topic
stringclasses
149 values
context
stringlengths
84
21k
Evidence
stringlengths
51
1.33k
Nhà Lê
Bấy giờ, Hiến Tông có con trưởng là An vương Lê Tuân (黎洵), con thứ 2 là Uy Mục và con thứ 3 chính là Lê Túc Tông. Mẹ của An vương là Mai chiêu nghi, chỉ là thị thiếp nên dù là con trưởng của Hiến Tông nhưng An vương khó được xét làm người kế thừa, hơn nữa lúc nhỏ An vương phạm tội bất hiếu với mẹ, nên Hiến Tông càng không đoái hoài. Trong khi đó, mẹ của Túc Tông là chính thất, Trang Thuận hoàng hậu Nguyễn Hoàn, bản chất Túc Tông lại là người nhân hiếu, thông minh, ngôi Thái tử sớm thuộc về Túc Tông. Khi Hiến Tông qua đời năm 1504, Nguyễn Kính phi muốn đưa Uy Mục lên ngôi, đem tiền vàng hối lộ cho Thượng thư Đàm Văn Lễ, Văn Lễ không nhận mà quyết lập Túc Tông, Uy Mục từ đấy sinh hận.
Bấy giờ, Hiến Tông có con trưởng là An vương Lê Tuân (黎洵), con thứ 2 là Uy Mục và con thứ 3 chính là Lê Túc Tông. Mẹ của An vương là Mai chiêu nghi, chỉ là thị thiếp nên dù là con trưởng của Hiến Tông nhưng An vương khó được xét làm người kế thừa, hơn nữa lúc nhỏ An vương phạm tội bất hiếu với mẹ, nên Hiến Tông càng không đoái hoài.
Nhà Lê
Ngày 22 tháng 3, năm đầu niên hiệu Đoan Khánh, Uy Mục cho người trong đêm giết chết bà nội là Thái hoàng thái hậu Nguyễn Thị Hằng, vì Uy Mục căm giận Thái hậu sỉ nhục mẹ của mình và việc bà không chịu lập Uy Mục lên ngôi. Ngày 5 tháng 6, cũng năm ấy, Uy Mục sai cách chức Lễ bộ thượng thư Đàm Văn Lễ và Đô ngự sử Nguyễn Quang Bật, bấy giờ 2 người là những người không thừa nhận ngôi vị của Uy Mục, bị cách chức đày về Thừa tuyên Quảng Nam. Nhưng Uy Mục nghe lời Nguyễn Nhữ Vy, trên đường đi lén sai người giết chết cả hai người, về sau lại giết Nhữ Vy. Uy Mục còn ra lệnh cho giết hết những người Chiêm Thành bị bắt làm gia nô trong các điền trang của các thế gia, công thần. Ông từ khi lên ngôi, đêm nào cũng cùng với cung nhân uống rượu, rồi đến khi say thì giết đi rất tàn bạo. Phó sứ thần Nhà Minh là Hứa Thiên Tích (許天錫) sang, trông thấy Uy Mục, làm thơ gọi Uy Mục là Quỷ vương (鬼王):
Ngày 22 tháng 3, năm đầu niên hiệu Đoan Khánh, Uy Mục cho người trong đêm giết chết bà nội là Thái hoàng thái hậu Nguyễn Thị Hằng, vì Uy Mục căm giận Thái hậu sỉ nhục mẹ của mình và việc bà không chịu lập Uy Mục lên ngôi. Ông từ khi lên ngôi, đêm nào cũng cùng với cung nhân uống rượu, rồi đến khi say thì giết đi rất tàn bạo.
Nhà Lê
Sự tàn bạo của Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong hàng ngũ quan lại, tông thất. Quyền hành trong triều rơi vào tay họ ngoại của hoàng đế. Bấy giờ, uy quyền thuộc về họ ngoại, phía đông thì làng Hoa Lăng (quê của Nguyễn Kính phi), phía tây thì làng Nhân Mục (quê của Trần hoàng hậu), phía bắc thì làng Phù Chẩn (quê của Chiêu Nhân thái hậu) đều chuyên cậy quyền thế, vùi dập các quan, kẻ thì vì ý riêng mà giết hại sinh dân, kẻ thì dùng ngón kín mà yêu sách tiền của. Muôn dân ta oán mà hoàng đế vẫn không chừa, lại mang lòng ngờ vực, đố kỵ. Các quan người nào ngày trước không lập mình, thì thường giết đi. Lại ngầm sai nội nhân Nguyễn Đình Khoa dò xét cả các thân vương là các chú và anh em của ông. Trong đó, Kinh vương Lê Kiện là chú đã chạy trốn không biết đi đâu, chỉ có Giản Tu công Lê Oanh là con của Kiến vương Lê Tân, chú ruột của hoàng đế, thì bị giam vào ngục nhưng trốn thoát được. Do vậy, mọi người đều cảm thấy nguy đến thân mình, càng nghĩ đến việc nổi loạn.
Sự tàn bạo của Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong hàng ngũ quan lại, tông thất. Các quan người nào ngày trước không lập mình, thì thường giết đi.
Nhà Lê
Tháng 11 năm 1509, Giản Tu công giả xưng anh ruột của mình là Cẩm Giang Vương Lê Sùng (黎漴), dựng cờ ở Lam Kinh và đưa quân về Đông Kinh. Uy Mục bèn bắt giết Lê Sùng và mẹ của Lê Oanh là Trịnh Thị Tuyên. Giản Tu công vào chiếm kinh thành bắt được và bức Uy Mục tự tử ngày 1 tháng 12 năm 1510. Giản Tu công hận Uy Mục giết hại gia đình mình, chưa nguôi giận, sai người dùng súng lớn, để xác Uy Mục vào miệng súng, cho nổ tan hết hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn tại An Lăng (安陵) ở quê mẹ ông tại làng Phù Chẩn.
Tháng 11 năm 1509, Giản Tu công giả xưng anh ruột của mình là Cẩm Giang Vương Lê Sùng (黎漴), dựng cờ ở Lam Kinh và đưa quân về Đông Kinh. Giản Tu công vào chiếm kinh thành bắt được và bức Uy Mục tự tử ngày 1 tháng 12 năm 1510.
Nhà Lê
Lê Tương Dực, tên thật là Lê Oanh, con trai thứ hai của Kiến vương Lê Tân, là cháu nội của Lê Thánh Tông, dưới thời Lê Hiến Tông được ban phong hiệu Giản Tu công (簡修公). Khi Lê Uy Mục nghi ngờ tôn thất, bắt giam ông trong ngục, ông đã tìm kế thoát ra, gặp được Nghĩa quận công Nguyễn Văn Lang hiện đang ẩn dật tại Lam Kinh. Hai người tập hợp lực lượng, thảo chiếu dấy binh và tiến vào Đông Kinh vào năm 1509. Ông đặt niên hiệu là Hồng Thuận (洪順), bắt đầu thời kỳ trung hưng ngắn ngủi sau sự náo loạn dưới thời Uy Mục.
Lê Tương Dực, tên thật là Lê Oanh, con trai thứ hai của Kiến vương Lê Tân, là cháu nội của Lê Thánh Tông, dưới thời Lê Hiến Tông được ban phong hiệu Giản Tu công (簡修公). Hai người tập hợp lực lượng, thảo chiếu dấy binh và tiến vào Đông Kinh vào năm 1509.
Nhà Lê
Trong những năm đầu cầm quyền, Lê Tương Dực cũng có vài đóng góp thể hiện sự cố gắng vực dậy đất nước đã suy tàn, nhất là trong lĩnh vực khoa cử. Năm 1511, ông tổ chức kỳ thi Hội, đến kỳ thi Đình thì ông đích thân ra đề văn hỏi về đạo trị quốc. Ông cho trùng tu Quốc Tử Giám, dựng lại bia tiến sĩ tỏ rõ sự khuyến khích hiền tài. Đông các Đại học sĩ Đỗ Nhạc đã soạn bài ký ở Quốc Tử giám ca ngợi công đức của Lê Tương Dực, đánh giá là người đủ tài đức để tiếp nối cơ nghiệp của Thuần Hoàng khi xưa. Bấy giờ, Lại bộ tả thị lang Lương Đắc Bằng dâng kế trị nước, đại ý khuyên rằng sửa sang văn chiếu điển lệ; tỏ lòng hiếu để cho người trong nước thuận theo; rời xa sắc dục; không dùng lời nịnh; không tùy tiện trao thưởng quan tước; cân nhắc bổ nhiệm quan lại chân chính công bằng; tiết kiệm chi tiêu để khuyến khích sự liêm chính; khen người tiết nghĩa để trọng đạo cương thường; cấm hối hộ bỏ trừng thói tham ô; sửa sang võ bị để thủ thế hùng cường; lựa chọn ngôn quan để trọng dụng lời thật; nới nhẹ việc phu để xót thương dân chúng; hiệu lệnh tín thực để nắm ý chí thiên hạ; luật pháp chế độ phải thận trọng để mở nền thịnh trị thái bình. Bấy giờ Tương Dực Đế đều cho là lời hay, luôn nghe theo, chẳng mấy chốc mở ra thời kỳ trung hưng thịnh vượng dưới thời cai trị của ông.
Trong những năm đầu cầm quyền, Lê Tương Dực cũng có vài đóng góp thể hiện sự cố gắng vực dậy đất nước đã suy tàn, nhất là trong lĩnh vực khoa cử. Bấy giờ, Lại bộ tả thị lang Lương Đắc Bằng dâng kế trị nước, đại ý khuyên rằng sửa sang văn chiếu điển lệ; tỏ lòng hiếu để cho người trong nước thuận theo; rời xa sắc dục; không dùng lời nịnh; không tùy tiện trao thưởng quan tước; cân nhắc bổ nhiệm quan lại chân chính công bằng; tiết kiệm chi tiêu để khuyến khích sự liêm chính; khen người tiết nghĩa để trọng đạo cương thường; cấm hối hộ bỏ trừng thói tham ô; sửa sang võ bị để thủ thế hùng cường; lựa chọn ngôn quan để trọng dụng lời thật; nới nhẹ việc phu để xót thương dân chúng; hiệu lệnh tín thực để nắm ý chí thiên hạ; luật pháp chế độ phải thận trọng để mở nền thịnh trị thái bình.
Nhà Lê
Năm 1510, Tương Dực sai quan Binh bộ Thượng thư là Vũ Quỳnh soạn bộ Đại Việt thông giám thông khảo, gọi tắt là Đại Việt thông giám hay Việt giám thông khảo. Đại Việt thông giám gồm 26 quyển, chia thành Ngoại kỷ chép từ Hồng Bàng đến hết nhà Ngô, Bản kỷ từ Đinh Tiên Hoàng đến đầu thời Lê Thái Tổ. Tương Dực còn sai Lê Tung soạn bài tổng luận về bộ sử ấy. Theo Phan Huy Chú, bộ sách này được Lê Nại đánh giá là quy mô và đúng với kinh, trúng với sử.
Năm 1510, Tương Dực sai quan Binh bộ Thượng thư là Vũ Quỳnh soạn bộ Đại Việt thông giám thông khảo, gọi tắt là Đại Việt thông giám hay Việt giám thông khảo. Tương Dực còn sai Lê Tung soạn bài tổng luận về bộ sử ấy.
Nhà Lê
Năm 1511, người làng Quang Bị, huyện Bất Bạt là Trần Tuân nổi loại ở vùng Sơn Tây. Bấy giờ, nhân dân các phố xá ở kinh thành náo động, đều đem vợ con về quê quán, đường phố không còn một ai đi lại. Lê Tương Dực sai Mỹ Huệ hầu Trịnh Duy Sản chỉ huy quan quân đi đánh Trần Tuân. Bấy giờ, quân của Tuân đã bức sát đến huyện Từ Liêm (Quốc Oai), quan quân bại trận, lui về đóng ở các xứ Đông Ngạc, Nhật Chiêu. Về sau, Trịnh Duy Sản lập đại công, phá tan được cuộc nổi loạn, được phong tước Nguyên quận công (原郡公).
Năm 1511, người làng Quang Bị, huyện Bất Bạt là Trần Tuân nổi loại ở vùng Sơn Tây. Bấy giờ, quân của Tuân đã bức sát đến huyện Từ Liêm (Quốc Oai), quan quân bại trận, lui về đóng ở các xứ Đông Ngạc, Nhật Chiêu.
Nhà Lê
Năm 1516, Lê Tương Dực cho đắp thành rộng cả ngàn trượng chắn ngang sông Tô Lịch. Để thể hiện uy quyền đế vương, ông sai một người thợ là Vũ Như Tô xây điện 100 nóc, xây Cửu Trùng Đài. Quân dân làm trong mấy năm trời không xong, hao tổn tiền của, chết hại nhiều người. Bỏ bê việc nước, chỉ ngày ngày du ngoạn Hồ Tây, Tương Dực nghĩ ra nhiều trò quái lạ. Bấy giờ, có Trần Cảo thấy lời sấm ở phía Đông có khí thiên tử, bèn gầy dựng thế lực làm phản tại vùng Hải Dương, Đông Triều, Thủy Đường, tự xưng làm Đế Thích, chiêu mộ quân sĩ hơn 1 vạn người. Lê Tương Dực đích thân xuất chinh đi đánh giặc, ngự ở trên điện ra lệnh điều động các tướng. Sau quân triều đình sang đánh, Trần Cảo lui về đóng ở Trâu Sơn, thuộc phủ Từ Sơn. Tương Dực sai An Hòa hầu là Nguyễn Hoằng Dụ sang đóng quân ở Bồ Đề để chống giữ.
Năm 1516, Lê Tương Dực cho đắp thành rộng cả ngàn trượng chắn ngang sông Tô Lịch. Bỏ bê việc nước, chỉ ngày ngày du ngoạn Hồ Tây, Tương Dực nghĩ ra nhiều trò quái lạ.
Nhà Lê
Nguyên quận công Trịnh Duy Sản, bấy giờ có công lao dẹp loạn Trần Tuân, đem lòng oán hận Lê Tương Dực đã từng phạt mình bằng roi trước đây. Duy Sản nghe lời Thái sư Lê Quảng Độ và kẻ hầu là Trình Trí Sâm, âm mưu giết Lê Tương Dực và lập người mới, trở thành quyền thần. Ngày 7 tháng 4 năm đó, Duy Sản xông vào cung tìm và giết chết Lê Tương Dực, giết luôn nhiều quan nội thị theo hầu cận. Bấy giờ cho rằng Duy Sản là kẻ đại nghịch, sự đại loạn cuối đời Lê Sơ đều do y bắt đầu mà ra.
Nguyên quận công Trịnh Duy Sản, bấy giờ có công lao dẹp loạn Trần Tuân, đem lòng oán hận Lê Tương Dực đã từng phạt mình bằng roi trước đây. Ngày 7 tháng 4 năm đó, Duy Sản xông vào cung tìm và giết chết Lê Tương Dực, giết luôn nhiều quan nội thị theo hầu cận.
Nhà Lê
Sau khi giết Tương Dực Đế, Nguyên quận công Trịnh Duy Sản bèn tính lập con trưởng của Mục Ý vương là Lê Quang Trị, nhưng Vũ Tá hầu Phùng Mại lại muốn lập con trưởng của Cẩm Giang vương là Lê Y (黎椅). Bấy giờ Tường quận công Phùng Dĩnh sai lực sĩ giết chết Mại, rồi lập Quang Trị lên. Nhưng chưa được 3 ngày, Trịnh Duy Đại đã đem Quang Trị về Tây Kinh. Bọn đại thần Trịnh Duy Sản bấy giờ lại đón Lê Y lên ngôi, tức Lê Chiêu Tông.
Sau khi giết Tương Dực Đế, Nguyên quận công Trịnh Duy Sản bèn tính lập con trưởng của Mục Ý vương là Lê Quang Trị, nhưng Vũ Tá hầu Phùng Mại lại muốn lập con trưởng của Cẩm Giang vương là Lê Y (黎椅). Bọn đại thần Trịnh Duy Sản bấy giờ lại đón Lê Y lên ngôi, tức Lê Chiêu Tông.
Nhà Lê
Bấy giờ, An Hoà hầu Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, nghe tin Trịnh Duy Sản làm việc thí nghịch, liền nổi giận đem quân vượt sông, đốt phá phố xá ở kinh thành, bọn Trần Cảo ùa vào thì thành thất thủ, Thái sư Lê Quảng Độ ra hàng. Trịnh Duy Sản cùng triều đình đưa Chiêu Tông về Tây Kinh. Khi cửa thành bỏ hoang, dân chúng vào thành tranh nhau lấy vàng bạc, châu báu, bạch đàn, xạ hương, lụa là tơ gai đầy trong dân gian; sách vở, hồ tiêu, hương liệu các thứ vứt bỏ trên đường phố cao đến 2 tấc, không thể kể xiết. Người mạnh khoẻ tranh cướp vàng bạc, có người lấy được đến 400 lạng, người yếu cũng được đến hơn 200 lạng. Cung khuyết, kho tàng do vậy mà hết sạch.
Bấy giờ, An Hoà hầu Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, nghe tin Trịnh Duy Sản làm việc thí nghịch, liền nổi giận đem quân vượt sông, đốt phá phố xá ở kinh thành, bọn Trần Cảo ùa vào thì thành thất thủ, Thái sư Lê Quảng Độ ra hàng. Khi cửa thành bỏ hoang, dân chúng vào thành tranh nhau lấy vàng bạc, châu báu, bạch đàn, xạ hương, lụa là tơ gai đầy trong dân gian; sách vở, hồ tiêu, hương liệu các thứ vứt bỏ trên đường phố cao đến 2 tấc, không thể kể xiết.
Nhà Lê
Chiếm được kinh thành, Trần Cảo xưng làm Thiên Ứng Đế (天應帝), ra cung điện bàn việc triều đình, dùng Lê Quảng Độ coi việc. Lúc này Thiết Sơn bá Trần Chân, con nuôi của Nguyên quận công Trịnh Duy Sản, tập hợp quân sĩ hơn 6000 người ở chợ Hoàng Hoa (chợ Ngọc Hà ngày nay). Cảo xua Phan Ất đi trấn áp, 2 bên đánh nhau quyết liệt, Trần Chân do không có tiếp viện bèn lui về cố thủ. Bấy giờ Chiêu Tông từ Tây Kinh, hiệu triệu quân 3 phủ, sai các Nguyên quận công Trịnh Duy Sản, An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ, Bình Phú hầu Nguyễn Văn Lự (em của Nguyễn Văn Lang), Vĩnh Hưng hầu Trịnh Tuy đem quân thủy bộ cùng tiến thẳng đến Đông Kinh. Đồng thời gửi hịch cho các phủ huyện.
Chiếm được kinh thành, Trần Cảo xưng làm Thiên Ứng Đế (天應帝), ra cung điện bàn việc triều đình, dùng Lê Quảng Độ coi việc. Đồng thời gửi hịch cho các phủ huyện.
Nhà Lê
Năm 1517, An Hoà hầu Nguyễn Hoằng Dụ có hiềm khích với Vĩnh Hưng bá Trịnh Tuy, đóng quân chống nhau. Hoằng Dụ đóng quân ở phường Đông Hà, Tuy đóng quân ở ngoài thành Đại La chống giữ nhau, kinh thành trở thành chiến trường của 2 bên. Bấy giờ tướng Trần Chân có ân tình với họ Trịnh, thấy Nguyễn Hoằng Dụ đánh Trịnh Tuy bèn đem quân định cứu, đợi khi Hoằng Dụ vào chầu Chiêu Tông thì xông ra bắt. Khi ấy Hoằng Dụ đến cửa Đại Hưng, ngờ có quân của Trần Chân bèn đi thuyền chạy ra Thanh Hóa. Trần Chân gửi thư cho Trấn thủ Sơn Nam là Mạc Đăng Dung khuyên bắt Hoằng Dụ, nhưng Đăng Dung không nghe theo. Năm ấy, trong nước đói to, xác người chết đói nằm gối lên nhau. Những nơi trải qua binh lửa như Đông Triều, Giáp Sơn ở Hải Dương; Yên Phong, Tiên Du, Đông Ngàn ở Kinh Bắc lại càng đói dữ. Trần Chân sau khi đuổi được Hoằng Dụ, tiện tay chiếm giữ Kinh thành.
Năm 1517, An Hoà hầu Nguyễn Hoằng Dụ có hiềm khích với Vĩnh Hưng bá Trịnh Tuy, đóng quân chống nhau. Năm ấy, trong nước đói to, xác người chết đói nằm gối lên nhau.
Nhà Lê
Năm 1518, Chiêu Tông ra lệnh giết chết Thiết Sơn bá Trần Chân, cùng bè đảng hơn 6 người. Bấy giờ, quyền thế Trần Chân rất lớn, Vũ Xuyên hầu Mạc Đăng Dung còn phải kết thông gia. Trong kinh sư có kẻ hiếu sự làm câu ca rằng: "Trần hữu nhất nhân, vi thiên hạ quân, thố đầu hổ vĩ, tế thế an dân" (Có một người họ Trần, làm vua thiên hạ, đầu thỏ đuôi hổ, trị nước yên dân); Thọ quốc công Trịnh Hựu cùng với Thuỵ quân công Ngô Bính bàn với nhau rằng: Một người họ Trần tức là Trần Chân, đầu thỏ đuôi hổ tức là cuối năm Dần đầu năm Mão, sợ rằng vào năm ấy sẽ có biến loạn, họ khuyên Chiêu Tông sớm trừ đi. Trần Chân bị xử trảm, bêu đầu, đệ tử của Chân là Nguyễn Kính, Hoàng Duy Nhạc, Nguyễn Áng, Nguyễn Hiêu, Cao Xuân Thì họp binh với nhau ở chùa Yên Lãng, đánh sát vào kinh thành. Chiêu Tông nghe tin, đành đem trốn vào Gia Lâm. Bấy giờ, Vĩnh Hưng hầu Trịnh Tuy đóng quân ở xứ Sơn Nam có hơn 1 vạn người, nghe tin quan gia chạy ra ngoài, quân lính tan cả. Thế là quân Sơn Tây thả sức cướp phá, trong thành sạch không, Kinh sư thành bãi săn bắn, đánh cá. Chiêu Tông cho gọi Nguyễn Hoằng Dụ ra đánh bọn Nguyễn Kính. Nhưng Hoằng Dụ lưỡng lự không đi.
Năm 1518, Chiêu Tông ra lệnh giết chết Thiết Sơn bá Trần Chân, cùng bè đảng hơn 6 người. Bấy giờ, quyền thế Trần Chân rất lớn, Vũ Xuyên hầu Mạc Đăng Dung còn phải kết thông gia.
Nhà Lê
Để xoa dịu phe cánh Nguyễn Kính, Chiêu Tông sai giết những người gièm pha Trần Chân trước đây, nhưng Kính vẫn tụ tập cướp phá như trước. Mạc Đăng Dung khuyên Chiêu Tông về Bảo Châu (huyện Từ Liêm), nhưng nội thần Đỗ Nhạc và Nguyễn Dư can ngăn, Đăng Dung đem giết cả hai, đưa Chiêu Tông cùng em là Lê Xuân về Bảo Châu. Sau khi Chiêu Tông rời Đông Kinh, Vĩnh Hưng bá Trịnh Tuy cùng bọn giặc Sơn Tây lập Lê Bảng (黎榜), con của Tĩnh Tu công Lê Lộc (静修公黎禄) lên ngôi, đổi thành Đại Đức Đế (大德帝). Được nửa năm lại phế Bảng mà lập Lê Do (黎槱), đổi thành Thiên Hiến Đế (天宪帝). Cả hai đều là cháu 4 đời của Cung vương Lê Khắc Xương (黎克昌), con thứ hai của Thái Tông Văn Hoàng.
Để xoa dịu phe cánh Nguyễn Kính, Chiêu Tông sai giết những người gièm pha Trần Chân trước đây, nhưng Kính vẫn tụ tập cướp phá như trước. Được nửa năm lại phế Bảng mà lập Lê Do (黎槱), đổi thành Thiên Hiến Đế (天宪帝).
Nhà Lê
Năm 1519, Vĩnh Hưng bá Trịnh Tuy đánh úp Chiêu Tông ở dinh Bồ Đề, bị thua, phải đem Lê Do về Yên Lãng, Yên Lạc (Vĩnh Phú ngày nay). Tháng 7 năm ấy, Mạc Đăng Dung dẹp được Lê Do, bắt giết Do và Nguyễn Sư. Trịnh Tuy bỏ chạy về Tây Kinh, Nguyễn Kính đầu hàng. Cấp phong cho Đăng Dung làm Minh quận công (明郡公).
Năm 1519, Vĩnh Hưng bá Trịnh Tuy đánh úp Chiêu Tông ở dinh Bồ Đề, bị thua, phải đem Lê Do về Yên Lãng, Yên Lạc (Vĩnh Phú ngày nay). Cấp phong cho Đăng Dung làm Minh quận công (明郡公).
Nhà Lê
Năm 1521, Mạc Đăng Dung lại được phong làm Nhân quốc công (仁國公), lĩnh quản binh lực thủy bộ của 13 đạo, lại phong làm Thái phó. Tháng 8, Đăng Dung lãnh quân đến vùng Kinh Bắc, dẹp được Trần Cung, con của Trần Cảo. Lúc này quyền thế của Mạc Đăng Dung rất lớn, kiểm soát toàn bộ triều đình. Dung đem con gái nuôi vào cung hầu, tiếng là chầu hầu, thực ra là để dò xét, coi giữ. Lại cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh làm Dục Mỹ hầu (煜美侯), trông coi điện Kim Quang. Đăng Dung đi bộ thì lọng phượng giát vàng, đi thủy thì thuyền rồng giây kéo, ra vào cung cấm, không kiêng sợ gì. Lại giết bọn thị vệ Nguyễn Cấu, Đô lực sĩ Minh Sơn bá Nguyễn Thọ và Đàm Cử.
Năm 1521, Mạc Đăng Dung lại được phong làm Nhân quốc công (仁國公), lĩnh quản binh lực thủy bộ của 13 đạo, lại phong làm Thái phó. Lại cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh làm Dục Mỹ hầu (煜美侯), trông coi điện Kim Quang.
Nhà Lê
Ngày 27 tháng 7, năm Quang Thiệu thứ 7 (1522), Chiêu Tông chạy ra huyện Minh Nghĩa ở Sơn Tây (vùng đất nay thuộc tỉnh Hà Tây), lúc đó ông mưu ngầm với bọn Phạm Hiến, Phạm Thứ, sai người đem mật chiếu vào Tây Kinh bảo Trịnh Tuy nghênh viện. Hôm sau Đăng Dung nghe tin, cho người đuổi theo nhưng Chiêu Tông quyết chống lại, chạy vào thành Tây Kinh. Trong kinh thành, Mạc Đăng Dung cùng Thái sư Lượng quốc công Lê Phụ và các công hầu lập em của Chiêu Tông là Lê Xuân lên ngôi. Ngày 11 tháng 8, Mạc Đăng Dung cùng Lê Phụ tôn Lê Xuân lên, tức Lê Cung Hoàng, tuyên bố phế truất Chiêu Tông, gọi là Quang Thiệu Đế (光紹帝). Cung Hoàng lên ngôi, đặt niên hiệu là Thống Nguyên (統元), trong nước lúc đấy tồn tại 2 vị hoàng đế. Cung Hoàng bị Đăng Dung dời đến Hồng Thị, thuộc Hải Dương tạm trú ẩn; ngay khi nghe tin ấy Chiêu Tông ngự về Đông Kinh, thiết lập lại triều đình.
Ngày 27 tháng 7, năm Quang Thiệu thứ 7 (1522), Chiêu Tông chạy ra huyện Minh Nghĩa ở Sơn Tây (vùng đất nay thuộc tỉnh Hà Tây), lúc đó ông mưu ngầm với bọn Phạm Hiến, Phạm Thứ, sai người đem mật chiếu vào Tây Kinh bảo Trịnh Tuy nghênh viện. Hôm sau Đăng Dung nghe tin, cho người đuổi theo nhưng Chiêu Tông quyết chống lại, chạy vào thành Tây Kinh.
Nhà Lê
Bấy giờ các xứ Tây, Nam, Bắc thì Chiêu Tông đều lấy được cả, thanh thế lớn. Sau đó, Trịnh Tuy đem quân phủ Thanh Hóa vào chầu, Chiêu Tông nghe lời nịnh mà chém thuộc tướng của Tuy, nên Tuy sinh lòng hận thù. Ngày 18 tháng 10, Trịnh Tuy bắt Chiêu Tông về Thanh Hóa, Tây Kinh, cả nước đều thất vọng. Ngày 18 tháng 12, Mạc Đăng Dung sau khi dẹp phản loạn Giang Văn Dụ, đuổi khỏi kinh thành, đưa Cung Hoàng từ Hồng Thị về kinh sư.
Bấy giờ các xứ Tây, Nam, Bắc thì Chiêu Tông đều lấy được cả, thanh thế lớn. Ngày 18 tháng 10, Trịnh Tuy bắt Chiêu Tông về Thanh Hóa, Tây Kinh, cả nước đều thất vọng.
Nhà Lê
Năm 1525, Cung Hoàng phong Mạc Đăng Dung thêm thành Bình chương quốc trọng sự, đem quân đánh Trịnh Tuy, Tuy thua trận bỏ chạy rồi chết. Đăng Dung bắt được Chiêu Tông ở động An Nhân. Về đến kinh sư, Đăng Dung giam Chiêu Tông ở phường Đông Hà. Nghe tin Chiêu Tông bị bắt, các quần thần Phúc Lương hầu Hà Phi Chuẩn, Nghiêm Bá Kỳ, Đàm Thận Huy đều bị truy lùng và giết chết, bấy giờ triều đình đều nằm trong tay Mạc Đăng Dung. Ngày 18 tháng 12, năm 1526, Đang Dung bí mật sai Bái Khê bá Phạm Kim Bảng giết Chiêu Tông ở nơi bị giam, đem xác về chôn ở Vĩnh Hưng lăng.
Năm 1525, Cung Hoàng phong Mạc Đăng Dung thêm thành Bình chương quốc trọng sự, đem quân đánh Trịnh Tuy, Tuy thua trận bỏ chạy rồi chết. Ngày 18 tháng 12, năm 1526, Đang Dung bí mật sai Bái Khê bá Phạm Kim Bảng giết Chiêu Tông ở nơi bị giam, đem xác về chôn ở Vĩnh Hưng lăng.
Nhà Lê
Tai họa người Minh gây ra, từ cổ xưa chưa bao giờ có. Thái Tổ Cao hoàng đế đem quân một lữ diệt được giặc mạnh trăm vạn quân, trong hơn 10 năm mà thiên hạ đại định, việc ấy cũng đã khó rồi. Lại còn đích thân đem sáu quân, đánh dẹp bốn cõi, bình được Mường Lễ, Cẩu Hiểm, dẹp được Thái Nguyên, Tuyên Quang; Chiêm Thành phải phục tùng, Ai Lao phải khiếp sợ. Công đức lớn lao, không ai hơn được. Nhưng làm nhiều chuyện chém giết, có nhiều điều bất nhân. Thái Tông hoàng đế trọng đạo sùng nho, mở khoa thi chọn người tài, dùng người hiền nghe lời can, kính trời, chăm dân, cũng là bậc vua siêng năng. Nhưng say đắm tửu sắc, khi chết không được vẹn toàn. Nhân Tông hoàng đế trong tuổi ấu thơ, giữ vận phong hanh, mẫu hậu nắm quyền, trong cõi yên tĩnh. Nhưng không may gặp biến, rất đáng xót thương. Thánh Tông hoàng đế đương lúc trong nhà có hoạn nạn, mọi người cùng suy tôn lên giữ ngôi cao, sửa làm trăm việc. Lập phủ vệ, định quân chế, chấn hưng lễ nhạc, chọn dùng người liêm khiết tài năng, đánh dẹp Bắc phương, mở mang bờ cõi. Trà Toàn chịu bắt, Lão Qua tan vỡ, nước Lưu Cầu xe thây, giặc Cầm Công chạy chết, bốn rợ thần phục, tám cõi hướng theo, trong khoảng 38 năm, thiên hạ yên trị. Sao mà phồn thịnh vậy! Hiến Tông để lòng mưu trị mà ở ngôi không lâu, Túc Tông tôn sư trọng đạo mà ít tuổi, chết yểu. Nối theo thì Mẫn Lệ bạo ngược vô đạo, Linh Ân cướp nước giết vua, Đà Dương Vương thì nội loạn bị cưỡng bức, Cung Hoàng Đế thì ngôi trời đã chuyển dời, còn làm gì được nữa!
Tai họa người Minh gây ra, từ cổ xưa chưa bao giờ có. Thánh Tông hoàng đế đương lúc trong nhà có hoạn nạn, mọi người cùng suy tôn lên giữ ngôi cao, sửa làm trăm việc.
Nhà Lê
Bộ máy chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là Hoàng đế, thứ dưới là hệ thống quan liêu chặt chẽ. Để tập trung quyền lực vào Hoàng đế, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển... Hoàng đế trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.
Bộ máy chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là Hoàng đế, thứ dưới là hệ thống quan liêu chặt chẽ.
Nhà Lê
20 năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, đời sống nhân dân Đại Việt rất cực khổ. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp, Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn người được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. Nhà Lê kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng, đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ và định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền; cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.
20 năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, đời sống nhân dân Đại Việt rất cực khổ. Nhà Lê kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng, đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ và định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền; cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.
Nhà Lê
Nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Đông Kinh sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay. Phường Yên Thái làm giấy, phường Nghi Tàm dệt vải lụa, phường Hà Tân nung vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều, phường Ngũ Xá đúc đồng, phường gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác.
Nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Phường Yên Thái làm giấy, phường Nghi Tàm dệt vải lụa, phường Hà Tân nung vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều, phường Ngũ Xá đúc đồng, phường gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác.
Nhà Lê
Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v.v... ngày càng phát triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Đông Kinh là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v.v... ngày càng phát triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời.
Nhà Lê
Tuy nhiên, cùng với thủ công nghiệp, thương mại vẫn bị nhà nước ức chế. Thời nhà Lê, chính quyền dùng chính sách bế quan tỏa cảng. Nhà Lê hạn chế ngoại thương hơn cả nhà Lý, nhà Trần. Các tàu ngoại quốc tới buôn bán đều phải đậu ở Vân Đồn. Dân buôn muốn đi buôn bán thì phải có giấy phép, về cũng phải có giấy phép. Quan lại vô cớ tới Vân Đồn, dân chúng tự tiện đón tàu vào buôn bán cũng đều bị xử tội.
Tuy nhiên, cùng với thủ công nghiệp, thương mại vẫn bị nhà nước ức chế. Các tàu ngoại quốc tới buôn bán đều phải đậu ở Vân Đồn.
Nhà Lê
Ở các đạo phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là sách của nhà Nho. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời Lê Thánh Tông, tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
Ở các đạo phủ có trường công. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
Nhà Lê
Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tài liệu học tập thì gồm mấy bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh tinh túy, Bắc sử (Sử Trung Quốc). Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc lòng. Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng.
Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc lòng.
Nhà Lê
Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới. Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái. Việc thi cử, học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ, trạng nguyên đỗ đạt và thành danh.Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới Nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ.
Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này.
Nhà Lê
Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội bao gồm cả người Việt, người Hoa, dân tộc ít người. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy số lượng nô tì giảm dần.Nhờ chính sách khuyến nông, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Các nhà nghiên cứu Việt Nam tự nhận Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á.
Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội bao gồm cả người Việt, người Hoa, dân tộc ít người. Các nhà nghiên cứu Việt Nam tự nhận Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á.
Nhà Lê
Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca,... Văn thơ chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn v.v.... Ngoài ra, văn học thời Lê Sơ xuất hiện một bộ phận tác giả chuyên sử dụng văn học làm công cụ chỉ để ca ngợi nhà vua. Phần lớn các tác phẩm loại này được viết với lời lẽ rất trau chuốt, ý tứ cầu kỳ và tình cảm giả tạo.
Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca,... Văn thơ chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn v.v.... Ngoài ra, văn học thời Lê Sơ xuất hiện một bộ phận tác giả chuyên sử dụng văn học làm công cụ chỉ để ca ngợi nhà vua.
Nhà Lê
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm cung điện tại Lam Kinh, những đồ vật còn sót lại cho thấy tay nghề tinh xảo, tư duy quy mô lớn của nghệ nhân đương thời. Hiện nay còn lại một số dấu vết của Lam Kinh ở Thanh Hóa như nền cột, bậc thềm, một số con vật bằng đá. Cung điện Lam Kinh xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật dài 314 mét rộng 254 mét, có tường thành bao bọc dày 1m. Trong các bia đá, nổi tiếng nhất là bia Vĩnh Lăng (viết về Lê Thái Tổ).
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm cung điện tại Lam Kinh, những đồ vật còn sót lại cho thấy tay nghề tinh xảo, tư duy quy mô lớn của nghệ nhân đương thời. Hiện nay còn lại một số dấu vết của Lam Kinh ở Thanh Hóa như nền cột, bậc thềm, một số con vật bằng đá.
Nhà Lê
Hoàng đế Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo. Việc canh phòng và cảnh giác về vấn đề biên cương rất chặt chẽ và cẩn thận nên triều đình nhà Minh rất tôn trọng và có phần e ngại. Lê Thánh Tông cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tổ chức, trước đó quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ.
Hoàng đế Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo. Mỗi phủ có vệ, sở.
Nhà Lê
Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh. Vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc; gồm súng hỏa mai, đao, kiếm, giáo, mác, cung, tên, hỏa đồng, hỏa pháo. Được trang bị hết sức đầy đủ, hùng mạnh.Hằng năm quân lính được luyện tập võ nghệ chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ không để xâm lấn.
Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ không để xâm lấn.
Nhà Lê
Tháng 10 năm ấy, Lê Thánh Tông sai sứ đem việc Chiêm Thành đánh úp biên giới sang báo cáo với nhà Minh, và thân chinh cầm 200.000 quân tiến vào đất Chiêm Thành. Tháng 3 năm 1471, kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành thất thủ. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hơn 30.000 người Chiêm bị bắt, trong đó có chúa Trà Toàn. 40.000 lính Chiêm Thành đã tử trận.
Tháng 10 năm ấy, Lê Thánh Tông sai sứ đem việc Chiêm Thành đánh úp biên giới sang báo cáo với nhà Minh, và thân chinh cầm 200.000 quân tiến vào đất Chiêm Thành. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hơn 30.000 người Chiêm bị bắt, trong đó có chúa Trà Toàn.
Lê Duẩn
Lê Duẩn, tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907, tại làng Bích La, xã Triệu Đông (nay thuộc xã Triệu Thành), huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong một gia đình nông dân. Cha ông là Lê Hiệp, làm nghề mộc. Mẹ ông là Võ Thị Đạo, làm ruộng. Sau đó ông theo gia đình về sinh sống tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành cùng huyện, ở bên kia dòng sông Thạch Hãn. Khu lưu niệm về ông được xây dựng tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành.
Lê Duẩn, tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907, tại làng Bích La, xã Triệu Đông (nay thuộc xã Triệu Thành), huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong một gia đình nông dân. Cha ông là Lê Hiệp, làm nghề mộc.
Lê Duẩn
Năm 1920, Lê Duẩn học hết Tiểu học. Sau đó ông lên tỉnh học Trung học được 1 năm thì bỏ học. Khi lớn lên, chứng kiến cảnh đất nước bị thống trị bởi thực dân Pháp, Lê Duẩn đã nuôi hy vọng phải cứu nước. Ông tâm sự: "Hồi 15 tuổi, đọc lịch sử, tôi buồn lắm, nghĩ nhất định phải đi cứu nước".
Năm 1920, Lê Duẩn học hết Tiểu học. Khi lớn lên, chứng kiến cảnh đất nước bị thống trị bởi thực dân Pháp, Lê Duẩn đã nuôi hy vọng phải cứu nước.
Lê Duẩn
Từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 12 năm 1947 Hội nghị đại biểu Xứ ủy Nam Bộ diễn ra tại Kinh Năm Ngàn, xã Nhơn Ninh, huyện Mộc Hóa, Đồng Tháp Mười, căn cứ của Khu 8. Đây là Hội nghị đại biểu đầu tiên có mặt đông đủ đại biểu các Tỉnh ủy, Khu ủy. Lê Duẩn chủ trì Hội nghị. Hội nghị đã bầu ra Xứ ủy chính thức do Lê Duẩn làm Bí thư.
Từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 12 năm 1947 Hội nghị đại biểu Xứ ủy Nam Bộ diễn ra tại Kinh Năm Ngàn, xã Nhơn Ninh, huyện Mộc Hóa, Đồng Tháp Mười, căn cứ của Khu 8. Hội nghị đã bầu ra Xứ ủy chính thức do Lê Duẩn làm Bí thư.
Lê Duẩn
Từ năm 1954 đến năm 1957, Lê Duẩn ở lại miền Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng. Tháng 8 năm 1954, khi đang công tác ở Quảng Ngãi, ông đã nhận được lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Nam để cùng với Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo phong trào cách mạng trong tình hình mới. Trong thời gian này, ông di chuyển liên tục tại những vùng nông thôn hẻo lánh miền Tây, miền Trung Nam Bộ đến các thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Lạt... Tháng 8 năm 1956, ông đã hoàn thành bản dự thảo “Đề cương cách mạng miền Nam” tại căn nhà số 29 đường Huỳnh Khương Ninh, gần chợ Đa Kao (nay thuộc quận 1, TP Hồ Chí Minh). Chứng kiến thực tế phong trào quần chúng miền Nam đòi thi hành tuyển cử thống nhất đất nước bị Mỹ-Diệm đàn áp đẫm máu, ông sớm dự đoán “Nhân dân ta ở miền Nam chỉ có một con đường là vùng lên chống Mỹ - Diệm, để cứu nước và tự cứu mình. Đó là con đường cách mạng. Ngoài con đường đó, không còn con đường nào khác”
Từ năm 1954 đến năm 1957, Lê Duẩn ở lại miền Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng. Chứng kiến thực tế phong trào quần chúng miền Nam đòi thi hành tuyển cử thống nhất đất nước bị Mỹ-Diệm đàn áp đẫm máu, ông sớm dự đoán “Nhân dân ta ở miền Nam chỉ có một con đường là vùng lên chống Mỹ - Diệm, để cứu nước và tự cứu mình.
Lê Duẩn
Tại miền Nam, trong 4 năm (1955–1958), Việt Nam Cộng Hòa đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng. Tại Nam Bộ, chỉ còn 5.000 đảng viên so với 60.000 đảng viên trước đó. Ở đồng bằng Liên khu V, có khoảng 40% tỉnh ủy viên, 60% huyện ủy viên, 70% chi ủy viên chết, 12 huyện không còn cơ sở Đảng. Tính riêng ở hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, trong ba năm từ 1957 đến 1959, gần một vạn cán bộ, đảng viên đã chết hoặc ở tù. Ở Bến Tre, 17.000 người bị bắt, tù đày. Tại trại giam Phú Lợi ở Thủ Dầu Một, có 6.000 người đã bị chính quyền đầu độc làm cho 1.000 người chết ngay, 4.000 người bị trúng độc nặng. Trong tháng 6 năm 1959, Xứ ủy Nam Bộ đã 3 lần điện gửi Trung ương Đảng báo cáo về tình hình Việt Nam Cộng Hòa tăng cường ở Tây Nam Bộ và khẳng định: “Sự đàn áp khốc liệt của địch làm cho nhân dân Nam Bộ không còn con đường nào khác phải vùng lên chống lại”
Tại miền Nam, trong 4 năm (1955–1958), Việt Nam Cộng Hòa đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng. Tại Nam Bộ, chỉ còn 5.000 đảng viên so với 60.000 đảng viên trước đó.
Lê Duẩn
Hai đại biểu của Xứ ủy Nam Bộ là Phan Văn Đáng và Phạm Văn Xô đã ra Bắc báo cáo trực tiếp, tại đây, 2 ông cùng với Lê Duẩn báo cáo tình hình cách mạng miền Nam và có tác động mạnh mẽ để Trung ương Đảng thông qua Đề cương cách mạng miền Nam do Lê Duẩn viết và Nghị quyết 15 chuyển hình thức đấu tranh chính trị đơn thuần sang kết hợp đấu tranh vũ trang. Lê Duẩn đã bố trí cho hai người tới chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhắc: “Cứ nói hết tình hình miền Nam với Bác”. Trong cuộc gặp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các chú về báo cáo với Xứ ủy: nhất định không để cho địch tiêu diệt lực lượng cách mạng ở miền Nam... Trung ương ở xa, Xứ ủy vừa có trách nhiệm với Trung ương, vừa phải có trách niệm với Đảng bộ và nhân dân miền Nam”. Phan Văn Đáng và Phạm Văn Xô đã trao đổi hai ngày với Lê Duẩn trước khi trở lại chiến trường Nam Bộ, được Lê Duẩn nhắn nhủ: “Bác nói thế rồi. Vậy các anh về báo cáo với Xứ ủy cứ thế mà làm!” Trong thư “Gửi anh Mười Cúc và các đồng chí Nam Bộ ngày 7 tháng 2 năm 1961”, Lê Duẩn nhắc lại: “Hồi ấy, có đồng chí đề nghị không nên đấu tranh vũ trang vì sợ rằng dùng lực lượng vũ trang sẽ có hại cho việc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ. Nhưng tôi đã trình bày, đã nói rõ sự cần thiết phải xây dựng lực lượng vũ trang”
Hai đại biểu của Xứ ủy Nam Bộ là Phan Văn Đáng và Phạm Văn Xô đã ra Bắc báo cáo trực tiếp, tại đây, 2 ông cùng với Lê Duẩn báo cáo tình hình cách mạng miền Nam và có tác động mạnh mẽ để Trung ương Đảng thông qua Đề cương cách mạng miền Nam do Lê Duẩn viết và Nghị quyết 15 chuyển hình thức đấu tranh chính trị đơn thuần sang kết hợp đấu tranh vũ trang. Nhưng tôi đã trình bày, đã nói rõ sự cần thiết phải xây dựng lực lượng vũ trang”
Lê Duẩn
Theo Stein Tonnesson, Lê Duẩn là một nhà lãnh đạo xuất thân từ địa phương. Ông chưa bao giờ đi khắp thế giới lúc còn trẻ như Hồ Chí Minh. Ông cũng chưa bao giờ sát cánh làm việc với Hồ Chí Minh ngay từ những năm 1940 như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp hay Trường Chinh. Quyết định của Hồ Chí Minh trao chức lãnh đạo Đảng cho Lê Duẩn năm 1957–1960, và việc Hồ Chí Minh ủng hộ Lê Duẩn trong cuộc bầu cử năm 1960, phải được hiểu như là một cách để đảm bảo sự đoàn kết quốc gia. Ở thời kỳ mà đất nước Việt Nam đang bị chia đôi, và nhiều cán bộ Miền Nam đã tập kết ra Bắc, cách hay nhất để bảo đảm Đảng Lao động Việt Nam sẽ đại diện cho tất cả người Việt Nam ở mọi miền đất nước, là đưa một cán bộ từ Miền Nam lên lãnh đạo toàn Đảng, đây có thể chính là động lực thúc đẩy đưa đến sự lựa chọn của Hồ Chí Minh.
Theo Stein Tonnesson, Lê Duẩn là một nhà lãnh đạo xuất thân từ địa phương. Quyết định của Hồ Chí Minh trao chức lãnh đạo Đảng cho Lê Duẩn năm 1957–1960, và việc Hồ Chí Minh ủng hộ Lê Duẩn trong cuộc bầu cử năm 1960, phải được hiểu như là một cách để đảm bảo sự đoàn kết quốc gia.
Lê Duẩn
Lê Duẩn luôn nhấn mạnh: muốn thắng Mỹ thì Việt Nam phải có tinh thần tự lực, không sợ kẻ thù và cũng không để nước ngoài (kể cả đồng minh) chi phối. Trong một cuộc họp, ông nói với Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thưa Bác, chúng ta muốn thắng Mỹ, có một điều rất quan trọng là chúng ta phải không được sợ Mỹ, nhưng cũng không được sợ Trung Quốc và không được sợ Liên Xô”. Có người trong Bộ Chính trị phản đối ý kiến đó, nhưng đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã đứng lên ủng hộ: “Thưa Bác, việc anh Ba nói vậy là vô cùng cần thiết và nhất định phải như vậy chúng ta mới thắng được”. Cả Bộ Chính trị vỗ tay hoan hô ý kiến đó.
Lê Duẩn luôn nhấn mạnh: muốn thắng Mỹ thì Việt Nam phải có tinh thần tự lực, không sợ kẻ thù và cũng không để nước ngoài (kể cả đồng minh) chi phối. Trong một cuộc họp, ông nói với Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thưa Bác, chúng ta muốn thắng Mỹ, có một điều rất quan trọng là chúng ta phải không được sợ Mỹ, nhưng cũng không được sợ Trung Quốc và không được sợ Liên Xô”.
Lê Duẩn
Trong thời gian chuẩn bị diễn ra Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trong đợt dưỡng bệnh dài ngày tại Trung Quốc (ông liên tục ốm nặng kể từ năm 1966, hầu như cả năm 1967, ông ở Trung Quốc chữa bệnh). Tuy vậy, Hồ Chủ tịch vẫn quay về Việt Nam 2 lần (vào tháng 7 và tháng 12 năm 1967) để chỉ đạo và phê duyệt quyết định tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tối ngày 23 tháng 12, Hồ Chí Minh đi máy bay về đến Hà Nội, đích thân Lê Duẩn cùng Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ ra đón Hồ Chí Minh tại sân bay, cùng về nhà và báo cáo công tác chuẩn bị cho Hồ Chí Minh. Ngày 28 tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt ngay bên nhà sàn của Hồ Chủ tịch, Hồ Chí Minh cùng Lê Duẩn và các thành viên khác của Bộ Chính trị đã thống nhất lần cuối kế hoạch tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân.
Trong thời gian chuẩn bị diễn ra Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trong đợt dưỡng bệnh dài ngày tại Trung Quốc (ông liên tục ốm nặng kể từ năm 1966, hầu như cả năm 1967, ông ở Trung Quốc chữa bệnh). Tối ngày 23 tháng 12, Hồ Chí Minh đi máy bay về đến Hà Nội, đích thân Lê Duẩn cùng Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ ra đón Hồ Chí Minh tại sân bay, cùng về nhà và báo cáo công tác chuẩn bị cho Hồ Chí Minh.
Lê Duẩn
Năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời. Lê Duẩn là người đọc điếu văn tang lễ, ông đã nấc nghẹn nhiều lần khi đọc lời truy điệu “… Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta…”. Đây là lần duy nhất người ta thấy ông khóc trong các bộ phim tài liệu.
Năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời. Đau thương này thật là vô hạn!
Lê Duẩn
Một là, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày đêm anh đau đáu suy nghĩ việc đó. Năm xưa anh hào hứng mang bản “Đề cương cách mạng miền Nam” ra Bắc. Đó là cơ sở để Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta ra Nghị quyết 15, tạo nên bước nhảy vọt cho cách mạng miền Nam.
Một là, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là cơ sở để Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta ra Nghị quyết 15, tạo nên bước nhảy vọt cho cách mạng miền Nam.
Lê Duẩn
Năm 1972, quốc tế diễn ra nhiều sự kiện gây khó khăn lớn đối với cách mạng Việt Nam. Một lần nữa, anh Lê Duẩn đã cùng Bộ Chính trị - Bộ chỉ huy tối cao của cách mạng Việt Nam, tỉnh táo, sáng suốt tìm ra sách lược mới. Rồi tiến tới quyết định giải phóng miền Nam trong hai năm 1975–1976, tiến tới giải phóng trước tháng 5 năm 1975 khi thời cơ đã tới. Đây là một quyết định sáng suốt. Tôi cho rằng, quyết định này xuất phát từ trí tuệ chứ không chỉ từ tấm lòng...
Năm 1972, quốc tế diễn ra nhiều sự kiện gây khó khăn lớn đối với cách mạng Việt Nam. Đây là một quyết định sáng suốt.
Lê Duẩn
Đến tháng 11 năm 1973, sau khi được cùng anh Võ Văn Kiệt và Khu ủy Khu 9 lãnh đạo, chỉ huy lực lượng cách mạng của Quân khu đánh bại kế hoạch “Tràn ngập lãnh thổ” của địch, làm phá sản chiến lược bình định lấn chiếm sau Hiệp định Paris của chính quyền Sài Gòn, tôi được anh Lê Duẩn gọi ra Bắc báo cáo tình hình chiến trường. Anh nói rằng: “Mỹ tăng cố vấn và tăng viện trợ để thực hiện ý đồ “Quốc gia dân tộc”; nhưng bọn ngụy quyền vẫn tham nhũng và mâu thuẫn nhau nên chưa thực hiện được. Cả bộ máy quân sự khá đồ sộ, từ quân chủ lực tới quân địa phương, bảo an dân vệ, đến phòng vệ dân sự… đông, đồ sộ nhưng không mạnh”. Anh nói một cách rành rẽ và kiên quyết: “Quyết không để cho quân ngụy nó lại hồn, không để cho nó trấn tĩnh lại, phải chớp thời cơ càng nhanh càng tốt...
Đến tháng 11 năm 1973, sau khi được cùng anh Võ Văn Kiệt và Khu ủy Khu 9 lãnh đạo, chỉ huy lực lượng cách mạng của Quân khu đánh bại kế hoạch “Tràn ngập lãnh thổ” của địch, làm phá sản chiến lược bình định lấn chiếm sau Hiệp định Paris của chính quyền Sài Gòn, tôi được anh Lê Duẩn gọi ra Bắc báo cáo tình hình chiến trường. Anh nói một cách rành rẽ và kiên quyết: “Quyết không để cho quân ngụy nó lại hồn, không để cho nó trấn tĩnh lại, phải chớp thời cơ càng nhanh càng tốt...
Lê Duẩn
Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn và Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã chỉ rõ: Nhằm lúc Mỹ rút nhưng chưa rút xong và không thể quay lại, ngụy ở lại thì chưa ổn định, đây là thời cơ tốt nhất để ta tổng tiến công và nổi dậy đánh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Thời cơ là vô cùng quan trọng. Thời cơ là sức mạnh. Đây là một tư duy sáng suốt.
Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn và Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã chỉ rõ: Nhằm lúc Mỹ rút nhưng chưa rút xong và không thể quay lại, ngụy ở lại thì chưa ổn định, đây là thời cơ tốt nhất để ta tổng tiến công và nổi dậy đánh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Thời cơ là sức mạnh.
Lê Duẩn
Đầu tháng 6 năm 1973, sau khi nghe báo cáo việc Bộ Tổng Tham mưu đang xúc tiến xây dựng "Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà", Lê Duẩn đã triệu tập toàn tổ soạn thảo sang trực tiếp trình bày cho Lê Duẩn nghe về bản kế hoạch ngay chiều hôm ấy. Ông cơ bản nhất trí với những nội dung chính của báo cáo, đồng thời chỉ ra một số phương hướng để thực hiện kế hoạch. Ngày 20 tháng 7 năm 1974, Lê Duẩn lại có cuộc gặp riêng với Thượng tướng Hoàng Văn Thái và Thiếu tướng Lê Trọng Tấn – hai Phó Tổng tham mưu trưởng tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Ông kết luận: "Tôi đồng ý với ý kiến của Bộ Tổng tham mưu là Bộ Chính trị phải có nghị quyết về tình hình mới, thống nhất hành động, thống nhất ý chí để huy động sức mạnh của cả nước vào sự nghiệp lớn lao này". Và ông đã cho nhiều ý kiến chỉ đạo, xác đáng vào kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu.
Đầu tháng 6 năm 1973, sau khi nghe báo cáo việc Bộ Tổng Tham mưu đang xúc tiến xây dựng "Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà", Lê Duẩn đã triệu tập toàn tổ soạn thảo sang trực tiếp trình bày cho Lê Duẩn nghe về bản kế hoạch ngay chiều hôm ấy. Ngày 20 tháng 7 năm 1974, Lê Duẩn lại có cuộc gặp riêng với Thượng tướng Hoàng Văn Thái và Thiếu tướng Lê Trọng Tấn – hai Phó Tổng tham mưu trưởng tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
Lê Duẩn
Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 9 năm 1975, Lê Duẩn nêu vấn đề Hoàng Sa trong chuyến thăm Trung Quốc. Phản ứng không nhượng bộ của Trung Quốc làm ông khó chịu. Ngày 15 tháng 3 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố "Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt – Trung", trong đó lên án việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng quốc phòng, giới thiệu 19 tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này đã khiến Trung Quốc bất bình và bắt đầu một thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này đã khiến Trung Quốc bất bình và bắt đầu một thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Lê Duẩn
Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, khoảng 4% dân số Việt Nam là người gốc Hoa, trong đó có hơn 1,5 triệu Hoa kiều sinh sống chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn, Sài Gòn, và chỉ có khoảng 300.000 người Việt gốc Hoa sống ở miền Bắc. Ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường miền Nam Việt Nam.
Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, khoảng 4% dân số Việt Nam là người gốc Hoa, trong đó có hơn 1,5 triệu Hoa kiều sinh sống chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn, Sài Gòn, và chỉ có khoảng 300.000 người Việt gốc Hoa sống ở miền Bắc. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu.
Lê Duẩn
Vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn. Với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng uy thế kinh tế của Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình, vấn đề Hoa kiều được Chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản. Năm 1977, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc.Năm 1978, người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho Chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài và coi người Hoa kiều là một tổ chức bí mật hoạt động ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tay với Trung Quốc để phá hoại. Để chấm dứt tình trạng này, Lê Duẩn đưa ra biện pháp cứng rắn là quốc hữu hóa tài sản của người Hoa. Trong các tháng 3 và 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ, Nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Đến năm 1982, người Hoa ở Việt Nam đã lũ lượt rời Việt Nam vượt biên qua đường biển, đường bộ để đến nước thứ ba.Đến năm 1989, số người gốc Hoa tại Việt Nam đã giảm từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000. Người gốc Hoa không còn kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và các phong tục, ngôn ngữ gốc Hoa của họ đã mất đi phần lớn. Việt Nam là một ngoại lệ hiếm hoi so với những nước Đông Nam Á khác: người gốc Hoa đã gần như bị đồng hóa bởi người Việt Nam, họ cũng không còn gắn kết thành một cộng đồng tự trị như trước. Mặc dù đám đông người Việt có thể phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng không ai nghĩ đến việc trả thù gia đình thương gia gốc Hoa (trong khi ở các nước Đông Nam Á khác, người Hoa có sức ảnh hưởng rất mạnh: vào cuối thế kỷ 20, người gốc Hoa sở hữu hơn 80% thị trường chứng khoán Thái Lan, 62% ở Malaysia, 50% ở Philippines, trên 70% tổng số tài sản công ty tại Indonesia, và các nước sở tại đều không thể đồng hóa được họ. Ở Thái Lan thì người gốc Hoa thậm chí còn chiếm một tỉ lệ đáng kể trong Chính phủ).
Vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn. Những điều này làm cho Chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài và coi người Hoa kiều là một tổ chức bí mật hoạt động ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tay với Trung Quốc để phá hoại.
Lê Duẩn
Tuy nhiên, đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy muốn áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa ngay. Vì thế, Hội nghị cuối cùng quyết nghị: xóa bỏ tư sản mại bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ. Giáo sư Trần Văn Thọ viết về tình trạng kinh tế giai đoạn đó: "Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất (về kinh tế) trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976. Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó. Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam... Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và những khó khăn cùng cực khác làm phát sinh hiện tượng "phá rào" trong nông nghiệp, trong mậu dịch và trong việc quyết định giá cả lương thực đã cải thiện tình hình tại một số địa phương. Nhưng phải đợi đến đổi mới (tháng 12 năm 1986) mới có biến chuyển thực sự. Do tình trạng đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong 10 năm trước đổi mới chỉ tăng 35%, trong thời gian đó dân số tăng 22%. Như vậy, GDP đầu người trung bình tăng chỉ độ 1% (mỗi năm)"Sau 1975, tỷ lệ thương tật, chưa kể số nhiễm chất độc hóa học tại Việt Nam là trên 10%, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới. Mỹ và các nước thân Mỹ bao vây cấm vận, trong khi đó Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu thì mắc sai lầm nghiêm trọng để rồi dẫn đến sụp đổ. Khối SEV, nguồn viện trợ duy nhất của Việt Nam đã cạn dần rồi mất hẳn. Lê Duẩn đã cố gắng chèo lái nước nhà không bị sụp đổ, tuy có gian nan vất vả nhưng vẫn trụ vững.
Tuy nhiên, đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy muốn áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa ngay. Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976.
Lê Duẩn
Theo lời kể của con trai Lê Duẩn, ông từng muốn duy trì kinh tế thị trường tại miền Nam và kinh tế bao cấp tại miền Bắc để đánh giá ưu khuyết điểm, từ đó chọn con đường tốt nhất. Ông cũng cử ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch sang Mỹ để đàm phán bình thường hóa quan hệ. Nhưng bối cảnh lịch sử lúc đó khiến Lê Duẩn không dễ thực hiện mục đích của mình. Chính phủ Mỹ từ chối bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, trong khi những nhà lãnh đạo trong nước thời đó đều tin vào hiệu quả của hệ thống xã hội chủ nghĩa mô hình Xô viết bởi khi đó Liên Xô vẫn đang rất hùng mạnh. Khi Nam Tư đưa ra khái niệm kinh tế thị trường, họ đã bị khai trừ ra khỏi hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa. Do đó, những ý tưởng của Lê Duẩn là trái với lý tưởng của nhiều người trong tập thể ban lãnh đạo. Cho nên, Lê Duẩn không thể dễ dàng bày tỏ quan điểm của mình và thuyết phục những lãnh đạo khác nhất trí với quan điểm đó. Nếu cứ cố làm thì sẽ gây chia rẽ trong nội bộ Đảng, mà cần phải làm từ từ để dần thuyết phục những người khác. Cho tới nay, nhiều người vẫn phê phán Lê Duẩn vì việc duy trì nền kinh tế bao cấp quá lâu khiến cho đất nước rơi vào khủng hoảng, nhưng bối cảnh lịch sử lúc đó đã khiến ông không thể làm khác đi được.Tại Đại hội lần thứ năm của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 3 năm 1982), Báo cáo chính trị của Lê Duẩn đã phê bình hai loại nhận thức: Một là “chủ quan nóng vội” (đề ra một số chỉ tiêu quá cao về quy mô, tốc độ phát triển sản xuất ở một số địa phương); Hai là “bảo thủ, trì trệ”, duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách chế độ. Đại hội đã quyết định “Đổi mới chế độ quản lý và kế hoạch hóa hiện hành. Xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính, quan liêu, bao cấp; khắc phục bằng được tình trạng trì trệ, bảo thủ… Vừa nắm vững giá trị sử dụng, vừa coi trọng giá trị và quy luật giá trị”. Như vậy, ngay từ Đại hội 5, Ban Chấp hành Trung ương và Tổng Bí thư Lê Duẩn đã chỉ ra mặt tiêu cực của cơ chế quan liêu bao cấp và từng bước xóa bỏ cơ chế này. Đại hội Đảng lần 6 (năm 1986) là bắt đầu của công cuộc Đổi Mới, nhưng ý tưởng này đã manh nha từ Đại hội 5 với bài phát biểu của Lê Duẩn.
Theo lời kể của con trai Lê Duẩn, ông từng muốn duy trì kinh tế thị trường tại miền Nam và kinh tế bao cấp tại miền Bắc để đánh giá ưu khuyết điểm, từ đó chọn con đường tốt nhất. Cho nên, Lê Duẩn không thể dễ dàng bày tỏ quan điểm của mình và thuyết phục những lãnh đạo khác nhất trí với quan điểm đó.
Lê Duẩn
Bà Nguyễn Thụy Nga (tên thường gọi Nguyễn Thị Vân hoặc Bảy Vân, 1925 — 26 tháng 10 năm 2018), kết hôn năm 1950 tại miền Tây Nam Bộ, do Lê Đức Thọ làm mối, Phạm Hùng làm chủ hôn. Sau 1975, bà Nga làm Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Hành chính trị sự của báo Sài Gòn Giải phóng. Trước khi qua đời bà sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hai người có ba người con:
Bà Nguyễn Thụy Nga (tên thường gọi Nguyễn Thị Vân hoặc Bảy Vân, 1925 — 26 tháng 10 năm 2018), kết hôn năm 1950 tại miền Tây Nam Bộ, do Lê Đức Thọ làm mối, Phạm Hùng làm chủ hôn. Trước khi qua đời bà sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Duẩn
Lê Kiên Thành (sinh 1955), học kỹ sư hàng không tại Liên Xô, sau đó là Phó Tiến sĩ vật lý. Khi về nước chuyển ngành sang kinh doanh, đã từng là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến Thực phẩm Thái Minh; đồng sở hữu sân golf Đầm Vạc và là Chủ tịch Hiệp hội golf Việt Nam (VGA). Ông còn là thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Lê Kiên Thành (sinh 1955), học kỹ sư hàng không tại Liên Xô, sau đó là Phó Tiến sĩ vật lý. Ông còn là thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.
Lê Duẩn
Trong suốt 26 năm, với cương vị là Bí thư thứ nhất và sau đó là Tổng Bí thư, Lê Duẩn đã để lại nhiều di sản với lịch sử Việt Nam. Ông có công lao trong sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ để giải phóng và thống nhất dân tộc, cũng như ý chí kiên cường, tinh thần cảnh giác trong việc chống lại chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Theo một số nhận định, Lê Duẩn luôn có tự tin khi đứng trước những nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông từng nói: "Chúng ta muốn thắng Mỹ, có một điều rất quan trọng là chúng ta phải không được sợ Mỹ, nhưng cũng không được sợ Trung Quốc và không được sợ Liên Xô". Cả Bộ Chính trị vỗ tay hoan hô ý kiến đó, tuy nhiên những văn bản họp Bộ Chính trị khi đó hầu như chưa được công bố, khiến những câu chuyện về tinh thần dân tộc của Lê Duẩn không thực sự được biết rộng rãi trong dân chúng.
Trong suốt 26 năm, với cương vị là Bí thư thứ nhất và sau đó là Tổng Bí thư, Lê Duẩn đã để lại nhiều di sản với lịch sử Việt Nam. Cả Bộ Chính trị vỗ tay hoan hô ý kiến đó, tuy nhiên những văn bản họp Bộ Chính trị khi đó hầu như chưa được công bố, khiến những câu chuyện về tinh thần dân tộc của Lê Duẩn không thực sự được biết rộng rãi trong dân chúng.
Lê Duẩn
Khi còn sống, theo một số nhận định, Lê Duẩn lúc nào cũng cho rằng hiểu Trung Quốc là chuyện sống còn của dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiến tranh chống Mỹ, rất nhiều lần Trung Quốc muốn dùng những khoản viện trợ để lồng ghép vào đó những toan tính riêng của họ, nhưng Lê Duẩn không nhận bất cứ một khoản viện trợ nào mà ông cho là có nguy cơ đối với nền độc lập của Việt Nam. Một nhà nghiên cứu về quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã từng nhận xét về ông: "Với Tổng Bí thư Lê Duẩn, cái gì nhịn được thì nhịn, nhưng ông tuyệt đối không bao giờ nhượng bộ những điều quá đáng, nguy hại cho an ninh quốc gia". Vì tư tưởng này, Lê Duẩn đã trở thành lãnh đạo Việt Nam làm Trung Quốc "gai mắt" trong giai đoạn ấy.
Khi còn sống, theo một số nhận định, Lê Duẩn lúc nào cũng cho rằng hiểu Trung Quốc là chuyện sống còn của dân tộc Việt Nam. Vì tư tưởng này, Lê Duẩn đã trở thành lãnh đạo Việt Nam làm Trung Quốc "gai mắt" trong giai đoạn ấy.
Lê Duẩn
Trong lần gặp đầu tiên trong năm 1963 ở Vũ Hán, nơi mà Mao Trạch Đông đã tiếp một phái đoàn của Đảng Lao động Việt Nam. Trong buổi họp đó, Lê Duẩn nói là đã hiểu ý định thật sự của Mao Trạch Đông là muốn khống chế Việt Nam và đã cảnh cáo ông ta là Việt Nam có thể đánh bại các lực lượng Trung Quốc dễ dàng. Mao Trạch Đông đã cố tình hỏi Lê Duẩn: “Đồng chí, có đúng là dân tộc ông đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Lê Duẩn nói: “Đúng như vậy”. Mao Trạch Đông hỏi tiếp: “Lại một lần nữa, có đúng không, đồng chí, là các ông đã đánh bại quân nhà Thanh?” Lê Duẩn trả lời: “Đúng như vậy.” Mao Trạch Đông lại hỏi: “Và cả quân nhà Minh nữa?” Tới lúc đó, Lê Duẩn nói thẳng thừng: “Đúng, và luôn cả quân đội của ông nữa, nếu các ông tìm cách xâm lược đất nước tôi".
Trong lần gặp đầu tiên trong năm 1963 ở Vũ Hán, nơi mà Mao Trạch Đông đã tiếp một phái đoàn của Đảng Lao động Việt Nam. Mao Trạch Đông đã cố tình hỏi Lê Duẩn: “Đồng chí, có đúng là dân tộc ông đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Lê Duẩn nói: “Đúng như vậy”.
Lê Duẩn
"Như cha tôi lúc còn sống luôn nói rằng, khi người ta đã yêu đất nước đến vô cùng, đến mức trái tim chỉ có thể đập vì nó, thì họ sẽ luôn tìm được con đường đúng nhất. Một lần, khi ghé thăm cửa khẩu Hữu Nghị, nơi được coi là biểu tượng hàn gắn của mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau giai đoạn chiến tranh, tôi đã thấy ở nơi trưng bày những kỷ vật về mối quan hệ hai nước, có tất cả những tấm ảnh lãnh đạo Việt Nam qua nhiều thế hệ, trừ cha mình. Trong sâu thẳm, tôi tự hào về điều đó: Cha tôi, Tổng Bí thư Lê Duẩn là người quyết bảo vệ đến cùng từng tấc đất ở đây. Trái tim ông đã xui khiến ông hành động như thế."
"Như cha tôi lúc còn sống luôn nói rằng, khi người ta đã yêu đất nước đến vô cùng, đến mức trái tim chỉ có thể đập vì nó, thì họ sẽ luôn tìm được con đường đúng nhất. Trái tim ông đã xui khiến ông hành động như thế."
Lê Duẩn
Lê Duẩn đọc rất nhiều và luôn suy nghĩ. Ông đọc vào mọi dịp, đọc trong nhà tù, đọc khi đi nghỉ ở nước ngoài, đến lúc tuổi cao sức yếu vẫn say mê đọc. Trong điều kiện những năm 1980 trở về trước, ít người tham khảo Bách khoa toàn thư Pháp hay Kinh Coran của đạo Hồi để làm công tác như Lê Duẩn. Theo ông "để làm việc với các tín đồ đạo giáo, cần hiểu đúng tôn giáo của họ". Đến thăm học viên là cán bộ trung, cao cấp đang nghiên cứu Lịch sử Đảng, trao đổi với anh em ở hành lang, Lê Duẩn nói: "Theo tôi, bài học lớn nhất của Đảng ta là phải độc lập suy nghĩ, giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thực tế của Việt Nam"
Lê Duẩn đọc rất nhiều và luôn suy nghĩ. Trong điều kiện những năm 1980 trở về trước, ít người tham khảo Bách khoa toàn thư Pháp hay Kinh Coran của đạo Hồi để làm công tác như Lê Duẩn.
Lê Duẩn
Những năm 1960, Lê Duẩn phát biểu: "Để hiểu việc, con người dùng lý lẽ, lý trí, nhưng khi hành động phải có tình cảm… Cách mạng tư tưởng và văn hóa gắn tình cảm với lý trí. Nói nghệ thuật là nói quy luật riêng của tình cảm. Nghệ thuật vận dụng quy luật của tình cảm". Đầu những năm 1980, Ban Tuyên huấn Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn tổng biên tập các báo địa phương, ông nói: "Làm báo là làm công tác khoa học, đồng thời là làm nghệ thuật".
Những năm 1960, Lê Duẩn phát biểu: "Để hiểu việc, con người dùng lý lẽ, lý trí, nhưng khi hành động phải có tình cảm… Cách mạng tư tưởng và văn hóa gắn tình cảm với lý trí. Nghệ thuật vận dụng quy luật của tình cảm".
Lê Duẩn
"Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, động lực đó là lợi nhuận. Lợi nhuận là động lực của cách mạng kỹ thuật, của các cuộc xâm chiếm thuộc địa, mở rộng thị trường, của việc mở rộng nền sản xuất lớn, v.v.. Lợi nhuận là nhân tố kích thích mạnh mẽ nhất sự phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa, là cái mà hằng giờ hằng phút bọn tư bản suy nghĩ đến". Còn trong chế độ xã hội chủ nghĩa "Tất cả những người lao động đều phải lấy việc sản xuất của cải vật chất nhiều hay ít làm thước đo sự cống hiến của mình vào nền sản xuất xã hội; vì vậy, chúng ta phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Nguyên tắc đó là một động lực thúc đẩy nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, nhưng nhân tố thường xuyên, mạnh mẽ thúc đẩy tính tích cực sản xuất của quần chúng công nông là ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tinh thần làm chủ tập thể của họ". "Xây dựng tư tưởng tập thể xã hội chủ nghĩa có nghĩa là chống chủ nghĩa cá nhân, và chống chủ nghĩa cá nhân là để xây dựng tư tưởng tập thể xã hội chủ nghĩa".
"Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, động lực đó là lợi nhuận. "Xây dựng tư tưởng tập thể xã hội chủ nghĩa có nghĩa là chống chủ nghĩa cá nhân, và chống chủ nghĩa cá nhân là để xây dựng tư tưởng tập thể xã hội chủ nghĩa".
Lê Duẩn
"Xây dựng chế độ làm chủ tập thể là xây dựng nước ta thành một xã hội trong đó người chủ chân chính, tối cao là cộng đồng xã hội, là tập thể nhân dân lao động có tổ chức, mà nòng cốt là liên minh công nông. Nội dung của làm chủ tập thể là làm chủ toàn diện, là làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; là làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân; là làm chủ trong cả nước, trong từng địa phương và từng cơ sở; là trên cơ sở làm chủ đầy đủ của tập thể, của cộng đồng xã hội mà bảo đảm tự do cũng đầy đủ cho mỗi người; và ngược lại "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người". Phải phát động quần chúng, phải tuyên truyền giáo dục, làm cho mọi công dân Việt Nam từ em bé đến cụ già, nhất là tầng lớp thanh niên hiểu rằng họ là người chủ của nước Việt Nam, rằng tất cả của cải, tài nguyên của đất nước này đều thuộc về tập thể nhân dân, thuộc về những thế hệ hôm nay và cả những thế hệ ngày mai. Họ phải làm tròn nghĩa vụ của người làm chủ đất nước, đồng thời họ có đầy đủ những quyền của người làm chủ: quyền làm việc, học hành, vui chơi, quyền phát biểu ý kiến về bất cứ vấn đề gì của Nhà nước nhằm mưu cầu sự giàu có cho đất nước và hạnh phúc cho đồng bào; không ai được áp bức, ép buộc họ.
"Xây dựng chế độ làm chủ tập thể là xây dựng nước ta thành một xã hội trong đó người chủ chân chính, tối cao là cộng đồng xã hội, là tập thể nhân dân lao động có tổ chức, mà nòng cốt là liên minh công nông. Nội dung của làm chủ tập thể là làm chủ toàn diện, là làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; là làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân; là làm chủ trong cả nước, trong từng địa phương và từng cơ sở; là trên cơ sở làm chủ đầy đủ của tập thể, của cộng đồng xã hội mà bảo đảm tự do cũng đầy đủ cho mỗi người; và ngược lại "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".
Lê Duẩn
"Chế độ làm chủ tập thể hơn hẳn mọi nền dân chủ trong lịch sử. Nó không phải là dân chủ của một số ít người, cũng không phải là dân chủ cho từng cá nhân riêng lẻ. Nó thể hiện vai trò làm chủ tập thể của cả cộng đồng xã hội của từng tổ chức và của từng người trong cộng đồng. Kết hợp chặt chẽ lợi ích của toàn xã hội với lợi ích của tập thể và lợi ích của mỗi người, nó bảo đảm cho cả cộng đồng xã hội cũng như từng tổ chức trong cộng đồng phát triển một cách tốt nhất, đồng thời bảo đảm tự do đầy đủ nhất cho mỗi thành viên của xã hội...Làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa có hai mặt: toàn xã hội làm chủ tập thể và từng người một làm chủ tập thể. Cả xã hội làm chủ và từng người một làm chủ, làm chủ tập thể và cá nhân có đầy đủ tự do, hai cái đó thống nhất với nhau, không hề có mâu thuẫn...Làm chủ tập thể là làm chủ cả về chính trị, kinh tế, văn hoá...Làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên và làm chủ bản thân".
"Chế độ làm chủ tập thể hơn hẳn mọi nền dân chủ trong lịch sử. Nó thể hiện vai trò làm chủ tập thể của cả cộng đồng xã hội của từng tổ chức và của từng người trong cộng đồng.
Lê Duẩn
"Trong chế độ làm chủ tập thể, mọi người lao động không thụ động tiếp nhận và hưởng thụ các quyền dân chủ từ một quyền lực bên ngoài mang đến, mà tự giác và chủ động đóng vai người làm chủ thật sự về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhân dân lao động tự mình thực hiện quyền làm chủ tập thể của mình bằng một cơ cấu tổ chức hợp lý, bằng một chế độ sản xuất và phân phối hợp lý, bằng những phong trào cách mạng liên tục, sôi nổi của hàng chục triệu người. Chế độ làm chủ tập thể thực hiện trong cả nước, trong từng địa phương, từng cơ sở, gắn chặt làm một lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể và của toàn xã hội. Đối với mỗi con người, chế độ làm chủ tập thể bảo đảm sự phát triển toàn diện nhất, những quyền lợi đầy đủ nhất đi đôi với những nghĩa vụ cao cả mà mọi người phải làm trọn.
"Trong chế độ làm chủ tập thể, mọi người lao động không thụ động tiếp nhận và hưởng thụ các quyền dân chủ từ một quyền lực bên ngoài mang đến, mà tự giác và chủ động đóng vai người làm chủ thật sự về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đối với mỗi con người, chế độ làm chủ tập thể bảo đảm sự phát triển toàn diện nhất, những quyền lợi đầy đủ nhất đi đôi với những nghĩa vụ cao cả mà mọi người phải làm trọn.
Lê Duẩn
"Chỉ có chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa mới giải quyết đúng mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân. Ở đây, vừa thiết lập sự làm chủ tập thể của cả cộng đồng xã hội Việt Nam, vừa phát huy cao độ quyền tự do chân chính của cá nhân, khơi dậy mọi năng lực sáng tạo của cá nhân, thống nhất hài hoà cá nhân với xã hội. Thiết lập chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động là mục đích của chủ nghĩa xã hội, đồng thời đó là một động lực quan trọng của công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Làm chủ tập thể xã hội là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, trước hết là làm chủ về chính trị tiến lên làm chủ về kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó làm chủ về kinh tế là quan trọng nhất.
"Chỉ có chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa mới giải quyết đúng mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân. Thiết lập chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động là mục đích của chủ nghĩa xã hội, đồng thời đó là một động lực quan trọng của công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Lê Duẩn
Lê Duẩn cũng giải thích thêm: "Chủ nghĩa xã hội không xóa bỏ tất cả những cái riêng của mọi người, nhưng mỗi người phải tham gia vào cái chung, phải phục vụ cái chung, vì cái chung... Chủ nghĩa xã hội không bao giờ chủ trương xóa bỏ quyền lợi cá nhân, mà chỉ làm sao cho quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể nhất trí với nhau. Ta khuyến khích mỗi người cố gắng tiến lên để đời sống chung và riêng được khá hơn... Hơn nữa, hiện nay về mặt kinh tế, phần cá thể vẫn còn là một nguồn sống của mỗi con người chúng ta". Trong khi coi trọng cái riêng, quyền lợi cá nhân, ông cũng phê phán tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, cục bộ.
Lê Duẩn cũng giải thích thêm: "Chủ nghĩa xã hội không xóa bỏ tất cả những cái riêng của mọi người, nhưng mỗi người phải tham gia vào cái chung, phải phục vụ cái chung, vì cái chung... Chủ nghĩa xã hội không bao giờ chủ trương xóa bỏ quyền lợi cá nhân, mà chỉ làm sao cho quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể nhất trí với nhau. Ta khuyến khích mỗi người cố gắng tiến lên để đời sống chung và riêng được khá hơn... Hơn nữa, hiện nay về mặt kinh tế, phần cá thể vẫn còn là một nguồn sống của mỗi con người chúng ta".
Lê Duẩn
Trong bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ tám BCHTW khóa IV ông cho là chế độ làm chủ tập thể do các nhà kinh điển nêu ra, nhưng tại Hội nghị lần thứ tám TW khóa V, ông nói Marx, Lenin chưa nói đến, nhưng Việt Nam đang làm trong thực tế. Có thể xem tư tưởng làm chủ tập thể là một nỗ lực của Lê Duẩn tạo ra quan hệ sản xuất mới để thay thế cho quan hệ sản xuất cũ đã bị nhà nước Việt Nam xóa bỏ. Tuy nhiên nhiều người chưa thật sự hiểu tư tưởng của ông và việc áp dụng tư tưởng này vào thực tế không thành công như ông mong đợi. Nếu xem chủ nghĩa cộng sản là một hình thái xã hội cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định trong cả hai lĩnh vực chính trị và kinh tế thì tư tưởng làm chủ tập thể của Lê Duẩn chính là nỗ lực tạo ra một xã hội như vậy. Tuy nhiên trình độ dân trí, trình độ tổ chức xã hội, trình độ sản xuất của Việt Nam chưa thích hợp để hiện thực hóa tư tưởng này. Sau Đổi mới, đường lối làm chủ tập thể không còn được nhắc đến trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ tám BCHTW khóa IV ông cho là chế độ làm chủ tập thể do các nhà kinh điển nêu ra, nhưng tại Hội nghị lần thứ tám TW khóa V, ông nói Marx, Lenin chưa nói đến, nhưng Việt Nam đang làm trong thực tế. Sau Đổi mới, đường lối làm chủ tập thể không còn được nhắc đến trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
Lê Duẩn
Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo đảng và các học giả trong nước đóng góp nổi bật của ông là năm 1939, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, ông đã góp phần cho sự ra đời của Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương (11-1939) - chuyển hướng đấu tranh cách mạng; chỉ đạo kháng Pháp tại miền nam trong đó đáng chú ý là "Xứ ủy Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn thực hiện chính sách ruộng đất "người nông dân có ruộng cày" không phải thông qua cuộc phát động tước đoạt bằng bạo lực, tiến hành đấu tố, cưỡng bức địa chủ; mà bằng chủ trương và biện pháp đúng đắn, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ lúc ấy", đặc biệt vai trò lớn của ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Chính ông là người viết "Đề cương cách mạng Miền Nam' (sau được thể hiện đầy đủ trong Nghị quyết 15 (Khóa Hai) của đảng tháng 1-1959). Theo ông Võ Văn Kiệt: "Đề cương Cách mạng miền Nam" được đồng chí Lê Duẩn hoàn thành vào tháng 8 năm 1956 ngay tại Sài Gòn, ở số nhà 29 đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1 Sài Gòn, nay là Tp. HCM." Ý kiến chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam coi Lê Duẩn có tầm nhìn chiến lược, có đóng góp nhiều cho đường lối chính trị quân sự của Đảng, nhất là trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.Giáo sư Kinh tế Đặng Phong nhận xét về Lê Duẩn: "Thí dụ khi nói về ông Lê Duẩn và các chủ trương làm chủ tập thể, xây dựng cấp huyện... thì rõ ràng đó là các sai lầm gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế. Nhưng tôi vẫn kính trọng ông Duẩn là một nhà tư duy lớn, còn những gì sai thì sau đó phải sửa, có gì là xúc phạm đâu?"Theo Giáo sư Tương Lai trích lại lời Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ: "Năm 1985, anh là người ghi vào Nghị quyết của Bộ Chính trị: "Chấp nhận kinh tế nhiều thành phần". Đó là những con chữ quan trọng để tạo đà cho Đại hội VI Đổi Mới... Tầm nhìn xa của anh Ba về kinh tế, những viên gạch anh lát cho con đường đổi mới, không nhiều người biết tới. Nhưng điều đó cũng phù hợp với con người Anh. Chỉ cần mình làm điều tốt cho Đảng, cho dân mà không cần nghĩ rằng có được ghi nhận hay không". Theo GS Tương Lai: "Đáng tiếc là, những tư tưởng lóe sáng trong tư duy của nhà lý luận ấy đã bị chìm đi trong vô vàn những bức xúc hàng ngày của thực trạng kinh tế đang trong cái thế giằng co giữa cái cũ và cái mới. Ông không thể không gánh chịu trách nhiệm về những hậu quả nặng nề của sự vận dụng những công thức giáo điều trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu Stalin hoặc của tư tưởng giáo điều "tả" khuynh khác, mặc dầu ông đã cố gắng để vượt ra khỏi những áp đặt".Giáo sư Trần Phương có thuật lại: "Tôi nhớ có lần, vào một buổi sáng, khi nhóm trợ lý chúng tôi đang họp, anh Ba đi vào "quẳng" xuống bàn chúng tôi một tờ báo và nói: "Các anh đọc đi!". Rồi anh nhếch mép cười, đi ra... Chúng tôi cầm tờ báo lên: Trên trang nhất là một bài dài phê phán anh Kim Ngọc và quan điểm khoán hộ của anh. Có lần, tôi hỏi Anh: "Tại sao Anh không công khai phản bác lại quan điểm bảo thủ của bài báo...". Anh nói: "Quan trọng nhất là phải giữ sự đoàn kết trong Đảng...". Ông Trần Phương cũng cho rằng: "Ai đó đã nói rằng anh Ba không bảo vệ được Kim Ngọc là không đúng. Sau bài báo đó, Kim Ngọc vẫn là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú.". Theo những người trợ lý thân cận nhất của Lê Duẩn kể lại thì thái độ của ông đối với khoán ở Vĩnh Phúc (1966-1968) khác với nhiều người lúc đó. Nhưng ông chưa kịp can thiệp thì đã có lệnh đình chỉ, mà đã có lệnh rồi thì không thể đảo ngược lại được. Ông Đậu Ngọc Xuân là trợ lý của ông kể lại: "Khi khoán Vĩnh Phúc đã bị đình chỉ, ông chỉ còn biết lên thăm Kim Ngọc và bày tỏ sự đồng tình với những tìm tòi của Kim Ngọc, an ủi về việc những sáng kiến quá mới như thế thường không dễ đi ngay vào cuộc sống"...Theo lời của Trần Phương, Lê Duẩn từng nói với ông: "Cầm quyền mà không lo nổi cho dân một bộ quần áo thì cầm quyền là nghĩa thế nào? Anh muốn làm gì thì làm nhưng phải lo đủ cho người dân một bộ quần áo... Tôi vẫn nhớ, có lần trong những năm 60, trong một cuộc họp ở Đồ Sơn, Anh đã nổi nóng với Chính phủ: "Chúng ta cầm quyền mà không lo nổi rau muống và nước lã cho dân thì nên từ chức đi...". Anh Tô (Phạm Văn Đồng) không nói một lời. Tôi rất thông cảm với Anh về cái khó của Chính phủ. Muốn có rau muống thì phải có gạo. Muốn có nước lã (nước máy) thì phải có ngoại tệ. Cả hai thứ đó, Chính phủ đều gặp khó khăn".Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhận xét về Lê Duẩn như sau: "Tôi nhớ khi đó Bộ Chính trị phân công từng đồng chí nghe riêng từng báo cáo, sau đó lại nghe chung. Riêng anh Ba (Lê Duẩn) nghe rất kỹ, không chỉ một lần. Cuối cùng, Bộ Chính trị chính thức họp và thống nhất cao với kết luận của anh Ba và sau đó đã điều chỉnh chủ trương sát hơn với thực tế chiến trường: Kiên quyết đánh trả sự lấn chiếm của địch. Nhờ đó, cục diện chiến trường thay đổi, ta giữ được thế chủ động, tiến công. Có thể nói, sự chỉ đạo của anh Ba sau Hiệp định Paris thêm một minh chứng nữa cho sự nhạy cảm tuyệt vời của anh và chỉ có thể là người từng lăn lộn ở chiến trường mới có được sự nhạy cảm đó."Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết rằng:
Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo đảng và các học giả trong nước đóng góp nổi bật của ông là năm 1939, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, ông đã góp phần cho sự ra đời của Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương (11-1939) - chuyển hướng đấu tranh cách mạng; chỉ đạo kháng Pháp tại miền nam trong đó đáng chú ý là "Xứ ủy Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn thực hiện chính sách ruộng đất "người nông dân có ruộng cày" không phải thông qua cuộc phát động tước đoạt bằng bạo lực, tiến hành đấu tố, cưỡng bức địa chủ; mà bằng chủ trương và biện pháp đúng đắn, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ lúc ấy", đặc biệt vai trò lớn của ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Chỉ cần mình làm điều tốt cho Đảng, cho dân mà không cần nghĩ rằng có được ghi nhận hay không".
Lê Duẩn
Tôi nghĩ ba tôi là nhà lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn lịch sử phức tạp và cam go của đất nước. Với nhiều ý kiến xung đột lẫn nhau. Thế nên, như tôi đã nói ban đầu, việc chấp nhận ông hay một bộ phận không chấp nhận quan điểm của ông, ủng hộ ông hay không ủng hộ ông cũng là điều tất yếu. Ba tôi không chịu nói, chịu kể về mình giống như một số người khác.
Tôi nghĩ ba tôi là nhà lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn lịch sử phức tạp và cam go của đất nước. Với nhiều ý kiến xung đột lẫn nhau.
Lê Duẩn
Có những người có cả chục cuốn hồi ký, nhưng ông thì khác, ông không hề viết một cuốn sách nào kể về mình. Ông không bao giờ chịu giải thích để người ta hiểu hơn về những việc ông làm. Vì thế đến giờ, nhiều người chưa thực sự hiểu ba tôi như ông vốn có... Tôi vẫn nghĩ ba tôi là người thiệt thòi. Tất nhiên làm cách mạng thì phải chịu thiệt thòi.
Có những người có cả chục cuốn hồi ký, nhưng ông thì khác, ông không hề viết một cuốn sách nào kể về mình. Ông không bao giờ chịu giải thích để người ta hiểu hơn về những việc ông làm.
Lê Duẩn
Chúng ta ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ, của các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc riêng của mình vì đất nước. Nhưng ba tôi, người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của cuộc chiến ấy, đã ít được nhắc đến suốt một thời gian. Đó là điều mà lịch sử đã không công bằng với ông. Song tôi tin điều đó đang và sẽ được nhìn nhận công bằng hơn.Một nhà nghiên cứu về quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã từng nhận xét về ông:
Chúng ta ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ, của các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc riêng của mình vì đất nước. Đó là điều mà lịch sử đã không công bằng với ông.
The Beatles
The Beatles là một ban nhạc rock người Anh được thành lập tại Liverpool vào năm 1960, bao gồm John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr. Họ được coi là ban nhạc có ảnh hưởng nhất mọi thời đại và là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của văn hóa phản kháng những năm 1960 và trong việc công nhận âm nhạc đại chúng như một loại hình nghệ thuật. Khởi nguồn từ skiffle, beat và rock 'n' roll những năm 1950, âm nhạc của họ kết hợp với các yếu tố của nhạc cổ điển và nhạc pop truyền thống theo nhiều cách sáng tạo; ban nhạc sau đó đã khám phá những phong cách âm nhạc khác nhau, từ ballad và âm nhạc Ấn Độ đến psychedelia và hard rock. Là những người tiên phong trong việc thu âm, sáng tác và trình bày ca khúc, The Beatles đã cách mạng hóa nhiều khía cạnh của ngành công nghiệp âm nhạc và thường được công chúng coi là nhà lãnh đạo của các phong trào văn hóa xã hội và thanh niên thời kỳ này.Được dẫn dắt bởi bộ đôi sáng tác chính Lennon-McCartney, The Beatles bắt đầu xây dựng danh tiếng của mình khi chơi nhạc tại các câu lạc bộ ở Liverpool và Hamburg trong hơn ba năm kể từ năm 1960, ban đầu với Stuart Sutcliffe chơi bass. Bộ ba cốt lõi Lennon, McCartney và Harrison, sát cánh cùng nhau kể từ năm 1958, trải qua sự thay đổi về vị trí tay trống, bao gồm cả Pete Best, trước khi đề nghị Starr tham gia cùng họ vào năm 1962. Quản lý Brian Epstein đã đưa họ trở thành những nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhà sản xuất George Martin đã hướng dẫn và phối khí các ca khúc của họ, mở rộng thành công đáng kể trong nước sau bản hit đầu tiên, "Love Me Do" vào cuối năm 1962. Khi họ ngày càng trở nên nổi tiếng với cộng đồng người hâm mộ được mệnh danh là "Beatlemania", ban nhạc được đặt cho biệt danh "Fab Four" (Tứ quái), trong khi Epstein, Martin và những người khác trong đoàn quản lý của ban nhạc đôi khi được đặt cho danh hiệu không chính thức là "Beatle thứ năm".
The Beatles là một ban nhạc rock người Anh được thành lập tại Liverpool vào năm 1960, bao gồm John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr. Khi họ ngày càng trở nên nổi tiếng với cộng đồng người hâm mộ được mệnh danh là "Beatlemania", ban nhạc được đặt cho biệt danh "Fab Four" (Tứ quái), trong khi Epstein, Martin và những người khác trong đoàn quản lý của ban nhạc đôi khi được đặt cho danh hiệu không chính thức là "Beatle thứ năm".
The Beatles
Đến đầu năm 1964, The Beatles trở thành ngôi sao toàn cầu, mở đầu làn sóng "Cuộc xâm lăng của nước Anh" vào thị trường Hoa Kỳ và phá vỡ nhiều kỷ lục doanh thu. Họ sau đó còn ra mắt bộ phim đầu tay A Hard Day's Night (1964). Kể từ năm 1965, họ đã làm ra những sản phẩm có mức độ phức tạp cao hơn, bao gồm các album Rubber Soul (1965), Revolver (1966) và Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band (1967), và đạt được thành công thương mại hơn nữa với The Beatles (còn được gọi là "Album trắng", 1968) và Abbey Road (1969). Năm 1968, họ thành lập Apple Corps, một tập đoàn đa phương tiện giám sát các dự án liên quan đến ban nhạc. Sau khi ban nhạc tan rã vào năm 1970, cả bốn thành viên đều gặt hái được thành công với tư cách nghệ sĩ solo. Lennon bị ám sát vào năm 1980, còn Harrison qua đời vì ung thư phổi vào năm 2001. McCartney và Starr vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc.
Đến đầu năm 1964, The Beatles trở thành ngôi sao toàn cầu, mở đầu làn sóng "Cuộc xâm lăng của nước Anh" vào thị trường Hoa Kỳ và phá vỡ nhiều kỷ lục doanh thu. Năm 1968, họ thành lập Apple Corps, một tập đoàn đa phương tiện giám sát các dự án liên quan đến ban nhạc.
The Beatles
The Beatles là nghệ sĩ âm nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất mọi thời đại, với doanh số ước tính là 600 triệu đĩa trên toàn thế giới. Họ nắm giữ kỷ lục nhiều album quán quân nhất trên UK Albums Chart (15), nhiều đĩa đơn quán quân nhất trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 (20) và bán được nhiều đĩa đơn nhất ở Anh (21,9 triệu). Ban nhạc được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1988, và cả bốn thành viên đều được vinh danh riêng lẻ từ năm 1994 đến năm 2015. Năm 2008, họ đứng đầu danh sách những nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại bởi tạp chí danh giá Rolling Stone. Ban nhạc đã nhận được nhiều giải thưởng lớn; bao gồm bảy giải Grammy, bốn giải Brit, một giải Oscar (cho Nhạc phim hay nhất với bộ phim Let It Be năm 1970) và 15 giải Ivor Novello. Tạp chí Time đã xếp họ vào danh sách 100 người quan trọng nhất của thế kỷ 20.
The Beatles là nghệ sĩ âm nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất mọi thời đại, với doanh số ước tính là 600 triệu đĩa trên toàn thế giới. Ban nhạc đã nhận được nhiều giải thưởng lớn; bao gồm bảy giải Grammy, bốn giải Brit, một giải Oscar (cho Nhạc phim hay nhất với bộ phim Let It Be năm 1970) và 15 giải Ivor Novello.
The Beatles
Tháng 3 năm 1957, cậu nhóc 16 tuổi John Lennon lập nên nhóm nhạc skiffle gồm những người bạn của cậu ở trường Quarry Bank. Họ tự gọi ban nhạc là The Blackjacks, rồi sau đó đổi tên thành The Quarrymen vì biết rằng cái tên kia đã được một ban nhạc khác dùng. Cậu nhóc 15 tuổi Paul McCartney xin gia nhập trong vai trò guitar nền sau khi gặp Lennon vào tháng 7 cùng năm. Tháng 2 năm 1958, McCartney rủ George Harrison tới xem ban nhạc trình diễn. Cậu nhóc 14 tuổi cảm thấy ấn tượng về Lennon, song Lennon cho rằng cậu quá nhỏ để tham gia cùng nhóm. Tuy nhiên sau những nỗ lực của Harrison, cuối cùng cậu cũng được vào chơi trong vai trò guitar lead. Tháng 1 năm 1959, những người bạn cùng trường với Lennon rời nhóm, còn bản thân cậu tới học tại trường Nghệ thuật thành phố Liverpool. Ba tay guitar trẻ, lần này dưới tên Johnny and the Moondogs, đi rong ruổi khắp nơi để chơi nhạc và tìm một tay trống. Người bạn cùng trường với Lennon, Stuart Sutcliffe – người đã phải bán vài bức tranh của mình để mua chiếc bass – gia nhập nhóm vào tháng 1 năm 1960, rồi gợi ý đổi tên thành The Beatals để tri ân tới Buddy Holly và The Crickets. Họ dùng tên đó cho tới tháng 5 trước khi đổi thành The Silver Beetles, rồi được làm ban nhạc chơi lót cho ca sĩ Johnny Gentle trong một tour diễn ở Scotland. Đầu tháng 7, họ đổi tên lần nữa thành The Silver Beatles trước khi cuối cùng chọn cái tên The Beatles vào tháng 8 cùng năm.
Tháng 3 năm 1957, cậu nhóc 16 tuổi John Lennon lập nên nhóm nhạc skiffle gồm những người bạn của cậu ở trường Quarry Bank. Họ tự gọi ban nhạc là The Blackjacks, rồi sau đó đổi tên thành The Quarrymen vì biết rằng cái tên kia đã được một ban nhạc khác dùng.
The Beatles
Allan Williams, quản lý không chính thức của The Beatles, thu xếp chỗ ăn ở cho nhóm để đi trình diễn tại Hamburg, nhưng vì chưa có tay trống, họ đành thuê Pete Best vào giữa tháng 8 năm 1960. Ban nhạc 5 người lên đường 4 ngày sau, ký hợp đồng với một quản lý câu lạc bộ người Đức, Bruno Koschmider – người giúp họ có chỗ ở trong suốt 3 tháng rưỡi sau đó. Theo cây viết sử Mark Lewisohn, "họ tới Hamburg vào tối ngày 17 tháng 8, khi mà khu đèn đỏ bắt đầu hoạt động... với ánh đèn rực sáng của bao nhiêu hoạt động giải trí, với vô vàn những người đàn bà suồng sã ngồi không ngại ngần trước những cửa kính để chờ đợi đối tác."Koschmider sở hữu 2 hộp đêm thoát y ở Hamburg, và ông quyết định để The Beatles trình diễn buổi đầu tại The Indra Club. Sau khi The Indra Club phải đóng cửa vì những lời phản ánh về tiếng ồn, ông đưa ban nhạc tới hộp đêm Kaiserkeller vào tháng 10. Sau khi ông biết rằng nhóm cũng chơi nhạc tại hộp đêm cạnh tranh Top Ten Club, Koschmider cho họ 1 tháng để giải quyết vấn đề, ngoài ra cũng cảnh cáo Harrison khi biết cậu đã khai gian để được trình diễn dưới tuổi lao động ở Đức. Harrison bị yêu cầu trục xuất vào cuối tháng 11. Chỉ 1 tuần sau, Koschmider nhận được lệnh bắt McCartney và Best sau khi họ cố ý gây cháy tấm thảm trong phòng, và rồi sau đó là quyết định trục xuất. Lennon trở lại Anh vào tháng 12, trong khi Sutcliffe quyết định ở lại Hamburg cùng cô gái mà anh đính hôn, Astrid Kirchherr – người chụp những bức ảnh bán chuyên nghiệp đầu tiên cho The Beatles.
Allan Williams, quản lý không chính thức của The Beatles, thu xếp chỗ ăn ở cho nhóm để đi trình diễn tại Hamburg, nhưng vì chưa có tay trống, họ đành thuê Pete Best vào giữa tháng 8 năm 1960. Harrison bị yêu cầu trục xuất vào cuối tháng 11.
The Beatles
Trong suốt 2 năm sau đó, The Beatles có những chuyến đi định kỳ ở Hamburg, nơi mà họ được tiếp xúc với preludin nhằm đảm bảo khả năng sáng tạo và cả thể lực cho những buổi diễn thâu đêm. Năm 1961, trong lần thứ 2 ban nhạc tới đây, Kirchherr đã cắt kiểu tóc mới cho Sutcliffe theo phong cách "exi", rồi sau đó cho tất cả các thành viên của The Beatles. Sau khi Sutcliffe quyết định rời nhóm để theo học nghệ thuật ở Đức, McCartney chuyển sang chơi bass. Nhà sản xuất Bert Kaempfert ký hợp đồng mới với ban nhạc 4 người vào tháng 7 năm 1962 và họ trở thành ban nhạc chơi lót cho Tony Sheridan trong khoảng thời gian ngắn sau đó.
Trong suốt 2 năm sau đó, The Beatles có những chuyến đi định kỳ ở Hamburg, nơi mà họ được tiếp xúc với preludin nhằm đảm bảo khả năng sáng tạo và cả thể lực cho những buổi diễn thâu đêm. Sau khi Sutcliffe quyết định rời nhóm để theo học nghệ thuật ở Đức, McCartney chuyển sang chơi bass.
The Beatles
Sau chuyến đi lần thứ 2 tới Hamburg, The Beatles bắt đầu có được chút tiếng tăm ở Liverpool với phong trào Merseybeat lan rộng. Tuy nhiên họ cũng bắt đầu cảm thấy nhàm chán vì phải trình diễn lặp đi lặp lại tại vài tụ điểm ngày qua ngày. Tháng 11 năm 1961, trong một lần diễn tại hộp đêm The Cavern Club, họ gây chú ý tới Brian Epstein, một doanh nhân trẻ tuổi sở hữu chuỗi cửa hàng lớn trong vùng. Sau này, Epstein nhớ lại: "Tôi ngay lập tức thấy thích thú với những gì tôi được nghe. Họ trẻ trung, họ thật thà, và họ có những tố chất mà tôi nhìn thấy... của một ngôi sao." Epstein tiếp xúc với ban nhạc trong khoảng 2 tháng sau đó, và nhóm cũng đồng ý nhận ông làm quản lý vào tháng 1 năm 1962. Sau khi nghe thử vài bản thu âm, Decca Records từ chối sản xuất cho nhóm với lời bình "Mấy ban nhạc chơi guitar sắp chết cả rồi, thưa ngài Epstein." Bi kịch ập đến ngay khi họ quay trở lại Đức vào tháng 4, khi Kirchherr gặp họ ở sân bay để thông báo Sutcliffe vừa qua đời vào đêm hôm trước vì xuất huyết não. Vận may cuối cùng đã tới khi 1 tháng sau, nhà sản xuất George Martin của hãng đĩa Parlophone đồng ý ký hợp đồng thu âm chính thức đầu tiên với The Beatles.
Sau chuyến đi lần thứ 2 tới Hamburg, The Beatles bắt đầu có được chút tiếng tăm ở Liverpool với phong trào Merseybeat lan rộng. Bi kịch ập đến ngay khi họ quay trở lại Đức vào tháng 4, khi Kirchherr gặp họ ở sân bay để thông báo Sutcliffe vừa qua đời vào đêm hôm trước vì xuất huyết não.
The Beatles
Những buổi thu đầu tiên của Martin với ban nhạc được thực hiện tại phòng thu Abbey Road Studios của EMI ngày 6 tháng 6 năm 1962. Martin lập tức than phiền với Epstein về cách chơi trống kém cỏi của Best và yêu cầu tìm kiếm một tay trống tạm thời. Vốn không hài lòng với thái độ của Best từ trước đó, The Beatles quyết định sa thải anh vào giữa tháng 8 và thay thế bằng Ringo Starr, thành viên của nhóm Rory Storm and the Hurricanes. Ngày 4 tháng 9, họ thu âm ca khúc "Love Me Do" với Starr chơi trống, song Martin vẫn không hài lòng và tuyển Andy White trong buổi thu thứ 3 vào 1 tuần sau để thực hiện 3 ca khúc "Love Me Do", "Please Please Me" và "P.S. I Love You". Martin đã chủ ý dùng bản thu với Starr chơi trống làm đĩa đơn cho ca khúc "Love Me Do" chứ không phải là phiên bản cuối cùng phát hành với White chơi trống và Starr chơi sắc-xô. Được phát hành vào tháng 10, "Love Me Do" đạt vị trí số 17 tại bảng xếp hạng của Record Retailer. Họ lần đầu lên truyền hình cũng trong tháng đó khi trình diễn trực tiếp trong chương trình tin tức People and Places. Một buổi thu nữa vào cuối tháng 11 giúp họ hoàn tất ca khúc "Please Please Me" mà Martin khẳng định: "Đây sẽ hẳn là ca khúc quán quân đầu tiên [của ban nhạc]."Tháng 12 năm 1962, The Beatles thực hiện chuyến lưu diễn thứ 5 và cuối cùng của họ ở Hamburg. Năm 1963, tất cả đạt đồng thuận rằng cả bốn thành viên đều tham gia góp giọng trong các album của nhóm – bao gồm cả Starr dù giọng anh khá hạn chế – nhằm đảm bảo tính linh hoạt cho ban nhạc. Lennon và McCartney bắt đầu cộng tác viết nhạc, và cùng với thành công của ban nhạc, đóng góp của bộ đôi trên vô tình đã kìm hãm khả năng sáng tác cũng như hát chính của Harrison. Epstein, trong nỗ lực gây dựng hình ảnh của The Beatles, đã yêu cầu ban nhạc thể hiện thái độ trình diễn chuyên nghiệp hơn. Lennon nhớ lại những gì Epstein nói: "Nhìn xem, nếu cậu muốn tới một nơi tốt hơn thì cậu phải thay đổi thôi – đừng ăn uống trên sân khấu, đừng có chửi thề, đừng hút thuốc,..." Lennon nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ mặc những gì chúng tôi muốn, trong và ngoài sân khấu. Ông ấy [Epstein] cho rằng mặc quần bò trông không thông minh và đề nghị chúng tôi mặc quần âu, nhưng ông ấy lại không muốn chúng tôi mặc nó tới mức phẳng phiu. Ông ấy muốn chúng tôi vẫn thoải mái trong khuôn khổ cá nhân."
Những buổi thu đầu tiên của Martin với ban nhạc được thực hiện tại phòng thu Abbey Road Studios của EMI ngày 6 tháng 6 năm 1962. Một buổi thu nữa vào cuối tháng 11 giúp họ hoàn tất ca khúc "Please Please Me" mà Martin khẳng định: "Đây sẽ hẳn là ca khúc quán quân đầu tiên [của ban nhạc].
The Beatles
Ngày 11 tháng 2 năm 1963, The Beatles thu âm cùng lúc 10 ca khúc cho album đầu tay của họ, Please Please Me. Album bổ sung 4 ca khúc mà trước đó họ đã phát hành trong 2 đĩa đơn. Sau thành công của "Love Me Do", tới lượt "Please Please Me" cũng nhận được những đánh giá tích cực: được phát hành vào tháng 1, ca khúc đạt được vị trí quán quân tại hầu hết các bảng xếp hạng ở London ngoại trừ của Record Retailer, nơi mà nó chỉ có được vị trí số 2. Nhớ lại việc The Beatles đã "gấp rút thực hiện" album đầu tay và cho ra mắt Please Please Me, nhà báo Stephen Thomas Erlewine của Allmusic bình luận: "Hàng thập kỷ sau ngày phát hành, album vẫn cho thấy sự tươi trẻ trong nó, đặc biệt ở tính căn nguyên." Lennon có nói chút suy nghĩ về việc sáng tác trong quãng thời gian đó: anh và McCartney "chỉ cố gắng viết nhạc à la Everly Brothers, à la Buddy Holly – những ca khúc pop mà không có ý nghĩa gì trong đó – để viết nhạc. Còn ca từ thì nhìn chung không đáng để ý."Được phát hành vào tháng 3 năm 1963, album trên khởi đầu cho chuỗi 11 album quán quân trong tổng số 12 album phòng thu mà ban nhạc phát hành tại Anh. Đĩa đơn thứ ba của nhóm, "From Me to You", được ra mắt vào tháng 4 và cũng đạt được những thứ hạng cao: đây cũng chính là đĩa đơn đầu tiên trong tổng số 17 đĩa đơn quán quân tại Anh của The Beatles, ngoài ra còn có 1 đĩa đơn thứ 18 được phát hành vào năm 1976. Tới tháng 8, đĩa đơn thứ 4, "She Loves You", trở thành đĩa đơn bán chạy nhất nước Anh vào thời điểm đó khi bán được 750.000 bản chỉ trong vòng 4 tuần. Sau đó nó cũng trở thành đĩa đơn đầu tiên đạt mốc 1 triệu bản cho tới khi bị đĩa đơn "Mull of Kintyre" của Paul McCartney vượt qua vào năm 1978. Thành công đột ngột của ban nhạc trở thành tâm điểm của báo chí mà The Beatles đáp lại với một thái độ vừa châm chọc vừa dửng dưng, khác biệt hoàn toàn với những hiện tượng nhạc pop lúc bấy giờ, và điều đó càng khiến công chúng quan tâm hơn. Cùng với tiếng tăm ngày một lớn, những lời tán tụng mê muội cũng bắt đầu xuất hiện. Hào hứng với những tiếng ồn ào từ sự phấn khích của khán giả, báo chí bắt đầu nhắc tới khái niệm Beatlemania.
Ngày 11 tháng 2 năm 1963, The Beatles thu âm cùng lúc 10 ca khúc cho album đầu tay của họ, Please Please Me. Đĩa đơn thứ ba của nhóm, "From Me to You", được ra mắt vào tháng 4 và cũng đạt được những thứ hạng cao: đây cũng chính là đĩa đơn đầu tiên trong tổng số 17 đĩa đơn quán quân tại Anh của The Beatles, ngoài ra còn có 1 đĩa đơn thứ 18 được phát hành vào năm 1976.
The Beatles
Cuối tháng 10, The Beatles bắt đầu đi tour tại Thụy Điển – chuyến lưu diễn nước ngoài đầu tiên của họ kể từ chuyến đi cuối cùng tới Hamburg vào tháng 12 năm 1962. Khi họ quay trở lại Anh, theo Lewisohn, "hàng trăm khán giả điên loạn" chào đón họ dưới cơn mưa ở sân bay Heathrow. Khoảng 50 tới 100 phóng viên và nhiếp ảnh gia cũng có mặt theo đoàn tiếp đón từ BBC: đây cũng là lần đầu tiên cho hơn 100 sự kiện tương tự sau này. Ngày hôm sau, ban nhạc bắt đầu thực hiện tour diễn thứ 4 vòng quanh nước Anh chỉ trong vòng 9 tháng, và lần này tour diễn kéo dài 4 tuần. Tới giữa tháng 11, khi Beatlemania ngày một lớn, cảnh sát đã được huy động để dùng vòi rồng trấn áp đám đông quá khích trong buổi diễn của họ tại Plymouth.
Cuối tháng 10, The Beatles bắt đầu đi tour tại Thụy Điển – chuyến lưu diễn nước ngoài đầu tiên của họ kể từ chuyến đi cuối cùng tới Hamburg vào tháng 12 năm 1962. Khi họ quay trở lại Anh, theo Lewisohn, "hàng trăm khán giả điên loạn" chào đón họ dưới cơn mưa ở sân bay Heathrow.
The Beatles
Please Please Me giành vị trí quán quân tại Record Retailer trong 30 tuần, bị thay thế bởi album thứ hai của nhóm With the Beatles – sản phẩm được EMI trì hoãn ngày phát hành chỉ khi doanh số của Please Please Me có dấu hiệu đi xuống. Được thực hiện giữa tháng 7 và tháng 10, With the Beatles đã áp dụng nhiều kỹ thuật phòng thu hơn. Nó giữ vị trí quán quân trong 21 tuần và tồn tại trong bảng xếp hạng suốt 40 tuần. Erlewine viết về bản LP này là "phần tiếp theo của đặc cấp cao nhất – thứ tốt hơn cả sản phẩm trước đó." Album gây được sự chú ý tới cây viết William Mann của tạp chí The Times, người cho rằng Lennon và McCartney là "những nhạc sĩ sáng tác xuất sắc nhất nước Anh năm 1963". Tờ báo cũng cho đăng loạt bài viết của Mann với những phân tích chi tiết về phần nhạc cùng nhiều sự tôn trọng đáng kể. With the Beatles trở thành album thứ 2 trong lịch sử nước Anh đạt mốc 1 triệu bản, trước đó vốn chỉ là kỷ lục của album soundtrack phim South Pacific (1958). Khi viết lời tựa cho phần bìa album, quản lý hình ảnh của nhóm, Tony Barrow, đã dùng cụm từ "fabulous foursome", sau này được viết tắt thành "Fab Four" và trở thành tên gọi thân mật mà báo chí dùng với The Beatles.
Please Please Me giành vị trí quán quân tại Record Retailer trong 30 tuần, bị thay thế bởi album thứ hai của nhóm With the Beatles – sản phẩm được EMI trì hoãn ngày phát hành chỉ khi doanh số của Please Please Me có dấu hiệu đi xuống. Nó giữ vị trí quán quân trong 21 tuần và tồn tại trong bảng xếp hạng suốt 40 tuần.
The Beatles
Nhà phân phối của EMI, Capitol Records, vốn ban đầu không muốn phát hành các sản phẩm của The Beatles tại Mỹ bằng việc từ chối quảng bá những ca khúc của nhóm, bao gồm cả ba đĩa đơn đầu tay của họ. Những thương thảo với những hãng đĩa tự do cạnh tranh như Vee-Jay và Swan Records cuối cùng cũng giúp ban nhạc xuất hiện tại thị trường Mỹ vào năm 1963, song những vấn đề bản quyền và quyền lợi quảng cáo lại là trở ngại lớn để đảm bảo thành công lâu dài cho The Beatles tại đây. Thành công trên các bảng xếp hạng bắt đầu tới khi Epstein quyết định thực hiện một chiến dịch quảng bá công phu vào giữa tháng 11 với số tiền khổng lồ vào thời điểm đó, 40.000 $, nhằm đưa các ca khúc lên sóng phát thanh qua sự hỗ trợ của DJ Carrol James. Tới cuối tháng, ban nhạc được giới thiệu tới vùng Tidewater ở bang Virginia qua DJ Gene Loving của đài WGH-AM, theo kèm là những thông tin và cả áo phát tặng. Chỉ vài ngày sau, hầu hết các ca khúc trên sóng phát thanh là của The Beatles. Nhưng cũng phải đến cuối tháng 1 năm 1964, các ca khúc của họ mới được phát sóng tại New York, và rồi sau đó là trên toàn nước Mỹ với sức lan tỏa mạnh mẽ qua các đài phát thanh. Việc nhu cầu thính giả gia tăng nhanh chóng buộc Capitol Records phải gấp rút hoàn tất việc phát hành đĩa đơn "I Want to Hold Your Hand" chỉ 1 tháng sau ngày phát hành ở Anh. Được phát hành vào ngày 26 tháng 12 năm 1963, cùng với việc ban nhạc dự định tới Mỹ 3 tuần sau đó, "I Want to Hold Your Hand" nhờ đó đã bán được tới 1 triệu bản và dĩ nhiên trở thành đĩa đơn quán quân cho tới tận giữa tháng 1.
Nhà phân phối của EMI, Capitol Records, vốn ban đầu không muốn phát hành các sản phẩm của The Beatles tại Mỹ bằng việc từ chối quảng bá những ca khúc của nhóm, bao gồm cả ba đĩa đơn đầu tay của họ. Chỉ vài ngày sau, hầu hết các ca khúc trên sóng phát thanh là của The Beatles.
The Beatles
Ngày 7 tháng 2 năm 1964, The Beatles rời nước Anh tạm biệt 4.000 người hâm mộ tại sân bay Heathrow. Khi bước xuống sân bay John F. Kennedy ở thành phố New York, đã có khoảng 3.000 người tới chờ đón họ. Ban nhạc lên sóng truyền hình trực tiếp trong chương trình The Ed Sullivan Show ngày 9 tháng 2, thu hút tới 75 triệu người xem, tương đương với 23 triệu hộ gia đình và 34% dân số Mỹ lúc đó. Cây viết sử Jonathan Gould cho rằng, theo đánh giá từ Nielsen Company, đây là "chương trình được chú ý nhất lịch sử ngành truyền hình Mỹ". Sáng ngày hôm sau, The Beatles tỉnh dậy với hầu hết là những đánh giá tiêu cực và thất vọng trên toàn nước Mỹ, song buổi diễn đầu tiên của họ diễn ra vài ngày sau đó vẫn làm nổ tung sân khấu Washington Coliseum. Trở lại New York, họ cũng nhận được điều tương tự khi trình diễn 2 buổi tại Carnegie Hall. Ban nhạc tiếp đó bay tới Florida và xuất hiện trong chương trình The Ed Sullivan Show lần thứ 2, với khoảng 70 triệu người xem trực tiếp, trước khi quay trở lại Anh vào ngày 22 tháng 2.
Ngày 7 tháng 2 năm 1964, The Beatles rời nước Anh tạm biệt 4.000 người hâm mộ tại sân bay Heathrow. Ban nhạc lên sóng truyền hình trực tiếp trong chương trình The Ed Sullivan Show ngày 9 tháng 2, thu hút tới 75 triệu người xem, tương đương với 23 triệu hộ gia đình và 34% dân số Mỹ lúc đó.
The Beatles
Sự thiếu quan tâm của Capitol Records tới ban nhạc là cơ hội ngàn vàng cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ, United Artists Records, thúc giục hãng phim của mình đề nghị tới The Beatles một hợp đồng làm phim, trong đó có những ưu đãi đặc biệt với phần soundtrack. Được đạo diễn bởi Richard Lester, bộ phim A Hard Day's Night chiếm trọn 6 tuần của ban nhạc trong khoảng từ tháng 3-4 năm 1964 mà trong đó họ vào vai chính mình dưới dạng phim ca nhạc tài liệu. A Hard Day's Night giúp ban nhạc giành được những đề cử Oscar và Grammy đầu tiên, trong đó có Kịch bản xuất sắc nhất và Nhạc phim xuất sắc nhất. Bộ phim được trình chiếu lần đầu tại London và New York với thành công vang dội trên toàn thế giới, theo kèm là nhiều đánh giá so sánh họ với Marx Brothers. Erlewine đánh giá cao album soundtrack từ bộ phim, A Hard Day's Night, và cho rằng đã nhìn thấy "chính họ trong dáng vẻ một ban nhạc. Tất cả những điều nổi bật nhất trong 2 album trước đó của họ đã được dung hòa lại thành thứ âm thanh bừng sáng, hân hoan và căn nguyên, hòa hợp với tiếng guitar rung rinh và giai điệu cuốn hút." "Tiếng guitar rung rinh" đó là chiếc Rickenbacker 360/12 12-dây của Harrison vốn được nhà sản xuất thiết kế riêng để tặng anh, và album này là lần đầu tiên anh có cơ hội thu âm với nó.
Sự thiếu quan tâm của Capitol Records tới ban nhạc là cơ hội ngàn vàng cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ, United Artists Records, thúc giục hãng phim của mình đề nghị tới The Beatles một hợp đồng làm phim, trong đó có những ưu đãi đặc biệt với phần soundtrack. Bộ phim được trình chiếu lần đầu tại London và New York với thành công vang dội trên toàn thế giới, theo kèm là nhiều đánh giá so sánh họ với Marx Brothers.
The Beatles
Tháng 8, nhà báo Al Aronowitz thu xếp cho The Beatles gặp gỡ Bob Dylan. Tới thăm ban nhạc tại khách sạn ở New York, Dylan đã giới thiệu cho họ cần sa. Gould quan tâm tới những mối liên quan giữa âm nhạc và văn hóa trong buổi gặp gỡ này mà theo đó, mỗi nghệ sĩ có tầng lớp người hâm mộ "thuộc về 2 thế giới hoàn toàn khác nhau": với Dylan là "những cậu nhóc nghệ sĩ và trí tuệ, lý tưởng hóa các quan điểm chính trị và xã hội, và theo phong cách bohemian ôn hòa", còn với The Beatles là "những đứa nhóc mới lớn – những cô cậu nhóc trung học sống trong thứ văn hóa được thương mại hóa bởi truyền hình, phát thanh, nhạc pop, tạp chí và thời trang. Với họ, ban nhạc là thần tượng, chứ không phải người lý tưởng hóa." Sau 6 tháng quen biết, Gould viết, "Lennon muốn thu âm theo cách bắt chước giọng mũi bè, tiếng đàn mỏng manh và những nhân vật nội tâm đa dạng của Dylan." Khoảng 1 năm kể từ ngày gặp gỡ, Dylan muốn "tiến lên, với sự trợ giúp của ban nhạc 5 người cùng chiếc Fender Stratocaster điện để đuổi những kẻ mất trí cuồng nhạc folk thuần túy ra khỏi hình tượng của anh ấy... sự khác biệt giữa tầng lớp nghe nhạc folk và nhạc rock gần như ảnh hưởng trực tiếp tới những tầng lớp khán giả [của ban nhạc]... [ý định này] cho thấy những dấu hiệu khả quan."
Tháng 8, nhà báo Al Aronowitz thu xếp cho The Beatles gặp gỡ Bob Dylan. Gould quan tâm tới những mối liên quan giữa âm nhạc và văn hóa trong buổi gặp gỡ này mà theo đó, mỗi nghệ sĩ có tầng lớp người hâm mộ "thuộc về 2 thế giới hoàn toàn khác nhau": với Dylan là "những cậu nhóc nghệ sĩ và trí tuệ, lý tưởng hóa các quan điểm chính trị và xã hội, và theo phong cách bohemian ôn hòa", còn với The Beatles là "những đứa nhóc mới lớn – những cô cậu nhóc trung học sống trong thứ văn hóa được thương mại hóa bởi truyền hình, phát thanh, nhạc pop, tạp chí và thời trang.
The Beatles
Theo Gould, album thứ tư của nhóm, Beatles for Sale, là minh chứng rõ ràng cho sự đối lập giữa những áp lực thành công về mặt thương mại và những dự án âm nhạc tham vọng của The Beatles. Họ dự định thu âm album trong khoảng tháng 8-10 năm 1964, tiếp tục thực hiện theo cách giống với A Hard Day's Night vốn chỉ bao gồm toàn các sáng tác của riêng họ. Ban nhạc thực tế đã kiệt sức để hoàn thiện các ca khúc ở album trên, mặt khác việc đi tour với những ca khúc đó lại là một thách thức thực sự với thành công của họ. Lennon thừa nhận: "Các sáng tác đang trở thành vấn đề nghiêm trọng." Cũng vì thế, 6 ca khúc khác được chọn xen lẫn trong Beatles for Sale. Được phát hành vào đầu tháng 12 năm 1964, album tiếp tục thành công và một lần nữa cho thấy những tiến bộ vượt bậc trong sáng tác của bộ đôi Lennon-McCartney.
Theo Gould, album thứ tư của nhóm, Beatles for Sale, là minh chứng rõ ràng cho sự đối lập giữa những áp lực thành công về mặt thương mại và những dự án âm nhạc tham vọng của The Beatles. Ban nhạc thực tế đã kiệt sức để hoàn thiện các ca khúc ở album trên, mặt khác việc đi tour với những ca khúc đó lại là một thách thức thực sự với thành công của họ.
The Beatles
Đầu năm 1965, khi mời ban nhạc tới nhà ăn tối, bác sĩ nha khoa của Lennon và Harrison đã bí mật cho chất LSD vào trong tách cà phê của họ. Lennon nhớ lại: "Nó thật kinh khủng, nhưng nó thật tuyệt diệu. Tôi đã ngây ngất suốt 1-2 tháng liền." Anh và Harrison lập tức thường xuyên sử dụng LSD, rồi sau đó là Starr trong vài dịp đặc biệt. McCartney ban đầu từ chối việc thử LSD, song rốt cuộc cũng sử dụng nó vào cuối năm 1966. Anh trở thành Beatle đầu tiên công khai tuyên bố sử dụng ma túy trước công chúng khi trả lời trên báo chí rằng nó giúp "khai sáng" anh, giúp anh "trở nên một người tốt hơn, trung thực hơn, vị tha hơn với xã hội".
Đầu năm 1965, khi mời ban nhạc tới nhà ăn tối, bác sĩ nha khoa của Lennon và Harrison đã bí mật cho chất LSD vào trong tách cà phê của họ. McCartney ban đầu từ chối việc thử LSD, song rốt cuộc cũng sử dụng nó vào cuối năm 1966.
The Beatles
Được ra mắt vào tháng 7 năm 1965, bộ phim thứ hai của The Beatles, Help!, tiếp tục được đạo diễn bởi Lester. Được miêu tả là "sản phẩm chế nhạo Bond", bộ phim có được những phản ứng lẫn lộn từ giới phê bình và bản thân ban nhạc. McCartney nói: "Help! xuất sắc nhưng đó không phải là bộ phim của chúng tôi: chúng tôi tham gia như thể những diễn viên phụ. Nó rất vui nhộn, song về ý tưởng có vẻ có chút sai lầm." Phần soundtrack gồm hầu hết các sáng tác của Lennon khi anh viết nên ca khúc tiêu đề phim, cùng với đó là 2 đĩa đơn của nhóm, "Help!" và "Ticket to Ride". Album theo kèm trở thành bản LP thứ năm của ban nhạc, bao gồm trong đó những ca khúc hát lại là "Act Naturally" và "Dizzy Miss Lizzy": đây cũng là những ca khúc cuối cùng mà The Beatles hát những sáng tác không phải của họ, ngoại trừ bản hát lại ca khúc dân ca truyền thống của Liverpool, "Maggie Mae", trong album Let It Be sau này. Với Help!, ban nhạc cũng bắt đầu thử nghiệm kỹ thuật thu âm nhiều lần phần hát bên cạnh việc sử dụng nhiều nhạc cụ cổ điển trong hòa âm, tiêu biểu là dàn tứ tấu dây trong ca khúc bất tử "Yesterday". Được viết bởi McCartney, "Yesterday" có lẽ là ca khúc từng được hát lại nhiều nhất lịch sử âm nhạc.
Được ra mắt vào tháng 7 năm 1965, bộ phim thứ hai của The Beatles, Help!, tiếp tục được đạo diễn bởi Lester. Album theo kèm trở thành bản LP thứ năm của ban nhạc, bao gồm trong đó những ca khúc hát lại là "Act Naturally" và "Dizzy Miss Lizzy": đây cũng là những ca khúc cuối cùng mà The Beatles hát những sáng tác không phải của họ, ngoại trừ bản hát lại ca khúc dân ca truyền thống của Liverpool, "Maggie Mae", trong album Let It Be sau này.
The Beatles
Giữa tháng 10 năm 1965, The Beatles quay trở lại phòng thu: lần đầu tiên kế hoạch thu âm của họ phải kéo dài hơn dự tính mà không vì bất cứ ràng buộc hợp đồng nào. Được phát hành vào tháng 12, Rubber Soul, có được thành công vang dội về chuyên môn và được coi là bước chuyển quan trọng của ban nhạc tới sự trưởng thành cùng thứ âm nhạc phức tạp hơn. Chủ đề của họ cũng bắt đầu mở rộng khi quan tâm nhiều hơn tới các khía cạnh khác của tình yêu và triết học. 2 cây viết sử Peter Brown và Steven Gaines gán định hướng mới của họ với việc "The Beatles bắt đầu có thói quen dùng cần sa", bổ sung bằng lời khẳng định từ ban nhạc: Lennon từng gọi đây là "album tốn kém", trong khi Starr nhớ lại: "Cỏ thực sự ảnh hưởng lớn tới những thay đổi của chúng tôi, đặc biệt là tới những người viết nhạc. Và cũng bởi họ viết theo những chất liệu mới, vậy nên chúng tôi cũng phải chơi nhạc theo cách mới." Nếu như Help! giới thiệu nhạc rock đi cùng âm nhạc cổ điển của flute và dàn dây thì lần này Harrison đã mang tới cho thế giới cây đàn sitar trong ca khúc "Norwegian Wood (This Bird Has Flown)", đưa sự phát triển của nhạc rock xa hơn những giới hạn thông thường của nó. Cùng với việc ca từ của họ giàu tính nghệ thuật hơn, người nghe cũng bắt đầu tìm hiểu những ý nghĩa sâu xa của nó. Lennon bình luận về "Norwegian Wood": "Tôi chỉ cố gắng viết về một vụ ngoại tình... và nó như kiểu cần một màn khói mờ để tôi không phải nói ra vậy."
Giữa tháng 10 năm 1965, The Beatles quay trở lại phòng thu: lần đầu tiên kế hoạch thu âm của họ phải kéo dài hơn dự tính mà không vì bất cứ ràng buộc hợp đồng nào. Và cũng bởi họ viết theo những chất liệu mới, vậy nên chúng tôi cũng phải chơi nhạc theo cách mới."
The Beatles
Hầu hết những ca khúc của Rubber Soul được sáng tác bởi bộ đôi Lennon-McCartney: cho dù vẫn có thể nhận ra điểm khác biệt trong những ca khúc của riêng họ, song cả hai vẫn không ngừng trao đổi những ý kiến trong cách viết nhạc. Ca khúc "In My Life", sau này đều được mỗi người tuyên bố là sáng tác cá nhân, được coi là điểm sáng trong danh sách những sáng tác của Lennon-McCartney. Harrison gọi Rubber Soul là album yêu thích của mình, trong khi Starr gọi đây là "bản thu khởi đầu". McCartney từng nói: "Chúng tôi đã có những thời kỳ đáng yêu, và đây là lúc để phát triển nó." Tuy nhiên, kỹ thuật viên âm thanh Norman Smith cũng nhấn mạnh rằng đây là thời điểm bắt đầu những tranh cãi trong ban nhạc – "sự cạnh tranh giữa Lennon và McCartney dần trở nên rõ ràng", ông viết, và "khi McCartney ngày một thể hiện thì George lại càng không có chỗ đứng." Năm 2003, tạp chí Rolling Stone xếp Rubber Soul ở vị trí số 5 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của họ, còn Richie Unterberger của Allmusic miêu tả đây là "một trong những sản phẩm folk rock kinh điển".
Hầu hết những ca khúc của Rubber Soul được sáng tác bởi bộ đôi Lennon-McCartney: cho dù vẫn có thể nhận ra điểm khác biệt trong những ca khúc của riêng họ, song cả hai vẫn không ngừng trao đổi những ý kiến trong cách viết nhạc. Ca khúc "In My Life", sau này đều được mỗi người tuyên bố là sáng tác cá nhân, được coi là điểm sáng trong danh sách những sáng tác của Lennon-McCartney.
The Beatles
Tháng 6 năm 1966, album Yesterday and Today – một ấn bản tuyển chọn được Capitol Records biên tập và bày bán tại Mỹ – gây phẫn nộ với phần bìa khi chụp hình The Beatles trong trang phục đồ tể với vô số những miếng thịt giả cùng búp bê. Đây được coi là hành động trả đũa trước những đánh giá cho rằng Capitol đã "tàn sát" những ấn bản phát hành tại Mỹ của nhóm. Hàng ngàn bản LP sau đó đã được tái bản với phần bìa mới, trong khi album với phần bìa gốc sau này từng được bán đấu giá tới 10.500 $ vào tháng 12 năm 2005. Cùng lúc đó ở Anh, Harrison lần đầu được gặp gỡ bậc thầy đàn sitar, Ravi Shankar – người đồng ý gặp gỡ và chỉ dẫn anh chơi loại nhạc cụ này.
Tháng 6 năm 1966, album Yesterday and Today – một ấn bản tuyển chọn được Capitol Records biên tập và bày bán tại Mỹ – gây phẫn nộ với phần bìa khi chụp hình The Beatles trong trang phục đồ tể với vô số những miếng thịt giả cùng búp bê. Hàng ngàn bản LP sau đó đã được tái bản với phần bìa mới, trong khi album với phần bìa gốc sau này từng được bán đấu giá tới 10.500 $ vào tháng 12 năm 2005.
The Beatles
Trong tour diễn tiếp theo tại Philippines sau sự kiện Yesterday and Today, The Beatles vô tình quên mất Đệ nhất phu nhân Imelda Marcos mời họ tới dùng bữa sáng tại Phủ Tổng thống. Khi tới nơi, Epstein buộc phải khôn ngoan từ chối nhận mình là quản lý của ban nhạc nhằm coi như mình chưa từng biết tới lời mời chính thức trên. Song họ ngay lập tức nhận ra rằng gia đình Marcos không có thói quen chấp nhận việc lời mời của họ bị từ chối. Sự việc trở nên ầm ỹ và ban nhạc đã phải rất vất vả để được xuất cảnh. Gần như ngay sau đó, ban nhạc có chuyến đi tới Ấn Độ lần đầu tiên.
Trong tour diễn tiếp theo tại Philippines sau sự kiện Yesterday and Today, The Beatles vô tình quên mất Đệ nhất phu nhân Imelda Marcos mời họ tới dùng bữa sáng tại Phủ Tổng thống. Gần như ngay sau đó, ban nhạc có chuyến đi tới Ấn Độ lần đầu tiên.
The Beatles
Ngay khi trở về nước, The Beatles liền nhận được những lời chỉ trích từ tín đồ tôn giáo và những người theo quan điểm cực đoan tại Mỹ (đặc biệt là Ku Klux Klan) khi Lennon trả lời bài phỏng vấn từ tháng 3 với nhà báo Maureen Cleave: "Kitô giáo rồi sẽ biến mất. Nó sẽ bị phá hủy hoặc lu mờ... Giờ chúng tôi còn nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus – tôi còn không rõ rằng cái gì sẽ biến mất trước, giữa rock 'n' roll và Kitô giáo. Chúa Jesus luôn đúng, nhưng quan điểm của ông là mờ mịt và tầm thường. Nghe những điều đó lẫn lộn vào nhau thực sự hủy hoại con người tôi." Những nhận xét này không được để ý tại Anh, song những độc giả trẻ tuổi của tờ Datebook tại Mỹ đã in nó ra khoảng 5 tháng sau, trước khi nhóm bắt đầu tour diễn tại đây, và nó dấy lên những tranh cãi trong cộng đồng người theo đạo ở "Bible Belt". Vatican cũng lên tiếng phản đối ban nhạc và yêu cầu cấm mọi bản thu của The Beatles được phát trên sóng phát thanh tại Tây Ban Nha, Hà Lan cũng như Nam Phi. Epstein chê trách Datebook đã ghi lại đoạn trò chuyện của Lennon trong một ngữ cảnh sai lệch. Tại buổi họp báo, Lennon khẳng định: "Nếu tôi cho rằng truyền hình còn được biết tới nhiều hơn cả Chúa Jesus, vậy hẳn tôi đã phải tránh xa nó." Lennon nhấn mạnh rằng anh đề cập tới vấn đề này nhằm nói về việc mọi người nhìn nhận như thế nào về thành công; và trước những gợi ý từ phóng viên, anh kết luận: "Nếu mọi người muốn tôi xin lỗi, nếu điều đó khiến mọi người vui, ok tôi xin lỗi."Trong quá trình chuẩn bị cho tour diễn tại Mỹ, The Beatles nhận thấy rằng âm nhạc họ chơi thực tế rất khó nghe thấy được khi trình diễn trực tiếp. Vốn sử dụng bộ ampli Vox AC30, họ được cấp thêm một chiếc 100-watt mới cũng của Vox mà họ chỉ dành cho những buổi diễn tại sân khấu lớn từ năm 1964, song họ thấy vẫn không đủ hiệu quả. Bất lực trong việc cố gắng nghe rõ âm thanh giữa tiếng la hét từ người hâm mộ, ban nhạc ngày một chán nản trong việc tiếp tục đi diễn. Nhận ra rằng các buổi diễn không còn mang tính âm nhạc nữa, ban nhạc quyết định rằng tour diễn tháng 8 năm 1966 là lần đi diễn cuối cùng của họ.
Ngay khi trở về nước, The Beatles liền nhận được những lời chỉ trích từ tín đồ tôn giáo và những người theo quan điểm cực đoan tại Mỹ (đặc biệt là Ku Klux Klan) khi Lennon trả lời bài phỏng vấn từ tháng 3 với nhà báo Maureen Cleave: "Kitô giáo rồi sẽ biến mất. Nghe những điều đó lẫn lộn vào nhau thực sự hủy hoại con người tôi."
The Beatles
Rubber Soul là bước ngoặt quan trọng; Revolver, được phát hành vào tháng 8 năm 1966 – đúng 1 tuần trước chuyến lưu diễn cuối cùng của The Beatles – là một bước ngoặt nữa. Scott Plagenhoef từ Pitchfork Media nhận xét "âm thanh của ban nhạc đã đạt tới độ chín nhất" và "định nghĩa lại những gì mà âm nhạc quần chúng trông chờ". Revolver được thực hiện với cách viết nhạc tinh vi, trải nghiệm phòng thu cùng những kỹ năng trình diễn tuyệt vời, sắp xếp hài hòa những cải tiến trong sự kết hợp giữa âm nhạc cổ điển với psychedelic rock. Chia tay với cách chụp hình truyền thống, phần bìa lần này được thiết kế bởi Klaus Voormann – người bạn thân thiết của nhóm từ những ngày ở Hamburg – "một thứ lạnh lẽo, nghệ thuật, cắt dán trắng-đen khắc họa The Beatles theo kiểu nét vẽ bút mực của Aubrey Beardsley". Album được quảng bá bởi đĩa đơn "Paperback Writer", mặt sau là ca khúc "Rain". Vài đoạn phim ngắn được quay để giới thiệu cho đĩa đơn này, và theo nhà nghiên cứu văn hóa Saul Austerlitz, đó là "video ca nhạc thật sự đầu tiên của lịch sử"; chúng được trình chiếu trên các chương trình The Ed Sullivan Show và Top of the Pops vào tháng 6 cùng năm.
Rubber Soul là bước ngoặt quan trọng; Revolver, được phát hành vào tháng 8 năm 1966 – đúng 1 tuần trước chuyến lưu diễn cuối cùng của The Beatles – là một bước ngoặt nữa. Album được quảng bá bởi đĩa đơn "Paperback Writer", mặt sau là ca khúc "Rain".
The Beatles
Một trong những ca khúc thể nghiệm trong Revolver là "Tomorrow Never Knows" mà phần lời được Lennon lấy từ cuốn sách The Psychedelic Experience: A Manual Based on the Tibetan Book of the Dead của Timothy Leary. Bản thu được thực hiện với 8 băng thâu khác nhau, mỗi chiếc được thực hiện bởi kỹ thuật viên hoặc thành viên của ban nhạc, rồi theo đó mỗi người thay đổi hiệu ứng với phần thu âm để Martin tổng hợp lại những hiệu ứng khác nhau. Ca khúc "Eleanor Rigby" của McCartney tiếp tục sử dụng dàn tứ tấu dây mà Gould miêu tả là "phép lai thực sự nhằm không nhận ra được phong cách hoặc thể loại của ca khúc". Khả năng sáng tác của Harrison cũng tiến bộ khi có tới 3 ca khúc của anh được cho vào album này. Năm 2003, Rolling Stone xếp Revolver ở vị trí số 3 trong danh sách những album vĩ đại nhất của họ. Tuy nhiên trong tour diễn tại Mỹ sau khi phát hành album, The Beatles lại không trình bày bất cứ ca khúc nào của album này. Theo Chris Ingham, họ đã dành tâm trí quá nhiều vào "phòng thu... và không có một hình mẫu nào khác cho một nhóm rock 'n' roll 4 người để có thể thuyết phục được họ, đặc biệt giữa biển người hâm mộ gào thét vốn chỉ làm họ mất đi sự nhạy cảm. "The Beatles trên sân khấu" và "The Beatles của phòng thu" đã trở thành 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt." Buổi diễn cuối cùng của ban nhạc tại sân vận động Candlestick Park, San Francisco ngày 29 tháng 8 năm 1966 đã chấm dứt 4 năm lưu diễn không ngừng nghỉ của nhóm với hơn 1.400 buổi diễn trên toàn thế giới.
Một trong những ca khúc thể nghiệm trong Revolver là "Tomorrow Never Knows" mà phần lời được Lennon lấy từ cuốn sách The Psychedelic Experience: A Manual Based on the Tibetan Book of the Dead của Timothy Leary. Ca khúc "Eleanor Rigby" của McCartney tiếp tục sử dụng dàn tứ tấu dây mà Gould miêu tả là "phép lai thực sự nhằm không nhận ra được phong cách hoặc thể loại của ca khúc".