topic
stringclasses
149 values
context
stringlengths
84
21k
Evidence
stringlengths
51
1.33k
Quần đảo Trường Sa
Tháng 2 năm 1995, xung đột diễn ra giữa Trung Quốc và Philippines khi Philippines tìm thấy một số kết cấu trên đá Vành Khăn, khiến chính phủ nước này phải đưa ra một kháng cáo chính thức đối với hành động chiếm đóng của Trung Quốc. Ngày 25 tháng 3 năm 1995, Hải quân Philippines bắt giữ bốn tàu Trung Quốc gần đá Suối Ngọc. Cũng trong ngày 25 tháng 3, Việt Nam nói rằng lính Đài Loan trên đảo Ba Bình bắn vào tàu chở hàng của Việt Nam đang trên đường từ đá Lớn đến đảo Sơn Ca. Thời gian sau đó, nhiều cuộc gặp gỡ đã diễn ra giữa các bên tham gia tranh chấp và cả Indonesia nhưng thu được rất ít kết quả. Đến năm 1998, Trung Quốc tuyên bố rằng "các chòi ngư dân" ở đá Vành Khăn bị hư hại do bão và điều 7 tàu đến vùng này để sửa chữa. Lần này Philippines tiếp tục có các hành động đáp trả như cho hải quân bắn chìm một số tàu cá của Trung Quốc mà nước này cho rằng đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của họ.Tháng 6 năm 2012, Trung Quốc cũng đã chiếm thành công bãi cạn Scarborough, chỉ cách Vịnh Subic của Philippines khoảng 200 km về phía Tây.
Tháng 2 năm 1995, xung đột diễn ra giữa Trung Quốc và Philippines khi Philippines tìm thấy một số kết cấu trên đá Vành Khăn, khiến chính phủ nước này phải đưa ra một kháng cáo chính thức đối với hành động chiếm đóng của Trung Quốc. Cũng trong ngày 25 tháng 3, Việt Nam nói rằng lính Đài Loan trên đảo Ba Bình bắn vào tàu chở hàng của Việt Nam đang trên đường từ đá Lớn đến đảo Sơn Ca.
Quần đảo Trường Sa
Những năm sau căng thẳng tại đá Vành Khăn, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thỏa thuận đàm phán để đưa ra một bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm căng thẳng tại các đảo tranh chấp. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, một văn kiện chính trị đã ra đời để thể hiện mong ước giải quyết vấn đề chủ quyền "mà không sử dụng thêm nữa vũ lực". Ngày 4 tháng 11 năm 2002, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được ký kết nhưng lại không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý. Năm 2005, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo là vào ngày 14 tháng 3, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu Quốc gia Philippines đã ký thỏa thuận thăm dò địa chất chung nhằm thi hành DOC 2002.Trong chuyến thăm Mỹ ngày 25/9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố với Tổng thống Mỹ Obama "Những hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang triển khai ở Nam Sa không nhằm vào hay làm ảnh hưởng bất kỳ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi hoạt động quân sự hóa".
Những năm sau căng thẳng tại đá Vành Khăn, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thỏa thuận đàm phán để đưa ra một bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm căng thẳng tại các đảo tranh chấp. Năm 2005, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo là vào ngày 14 tháng 3, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu Quốc gia Philippines đã ký thỏa thuận thăm dò địa chất chung nhằm thi hành DOC 2002.Trong chuyến thăm Mỹ ngày 25/9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố với Tổng thống Mỹ Obama "Những hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang triển khai ở Nam Sa không nhằm vào hay làm ảnh hưởng bất kỳ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi hoạt động quân sự hóa".
Quần đảo Trường Sa
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lị tại Nam Việt, trong đó gọi Trường Sa là "Hoàng Sa" và quy thuộc tỉnh Phước Tuy. Đến ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa đưa quần đảo Trường Sa vào phạm vi hành chính của xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.Ngày 9 tháng 12 năm 1982, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành lập huyện Trường Sa trên cơ sở toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa mà trước đây được quy thuộc huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, ngày 28 tháng 12 năm 1982, chính quyền Việt Nam đã chuyển huyện Trường Sa từ tỉnh Đồng Nai sang tỉnh Phú Khánh. Từ ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lị tại Nam Việt, trong đó gọi Trường Sa là "Hoàng Sa" và quy thuộc tỉnh Phước Tuy. Từ ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Quần đảo Trường Sa
Tháng 11 năm 2007, có tin Trung Quốc đã thành lập đô thị cấp huyện Tam Sa để quản lý ba quần đảo trên biển Đông. Theo Trung Quốc, thực tế vì gặp phản ứng ở Việt Nam nên việc thành lập này bị dừng lại, tuy nhiên đô thị cấp huyện Tam Sa vẫn tồn tại trên danh nghĩa. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa để thay thế Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa. Cơ quan chính quyền thành phố Tam Sa đóng trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Ngày 18 tháng 4 năm 2020, Trung Quốc tuyên bố thành phố Tam Sa thành lập hai quận: quận Tây Sa và quận Nam Sa, trong đó quận Nam Sa quản lý quần đảo Trường Sa, chính phủ nhân dân quận Nam Sa đóng trên đá chữ Thập.
Tháng 11 năm 2007, có tin Trung Quốc đã thành lập đô thị cấp huyện Tam Sa để quản lý ba quần đảo trên biển Đông. Theo Trung Quốc, thực tế vì gặp phản ứng ở Việt Nam nên việc thành lập này bị dừng lại, tuy nhiên đô thị cấp huyện Tam Sa vẫn tồn tại trên danh nghĩa.
Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa vốn không có đất trồng trọt và không có dân bản địa sinh sống. Nghiên cứu của một số học giả như Dzurek (1985), Bennett (1992), Cordner (1994) và Tư vấn Pháp lý cho Bộ Ngoại giao Philippines đều chỉ ra rằng các đảo thuộc Trường Sa thiếu khả năng duy trì đời sống kinh tế riêng đầy đủ bởi vì chúng quá nhỏ, khô cằn và có rất ít tài nguyên trên đảo.Tuy trên các đảo chỉ có một vài tài nguyên (chẳng hạn phân chim) nhưng nguồn lợi thiên nhiên của vùng biển quần đảo Trường Sa thì lại rất có giá trị, ví dụ hải sản và tiềm năng dầu mỏ - khí đốt. Vào năm 1980, dân chúng trong vùng đánh bắt được 2,5 triệu tấn hải sản từ khu vực quần đảo Trường Sa. Từ tháng 5 năm 2005, Việt Nam đã cho xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại bãi đá Tây; diện tích đến 2013 đã đạt 3.000 mét vuông, sở hữu trang bị hiện đại, hỗ trợ nhiều mặt cho ngư dân. Về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác, hiện địa chất vùng biển quần đảo vẫn chưa được khảo sát nhiều nên chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy. Tuy nhiên, Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc ước tính vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí thiên nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỉ tấn so với con số 13 tỉ tấn của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Tháng 6 năm 1976, Philippines khoan được dầu mỏ tại khu phức hợp Nido ở ngoài khơi đảo Palawan.Vùng biển Trường Sa cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa, và "hiện tại" hơn một nửa số tàu chở dầu siêu trọng của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng lớn mà chỉ có một số cảng cá và đường băng nhỏ trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính. Tuy nhiên, tàu thuyền lưu thông qua vùng này có thể gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với nguy hiểm từ gió bão, sóng lớn và nguy cơ bị mắc cạn hay va phải các rạn đá ngầm.
Quần đảo Trường Sa vốn không có đất trồng trọt và không có dân bản địa sinh sống. Nghiên cứu của một số học giả như Dzurek (1985), Bennett (1992), Cordner (1994) và Tư vấn Pháp lý cho Bộ Ngoại giao Philippines đều chỉ ra rằng các đảo thuộc Trường Sa thiếu khả năng duy trì đời sống kinh tế riêng đầy đủ bởi vì chúng quá nhỏ, khô cằn và có rất ít tài nguyên trên đảo.Tuy trên các đảo chỉ có một vài tài nguyên (chẳng hạn phân chim) nhưng nguồn lợi thiên nhiên của vùng biển quần đảo Trường Sa thì lại rất có giá trị, ví dụ hải sản và tiềm năng dầu mỏ - khí đốt.
Quần đảo Trường Sa
Nằm tại khu vực khí hậu nhiệt đới và có hệ sinh thái đa dạng, quần đảo Trường Sa có tiềm năng để thu hút khách du lịch. Tháng 6 năm 2011, Tổng cục Du lịch của Việt Nam mở hội thảo và công bố đề án phát triển du lịch hướng về biển đảo, trong đó đề cập đến dự định mở tuyến du lịch ra Trường Sa. Tháng 4 năm 2012, Philippines tuyên bố kế hoạch phát triển đảo Thị Tứ bằng cách sửa chữa lại đường băng trên đảo và biến nơi đây thành một khu du lịch. Tháng 9 năm 2012, Tân Hoa xã của Trung Quốc đưa tin về kế hoạch phát triển du lịch du thuyền giai đoạn 2012-2022 của thành phố Tam Á (tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Trường Sa. Tuy vậy, các nước trên đều đi sau Malaysia bởi vào đầu thập niên 1990, nước này không những đã hoàn thành việc xây đảo nhân tạo tại đá Hoa Lau (gần cực nam của quần đảo Trường Sa) mà còn mở cửa một khu nghỉ mát đầy đủ tiện nghi dành cho du khách, đặc biệt là những người yêu thích lặn biển.
Nằm tại khu vực khí hậu nhiệt đới và có hệ sinh thái đa dạng, quần đảo Trường Sa có tiềm năng để thu hút khách du lịch. Tháng 4 năm 2012, Philippines tuyên bố kế hoạch phát triển đảo Thị Tứ bằng cách sửa chữa lại đường băng trên đảo và biến nơi đây thành một khu du lịch.
Quần đảo Trường Sa
Theo báo cáo Chiến lược An ninh Hàng hải châu Á-Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc, đầu tháng 12/2013, Trung Quốc bắt đầu xây đảo nhân tạo trên các đá và bãi đá ngầm do họ kiểm soát tại Trường Sa. Từ tháng 12/2013 cho tới tháng 6/2015, Trung Quốc đã mở rộng 1.170 ha đảo nhân tạo. Tại các nơi Trung Quốc xây cất đảo, nước này đào các kênh sâu cùng các điểm đậu để tàu cỡ lớn có thể cập bến. So với các nước xung quanh cũng cải tạo đảo, chỉ trong 20 tháng Trung Quốc cơi nới gấp 17 lần diện tích các nước khác gộp lại trong 40 năm và chiếm tới 95% tổng diện tích đảo nhân tạo trong Biển Đông. Cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đang xây dựng có thể giúp tăng sự hiện diện quyền lực của nước này ở Biển Đông. Các đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc tăng khả năng chiến đấu ở quần đảo Trường Sa. Nước này cũng có thể sử dụng chúng để săn tàu ngầm trong và ngoài vùng biển này nhằm bảo vệ các tàu ngầm của họ.Ngày 16/9/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter nói Hoa Kỳ sẽ hoạt động trên bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Việc biến một bãi đá ngầm thành sân bay không đồng nghĩa với quyền chủ quyền hoặc quyền hạn chế các phương tiện hàng không và hàng hải.
Theo báo cáo Chiến lược An ninh Hàng hải châu Á-Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc, đầu tháng 12/2013, Trung Quốc bắt đầu xây đảo nhân tạo trên các đá và bãi đá ngầm do họ kiểm soát tại Trường Sa. Từ tháng 12/2013 cho tới tháng 6/2015, Trung Quốc đã mở rộng 1.170 ha đảo nhân tạo.
Quần đảo Trường Sa
Năm 2005, công ty Smart Communications của Philippines đã cử người ra đảo Thị Tứ để xây một tháp thu phát sóng di động GSM thông qua thiết bị đầu cuối có độ mở rất nhỏ (VSAT). Từ năm 2007, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) của Việt Nam đã cho khảo sát và lắp đặt các trạm thu phát sóng thông tin di động tại một số nơi thuộc Trường Sa. Sau khi được lắp đặt, phạm vi phủ sóng của các trạm là cách các đảo/đá 20 km và còn cho phép binh sĩ đồn trú truy cập Internet không dây công nghệ EDGE 2,75G. Từ tháng 5 năm 2010, Công ty Tập đoàn Thông tin Di động Trung Quốc (China Mobile) và hải quân Trung Quốc đã bắt đầu phủ sóng thông tin di động trên các rạn đá ngầm do nước này kiểm soát, bao phủ tổng diện tích là 280 km². Tại điểm đóng quân chính là đá Chữ Thập còn có một trạm dự phòng. Đầu tháng 2 năm 2013, Thông tấn xã Trung ương của Đài Loan thông báo công ty Trung Hoa Điện Tín (Chunghwa Telecom) đã hoàn tất lắp đặt hệ thống viễn thông tại đảo Ba Bình. Hoạt động thông qua vệ tinh ST-2, hệ thống này không những đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân viên của Cục Tuần phòng Bờ biển Đài Loan trên đảo mà còn phủ sóng vùng biển lân cận, hỗ trợ tích cực cho các tàu tuần tra và tàu đánh cá.
Năm 2005, công ty Smart Communications của Philippines đã cử người ra đảo Thị Tứ để xây một tháp thu phát sóng di động GSM thông qua thiết bị đầu cuối có độ mở rất nhỏ (VSAT). Hoạt động thông qua vệ tinh ST-2, hệ thống này không những đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân viên của Cục Tuần phòng Bờ biển Đài Loan trên đảo mà còn phủ sóng vùng biển lân cận, hỗ trợ tích cực cho các tàu tuần tra và tàu đánh cá.
Tắc kè lùn quần đảo Virgin
Tắc kè lùn quần đảo Virgin (Sphaerodactylus parthenopion) là một trong hai loài tắc kè mang danh hiệu "loài bò sát nhỏ nhất trên thế giới" (loài kia là tắc kè lùn Jaragua S. ariase). Nó được tìm thấy trên ba hòn đảo trong quần đảo Virgin thuộc Anh: Virgin Gorda, Tortola, và đảo Moskito. S. parthenopion được phát hiện vào năm 1964 và được cho rằng là họ hàng gần của loài tắc kè lùn Sphaerodactylus nicholsi sống ở Puerto Rico gần đó. Nó chia sẻ chung vùng phân bố với tắc kè nhỏ vảy lớn (S. macrolepis) vốn sinh sống trên các lá cây mục. Trái với S. macrolepis, S. parthenopion sinh sống trên các sườn đồi khô hơn mặc dù chúng cũng ưa thích các khu vực ẩm ướt nằm dưới các tảng đá vì chúng thiếu các cơ chế ngăn chặn việc mất nước - một vấn đề hóc búa do kích thước quá nhỏ của con vật.
Tắc kè lùn quần đảo Virgin (Sphaerodactylus parthenopion) là một trong hai loài tắc kè mang danh hiệu "loài bò sát nhỏ nhất trên thế giới" (loài kia là tắc kè lùn Jaragua S. ariase). Trái với S. macrolepis, S. parthenopion sinh sống trên các sườn đồi khô hơn mặc dù chúng cũng ưa thích các khu vực ẩm ướt nằm dưới các tảng đá vì chúng thiếu các cơ chế ngăn chặn việc mất nước - một vấn đề hóc búa do kích thước quá nhỏ của con vật.
Tắc kè lùn quần đảo Virgin
Tắc kè lùn quần đảo Virgin có màu nâu sậm ở mặt lưng - thường đi kèm với những vết lốm đốm sẫm màu. Trung bình, chiều dài của chúng là khoảng 18 mm (0,71 in) tính từ mõm tới lỗ huyệt và kích thước gần như nhỏ bằng đồng 10 xu Hoa Kỳ. Con vật có cân nặng tối đa chỉ chừng 0,15 g (0,0053 oz). Tại vùng sau mắt và trên đỉnh cổ có những vằn màu nhạt, đây là một đặc điểm nhận dạng loài tắc kè này. Màu sắc của con đực và con cái không có gì khác biệt nhau, trong khi con cái thì to hơn con đực một chút. Khi rụng hay đứt đuôi thì đuôi của con vật có thể tự mọc lại được. Không có nhiều thông tin về đặc điểm sinh học cũng như quần thể của loài vật này được biết đến.
Tắc kè lùn quần đảo Virgin có màu nâu sậm ở mặt lưng - thường đi kèm với những vết lốm đốm sẫm màu. Không có nhiều thông tin về đặc điểm sinh học cũng như quần thể của loài vật này được biết đến.
Tắc kè lùn quần đảo Virgin
Tắc kè lùn quần đảo Virgin được phát hiện vào mùa hè năm 1964 bởi nhà sinh học Richard Thomas khi ông đang trên một chuyến đi thu hoạch tại một sinh cảnh rừng khô ở sườn đồi thuộc đảo Virgin Gorda tại quần đảo Virgin thuộc Anh. Mẫu gốc của Sphaerodactylus parthenopion, MCZ 77211, là một con tắc kè cái bắt được vào ngày 12 tháng 8 năm 1964 tại sườn đồi ở trên vịnh Pond. Tổng cộng 8 paratype đã được thu thập trên đảo Virgin Gorda và chúng được dùng để nghiên cứu và tổng kết các đặc tính của loài sinh vật mới này.Loài này được phân vào chi Sphaerodactylus hay "tắc kè lùn" không chỉ vì kích thước tí hon mà còn vì màu sắc đặc trưng trên đỉnh đầu của chúng. Những chiếc vảy trên đầu chúng khá nhỏ nhưng có sống ở giữa vảy và xếp đè lên nhau ở mặt trên với cùng một màu đen tuyền. Đồng thời ở phần trung của mặt trên thì không có vảy dạng hột và không có những vệt màu ở vùng bả vai và vùng xương chậu, xương cùng.Mặc dù có khá nhiều khác biệt về đặc điểm hình dáng, S. parthenopion lại có thể là họ hàng gần nhất với loài tắc kè lùn S. nicholsi. Giống như S. parthenopion, loài S. nicholsi cũng có kích cỡ rất nhỏ - thật vậy chúng là loài tắc kè lùn đặc hữu nhỏ nhất ở Puerto Rico. Vùng phân bổ của một loài tắc kè lùn khác, S. townsendi nằm giữa và phân cách hai loài tắc kè lùn nói trên, điều này cho thấy có thể S. townsendi xuất hiện chỉ sau khi các loài S. parthenopion và S. nicholsi đã hình thành bởi quá trình tiến hóa phân hướng.
Tắc kè lùn quần đảo Virgin được phát hiện vào mùa hè năm 1964 bởi nhà sinh học Richard Thomas khi ông đang trên một chuyến đi thu hoạch tại một sinh cảnh rừng khô ở sườn đồi thuộc đảo Virgin Gorda tại quần đảo Virgin thuộc Anh. Giống như S. parthenopion, loài S. nicholsi cũng có kích cỡ rất nhỏ - thật vậy chúng là loài tắc kè lùn đặc hữu nhỏ nhất ở Puerto Rico.
Tắc kè lùn quần đảo Virgin
Thông thường, tắc kè lùn quần đảo Virgin có màu nâu sậm ở vùng lưng và mặt trên của chân, xen kẽ với những đốm rời rạc có màu sậm hơn. Đồng thời, ở phía trước mắt, tại gốc mũi của con vật cũng có một hàng vảy sậm màu (mặc dù ở một số cá thể các vảy này không hiện rõ). Ở mỗi bên thân mình và ngay phía sau mắt con vật có một vằn hẹp, rìa sậm có màu nâu vàng chạy qua thái dương và mờ dần ở gần gốc đầu. Ở vùng chẩm, phía đỉnh đầu và sau mắt có một vằn hình bầu dục, rìa sậm và cũng có màu nâu vàng chạy từ bên này qua bên kia của đầu và đôi khi dính liền với hai vằn nằm phía sau mắt. Những vảy nâu sậm ở mặt lưng chạy qua mặt bụng và mờ dần tại đó, mặc dù ở bụng vẫn còn nhiều vảy giữ được phần viền sậm. Mặt bụng có màu xám nhạt hay màu kem. Đuôi con vật gần như có màu nâu vàng với những cụm vằn ngắn màu sậm. Phần cổ có những vằn màu sậm và nhạt ở hai bên thân mình.Tắc kè lùn Virgin không có hiện tượng dị hình giới tính, điều này có nghĩa là con đực và con cái có diện mạo giống nhau; tuy nhiên kích thước trung bình của con cái có lớn hơn con đực một chút (chiều dài từ đầu mõm đến gốc đuôi của con cái là 18 mm (0,71 in) so với con đực là 16 mm (0,63 in). Mõm của con vật có chiều dài trung bình và tù chứ không nhọn. Đuôi của chúng cũng có thể mọc lại khi rụng.
Thông thường, tắc kè lùn quần đảo Virgin có màu nâu sậm ở vùng lưng và mặt trên của chân, xen kẽ với những đốm rời rạc có màu sậm hơn. Mõm của con vật có chiều dài trung bình và tù chứ không nhọn.
Tắc kè lùn quần đảo Virgin
Vảy ở lưng con vật thường nhỏ, sắc, có sống, xếp đè lên nhau và phẳng, trong khi vùng cổ họng và ngực có sống. Vảy hình tròn được tìm thấy ở đỉnh đầu và phía trước cổ, trong khi vảy ở giữa cổ thì giống như ở lưng. Ở giữa lưng có hiện tượng vảy nhỏ bất thường và tập trung đông đúc, tuy nhiên những vảy này không có hình tròn. Ở mặt trên của đuôi, vảy cũng như ở lưng, trong khi ở mặt dưới của đuôi thì vảy nhẵn trơn, hình tròn, và to dần về phía giữa đuôi. Vảy mặt bụng nhìn chung tròn, nhẵn và cũng xếp đè lên nhau.Số lượng vảy ở mặt lưng tính từ nách đến háng dao động từ 30 đến 35 cái, tính trung bình ra là 32 vảy. Số vảy mặt bụng nằm ở đường giữa bụng trong khoảng như trên dao động từ 20 đến 29 với con số trung bình là 28. Số vảy ở giữa thân trung bình là 52 cái, dao động từ 50 tới 55. Thông thường con vật có hai vảy mũi và 1-3 vảy giữa mũi. Có chừng 2-3 (thường là 3) vảy nằm trong phần từ môi trên đến mắt. Ở ngón thứ tư của bàn chân phải, có chừng 8 hay 9 (thường là 9) tấm mỏng giúp tăng cường ma sát cho tắc kè có thể đu bám trên cây, trên tường mà không bị rớt. Vảy ở vùng sinh dục khá nhỏ và chỉ mở rộng đến vùng đùi, có số lượng từ 3-5 vảy theo chiều dài và 11-13 vảy theo chiều ngang.
Vảy ở lưng con vật thường nhỏ, sắc, có sống, xếp đè lên nhau và phẳng, trong khi vùng cổ họng và ngực có sống. Vảy hình tròn được tìm thấy ở đỉnh đầu và phía trước cổ, trong khi vảy ở giữa cổ thì giống như ở lưng.
Tắc kè lùn quần đảo Virgin
Loài S. nicholsi ở Puerto Rico nặng hơn và to hơn tắc kè lùn quần đảo Virgin S. parthenopion, dài 20 đến 22 mm (0,8 đến 0,9 in) tính từ đầu mõm tới gốc đuôi. Kích thước vảy của con vật cũng có khác biệt, phản ánh trong việc so sánh số lượng vảy đếm được giữa 2 loài. S. nicholsi có 19-24 vảy mặt lưng tính từ nách tới háng, trong khi S. parthenopion có từ 30-35 vảy. Đồng thời S. nicholsi chỉ có 34-42 vảy ở vùng giữa cơ thể so với 50-55 vảy ở S. parthenopion, và số lượng vảy mặt lưng tính từ nách tới háng chỉ có khoảng 21-26 cái so với 26-29 cái ở S. parthenopion. S. nicholsi thông thường có 1 vảy giữa mũi so với 2 vảy thường thấy ở nhiều cá thể S. parthenopion. Vảy vùng sinh dục cũng lớn hơn ở cá thể đực của S. nicholsi. Về màu sắc, cả S. nicholsi và S. parthenopion khá giống nhau, nhưng S. nicholsi thường có những hoa văn hình lưỡi liềm ở đầu, giao thoa với những vằn ở sau mắt, trái với vằn hình bầu dục của S. parthenopion tách rời với vảy sau mắt. Đồng thời, vằn sau mắt của S. nicholsi chạy đến tận đuôi chứ không chỉ dừng dại ở cuối cổ. Vằn mặt lưng ở hai bên hông của S. nicholsi hội tụ lại với nhau hình thành một hoa văn hình chữ U hay chữ Y ở vùng chậu. Đại đa số các tắc kè S. nicholsi có hoa văn ở vùng bả vai bao hàm 2 chấm nhỏ màu nhạt bao quanh bởi vùng da màu đen.Loài tắc kè nhỏ vảy lớn S. macrolepis có kích thước lớn hơn rất nhiều so với S. parthenopion, dài 25 đến 30 mm (0,98 đến 1,18 in) tính từ đầu mõm tới gốc đuôi và cũng có vảy lớn hơn. Theo Thomas, S. macrolepis có những vằn sậm ở hai bên hông và các đốm ở mặt lưng trên màu nền nâu vàng hay nâu nhạt ở với hai đốm tròn viền đen đậm (đối với con cái) hay một cơ thể có màu vàng nâu tuyền với ít đốm tròn và vùng đầu có các vằn hình gợn sóng lăn tăn tương phản với màu nền là xám, vàng hay cam tuyền (ở con đực).
Loài S. nicholsi ở Puerto Rico nặng hơn và to hơn tắc kè lùn quần đảo Virgin S. parthenopion, dài 20 đến 22 mm (0,8 đến 0,9 in) tính từ đầu mõm tới gốc đuôi. Theo Thomas, S. macrolepis có những vằn sậm ở hai bên hông và các đốm ở mặt lưng trên màu nền nâu vàng hay nâu nhạt ở với hai đốm tròn viền đen đậm (đối với con cái) hay một cơ thể có màu vàng nâu tuyền với ít đốm tròn và vùng đầu có các vằn hình gợn sóng lăn tăn tương phản với màu nền là xám, vàng hay cam tuyền (ở con đực).
Tắc kè lùn quần đảo Virgin
Loài này ban đầu chỉ được tìm thấy trên đảo Virgin Gorda, sau đó, nó được tìm thấy trên các đảo Tortola và đảo Mosquito. Dải phân bố của nó đôi khi trên toàn quần đảo Virgin thuộc Anh, mặc dù cuộc tìm kiếm đầu tiên của Thomas không tìm thấy bất cứ tiêu bản nào ở Tortola, Anegada, hoặc các đảo nhỏ khác, cũng như không có trên các đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ như Saint Croix, Saint Thomas, và Saint John. Sự phân bố của chúng được xem là bất thường do sự tách biệt các loài có quan hệ gần gũi của nó như S. nicholsi ở Puerto Rico, một loài khác Puerto Rican Crested Toad (Bufo lemur), có dải phân bố bao gồm trên cả hai đảo vẫn chưa tách ra.Tắc kè lùn quần đảo Virgin thích sống ở các rừng bụi rậm khô thường xen lẫn với xương rồng và cây có gai trên các sườn đồi đá. Nó từng được tìm thấy ở ngay ngấn nước biển, mặc dù không phải trên bãi biển trong đám rác rong biển hoặc trong các đống rác dừa mục trong đới tích tụ rác dọc bãi biển, giống như loài lớn hơn và phổ biến hơn là S. macrolepis cùng sống chung dải phân bố của nó. Cũng không giống như các loài tắc kè lớn, chúng không tập hợp thành "bầy" trong rác lá, nhưng chỉ được tìm thấy không phổ biến dưới các tản đá, là các vi môi trường ẩm hoặc ẩm trung bình trong hốc sinh thái khô của chúng.
Loài này ban đầu chỉ được tìm thấy trên đảo Virgin Gorda, sau đó, nó được tìm thấy trên các đảo Tortola và đảo Mosquito. Dải phân bố của nó đôi khi trên toàn quần đảo Virgin thuộc Anh, mặc dù cuộc tìm kiếm đầu tiên của Thomas không tìm thấy bất cứ tiêu bản nào ở Tortola, Anegada, hoặc các đảo nhỏ khác, cũng như không có trên các đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ như Saint Croix, Saint Thomas, và Saint John.
Tắc kè lùn quần đảo Virgin
Giống như các loài tắc kè lùn khác, rất ít thông tin về đặc điểm sinh thái và hành vi của tắc kè lùn Virgin được các nhà khoa học biết đến. Do kích thước nhỏ dẫn tới tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích lớn, tắc kè lùn quần đảo Virgin được cho rằng dễ nhạy cảm với việc mất nước qua da và vì vậy khả năng tồn tại trong những điều kiện môi trường bán khô hạn của chúng đang được quan tâm nghiên cứu.Ở đây, trái với các loài thằn lằn sinh sống ở các bãi cát tại hoang mạc, tắc kè lùn quần đảo Virgin không có các đặc điểm thích nghi giúp ngăn ngừa sự mất nước với tốc độ tương tự như đối với các loài thằn lằn sống ở các nơi ẩm thấp. Chỉ xét riêng về kích thước, tắc kè lùn Virgin mất nước nhanh hơn đến 70% so với các loài tắc kè lớn sống cùng nơi. Tuy nhiên, con vật vẫn tồn tại được nhờ sinh sống ở những vi môi trường có độ ẩm cao - ngay cả trong điều kiện môi trường tổng quát ở trạng thái tương đối khô - bằng việc điều chỉnh vòng đời sinh sản sao cho trứng luôn nở vào thời điểm mưa nhiều và độ ẩm cao, đồng thời hoạt động của con vật cũng giảm thiểu tối đa trong những khoảnh khắc khô nóng nhất trong ngày.
Giống như các loài tắc kè lùn khác, rất ít thông tin về đặc điểm sinh thái và hành vi của tắc kè lùn Virgin được các nhà khoa học biết đến. Tuy nhiên, con vật vẫn tồn tại được nhờ sinh sống ở những vi môi trường có độ ẩm cao - ngay cả trong điều kiện môi trường tổng quát ở trạng thái tương đối khô - bằng việc điều chỉnh vòng đời sinh sản sao cho trứng luôn nở vào thời điểm mưa nhiều và độ ẩm cao, đồng thời hoạt động của con vật cũng giảm thiểu tối đa trong những khoảnh khắc khô nóng nhất trong ngày.
Tắc kè lùn quần đảo Virgin
Hiện giới khoa học chỉ có rất ít thông tin về loài tắc kè này nên không thể nào đoán định chính xác về số lượng cá thể của chúng trong tự nhiên. Loài vật này được đánh giá là hiện diện ở mức độ "thông thường vừa phải" mặc dù việc tìm kiếm chúng rất khó do kích thước quá nhỏ và màu sắc giúp con vật dễ ngụy trang. Phân bổ của loài tắc kè lùn này ở quần đảo Virgin thuộc Anh có vẻ như là tương đối hạn chế, và việc phát triển đất đai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chúng.Vào đầu năm 2011, tắc kè lùn quần đảo Virgin bắt đầu thu hút sự chú ý của công luận khi nhà tỉ phú Richard Branson công bố kế hoạch du nhập một loài vượn cáo đang bị đe dọa tuyệt chủng ở Madagascar vào đảo Moskito nhằm gây giống trong điều kiện nuôi nhốt loài vượn cáo này để bảo tồn chúng. Tuy nhiên, các nhà sinh học cũng như dư luận nhanh chóng bày tỏ lo ngại về hậu quả xảy ra đối với các loài bản địa ở đảo này nếu du nhập vượn cáo vào đảo. Đặc biệt, người ta lo sợ rằng tắc kè lùn quần đảo Virgin - được đánh giá là một trong những loài bò sát hiếm nhất - sẽ bị vượn cáo tiêu diệt hoàn toàn trên đảo này do đặc tính hung hãn cũng như thói ăn tạp của vượn cáo. Một số nhà nghiên cứu khác quan ngại về việc vượn cáo có thể phát triển quá mức hoặc mang các mầm bệnh lạ vào đảo. Lãnh đạo của bộ phận đánh giá tác động môi trường của Richard Branson thừa nhận rằng việc du nhập vượn cáo phải được tiến hành hết sức cẩn thận, ngay từ trước khi kế hoạch được công bố. Về loài tắc kè lùn quần đảo Virgin, Branson cho rằng không cần phải lo ngại vì vượn cáo chủ yếu ăn thực vật và hiếm khi ăn tắc kè. Tuy nhiên, sau đó Branson thay đổi ý kiến và nói rằng "Tôi sẽ giữ bọn vượn cáo trong các khu vực kín đồng thời chúng tôi sẽ đưa những chuyên gia tới để tiến hành những khảo sát sâu hơn về tắc kè và nhất là loài tắc kè lùn. Nếu như những nghiên cứu này cho thấy những mối nguy hại thật sự đối với tắc kè, chúng tôi sẽ nhốt vượn cáo trong các khu vực kín."
Hiện giới khoa học chỉ có rất ít thông tin về loài tắc kè này nên không thể nào đoán định chính xác về số lượng cá thể của chúng trong tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà sinh học cũng như dư luận nhanh chóng bày tỏ lo ngại về hậu quả xảy ra đối với các loài bản địa ở đảo này nếu du nhập vượn cáo vào đảo.
Chủ nghĩa vô thần
Chủ nghĩa vô thần, thuyết vô thần hay vô thần luận, theo nghĩa rộng nhất, là sự "thiếu vắng" niềm tin vào sự tồn tại của thần linh. Theo nghĩa hẹp hơn, chủ nghĩa vô thần là sự bác bỏ niềm tin rằng thần linh tồn tại, hẹp hơn và cụ thể hơn nữa thì có thể coi là quan điểm cho rằng không hề có thần linh. Chủ nghĩa vô thần đối lập với chủ nghĩa hữu thần, theo dạng chung nhất, là niềm tin rằng có ít nhất một vị thần tồn tại.Nhiều người tự nhận là vô thần có thái độ hoài nghi với những gì siêu nhiên, với lý do là không có bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của thần linh mà hướng về phát triển vật chất. Nhưng những người khác lập luận ủng hộ chủ nghĩa vô thần trên cơ sở triết học, xã hội và lịch sử. Tuy trong số những người tự nhận là vô thần có nhiều người thiên về các học thuyết triết học thế tục như chủ nghĩa nhân văn thế tục và chủ nghĩa tự nhiên, không có một hệ tư tưởng hay một bộ hành vi nào mà tất cả những người vô thần cùng chia sẻNgay cả một số tôn giáo, chẳng hạn Kì-na giáo và Phật giáo, không đòi hỏi đức tin vào một vị thần. Phật giáo quan niệm rằng vũ trụ được vận hành bởi các quy luật tự nhiên là Nhân - Quả và Luân hồi, không hề có một vị thần nào có thể khống chế các quy luật đó mà phải nương theo.
Chủ nghĩa vô thần, thuyết vô thần hay vô thần luận, theo nghĩa rộng nhất, là sự "thiếu vắng" niềm tin vào sự tồn tại của thần linh. Tuy trong số những người tự nhận là vô thần có nhiều người thiên về các học thuyết triết học thế tục như chủ nghĩa nhân văn thế tục và chủ nghĩa tự nhiên, không có một hệ tư tưởng hay một bộ hành vi nào mà tất cả những người vô thần cùng chia sẻNgay cả một số tôn giáo, chẳng hạn Kì-na giáo và Phật giáo, không đòi hỏi đức tin vào một vị thần.
Chủ nghĩa vô thần
Một số tranh cãi và mù mờ ngữ nghĩa xung quanh việc định nghĩa "chủ nghĩa vô thần" phát sinh từ khó khăn trong việc đạt đến sự đồng thuận đối với định nghĩa của các từ như "Thần" hay "Chúa" (Deity và God). Tính nhiều chiều của các khái niệm rất khác nhau về chúa và thần dẫn đến các ý niệm khác nhau về tầm áp dụng của chủ nghĩa vô thần. Ví dụ trong các ngữ cảnh mà chủ nghĩa hữu thần được định nghĩa là đức tin vào một vị thần hữu ngã duy nhất, những người theo thuyết đa thần (polytheism) hoặc thần giáo tự nhiên (deism) có thể bị xem là những người vô thần. Trong thế kỷ XX, quan niệm này đã mất dần sự ủng hộ do thuyết hữu thần đã được hiểu là hàm ý có đức tin vào bất cứ điều gì có tính chất thần thánh.Về các dạng hiện tượng bị phủ nhận, chủ nghĩa vô thần có thể chống lại bất cứ điều gì, từ sự hiện hữu của thần linh tới sự tồn tại của bất cứ khái niệm tâm linh, siêu nhiên, hay siêu việt nào, chẳng hạn như những khái niệm của Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Một số tranh cãi và mù mờ ngữ nghĩa xung quanh việc định nghĩa "chủ nghĩa vô thần" phát sinh từ khó khăn trong việc đạt đến sự đồng thuận đối với định nghĩa của các từ như "Thần" hay "Chúa" (Deity và God). Tính nhiều chiều của các khái niệm rất khác nhau về chúa và thần dẫn đến các ý niệm khác nhau về tầm áp dụng của chủ nghĩa vô thần.
Chủ nghĩa vô thần
Như đã nói trong phần mở đầu, chủ nghĩa vô thần còn được định nghĩa là đồng nghĩa với bất cứ hình thức nào của chủ nghĩa phi thần (non-theism), theo đó người không có đức tin vào một vị thần nào cũng được coi là một người vô thần. Người ta đã thống nhất rằng định nghĩa rộng này bao trùm cả trẻ sơ sinh và những người chưa từng được nghe nói về các ý niệm về thần thánh. Từ năm 1772, Nam tước d'Holbach đã nói rằng "Tất cả trẻ em được sinh ra là người vô thần; chúng không biết gì về Chúa" Tương tự, George H. Smith (1979) đã cho rằng: "Người không biết về thuyết hữu thần là một người vô thần vì anh ta không tin vào một vị chúa nào. Phạm trù này cũng bao gồm một đứa trẻ đủ năng lực trừu tượng để hiểu các vấn đề liên quan nhưng lại chưa biết về các vấn đề đó. Thực tế rằng đứa trẻ không tin vào chúa đủ để coi nó là một người vô thần". Smith lập nên thuật ngữ "chủ nghĩa vô thần hàm ý" (implicit atheism) để chỉ việc "không có đức tin mà không cố ý phủ nhận đức tin" và "chủ nghĩa vô thần tường minh" để chỉ định nghĩa thông thường về sự không tin một cách có ý thức.
Như đã nói trong phần mở đầu, chủ nghĩa vô thần còn được định nghĩa là đồng nghĩa với bất cứ hình thức nào của chủ nghĩa phi thần (non-theism), theo đó người không có đức tin vào một vị thần nào cũng được coi là một người vô thần. Smith lập nên thuật ngữ "chủ nghĩa vô thần hàm ý" (implicit atheism) để chỉ việc "không có đức tin mà không cố ý phủ nhận đức tin" và "chủ nghĩa vô thần tường minh" để chỉ định nghĩa thông thường về sự không tin một cách có ý thức.
Chủ nghĩa vô thần
Trong nền văn hóa phương Tây, quan niệm rằng trẻ em được sinh ra vô thần mới xuất hiện tương đối gần đây. Trước thế kỷ XVIII tại phương Tây, sự tồn tại của Chúa Trời được chấp nhận phổ biến đến mức thậm chí người ta nghi ngờ về khả năng tồn tại chủ nghĩa vô thần thực sự. Điều này được gọi là "thuyết bẩm sinh hữu thần" (theistic innatism) - quan niệm rằng tất cả mọi người tin vào Chúa ngay từ khi lọt lòng mẹ; quan niệm này hàm ý rằng những người vô thần đơn giản là không muốn thừa nhận. Có một lập trường khẳng định rằng những người vô thần sẽ nhanh chóng tin vào Chúa trong những thời điểm khủng hoảng, rằng họ vẫn hoán cải khi hấp hối, hoặc rằng "không có người vô thần nơi chiến trận" (There are no atheists in foxholes – hàm ý rằng nhiều người tự nhận là vô thần thực ra thật sự tin vào Chúa Trời, và rằng trong những thời điểm cực kỳ căng thẳng hay sợ hãi, đức tin đó sẽ nổi lên và làm lu mờ xu hướng vô thần kém thực chất hơn). Một số người đề xướng quan niệm này cho rằng lợi ích về nhân học của tôn giáo là ở chỗ đức tin tôn giáo giúp con người chịu được gian khổ tốt hơn. Một số người vô thần nhấn mạnh thực tế rằng đã có các ví dụ ngược lại với quan niệm trên, trong số đó là các ví dụ về "người vô thần nơi chiến trận".
Trong nền văn hóa phương Tây, quan niệm rằng trẻ em được sinh ra vô thần mới xuất hiện tương đối gần đây. Có một lập trường khẳng định rằng những người vô thần sẽ nhanh chóng tin vào Chúa trong những thời điểm khủng hoảng, rằng họ vẫn hoán cải khi hấp hối, hoặc rằng "không có người vô thần nơi chiến trận" (There are no atheists in foxholes – hàm ý rằng nhiều người tự nhận là vô thần thực ra thật sự tin vào Chúa Trời, và rằng trong những thời điểm cực kỳ căng thẳng hay sợ hãi, đức tin đó sẽ nổi lên và làm lu mờ xu hướng vô thần kém thực chất hơn).
Chủ nghĩa vô thần
Các nhà triết học như Antony Flew, Michael Martin và William L. Rowe đã phân biệt giữa chủ nghĩa vô thần mạnh (tích cực) với chủ nghĩa vô thần yếu (tiêu cực). Chủ nghĩa vô thần mạnh là sự khẳng định tường minh rằng thần thánh không tồn tại. Còn chủ nghĩa vô thần yếu bao hàm tất cả các hình thức khác của thuyết phi thần (non-theism). Theo cách phân loại này, bất cứ ai không theo thuyết hữu thần thì chắc chắn phải là một người theo vô thần mạnh hoặc vô thần yếu. Các thuật ngữ "yếu" và "mạnh" xuất hiện tương đối gần đây; tuy nhiên, các thuật ngữ vô thần "tiêu cực" và "tích cực" đã được sử dụng trong các tài liệu triết học và (với một nghĩa hơi khác) trong các biện giải Công giáo. Theo cách định nghĩa này về chủ nghĩa vô thần, hầu hết những người theo thuyết bất khả tri được xem là những người vô thần yếu.
Các nhà triết học như Antony Flew, Michael Martin và William L. Rowe đã phân biệt giữa chủ nghĩa vô thần mạnh (tích cực) với chủ nghĩa vô thần yếu (tiêu cực). Còn chủ nghĩa vô thần yếu bao hàm tất cả các hình thức khác của thuyết phi thần (non-theism).
Chủ nghĩa vô thần
Trong khi những người như Martin khẳng định rằng thuyết bất khả tri dẫn tới chủ nghĩa vô thần yếu, đa số những người theo thuyết bất khả tri lại cho rằng quan niệm của mình tách biệt hẳn với chủ nghĩa vô thần – thuyết mà họ có thể xem là thiếu cơ sở và ít thuyết phục chẳng kém thuyết hữu thần. Việc không thể đạt được các tri thức chứng minh hay phủ nhận sự tồn tại của thần thánh (quan niệm của thuyết bất khả tri) đôi khi được xem là một ngụ ý rằng chủ nghĩa vô thần cũng đòi hỏi một bước nhảy vọt của niềm tin (leap of faith). Các phản ứng thường gặp của những người vô thần đối với lập luận trên gồm có lập luận rằng các khẳng định "tôn giáo" chưa được chứng minh xứng đáng bị nghi ngờ không kém gì tất cả các khẳng định chưa được chứng minh khác và rằng việc không thể chứng minh được sự tồn tại của một vị chúa trời không dẫn đến xác suất ngang bằng cho khả năng vị chúa đó tồn tại. Nhà triết học người Scotland J. J. C. Smart thậm chí còn lập luận rằng "đôi khi một người thực sự vô thần có thể tự miêu tả mình, thậm chí miêu tả rất nhiệt tình, là một người theo thuyết bất khả tri, vì chủ nghĩa hoài nghi triết học bị tổng quát hóa quá mức đã ngăn cản chúng ta khẳng định bất cứ điều gì mình biết, có lẽ chỉ ngoại trừ các chân lý toán học và logic." Tiếp đó, một số tác giả vô thần nổi tiếng như Richard Dawkins thiên về hướng phân biệt các quan điểm hữu thần, bất khả tri, vô thần bằng xác suất mà quan điểm đó gán cho khẳng định "Ảo tưởng về Chúa trời".
Trong khi những người như Martin khẳng định rằng thuyết bất khả tri dẫn tới chủ nghĩa vô thần yếu, đa số những người theo thuyết bất khả tri lại cho rằng quan niệm của mình tách biệt hẳn với chủ nghĩa vô thần – thuyết mà họ có thể xem là thiếu cơ sở và ít thuyết phục chẳng kém thuyết hữu thần. Tiếp đó, một số tác giả vô thần nổi tiếng như Richard Dawkins thiên về hướng phân biệt các quan điểm hữu thần, bất khả tri, vô thần bằng xác suất mà quan điểm đó gán cho khẳng định "Ảo tưởng về Chúa trời".
Chủ nghĩa vô thần
Chủ nghĩa vô thần nhận thức luận lý luận rằng con người ta không thể nhận biết về Chúa Trời hay xác định sự tồn tại của Chúa Trời. Nền tảng của chủ nghĩa vô thần nhận thức luận là thuyết bất khả tri – một học thuyết có nhiều dạng thức đa dạng. Trong triết học về tính nội tại, thần thánh là một phần không thể tách biệt của chính thế giới, trong đó có tâm thức của con người, và ý thức của mỗi người bị khóa chặt trong chủ thể. Theo dạng thức bất khả tri này, hạn chế về góc nhìn đó ngăn cản mọi suy diễn khách quan từ đức tin vào một vị thần tới các khẳng định về sự tồn tại của vị thần đó. Thuyết bất khả tri duy lý của Kant và Thời kỳ Khai sáng chỉ chấp nhận các tri thức thu được từ việc suy luận hợp lý của con người; dạng vô thần này khẳng định rằng về nguyên tắc ta không thể nhận thức được thần thánh, và do đó ta không thể biết thần thánh có tồn tại hay không. Dựa trên các quan niệm của David Hume, chủ nghĩa hoài nghi khẳng định rằng sự xác tín về thứ gì cũng là bất khả thi, do đó người ta không bao giờ có thể nhận biết được sự tồn tại của Chúa Trời. Việc gán thuyết bất khả tri cho chủ nghĩa vô thần là điều còn đang bị tranh cãi; thuyết này còn có thể được xem là một thế giới quan cơ bản và độc lập.Các dạng thức lập luận vô thần khác mà có thể xếp vào loại nhận thức luận, trong đó có chủ nghĩa chứng thực logic và chủ nghĩa bất khả tri lãnh đạm (ignosticism), khẳng định rằng các thuật ngữ cơ bản như "Chúa Trời" và các phát biểu như "Chúa Trời là đấng toàn năng" vô nghĩa hay không thể hiểu được. Chủ nghĩa bất khả nhận tri thần học (theological noncognitivism) cho rằng câu "Chúa Trời tồn tại" không biểu đạt một mệnh đề, trái lại, nó vô nghĩa về mặt nhận thức. Người ta đã tranh luận xung quanh việc các trường hợp như trên có thể xếp vào dạng nào của chủ nghĩa vô thần hay thuyết bất khả tri hay không. Các nhà triết học A. J. Ayer và Theodore M. Drange không đồng ý xếp vào thể loại nào vì cả hai loại này đều chấp nhận "Chúa Trời tồn tại" là một mệnh đề; thay vào đó, họ đặt chủ nghĩa bất khả nhận tri (noncognitivism) vào một thể loại riêng.
Chủ nghĩa vô thần nhận thức luận lý luận rằng con người ta không thể nhận biết về Chúa Trời hay xác định sự tồn tại của Chúa Trời. Thuyết bất khả tri duy lý của Kant và Thời kỳ Khai sáng chỉ chấp nhận các tri thức thu được từ việc suy luận hợp lý của con người; dạng vô thần này khẳng định rằng về nguyên tắc ta không thể nhận thức được thần thánh, và do đó ta không thể biết thần thánh có tồn tại hay không.
Chủ nghĩa vô thần
Chủ nghĩa vô thần siêu hình dựa trên thuyết nhất nguyên siêu hình – quan niệm rằng thực tại là đồng nhất và không thể phân chia. Những người vô thần siêu hình tuyệt đối đồng ý với một hình thức nào đó của thuyết thực hữu, do đó họ phủ nhận thẳng sự tồn tại của những gì phi vật lý. Những người vô thần tương đối giữ một thái độ phủ nhận ngầm đối với khái niệm về Chúa, dựa trên sự phi lý giữa các triết thuyết của họ và các thuộc tính thường được cho là của Chúa Trời, chẳng hạn như tính siêu việt, một khía cạnh cá thể, hoặc thể thống nhất. Các ví dụ về chủ nghĩa vô thần siêu hình tương đối bao gồm thuyết phiếm thần, thuyết thần tồn tại nơi vạn vật (panentheism) và thuyết thần giáo tự nhiên.
Chủ nghĩa vô thần siêu hình dựa trên thuyết nhất nguyên siêu hình – quan niệm rằng thực tại là đồng nhất và không thể phân chia. Những người vô thần siêu hình tuyệt đối đồng ý với một hình thức nào đó của thuyết thực hữu, do đó họ phủ nhận thẳng sự tồn tại của những gì phi vật lý.
Chủ nghĩa vô thần
Các nhà triết học như Ludwig Feuerbach và Sigmund Freud lập luận rằng Chúa Trời và các đức tin tôn giáo khác là các phát minh của con người, được tạo ra để thỏa mãn các nhu cầu hay ý muốn đa dạng về tâm lý hoặc tình cảm. Đây cũng là quan điểm của nhiều Phật tử. Chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của Feuerbach, Karl Marx và Friedrich Engels, lập luận rằng đức tin vào Chúa Trời và tôn giáo là các công cụ xã hội mà những người có quyền lực sử dụng để áp bức giai cấp lao động. Theo Mikhail Bakunin, "ý niệm về Chúa hàm ý sự từ bỏ lý tính và công lý của con người; nó là sự phủ nhận kiên quyết nhất đối với quyền tự do của con người, và nó dẫn đến kết quả tất yếu là sự nô lệ của loài người về lý thuyết cũng như thực tế". Đảo ngược câu cách ngôn nổi tiếng của Voltaire "Nếu không có Chúa thì cần phải phát minh ra Chúa", Bakunin nói "Nếu quả là có Chúa thì cần phải bãi bỏ ông ta".
Các nhà triết học như Ludwig Feuerbach và Sigmund Freud lập luận rằng Chúa Trời và các đức tin tôn giáo khác là các phát minh của con người, được tạo ra để thỏa mãn các nhu cầu hay ý muốn đa dạng về tâm lý hoặc tình cảm. Chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của Feuerbach, Karl Marx và Friedrich Engels, lập luận rằng đức tin vào Chúa Trời và tôn giáo là các công cụ xã hội mà những người có quyền lực sử dụng để áp bức giai cấp lao động.
Chủ nghĩa vô thần
Chủ nghĩa vô thần logic khẳng định rằng nhiều ý niệm về thần linh, chẳng hạn như Thiên Chúa cá thể của Ki-tô giáo, được gán cho các phẩm chất mâu thuẫn lẫn nhau về logic. Những người vô thần này đưa ra các lập luận bằng suy diễn logic phản bác sự tồn tại của Chúa. Các lập luận này khẳng định sự không tương thích giữa những nét nhất định, chẳng hạn như sự hoàn hảo, vị thế đấng tạo hóa, tính bất biến, sự toàn tri toàn thức, sự hiện diện ở mọi nơi (omnipresence), toàn năng, vô cùng nhân từ (omnibenevolence), siêu việt, tính người (một thực thể kiểu như người), phi vật chất, công bằng và lòng khoan dung.Các nhà vô thần theo trường phái thần luận thuyết (theodicy) tin rằng không thể dung hòa thế giới như họ trải nghiệm với các đức tính mà các nhà thần học thường gán cho Chúa Trời và các vị thần. Họ lập luận rằng không thể tồn tại một vị Chúa vừa toàn tri vừa toàn năng và vừa toàn thiện, đạo đức. Bởi nếu có vị Chúa như thế thì tại sao ngài không tiêu diệt cái ác, và thế giới này vẫn có cái ác, cái xấu, sự khổ đau?Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Phật Thích Ca Mâu Ni), người sáng lập ra Phật giáo, cũng đưa ra những lập luận phản bác sự tồn tại của một đấng toàn năng, sáng tạo thế giới từ hàng nghìn năm trước. Trong kinh Phật, "Phật nói rằng ba đặc tính mà người ta thường cho là của Thượng đế, đó là toàn năng, toàn tri toàn thức, và vô cùng nhân từ đối với nhân loại, nhưng chúng không thể cùng tương thích với thực tế hiện sinh của sự khổ." Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng vũ trụ này được vận hành bởi quy luật Nhân - Quả và Luân hồi, chứ không hề có vị Thượng đế nào tạo ra vũ trụ và điều khiển những quy luật đó.
Chủ nghĩa vô thần logic khẳng định rằng nhiều ý niệm về thần linh, chẳng hạn như Thiên Chúa cá thể của Ki-tô giáo, được gán cho các phẩm chất mâu thuẫn lẫn nhau về logic. Những người vô thần này đưa ra các lập luận bằng suy diễn logic phản bác sự tồn tại của Chúa.
Chủ nghĩa vô thần
Trường phái vô thần mang tính xây dựng hay theo thuyết giá trị (axiology) phủ nhận sự tồn tại của thần thánh để nghiêng về một "sự tuyệt đối cao hơn", chẳng hạn như nhân loại. Hình thức vô thần này coi nhân loại như là nguồn gốc tuyệt đối của luân lý và các giá trị, và cho phép các cá nhân giải quyết các vấn đề đạo đức mà không cần viện đến Chúa. Marx, Nietzsche, Freud và Sartre đều sử dụng luận cứ này để truyền đạt các thông điệp về tự do, phát triển đầy đủ (full-development), và niềm hạnh phúc không bị kìm giữ.Một trong những phê phán phổ biến nhất đối với chủ nghĩa vô thần lại có hướng ngược lại – rằng việc phủ nhận sự tồn tại của một vị Chúa công bằng dẫn tới chủ nghĩa tương đối về đạo đức (moral relativism), để con người ta ở tình trạng không có nền tảng về đạo đức hay luân lý, hoặc làm cho cuộc sống trở nên vô nghĩa và đau khổ. Blaise Pascal đưa ra quan điểm này năm 1669.
Trường phái vô thần mang tính xây dựng hay theo thuyết giá trị (axiology) phủ nhận sự tồn tại của thần thánh để nghiêng về một "sự tuyệt đối cao hơn", chẳng hạn như nhân loại. Hình thức vô thần này coi nhân loại như là nguồn gốc tuyệt đối của luân lý và các giá trị, và cho phép các cá nhân giải quyết các vấn đề đạo đức mà không cần viện đến Chúa.
Chủ nghĩa vô thần
Người ta đã tìm thấy các trường phái vô thần trong Ấn Độ giáo – một tôn giáo có xu hướng hữu thần rất mạnh. Trường phái triết học Cārvāka có tính chất triệt để duy vật và phản thần đã bắt nguồn từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên. Đây có lẽ là trường phái triết học vô thần rõ rệt nhất của Ấn Độ. Nhánh triết học Ấn Độ này được coi là một hệ thống không chính thống (heterodox) và không được xem là một phần của 6 trường phái chính thống của Ấn Độ giáo. Chatterjee và Datta giải thích rằng hiểu biết của các nhà nghiên cứu về triết học Cārvāka phân mảnh, chỉ dựa chủ yếu trên các phê phán của các trường phái khác, và không phải một truyền thống còn phát triển:
Người ta đã tìm thấy các trường phái vô thần trong Ấn Độ giáo – một tôn giáo có xu hướng hữu thần rất mạnh. Trường phái triết học Cārvāka có tính chất triệt để duy vật và phản thần đã bắt nguồn từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên.
Chủ nghĩa vô thần
Các trường phái triết học Ấn Độ khác được coi là vô thần bao gồm Samkhya cổ điển và Purva Mimamsa. Sự phủ nhận một đấng tạo hóa cá thể cũng được thấy trong Kì na giáo và Phật giáo ở Ấn Độ.Phật giáo là tôn giáo không có khái niệm về một đấng tác tạo hay thần có vị cách, Phật cũng không tự nhận mình là thần thánh. Vũ trụ quan Phật giáo có nhiều vị thần, nhưng trái với quan niệm thường gặp ở các tôn giáo khác về tính bất biến và vĩnh cửu của thần thánh, các vị này cũng trải qua quá trình sinh tử như con người. Ngoài ra, trong nhiều nền văn hóa, Phật giáo cùng tồn tại một cách hòa hợp với các quan niệm thần thánh bản địa. Nhưng về bản chất, việc có tồn tại các vị thần thánh hay thượng đế hay không không phải là mối quan tâm của Phật giáo.
Các trường phái triết học Ấn Độ khác được coi là vô thần bao gồm Samkhya cổ điển và Purva Mimamsa. Ngoài ra, trong nhiều nền văn hóa, Phật giáo cùng tồn tại một cách hòa hợp với các quan niệm thần thánh bản địa.
Chủ nghĩa vô thần
Chủ nghĩa vô thần phương Tây có gốc rễ từ triết học Hy Lạp tiền Socrates, nhưng không nổi lên như là một thế giới quan rõ rệt cho đến cuối thời kỳ Khai sáng. Diagoras xứ Melos, triết gia Hy Lạp thế kỷ V trước Công Nguyên, được xem là "người vô thần đầu tiên",, chỉ trích mạnh mẽ tôn giáo và chủ nghĩa huyền bí. Critias coi tôn giáo là một phát minh của con người nhằm dọa cho dân chúng sợ hãi mà phải tuân theo các quy tắc đạo đức. Những người theo thuyết nguyên tử như Democritus cố gắng giải thích thế giới theo một cách thuần túy duy vật, hoàn toàn không viện đến cái gì tâm linh hay huyền bí. Prodicus và Protagoras nằm trong số các triết gia tiền Socrates khác cũng có quan điểm vô thần. Vào thế kỷ III trước Công Nguyên, các triết gia Hy Lạp Theodorus và Strato xứ Lampsacus cũng không tin là có các vị thần.
Chủ nghĩa vô thần phương Tây có gốc rễ từ triết học Hy Lạp tiền Socrates, nhưng không nổi lên như là một thế giới quan rõ rệt cho đến cuối thời kỳ Khai sáng. Prodicus và Protagoras nằm trong số các triết gia tiền Socrates khác cũng có quan điểm vô thần.
Chủ nghĩa vô thần
Socrates (khoảng 471 – 399 TCN) đã bị buộc tội báng bổ thần thánh (xem song đề Euthyphro) vì ông đã khơi gợi ra việc chất vấn về các vị thần chính thống. Tuy Socrates phản đối cáo buộc rằng ông là một "người hoàn toàn vô thần" vì ông không thể là người vô thần khi ông tin vào các linh hồn, cuối cùng ông vẫn bị kết án tử hình.Euhemerus (khoảng 330 – 260 TCN) công bố quan điểm của mình rằng thần thánh chỉ là các nhà lãnh đạo, tướng lĩnh và vị tiền bối trong quá khứ đã được phong thần, và rằng việc tôn sùng những người này và các tôn giáo về bản chất là sự tiếp nối của các vương quốc đã biến mất và các cấu trúc chính trị thời kỳ trước. Tuy không triệt để là một người vô thần, về sau Euhemerus đã bị chỉ trích là đã "phát tán chủ nghĩa vô thần ra khắp thế giới bằng cách xóa tan các vị thần thánh".Nhà duy vật theo thuyết nguyên tử Epicurus (khoảng 341 – 270 TCN) phản bác nhiều thuyết tôn giáo, trong đó có sự tồn tại sau khi chết (lai thế) hoặc một vị thần tiên; ông coi linh hồn là cái thuần túy vật chất và không bất tử. Trong khi thuyết Epicurus (chủ nghĩa hưởng lạc) không phủ nhận sự tồn tại của các vị thần, nhưng ông tin rằng nếu có thần thánh thì họ không quan tâm đến loài người.Nhà thơ La Mã Lucretius (khoảng 99 – 55 TCN) cũng đồng ý rằng nếu có thần thánh thì họ không quan tâm đến loài người và không thể tác động lên thế giới tự nhiên. Vì lý do này, ông tin rằng loài người không nên sợ hãi những gì siêu nhiên. Ông giảng giải cặn kẽ về các quan niệm của ông theo trường phái Epicurus về vũ trụ, nguyên tử, linh hồn, sự không bất tử và tôn giáo trong tác phẩm De rerum natura (Về bản chất của sự vật), tác phẩm này đã phổ biến triết học Epicurus ở La Mã.Nhà triết học La Mã Sextus Empiricus cho rằng người ta nên ngừng phán xét về gần như tất cả các đức tin – một hình thức của chủ nghĩa hoài nghi được gọi là chủ nghĩa hoài nghi Pyrrho (Pyrrhonism), rằng không có gì ác một cách cố hữu, và rằng người ta có thể đạt được ataraxia (sự bình yên trong tâm thức) bằng cách ngừng chỉ trích phán xét. Nhiều tác phẩm của ông vẫn còn được lưu lại đã có một ảnh hưởng lâu dài đến các nhà triết học sau này.
Socrates (khoảng 471 – 399 TCN) đã bị buộc tội báng bổ thần thánh (xem song đề Euthyphro) vì ông đã khơi gợi ra việc chất vấn về các vị thần chính thống. Trong khi thuyết Epicurus (chủ nghĩa hưởng lạc) không phủ nhận sự tồn tại của các vị thần, nhưng ông tin rằng nếu có thần thánh thì họ không quan tâm đến loài người.Nhà thơ La Mã Lucretius (khoảng 99 – 55 TCN) cũng đồng ý rằng nếu có thần thánh thì họ không quan tâm đến loài người và không thể tác động lên thế giới tự nhiên.
Chủ nghĩa vô thần
Ý nghĩa của "vô thần" thay đổi theo tiến trình của thời cổ điển. Những tín đồ Ki-tô giáo thời kỳ đầu đã bị những người không theo Ki-tô giáo coi là vô thần vì họ không tin vào các vị thần của các tín ngưỡng đa thần. Thời Đế chế La Mã, những người Ki-tô giáo bị hành quyết vì họ phủ nhận các vị thần La Mã nói chung và tục thờ phụng hoàng đế nói riêng. Khi Ki-tô giáo trở thành quốc giáo của La Mã năm 381 dưới thời Theodosius I, dị giáo Ki-tô giáo bắt đầu trở thành một tội đáng bị trừng phạt.
Ý nghĩa của "vô thần" thay đổi theo tiến trình của thời cổ điển. Những tín đồ Ki-tô giáo thời kỳ đầu đã bị những người không theo Ki-tô giáo coi là vô thần vì họ không tin vào các vị thần của các tín ngưỡng đa thần.
Chủ nghĩa vô thần
Các quan điểm vô thần hiếm khi được ủng hộ ở châu Âu trong thời Trung cổ (xem Tòa án dị giáo). Thay vào đó, siêu hình học, tôn giáo và thần học là những mối quan tâm chủ yếu. Tuy nhiên, trong thời kỳ này có những phong trào đã đẩy mạnh các khái niệm không chính thống về Thiên Chúa Ki-tô giáo, trong đó có những quan niệm khác nhau về thiên nhiên, sự siêu việt và khả năng tri thức của Thiên Chúa. Các cá nhân và các nhóm như John Scotus Eriugena, David xứ Dinant, Amalric xứ Bena, và Linh hồn Tự do (Brüder und Schwestern des freien Geistes) gìn giữ các quan điểm Ki-tô giáo với các xu hướng của thuyết phiếm thần. Nicholas xứ Cusa tin tưởng ở một hình thức của thuyết duy tín mà ông gọi là docta ignorantia (sự thiếu hiểu biết một cách có tri thức), khẳng định rằng Chúa Trời vượt ra ngoài khả năng phạm trù hóa của con người và tri thức của chúng ta về Chúa chỉ nằm trong phạm vi của sự phỏng đoán. William xứ Ockham tạo cảm hứng cho các xu hướng phản-siêu hình bằng quan niệm của ông về giới hạn duy danh (nominalistic) của tri thức con người đối với các đối tượng đặc biệt, và ông khẳng định rằng trí tuệ con người không có khả năng hiểu được bản chất thánh thần dù bằng trực quan hay lý luận. Những người ủng hộ Ockham, chẳng hạn John xứ Mirecourt và Nicholas xứ Autrecourt đã đẩy quan niệm này ra xa hơn. Kết quả là sự chia rẽ giữa đức tin và lý tính đã ảnh hưởng đến các nhà thần học sau này như John Wycliffe, Jan Hus và Martin Luther.Thời Phục Hưng không làm được nhiều để mở rộng phạm vi của tư tưởng tự do và các chất vấn hoài nghi. Các cá nhân như Leonardo da Vinci đã hướng tới việc thực nghiệm như là một phương pháp để giải thích và phản đối các luận cứ từ giới chức tôn giáo (argumentum ad verecundiam). Những người phê phán tôn giáo và Nhà thờ trong thời kỳ này còn có Niccolò Machiavelli, Bonaventure des Périers và François Rabelais.
Các quan điểm vô thần hiếm khi được ủng hộ ở châu Âu trong thời Trung cổ (xem Tòa án dị giáo). William xứ Ockham tạo cảm hứng cho các xu hướng phản-siêu hình bằng quan niệm của ông về giới hạn duy danh (nominalistic) của tri thức con người đối với các đối tượng đặc biệt, và ông khẳng định rằng trí tuệ con người không có khả năng hiểu được bản chất thánh thần dù bằng trực quan hay lý luận.
Chủ nghĩa vô thần
Các phê phán Ki-tô giáo xuất hiện ngày càng nhiều trong các thế kỷ XVII và XVIII, đặc biệt ở Pháp và Anh. Một số nhà tư tưởng Kháng cách, chẳng hạn Thomas Hobbes, ủng hộ một triết học duy vật và chủ nghĩa hoài nghi đối với các hiện tượng siêu nhiên. Cuối thế kỷ XVII, thuyết thần giáo tự nhiên bắt đầu được ủng hộ công khai bởi các trí thức như John Toland. Tuy chê cười Ki-tô giáo, nhưng nhiều người theo thuyết thần giáo tự nhiên xem thường chủ nghĩa vô thần. Người vô thần đầu tiên lột bỏ tấm áo choàng của thuyết thần giáo tự nhiên, thẳng thừng phủ nhận sự tồn tại của thần thánh, là Jean Meslier, một tu sĩ người Pháp sống ở cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Theo sau ông là các nhà tư tưởng vô thần công khai khác, chẳng hạn như Nam tước Baron d'Holbach, Jacques-André Naigeon ở cuối thế kỷ XVIII, khi mà việc thể hiện sự bất tín vào Chúa Trời đã trở nên đỡ nguy hiểm hơn. David Hume là người tiêu biểu có hệ thống nhất về tư tưởng Khai sáng. Ông phát triển một nhận thức luận hoài nghi với nền móng là chủ nghĩa kinh nghiệm, nhấn mạnh cơ sở siêu hình của thần học tự nhiên.
Các phê phán Ki-tô giáo xuất hiện ngày càng nhiều trong các thế kỷ XVII và XVIII, đặc biệt ở Pháp và Anh. Tuy chê cười Ki-tô giáo, nhưng nhiều người theo thuyết thần giáo tự nhiên xem thường chủ nghĩa vô thần.
Chủ nghĩa vô thần
Cách mạng Pháp đã đưa chủ nghĩa vô thần ra ngoài các phòng trà để đến với công chúng. Các cố gắng thi hành Hiến pháp dân sự của giới Tăng lữ (Constitution civile du clergé) đã dẫn tới bạo lực chống giới tăng lữ và việc nhiều tăng lữ bị trục xuất khỏi nước Pháp. Các sự kiện chính trị hỗn loạn tại Paris thời cách mạng cuối cùng đã dẫn đến việc phe cấp tiến Jacobin đoạt được quyền lực năm 1793, mở ra thời kỳ Chuyên chính Dân chủ Cách mạng Jacobin, mà người Pháp gọi là la Terreur (thời kỳ Khủng bố). Tại đỉnh điểm, nhiều người vô thần trong giới quân sự đã cố gắng dùng vũ lực để loại bỏ hoàn toàn Ki-tô giáo khỏi nước Pháp, thay thế tôn giáo bằng Culte de la Raison (Sự tôn thờ lý tính). Những vụ khủng bố này kết thúc sau khi Robespierre bị tử hình (vụ Đảo chính tháng Nóng), nhưng một số biện pháp thế tục hóa của thời kỳ này vẫn là một di sản bền vững của nền chính trị Pháp.
Cách mạng Pháp đã đưa chủ nghĩa vô thần ra ngoài các phòng trà để đến với công chúng. Những vụ khủng bố này kết thúc sau khi Robespierre bị tử hình (vụ Đảo chính tháng Nóng), nhưng một số biện pháp thế tục hóa của thời kỳ này vẫn là một di sản bền vững của nền chính trị Pháp.
Chủ nghĩa vô thần
Chủ nghĩa chứng thực logic và thuyết khoa học vạn năng (scientism) đã mở đường cho chủ nghĩa chứng thực mới (neopositivism), triết học phân tích (analytical philosophy), thuyết cấu trúc (structuralism) và chủ nghĩa tự nhiên. Chủ nghĩa chứng thực mới và triết học phân tích đã loại bỏ thuyết siêu hình và chủ nghĩa duy lý cổ điển để hướng về chủ nghĩa kinh nghiệm chặt chẽ và thuyết duy danh nhận thức luận. Những người nổi bật như Bertrand Russell phủ nhận mạnh mẽ đức tin vào Chúa Trời. Trong tác phẩm thời kỳ đầu của mình, Ludwig Wittgenstein đã cố gắng tách riêng ngôn ngữ siêu hình và siêu nhiên ra khỏi nghị luận duy lý. A. J. Ayer dùng lập trường gắn bó với khoa học thực nghiệm để khẳng định tính bất khả kiểm chứng và vô nghĩa của các phát biểu tôn giáo. Trong mối liên quan đó, thuyết cấu trúc ứng dụng của Lévi-Strauss dẫn nguồn gốc của ngôn ngữ tôn giáo về tiềm thức của con người khi phủ nhận ý nghĩa siêu việt của ngôn ngữ đó. J. N. Findlay và J. J. C. Smart lập luận rằng sự tồn tại của Chúa Trời về logic là không cần thiết. Các nhà tự nhiên học và nhất nguyên duy vật như John Dewey coi thế giới tự nhiên là cơ sở của mọi thứ, họ phủ nhận sự tồn tại của Chúa Trời hay sự bất tử.Thế kỷ XX còn chứng kiến sự lớn mạnh về chính trị của chủ nghĩa vô thần, được khích lệ bởi diễn giải về các tác phẩm của Marx và Engels. Sau Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917, tự do tôn giáo cho các tôn giáo nhỏ đã tồn tại được vài năm, trước khi các chính sách của Stalin chuyển sang hướng kiềm chế tôn giáo. Liên Xô và các quốc gia cộng sản khác chủ động truyền bá chủ nghĩa vô thần và phản đối tôn giáo, thường bằng các biện pháp bạo lực.
Chủ nghĩa chứng thực logic và thuyết khoa học vạn năng (scientism) đã mở đường cho chủ nghĩa chứng thực mới (neopositivism), triết học phân tích (analytical philosophy), thuyết cấu trúc (structuralism) và chủ nghĩa tự nhiên. Trong mối liên quan đó, thuyết cấu trúc ứng dụng của Lévi-Strauss dẫn nguồn gốc của ngôn ngữ tôn giáo về tiềm thức của con người khi phủ nhận ý nghĩa siêu việt của ngôn ngữ đó.
Chủ nghĩa vô thần
Những người đi đầu khác như E. V. Ramasami Naicker (Periyar), một lãnh đạo vô thần nổi bật của Ấn Độ, đấu tranh chống lại Ấn Độ giáo và đẳng cấp Bà-la-môn do phân biệt đối xử và chia rẽ nhân dân dưới danh nghĩa đẳng cấp và tôn giáo. Điều này thể hiện rõ năm 1956 khi ông đeo cho thần Rama của Ấn Độ giáo một tràng hoa kết từ những chiếc dép và đưa ra những tuyên bố phản thần.
Những người đi đầu khác như E. V. Ramasami Naicker (Periyar), một lãnh đạo vô thần nổi bật của Ấn Độ, đấu tranh chống lại Ấn Độ giáo và đẳng cấp Bà-la-môn do phân biệt đối xử và chia rẽ nhân dân dưới danh nghĩa đẳng cấp và tôn giáo. Điều này thể hiện rõ năm 1956 khi ông đeo cho thần Rama của Ấn Độ giáo một tràng hoa kết từ những chiếc dép và đưa ra những tuyên bố phản thần.
Chủ nghĩa vô thần
Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, số các chính phủ chủ động chống tôn giáo đã giảm đi đáng kể. Năm 2006, Timothy Shah của Pew Forum ghi nhận "một xu hướng toàn cầu của tất cả các nhóm tôn giáo chính, trong đó các phong trào dựa vào Chúa Trời và đức tin đang được chứng kiến sự tin tưởng và ảnh hưởng ngày càng cao trong thế đối đầu với các phong trào và hệ tư tưởng thế tục". Nhưng Gregory S. Paul và Phil Zuckerman coi đây chỉ là một huyền thoại và cho rằng tình hình thực tế phức tạp và nhiều sắc thái hơn nhiều.
Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, số các chính phủ chủ động chống tôn giáo đã giảm đi đáng kể. Nhưng Gregory S. Paul và Phil Zuckerman coi đây chỉ là một huyền thoại và cho rằng tình hình thực tế phức tạp và nhiều sắc thái hơn nhiều.
Chủ nghĩa vô thần
Khó có thể xác định được số người vô thần trên toàn thế giới. Những người tham gia các cuộc thăm dò ý kiến về tôn giáo và tín ngưỡng có thể định nghĩa khái niệm "vô thần" không giống nhau hoặc có sự phân biệt khác nhau giữa vô thần, các đức tin phi tôn giáo, tôn giáo phi thần và các đức tin tâm linh Ngoài ra, dân chúng ở một số vùng trên thế giới không nhận mình là người vô thần để tránh bị xã hội kì thị, phân biệt đối xử và đàn áp. Một cuộc thăm dò năm 2007 công bố tại từ điển Encyclopædia Britannica cho thấy số người không theo tôn giáo chiếm 11,7% dân số thế giới và số người vô thần chiếm khoảng 2,3%. Các con số này không bao gồm những người theo các tôn giáo vô thần, chẳng hạn một số tín đồ Phật giáo. Một cuộc thăm dò vào tháng 11-12 năm 2006 được công bố tại báo Financial Times đưa ra các tỷ lệ tại Hoa Kỳ và 5 nước châu Âu. Theo đó, tỷ lệ người Mỹ nói rằng mình có một đức tin nào đó vào thượng đế hay đấng tối cao là 73% và cao hơn tỷ lệ tương ứng của châu Âu. Còn đối với những người trưởng thành được thăm dò ý kiến ở châu Âu, nước Ý có tỷ lệ thể hiện đức tin cao nhất (62%), còn Pháp có tỷ lệ thấp nhất (27%). Tại Pháp, 32% tuyên bố mình là người vô thần, ngoài ra còn có 32% khác tuyên bố mình theo thuyết bất khả tri. Một cuộc thăm dò chính thức của Liên minh châu Âu thu được các kết quả tương đồng: 18% dân số EU không tin vào một vị thượng đế nào; 27% chấp nhận sự tồn tại của "sức sống tâm linh" ("spiritual life force") nào đó, trong khi 52% khẳng định đức tin vào một vị thượng đế cụ thể. Tỷ lệ những người có đức tin tăng lên 65% ở những người chỉ đi học đến tuổi 15; trong những người tham gia thăm dò ý kiến, những người nhận là xuất thân từ các gia đình giáo dục nghiêm khắc có tỷ lệ tin vào thượng đế cao hơn những người cho rằng mình xuất thân từ gia đình ít quy củ nghiêm khắc.Một lá thư in trong tạp chí Nature năm 1998 viết về một cuộc thăm dò cho kết quả là: trong các thành viên Viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Science), tỷ lệ người có đức tin vào một vị thượng đế cá thể hoặc lai thế (sự sống sau cái chết) chỉ là 7,0% - mức thấp nhất trong lịch sử, trong khi tỷ lệ này ở dân Mỹ là 85%. Cũng năm đó Frank Sulloway ở Viện Công nghệ Massachusetts và Michael Shermer ở Đại học Tiểu bang California (California State University) thực hiện một nghiên cứu mà kết quả thăm dò người Mỹ trưởng thành "có bằng cấp" (12% có bằng tiến sĩ, 62% tốt nghiệp đại học) cho thấy 64% tin vào Chúa Trời, và có sự tương quan cho thấy đức tin mạnh mẽ vào tôn giáo giảm dần khi học càng cao. Mối tương quan nghịch giữa tôn giáo và trí tuệ đã được thấy ở 39 nghiên cứu khác trong thời gian từ 1927 đến 2002, theo một bài viết tại tạp chí Mensa. Các phát kiến này cũng thuận với siêu - phân tích thống kê năm 1958 của Giáo sư Michael Argyle ở Đại học Oxford. Ông phân tích 7 công trình nghiên cứu đã điều tra mối tương quan giữa thái độ đối với tôn giáo và chỉ số thông minh của các học sinh và sinh viên Mỹ. Tuy tìm thấy một mối tương quan nghịch rõ ràng, phân tích đã không chỉ ra mối quan hệ nhân quả mà ghi nhận rằng các nhân tố như nền tảng gia đình nghiêm khắc và tầng lớp xã hội có thể đã có ảnh hưởng. Trong Điều tra Dân số và Cư trú năm 2006 của Úc, tại câu hỏi về tôn giáo, 18,7% dân số đánh dấu ô "không có tôn giáo" hoặc viết một câu trả lời mà sau đó được xếp vào diện không có tôn giáo. Câu hỏi này không bắt buộc, và có 11,2% dân số không trả lời.
Khó có thể xác định được số người vô thần trên toàn thế giới. Các phát kiến này cũng thuận với siêu - phân tích thống kê năm 1958 của Giáo sư Michael Argyle ở Đại học Oxford.
Chủ nghĩa vô thần
Tuy những người tự nhận là vô thần thường được coi là không tôn giáo, một số giáo phái của một số tôn giáo lớn phủ nhận sự tồn tại của một đấng tác tạo có vị cách. Những năm gần đây, một số giáo phái đã thu nạp một số tín đồ vô thần công khai, chẳng hạn như Do Thái giáo nhân văn (humanistic Judaism) hay người Do Thái vô thần và những người vô thần Ki-tô giáo.Theo cách hiểu chặt chẽ nhất, chủ nghĩa vô thần chứng thực không nói đến một niềm tin cụ thể nào ngoài sự không tin vào bất cứ thần thánh nào. Do đó những người vô thần có thể có các niềm tin tâm linh. Vì lý do này, người vô thần có thể có các niềm tin luân lý đa dạng, từ thuyết phổ quát đạo đức (moral universalism) của chủ nghĩa nhân văn, thuyết nói rằng cần áp dụng thống nhất một quy tắc đạo đức cho tất cả mọi người, tới thuyết hư vô đạo đức (moral nihilism), thuyết cho rằng đạo đức là vô nghĩa.Tuy là một chân lý triết học, được bao hàm trong song đề Euthyphro của Plato rằng vai trò của các vị thần trong việc xác định đúng sai là không cần thiết hoặc có tính thất thường, luận cứ rằng đạo đức phải xuất phát từ Chúa Trời và không thể tồn tại mà không có một đấng đạo hóa thông thái đã là một đặc trưng dai dẳng của các cuộc tranh luận chính trị hay triết học. Các quy tắc chung về đạo đức như "giết người là sai" được xem là luật thần thánh, đòi hỏi một nhà làm luật và phán xét thần thánh. Tuy nhiên, nhiều nhà vô thần lý luận rằng việc đối xử với đạo đức một cách quá pháp lý đã dùng đến một phép loại suy sai (false analogy), và đạo đức không phụ thuộc vào một nhà lập pháp theo cùng cách của các luật pháp.Các nhà triết học Susan Neiman và Julian Baggini cùng với một số người khác cho rằng cư xử một cách có đạo đức chỉ vì một quyền lực thần thánh đòi hỏi thì không phải là hành vi đạo đức chân chính mà chỉ là sự tuân phục mù quáng. Baggini lập luận rằng chủ nghĩa vô thần là một cơ sở tốt hơn cho luân lý học. Ông cho rằng một cơ sở đạo đức nằm ngoài các mệnh lệnh tôn giáo là cần thiết cho việc đánh giá tính đạo đức của chính các mệnh lệnh đó - để có thể nhận thức được rõ ràng, ví dụ "người hãy ăn cắp" là vô đạo đức, ngay cả khi tôn giáo của ai đó ra lệnh như vậy - và rằng những người vô thần do đó có lợi thế trong việc có xu hướng đưa ra một đánh giá như vậy. Nhà triết học đương đại người Anh Martin Cohen đã đưa ra ví dụ có ý nghĩa quan trọng về các mệnh lệnh trong Kinh Thánh có tính chất ủng hộ tra tấn và chế độ nô lệ, ông coi đây là bằng chứng cho thấy các mệnh lệnh tôn giáo đã tuân theo các truyền thống chính trị và xã hội chứ không phải ngược lại. Nhưng ông cũng ghi nhận rằng có vẻ những nhà triết học được cho là vô tư và khách quan cũng đồng tình với xu hướng này. Cohen phát triển luận cứ này một cách chi tiết hơn trong tác phẩm Political Philosophy from Plato to Mao (Triết học chính trị từ Plato đến Mao), trong đó ông lập luận rằng Kinh Koran đóng một vai trò trong việc duy trì các quy tắc xã hội có từ đầu thế kỷ VII bất chấp những thay đổi trong xã hội thế tục.Tuy nhiên, những nhà vô thần như Sam Harris đã lập luận rằng sự phụ thuộc của các tôn giáo phương Tây vào thần quyền đã dẫn nó tới sự chủ nghĩa chuyên chế và giáo điều. Chủ nghĩa cơ yếu tôn giáo (religious fundamentalism) và khuynh hướng tôn giáo ngoại tại (extrinsic religious orientation) (khi tôn giáo được gìn giữ vì nó phục vụ các lợi ích kín đáo) đã được xem là có tương quan với chủ nghĩa chuyên chế, giáo điều, và thành kiến. Luận cứ này kết hợp với các sự kiện lịch sử được cho là thể hiện sự nguy hiểm của tôn giáo như Thập tự chinh, tòa án dị giáo, truy lùng phù thủy, tấn công khủng bố – thường được những nhà vô thần bài tôn giáo sử dụng để biện minh cho các quan điểm của mình. Các tín đồ phản biện rằng một số chế độ cổ xúy vô thần như Liên Xô và Trung Quốc đã gây ra cái chết của rất nhiều người. Để phản bác, các nhà vô thần như Sam Harris và Richard Dawkins cho rằng những sự tàn ác đó bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Marx giáo điều chứ không phải chủ nghĩa vô thần, và rằng trong khi Stalin và Mao Trạch Đông là những người vô thần, họ không thực hiện những điều đó nhân danh chủ nghĩa vô thần.
Tuy những người tự nhận là vô thần thường được coi là không tôn giáo, một số giáo phái của một số tôn giáo lớn phủ nhận sự tồn tại của một đấng tác tạo có vị cách. Những năm gần đây, một số giáo phái đã thu nạp một số tín đồ vô thần công khai, chẳng hạn như Do Thái giáo nhân văn (humanistic Judaism) hay người Do Thái vô thần và những người vô thần Ki-tô giáo.Theo cách hiểu chặt chẽ nhất, chủ nghĩa vô thần chứng thực không nói đến một niềm tin cụ thể nào ngoài sự không tin vào bất cứ thần thánh nào.
Phục Hưng
Trong chính trị, Phục Hưng đã đóng góp vào sự phát triển những hiệp ước ngoại giao, và trong khoa học là một sự quan tâm lớn hơn tới quan sát thực nghiệm. Các sử gia thường lập luận những biến đổi về trí tuệ này là một cầu nối giữa Trung Cổ và thời hiện đại. Mặc dù Phục Hưng chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, cũng như những thay đổi chính trị-xã hội, nó vẫn được biết đến nhiều nhất bởi những thành tựu lớn lao về mỹ thuật và những cống hiến của những vĩ nhân đa tài như Leonardo da Vinci hay Michelangelo đã làm xuất hiện thuật ngữ Vĩ nhân Phục Hưng ("Renaissance Great Man"). Có một cuộc tranh luận kéo dài trong giới sử học về quy mô, phân kì văn hóa thời đại Phục Hưng, cũng như giá trị và ý nghĩa của nó. Bản thân thuật ngữ Renaissance, do nhà sử học Pháp Jules Michelet đặt ra năm 1855 cũng là đối tượng của những chỉ trích, rằng nó ngụ ý một sự mô tả thái quá về giá trị tích cực của thời kỳ này.Có một sự đồng thuận rằng thời kỳ Phục hưng bắt đầu ở Firenze, Italia, trong thế kỷ XIV. Có nhiều giả thuyết khác nhau được đề xuất để giải thích cho nguồn gốc và đặc điểm của nó, tập trung vào một loạt các yếu tố bao gồm đặc thù xã hội và công dân của Firenze tại thời điểm đó, cấu trúc chính trị của nó, sự bảo trợ của dòng họ thống trị, nhà Medici, và sự di cư của các học giả và các bản văn Hy Lạp sang Ý sau sự thất thủ của Constantinopolis dưới tay người Thổ Ottoman.
Trong chính trị, Phục Hưng đã đóng góp vào sự phát triển những hiệp ước ngoại giao, và trong khoa học là một sự quan tâm lớn hơn tới quan sát thực nghiệm. Mặc dù Phục Hưng chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, cũng như những thay đổi chính trị-xã hội, nó vẫn được biết đến nhiều nhất bởi những thành tựu lớn lao về mỹ thuật và những cống hiến của những vĩ nhân đa tài như Leonardo da Vinci hay Michelangelo đã làm xuất hiện thuật ngữ Vĩ nhân Phục Hưng ("Renaissance Great Man").
Phục Hưng
Các nhà nhân văn Phục Hưng như Poggio Bracciolini đã lục tìm những tác phẩm văn học, lịch sử và hùng biện thời Cổ đại viết bằng tiếng Latin trong tàng thư ở các tu viện châu Âu, trong khi sự thất thủ của thành Constantinopolis (1453) tạo nên một làn sóng tỵ nạn của các học giả Hy Lạp mang lại nhiều bản thảo giá trị về Hy Lạp cổ đại, mà phần nhiều đã rơi vào quên lãng trước đó ở phương Tây. Chính trong trọng tâm nghiên cứu mới về tài liệu văn học và lịch sử mà các học giả Phục Hưng khác biệt với các học giả Trung cổ của thời kỳ Phục Hưng thế kỷ XII, những người tập trung vào nghiên cứu các công trình Hy Lạp và Ả Rập về khoa học tự nhiên, triết học và toán học. Trong sự hồi sinh của trường phái triết học tân Plato, các nhà nhân văn Phục Hưng không chối bỏ Cơ đốc giáo, trái lại, nhiều công trình Phục Hưng vĩ đại nhất đã phục vụ nó, và Giáo hội bảo trợ nhiều tác phẩm nghệ thuật Phục Hưng. Tuy nhiên, một sự dịch chuyển tinh tế xảy ra trong cách mà các trí thức tiếp cận tôn giáo phản ánh trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa. Hơn nữa, nhiều công trình Cơ đốc bằng tiếng Hy Lạp, bao gồm kinh Tân Ước tiếng Hy Lạp, được mang về từ Byzantium lần đầu tiên cho phép các học giả phương Tây tiếp cận chúng. Ảnh hưởng mới của những tác phẩm Cơ đốc bằng tiếng Hy Lạp này, và đặc biệt là sự trở lại Tân Ước nguyên gốc bằng tiếng Hy Lạp được những nhà nhân văn Lorenzo Valla và Erasmus khuyến khích, dọn đường cho Cải cách Kháng nghị về sau.
Các nhà nhân văn Phục Hưng như Poggio Bracciolini đã lục tìm những tác phẩm văn học, lịch sử và hùng biện thời Cổ đại viết bằng tiếng Latin trong tàng thư ở các tu viện châu Âu, trong khi sự thất thủ của thành Constantinopolis (1453) tạo nên một làn sóng tỵ nạn của các học giả Hy Lạp mang lại nhiều bản thảo giá trị về Hy Lạp cổ đại, mà phần nhiều đã rơi vào quên lãng trước đó ở phương Tây. Tuy nhiên, một sự dịch chuyển tinh tế xảy ra trong cách mà các trí thức tiếp cận tôn giáo phản ánh trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa.
Phục Hưng
Sau khi những bước đi quay về với chủ nghĩa cổ điển trong nghệ thuật được Nicola Pisano thí nghiệm, các họa sĩ Florence, đứng đầu là Masaccio đã nỗ lực minh họa hình dạng con người một cách hiện thực nhất, phát triển các kĩ thuật áp dụng phối cảnh và ánh sáng một cách tự nhiên hơn. Các triết gia chính trị, nổi tiếng nhất là Niccolò Machiavelli tìm cách mô tả đời sống chính trị theo cách lý tính, thay vì lý tưởng hóa như trước kia. Một đóng góp chủ chốt cho chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng Ý là tác phẩm nổi tiếng của Pico della Mirandola, "De hominis dignitate" ("Về Phẩm cách Con người", 1486), bao gồm một loạt bài tiểu luận về triết học, tư tưởng tự nhiên, niềm tin và ma thuật chống lại bất kì kẻ thù nào trong địa hạt lý trí. Thêm vào việc nghiên cứu tiếng Latinh cổ điển và tiếng Hy Lạp, các tác giả Phục Hưng cũng ngày càng sử dụng rộng rãi các ngôn ngữ dân tộc: kết hợp với sự xuất hiện của in ấn, điều này cho phép ngày càng nhiều người tiếp cận được với sách, đặc biệt là Kinh Thánh.
Sau khi những bước đi quay về với chủ nghĩa cổ điển trong nghệ thuật được Nicola Pisano thí nghiệm, các họa sĩ Florence, đứng đầu là Masaccio đã nỗ lực minh họa hình dạng con người một cách hiện thực nhất, phát triển các kĩ thuật áp dụng phối cảnh và ánh sáng một cách tự nhiên hơn. Một đóng góp chủ chốt cho chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng Ý là tác phẩm nổi tiếng của Pico della Mirandola, "De hominis dignitate" ("Về Phẩm cách Con người", 1486), bao gồm một loạt bài tiểu luận về triết học, tư tưởng tự nhiên, niềm tin và ma thuật chống lại bất kì kẻ thù nào trong địa hạt lý trí.
Phục Hưng
Một số nhà văn xác định cụ thể điểm bắt đầu là năm 1401, khi hai tài năng đối địch nhau là Lorenzo Ghiberti và Filippo Brunelleschi tranh đua để giành hợp đồng xây dựng Nhà thờ Firenze. Những nhà sử gia nhận định sự cạnh tranh rộng rãi giữa các nghệ sĩ, bác học như Brunelleschi, Ghiberti, Donatello, và Masaccio về phận sự của nghệ thuật như một sự khuấy động sức sáng tạo của Phục Hưng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều tranh luận về lý do tại sao thời kỳ Phục hưng lại bắt đầu tại Ý, và tại sao nó lại bắt đầu vào một thời điểm như thế. Bởi vậy, một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích nguồn gốc của Thời kỳ Phục Hưng.
Một số nhà văn xác định cụ thể điểm bắt đầu là năm 1401, khi hai tài năng đối địch nhau là Lorenzo Ghiberti và Filippo Brunelleschi tranh đua để giành hợp đồng xây dựng Nhà thờ Firenze. Bởi vậy, một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích nguồn gốc của Thời kỳ Phục Hưng.
Phục Hưng
Trong suốt giai đoạn cuối thời kỳ Trung cổ, tiền bạc và nghệ thuật đã luôn đi liền với nhau. Nghệ sĩ phụ thuộc hoàn toàn vào những nhà bảo trợ trong khi những nhà bảo trợ cần tiền để chu cấp cho các tài năng. Sự thịnh vượng đến với Ý trong các thế kỷ XIV, XV và XVI với sự mở rộng giao thương giữa châu Á và châu Âu. Nguồn bạc từ các mỏ ở Tyrol cũng giúp tăng cường dòng chảy của tiền bạc. Thành Genova và Venezia còn nhận được các chiến lợi phẩm và hàng hóa xa xỉ ở Phương Đông sau các cuộc Thập tự chinh.Những thể chế chính trị độc đáo của Italia hậu kỳ Trung Đại khiến cho một số người lập luận rằng điều kiện xã hội khác thường của nó cho phép sự nảy nở văn hóa hiếm có. Italia không tồn tại một thực thể chính trị thống nhất ở thời kỳ này. Thay vào đó, nó chia thành nhiều lãnh địa, thị quốc lớn nhỏ: Vương quốc Napoli thống trị phương Nam, Cộng hòa Firenze và Lãnh địa Giáo hoàng ở trung tâm, Milan và Genova lần lượt ở phía bắc và phía tây, Venezia ở phía đông. Mặt khác, Italia thế kỷ XV là một trong những khu vực đô thị hóa nhất châu Âu đương thời. Ở các thành phố này nhiều phế tích và dấu ấn La Mã vẫn còn duy trì, dường như bản chất cổ điển của Phục Hưng gắn với cội nguồn của nó tại nơi từng là trái tim của Đế quốc La Mã cổ xưa.
Trong suốt giai đoạn cuối thời kỳ Trung cổ, tiền bạc và nghệ thuật đã luôn đi liền với nhau. Thay vào đó, nó chia thành nhiều lãnh địa, thị quốc lớn nhỏ: Vương quốc Napoli thống trị phương Nam, Cộng hòa Firenze và Lãnh địa Giáo hoàng ở trung tâm, Milan và Genova lần lượt ở phía bắc và phía tây, Venezia ở phía đông.
Phục Hưng
Quentin Skinner chỉ ra rằng Otto của Freising người Đức thăm Italia thế kỷ XII đã ghi nhận một dạng thức tổ chức xã hội và chính trị mới lan rộng khắp Italia, khiến cho Italia ít nhiều đã thoát ra khỏi chế độ phong kiến thông thường để tiến tới một xã hội dựa trên thương nhân và thương mại. Đi cùng với điều này là một tư tưởng chống quân chủ, như thể hiện trong nhóm tranh tường nổi tiếng ở Siena của Ambrogio Lorenzetti, Ngụ ngôn về Chính phủ Tốt và Xấu, với thông điệp mạnh mẽ về những đức tính bình đẳng, công bằng, chủ nghĩa cộng hòa và một nền cai trị công minh. Tự tách biệt mình khỏi cả Giáo hội và Đế quốc, các cộng hòa thành thị này tin tưởng vào lý tưởng tự do. Tuy rằng các thị quốc mang danh cộng hòa này về thực chất là các chính thể đầu sỏ, chúng là các chính quyền chịu trách nhiệm trước dư luận và ít nhiều mang các đặc điểm của một nền dân chủ; chính nền chính trị tương đối tự do này tạo điều kiện thuận lợi cho những tiến bộ về nghệ thuật và học thuật. Ngoài ra, vị trí của các thị quốc Italia, nhất là Venezia, như những trung tâm giao thương lớn của khu vực cho phép sự tiếp thu (cũng như truyền bá) tiến bộ. Những thương nhân mang lại nhiều ý tưởng mới từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là miền Levant. Sự giàu có khổng lồ của các thương nhân và quý tộc Italia đem lại một công chúng rộng rãi cũng như các nhà bảo trợ hào phóng, cho phép các dự án nghệ thuật cá nhân nảy nở và nhiều người có nhiều thời gian thư nhàn cho nghiên cứu.
Quentin Skinner chỉ ra rằng Otto của Freising người Đức thăm Italia thế kỷ XII đã ghi nhận một dạng thức tổ chức xã hội và chính trị mới lan rộng khắp Italia, khiến cho Italia ít nhiều đã thoát ra khỏi chế độ phong kiến thông thường để tiến tới một xã hội dựa trên thương nhân và thương mại. Tuy rằng các thị quốc mang danh cộng hòa này về thực chất là các chính thể đầu sỏ, chúng là các chính quyền chịu trách nhiệm trước dư luận và ít nhiều mang các đặc điểm của một nền dân chủ; chính nền chính trị tương đối tự do này tạo điều kiện thuận lợi cho những tiến bộ về nghệ thuật và học thuật.
Phục Hưng
Một số người lập luận rằng sự tàn phá của Cái chết Đen ở Firenze, đổ bộ vào châu Âu vào những năm 1348-1350, dẫn đến một sự thay đổi thế giới quan của người Italia thế kỷ XIV. Italia là nơi chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề của trận dịch hạch này, và người ta phỏng đoán rằng sự quen thuộc với chết chóc và sự bất lực của đức tin đã khiến cho nhiều nhà tư tưởng nhìn vào hiện thực trên trần gian hơn là tính tinh thần và thế giới bên kia. Có người suy luận hoàn toàn khác, cho rằng Cái chết Đen đã làm gia tăng lòng mộ đạo thể hiện trong sự bảo trợ các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo. Nhưng dù sao thì dịch hạch chỉ là một yếu tố phụ trợ, kết hợp với các yếu tố nêu trên để giải thích sự xuất hiện Phục Hưng ở Ý.
Một số người lập luận rằng sự tàn phá của Cái chết Đen ở Firenze, đổ bộ vào châu Âu vào những năm 1348-1350, dẫn đến một sự thay đổi thế giới quan của người Italia thế kỷ XIV. Nhưng dù sao thì dịch hạch chỉ là một yếu tố phụ trợ, kết hợp với các yếu tố nêu trên để giải thích sự xuất hiện Phục Hưng ở Ý.
Phục Hưng
Mầm mống bệnh dịch đến từ những chiếc thuyền buồm trở về từ các cảng châu Á mang theo bọ chét và người nhiễm dịch hạch, và nhanh chóng lan rộng do sự thiếu vệ sinh và y tế đương thời. Dân số của thành phố Florence đã giảm gần một nửa chỉ trong năm 1347, kéo theo đó là một sự thiếu hụt nhân công lao động. Lương của người lao động tăng đáng kể, và người bình dân nhờ đó mà có nhiều tự do hơn, thậm chí còn du hành đi tìm những nơi có điều kiện làm việc thuận lợi nhất.Sự suy giảm nhân khẩu đột ngột gây ra nhiều hậu quả kinh tế khác: giá thực phẩm và giá đất đai tụt mạnh từ 30% tới 40% ở nhiều miền ở châu Âu trong một nửa thế kỷ ở giai đoạn 1350-1400. Những người sống sót trận dịch hạch hưởng quyền thừa kế những tài sản của những người quá cố, cũng như giá nhu yếu phẩm dễ chịu. Ở Firenze, đã có lúc thành phố rơi vào hỗn loạn tới mức hội đồng thành phố không thể nhóm họp, nhưng nhìn chung chính quyền vẫn duy trì hoạt động trong thời kì này.
Mầm mống bệnh dịch đến từ những chiếc thuyền buồm trở về từ các cảng châu Á mang theo bọ chét và người nhiễm dịch hạch, và nhanh chóng lan rộng do sự thiếu vệ sinh và y tế đương thời. Dân số của thành phố Florence đã giảm gần một nửa chỉ trong năm 1347, kéo theo đó là một sự thiếu hụt nhân công lao động.
Phục Hưng
Từ lâu người ta đã tranh cãi tại sao Phục Hưng là bắt đầu từ Firenze mà không phải nơi nào khác. Một số người nhấn mạnh vai trò của dòng họ Medici, một gia đình nhiều đời là chủ ngân hàng lớn nhất và sau là công tước của Firenze, đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị thành phố cũng như khuyến khích nghệ thuật. Đặc biệt, Lorenzo de' Medici (1449–1492) tức "Lorenzo Vĩ đại" không chỉ là một nhà bảo trợ nghệ thuật lớn mà còn là người tích cực khuyến khích các gia đình trưởng giả ở Firenze quan tâm tới nghệ thuật và bảo trợ nghệ sĩ. Dưới thời của ông nhiều nghệ sĩ vĩ đại Leonardo da Vinci, Sandro Botticelli, và Michelangelo Buonarroti có cơ hội thể hiện tài năng. Các cơ sở tôn giáo cũng đặt hàng hàng loạt tác phẩm, như tu viện di San Donato agli Scopeti.
Từ lâu người ta đã tranh cãi tại sao Phục Hưng là bắt đầu từ Firenze mà không phải nơi nào khác. Dưới thời của ông nhiều nghệ sĩ vĩ đại Leonardo da Vinci, Sandro Botticelli, và Michelangelo Buonarroti có cơ hội thể hiện tài năng.
Phục Hưng
Triết học thời Phục Hưng cấu thành từ ba trường phái lớn: chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa nhân văn, và những phái triết học "mới". Trong đó, chủ nghĩa nhân văn tiêu biểu cho tư tưởng Phục Hưng. Ở một vài góc độ, chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng không hẳn là một triết học mà là một phương pháp nghiên cứu. Mặc dù các sử gia đôi khi bất đồng trong việc xác định ý nghĩa chính xác chủ nghĩa nhân văn, hầu hết chọn "một lối định nghĩa trung dung... là phong trào khôi phục, giải thích, và đồng hóa ngôn ngữ, văn học, học tập và các giá trị của Hy Lạp và La Mã cổ đại".. Những nhà nhân văn chủ nghĩa chối bỏ truyền thống kinh viện đương thời vốn dựa trên hai cột trụ chính là triết học Aristotle và thần học Thiên Chúa giáo. Người được cho là nhà nhân văn Ý đầu tiên là Francesco Petrarca, người cổ vũ cho việc hướng nghiên cứu tư liệu cổ đại vào việc làm sống lại đạo đức xã hội Ý, quan tâm tới tất cả các tác giả cổ đại (kể cả những truyền thống phương Đông) chứ không chỉ Aristotle, đề cập tới các vấn đề thế tục liên quan tới con người, xã hội, và giáo dục hướng tới quần chúng. Những ý tưởng của Petrarca đã đi dần đi vào hiện thực Ý thế kỷ XV và sau đó nở rộ, lan ra khắp châu Âu với nhiều nhà tư tưởng lớn: Thomas More (Anh), Michel de Montaigne (Pháp), Niccolò Machiavelli (Ý), Juan Luis Vives (Tây Ban Nha).
Triết học thời Phục Hưng cấu thành từ ba trường phái lớn: chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa nhân văn, và những phái triết học "mới". Mặc dù các sử gia đôi khi bất đồng trong việc xác định ý nghĩa chính xác chủ nghĩa nhân văn, hầu hết chọn "một lối định nghĩa trung dung... là phong trào khôi phục, giải thích, và đồng hóa ngôn ngữ, văn học, học tập và các giá trị của Hy Lạp và La Mã cổ đại".. Những nhà nhân văn chủ nghĩa chối bỏ truyền thống kinh viện đương thời vốn dựa trên hai cột trụ chính là triết học Aristotle và thần học Thiên Chúa giáo.
Phục Hưng
Những triết gia chính trị như Machiavelli và Thomas More đã làm sống lại ý tưởng của các nhà tư tưởng Hy Lạp và La Mã cổ đại, áp dụng chúng trong những bài phê bình chính phủ đương thời, đồng thời vạch ra theo những đường lối khác nhau cách thức một nền chính trị lý tưởng vận hành; các cuốn Utopia và Quân vương có ảnh hưởng lâu dài tới cả triết học chính trị đương đại. Matteo Palmieri (1406-1475), một nhà nhân văn khác, trong Della vita Civile ("Về đời sống Công dân"; năm 1528) đã trình bày những ý tưởng về cách thức phát triển tinh thần và thể chất của trẻ em, làm thế nào người dân có thể tiến hành tu dưỡng đạo đức, làm thế nào người dân và xã hội có thể đảm bảo tính trung thực trong đời sống cộng đồng, và sự khác biệt giữa cái thực dụng hữu ích và sự thành thật. Leon Battista Alberti tóm tắt tinh thần nhân văn chủ nghĩa trong câu nói: "Con người có thể làm tất cả mọi thứ nếu họ muốn".Tuy nhiên, sự thành công của chủ nghĩa nhân văn không có nghĩa là chủ nghĩa kinh viện lụi tàn. Trái lại, chủ nghĩa kinh viện vẫn có thành lũy vững chắc như ở Đại học Padua hay Đại học Pologna. Những triết gia kinh viện như Francisco Suárez đáp trả những chỉ trích của các nhà nhân văn chủ nghĩa bằng cách tìm kiếm tư liệu và bản dịch chính xác hơn, gồm những bình luận tiếng Hy Lạp về Aristotle. Đây là thời mà học thuyết của Thomas Aquinas lên ngôi trong thần học Cơ đốc giáo. Bên cạnh đó, khi đề ra những lập trường siêu hình và đạo đức mới đáp ứng thế giới quan thay đổi khi người Tây Ban chinh phục Tân Thế giới, các học giả này đã góp phần định hình những luật lệ quốc tế mới liên quan tới vấn đề chủ nghĩa đế quốc và chế độ nô lệ.
Những triết gia chính trị như Machiavelli và Thomas More đã làm sống lại ý tưởng của các nhà tư tưởng Hy Lạp và La Mã cổ đại, áp dụng chúng trong những bài phê bình chính phủ đương thời, đồng thời vạch ra theo những đường lối khác nhau cách thức một nền chính trị lý tưởng vận hành; các cuốn Utopia và Quân vương có ảnh hưởng lâu dài tới cả triết học chính trị đương đại. Matteo Palmieri (1406-1475), một nhà nhân văn khác, trong Della vita Civile ("Về đời sống Công dân"; năm 1528) đã trình bày những ý tưởng về cách thức phát triển tinh thần và thể chất của trẻ em, làm thế nào người dân có thể tiến hành tu dưỡng đạo đức, làm thế nào người dân và xã hội có thể đảm bảo tính trung thực trong đời sống cộng đồng, và sự khác biệt giữa cái thực dụng hữu ích và sự thành thật.
Phục Hưng
Một trong những đặc điểm phân biệt của mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng là sự phát triển phép phối cảnh tuyến tính có tính hiện thực cao. Giotto di Bondone (1267-1337), được coi là người đầu tiên thực hiện một tác phẩm bích họa như là một cánh cửa sổ để bước vào không gian, nhưng tác phẩm của ông đã không gây được nhiều ảnh hưởng cho đến tận thời của Filippo Brunelleschi (1377–1446) và những tác phẩm tiếp theo của Leon Battista Alberti (1404-1472), quan điểm này được chính thức hóa thành một kỹ xảo nghệ thuật. Sự phát triển của quan điểm này là một phần của một xu hướng rộng lớn hơn đối với chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật, đạt đến độ trưởng thành kể từ tranh tường của Masaccio (1401-1428). Để đạt được điều đó, các họa sĩ đã phải phát triển các kỹ thuật khác nhau, nghiên cứu mảng sáng-tối, nổi tiếng nhất trong số đó là trường hợp giải phẫu người của Leonardo da Vinci. Đằng sau những thay đổi trong phương pháp nghệ thuật, là một khao khát được làm mới lại muốn miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, và làm sáng tỏ các tiên đề thẩm mỹ, với các tác phẩm đi đầu của Leonardo, Michelangelo và Raffaello đã đại diện cho đỉnh cao của thuật và đã được nhiều nhiều họa sĩ khác học hỏi. Những nhân vật đáng chú ý khác bao gồm Sandro Botticelli, làm việc cho gia tộc Medici ở Firenze, một người Firenze khác là Donatello và Tiziano Vecelli ở Venezia, cùng nhiều người khác.
Một trong những đặc điểm phân biệt của mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng là sự phát triển phép phối cảnh tuyến tính có tính hiện thực cao. Những nhân vật đáng chú ý khác bao gồm Sandro Botticelli, làm việc cho gia tộc Medici ở Firenze, một người Firenze khác là Donatello và Tiziano Vecelli ở Venezia, cùng nhiều người khác.
Phục Hưng
Kiến trúc Phục Hưng thường được chia làm ba giai đoạn chính: Phục Hưng hay Sơ kỳ Phục Hưng (thế kỷ XV), Trung kỳ Phục Hưng (1500-1525), Trường phái kiểu cách (1525-1600). Kiến trúc sư Filippo Brunelleschi được coi là người tiên phong khuynh hướng nghiên cứu các tòa nhà thời cổ điển và tư liệu cổ đại (như tác phẩm của Vitruvius) cũng như hình học để tạo nên một phong cách mới, nhấn mạnh vào tính đối xứng, tỉ lệ, tính đều đặn của các yếu tố. Một trong những công trình tiêu biểu nhất về kỹ thuật xây dựng mái vòm của Brunelleschi là Nhà thờ chính tòa Firenze.. Trong khi đó, công trình kiến ​​trúc nổi bật nhất trong thời kỳ Trung kỳ Phục Hưng là Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, kết hợp tài năng của các thiên tài thời bấy giờ là Bramante, Michelangelo, Raffaello, Sangallo và Maderno .
Kiến trúc Phục Hưng thường được chia làm ba giai đoạn chính: Phục Hưng hay Sơ kỳ Phục Hưng (thế kỷ XV), Trung kỳ Phục Hưng (1500-1525), Trường phái kiểu cách (1525-1600). Kiến trúc sư Filippo Brunelleschi được coi là người tiên phong khuynh hướng nghiên cứu các tòa nhà thời cổ điển và tư liệu cổ đại (như tác phẩm của Vitruvius) cũng như hình học để tạo nên một phong cách mới, nhấn mạnh vào tính đối xứng, tỉ lệ, tính đều đặn của các yếu tố.
Phục Hưng
Những vòm thường có dạng hình phân (theo Trường phái kiểu cách) hay phân đoạn, thường được sử dụng với các dãy cuốn nhằm nối đầu cột này với đầu cột kia. Nó có thể là một phần nối đầu cột với đế vòm. Alberti là một trong những người đầu tiên sử dụng kiến ​​trúc mái vòm trên một đài kỷ niệm. Những mái vòm thời Phục Hưng thường không có thanh chống. Chúng thường là những phân đoạn hay là hình phân được trụ bởi một mặt phẳng hình vuông, trong khi những mái vòm trong những tòa được xây dựng theo phong cách Gothic thường vuông góc.
Những vòm thường có dạng hình phân (theo Trường phái kiểu cách) hay phân đoạn, thường được sử dụng với các dãy cuốn nhằm nối đầu cột này với đầu cột kia. Nó có thể là một phần nối đầu cột với đế vòm.
Phục Hưng
Văn học Phục Hưng được hưởng lợi nhiều từ việc khôi phục, dịch lại các tác phẩm văn học Hy Lạp, La Mã, trình độ học vấn trung bình nâng cao và nhất là phát minh in ấn cho phép lưu hành tác phẩm rộng rãi. Trong khi có một sự chuyển dịch sang các đề tài thế tục trong thơ ca và văn xuôi thời kỳ đầu (đặc biệt với Boccacio và Pierre de Ronsard), nhiều kiệt tác vẫn mang ảnh hưởng tôn giáo đậm nét như Thần khúc của Dante . Các thể loại mới cũng ra đời: Petrarca phổ biến sonnette vào thơ và văn xuôi, Michel de Montaigne sáng tạo nên tiểu luận (essay), còn Don Quichotte của Miguel de Cervantes thường được xem là mở đầu cho tiểu thuyết hiện đại. Trong thế kỷ XVI, trung tâm văn học Phục Hưng chuyển nên phía bắc với tiểu thuyết, thi ca Pháp (François Rabelais, Pierre de Ronsard) và kịch nghệ Anh (William Shakespeare, Christopher Marlowe).Các nhà văn Phục Hưng là những người truyền bá mạnh mẽ nhất cho chủ nghĩa nhân đạo, ca ngợi lý trí, từ chối tính tầm thường và chủ nghĩa duy vật, phản ánh tinh thần thời đại bấy giờ; tuy nhiên có tác giả cho rằng có một dòng chảy chính trong nền văn chương thời đại đó phản ánh một quan niệm trần thế, vô luân và ít nhiều phản lý trí.
Văn học Phục Hưng được hưởng lợi nhiều từ việc khôi phục, dịch lại các tác phẩm văn học Hy Lạp, La Mã, trình độ học vấn trung bình nâng cao và nhất là phát minh in ấn cho phép lưu hành tác phẩm rộng rãi. Trong khi có một sự chuyển dịch sang các đề tài thế tục trong thơ ca và văn xuôi thời kỳ đầu (đặc biệt với Boccacio và Pierre de Ronsard), nhiều kiệt tác vẫn mang ảnh hưởng tôn giáo đậm nét như Thần khúc của Dante .
Phục Hưng
Vào thời kỳ Phục Hưng, sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu và gia tăng dân số ở các thành thị gia tăng tạo nên một tầng lớp công chúng mới cho kịch nghệ và âm nhạc. Việc truyền bá, giáo dục âm nhạc được mở rộng hơn: với máy in mới xuất hiện, những bản nhạc được in ấn hàng loạt và phổ biến rộng rãi đến mọi người. Cho đến năm 1600, những bản nhạc nổi tiếng đã được lưu truyền khắp châu Âu. Tầng lớp trung lưu đã có thể tự học chơi nhạc cụ, thông qua những quyển sách giáo khoa âm nhạc dạy thổi tiêu, đánh đàn lute và guitar. Các nhạc sĩ nổi tiếng như Josquin des Prez và Giovanni Pierluigi da Palestrina đi đầu trong công cuộc cách tân âm nhạc. Nhạc thế tục áp dụng nhiều kỹ thuật từ nhạc thánh, và ngược lại. Các nhạc sĩ chuyển hướng sáng tác về phía công chúng. Kỹ thuật hòa âm đã làm thay đổi diện mạo nền âm nhạc.
Vào thời kỳ Phục Hưng, sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu và gia tăng dân số ở các thành thị gia tăng tạo nên một tầng lớp công chúng mới cho kịch nghệ và âm nhạc. Cho đến năm 1600, những bản nhạc nổi tiếng đã được lưu truyền khắp châu Âu.
Phục Hưng
Trong giai đoạn này, âm nhạc bắt đầu trở nên hoa mỹ hơn. Những bản lễ ca và motet trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Nhiều loại giọng được đưa vào, các chương nhạc trở nên dài hơn và cầu kỳ hơn. Các nhạc sĩ bắt đầu thích thể hiện phong cách hơn là truyền tải các thông điệp tôn giáo. Những vị lãnh đạo nhà thờ bắt đầu lo ngại thính giả sẽ không hiểu được tầm quan trọng của lời ca, và tại Hội đồng tôn giáo, họ đề nghị âm nhạc nhà thờ phải dùng để minh họa cho lời ca. Điều này đánh dấu cho sự khởi đầu của cấu trúc hài hòa giữa lời ca và giai điệu.Các nhạc sĩ bắt đầu viết phức điệu cho nhạc cụ trình diễn. Những bài phức điệu này thường dành cho các vũ hội trong dinh cơ của tầng lớp quý tộc. Ống tiêu và đàn luýt là 2 nhạc cụ thông dụng nhất. Ống tiêu và đàn violin đủ kích cỡ diễn tấu thành từng nhóm gọi là consort. Những nhạc cụ khác của thời Phục hưng là kiểu kèn cổ, sáo, kèn Trumpet và Trombon loại nhỏ. Ngoài ra, nhạc cụ thường dùng để đệm cho người hát.
Trong giai đoạn này, âm nhạc bắt đầu trở nên hoa mỹ hơn. Nhiều loại giọng được đưa vào, các chương nhạc trở nên dài hơn và cầu kỳ hơn.
Phục Hưng
Bất chấp điều đó, khoảng năm 1450, các bài viết của Nicholas Cusanus báo trước thế giới quan nhật tâm của Copernicus theo cách diễn giải triết học. Nhà bác học lớn nhất của thế kỷ XV là Leonardo da Vinci, mặc dù thường được biết đến như một nhà phát minh, ông đã tiến hành các nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, có hệ thống. Da Vinci đã tiến hành giải phẫu, quan sát và vẽ lại cơ thể người và động vật, thực hiện các thí nghiệm có kiểm soát về động học, khí động học và thủy động học, nhất là đã trình bày các nguyên tắc cơ bản của phương pháp khoa học. Fritjof Capra, người đã chỉ ra tầm quan trọng từng ít được chú ý của những nghiên cứu này, đã gọi ông là "cha đẻ của khoa học hiện đại" (thay vì Galilei hay Bacon).
Bất chấp điều đó, khoảng năm 1450, các bài viết của Nicholas Cusanus báo trước thế giới quan nhật tâm của Copernicus theo cách diễn giải triết học. Da Vinci đã tiến hành giải phẫu, quan sát và vẽ lại cơ thể người và động vật, thực hiện các thí nghiệm có kiểm soát về động học, khí động học và thủy động học, nhất là đã trình bày các nguyên tắc cơ bản của phương pháp khoa học.
Phục Hưng
Một vài người xem đây là một cuộc "cách mạng khoa học, báo hiệu sự bắt đầu của kỷ nguyên hiện đại, những người khác thì chỉ coi nó là một sự tăng tốc của một tiến trình liên tục bắt đầu từ thời cổ đại tới ngày nay. Tuy nhiên, nhìn chúng có sự nhất trí rằng thời Phục Hưng đã xảy ra những thay đổi đáng kể trong vũ trụ quan và phương pháp giải thích các hiện tượng tự nhiên của con người. Dấu mốc đáng nhớ nhất là năm 1543, năm mà cả hai cuốn De humani corporis fabrica ("Về sự hoạt động của cơ thể người") của Andreas Vesalius cung cấp một sự tự tin mới về vai trò của phân tích, quan sát và cái nhìn cơ giới luận về giải phẫu học cũng như De Revolutionibus Orbium Coelestium ("Về Chuyển động quay của các Thiên thể") của Copernicus cùng được xuất bản. Thuyết nhật tâm của Copernicus, một biểu tượng chói ngời về lý tính chống lại định kiến truyền thống, sau đó được Galileo Galilei, Tycho Brahe và Johannes Kepler củng cố và phát triển. Quan trọng không kém là các tác giả như Copernicus, Galileo và Francis Bacon đã trình bày những đặc điểm quan trọng mà một nền khoa học mới nên có để đạt được tiến bộ, tức phương pháp khoa học. Chúng bao gồm tầm quan trọng của bằng chứng thực nghiệm, vai trò của toán học, và từ bỏ đường lối thuần túy dựa vào luận lý của Aristotle.
Một vài người xem đây là một cuộc "cách mạng khoa học, báo hiệu sự bắt đầu của kỷ nguyên hiện đại, những người khác thì chỉ coi nó là một sự tăng tốc của một tiến trình liên tục bắt đầu từ thời cổ đại tới ngày nay. Chúng bao gồm tầm quan trọng của bằng chứng thực nghiệm, vai trò của toán học, và từ bỏ đường lối thuần túy dựa vào luận lý của Aristotle.
Phục Hưng
Những lý tưởng mới của chủ nghĩa nhân văn, mặc dù trong một vài khía cạnh mang tính thế tục nhiều hơn, đã phát triển dựa trên một nền tảng Cơ đốc giáo, đặc biệt ở phong trào Phục Hưng phương Bắc. Phần nhiều, nếu không nói là hầu hết, các tác phẩm nghệ thuật mới được đặt hàng hoặc hiến tặng cho Giáo hội. Tuy nhiên, Phục Hưng đã có một ảnh hưởng sâu sắc lên nền thần học đương thời, đặc biệt là trong cách mà người ta nhận thức mối quan hệ giữa con người và Chúa Trời. Nhiều nhà thần học lỗi lạc của giai đoạn này là những nhà nhân văn hoặc đi theo phương pháp nhân văn chủ nghĩa, như Erasmus, Zwingli, Thomas More, Luther và Calvin.
Những lý tưởng mới của chủ nghĩa nhân văn, mặc dù trong một vài khía cạnh mang tính thế tục nhiều hơn, đã phát triển dựa trên một nền tảng Cơ đốc giáo, đặc biệt ở phong trào Phục Hưng phương Bắc. Tuy nhiên, Phục Hưng đã có một ảnh hưởng sâu sắc lên nền thần học đương thời, đặc biệt là trong cách mà người ta nhận thức mối quan hệ giữa con người và Chúa Trời.
Phục Hưng
Phục Hưng xuất hiện trong một thời đại của những nhiễu nhương tôn giáo. Thời Hậu kỳ Trung Đại chứng kiến một thời kỳ những mưu đồ chính trị bao quanh chế độ giáo hoàng, mà đỉnh điểm là cuộc Ly giáo Tây phương, trong đó ba người đồng thời tuyên bố mình là giám mục chân chính của giáo phận Rôma (tức Giáo hoàng). Mặc dù cuộc ly giáo cuối cùng cũng được giải quyết bằng Công đồng Constance (1414), nó đánh dấu sự sa sút nghiêm trọng danh dự của Giáo hội và thế kỷ XV chứng kiến một phong trào cải cách mang tên Thuyết công đồng (tiếng Anh: conciliarism) tìm cách hạn chế quyền lực cá nhân của Giáo hoàng. Mặc dù Giáo hoàng một lần nữa nắm quyền tối thượng trong sự vụ giáo hội kể từ Công đồng Lateran V (1511), chức vị này liên tục đi kèm với những cáo buộc tham nhũng, thối nát, nổi tiếng nhất là Giáo hoàng Alexanđê VI, người bị buộc các tội mại thánh, gia đình trị, và có bốn người con khi còn làm Hồng y (với ý định sẽ gả chúng cho các quý tộc để thâu tóm quyền lực).
Phục Hưng xuất hiện trong một thời đại của những nhiễu nhương tôn giáo. Mặc dù cuộc ly giáo cuối cùng cũng được giải quyết bằng Công đồng Constance (1414), nó đánh dấu sự sa sút nghiêm trọng danh dự của Giáo hội và thế kỷ XV chứng kiến một phong trào cải cách mang tên Thuyết công đồng (tiếng Anh: conciliarism) tìm cách hạn chế quyền lực cá nhân của Giáo hoàng.
Phục Hưng
Những giáo sĩ như Erasmus và Luther đề xuất cải cách Giáo hội, thường dựa trên việc bình chú Tân Ước theo khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa. Tháng 10 năm 1517, Luther công bố "95 Luận văn", thách thức quyền lực Giáo hoàng và chỉ trích sự mục nát của giáo hội, đặc biệt là việc buôn bán phép xá tội. Những luận văn này dẫn đến một cuộc đại cải cách, tức Cải cách Kháng nghị, một sự cắt đứt với Giáo hội Công giáo La mã từng tuyên bố quyền thống trị ở Tây Âu. Do đó, chủ nghĩa nhân văn nói riêng và Phục Hưng nói chung đóng một vai trò trực tiếp trong sự bùng nổ Kháng Cách, cũng như nhiều cuộc tranh cãi và tranh chấp tôn giáo đương thời.
Những giáo sĩ như Erasmus và Luther đề xuất cải cách Giáo hội, thường dựa trên việc bình chú Tân Ước theo khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa. Những luận văn này dẫn đến một cuộc đại cải cách, tức Cải cách Kháng nghị, một sự cắt đứt với Giáo hội Công giáo La mã từng tuyên bố quyền thống trị ở Tây Âu.
Phục Hưng
Một đặc trưng quan trọng của thời Phục Hưng là các nhân vật của thời đại này ý thức được về bản sắc phong trào văn hóa mà mình đại diện. Đến thế kỷ XV, nhiều nhà văn, nghệ sĩ, kiến trúc sư ở Italia đã dùng những cụm từ như modi antichi (phong cách cổ đại) hay alle romna et alla antica (phong cách La Mã và cổ đại) để mô tả tác phẩm của mình. Trước đó, những năm 1330 Petrarca đã gọi thời đại trước Cơ đốc giáo là antiqua (cổ đại) và thời đại Cơ đốc giáo là nova (mới), chứng kiến sự lu mờ của quốc gia dân tộc. Leonardo Bruni là người sử dụng cách phân kỳ 3 giai đoạn trong cuốn Lịch sử dân tộc Firenze (1442). Hai giai đoạn đầu của Bruni lấy lại từ Petrarca, nhưng ông thêm vào một thời đại thứ ba bởi tin rằng Italia đương thời không còn trong trạng thái suy tàn. Flavio Biondo sử dụng một nền tảng tương tự trong Những thập kỷ Lịch sử từ sự Suy tàn của Đế chế La Mã (1439-1453 ).
Một đặc trưng quan trọng của thời Phục Hưng là các nhân vật của thời đại này ý thức được về bản sắc phong trào văn hóa mà mình đại diện. Đến thế kỷ XV, nhiều nhà văn, nghệ sĩ, kiến trúc sư ở Italia đã dùng những cụm từ như modi antichi (phong cách cổ đại) hay alle romna et alla antica (phong cách La Mã và cổ đại) để mô tả tác phẩm của mình.
Phục Hưng
Các nhà sử học nhân văn chủ nghĩa biện luận rằng giới học giả đương thời đã khôi phục những liên hệ trực tiếp với thời cổ điển, do đó bỏ qua thời kỳ trung gian, mà họ lần đầu tiên gọi là thời Trung Đại, mà bấy giờ trong các tài liệu tiếng Ý là media tempestas. Thuật ngữ la rinascita (sự tái sinh, phục hưng) cũng xuất hiện, tuy nhiên, trong nghĩa rộng mà Giorgio Vasari gán cho trong cuốn Vite de' più eccellenti architetti, pittori, et scultori Italiani ("Cuộc đời của các nhà kiến trúc, họa sĩ và nhà điêu khắc Ý tài ba", 1550). Vasari chia thời đại này làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu bao gồm Cimabue, Giotto, và Arnolfo di Cambio; giai đoạn hai gồm Masaccio, Brunelleschi, và Donatello; giai đoạn ba tập trung vào Leonardo da Vinci và Michelangelo. Theo Vasari, không chỉ là sự nhận thức đang lớn lên về thời cổ đại cổ điển thúc đẩy sự phát triển này, mà còn có vai trò của ham muốn nghiên cứu và bắt chước tự nhiên ngày càng tăng.
Các nhà sử học nhân văn chủ nghĩa biện luận rằng giới học giả đương thời đã khôi phục những liên hệ trực tiếp với thời cổ điển, do đó bỏ qua thời kỳ trung gian, mà họ lần đầu tiên gọi là thời Trung Đại, mà bấy giờ trong các tài liệu tiếng Ý là media tempestas. Thuật ngữ la rinascita (sự tái sinh, phục hưng) cũng xuất hiện, tuy nhiên, trong nghĩa rộng mà Giorgio Vasari gán cho trong cuốn Vite de' più eccellenti architetti, pittori, et scultori Italiani ("Cuộc đời của các nhà kiến trúc, họa sĩ và nhà điêu khắc Ý tài ba", 1550).
Phục Hưng
Trong thế kỷ XV, Phục Hưng lan ra với tốc độ mạnh mẽ từ nơi khởi nguồn của nó là Florence, ban đầu là tới các miền khác của nước Ý, tiếp đó là phần còn lại của châu Âu. Sự phát minh của in ấn cho phép sự truyền bá nhanh chóng những ý tưởng mới. Khi lan rộng, các tư tưởng bắt đầu đa dạng hóa và biến đổi, thích nghi với văn hóa địa phương. Điều này khiến cho từ thế kỷ XX, các học giả bắt đầu chia Phục Hưng thành các phong trào vùng miền và quốc gia.
Trong thế kỷ XV, Phục Hưng lan ra với tốc độ mạnh mẽ từ nơi khởi nguồn của nó là Florence, ban đầu là tới các miền khác của nước Ý, tiếp đó là phần còn lại của châu Âu. Sự phát minh của in ấn cho phép sự truyền bá nhanh chóng những ý tưởng mới.
Phục Hưng
Phục Hưng xảy ra ở miền châu Âu phía Bắc nước Ý (chủ yếu ở Pháp, Đức, Anh, Hà Lan) được gọi là "Phục Hưng phương Bắc". Trong khi những tư tưởng Phục Hưng tiến từ Ý lên phía bắc, đồng thời lại có sự lan truyền đổi mới về phía nam trong một số lĩnh vực, đặc biệt là âm nhạc. Âm nhạc thế kỷ XV của trường phái Burgundy xác định sự bắt đầu Phục Hưng trong ngành nghệ thuật này và tính phức điệu của trường phái Hà Lan, khi nó cùng các nhạc công xuống tới Ý, tạo nên cốt lõi của cái có thể xem là phong cách quốc tế thực sự đầu tiên trong âm nhạc kể từ sự tiêu chuẩn hóa Bình ca Gregoriano vào thế kỷ IX. Đỉnh cao của trường phái Hà Lan cuối cùng lại hiện thực trong âm nhạc của một nhà soạn nhạc người Ý, Palestrina. Vào cuối thế kỷ XVI Ý một lần nữa lại trở thành trung tâm cách tân âm nhạc, với sự phát triển của phong cách phức điệu của trường phái Venezia, lan truyền lên phía bắc tới Đức vào khoảng 1600.
Phục Hưng xảy ra ở miền châu Âu phía Bắc nước Ý (chủ yếu ở Pháp, Đức, Anh, Hà Lan) được gọi là "Phục Hưng phương Bắc". Trong khi những tư tưởng Phục Hưng tiến từ Ý lên phía bắc, đồng thời lại có sự lan truyền đổi mới về phía nam trong một số lĩnh vực, đặc biệt là âm nhạc.
Phục Hưng
Tranh Phục Hưng Ý khác với tranh Phục Hưng phương Bắc. Các nghệ sĩ Ý là những người đầu tiên vẽ các khung cảnh thế tục, bứt khỏi nghệ thuật thuần túy tôn giáo của thời Trung Cổ. Ban đầu, các nghệ sĩ Bắc Âu vẫn tập trung vào các đề tài tôn giáo, như những bất ổn tôn giáo đương thời mô tả bởi Albrecht Dürer. Nhưng từ Pieter Bruegel họ bắt đầu chuyển sang các chủ đề của đời sống thường nhật, đi xa hơn về mảng này so với các tiền bối Ý. Chính trong Phục Hưng phương Bắc mà anh em người Hà Lan Hubert và Jan van Eyck đã hoàn thiện kĩ thuật vẽ tranh sơn dầu, cho phép các nghệ sĩ tạo ra những gam màu mạnh trên một bề mặt cứng có thể tồn tại nhiều thế kỷ. Một đặc điểm của Phục Hưng phương Bắc là nó sử dụng ngôn ngữ dân tộc thay vì tiếng Latin hay Hy Lạp, cho phép nhiều tự do biểu đạt hơn. Phong trào này với bắt đầu với Dante Alighieri ở Ý, tuy rằng chính việc chú trọng quá vào tiếng Ý đã làm hạn chế nguồn tư tưởng Firenze quan trọng vốn viết bằng tiếng Latin.
Tranh Phục Hưng Ý khác với tranh Phục Hưng phương Bắc. Phong trào này với bắt đầu với Dante Alighieri ở Ý, tuy rằng chính việc chú trọng quá vào tiếng Ý đã làm hạn chế nguồn tư tưởng Firenze quan trọng vốn viết bằng tiếng Latin.
Phục Hưng
Theo Michelet, Phục Hưng lan sang Pháp sau cuộc xâm lược Ý của vua Charles VIII (1494-1495). Một nhân tố khuyến khích chủ nghĩa thế tục ở đây là sự bất lực của Giáo hội trong việc hỗ trợ đối phó lại Cái chết Đen. Tiếp đó, François I đã du nhập nghệ thuật cũng như các nghệ sĩ Ý, trong đó có Leonardo da Vinci, và cho xây dựng những cung điện lộng lẫy rất xa xỉ. Năm 1533, thiếu nữ 14 tuổi Caterina de' Medici, công nương Firenze cưới Henri con thứ của François. Mặc dù người phụ nữ này mang tiếng xấu để đời trong chiến tranh tôn giáo, Caterina đã đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu nghệ thuật, khoa học và âm nhạc (gồm cả ba lê) từ Florence tới cung đình Pháp . Kết quả là các nhà văn lớn của Pháp thời kỳ này như François Rabelais, Pierre de Ronsard, Joachim du Bellay và Michel de Montaigne, các họa sĩ như Jean Clouet và các nhạc sĩ như Jean Mouton đã vay mượn nhiều tinh thần Phục Hưng Ý cho các kiệt tác của họ. Thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, sự nở rộ văn hóa ở Pháp cùng trong thời kì nước này vươn lên thành cường quốc hàng đầu châu lục đã khiến cho sử gia Michelet quy cho Phục Hưng là một phong trào văn hóa Pháp
Theo Michelet, Phục Hưng lan sang Pháp sau cuộc xâm lược Ý của vua Charles VIII (1494-1495). Tiếp đó, François I đã du nhập nghệ thuật cũng như các nghệ sĩ Ý, trong đó có Leonardo da Vinci, và cho xây dựng những cung điện lộng lẫy rất xa xỉ.
Phục Hưng
Xứ Flander (Bỉ, Hà Lan và một phần Đan Mạch ngày nay) ở thời Trung Đại là tập hợp những tỉnh tự trị dưới quyền Công quốc Bourgogne hoặc Tây Ban Nha. Đây là một trong những vùng giàu có nhất Bắc Âu thế kỷ XV với công nghiệp dệt và thương mại. Sự thịnh vượng và giao thương với nước Ý giúp tạo nên một tầng lớp họa sĩ, nhà soạn nhạc xuất sắc sang Ý lưu diễn; ngược lại nhiều nghệ sĩ Ý cũng sang miền này hoạt động. Tuy nhiên, ảnh hưởng tôn giáo trong nghệ thuật Hà Lan sâu đậm và kéo dài. Chỉ từ nửa sau thế kỷ XVI, hội họa Hà Lan với phong cách Baroque thiên về mô tả các cảnh sinh hoạt đời thường mà đại diện tiêu biểu là Pieter Bruegel Già. Âm nhạc Bỉ trong trường phái Pháp-Bỉ trở nên thống trị nền âm nhạc châu Âu với các nhạc sĩ xuất sắc như Josquin des Prez, Guillaume Dufay, Johannes Ockeghem. Văn học không phải là một đặc sắc của Phục Hưng ở Flander, nhưng đây là quê hương của Erasmus "hoàng tử của chủ nghĩa nhân văn", nổi tiếng với các luận văn đả kích sâu cay tăng lữ và chủ nghĩa kinh viện.
Xứ Flander (Bỉ, Hà Lan và một phần Đan Mạch ngày nay) ở thời Trung Đại là tập hợp những tỉnh tự trị dưới quyền Công quốc Bourgogne hoặc Tây Ban Nha. Văn học không phải là một đặc sắc của Phục Hưng ở Flander, nhưng đây là quê hương của Erasmus "hoàng tử của chủ nghĩa nhân văn", nổi tiếng với các luận văn đả kích sâu cay tăng lữ và chủ nghĩa kinh viện.
Phục Hưng
Phục Hưng đến bán đảo Iberia thông qua những dính líu của miền Đông bán đảo nằm trong Vương vị Aragon (một liên bang Địa Trung Hải bao gồm Nam Ý, một phần Tây Ban Nha, các đảo Sicilia, Corse, Malta) và thành phố hải cảng Valencia. Mặt khác, nhiều nhà văn Phục Hưng Tây Ban Nha sớm nhất đến từ Vương quốc Aragon, như Ausiàs March và Joanot Martorell. Ở Vương quốc Castile, thời kỳ đầu Phục Hưng đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa nhân văn Ý. Íñigo López de Mendoza đã giới thiệu thơ ca Ý vào Tây Ban Nha đầu thế kỷ XV, tác động tới một thế hệ nhà văn kế tiếp đó, tiêu biểu là Miguel de Cervantes và nhà thơ, nhà viết kịch Lope de Vega. Chủ nghĩa nhân văn nở rộ ở đây đầu thế kỷ XVI, với những đại diện như triết gia Juan Luis Vives, nhà ngữ pháp Antonio de Nebrija hay nhà lịch sử tự nhiên Pedro de Mexía.
Phục Hưng đến bán đảo Iberia thông qua những dính líu của miền Đông bán đảo nằm trong Vương vị Aragon (một liên bang Địa Trung Hải bao gồm Nam Ý, một phần Tây Ban Nha, các đảo Sicilia, Corse, Malta) và thành phố hải cảng Valencia. Mặt khác, nhiều nhà văn Phục Hưng Tây Ban Nha sớm nhất đến từ Vương quốc Aragon, như Ausiàs March và Joanot Martorell.
Phục Hưng
Trái lại, trong khi Phục Hưng Ý có ảnh hưởng khiêm tốn đối với nghệ thuật Bồ Đào Nha, chính quốc gia này lại có tầm quan trọng trong việc mở rộng thế giới quan châu Âu, khuyến khích tinh thần nhân đạo. Như một căn cứ tiên phong của Thời đại khám phá, Lisboa trở nên thịnh vượng vào cuối thế kỷ XV, thu hút các chuyên gia đã tạo nên những đột phá trong toán học, thiên văn học và kỹ thuật hàng hải như Pedro Nunes, João de Castro, Abraham Zacuto và Martin Behaim. Các nhà bản đồ học Pedro Reinel, Lopo Homem, Esteban Gómez và Diogo Ribeiro làm nên những tiến bộ quan trọng trong việc vẽ bản đồ thế giới. Dược sĩ Tomé Pires cùng các bác sĩ Garcia de Orta và Cristóbal Acosta sưu tầm và xuất bản những cuốn sách về thực vật và dược liệu .
Trái lại, trong khi Phục Hưng Ý có ảnh hưởng khiêm tốn đối với nghệ thuật Bồ Đào Nha, chính quốc gia này lại có tầm quan trọng trong việc mở rộng thế giới quan châu Âu, khuyến khích tinh thần nhân đạo. Dược sĩ Tomé Pires cùng các bác sĩ Garcia de Orta và Cristóbal Acosta sưu tầm và xuất bản những cuốn sách về thực vật và dược liệu .
Phục Hưng
Hungary là nước châu Âu đầu tiên tiếp nhận sự lan truyền của phong trào văn hóa Phục Hưng từ Ý. Phục Hưng ở Hungary diễn ra sớm do sự gần gũi về văn hóa và thương mại với miền Nam Ý, bắt đầu từ thời hoàng đế Sigismund nhưng trở nên nổi bật dưới thời vua Mátyás Corvin (1458-1490), người cưới công chúa Beatrice của Naples và là một nhà bảo trợ nghệ thuật nổi tiếng, xây dựng lại Buda theo phong cách Phục Hưng. Buda trở thành một trong những trung tâm nghệ thuật chính phía nam Alps bấy giờ, nơi có thư viện thế tục Bibliotheca Corviniana lớn nhất châu Âu. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ, học giả nổi tiếng như nhà thơ Junus Pannonius, nhà sử học Antonio Bonfini, nhà soạn nhạc Bálint Bakfark.
Hungary là nước châu Âu đầu tiên tiếp nhận sự lan truyền của phong trào văn hóa Phục Hưng từ Ý. Phục Hưng ở Hungary diễn ra sớm do sự gần gũi về văn hóa và thương mại với miền Nam Ý, bắt đầu từ thời hoàng đế Sigismund nhưng trở nên nổi bật dưới thời vua Mátyás Corvin (1458-1490), người cưới công chúa Beatrice của Naples và là một nhà bảo trợ nghệ thuật nổi tiếng, xây dựng lại Buda theo phong cách Phục Hưng. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ, học giả nổi tiếng như nhà thơ Junus Pannonius, nhà sử học Antonio Bonfini, nhà soạn nhạc Bálint Bakfark.
Phục Hưng
Ở Đông Âu, Ba Lan khi đó đang được hưởng một nền hòa bình và thịnh vượng tương đối dài. Nhiều nghệ sĩ Ý đã đến đây cùng với Bona Sforza, tiểu thư nhà Sforza kết hôn với vua Zygmunt I năm 1518, cũng như dưới sự đặt hàng của giới quý tộc và trưởng giả nơi đây. Nhiều thành phố được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic, đáng chú ý là Kraków và Gdańsk.. Hàng loạt trường học, đại học được xây dựng, trong đó Học viện Kraków là đại học có quy mô lớn nhất châu Âu đương thời. Đây chính là thời kỳ được xem là thời hoàng kim của văn hóa Ba Lan, với các nhà học giả lớn như Copernicus, nhà địa lý học Maciej of Miechów, nhà triết học chính trị Andrzej Frycz Modrzewski, các nhà thơ như Miklaj Rej, Jan Kochanowski hay Szymon Szymonowic, nhạc sĩ Wacław z Szamotuł. Ba Lan trở thành trung tâm văn hóa của Đông Âu, góp phần truyền bá tới các nước khác trong khu vực, chẳng hạn như Nga. Nga tiếp nhận Phục Hưng tương đối muộn và chậm chạp do vị thế của Chính thống giáo, nhưng có những nét riêng đặc sắc như kiến trúc Gothic Nga với những mái đa giác
Ở Đông Âu, Ba Lan khi đó đang được hưởng một nền hòa bình và thịnh vượng tương đối dài. Đây chính là thời kỳ được xem là thời hoàng kim của văn hóa Ba Lan, với các nhà học giả lớn như Copernicus, nhà địa lý học Maciej of Miechów, nhà triết học chính trị Andrzej Frycz Modrzewski, các nhà thơ như Miklaj Rej, Jan Kochanowski hay Szymon Szymonowic, nhạc sĩ Wacław z Szamotuł.
Phục Hưng
Tuy nhiên, chỉ tới thế kỷ XIX từ tiếng Pháp Renaissance mới phổ biến rộng rãi để mô tả phong trào văn hóa tự ý thức dựa trên việc làm sống lại những hình mẫu La Mã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII. Phục Hưng lần đầu tiên được định nghĩa bởi nhà sử học Pháp Jules Michelet (1798-1874) trong công trình Histoire de France (Lịch sử nước Pháp) của ông. Đối với Michelet, Phục Hưng là một sự phát triển về khoa học hơn là văn hóa nghệ thuật. Ông khẳng định rằng nó bao trùm thời kỳ từ Columbus tới Copernicus rồi Galileo; nghĩa là, từ cuối thế kỷ XV tới giữa thế kỷ XVII. Hơn nữa, Michelet phân biệt giữa cái mà ông gọi giữa tính chất "kỳ quái và gớm ghiếc" của thời Trung Cổ và các giá trị dân chủ mà ông, một người theo chủ nghĩa cộng hòa nhiệt thành, chọn như một đặc trưng của nó. Một người dân tộc chủ nghĩa Pháp, Michelet cũng tìm cách tuyên bố Phục Hưng là một phong trào của Pháp.
Tuy nhiên, chỉ tới thế kỷ XIX từ tiếng Pháp Renaissance mới phổ biến rộng rãi để mô tả phong trào văn hóa tự ý thức dựa trên việc làm sống lại những hình mẫu La Mã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII. Ông khẳng định rằng nó bao trùm thời kỳ từ Columbus tới Copernicus rồi Galileo; nghĩa là, từ cuối thế kỷ XV tới giữa thế kỷ XVII.
Phục Hưng
Trái lại, nhà sử học người Thụy Sĩ Jacob Burckhardt (1818–1897) trong cuốn Die Cultur der Renaissance in Italien (Về Văn hóa Phục Hưng ở Ý, 1860) mô tả Phục Hưng là giai đoạn giữa Giotto và Michelangelo ở Ý, tức là từ thế kỷ XIV tới giữa thế kỷ XVI. Ông nhìn thấy trong Phục Hưng sự xuất hiện của tinh thần hiện đại về cá nhân tính, thứ đã bị đè nén ở thời Trung Đại. Cuốn sách của ông có một ảnh hưởng đậm nét lên sự hình thành lối diễn giải ngày nay về Phục Hưng ở Ý. Tuy nhiên, nhiều người cáo buộc Buckhardt là đã áp đặt một cái nhìn tuyến tính đơn giản khi xem Phục Hưng là nguồn gốc của thế giới hiện đại.
Trái lại, nhà sử học người Thụy Sĩ Jacob Burckhardt (1818–1897) trong cuốn Die Cultur der Renaissance in Italien (Về Văn hóa Phục Hưng ở Ý, 1860) mô tả Phục Hưng là giai đoạn giữa Giotto và Michelangelo ở Ý, tức là từ thế kỷ XIV tới giữa thế kỷ XVI. Cuốn sách của ông có một ảnh hưởng đậm nét lên sự hình thành lối diễn giải ngày nay về Phục Hưng ở Ý. Tuy nhiên, nhiều người cáo buộc Buckhardt là đã áp đặt một cái nhìn tuyến tính đơn giản khi xem Phục Hưng là nguồn gốc của thế giới hiện đại.
Phục Hưng
Có một cuộc tranh cãi kéo dài từ lâu về mức độ tiến bộ mà Phục Hưng đã tạo nên đối với văn hóa Trung Đại. Cả Michelet và Burckhardt đều nhiệt liệt mô tả tiến bộ của thời Phục Hưng hướng tới hiện đại. Burckhardt ví sự thay đổi như việc gỡ một tấm mạng, dệt từ tín ngưỡng, ảo tưởng, thiên kiến, khỏi mắt con người để nhìn sự vật rõ hơn.Trái lại, nhiều sử gia hiện nay chỉ ra rằng hầu hết những nhân tố xã hội tiêu cực gắn với thời Trung Đại - chẳng hạn đói nghèo, chiến tranh, khủng bố chính trị và tôn giáo - dường như đã tồi tệ hơn trong chính giai đoạn này. Rõ ràng Phục Hưng là thời đại của nền chính trị Machiavelli đầy thủ đoạn, các cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu, các Giáo hoàng hủ bại nhà Borgia, và các cuộc săn phù thủy quy mô lớn thế kỷ XVI. Nhiều người sống trong thời Phục Hưng dường như không xem nó là "thời đại hoàng kim" như cách các nhà nghiên cứu thế kỷ XIX tưởng tượng, mà thay vào đó họ tỏ ra lo ngại về các vấn đề xã hội trên. Điều đáng ngạc nhiên là, bất chấp như vậy, các nghệ sĩ, nhà văn, và các nhà bảo trợ tham gia vào các phong trào văn hóa liên quan tin rằng họ đang sống trong một kỷ nguyên mới-một sự cắt đứt rõ ràng với đêm trường Trung Cổ. Một số nhà sử học Marxist có xu hướng mô tả thời Phục Hưng bằng ngôn ngữ duy vật, giữ quan điểm rằng những thay đổi trong nghệ thuật, văn học, và triết học là một phần của khuynh hướng kinh tế chung từ chế độ phong kiến hướng tới chủ nghĩa tư bản, hình thành một giai cấp tư sản với thời gian ư nhàn dành cho nghệ thuật.
Có một cuộc tranh cãi kéo dài từ lâu về mức độ tiến bộ mà Phục Hưng đã tạo nên đối với văn hóa Trung Đại. Nhiều người sống trong thời Phục Hưng dường như không xem nó là "thời đại hoàng kim" như cách các nhà nghiên cứu thế kỷ XIX tưởng tượng, mà thay vào đó họ tỏ ra lo ngại về các vấn đề xã hội trên.
Phục Hưng
Johan Huizinga (1872-1945) ghi nhận sự tồn tại của Phục Hưng nhưng đặt vấn đề liệu nó có là một thay đổi tích cực. Trong cuốn "The Waning of the Middle Ages" (tạm dịch "Sự tàn tạ của thời Trung Cổ"), ông lập luận rằng Phục Hưng là một thời đại suy tàn từ thời đỉnh cao Trung Đại, phá hủy nhiều thành tựu quan trọng. Ví dụ, tiếng Latinh đã tiến hóa mạnh mẽ từ thời cổ điển và vốn là một sinh ngữ sử dụng trong và ngoài nhà thờ. Sự ám ảnh Phục Hưng với tính thanh khiết cổ điển của nó đã chấm dứt những tiến hóa tiếp theo và tiếng Latin quay trở về dạng thức cổ điển của nó. Robert S. Lopez quả quyết rằng đó là một thời kỳ suy thoái kinh tế nặng nề., còn George Sarton và Lynn Thorndike lập luận rằng những tiến bộ khoa học có lẽ ít độc đáo hơn là như trước nay vẫn quan niệm. Cuối cùng, Joan Kelly chỉ ra rằng Phục Hưng dẫn tới sự bất bình đẳng giới gia tăng.Một số nhà sử học gần đây xem từ Renaissance đã bị nhồi nhét nội hàm không cần thiết, ngụ ý sẵn một sự tái sinh tích cực không tranh cãi từ một thời được gán cho là "nguyên thủy" hơn, đêm trường Trung Cổ. Nhiều chuyên gia hiện nay ưa dùng thuật ngữ "Sơ kỳ Hiện đại" thay cho Phục Hưng, một sự gọi tên trung hòa hơn ngụ ý về vai trò của giai đoạn này như một sự chuyển tiếp giữa thời trung đại và hiện đại. Những người khác như Roger Osborne đi tới chỗ xem xét nền Phục Hưng Ý như một kho huyền thoại và lý tưởng của lịch sử Tây phương nói chung, và thay vào một sự tái sinh của các ý tưởng cổ đại là một thời đại của những tiến bộ lớn lao.
Johan Huizinga (1872-1945) ghi nhận sự tồn tại của Phục Hưng nhưng đặt vấn đề liệu nó có là một thay đổi tích cực. Ví dụ, tiếng Latinh đã tiến hóa mạnh mẽ từ thời cổ điển và vốn là một sinh ngữ sử dụng trong và ngoài nhà thờ.
Phục Hưng
Từ Phục Hưng châu Âu, thuật ngữ "Phục Hưng" được sử dụng cho các thời đại khác. Chẳng hạn, Charles H. Haskins đặt ra khái niệm Phục Hưng thế kỷ XII (thời Trung kỳ Trung Đại), trong khi một số người khác biện luận về sự tồn tại của Phục Hưng Karolinger (ở vương quốc Frank), hoặc sau đó là Phục Hưng Otto (ở Đế quốc La Mã Thần thánh). Tên này cũng dùng cho những phong trào văn hóa gần thời hiện đại hơn như Phục Hưng Bengal, Phục Hưng Nepal Bhasa, Phục Hưng Harlem. Trong cuốn Renaissances: The One or the Many?, tác giả Jack Goody biện luận rằng có Phục Hưng châu Âu nằm trong một sự phục hưng văn hóa rộng khắp trên thế giới ở các miền Hồi giáo và Trung Quốc đương thời và giữa chúng có giao thoa với nhau.
Từ Phục Hưng châu Âu, thuật ngữ "Phục Hưng" được sử dụng cho các thời đại khác. Chẳng hạn, Charles H. Haskins đặt ra khái niệm Phục Hưng thế kỷ XII (thời Trung kỳ Trung Đại), trong khi một số người khác biện luận về sự tồn tại của Phục Hưng Karolinger (ở vương quốc Frank), hoặc sau đó là Phục Hưng Otto (ở Đế quốc La Mã Thần thánh).
Nhà Lê
Nhà Lê sơ (chữ Nôm: 茹黎初 chữ Hán: 黎初朝, Hán Việt: Lê sơ triều) là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh. Ông đổi tên Giao Chỉ (交阯), vốn tồn tại trong thời gian nội thuộc nhà Minh, trở về Đại Việt (大越), quốc hiệu có từ đời Lý Thánh Tông.
Nhà Lê sơ (chữ Nôm: 茹黎初 chữ Hán: 黎初朝, Hán Việt: Lê sơ triều) là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó.
Nhà Lê
Thời kỳ nhà Hậu Lê bước vào giai đoạn trọng dụng quan lại, khác với nhà Trần bị chi phối bởi người trong hoàng tộc, luôn nắm đại quyền và được kế thừa nhau bằng việc thế tập. Triều đình mở nhiều khoa cử, thay đổi bộ máy chính quyền, không cho hoàng tộc các chức vụ thực quyền mà trọng dụng những người đã đổ khoa để bổ nhiệm, việc hạn chế sự thế tập dòng dõi quan lại giúp chế độ quan liêu hạn chế rất nhiều sự chuyên quyền dòng họ. Văn học Việt Nam được ghi nhận phát triển rực rỡ thời kỳ này, với việc Lê Thánh Tông mở ra Hội Tao đàn, chính Hoàng đế khuyến khích học thuật trong toàn quốc gia. Danh sử Ngô Sĩ Liên thuộc về triều đại này, đã biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, tiếp tục nối bước Lê Văn Hưu đời Trần ghi chép giai đoạn lịch sử một cách đầy đủ và hoàn thiện. Nhiều công trình sử liệu, văn học, thiên văn, quan chế... được hoàn thiện trong thời Lê Sơ.
Thời kỳ nhà Hậu Lê bước vào giai đoạn trọng dụng quan lại, khác với nhà Trần bị chi phối bởi người trong hoàng tộc, luôn nắm đại quyền và được kế thừa nhau bằng việc thế tập. Nhiều công trình sử liệu, văn học, thiên văn, quan chế... được hoàn thiện trong thời Lê Sơ.
Nhà Lê
Nhà Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, đó là ngày 15 tháng 3. Lê Lợi tự xưng làm Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, lấy hiệu là Lam Sơn Động chủ, sử gọi là Lê Thái Tổ. Ông đổi quốc hiệu từ Giao Chỉ (交阯) tồn tại dưới thời nhà Minh trở thành Đại Việt (大越). Ông đóng đô ở Đông Quan (Thăng Long), đổi kinh thành Thăng Long trở thành Đông Kinh, Tây Đô thành Tây Kinh, Tây Kinh về sau đều gọi là Lam Kinh.
Nhà Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, đó là ngày 15 tháng 3. Ông đóng đô ở Đông Quan (Thăng Long), đổi kinh thành Thăng Long trở thành Đông Kinh, Tây Đô thành Tây Kinh, Tây Kinh về sau đều gọi là Lam Kinh.
Nhà Lê
Thái Tổ chia nước ra làm 5 đạo: Đông Đạo, Tây Đạo, Nam Đạo, Bắc Đạo và Hải Tây Đạo, trong đó Hải Tây đạo gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa. Mỗi đạo đặt một vệ quân, mỗi Vệ đặt chức Tổng quản, lại có chức Hành khiển để giữ sổ sách về việc quân-dân. Còn như các xã-thôn thì cứ xã nào có hơn 100 người trở lên, gọi là đại xã, đặt ba người xã quan; xã nào có 50 người trở lên, gọi là trung xã, đặt hai xã quan; xã nào có 10 người trở lên gọi là tiểu xã, đặt một người xã quan để coi việc trong xã. Kinh tế nhanh chóng được khôi phục, ông ra Quân điền chế, khiến mọi tầng lớp đều có ruộng, sự phục hưng đồng đều dần đi lên. Dù mới chiến loạn nhưng Thái Tổ hết sức quan tâm ngay đến giáo dục, ông cho mở lại Quốc Tử Giám, cho con cháu các quan viên và những người thường dân có khả năng vào học tập; mở nhà học và đặt thầy dạy nho học ở các phủ và các lộ.
Thái Tổ chia nước ra làm 5 đạo: Đông Đạo, Tây Đạo, Nam Đạo, Bắc Đạo và Hải Tây Đạo, trong đó Hải Tây đạo gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa. Kinh tế nhanh chóng được khôi phục, ông ra Quân điền chế, khiến mọi tầng lớp đều có ruộng, sự phục hưng đồng đều dần đi lên.
Nhà Lê
Năm 1432, tù trưởng Đèo Cát Hãn nổi dậy, Thái Tổ sai Quốc vương Lê Tư Tề trấn áp. Tư Tề là con trưởng của Thái Tổ, vốn là người dũng mãnh, thiện chiến, ngay từ khi còn khởi binh Lam Sơn đã không ít lần lập được công lao, phong làm Quốc vương (國王). Nay khi cầm binh dẹp loạn, nhanh chóng họ Đèo phải ra hàng. Bấy giờ Thái Tổ hay đau ốm, mọi việc đều do Quốc vương xử lý.Lê Thái Tổ lên ngôi chưa lâu, nhưng diệt trừ những công thần mà ông nghĩ là có ý mưu phản như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, những đại tướng quân có công trong việc thành lập nhà Lê. Bấy giờ trong triều chưa định ai làm người kế ngôi, con trai thứ 2 Lê Nguyên Long vốn là Lương quận công (良郡公), được phong làm Hoàng thái tử, Quốc vương Tư Tề lại là người quen việc trị nước. Các đại thần Lê Sát, Lê Ngân, Lê Khôi ủng hộ Lương quận công, trong khi các tướng Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn ủng hộ Quốc vương. Cuối cùng vào năm 1433, Thái Tổ giáng Quốc vương làm Quận vương (郡王), đưa Nguyên Long quyền kế thừa đại thống.
Năm 1432, tù trưởng Đèo Cát Hãn nổi dậy, Thái Tổ sai Quốc vương Lê Tư Tề trấn áp. Bấy giờ Thái Tổ hay đau ốm, mọi việc đều do Quốc vương xử lý.Lê Thái Tổ lên ngôi chưa lâu, nhưng diệt trừ những công thần mà ông nghĩ là có ý mưu phản như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, những đại tướng quân có công trong việc thành lập nhà Lê.
Nhà Lê
Vì hoàng đế còn nhỏ tuổi, bên cạnh ông có Đại tư đồ Lê Sát được ban quyền phụ chính. Lê Sát xuất thân từ võ tướng, là người Lam Sơn, tính tình nóng nảy, nhiều việc xử lý quá khắt khe, làm bừa và không cân nhắc. Quan đồng tri Bắc đạo là Bùi Ư Đài xin chọn những bậc kỳ lão vào cung giúp can gián ấu đế và đặt chức sư phó để chỉ huy trăm quan. Lê Sát thấy ý định đó đụng chạm đến quyền lớn đang trong tay mình, nên sai bắt Ư Đài tống giam, kết tội ly gián vua tôi. Dù Thái Tông không đồng tình nhưng Lê Sát vẫn tâu đi tâu lại 4 lần, ép Thái Tông khép tội Ư Đài. Thái Tông bất đắc dĩ phải lưu đày Ư Đài, nhưng từ đó càng ngày càng ghét Lê Sát.
Vì hoàng đế còn nhỏ tuổi, bên cạnh ông có Đại tư đồ Lê Sát được ban quyền phụ chính. Lê Sát xuất thân từ võ tướng, là người Lam Sơn, tính tình nóng nảy, nhiều việc xử lý quá khắt khe, làm bừa và không cân nhắc.
Nhà Lê
Năm 1437, Thái Tông ra chiếu chỉ: "Lê Sát tự chuyên giữ quyền bính, ghen người tài, giết Nhân Chú để tự ra oai của mình, truất Trịnh Khả để người ta phục, bãi chức của Ư Đài khiến đình thần không ai dám nói, đuổi Cầm Hổ ra nơi biên thùy để gián quan phải ngậm miệng. Xem những việc làm ấy đều không phải là đạo làm tôi. Nay muốn khép vào luật hình để tỏ rõ phép nước, song vì là đại thần cố mệnh, có công với nhà nước, đặc cách khoan tha, nhưng phải bãi chức tước". Sau đó Thái Tông bắt giam người cùng phe Lê Sát là Đặng Đắc, cho Bùi Ư Đài được phục chức, triệu Bùi Cầm Hổ về kinh, cử Tư khấu Lê Ngân thay Lê Sát chấp chính.
Năm 1437, Thái Tông ra chiếu chỉ: "Lê Sát tự chuyên giữ quyền bính, ghen người tài, giết Nhân Chú để tự ra oai của mình, truất Trịnh Khả để người ta phục, bãi chức của Ư Đài khiến đình thần không ai dám nói, đuổi Cầm Hổ ra nơi biên thùy để gián quan phải ngậm miệng. Xem những việc làm ấy đều không phải là đạo làm tôi.
Nhà Lê
Trừ được Lê Sát, Thái Tông càng khắt khe trong số các công thần, trong tâm có ý trừ Tư khấu Lê Ngân. Bấy giờ Lê Nhật Lệ (黎日厲), con gái của Lê Ngân được phong làm Huệ phi (惠妃) nhưng không được sủng hạnh, Lê Ngân sai người phù thủy làm lễ ở nhà, đúc tượng vàng Quan Thế Âm để mong con gái được yêu thương. Thái Tông nghe đến, sai người vào nhà ông tra khảo, bắt được bọn phù thủy yếm và tượng vàng. Lê Ngân hoảng hốt vào triều, tâu sớ giải bầy, nhưng Thái Tông quyết xử tử, ban cho ông tự vẫn tại nhà như Lê Sát trước đây. Tuy nhiên cũng như Lê Sát, cả nhà ông chỉ bị lưu đày, con trai Lê Nho Tông bị buộc làm lính giữ cửa, không được trọng dụng.
Trừ được Lê Sát, Thái Tông càng khắt khe trong số các công thần, trong tâm có ý trừ Tư khấu Lê Ngân. Thái Tông nghe đến, sai người vào nhà ông tra khảo, bắt được bọn phù thủy yếm và tượng vàng.
Nhà Lê
Dẹp được quyền thần, Thái Tông chuyên tâm vào chính sự. Năm 1438, Thái Tông chỉnh đốn việc thi cử các đạo. Lệ cứ 5 năm một lần thi hương, 6 năm một lần thi hội. Phép thi thì kỳ thứ nhất làm một bài kinh nghĩa, bốn bài tứ thư nghĩa, mỗi bài phải 300 chữ trở lên; kỳ thứ hai làm bài chiếu, bài chế và bài biểu; kỳ thứ ba làm bài thi phú; kỳ thứ tư làm một bài văn sách phải 1.000 chữ trở lên. Lại cho mở khoa cử, chọn tiến sĩ, ai đỗ đều được khắc tên vào bia đá Văn miếu, lệ khắc tên vào bia bắt đầu từ đây.
Dẹp được quyền thần, Thái Tông chuyên tâm vào chính sự. Năm 1438, Thái Tông chỉnh đốn việc thi cử các đạo.
Nhà Lê
Năm 1439, Thái Tông thân chinh dẫn quân đi đánh các châu Phục Lễ (Lai Châu ngày nay). Bấy giờ bọn tù trưởng man di họ Cầm quấy nhiễu biên giới, nước Ai Lao nghe theo cũng cử 3 vạn quân theo chúng cướp phá. Thái Tông đích thân dẫn 60000 quân đi đánh, thắng lợi rực rỡ. Năm 1441, phản tặc tên Thượng Nghiễm làm loạn ở châu Thuận Mỗi, Nghiễm trước cậy vào Ai Lao nhiều lần làm loạn, Thái Tông đã từng cất binh nhưng do dâng phương vật nên tha về. Đến nay Thái Tông đem quân đến bắt sống được 1 viên tướng Ai Lao và vợ con; lại bắt được các con trai của Nghiễm, Nghiễm bèn ra hàng. Thái Tông dâng chiếu báo thắng trận ở Thái Miếu.
Năm 1439, Thái Tông thân chinh dẫn quân đi đánh các châu Phục Lễ (Lai Châu ngày nay). Bấy giờ bọn tù trưởng man di họ Cầm quấy nhiễu biên giới, nước Ai Lao nghe theo cũng cử 3 vạn quân theo chúng cướp phá.
Nhà Lê
Thái hậu coi việc, dùng phép sẵn từ đời trước, kinh tế, văn hóa tiếp tục được đi lên. Bấy giờ, Chúa Chiêm Thành là Bí Cai hai lần mang quân vây Hóa Châu. Tuy triều đình đã mấy lần phát binh, quân Chiêm vẫn chưa bỏ thói gây hấn. Vào năm 1446, Thái hậu sai Trịnh Khả, Lê Thụ, Lê Khắc Phục đi đánh, Bí Cai ra hàng, các tướng lập cháu Bí Cai là Ma Ha Quý Lai làm chúa Chiêm. Với chiến thắng huy hoàng này, quân Đại Việt tóm gọn được các cung phi của Bí Cai mà đem về kinh thành Đông Kinh.
Thái hậu coi việc, dùng phép sẵn từ đời trước, kinh tế, văn hóa tiếp tục được đi lên. Tuy triều đình đã mấy lần phát binh, quân Chiêm vẫn chưa bỏ thói gây hấn.
Nhà Lê
Nhân Tông tỏ ra là người độ lượng với các công thần khai quốc có tội bị xử tử trước đây, từ thời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông đến khi Nguyễn Thái hậu chấp chính. Ngay khi ra cầm chính sự, ông ra nhiều chiếu chỉ biểu dương công lao của họ, hoặc trả lại của cải, ruộng đất cho con cháu họ. Ông khôi phục lại quan tước và ban cho con cháu Trịnh Khả (bị xử tử năm 1451) 100 mẫu ruộng; cấp 100 mẫu ruộng cho con cháu Lê Sát và Lê Ngân (bị xử tử năm 1437); trả lại điền sản trước đây cho con cháu Phạm Văn Xảo (bị xử tử năm 1430) và Trần Nguyên Hãn (bị xử tử năm 1429). Ông biểu dương công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi (bị xử tử năm 1442): Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng.
Nhân Tông tỏ ra là người độ lượng với các công thần khai quốc có tội bị xử tử trước đây, từ thời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông đến khi Nguyễn Thái hậu chấp chính. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng.
Nhà Lê
Lê Nghi Dân (黎宜民) - tước phong bấy giờ là Lạng Sơn vương (諒山王) - là con trai trưởng của Lê Thái Tông, mẹ là Dương chiêu nghi (楊昭儀). Dương thị vốn là sủng phi của Thái Tông, về sau hành xử lỗ mãng mà bị phế làm thứ nhân. Nghi Dân trước đây mẹ được sủng ái nên được lập làm Hoàng thái tử, sau do mẹ thất sủng nên cũng bị phế, bị biếm đến vùng Lạng Sơn. Nhân Tông vốn nhân từ, đối đãi với anh em rất hậu, nên đối với Nghi Dân không phòng bị gì, đến đây bị Nghi Dân sai người lẻn vào cung và giết chết. Nguyễn Thái hậu cũng bị đem ra xử chết vào ngày hôm sau.
Lê Nghi Dân (黎宜民) - tước phong bấy giờ là Lạng Sơn vương (諒山王) - là con trai trưởng của Lê Thái Tông, mẹ là Dương chiêu nghi (楊昭儀). Nguyễn Thái hậu cũng bị đem ra xử chết vào ngày hôm sau.
Nhà Lê
Tháng 6 năm đó, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm, Lê Nhân Quý, Trịnh Văn Sái, Nguyễn Đức Trung...cùng bàn nhau làm binh biến lần nữa. Ngày 6 tháng 6, có buổi chầu sớm. Khi tan chầu, những người định làm binh biến ngồi ngoài cửa Sùng Vũ nơi Nghị sự đường. Nguyễn Xí phát động lệnh dẫn quân vào giết các bề tôi tin cẩn của Thiên Hưng là Phạm Đồn, Phan Ban ở Nghị sự đường. Lê Nhân Thuận chém chết Trần Lăng, giữ chặt quân cấm binh, đóng các cửa thành. Hơn 100 người phe cánh của Thiên Hưng bị giết.
Tháng 6 năm đó, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm, Lê Nhân Quý, Trịnh Văn Sái, Nguyễn Đức Trung...cùng bàn nhau làm binh biến lần nữa. Khi tan chầu, những người định làm binh biến ngồi ngoài cửa Sùng Vũ nơi Nghị sự đường.
Nhà Lê
Ngày 26 tháng 6 năm 1460, Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi, sử gọi là Lê Thánh Tông, lấy niên hiệu là Quang Thuận (光順). Năm đó, ông chỉ mới 18 tuổi. Ông chỉ định Nguyễn Xí và Đinh Liệt vào các chức quan cao nhất của triều đình, nắm giữ binh quyền. Từ đây, Đại Việt bước vào thời kỳ cực thịnh.
Ngày 26 tháng 6 năm 1460, Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi, sử gọi là Lê Thánh Tông, lấy niên hiệu là Quang Thuận (光順). Từ đây, Đại Việt bước vào thời kỳ cực thịnh.
Nhà Lê
Lên nắm chính quyền, ông chủ trương làm việc siêng năng, làm gương cho các quan lại. Ông sửa sang bộ máy chính quyền, chia làm Lục bộ một cách đầy đủ. Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Thái Tổ từ 5 đạo đổi thành 13 đạo (thừa tuyên). Thánh Tông ra chỉ dụ, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công - công thần. Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người có tài và đức.
Lên nắm chính quyền, ông chủ trương làm việc siêng năng, làm gương cho các quan lại. Thánh Tông ra chỉ dụ, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công - công thần.
Nhà Lê
Về kinh tế, Thánh Tông chủ trương các chính sách: sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền,kêu gọi người phiêu tán về quê,đặt ra luật quân điền chia đều ruộng đất cho mọi người. Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển Đại Việt của Thánh Tông đã được kiểm chứng qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông trực tiếp chấp bút và ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế...và các chiếu thư khác. Các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển rực rỡ. Nghề in và làm giấy ở Đại Việt đạt một trình độ cao của thế giới thời bấy giờ. Số lượng sách in thời này khá đồ sộ. Đặc biệt nhất thời kỳ này là thành tựu trong công nghệ chế tạo vũ khí và đồ sắt chiếm ưu thế. Đồ gốm, sứ thời Lê Sơ phát triển đạt được độ tinh xảo và hoa văn đẹp, nay càng rực rỡ hơn dưới thời Thánh Tông. Việc giao thương buôn bán đã chắp cánh cho đồ gốm thời này đi xa và hiện nay bộ sưu tập về đồ gốm Lê Sơ cũng rất phong phú. Thương mại và giao dịch buôn bán với các lân bang phát triển mạnh, cùng với bước chân viễn chinh xa xôi của đội quân đế chế Đại Việt. Để tạo thuận tiện cho việc mua bán, Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng: "Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau".
Về kinh tế, Thánh Tông chủ trương các chính sách: sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền,kêu gọi người phiêu tán về quê,đặt ra luật quân điền chia đều ruộng đất cho mọi người. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới.
Nhà Lê
Bên cạnh phát triển kinh tế, về văn hóa, giáo dục cũng được phát triển mạnh. Thánh Tông tiếp tục đẩy cao Nho giáo, hạn chế sự phát triển của Phật giáo như đời nhà Lý, sửa sang nhiều chế độ đãi ngộ hiền tài. Ông cho Ngô Sỹ Liên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư, góp phần lớn lao trong việc chép sử, ngoài ra còn có Nhà toán học Lương Thế Vinh với Đại thành Toán pháp, Phan Phu Tiên với Việt âm thi tập, Đại Việt sử ký tục biên, Bản thảo thực vật toát yếu (Tóm lược sách bản thảo thực vật), tri thức thời đại này đã lên đến đỉnh cao, rực rỡ hơn các triều đại trước. Thánh Tông bắt đầu cho phép tôn vinh việc học bằng các cuộc lễ xướng danh (lễ đọc tên người thi đậu), lễ vinh quy bái tổ (lễ đón rước người thi đậu về làng) và nhất là lệ khắc tên và lý lịch tiến sĩ vào bia đá Văn Miếu. Vì thế khuyến khích mọi tầng lớp cư dân đua nhau học hành để tên tuổi được ghi vào bảng vàng, để gia môn được vinh dự và để làng quê được vinh hiển. Bên cạnh đó, bản thân Thánh Tông là một người hay chữ, ông tự xưng làm Thiên Nam động chủ (天南洞主), viết nhiều bài thơ, rất nhiều bài được lưu truyền trong dân gian và trong giới tri thức. Đặc biệt tuyển tập Thánh Tông di thảo đã để lại giá trị lớn trong dòng truyện ký. Thánh Tông cho thành lập Tao đàn Nhị thập bát tú, xưng làm Tao Đàn nguyên súy (騷壇元帥), cùng với Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Thái Thuận là những trụ cột văn chương nổi tiếng dưới thời Lê Sơ.
Bên cạnh phát triển kinh tế, về văn hóa, giáo dục cũng được phát triển mạnh. Vì thế khuyến khích mọi tầng lớp cư dân đua nhau học hành để tên tuổi được ghi vào bảng vàng, để gia môn được vinh dự và để làng quê được vinh hiển.
Nhà Lê
Bên cạnh là một nhà văn hóa, Thánh Tông còn chủ trương mở rộng lãnh thổ Đại Việt. Ông là vị hoàng đế mở mang bờ cõi nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam khi Tây tiến đánh qua các tiểu quốc, cường quốc phía tây như Lan Xang, Bồn Man, những nước giúp đỡ họ Cầm làm loạn ở vùng đất thuộc Lai Châu ngày nay. Bên cạnh đó, sau sự kiện năm 1471, Chiêm Thành vốn là kình địch của Đại Việt, từ một cường quốc trở nên suy yếu trầm trọng, kinh đô Đồ Bàn bị phá hủy, hơn 30.000 người bị bắt, trong đó chúa Chiêm Trà Toàn đã bị tử trận cùng hơn 40.000 quân Chiêm. Sau khi Trà Toàn bị bắt, em là Trà Toại trốn vào núi, sai người sang cầu cứu nhà Minh và xin phong vương. Được tin, Thánh Tông sai Kỳ quận công Lê Niệm đem 3 vạn quân vào đánh, Trà Toại bị bắt giải về kinh. Về sau, Minh Hiến Tông sai sứ sang bảo Thánh Tông phải trả đất cho Chiêm Thành, nhưng ông nhất quyết không chịu. Sau chiến thắng, Thánh Tông thực hiện chính sách mới, bình định và Việt hóa dân chúng người Chiêm Thành và sáp nhập lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt. Tháng 6 năm 1471, lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành được lập thành thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa. Tới đây, Thánh Tông đưa thừa tuyên Quảng Nam vào Thiên hạ bản đồ, đất nước Đại Việt tổng cộng 13 thừa tuyên.
Bên cạnh là một nhà văn hóa, Thánh Tông còn chủ trương mở rộng lãnh thổ Đại Việt. Sau chiến thắng, Thánh Tông thực hiện chính sách mới, bình định và Việt hóa dân chúng người Chiêm Thành và sáp nhập lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt.
Nhà Lê
Lê Hiến Tông là bậc minh quân như phụ hoàng, tiếp tục đường lối trị vì của Thánh Tông nhưng chủ trương ổn định và phát triển, đẩy mạnh chính quyền sau một thời gian chiến tranh và để dần thu phục những người bản địa của các vùng đất mà Thánh Tông đã chiếm được. Các sử gia đều nhìn nhận Hiến Tông là vị hoàng đế giỏi. Tuy nhiên, ông chỉ cai trị được 7 năm thì qua đời, đó là vào ngày 24 tháng 5 năm 1504. Thái tử Lê Thuần (黎㵮) kế vị, tức Lê Túc Tông. Túc Tông được nhận xét là thông minh hơn người, từ nhỏ được Hiến Tông yêu quý và chọn làm Thái tử dù không phải là con trưởng. Tuy nhiên chưa được 1 năm thì Túc Tông yểu mệnh qua đời vào ngày 30 tháng 12 năm 1504, nối ngôi chỉ vừa 6 tháng.
Lê Hiến Tông là bậc minh quân như phụ hoàng, tiếp tục đường lối trị vì của Thánh Tông nhưng chủ trương ổn định và phát triển, đẩy mạnh chính quyền sau một thời gian chiến tranh và để dần thu phục những người bản địa của các vùng đất mà Thánh Tông đã chiếm được. Tuy nhiên chưa được 1 năm thì Túc Tông yểu mệnh qua đời vào ngày 30 tháng 12 năm 1504, nối ngôi chỉ vừa 6 tháng.
Nhà Lê
Trước khi qua đời, Túc Tông nhận thấy trong số hoàng thất, anh trai mình là Lê Tuấn (黎晭) có khả năng nhất, nên chỉ định làm người kế vị. Huy Gia Thái hoàng thái hậu Nguyễn thị, mẹ của Hiến Tông, bà nội của Túc Tông và Lê Tuấn lại phản đối. Bà cho rằng Lê Tuấn là con của hạng tỳ thiếp hèn mọn, nên nhân cách không cao quý, không thể kế thừa ngôi chính thống, bà bèn chọn một tôn thất trong họ là Lã Côi vương (không rõ tên) làm người kế vị. Tuy nhiên, mẹ nuôi của Lê Tuấn là Nguyễn Kính phi và đại thần Nguyễn Nhữ Vy đã mưu kế trong cung, lừa Thái hậu ra khỏi thành đi đón Lã Côi vương, còn bọn họ trong cung mau chóng truyền chỉ lập Lê Tuấn kế vị.
Trước khi qua đời, Túc Tông nhận thấy trong số hoàng thất, anh trai mình là Lê Tuấn (黎晭) có khả năng nhất, nên chỉ định làm người kế vị. Bà cho rằng Lê Tuấn là con của hạng tỳ thiếp hèn mọn, nên nhân cách không cao quý, không thể kế thừa ngôi chính thống, bà bèn chọn một tôn thất trong họ là Lã Côi vương (không rõ tên) làm người kế vị.