topic
stringclasses
26 values
full_text
stringlengths
0
48.5k
title
stringlengths
2
130
Tiểu đường
Bạn đã từng nghe lời khuyên rằng ăn mỗi ngày một quả táo giúp phòng bệnh tim mạch và ung thư chưa? Táo từ lâu được biết đến là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe. Vậy, người bị tiểu đường ăn táo được không? Nên ăn loại táo nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây của Hello Bacsi nhé! Người bị tiểu đường ăn táo được không? Táo có hương vị thơm ngon, thành phần giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa. Vì vậy, táo là loại trái cây được tiêu thụ nhiều trên thế giới trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, với chế độ ăn uống cần được kiểm soát nghiêm ngặt để hạn chế đường huyết tăng cao, bệnh nhân tiểu đường ăn táo được không? Câu trả lời là ĐƯỢC . Táo được xem là một loại trái câydành cho người tiểu đường bởi các lý do sau: Giàu chất xơ hỗ trợ ổn định đường huyết Trong táo có chứa từ 2-3% là chất xơ. Táo rất giàu chất xơ không hòa tan, bao gồm cellulose và hemicullose, với pectin là chất xơ hòa tan chính. Thành phần pectin trong táo đã được chứng minh có tác dụng giảm cholesterol và có lợi cho quá trình chuyển hóa glucose. Đây cũng chính là lý do ăn táo có thể giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2 . Tiểu đường ăn táo được không? Táo giúp cung cấp chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ đái tháo đường Thành phần polyphenol trong táo mang lại công dụng chống oxy hóa đáng kể cho loại trái cây này. Bên cạnh đó, polyphenol của táo đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng của các bệnh mạn tính không lây nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư, đồng thời thúc đẩy hoạt động của hệ vi sinh đường ruột luôn khỏe mạnh. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ táo và lê có liên quan đến việc giảm 18% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Chỉ số Glycemic Index (GI) trung bình GI là là chỉ số thường được dùng để so sánh mức độ làm tăng đường huyết sau ăn đột ngột của các loại thực phẩm khác nhau. Bạn có thể hiểu trên thang từ 0 – 100, GI của nước lọc là 0 còn đường là 100. Vậy, loại thực phẩm nào có chỉ số GI càng cao thì sau ăn sẽ được chuyển hóa nhanh chóng thành đường và làm tăng vọt đường huyết. Ngược lại, chỉ số GI ở mức càng thấp thì tốc độ phóng thích đường vào máu chậm, giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Chỉ số GI của táo trung bình khoảng 39, được liệt vào nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp. Táo còn có hàm lượng chất xơ (khi ăn cả vỏ) giúp no lâu, đồng thời hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Vậy, nếu bạn thắc mắc tiểu đường ăn táo được không thì câu trả lời là được và táo cũng được xem là loại trái cây an toàn với bệnh tiểu đường . Tiểu đường ăn táo được không và nên ăn giống táo nào? Trên thế giới có nhiều giống táo khác nhau, với thành phần dinh dưỡng và hàm lượng đường cũng tương đối khác biệt. Vậy nên, nhiều người cũng thắc mắc rằng tiểu đường ăn táo xanh được không, tiểu đường có ăn được táo đỏ không? Táo đỏ dường như có vị ngọt hơn và khi so sánh dựa trên thành phần dinh dưỡng, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giống táo xanh Granny Smith có lượng đường thấp hơn, nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa hơn, so với các giống táo đỏ Fuji hay Pom Prussia. Dưới đây là bảng tổng hợp lượng đường và carb ở một số giống táo: Loại táo Tổng lượng đường trong 100g Các thành phần carb khác trong 100g Granny Smith 10.6 g 14.1 g Red Delicious 12.2 g 14.8 g Honeycrisp 12.4 g 14.1 g Fuji 13.3 g 15.6 g Chỉ số đường huyết của táo ta (hay táo xanh) cũng thấp và đây là loại táo chứa lượng đường gần như thấp nhất. Ăn táo như thế nào cho đúng? Tiểu đường ăn táo được không? Nếu bệnh nhân tiểu đường thèm ăn ngọt thì táo là một lựa chọn khá lý tưởng. Bên cạnh việc thỏa mãn cảm giác thèm ăn với vị ngọt và giòn tan, táo cũng mang lại nhiều tác dụng đã được chứng minh có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, không nên chủ quan mà ăn nhiều táo hay dùng táo thay thế cho bữa ăn trong ngày. Bạn vẫn phải đảm bảo cân bằng và lành mạnh trong bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường . Dưới đây là một vài lời khuyên dinh dưỡng về táo mà bạn có thể tham khảo: Khi ăn táo nên ăn cả vỏ, bởi thành phần chất xơ của táo phần lớn nằm ở vỏ thay vì phần thịt quả. Có thể uống nước ép táo, nhưng lưu ý rằng lúc này nước ép sẽ chứa lượng đường nhiều hơn và không nên cho thêm đường hay chất tạo ngọt. Táo kết hợp với quế có thể là một thức uống ngon và cũng là nguồn cung cấp vitamin C tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Mỗi quả táo vừa sẽ tương ứng với một phần trái cây trong ngày của bệnh nhân tiểu đường. Tóm lại, với câu hỏi “Bị tiểu đường ăn táo được không?” thì đáp án là ĐƯỢC . Nhìn chung, táo vẫn là một loại trái cây tốt, có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, hãy đảm bảo một khẩu phần cân đối, kết hợp với đa dạng các loại thực phẩm khác trong bữa ăn thường ngày của bệnh nhân tiểu đường nhé!
Bị tiểu đường ăn táo được không? Lợi ích sức khỏe từ táo
Tiểu đường
Chị em phụ nữ và các bé gái thường sẽ gặp phải tình trạng kiến bu quần lót. Nam giới cũng có thể bị nhưng ít gặp hơn. Kiến “yêu thích” đồ ngọt nên nhiều người sẽ lo ngại quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường, hay quần lót bị kiến bu là bị gì. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay nhé! Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường hay không? Câu trả lời là CÓ THỂ . Thông thường, nước tiểu của chúng ta chứa rất ít hoặc không có đường glucose. Tuy nhiên, nếu lượng glucose trong máu quá cao (trên 180mg/dL) thì thận sẽ tham gia loại bỏ lượng glucose dư thừa qua nước tiểu . Nếu quần lót bị kiến bu do dính nước tiểu có chứa glucose thì có khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường . Muốn khẳng định chính xác thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Dù vậy, quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không thì cũng chưa chắc chắn. Kiến bị hấp dẫn bởi nhiều thứ “mùi vị” khác nữa chứ không riêng gì vị ngọt. Thế nhưng, kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường không thì khả năng mắc bệnh của bạn lúc này là rất cao. Tại sao đáy quần lót bị kiến bu? Ăn nhiều đồ ngọt Đường glucose trong máu tăng cao và phải thải trừ bớt qua nước tiểu chưa chắc đã là do tiểu đường mà đơn giản chỉ vì thời gian gần đây bạn đã ăn quá nhiều đồ ngọt mà thôi. Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không? Nếu thận của bạn khỏe mạnh bình thường, bạn cũng không cần quá lo lắng. Chỉ khi quần lót bị kiến bu là tiểu đường thì tình trạng này sẽ gây tổn thương cho thận. Viêm phụ khoa Ở chị em phụ nữ, có những nguyên nhân phụ khoa có thể gây hiện tượng kiến bu quần lót. Viêm phụ khoa do nấm, vi khuẩn hay bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ khiến âm đạo tăng tiết khí hư với mùi tanh hôi khó chịu và thu hút loài kiến. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: Khí hư đặc và trắng giống như phô mai Có màu xanh lục, hồng hoặc nâu Mùi rất khó chịu Gây ngứa rát. Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không và khi nào có nguy cơ cao mắc bệnh? Hầu hết dấu hiệu tiểu đường sẽ khó nhận biết ở thời gian đầu mắc bệnh. Các triệu chứng có thể phát triển chậm đến mức nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau nhiều năm mới phát hiện ra. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyên rằng mọi người trưởng thành nên tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm sàng lọc bệnh tiểu đường từ tuổi 35. Những người thừa cân và có thêm các yếu tố nguy cơ của tiểu đường thì nên sàng lọc trước tuổi 35. Đặc biệt, hiện tượng quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không thì nguy cơ sẽ rất cao nếu bạn có thêm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường sau đây: Khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên: Khi đường glucose tích tụ trong máu, nó buộc thận phải làm việc nhiều hơn để hấp thu lại lượng đường dư thừa này. Tới một thời điểm mà thận không thể theo kịp, đường sẽ đi vào nước tiểu kéo theo chất lỏng trong các mô của cơ thể. Cơ thể bị mất nước nên khát hơn, từ đó uống nhiều nước hơn và đi tiểu cũng nhiều hơn. Mệt mỏi hơn bình thường: Đường trong máu cao nhưng cơ thể lại không sử dụng được, bị đói năng lượng gây ra mệt mỏi. Ngoài ra, mất nước cũng sẽ làm bạn mệt mỏi hơn bình thường. Nhìn mờ: Đường huyết cao kéo chất lỏng, chủ yếu là nước ra khỏi các mô, trong đó có thủy tinh thể của mắt. Điều này khiến khả năng tập trung của mắt bị ảnh hưởng. Nếu được điều trị thì hiện tượng mờ mắt sẽ mất đi. Nếu không, các mạch máu mới có thể hình thành ở võng mạc và gây hư hại các mạch máu khác. Theo thời gian, quá trình thay đổi của mạch máu này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn, thậm chí gây mù lòa. Sụt cân không rõ nguyên nhân: Mất đường ra khỏi nước tiểu đồng nghĩa với mất đi calo và nước, dẫn đến sụt cân. Tình trạng này xảy ra ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 và một số người bệnh tuýp 2. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác của biến chứng bệnh tiểu đường như vết loét lâu lành, nhiễm trùng thường xuyên, tê ngứa tay chân, sưng đỏ nướu,… Hãy đi khám càng sớm càng tốt! Thỉnh thoảng quần lót bị kiến bu thì không quá đáng ngại. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi thêm phản ứng của cơ thể để phán đoán xem quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không, từ đó thăm khám sớm và điều trị kịp thời.
Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không?
Tiểu đường
Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không tạo ra đủ hoặc không sử dụng được insulin hiệu quả. Hormone insulin này có vai trò đưa đường glucose từ trong máu vào tế bào để tiêu thụ, tạo ra năng lượng. Hậu quả của việc khiếm khuyết insulin hay đề kháng insulin là đường bị giữ lại trong máu, khiến đường huyết tăng lên. Vậy, nguyên nhân tiểu đường cụ thể của 3 loại thường gặp là tuýp 1, tuýp 2 và thai kỳ là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu! Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1 Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đi tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 là do gen và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như virus. Họ vẫn đang nỗ lực xác định nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, cách ngăn ngừa cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 Đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường bắt đầu bằng tình trạng kháng insulin. Đây là tình trạng các tế bào cơ, gan và mỡ không sử dụng tốt insulin. Kết quả là cơ thể cần nhiều insulin hơn để giúp glucose đi vào tế bào. Lúc đầu, tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để đáp ứng nhu cầu tăng thêm. Theo thời gian, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin nữa và lượng đường trong máu tăng lên. Các yếu tố làm tăng nguy cơ kháng insulin, có thể là nguyên nhân bị tiểu đường tuýp 2 bao gồm: Thừa cân, béo phì, lười vận động Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu: Ít hoặc không vận động Thừa cân, béo phì dẫn đến tình trạng kháng insulin Nhiều mỡ bụng. Gen và tiền sử gia đình Giống như tuýp 1, một số gen nhất định có thể khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình và xảy ra phổ biến hơn ở các nhóm chủng tộc/dân tộc sau: Người Mỹ gốc Phi Thổ dân Alaska Người Ấn gốc Mỹ Người Mỹ gốc Á Người gốc Tây Ban Nha/Latinh Người Hawaii bản địa Dân đảo Thái Bình Dương Gen cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách làm tăng xu hướng thừa cân hoặc béo phì ở một số người. Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ là gì? Tại sao bị tiểu đường thai kỳ thì các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai kết hợp với di truyền và lối sống. Nội tiết tố Các hormone do nhau thai sản xuất góp phần gây ra tình trạng kháng insulin, xảy ra ở thời kỳ giữa và cuối của thai kỳ. Hầu hết phụ nữ mang thai có thể sản xuất đủ insulin để bù đắp, khắc phục tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên, tuyến tụy của một số người không thể cung cấp đủ insulin nên họ gặp tình trạng tiểu đường thai kỳ. Cân nặng Cân nặng dư thừa có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ mang thai tăng cân quá nhiều, dễ gặp phải tình trạng kháng insulin hơn. Gen và tiền sử bệnh gia đình Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường khiến phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hơn. Điều này chứng tỏ rằng gen đóng một vai trò nhất định. Đây cũng là lý do giải thích tại sao chứng rối loạn này xảy ra thường xuyên hơn ở: Người Mỹ gốc Phi Người Mỹ gốc Ấn Độ Người châu Á Người gốc Tây Ban Nha/Latinh. Ngoài ra, nếu bạn đã từng sinh con trên 4.0kg, bị tiểu đường thai kỳ ở lần trước, từng phẫu thuật cắt dạ dày hoặc phẫu thuật giảm cân khác cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân gây tiểu đường khác Ngoài những nguyên nhân tiểu đường và yếu tố nguy cơ của từng dạng tiểu đường kể trên, có một số tình trạng và bệnh lý khác có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Đột biến gen Bệnh tiểu đường đơn gen là do đột biến hoặc thay đổi ở một gen duy nhất. Những thay đổi này thường được truyền qua các gia đình, nhưng đôi khi đột biến gen tự xảy ra. Hầu hết các đột biến gen này gây ra bệnh tiểu đường bằng cách làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy. Các loại bệnh tiểu đường đơn gen phổ biến nhất là: Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh: xảy ra trong 6 tháng đầu đời. Bệnh tiểu đường khởi phát ở người trẻ (MODY): thường chẩn đoán ở tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành, nhưng đôi khi căn bệnh này không được chẩn đoán cho đến khi về già. Bệnh xơ nang gây sẹo ở tuyến tụy. Vết sẹo này có thể ngăn cản tuyến tụy sản xuất đủ insulin. Bệnh Hemochromatosis khiến cơ thể tích trữ quá nhiều chất sắt. Nếu bệnh không được điều trị, sắt có thể tích tụ, làm tổn thương tuyến tụy và các cơ quan khác. Bệnh nội tiết Một số bệnh nội tiết tố khiến cơ thể sản xuất quá nhiều một số loại hormone nhất định, đôi khi gây ra tình trạng kháng insulin. Chúng bao gồm: Hội chứng Cushing xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol – hormone gây căng thẳng. Bệnh to đầu chi xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng. Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Tổn thương hoặc cắt bỏ tuyến tụy Viêm tụy, ung thư tuyến tụy và chấn thương tụy đều có thể gây hại cho tế bào beta trong tuyến tụy hoặc làm giảm khả năng sản xuất insulin của chúng, dẫn đến bệnh tiểu đường. Nếu tuyến tụy tổn thương bị cắt bỏ, bệnh tiểu đường sẽ xảy ra do mất tế bào beta. Nguyên nhân tiểu đường là do dùng các loại thuốc Đôi khi, một số loại thuốc có thể gây hại cho tế bào beta hoặc làm gián đoạn hoạt động của insulin, bao gồm: Niacin (vitamin B3) Một số loại thuốc lợi tiểu Thuốc chống động kinh Thuốc tâm thần Thuốc điều trị HIV Pentamidine Glucocorticoids Thuốc chống thải ghép ở người ghép tạng. Thuốc hạ mỡ máu statin cũng có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, statin giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tim và đột quỵ. Vì lợi ích lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ nên thuốc vẫn được sử dụng phổ biến. Nhiều người cũng thắc mắc ăn nhiều đường có bị tiểu đường không thì câu trả lời là không. Ăn nhiều đường dẫn tới dư thừa lượng calo nạp vào cơ thể, gây ra tình trạng thừa cân, béo phì và làm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu (glucose) quá cao. Nó phát triển khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào trong cơ thể bị đề kháng insulin. Mỗi loại bệnh tiểu đường cụ thể sẽ có nguyên nhân tiểu đường khác nhau.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường
Bao nhiêu tuổi cơ thể mắc bệnh tiểu đường thì nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thay vì trước đây, số lượng bệnh nhân được chẩn đoán chủ yếu ở tuổi trung niên thì bây giờ, số người trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng phổ biến hơn. Bạn nên lưu ý đến những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ để sớm thăm khám kịp thời. Cùng tìm hiểu ngay nhé! Người trẻ dễ gặp bệnh tiểu đường tuýp nào? Trong cơ thể có một hormone do tuyến tụy sản xuất tên là insulin . Hormone này sẽ đảm nhận nhiệm vụ đưa glucose từ máu vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Tiểu đường là bệnh lý xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đường glucose (được cung cấp từ thức ăn) để làm năng lượng. Hậu quả là glucose nằm lại trong máu, khiến chỉ số đường huyết tăng lên. Cụ thể như sau: Tiểu đường tuýp 1: Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin so với nhu cầu cơ thể. Đây là một bệnh tự miễn. Hệ miễn dịch bị rối loạn nên tấn công nhầm tuyến tụy khiến các tế bào sản xuất insulin bị hư hại. Bệnh này hầu như khởi phát ở trẻ em và thanh niên. Tiểu đường tuýp 2: Insulin không hoạt động hiệu quả, không đưa được glucose vào tế bào. Lúc đầu, tuyến tụy sẽ nỗ lực hơn để sản xuất thêm insulin bù đắp. Theo thời gian, nó cũng sẽ suy yếu và mất dần khả năng sản xuất insulin. Bệnh thường gặp hơn cả ở tuổi trung niên. Tuy nhiên, ngày nay, ngày càng nhiều người trẻ và thậm chí là cả trẻ em mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2. Không rõ nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và người trẻ, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tiểu đường thai kỳ: Tình trạng này xảy ra khi mang thai do hormone mà cơ thể sản xuất ra trong khi mang thai làm giảm hiệu quả của insulin. Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ là gì? Triệu chứng phổ biến Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ ở cả tuýp 1 và tuýp 2 bao gồm: Đi tiểu nhiều hơn bình thường vì cơ thể cố gắng loại bỏ đường dư thừa trong máu qua nước tiểu Khát nhiều và uống nhiều để bù đắp cho việc cơ thể mất nước do đi tiểu nhiều Ăn nhiều vì cơ thể luôn phát tín hiệu không thể lấy năng lượng từ đường Mệt mỏi nhiều do đói năng lượng Thay đổi cân nặng. Thường người bệnh tiểu đường tuýp 1 giảm cân không rõ nguyên nhân, trong khi hầu hết người tiểu đường tuýp 2 tăng cân dần theo thời gian Có vết thương lâu lành Ngứa da hoặc nhiễm trùng da thường xuyên Mờ mắt Có các vùng da sẫm màu, thường gặp nhất ở quanh cổ, nách, háng Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ này cũng có thể xảy ra với mọi độ tuổi. Tuy nhiên, không có người nào giống người nào. Bạn có thể gặp các dấu hiệu khác với người khác hoặc không có trong danh sách kể trên. Tuy nhiên, 4 dấu hiệu tiểu đường ở người trẻ phổ biến nhất vẫn là khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, mệt mỏi và sụt cân . Đặc điểm của từng tuýp bệnh Mặc dù vậy, triệu chứng mỗi tuýp lại có những đặc điểm riêng biệt như: Tuýp 1: Triệu chứng bệnh tiểu đường ở trẻ em và người trẻ xuất hiện đột ngột, rầm rộ ngay từ đầu. Các triệu chứng tiến triển nhanh chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng. Người bệnh có thể bị thêm buồn nôn, nôn mửa hoặc đau dạ dày. Tuýp 2: Trong thời gian đầu khi đường huyết mới tăng lên, người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu nào cả, hoặc dấu hiệu bệnh mờ nhạt và tiến triển từ từ suốt thời gian dài. Hầu như khi có những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ kể trên, họ đã mắc bệnh nhiều năm. Thai kỳ: Hầu như không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thai thứ 24-28. Khi nào cần đi khám bác sĩ? Bạn nên đi khám: Khám sức khỏe định kỳ, trong đó có kiểm tra đường huyết, mỗi năm 2 lần Khi có triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ vừa đề cập ở trên Lo ngại về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 như trong gia đình có người mắc bệnh, ít vận động, đang ăn kiêng, béo phì hoặc thừa cân (đặc biệt là vòng eo lớn), bị tăng huyết áp. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng. Làm sao biết mình có bị triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ hay không? Bệnh tiểu đường được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ glucose. Các loại chỉ số có thể bao gồm: Chỉ số đường huyết lúc đói : Đường huyết được đo lúc sáng sớm, sau khi nhịn ăn uống (chỉ uống nước lọc) 8 tiếng. Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT): Bạn được uống một dung dịch glucose, đường huyết sẽ được đo sau 1-2 giờ. Xét nghiệm HbA1c : Đo chỉ số đường huyết trung bình trong 2-3 tháng qua. Làm sao để biết mình có bị tiểu đường hay không? Cùng xem thử bạn có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 ở người trẻ không nhé! Click vào đây để làm bài kiểm tra Phòng ngừa triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ Đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có cách nào phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng bạn có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 tiến triển. Hãy xây dựng thói quen lành mạnh sau: Ăn uống lành mạnh, với: Nhiều vitamin và chất xơ từ rau của quả tươi Nguồn đạm nạc từ cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, các loại đậu Chất béo tốt từ dầu thực vật, các loại hạt Hạn chế chất béo động vật, thực phẩm chế biến sẵn Giảm đường và muối Giữ cân nặng khỏe mạnh, giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì Hoạt động thể chất thường xuyên. Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ phổ biến nhất là khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, mệt mỏi và sụt cân . Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ khởi phát rầm rộ ngay từ đầu, còn tuýp 2 tiến triển từ từ trong thời gian dài. Tiểu đường thai kỳ hầu như không có triệu chứng. Bạn cần lưu ý những dấu hiệu kể trên kết hợp với xét nghiệm tiểu đường định kỳ hoặc khi có nguy cơ cao.
Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ đáng lưu tâm
Tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh mạn tính, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả lượng insulin được sản xuất ra. Đây là hormone điều hòa lượng đường trong máu bằng cách đưa đường glucose từ máu vào tế bào để tạo thành năng lượng. Hiện bệnh tiểu đường được chia thành nhiều tuýp, phổ biến nhất là tuýp 1, 2 và tiểu đường thai kỳ. Vậy trong số này, tiểu đường tuýp nào nặng nhất? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Không có tiểu đường tuýp nào nặng nhất Mặc dù đều có kết quả cuối cùng là đường huyết tăng cao nhưng mỗi một loại bệnh tiểu đường có cơ chế bệnh sinh khác nhau, do đó đặc điểm cũng sẽ khác nhau. Tiểu đường tuýp mấy là nguy hiểm thì trong mỗi trường hợp, người bệnh đều phải đối diện với những rủi ro nhất định. Bạn đang lo lắng tiểu đường tuýp nào nặng nhất thì hãy cùng tìm hiểu những vấn đề đáng ngại có thể gặp phải ở từng tuýp nhé! Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Bệnh tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Bệnh khởi phát ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Cơ thể không sản xuất đủ insulin nên buộc bệnh nhân phải tiêm insulin hằng ngày. Triệu chứng nghiêm trọng Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra đột ngột, nghiêm trọng ngay từ đầu. Chúng bao gồm: Rất khát nước Đi tiểu nhiều Mờ mắt Mệt mỏi Sụt cân Nặng hơn nữa bệnh nhân lừ đừ, mất nước nhiều, đau bụng, nôn ói, nhiễm toan ceton. Không phòng ngừa được Hiện nay, chưa có cách nào hạn chế nguy cơ hay phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1. Vì vậy, nếu thắc mắc tiểu đường tuýp nào nặng nhất thì không thể nói tiểu đường tuýp 1 nặng nhất nhưng đây cũng là một trong những điểm đáng lo của bệnh này. Biến chứng đe dọa tính mạng Biến chứng nghiêm trọng xảy ra do đường huyết tăng quá cao, có thể đe dọa tính mạng thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 là nhiễm toan ceton. Khi tế bào bị đói năng lượng do không có đường (glucose), cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo để thay thế đường. Điều này tạo ra các ceton độc hại. Chúng tích tụ trong máu và gây ra các triệu chứng: Buồn nôn Nôn mửa Đau bụng Hơi thở có mùi trái cây Hụt hơi Khô miệng Yếu mệt Lú lẫn Hôn mê Có ceton trong nước tiểu và trong máu Giảm tuổi thọ Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 cái nào nặng hơn rất khó nói. Tuy nhiên, về tuổi thọ, theo thống kê năm 2010 tại Anh, người bệnh tiểu đường tuýp 1 có tuổi thọ ngắn hơn tuýp 2, giảm hơn 20 năm. Hiện nay, với những tiến bộ trong điều trị thì tuổi thọ của người bệnh đang ngày càng được cải thiện. Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ và nỗi lo của bệnh nhân Bệnh tiểu đường tuýp 2 còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, lại xảy ra do cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến đường huyết tăng cao nếu không được điều trị. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi trên 40 nhưng cũng đang dần phổ biến hơn ở người trẻ. Tỷ lệ mắc bệnh cao Trong vòng 20 năm qua, số người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường đã tăng hơn gấp đôi. Trong số đó, khoảng 90-95% bệnh nhân thuộc tuýp 2. Số lượng người mắc bệnh không nói lên được tiểu đường tuýp nào nặng nhất, nhưng cũng là yếu tố đáng suy ngẫm. Chẩn đoán khi đã có biến chứng Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 thường nhẹ. Ban đầu, thậm chí, người bệnh không hề có bất kỳ biểu hiện khác thường nào trong nhiều năm. Cũng nhiều người muốn hỏi tiểu đường tuýp nào nặng nhất với niềm tin rằng vì triệu chứng thường nhẹ hơn nên tiểu đường tuýp 2 sẽ nhẹ hơn. Thế nhưng, cũng vì dấu hiệu bệnh không rõ ràng nên phần lớn họ thường được chẩn đoán bệnh khi đã có biến chứng. Theo thời gian, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là tim ,não, thận, mắt,thần kinh và mạch máu. Biến chứng cấp tính đáng lo ngại Biến chứng cần được điều trị ngay lập tức thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là hội chứng tăng áp lực thẩm thấu . Ngoài ra người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể bị nhiễm toan ceton. Đường huyết tăng quá cao khiến cơ thể bị mất nước, từ đó máu bị cô đặc. Tình trạng này gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng gồm: Đường huyết trên 600 mg/dL (33,3 mmol/L) Khô miệng Khát nước cực độ Sốt Buồn ngủ Lú lẫn Mất thị lực Ảo giác. Nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Giảm tuổi thọ Theo thống kê về bệnh tiểu đường tuýp 2 ở Anh, người bệnh có thể bị giảm tới 5-10 năm tuổi thọ. Tuy nhiên, so với bệnh tiểu đường tuýp 1 thì tuýp 2 có thể phòng ngừa được nhờ giảm thiểu những yếu tố nguy cơ của bệnh, bao gồm thừa cân, lười vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh. Khi được phát hiện và điều trị sớm, chúng ta có thể chung sống hòa bình với bệnh và người bệnh vẫn sống khỏe mạnh. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai, là tình trạng tăng đường huyết trên mức bình thường nhưng chưa tới mức tiểu đường. Tiểu đường lúc này làm người mẹ có nguy cơ cao bị biến chứng khi mang thai và khi sinh con. Biến chứng ở em bé do tiểu đường thai kỳ có thể là: Cân nặng quá lớn trước khi sinh, dẫn tới sinh nở khó khăn và thường phải mổ Bất thường các cơ quan như phổi, dị tật tim,… Hạ đường huyết ngay sau khi sinh Tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh Tăng tỷ lệ béo phì khi còn nhỏ hoặc tăng tỉ lệ tiểu đường sau này Biến chứng cho người mẹ là: Tiền sản giật Tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo. Bản thân mẹ và em bé cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn trong suốt cuộc đời. Tiểu đường tuýp nào nặng nhất thì có phải là tiểu đường tuýp 3? Một số ít người mang bệnh tiểu đường tuýp 3c cũng lo lắng và quan tâm đến vấn đề tiểu đường tuýp nào nặng nhất. Bệnh tiểu đường tuýp 3c xảy ra khi tuyến tụy bị tổn thương (do viêm tụy mạn tính, xơ nang, cắt tụy), ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin. Cũng không phải tiểu đường tuýp 3c là nặng nhất, dù nguyên nhân gây ra nó có vẻ nghiêm trọng. Những nguyên nhân này, hiệu quả kiểm soát bệnh, tuổi tác khi chẩn đoán, bệnh lý nền, biến chứng,… sẽ ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân. Vì vậy, bệnh có nguy hiểm không, gây rủi ro như thế nào rất khác nhau ở từng bệnh nhân. Như vậy, không thể có câu trả lời chính xác cho thắc mắc tiểu đường tuýp nào nặng nhất vì mỗi tuýp bệnh đều phải đối diện với những vấn đề đáng lo khác nhau. Không phải tuýp 1 là nhẹ, tuýp 2 hay tuýp 3 là nặng. Việc mức độ tiểu đường nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào bệnh cảnh, vào biến chứng mà từng bệnh nhân đang gặp phải. Tuy nhiên, nếu bạn theo dõi đường huyết liên tục, tích cực điều trị bằng cả lối sống và thuốc thì vẫn có thể kiểm soát bệnh, tận hưởng cuộc sống và tuổi thọ gần như người bình thường.
Tiểu đường tuýp nào nặng nhất?
Tiểu đường
Mít là loại trái cây rất tốt cho tim mạch, có tác dụng chống viêm. Mít non còn được đánh giá là thực phẩm thay thế thịt không thể tuyệt vời hơn. Mít tốt như vậy nhưng lại là loại trái cây có vị ngọt. Vậy, bệnh tiểu đường ăn mít được không? Mít chín, mít non, hạt mít có nằm trong danh sách hạn chế của bệnh nhân tiểu đường? Cùng tìm hiểu nhé! Dinh dưỡng và tác dụng của mít Một múi mít có bao nhiêu calo? Mít chứa một lượng chất xơ lớn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và chứa rất ít chất béo. 100g thịt quả mít mang lại giá trị dinh dưỡng như sau: 95 calo 2g chất đạm 0,6g chất béo 3g chất xơ Nhiều vitamin, khoáng chất (vitamin B2, B3, B6, B9, C, canxi, magie, kali, phốt pho) và phytochemical có lợi cho sức khỏe. Tác dụng của mít với sức khỏe chung bao gồm: Tốt cho tim: Các nghiên cứu cho thấy ăn mít làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Kali trong mít chống tăng huyết áp, chất xơ góp phần giảm mỡ máu và chất chống oxy hóa có lợi cho tim. Chống viêm: Vitamin C, flavonoid, ligan trong mít giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Tiểu đường ăn mít được không? Câu trả lời là CÓ nếu là mít xanh, mít non . Đây là một loại thực phẩm, trái cây dành cho người tiểu đường rất tốt. Bạn hoàn toàn có thể tự tin về việc người tiểu đường ăn mít non được không vì những lý do sau đây: Góp phần ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2: Tất cả những chất chống oxy hóa trong mít bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng viêm và stress oxy hóa có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 . Kiểm soát lượng đường trong máu: Điều này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng mít có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu nhờ những lý do sau: Đầu tiên, mít có chỉ số đường huyết GI thấp, ít ảnh hưởng đến đường huyết. Thứ 2, một nghiên cứu trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cho thấy ăn 30g bột mít xanh mỗi ngày để thay thế lượng gạo hoặc bột mì tương đương đã giảm được HbA1c , đường huyết lúc đói, đường huyết sau bữa ăn đáng kể so với nhóm người không ăn bột mít. Thứ 3, một nghiên cứu khác cho thấy vỏ quả mít giúp ngăn chặn chất béo và carbohydrate phức tạp phân hủy thành đường. Tiểu đường ăn mít được không khi nó đã chín thì câu trả lời là NÊN HẠN CHẾ . Mít chín có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào, cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thưởng thức một chút và theo dõi đường huyết chặt chẽ, đồng thời giảm các món chứa tinh bột và đường khác lại. Bạn cũng nên chọn thời điểm ăn mít là sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, bởi chúng chứa hàm lượng đường rất cao. Ăn lúc đói có thể làm tăng đường huyết đột ngột, cũng như gây đầy bụng, khó tiêu. Nên ăn mít với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mạn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít) mỗi ngày. Người bệnh tiểu đường có ăn được hạt mít không? Theo một nghiên cứu đánh giá dinh dưỡng trong bữa ăn từ hạt mít của UPK Hettiaratchi và cộng sự, hạt mít là nguồn cung cấp tinh bột (22%) và chất xơ tốt. Bữa ăn từ hạt mít được xếp vào bữa ăn có chỉ số GI thấp. Điều này có thể do hàm lượng chất xơ, glucose hấp thu chậm và các hạt tinh bột nguyên vẹn ở trong hạt mít. Vì vậy, bạn không cần lo lắng người bệnh tiểu đường ăn hạt mít được không. Hãy sử dụng hạt mít luộc làm bữa ăn sáng hoặc thay thế cho các món giàu tinh bột như cơm, phở, bún,…cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường ăn mít được không – Khi nào thì không? Tiểu đường có ăn được mít không? Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau đây thì dù có bị bệnh tiểu đường hay không cũng không nên ăn mít: Người bị dị ứng với phấn hoa cao su hoặc bạch dương, vì cả hai chứng dị ứng này đều có thể gây phản ứng chéo với mít. Người bị bệnh thận mạn tính hoặc suy thận cấp, vì mít chứa rất nhiều kali. Khi ăn mít, bệnh nhân có thể bị tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim đột ngột. Người bị bệnh gan miễn mỡ, do mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít. Người bị nóng trong người không nên ăn mít chín, vì lượng đường trong mít cao có thể gây khó chịu, mẩn ngứa, mụn nhọt. Người bị rối loạn đông máu, vì mít có thể làm tăng đông máu. Người bị suy nhược, sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp. Người chuẩn bị mang thai, vì ăn mít gây giảm ham muốn tình dục ở nam giới. Như vậy, tiểu đường ăn mít được không thì câu trả lời như sau: Mít non, hạt mít: Ăn được và nên ăn Mít chín: Ăn được nhưng nên hạn chế và cân đối lại với các thực phẩm giàu tinh bột, đường khác. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ những trường hợp không nên ăn mít để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc t iểu đường có ăn được mít không để hiểu rõ và cân đối chế độ ăn uống hàng ngày. Bệnh nhân tiểu đường nên thăm khám sức khỏe định kỳ, đo đường huyết thường xuyên, kết hợp với một chế độ ăn uống và tập luyện điều độ để kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Người bị tiểu đường ăn mít được không?
Tiểu đường
Cao huyết áp là bệnh đồng mắc thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường với tỷ lệ cao gấp 2 lần so với những người có đường huyết khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu gần đây, sữa và các sản phẩm từ sữa đem lại một số lợi ích nhất định trong việc kiểm soát đường huyết và huyết áp. Vậy, lựa chọn sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp cần lưu ý điều gì và dùng loại nào là tốt? Bài viết này sẽ nói về mối liên hệ giữa 2 bệnh lý, những lợi ích của sữa với đối tượng tiểu đường và tăng huyết áp, cuối cùng là một số sản phẩm bạn có thể tham khảo. Cùng tìm hiểu ngay! Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và cao huyết áp Cao huyết áp và tiểu đường tuýp 2 là những bệnh lý mạn tính đồng mắc rất phổ biến. Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp đôi so với những người không mắc. Bên cạnh đó, bệnh nhân tăng huyết áp thường có biểu hiện kháng insulin và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với những người có huyết áp bình thường. Nguyên nhân chính gây biến chứng và tử vong ở người bệnh tiểu đường là bệnh tim mạch, tăng huyết áp thúc đẩy các bệnh tim mạch khác trầm trọng hơn. Theo đó, bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau do các yếu tố nguy cơ tương tự nhau, chẳng hạn như rối loạn chức năng nội mô, viêm mạch máu, tái cấu trúc động mạch, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu và béo phì . Ngoài ra, các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường và tăng huyết áp trên mạch máu lớn và mạch máu nhỏ cũng tương đồng nhau. Để kiểm soát tiểu đường và cao huyết áp, cần nhiều biện pháp điều trị kết hợp. Ngoài tuân thủ việc dùng thuốc, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cũng rất quan trọng. Với người huyết áp cao, các chuyên gia đề nghị chế độ ăn DASH . Còn ở người mắc bệnh tiểu đường sẽ cần kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ. Cuối cùng, cả hai đối tượng này đều cần bổ sung dinh dưỡng bằng cách dùng sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp. Xem thêm Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp Lợi ích của sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp Sữa là một nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt trong bữa ăn hàng ngày. Sữa cung cấp protein chất lượng cao cũng như nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm canxi, magie, kali, kẽm, phốt pho và vitamin A, D, B2, B12,… Các nhà khoa học cho rằng các thành phần trong sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe có thể kể đến như: Protein trong sữa làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và tăng cường phản ứng incretin – insulin , giúp mức đường huyết sau ăn thấp hơn đồng thời giúp người bệnh tiểu đường giảm cảm giác thèm ăn trong ngày. Vitamin D, canxi và protein trong sữa giúp chống lại tình trạng loãng xương thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường. Hàm lượng canxi và vitamin D trong thực phẩm từ sữa có thể có lợi đối với quá trình chuyển hóa glucose và hệ thống renin/angiotensin (hệ thống điều hòa huyết áp) cũng như điều chỉnh trọng lượng cơ thể. Peptide và các khoáng chất như canxi, kali, magie trong sữa giúp hạ huyết áp theo nhiều cơ chế. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí BMJ Open Diabetes Research & Care chỉ ra rằng việc sử dụng sữa nguyên chất có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tiêu thụ các sản phẩm từ sữa ít béo và mô hình chế độ ăn từ sữa ít béo có thể giúp cải thiện huyết áp. Một số loại sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp Tuy đem lại nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả các loại sữa đều tốt cho người tiểu đường và cao huyết áp. Có một số tiêu chí lựa chọn sữa cho người tiểu đường như: Sữa có chỉ số đường huyết GI thấp: ≤ 55 Sữa không đường, tách béo Nên dùng các loại sữa hạt. Đối với người cao huyết áp, việc lựa chọn sữa cần tuân thủ chế độ ăn DASH: Nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như trái cây, rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt Nhiều thực phẩm giàu đạm như cá, thịt gia cầm, sữa tách béo, các loại đậu Hạn chế muối, đường, chất béo không lành mạnh. Theo chế độ ăn DASH, người bệnh được khuyến cáo tiêu thụ 2-3 khẩu phần sản phẩm sữa ít béo mỗi ngày. Kết hợp các tiêu chí trên, dưới đây là một số gợi ý các sản phẩm sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp bạn có thể tham khảo. 1. Sữa Ensure Diabetes Care Ensure Diabetes Care là sản phẩm sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp thuộc dòng sản phẩm Ensure của tập đoàn Abbott (Hoa Kỳ). Các ưu điểm bao gồm: Thành phần chất xơ kết hợp Fibersol, FOS và Inositol giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Có chỉ số GI thấp giúp kiểm soát đường huyết. Thành phần HMB (β-hydroxy-β-methylbutyrate), protein, canxi & vitamin D giúp xây dựng khối lượng cơ bắp. Chứa hỗn hợp lipid gồm nhiều acid béo không bão hòa, ít chất béo bão hòa và không chứa chất béo chuyển hóa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Thành phần tạo vị ngọt là đường ăn kiêng sucralose. Không chứa lactose, không chứa gluten. 2. Sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp: Sữa Nestlé Boost Glucose Control Đây là sản phẩm từ Nestlé (Thụy Sĩ) nghiên cứu dành cho người đái tháo đường và rối loạn đường huyết, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ. Các ưu điểm của Nestlé Boost Glucose Control gồm: Chỉ số đường huyết (GI = 28) và chỉ số tải đường huyết (GL = 6.9) thấp giúp ổn định dao động đường huyết Thành phần đạm whey có tỉ lệ hấp thu cao, giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh các carbohydrate, kích thích việc giải phóng insulin để chuyển hóa đường, nhờ đó làm giảm đường huyết sau ăn. Hệ chất xơ gồm FOS, acacia gum (prebio 1 plus) và PHGG (partially hydrolyzed guar gum) hỗ trợ điều chỉnh việc sử dụng đường của cơ thể, kiểm soát cơn đói và lượng đường trong máu, giúp giảm hiện tượng tăng đường huyết sau bữa ăn. Ngoài ra, chất xơ còn giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường tiêu hóa và giảm nguy cơ bệnh huyết áp và mỡ máu. Hỗn hợp chất béo giàu chứa 80% chất béo không bão hòa tốt cho tim mạch. Không chứa gluten và rất ít lactose, phù hợp cho người bất dung nạp lactose.​ Cung cấp hơn 30 loại dưỡng chất thiết yếu, vitamins và khoáng chất cho cơ thể. 3. Sữa Abbott Glucerna Glucerna là sản phẩm sữa cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ của tập đoàn Abbott (Hoa Kỳ). Sản phẩm có các ưu điểm sau: Hệ bột đường có chỉ số đường huyết thấp và được tiêu hóa từ từ, bổ sung 4 lần myo-inositol giúp cải thiện đề kháng insulin, kiểm soát đường huyết. Cung cấp 28 vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Thành phần chất béo đa dạng các axit béo đơn và đa không bão hòa có lợi cho sức khỏe tim mạch. Kiểm soát đường huyết với cơ chế tác động kép, giúp tăng tiết GLP-1 và tăng độ nhạy cảm với insulin, hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn. Sản pháp giúp giảm sự dao động đường huyết trong ngày, hạn chế lượng đường tăng đột ngột, giúp ổn định đường huyết sau 4 tuần sử dụng. 4. Sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp: Sữa Nutifood Diabet Care Gold Nutifood Diabet Care Gold được nghiên cứu sản xuất bởi công ty NutiFood (Việt Nam). Các ưu điểm của sản phẩm bao gồm: Thành phần đường bột isomaltulose hấp thu chậm. Chỉ số đường huyết GI = 31.5, không làm tăng vọt đường huyết sau khi uống. Sử dụng đạm có giá trị sinh học cao, đạt chỉ số PDCAAS = 100%. Chứa chất béo thiết yếu không no DHA, MUFA, PUFA giúp giảm cholesterol máu, kiểm soát huyết áp, phòng ngừa các bệnh tim mạch. Chứa vitamin nhóm A, B, C, D, E và kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện thị lực, giảm bớt các rủi ro về mắt do lão hóa và biến chứng đái tháo đường. Chất xơ FOS/inulin làm chậm hấp thu đường vào máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 5. Sữa Vinamilk Sure Diecerna Sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp Sure Diecerna của Công ty sữa Vinamilk (Việt Nam) là sản phẩm được nghiên cứu và kiểm nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia về khả năng kiểm soát đường huyết. Các lợi ích của sản phẩm gồm: Đường hấp thu chậm platinose và chất xơ hòa tan, có chỉ số đường huyết thấp không làm đường huyết tăng nhanh sau khi ăn. Cung cấp axit béo thiết yếu không no MUFA, PUFA và DHA, không làm tăng mỡ máu và giảm cholesterol xấu, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh. Cung cấp 28 vitamin và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng. Người tiểu đường nên uống sữa vào thời điểm nào trong ngày? Lưu ý, ở người đồng mắc đái tháo đường và cao huyết áp, lượng sữa cần được điều chỉnh dựa trên lượng carbohydrate tiêu thụ trong ngày. Lý do là trong sữa luôn có một lượng carbohydrate nhất định nếu không kiểm soát có thể làm tăng đường huyết. Bên cạnh việc chọn và sử dụng đúng sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp, bạn cũng cần kiểm soát các thành phần khác trong bữa ăn như lượng muối, chất béo xấu và tinh bột mới đảm bảo kiểm soát tốt bệnh lý.
Sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp loại nào tốt?
Tiểu đường
Ai cũng hiểu rằng tiểu đường là bệnh lý mạn tính, phải chung sống với nó và điều trị suốt đời. Cũng vì lẽ đó mà bệnh nhân luôn thường trực nỗi lo bệnh ngày một nặng. Họ lo lắng đi tìm kiếm triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối để xem mình đã rơi vào trường hợp đó hay chưa. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này qua những thông tin dưới đây nhé! Có triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối không? Trong y khoa, bệnh tiểu đường không được chia thành các giai đoạn mà phân chia thành các tuýp. Mỗi một loại bệnh tiểu đường lại có những cách xuất hiện triệu chứng khác nhau. Vì vậy, trong bài viết này đề cập đến triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là những dấu hiệu bệnh khi nghiêm trọng. Bạn cũng có thể hiểu đó là triệu chứng của bệnh tiểu đường nặng. Triệu chứng của bệnh tiểu đường ở tất cả các tuýp Dấu hiệu tiểu đường phổ biến bao gồm: Đi tiểu nhiều, thường là vào ban đêm Rất khát nước Sụt cân không rõ nguyên nhân Đói cồn cào Nhìn mờ Bàn tay hoặc bàn chân bị tê, ngứa ran Mệt mỏi kéo dài Da khô Vết loét hoặc vết thương lâu lành Nhiễm trùng nhiều hơn bình thường. Đặc điểm triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 Bệnh tiểu đường tuýp 1 tiến triển rất nhanh. Triệu chứng bệnh xuất hiện rầm rộ, nghiêm trọng chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng mắc bệnh. Đây là đặc trưng của tiểu đường tuýp 1 nên không thể coi như lúc chẩn đoán, người bệnh đã mang triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối được. Ngoài những dấu hiệu phổ biến đã kể trên, bạn có thể bị buồn nôn, nôn hoặc đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bạn sẽ có nguy cơ gánh chịu tác hại của bệnh tiểu đường tuýp 1. Đó là biến chứng nhiễm toan ceton phát triển nhanh chóng trong vòng 24 giờ, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong với các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối như sau: Rất khát nước Đi tiểu thường xuyên Buồn nôn, nôn Đau bụng Yếu, mệt mỏi Hụt hơi Hơi thở có mùi trái cây Lú lẫn Đường huyết trên 300 mg/dL (hoặc 16,7 mmol/L) Xét nghiệm nước tiểu có ceton. Phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 1 được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng triệu chứng ở mọi lứa tuổi thì như nhau. Người lớn có thể không nhận ra bệnh sớm như là trẻ em. Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 Tiểu đường tuýp 2 dễ bị bỏ sót hơn vì nó tiến triển từ từ và âm thầm. Khi mới mắc bệnh, hay hiểu nôm na là triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thường khó phát hiện. Phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán khi đã có dấu hiệu của biến chứng mạn tính (trên thần kinh, mạch máu, mắt, thận, tim, bàn chân…), sau nhiều năm mắc bệnh mà không biết. Nếu may mắn phát hiện sớm và kiểm soát lượng đường trong máu, bệnh nhân có thể ngăn ngừa những biến chứng này. Hãy xem thử xem bạn có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 không nhé! Click vào đây để làm bài kiểm tra Ngoài ra, người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể gặp biến chứng khẩn cấp đe dọa tính mạng là tăng áp lực thẩm thấu . Điều này xảy ra khi đường huyết tăng lên rất cao trên 600 mg/dL và cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn cuối lúc này thường phát triển trong vòng vài ngày đến vài tuần, bao gồm: Thay đổi tinh thần như nhầm lẫn, mê sảng, ảo giác Mất ý thức Khô miệng, khát nước cực độ Đi tiểu thường xuyên Nhìn mờ hoặc mất thị lực Yếu hoặc tê liệt, có thể có 1 bên cơ thể bị nặng hơn. Triệu chứng tiểu đường thai kỳ Bệnh tiểu đường khi mang thai thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Trong tuần từ 24-28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm tiểu đường để xem bạn có gặp phải tình trạng này hay không. Hầu hết người bị tiểu đường thai kỳ cần thay đổi lối sống, cách ăn uống để khắc phục. Khi nào nên lo lắng về triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối? Nhìn chung, có biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng chưa hẳn là không cứu vãn được. Bạn cũng có thể coi đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối, là nguy hiểm và nên tích cực điều trị để ngăn nó nặng hơn. Dấu hiệu bệnh lúc này có thể bao gồm: Bệnh võng mạc tiểu đường : Mắt mờ dần, mất thị lực đột ngột, có những vệt đen trôi nổi trong tầm nhìn, đau mắt, đỏ mắt, khó nhìn khi thiếu ánh sáng Biến chứng bàn chân: Tổn thương thần kinh do đường huyết cao gây tê, ngứa, mất cảm giác ở bàn chân. Bạn sẽ khó phát hiện ra những vết cắt, vết loét. Bên cạnh đó, đường huyết cao cũng làm hỏng các mạch máu, giảm lượng máu đến chân nên vết thương rất chậm lành. Đây cũng là lý do phải kiểm tra bàn chân thường xuyên. Một số trường hợp nghiêm trọng, không điều trị kịp, phải cắt cụt chân. Bệnh tim mạch: Việc hư hỏng mạch máu đôi khi dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Bệnh về thận: Bộ phận lọc máu của thận cũng được làm từ rất nhiều mạch máu nhỏ nên bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho thận. Lúc này, việc loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa trong máu khó khăn hơn, gây phù, tiểu nhiều, nước tiểu có bọt, buồn nôn và mệt mỏi. Biến chứng thận cũng được coi là nghiêm trọng, có thể coi là triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối vì gánh nặng chạy thận và thay thận nhân tạo là rất lớn. Bệnh thần kinh: Hư hại thần kinh do tăng đường huyết có thể ảnh hưởng đến dẫn truyền thông điệp giữa não và mọi bộ phận trong cơ thể, cản trở việc nghe, nhìn, cảm nhận và di chuyển. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nướu răng, nữ giới bị tưa miệng hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, nam giới bị rối loạn cương dương… Khi bạn gặp một biến chứng mạn tính nào đó kể trên, bạn sẽ có nguy cơ phát triển thêm các biến chứng khác của bệnh tiểu đường. Vì vậy, dù không có khái niệm triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối, nhưng không bao giờ được chủ quan với biến chứng bệnh và không được lơ là việc kiểm soát đường huyết. Trên đây là những thông tin về triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Dù bạn đang ở trường hợp bệnh tuýp nào cũng cần đề cao việc điều trị đúng chỉ định của bác sĩ, theo dõi đường huyết thường xuyên và xây dựng lối sống lành mạnh ngay từ hôm nay để sống lâu, sống khỏe hơn với tiểu đường.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Tiểu đường
Nước chanh là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Nó rẻ, dễ kiếm, thơm, ngon miệng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, đối với những người cần kiểm soát dinh dưỡng chặt chẽ như bệnh nhân tiểu đường thì nên biết sử dụng chanh cho phù hợp. Vậy, tiểu đường có uống nước chanh được không, cách pha nước chanh cho người tiểu đường như thế nào là đúng? Cùng tìm hiểu ngay nhé! Hãy xem thử xem bạn có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 không nhé! Click vào đây để làm bài kiểm tra Bệnh nhân tiểu đường uống nước chanh được không? Trước khi tìm hiểu về cách pha nước chanh cho người tiểu đường thì bạn cần biết bệnh nhân tiểu đường uống nước chanh được không? Câu trả lời là ĐƯỢC . Có 9 lý do để người tiểu đường nên uống nước chanh: Nước chanh có pH thấp. Nhiều nghiên cứu từ trước đến nay đều cho thấy rằng việc giảm độ pH của bữa ăn sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Điều này là do pH thấp ức chế sớm enzym α-amylase thủy phân tinh bột trong nước bọt. Uống nước chanh có hạ đường huyết sau khi ăn không thì câu trả lời là có. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp đồ uống có tính axit như nước chanh vào bữa ăn có tinh bột. Đây là một phương pháp ăn kiêng hiệu quả và dễ thực hiện đối với bệnh nhân tiểu đường giúp ngăn đường huyết tăng cao sau khi ăn. Nước trong trái chanh có chỉ số GI thấp, hầu như không ảnh hưởng tới đường huyết. Flavonoid từ phần cùi của quả chanh cũng được chứng minh giúp ngăn chặn quá trình stress oxy hóa ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Điều này sẽ làm giảm các tác hại của bệnh tiểu đường đối với cơ thể. Uống nước chanh và các loại nước ép từ trái cây họ cam quýt như bưởi, cam là cách cung cấp chất xơ, vitamin C, folate và kali lý tưởng mỗi ngày. Nguồn chất dinh dưỡng thực vật trong nước chanh, đặc biệt là vitamin C, có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn ngừa tổn thương tế bào do quá trình oxy hóa (xảy ra đặc biệt nhiều ở bệnh tiểu đường). Nước ép nửa trái chanh chỉ cung cấp 6 calo nhưng lại cho bạn ⅙ lượng vitamin C cần thiết hằng ngày. Biết cách pha nước chanh cho người tiểu đường sẽ giúp kích thích vị giác tốt hơn, rất thích hợp với những người muốn sử dụng đồ uống có hương vị. Nước chanh có hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa vì axit trong nó sẽ giúp phân hủy thức ăn. Đây có thể là nguồn bổ sung lượng axit cho dạ dày – yếu tố có xu hướng giảm khi chúng ta già đi. Uống nước chanh buổi sáng là cách giảm cân lành mạnh. Chanh cung cấp kali. Cơ thể chúng ta cần kali để giao tiếp thần kinh – cơ, vận chuyển chất dinh dưỡng, chất thải và điều hòa huyết áp. Nước chanh còn giúp ngăn ngừa sỏi thận gây đau ở những người thiếu citrate trong nước tiểu. 3 cách pha nước chanh cho người tiểu đường Cách 1. Đơn giản nhất là bạn thêm một chút nước cốt chanh vào nước lọc để uống thay nước lọc trong ngày Cách 2. Thêm những lát chanh vào ly nước đá Cách 3. Vắt chanh vào soda không đường. Lưu ý trong cách pha nước chanh cho người tiểu đường Hãy tận dụng giữ lại vỏ chanh để thêm vào bánh hoặc món salad vì vỏ chanh cũng rất tốt cho người tiểu đường. Axit trong chanh có thể gây hại cho men răng. Vì vậy, nếu muốn sử dụng chanh lâu dài, bạn không nên ngậm chanh liên tục mà nên pha loãng nước chanh ra để uống. Thận trọng khi sử dụng chanh nếu bị đau dạ dày. Người bệnh tiểu đường có uống được nước chanh mật ong không ? Nhìn chung, không có lợi ích nào khi người bệnh tiểu đường dùng mật ong thay cho đường. Mật ong ngọt hơn đường, nhiều carbohydrate và calo hơn. Vì vậy, trong cách pha nước chanh cho người tiểu đường không hướng dẫn dùng mật ong. Tuy nhiên, bạn không cần kiêng nước chanh mật ong, vẫn có thể uống được nhưng chỉ nên dùng mật ong với lượng vừa phải và tính toán lượng carbohydrate của mật ong vào tổng lượng nạp vào hằng ngày, để tránh làm tăng đường huyết. Người bệnh tiểu đường có uống được nước chanh muối không? Muối không tác động đến đường huyết nên một ly nước chỉ gồm chanh và muối sẽ không gây hại. Thế nhưng, nếu bạn có thêm bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp, thì tốt nhất hãy hạn chế sử dụng muối. 70% cơ thể chúng ta là nước. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không thì câu trả lời là có. Hãy đảm bảo cung cấp đủ 2 lít chất lỏng cho cơ thể mỗi ngày. Chúng bao gồm: nước, trà, cà phê , sữa , nước ép trái cây , sinh tố, trái cây, nước canh,… Cách pha nước chanh cho người tiểu đường rất đơn giản phải không? Bạn chỉ cần thêm nước cốt chanh và nước lọc là đủ. Tuy nhiên, tránh lạm dụng và hãy duy trì sử dụng chanh vừa phải mỗi ngày để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe và kiểm soát đường huyết tốt hơn nhé!
Mách bạn cách pha nước chanh cho người tiểu đường
Tiểu đường
Bệnh thận đái tháo đường là tên được đặt cho những tổn thương thận do bệnh tiểu đường gây ra. Theo thống kê, cứ 5 người bệnh tiểu đường sẽ có 2 người mắc bệnh thận do tiểu đường. Có nhiều cách để giảm nguy cơ phát triển biến chứng này. Ngoài ra, việc phát hiện và can thiệp sớm cũng có thể trì hoãn bệnh tiến triển thành suy thận . Cùng tìm hiểu căn nguyên, dấu hiệu và cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên thận qua bài viết sau đây. Tìm hiểu chung Bệnh thận đái tháo đường là gì? Bệnh thận đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường . Tiểu đường kiểm soát kém gây ra các biến chứng trên mạch máu lớn và nhỏ của cơ thể. Tổn thương thận do đái tháo đường nằm trong nhóm biến chứng mạch máu nhỏ của đái tháo đường, bên cạnh biến chứng võng mạc và biến chứng thần kinh . Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thận và các chức năng cơ bản của thận trong việc loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc trì hoãn biến chứng thận ở người bệnh tiểu đường là xây dựng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng để kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp cao. Qua nhiều năm, bệnh thận đái tháo đường dần dần làm hỏng hệ thống lọc của thận có thể dẫn đến hội chứng thận hư và/hoặc suy thận (hay còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối). Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tình trạng này xảy ra, đồng thờigiảm nguy cơ biến chứng. Xem thêm Tác hại của bệnh tiểu đường với cơ thể là như thế nào? Phân giai đoạn bệnh thận đái tháo đường Bác sĩ có thể chia nhỏ các giai đoạn của bệnh thận, tùy thuộc vào độ lọc cầu thận (GFR). Giai đoạn 1: Có tổn thương thận nhưng chức năng thận bình thường và GFR từ 90 ml/ph/1.73m2 da trở lên. Giai đoạn 2: Tổn thương thận, thận mất một số chức năng và GFR từ 60–89 ml/ph/1.73m2 da. Giai đoạn 3: Mất chức năng từ nhẹ đến nặng và GFR từ 30–59 ml/ph/1.73m2 da. Giai đoạn 4: Mất chức năng nghiêm trọng và GFR từ 15–29 ml/ph/1.73m2 da. Giai đoạn 5: Suy thận và GFR dưới 15 ml/ph/1.73m2 da. Triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Ở giai đoạn sau (4-5), các triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường giai đoạn cuối có thể bao gồm: Huyết áp cao ngày càng khó kiểm soát Sưng bàn chân, mắt cá chân, bàn tay hoặc mắt Nước tiểu có bọt hoặc tiểu ra máu Hụt hơi Ăn mất ngon Buồn nôn và ói mửa Ngứa Mệt mỏi, ốm yếu. Nguyên nhân Nguyên nhân gây bệnh thận đái tháo đường là gì? Mức đường huyết cao có thể làm tổn thương các mạch máu ở thận dẫn đến bệnh thận đái tháo đường. Thận có hàng triệu cụm đơn vị nhỏ gọi là cầu thận. Cầu thận có chức năng lọc chất thải từ máu gồm nước, các chất điện giải, các chất thải trong quá trình chuyển hóa như urê, acid uric,… và một số thuốc. Chất đạm hoặc các chất có khối lượng phân tử lớn sẽ được giữ lại trong máu. Bình thường sẽ không có đạm trong nước tiểu. Tổn thương do mức đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường khiến mạch máu bị rò rỉ và không thực hiện tốt chức năng của nó. Khi đó, một lượng protein trong máu có thể bị lọc và thải ra qua nước tiểu, gọi là protein niệu . Đây thường là dấu hiệu sớm của bệnh thận. Các tổn thương lâu dần khiến thận mất chức năng và dẫn đến suy thận. Các yếu tố nguy cơ Ở người bệnh tiểu đường, những điều sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận do tiểu đường: Mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài. Biến chứng thận có thể gặp sau 5 năm mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, hoặc vào thời điểm phát hiện tiểu đường tuýp 2. Thời gian dễ mắc nhất là sau 10-20 năm sau khi được chẩn đoán. Lượng đường trong máu cao không được kiểm soát tốt Tăng huyết áp không kiểm soát tốt. Huyết áp cao có thể gây tổn thương thận nặng hơn bằng cách tăng áp lực trong hệ thống lọc của thận. Rối loạn mỡ máu (Cholesterol cao) Tuổi cao Béo phì Hút thuốc Ăn nhiều protein Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận. Biến chứng Bệnh thận đái tháo đường nguy hiểm như thế nào? Các biến chứng của bệnh thận đái tháo đường có thể xảy ra từ từ trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, bao gồm: Tích tụ nước cơ thể, biểu hiện bằng cách triệu chứng như sưng tay và chân, huyết áp cao hoặc phù phổi Tiểu ít đi, tiểu bọt hoặc tiểu máu Tăng kali máu , hạ natri máu, hạ calci máu Bệnh tim mạch , ví dụ như nhồi máu cơ tim, đột quỵ Thiếu máu . Biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối là suy thận không thể phục hồi. Các bất thường khác ở đường tiết niệu xảy ra cùng với bệnh thận đái tháo đường có thể đẩy nhanh sự suy giảm chức năng thận bao gồm hoại tử ống thận, sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu . Chẩn đoán và điều trị Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Bệnh thận đái tháo đường được chẩn đoán thế nào? Xét nghiệm chức năng thận thường được thực hiện định kỳ trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Albumin là một loại protein trong máu. Bình thường, thận không lọc albumin ra khỏi máu nên không tìm thấy nó trong nước tiểu. Có albumin trong nước tiểu gợi ý việc thận không hoạt động tốt. Lấy nước tiểu như thế nào để tìm albumin, kết quả như thế nào là có bệnh? Có 3 cách lấy nước tiểu (NT) để tìm albumin vi lượng: Lấy một mẫu nước tiểu bất kỳ và đo tỉ số albumin/creatinin trong nước tiểu, cách này thường được các bác sĩ chỉ định. Lấy nước tiểu 24 giờ để đo tất cả lượng đạm trong đó. Đồng thời tính toàn bộ thể tích nước tiểu. Cách này ít được thực hiện vì khó lấy đầy đủ nước tiểu trong 24 giờ. Lấy nước tiểu trong một khoảng thời gian (4 giờ hoặc qua đêm) và đo albumin, cách này cũng không thuận tiện. Ở giai đoạn đầu của bệnh thận tiểu đường, bài tiết albumin qua nước tiểu ở mức 30 đến 300 mg albumin/ngày và được gọi là microalbumin niệu hay tiểu albumin vi lượng. Sau vài năm, microalbumin niệu tiến triển thành macroalbumin niệu hay còn gọi là tiểu albumin đại lượng ( > 300 mg/ngày). Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra định kì creatinin máu để tính mức lọc cầu thận (GFR). Chỉ số này thấp có nghĩa là thận không hoạt động tốt. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang, siêu âm hoặc sinh thiết thận để đánh giá toàn diện và chính xác hơn các vấn đề thận. Điều trị bệnh thận đái tháo đường Bước đầu tiên là điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp cao,rối loạn mỡ máu. Các bác sĩ luôn đề nghị mức HbA1c mục tiêu cần đạt là 7% và huyết áp mục tiêu là 130/80 mmHg. Cách điều trị là kết hợp nhiều yếu tố bao gồm chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, tập thể dục và dùng thuốc theo toa. Việc này có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các ảnh hướng trên thận và các biến chứng khác. Trong giai đoạn đầu của bệnh thận đái tháo đường, sử dụng thuốc nhằm mục đích kiểm soát các vấn đề sau: Huyết áp cao: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin , thuốc ức chế thụ thể angiotensin 2 . Đường huyết cao: Insulin, metformin, sulfonylureas, ức chế DDP4, chất chủ vận GLP-1 và chất ức chế SGLT2. Thuốc ức chế SGLT2 hoặc thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 có cơ chế có thể bảo vệ tim và thận giảm nguy cơ tiến triển đến các biến cố tim mạch hoặc biến cố trên thận không mong muốn. Các hướng dẫn mới khuyến cáo sử dụng 2 thuốc này điều trị bệnh nhân có bệnh thận đái tháo đường. Cholesterol cao : Thuốc nhóm statin được sử dụng để điều trị cholesterol cao và giảm lượng protein trong nước tiểu. Sẹo thận: Finerenone có thể giúp giảm mô sẹo ở bệnh thận đái tháo đường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc có thể làm giảm nguy cơ diễn tiến suy thận, giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch và phải đến bệnh viện để điều trị suy tim ở người lớn mắc bệnh thận mạn tính liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Bác sĩ cũng có thể kê đơn vitamin D, calci vì những người mắc bệnh thận thường có lượng vitamin D, calci thấp. Nếu bạn dùng những loại thuốc này, bạn sẽ cần xét nghiệm theo dõi thường xuyên. Điều trị bệnh thận đái tháo đường tiến triển Đối với bệnh suy thận (bệnh thận giai đoạn cuối), các lựa chọn điều trị bao gồm: Chạy thận nhân tạo Thẩm phân phúc mạc Ghép thận hoặc ghép thận-tụy Điều trị hỗ trợ. Chế độ ăn uống ở người mắc bệnh thận đái tháo đường Ở người mắc bệnh thận, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng hạn chế các chất sau: Nước: Mặc dù uống nước rất cần thiết nhưng uống quá nhiều nước có thể làm tăng nguy cơ phù và huyết áp cao. Natri (muối): Chất này có thể làm tăng huyết áp nên ăn một lượng vừa phải, không ăn quá mặn. Protein: Đối với người mắc bệnh thận, protein có thể khiến chất thải tích tụ trong máu, gây thêm áp lực lên thận. Phốt pho: Có trong nhiều loại thực phẩm giàu protein và sữa. Quá nhiều phốt pho có thể làm xương yếu đi và gây áp lực lên thận. Kali: Những người mắc bệnh thận có thể có lượng kali cao hơn mức bình thường, điều này có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh. Xem thêm Người bệnh thận nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất? Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường: Nên ăn gì và kiêng gì? Phòng ngừa Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường Để giảm nguy cơ phát triển bệnh thận đái tháo đường, bệnh nhân nên: Tái khám định kỳ nhằm đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết và nhận biết sớm các biến chứng. Cố gắng giữ lượng đường trong máu ở mức mục tiêu. Điều này có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm bệnh thận do tiểu đường. Điều trị huyết áp cao hoặc các bệnh lý khác. Thận trọng với các thuốc sử dụng. Đối với những người mắc bệnh thận do tiểu đường, một số thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau có thể dẫn đến tổn thương thận. Giảm cân và giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh. Không hút thuốc vì hút thuốc lá có thể gây tổn thương thận hoặc làm tổn thương thận nặng hơn. Xem thêm Nhận biết 7 dấu hiệu của bệnh tiểu đường không kiểm soát Biến chứng thận là một biến chứng phổ biến và nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường. Kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc và tiến triển thành biến chứng của bệnh thận đái tháo đường.
Bệnh thận đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường glucose trong máu thấp hơn mức tiêu chuẩn để đảm bảo duy trì các chức năng bình thường trong cơ thể. Triệu chứng thường là vã mồ hôi, buồn nôn, lo lắng, run rẩy, đánh trống ngực, nặng hơn có thể ngất, hôn mê đặc biệt ở người lớn tuổi. Nguyên nhân hạ đường huyết thường liên quan đến thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở người bình thường. Vậy, người tiểu đường hay người bình thường tại sao hay bị hạ đường huyết? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây! Nguyên nhân hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường Tại sao hay bị hạ đường huyết thì có nhiều lý do. Ở bệnh nhân tiểu đường, nguyên nhân hạ đường huyết phổ biến nhất là tác dụng phụ của thuốc điều trị. Sau khi ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate trong thức ăn thành glucose lưu hành trong máu. Glucose này nhờ insulin (một hormone do tuyến tụy sản xuất) để đi vào tế bào và chuyển hóa thành năng lượng. Đối với người bệnh tiểu đường, cơ thể không tạo ra insulin ( tiểu đường tuýp 1 ) hoặc insulin không có tác dụng ( tiểu đường tuýp 2 ). Quá trình tiêu thụ glucose để tạo năng lượng bị giảm đi. Kết quả là glucose tích tụ trong máu và làm lượng đường trong máu tăng cao. Để điều trị, bệnh nhân tiểu đường phải cần tiêm insulin từ bên ngoài vào và/hoặc uống các loại thuốc trị tiểu đường khác để giữ đường huyết ở ngưỡng mục tiêu. Tuy nhiên, việc dùng quá liều insulin hay thuốc trị tiểu đường hơn mức cần thiết sẽ gây hạ đường huyết. Ngoài ra, nguyên nhân hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường cũng có thể là do: Tiêm nhầm insulin vào cơ thay vì vào mô mỡ dưới da Không tính toán lượng insulin cần dùng và carbohydrate nạp vào cơ thể một cách chính xác (ví dụ như tiêm insulin trước bữa ăn quá xa) Ăn quá ít Thường xuyên bỏ bữa Thực đơn thiếu cân đối, thực phẩm kém đa dạng Tập thể dục hoặc vận động quá sức Uống rượu mà không ăn. Nguyên nhân hạ đường huyết ở người bình thường Người bình thường ít bị tụt đường huyết hơn là người tiểu đường. Có hai loại hạ đường huyết chính không liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm: Hạ đường huyết phản ứng (hạ đường huyết sau bữa ăn) Hạ đường huyết phản ứng là tình trạng đường huyết thấp sau khi bạn ăn một số bữa nhất định, khoảng 2 đến 4 giờ. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân hạ đường huyết trong trường hợp này. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra do lượng đường trong máu tăng đột ngột và sau đó giảm sau khi ăn một số loại thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản như gạo trắng, khoai tây, bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh ngọt. Loại hạ đường huyết này cũng có thể xảy ra ở những người từng phẫu thuật can thiệp vào chức năng thông thường của dạ dày, chẳng hạn như cắt dạ dày. Cơ thể sẽ hấp thụ đường rất nhanh, do đó, kích thích sản xuất insulin dư thừa và gây hạ đường huyết. Cơ thể bạn thường tự điều chỉnh tình trạng hạ đường huyết phản ứng. Dù vậy, để triệu chứng biến mất nhanh hơn, bạn nên ăn uống một món có chứa tinh bột hoặc đường như một thanh kẹo ngọt, một ly trà đường,… Hạ đường huyết lúc đói Đối với phần lớn người khỏe mạnh, việc nhịn ăn trong thời gian dài không dẫn đến hạ đường huyết. Điều này là do cơ thể bạn sử dụng hormone glucagon (cũng do tuyến tụy sản xuất) để ly giải glycogen (dạng glucose dự trữ trong gan và cơ), giải phóng glucose trở lại máu để đường huyết không giảm. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng này, một số nguyên nhân gây hạ đường huyết lúc đói có thể là: Uống rượu quá mức. Uống nhiều rượu mà không ăn sẽ ngăn gan giải phóng glucose từ kho dự trữ glycogen vào máu. Điều này ngăn cản cơ chế tự điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể. Một số bệnh lý nghiêm trọng. Các bệnh gan nặng như viêm gan hoặc xơ gan giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết nặng, suy thận và bệnh tim tiến triển có thể là nguyên nhân hạ đường huyết. Điều này là do quá trình sử dụng glucose dự trữ để tạo năng lượng nhanh hơn quá trình nạp glucose mới từ thức ăn. Đến một lúc nào đó, lượng glucose dự trữ không còn đủ nữa sẽ dẫn tới đường huyết thấp. Suy tuyến thượng thận. Tuyến thượng thận là nơi sản xuất hormone cortisol. Hormone này làm tăng lượng đường trong máu. Ở người suy tuyến thượng thận, nồng độ cortisol giảm dẫn đến các đợt hạ đường huyết. U tụy nội tiết Insulinoma. Đây là dạng u tế bào tiết insulin, hiếm gặp. Khối u khiến tuyến tụy sản xuất thừa insulin. Từ đó, dẫn đến các đợt hạ đường huyết mà phổ biến nhất là lúc đói. Hạ đường huyết do khối u tế bào không phải đảo tụy (NICTH). Đây là một hội chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, trong đó khối u giải phóng quá mức yếu tố tăng trưởng giống insulin 2 (IGF-2). Đây là loại hormone có tác dụng tương tự như insulin. IGF-2 dư thừa cũng gây hạ đường huyết. Nhiều loại khối, cả u lành tính và ác tính (ung thư), đều có thể gây ra tình trạng này. Thuốc. Việc vô tình uống nhầm thuốc trị tiểu đường của người khác có thể là nguyên nhân hạ đường huyết. Ngoài ra, một số thuốc khác không liên quan đến bệnh tiểu đường cũng có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt ở trẻ em hoặc người bị suy thận, như thuốc chẹn beta và một số loại thuốc kháng sinh (điển hình là quinine điều trị bệnh sốt rét). Suy dinh dưỡng kéo dài. Hạ đường huyết sẽ xảy ra do suy dinh dưỡng kéo dài. Cơ thể sử dụng hết glucose dự trữ, trong khi ít được nạp thêm glucose mới từ thức ăn. Chứng rối loạn ăn uống (hay chứng chán ăn tâm thần) là một ví dụ về tình trạng gây suy dinh dưỡng kéo dài và dẫn đến hạ đường huyết. Thiếu hụt nội tiết tố (hormone). Một số rối loạn khối u ở tuyến thượng thận và tuyến yên làm thiếu hụt các hormone điều chỉnh quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa glucose. Trẻ có thể bị hạ đường huyết nếu có quá ít hormone tăng trưởng. Hiểu rõ nguyên nhân hạ đường huyết để phòng ngừa Thật không may, chúng ta khó phòng ngừa hoàn toàn tụt đường huyết khi mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch điều trị để cố gắng giảm số lần hạ đường huyết gặp phải. Để giúp ngăn ngừa nguyên nhân hạ đường huyết do tiểu đường, bệnh nhân nên: Đo lượng thuốc cẩn thận và uống thuốc đúng giờ. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng hay giờ dùng thuốc. Điều chỉnh thuốc hoặc ăn thêm đồ ăn nhẹ nếu tăng cường hoạt động thể chất. Việc điều chỉnh phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm lượng đường trong máu, loại hình và thời gian hoạt động thể chất cũng như loại thuốc bạn dùng. Nếu bạn dùng thuốc mới và muốn thay đổi lịch ăn uống hoặc thêm bài tập mới, hãy nói chuyện với bác sĩ để thực hiện những điều chỉnh phù hợp. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tự kiểm tra lượng đường trong máu vài lần một tuần hoặc nhiều lần trong ngày. Sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM) hoặc kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, kể cả trước và sau bữa ăn, trước và sau khi tập thể dục hay trước khi đi ngủ. Theo dõi cẩn thận là cách duy nhất để đảm bảo rằng lượng đường trong máu không xuống quá thấp. Tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng khi lượng đường trong máu thấp. Điều này sẽ giúp bạn nhận biết sớm và điều trị tình trạng hạ đường huyết trước khi nó xuống quá thấp. Ăn đủ bữa và đúng giờ. Nếu bạn dùng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường đường uống, hãy duy trì thói quen ăn uống đủ bữa và đúng giờ để hạn chế hạ đường huyết. Ăn một bữa ăn nếu uống rượu. Uống rượu khi bụng đói có thể gây hạ đường huyết. Rượu cũng gây hạ đường huyết muộn vài giờ sau đó khiến việc có bữa ăn khi uống rượu và theo dõi lượng đường trong máu càng trở nên quan trọng hơn. Hãy đảm bảo luôn mang theo carbohydrate tác dụng nhanh bên mình. Hãy luôn mang theo nước trái cây, kẹo cứng hoặc viên glucose để có thể dùng ngay khi bị hạ đường huyết. Đối với người không mắc bệnh tiểu đường, ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày là biện pháp tạm thời giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu xuống quá thấp. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyên dùng như một chiến lược điều trị dài hạn. Hãy thăm khám sớm với bác sĩ để xác định và điều trị nguyên nhân hạ đường huyết. Hạ đường huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bạn càng biết và hiểu rõ về nguyên nhân hạ đường huyết thì bạn càng dễ dàng điều chỉnh kế hoạch điều trị của mình sao cho phù hợp nhất.
Nguyên nhân hạ đường huyết là do đâu?
Tiểu đường
Không có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay đái tháo đường type 2) . Nhiều người bệnh có thể phải điều trị trong suốt quãng đời còn lại của mình. Đó là lý do mà sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân thường rất lo lắng về ảnh hưởng của bệnh với tuổi thọ. Vậy, tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu? Cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé! Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu? Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi sự đề kháng insulin – một hormon làm giảm đường huyết (xảy ra do có vấn đề trong cách cơ thể điều hòa và sử dụng đường glucose để hoạt động). Tình trạng lâu dài này dẫn đến có quá nhiều đường tích tụ trong máu. Cuối cùng, lượng đường trong máu (đường huyết) tăng cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và làm giảm tuổi thọ. Vậy, người bị tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu? Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, ở cùng độ tuổi 50, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có tuổi thọ ngắn hơn 6 năm so với người không mắc bệnh. Một thống kê về bệnh tiểu đường tại Vương quốc Anh vào năm 2010 đã ước tính được rằng tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bị giảm tới 10 năm nếu kiểm soát kém. Mặc dù bạn có thể muốn biết chính xác bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu nhưng không có con số cụ thể cho từng người. Nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân, bao gồm: Bệnh tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán khi nào. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển chậm. Trên thực tế, nhiều người sống chung với bệnh trong nhiều năm mà không hề biết. Sự tiến triển của các biến chứng liên quan Các bệnh lý nền khác mắc kèm. Bạn có thể quan tâm: Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu tùy thuộc vào biến chứng gặp phải Theo thời gian, lượng đường trong máu cao không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng dài hạn, bao gồm: Bệnh võng mạc mắt. Đây là một biến chứng ở mắt thường ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường trong nhiều năm. Lượng đường trong máu cao sẽ làm tổn thương các mạch máu ở võng mạc phía sau mắt, gây giảm thị lực và trong một số trường hợp gây mù lòa. Biến chứng thận (Bệnh thận do tiểu đường). Khoảng 40% số người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển bệnh thận do các mạch máu ở thận bị tổn thương, khiến thận không còn khả năng lọc chất thải ra khỏi máu. Cuối cùng là dẫn đến suy thận và bắt buộc phải chạy thận hoặc ghép thận. Biến chứng tim mạch. Đường huyết cao lâu ngày có thể gây tổn thương mạch máu và làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn, gây ra bệnh tim mạch. Bệnh tim do tiểu đường có thể dẫn đến đau thắt ngực (đau ngực), thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Biến chứng thần kinh ngoại vi. Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây tổn thương thần khắp cơ thể, đặc biệt là các thần kinh nhỏ ở ngoại vi gây nên các bệnh lý như rối loạn cương dương hay đau, ngứa, mất cảm giác bàn tay, bàn chân . Mất cảm giác là dấu hiệu nghiêm trọng vì nó khiến bệnh mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường. Lượng đường trong máu cao cũng thường đi kèm với các tình trạng liên quan như. Huyết áp cao Cholesterol cao Trong một số trường hợp, các biến chứng ngắn hạn như hạ đường huyết và nhiễm toan ceton đái tháo đường cũng có thể rút ngắn tuổi thọ và gây tử vong sớm. Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu tùy thuộc vào việc có chăm sóc sức khỏe tốt hay không? Những cải tiến trong việc chăm sóc bệnh nhân tiểu đường trong những thập kỷ gần đây đã giúp người bệnh sống lâu hơn đáng kể. Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu còn tùy vào việc bệnh nhân có kiểm soát tốt lượng đường trong máu hay không. Bằng cách duy trì đường huyết ở mức cho phép, người bệnh có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải biến chứng và kéo dài tuổi thọ. Một nghiên cứu của CDC đã chỉ ra rằng kiểm soát 4 chỉ số bao gồm: cân nặng, lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol có thể giúp làm tăng tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường tuýp 2. Đối với những người có chỉ số khối cơ thể BMI (trung bình 41,4 kg/m2), chỉ số đường huyết HbA1C (trung bình 9,9%), cholesterol LDL xấu (trung bình 146,2 mg/dl) và huyết áp tâm thu (trung bình 160,4 mmHg), việc điều trị để làm giảm các chỉ số này có thể giúp sống lâu hơn trên 10 năm. Lợi ích về tuổi thọ ở người từ 51-60 tuổi cao hơn so với những người từ 61 tuổi trở lên. Trong số 4 chỉ số vừa kể trên, chỉ số BMI trung bình giảm có liên quan đến mức tăng tuổi thọ lớn nhất, tiếp theo là giảm HbA1C. Nghiên cứu này cũng chỉ ra việc giảm cân phải được duy trì lâu dài thì mới mang lại lợi ích rõ ràng về tuổi thọ. Làm sao để kéo dài tuổi thọ? Để ổn định đường huyết, kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng, người bị tiểu đường tuýp 2 nên: Ăn uống lành mạnh với chế độ ăn kiểm soát carbohydrate để ổn định lượng đường trong máu vì carbohydrate tác động đáng kể đến mức đường huyết. Tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp để duy trì cân nặng hợp lý. Theo dõi lượng đường trong máu theo khuyến nghị của bác sĩ. Thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch điều trị và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chăm sóc đôi chân, kiểm tra hằng ngày và nếu có bất kỳ vết thương nào thì nên thăm khám với bác sĩ để giảm nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng. Thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ. Hi vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu. Sống tốt với bệnh tiểu đường tuýp 2 đòi hỏi việc quản lý lượng đường trong máu phải thật tốt. Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và lâu dài với bệnh.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?
Tiểu đường
Có biện pháp điều trị bệnh tiểu đường tận gốc là mong ước của tất cả người bệnh. Họ muốn có một phương pháp chữa khỏi hoàn toàn và dứt điểm bệnh. Thế nhưng, liệu có cách nào như vậy không? Làm thế nào để điều trị tốt bệnh tiểu đường? Điều trị bệnh tiểu đường tận gốc nên được hiểu như thế nào? Muốn tìm cách trị bệnh tiểu đường tận gốc, trước tiên bạn nên hiểu gốc của bệnh là gì. Tuyến tụy sản xuất ra insulin và giải phóng vào máu. Khi bạn ăn, thức ăn được chuyển hóa và hấp thu vào cơ thể. Nó được insulin trợ giúp để đi vào tế bào. Do vậy, insulin làm giảm lượng đường trong máu và lúc này, cơ thể lại phát tín hiệu để tuyến tụy giảm tiết insulin. Gan cũng dự trữ và tạo ra glucose. Khi lượng glucose trong máu thấp (chẳng hạn như sau khi nhịn ăn thời gian dài), gan sẽ chuyển glycogen dự trữ thành glucose, đưa vào máu để giữ cho lượng glucose máu (hay đường huyết) trong giới hạn bình thường. Nguyên nhân của hai loại bệnh tiểu đường như sau: Tuýp 1: Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin Tuýp 2: Cơ thể không sử dụng được insulin. Hậu quả là đường glucose nằm lại trong máu thay vì đi vào tế bào và chuyển thành năng lượng, khiến đường huyết tăng. Nguyên nhân sâu xa hơn nữa vẫn chưa được biết rõ. Cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều có thể do sự kết hợp của các yếu tố di truyền hoặc môi trường. Ngoài ra, tiểu đường tuýp 2, tiền tiểu đường và tiểu đường thai kỳ còn có thể có sự góp mặt của lối sống. Thật đáng tiếc là cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một phương pháp nào giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra cách để bảo tồn và khôi phục khả năng bài tiết insulin của tuyến tụy như dùng liệu pháp miễn dịch, cấy ghép tế bào gốc,… nhưng vẫn chỉ là trên nghiên cứu, chưa thể đưa vào ứng dụng thực tế. Người bệnh phải dùng thuốc liên tục và suốt đời, đồng thời tầm soát biến chứng định kỳ. Vì vậy, nhiều người muốn điều trị bệnh tiểu đường tận gốc với hi vọng trị khỏi bệnh hoàn toàn thì không thực hiện được. Thay vào đó, hãy kiểm soát bệnh hiệu quả, chung sống hòa bình với nó bằng những nguyên tắc sau đây. Cách điều trị bệnh tiểu đường tận gốc, kiểm soát biến chứng hiệu quả Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ Thuốc có thể là thuốc đường uống, insulin đường tiêm hoặc kết hợp cả hai. Thuốc đường uống sẽ tác động vào một hoặc nhiều con đường hấp thu và chuyển hóa glucose khác nhau, chẳng hạn như làm chậm hấp thu đường từ thức ăn, tăng tích trữ glucose ở gan, ngăn gan tân tạo glucose,… Trong khi đó, insulin từ ngoài đưa vào máu sẽ trực tiếp đưa glucose vào tế bào tiêu thụ, giúp giảm lượng đường trong máu. Có rất nhiều loại thuốc tiểu đường khác nhau. Việc sử dụng loại nào, liều lượng, cách dùng và kết hợp thuốc ra sao sẽ thay đổi tùy vào tình trạng từng người. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có mắc kèm các bệnh lý khác thì phải điều trị thêm bằng các thuốc khác nữa. Điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh tiểu đường tận gốc là phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý tăng, giảm liều hoặc thay đổi việc dùng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Nếu quá trình sử dụng thuốc có gặp phải bất kì dấu hiệu khác thường nào, bạn phải đi khám ngay. Theo dõi đường huyết liên tục Theo dõi lượng đường trong máu (glucose) không phải là cách trị bệnh tiểu đường tận gốc, nhưng là chìa khóa để xác định kế hoạch điều trị hiện tại có đang hiệu quả hay không. Bạn nên đo đường huyết hằng ngày bằng máy đo đường huyết tại nhà và ghi lại kết quả. Nếu thấy chỉ số đường huyết cao hoặc thấp hơn mức mục tiêu, bạn nên đi khám. Bởi vì, tăng đường huyết hay hạ đường huyết không phải lúc nào cũng có triệu chứng rõ ràng, nhưng lại âm thầm gây biến chứng cho cơ thể. Tái khám đúng hẹn Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ giúp bạn đo đường huyết, kiểm tra tay chân, tim mạch, mắt,… để xem hiệu quả điều trị ra sao, có phát triển biến chứng hay không và mức độ như thế nào. Từ đó, họ sẽ có hướng dẫn điều trị mới giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn. Tự theo dõi biến chứng tại nhà Ở nhiều người bệnh tiểu đường, thần kinh bị ảnh hưởng khiến cho họ rất khó phát hiện những vết cắt hay vết thương nhỏ. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cao cùng với tổn thương mạch máu khiến việc lưu thông máu chậm lại sẽ làm vết thương khó lành hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên tự kiểm tra bàn chân, bàn tay mỗi ngày xem có tổn thương nào không. Nếu có, hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ để chăm sóc vết thương đúng cách. Xây dựng chế độ ăn phù hợp Lập kế hoạch bữa ăn rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, vì thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Nếu bạn dùng insulin, việc tính toán carbohydrate trong thực phẩm và đồ uống lại càng quan trọng. Nó quyết định lượng insulin bạn cần trong bữa ăn. Ngoài ra, thói quen ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bạn có thể muốn xem thêm: Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường Vận động nhiều hơn Hoạt động thể chất làm tăng độ nhạy insulin (và giúp giảm tình trạng kháng insulin). Vì vậy, đây cũng là cách trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tận gốc. Hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần với bất kì bài tập nào mà bạn yêu thích. Bạn nên tích cực giảm cân nếu bị thừa cân, điều này được thực hiện bằng cách tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Chú ý sức khỏe tinh thần Căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tiết ra cortisol, kéo theo tăng đường huyết. Vì vậy, thư giãn rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường. Hãy cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, dành thời gian cho những hoạt động tinh thần yêu thích như đọc sách, đi bộ, trò chuyện với mọi người,… Nếu bạn đang tìm một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tận gốc giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn thì chưa có. Tuy nhiên, để kiểm soát bệnh dựa trên nguyên nhân thì dùng thuốc và thay đổi lối sống sẽ giúp ích rất nhiều. Đừng bao giờ lơ là việc theo dõi tiến triển bệnh và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, vì điều này sẽ giúp bạn chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường.
Trị bệnh tiểu đường tận gốc: Sự thật hay chỉ là lừa đảo?
Tiểu đường
Với bữa ăn của người Việt, canh là món không thể thiếu. Vậy với người tiểu đường, làm sao để nấu được nhiều món canh ngon lại tốt cho việc kiểm soát bệnh? Cùng điểm danh các món canh tốt cho người tiểu đường và công thức làm đơn giản qua bài viết dưới đây nhé! Canh tốt cho sức khỏe người tiểu đường như thế nào? Canh là món chứa nhiều rau, có thể có đậu sẽ giúp bạn có bữa ăn no lâu và dễ ăn hơn. Điều này đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường vì ăn canh sẽ giúp giảm bớt các món chứa nhiều carbohydrate và đồ ăn vặt. Rau trong canh sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt. Nếu biết nấu các món canh tốt cho người tiểu đường, bạn còn nhận được nhiều lợi ích hơn từ một bữa ăn vừa ngon miệng lại đầy đủ dưỡng chất nhưng không quá nhiều năng lượng . Một số món canh dưỡng sinh còn có công dụng hỗ trợ hạ đường huyết, làm mát cơ thể, bồi bổ can thận. Nguyên tắc nấu các món canh tốt cho người tiểu đường Món canh rất đa dạng, chỉ cần biến tấu một chút nguyên liệu và nêm nếm cho vừa ăn là bạn đã có được tô canh thơm ngon. Tuy nhiên, để tốt cho sức khỏe, không ảnh hưởng đến đường huyết và không làm tăng huyết áp, người bệnh tiểu đường nên tuân thủ một số nguyên tắc khi nấu canh như sau: Nấu nhạt, vì bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch có mối liên hệ với nhau, thường dễ phát triển cùng nhau. Ăn nhạt sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị tăng huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch và thận. Tạo hương vị bằng các nguyên liệu tự nhiên, chẳng hạn như tạo độ ngọt bằng hành, tỏi, cà rốt, củ cải trắng, táo, lê; tạo độ chua bằng chanh hay giấm táo; dùng tiêu ớt tăng thêm vị cay. Không dùng mỡ động vật để tránh nguy cơ tăng mỡ máu. Bạn nên chọn các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt óc chó,… với lượng nhỏ sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Nếu nấu canh dưỡng sinh, canh có hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh, hãy ưu tiên đậu nành, đậu đỏ, đậu phộng, khoai lang, khổ qua, thịt gà, bồ câu, hải sản, bí, ngân nhĩ, các loại nấm, rau cải. Một nghiên tại Mỹ cho thấy những người thường xuyên ăn đậu phộng, đậu đũa, hạt điều, rau quả có màu đậm, thực phẩm giàu magnesium giảm được đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Nếu nấu canh bình thường cho cả gia đình, bạn lựa chọn nguyên liệu sạch, giàu chất xơ và vitamin, hạn chế carbohydrate và chất béo xấu. Bạn nên tập trung vào các món canh tốt cho người tiểu đường nấu từ rau xanh lá, các loại đậu, củ quả màu vàng – cam – đỏ; dùng thịt nạc, cá, tôm hay thịt gia cầm bỏ da. Nếu không biết chọn loại thực phẩm nào tốt, bạn hãy tìm những loại có chỉ số Gl của thực phẩm thấp được đề cập tại đây . Hãy lọc bỏ mỡ động vật trước khi nấu, hạn chế nội tạng động vật. Dùng đồ tươi, hạn chế đồ đông lạnh. Gợi ý công thức các món canh tốt cho người tiểu đường Canh gà, cà rốt, nấm Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Dầu ô liu: 1 muỗng Ức gà không da, không xương: 1 lạng Cà rốt thái hạt lựu: 2 củ nhỏ Nấm thái hạt lưu: 1 cốc Nước luộc gà không có váng mỡ 1 lít Bột nêm Hành, ngò Tiến hành: Bỏ dầu ô liu vào nồi, đun nóng rồi thêm thịt gà vào xào đến khi săn lại. Thêm nước luộc gà, đun sôi rồi thêm cà rốt, nấm đun đến khi chín. Nêm nếm cho vừa ăn. Thêm hành ngò cắt nhỏ rồi tắt bếp. Đây là một trong các món canh tốt cho người tiểu đường nhờ hàm lượng chất xơ cao, nguồn protein nạc, vị thanh dễ ăn. Canh bí đỏ đậu phộng Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Bí đỏ: 500g Đậu phộng: 100g Bột nêm Hành, ngò Tiến hành: Ngâm đậu phộng trong nước nửa ngày cho mềm, rửa sạch và cắt miếng bí đỏ. Nấu đậu phộng trước và sau đó bỏ bí đỏ vào sau, đợi cả 2 chín mềm, vặn lửa nhỏ rồi nêm gia vị vừa ăn. Bạn đừng lo vị ngọt của bí đỏ sẽ làm tăng đường huyết. Chỉ số đường huyết của bí đỏ rất thấp, canh này lại mát nên sẽ hỗ trợ cải thiện đường huyết và góp phần phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường . Canh sắn dây đậu đỏ Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Củ sắn dây: 300g Thịt nạc: 200g Đậu đỏ : 40g Ngân nhĩ: 20g Táo mật: 4 trái Gia vị: Muối, có thêm ít vỏ quýt khô càng tốt. Tiến hành: Rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng sắn dây Cắt miếng thịt nạc và trụng qua nước sôi Các nguyên liệu còn lại nhặt sạch, rửa sạch Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, thêm trần bì (vỏ quýt khô) rồi đun lửa lớn cho sôi Hạ nhỏ lửa, hầm trong 3 giờ Thêm muối cho vừa ăn là có thể thưởng thức. Đây là một trong các món canh tốt cho người tiểu đường bởi nó giúp nhuận tràng, thông tiện, giảm huyết áp, làm hạ mỡ máu, hỗ trợ giảm đường huyết, phòng ngừa tạo sỏi, giảm cân. Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú ăn canh sắn dây đậu đỏ cũng rất tốt, thanh nhiệt, giải độc và tăng tiết sữa. Canh cà chua bi nấm rơm Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Cà chua bi: 5 quả Nấm rơm: 5 tai Hành tây: Nửa củ Rau cần: 100g Gia vị: Muối, tiêu xay, nước cốt chanh, một ít ngò. Tiến hành: Sơ chế nguyên liệu bằng cách rửa sạch, cắt miếng vừa ăn Đun sôi một nồi nước, cho nấm, cà chua và rau cần vào Khi nước sôi lại thì thêm nước cốt chanh nấu thêm 10 phút nữa Nêm muối vừa ăn, thêm ngò Món canh tốt cho người tiểu đường nhờ hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường miễn dịch , làm chậm hấp thu carbohydrate . Canh nghêu khổ qua Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Khổ qua: 200g Thịt nghêu: 100g Câu kỷ tử: 10g Gừng: 1 miếng nhỏ Gia vị: bột nêm, rượu vang nấu ăn Tiến hành: Rửa thịt nghêu bằng rượu nấu ăn để khử mùi tanh Khổ qua bỏ hạt, cắt lát Lấy một cái nồi bằng sành, thêm nghêu, rượu và gừng nấu trên lửa nhỏ trong 30 phút Thêm câu kỷ tử cùng khổ qua vào, đun tiếp 10 phút nữa Nêm gia vị sao cho vừa miệng. Khổ qua, hay mướp đắng, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả hạ đường huyết, giảm mỡ máu trong cơ thể. Bạn có thể dùng khổ qua để chế biến các món canh tốt cho người tiểu đường khác như khổ qua nấu thịt nạc, khổ qua nấu chả cá thác lác,… Canh bồ câu non bắp cải Chuẩn bị nguyên liệu: Bồ câu non (hay bồ câu sữa): 2 con Bắp cải: 300g Cà rốt: 1 củ Nấm rơm: 10 cái Gia vị: Muối, tiêu, bột ngọt, một ít bột năng Tiến hành: Bạn làm sạch bồ câu và chặt miếng vừa ăn Cắt cà rốt và bắp cải thành miếng vừa ăn, đem trụng qua nước sôi Cho tất cả nguyên liệu vào nồi (trừ bột năng) cùng với 3 chén nước, đun lửa to cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu đến khi thịt mềm Nêm gia vị vừa ăn, thêm bột năng đã khuấy tan cùng một ít nước vào để tạo độ sệt. Công dụng của canh bồ câu bắp cải là giúp tư can bổ thận. Canh gà rau rút (nhút) Chuẩn bị nguyên liệu: Thịt ức gà không da, không xương: 100g Rau rút: 100g Trứng gà: 1 quả Gia vị: Muối, bột ngọt, 5g rượu gạo, 10g bột năng Tiến hành: Cắt thịt ức gà thành miếng vừa ăn Lấy lòng trắng trứng, muối và bột năng bỏ vào tô, khuấy đều cho hòa quyện vào nhau Nhặt, rửa sạch và cắt khúc rau rút Bỏ gà vào nồi cùng 1 lít nước, nấu sôi, nêm chút gia vị rồi thêm rau vào. Đến khi sôi lấy tô bột năng phía trên nêm lại cho vừa ăn. Món canh này thanh nhiệt, bổ khí rất phù hợp với người bệnh tiểu đường. Canh gà, cá và bắp non Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Bao tử cả: 50g Thịt ức gà không da, không xương: 100g Hạt bắp non: 25g Nấm hương: 15g Cà rốt: 10g Rau cần: 10g Gia vị: Muối, bột ngọt, tiêu, xì dầu, rượu nấu ăn, bột năng Tiến hành: Sơ chế nguyên liệu bằng cách rửa sạch, cắt miếng vừa ăn rồi trụng qua nước sôi Ướp gà với gia vị trong 5 phút Đun sôi nước, thêm bao tử cá vào nấu sôi trong 5 phút thì vớt ra đĩa sạch Cho vào nồi nước dùng còn lại cà rốt, nấm và rau cần, đun đến khi chín tới Thêm bắp non vào, nêm gia vị vừa ăn Thêm thịt gà cùng bột năng đã khuấy tan với một ít nước để tạo độ sệt Đổ ra dĩa có sẵn bao tử cá phía trên là ăn được. Ngoài ra, bạn có thể dùng những nguyên liệu kể trên để biến tấu thêm các món canh tốt cho người tiểu đường. Hi vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Các món canh tốt cho người tiểu đường thơm ngon, dễ nấu
Tiểu đường
Mỗi bệnh nhân tiểu đường đều xác định sẽ phải điều trị trong suốt phần đời còn lại. Bởi vậy, việc tìm kiếm những nguyên liệu tự nhiên để góp phần kiểm soát bệnh là mong muốn chính đáng của họ. Trong đó, uống nước gì để giảm tiểu đường được nhiều người quan tâm. Nếu bạn chưa biết 6 loại thức uống từ nguyên liệu quen thuộc ngay trong vườn nhà thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé! Dưới đây, Hello Bacsi sẽ tổng hợp giúp bạn các loại nước uống tốt cho người tiểu đường từ các thảo dược tự nhiên, đã được chứng minh trong một số nghiên cứu khoa học, có đặc tính hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả. 1. Nha đam Nghiên cứu cho thấy uống nước ép nha đam (lô hội) có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu. Chiết xuất của gel lá lô hội đã được chứng minh làm tăng tiết insulin từ tế bào beta tuyến tụy cùng với đặc tính chống oxy hóa của nó bằng cách giảm sự hình thành gốc tự do nên sẽ có tác dụng chống viêm, , tăng độ nhạy cảm với insulin. Do vậy, uống nước gì để giảm tiểu đường thì phải kể đến thức uống này đầu tiên. Nha đam còn được biết đến với công dụng: Giảm mỡ máu Giảm sưng tấy và giúp vết thương mau lành hơn. Vết thương lâu lành và vết loét ở bàn chân của người tiểu đường là biến chứng thường gặp nên dùng nước ép nha đam có thể hữu ích. Dùng nước ép nha đam cũng là cách hay để giúp bạn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, điều trị táo bón nhờ có chứa anthraquinone , giảm đau và kháng viêm. 2. Việt quất Quả việt quất được cho là có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong tất cả các loại trái cây và rau quả. Các hợp chất chống oxy hóa chính trong quả việt quất thuộc về họ polyphenol được gọi là flavonoid, cụ thể hơn là anthocyanin. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất anthocyanosides trong quả việt quất có tác dụng tăng cường độ bền của thành mạch máu, có thể bảo vệ chống lại các dạng tổn thương võng mạc ở những người mắc bệnh tiểu đường, đồng thời giúp làm tăng độ nhạy insulin và chuyển hóa glucose . Vì vậy, chiết xuất từ trái việt quất còn được cho là giúp hạ đường huyết, chống xơ vữa động mạch. Uống nước gì để giảm tiểu đường từ trái việt quất? Bạn có thể ép nước, xay sinh tố hoặc làm trà việt quất. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và chỉ uống nước việt quất vừa phải, không lạm dụng tránh gặp tình trạng hạ đường huyết . Bạn có thể muốn xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? 3. Mướp đắng Mướp đắng đã được chứng minh giúp tăng tiết insulin ở bệnh nhân tiểu đường, chống oxy hóa và nhiều tác dụng khác có lợi cho sức khỏe. Các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất ba hoạt chất có đặc tính chống tiểu đường, bao gồm charantia, vicine và một hợp chất giống insulin được gọi là polypeptide-p. Ngoài ra, mướp đắng có chứa một loại lectin làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách tác động lên các mô ngoại biên và ngăn chặn sự thèm ăn – tương tự như tác dụng của insulin trong não. Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt? Bạn có thể dùng mướp đắng để nấu nước uống, nấu canh hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác. 4. Dây thìa canh Loài dược liệu này hiện đã được trồng ở nhiều nơi, có tác dụng giảm lượng đường trong máu nhờ ngăn cản hấp thu glucose từ ruột vào máu, ức chế gan tái tạo glucose. Một số nghiên cứu trên động vật còn cho thấy sự tái tạo của các tế bào beta đảo tụy và tăng cường chức năng tế bào đảo tụy. Các tác dụng này có được nhờ sự có mặt của Acid Gymnemic – một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Ở Việt Nam, dây thìa canh được chiết xuất và đưa vào một số thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Bởi vậy, uống nước gì để giảm tiểu đường thì dây thìa canh cũng là một lựa chọn thông minh. Bạn có thể chọn mua dây thìa canh ở các cửa hàng, trung tâm mua bán dược liệu uy tín. Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường nên dùng 50g dây thìa canh khô, sắc cùng 1,5 lít nước trong 15 phút, chia 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn 15-20 phút. 5. Uống nước gì để giảm tiểu đường? Đừng bỏ qua quế Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của quế đối với việc điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Kết quả từ một nghiên cứu lâm sàng được công bố trên tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường năm 2003 cho thấy quế cassia (vỏ quế) cải thiện lượng đường huyết và cholesterol ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Lượng tiêu thụ hàng ngày chỉ 1, 3 hoặc 6 gam đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong huyết thanh, chất béo trung tính, LDL hoặc cholesterol xấu và cholesterol toàn phần sau 40 ngày ở 60 bệnh nhân tiểu đường ở độ tuổi trung niên. Ngoài ra, phân tích gần đây hơn được công bố năm 2007 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy 6g quế làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và làm giảm đáng kể tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn mà không ảnh hưởng đến cảm giác no. Bạn có thể dùng quế làm trà để uống. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề sức khỏe nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bạn có thể muốn xem thêm: Uống trà gì để hạ đường huyết? 6. Nước gừng cũng nằm trong danh sách uống nước gì để giảm tiểu đường Tác dụng của gừng đối với bệnh tiểu đường đã được chứng minh bao gồm: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí sản phẩm tự nhiên Planta Medica năm 2012 cho thấy gừng có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney, Úc cũng phát hiện ra rằng chiết xuất từ ​​Gừng Buderim (gừng trồng ở Úc) giàu gingerol, có thể làm tăng sự hấp thu glucose vào tế bào cơ mà không cần sử dụng insulin. Theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Y học Bổ sung và Tích hợp cho thấy khi bạn tiêu thụ khoảng 3 gam gừng bột mỗi ngày giúp bệnh nhân cải thiện chỉ số đường huyết so với giả dược ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type 2. Cũng cần lưu ý rằng gừng có chỉ số đường huyết (GI) rất thấp, không gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Nước gừng cũng rất giàu khoáng chất kali, chứa nhiều chất chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn xử lý các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chuyển hóa và bệnh tiểu đường. Dù vậy, cũng giống như bất kỳ dược liệu nào, nước gừng hay trà gừng có thể không phù hợp với một số người. Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích xoay quanh việc uống nước gì để giảm tiểu đường hay bệnh tiểu đường uống nước gì tốt. Mỗi loại thảo dược đều có những kiêng kỵ nhất định. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và thận trọng trước khi sử dụng bất kì loại nào.
Uống nước gì để giảm tiểu đường? 6 loại nước tuyệt đối đừng bỏ qua
Tiểu đường
Nhật Bản nổi tiếng thế giới với những sản phẩm chất lượng ở đủ mọi ngành nghề bao gồm cả dược phẩm. Vì vậy, không hiếm lạ khi nhiều người tìm kiếm thuốc tiểu đường của Nhật với mong muốn kiểm soát, thậm chí trị khỏi căn bệnh mạn tính này. Vậy, những loại “thuốc tiểu đường của Nhật” có thành phần và công dụng là gì? Liệu có tốt như mọi người vẫn tưởng hay không? Cùng tìm hiểu ngay! Thuốc tiểu đường của Nhật Tokaijyo Nhắc đến thuốc tiểu đường của Nhật thì viên uống Tokaijyo là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Đây là sản phẩm tâm huyết của hãng dược phẩm Mayado, có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Thành phần Thuốc Tokaijyo gồm các chiết xuất: Mạch môn 12,0g Nhân sâm 8,0g Sắn dây 12,0g Ngũ vị tử 6,0g Địa hoàng 12,0g Cam thảo 6,0g Tri mẫu 10,0g Phục linh 12,0g Bạch chỉ 10,0g Qua lâu 12,0g Đây đều là những dược liệu đã được chứng minh có tác dụng tích cực đối với đường huyết. Công dụng Hỗ trợ hạ đường huyết Cải thiện các triệu chứng khác nhau do bệnh tiểu đường như khô miệng, đa niệu, đi tiểu nhiều lần. Thuốc tiểu đường của Nhật Tokaijyo có dạng viên bao đường dễ uống, dùng cho người từ 15 tuổi trở lên. Mỗi lần, bạn uống 3-5 viên, mỗi ngày 3-5 lần. Bạn uống cùng với nước lọc bình thường hoặc nước ấm, trước hoặc trong bữa ăn đều được. Lưu ý Nếu bạn thuộc một trong số những đối tượng dưới đây, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc: Người đang có bệnh lý cần điều trị Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai Người tiêu hóa kém Người cao tuổi Người có các triệu chứng: phù nề, chán ăn, buồn nôn, nôn Người bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận. Bên cạnh đó, bạn nên ngừng dùng thuốc tiểu đường của Nhật Tokaijyo nếu các triệu chứng không cải thiện sau 1 tháng. Khi muốn dùng thuốc thường xuyên trong thời gian dài cần có sự cho phép của bác sĩ. Tác dụng phụ Nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng nào dưới đây, hãy ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ: Phát ban da, mẩn đỏ, ngứa Chán ăn, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy Hưng phấn, mất ngủ, tăng huyết áp. Dù hiếm gặp nhưng một số người có thể có các triệu chứng của tác dụng phụ nghiêm trọng là bệnh cơ và các triệu chứng giả aldosteron: bơ phờ, tê liệt, căng cứng tay và bàn chân, cảm giác yếu và đau cơ nặng dần. Lúc này, bạn cần đi khám ngay lập tức nhé! Bật mí về các viên uống khác cũng được gọi là thuốc tiểu đường của Nhật Những sản phẩm được gọi là “thuốc” này thực chất là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (hay thực phẩm chức năng) có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường . Đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng bên cạnh thuốc tiểu đường do bác sĩ kê đơn, kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, đừng tin vào những lời quảng cáo có cánh rằng mọi thuốc tiểu đường của Nhật có thể trị tận gốc bệnh tiểu đường, cũng đừng chỉ sử dụng chúng mà bỏ đi hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Điều này có thể khiến đường huyết tăng hoặc hạ quá mức, dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây, Hello Bacsi sẽ giới thiệu đến bạn 3 loại thực phẩm chức năng, cũng được nhiều người gọi là thuốc tiểu đường của Nhật, đang được đánh giá cao về hiệu quả hỗ trợ kiểm soát bệnh và độ an toàn. Ala Pro Ala Pro không phải là thuốc tiểu đường của Nhật, mà là thực phẩm chức năng do công ty MAC & CINQ sản xuất. Sản phẩm này được dùng để hỗ trợ người bệnh tiểu đường bên cạnh thuốc hạ đường huyết. Thành phần – Ala phosphate, 5-Amino Levulinic Acid (5-ALA) – Sodium Ferrous Citrate, Silica, Alpha Starch, HPMC Công dụng Hỗ trợ hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc trị tiểu đường. Cách dùng Bạn dùng viên uống với nước lọc, mỗi ngày 1 viên. Lưu ý Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa từng người và sức khỏe tổng thể ở thời điểm bắt đầu dùng sản phẩm. Nếu gặp bất kì phản ứng khác thường nào, bạn cần ngừng dùng sản phẩm và hỏi ý kiến bác sĩ. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 8 tuổi. Người đang nằm viện hoặc bị bệnh khác, đang sử dụng thuốc, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú muốn sử dụng sản phẩm này cần phải có sự cho phép của bác sĩ. Kikuimo Seikatsu Đây cũng không phải là thuốc trị tiểu đường của Nhật, mà là thực phẩm đóng gói dạng túi trà dùng hỗ trợ cho người bệnh tiểu đường. Thành phần Thành phần chính của trà Kikuimo Seikatsu là inulin 2,19g – một loại chất xơ hòa tan lấy từ cây cúc vu. Đây là một trong số những loài thực vật chứa hàm lượng inulin nhiều nhất trong số các loài đang được trồng trên thế giới. Inulin là một loại prebiotics, là chất dinh dưỡng cần thiết cho vi khuẩn có lợi trong cơ thể phát triển. Cúc vu còn giúp cơ thể tăng cường hấp thu vi chất (canxi, magiê), đặc biệt là chứa ít calo. Công dụng Sản phẩm trà Kikuimo Seikatsu mang lại hiệu quả hỗ trợ: Giảm hấp thu đường và tinh bột Kích thích bài tiết hormone GLP-1 Ngăn ngừa tăng đường huyết Thanh lọc, thải độc cho cơ thể người bệnh tiểu đường Ngăn ngừa tích tụ chất béo trung tính triglycerid Giảm cholesterol Ngăn ngừa hấp thu natri Làm đẹp da Cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm táo bón. Cách dùng Liều lượng an toàn của sản phẩm này là 2-4 gói mỗi ngày. Bạn cho nước đun sôi vào cốc cùng 1 gói trà, chờ 2-3 phút là có thể uống được. Cách khác là bạn đun sôi gói trà trong 1-2 phút rồi uống khi còn ấm hoặc thêm đá và uống lạnh. Sau khi uống nước thì bã trà cũng có thể ăn được. Bạn cũng có thể dùng trà này để chế biến bánh, kẹo, mứt hoặc các món ăn khác tùy thích. Waki Bewel Glucowel Nếu bạn đang tìm thuốc tiểu đường của Nhật đúng nghĩa thì Waki Bewel Glucowel không phải là thuốc, nhưng là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường được đánh giá cao. Sản phẩm do công ty Waki Pharmaceutical của Nhật Bản sản xuất. Thành phần Trong một viên sản phẩm có chứa: Tinh chất mướp đắng ( Momordica charantia ) 62,5g Tinh chất lá dâu tằm ( Mulberry leaf extract ) 35mg Dextrin không tan ( Indigestible dextrin ) 10mg Cây rễ vàng ( Rhodiola rosea ) 5mg Cải lá xoăn ( Kale powder ) 5mg Công dụng Hỗ trợ giúp giảm lượng đường trong máu cho người có nguy cơ tăng đường huyết hoặc người bệnh tiểu đường. Cách dùng, liều dùng Bạn uống 3 viên mỗi ngày cùng với nước lọc. Lưu ý Hiện chưa ghi nhận thông tin về tác dụng phụ của sản phẩm, nhưng nếu gặp bất kỳ phản ứng phụ nghi ngờ nào do sản phẩm gây ra, bạn nên ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh Không dùng sản phẩm cho người đang bị hạ đường huyết Không dùng sản phẩm nếu bạn mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi. Trên đây là thông tin về thuốc tiểu đường của Nhật Tokaijyo cùng 3 loại thực phẩm chức năng được ưa chuộng cho người bệnh tiểu đường. Bạn nên chọn mua ở nơi uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Tốt nhất, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược nào ngoài chỉ định.
Thuốc tiểu đường của Nhật liệu có tốt như lời đồn?
Tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường, việc giữ lượng đường trong máu ở trong giới hạn an toàn là điều quan trọng nhất. Do đó, phần lớn người mới được chẩn đoán thường tập trung vào việc chuyển từ ăn thực phẩm không lành mạnh sang những lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe. Trong khi đó, đồ uống lại dễ dàng bị bỏ qua. Vậy, người bệnh tiểu đường không nên uống gì? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu 6 loại đồ uống tác động xấu nhất đến đường huyết. Đồ ngọt đứng đầu trong danh sách bệnh tiểu đường không nên uống gì Trong số những đồ uống hàng đầu mà người mắc bệnh tiểu đường nên tránh đều có điểm chung là chứa đường. Mọi người đều biết đến soda và nước ngọt, nhưng nhiều thủ phạm giấu mặt khác cũng có thể chứa nhiều đường. Một lon hay một ly đồ uống có đường có thể chứa lượng carbohydrate ngang bằng một đĩa thức ăn. Tuy nhiên, thức uống ngọt lại chứa ít hoặc thậm chí không chứa các chất dinh dưỡng khác như trong một bữa ăn cân bằng. Đồ uống chứa nhiều đường có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu lên trên mức mục tiêu ( tăng đường huyết ) vì cơ thể hấp thụ đường trong chất lỏng nhanh hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Tăng đường huyết đôi khi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như hôn mê hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh tiểu đường không nên uống gì? Top 6 loại đồ uống cụ thể bạn nên tránh Dưới đây là 6 loại thức uống hàng đầu người bệnh tiểu đường không nên uống và gợi ý lựa chọn thay thế cho bạn. 1. Nước ngọt có đường, soda 600 ml soda chứa 51-77g đường. Bạn có thể lựa chọn các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng để thay thế. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, đây chỉ là sự thay thế tạm thời khi bạn quá thèm nước ngọt. Về lâu dài, người bệnh tiểu đường nên giảm cả đồ uống có đường và đồ uống dành cho người ăn kiêng, tập trung vào tổng lượng nước uống vào. 2. Trà ngọt Mỗi 600ml trà ngọt chứa khoảng 26-50g đường. Lượng đường trong trà ngọt khiến nó lọt vào danh sách “bệnh tiểu đường không nên uống gì”. Những loại trà bạn mua ngoài đường, trà đóng lon/chai sẵn khá khó để xác định lượng carbohydrate. Hơn thế nữa, nhiều loại trà có chứa caffeine. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên theo dõi lượng caffein nạp vào cơ thể vì chất này có liên quan đến tăng huyết áp, tăng mỡ máu và tăng đường huyết sau khi ăn. Bạn có thể thay thế chúng bằng trà không đường và tạo ngọt bằng đường dành cho người tiểu đường . Bạn nên pha tại nhà với đường kiêng và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. 3. Đồ uống dạng sệt Chúng bao gồm sinh tố, smoothie. Mỗi 600ml chứa khoảng 83g đường. Thật khó để lựa chọn được loại đồ uống chế biến sẵn nào để thay thế đồ uống dạng sệt. Tuy nhiên, bạn có thể tự làm chúng tại nhà, cắt bỏ đường và sữa, lựa chọn các loại nguyên liệu có chỉ số Gl của thực phẩm thấp và tính toán, kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào. 4. Cà phê sữa Mỗi 600ml cà phê sữa chứa khoảng 75-84g đường. Đây là lý do mà người bệnh tiểu đường không nên uống gì phải kể đến cà phê sữa đầu tiên. Nếu quá yêu thích cà phê, bạn có thể sử dụng cà phê đen với đường kiêng. Hãy làm mọi cách để cắt giảm carbohydrate trong mỗi ly cà phê bạn uống hằng ngày. 5. Đồ uống thể thao Người bệnh tiểu đường không nên uống gì, bạn sẽ không ngờ tới đồ uống thể thao. Thế nhưng, mỗi 600ml đồ uống thể thao có chứa khoảng 34g đường. Ngoài ra, đây là thức uống người bệnh tiểu đường nên tránh vì nhiều lý do khác nữa như: Hầu hết đồ uống điện giải đều không có vị ngọt như thông thường nên ít người để ý và tránh Quảng cáo đồ uống thể thao được thực hiện bởi những người nổi tiếng, vận động viên chuyên nghiệp – là người có lối sống lành mạnh, nên dễ bị hiểu nhầm rằng đây là đồ uống sử dụng được hằng ngày. Nhiều chất trong đồ uống thể thao khi dư thừa sẽ không có lợi cho bệnh tiểu đường và sức khỏe chung, chẳng hạn như natri. Bạn chỉ nên uống đồ uống thể thao không đường hoặc dành cho người ăn kiêng. Dù vậy, hãy hạn chế, không sử dụng thường xuyên nhé! 6. Người bệnh tiểu đường không nên uống gì? Liệu bia rượu có đáng lo? Uống quá nhiều rượu bia và đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Những thức uống này cũng chứa nhiều calo và có thể dẫn đến tăng cân – một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường. Rượu bia còn làm tăng nguy cơ hạ đường huyết nếu bạn đang đói; đang điều trị với insulin hoặc một số thuốc trị tiểu đường khác như sulphonylureas. Nhiều người còn nhầm lẫn giữa triệu chứng hạ đường huyết và say rượu, dẫn tới không xử lý kịp thời và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Dù vậy, người bệnh tiểu đường không nên uống gì thì cũng không cần kiêng tuyệt đối bia rượu. Bạn vẫn có thể nhâm nhi loại đồ uống này trong lượng cho phép. Đó là: Với nam giới trưởng thành và dưới 65 tuổi: Không quá 2 ly rượu mạnh hoặc 2 lon bia mỗi ngày. Với nữ giới trưởng thành hoặc nam giới trên 65 tuổi: Không quá 1 ly rượu mạnh hoặc 1 lon bia mỗi ngày. Nước mới là tiêu chuẩn vàng Sau khi đã biết bệnh tiểu đường không nên uống gì, Hello Bacsi mong muốn bạn nhớ rằng nước lọc mới là thức uống tốt nhất. Bởi vì, n ước lọc không chứa calo, không có carbohydrate và phù hợp cho mọi bữa ăn hay kể cả tiệc tùng. Nếu uống nước lọc khiến bạn thấy nhạt miệng, bạn có thể thêm vào nước lọc một ít trái cây cắt lát hoặc lá bạc hà tươi. Chúng hầu như không ảnh hưởng đến calo hay carbohydrate của nước bạn nạp vào vì hàm lượng rất thấp. Tuy nhiên, nếu bạn ăn trái cây, bạn vẫn sẽ nạp đường và calo đấy nhé! Nhìn chung, người bệnh tiểu đường không nên uống gì thì 6 đồ uống kể trên là đứng đầu. Dù vậy không có nghĩa là bạn phải kiêng tuyệt đối. Lâu lâu, bạn có thể nuông chiều bản thân một chút bằng cách uống các loại đồ uống trên, nhưng chỉ với lượng ít và thỉnh thoảng thôi nhé! Hãy nhớ cắt giảm được càng nhiều đường càng tốt và tính cả nó vào kế hoạch ăn uống cân đối hằng ngày.
Bệnh tiểu đường không nên uống gì? 5 đồ uống người tiểu đường nên tránh
Tiểu đường
Rau là một thành phần vô cùng quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Các loại rau giúp hạ đường huyết dành cho bệnh nhân tiểu đường nên có hàm lượng carb (tinh bột, đường) thấp, hàm lượng chất xơ cao, lượng protein và khoáng chất dồi dào. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các loại rau tốt cho người tiểu đường trong bài viết ngay sau đây nhé! Các loại rau giúp hạ đường huyết sẽ góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường về lâu dài. Do đó, nếu bạn bị tiểu đường, hãy tăng khẩu phần rau trong chế độ ăn uống và giảm tiêu thụ carb. Vậy, người tiểu đường nên ăn rau gì? Dưới đây là danh sách các loại rau tốt cho việc kiểm soát đường huyết và quản lý bệnh tiểu đường. Bạn có thể quan tâm: Những loại rau người tiểu đường không nên ăn quá nhiều 1. Bông cải xanh Một nghiên cứu đã tiết lộ rằng sulforaphane có trong bông cải xanh có công dụng làm giảm tình trạng tăng đường huyết , tăng lipid máu, kháng insulin và stress oxy hóa do bệnh tiểu đường gây ra. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa lượng carb thấp (chỉ khoảng 5g trong 90g bông cải tươi) và là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, 6,6% chất xơ và 2,9% sắt. Do đó, nếu nhắc đến các loại rau giúp hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường thì không thể thiếu bông cải xanh. Loại rau này giúp bạn no lâu, tránh tăng đường huyết đột ngột sau ăn. 2. Súp lơ trắng (Bông cải trắng) Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Súp lơ trắng là thực phẩm tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường hoặc bất kỳ ai muốn duy trì sức khỏe bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Chỉ số đường huyết của súp lơ trắng chỉ là 10, rất thấp. Tải lượng đường huyết của súp lơ trắng là 1, cũng rất thấp. Vì vậy, đây là loại rau an toàn và tốt cho sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao của súp lơ trắng giúp giảm huyết áp và mức cholesterol, cải thiện độ nhạy với insulin và hỗ trợ giảm cân ở những người béo phì. Chúng cũng rất giàu vitamin C, có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư và tổn thương do các gốc tự do gây hại. 3. Cải xoăn Cải xoăn một loại rau thuộc họ Cải, có tác dụng hạ đường huyết khá hiệu quả. Trong nghiên cứu gần đây đã chứng minh, việc ăn cải xoăn với lượng 14g làm giảm mức đường huyết sau ăn hiệu quả. Ngoài ra, cải xoăn chứa flavonoid có khả năng chống oxy hóa giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. 4. Rau diếp Trong các loại rau giúp hạ đường huyết, rau diếp là một cái tên còn khá xa lạ. Rau diếp có chỉ số đường huyết thấp và do đó giúp giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, một chùm rau diếp chỉ cung cấp 5 đến 10 calo nên sẽ góp phần giúp giảm cân. Trong một nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc bổ sung rau diếp vào bữa ăn có hàm lượng chất béo vừa phải đã làm chậm phản ứng đường huyết sau bữa ăn . Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc tiêu thụ loại rau này đối với phản ứng sau bữa ăn ở những đối tượng có yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh tim mạch vẫn chưa được làm sáng tỏ. 5. Măng tây Măng tây là loại rau ít calo, ít carb và giàu protein. Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy ăn măng tây có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 . Các nhà nghiên cứu từ Đại học Karachi ở Pakistan phát hiện ra rằng việc ăn loại rau này thường xuyên có thể kiểm soát lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin trong cơ thể. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng chiết xuất măng tây có tác dụng phòng chống bệnh tiểu đường. 6. Cải bó xôi Cải bó xôi rất giàu canxi, sắt, protein, vitamin A, vitamin C và axit folic. Đây cũng là loại thực phẩm có chỉ số GI thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Cải bó xôi cũng là một nguồn giàu chất chống oxy hóa do có sự hiện diện của axit alpha-lipoic, làm tăng độ nhạy insulin. Ngoài ra, nguồn chất xơ dồi dào cũng góp phần làm giảm lượng đường trong máu. 7. Rau ngót Rau ngót là một trong các loại rau giúp hạ đường huyết. Rau ngót có chứa insulin và đây cũng chính là chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Rau ngót được chứng minh là có tác dụng hiệu quả trong điều trị tiểu đường tuýp 1 . Vì vậy,việc thường xuyên bổ sung rau ngót vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện mức đường huyết cao ở những người mắc bệnh tiểu đường. 8. Rau muống Theo nghiên cứu khoa học, rau muống rất giàu các chất dinh dưỡng như protein, canxi, magie, sắt, vitamin C, B2, B1, cũng như các loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, chất xơ trong rau muống cũng giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân. Vậy, người tiểu đường có ăn được rau muống không ? Người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau muống bởi trong rau muống chứa một hợp chất có công dụng tương tự như insulin, giúp điều hòa đường huyết, đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bổ sung các loại rau giúp hạ đường huyết vào chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là chìa khóa góp phần kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường và giảm các biến chứng có thể xảy ra. Do đó, một bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên ăn từ 3 đến 5 phần rau không chứa hoặc ít carb mỗi ngày. Rau cung cấp chất xơ, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu và một số thành phần giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp.
Các loại rau giúp hạ đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì việc đo đường huyết thường xuyên để chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc dùng thuốc là điều hết sức quan trọng. Trong số thiết bị theo dõi đường huyết tại nhà, máy đo đường huyết Omron được nhiều người lựa chọn bởi cho kết quả nhanh chóng, tiện dụng. Vậy, máy đo đường huyết Omron có tốt không, nên chọn dòng máy nào và cách sử dụng ra sao? Cùng tìm hiểu nhé! Giới thiệu chung về thương hiệu Omron Omron Healthcare là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe gia đình. Với hơn 83 năm kinh nghiệm, Omron đã phát triển và cung cấp các thiết bị y tế chất lượng cao như máy đo huyết áp , máy đo đường huyết Omron của Nhật,…và nhiều sản phẩm khác. Các sản phẩm của Omron được thiết kế với công nghệ tiên tiến, đáng tin cậy và độ chính xác cao. Chúng giúp người dùng tự theo dõi sức khỏe tại nhà một cách dễ dàng và thuận tiện. Đặc biệt, Omron đã nhận được nhiều giải thưởng và chứng nhận từ các tổ chức y tế uy tín và chính phủ. Hơn thế nữa, Omron Healthcare không chỉ quan tâm đến việc phát triển công nghệ mới mà còn chú trọng đến môi trường. Công ty cam kết sử dụng các nguyên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Với mạng lưới phân phối rộng khắp và các sản phẩm chất lượng cao, Omron đã trở thành một thương hiệu uy tín và được tin dùng trên toàn cầu. Bạn có thể quan tâm: Máy đo đường huyết tốt nhất 2023: Gợi ý tiêu chí lựa chọn! Máy đo đường huyết Omron loại nào tốt? Review 4 loại máy thường dùng Máy đo đường huyết là một thiết bị y tế thông minh được sử dụng để đo lường mức đường huyết trong cơ thể. Đây là một công cụ quan trọng cho những người được chẩn đoán mắc bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường và cần kiểm soát mức đường huyết của mình. Máy đo đường huyết hoạt động dựa trên nguyên tắc đo lượng đường trong một mẫu máu nhỏ , thông qua việc sử dụng một que thử và một máy đo kết hợp. Kết quả đo được hiển thị trên màn hình của máy, chính xác và nhanh chóng. Vậy, máy đo đường huyết Omron có tốt không và loại nào tốt? 1. Máy đo đường huyết Omron HGM-112 Máy đo đường huyết Omron HGM-112 mang lại sự tiện lợi, chính xác và an toàn cho bệnh nhân tiểu đường trong việc kiểm soát đường huyết hàng ngày nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật sau đây: Tốc độ đo nhanh chóng: Cho phép đo lượng đường trong máu chỉ trong vòng 5 giây, giúp tiết kiệm thời gian. Mã hóa tự động: Máy đi kèm với que thử được mã hóa tự động, giúp loại bỏ các lỗi có thể dẫn đến kết quả sai, nhằm cung cấp kết quả chính xác nhất. Lượng mẫu máu nhỏ và không gây đau đớn: Máy sử dụng một lượng máu mẫu nhỏ, chỉ cần 1µL (1 microlit) để đo, thường được lấy từ đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay. Quá trình lấy mẫu máu đơn giản, an toàn, ít gây đau đớn hay khó chịu. Cho phép lưu trữ: Máy lưu trữ lại 1 kết quả của lần đo trước đó, giúp bạn dễ dàng theo dõi sự thay đổi của đường huyết và tình hình sức khỏe của bản thân. Chỉ báo lỗi: Máy phát tín hiệu báo lỗi khi sử dụng que thử quá hạn, bị hỏng hoặc que đã qua sử dụng, bảo đảm kết quả đo được chính xác. Hiển thị giao diện rõ ràng: Máy có màn hình LCD hiển thị rõ ràng, giao diện trực quan, đơn giản giúp bạn dễ sử dụng, cũng như dễ dàng đọc kết quả đo đường huyết. Thời gian sử dụng và nguồn điện dài: Máy sử dụng 1 pin CR2032 làm nguồn điện, có thể dễ dàng thay thế khi cần thiết. Que thử có thời gian sử dụng lên đến 90 ngày kể từ ngày mở nắp hộp. Hệ số quy đổi đơn vị đo: Máy có khả năng chuyển đổi giữa các đơn vị đo đường huyết, như từ mmol sang mg/dL và ngược lại, để phù hợp với các quy chuẩn và thói quen đo đường huyết ở từng quốc gia. Giá máy đo đường huyết Omron HGM-112: 1.250.000 VNĐ. 2. Máy đo đường huyết Omron HGM 111 Máy đo đường huyết Omron HGM 111 là dòng máy đo đường huyết nâng cấp thêm nhiều tính năng từ dòng máy Omron HGM 112 trước đó. Dòng máy này sở hữu các tính năng nổi bật như: Que thử được mã hóa tự động, giúp loại bỏ các lỗi sai có thể dẫn đến sai kết quả đo. Thời gian đo nhanh chỉ trong vòng 5 giây nhưng vẫn đảm bảo cho kết quả chính xác. Đo với một lượng mẫu máu nhỏ chỉ 0,5 µl được lấy từ đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay. Phạm vi đo rộng từ 10 đến 600 mg/dL (hay 0,6 đến 33,3 mmol/L). Có đèn màn hình giúp người dùng dễ dàng đọc kết quả đo. Có tín hiệu báo lỗi khi sử dụng que thử quá hạn, bị hỏng hoặc que thử đã qua sử dụng. Có thể cài đặt chế độ trước và sau khi ăn. Bộ nhớ lưu được 512 kết quả đo với ngày, giờ đo rõ ràng giúp người dùng theo dõi được mức đường huyết trong thời gian dài. Hỗ trợ tính kết quả đo đường huyết trung bình của 7 ngày, 14 ngày và 30 ngày đo trước đó. Hỗ trợ tải kết quả đo sang máy tính thông qua cổng USB riêng của Omron. Có nắp trượt bỏ que thử sau khi đo. Tuổi thọ của pin cao lên đến 2.000 lần đo tùy theo điều kiện sử dụng thực tế. Giá máy đo đường huyết Omron HGM 111: 1.360.000 VNĐ. 3. Máy đo đường huyết Omron HEA – 220 Máy đo đường huyết Omron HEA-220 nổi bật trên thị trường với các tính năng như: Tính năng mã hóa tự động giúp loại bỏ các lỗi mã hóa sai, giảm nguy cơ sai kết quả, đảm bảo cho kết quả đo nhanh và chính xác. Thiết kế nhỏ gọn, mỏng nhẹ chỉ khoảng 25g nên dễ mang theo và dễ sử dụng. Tuổi thọ pin dài lên đến 3.000 lần đo tùy theo điều kiện sử dụng thực tế. Bộ nhớ máy cho phép lưu trữ đến 50 kết quả đo cùng thời gian, ngày giờ rõ ràng, giúp bệnh nhân dễ dàng theo dõi tình hình sức khỏe. Thời gian đo nhanh chỉ trong 7 giây, cho kết quả đo chính xác chỉ với một giọt mẫu máu nhỏ khoảng 0,5µl. Đơn vị đo linh hoạt mg/dL hoặc mmol/L. Phạm vi đo từ 10 tới 600 mg/dL hoặc 0,6 tới 33,3 mmol/L. Giá máy đo đường huyết Omron HEA-220: 1.450.000 VNĐ. 4. Máy đo đường huyết Omron HEA – 221 Máy đo đường huyết Omron HEA-221 là một thiết bị đo đường huyết với nhiều tính năng nổi bật: Thời gian đo nhanh chóng chỉ mất 7 giây, đảm bảo kết quả đo chính xác đến 99%. Máy sử dụng que thử được mã hóa tự động, không cần phải nhập mã hay cài mã bằng tay, giúp tránh được các rủi ro sai số do lỗi mã hóa sai. Máy sử dụng loại que thử đường huyết HEA-STP20 có thể dùng chung cho tất cả các loại máy đo đường huyết Omron. Lượng mẫu máu cần lấy rất nhỏ chỉ khoảng 0,5 microlit, ít gây cảm giác đau đớn. Màn hình LCD lớn giúp dễ dàng đọc kết quả, phù hợp cho cả người cao tuổi. Hiển thị ngày và thời gian đo, giúp ghi nhận thông tin đo một cách chính xác. Nắp trượt bỏ que thử an toàn, giúp người sử dụng không phải chạm vào que thử mỗi lần khi thay que thử. Bút lấy mẫu máu có thể sử dụng được với tất cả các loại kim khác nhau trên thị trường nên vô cùng tiện lợi. Bộ nhớ của máy có thể lưu trữ được 250 kết quả đo, giúp người dùng dễ dàng theo dõi và kiểm tra kết quả đo trong quá trình điều trị. Tuổi thọ của pin dài với khoảng 2.000 lần đo tùy theo điều kiện sử dụng. Thiết kế nhỏ gọn dễ sử dụng, cho kết quả đo nhanh chóng và chính xác. Giá máy đo đường huyết Omron HEA-221: 1.650.000 VNĐ. Hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết Omron Đo lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết Omron là một quy trình đơn giản và tiện lợi. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả, hãy đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết Omron đi kèm máy. Kế tiếp, bạn chuẩn bị các vật dụng: Bước 1: Chuẩn bị vật dụng Máy đo đường huyết Omron Que thử đường huyết Cồn khử trùng Bút lấy máu Kim. Bước 2: Lấy máu từ đầu ngón tay Rửa tay sạch sẽ và lau khô. Lắp kim lấy máu vào bút lấy máu. Tháo đầu điều chỉnh của bút lấy máu và lắp kim mới vào rãnh một cách chính xác. Hãy đảm bảo rằng kim được cắm chắc chắn sau khi thay thế đầu điều chỉnh. Điều chỉnh độ sâu của kim bằng cách chọn các mức độ (thường đặt ở mức thứ 2) và xoay để đạt độ sâu phù hợp (đặt ở mức nhỏ để tiêm nông, và mức lớn để tiêm sâu). Nhẹ nhàng xoa đầu ngón tay để lấy máu dễ dàng hơn, không nên bóp quá chặt tại nơi lấy máu. Giữ bút lấy máu chắc chắn và vừa khít với đầu ngón tay. Ấn nhẹ đầu nắp bút và bóp nhẹ đầu ngón tay để giúp máu lưu thông. Kéo ống bút lấy máu về phía sau cho đến khi bạn nghe tiếng “cạch”. Bước 3: Chuẩn bị que thử Lắp que thử vào khe que thử trên máy đo, máy sẽ tự động bật và phát tiếng kêu “bíp”. Màn hình sẽ hiển thị kết quả đo gần nhất, sau đó xuất hiện biểu tượng que thử và giọt máu. Bước 4: Kiểm tra lượng đường trong máu Chạm giọt máu vào đầu que thử cho đến khi đầu que thử có màu vàng. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau khoảng 5 giây. Đọc kết quả đo. Bước 5: Rửa tay sau khi lấy máu Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. Xả sạch lại bằng nước sạch và lau khô. Hãy tuân thủ các bước và hướng dẫn sử dụng của máy để có kết quả chính xác và đảm bảo an toàn trong quá trình đo đường huyết. Bạn có thể quan tâm: Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? Một số lưu ý trong cách sử dụng máy đo đường huyết Omron: Lắp que thử đúng chiều vào máy đo. Mỗi lần lấy máu nên lấy ở các vị trí khác nhau để tránh gây đau quá mức. Phải thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng kèm theo máy. Nếu trên màn hình hiện bất kỳ một dấu hiệu bất thường gì thì hãy tắt máy thực hiện lại các thao tác như ban đầu. Không sử dụng máy đo đường huyết cho trẻ sơ sinh hay sử dụng ở những môi trường có bức xạ điện từ mạnh bởi có thể gây sai lệch kết quả đo. Nếu máy có lỗi hay phát cảnh báo lỗi thì ngưng sử dụng máy. Nếu bệnh nhân đang ở môi trường có hoá chất, không khí ô nhiễm hay thiếu oxy thì không nên sử dụng máy để đo đường huyết. Chỉ nên sử dụng que thử và các phụ kiện khác cùng hãng với máy đo đường huyết Omron, không nên sử dụng hàng không rõ nguồn gốc hay khác hãng. Khi đang ở môi trường khô hay có chất liệu là các sợi nhân tạo thì không nên sử dụng sản phẩm vì có thể dễ dàng xảy ra hiện tượng phóng điện gây hỏng máy.
Máy đo đường huyết Omron có tốt không? Giá bao nhiêu?
Tiểu đường
Xét nghiệm tiểu đường đo nồng độ glucose trong máu, để xem bạn có mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh hay không. Bạn muốn thực hiện nhưng lại băn khoăn không biết xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền thì bài viết này là dành cho bạn đó! Cùng tìm hiểu nhé! Ai nên làm xét nghiệm tiểu đường? Đái tháo đường (hay tiểu đường) ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose). Glucose không được sử dụng hiệu quả để tạo ra năng lượng và ở lại trong máu, khiến đường huyết tăng cao. Người bệnh còn có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bạn có thể cần làm xét nghiệm nếu có các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh tiểu đường tuýp 2 chỉ xuất hiện triệu chứng khi đã mắc bệnh nhiều năm. Vì vậy, hãy làm xét nghiệm tiểu đường định kì, đặc biệt là nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị những người sau đây nên tầm soát bệnh tiểu đường và quan tâm đến vấn đề xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền: Người thừa cân, béo phì với chỉ số khối cơ thể cao hơn 25 Người bị huyết áp cao, cholesterol cao, lối sống ít vận động, tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang hoặc bệnh tim Gia đình có mắc bệnh tiểu đường Bất cứ ai trên 45 tuổi đều được khuyên nên làm xét nghiệm tiểu đường lần đầu. Nếu kết quả bình thường, họ nên được sàng lọc 3 năm một lần sau đó. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên được làm xét nghiệm tiểu đường 3 năm một lần sau khi đã sinh con. Bất cứ ai đã được chẩn đoán tiền tiểu đường đều nên được kiểm tra hàng năm. Người nhiễm HIV. Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền? Với mỗi người, xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền sẽ không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào: Loại xét nghiệm tiểu đường cần thực hiện Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền? Chi phí có thể dao động từ 21.000 đồng đến 188.000 đồng/xét nghiệm tuỳ vào loại xét nghiệm được thực hiện. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm máu sau đây để chẩn đoán bệnh tiểu đường: Kiểm tra đường huyết lúc đói Xét nghiệm này dùng để đo lượng đường trong máu lúc đói, sau khi nhịn ăn qua đêm (khoảng 8 giờ). Mức đường huyết lúc đói từ 99 mg/dL trở xuống là bình thường, từ 100 đến 125 mg/dL cho biết bạn bị tiền tiểu đường và 126 mg/dL trở lên cho biết bạn bị tiểu đường. Đây là loại xét nghiệm đơn giản nhất và tốn ít chi phí nhất, chỉ khoảng 21.000 – 100.000 đồng cho 1 lần, tùy vào phòng xét nghiệm. Kiểm tra chỉ số A1C Xét nghiệm A1C đo lượng đường trong máu trung bình trong 2-3 tháng qua. A1C dưới 5,7% là bình thường, từ 5,7-6,4% là tiền tiểu đường và 6,5% là bệnh tiểu đường. Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền nếu làm xét nghiệm A1C? Chi phí cho loại xét nghiệm này thì tầm trung và rơi vào khoảng từ 200.000 đến 350.000 đồng cho 1 lần, tùy vào phòng xét nghiệm. Kiểm tra khả năng dung nạp glucose Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi uống dung dịch có chứa lượng glucose nhất định, cụ thể là 75g glucose. Bạn nhịn ăn qua đêm và được lấy máu để xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống dung dịch chứa glucose và kiểm tra lượng đường trong máu sau 2 giờ. Sau 2 giờ, mức đường huyết từ 140 mg/dL trở xuống được coi là bình thường, từ 140 đến 199 mg/dL là tiền tiểu đường, và từ 200 mg/dL trở lên là tiểu đường. Đây là loại xét nghiệm phức tạp nhất và cũng có chi phí cao nhất, khoảng từ 170.000 đến 200 .000 đồng cho 1 lần , tùy theo phòng xét nghiệm. Cơ sở y tế làm xét nghiệm tiểu đường Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền sẽ còn tùy thuộc vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Nếu lựa chọn đơn vị tư nhân, ngoài chi phí cho từng loại xét nghiệm tiểu đường, bệnh nhân sẽ phải chi trả khoản phí khám trước, sau đó, bạn mới được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Ở các trung tâm xét nghiệm, bệnh nhân được trực tiếp yêu cầu kiểm tra đường huyết theo nhu cầu của bản thân và chỉ cần trả phí xét nghiệm. Tuy nhiên, ở một số trung tâm, giá xét nghiệm thường khá cao do có thêm phí dịch vụ. Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền tùy vào xét nghiệm riêng lẻ hay theo gói Một số cơ sở y tế hiện nay có cung cấp các gói dịch vụ từ cơ bản đến nâng cao. Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào bạn chọn làm xét nghiệm riêng lẻ hay theo gói. Nếu làm xét nghiệm riêng lẻ thì chi phí sẽ được tính theo từng loại như đã đề cập ở trên. Nếu bạn chọn theo gói, giá có thể dao động trong khoảng từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng/gói ,bao gồm nhiều loại xét nghiệm khác nhau để phát hiện bệnh và tầm soát biến chứng. Làm xét nghiệm tiểu đường ở đâu? Như đã nói ở trên, làm xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền còn tùy vào bạn thực hiện xét nghiệm ở đâu. Hầu hết các cơ sở y tế đều có dịch vụ xét nghiệm tiểu đường. Thậm chí, người bệnh có thể tự xét nghiệm đường huyết ngay tại nhà với máy thử đường huyết cá nhân. Tuy nhiên, để chẩn đoán bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả chính xác. Hello Bacsi gợi ý cho bạn một số địa chỉ uy tín kèm theo giá cả để bạn cân nhắc và lựa chọn nhé: Tại Hà Nội Bệnh viện Nội tiết Trung ương Địa chỉ: Ngõ 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội Số 80, ngõ 82 Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội Giá cả: 21.400 – 129.000 đồng/xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Medlatec Địa chỉ: Số 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội Số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội Số 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội Giá cả: 39.000 – 159.000 đồng/xét nghiệm Bệnh viện Bạch Mai Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Giá cả: 101.000 – 160.000 đồng/xét nghiệm Tại TP.HCM Bệnh viện Nhân dân 115 Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM Giá cả: 21.500 – 200.000 đồng/xét nghiệm Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM. 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. HCM. Giá cả: 25.000 – 300.000 đồng/xét nghiệm Bệnh viện Chợ Rẫy Địa chỉ: 01B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM Giá cả: 21.500 – 300.000 đồng/xét nghiệm Trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic Địa chỉ: 254 Hoà Hảo, Phường 4, Quận 10, TP.HCM Giá cả: 20.000 – 250.000 đồng/xét nghiệm Trung tâm xét nghiệm Diag Laboratories Địa chỉ: Trụ sở chính tại 414 – 420 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, TP. HCM Giá cả: 20.000 – 110.000 đồng/xét nghiệm Hi vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xét nghiệm bệnh tiểu đường và các thông tin liên quan. Làm xét nghiệm sớm và điều trị kịp thời là chìa khóa giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền?
Tiểu đường
Định lượng HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm quan trọng và cần thiết trong chẩn đoán và kiểm soát bệnh tiểu đường đường. Vậy chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường? Người bệnh cần làm gì để giảm chỉ số HbA1c? 1. Ý nghĩa của chỉ số HbA1c là gì? Các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả HbA1c Muốn biết chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường, trước tiên bạn nên hiểu về ý nghĩa của chỉ số này và khi nào con số này bị ảnh hưởng không do tiểu đường . Khi glucose đi vào máu của bạn, nó sẽ gắn với huyết sắc tố – một thành phần của hồng cầu. Mỗi người luôn có một tỷ lệ huyết sắc tố gắn với phân tử glucose. Người có lượng đường trong máu cao hơn thì tỷ lệ này sẽ cao hơn. Xét nghiệm A1C chính là đo tỷ lệ huyết sắc tố gắn với đường glucose. Vì hồng cầu được thay mới mỗi 3 tháng một lần nên chỉ số HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng qua. Bởi vậy, con số này không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nhất thời như tâm lý hay đồ ăn thức uống tạm thời trong ngày xét nghiệm. Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường được nhiều người quan tâm bởi nó được sử dụng trong chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường . Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện xét nghiệm ít nhất 2 lần mỗi năm để đánh giá hiệu quả điều trị. Khi thực hiện xét nghiệm HbA1c, một số tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý có thể làm sai lệch kết quả bao gồm: Suy thận, bệnh gan hoặc thiếu máu nặng. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thalassemia. Một số loại thuốc bao gồm opioid và một số loại thuốc điều trị HIV. Mất máu nhiều hoặc đã được truyền máu trước đó không lâu. Đang mang thai ở những tháng đầu hoặc cuối thai kỳ. Nếu bản thân gặp một trong những vấn đề nêu trên, hãy báo với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm định lượng HbA1c. Lúc này, ngoài việc quan tâm chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung để chẩn đoán chính xác nhất. 2. Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường? Kết quả định lượng chỉ số HbA1c có thể cho thấy một người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường như sau: Chỉ số HbA1c mmol/mol % Bình thường Dưới 42 mmol/mol Dưới 5.7% Tiền đái tháo đường 42 – 47 mmol/mol 5.7% – 6.4% Bệnh đái tháo đường Từ 48 mmol/mol trở lên Từ 6.5% trở lên 3. Phải làm gì khi HbA1c cao? Khi đã rõ chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường, bạn cần biết trong trường hợp bị bệnh, mình cần đạt mục tiêu HbA1c là bao nhiêu và có chiến lược phù hợp. Đa số người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát và duy trì chỉ số HbA1c ở mức dưới 7.0%. Tuy nhiên, mục tiêu HbA1c có thể cao hơn ở những người bệnh lớn tuổi, đã xảy ra biến chứng hoặc có nguy cơ hạ đường huyết. Để đạt được mục tiêu HbA1c mong muốn, bạn nên: 3.1. Về điều trị Trong quá trình điều trị, người bệnh cần đảm bảo dùng thuốc đúng chỉ định và liều lượng. Tốt nhất nên sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày, tránh quên liều. Không nên tự ý tăng giảm liều thuốc , ngưng thuốc giữa chừng mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp bỏ thuốc bác sĩ kê, tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc nam, đông y không rõ nguồn gốc theo lời mách bảo của người quen hoặc quảng cáo trên mạng dẫn tới những biến chứng nguy hại. Do đó, người bệnh cần lưu ý, tự cảnh giác để tránh rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”. 3.2. Thay đổi lối sống Tăng cường vận động là một cách hữu hiệu và lành mạnh giúp giảm mức HbA1c. Tùy vào từng tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện thời gian mà bạn có thể lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga, aerobic, khiêu vũ… Ngoài tập thể dục, cần duy trì thói quen ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng kéo dài. Hút thuốc lá không có lợi cho sức khỏe nói chung, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường bởi nó đẩy nhanh nguy cơ biến chứng trên thần kinh và mạch máu. Do đó, nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe. 3.3. Duy trì chế độ ăn uống khoa học Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm trái cây, rau củ, thực phẩm chứa tinh bột (như bánh mì, mì ống, cơm…), thực phẩm giàu protein (như trứng, thịt nạc, cá, quả hạch, các loại đậu…), chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, ô liu… Người bệnh nên tránh tiêu thụ đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều đường, muối để có thể có sức khỏe tốt nhất. 4. Khi nào nên đi xét nghiệm HbA1c? Cách tốt nhất để biết chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường là đi xét nghiệm. Một số người nên kiểm tra thường xuyên hơn bao gồm: Người khỏe mạnh trên 45 tuổi, có yếu tố nguy cơ hoặc đã từng mắc tiểu đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm HbA1c định kỳ 3 năm một lần. Người đã được chẩn đoán tiền tiểu đường, cần ngay lập tức thực hành thay đổi lối sống để làm chậm quá trình tiến triển thành đái tháo đường type 2. Bạn nên xét nghiệm HbA1c thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Người không có triệu chứng nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, hãy lặp lại xét nghiệm này lần 2 vào một ngày khác để kiểm chứng kết quả. Đối với người bệnh đái tháo đường, nên làm xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần một năm hoặc thường xuyên hơn nếu bạn vừa thay đổi kế hoạch điều trị, điều chỉnh thuốc hoặc mắc kèm các bệnh lý khác. Bởi lẽ, biết được chỉ số HbA1c của mình ở mức bao nhiêu sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Hi vọng bài viết trên đây đã cho bạn hiểu chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường, nên làm gì nếu chẳng may đã mắc bệnh. Hãy duy trì lối sống tốt, tích cực điều trị để sống khỏe với bệnh.
Kết quả định lượng chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường?
Tiểu đường
Tiểu đường có uống được lá đinh lăng không được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Một phần nguyên nhân bởi vì đinh lăng vốn là loại thực vật được dùng trong nhiều món ăn, bài thuốc cổ truyền, dễ tìm kiếm và vô cùng quen thuộc đối với nhiều người. Vậy thực hư như thế nào về câu hỏi tiểu đường có uống được lá đinh lăng không? Để nhận định rõ hơn về điều này, mời bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu. 1. Lá đinh lăng có tác dụng gì? Có ảnh hưởng đến đường huyết? Đinh lăng là loài cây nhỏ, phổ biến tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Riêng ở nước ta, ngoài việc trồng làm cây cảnh, đinh lăng còn là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt thật kỹ các loại đinh lăng. Hiện có nhiều loài đinh lăng khác nhau bao gồm đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá to, đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá ráng, đinh lăng trổ và đinh lăng viền bạc. Trong số này, chỉ có cây đinh lăng lá nhỏ (tên khoa học là Polyscias fruticosa ) hay còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm, mới được dùng làm thuốc. Trước khi trả lời câu hỏi liệu bệnh tiểu đường có uống được lá đinh lăng không, hãy cùng điểm qua các công dụng chung của đinh lăng lá nhỏ đối với sức khỏe. Theo y học cổ truyền, đinh lăng lá nhỏ có tính mát, vị ngọt hơi đắng nhẹ. Thành phần của cây đinh lăng rất phong phú, gồm các loại vitamin, axit amin, alcaloid, glycosid, tinh dầu,… và đặc biệt chứa nhiều loại saponin, trong đó có loại hoạt tính tương tự như nhân sâm . Nhờ vậy, đinh lăng lá nhỏ phát huy rất tốt hiệu quả trong việc nâng cao sức đề kháng, tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể, giúp ngủ ngon, cải thiện tình trạng đau nhức, suy nhược, mệt mỏi và ăn uống kém lâu ngày. Ngoài ra, một số tác dụng của từng bộ phận cây đinh lăng phải kể đến như: Rễ và thân đinh lăng: Thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện sự lưu thông khí huyết trong cơ thể Lá đinh lăng: Giải độc, chống dị ứng, chống viêm, lợi sữa, trị ho ra máu và kiết lị Năm 2018, tại Việt Nam có một nghiên cứu của Nguyễn Thị Luyến cùng cộng sự, cho thấy hợp chất 3-O-[β-d-glucopyranosyl-(1→4)-β-d-glucuronopyranosyl] oleanolic acid 28-O-β-d-glucopyranosyl ester (PFS) – một saponin chính của lá đinh lăng có tác dụng giảm đáng kể mức đường huyết sau khi ăn ở chuột. Điều này mở ra triển vọng trong việc ứng dụng lá đinh lăng vào kế hoạch kiểm soát đái tháo đường trong tương lai. Như vậy, lá đinh lăng không làm tăng đường huyết mà còn có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. 2. Tiểu đường có uống được lá đinh lăng không? Vậy tiểu đường có uống được lá đinh lăng không? Đáp án là có và liều lượng an toàn để sử dụng lá đinh lăng làm nước uống là 50 – 100g mỗi ngày. Tuy nhiên, khuyến cáo người bệnh không nên tự ý uống lá đinh lăng khi chưa tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Bởi vì ngoài các tác dụng có lợi, lá đinh lăng cũng tiềm ẩn một số nguy cơ gây độc và nhiều đối tượng nên kiêng dùng dược liệu này. Một số kiêng kỵ khi dùng lá đinh lăng bao gồm: Sử dụng đinh lăng liều cao hoặc quá thường xuyên sẽ làm tăng lượng saponin đi vào cơ thể, gây ra độc tính ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tim. Người có sức khỏe bình thường không nên dùng nước lá đinh lăng uống thay nước trà hoặc nước lọc. Sức khỏe cơ thể của trẻ em chưa hoàn thiện về mọi mặt, do đó không cho trẻ uống nước lá đinh lăng để tránh nguy cơ xảy ra các vấn đề về tim mạch. Chống chỉ định việc uống nước lá đinh lăng cho phụ nữ có thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Để phát huy tác dụng đầy đủ đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, bên cạnh những việc kiêng kỵ liên quan đến độc tính của cây, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc đó là: Đinh lăng chỉ mang đến giá trị có ích cho sức khỏe khi được sử dụng với liều lượng vừa đủ. Trường hợp lạm dụng có thể dẫn đến các biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và tiêu chảy. Giới hạn từ 10 – 20g thân rễ cây đinh lăng đã phơi khô là liều lượng phù hợp, có thể sử dụng được mỗi ngày. Để làm thuốc, cần lựa chọn những cây đinh lăng lá nhỏ được trồng trên 3 năm, sử dụng cây non có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn. Lá đinh lăng chứa nhiều nguyên tố vi lượng, axit amin, vitamin C, B1, B2, B6,… Ngoài việc kết hợp trong các bài thuốc chữa bệnh, bạn có thể dùng lá đinh lăng để chế biến nhiều món ăn. Với những nội dung trên đây, chắc hẳn bạn đã có được lời giải cho câu hỏi tiểu đường có uống được lá đinh lăng không. Trường hợp muốn sử dụng đinh lăng chữa bệnh, bạn nhớ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé!
Tiểu đường có uống được lá đinh lăng không?
Tiểu đường
Dùng lá sung trị tiểu đường là một trong những mẹo chữa bệnh được nhiều người truyền miệng nhau. Tuy nhiên, cách làm này mang đến hiệu quả ra sao đối với người bị tiểu đường, có nghiên cứu chứng minh hay không và mặt hạn chế là gì thì không phải ai cũng biết. Hiểu được điều đó, Hello Bacsi muốn chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích xoay quanh tác dụng trị tiểu đường của lá sung, để từ đó quyết định có nên áp dụng bài thuốc này hay không. Mời bạn hãy cùng theo dõi nhé! 1. Thực hư về tác dụng của lá sung trị tiểu đường Cây sung (tên khoa học là Ficus racemosa ) được coi là một loại cây dược liệu. Lá sung, quả sung, vỏ cây và cả nhựa sung đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và các thành phần có lợi cho sức khỏe. Theo tài liệu y học cổ truyền, lá sung là vị thuốc có tính mát và mang vị ngọt hơi chát nhẹ. Lá cây này công dụng bổ huyết, lưu thông khí huyết, giảm đau, lợi tiểu, sát khuẩn, tiêu viêm và tiêu đờm. Bên cạnh đó, lâu nay lá sung vẫn được dân gian sử dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh sốt rét, tê thấp, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Lá sung trị tiểu đường vẫn chỉ là kinh nghiệm được đúc kết từ dân gian, chưa có đầy đủ các nghiên cứu khoa học để chứng minh. Tính đến nay, mới có một nghiên cứu nhỏ vào năm 1998 trên 8 người dùng chiết xuất lá sung. Kết quả cho thấy hầu hết họ đều có chỉ số đường huyết sau bữa ăn giảm đáng kể và liều dùng insulin cần thiết cũng ít đi. Ngoài ra, khi lá sung được sử dụng đúng cách có thể mang đến nhiều giá trị khác đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Chẳng hạn như: Tăng lượng chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giảm lượng tinh bột, chất béo xấu nạp vào cơ thể Chứa hàm lượng kali dồi dào, góp phần kiểm soát huyết áp cao Nhờ khả năng giảm lượng chất béo xấu nạp vào và kiểm soát huyết áp mà lá sung hỗ trợ giảm đáng kể các nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch Lá sung trị tiểu đường vẫn còn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định tính hiệu quả. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2015 đánh giá về hiệu quả bảo vệ thần kinh của vỏ cây sung trước tác động của bệnh tiểu đường trên chuột. Kết quả cho thấy, vỏ cây sung bảo vệ thần kinh, giảm biến chứng thần kinh tiểu đường theo nhiều con đường bao gồm cải thiện các chỉ số đường huyết, HbA1c, chống viêm, chống oxy hóa. Dù vậy, tác dụng của vỏ sung với bệnh tiểu đường vẫn chưa có sự kiểm chứng trên người. 2. Có nên dùng lá sung trị tiểu đường? Tóm lại, lá sung trị tiểu đường có thể hữu hiệu, nhưng cần phải kiểm chứng bằng khoa học. Hơn thế nữa, việc dùng lá sung trị tiểu đường là mẹo dân gian, chưa có đủ thông tin về cách dùng, liều lượng và quan trọng nhất là chưa hiểu rõ về độc tính của loại lá cây này với bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, không khuyến cáo người bệnh tiểu đường tự ý điều trị với lá sung mà tốt nhất nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả kiểm soát đường huyết, tránh biến chứng. Nếu cần thiết, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc áp dụng 1 trong 7 bài thuốc dân gian trị tiểu đường khác đã được đăng tải trên cổng thông tin của Bộ Y tế như: Bí đao (bí xanh) 100g: Nấu chín sau đó loại bỏ phần thịt bí, chỉ lấy nước uống mỗi ngày Đậu đỏ 40g + đậu xanh 40g + ý dĩ 40g: Sử dụng làm nguyên liệu nấu cháo ăn mỗi ngày Bột hoài sơn 60g + ý dĩ 30g: Nấu cháo ăn 2 lần/ ngày Bột sắn dây 30g + gạo tẻ 60g: Nấu thành cháo ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần Cần tây 100g: Giã nát rồi vắt lấy nước uống mỗi ngày Lá nha đam 20g: Sắc uống hoặc dùng để ăn sống. Chỉ nên sử dụng mỗi ngày 1 lần Cà rốt vừa đủ + gạo tẻ 60g: Nấu cháo để ăn 2 lần mỗi ngày Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của việc dùng lá sung trị tiểu đường. Hi vọng, qua đó có thể góp phần giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Trường hợp mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tuân thủ theo các chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
Lá sung trị tiểu đường được không? Tác dụng của lá sung với bệnh tiểu đường
Tiểu đường
HbA1c là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá và quản lý bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người còn khá mơ hồ về chỉ số này, không biết chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm. Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các mức HbA1c và hiểu rõ hơn về mức nào có thể được coi là nguy hiểm, đòi hỏi sự can thiệp y tế nhanh chóng. Chỉ số HbA1c là gì? Huyết sắc tố Hb (hemoglobin) là thành phần của tế bào hồng cầu, có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Glucose đến từ thực phẩm cũng dính vào huyết sắc tố ở trong máu. HbA1c là chỉ số cho biết tỷ lệ huyết sắc tố có gắn glucose. Vì hồng cầu được thay mới mỗi 3 tháng một lần nên kết quả xét nghiệm HbA1c cho biết lượng đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua. Đây là một trong các chỉ số hữu hiệu để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Mặc dù cũng là chỉ số biểu thị lượng đường trung bình trong máu nhưng HbA1c khác với xét nghiệm đường huyết từ máu chích đầu ngón tay. Đây là xét nghiệm được thực hiện mỗi 3 tháng một lần và thực hiện bởi các nhân viên y tế có chuyên môn. Chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm? Xét nghiệm chỉ số HbA1c đưa đến một bức tranh tổng thể cho bệnh nhân tiểu đường, gần như đại diện cho mức đường trong máu của người bệnh trong vòng 3 tháng gần nhất. Ở người bình thường, mức HbA1c rơi vào khoảng dưới 5,7%, từ 5,7-6,4% biểu thị tiền tiểu đường và mức 6,5% trở lên có thể xem là bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm? Thông thường bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát mức HbA1c dưới 7% và chỉ số này sẽ được cá nhân hoá theo từng đối tượng cụ thể. Mức HbA1c 9% (lượng đường trong máu bệnh nhân trung bình khoảng 212 mg/dL) trở lên được xem là mức biểu thị cho nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Nếu mức HbA1c cao hơn 9% kéo dài thì bệnh nhân có nguy cơ đối diện với hàng loạt các biến chứng như: Bệnh thần kinh tiểu đường. Bệnh võng mạc tiểu đường . Bệnh thận tiểu đường. Tăng nguy cơ cắt cụt chi. Biến chứng trên tim mạch và đột quỵ, thậm chí tử vong sớm. Vậy nên khi hỏi chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm hay HbA1 bao nhiêu thì biến chứng, bạn cần lưu ý đến mức HbA1c cao 9% trở lên, HbA1c càng cao thì sức khỏe càng đáng báo động. Tại sao phải kiểm soát tốt chỉ số HbA1c? Các nghiên cứu cho thấy những người có thể hạ HbA1c xuống chỉ 1% (11 mmol/mol) sẽ: Giảm 25% nguy cơ biến chứng thần kinh ở tiểu đường (tổn thương các đầu dây thần kinh). Giảm 25% nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường (tổn thương võng mạc mắt). Giảm 25% nguy cơ mắc bệnh thận do tiểu đường (bệnh thận). Giảm 15% nguy cơ suy tim. Giảm 43% nguy cơ cắt cụt chi và bệnh mạch máu. Giảm 19% nguy cơ đục thủy tinh thể. Vì vậy, kiểm soát chỉ số HbA1c nằm trong mức mục tiêu là một trong các tiêu chí quan trọng trong điều trị và chăm sóc bệnh tiểu đường. Làm sao để đưa HbA1c về chỉ số bình thường? Hiểu rõ việc chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm, người bệnh cũng tăng cường nhận thức về việc kết hợp với bác sĩ để kiểm soát tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát chỉ số HbA1c nằm trong mục tiêu (thường dưới 7%) bằng các biện pháp như: Điều chỉnh việc dùng thuốc điều trị tiểu đường. Trong các trường hợp chỉ số HbA1c không đạt mức mục tiêu hay không ổn định, bác sĩ điều trị của bạn cần xem xét để cân nhắc thay đổi kế hoạch điều trị. Tăng cường vận động bởi vận động điều độ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đặc biệt có lợi trong việc giảm HbA1c. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát lượng carb trong chế độ ăn uống. Ngừng hút thuốc vì thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Trường hợp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đạt được mức HbA1c thấp hơn mức mục tiêu mà không bị hạ đường huyết , cần khuyến khích họ duy trì mức HbA1c này. Bạn cũng cần lưu ý đến một số yếu tố có thể khiến chỉ số HbA1c cao hoặc thấp hơn mức bình thường bao gồm suy thận, bệnh gan, một số bệnh rối loạn máu, một số thuốc (thuốc điều trị HIV và opioid), mất máu hoặc truyền máu, mang thai quá sớm hoặc quá muộn, và giảm cân đột ngột. Hello Bacsi hi vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn giải đáp câu hỏi chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm cũng như lợi ích của việc kiểm soát tốt chỉ số này nhé!
Chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm? Hiểu để kiểm soát tốt

Dataset Card for Dataset Name

This raw dataset contains blogs of selected topics from Hellobacsi.

Dataset Description

This dataset has 3 columns:

  • topic: topic of a blog
  • full_text: text data extracted from a blog
  • title: title of a blog

Source Data

Personal and Sensitive Information

Downloads last month
1
Edit dataset card