Dataset Preview
Viewer
The full dataset viewer is not available (click to read why). Only showing a preview of the rows.
An error occurred while generating the dataset All the data files must have the same columns, but at some point there are 8 new columns (author, tags, content, summary, date, source, title, link) and 2 missing columns (Contents, Summary). This happened while the csv dataset builder was generating data using hf://datasets/Huyne459/text-sum-vn/vim_df.csv (at revision f59742035955d8713e1660fa4ba3c4ae4562def0) Please either edit the data files to have matching columns, or separate them into different configurations (see docs at https://hf.co/docs/hub/datasets-manual-configuration#multiple-configurations)
Error code:   UnexpectedError

Need help to make the dataset viewer work? Open a discussion for direct support.

Unnamed: 0
int64
Summary
string
Contents
string
0
Lâm Đồng - Lãnh đạo thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng khẳng định thông tin người mẫu Ngọc Trinh mua 11ha đất ở địa phương để làm homestay là hoàn toàn sai sự thật. Đó chỉ là chiêu trò của giới bất động sản để thổi giá đất.
Những ngày vừa qua, trên trang Facebook chính chủ của Ngọc Trinh có đăng tải thông tin người mẫu này vừa mua 11ha đất với homestay tại xã Đại Lào, TP.Bảo Lộc, thu hút sự chú ý lớn từ đông đảo cộng đồng mạng.  Sau đó, một số trang thông tin và mạng xã hội khác tiếp tục đăng tại lại thông tin này, đồng thời khẳng định, khu đất Ngọc Trinh mới mua nằm tại xã Đại Lào, TP.Bảo Lộc, tọa lạc ở vị trí đắc địa, tiếp giáp núi và có khí hậu mát mẻ dễ chịu, thích hợp cho kỳ nghỉ trốn nắng hè cho du khách. Trước thông tin này, ông Đoàn Kim Đình - Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc cho biết, UBND thành phố đã yêu cầu cơ quan chức năng và UBND xã Đại Lào phối hợp kiểm chứng thông tin. Qua xác minh, khu đất Ngọc Trinh chụp hình và đăng tải lên mạng xã hội thuộc hẻm 61 B’Lao Srê, xã Đại Lào. Nhưng đây không phải là đất xây dựng homestay của Ngọc Trinh. Trong các hồ sơ thủ tục liên quan đất đai trên địa bàn xã Đại Lào không có chủ nhân nào tên là Trần Thị Ngọc Trinh (tên thật của Ngọc Trinh).  Mặt khác tất cả các dự án xây dựng homestay nghỉ dưỡng trên địa bàn thành phố Bảo Lộc đều được địa phương cấp phép và quản lý, trong các dự án đã triển khai và đang chờ phê duyệt không có dự án nào có chủ dự án tên Ngọc Trinh. Đại diện lãnh đạo UBND TP.Bảo Lộc cũng nói thêm, đây có thể là chiêu trò câu like của giới bất động sản. Việc này, khiến dư luận đánh giá sai về công tác quản lý đất đai, xây dựng của địa phương và cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Bảo Lộc; đồng thời, cũng là chiêu trò mà giới bất động sản hướng tới để thổi phồng giá đất.  Hiện tại, UBND thành phố Bảo Lộc đang chỉ đạo các ngành chức năng và UBND xã Đại Lào xác minh, nếu đây là chiêu trò câu like sai sự thật thì địa phương kiên quyết xử lý theo quy định. Người dân cũng cần hết sức cẩn thận, kiểm chứng kỹ càng để tránh bị dắt mũi bởi những thông tin được các cá nhân đăng tải tự do như thế này.
1
TPHCM - Việc không thể cưỡng chế thuế của hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vì trong tài khoản không có tiền cho thấy khâu thẩm tra năng lực tài chính doanh nghiệp tham gia đấu giá vẫn còn bị bỏ ngỏ.
Theo thông tin từ Cục Thuế TP.HCM, hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành cưỡng chế nợ thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế đối với nợ quá hạn nhưng chưa thanh toán theo đúng quy định. Quyết định cưỡng chế tài khoản ngân hàng vẫn đang có hiệu lực, đến hết 30 ngày kể từ khi ban hành quyết định cưỡng chế (tức đến ngày 6.6), nếu Chi cục Thuế TP Thủ Đức vẫn chưa thu được tiền thì nơi này sẽ báo cáo lên Cục Thuế TP.HCM để chuyển qua hình thức cưỡng chế khác là phong tỏa hóa đơn trong vòng 1 năm. Tuy nhiên tìm hiểu của phóng viên được biết, cả 2 doanh nghiệp là Dream Republic và Sheen Mega đều tương đối non trẻ, cấu trúc tài sản và kết quả kinh doanh gần như chỉ mang tính "tượng trưng". Cụ thể, Công ty Dream Republic được thành lập ngày 4.10.2017 với vốn điều lệ ban đầu 300 tỉ đồng. Tổng tài sản của doanh nghiệp này giai đoạn 2017 – 2020 lần lượt chỉ vỏn vẹn 8,7 triệu đồng, 15,9 triệu đồng, 20 triệu đồng và 15,7 triệu đồng. Doanh nghiệp cũng không hề phát sinh doanh thu kể từ khi thành lập. Sau 4 năm, Dream Republic lỗ lũy kế gần 450 triệu đồng. Còn với Công ty Sheen Mega, doanh nghiệp trả giá 4.000 tỉ đồng để trúng đấu giá lô đất 3-8 diện tích 8.568 m2 cũng là một doanh nghiệp mới được thành lập tháng 11.2019, có trụ sở đóng trên đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với số vốn đăng ký 500 tỉ đồng. Tương tự Dream Republic, tổng tài sản của Sheen Mega tính tới cuối năm 2020 chỉ đạt vỏn vẹn 27,6 triệu đồng. Trong khi đó, doanh thu thuần cũng ở mức 0 đồng, khấu trừ chi phí khiến doanh nghiệp lỗ sau thuế trên 202 triệu đồng. Chính vì hoạt động kinh doanh ọp ẹp như vậy nên việc phong tỏa hóa đơn của 2 doanh nghiệp nói trên đến nay cũng “không ăn thua” gì. Các chuyên gia pháp luật chỉ ra rằng hiện có rất nhiều luật điều chỉnh việc đấu giá quyền sử dụng đất nhưng vẫn thiếu các quy định để bảo đảm việc đấu giá và sử dụng đất chặt chẽ, đúng mục đích. Đây là nguyên nhân vì sao cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở Thủ Thiêm vừa qua do cơ quan chức năng kiểm soát, "luật chơi" không sai, "người chơi" không vi phạm nhưng kết quả bị cho là làm nhiễu loạn thị trường bất động sản. T.S Đoàn Thị Phương Diệp - giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng, việc không đủ năng lực tài chính để theo đến cùng dự án là một lý do quan trọng khiến các doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng và bỏ cọc sau khi trúng thầu. Theo bà Diệp, các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai và Luật Đấu giá tài sản chưa thật sự quan tâm đến việc kiểm tra năng lực tài chính và năng lực thực hiện hợp đồng được giao kết sau khi trúng đấu giá. Mặc dù Luật Đầu tư có quy định nhà đầu tư phải chứng minh, phải cung cấp hồ sơ về năng lực tài chính của họ. Tuy nhiên, những hồ sơ này không được nằm trong nội dung quy định về thẩm tra. Tức là nộp như thế nhưng cơ quan nhà nước sẽ phải đi thẩm tra năng lực tài chính, thì trong quy định nội dung thẩm tra không đề cập chi tiết đến vấn đề này” - T.S Đoàn Thị Phương Diệp nói. T.S Diệp cũng cho rằng, hiện nay, quy định của pháp luật chưa phân định quyền đấu giá tài sản giá trị lớn; còn thiếu một số quy định cụ thể về năng lực tài chính hay cam kết thời hạn thực hiện sau khi trúng đấu giá. Nhằm khắc phục tình trạng trả giá quá cao nhưng không thực hiện nghĩa vụ khi trúng đấu giá, gây bất ổn cho thị trường, theo bà Diệp phải xem xét khả năng đi đến cùng của các nhà đầu tư, cần thành lập cơ chế riêng cho các cuộc đấu giá đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin cho các cuộc đấu giá, kiểm tra giám sát, nhất là với các cuộc đấu giá trực tuyến. Đại diện Bộ Tư pháp cũng cho biết đã đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quy định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất, điều kiện về năng lực tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá, thời hạn nộp tiền trúng giá đất, chế tài đối với doanh nghiệp trúng đấu giá nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật của người có thẩm quyền xử lý tài sản, người có tài sản trong việc đưa quyền sử dụng đất ra đấu giá, tổ chức xác định giá khởi điểm đấu giá.
2
Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 32 khu, cụm công nghiệp với hàng trăm nghìn công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp này, nhu cầu về nhà ở của CNLĐ là rất lớn.
CNLĐ mong muốn sớm được tiếp cận với nhà ở xã hội Theo khảo sát, hiện nay tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện có trên 200.000 CNLĐ, trong đó đa phần là lao động ở xa, từ tỉnh ngoài chính vì vậy mà nhu cầu nhà ở của CNLĐ là rất cao. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp này đều không có nhà ở cho CNLĐ, hầu hết CNLĐ đều phải đi thuê nhà ở bên ngoài. Ngày 17.5 tại buổi đối thoại giữa CNLĐ và lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, rất nhiều kiến nghị, đề xuất của CNLĐ về vấn đề nhà ở xã hội cho CNLĐ tại các khu, cụm công nghiệp được đưa ra để đối thoại trực tiếp với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình. Chị Doãn Thị Thu Giang - Chủ tịch CĐCS Cty TNHH MCNEX VINA (Khu công nghiệp Phúc Sơn, Thành phố Ninh Bình) - kiến nghị, theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22.5.2018 của Chính phủ có quy định phát triển nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Cũng tại buổi đối thoại, anh Đào Minh Đức - Chủ tịch CĐCS Cty TNHH Samse Vina (Cụm công nghiệp Cầu Yên, thành phố Ninh Bình) - chia sẻ, hiện tại giá đất ở tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đều tăng rất cao, trong khi thu nhập bình quân của người lao động còn thấp. Người lao động phải tiết kiệm từ 15 - 20 năm mới có thể mua được 1 suất đất ở. Nếu nhà nước tiếp tục cho phân lô bán nền thì người mua chủ yếu là người đầu cơ, còn người lao động thực sự có nhu cầu về nhà ở thì lại khó có thể mua được. "Chúng tôi mong muốn, tỉnh Ninh Bình có quy hoạch quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội dành cho CNLĐ, người có thu nhập thấp" - anh Đức chia sẻ. Ưu tiên phát triển nhà ở cho CNLĐ Trao đổi với PV Lao Động, ông Cao Trường Sơn - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình - cho biết: Nhằm nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân tại các khu, cụm công nghiệp, tỉnh Ninh Bình đã đề ra giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà cho công nhân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện chủ đầu tư đang thực hiện thủ tục xin giao đất để triển khai đầu tư xây dựng; Dự án Khu đô thị mới phía Bắc, (thuộc xã Ninh Nhất, Thành phố Ninh Bình và xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư) với quy mô gồm 434 căn hộ chung cư và chủ đầu tư đã hoàn thiện hồ sơ thiết kế và phê duyệt dự án và đang lập hồ sơ xin giao đất; Dự án Khu nhà ở và dịch vụ công nhân Khu công nghiệp Gián Khẩu (thuộc xã Gia Tân, Gia Trấn, huyện Gia Viễn) với quy mô gồm 218 căn hộ nhà ở xã hội dạng chung cư và 94 căn nhà ở xã hội dạng liền kề. Chủ trương đầu tư dự án đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về đầu tư. Tại buổi đối thoại với CNLĐ vào ngày 17.5, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình đã đề nghị UBND tỉnh làm sao để thực hiện nhanh nhất để sớm hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội và có giá phù hợp nhất để CNLĐ có thể tiếp cận và mua được. "Riêng đối với Dự án Khu nhà ở và dịch vụ công nhân Khu công nghiệp Gián Khẩu, theo dự kiến đến năm 2027 sẽ hoàn thành tổng thể dự án bao gồm cả nhà ở xã hội và nhà ở thương mại, UBND tỉnh cần xem xét phân kỳ ra để hoàn thành khu nhà ở xã hội dành cho công nhân trước, cố gắng hoàn thành trong năm 2025. Đồng thời UBND tỉnh cần nghiên cứu để tăng thêm các khu khác, các khu đã có quy hoạch 1/500 rồi thì cần triển khai ngay" - bà Hà nói.
3
Hoàn công nhà ở với ý nghĩa là điều kiện để được cấp đổi lại sổ đỏ, trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.
Hoàn công nhà ở là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà ở. Hoạt động này nhằm mục đích xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành nhà ở sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu. Căn cứ theo quy định tại Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/ NĐ-CP, với các công trình xây dựng ở khu đô thị đều phải tiến hành hoàn công. Trường hợp các công trình nhà ở riêng lẻ ở nông thôn mà không thi công xây dựng ở khu bảo tồn, di tích lịch sử, văn hóa thì không phải tiến hành thủ tục hoàn công. Cũng theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD quy định về về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư khi xin hoàn công phải chuẩn bị đủ các loại giấy tờ sau: - Giấy phép xây dựng. - Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có). - Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng. - Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng. - Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có thay đổi so với bản vẽ gốc). - Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có). - Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.
4
Có rất nhiều lý do khiến những dự án thấp nội đô như An Quý Villa trở thành điểm “giải khát” lý tưởng cho các nhà đầu tư. Một trong số đó là sự khan hiếm nguồn cung cùng với lợi thế riêng biệt của dự án.
Đi dọc đường Lê Văn Lương kéo dài xuống khu Dương Nội, Hà Đông, thu vào tầm mắt là những công trình bất động sản được xây dựng quy mô. Trong đó, khu đô thị Dương Nội nổi bật và được xem như trái tim phía Tây Hà Nội.  Là dự án thành phần của khu đô thị Dương Nội, An Quý Villa với những dãy biệt thự hiện đại tọa lạc tại tâm điểm khu đô thị, gần kề công viên trung tâm và hồ điều hòa rộng 12ha đã hiện hữu. Theo giới chuyên gia, An Quý Villa đang góp phần giải bài toán khan hiếm nguồn cung biệt thự nội đô, tiện ích hoàn thiện trong không gian xanh, giúp khách hàng được nghỉ dưỡng mỗi ngày ngay tại gia.  Giá trị của những căn biệt thự An Quý Villa không chỉ được định mức bởi mức giá thông thường, nó còn được nâng tầm bởi hạ tầng, tiện ích và phong cách sống bền vững, gần gũi với thiên nhiên. Tiếp nối định hướng xây dựng đề cao sự riêng tư, tạo nhiều mảng xanh, An Quý Villa được kiến tạo với phong cách thiết kế hiện đại, tạo nét sang trọng từ việc tối giản các yếu tố cầu kỳ. Mật độ xây dựng dự án cũng được cân nhắc ở mức thấp để dành tối đa diện tích phát triển khoảng xanh, tối ưu hóa không gian sống. Các căn biệt thự dự án đều có thiết kế 3 tầng và 1 tum, được bố trí thông thoáng, giúp ánh sáng và nguồn không khí tươi luôn được lưu thông, lan tỏa mọi vị trí trong căn nhà. Xung quanh An Quý Villa là hệ thống tiện ích nội ngoại khu đa dạng với: Công viên hồ điều hòa trung tâm đến 12ha; Trung tâm thương mại Aeon Hà Đông; Khu phố thương mại An Phú Shop - villa sầm uất; Hệ thống trường học, bệnh viện công, tư đa dạng, chất lượng cao… Cư dân An Quý Villa sẽ được tận hưởng cuộc sống “bước chân là phố, mở cửa nhà là vườn xanh tươi”, mang đến những giây phút thư giãn, ý nghĩa. Đặc biệt, việc nằm trong khu đô thị Dương Nội - nơi được đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông nên An Quý Villa cũng được hưởng lợi từ những cung đường rộng và thông thoáng. Các trục đường nội khu rộng từ 11 đến 40m2, trục ngoại khu rộng từ 30-45m2 kết nối dễ dàng với các tuyến đường huyết mạch như đường Lê Quang Đạo kéo dài, đường Ngô Thì Nhậm, đường Tố Hữu - Lê Văn Lương,… không chỉ giúp cư dân dễ dàng di chuyển đến nhiều địa điểm trong ngoài thành phố, mà còn giúp nâng tầng giá trị bất động sản của dự án. Tại An Quý Villa, phong cách sống và giá trị đầu tư không chỉ thể hiện qua bề nổi với những ưu thế về vị trí, thiết kế,... mà còn cho thấy từ tầm nhìn, gu thẩm mỹ và những giá trị sâu sắc từ chính trải nghiệm của chủ nhân. An Quý Villa hứa hẹn sẽ tạo dựng một cộng đồng cư dân thành đạt – nơi những chủ nhân tinh hoa có triết lý sống, kinh doanh, hưởng thụ tương đồng. Đại diện chủ đầu tư Nam Cường cho biết: Những giá trị được kiến tạo tại An Quý Villa cũng chính là minh chứng cho cách chủ đầu tư bảo tồn và gia tăng giá trị tài sản dự án. An Quý Villa sẽ không chỉ là di sản trường tồn, nơi đây còn là sự lựa chọn để khởi đầu một cuộc sống viên mãn, phú quý đủ đầy.
5
Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (thuộc quận Hà Đông và huyện Thanh Oai, Hà Nội) sau nhiều năm nằm bất động do dự án vướng sai phạm và dừng mọi hoạt động xây dựng thì những ngày gần đây bỗng xuất hiện cơn “sóng” đất.
Những ngày qua, đất khu đô thị Thanh Hà Cienco đang có hiện tượng các cò đất thổi giá khi có thông tin chủ đầu tư thông báo khởi công công trình nhà thấp tầng tại lô B1.1. Theo đó, các sàn môi giới đang truyền tay nhau văn bản của Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco5 - chủ đầu tư dự án về việc thông báo khởi công xây dựng công trình nhà ở thấp tầng dự án khu đô thị Thanh Hà Cienco5. Cụ thể, thông báo được gửi đến UBND quận Hà Đông, UBND huyện Thanh Oai với nội dung: Ngày 16.5.2022, chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình nhà ở thấp tầng khu B1.1 thuộc dự án khu đô thị Thanh Hà Cienco 5. Ngay sau khi có thông tin về việc các cò đất thổi giá tại khu đô thị Thanh Hà Cienco5, cơ quan chức năng Hà Nội đã phải ra văn bản yêu cầu dừng mọi hoạt động xây dựng tại dự án. Theo đó, UBND quận Hà Đông vừa có Công văn khẩn số 1052 yêu cầu phòng Quản lý đô thị chủ trì, phối hợp Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, UBND các phường Phú Lương, Kiến Hưng rà soát hồ sơ pháp lý, điều kiện khởi công công trình tại dự án khu đô thị Thanh Hà Cienco5. “Chỉ cho phép chủ đầu tư khởi công công trình khi hoàn thiện đầy đủ các thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế theo đúng trình tự, quy định của pháp luật”, văn bản của UBND quận Hà Đông nêu rõ. Trong khi đó, UBND huyện Thanh Oai cho biết, UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản yêu cầu khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm về trình tự, thủ tục, quy hoạch, trật tự xây dựng, đất đai nhưng đến nay Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 chưa khắc phục xong. Đồng thời, UBND huyện Thanh Oai yêu cầu chủ đầu tư tiếp tục dừng mọi hoạt động thi công xây dựng tại khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội cho đến khi có văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc cho phép tiếp tục xây dựng. UBND huyện Thanh Oai giao Đội Quản lý trật tự xây dựng và đô thị huyện, UBND xã Cự Khê thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện đình chỉ mọi hoạt động xây dựng tại khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5... Ghi nhận của PV Lao Động bên trong khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (Hà Nội) cho thấy, ngoài những tòa chung cư, một ít khu biệt thự đã đưa vào sử dụng thì phần lớn đất bỏ hoang cho cỏ mọc, làm nơi chăn thả trâu bò của người dân. Nhiều hộ dân còn tận dụng khu đất trống để trồng rau, cây ăn quả. Trong vai một khách hàng, PV được nhiều môi giới cho biết, hiện giá các lô biệt thự, liền kề tại đây giao động từ 60-65 triệu đồng/m2. Không chỉ tại vị trí khu đất có thông báo xây dựng công trình tăng giá mà các lô tại ví trí khác cũng tăng giá ăn theo. Đơn cử những lô biệt thự diện tích 200m2 đang có giá dao động từ 50-60 triệu đồng/m2, trong khi đó lô có diện tích lớn trên 300m2, giá giao động từ 46-47 triệu đồng/m2. Mức giá này cao hơn so với thời điểm trước khi có thông tin chủ đầu khởi công khu nhà thấp tầng từ 4-5 giá. Thậm chí, có lô tăng đến 10 giá nhưng không có hàng để bán.
6
Khánh Hòa - Bên cạnh việc tổ chức cưỡng chế, chính quyền địa phương sẽ vận động các chủ đầu tư công trình xây dựng vi phạm tại Khu biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang thực hiện công tác khắc phục hậu quả, tự tháo dỡ...
Ngày 19.5, UBND phường Vĩnh Trường cho biết, vừa có báo cáo tiến độ thực hiện cưỡng chế 15 công trình xây dựng vi phạm tại khu Biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang. Trước đó, vào tháng 7.2021, UBND TP.Nha Trang đã phê duyệt kế hoạch cưỡng chế số đối với 15 trường hợp xây dựng vi phạm tại dự án Khu biệt thự cao cấp Ocean View. Theo báo cáo của UBND phường Vĩnh Trường, tại lô A17 và E69 vào cuối năm 2021, phường đã chủ trì tổ chức thi hành kế hoạch cưỡng chế tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm của ông Ngô Phi Hùng đã kết thúc giai đoạn 1. Đến giai đoạn 2, chủ đầu tư công trình là ông Ngô Phi Hùng và ông Nguyen Marco đã tự giác thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng tại lô A17 và E69. Đối với lô biệt thự D46, A6, chủ đầu tư công trình đang tự nguyện tháo dỡ phần công trình vi phạm theo tầng cao. Tuy nhiên, chưa gia cố kết cấu phần còn lại của công trình hoặc điều chỉnh theo quy hoạch được duyệt và tiến hành tháo dỡ phần nhà vi phạm khoảng lùi, mật độ xây dựng sau khi gia cố. Còn 2 căn biệt thự thuộc lô A14, C30, UBND phường đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn, đang trong quá trình thông báo mời thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được UBND thành phố phê duyệt. Hiện tại, chủ đầu tư hai công trình trên đang tự nguyện tháo dỡ phần công trình vi phạm theo tầng cao. Riêng lô biệt thự C37, vào đầu tháng 3.2022, UBND TP.Nha Trang thống nhất cho chủ đầu tư công trình (bà Ngô Thị Lan) được bố trí thời gian tháo dỡ phần công trình vi phạm vào tháng 6.2022. Về kế hoạch cưỡng chế trong thời gian tới, UBND phường Vĩnh Trường cho biết, đầu tháng 5 mới đây, phường đã có tờ trình gửi UBND TP.Nha Trang phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình, phương án tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm tại lô B23, D45, A1, A6, C38. Đối với các căn biệt thự, A7, A12, A8, A2, D46, phường sẽ khẩn trương có tờ trình gửi UBND TP.Nha Trang phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình trong tháng 5.2022. Theo UBND phường Vĩnh Trường, bên cạnh kế hoạch cưỡng chế, địa phương sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền các chủ đầu tư công trình xây dựng vi phạm tự khắc phục hậu quả, tự tháo dỡ theo đúng phương án đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt. Dự án Ocean View Nha Trang do Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Thiên Nhân II làm chủ đầu tư. Dự án này được UBND tỉnh Khánh Hòa thỏa thuận dự án khả thi vào năm 2004 và phê duyệt điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất và thiết kế đô thị khu biệt thự của đồ án Quy hoạch chi tiết (tỉ lệ 1/500) vào tháng 8.2011. Năm 2019, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành 8 quyết định xử phạt vi phạm hành chính; ban hành 15 quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; năm 2020 ban hành 15 quyết định phê duyệt phương án tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm. Về nguyên nhân chậm trễ trong quá trình cưỡng chế, UBND tỉnh Khánh Hòa giải thích, do các cá nhân vi phạm phần lớn ở các thành phố khác; có trường hợp cố tình không hợp tác. Ngoài ra, cũng có lý do chậm trễ do công tác lập phương án tháo dỡ, bổ sung kinh phí cưỡng chế và chậm do công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công tháo dỡ…
7
Dưới đây là nguyên tắc thiết kế nhà ở công vụ và việc bảo hành, bảo trì, quản lý vận hành theo Quyết định 03/2022/QĐ-TTg.
Nhà ở công vụ là loại hình nhà ở được xây dựng trên nguồn quỹ công do Nhà nước cấp và chỉ dành cho những người làm việc công. Ngoài để ở, nhà công vụ còn có chức năng khác như tiếp khách hoặc phục vụ các công việc chung, tùy vào nhiệm vụ được giao. Theo đó, các đối tượng có thể được cấp hoặc thuê lại nhà ở công vụ với mức giá thấp và sử dụng trong thời gian còn đảm nhận chức vụ, công tác. Về nguyên tắc thiết kế, theo Quyết định 03/2022/QĐ-TTg, nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng đồng bộ với các công trình hạ tầng, đảm bảo các tiêu chí về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và các tiêu chí khác theo quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng quy định, bao gồm: 1. Biệt thự cao không quá 4 tầng có khuôn viên sân, vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, đảm bảo hệ thống an ninh, bảo vệ theo quy định. 2. Nhà liền kề cao không quá 4 tầng được thiết kế theo kiểu nhà liền kề có sân vườn hoặc nhà phố, xây dựng liền nhau, thông tầng cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng. 3. Căn hộ chung cư được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia. 4. Nhà tập thể cấp IV được xây dựng theo kiểu nhiều gian nhà có công trình phụ khép kín. Diện tích tối thiểu 24 m2/gian nhà (không kể diện tích công trình phụ). Về việc bảo hành, bảo trì và quản lý vận hành nhà ở công vụ được thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở và các pháp luật khác có liên quan.
8
Thanh Hoá - Dự án Trường tiểu học và THCS dân lập Thanh Hoa do Cty TNHH Tây Đô làm chủ đầu tư từng là hy vọng lớn của chính quyền và nhân dân Thanh Hoá. Dự án được xây dựng trên khu đất vàng giữa lòng TP. Thanh Hoá với kỳ vọng là trường dân lập chất lượng quốc tế. Vậy nhưng, khi trường gần xây xong thì dừng lại. Gần 10 năm qua, ngôi trường bị bỏ hoang phế. Việc đấu giá xử lý tài sản cũng nhiều bất thường.
Từ "rút ống thở" nửa chừng… Ngày 17.5.2004, UBND tỉnh Thanh Hoá ra QĐ số 1506/QĐ-UBND giao 40.387m2 đất  tại xã Đông Hương (nay là phường Đông Hương), TP. Thanh Hoá cho Cty TNHH Tây Đô thực hiện Dự án Trường Tiểu học và THCS Thanh Hoa. Đây là dự án trường dân lập có quy mô lớn đầu tiên ở Thanh Hoá với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng hơn 200 tỉ đồng, xây dựng theo kiến trúc hiện đại, kỳ vọng là ngôi trường chuẩn quốc tế trong khu vực. Để thực hiện dự án, Cty TNHH Tây Đô đã ký hợp đồng tín dụng với Chi nhánh Ngân hàng phát triển Việt Nam tại Thanh Hóa (Chi nhánh NHPTTH) vay 144 tỉ đồng bằng 2 hợp đồng, hợp đồng số 12/2008 là 74,5 tỉ đồng; hợp đồng số 131/2009 là 69,5 tỉ đồng. Vốn đối ứng của Cty Tây Đô là 62,6 tỉ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2010. Việc hợp tác xây dựng đang thực hiện theo kế hoạch thì biến cố xảy ra. Phía Cty Tây Đô thực hiện đúng cam kết, giải ngân đầy đủ phần vốn đối ứng, trả lãi đầy đủ và đã tổ chức xây được khoảng 70%. Tuy nhiên, phía Chi nhánh NHPTTH sau khi giải ngân đủ 74,5 tỉ đồng theo hợp đồng số 12/2008, chỉ giải ngân thêm 3 tỉ đồng của hợp đồng 131/2009 rồi đột ngột dừng giải ngân. Việc ngân hàng dừng giải ngân khiến Cty Tây Đông gặp vô vàn khó khăn về tài chính, cuối cùng buộc phải dừng dự án dù đã tiến hành gần 70% với hàng trăm tỉ đồng đã bỏ ra. Công trình cũng không đưa vào sử dụng đúng mục đích vì không thể nghiệm thu. Hai bên kiện tụng suốt từ năm 2013 đến nay. Phía Chi nhánh NHPTTH đòi phải thanh lý dự án để thu hồi vốn, phía Cty Tây Đô không đồng ý vì cho rằng việc định giá là quá thấp so giá trị thực tế đã bỏ ra. Công trình mơ ước với kiến trúc độc đáo giữa lòng TP. Thanh Hoá bỏ hoang phế gần 10 năm qua. Các quán ăn, cửa hàng gia dụng, nhà kho mở ra nham nhở trong khuôn viên. Phòng học đẳng cấp quốc tế thành kho chứa đồ, đài phun nước thành nơi nuôi vịt cho quán ăn, phòng họp thành nhà vệ sinh… Ai cũng xót xa, tiếc nuối cho dự án đầy tâm huyết, kỳ vọng. …. đến dừng đấu giá đột ngột Cho đến nay, để xử lý dự án trên, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá đã có tới hơn 10 lần định giá tài sản không thành vì nhiều lần thẩm định giá không đúng, phải dừng, huỷ để thẩm định lại. Theo ông Mai Văn Đông – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hoá, cho đến nay, cũng đã có đến hơn 10 lần tổ chức đấu giá tài sản dự án trên nhưng không thành vì khi thì giá cao quá không ai tham gia, khi thì phải dừng để rà soát kỹ thuật. Cuộc đấu giá bị dừng đột ngột gây bức xúc cho người tham gia nhất là ngày 17.5.2022. Theo đó, ngày 12.4.2022, sau khi ký hợp đồng với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp Thanh Hoá đã thông báo mời tham gia đấu giá tài sản là toàn bộ tài sản trên đất và quyền sử dụng đất đối với dự án trên. Để thực hiện cuộc đấu giá này, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp, tham khảo ý kiến định giá của nhiều đơn vị, trong đó có Sở TNMT, Sở KHĐT và chốt giá khởi điểm là hơn 135,32 tỉ đồng. Bước giá 1 tỉ đồng; tiền đặt trước là 20 tỉ đồng; thực hiện đấu giá trực tuyến trên website đấu giá của Cty Đấu giá hợp danh Lạc Việt. Mọi việc tưởng đã đến hồi kết, một số nhà đầu tư từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã nộp hồ sơ, nộp tiền bảo lãnh, bay về Thanh Hoá chuẩn bị dự phiên đấu giá sáng ngày 17.5.2022. Vậy nhưng đột ngột, ngày 16.5.2022, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá có văn bản tới Trung tâm Dịch vụ đấu giá với nội dung dừng cuộc đấu giá với lý do “để phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm và Cục Thi hành án dân sự tỉnh rà soát lại các điều kiện kỹ thuật, xây dựng kịch bản xử lý sự cố” theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Trao đổi với Lao Động, một số nhà đầu tư rất bức xúc, họ cho rằng, đây là cuộc đấu giá lớn, họ rất nghiêm túc thực hiện các quy định, nộp tiền; bỏ công sức, về tham gia đấu giá rồi đột ngột bị dừng và không tin lý do đưa ra là chính đáng. Ngày 18.5, trao đổi với Lao Động, ông Mai Văn Đông – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hoá cho hay, việc thông báo dừng là thực hiện chỉ đạo của trên, còn trang web đấu giá của Cty Lạc Việc mà đơn vị đã ký hợp đồng tổ chức đấu giá trực tuyến thì vẫn hoạt động bình thường. Trao đổi qua điện thoại, nhân sự của Cty Đấu giá hợp danh Lạc Việt khẳng định, trang web của Cty vẫn tổ chức đấu giá trực tuyến ổn định, đã đấu giá thành công nhiều tài sản hơn 200 tỉ đồng. “Không biết việc dừng đấu giá đột ngột này có vấn đề ngoài lý do đã nêu hay không, liệu có âm mưu thao túng để chiếm đất vàng nhằm chuyển đổi mục đích?” – một nhà đầu tư bức xúc. Một số hình ảnh khác hiện tại của dự án:
9
Chuyến du lịch sắp tới, bạn đang phân vân giữa thuê villa hay homestay, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có lựa chọn phù hợp.
Villa là gì? Villa hay được gọi là biệt thự là loại hình nhà ở có kiến trúc và không gian rộng. Thiết kế villa sang trọng, nhưng không kém phần gần gũi, hài hoà với thiên nhiên. Xung quanh mẫu nhà biệt thự này thường được bao quanh bởi sân vườn đẹp mắt. Thiết kế của một căn villa gồm: phòng khách, nhiều phòng ngủ, phòng ăn, bếp, không gian sinh hoạt chung, sân vườn và hồ bơi riêng… Homestay là gì? Homestay được hiểu là một dịch vụ lưu trú tại nhà dân dành cho khách du lịch. Khách du lịch chọn homestay sẽ được trải nghiệm cảm giác sống và sinh hoạt chung với chủ nhà, giúp nơi đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật. Ưu điểm khi thuê villa, homestay khi đi du lịch Du lịch tại Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… hay bất cứ nơi đâu tại Việt Nam, bạn có thể chọn ở villa. Bởi nó có những ưu điểm như: Villa mang đến cho bạn, gia đình, hoặc bạn bè một không gian nghỉ dưỡng riêng biệt, thoải mái và tự do. Các villa này cũng được trang bị đầy đủ tiện nghi, như: dụng cụ nhà bếp, phòng tắm, tivi… bạn có thể tự nấu ăn, tổ chức tiệc theo sở thích. Còn nếu chọn ở homestay, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống hàng ngày với người dân địa phương; khám phá các món ăn truyền thống, văn hoá đặc sắc từng vùng miền. Chọn ở villa, homestay khi đi du lịch cần lưu ý gì? Để chuyến du lịch thuận lợi, tiết kiệm chi phí nhất, bạn nên lưu ý chọn homestay, villa như sau: Vị trí của homestay, villa Hãy xác định vị trí ở trong chuyến đi, nó có thuận tiện cho di chuyển, gần địa điểm ăn uống, vui chơi, lên lịch khám phá phù hợp. Đặt phòng homestay, villa sớm Đặt phòng ở sớm khi đi du lịch, bạn sẽ có thời gian kiểm tra thông tin homestay, villa. Đồng thời, bạn sẽ không bị ép giá vì quá sát ngày khởi hành. Loại giường và số lượng người được phép ở Tại mỗi villa, homestay, chủ nhà đều có quy định riêng về số lượng người tối đa được phép sử dụng trong 1 căn. Vì thế, bạn hãy hỏi thật kĩ thông tin này để chủ động sắp xếp và thuê căn phù hợp.
10
Đồng Nai - Trong kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2022, Đồng Nai dự tính sẽ đưa ra đấu giá khoảng 15 khu đất có diện tích gần 160ha, giá ước tính hơn 2.800 tỉ đồng. Trong đó có nhiều khu đất vàng nằm ở vị trí đắc địa, được quy hoạch đất ở tại đô thị, đất thương mại dịch vụ, đất ở dự án… có giá trị hàng trăm tỉ đồng.
Theo đó, ở TP.Biên Hoà có 5 khu đất. Cụ thể như khu đất Bệnh viện đa khoa Đồng Nai (khu trung cao) và Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ - Ban Tôn giáo cũ - tại phường Quyết Thắng, TP.Biên Hoà có diện tích 5.739,4 m2, quy hoạch là đất ở tại đô thị kết hợp đất thương mại dịch vụ, có giá trị gần 160 tỉ đồng. Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai đang xây dựng lại phương án đấu giá, xây dựng chủ trương đầu tư để tham mưu Sở Tài nguyên môi trường trình UBND tỉnh ban hành. Khu đất Công ty Cự Hùng nằm tại phường Tân Hiệp, TP.Biên Hoà có diện tích 7.363,9 m2 cũng được quy hoạch đất ở dự án, có giá trị trên 105 tỉ đồng; đã tổ chức đấu giá nhưng không thành do không có người đủ điều kiện tham gia và hiện đang xây dựng lại phương án đấu giá trình UBND tỉnh ban hành… Khu đất Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (rạp Lido) - tại phường Quyết Thắng, TP.Biên Hoà có diện tích 2.194,2 m2, quy hoạch là đất thương mại dịch vụ, có giá trị gần 46 tỉ đồng và đang xây dựng phương án đấu giá trình UBND tỉnh ban hành Khu đất bến thủy Nguyễn Văn Trị có diện tích 2.315 m2 tại phường Thanh Bình, TP.Biên Hoà quy hoạch là đất thương mại dịch vụ, có giá trị gần 50 tỉ đồng cũng nằm trong kế hoạch đấu giá đất trong năm nay. Ngoài ra còn thửa đất có diện tích trên 3.000 m2 tại phường Tân Phong có giá trị trên 50 tỉ đồng được quy hoạch đất ở tại đô thị cũng được đấu giá trong năm 2022. Còn tại các huyện thành phố khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng sẽ đưa ra đấu giá nhiều khu đất có giá trị trong năm 2022, như: Khu đất cụm công nghiệp Long Giao (huyện Cẩm Mỹ) có diện tích 559.324,7 m2 quy hoạch đất cụm công nghiệp, có giá trị gần 310 tỉ đồng; Khu đất đấu giá diện tích khoảng 36,77 ha tại xã Long Đức, huyện Long Thành  đấu giá đất ở dự án, có giá trị trên 506 tỉ đồng; Khu đất Chợ nông sản Dầu Giây giai đoạn 2 tại xã Bàu Hàm 2 huyện Thống Nhất, có diện tích 487.633,8 m2 được quy hoạch đất thương mại dịch vụ có giá trị trên 1.020 tỉ đồng; Khu đất Hồ Sen tại xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất diện tích 47.170 m2 quy hoạch đất thương mại dịch vụ, có giá trị trên 136 tỉ đồng; Khu đất trung tâm thương mại dịch vụ kết hợp ở tại thị trấn Trảng Bom với diện tích 21.727,8 m2 quy hoạch đất ở kết hợp đất thương mại dịch vụ có giá trị trên 205 tỉ đồng… Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2022 và các năm tiếp theo với tổng diện tích hơn 780 ha, thuộc 105 thửa đất tại các huyện, thành phố.  Số tiền từ đấu giá đất ước tính theo Bảng giá đất Đồng Nai giai đoạn 2020-2024 là hơn 12.900 tỉ đồng sẽ được tỉnh đầu tư phát triển các công trình, dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.  Trong đó, có 40 khu đất có giá trị từ 20 tỉ đồng/khu trở lên và 65 khu đất có giá trị dưới 20 tỉ đồng/khu. Với những khu đất có giá trị lớn, sẽ giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh hoàn thiện hồ sơ và tổ chức đấu giá, còn những khu đất diện tích nhỏ, giá trị dưới 20 tỉ đồng/khu sẽ giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất các huyện, thành phố tổ chức đấu giá.
11
TPHCM - Nhiều nguyên nhân khách quan được hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm đưa ra giải thích cho việc không có tiền để đóng như cam kết.
Nội dung văn bản Cục Thuế TPHCM vừa cung cấp thông tin cho biết, tại văn bản số 03 và 04 của Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega gửi Cục Thuế TPHCM, hai doanh nghiệp này cho biết đã gặp nhiều khó khăn phát sinh nằm ngoài dự đoán như phản ứng trái chiều của thị trường, các thông tin tiêu cực được "tung hứng", hay việc bỏ cọc của hai công ty trúng đấu giá thật sự gây nhiều khó khăn cho việc đàm phán của công ty với các nhà đầu tư.  Ngoài ra, hai công ty cũng cho rằng cùng với diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị đang diễn biến khá phức tạp ở Đông Âu, đã có nhiều nhà đầu tư quay lưng với dự án. Tất cả những điều này đã gây không ít khó khăn cho dòng vốn của dự án trong giai đoạn hiện tại.  Như Báo Lao Động đã đưa tin, tính đến hết ngày 17.5, tức sau 10 ngày kể từ khi Chi cục Thuế TP Thủ Đức ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản với 2 công ty trúng đấu giá đất Khu đô thị Thủ Thiêm (Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega), cơ quan thuế vẫn chưa thu được tiền. Nguyên nhân do cả 2 tài khoản ngân hàng của 2 doanh nghiệp này đều không có tiền. Cơ quan thuế thành phố cho biết qua xác minh thì hai doanh nghiệp này mới thành lập, chưa giao dịch gì, cũng không có dòng tiền.  Đại diện Chi cục Thuế TP. Thủ Đức cho biết, hiện nay quyết định cưỡng chế tài khoản ngân hàng vẫn đang có hiệu lực. Đến hết 30 ngày kể từ khi ban hành quyết định cưỡng chế tính từ ngày 6.5, nếu Chi cục Thuế TP. Thủ Đức vẫn chưa thu được tiền thì nơi này sẽ báo cáo lên Cục Thuế TPHCM để chuyển qua hình thức cưỡng chế khác. Đó là cơ quan này sẽ triển khai các biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; ngừng sử dụng hóa đơn; kê biên tài sản, bán đấu giá; thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ... Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn chưa nộp đủ, Cục Thuế TPHCM sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; giấy phép thành lập và hoạt động; giấy phép hành nghề. Đồng thời, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa hai doanh nghiệp này với UBND TPHCM là quá thời hạn tối đa 180 ngày, tức đến ngày 6.7.2022, nếu cả hai doanh nghiệp này đều không nộp tiền thì sẽ bị mất tiền đặt cọc. Trước đó, ngày 7.4, Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega đã có văn bản xin kéo dài thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất và các khoản phí liên quan, bao gồm tiền phạt chậm nộp đến tháng 9.2022. Cụ thể, tháng 4, hai doanh nghiệp này hứa nộp 15% tổng số tiền, các tháng 5, 6, 7, 8 mỗi tháng nộp 17% và tháng 9.2022 sẽ thanh toán toàn bộ số tiền còn lại. Sau đó, hai công ty lại cam kết thanh toán một khoản tiền 100 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước trước ngày 30.4.2022, để thể hiện thiện chí tiếp tục thực hiện dự án. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào đóng tiền. Tiềm lực tài chính của hai doanh nghiệp này khi họ tham gia đấu giá đất Thủ Thiêm là câu hỏi lớn vì có một điểm giống nhau là cấu trúc tài sản và kết quả kinh doanh gần như chỉ mang tính "tượng trưng". Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được, Công ty Dream Republic có quy mô khá khiêm tốn. Tổng tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 chỉ vỏn vẹn 8,7 triệu đồng, 15,9 triệu đồng, 20 triệu đồng và 15,7 triệu đồng. Doanh nghiệp cũng không hề phát sinh doanh thu kể từ khi thành lập. Sau 4 năm, Dream Republic lỗ lũy kế gần 450 triệu đồng, qua đó kéo vốn chủ sở hữu xuống âm 447,5 triệu đồng. Còn với Công ty Cổ phần Sheen Mega, tổng tài sản của công ty này tính tới cuối năm 2020 chỉ đạt vỏn vẹn 27,6 triệu đồng; trong khi đó, doanh thu thuần cũng ở mức 0 đồng, khấu trừ chi phí khiến doanh nghiệp lỗ sau thuế trên 202 triệu đồng.
12
Lâm Đồng - Dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend mới chỉ hoàn thành các thủ tục pháp lý, chưa tiến hành đầu tư xây dựng, chậm tiến độ 4 năm. Cơ quan quản lý nhà nước đã đề nghị Tập đoàn Trung Nguyên báo cáo về tình hình triển khai dự án.
Ngày 18.5, bà Đàm Thị Thu Mến - Phó Chánh Văn phòng Sở KHĐT tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa có giấy mời gửi các sở ban ngành và Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên (Tập đoàn Trung Nguyên) về việc rà soát dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend của Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên (huyện Bảo Lâm). Mục đích của buổi họp này nhằm rà soát dự án Khu du lịch sinh thái Suối khoáng nóng Sài Gòn Đam Rông theo Kết luận số 9097/KL-BKHĐT của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 12.2021. Sở KHĐT tỉnh Lâm Đồng đề nghị Tập đoàn Trung Nguyên chuẩn bị báo cáo về tình hình triển khai dự án (thủ tục chuẩn bị đầu tư, triển khai xây dựng hạng mục công trình, những sai phạm nếu có...), báo cáo tài chính 2 năm gần nhất. "Liên quan đến việc rà soát dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend, giấy mời gửi các sở ban ngành và Tập đoàn Trung Nguyên đã gửi đi nhưng đến nay (ngày 18.5), phía chủ đầu tư vẫn chưa có báo cáo về tình hình triển khai dự án nhằm phục vụ buổi làm việc" - bà Đàm Thị Thu Mến thông tin. Được biết vào năm 2017, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định chủ trương đầu tư dự án khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê trung nguyên Legend - Lộc An của Tập đoàn Trung Nguyên với tổng mức đầu tư là 33 tỉ đồng. Mục tiêu dự án là xây dựng không gian thưởng lãm và trưng bày để kinh doanh sản phẩm cà phê Trung Nguyên và các loại hàng hóa khác; kinh doanh dịch vụ ăn uống… Dự án có Diện tích đất thực hiện dự án là 15.529m2 với các công trình kiến trúc như xây dựng mới các hạng mục nhà bán hàng, nhà ở nhân viên, chòi; cải tạo các hạng mục như khu triển lãm và kinh doanh cà phê, 3 nhà kho, nhà vệ sinh, văn phòng, nhà ở nhân viên; xây dựng không gian cà phê ngoài trời, bể nước, hồ cảnh quan, bãi đậu xe. Chủ đầu tư cam kết tiến độ thực hiện dự án từ cuối năm 2017 đến hết quý III.2019, sẽ hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động… Cam kết là vậy nhưng dự án đến nay vẫn chưa triển khai và để xảy ra hàng loạt vi phạm về pháp lý. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm xác nhận, từ khi có quyết định triển khai dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend, Tập đoàn Trung Nguyên gần như không triển khai các hạng mục đầu tư như cam kết ban đầu. Còn theo Thanh tra Bộ Kế hoạch Đầu tư, đến thời điểm kiểm tra, Công ty CP Cà phê Trung Nguyên mới hoàn thành các thủ tục pháp lý (ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án; kế hoạch bảo vệ môi trường), chưa tiến hành đầu tư xây dựng, chậm tiến độ 4 năm, vi phạm quy định của Luật Đất đai 2013. Kết quả thanh tra còn phát hiện, hồ sơ dự án, thẩm định, phê duyệt, chủ trương đầu tư dự án của Tập đoàn Trung Nguyên không đảm bảo quy định. Cụ thể, qua kiểm tra hồ sơ, tài liệu cho thấy Tập đoàn Trung Nguyên lập hồ sơ dự án đề xuất dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 33 tỉ đồng. Trong đó, vốn tự có 15 tỉ đồng nhưng không nêu phương thức góp vốn và tiến độ góp vốn; vốn huy động 18 tỉ đồng không phương án huy động (vay từ tổ chức tín dụng....) và tiến độ dự kiến là chưa đúng theo mẫu quy định tại Thông tư 16 năm 2015 của Bộ KHĐT. Từ những cơ sở trên, Thanh tra Bộ Kế hoạch Đầu tư kết luận, dự án chậm tiến độ so với quyết định chủ trương đầu tư; hồ sơ dự án, thẩm định phê duyệt, chủ trương đầu tư không đảm bảo quy định. Trách nhiệm các sai sót vi phạm nêu trên thuộc về UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở KHĐT, Sở NNPTNT và Sở TNMT…
13
Đồng Nai - Ngày 18.5, tỉnh Đồng Nai tiếp tục bàn giao thêm 43 thửa đất với tổng diện tích 14,75 ha để các nhà thầu tiếp tục triển khai các gói thầu thi công trong dự án sân bay Long Thành, đạt gần 90% đất cho giai đoạn 1 của dự án.
Trong đó, phần diện tích trong khu vực ưu tiên 1.810ha là 5,16ha, phần diện tích trong khu vực dự trữ đất dôi dư 722ha là 8,57ha và phần diện tích 1,01ha là thuộc giai đoạn 2. Việc bàn giao đất tiếp tục được thực hiện theo hình thức giao đất tạm “tay ba” giữa UBND huyện Long Thành, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Cảng vụ Hàng không miền Nam. Đây là những diện tích thuộc các trường hợp “da beo”, “xôi đỗ” đang được huyện Long Thành đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư. Hiện nay, với thêm gần 14ha đất được bàn giao cho giai đoạn 1, Đồng Nai đã thực hiện bàn giao cho các đơn vị liên quan diện tích đất 2.257 ha trên tổng số 2.532 ha của giai đoạn 1 (gồm: 1.810 ha khu vực ưu tiên và 722ha khu vực dự trữ đất dôi dư), đạt gần 90%. Liên quan tới tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành, tại buổi kiểm tra thực tế tại hiện trường dự án sân bay Long Thành mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh, tỉnh Đồng Nai cần giải quyết dứt điểm tình trạng bàn giao mặt bằng “xôi đỗ”, “da beo” như hiện nay. Đến trước 30.6, tỉnh Đồng Nai phải bàn giao toàn bộ mặt bằng của dự án.
14
Đà Nẵng - Ngày 18.5, triển lãm Quốc tế Vietbuild 2022 tại TP.Đà Nẵng khai mạc với 1.000 gian hàng đến từ các công ty xây dựng, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng… trên cả nước. Đây là triển lãm xây dựng lớn nhất từ tại Đà Nẵng từ trước đến nay.
Triễn lãm lần này đã thu hút được sự tham gia của hơn 1.000 gian hàng sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, thương hiệu của nhiều quốc gia tham dự. Triển lãm Quốc tế Vietbuild được sự phối hợp hỗ trợ của Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam nhằm thể hiện những điểm nhấn rõ nét của ngành Xây dựng - Vật liệu xây dựng - Bất động sản và Trang trí nội ngoại thất trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá, triển lãm Quốc tế Vietbuild TP.Đà Nẵng 2022 diễn ra từ ngày 18 đến 22.5 là hoạt động thường xuyên và cụ thể nhằm hỗ trợ thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về xây dựng và bất động sản, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư, xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu. Bên cạnh đó, chương trình giúp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là kết nối cung cầu, kết nối công nghệ trên nền tảng kỹ thuật số, kinh tế số và sàn thương mại điện tử trong tình hình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. “Với quy mô gần 1.000 gian hàng từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, triển lãm sẽ giới thiệu những thành tựu và sự phát triển của ngành về Xây dựng - Vật liệu xây dựng - Bất động sản và Trang trí nội ngoại thất...; đồng thời trong thời gian diễn ra triển lãm sẽ có các chương trình hội thảo, diễn đàn chuyên ngành giới thiệu các chương trình kết nối cung cầu, kết nối giao thương theo hình thức kết hợp trực tiếp, trực tuyến, kỹ thuật số trong tình hình mới đã kiểm soát được dịch COVID-19 để đảm bảo phát triển kinh tế, bình ổn thị trường trong năm 2022 theo chủ trương của Chính phủ” – ông Sinh chia sẻ.
15
TPHCM - Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm chỉ mới thành lập, chưa giao dịch gì, cũng không có dòng tiền, do vậy cơ quan thuế TPHCM vẫn chưa thu được tiền từ việc cưỡng chế tài khoản ngân hàng của hai doanh nghiệp này.
Tài khoản không có tiền Theo thông tin từ Chi Cục Thuế TP Thủ Đức, tính đến hết ngày 17.5, tức sau 10 ngày kể từ khi Chi cục Thuế TP Thủ Đức ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản với 2 công ty trúng đấu giá đất Khu đô thị Thủ Thiêm (Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega), cơ quan thuế vẫn chưa thu được tiền. Nguyên nhân do cả 2 tài khoản ngân hàng của 2 doanh nghiệp này đều không có tiền. Cơ quan thuế thành phố cho biết qua xác minh thì hai doanh nghiệp này mới thành lập, chưa giao dịch gì, cũng không có dòng tiền.  Đại diện Chi cục Thuế TP Thủ Đức cho biết, hiện nay quyết định cưỡng chế tài khoản ngân hàng vẫn đang có hiệu lực. Đến hết 30 ngày kể từ khi ban hành quyết định cưỡng chế tính từ ngày 6.5, nếu Chi cục Thuế TP Thủ Đức vẫn chưa thu được tiền thì nơi này sẽ báo cáo lên Cục Thuế TP.HCM để chuyển qua hình thức cưỡng chế khác. Đó là cơ quan này sẽ triển khai các biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; ngừng sử dụng hóa đơn; kê biên tài sản, bán đấu giá; thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ... Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn chưa nộp đủ, Cục Thuế TP.HCM sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; giấy phép thành lập và hoạt động; giấy phép hành nghề. Đồng thời, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa hai doanh nghiệp này với UBND TP.HCM là quá thời hạn tối đa 180 ngày, tức đến ngày 6.7.2022, nếu cả hai doanh nghiệp này đều không nộp tiền thì sẽ bị mất tiền đặt cọc. Trước đó, ngày 7.4, Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega đã có văn bản xin kéo dài thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất và các khoản phí liên quan, bao gồm tiền phạt chậm nộp đến tháng 9.2022. Cụ thể, tháng 4, hai doanh nghiệp này hứa nộp 15% tổng số tiền, các tháng 5, 6, 7, 8 mỗi tháng nộp 17% và tháng 9.2022 sẽ thanh toán toàn bộ số tiền còn lại.  Sau đó, hai công ty lại cam kết thanh toán một khoản tiền 100 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước trước ngày 30.4.2022, để thể hiện thiện chí tiếp tục thực hiện dự án. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào đóng tiền. Không có năng lực tài chính vẫn tham gia đấu giá? Tiềm lực tài chính của hai doanh nghiệp này khi họ tham gia đấu thầu là câu hỏi lớn và dường như đến nay đã có câu trả lời.  Qua tìm hiểu được biết, công ty Dream Republic là doanh nghiệp chỉ mới thành lập ngày 4.10.2017 với vốn điều lệ ban đầu 300 tỉ đồng. Trong đó, 3 cổ đông sáng lập là bà Trần Thị Mộng Linh (sinh năm 1979), ông Đặng Minh Thắng (sinh năm 1985), ông Trương Ích Quốc (sinh năm 1979) lần lượt đăng ký góp vốn 120 tỉ đồng, 90 tỉ đồng và 90 tỉ đồng, tương ứng tỷ lệ 40%, 30% và 30% vốn.  Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là bà Trần Thị Mộng Linh. Ngoài Dream Republic, bà Linh còn đứng tên tại Công ty TNHH Tú Linh, Công ty TNHH Speed Pro và tham gia góp vốn vào CTCP Peak Performance. Cổ đông lớn thứ hai là ông Đinh Mạnh Thắng đã và đang đảm trách nhiều pháp nhân trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Trong đó, tại CTCP Công nghệ Innoware, ông Thắng là Chủ tịch HĐQT. Còn ông Trương Ích Quốc là chủ pháp nhân Công ty TNHH Golden Universe, đồng thời cũng góp vốn tại CTCP Đầu tư City Field. Đối với CTCP Sheen Mega là doanh nghiệp bỏ ra số tiền 4.000 tỉ đồng để trúng đầu giá lô đất 3-8 diện tích 8.568 m2 thì mới được thành lập tháng 11.2019, có trụ sở đóng tại phường Bến Nghé, Quận I, TP.HCM, có số vốn đăng ký là 500 tỉ đồng. Ba cổ đông của doanh nghiệp này là bà Nguyễn Thị Huyền (sinh năm 1985), bà Đặng Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1996) và ông Nguyễn Ngọc Hiếu (sinh năm 1989). Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện là bà Nguyễn Thị Huyền. Được biết, bà Huyền còn là cổ đông sáng lập tại Công ty Đắc Vạn Hưng, gián tiếp sở hữu số cổ phần CTCP Tập đoàn Peninsula. Một điểm giống nhau của hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm này là cấu trúc tài sản và kết quả kinh doanh gần như chỉ mang tính "tượng trưng". Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được, Công ty Dream Republic có quy mô khá khiêm tốn. Tổng tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 chỉ vỏn vẹn 8,7 triệu đồng, 15,9 triệu đồng, 20 triệu đồng và 15,7 triệu đồng. Doanh nghiệp cũng không hề phát sinh doanh thu kể từ khi thành lập. Sau 4 năm, Dream Republic lỗ lũy kế gần 450 triệu đồng, qua đó kéo vốn chủ sở hữu xuống âm 447,5 triệu đồng. Còn với Công ty Cổ phần Sheen Mega, tổng tài sản của công ty này tính tới cuối năm 2020 chỉ đạt vỏn vẹn 27,6 triệu đồng; trong khi đó, doanh thu thuần cũng ở mức 0 đồng, khấu trừ chi phí khiến doanh nghiệp lỗ sau thuế trên 202 triệu đồng.
16
Việc đầu cơ, thổi giá, làm lũng đoạn thị trường, trong đó tình trạng bán nhà, đất “hai giá” để trốn thuế diễn ra khá phổ biến. Ngành thuế khuyến cáo người nộp thuế cần trung thực kê khai giá thực tế. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, cần có chế tài mạnh để xử lý thay vì trông đợi người nộp thuế kê khai trung thực.
Bán nhà, đất “hai giá” để trốn thuế diễn ra khá phổ biến Từ cuối năm 2021 đến nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nhiều lần chỉ đạo Tổng cục Thuế, các Cục Thuế địa phương thực hiện các biện pháp để chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản (BĐS); hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kê khai đúng giá chuyển nhượng BĐS, nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người bán nhà, đất thừa nhận khai chưa đúng, phải khai lại với giá cao hơn và thuế nộp nhiều hơn. Chị Hồ Thị Lan Anh (trú tại Cầu Giấy) cho biết hồ sơ của người thân bị yêu cầu điều chỉnh, bổ sung thông tin do khai thấp. Nếu khai chênh ở mức vài ba giá sẽ được nhưng bị lệch nhiều chắc chắn phải làm lại hồ sơ hết 5 ngày. “Mua nhà giá thị trường 40 triệu đồng/m2 nhưng khai chỉ khoảng 20 triệu/m2 thì chắc chắn khó ‘trôi’. Giờ cơ quan thuế rà soát rất kỹ nên cả người mua và người bán phải ngồi lại với nhau để đưa ra đúng giá làm căn cứ khai thuế. Bây giờ để giá quá thấp thì không thể qua mắt được cơ quan thuế”, chị Lan nói. Trao đổi với Lao Động, một lãnh đạo Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng (Cục Thuế TP.Hà Nội) cho hay, để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế BĐS, cơ quan này không trả lại hồ sơ mà chỉ tuyên truyền để người đi nộp thuế bổ sung các thông tin cần thiết cũng như khai đúng giá trị. “Nếu người dân kê khai thấp quá thì phối hợp với chi nhánh văn phòng đất đai để họ thẩm định, xem lại. Mục đích cuối cùng là để tránh thất thoát thuế nhưng đảm bảo không gây phiền hà cho người dân”, vị này nói thêm. Cục Thuế TP.Hà Nội cho biết, tình trạng kê khai giá chuyển nhượng trên hợp đồng công chứng, kê khai nộp thuế, phí chưa đúng giá trị thực tế còn diễn ra khá phổ biến. Để ngăn chặn tình trạng này, Cục Thuế TP.Hà Nội đã gửi thư ngỏ tới từng người dân đến làm thủ tục. Theo đó, người nộp thuế được yêu cầu phải có trách nhiệm khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong kê khai thuế hoặc hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính. Có trách nhiệm giải trình, bổ sung thông tin tài liệu đầy đủ, đúng thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thuế quản lý. Theo ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng mua, bán nhà, đất hai giá khi giá bán cao nhưng ghi trong hợp đồng giá thấp để trốn thuế diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh đó, ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của một bộ phận người dân chưa cao, nhận thức về pháp luật còn thấp, không nhận thức được hậu quả khi khai thuế với giá không đúng với giá thực tế chuyển nhượng BĐS. Sửa quy định để bịt "lỗ hổng" Để quản chặt việc trốn tránh nghĩa vụ thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, cái gốc của vấn đề là giá BĐS. Nếu muốn không còn chế độ 2 giá, không muốn việc thị trường bất động sản bị thổi giá, làm giá… thì cần quản chặt giá BĐS. Chia sẻ vấn đề này với PV, chuyên gia cao cấp về thuế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, mua bán BĐS phải giao dịch thanh toán qua ngân hàng, về mặt lâu dài muốn mua tài sản có giá trị lớn phải chứng minh thu nhập hợp pháp, đảm bảo tính minh bạch của thị trường. Ông Thịnh nói, việc mua bán phải được ghi chép đầy đủ, áp dụng công nghệ số, thành lập kho dữ liệu như mua bán từng mảnh đất, ngày, tháng rõ ràng thì việc tính thuế được chính xác và giá bán chính xác. Một vấn đề nữa theo các chuyên gia thuế đó là dựa vào tổ dân phố, trong đó có các tổ chức quần chúng. Người dân tại khu vực hay tổ dân phố nơi có phát sinh việc mua bán nhà đất hiểu rất rõ, nắm chắc giá cả bất động sản nơi họ sinh sống. Cơ quan thuế dựa vào đó buộc người mua bán kê khai đúng giá mua bán trên thị trường. Từ đó, một thời gian sau tạo thành thói quen bắt buộc người dân kê khai đúng giá bán. Nếu chúng ta biết kết hợp nhiều tổ chức, nhiều sức mạnh thì dứt khoát sẽ kiểm soát được việc chống kê khai và mua bán BĐS hai giá. Chuyên gia cao cấp về thuế Đinh Trọng Thịnh cho rằng: “Phải công khai, minh bạch và ổn định lâu dài quy hoạch ở các địa phương nhằm tránh hiện tượng môi giới, cò đất làm giá, thổi giá thì giá đất khó có thể tăng vọt, tạo nên sóng giá, sốt giá ảo ở các địa phương”.
17
Nhu cầu nhà ở của người lao động, công nhân tại các khu công nghiệp hiện đang rất lớn, thế nhưng số lượng phát triển dự án nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn diễn ra nhỏ giọt, mất cân đối. Nhiều người cho rằng, số lượng NƠXH khan hiếm, giá nhà đất biến động không ngừng đang ngày càng bỏ xa mức thu nhập trung bình của người lao động hiện nay.
Nhu cầu lớn Là công nhân đã 5 năm nay tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, với mức lương 8 triệu đồng/tháng, anh Trần Văn Biên (SN 1982, quê ở Ninh Bình) cho rằng, cuối tháng khi trừ các chi phí như tiền phòng, điện, nước, ăn uống và một số sinh hoạt cá nhân khác, số tiền tiết kiệm còn lại cũng không được bao nhiêu. Những ngày nghỉ, anh Biên lại cùng với một số anh em trong khu nhà trọ lại tranh thủ chạy xe ôm, tìm việc làm để có thêm thu nhập gửi về cho gia đình.  Anh Trần Văn Biên chia sẻ: “Với mức giá nhà ngày càng tăng cao, biến động, là công nhân, chúng tôi không dám nghĩ đến. Nhiều anh chị em tại khu công nghiệp đều phải chọn cách thuê tạm những phòng trọ nhỏ hẹp để có chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt, tiết kiệm chi phí. Thu nhập ít ỏi, trong khi phải chi trả nhiều khoản nên việc tích lũy, sở hữu một căn nhà đối với chúng tôi là điều vô cùng khó khăn”.  Khi được hỏi, chị Nguyễn Thị Xuân (công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long) cũng cho rằng, chị không dám mơ tưởng đến việc mua nhà ở xã hội. Cuộc sống của công nhân tại đây khá khó khăn, đồng lương ít ỏi nên chị Xuân thường cố gắng làm tăng ca, nhận thêm việc tại nhà để cải thiện thu nhập. Có hai con nhỏ, nhiều khi chị Xuân cũng rất trăn trở, ước ao có một căn NƠXH để ổn định cuộc sống.  “Mặc dù sống một mình nhưng tôi vẫn cố gắng tiết kiệm chi tiêu. Với số tiền lương có hạn nên chuyện tích lũy để mua NƠXH đối với tôi là chuyện rất khó. Trừ trường hợp, thành phố có dự án xây các khu NƠXH có diện tích nhỏ, giá cả phù hợp với thu nhập của công nhân, có thể bán trả góp hoặc cho thuê giá rẻ thì mong ước của nhiều chị em công nhân mới trở thành hiện thực” - chị Mai (công nhân nhà máy SEI, khi công nghiệp Bắc Thăng Long) cho hay.  Chưa đáp ứng nhu cầu thực tế Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, trong quý I/2022, cả nước có 4 dự án NƠXH hoàn thành, 98 dự án đang triển khai, các sở xây dựng ban hành văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở trong tương lai 9 dự án. Đáng chú ý, trong khoảng thời gian này, cả nước chỉ có 3 dự án NƠXH được cấp phép mới, quy mô gần 1.200 căn tại Lạng Sơn, Phú Thọ và Quảng Ninh, nhưng lại có đến 39 dự án nhà ở thương mại quy mô gần 18.700 căn hộ được cấp phép. Cũng theo Bộ Xây dựng, đến hết năm 2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án với hơn 142.000 căn NƠXH, tổng diện tích hơn 7,1 triệu mét vuông sàn (bao gồm cả nhà thu nhập thấp và nhà công nhân). Tuy nhiên, tiến độ vẫn còn quá chậm, thị trường thiếu nguồn cung ở một số phân khúc so với yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nhất là giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu về NƠXH cả nước cần khoảng 294.600 căn với tổng mức đầu tư khoảng 220.000 tỉ đồng. Để đáp ứng nhu cầu rất lớn nêu trên, nhiều chuyên gia đã kiến nghị cần sớm sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách về NƠXH, nhà ở công nhân, đảm bảo cho chủ đầu tư dự án được hưởng những ưu đãi thực chất. Việc thiếu hụt NƠXH thời gian qua chủ yếu là do nguyên nhân vướng mắc về thủ tục pháp lý. Trên thực tế, NƠXH là nhóm sản phẩm được ưu tiên nhưng thực hiện chính sách pháp lý lại tương tự như nhà ở thương mại. Do đó, các dự án thường kéo dài, thủ tục pháp lý phức tạp hơn dẫn đến không thu hút nhà đầu tư, đặc biệt nguồn vốn vay hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện những dự án NƠXH chưa triển khai được, tình trạng thiếu hụt quỹ đất dẫn đến giá bán tăng cao... Xoay quanh vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Khởi cho biết, chính sách phát triển NƠXH là một nội dung quan trọng trong việc sửa đổi Luật Nhà ở, cụ thể như vấn đề xác định mô hình đầu tư xây dựng NƠXH. Phải phân định rõ nội hàm sản phẩm, sản phẩm nào cho thuê, vừa bán vừa cho thuê? Xác định rõ mô hình phát triển nhà ở do Nhà nước quy định như Nhà ở cho công nhân phải có chế riêng hay mô hình nhà ở cho người dân trong đô thị cũng khác? Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, hiện Bộ Xây dựng đang tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để hoàn thiện sửa đổi các dự án Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Cả hai luật này đều có những nội dung liên quan đến nhiều luật khác, đặc biệt là Luật Đất đai. Có những vấn đề cần phải báo cáo Bộ Chính trị, thậm chí Quốc hội sẽ phải bỏ phiếu riêng để quyết định một số vấn đề đưa vào các bộ luật.
18
Khi thay đổi địa chỉ dẫn tới địa chỉ thường trú hiện tại khác với địa chỉ thường trú trên sổ đỏ đã cấp thì việc thay đổi địa chỉ trên sổ đỏ được thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất mà không bắt buộc phải thay đổi thông tin.
Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, sổ đỏ cấp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có điểm chung là ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Trường hợp, nếu chủ sở hữu sổ đỏ thay đổi nơi thường trú, khác với địa chỉ thường trú ghi trên sổ đỏ có thể sửa đổi thông tin nếu có nhu cầu. Cụ thể, theo Điểm g Khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định: “Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất”. Như vậy, khi thay đổi địa chỉ dẫn tới địa chỉ thường trú hiện tại khác với địa chỉ thường trú trên sổ đỏ đã cấp thì việc thay đổi địa chỉ trên sổ đỏ được thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất mà không bắt buộc phải thay đổi thông tin. Trình tự, thủ tục tiến hành Theo khoản 6 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi xác nhận thay đổi thông tin về địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, gồm có: - Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; - Bản sao giấy tờ chứng minh việc thay đổi địa chỉ (bản sao sổ hộ khẩu). Quy trình thực hiện Bước 1: Nộp hồ sơ. - Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu hoặc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện; nơi chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ. Bước 3: Giải quyết yêu cầu. Bước 4: Trao kết quả. Thời hạn thực hiện: Do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thời hạn trên không bao gồm ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.
19
Hà Nội - Giá nhà tại TP.Hà Nội đang liên tục “nhảy múa”, nhiều nơi tăng bất ngờ lên hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng chỉ sau một tháng, đã khiến nhiều người có nhu cầu thực không khỏi lo lắng.
Nhiễu loạn giá  Theo nhiều phản ánh, giá nhà ở trên địa bàn quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông... gần đây đang có xu hướng gia tăng liên tục. Thậm chí, chỉ sau vài tuần quay lại, giá nhà ở tại các khu vực này đã chênh lên hàng trăm triệu đồng, khiến không ít người bàng hoàng.   Có nhu cầu mua nhà, anh T.V.M (SN 1990, Nghệ An) cho biết, mặc dù thấy mới treo biển bán từ đầu năm nay, thế nhưng chỉ sau một tuần gọi điện lại thì nhà ở khu vực quận Thanh Xuân đã thoát hết hàng. Theo anh T.V.M, ban đầu, giá nhà tại đây chỉ ở mức gần 160 triệu đồng/m2, thế nhưng hiện giờ đã tăng đột biến lên khoảng 250 - 270 triệu đồng/m2, tùy vị trí. Anh T.V.M chia sẻ: "Nhà ở vừa treo biển bán đã hết sạch. Nếu giờ khách hàng có nhu cầu mua nhà tại đây thì phải mua sang nhượng qua các bên trung gian với mức giá cao ngất. Giá nhà giờ có thể tăng gần 100 triệu đồng/m2, không biết đường nào mà lần". Anh Trần Văn Minh (môi giới bất động sản tại Hà Nội) thông tin, do thị trường nhà ở, căn hộ đang khan hiếm nên giá thứ cấp thường cao hơn giá sơ cấp, đây là quy luật của thị trường bất động sản. Ngay cả những dự án đã đưa vào sử dụng lâu năm, cũng đang có xu hướng có rục rịch tăng giá. Siết chặt chỉ số giá Nhận định về vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết: "Hiện tượng này rất có thể là một chiêu trò của ngành sale bất động sản. Về bản chất, giai đoạn vừa qua ở Hà Nội nguồn hàng khan hiếm, nhiều người đã tận dụng tình trạng cầu cao, cung ít để nâng giá lên và thông qua các đơn vị phân phối để bán sản phẩm". Theo ông Đính, tình trạng này xuất hiện không mang lại lợi ích nào cho người mua, mà chỉ tạo ra sự hỗn loạn cho thị trường và thông tin trở nên "bát nháo". Trên thị trường có nhiều giá bán như giá trần, giá làm hàng, giá chênh... từ đó tạo ra một thị trường bất động sản không chuyên nghiệp và thiếu minh bạch. Đồng quan điểm, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cũng khẳng định đây chỉ là chiêu trò "thổi giá" để tối đa hóa lợi nhuận. Trong trường hợp này, cả người mua nhà thật, lẫn nhà đầu tư đều bị chịu thiệt. Chỉ có duy nhất đơn vị trung gian được hưởng lợi từ việc giá nhà đất bị đẩy lên cao. Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, cần làm rõ tính minh bạch trong giá bán các căn hộ, nhà ở trên thị trường. Đặc biệt là Nhà nước, các cơ quan quản lý cần sớm xây dựng, ban hành chỉ số giá để cho các nhà đầu tư, khách hàng có cơ sở so sánh, đối chiếu trong trường hợp mua bán hàng hoá trên thị trường, tránh rủi ro lớn nhất đến với người mua. Chưa hết, phía Bộ Xây dựng mới đây cũng cần đề nghị các địa phương thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, đề nghị các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị. Khẩn trương xây dựng, phê duyệt Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương giai đoạn 2022 - 2025 và giai đoạn sau để có cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư, kiểm soát, phê duyệt triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu sở hữu nhà ở của người dân.
20
Để biết rõ những thông tin về mảnh đất, người dân có thể xem các  thông tin trên trang 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Diện tích mảnh đất Diện tích mảnh đất được ghi diện tích (số và chữ) của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Nhìn vào sổ đỏ người mua sẽ biết được cụ thể diện tích thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận. Đây căn cứ để tính số tiền chuyển nhượng và người mua cũng biết được diện tích trong giấy chứng nhận sẽ đối chiếu được với diện tích trên thực tế. Hình thức sử dụng của mảnh đất Thông thường hình thức sử dụng đất đối với thửa đất của hộ gia đình, cá nhân là sử dụng riêng (riêng của hộ gia đình, cá nhân đó) nhưng trong một số trường hợp có một phần diện tích là sử dụng chung. - Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,...) thì ghi "Sử dụng riêng" vào mục hình thức sử dụng; - Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi "Sử dụng chung" vào mục hình thức sử dụng; -Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi "Sử dụng riêng" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi "Sử dụng chung" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo. Mục đích sử dụng của mảnh đất Theo Khoản 6 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về mục đích sử dụng của thửa đất được thể hiện tại trang thứ 02 của sổ đỏ đối với tất cả các trường hợp được cấp sổ đỏ. Một thửa đất có thể có nhiều mục đích sử dụng, theo quy định với những thửa đất có nhiều mục đích sử dụng được ghi trong sổ đỏ như sau: - Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người sử dụng đất vào nhiều mục đích thì ghi đầy đủ các mục đích; trường hợp xác định được mục đích chính, mục đích phụ thì tiếp sau mục đích chính phải ghi (là chính)". - Trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng, có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, trong đó mỗi người sử dụng đất vào một mục đích nhất định thì sổ đỏ cấp cho từng người phải ghi mục đích sử dụng đất của người đó và ghi chú thích "thửa đất còn sử dụng vào mục đích... (ghi mục đích sử dụng đất khác còn lại) của người khác" vào điểm ghi chú của sổ đỏ. - Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà một phần diện tích được công nhận là đất ở và phần còn lại được công nhận sử dụng vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp thì lần lượt ghi "Đất ở" và diện tích được công nhận là đất ở kèm theo, tiếp theo ghi lần lượt từng mục đích sử dụng đất cụ thể thuộc nhóm đất nông nghiệp và diện tích kèm theo. Thời hạn sử dụng của mảnh đất Thời hạn sử dụng đất thể hiện tại trang 2 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được ghi theo quy định như sau: - Nếu thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi "lâu dài". - Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai. - Nếu sử dụng đất có thời hạn thì ghi "Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)". - Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất "đất ở: lâu dài; đất... (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)". Nguồn gốc sử dụng đất Có 3 loại nguồn gốc sử dụng chính phổ biến hiện nay đó là: - Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất có thu tiền sử dụng đất: Nếu có bị giải tỏa hay thu hồi thì sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ, bền bù hợp lý. - Đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất: Không được đền bù khi bị thu hồi về đất, trừ trường hợp đất giao cho doanh nghiệp kinh doanh sản xuất công nghiệp thì được bồi thường về chi phí đầu tư. - Nhà nước cho thuê đất: Không được đền bù về đất nếu thu hồi.
21
Cần Thơ - Trao đổi với báo chí ngày 17.5, ông Đỗ Thanh Thảo - Giám đốc Sở TN&MT TP.Cần Thơ cho biết, trong nay mai, Sở này sẽ hoàn tất kết quả rà soát, xử lý 148 khu dân cư tự phát trên địa bàn.
Nhiều năm qua, thị trường bất động sản ở Cần Thơ đang trở nên “nóng”, khi giá nhà đất tại các quận trung tâm liên tục tăng cao. Người dân đổ xô mua đất, xây nhà ở các vùng ven. Từ nhu cầu này, các khu dân cư tự phát cũng bắt đầu hình thành. Qua thống kê, Cần Thơ hiện có 148 khu dân cư tự phát, chủ yếu tập trung ở 3 quận trung tâm là Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng. Khu dân cư tự phát thường do các chủ đầu tư giấu mặt, âm thầm mua đất nông nghiệp hoặc đất trồng cây lâu năm rồi san lấp mặt bằng, phân lô bán nền hoặc xây nhà bán. Các khu tự phát thường “ăn theo” các khu dân cư được quy hoạch, nằm kế bên. Chủ đầu tư khu tự phát chỉ cần đấu nối các con đường vào khu dân cư được quy hoạch thì có thể tha hồ phân lô, bán đất nền, xây nhà… Khách hàng của các khu dân cư tự phát đa phần là người có thu nhập thấp, không có tiền để mua nhà ở khu vực trung tâm. Có người "ôm hận" vì tin vào lời quảng cáo của bên bán, cũng có người nhắm mắt mua đại vì không có chỗ ở. Tuy nhiên, điểm chung của các khu dân cư tự phát này đều có cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; không có chủ trương đầu tư và dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và chưa có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 được duyệt. Trong đó, các địa phương đã buông lỏng quản lý, trách nhiệm dẫn đến xảy ra nhiều trường hợp chuyển mục đích đất sai quy định, tách thửa, chia lô bán nền, xây dựng nhà không phép, sai phép… Mới đây, Thanh tra TP Cần Thơ đã tiến hành thanh tra, qua đó, phát hiện hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực đất đai tại quận Ninh Kiều. Cụ thể, trong năm 2018, UBND quận Ninh Kiều có tiến hành thanh tra về việc sử dụng đất trên địa bàn. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm thiếu cương quyết, không triệt để, từ đó, dẫn đến năm 2018 trên địa bàn phường An Bình, quận Ninh Kiều đã hình thành 4 khu dân cư tự phát với diện tích san lấp trái quy định 10.300 m2, được phân ra 145 lô nền. Xảy ra tình trạng này là do một số UBND phường thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai, xây dựng, chưa kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm kịp thời. Nhiều trường hợp ban hành quyết định xử lý thiếu kiểm tra, không cương quyết cưỡng chế, không tạo được tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm còn lại. Ngoài ra, các cơ quan tham mưu chưa thực hiện đúng các quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp thực hiện chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở. Chưa đề ra được giải pháp ngăn chặn tình trạng tách thửa phân lô, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hình thành khu dân cư tự phát trái với chủ trương của thành phố. Trong năm 2019, Sở TNMT TP.Cần Thơ, cho biết, qua rà soát, có 148 khu dân cư tự phát. Sau khi đối chiếu lại các quy định, đã tham mưu hướng xử lý cho thành phố. Nếu nơi nào phù hợp với quy hoạch xây dựng, đủ điều kiện thì cho tồn tại, nơi nào không đủ điều kiện thì địa phương phải xử lý. Tuy nhiên, đến nay, việc rà soát, xử lý vẫn chưa có kết quả chính thức.
22
Theo Bộ Xây dựng, đối chiếu với các quy định thì tổ chức nước ngoài không được mua và sở hữu nhà ở đối với nhà ở thương mại trong dự án nhà ở xã hội (NƠXH).
Bộ Xây dựng vừa hướng dẫn Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang về việc bán, cho thuê, cho thuê mua đối với phần 20% diện tích sàn nhà ở thương mại trong công trình nhà ở chung cư xã hội. Theo Bộ Xây dựng, trường hợp phương án quy hoạch chi tiết của dự án xây dựng NƠXH do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại. Còn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư số 20 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NƠXH. Đối với phần kinh doanh thương mại trong dự án NƠXH quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100 thì chủ đầu tư được bán, cho thuê, cho thuê mua theo giá kinh doanh thương mại cho các đối tượng có nhu cầu để bù đắp chi phí đầu tư NƠXH. Việc này nhằm góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua NƠXH và giảm chi phí quản lý, vận hành NƠXH của dự án. Như vậy, Nghị định số 100 năm 2015 của Chính phủ và Thông tư số 20 năm 2016 của Bộ Xây dựng không quy định hạn chế về đối tượng được mua, thuê, thuê mua phần diện tích sàn nhà ở của dự án NƠXH để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014; khoản 1 Điều 75 Nghị định số 99 ngày 20.10.2015 của Chính phủ và khoản 2 Điều 75 Nghị định số 99 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 của Nghị định số 30/2021/NĐ-CP) thì tổ chức nước ngoài chỉ được mua, thuê mua nhà ở thương mại (căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật. Bộ Xây dựng nêu rõ, đối chiếu với các quy định nêu trên thì tổ chức nước ngoài không được mua và sở hữu nhà ở đối với nhà ở thương mại trong dự án NƠXH.
23
Đà Nẵng - UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành giá đất ở tái định cư một số dự án trên địa bàn thành phố, trong đó có khu vực trung tâm như quận Thanh Khê có mức giá gần 20.000.000 đồng/m2.
Giá đất ở tái định cư đường 7,5m mặt cắt (4,0-7,5-4,0)m đường Hoài Thanh  thuộc dự án Khu dân cư Nam cầu Trần Thị Lý theo mặt bằng giá đất tại Quyết định số 58/2008/QĐ-UBND ngày 20.12.2008 của UBND thành phố có giá 3.080.000 đồng/m2 (hộ chính). Hệ số đối với thửa đất đặc biệt được quy định: vị trí đất nằm ở góc ngã ba đường phố thì nhân thêm hệ số 1,2; góc ngã tư đường phố thì nhân hệ số 1,3; nếu 3 mặt tiền đường phố trở lên nhân hệ số 1,4. Trong khi đó, quy định giá đất ở tái định cư (chưa bao gồm hệ số điều chỉnh giá đất) dự án Khu dân cư phía Tây hồ điều tiết thuộc dự án Khu dân cư Phần Lăng 2 (giai đoạn 2), phường An Khê, quận Thanh Khê theo mặt bằng giá đất tại Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 7.4.2020 của UBND thành phố tại các tuyến đường quy hoạch có mặt cắt (3,0-7,5-3,0)m là 18.830.000 đồng/m2; đơn giá thu tiền sử dụng đất tuyến có mặt cắt (3-5,5-3)m là 17.230.000 đồng/m2; MC (1,5-5,5-0)m là 15.507.000 đồng/m2. Áp dụng hệ số đối với thửa đất đặc biệt tại dự án trên: vị trí đất nằm ở góc ngã ba đường phố thì nhân thêm hệ số 1,2; góc ngã tư đường phố thì nhân hệ số 1,3; nếu 3 mặt tiền đường phố trở lên nhân hệ số 1,4; vị trí đất có hai mặt tiền đường phố (mặt trước và mặt sau) nhân hệ số 1,1; vị trí đất bo cong (có hai mặt tiền nhưng không phải vị trí ngã ba, ngã tư) hoặc có mặt tiền đường phố và đường kiệt bên hông hoặc đường kiệt mặt sau thì nhân thêm hệ số 1,05. Tại quận Ngũ Hành Sơn, giá đất ở tái định cư đường 10,5m mặt cắt (5,0-10,5-5,0)m đường Lê Trí Viễn thuộc Khu tái định cư Bình Kỳ, phường Hòa Quý theo mặt bằng giá đất tại Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND có giá 10.340.000 đồng/m2 (hộ chính, giá này chưa bao gồm hệ số điều chỉnh giá đất). Vị trí đất nằm ở góc ngã ba đường phố thì nhân thêm hệ số 1,2; góc ngã tư đường phố thì nhân hệ số 1,3; nếu 3 mặt tiền đường phố trở lên nhân hệ số 1,4; vị trí đất có hai mặt tiền đường phố (mặt trước và mặt sau) nhân hệ số 1,1; vị trí đất bo cong (có hai mặt tiền nhưng không phải vị trí ngã ba, ngã tư) hoặc có mặt tiền đường phố và đường kiệt bên hông hoặc đường kiệt mặt sau (với bề rộng đường kiệt từ 3m trở lên) thì nhân thêm hệ số 1,05. Theo quy định thì diện tích đất áp dụng cho hệ số đối với thửa đất đặc biệt như trên chỉ tính trong phạm vi chiều sâu 25m tính từ góc ngã ba, ngã tư, góc đường bo cong.  Đối với phần diện tích đất trong phạm vi chiều sâu từ 25m trở lên thì giá đất tính bằng 0,7 giá đất quy định trên. Đối với các trường hợp bố trí tái định cư theo diện hộ phụ thì nhân thêm hệ số hộ phụ theo quy định.
24
Đắk Lắk - Liên quan đến việc chủ đầu tư dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm Công nghiệp Tân An chủ đầu tư giăng biển quảng cáo, khoanh đất khi chưa được UBND tỉnh giao đất, cơ quan có thẩm quyền đang vào cuộc xác minh, xử lý theo quy định.
Ngày 17.5, trao đổi với Lao Động, lãnh đạo UBND TP.Buôn Ma Thuột cho hay, sau khi báo chí phản ánh, đơn vị đã chỉ đạo UBND phường Tân Lợi cùng cơ quan chức năng của thành phố đi kiểm tra, xác minh việc Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành (trụ sở chính đóng tại TP.Đà Nẵng) khoanh đất, giăng biển quảng cáo khi chưa được UBND tỉnh giao đất. UBND TP.Buôn Ma Thuột vẫn đang chờ văn bản báo cáo chính thức để có phương án xử lý nhưng trước mắt sẽ nhắc nhở chủ đầu tư rút kinh nghiệm.   Một nguồn tin khác của Lao Động cũng xác nhận thêm, việc doanh nghiệp khoanh đất, giăng biển quảng cáo khi chưa được UBND tỉnh giao đất theo quy định là không được phép. Hiện, đơn vị đang nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra để báo lên cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Như Lao Động đã thông tin, Dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm Công nghiệp Tân An nằm tại đường Hà Huy Tập (đối diện Cụm công nghiệp Tân An, phường Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) có chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành. Dự án có quy mô sử dụng đất là 21,74ha, với thời gian, tiến độ thực hiện là 48 tháng (giai đoạn chuẩn bị đầu tư 12 tháng; giai đoạn đầu tư 34 tháng và giai đoạn đưa dự án vào vận hành 2 tháng). Chủ đầu tư còn phải thực hiện đồng bộ, hoàn chỉnh tổng thể trên toàn bộ diện tích được chấp thuận dự án, không xác định phân kỳ đầu tư. Tổng mức đầu tư của dự án là trên 700 tỉ đồng, bao gồm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là các hạng mục nhà ở bao gồm nhà ở liên kết thương mại, nhà ở liên kề xã hội và nhà chung cư thương mại. Dù mọi thủ tục đầu tư đang còn nằm trên giấy, trên chủ trương, UBND tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa tiến hành giao đất cho Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành... Song hiện tại chủ đầu tư đang khoanh đất, treo bảng quảng cáo giới thiệu... "Cò đất" đã rao bán đất. Đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành thừa nhận: "Đúng là đơn vị chưa được UBND tỉnh làm thủ tục giao đất. Việc khoanh, treo bảng quảng cáo chỉ là để giữ đất. Tuy nhiên dự án chúng tôi đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, hồ sơ pháp lý liên quan cơ bản đủ. Chúng tôi vẫn đang còn khoảng 3 đến 4 ha đất chưa thể giải phóng mặt bằng nên vẫn chưa triển khai xây dựng các công trình được. Doanh nghiệp đến nay đã được bàn giao mặt bằng sạch khoảng 17ha". Ông Trương Văn Chính - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP.Buôn Ma Thuột - cho biết: "Đơn vị được ký hợp đồng thuê để làm công tác giải phóng mặt bằng, khi làm xong sẽ bàn giao đất cho doanh nghiệp. Tất nhiên, các hồ sơ thủ tục pháp lý của doanh nghiệp đủ thì mới triển khai được. Hiện, công tác giải phóng mặt bằng Dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm Công nghiệp Tân An trong quá trình hoàn thiện".
25
Trước thực trạng quản lý trật tự xây dựng còn bất cập, TP.Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, quy trách nhiệm rõ ràng người đứng đầu địa phương. Cùng với việc xử lý nghiêm các công trình không phép, một số địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo, trong đó Chủ tịch UBND phường, xã làm Trưởng ban, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp, xây dựng kế hoạch thực hiện để lập lại trật tự quản lý đất đai, trật tự xây dựng.
Xử lý loạt công trình vi phạm Ông Ngô Khắc Thinh - Chủ tịch UBND phường Phước Long (TP.Nha Trang) xác nhận phường đã tổ chức cưỡng chế 20 công trình không có giấy phép xây dựng dọc đường số 4 thuộc quy hoạch khu tái định cư Lê Hồng Phong III. Các trường hợp vi phạm này diễn ra từ khoảng thời gian năm 2017. Hiện trạng các công trình đều xây dựng tường, lợp mái tôn với mục đích kinh doanh. Trước đó vào năm 2020, UBND phường Phước Long đã ban hành kế hoạch cưỡng chế. Tuy nhiên do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên kế hoạch phải tạm dừng. Ông Ngô Khắc Thinh cho biết, đến nay công tác vận động người dân và tổ chức cưỡng chế đã cơ bản hoàn thành. Việc tổ chức cưỡng chế các công trình vi phạm thể hiện sự cương quyết của chính quyền địa phương trong vi xử lý các công trình vi phạm, đảm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tương tự tại xã Vĩnh Ngọc, TP.Nha Trang, chính quyền địa phương đã hoàn thành cưỡng chế 28 công trình xây dựng trái phép trong khu nghĩa trang Công Binh. 28 công trình này chủ yếu là nhà cấp 4, được xây dựng từ năm 2018 đến 2021. Không chỉ tổ chức cưỡng chế loạt công trình vi phạm, UBND TP.Nha Trang cũng tổ chức xử lý nghiêm đối với loạt dự án để xảy ra sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Mới đây, sau khi TP.Nha Trang hoàn tất cưỡng chế, tháo dỡ công trình vi phạm tại lô E69, lô A17 trong dãy biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang, lực lượng chức năng đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cưỡng chế 2 lô biệt thự tiếp theo. Trước hàng loạt các động thái kiên quyết của địa phương, dư luận hoan nghênh việc xử lý nghiêm các công trình, dự án để xảy ra vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều người dân cũng mong muốn địa phương tiếp tục rà soát, quy trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu địa phương trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng để xảy ra các tình trạng xây dựng trái phép rồi mới xử lý... Điều chuyển công tác với các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ Như tại phường Phước Long, Chủ tịch phường Ngô Khắc Thinh cho biết, phường có kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng năm 2022 và những năm tiếp theo. Theo kế hoạch, phường Phước Long sẽ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã có hiệu lực pháp luật tại địa phương; trong đó Chủ tịch UBND phường làm Trưởng ban, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể để lập lại trật tự trong công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng... “Kế hoạch được xây dựng nhằm kịp thời kiểm tra và phát hiện xử lý đối với các hoạt động quy phạm về quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng ngay từ đầu, không để phát sinh thêm hoặc xử lý vi phạm hành chính dây dưa kéo dài gây dư luận xấu trong nhân dân” - ông Ngô Khắc Thinh chia sẻ. Ông Hồ Văn Mừng - Bí thư Thành ủy Nha Trang thừa nhận, hiện vi phạm trong xây dựng công trình còn nhiều; tồn đọng nhiều quyết định cưỡng chế. Từ thực tế nêu trên, Thành ủy Nha Trang đã ban hành Nghị quyết số 18 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý đất đai, khoáng sản, trật tự xây dựng và trật tự, mỹ quan đô thị… Nghị quyết ban hành theo hướng nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo UBND TP.Nha Trang phụ trách lĩnh vực, các trưởng phòng chuyên môn, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, phương. Một số chỉ tiêu cụ thể được giao cho người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương như tất cả các trường hợp vi phạm phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định; tỉ lệ hồ sơ cấp phép, gia hạn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ và công trình trễ hạn hằng năm không quá 2%; lập mới, điều chỉnh Đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đảm bảo phủ kín 100% diện tích quy hoạch xây dựng đô thị. Ngoài ra, theo ông Hồ Văn Mừng, việc giao trách nhiệm cho người đứng đầu sẽ được cụ thể hóa bằng cách xác định đây là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, cấp ủy, chính quyền địa phương và cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ; kịp thời xử lý trách nhiệm, điều chuyển công tác đối với các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ nhất là đối với người đứng đầu…
26
Các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, giá bất động sản (BĐS) sốt, nóng như hiện nay là hiện tượng xảy ra có tính chu kỳ, tạm thời, còn thuế là công cụ dài hạn và tác động thường đi sau. Chính vì vậy, cần phải có các biện pháp đồng bộ, nhất quán và mang tính chiến lược thay vì chỉ trông chờ vào giải pháp về thuế.
Thuế không phải là “chìa khóa vạn năng” Một khảo sát hồi tháng 3.2022 của Bộ Xây dựng cho thấy, giá giao dịch BĐS bình quân toàn thị trường đều ở trong xu hướng tăng. Điển hình như tại Hà Nội, căn hộ chung cư tăng 1,53%, nhà ở riêng lẻ tăng 2,24%, đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 2,85%. Tại TPHCM, căn hộ chung cư tăng 2,48%, nhà ở riêng lẻ tăng 2%, đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 3,6%... Trong bối cảnh đó, việc xem xét thu thuế BĐS được đưa vào tầm ngắm và được người dân, nhà quản lý ủng hộ nhằm kìm hãm đà tăng nhà đất. Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, thuế không phải là yếu tố mấu chốt quyết định sự tăng giảm giá BĐS. Việc kìm hãm đà tăng giá nhà đất cần phải giải pháp đồng bộ, nhất quán, thậm chí phải có chiến lược… Ở mỗi quốc gia đều có một quy định về thuế BĐS khác nhau, hoặc đánh thuế BĐS rất cao đi kèm với các loại thuế liên quan đến nhà đất, hoặc không đánh thuế BĐS mà chỉ đánh thuế trước bạ và thuế trên thặng dư vốn… Ông Trần Minh - chuyên gia BĐS nêu ví dụ như ở Anh, thị trường hơn 30 lần khủng hoảng về giá, họ có những mức thuế đánh dựa trên giá trị tài sản, từng bậc giá có từng mức thuế khác nhau. Thuế còn tính dựa trên quá trình khai thác tài sản đó. Khi mua căn nhà thứ 2 họ cũng đánh thuế cao hơn căn nhà thứ nhất tới 3 - 5 lần.  Hay ở Pháp đánh thuế BĐS với cả chủ nhà và người đi thuê; Hàn Quốc có sự phân chia các loại hình BĐS khác nhau sẽ có mức thuế khác nhau, Singapore đánh thuế cao với tài sản thứ 2 và lũy tiến tăng dần với các tài sản tiếp theo… Theo ông Minh, phần lớn các quốc gia đều xem trọng yếu tố khai thác tối ưu giá trị của tài sản. Còn ở Việt Nam, sau khi mua xong, chủ sở hữu không phải chịu thêm khoản phí nào từ việc khai thác, vận hành. Ông Nguyễn Văn Phụng - Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Bộ Tài chính) cho biết, giá BĐS sốt, nóng là hiện tượng xảy ra có tính chu kỳ, tạm thời, còn thuế là công cụ dài hạn và tác động thường đi sau. Vì vậy, không thể dùng công cụ thuế ở thời điểm hiện tại để hạ giá BĐS đang sốt nóng. Theo ông Phụng, nếu có ban hành các quy định mới về thuế cũng phải tới kỳ sau mới áp dụng và sau 1 năm triển khai mới tác động lên thị trường. Thuế không phải là chìa khoá vạn năng và cũng không nên nghĩ tới thuế như một giải pháp tức thời để giải quyết những vấn đề ngắn hạn nảy sinh trên thực tiễn. Việc thay đổi một chính sách thuế sẽ có tác động rất lớn tới kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn cho rằng, trước khi đề xuất hoặc xem xét thay đổi bất cứ quy định nào liên quan tới thuế cần được đánh giá trên nhiều bình diện khác nhau để nhận thức đúng và đủ về tác động của nó rồi mới có thể đưa vào luật. Giải quyết cung - cầu Chia sẻ với Lao Động, chuyên gia về thuế, TS Nguyễn Ngọc Tú - Giảng viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho hay, vấn đề của thị trường hiện nay là cần giải được bài toán cân bằng nguồn cung nhà ở giữa các loại hình. Đa dạng nhà ở tại nhiều phân khúc sẽ giúp thị trường giải bài toán giá. Còn nếu vấn đề này không được giải quyết, các biện pháp tài chính cũng chỉ là để tác động lên một vài nhóm tài sản nhất định. TS Tú nói, việc đánh thuế BĐS cần xem xét trên lộ trình dài hạn. Thuế có thể đơn giản chỉ là cần tăng nguồn thu để tạo công bằng. Song phải lưu ý thuế BĐS có hiệu ứng phụ nếu không lường trước được sẽ gây ra hệ lụy. “Có thể đột nhiên thu nhập của một bộ phận người dân bị co lại, như vậy tổn thất chung của nền kinh tế lớn hơn lợi ích mang lại từ thuế. Do đó, thuế phải được xây dựng một cách khoa học, cần có những đánh giá tác động đến chi tiêu xã hội”, vị này nhấn mạnh. Trong khi đó, ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam - cho rằng, việc đánh thuế BĐS trong ngắn hạn sẽ mang lại tác động tích cực về điều tiết thị trường, giảm tình trạng đầu cơ, chôn tiền và lãng phí tài nguyên đất. Tuy nhiên thuế khó trở thành yếu tố tiên quyết để điều tiết đà tăng giá của BĐS. Từ trước đến nay, việc tăng giá nhà đất không chịu ảnh hưởng từ thuế nên dùng giải pháp thuế để chống đầu cơ không phải là gốc của vấn đề bởi giá nhà vẫn sẽ tăng trong dài hạn ngay cả khi đánh thuế.
27
Nếu muốn xây nhà trên đất ao, người dân cần thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích theo như Giấy chứng nhận đã được cơ quan có thẩm quyền cấp. Vì vậy, nếu muốn xây nhà trên đất ao, người dân cần thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất thông qua việc xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như sau: 1. Người sử dụng đất nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ gồm có: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/TT-BTNMT ngày 30.06.2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). 2. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. 3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Theo Nghị định số 45/2014/NĐ-CP thì trường hợp chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở, tiền sử dụng đất phải nộp bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Xem thêm chi phí chuyển đổi đất nông nghiệp lên thổ cư TẠI ĐÂY...
28
Ước mơ tìm được chốn an cư của người lao động đang thật sự ngày một xa khi nguồn cung eo hẹp và giá bán thì ngày càng vượt quá khả năng.
Nhà ở giá bình dân “biến mất” Theo báo cáo thị trường nhà ở, bất động sản quý I/2022 của Bộ Xây dựng, các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không còn căn hộ có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2. Ở khu vực Hà Nội, căn hộ có mức giá này chỉ còn tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm. Còn tại TPHCM hiếm dự án có giá dưới 30 triệu đồng/m2. Hiện chủ đạo trên thị trường vẫn là các căn hộ phân khúc trung cấp, có mức giá khoảng 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/m2. Còn theo báo cáo nghiên cứu thị trường quý I/2022 do một số công ty nghiên cứu thị trường cho thấy, mặt bằng giá căn hộ tại Hà Nội ghi nhận mức 45 triệu đồng/m2, tăng 5% so với quý trước. Trong khi đó, tại TPHCM, mặt bằng giá căn hộ ghi nhận được nâng lên với mức cao kỷ lục, lên đến 64 triệu đồng/m2, tăng 9% so với quý trước. Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung cầu vừa bị mất cân đối lệch pha về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây. Nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% nguồn cung năm 2020 và hoàn toàn biến mất năm 2021 tại TPHCM.  Ngước nhìn giá nhà Trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp thì giá bán nhà hiện nay ngay cả với dự án nhà ở xã hội cũng thật sự đang rời xa tầm tay của người lao động. Đơn cử như tại TPHCM đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện 10 dự án nhà ở xã hội, 2 dự án nhà lưu trú công nhân, tổng quy mô 11.000 căn hộ trong năm 2022. Trong đó, có 4 dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp thực hiện quy mô trên 3.300 căn, 6 dự án nhà ở xã hội sử dụng quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại với gần 6.000 căn thuộc các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, quận 7 và TP.Thủ Đức. Theo thông tin từ Sở Xây dựng, về giá bán thì hiện mỗi mét vuông nhà ở xã hội có giá 20-25 triệu đồng, tương đương 1-1,6 tỉ đồng/căn. Người mua được vay tối đa 900 triệu đồng và không quá 70% giá trị căn hộ, thời gian trả trong 15 năm.  Tuy nhiên, qua tham khảo ý kiến của nhiều người lao động thì mức giá nhà này khả năng họ chỉ có thể “ngước nhìn”. Vợ chồng chị Hồng Nhân làm việc tại một công ty gia công ở Khu công nghiệp Tân Bình cho biết, với thu nhập của người lao động hiện nay để trang trải chi phí cuộc sống đã phải chắt chiu. Muốn mua nhà chỉ có thể để dành khoảng 20-25% thu nhập. Hiện nay, thu nhập của người lao động không tăng, trong khi giá cả sinh hoạt liên tục đi lên, việc tích lũy mấy trăm triệu đồng để trả trước khoản mua nhà trả góp là bất khả thi. Ngoài ra, để mua một căn hộ giá 1-1,6 tỉ đồng thì thời gian trả góp cần kéo dài hơn so với quy định là trong 15 năm. Chưa kể còn nhiều rào cản về các quy định để có thể đáp ứng hồ sơ mua nhà. Nói về câu chuyện vì sao mặt bằng giá nhà ở xã hội tăng lên nhiều chủ đầu tư cho biết, câu chuyện thời gian thực hiện thủ tục pháp lý luôn là nỗi sợ, thậm chí cả dự án nhà ở xã hội. Ông Nguyễn Văn Hậu, CEO Asian Holding cho hay, thời gian hoàn thiện pháp lý cho một dự án làm ở TPHCM phải mất trung bình khoảng gần 5 năm nếu thuận lợi, còn không thì mất nhiều hơn. Đơn cử như doanh nghiệp của ông có thực hiện một dự án tại Bình Chánh (TPHCM). Từ khi có được chấp thuận chủ đầu tư, thì phải đến hơn 4 năm mới hoàn thành thủ tục pháp lý. Như vậy, nếu mỗi năm mất 10% về lãi vay, thì doanh nghiệp phải mất 4 năm trả khoản lãi vay đó. Chưa kể đến khi được cấp phép thì giá nguyên vật liệu đều tăng khiến chủ đầu tư phải tính toán lại. Chi phí này sẽ được cộng vào giá bán dự án nên giá nhà khó rẻ. Cần nhiều giải pháp Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM, ước tính hiện có rất nhiều người có thu nhập thấp và người có thu nhập trung bình thấp tại đô thị, có thể chiếm đến 1/4 số người trưởng thành thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân, nhưng không được hưởng chính sách ưu đãi nhà ở xã hội, và cũng không đủ khả năng tài chính hoặc không có tài sản thế chấp để vay tín dụng mua nhà ở thương mại. Luật Nhà ở hiện nay chưa quy định cụ thể cơ chế, chính sách hỗ trợ để khuyến khích, tạo điều kiện phát triển “nhà ở giá phù hợp thu nhập”, sản phẩm hướng đến người có thu nhập trung bình thấp và thấp tại đô thị. Do đó, cơ quan này kiến nghị xây dựng chính sách hỗ trợ về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, về thuế, về tín dụng ở mức độ phù hợp, có thể bằng 50% chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội để phát triển “nhà ở giá phù hợp với thu nhập” hướng đến giải quyết nhu cầu an cư cho người có thu nhập trung bình thấp và thấp ở đô thị.  Cụ thể, sản phẩm này có mức giá bán vào khoảng dưới 25 triệu đồng/m2 tại các đô thị đặc biệt gồm TPHCM và Hà Nội, dưới 23 triệu đồng/m2 tại các đô thị loại 1 và dưới 20 triệu đồng/m2 tại các đô thị còn lại để đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo an sinh xã hội cho đông đảo người có thu nhập trung bình thấp và thấp ở đô thị. Một số giải pháp được đưa ra bao gồm bổ sung thuế suất thuế giá trị gia tăng 7,5% đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua “nhà ở giá phù hợp với thu nhập”, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 15% đối với nguồn thu của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư kinh doanh loại hình nhà ở này.
29
Đồng Nai - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2022 và các năm tiếp theo với tổng diện tích hơn 780 ha, thuộc 105 thửa đất tại các huyện, thành phố. Trong số các khu đất được đưa ra đấu giá, ở TP.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất... có một số khu đất nằm ở vị trí vàng, đắc địa.
Số tiền từ đấu giá đất ước tính theo Bảng giá đất Đồng Nai giai đoạn 2020-2024 là hơn 12.900 tỉ đồng sẽ được tỉnh đầu tư phát triển các công trình, dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.  Trong đó, có 40 khu đất có giá trị từ 20 tỉ đồng/khu trở lên và 65 khu đất có giá trị dưới 20 tỉ đồng/khu. Với những khu đất có giá trị lớn, sẽ giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh hoàn thiện hồ sơ và tổ chức đấu giá, còn những khu đất diện tích nhỏ, giá trị dưới 20 tỉ đồng/khu sẽ giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất các huyện, thành phố tổ chức đấu giá. Riêng trong năm 2022, Đồng Nai dự tính sẽ đưa ra đấu giá khoảng 15 khu đất có diện tích gần 160ha, giá ước tính hơn 2.800 tỉ đồng. Các khu đất dự kiến đấu giá năm nay như: Khu đất Bệnh viện đa khoa Đồng Nai (khu trung cao) và Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ - Ban Tôn giáo cũ nằm tại phường Quyết Thắng, TP.Biên Hoà có diện tích 5.739,4 m2, được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 là đất ở tại đô thị kết hợp đất thương mại dịch vụ; Khu đất Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (rạp Lido) cũng tại phường Quyết Thắng, TP.Biên Hoà có diện tích 2.194,2 m2 có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 là đất thương mại dịch vụ; Khu đất bến thủy Nguyễn Văn Trị có diện tích 2.315 m2 nằm tại phường Thanh Bình, TP.Biên Hoà được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 là đất thương mại dịch vụ cũng nằm trong kế hoạch đấu giá đất trong năm nay.  Cũng tại TP.Biên Hoà còn có khu đất Công ty Cự Hùng nằm tại phường Tân Hiệp, TP.Biên Hoà có diện tích 7.363,9 m2 cũng được quy hoạch đất dự án... Ngoài ở TP.Biên Hoà ra, tại các huyện thành phố khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng sẽ đưa ra đấu giá nhiều khu đất có giá trị, như: Khu đất cụm công nghiệp Long Giao (huyện Cẩm Mỹ) có diện tích 559.324,7 m2 quy hoạch đất cụm công nghiệp; Khu đất đấu giá diện tích khoảng 36,77 ha tại xã Long Đức, huyện Long Thành  đấu giá đất ở dự án; Khu đất Chợ nông sản Dầu Giây giai đoạn 2 tại xã Bàu Hàm 2 huyện Thống Nhất có diện tích 487.633,8 m2 được quy hoạch đất thương mại dịch vụ; Khu đất Hồ Sen tại xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất diện tích 47.170 m2 quy hoạch đất thương mại dịch vụ...
30
Đà Nẵng - Giá đất ở tái định cư tại huyện Hoà Vang, TP.Đà Nẵng có mức từ 493.000 đồng/m2 đến 905.000 đồng/m2.
Cụ thể, giá đất ở tái định cư đường 5,5m mặt cắt (3,0-5,5-3,0)m dự án Khu tái định cư Hòa Liên 3 mở rộng theo mặt bằng giá đất tại Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày 20.12.2014 của UBND thành phố có giá 493.000 đồng/m2 (giá này chưa bao gồm hệ số điều chỉnh giá đất). Giá đất ở tái định cư tại huyện Hoà Vang, TP.Đà Nẵng có mức từ 493.000 đồng/2 đến 905.000 đồng/m2.Theo quy định, vị trí đất nằm ở góc ngã ba đường phố thì nhân thêm hệ số 1,1; góc ngã tư đường phố thì nhân hệ số 1,2; nếu 3 mặt tiền đường phố trở lên nhân hệ số 1,3; vị trí đất có hai mặt tiền đường phố (mặt trước và mặt sau) nhân hệ số 1,1; vị trí đất bo cong (có hai mặt tiền nhưng không phải vị trí ngã ba, ngã tư) hoặc có mặt tiền đường phố và đường kiệt bên hông hoặc đường kiệt mặt sau (với bề mặt rộng 3m trở lên) thì nhân thêm hệ số 1,05. Giá đất ở tái định cư hộ chính đường 5,5m mặt cắt (3,0-5,5-3,0)m đường Huỳnh Tịnh Của dự án Khu dân cư nam cầu Cẩm Lệ theo mặt bằng giá đất tại Quyết định số 62/2006/QĐ-UBND có giá 905.000 đồng/m2. Hệ số đối với thửa đất đặc biệt thuộc dự án trên được quy định:  Đối với vị trí đất nằm ở góc ngã ba đường phố thì nhân thêm hệ số 1,2; góc ngã tư đường phố thì nhân hệ số 1,3; 3 mặt tiền đường phố trở lên nhân hệ số 1,4. Theo quy định thì diện tích đất áp dụng cho hệ số đối với thửa đất đặc biệt như trên chỉ tính trong phạm vi chiều sâu 25m tính từ góc ngã ba, ngã tư, góc đường bo cong.  Đối với phần diện tích đất trong phạm vi chiều sâu từ 25m trở lên thì giá đất tính bằng 0,7 giá đất quy định trên. Đối với các trường hợp bố trí tái định cư theo diện hộ phụ thì nhân thêm hệ số hộ phụ theo quy định.
31
Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hay phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia thì người sử dụng đất phải có nghĩa vụ chấp hành. Nếu không sẽ bị cưỡng chế thu hồi.
Điều kiện thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất Theo Khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013, quy định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: - Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động, thuyết phục. - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành. - Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế Theo Khoản 3 Điều 71 Luật Đất đai 2013, người có thẩm quyền ban hành và thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương). Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất Căn cứ theo Khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013, trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện như sau: Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế. Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế. - Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. - Nếu người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức thực hiện cưỡng chế. Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế.
32
Hiện nay, tại TP.Biên Hoà đang có rất nhiều khu đất “vàng” nằm ở khu vực trung tâm trên các trục đường chính, được Nhà nước giao nhưng quá trình quản lý được cho là chưa chặt chẽ, chưa khai thác hết tiềm năng dẫn đến tình trạng bị bỏ trống, chậm đưa vào sử dụng… Trước thực trạng này, tỉnh Đồng Nai đang tiến hành các giải pháp rà soát để kịp thời chấn chỉnh, siết chặt quản lý các khu đất công.
Kiểm tra 10 khu “đất vàng” ở trung tâm Theo phản ánh của người dân và tìm hiểu của phóng viên, tại khu đất chợ Hóc Bà Thức nằm trên địa bàn phường Tân Phong, TP.Biên Hoà hiện đang trong tình trạng bỏ không. Sau khi chợ được xây dựng xong thì đã bị bỏ không khoảng 10 năm nay mà không còn tiểu thương vào buôn bán. Theo người dân, ban đầu khi chợ được xây dựng xong, các tiểu thương có vào buôn bán nhưng do giá thuê cao nên chỉ hoạt động được một thời gian rồi ngừng hẳn. Chợ  nằm gọn trong khu dân cư đông đúc được xây dựng gồm nhiều kiốt liền kề và các sạp hàng hoá… Xung quanh chợ là các tuyến đường mặt tiền nhưng lại không được khai thác. Hiện, những người dân mua các kiốt và các sạp bán hàng trong chợ cũng tứ tán nhiều nơi, chỉ có một số kiốt được người dân thuê lại để ở. Ngoài ra, khu đất Công ty CP Việt Bo Việt đề nghị thực hiện dự án khu dân cư tại phường Tân Hòa nằm dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A rất đông đúng người qua lại nhưng cũng đang bị bỏ không mà chưa được khai thác, hiện nơi đây là một khu đất trống rộng nhiều hécta được bao bọc bởi hệ thống tường rào bao quanh. Tương tự, khu đất Công ty Biti's tại phường Tam Hiệp cũng trong tình trạng không được khai thác. Theo tìm hiểu, hiện nay đơn vị này đã chuyển các hoạt động sản xuất chính vào khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hoà và không còn cảnh công nhân làm việc đi lại đông đúc như trước đây.  Đây đều là những khu đất bị tỉnh Đồng Nai “điểm tên” trong danh sách cần kiểm tra, rà soát lại. Ngoài ra, còn có 7 khu đất khác cũng trong diện phải kiểm tra gồm: Khu đất siêu thị Vinatex Biên Hòa (phường Quang Vinh); Khu đất mặt tiền dọc đường Nguyễn Ái Quốc từ vòng xoay Tân Phong đến Công ty CP Công trình giao thông Đồng Nai, phường Trảng Dài; khu đất Công ty Rượu bia Đồng Nai cũ; khu đất xây dựng nhà xưởng và kho bãi cho thuê của Công ty CP Địa ốc Đồng Nai (phường Long Bình); khu đất nằm ở hẻm trái đoạn đường từ cầu Sập đến khu vực Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh (phường Tân Biên); khu đất nhà hàng Golden Palace (phường Tân Tiến); khu đất bãi tập kết vật liệu xây dựng cầu Đồng Nai và khu đất Công ty gỗ Long Bình (phường An Bình). Qua tìm hiểu thực tế, những khu đất trên được các đơn vị quản lý cho thuê lại để kinh doanh một số ngành nghề và có dấu hiệu sử dụng chưa đúng mục đích. Xử lý nghiêm các sai phạm Để kịp thời chấn chỉnh tình trạng sử dụng đất công còn nhiều bất cập, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo rà soát các khu đất công thuộc địa bàn TP.Biên Hòa. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, rà soát pháp lý về đất đai, xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và một số vấn đề có liên quan khác. Theo ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - trong văn bản gửi các sở ngành liên quan yêu cầu rà soát, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng 10 khu “đất vàng” trên địa bàn thì hiện nay, tại TP.Biên Hòa, có một số khu đất, dự án được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất, nhưng quá trình quản lý chưa chặt chẽ, cho thuê đất, sử dụng đất không đúng mục đích, chậm đưa đất vào sử dụng, bỏ trống, nên chưa khai thác được hết giá trị, tiềm năng của đất đai theo quy hoạch.  Để nắm rõ hiện trạng của từng khu đất có giá trị trên một số tuyến đường chính của TP.Biên Hòa và chấn chỉnh lại việc quản lý, sử dụng đất cho đúng mục đích, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, UBND TP.Biên Hòa và các sở ngành liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra hiện trạng, rà soát pháp lý về đất đai, xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối tổng hợp kết quả kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh và đề xuất hướng xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật. Sẽ đấu giá nhiều khu “đất vàng” Ngoài việc siết chặt quản lý các khu “đất vàng”, mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2022 và thời gian tới. Theo đó, địa phương này sẽ đấu giá 105 khu đất với diện tích hơn 781ha, trong đó có nhiều khu được xem là đất “vàng” tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.
33
Quảng Ninh - Đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, dài hơn 81km, dự kiến sẽ được thông xe vào tháng 6 tới, đưa Quảng Ninh trở thành địa phương có số km đường cao tốc dài nhất cả nước (khoảng 200km). Với việc đưa tuyến cao tốc này vào hoạt động, từ Hà Nội đi thành phố biên giới Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh sẽ hoàn toàn bằng cao tốc.
Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái là tuyến cao tốc thứ 3 của Quảng Ninh, sau các tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long và Hạ Long – Vân Đồn. Được khởi công ngày 3.4.2019, dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có tổng vốn đầu tư hơn 11.000 đồng, trong đó đoạn Vân Đồn – Tiên Yên (dài khoảng 16km) được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách; đoạn còn lại từ Tiên Yên đi Móng Cái được đầu tư bằng hình thức B.O.T.
34
Kiểu nhà mái tôn đang được ưa chuộng ở nông thôn, hoặc các gia đình có nguồn thu nhập tài chính ở mức trung bình.
Lý do nhiều người chọn thiết kế nhà mái tôn? Theo các kiến trúc sư, mẫu nhà mái tôn dù đơn giản, nhưng có nhiều ưu điểm. Cụ thể, mái tôn có trọng lượng nhẹ, giúp giảm trọng tải lên ngôi nhà. Đồng thời, màu sắc mái tôn đa dạng, bạn có thể lựa chọn theo sở thích, tạo nên nét thẩm mỹ riêng cho ngôi nhà của mình. Lợp nhà mái tôn cũng có điểm cộng đó là độ bền cao, luôn đem đến sự linh hoạt trong thi công và thiết kế.  Ngoài ra, nhà lợp mái bằng tôn cũng không đòi hỏi tay nghề của thợ thi công cao; giá thành hợp lý, chi phí bảo trì, bảo dưỡng ít. Tổng hợp 3 mẫu nhà mái tôn đơn giản Kiểu nhà lợp bằng mái tôn nào đơn giản, giá làm nhà mái tôn nào hợp lý… sẽ là điều gia chủ quan tâm. Dưới đây là 3 mẫu nhà mái tôn bạn có thể tham khảo: Nhà cấp 4 mái tôn Thời gian thi công nhà cấp 4 sử dụng mái tôn nhanh, chi phí ít. Dù lợp mái tôn, mái tôn giả ngói…nhưng ngôi nhà vẫn toát lên vẻ đẹp riêng có.  Nhà ống cấp 4 mái tôn Kiểu nhà ống không còn quá xa lạ, đặc biệt là khu vực thành thị, nơi có diện tích mặt tiền hạn chế. Điều người dân quan tâm không chỉ dừng lại ở mẫu nhà ống có đẹp hay không, mà còn là vấn đề giá làm nhà mái tôn kiểu ống có đắt? Thông thường, theo các kiến trúc sư, giá xây dựng những mẫu nhà ống 2 tầng mái tôn, 3 tầng mái tôn dao động từ 600 - 800 triệu đồng. Lưu ý, để tiết kiệm chi phí xây dựng tổng thể, bạn nên lựa chọn lợp mái tôn cách nhiệt. Nhà chữ L mái tôn Mẫu nhà mái tôn đơn giản hình chữ L cũng là một trong những gợi ý đáng tham khảo. Điểm nhấn của mẫu nhà này là tiết kiệm diện tích xây dựng, sử dụng diện tích đất tối đa. Đồng thời, thiết kế sân vườn nhà chữ L lợp mái tôn còn đem đến sự thoáng mát, gần với thiên nhiên.  Lưu ý khi lợp nhà mái tôn Nếu gia chủ chọn phần mái bằng tôn, trong quá trình lợp mái tôn, cần lưu ý: -  Cần chú ý đến độ dốc của mái để đảm bảo thoát nước tốt, tăng tính thẩm mĩ và không làm ảnh hưởng các nhà xung quanh. - Khi lợp tôn lên mái nhà cần chú ý hướng gió, lợp cùng chiều với chiều gió, các sóng chồng lên nhau phải theo đúng quy cách. - Ngoài ra, hãy bắn đủ số ốc để tránh hiện tượng bị gió bùng gây dột.
35
Cha mẹ khai hoang đất và xây dựng nhà ở từ năm 1996. Tuy đất không có giấy tờ, sổ đỏ nhưng anh Nguyễn Văn Sinh, trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng cho biết, theo cơ quan chức năng, anh vẫn được làm thủ tục thừa kế.
Được biết, khu đất nhà anh Sinh có đóng thuế đất hàng năm từ 1996. Đến nay cha mẹ anh Sinh đã qua đời. Anh và anh em trong nhà muốn làm thủ tục thừa kế nhà đất nhưng không có giấy tờ. Trao đổi về trường hợp này, bà Trần Thị Kim Hiền, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng kí đất đai tại quận Liên Chiểu cho biết, theo như câu hỏi thì thửa đất trên được khai hoang và sử dụng đất, xây dựng nhà ở từ 1996 nhưng người dân chưa đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nay người sử dụng đất hợp pháp là cha mẹ của anh Sinh đã qua đời thì trước khi thực hiện các thủ tục thừa kế nhà đất thì phải làm các thủ tục như sau: Thứ nhất, anh Sinh và anh em trong nhà cần làm thủ tục đồng thừa kế, lập vản bản thỏa thuận cử người đại điện đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Công văn 4424 ngày 15.6.2016 của UBND TP.Đà Nẵng và được chứng thực chữ kí theo quy định tại Nghị định số 23 ngày 16.2.2015. Tiếp theo, anh Sinh cần nộp hồ sơ đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho người đại diện theo văn bản thỏa thuận trên. Sau khi hoàn thành những thủ tục trên thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên cơ sở đó căn cứ theo giấy chứng nhận đã cấp, những người đồng thừa kế sẽ lập thủ tục thừa kế theo quy định của pháp luật để được cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
36
Trưng dụng đất là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của các chủ thể sử dụng đất trong trường hợp thật cần thiết.
Khi nào Nhà nước trưng dụng đất? Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 72 Luật Đất đai 2013, Nhà nước trưng dụng đất trong các trường hợp sau: - Trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. - Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. Thời hạn trưng dụng đất Cũng theo Điều 72 Luật Đất đai 2013, thời hạn trưng dụng đất được quy định như sau: - Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. - Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định và không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. - Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng. Nghĩa vụ của người sử dụng đất khi có quyết định trưng dụng đất Theo quy định, người có đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng. Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành. Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra Căn cứ vào Khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai 2013, việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra thực hiện như sau: - Người có đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra. - Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán. - Trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng. Mức thiệt hại thu nhập thực tế phải phù hợp với thu nhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng đất. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường. - Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.
37
Việc phê duyệt triển khai đề án "Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TPHCM, giai đoạn 2020-2045" được đánh giá sẽ tạo hành lang quan trọng hướng tới sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đất ven sông Sài Gòn vốn luôn là sự trăn trở trong nhiều năm qua của lãnh đạo thành phố cũng như giới nghiên cứu, chuyên gia và cả người dân.
Vẽ lộ trình cho sông Sài Gòn Với đề án “Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TPHCM giai đoạn 2020-2045” vừa được UBND TPHCM phê duyệt, mục tiêu mà thành phố đề ra là phát triển hành lang sông Sài Gòn và kênh rạch nội thành nhằm phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, sinh thái, tạo nét đặc trưng độc đáo của đô thị, sức cuốn hút và tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ cho TPHCM và vùng thành phố sáng tạo. Định hướng của thành phố là sẽ từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đa chức năng dọc bờ sông Sài Gòn, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết nối các tiện ích công cộng, tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh tế, dịch vụ liên quan đến sông nước và hạ tầng xanh. TPHCM chia sông Sài Gòn ra 2 vùng, gồm vùng thượng lưu từ hồ Dầu Tiếng đến cầu Phú Long (quận 12) và vùng trung - hạ lưu từ cầu Phú Long đến ngã ba Mũi Đèn Đỏ (ngã ba sông Sài Gòn - sông Soài Rạp - quận 7). Dự án được chia theo lộ trình để thực hiện. Từ nay đến năm 2025, thành phố sẽ triển khai chương trình hành động cải tạo, chỉnh trang hành lang sông Sài Gòn - khu vực trung tâm thành phố gắn với các đề án phát triển kinh tế, dịch vụ; ban hành và triển khai quy chế, quy định, hướng dẫn quản lý phát triển hành lang sông nước. Từ năm 2025-2045, triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng xanh tích hợp với hoạt động du lịch và kinh tế, dịch vụ giải trí, đồng thời hoàn chỉnh pháp lý về quy hoạch tại khu vực dọc sông... Thành phố định hướng phát triển chuỗi không gian dọc bờ sông Sài Gòn có đặc trưng bản sắc môi trường bản sắc đô thị sông nước. Từng bước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đa chức năng kết nối các tiện ích công cộng. Đồng thời, hoàn chỉnh pháp lý về quy hoạch tại khu vực dọc sông; liên tục rà soát, nghiên cứu, cập nhật và hoàn thiện các pháp lý quản lý khu vực dọc bờ sông theo hướng bảo đảm lợi ích chung của TPHCM, phù hợp với chủ trương, định hướng quy hoạch cấp cao hơn và đáp ứng với thị trường và tốc độ phát triển chung. Đáng chú ý trong 5 khu vực thuộc vùng trung lưu và hạ lưu, riêng khu vực 4 có bờ Đông từ cầu Sài Gòn đến cầu đảo Kim Cương và bờ Tây từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận (ngã ba Kênh Tẻ - sông Sài Gòn). Đây là khu vực đi qua trung tâm hiện hữu, tập trung các hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghệ và có tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ ven sông. Với khu vực này UBND TPHCM sẽ ưu tiên phát triển khu vực này nhằm xây dựng kết nối và đồng bộ hệ thống hạ tầng, gồm bờ kè sông, cầu cảng bến thủy, các tuyến đi bộ, xe đạp, bến bãi trung chuyển kết nối không gian mở công viên cây xanh và quảng trường đô thị (bao gồm Quảng trường Hồ Chí Minh), triển khai theo mô hình thí điểm ở một số dự án để có kinh nghiệm, nhân rộng cách làm... Sử dụng thế nào với mỏ vàng quỹ đất? Vấn đề được dư luận và giới đầu tư quan tâm hiện nay là nguồn lực quỹ đất hai bên bờ sông Sài Gòn sẽ được khai thác và sử dụng như thế nào trong thời gian tới đây để hài hòa các lợi ích cộng đồng khi mà các khu vực trung tâm đã trở nên quá chật chội và đắt đỏ. Khi góp ý về quy hoạch và phát triển sông Sài Gòn, kỹ sư Trần Văn Tường nhận định thực trạng xây dựng vi phạm chủ trương định hướng sử dụng quỹ đất ven sông Sài Gòn đã và đang là sự trăn trở trong nhiều năm qua với giới nghiên cứu, chuyên gia cũng như những lãnh đạo tâm quyết. Đến nay, càng lo hơn, người dân rất quan tâm. "Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có những thời điểm cơ quan chức năng buông lỏng quản lý và chưa có một quy hoạch tổng thể trọn vẹn cho sông Sài Gòn và hai bên bờ nên hệ lụy bây giờ nếu khắc phục triệt để, e rằng sẽ khó khả thi" -  kỹ sư Trần Văn Tường đánh giá. Theo đó, Kỹ sư Trần Văn Tường đề xuất trong bối cảnh không gian trung tâm đã quá tải, hầu hết các quỹ đất đều được xây dựng và nén chặt nhà cao tầng, quỹ đất hai bên bờ sông Sài Gòn rất thích hợp làm dự án phục vụ cộng đồng, mở rộng không gian làm cảnh quan đẹp kết nối khu vực trung tâm và lân cận. Thuận lợi hơn, có sẵn nhiều địa điểm lý tưởng để kết nối khu vực trung tâm như phố đi bộ, quảng trường Mê Linh, Thủ Thiêm và các di tích lịch sử văn hóa như các cảng, bến Nhà Rồng, cầu sắt Bình Lợi (đã tháo dỡ nhưng vẫn giữ lại hai bên đầu cầu để bảo tồn và phục vụ du lịch).   Để khai thác hiệu quả sông Sài Gòn cùng quỹ đất hai bên bờ, phải có tiêu chí rõ ràng theo một hệ thống xuyên suốt, cần một quy hoạch tổng thể trọn vẹn trên cơ sở định hướng phát triển bền vững và có đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo lộ trình đề ra, tránh tư duy nhiệm kỳ. Theo đó, là hành lang pháp lý minh bạch và công bằng để kêu gọi các đối tác tư nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước có tiềm năng thực lực tham gia xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng cùng với chuỗi giá trị văn hóa, di tích, lịch sử, du lịch song hành phát triển kinh tế bền vững gắn với khai thác sông Sài Gòn cùng quỹ đất hai bên bờ.  Do đó tới đây, trước tiên phải tiến hành rà soát quỹ đất dọc sông Sài Gòn và cần một chủ trương đúng đắn, thích hợp nhất để phát triển bền vững. Đồng thời xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, những vi phạm đã có chứng cứ, thậm chí được lập biên bản và ban hành quyết định cưỡng chế. Bất kỳ người dân, cơ quan, đơn vị nào cũng điều phải tuân thủ pháp luật, kỷ cương, kỷ luật. Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu lực pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, lan tỏa những điều tích cực, sự đồng thuận trong nhân dân. Quy định pháp luật phải thực hiện triệt để và công bằng, công trình vi phạm lớn hay nhỏ, buộc cưỡng chế tháo dỡ, tuyệt đối không để tồn tại hay hợp thức hóa bằng hình thức khác. Cũng theo Kỹ sư Trần Văn Tường, việc xử lý và cưỡng chế tháo dỡ các vi phạm xây dựng lấn hành lang bảo vệ sông Sài Gòn hoàn toàn thuộc vai trò, trách nhiệm và thẩm quyền cơ quan chức năng tại TPHCM. Vấn đề là có làm đến nơi đến chốn, biện pháp ngăn chặn những vi phạm tiếp theo có thể xảy ra. Nên chăng, ứng dụng công nghệ mà bất cứ người dân nào cũng có thể tải về để theo dõi, góp ý, phản ánh các vi phạm xây dựng ven sông Sài Gòn để báo cơ quan chức năng kịp thời xử lý, không để xảy ra chuyện đã rồi.     Một yêu cầu quan trọng khác là cần dừng ngay và không cấp phép thêm các dự án ven sông, lấn mặt tiền sông. Thậm chí cần xem lại 83 dự án đầu tư nhà ở, khu phức hợp nhà ở thương mại, dịch vụ, khu công viên vui chơi giải trí, với diện tích thống kê chưa đầy đủ đã hơn 454ha. Nếu có quy hoạch cục bộ, xét thấy không phục vụ đa số cộng đồng cũng nên điều chỉnh sao cho mỗi người dân đều được hưởng lợi từ dòng sông. Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, trên toàn tuyến sông Sài Gòn hiện có khoảng 83 dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở, khu phức hợp nhà ở kết hợp với thương mại - dịch vụ, khu công viên kết hợp với vui chơi giải trí, với diện tích thống kê chưa đầy đủ khoảng 454,22ha. Các dự án này đều đã có đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, trong đó, một số được phê duyệt quy hoạch chi tiết trước thời điểm TPHCM ban hành quy định về quản lý hành lang bờ sông. Do đó, chiều rộng hành lang bờ sông tại các dự án này chưa thống nhất với quy định hiện nay.
38
Hải Phòng - Sáng ngày 14.5, UBND thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ Động thổ Dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để thực hiện chỉnh trang đô thị trên nền đất của chợ Sắt cũ trước đây.
Tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê trên nền đất cũ với diện tích hơn 15.000 m2 của chợ Sắt nổi tiếng một thời tại phương Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng. Dự án mới có quy mô 40 tầng nổi và 2 tầng hầm, chiều cao công trình là 146 m. Tổng mức đầu tư của Dự án là hơn 6.000 tỉ đồng, trong đó chủ đầu tư là Công ty CP May – Diêm Sài Gòn góp hơn 1.200 tỉ đồng, số còn lại là huy động thêm từ các nguồn khác. Dự kiến đến cuối năm 2024, Dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Theo ông Lê Anh Quân, PCT thường trực UBND TP.Hải Phòng, việc đầu tư xây dựng Tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê tại đây sẽ giúp cho bộ mặt kiến trúc đô thị được chỉnh trang, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật với đô thị Hải Phòng, tạo cảnh quan đô thị phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Chợ Sắt là một địa danh quen thuộc của người Hải Phòng, được xây dựng từ thế kỷ 19, dưới thời Pháp thuộc. Chợ nằm ở vị trí đắc địa, sát sông Tam Bạc, gần các tuyến phố trung tâm của thành phố Hải Phòng. Đây từng là khu vực giao thương sầm uất của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trải qua thời gian, khu vực này hiện đã xuống cấp, cần có sự thay đổi cho phù hợp với sự phát triển chung của thành phố.
39
Trong bối cảnh dòng vốn cho thị trường bất động sản đang bị siết, nhiều chủ đầu tư đang đưa ra các chương trình cam kết lợi nhuận cho khách hàng mua dự án với mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên những cam kết này ẩn chứa nhiều rủi ro cho khách hàng.
Mua nhà được cam kết có lợi nhuận Hiện nay nhiều chủ đầu tư dự án căn hộ chung cư rốt ráo huy động vốn bằng các chương trình cam kết lợi nhuận. Đơn cử như tại dự án Westgate (Bình Chánh), chủ đầu tư An Gia đang áp dụng chính sách bán hàng khá linh hoạt. Theo đó, người mua chỉ cần thanh toán tối đa 699 triệu đồng và ngưng đến khi nhận nhà vào quý IV/2023 mới thanh toán tiếp. Còn lại, chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc cho đến khi nhận nhà, đồng thời, cam kết lợi nhuận lên đến 18%. Hay như Vạn Xuân Group - chủ đầu tư dự án Happy One Central vừa đưa ra chính sách cam kết lợi nhuận đối với khách hàng mua căn hộ. Theo đó, khách hàng lựa chọn Happy One Central sẽ được nhận mức cam kết lợi nhuận 15% trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm ký hợp đồng mua bán (tính trên tổng số tiền khách hàng đã thanh toán). Khoản tiền cam kết lợi nhuận, chủ đầu tư sẽ thanh toán một lần trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc 6 tháng kể từ thời điểm ký hợp đồng. Tại thời điểm chi trả lợi nhuận, khách hàng có thể nhận tiền mặt hoặc lựa chọn khấu trừ vào phần thanh toán còn lại của hợp đồng. Số tiền được tính cam kết lợi nhuận là không quá 50% giá trị hợp đồng. Nhiều dự án đất nền ở vùng ven cũng đang sử dụng chiêu thức cam kết lãi suất để tìm vốn đầu tư. Ông Đoàn Quốc Việt, một nhà đầu ở TPHCM cho biết, hiện một số dự án đất nền ở Đồng Nai và Long An đang gọi vốn đầu tư bằng cách áp dụng chương trình “đầu tư ngay - sinh lời ngay” để thu hút khách mua sau dịch. Theo đó, chủ đầu tư đưa ra con số lợi nhuận nhìn thấy ngay để khách dễ hình dung. Nếu khách hàng đầu tư 300 triệu đồng sau 6 tháng lợi nhuận thu về là 33 triệu đồng và sau 12 tháng lợi nhuận lên đến 75 triệu đồng. Hay ở mức cao hơn, nếu nhà đầu tư bỏ vào số vốn ban đầu 2 tỉ đồng sau 6 tháng lợi nhuận mang về 220 triệu đồng và sau 12 tháng là 500 triệu đồng. Với con số đưa ra này có thể thấy, mức lợi nhuận mà dự án này đưa ra dao động từ 11-25%, một mức lợi nhuận cao gấp 3-4 lần lãi suất gửi tiền ở ngân hàng hiện nay. Rủi ro hiện hữu Phương thức huy động vốn từ nhà đầu tư với cam kết lợi nhuận cao không phải mới lạ. Trước đây với nhiều dự án phân khúc nghỉ dưỡng đều áp dụng chiêu thức này để huy động vốn và cũng đã có nhiều bài học đắt giá. Đơn cử sự cố đổ vỡ hệ thống Cocobay Đà Nẵng khiến hàng trăm nhà đầu tư rơi vào cảnh “tiền mất, nợ mang” đến nay vẫn là bài học lớn. Theo quan điểm của TS Nguyễn Duy Phương, chuyên gia phân tích đầu tư tài chính, thì lãi suất vượt qua mức 10% cộng với tỉ suất lãi suất thưởng quá lớn kèm theo thì chẳng khác gì quả sung… căng phình sắp rụng. Người đầu tư nên tự hỏi nếu quả thật là ngon, thì giới đầu tư chuyên nghiệp, quỹ đầu tư chẳng lẽ họ dễ dàng bỏ qua? Nếu nhắc đến câu chuyện cam kết lợi nhuận, thậm chí có những hợp đồng pháp lý ràng buộc hẳn hoi nhưng vẫn rủi ro vì không thể thực hiện được. Do vậy, bên cạnh sự tỉnh táo của người đầu tư thì việc minh bạch thông tin, kiểm tra giám sát chặt chẽ, ngăn chặn ngay từ đầu của các cơ quan chức năng cũng sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn lừa đảo ở mọi lĩnh vực, không riêng gì bất động sản. Theo luật sư Nguyễn Thanh Nhã, văn phòng luật DBS, cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư chỉ là yếu tố tham khảo, không nên dựa vào đó để ra quyết định. Bản cam kết lợi nhuận ràng buộc về mặt pháp lý không mạnh, nếu rủi ro xảy ra, chẳng hạn dự án không hoàn thành đúng tiến độ, chủ đầu tư không thực hiện được cam kết đã ký hoặc bỏ trốn, nhà đầu tư khó lòng thu hồi được vốn.
40
Khánh Hòa - Ga Nha Trang sẽ được quy hoạch thành không gian bảo tàng, công viên đi bộ, cùng những công trình phục vụ công cộng.
Ngày 14.5, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch tỉnh Nguyễn Tấn Tuân nghe báo cáo hoàn thiện đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.Nha Trang đến năm 2040. Theo kết luận UBND tỉnh Khánh Hòa, ga Nha Trang hiện tại vẫn duy trì ga hành khách, còn ga hàng hóa  được dời đến xã Vĩnh Trung, cách ga cũ khoảng 6km. Nhà ga cũ là di tích lịch sử, vì thế sau năm 2030 tỉnh sẽ ưu tiên định hướng nơi đây thành không gian kiến trúc để bảo tồn, cảnh quan kết nối Công viên 23 tháng 10; công viên, đường đi bộ, cùng các công trình phục vụ mục đích công cộng. Không gian nơi đây hứa hẹn kết hợp các hoạt động thương mại, dịch vụ và bố trí tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng trong khu vực ga hiện hữu. Liên quan đến ga Nha Trang, trước đó một doanh nghiệp đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép nghiên cứu, đầu tư dự án đường sắt tránh TP.Nha Trang, xây mới nhà ga theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và hoàn vốn bằng quỹ đất ga Nha Trang hiện tại. Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu doanh nghiên cứu tiền khả thi về phương án tài chính, tính khả thi của dự án, xin ý kiến chính quyền địa phương và người dân. Phương án cần được báo cáo để Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, trước khi trình Chính phủ xem xét. Ngoài ga Nha Trang, Khánh Hòa cũng định hướng tương lai nhiều khu vực khác của thành phố. Trong đó, những khu vực đồi ở thành phố, nơi có nguy cơ sạt lở được giữ nguyên hiện trạng tự nhiên, không xây dựng công trình. Còn những địa điểm không có nguy cơ sạt lở, đảm bảo điều kiện sử dụng đất, tỉnh sẽ quy hoạch đất ở thương mại dịch vụ với các dự án theo hướng thân thiện môi trường; khống chế mật độ xây dựng tối đa không quá 10%. Tỉnh cũng quy hoạch giao thông đường Võ Nguyên Giáp - trục đường chính sân bay Nha Trang cũ, nhằm định hướng để mở đường thẳng rộng 60 m, qua vòng xoay An Lạc. Cùng với đó, tỉnh cũng hướng đến xây cầu vượt qua cửa sông Quán Trường, nhằm kết nối giao thông khu đô thị An Viên vượt cửa sông Quán Trường đi qua khu núi Hòn Rớ, từ đó sẽ kết nối đường Nguyễn Tất Thành, hướng trung tâm thành phố đi sân bay Cam Ranh. Tháng 7.2021, Bộ GTVT có dự thảo  về quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Theo dự thảo này, đường sắt khu Ga Nha Trang thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh định hướng quy hoạch giai đoạn 2021-2030 sẽ cải tạo Ga Nha Trang thành ga khách, xây dựng mới cầu quay đầu máy để bỏ đường vòng. Xây dựng Ga Vĩnh Trung mới là ga hàng có khu chỉnh bị đầu máy, toa xe. Xây dựng đường vòng trạm C tại khu vực nút giao Ngọc Hội (tàu hàng đi thẳng vào phía Nam thông qua đường vòng trạm C). Giai đoạn đến năm 2050: Cải tạo nhà Ga Nha Trang thành bảo tàng du lịch, dỡ bỏ Ga Nha Trang và đường bóng đèn hiện tại, cải tuyến đường sắt chính tuyến. Cải tạo xây dựng ga khách tại Vĩnh Trung là ga kỹ thuật hỗn hợp khách, hàng có khu chỉnh bị đầu máy, toa xe.
41
Sau khi xử lý kỷ luật hàng loạt cán bộ do buông lỏng trong công tác quản lý về đất đai, trật tự xây dựng, UBND TP.Buôn Ma Thuột đã tiến hành cưỡng chế tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp lẫn đất công...
Dỡ bỏ hàng loạt công trình vi phạm Trong 2 ngày 10 và 11.5, UBND TP.Buôn Ma Thuột đã yêu cầu UBND phường Thành Nhất tiến hành cưỡng chế tháo dỡ 10 công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại buôn Ky (phường Thành Nhất). Thời điểm cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế, số đông người dân đã tập trung theo dõi nhưng tình hình cơ bản đảm bảo trật tự. Một người dân ở (buôn Ky, phường Thành Nhất) khi thấy nhà mình bị tháo dỡ đã buồn bã nói: “Tôi đi làm rửa chén thuê con cái cũng có công việc không ổn định. Căn nhà này có giá trị hơn 600 triệu được xây dựng sau khi tôi mua hai lô đất (mỗi lô 100m2 với giá 400 triệu đồng). Vì nghe tin đồn là có thể xây được nhà nên tôi mới quyết định xây nhưng ở mới được có 3 tháng thì bị cưỡng chế tháo dỡ. Giờ nhà bị tháo dỡ, gia đình tôi phải đi ở nhờ”. Nhiều hộ dân nằm trong diện bị cưỡng chế, tháo dỡ nhà xây trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Thành Nhất cũng bày tỏ sự buồn bã sau khi bị cưỡng chế. Một tài sản lớn dày công tích góp, xây dựng trong chốc lát đã không cánh mà bay. Lãnh đạo UBND phường Thành Nhất cho rằng: “Chúng tôi cũng rất xót cho bà con, nhưng cũng phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Sau khi tháo dỡ 10 căn nhà xây sai phép thì sẽ họp bàn và xin ý kiến chỉ đạo tiếp. Trong quá trình cưỡng chế, lực lượng chức năng cũng hỗ trợ bà con thu dọn đồ đạc đi nơi khác”. Song song với đó, phía UBND phường Tân Lợi cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền của TP.Buôn Ma Thuột tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trên đất công ở trục đường Ybih Aleo và Lê Thị Hồng Gấm nhằm khôi phục lại tình trạng của đất trước đó, trả lại đất theo quy định. Các trường hợp buộc cưỡng chế, phá dỡ công trình xây trái phép gồm bà Nguyễn Thị Lộc với một phần của thửa đất số 88, tờ bản đồ số 79, diện tích 90,45m2; ông Thái Quang Vinh với một phần của thửa đất số 88, tờ bản đồ số 84, diện tích 136,65m2; bà Phạm Thị Kim với một phần của thửa đất số 47, tờ bản đồ số 84, diện tích 109,616m2. Sẽ mở rộng xử lý Từ cuối năm 2021 đến nay, TP.Buôn Ma Thuột liên tục phát hiện nhiều công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ở phường Thành Nhất. Cuối tháng 3 vừa qua, UBND TP.Buôn Ma Thuột đã ra Quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với hai lãnh đạo UBND phường Thành Nhất là bà Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch và ông Vũ Tiến Thành - Phó Chủ tịch. Cũng liên quan đến vấn đề này, trung tuần tháng 4 vừa qua, UBND TP.Buôn Ma Thuột ra tiếp các Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với 2 lãnh đạo UBND xã Ea Kao là ông Phan Văn Trường - Chủ tịch và ông Lê Hồng Thái - Phó Chủ tịch. Trao đổi với Lao Động, ông Vũ Văn Hưng - Chủ tịch UBND TP.Buôn Ma Thuột - cho biết: “Vừa qua, cơ quan có thẩm quyền của thành phố sau khi thanh tra, xem xét và xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, lãnh đạo ở phường, xã khi đã buông lỏng trong công tác quản lý về đất đai, trật tự xây dựng ở địa bàn (để xảy ra tình trạng phân lô, bán nền xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp trong một thời gian dài - PV). Trong thời gian tới, Thanh tra thành phố sẽ tiếp tục mở rộng kiểm tra, nắm bắt tình hình diễn biến công tác quản lý về đất đai, trật tự xây dựng ở các phường, xã khác. Nếu phát hiện có việc phân lô, xây ra trái phép sẽ xử lý theo quy định. Những cán bộ nếu không đủ năng lực làm việc, để xảy ra vi phạm thì sẽ bị kỷ luật và đứng sang một bên để để người khác làm. Thành phố sẽ làm kiên quyết để xem ai bảo kê xây dựng trên đất nông nghiệp… và để xảy ra tình trạng này có sự buông lỏng quản lý, tiếp tay của chính quyền địa phương”.
42
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TPHCM bị chậm tiến độ trong quãng thời gian dài do năng lực tài chính của chủ đầu tư hoặc do những sai phạm trong việc xây dựng, huy động vốn đang khiến cho người mua nhà khốn khổ
Năng lực tài chính yếu, chủ đầu tư liên tục thất hứa Dự án Khu căn hộ thuộc Phân khu 11B1, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM, Park Vista là dự án do Công ty Đông Mê Kông làm chủ đầu tư. Mở bán từ cuối năm 2016, thế nhưng dự án thi công dang dở rồi ngưng khiến nhiều khách hàng bức xúc trong đó có rất nhiều người mua sản phẩm nhà ở xã hội của dự án.  Theo kết luận thanh tra số 83 của Thanh tra TPHCM được công bố vào tháng 11.2020 thì đã phát hiện nhiều sai phạm của chủ đầu tư dự án và sự thiếu kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cần phải xem xét, xử lý. Sau khi có kết luận thanh tra, phía Công ty Đông Mê Kông liên tục đưa ra nhiều lời hứa sẽ chuẩn bị điều kiện tài chính để khởi công lại dự án và bàn giao cho khách hàng nhưng đều không thực hiện được.   Trước tình trạng đó, Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo nội dung kết luận của Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi liên quan đến dự án dự án Park Vista của Công ty Đông Mê Kông. Cụ thể, Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Tài nguyên Môi trường khẩn trương xác định thời điểm và giá trị quyền sử dụng đất của dự án nhà ở tái định cư kết hợp kinh doanh (dự án Park Vista) mà Công ty Đông Mê Kông phải nộp, tham mưu trình UBND TPHCM xem xét, quyết định. Sau khi xác định quyền sử dụng đất của dự án, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, UBND huyện Nhà Bè làm việc với Công ty Đông Mê Kông để có kế hoạch cụ thể về tiến độ xây dựng dự án, đồng thời thực hiện nghiêm túc các nội dung đã cam kết, đảm bảo quyền lợi của các khách hàng đã mua căn hộ dự án. Rơi vào tình cảnh tương tự như vậy là các khách hàng mua căn hộ dự án nhà ở xã hội Vĩnh Lộc Dgold (Hương Lộ 80, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM) của Công ty CP đầu tư và phát triển An Nhân (Công ty An Nhân). Căn nhà họ mua đã trễ hẹn gần 2 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Theo hợp đồng mới, Công ty An Nhân cam kết bàn giao căn hộ cho khách hàng vào quý I/2020. Tính đến thời điểm này khách hàng đã thanh toán 70% trên tổng trị giá căn hộ. Tuy nhiên, kể từ đó dự án xây dựng rất chậm. Theo các khách hàng, cuối năm 2021, Công ty An Nhân hẹn thời hạn bàn giao căn hộ block D1 vào ngày 30.3.2022, block D2 ngày 30.5.2022. Tuy nhiên các khách hàng cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, công trình đã dừng thi công. Cuộc chiến không hồi kết giữa chủ đầu tư và người mua nhà Dự án Tổ hợp Nhà ở - Nhà ở Xã hội Tân Bình Apartment (Tân Bình Apartment) tại số 32 Hoàng Bật Đạt, phường 15, quận Tân Bình, TPHCM do Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Tân Bình (Công ty BĐS Tân Bình) làm chủ đầu tư. Theo những người mua nhà, năm 2015, chủ đầu tư mở bán căn hộ. Nhiều người mua cũng đã thanh toán hơn 90% giá trị hợp đồng. Theo cam kết, chủ đầu tư phải bàn giao căn hộ cho người dân vào tháng 10.2016. Tuy nhiên, 5 năm qua, người dân vẫn chưa được nhận nhà. Nguyên nhân là trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đã mắc nhiều sai phạm. Không chỉ vậy, hiện nay chủ đầu tư dự án và các khách hàng lại đang lao vào “cuộc chiến” khi nhiều khách hàng đã bị chủ đầu tư là Công ty TNHH đầu tư bất động sản Tân Bình (Công ty Tân Bình) khởi kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) - chi nhánh TPHCM.   Nội dung là tại thời điểm ký hợp đồng mua bán năm 2016, Công ty Tân Bình chưa thực hiện thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán. Công ty cũng không được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là trái quy định và yêu cầu tuyên huỷ hợp đồng. Và, theo phán quyết của Hội đồng Trọng tài của VIAC, chi nhánh TPHCM, hợp đồng mua bán đó đã bị tuyên vô hiệu. Kết luận này đang khiến khách hàng bị kiện cũng như các khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà dự án này bức xúc và hoang mang. Luật sư Trần Minh Cường - Đoàn luật sư TPHCM - cho biết, về mặt pháp lý thì kể cả chủ đầu tư hay khách hàng đều có quyền khởi kiện vụ án. Tuy nhiên qua việc này chúng ta thấy rằng, thị trường hiện nay rất nhiều chủ đầu tư "bán lúa non" sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai dù chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Và khách hàng là bên yếu thế, trong sự việc này khách hàng rõ ràng đã mất rất nhiều thứ như tiền bạc, thời gian nhưng tài sản của mình thì chưa thấy đâu. Qua trường hợp này cảnh báo đến các nhà đầu tư và khách hàng khi mua các sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai nên tìm hiểu kỹ pháp lý của các dự án để tránh rủi ro về sau.
43
Mùa mưa thường xảy ra giông bão, sét đánh. Để phòng thiệt hại về người và của, khi thiết kế nhà, gia chủ nên lưu ý lắp đặt hệ thống chống sét.
Hệ thống chống sét. Để tìm kiếm cách ngăn ngừa, chúng ta cũng nên hiểu rõ về cơ chế và cách hoạt động của hệ thống chống sét hiện nay. Là hệ thống chống các tia sét đánh thẳng vào nhà dân, cơ sở vật chất, trạm biến áp, công ty…. Tác dụng chính của thiết bị này là thu hút những tia sét đánh vào từ đó chuyển hóa năng lượng xuống mặt đất thông qua một điện cực (thanh tiếp đất). Mỗi tia sét có thể tạo ra công suất tới 200 nghìn ampe, nếu bị đánh trúng người, tỷ lệ sống sót của bạn là rất ít, còn đối với các công trình, nhà máy sẽ gây thiệt hại rất lớn. Các hệ thống chống sét hiệu quả hiện nay Chống sét bằng cột thu lôi Với cách lắp đặt hệ thống này sẽ tiết kiệm chi phí, là phương pháp lâu đời, được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết nhà ở hiện nay. Hệ thống có nguyên lý hoạt động là một thanh sắt nhọn hướng thẳng lên trời, nối với dây dẫn, đầu còn lại là bộ phận tiếp đất, từ đó, khi có sét đánh sẽ được hệ thống thu vào lan truyền xuống đất mà không gây thiệt hại về người và của. Chống sét bằng công nghệ tiêu tán đám mây Nhờ một thiết bị có khả năng phân tán ion trong các tia sét bằng đầu phát ion dương (làm từ thép mạ đồng) nối với hệ thống tiếp đất qua dây dẫn (thường làm từ cáp đồng trần), thiết bị này có khả năng chống sét gần như là tuyệt đối. Tuy nhiên, do giá thành cao nên không được sử dụng rộng rãi. Chống sét bằng lưỡi liềm Chống sét cho nhà ở mái tôn bằng lưỡi liềm rất hiệu quả, phương pháp này hoạt động dựa theo dạng tích tụ lượng điện áp và giải phóng nó ra bằng lỗ thoát hồ quang. Phương pháp này có cấu tạo đơn giản, phạm vi áp dụng lớn nên có thể bảo vệ nhà dân dụng kèm hệ thống dây điện. Các lưu ý khi thiết kế hệ thống chống sét cho nhà ở Trước khi lắp đặt, lựa chọn phương pháp chống sét hợp lý, bạn nên tham khảo những lưu ý sau Tính toán vùng cần bảo vệ Để bảo vệ người, nhà cửa một cách an toàn, bạn nên tính toán đo đạc độ cao, tính toán vị trí, bán kính của hệ thống chống sét để đạt hiệu quả tốt nhất. Kiếm tra kết cấu công trình Hiện nay, đã có rất nhiều công trình có kết cấu chống dẫn điện, tăng cường khả năng chống sét, bên cạnh việc lựa chọn lắp đặt thiết bị chống sét, bạn có thể nhờ các chuyên gia tư vấn để xây dựng nhà ở đạt chất lượng tốt nhất Tiêu chuẩn dây dẫn chống sét Vật liệu quan trọng nhất trong các hệ thống chống sét chính là dây dẫn, để đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro, bạn nên chọn các loại dây dẫn có tiết diện lớn từ 50-70 milimét vuông, tối thiểu là 50 milimét vuông để đạt hiệu quả tốt. Chất liệu dây thoát sét phổ biến là đồng lá hoặc dây kẽm đồng. Quy định chống sét cho nhà cao tầng Đối với các tòa nhà cao tầng, càng ở trên cao tỷ lệ sét đánh là rất lớn, cần có những tiêu chuẩn nhất định để tránh rủi ro. Quy định tiêu chuẩn chống sét với nhà cao tầng, phải đảm bảo bảo vệ 20% chiều cao phía trên các tòa nhà cao hơn 60m, bên cạnh đó tất cả thành phần của tòa nhà cao hơn 120m cũng cần được bảo vệ. Mái nhà và phía trên là nơi sẽ thu hút khá nhiều sét. Chính vì thế, cần thiết lập hệ thống chống sét để tạo vùng bên trong. Khoảng cách giữa các cột thu lôi là 20m/1 chiếc, phải đảm bảo có ít nhất 4 dây dẫn xuống đất. Làm như vậy sẽ giúp cho dòng sét đi xuống được phân tán qua các dây dẫn đã được liên kết với nhau. Bởi vì khoảng cách giữa điểm bị sét đánh so với tiếp địa là rất lớn. Cho nên những tác động cơ học và các hiệu ứng điện cảm là rất đáng kể. Tùy theo điều kiện ngôi nhà, tài chính sẵn có bạn có thể lựa chọn hệ thống chống sét phù hợp mà vẫn đảm bảo an toàn.
44
Biệt thự là một không gian sống rộng lớn, thường có khuôn vườn bao quanh, không chỉ thể hiện đẳng cấp, xa hoa, mà còn toát lên cái tôi, nét nghệ thuật của gia chủ. Các mẫu biệt thự hiện nay thường có thiết kế với bể bơi lớn, mang đến trải nghiệm tiện nghi, làm mát sân vườn cũng như rèn luyện sức khỏe ngay tại nhà.
Bên cạnh việc lựa chọn mẫu thiết kế biệt thự bể bơi, cần có những lưu ý mà không phải ai cũng biết. Lựa chọn vị trí phong thủy phù hợp: Đối với biệt thự có sân vườn, nhiều người cho rằng nên đặt bể bơi trước nhà, khi đó, hồ bơi sẽ mang ý nghĩa “cửa ngõ” đón tài lộc, “tiền vào như nước”, giúp gia chủ gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, cần tránh đặt bể bơi cạnh lối ra vào, điều đó sẽ không đảm bảo an toàn, lại không đảm bảo phong thủy. Nếu không thể đặt hồ bơi trước nhà, bạn có thể thiết kế đằng sau nhà, giúp năng lượng xấu được chuyển hóa. Hướng hồ bơi: Nhiều người nghiên cứu về phong thủy cho rằng, hồ bơi nên được thiết kế theo hương Đông và Đông Nam thuộc hành Mộc, sẽ tương sinh với hệ Thủy là bể bơi. Ngược lại, nên tránh hướng Nam vì đó là hành Hỏa, sẽ xung khắc, khiến gia chủ mất vượng khí, tài lộc. Cũng nên lưu ý về vị trí, tránh những nơi âm u, ứ đọng, nên chọn nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt trời chiều vào, để tạo cảm giác thoải mái, tránh ứ đọng nước, thu hút muỗi và các loại động vật khác sinh sôi. Nếu không thể đón ánh sáng tự nhiên, có thể thay thế bằng các nguồn sáng nhân tạo. Lưu ý, tránh ánh sáng hắt vào hồ bơi, phản chiếu ánh sáng vào cửa thẳng cửa chính của nhà. Kích thước và hình dáng: Bể bơi nên phù hợp với kiến trúc ngôi nhà, tuy nhiên, cần tránh thiết kế bể bơi có kiểu dáng hình vuông, tam giác, có góc nhọn chĩa thẳng vào ngôi nhà, có thể đẹp về mặt thẩm mỹ nhưng lại không tốt về phong thủy. Trong trường hợp bắt buộc phải thiết kế theo hình vuông, bạn nên đặt các chậu hoa, cây cảnh ở các góc để hóa giải năng lượng xấu. Để tốt nhất về phong thủy, bạn nên thiết kế bể bơi theo hình tròn, oval, bầu dục, bát giác, cũng là các mẫu thiết kế bể bơi phổ biến nhất hiện nay. Các mẫu biệt thự có bể bơi đẹp nhất bạn có thể tham khảo trong năm 2022 Biệt thự với bể bơi vô cực Với thiết kế bể bơi lớn, thành bể bơi làm từ kính tạo cảm giác bể bơi kéo dài vô tận, vừa đẹp mắt lại mang đến không gian rộng rãi, thoáng mát. Bể bơi trong nhà Với thiết kế kiểu này, bạn nên thiết kế cửa chính làm từ kính, hướng ra các không gian rộng rãi, không bị chắn sát bởi tường rào, không gian hẹp. Bạn cũng nên thiết kế thêm cửa sổ trời làm tăng diện tích bể bơi, đón ánh sáng mặt trời. Biệt thự bể bơi sân thượng Với thiết kế này, sẽ có nhiều diện tích cho phía dưới, có thể thiết kế garage oto, sân vườn, tiết kiệm không gian trong bối cảnh đất ngày càng tăng giá, đây cũng là mẫu thiết kế đáng chú ý. Bể bơi sân vườn Đây cũng là mẫu thiết kế khá phổ biến hiện nay, với bể bơi và cây cảnh phối hợp, tạo cảm giác mát mẻ trong những ngày hè cũng như rất tốt cho phong thủy. Hướng tới không gian sống xanh, mang lại trải nghiệm vui chơi, rèn luyện thể thao thích hợp.
End of preview.

No dataset card yet

New: Create and edit this dataset card directly on the website!

Contribute a Dataset Card
Downloads last month
0
Add dataset card