân mắc bệnh tả thường không sốt, ít khi đau bụng. Tình trạng mất điện giải gây mệt lả, chuột rút... Triệu chứng mất nước: tụt huyết áp, mạch nhanh, mắt trũng, da nhăn nheo, giảm nước tiểu.... Thời kỳ hồi phục Bệnh tả ở người thường diễn biến từ 1 - 3 ngày nếu được bù đủ nước và điều trị kháng sinh phù hợp.
Bệnh tả lây qua đường nào? Bệnh tả chủ yếu truyền qua nguồn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Ở các nước phát triển, hải sản thường là nguyên nhân chính, còn ở các nước đang phát triển con đường truyền chủ yếu từ nguồn nước Khi ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn, hầu hết chúng không thể sống sót được trong môi trường axit của dạ dày người. Một số vi khuẩn sống sót vượt qua khỏi dạ dày và đến ruột non, chúng sẽ di chuyển qua màng nhầy dày của ruột để đến thành ruột, nơi mà chúng có thể phát triển mạnh. Vi khuẩn V. cholerae bắt đầu sản xuất các sợi xoắn xoay để đẩy mình qua chất nhầy của thành ruột non. Khi đến thành ruột, V. cholerae bắt đầu sản xuất các độc tố gây tiêu chảy lượng lớn ở người bị nhiễm. Hậu quả dẫn đến là đưa các lứa vi khuẩn mới vào nguồn nước uống và sẽ đi vào những vật chủ tiếp theo nếu không có các biện pháp vệ sinh thích hợp và đúng chỗ.
Bệnh tả cực kỳ phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, đông đúc, chiến tranh và nạn đói. Dịch tả thường xuất hiện ở những vùng như châu Phi, Nam Á và Mỹ Latinh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng sẽ nguy hiểm hơn nếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tả, chẳng hạn như: Điều kiện vệ sinh kém Sống ở các khu vực trại tị nạn, các nước nghèo và các khu vực bị tàn phá bởi nạn đói, chiến tranh hay thiên tai Giảm hoặc không có axit dạ dày Người nhóm máu O: các nghiên cứu gen mới đây cho thấy rằng mức độ dễ bị lây nhiễm của một người đối với bệnh tả phụ thuộc vào nhóm máu của họ. Người có nhóm máu O dễ bị lây nhiễm nhất trong khi người có nhóm máu AB có khả năng kháng cự nhiều nhất, gần như là miễn nhiễm. Ăn thức ăn chưa được nấu chín và các loài hải sản có vỏ.
Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa bệnh tả: Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn. Nếu không có xà phòng và nước, có thể sử dụng chất khử trùng tay có cồn. Uống nước đun sôi hoặc đã được khử trùng. Ăn thực phẩm còn nóng và được nấu chín hoàn toàn, tránh những thực phẩm bán hàng rong ngoài đường không đảm bảo vệ sinh Tránh ăn sushi, các món hải sản sống Gọt vỏ trái cây, rau quả trước khi ăn, chẳng hạn như chuối, cam, nho Cảnh giác với các thực phẩm từ sữa, bao gồm cả kem và sữa chưa tiệt trùng. Vắc-xin: vắc-xin tả dùng qua đường uống an toàn và hiệu quả. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm chủng của các nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người bị nhiễm HIV, ở những quốc gia mà bệnh tả vẫn còn nhiều.
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng thông qua hỏi bệnh và thăm khám. Sau đó, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm để chẩn đoán xác định: Soi phân: giúp chẩn đoán nhanh. Soi phân dưới kính hiển vi nền đen sẽ thấy phẩy khuẩn tả di động mạnh trong phân, nhuộm Gram cho hình ảnh phẩy khuẩn không bắt màu Gram. Cấy phân: phải lấy phân sớm khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy lần đầu tiên và trước khi điều trị kháng sinh. Cấy phân vào môi trường chuyên biệt: phẩy khuẩn tả sẽ mọc rất nhanh và có thể xác định sau 24 giờ cấy. Kỹ thuật PCR tìm gen CTX: giúp chẩn đoán bệnh tả nhanh (nếu có điều kiện). Cô đặc máu: Hematocrit tăng. Rối loạn điện giải: giảm kali, giảm bicarbonat, pH thấp. Suy thận: nồng độ ure và creatinin máu tăng trong những trường hợp bệnh tả nặng
Nguyên tắc điều trị bệnh tả ở người Cách ly bệnh nhân nhiễm phẩy khuẩn tả. Bổ sung nước và điện giải nhanh chóng, đầy đủ. Sử dụng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn. Điều trị cụ thể: Bù nước và điện giải: mục tiêu là để thay thế nước và các chất điện giải bằng các loại dịch qua đường uống (oresol, nước cam chanh...) Dịch truyền tĩnh mạch: trong bệnh tả, hầu hết triệu chứng sẽ giảm nếu được bù nước bằng đường uống, nhưng nếu bệnh nhân mất nước nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho truyền dịch tĩnh mạch  Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh không cần thiết cho việc điều trị bệnh tả, nhưng một số loại thuốc có thể làm giảm cả số lượng và thời gian tiêu chảy. Một liều doxycycline hoặc azithromycin có thể có hiệu quả  Bổ sung kẽm: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có thể làm giảm và rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ em mắc bệnh tả. Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tả Bệnh tả ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng bệnh Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là gì? Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc. Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau. Bệnh vảy nến có chữa trị được không? Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị vảy nến nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc. Các thuốc điều trị vảy nến hệ thống trước đây như methotrexate, cyclosporin và retinoids thường có nhiều độc tính và tác dụng phụ.
Nguyên nhân bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh rõ ràng nhưng có một điều chắc chắn là bệnh này có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Theo đó, các tế bào lympho T trong cơ thể bệnh nhân có thể nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là kẻ thù và tấn công, làm chúng bị tổn thương. Các yếu tố được cho là thuận lợi giúp gây ra bệnh bao gồm: Yếu tố di truyền: Có 2 kiểu bệnh rõ ràng trong vảy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Vảy nến khởi phát sớm thường bắt gặp ở độ tuổi từ 16 đến 22. Kiểu này có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân, được xác định là có liên quan chặt chẽ tới yếu tố di truyền. Trái lại, kiểu vảy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi từ 57 đến 60. Kiểu này thường nhẹ hơn, khu trú hơn và có ít liên quan đến yếu tố di truyền. Yếu tố ngoại sinh: Sinh bệnh học của vảy nến có thể chịu tác động của yếu tố môi trường. Các yếu tố ngoại sinh làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng hoặc làm bệnh nặng thêm: Chấn thương Stress kéo dài Bỏng nắng Phẫu thuật Dùng thuốc: một số loại thuốc như corticosteroid, beta blockers,... nếu sử dụng một thời gian dài sẽ có thể gây bệnh vảy nến Nhiễm trùng da
Triệu chứng bệnh vảy nến nói chung là xuất hiện những mảng dày, đỏ được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh có thể kể đến như sau: Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): xuất hiện các mảng da đỏ ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng. Vảy nến mụn mủ: xuất hiện mụn mủ ở các vùng da tay và chân. Vảy nến thể giọt: khắp cơ thể xuất hiện các tổn thương có dạng giọt nước. Loại này thường gặp ở trẻ em sau khi bị viêm họng do nhiễm streptococci. Viêm khớp vảy nến: có hiện tượng sưng ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối. Vảy nến móng tay, móng chân: móng dày và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt. Vảy nến da đầu: xuất hiện những mảng da dày màu trắng bạc trên đầu. Vảy nến nếp gấp (vảy nến đảo ngược): xuất hiện tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông,..Loại này thường gặp ở những người béo phì.
Vì là bệnh da liễu nên đa số mọi người thường lo lắng bệnh này có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bệnh này không lây nhiễm và cũng không lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến bao gồm: Những người nghiện rượu, thuốc lá. Những người bị diễm trùng da Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh vảy nến, tuy nhiên bệnh thường khởi phát trong độ tuổi từ 15 đến 30.
Để hạn chế diễn tiến bệnh vảy nến, phong cách sống và thói quen sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng. Những hành động sau có thể được áp dụng: Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc theo ý mình. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách hợp lý. Giữ gìn vệ sinh da và thân thể. Khám da liễu định kỳ. Chăm sóc da cẩn thận, tránh để da bị khô và tổn thương. Nên đi khám nếu có dấu hiệu của nhiễm khuẩn da, thấy mụn mủ trên da, đặc biệt có kèm sốt, đau nhức cơ hoặc sưng tấy. Giữ trạng thái tinh thần ổn định, không để bị trầm cảm hay lo lắng quá mức. Không sử dụng thuốc lá, rượu bia Nên tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. Bổ sung thực đơn với thức ăn có chứa acid folic và omega-3.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh vảy nến dựa trên quan sát trực quan da, móng tay, và da đầu của bệnh nhân. Các bác sĩ cũng có thể sinh thiết mẫu da để xét nghiệm nếu các dấu hiệu trực quan không rõ ràng.
Bệnh vảy nến có chữa trị được không? Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Mục tiêu chính của các biện pháp điều trị là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Do vậy người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Các phương pháp điều trị có thể kể đến như sau: Điều trị tại chỗ: thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, có thể được kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng thoa tại chỗ như: corticosteroid, retinoid, hắc ín, anthralin, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin. Điều trị toàn thân: thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh vảy nến nặng. Các thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: methotrexate, cyclosporine và sulfasalazine. Quang trị liệu: phương pháp này sử dụng tia sáng như tia UVA, UVB, laser để điều trị vảy nến. Các tia tử ngoại (tia UV) sẽ tấn công và gây tổn thương các DNA trong tế bào, từ đó tiêu diệt các tế bào ở vùng da bị tổn thương. Sử dụng thuốc sinh học có tác dụng ức chế những thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên giá thành của các loại thuốc này hiện nay vẫn còn rất đắt nên chưa được sử dụng rộng rãi. Xem thêm: Bệnh vảy nến hồng chữa trị thế nào? Bệnh vảy nến có bị lây không? Bệnh vảy nến khó trị dứt điểm
Bại liệt
Bệnh bại liệt là gì? Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm, gây ra do nhiễm virus Polio theo đường tiêu hóa, có thể bùng phát thành dịch. Triệu chứng bệnh bại liệt thường gặp là hội chứng liệt mềm cấp. Bệnh bại liệt có thể dự phòng được bằng cách tạo ra miễn dịch chủ động khi tiêm chủng vaccine bại liệt, nhờ đó mà tỷ lệ bệnh bại liệt ở trẻ em giảm đáng kể. Trước đây, bệnh bại liệt xuất hiện và gây ra dịch ở hầu hết các châu lục. Số lượng người mắc bệnh và chết vì bệnh bại liệt tăng mạnh. Từ 1955-1960 khi vắc xin bất hoạt và vắc xin sống giảm độc lực ra đời tỷ lệ mắc và chết đã giảm đáng kể, đặc biệt ở các nước phát triển. Ở Việt Nam: trước khi có vắc xin đã xảy ra các dịch lớn vào năm 1957-1959. Tỷ lệ bại liệt năm 1959 là 126,4/100.000 dân, từ năm 1962 khi Việt Nam chế tạo thành công vắc xin bại liệt sống giảm độc lực Sabin (OPV) thì tỷ lệ mắc và tử vong đã giảm đáng kể cũng như không có các vụ dịch xảy ra. Sau thống nhất đất nước 1975, áp dụng có hiệu quả Chương trình tiêm chủng mở rộng đã giúp gần 100% trẻ em được uống vắc xin bại liệt. Đến năm 2000 Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Việt Nam đã thành công trong việc thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc, nghĩa là không còn một bệnh nhân nào mắc bệnh bại liệt do vi rút bại liệt hoang dại gây nên. Đây là một thành công to lớn của nền y tế nước nhà.
Virus polio là nguyên nhân gây bệnh, thuộc chi vi rút đường ruột (Enterovirus), thuộc họ Picornavirida, có hình khối cầu, không có vỏ, chứa ARN. Vi rút bại liệt Polio có 3 typ: Typ I  : Giữ vai trò chính trong gây bệnh (90%) có tên gọi là Brunhilde Typ II : có tên gọi là Lansing Typ III: có tên gọi là Leon Vi rút bại liệt sống dai ở môi trường bên ngoài. Trong phân, chúng sống được nhiều tháng ở nhiệt độ 0 - 40C. Trong nước, chúng sống được 2 tuần ở nhiệt độ thường. Vi rút bại liệt bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím. Liều clo trong nước sinh hoạt không tiêu diệt được vi rút bại liệt. Vi rút Polio xâm nhập vào cơ thể người theo đường tiêu hóa, sau đó sẽ đến các hạch bạch huyết. Tại đây một số ít virus Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não, gây nên hội chứng liệt mềm trên lâm sàng.
Triệu chứng bệnh bại liệt xuất hiện khác nhau phụ thuộc vào thể bệnh bại liệt. Bệnh bại liệt có thể biểu hiện các triệu chứng nhẹ nhàng trong thể bại liệt không điển hình không tổn thương hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là rất nghiêm trọng trong thể liệt. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng. Bệnh bại liệt được chia làm ba thể: Bại liệt thể nhẹ: các triệu chứng thường gặp nhất là những triệu chứng giống như các bệnh nhiễm trùng do virus khác gây ra, bao gồm: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, rát cổ họng, buồn nôn và nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy. Bệnh có thể hồi phục trong vài ngày. Bại liệt thể không liệt: hay còn gọi là thể viêm màng não vô khuẩn, biểu hiện thường gặp nhất là đau đầu, cứng cổ, và thay đổi chức năng tâm thần. Bại liệt thể liệt: triệu chứng phổ biến nhất là sốt và sau đó đau đầu, cứng cổ và lưng, táo bón và nhạy cảm khi bị chạm vào người. Bệnh nhân dần dần mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể dẫn đến liệt không đối xứng. Sau đó bệnh nhân sẽ phục hồi dần trong vòng từ 2 đến 6 tháng. Trong các trường hợp nặng hơn, nếu liệt cả tủy sống và hành tủy có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm, lây lan từ người sang người chủ yếu theo đường phân miệng. Vi rút bại liệt chủ yếu từ phân của người bệnh vào làm vấy bẩn nguồn nước, thực phẩm rồi xâm nhập vào cơ thể người theo đường tiêu hóa. Số ít trường hợp có thể lây truyền qua đường hầu họng. Bệnh cũng có thể lây lan bằng việc tiếp xúc trực tiếp với người mang virus hoặc người vừa dùng vắc xin bại liệt đường uống vì đây là loại vắc xin sống giảm độc lực được làm từ virus sống. Nguồn truyền bệnh là người mắc bệnh bại liệt và người lành mang vi rút bại liệt Polio. Lây truyền có thể từ 7-10 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bại liệt, bao gồm: Đi đến vùng có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại liệt ở đó. Tiếp xúc với chất thải của người có mang virus bại liệt trong người. Sử dụng nguồn nước ô nhiễm và ăn các loại thực phẩm bẩn. Người có các yếu tố làm suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng như: mắc bệnh suy giảm miễn dịch, đã bị cắt amidan trước đây, stress hoặc hoạt động cường độ nặng trong thời gian dài
Phòng bệnh bại liệt Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Có 2 loại vaccine được sử dụng: Vaccine sống giảm động lực (OPV: Oral Polio Vaccine) được tạo ra từ các chủng vi rút bại liệt hoang dại và được sử dụng theo đường uống. Vắc xin vào cơ thể đồng thời tạo được đáp ứng miễn dịch tại đường ruột và đáp ứng miễn dịch dịch thể nên Vì vậy, OPV không những ngăn được vi rút bại liệt hoang dại nhân lên ở đường tiêu hoá mà còn chống được vi rút lan lên tổn thương hệ thống thần kinh trung ương. OPV hiện đang được triển khai cho trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Với tỷ lệ cực thấp vi rút trong vắc xin có thể trở lại gây độc với tế bào thần kinh, gây nên bại liệt do vắc xin. Vắc xin bất hoạt (IPV: Inactivated Polio Vaccine) còn gọi là vắc xin Salk, được tạo ra từ chủng virus được gây nhiễm trên tế bào thận khỉ tiên phát và bất hoạt bằng formalin. Vắc xin IPV tạo miễn dịch thể giúp ngăn vi rút gây bệnh xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và miễn dịch tại chỗ ở hầu họng vì vậy không ngăn được virus hoang dại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Ở giai đoạn sau khi đã thanh toán được bệnh bại liệt, để duy trì thành quả này, IPV được khuyến cáo nên sử dụng vì tính an toàn cao hơn OPV. IPV đã được Bộ Y tế đồng ý triển khai tiêm 1 mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, thay thế dần vắc xin OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Phòng chống dịch Tuyên truyền giáo dục cộng đồng vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, tuân thủ các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm. Giám sát tại những vùng, những điểm có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh như trạm y tế, bệnh viện khu vực, nhà trẻ, trường học. Bệnh nhân được thăm khám và báo cáo các trường hợp liệt mềm cấp nghi ngờ. Giám sát bệnh và người lành mang mầm bệnh: Giám sát tác nhân gây bệnh: Xây dựng và chuẩn hoá các phòng thí nghiệm đủ khả năng phân lập xác định typ huyết thanh học, hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử để chẩn đoán phân biệt và xác định virus. Báo cáo thường xuyên định kỳ theo tuyến y tế từ cơ sở đến Quốc gia; từ Quốc gia đến khu vực và Tổ chức Y tế Thế giới. Khi xảy ra dịch, các bệnh nhân đã được chẩn đoán lâm sàng xác định hoặc nghi ngờ mắc bệnh bại liệt được chuyển đến bệnh viện được chỉ định tại khoa lây với phòng cách ly để điều trị và theo dõi. Xử lý môi trường địa bàn xảy ra dịch, bệnh viện nơi điều trị bệnh nhân. Áp dụng các thuốc khử trùng, tẩy uế chloramine B, formalin, các chất oxy hoá, vôi bột. Đặc biệt phải tiệt trùng quần áo, chăn màn, đồ dùng và vật dụng sinh hoạt bằng hấp khử trùng nhiệt độ cao có áp lực.
Ngoài các triệu chứng lâm sàng như cứng cổ và lưng, khó khăn khi nuốt và thở, và có những phản xạ bất thường, chẩn đoán bệnh bài liệt cần dựa vào tiền sử tiêm chủng và Xét nghiệm phân lập chính xác vi rút bại liệt Polio trong vòng 14 ngày lấy kể từ khi mắc bệnh từ các bệnh phẩm như phân, dịch hầu họng hoặc dịch não tủy. Vi rút phân lập và được định typ huyết thanh. Typ huyết thanh 1 là typ gây bệnh phổ biến nhất. Trước khi chẩn đoán xác định bệnh bại liệt cần loại trừ một số nguyên nhân khác như Chấn thương: Liệt do chấn thương. Liệt do viêm dây thần kinh. Hội chứng Guillain Barré. Nhiễm vi rút ECHO và Coxsackie với thể bệnh viêm màng não vô khuẩn và triệu chứng liệt. Vi rút EV7: Căn nguyên chính của bệnh chân - tay - miệng và viêm não - màng não cũng gây liệt.
Bệnh bại liệt là bệnh lây nhiễm do vi rút nên hiện chưa có các biện pháp điều trị đặc hiệu. Điều trị bệnh bài liệt là điều trị nâng đỡ và điều trị triệu chứng: Bất động hoàn toàn. Tăng cường và nâng cao thể trạng bằng sinh tố và dịch truyền. Hỗ trợ hô hấp, nếu có dấu hiệu của liệt tủy. Phục hồi chức năng và khắc phục di chứng, cải thiện sức mạnh và phục hồi thể lực. Thuốc: thuốc giảm đau như aspirin và nhóm thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Xem thêm: Bại não là gì? Nguyên nhân chính của bệnh bại não và cách phân loại Hội chứng sau bại liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Mách mẹ những mũi tiêm vắc xin bảo vệ con cả đời
Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là gì? Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu có thể bị són tiểu. Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng tiểu gấp, có hoặc không kèm theo són tiểu gấp, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm… mà không có nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác. Hội chứng bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và công tác hàng ngày. Đồng thời, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ. Hiện nay, trên thế giới có hàng triệu người mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, hơn 50% người bệnh phải âm thầm chịu đựng tình trạng này trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm do tâm lý xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện để điều trị.
Bệnh bàng quang tăng hoạt xảy ra do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân này gây co thắt cơ bàng quang quá mức và mất phối hợp hoạt động giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo như: Rối loạn thần kinh trong bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh xơ hóa tủy, tổn thương tủy sống do chấn thương, bệnh đái tháo đường, … Những bất thường trong bàng quang như các khối u hoặc sỏi bàng quang. Các yếu tố gây cản trở dòng chảy từ bàng quang như u xơ tuyến tiền liệt hoặc các tác động điều trị vùng tiểu khung. Uống cà phê hoặc rượu quá mức. Một số trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Người bệnh thường than phiền với bác sĩ về tình trạng tiểu gấp, thường có cảm giác bất chợt muốn đi tiểu, không nhịn tiểu được và cần phải đi tiểu ngay. Đôi lúc người bệnh than phiền són tiểu theo sau cảm giác tiểu gấp. Ngoài ra nhiều người bệnh than phiền phải đi tiểu nhiều lần (trên 8 lần) trong ngày tính từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ hoặc phải thức dậy ban đêm từ một lần trở lên để đi tiểu mà sau đó khó ngủ trở lại gây khó chịu cho người bệnh.
no_information
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt bao gồm: Lớn tuổi Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới Bệnh lý thần kinh: Parkinson, đột quỵ, ... Bệnh lý đường  tiết niệu: sỏi bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, ... Mang thai nhiều lần
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ phần nào giúp kiểm soát được các triệu chứng bệnh và hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm: 1. Hấp thu lượng nước cần thiết mỗi ngày. Với bệnh này, việc lựa chọn lượng nước và thời điểm uống nước rất quan trọng. Giảm hấp thu chất lỏng được xem là cách tốt nhất để kiểm soát nước tiểu, nhưng uống quá ít nước có thể dẫn đến tình trạng tích tụ nước tiểu cao hơn. Điều này có thể kích ứng bàng quang và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, người bệnh cần: Chia đều lượng nước uống trong ngày ra thành nhiều lần, uống một ít nước vào giữa các bữa ăn Không cần uống quá nhiều nước, trừ trường hợp tập thể dục Uống nước thành từng ngụm Nếu người bệnh đã uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và hầu như không màu Người bệnh cũng cần hấp thu nước từ những nguồn thực phẩm khác như trái cây, rau củ và canh Khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu như đau khi đi tiểu hoặc nước tiểu nóng, sẫm màu hoặc có mùi nồng. 2. Hạn chế những loại thức uống có thể khiến người bệnh đi tiểu nhiều: Những loại nước chứa nhiều caffeine như nước ngọt có ga, cà phê, nước tăng lực và trà. Các nghiên cứu đã cho thấy, việc giảm hấp thu caffeine dưới 100mg mỗi ngày có thể giúp hạn chế triệu chứng bệnh. Nước uống chứa cồn như rượu, bia. 3.  Tránh những loại thực phẩm có thể làm cho triệu chứng bệnh bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng hơn: Thực phẩm giàu tính axit: các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, nho hay cà chua. Chất làm ngọt nhân tạo: aspartame, saccharin và những chất làm ngọt nhân tạo khác không chỉ có trong thức uống mà còn xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm. Thức ăn mặn: khoai tây chiên và các thực phẩm mặn khác có thể làm cơ thể giữ nước đồng thời làm cho người bệnh khát và uống nhiều nước hơn, làm kích ứng bàng quang tăng hoạt.
Bệnh bàng quang tăng hoạt thường được chẩn đoán khi có triệu chứng tiểu gấp kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát. Điều quan trọng cần lưu ý là phải loại trừ nhiễm khuẩn niệu, các tổn thương bệnh lý tại chỗ hoặc các tác nhân chuyển hóa kèm theo có thể gây ra các triệu chứng nêu trên như: Hội chứng đường tiểu dưới Các bệnh nội khoa: đái tháo đường, suy tim ứ huyết, các bệnh thần kinh, chứng táo bón mạn tính, ... Các thuốc đang sử dụng: thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ áp, ... Thói quen ăn uống: uống cà phê nhiều, uống nước quá nhiều, ... Ở những người bệnh tiểu không kiểm soát, cần phân biệt 3 loại chính: tiểu không kiểm soát gấp, tiểu không kiểm soát khi gắng sức và tiểu không kiểm soát hỗn hợp. Việc phân biệt là quan trọng vì ảnh hưởng đến điều trị: Tiểu không kiểm soát gắng sức được điều trị chủ yếu bằng ngoại khoa, trong khi tiểu không kiểm soát gấp được điều trị chủ yếu bằng nội khoa.
Bệnh bàng quang tăng hoạt có thể điều trị khỏi nhưng có thể tái phát theo từng giai đoạn nếu có các yếu tố thuận lợi xuất hiện. Việc điều trị có thể kéo dài với phác đồ bao gồm các bước tùy theo mức độ nặng của bệnh, từ không xâm lấn đến phải can thiệp ngoại khoa. Điều trị bàng quang tăng hoạt theo 3 bước: các biện pháp thay đổi hành vi, dùng thuốc và các biện pháp can thiệp khi kháng thuốc. Thay đổi hành vi Được xem là bước điều trị đầu tiên cho bàng quang tăng hoạt. Người bệnh có thể tự thực hiện, không tốn kém và rất hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu bệnh nhân phải hợp tác, tập luyện kiên trì thì mới đem lại kết quả tốt nhất. Các biện pháp thay đổi hành vi gồm có: Giúp người bệnh hiểu thế nào là bàng quang có chức năng bình thường và thế nào là bất thường. Hướng dẫn người bệnh viết “nhật ký đi tiểu”. Tập đi tiểu theo giờ: hướng dẫn bệnh nhân khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là 3 - 4 giờ và không nhất thiết cứ phải đi tiểu mỗi khi có cảm giác khác lạ trong bàng quang. Điều chỉnh chế độ ăn uống: hạn chế một số thức ăn và thức uống có tính lợi tiểu hoặc gây kích thích bàng quang như caffeine, bia rượu, thức uống có đường, ... Điều chỉnh lượng nước uống vào của người bệnh theo điều kiện làm việc và sinh hoạt, uống trung bình khoảng 1500ml/ngày, hạn chế uống nước sau 18 giờ hoặc trong vòng 3-4 giờ trước khi ngủ. Các kỹ thuật tập luyện: tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp, tập luyện bàng quang, tập co thắt cơ sàn chậu (phương pháp Kegel có ý nghĩa nhằm hỗ trợ việc kìm nén đi tiểu để điều trị tình trạng tiểu gấp hay tiểu gấp không kiểm soát). Các biện pháp dùng thuốc: Việc chỉ định sử dụng thuốc tùy theo đánh giá của bác sĩ về nguyên nhân sinh bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ. Các thuốc kháng muscarin có tác dụng làm giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang. Các thuốc kháng muscarin đã được thử nghiệm lâm sàng và chứng minh là có hiệu quả tốt trong điều trị bàng quang tăng hoạt gồm có darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin, tolterodine và trospium. Tác dụng ngoại ý của các thuốc kháng muscarin là khô miệng, mờ mắt, nóng mặt, nhức đầu, tim đập nhanh, khó tiêu, táo bón, ... Một số thuốc cũng có hiệu quả lên bàng quang tăng hoạt, tuy nhiên cơ chế chưa rõ ràng như flavoxate, các thuốc chống trầm cảm ba vòng (imipramin, amitriptyline, duloxetine), nhóm thuốc chẹn alpha (tamsulosin, alfuzosin, doxazosin, ...) Thuốc mới mirabegron: cơ chế tác động lên thụ thể β3 adrenergic trong cơ chóp bàng quang, có tác dụng giãn cơ và gia tăng dung tích bàng quang. Ở Việt Nam hiện chưa có thuốc mới này. Các biện pháp can thiệp khi kháng thuốc hoặc không dung nạp thuốc: Tiêm onabotulinumtoxin A vào bàng quang. Kích thích thần kinh cùng: đây là phương pháp cấy các dây điện cực vào rễ thần kinh cùng S3, nối với một máy tạo nhịp đặt dưới da vùng mông, qua đó kích thích thần kinh cùng để điều hòa các phản xạ thần kinh chi phối cơ chóp bàng quang và cơ đáy chậu. Phương pháp này được chỉ định để điều trị tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang hay các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt như tiểu gấp không kiểm soát hay tiểu gấp - tiểu nhiều lần mà đã kháng trị với dùng thuốc. Kích thích thần kinh chày: hiệu quả điều trị thành công khoảng 54,9 - 79,5%, tuy nhiên đây là phương pháp điều trị ít xâm hại, ít tác dụng phụ và dễ được chấp nhận. Mở rộng bàng quang bằng ruột: phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột được chỉ định trong những trường hợp bàng quang có dung tích co nhỏ, rối loạn chức năng bàng quang với độ giãn nở kém. Tuy nhiên, đây là phẫu thuật nặng nề và tỉ lệ bệnh nhân phải chịu thông tiểu sạch cách quãng khá cao (10 - 75%, trong đó những bệnh nhân có bệnh lý do nguyên nhân thần kinh thường có tỉ lệ cao hơn), nên phương pháp mở rộng bàng quang bằng ruột chỉ áp dụng trong những trường hợp không thành công khi đã áp dụng những biện pháp ít xâm hại hơn. Xem thêm: Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Ung thư bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Bị viêm bàng quang cần tránh chuyện "yêu"? Biến chứng của viêm bàng quang
Bạch hầu thanh quản
Bệnh bạch hầu thanh quản là các trường hợp mắc bệnh bạch hầu mà vị trí khởi đầu nơi vi khuẩn sinh sản là thanh quản. Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở các tuyến hạnh nhân, mũi, hầu họng và thanh quản. Bệnh có thể xuất hiện trên da hoặc các niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc niêm mạc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh biểu hiện tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh hầu hết là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ 2-7 tuổi là hay gặp nhất nên thường được biết đến với tên bạch hầu thanh quản ở trẻ em. Nguồn lây chủ yếu là người bệnh sang người lành khi tiếp xúc trực tiếp nói chuyện, ho hắt hơi... Trên lâm sàng, bệnh bạch hầu còn có thể gặp các thể khác như bạch hầu mũi, bạch hầu họng-amidan... Tuy nhiên, bạch hầu thanh quản chiếm khoảng 1/4 các trường hợp, có thể bạch hầu tiếp tục lan xuống nhưng cũng có thể do bệnh tại chỗ. Bạch hầu thanh quản phổ biến ở trẻ còn bú. Trẻ mắc bệnh bạch hầu thanh quản nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh và thận, đặc biệt có nguy cơ gây tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Đây là bệnh có nhiều biến chứng rất nguy hiểm, vậy nên khi bị bạch hầu thanh quản cần được điều trị tích cực tại cơ sở y tế và theo dõi các biến chứng của bệnh tránh tử vong do tắc thở và đột ngột trụy tim mạch.
Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu thanh quản đã được xác định đó là do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn bạch hầu là một trực khuẩn gram dương có tính hiếu khí và không di động. Vi khuẩn chỉ sản xuất được ngoại độc tố khi chính bản vi khuẩn này bị nhiễm một loại virus đặc biệt gọi là thực khuẩn bào (bacteriophage). Trên lâm sàng chỉ có những chủng vi khuẩn có khả năng sinh độc tố mới gây bệnh có các biến chứng nguy hiểm. Khi soi dưới kính hiển vi, vi khuẩn bạch hầu rất mảnh có dạng hình dùi trống hoặc hình que và sắp xếp đặc trưng như hình hàng rào. Vi khuẩn bạch hầu chia làm ba typ là gravis, intermedius và mitis theo thứ tự khả năng gây bệnh giảm dần. Cả ba type vi khuẩn đều có khả năng sinh độc tố nhưng thể bệnh nặng thường do type gravis gây ra. Tất cả các typ vi khuẩn bạch hầu đều nhạy cảm với các yếu tố vật lý, hoá học. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn sẽ chết sau vài giờ, ánh sáng trong nhà sẽ bị diệt sau vài ngày. Tại nhiệt độ 580C vi khuẩn sống được khoảng 10 phút, ở môi trường phenol 1% và cồn 60 độ vi khuẩn chỉ có thể sống được 1 phút. Bản chất của ngoại độc tố bạch hầu là một loại protein có tính kháng nguyên đặc hiệu, độc tính cao và chịu nhiệt kém. Ngoại độc tố của các typ vi khuẩn bạch hầu khác nhau đều giống nhau. Ngoại độc tố bạch hầu khi được xử lý bằng nhiệt độ và formol sẽ mất độc lực, được gọi là giải độc tố dùng làm vắc xin để tiêm phòng bệnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch hầu thanh quản thường bắt đầu từ hai đến năm ngày sau khi  bị nhiễm bệnh và có thể bao gồm: Sốt và ớn lạnh Khó chịu ở trẻ thường biểu hiện quấy khóc, bỏ bú Chảy nước mũi Khó thở và thở nhanh đặc biệt ở trẻ còn bú do trẻ khó thở nên khi bú trẻ phải dừng lại để thở. Sưng các hạch ở cổ Ho ông ổng (barking cough) Khàn tiếng Xuất hiện một màng màu xám dày vùng họng Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng tiến triển nhanh và cực kỳ nguy hiểm. Do thanh quản là nơi hẹp nhất của đường thở nên nếu màng giả mạc phát triển ở đây, nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở rất nhanh đưa đến hôn mê và tử vong.
Vi khuẩn bạch hầu lây truyền qua các con đường sau: Giọt bắn trong không khí. Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho ra các giọt bắn mang vi khuẩn, những người ở gần đó có thể hít phải và nhiễm vi khuẩn bạch cầu. Thực tế bệnh bạch hầu chủ yếu lây lan theo cách này, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người. Vật dụng cá nhân bị nhiễm bệnh. Bệnh bạch hầu cũng có thể lây qua tiếp xúc hoặc sử dụng các vật dụng bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.  Đồ gia dụng bị ô nhiễm. Trong những trường hợp hiếm hoi, bệnh bạch hầu lây lan trên các vật dụng gia đình dùng chung, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi. Ngoài ra có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu bằng cách chạm vào vết thương bị nhiễm trùng. Những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu và chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người không mắc bệnh trong vòng sáu tuần - ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu thanh quản  gồm: Trẻ em và người lớn không được tiêm chủng  Điều kiện sinh hoạt đông đúc hoặc mất vệ sinh Đi qua hoặc sinh sống tại một khu vực đang có dịch bệnh bạch hầu  Ngày nay bệnh bạch hầu hiếm khi xảy ra ở Hoa Kỳ và Tây Âu, nơi có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin cao cho trẻ để phòng chống bệnh bạch hầu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, bệnh bạch hầu vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ở những nơi có tỷ lệ tiêm vắc-xin bạch hầu cao, căn bệnh này chủ yếu là mối đe dọa đối với những người chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ, những người đi du lịch nước ngoài hoặc tiếp xúc với những người bệnh từ các nước kém phát triển.
Trước khi có thuốc kháng sinh, bạch hầu là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Ngày nay, căn bệnh này không chỉ có thể chữa được mà còn có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Vắc-xin bạch hầu thường được kết hợp với vắc-xin uốn ván và ho gà (ho gà). Vắc-xin ba trong một được gọi là vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà. Phiên bản mới nhất của vắc-xin này được gọi là vắc xin sáu trong một phòng các bệnh sau: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, các bệnh gây ra do hib và bại liệt. Vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà là một trong những loại vắc-xin  mà các bác sĩ tại Hoa Kỳ khuyên dùng trong thời kỳ sơ sinh. Tiêm vắc-xin bao gồm một loạt năm mũi tiêm, thường được tiêm ở cánh tay hoặc đùi cho trẻ em ở các độ tuổi: 2 tháng 4 tháng 6 tháng 15 đến 18 tháng 4 đến 6 năm Vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh bạch hầu. Nhưng có thể có một số tác dụng phụ. Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, buồn ngủ hoặc đau tại chỗ tiêm sau khi tiêm vắc-xin. Hiếm khi, vắc-xin bạch hầu gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ, chẳng hạn như phản ứng dị ứng (nổi mề đay hoặc phát ban trong vòng vài phút sau khi tiêm), co giật hoặc sốc - biến chứng có thể điều trị được. Một số trẻ em - chẳng hạn như những trẻ bị động kinh hoặc một số bệnh lý thần kinh khác không nên tiêm loại vắc-xin này. Sau loạt tiêm chủng ban đầu ở thời ấu thơ, cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu để giúp duy trì khả năng miễn dịch. Do khả năng miễn dịch đối với bệnh bạch hầu mất dần theo thời gian. Trẻ em được tiêm chủng khuyến cáo trước 7 tuổi nên được tiêm mũi nhắc lại đầu tiên vào khoảng 11 hoặc 12 tuổi. Lần tiêm nhắc tiếp theo được khuyến nghị 10 năm sau, sau đó lặp lại sau khoảng thời gian 10 năm. Việc tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng nếu bạn đi đến một khu vực thường gặp bệnh bạch hầu. Vắc-xin nhắc lại bạch hầu thường được kết hợp với vắc-xin uốn ván (Td). Vắc-xin kết hợp này thường được tiêm vào cánh tay hoặc đùi.
Chẩn đoán bệnh bạch hầu họng được xác định qua các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Ngay sau khi  khám bệnh, nếu nghĩ đến bạch hầu (dựa vào các đặc điểm về dịch tễ, miễn dịch, biểu hiện lâm sàng) thì xét nghiệm quan trọng nhất là lấy giả mạc hoặc bệnh phẩm ở chỗ tổn thương nghi ngờ bạch hầu. Tuy nhiên nếu trên lâm sàng nghi ngờ bạch hầu thì nên tiến hành điều trị ngay mà không cần chờ kết quả cận lâm sàng. Xét nghiệm nhanh vi khuẩn bạch hầu nhờ vào nhuộm soi Gram. Vi khuẩn có thể bắt màu nhuộm Gram dương, mảnh, hình dùi trống, sắp xếp theo kiểu hình hàng rào. Khi xét nghiệm không tìm thấy vi khuẩn bạch cầu trong khi nhuộm soi cũng không thể loại trừ nguyên nhân bạch hầu. Chẩn đoán xác định phải dựa vào việc cấy và định danh vi khuẩn nhưng quá trình này thường đòi hỏi thời gian lâu hơn. Ngoài việc nuôi cấy nhằm phân lập vi khuẩn bạch hầu thì bệnh phẩm thường được nuôi cấy trên đĩa thạch để tìm liên cầu tan huyết beta do loại vi khuẩn này cũng gây biểu hiện tại hầu họng tương tự bạch hầu.
Bạch hầu họng là một bệnh nghiêm trọng. Bệnh nhân cần được điều trị ngay lập tức và tích cực với các loại thuốc sau: Chống độc tố bạch hầu.  Nếu nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, trẻ em hoặc người lớn bị nhiễm sẽ được sử dụng một loại chống độc tố bạch cầu. Thuốc kháng độc tố, được tiêm vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, trung hòa độc tố bạch hầu đã lưu hành trong cơ thể. Trước khi cho uống thuốc kháng độc tố, nên thực hiện các xét nghiệm dị ứng da để đảm bảo rằng người bệnh không bị dị ứng với thuốc kháng độc tố.  Với những trường hợp bị dị ứng trước tiên phải được giải mẫn cảm với thuốc kháng độc tố. Giải mẫn cảm được thực hiện bằng cách ban đầu cho liều nhỏ thuốc kháng độc tố và sau đó tăng dần liều lượng. Kháng sinh Bạch hầu cũng được điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể, làm sạch nhiễm trùng. Trẻ em và người lớn mắc bệnh bạch hầu thường cần phải vào bệnh viện để điều trị. Các trường hợp mắc bệnh có thể được cách ly đặc biệt vì bệnh bạch hầu có thể lây lan dễ dàng đến bất kỳ ai không được chủng ngừa bệnh. Trong trường hợp bạch hầu thanh quản đến muộn có dấu hiệu bít tắc đường hô hấp cần thực hiện bóc tách giả mạc giúp thông đường hô hấp. Xem thêm: Thanh quản nằm ở đâu và hoạt động thế nào? Bệnh viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không? Cách chăm sóc và điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ
Bệnh xơ cứng bì toàn thể
Bệnh xơ cứng bì toàn thể là một trong những bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn, có tên khoa học là Scleroderma, đặc trưng bởi sự tăng sinh và lắng đọng các chất tạo keo ở da, thành mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: ống tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp. Hậu quả của hiện tượng lắng đọng các chất tạo keo ở da, thành mạch máu và các cơ quan khác trong cơ thể sẽ gây ra dày cứng da, tổn thương và suy giảm chức năng của các nội tạng. Bệnh thường khởi phát ở tuổi từ  30 - 50 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định chính xác gây ra bệnh xơ cứng bì, tuy nhiên có thể khẳng định đây không phải là bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái. Nguyên nhân gây ra bệnh xơ cứng bì toàn thể có thể kể đến các yếu tố sau: Do hoạt tính bất thường của hệ miễn dịch: Trong xơ cứng bì, hệ miễn dịch kích thích các tế bào xơ non sản xuất ra quá nhiều chất tạo keo, các chất này lắng đọng xung quanh các tế bào, mạch máu, nội tạng và gây tổn thương xơ hoá tại nơi lắng đọng dẫn đến hiện tượng xơ cứng bì. Do cấu trúc của một số gen có vai trò quan trọng trong sự phát sinh và tiến triển của bệnh xơ cứng bì. Do tiếp xúc với một số yếu tố trong môi trường như các loại siêu vi trùng, các chất keo hóa học và một số loại dung môi hữu cơ trong một thời gian kéo dài có thể gây ra xơ cứng bì. Trong nhóm tuổi từ 30-55, tỷ lệ xơ cứng bì ở nữ giới cao hơn ở nam giới 7-12 lần, do đó người ta nói đến vai trò của các hormon sinh dục nữ, đặc biệt là estrogen, trong sự phát sinh của bệnh xơ cứng bì và yếu tố nội tiết là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Xét về thể trạng xơ cứng bì bệnh học có thể chia làm 2 thể xở cứng bì là xơ cứng bì khu trú và xơ cứng bì lan toả. Thể thứ nhất, tổn thương da khu trú ở mặt và ngọn chi, tiến triển chậm và ít có tổn thương nội tạng nặng, biến chứng nguy hiểm nhất là tăng áp động mạch phổi và xơ đường mật. Bệnh xơ cứng bì ở thể thứ 2 thường có tổn thương da trên diện rộng ở mặt, gốc chi và thân mình, kèm theo có tổn thương ở đường tiêu hoá, tim, thận và phổi.
Bệnh xơ cứng bì toàn thể có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau: Về lâm sàng, thường có hội chứng Raynaud - bị tê và mất cảm giác ở các đầu chi, chuột rút khi tiếp xúc với nước lạnh hay ra ngoài trời lạnh; bàn tay có thể thay đổi màu sắc, lúc đầu trắng bệch, sau đỏ tím, đau nhức rồi trở lại bình thường. Trong những trường hợp nặng có thể bị loét và hoại tử đầu ngón tay. Có hiện tượng tổn thương da xuất hiện ở mặt, tay, thân, bộ mặt vô cảm, các chi khẳng khiu như xác ướp; có rối loạn sắc tố và bạch biến, xơ cứng ngón tay, móng nứt và giòn dẫn đến bàn tay co quắp; loét da đầu ngón và mu tay do thiếu dinh dưỡng; xơ hóa có thể lan lên cẳng tay, cánh tay, mặt và toàn thân; tổn thương bộ máy vận động bao gồm đau mỏi cơ, teo cơ, yếu cơ gốc chi, đau viêm, dính cứng khớp, tiêu xương ở các khớp ngón tay. Hệ tiêu hóa bị tổn thương chủ yếu ở thực quản, dạ dày và ruột. Bệnh nhân bị xơ cứng bì có cảm giác khó nuốt, đặc biệt khi thức ăn khô, cứng; tổn thương dạ dày, ruột thể hiện bằng đau và chướng bụng, ỉa chảy, khó tiêu thức ăn; đặc biệt hay bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Bệnh nhân thấy khó thở tăng dần, bị phù do phổi bị xơ, dẫn đến suy hô hấp, suy tim do phổi đã bị tổn thương. Hệ thống dẫn truyền tự động trong tim dễ bị xơ hóa, gây loạn nhịp, đột tử do tim bị tổn thương Xơ các động mạch thận dẫn đến suy thận cấp hay tăng huyết áp ác tính do thận bị tổn thương.
no_information
Bệnh xơ cứng bì toàn thân có nguy cơ cao ở nữ giới, đặc biệt ở tuổi từ 30-50 tuổi.
Để phòng ngừa bệnh xơ cứng bì toàn thể trước hết cần có các biện pháp để phát hiện sớm triệu chứng bệnh, đặc biệt ở những gia đình có tiền sử bệnh, hoặc người làm việc trong môi trường độc hại. Có thể kể đến một số biện pháp sau: Mặc ấm, đi găng tay, tất chân trong mùa lạnh, tránh stress, không dùng thuốc như amphetamin, ergotamin, chẹn beta giao cảm. Sử dụng một số biện pháp hỗ trợ tâm lý như thư giãn, tự luyện tập, tự làm tăng nhiệt độ da bằng cơ chế điều hòa ngược. Hạn chế tiếp xúc với xà phòng và bôi thuốc mỡ; tập thể dục thường xuyên để duy trì độ mềm dẻo của chi, ngón và độ nhạy cảm của da; xoa bóp da vài lần mỗi ngày để tránh tổn thương da, gây loét. Ăn nhiều bữa nhỏ, uống thuốc chống axit giữa các bữa ăn; kê đầu cao khi nằm, tránh ăn đêm và không nằm ngay sau khi ăn; tránh cà phê, chè, chocolate, do các chất này gây giảm cơ lực cơ tròn ở vùng thấp của thực quản để tránh trào ngược dạ dày.
Để chẩn đoán bệnh xơ cứng bì toàn thể thông qua hỏi diễn biến bệnh và thăm khám người bệnh bác sĩ có thể tìm ra được các triệu chứng của xơ cứng bì. Để khẳng định chẩn đoán, có thể tiến hành xét nghiệm tìm các tự kháng thể hay gặp trong xơ cứng bì (kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng Scl-70 và kháng thể kháng centromere) hoặc sinh thiết da.
Hiện nay chưa có biện pháp điều trị hiệu quả, chỉ có một số thuốc làm kéo dài thời gian sống, được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Phương pháp điều trị vật lý làm mềm da, phục hồi chức năng vận động, đặc biệt là điều trị suối khoáng. Phương pháp điều trị hội chứng Raynaud bằng thuốc chẹn canxi... Trong trường hợp bị trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản, nhiễm khuẩn tiêu hóa hay kém hấp thụ thức ăn, cần dùng các thuốc chống axit kết hợp với kháng sinh phổ rộng. Trong trường hợp bị tổn thương khớp, nên dùng các thuốc chống viêm không steroid, vật lý trị liệu, tiêm tại khớp bị hủy hoại nhiều như khớp gối và háng, giúp cải thiện toàn trạng và đau khớp. Với trường hợp bị tổn thương thận, đa số bệnh nhân có tăng renin nên dùng các thuốc ức chế men chuyển có tác dụng bình ổn và bảo tồn chức năng thận. Khi bị tổn thương tim, cần theo dõi cẩn thận việc dùng trợ tim và thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế canxi.
Barrett thực quản
Barrett thực quản là một chứng bệnh thuộc về đường tiêu hóa, thường gặp ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày trong thời gian dài, dẫn tới kích thích niêm mạc trong lòng thực quản, nếu xảy ra trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến các tế bào lót phần dưới của thực quản, dẫn tới ung thư biểu mô tuyến thực quản. Bệnh Barrett thực quản thường được chẩn đoán ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease - GERD), đây là bệnh tái phát mạn tính của việc trào axit từ dạ dày đi lên thực quản dưới. Tuy nhiên chỉ tỷ lệ nhỏ những người bị GERD sẽ phát triển Barrett thực quản. Vậy bệnh Barrett thực quản có nguy hiểm không? Bệnh Barrett thực quản có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản. Mặc dù rủi ro là nhỏ, nhưng điều quan trọng người bệnh cần tái khám thường xuyên các tế bào tiền ung thư (Tế bào loạn sản). Nếu các tế bào tiền ung thư được phát hiện, việc điều trị sớm có thể ngăn ngừa ung thư thực quản tiến triển nặng hơn nữa.
Nguyên nhân chính xác của bệnh Barrett thực quản hiện nay chưa được biết đến. Hầu hết những người bị Barrett thực quản đều đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản trong một thời gian dài. Trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn ở trong dạ dày bị trào ngược vào thực quản, làm tổn thương mô thực quản. Khi thực quản cố gắng tự chữa lành, nhưng màu sắc và thành phần của tế bào lót thay đổi ở vùng tấp thực quản do bị tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lần với axit dạ dày. Tuy nhiên, một số người bệnh được chẩn đoán Barrett thực quản nhưng chưa bao giờ có triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit, đối với các trường hợp này các nhà nghiên cứu chưa phát hiện được nguyên nhân gây ra bệnh.
Những biểu hiện của Barrett thực quản như sau: Người bệnh có triệu chứng ợ nóng thường xuyên Cảm giác khó nuốt khi ăn Đau ngực Tuy nhiên, nhiều người bệnh bị Barrett thực quản không có triệu chứng mà chỉ tình cờ phát hiện khi khám bệnh khác. Khi nào đi khám bác sĩ? Nếu người bệnh gặp khó chịu hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày do triệu chứng ợ nóng và trào ngược axit trong hơn năm năm, thì người bệnh hãy đi khám để phát hiện có nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản hay không. Người bệnh nên đi khám ngay lập tức nếu: Đau ngực, có thể là triệu chứng của một cơn đau tim Khó nuốt Là nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu trông giống như bã cà phê Đại tiện phân có màu đen, có mùi hôi hoặc có máu đỏ tươi.
Bệnh Barrett thực quản không lây truyền từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh Barrett thực quản bao gồm: Chứng ợ nóng mãn tính và trào ngược axit. Tuổi tác. Bệnh Barrett thực quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh Barrett thực quản hơn nữ giới. Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người thuộc chủng tộc khác. Thừa cân. Mỡ cơ thể quanh bụng làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản. Hiện tại hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá.
Hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo các biện pháp hạn chế mắc chứng Barrett thực quản như sau: Sử dụng thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và tái khám đúng lịch hẹn để có thể theo dõi được sự tiến triển của bệnh. Khi sử dụng thuốc phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Do cân nặng chính là một trong những yếu tố gây chứng Barrett thực quản; người bệnh nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế tình trạng ợ nóng, ợ hơi. Hạn chế ăn các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, cà phê, thuốc lá, rượu bia. Sau khi ăn không nên nằm ngay, mà đợi ít nhất 3 tiếng sau thì mới được nằm xuống, Đối với những người bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ nên kê cao gối để hạn chế trào axit và thức ăn lên thực quản. Thường xuyên tập thể thao và đều đặn. Chế độ ăn hợp lý và bồi bổ cơ thể từ đó nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật.
Các bác sĩ thường chỉ định nội soi để xác định chẩn đoán bệnh Barrett thực quản. Một nội soi gồm ống có đèn được trang bị camera đưa từ miệng xuống thực quản, từ đó hình ảnh Barrett thực quản sẽ được chiếu trên màn hình máy tính và bác sĩ sẽ thấy được các dấu hiệu thay đổi mô thực quản. Bình thường mô thực quản có màu hồng nhạt và bóng, nhưng trong bệnh Barrett thực quản, mô có màu màu đỏ và mượt. Đồng thời, bác sĩ sẽ lấy mô thực quản và đưa đi sinh thiết để xác định mức độ thay đổi của mô thực quản. Xác định mức độ thay đổi mô Bác sĩ chuyên ngành về bệnh lý học sẽ xác định mức độ loạn sản của các tế bào thực quản của người bệnh. Do rất khó để chẩn đoán chứng loạn sản ở thực quản, tốt nhất nên có hai bác sĩ chuyên ngành về bệnh lý học đọc kết quả, mô của người bệnh sẽ được phân loại như sau: Không có loạn sản, nếu có Barrett thực quản nhưng không làm thay đổi mô tế bào. Loạn sản mức độ thấp, nếu các tế bào thực quản bị biến đổi thành tế bào tiền ung thư nhỏ. Loạn sản bậc cao, nếu các tế bào cho thấy thay đổi nhiều. Chứng loạn sản bậc cao được cho là bước cuối cùng trước khi các tế bào chuyển thành ung thư thực quản. Sàng lọc Barrett thực quản Đại học Hệ Tiêu hóa Hoa Kỳ (American College of Gastroenterology) cho biết, việc khám sàng lọc được khuyến nghị cho những người đàn ông có triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease - GERD) ít nhất 1 tuần 1 lần mà không đáp ứng với điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton và có ít nhất hai yếu tố nguy cơ sau: Trên 50 tuổi Người da trắng Có nhiều mỡ ở bụng Là người hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc lá Có tiền sử gia đình mắc Barrett thực quản hoặc ung thư thực quản Mặc dù nữ giới có ít khả năng mắc bệnh Barrett thực quản hơn, nhưng nếu có các triệu chứng và yếu tố nguy cơ kể trên, nữ giới vẫn nên đi khám sàng lọc tương tự như nam giới.
Điều trị bệnh Barrett thực quản phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng bất thường của tế bào tại thực quản và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Không loạn sản. Bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp như sau: Nội soi định kỳ để theo dõi sự tiến triển các tế bào trong thực quản. Nếu sinh thiết cho thấy không có loạn sản, thì người bệnh được khuyến cáo nên đi nội soi sau 6 tháng và sau đó thì cứ sau ba năm nếu như không gì thay đổi. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc và thay đổi lối sống có thể làm giảm các triệu chứng của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có lựa chọn thực hiện phẫu thuật để thắt chặt cơ thắt kiểm soát dòng chảy của axit dạ dày lên thực quản. Loạn sản mức độ thấp Đối với chứng loạn sản mức độ thấp, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh sau 6 tháng quay lại tái khám, và các lần sau cứ từ 6 đến 12 tháng tiếp tục tái khám. Phương pháp ưu tiên để điều trị giai đoạn này bao gồm: Sử dụng máy nội soi để loại bỏ các tế bào bị tổn thương. Cắt bỏ u bằng sóng cao tần (Radiofrequency ablation) bằng cách sử dụng nhiệt để loại bỏ mô thực quản bất thường. Biện pháp này có thể được thực hiện ngay sau khi cắt bỏ mô bằng biện pháp nội soi. Nếu viêm thực quản nặng thì ban đầu sẽ được nội soi, sau 3-4 tháng tiếp tục nội soi để điều trị giảm axit dạ dày. Loạn sản bậc cao Chứng loạn sản bậc cao thường được cho là tiền thân của ung thư thực quản. Vì vậy, bác sĩ có thể cắt bỏ nội soi hoặc cắt u bằng sóng cao tần (Radiofrequency ablation). Các lựa chọn khác để điều trị bao gồm: Liệu pháp quang đông (Cryotherapy), sử dụng máy nội soi để áp chất lỏng hoặc khí lạnh lên các tế bào bất thường trong thực quản, sau đó tế bào này được làm ấm lên, rồi tiếp tục đông lạnh một lần nữa. Chu kỳ cứ lặp đi lặp lại như vậy để phá hủy các tế bào bất thường. Quang động liệu pháp (Photodynamic therapy) là sự kết hợp một dược phẩm được gọi là chất gây cảm quang (photosensitizer) với một loại ánh sáng thích hợp để diệt các tế bào ung thư.. Xem thêm: Nguy hiểm đến từ trào ngược dạ dày thực quản Luồng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em 10 bệnh lý tai mũi họng liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản Bệnh trào ngược thực quản - Căn bệnh nguy hiểm nhưng đang bị coi thường Trào ngược dạ dày thực quản: Nên ăn gì và kiêng ăn gì? Dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn nên biết
Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne
Bệnh loạn dưỡng cơ là một nhóm bệnh làm cho cơ bắp yếu hơn và kém linh hoạt theo thời gian, trong đó bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (Duchenne muscular dystrophy) là loại phổ biến nhất. Nó bị gây ra bởi sai sót trong gen kiểm soát cách cơ thể giữ cho cơ bắp khỏe mạnh. Bệnh hầu như luôn ảnh hưởng đến các bé trai và các triệu chứng thường bắt đầu sớm ở thời thơ ấu. Trẻ em bị loạn dưỡng cơ Duchenne có một thời gian khó khăn để đứng lên, đi bộ và leo cầu thang, nhiều người cuối cùng cần xe lăn để đi lại. Họ cũng có thể có vấn đề về tim và phổi. Mặc dù không có cách chữa trị, nhưng những tiến bộ trong chăm sóc và điều trị cho những người bị loạn dưỡng cơ Duchenne đã tốt hơn rất nhiều, cách đây nhiều năm, những trẻ mắc bệnh thường không sống quá tuổi thiếu niên. Ngày nay, họ sống tốt ở độ tuổi 30 và đôi khi vào độ tuổi 40 và 50. Có những phương pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng và các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm những phương pháp mới.
Nguyên nhân bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne do có vấn đề trong các gen của của người bệnh, do các gen này chứa thông tin cơ thể cần để tạo ra protein, thực hiện nhiều chức năng cơ thể khác nhau. Cơ chế như sau: do đột biến gen Dystrophin nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vị trí Xp21.2. Gen Dystrophin dài 2400kb (gen dài nhất ở người), gồm 79 exon chịu trách nhiệm tổng hợp protein Dystrophin. Protein này có chức năng bảo vệ tế bào cơ, giữ cho màng sợi cơ được vững chắc, không bị tổn hại. Các đột biến có thể xảy ra trên gen Dystrophin là đột biến mất đoạn, đột biến điểm, chuyển đoạn, mất đoạn nhỏ và mất đoạn là đột biến hay gặp nhất. Tình trạng này phổ biến hơn ở các bé trai do cơ chế di truyền gen loạn dưỡng cơ Duchenne cho con. Nó có nghĩa là những gì các nhà khoa học gọi là một bệnh liên quan đến giới tính bởi vì nó có mối liên hệ với các nhóm gen, được gọi là nhiễm sắc thể, xác định xem em bé là trai hay gái.
Nếu trẻ bị loạn dưỡng cơ Duchenne, phụ huynh có thể nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên trước khi trẻ tròn 6 tuổi. Cơ bắp ở chân thường là một trong những vị trí bị ảnh hưởng đầu tiên, vì vậy trẻ có thể bắt đầu biết đi muộn hơn nhiều so với những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Tuy nhiên, khi trẻ có thể đi bộ thì có thể ngã xuống thường xuyên và gặp khó khăn khi leo cầu thang hoặc đứng dậy. Sau một vài năm, trẻ có dáng đi lạch bạch hoặc đi bằng ngón chân. Theo thời gian, khả năng vận động giảm dần, mất khả năng tự đi lại trước tuổi 12 và thường chết ở lứa tuổi 20 vì tổn thương cơ tim và rối loạn hô hấp. Biến chứng Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne cũng có thể làm hỏng tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Khi lớn lên, trẻ có thể có các triệu chứng khác, bao gồm: Vẹo cột sống Cơ bắp chân ngắn và chắc, gọi là co rút Nhức đầu Vấn đề với học tập và trí nhớ Khó thở Buồn ngủ Khó tập trung Các vấn đề về cơ bắp có thể gây ra chuột rút đôi khi, nhưng nói chung, loạn dưỡng cơ Duchenne không đau. Trẻ vẫn sẽ kiểm soát bàng quang và ruột của mình, mặc dù một số trẻ mắc chứng rối loạn có vấn đề về học tập và hành vi, loạn dưỡng cơ Duchenne không có ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne là bệnh di truyền, không phải bệnh truyền nhiễm do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Loạn dưỡng cơ xảy ra ở cả hai giới và ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Tuy nhiên, loại phổ biến nhất là loạn dưỡng cơ Duchenne và thường xảy ra ở những bé trai. Những người có tiền sử gia đình mắc chứng loạn dưỡng cơ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hoặc truyền sang cho con cái họ.
Do bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne là một rối loạn di truyền nên không thể phòng ngừa. Nếu có tiền sử gia đình mắc chứng loạn dưỡng cơ Duchenne thì các đối tượng này nên được sàng lọc di truyền có thể hữu ích cho việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm. Những xét nghiệm di truyền này có thể được thực hiện trên người lớn, trẻ em và thậm chí cả thai nhi trong bụng mẹ. Một khi đã được chẩn đoán loạn dưỡng cơ Duchenne, điều trị sớm có thể giúp giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.
Phụ huynh nên đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu kể trên, Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử và khám cho trẻ như:   Con anh chị bao nhiêu tuổi khi bắt đầu biết đi? Anh chị nhận thấy trẻ khác thường khi như chạy, leo cầu thang hoặc đứng lên? Anh chị nhận thấy vấn đề này bao lâu rồi? Có ai khác trong gia đình anh chị có bị loạn dưỡng cơ? Nếu có thì loại nào? Trẻ có khó thở không? Trẻ có vấn đề về chú ý hay trí nhớ hay không? Nếu nghi ngờ loạn dưỡng cơ Duchenne, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của trẻ và kiểm tra creatine kinase, một loại enzyme mà cơ bắp giải phóng khi chúng bị hỏng. Mức CK cao là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị loạn dưỡng cơ Duchenne. Xét nghiệm gen. Các bác sĩ cũng có thể kiểm tra mẫu máu để tìm kiếm sự thay đổi trong gen dystrophin gây ra loạn dưỡng cơ Duchenne. Đồng thời các bé gái trong gia đình có thể làm xét nghiệm này để xem họ có mang gen bệnh hay không. Sinh thiết cơ. Bác sĩ sẽ lấy một mảnh nhỏ của cơ bắp của trẻ và soi dưới kính hiển vi để kiểm tra mức độ dystrophin có thấp hay không, đây là loại protein bị thiếu ở những người bị loạn dưỡng cơ Duchenne.
Không có thuốc chữa bệnh loạn dưỡng cơ duchenne khỏi hoàn toàn nhưng có những loại thuốc và các phương pháp điều trị khác có thể làm giảm các triệu chứng của trẻ, bảo vệ cơ bắp và giữ cho tim và phổi khỏe mạnh. Thuốc Eteplirsen (Exondys 51) đã được phê duyệt để điều trị loạn dưỡng cơ Duchenne. Đây là một loại thuốc tiêm giúp điều trị người bệnh bị đột biến gen dẫn đến loạn dưỡng cơ Duchenne. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc này là vấn đề cân bằng và nôn mửa. Thuốc corticosteroid deflazacort (Emflaza) đã được phê duyệt vào năm 2017 để điều trị loạn dưỡng cơ Duchenne, trở thành thuốc corticosteroid đầu tiên được FDA chấp nhận để điều trị bệnh này. Deflazacort đã được cho thấy để giúp bệnh nhân duy trì sức mạnh cơ bắp cũng như giúp họ duy trì khả năng đi lại. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm bọng mắt, tăng sự thèm ăn và tăng cân. Một số loại thuốc huyết áp có thể giúp bảo vệ chống lại tổn thương cơ trong tim. Do loạn dưỡng cơ Duchenne có thể gây ra các vấn đề về tim mạch vì vậy rất quan trọng là trẻ phải được khám tim mạch ít nhất 2 năm một lần cho đến khi 10 tuổi và sau đó là 1 năm 1 lần. Các bé gái và phụ nữ mang gen cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về tim cao hơn so với người bình thường. Họ nên gặp bác sĩ tim mạch ở tuổi vị thành niên hoặc những năm đầu trưởng thành để kiểm tra xem có vấn đề gì không. Trẻ em bị loạn dưỡng cơ Duchenne có thể cần phẫu thuật để sửa chữa các cơ bị rút ngắn, làm thẳng cột sống hoặc điều trị một vấn đề về tim hoặc phổi. Các nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm những cách mới để điều trị loạn dưỡng cơ Duchenne bằng các thử nghiệm lâm sàng. Nhằm thử nghiệm các loại thuốc mới để xem chúng có an toàn và hiệu quả không. Chăm sóc con Thật khó khăn khi biết rằng con mình bị loạn dưỡng cơ Duchenne. Hãy nhớ rằng căn bệnh này không có nghĩa là trẻ có thể đi học, chơi thể thao và vui chơi với bạn bè. Nếu phụ huynh tuân thủ chặt chẽ kế hoạch điều trị và biết những gì tốt cho trẻ thì điều đó sẽ giúp trẻ có cuộc sống năng động hơn. Đứng và đi càng nhiều càng tốt. Đứng thẳng sẽ giữ cho con trẻ xương khỏe mạnh và cột sống thẳng. Ăn uống đúng cách. Không có chế độ ăn uống đặc biệt cho trẻ em bị loạn dưỡng cơ Duchenne, nhưng thực phẩm lành mạnh có thể ngăn ngừa các vấn đề về cân nặng hoặc giúp trị táo bón. Phụ huynh nên xin ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo trẻ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng và đủ lượng calo mỗi ngày. Tập thể dục và uốn dẻo có thể giữ cho trẻ có cơ bắp khỏe mạnh và các khớp xương cảm thấy tốt hơn. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể dạy cho trẻ cách tập thể dục an toàn mà không cần quá sức.     Xem thêm: Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám tim mạch Xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán rối loạn di truyền Gen là gì? Rối loạn di truyền là gì? Có bệnh teo cơ Delta?
Bỏng
Bệnh bỏng hay phỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ. Bệnh bỏng không đơn thuần chỉ là cảm giác nóng rát, bỏng có thể là tổn thương da nghiêm trọng làm cho các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi.  Hậu quả của bỏng: da là lớp đầu tiên bảo vệ cơ thể và bỏng có thể phá hủy sự bảo vệ đó. Tất cả các loại bỏng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng hay gặp nhất của bỏng thường liên quan đến nhiễm trùng. Bỏng độ mấy cần ghép da? Phân loại độ nặng của bệnh bỏng: Bỏng nông: Bỏng độ I: Viêm da cấp vô khuẩn. Bỏng độ II: Bỏng biểu bì. Bỏng độ III: Bỏng trung bì. Bỏng sâu: Bỏng  độ IV: Bỏng toàn bộ lớp da. Bỏng độ V: Bỏng các lớp sâu dưới lớp cân nông. Bỏng sâu tức bỏng từ độ IV trở lên cần phẫu thuật ghép da.
Một số nguyên nhân có thể gây ra bỏng bao gồm: Bỏng nhiệt: do lửa, hơi nước, các vật nóng hoặc các chất lỏng nóng gây ra Bỏng lạnh: do tiếp xúc với những điều kiện ướt, gió hoặc lạnh Bỏng điện: do tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh Bỏng hóa chất: do tiếp xúc với các hóa chất ở nhà hoặc hóa chất công nghiệp. Hóa chất này có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Thực phẩm tự nhiên như ớt chứa chất gây kích ứng cho da, có thể gây ra cảm giác bỏng Bỏng bức xạ: gây ra bởi ánh nắng mặt trời, máy nhuộm da, tia cực tím, tia X hoặc xạ trị trong điều trị ung thư Bỏng ma sát: do tiếp xúc với bất kỳ bề mặt cứng như đường, thảm hoặc các sàn phòng tập thể dục Phân tích tác nhân gây bỏng theo lứa tuổi: Sức nóng khô: người lớn gặp nhiều hơn trẻ em. Sức nóng ướt: trẻ em gặp nhiều hơn người lớn. Bỏng do hóa chất: chủ yếu gặp ở người lớn. Bỏng do điện: tỷ lệ giữa trẻ em và người lớn tương đương nhau.
Các triệu chứng phổ biến của bỏng bao gồm: Bỏng độ I: đỏ da, viêm nhẹ hoặc sưng, đau, da khô, bong tróc khi lành vết bỏng Bỏng độ II: xuất hiện bóng nước, sau đó da rất đỏ và đau. Một số bóng nước vỡ làm cho vết thương trông rất ướt. Theo thời gian, mô dạng vảy mềm và dày (dịch tiết sợi huyết) có thể phát triển trên vết thương Bỏng độ III trở lên: vết bỏng có dạng sáp và màu trắng, cháy đen, màu nâu sẫm, da lở và lồi cơ, bóng nước không vỡ Người bệnh nên đến khám bác sĩ nếu: Bỏng ở bàn tay, bàn chân, mặt, khu vực nhạy cảm, khớp lớn hoặc diện tích cơ thể lớn Bỏng sâu Bỏng do hóa chất hoặc điện Khó thở hoặc bị bỏng đường hô hấp Có các dấu hiệu nhiễm trùng như dịch chảy ra từ vết thương, đau nhiều hơn, đỏ và sưng Bỏng hoặc có bóng nước lâu lành Sẹo lớn Bỏng xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch yếu hoặc vấn đề sức khỏe mạn tính (như ung thư, bệnh tim hoặc bệnh đái tháo đường). Các thời kỳ của bỏng bao gồm: Thời kỳ thứ nhất: 2-3 ngày đầu tiên sau khi bị bỏng. Biểu hiện đặc trưng là trạng thái sốc bỏng Thời kỳ thứ hai (thời kỳ nhiễm độc, nhiễm khuẩn cấp): từ ngày thứ 4 đến ngày 45-60 sau khi bị bỏng. Đây là thời kỳ liền sẹo và khỏi bệnh đối với bỏng nông nhưng đối với bỏng sâu đây là thời kỳ nhiễm độc, nhiễm trùng. Thời kỳ thứ ba (thời kỳ suy mòn bỏng): từ ngày thứ 45-60 trở đi, người bệnh sẽ trải qua thời kỳ này nếu bỏng không được điều trị và nuôi dưỡng tốt. Có ba mức độ suy mòn bỏng bao gồm: Nhẹ: tổ chức hạt phù nề, gầy sụt cân khoảng 4–9 kg Vừa: tổ chức hạt xuất huyết, gầy sụt cân khoảng 10–19 kg, teo cơ, phù dưới da, có các vết loét dưới điểm tỳ  Nặng: vết thương bỏng không có mô hạt, có hoại tử thứ phát, gầy sụt cân khoảng 20–40 kg, teo cơ, phù dưới da, các vết loét dưới điểm tỳ nhiều và tiến triển xấu. Có rối loạn, suy chức năng và teo các cơ quan nội tạng và tuyến nội tiết, rối loạn tinh thần. Suy mòn bỏng nhẹ có khả năng hồi phục nhanh nếu điều trị tốt. Suy mòn bỏng vừa có thể có tử vong do các biến chứng khác của bệnh bỏng. Suy mòn bỏng nặng có tỉ lệ tử vong khoảng 50 - 60 %. Thời kỳ thứ tư: thời kỳ hồi phục của bệnh bỏng. Vết thương bị bỏng đã được phủ kín và liền sẹo. Rối loạn chức năng của các cơ quan được phục hồi dần dần. Các rối loạn về chuyển hóa, dinh dưỡng cũng trở về bình thường (thời kỳ này kéo dài từ 1-1,5 tháng).
no_information
Bỏng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.  Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bỏng bao gồm: Sử dụng bếp củi, tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc dây điện Lưu trữ không an toàn các vật liệu dễ cháy và ăn da Hút thuốc không cẩn thận Lạm dụng trẻ em Điều chỉnh nhiệt độ máy nước nóng trên 54,4°C Những thực phẩm và dụng cụ chứa thức ăn hâm nóng Tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời
Các phương pháp phòng ngừa bệnh bỏng diễn tiến nặng bao gồm: Bỏng lạnh: để vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong vòng 10 đến 15 phút cho đến khi cơn đau giảm xuống hoặc dùng khăn sạch làm ẩm bằng nước mát. Không được sử dụng đá trực tiếp trên vết bỏng vì có thể gây hại thêm Tháo nhẫn hoặc các vật siết chặt khác ra khỏi vùng da bị bỏng Không phá vỡ các mụn nước nhỏ. Nếu mụn nước vỡ, nhẹ nhàng rửa sạch bằng xà phòng nhẹ và nước, dùng thuốc mỡ chứa kháng sinh thoa lên, đắp lại bằng một miếng băng gạc không dính Sử dụng kem dưỡng ẩm, lô hội hoặc gel có thể làm dịu vùng bỏng và ngăn ngừa khô da Sử dụng thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen, naproxen và acetaminophen Chích ngừa uốn ván đầy đủ. Các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm uốn ván ít nhất 10 năm một lần Sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm thường xuyên: dù vết bỏng nhỏ hay nghiêm trọng người bệnh cũng cần phải dùng các sản phẩm này khi vết thương lành hẳn.
Khám lâm sàng: Đánh giá độ sâu của vết bỏng, mức độ tổn hại, đau, sưng và dấu hiệu nhiễm trùng.  Người bệnh cần đi cấp cứu ngay nếu bị bỏng ở các phần quan trọng trên cơ thể, bỏng do hít khói, bỏng do điện và bỏng nghi ngờ liên quan đến lạm dụng cơ thể. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các thương tích khác và xác định xem tình trạng bỏng đã ảnh hưởng đến phần nào trên cơ thể.  Xét nghiệm: bao gồm chụp X-quang và các thủ thuật chẩn đoán khác tùy vào nguyên nhân gây bỏng.
Nguyên tắc điều trị bệnh bỏng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bỏng và độ nặng của bệnh: Hầu hết bỏng nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng các thuốc không kê đơn hoặc sử dụng cây lô hội và thường lành rất nhanh. Đối với các vết bỏng nghiêm trọng, sau khi sơ cứu ban đầu, người bệnh cần tiếp tục điều trị với thuốc, băng vết thương, trị liệu và phẫu thuật nhằm làm giảm đau, loại bỏ các mô chết, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm sẹo, phục hồi chức năng và liệu pháp tâm lý. Đối với bỏng nặng, thuốc và các sản phẩm khác có thể hỗ trợ trong việc điều trị bệnh bao gồm: Liệu pháp nước: gồm các kỹ thuật như liệu pháp sương, siêu âm kích thích và làm sạch các mô tổn thương Truyền dịch: để tránh mất nước và suy cơ quan Thuốc giảm đau và lo lắng: như morphin và các thuốc chống lo âu vì việc điều trị bỏng có thể gây đau Kem và thuốc mỡ: giúp giữ vết thương ẩm, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm vết thương mau lành Gạc: giúp tạo ra môi trường ẩm ướt, chống lại nhiễm trùng và giúp vết bỏng mau lành Dùng thuốc chống nhiễm trùng: kháng sinh tiêm tĩnh mạch Vắc xin uốn ván: nên chích ngừa uốn ván sau khi bị bỏng Vật lý trị liệu và lao động trị liệu: nếu diện tích vùng bị bỏng lớn, đặc biệt là vết bỏng đi qua khớp, các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp căng da và làm các khớp linh hoạt. Các bài tập khác có thể cải thiện sức mạnh và sự dẻo dai của cơ. Nếu người bệnh gặp khó khăn với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ đề nghị lao động trị liệu. Ngoài ra, đối với vết bỏng lớn, người bệnh sẽ cần các thủ thuật bổ sung khác sau phẫu thuật, từ hỗ trợ thở, đặt ống nuôi ăn dạ dày cho đến phẫu thuật thẩm mỹ để đảm bảo việc chữa lành vết thương, hồi phục chức năng đầy đủ của các cơ quan ảnh hưởng và tái cấu trúc vùng bị ảnh hưởng. Sơ cứu tại chỗ Loại trừ nhanh nguyên nhân gây bỏng: Tìm cách dập lửa, cởi ngay quần áo bị cháy hoặc bị nước sôi ngấm vào.  Nếu bị bỏng điện phải tìm mọi cách cắt luồng điện, kéo người bị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm, thực hiện hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực Nếu bị bỏng trong các đám cháy lớn, phải tìm cách đưa người bị nạn đến ngay chỗ thoáng khí, theo dõi tình trạng hô hấp của nạn nhân, hút sạch đàm nhớt, bảo đảm thông khí. Khi bị bỏng do acid phải cởi bỏ quần áo, giày dép, dùng nhiều nước lạnh dội vào vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để pha loãng nồng độ acid, thời gian trên 15 phút. Có thể dùng nước xà phòng, nước vôi 5% để trung hòa acid. Nếu bị bỏng kiềm trung hòa bằng acid  acetic 6%, acid boric 3%, có thể dùng nước lạnh, dấm, nước đường 20%. Đối với tổn thương bỏng: Ngâm nước lạnh để giảm đau và dự phòng sốc. Việc ngâm lạnh phải được thực hiện sớm trong 30 phút đầu mới có kết quả, nếu sau 45 phút không có tác dụng. Sau khi ngâm lạnh băng ép vừa vùng bỏng. Băng ép có tác dụng làm hạn chế sự phát triển của nốt phỏng, hạn chế được sự thoát dịch. Không nên bôi bất kỳ chất gì lên vùng bỏng (trừ bỏng do hóa chất  cần được xử trí dựa theo chất gây bỏng). Giảm đau: Bất động vùng bỏng. Phong bế novocain dạng dung dịch 0,25% ở vùng gốc chi bị bỏng. Sử dụng thuốc giảm đau. Uống Oresol hoặc dung dịch tự pha gồm 5,5gr muối ăn + 4gr Natri bicarbonat  + 100gr Glucose pha trong một lít nước (uống từ 1- 2 lít trong 24 giờ). Ủ ấm: người bị bỏng diện rộng có sốc bỏng thường bị rét run cần phải ủ ấm nhưng không để nhiệt độ cao quá 370C sẽ làm mất nước thêm dưới dạng bốc hơi. Không được vận chuyển bệnh nhân đang sốc hoặc đe dọa sốc.  Các phương pháp phẫu thuật điều trị bỏng: Phẫu thuật loại bỏ các tổ chức hoại tử bỏng: Chỉ định: để chẩn đoán độ sâu khi chưa rõ ràng hoặc để loại bỏ hoại tử sớm ở lớp trung bì sâu. Nhược điểm: gây mất máu khi mổ, dễ hình thành các khối máu tụ tại vùng mổ. Cắt bỏ toàn bộ lớp hoại tử bỏng: Chỉ định: khi hoại tử khô và chẩn đoán độ sâu đã rõ ràng. Không mổ sớm khi vết thương bỏng đang viêm cấp. Thời gian tiến hành tốt nhất từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau bỏng. Đối với bỏng điện gây hoại tử da, cơ, gân, xương cần mổ sớm khi bệnh nhân thoát khỏi tình trạng sốc và ổn định. Đối với bỏng diện rộng và độ sâu lớn, việc cắt bỏ hoại tử sớm cần được tiến hành từng đợt cách nhau 4-5 ngày và dùng da đồng loại hoặc dị loại phủ xen kẽ với da tự thân.  Rạch hoại tử bỏng: Chỉ định: khi vùng hoại tử sát thân người gây cản trở tuần hoàn hoặc làm cho người bệnh khó thở. Kỹ thuật: rạch nhiều đường dọc hoặc rạch theo kiểu ô cờ. Phẫu thuật lấy bỏ hoại tử xương: Chỉ định: bỏng lửa, bỏng điện  Đối với xương sọ nên khoan nhiều lỗ cách nhau 15-20mm, đường kính lỗ khoan từ 3-8mm, khoan đến lớp xương chảy máu lấm tấm ra là được. Cắt cụt chi bị hoại tử bỏng: Chỉ định: khi chi bị bỏng toàn bộ các lớp nhất là khi khối cơ của chi bị hoại tử bỏng không còn khả năng giữ lại. Khi có nhiễm khuẩn kị khí (hoại thư sinh hơi), cắt cụt chi được tiến hành khi thoát khỏi sốc và chẩn đoán độ sâu đã rõ ràng. Phẫu thuật ghép da điều trị vết thương bỏng: Ghép da thích hợp: Chủ yếu là da của bản thân người bệnh hoặc da của anh chị em sinh đôi cùng trứng. Loại da này sống vĩnh viễn trên nền ghép. Nhược điểm: vùng lấy da để lại sẹo xấu, không ghép được diện tích rộng, kết quả thẩm mỹ và chức năng kém. Ghép da có định mức chiều sâu: chiều dày các mảnh da từ 0,25- 0,6mm. Diện tích lấy da phụ thuộc vào vùng da lành. Đối với các trường hợp bỏng sâu diện tích lớn có thể lấy da nhiều lần ở cùng một vị trí.  Ưu điểm cả về chức năng và thẩm mỹ, chịu đựng được ở các vùng tì đè và vận động, nên được chỉ định cho ghép da ở mặt, cổ, bàn tay và vùng khớp. Nhược điểm: da được ghép khó sống nếu không được bất động tốt. Nơi lấy da nếu diện rộng phải ghép da mỏng. Ghép da không thích hợp: da được ghép có thể là da đồng loại hoặc dị loại. Chỉ định: để phủ tạm thời tổ chức hạt diện tích quá lớn, kết hợp với việc ghép da tự thân. Nhược điểm: mảnh ghép chỉ sống trên nền ghép được một thời gian sau đó sẽ bị đào thải. Ghép vạt da có cuống, ghép vạt da cơ bằng vi phẫu thuật.   Xem thêm: Di chứng của bỏng: Những điều cần biết Phục hồi tai giả bằng sụn sườn cho bệnh nhân bỏng axit Phương pháp hồi chức năng sau bỏng
Beriberi
Bệnh Beriberi (hay bệnh tê phù) là một dạng bệnh thiếu vitamin B1 (thiamin) bao gồm tê phù ướt (wet Beriberi) và tê phù khô (dry Beriberi) Bệnh tê phù ướt có ảnh hưởng đến tim mạch và tuần hoàn, trong một số trường hợp nghiêm trọng còn dẫn tới suy tim Bệnh tê phù khô lại gây tổn thương các dây thần kinh và gây ra mất trương lực cơ hoặc thậm chí liệt cơ Nếu không được điều trị bệnh Beriberi có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. >>Vitamin B1 có ở đâu, vai trò là gì?
Nguyên nhân của bệnh là do sự thiếu hụt vitamin B1 (dưới 0,4 mg/1kg/24 giờ) có vai trò duy trì thăng bằng chất đạm trong cơ thể và chuyển hóa các chất thịt, mỡ. Khi chuyển hóa mỡ đạm rối loạn do thiếu vitamin B1 gây tê phù, phù nề hoại tử tổ chức gây chứng tê bì Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B1 (thiamin): Cơ thể nghiện rượu khó hấp thu và dự trữ thiamin Bệnh Beriberi do gen (rất hiếm) khi cơ thể không hấp thu được thiamin từ thức ăn Tiêu chảy kéo dài hoặc thuốc lợi tiểu làm hao hụt lương thiamin Trẻ sơ sinh không được cung cấp đủ thiamin qua sữa mẹ Thiếu nguồn dự trữ thiamin do chạy thận
Triệu chứng của bệnh tê phù ướt bao gồm: Khó thở khi tập luyện thể dục thể thao hoặc khi thức dậy vào buổi sáng Nhịp tim nhanh Sưng ống khuyển Triệu chứng của bệnh tê phù khô bao gồm: Bệnh nhân suy giảm trương lực cơ, ngứa hoặc mất cảm giác ở bàn tay, bàn chân Có thể có triệu chứng đau, lú lẫn, nói khó khăn, nôn mửa, mất chuyển động tự chủ hoặc tê liệt Trong trường hợp nặng bệnh nhân Beriberi có thể có bệnh não Wernicke và hội chứng Korsakoff là hai tổn thương não bộ do sự thiếu hụt thiamin: Bệnh não Wernicke: gây tổn thương vùng dưới đồi, gây mất trí nhớ hoặc lú lẫn, mất phối hợp vận động cơ và các vấn đề về thị giác như mắt chuyển động nhanh và nhìn đôi Hội chứng Korsakoff: là hậu quả của tổn thương vĩnh viễn tại một số vùng của vỏ não có khả năng lưu giữ ký ức gây mất trí nhớ, không hình thành được ký ức mới và ảo giác
no_information
Những đối tượng có chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B1 do các thói quen như ăn gạo xay xát quá kỹ hoặc loại gạo không chứa đủ hàm lượng thiamin cho cơ thể Người nghiện rượu có cơ thể khó hấp thu và dự trữ vitamin B1 Phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc chứng cường giáp Người bị tiêu chảy kéo dài hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu Trẻ sơ sinh bú sữa công thức
Vì là thiếu hụt dưỡng chất nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất. Thực phẩm giàu thiamin để bổ sung cho cơ thể gồm: rau xanh, cây họ đậu, thịt, cá, các loại hạt nguyên cám, loại quả hạch hoặc các sản phẩm bơ sữa, ngũ cốc Phụ nữ có thai và cho con bú nên được kiểm tra về tình trạng vitamin định kỳ để bổ sung kịp thời tránh biến chứng Trẻ sơ sinh nên được bổ sung đầy đủ nhu cầu vitamin B1 Hạn chế dùng các đồ uống có cồn, các đối tượng nghiện rượu cần chú ý kiểm tra tình trạng vitamin B1 thường xuyên
Đối với các trường hợp điển hình người bệnh thường có đủ tam chứng cổ điển bao gồm: Triệu chứng huyết quản: mạch nhanh, tim to hoặc suy tim Triệu chứng thần kinh: tê bì, cơ bắp teo nhỏ (nhận biết qua cách bắt tay không chặt) Triệu chứng phù: phù toàn thân, nặng chân, da dày, bụng chân cứng, to bè ra Đối với các trường hợp không điển hình và khó chẩn đoán cần dựa vào các triệu chứng khác như: Nhiều người trong khu vực quần thể bị bệnh giống nhau Chế độ dinh dưỡng kém chất lượng, ít vitamin B, ít rau tươi Xét nghiệm định lượng vitamin B1 và acid pyruvic: vitamin B1 giảm nhiều và acid pyruvic tăng cao
Mặc dù triệu chứng của bệnh Beriberi khá nghiêm trọng nhưng bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nhờ vào việc bổ sung thiamin Ở thể cấp của bệnh bệnh nhân cần Nghỉ ngơi tuyệt đối và hạn chế đi lại Chế độ ăn giảm glucid, tăng đạm và sinh tố các loại Sử dụng thuốc tiêm vitamin B1 liều cao, các thuốc giàu đạm và các loại vitamin B12, vitamin B6 Ở thể mạn tính Ngoài các phương pháp trên cần thêm Stricnin 1mg x 3 ống tiêm bắp tăng dần mỗi ngày lên 1 ống cho tới khi đạt được 10mg/24h thì hạ dần xuống mỗi ngày 1 ống cho tới khi đạt 3mg/24h thì ngừng liệu trình Bệnh nhân có thể kết hợp tắm nước nóng, xoa bóp tập nhẹ nhàng   Xem thêm: Vitamin B1 có ở đâu, vai trò là gì? Khi nào là thời gian tốt nhất để uống Vitamin? Vitamin B là gì? Phân loại và vai trò của vitamin B với cơ thể
Bạch sản
Bạch sản là gì? Bạch sản là hiện tượng xuất hiện những mảng dày màu trắng được hình thành ở mặt trong của gò má, nướu hoặc lưỡi, những mảng trắng này được tạo ra bởi sự tăng trưởng các các tế bào quá mức và thường xuất hiện phổ biến ở những người hay hút thuốc lá.  Bệnh bạch sản trong khoang miệng chính là kết quả của sự kích ứng từ bên trong, chẳng hạn như bệnh nhân dùng răng giả không vừa miệng hoặc có thói quen nhai cắn vào trong má. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị bệnh bạch sản có thể dẫn đến ung thư miệng, cần thiết phải thực hiện kĩ thuật sinh thiết nếu nhận thấy các mảng trắng có dấu hiệu đe dọa đến sức khỏe. Trên cơ sở giám định các tổn thương bên trong và kiểm tra kết quả sinh thiết nhằm xác định hướng điều trị bệnh.
Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bạch sản. Tuy nhiên, có thể nói hút thuốc và nhai thuốc lá cũng có thể gây ra bệnh bạch sản. Một số nguyên nhân thông thường khác  gây bệnh bao gồm: Chấn thương bên trong má, chẳng hạn như vết cắn; Răng không đồng đều; Răng giả, đặc biệt nếu lắp không đúng; Cơ thể bị viêm. Ngoài ra, virus Epstein-Barr (EBV) cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch sản lông. EBV sẽ ở lại vĩnh viễn trong cơ thể, gây ra vết loét của bệnh bạch sản lông và phát triển bệnh bất cứ lúc nào.
Bệnh nhân bị bệnh bạch sản có các triệu chứng, dấu hiệu bệnh như sau: Biểu hiện đầu tiên là những vết lở loét thông thường xuất hiện trên nướu, má trong, dưới nền miệng, và đôi khi cả trên lưỡi. Ngoài ra cũng xuất hiện các dấu hiệu như: các mảng màu trắng hoặc xám không thể tẩy sạch; mảng trắng có cấu trúc bất thường hoặc phẳng; có cảm giác dày hoặc cứng ngay tại khu vực bên trong khoang miệng; xuất hiện thương tổn màu đỏ (hồng sản), có khả năng dẫn đến những thay đổi tiền ung thư. Đối với những bệnh nhân bị suy yếu hệ miễn dịch do thuốc hoặc do bệnh tật, đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc HIV/AIDS có thể mắc chứng “bạch sản dạng lông”.  Bạch sản dạng lông có biểu hiện là các mảng trắng mờ có hình dạng giống nếp gấp hoặc đường lằn ở 2 bên đầu lưỡi hoặc các nấm màu trắng.
Bạch sản miệng có lây không? Bệnh sản miệng là bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác
Bệnh bạch sản thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn phụ nữ, tỷ lệ nam − nữ là 2:1, thường ở những người trong độ tuổi từ 50 đến 70.  Các yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống nhiều rượu bia.
Để phòng ngừa bệnh bạch sản, cần lưu ý các phương pháp sau: Tránh hút thuốc lá để tránh các mầm mống gây bệnh. Tránh hoặc hạn chế sử dụng các thức uống có cồn. Khi kết hợp cả cồn và thuốc lá sẽ khiến các hóa chất độc hại trong thuốc lá dễ dàng thâm nhập vào các mô bên trong miệng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi bởi trong chúng có chứa các chất oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch sản. Thường xuyên thăm khám bác sĩ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Nếu nghi ngờ bị bạch sản, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng để  xác nhận vết loét có phải là của bệnh bạch sản hay không. Bởi lẽ thường có sự nhầm lẫn tình trạng này với bệnh nấm miệng.  Ngoài ra cũng có thể cần làm một số xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ra bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Khi có nghi ngờ một vết loét nào đó, nha sĩ hoặc bác sĩ sẽ làm sinh thiết. Thông qua một mẩu mô nhỏ từ một hoặc nhiều vết loét có thể tìm dấu hiệu của bệnh ung thư miệng.
Để điều trị bệnh bạch sản, có thể sử dụng các phương pháp điều trị sau: Nếu kết quả sinh thiết dương tính với bệnh ung thư miệng, sẽ cần loại bỏ ngay những vết loét để tránh sự lây lan ung thư. Các vết loét nhỏ có thể lấy ra nhờ sinh thiết mở rộng hơn bằng laser hoặc dao mổ, đối với các vết loét bạch sản lớn đòi hỏi phẫu thuật ở khu vực miệng. Trong thực tế, các vết bạch sản lành tính đều tự lành và không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào chỉ cần tránh các yếu tố có thể gây ra bệnh bạch sản, chẳng hạn như sử dụng thuốc lá. Xem thêm: Bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Lưỡi bản đồ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Nhận diện tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)
Sa sút trí tuệ (Dementia) mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải. Đây không phải là một bệnh cụ thể, nhưng một số bệnh khác nhau cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ. Mặc dù sa sút trí tuệ nói chung liên quan đến mất trí nhớ, mất trí nhớ có những nguyên nhân khác nhau. Nếu chỉ có triệu chứng mất trí nhớ thì không có nghĩa là người đó bị sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí tiến triển ở người lớn tuổi, nhưng có một số nguyên nhân khác cũng gây sa sút trí tuệ. Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số triệu chứng sa sút trí tuệ có thể hồi phục.
Nguyên nhân gây bệnh sa sút trí tuệ do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và các kết nối của chúng ở trong não. Tùy thuộc vào khu vực não bị ảnh hưởng do tổn thương thì chứng sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến mỗi người khác nhau và gây ra các triệu chứng khác nhau. Chứng sa sút trí tuệ thường được chia theo nhóm theo những đặc điểm chung. Một số bệnh trông giống như chứng sa sút trí tuệ, chẳng hạn như những bệnh gây ra bởi phản ứng với thuốc hoặc thiếu vitamin và các tình trạng này có thể cải thiện khi người bệnh được điều trị. Chứng sa sút trí tuệ tiến triển Các loại chứng sa sút trí tuệ tiến triển và không hồi phục bao gồm: Bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Hiện nay, mặc dù phần lớn các nguyên nhân gây bệnh Alzheimer chưa được nắm rõ, các chuyên gia đều biết rằng một tỷ lệ nhỏ có liên quan đến đột biến ở ba gen, có thể truyền từ cha mẹ sang con. Trong khi một số gen khác nhau có thể liên quan đến bệnh Alzheimer, một gen quan trọng làm tăng nguy cơ là apolipoprotein E4 (APOE). Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer có các mảng và đám rối trong não. Mảng bám là một khối của một protein gọi là beta-amyloid và các đám  rối là các rối sợi được tạo thành từ protein Tau. Người ta nghĩ rằng những khối này làm hỏng các tế bào thần kinh khỏe mạnh và các sợi kết nối chúng. Các yếu tố di truyền khác có thể khiến mọi người có khả năng mắc bệnh Alzheimer. Sa sút trí tuệ não mạch (Vascular dementia). Loại sa sút trí tuệ phổ biến thứ hai này là do tổn thương các mạch cung cấp máu cho não của người bệnh. Các vấn đề về mạch máu có thể gây ra đột quỵ hoặc làm hỏng não theo những cách khác nhau, chẳng hạn như làm hỏng các sợi trong chất trắng của não. Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng Sa sút trí tuệ não mạch bao gồm khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, suy nghĩ chậm, tập trung và tổ chức. Những xu hướng này đáng chú ý hơn là mất trí nhớ. Sa sút trí tuệ thể Lewy (Lewy body dementia). Sa sút trí tuệ thể Lewy là khối  khối protein bất thường có hình dạng giống như quả bóng bay được tìm thấy trong não của những người mắc chứng sa sút trí tuệ thể Lewy như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Đây là một trong những rối loạn mất trí tiến triển phổ biến hơn. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm có hành vi trong quá trình mơ khi ngủ, nhìn thấy những thứ không có thật (hay còn gọi là ảo giác thị giác) và các vấn đề về tập trung và chú ý. Các dấu hiệu khác bao gồm di chuyển không phối hợp hoặc chậm, run rẩy và cứng nhắc (parkinsonism). Bệnh sa sút trí tuệ tiền đình thái dương (frontotemporal dementia). Đây là một nhóm bệnh đặc trưng bởi sự phá vỡ (thoái hóa) của các tế bào thần kinh và các kết nối của chúng ở thùy trán và thái dương của não, các khu vực thường liên quan đến tính cách, hành vi và ngôn ngữ. Các triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến hành vi, tính cách, suy nghĩ, phán đoán, và ngôn ngữ và chuyển động. Sa sút trí tuệ hỗn hợp (Mixed Dementia). Nghiên cứu khám nghiệm tử thi não của những người từ 80 tuổi trở lên mắc chứng mất trí nhớ cho thấy nhiều người có sự kết hợp của một số nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, chứng sa sút trí tuệ não mạch và sa sút trí tuệ thể Lewy. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định mức độ mất trí nhớ hỗn hợp ảnh hưởng đến các triệu chứng và phương pháp điều trị. Các rối loạn khác liên quan đến chứng sa sút trí tuệ Bệnh Huntington được biết đến là một bệnh di truyền làm ảnh hưởng đến những tế bào thần kinh trong não. Quá trình tổn thương não sẽ có khuynh hướng ngày càng nghiêm trọng hơn và có thể ảnh hưởng đến sự vận động và những nhận thức cũng như hành vi và thường xuất hiện khoảng 30 hoặc 40 tuổi. Chấn thương sọ não. Tình trạng này thường được gây ra bởi chấn thương đầu lặp đi lặp lại như võ sĩ, cầu thủ bóng đá hoặc chiến sĩ. Tùy thuộc vào phần não bị tổn thương, tình trạng này có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sa sút trí tuệ như trầm cảm, bùng nổ, giảm trí nhớ và suy giảm khả năng nói. Ngoài ra, chấn thương sọ não cũng có thể gây ra bệnh parkinson, các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến nhiều năm sau chấn thương. Bệnh Creutzfeldt-Jakob (Bệnh bò điên; CJD: Nhũn não). Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này thường xuất hiện sau 60 tuổi. Bệnh Parkinson. Nhiều người mắc bệnh Parkinson cuối cùng phát triển các triệu chứng sa sút trí tuệ (chứng mất trí nhớ bệnh Parkinson). Tình trạng giống như mất trí nhớ có thể được đảo ngược Một số nguyên nhân gây ra chứng mất trí nhớ hoặc các triệu chứng giống như mất trí nhớ có thể được đảo ngược bằng điều trị như: Nhiễm trùng và rối loạn miễn dịch. Các triệu chứng giống như chứng mất trí nhớ có thể là do sốt hoặc các tác dụng phụ khác trong nỗ lực chống nhiễm trùng của cơ thể. Bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis) và các tình trạng khác do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào thần kinh cũng có thể gây ra chứng mất trí nhớ. Vấn đề trao đổi chất và bất thường nội tiết. Những người có vấn đề về tuyến giáp, lượng đường trong máu thấp, quá ít hoặc quá nhiều natri hoặc canxi, hoặc các vấn đề hấp thụ vitamin B-12 có thể phát triển các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ hoặc thay đổi tính cách khác. Thiếu hụt dinh dưỡng. Không uống đủ hoặc bù đủ chất lỏng dẫn tới mất nước; không nhận đủ thiamin (vitamin B-1), thường gặp ở những người nghiện rượu mãn tính; và không nhận đủ vitamin B-6 và B-12 trong chế độ ăn uống có thể gây ra các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ. Thiếu hụt đồng và vitamin E cũng có thể gây ra các triệu chứng sa sút trí tuệ. Tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ của thuốc, phản ứng với thuốc hoặc tương tác của một số loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ. Tụ máu dưới màng cứng. Chảy máu giữa bề mặt não và màng não, thường gặp ở người cao tuổi sau khi ngã, có thể gây ra các triệu chứng tương tự như chứng sa sút trí tuệ. Ngộ độc. Tiếp xúc với kim loại nặng, chẳng hạn như chì và các chất độc khác, thuốc trừ sâu, thuốc hướng thần hoặc sử dụng rượu nặng có thể dẫn đến các triệu chứng sa sút trí tuệ. Các triệu chứng có thể giải quyết bằng điều trị. U não. Hiếm khi, chứng mất trí có thể xảy ra do tổn thương do khối u não gây ra. Anoxia. Tình trạng này, còn được gọi là thiếu oxy, xảy ra khi các mô cơ quan không nhận đủ oxy. Anoxia có thể xảy ra do ngưng thở khi hen suyễn, đau tim, ngộ độc carbon monoxide hoặc các nguyên nhân khác.
Các triệu chứng sa sút trí tuệ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm: Thay đổi nhận thức Mất trí nhớ Khó giao tiếp hoặc tìm từ Khó khăn với khả năng thị giác và không gian, chẳng hạn như bị lạc trong khi lái xe Khó khăn trong việc suy luận hoặc giải quyết vấn đề Khó xử lý các nhiệm vụ phức tạp Khó khăn với việc lập kế hoạch và tổ chức Khó khăn với sự phối hợp và chức năng vận động Nhầm lẫn và mất phương hướng Thay đổi tâm lý Thay đổi tính cách Phiền muộn Lo âu Hành vi không phù hợp Chứng hoang tưởng Kích động Ảo giác Khi nào đi khám bác sĩ? Gặp bác sĩ sớm nếu người bệnh hoặc người thân có vấn đề về trí nhớ hoặc các triệu chứng sa sút trí tuệ. Một số phương pháp điều trị hay bệnh đều có thể gây ra các triệu chứng sa sút trí tuệ, vì vậy điều quan trọng là cần xác định nguyên nhân.
Bệnh sa sút trí tuệ không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không lây truyền từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh.
Có rất nhiều yếu tố cuối cùng có thể góp phần vào chứng sa sút trí tuệ và các yếu tố nguy cơ này được chia thành hai nhóm: Các yếu tố nguy cơ  không thể thay đổi Tuổi tác. Nguy cơ tăng lên khi già đi, đặc biệt là sau 65 tuổi. Tuy nhiên, chứng sa sút trí tuệ không phải là một phần bình thường của lão hóa và chứng mất trí nhớ có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi. Tiền sử gia đình. Có tiền sử gia đình mắc chứng sa sút trí tuệ khiến thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người có tiền sử gia đình không bao giờ phát triển các triệu chứng và nhiều người không có tiền sử gia đình nhưng lại bị sa sút trí tuệ. Hội chứng Down. Ở tuổi trung niên, nhiều người mắc hội chứng Down khởi phát bệnh Alzheimer sớm so với người bình thường. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi Bạn có thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ sau đây đối với chứng sa sút trí tuệ. Ăn kiêng và tập thể dục. Nghiên cứu cho thấy thiếu tập thể dục làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Và mặc dù không có chế độ ăn kiêng cụ thể nào làm giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, nhiều nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn ở những người ăn chế độ ăn không lành mạnh so với những người theo chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải giàu sản phẩm, ngũ cốc, hạt và hạt. Uống nhiều rượu bia. Yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm huyết áp cao (tăng huyết áp), cholesterol cao, tích tụ chất béo trong thành động mạch (xơ vữa động mạch) và béo phì. Phiền muộn. Mặc dù cơ chế chưa được hiểu rõ nhưng trầm cảm ở giai đoạn cuối đời có thể cho thấy sự phát triển của chứng sa sút trí tuệ. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, đặc biệt là khi bệnh tiểu được được kiểm soát kém. Hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ và các bệnh về mạch máu. Hội chứng ngưng thở khi ngủ. Thiếu vitamin và dinh dưỡng. Hàm lượng vitamin D, vitamin B-6, vitamin B-12 và folate thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ, nhưng có những bước có thể hữu ích như sau: Giữ cho tâm trí hoạt động. Các hoạt động kích thích tinh thần, chẳng hạn như đọc, giải câu đố và chơi trò chơi chữ và rèn luyện trí nhớ có thể trì hoãn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ và giảm hậu quả của nó. Hoạt động thể chất và xã hội. Hoạt động thể chất và tương tác xã hội có thể trì hoãn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ và giảm các triệu chứng của nó. Từ bỏ hút thuốc lá. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá ở tuổi trung niên trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và các bệnh về mạch máu. Bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ và sẽ cải thiện sức khỏe của người bệnh. Bổ sung đủ vitamin. Một số nghiên cứu cho thấy những người có lượng vitamin D trong máu thấp có nhiều khả năng mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác. Do vậy, cần bổ sung đủ vitamin D thông qua một số loại thực phẩm, thực phẩm chức năng và phơi nắng. Cần nghiên cứu thêm trước khi tăng lượng vitamin D để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, nhưng nên đảm bảo bạn có đủ vitamin D. Uống vitamin B và vitamin C hàng ngày cũng có thể hữu ích. Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch. Điều trị huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao. Huyết áp cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số loại chứng mất trí nhớ, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem điều trị huyết áp cao có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ hay không. Điều trị tình trạng sức khỏe. Gặp bác sĩ để điều trị nếu người bệnh bị mất thính lực, trầm cảm hoặc lo lắng. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng như chế độ ăn như chế độ ăn Địa Trung Hải - giàu trái cây, rau, ngũ cốc và axit béo omega-3, thường thấy trong một số loại cá và các loại hạt, có thể tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ phát triển chứng mất trí. Loại chế độ ăn kiêng này cũng cải thiện sức khỏe tim mạch, có thể giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Hãy thử ăn cá như cá hồi ba lần một tuần và một số ít các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân và quả óc chó  hàng ngày. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt và nói chuyện với bác sĩ trong trường hợp ngáy to khi ngủ hoặc có những khoảng thời gian ngừng thở hoặc thở hổn hển trong khi ngủ.
Để chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh tật và các triệu chứng hiện tại của người bệnh và tiến hành kiểm tra thể chất. Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán chứng sa sút trí tuệ, vì vậy các bác sĩ có khả năng chỉ định một số xét nghiệm có thể giúp xác định chính xác vấn đề. Đánh giá nhận thức và thần kinh Các bác sĩ sẽ đánh giá chức năng tư duy (nhận thức) của người bệnh. Một số bài kiểm tra đo lường các kỹ năng tư duy, như trí nhớ, định hướng, lý luận và phán đoán, kỹ năng ngôn ngữ và sự chú ý. Đánh giá thần kinh bằng cách đánh giá trí nhớ, ngôn ngữ, nhận thức thị giác, sự chú ý, giải quyết vấn đề, chuyển động, giác quan, cân bằng, phản xạ và các lĩnh vực khác. Chụp não Chụp CT hoặc MRI. Những kỹ thuật này có thể phát hiện các dấu hiệu của đột quỵ hoặc chảy máu hoặc khối u hoặc tràn dịch não. PET scan cho thấy các mô hình hoạt động của não và tìm mảng protein amyloid, một dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer. Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm Xét nghiệm máu có thể phát hiện các vấn đề về thể chất có thể ảnh hưởng đến chức năng não, chẳng hạn như thiếu vitamin B-12 hoặc tuyến giáp hoạt động kém. Đôi khi dịch não tủy được kiểm tra xem có tình trạng nhiễm trùng, viêm hoặc dấu hiệu của một số bệnh thoái hóa. Đánh giá tâm thần Chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể xác định liệu trầm cảm hoặc một tình trạng sức khỏe tâm thần khác đang góp phần vào các triệu chứng sa sút trí tuệ.
Hầu hết các loại chứng mất trí nhớ không thể được chữa khỏi, nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng của người bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc, một số triệu chứng sa sút trí tuệ và các vấn đề về hành vi có thể được điều trị ban đầu bằng cách sử dụng các phương pháp không sử dụng thuốc như: Trị liệu nghề nghiệp. Một nhà trị liệu nghề nghiệp có thể chỉ cho người bệnh cách làm cho nhà an toàn hơn và dạy các hành vi đối phó. Mục đích là để ngăn ngừa tai nạn, chẳng hạn như té ngã; quản lý hành vi; và chuẩn bị cho bạn tiến triển mất trí nhớ. Điều chỉnh môi trường. Giảm sự lộn xộn và tiếng ồn có thể giúp người mắc chứng mất trí nhớ tập trung và hoạt động dễ dàng hơn. Đơn giản hóa các nhiệm vụ. Chia nhiệm vụ thành các bước dễ dàng hơn và tập trung vào thành công, không bị thất bại. Cấu trúc hóa các bước thực hiện và thói quen cũng giúp giảm sự nhầm lẫn ở những người mắc chứng mất trí nhớ.     Xem thêm: Alzheimer: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ nặng Lưu ý nhất định phải nhớ khi sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ Ý nghĩa của việc chụp PET/CT Chụp CT là gì? Trường hợp nào cần tiêm thuốc cản quang? Nhận diện bệnh alzheimer qua biểu hiện cơ thể
Bệnh Still ở người lớn
Bệnh Still là bệnh gì? Bệnh Still là một bệnh viêm hệ thống, nguyên nhân gây ra bệnh không rõ. George Still là người đầu tiên mô tả bệnh Still ở trẻ em vào năm 1897 nên người ta lấy tên ông để đặt cho tên của bệnh. Bệnh Still xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh Still ở trẻ em được xem như là một thể của bệnh viêm khớp thiếu niên hệ thống, nhiều khớp viêm xuất hiện trước 16 tuổi, và kéo dài ít nhất 3 tháng. Bệnh Still ở người lớn có các biểu hiện đa dạng hơn. Bệnh Still ở người lớn là gì? Bệnh Still ở người lớn (Adult-Onset Still’s Disease, AOSD) là bệnh Still khởi phát ở người lớn, không phải là một căn bệnh phổ biến. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 16-35, ít thấy ở người cao tuổi, tỷ lệ nam nữ như nhau. Biểu hiện lâm sàng nổi bật nhất là tình trạng sốt cao, viêm và đau khớp, kèm theo các biểu hiện ngoài da như nổi ban đỏ. Triệu chứng của bệnh trên lâm sàng là đa dạng, nhưng không đặc hiệu nên thường bị chẩn đoán muộn và không chính xác. Việc xác định bệnh thường cần phối hợp nhiều yếu tố và thường là một chẩn đoán loại trừ. Cần lưu ý các trường hợp giả Still ở bệnh nhân mắc bệnh ung thư nên luôn cảnh giác đi tìm các dấu hiệu cận ung thư ở những người bệnh có biểu hiện nghi ngờ bệnh Still. Bệnh Still ở người lớn có thể được chia ra làm ba thể, dựa trên triệu chứng lâm sàng và diễn tiến của bệnh: Thể tự hạn chế bệnh: đây là thể nhẹ, với các triệu chứng toàn thân như sốt, nổi ban đỏ trên da, kèm phát hiện gan, lách và hạch lớn. Đa phần bệnh nhân ở thể này đều hồi phục hoàn toàn trong vòng một năm đầu tiên kể từ khi mắc bệnh. Thể bán cấp: bệnh tiến triển thành nhiều đợt cấp, xen kẽ bởi những giai đoạn ổn định trong vài tháng hoặc vài năm, các đợt bệnh sau thường có tiên lượng tốt hơn so với thời điểm khởi phát bệnh. Thể bệnh này được xếp vào mức độ trung bình, có thể có các biểu hiện tại khớp hoặc không.   Thể viêm khớp mạn tính: hầu hết bệnh nhân trong thể bệnh này có tổn thương khớp nặng nề, là hậu quả của quá trình viêm khớp mạn tính, và cần phải thay khớp giả. Các khớp tổn thương thường ở gốc chi, đi kèm với triệu chứng nổi ban trên da. Đây là thể bệnh nặng, có tiên lượng xấu nhất.
Nguyên nhân bệnh Still ở người lớn hiện nay chưa được hiểu rõ. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng, bệnh nguyên của bệnh Still có liên quan đến hệ thống HLA-B17, các gen B18, B35, DR2, và các cytokine IFN gamma, Interleukin 6, TNF alpha. Chính vì vậy bệnh được xếp vào nhóm bệnh hệ thống với các biểu hiện đa dạng khắp các cơ quan trong cơ thể.
Bệnh Still ở người lớn có biểu hiện lâm sàng đa dạng, thường gặp nhất là các triệu chứng sau: Sốt: Người bệnh sốt cao và kéo dài nhiều giờ, thường trên 39 độ C, hay gặp nhất vào sáng sớm hoặc chiều tối. Triệu chứng sốt xuất hiện hằng ngày hoặc cách nhật, kéo dài trong nhiều tuần khiến bệnh nhân suy kiệt, gầy mòn nên dễ bị chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh toàn thân khác như bệnh về máu, bệnh nhiễm khuẩn, hoặc các bệnh hệ thống khác. Sốt thường xuất hiện trước triệu chứng đau khớp. Ban đỏ trên da: xuất hiện ở tay, chân và lưng, hiếm khi thấy ở mặt. Ban đỏ trên da nổi lên khi bệnh nhân sốt cao và lặn mất khi hết sốt. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa nhẹ nên dễ nhầm với ban đỏ trong bối cảnh dị ứng. Đau khớp và viêm khớp: các khớp bị tổn thương thường thấy là khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân, khuỷu tay và khớp vai. Các khớp này viêm tiến triển theo từng đợt, có thể kèm tràn dịch khớp nhưng không gây ra các biến chứng như biến dạng khớp, dính khớp Triệu chứng khác: Một số triệu chứng khác mà bệnh nhân cũng có thể gặp nếu mắc bệnh Still ở người lớn như: đau cơ, đau họng, viêm thanh mạc, gan, lách, hạch to với tỷ lệ thay đổi theo từng người bệnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh Still ở người lớn là đa dạng nhưng không đặc hiệu. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh không được chủ quan và tự ý điều trị, cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị đúng đắn.
Bệnh Still ở người lớn là một bệnh hệ thống, có tính chất tự miễn, không lây lan từ người bệnh sang người lành.
Chưa có yếu tố nào được xác định rõ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Still ở người lớn. Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh Still ở người lớn hoặc các bệnh hệ thống khác có khả năng mắc bệnh cao hơn.
Bệnh Still ở người lớn là một bệnh hệ thống, nguyên nhân chưa biết rõ nên chưa có biện pháp nào được xem là có khả năng phòng ngừa được bệnh.
Bệnh Still ở người lớn được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Các xét nghiệm cận lâm sàng đóng vai trò loại trừ các bệnh lý tự miễn, bệnh về máu hay các bệnh hệ thống khác có biểu hiện tương tự như bệnh Still ở người lớn, trong đó bao gồm: Xét nghiệm xác định tình trạng viêm hệ thống: tốc độ lắng máu, protein C phản ứng (CRP) và fibrinogen tăng cao, gamma globulin tăng ưu thế igg. Công thức máu: bạch cầu tăng cao > 20G/l, bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế, do tăng sinh dòng bạch cầu hạt. Tiểu cầu, hồng cầu giảm trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Tủy đồ, sinh thiết tủy xương bình thường. Định lượng Ferritin huyết thanh: tăng cao trong giai đoạn tiến triển bệnh, thường trên 1000 ng/l và trở về giá trị bình thường khi lui bệnh. Xquang xương khớp: không có sự biến đổi đặc hiệu trên phim, đặc biệt là khi bệnh còn ở giai đoạn sớm. Nhóm xét nghiệm miễn dịch: yếu tố dạng thấp, kháng thể kháng nhân (ANA) và kháng thể kháng chuỗi kép (anti dsdna) đều âm tính Cấy máu âm tính, không phát hiện được vi khuẩn. Yamaguchi năm 1992 đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh bao gồm: Tiêu chuẩn chính: Đau khớp kéo dài ít nhất 2 tuần. Sốt cao trên 39 độ C, kéo dài ít nhất 1 tuần. Nổi ban trên da, màu “cá hồi”. Bạch cầu tăng trên 10G/l, trong đó bạch cầu trung tính chiếm trên 80%. Tiêu chuẩn phụ: Đau họng. Hạch lớn. Lách lớn. Rối loạn chức năng gan, tăng men gan. Xét nghiệm kháng thể kháng nhân và yếu tố dạng thấp đều âm tính. Bệnh được chẩn đoán khi đáp ứng 2/4 tiêu chuẩn chính và 3/5 tiêu chuẩn phụ. Tóm lại, chẩn đoán bệnh Still ở người lớn là một chẩn đoán loại trừ, được thành lập khi bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ và các xét nghiệm cận lâm sàng loại trừ các bệnh lý cần phân biệt khác.
Điều trị bệnh Still ở người lớn hiện nay chủ yếu tập trung điều trị giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm diễn tiến của bệnh, trong đó bao gồm kiểm soát được tình trạng sốt và viêm khớp, ức chế miễn dịch cơ thể, hạn chế được các biến chứng của bệnh. Ngoài ra, việc dùng thuốc rất quan trọng và cần được sử dụng theo hướng dẫn/chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân cần được theo dõi các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng như công thức máu, ferritin huyết thanh, bilan xét nghiệm tình trạng viêm, xét nghiệm nước tiểu, chức năng gan thận ít nhất 3 tháng / lần.   Xem thêm: Viêm da cơ địa: Những điều cần biết Gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bệnh quai bị
Bệnh quai bị là bệnh gì? Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus với biểu hiện đặc trưng là sưng đau tuyến nước bọt. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số biến chứng khác nếu không điều trị kịp thời. Trẻ em là đối tượng thường xuyên nhiễm quai bị trừ độ tuổi nhũ nhi ( ít hơn 1 tuổi) thì hiếm khi bị, nguyên nhân có thể do vẫn còn kháng thể tốt từ mẹ.
Bệnh quai bị gây ra do virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus. Người bệnh thường có khả năng lây nhiễm cao nhất từ hai ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện hoặc sáu ngày sau khi các triệu chứng kết thúc.
Phần lớn bệnh quai bị thường khởi phát với triệu chứng sớm là sốt ( trên 39°C) sau đó triệu chứng bệnh quai bị sẽ đặc trưng bởi viêm tuyến nước bọt mang tai với các biểu hiện sau: Trẻ có cảm giác đau ở ngoài ống tai ngoài, lan dần ra xung quanh. Sau 1-2 ngày, tuyến mang tai sẽ dần sưng to, lan ra vùng trước tai rồi lan xuống dưới hàm ( thấy mất rãnh dưới hàm), da vùng sưng không nóng đỏ. Triệu chứng sưng thường ở cả 2 bên tuyến mang tai. Trong thời điểm này, trẻ sẽ cảm thấy đau khi nuốt, nói, nhai hoặc uống nước có tính axit Triệu chứng toàn thân kèm theo có thể là: sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức xương khớp, ăn ngủ kém Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, hết sốt và triệu chứng toàn thân cũng thuyên giảm. Bệnh quai bị còn có thể gây ra một số biến chứng ở các cơ quan khác như: Viêm tinh hoàn: Ban đầu, bệnh nhân đau ở tinh hoàn sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3-4 lần bình thường, đau nhức, da bìu đỏ, đôi khi sưng to cả mào tinh.  Thường biểu hiện sưng chỉ ở một bên tinh hoàn nhưng cũng có thể sưng cả hai bên. Triệu chứng sưng tinh hoàn kéo dài lâu hơn cả bệnh với khoảng 2 tuần mới hết sưng và 2 tháng mới đánh giá được lại teo tinh hoàn. Viêm màng não: xuất hiện sốt cao, đau nhức đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật, cứng cổ. Viêm tụy cấp: biến chứng gặp ở người lớn nhiều hơn và thường là thể ẩn. Một số triệu chứng có thể gặp là bệnh nhân sốt, đau thượng vị kèm nôn, đầy bụng hoặc ỉa lỏng, chán ăn…
Bệnh quai bị lây truyền qua đường nào? Đường hô hấp là chủ yếu do các bụi nước trong hơi thở người bệnh truyền sang người lành thông qua động tác ho, hắt hơi, khạc nhổ, giao tiếp. Sau đó, người lành hít phải sẽ tồn tại virus bám vào niêm mạc mũi miệng, kết mạc và xâm nhập vào nội tạng qua đường máu.
Đối tượng hay mắc quai bị nhất là trẻ em từ 3 tuổi trở lên, chính là độ tuổi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo và tăng nguy cơ mắc phải từ cộng đồng. Trong đó, hay gặp nhất là độ tuổi từ 5-9 tuổi và thanh niên. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ Người có hệ thống miễn dịch yếu
Một số biện pháp để chủ động phòng ngừa bệnh quai bị được khuyến cáo gồm: Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đảm bảo vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị Tiêm vaccine phòng bệnh quai bị, đây là yếu tố rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch Người bệnh cần cách ly trong khoảng 10 ngày để tránh lây lan cho người khác Người nghi ngờ bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và xử trí kịp thời, đặc biệt với các trường hợp khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn
Chẩn đoán bệnh quai bị dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định: Về lâm sàng: Triệu chứng đặc trưng là bệnh nhân có sốt, mệt mỏi, đặc biệt là sưng đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt mang tai, có thể kèm viêm tinh hoàn, viêm màng não hoặc viêm tụy. Về xét nghiệm: Nhìn chung triệu chứng lâm sàng của bệnh quai bị khá điển hình nên xét nghiệm chỉ được sử dụng khi cần thiết như: Miễn dịch gắn men (ELISA) để phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) phát hiện kháng nguyên, kháng thể đặc hiệu.
Hiện nay, bệnh quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu nên nguyên tắc điều trị bệnh hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng: Hạn chế vận động tối đa, an thần và chăm sóc tốt bệnh nhân nhất là trong giai đoạn toàn phát Điều trị chống viêm tinh hoàn, buồng trứng, viêm tụy, viêm màng não Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn theo đúng chỉ định Với các thể nặng có thể dùng globulin miễn dịch kết hợp Xem thêm: Những điều cần biết về Vắc xin Quai bị Vì sao bệnh quai bị dễ gây vô sinh? Mắc quai bị vẫn có thể làm cha
Bệnh sởi
Sởi là gì? Sởi là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra có thể gặp ở nhiều đối tượng đặc biệt là trẻ em. Sởi rất dễ lây lan và bùng phát thành ổ dịch, mặc dù phần lớn trẻ mắc bệnh đều có thể hồi phục sau một thời gian nhưng ở những trẻ có sức đề kháng kém như trẻ nhũ nhi thì bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra biến chứng về sau
Tác nhân gây bệnh sởi được xác định là virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Hiện đây vẫn được xem là bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ với nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp.
Sau khi nhiễm sởi, thời gian ủ bệnh có thể từ 7 ngày đến 2 tuần. Sau đó, triệu chứng bệnh sởi có những biểu hiện sau: Giai đoạn khởi bệnh, trẻ thường sốt cao ( trên 39°C) khi biểu hiện sốt thuyên giảm sẽ đồng thời xuất hiện triệu chứng phát ban đặc trưng của sốt Diễn tiến của ban sởi rất đặc trưng: ban nổi bắt đầu từ sau tai ( vùng gáy), sau đó lan ra mặt rồi dần xuống ngực bụng và cuối cùng là toàn thân. Ban của sởi là ban dạng sẩn ( ban gồ lên mặt da) sau khi hết sẽ để lại vệt thâm da đặc trưng được gọi là “vằn da hổ”. Ngoài những biểu hiện trên, trẻ mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: đỏ mắt, chảy nước mũi, ho hoặc đôi khi là tiêu chảy. Biến chứng của sởi: thường gặp nhất là viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, mờ giác mạc, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng…
Bệnh sởi rất dễ lây với các đặc điểm lây như: Sởi lây lan từ người bệnh sang người lành chủ yếu do dịch tiết mũi họng của người nhiễm sởi thoát ra không khí khi ho, hắt hơi và người lành hít phải những giọt không khí chứa virus đó. Bệnh sởi có thể lây nhiễm trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Bệnh sởi tập trung ở một số nhóm đối tượng nguy cơ cao như: Người chưa được tiêm vaccine ngừa sởi, nhất là ở trẻ nhỏ ( nhũ nhi) sẽ rất dễ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây sởi. Người thường xuyên đi du lịch quốc tế, nhất đến những vùng là các quốc gia đang phát triển nơi bệnh sởi xảy ra phổ biến. Nếu cá nhân đến các vùng này không có biện pháp phòng ngừa thì khả năng nhiễm bệnh sẽ rất cao. Những người bị thiếu hụt vitamin A trong chế độ ăn hằng ngày nếu mắc bệnh sởi rất dễ diễn tiến nặng cũng như gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Có 4 biện pháp chủ động, đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa bệnh sởi hiện nay: Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi: Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ đủ 9 tháng được khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh sởi miễn phí tại các cơ sở y tế. Cùng với đó, để đảm bảo tạo ra miễn dịch bền vững cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Thực hiện tốt việc cách ly trẻ bệnh: Bệnh sởi lây lan rất nhanh nên khi phát hiện trẻ bệnh cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và chữa trị, đồng thời cách ly nguồn bệnh tránh lây lan cho cộng đồng. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho nhân viên y tế và người nhà: Đeo khẩu trang y tế khi chăm sóc trẻ bệnh, đây cũng là biện pháp phòng tránh sự lây nhiễm chéo cho các trẻ khác tại các bệnh viện có bệnh nhân mắc sởi. Rửa tay sạch sẽ, đầy đủ các bước rửa tay thường quy được hướng dẫn trước và sau khi chăm sóc trẻ bệnh với mục tiêu phòng ngừa sự lây nhiễm chéo.
Chẩn đoán phải dựa vào cả triệu chứng lâm sàng của bệnh sởi và cả xét nghiệm cần thiết: Về lâm sàng: có những triệu chứng điển hình như: sốt, phát ban kèm ho, mắt đỏ ( viêm kết mạc mắt) hoặc chảy nước mũi. Về xét nghiệm: Xét nghiệm MAC-ELISA dùng để phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu với sởi trong huyết thanh, thường dùng nhất trong chẩn đoán xác định sởi. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên virus trong bệnh phẩm của bệnh nhân sởi ( dịch mũi họng, máu). Xét nghiệm này ít sử dụng trong thực tế lâm sàng.
Nguyên tắc điều trị bệnh sởi: Cách ly bệnh nhân sởi Điều trị hỗ trợ: Vệ sinh da, mắt, miệng họng Tăng cường dinh dưỡng Hạ sốt Bổ sung vitamin A Điều trị biến chứng: Điều trị kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn Hạn chế truyền dịch nếu có biến chứng viêm phổi, viêm não hoặc viêm cơ tim Nếu có viêm màng não cấp tính cần điều trị hỗ trợ duy trì chức năng sống cho bệnh nhân Xem thêm: Bệnh sởi có lây không? Bệnh sởi lây qua những đường nào? Chăm sóc trẻ khi bị bệnh sởi Bệnh sởi bao lâu thì khỏi? Bị sởi rồi có bị lại nữa không?
Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là gì? Buồng trứng đa nang (hay còn gọi là Polycystic Ovary Syndrome) là bệnh thường xảy ra ở những người phụ nữ có quá nhiều hormone sinh dục nam trong khi đó lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể lại quá ít khiến quá trình rụng trứng diễn ra bất thường. Buồng trứng đa nang là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản và gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống của chị em phụ nữ. Bệnh buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể cũng như kết luận chính xác về nguyên nhân buồng trứng đa nang, nhưng các nhà khoa học hầu hết đều xác định các yếu tố sau là tác nhân gây bệnh: Di truyền: Những người có mẹ hoặc chị gái bị tiền sử bệnh buồng trứng đa nang thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Rối loạn hội chứng trao đổi chất: hay còn gọi là kháng insulin (nội tiết tố quan trọng giúp kiểm soát đường trong cơ thể, chuyển hóa đường trong máu vào tế bào) dẫn đến cản trở sự phát triển của nang trứng, làm giảm khả năng rụng trứng của buồng trứng. Đồng thời lượng đường khi không được chuyển hóa vào tế bào sẽ biến đổi thành chất béo dẫn đến béo phì. Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng không hợp lý, quá nhiều tinh bột đường trong thực đơn ăn hàng ngày.
Bệnh nhân bị buồng trứng đa nang có dấu hiệu như: rối loạn kinh nguyệt; gặp các vấn đề về da; tăng hoạt động của nội tiết tố nam (rụng tóc hoặc lông mọc bất thường, tăng cân nhanh); đau bụng, lưng, vùng xương chậu; tâm trạng thay đổi thất thường; khó thở khi ngủ; hiếm muộn hoặc có thể là vô sinh.
no_information
Đa nang buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ mọi độ tuổi, càng trẻ hay càng lớn tuổi thì khả năng ác tính càng dễ gặp. Phụ nữ ít con hay độc thân có khả năng bị bệnh ở buồng trứng cao hơn nhiều so với người có sinh con, hay nuôi con bằng sữa mẹ. Buồng trứng đa nang có thai được không? Nếu các chị em chẩn đoán mắc bệnh buồng trứng đa nang thì việc mang thai sẽ gặp nhiều khó khăn, những mẹ bầu bị mắc bệnh khả năng bị sảy thai cao gấp 3 lần so với bình thường. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mắc buồng trứng đa nang đều có thể thụ thai bình thường khi thay đổi lối sống và sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Giải độc cơ thể, thay đổi chế độ ăn uống giúp cân bằng nội tiết Có chế độ sinh hoạt phù hợp, duy trì môi trường sống trong lành
So với các bệnh lý khác ở phụ nữ, bệnh đa nang buồng trứng khó có thể chẩn đoán hơn vì ở mỗi bệnh nhân lại có những triệu chứng khác nhau. Thông thường sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên những yếu tố sau: Chu kỳ kinh nguyệt và tiền sử sức khỏe cũng như yếu tố di truyền Sử dụng phương pháp siêu âm qua ngả âm đạo để kiểm tra buồng trứng có mở rộng và đa nang Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone trong cơ thể.
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Buồng trứng đa nang có tự khỏi? Đa nang buồng trứng là bệnh không thể tự khỏi và điều trị hoàn toàn nhưng có thể có nhiều biện pháp để ngăn chặn các triệu chứng như: Thay đổi thói quen sống với chế độ ăn hợp lý và giảm cân hiệu quả Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và hạn chế những biến chứng nguy hiểm kèm theo Phẫu thuật nội soi buồng trứng để điều trị đa nang buồng trứng Sử dụng thuốc tránh thai để kiểm soát các dấu hiệu của đa nang buồng trứng Trong trường hợp muốn có thai có thể sử dụng các biện pháp như: sử dụng thuốc để kích thích rụng trứng hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Xem thêm: Kinh nguyệt thưa - biểu hiện của buồng trứng đa nang? Buồng trứng đa nang có con được không? 11 câu hỏi - đáp đầy đủ về buồng trứng đa nang
Bệnh Rubella
Rubella là bệnh gì? Rubella là truyền nhiễm cấp tính do nhiễm virus đặc trưng bởi biểu hiện nổi ban đỏ. Bệnh rubella thường không nguy hiểm đối với trẻ em và người trưởng thành, tuy nhiên lại bệnh Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu. Khi virus truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn này có thể dẫn tới dị tật thai nhi trong tương lai.
Tác nhân gây bệnh Rubella là virus Rubella thuộc giống Rubivirus, họ Togaviridae. Đây là một loại virus chỉ tồn tại và nhân lên trong cơ thể, sức đề kháng của virus Rubella cũng rất yếu và dễ mất tính gây nhiễm bởi các tác nhân như nhiệt độ, ánh sáng và thuốc sát khuẩn thông thường.
Bệnh nhân có thể không có triệu chứng nào khi mắc bệnh Rubella, thường sau 2-3 tuần phơi nhiễm thì triệu chứng bệnh sởi Rubella mới xuất hiện: Bệnh khởi phát với sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, viêm mũi xuất tiết và viêm màng kết mạc mắt. Sau đó, bệnh nhân có thể sưng hạch bạch huyết ở sau tai, chẩm, sau cổ rồi tiến tới phát ban trong khoảng 5-10 ngày Ban xuất hiện ban đầu ở mặt, sau đó lan ra toàn thân. Tuy nhiên 50% trường hợp bệnh lại không có phát ban nên dễ nhầm lẫn với bệnh khác Các biến chứng có thể gặp của Rubella: sưng đau khớp ở phụ nữ trẻ tuổi hoặc biến chứng viêm não ở người lớn Rubella dù ở thể ẩn vẫn rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì sẽ khiến thai nhi chết lưu, sinh non hoặc mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với các dị tật nghiêm trọng như: điếc, đục thủy tinh thể, viêm màng não- gan,…
no_information
Tất cả những người chưa có miễn dịch với Rubella đều có nguy cơ mắc bệnh. Những khu dân cư đông đúc có thể là điều kiện thuận lợi để tăng nguy cơ mắc bệnh. Những người đi đến các quốc gia khác hoặc vùng dịch cũng có nguy cơ mắc phải Rubella Tại Việt Nam, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc Rubella cao bao gồm trẻ em, thiếu niên và thanh niên. Vì vậy những người này cần được tiêm chủng vaccine Rubella để phòng bệnh
Bệnh Rubella hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ động tiêm vaccine Rubella vẫn là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh Vì mức độ nguy hiểm của bệnh Rubella, với phụ nữ mang thai cần: Tiêm phòng vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân có sốt, phát ban hoặc trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh Nếu phụ nữ mang thai trong những tháng đầu có triệu chứng sốt, phát ban cần đến các cơ sở y tế ngay để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và tư vấn kịp thời để hạn chế biến chứng của bệnh.
Bệnh sởi Rubella được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng với các biểu hiện: đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, sốt nhẹ, chán ăn. Sau đó biểu hiện phát ban dạng sởi, sưng hạch bạch huyết ở sau tai, chẩm và sau cổ. Các xét nghiệm có thể chẩn đoán xác định bệnh gồm có: ELISA(+) hoặc phân lập được virus Rubella(+)
Cho tới nay, quá trình phát triển bệnh và tự miễn dịch Rubella vẫn chưa có cách rút ngắn, nếu đã nhiễm bệnh thì cơ thể bệnh nhân sẽ tự đề kháng và miễn dịch với bệnh vĩnh viễn Điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau, có thể dùng kem bôi ngoài da nếu có biểu hiện ngứa. Nếu đang mang thai, bác sĩ có thể chỉ định kháng nguyên Rubella (hyperimmune globulin) để giúp mẹ tự đề kháng với virus nhưng con vẫn có nguy cơ dị tật bẩm sinh. Xem thêm: Bệnh rubella có lây không và lây qua đường nào? Tại sao Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai? Rubella (bệnh sởi Đức) khác sởi thông thường như thế nào?
Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới ngày nay được xem như là bệnh lý thời đại bên cạnh bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường khi tần suất mắc bệnh tăng nhanh trong dân số, đặc biệt tỷ lệ mắc phải ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Đây là bệnh lý của hệ thống tĩnh mạch chi dưới khi máu từ chân trở về tim bị cản trở, gây ứ trệ tuần hoàn ở chi dưới, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Giãn tĩnh mạch chân là hậu quả của tình trạng viêm thành tĩnh mạch, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân, cản trở máu từ chân trở về tim gây ứ trệ tuần hoàn, tĩnh mạch từ đó dần giãn to ra, sau đó sẽ đưa đến biến chứng suy tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu.  Một số nguyên nhân cụ thể gây bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là: Van tĩnh mạch bị thoái hóa, lâu dài gây suy tĩnh mạch Chấn thương làm hỏng van  Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới Hệ tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép do các nguyên nhân như u, thai Bất thường bẩm sinh về hệ tĩnh mạch chi dưới, bao gồm cả van tĩnh mạch như sa van, giãn vòng van, thiểu sản hoặc bất sản van. Hội chứng Klippel Tranaunay Webber Hội chứng May Thuner
Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường than phiền về các triệu chứng như cảm giác tức nặng hai chân, đôi khi thấy phù chân vào cuối ngày, đau bắp chân, hoặc có cảm giác tê rần ở hai chi dưới. Triệu chứng chuột rút, vọt bẻ có thể xuất hiện về đêm. Các triệu chứng tại chỗ thường ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong giai đoạn sau của bệnh, thầy thuốc có thể quan sát được các búi tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo dưới da. Tình trạng loét da chân do thiếu dinh dưỡng, viêm tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gặp ở những trường hợp nặng. Đây là những biến chứng nặng nề của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới. Lúc này dù được điều trị tích cực nhưng các triệu chứng này chỉ thuyên giảm chậm và khó lành. Bệnh biểu hiện và diễn tiến nặng nề hơn ở phụ nữ có thai. Lí do cho tình trạng này là khi mang thai tử cung to nên chèn ép máu tĩnh mạch về tim nhiều hơn và sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm xấu thêm tình trạng giãn tĩnh mạch chân.
no_information
Các đối tượng nguy cơ của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm: Người lớn trên 50 tuổi Thừa cân, béo phì Chế độ ăn ít hoa quả và rau xanh gây táo bón Người lao động phải đứng và ngồi trong thời gian dài Mang áo quần bó sát hai chân  Đi giày cao gót thường xuyên  Phụ nữ mang thai nhiều lần  Sử dụng thuốc ngừa thai  Tiền sử gia đình có người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.
no_information
Giãn tĩnh mạch chân ngày nay được chẩn đoán dễ dàng với các triệu chứng lâm sàng gợi ý như căng tức, tê rần hai chi dưới, đau bắp chân, phù chân, chuột rút hai chi dưới, các búi tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo dưới da và siêu âm hệ thống tĩnh mạch. Siêu âm màu hệ thống tĩnh mạch chi dưới giúp xác định và đánh giá mức độ suy giãn của các tĩnh mạch, phát hiện sự hiện diện của huyết khối tĩnh mạch sâu từ đó gợi ý cho bác sĩ có quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân hay không. Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, có thể thực hiện lặp lại nhiều lần và có độ chính xác cao trên 90%. Xem thêm: Cải thiện giãn tĩnh mạch chân qua các bài tập tại nhà
Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm khi bệnh còn nhẹ, chưa có biến chứng và người bệnh kiên trì phối hợp điều trị tốt với thầy thuốc.  Giãn tĩnh mạch chi dưới giai đoạn sớm có đáp ứng tốt khi phối hợp giữa  việc thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt như hạn chế đứng hay ngồi lâu một tư thế, mặc áo quần rộng rãi, thay đổi chế độ dinh dưỡng với bổ sung chất xơ và vitamin C để tăng cường sức bền thành mạch, phòng ngừa biến chứng viêm thành mạch, sử dụng các thuốc tăng cường trương lực tĩnh mạch và mang vớ y tế đúng theo hướng dẫn.  Trong những trường hợp nặng hơn ở giai đoạn muộn của bệnh, các biện pháp không can thiệp kể trên cần được thay thế bằng các phương pháp ngoại khoa có xâm lấn khác như chích xơ tĩnh mạch, đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần hoặc laser, dán thành tĩnh mạch bằng keo sinh học để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, rút ngắn thời gian nằm viện. Tuy nhiên nhược điểm của các phương pháp này là chi phí điều trị cao hơn hẳn các biện pháp không can thiệp nên không thể dễ dàng áp dụng cho tất cả bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới.  Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn là phương án điều trị cuối cùng, điều trị triệt để bệnh với tỷ lệ thành công cao trên 95%. Phẫu thuật Stripping là phương pháp phẫu thuật cổ điển được lựa chọn một cách phổ biến.   Xem thêm: Hướng dẫn phòng ngừa và chăm sóc người bị suy giãn tĩnh mạch Bài tập điều trị phục hồi chức năng suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới Suy tĩnh mạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Brucella
Brucella là bệnh gì? Trực khuẩn Brucella là vi khuẩn có dạng hình que gây bệnh Brucella hay bệnh sốt làn sóng. Đây là bệnh lý nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người. Bệnh Brucella là một bệnh lý nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, dễ tái phát cho nên người bệnh khi mắc bệnh cần đi kiểm tra và điều trị để tránh các biến chứng về sau này.
Bệnh Brucella là bệnh lý lây truyền từ động vật sang người với nhiều nguyên nhân như: Trực khuẩn Brucella xuất hiện trong sữa của động vật bị nhiễm bệnh. Nguồn sữa này nếu không được tiệt trùng hoặc không đảm bảo thì khi chế biến thành các sản phẩm như sữa tươi, bơ, pho mai, kem sẽ trở thành nguồn lây bệnh. Người sử dụng sẽ bị nhiễm bệnh khi sử dụng các sản phẩm này. Trực khuẩn Brucella cũng xuất hiện trong các cơ quan, mô của động vật nhiễm bệnh. Việc sử dụng thực phẩm như thịt, nội tạng của động vật khi nấu chưa chín hoặc chưa chế biến kỹ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trực khuẩn Brucella có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương trên da khi các vết thương hở, vết thương bị trầy xước tiếp xúc nước tiểu, máu, dịch tiết, mô của động vật đang mang mầm bệnh. Một số trường hợp người bệnh mắc phải do hít phải vi khuẩn lưu hành trong không khí. Bệnh Brucella không lây từ người sang người, bệnh gặp một số trường hợp bệnh lây từ mẹ sang con trong trường hợp sinh con hoặc qua sữa mẹ khi nuôi con bú..
Triệu chứng của bệnh Brucella có thể khởi phát một cách đột ngột hoặc âm ỉ. Các triệu chứng bệnh thường gặp như: Khởi phát với các triệu chứng sốt, ớn lạnh, rét run, đổ mồ hôi. Sau khi phát bệnh, nếu người bệnh không đi khám và điều trị sẽ xuất hiện các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, sút cân, yếu đuối, nhanh mệt khi làm việc. Ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện đau đầu, đau khớp, đau cơ bắp, đau lưng, đau bụng. Một số trường hợp ở nam giới xuất hiện viêm tinh hoàn. Nếu để bệnh thành mạn tính sẽ xuất hiện các cơn sốt làn sóng xen kẽ với các đợt không sốt trong thời gian dài. Các biến chứng thường gặp của bệnh như tổn thương xương, tổn thương khớp như viêm đĩa đệm, viêm khớp mủ, viêm nội tâm mạc, viêm màng não. Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện một cách nghèo nàn, không điển hình. Vì thế người bệnh cần theo dõi các triệu chứng và đi khám bệnh kịp thời để điều trị đạt hiệu quả.
no_information
Bệnh Brucella là bệnh lý gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Một số đối tượng dễ mắc bệnh như những đối tượng hay tiếp xúc với động vật như bác sĩ thú y, nông dân, người chăn nuôi gia súc, chủ trang trại, nhân viên giết mổ gia súc, người buôn bán gia súc gia cầm, người hay đi săn... Bệnh Brucella là bệnh lý chỉ lây từ động vật hoặc nguồn bệnh sang người mà không lây từ người sang người. Bệnh cũng hay gặp ở người hay đi du lịch hoặc đi đến các vùng có dịch. Các nhà sinh vật học là một trong các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao trong cộng đồng.
Điều trị dự phòng bệnh Brucella cho động vật chưa mắc bệnh: Đối với gia súc gia cầm, động vật có nguy cơ gây bệnh cần tiêm vacxin đầy đủ để phòng tránh bệnh. Khi vật nuôi có dấu hiệu mắc bệnh cần được cách ly và tiêu hủy, khử trùng khi mắc bệnh. Đối với người tiếp xúc: Cần có các biện pháp bảo hộ khi tiếp xúc với vật nuôi, thông bào và có các biện pháp xử lý, cách ly khi vật bị bệnh. Ngoài ra, mọi người còn nên tự nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần đi khám để xác định bệnh và có biện pháp điều trị tốt nhất tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.
Chẩn đoán bệnh Brucella kết hợp giữa việc khám lâm sàng cùng với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Khám lâm sàng xác định các triệu chứng của bệnh Brucella. Bác sĩ sẽ xác định triệu chứng mà người bệnh mắc phải để chẩn đoán phân biệt với các bệnh sốt cấp tính khác như cúm, các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về vi khuẩn đường ruột. Xét nghiệm máu tìm nguyên nhân gây bệnh giúp xác định nguyên nhân và đánh giá diễn biến của bệnh như nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan đặc biệt trong trường hợp bệnh đã xuất hiện các biến chứng cấp tính để có biện pháp điều trị phù hợp. Làm kỹ thuật PCR, nuôi cấy phân lập máu, dịch não tủy và các dịch tiết của người bệnh để tìm nguyên nhân gây bệnh đồng thời hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời cho người bệnh. Chụp Xquang, siêu âm, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm tổn thương, biến chứng nhằm đánh giá đúng tình trạng qua đó giúp định hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.
Việc điều trị bệnh Brucella cần tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc. Sử dụng 1 hoặc phối hợp 2 – 3 loại kháng sinh tùy theo mức độ của người bệnh. Sau khi điều trị, bệnh có thể tái phát và trở nên mạn tính. Điều trị các triệu chứng bệnh gây nên như viêm nội tâm mạc, viêm màng não để hạn chế các tổn thương cho người bệnh. Khi bệnh nặng tiến triển, người bệnh cần theo dõi và điều trị tích cực để tránh trường hợp bệnh diễn biến và nguy hiểm. Sau khi điều trị, người bệnh cần theo dõi hiệu quả điều trị và được nghỉ ngơi, chăm sóc, bổ sung chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục. Cần theo dõi người bệnh tích cực sau điều trị vì bệnh có khả năng tái phát và trở thành mạn tính.
Bàn chân phẳng
Hội chứng bàn chân phẳng là gì? Bàn chân phẳng là hiện tượng khi vòm ở lòng bàn chân bị phẳng, toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng lên. Đây là hiện tượng khá phổ biến, không phân biệt giới tính, độ tuổi hay vùng miền.
Hiện tượng bàn chân phẳng hay bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi do vòm bàn chân chưa phát triển hết. Tuy nhiên, có một số người không bao giờ phát triển vòm này.  Nhiều trẻ có bàn chân bẹt nhưng vẫn linh hoạt, trong đó vòm có thể nhìn thấy khi trẻ ngồi hoặc đứng trên đầu ngón chân, nhưng biến mất khi trẻ đứng. Những trẻ có bàn chân phẳng linh hoạt mà không có vấn đề gì. Vòm bàn chân sẽ có thể thấp dần theo thời gian, gân chạy dọc theo bên trong mắt cá chân giúp hỗ trợ vòm bàn chân sẽ bị hao mòn.
Đa số mọi người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến bàn chân phẳng, tuy nhiên cũng có nhiều người có bàn chân phẳng bị đau chân, đặc biệt là gót chân hay khu vực vòm. Các cơn đau này có thể tăng lên khi hoạt động hoặc bị sưng dọc theo bên trong mắt cá chân cũng có thể xảy ra. Khi có các biểu hiện bệnh sau nghĩa là tình trạng bệnh bàn chân phẳng đã ảnh hưởng đến sức khỏe, cần thăm khám để được điều trị kịp thời: Bàn chân bị đau khi mang ủng hay giày vừa vặn; Dép bị mòn rất nhanh; Lòng bàn chân phẳng; Bàn chân yếu, tê hoặc co cứng.
Bệnh bàn chân phẳng không lây truyền từ người sang người.
Các đối tượng sau có nguy cơ cao bị bệnh bàn chân phẳng: béo phì, bị tổn thương bàn chân hoặc mắt cá chân, bị viêm khớp dạng thấp, bị lão hóa hoặc bị bệnh tiểu đường.
Để phòng ngừa bệnh bàn chân thẳng, cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý: tránh hoạt động mạnh, mang vác vật nặng trong thời gian dài, tập luyện thể thao quá sức… Để quản lý bệnh bàn chân phẳng, có thể áp dụng các biện pháp sau: tham gia các hoạt động nhẹ như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi, bạn không được nhảy hay tham gia các hoạt động cần chạy; sử dụng các dụng cụ vòm hỗ trợ để tăng sự thoải mái; sử dụng thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau; áp dụng chế độ giảm cân để giảm áp lực lên đôi chân.
Để chẩn đoán bệnh bàn chân phẳng có thể áp dụng các biện pháp sau: Khám thông qua việc quan sát hai bàn chân từ phía trước, phía sau và yêu cầu bạn đứng trên ngón chân. Ngoài ra có thể sử dụng chẩn đoán hình ảnh với các phương pháp: Chụp X-quang bằng cách sử dụng một lượng nhỏ phóng xạ tạo ra hình ảnh của xương và khớp ở bàn chân.  Chụp CT để kiểm tra các góc độ khác nhau và cung cấp nhiều chi tiết hơn so với chụp X-quang thông thường. Siêu âm để tạo ra hình ảnh chi tiết các mô mềm trong cơ thể. Chụp cộng hưởng từ MRI để có thể biết chi tiết của cả mô cứng và mềm.
Khi lòng bàn chân phẳng gây đau đớn, có thể sử dụng các liệu pháp: Sử dụng dụng cụ hỗ trợ vòm không cần toa có thể giúp giảm đau do bàn chân phẳng. Phương pháp này không có tác dụng chữa bàn chân phẳng, nhưng thường làm giảm triệu chứng. Luyện tập kéo dãn cơ với các bài tập căng gân. Sử dụng giày hỗ trợ để có thể thoải mái hơn dép hoặc giày bình thường. Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để giúp cải thiện hình dạng chân. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện chế độ giảm cân, để giảm áp lực lên đôi chân và hạn chế các triệu chứng của bệnh. Phương pháp phẫu thuật sẽ được sử dụng khi gặp phải các biến chứng của bệnh bàn chân phẳng gây ra như bị bong gân… Xem thêm: Khoèo chân bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Tê bì tay chân: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Cấu tạo, cách hoạt động của bàn chân
Bò điên
Bệnh bò điên (có tên tiếng anh là Creutzfeldt-Jakob) là một rối loạn thoái hóa não dẫn đến chứng mất trí nhớ và cuối cùng là tử vong. Các triệu chứng của bệnh bò điên có thể giống với các triệu chứng rối loạn não của chứng mất trí nhớ khác như Alzheimer, nhưng bệnh bò điên thường tiến triển nhanh hơn nhiều. Bệnh bò điên thu hút sự chú ý của công chúng vào những năm 1990, khi một số người ở Vương quốc Anh phát triển bệnh bò điên sau khi ăn não hoặc mô tủy sống của bò mắc bệnh. Mặc dù nghiêm trọng, nhưng bệnh bò điên rất hiếm và ít phổ biến. Trên toàn thế giới, ước tính có một trường hợp mắc bệnh bò điên được chẩn đoán trên một triệu người mỗi năm, thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Bệnh bò điên tại Việt Nam những năm qua đã ghi nhận một số ca nghi ngờ mắc, nhưng do thiếu điều kiện cơ sở vật chất để chẩn đoán bệnh này, nhưng bệnh tiến triển rất nhanh và chưa có thuốc đặc trị, do đó, các trường hợp này thường được xuất viện về nhà.
Bệnh bò điên và các biến thể của nó đều thuộc nhóm các bệnh truyền nhiễm gây bệnh tích nhũn não (transmissible spongiform encephalopathies – TSEs). Tên bắt nguồn từ các lỗ xốp, có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi khi soi các mô não bị tổn thương. Nguyên nhân bệnh bò điên và các TSE khác là do sự bất thường của một loại protein có tên gọi là prion. Bình thường protein này vô hại đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi chúng bị biến dạng  sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn và gây hại xáo trộn các quá trình sinh học bình thường của cơ thể.
Triệu chứng bệnh bò điên được đánh dấu bằng sự suy giảm sức khỏe tâm thần nhanh chóng, thường là trong vòng vài tháng. Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu thường gặp như: Thay đổi tính cách Lo âu Chán nản Mất trí nhớ Suy nghĩ rối bời Thị lực giảm hoặc mù Mất ngủ Khó nói Khó nuốt Di chuyển đột ngột Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng về sức khỏe tâm thần trở nên nặng  hơn. Hầu hết cuối cùng, người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê, suy tim, suy hô hấp, viêm phổi hoặc nhiễm trùng là nguyên nhân chính dẫn tới  tử vong. Từ khi mắc bệnh và đến lúc từ vòng thường kéo dài trong vòng một năm.
Khả năng thấp người bị mắc bệnh bò điên. Bệnh không thể lây truyền qua ho hoặc hắt hơi, chạm hoặc quan hệ tình dục. Nhưng có ba đường lây có thể gặp như sau: Không thường xuyên. Hầu hết những người mắc bệnh bò điên dạng cổ điển đều nhiễm mà không rõ cách lây nhiễm, còn được gọi là bệnh bò điên  tự phát hoặc lẻ tẻ, loại này chiếm phần lớn các trường hợp. Do di truyền. Chưa đến 15%  những người mắc bệnh bò điên có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc xét nghiệm dương tính với đột biến gen liên quan đến bệnh bò điên. Loại này được gọi là bệnh bò điên gia đình. Do lây nhiễm. Một số ít người đã bị nhiễm bệnh bò điên sau khi tiếp xúc với mô của người bệnh như ghép giác mạc hoặc cấy ghép da. Ngoài ra, do các phương pháp khử trùng không phá hủy được các prion bất thường, do đó dẫn đến một số ít người đã bị nhiễm bệnh bò điên sau khi trải qua phẫu thuật não với các dụng cụ phẫu thuật bị nhiễm. Các trường hợp bệnh bò điên trên được gọi là bệnh bò điên do điều trị (iatrogenic CJD). Biến thể khác của bệnh bò điên có liên quan đến việc ăn thịt bò bị nhiễm bệnh bò điên như bệnh viêm não thể bọt biển ở bò (tiếng Anh là bovine spongiform encephalopathy, viết tắt BSE).
Hầu hết các trường hợp bệnh bò điên xảy ra không rõ nguyên nhân và không có yếu tố nguy cơ nào có thể được xác định. Tuy nhiên, một vài yếu tố có thể có liên quan đến các biến thể khác nhau của bệnh bò điên như: Tuổi tác. Bệnh bò điên có xu hướng phát triển muộn, thường là khoảng 60 tuổi. Khởi phát bệnh bò điên di truyền theo gia đình xảy ra sớm hơn một chút và bệnh đã ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi trẻ hơn nhiều, thường là sau 20 tuổi. Di truyền. Với những người đã có người thân mắc bệnh bò điên thì khả năng cao thế hệ sau cũng sẽ mắc bệnh tương tự. Chỉ cần thường hưởng 1 gen đột biến từ bố hoặc mẹ cũng đủ để phát triển thành bệnh. Phân tích di truyền ở những người bị bệnh bò điên do điều trị (iatrogenic CJD) và các biến thể của bệnh bò điên cho thấy rằng việc thừa hưởng các bản sao giống hệt nhau của một số biến thể của gen prion có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bò điên nếu tiếp xúc với mô bị ô nhiễm. Tiếp xúc với mô bị ô nhiễm. Những người được điều trị bằng hormone tăng trưởng của con người có nguồn gốc từ tuyến yên hoặc những người ghép  màng cứng của não có thể có nguy cơ mắc bệnh bò điên do điều trị. Nguy cơ mắc bệnh bò điên từ việc ăn thịt bò bị ô nhiễm rất khó xác định. Nhìn chung, nếu các quốc gia thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý thực phẩm, rủi ro mắc bệnh bò điên hầu như không có.
Hiện nay không có cách nào để ngăn chặn bệnh bò điên ở dạng lẻ tẻ. Nếu có tiền sử gia đình mắc các bệnh về thần kinh, người bệnh nên được tư vấn bởi các chuyên gia di truyền học để thảo luận về các nguy cơ khác làm tăng cả năng mắc bệnh bò điên hoặc các phát triển từ chưa có bệnh thành có bệnh. Ngăn ngừa bệnh bò điên do điều trị (iatrogenic CJD) Các bệnh viện và các tổ chức y tế nên tuân thủ theo các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn để ngăn chặn bệnh bò điên do triệu trị gây ra như: Sử dụng hoàn toàn hormone tăng trưởng tổng hợp, chứ không phải là loại có nguồn gốc từ tuyến yên của con người. Phá hủy các dụng cụ phẫu thuật được sử dụng trên não hoặc mô thần kinh của bất kỳ người bệnh đã biết hoặc nghi ngờ mắc bệnh bò điên. Chỉ sử dụng các dụng cụ một lần cho một người bệnh như thủ thuật chọc dò tủy sống. Để giúp đảm bảo an toàn cho việc truyền máu, những người có nguy cơ tiếp xúc với bệnh bò điên hoặc các biến thể của nó thì sẽ không đủ điều kiện để hiến máu ở Hoa Kỳ như: Có người thân cùng huyết thống đã được chẩn đoán mắc bệnh bò điên Đã điều trị bằng phẫu thuật ghép vỏ não Đã điều trị bằng hormone tăng trưởng của người Đã sống ít nhất ba tháng tại Vương quốc Anh từ 1980 đến 1996 Đã sống 05 năm trở lên ở châu Âu kể từ năm 1980 Đã sống tại các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Bắc Âu trong ít nhất sáu tháng từ 1980 đến 1990, hoặc tại các địa điểm khác ở Châu Âu từ 1980 đến 1996 Đã được truyền máu ở Hoa Kỳ hoặc Pháp từ năm 1980 Đã tiêm insulin bò từ năm 1980 Vương quốc Anh, cũng như một số quốc gia khác đều có những tiêu chuẩn nhất định liên quan đến việc hiến máu từ những người có nguy cơ tiếp xúc với bệnh bò điên và các biến thể của nó. Ngăn chặn các biến thể của bệnh bò điên Nguy cơ ký mắc biến thể của bệnh bò điên tại Hoa Kỳ vẫn cực kỳ thấp. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh chỉ có ba trường hợp đã được báo cáo ở Hoa Kỳ, đó là bằng chứng cho thấy những trường hợp này đã bị lây nhiễm từ nước ngoài ở Anh và Ả Rập Saudi. Tại Vương quốc Anh, nơi phần lớn các trường hợp các biến thể của bệnh bò điên có ít hơn 200 trường hợp đã được báo cáo. Tỷ lệ mắc bệnh bò điên đạt đỉnh từ năm 1999 đến năm 2000 và đã giảm dần kể từ đó. Quản lý các nguồn lây nhiễm tiềm tàng Hầu hết các quốc gia đã thực hiện các bước để ngăn chặn mô nhiễm bệnh viêm não thể bọt biển ở bò xâm nhập vào nguồn cung cấp thực phẩm, bao gồm: Hạn chế chặt chẽ nhập khẩu gia súc từ các quốc gia nơi bệnh viêm não thể bọt biển ở bò phổ biến Hạn chế về thức ăn chăn nuôi Thủ tục nghiêm ngặt để đối phó với động vật bị bệnh Phương pháp giám sát và xét nghiệm để theo dõi sức khỏe gia súc Hạn chế về các bộ phận của gia súc có thể được chế biến thành thực phẩm
Chỉ sinh thiết não hoặc kiểm tra mô não sau khi chết (khám nghiệm tử thi) thì mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh bò điên. Nhưng các bác sĩ thường có thể chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh tật, khám thần kinh và chỉ định một số xét nghiệm giúp chẩn đoán được chính xác. Khi khám các triệu chứng thực thể, bác sĩ có thể phát hiện các  các triệu chứng đặc trưng như co giật cơ và co thắt, phản xạ bất thường và các vấn đề phối hợp. Những người mắc bệnh bò điên cũng có thể có các điểm mù và thay đổi về nhận thức không gian của thị giác. Ngoài ra, các bác sĩ thường sử dụng các xét nghiệm sau để giúp phát hiện bệnh bò điên: Điện não đồ (EEG). Sử dụng các điện cực đặt trên da đầu của người bệnh để đo hoạt động điện của não. Những người mắc bệnh bò điên và các biến thể của nó sẽ có sóng điện não bất thường và rất đặc trưng. MRI. Kỹ thuật hình ảnh này sử dụng sóng radio và từ trường để tạo ra hình ảnh cắt ngang của não và cơ thể của người bệnh. Biện pháp này đặc biệt có ích trong chẩn đoán các rối loạn não vì hình ảnh có độ phân giải cao của chất trắng và chất xám của não. Xét nghiệm chọc dịch não tủy. Dịch não tủy bao quanh và vùng đệm của não và tủy sống. Trong một chọc dò tủy sống, bác sĩ sẽ chọc hút dịch não tuỷ và xét nghiệm để tìm dấu ấn của một loại protein đặc biệt trong dịch tủy sống thường là dấu hiệu của bò điên và biến thể của bệnh bò điên.
Không có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh bò điên hoặc bất kỳ biến thể nào của nó. Một số loại thuốc đã được thử nghiệm nhưng chưa không cho thấy hiệu quả . Vì lý do đó, các bác sĩ thường tập trung vào việc điều trị giảm đau và các triệu chứng khác, làm cho những người mắc các bệnh này thoải mái nhất có thể.   Xem thêm: Hay quên và mất tập trung có phải là bệnh? Làm gì để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ sau điều trị bệnh ung thư Mất ngủ: Vì sao khó chữa?
Babesia (nhiễm trùng do Babesia)
Bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng hiếm gặp do một loài ký sinh trùng rất nhỏ có tên Babesia gây ra. Bệnh lây truyền sang người thông qua vết cắn của một số loài bọ ve. Trong bệnh babesia, ký sinh trùng sẽ xâm nhập và ký sinh ở trong hồng cầu của người bệnh. Do đó, người mắc bệnh sẽ có các biểu hiện là sốt, tan máu và đái ra huyết cầu tố.  Babesia là các ký sinh đơn bào lây truyền qua ve bọ của động vật hoang dã và gia súc, phân bổ toàn thế giới.  Bệnh này chủ yếu xảy ra là do nhiễm ký sinh trùng Babesia microti, thường là do bị bọ ve Ixodes (bọ ve hươu) cắn. Vật chủ tự nhiên của B. microti là hàng loạt động vật hoang dại và gia súc, nhất là chuột chân trắng và hươu đuôi trắng. Cùng với việc mở rộng vùng sinh sống của hươu, tỷ lệ nhiễm bệnh ở người cũng có xu hướng tăng lên. Con người bị nhiễm bệnh Babesia chủ yếu là do bị loài ve Ixode dammini đốt. Tuy nhiên việc lây nhiễm bệnh Babesia do bị truyền phải máu có chứa mầm bệnh cũng đã được thông báo.
Bệnh này chủ yếu xảy ra là do nhiễm ký sinh trùng Babesia microti, nhiễm trùng do Babesia divergèns hiếm gặp hơn. B. microti là loài gây bệnh quan trọng nhất tại châu Mỹ, ngược lại B. divergens là dòng ưu thế tìm thấy ở châu Âu.  Bệnh thường được truyền sang người qua vết chích của một loại bọ ve nhỏ xíu đã bị nhiễm bệnh (tại Massachusetts, là bọ ve trên hươu nai). Nguy cơ mắc bệnh cao nhất xảy ra trong thời gian cuối tháng năm đến tháng chín, khi các loài bọ ve hoạt động mạnh nhất. Bọ ve phải bám cơ thể và hút máu trong thời gian từ 36 đến 48 giờ đồng hồ trước khi có thể truyền mầm bệnh sang người. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh babesiosis, nhưng những người thường xuyên ở ngoài trời có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bọ ve nhiễm bệnh babesiosis thường có tại các vùng bờ biển, như Nantucket, Martha’s Vineyard và Cape Cod. Chứng bệnh này cũng có thể lây qua việc truyền máu nhiễm bệnh, hay từ phụ nữ mang thai lây sang cho con, nhưng những trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Chỉ với một vết chích, người ta có thể cùng lúc bệnh Babesia và những bệnh khác do bọ ve là tác nhân truyền bệnh (ví dụ như bệnh Lyme).
Đa phần những người mắc bệnh bởi loại ký sinh trùng này chỉ có những triệu chứng nhẹ hoặc không có biểu hiện nào nên dễ bị bỏ qua.  Với những người có biểu hiện bệnh rõ ràng, các triệu chứng của bệnh có thể từ nhẹ tới nặng và có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Giai đoạn ủ bệnh kéo dài 1- 4 tuần, và bệnh nhân thường không nhớ là đã từng bị ve đốt hay không. Các triệu chứng bao gồm:  Sốt thất thường,  Ớn lạnh hoặc rét run,  Đau đầu,  Vã mồ hôi,  Buồn nôn, nôn,  Đau bụng,  Mệt mỏi,  Đau nhức cơ và các khớp,  Nước tiểu sẫm màu và thiếu máu do tan máu (kí sinh trùng B. microti xâm nhập tế bào hồng cầu và nhân lên, dẫn đến vỡ hồng cầu và khởi đẩu quá trình nhiễm các hồng cầu khác).  Trường hợp nặng có thể thấy có các dấu hiệu vàng da và gan to, lách to. Bệnh này có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với những người cao tuổi, người có lá lách yếu, người có hệ miễn dịch suy yếu, hay người có những vấn đề sức khỏe khác.  Mặc dù ký sinh trùng lưu hành trong máu có thể kéo dài nhiều tháng, có hoặc không có triệu chứng, bệnh thường tự khỏi, và sau vài tuần hoặc vài tháng, phần lớn bệnh nhân khỏi không để lại di chứng. Những người đã phẫu thuật cắt lách, những người cao tuổi hoặc suy giảm miễn dịch là những người có khả năng bị bệnh nặng. Một vài trường hợp nhiễm B. divergens được thông báo, tất cả đều xảy ra ở bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt lách. Các trường hợp bệnh này diễn biến nhanh với sốt cao, thiếu máu tan huyết nặng, hoàng đảm, hemoglobin niệu và suy thận; hậu quả thường là dẫn đến tử vong.
no_information
no_information
Để phòng ngừa bệnh Babesia và các loại bệnh khác lây truyền qua bọ ve, cách bảo vệ tốt nhất là tránh tiếp xúc với loài bọ này. Khi làm việc hay vui chơi ngoài trời trong các khu vực có thể có bọ ve (nhất là những vùng có cỏ cao, cỏ dại, rừng rậm rạp, nhiều lá cây) bạn nên:  Mặc quần áo sáng màu (để dễ dàng phát hiện bọ chét), quần dài và áo dài tay.  Tạo ra một “rào cản bọ chét” bằng cách nhét ống quần vào vớ và nhét áo vào trong quần.  Nên sử dụng thuốc chống côn trùng khi có đi ra ngoài. Nếu sử dụng các sản phẩm này, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn. Sau khi trở vào nhà, rửa sạch thuốc bằng xà bông và nước ấm.  Kiểm tra kỹ quần áo và da (nhất là ở đùi, háng, cánh tay, dưới nách, chân và da đầu) sau khi đi vào khu vực có bọ chét. Nếu phát hiện có bọ chét, hãy dùng nhíp đầu nhọn gỡ chúng ra ngay lập tức. Khi gỡ bọ chét, dùng nhíp kẹp bọ chét càng sát da càng tốt và kéo thẳng mạnh tay. Sau khi gỡ bọ chét, hãy dùng cồn để khử trùng vùng da đó. Không được ép hay nghiền bọ ve khi nó còn bám trên da. Nói chuyện với bác sĩ thú y về cách phòng ngừa bọ chét tốt nhất cho thú nuôi của quý vị. Nhiễm Babesia có thể được kiểm soát nếu bạn lưu ý vài điều sau: Đi khám càng sớm càng tốt và không tự ý uống thuốc hạ sốt ở nhà; Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện thêm triệu chứng bất thường mới.
Chẩn đoán xác định dựa trên việc tìm thấy ký sinh trùng trong hồng cầu khi soi tiêu bản trên kính hiển vi quang học. Một hồng cầu có thể mang các giai đoạn khác nhau của ký sinh trùng, và tỷ lệ hồng cầu nhiễm có thể quá 10%. Có thể cần phải làm xét nghiệm này lại nhiều lần; ký sinh trùng lưu hành trong máu có thể thấy rõ sau 2 - 4 tuần.  Do bệnh có nhiều đặc điểm giống với sốt rét nên Babesia cần phân biệt với ký sinh trùng sốt rét, đặc biệt là Plasmodium falciparum.  Về mặt lâm sàng, bệnh có các biểu hiện sốt thất thường, rét run, đau đầu, vã mồ hôi, đau cơ và mệt mỏi nhưng các triệu chứng không có tính chu kỳ như sốt rét.  Về mặt xét nghiệm: có thể thực hiện phân lập qua cấy máu của bệnh nhân cho chuột họặc gerbil (một loài gặm nhấm khác), sau đó dùng phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp để so sánh hiệu giá kháng thể nhằm chẩn đoán phân biệt. Hoặc dùng xét nghiệm PCR có độ đặc hiệu tương đương nhưng có độ nhạy cao hơn.
Hầu hết các trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng Babesia thường tự khỏi mà không cần điều trị gì đặc hiệu (chủ yếu là điều trị triệu chứng). Nhiễm B. microti ở bệnh nhân có lách nguyên lành thường tự khỏi.  Ở một số bệnh nhân, đặc biệt những người đã phẫu thuật cắt lách thì cần điều trị kháng sinh (Clindamycin, Azythromycin) kết hợp với các thuốc diệt ký sinh trùng (Quinin, Atovaquon);  Trong một số trường hợp nặng, truyền máu cũng đã được thực hiện để làm giảm thấp mật độ ký sinh trùng trên bệnh nhân, cũng có hiệu quả ở một số bệnh nhân bị bệnh nặng với tỷ lệ hồng cầu nhiễm lớn hơn 10%. Trong những trường hợp đe dọa tính mạng có thể thực hiện truyền máu trao đổi, khi đó hồng cầu nhiễm sẽ bị loại bỏ và thay bằng hồng cầu tươi.   Xem thêm: Sốc nhiễm khuẩn - vì sao nguy hiểm? Tiêu chảy nhiễm trùng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Nhiễm khuẩn huyết: Nguy hiểm, triệu chứng thầm lặng
Bệnh giác mạc chóp
Bệnh giác mạc chóp là gì? Ánh sáng được phản xạ từ vật được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc mắt được các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não để tạo ra ảnh. Ở người bình thường, giác mạc trong suốt và có hình chỏm cầu cong đều đặn từ trung tâm ra ngoại vi. Bệnh giác mạc chóp là bệnh lý giác mạc mà giác mạc biến đổi làm phần trung tâm hoặc cạnh trung tâm phía dưới của giác mạc bị phình ra và bị tiêu mỏng, không còn sự đều đặn. Do đó người bị bệnh giác mạc chóp sẽ bị giảm thị lực, và có thể nhầm lẫn với các bệnh do tật khúc xạ của mắt như cận thị hay loạn thị. Bệnh giác mạc chóp là bệnh lý rất nguy hiểm có thể khiến người bệnh bị mù vĩnh viễn cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc.
Cho tới nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh giác mạc chóp vẫn chưa xác định được. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh như: Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc thiếu hụt về mặt di truyền làm cho các sợi Collagen kém bền vững không đảm bảo được việc giữ hình dáng ổn định của giác mạc gây ra bệnh, dẫn đến giác mạc chỗ bị phình ra, chỗ bị tiêu mỏng. Ngoài ra nhiều trường hợp cho thấy bệnh xuất hiện trong gia đình có họ hàng bị bệnh. Tiền sử một số bệnh: Bệnh thường xuyên xuất hiện ở một số người có cơ địa dị ứng như viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn... Những người hay có tật dụi mắt làm tổn thương giác mạc cũng là nguyên nhân tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Các yếu tố môi trường như ô nhiễm, khói bụi, tiếp xúc quá mức với tia cực tím khiến tổn thương giác mạc dẫn đến bệnh Ngoài ra, nội tiết cũng có liên quan đến bệnh. Do bệnh giác mạc chóp thấy có một tỷ lệ nhất định gặp ở thanh thiếu niên lứa tuổi dạy thì cũng như phụ nữ mang thai. Đây là những thời điểm mà nội tiết tố thường cao hơn trước đó.
no_information
no_information
Bệnh giác mạc chóp đa phần gặp ở giới trẻ trong đó có cả trẻ em và người trưởng thành. Trong nhiều trường hợp bệnh lý giác mạc chóp rất khó phát hiện tại giai đoạn sớm. Đa số trường hợp phát hiện bệnh khi bệnh đã tiến triển giảm hoặc mất thị lực. Nhiều trường hợp bị nhầm lẫn với các bệnh về mắt khác như cận thị hoặc loạn thị. Bệnh không phải phổ biến nhưng dễ bỏ sót, do đó cần phải được thăm khám thường xuyên khi có những bất thường giảm thị lực mắt nhanh. Tránh trường hợp để muộn gây sẹo giác mạc.
no_information
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh cần kiểm tra định kỳ về khúc xạ, nếu thấy tăng độ trong thời gian ngắn hoặc những bất thường tiến triển nhanh cần kiểm tra để chẩn đoán. Một số yếu tố chẩn đoán được sử dụng như: Kiểm tra hình dạng giác mạc Lập bản đồ giác mạc, đo địa hình giác mạc Kiểm tra giác mạc bằng kính hiển vi sinh học
Hiện nay, các phương pháp điều trị chính cho bệnh giác mạc chóp là: Điều trị bằng kính thuốc: Người bệnh được chẩn đoán có thể được điều trị bằng kính tròng mềm giống như khúc xạ thông thường trong trường hợp phát hiện sớm. Nếu như bệnh nặng lên, giác mạc bị biến đổi, gồ ghề không đều thì cần chuyển sang kính tròng cứng. Việc tháo lắp sử dụng kính áp tròng cần phải được vệ sinh sạch sẽ và dưới hướng dẫn của chuyên khoa Mắt tránh gây viêm giác mạc nặng. Điều trị bằng phẫu thuật: Phẫu thuật Cross linking giúp làm chậm tiến triển giác mạc chóp. Trường hợp bệnh nặng phát triển gây sẹo giác mạc thì phương án duy nhất là mổ ghép giác mạc để  bảo tồn thị lực. Trong bệnh giác mạc chóp, lời khuyên của bác sĩ là định kỳ kiểm tra mắt thường xuyên để theo dõi và phát hiện sớm tránh trường hợp bệnh phát triển đến giai đoạn nặng. Việc sử dụng kính cần vệ sinh sạch sẽ, hạn chế dụi mắt làm tổn thương giác mạc và luôn đề phòng mỗi khi thấy những biểu hiện lạ của mắt. Xem thêm: Các bệnh lý thường gặp ở giác mạc Cảnh giác với rách/bong giác mạc  21/05/2019 Viêm giác mạc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh
Bệnh do Cryptosporidium
Cryptosporidium là gì? Cryptosporidium là một loại ký sinh trùng đơn bào thuộc ngành Apicomplexa, gây ảnh hưởng đến đường ruột, hệ hô hấp hay cả hệ miễn dịch gây suy giảm miễn dịch cá thể dẫn đến tiêu chảy hoặc ho dai dẳng Bệnh do Cryptosporidium thường gặp là bệnh tiêu chảy cấp tính, ở những đối tượng có hệ miễn dịch kém thì triệu chứng bệnh có thể nặng hơn và đe dọa đến tính mạng Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh do Cryptosporidium ở nước ta còn thấp nhưng với sự lan truyền mầm bệnh do ngành chăn nuôi bò sữa phát triển với các giống bò nhập khẩu và tỷ lệ mắc AIDS tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhiễm trùng cơ hội xuất hiện, đặc biệt là Cryptosporidium.
Nguyên nhân lây nhiễm Cryptosporidium đến từ các loài động vật có xương sống như ngựa, cừu, khỉ, mèo, chó và đặc biệt là bò vì là nguồn lây nhiễm quan trọng liên quan đến sự lan truyền bệnh cho con người Các loại rau, quả có nang kén hoặc tiếp xúc trực tiếp với động vật cũng là nguyên nhân khiến con người nhiễm loại ký sinh trùng này Các loài động vật có vú, một số loại chim non hoặc động vật mới sinh như bê, cừu non, lợn con từ 1-3 tuần tuổi cũng là nguồn bệnh nguy hiểm truyền đơn bào Cryptosporidium
Triệu chứng của bệnh do Cryptosporidium thường là tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ói mửa, sốt nhẹ và cơ thể bị mất nước, tuy nhiên một số trường hợp có thể không biểu hiện triệu chứng Các biểu hiện điển hình thường bắt đầu từ 2 đến 10 ngày sau khi tiếp xúc với ký sinh trùng, trung bình khoảng 7 ngày và kéo dài 1-2 tuần ở người khỏe mạnh. Sự nhiễm trùng có thể kéo dài lâu hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu Ngoài các thể bệnh thông thường điển hình ở ruột, có một số trường hợp bệnh nhân biểu hiện triệu chứng bệnh lý ở đường hô hấp
Bệnh do Cryptosporidium được lây truyền qua các con đường chủ yếu sau: Người lành nuốt những thứ tiếp xúc với phân của người hoặc động vật nhiễm Cryptosporidium Uống các nguồn nước từ hồ bơi, bồn nước nóng, hồ, sông, suối nhiễm phân của người và động vật, trong đó có trứng của Cryptosporidium Thức ăn nhiễm Cryptosporidium không nấu chín, rau sống, trái cây không được rửa kỹ Nuốt Cryptosporidium nhiễm từ các bề mặt như đồ chơi, đồ đạc trong nhà vệ sinh, bô đi tiểu bị nhiễm phân của người bệnh
Người sống trong môi trường vệ sinh kém, nguồn nước và thức ăn nhiễm bẩn Người có thói quen sống kém vệ sinh, không ăn chín uống sôi, ít giữ vệ sinh cá nhân Những người có nguy cơ mắc Cryptosporidium có biểu hiện nặng thường là người có hệ miễn dịch suy yếu như: Người bị HIV/AIDS Người bị ung thư và thay ghép cơ quan do đang phải sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch Người có bệnh di truyền ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Rửa tay với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, thay tã trẻ em hoặc trước khi ăn và chuẩn bị thức ăn Tránh sử dụng nguồn nước và thức ăn kém vệ sinh, nước từ ao hồ, sông, suối, vũng nếu chưa được lọc và xử lý theo tiêu chuẩn Rửa sạch hoặc bỏ vỏ trái cây tưới trước khi ăn Nếu đang ở khu vực có dịch bùng phát do nguồn nước nhiễm Cryptosporidium thì cần đun sôi nước 1 phút trước khi sử dụng để diệt trùng Khi đi du lịch ở vùng có nguồn nước không an toàn cũng cần tránh uống nước trực tiếp từ vòi mà không qua đun sôi hay ăn thức ăn chưa được nấu chín Tránh tắm hồ bơi nếu bản thân nhiễm bệnh ít nhất 2 tuần sau khi ngừng tiêu chảy để trảnh là nguyên nhân lan truyền Cryptosporidium cho cộng đồng
Chẩn đoán xác định bệnh do Cryptosporidium dựa vào biểu hiện lâm sàng thường không có giá trị mà phải dựa vào kết quả xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng bằng các phương pháp như nhuộm Aumarin huỳnh quang hoặc nhuộm Ziehl-Neelsen cải tiến, các phương pháp soi tươi, nhuộm iod thì khó phát hiện hơn.
Hiện nay việc điều trị bệnh do Cryptosporidium vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả, dù một số nhà khoa học đã sử dụng thuốc spiramycin để điều trị và có ghi nhận tích cực nhưng phương pháp điều trị hiện nay vẫn là điều trị triệu chứng Bệnh nhân cần được sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy, bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol hoặc viên Hydrite. Chú ý cần pha đúng dung dịch bù nước theo hướng dẫn sử dụng và dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết thì phải bỏ đi Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch mà được chẩn đoán bị bệnh do Cryptosporidium thì cần phải giảm liều để có thể có đủ khả năng loại trừ được ký sinh trùng   Xem thêm: Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? Thế nào là suy giảm hệ miễn dịch? Hệ thống miễn dịch tác động tới tế bào ung thư như thế nào?
Bại não
Bại não là một rối loạn vận động, trương lực cơ hoặc tư thế do tổn thương xảy ra đối với sự phát triển não bộ trẻ, thường xảy ra trước khi sinh. Các triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn bào thai hoặc tuổi mẫu giáo. Nhìn chung, bại não làm khả năng di chuyển bị suy yếu liên quan đến các phản xạ bất thường, sự mềm dẻo hoặc cứng của chân tay, tư thế bất thường, cử động không theo mong muốn...Những người bị bại não có thể gặp vấn đề về nuốt và thường bị mất cân bằng của cơ mắt khiến mắt không thể nhìn tập trung vào cùng một điểm. Ảnh hưởng của bại não đến khả năng chức năng của cơ thể cũng rất khác nhau. Một số người bị ảnh hưởng về chức năng đi lại, một số người khác năng lực trí tuệ bình thường hoặc gần như bình thường, thậm chí bị thiểu năng trí tuệ. Vậy bệnh bại não là gì, các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa sẽ có chi tiết ở bài viết sau.
Bệnh bại não là do sự bất thường hoặc gián đoạn trong sự phát triển não bộ, thường xảy ra tại thời điểm trẻ nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên nguyên nhân chính xác dẫn đến bại não vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thấy rằng, một số yếu tố có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển não trẻ bao gồm: Đột biến trong gen dẫn đến sự phát triển bất thường của não Mẹ bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi Đột quỵ thai nhi làm gián đoạn quá trình cung cấp máu cho não của thai nhi phát triển Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh gây viêm trong não hoặc xung quanh não Chấn thương đầu cho trẻ sơ sinh do tai nạn xe máy hoặc ngã Ngạt trong quá trình chuyển dạ khiến não thiếu oxy lên não hoặc người mẹ gặp khó khăn trong khi sinh khiến thời gian sinh kéo dài.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau rất nhiều. Các vấn đề di chuyển và phối hợp liên quan đến bại não có thể bao gồm: Trương lực cơ có vấn đề như quá cứng hoặc quá mềm Thiếu sự phối hợp cơ bắp Rung động hoặc chuyển động không theo ý muốn Chuyển động chậm, múa vờn Phát triển chậm trong việc đạt được các mốc kỹ năng vận động như đẩy tay lên, tự ngồi lên hoặc bò. Thích thực hiện hành động ở một bên của cơ thể như dơ lên với một tay hoặc kéo một chân trong khi bò Đi bộ khó khăn như đi bằng ngón chân, khom người hoặc dáng đi không đối xứng Chảy nước dãi quá mức hoặc gặp vấn đề với việc nuốt Khó khăn khi bú hoặc ăn Chậm phát triển giọng nói hoặc khó nói Khó khăn với các vận động tinh như nhặt một cây bút chì hoặc muỗng Động kinh Các khuyết tật liên quan đến bại não có thể được giới hạn chủ yếu ở một chi hoặc một bên của cơ thể, hoặc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Rối loạn não gây bại não không thay đổi theo thời gian, vì vậy các triệu chứng thường không trở nên nặng hơn theo tuổi tác. Bất thường não liên quan đến bại não cũng có thể góp phần vào các vấn đề thần kinh khác như: Khó nhìn và nghe Thiểu năng trí tuệ Động kinh Cảm giác bất thường hoặc nhận thức về đau Bệnh răng miệng Sức khỏe tâm thần Tiểu tiện không tự chủ
Bệnh bại não không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh
Sức khỏe của bà mẹ. Một số bệnh nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khi mang thai có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bại não cho trẻ, đặc biệt là bại não bẩm sinh như: Sởi Đức (rubella). Rubella là một bệnh nhiễm virus có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Và cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do virus truyền nhiễm gây ngứa và phát ban, và đồng thời gây ra các biến chứng thai kỳ. Và cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Vi rút Cytomegalovirus. Cytomegalovirus là một loại virus phổ biến gây ra các triệu chứng giống như cúm và có thể gây dị tật bẩm sinh nếu như người mẹ bị nhiễm virus ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Mụn rộp. Nhiễm herpes có thể truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai, ảnh hưởng đến tử cung và nhau thai, phá hủy hệ thống thần kinh đang phát triển của thai nhi. Nhiễm độc tố. Toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng tìm thấy trong thực phẩm bị ô nhiễm, đất và phân của mèo bị nhiễm bệnh. Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây qua đường tình dục. Tiếp xúc với độc tố. Tiếp xúc với độc tố, chẳng hạn như thủy ngân có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nhiễm virus Zika. Trẻ sơ sinh bị nhiễm Zika của mẹ gây ra bệnh microcephaly dẫn tới trẻ bị bại não. Các bệnh khác có thể làm tăng nguy cơ bại não như các vấn đề về tuyến giáp, thiểu năng trí tuệ hoặc co giật. Trẻ sơ sinh bị bệnh. Bệnh ở trẻ sơ sinh có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh bại não bao gồm: Viêm màng não do vi khuẩn. Nhiễm vi khuẩn này gây ra viêm trong màng bao quanh não và tủy sống. Viêm não virus. Nhiễm virus này tương tự gây viêm ở màng bao quanh não và tủy sống. Vàng da nặng hoặc vàng da nhưng không được điều trị. Các yếu tố khác của thai kỳ và sinh nở như: Ngôi ngược khi sinh. Bình thường trẻ sinh thường thì đầu sẽ ra trước, tuy nhiên đối với những trẻ bị bại não thì nhiều khả năng trẻ ở tư thế chân hoặc mông ra trước. Trẻ có các vấn đề về mạch máu hoặc hô hấp trong quá trình chuyển dạ dẫn tới tổn thương não. Cân nặng khi sinh thấp (Dưới 2,5 kg) có nguy cơ mắc bệnh bại não cao hơn. Sinh đôi trở lên. Nguy cơ bại não tăng theo số lượng thai nhi cùng ở chung tử cung. Nếu một hoặc nhiều thai nhi chết, khả năng những trẻ sống sót có thể bị bại não tăng lên. Sinh non. Một thai kỳ bình thường kéo dài 40 tuần. Trẻ sinh ra dưới 37 tuần có thai có nguy cơ mắc bệnh bại não cao hơn. Trẻ sinh ra càng sớm, nguy cơ bại não càng lớn. Nhóm máu Rh không tương thích giữa mẹ và con.
Hầu hết các trường hợp bại não không thể được ngăn chặn, nhưng bố mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho con . Nếu người mẹ đang mang thai hoặc dự định có thai, người mẹ có thể thực hiện các bước sau để tăng cường sức khỏe và giảm thiểu các biến chứng khi mang thai: Tiêm vắc-xin chống lại các bệnh như sởi rubella có thể ngăn ngừa nhiễm trùng có thể gây tổn thương não của thai nhi. Chăm sóc bản thân. Phụ nữ mang thai càng khỏe mạnh khi mang thai thì càng ít có khả năng bị nhiễm trùng, từ đó phòng ngừa được bệnh bại não. Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước khi sinh sớm và liên tục. Thăm khám thường xuyên là một cách tốt để giảm rủi ro sức khỏe của người mẹ và thai nhi, ngăn ngừa sinh non, nhẹ cân và nhiễm trùng. Ngăn ngừa thương tích ở đầu bằng cách cho trẻ một chỗ ngồi riêng dành cho trẻ xe oto, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp/xe máy...
Nếu nghi ngờ trẻ bị bại não, bác sĩ  sẽ đánh giá các dấu hiệu của trẻ, hỏi về tiền sử bệnh và tiến hành đánh giá thể chất. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu một loạt các xét nghiệm để chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân có thể khác. Quét não. Công nghệ hình ảnh não sẽ chỉ các khu vực bị tổn thương hoặc phát triển bất thường trong não. Những xét nghiệm này có thể bao gồm: Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI sử dụng sóng radio và từ trường để tạo ra hình ảnh 3 chiều hoặc mặt cắt ngang chi tiết về não của trẻ. MRI thường có thể xác định tất cả các tổn thương hoặc sự phát triển bất thường nào trong não của con bạn. Xét nghiệm này không gây đau đớn, nhưng ồn ào và có thể mất đến một giờ để hoàn thành. Siêu âm ultra. Xét nghiệm này có thể thực hiện trong quá trình mang thai bằng cách sử dụng sóng âm thanh tần số cao để thu hình ảnh của não. Siêu âm không tạo ra hình ảnh chi tiết, nhưng nó có thể được sử dụng vì cho ra kết quả nhanh, không tốn kém và có thể đánh giá sơ bộ về não của thai nhi. Điện não đồ (EEG). Nếu trẻ bị co giật, bác sĩ có thể yêu cầu điện não đồ (EEG) để xác định xem bé có bị động kinh hay không, đây là triệu chứng hay xảy ra ở những người bị bại não. Trong điện não đồ, trẻ sẽ được gắn một loạt các điện cực vào da đầu để ghi lại quá trình hoạt động của não. Nếu trẻ bị động kinh, thông thường sẽ có những thay đổi bất thường trong mô hình sóng điện não. Các xét nghiệm cũng có thể sàng lọc các vấn đề di truyền hoặc rối loạn quá trình trao đổi chất. Các bài kiểm tra bổ sung Nếu trẻ đã được chẩn đoán mắc bệnh bại não, phụ huynh sẽ được tư vấn đưa con đi khám ở các chuyên khoa khác để xác định các vấn đề sức khỏe hay gặp của trẻ bại não như: Suy giảm thị lực Khiếm thính Chậm nói hoặc suy giảm khả năng nói Thiểu năng trí tuệ Các sự chậm phát triển khác Rối loạn vận động
Để chăm sóc và điều trị cho trẻ hay người lớn bại não có mắc rất nhiều vấn đề sức khỏe, cần có một đội ngũ Y tế toàn diện để chăm sóc người bệnh lâu dài, nhóm này bao gồm: Bác sĩ nhi khoa giám sát kế hoạch điều trị và chăm sóc y tế. Bác sĩ thần kinh nhi khoa. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Vật lý trị liệu. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh cải thiện sức mạnh và kỹ năng đi bộ, kéo căng cơ bắp. Nhà ngôn ngữ trị liệu. Chuyên gia sức khỏe tâm thần. Nhân viên xã hội. Giáo viên giáo dục đặc biệt. Một giáo viên giáo dục đặc biệt giải quyết các khuyết tật học tập, xác định nhu cầu giáo dục và định hướng chương trình giáo dục phù hợp cho người bệnh. Thuốc Các loại thuốc có thể làm giảm sự căng cứng của cơ bắp được sử dụng để cải thiện khả năng chức năng cơ xương khớp, điều trị đau và kiểm soát các biến chứng liên quan đến co cứng hoặc các triệu chứng bại não khác. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau, triệu chứng giống cúm nhẹ, bầm tím, các tác dụng phụ nghiêm trọng khác bao gồm khó thở và nuốt. Liệu pháp Vật lý trị liệu. Rèn luyện cơ bắp và các bài tập có thể giúp người bệnh khỏe mạnh, linh hoạt, cân bằng, phát triển vận động. Phụ huynh cũng sẽ học được cách chăm sóc an toàn cho các nhu cầu hàng ngày của trẻ ở nhà  như tắm và cho trẻ ăn. Trong 1 đến 2 năm đầu tiên sau khi sinh, cả hai nhà trị liệu vật lý và trị liệu nghề nghiệp đều hỗ trợ các vấn đề về kiểm soát đầu và thân, lăn và nắm của trẻ. Sau đó, cả hai nhà trị liệu này cùng phối hợp với nhau để hỗ trợ trẻ sử dụng xe lăn. Niềng răng có thể được khuyến nghị cho trẻ Trị liệu nghề nghiệp. Thiết bị hỗ trợ  bao gồm xe tập đi, gậy bốn chân, hệ thống ghế ngồi hoặc xe lăn điện. Ngôn ngữ và liệu pháp ngôn ngữ. Phẫu thuật Phẫu thuật có thể được chỉ định cho người bệnh để giảm bớt sự căng cơ hoặc dùng để điều chỉnh các bất thường của xương do co cứng. Những phương pháp điều trị bao gồm: Phẫu thuật chỉnh hình. Trẻ bị co rút hoặc dị tật nghiêm trọng cần phẫu thuật xương hoặc khớp điều chỉnh hoặc để đúng vị trí của cánh tay, hông hoặc chân. Trong một số trường hợp nặng, khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, các bác sĩ phẫu thuật có thể cắt dây thần kinh chi phối khiến các cơ co cứng bằng kỹ thuật gọi là cắt đốt sống lưng có chọn lọc, nhằm giúp cho các cơ thư giãn và giảm đau, nhưng cũng có thể gây tê liệt. Ghép tế bào gốc điều trị bại não Đây là giải pháp hiện đại mang lại hy vọng mới cho người bệnh bại não. Vinmec là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam nghiên cứu triển khai ghép tế bào gốc điều trị bệnh bại não, đạt được nhiều kết quả khả quan. Xem thêm: Bại não là gì? Nguyên nhân chính của bệnh bại não là gì?Cách phân loại bại não? Bệnh bại não có di truyền không? Bại não và cách điều trị hiệu quả Vinmec bước đầu thành công ghép tế bào gốc chữa bại não Hồi sinh kỳ diệu - Nhiều ca chữa trị bại não thành công tại Vinmec Bệnh bại não có chữa được bằng liệu pháp tế bào gốc hay không?
Chốc mép
Chốc mép là bệnh da liễu phổ biến và có khả năng lây nhiễm cao, thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Người bị chốc mép thường biểu hiện với nhiều mụn rộp ở mặt, nhiều nhất là vùng quanh miệng và mũi, trên tay và chân. Các nốt phỏng vỡ và đóng vảy màu vàng mật ong. Người bệnh thường có xu hướng muốn chữa chốc mép nhanh vì những tổn thương ở mặt gây mất thẩm mỹ và cản trở nhiều đến sinh hoạt và làm việc. Có thể chữa chốc mép tại nhà mà không cần nhập viện. Điều trị với thuốc kháng sinh là phương pháp chính, giúp ngăn ngừa lây lan bệnh sang người khác. Điều quan trọng nhất là cách ly người bệnh cho tới khi không còn khả năng lây nhiễm nữa, thường đến 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh.
Tác nhân gây bệnh chính là virus, phổ biến nhất là nhóm herpes virus. Vi khuẩn, nấm chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Nấm men candida albicans là loại nấm thường gặp gây bệnh chốc mép. Nó có mặt ở khắp mọi nơi, và sẵn sàng gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Ngoài ra sự thiếu hụt vitamin B12 cũng được xem là nguyên nhân gây ra bệnh chốc mép.
Triệu chứng lâm sàng kinh điển của bệnh chốc mép là các mụn nước xuất hiện trên da, quanh miệng, mũi và ở tay chân. Các mụn nước này dễ vỡ, rỉ nước và sau đó vài ngày đóng vảy màu vàng nâu. Lúc đầu các mụn nước thường chỉ xuất hiện quanh mũi và miệng, về sau lan đến các vùng khác của cơ thể thông qua tiếp xúc bằng tay, hoặc lây từ áo quần và khăn tắm. Người bệnh thường chỉ ngứa và đau nhẹ. Thể bệnh nặng hơn của chốc mép là ecthyma khi tổn thương lan sâu xuống trong da. Biểu hiện của thể ecthyma là các bọng nước lớn, chứa nhiều dịch, đau, sau khi vỡ tiến triển thành các vết loét sâu. Chốc mép thường không gây ra biến chứng gì nguy hiểm. Các mụn nước nếu không bị bội nhiễm thì sẽ lành nhanh chóng và không để lại sẹo trên da.
Câu trả lời cho bệnh chốc mép có lây không là có. Bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh hoặc với những đồ dùng nhiễm bẩn, chứa các tác nhân gây bệnh mà người bệnh đã chạm vào như áo quần, giường chiếu, đặc biệt là đồ chơi của trẻ em.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ của bệnh chốc mép bao gồm:; Tuổi. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi Môi trường sống đông đúc. Bệnh dễ lây lan trong trường học và các khu vực chăm sóc trẻ Thời tiết ẩm và nóng. Mùa hè là mùa có tỷ lệ mắc bệnh chốc lở cao nhất. Một vài môn thể thao đặc thù có tiếp xúc da kề da như bóng đá sẽ làm tăng nguy cơ bị chốc mép. Tổn thương da sẵn có sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh thâm nhập vào dù đó chỉ là một thương tổn nhỏ. Người lớn mắc bệnh đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch cũng dễ bị chốc mép.
Giữ da sạch sẽ là cách phòng ngừa tốt nhất. Cần vệ sinh tốt các vết cắt, vết trầy xước và vết côn trùng cắn đúng cách. Để phòng ngừa bệnh chốc mép lan rộng ra và lây cho người khác cần chú ý: Rửa sạch vùng bị tổn thương với nước xà phòng loãng dưới vòi nước chảy và băng nhẹ nhàng với gạc Giặt riêng quần áo và khăn của người bệnh mỗi ngày và không cho người khác dùng chung các đồ vật cá nhân. Mang găng tay khi bôi thuốc lên tổn thương và rửa sạch tay ngay sau đó. Đối với trẻ em bị chốc mép, nên cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh làm trầy xước da. Cách ly trẻ tại nhà cho đến khi bác sĩ đảm bảo là không còn khả năng lây lan Rửa tay thường xuyên.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh chốc mép thường chỉ cần nhìn vào các thương tổn đặc trưng của bệnh. Các xét nghiệm cận lâm sàng là không cần thiết. Nếu tổn thương kém đáp ứng với việc điều trị các kháng sinh thông thường, bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch rỉ của mụn nước để làm kháng sinh đồ, tìm ra được loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất trên từng bệnh nhân.
Bệnh chốc mép thường chỉ cần điều trị nội khoa với thuốc và cẩn thận trong việc chăm sóc người bệnh để tránh lây lan. Hầu hết bệnh chốc mép do virus đều có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần. Thuốc thường được dùng để điều trị ở dạng thuốc mỡ hoặc kem để bôi trực tiếp lên da. Các thuốc kháng virus như acyclovir giúp giảm bớt triệu chứng và phòng ngừa được sự tiến triển của bệnh. Cần bôi thuốc ngay từ khi phát hiện tổn thương cho đến khi bong vảy hoàn toàn. Các thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ tác nhân là vi khuẩn hoặc khi các mụn nước loét bội nhiễm. Trước khi dùng thuốc, người bệnh nên ngâm tổn thương trong nước ấm để các vảy trên da bong ra và thuốc được tiếp xúc trực tiếp với thương tổn. Hãy chắc chắn rằng người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng liều trình, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi thương tổn lành hoàn toàn, không được tự ý kết thúc việc điều trị. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh tái phát sau này. Với những người bị chốc mép do tác nhân là nấm có thể được chỉ định dùng các thuốc kháng nấm Canesten hoặc kem Daktarin bôi lên tổn thương. Người bệnh bị chốc mép có thể không cần đến cơ sở y tế. Một số cách chữa chốc mép tại nhà mang lại hiệu quả như: Chữa chốc mép bằng dầu dừa hoặc dầu olive: đây là 2 nguyên liệu làm đẹp của phụ nữ, đặc biệt có công dụng chữa chốc mép nhanh, hiệu quả nhờ vào công dụng sát khuẩn và làm lành vết thương. Thoa dầu trực tiếp lên da để làm dịu da, giảm đau rát và mau lành tổn thương. Có thể uống thêm nước dừa để thanh nhiệt cơ thể là làm dịu các tổn thương, tăng sức đề kháng và làm giảm triệu chứng của cơ thể. Chữa chốc mép bằng dưa leo: tương tự như dầu olive và dầu dừa, dưa leo có tính mát và làm dịu da. Thái lát mỏng dưa leo và đắp trực tiếp lên vùng tổn thương. Chữa chốc mép bằng nha đam: gel nha đam có tác dụng làm thông thoáng và bớt viêm nhiễm các vết lở mép. Chữa chốc mép bằng chuối và mật ong: người bệnh có thể ăn chuối chín cùng mật ong hoặc bôi hỗn hợp này trên vết loét. Chữa chốc mép bằng nước muối sát trùng: dùng nước muối để rửa sạch vùng bị lở là cách có hiệu quả.   Xem thêm: Những biểu hiện của thiếu chất dinh dưỡng Herpes (mụn rộp) ở môi: Những điều cần biết Nấm candida âm đạo có dễ chữa không?
Cúm
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh - mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi Người lớn trên 65 tuổi Người bệnh ở viện dưỡng lão Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh Những người có hệ miễn dịch yếu Những người mắc các bệnh mãn tính  như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên Mặc dù vắc-xin cúm không hiệu quả 100%, tuy nhiên đây vẫn là cách phòng chống cúm tốt nhất nếu được tiêm hằng năm.
Nguyên nhân của bệnh cúm là do Vi rút cúm (Influenza virus), virus này  liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Vỏ của vi rút có bản chất là glycoprotein gồm 2 loại kháng nguyên là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemaglutinin) có 15 loại và kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase) có 9 loại. Khi tổ hợp của các kháng nguyên này sắp xếp khác nhau tạo nên các phân týp khác nhau của vi rút cúm A. Trong quá trình lưu hành, 2 kháng nguyên  H và N luôn luôn biến đổi, đặc biệt là kháng nguyên H. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là “trôi” kháng nguyên (antigenic drift) gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Khi những biến đổi nhỏ và dần dần tích tụ lại thành những biến đổi lớn, tạo nên týp kháng nguyên mới, đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng vi rút cúm động vật và cúm người. Những phân týp kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.
Ban đầu, cúm có vẻ giống như cảm lạnh thông thường với sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Nhưng cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột. Người dân hay gọi là bệnh cảm cúm, tuy nhiên 2 căn bệnh này khác nhau nhưng do dễ bị nhầm lẫn do các triệu chứng khá giống nhau, thường thì người bệnh tự điều trị theo kinh nghiệm truyền miệng mà ít khi đi đến bệnh viện. Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm: Sốt trên 38 độ C Đau cơ bắp Ớn lạnh Đau đầu Ho khan Mệt mỏi Nghẹt mũi Viêm họng
Vi-rút cúm di chuyển trong không khí trong các giọt nước do người bị bệnh cúm phát ra khi trùng ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người khác có thể hít trực tiếp các giọt hoặc bạn có thể nhiễm virus do chạm vào các đồ vật dính virus trên bề mặt  như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, sau đó đưa tay lên dụi mắt, mũi hoặc miệng, từ đó người khỏe mạnh bị nhiễm bệnh cúm.
Các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng của nó bao gồm: Tuổi tác. Trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ mắc cao Điều kiện sống hoặc làm việc. Những người sống hoặc làm việc ở những nơi đông người như viện dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội... có nhiều khả năng bị cúm. Hệ thống miễn dịch suy yếu. Phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh, khi cơ chế bảo vệ cơ thể bị yếu thì dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của cúm. Bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm. Mang thai. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong 6 tháng sau của thai kỳ. Béo phì (BMI >40 trở lên).
Tiêm vắc xin cúm: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo  nên tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin cúm sẽ bảo vệ người được tiêm khỏi ba hoặc bốn loại vi-rút cúm phổ biến nhất lưu hành trong mùa cúm năm đó. Hiện tại, ngoài dạng tiêm, vắc-xin cúm đã có loại xịt mũi. Tuy nhiên, loại xịt mũi vẫn chưa được khuyến cáo cho một số nhóm đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ em từ 2 đến 4 tuổi bị hen suyễn hoặc thở khò khè và những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch. Hầu hết các loại vắc-xin cúm đều chứa một lượng nhỏ protein của trứng. Nếu bị dị ứng nhẹ với trứng như nổi mề đay khi ăn trứng thì vẫn có thể tiêm phòng cúm mà không cần bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào khác. Ngược lại, nếu bị dị ứng với trứng nặng, thì nếu có tiêm thì chỉ được tiêm ở cơ sở Y tế có đủ khả năng cấp cứu trong trường hợp người được tiêm bị phản ứng quá mẫn với vắc-xin cúm. Hạn chế sự lây lan Vắc-xin cúm không hiệu quả 100%, do đó, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp giảm sự lây lan của nhiễm trùng: Rửa tay. Rửa tay đúng cách và thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường. Hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn nếu như không có sẵn xà phòng và nước. Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho. Để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay, hãy ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay. Tránh đám đông. Cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào mọi người tụ tập đông người như nhà trẻ, trường học, văn phòng, khu vực công cộng, bằng cách tránh những nơi đông người khi mùa cúm vào cao điểm
Bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể, tìm kiếm các triệu chứng của bệnh cúm và có thể yêu cầu xét nghiệm để phát hiện vi-rút cúm. Xét nghiệm thường được sử dụng nhất được gọi là xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên để tìm kiếm kháng nguyên của bệnh cúm trên mẫu bệnh phẩm được lấy từ mũi hoặc họn của người bệnh. Những xét nghiệm này có thể cung cấp kết quả trong khoảng 15 phút. Tuy nhiên, kết quả rất khác nhau và không phải lúc nào cũng chính xác. Bác sĩ có thể chẩn đoán cúm dựa trên các triệu chứng, mặc dù có thể kết quả xét nghiệm âm tính.
Thuốc. Thông thường, người bệnh mắc cúm chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị cúm. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống vi-rút, chẳng hạn như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza). Các thuốc này giúp làm giảm triệu chứng của cúm nhanh hơn và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Uống nhiều chất lỏng như nước trái cây và súp ấm để tránh mất nước do sốt. Nghỉ ngơi. Ngủ nhiều hơn để giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh chống lại nhiễm virus. Cân nhắc dùng thuốc giảm đau. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm lại các cơn đau do cúm gây ra. Xem thêm: 10 dấu hiệu phân biệt cảm cúm với cảm lạnh "Đánh" lại cảm cúm 5 lầm tưởng phổ biến về cúm mùa Những vắc xin tiêm phòng trước khi mang thai
Crohn
Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, giảm cân và suy dinh dưỡng. Tình trạng viêm do bệnh Crohn gây ra thường lan sâu vào các lớp mô ruột dẫn tới vừa đau đớn và vừa suy nhược, và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Mặc dù không có cách chữa trị hoàn toàn căn bệnh Crohn nhưng các biện pháp chăm sóc và điều trị có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh và thậm chí mang lại sự thuyên giảm lâu dài.
Hiện tại, nguyên nhân chính xác của bệnh Crohn vẫn chưa được biết. Trước đây, người ta nghi ngờ do chế độ ăn kiêng và tình trạng căng thẳng dẫn đến bệnh, nhưng giờ đây các bác sĩ cho biết rằng những yếu tố này làm nặng thêm tình trạng nhưng không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh Crohn. Một số yếu tố như di truyền và có vấn đề về hệ thống miễn dịch đóng vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh Crohn. Hệ thống miễn dịch. Giả thuyết cho rằng do một số loại virus hoặc vi khuẩn kích hoạt bệnh Crohn. Khi hệ thống miễn dịch của người bệnh cố gắng chống lại vi sinh vật xâm nhập thì xảy ra phản ứng miễn dịch bất thường, khiến hệ thống miễn dịch nhầm lẫn không chỉ tấn công vi sinh vật xâm nhập mà tấn công luôn các tế bào trong đường tiêu hóa. Di truyền. Bệnh Crohn là phổ biến ở những người có thành viên có người nhà mắc bệnh, vì vậy gen có thể đóng vai trò nhất định khiến cho các thế hệ sau có khả năng dễ mắc bệnh hơn gia đình khác.
Crohn là bệnh viêm mạn tính mô hạt của đường ống tiêu hóa, nhưng chủ yếu ở đoạn cuối ruột non, tuy nhiên có thể gặp ở tất cả các vị trí khác của đường ống tiêu hóa. Triệu chứng của bệnh Crohn có thể từ nhẹ đến nặng và phát triển từ từ, nhưng đôi khi sẽ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Người mắc bệnh có thể có những khoảng thời gian không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh khiến họ nghĩ tình trạng bệnh Crohn đã thuyên giảm. Khi bệnh ở thể hoạt động có các triệu chứng điển hình như sau: Tiêu chảy Sốt Mệt mỏi Đau bụng và chuột rút Có máu trong phân do có bệnh Crohn đại tràng Loét miệng Giảm thèm ăn và giảm cân Đau gần hoặc xung quanh hậu môn Những người bị bệnh Crohn nặng sẽ có một số triệu chứng khác như: Viêm da, mắt và khớp Viêm gan hoặc viêm đường ống mật Trẻ chậm lớn hoặc chậm phát triển các đặc tính sinh dục ở tuổi dậy thì Gặp bác sĩ nếu người bệnh có những thay đổi liên tục trong thói quen đại tiện hoặc có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh Crohn như: Đau bụng Có máu trong phân Tiêu chảy liên tục mà không đáp ứng với các loại thuốc không kê đơn Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài từ một hoặc hai ngày Giảm cân không rõ nguyên nhân Biến chứng bệnh Crohn có thể như sau: Tắc ruột. Bệnh Crohn ảnh hưởng đến độ dày của thành ruột. Theo thời gian, các bộ phận của ruột có thể bị sẹo và hẹp lại, dẫn tới chặn dòng di chuyển của thức ăn đang được tiêu hóa và hấp thu trong đường ống tiêu hóa. Dẫn đến hệ quả là người bệnh có thể phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột làm tắc đường ống tiêu hóa. Loét. Viêm mãn tính có thể dẫn đến vết loét bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa, bao gồm cả miệng và hậu môn. Lỗ rò. Lỗ rò gần hoặc xung quanh khu vực hậu môn là loại phổ biến nhất. Nứt hậu môn. Suy dinh dưỡng. Tiêu chảy, đau bụng và chuột rút có thể khiến người bệnh kém ăn hoặc ruột không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh dẫn tới triệu chứng phổ biến là  thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B-12. Ung thư ruột kết. Có bệnh Crohn ảnh hưởng đến đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Các chuyên gia khuyến cáo nên sàng lọc ung thư đại tràng cho những người không mắc bệnh Crohn nên nội soi đại tràng cứ sau 10 năm bắt đầu ở tuổi 50. Thiếu máu, rối loạn dưỡng da, loãng xương, viêm khớp và bệnh túi mật hoặc gan. Một số loại thuốc điều trị bệnh Crohn bằng cách ngăn chặn các chức năng của hệ thống miễn dịch có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư nhỏ như ung thư hạch và ung thư da.
Bệnh Crohn không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn bao gồm: Tuổi tác. Bệnh Crohn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi có  khả năng mắc bệnh cao nhất là khoảng 30 tuổi. Chủng tộc. Mặc dù bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nhóm chủng tộc nào, nhưng người ta thấy rằng người da trắng và người gốc Đông Âu (Ashkenazi) có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh Crohn đang gia tăng ở những người da đen sống ở Bắc Mỹ và Vương quốc Anh. Tiền sử gia đình. Có đến 1/5 người mắc bệnh Crohn có thành viên gia đình mắc bệnh này. Hút thuốc lá. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát và quan trọng nhất để phát triển bệnh Crohn. Hút thuốc cũng khiến bệnh nặng hơn và nguy cơ người bệnh phải phẫu thuật cao hơn. Thuốc chống viêm không steroid. Nếu người bệnh sống ở khu vực thành thị hoặc công nghiệp, có nhiều khả năng sẽ mắc bệnh Crohn. Điều này cho thấy các yếu tố môi trường, bao gồm chế độ ăn nhiều chất béo hoặc thực phẩm chế biến sẵn đóng một vai trò quan trọng khiến nguy cơ mắc bệnh Crohn tăng lên.
Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy bất lực khi đối mặt với bệnh Crohn. Nhưng những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh và kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát. Chế độ ăn Không có bằng chứng chắc chắn rằng những gì người bệnh đã ăn là nguyên nhân dẫn tới bệnh Crohn. Nhưng một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Nếu phát hiện ra một số thực phẩm khiến các triệu chứng của bệnh bùng phát thì người bệnh nên loại bỏ chúng. Dưới đây là một số gợi ý có thể hiệu quả: Hạn chế các sản phẩm sữa. Hãy thử các loại thực phẩm ít chất béo Hạn chế chất xơ như trái cây và rau quả tươi và ngũ cốc có thể làm cho các triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn. Nếu trái cây và rau sống khiến người bệnh khó chịu, hãy thử hấp, nướng hoặc hầm chúng. Tránh các thực phẩm như thực phẩm cay, rượu và caffeine có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng của bạn tồi tệ hơn. Các biện pháp ăn kiêng khác Ăn nhiều bữa nhỏ. Uống nhiều chất lỏng. Cố gắng uống nhiều nước hàng ngày. Nước là tốt nhất. Rượu và đồ uống có chứa caffeine kích thích ruột và có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn, trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí gas gây chướng bụng. Cân nhắc sử dụng vitamin tổng hợp. Do bệnh Crohn cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và vì chế độ ăn uống của người bệnh có thể bị hạn chế thì việc bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất thường hữu ích và hiệu quả. Tuy nhiên, khuyến cáo người bệnh nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ vitamin hoặc thực phẩm bổ sung nào. Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn và một khi bạn mắc bệnh, hút thuốc có thể làm cho bệnh nặng hơn. Những người mắc bệnh Crohn hút thuốc có nhiều khả năng tái phát, cần sử dụng nhiều thuốc và phẫu thuật lặp lại. Bỏ hút thuốc có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của đường tiêu hóa cũng như mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Mặc dù căng thẳng không gây ra bệnh Crohn, nhưng nó có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng của bạn trở nên nặng hơn. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể tránh được căng thẳng, người bệnh có thể tìm hiểu các cách giúp quản lý tình trạng căng thẳng như: Tập thể dục. Phản hồi sinh học (Biofeedback). Thường xuyên thư giãn và tập thở.
Để chẩn đoán bệnh Crohn, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm sau: Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu Xét nghiệm máu ẩn trong phân. Nội soi đại tràng. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xem toàn bộ đại tràng và phần cuối của hồi tràng (hồi tràng cuối) bằng một ống mỏng, linh hoạt, có đèn chiếu sáng và camera gắn ở đầu ống. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy các mẫu mô nhỏ để sinh thiết. Nếu có các cụm tế bào viêm được gọi là u hạt, giúp xác nhận chẩn đoán của Crohn. Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp cộng hưởng từ (MRI). Máy quét MRI sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô. MRI đặc biệt hữu ích để đánh giá lỗ rò quanh vùng hậu môn (MRI vùng chậu) hoặc ruột non (chụp cắt lớp MR). Nội soi viên nang (Capsule endoscopy). Đối với xét nghiệm này, người bệnh nuốt một viên nang có gắn máy ảnh và máy ảnh sẽ chụp ảnh ruột non, sau đó  truyền dữ liệu đến máy lưu trữ được người bệnh đeo trên thắt lưng. Các hình ảnh sau đó được tải xuống máy tính, hiển thị trên màn hình máy tính và kiểm tra các dấu hiệu của bệnh Crohn. Máy ảnh thoát ra khỏi cơ thể sau khi người bệnh đi đại tiện.
Hiện tại không có cách chữa bệnh Crohn khỏi hoàn toàn và không có phương pháp điều trị nào phù hợp với tất cả người bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm viêm gây ra các triệu chứng của người bệnh, hạn chế biến chứng, thuyên giảm các triệu chứng lâu dài. Thuốc chống viêm. Các loại  thuốc này làm giảm viêm, nhưng chúng nhắm vào hệ thống miễn dịch của người bệnh nên cũng tạo ra các chất gây viêm. Đối với một số người, nếu kết hợp các loại thuốc này lại thì hiệu quả hơn so với chỉ sử dụng đơn lẻ một loại thuốc đơn thuần. Thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc kháng sinh có thể làm giảm lượng thoát nước và đôi khi chữa lành lỗ rò và áp xe ở những người mắc bệnh Crohn. Một số nhà nghiên cứu cũng nghĩ rằng thuốc kháng sinh giúp giảm vi khuẩn đường ruột có hại có thể đóng vai trò kích hoạt hệ thống miễn dịch đường ruột, dẫn đến viêm. Chống tiêu chảy. Một chất thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ giúp làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy nhẹ đến trung bình bằng cách làm tăng số lượng phân lên. Thuốc giảm đau. Đối với cơn đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên dùng acetaminophen (Tylenol, các loại khác) - nhưng không phải là thuốc giảm đau thông thường khác, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen natri (Aleve). Bổ sung sắt. Nếu người bệnh bị chảy máu đường ruột mãn tính, có thể dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt và cần phải bổ sung sắt. Bệnh Crohn gây thiếu vitamin B-12, do đó người bệnh có thể được chỉ định tiêm Vitamin B-12, do Vitamin B-12 giúp ngăn ngừa thiếu máu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bình thường và rất cần thiết cho chức năng của dây thần kinh. Bổ sung canxi và vitamin D. Xem thêm: Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt mạn tính có giống nhau không? Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng Nội soi đại tràng - chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng Tại sao cần sàng lọc bệnh ung thư đại tràng? Chảy máu tiêu hóa nguy hiểm thế nào? Nguyên nhân và triệu chứng
Căng cơ quá mức
Căng cơ hoặc cơ bắp bị co kéo là một tình trạng khi các cơ bắp bị kéo giãn quá mức thậm chí bị rách. Đây là kết quả do mệt mỏi, lạm dụng quá mức hoặc sử dụng cơ bắp không đúng. Bất kỳ cơ bắp nào cũng có thể bị co kéo, nhưng phổ biến nhất là các cơ lưng dưới, cổ, vai và gân kheo. Khi một người bị tổn thương cơ bắp, các sợi cơ và dây chằng gắn vào bắp thịt bị xé rách một phần hoặc toàn bộ. Rách cơ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc bầm tím và đau tại chỗ tổn thương. Những trường hợp căng cơ ít nghiêm trọng thường kéo cơ ra khỏi quỹ đạo bình thường. Các trường hợp nghiêm trọng hơn thường xé sợi cơ và thậm chí có thể gây ra rách cơ hoàn toàn. Thông thường, căng cơ bắp chân xuất hiện sự rách nhỏ ở một số sợi cơ, nhưng phần lớn các mô cơ vẫn còn nguyên vẹn.
Tình trạng căng cơ quá mức là khi cơ bị dãn, căng hay đứt đột ngột và không lường trước được, thường do chấn thương hoặc các tổn thương khác, nguyên nhân căng cơ là: Không khởi động đúng cách trước khi thực hiện các hoạt động thể lực quá sức Độ dãn cơ kém Hoạt động quá mức và mệt mỏi Hiện nay có quan niệm sai lầm là chỉ những hoạt động quá sức hay cường độ mạnh mới dẫn đến căng cơ. Tuy nhiên theo một số tài liệu từ Hoa Kì, việc căng cơ thậm chí có thể xảy ra khi đi bộ hoặc khi: Trượt chân, nhảy, chạy, ném một vật, nâng vác vật nặng, nâng một vật ở tư thế không đúng Căng cơ cấp tính còn thường xảy ra vào mùa lạnh. Đó là bởi vì cơ thường cứng khi nhiệt độ giảm thấp, cho nên việc khởi động hay làm nóng cơ thể rất cần thiết nhằm ngăn ngừa tình trạng căng cơ hay dãn cơ quá mức. Căng cơ mạn tính thường là hậu quả của những hoạt động lặp đi lặp lại. Ví dụ: Tập các môn thể thao như chèo thuyền, đánh tennis, chơi gôn hay bóng chày Thường xuyên để lưng và cổ ở tư thế sai trong thời gian dài như ngồi lâu tại bàn làm việc Dáng đi đứng hay ngồi sai tư thế
Tình trạng đau cơ, hay kéo căng cơ xảy ra khi cơ của bị dãn quá mức hoặc đứt rách cơ. Điều này thường là hậu quả của sự mệt mỏi, dùng hay vận động cơ quá mức và không hợp lí. Căng cơ có thể xuất hiện ở bất cứ cơ nào nhưng thường gặp nhất ở thắt lưng, cổ, vai và vùng khoeo ở sau đùi. Sự căng cơ có thể gây đau và giới hạn vận động ở nhóm cơ bị ảnh hưởng. Căng cơ từ nhẹ đến trung bình có thể điều trị hiệu quả tại nhà bằng cách chườm đá hay chườm nóng và thuốc kháng viêm. Căng cơ mức độ nặng hoặc bị rách cơ có thể sẽ cần những biện pháp điều trị can thiệp. Các triệu chứng của căng cơ bao gồm: Bị sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ do chấn thương Đau khi nghỉ ngơi Đau khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó Gân cơ bị yếu Hạn chế sử dụng cơ bắp Trường hợp căng cơ nhẹ, mặc dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt, vẫn có thể sử dụng nó. Các trường hợp nặng khi cơ bị rách nghiêm trọng gây ra đau đớn cùng cực và hạn chế hầu hết các cử động. Căng cơ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau một vài tuần, trong khi các trường hợp nặng có thể kéo dài trong nhiều tháng.
no_information
Căng cơ xảy ra với tất cả với giới nam và giới nữ. Khi chúng ta không khởi động trước khi tập hoặc làm một việc gì vận động đến chân tay thì hầu hết đều bị căng cơ. Căng cơ xảy ra với tất cả mọi lứa tuổi.
Chế độ sinh hoạt tốt có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến của căng cơ: Đừng ngồi yên một chỗ quá lâu: hãy thường xuyên đi lại, nghỉ giải lao và nên thay đổi tư thế, nên dùng loại ghế thích hợp cho công việc hoặc phù hợp với tư thế ngồi của lưng, có thể kê thêm gối phía sau để dựa cho thoải mái. Và hãy ngồi ở tư thế sao cho đầu gối ngang bằng với mức hông. Nâng vật nặng một cách cẩn thận: hãy giữ lưng thẳng, co đầu gối và từ từ nâng chân. Giữ vật nặng sát cơ thể và không được vừa nâng vừa xoay hay ném vật nặng cùng một lúc. Hãy lưu ý những nơi hay vị trí dễ gây té ngã ví dụ như cầu thang, bề mặt trơn trợt và nên giữ sàn nhà được gọn gàng, sạch sẽ. Tránh tăng cân hay béo phì. Mang giày thích hợp. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cơ được săn chắc và khỏe, nhưng quan trọng hơn hết là cần tập đúng cách và đúng kỹ thuật để tránh bị căng giãn cơ quá mức. Luôn luôn khởi động cơ thể trước khi bước vào tập luyện thể lực. Tương tự, sau khi tập xong cũng nên thư giãn cơ và hoạt động nhẹ để ngăn ngừa cứng cơ. Nếu mới bắt đầu tập thể dục thì hãy bắt đầu chậm và từ từ nâng dần mức độ tập. Việc hiểu được giới hạn của cơ thể là rất quan trọng. Nếu có vật hay việc gì cảm thấy quá sức với cơ thể thì hãy dừng lại ngay lập tức. Khi bị chấn thương, bệnh nhân không được chườm nóng hoặc dùng dầu và rượu xoa bóp. Vì chườm nóng hoặc xoa bóp lại khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi. Chúng sẽ trở nên yếu hơn và dễ chấn thương trở lại khi có những cử động hơi mạnh. Thông thường, nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi sau khi điều trị được 2-3 ngày. Lúc này, người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng (khoảng 50% sức), và tăng từ từ để cơ thể dễ thích nghi. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà hoạt động vẫn còn khó khăn, cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, bệnh nhân nên đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Chụp X-quang có thể được thực hiện để loại trừ trường hợp gãy xương. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được chỉ định để xác định trường hợp rách cơ, tổn thương dây chằng hoặc gân tuy nhiên là không cần thiết trong nhiều trường hợp vì các chẩn đoán có thể khá rõ ràng trên lâm sàng.
Khi bị căng cơ chân, căng cơ tay nên dừng ngay lao động, tập luyện, sau đó cần chườm lạnh. Vì chườm lạnh rất hữu hiệu bị chấn thương cấp tính. Chườm lạnh cũng làm giảm lượng máu lưu thông về khu vực được chườm lạnh, giúp giảm sưng tấy quanh chấn thương. Khi chúng ta đá bóng, cách chữa  căng cơ khi đá bóng là chườm lạnh dùng khăn bọc đá cho mát hoặc dùng túi đựng đá (tránh lạnh trực tiếp) để chườm lạnh ngay tại chỗ 10 - 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ.  Có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.  Có thể chườm lạnh trong 1 - 3 ngày đầu sau khi bị đau. Không nên chườm một lần quá lâu. Tuy nhiên, không sử dụng chườm lạnh nếu tuần hoàn  kém hoặc bị trầy da. Cần dừng các hoạt động thể thao và khi tập lại cần điều chỉnh thể lực, giảm bớt khối lượng tập hoặc chọn một thể thức tập luyện khác. Lưu ý, không được chườm nóng hoặc dùng dầu và rượu xoa bóp. Vì chườm nóng hoặc xoa bóp lại khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi. Thông thường, nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi sau 2 - 3 ngày. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà hoạt động vẫn còn khó khăn, cơn đau kéo dài, cần đến khám chuyên khoa xương khớp để được điều trị.   Xem thêm: Ứng dụng của huyết tương giàu tiểu cầu PRP Gói điều trị bệnh cơ xương khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu Tập đi, đá bóng sau gãy xương mác: Những điều cần biết 4 nhóm chấn thương thể thao thường gặp nhất
Chấy rận (chí rận)
Chấy rận thuộc loài động vật ký sinh trùng, kích thước nhỏ. Chúng thường ký sinh trên cơ thể người hoặc động vật và hút máu để tồn tại. Ở người, chúng lây lan qua tiếp xúc, qua quần áo. Khi hút máu chúng gây viêm da (sưng, đỏ, ngứa) gọi là bệnh chấy rận, Các bệnh chấy rận hay gặp ở người gồm có: Bệnh chấy rận ở da đầu người. Bệnh chấy rận sống ở trên da, lông mi, lông mày, lông ngực, lông mu. Bệnh chấy rận sống trên quần áo, giường chiếu di chuyển lên người và hút máu.
Bệnh chấy rận lây lan qua tiếp xúc. Người bị bệnh chấy rận do tiếp xúc với quần áo có chấy rận hoặc trứng chấy rận. Các đường lây truyền chính của bệnh chấy rận như: Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Trường hợp này hay gặp ở trẻ em hoặc người trong gia đình do sinh hoạt chung. Do dùng chung đồ dùng như quần áo, mũ đội đầu, lược, khăn mặt với người bị chấy rận. Do tiếp xúc với chấy rận tại các nơi như giường chiếu, tủ quần áo... Rận mu lây truyền qua đường quan hệ tình dục Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh chấy rận. Khi có các biểu hiện về bệnh chấy rận, người bệnh cần kiểm tra lại các yếu tố lây bệnh để phòng tránh và điều trị tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Những dấu hiệu của bệnh chấy rận có thể gặp như sau: Đau, ngứa dữ dội kèm mẩn đỏ tại các nơi có chấy rận trên cơ thể như da, da đầu... Có cảm giác có ký sinh trùng di chuyển trên da, lông, tóc.. Phát hiện chấy rận hoặc trứng chấy rận tại các nơi như da đầu, lông, tóc, quần áo của người bệnh. Chấy rận khi trưởng thành có kích thước như hạt mè, có thể quan sát được bằng mắt thường.
no_information
Bệnh chấy rận gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Các đối tượng có nguy cơ mắc chấy rận như: Học sinh ở trường hay học sinh ở nội trú dễ có nguy cơ mắc bệnh chấy rận do tiếp xúc và sinh hoạt chung với nhiều người. Những người ít tắm hoặc không thể tắm, những người ít vệ sinh thân thể hoặc vệ sinh không đảm bảo. Vệ sinh các nơi chứa chấy rận không đảm bảo như ít giặt quần áo, không dọn dẹp tủ quần áo, chăn màn, giường chiếu, phòng ốc. Quan hệ tình dục không an toàn thường xuyên.
Bệnh chấy rận hiện nay có thể được phòng ngừa bằng cách thực hiện vệ sinh cá nhân, đồ dùng và các nơi có chứa nguồn bệnh thường xuyên. Khi đã bị chấy rận cần kiểm tra và tránh lây nhiễm cho thành viên trong gia đình, giữ trẻ tránh xa các nơi đông người và sinh hoạt chung cho tới khi hết bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý khi sử dụng các loại thuốc, dầu gội để điều trị chấy rận và khi xuất hiện các dấu hiệu lạ cần đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Chẩn đoán bệnh chấy rận kết hợp giữa việc kiểm tra các dấu hiệu trên lâm sàng, kiểm tra thói quen vệ sinh, thói quen sinh hoạt và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Thăm khám lâm sàng xác định các triệu chứng, kiểm tra tính chất các nốt mẩn đỏ tránh nhầm lẫn với các bệnh khác. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi về thói quen sinh hoạt, thói quen vệ sinh của người bệnh để có định hướng bệnh chấy rận. Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như tìm trứng chấy rận, tìm con trưởng thành để chẩn đoán. Khi xác định được bệnh sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh chấy rận. Tùy từng trường hợp và tình trạng người bệnh, bác sĩ điều trị sẽ tìm các loại thuốc thích hợp và phù hợp để điều trị đạt kết quả cho người bệnh. Bản thân người bệnh cũng có thể tự điều trị bằng cách bắt trứng và con trưởng thành bằng lược đặc biệt. Người bệnh cần kiểm tra kỹ các nơi có nguy cơ bị chấy rận trên cơ thể để đảm bảo bệnh được điều trị tận gốc. Ngoài ra, người bệnh còn nên kiểm tra lại các vị trí có nguy cơ có chấy rận như quần áo, tủ quần áo, giường, chiếu, đệm. Người bệnh cần đảm bảo các nơi ấy được vệ sinh sạch sẽ, không còn nguồn bệnh lây lan. Khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần chú ý liều lượng và hướng dẫn sử dụng. Cần sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn, nếu xuất hiện tác dụng phụ cần đi khám chuyên khoa và đổi thuốc khác phù hợp.
Chấn thương dây chằng chéo sau
Chấn thương dây chằng chéo sau (Posterior cruciate ligament) xảy ra ít thường xuyên hơn so với chấn thương dây chằng chéo trước (Anterior cruciate ligament). Dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước kết nối xương đùi với xương chày, nếu một trong hai dây chằng bị rách sẽ gây đau, sưng và dáng đi bất thường. Dây chằng là những mô liên kết sợi kết nối xương này với xương khác. Dây chằng cruciate phía trước nối xương đùi với xương chày. Dây chằng chéo trước và sau tạo thành chữ "X" ở giữa đầu gối. Mặc dù chấn thương dây chằng chéo sau thường gây ra ít đau, tàn tật và cảm giác khớp gối bị lỏng giống như bị rời ra hơn so với rách dây chằng chéo trước, nhưng nó vẫn có thể điều trị trong vài tuần hoặc vài tháng.
Do dây chằng chéo sau bị rách khi bị lực tác động từ trước ra sau, đẩy rất mạnh cẳng chân về phía sau khiến dây chằng chéo sau bị đứt, thường gặp trong các trường hợp sau: Tai nạn giao thông, xảy ra khi đầu gối cong của tài xế hoặc hành khách đập vào bảng điều khiển hoặc ghế phía trước, đẩy vào xương chày xuống dưới đầu gối và khiến dây chằng chéo sau bị rách. Thể thao. Các vận động viên trong các môn thể thao như bóng đá và bóng đá có thể đứt dây chằng chéo sau khi họ ngã trên đầu gối gập xuống so với bàn chân. Xương chày chạm xuống đất trước và di chuyển về phía sau.
Các triệu chứng của chấn thương dây chằng chéo sau có thể gặp như sau: Mức độ đau nhẹ đến vừa ở đầu gối có thể khiến người bệnh phải đi khập khiễng hoặc đi lại khó khăn. Sưng khớp gối xảy ra sớm trong vòng vài giờ sau khi chấn thương. Cảm giác khớp gối bị lỏng giống như bị rời ra. Sau khi bị chấn thương, nếu không có tổn thương liên quan đến các bộ phận khác của đầu gối thì các triệu chứng của chấn thương dây chằng chéo sau có thể nhẹ đến mức mà người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ thay đổi gì. Theo thời gian, sẽ xuất hiện các cơn đau có thể trở nên nặng hơn và đầu gối có thể cảm thấy bị lỏng lẻo. Nếu các bộ phận khác của đầu gối cũng bị thương, thì các triệu chứng của chấn thương dây dây chằng chéo sau có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Về biến chứng của đứt dây chằng chéo sau Trong nhiều trường hợp, các bộ phận khác bao gồm cả dây chằng hoặc sụn cũng bị tổn thương khi người bệnh làm tổn thương dây chằng chéo sau. Tùy thuộc vào số lượng bộ phận bị hư hại, người bệnh có thể bị đau đầu gối rất lâu và lỏng khớp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ cao bị viêm khớp ở đầu gối.
Bệnh đứt dây chằng chéo sau không lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ mạnh.
Bị tai nạn giao thông và tham gia các môn thể thao như bóng đá và bóng đá là những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với chấn thương đứt dây chằng chéo sau.
Khi tham gia thể theo mang đồ bảo hộ thích hợp như khi đá bóng mang giày… Khởi động kỹ trước khi tham gia thể thao. Một số bài tập giúp tăng cường cơ chân và phòng ngừa chấn thương. Kéo dãn khớp gối  trước và sau khi tập để giúp ngăn ngừa chấn thương đầu gối. Thực hiện chế độ ăn hợp lý như bổ sung protein, canxi và vitamin D để duy trì sức mạnh của cơ xương khớp và dây chằng.
Để phát hiện bệnh đứt dây chằng chéo sau, bác sĩ sẽ khám kỹ lưỡng các trường hợp bị chấn thương và thực hiện một số bài kiểm tra như kéo chân ra sau hay dấu hiệu cẳng chân bị võng ra sau, ấn vào đầu gối để xem gối có lỏng lẻo hay có dịch trong ổ khớp hay không, di chuyển đầu gối, chân và bàn chân theo nhiều hướng khác nhau, yêu cầu người bệnh thực hiện đứng và đi lại. Bác sĩ sẽ so sánh ở cả hai chân để phát hiện chuyển động bất thường nào của đầu gối và xương chày. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều chẩn đoán hình ảnh sau: Chụp X. Trong khi chụp X-quang không thể phát hiện tổn thương dây chằng nhưng có thể phát hiện ra tình trạng gãy xương. Những người bị chấn thương dây chằng chéo sau đôi khi bị gãy do một mẩu xương nhỏ gắn với dây chằng. Chụp MRI. Kỹ thuật này không đau này sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh máy tính về các mô mềm của cơ thể người bệnh. Chụp MRI có thể thấy rõ vết rách dây chằng chéo sau và xác định xem dây chằng đầu gối hoặc sụn khác có bị tổn thương hay không. Nội soi ổ khớp. Nếu không rõ chấn thương đầu gối của người bệnh rộng đến mức độ như thế nào, bác sĩ có thể sử dụng một kỹ thuật phẫu thuật gọi là nội soi ổ khớp để nhìn trực tiếp vào bên trong ổ khớp gối. Một máy quay video nhỏ được đưa vào khớp gối thông qua một vết mổ nhỏ, bác sĩ sẽ xem hình ảnh bên trong khớp trên màn hình máy tính hoặc màn hình tivi.
Cách chữa chấn thương đứt dây chằng chéo sau tùy thuộc vào mức độ tổn thương và trong hầu hết các trường hợp đều không cần phải phẫu thuật. Thuốc Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen natri có thể giúp giảm đau và giảm sưng. Vật lý trị liệu Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập giúp làm cho đầu gối khỏe hơn và cải thiện chức năng và sự ổn định. Người bệnh cũng có thể cần được nẹp đầu gối hoặc sử dụng nạng trong quá trình phục hồi. Phẫu thuật Nếu chấn thương ở mức độ nghiêm trọng, đặc biệt là nếu kết hợp với dây chằng đầu gối bị rách, tổn thương sụn hoặc gãy xương, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật để tái tạo lại dây chằng. Phẫu thuật cũng có thể được xem xét nếu người bệnh có tình trạng lỏng khớp đầu gối mặc dù đã được phục hồi chức năng. Phẫu thuật thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi. Tại Vinmec, kỹ thuật phẫu thuật điều trị chấn thương dây chằng chéo khớp gối đã được triển khai tại nhiều bệnh viện Vinmec trên cả nước với ưu điểm vượt trội. Ngoài ra, với các chấn thương thể thao, Vinmec còn ứng dụng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu giúp các chấn thương này hồi phục nhanh nhất. Chế độ chăm sóc Nghỉ ngơi. Để tránh đầu gối bị thương và bảo vệ dây chằng và các tổn thương khác không bị nặng thêm. Người bệnh được khuyến cáo nên sử dụng nạng. Chườm túi nước đá vào đầu gối trong vòng từ 20 đến 30 phút, sau đó ba đến bốn giờ tiếp tục chườm trong hai đến ba ngày. Quấn băng thun quanh đầu gối bị chấn thương. Khi người bệnh nằm xuống thì nên đặt một chiếc gối dưới đầu gối bị chấn thương để giúp làm giảm sưng. Xem thêm: Chấn thương thể thao: Các loại chấn thương thường gặp và phương pháp điều trị 4 nhóm chấn thương thể thao thường gặp nhất Điều trị đau bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) Có những kỹ thuật nào để tái tạo dây chằng chéo sau chấn thương gối Đứt dây chằng gối do chấn thương: Khi nào nên phẫu thuật? Bị đứt dây chằng chéo khớp gối bao lâu có thể chơi thể thao trở lại? Đứt dây chằng chéo khớp gối dễ gặp khi chơi thể thao
Câm
Bệnh câm hay là trạng thái không nói được có thể do bẩm sinh, rối loạn ngôn ngữ hoặc do rối loạn các chức năng bên trong của cơ thể. một số người không nói do rối loạn trầm cảm. Hầu hết những người bị câm là do bị điếc từ nhỏ. Một tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh có thể gây mất cảm giác thính giác dẫn đến mất khả năng ngôn ngữ. Câm điếc bẩm sinh bệnh học: Câm điếc bẩm sinh có thể do nguyên nhân di truyền hoặc do nguyên nhân mắc phải khi mẹ mang thai trong ba tháng đầu hoặc cũng có thể kết hợp cả hai vừa do di truyền vừa do mắc phải. Câm là hậu quả của chứng điếc sớm ở trẻ, do trẻ bị điếc ngay từ khi sinh ra nên không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên trẻ không thể nói và gây câm.
Có nhiều nguyên nhân bệnh câm ở trẻ: Di truyền: Gen câm điếc nằm trên nhiễm sắc thể thường, di truyền do gen trội hay gen lặn đều có thể dẫn đến điếc. Các nhà khoa học đã phát hiện một loại gen gây điếc và tên là gen PDS.Người có thể hình bình thường nhưng có gen di truyền câm điếc là gen lặn ở thể đồng hợp tử, nếu xây dựng gia đình với người bình thường (không mang gen lặn) thì con của họ sinh ra sẽ bình thường. Tuy con không bị điếc nhưng mang gen lặn ở thể dị hợp tử, và  Nếu người mang gen lặn ở thể đồng hợp tử xây dựng gia đình với người cùng mang gen lặn (đồng hợp tử hay dị hợp tử), thì con của họ sinh ra sẽ bị câm điếc. Đột biến liên quan đến 4 gen GJB2, GJB3, SLC26A4, 12S rRNA. Do bị điếc bẩm sinh Tổn thương các bộ phận cơ thể có liên quan đến nói như: lưỡi, họng, dây thanh âm…  Chấn thương vùng broca ( vùng có liên quan đến sản xuất ngôn ngữ). Nguyên nhân câm ở trẻ em thường do trẻ sinh ra bị điếc nhưng không được phát hiện kịp thời gây nên tình trạng câm điếc bẩm sinh.
Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: bé không cử động tay chân, khóc hay phản ứng với những tiếng động lớn bất ngờ. Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: không phân biệt được tiếng nói của cha mẹ, có tiếng nói nhưng không xác định được hướng giọng nói. Trẻ từ 5-9 tháng:không thể hiểu ý người lớn đưa ra, ví dụ mẹ kêu bé vẫy tay để chào tạm biệt nhưng bé không có phản ứng làm theo. Trẻ 10-12 tháng tuổi:ở độ tuổi này bé bắt đầu bập bẹ nói những tiếng đầu tiên như bố, mẹ, ông, bà...hoặc từ đơn giản khác. Ngoài ra trẻ không có phản ứng với âm thanh hoặc không có phản ứng khi nghe gọi tên mình. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này thì cần nghĩ đến trẻ có thể bị điếc bẩm sinh hay khả năng nghe của trẻ kém là một trong những nguyên do gây câm bẩm sinh.
no_information
Trẻ sinh non: tai bắt đầu hình thành khi được khoảng tám tuần tuổi và từ khoảng tuần thứ 18, xương tai trong và đầu mút thần kinh não đã phát triển đầy đủ đến tuần thứ 24 cơ quan thính giác của trẻ phát triển đầy đủ để bé có thể nghe thấy mọi âm thanh như tiếng tim mẹ đập hoặc tiếng máu chảy đều đặn qua cuống rốn,...Trẻ có thể bị giật mình bởi tiếng động lớn. Âm thanh có tác dụng như một kênh thông tin của bé với môi trường bên ngoài.Vào khoảng tuần thứ 25, bé bắt đầu lắng nghe được giọng nói của mẹ và cả các giọng nói bên ngoài còn có thể biết nhận ra giọng nói của mẹ khi được 27 tuần tuổi. Tuy nhiên các âm thanh có thể bị bóp nghẹt do tai bé vẫn còn bị phủ dày lớp bã nhờn như là một chiếc áo choàng bảo vệ cho da không bị nứt nẻ vì nước ối. Bé còn có thể cử động hay thay đổi tư thế trong bụng mẹ để phản ứng lại với âm thanh đột ngột như tiếng cửa đóng sầm hoặc còi xe…  Bệnh viêm tai giữa: thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Gồm 2 loại chính: Viêm tai giữa cấp tính mủ nếu được xử lý tốt sẽ khỏi hẳn không để lại di chứng.Viêm tai giữa cấp tính hoại tử: sẽ để lại di chứng ảnh hưởng đến sức nghe và dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề gây điếc cho trẻ. Bệnh viêm màng não: gây tổn thư­ơng dây thần kinh sọ não: trong VMN mủ có thể tổn th­ương các dây thần kinh sọ não nh­ư dây II, III, IV, VI, VII, VIII… trong đó có dây VIII ( tiền đình ốc tai) chi phối cho thính giác khi viêm màng não gây tổn thương dây VIII hoặc nhánh ốc tai trẻ có thể bị điếc hoặc do điều trị sử dụng các loại kháng sinh gây độc dây VIII như kháng sinh nhóm aminoglycosid: gentamycin, streptomycin,... đặc biệt ở trẻ nhỏ di chứng để lại thường nặng nề, khó điều trị. Mẹ hút thuốc lá trong thai kỳ: theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy những chất độc từ khói thuốc lá, đặc biệt nicotine và carbon monoxide, có thể theo đường máu của mẹ truyền đến thai nhi gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Khói thuốc lá chứa đến hơn 7.000 loại hóa chất độc hại, những chất này, đặc biệt nicotin và carbon monoxide có thể theo đường máu của mẹ truyền đến thai nhi gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu mẹ vô tình hay cố ý tiếp xúc với khói thuốc lá. Nicotin và khí CO có trong khói thuốc là chất gây ảnh hưởng chính đến phôi thai trong dó có nguy cơ gây điếc bẩm sinh ngay từ khi trẻ mới sinh ra, nguy cơ bị điếc do thần kinh cao gấp 3 lần so với những em bé được sinh ra từ những bà mẹ không có thói quen hút thuốc hoặc không thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khói thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng xử lý âm thanh của não bộ, cơ quan thính giác của trẻ rất dễ bị tổn thương bởi chất nicotin khi khả năng xử lý âm thanh bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra còn gây sinh non từ đó dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng nhiễm khuẩn gây viêm màng não, viêm tai giữa, tổn thương thần kinh trong đó có dây VIII gây điếc. Ngoài ra cho thai nhi nghe nhạc ở tần số cao từ 120dB cũng có thể  gây tổn thương cho các tế bào thần kinh thính giác ảnh hưởng đến chức năng thính giác của trẻ, ngay cả khi mở ở mức thấp 90 dB trong thời gian dài quá 8 tiếng cũng gây hại cho thính giác của thai nhi. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến câm điếc bẩm sinh như mang thai sớm, mẹ mang thai không được dinh dưỡng đầy đủ gây suy dinh dưỡng thai nhi, trẻ đẻ non, mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, thường xuyên tiếp xúc với âm thanh có tần số cao… dẫn đến điếc là nguyên nhân gây nên bệnh câm.
Tránh các yếu tố nguy cơ như: không hút thuốc lá khi mang thai cũng như tiếp xúc với khói thuốc, không cho thai nhi nghe nhạc trong bụng mẹ với tần số cao….  Khám sàng lọc cho trẻ: Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị trẻ em nên kiểm tra thính giác vào các thời điểm sau: khi họ bắt đầu đi học,lúc 6, 8 và 10 tuổi, ít nhất một lần khi trẻ học trung học cơ sở, một lần trong thời gian học trung học phổ thông
Chẩn đoán bệnh câm chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng của trẻ mà không cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác.
Thông thường trẻ bị giảm thính lực do bệnh lý như viêm tai giữa hoặc khiếm thính do bẩm sinh, di chứng sau viêm não - màng não, tổn thương có tính chất vĩnh viễn, trẻ không thể hồi phục được thính lực và phải mang khuyết tật suốt đời.Với những trường hợp này, khi phát hiện sớm, trẻ sẽ được hỗ trợ đeo máy nghe, máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử để có thể học nghe, học nói sớm và phát triển như bình thường, càng lớn thì việc can thiệp càng trở nên khó khăn bởi trong não có một vùng thần kinh điều khiển việc nghe - nói. Nếu vùng đó không được kích thích trong 2-3 năm đầu đời sẽ bị thoái triển.Quá thời gian trên dù có được kích thích âm thanh thì trẻ chỉ có thể nghe nhưng khả năng nói không phát triển.Nhiều chuyên gia y tế cũng nhận định nếu thực hiện cấy ốc tai điện tử sau 7 tuổi thì không có giá trị.  Đọc môi và ngôn ngữ ký hiệu: Một tỷ lệ cao những người khiếm thính có thể học những cách giao tiếp khác trong đó đọc môi và ngôn ngữ ký hiệu có thể thay thế hoặc bổ sung cho giao tiếp bằng miệng.  Xem thêm: Mất thính lực (điếc tai): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Khi nào cần đo thính lực? Trầm cảm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận diện
Chốc đầu (Nấm da đầu)
Bệnh chốc đầu (bệnh nấm ở cằm và bệnh nấm da đầu) là một tình trạng nhiễm trùng nông do nhiễm nấm với đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong. Bệnh còn có tên là sâu tròn do nấm tạo nên các vết tròn trên da, thường phẳng ở trung tâm và gờ nhô cao lên. Loại nhiễm nấm này ảnh hưởng đến da đầu, làm trụi tóc, gây các mảng nhỏ ngứa và da đầu bị bong tróc. Bệnh chốc đầu ở trẻ sơ sinh: Cần phân biệt chốc đầu ở trẻ sơ sinh do chốc đầu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn gây nên. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cùng một trẻ hoặc lây lan sang trẻ khác. Bệnh phát triển mạnh vào mùa hè khi thời tiết nóng dần lên. Do đó, khi trẻ sơ sinh xuất hiện các dấu hiệu cần nhanh chóng cho trẻ đi khám bệnh và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu do một loại nấm có tên Dermatophytes. Loại nấm này phát triển mạnh trên các mô chết như móng tay, tóc, biểu bì da và ưa thích nơi ẩm, ấm áp do đó chúng phát triển mạnh mẽ trên da nhiều mồ hôi. Nếu người bị nhiễm nấm sống trong một tập thể và vệ sinh không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ lây lan sao của loại nấm này.
Những dấu hiệu của bệnh chốc đầu có thể gặp như sau: Xuất hiện các mảng ngứa trên đầu, các mảng tóc có thể tróc ra khỏi da đầu, để lại vảy kèm theo đau da đầu. Nếu không điều trị kịp thời, khu vực này sẽ lan rộng và lớn dần ra. Các triệu chứng khác như sốt, tóc giòn, sưng hạch bạch huyết. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển nặng lên tạo nên những vết sưng cứng và chảy mủ. Những vết này sẽ làm người bệnh có các điểm hói và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh. Vì vậy khi có các biểu hiện, người bệnh cần đi gặp bác sĩ và điều trị tránh các biến chứng có thể xảy ra sau này.
Bệnh chốc đầu có lây không? Bệnh chốc đầu là một nhiễm trùng rất dễ lây lan và lây lan rất nhanh đặc biệt ở trẻ em qua tiếp xúc từ người sang người qua tiếp xúc. Bệnh lây lan nhanh hơn nếu sử dụng chung các vật dụng với người bệnh như lược, mũ, đồ dùng trên giường.
Bệnh nấm da đầu gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh hay gặp ở trẻ em từ 4 – 14 tuổi và ít gặp ở người lớn. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chốc đầu như: Những người có điều kiện vệ sinh kém, người sống ở khu dân cư đông đúc hoặc những người sống trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.. Người mắc các bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch như HIV/AIDS, tiểu đường, ung thư. Ngoài ra, các vật nuôi trong nhà như chó mèo, gia súc, lợn cũng có thể là đối tượng lây lan nhưng các loại động vật này không có biểu hiện của nhiễm trùng.
Bệnh chốc đầu hiện nay có thể được phòng ngừa bằng cách thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ, thay quần áo, cắt móng tay thường xuyên; luôn để cơ thể trẻ được thoáng mát, thấm mồ hôi. Cho trẻ chơi tại các nơi đầy đủ ánh sáng, tránh nơi ẩm ướt hạn chế chơi với động vật., đồ dùng và các nơi có chứa nguồn bệnh thường xuyên. Khi đã bị chốc đầu cần kiểm tra và tránh lây nhiễm cho thành viên trong gia đình, giữ trẻ tránh xa các nơi đông người và sinh hoạt chung cho tới khi hết bệnh. Ngoài ra, thành viên trong gia đình trẻ bị bệnh có thể cùng sử dụng dầu gội trị nấm để tránh việc lây lan và phát triển bệnh.
Chẩn đoán bệnh chốc đầu kết hợp giữa việc kiểm tra các dấu hiệu trên lâm sàng, kiểm tra thói quen vệ sinh, môi trường sống và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Thăm khám lâm sàng xác định các triệu chứng, kiểm tra tính chất các các mảng ngứa, mảng tróc da đầu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi về thói quen sinh hoạt, vệ sinh, môi trường sống của người bệnh để có định hướng chính xác bệnh. Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như lấy một ít các mảng tóc, mảng ngứa để xét nghiệm chẩn đoán xác định sự xuất hiện của nấm. Khi xác định được bệnh sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị đặc trị bệnh chốc đầu như Griseofulvin và Terbinafine hydrochloride. Tùy từng trường hợp và tình trạng người bệnh, bác sĩ điều trị sẽ tìm các loại thuốc thích hợp và phù hợp để điều trị đạt kết quả cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng dầu gội trị nấm kết hợp với thuốc uốn. Khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần chú ý liều lượng và hướng dẫn sử dụng. Cần sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn, nếu xuất hiện tác dụng phụ cần đi khám chuyên khoa và đổi thuốc khác phù hợp.   Xem thêm: Ung thư da đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Các bệnh nấm da thường gặp Kỹ thuật mới điều trị rụng tóc gây hói đầu
Còn ống động mạch
Bệnh lí tim bẩm sinh là những bệnh lí tim mạch không hiếm gặp nhưng tương đối phức tạp và vẫn còn nhiều gánh nặng và thách thức với y học. Một trong những bệnh lí tim bẩm sinh hay gặp nhất và tương đối đơn giản là còn ống động mạch. Vậy còn ống động mạch là bệnh gì? Ống động mạch là một cấu trúc bẩm sinh nối thân động mạch phổi và động mạch chủ xuống. Vị trí nối ở cách chỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái 5-10mm.  Trong thời kì bào thai, phổi chưa hoạt động, sức cản phổi cao, máu từ thất phải vào hệ tuần hoàn phổi ít, chủ yếu qua ống động mạch vào động mạch chủ. Ống động mạch sẽ đóng chức năng trong khoảng 10-15 giờ sau khi sinh và đóng về mặt giải phẫu khi trẻ 2-3 tuần tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đóng ống động mạch. Nếu ống động mạch không được đóng trong thời kì này sẽ gây ra tật còn ống động mạch.
Sau khi sinh bão hòa oxy trong tuần hoàn hệ thống tăng lên là yếu tố mạnh nhất kích thích co các cơ trơn của ống động mạch, gây ra đóng ống. Trẻ sinh thiếu tháng có đáp ứng co cơ trơn của ống động mạch với oxy kém hơn trẻ sinh đủ tháng. Như vậy trẻ sinh thiếu tháng dễ có nguy cơ còn ống động mạch. Ngoài ra những trẻ suy hô hấp sơ sinh cũng làm ống động mạch khó đóng. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự đóng ống động mạch là Prostaglandin E2 (PGE2). Sau sinh Prostaglandin E2 giảm đi trong máu (do trẻ được tách ra khỏi rau thai - nguồn chứa nhiều PGE2 và tăng dòng máu đến phổi làm tăng thải trừ PGE2 qua phổi). PGE2 giảm đi làm ống động mạch co và đóng lại. Nhiều bệnh lí phổi ở trẻ sơ sinh làm giảm thải trừ PGE2 làm tăng nguy cơ còn ống động mạch.
Ở mỗi lứa tuổi, triệu chứng của còn ống động mạch sẽ khác nhau Từ 3-6 tuần tuổi trẻ có thể biểu hiện thở nhanh, vã mồ hôi, khó khăn khi ăn, ăn kém, giảm cân Trẻ hay bị ho khan, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi Nếu ống động mạch nhỏ, có thể trẻ sẽ không biểu hiện triệu chứng cho tới lúc lớn, chỉ tình cơ phát hiện được khi có tiếng thổi ở vùng tim Người trưởng thành còn ống động mạch, thường đi khám vì triệu chứng của suy tim (khó thở khi gắng sức, có cơn khó thở về đêm..), rối loạn nhịp tim Triệu chứng tím (xuất hiện ở chi dưới) gặp khi shunt đã đảo chiều, dòng máu không còn từ động mạch chủ sang động mạch phổi qua ống động mạch nữa mà ngược lại đi từ động mạch phổi sang động mạch chủ.
no_information
Trẻ sinh non tháng Giới nữ: tỉ lệ trẻ nữ mắc bệnh cao hơn trẻ nam 2 lần Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim bẩm sinh Trẻ sinh ra mắc các bệnh di truyền: hội chứng Down, hội chứng Noonan, hội chứng Cri-du-chat… có tỉ lệ còn ống động mạch cao hơn Mẹ bị nhiễm Rubella trong khi có thai Sinh nở ở vùng cao: trẻ sinh ra ở vùng cao có nguy cơ còn ống động mạch cao hơn
Không có biện pháp nào có thể chắc chắn phòng ngừa bệnh, tuy nhiên một thai kì khỏe mạnh có thể  hạn chế được phần nào nguy cơ mắc bệnh: Bổ sung đầy đủ vitamin, đặc biệt axit folic Tiêm phòng đầy đủ trước khi có thai 3 tháng Tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh lây nhiễm Tập thể dục đều đặn Kiểm soát đường huyết: đái tháo đường thai kì có thể gây nhiều ảnh hưởng đến thai nhi
Siêu âm tim: là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và có độ chính xác cao. Trên siêu âm có thể xác định được kích thước ống, chiều shunt, đo chức năng các buồng tim, áp lực động mạch phổi ước tính để có quyết định điều trị Điện tâm đồ: có thể thấy tăng gánh thất trái, thất phải hoặc cả hai thất Chụp X-quang ngực: không thể chẩn đoán xác định bằng X-quang ngực, tuy nhiên có thể xác định các dấu hiệu gián tiếp như bóng tim to (suy tim), cung động mạch phổi nổi, nhĩ trái to trên phim
Điều trị thuốc: đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) có thể dùng để đóng ống động mạch (Ibuprofen, Indomethacin). NSAID không có tác dụng với trẻ đủ tháng và người lớn Đối với trẻ sinh đủ tháng, trẻ em cân nặng <6kg: nếu không có triệu chứng, có thể tiếp tục trì hoãn can thiệp đến khi >6kg. Nếu các triệu chứng suy tim không kiểm soát được bằng thuốc, có thể phẫu thuật trong những trường hợp cụ thể Đối với trẻ >6kg: khi ống có chỉ định can thiệp, can thiệp bít ống động mạch bằng dụng cụ qua da được ưu tiên hơn phẫu thuật Đối với người lớn: can thiệp bít ống động mạch được đặt ra khi có dấu hiệu quá tải thể tích thất trái. Bác sĩ sẽ dựa vào các thông số áp lực mạch phổi, sức cản phổi để quyết định có can thiệp hay không. Đối với những ống động mạch nhỏ, không triệu chứng thì không cần phải can thiệp. Chống chỉ định can thiệp khi có hội chứng Eisenmenger (shunt đã đảo chiều). Xem thêm: Hở van tim 2 lá là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phát hiện Rối loạn nhịp tim được chẩn đoán như thế nào? Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nên ăn gì?
Còi xương
Còi xương là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, biểu hiện bằng tình trạng loạn dưỡng xương. Bệnh thường hay gặp ở lứa tuổi dưới 3 tuổi. Vùng dịch tễ hay gặp trẻ em còi xương là miền núi, nơi sương mù nhiều, ít ánh nắng. Do đó dẫn đến việc tổng hợp Vitamin D bị thiếu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa của Canxi và Photpho, là những nguyên liệu cần thiết tạo nên bộ khung xương. Tuy nhiên trẻ em thành thị cũng có thể bị còi xương do trẻ được bao bọc quá kỹ trong nhà, không được tắm nắng thường xuyên cũng dẫn đến thiếu tổng hợp Vitamin D. Ngoài vấn đề còi xương do thiếu Vitamin D bởi nguồn cung không đủ, bệnh còi xương còn do rối loạn chuyển hóa Vitamin D, khiến không đủ Vitamin D3 là loại tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo xương.
Nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh còi xương là thiếu Vitamin D. Vitamin D được cung cấp từ hai nguồn: ngoại sinh và nội sinh. Ngoại sinh là từ thức ăn, sữa mẹ, nguồn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vitamin D tan trong dầu nên nếu thức ăn của trẻ không có dầu mỡ dẫn đến giảm hấp thu Vitamin D. Nội sinh là từ một tiền chất dưới da, dưới tác động của ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành Vitamin D3, đây là nguồn chủ đạo để tham gia vào chuyển hóa tạo xương của trẻ. Do đó còi xương hay gặp ở trẻ em là bệnh còi xương do thiếu Vitamin D. Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là thiếu Vitamin K2, một protein vận chuyển canxi tạo xương hay thiếu một số khoáng chất canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương.
Toàn thân: Trẻ bị còi xương thường có biểu hiện chán ăn, suy dinh dưỡng Tại xương: Trẻ bị còi xương có biểu hiện tại xương sọ: Thóp chậm liền (hơn 1 tuổi mà thóp còn rộng), bờ thóp mềm, vòng đầu to, có bướu trán, bướu đỉnh. Trẻ chậm mọc răng, răng sâu, mọc không đều nhau. Tại xương chi: Chi cong,vòng cổ chân, vòng cổ tay. Lồng ngực hình ngực gà, có thể có chuỗi hạt sườn. Hậu quả dẫn đến trẻ chậm phát triển vận động như muộn biết bò, muộn biết đi. Thần kinh: Trẻ bị còi xương thường hay giật mình, ngủ không sâu giấc, hay vã mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm) dẫn đến rụng tóc gáy nhiều. Nếu bị nặng trẻ thường quấy khóc liên tục. Trong một vài trường hợp còi xương nặng có thể hạ Canxi máu khiến trẻ bị co giật, nôn nấc nhiều.
no_information
Trẻ em vùng thiếu ánh nắng mặt trời hoặc trẻ em được bao bọc quá kỹ không được tắm nắng đều là những đối tượng có thể thiếu Vitamin D do giảm tổng hợp ở da, dẫn đến còi xương. Ngoài ra những trẻ sinh non, hoặc sinh đôi, sinh ba cũng dễ còi xương vì không được cung cấp đủ nguồn dưỡng chất khi còn trong bụng mẹ.
Để phòng ngừa còi xương cho trẻ, phụ nữ mang thai cũng cần phải chú ý chăm sóc bản thân và cung cấp dưỡng chất đầy đủ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những trường hợp đa thai nhu cầu thường cao hơn thông thường. Thực hiện một chế độ ăn cân đối và cho trẻ tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương . Đối với trẻ nhũ nhi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cân bằng và có tỷ lệ Vitamin D cao hơn hẳn tất cả các loại sữa công thức và thực phẩm bổ sung khác. Còn khi trẻ đã ăn dặm thì chế độ dinh dưỡng cần cân đối để đảm bảo bổ sung các chất Canxi, Photpho là nguyên liệu tạo nên bộ khung xương. Ở những vùng nhiều sương mù, ánh sáng mặt trời không đủ giúp tổng hợp Vitamin D, thì trẻ em cần phải được bổ sung Vitamin D3 đường uống. Và để hấp thu Vitamin D tốt thì chế độ ăn của trẻ không được kiêng khem dầu mỡ.
Chủ yếu dựa trên các thăm khám lâm sàng và chụp X-quang xương để phát hiện các biểu hiện bệnh ở xương cũng như các triệu chứng thần kinh đi kèm. Ngoài ra có thể xét nghiệm máu để đo các chỉ số Vitamin D, Canxi, Photpho đánh giá sự thiếu hụt để định hướng điều trị cho phù hợp.
Tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng cũng là phương pháp điều trị cho trẻ bị còi xương. Ngoài ra có thể bổ sung 400 UI Vitamin D3 hàng ngày cho trẻ cho đến khi trẻ hết các triệu chứng. Khi trẻ bị còi xương cần phải được khám và tư vấn bởi chuyên gia Dinh dưỡng Nhi khoa để được hướng dẫn điều trị cụ thể, phù hợp. Tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có đơn của bác sĩ, gây hại cho trẻ. Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu vitamin D Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ Làm sao để biết bổ sung vitamin D cho trẻ đúng liều lượng? Những điều chưa biết về Vitamin ánh nắng - Vitamin D
Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não thường xảy ra do một cú đánh mạnh hoặc va đập vào đầu hoặc cơ thể. Một vật thể xuyên qua mô não như một viên đạn hoặc mảnh vỡ của hộp sọ cũng có thể gây chấn thương sọ não. Chấn thương sọ não nhẹ có thể ảnh hưởng tạm thời đến các tế bào não của của người bệnh, tuy nhiên khi chấn thương sọ não nặng có thể dẫn đến bầm tím, rách mô, chảy máu và các tổn thương thực thể khác cho não. Từ những tổn thương này có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Chấn thương sọ não thường được gây ra bởi một cú đánh hoặc các loại chấn thương chấn thương khác vào đầu hoặc cơ thể. Mức độ chấn thương có thể phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm bản chất của loại chấn thương và lực tác động. Các nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não bao gồm: Ngã. Ngã từ giường hoặc leo thang, khi đi xuống cầu thang, trong bồn tắm ... là nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương sọ não nói chung, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ. Tai nạn giao thông. Va chạm liên quan đến ô tô, xe máy hoặc xe đạp và người đi bộ là những nguyên nhân phổ biến của chấn thương sọ não. Bạo lực. Những vết thương do súng bắn, bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em và các vụ tấn công khác là những nguyên nhân phổ biến trong nhóm này. Hội chứng trẻ bị lắc (Shaken baby syndrome - SBS) là chấn thương sọ não ở trẻ sơ sinh do người lớn rung lắc trẻ rất mạnh. Các chấn thương trong thể thao. Chấn thương sọ não có thể do chấn thương từ một số môn thể thao như bóng đá, đấm bốc, bóng đá, bóng chày, trượt ván, khúc côn cầu và các môn thể thao tác động mạnh hoặc mang tính đấu kháng khác. Đây là đặc biệt phổ biến ở tuổi thanh thiếu niên dẫn đến chấn thương sọ não. Vụ nổ và các thương tích chiến đấu khác. Vụ nổ là một nguyên nhân phổ biến của chấn thương sọ não ở các nhân viên quân sự đang hoạt động. Mặc dù thiệt hại xảy ra chưa được hiểu rõ, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng sóng áp lực đi qua não làm gián đoạn đáng kể chức năng não. Chấn thương sọ não cũng là kết quả của những vết thương xuyên thấu, những cú đánh mạnh vào đầu bằng mảnh đạn hoặc mảnh vụn, và ngã hoặc va chạm cơ thể với các vật thể sau vụ nổ.
Chấn thương sọ não có thể có tác động rộng lớn về thể chất và tâm lý. Một số dấu hiệu có thể xuất hiện ngay sau khi chấn thương, trong khi những dấu hiệu khác có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ Các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương sọ não nhẹ có thể bao gồm: Mất ý thức trong vài giây đến vài phút Không mất ý thức, nhưng choáng váng, bối rối hoặc mất phương hướng Đau đầu Buồn nôn hoặc nôn Mệt mỏi hoặc buồn ngủ Khó khăn về lời nói Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường Chóng mặt hoặc mất thăng bằng Các vấn đề về cảm giác, như mờ mắt, ù tai, cảm thấy mùi vị khó chịu trong miệng hoặc thay đổi khả năng ngửi Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh Thay đổi tâm trạng Cảm thấy chán nản hay lo lắng Triệu chứng chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng Chấn thương sọ não nặng và trung bình có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của chấn thương nhẹ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong vài giờ đầu đến vài ngày sau chấn thương đầu: Mất ý thức từ vài phút đến vài giờ Nhức đầu dai dẳng Nhiều lần bị nôn hoặc buồn nôn Co giật Chất lỏng trong suốt chảy ra từ mũi hoặc tai Không tự thức dậy từ khi ngủ Yếu hoặc tê ở ngón tay và ngón chân Mất khả năng phối hợp tay chân Nhầm lẫn Kích động, muốn đánh nhau hoặc hành vi bất thường khác Nói lắp Hôn mê và các rối loạn ý thức khác Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chấn thương não có thể không thể giao tiếp bằng đầu, có vấn đề cảm giác, nhầm lẫn. Ở một đứa trẻ bị chấn thương sọ não, bố mẹ có thể quan sát bằng cách như sau: Thay đổi thói quen ăn uống Khó chịu bất thường Khóc dai dẳng và không thể dỗ cho trẻ ngừng khóc Thay đổi khả năng chú ý Thay đổi thói quen ngủ Động kinh Tâm trạng buồn hay thất vọng Buồn ngủ Không thích chơi với đồ chơi hoặc hoạt động yêu thích trước đó
no_information
Những người có nguy cơ chấn thương sọ não cao nhất bao gồm: Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến 4 tuổi Thanh niên, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi Người lớn từ 60 tuổi trở lên Nam giới ở mọi lứa tuổi
Thắt dây an toàn và trang bị xe có túi khí. Luôn luôn thắt dây an toàn trong xe. Nếu có trẻ nhỏ trong xe, thì trẻ luôn được ở ghế sau của xe và đảm bảo trẻ được ngồi trong ghế dành riêng cho trẻ em hoặc ghế nâng phù hợp với kích thước và trọng lượng của trẻ. Không sử dụng rượu và ma túy khi lái xe. Không lái xe khi bị ảnh hưởng của thuốc, kể cả thuốc theo toa có thể làm giảm khả năng lái xe. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, ván trượt, xe máy, xe trượt tuyết hoặc xe địa hình. Ngoài ra, khi tham gia các môn thể thao cũng nên mặc đồ bảo vệ đầu và các phần của cơ thể như chơi bóng chày, trượt tuyết, trượt băng, trượt tuyết hoặc cưỡi ngựa. Ngăn ngừa té ngã, những lời khuyên sau đây có thể giúp người cao tuổi tránh ngã như: Lắp đặt tay vịn trong phòng tắm Đặt tấm thảm không thấm nước trong bồn tắm hoặc dưới vòi hoa sen Lắp đặt tay vịn ở hai bên cầu thang Đảm bảo ánh sáng trong nhà Giữ cầu thang và sàn nhà không lộn xộn hay có các vật gây dễ trượt chân Kiểm tra thị lực thường xuyên Tập thể dục thường xuyên Ngăn ngừa chấn thương đầu ở trẻ em, những lời khuyên sau đây có thể giúp trẻ tránh chấn thương đầu: Lắp đặt cổng an toàn ở đầu cầu thang, tránh trẻ nhỏ tự ý chạy/bò lên cầu thang Dọn dẹp cầu thang, tránh không có các vật gây dễ trượt chân Có tấm bảo vệ ở cửa sổ để ngăn ngừa té ngã Đặt tấm thảm không thấm nước trong bồn tắm hoặc dưới vòi hoa sen Không cho trẻ chơi một mình ở ban công mà không có người lớn
Chấn thương sọ não thường là trường hợp cấp cứu và hậu quả có thể xấu đi rất nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các bác sĩ thường cần đánh giá nhanh triệu chứng chấn thương sọ não của người bệnh bằng cách sau: Thang điểm hôn mê Glasgow: Thang điểm hôn mê Glasgow (Glasgow Coma Scale/GCS) ban đầu được sử dụng để mô tả mức độ ý thức ở bệnh nhân có tổn thương não do chấn thương. Điểm hôn mê Glasgow (GCS score) được xác định bằng tổng số điểm của 3 tiêu chí trên, điểm cao nhất là 15 và điểm thấp nhất là 3, như sau: GCS score = Điểm mở mắt + Điểm đáp ứng lời nói tốt nhất + Điểm đáp ứng vận động tốt nhất Thông tin về chấn thương và triệu chứng Trong trường hợp người chứng kiến thấy người bệnh đó chấn thương, người chứng kiến có thể cung cấp cho nhân viên y tế những thông tin rất hữu ích trong việc đánh giá tình trạng của người bị thương. Các câu hỏi sau đây có thể có lợi trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương: Nguyên nhân chấn thương xảy ra? Sau khi bị chấn thương, có phải người bệnh đã mất ý thức? Người bệnh đã bất tỉnh bao lâu? Bạn có quan sát bất kỳ thay đổi nào khác trong sự tỉnh táo, nói, sự phối hợp tay chân hoặc các dấu hiệu thương tích khác không? Đầu hoặc các bộ phận khác của cơ thể có bị đánh hay không và vị trí nào của có thể? Bạn có thể cung cấp bất kỳ thông tin nào về lực của nguyên nhân gây chấn thương? Ví dụ như thứ gì đã đập vào đầu người bệnh, người bệnh ngã bao xa hoặc người bệnh bị ném hay văng  từ xe? Chẩn đoán hình ảnh Chụp cắt lớp vi tính (CT). Kỹ thuật này thường được thực hiện ngay trong phòng cấp cứu khi nghi ngờ chấn thương sọ não. Chụp CT sử dụng một loạt các tia X để tạo ra một cái nhìn chi tiết về não. Chụp CT có thể nhanh chóng tái hiện lại hình ảnh gãy xương và phát hiện ra bằng chứng chảy máu trong não, khối máu tụ, mô não bầm tím và sưng mô não. Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI sử dụng sóng vô tuyến và nam châm mạnh mẽ để tạo ra hình ảnh chi tiết về bộ não. Kỹ thuật này có thể được sử dụng sau khi tình trạng của người đó ổn định hoặc nếu các triệu chứng không cải thiện ngay sau khi bị thương. Theo dõi áp lực nội sọ
Nguyên tắc điều trị chấn thương sọ não là dựa trên mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Điều trị chấn thương sọ não nhẹ Chấn thương sọ não nhẹ thường không cần điều trị ngoài việc nghỉ ngơi và giảm đau bằng thuốc không kê đơn để điều trị đau đầu. Tuy nhiên, một người bị chấn thương sọ não nhẹ thường cần được theo dõi chặt chẽ tại nhà để phát hiện các  bất kỳ triệu chứng dai dẳng, xấu đi hoặc xuất hiện triệu chứng mới. Bác sĩ cũng sẽ hẹn tái khám cho người bệnh. Bác sĩ xác định cho người bệnh chấn thương sọ não thời điểm nào phù hợp để quay lại làm việc, đi học, các hoạt động giải trí nào phù hợp với người bệnh. Tốt nhất là người bệnh cần hạn chế các hoạt động thể chất hoặc suy nghĩ nhiều khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Hầu hết các trường hợp sẽ trở lại bình thường dần dần. Điều trị chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng Chăm sóc và điều trị tích cực cho người bệnh chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng, tập trung vào việc đảm bảo cung cấp cho người bệnh có đủ oxy và đảm bảo lượng máu tưới não, duy trì huyết áp và ngăn ngừa thêm bất kỳ tổn thương nào ở đầu hoặc cổ. Những người bị thương nặng cũng có thể có thêm những chấn thương khác cũng cần được điều trị đồng thời. Các phương pháp điều trị bổ sung tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện sẽ tập trung vào việc giảm thiểu các triệu chứng do viêm, chảy máu hoặc giảm lượng oxy cung cấp cho não, gồm điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật khẩn cấp có thể cần thiết để giảm thiểu tổn thương thêm cho các mô của não. Phẫu thuật có thể được chỉ định để giải quyết các vấn đề sau: Loại bỏ máu đóng cục. Sửa chữa xương sọ bị gãy, vỡ. Chảy máu bên trong não. Giám áp lực sọ não Phục hồi chức năng Hầu hết những người đã bị chấn thương não sẽ được tập luyện để phục hồi chức năng. Người bệnh có thể cần học lại các kỹ năng cơ bản như đi bộ hoặc nói chuyện nhằm cải thiện khả năng cơ bản của họ và  thực hiện các hoạt động hàng ngày. Vật lý trị liệu thường bắt đầu tại khoa phục hồi chức năng tại bệnh viện. Nội dung bài tập và thời gian phục hồi là khác nhau đối với mỗi người bệnh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương não và phần nào của não bị tổn thương. Xem thêm: Chấn thương sọ não: Nhận biết và điều trị thế nào? Chấn thương hàm mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Các phương pháp điều trị gãy xương hàm mặt Cách xử lý khi bị gãy xương hàm mặt
Cận thị
Cận thị là gì? Ở người bình thường, hình ảnh được phản xạ từ vật sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ được hội tụ trên võng mạc. Tại võng mạc, các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác để tạo nên hình ảnh. Cận thị là bệnh mà những tia hình ảnh đó không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ trước võng mạc làm cho người cận thị chỉ có thể nhìn thấy các vật ở gần mà không thể nhìn thấy các vật ở xa.
Nguyên nhân cận thị bao gồm: Do trục nhãn cầu dài làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, ảnh tạo ra rơi vào trước võng mạc mà không rơi vào võng mạc. Do thay đổi cấu trúc của giác mạc làm giác mạc quá cong so với nhãn cầu. Do việc học tập và làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng, thiếu khoa học, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, tư thế không phù hợp... Một số trường hợp mắc cận thị do bẩm sinh hoặc di truyền.
Cận thị nặng là gì? Cận thị nhẹ gọi là cận thị thấp, cận thị nặng gọi là cận thị cao. Với người bị cận thị cao thì có nguy cơ phát triển thành bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể so với người bị cận thị thấp hoặc trung bình. Ngoài ra, người bị cận thị dễ dẫn đến biến chứng bong võng mạc. Người bệnh cần kiểm tra khám thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng hơn. Triệu chứng cận thị gồm có: Hình ảnh nhìn xa thấy bị mờ, nhòe, không rõ; chỉ nhìn gần được như đọc sách báo, xem ti vi ngồi gần. Mỏi mắt, thường phải nheo mắt khi nhìn xa. Thường xuyên chảy nước mắt, dụi mắt.
no_information
Một số biện pháp phòng ngừa cận thị được khuyến cáo như: Học tập và làm việc khoa học, cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc. Bảo vệ mắt khi làm việc, khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính khi trời nắng. Kiểm tra mắt thường xuyên. Đeo kính đầy đủ khi đã bị cận thị để tránh bệnh nặng hơn. Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là Vitamin A. Riêng với học sinh cần chú ý tư thế ngồi, không học ở nơi thiếu ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn. Gần đây tật cận thị học đường đang ngày càng phổ biến do học sinh sử dụng nhiều các đồ dùng công nghệ như máy tính, điện thoại. Do đó để phòng ngừa cận thị, trẻ em cần được hạn chế sử dụng quá mức đồ dùng công nghệ.
Hiện có nhiều phương pháp để điều trị cận thị. Hiện nay có các phương pháp điều trị chính đó là: Điều trị bằng phẫu thuật khúc xạ: Thực hiện bằng cách định hình lại giác mạc giúp bạn làm giảm hoặc không cần đeo kính. Thủ thuật phổ biến nhất là PRK (tia laser sẽ loại bỏ một lớp mô giác mạc, làm cho giác mạc phẳng hơn và từ đó ánh sáng sẽ hội tụ trên võng mạc) và Lasik (một vạt mỏng được tạo ra trên bề mặt giác mạc, laser sẽ loại bỏ một số tế bào, sau vạt mỏng giác mạc được đặt lại đúng vị trí ban đầu). Điều trị không phẫu thuật: Sử dụng kính mắt hoặc kính áp tròng là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để điều trị cận thị với ưu điểm đơn giản, áp dụng rộng rãi và ít để lại biến chứng. Kính sẽ điều chỉnh hình ảnh hội tụ trên võng mạc giúp mắt nhìn rõ hơn. Hiện nay thị trường kính rất đa dạng, có nhiều loại được làm từ các vật liệu tốt, chống lóa, chống tia UV phù hợp với mục đích người sử dụng. Ngoài ra còn có phương pháp Ortho-K sử dụng kính áp tròng cứng vào ban đêm giúp điều chỉnh hình dạng của giác mạc trong khi ngủ. Sau khi thức dậy, giác mạc người bệnh sẽ có hình dạng mới giúp nhìn rõ vào ngày hôm đó. Phương pháp này giúp điều trị cận thị tạm thời, áp dụng cho các bệnh nhân nhỏ tuổi chưa thể phẫu thuật. Xem thêm: Ortho K - Điều chỉnh cận loạn thị không phẫu thuật ORTHO K - Giải pháp điều trị Cận thị, Loạn thị không cần phẫu thuật Gói Ortho-K
no_information
Chấn thương lách
Chấn thương lách là tình trạng thường gặp nhiều nhất trong các ca chấn thương bụng kín do tai nạn giao thông, té ngã hoặc va chạm khi chơi thể thao, bị hành hung. Vỡ lách thường gây chảy máu vào ổ bụng, mức độ chảy máu tùy thuộc vào cơ chế chấn thương và độ vỡ nặng nhẹ  Có tới 60% bệnh nhân chấn thương lách không có thương tổn kèm theo chứng tỏ mức độ dễ thương tổn của lách Tỷ lệ tử vong do vỡ lách chung là 10% trong 48 giờ đầu nếu chấn thương nặng có kèm chấn thương sọ não và nhiễm trùng, riêng chấn thương lách đơn độc tỷ lệ này chỉ là 1%
Do những tổn thương ở phía bên trái của cơ thể được gây ra bởi một đòn đánh vào bụng trên bên trái hoặc thấp hơn ngực trái, tai nạn trong thể thao, tai nạn xe hơi. Lá lách bị chấn thương có thể vỡ ngay hoặc trong một số trường hợp là vài ngày hay cả tuần sau khi chấn thương Vỡ lách do lá lách mở rộng: bắt nguồn từ sự tích tụ tế bào máu trong lá lách gây ra bởi bạch cầu đơn nhân và các bệnh nhiễm trùng khác, bệnh gan hoặc ung thư máu
Các biểu hiện thường gặp của một chấn thương lách bao gồm: Đau ở phần trên bên trái của bụng, đau tự nhiên hoặc khi chạm vào Bệnh nhân hoa mắt, lẫn lộn, ngất xỉu xuất hiện sau một chấn thương vùng bụng-ngực trái Vùng bụng trên bên trái có thể có vết thương chảy máu hoặc không có vết thương nhưng không loại trừ chảy máu trong ổ bụng do vỡ lách
no_information
Chấn thương lách xảy ra khi có một lực tác động đủ mạnh vào vùng bụng-ngực bên phía lách hoặc chấn thương ở một khu vực khác nên những người có nguy cơ cao là người sau tai nạn giao thông, bạo hành hoặc chấn thương gặp trong thể thao Ngoài những tác động trực tiếp từ bên ngoài, chấn thương lách có thể gặp ở các bệnh nhân có bệnh lý toàn thân như nhiễm trùng, bệnh gan hoặc tế bào máu tích tụ quá mức ở lách do ung thư máu
Sau các chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn trong thể thao, có các triệu chứng đau vùng bụng-ngực trái cần đi đến cơ sở y tế để kiếm tra toàn diện để phát hiện chấn thương lách hoặc các biến chứng khác để được điều trị và xử trí kịp thời Nếu đã được chẩn đoán lá lách mở rộng, cần tránh các hoạt động có thể gây ra lá lách bị vỡ như tránh những môn thể thao và các hoạt động làm tăng nguy cơ chấn thương bụng trong vài tuần
Bệnh nhân vào viện trên bệnh cảnh chấn thương bụng kín hoặc đa chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc sinh hoạt. Bệnh nhân có triệu chứng toàn thân - biểu hiện sốc mất máu như: Da, niêm mạc xanh xao, vẻ mặt vật vã hốt hoảng hoặc lừ đừ, đổ mồ hôi, tay chân lạnh Mạch nhanh, huyết áp hạ, thở nhanh nông, tĩnh mạch cổ xẹp và thiểu niệu Các triệu chứng tại vùng bụng: Đau bụng vùng hạ sườn trái, đau lan ra xa khắp bụng, lan lên Da vùng chấn thương bị xây xát, bầm dập Dấu Balance (+): Khối đầy ở hạ sườn hay hông trái, gõ đục hạ sườn trái Ấn đau các xương sườn Bụng chướng, ấn đau khắp bụng kèm phản ứng thành bụng Thăm khám trực tràng cùng đồ Douglas phồng đau Chọc dò ổ bụng thấy có máu loãng không đau Xét nghiệm cận lâm sàng Công thức máu: hồng cầu, Hct giảm, bạch cầu tăng X-quang ngực không chuẩn bị: Cơ hoành trái đẩy cao, bóng lách to, mở tiểu khung, có thể thấy gãy các xương sườn trái và mở rộng khoảng gian sườn cận phúc mạc- đại tràng xuống Siêu âm chấn thương lách là phương tiện chẩn đoán sớm nhất: thấy được dịch trong ổ bụng ở khoang Morrison và rãnh đại tràng trái, thấy đường vỡ lách và bóng lách to hơn bình thường, hình ảnh tụ dịch quanh lách, tụ dịch dưới bao CT Scanner bụng là phương tiện tốt nhất đánh giá tổn thương lách cùng phân độ vỡ lách. Phân độ chấn thương lách theo AAST (Hiệp hội Ngoại chấn thương Hoa Kỳ), 1964 gồm 5 mức độ: Chấn thương lách độ 1: Tụ máu dưới vỏ không lớn hơn 10% diện tích bề mặt Vết rách vỏ nhỏ hơn 1cm chiều sâu Chấn thương lách độ 2: Tụ máu dưới vỏ từ 10-50% diện tích bề mặt Có tụ máu trong nhu mô lách, kích thước <5 cm Vết rách sâu 1-3 cm nhưng không tổn thương các bè mạch máu Chấn thương lách độ 3: Tụ máu dưới vỏ hơn 50% diện tích bề mặt hoặc khối máu tụ dưới vỏ hay máu tụ nhu mô vỡ và đang lan tỏa Tụ máu trong nhu mô lách kích thước >5cm hoặc đang lan tỏa Vết rách sâu hơn 3cm hoặc gây tổn thương bè mạch máu Chấn thương lách độ 4: Vết rách gây tổn thương các mạch máu phân thùy hoặc rốn lách 25% lách bị thiếu máu nuôi Chấn thương lách độ 5: Vỡ lách hoặc chấn thương nghiêm trọng mạch máu rốn lách
Có 3 phương pháp điều trị phổ biến hiện nay tùy thuộc vào mức độ chấn thương lách Phương pháp phẫu thuật cắt lách Chỉ định khi: Vỡ lách gây xuất huyết nội, bệnh nhân có sốc và nguy cơ tử vong Lách vỡ độ 5 Có thương tổn phối hợp và nhiễm trùng  Lách bệnh lý, bệnh nhân có rối loạn đông máu Điều trị bảo tồn thất bại Phương pháp phẫu thuật bảo tồn lách Khâu lách khi lách vỡ độ 1,2,3 có đường vỡ đơn giản Cắt một phần hay bán phần lách trong vỡ lách độ 3 có đường vỡ phức tạp và độ 4 Bọc lách trong rọ Dexon Phương pháp bảo tồn lách theo dõi không mổ Chỉ định khi tổn thương lách đơn thuần, vỡ lách độ 1,2 và bệnh nhân có tổng trạng ổn, không có rối loạn đông máu và ít dịch ổ bụng, bệnh nhân dưới 55 tuổi Theo dõi tại phòng cấp cứu của khoa, khám lâm sàng mỗi 4-6 giờ, theo dõi Hemoglobin và dùng CT Scanner sau 48-72 giờ khi có thay đổi huyết động   Xem thêm: Cắt lách do chấn thương Lá lách nằm ở đâu và có vai trò gì? Cường lách: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Cường lách
Cường lách là gì? Lách là cơ quan quan trọng trong cơ thể, giữ chức năng sản xuất tế bào máu trong thời kỳ bào thai. Ngoài ra, lách còn là nơi tiêu hủy hồng cầu đã già cỗi, sản xuất thực bào và miễn dịch, tạo ra các kháng thể để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn. Cường lách là hội chứng gây ra do sự to lên của lách và sự sụt giảm các tế bào máu bao gồm hồng cầu và bạch cầu. Chứng cường lách có các đặc điểm: Tế bào máu một dòng hay cả ba dòng bị giảm Tủy xương tăng hoạt động hoặc bình thường. Lách to. Bệnh sẽ khỏi khi tiến hành cắt lách.
Nguyên nhân cường lách thường là các bệnh về máu, các bệnh gan và tĩnh mạch cửa và cũng có thể từ nguyên nhân nhiễm khuẩn vì chức năng của lách là điều khiển cơ quan tạo máu và đóng vai trò trong hệ thống tĩnh mạch cửa. Các nguyên nhân gây ra cường lách chủ yếu là: Ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết. Tan máu bẩm sinh Xuất huyết giảm tiểu cầu. Bệnh giảm bạch cầu do lách. Bệnh giảm cả ba dòng tế bào máu do lách. Bệnh Hodgkin Hội chứng Banti Các bệnh nhiễm trùng như: bệnh lao, sốt rét, nhiễm khuẩn huyết...
Triệu chứng cường lách bao gồm: Cảm giác no sớm mặc dù ăn rất ít. Cảm thấy đầy hơi. Đau vùng hạ sườn trái, có thể lan lên vai trái. Sốt cao. Người yếu ớt, mệt mỏi, xanh xao. Hồi hộp, đánh trống ngực. Lách to. Dễ bị bầm tím, chảy máu. Bướu miệng, chân và bàn chân. Thiếu máu
no_information
Yếu tố nguy cơ của bệnh cường lách là: Trẻ em hay thanh niên bị nhiễm trùng Người mắc các bệnh di truyền liên quan đến gan lách như: bệnh Gaucher, bệnh Niemann- Pick. Người đi đến vùng bệnh sốt rét.
Vì nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng nên hầu như không có biện pháp phòng ngừa bệnh đặc hiệu. Cần hạn chế uống rượu bia, tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp hạn chế các nguy cơ phổ biến dẫn đến cường lách.
Ngoài những triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng, cần làm các xét nghiệm cũng như các kỹ thuật sau để chẩn đoán cường lách: Xét nghiệm máu: đánh giá số lượng các tế bào máu dòng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Siêu âm ổ bụng và chụp cắt lớp vi tính: xác định lách to, kích thước của lách và đánh giá sự chèn ép của lách lên các cơ quan lân cận. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân: đánh giá dòng máu chảy qua lách. Các xét nghiệm khác: chức năng gan, huyết tủy đồ, sinh thiết tủy xương để tìm nguyên nhân dẫn đến cường lách.
Điều trị cường lách là điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Hai phương pháp điều trị phổ biến là điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt lách: Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa được áp dụng với thể bệnh cường lách nhẹ. Nếu bị cường lách do nguyên nhân nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh phù hợp. Phẫu thuật cắt lách: Đây là phương pháp được tiến hành khi không tìm ra nguyên nhân gây bệnh hoặc ở những bệnh nhân có triệu chứng kéo dài khi đã được điều trị. Phẫu thuật cắt lách được chỉ định đối với bệnh nhân cường lách khi lách to và cả khi lách không to. Phương pháp này sẽ hạn chế sự tụt giảm các tế bào máu trong cơ thể. Ở những trường hợp cường lách gây biến chứng nghiêm trọng, hoặc bệnh mạn tính, nguy kịch, phẫu thuật cắt lách được xem là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Điều lưu ý sau cắt lách là bệnh nhân sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng này, chúng ta cần: Tiêm vắc xin trước và sau khi phẫu thuật như vắc xin phòng phế cầu, não mô cầu, Hib. Sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu có sốt, cần đến cơ sở y tế để kịp thời theo dõi và xử lý. Hạn chế đến những nơi đang có dịch bệnh hoặc những nơi dễ có nhiều nguy cơ gây nhiễm khuẩn. Xem thêm: Chấn thương lách: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Phẫu thuật nội soi cắt lách Chỉ số Bilirubin nói gì về sức khỏe của bạn?
Chân voi
Bệnh chân voi hay còn được gọi là phù chân voi là biến chứng của nhiễm giun chỉ bạch huyết. Bệnh lưu hành chủ yếu ở các nước nóng ẩm và xảy ra do muỗi truyền ấu trùng giun chỉ sang người. Giun chỉ ký sinh ở hệ thống bạch huyết từ đó là tổn thương các bạch mạch gây ứ dịch tại các chi phù to lên nên được gọi là bệnh phù chân voi. Chữa bệnh chân voi tùy thuộc vào các giai đoạn của bệnh, chủ yếu điều trị có tác dụng tốt vào giai đoạn sớm. Tuy nhiên ở giai đoạn sớm này bệnh thường dễ bị bỏ qua do các biểu hiện bệnh âm thầm. Với giai đoạn muộn đặc biệt khi đã có các biến chứng về mạch kết quả điều trị thường hạn chế, tùy trường hợp có thể phẫu thuật.
Nguyên nhân bệnh chân voi là do giun chỉ. Trên thế giới phát hiện 3 loài giun chỉ gây bệnh cho người là Wuchereria bancrofti (W. bancrofti), Brugia malayi (B. malayi) và Brugia timori (B.timori). Ở nước ta, chỉ phát hiện được 2 loài là W. bancrofti và B. malayi (B.malayi). Đặc điểm Loài W. bancrofti thường khu trú ở hệ thống bạch huyết vùng bẹn hoặc ở nách. Giun chỉ W. bancrofti trưởng thành trông như sợi chỉ, màu trắng đục dài từ 25 - 40 mm, chiều ngang khoảng 0,1 mm. Giun W. bancrofti cái có chiều dài khoảng 60 - 100 mm. Ấu trùng B. malayi có ái tính với hạch bộ phận sinh dục và vùng thận. Về hình thái giun chỉ B. malayi gần giống như giun chỉ W. bancrofti. Giun đực có kích thước khoảng 22,8 x 0,08 mm, giun cái  khoảng 55 x 0,16 mm. Giun đực và cái thường cuộn vào nhau do đó gây cản trở mạch bạch huyết. Khả năng tồn tại ngoài môi trường: Ấu trùng giun chỉ và giun chỉ trưởng thành đều không tồn tại ở môi trường tự nhiên, chỉ tồn tại trong cơ thể người và trong cơ thể muỗi truyền bệnh.
Bệnh chân voi là biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn biến chứng của nhiễm giun chỉ. Triệu chứng của bệnh chân voi phụ thuộc vào từng giai đoạn như sau:  Giai đoạn ủ bệnh: là thời gian được tính từ khi ấu trùng giun được đưa vào cơ thể đến khi phát triển thành giun trưởng thành. Tiếp theo là giai đoạn khởi bệnh: biểu hiện các triệu chứng không rõ rành tùy thuộc vào từng trường hợp và dễ nhầm với các bệnh khác. Bệnh nhân thường xuất hiện sốt, viêm mạch ở các chân nách hoặc vùng bẹn kèm theo nổi hạch. Cuối cùng là giai đoạn toàn phát: giai đoạn này hệ thống mạch bạch huyết đã bị tổn thương dẫn đến các biến chứng. Biểu hiện của giai đoạn toàn phát/biến chứng: Xuất hiện phù chân voi. Bệnh nhân sẽ có các đợt phù xuất hiện liên tục, da dần dần trở nên dày, phù dần từ dưới lên trên. Đa số các trường hợp bị phù một bên chân, thường gặp nhất là phù đều cả bàn chân, có thể lan tới đùi. Da bệnh nhân càng ngày càng dày và cứng, trên da có thể xuất hiện những vết loét do tình trạng thiếu dưỡng. Viêm bộ phận sinh dục: gồm viêm thừng tinh, viêm tinh hoàn,  tràn dịch màng tinh. Các trường hợp nặng, bộ phận sinh dục có thể phù to như bìu voi, vú voi nhưng  không đỏ và hoàn toàn không đau (nên được gọi là phù voi). Viêm bộ phận sinh dục gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.Ngoài ra bệnh nhân  giảm trầm trọng khả năng lao động, sinh hoạt, các hoạt động sinh lý và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Tiểu ra dưỡng chấp: nước tiểu trắng đục như nước vo gạo, nhưng để lâu không lắng, đôi khi có thể có lẫn máu. Một số trường hợp  có quá nhiều dưỡng chấp trong nước tiểu, khi đó để nước tiểu lâu có thể bị đông lại.
Bệnh chân voi không lây trực tiếp từ người bị bệnh sang người lành mà phải qua trung gian truyền bệnh là muỗi. Nếu muỗi đốt người bệnh và bị nhiễm ấu trùng sau đó đốt người khác thì có thể lây bệnh sang người khác.
Khí hậu nóng ẩm, vệ sinh môi trường kém, nơi ở ẩm thấp: là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của muỗi do đó những vùng có khí hậu nóng ẩm thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngủ không mắc màn: tạo điều kiện cho muỗi truyền ấu trùng giun chỉ chỉ vào cơ thể.
Bệnh chân voi là một bệnh do muỗi truyền nên công tác phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh: để phòng bệnh cần thực hiện các nội dung sau:  Vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, vứt bỏ lu vại vỡ quanh nhà. Phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ mùng che màn, chọn quần áo sáng màu, buổi tối mặc quần dài, áo kín tay để hạn chế muỗi đốt Tiêu diệt muỗi, diệt nguồn lây bệnh: tham gia cùng cơ quan chức năng trong các đợt phát động chiến dịch tiêu diệt muỗi.
Bệnh chân voi có thể dễ dàng được nhận ra trên lâm sàng khi đã có triệu chứng chân phù to, nhưng đối với các trường hợp khác có thể thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán sớm. Xét nghiệm máu: có ấu trùng giun chỉ. Xét nghiệm dịch dưỡng chấp: có thể phát hiện ấu trùng giun chỉ. Xét nghiệm miễn dịch hấp phụ có gắn men ELISA. Sinh thiết hạch bạch huyết làm giải phẫu bệnh. Siêu âm, chụp mạch bạch huyết: phát hiện các tổn thương của hệ bạch huyết.
Các phương pháp điều trị bệnh chân voi bao gồm Liệu pháp phức hợp điều trị suy giảm (Complex decongestive therapy-CDT)  CDT vẫn được coi là tiêu chuẩn quốc tế về chăm sóc điều trị phù bạch huyết nói chung hay bệnh chân voi nói riêng, bao gồm hai giai đoạn: tấn công và duy trì.  Mục tiêu của CDT là để tăng thoát bạch huyết; để giảm sưng, khó chịu, xơ hóa và nguy cơ viêm mô tế bào; và để cải thiện tình trạng chức năng và chất lượng cuộc sống. Giai đoạn tấn công  gồm sử dụng một kỹ thuật xoa bóp được gọi là thoát bạch huyết thủ công (MLD), băng bó ngắn, các bài tập để tạo và tăng cường cơ chế bơm bên trong, chăm sóc da và giáo dục trong việc tự quản lý. Chăm sóc da là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng, kiểm soát sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm, loại bỏ sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong các kẽ hở trên da và làm ẩm da để tránh khô và nứt nẻ da. Giai đoạn duy trì thường liên quan đến việc sử dụng (các) quần áo nén vào ban ngày, với các bệnh nhân ở giai đoạn nặng hơn đòi hỏi phải nén về đêm bằng cách băng bó hoặc thay thế bằng thiết bị nén và thiết bị nén tùy chỉnh. MLD và tập thể dục tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong điều trị duy trì phù bạch huyết. Phương pháp phẫu thuật Mặc dù phẫu thuật không phải là thuốc chữa bệnh, đôi khi các phẫu thuật này được xem xét khi CDT và các phương pháp khác không thể làm giảm triệu chứng. Phẫu thuật cắt bỏ hoặc gỡ rối và hút mỡ  để giúp giảm các mô dư thừa, và thường được dành riêng cho những bệnh nhân có khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống bị giảm nghiêm trọng do bệnh. Ngoài ra, một số tái tạo bạch huyết vi phẫu mới hơn, bao gồm bỏ qua bạch huyết, chuyển hạch bạch huyết và ghép bạch huyết, đang được chú ý.   Xem thêm: Giun chỉ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Những điều cần biết về phù chân ở bà bầu Cách giảm phù chân giúp bà bầu dễ chịu
Co thắt thực quản
Thực quản là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, có dạng hình ống, nối giữa miệng và dạ dày. Thực quản dài khoảng 25-30 cm, thành ống được cấu tạo bằng cơ trơn và cơ vân. Co thắt thực quản là tình trạng cơ trơn của thực quản co giãn không hiệu quả, cản trở quá trình thức ăn di chuyển từ miệng xuống dạ dày. Phân loại co thắt thực quản theo vị trí có 2 loại: co thắt thực quản trên và co thắt thực quản dưới. Một cách phân loại khác của bệnh co thắt thực quản thường được sử dụng hơn là co thắt thực quản lan tỏa và co thắt thực quản cục bộ. Triệu chứng co thắt thực quản không đặc trưng và khá giống với các bệnh lý khác của đường tiêu hóa, bao gồm: khó nuốt, buồn nôn, nôn mửa, đau tức ngực. Người bệnh cần chữa co thắt thực quản sớm trước khi bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư thực quản. Co thắt thực quản không phải là bệnh lý hiếm gặp nhưng vì triệu chứng giống với các bệnh tiêu hóa thông thường khác nên người bệnh thường dễ chủ quan. Bệnh co thắt thực quản gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống và quá trình sinh hoạt của bệnh nhân. Co thắt thực quản xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở người lớn tuổi.
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh co thắt thực quản hiện nay vẫn chưa xác định được. Nhiều giả thuyết được đặt ra, trong đó sự tổn thương hệ thần kinh chi phối hoạt động của thực quản, quá trình nhiễm trùng hay các yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng co thắt thực quản không đặc trưng nên dễ làm người bệnh chủ quan và nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác của đường tiêu hóa. Một số triệu chứng giúp gợi ý bệnh nhân đang mắc bệnh co thắt thực quản là: Khó nuốt và đau tức ngực khi nuốt: đây là triệu chứng nổi bật nhất. Buồn nôn, nôn mửa: các cơ thực quản hoạt động không hiệu quả, co giãn lộn xộn có thể gây ra cảm giác buồn nôn và đẩy thức ăn ngược từ thực quản lên miệng gây nôn. Ợ nóng, ợ hơi Ho, thở khò khè Hôi miệng Bệnh kéo dài ảnh hưởng nhiều đến tổng trạng của người bệnh, gây sụt cân do người bệnh ăn uống khó khăn và đau khi ăn.
no_information
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chưa được biết rõ nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ được khẳng định làm tăng khả năng mắc bệnh co thắt thực quản, bao gồm: Ăn các thực phẩm dễ kích thích thực quản như quá nóng, quá lạnh Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản Thường xuyên stress, lo lắng
Các cách phòng tránh chứng bệnh co thắt thực quản bao gồm: Hạn chế các thực phẩm dễ kích thích thực quản như thức ăn quá nóng, quá lạnh, hay quá cay. Ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu. Nhai thức ăn chậm và kỹ Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh Hạn chế lo lắng, xây dựng một đời sống tinh thần vui vẻ, tích cực Đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường gợi ý co thắt thực quản để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Vì triệu chứng co thắt thực quản không điển hình nên việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng. Một số phương pháp hỗ trợ chẩn đoán như: Chụp X quang thực quản có thuốc: bệnh nhân được yêu cầu nuốt một chất cản quang ngay trước khi chụp phim để phát hiện vị trí và độ hẹp tại thực quản. Hình ảnh thu được có thể thấy đoạn hẹp ngay trên cơ hoành, hoặc hẹp một đoạn dài ở phần thực quản trên, thực quản trên chỗ hẹp giãn lớn. Đo áp lực thực quản: đánh giá hoạt động cơ thắt thực quản dưới. Nội soi thực quản: có thể thấy niêm mạc thực quản phù nề, xung huyết, đôi khi có loét hay sùi, đồng thời đánh giá cơ thắt thực quản có co chặt hay không. Nội soi thực quản còn giúp lấy các mẫu tại các vị trí thương tổn nghi ngờ để làm xét nghiệm xem tổn thương lành tính hay ác tính. Bệnh nhân mắc bệnh co thắt thực quản cần đến khám sớm để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời trước khi bệnh gây ra biến chứng, trong đó có ung thư thực quản.
Vì nguyên nhân gây bệnh chưa được hiểu rõ nên chữa co thắt thực quản chỉ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên việc điều trị sớm và kịp thời giúp ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Một số phương án điều trị mà bác sĩ có thể lựa chọn để chỉ định điều trị tùy theo từng bệnh nhân như: Thuốc: nhóm thuốc nitrate hoặc thuốc chẹn kênh canxi giúp giãn cơ vòng, làm giảm áp lực trong lòng thực quản. Thuốc được chỉ định ở những bệnh nhân mất khả năng giãn cơ vòng. Một số thuốc khác còn được chỉ định đẻ giảm viêm và chống xuất tiết. Phẫu thuật: để làm giảm sức ép của cơ thắt thực quản bằng phẫu thuật, một bóng được dùng để nong giãn cơ hoặc sử dụng khí nén. Phương pháp này cần lặp đi lặp lại nhiều lần nếu triệu chứng tái phát. Botulinum toxin hay còn thường được gọi là botox có thể được dùng để tiêm vào cơ thực quản làm tăng sức căng của cơ ở những trường hợp bệnh nhân mất hoặc giảm trương lực cơ thắt. Phương pháp cuối cùng là cắt một phần cơ thắt thực quản bằng nội soi ổ bụng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các phương pháp này cần kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản: Nên ăn gì và kiêng ăn gì? Vinmec triển khai phẫu thuật robot điều trị ung thư dạ dày đầu tiên Mắc bệnh dạ dày thận trọng khi dùng phối hợp thuốc Dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn nên biết
Chấn thương dây chằng chéo trước
Chấn thương dây chằng chéo trước là vết rách hoặc bong gân của dây chằng chéo trước, một trong những dây chằng chính ở đầu gối. Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra nhất trong các môn thể thao liên quan đến việc dừng đột ngột hoặc thay đổi hướng đột ngột khi nhảy lên và tiếp đất như  bóng rổ, bóng đá và trượt tuyết. Nhiều người bệnh sẽ nghe hoặc cảm thấy "rắc" ở đầu gối khi chấn thương dây chằng chéo trước xảy ra. Đầu gối sẽ sưng lên, cảm thấy lỏng lẻo khớp gối và trở nên rất đau đớn khi người bệnh đứng dậy. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương dây chằng chéo trước của người bệnh, điều trị có thể bao gồm các bài tập nghỉ ngơi và phục hồi chức năng để giúp người bệnh lấy lại sức mạnh và sự ổn định hoặc phẫu thuật để thay thế dây chằng bị rách sau khi phục hồi chức năng.
Dây chằng (ligament) là mô liên kết sợi kết nối xương này với xương khác. Dây chằng chéo trước là một trong hai dây chằng chéo ở giữa đầu gối, kết nối xương đùi với xương chày và giúp ổn định khớp gối. Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra khi người bệnh tham gia các hoạt động thể thao có thể gây chấn thương ở đầu gối: Đột nhiên đang chạy nhanh thì dừng đột ngột hoặc đổi hướng đột ngột. Nhảy xuống và tiếp đất bất ngờ, không có sự chuẩn bị   Bị đánh hoặc va chạm trực tiếp vào đầu gối Ngoài ra, về nguyên nhân, người ta có thể chia thành 2 nhóm chính như sau: Nguyên nhân chấn thương trực tiếp: khi va chạm xảy ra trực tiếp ở vùng đầu gối hay gặp ở các môn thể thao như: bóng đá, bóng chuyền… hoặc tai nạn giao thông. Nguyên nhân chấn thương gián tiếp: Đây là loại phổ biến nhất, gặp trong các trường hợp dừng đổi ngột hoặc chuyển hướng đột ngột khi chạy. Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, thường rách một phần hoặc rách toàn bộ mô, tuy nhiên nếu chấn thương nhẹ có thể làm kéo dài dây chằng nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Biến chứng Những người gặp phải chấn thương dây chằng chéo trước có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp ở đầu gối cao. Viêm khớp vẫn có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh đã được phẫu thuật tái tạo dây chằng. Nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến nguy cơ viêm khớp như mức độ nghiêm trọng của chấn thương ban đầu, các chấn thương khác liên quan đến khớp gối hoặc mức độ hoạt động sau khi điều trị.
Các triệu chứng của chấn thương dây chằng chéo trước gối thường bao gồm: Một tiếng "rắc" lớn hoặc cảm giác "popping" ở đầu gối Người bệnh đau dữ dội và không thể tiếp tục hoạt động Sưng nhanh Mất phạm vi cử động của khớp Lỏng gối với các triệu chứng như người bệnh có cảm giác chân yếu khi di chuyển, gặp khó khăn hoặc không đứng trụ một chân khi đứng lên ở bên chân bị chấn thương. Ở những trường hợp phát hiện muộn thì đùi bên chấn thương của người bệnh có thể đã nhỏ dần so với bên lành do teo cơ. Nguyên nhân có chấn thương dây chằng chéo trước khiến người bệnh vận động đau, dẫn tới người bệnh hạn chế vận động.
Chấn thương dây chằng chéo trước không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ chấn thương dây chằng chéo trước như: Nữ giới. Có thể do sự khác biệt về mặt giải phẫu, sức mạnh của cơ bắp và ảnh hưởng của nội tiết tố nên khiến nữ giới có nguy cơ dễ bị chấn thương nói chung và chấn thương dây chằng chéo trước cao hơn so với nam giới. Tham gia một số môn thể thao phổ biến như bóng đá, bóng rổ, thể dục dụng cụ và trượt tuyết Thể trạng kém Mang giày dép không vừa chân, chật quá hoặc rộng quá. Sử dụng các thiết bị thể thao được bảo trì kém, không chắc chắn, không bền và dễ hỏng dẫn tới người chơi dễ bị chấn thương Chơi trên bề mặt sân cỏ nhân tạo
Tập luyện và thể dục thể thao đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương dây chằng chéo trước. Để được tư vấn chuyên sâu hơn sẽ được thực hiện bởi đội ngũ Y học thể thao bao gồm: bác sĩ y học thể thao, nhà trị liệu vật lý, huấn luyện viên thể thao hoặc chuyên gia khác về y học thể thao để cung cấp đánh giá về thể trạng xem xét các yếu tố nguy cơ của người tập, từ đó lên phương án giảm thiểu rủi ro, hướng dẫn tập luyện. Các nội dung giảm chấn thương dây chằng chéo trước bao gồm: Các bài tập tăng cường cơ bắp chân. Các bài tập để tăng cường hông, xương chậu và bụng dưới Tập luyện đúng kỹ thuật và lưu ý đến tư thế của đầu gối khi nhảy và tiếp đất Luyện tập cải thiện kỹ thuật khi thực hiện các động tác xoay và chuyển hướng Mang giày dép phù hợp với môn thể thao để giúp ngăn ngừa chấn thương.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra đầu gối có bị sưng, đau hay không và so sánh đầu gối bị thương với đầu gối không bị thương. Thực hiện di chuyển đầu gối thành nhiều hướng khác nhau để đánh giá phạm vi vận động và chức năng tổng thể của khớp. Thông thường khám thể chất có thể phát hiện được chấn thương dây chằng chéo trước, nhưng vẫn cần các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác và để xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Những xét nghiệm này có thể bao gồm: Chụp X-quang để loại trừ gãy xương. Tuy nhiên, tia X không cho thấy các mô mềm như dây chằng và gân. Chụp cộng hưởng từ (MRI), sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh của cả mô cứng và mô mềm trong cơ thể người bệnh. MRI cho thấy mức độ chấn thương dây chằng chéo trước và các dấu hiệu của tổn thương khác ở các mô khác của đầu gối, bao gồm cả sụn. Siêu âm. Sử dụng sóng âm thanh để miêu tả lại các cấu trúc bên trong, siêu âm có thể được sử dụng để kiểm tra chấn thương ở dây chằng, gân và đầu gối.
Chăm sóc, sơ cứu đúng cách và thực hiện sớm có thể giảm đau và giảm sưng ngay sau khi bị chấn thương đầu gối bằng cách: Nghỉ ngơi để hạn chế đề nặng lên đầu gối. Chườm túi nước đá ở đầu gối ít nhất hai giờ một lần và mỗi lần là 20 phút. Quấn miếng băng thun quanh đầu gối. Kê cao đầu gối bằng cách đặt gối hoặc chăn dưới đầu gối bị chấn thương. Phục hồi chức năng Mục tiêu của phục hồi chức năng là giảm đau và sưng, phục hồi hoàn toàn tầm vận động của đầu gối và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Quá trình vật lý trị liệu này có thể điều trị thành công chấn thương dây chằng chéo trước cho những đối tượng không thường xuyên tập thể dục hoặc hoạt động thể thao ở mức vừa phải hoặc chơi các môn thể thao ít gây chấn thương cho đầu gối. Phẫu thuật Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu: Người bệnh là vận động viên và muốn tiếp tục trong môn thể thao của mình.   Ngoài tổn thương dây chằng thì sụn ở đầu gối cũng bị thương Chấn thương khiến đầu gối không thể di chuyển và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Trong quá trình tái tạo dây chằng chéo trước, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ dây chằng bị tổn thương và thay thế nó bằng một đoạn mô tương tự như dây chằng nối cơ với xương. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một miếng gân từ một phần khác của đầu gối của người bệnh hoặc một sợi gân từ một người hiến tặng đã qua đời. Sau phẫu thuật xong thì người bệnh vẫn phải tham gia điều trị phục hồi chức năng. Tái tạo dây chằng chéo trước thành công kết hợp với phục hồi chức năng có thể khôi phục sự ổn định và chức năng cho đầu gối cho người bệnh. Tại Vinmec, kỹ thuật phẫu thuật điều trị chấn thương dây chằng chéo khớp gối đã được triển khai tại nhiều bệnh viện Vinmec trên cả nước với ưu điểm vượt trội. Ngoài ra, với các chấn thương thể thao, Vinmec còn ứng dụng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu giúp các chấn thương này hồi phục nhanh nhất. Xem thêm: Điều trị đau bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) Có những kỹ thuật nào để tái tạo dây chằng chéo sau chấn thương gối Đứt dây chằng gối do chấn thương: Khi nào nên phẫu thuật? Bị đứt dây chằng chéo khớp gối bao lâu có thể chơi thể thao trở lại? Đứt dây chằng chéo khớp gối dễ gặp khi chơi thể thao
Chửa ở vết mổ
Thông thường, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bám vào vùng đáy tử cung – nơi có lớp cơ tử cung dày cùng diện tích thích hợp để làm tổ và sinh trưởng. Chửa tại vết mổ là bệnh lý mà do một bất thường nào đó, trứng không di chuyển và làm tổ tại vùng đáy tử cung mà lại làm tổ tại eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ đẻ trước trên cơ tử cung và phát triển thành túi thai tại đó. Khi mổ đẻ lần đầu, vết sẹo mổ cũ làm cơ tử cung tại đó không thể co giãn và mềm mại như cơ tử cung bình thường. Việc túi thai phát triển tại vị trí cơ bị tổn thương và diện tích chật hẹp hết sức nguy hiểm gây ra rất nhiều biến chứng trong đó nguy hiểm nhất là vỡ tử cung, rách vết mổ và dẫn đến sự phát triển không bình thường và nguy cơ sảy thai cao.
Chửa tại vết mổ đẻ cũ là do sai sót trong quá trình di chuyển và làm tổ của phôi thai làm trứng không di chuyển và làm tổ tại vùng đáy tử cung mà lại làm tổ tại eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ đẻ trước trên cơ tử cung và phát triển thành túi thai tại đó cho nên không có nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Người bệnh có thể phòng tránh bằng việc đi kiểm tra thai nhi một cách thường xuyên để phát hiện và có phương hướng để đảm bảo an toàn và bảo tồn tử cung cho người mẹ.
Việc phát hiện bệnh chủ yếu qua khám thai định kỳ nên hầu như không có triệu chứng điển hình. Khi đã xuất hiện các triệu chứng thì người bệnh cần đi khám ngay lập tức. Một số biểu hiện có thể xuất hiện như: Chậm kinh, đau bụng, ra máu âm đạo. Trường hợp người bệnh số lần mổ đẻ càng cao thì nguy cơ mắc chửa ở vết mổ càng cao.
no_information
Mặc dù đây là một bệnh lý với biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên đây lại là một bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1% mắc phải trên các phụ nữ mang thai sau lần mổ đẻ đầu tiên. Vì vậy đối với các lần mang thai tiếp theo của bệnh nhân đã mổ đẻ lần đầu cần đi khám và kiểm tra một cách thường xuyên và kỹ càng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra .
no_information
Việc chẩn bệnh chửa ở vết mổ dựa vào biểu hiện việc khám lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Các phương pháp chẩn đoán gồm: Thăm khám kỹ các triệu chứng lâm sàng của người bệnh để đưa ra chẩn đoán. Xét nghiệm máu Siêu âm thai kiểm tra vị trí làm tổ của thai để phát hiện bệnh. Nếu người bệnh mắc chửa tại vết mổ đẻ cũ sẽ thấy trên hình ảnh siêu âm Buồng tử cung trống cùng với không thấy có túi ối trong buồng tử cung. Tim thai sẽ nằm ở thành trước đoạn eo tử cung có cơ tử cung phân cách giữa túi thai với bàng quang. Có sự phân bố mạch máu quanh túi thai kết hợp siêu âm Doppler cho thấy gia tăng mạch máu quanh túi thai. Mất hay thiếu lớp cơ bình thường giữa bàng quang và túi thai. Các biến chứng xảy ra Chửa ở vết mổ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp như vỡ tử cung, băng huyết và có thể gây tử vong.
Người bệnh mắc chửa ở vết mổ phải chấp nhận việc bỏ thai theo nguyên tắc điều trị. Nguyên tắc điều trị: lấy khối thai ra trước khi vỡ và bảo tồn khả năng sinh sản. Việc lựa chọn phương pháp điều trị được cân nhắc trên từng người bệnh. Nạo, hút thai, nong thai: Sử dụng trong trường hợp thai còn nhỏ, chưa xâm lấn sâu vào vết mổ đẻ cũ và chưa xảy ra các biến chứng gì. Tuy nhiên việc nạo hút thai dễ gây ra các biến chứng xuất huyết với tỷ lệ cao. Nhân viên y tế sẽ đặt sonde cầm máu vào tử cung cho người bệnh. Trường hợp không cầm được máu thì người bệnh sẽ phải phẫu thuật để cầm máu. Phẫu thuật: Mục đích để bảo tồn tử cung và lấy khối rau thai ra ngoài. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp khi không đáp ứng điều trị nội khoa và do khối rau thai phát triển mạnh làm xâm lấn nhiều khi thai đã phát triển lớn. Ngoài ra phẫu thuật còn thực hiện để cầm máu khi không cầm được máu bằng phương pháp thông thường. Sau khi thực hiện lấy thai ra ngoài, bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị hóa trị liệu với mục đích giảm sự phân bố mạch máu ở khối thai và tiêu hủy tế bào rau thai. Theo dõi và phục hồi sau khi điều trị Người bệnh sau khi điều trị được nghỉ ngơi thoải mái và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất. Sau khi xuất viện, người bệnh nghỉ ngơi đồng thời đi khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ. Khuyến cáo người bệnh tránh thai trong vòng 3 năm, không đặt vòng tránh thai. Người bệnh cần đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng sốt, đau bụng dữ dội và ra máu âm đạo nhiều. Ở các lần mang thai tiếp theo, người bệnh cần đi kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.   Xem thêm: Tụ dịch vết mổ đẻ cũ, vấn đề không hề đơn giản Bí quyết để vết mổ sau sinh nhanh lành, không sẹo Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung vỡ
Chèn ép dây thần kinh thẹn
Nếu như có triệu chứng tê hoặc đau rát ở vùng dưới mông, đau nhói như bị kim châm thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh đang rất phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi là chèn ép dây thần kinh thẹn.   Dây thần kinh thẹn chịu trách nhiệm chi phối cảm giác của vùng từ hậu môn tới cơ quan sinh dục ngoài (dương vật và âm vật) và vùng da giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, hay còn gọi là đáy chậu. Ngoài chức năng chi phối cảm giác, dây thần kinh thẹn cũng đảm nhiệm kiểm soát một số bộ phận của bàng quang (hay còn gọi là bóng đái) và khu vực hậu môn. Khi mắc bệnh này, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu do tê hoặc rát ở vùng dưới mông, nam giới đau ở bìu và dương vật, còn phụ nữ đau ở âm hộ, âm đạo và âm vật. Hậu quả dẫn tới ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, tinh thần và thể chất của người bệnh nếu như không được chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời của bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới đau dây thần kinh thẹn như : Người bệnh đã từng phẫu thuật vùng chậu hay gãy xương trong khung chậu. Phụ nữ trong quá trình sinh nở có thể gây tổn thương dây thần kinh. Do trong quá trình chơi thể thao gây tổn thương vùng xương chậu như ngồi hay đạp xe đạp trong một thời gian dài, cưỡi ngựa, tình trạng táo bón kéo dài (từ vài tháng đến nhiều năm). Hội chứng Alcock do mô hoặc cơ vùng chậu bị đè ép.   Do khối u chèn ép dây thần kinh thẹn (có thể u lành hoặc u ác tính). Ngoài ra, có một số trường hợp chưa phát hiện được nguyên nhân.
Người bệnh thường có triệu chứng đau dây thần kinh thẹn tại vùng chậu được mô tả như sau: Về cảm giác: Cảm giác nóng rát, đau nhói như bị kim châm ở vùng dưới của vùng mông do tê hoặc đau rát. Người bệnh nhạy cảm với cơn đau, cho dù chỉ chạm nhẹ hoặc mặc quần áo vào. Sưng ở vùng đáy chậu to bằng quả bóng tennis hoặc quả bóng chơi gôn. Đau khi quan hệ tình dục dẫn tới khó đạt cực khoái. Ngoài ra, đau dây thần kinh thẹn còn khiến người bệnh đột ngột muốn đi vệ sinh hoặc muốn đi vệ sinh nhiều hơn. Về tần suất đau: có thể kéo dài, nhưng đôi khi, triệu chứng này có thể nặng hơn hoặc đỡ đau hơn. Nếu như người bệnh đứng lên hoặc nằm thì sẽ đỡ đau, ngược lại, ngồi sẽ có cảm giác đau hơn.
Do nguyên nhân gây bệnh không thuộc tác nhân lây nhiễm, do đó, chèn ép dây thần kinh thẹn không không truyền như người bệnh sang người khỏe mạnh.
Chèn ép dây thần kinh thẹn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và đặc biệt nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn so với nam giới.
Nhằm phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh thẹn, người dân cần thực hiện một số biện pháp như sau: Không nên đạp xe quá lâu. Không nên ngồi trong thời gian dài. Chú ý chế độ ăn uống và vận động phòng tránh táo bón kéo dài. Nếu phát hiện các triệu chứng vùng chậu, cần đến khám sớm tại cơ sở Y tế uy tín.
Khi đến cơ sở Y tế, người bệnh sẽ được bác sĩ khai thác tiền sử bệnh tật, triệu chứng hiện tại và thực hiện một số thủ thuật và xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định bệnh đau dây thần kinh thẹn như: Thủ thuật: Bác sĩ trực tiếp khám bằng cách đưa ngón tay vào và ấn một lực nhất định tại dây thần kinh thẹn vùng âm đạo hoặc trực tràng để phát hiện người bệnh có cơn đau không. Bên cạnh đó, để xác định có cơn đau do đau dây thần kinh thẹn gây ra có giảm không, bác sĩ có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau và tiêm vào vùng xung quanh dây thần kinh thẹn.   Xét nghiệm: Chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ nhằm xác định tình trạng dây thần kinh thẹn bị chèn nhằm và phân biệt với các nguyên nhân khác dẫn tới cơn đau. Hoặc sử dụng một thiết bị có kích thước nhỏ đặt vào trong trực tràng nhằm tác động lên các dây thần kinh tại đây và từ đó kiểm tra hoạt động chức năng của các dây thần kinh có bình thường hay không.
Điều trị triệu chứng đau Thuốc uống: người bệnh sẽ được kê các thuốc giảm đau chống viêm dây thần kinh thẹn, tuy nhiên, người bệnh lưu ý không nên sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen, do thuốc này không hiệu quả trong giảm đau triệu chứng do đau dây thần kinh gây ra. Thuốc tiêm: ngoài thuốc uống, người bệnh có thể được chỉ định tiêm thuốc giảm đau cục bộ hay thuốc dẫn chất steroid có tác dụng kéo dài. Kích thích dây thần kinh: Bằng cách sử dụng một thiết bị đặc biệt cấy dưới da tại vùng có dây thần kinh bị chèn ép, thiết bị này có chức năng tạo xung điện nhẹ nhằm làm ngắt dẫn truyền xung thần kinh từ vùng đau gửi đến não, từ đó giảm cảm giác đau của người bệnh. Phục hồi chức năng/Vật lý trị liệu: Với những bài tập thư giãn cơ từ các kỹ thuật viên hay chuyên gia về vật lý trị liệu sẽ gây kích thích cơ sàn chậu, dẫn tới thư giãn và giảm đau. Điều trị nguyên nhân Dựa vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp điều trị phù hợp như nếu bị chèn ép dây thần kinh thẹn do u hoặc mô, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm giải phóng khu vực bị chèn ép bằng cách loại bỏ khối u hoặc định vị lại mô.   Chế độ chăm sóc Người bệnh được khuyến cáo nên tránh những tác nhân làm cho cơn đau trầm trọng hơn như tránh ngồi lâu, không để bị táo bón hoặc giảm thời gian đạp xe đạp và thường xuyên sử dụng đệm khi nằm hoặc ngồi. Xem thêm: Dây thần kinh thẹn nằm ở đâu? Gây tê dây thần kinh thẹn - giải pháp giúp giảm đau khi sinh con tại Vinmec Khám và điều trị táo bón theo phương pháp mới tại Vinmec
Chóng mặt kịch phát lành tính
Chóng mặt kịch phát lành tính là cảm giác di chuyển hay quay trong của bản thân hoặc đồ đạc xung quanh mà người bệnh thấy ở trạng thái động hay tĩnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt thường do gặp một số vấn đề ở tai trong. Những cơn chóng mặt này thường không kéo dài, chỉ thoáng qua.  Đối với một số người, chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày hay vài tuần, sau đó có thể lại bị tái phát.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh chóng mặt kịch phát lành tính là do vấn đề ở tai trong.  Vì bên trong tai có một hệ thống là hệ thống tiền đình ốc tai giúp cho chúng ta giữ được thăng bằng khi di chuyển. Nó bao gồm ba cấu trúc hình vòng lặp có chứa chất lỏng và cảm biến khi xoay đầu. Các cấu trúc khác của tai theo dõi chuyển động của đầu lên và xuống, trái và phải, vị trí đứng của đầu liên quan đến trọng lực. Các cơ quan tai trong có chứa tinh thể làm cho nhạy cảm với chuyển động và trọng lực.  Vì một lý do nào đó, những tinh thể trong tai có thể sai vị trí, khi đó có thể di chuyển một trong các kênh bán nguyệt nhất, là khi đang nằm. Điều này dẫn tới kênh bán nguyệt trở nên nhạy cảm với những thay đổi tư thế của đầu, từ đó gây nên hiện tượng chóng mặt.  Một nguyên nhân khác gây dẫn tới hiện tượng chóng mặt là khi cơ quan tai trong bị ảnh hưởng bởi những tình trạng như nhiễm trùng, viêm tai trong,... hoặc thậm chí là phẫu thuật tai hay trong quá trình định vị cột sống kéo dài Chóng mặt kịch phát lành tính thường kết hợp với chấn thương đầu nghiêm trọng ở thời vị thành niên.
Triệu chứng khi bị chóng mặt kịch phát lành tính là cảm giác xoay vòng hoặc nghiêng ngả. Hiện tượng này xảy ra khi di chuyển đầu theo một hướng nhất định như xoay đầu nhanh, cúi người xuống, lăn trên giường, chạy vòng tròn hoặc lật ngửa đầu ra sau. Chóng mặt kịch phát lành tính có thể kéo dài trong vòng một hoặc hai phút, hiện tượng này có thể kéo dài hơn. Tình trạng bệnh nhẹ hoặc nặng nhưng đủ để làm cho ta cảm thấy khó chịu như: Chóng mặt Choáng Đứng không vững Cảm giác bản thân hay môi trường xung quanh đang di chuyển hoặc đang quay Mất cân bằng Mắt mờ kết hợp với cảm giác chóng mặt Buồn nôn, ói mửa Các giai đoạn chóng mặt kịch phát lành tính thường xảy ra bộc phát và biến mất sau đó, và thường đi kèm với chuyển động mắt bất thường. Tuy nhiên nếu những dấu hiệu này kéo dài và kèm theo một số triệu chứng khác như: Chóng mặt khác trước hoặc đau nhức đầu dữ dội. Sốt 38 độ C hoặc cao hơn Có cảm giác nhìn đôi hoặc mất thị giác Nghe kém Nói chuyện khó khăn Yếu cánh tay, chân Mất ý thức Té ngã hoặc gặp khó khăn khi đi bộ Tê hoặc ngứa Đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc chậm Nếu người bệnh có kèm theo các triệu chứng trên thì cần đến gặp bác sĩ vì rất có thể người bệnh đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng ví dụ như đột quỵ hoặc tình trạng bệnh về tim.
Bệnh chóng mặt kịch phát lành tính không lây truyền được từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Chóng mặt kịch phát lành tính có thế xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Nhưng bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi trung niên và ở nữ giới có nguy cơ mắc phải tình trạng này nhiều hơn nam giới gấp hai lần. Hiếm gặp ở những người trẻ tuổi dưới 20 tuổi. Tần suất bị chóng mặt kịch phát tư thế là khoảng 2,4% và các tính toán khác từ 10-64%/100.000 người trong dân số nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế tần suất còn cao hơn, những con số thống kê được thường bị nhầm lẫn hoặc do sai số. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh chóng mặt kịch phát lành tính:  Chóng mặt kịch phát lành tính thường xảy ra ở người từ 50 tuổi trở lên, nhưng vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở nữ giới nhiều hơn nam giới.  Những người bị tai nạn ở đầu hoặc có bất kỳ rối loạn nào khác của cơ quan cân bằng trong tai có thể dẫn tới bệnh chóng mặt kịch phát lành tính.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh chóng mặt kịch phát lành tính bao gồm: Khi bị chóng mặt thì cần có chế độ ăn hợp lý Khi có sự thay đổi tăng hoặc giảm về thể tích dịch trong các thành phần của tai trong thì có thể gây khởi phát cơn chóng mặt. Vì vậy, những bệnh nhân thường bị tái phát cơn chóng mặt cần điều chỉnh chế độ ăn để tránh làm thay đổi thể tích dịch ở các cơ quan trong cơ thể bằng cách: Uống nước mỗi ngày đủ 2 lít. Bổ sung thêm nước nếu bị khát, hoặc khi có cảm giác đầu nhẹ bồng bềnh, vận động nhiều hay thời tiết nóng. Hạn chế các loại thức ăn và uống những đồ ăn, đồ uống ngọt hoặc mặn, vì chúng sẽ làm tăng thể tích dịch của cơ thể và của tai trong. Hạn chế uống cà phê hay thức uống có cồn như rượu bia vì sẽ làm tình trạng ù tai nặng hơn và gây lợi tiểu làm mất nước. Ngoài ra, không ăn những loại thực phẩm có chứa acid amin tyramine như rượu vang đỏ, thịt xông khói, gan gà, chocolate, sữa chua... vì nó có thể gây khởi phát bệnh Migraine là thể nhức đầu kèm theo triệu chứng chóng mặt. Một số chất có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiền đình Một số chất có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình ví dụ như: Chất Nicotine ( có trong thuốc lá, thuốc lào, gây biến chứng teo hẹp mạch máu trong cơ thể, làm tăng huyết áp, và làm giảm máu đến vùng tai trong). Thuốc kháng viêm không steroid (ví dụ như: Aspirin có thể làm ù tai hơn; Ibuprofen gây giữ nước, rối loạn chất điện giải),  Chú ý Những trường hợp chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế có thể được khắc phục khi thực hiện một số biện pháp sau ở ngay tại nhà: Tránh thay đổi tư thế đột ngột: đặc biệt từ tư thế Nằm để đứng dậy hay xoay đầu. Hãy tưởng tượng trong đầu có 1 ly nước đầy, khi đổi tư thế không được làm “sánh đổ nước” ra ngoài vì sẽ gây chóng mặt. Từ tư thế Nằm phải chuyển từ từ sang Ngồi, giữ nguyên tư thế trong một ít phút, rồi mới từ từ đứng dậy. Luôn giữ đầu nhìn thẳng phía trước, không cúi xuống hay xoay đầu qua lại. Cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh ánh sáng chói vì phần lớn các cơn chóng mặt sẽ tự mất đi sau vài tuần. Tránh lo lắng, căng thẳng tinh thần, hạn chế suy nghĩ, đọc sách, xem tivi. Tránh lái xe, điều khiển máy móc hay trèo thang khi bị chóng mặt hay khi đang uống những thuốc điều trị chóng mặt gây buồn ngủ
Để chẩn đoán bệnh chóng mặt kịch phát lành tính có 4 test cơ bản: Test lắc đầu: Nếu mắt giật ngược lại để chỉnh thẳng phía trước (test dương tính) kết luận chóng mặt ngoại biên. Nếu mắt không giật để chỉnh thẳng phía trước (test âm tính), nguyên nhân trung ương Test mắt ( tìm nystagmus): chuyển động không tự nguyện từ bên này sang bên đối diện, bằng cách nhìn vào một điểm cố định rồi di chuyển điểm đó theo chiều dọc hoặc cả 2 hướng. Nghiệm pháp Dix-Hallpike: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chóng mặt. nếu test gây giật nhãn cầu dọc đơn thuần đi kèm dạng đập hoặc xoay, triệu chứng không giảm khi lặp lại nghiệm pháp. Nghiệm pháp Romberg: Nhắm và mở mắt Ngoài ra cần một số các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt chẳng hạn như: Ghi điện rung giật nhãn cầu bằng hai cách là ENG hoặc VNG. Mục đích của các thử nghiệm này là để phát hiện bất thường của chuyển động mắt. ENG là sử dụng các điện cực hoặc VNG dùng máy ảnh nhỏ, việc đo chuyển động mắt không tự nguyện trong khi đầu được đặt ở các tư thế khác nhau, có thể xác định xem chóng mặt là do bệnh tai trong, hoặc các cơ quan cân bằng được kích thích bằng nước hay không khí. Các xét nghiệm khác có thể đánh giá khả năng duy trì tư thế thẳng đứng trong điều kiện dễ dàng và khó khăn. Chụp cộng hưởng từ (MRI). Kỹ thuật này sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của đầu và cơ thể. Bác sĩ có thể sử dụng những hình ảnh để xác định và chẩn đoán một loạt các vấn đề. MRI có thể được thực hiện để loại trừ u thần kinh - khối của dây thần kinh mang âm thanh và thông tin từ tai trong đến não, hoặc tổn thương khác mà có thể là nguyên nhân gây chóng mặt.
Để giúp giảm chóng mặt lành tính, bác sĩ thính học hoặc vật lý trị liệu có thể làm thủ tục phục hồi chức năng tiền đình. Phục hồi chức năng tiền đình Thực hiện tại phòng của bác sĩ, thủ tục phục hồi chức năng tiền đình bao gồm thay đổi một số tư thế đầu chậm đơn giản. Mục đích là để di chuyển các hạt từ các chất lỏng chứa trong kênh bán nguyệt của tai trong tới khu vực túi mở ở một trong ốc tai nơi mà các hạt này không gây ra rắc rối và được hấp thụ lại dễ dàng hơn. Mỗi vị trí cho khoảng 30 giây sau khi xuất hiện triệu chứng bất kỳ hoặc chuyển động mắt bất thường. Thủ tục này thường có hiệu quả sau khi một hoặc hai liệu trình điều trị. Sau khi thủ tục, phải tránh nằm bằng hoặc đặt tai được điều trị phía dưới ngày hôm đó. Đối với những đêm đầu tiên, nên nâng cao đầu trên gối. Điều này cho phép các hạt nổi trong mê cung có thời gian để vào tiền phòng và được hấp thụ lại bởi các chất dịch trong tai trong. Ngày sau khi làm thủ tục, hạn chế sẽ được dỡ bỏ và sẽ bắt đầu tự chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ dạy thực hiện các thủ tục tự phục hồi chức năng tiền đình để có thể làm điều đó ở nhà trước khi kiểm tra lại. Phẫu thuật Trong những tình huống hiếm khi các thủ tục phục hồi chức năng tiền đình không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên nên tiến hành phẫu thuật trong đó nút đệm xương được sử dụng để chặn các phần tai trong gây chóng mặt. Nút đệm sẽ ngăn ngừa hạt từ kênh bán nguyệt di chuyển vào tai để đáp ứng với di chuyển đầu nói chung. Tỷ lệ thành công phẫu thuật lớn hơn 90 phần trăm.   Xem thêm: Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính là gì? Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi: Những điều cần biết Các kiểu chóng mặt thường gặp
Cường kinh
Cường kinh là gì ? Cường kinh là tình trạng máu kinh nguyệt ra ồ ạt và kéo dài liên tục nhiều ngày ở phụ nữ, kể cả phụ nữ trẻ chưa hình thành chu kỳ rụng trứng và phụ nữ sắp đến tuổi mãn kinh. Cường kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người phụ nữ, là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Các nhóm nguyên nhân gây ra hiện tượng cường kinh ở phụ nữ như  sau: Mất cân bằng hormone:  phụ nữ ở tuổi vị thành niên và tuổi mãn kinh có hàm lượng hormone trong cơ thể dao động nhiều dẫn đến ra kinh quá nhiều. Polyp cổ tử cung: là một khối u nhỏ và mảnh, mọc lên từ bề mặt niêm mạc cổ tử cung và lòi ra khỏi lỗ ngoài cổ tử cung. Polyp thường do nhiễm khuẩn hay nồng đồ estrogen tăng cao, hoặc có thể do các mạch máu khu trú ở cổ tử cung bị sung huyết. Polyp cổ tử cung hay gặp ở phụ nữ đã có con và ngoài 20 tuổi. Polyp phát triển từ nội mạc tử cung: là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra cường kinh. Loại polyp này thường lành tính và có nguyên nhân từ việc hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng cao sau điều trị bằng hormone, hoặc do u buồng trứng. U xơ tử cung: là loại u xuất hiện do những bất thường về estrogen, gây nên hiện tượng cường kinh ở những phụ nữ có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Lupus: là bệnh lý viêm mạn tính, bệnh tự miễn tác động đến nhiều bộ phận của cơ thể như khớp, máu, da và thận, từ đó gây hiện tượng cường kinh ở phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc lupus là gen, nhiễm khuẩn, dùng thuốc kháng sinh, phơi nhiễm tia cực tím, stress thường xuyên. Bệnh lý viêm tiểu khung:  là bệnh nhiễm khuẩn của 1 hay nhiều cơ quan trong tiểu khung, có thể là tử cung, vòi trứng, hay cổ tử cung, gây nên cường kinh ở phụ nữ. Bệnh lý nhiễm khuẩn này mắc phải qua đường tình dục, sảy thai, hay do lây truyền trong quá trình thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Bệnh lý ung thư cổ tử cung: là bệnh lý các tế bào cổ tử cung phát triển bất thường không kiểm soát gây tổn thương các bộ phận cơ thể, nguyên nhân chủ yếu do virus HPV gây ra. Bệnh lý này có biểu hiện tiêu biểu là cường kinh ở phụ nữ. Bệnh lý ung thư nội mạc tử cung: là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên cường kinh. Cơ chế bệnh là các tế bào bất thường ở tử cung và nội mạc tử cung sinh sản không kiểm soát làm tổn thương tử cung và những cơ quan khác, gây ra cường kinh. Các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc tránh thai, tránh thai bằng biện pháp mang dụng cụ tử cung. Các bệnh lý gây chảy máu, khó cầm máu cũng gây ra cường kinh.
Những triệu chứng của cường kinh thường gặp là: Máu kinh ra nhiều khiến bệnh nhân phải thay băng liên tục hàng giờ Máu ra nhiều, đông thành cục Có thể kèm theo rong kinh ( kéo dài thời gian hành kinh trên 7 ngày) Lưu ý cần phân biệt cường kinh và rong kinh: Nếu có triệu chứng gia tăng lượng máu kinh thì đó là cường kinh. Nếu có gia tăng số ngày hành kinh trên 7 ngày, dù ra máu kinh nhiều hay ít thì được gọi là rong kinh. Nếu ra máu nhiều và kéo dài trên 7 ngày thì có khả năng bệnh nhân vừa bị rong kinh vừa bị cường kinh.
no_information
no_information
Đề phòng tránh hiện tượng cường kinh, người phụ nữ cần thực hiện: Thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây và chất xơ, giảm lượng thức ăn dầu mỡ chứa nhiều chất béo và thức anh lạnh Hạn chế làm việc quá sức và hoạt động thể chất quá mạnh. Thay vào đó cần tập luyện nhẹ nhàng để điều hòa lượng kinh nguyệt của cơ thể. Vệ sinh thân thể sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên khi hành kinh để hạn chế các bệnh lý phụ khoa khác. Không tự ý sử dụng các loại thuốc nội tiết sinh dục. Nếu phát hiện bất thường trong thời gian hành kinh, cần đến các cơ sở y tế để khám kịp thời để xác định chính xác nguyên nhân.
Bệnh nhân cần được thăm khám toàn thân và khám phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân cường kinh. Đồng thời, bệnh nhân cần được xác định mức độ ảnh hưởng của kinh nguyệt đến sức khỏe của bản thân và loại trừ những nguyên nhân do ung thư hoặc bệnh lý ra máu âm đạo bất thường khác mà không phải là cường kinh.
Các biện pháp điều trị được lựa chọn dựa vào nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân do mất cân bằng hormone:  điều trị bằng thuốc tránh thai và một số loại thuốc khác. Nguyên nhân do polyp cổ tử cung: điều trị bằng phương pháp cắt hoặc xoắn vặn polyp, kết hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nguyên nhân do polyp phát triển từ nội mạc tử cung: soi buồng tử cung và nong nạo, lấy mẫu mô đi xét nghiệm để loại trừ ác tính. Nguyên nhân do u xơ tử cung: bóc nhân xơ, lấy nội mạc tử cung, làm tắc động mạch tử cung, cắt tử cung, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc đồng vận GnRH, androgen, RU486... hoặc có thể không cần điều trị mà để u xơ sẽ co lại dần mà biến mất khi phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Nguyên nhân do lupus: bệnh nhân cần giảm thiểu stress, dùng thuốc chống miễn dịch, chống viêm không steroid. Nguyên nhân do bệnh lý viêm tiểu khung: sử dụng thuốc kháng sinh. Nguyên nhân do bệnh lý ung thư cổ tử cung: can thiệp ngoại khoa, hóa trị, xạ trị Nguyên nhân do bệnh lý ung thư nội mạc tử cung: cắt bỏ cổ tử cung phối hợp hóa trị hay xạ trị.     Xem thêm: Cường kinh là gì và đâu là nguyên nhân? Phân biệt vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát - cách nhận biết và điều trị Người bị vô kinh có thể có thai không? Tất tần tật những điều bạn cần biết về rối loạn kinh nguyệt! Vì sao muốn thử thai thường phải đo nồng độ HCG?
Cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại là gì? Bệnh cơ tim phì đại được xếp vào nhóm bệnh lý của cơ tim. Nó không phải là sự phì đại cơ tim một cách sinh lý hay phì đại thứ phát như ở người tăng huyết áp lâu năm. Trong bệnh cơ tim phì đại, các thành thất trái dày một cách bất thường, đặc biệt là vách liên thất, có thể làm suy chức năng tâm trương, tắc nghẽn đường ra thất trái và có các rối loạn nhịp nguy hiểm.
Nguyên nhân bệnh cơ tim phì đại là do các bất thường di truyền, đa phần là đột biến các gen mã hóa chuỗi nặng myosin.
Bệnh cơ tim phì đại có thể không có triệu chứng, tình cờ phát hiện qua khám sức hoặc tầm soát ở gia đình có người bị bệnh. Các triệu chứng có thể có: Mệt mỏi: ở bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn ra rất kém làm giảm đổ đầy tâm trương (suy chức năng tâm trương), dẫn tới giảm cung lượng tim ra đại tuần hoàn gây nên triệu chứng mệt mỏi. Tình trạng này sẽ xấu hơn khi có rung nhĩ xảy ra Đau ngực: vừa do tim phải làm việc nhiều hơn, vừa do thành tim dày làm mất cân bằng giữa nhu cầu của cơ tim và tưới máu mạch vành. Mạch vành giảm lưu lượng, nhất là ở thì tâm trương do cơ tim không giãn ra được (thì tưới máu chủ yếu) Trống ngực và ngất: có thể do rối loạn nhịp nhĩ, nhịp thất cũng có thể do tắc nghẽn đường ra thất trái làm giảm đột ngột máu ra đại tuần hoàn. Khi có tắc nghẽn đường ra thất trái gọi là bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn. Đột tử: do các rối loạn nhịp thất nguy hiểm và tắc nghẽn đường ra thất trái
no_information
Có cha mẹ bị bệnh cơ tim phì đại: nếu cha mẹ bị bệnh, khả năng con sẽ mang gen bệnh là 50%
Hiện chưa có biện pháp nào để phòng ngừa bệnh cơ tim phì đại, chủ yếu là khám sàng lọc phát hiện sớm ở những gia đình có người thân bị bệnh.
Siêu âm doppler tim: vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. Hội tim mạch châu Âu (ESC) định nghĩa bệnh cơ tim phì đại ở người lớn khi bất kì vùng nào của cơ tim dày trên 15mm (được đo bằng siêu âm tim, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp) mà không thể giải thích được bằng sự tăng gánh đơn thuần. Còn bệnh cơ tim phì đại ở trẻ sơ sinh, trẻ em được chẩn đoán khi thành tim dày hơn hai lần trị số tham chiếu. Ngoài ra trên siêu âm tim còn thấy sự phì đại lệch tâm, có thể xác định được mức độ tắc nghẽn, chênh áp qua đường ra thất trái, dấu hiệu SAM... Điện tâm đồ: điện tâm đồ có bất thường trong hơn 95% số trường hợp. Có thể thấy dấu hiệu dày thất trái, các biến đổi ST-T, sóng Q bệnh lý, các rối loạn nhịp như hội chứng WPW, rung nhĩ, ngoại tâm thu thất… Cộng hưởng từ tim: cũng là phương tiện rất hữu ích để xác định bệnh cơ tim phì đại vùng mỏm, bằng chứng các sẹo, xơ ở cơ tim Holter điện tâm đồ: để phát hiện các rối loạn nhịp nguy hiểm như nhịp nhanh thất. Nhịp nhanh thất là nguy cơ của đột tử. Xét nghiệm gen: còn tương đối ít làm tại Việt Nam
Điều trị bệnh cơ tim phì đại gồm có điều trị nội khoa, can thiệp hoặc phẫu thuật tùy mức độ bệnh. Điều trị nội khoa Chẹn beta giao cảm: là thuốc được khuyến cáo hàng đầu trong việc cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân có tắc nghẽn đường ra thất trái Chẹn kênh Calci (Verapamil, Diltiazem): cũng được sử dụng khi không dung nạp với chẹn beta hoặc có chống chỉ định của chẹn beta Tránh dùng các thuốc giãn mạch như nitroglycerin, ức chế PDE, ức chế men chuyển/ức chế thụ thể, tránh dùng digoxin Thận trọng khi dùng lợi tiểu Dùng chống đông kháng vitamin K khi bệnh nhân có rung nhĩ kèm theo Khi bệnh nhân có triệu chứng, chênh áp qua đường ra thất trái  ≥50mmHg, dù đã điều trị nội khoa tối ưu, cần xem xét đốt cồn vách liên thất hoặc phẫu thuật Cấy máy ICD dự phòng đột tử: khuyến cáo cho những bệnh nhân có các cơn nhanh thất bền bỉ, rung thất gây ngất hoặc mất huyết động, có kì vọng sống trên 1 năm     Xem thêm: Hở van tim 2 lá là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phát hiện Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Rối loạn nhịp tim được chẩn đoán như thế nào? Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nên ăn gì?
Chấn thương hàm mặt
Chấn thương hàm mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân, cơ chế khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do tai nạn giao thông . Ở trẻ em, chấn thương hàm mặt có thể xảy ra do tai nạn sinh hoạt té ngã, do các vật dụng, đồ chơi sắc nhọn, hay cũng có thể do bị vật nuôi tấn công. Người cao tuổi có thể bị té ngã do choáng, liên quan đến các nguyên nhân toàn thân như tăng huyết áp, hạ đường huyết… Chấn thương hàm mặt thường gặp ở phần mềm vùng hàm mặt, mức độ chấn thương từ đơn giản đến phức tạp như: gãy xương ổ răng, gãy thân răng, chân răng; gãy xương gò má (gãy hàm gò má - cung tiếp ); gãy xương hàm dưới (vùng cằm, góc hàm, cành ngang, lồi cầu); gãy xương hàm trên… Chấn thương vùng hàm mặt gặp ở mọi vùng miền từ thành thị đến nông thôn. Nhưng gặp nhiều ở vùng nông thôn do chưa hiểu và chấp hành tốt luật lệ giao thông, do thiếu việc làm nên thanh niên hay tụ tập gây gổ đánh nhau. Số lượng bệnh nhân chấn thương vùng hàm mặt tăng cao vào những dịp học sinh phổ thông được nghỉ hè, nghỉ lễ, tết…
Tai nạn giao thông: là nguyên nhân chủ yếu, trong đó do xe máy chiếm tỷ lệ cao nhất: 45,4%. Các tai nạn giao thông khác: 33,2% (xe ô tô, xe đạp...). Do phương tiện giao thông phát triển quá nhanh, cơ sở hạ tầng đường bộ phát triển chưa kịp với sự phát triển của phương tiện giao thông, ý thức chấp hành luật lệ giao thông đường bộ của người tham gia giao thông chưa tốt. Tai nạn lao động: chiếm 6,9%, các tai nạn xảy ra trong khi nạn nhân đang tham gia lao động sản xuất, do lao động chưa an toàn, trong lao động thủ công không chấp hành tốt nội quy lao động. Tai nạn sinh hoạt: chiếm 3,04%, do đánh nhau, ngã, bỏng, trẻ chơi súng cao su. Do tai nạn khác: chiếm 11,18%, như tai nạn do thể dục thể thao, thú vật cắn, do hỏa khí…
Đặc điểm của chấn thương hàm mặt được chia làm 2 phần:  Chấn thương phần mềm Vết thương sây sát da: do vùng mặt tiếp xúc mạnh với vật nhám làm bong lớp thượng bì. Vết thương làm tổn thương các mao mạch gây chảy máu và đứt các đầu mút dây thần kinh cảm giác ở mặt da làm bệnh nhân rất đau. Vết thương đụng giập: do vật đầu tù đụng chạm tổn thương phần mềm gây xuất huyết và tụ máu dưới da. Khối tụ máu bầm tím làm sưng nề tổ chức và bệnh nhân đau. Khối tụ máu thường biến chuyển từ màu tím sang màu xanh, màu vàng đậm và thành màu vàng nhạt rồi mất đi. Vết thương rách da: Do vật sắc tác động gây rách da, hình thái tổn thương có thể đơn giản, phức tạp, từ nông đến sâu sát xương. Vết thương xuyên: do các vật nhọn xuyên qua tổ chức dưới da và thường tận cùng gây vỡ các hốc tự nhiên như xoang hàm trên, khoang miệng, hốc mũi... Vết thương do hoả khí: như đạn bắn vào... thường lỗ vào nhỏ, lỗ ra to, gây mất tổ chức, vết thương bị xé toác rộng. Vết thương thiếu hổng tổ chức: tổn thương gây mất tổ chức, có thể mất một diện da, cơ bám da hay xương hàm. Vết thương bỏng: có thể do lửa, nước sôi, hoá chất (acid)...Bỏng được chia thành 4 độ: Độ 1: ban đỏ trên da. Độ 2: phổng nước trên da. Độ 3: phá hủy lớp da đến dưới da. Độ 4: phá hủy cơ và các cơ quan sâu. Chấn thương xương Gãy xương hàm trên Sưng nề nhanh ở tầng giữa mặt nhất là má và xung quanh ổ mắt, mức độ sưng nề tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Có khi chỉ sau một thời gian ngắn hai mắt đã bị che kín không thể mở được. Đau: đau ở vùng bị gãy xương, đau tăng khi há miệng, ngậm miệng, khi cắn chặt hai hàm răng với nhau. Đau có thể lan ra hai bên tai, lên thái dương, trong vòm khẩu cái. Chảy máu mũi: do tổn thương xoang hàm trên hay tổn thương xương chính mũi, sụn và niêm mạc trong mũi. Máu có thể chảy ra cửa mũi trước hay cửa mũi sau xuống họng.  Song thị, nhìn mờ, mù hoàn toàn: do xương ổ mắt bị tổn thương chèn ép vào phần mềm, do phù nề trong ổ mắt. Nếu tổn thương thành trên xoang hàm có thể gây thoát vị tổ chức phần mềm quanh nhãn cầu vào xoang hàm gây lệch trục nhãn cầu, gây ra triệu chứng nhìn đôi (dấu hiệu song thị). Có thể mảnh vỡ xương ổ mắt phức tạp phía sâu gây chèn ép dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II) gây mù hoàn toàn. Gãy xương hàm dưới Gãy xương hàm dưới có thể kết hợp với gãy xương hàm trên hoặc gãy xương gò má hoặc kết hợp với đa chấn thương mà có các triệu chứng cơ năng, toàn thân, thực thể khác nhau. Trong phần này chúng tôi chỉ nêu gãy xương hàm dưới đơn thuần với những triệu chứng chính, chung cho các vị trí gãy xương hàm dưới. Đau, sưng nề nhanh vùng hàm dưới bị tổn thương, đau tăng khi vận động hàm dưới (há, ngậm miệng, nhai) Hạn chế hoặc không thể vận động được hàm dưới (do đau, sưng nề, do di lệch sai khớp cắn)
Chấn thương hàm mặt không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Những người tham gia giao thông nhưng không đảm bảo về phương tiện cơ giới và phương tiện bảo vệ cơ thể Những người tham gia các môn thể thao mạo hiểm, những môn mang tính đối kháng mạnh.  Làm việc trong môi trường nguy hiểm như mỏ than, khai thác đá ...
Chấn thương hàm mặt do nhiều nguyên nhân, trong đó do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất. Để đề phòng chấn thương vùng hàm mặt cần: Mọi người tham gia giao thông đường bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Tăng cường giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh và cộng đồng. Lao động được bảo hộ an toàn, đặc biệt là trong sử dụng các máy cơ khí nông nghiệp, công nghiệp. Không cho học sinh thiếu niên chơi súng cao su, pháo nổ. Tham gia thể thao các loại có chế độ bảo hiểm an toàn, quản lý và không sử dụng các loại vật liệu nổ trái pháp luật.
Chẩn đoán gãy xương hàm trên Khám ngoài mặt: Mặt sưng nề biến dạng, đặc biệt vùng tầng giữa mặt, bầm tím quanh hai hốc mặt hay còn gọi là dấu hiệu đeo kính râm, có thể có những vết thương phần mềm kết hợp. Ấn vùng bờ dưới, bờ trong ổ mắt, mặt trước xoang hàm thấy điểm đau chói, gờ bất thường hoặc thấy dấu hiệu lạo xạo của xương gãy.  Khám trong mũi nếu có chấn thương mũi kết hợp có thể thấy nhiều máu đọng làm lỗ mũi một bên kém thông khí. Niêm mạc mũi thấy rách chảy rỉ máu, biến dạng vách ngăn mũi. Khám trong miệng: Miệng há hạn chế tùy theo mức độ. Niêm mạc tiền đình hàm trên bầm tím tụ máu hoặc rách niêm mạc. Trong vòm khẩu cái cũng có thể thấy rách, tụ máu. Dấu hiệu sai khớp cắn: cho bệnh nhân cắn hai hàm lại một vài lần, bình thường khi hai hàm cắn lại các răng hai hàm sẽ chạm khít nhưng khi có sai khớp cắn thì các răng hàm trên và dưới không chạm khít với nhau. Lắc nhẹ cung răng hàm trên có thể thấy một nửa hàm hay toàn bộ hàm trên di động (dấu hiệu hàm giả). Vuốt ngón tay trong ngách tiền đình lợi có thể thấy điểm đau chói ở trước xoang hàm hay bờ sau ngoài xương hàm trên. Các thế chụp X-quang: Để phát hiện đường gãy và đánh giá chính xác mức độ di lệch của đường gãy cần cho chụp X quang. Những thế phim thường được chỉ định: mặt thẳng, mặt nghiêng, Blondeau, Hirtz, nếu tổn thương nặng có thể chụp CT- Scanner. Gãy xương hàm dưới Khám ngoài miệng: Nhìn: thấy mặt sưng nề, bầm tím hoặc rách da, qua vết rách da có thể nhìn thấy xương. Cằm có thể lệch sang phía bên gẫy nếu gãy toàn bộ ở cành cao hoặc lồi cầu. Sờ nắn: dùng ngón trỏ và ngón cái ấn nhẹ vào bờ sau, mặt ngoài cành cao, góc hàm, mặt ngoài và bờ dưới cành ngang và vùng cằm, ở nơi nào có gãy bệnh nhân sẽ đau chói. Nếu gãy toàn bộ ở cành ngang có di lệch khi vuốt tay từ sau ra trước có thể phát hiện dấu hiệu khuyết hình bậc thang. Trong gãy lồi cầu xương hàm dưới: ấn vào vùng khớp thái dương hàm phía trước ống tai thấy đau, ổ khớp có thể lõm hay gồ cao. Đặt hai đầu ngón tay phía trước lỗ tai (tương ứng vị trí lồi cầu) vào cho bệnh nhân há ngậm miệng, không thấy lồi cầu cử động dưới ngón tay. Khám trong miệng: Khám lợi: ngách lợi vùng gãy rách và chảy máu nếu gãy toàn bộ ở cành ngang, vùng giữa và bệnh nhân đến sớm. Lợi và ngách lợi vùng gãy có giả mạc, bầm tím nếu bệnh nhân đến muộn. Khớp cắn hai thì: thường gặp trong gãy lồi cầu xương hàm dưới. Ở lần khám đầu cho bệnh nhân cắn hai hàm thấy hai hàm không khớp nhau gọi là khớp cắn sai (thì 1), cho bệnh nhân há ngậm miệng nhiều lần, bệnh nhân tự điều chỉnh và khớp cắn hai hàm lại khít nhau (khớp cắn đúng ở thì 2) được gọi là khớp cắn hai thì. Xquang: Chụp mặt thẳng: phát hiện gãy vùng giữa, cành ngang, góc hàm, cành cao. Chụp hàm chếch: phát hiện gãy cành ngang, góc hàm, cành cao. Chụp tư thế Schuler, Zimme: phát hiện gãy cổ lồi cầu. Chụp toàn cảnh (panorama): phát hiện gãy ở lồi cầu, cổ lồi cầu hai bên và ở các vị trí khác của xương.
Xử trí cấp cứu chấn thương hàm mặt Ngạt thở. Cho nạn nhân nằm đầu nghiêng về một bên trong thời gian sơ cứu và di chuyển nạn nhân tới tuyến trên (tuyến chuyên khoa). Khai thông đường thở: lấy hết vật cản trở hô hấp như: gắp răng rơi trong miệng, móc và hút hết đờm dãi, máu cục, chất nôn trong miệng và trong mũi. Nếu tụt lưỡi ra sau dùng gạc kéo lưỡi ra ngoài, khâu đầu lưỡi vào răng cửa hoặc mép. Do gãy xương chèn ép đường thở có thể dùng dụng cụ kéo xương giải phóng đường thở. Hô hấp hỗ trợ: Tùy tình trạng bệnh nhân và nguyên nhân gây ngạt thở có thể hô hấp hỗ trợ như hà hơi thổi ngạt, thở oxy, đặt nội khí quản hay mở khí quản...  Chảy máu. Chảy mạch máu nhỏ: dùng ngón tay đè vào các mạch máu, chảy máu ở mũi thì nhét mèche cầm máu. Nếu thấy điểm mạch đang chảy máu dùng panh kẹp điểm chảy máu và có thể khâu buộc lại bằng chỉ catgut, chuyển nạn nhân lên bệnh viện huyện xử trí. Chảy máu nhiều từ các mạch máu lớn: xử trí cầm máu tạm thời và chuyển ngay bệnh nhân đến tuyến chuyên khoa bệnh viện tỉnh. Choáng. Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, đặt bệnh nhân nơi thoáng khí Giảm đau bằng khám và vận chuyển nhẹ nhàng, bất động xương; dùng thuốc giảm đau toàn thân. Xử trí tại bệnh viện Điều này phụ thuộc vào chấn thương cụ thể của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của nó và liệu người bệnh có bất kỳ vấn đề nào khác vào thời điểm đó không thì bác sĩ sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như: Rửa vết thương, cắt lọc vết thương và băng bó Phương pháp điều trị bảo tồn: nắn chỉnh và cố định hàm, áp dụng cho các trường hợp gãy đơn giản, di lệch ít. Chỉ định phẫu thuật chấn thương hàm mặt được áp dụng cho trường hợp cụ thể, dựa vào vị trí xương gãy, mức độ di lệch và tình trạng chung của bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong trường hợp gãy xương phức tạp, gãy xương di lệch nhiều hay nắn chỉnh đơn thuần không có kết quả, gãy xương đến muộn có khớp giả, gãy xương có can lệch… Các bước phẫu thuật: vô cảm, bộc lộ ổ gãy, nắn chỉnh xương gãy vào đúng vị trí giải phẫu sau đó cố định xương bằng khâu chỉ thép hay nẹp vít nhỏ.   Xem thêm: Các phương pháp điều trị gãy xương hàm mặt Cách xử lý khi bị gãy xương hàm mặt Phẫu thuật thẩm mỹ xương hàm mặt
Chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)
Những người bị các chứng rối loạn ăn uống có những hành vi ăn uống rối loạn và niềm tin méo mó với những nỗi lo lắng thái quá về cân nặng, hình dáng, ăn uống và hình ảnh cơ thể. Các chứng rối loạn ăn uống là các chứng bệnh tâm thần nghiêm trọng; đó không phải là một lựa chọn về lối sống. Các chứng rối loạn ăn uống không chỉ bao gồm sự suy sụp về tâm lý và nỗi đau khổ mà còn đi kèm với những biến chứng y tế lớn trên phạm vi rộng và nghiêm trọng mà có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận quan trọng trong cơ thể. Các chứng rối loạn ăn uống xảy ra cả ở nam giới và nữ giới, người giàu và người nghèo, và từ tất cả các văn hóa. Không ai muốn mình bị rối loạn ăn uống cả.  Chán ăn tâm thần (tên tiếng Anh là Anorexia Nervosa) thuộc 1 trong 3  chứng rối loạn cho ăn và ăn uống đã được Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Thống Kê các Rối Loạn Tâm Thần (DSM) công nhận. Người bị mắc chứng chán ăn tâm thần có thể đặt mức hạn chế hà khắc cho lượng và loại thức ăn mà họ tiêu thụ. Họ có thể không thể duy trì cái được xem là cân nặng khỏe mạnh. Họ cũng có thể bị giảm một lượng cân nặng đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn. Kể cả khi những người mắc chứng chán ăn tâm thần đang bị thiếu cân thì họ sẽ vẫn có nỗi sợ hãi rất lớn về việc tăng cân hoặc bị ‘béo’. Những người mắc chứng chán ăn tâm thần cũng có thể tham gia vào việc ăn uống vô độ hoặc các hành vi bù.  Vậy để tìm hiểu bệnh chán ăn tâm thần và nguyên nhân chán ăn tâm thần, mời độc giả xem chi tiết ở nội dung bên dưới.
Các yếu tố góp phần cho việc bắt đầu bị rối loạn ăn uống rất phức tạp. Trải nghiệm của từng người chịu ảnh hưởng của một tổng hợp độc nhất các yếu tố về sinh học và môi trường. Như hầu hết các tình trạng sức khỏe, một tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau có thể tăng khả năng mà một người sẽ mắc phải một chứng rối loạn ăn uống tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Những yếu tố nguy cơ góp phần vào việc mắc bệnh được biết đến bao gồm:  Tính dễ bị tổn thương gen – Có bằng chứng chứng minh rằng các chứng rối loạn ăn uống có cơ sở di truyền. Điều này có nghĩa là một người có thể kế thừa khả năng phát triển chứng Anorexia Nervosa, Bulimia Nervosa hoặc Háu Ăn. Cũng có bằng chứng rằng ảnh hưởng di truyền này không đơn giản là do sự kế thừa của bất kỳ gien nào mà còn là do một tương tác phức tạp hơn rất nhiều giữa nhiều gen và các yếu tố gen không kế thừa gây ra.  Các yếu tố tâm lý –Cụ thể là nghiên cứu về chứng Anorexia Nervosa và Bulimia Nervosa đã xác định nhiều đặc điểm tính cách mà có thể biểu hiện trước, trong khi, và sau khi phục hồi từ một chứng rối loạn ăn uống. Những yếu tố này bao gồm chủ nghĩa hoàn hảo, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chứng loạn thần kinh chức năng, chứng hay xúc động tiêu cực, sự trốn tránh tác hại và thiếu tự trọng.  Những ảnh hưởng văn hóa-xã hội – Bằng chứng cho thấy rằng những ảnh hưởng văn hóa-xã hội có vai trò trong việc phát triển các chứng rối loạn ăn uống, cụ thể là giữa những người tiếp thu lý tưởng về vẻ đẹp của sự gầy gò. Những hình ảnh được tuyên truyền qua phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, tạp chí và quảng cáo là phi thực tế, được tô vẽ và thay đổi để đạt được hình ảnh nhận thức văn hóa “hoàn hảo” mà thực tế là không tồn tại.
Người mắc chứng rối loạn ăn uống có thể có các hành vi ăn uống rối loạn đi kèm với những nỗi lo lắng thái quá về cân nặng, hình dáng, việc ăn uống và hình ảnh cơ thể. Họ có thể biểu hiện tổng hợp các triệu chứng này:  Những dấu hiệu cảnh báo về thể chất:  Giảm cân nhanh chóng hoặc thay đổi liên tục về cân nặng Ngất xỉu hoặc chóng mặt  Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi và ngủ không ngon Hầu như lúc nào cũng cảm thấy lạnh, kể cả khi thời tiết ấm Những dấu hiệu cảnh báo về tâm lý: Quá bận tâm về việc ăn uống, thực phẩm, hình thể và cân nặng Cảm thấy lo lắng về các lần ăn uống  Cảm thấy ‘mất kiểm soát’ về thực phẩm Có suy nghĩ méo mó về hình ảnh cơ thể Cảm thấy bị ám ảnh về hình thể, cân nặng và diện mạo Những suy nghĩ khắt khe về thực phẩm là ‘tốt’ hay ‘xấu’  Những thay đổi trong tình trạng cảm xúc và tâm lý (ví dụ: suy sụp, căng thẳng, lo lắng, cáu kỉnh, tự trọng thấp)  Sử dụng thực phẩm làm nguồn vui (ví dụ: ăn như một cách để giải quyết sự buồn chán, căng thẳng hoặc suy sụp) Sử dụng thực phẩm làm cách trừng phạt bản thân (ví dụ: từ chối ăn vì suy sụp, căng thẳng hoặc các lý do cảm xúc khác)  Những dấu hiệu cảnh báo về hành vi:  Hành vi ăn kiêng (ví dụ: nhịn ăn, tính calo, tránh các nhóm thực phẩm như chất béo và hy-đrát-các-bon)  Ăn uống kín đáo và tránh các bữa ăn với người khác Bằng chứng của háu ăn (ví dụ: sự biến mất của một khối lượng lớn thực phẩm) Những thay đổi trong phong cách ăn mặc (ví dụ: mặc quần áo rộng thùng thình)  Tập thể dục cưỡng ép hoặc quá mức (ví dụ: tập thể dục trong thời tiết xấu, bất kể ốm đau, bị thương hay các sự kiện xã hội; và cảm thấy đau khổ nếu không thể tập thể dục) • Lập các danh sách thực phẩm tốt hoặc xấu Bỗng nhiên không thích thực phẩm mà họ đã từng luôn thích trước đây  Những thói quen ám ảnh liên quan đến việc chuẩn bị đồ ăn và ăn uống mà các thói quen đó không phải là do truyền thống văn hóa  Sự nhạy cảm thái quá với những bình luận về hình thể, cân nặng, việc ăn uống và tập thể dục  Hành vi bí mật xung quanh thực phẩm (ví dụ: nói rằng họ đã ăn trong khi họ chưa ăn thực phẩm nào đó, giấu thực phẩm chưa ăn)  Biến chứng Chán ăn có thể có nhiều biến chứng. Ở mức nghiêm trọng nhất, nó có thể gây tử vong. Cái chết có thể xảy ra đột ngột - ngay cả khi người bệnh không bị thiếu cân trầm trọng. Điều này có thể xảy ra do nhịp tim bất thường do rối loạn nhịp tim hoặc mất cân bằng điện giải như các khoáng chất như natri, kali và canxi duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể con người. Các biến chứng khác của chán ăn bao gồm: Thiếu máu Các vấn đề về tim, chẳng hạn như hở van hai lá, nhịp tim bất thường hoặc suy tim Loãng xương, làm tăng nguy cơ gãy xương Mất cơ bắp Ở nữ giới, không có kinh nguyệt Ở nam giới, giảm testosterone Các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn Bất thường điện giải, chẳng hạn như kali máu, natri và clorua thấp Vấn đề về thận Nếu một người chán ăn trở nên suy dinh dưỡng nghiêm trọng, mọi cơ quan trong cơ thể đều có thể bị tổn thương, bao gồm não, tim và thận. Tổn thương này có thể không hoàn toàn hồi phục, ngay cả khi chứng chán ăn đã được kiểm soát. Ngoài các biến chứng về thể chất, những người mắc chứng chán ăn cũng thường bị các rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Chúng có thể bao gồm: Trầm cảm, lo lắng và rối loạn tâm lý khác Rối loạn nhân cách Rối loạn ám ảnh cưỡng chế Lạm dụng rượu và chất gây nghiện Tự gây thương tích, suy nghĩ tự tử hoặc cố gắng tự tử
Chán ăn tâm thần không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Chán ăn tâm thần phổ biến hơn ở trẻ em gái và phụ nữ. Tuy nhiên, con trai và đàn ông ngày càng phát triển rối loạn ăn uống, có thể liên quan đến áp lực xã hội ngày càng tăng. Chán ăn cũng phổ biến hơn ở thanh thiếu niên. Tuy nhiên, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng rối loạn ăn uống này, mặc dù hiếm gặp ở những người trên 40 tuổi. Thanh thiếu niên có thể gặp nhiều rủi ro hơn vì tất cả những thay đổi mà cơ thể họ trải qua trong giai đoạn dậy thì. Họ cũng có thể phải đối mặt với áp lực ngang hàng (peer pressure) gia tăng và nhạy cảm hơn với những lời chỉ trích hoặc thậm chí bình luận bình thường về cân nặng hoặc hình dáng cơ thể. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ chán ăn, bao gồm: Di truyền. Những thay đổi trong các gen cụ thể có thể khiến một số người có nguy cơ chán ăn tâm thần cao hơn. Những người có người thân bậc 1 - cha mẹ, anh chị em hoặc con - bị rối loạn có nguy cơ chán ăn cao hơn nhiều. Ăn kiêng và bỏ đói. Ăn kiêng là một yếu tố nguy cơ phát triển rối loạn ăn uống. Có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy nhiều triệu chứng chán ăn thực sự là triệu chứng đói. Đói ảnh hưởng đến não và ảnh hưởng đến sự thay đổi tâm trạng, cứng nhắc trong suy nghĩ, lo lắng và giảm sự thèm ăn. Đói và giảm cân có thể thay đổi cách não làm việc ở những người dễ bị tổn thương, điều này có thể duy trì hành vi ăn uống hạn chế và gây khó khăn cho việc trở lại thói quen ăn uống bình thường. Chuyển tiếp. Cho dù đó là một trường học mới, nhà hoặc công việc; một mối quan hệ tan vỡ; hoặc cái chết hoặc bệnh tật của người thân, những sự thay đổi này có thể mang lại căng thẳng và tăng nguy cơ chán ăn tâm thần.
Không có cách nào đảm bảo để ngăn ngừa hoàn toàn chứng chán ăn tâm thần. Các bác sĩ chăm sóc chính (bác sĩ nhi khoa, bác sĩ gia đình và bác sĩ nội khoa) có thể có vai trò tốt nhất để xác định các dấu hiệu sớm của chứng chán ăn và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh toàn thân. Chẳng hạn, họ có thể đặt câu hỏi về thói quen ăn uống và sự hài lòng với ngoại hình trong các cuộc khám thông thường. Nếu người nhà nhận thấy rằng một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè có lòng tự trọng thấp, thói quen ăn kiêng khem quá mức và không hài lòng với ngoại hình, hãy xem xét nói chuyện với anh ấy hoặc cô ấy về những vấn đề này.
Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh mắc chứng chán ăn tâm thần, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để giúp xác định chẩn đoán, loại trừ nguyên nhân bệnh tật gây ra giảm cân và kiểm tra các biến chứng liên quan, bao gồm: Khám sức khỏe, bao gồm đo chiều cao và cân nặng của người bệnh; kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn như nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ; kiểm tra da và móng để tìm vấn đề; nghe tim, phổi và kiểm tra bụng. Xét nghiệm, bao gồm công thức máu toàn phần và các xét nghiệm máu chuyên biệt hơn để kiểm tra chất điện giải và protein cũng như hoạt động của gan, thận và tuyến giáp. Một xét nghiệm nước tiểu cũng có thể được thực hiện. Đánh giá tâm lý. Bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể sẽ hỏi về suy nghĩ, cảm xúc và thói quen ăn uống của người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi tự đánh giá tâm lý. X-quang có thể được thực hiện để kiểm tra mật độ xương, kiểm tra gãy xương do gãy xương hoặc kiểm tra viêm phổi hoặc các vấn đề về tim. Điện tâm đồ có thể được thực hiện để tìm kiếm các bất thường của tim. Chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng có thể sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán cho chứng chán ăn tâm thần trong cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, DSM-5) được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.
Điều trị chán ăn tâm thần thường được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia Y tế, bao gồm bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tâm thần và chuyên gia dinh dưỡng, tất cả đều có kinh nghiệm về điều trị rối loạn ăn uống. Điều trị liên tục và giáo dục dinh dưỡng là rất quan trọng để tiếp tục phục hồi cho người bệnh. Nhập viện  Nếu bệnh đe dọa đến tính mạng, người bệnh cần điều trị trong phòng cấp cứu tại bệnh viện cho các vấn đề như rối loạn nhịp tim, mất nước, mất cân bằng điện giải hoặc cấp cứu tâm thần. Nhập viện có thể được thực hiện khi có các biến chứng y tế, các vấn đề tâm thần nghiêm trọng, suy dinh dưỡng nghiêm trọng hoặc tiếp tục từ chối ăn. Một số phòng khám chuyên điều trị cho những người bị rối loạn ăn uống tâm thần. Họ có thể cung cấp các chương trình ban ngày hoặc các chương trình dân cư thay vì nhập viện ngủ qua đêm.  Chăm sóc y tế Do các biến chứng gây chán ăn gây ra, người bệnh có thể cần theo dõi thường xuyên các dấu hiệu quan trọng, mức độ hydrat hóa và chất điện giải, cũng như các tình trạng thể chất liên quan. Trong trường hợp nghiêm trọng, những người mắc chứng chán ăn ban đầu có thể được cho ăn qua một ống sonde được đặt trong mũi và đi đến dạ dày. Phục hồi cân nặng  Mục tiêu đầu tiên của điều trị là lấy lại cân nặng. Người bệnh không thể phục hồi sau khi chán ăn mà không trở lại cân nặng phù hợp. Những chuyên gia tham gia vào quá trình này có thể bao gồm: Bác sĩ điều trị chính, người có thể cung cấp chăm sóc y tế và giám sát nhu cầu calo và tăng cân của người bệnh Nhà tâm lý học hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần khác, người có thể làm việc với người bệnh để phát triển các chiến lược hành vi để giúp người bệnh trở lại cân nặng khỏe mạnh Một chuyên gia dinh dưỡng, người có thể cung cấp hướng dẫn sử dụng các chế ăn uống thông thường, bao gồm cung cấp các kế hoạch bữa ăn cụ thể và số lượng calo giúp người bệnh đạt được mục tiêu cân nặng của mình Gia đình, những người có khả năng sẽ tham gia giúp người bệnh duy trì thói quen ăn uống bình thường Tâm lý trị liệu Những loại trị liệu này có thể có lợi cho chứng chán ăn: Trị liệu dựa trên gia đình. Đây là phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng duy nhất cho thanh thiếu niên mắc chứng chán ăn tâm thần. Bởi vì thiếu niên chán ăn không thể đưa ra lựa chọn tốt về ăn uống và sức khỏe trong khi gặp phải tình trạng nghiêm trọng này, liệu pháp này vận động cha mẹ giúp con họ ăn lại và phục hồi cân nặng cho đến khi trẻ có thể đưa ra lựa chọn tốt về sức khỏe. Trị liệu cá nhân. Đối với người lớn, liệu pháp hành vi nhận thức - đặc biệt là liệu pháp hành vi nhận thức được tăng cường đã được chứng minh là có ích. Mục tiêu chính là bình thường hóa các mô hình và hành vi ăn uống để hỗ trợ tăng cân. Mục tiêu thứ hai là giúp thay đổi niềm tin và suy nghĩ lệch lạc về việc chán ăn. Thuốc Không có thuốc nào được chấp thuận để điều trị chứng chán ăn tâm thần vì không có loại thuốc nào được tìm thấy có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc tâm thần khác có thể giúp điều trị các rối loạn sức khỏe tâm thần khác mà người bệnh cũng có thể mắc phải, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng.   Xem thêm: Phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng Dinh dưỡng cho người suy nhược cơ thể “Thủ phạm” khiến bạn chán ăn, ăn không ngon miệng
Cao huyết áp ở trẻ em
Huyết áp được định nghĩa là áp lực dòng máu chảy trong các mạch đi khắp cơ thể con người. Những người bị tăng huyết áp thì sự đẩy máu trong cơ thể trở nên khó khăn, gây ảnh hưởng nguy hại đến mạch máu, tim và những cơ quan khác. Cao huyết áp ở trẻ em không dễ dàng chẩn đoán như cao huyết áp đối với người lớn mà phải dựa vào giới tính, chiều cao và số huyết áp của trẻ. Cao huyết áp ở trẻ em là khi trẻ có huyết áp bằng hay cao hơn 95% so với những trẻ em cùng giới tính, độ tuổi và chiều cao. Cụ thể hơn, ở những độ tuổi khác nhau thì cao huyết áp ở trẻ em cũng được xác định khác nhau: Trẻ em từ 3- 6 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 116/76 mmHg. Trẻ em từ 7- 10 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 122/78 mmHg. Trẻ em từ 11- 13 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 126/82 mmHg. Trẻ em từ 14- 16 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 136/86 mmHg. Trẻ em từ 16- 19 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 120/81 mmHg.
Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ em được tìm thấy chủ yếu do béo phì và tiền sử gia đình có người bị bệnh tăng huyết áp được gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát ở trẻ em bao gồm: Do thận- tiết niệu: viêm thận- bể thận mạn, viêm cầu thận mạn, loạn sản thận bẩm sinh, thận đa nang, thận nang đơn, bệnh thận trào ngược, tắc nghẽn niệu quản, u thận, chấn thương thận, tổn thương thận do thải ghép, tổn thương thận sau xạ trị, tổn thương thận do bệnh hệ thống. Do tim- mạch: hẹp eo động mạch chủ , bệnh lý mạch thận, tắc tĩnh mạch thận, viêm mạch, Shunt động- tĩnh mạch, hội chứng William- Beuren… Do thần kinh: xuất huyết nội sọ, tổn thương não tồn dư, liệt tứ chi. Do nội tiết: cường giáp, cường cận giáp, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, cường Aldosteron tiên phát
Cũng giống như cao huyết áp ở người lớn, bênh cao huyết áp ở trẻ em thường ít có triệu chứng điển hình và vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng. Các triệu chứng cao huyết áp ở trẻ em thường gặp như: Nhức đầu Nôn ói Chóng mặt Mặt đỏ bừng Vã mồ hôi Hồi hộp, đánh trống ngực xảy ra theo cơn Giảm thị lực Mệt mỏi Hôn mê sâu Phù ngoại biên Co giật do cao huyết áp Những trẻ em bị cao huyết áp nhưng không được chữa trị kịp thời thường có biểu hiện: Suy tim Suy thận Tai biến mạch máu não
no_information
Những yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp ở trẻ em là béo phì và bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị cao huyết áp. Một số yếu tố nguy cơ khác như ngưng thở khi ngủ, rối loạn giấc ngủ. Trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh cao huyết áp ở trẻ em, béo phì được cho là nguy cơ chủ yếu gây bệnh. Béo phì còn dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác như bệnh lý tim mạch, tiểu đường. Béo phì ở trẻ em bị gây ra bởi tình trạng ăn quá nhiều và hoạt động quá ít. Vì vậy các bậc phụ huynh cần phải chú ý đến thực phẩm mà trẻ tiêu thụ cũng như những hoạt động hằng ngày của trẻ.
Bệnh cao huyết áp ở trẻ em có thể được phòng ngừa dễ dàng bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, khoa học như sau: Giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Ăn uống cân bằng, khoa học, hạn chế những đồ ăn nhiều đường, mỡ, thức ăn quá mặn (lượng muối trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ từ 4- 8 tuổi là 1,2g/ ngày và trẻ lớn hơn là 1,5g/ ngày), thức ăn nhanh. Thay vào đó, trẻ nên ăn nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây. Tăng cường hoạt động thể chất như tập thể dục thể thao, vui chơi hoạt động ngoài trời. Hạn chế việc sử dụng máy vi tính, tivi, chơi game quá lâu. Giúp trẻ giảm bớt những stress và căng thẳng trong cuộc sống.
Để chẩn đoán chính xác cao huyết áp ở trẻ em, cần đo huyết áp của trẻ em một cách chính xác nhất. Huyết áp được đo bằng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ, dao động kế hoặc máy đo huyết áp điện tử. Đo huyết áp bằng phương pháp nghe vẫn được sử dụng trên lâm sàng để chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em. Ngoài ra, tùy vào bệnh lý phối hợp, bệnh nhi sẽ được làm them các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp động mạch thận, chụp cộng hưởng từ sọ não, định lượng hormone
Để điều trị tăng huyết áp ở trẻ em, cần thực hiện các biện pháp sau: Thực hiện chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension - chế độ ăn uống phòng ngừa tăng huyết áp): Ăn những thức ăn ít chất béo, chất béo bão hòa. Ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau quả. Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Theo dõi cân nặng của trẻ: các phụ huynh cần theo dõi sát cân nặng của trẻ và đưa cho trẻ một chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp để ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ. Tránh khói thuốc lá: không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, kể cả khói thuốc thụ động vì nó sẽ gây ảnh hưởng có hại đến tim và hệ thống mạch máu của trẻ. Điều trị nội khoa bằng thuốc: trẻ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cha mẹ cần hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của con như máy vi tính, tivi.. và luôn kiểm soát việc cao huyết áp của trẻ em tại nhà để kịp thời đưa đến các trung tâm y tế để xử lý.   Xem thêm: Tăng huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em Kiểm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả
Cơ tim
Bệnh cơ tim là nhóm các bệnh về cơ tim rất quan trọng và không đồng nhất, chiếm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao. Nhóm các bệnh về cơ tim có liên quan đến rối loạn chức năng cơ học và chức năng điện học hoặc kết hợp cả hai, thường xuất hiện phì đại hay giãn tâm thất không phù hợp. Bệnh cơ tim ảnh hưởng có thể giới hạn chủ yếu ở tim (bệnh cơ tim nguyên phát) hay hình thành một phần rối loạn toàn thân tổng quát (bệnh cơ tim thứ phát).  Bệnh cơ tim là bệnh mô tả sự bất thường tình trạng của cơ tim, là loại bệnh tim tiến triển làm cho tim giãn nở, dày lên hoặc cứng lại.  Có ba loại bệnh cơ tim thường gặp nhất là bệnh cơ tim giãn nở, bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim hạn chế. Bệnh cơ tim giãn nở: là dạng bệnh cơ tim phổ biến nhất, thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh cơ tim giãn nở xảy ra khi tâm thất trái, buồng tim chính chịu trách nhiệm bơm máu đi nuôi cơ thể, bị giãn to, làm cho tim không thể bơm máu hiệu quả. Bệnh cơ tim giãn thường là hậu quả của một số bệnh như: bệnh tăng huyết áp lâu dài, bệnh mạch vành tim, hóa trị liệu, nghiện ma túy hoặc nghiện rượu. Trong một số trường hợp có thể không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh cơ tim phì đại: là sự dày lên bất thường của thành cơ tim, xảy ra chủ yếu ở thành tâm thất trái. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, và thường liên quan đến yếu tố gia đình, do có chứa gen đột biến gây cơ tim phì đại. Những người bệnh mắc cơ tim phì đại khi chụp X - quang sẽ thể hiện tim to, do đó thường được gọi là bóng tim to. Bệnh cơ tim hạn chế: là tình trạng buồng tâm thất không có đủ khả năng giãn ra để được đổ đầy máu làm giảm chức năng tâm trương. Đây là loại bệnh cơ tim ít gặp, thường do bệnh xơ hóa nội mạc cơ tim gây ra.
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh cơ tim cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng một trong số các yếu tố nguy cơ dưới đây có thể là nguyên nhân phát triển bệnh bao gồm: Di truyền Tăng huyết áp kéo dài Tổn thương cơ tim sau nhồi máu cơ tim Những người mắc phải các bệnh về tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, … Những người bị các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, cường giáp và béo phì Biến chứng trong thai kỳ Thiếu hụt một số loại vitamin, khoáng chất thiết yếu chẳng hạn như vitamin B1 Sử dụng thuốc hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư Nghiện rượu Sử dụng ma túy Mắc một số bệnh gây tổn thương đến cơ tim như hemochromatosis là sự tích tụ quá nhiều sắt trong cơ thể,amyloidosis (sự tích tụ bất thường của một loại protein có tên là Amyloid), hoặc sarcoidosis (sự phát triển của các ổ viêm bất thường tại nhiều cơ quan trong cơ thể).  Một nguyên nhân nữa mà ít người để ý là bệnh rối loạn chuyển hóa như cường giáp, tiểu đường, béo phì.
Trong giai đoạn đầu của bệnh cơ tim, bệnh nhân có thể không có bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào. Nhưng đến khi bệnh tiến triển, những triệu chứng sau có thể xuất hiện: Khó thở khi gắng sức Ho khi nằm xuống Phù chi dưới, mắt cá chân và bàn chân Mệt mỏi Rối loạn nhịp tim, tim đập bất thường, phản ứng của mạch máu khi tập thể dục. Đau tức ngực, đánh trống ngực, cảm thấy chèn ép ở ngực Chóng mặt, cảm thấy choáng váng và có thể bị ngất xỉu Nếu hình thành cục máu đông ở tâm thất trái giãn ra và cục máu đông này có thể sẽ bị vỡ và làm gián đoạn lưu lượng máu đến não, dẫn tới đột quỵ. Cục máu động cũng có thể làm chặn lưu lượng máu đến các cơ quan trong ổ bụng. Đột tử Bệnh cơ tim xảy ra khi chức năng và cấu trúc của cơ tim bị biến đổi, làm giảm đi khả năng bơm máu của tim. Bệnh có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Những biến chứng tim mạch bao gồm: Biến chứng bệnh cơ tim Theo thời gian, bệnh cơ tim có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm: Suy tim: Khi thành cơ tim trở nên dày, cứng, tim sẽ không thể bơm máu một cách hiệu quả và cuối cùng dẫn đến suy tim. Huyết khối: Việc bơm máu không hiệu quả của tim có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim. Nếu những cục máu đông này theo dòng máu ra khỏi tim, nó có thể làm tắc động mạch vành tim hoặc động mạch não gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Bệnh van tim: Sự thay đổi cấu trúc của thành cơ tim cũng có thể làm ảnh hưởng đến các van tim, gây hở van tim 2 lá. Rối loạn nhịp tim, ngừng tim và đột tử: Bệnh cơ tim có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim, gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến ngất xỉu hoặc đột tử do nhịp tim ngừng đập đột ngột. Có thể người bệnh mắc một số dấu hiệu và triệu chứng khác, nhưng không được đề cập tới vì do tính phổ biến của nó. Vì vậy, nếu bệnh nhân có những biểu hiện khác thường cần thông báo ngay tới bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Bệnh cơ tim không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh nhưng thường liên quan đến yếu tố gia đình. Người có chứa gen đột biến có thể gây cơ tim phì đại.
Bệnh cơ tim có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở đối tượng nam giới tuổi trung niên, và trong các trường hợp ví dụ như là:  Những người bị bệnh tăng huyết áp, nghiện rượu bia, ma túy,... Những người có người thân, cha mẹ,... có tiền sử bệnh cơ tim dễ mắc bệnh cơ tim bẩm sinh Những người điều trị ung thư, sử dụng nhiều hóa trị, xạ trị. Tỷ lệ người mắc bệnh cơ tim giãn nở là 6-8/100.000 người. Đây là bệnh nặng có nguy cơ tử vong khá cao. Tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân sau 5 năm là 35% còn sau 10 năm là 70%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cơ tim giãn bao gồm có: Bệnh động mạch vành nặng Bệnh tuyến giáp Bệnh tiểu đường Bất thường ở van tim Nghiện rượu Tim nhiễm virus Dùng các loại thuốc độc hại cho tim Phụ nữ sau sinh mắc bệnh cơ tim chu sinh
Thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tới phần lớn hiệu quả trong điều trị bệnh cơ tim. Không những thế còn giúp phòng ngừa bệnh: Chế độ ăn uống lành mạnh với tim mạch, ăn nhiều rau quả tươi, giảm muối và hạn chế chất béo Duy trì cân nặng ổn định khỏe mạnh Giải tỏa căng thẳng, áp lực Hoạt động thể chất, chơi thể thao, tập thể dục thường xuyên mỗi ngày ít nhất 30 phút Không sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu bia,... Không nên làm việc gắng sức
Một số biện pháp dùng để chẩn đoán bệnh cơ tim như: Chụp X-quang vùng ngực: Hình ảnh x-quang của tim sẽ cho biết tim có to không Siêu âm tim: Siêu âm tim là sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh của tim, từ hình ảnh này có thể kiểm tra kích thước, chức năng của tim và cả những chuyển động khi tim đập. Điện tâm đồ (ECG) Cộng hưởng từ tim (MRI) Chụp cắt lớp vi tính bằng máy tính (CT) Xét nghiệm máu Xét nghiệm di truyền hoặc sàng lọc Thông tim
Phát hiện và điều trị sớm bệnh cơ tim rất quan trọng, không những giúp hạn chế tiến triển của bệnh mà còn giúp kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Có nhiều biện pháp để điều trị bệnh cơ tim như điều trị nội khoa nhằm làm giảm đi các triệu chứng và cải thiện được tiên lượng. Kiểm soát suy tim bằng cách điều trị dùng các loại thuốc như ức chế beta, thuốc lợi niệu,... Thuốc chống đông được sử dụng nhằm ngăn chặn việc hình thành các cục máu đông. Một số biện pháp điều trị cụ thể như sau: Thay đổi lối sống lành mạnh Sử dụng thuốc Can thiệp hoặc phẫu thuật cấy ghép thiết bị hỗ trợ Ghép tim Thuốc điều trị bệnh cơ tim Các thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh cơ tim có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng, bao gồm: Thuốc chống loạn nhịp giúp tim đập bình thường. Thuốc giảm huyết áp như những chất ức chế ACE, chất đối kháng thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi… Thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Thuốc giảm viêm như Corticosteroid. Thuốc lợi tiểu giúp đào thải chất lỏng và muối natri ra khỏi cơ thể. Thuốc cân bằng điện giải như Aldosterone, giúp cơ bắp và dây thần kinh hoạt động một cách chính xác, ngăn ngừa suy tim, huyết áp cao và những rối loạn khác. Các phương pháp phẫu thuật Phẫu thuật cắt bỏ cơ – Septal Myectomy: Phẫu thuật này sẽ tiến hành cắt bỏ một phần của vách ngăn cơ tim bị dày lên hoặc kết hợp với việc sửa chữa van tim. Phẫu thuật cấy ghép thiết bị hỗ trợ tim: Một số thiết bị như máy tái đồng bộ tim (CRT), máy khử rung tim (ICD), máy tạo nhịp tim, thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD) sẽ được cấy ghép, kết nối với tim nhằm giúp tim hoạt động tốt hơn. Ghép tim: là phương pháp bệnh nhân sẽ được thay thế tim của mình bằng một quả tim của người khỏe mạnh đã hiến tặng. Nhưng đây chỉ là lựa chọn cuối cùng sau khi những phương pháp khác không mang lại được hiệu quả. Thay đổi lối sống Thay đổi lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, phần lớn quyết định đến hiệu quả trong điều trị bệnh cơ tim: Chế động ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, giảm mặn, ít muối và hạn chế ăn chất béo. Duy trì cân nặng Hoạt động thể chất Giải tỏa căng thẳng Bỏ hút thuốc lá Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe và tiến triển bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp   Xem thêm: Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nên ăn gì? Cơ tim phì đại: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Chậm nói
Ngôn ngữ bao gồm lời nói và cử chỉ, là phương tiện để diễn đạt tình cảm, suy nghĩ và thước đo cho sự thông minh của các bé. Lời nói là phương tiện giao tiện bằng lời thông qua tiếng nói, nhận biết bằng âm thanh và được cấu thành từ phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Chậm nói là một phần của chậm phát triển ngôn ngữ là dạng chậm phát triển phổ biến nhất của trẻ em, là khi lời nói vẫn phát triển đúng theo trình tự nhưng với tốc độ chậm hơn. Tỷ lệ mắc phải của tình trạng chậm nói xấp xỉ khoảng 20% cao hơn hẳn các dạng chậm phát triển về vận động, nhận thức hay về cảm xúc và kĩ năng xã hội. Con chậm nói luôn là mối quan tâm lo lắng của các bậc cha mẹ. Phụ huynh thường băn khoăn tình trạng trẻ chậm biết nói chỉ là tạm thời, không cần điều trị hay là biểu hiện của một rối loạn bệnh lý thực sự như bệnh tự kỷ, mất thính lực, cần sự can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy hiểu và nhận biết được các dấu hiệu báo động khi bé chậm nói là cần thiết, hỗ trợ các bậc phụ huynh đưa ra các quyết định đúng đắn và phối hợp tốt trong việc điều trị cùng các chuyên gia.
Trẻ chậm biết nói có thể liên quan đến các vấn đề ở những cơ quan phát ra tiếng nói như lưỡi, môi và vòm miệng. Những vấn đề này có thể xuất phát những bất thường về mặt hình thái của chính các cơ quan này hoặc là sự phối hợp không đồng nhất giữa chúng và não bộ, cơ quan phụ trách tiếng nói ở người. Các vấn đề về thính giác cũng nên được khảo sát khi thấy bé chậm nói. Nghe kém sẽ làm bé chậm hiểu và chậm bắt chước để sử dụng ngôn ngữ. Nhiễm trùng tai mãn tính, lặp đi lặp lại là một trong những nguyên nhân gây suy giảm thính giác ở trẻ. Nếu thính giác chỉ kém ở một tai, tai bên còn lại vẫn nghe tốt thì khả năng nói của trẻ vẫn sẽ phát triển bình thường.
Chậm phát triển lời nói của trẻ có nhiều biểu hiện đa dạng, phụ thuộc vào từng lứa tuổi khác nhau. Những mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ được đánh giá dựa vào số từ mà trẻ có thể nói được, hiểu và thực hiện theo yêu cầu của người khác, sử dụng từ ngữ để diễn đạt mong muốn của mình, nhận biết được các đồ vật xung quanh,… Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói như sau: Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi: Không đáp ứng với tiếng động là biểu hiện đáng lưu tâm, cảnh báo cho một tình trạng chậm nói sau này. Trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi: Không bi bô, phát ra các phụ âm như p, b, m, n. Không biết nói một từ nào, chẳng hạn “ma ma” hay “ba ba”. Không giao tiếp với người khác kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó. Không phản ứng khi được gọi tên mình. Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu. Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, "chào bé" và “bai bai ”. Thờ ơ với thế giới xung quanh. Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi Chưa thể nói được 6 từ. Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể như mắt, tai, mũi, đầu khi được hỏi. Không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào (lời nói, cử chỉ,…) kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn. Chưa nói được các từ đơn như "mẹ", "bế". Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ "Đừng ngồi!". Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi Chưa thể nói được 15 từ Không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác. Không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản, với các câu đơn giản như “Mẹ bế”, “cho con đồ chơi”. Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn như “con muốn ăn không?”, “mẹ đi đâu rồi?”. Không biết cách chơi với đồ chơi hay tự chơi với chính mình Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác. Không thể nối hai từ với nhau. Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng với trẻ trong nhà như bát thìa, áo quần,… Trẻ trên 3 tuổi Không sử dụng được đại từ nhân xưng như “con”, “mẹ”, “bố”, … Không thể ghép các từ thành câu ngắn Không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn như “Lấy giầy của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”. Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu. Vẫn thường xuyên lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó. Không đặt câu hỏi. Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện. Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác. Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ. Một số bé còn có biểu hiện rối loạn hành vi vì không thể hiện được điều mình muốn nói.
no_information
no_information
no_information
Điều quan trọng nhất của việc chẩn đoán một trẻ chậm nói là phát hiện và điều trị bệnh lý đằng sau nó nếu có. Bước đầu của chẩn đoán phụ thuộc vào việc các bậc phụ huynh nhận biết được các con chậm nói thông qua các dấu hiệu kể trên hay không và thái độ của họ trước việc con chậm nói. Thay vì chờ đợi để con tự vượt qua khiếm khuyết này, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám. Tuy nhiên bé chậm nói khám ở đâu cũng là một thắc mắc của nhiều phụ huynh có con em không may mắc phải rối loạn này. Các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa nhi, tâm lý và phục hồi chức năng là các cơ sở tin cậy để cha mẹ đưa bé đến khám và kiểm tra. Các bác sĩ sẽ đánh giá kỹ năng nói và ngôn ngữ của trẻ thông qua các bài kiểm tra chuyên biệt về các vấn đề sau: Khả năng tiếp thu ngôn ngữ Khả năng diễn đạt ngôn ngữ Tình trạng răng miệng của trẻ
Các trường hợp chậm nói đơn thuần chỉ mang tính chất tạm thời có thể cải thiện tốt khi có sự trợ giúp của gia đình. Một số cách khuyến khích trẻ chậm nói phát triển như: Dành nhiều thời gian nói chuyện và chơi với trẻ, có thể hát và yêu cầu trẻ bắt chước âm thanh và cử chỉ đó. Đọc sách cho con nghe cũng là một cách để động viên trẻ “nói”. Hãy tìm những loại sách phù hợp với lứa tuổi của con. Trẻ còn nhỏ có thể ghi nhớ những câu chuyện mà trẻ yêu thích thông qua các hình minh họa vui nhộn và giọng đọc của cha mẹ. Đối với những trường hợp khác khi chậm nói là một biểu hiện của các tình trạng bệnh lý nặng nề hơn như mất thính lực hoặc bệnh tự kỷ, việc điều trị các nguyên nhân nên được đặt lên hàng đầu, phối hợp với việc luyện tập nói cho trẻ sẽ mang lại hiệu quả. Việc điều trị thành công các rối loạn ngôn ngữ bao gồm chậm nói sẽ không chỉ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ mà còn mang tới cho trẻ những cơ hội tốt đẹp hơn trong cuộc sống sau này. Xem thêm: Dấu hiệu điển hình cảnh báo trẻ chậm nói Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không? Khám chậm nói tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
Chấn thương sụn chêm
Khớp gối là một khớp phức hợp, là khớp lớn và chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Vì được cấu tạo phức tạp, bởi nhiều thành phần, có tầm hoạt động lớn, nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Mỗi khi bị chấn thương, thường gây tổn thương nhiều thành phần của khớp. Sụn chêm là một trong những thành phần quan trọng của khớp và dễ bị tổn thương nhất. Sụ chêm nằm lót giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày là hai tấm sụn có đặc tính bền, dai, và đàn hồi gọi là sụn chêm. Có hai sụn chêm nằm ở phía trong và phía ngoài khớp gọi là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.  Chấn thương sụn chêm thường gặp trong tai nạn giao thông, chấn thương thể thao gây tổn thương một hoặc cả hai sụn chêm. Rách sụn chêm là gì? rách sụn chêm là tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương sụn chêm. Rách sụn chêm có rất nhiều hình thái tùy thuộc vào vị trí, loại đường rách, mức độ tổn thương  và với mỗi hình thái sẽ có cách điều trị khác nhau phù hợp. Sụn chêm là mô rất dễ bị tổn thương. Khi sụn chêm bị tổn thương, nhất là do đã cắt toàn bộ hoặc cắt một phần sụn chêm, làm thay đổi phân bố lực tác động lên sụn khớp, thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Diện tích 1/3 trong của sụn chêm là vùng vô mạch, vùng này hoàn toàn được nuôi dưỡng bởi dịch khớp và là nơi phải chịu tác dụng của lực lớn vì nằm ở vùng trung tâm của khớp. Vì vậy vùng sụn này thường bị thoái hóa sớm. Ngoài ra kiểu tổn thương sụn chêm còn tùy thuộc theo tuổi, biểu hiện qua độ dày chắc và chất lượng lớp sụn của mặt khớp chày và đùi. Người trẻ mặt sụn khớp dày, đàn hồi, hấp thụ lực tốt nên thường thấy rách dọc. Người lớn trên 30 tuổi chất lượng sụn bắt đầu suy giảm, không hấp thu được các lực xoay nên cho ra hình dạng rách ngang hoặc rách chéo. Người già sụn khớp thoái hóa nhiều, lớp sụn mất đi, khe khớp gối hẹp lại, cử động lăn của lồi cầu trên mâm chày bị ma sát nhiều, nên thường gây rách nham nhở. Hầu hết các trường hợp rách sụn chêm nếu phát hiện và điều trị phù hợp sẽ hồi phục tốt. Ở người trẻ tiên lượng thường tốt hơn người già.
Khi mức độ chấn thương quá lớn ở tư thế gối duỗi tối đa, làm cho mâm chày xoay ngoài quá mức thường gặp kiểu rách dọc, khi mảnh rách dọc sụn chêm quá lớn và có dạng hình quai xách, quai này di chuyển vào trong khuyết lồi cầu và gây kẹt khớp. Tùy thuộc vào độ tuổi, cụ thể: Ở người trẻ: Rách sụn chêm đầu gối thường xảy ra đột ngột sau một chấn thương trong trạng thái gối gấp (ngồi xổm) đồng thời chân bị vặn xoắn, thường gặp trong chấn thương thể thao, tai nạn giao thông. Ở người có tuổi: Rách sụn chêm thường do thoái hóa. Bệnh nhân ngồi ghế và đứng lên đột ngột trong tư thế bất lợi, chân hơi vặn, cũng có thể gây rách sụn chêm. Rách sụn chêm ở người già thường kèm theo bong và mòn sụn khớp.
Khi vừa mới chấn thương rách sụn chêm, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường. Thậm chí, người bị chấn thương rách sụn chêm khi chơi thể thao vẫn có thể tiếp tục luyện tập, thi đấu. Cơn đau bắt đầu xuất hiện sau 2 - 3 ngày, đầu gối sưng dần lên, vận động khó khăn và cảm giác mất linh hoạt gối. Dấu hiệu rách sụn chêm bao gồm: Có tiếng “nổ” khi sụn chêm bị rách Đầu gối đau và sưng Khớp gối bị kẹt Khi vận động cảm giác có tiếng lục cục trong khớp Gặp khó khăn trong đi lại, vận động Khó co duỗi khớp gối Cảm thấy đau nhức khi ấn vào khe khớp gối Tuy nhiên các triệu chứng chấn thương sụn chêm có thể khác nhau phụ thuộc vào mức độ chấn thương và độ tuổi người bệnh: Với các sụn chêm rách nhỏ có cảm giác đau nhẹ và sưng khớp gối, thường kéo dài từ 2-3 tuần. Với rách trung bình có thể là nguyên nhân gây đau ở khe khớp hoặc trung tâm khớp gối. Sưng xuất hiện muộn sau 2-3 ngày. Có thể dẫn đến cứng hoặc giới hạn vận động khớp gối khi gấp khớp gối. Bệnh nhân có thể xuất hiện đau ở bề mặt khớp gối khi ngồi xổm. Triệu chứng này kéo dài từ 1-2 tuần nhưng có thể trở lại nếu bệnh nhân có các động tác vặn xoắn hoặc quá tải khớp gối. Triệu chứng đau có thể kéo dài nếu không được điều trị. Với rách lớn: miếng rách sụn chêm có thể di chuyển vào trong khe khớp, có thể là nguyên nhân gây kẹt khớp, khóa khớp làm cho bệnh nhân không thể duỗi thẳng khớp gối được. Xuất hiện sưng hoặc cứng khớp sau chấn thương từ 2-3 ngày. Với những bệnh nhân lớn tuổi, sụn chêm rách có thể không biết. Bệnh nhân chỉ biết cảm giác đau khớp gối khi ngồi xổm hoặc khi gối vặn xoắn. Đau và sưng nhẹ khớp gối thường là triệu chứng duy nhất.
no_information
Nguy cơ chấn thương sụn chêm là thực hiện các hoạt động khiến đầu gối phải xoay, chuyển hướng đột. Nguy cơ này đặc biệt cao đối với các vận động viên – đặc biệt là những người tham gia các môn thể thao đồng đội, chẳng hạn như bóng đá hoặc các hoạt động liên quan đến xoay vòng, chẳng hạn như quần vợt hoặc bóng rổ. Nguy cơ bị rách sụn chêm cũng gia tăng khi bạn lớn tuổi do sụn chêm bị mòn hoặc rách ở đầu gối.
Để phòng các chấn thương sụn chêm cần: Thực hiện các động tác trong lao động và sinh hoạt đúng tư thế. Tránh vận động xoay, chuyển hướng đột ngột. Tuân thủ điều trị và phục hồi chức năng  khi bị các chấn thương khác tại khớp gối để tránh chấn thương sụn chêm. Tường xuyên luyện tập thể dục thể thao tăng cường sự dẻo dai của khớp gối.
Để phòng các chấn thương sụn chêm cần: Thực hiện các động tác trong lao động và sinh hoạt đúng tư thế. Tránh vận động xoay, chuyển hướng đột ngột. Tuân thủ điều trị và phục hồi chức năng  khi bị các chấn thương khác tại khớp gối để tránh chấn thương sụn chêm. Tường xuyên luyện tập thể dục thể thao tăng cường sự dẻo dai của khớp gối.
Lựa chọn phương pháp điều trị Lựa chọn phương pháp điều trị chấn thương sụn chêm dựa vào hình thái, vị trí và kích thước của tổn thương. Rách ở vị trí 1/3 ngoài: Do cấp máu tốt nên dễ liền. Nếu rách nhỏ tự liền, rách lớn khâu bảo tồn qua nội soi, dễ liền, ví dụ rách dọc vị trí 1/3 ngoài. Rách ở vị trí 2/3 trong: Rất khó liền do cấp máu kém. Đặc biệt rách 1/3 trong không liền. Điều trị thường cắt bỏ phần rách qua nội soi. Điều trị tổn thương sụn chêm còn dựa vào các yếu tố như tuổi, mức độ hoạt động của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị chấn thương sụn chêm: Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật): Những trường hợp rách nhỏ ở bờ ngoại vi, lâm sàng không đau, gối còn vững thì không cần phẫu thuật. Điều trị ngay sau chấn thương bằng cách: chườm đá, băng chun gối, hạn chế vận động, tốt nhất là nghỉ ngơi, bất động, đồng thời dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như celebrex, mobic... thuốc giảm phù nề. Điều trị bằng phẫu thuật Các phương pháp phẫu thuật sụn chêm: Cắt toàn bộ sụn chêm: Sụn chêm được cắt hoàn toàn đến tận bao khớp qua nội soi. Phương pháp này hiện nay ít dùng. Cắt một phần sụn chêm: Phẫu thuật nội soi cắt bỏ phần sụn chêm bị tổn thương. Chỉ định khi rách sụn chêm vùng vô mạch. Khâu sụn chêm qua nội soi: Được chỉ định khi vị trí rách vùng giàu mạch máu nơi tiếp giáp với bao khớp; loại rách dọc dài khoảng 2cm; rách mới không quá 8 tuần. Phục hồi chức năng sau mổ: Sau mổ, chân được bất động bằng nẹp trong thời gian 3 tuần. Nếu khâu sụn chêm thời gian bất động sẽ lâu hơn giúp liền sụn. Đồng thời tập vận động sớm để lấy lại biên độ khớp, tập khỏe cơ chống teo cơ. Điều trị rách sụn chêm bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) Ngoài dùng thuốc hay phẫu thuật, các bệnh nhân bị rách sụn chêm hiện còn có một lựa chọn trị bệnh khác, đó là sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma - PRP) là thành phẩm thu được từ máu của người bệnh (tự thân) với hàm lượng tiểu cầu cao và các yếu tố phân tử sinh học cao gấp nhiều lần so với mức thông thường. Tiểu cầu sẽ làm tăng tốc độ phục hồi tại chỗ của mô tế bào, giúp làm lành nhanh chóng vùng tổn thương trên cơ thể. Nhờ đó, áp dụng điều trị bằng phương pháp PRP sẽ giúp tái tạo các tổ chức tổn thương một cách nhanh chóng, an toàn, ít gây đau đớn. Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp điều trị rách sụn chêm an toàn vì lấy máu của người bệnh nên không có khả năng lây nhiễm bệnh, dị ứng hay không tương thích với bất kỳ thành phần nào trong PRP. Áp dụng phương pháp này giúp bệnh nhân chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%. Liệu pháp sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) tự thân để điều trị rách sụn chêm mới chỉ được áp dụng tại bệnh viện Vinmec đem lại hiệu quả cao trong điều trị rách sụn chêm. Xem thêm: Điều trị rách sụn chêm bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) Dấu hiệu rách sụn chêm khớp gối Nội soi giúp “giải quyết” triệt để nhiều bệnh khớp
Down
Bệnh Down là gì? Bệnh Down (hội chứng Down) là rối loạn nhiễm sắc thể di truyền phổ biến nhất, gây ra tình trạng mất khả năng học tập ở trẻ em. Tên hội chứng được đặt theo tên của John Langdon Down, một thầy thuốc đã mô tả hội chứng này vào năm 1866. Bệnh Down ở trẻ sơ sinh Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Down trên toàn thế giới là khoảng 1:700, khoảng 8 triệu trẻ em sinh ra mắc hội chứng này. Bệnh Down có di truyền không? Hội chứng Down không phải là bệnh di truyền mà là một rối loạn di truyền xảy ra trong quá trình phôi thai giảm phân tạo thêm 1 bản sao của nhiễm sắc thể số 21 Chỉ có khoảng 5% các trường hợp mắc bệnh là do di truyền. Bệnh Down là đột biến gì? Bệnh Down là một hội chứng bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể, mà cụ thể là thừa một nhiễm sắc thể số 21. Cơ thể người bình thường có 46 nhiễm sắc thể chia thành 23 cặp trong đó một nửa được thừa hưởng từ cha và một nửa nhận từ mẹ. Ở những trẻ bị bệnh Down thì số nhiễm sắc thể này là 47 do thừa một nhiễm sắc thể số 21, sự khác biệt này phá vỡ cấu trúc bình thường và ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ khi sinh ra.
Đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh Down nhưng các kết quả vẫn còn là giả thuyết, chưa được chứng minh. Trẻ mắc bệnh Down do xảy ra rối loạn gây đột biến về số lượng nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân tạo giao tử, giao tử dư một nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường tạo ra hợp tử có 3 nhiễm sắc thể số 21. Tuy nhiên vì nhiễm sắc thể số 21 rất nhỏ, do đó sự mất cân bằng gen do thừa nhiễm sắc thể này ít nghiêm trọng hơn các nhiễm sắc thể khác, nên người bệnh vẫn có thể sống được.
Trẻ mắc bệnh Down sẽ có những dấu hiệu thể chất điển hình dễ dàng nhận thấy: Mắt xếch Mặt dẹt, trông khờ khạo Mũi nhỏ và tẹt Hình dáng tai bất thường Đầu ngắn, bé Gáy rộng, phẳng Cổ ngắn, vai tròn Miệng trề ra, luôn luôn há, lưỡi dày thè ra ngoài Chân, tay ngắn, to bè Cơ quan sinh dục không phát triển, vô sinh Cơ và dây chằng yếu Thiểu năng trí tuệ Ngoài ra, trẻ mắc hội chứng thường có những vấn đề sức khỏe liên quan như: Bệnh lý tim mạch: gặp ở khoảng 50% số trẻ mắc bệnh Down Vấn đề đường ruột Vấn đề thính giác và thị giác Gia tăng nguy cơ bệnh bạch cầu và bệnh tuyến giáp Nhạy cảm với những tác nhân gây các bệnh nhiễm khuẩn như cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm phế quản
no_information
Các yếu tố làm tăng nguy cơ sinh con mắc bệnh Down: 1. Độ tuổi của mẹ khi mang thai: Tuổi mẹ càng cao thì nguy cơ sinh con mắc bệnh Down càng lớn. Mẹ bầu 25 tuổi: tỷ lệ thai nhi bệnh Down khá thấp, chỉ 1:1200 Mẹ bầu trên 35 tuổi: tỷ lệ này là 1:350 Mẹ bầu 40 tuổi: tỷ lệ thai nhi mắc bệnh này là 1:100 Mẹ bầu 45  tuổi: tỷ lệ tăng cao 1:30 Mẹ bầu 49 tuổi: tỷ lệ thai nhi mắc hội chứng này rất cao 1:10 2. Từng mang thai hoặc sinh con mắc hội chứng Down: nguy cơ sinh con hoặc mang thai bị bệnh trong những lần tiếp theo là 1:100. 3. Tiền sử bệnh Cha hoặc mẹ có tiền sử bệnh bất thường về nhiễm sắc thể có nguy cơ sinh con mắc bệnh Down cao.
Khuyến khích không sinh con quá muộn (mẹ trên 35 tuổi) Tầm soát bệnh Down cho thai nhi khi đang mang thai từ tuần thứ 12 để phát hiện sớm các trẻ mắc bệnh Down
Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi: Xét nghiệm máu: Double test Siêu âm đo độ mờ da gáy: phương pháp này giúp phát hiện thai nhi mắc hội chứng Down lên đến trên 80%. Khi thai được 15-22 tuần: Xét nghiệm máu: Triple test, xét nghiệm này có thể phát hiện bệnh với độ chính xác lên đến 80%. Sau khi xem xét các kết quả xét nghiệm, nếu thai nhi có nguy cơ mắc bệnh cao (tỷ lệ là 1/250), bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật sinh thiết gai nhau và chọc ối, các xét nghiệm này cho kết quả chính xác đến 99%. Tuy nhiên, các xét nghiệm chuyên sâu này thường có giá thành đắt, mang tính xâm lấn cơ thể và có thể gây hại cho thai nhi.
Bệnh Down chưa có biện pháp điều trị, trẻ bị bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời và phải phụ thuộc nhiều vào người khác. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ vượt bậc của y học, ngày nay hầu hết các vấn đề này đã giải quyết được. Việc chăm sóc sớm và toàn diện người bệnh Down, tạo điều kiện và môi trường sống tốt hơn giúp người bệnh có tuổi thọ tăng đáng kể, một số người mắc bệnh này đã trở thành những người bình thường hoặc gần như bình thường, trở thành nghệ sĩ, họa sĩ, giáo viên, tốt nghiệp đại học, nhà hoạt động xã hội. Nguyên tắc điều trị: Điều trị bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau cùng lúc Hỗ trợ phát triển, đặc biệt là phát triển nhận thức, trí nhớ, khả năng học tập Cho trẻ theo học tại những trường lớp chuyên biệt Giáo dục và dạy trẻ về ngôn ngữ để có thể hòa nhập với cộng đồng giúp kích thích tiềm năng phát triển của trẻ mắc bệnh Xây dựng mạng lưới gồm những gia đình có trẻ mắc bệnh Down để hỗ trợ lẫn nhau Hiện nay, phương pháp dùng tế bào gốc để điều trị cho người bệnh Down đang được nghiên cứu, những người được điều trị đã có những cải thiện đáng kể về tâm thần, vận động, ngôn ngữ, ... Tuy nhiên, kết quả điều trị còn cần theo dõi trong thời gian dài trước khi phương pháp này được áp dụng rộng rãi. Xem thêm: Những xét nghiệm thai nhi cần làm khi 12 tuần tuổi Hội chứng Down có thể sàng lọc và chẩn đoán sớm trước sinh không? Khám thai định kỳ - Chỉ siêu âm liệu có đủ? 3 mốc siêu âm dị tật thai nhi thai phụ cần nhớ Giảm rủi ro dị tật bẩm sinh NIPT - "Chìa khóa" an toàn "giải mã" dị tật thai nhi
Dịch hạch
Bệnh dịch hạch là bệnh lý truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn Yersinia pestis. Bệnh diễn tiến cấp tính với biểu hiện nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân nặng nề. Người nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ các loại động vật gặm nhấm như thỏ, chuột,… thông qua vật trung gian là bọ chét nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam vector gây bệnh chính là bọ chét Xenopsylla cheopis sống ký sinh chủ yếu trên chuột.  Trên lâm sàng bệnh dịch hạch được chia làm nhiều thể, bao gồm: thể hạch, thể phổi, thể não và thể nhiễm khuẩn huyết; trong đó thể hạch chiếm đa số với tỷ lệ hơn 90%. Thời tiết hanh khô là điều kiện phù hợp với sự phát triển của chuột và bọ chét, cũng là khoảng thời gian dịch hạch bùng phát mạnh nhất. Tuy nhiên dịch hạch vẫn được ghi nhận trong các khoảng thời gian khác trong năm. Dịch hạch lưu hành ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Từ năm 1989-2003, ghi nhận được 2.845 trường hợp tử vong trong số 38.310 trường hợp mắc đến từ 25 quốc gia trên thế giới. Bệnh gây ra nhiều đại dịch khủng khiếp, cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người trên thế giới. Ở Việt Nam, từ năm 1960-1970, mỗi năm có khoảng 10.000 trường hợp mắc bệnh, đứng đầu thế giới. Số ca bệnh giảm mạnh chỉ còn khoảng 140 trường hợp mỗi năm trong những năm sau đó. Đến nay gần như không ghi nhận được bất cứ trường hợp mắc dịch hạch nào ở các cơ sở y tế. Người mắc bệnh dịch hạch có thể thu nhận được miễn dịch sau khi lành bệnh. Tuy nhiên tình trạng miễn dịch này chỉ mang tính chất tương đối, không bảo vệ được người bệnh trước sự tấn công của một lượng lớn các vi khuẩn.
Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn dịch hạch có tên gọi là Yersinia pestis. Đây là một loại trực khuẩn Gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae. Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 550C trong vòng 30 phút, ở 1000C trong vòng 1 phút và tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng. Yersinia pestis được đặt tên theo người phát hiện ra nó là bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin.
Triệu chứng dịch hạch khác nhau theo từng thể lâm sàng. Thể hạch Đây là thể bệnh phổ biến nhất.   Giai đoạn ủ bệnh trung bình khoảng 2-5 ngày, có thể kéo dài từ vài giờ đến 8-10 ngày, người bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng gì. Đến giai đoạn khởi phát, người bệnh đang khỏe mạnh đột ngột cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao, rét run, đau nhức khắp cả người, đau nhiều ở những vị trí sắp sưng hạch. Giai đoạn toàn phát xuất hiện sau giai đoạn khởi phát vài giờ hoặc 1-2 ngày. Biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn này là viêm hạch ở những vị trí liên quan đến khu vực bị bọ chét đốt và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng nề. Hạch viêm sưng to, rất đau, về sau thường hóa mủ và tự vỡ nếu không được điều trị sớm, chảy ra mủ lẫn máu. Vết thương lâu lãnh và thường để lại sẹo co rúm, mất thẩm mỹ. Các vị trí thường gặp nhất là vùng đùi bẹn, nách, cổ, dưới hàm và dọc cơ ức đòn chũm. Ở giai đoạn toàn phát, toàn thân bệnh nhân có biểu hiện nhiễm độc nhiễm trùng nặng: Sốt: thường sốt cao liên tục hoặc dao động. Bệnh càng nặng sốt càng cao. Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi Li bì, hốt hoảng, có thể có mê sảng Da niêm mạc xung huyết Môi khô, lưỡi bẩn, trắng Tim đập nhanh Thở nhanh Nước tiểu ít, đậm màu Tiêu chảy Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết Khác với thể hạch, bệnh dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết biểu hiện tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc ngay cả khi hạch ngoại vi chưa viêm. Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp phải bao gồm: Sốt cao, trên 40 độ, kèm rét run Lích động, mê sảng hoặc li bì trong các trường hợp nặng hơn Rối loạn hô hấp và tim mạch Bụng chướng, tiêu chảy Xuất huyết da, niêm mạc và các cơ quan Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, chết trong vòng 1-2 ngày đầu, được gọi là “dịch hạch tối cấp” Thể nhiễm khuẩn huyết có thể tiên phát hoặc thứ phát sau dịch hạch thể hạch, thể phổi tiên phát không được điều trị. Dịch hạch thể phổi  Bệnh khởi phát rất đột ngột sau thời gian ủ bệnh ngắn. Các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc bắt đầu xuất hiện và nặng dần lên chỉ sau một vài giờ: Sốt rất cao, trên 40 độ, rét run Mệt mỏi, nhức đầu Mạch nhanh, huyết áp giảm Khó thở, thở nhanh nông. Ho nhiều, có đờm và máu, chứa nhiều vi khuẩn Dịch hạch thể phổi thứ phát sau thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết thường gặp hơn thể phổi tiên phát, có tiên lượng nặng hơn với tỷ lệ tử vong cao trong vòng 1 đến 2 ngày đầu của bệnh. Thể da  Bệnh dịch hạch thể da thường chỉ có biểu hiện lâm sàng tại chỗ. Các nốt dát xuất hiện tại vị trí vi khuẩn xâm nhập, sau tiến triển thành mụn nước rồi mụn mủ lẫn máu, bệnh nhân cảm thấy rất đau khi chạm vào. Da xung quanh mụn mủ xung huyết, thâm nhiễm, có gờ cao. Các mụn mủ vỡ để lại vết loét với đáy thâm nhiễm vàng, phủ vảy đen. Các vết loét này lâu lành và chậm liền sẹo.
Dịch hạch lây qua đường nào? Bệnh dịch hạch được lan truyền theo các con đường sau: Qua trung gian bọ chét: đây là con đường phổ biến nhất, lây qua đường máu và cần có sự có mặt của vật trung gian truyền bệnh. Bọ chét hút máu của vật chủ (chuột). Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch từ đó đến nhân lên trong tiền dạ dày của bọ chét làm tắc nghẽn đường tiêu hoá. Khi bọ chét đốt vật chủ mới (người), vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể vật chủ mới và gây bệnh. Thông thường sự lan truyền bệnh ghi nhận được từ các loài động vật gặm nhấm như chuột, thỏ,… sang người. Tuy nhiên sự lây lan trực tiếp từ người sang người vẫn xảy ra thông qua bọ chét Pulex irritans, ở Nam Phi. Lan truyền trực tiếp: bệnh dịch hạch có thể lây lan từ vật chủ bệnh sang vật chủ lành mà không cần sự có mặt của vật trung gian truyền bệnh như bọ chét. Các đường lây lan trực tiếp có thể là: Hô hấp: hít phải vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc với dịch hạch thể phổi hoặc vật chủ chết vì dịch hạch. Tiêu hóa: đây là đường lây truyền ít gặp vì vi khuẩn dịch hạch dễ bị tiêu diệt khi đun sôi, nấu chín. Da, niêm mạc: vi khuẩn dịch hạch có thể xâm nhập trực tiếp qua cả da lành và các vết thương hở trên da.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dịch hạch bao gồm: Môi trường sống ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh Sống trong các khu vực bệnh dịch hạch lưu hành Thường xuyên tiếp xúc với các loài động vật gặm nhấm Sức đề kháng của cơ thể suy yếu
Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh dịch hạch: Diệt chuột: diệt định kỳ mỗi năm từ một đén hai lần, tương ứng vào các khoảng thời gian sinh sản của chuột. Diệt chuột bằng các loại hóa chất như đa liều như Warfarin, Brodifacou. Chỉ sử dụng các dạng thương phẩm đã được cấp phép. Diệt bọ chét bằng các loại hóa chất được Bộ Y tế cấp phép như permethrin, vectron, diazinon. Khi có dịch hạch, nên tiến hành kết hợp diệt bọ chét ngay sau khi diệt chuột. Sử dụng hộp mồi Kartman chứa hóa chất dạng bột để kết hợp diệt chuột và bọ chét. Cần kiểm tra hộp thường xuyên để bổ sung hóa chất. Tuyên truyền giáo dục mọi người thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường: đặt bẫy, nuôi mèo, phá vỡ các hang ổ của chuột; bố trí, sắp xếp hàng hóa, nhất là lương thực thực phẩm hợp lý. Luôn chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị, hóa chất và nhân lực, sẵn sàng đối phó nếu dịch bệnh xảy ra. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin EV. Đây là một loại vắc xin sống, hiệu lực bảo vệ không cao. Vắc xin EV được chỉ định cho những người sống trong ổ dịch nhưng chưa có miễn dịch hoặc người phải di chuyển vào vùng có dịch lưu hành. Với những người tiếp xúc với người mắc dịch hạch cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị dự phòng khẩn cấp với: streptomycin 1g/ngày x 5 ngày hoặc tetracyclin 1g/ngày x 5 ngày. Khi có bệnh nhân tử vong, xác chết cần được quấn bằng vải tẩm chloramine 5%, đặt trong quan tài có rắc vôi bột và chôn cất dưới lòng đất ở độ sâu 2m hoặc hỏa táng.
Để khẳng định chẩn đoán một trường hợp mắc bệnh dịch hạch, không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng đã đề cập mà còn phải cần sự phối hợp của các xét nghiệm cận lâm sàng xác định sự hiện diện của vi khuẩn. Các loại bệnh phẩm có thể thu thập để làm xét nghiệm bao gồm mủ từ hạch viêm, máu, đờm và các chất tiết vùng họng, huyết thanh của chuột hoặc bọ chét. Các phương pháp xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm: Nhuộm soi vi khuẩn trực tiếp Cấy và phân lập vi khuẩn Phát hiện kháng nguyên F1 của vi khuẩn dịch hạch Miễn dịch huỳnh quang
Dịch hạch có chữa được không? Bệnh dịch hạch tuy vô cùng nguy hiểm nhưng có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh sẵn có nếu được phát hiện sớm. Nguyên tắc điều trị của bệnh: Điều trị ngay lập tức khi được chẩn đoán mắc bệnh dịch hạch Tiến hành thành lập các khu vực cách ly người bệnh: có thể là trạm y tế xã, khoa truyền nhiễm của bệnh viện hoặc một phòng điều trị cách biệt với các khu vực điều trị khác Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ cần kết hợp với điều trị nâng đỡ toàn trạng. Các biện pháp điều trị nâng đỡ bao gồm: Bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch cần được điều trị nâng đỡ toàn trạng bằng các biện pháp như: truyền dịch, bù nước điện giải, điều chỉnh rối loạn toan kiềm, thuốc trợ tim mạch, hạ sốt, an thần. Tiến hành hồi sức tích cực khi bệnh nhân có các biểu hiện của choáng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, xuất huyết... Nâng cao sức đề kháng bằng cách cung cấp  một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều vitamin và khoáng chất. Xem thêm: Hạch ở người có vai trò gì? Lao hạch: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Nhiễm khuẩn huyết: Nguy hiểm, triệu chứng thầm lặng
Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là một tình trạng rất phổ biến mà nhiều người mắc phải, gây phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Cơ thể người thích nghi tốt nhất với nhiệt độ khoảng từ 20 đến 30 độ C, trung bình khoảng 25 độ. Trung tâm điều nhiệt ở trên não giúp cho cơ thể thích nghi khi có sự thay đổi nhiệt độ. Nhưng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm điều chỉnh không kịp hoạt động sẽ gây ra các rối loạn trong cơ thể. Có thể chia dị ứng thời tiết ra làm hai loại: Dị ứng thời tiết nóng và Dị ứng thời tiết lạnh. Dị ứng thời tiết nóng: vào mùa hè, trong những ngày nắng cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm và cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước. Điều này làm cho bệnh cảnh dị ứng thời tiết trở nên nặng hơn. Dị ứng thời tiết lạnh: vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống quá thấp dưới 20 độ C, không khí hanh khô làm làn da trở nên thô ráp hoặc những ngày mưa ẩm ướt đều có thể thúc đẩy dị ứng thời tiết xuất hiện.
Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết được cho là do sự thay đổi thời tiết đột ngột làm cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi, đặc biệt vào những khoảng thời gian giao mùa. Đáp ứng đầu tiên khi thời tiết thay đổi đột ngột nằm ở làn da. Da trở nên ẩm ướt do tiết nhiều mồ hôi vào những ngày nắng nóng hoặc da trở nên thô ráp do chất sừng bị mất nước vào những ngày trời lạnh đều là những biến đổi khiến các protein trong cơ thể trở thành “chất lạ” với cơ thể, khiến cơ thể phản ứng lại bằng các tình trạng phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết. Quá trình này được gọi là dị ứng thời tiết.
Biểu hiện ngoài da của dị ứng thời tiết bao gồm: Da nổi các ban đỏ, kèm ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ. Người bệnh thường thấy khó chịu, bị làm phiền. Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết. Nổi mề đay cấp tính khắp cơ thể. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm đến tính mạng, nếu mề đay đi kèm với triệu chứng lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột. Bệnh cảnh này gọi là sốc phản vệ, cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu khẩn trương. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có các biểu hiện của viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.
Dị ứng thời tiết có lây không? Dị ứng thời tiết là bệnh không lây, xuất hiện ngẫu nhiên ở mọi lứa tuổi và không có sự khác nhau giữa hai giới.
Như tên gọi, dị ứng thời tiết là một trong nhiều loại dị ứng mà con người có thể gặp phải. Đối tượng nguy cơ của bệnh là những cá thể có cơ địa dị ứng từ trước như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, phấn hoa … hoặc những người mắc các bệnh như viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…
Các lối sống sau đây có thể giúp bạn dự phòng và đối phó với dị ứng thời tiết: Ăn nhiều rau xanh, rau quả có nhiều vitamin C, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống bổ sung nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể mạnh khỏe để chống lại các bệnh dị ứng. Không hút thuốc, hạn chế lượng thức uống có cồn, và hạn chế tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa, chó mèo vì đó là những dị nguyên thường gặp cho bệnh dị ứng. Duy  trì nhiệt độ cơ thể ổn định, giữ ấm khi trời lạnh và làm mát khi trời nóng, đặc biệt lưu ý vào những thời điểm giao mùa. Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, không nên chỉnh nhiệt độ quá thấp, chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời là sự lựa chọn thông minh. Tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức khỏe Hạn chế làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc trong thời tiết giá lạnh. Tránh những nơi ồn ào náo nhiệt, không khí ngột ngạt. Nên dự trữ sẵn một số thuốc chống dị ứng thời tiết để uống thuốc ngay khi có biểu hiện nhẹ. Khi xuất hiện các biểu hiện nặng như mề đay hoặc các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh không được tự ý điều trị mà phải đến các cơ sở y tế gần nhất. Có thể bổ sung các loại vitamin Ba, B6, B12 để dự phòng đau đầu do dị ứng thời tiết.
Dị ứng thời tiết được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng mà không cần sử dụng đến các xét nghiệm cận lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử của bản thân, thời điểm xuất hiện các triệu chứng, ảnh hưởng của nhiệt độ và tiền sử có mắc các bệnh lý như viêm da, viêm mũi, hen phế quản.
Dị ứng thời tiết chủ yếu được điều trị nội khoa bằng thuốc. Tùy vào mức độ biểu hiện bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp. Một số nhóm thuốc cần dùng có thể kể đến như: Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin cho những trường hợp dị ứng thời tiết thông thường Thuốc kháng thụ thể H2 như cimetidine hoặc dùng doxepin kết hợp với thuốc kháng histamin trong những trường hợp mề đay nặng. Prednisolone được chỉ định điều trị khi có phù mạch, mề đay. Corticoid được dùng để điều trị phòng ngừa, và hạn chế diễn tiến kéo dài của bệnh. Ngoài việc sử dụng thuốc, những lưu ý trong sinh hoạt giúp ích cho việc giảm nặng triệu chứng của bệnh và tránh kéo dài các phản ứng.     Xem thêm: Vì sao chúng ta bị dị ứng thời tiết? Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào?
Dị ứng sữa
Dị ứng sữa là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với protein có trong sữa động vật. Mặc dù trẻ có thể bị dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào, tuy nhiên dị ứng sữa vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng ở trẻ. Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng sữa thường gặp nhất, ngoài ra cơ thể cũng có thể dị ứng với sữa của các động vật có vú khác như sữa dê, sữa cừu, sữa trâu,... Cơ thể có thể bị dị ứng với một hoặc nhiều loại protein khác nhau, trong đó alpha protein S1-casein có trong sữa bò là tác nhân dị ứng phổ biến nhất. Trên thị trường hiện nay, phần lớn sữa công thức, sữa bột đều là sản phẩm của sữa bò. Vậy nên, tỷ lệ trẻ dị ứng sữa công thức, dị ứng sữa bột gia tăng cũng xuất phát từ nhu cầu sử dụng các chế phẩm làm từ sữa bò. Các dấu hiệu dị ứng sữa có thể xảy ra sau khi uống sữa vài phút đến vài giờ. Các triệu chứng có thể nhẹ nhàng như phát ban, hay nặng nề với các triệu chứng khó thở, khò khè, nôn hay các rối loạn tiêu hóa khác, trầm trọng hơn cả là tình trạng sốc phản vệ do dị ứng sữa, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Dị ứng sữa cần được phân biệt với tình trạng không dung nạp glucose, mặc dù có thể triệu chứng của chúng là tương tự nhau nhưng cơ chế thì hoàn toàn khác nhau. Nếu như dị ứng sữa xảy ra là do cơ thể phản ứng với các thành phần có trong sữa động vật thì hiện tượng không dung nạp glucose là do cơ thể thiếu men tiêu hóa lactase, dẫn đến lactose của sữa không được ruột chuyển hóa.
Protein có trong thành phần sữa động vật là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng sữa trên bệnh nhân. Trong các loại sữa này thì sữa bò là nguyên nhân hàng đầu gây ra dị ứng sữa ở trẻ nhỏ. Sữa bò có hai loại protein chính có thể gây dị ứng, bao gồm: Casein: có trong phần rắn của sữa. Whey: có trong phần lỏng của sữa sau khi lắng. Cơ thể của trẻ có thể phản ứng với một hoặc cả hai loại protein này, gây ra tình trạng dị ứng. Các loại protein này có thể tìm thấy trong một số thực phẩm chế biến khác. Nghiên cứu cho thấy người bị dị ứng với sữa bò sẽ tăng nguy cơ dị ứng với các loại sữa động vật khác như sữa dê, cừu, trâu; nhưng lại ít có khả năng bị dị ứng với sữa đậu nành. Cơ chế dị ứng sữa Hệ miễn dịch có thể cho rằng protein có trong sữa là có hại, nên nó tăng cường sản xuất các kháng thể IgE để khống chế các protein này. Về sau, nếu các protein sữa gây dị ứng lại tiếp tục xuất hiện trong cơ thể thì chúng sẽ nhanh chóng được nhận diện bởi các kháng thể IgE, khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt, giải phóng histamin và các chất trung gian hóa học khác, gây ra tình trạng dị ứng trên lâm sàng với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng.
Các triệu chứng dị ứng sữa có thể xảy ra sau khi uống sữa hoặc sử dụng các sản phẩm chế biến từ sữa trong vòng vài phút đến vài giây. Mức độ trầm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ phản ứng miễn dịch của từng người, do đó biểu hiện của dị ứng ở những bệnh nhân có thể rất khác nhau. Các triệu chứng sớm của dị ứng sữa: Phát ban Khò khè Nôn mửa Sốc phản vệ: đây là phản ứng nghiêm trọng của cơ thể với dị ứng nói chung và dị ứng sữa nói riêng. Nguyên nhân sốc phản vệ trong trường hợp này là do đường thở bị thu hẹp. Sốc thường xảy ra ngay sau khi bệnh nhân tiêu thụ sữa với các triệu chứng nguy hiểm như co thắt, phù nề đường hô hấp gây ra tình trạng khó thở; huyết áp của bệnh nhân có thể tụt nhanh; ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như ngứa, mặt đỏ bừng,... Nếu sốc phản vệ không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Các triệu chứng muộn của dị ứng sữa Tiêu chảy, phân có thể lẫn máu. Co thắt bụng, đau bụng quặn. Ho, khó thở, khò khè. Chảy nước mũi, chảy nước mắt. Nổi mẩn trên da, ngứa ngáy khó chịu.
no_information
Trẻ em dễ bị dị ứng sữa hơn người lớn. Khi hệ tiêu hóa trưởng thành thì nguy cơ dị ứng sữa sẽ giảm dần. Trẻ có cơ địa dị ứng với bất kỳ một tác nhân nào đều là đối tượng nguy cơ của dị ứng sữa. Trẻ bị viêm da dị ứng mạn tính có nhiều khả năng dị ứng với sữa. Tiền sử gia đình: Nếu trong nhà có người bị dị ứng, đặc biệt là bố và/hoặc mẹ có tiền sử dị ứng thực phẩm, chàm, mày đay, hen phế quản,... thì nguy cơ dị ứng sữa ở trẻ tăng lên.
Bệnh nhân dị ứng sữa thì cần phải tránh xa sữa và các loại thực phẩm làm từ sữa. Cần lưu ý là có rất nhiều thực phẩm chứa sữa, nếu bệnh nhân không chú ý thì rất dễ bị dị ứng khi sử dụng các loại thực phẩm này. Lối sống cũng như các biện pháp xử trí dị ứng sữa tại nhà có ý nghĩa nhất định. Người có tiền sử dị ứng sữa cần được tư vấn, hỗ trợ để có thể phòng tránh cũng như đối phó với dị ứng sữa.
Khai thác triệu chứng lâm sàng, bệnh sử, tiền sử dị ứng Dựa trên các thông tin thu thập được, bác sĩ sẽ có hướng chẩn đoán bệnh, từ đó chỉ định các xét nghiệm phù hợp để khẳng định chẩn đoán. Các xét nghiệm dị ứng cần thực hiện: Thử nghiệm chích da: nếu vùng da thử nghiệm sưng, đỏ trong vòng 15-20 phút, thì chứng tỏ đã xảy ra phản ứng dị ứng sữa. Xét nghiệm máu: nhằm tìm kiếm kháng thể IgE - loại kháng thể được tạo ra khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Xét nghiệm thành phần Đây là một loại xét nghiệm máu mới, người bệnh được thử nghiệm với các protein đặc biệt có trong sữa như casein, whey, lactalbumin. Điều này có thể giúp xác định nguy cơ dị ứng với các thành phần của sữa. Thử nghiệm thực phẩm Chỉ được thực hiện ở trung tâm thử nghiệm thực phẩm với điều kiện cấp cứu đầy đủ.
Đối với các trường hợp dị ứng sữa nhẹ: bệnh nhân có thể cần đến sự điều trị với thuốc kháng histamin. Thuốc có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, giảm khó chịu cho bệnh nhân. Đối với sốc phản vệ do dị ứng sữa: bệnh nhân cần được đưa đến phòng cấp cứu càng nhanh càng tốt. Tại đây, bệnh nhân phải được xử trí khẩn cấp với các biện pháp hồi sức tích cực. Adrenalin được chỉ định trong trường hợp này để đối phó với tình trạng xấu trên bệnh nhân.   Xem thêm: Triệu chứng trẻ bị dị ứng sữa Một số bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em Dị ứng thức ăn ở trẻ: Những điều cần biết
Dậy thì sớm ở nam
Dậy thì sớm (sexual precocity) là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường như sự phát triển ngực, lông mu ở bé gái xuất hiện trước 8 tuổi hoặc kinh nguyệt xuất hiện trước 9,5 tuổi và sự phát triển tinh hoàn, lông mu xảy ra trước 9 tuổi ở trẻ trai. Phân loại dậy thì sớm: gồm 3 loại Dậy thì sớm trung ương: Thường xảy ra do các bệnh lý hoặc các tổn thương trong não hoặc tủy sống như viêm não hay viêm màng não; các khối u trong não hay cột sống;... Dậy thì sớm ngoại vi: thường ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Dậy thì sớm không hoàn toàn: Một đặc tính sinh dục nào đó phát triển sớm và riêng lẻ, thường không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm, nó bao gồm: tuyến vú phát triển sớm đơn độc (premature thelarche), lông mu hay lông nách phát triển sớm đơn độc (premature adrenarche), kinh nguyệt xuất hiện sớm đơn độc ( premature menarche). Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về dậy thì sớm, đặc biệt là dậy thì sớm ở nam đã được công bố từ rất lâu. Tại Việt Nam, tình trạng dậy thì sớm chỉ mới được quan tâm những năm gần đây và rất ít nghiên cứu được thực hiện. Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị dậy thì sớm cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng về sau cho trẻ.
Bình thường các bé trai bắt đầu dậy thì trong khoảng từ 10 đến 12 tuổi, sự thay đổi của bé trai bắt đầu từ việc phát triển tinh hoàn, dương vật tăng trưởng, phát triển của lông mu xung quanh tinh hoàn và dương vật… Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé trai tùy thuộc vào từng loại dậy thì sớm. Nguyên nhân gây dậy thì sớm trung ương bao gồm: Do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Do hậu quả của một số hiện tượng và bệnh lý: Một số hiện tượng xảy ra ở hệ thống thần kinh trung ương như có một khối u ở não hoặc dây cột sống, tổn thương não hoặc dây cột sống, các bức xạ vào não hoặc dây cột sống. Các trường hợp nhiễm trùng tại não như viêm não hay viêm màng não. Sự khiếm khuyết bộ não của trẻ khi sinh như sự tích tụ chất lỏng dư thừa gây tràn dịch não, các khối u không do phải ung thư. Sự tắc nghẽn dòng máu chảy tới não: xảy ra khi bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ Hội chứng McCune-Albright: một căn bệnh di truyền có ảnh hưởng đến xương, màu da và gây ra các vấn đề nội tiết. Tăng sản thượng thận bẩm sinh do một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến sản xuất nội tiết tố bất thường của tuyến thượng thận Suy giáp là bệnh lý biểu hiện tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. Nguyên nhân gây dậy thì sớm ngoại vi bao gồm: Do khối u ở tuyến thượng thận hoặc khối u trong tuyến yên kích thích tuyến thượng thận tiết ra 1 lượng lớn testosterone ở trẻ nam. Hội chứng McCune-Albright. Bôi các loại kem hoặc thuốc mỡ có có chứa hormone testosterone cho trẻ nam.   Một khối u trong các tế bào mầm (tế bào sản xuất tinh trùng ở nam), hoặc trong các tế bào Leydig (tế bào sản xuất testosterone ở nam). Do một số trẻ nam có gen đột biến, một rối loạn hiếm gặp gọi là gonadotropin, có thể dẫn đến việc sản xuất ban đầu của testosterone ở các bé trai, thường là ở độ tuổi từ 1 đến 4. Ngoài ra, dậy thì sớm hay muộn ở trẻ nam còn do ảnh hưởng rất lớn từ  chế độ chăm sóc cho trẻ, môi trường sống và xã hội: Sử dụng các loại đồ ăn có chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, hóa chất, dầu mỡ, chất bảo quản, chất tạo màu... dẫn đến làm tăng lượng hormone hoặc nội tiết tố dẫn đến việc dậy thì sớm của trẻ. Bổ sung quá mức các sản phẩm kích thích tăng trưởng như các loại thuốc bổ, thuốc kích thích ăn nhanh, tăng chiều cao, thực phẩm chức năng và thậm chí là các loại sữa có chứa thành phần chất kích thích tăng trưởng... làm mất cân bằng môi trường nội tiết của cơ thể, là một nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm. Cho trẻ ăn quá nhiều những bộ phận có chứa nhiều hormone tăng trưởng như đầu, cổ... các loại gia cầm hoặc thậm chí cả dương vật của những động vật ăn thịt như hổ, sư tử... đây cũng là một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến trẻ bị dậy thì sớm. Dùng nhiều thức uống có ga có thể dẫn đến sự tăng nồng độ hormone tình dục gây dậy thì sớm. Dùng đồ nhựa như túi nhựa, hộp nhựa... đựng các thức ăn nóng làm cho chất BPA trong đồ nhựa đi vào thức ăn của trẻ dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở các bé trai. Không kiểm soát tốt cân nặng cho trẻ dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ, chính lượng mỡ dư thừa này đã làm thay đổi hàm lượng estrogen, insulin và leptin trong cơ thể trẻ làm tăng nguy cơ dậy thì sớm. Tình trạng trẻ em xem phim người lớn, chơi game người lớn... cũng là một nguyên nhân gây kích thích thần kinh, đẩy nhanh quá trình dậy thì của trẻ.
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai bao gồm: Dương vật và tinh hoàn của trẻ phát triển Tóc, lông nách và lông ở vùng kín bắt đầu xuất hiện. Tăng trưởng chiều cao khá nhanh ở bé trai, có thể nhận thấy rõ. Thay đổi giọng nói và khuôn mặt, rõ nhất là giọng nói càng ngày trở nên ồm và vang hay còn gọi là vỡ giọng. Mụn trứng cá xuất hiện nhiều trên khuôn mặt, chủ yếu là hai má và trán Cơ thể trẻ bắt đầu có mùi.
no_information
Dậy thì sớm có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, kể cả trẻ nam và trẻ nữ, tuy nhiên đối tượng nguy cơ dễ bị dậy thì sớm bao gồm: Các trẻ người Mỹ gốc phi: Dậy thì sớm thường xảy ra ở người Mỹ gốc Phi hơn những người khác. Trẻ béo phì Các trẻ tiếp xúc thường xuyên với hormon giới tính: sử dụng các thuốc bôi có chứa các hormon testosteron. Trẻ mắc hội chứng McCune-Albright tăng sản thượng thận bẩm sinh hoặc trẻ bị suy giáp: cơ thể trẻ sản xuất bất thường các kích thích tố nam (androgen). Chiều cao hạn chế là biến chứng có thể xảy ra khi dậy thì sớm ở nam, ban đầu phát triển nhanh chóng và cao hơn so với các bạn bè cùng chang lứa, tuy nhiên trẻ sẽ bị đóng xương sớm. Điều này có thể làm cho trẻ nam thấp hơn bình thường khi trưởng thành .
Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học hợp lý, không nên cung cấp dư thừa các chất dinh dưỡng, không cho trẻ ăn các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, chất tạo màu, ăn nhiều rau xanh,... Không nên bổ sung quá mức các sản phẩm kích thích tăng trưởng như các loại thuốc bổ, thuốc kích thích ăn nhanh, tăng chiều cao, thực phẩm chức năng và thậm chí là các loại sữa  có chứa thành phần chất kích thích tăng trưởng. Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng béo ở trẻ. Tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày, tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. Xem các kênh truyền hình, video lành mạnh phù hợp với từng lứa tuổi.
Các  phương pháp chẩn đoán dậy thì sớm ở nam bao gồm: Chẩn đoán ban đầu dậy thì sớm ở trẻ Đánh giá và tiền sử bệnh của gia đình. Làm một bài kiểm tra thể chất của trẻ Chạy thử máu để đo nồng độ hormone testosterone ở trẻ nam Chụp X - quang bàn tay và cổ tay: phương pháp này có thể giúp bác sĩ xác định tuổi xương của trẻ, trong đó cho thấy nếu các xương đang phát triển quá nhanh. Chẩn đoán xác định các loại dậy thì sớm Tiến hành một thử nghiệm liên quan đến việc tiêm St-RH hormone và sau đó lấy một mẫu máu của người bệnh. Ở trẻ em với dậy thì sớm trung tâm, tiêm GnRH,  mức hormone LH và FSH tăng. Ở trẻ em với dậy thì sớm bị ngoại vi, mức độ hormone LH và FSH giữ nguyên. Đối với dậy thì sớm trung tâm cần thêm các phương pháp chẩn đoán: Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp não MRI thường được thực hiện để kiểm tra các bất kỳ bất thường của não bộ gây ra sự bắt đầu dậy thì sớm ở nam. Kiểm tra tuyến giáp: tiến hành kiểm tra tuyến giáp của trẻ em khi trẻ có các dấu hiệu mệt mỏi, trì trệ, hay cảm lạnh, giảm hiệu suất hoạt động trường học hoặc khô da nhợt nhạt. Đối với dậy thì sớm ngoại vi cần thêm các phương pháp chẩn đoán như tiến hành chạy thử máu bổ sung để tiếp tục kiểm tra nồng độ hormon của trẻ, đối với trẻ nữ có thể làm siêu âm vùng chậu để kiểm tra u nang buồng trứng hoặc ung thư.
Điều trị nguyên nhân là chủ yếu đối với tình trạng dậy thì sớm ở trẻ nam. Đối với những trẻ bị dậy thì sớm do nguyên nhân trung ương, thì có thể dùng thuốc aGn-RH để làm chậm quá trình dậy thì sớm của trẻ. Những đứa trẻ này cần được dùng thuốc liên tục, hằng ngày cho đến khi đến tuổi bình thường của tuổi dậy thì, nếu dừng thuốc đột ngột, quá trình dậy sớm sẽ  bắt đầu lại. Điều trị  khối u : cần phẫu thuật sớm kết hợp tia xạ và hóa trị liệu nếu là khối u ác tính. Điều trị cường Testosterone : Sử dụng thuốc kháng nấm Ketoconazol với liều cao hơn nhiều so với liều kháng nấm trong điều trị, vì đây  là một chất ức chế enzyme P450 của ty lạp thể, có tác dụng chung lên quá trình sinh tổng hợp steroid. Thuốc kháng nấm Ketoconazol cũng được chỉ định trong điều trị hội chứng Cushing do ức chế tiết  ACTH và cortisol. Tuy nhiên nó có nguy cơ gây suy thượng thận và gây rối loạn chức năng gan trầm trọng cho bệnh nhân. Điều trị hội chứng Mc Cune – Albright : Testolactone  có tác dụng ức chế arom - hoá chuyển androgen thành estrogen, được chỉ định điều trị một cách có hiệu quả, ít gây tai biến ngoại trừ một số rối loạn tiêu hóa. Cho trẻ xem các bộ phim hài và lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi. Đọc truyện hoặc tập cho trẻ thói quen đọc truyện, không được cho trẻ đọc những truyện có sự xuất hiện của những cảnh nóng hoặc từ nóng về tình dục. Ăn uống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất,  kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao hằng ngày. Khuyến khích trẻ tham gia các phong trào hoạt động của thiếu nhi hoặc các chương trình tư vấn sức khỏe sinh sản và tâm lý. Xem thêm:  Trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm? Tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm: Những điều cha mẹ cần biết Có nên trì hoãn dậy thì sớm ở trẻ? Vì sao trẻ dậy thì sớm cần được khám và điều trị? Nồng độ hormone LH nói lên điều gì? Hormone FSH là gì? Những thay đổi của cơ thể bé gái khi bước vào tuổi dậy thì
Dị ứng thực phẩm
Bệnh dị ứng thực phẩm là bệnh khi phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Ngay cả khi sử dụng một lượng rất nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể gây ra các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, sưng đường hô hấp hoặc nghiêm trọng hơn là bị sốc phản vệ. Hiện nay dị ứng thực phẩm ở trẻ em ngày càng xuất hiện nhiều, có tới 6-98% trẻ dưới 3 tuổi và 3% tổng số người lớn bị mắc bệnh. Bệnh dị ứng thực phẩm rất dễ bị nhầm với hiện tượng không dung nạp thức ăn, cũng tạo sự khó chịu với người bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân cần kịp thời gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị.
Bệnh dị ứng thực phẩm có nguyên nhân do hệ thống miễn dịch bị xác định nhầm một số loại thực phẩm cụ thể hoặc các chất có trong thực phẩm như là tác nhân gây hại. Khi đó, hệ thống miễn dịch sinh ra các tế bào để giải phóng các kháng thể được gọi là kháng thể immunoglobulin E (IgE) để trung hòa các thực phẩm gây dị ứng hay tác nhân thực phẩm (các chất gây dị ứng). Trong những lần sau đó, khi ăn phải một lượng rất nhỏ thực phẩm đó, các kháng thể IgE sẽ cảm nhận và tín hiệu đến hệ thống miễn dịch để tạo ra histamine, cũng như các hóa chất khác, vào máu. Các hóa chất đó sẽ gây ra một loại dấu hiệu dị ứng như chảy mũi và ngứa vệ.
Các triệu chứng dị ứng thực phẩm là gì? Ngứa ran hoặc ngừa trong miệng; sưng môi, mặt, lưỡi và các bộ phận khác của cơ thể. Cơ thể bị phát ban, ngứa hoặc bị eczema. Cảm giác khó thở, nghẹt mũi, thở khò khè. Có hiện tượng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc bị nôn mửa. Bị chóng mặt, choáng váng thậm chí ngất xỉu. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân bị dị ứng với một số thực phẩm đặc biệt có thể gây khó chịu nhưng không quá nghiêm trọng. Cũng có một số người tình trạng dị ứng nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các biểu hiện cho nguy cơ bị sốc phản vệ như: Bị thu hẹp và thắt lại đường hô hấp; sưng cổ học hoặc có cảm giác khối u trong cổ, sốc tới mức giảm huyết áp, mạch đập nhanh...
no_information
Bệnh dị ứng thực phẩm rất phổ biến và có nguy cơ ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, giới tính. Các yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Tiền sử gia đình có người bị hen suyễn, chàm, phát ban hoặc dị ứng. Đã từng bị dị ứng thực phẩm và bệnh bị tái phát sau đó. Bị dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt sẽ có nguy cơ cao mắc các dị ứng khác. Dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh.
Để phòng ngừa bệnh dị ứng thực phẩm, có một số biện pháp sau: Cần có sự hiểu biết và không nên sử dụng các loại thực phẩm đã từng có dấu hiệu dị ứng trước đó. Khi ăn uống cần chắc chắn không sử dụng các loại thực phẩm đang gây dị ứng hoặc có thể lay nhiễm chéo dị nguyên từ dụng cụ, phương tiện chế biến khác. Trong trường hợp trẻ em bị dị ứng thực phẩm cần có biện pháp phòng ngừa như: tuyên truyền, phổ biến đến nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, người nhà thường xuyên tiếp xúc với trẻ những lưu ý liên quan đến dị ứng thực phẩm. Kiểm tra kỹ nhãn mác thực phẩm đều đảm bảo không chứa các thành phần bị dị ứng.
Để chẩn đoán bệnh dị ứng thực phẩm, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm để xác định: Bệnh nhân mô tả các triệu chứng và tiền sử bệnh lý của gia đình và bản thân. Bác sĩ kiểm tra thể chất của bệnh nhân để loại trừ các vấn đề khác. Kê khai những thực phẩm đã ăn và thói quen ăn uống để xác định vấn đề. Kiểm tra da. Xét nghiệm máu để đo lường phản ứng của hệ miễn dịch bằng cách kiểm tra lượng kháng thể immunoglobulin E (IgE). Thử nghiệm một số thực phẩm để kiểm tra.
Để có cách điều trị hiệu dị ứng thực phẩm cần có thăm khám để xác định chính xác các dấu hiệu, nguyên nhân và triệu chứng bệnh, để từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.   Xem thêm: Nhận diện dấu hiệu và cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm Dấu hiệu đau bụng do ngộ độc thực phẩm 10 điều nên làm để tránh ngộ độc
Dại
Bệnh dại là gì? Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại (thường là chó, mèo, khỉ...), đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người 100% đều dẫn đến tử vong. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 2-8 tuần sau khi bị động vật cắn. Các triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, suy nhược, tê liệt, co thắt cơ, nuốt khó, co giật. Tử vong thường xảy ra trong vòng chưa đầy một tuần do liệt hô hấp. Không có thuốc chữa bệnh. Hiệu quả nhất là phòng ngừa thông qua tiêm chủng.
Tác nhân gây bệnh là vi rút dại (Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus. Sức đề kháng của vi rút dại yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 560C trong vòng 30 phút và ở 700C/2 phút. Vi rút bị mất độc lực dưới ánh sáng và các chất sát khuẩn ở nồng độ 2-5%. Trong điều kiện lạnh 40C, vi rút sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 00C sống được từ 3 - 4 năm. Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ. Có 2 chủng vi rút dại: Vi rút dại đường phố là vi rút dại tồn tại trên động vật bị bệnh Vi rút dại cố định (cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ). Louis Pasteur là người đầu tiên sử dụng chủng virus dại cố định để chế ra vắc xin dại.
Giai đoạn tiền triệu chứng: thường kéo dài 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập. Giai đoạn viêm não: triệu chứng của bệnh dại thường là mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động, sợ nước. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp... Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.
Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng, nhất là ở chó hoang dã như chó sói đồng, chó sói, chó rừng và chó nhà. Ngoài ra, ổ chứa vi rút dại còn ở mèo, chồn, cầy và những động vật có vú khác. Ở Việt Nam, nguồn truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó chiếm 96-97%, sau đó là mèo 3- 4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc...) chưa phát hiện  được. Bệnh dại được lây nhiễm qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách (hoặc qua màng niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương. Khi đến thần kinh trung ương, vi rút sinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Tại thời điểm này, thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể vì thế nhìn bề ngoài con vật vẫn bình thường nhưng nước bọt đã có vi rút dại. Sau đó, vi rút dại hủy hoại dần các tế bào thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh dại. Thời kỳ ủ bệnh: Thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn. Thời kỳ lây truyền: Ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ súc vật bị bệnh. Bệnh dại có lây từ người sang người không? Bệnh dại có thể lây truyền từ người mắc bệnh dại sang người lành. Các nguy cơ do có tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại thông qua vết cắn, hôn, qua da bị tổn thương, qua niêm mạc, do sử dụng chung đồ ăn, vật dụng ăn uống có dính nước dãi của người mắc bệnh dại… Lây nhiễm bệnh dại từ người sang người là không phổ biến, và trên thế giới chỉ có 1 vài báo cáo mô tả tình huống mắc bệnh dại từ người sang người thông qua vết cắn.
Người tiếp xúc nhiều với động vật như nhân viên thú y, kiểm lâm, nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại... Những người có sở thích du lịch thám hiểm ở các vùng có bệnh lưu hành cao như Đông Nam Á, Mexico, Trung và Nam Mỹ, Châu Phi.
Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe: Cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh dại và cách phòng chống bệnh dại, nhất là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc Phối hợp thú y và y tế thực hiện giám sát nơi có ổ dịch chó dại cũ, nơi thường xảy ra bệnh dại ở súc vật, những nơi mua bán súc vật nhất là chó, mèo. Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt trên 85% trong quần thể súc vật nuôi. Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại... cần được gây miễn dịch bằng vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế. Việc khám bệnh nhân bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc để có chỉ định điều trị dự phòng bằng vắc xin dại hoặc vắc xin + huyết thanh kháng dại phải thực hiện càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là các chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan. Chẩn đoán xác định: xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (IFA) từ mô não hoặc phân lập vi rút trên chuột hay trên hệ thống nuôi cấy tế bào. Ngày nay, với kỹ thuật mới có thể phát hiện được ARN của vi rút dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.
Những người bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt nội dung sau: Rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc xà phòng đặc 20% Bôi chất sát khuẩn: cồn iod đậm đặc để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn Không khâu vết thương. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày Gây tê tại vết thương để ngăn cản sự tiến triển của virus. Tiêm vắc xin uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần. Sử dụng miễn dịch đặc hiệu để điều trị dự phòng tuỳ theo tình trạng súc vật, tình trạng vết cắn, tình hình bệnh dại ở súc vật trong vùng: Dùng vắc xin dại tế bào: Vắc xin phòng ngừa có tác dụng bảo vệ sau 2-8 tuần. Vắc xin dại tế bào là tốt nhất, đây là vắc xin an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Nước ta từ năm 1992 đã đưa vắc xin dại tế bào Verorab vào sử dụng. Dùng huyết thanh kháng dại (HTKD): Virus dại nhân lên trong cơ gần nơi bị nhiễm cho đến khi có đủ nồng độ nhiễm vào hệ thần kinh trung ương. Huyết thanh kháng dại có tác dụng trung hòa bớt virus, làm giảm nồng độ virus. Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại vắc xin, kỹ thuật tiêm, bảo quản sinh phẩm, đáp ứng miễn dịch của người bệnh. Việc giám sát, kiểm soát để thực hiện các nội dung chuyên môn là hết sức cần thiết. Tóm tắt điều trị dự phòng người bị súc vật cắn: Tình trạng vết cắn Tình trạng súc vật (kể cả súc vật đã được tiêm phòng) Điều trị Tại thời điểm cắn Trong 15 ngày Da lành     Không điều trị Da bị xước ở gần thần kinh trung ương Bình thường   Tiêm vắc xin Có triệu chứng dại   Tiêm HTKD   và vắc xin dại Da bị xước nhẹ xa thần kinh  trung ương Bình thường   Theo dõi súc vật.   Ốm, triệu chứng dại Tiêm vắc xin ngay khi con vật có triệu chứng  Vết xước nhẹ, xa thần kinh trung ương Không theo dõi được con vật   Tiêm vắc xin ngay. Có triệu chứng dại   Tiêm HTKD và vắc xin Vết thương gần não Vết thương sâu, nhiều Vết thương vùng đầu chi -  Bình thường - Không theo dõi được con vật     Tiêm HTKD và vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt Xem thêm: Bệnh dại ở người có chữa được không? Bệnh dại ở người: Thời gian ủ bệnh là bao lâu? Danh sách 5 loại vắc xin phòng bệnh dại đang lưu hành tại Việt Nam
Dị dạng mạch não
Dị dạng mạch máu não (A brain arteriovenous malformation - viết tắt là AVM) là hiện tượng các mạch máu bất thường và rối loạn trong não. Các dị dạng này nối thông động mạch và tĩnh mạch não mà không đi qua các mao mạch nên không cung cấp máu cho nhu mô não, ngoài ra các dị dạng mạch máu dễ bị vỡ gây chảy máu não. Đây là bệnh bẩm sinh và rất nguy hiểm Các động mạch chịu trách nhiệm lấy máu giàu oxy từ tim đến não và tĩnh mạch mang máu nghèo oxy trở lại phổi và tim. Khí mắc dị dạng mạch máu não sẽ phá vỡ quá trình quan trọng này. Dị tật động mạch có thể phát triển bất cứ nơi nào trong cơ thể nhưng thường xảy ra ở trong não hoặc cột sống. Mặc dù vậy, dị dạng mạch máu não rất hiếm và ảnh hưởng đến dưới 1% dân số. Nguyên nhân của dị dạng mạch máu não không rõ ràng. Hầu hết người bệnh mắc từ khi sinh ra, nhưng đôi khi có thể hình thành trong cuộc sống sau này. Bệnh này hiếm khi được truyền lại giữa các gia đình về mặt di truyền. Một số người bị dị dạng mạch máu não có các dấu hiệu và triệu chứng như đau đầu hoặc co giật. Dị dạng mạch máu não thường được tình cờ phát hiện sau khi quét não cho người bệnh đi khám sức khỏe vì vấn đề sức khỏe khác hoặc sau khi vỡ mạch máu và gây chảy máu trong não. Sau khi được chẩn đoán, dị dạng mạch máu não thường có thể được điều trị thành công để ngăn ngừa các biến chứng như tổn thương não hoặc đột quỵ
Nguyên nhân của dị dạng mạch máu não là gì hiện vẫn chưa được biết, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết các dị dạng mạch máu não xuất hiện trong quá trình phát triển của thai nhi, được gọi là dị dạng mạch máu não bẩm sinh. Thông thường, tim sẽ đẩy máu giàu oxy đến não thông qua các động mạch. Các động mạch làm chậm lưu lượng máu bằng cách đi qua một loạt các mạng lưới mạch máu nhỏ dần, kết thúc bằng các mạch máu nhỏ nhất được gọi là mao mạch. Các mao mạch cung cấp oxy qua các bức tường mỏng, xốp để đi đến các mô não xung quanh. Máu nghèo oxy sau đó đi vào các mạch máu nhỏ và rồi vào các tĩnh mạch lớn hơn, đưa nó trở lại tim và phổi để thực hiện trao đổi khí, lấy oxy và thải khí CO2 ra ngoài. Các động mạch và tĩnh mạch trong dị dạng mạch máu não thiếu mạng lưới hỗ trợ các mạch máu và mao mạch nhỏ hơn. Thay vào đó, động mạch thông nối trực tiếp với tĩnh mạch không qua mạng lưới mao mạch trung gian vì vậy, đa phần dị dạng mạch máu não có thể tồn tại lâu trong não mà không có bất kỳ triệu chứng gì.
Dị dạng mạch máu não có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi mạch máu dị dạng bị vỡ, dẫn đến xuất huyết não. Trong khoảng một nửa số dị dạng mạch máu não, xuất huyết là dấu hiệu đầu tiên. Nhưng một số người bị dị dạng mạch máu não có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng khác ngoài chảy máu liên quan đến dị dạng mạch máu não. Ở những người không bị xuất huyết, các dấu hiệu và triệu chứng của dị dạng mạch máu não có thể bao gồm: Động kinh Nhức đầu hoặc đau ở một vùng đầu Yếu cơ hoặc tê ở một bộ phận của cơ thể Một số người có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào vị trí của dị dạng mạch máu não, bao gồm: Đau đầu dữ dội Yếu, tê hoặc tê liệt Mất thị lực Nói khó Nhầm lẫn hoặc không thể hiểu ý của người khác Các triệu chứng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 10 đến 40 tuổi. Dị dạng mạch máu não có thể làm hỏng mô não theo thời gian. Tuy nhiên, khi đến tuổi trung niên, dị dạng mạch máu não có xu hướng duy trì ổn định và ít gây ra các triệu chứng. Một số phụ nữ mang thai có thể có các triệu chứng xấu đi do thay đổi lượng máu và huyết áp. Một loại dị dạng mạch máu não nghiêm trọng, được gọi là dị dạng tĩnh mạch Galen, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện sớm hoặc ngay sau khi sinh. Các mạch máu chính liên quan đến loại dị dạng mạch máu não này có thể khiến chất lỏng tích tụ trong não và đầu sưng lên. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm các tĩnh mạch nổi lên có thể nhìn thấy trên da đầu, co giật và suy tim xung huyết. Vậy dị dạng mạch máu não có nguy hiểm không? Các biến chứng của dị dạng mạch máu não bao gồm: Xuất huyết não. Dị dạng mạch máu não gây áp lực lớn lên thành của các động mạch và tĩnh mạch dị dạng, khiến chúng trở nên mỏng hoặc yếu. Điều này có thể dẫn đến vỡ mạch máu não dị dạng và chảy máu vào não. Nguy cơ chảy máu não do dị dạng mạch máu não này dao động khoảng 2% mỗi năm. Nguy cơ xuất huyết có thể cao hơn đối với một số loại dị dạng mạch máu não nhất định hoặc nếu người bệnh đã đã bị vỡ dị dạng mạch máu não trước đó. Một số xuất huyết liên quan đến dị dạng mạch máu não không bị phát hiện vì chúng không gây tổn thương não hoặc triệu chứng lớn, nhưng có thể xảy ra các đợt chảy máu đe dọa tính mạng. Dị dạng mạch máu não chiếm khoảng 2 phần trăm của tất cả các cơn đột quỵ xuất huyết mỗi năm và thường là nguyên nhân gây xuất huyết ở trẻ em và thanh niên bị xuất huyết não. Giảm oxy đến mô não. Với dị dạng mạch máu não, máu bỏ qua mạng lưới mao mạch và chảy trực tiếp từ động mạch đến tĩnh mạch. Máu chảy nhanh qua mạch máu vì nó không bị chậm lại bởi các mao mạch, dẫn đến các mô não bao quanh không thể dễ dàng hấp thụ oxy từ máu do chảy nhanh. Không có đủ oxy, các mô não suy yếu hoặc có thể chết hoàn toàn. Điều này dẫn đến các triệu chứng giống như đột quỵ, như khó nói, yếu, tê, giảm thị lực. Mạch máu mỏng hoặc yếu. Dị dạng mạch máu não gây áp lực lớn lên các thành mỏng và yếu của mạch máu tạo ra phình động mạch, có thể to lên và dễ bị vỡ.
Dị dạng mạch máu não không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Bất cứ ai cũng có thể được sinh ra với dị dạng mạch máu não, nhưng những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ hơn: Là nam giới. Dị dạng mạch máu não phổ biến hơn ở nam giới. Có tiền sử gia đình. Các trường hợp dị dạng mạch máu não trong các gia đình đã được báo cáo, nhưng không rõ liệu có yếu tố di truyền nhất định hoặc nếu các trường hợp này chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.
Dị dạng mạch máu não xảy ra trước khi sinh hoặc ngay sau đó, bên cạnh đó nguyên nhân gây ra dị dạng mạch máu não chưa rõ ràng, do đó chúng ta không thể ngăn chặn bệnh hình thành. Cách tốt nhất là phát hiện bệnh sớm khi có các triệu chứng kể trên.
Để chẩn đoán dị dạng mạch máu não, bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ xem xét các triệu chứng hiện tại và tiến hành khám thực thể. Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng của người bệnh. Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán dị dạng mạch máu não bao gồm: Chụp động mạch não. Chụp động mạch não là xét nghiệm chi tiết nhất để chẩn đoán dị dạng mạch máu não. Xét nghiệm sẽ cho thấy vị trí và đặc điểm của các động mạch nuôi dưỡng và dẫn lưu tĩnh mạch, điều này rất quan trọng để lập kế hoạch điều trị. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ luồn một ống dài, mỏng vào động mạch ở háng và đẩy lên vào não dưới sự hướng dẫn của hình ảnh X quang. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc nhuộm vào các mạch máu não của người bệnh để làm cho hình ảnh mạng lưới của mạch máu có thể  nhìn thấy dưới hình ảnh X quang. Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp CT sử dụng một loạt các tia X để tạo ra một hình ảnh cắt ngang chi tiết của bộ não của người bệnh. Đôi khi, bác sĩ tiêm thuốc nhuộm qua ống tiêm tĩnh mạch vào tĩnh mạch để các động mạch nuôi dưỡng dị dạng mạch máu não và tĩnh mạch dẫn lưu dị dạng mạch máu não có thể được xem chi tiết hơn. Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI sử dụng nam châm và sóng vô tuyến mạnh mẽ để tạo ra hình ảnh chi tiết về bộ não của người bệnh. MRI nhạy hơn CT và có thể cho thấy những thay đổi chi tiết hơn trong mô não liên quan đến dị dạng mạch máu não. MRI cũng cung cấp thông tin về vị trí chính xác của dị tật và bất kỳ chảy máu liên quan nào trong não, điều này rất quan trọng để xác định các lựa chọn điều trị. Bác sĩ cũng có thể tiêm thuốc nhuộm để xem sự lưu thông máu trong não của người bệnh.
Mục tiêu chính của điều trị là ngăn ngừa xuất huyết, nhưng điều trị để kiểm soát các cơn động kinh hoặc các biến chứng thần kinh khác cũng có thể được xem xét. Bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị dị dạng mạch máu não phù hợp nhất cho tình trạng của người bệnh, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, kích thước và vị trí của các mạch máu bất thường. Thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng do dị dạng mạch máu não gây ra, chẳng hạn như đau đầu hoặc co giật. Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho dị dạng mạch máu não. Có ba lựa chọn phẫu thuật khác nhau để điều trị dị dạng mạch máu não: Phẫu thuật cắt bỏ. Nếu dị dạng mạch máu não bị chảy máu hoặc nằm trong khu vực có thể dễ dàng tiếp cận, phẫu thuật cắt bỏ mạch máu bị dị dạng thông qua phẫu thuật não thông thường. Gây tắc nội mạch (Endovascular embolization). Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ chèn một ống dài, mỏng vào động mạch chân và luồn qua các mạch máu đến não dưới sự chỉ dẫn của hình ảnh X quang. Ống thông được đặt ở một trong các động mạch nuôi dưỡng đến mạch máu bị dị dạng và tiêm chất làm thuyên tắc, như các hạt nhỏ, chất giống như keo, microcoils hoặc các vật liệu khác, để chặn động mạch và giảm lưu lượng máu vào mạch máu bị dị dạng. Gây tắc nội mạch ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật truyền thống. Nó có thể được thực hiện một mình, nhưng thường được sử dụng trước các phương pháp điều trị phẫu thuật khác để làm cho thủ thuật an toàn hơn bằng cách giảm kích thước của mạch máu bị dị dạng hoặc giảm khả năng chảy máu. Kỹ thuật xạ phẫu não (stereotactic radiosurgery – SRS). Điều trị này sử dụng bức xạ tập trung chính xác để phá hủy các mạch máu bị dị dạng. Kỹ thuật này không có vết mổ, thay vào đó, SRS bắn nhiều chùm bức xạ được nhắm chính xác vào các mạch máu bị dị dạng để làm hỏng các mạch máu và gây ra sẹo. Các mạch máu dị dạng bị sẹo sau đó từ từ đông lại sau một đến ba năm sau điều trị. Phương pháp điều trị này phù hợp nhất với các mạch máu dị dạng nhỏ khó loại bỏ bằng phẫu thuật thông thường và cho những trường hợp không gây xuất huyết đe dọa tính mạng. Nếu người bệnh có ít hoặc không có triệu chứng hoặc nếu mạch máu dị dạng nằm trong vùng não khó điều trị, bác sĩ có thể thích theo dõi tình trạng của người bệnh bằng khám định kỳ. Xem thêm: Điều trị ung thư di căn não bằng phương pháp xạ phẫu não SRS Xạ phẫu định vị thân (Stereotactic body radiation therapy-sbrt) điều trị một số u gan, phổi: báo cáo kinh nghiệm qua một số ca bệnh đầu tiên tại bệnh viên Vinmec Times City Máy gia tốc xạ trị Truebeam NDS120HD V2.7 Vinmec sử dụng máy SPEC/CT 16 dãy hiện đại nhất Đông Nam Á
Do amip
Bệnh do amip là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, bệnh gây tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp xe ở những cơ quan khác nhau (như gan, não, ...). Bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực.  Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm amip nhưng 90% người nhiễm là không có triệu chứng, chỉ có 10% số người bị nhiễm có biểu hiện bệnh lỵ amip hoặc áp xe ở các cơ quan khác nhau. Người nhiễm Entamoeba histolytica sẽ hình thành miễn dịch tại chỗ (ở thành ruột) và toàn thân nhưng không có khả năng bảo vệ cơ thể khi có mầm bệnh xâm nhập. Ở những nước nhiệt đới có đời sống kinh tế xã hội thấp, bệnh có thể gây ra những vụ dịch lớn. Bệnh học amip Kén amip qua thức ăn, nước uống, ... xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hoá. Khi tới dạ dày, nhờ tác dụng của dịch vị phá vỡ vỏ, bốn nhân trong kén được giải phóng phát triển thành 4 amip nhỏ sau đó di chuyển xuống cư trú ở hồi manh tràng là nơi giàu chất dinh dưỡng, có độ pH thích hợp và có nhiều vi khuẩn cộng sinh.  Bình thường amip nhỏ không xâm nhập được vào thành ruột để gây bệnh mà theo phân xuống đại tràng thải ra ngoài. Một số amip nhỏ co lại thành kén và cũng được thải theo phân ra ngoài là nguy cơ lây lan cho người khác. Khi thành ruột bị tổn thương (do vi khuẩn khác hoặc chấn thương), amip nhỏ tấn công vào thành ruột, sinh sản tại đó và tiết ra các men tiêu protein dẫn đến hoại tử tế bào niêm mạc ruột.  Tại thành ruột, lúc đầu amip gây ra những điểm sung huyết ở niêm mạc, sau đó tạo nên các cục nhỏ trên bề mặt niêm mạc rồi dần dần hoại tử và tạo thành những vết loét. Các vết loét có thể rộng tới 2-2,5cm, xung quanh bờ cương tụ, phù nề và sung huyết. Đáy vết loét sâu tới lớp dưới niêm và phủ bởi lớp mủ. Những vết loét gần nhau có thể thông với nhau tạo thành vết loét lớn hơn, sâu tới lớp cơ và cùng với các vi khuẩn tạo nên các ổ áp xe sâu, có thể gây thủng ruột và viêm phúc mạc mủ. Amip còn tạo nên các u hạt ở thành ruột đôi khi rất khó phân biệt với ung thư đại tràng. Khi các vết loét gây tổn thương mạch máu thành ruột, amip có thể thâm nhập vào máu và theo dòng máu đi khắp cơ thể gây tổn thương các cơ quan khác ngoài ruột như gan, phổi, não, ... tại đây amip có thể tạo thành các ổ áp xe.
Mầm bệnh: Nguyên nhân gây ra bệnh amip là đơn bào Entamoeba histolytica thuộc họ Entamoebidae, bộ Amoebida, ngành Protozoa.  Chu kỳ sống của amip chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ hoạt động và thời kỳ nghỉ (kén). Tuy vậy amip có thể chuyển từ dạng hoạt động sang dạng nghỉ hoặc ngược lại tùy theo điều kiện dinh dưỡng của môi trường trong cơ thể vật chủ.  Dựa vào hình thể và sinh lý của Entamoeba histolytica có thể chia amip ra 3 thể: Thể hoạt động lớn: có trong phân, chỗ nhiều nhầy máu của người bệnh, kích thước khoảng 15-30 micromet, hoạt động mạnh nhất ở nhiệt độ 37°C và độ pH 6,5. Trong bào tương của amip có nhiều hồng cầu. Thể hoạt động lớn khi vào tế bào thường co lại trong bào tương với kích thước 4-8 micromet. Thể hoạt động nhỏ: sống trong lòng đại tràng có kích thước dao động khoảng 8-25 micromet và chuyển động chậm hơn thể hoạt động lớn, trong bào tương không có hồng cầu. Thể kén là thể được tạo thành từ thể hoạt động nhỏ. Thể kén có hình oval hoặc tròn, đường kính từ 10-14 micromet, được bọc bởi 2 lớp vỏ. Thể kén non có 1 nhân nhưng khi già có 4 nhân. Sự tạo thành thể kén là tất yếu trong vòng đời của amip và đóng vai trò lây bệnh. Kén amip tồn tại ở ngoại cảnh tương đối  tốt: ở nhiệt độ 17-20°C tồn tại hàng tháng, ở 45°C kén chết sau 30 phút, ở 85°C chết sau vài giây. Nguồn bệnh:  Người bệnh (cả thể cấp tính và mạn tính) và người lành mang trùng thải kén amip theo phân gây ô nhiễm thực phẩm và nước uống.  Một số động vật như khỉ, chó, mèo, chuột, ... có thể bị bệnh nhưng không thải kén ra ngoài do vậy không phải là nguồn bệnh.
Thời gian ủ bệnh: có thể kéo dài từ 1-2 tuần cho đến 3 tháng. Bệnh khởi phát có thể từ từ hoặc cấp tính. Người bệnh ban đầu có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, đau bụng, … thường không sốt hoặc sốt nhẹ.  Thời kỳ toàn phát, bệnh biểu hiện với 3 triệu chứng chủ yếu là:  Đau quặn bụng Mót rặn, đi ngoài “giả” (bệnh nhân mót rặn, buồn đi đại tiện nhưng lại không có phân) Đi tiêu nhiều lần, phân nhầy lẫn máu Thể cấp tính: thường gặp hội chứng lỵ bao gồm đau bụng, mót rặn và đi tiêu phân nhầy máu.  Đau bụng quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi tiêu, đau buốt hậu môn kèm cảm giác mót rặn dữ dội.  Đi tiêu phân nhầy máu, đôi khi xen kẽ với tiêu chảy, mỗi lần đi tiêu ít phân, nhưng đi nhiều lần trong ngày.  Thể nhẹ: đi tiêu phân nhầy máu vài lần mỗi ngày, ít mệt mỏi Thể trung bình: bệnh nhân mệt nhiều, đi tiêu khoảng 5-15 lần mỗi ngày Thể nặng: bệnh nhân suy kiệt, mất nước, rối loạn chất điện giải, bụng chướng, cảm giác mót rặn và đau bụng nhiều, đi tiêu phân nhầy  máu >15 lần/ngày Thể bán cấp Bệnh nhân đau bụng ít, tiêu chảy phân lỏng ít nhầy nhớt, ít khi có cảm giác mót rặn, đôi khi có táo bón. Thể mạn tính Sau giai đoạn cấp tính hay bán cấp, bệnh trở thành mạn tính với nhiều đợt bệnh cách nhau. Lúc này chức năng đại tràng không còn nữa, triệu chứng bệnh giống như viêm đại tràng mạn: đau bụng lâm râm, liên tục và rối loạn tiêu hóa, thường là tiêu chảy, đầy hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn, thể trạng suy nhược, biếng ăn, sụt cân. Trường hợp xảy ra trên những bệnh nhân suy nhược, dinh dưỡng kém, kết hợp với một bệnh ký sinh trùng khác hoặc với một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như thương hàn, lỵ trực trùng hoặc tụ cầu trùng thì bệnh cảnh sẽ rất nặng nề, người bệnh thường tử vong vì sốc dù đã được điều trị tích cực. Bệnh thể hiện bằng hội chứng lỵ kịch liệt: cơ thắt hậu môn mở rộng, phân có máu và nhầy tự nhiên chảy ra.  Bệnh lỵ amip có thể gây ra các biến chứng như: thủng ruột gây viêm phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa, polyp đại tràng, sa niêm mạc trực tràng, viêm ruột thừa do amip. Trong đó biến chứng thường gặp là viêm gan hoặc áp xe gan do amip, viêm phổi - màng phổi hoặc áp xe phổi do amip, áp-xe não do amip, ...  Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới bệnh do amip được chia thành các thể: Amip ruột:  Thể amip ruột cấp tính Thể amip ruột mạn tính:  lỵ amip mạn tính Biến chứng ở ruột do amip: viêm phúc mạc do thủng ruột, u amip, viêm ruột thừa do amip, co thắt đại tràng do sẹo, sa trực tràng, ... Amip ngoài ruột: Viêm gan do amip: viêm gan do amip không hóa mủ hoặc áp xe gan do amip Áp xe do amip ở các cơ quan khác (phổi, não, ...) Amip da
Lây qua đường tiêu hoá: người mắc bệnh amip do ăn phải vi khuẩn này khi ăn thức ăn hay uống nước bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người bệnh.  Hoạt động tình dục bằng miệng có tiếp xúc với phân cũng có thể gây nhiễm bệnh. Người nhiễm bệnh có thể lây ký sinh trùng sang người khác ngay cả khi không có triệu chứng.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm amip nhưng lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 20 đến 30 tuổi. Ngoài ra những yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng mắc bệnh do amip là:  Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới Nhà ở vệ sinh kém, chật chội Ăn rau sống rửa không sạch Chất lượng nguồn nước sinh hoạt hàng ngày kém Đang nhiễm ký sinh trùng khác
Phương pháp phòng bệnh amip chủ yếu là vệ sinh ăn uống, tránh để lây nhiễm kén amip vào thức ăn, nước uống: Thực hiện ăn chín, uống sôi Khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch dưới vòi nước, phải khử trùng hoặc có xử lý bằng tia cực tím để diệt kén amip. Không dùng thức ăn, thức uống từ những nguồn không rõ ràng.  Không uống nước chưa khử sạch từ sông, hồ hay suối. Nhiều loại viên lọc nước không thể diệt được loại ký sinh trùng này.  Uống nước hay sử dụng nước đá từ các nguồn sạch (như nước đóng chai). Không nên uống sữa hay ăn các sản phẩm bơ sữa chưa tiệt trùng, hoa quả chưa nấu (trừ khi có thể bóc vỏ), salad và rau sống.  Luôn rửa tay kỹ bằng nước và xà phòng trước khi ăn, trước khi nấu nướng, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã hay sau khi giúp người khác đi vệ sinh.  Luôn sử dụng các biện pháp bảo vệ, như miếng bảo vệ răng miệng, khi có các hoạt động tình dục liên quan đến hậu môn chạm với miệng.  Xử lý phân hợp vệ sinh, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau quả. Vứt bỏ tất cả những thứ có thể đã dính phân. Điều trị những người mang kén amip bằng metronidazol. Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lâm sàng: tùy theo từng thể bệnh. Đại tràng là nơi cư trú đầu tiên của amip do vậy thể amip ruột là thể bệnh cơ bản hầu như các bệnh nhân đều trải qua.  Hội chứng lỵ là hội chứng cơ bản trong bệnh do amip với các triệu chứng sau: đau bụng dọc khung đại tràng nhất là vùng manh tràng, đại tràng lên, mót rặn, đi tiêu xong đỡ đau, phân có nhầy trong và máu, nhầy và máu riêng rẽ. Đi tiêu khoảng 4-10 lần trong ngày, có lần đi ngoài “giả”.  Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc không rõ ràng. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, sốt thất thường trong ngày hoặc không sốt, các triệu chứng nhiễm độc nhẹ, không rõ ràng. Dịch tễ :  Tiếp xúc với người bị bệnh Trong gia đình có người bị bệnh Cùng bếp ăn có người bị bệnh Sống trong vùng đang có dịch lưu hành Ăn thức ăn nghi bị nhiễm amip Xét nghiệm:  Chẩn đoán xác định phải dựa vào việc tìm thấy Entamoeba histolytica ở trong phân, mủ các ổ áp xe của bệnh nhân. Phương pháp thông thường nhất là lấy bệnh phẩm soi tươi trên kính hiển vi quang học (phải soi ngay khi mới lấy bệnh phẩm). Ngoài ra có thể ứng dụng phương pháp miễn dịch huỳnh quang, phản ứng kết hợp bổ thể hoặc nuôi cấy amip ở môi trường nhân tạo và cấy truyền bệnh cho động vật thực nghiệm (mèo, chuột, ...). Để xác định những ổ áp xe hoặc u amip có thể làm siêu âm gan, thận, chụp X-quang phổi, não, chụp cắt lớp vi tính CT scanner. Trong trường hợp áp xe gan, thận, phổi: chọc hút ổ áp xe sẽ thấy mủ màu sôcôla.  Chẩn đoán phân biệt: tùy theo từng thể bệnh mà cần phải chẩn đoán phân biệt với những bệnh khác nhau. Đối với amip ruột (lỵ amip):  Phân biệt với bệnh lỵ trực khuẩn vì đều có hội chứng lỵ. Tuy vậy bệnh lỵ trực khuẩn thường diễn biến cấp tính với hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc rõ. Các triệu chứng của hội chứng lỵ cũng khác: đau bụng dọc theo khung đại tràng, đặc biệt là đại tràng xích ma và trực tràng, đi tiêu nhiều lần, phân nhầy đục máu lẫn lộn hoặc loãng như nước rửa thịt. Phân biệt với viêm đại tràng mạn, bệnh Crohn, bệnh loét đại tràng, loạn khuẩn ruột, nhiễm độc kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, ...), hội chứng tăng urê huyết, khối u đại trực tràng, khối u vùng tiểu khung, ... Đối với viêm gan do amip: cần phân biệt với viêm gan do siêu vi.  Đối với áp xe gan do amip: cần phân biệt với áp xe đường mật do vi khuẩn hoặc ung thư đường mật, ung thư gan, ... Đối với áp xe phổi: cần phân biệt với lao phổi, u phổi hoặc áp xe phổi do các nguyên nhân khác.
Điều trị đặc hiệu: các thuốc diệt amip theo chỉ định của bác sĩ Điều trị kết hợp:  Thuốc giảm đau: nếu bệnh nhân đau bụng nhiều do co thắt đại tràng thì dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ, ...  Trong trường hợp áp xe gan, áp xe phổi có bội nhiễm vi khuẩn: phối hợp thuốc diệt amip với thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ, đồng thời phải giải quyết ổ áp xe bằng chọc hút hoặc phẫu thuật khi ổ áp xe gan do amip quá to (đường kính >6-8cm). Xem thêm: Bệnh áp xe gan có nguy hiểm không? Gan nằm ở vị trí nào trong cơ thể người? Gói khám sàng lọc gan mật - toàn diện
Dậy thì muộn
Dậy thì là giai đoạn phát triển chuyển tiếp về sinh lý từ một đứa trẻ thành người lớn, là độ tuổi quá độ khi không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa hoàn toàn là người lớn. Đây là giai đoạn mà bất cứ ai cũng trải qua những biến đổi lớn trên cơ thể và cả mặt tâm lý. Xét về sinh lý, tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành sinh dục, nghĩa là cơ thể bắt đầu có khả năng sinh con. Khi đến tuổi dậy thì, nữ giới sẽ có kinh nguyệt lần đầu và nam giới sẽ phóng tinh trùng lỏng. Vào tuổi này, nam nữ bắt đầu có sự trưởng thành của cơ quan sinh dục và bắt đầu có khả năng thụ thai nếu có quan hệ tình dục. Nữ giới thường bắt đầu dậy thì ở tuổi từ 9 đến 14. Trong khi đó nam giới dậy thì muộn hơn ở tuổi từ 12 đến 15. Nhìn chung nữ dậy thì sớm hơn nam khoảng 2 – 3 tuổi. Có trẻ dậy thì sớm hơn và cũng có trẻ dậy thì muộn hơn một vài năm. Ngày nay, xã hội phát triển, nhu cầu dinh dưỡng cũng được đáp ứng đầy đủ, nên nhiều gia đình thường lo lắng con cái sẽ dậy thì sớm. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều bạn trẻ lại dậy thì muộn. Dậy thì muộn là gì? Dậy thì muộn là khi đến 16 tuổi trẻ vẫn chưa có những biểu hiện thay đổi của cơ thể, trẻ nữ không có bất kỳ dấu hiệu phát triển sinh dục nào hoặc không có kinh nguyệt, trẻ nam chưa có những đặc điểm sinh dục thứ phát (cao hơn, nặng cân hơn, vai mở rộng và cơ bắp bắt đầu phát triển, thanh quản to rộng ra hơn nên tiếng nói trở nên trầm đục, hệ thống lông phát triển, có ria mép và mọc râu, có khi còn là râu quai nón, tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn, đặc biệt có hiện tượng phóng tinh lần đầu).
Gen di truyền: Dậy thì muộn có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ tới là do gen di truyền. Khi trong gia đình có bố mẹ, cô dì chú, bác anh em, chị em hoặc anh em họ (gần) dậy thì muộn, thì khả năng cao trẻ cũng sẽ chậm dậy thì. Với trường hợp này thì không cần biện pháp can thiệp. Trẻ sẽ phát triển sau so với bạn cùng tuổi và không ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của cơ thể cũng như khả năng sinh sản. Tuyến sản xuất hormon gặp vấn đề: Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao dậy thì muộn. Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra khi tuyến yên hoặc tuyến giáp - các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể gặp vấn đề. Rối loạn nhiễm sắc thể: Đây là nguyên nhân đáng lo ngại nhất. Nhiễm sắc thể bất thường khiến ADN “lập trình” kế hoạch phát triển của cơ thể cũng trục trặc (ví dụ: Hội chứng Turner hay Hội chứng Klinefelter). Nó xảy ra khi một trong hai nhiễm sắc thể X của con gái bất thường hoặc bị mất. Điều này khiến sự phát triển của buồng trứng và sản xuất hormon cũng không bình thường. Với nam giới mắc hội chứng Klinefelter khi được sinh ra có nhiều hơn 1 nhiễm sắc thể X (XXY thay vì XY). Tình trạng này có thể làm chậm phát triển giới tính. Tiền sử mắc bệnh mãn tính: Những bệnh mạn tính có thể làm chậm quá trình phát triển của cơ thể trẻ (ví dụ như đái tháo đường, bệnh thận hay hen suyễn). Chế độ dinh dưỡng:  Một người bị suy dinh dưỡng cũng có thể phát triển muộn hơn những người có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất. Trường hợp ăn không đủ bữa, biếng ăn, rối loạn ăn uống hay áp dụng chế độ giảm cân quá mức sẽ khiến cơ thể không thể phát triển với tốc độ bình thường.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng dậy thì muộn mà ảnh hưởng của nó đến tâm, sinh lý của trẻ là khác nhau. Biểu hiện của dậy thì muộn dễ nhận thấy ở các bạn gái là sự xấu hổ với bạn bè đồng lứa và sự lo lắng về khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, nhìn chung, dậy thì muộn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn gái khi trưởng thành. Sau khi dậy thì, bạn gái sẽ vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Với bạn nam, dậy thì muộn mà không điều trị sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất. Hệ thống nội tiết không kích hoạt quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam khiến dương vật nhỏ, tinh hoàn teo - ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, dẫn đến vô sinh nam cũng như khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn. Khi bị dậy thì muộn, trẻ thường tách ra khỏi tập thể, các rối loạn tâm lý xuất hiện, trẻ trở nên trầm cảm, không giao tiếp. Vấn đề quan trọng đặt ra là không để những mặc cảm tâm lý (tự ti, hoang mang, lo lắng,…) làm ảnh hưởng đến cuộc sống và suy nghĩ của trẻ bị dậy thì muộn.
no_information
no_information
no_information
no_information
Khi thấy có các dấu hiệu của dậy thì muộn, nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Lúc này, gia đình, người thân nên giữ tâm lý bình tĩnh cho trẻ, giải thích cho các bạn hiểu và đón nhận chuyện dậy thì muộn một cách tự nhiên. Nếu cảm thấy không thể giải quyết những khúc mắc trong lòng thì nên chia sẻ với người lớn và bác sĩ để có lời khuyên phù hợp. Cha mẹ trẻ cần luôn luôn quan tâm đến việc phát triển thể chất của trẻ, những biến đổi về tâm sinh lý của trẻ để cung cấp cho chuyên gia y tế những bằng chứng về quá trình phát triển của trẻ. Các giải pháp y khoa sẽ giúp các em vượt qua tình trạng dậy thì muộn để phát triển kịp theo lứa tuổi, đảm bảo đời sống tâm sinh lý bình thường. Tóm lại ở trẻ em nên theo dõi sát biểu đồ tăng trưởng và việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ là rất cần thiết để đảm bảo trẻ phát triển bình thường và phát hiện những biểu hiện bất thường sớm nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ chính là những người quan trọng giúp trẻ có tâm lý ổn định nếu bị dậy thì muộn. Cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện, thẳng thắn trao đổi, giúp trẻ giải đáp những thắc mắc thầm kín, riêng tư, để trẻ hiểu và luôn cảm thấy tự tin, sẵn sàng khi gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến sự phát triển của cơ thể và sức khỏe sinh sản. Xem thêm: Tuyến giáp nằm ở đâu và có chức năng gì? Những điều cần biết về ham muốn tình dục tuổi dậy thì Nồng độ hormone LH nói lên điều gì? Những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt Thiếu hormone tăng trưởng - nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm tăng trưởng
Dậy thì sớm ở nữ
Dậy thì sớm ở nữ hay còn được nhắc đến với tên dậy thì sớm bé gái là tình trạng độ tuổi dậy thì của các bé gái đến sớm hơn. Dậy thì sớm ở bé gái được xác định là dậy thì khởi phát trước 8 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi này chỉ mang tính tương đối và đang còn là vấn đề gây tranh cãi của nhiều chuyên gia. Một số chuyên gia cho rằng cần hạ độ tuổi nói trên, những người khác lại nói rằng làm như vậy sẽ khó xác định những trẻ nào cần được điều trị. Xu hướng dậy thì sớm ngày càng đang tăng ở trẻ em nói chung trong đó dậy thì sớm ở nữ gập nhiều hơn nam gấp khoảng mười lần. Dậy thì sớm đang trở thành nỗi lo sợ với nhiều cha mẹ bởi những trẻ dậy thì sớm  thường bị thấp lùn khi trưởng thành cùng với nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Khi trẻ lớn trước so với bạn bè, tâm lý của trẻ sẽ bất an, sợ hãi nên giảm tập trung học tập. Nhiều trẻ phát triển sớm nhưng kiến thức lại chưa đầy đủ nên việc đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục là khó tránh khỏi.
Hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Hầu hết các trường hợp quá trình dậy thì vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, một số bệnh lý có thể là  gây ra biến đổi này là cơ thể trẻ tự có những bất thường về hệ thống các bộ phận phát dục gây ra sự rối loạn về mặt sinh dục, các rối loạn này chia ra làm hai nhóm chính: Dậy thì trung ương: do nồng độ GnRH tăng cao dẫn đến sự bài tiết quá mức hormon sinh dục. Hầu hết các trường hợp dậy thì trung ương không xác định được nguyên nhân. Trong một vài trường hợp dậy thì sớm trung ương có thể do các nguyên nhân sau: Khối u trong não hoặc tủy sống (u của hệ thống thần kinh trung ương). Các bất thường bẩm sinh của não bộ, ví dụ như não úng thủy hoặc khối u lành tính (hamartoma). Não hoặc tủy sống bị nhiễm xạ. Tổn thương não hoặc tủy sống, thường là các tổ thương do tắc động cơ học. Hội chứng McCune-Albright (McCune-Albright syndrome) đây một bệnh di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến xương và màu da và gây ra các vấn đề về nội tiết. Suy giáp (hypothyroidism): trường hợp tuyến giáp không sản xuất đủ hooc-môn. Tăng sản thượng thận bẩm sinh - một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến sản xuất hormone bất thường của tuyến thượng thận. Dậy thì sớm ngoại vi: ít gặp hơn do nồng độ các hormone sinh dục tăng cao. Nhiều bệnh lý có thể dẫn đến việc gia tăng sản xuất estrogen gồm: khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra estrogen , u nang buồng trứng, khối u buồng trứng… Các nguyên nhân khác: Bé gái uống sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò, ăn thịt heo, gà còn tồn dư hormone tăng trưởng, các chất này có thể gây dậy thì sớm. Hiện nay, ngành chăn nuôi công nghiệp thường lạm dụng các hormon tăng trưởng nhằm tăng năng suất. Trong các hormon tăng trưởng đó có estrogen hoặc các tiền chất có thể chuyển hóa thành estrogen, hoạt động như estrogen được gọi là xenoestrogen. Xenoestrogen xem như một lượng estrogen có trong cơ thể, estrogen này sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên ở não tiết ra các hormon hướng dục, đánh thức buồng trứng làm việc và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ bắt đầu cho giai đoạn dậy thì ở trẻ. Do môi trường: đã có những chứng cứ cho thấy bé gái dậy thì sớm do nhiễm các dẫn chất phtalat. Các dẫn chất này thường thấy trong đồ dùng bằng nha như: chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, bình sữa, đồ chơi trẻ em... Khi sử dụng các sản phẩm trên, dẫn chất phtalat bị trôi ra và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể. Các bé gái bị nhiễm phtalat sẽ bị xáo trộn nội tiết và dậy thì sớm.
Dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương, cơ bắp làm thay đổi hình dạng, kích thước cơ thể và phát triển khả năng sinh sản của cơ thể. Vậy dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái là gì? Nhiều người thường cho rằng dấu hiệu dậy thì ở nữ là hành kinh tuy nhiên thời điểm dậy thì không phải tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt , mà tính từ khi cơ thể mọc lông mu, ngực, âm vật phát triển. Vì thế, nhiều bé gái có kinh nguyệt ở độ tuổi 12-13 nhưng đã có dấu hiệu mọc lông mu, phát triển ngực ở những năm trước đấy. Cá biệt có những bé gái khoảng 8 tuổi hoặc bé hơn đã dậy thì với các dấu hiệu phát dục như ngực to, có kinh nguyệt. Sự tăng chiều cao, cân nặng có thể dễ dàng nhận thấy ở các trẻ dậy thì sớm. Trong suốt thời kỳ dậy thì xương liên tục trưởng thành. Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh bắt đầu sớm và thường cũng kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên, trẻ lớn vọt so với các bạn cùng lứa, nhưng sau vài năm chúng ngừng phát triển và không thể đạt chiều cao tối đa của người trưởng thành. Chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ trở lại nhịp điệu thích hợp. Tuy nhiên với các trường hợp đặc biệt này cũng cần phân biệt dậy thì thực thụ với chứng vú phát triển sớm - một rối loạn lành tính trong đó ngực phát triển đơn thuần không kèm theo các dấu hiệu dậy thì khác.
no_information
Dậy thì sớm ở bé gái có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm là: Béo phì: các trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn. Tiếp xúc với các sản phẩm có hooc-môn sinh dục: thường gặp là các loại sữa có hormone tăng trưởng tồn đọng, một số thuốc của người lớn, một số kem, mỡ bôi. Có một số bệnh liên quan đến nội tiết. Dậy thì sớm có thể là một biến chứng của hội chứng McCune-Albright hoặc tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Trong một số ít trường hợp, dậy thì sớm cũng có thể liên quan đến hội chứng suy giáp. Các trường hợp có sử dụng các tia bức xạ lên hệ thống thần kinh trung ương: thường gặp trong điều trị xạ trị khối u trong não, bệnh bạch cầu và một số bệnh khác cũng làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
Dậy thì sớm không phải lúc nào cũng phòng được. thực hiện các biện pháp sau có thể làm giảm nguy cơ dậy thì sớm ở bé gái: Tuyệt đối không sử dụng các thuốc, sản phẩm chức năng có liên quan đến sức khỏe sinh sản của người lớn cho trẻ. Không sử dụng các loại sữa, thực phẩm có lượng hooc môn cao. Cân bằng chế độ dinh dưỡng, tránh thừa cân, béo phì. Khám và tuân thủ các điều trị của thầy thuốc trong các trường hợp mắc các bệnh lý về nội tiết. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử đặc biệt là các máy móc phát xạ hay máy có từ trường cao.
Để chẩn đoán dậy thì sớm ở bé gái dựa vào các yếu tố sau: Tổng hợp các tiền sử bệnh của bé và gia đình. Khám lâm sàng Chỉ định các xét nghiệm máu để đo nồng độ các hormone Chụp X-quang tay và cổ tay cũng rất quan trọng để chẩn đoán dậy thì sớm. Những tia X này có thể giúp bác sĩ xác định tuổi xương của các bé gái, điều này cho thấy xương có phát triển quá nhanh không. Chẩn đoán xác định loại dậy thì sớm Bác sĩ sẽ xác định dậy thì sớm trung ương hay ngoại vi. Để phân biệt, bác sĩ sẽ thực hiện một thử nghiệm gọi là test kích thích giải phóng hooc-môn GnRH (gonadotropin-releasing hormone (GnRH) stimulation test) Nếu trẻ dậy thì sớm trung ương lượng hormone đo được sẽ tăng so với bình thường. Nếu trẻ dậy thì sớm ngoại vi lượng hormone sẽ có giá trị bình thường. Xét nghiệm bổ sung Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não: MRI sọ não thường được thực hiện cho trẻ em dậy thì sớm ở trung tâm để phát hiện các bất thường về não gây ra sự bắt đầu dậy thì sớm. Xét nghiệm tuyến giáp. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra tuyến giáp của các bé  nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào về giảm chức năng tuyến giáp (suy giáp), chẳng hạn như mệt mỏi, uể oải, tăng nhạy cảm với lạnh, táo bón, giảm các hoạt động ở trường hoặc da khô, nhợt nhạt. Siêu âm để kiểm tra u nang buồng trứng hoặc các khối u bất thường khác.
Trong điều trị dậy thì sớm ở bé gái mục tiêu chính là giúp cho sự phát triển chiều cao của trẻ diễn ra bình thường. Điều trị dậy thì sớm phụ thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không xác định được nguyên nhân gây dậy thì sớm. Trong trường hợp này, bệnh nhi có thể không cần điều trị tùy thuộc vào độ tuổi của chúng và tốc độ dậy thì nhanh như thế nào. Bác sĩ có thể đề nghị theo dõi trong vài tháng để xem bé đang phát triển như thế nào. Điều trị dậy thì sớm trung ương Điều trị bằng thuốc: hầu hết trẻ em dậy thì sớm trung ương không có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc. Phương pháp điều trị bằng thuốc còn được gọi là liệu pháp  GnRH thay thế, thường bao gồm tiêm thuốc hàng tháng, chẳng hạn như leuprolide acetate (Lupron Depot) hoặc triptorelin (Trelstar, Triptodur Kit), có tác dụng làm chậm sự phát triển. Một số thuốc có công thức mới hơn có thể được đưa ra để tăng thời gian tác dụng lên lâu hơn. Trẻ sẽ được dùng thuốc cho đến khi đến tuổi dậy thì bình thường. Trung bình, 16 tháng sau khi bé ngừng dùng thuốc, quá trình dậy thì lại bắt đầu. Cấy ghép histrelin (Vantas) là thuốc có tác dụng kéo dài đến một năm. Điều trị này có hiệu quả đối với dậy thì sớm ở trung ương mà không gây đau đớn và bất tiện khi tiêm thuốc thường xuyên, nhưng nó được thực hiện như một tiểu phẫu. Cấy ghép được đặt dưới da của trẻ thông qua một vết mổ ở mặt bên trong cánh tay. Sau một năm, cấy ghép được loại bỏ và nếu cần thiết, thay thế bằng một cấy ghép mới. Điều trị nguyên nhân gây ra dậy thì sớm cho trẻ: Nếu có khối u gây ra dậy thì sớm thì phải loại bỏ khối u đó. Dậy thì sớm ở bé gái là bệnh lý có thể điều trị được, có thể cải thiện chiều cao cho trẻ và hạn chế được có hệ lụy của dậy thì sớm, vì vậy các cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc trẻ, chia sẻ cùng trẻ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.     Xem thêm: Trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm? Có nên trì hoãn dậy thì sớm ở trẻ? Vì sao trẻ dậy thì sớm cần được khám và điều trị? Khám dậy thì sớm tại Vinmec Central Park
Do Nocardia
Nocardiosis là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Nocardia sống trong đất. Nếu hít phải, vi khuẩn có thể gây viêm phổi, dẫn đến nhiễm trùng máu và lan rộng nhiễm trùng đến các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này gọi là bệnh do Nocardia lan tỏa (disseminated nocardiosis). Những người bị suy giảm miễn dịch như đang bị ung thư, dùng thuốc steroids hay thuốc ức chế miễn dịch sẽ có nguy cơ bệnh lan tỏa khắp cơ quan. Nocardia cũng có thể gây nhiễm trên da thông qua đường vào là các vết cắt, các vết thương hở hoặc cào xước xảy ra trong quá trình làm việc trong vườn hoặc ngoài nhà. Nhiễm trùng da có thể khác biệt với các thể khác, gọi là thể da niêm (cutaneous nocardiosis). Phơi nhiễm do bệnh nghề nghiệp với đất, công trường, nơi phong cảnh, nông trang, gia tăng nguy cơ nhiễm thể bệnh ở da.
Bệnh này do vi khuẩn Nocardia gây ra, đây là một loại vị khuẩn được tìm thấy trong đất. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở hoặc hít phải bụi nhiễm khuẩn Nocardia. Ngoài ra, nếu bị bệnh phổi mãn tính hoặc có hệ miễn dịch yếu như bị ung thư, nhiễm HIV/AIDS, cấy ghép phẫu thuật, dùng thuốc steroid trong thời gian dài cũng có khả năng sẽ mắc phải nhiễm khuẩn Nocardia.
Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến phổi, các triệu chứng có thể bao gồm: Cảm thấy đau ngực khi thở (có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ); Ho ra máu; Sốt; Đổ mồ hôi về đêm; Giảm cân. Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến não, các triệu chứng có thể bao gồm: Sốt;Đau đầu; Nôn mửa; Động kinh Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến da, các triệu chứng có thể bao gồm: Da bị lở loét; Da bị sưng, tấy đỏ; Xuất hiện những khối u lớn gọi là u nấm dọc theo các hạch bạch huyết.
Lây truyền trực tiếp từ đất qua vết xây xước trên da. Phổ biến nhất là qua vết đâm xuyên của gai.  Chưa có tài liệu nào nói Nocardia lây trực tiếp từ người sang người.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Nocardia bao gồm: Đang dùng thuốc steroid hoặc dùng trong thời gian dài; Từng cấy ghép tủy hoặc nội tạng; Đang bị ung thư; Nhiễm HIV/AIDS. Xơ gan; Viêm loét ruột kết; Thấp khớp; Đang bị bệnh Cushing hoặc bệnh Pemphigus Mắc các bệnh về phổi;
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp hạn chế diễn tiến nhiễm Nocardia: - Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe. - Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê. Dùng thuốc theo đúng chỉ định. Bệnh nhiễm trùng có thể tái phát nếu điều trị không đủ lâu. - Hiểu rằng các bệnh nhiễm trùng khác cũng có thể giống bệnh Nocardiosis. - Báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào hoặc gặp các biến chứng khác.
Nhân viên y tế sẽ chẩn đoán bệnh do Nocardia dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe. Tùy thuộc vào bộ phận bị nhiễm bệnh mà bác sĩ sẽ lấy mẫu mô thích hợp bằng cách: Sinh thiết não Nội soi phế quản Sinh thiết phổi Sinh thiết da Thử đờm
Dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài là cách điều trị do Nocardia tốt nhất hiện nay. Tùy theo nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến bộ phận nào mà thời gian điều trị sẽ khác nhau, cụ thể là: Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến phổi: cần dùng thuốc kháng sinh trong 6 đến 12 tháng. Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến não: cần dùng thuốc kháng sinh trong 12 tháng. Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến da hoặc mô mềm:  cần dùng thuốc kháng sinh trong 2 đến 4 tháng.
Giời leo
Giời leo là một trong những bệnh phổ biến hiện nay, hầu hết mọi người ai cũng đã từng mắc phải. Vậy giời leo là bệnh gì? Giời leo (hay còn gọi là bệnh zona) là một bệnh thường kèm theo những đau đớn kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, hiện nay đã có vắc xin tiêm phòng có thể phòng được cả bệnh thủy đậu và bệnh giời leo. Bệnh giời leo thường xuất hiện vào mùa mưa với thời tiết lạnh, độ ẩm cao kết hợp với cơ địa mệt mỏi, sức đề kháng yếu.
Giời leo là bệnh viêm dây thần kinh do virus nhóm Herpes gây ra, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng thường gặp nhất là ở vùng liên sườn, gần tai và đùi trong. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở bụng, cổ, vai, mặt, lưng, nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất là ở hố mắt.
Bệnh giời leo có những dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau: Tổn thương da đau rát như bị trầy xước hay bỏng, ngứa râm ran giống bị kim châm, thường xuất hiện ở các vùng da bị hở hoặc có nhiều trường hợp rải rác khắp người. Xuất hiện mụn nước cấp tính ở những vùng nhiễm bệnh. Thời gian đầu các mụn sẽ nhỏ li ti sau đó lan rộng thành từng mảng. Sốt nhẹ do mệt mỏi vì phải chịu đau đớn cả bên trong và bên ngoài. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mắt. Tình trạng này khiến người bệnh bị chảy nước mũi, thức ăn sẽ bị mắc kẹt ở nửa bên bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng khô mắt.
Bệnh giời leo có lây lan, khi dùng tay tiếp xúc vào vùng da bị bệnh rồi sờ vào những vùng da khác sẽ làm cho bệnh lây lan ra nhiều hơn. Do đó, khi xuất hiện các vệt đỏ dài dù có rất ngứa, khó chịu tuyệt đối không dùng tay để gãi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị giời leo như: Người cao tuổi, đặc biệt trên 60 tuổi; Những người bị suy giảm hệ miễn dịch; Những bệnh nhân có tiền sử bị thủy đậu.
Để phòng ngừa bệnh giời leo có thể gợi ý một số biện pháp sau: Vệ sinh, giữ sạch vùng da bị phát ban; dùng băng ẩm đè lên vùng phát ban để giảm đau; Sử dụng thuốc nhỏ mắt để dưỡng ẩm cho mắt khi có dấu hiệu khô; buổi tối dùng thuốc mỡ tra mắt hoặc dùng miếng dán che mắt; Tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu cho trẻ;
Để chẩn đoán bệnh giời leo có thể dựa vào bệnh sử của bệnh nhân hoặc khám lâm sàng. Thông qua việc bóc lớp trên cùng của bóng nước, cạo lấy lớn đáy để xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ để loại trừ các bệnh lý khác.
Để điều trị bệnh giời leo có thể sử dụng các phương pháp sau: Điều trị bằng thuốc kháng sinh; Thanh nhiệt giải độc cơ thể bằng việc duy trì chế độ ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng của cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, rau củ quả có màu xanh, uống nhiều nước để giải độc cho cơ thể. Sử dụng đỗ xanh hoặc lá khổ qua để chữa bệnh: đậu xanh hoặc lá khổ qua, gạo nếp giã nhuyễn đắp lên vị trí bị giời leo sau 3-4 ngày sẽ khỏi bệnh. Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau: thuộc nhóm sterroide điều trị tránh cảm giác khó chịu cho người bệnh; Sử dụng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch aluminin acetate 5% để giữ sạch vết thương, không bị nhiễm trùng; Sử dụng các dung dịch sát khuẩn và milian eosin; Sử dụng thuốc kháng vi rút tùy theo tình trạng bệnh và chỉ dẫn của bác sĩ.     Xem thêm: Có thể điều trị dứt điểm đau sau Zona không? Làm thế nào để thủy đậu không để lại sẹo? Viêm da cơ địa: Những điều cần biết
Gout (gút)
Bệnh gout là gì? Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng. Bệnh gout có nguy hiểm không? Tuy bệnh gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.   Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gout. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi bị bệnh sỏi thận. Giai đoạn 2: nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân (nốt tophi). Nốt tophi thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Nốt tophi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng. Giai đoạn 3: các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp. Hầu hết người bị bệnh gout chỉ ở giai đoạn 1 hoặc 2, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.
Nguyên nhân bệnh gout gồm hai nguyên nhân chính: nguyên phát (đa số các trường hợp) và thứ phát Nguyên phát: 95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi. Chưa rõ nguyên nhân. Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh. Thứ phát Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): hiếm gặp. Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai: Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, … Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …
Triệu chứng bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm: Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào Khớp sưng đỏ Vùng xung quanh khớp ấm lên Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần. Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn. Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác. Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.
no_information
Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi Uống nhiều bia trong thời gian dài Béo phì Gia đình có người từng bị gout Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật Tăng cân quá mức Tăng huyết áp Chức năng thận bất thường Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp Mất nước
Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh gout: Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa. Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe. Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, ... Tập thể dục hằng ngày Duy trì cân nặng hợp lý Đặc biệt cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi Tránh ăn hải sản và thịt đỏ Ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, … Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc Uống nhiều nước: uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu Không uống cà phê, trà, nước uống có ga
Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác. Các biện pháp chẩn đoán được áp dụng bao gồm: Hỏi bệnh sử Khám lâm sàng Xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric trong máu Chọc hút dịch khớp tìm tinh thể acid uric Chụp X-quang khớp Siêu âm khớp Chụp CT scanner khớp Chẩn đoán xác định Có thể áp dụng một trong các tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968): được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm (độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%) Tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các nốt tophi. Hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố sau đây: Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần. Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần. Có nốt tophi Đã từng hoặc đang đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ). Tiêu chuẩn của ILAR và Omeract (2000): độ nhạy 70%, đặc hiệu 78,8% Có tinh thể urat trong dịch khớp, và / hoặc: Tìm thấy tinh thể urat đặc trưng trong nốt tophi bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực, và / hoặc: Có 6 trong số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X-quang sau: Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày Có hơn một cơn viêm khớp cấp Viêm khớp ở một khớp Đỏ vùng khớp Sưng, đau khớp bàn ngón chân I Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên Viêm khớp cổ chân một bên Nốt tophi nhìn thấy được Tăng acid uric máu (nam ≥ 420 mmol/l, nữ ≥ 360 mmol/l) Sưng đau khớp không đối xứng Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên X-quang Cấy vi khuẩn âm tính
Nguyên tắc điều trị gout Điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp. Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gout chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gout có nốt tophi. Điều trị cụ thể Chế độ ăn uống - sinh hoạt cho người bị gout: Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày. Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên. Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương, … Điều trị nội khoa Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp: Gout kèm biến chứng loét Bội nhiễm nốt tophi Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.   Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh Gout Bệnh Gút – Triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh Cảnh giác với tác dụng phụ nghiêm trọng trên da của thuốc điều trị gút Allopurinol Những ai không được ăn cua đồng?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong, làm suy giảm chức năng của tinh hoàn, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một tình trạng phổ biến, gặp 10-15% nam giới sau dậy thì và 40% trong số các bệnh nhân nam vô sinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong, làm suy giảm chức năng của tinh hoàn, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện chưa được nghiên cứu nhiều, nên thường được xem là do tự phát. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của bệnh như: suy các van của hệ thống tĩnh mạch, tĩnh mạch tinh đổ sai chỗ vào tĩnh mạch thận trái hoặc tĩnh mạch chủ bụng, tình trạng tăng áp lực ổ bụng do khối u vùng tiểu khung hay u sau phúc mạc. Dù là nguyên nhân gì, hiện nay người ta vẫn cho rằng bệnh sinh của giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự trào ngược máu tĩnh mạch vào tĩnh mạch tinh, làm giãn hệ thống tĩnh mạch ở bìu tạo thành búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo nổi rõ dưới da như túi giun.
Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có hoặc không rõ ràng, đặc biệt trong giai đoạn sớm. Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân đến khám vì vô sinh và tình cờ phát hiện bệnh khi thăm khám. Cơ chế gây vô sinh trong bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự tăng nhiệt độ ở bìu so với bình thường, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh, gây giảm chất lượng tinh trùng thông qua việc giảm tính di động và biến đổi hình dạng của tinh trùng. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh thường đối mặt với các triệu chứng như đau tinh hoàn, theo thời gian sẽ thấy rõ các búi tĩnh mạch giãn ở da bìu, được ví như một túi giun, tinh hoàn thường ở trạng thái sưng và phù nề. Triệu chứng đau trong giãn tĩnh mạch thừng tinh thường có đặc điểm sau: (1) Đau thay đổi từ cảm giác khó chịu đến đau nhiều Đau tăng khi đứng hay khi gắng sức, nặng lên về cuối ngày. Đau giảm khi nằm ngửa Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường hình thành trong quá trình dậy thì (1) và trên 80% các trường hợp thường gặp ở bên trái.
no_information
Không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào rõ ràng liên quan đến bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. (1)
no_information
Giãn tĩnh mạch thừng tinh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng và siêu âm tinh hoàn Ngoài triệu chứng đau tinh hoàn hoặc suy giảm khả năng sinh sản mà bệnh nhân gặp phải, việc thăm khám lâm sàng có thể phát hiện một khối mềm, không đau nằm phía trên tinh hoàn. Nếu các búi tĩnh mạch còn nhỏ, bác sĩ sẽ yêu câu bệnh nhân đứng dậy, hít một hơi thật sâu và nín thở sẽ thấy búi tĩnh mạch hiện ra rõ hơn (nghiệm pháp Valsalva). Siêu âm tinh hoàn cung cấp hình ảnh chính xác về các cấu trúc bên trong. Siêu âm tinh hoàn còn giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh như khối u chèn ép tĩnh mạch tinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh không những không thể tự khỏi mà còn gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh được thực hiện chủ yếu bằng các phương pháp can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh qua nội soi ổ bụng hoặc mổ mở là phương pháp kinh điển. Bệnh không cần điều trị khi không có triệu chứng. Phẫu thuật chỉ được chỉ định cho các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh điển hình có triệu chứng như đau tức hai tinh hoàn kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh vì phẫu thuật mang lại nhiều biến chứng như: (2) Tràn dịch màng tinh hoàn Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát Nhiễm trùng Phá hủy động mạch lân cận. Ngày nay, giãn tĩnh mạch thừng tinh đang được điều trị bằng các phương pháp mới, trong đó phải kể đến phương pháp điều trị bằng can thiệp nội mạch qua da. Hệ thống tĩnh mạch thừng tinh được tiếp cận thông qua một ống có gắn camera kết nối với màn hình theo dõi, được đưa vào từ bẹn hoặc cổ của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ sẽ làm tắc nghẽn hệ tĩnh mạch thừng tinh bằng dây cuộn hoặc các phương tiện khác để ngăn ngừa sự trào ngược máu về tĩnh mạch tĩnh, giải quyết được tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Phương pháp này đang ngày càng được áp dụng phổ biến hơn và có xu hướng thay thế phương pháp phẫu thuật vì tính chất ít xâm lấn và khả năng mang lại hiệu quả cao hơn. Sau khi thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh 2 ngày, bệnh nhân có thể quay trở lại công việc bình thường, và sau 7 đến 10 ngày có thể bắt đầu tập thể dục. Bên cạnh các phương pháp điều trị can thiệp, người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen và mang quần lót đúng cách để nâng đỡ bìu. (2) Một số thuốc cũng tỏ ra có hiệu quả trong việc cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng như thuốc các thuốc hỗ trợ nội tiết, các loại khoáng chất như kẽm, nhóm các chất có khả năng chống oxy hóa như vitamin E, A, C, carnitine,… Xem thêm: Khi nào nên phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh? Đàn ông mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không? Nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể sinh con được không?
Ghẻ
Ghẻ (scabies, gale) là bệnh ngoài da khá phổ biến, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ), có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite), thường hay gặp vào mùa xuân – hè. Bệnh ghẻ tồn tại hơn 2500 năm, xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, đến nay ước tính có  khoảng 300 triệu trường hợp trên toàn thế giới bị ghẻ mỗi năm, nó thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu nước sinh hoạt hoặc những nước kém phát triển, điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém. Ghẻ là bệnh không gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bản thân người bệnh và những người xung quanh, đặc biệt nó  sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.
Tác nhân gây bệnh ghẻ là do ký sinh trùng ghẻ (tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis)gây nên. Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì nó chết sau khi giao hợp. Ghẻ cái có nhiều loài, có loài gây bệnh ở người, có loại gây bệnh ở súc vật như ngựa, cừu, dê, lợn, chó, mèo, thỏ, chuột v.v...Tuy nhiên ghẻ cái gây bệnh ghẻ cho súc vật có thể truyền bệnh cho người.   Một số đặc điểm nhận dạng cái ghẻ: Cái ghẻ có hình bầu dục, đường kính khoảng 0,25 mm, rất nhỏ, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nếu nhìn thấy cũng chỉ thấy nó như một điểm trắng di động, nó có 8 chân, 2 đôi chân trước có ống giác, 2 đôi chân sau có lông tơ, đầu có vòi để hút thức ăn. Cái ghẻ thường ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, ban đêm thì đào hang còn ban ngày đẻ trứng, mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1-5 trứng, 72-96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5-6 lần lột xác (trong vòng 20-25 ngày) trở thành cái ghẻ trưởng thành, rồi bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới. Chu kỳ toàn bộ cuộc sống cái ghẻ ở thượng bị kéo dài 30 ngày và có khoảng <10% trứng đậu thành cái ghẻ trưởng thành. Quá trình tác động của ghẻ cái lên da của người: Ghẻ cái tiết ra enzyme proteases làm suy giảm tầng lớp sừng của người, do đó ghẻ cái có thể di chuyển qua các lớp trên cùng của da dễ dàng hơn. Nguồn thức ăn của ghẻ là các mô bị phân hủy nhưng nó không ăn máu. Nó thường thông qua các lớp biểu bì, tạo ra các tổn thương hang và để lại sau phân của chúng. Ghẻ cái sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi một con ghẻ cái, sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con, ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình. Cơ chế bệnh sinh: Vào ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất, vì ngứa phải gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu... Cái ghẻ sẽ chết sau khi rời vật chủ 4 ngày.
Dấu hiệu bệnh ghẻ ở người thường thấy nhất khi bị ghẻ là: ngứa, nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang. Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn....và có thể có sốt trong một số trường hợp. Người tiếp xúc lần đầu tiên với ký sinh trùng ghẻ,  trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa, có thể do ghẻ mới xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại nên chưa thấy ngứa, điều đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà hoàn toàn chưa thấy ngứa. Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da. Sau khi ngứa, xuất hiện các tổn thương đặc hiệu là luống ghẻ và mụn nước hay còn gọi là mụn trai và đường hang. Mụn nước trong bệnh ghẻ thường nhỏ bằng hạt tấm, nhìn giống như hạt ngọc (nếu chưa bị bội nhiễm), không bao giờ mọc thành chùm, mọc rải rác đặc biệt là các vùng da non. Luống ghẻ xuất hiện do cái ghẻ đào ở lớp sừng là 1 đường cong ngoằn ngoèo hình chữ chi, dài 2-3 cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da, ở đầu đường hang có mụn nước đường kính khoảng 1-2mm và đó cũng chính là nơi cư trú của cái ghẻ. Vị trí tổn thương thường là: lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mu tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân và ghẻ ít khi có tổn thương ở đầu mặt, ở nam giới hầu như đều có tổn thương ở qui đầu, thân dương vật, phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân, lòng bàn chân. Ghẻ gây ngứa dữ dội do đó bệnh nhân gãi rất mạnh gây nên các tổn thương, bao gồm: vết xước gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt..,sẹo thâm màu, bạc màu, tạo nên hình ảnh được ví như bức tranh "khảm xà cừ", "hình hoa gấm".
Bệnh ghẻ có lây không? Bệnh ghẻ ở người là 1 bệnh lây truyền mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ dễ mắc bệnh theo. Ghẻ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da của người bị ghẻ. Trong một số trường hợp, một người có thể bị ghẻ khi dùng chung quần áo, khăn tắm hoặc bộ đồ giường với người bị ghẻ.
Bất kỳ đối tượng nào, dân tộc nào, dù nam hay nữ, dù già hay trẻ đều có thể mắc bệnh ghẻ.Tuy nhiên đối tượng dễ bị nhất là những người thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt chung như: ngủ chung, dùng chung màn, khăn, chiếu, gối với người bị ghẻ.
Vệ sinh nhà ở và vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ. Tránh tiếp xúc trực tiếp giữa da với da hoặc tiếp xúc với đồ dùng của những người bị ghẻ. Những người có nguy cơ (tiếp xúc gần gũi) nên được chăm sóc y tế để điều trị phòng ngừa.
Chẩn đoán dựa vào các đặc điểm lâm sàng: Ngứa, thường là ngứa nhiều về đêm, nổi mụn nước ở những vùng da non, mọc riêng lẻ, không thành chùm. Chẩn đoán dựa vào tổn thương ở các vị trí đặc hiệu như lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mu tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông,... Dựa vào dịch tễ: gia đình, đơn vị , tập thể nhiều người bị. Soi tươi: dùng curette nạo mụn nước ở đầu luống ghẻ hoặc nạo luống ghẻ, đưa lên lam kính, nhỏ một giọt KOH 10%, soi kính hiển vi thấy trứng hoặc cái ghẻ. Dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da. Xét nghiệm máu: thấy IgE tăng cao. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh ghẻ là tìm thấy cái ghẻ, tuy nhiên không phải khi nào cũng tìm thấy cái ghẻ và các sản phẩm của chúng do vậy chẩn đoán dựa vào các đặc điểm lâm sàng và tính chất dịch tễ là rất quan trọng.
Cách trị bệnh ghẻ ở người tương đối dễ dàng, chỉ cần diệt hết cái ghẻ và phòng tránh không bị tái nhiễm. Hiện nay, hầu hết những phương pháp điều trị đều cho đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 - 7 ngày để chắc chắn điều trị dứt điểm bệnh ghẻ này. Nguyên tắc điều trị ghẻ ở người: Cần phát hiện sớm và điều trị sớm khi chưa có biến chứng. Điều trị tất cả những người bị ghẻ sống chung cùng một lúc. Nên bôi thuốc vào buổi tối trư­ớc khi đi ngủ: bôi một lớp mỏng từ cổ đến chân, bôi 2-3 đêm liên tục mới tắm. Hạn chế, tốt nhất là nên tránh kỳ cọ cạo gãi vì nó có thể gây viêm da, nhiễm khuẩn. Không được bôi các thuốc hại da như DDT, 666, Volphatox,lá cơi.... Cần bôi liên tục 10- 15 ngày; theo dõi sau 10-15 ngày vì có thể có đợt trứng mới nở. Điều trị kết hợp với phòng bệnh chống lây lan. Giặt, phơi quần áo, chăn màn, đồ dùng của người bệnh cách xa với đồ dùng của những người xung quanh. Cách ly người bệnh, không dùng chung quần áo, ngủ chung. Các phương pháp điều trị ghẻ: Đối với ghẻ đơn giản Bôi một trong các thuốc: Dung dịch DEP: bôi ngày 2-3 lần, thuốc này không được dùng cho trẻ sơ sinh và không bôi vào bộ phận sinh dục. Lindane: xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8-12 giờ tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/tuần. Thuốc chữa ghẻ này tương tự như dung dịch DEP không dùng cho trẻ nhỏ vì nó gây độc với thần kinh. Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate): bôi, xịt 2 lần/ngày. Eurax (crotamintan) 10%: 6-10 giờ bôi một lần. Thuốc an toàn có thể bôi vào bộ phận sinh dục và dùng được cho trẻ sơ sinh, nó có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Permethrin cream 5% (Elimite) là thuốc điều trị ghẻ ít độc tính nhất, có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai. Trường hợp bị ghẻ vảy: Phối hợp Ivermectin uống với thuốc bôi ngoài tại chỗ, nó có hiệu quả ở hầu hết các trường hợp ghẻ điển hình. Lưu ý Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc ít hơn 15kg không được điều trị bằng ivermectin. Theo đông y, nên thường xuyên tắm với nước của cây lá đắng, ba gạc, xoan, xà cừ, cúc tần. Đối với ghẻ có bội nhiễm, viêm da, chàm hóa cần sử dụng phối hợp: kháng sinh, steroid, kháng histamin, vitamin B1, C, oxit kẽm, mỡ kháng sinh, dung dịch milian; tím metyl 1%. Xem thêm: Trẻ bị viêm da cơ địa: Chăm sóc thế nào cho đúng? Rôm sảy là gì? Vì sao trẻ thường bị rôm sảy vào mùa hè? Một số bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em
Giãn não thất
Giãn não thất hay còn gọi là não úng thủy, tràn dịch não là hậu quả của tình trạng mất cân xứng giữa sản xuất và hấp thụ dịch não tủy não. Sự sản xuất ra dịch não tủy tùy thuộc phần lớn vào sự chuyển vận tích cực các ion, nhất là natri đi qua màng biểu mô đặc biệt của đám rối màng mạch để đổ vào các khoang não thất. Dịch này lưu thông từ não thất nọ sang não thất kia (qua ống hay các lỗ thông) rồi được hấp thu trở lại vào hệ tuần hoàn tĩnh mạch thông qua các khoang dưới màng nhện bao phủ lên các bán cầu não. Giãn não thất phần lớn do tắc nghẽn lưu thông và cản trở tái hấp thụ dịch não thất. Giãn não thất có 2 thể: thể tràn dịch não trong và tràn dịch não ngoài. Tràn dịch não trong phần lớn do tắc nghẽn ống sylvius do biến chứng của nhiễm khuẩn hay hậu quả của các khối u chèn ép tại đó. Tràn dịch não ngoài nguyên nhân phổ biến là do biến chứng viêm màng não như lao màng não, viêm màng não nhiễm khuẩn hoặc do biến chứng xuất huyết. Theo vị trí giãn não thất chia thành giãn não thất trái, giãn não thất phải và giãn não thất 2 bên. Phần lớn các trường hợp dịch não tủy thường tăng và gây ra một loạt các triệu chứng. Nổi bật nhất là kích thước hộp sọ ngày càng to, biểu hiện bằng thóp trước và các đường khớp giãn rộng. Giãn não thất ở thai nhi được chẩn đoán chủ yếu dựa vào siêu âm đo khoang não thất phân thành 2 mức độ là giãn não thất nhẹ và giãn não thất nặng. Hơn 80% giãn não thất thể nhẹ trở về bình thường vào tháng cuối thai kỳ. Tiên lượng tùy theo mức độ giãn não thất của thai, nếu nhẹ có thể trở về bình thường ở tháng cuối hoặc điều trị sau dinh, nếu nặng sẽ có chỉ định chấm dứt thai kỳ. Giãn não thất bẩm sinh là hậu quả của việc sinh 1 em bé bị giãn não thất trong quá trình mang thai. Theo con số thống kê được hằng năm thì có khoảng từ 0,3 -2,5 trẻ được sinh ra bị não úng thủy, đây là một dị tật thần kinh rất nguy hiểm cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ sau này. Ngoài ra tràn dịch não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ sơ sinh và người lớn từ 60 tuổi trở lên. Điều trị phẫu thuật cho não úng thủy có thể khôi phục và duy trì mức dịch não tủy bình thường trong não. Nhiều phương pháp điều trị khác nhau thường được yêu cầu để kiểm soát các triệu chứng hoặc suy giảm chức năng do tràn dịch não.   Giãn não thất để lại hậu quả nghiêm trọng thậm trí tử vong vì vậy việc chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng đặc biệt trong thời kì mang thai để có hướng xử trí và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến giãn não thất bao gồm: Cản trở: vấn đề phổ biến nhất là tắc nghẽn một phần dòng chảy bình thường của dịch não tủy, từ tâm thất này sang tâm thất khác hoặc từ tâm thất đến các không gian khác xung quanh não. Hấp thụ kém: ít phổ biến hơn là một vấn đề với các cơ chế cho phép các mạch máu hấp thụ dịch não tủy. Điều này thường liên quan đến viêm mô não do bệnh hoặc chấn thương. Sản xuất thừa: hiếm gặp, dịch não tủy được tạo ra nhanh hơn nó có thể được hấp thu không hết dẫn đến tràn dịch não tủy. Có 10% trường hợp thai nhi bị giãn não thất là do bất thường nhiễm sắc thể, xuất huyết hay nhiễm trùng gây ra. Do não úng thủy hoặc do các dị tật khác ở não gây ra như hội chứng chiari, thoát vị màng não hoặc do các bất thường hố sau. Do hội chứng Dandy – Walker và 2 – 10% kèm theo não úng thủy, bệnh này có tính di truyền nhiễm sắc thể X, chủ yếu ở các bé trai.
Các dấu hiệu và triệu chứng của giãn não thất theo độ tuổi như sau: Trẻ sơ sinh Thay đổi kích thước đầu: đầu lớn bất thường, tăng nhanh kích thước của đầu, sờ thấy thóp phồng Nôn Ngủ nhiều Khóc thét Co giật Giảm trương lực cơ Mắt nhìn về 1 hướng Phản xạ chậm Trẻ mới biết đi và trẻ lớn Đau đầu Nhìn mờ hoặc nhìn đôi Mắt cố định hướng xuống (ánh nắng mặt trời) Mở rộng bất thường của đầu trẻ mới biết đi Buồn ngủ hoặc thờ ơ Buồn nôn hoặc nôn mửa Cân bằng không ổn định Phối hợp kém Ăn kém Co giật Tiểu không tự chủ Thay đổi hành vi và nhận thức: cáu gắt, thay đổi tính cách, suy giảm thành tích học tập, trì hoãn hoặc các vấn đề với các kỹ năng có được trước đây, chẳng hạn như đi bộ hoặc nói chuyện Thanh niên và trung niên Đau đầu Mất sự phối hợp hoặc cân bằng Mất kiểm soát bàng quang hoặc đi tiểu thường xuyên Suy giảm thị lực Suy giảm trí nhớ, sự tập trung và các kỹ năng tư duy khác có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc Người cao tuổi Trong số những người lớn từ 60 tuổi trở lên, các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến hơn của tràn dịch não là: Mất kiểm soát bàng quang hoặc đi tiểu thường xuyên Mất trí nhớ Mất dần dần các kỹ năng suy nghĩ hoặc lý luận khác Đi lại khó khăn, thường được mô tả là một dáng đi xáo trộn hoặc cảm giác bàn chân bị mắc kẹt Phối hợp kém hoặc cân bằng Khi nào đi khám bác sĩ? Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi khi gặp các dấu hiệu và triệu chứng này: Một tiếng kêu the thé Vấn đề với mút hoặc cho ăn Không giải thích được, nôn mửa tái phát Không muốn di chuyển đầu hoặc nằm xuống Khó thở Co giật
no_information
Trẻ sơ sinh Tràn dịch não xuất hiện khi sinh (bẩm sinh) hoặc ngay sau khi sinh có thể xảy ra do bất kỳ trường hợp nào sau đây: Sự phát triển bất thường của hệ thống thần kinh trung ương có thể cản trở dòng chảy của dịch não tủy Chảy máu trong tâm thất, một biến chứng có thể xảy ra khi sinh non Nhiễm trùng trong tử cung khi mang thai, chẳng hạn như rubella hoặc giang mai, có thể gây viêm trong các mô não của thai nhi Các yếu tố nguy cơ khác xảy ra ở mọi lứa tuổi: Sang thương hoặc khối u não hoặc tủy sống Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như viêm màng não do vi khuẩn hoặc quai bị Chảy máu trong não do đột quỵ hoặc chấn thương đầu Chấn thương sọ não khác
Nếu đang mang thai, hãy chăm sóc trước khi sinh thường xuyên. Theo lịch trình đề nghị của bác sĩ để kiểm tra trong khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ chuyển dạ sớm có nguy cơ bị tràn dịch não và các biến chứng khác. Bảo vệ chống lại bệnh truyền nhiễm: thực hiện theo các lịch trình tiêm chủng và sàng lọc được đề nghị cho độ tuổi và giới tính . Ngăn ngừa và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng và các bệnh khác liên quan đến não úng thủy có thể làm giảm nguy cơ của bạn. Để ngăn ngừa chấn thương đầu: sử dụng thiết bị an toàn phù hợp. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, hãy sử dụng ghế an toàn cho trẻ em phù hợp với độ tuổi và kích cỡ phù hợp cho tất cả các chuyến đi bằng ô tô. Đảm bảo tất cả các thiết bị của bé - cũi, xe đẩy, xích đu, ghế bành - đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn an toàn và được điều chỉnh phù hợp với kích thước và sự phát triển của bé. Trẻ em và người lớn nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, ván trượt, xe máy, xe trượt tuyết hoặc xe địa hình. Luôn luôn thắt dây an toàn trong xe cơ giới. Trẻ nhỏ nên được bảo đảm trong ghế an toàn cho trẻ em hoặc ghế nâng. Tùy thuộc vào kích thước của chúng, trẻ lớn hơn có thể được hạn chế đầy đủ với dây an toàn.
Giãn não thất thai kì Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, nếu trong quá trình siêu âm phát hiện não thất thai nhi bị giãn với đường kính 10mm thì được gọi là giãn não thất, còn đường kính 15mm là úng thủy não. Để phát hiện giãn não thất ở thai nhi, người ta dựa vào AFP (một trong 3 chất được thử trong triple test), siêu âm và chọc dò ối để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể. Trung bình dịch khoang não thất thai đo được <10mm, nếu >10mm được gọi là giãn não thất nhẹ. Nếu khoang dịch >20mm là giãn não thất nặng Chẩn đoán giãn não thất thường dựa trên: Các triệu chứng lâm sàng Khám thần kinh: loại kiểm tra thần kinh sẽ phụ thuộc vào tuổi của một người. Nhà thần kinh học có thể đặt câu hỏi và thực hiện các bài kiểm tra tương đối đơn giản trong văn phòng để đánh giá tình trạng cơ bắp, chuyển động, sức khỏe và các giác quan hoạt động tốt như thế nào. Siêu âm: hình ảnh siêu âm, sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh, thường được sử dụng để đánh giá ban đầu cho trẻ sơ sinh vì đây là một thủ tục tương đối đơn giản, ít rủi ro. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) sử dụng sóng vô tuyến và từ trường để tạo ra hình ảnh 3 chiều hoặc mặt cắt ngang chi tiết của não rất có giá trị giúp chẩn đoán giãn não thất. Chụp cắt lớp vi tính (CT) là một công nghệ X-quang chuyên dụng có thể tạo ra các hình ảnh cắt ngang của não. Quét không đau và nhanh chóng.
Điều trị giãn não thất thai kì Trong 3 tháng giữa thai kỳ, nếu mẹ siêu âm phát hiện não thất có kích thước dưới 10mm thì không cần quá lo lắng. Mẹ chỉ cần thường xuyên thăm khám theo định kỳ để theo dõi và không cần can thiệp nhiều. Giãn não thất nhẹ là sự thay đổi bình thường, do tác động phụ của những dị tật khác gây ra. Do đó, khi phát hiện cần kiểm tra và siêu âm kỹ lưỡng với tim và não của thai nhi. Nếu khi kết quả xét nghiệm cho thấy không có những điểm bất thường, các bác sĩ sẽ theo dõi mẹ bầu trong một vài ngày để có kết luận chính xác nhất hoặc mẹ bầu có thể được theo dõi tại nhà cho đến khi sinh.Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính với não úng thủy, thì thai phụ phải ngay lập tức phải nhập viện để được theo dõi, nếu trường hợp nặng phải chấp nhận bỏ thai, đảm bảo cho những lần mang thai sau. Điều trị giãn não thất ở các lứa tuổi khác Điều trị chủ yếu bằng phương pháp phẫu thuật bao gồm 2 phương pháp sau: Hệ thống shunt: phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh não úng thủy là phẫu thuật đặt hệ thống thoát nước, được gọi là shunt. Nó bao gồm một ống dài, linh hoạt với một van giữ chất lỏng từ não chảy đúng hướng và đúng tốc độ. Một đầu của ống thường được đặt ở một trong các tâm thất của não. Sau đó, ống được đặt dưới da đến một bộ phận khác của cơ thể, nơi dịch não tủy dư thừa có thể được hấp thụ dễ dàng hơn - chẳng hạn như bụng hoặc một buồng trong tim. Những người mắc bệnh não úng thủy thường cần một hệ thống shunt cho đến hết đời và cần phải theo dõi thường xuyên. Phẫu thuật nội soi thất thứ ba Phẫu thuật nội soi thất thứ ba là một thủ tục phẫu thuật có thể được sử dụng cho một số người. Trong thủ tục, bác sĩ phẫu thuật sử dụng một máy quay video nhỏ để có tầm nhìn trực tiếp bên trong não sau đó tạo một lỗ ở đáy của một trong các tâm thất hoặc giữa các tâm thất để cho phép dịch não tủy chảy ra khỏi não. Biến chứng của phẫu thuật Cả hai thủ tục phẫu thuật có thể dẫn đến các biến chứng. Hệ thống shunt có thể ngừng thoát dịch não tủy hoặc điều tiết thoát nước kém vì trục trặc cơ học, tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng. Biến chứng của tâm thất bao gồm chảy máu và nhiễm trùng. Phương pháp điều trị khác Một số người mắc bệnh não úng thủy, đặc biệt là trẻ em, có thể cần điều trị bổ sung, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các biến chứng lâu dài của tràn dịch não. Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của não úng thủy Chẩn đoán bệnh não úng thủy như thế nào? Não úng thủy hình thành như thế nào?
Giun kim
Giun kim, tên khoa học Enterobius vermicularis, là một loại giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của người. Nhiễm giun kim là một trong những bệnh ký sinh trùng ở người khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể lây từ người này qua người khác, nên việc phòng ngừa không hề đơn giản. Giun kim dài bao nhiêu? Giun cái dài khoảng 10mm, giun đực thì nhỏ hơn. Giun kim sống ở đâu? Giun kim có thể kí sinh trong đường tiêu hóa người, đôi khi đi lạc chỗ đến các cơ quan khác như cơ quan sinh dục, tiết niệu, hô hấp,... Dịch tễ giun kim Nhiễm giun kim ở trẻ nhỏ thường gặp hơn so với người lớn, nữ nhiều hơn nam, và thành thị có tỷ lệ nhiễm cao hơn nông thôn. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun kim có sự khác nhau giữa các vùng miền, cao nhất ở Tây Nguyên với 50% người dân bị nhiễm giun kim, Bắc Bộ khoảng 29-43%, Nam Bộ khoảng 16-47%, miền Trung là 7.5%. Trứng giun kim có thể ở ngoài môi trường một thời gian sau khi rời khỏi cơ thể người.
Như đã đề cập ở trên, giun kim là tác nhân gây bệnh. Cụ thể, trứng và ấu trùng giun kim là nguyên nhân trực tiếp. Người ăn phải trứng có ấu trùng giun kim là nguyên nhân khiến cho cơ thể bị nhiễm giun kim. Giun kim ở người Sau khi xuống đến dạ dày, ấu trùng phát triển thành giun kim trong vòng 6h, rồi đi xuống ruột non và trưởng thành 2 tuần sau đó. Giun kim trưởng thành đến ký sinh tại đoạn cuối hỗng tràng, hồi tràng, manh tràng, ruột thừa và phần đầu đại tràng lên. Ở điều kiện bình thường, hầu như chúng bám lỏng lẻo vào thành ruột mà không có sự xâm nhập xuống phía dưới. Sau khi giao hợp, giun đực chết đi, giun cái xuống rìa hậu môn để đẻ trứng, khiến cho niêm mạc hậu môn bị kích thích gây ngứa ngáy. Trung bình một con giun kim cái đẻ khoảng 4.000 đến 200.000 trứng. Tuổi thọ trung bình của một giun trưởng thành khoảng 1-2 tháng. Trứng giun kim sau khi được đẻ ra phát triển thành trứng có ấu trùng sau 4-8h, và được thải ra ngoài theo phân. Ngoài ra, ấu trùng có thể được hình thành ngay tại hậu môn sau đó chui lên ruột lại để phát triển.
Một số trường hợp nhiễm giun kim không có biểu hiện gì trên lâm sàng. Các triệu chứng dai dẳng thường gặp của bệnh bao gồm: Triệu chứng tiêu hóa Ngứa hậu môn: thường vào buổi tối, lúc đi ngủ do giun kim cái đẻ trứng ở rìa hậu môn. Bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu, rìa hậu môn sưng đỏ. Rối loạn tiêu hóa: phân thường lỏng hoặc nát, có thể có nhầy, máu. Chán ăn, ăn không tiêu. Buồn nôn, nôn. Đau bụng âm ỉ. Triệu chứng thần kinh Cáu gắt, bứt rứt Khó ngủ, khóc đêm. Triệu chứng tiết niệu Đái dầm ở trẻ. Các triệu chứng khác của nhiễm giun kim Giun kim có thể đi lạc chỗ vào đường sinh dục của cả nam lẫn nữ gây nên chứng di tinh ở nam, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung ở nữ (do mang theo vi sinh vật gây bệnh). Ngoài ra nhiễm giun kim có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Giun kim có thể đi lạc chỗ đến phổi, hốc mũi, thực quản,... biểu hiện các triệu chứng của viêm phổi, hốc mũi, viêm thực quản,... Viêm ruột thừa, thủng ruột là biến chứng của nhiễm giun kim
Đường tiêu hóa: trẻ nhiễm giun kim có thể ngứa hậu môn và đưa tay gãi, sau đó dùng tay này cầm nắm thức ăn, đồ uống, vô tình đưa trứng giun kim vào lại miệng và tiếp tục chu trình của giun kim trong cơ thể người. Các vật dụng như đồ chơi, bút viết cũng có thể có trứng giun từ bàn tay của trẻ nhiễm giun kim, điều này làm lây truyền giun kim ở những nơi đông đúc, chật chội như nhà trẻ. Nhiễm giun kim ngược dòng: Ấu trùng giun kim nở ra từ trứng có thể chui ngược lên lại ruột và tiếp tục phát triển và gây bệnh.
Trẻ em là đối tượng nguy cơ của nhiễm giun kim, lứa tuổi thường dễ nhiễm giun kim nhất là từ 5-9 tuổi . Thống kê cho thấy, nữ mắc nhiều hơn nam giới, thành phố có tỷ lệ nhiễm giun kim cao hơn nông thôn, đặc biệt là ở những nơi đông đúc chật chội như nhà trẻ, trường mầm non.
Giun kim là một bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nó có thể phòng tránh được bằng các biện pháp sau đây: Giữ vệ sinh cá nhân: Cắt ngắn móng tay, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; trẻ nhỏ cần được vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Không cho trẻ mút tay, tránh gãi quanh hậu môn. Vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ; các đồ dùng, đồ chơi của trẻ cũng cần được cọ rửa, làm sạch; vệ sinh toilet kỹ lưỡng. Tẩy giun định kỳ. Khi nhiễm giun cần phải được điều trị triệt để.
Các triệu chứng thường gặp như ngứa hậu môn có thể là dấu hiệu đưa trẻ đi khám để được phát hiện bệnh. Phụ huynh có thể tìm thấy trứng giun kim ở các kẽ hậu môn của trẻ bằng cách dùng đèn pin để kiểm tra hậu môn của trẻ sau khi trẻ đi ngủ một vài tiếng. Xét nghiệm tìm trứng giun kim ở các kẽ hậu môn: bác sĩ có thể dùng miếng băng dán để dán vào rìa hậu môn của trẻ, sau đó gỡ ra, nhìn dưới kính lúp hoặc kính hiển vi xem thử giun kim hoặc trứng có dính vào băng dính hay không. Nên làm xét nghiệm này vào sáng sớm trước khi trẻ đi vệ sinh và tắm rửa.
Thuốc Albendazole và Mebendazole được chỉ định điều trị nhiễm giun kim cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Liều lượng: Mebendazole 500mg hoặc Albendazole 400mg liều duy nhất, điều trị nhắc lại sau 1 tháng với liều như cũ (Áp dụng cho cả trẻ em và người lớn). Chống chỉ định: trẻ nhỏ <2 tuổi, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ cho con bú, hoặc người có tiền sử mẫn cảm với thành phần của thuốc,... Thận trọng đối với bệnh nhân suy gan, suy thận. Nên điều trị hàng loạt nếu tập thể bị nhiễm cao.     Xem thêm: Bệnh giun tocoxara: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống Bệnh giun móc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống Bệnh giun đũa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống
Giãn tĩnh mạch chân
Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới ngày nay được xem như là bệnh lý thời đại bên cạnh bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường khi tần suất mắc bệnh tăng nhanh trong dân số, đặc biệt tỷ lệ mắc phải ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Đây là bệnh lý của hệ thống tĩnh mạch chi dưới khi máu từ chân trở về tim bị cản trở, gây ứ trệ tuần hoàn ở chi dưới, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Giãn tĩnh mạch chân là hậu quả của tình trạng viêm thành tĩnh mạch, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân, cản trở máu từ chân trở về tim gây ứ trệ tuần hoàn, tĩnh mạch từ đó dần giãn to ra, sau đó sẽ đưa đến biến chứng suy tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu.
Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường than phiền về các triệu chứng như cảm giác tức nặng hai chân, đôi khi thấy phù chân vào cuối ngày, đau bắp chân, chuột rút hoặc có cảm giác tê rần ở hai chi dưới. Trong giai đoạn sau của bệnh, thầy thuốc có thể quan sát được các búi tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo dưới da. Tình trạng loét da chân do thiếu dinh dưỡng, viêm tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gặp ở những trường hợp nặng. Lúc này dù được điều trị tích cực nhưng các triệu chứng này chỉ thuyên giảm chậm và khó lành. Bệnh biểu hiện và diễn tiến nặng nề hơn ở phụ nữ có thai. Lí do cho tình trạng này là khi mang thai tử cung to nên chèn ép máu tĩnh mạch về tim nhiều hơn và sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm xấu thêm tình trạng giãn tĩnh mạch chân.
no_information
Người lớn trên 50 tuổi, người lao động phải đứng và ngồi nhiều, mang áo quần bó sát hai chân, đi giày cao gót thường xuyên, phụ nữ mang thai nhiều lần, sử dụng thuốc ngừa thai hay gia đình có người mắc bệnh đều là những đối tượng nguy cơ của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.
no_information
Giãn tĩnh mạch chân ngày nay được chẩn đoán dễ dàng với các triệu chứng lâm sàng gợi ý như căng tức, tê rần hai chi dưới, đau bắp chân, phù chân, chuột rút hai chi dưới, các búi tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo dưới da và siêu âm hệ thống tĩnh mạch. Siêu âm màu hệ thống tĩnh mạch chi dưới giúp xác định và đánh giá mức độ suy giãn của các tĩnh mạch, phát hiện sự hiện diện của huyết khối tĩnh mạch sâu từ đó gợi ý cho bác sĩ có quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân hay không.
Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm khi bệnh còn nhẹ, chưa có biến chứng và người bệnh kiên trì phối hợp điều trị tốt với thầy thuốc. Giãn tĩnh mạch chi dưới giai đoạn sớm có đáp ứng tốt với việc thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt như hạn chế đứng hay ngồi lâu một tư thế, mặc áo quần rộng rãi, thay đổi chế độ dinh dưỡng với bổ sung chất xơ và vitamin C để tăng cường sức bền thành mạch, phòng ngừa biến chứng viêm thành mạch, sử dụng các thuốc tăng cường trương lực tĩnh mạch và mang vớ y tế đúng theo hướng dẫn. Trong những trường hợp nặng hơn ở giai đoạn muộn của bệnh, các biện pháp không can thiệp kể trên cần được thay thế bằng các phương pháp ngoại khoa có xâm lấn khác như chích xơ tĩnh mạch, đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần hoặc laser, dán thành tĩnh mạch bằng keo sinh học để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, rút ngắn thời gian nằm viện. Tuy nhiên nhược điểm của các phương pháp này là chi phí điều trị cao hơn hẳn các biện pháp không can thiệp nên không thể dễ dàng áp dụng cho tất cả bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới. Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn là phương án điều trị cuối cùng, điều trị triệt để bệnh với tỷ lệ thành công cao trên 95%. Xem thêm: Hướng dẫn phòng ngừa và chăm sóc người bị suy giãn tĩnh mạch Bài tập điều trị phục hồi chức năng suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới Gói khám Suy tĩnh mạch chi