question
stringlengths
1
11.9k
answer
stringlengths
0
69.3k
field
stringclasses
27 values
time
stringlengths
19
19
relevant
stringlengths
0
1.31k
Nơi tôi công tác là một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Văn hóa thể thao. Xin hỏi, có viên chức viết đơn xin nghỉ tự do 7 tháng không hưởng lương, đơn vị tôi có thẩm quyền cho nghỉ tự do không? Văn bản nào quy định điều đó? Và có cách giải quyết nào khác không?
Căn cứ Điều 2, Luật Viên chức quy định: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Căn cứ khoản 4, Điều 13, Luật Viên chức quy định quyền viên chức về nghỉ ngơi: Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, viên chức có quyền viết đơn xin nghỉ tự do không hưởng lương, nhưng phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Pháp luật khuyến khích các bên thỏa thuận theo hướng có lợi cho người lao động. Trường hợp người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không giải quyết cho nghỉ tự do vì lý do không chính đáng hoặc vì lý do không bố trí được người thay thế đảm nhiệm vị trí việc làm của viên chức xin nghỉ tự do thì sẽ không được giải quyết (trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp có quy định riêng không trái pháp luật). Căn cứ khoản 3, Điều 28, Luật Viên chức quy định về tạm hoãn hợp đồng làm việc: Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động (Bộ Luật lao động 2012). Như vậy, hai bên có thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng làm việc, trong thời gian tạm hoãn thì hai bên đều không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
bộ máy hành chính
2016-09-08T16:51:00
Kiểm tra văn bản trong quân đội trước khi trình ký ban hành được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Phú Long, hiện tôi đang sinh sống và học tập tại Đồng Nai. Tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Văn bản trong quân đội trước khi trình ký ban hành được kiểm tra như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Việc kiểm tra văn bản trong quân đội trước khi trình ký ban hành được quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2012/TT-BQP Ban hành quy chế về công tác văn thư, lưu trữ và bảo mật tài liệu trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành với nội dung như sau: - Chỉ huy đơn vị hoặc người soạn thảo văn bản phải kiểm tra nội dung, tính hợp pháp, ký bảo đảm và phải chịu trách nhiệm trước người ký và trước pháp luật về nội dung văn bản. - Chánh Văn phòng, Trưởng phòng (ban) Hành chính (nơi không có Văn phòng), người được giao trách nhiệm (phụ trách văn thư) phải kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, ký đảm bảo và phải chịu trách nhiệm trước người ký và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản. Trên đây là nội dung trả lời về việc Việc kiểm tra văn bản trong quân đội trước khi trình ký ban hành. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 91/2012/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-05-05T08:04:00
91/2012/TT
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách thì có được nâng lương thường xuyên không? Mong sớm nhận hồi đáp.
Tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV, có quy định: Trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau: a) Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp: - Cán bộ bị kỷ luật cách chức; - Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức; - Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức. b) Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp: - Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo; - Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo; - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng. c) Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách. d) Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này. đ) Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này. e) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản này=> Như vậy, theo quy định nêu trên trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật hình thức khiển trách thì sẽ bị kéo dài thời gian nâng lương thường xuyên theo quy định nêu trên.Trân trọng.
bộ máy hành chính
2021-09-03T10:47:00
03/2021/TT
Cơ quan thiếu nhân sự trong bộ phận quản lý dữ liệu tài nguyên nước của địa phương nên phân bổ tôi vào vị trí này. Tôi muốn tìm hiểu về thời gian bảo quản, lưu trữ tài liệu trong lĩnh vực tài nguyên nước.Cho tôi hỏi hồ sơ đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất hiện nay được bảo quản trong bao lâu? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Kim Anh - Long An
Thời hạn bảo quản hồ sơ đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BTNMT quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó: Thời hạn bảo quản hồ sơ đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là 10 năm sau khi đình chỉ, thu hồi. Trên đây là tư vấn về thời hạn bảo quản hồ sơ đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 46/2016/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-08-04T08:02:00
46/2016/TT
Tiêu chuẩn chức danh địa chính viên hạng IV được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thế Tùng. Tôi đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể tôi không biết pháp luật quy định như thế nào về chức danh địa chính viên hạng IV? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (028***)
Tiêu chuẩn chức danh địa chính viên hạng IV được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ ban hành như sau: Địa chính viên hạng IV - Mã số: V.06.01.03 1. Nhiệm vụ: a) Tham gia xây dựng và thực hiện các phương án kinh tế - kỹ thuật về đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cấp xã; tham gia thực hiện các phương án kinh tế-kỹ thuật về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; b) Thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã; tham gia thực hiện điều tra, đánh giá đất đai; tham gia xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện, cấp xã; c) Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật đối với từng thửa đất cụ thể về các nội dung: đo đạc lập và chỉnh lý bản đồ địa chính; trích đo địa chính thửa đất; đăng ký đất đai, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bảo quản khai thác tài liệu, hồ sơ; d) Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phát hiện, đề nghị điều chỉnh trong phạm vi quyền hạn được giao đối với các hoạt động kỹ thuật trái với quy định hiện hành trong công tác được giao; e) Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong phạm vi nhiệm vụ được giao. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành đất đai, địa chính, trắc địa hoặc chuyên ngành khác có liên quan; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành do cơ quan quản lý viên chức chuyên ngành địa chính quy định; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Nắm được nội dung cơ bản của pháp luật đất đai; nắm được các quy định của pháp luật, của ngành về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, đánh giá phân hạng đất; b) Có khả năng vận dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất; nắm chắc nội dung và nghiệp vụ quản lý kỹ thuật, phương pháp tổ chức thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ được giao; c) Nắm được tình hình kinh tế - xã hội có liên quan. Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn chức danh địa chính viên hạng IV. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-09-18T14:47:00
52/2015/TTLT, 01/2014/TT, 03/2014/TT
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất bao gồm những giấy tờ gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Quang Đăng, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất bao gồm những giấy tờ gì? Có văn bản pháp luật nào quy định về hồ sơ này không? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (quang_dang***@gmail.com)
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất được quy định tại Khoản 7 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau: - Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; - Hợp đồng thuê đất đã lập; - Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có). Trên đây là nội dung quy định về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-02-07T16:35:00
24/2014/TT, 09/ĐK
Tôi muốn đổi thẻ căn cước công dân nhưng không biết thủ tục đổi thẻ được quy định như thế nào? Ban biên tập có thể hướng dẫn cụ thể giúp tôi được không? Xin chân thành cảm ơn Đạt (093***)
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, bạn có thể yêu cầu đổi thẻ căn cước công dân trong các trường hợp sau: - Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; - Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; - Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; - Xác định lại giới tính, quê quán; - Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân; - Khi công dân có yêu cầu. Như vậy, bạn có thể yêu cầu đổi thẻ căn cước công dân nếu như có yêu cầu. Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân được thực hiện theo quy định tại Thông tư 11/2016/TT-BCA, cụ thể:Địa điểm: Theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 thì: Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân: - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; - Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.Thủ tục: 1. Bạn điền Tờ khai căn cước công dân theo mẫu2. Cán bộ tiếp công dân đối chiếu thông tin trong hồ sơ của công dân đến làm thủ tục với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và giải quyết như sau:- Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân để đối chiếu.- Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ Điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.- Trường hợp hồ sơ đủ Điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.- Trường hợp hồ sơ đủ Điều kiện thì tiến hành:+ Thu thẻ Căn cước công dân đối với trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân; + Nhập thông tin về loại cấp thẻ Căn cước công dân (cấp, đổi, cấp lại), thông tin nhân thân, đặc điểm nhận dạng của công dân;+ Thu nhận vân tay của công dân: Thu nhận vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái. Trường hợp nếu không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được;+ Chụp ảnh chân dung của công dân;+ In Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên và cán bộ thu nhận thông tin kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp công dân có Điều chỉnh thông tin so với thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trước đây hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thì phải nhập thông tin về căn cứ, nội dung Điều chỉnh và in Phiếu Điều chỉnh thông tin căn cước công dân, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên. Cán bộ thu nhận thông tin ký, ghi rõ họ tên vào Phiếu này và lưu vào hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;+ Thu lệ phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 256/2016/TT-BTC: Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân. + Giao giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân.Thời hạn xử lý: Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2016/TT-BCA thì: 1. Công an cấp huyện hoàn thành việc xử lý, duyệt hồ sơ và chuyển dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lên Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong thời hạn như sau: a) Đối với thành phố, thị xã thì trong thời hạn 1,5 ngày làm việc đối với trường hợp cấp, đổi thẻ Căn cước công dân và 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại thẻ Căn cước công dân, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. b) Đối với các huyện miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. c) Đối với các khu vực còn lại: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. 2. Tại Công an cấp tỉnh: a) Đối với dữ liệu điện tử do Công an cấp huyện chuyển lên thì ngay trong ngày đối với trường hợp cấp, đổi và 02 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại, kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Công an cấp tỉnh phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm căn cước công dân quốc gia. b) Đối với hồ sơ do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm căn cước công dân quốc gia. 3. Tại Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư: a) Đối với dữ liệu điện tử do Công an cấp tỉnh chuyển lên thì trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với trường hợp cấp, đổi và 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại, kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân. b) Đối với hồ sơ do Trung tâm căn cước công dân quốc gia tiếp nhận thì trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân. c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước công dân phải được chuyển phát về đến nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trên đây là nội dung quy định về việc đổi thẻ căn cước công dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại các văn bản pháp luật có liên quan. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-10-02T14:05:00
11/2016/TT, 256/2016/TT
Xin chào Ban biên tập, tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! Thanh Nhàn - nhan*****@gmail.com
Nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định tại Điều 16 Thông tư 24/2018/TT-BTNMT quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó: 1. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thẩm định, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ đã hoàn thành. 2. Căn cứ nghiệm thu bao gồm: a) Quyết định phê duyệt đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán; b) Quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc Hợp đồng kinh tế; c) Báo cáo thẩm định khối lượng, chất lượng sản phẩm; d) Hồ sơ kiểm tra chất lượng cấp chủ đầu tư; đ) Các sản phẩm đã hoàn thành và các tài liệu liên quan khác kèm theo. 3. Nội dung nghiệm thu a) Nghiệm thu về khối lượng, các hạng mục công việc, sản phẩm đã hoàn thành đạt chất lượng so với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt; b) Nghiệm thu về khối lượng các hạng mục công việc, sản phẩm phát sinh (tăng, giảm) so với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán (nếu có); c) Xác nhận mức khó khăn đối với các hạng mục công việc, sản phẩm hoàn thành; d) Kết thúc quá trình nghiệm thu phải lập Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm theo Mẫu số 13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và lập Hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này. Trên đây là tư vấn về nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 24/2018/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2019-02-26T16:14:00
24/2018/TT
tôi tên là Thu Hương, tôi là sinh viên thuộc hệ Cao Đẳng trường Kinh Tế-Kế Hoạch Đà Nẵng. Tôi xin được hỏi, với bằng Cao Đẳng như tôi, có đủ điều kiện dự thi Công chức tại Đà Nẵng hay không? ( Vì tôi được biết, thi công chức đòi hỏi có bằng Đại Học trở lên ). Tôi xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe!
Thi tuyển công chức áp dụng cho cả hai trường hợp ngạch chuyên viên và ngạch cán sự. Ngạch chuyên viên yêu cầu trình độ đại học trở lên; ngạch cán sự yêu cầu trình độ trung cấp trở lên. Trường hợp bạn có thể thi vào ngạch cán sự. Bạn theo dõi nếu có đơn vị nào tuyển dụng ngạch cán sự và ngành nghề phù hợp với ngành học của bạn thì bạn có thể tham gia thi.
bộ máy hành chính
2016-08-30T14:19:00
Chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác có thẩm quyền trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 20 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định về chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác có thẩm quyền trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân như sau: 1. Trong quá trình thanh tra hoặc kết thúc thanh tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tội phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo Người ra quyết định thanh tra có văn bản đề nghị và chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện dấu hiệu tội phạm, Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết. Trưởng đoàn thanh tra phải làm thủ tục bàn giao hồ sơ vụ việc. Biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc và văn bản chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra phải được lưu trong Hồ sơ thanh tra.
bộ máy hành chính
2022-07-11T10:38:00
128/2021/TT
Gia hạn thời hạn thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 21 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định về gia hạn thời hạn thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân như sau: 1. Việc gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện trong các trường hợp sau: a) Các cuộc thanh tra phức tạp, đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị, địa bàn; b) Cần lấy ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoặc thực hiện việc trưng cầu giám định các nội dung liên quan đến cuộc thanh tra; c) Cần phải xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi thanh tra; d) Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra. 2. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Việc gia hạn thời hạn thanh tra không vượt quá thời hạn quy định tại Điều 16 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Điều 38 Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 25/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2021). Trường hợp do sự kiện bất khả kháng dẫn đến cuộc thanh tra không thể tiếp tục thực hiện được thì Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định tạm dừng cuộc thanh tra, thời gian tạm dừng cuộc thanh tra không tính vào thời hạn thanh tra. 3. Trưởng đoàn thanh tra có văn bản đề nghị gia hạn thời hạn thanh tra gửi Người ra quyết định thanh tra. Văn bản đề nghị gồm các nội dung sau: a) Thời gian, địa điểm; b) Căn cứ pháp lý của việc gia hạn; c) Lý do gia hạn; d) Thời gian gia hạn; đ) Đối tượng gia hạn. 4. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 25 ban hành kèm theo Thông tư số 54/2017/TT-BCA ngày 15/11/2017 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 60/2014/TT-BCA ngày 18/11/2014 quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân. 5. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được gửi cho Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-07-11T10:38:00
128/2021/TT, 07/2012/NĐ, 41/2014/NĐ, 25/2021/NĐ, 54/2017/TT, 60/2014/TT
Văn phòng giám định tư pháp tổ chức và hoạt động theo loại hình nào?
Văn phòng giám định tư pháp do 01 giám định viên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
bộ máy hành chính
2016-09-01T10:41:00
Tôi hiện nay đang làm phó bí thư đoàn xã, hiện nay tôi đang theo học năm lớp đại học chuyên nghành công tác xã hội. Cách đây 2 tháng chị bí thư đoàn đã chuyển công tác và làm tờ trình xin kiện toàn chức danh bí thư đoàn cho tôi, hiện nay đảng ủy cơ sở và huyện ủy đã nhất trí và có thông báo nhất trí nhân sự giới thiệu kiện toàn Nhưng huyện đoàn đến nay lại lấy lý do là bằng cấp tôi không đạt và giới thiệu một người khác có bằng đại học nhưng mới chuyển sinh hoạt đoàn về xã cách đây một tháng vào giữ chức vụ bí thư còn tôi vẫn giữ chức vụ phó bí thư. Xin hỏi huyện đoàn làm vậy có đúng không? Tôi có thể được giữ chức vụ bí thư không? Tại sao? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quyết định 289-QĐ/TW Ban hành quy chế cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thì một trong những tiêu chuẩn chung của cán bộ Đoàn phải có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí công tác được giao; trưởng thành từ phong trào đoàn, hội, đội hoặc tham gia hoạt động phong trào thanh thiếu nhi hoặc đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức công tác thanh vận. Và quy định tại Điều 11 Quyết định 289-QĐ/TW: Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) thì cán bộ đươc bổ nhiệm phải đáp ứng các điều kiện sau: 1- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý luận chính trị sơ cấp. 2- Giữ chức vụ không quá 35 tuổi. Đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách, trình độ văn hoá nói chung từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi. Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, tiêu chuẩn để bổ nhiệm cán bộ Đoàn cấp cơ sở bao gồm các tiêu chuẩn về bằng cấp và độ tuổi. Về bằng cấp thì trình độ chuyên môn phải từ trung cấp trở lên và trình độ lý luận chính trị mức sơ cấp.Tức là bạn phải có bằng trung cấp về chuyên môn phù hợp với yêu cầu của vị trí công tác được giao và thêm một bằng khác đó là bằng sơ cấp về lý luận chính trị nếu muốn bổ nhiệm vào chức danh Bí thư Đoàn xã. Cũng theo trình bày của bạn thì bạn có nêu rằng lý do bổ nhiệm người khác vào chức vụ Bí thư Đoàn xã là vì  bằng cấp của bạn không đạt và bạn cũng đang theo học năm lớp chuyên môn công tác xã hội nhưng lại không nói rõ đã được cấp bằng hoàn thành khóa học đó hay chưa nên do đó, huyện đoàn hoàn toàn có thể bổ nhiệm người khác vào vị trí này khi người đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cầu công việc cũng nhu những đòi hỏi của chức vụ. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp cơ sở. Bạn nên tham khảo chi tiết Quyết định 289/QĐ/TW để nắm rõ quy định này. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-23T10:29:00
289-QĐ/TW, 289/QĐ
Tôi hiện đang tìm hiểu về trợ giúp viên pháp lý. Trong quá trình tìm hiểu tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Mẫu trang phục nam của trợ giúp viên pháp lý được quy định như thế nào? Cảm ơn! Thiên Yến - Đồng Nai
Mẫu trang phục nam của trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2014/TT-BTP quy định mẫu trang phục, việc quản lý, sử dụng trang phục của Trợ giúp viên pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, theo đó: 1. Áo vest a) Màu sắc: Vải màu đen; b) Chất liệu vải: Đối với các đơn vị từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và các đơn vị Tây Nguyên: vải Gabađin len; đối với các đơn vị từ Đà Nẵng trở vào phía Nam: vải Tuytsi pha len. c) Kiểu dáng: Kiểu áo vest một hàng khuy, hai cúc cài thẳng, vạt tròn, xẻ sườn hai bên, ve cổ hình chữ K, thân trước có hai túi dưới chìm, miệng túi viền, nắp túi hình chữ nhật góc lượn tròn, phía trên ngực trái áo có một túi cơi, miệng túi chếch, thân trước áo có dựng canh tóc, áo có lót bằng lụa cùng màu vải chính của áo. Tay áo không có bác tay, cửa tay có xẻ dọc và đính hai cúc nhựa cùng màu vải. 2. Quần vest và quần xuân hè a) Màu sắc: Vải màu đen; b) Chất liệu vải: Quần vest: Đối với các đơn vị từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và các đơn vị Tây Nguyên: vải Gabađin len; đối với các đơn vị từ Đà Nẵng trở vào phía Nam: vải Tuytsi pha len. c) Kiểu dáng: Kiểu quần âu K12, có hai ly lật, hai túi dọc chéo, cửa quần sử dụng dây khóa kéo bằng nhựa cùng màu vải quần, phía trong đầu cạp có đính cúc nhựa hãm, định vị độ rộng của bụng quần và tạo độ phẳng cho thân quần, giữa đầu cạp được đính móc inox, cạp quần có sáu dây đỉa chia đều hai bên để thắt dây lưng. Thân sau quần có hai túi hậu, kiểu miệng túi viền có thùa đính một cúc ở mỗi miệng túi. Gấu quần được thiết kế kiểu gấu vắt chếch có mặt nguyệt, tạo độ phẳng phốp ly quần không bị gẫy khi sử dụng. 3. Áo sơ mi dài tay a) Màu sắc: Vải màu trắng; b) Chất liệu vải: Vải bay pêvi; c) Kiểu dáng: Kiểu áo sơ mi cổ đứng, dài tay, nẹp bong, tay có măng séc và đính hai cúc để điều chỉnh độ rộng cửa tay áo. Áo đính sáu cúc nhựa trắng, bên trái có một túi ngực không có nắp, đáy túi lượn tròn. Miệng túi có một đường may độ rộng 03 xen-ti-met (cm), kiểu gấu áo bằng. 4. Áo xuân hè ngắn tay a) Màu sắc: Vải màu trắng; b) Chất liệu vải: Vải bay pêvi; c) Kiểu dáng: Kiểu áo xuân hè ngắn tay, cửa tay lật ra ngoài, áo cổ đứng có chân, vai áo có bật vai (bật vai có đầu nhọn quay vào phía cổ áo và được thùa đính một cúc nhựa cùng màu vải áo) kiểu áo nẹp bong được đính sáu cúc ở nẹp áo (cúc nhựa cùng màu với vải áo). Phía trên ngực áo được thiết kế hai túi ngực, có nắp, kiểu nắp túi lượn hình cánh nhạn, mỗi nắp túi được thùa khuyết và đính một cúc nhựa cùng màu vải áo. Kiểu túi áo có đố súp, đáy túi lượn tròn, được may hai đường diễu 04 mi-li-mét (mm). Thân sau áo có cầu vai và có hai ly chấp hai bên. Kiểu áo mặc sơ vin, gấu áo bằng. Mẫu trang phục nam quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Trên đây là tư vấn về mẫu trang phục nam của trợ giúp viên pháp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 21/2014/TT-BTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-08-23T15:48:00
21/2014/TT
Trình tự, thủ tục tổ chức Tòa chuyên trách được quy định như thế nào?  Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định về việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại TAND huyện, tỉnh và tương đượng nhưng trong quá trình tìm hiểu tôi gặp một số khó khăn. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Trình tự, thủ tục tổ chức Tòa chuyên trách được quy định ra sao? Tôi có thể tham khảo nội dung này ở đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hoàng Oanh (oanh***@gmail.com)
Trình tự, thủ tục tổ chức Tòa chuyên trách được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-CA quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau: 1. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào các điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách, rà soát, đánh giá nhu cầu tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; rà soát về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án hiện có; xây dựng hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. 2. Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách gồm có: a) Đề án tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, trong đó nêu rõ sự cần thiết tổ chức Tòa chuyên trách, cơ sở của việc đề xuất, số lượng Tòa chuyên trách cần tổ chức, tên các Tòa chuyên trách, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, phương án tổ chức nhân sự và đề xuất về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của từng Tòa chuyên trách. Đề án phải được Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, biểu quyết thông qua; b) Văn bản đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. 3. Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách được gửi cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ). 4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách, Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao phải xem xét Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách; nếu Hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện thì lập Tờ trình trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định không tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thì Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã trình Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách biết. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trình tự, thủ tục tổ chức Tòa chuyên trách. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2016/TT-CA. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-07T16:00:00
01/2016/TT
Những đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thanh Thảo. Hiện tại, công việc của tôi có liên quan đến lĩnh vực thống kê. Vì vậy, tôi cần tìm hiểu một số thông tin, Ban biên tập cho tôi hỏi: Những đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê? Văn bản pháp luật nào quy định về những đối tượng này? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập! (thanhthao_***@gmail.com)
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được quy định tại Điều 2 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê như sau: 1. Cá nhân, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê, điều tra thống kê. 2. Cá nhân, tổ chức phổ biến và sử dụng thông tin thống kê. 3. Cá nhân, tổ chức được điều tra thống kê. 4. Cá nhân, tổ chức sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê. 5. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm thuộc công vụ, nhiệm vụ trong lĩnh vực thống kê được giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. 6. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước về thống kê được giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. 7. Không áp dụng quy định tại Điều 13 Nghị định này để xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan báo chí. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan báo chí được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Trên đây là nội dung quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 95/2016/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-11-02T16:49:00
95/2016/NĐ, 159/2013/NĐ
Xin chào, tôi là Đình Tâm. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì tiêu chuẩn chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được quy định cụ thể ra sao? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 3 và Điều 7 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành thì tiêu chuẩn chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được quy định cụ thể như sau: 1. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp - Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. - Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế. - Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. - Tôn trọng quyền của người bệnh. - Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: - Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học thuộc chuyên ngành y học dự phòng; - Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; - Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; - Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I). 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: - Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên ngành trong nước và trên thế giới; - Có năng lực xác định yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đề xuất biện pháp can thiệp và dự phòng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng; - Có năng lực xây dựng kế hoạch chiến lược, đánh giá chính sách, hệ thống, cơ cấu điều hành trong lĩnh vực y tế dự phòng; - Có năng lực lồng ghép, huy động và phối hợp liên ngành để thực hiện nhiệm vụ; - Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học; - Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc sáng chế hoặc phát minh thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; - Viên chức thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) lên chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) tối thiểu là 02 năm. Trên đây là nội dung tư vấn về tiêu chuẩn chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I). Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-07-26T08:02:00
10/2015/TTLT, 01/2014/TT, 03/2014/TT
Xin cho hỏi, thời hạn để xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định như thế nào? Nhờ hỗ trợ theo quy định mới, xin cảm ơn.
Căn cứ, Điều 45 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác cổng dịch vụ công quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 31/2021/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ ngày 09/12/2021) quy định về thời hạn xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị như sau: 1. Thời hạn xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, trường hợp hết thời hạn này mà chưa xử lý xong, định kỳ cứ sau 05 ngày làm việc, các bộ, ngành, địa phương cập nhật tình hình xử lý vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị để thông tin cho tổ chức, cá nhân. 2. Đối với các phản ánh, kiến nghị có kết quả xử lý, trong thời hạn 02 ngày làm việc các bộ, ngành, địa phương cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị để trả lời cho tổ chức, cá nhân. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2021-11-24T10:59:00
31/2021/QĐ
Mức phạt tiền hành vi diễn tập tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực biên giới biển không có kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Trọng Nguyễn. Hiện tại đang tham gia lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại thành phố Hồ Chí Minh. Cho tôi hỏi, trường hợp tổ chức diễn tập tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực biên giới biển không có kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt thì bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Trần Trọng Nguyễn (trongnguyen*****@gmail.com)
Mức phạt tiền hành vi diễn tập tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực biên giới biển không có kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt được quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 9 Nghị định 169/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Cụ thể là: 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: ... Diễn tập quân sự, diễn tập tìm kiếm, cứu nạn, tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển mà không có kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt, không thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan cũng như Ủy ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh theo quy định; Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 169/2013/NĐ-CP thì trên đây là mức phạt được áp dụng cho cá nhân vi phạm. Mức phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp vi phạm bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân vi phạm. - Mức phạt tiền đối với cá nhân tổ chức diễn tập tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực biên giới biển không có kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. - Mức phạt tiền đối với tổ chức, doanh nghiệp tổ chức diễn tập tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực biên giới biển không có kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt là từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Trên đây là nội dung tư vấn về mức phạt tiền hành vi diễn tập tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực biên giới biển không có kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 169/2013/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-12T10:11:00
169/2013/NĐ
Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội; 2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; 3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập; 4. Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; 5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội; 6. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước; 7. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng Nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp Hội đồng Nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân; 8. Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 9. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất; 10. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; 11. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; 12. Phê chuẩn đề nghi bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 13. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội. Theo Tài liệu Hỏi - Đáp về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
bộ máy hành chính
2016-09-20T08:19:00
Không sử dụng kho riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A bị phạt thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Giang, đang sinh sống tại Quảng Nam. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi lưu giữ nguồn phóng xạ không bằng kho riêng biệt sẽ bị phạt thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Giang_093**)
Mức xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp không sử dụng kho riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 28 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, theo đó: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng kho riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A. Trên đây là quy định về mức xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp không sử dụng kho riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-28T09:07:00
107/2013/NĐ
Quản lý, sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị vũ trang nhân dân là đơn vị sự nghiệp công lập quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật quy định về quản lý, sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị vũ trang nhân dân. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Quản lý, sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị vũ trang nhân dân là đơn vị sự nghiệp công lập quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thanh Huyền (huyen***@gmail.com)
Quản lý, sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị vũ trang nhân dân là đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 46 Nghị định 106/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân như sau: 1. Việc quản lý, sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị vũ trang nhân dân là đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính thực hiện theo quy định tại Chương này. 2. Việc quản lý, sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị vũ trang nhân dân là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và theo quy định tại Chương này. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quản lý, sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị vũ trang nhân dân là đơn vị sự nghiệp công lập. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 106/2009/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-23T11:37:00
106/2009/NĐ
Ông Phạm Ngọc Giang, công tác tại một Trạm Thú y cấp huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, hỏi: Trạm Thú y cấp huyện thuộc Chi cục Thú y cấp tỉnh có phải là cơ quan quản lý Nhà nước về thú y ở cấp huyện không? Nếu không thì ở cấp huyện, cơ quan nào là cơ quan quản lý Nhà nước về thú y? Ông Giang cho rằng, theo Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y thì cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về thú y có ở cấp huyện. Tuy nhiên, theo Thông tư liên tịch số 79/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 14/12/2009 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) thì Trạm Thú y là đơn vị sự nghiệp. Ông Giang muốn được biết, hướng dẫn tại Thông tư số 79/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV có mâu thuẫn với Nghị định số 33/2005/NĐ-CP không?
UBND huyện chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về thú y cấp huyện Cơ quan quản lý Nhà nước về thú y cấp huyện là UBND cấp huyện, theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, "UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở". Phòng NNPTNT hoặc Phòng Kinh tế cấp huyện có nhiệm vụ "tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn" quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 8 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Phòng NNPTNT hoặc Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, không được giao chức năng thực thi pháp luật chuyên ngành về thú y và thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về thú y (Mục II, Phần 2 Thông tư liên tịch số61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý Nhà nước của UBND cấp xã về NNPTNT). Theo điểm b, khoản 2, Mục III, Phần 1 Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV, Trạm Thú y cấp huyện là đơn vị trực thuộc của Chi cục Thú y cấp tỉnh nằm trên địa bàn huyện. Trạm có trách nhiệm "tổ chức thực thi và đề xuất hoặc phối hợp đề xuất, giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực thú y trên địa bàn cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và điều động của Chủ tịch UBND cấp huyện trong trường hợp cần thiết theo quy định". Trạm thú y được giao các nhiệm vụ thực thi pháp luật chuyên ngành thuộc nhiệm vụ của Chi cục Thú y tại địa bàn huyện bao gồm: Phối hợp tham mưu cho UBND cấp huyện về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm về thú y trên địa bàn huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về thú y; thực hiện kiểm dịch nội địa; kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật; thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y; cấp, thu hồi, quản lý các loại giấy chứng nhận vệ sinh thú y, biên lai, ấn chỉ, giấy chứng nhận tiêm phòng; quản lý thuốc thú y; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về thú y. Ngoài ra, Trạm Thú y cũng được giao thực hiện một số hoạt động sự nghiệp như, chẩn đoán, điều trị bệnh động vật; tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho động vật; tổ chức và thực hiện việc khử trùng, tiêu độc các cơ sở có hoạt động liên quan đến công tác thú y. Đối với quy định về đơn vị sự nghiệp thuộc ngành NNPTNT, theo mục 4, khoản 4, Điều 1 Thông tư liên tịch số 79/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV, các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công là "các trạm, trại, trung tâm: bảo vệ thực vật, bảo vệ động vật, thú y, nhân giống hoặc thực nghiệm cây trồng, vật nuôi, thủy sản". Trong đó, trạm bảo vệ động vật, thú y là trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh bảo vệ động vật (khu bảo tồn); không bao gồm Trạm Thú y cấp huyện trực thuộc Chi cục Thú y được giao thực thi pháp luật, thanh tra chuyên ngành. Như vậy, Thông tư liên tịch số 79/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV không sai với quy định tại Điều 3 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
bộ máy hành chính
2016-09-15T09:24:00
37/2014/NĐ, 61/2008/TTLT, 79/2009/TTLT, 33/2005/NĐ
Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ kiểm toán nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN, cụ thể như sau: - Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết trình Trưởng Đoàn kiểm toán phê duyệt theo Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán chi tiết sau khi đã được phê duyệt; - Chỉ đạo, điều hành các thành viên Tổ kiểm toán thực hiện kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán chi tiết đã được phê duyệt; - Chỉ đạo, kiểm tra việc thu thập bằng chứng kiểm toán; ghi chép nhật ký kiểm toán và các tài liệu làm việc của Tổ kiểm toán và Kiểm toán viên theo quy định của Kiểm toán nhà nước; ký nhật ký kiểm toán của thành viên Tổ kiểm toán; - Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Đoàn kiểm toán hoặc người có thẩm quyền về tiến độ thực hiện, tình hình và kết quả kiểm toán; - Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập dự thảo biên bản kiểm toán, dự thảo thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán; tổ chức thảo luận trong Tổ kiểm toán về những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong dự thảo biên bản kiểm toán, dự thảo thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán trước khi báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán và thông qua đơn vị được kiểm toán; - Bảo vệ kết quả kiểm toán ghi trong biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán trước Trưởng Đoàn kiểm toán; tổ chức thông qua dự thảo biên bản kiểm toán với đơn vị được kiểm toán sau khi được Trưởng Đoàn kiểm toán duyệt; ký biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán; căn cứ báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán đã được hoàn thiện để phát hành, hoàn thiện thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán trình Trưởng Đoàn kiểm toán cho ý kiến trước khi Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán ký phát hành đồng thời với báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán; - Chỉ đạo các thành viên Tổ kiểm toán hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán và chịu trách nhiệm về việc nộp hồ sơ của Tổ kiểm toán cho Đoàn kiểm toán để nộp lưu trữ theo quy định; - Quản lý các thành viên Tổ kiểm toán trong thực hiện thời giờ làm việc, Quy tắc ứng xử kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Kiểm toán nhà nước; - Chấp hành kỷ luật công tác của Đoàn kiểm toán, Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước; - Kiểm tra, hướng dẫn, kiểm soát chất lượng kiểm toán của các thành viên Tổ kiểm toán. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-12-28T14:10:00
03/2020/QĐ
Giá trị sử dụng và hình thức của thị thực trong việc quản lý xuất nhập cảnh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thu Trâm, tôi sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Giá trị sử dụng và hình thức của thị thực trong việc quản lý xuất nhập cảnh được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (tram***@gmail.com)
Giá trị sử dụng và hình thức của thị thực trong việc quản lý xuất nhập cảnh được quy định tại Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau: - Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích. - Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ. - Thị thực được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời. Trên đây là nội dung quy định về giá trị sử dụng và hình thức của thị thực trong việc quản lý xuất nhập cảnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-01-04T14:06:00
Tổng động viên, động viên cục bộ được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, nhưng có một số nội dung tôi còn chưa rõ lắm. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Tổng động viên, động viên cục bộ được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Minh Anh (anh***@gmail.com)
Tổng động viên, động viên cục bộ được quy định tại Điều 30 Luật Quốc phòng 2005 như sau: 1. Khi quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ. 2. Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ. 3. Lệnh tổng động viên được ban bố công khai trên phạm vi cả nước; thực hiện toàn bộ kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động của xã hội, nền kinh tế quốc dân chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đáp ứng các nhu cầu quốc phòng thời chiến; Quân đội được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và được bổ sung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật. 4. Lệnh động viên cục bộ được ban bố công khai ở một hoặc một số địa phương và được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động của xã hội và nền kinh tế của địa phương thuộc diện động viên được chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và nhu cầu quốc phòng; Quân đội được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định; một bộ phận lực lượng thường trực của Quân đội được bổ sung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tổng động viên, động viên cục bộ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quốc phòng 2005. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-05-29T13:31:00
Nhờ được giải đáp giúp vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi theo quy định mới thì thẩm quyền quyết định khen thưởng của Thủ trưởng lữ đoàn, trung đoàn và chức vụ tương đương trong quân đội được quy định như thế nào? Cảm ơn! Minh Tiến - Đồng Nai
Thẩm quyền quyết định khen thưởng của Thủ trưởng lữ đoàn, trung đoàn và chức vụ tương đương trong quân đội được quy định tại Điều 52 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, có hiệu lực 25/11/2018, theo đó: 1. Tặng “Giấy khen” và các danh hiệu: “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến” cho cá nhân thuộc quyền có chức vụ cao nhất đến đại đội trưởng, chính trị viên đại đội và chức vụ tương đương; sĩ quan có quân hàm cao nhất đến cấp thiếu tá; quân nhân chuyên nghiệp có quân hàm cao nhất đến trung tá hoặc có mức lương tương đương trung tá. 2. Tặng “Giấy khen” và các danh hiệu: “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” cho tập thể cao nhất đến cấp đại đội hoặc tương đương. Trên đây là tư vấn về thẩm quyền quyết định khen thưởng của Thủ trưởng lữ đoàn, trung đoàn và chức vụ tương đương trong quân đội. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 151/2018/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-11-26T16:36:00
151/2018/TT
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo trong các đoàn thể chính trị - xã hội được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Minh Vy, hiện đang làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề lấy phiếu tín nhiệm và tôi có câu hỏi sau: Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo trong các đoàn thể chính trị - xã hội được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 1 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 về lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì nội dung này được quy định như sau: - Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cấp; việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện định kỳ vào năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp. - Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch trong việc lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm; nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh việc vận động, lôi kéo hoặc có những hành vi tác động làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm tổn hại uy tín tập thể và cá nhân, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. - Kết quả phiếu tín nhiệm đối với cán bộ được công khai trong tập thể lãnh đạo cùng cấp (ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị) và báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý, quyết định đối với chức danh cán bộ đó. - Phiếu tín nhiệm là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ. Những đồng chí có tín nhiệm thấp, tùy theo mức độ sẽ xem xét không quy hoạch chức vụ cao hơn hoặc cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác. Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo trong các đoàn thể chính trị - xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quy định 262-QĐ/TW năm 2014. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-21T13:30:00
262-QĐ/TW
Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thủ tục, hồ sơ đề cử đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở được quy định như thế nào?
Thủ tục, hồ sơ đề cử đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở tại Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2014 thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau: - Đại biểu chính thức của đại hội nếu đề cử đảng viên chính thức trong đảng bộ không phải là đại biểu của đại hội để được bầu vào cấp ủy thì chuẩn bị hồ sơ đề cử, nộp đoàn chủ tịch đại hội. Hồ sơ đề cử gồm: + Phiếu đề cử (Mẫu số 2). + Phiếu đảng viên có xác nhận của cấp ủy cơ sở (mẫu 2 Hồ sơ đảng viên). + Bản kê khai tài sản, thu nhập của cá nhân và gia đình của người được đề cử (theo quy định hiện hành của Thanh tra Chính phủ). + Giấy chứng nhận sức khoẻ của người được đề cử (theo quy định hiện hành của Bộ Y tế). + Bản nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi sinh hoạt của người được đề cử (Mẫu số 3). + Bản nhận xét của cấp ủy nơi cư trú của người được đề cử (Mẫu số 4). Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-10-23T14:41:00
04-HD/TW
Việc thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến phục vụ công tác trong cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập để phục vụ cho nhu cầu công việc của mình. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Việc thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến phục vụ công tác trong cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Nguyễn Anh Tùng (tunganh***@gmail.com)
Việc thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến phục vụ công tác trong cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-BTC hướng dẫn nội dung Quyết định 58/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau: Việc thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg được thực hiện như sau: 1. Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trang bị cho các chức danh quy định tại Điều 5 Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg được thay thế theo yêu cầu công tác. 2. Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg được thay thế khi đã sử dụng vượt quá thời gian theo quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư số 162/2014/TT-BTC) mà không thể tiếp tục sử dụng hoặc bị hư hỏng mà không đảm bảo an toàn khi vận hành. 3. Việc thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến được thực hiện theo thứ tự như sau: a) Nhận điều chuyển từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền; b) Mua mới trong trường hợp không có máy móc, thiết bị để nhận điều chuyển theo quy định tại điểm a khoản này. 4. Giá mua mới máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến thực hiện theo quy định tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg là giá mua đã bao gồm các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật. 5. Khi được thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến, trường hợp máy móc, thiết bị được xử lý theo hình thức thanh lý thì số tiền thu được sau khi trừ các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được xử lý như sau: a) Được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, Ban Quản lý Chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước); b) Được quản lý, sử dụng theo pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (đối với đơn vị sự nghiệp công lập); c) Được sử dụng để trả nợ vay, tiền huy động đối với máy móc, thiết bị hình thành từ nguồn vốn vay (đối với đơn vị sự nghiệp công lập); số còn lại (nếu có) được xử lý theo quy định tại điểm b khoản này. Trên đây là nội dung tư vấn về việc thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến phục vụ công tác trong cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 19/2016/TT-BTC. Trân trọng thông tin đến bạn!
bộ máy hành chính
2017-10-14T09:58:00
19/2016/TT, 58/2015/QĐ, 162/2014/TT
Hồ sơ, tài liệu về công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân gồm những giấy tờ, tài liệu nào? Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Ngọc. Tìm hiểu quy định về công tác tàng thư thẻ Căn cước công dân. Có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tư giúp, cụ thể là Hồ sơ, tài liệu về công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân gồm những giấy tờ, tài liệu nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Hồ sơ, tài liệu về công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân gồm những giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định về công tác tàng thư căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau: - Tờ khai Căn cước công dân; - Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân; - Phiếu chuyển hồ sơ Căn cước công dân (nếu có); - Phiếu điều chỉnh thông tin Căn cước công dân (nếu có); - Các tài liệu khác liên quan đến công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân (nếu có). Trên đây là nội dung về những giấy tờ, tài liệu hồ sơ, tài liệu về công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 10/2016/TT-BCA. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-08-01T14:14:00
10/2016/TT
Đơn giản hóa thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề Dược (do bị mất) cho cá nhân đăng ký hành nghề Dược (thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế cấp) được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Quang Minh. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến việc cấp lại chứng chỉ hành nghề dược, Ban biên tập cho tôi hỏi các thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề Dược (do bị mất) cho cá nhân đăng ký hành nghề Dược (thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế cấp) được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (q.minh***@gmail.com)
Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề Dược (do bị mất) cho cá nhân đăng ký hành nghề Dược (thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế cấp) được quy định tại Tiểu mục 3 Mục I Phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Nghị quyết 62/NQ-CP năm 2010 như sau: Nhóm thủ tục cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề dược: Cấp lại chứng chỉ hành nghề Dược (do bị mất) cho cá nhân đăng ký hành nghề Dược (thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế cấp) - (B-BYT-030823-TT); Cấp lại chứng chỉ hành nghề Dược (do bị mất) cho cá nhân đăng ký hành nghề Dược (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế cấp) - (B-BYT-035274-TT); Đổi chứng chỉ hành nghề dược do hư hỏng, rách nát; thay đổi địa chỉ thường trú của cá nhân đăng ký hành nghề dược (thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế cấp) - (B-BYT-030757-TT); Đổi chứng chỉ hành nghề dược do hư hỏng, rách nát; thay đổi địa chỉ thường trú của cá nhân đăng ký hành nghề dược (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế cấp) - (B-BYT-035604-TT) - Gộp nhóm thủ tục trên thành một thủ tục và đổi tên thành “Cấp lại chứng chỉ hành nghề dược”. - Xây dựng và ban hành thống nhất mẫu đơn. - Bãi bỏ giấy báo mất chứng chỉ hành nghề dược có xác nhận của cơ quan công an cấp phường, xã nơi người đó bị mất chứng chỉ. - Quy định mẫu Chứng chỉ hành nghề có nội dung “Chứng chỉ hành nghề này thay thế cho chứng chỉ hành nghề số …., ngày … tháng … năm … cấp cho Ông/bà…” - Trường hợp thay đổi địa chỉ của người hành nghề: Bãi bỏ bản sao hợp pháp văn bản chấp thuận việc thay đổi địa chỉ thường trú của cơ quan có thẩm quyền. - Quy định thời gian giải quyết là 10 ngày làm việc. Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề Dược (do bị mất) cho cá nhân đăng ký hành nghề Dược (thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế cấp). Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 62/NQ-CP năm 2010. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-07T16:23:00
62/NQ
Trả lại tài sản được quy định như thế nào theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh Linh, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Tôi đang tìm hiểu một số nội dung liên quan đến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018). Nhờ ban biên tập tư vấn giúp tôi vấn đề trả lại tài sản theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Điều luật này quy định nội dung này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)
Theo quy định tại Điều 30 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì việc trả lại tài sản được quy định như sau: 1. Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ. 2. Việc trả lại tài sản bị tạm giữ, tịch thu trái pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 3. Việc trả lại tài sản bị kê biên trái pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 4. Việc trả lại tài sản bị thu giữ trái pháp luật trong hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngoài nội dung này, Ban biên tập xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin liên quan đó là điều kiện để được trả lại tài sản, cụ thể: Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu sẽ được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ. Như vậy, điều kiện ở đây đó là khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản bị hủy bỏ thì mới có thể tiến hành trả lại tài sản theo quy định của pháp luật. - Hồ sơ trả lại tài sản bao gồm hai vấn đề chính là: Thông báo về việc trả lại tài sản. Biên bản có chữ ký của người nhận lại tài sản, đại diện cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản, công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản và thủ kho nơi bảo quản tài sản. Trên đây là nội dung tư vấn về trả lại tài sản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-07-21T10:40:00
Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thái Long (long***@gmail.com)
Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân được quy định tại Điều 63 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau: 1. Bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. 2. Không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng; không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không gây ô nhiễm môi trường. 3. Giữ gìn thuần phong, mỹ tục, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh; tránh lãng phí làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-04-27T08:42:00
Theo như nghị định 75/2014/NĐ-CP thì mọi công tác tuyển dụng sẽ phải qua TT giới thiệu việc làm của nhà nước. Tôi đọc nhưng vẫn thắc mắc không biết công ty tôi là cty 100% vốn nước ngoài làm về phát triển phần mềm thì có thuộc diện phải tuân thủ quy định này không? "Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động Việt Nam là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2. Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam là cơ quan, tổ chức nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực; b) Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài; c) Tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài; d) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; đ) Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài. 3. Cá nhân nước ngoài tại Việt Nam là người nước ngoài làm việc tại tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc người được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam. 4. Cơ quan, tổ chức Việt Nam có liên quan đến tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam."
Nếu bạn đọc kỹ đối tượng điều chỉnh như bạn đã trích dẫn thì đây là các đối tượng thuộc trường hợp phi lợi nhuận mới áp dụng theo quy định tại văn bản pháp luật này. Còn công ty bạn dù là 100% vốn nước ngoài thì cũng là tổ chức kinh tẾ, hợp động vì mục đích lợi nhuận thì việc tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động áp dụng theo các quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 (trừ văn phòng đại diện thì việc tuyển dụng áp dụng theo nghỊ định 75/2014/NĐ-CP).
bộ máy hành chính
2016-09-15T11:04:00
75/2014/NĐ
Cho tôi hỏi Thủ tướng Chính phủ quy định như thế nào về kinh phí thực hiện đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đến năm 2025? Nhờ ban biên tập giải đáp. Cảm ơn!
Căn cứ Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2019 quy định kinh phí thực hiện đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đến năm 2025 như sau: - Ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có). - Việc bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-11-08T09:30:00
771/QĐ
Thanh toán tiền bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Ngọc Yến hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi đang tìm hiểu về chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi thanh toán tiền bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Thanh toán tiền bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 102/2012/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí của Bộ Tài chính ban hành, theo đó: - Phạm vi bảo hiểm: Căn cứ yêu cầu bắt buộc của nước mà cán bộ được cử đến công tác hoặc nhu cầu của cơ quan cử cán bộ đi công tác, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ khoản chi phí mua bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức trong thời gian đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài với phạm vi bảo hiểm cơ bản sau đây: + Chi phí y tế phát sinh trong quá trình điều trị do hậu quả của ốm đau, bệnh tật (loại trừ các bệnh có sẵn) hay tai nạn bất ngờ; + Chi phí vận chuyển cấp cứu tại nước đang công tác; + Chi phí hồi hương cán bộ trong trường hợp ốm đau, tai nạn khẩn cấp; - Chi phí vận chuyển hồi hương thi hài trong trường hợp cán bộ không may bị tử vong; - Mức hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước về chi phí mua bảo hiểm: + Trường hợp đi công tác từ 3 tháng trở xuống: Được hỗ trợ tối đa 50 USD/người/chuyến công tác; + Trường hợp đi công tác trên 3 tháng đến 6 tháng: Được hỗ trợ tối đa 80 USD/người/chuyến công tác; - Phương thức mua bảo hiểm: Cán bộ, công chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài có thể mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm này tại Việt Nam; - Phương thức thanh toán: Ngân sách Nhà nước sẽ thanh toán phí bảo hiểm cho cán bộ, công chức trên cơ sở chứng từ (biên lai thu phí hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho cán bộ, công chức) cho mỗi chuyến công tác; Trường hợp cán bộ, công chức mua bảo hiểm với phí bảo hiểm cao hơn mức hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước, sẽ chỉ được thanh toán tối đa bằng mức hỗ trợ, phần chênh lệch sẽ do cán bộ, công chức tự chịu; - Thanh toán chi phí vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm: Trường hợp chi phí y tế thực tế phát sinh vượt quá mức trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm, cơ quan có cán bộ đi công tác tập hợp hồ sơ các khoản chi phí kèm theo chứng từ cần thiết để xem xét chi trả từng trường hợp cụ thể. Trên đây là tư vấn về thanh toán tiền bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 102/2012/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-10-14T15:25:00
102/2012/TT
Xin Luật sư Dân luật trả lời một số nội dung như sau: - Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND huyện thực hiện nhiện vụ quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản. Vậy, UBND cấp huyện có quyền giao nhiệm vụ chuyên môn thẩm tra, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình theo nguồn vốn do UBND huyện quyết định đầu tư được hay không? Xin cảm ơn!
Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND huyện là cơ quan tham mưu nghiệp vụ cho UBND huyện, có trách nhiệm giúp UBND huyện thực hiện nhiện vụ quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản. Do vậy trong phạm vi trách nhiệm công việc được giao, bộ phận này có trách nhiệm thực hiện các công tác chuyên môn do UBND huyện giao và báo cáo công tác trực tiếp cho UBND huyện. Vi vậy, UBND cấp huyện có quyền giao nhiệm vụ chuyên môn cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng thay mặt UBND huyện tiến hành thẩm tra, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình theo nguồn vốn do UBND huyện quyết định đầu tư.
bộ máy hành chính
2016-09-09T15:10:00
Các trường hợp nào cơ quan quản lý thuế kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Việt Thắng hiện đang sinh sống tại Hà Nội, gia đình tôi có nhỏ một công ty nhỏ chuyên cung cấp các dịch vụ dọn dẹp cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu, gần đây tôi có tìm hiểu thêm về luật thuế, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau. Trong các trường hợp nào cơ quan quản lý thuế sẽ kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Chân thành cảm ơn!  Việt Thắng (vietthang***@gmail.com)
Các trường hợp cơ quan quản lý thuế kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 78 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành, cụ thể về vấn đề này như sau: a) Các trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều 77 của Luật này; b) Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, bao gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Khi kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 4 Chương X của Luật này; c) Các trường hợp xác định đối tượng kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; kiểm tra đối với trường hợp có phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật và các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định. Đối với các trường hợp nêu tại điểm này, cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không quá một lần trong một năm. Như vậy, trong các trường hợp nếu cơ quan hải quan phát hiện hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến nghĩa vụ thuế mà người nộp thuế quá thời hạn cơ quan thuế cho phép mà không giải trình được thì thủ trưởng cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về các trường hợp cơ quan quản lý thuế thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-07-10T10:24:00
03/VBHN
Đối tượng nào có thẩm quyền luân chuyển công chức, viên chức lãnh đạo trong quy hoạch tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính? Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Anh/Chị trong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Anh/Chị cho tôi hỏi là: Đối tượng nào có thẩm quyền luân chuyển công chức, viên chức lãnh đạo trong quy hoạch tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi mong Ban biên tập có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị trong Ban biên tập! Hoàng Oanh (oanh***@gmail.com)
Thẩm quyền luân chuyển công chức, viên chức lãnh đạo trong quy hoạch tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính được quy định tại Điều 4 Quy chế luân chuyển công, viên chức lãnh đạo trong quy hoạch tại đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 804/QĐ-BTC năm 2013 như sau: - Cấp nào quyết định bổ nhiệm cán bộ thì cấp đó quyết định việc luân chuyển cán bộ. - Trường hợp luân chuyển từ Tổng cục này sang Tổng cục khác hoặc luân chuyển từ Tổng cục về cơ quan Bộ Tài chính hoặc ngược lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Trên đây là nội dung quy định về đối tượng có thẩm quyền luân chuyển công chức, viên chức lãnh đạo trong quy hoạch tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 804/QĐ-BTC năm 2013. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-07-26T13:51:00
804/QĐ
Trân trọng kính chào BHXH Đà Nẵng. Cho em hỏi em đang làm việc tại 1 công ty Điện lực 100% vốn nhà nước. Em có 3 câu hỏi mong BHXD Đà Nẵng giải thích giúp em ? 1. Số CMND trên sổ BHXH của em ghi sai 1 số trong dãy số CMND. Em có phải điều chỉnh lại không ? và thủ tục điều chỉnh như thế nào ? 2. Em ký HĐLĐ với Công ty Điện lực không xác định thời hạn. Như vậy em có phải là Công chức, Viên chức Nhà nước không ? 3. Chủ tịch, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên ở Công ty Điện lực có phải là Công chức hay viên chức Nhà nước không ? Xin trân trọng cảm ơn !!!
1. Theo quy định hiện nay của BHXH Việt Nam, không cấp lại sổ BHXH do có sự sai lệch về số chứng minh nhân dân, vì vậy không có thủ tục này. 2. Công ty Điện lực là Doanh nghiệp Nhà nước; Người lao động ký Hợp đồng lao động tại Doanh nghiệp thì không phải là Công chức, Viên chức mà là Lao động hợp đồng. 3. Nội dung Bạn hỏi chưa đủ căn cứ để trả lời và cũng không thuộc thẩm quyền của BHXH thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, Ban Biên tập cung cấp đến Bạn quy định về công chức để Bạn tìm hiểu: Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ công chức năm 2008 quy định:Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
bộ máy hành chính
2016-08-30T18:03:00
Cho mình hỏi có quy định nào đề cập đến việc không thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào công chức không? Mình cảm ơn nhiều nhé!
Theo Mục A Phần II Công bố thủ tục hành chính về lĩnh vực công chức, viên chức thuộc phạm chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ ban hành kèm Quyết định 546/QĐ-BNV năm 2019 thì: Không thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào công chức đối với các truờng hợp: Đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-08-24T15:10:00
546/QĐ
Thành phần hồ sơ đề nghị hưởng chế độ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Văn Năng, hiện đang là nhân viên văn phòng. Tôi có cha là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhưng chưa được hưởng các chế độ tương ứng. Do đó, tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật để chuẩn bị hồ sơ cho cha tôi. Cho tôi hỏi, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm các loại giấy tờ nào? Tôi có thể tìm hiểu tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Trần Văn Năng (nang*****@gmail.com)
Thành phần hồ sơ đề nghị hưởng chế độ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn trình tự thủ tục ưu đãi người có công cách mạng. Cụ thể là: Hồ sơ: 02 bộ (lưu tại đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị), mỗi bộ gồm: 1. Bản khai cá nhân (Mẫu AH1) hoặc bản khai của thân nhân, người thờ cúng Anh hùng (Mẫu AH2). 2. Bản sao có chứng thực quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao có chứng thực Bằng Anh hùng. 3. Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 3 Thông tư này Căn cứ quy định trên thì cha bạn hoặc thân nhân của cha bạn lập bản khai có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú), bản sao có chứng thực quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao có chứng thực Bằng Anh hùng; công văn đề nghị xác nhận chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Cục trưởng Cục Chính trị hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (nơi không có Cục Chính trị) ký. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn gửi 2 bộ hồ sơ đến cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cấp trung đoàn và tương đương kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo sư đoàn trược tiếp và gửi hồ sơ cho Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị thẩm định hồ sơ, lập danh sách, đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký quyết định sẽ trợ cấp một lần cho thân nhân hoặc người thờ cúng nếu đối tượng là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mất trước khi nhận được quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng; trợ cấp hàng tháng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang công tác do Bộ Quốc phòng quản lý. Đối chiếu với trường hợp của bạn thì, cha bạn sẽ được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thành phần hồ sơ đề nghị hưởng chế độ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Thông tư 202/2013/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-07-05T16:57:00
202/2013/TT
Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. Hiện tại, em đang ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra năng lực đầu vào của trường Đại học Luật TP.HCM sắp tới. Trong đó, khi tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, một vài điểm em chưa nắm rõ. Cho em hỏi, hiện nay, pháp luật quy định ra sao về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong Ban biên tập giải đáp giúp em. Cảm ơn các anh chị rất nhiều! Nguyễn Ngọc Chi (0122****)
Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể bao gồm: 1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. 3. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 4. Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do bộ quản lý. 5. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 14/2017/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-02T08:41:00
14/2017/NĐ
Xem xét quyết định kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm tại phiên họp Hội đồng dân tộc. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Thanh, đang sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi việc xem xét quyết định kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm tại phiên họp Hội đồng dân tộc được quy định thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Chí Thanh_093**)
Việc xem xét quyết định kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm tại phiên họp Hội đồng dân tộc được quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó: Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc khi có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số thành viên Hội đồng dân tộc, thành viên Ủy ban của Quốc hội về việc xem xét bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xem xét, quyết định. Trên đây là quy định về việc xem xét quyết định kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm tại phiên họp Hội đồng dân tộc. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-02T15:07:00
Tôi tên là Susan, quốc tịch Anh, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội được hai năm, nay tôi muốn xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp để bổ túc hồ sơ cấp phép lao động để tiếp tục làm việc tại Hà Nội, tôi phải xin Phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: - Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; - Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; - Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. Như vậy, trường hợp của bà Susan, phải thực hiện thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, nơi hiện nay bà đang sinh sống.
bộ máy hành chính
2017-02-11T10:45:00
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ được quy định như thế nào? Chào quý anh chị ban biên tập Thư Ký Luật! Hiện em đang nghiên cứu về lĩnh vực thanh tra ngành khoa học công nghệ. Có một thắc mắc mong được các anh chị giải đáp giúp. Các anh chị cho em hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý anh chị!
Theo quy định hiện hành tại Điều 8 Nghị định 213/2013/NĐ-CP thì Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Báo cáo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình. 2. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị liên quan tham gia hoạt động thanh tra. 3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ được quy định tại Nghị định 213/2013/NĐ-CP về tỏ chức và hoạt động của thanh tra ngành khoa học và công nghệ thì cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-14T08:16:00
213/2013/NĐ
Tôi năm nay 34 tuổi đã có 2 cháu nhỏ đều là con gái. Vì chồng tôi là cháu đích tôn và là trưởng họ nên bố mẹ chồng muốn tôi sinh thêm để được thêm đứa cháu trai. Tôi hiện đang là công chức tại phòng hành chính nhân sự của ủy ban quận. Tôi muốn hỏi công chức khi sinh con thứ 3 thì có bị đuổi việc không?
Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Về hình thức xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ 3 tại Điều 5 Quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (được bạn hành kèm theo Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 23/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) hình thức kỷ luật như sau: - Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3. - Hình thức kỷ luật “Cảnh cáo”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ 4. - Hình thức kỷ luật “Cách chức”: áp dụng đối với công chức, viên chức lãnh đạo sinh con thứ 4. - Hình thức kỷ luật “Buộc thôi việc”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ 5 trở lên. Căn cứ các quy định trên của pháp luật thì hình thức xử lý kỷ luật “khiển trách” sẽ được áp dụng đối với trường hợp công chức, viên chức sinh con thứ ba như bạn. Ngoài việc xem xét, xử lý kỷ luật tương ứng với các hình thức kỷ luật nêu trên, trong thời gian thi hành Quyết định kỷ luật, không xem xét, giới thiệu quy hoạch, không đề cử, đề bạt, điều động, luân chuyển theo quy định. Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin
bộ máy hành chính
2016-09-08T08:28:00
1531/QĐ
Biểu tượng hải quan được sử dụng nhằm mục đích gì? Xin chào anh/chị Ban biên tập. Em tên là Ngọc Tuấn. Em đang là sinh viên tại trường Đại học Hàng hải. Trong quá trình học tập, em có thắc mắc muốn nhờ anh/chị trong Ban biên tập giải đáp giúp em. Anh/chị cho em hỏi: Biểu tượng hải quan được sử dụng nhằm mục đích gì? Có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này không? Em hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Em xin chân thành cảm ơn! (tuan***@gmail.com)
Mục đích sử dụng biểu tượng hải quan được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 10/2005/NĐ-CP về cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan như sau: Biểu tượng hải quan được dùng để gắn lên cờ hiệu, cờ truyền thống, in trên một số loại giấy tờ, biểu mẫu, ph­ương tiện công tác chuyên dùng, vật lưu niệm và các biểu trưng khác của Hải quan hoặc một phần của biểu tượng hải quan (hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én) được gắn trên hải quan hiệu, cấp hiệu hải quan để phân biệt cấp hiệu hải quan với cấp hiệu khác. Ngoài ra, Ban biên tập thông tin thêm đến bạn nội dung liên quan đến biểu tượng hải quan như sau: Biểu tượng hải quan là một hình tròn, có nền mầu xanh nước biển; bên trong có hình lá chắn nền mầu đỏ; trong hình lá chắn phía trên có ngôi sao 5 cánh mầu vàng, ở giữa có hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én đều là mầu vàng; phía trên có hàng chữ in hoa “HẢI QUAN VIỆT NAM” mầu vàng; phía dưới có hàng chữ Hải quan Việt Nam được viết bằng tiếng Anh in hoa "VIET NAM CUSTOMS" mầu vàng; bên cạnh của hình tròn ngoài có 2 cành vạn tuế mầu vàng; ngoài cùng của biểu tượng có đường viền mầu đỏ. Trên đây là nội dung quy định về mục đích sử dụng biểu tượng hải quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2005/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-01-10T16:20:00
10/2005/NĐ
Cho mình hỏi trong tháng 7 sắp tới đây, việc công bố chế độ báo cáo định kỳ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?
Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BQP (Có hiệu lực từ 01/07/2020) quy định về việc công bố chế độ báo cáo định kỳ như sau: - Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định chế độ báo cáo định kỳ có hiệu lực thi hành, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật gửi Tờ trình, dự thảo Quyết định công bố danh mục báo cáo định kỳ và các văn bản khác có liên quan đến Văn phòng Bộ Quốc phòng để trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định công bố. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký ban hành Quyết định công bố, Văn phòng Bộ Quốc phòng đăng tải Quyết định công bố danh mục báo cáo định kỳ trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng. - Nội dung Quyết định công bố danh mục báo cáo định kỳ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm: Tên báo cáo, đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, tần suất thực hiện báo cáo và văn bản quy định chế độ báo cáo. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-06-29T15:24:00
58/2020/TT
Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi trả lời câu hỏi sau: Việc thông báo hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS được quy định như thế nào? Có văn bản nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Việc thông báo hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS được quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2012/TT-BYT Quy định điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành với nội dung như sau: - Trước khi chính thức hoạt động ít nhất là 10 ngày làm việc, tổ chức tư vấn phải gửi hồ sơ thông báo hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) nơi tổ chức tư vấn đặt trụ sở chính. - Hồ sơ thông báo hoạt động của tổ chức tư vấn gồm có: + Văn bản thông báo thành lập tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này; + Dự thảo Quy chế (nội quy chi tiết) hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS với các nội dung cơ bản bao gồm: ++ Mục tiêu, tên gọi, địa điểm và phạm vi hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS; ++ Mối quan hệ giữa tổ chức tư vấn với Sở Y tế tỉnh; ++ Mối quan hệ giữa tổ chức tư vấn với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh hoặc cơ sở đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS) trong việc thực hiện các hoạt động tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS; ++ Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên tư vấn và những người khác làm việc tại tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS; ++ Trách nhiệm, quyền lợi của người được tư vấn; ++ Mức phí tư vấn (nếu có). + Danh sách cán bộ, trình độ chuyên môn kèm theo bản sao có chứng thực bằng cấp về trình độ chuyên môn của nhân viên tư vấn; + Bản kê khai phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông phục vụ hoạt động tư vấn (chỉ áp dụng đối với tổ chức tư vấn qua các phương tiện công nghệ thông tin viễn thông). Trên đây là nội dung trả lời về việc thông báo hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 06/2012/TT-BYT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-09-20T16:37:00
06/2012/TT
Cho em hỏi, quy định hiện nay Quyết định của Thủ tường Chính phủ Quốc hội có quyền bãi bỏ hay không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau: Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Như vậy, Quốc hội có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-11-21T10:31:00
Tôi là quân nhân công tác tại thôn đặc biệt khó khăn từ tháng 5.2017. Giờ có nghị định 76 về chế độ công tác tại vùng đặc biệt khó khăn. Tôi có được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 lần lương cơ sở không?
Tại Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/12/2019) quy định: "Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau: 1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn." Theo đó, Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/12/2019) quy định về đối tượng áp dụng nhu sau: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:... 3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; => Như vậy, quân nhân chuyện nghiệp công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở. Trên đây là nội dung hỗ trợ. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-10-24T14:39:00
76/2019/NĐ
Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý thị trường các cấp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Đức Tâm. Hiện nay, tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý thị trường các cấp được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (duc.tam***@gmail.com)
Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý thị trường các cấp được quy định tại Điều 3 Mục I (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 27/2008/NĐ-CP) Nghị định 10/CP năm 1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường như sau: - Cục Quản lý thị trường do Cục trưởng phụ trách, có không quá 03 Phó Cục trưởng giúp việc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Cục trưởng, Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định. Trong trường hợp cần có số lượng Phó Cục trưởng nhiều hơn số lượng nêu trên, Bộ trưởng Bộ Công thương thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Cục Quản lý thị trường có Cơ quan đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Các Cơ quan đại diện được sử dụng con dấu và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Chi cục quản lý thị trường do Chi cục trưởng phụ trách, có không quá 03 Phó Chi cục trưởng giúp việc. Chi cục trưởng đồng thời là Phó giám đốc Sở Công Thương. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng - Phó giám đốc Sở Công Thương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chi cục trưởng do Giám đốc Sở Công Thương quyết định theo đề nghị của Chi cục trưởng. - Đội Quản lý thị trường do Đội trưởng phụ trách, có không quá 03 Phó Đội trưởng giúp việc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động Đội trưởng, Phó Đội trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Chi cục và điều động cán bộ, công chức của Chi cục Quản lý thị trường do Chi cục trưởng quyết định. - Việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo của Chi cục Quản lý thị tường phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung quy định về tổ chức bộ máy cơ quan quản lý thị trường các cấp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/CP năm 1995. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-06-21T07:51:00
27/2008/NĐ, 10/CP
Bổ nhiệm vào ngạch thanh tra khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Dương Hoàng Anh, công tác tại Đồng Nai. Tôi đang quan tâm đến vấn đề bổ nhiệm vào ngạch thanh tra khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch. Do đó, tôi muốn hỏi việc bổ nhiệm vào ngạch thanh tra khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (anh***@gmail.com)
Bổ nhiệm vào ngạch thanh tra khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch được quy định tại Điều 13 Nghị định 97/2011/NĐ-CP Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra như sau: 1. Công chức là thanh tra viên, thanh tra viên chính đủ điều kiện, tiêu chuẩn của ngạch thanh tra cao hơn, liền kề và các điều kiện dự thi nâng ngạch, được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cử đi dự thi nâng ngạch, nếu trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thì được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra cao hơn, liền kề, cụ thể như sau: a) Trường hợp trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên lên thanh tra viên chính thì được xem xét, bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính; b) Trường hợp trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp thì được xem xét, bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp. 2. Thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính, ngạch thanh tra viên cao cấp cho Thanh tra viên, Thanh tra viên chính trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về bổ nhiệm vào ngạch thanh tra khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 97/2011/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-10T15:14:00
97/2011/NĐ
Thủ tục đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp được thực hiện theo trình tự như thế nào? Chào Quý anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi đang muốn tìm hiểu về thủ tục, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chính vì vậy, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Nhã Phương (phuong***@gmail.com)
Thủ tục đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp được thực hiện theo trình tự quy định tại Khoản 1 Điều 26 Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016 Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau: Thủ tục đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp được thực hiện theo trình tự như sau: a) Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Quy định này, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ tập hợp các tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm của Thẩm phán, báo cáo tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến; b) Căn cứ ý kiến của tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ yêu cầu Thẩm phán có kiểm Điểm, giải trình về hành vi vi phạm và tiến hành các thủ tục trình Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định của pháp luật để xem xét hành vi vi phạm của Thẩm phán. c) Căn cứ kết luận của Hội đồng kỷ luật, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ soạn thảo Tờ trình để: - Chánh án Tòa án nhân cấp cao ký văn bản trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) về việc đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao; - Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ký văn bản trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) về việc đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp công tác tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh/Tòa án nhân dân cấp huyện; đồng thời gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về việc cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh; gửi Thường trực cấp ủy cấp huyện cho ý kiến về việc cách chức Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp tại Tòa án nhân dân cấp huyện. d) Vụ Tổ chức - Cán bộ thẩm định hồ sơ, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để đưa ra Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét để đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp. đ) Theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp. Hồ sơ trình Chủ tịch nước được chuyển đến Văn phòng Chủ tịch nước để trình Chủ tịch nước, gồm các tài liệu như sau: -Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp; - Biên bản phiên họp và Nghị quyết của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia; - Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về việc cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp. Đối với Thẩm phán cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao là ý kiến bằng văn bản của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao; - Hồ sơ cá nhân của người bị đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp (thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này). Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016. Trân trọng thông tin đến bạn!
bộ máy hành chính
2017-09-15T08:41:00
866/QĐ
Theo như tôi biết thì sắp tới sẽ có quy định mới về hoạt động thi đua, khen thưởng trong quân đội nhân dân. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi theo quy định mới thì tiêu chuẩn xét tặng Huân chương Lao động hạng nhất trong quân đội được quy định như thế nào? Cảm ơn! Thiện Nhi - Tiền Giang
Tiêu chuẩn xét tặng Huân chương Lao động hạng nhất trong quân đội được quy định tại Điều 22 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, (có hiệu lực từ ngày 25/11/2018), theo đó: 1. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều sáng tạo trong lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: - Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhì và 05 năm tiếp theo liên tục trở lên lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 04 sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc, được Bộ Quốc phòng công nhận; - Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, học tập, công tác có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc, được Bộ Quốc phòng công nhận hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất, được giải thưởng cao ở khu vực hoặc thế giới; - Có phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc, được Bộ Quốc phòng công nhận; - Có công trình khoa học hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Nhà nước, được Bộ Quốc phòng công nhận. 2. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn: - Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhì và 05 năm tiếp theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng” hoặc có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng”. Đối với tập thể không thuộc đối tượng tặng cờ thi đua trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”; - Lập được thành tích xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và phổ biến học tập nêu gương toàn quốc được Bộ Quốc phòng công nhận. Trên đây là tư vấn về tiêu chuẩn xét tặng Huân chương Lao động hạng nhất trong quân đội. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 151/2018/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-11-22T16:18:00
151/2018/TT
Em có nghe ba em nói sắp tới phải tiến hành đi bầu Trưởng thôn, vì sự hiếu kì nên em muốn biết quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện như thế nào? Rất mong các anh/chị hỗ trợ giúp. (****@gmail.com)
Tại Mục 1 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành, có quy định quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố như sau: Điều 6. Công tác chuẩn bị hội nghị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố 1. Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử. 2. Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo với Chi ủy Chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1 -2 người). 3. Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn, tổ dân phố); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử, quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Các quyết định này phải được thông báo đến nhân dân ở thôn, tổ dân phố chậm nhất 7 ngày trước ngày bầu cử. Điều 7. Tổ chức bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Tùy theo điều kiện của từng địa phương mà việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể tổ chức kết hợp tại hội nghị thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức thành cuộc bầu cử riêng. Trường hợp tổ chức thành cuộc bầu cử riêng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn quy trình, thủ tục của cuộc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ở địa phương mình phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 8. Bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tại hội nghị thôn, tổ dân phố 1. Tổ trưởng tổ bầu cử chủ trì hội nghị bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Hội nghị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự. 2. Việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo trình tự sau đây: a) Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử; b) Tổ trưởng tổ bầu cử quyết định việc để Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đương nhiệm báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ vừa qua trước hội nghị cử tri; hội nghị cử tri thảo luận về công tác nhiệm kỳ vừa qua của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. c) Tổ trưởng tổ bầu cử nêu tiêu chuẩn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; d) Đại diện Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử và Chi ủy Chi bộ thôn, tổ dân phố thống nhất theo quy trình quy định tại khoản 2 Điều 6 của Hướng dẫn này. Tại hội nghị này, cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử; đ) Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử. Trên cơ sở các ý kiến của cử tri, Tổ bầu cử ấn định danh sách những người ứng cử để hội nghị biểu quyết. Việc biểu quyết số lượng và danh sách những người ứng cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành; e) Tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố: - Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định; - Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, Tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu cử làm nhiệm vụ kiểm phiếu. - Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu; mời đại diện cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu. Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: Tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố; số cử tri tham gia hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình toàn thôn, tổ dân phố. Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố. Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên Tổ bầu cử. g) Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, kèm theo Biên bản kiểm phiếu gửi ngay đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. 3. Trường hợp kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu. Nếu tổ chức bầu lần thứ hai mà vẫn không bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Hướng dẫn này. Điều 9. Việc công nhận kết quả bầu cử Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ trưởng tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu cử lại; trường hợp không ra quyết định công nhận hoặc quyết định bầu cử lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-12-19T08:03:00
09/2008/NQLT
Đơn giản hóa thủ tục cấp phép vắc xin, sinh phẩm y tế nhập khẩu để kiểm định, thử thực địa, dùng làm mẫu đăng ký (chỉ được sử dụng cho mục đích đăng ký lưu hành, không dùng cho các mục đích khác) được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Nguyễn Hoàng. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến việc cấp phép vắc xin, sinh phẩm y tế nhập khẩu, Ban biên tập cho tôi hỏi các thủ tục cấp phép vắc xin, sinh phẩm y tế nhập khẩu để kiểm định, thử thực địa, dùng làm mẫu đăng ký (chỉ được sử dụng cho mục đích đăng ký lưu hành, không dùng cho các mục đích khác) được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (hoang_nguyen***@hotmail.com)
Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục cấp phép vắc xin, sinh phẩm y tế nhập khẩu để kiểm định, thử thực địa, dùng làm mẫu đăng ký (chỉ được sử dụng cho mục đích đăng ký lưu hành, không dùng cho các mục đích khác) được quy định tại Tiểu mục 32 Mục I Phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Nghị quyết 62/NQ-CP năm 2010 như sau: - Sửa tên thủ tục thành “Cấp giấy phép nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm y tế để kiểm định, thử thực địa”. - Pháp lý hoá thủ tục hành chính này. Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục cấp phép vắc xin, sinh phẩm y tế nhập khẩu để kiểm định, thử thực địa, dùng làm mẫu đăng ký (chỉ được sử dụng cho mục đích đăng ký lưu hành, không dùng cho các mục đích khác). Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 62/NQ-CP năm 2010. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-05T14:35:00
62/NQ
Thẩm quyền xử phạt của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Trung, đang sinh sống tại Gải Phòng. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân có thẩm quyền xử phạt thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Minh Trung_097**)
Thẩm quyền xử phạt của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân được quy định tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, theo đó: Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; Đồng thời, theo quy định tại Điểm a Điều 3 Thông tư 27/2014/TT-BKHCN có hướng dẫn: Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân đang thi hành công vụ quy định tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP bao gồm: Thanh tra viên đang công tác tại Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Trên đây là quy định về thẩm quyền xử phạt của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-30T15:21:00
107/2013/NĐ, 27/2014/TT
Mọi người cho tôi hỏi: Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tinh giản biên chế được quy định ra sao? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tinh giản biên chế được quy định tại Điều 19 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 14 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế với nội dung như sau: - Triển khai tinh giản biên chế theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 14 Nghị định này. - Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và các hội hoạt động trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện Nghị định này. - Chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng đề án tinh giản biên chế; lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện, tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần). - Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, đề án tinh giản biên chế hoặc tờ trình, danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm phê duyệt đề án tinh giản biên chế hoặc danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị. - Chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị cùng cấp và các cấp ngân sách trực thuộc. Trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế theo quy định. - Định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần), tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm: danh sách đối tượng tinh giản biên chế (kèm theo giải trình làm rõ lý do tinh giản biên chế của từng đối tượng) và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của địa phương mình gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định. Trường hợp thực hiện tinh giản biên chế không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật, thì thực hiện thu hồi nộp ngân sách kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, thu hồi các quyết định giải quyết tinh giản biên chế và bố trí cho những người không thuộc đối tượng tinh giản biên chế trở lại làm việc. - Định kỳ vào ngày 15 tháng 02 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của địa phương mình và gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên đây là nội dung trả lời về trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tinh giản biên chế. Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này tại Nghị định 113/2018/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-10-18T14:29:00
108/2014/NĐ, 113/2018/NĐ
Tổng số đại biểu Quốc hội khóa XIV là bao nhiêu? Việc dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV quy định như thế nào?
Tại cuộc bầu cử lần này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã dự kiến tổng số đại biểu Quốc hội khóa XIV được bầu là 500 đại biểu. Căn cứ vào dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội. Dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội của Ủy ban thường vụ Quốc hội được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
bộ máy hành chính
2016-08-30T18:03:00
Nhà cháu năm 1991 có mua mảnh đất của uỷ ban và giờ không còn giấy thu chi thời đấy . Cháu có ra hỏi uỷ ban để lamd sổ nhưng ng ta bảo trường hợp của cháu phải đợi đợt mơi lằm dc . Ng ta bảo là nếu mua dc hoá hơn thu chi năm 1990 ấy thì có thể làm .. Vậy cháu hỏi trường hợp của cháu có cách nào để làm không?
Nếu trường hợp sử dụng đất của gia đình bạn thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây của Luật đất đai năm 2013 thì được cấp GCN QSD đất: Điều  [Anchor] 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. 5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
bộ máy hành chính
2016-08-30T08:27:00
Con trai tôi đi nghĩa vụ quân sự từ hồi đầu năm nay, mới đây cháu có gọi về báo là thường xuyên bị đau nửa đầu, sức khỏe không được tốt, không đảm bảo được việc huấn luyện. Nếu tôi xin cho con đi khám mà sức khỏe không đảm bảo thì có được xin xuất ngũ trước khi hết hạn đi nghĩa vụ không?
Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về điều kiện xuất ngũ như sau: - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ. - Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này. Khoản 3a Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP hướng dẫn cụ thể về điều kiện xuất ngũ như sau: … Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau: Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. ... Như vậy, việc con bạn có được xuất ngũ trước thời hạn hay không thì sẽ phải phụ thuộc vào kết luận của Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền. Nếu những người có thẩm quyền này kết luận con bạn không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ thì cháu sẽ được xuất ngũ trước thời hạn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-08-01T15:30:00
279/2017/TT, 16/2016/TTLT
Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Việc lưu giữ hồ sơ chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Việc lưu giữ hồ sơ chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được quy định tại Điều 16 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành với nội dung như sau: - Hồ sơ chỉ định được lưu giữ gồm: Bộ hồ sơ đề nghị chỉ định quy định tại Điều 12, hồ sơ đánh giá tại cơ sở quy định tại Điều 14 và quyết định chỉ định quy định tại Điều 15 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN. - Một (01) bộ hồ sơ chỉ định được lưu giữ tại Tổng cục. - Tổ chức được chỉ định chịu trách nhiệm lập và lưu giữ một (01) bộ hồ sơ chỉ định tại trụ sở của tổ chức. - Thời hạn lưu giữ: Từ thời điểm quyết định chỉ định được ban hành đến hết năm (05) năm sau khi quyết định chỉ định này hết thời hạn hiệu lực hoặc bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ hiệu lực. Trên đây là nội dung trả lời về việc lưu giữ hồ sơ chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 24/2013/TT-BKHCN. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-10-31T13:56:00
24/2013/TT
Xây dựng quy chế bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Xây dựng quy chế bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Hồng Thuận (thuan****@gmail.com)
Xây dựng quy chế bảo vệ bí mật nhà nước được quy định tại Điều 26 Nghị định 33/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước như sau: Người chịu trách nhiệm hoặc người được ủy quyền lập danh mục bí mật nhà nước phải xây dựng Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước và tổ chức thực hiện ở cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương mình. Trên đây là quy định về Xây dựng quy chế bảo vệ bí mật nhà nước. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 33/2002/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-20T09:53:00
33/2002/NĐ
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra ngành công thương được quy định như thế nào? Chào quý anh chị ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi đang có một thắc mắc mong được các anh chị hỗ trợ. Quý anh chị cho tôi hỏi: Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra ngành công thương được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!
Theo quy định hiện hành tại Điều 42 Nghị định 127/2015/NĐ-CP thì trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra ngành công thương được quy định như sau: 1. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm bảo biên chế, kinh phí, điều kiện hoạt động của Thanh tra Sở và Chi cục Quản lý thị trường. 2. Chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra và bảo đảm chế độ chính sách đối với thanh tra viên, công chức của Thanh tra Sở và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra ngành công thương được quy định tại Nghị định 127/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành công thương. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-04-03T16:45:00
127/2015/NĐ
Gia đình em mới đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa". Em muốn hỏi là danh hiệu này có được thưởng tiền không ạ? Nhờ tư vấn. Em cảm ơn.
Theo Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 thì "Gia đình văn hóa" là danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình. Và theo Nghị định 91/2017/NĐ-CP, Nghị định hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng, trong đó có hướng dẫn cả về mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua, tuy nhiên không quy định mức thưởng tiền đối với danh hiệu thi đua "Gia đình văn hóa", mà chỉ có đối với danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở. Như vậy, điều này chứng tỏ danh hiệu thi đua "Gia đình văn hóa" không có tiền thưởng. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-12-28T14:36:00
91/2017/NĐ
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh tra Sở Tư pháp là cơ quan của Sở Tư pháp, giúp Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Theo đó, tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 54/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp có quy định về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp như sau: - Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. - Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp. Ngoài ra, thanh tra Sở Tư pháp có con dấu và tài khoản riêng. Trên đây là nội dung giải đáp về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-01-26T16:09:00
54/2014/NĐ
1. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của công chức, viên chức và người lao động
Theo Điều 9 Quy chế làm việc của Bộ giáo dục và đào tạo (Ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022) quy định về trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của công chức, viên chức và người lao động như sau: 1. Chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị và cấp phó của đơn vị phụ trách nhiệm vụ. Đối với đơn vị có cấp phòng, chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng phụ trách, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ trực tiếp (nếu có) của người đứng đầu hoặc cấp phó của đơn vị. 2. Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ được giao bảo đảm hoàn thành đúng thời hạn yêu cầu; tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng, tuân thủ quy trình xử lý công việc; có quyền giữ ý kiến riêng và thể hiện ý kiến đó trong tờ trình để người đứng đầu đơn vị hoặc cấp phó phụ trách nhiệm vụ xem xét, quyết định và chấp hành theo quyết định của người đứng đầu hoặc cấp phó của đơn vị phụ trách nhiệm vụ. Công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm trước người đứng đầu, cấp phó của đơn vị phụ trách nhiệm vụ và trước pháp luật về tiến độ, nội dung, quy trình, thủ tục thực hiện nhiệm vụ được giao. 3. Trường hợp lãnh đạo Bộ yêu cầu làm việc trực tiếp thì công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu để báo cáo. Đồng thời, có trách nhiệm báo cáo kịp thời với người đứng đầu đơn vị hoặc cấp phó phụ trách trước và sau khi làm việc với lãnh đạo Bộ. 4. Chủ động phối hợp công tác, trao đổi ý kiến về các vấn đề có liên quan, cung cấp thông tin hoặc thảo luận trong đơn vị, nhóm công tác trong quá trình xử lý công việc cụ thể; báo cáo người đứng đầu đơn vị, cấp phó phụ trách quyết định đối với các vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Trường hợp cần thiết, công chức, viên chức, người lao động có quyền đề nghị người đứng đầu đơn vị bổ sung nhân lực để phối hợp thực hiện nhiệm vụ. 5. Không có thái độ, hành vi cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu đối với cá nhân, tổ chức trong quá trình xử lý công việc; không lợi dụng vị trí công tác để thu lợi cá nhân dưới mọi hình thức hoặc có những thái độ, hành vi khác làm ảnh hưởng đến uy tín của Bộ. 6. Chấp hành quy định về kỷ luật lao động; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chế độ bảo mật; phòng chống cháy, nổ; giữ gìn trật tự, an toàn, vệ sinh cơ quan. 7. Trước khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho người đứng đầu đơn vị (bao gồm cả tài sản và kinh phí nếu có). Nội dung bàn giao phải được thể hiện đầy đủ bằng biên bản và là một trong những căn cứ để cấp giấy thôi trả lương, hoàn tất hồ sơ cá nhân.
bộ máy hành chính
2022-03-14T17:07:00
355/QĐ
2. Quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các đơn vị thuộc BGDĐT
Bên cạnh đó, tại Điều 10 Quy chế này quy định quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các đơn vị thuộc Bộ như sau: 1. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, đơn vị được lãnh đạo Bộ phân công chủ trì cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan. Đơn vị chủ trì rà soát và gửi xin ý kiến các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến các nội dung cần phối hợp giải quyết công việc, trong đó cần cụ thể hóa vấn đề cần xin ý kiến. 2. Đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm chính về toàn bộ quá trình xử lý công việc, có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan cho đơn vị phối hợp; đơn vị phối hợp có trách nhiệm tham gia ý kiến về những nội dung công việc thuộc phạm vi lĩnh vực đơn vị phụ trách theo yêu cầu của đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm đối với nội dung phối hợp; thời gian có ý kiến tối đa là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tài liệu (trừ những văn bản hỏa tốc hoặc các văn bản có ghi thời hạn cụ thể thì thực hiện theo thời hạn quy định trong công văn của đơn vị chủ trì). Khi đơn vị phối hợp cần làm rõ thêm nội dung hoặc thông tin thì chủ động trao đổi với đơn vị chủ trì. 3. Đơn vị chủ trì chủ động phối hợp với người đứng đầu đơn vị khác thuộc Bộ để xử lý những vấn đề liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị. 4. Những việc phát sinh vượt thẩm quyền, đơn vị chủ trì có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết kịp thời; không chuyển công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác; không giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác nếu không được lãnh đạo Bộ giao. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-03-14T17:07:00
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức kiểm toán nhà nước được lấy từ đâu? Xin chào Ban biên tập, tôi là Bảo Nam, công chức nhà nước đã về hưu, có thắc mắc về việc tổ chức bồi dưỡng công chức, viên chức kiểm toán muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức kiểm toán nhà nước được lấy từ đâu? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 15 Quyết định 1616/QĐ-KTNN năm 2016 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau: - Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước được ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác. - Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước bao gồm: + Kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chung của Kiểm toán nhà nước; + Kinh phí phân bổ cho đơn vị tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. - Kiểm toán nhà nước thống nhất quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước, trong đó thực hiện phân cấp cho Kiểm toán nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp trực thuộc quản lý, sử dụng theo quy định và phân bổ kinh phí cho các đơn vị thuộc khối tham mưu, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành sử dụng thông qua đầu mối Văn phòng Kiểm toán nhà nước. - Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan xây dựng dự toán kinh phí của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phương án phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hàng năm trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí và tổng hợp quyết toán kinh phí chi đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo quy định. Trên đây là nội dung câu trả lời về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức kiểm toán nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Quyết định 1616/QĐ-KTNN năm 2016. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-03-03T16:46:00
1616/QĐ
Kiểm sát việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, truy nã và kiểm sát việc tạm giữ tại các đồn Biên phòng được quy định như thế nào? Bố tôi đang công tác tại một đơn vị đồn Biên phòng. Nơi bố tôi công tác thường xuyên có các loại tội phạm về ma túy, buôn bán hàng lậu do đó bố tôi rất quan tâm tới các quy định về việc bắt, tạm giữ hình sự và kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng. Mong các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giùm chúng tôi thắc mắc trên. Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời! Nguyễn Thanh Tú, Đăk-lăk.
Kiểm sát việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, truy nã và kiểm sát việc tạm giữ tại các đồn Biên phòng được hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP hướng dẫn thực hiện việc bắt, tạm giữ hình sự và kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó: 1. Khi nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp do đồn Biên phòng chuyển đến, Kiểm sát viên được phân công tiến hành kiểm tra các tài liệu, chứng cứ chứng minh tính có căn cứ của việc bắt khẩn cấp đối với từng trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự. Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ tính có căn cứ và hợp pháp của các quyết định bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Trường hợp cần thiết gặp, hỏi người bị bắt, Kiểm sát viên phải thông báo trước cho đồn Biên phòng để phối hợp trong quá trình gặp, hỏi người bị bắt. Biên bản ghi lời khai của người bị bắt do Kiểm sát viên lập phải thực hiện theo Điều 95 Bộ luật tố tụng hình sự và được lưu vào hồ sơ bắt, tạm giữ. 2. Khi nhận được quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ của đồn Biên phòng chuyển đến, Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ, báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng giải quyết theo thẩm quyền. Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về kiểm sát việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, truy nã và kiểm sát việc tạm giữ tại các đồn Biên phòng, được quy định tại Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-10T08:28:00
01/2014/TTLT
Ưu đãi, hỗ trợ đối với cụm công nghiệp làng nghề được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nguyễn Trần Phương Uyên, sống tại Tp.HCM, hiện đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp. Tôi đang tìm hiểu về việc ưu đãi, hỗ trợ đối với cụm công nghiệp làng nghề. Cho tôi hỏi ưu đãi, hỗ trợ đối với cụm công nghiệp làng nghề được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)
Ưu đãi, hỗ trợ đối với cụm công nghiệp làng nghề được quy định tại Điều 32 Nghị định 68/2017/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 15/07/2017) về quản lý phát triển cụm công nghiệp như sau: 1. Ưu đãi đầu tư: a) Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp làng nghề được miễn tiền thuê đất 11 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư; b) Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được miễn tiền thuê đất 15 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư. 2. Hỗ trợ đầu tư: a) Ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí di dời các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề vào cụm công nghiệp làng nghề; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; b) Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương xem xét ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề. 3. Ngoài hưởng ưu đãi, hỗ trợ tại các khoản 1 và 2 Điều này, dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật và sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp làng nghề còn được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ tại các Điều 27, 28, 29 và 30 Nghị định này và của pháp luật liên quan. Trường hợp nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ thì áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ cao nhất. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ưu đãi, hỗ trợ đối với cụm công nghiệp làng nghề. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 68/2017/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-05T14:42:00
68/2017/NĐ
Đối tượng điều động, luân chuyển tại đơn vị thuộc BHXH Việt Nam là những đối tượng nào? Ban biên tập có thể tư vấn thông tin giúp tôi về vấn đề này được không? Chân thành cảm ơn Ban biên tập rất nhiều
Theo quy định tại Điều 33 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1809/QĐ-BHXH năm 2017 thì: - Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh có yêu cầu luân chuyển để rèn luyện, đào tạo, chuẩn bị bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch cán bộ. - Công chức, viên chức được điều động, bổ nhiệm do yêu cầu công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền. - Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý giữ vị trí lãnh đạo, quản lý cấp trưởng từ BHXH cấp huyện trở lên trong hệ thống BHXH Việt Nam đã giữ chức vụ 02 nhiệm kỳ liên tiếp ở tại 01 địa phương, đơn vị. Trên đây là nội dung quy định về đối tượng điều động, luân chuyển tại đơn vị thuộc BHXH Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1809/QĐ-BHXH năm 2017. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-01-29T16:00:00
1809/QĐ
Tôi đang tìm hiểu quy định về Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu. Cho mình hỏi: Hệ số lương Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cơ yếu thuộc Bộ, cơ quan ở Trung ương là bao nhiêu?
Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định về bảng lương cấp hàm cơ yếu: Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu quy định như sau: Hệ số lương của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cơ yếu thuộc Bộ, cơ quan ở Trung ương là 7.3. Như vậy, theo quy định trên thì hệ số lương Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cơ yếu thuộc Bộ, cơ quan ở Trung ương là 7.3. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-12-14T16:44:00
07/2017/TT
Quy trình khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phan Thành Công, hiện tại đang làm việc tại cơ quan nhà nước. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến thiết bị lưu khóa bí mất. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, quy trình khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật được thực hiện ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Phan Thành Công (cong*****@gmail.com)
Quy trình khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật được quy định tại Khoản 3 Điều 24 Thông tư 08/2016/TT-BQP Quy định về cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cụ thể là: a) Thuê bao đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật theo Mẫu 14 của Phụ lục kèm theo Thông tư này gửi Người quản lý thuê bao; b) Ngay sau khi nhận được đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật, Người quản lý thuê bao lập yêu cầu khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật theo Mẫu 15 của Phụ lục kèm theo Thông tư này gửi về Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin hoặc tổ chức được ủy quyền khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật. Việc gửi yêu cầu khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật phải thực hiện nhanh nhất bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử có ký số của chứng thư số có hiệu lực; c) Trong thời gian 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin hoặc tổ chức được ủy quyền khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật thực hiện việc khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật và thông báo cho thuê bao đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật và Người quản lý thuê bao biết. Trên đây là nội dung tư vấn về quy trình khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 08/2016/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-30T15:15:00
08/2016/TT
Các chức danh nào được sử dụng xe ô tô công vụ thường xuyên? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Lam hiện đang sống và làm việc tại Cần Thơ. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc sử dụng ô tô công vụ trong cơ quan nhà nước. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi các chức danh nào được sử dụng xe ô tô thường xuyên? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Các chức danh được sử dụng xe ô tô thường xuyên được quy định tại Điều 3 Quyết định 32/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn điều lệ Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó: Các chức danh được sử dụng xe ô tô thường xuyên, kể cả sau khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá cụ thể gồm: 1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2. Chủ tịch nước. 3. Thủ tướng Chính phủ. 4. Chủ tịch Quốc hội. Trên đây là tư vấn về các chức danh được sử dụng xe ô tô công vụ thường xuyên. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 32/2015/QĐ-TTg. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2018-01-04T16:49:00
32/2015/QĐ
Xin chào anh/chị, tôi tên Phương Mai sinh sống và làm việc tại Thái Nguyên. Hiện tại tôi đang có vấn đề cần khiếu nại lên Tổng cục thuế, do đó mà có tìm hiểu sơ về nội quy tiếp công dân tại đây, tuy nhiên tôi vẫn chưa rõ lắm, khi đến địa điểm tiếp công dân của Tổng cục Thuế, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ gì? Có thể cung cấp cho tôi văn bản nào quy định vấn đề này không? Mong sớm nhận được câu trả lời từ anh/chị, chân thành cảm ơn! Phương Mai (phuong_mai459**@gmail.com)
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục II Quyết định 06/QĐ-TCT năm 2016 về Nội quy tiếp công dân tại Tổng cục Thuế, khi đến địa điểm tiếp công dân của Tổng cục Thuế, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau: - Nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, giấy ủy quyền (nếu có) theo quy định. Không được mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy nổ, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kềnh vào trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế. - Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân. Không gây rối an ninh, trật tự, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự người tiếp công dân, cản trở người tiếp công dân làm nhiệm vụ. - Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại. - Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân. - Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ 05 người trở lên) thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. - Không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình. - Giữ gìn vệ sinh, trật tự, không được tự ý di chuyển hoặc làm hư hỏng tài sản của phòng tiếp công dân. - Hết giờ tiếp công dân, mọi công dân phải ra khỏi trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế, không được lưu lại dưới bất kỳ hình thức nào. Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Tổng cục Thuế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Quyết định 06/QĐ-TCT năm 2016. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-07-19T14:11:00
06/QĐ
Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên cao đẳng thuế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Khuê. Tôi đang sinh sống và làm việc tại Bình Định. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể tôi không biết pháp luật quy định như thế nào về chức danh nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên cao đẳng thuế? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (01263***)
Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên cao đẳng thuế được quy định tại Điều 12 Thông tư 09/2010/TT-BNV về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ do Bộ Nội vụ ban hành như sau: Kiểm tra viên cao đẳng thuế (mã số 06a.038) 1. Chức trách Là công chức chuyên môn nghiệp vụ ngành thuế, làm việc ở Cục thuế, Chi cục thuế, trực tiếp thực hiện phần hành nghiệp vụ quản lý thuế theo sự phân công của tổ chức. 2. Nhiệm vụ: a) Tham gia với đơn vị lập kế hoạch thu thuế, thu khác, thu nợ tiền thuế, tiền phạt và kế hoạch công tác năm, quý, tháng theo phần công việc được giao quản lý; b) Tổ chức thực hiện: - Tiếp nhận, hướng dẫn các thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, khai thác, tính thuế, nộp thuế, giám sát, kê khai thuế, xử lý chứng từ nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế; - Thực hiện công tác kế toán, kế toán tài khoản tạm thu tạm giữ và tài khoản hoàn thuế, theo dõi đôn đốc việc nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước; - Thẩm định hồ sơ giải quyết miễn, giảm thuế, cung cấp thông tin về số thuế đã nộp của đối tượng nộp thuế; - Thẩm định và xử lý hồ sơ xin hoàn thuế, giải quyết thủ tục hoàn thuế theo quy định; - Tham gia quản lý thông tin người nộp thuế; - Tổng hợp đánh giá công việc quản lý kê khai thuế và kế toán thuế, xác nhận số tiền thuế thực nộp vào Ngân sách Nhà nước của đối tượng nộp thuế; c) Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong và ngoài đơn vị để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế thuộc phạm vi quản lý; d) Thực hiện kiểm tra công việc theo phần hành công việc được giao, đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý các đối tượng nộp thuế vi phạm các quy định về quản lý thuế theo luật quản lý thuế; đ) Bảo quản hồ sơ tài liệu, lưu trữ hồ sơ thuế thuộc phạm vi quản lý; e) Hướng dẫn nghiệp vụ về thuế cho nhân viên và kiểm tra viên thuộc đơn vị; g) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của công chức chuyên môn nghiệp vụ ở ngạch trên. 3. Năng lực: a) Hiểu biết nội dung luật quản lý thuế liên quan đến phần công việc quản lý; b) Nắm được nội dung luật quản lý thuế và chiến lược phát triển của ngành, chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của ngành; c) Nắm được kiến thức quản lý hành chính Nhà nước về kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước; d) Nắm vững chế độ kế toán và phân tích tài chính doanh nghiệp, công ty, các chuẩn mực kế toán hiện hành; đ) Nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ, tình hình biến động về giá cả, tiêu thụ sản phẩm của đối tượng nộp thuế thuộc chức năng quản lý; e) Có trình độ độc lập tổ chức làm việc; g) Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế; có kỹ năng đọc, hiểu văn bản, soạn thảo văn bản hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế có liên quan đến phần hành công việc được giao; kỹ năng lập kế hoạch công tác và tổ chức triển khai thực thi công việc và kỹ năng tổng hợp, báo cáo kết quả và đánh giá công việc; h) Biết sử dụng thành thạo máy vi tính, phần mềm ứng dụng quản lý thuế. 4. Trình độ: a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng về chuyên ngành thuế, kinh tế, tài chính, kế toán, luật kinh tế trở lên; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên cao đẳng thuế; c) Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc; d) Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thuế phục vụ công tác chuyên môn; Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên cao đẳng thuế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 09/2010/TT-BNV. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-09-23T11:15:00
09/2010/TT
Việc từ chức, thôi giữ chức vụ công chức, viên chức được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Đạt, đang tìm hiểu quy định về công tác bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian công tác của  công chức, viên chức , có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể: Việc từ chức, thôi giữ chức vụ công chức, viên chức được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Việc từ chức, thôi giữ chức vụ công chức, viên chức được quy định tại Điều 17 Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau: - Công chức thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; viên chức thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật Viên chức có nguyện vọng xin từ chức, thôi giữ chức vụ thì làm đơn xin từ chức, thôi giữ chức vụ gửi thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ (đối với Lãnh đạo cấp vụ, trưởng phòng hoặc tương đương), gửi trưởng phòng hoặc tương đương (đối với phó trưởng phòng hoặc tương đương). - Tổng thời hạn xem xét, quyết định cho từ chức, giải quyết thôi giữ chức vụ phải được thực hiện trong 01 tháng kể từ ngày đơn được tiếp nhận (trường hợp vì lý do khách quan chưa thể giải quyết xong thì phải trao đổi với người từ chức, thôi giữ chức vụ). - Đối với việc xin từ chức của lãnh đạo cấp vụ, xin từ chức hoặc thôi giữ chức vụ của trưởng phòng hoặc tương đương, thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ tổ chức họp liên tịch tập thể lãnh đạo cấp vụ, cấp ủy và đại diện tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị để xem xét, quyết định hoặc gửi đề nghị về Vụ Tổ chức cán bộ để báo cáo Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng xem xét, quyết định hoặc phê duyệt chủ trương theo phân cấp. - Đối với việc xin từ chức, thôi giữ chức vụ của phó trưởng phòng hoặc tương đương: + Trưởng phòng tổ chức họp tập thể lãnh đạo cấp phòng hoặc họp liên tịch tập thể lãnh đạo cấp phòng và cấp ủy (đối với cấp phòng có cấp ủy cùng cấp) để xem xét, cho ý kiến, báo cáo thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ. + Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ tổ chức họp liên tịch tập thể lãnh đạo cấp vụ, ban thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy Đảng cùng cấp (nơi không có ban thường vụ) và đại diện tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị để xem xét, quyết định hoặc gửi đề nghị về Vụ Tổ chức cán bộ để báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ. - Hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho từ chức, giải quyết thôi giữ chức vụ bao gồm: + Tờ trình về việc đề nghị cho từ chức, thôi giữ chức vụ. + Đơn xin từ chức, thôi giữ chức vụ của công chức, viên chức lãnh đạo. + Biên bản các cuộc họp quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này. + Các tài liệu khác có liên quan hoặc theo quy định của pháp luật. - Khi việc từ chức, thôi giữ chức vụ chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, công chức, viên chức lãnh đạo vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. - Công chức, viên chức lãnh đạo sau khi từ chức, thôi giữ chức vụ được đơn vị có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức của Bộ bố trí công tác khác. - Không thực hiện việc cho từ chức đối với công chức, giải quyết thôi giữ chức vụ đối với viên chức đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử và các trường hợp khác theo quy định. Trên đây là nội dung câu trả lời về từ chức, thôi giữ chức vụ công chức, viên chức. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-06-04T13:51:00
328/QĐ, 24/2010/NĐ
Xin hỏi quy định mới nhất về chức trách đối với ngạch cán sự là công chức chuyên ngành hành chính?
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Thông tư 2/2021/TT-BNV (Có hiệu lực từ 01/8/2021) quy định như sau: Chức trách: Là công chức thực thi các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể theo yêu cầu của vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2021-06-17T08:22:00
2/2021/TT
UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân hay không?
Căn cứ Khoản 1c Điều 4 Luật tiếp công dân 2013 quy định như sau: 1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm: a) Chính phủ; b) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục; c) Ủy ban nhân dân các cấp; d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; đ) Các cơ quan của Quốc hội; e) Hội đồng nhân dân các cấp; g) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước. Do đó, cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân là UBND các cấp, trong đó có bao gồm cả cấp xã.
bộ máy hành chính
2022-07-16T09:43:00
Những hành vi nào bị ngăn cấm liên quan đến việc tiếp công dân?
Căn cứ Điều 6 văn bản trên quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: 1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. 2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp. 3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân. 4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng. 5. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. 6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ. 7. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân. 8. Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-07-16T09:43:00
Đối tượng kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
Đối tượng kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định tại Khoản 6 Điều 3 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021, cụ thể như sau: Đối tượng kiểm tra, giám sát gồm: Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên.
bộ máy hành chính
2022-02-22T13:55:00
22-QĐ/TW
Quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, giám sát của Đảng
Quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, giám sát của Đảng quy định tại Khoản 6 Điều 3 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021, cụ thể như sau: - Chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, các quyết định, kết luận, yêu cầu của chủ thể kiểm tra, giám sát; báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực về các nội dung được yêu cầu. - Không để lộ nội dung kiểm tra, giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết; không được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát. - Được sử dụng bằng chứng có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát để báo cáo, giải trình; bảo lưu ý kiến và đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá, kết luận, quyết định đối với mình hoặc việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát.Trân trọng.
bộ máy hành chính
2022-02-22T13:55:00
22-QĐ/TW
Nhận được tin của quần chúng cung cấp: Nông Văn C đang tổ chức đánh bạc với quy mô lớn bằng hình thức xóc đĩa, có gần chục người đang tham gia đánh bạc. Công an xã Pác Mè đã tiến hành kiểm tra và phát hiện vi phạm của chủ nhà Nông Văn C như sau: dùng nhà của mình để tổ chức đánh bạc; làm bảo vệ nơi đánh bạc với quy mô lớn với số tiền lên đến hơn 10 triệu đồng, có đông người tham gia. Với thẩm quyền của mình, Công an xã cần phải xử lý tình huống trên như thế nào?
Tình huống này đòi hỏi phải xử lý hình sự. Như vậy là vượt quá thẩm quyền của Công an xã. Tuy nhiên, đây lại là tình huống phạm tội quả tang nên Công an xã căn cứ vào nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tiến hành xử lý ban đầu vụ việc nêu trên theo trình tự sau: - Bắt giữ tất cả những người có mặt tại nơi đánh bạc, tạm giữ toàn bộ số tiền của những người này cùng các phương tiện dùng để đánh bạc; lập biên bản về việc bắt giữ và thu giữ; - Trưởng Công an xã căn cứ vào khoản 1 điều 46 Chương V Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính 2008 ra quyết định tạm giữ số tiền của các đối tượng đánh bạc cũng như các phương tiện dùng để đánh bạc; - Trưởng Công an xã căn cứ vào điều 44 và Điều 45 Chương V Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính 2008 đề nghị Chủ tịch UBND xã ra quyết định tạm giữ hành chính đối với các đối tượng tham gia đánh bạc và tổ chức đánh bạc; - Công an xã trong thời gian sớm nhất tổ chức áp giải các đối tượng bị tạm giữ cùng với các tang vật, phương tiện đang tạm giữ lên bàn giao cho Công an huyện để tiến hành xử lý theo đúng thẩm quyền và trình tự pháp luật.
bộ máy hành chính
2016-09-07T11:11:00
Người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội từ chức trong trường hợp nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Kha, đang sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi người được lấy phiếu tín nhiệm phải từ chức trong trường hợp nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Minh Kha_091**)
Trường hợp phải từ chức của người lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội được quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Trên đây là quy định về trường hợp phải từ chức của người lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-10T14:54:00
Nhiệm vụ quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy lợi được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Anh Ly, sống tại Lâm Đồng. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực môi trường. Tôi đang tìm hiểu về nhiệm vụ quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tôi có một số thắc mắc nhỏ cần được giải đáp. Cụ thể là: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong lĩnh vực thủy lợi? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành thì nhiệm vụ quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy lợi được quy định như sau: a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về phân cấp quản lý các hồ chứa nước thủy lợi, công trình thuỷ lợi và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các hồ chứa nước thủy lợi; các công trình thuỷ lợi thuộc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt; b) Thực hiện các quy định về quản lý sông, suối, khai thác sử dụng và phát triển các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; d) Hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất thuỷ lợi, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo quy định; đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V; việc quyết định phân lũ, chậm lũ để hộ đê trong phạm vi của địa phương theo quy định; e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo quy định. Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy lợi. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-09-18T16:35:00
14/2015/TTLT
Tôi hiện đang là công chức tại Ủy ban nhân dân xã. Tôi có nghe nói về chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức. Cho tôi hỏi cán bộ về hưu theo chính sách tinh giản biên chế được hưởng những chế độ nào? Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Hưng - Quảng Nam
Chế độ đối với cán bộ, công chức về hưu theo chính sách tinh giản biên chế được quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế, được sửa đổi bởi Khoản 6, 7 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/10/2018), theo đó: Độ tuổi Điều kiện   Chế độ   Nam: đủ 50 - 53 tuổi Nữ: đủ 45 - 48 tuổi Đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. - Chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH; - Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; -  Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại điểm b khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội; - Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. Nam: đủ 55 - 58 tuổi Nữ: 50 - 53 tuổi Đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. - Chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH; - Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; - Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương; - Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội.   Nam: trên 53 tuổi dưới 55 tuổi Nữ: trên 48 tuổi dưới 50 tuổi Đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. - Chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH; - Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Nam: trên 55 tuổi dưới 58 tuổi Nữ: trên 50 tuổi dưới 53 tuổi  Đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.   - Chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH; - Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Trên đây là tư vấn về tổng hợp chế độ đối với cán bộ, công chức về hưu theo chính sách tinh giản biên chế. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-09-08T16:24:00
108/2014/NĐ, 113/2018/NĐ, 1/2
Chào anh/chị ban biên tập, tôi tên Hưng hiện sống ở Phú Yên, tôi muốn biết  quy định pháp luật về nội dung xây dựng, ban hành định hướng chương trình thanh tra trong hoạt động thanh tra VKSND được không? Mong được giải đáp. Tôi cảm ơn.
Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSND năm 2019 quy định về xây dựng, ban hành định hướng chương trình thanh tra như sau: - Hàng năm, Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng định hướng chương trình thanh tra trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác năm của Viện kiểm sát nhân dân. - Căn cứ xây dựng định hướng chương trình thanh tra bao gồm: + Chỉ thị về công tác năm của Viện kiểm sát nhân dân; + Yêu cầu về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; + Việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, trong công tác xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; + Thông tin phản ánh có liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc dư luận xã hội quan tâm. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-07-01T16:52:00
192/QĐ
Tổ xác minh giải quyết tố cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Nam Long, là công chức đang làm việc tại phòng Lao động Thương binh Xã hội, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, cụ thể là tổ xác minh giải quyết tố cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn!
Tổ xác minh giải quyết tố cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội tại Khoản 2 đến khoản 10 Điều 40 Quyết định 868/QĐ-BHXH năm 2016 Quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau: 2. Thông báo quyết định thành lập Tổ xác minh Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm giao quyết định thành lập Tổ xác minh cho người bị tố cáo. Trường hợp người bị tố cáo là cơ quan, đơn vị thì giao quyết định thành lập Tổ xác minh cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức việc công bố quyết định thành lập Tổ xác minh với thành phần tham dự gồm: Đại diện cơ quan BHXH, Tổ xác minh, người đại diện cơ quan, đơn vị bị tố cáo. Việc giao hoặc công bố quyết định phải lập thành biên bản (Mẫu số 14/KNTC); 3. Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo trong trường hợp cần thiết; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo. Nội dung làm việc với người tố cáo phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo và người chủ trì làm việc với người tố cáo (Mẫu số 14/KNTC); Trong trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo. 4. Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người bị tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị tố cáo, nội dung giải trình. Nội dung làm việc với người bị tố cáo phải được lập thành biên bản (Mẫu số 14/KNTC); Trong trường hợp giải trình của người bị tố cáo chưa rõ; thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ thì Tổ xác minh yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng về các vấn đề còn chưa rõ. 5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo a) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc Tổ xác minh yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan để làm rõ nội dung tố cáo (Mẫu số 15/KNTC); b) Trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong trường hợp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. Nội dung làm việc được lập thành biên bản (Mẫu số 14/KNTC). 6. Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo a) Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp trực tiếp thì Tổ xác minh phải lập giấy biên nhận (Mẫu số 01/KNTC); b) Các thông tin, tài liệu, bằng chứng được thu thập trực tiếp phải thể hiện rõ nguồn gốc. Khi thu thập bản sao, phải đối chiếu với bản chính; trong trường hợp không có bản chính thì phải ghi rõ trong giấy biên nhận. Các thông tin, tài liệu, bằng chứng do cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp. Thông tin, tài liệu, bằng chứng do cá nhân cung cấp phải có xác nhận của người cung cấp. Trong trường hợp tài liệu bị mất trang, mất chữ, quá cũ nát, quá mờ không đọc được chính xác nội dung thì người tiếp nhận tài liệu phải ghi rõ tình trạng của tài liệu đó trong giấy biên nhận; c) Tổ xác minh phải kiểm tra tính xác thực của thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được, chú trọng những thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp để tố cáo hành vi vi phạm và thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp để giải trình, chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo. 7. Xác minh thực tế Căn cứ kế hoạch xác minh, tình tiết vụ việc hoặc chỉ đạo của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, Tổ xác minh tiến hành xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản (Mẫu số 14/KNTC). 8. Trưng cầu giám định Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo thì người ra quyết định thành lập Tổ xác minh có văn bản trưng cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định (Mẫu số 16/KNTC) trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định; thông tin, tài liệu, bằng chứng cần giám định; nội dung yêu cầu giám định; thời hạn có kết luận giám định. 9. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo (Mẫu số 24/TC) bao gồm các nội dung chính sau: a) Nội dung tố cáo; b) Nội dung giải trình của người bị tố cáo; c) Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo; d) Nhận xét, đánh giá về nội dung tố cáo được giao xác minh là tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật (nếu có); đ) Nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; e) Thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại; g) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Tổ xác minh (nếu có); h) Kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. 10. Trong trường hợp xác minh để giải quyết lại tố cáo thì ngoài những nội dung quy định tại Khoản 9 Điều này, trong báo cáo của Tổ xác minh còn phải nêu rõ những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) và kiến nghị việc xử lý đối với đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.a Trên đây là nội dung câu trả lời về hoạt động của tổ xác minh giải quyết tố cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 868/QĐ-BHXH. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-10-24T15:51:00
868/QĐ, 14/KNTC, 15/KNTC, 01/KNTC, 16/KNTC, 24/TC
Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang công tác tại Làng trẻ em SOS Hải Phòng. Trong quá trình làm việc, tôi có tìm hiểu thêm về tổ chức và hoạt động của các cơ quan chủ quản cấp trên. Trong đó, tôi gặp một vài vướng mắc mong được Ban biên tập hỗ trợ. Cho tôi hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được trao những nhiệm vụ, quyền hạn gì trong lĩnh vực bảo trợ xã hội? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Tịnh (tinh***@gmail.com)
Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội được quy định tại Khoản 13 Điều 2 Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể bao gồm: a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội; b) Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình, đề án trợ giúp xã hội theo thẩm quyền; c) Quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội; d) Quy định thủ tục nhận đối tượng vào các cơ sở trợ giúp xã hội và từ cơ sở trợ giúp xã hội về gia đình. Ngoài ra, trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; - Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện, cơ sở quản lý sau cai nghiện theo quy định của pháp luật; - Quy định chương trình giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; giáo dục nghề nghiệp và tái hòa nhập cộng đồng đối với người nghiện ma túy; - Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị mua bán thuộc thẩm quyền; - Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 14/2017/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-02T08:26:00
14/2017/NĐ
Trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản trong quân đội được tiến hành như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Tài Thịnh, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc soạn thảo văn bản trong quân đội được tiến hành theo trình tự và thủ tục như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản trong quân đội được tiến hành theo quy định tại Điều 6 Thông tư 91/2012/TT-BQP Ban hành quy chế về công tác văn thư, lưu trữ và bảo mật tài liệu trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành với nội dung như sau: Căn cứ vào tính chất, nội dung công việc, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giao cho tập thể hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo văn bản theo trình tự sau: - Xác định hình thức, nội dung, độ mật, độ khẩn và phạm vi phổ biến; - Thu thập tài liệu, xử lý thông tin liên quan đến nội dung cần soạn thảo; - Tổ chức soạn thảo văn bản; - Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan (trường hợp văn bản có nội dung liên quan); - Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo; - Kiểm tra, thẩm định tính pháp lý và thể thức, kỹ thuật trình bày; - Trình cấp có thẩm quyền xem xét, ký ban hành. Trên đây là nội dung trả lời về Trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản trong quân đội. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 91/2012/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-05-05T08:07:00
91/2012/TT
Viên chức bị xử lý kỷ luật khiển trách với hành vi nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Vân hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc xử lý kỷ luật viên chức. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi viên chức bị xử lý kỷ luật khiển trách với hành vi nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Hành vi viên chức bị xử lý kỷ luật khiển trách được quy định tại Điều 10 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, theo đó: Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; 2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; 3. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng; 4. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; 5. Gây mất đoàn kết trong đơn vị; 6. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng; 7. Sử dụng tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập và của nhân dân trái với quy định của pháp luật. 8. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. Trên đây là tư vấn về hành vi viên chức bị xử lý kỷ luật khiển trách. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2018-01-08T07:54:00
27/2012/NĐ
Chức trách và nhiệm vụ của Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Hải hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang tìm hiểu về Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi chức trách và nhiệm vụ của Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Chức trách và nhiệm vụ của Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở được quy định tại Điều 12 Thông tư 79/2016/TT-BQP Quy định mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cán bộ Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và thôn đội trưởng, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó: 1. Chức trách: Chịu trách nhiệm trước Chỉ huy trưởng, Chính trị viên về nhiệm vụ được phân công; thay thế Chỉ huy trưởng khi được giao. 2. Nhiệm vụ a) Đề xuất với Chỉ huy trưởng, Chính trị viên về kế hoạch, nội dung, biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công; b) Tổng hợp kết quả thực hiện các nhiệm vụ và báo cáo với Chỉ huy trưởng, Chính trị viên. Trên đây là tư vấn về chức trách và nhiệm vụ của Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 79/2016/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2018-03-17T13:47:00
79/2016/TT
Liên quan đến việc giải quyết chế độ cho cho một số đối tượng trên địa bàn, ho tôi hỏi: Những xã nào là xã khó khăn bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Sóc Trăng?
Danh sách xã khó khăn bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Sóc Trăng quy định tại Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2017, cụ thể như sau: 21. Sóc Trăng 5 14   Long Phú       Long Đức     Song Phụng   Kế Sách       Xuân Hòa     Phong Nẫm     Nhơn Mỹ   Cù Lao Dung       An Thạnh Tây     An Thạnh Đông     Đại Ân 1     An Thạnh 3     An Thạnh Nam   Trần Đề       Đại Ân 2     Trung Bình   Thị xã Vĩnh Châu       Vĩnh Hải     Lai Hòa Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-12-24T14:39:00
131/QĐ
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Nguyễn Ngọc Trâm (email: tram***gmail.com, quê ở Đồng Nai). Em đang tìm hiểu về Viện kiểm sát nhân dân và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được tổ chức ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đã được quy định cụ thể tại Điều 48 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được quy định như sau: 1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc. 2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-04T11:03:00
Công tác thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang là sinh viên của trường Đại học Sài Gòn, hiện tại tôi muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với an ninh quốc gia, nhưng những nội dung này tôi còn chưa rõ lắm. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Công tác thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.  Công Thành (thanh***@gmail.com)
Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia được quy định tại Điều 30 Luật An ninh Quốc gia 2004 như sau: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia. 2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật An ninh Quốc gia 2004. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-05-12T09:11:00
Thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Hoàng Thắng, hiện tại đang là chủ một cơ sở kinh doanh tiền chất thuốc nổ, đã được cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ. Công ty tôi phát hiện trên Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ có một số thông tin sai lệch so với thông tin công ty. Nên công ty tôi đang chuẩn bị làm thủ tục đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ. Cho tôi hỏi, thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ được thực hiện như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Hoàng Thắng (hoangthang*****@gmail.com)
Thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ được quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 3 Điều 48 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2017. Cụ thể là: c) Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ được điều chỉnh trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, địa điểm, quy mô, điều kiện hoạt động hoặc thông tin liên quan đến tổ chức đăng ký. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị điều chỉnh; giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép không thay đổi; d) Hồ sơ quy định tại các điểm a, b và c khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương cấp đổi, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Các tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ mà Giấy phép kinh doanh bị sai lệch về nội dung đăng ký doanh nghiệp, địa điểm, quy mô, điều kiện hoạt động hoặc thông tin liên quan đến tổ chức đăng ký thì được điều chỉnh. Các tổ chức, doanh nghiệp có nguyện vọng điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ thì phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định xem xét điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ bao gồm: văn bản đề nghị điều chỉnh; giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép không thay đổi; Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2017. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-02T08:27:00