question
stringlengths
1
11.9k
answer
stringlengths
0
69.3k
field
stringclasses
27 values
time
stringlengths
19
19
relevant
stringlengths
0
1.31k
Nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hình sự được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Hiện tại, em đang quan tâm đến hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Trong đó, em thắc mắc đối với những phiên tòa hình sự có sự tham gia xét xử của nhiều hơn 1 Thẩm phán thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn gì? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Cảm ơn các anh chị rất nhiều!  Nguyễn Hoàng Khánh (0122****)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 45 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định chung cho các thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, còn được quy định những nhiệm vụ, quyền hạn riêng. Tổng hợp lại bao gồm các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa; - Tiến hành xét xử vụ án; - Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử; - Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án. - Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam; - Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; - Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; - Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa; - Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản; - Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật; - Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này. Những nhiệm vụ, quyền hạn quy định trên đây cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được áp dụng trong trường hợp phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Với tư cách là người cầm cân nảy mực, làm rõ sự thật vụ án dựa trên hồ sơ, chứng cứ được cung cấp bởi các cơ quan tiến hành tố tụng khác và quá trình xét xử để đưa ra phán quyết, Thẩm phán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Do vậy, đòi hỏi mọi hoạt động của Thẩm phán nói riêng và những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói chung trong quá trình giải quyết vụ án phải được tiến hành hết sức minh bạch, công khai và hết sức cẩn trọng, đảm bảo các nguyên tắc tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết hơn nội dung này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-07-10T10:45:00
Công ty tôi bị công ty đối tác khởi kiện ra trung tâm trọng tài theo thỏa thuận trước, vừa rồi tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp thì bên tôi có một số lý do ngoài ý muốn nên không thể tham gia phiên họp. Tuy nhiên tôi nhận được thông báo là phiên họp vẫn diễn ra bình thường. Cho hỏi trường hợp này hội đồng trọng tài tổ chức phiên họp khi không có mặt bên tôi có đúng không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 56 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có. => Theo thông tin bạn cung cấp thì bên bạn bị bên đối tác kiện ra trung tâm trọng tài đã thỏa thuận, và đã được triệu tập đến tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp, tuy nhiên bên bạn vắng mặt. Như vậy, bên bạn là bị đơn mà không gửi thông báo lý do vắng đến hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp là sai quy định, do đó việc phiên họp giải quyết tranh vẫn diễn ra là hoàn toàn phù hợp. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2019-09-18T09:42:00
Những trường hợp nào không phải chịu phí thi hành án?
Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây: - Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động. - Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận. - Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi. - Số tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định. - Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử. - Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
thủ tục tố tụng
2016-08-30T18:03:00
Một cty đăng tuyển nhân viên,trên thông tin cty có ghi rõ " bảo đảm sẽ được nhận việc trong vòng 20~30 ngày" mà không đề cập đến bất kỳ phải đóng 1 chi phí nào. Nhưng thực tế khi đến cty liên hệ thì nhân viên cty bảo phải tham gia 1 khoá học để làm việc được tốt hơn, học phí 1 tháng là 1 triệu rưỡi (1.500.000vnđ)và bắt đóng lần 3 tháng , là 4 triệu rưỡi (4.500.000vnđ), mỗi tuần học 2 buổi, sau đó cty bắt đóng bảy trăm hai mươi ngàn (720.000) để chụp hình phục vụ cho công việc , nhưng sau khi đóng tiền xong 1 thời gian cũng không nhận được bất kì 1 hình hay ảnh nào cả. Khi vô học thì người mới học chung với người cũ lộn xộn, và những người cũ sắp học hết khoá ( tức đã học hơn 2 tháng ) nói lại là họ vẫn chưa có việc phù hợp với họ và bắt buộc đóng thêm 720 ngàn chi phí hình ảnh đã đề cập lúc đầu ( với những ai chưa đóng )cũng với lý do "để phục vụ cho công việc". Những người sắp học hết khoá đưa kiến nghị là họ không muốn học nữa, và muốn nhận lại số tiền của những ngày chưa học, nhưng tất cả đều bị từ chối với lý do "tiền đã đóng rồi không hoàn lại". Bản thân tôi cũng đã đóng tiền chụp hình 3 tháng học phí mặc dù lúc đầu tôi đề nghị đóng từng tháng nhưng không được. Tôi chỉ mới tham gia học 2 buổi thì nhận ra cty đăng tuyển người với mục đích tìm kiếm học viên. Vì đã học 2 buổi nên tôi đưa ý kiến là chỉ học hết tháng đầu đang dang dở không muốn học tiếp nữa và nhận lại tiền học 2 tháng chưa học. Nhưng chỉ nhận được sự từ chối thẳng thừng kèm theo câu " đó giờ em thấy ai đóng tiền rồi mà lấy lại được chưa?" Tôi có hỏi những người dân sống xung quanh thì họ bảo cty đăng tuyển hoài,  và cũng từng có nhiều người đòi lại tiền nhưng đều không được đành bỏ về coi như mất. Lúc đóng tiền cty không hề đề cập tới vấn đề không được hoàn tiền lại nếu không học nữa, và trên biên nhận cũng không có ghi. Tôi muốn hỏi và xin Thư Viện Pháp Luật tư vấn tôi hoặc tập thể chúng tôi có thể khởi kiện Cty Lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản hay không ? Số tiền còn lại của tôi ít nhất là hơn 3 triệu vì chỉ mới học có 1 tuần mà phải đóng học phí tới 3 tháng, và còn hơn 10 người cũng đã đóng tiền học để được làm việc cũng muốn ngưng học và nhận lại tiền còn lại như đã nêu trên. Như vậy,có phải cty đăng tuyển không đúng sự thật, lạm dụng lòng tin bắt mọi người đóng tiền để kiếm lợi và không được hoàn lại dù không tham gia học tiếp ?
Trường hợp này bạn trình bày không rõ ràng về việc bạn dự tuyển vào công ty đó để làm nhân viên hay là công ty này hoạt động cung ứng dịch vụ lao động. Nếu công ty tuyển người vào làm việc thì theo luật lao động công ty không được thu các khoản phí về tuyển dụng, nếu công ty vi phạm thì bạn có quyền trình báo công an, thanh tra lao động để xử lý. Còn nếu công ty môi giới, cung ứng dịch vụ lao động thì họ có quyền thu phí tuyển dụng, phí môi giới, mức phí do các bên thỏa thuận nhưng phải bố trí sắp xếp công việc cho người lao động theo hợp đồng cung ứng lao động đã thỏa thuận. Trường hợp công ty hoạt động nhằm lừa dối khách hàng để thu tiền thì bạn có thể trình bào công an phường và thanh tra lao động để xử lý.
thủ tục tố tụng
2016-08-30T08:55:00
Các nội dung chính trong quyết định mở phiên họp quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là những nội dung gì? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hinh, đang sinh sống tại Long An. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi các nội dung chính trong quyết định mở phiên họp quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là những nội dung nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Thanh Hinh_091***)
Các nội dung chính trong quyết định mở phiên họp quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, theo đó, quyết định mở phiên họp phải có các nội dung chính sau đây: a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đề nghị; b) Cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên; c) Tên cơ quan đề nghị; d) Biện pháp xử lý hành chính được đề nghị áp dụng; đ) Ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp; e) Họ và tên Thẩm phán và Thư ký phiên họp; g) Họ và tên người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị; h) Họ và tên người phiên dịch; i) Họ và tên những người khác được yêu cầu tham gia phiên họp. Trên đây là tư vấn về các nội dung chính trong quyết định mở phiên họp quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-01-12T10:29:00
09/2014/UBTVQH13
Việc hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa hình sự được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là phóng viên báo Thanh niên. Hiện tại, tôi đang thu thập thông tin để phục vụ cho việc viết bài chuyên đề thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự hiện nay. Trong đó, một số nội dung tôi chưa nắm rõ, mong Ban biên tập giúp đỡ. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành, việc hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa hình sự được tiến hành thế nào? Vấn đề này tôi có thể tìm thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều! Hồ Nguyệt Ánh (anh***@gmail.com)
Việc hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa hình sự được quy định tại Điều 310 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó: Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-08-02T15:56:00
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Hữu Duy, hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Thuận trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản. Gần đây, khi theo dõi tin tức thời sự và đọc báo, tôi thấy nhiều thông tin đề cập đến các vụ án hình sự nổi tiếng. Trong đó, tôi có nghe về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trước đó, tôi có đọc một vài tài liệu lại viết về người tiến hành tố tụng. Tôi phân vân không biết cùng một chủ thể do cách viết khác nhau hay bản chất của hai đối tượng này là hoàn toàn tách biệt. Theo quy định của pháp luật thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm những ai? Tôi có thể xem thêm thông tin tại đâu? Rất mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn rất nhiều! Hồ Hữu Duy (0908****)
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Một cách cụ thể, người tiến hành tố tụng gồm: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên. Còn người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định trong phạm vi chủ thể khá rộng, cụ thể bao gồm: - Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng; - Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu; - Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; - Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển; - Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; - Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự; - Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân gồm Giám thị, Phó Giám thị Trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương. - Cán bộ điều tra thuộc các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Căn cứ các quy định trên đây, đối với thắc mắc của bạn, cần phân biệt người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng là hai khái niệm tách biệt nhau, không phải do cách viết khác nhau khi nói về cùng một chủ thể như bạn đang phân vân. Theo đó, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có phạm vi chủ thể rộng hơn so với người tiến hành tố tụng, cụ thể là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ bao gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trên thực tế thì hai thuật ngữ trên rất dễ bị hiểu lầm là một và bị sử dụng sai chủ yếu bởi những người không tìm hiểu hoặc hoạt động trong lĩnh vực pháp luật. Bạn cần lưu ý để sử dụng phù hợp cho từng ngữ cảnh. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cơ quan tiến có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-07-04T10:38:00
Khi nào bên thế chấp tài sản được quyền tặng cho tài sản thế chấp?
Tại Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp tài sản như sau: Quyền của bên thế chấp 1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận. 2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. 3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. 4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. 5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. 6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết. Như vậy, bên thế chấp được quyền tặng cho tài sản thế chấp khi tài sản thế chấp đó không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời việc tặng cho tài sản thế chấp phải được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. Khi nào bên thế chấp tài sản được quyền tặng cho tài sản thế chấp? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2023-09-05T10:30:00
Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên thế chấp không thông báo về quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp không?
Tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản như sau: Nghĩa vụ của bên thế chấp 1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. 2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. 3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. 4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. 6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này. 7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. 8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này. Như vậy, khi bên thế chấp không thông báo cho bên nhận thế chấp biết về quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp thì bên nhận thế chấp được quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
thủ tục tố tụng
2023-09-05T10:30:00
Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có quyền và nghĩa vụ gì đối với tài sản thế chấp?
Tại Điều 324 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp như sau: - Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp: + Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận; + Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp: + Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường; + Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp; + Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2023-09-05T10:30:00
Người gây rối tại tòa sẽ bị xử lý như thế nào?
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 13/2016 quy định thực hiện bảo vệ phiên tòa của lực lượng công an nhân dân, có hiệu lực từ ngày 24/4, thay thế quy định về bảo vệ phiên tòa ban hành từ tháng 7/2006. Thông tư số 13/2016 quy định, lực lượng công an có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy mời của tòa án. Mỗi phiên xử phải ít nhất có 2 chiến sĩ tham gia bảo vệ, đến trước khi khai mạc 30 phút. Với phiên xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về an ninh trật tự phải lập Ban chỉ đạo bảo vệ phiên tòa. Công an làm nhiệm vụ trong phòng xử phải giám sát mọi hành vi của bị cáo, bị hại, nhân chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.... Lực lượng làm nhiệm vụ phải nhắc nhở, chấn chỉnh người vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa không để xảy ra mất an ninh, đe dọa, tấn công HĐXX hay hủy hoại, cướp hồ sơ, tài liệu, vật chứng hoặc các bị cáo hành hung lẫn nhau. Người làm nhiệm vụ có trách nhiệm buộc người vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ theo quyết định của chủ tọa phiên tòa. Khi xảy ra tình huống tụ tập đông người, gây rối trật tự tại khu vực xét xử, chiến sĩ làm nhiệm vụ phải tuyên truyền, yêu cầu mọi người tự giải tán, chấm dứt hành vi. Nếu không được chấp nhận, công an bảo vệ phiên tòa được bắt giữ người chống đối, chủ mưu, cầm đầu khi cần thiết. Trong trường hợp vụ việc diễn biến phức tạp, người làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa kiến nghị, đề xuất chủ tọa phiên tòa dừng xét xử để bảo vệ an toàn và đưa bị cáo về khu vực cách ly.
thủ tục tố tụng
2016-09-15T14:40:00
13/2016, 24/4, 7/2006
Kinh hỏi luật sư, Ngày 10/12/2010, anh của em lái xe tải vô đổ dầu ở cây xăng, khi định lùi xe ra thì người phụ xe chui xuống phía sau xe để bắt lại ống nước gì đó, nhưng anh của em không biết anh phụ xe này đã chui xuống đó. Quan sát qua gương chiếu hậu không thấy nên anh em cho xe tải lui ra và đã cán phải người phụ xe (sau đó được xác nhận là thương tích 73%, giờ người đó đã khỏi nhưng phải đi bằng nạng, mức độ thương tích đã giảm xuống). Sau khi sự việc xảy ra, gia đình em có nuôi người ta trong khoảng hơn 1 tháng đến khi bác sĩ cho về để 2 tháng sau vô tái khám. Sau đó thì gia đình em giao lại cho bên gia đình của họ. Sau một thời gian thỏa thuận đền bù không được (vì bên kia đòi bồi thường quá cao đến hơn 200tr, riêng tiền đi lại đến 80tr, trong khi nhà em nuôi giai đoạn đầu chỉ có hơn 60tr), giờ anh em bị khởi tố lên viện kiểm sát nhân dân Tp Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc vào ngày 19/01/2012. Và có thể bị ở tù và bồi thường tiền. Vậy xin cho em hỏi luật sư trong trường hợp này khả năng sẽ ở tù như thế nào (có thể ở tù treo không vậy?) và bồi thường tiền như thế nào vậy? Và mong luật sư cho gia đình em lời khuyên cùng hướng giải quyết trong trường hợp của anh em. Em xin chân thành cảm ơn luật sự!
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sư. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: A) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; B) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; C) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; D) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; Đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Hành vi của anh trai bạn đã bị khởi tố về tội trên. Theo quy định của bộ luật TTHS 2003 bị can, bị cáo có quyền mời Luật sư để bào chữa. Vì thế theo tôi gia đình bạn nên mời Luật sư để bào chữa cho anh trai bạn. Chào bạn
thủ tục tố tụng
2016-09-01T09:56:00
Xác định chứng cứ trong Tố tụng Dân sự được quy định ra sao? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Minh Thành sinh sống và làm việc tại Tp. Vinh, Nghệ An, vừa qua tôi có nộp đơn khởi kiện lên Tòa án về việc tranh chấp quyền sử dụng đất, bên Tòa án có hướng dẫn tôi nộp thêm một số chứng cứ có liên quan đến vụ tranh chấp, dù đã có tìm hiểu nhưng vẫn chưa rõ lắm, nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Xác định chứng cứ trong Tố tụng Dân sự được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)
Căn cứ quy định tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, xác định chứng cứ trong Tố tụng Dân sự được quy định như sau: 1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. 2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. 3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc. 5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa. 6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. 7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. 8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. 9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. 10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. 11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định. Trên đây là nội dung tư vấn về xác định chứng cứ trong Tố tụng Dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-06-18T16:39:00
Chào anh/chị Ban biên tập, Luật tố tụng hành chính của nước ta cùng với một số văn bản quy phạm pháp luật khác ngày càng được hoàn thiện, để bắt kịp xu hướng phát triền của đất nước, loại trừ những tội phạm, tác nhân xấu. Ở thời điểm hiện tại, tôi có vấn đề chưa rõ lắm, nhờ anh/chị hỗ trợ giúp, cụ thể: Thư ký phiên Tòa vắng mặt thì có được tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án hành chính không? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ anh/chị. Cảm ơn! (01233**)
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 223 Luật tố tụng hành chính 2015, sự có mặt của Thư ký Toà án khi tham gia xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được quy định như sau: - Phiên toà chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án. - Trường hợp Thư ký phiên tòa vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa. - Đồng thời tại Điều luật này có quy định về sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm: + Trường hợp có Thẩm phán vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Thẩm phán vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án. + Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa. Trên đây là nội dung tư vấn về Sự có mặt của Thư ký Toà án khi tham gia xét xử phúc thẩm vụ án hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Luật tố tụng hành chính 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-07-10T16:04:00
Do A có hành vi gây rối trật tự công cộng nên chủ tịch UBND xã B xử phạt 2 triệu đồng. Vì A không có tiền nộp phạt nên UBND buộc A phải lao động công ích (dọn vệ sinh) tại xã 10 ngày. Trong thời gian đó con trâu của ông C vào trụ sở UBND ăn cỏ đã bị anh A đánh gãy chân. Ông C yêu cầu UBND xã bồi thường nhưng UBND xã từ chối. Do đó, ông C khởi kiện vụ án hành chính. Việc ông C khởi kiện UBND xã như vậy có đúng không?
Điều 28 của Luật Tố tụng hành chính quy định về những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau: “Điều 28. Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án 1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. 2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. 3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. 4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”. Điều 25 của Bộ luật Tố tụng dân sự (đã được sửa đổi năm 2011) quy định: “Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản. 3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự. 4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này. 5. Tranh chấp về thừa kế tài sản. 6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật. 9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. 10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.” Như vậy, tranh chấp phát sinh từ việc anh A đánh gãy chân con trâu của ông C mà không chịu bồi thường là tranh chấp dân sự. Do vậy, ông C khởi kiện hành chính về hành vi của A là không đúng và theo quy định của Luật Tố tụng hành chính thì Tòa án sẽ không thụ lý vụ án.
thủ tục tố tụng
2016-09-05T14:42:00
Tôi được biết có quy định mới điều chỉnh về việc cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại, cho tôi hỏi theo quy định này thì trình tự niêm phong tài liệu, chứng từ, con dấu của pháp nhân được thực hiện thế nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 38 Nghị định 44/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/6/2020) quy định trình tự thực hiện niêm phong tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại như sau: - Kiểm tra để mô tả cụ thể, đầy đủ, chính xác thực trạng tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại vào biên bản niêm phong; - Đóng gói hoặc đóng kín tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại cần niêm phong; - Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thực hiện niêm phong phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại và đại diện chính quyền địa phương nơi tổ chức niêm phong. Những người nêu trên phải ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) vào giấy niêm phong (viết hoặc điểm chỉ bằng mực khó phai); - Dán giấy niêm phong + Đối với tài liệu, chứng từ thì phải dán giấy niêm phong đè lên những phần có thể mở được để lấy tài liệu, chứng từ hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của tài liệu, chứng từ. + Đối với thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại thì phải dán giấy niêm phong đè lên những phần quan trọng có tính xác định nguồn gốc, xuất xứ. + Tùy từng trường hợp cụ thể, phải có hình thức bảo vệ giấy niêm phong cho phù hợp với điều kiện vận chuyển và bảo quản; - Kết thúc niêm phong tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại + Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền lập biên bản niêm phong. Biên bản phải mô tả đúng số lượng, đặc điểm, thực trạng của tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại trước và sau khi niêm phong, có đầy đủ chữ ký, họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) của người tổ chức thực hiện, tham gia niêm phong, tạm giữ hoặc thu hồi. Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản đưa vào hồ sơ thi hành án và 01 bản giao cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại. + Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại từ chối ký vào biên bản, giấy niêm phong thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải ghi vào biên bản. + Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại bị niêm phong, tạm giữ hoặc thu hồi đã được thông báo nhưng không có mặt, thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền vẫn tổ chức thực hiện niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu nhưng phải ghi rõ vào biên bản. Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2020-05-05T13:49:00
44/2020/NĐ
Theo quy định mới nhất thì bao che phạm nhân cùng vi phạm có phải là tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật phạm nhân hay không? Cảm ơn đã trả lời.
Theo Khoản 3 Điều 22 Nghị định 133/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 25/12/2020) thì các tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật đối với phạm nhân gồm có: Không tự giác, trung thực nhận lỗi, khuyết điểm, vi phạm; khai báo sai sự thật, cố tình trốn tránh, che giấu vi phạm; bao che phạm nhân cùng vi phạm; ngăn cản việc cung cấp chứng cứ vi phạm, cản trở, đối phó, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý vi phạm; trả thù người tố cáo hoặc người cung cấp thông tin, chứng cứ, đồ vật vi phạm. Theo đó thì bao che phạm nhân cùng vi phạm là 1 tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật đối với phạm nhân. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2020-11-20T14:16:00
133/2020/NĐ
Xin chào, tôi là Hoàng Nam. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức điều tra hình sự quá các thời kỳ hình thành và phát triển. Trong quá trình tìm hiểu, tôi có rất nhiều thắc mắc đang cần được giải đáp để phục vụ nhu cầu học tập và làm việc của mình. Cho tôi hỏi, theo quy định tại Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định cụ thể như sau: Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các Cơ quan điều tra sau đây: a) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; b) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Trên đây là nội dung tư vấn về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-07-11T10:58:00
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Xin chân thành cảm ơn!
Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được Điều 217 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: "1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan; d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này. Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết; g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý; h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật." Trên đây là quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ hơn quy định này.
thủ tục tố tụng
2016-09-19T11:41:00
Có thể từ chối tiếp công dân không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Thi Hà, tôi làm việc tại CQNN, bộ phận giải quyết khiếu nại. Tôi có tiếp nhận giải quyết một khiếu nại, nhưng công dân đó say xỉn và có hành vi đe dọa tôi. Tôi có quyền từ chối tiếp công dân này không? Ban biên tập Thư Ký Luật vui lòng cho tôi biết có văn bản nào quy định về vấn đề này không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin chân thành cảm ơn! (haubnd02***@yahoo.com)
Việc từ chối tiếp công dân được quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2014/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân do Thanh tra chính phủ ban hành như sau: Người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp khi công dân vi phạm các quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân nhưng phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp.Đối với những vụ, việc khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng công dân vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài thì người tiếp công dân ra Thông báo từ chối tiếp công dân, thực hiện theo Mẫu số 01-TCD ban hành kèm theo Thông tư này.Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc từ chối tiếp công dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 06/2014/TT-TTCP và Luật tiếp công dân 2013.Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-06-08T14:40:00
06/2014/TT
1. Phạm nhân trong trại giam được đảm bảo chế độ ăn mỗi tháng ra sao?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chế độ ăn đối với phạm nhân như sau: 1. Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm: a) 17 kg gạo tẻ; b) 15 kg rau xanh; c) 01 kg thịt lợn; d) 01 kg cá; đ) 0,5 kg đường; e) 0,75 lít nước mắm; g) 0,2 lít dầu ăn; h) 0,1 kg bột ngọt; i) 0,5 kg muối; k) Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ; l) Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than. Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương. Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của phạm nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Phạm nhân lao động thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng tổng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn. 2. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và phải thông qua hệ thống lưu ký và căn-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ. 3. Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống vệ sinh, an toàn thực phẩm. 4. Mỗi phân trại của cơ sở giam giữ phạm nhân được tổ chức ít nhất một bếp ăn tập thể. Định mức dụng cụ cấp dưỡng của một bếp tập thể dùng cho 100 phạm nhân gồm: 01 tủ đựng thức ăn có lưới hoặc kính che kín, 03 chảo to, 01 chảo nhỏ, 01 nồi to dùng trong 03 năm; các loại dao, thớt, chậu rửa bát, rổ, rá, bát, đũa dùng trong 01 năm và các dụng cụ, trang thiết bị cấp dưỡng cần thiết khác phục vụ việc nấu ăn và chia khẩu phần ăn cho phạm nhân. Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 mâm ăn của 06 phạm nhân bao gồm 01 lồng bàn, 01 xoong đựng cơm, 01 xoong đựng canh dùng trong 02 năm; 02 đĩa thức ăn, 01 bát đựng nước chấm, 01 muôi múc cơm, 01 muôi múc canh dùng trong 01 năm. Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 phạm nhân ăn riêng theo suất gồm 01 cặp lồng có 04 ngăn hoặc khay có 05 ngăn bằng nhựa chuyên dùng đựng đồ ăn cơm và 01 thìa ăn cơm bằng nhựa dùng trong 02 năm. 5. Phạm nhân được sử dụng điện, nước sinh hoạt theo định mức quy định. Như vậy, con trai anh/chị vô trong trại giam sẽ được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng theo chế độ ăn quy định trên. 
thủ tục tố tụng
2022-08-29T09:07:00
133/2020/NĐ
2. Phạm nhân vào trong trại sẽ được cấp tư trang bao gồm những gì?
Theo Điều 8 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chế độ mặc và tư trang của phạm nhân như sau: 1. Phạm nhân được cấp: a) 02 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất/năm; b) 02 bộ quần áo lót/năm; c) 02 khăn mặt/năm; d) 02 chiếu cá nhân/năm; đ) 02 đôi dép/năm; e) 01 mũ (đối với phạm nhân nam) hoặc 01 nón (đối với phạm nhân nữ)/năm; g) 01 áo mưa nilông/năm; h) 04 bàn chải đánh răng/năm; i) 600 g kem đánh răng/năm; k) 3,6 kg xà phòng/năm; l) 800 ml dầu gội đầu/năm; m) 01 màn/03 năm; n) 01 chăn/04 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh còn lại cấp chăn sợi); o) 01 áo ấm/03 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp); Phạm nhân nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng. 2. Phạm nhân tham gia lao động, học nghề mỗi năm được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác. Mẫu, màu quần áo và phương tiện bảo hộ lao động của phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Theo đó, phạm nhân khi vào trại giam sẽ được cấp tư trang bao gồm các đồ dùng quy định trên. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2022-08-29T09:07:00
133/2020/NĐ
Con tôi phạm tội trộm cắp tài sản (khoảng 3 triệu đồng), bị công an huyện bắt giam sau đó cho tại ngoại. Tôi đã trả lại đầy đủ giá trị tài sản bị mất cho người bị hại. Sau đó, gia đình này cóđơn bãi nại xin không xử lý hành vi trộm cắp của con tôi. Như vậy, con tôi cóbị xử lýhình sự không?
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định một số tội phạm được khởi tố theo yêu cầu của người bịhại. Theo đó, nếu người bịhại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án được đình chỉ. Cụ thể những vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các điều như điều 104 cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; điều 105 cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bịkích động mạnh; điều 106 cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; điều 108 tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; điều 109 cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; điều 111 hiếp dâm; điều 113 cưỡng dâm; điều 121 làm nhục người khác; điều 122 vu khống; điều 171 xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Người phạm các tội như đã nêu trên, được bên bịhại rút yêu cầu khởi kiện (còn gọi là bãi nại) thì đối tượng phạm tội không bịxử lý hình sự (trừtrường hợp cơ quan chức năng xác định được người làm đơn bãi nại do bịép buộc, cưỡng bức thìđối tượng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự). Tuy nhiên, con của bạn phạm tội trộm cắp tài sản và dù đã được bãi nại nhưng do không thuộc các tội nêu trên. Vìvậy, con bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật, việc người bị hại bãi nại chỉlàtình tiết giảm nhẹ cho con bạn khi Tòa án xét xử.
thủ tục tố tụng
2016-09-08T16:35:00
Xin chào, tôi tên Văn Khoa sinh sống và làm việc tại Long An. Vừa qua, vì nhu cầu công việc cũng như muốn tìm hiểu để bảo đảm được lợi ích cho bản thân, tôi có tìm hiểu chút ít vấn đề, tuy nhiên vẫn chưa rõ lắm nhờ các bạn hỗ trợ giúp, cụ thể giai đoạn 2010-2013: Giải thích bản án, quyết định của Toà án trong vụ án hành chính được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi. (0123***)
Căn cứ theo quy định tại Điều 242 Luật tố tụng hành chính 2010, Giải thích bản án, quyết định của Toà án được quy định như sau: 1. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án và cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bằng văn bản với Toà án đã ra bản án, quyết định quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 241 của Luật này giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành. 2. Thẩm phán là Chủ toạ phiên toà, phiên họp có trách nhiệm giải thích bản án, quyết định của Toà án. Trong trường hợp họ không còn là Thẩm phán của Toà án thì Chánh án Toà án đó có trách nhiệm giải thích bản án, quyết định của Toà án. 3. Việc giải thích bản án, quyết định của Toà án phải căn cứ vào bản án, quyết định, biên bản phiên toà, phiên họp và biên bản nghị án. 4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án phải có văn bản giải thích và gửi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức đã được cấp, gửi bản án, quyết định trước đó theo quy định của Luật này. Trên đây là nội dung tư vấn về Giải thích bản án, quyết định của Toà án trong vụ án hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật tố tụng hành chính 2010. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-09-04T13:58:00
Chi phí cho người làm chứng trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Bạn đọc Nhung Anh, địa chỉ mail Anhnh****@gmail.com hỏi: Chú tôi được triệu tập làm người làm chứng trong một phiên tranh chấp hàng hóa. Do đi lại xa xôi nên chi phí cũng rất tốn kém. Cho tôi hỏi: Chi phí cho người làm chứng trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới chi phí cho người làm chứng trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016). Theo đó: 1. Chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do đương sự chịu. 2. Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị. Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu. (Điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về chi phí cho người làm chứng trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2016-10-03T16:47:00
Tôi muốn ly hôn do chồng thường xuyên đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Sự việc kéo dài đã hơn một năm, nhưng tôi lại không có bằng chứng, trong khi đó chỉ có con gái 5 tuổi chứng kiến. Tôi muốn hỏi bé có thể làm nhân chứng cho tôi được không? Hảo Ninh
Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng”. Quy định trên không hề đề cập đến điều kiện về độ tuổi người làm chứng và cũng không cấm trẻ em được làm chứng. Do vậy, dù là bé 5 tuổi nhưng nếu biết được các tình tiết liên quan đến vụ việc, không bị khiếm khuyết về mặt tâm thần hoặc thể chất thì có thể được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng. Tuy nhiên nếu người làm chứng là trẻ em thì việc lấy lời khai bắt buộc phải có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó theo quy định tại Khoản 3, Điều 99 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó. Theo các quy định trên, con bạn vẫn có thể ra tòa làm chứng về mâu thuẫn của cha mẹ.
thủ tục tố tụng
2017-01-05T08:51:00
Năm 2008 con trai tôi bị Tòa án xét xử về hành vi cố ý gây thương tích, tòa án tuyên con tôi 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng. Năm 2009 con tôi lại tiếp tục phạm tội mới trong thời gian thử thách và bị Tòa án xét xử 45 tháng tù về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Tổng hợp hình phạt con tôi phải chấp hành là 54 tháng. Xin cho hỏi, thời gian tạm giam, tạm giữ của bản án năm 2008 khi xét xử lần hai có được trừ không? Điều kiện để được xét giảm thời gian thi hành án như thế nào?
Trong các hình phạt của Nhà nước, thì án treo không phải là hình phạt đối với người có hành vi phạm tội, khi xử tù thời gian không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân, và các tình tiết giảm nhẹ đối với người phạm tội, xét không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù, căn cứ theo điều 60 - Bộ luật Hình sự. Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách . Với trường hợp của con bạn, phải được hiểu con bạn bị phạt bằng hình phạt tù có thời hạn, sau khi tòa án đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ, trừ khoảng thời gian tạm giữ, tạm giam còn lại tòa án tuyên án con bạn 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo kèm theo thời gian thử thách là 24 tháng để gia đình, chính quyền địa phương quản lý giáo dục và con bạn tự cải tạo nhưng con bạn đã không tiến bộ tiếp tục phạm tội mới trong thời gian thử thách Theo điểm 5, điều 60 - Bộ luật Hình sự thì những người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong  thời gian thử thách thì tòa quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với bản án mới, khi tổng hợp hai bản án tòa án không trừ thời hạn tạm giam, tạm giữ của bản án năm 2008. Như vậy việc tổng hợp hai bản án đối với con bạn là hoàn toàn đúng pháp luật. Theo điều 58 - Bộ luật Hình sự con bạn bị kết án hình phạt tù có thời hạn, nếu thi hành được 1/3 thời hạn phạt tù, có tiến bộ, theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù thì sẽ được xét giảm lần đầu. Một người có thể được giảm nhiều lần nhưng phải đảm bảo thi hành được 1/2 thời gian mức hình phạt đã tuyên.
thủ tục tố tụng
2016-08-30T18:03:00
1/3, 1/2
Những người nào có quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả và quyền liên quan?
Những chủ thể quyền sau đây có quyền khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan: Tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan; người thừa kế hợp pháp; cá nhân, tổ chức, được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan; cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng; người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; tổ chức phát sóng, tổ chức đại diện tập thể được uỷ thác; các chủ thể quyền khác theo quy dịnh của pháp luật. Cơ quan nhà nước cũng có thể khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 44 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
thủ tục tố tụng
2016-08-31T16:20:00
100/2006/NĐ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 144/2010/TTLT-BTC-BTP thì người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của tòa án phải nộp phí thi hành án. Hỏi: trong trường hợp người được thi hành án được nhận lại tiền (tiền tang vật, tạm ứng án phí), tài sản (ô tô, xe máy...) có phải chịu phí thi hành án không? Vì không thuộc trường hợp không phải chịu phí theo Điều 34 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP.
Nội dung bạn hỏi phải phân biệt hai trường hợp sau đây: 1. Trong trường hợp người được thi hành án được nhận lại tiền (tiền tang vật, tạm ứng án phí), tài sản (ô tô, xe máy...) thuộc trường hợp theo đơn yêu cầu thi hành án thì phải chịu phí thi hành án dân sự. Ví dụ: Ông A phải trả lại bà B tài sản (ô tô, xe máy…) theo bản án của Tòa án, thì khi ông A yêu cầu thi hành án và tự nguyện đến cơ quan thi hành án nộp chiếc xe để trả bà B, cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người phải thi hành án và thông báo cho bà B đến nhận lại tài sản thì bà B phải chịu phí thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/9/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp. 2. Trường hợp việc thi hành án thuộc diện chủ động thi hành án (ví dụ: trả lại tiền, tài sản do cơ quan điều tra thu giữ, tạm giữ) thì theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự phải chủ động ra quyết định thi hành án và thông báo để người được nhận lại tài sản đến nhận, nên không thu phí thi hành án dân sự đối với họ, vì đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc trả lại tài sản đã thu giữ, tạm giữ tài sản. Người bị thu giữ, tạm giữ tài sản có quyền yêu cầu cơ quan đã thu giữ tiền, tài sản không đúng pháp luật phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
thủ tục tố tụng
2016-09-05T10:48:00
144/2010/TTLT
Xin chào luật sư, Tôi tên Kim Thành Hưng, sinh sống và làm việc tại Quận 5, Tp.HCM. Trong quá trình tìm hiểu về thủ tục tố tụng dân sự giai đoạn 2004-2014, tôi cảm thấy mình còn nhiều thiếu xót khi có nhiều vấn đề không hiểu rõ lắm, nên nhờ sự giúp đỡ từ luật sư để giúp tôi bồi dưỡng thêm nguồn kiến thức cho bản thân, cụ thể: Hỏi người giám định trong Tố tụng dân sự 2004 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Kim Thành Hân (thanh_han12**@gmail.com)
Căn cứ theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, việc hỏi người giám định được quy định như sau: 1. Chủ toạ phiên toà yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định. 2. Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên toà có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án. 3. Trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên toà thì chủ toạ phiên toà công bố kết luận giám định. 4. Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên toà và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà. Trên đây là nội dung tư vấn về Hỏi người giám định trong Tố tụng Dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-07-03T16:06:00
Tôi tên Khánh Tâm sinh sống và làm việc tại Vĩnh Long. Tôi sắp tới phải tham gia phiên Tòa với tư cách người người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Khi phiên Tòa kết thúc thư ký có đưa cho chúng tôi xem tờ giấy gì đó gọi là biên bản phiên Tòa, kêu chúng tôi đọc lại nếu không có ý kiến thì ký xác nhận. Do tôi chỉ là nông dân nên không hiểu mấy cái gọi là biên bản phiên Tòa, nên về nhà khi hỏi cháu thì nó có lý giải cho hiểu vì nó học Luật. Tuy nhiên, nay tôi muốn tìm hiểu sâu hơn, cụ giải là giai đoạn 2004-2010, Biên bản phiên tòa hình sự được quy định ra sao? Mong Ban biên tập hỗ trợ giúp tôi. (0123**)
Căn cứ theo quy định tại Điều 200 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Biên bản phiên tòa được quy định cụ thể như sau: 1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên tòa và mọi diễn biến ở phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa. 2. Những câu hỏi và những câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản. 3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó. 4. Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên tòa, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận. Trên đây là nội dung tư vấn về nội dung của Biên bản phiên tòa. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-08-13T07:59:00
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự thế nào?
Tại Điều 51 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự như sau: - Kiểm sát viên chủ động phối hợp, yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra cung cấp đầy đủ biên bản ghi lời khai và các tài liệu liên quan đến việc lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự để kiểm sát. Khi thấy có người làm chứng, bị hại, đương sự chưa được lấy lời khai, thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra kịp thời lấy lời khai. - Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ biên bản ghi lời khai, trình tự, thủ tục lấy lời khai; việc giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, bị hại, đương sự. Khi phát hiện lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự chưa rõ, không khách quan, không phù hợp hoặc mâu thuẫn với lời khai của người tham gia tố tụng khác, với chứng cứ khác, thì Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra lấy lời khai bổ sung; nếu phát hiện vi phạm trong việc lấy lời khai, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra khắc phục ngay. - Trong quá trình điều tra và sau khi kết thúc điều tra, để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan có thẩm quyền điều tra hoặc để quyết định việc truy tố, Kiểm sát viên có thể triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự trong các trường hợp sau đây: + Có căn cứ xác định việc lấy lời khai của Điều tra viên, Cán bộ điều tra không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật; + Trong trường hợp lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những chứng cứ khác đã thu thập được; + Có nghi ngờ về tính trung thực, khách quan trong lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự; + Trường hợp cần thiết khác để làm rõ chứng cứ, tài liệu. Biên bản ghi lời khai do Kiểm sát viên lập được đưa vào hồ sơ vụ án, lưu hồ sơ kiểm sát. Việc thực hành quyền công tố, kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự ra sao? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2022-12-16T09:02:00
111/QĐ
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc đối chất trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
Tại Điều 52 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc đối chất trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như sau: - Sau khi nhận được thông báo của Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có mặt để trực tiếp kiểm sát việc đối chất. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt, phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện và thông báo kịp thời cho Điều tra viên để ghi rõ trong biên bản đối chất. - Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai giữa các bị can, bị hại, người làm chứng, đương sự mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiến hành việc đối chất. - Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Điều tra viên trong khi đối chất theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, nếu phát hiện vi phạm thì yêu cầu Điều tra viên khắc phục. Trong quá trình đối chất, khi thấy còn những vấn đề chưa được làm rõ thì yêu cầu Điều tra viên tiếp tục hỏi để làm rõ. - Khi đã yêu cầu đối chất mà Điều tra viên không thực hiện hoặc kết quả đối chất chưa rõ hoặc sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát đã nhận hồ sơ vụ án, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng hoặc trường hợp cần thiết thì Kiểm sát viên tiến hành đối chất và lập biên bản đối chất theo quy định tại Điều 178 và Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự. Biên bản đối chất phải được đưa vào hồ sơ vụ án, lưu hồ sơ kiểm sát.
thủ tục tố tụng
2022-12-16T09:02:00
111/QĐ
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói như thế nào?
Tại Điều 53 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói như sau: - Sau khi nhận được thông báo của Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có mặt để trực tiếp kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện và thông báo kịp thời cho Điều tra viên để ghi rõ trong biên bản nhận dạng, nhận biết giọng nói. - Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Điều tra viên khi tiến hành việc nhận dạng, nhận biết giọng nói theo Điều 190 và Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu phát hiện vi phạm thì yêu cầu Điều tra viên khắc phục. - Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiến hành việc nhận dạng, nhận biết giọng nói; nếu Điều tra viên không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để kiến nghị Cơ quan điều tra khắc phục. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2022-12-16T09:02:00
111/QĐ
Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nguyễn Ngọc Minh Thy, sống tại Tp.HCM, hiện đang công tác trong lĩnh vực đất đai. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Cho tôi hỏi vấn đề tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)
Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại được quy định tại Điều 17 Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính như sau: 1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Quyết định tạm đình chỉ thực hiện theo Mẫu số 09-KN ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ. Quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ thực hiện theo Mẫu số 10-KN ban hành kèm theo Thông tư này. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tạm định chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 07/2013/TT-TTCP. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-06-10T09:26:00
07/2013/TT
Khi nào thì bản án ly hôn có hiệu lực?
Tại Khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có quy định: Thời hạn kháng cáo 1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án. 2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này. 3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có quy định: Thời hạn kháng nghị 1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. 2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định. 3. Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do. Căn cứ khoản 2 Điều 282 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau: Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị ... 2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, sau khi hết thời hạn kháng cáo của các đương sự và hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát (sau 30 ngày) mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì bản án ly hôn sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật. Khi nào thì bản án ly hôn có hiệu lực? (Hình từ Internet) Trân trọng và chúc sức khỏe!
thủ tục tố tụng
2019-01-12T08:30:00
Chỉnh sửa nội dung ghi chép biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự trong quân đội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Nhã hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang tìm hiểu về biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự trong quân đội. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi chỉnh sửa nội dung ghi chép biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự trong quân đội được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Chỉnh sửa nội dung ghi chép biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự trong quân đội được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó: a) Sổ về thi hành án nếu cần sửa chữa thì gạch bỏ đè ngang chính giữa phần nội dung sai sót, nhầm lẫn; Trưởng phòng Thi hành án ký, đóng dấu. b) Các quyết định về thi hành án dân sự nếu có sai sót thì thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật thi hành án dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014. c) Các loại thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, quyết định kiểm tra, quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận kiểm tra, kết luận giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự ... đã được phát hành, nội dung có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất sự việc thì người có thẩm quyền phải đính chính bằng văn bản, nếu sai sót làm thay đổi bản chất sự việc thì phải thu hồi và thay thế bằng văn bản mới. d) Các loại biên bản có sai sót cần chỉnh sửa, nếu những người tham gia có tên trong biên bản đồng ý chỉnh sửa trực tiếp thì người lập biên bản chỉnh sửa trực tiếp vào phần sai sót trên biên bản, những người tham gia phải ký ngay bên cạnh phần đã chỉnh sửa. Trường hợp người tham gia không đồng ý chỉnh sửa trực tiếp thì phải lập biên bản thay thế. Trên đây là tư vấn về chỉnh sửa nội dung ghi chép biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự trong quân đội. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Thông tư 96/2016/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
thủ tục tố tụng
2018-04-11T11:10:00
96/2016/TT
Trường hợp bắt người có hành vi phạm tội tại các đồn Biên phòng là người nước ngoài được quy định như thế nào? Bố tôi đang công tác tại một đơn vị đồn Biên phòng. Nơi bố tôi công tác thường xuyên có các loại tội phạm về ma túy, buôn bán hàng lậu do đó bố tôi rất quan tâm tới các quy định về việc bắt, tạm giữ hình sự và kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng. Mong các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giùm chúng tôi thắc mắc trên. Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời! Trung Nhân, Tp.HCM.
Trường hợp bắt người có hành vi phạm tội tại các đồn Biên phòng là người nước ngoài được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP hướng dẫn thực hiện việc bắt, tạm giữ hình sự và kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó: 1. Việc bắt người có hành vi phạm tội là người nước ngoài, phải tuân theo các quy định tại Điều 79, Điều 81 và Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự. Sau khi bắt, Đồn trưởng phải báo cáo ngay cho Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố để thông báo cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh biết theo quy định của pháp luật. 2. Đối với người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và lãnh sự, nếu họ phạm tội quả tang, Đồn trưởng lập biên bản, thu giữ vật chứng sau đó trả tự do cho họ và báo cáo ngay cho Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố để thông báo cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật. Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về trường hợp bắt người có hành vi phạm tội tại các đồn Biên phòng là người nước ngoài, được quy định tại Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-01-19T07:25:00
01/2014/TTLT
Xin chào, em tên Thanh Trúc là sinh viên năm 3 trường Đại học Luật Tp. HCM. Vừa qua em cùng một số người bạn cùng khoa có trao đổi một số vấn đề về việc thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Do là kiến thức rộng nên mỗi người có mỗi cách hiểu riêng, do đó, chúng em xảy ra mâu thuẫn khi không cùng cách hiểu vấn đề. Do đó, nhờ đến sự hỗ trợ từ anh/chị, cụ thể giai đoạn 1995-2000, Xét kháng cáo, kháng nghị và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của trọng tài nước ngoài được quy định ra sao? Các anh/chị hỗ trợ giúp em với nhé! (0123**)
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài năm 1993, quyết định dân sự của toà án nước ngoài năm 1993, xét kháng cáo, kháng nghị được quy định như sau: 1- Toà án nhân dân tối cao xét quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi có kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu cần phải yêu cầu giải thích theo quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này, thì thời hạn được kéo dài thêm hai tháng. 2- Thành phần Hội đồng xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ do Chánh án Toà án nhân dân tối cao chỉ định. Thủ tục xét lại quyết định được tiến hành như thủ tục xét đơn yêu cầu quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh này. 3- Hội đồng có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đình chỉ việc xét kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp đương sự rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị hoặc có căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh này. Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành. Trên đây là nội dung tư vấn về Xét kháng cáo, kháng nghị và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của trọng tài nước ngoài. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tìm hiểu thêm tại Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài năm 1993. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-09-12T14:09:00
Trong vụ án hành chính thì người làm chứng có phải bồi thường do khai báo sai sự thật không?
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 62 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về người làm chứng có quyền, nghĩa vụ như sau: 2. Người làm chứng có các quyền, nghĩa vụ sau đây: a) Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ án; b) Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được liên quan đến việc giải quyết vụ án; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về khai báo của mình, bồi thường thiệt hại do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác d) ... Do đó, trong trường hợp tư cách tham gia tố tụng là người làm chứng trong vụ án hành chính mà  khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác thì vẫn phải bồi thường thiệt hại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về khai báo của mình.
thủ tục tố tụng
2022-07-07T11:35:00
Trường hợp người làm chứng không đến tòa để làm chứng có bị dẫn giải không? 
Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 62 Luật trên quy định về người làm chứng có quyền, nghĩa vụ như sau: -... - Phải có mặt tại Tòa án và tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải được thực hiện tại Tòa án, tại phiên tòa; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa. Như vậy, đối chiếu với quy định trên về nguyên tắc, bạn không đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2022-07-07T11:35:00
Khi tham gia một vụ án dân sự, gia đình tôi nộp cho tòa án toàn bộ giấy tờ (bản chính) về mảnh đất đang sử dụng. Sau phiên phúc thẩm, tôi đề nghị được xin lại giấy tờ thì không được với lý do “để lưu hồ sơ". Như vậy có đúng không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Pháp luật tố tụng hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc trả lại chứng cứ (là các giấy tờ bản chính) cho đương sự sau khi xét xử. Do những giấy tờ (bản chính) đã được đưa vào hồ sơ vụ án và được coi là chứng cứ để giải quyết vụ án nên Tòa án không có cơ sở để giải quyết yêu cầu xin lại những giấy tờ này. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho tòa án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc đương sự giao nộp chứng cứ cho tòa án phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ. Theo quy định nói trên, trong trường hợp đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, gia đình bạn có thể trình bày rõ những chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, nếu đó là những chứng cứ đã giao nộp cho tòa án thì xuất trình biên bản giao nộp chứng cứ để chứng minh. Khi xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao sẽ nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án do Tòa án cấp phúc thẩm chuyển lên. Những chứng cứ gia đình bạn đã giao nộp có trong hồ sơ vụ án sẽ được tòa án nhân dân tối cao xem xét. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xin lại giấy tờ đã nộp tòa án. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2016-11-04T14:05:00
Xin chào, tôi là Ngọc Xuân. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự. Trong quá trình tìm hiểu tôi có rất nhiều thắc mắc đang cần được giải đáp để phục vụ nhu cầu học tập và làm việc của mình. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì tiêu chuẩn ngạch Thư ký thi hành án được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 4 và Điều 11 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì tiêu chuẩn ngạch Thư ký thi hành án được quy định cụ thể như sau: 1. Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, sức khỏe - Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của Cơ quan. - Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân. - Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. - Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực. - Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ - Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự; - Nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự; - Có khả năng tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề về liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của thư ký thi hành án; - Có kỹ năng soạn thảo văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao; - Công chức dự thi nâng ngạch Thư ký thi hành án phải có thời gian giữ ngạch Thư ký trung cấp thi hành án từ 03 năm (36 tháng) trở lên. 3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng - Có bằng tốt nghiệp Cử nhân Luật trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Thư ký thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; - Có chứng chỉ Ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; - Có chứng chỉ Tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT . Trên đây là nội dung tư vấn về tiêu chuẩn ngạch Thư ký thi hành án. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 03/2017/TT-BTP. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-08-07T08:18:00
03/2017/TT, 01/2014/TT, 03/2014/TT
Một số người nợ tiền bán hàng của tôi đã quá hạn rất lâu nhưng không chịu trả. Nếu tôi kiện, tòa tuyên buộc phải trả tiền nhưng họ cố tình chây ỳ không trả tiền thì tôi phải làm sao? Pháp luật có biện pháp gì buộc họ phải trả tiền không
Theo quy định tại Điều 4 Luật thi hành án thì bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Trong trường hợp chị khởi kiện những người nợ tiền ra tòa, khi bản án (hoặc quyết định) của tòa án tuyên buộc những người nợ tiền phải thanh toán đầy đủ cho chị các khoản nợ có hiệu lực mà bên vay không tự nguyện hoàn trả thì theo quy định của Luật thi hành án, trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, chị có quyền làm đơn gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án. Đơn yêu cầu thi hành án bao gồm các nội dung sau: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án gồm: Phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Cơ quan thi hành án sẽ ra thông báo thi hành án, ấn định cho người phải thi hành án một thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện nói trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế. Việc cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền sẽ được cơ quan thi hành án áp dụng một trong các biện pháp như khấu trừ tiền trong tài khoản; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; thu tiền của người phải thi hành án đang giữ hoặc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ hoặc phát mại tài sản của người phải thi hành án để thu nợ…
thủ tục tố tụng
2016-09-09T07:51:00
Tôi có một anh bạn là đảng viên và đang làm cửa hàng trưởng chi nhánh của một công ty cổ phần. Tháng 1/2013 một người bạn gửi một số mỹ phẩm trị giá 2,904,000đ để chưng bày bán thử, nếu bán được thì trả tiền nếu không thì trả lại hàng. Từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2014 chỉ bán được mấy chai sau đó bạn tôi đã thu hồi lại số mỹ phẩm trên mang về chổ ở riêng chờ người bạn tới để trả lại. Tháng 6/2014 một người bạn khác nhờ ban tôi phân phối một số mặt hàng của Colgate tổng số tiền khoảng 12,252,000đ và được chiết khấu là 6%. Tháng 7/2014 bạn tôi lấy tiếp toa hàng khoảng 8,525,000đ nữa và được chiết khấu là 9%. Số tiền chiết khấu bạn tôi lấy và chia cho nhân viên giao hàng mỗi người một ít để có tiền uống nước vì bạn tôi thấy nhân viên giao hàng rất vất vả nên bồi dưỡng (lưu ý là: trước lúc bạn tôi nhận phân phối số hàng trên đã nói với kế toán và hỏi có lấy mặt hàng này bán nữa không kế toán nói bán lỗ không lấy nữa), sau đó bạn tôi mới nhận số hàng trên để phân phối. Ngày 10/7/2014 Công ty nghi ngờ bạn tôi lấy trộm hàng của công ty và cho người của công ty tới khám xét nơi ở của bạn tôi và lấy đi toàn bộ số hàng trên mà không có văn bản hay giấy tờ gì khác. Trong lúc khám xét nơi ở bạn tôi có nhiều người tới xem, trong khi đó bạn tôi là một đảng viên. Bạn tôi rất bức xúc với thái độ của công ty, như vậy đã làm mất danh dự của đảng viên và sĩ diện của bạn tôi. Các anh chị hiểu rõ về luật xin cho tôi hỏi: Anh bạn tôi làm như vậy có đúng không? Nếu sai thì sai ở chỗ nào? Công ty bạn tôi cho nhân viên tới khám xét nơi ở bạn tôi và lấy đi toàn bộ số tài sản trên mà không có lập biên bản hay giấy tờ gì khác Công ty bạn tôi làm như vậy có đúng không? Bạn tôi muốn kiện thì kiện những gì, kiện ai? Cảm ơn.
Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Điều 140 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm như sau: 1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã. 2. Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Điều 141 quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét như sau: 1. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của BLTTHS năm 2003 có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. 2. Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp. Điều 143 quy định về khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm như sau: 1. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật này. 2. Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến. 3. Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. 4. Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến 5. Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong. Căn cứ những quy định trên, Công ty mà bạn nêu trên đã tự ý khám xét và tịch thu tài sản mà không có lệnh khám xét, không có quyết định tịch thu, không thông báo cho gia đình người bị bắt, khám xét chỗ ở không có lệnh khám xét là trái quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị bạn. Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam phải được Viện Kiểm sát xem xét, giải quyết ngay. Trong trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện Kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng. Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự, người khiếu nại có quyền được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Chúng tôi xin chân thành cám ơn Quý độc giả đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chuyên mục!
thủ tục tố tụng
2016-09-06T14:19:00
Xin chào, tôi tên Hương Nguyễn sinh sống và làm việc tại Tp. HCM. Khi có thời gian rãnh tôi thường tìm hiểu các vụ án hành chính, do đó mà tôi cũng am hiểu chút ít. Tuy nhiên ở giai đoạn trước đó thì tôi vẫn nhiều mập mờ chưa rõ, cụ thể: 1996-2009, Chuẩn bị khai mạc phiên tòa trong tố tụng hành chính được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề? Xin cảm ơn! (0123**)
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996, chuẩn bị khai mạc phiên tòa trong tố tụng hành chính được quy định như sau: Khi bắt đầu phiên toà sơ thẩm với sự có mặt của người tham gia tố tụng, Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt và căn cước của những người được triệu tập đến phiên toà, giải thích cho họ biết quyền, nghĩa vụ của họ tại phiên toà. Nếu người được triệu tập mà vắng mặt, thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn hoặc tiếp tục phiên toà. Chủ toạ phiên toà giới thiệu các thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch, người làm chứng và giải thích cho những người tham gia tố tụng biết quyền yêu cầu thay đổi thành phần Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch, nếu có ý kiến yêu cầu thay đổi, thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định. Chủ toạ phiên toà giải thích cho người giám định, người phiên dịch về quyền, nghĩa vụ của họ. Những người này phải cam đoan làm tròn nghĩa vụ. Chủ toạ phiên toà giải thích cho người làm chứng về quyền, nghĩa vụ của họ. Người làm chứng phải cam đoan khai đúng sự thật. Nếu người làm chứng có thể bị ảnh hưởng bởi lời khai của người khác, thì Chủ toạ phiên toà cho cách ly người làm chứng với người đó trước khi lấy lời khai của người làm chứng. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc người đại diện của đương sự, Kiểm sát viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng; nếu có người yêu cầu, thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định. Trên đây là nội dung tư vấn về Chuẩn bị khai mạc phiên tòa trong tố tụng hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-08-08T16:23:00
Xử lý đơn kiến nghị trong thi hành án dân sự là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Lâm hiện đang sống và làm việc tại Biên Hòa. Tôi đang tìm hiểu về thi hành án dân sự. Tôi muốn biết xử lý đơn kiến nghị trong thi hành án dân sự là gì? Vấn đề này được quy định tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Định nghĩa việc xử lý đơn kiến nghị trong thi hành án dân sự được quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự, theo đó: Xử lý đơn kiến nghị là việc tiếp nhận, phân loại, giải quyết hoặc kiến nghị, chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về định nghĩa việc xử lý đơn kiến nghị trong thi hành án dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 02/2016/TT-BTP. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-06-03T16:34:00
02/2016/TT
Xin chào, tôi tên Tám Ngân sinh sống và làm việc tại Bến Tre.  Do hiện tại tôi đang có một số vấn đề càn tìm hiểu về Kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố, theo quy định hiện hành nên tôi đã phần nào tìm hiểu được. Tuy nhiên, ở giai đoạn trước đó thì tôi vẫn chưa rõ lắm, cần Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể 1988-2002, đề nghị truy tố trong vụ án hình sự được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời. (01233***)
Căn cứ theo quy định tại Điều 138 Bộ luật tố tụng hình sự 1988, đề nghị truy tố được quy định như sau: 1- Khi có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Bản kết luận điều tra trình bày diễn biến hành vi tội phạm, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án, có nêu rõ lý do và căn cứ. Bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án được gửi đến Viện kiểm sát cùng cấp. 2- Kèm theo kết luận điều tra có bản kê về thời hạn điều tra, biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng có ghi rõ thời gian tạm giữ, tạm giam, vật chứng, việc kiện dân sự, biện pháp để bảo đảm việc phạt tiền, bồi thường và tịch thu tài sản, nếu có. 3- Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ và chữ ký của người làm kết luận. Trên đây là nội dung tư vấn về đề nghị truy tố đối với vụ án hình sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 1988. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-08-09T14:14:00
Chào ban biên tập tôi tên là Hồ Hoài Huấn, gia đình tôi theo đạo thiên chúa, theo tôi được biết thì nhà nước mình có một số hạn chế nhất định với tôn giáo của tôi, tôi có một đứa cháu bị đi tù tôi muốn hỏi tôi có thể đem sách giáo lý của tôn giáo tôi cho cháu tôi sử dụng trong thời gian ngồi tù không? Xin Cảm ơn.
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết Luật tín ngưỡng tôn giáo có quy định hướng dẫn về việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo đối với người đang thi hành án tạm giam tạm giữ, phạt tù như sau: 1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là người bị quản lý, giam giữ) được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là cơ sở quản lý, giam giữ). Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này bạn hoàn toàn có thể mang tài liệu của tôn giáo mình cho cháu bạn sử dụng trong thời gian thi hành án. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2019-06-04T09:47:00
162/2017/NĐ
Người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Xin chào anh/chị trong Ban biên tập. Em hiện nay đang là sinh viên tại Học viện Bưu chính viễn thông. Trong quá trình học tập, em có thắc mắc muốn nhờ anh/chị tư vấn giúp em. Anh/chị cho em hỏi là: Theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong tố tụng dân sự quy định như thế nào? Em hy vọng Ban biên tập có thể giải đáp thắc mắc giúp em. Chân thành cảm ơn! Quang Trung (trung***@gmail.com)
Người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 24 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 như sau: - Đương sự có thể nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình. - Một người có thể bảo vệ quyền lợi cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền lợi của những người đó không đối lập nhau. Trên đây là nội dung quy định về người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong tố tụng dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-06-25T08:16:00
Thế nào là mở niêm phong vật chứng? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật, trường Đại học Mở TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về các hoạt động tố tụng hình sự. Qua một vài tài liệu, em thấy có đề cập đến hoạt động mở niêm phong vật chứng. Tuy nhiên, một vài điểm em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, một cách chính xác thì mở niêm phong vật chứng là hoạt động như thế nào? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!   Mạnh Quân (quan***@gmail.com)
Ngày 01/01/2018, Nghị định 127/2017/NĐ-CP về quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định khái niệm, nguyên tắc; trình tự, thủ tục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện niêm phong, mở niêm phong các loại vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và áp dụng đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến niêm phong, mở niêm phong vật chứng. Theo đó, mở niêm phong vật chứng là một trong những khái niệm trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 127/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Mở niêm phong vật chứng là gỡ giấy niêm phong và mở đóng gói hoặc đóng kín vật chứng đối với vật chứng được đóng gói hoặc đóng kín; gỡ giấy niêm phong đối với vật chứng không đóng gói hoặc không đóng kín hoặc không di chuyển được. Để bạn nắm rõ hơn khái niệm này, Ban biên tập gửi tới bạn khái niệm niêm phong vật chứng như sau: Niêm phong vật chứng là việc bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng bằng cách: a) Đưa vật chứng vào trạng thái được bảo vệ an toàn, bao gồm gói, đóng hộp, đưa vào thùng, chai, lọ và các hình thức khác (gọi là đóng gói, đóng kín) và dán giấy niêm phong đè lên nhũng phần có thể mở để lấy, đổi vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng; b) Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được thì dán giấy niêm phong lên từng phần hoặc trên những bộ phận quan trọng của vật chứng; c) Đối với một số loại vật chứng có thể sử dụng khóa, kẹp dây chì, dây thép và các hình thức khác để bao bọc vật chứng sau đó dán giấy niêm phong. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về thuật ngữ mở niêm phong vật chứng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 127/2017/NĐ-CP. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-12-13T14:31:00
127/2017/NĐ
Phương thức phối hợp trong kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phương Trần là công chức nhà nước đã về hưu hiện đang sinh sống và làm việc tại Nam Định, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Phương thức phối hợp trong kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.
Phương thức phối hợp trong kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp được quy định tại Điều 9 Nghị quyết 333/2017/UBTVQH14 quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức cụ thể như sau: 1. Căn cứ vào yêu cầu công tác, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp và gửi đến Bộ Quốc phòng để thống nhất. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo kế hoạch. 2. Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện kế hoạch để lãnh đạo hai cơ quan cùng ký và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch. Trên đây là nội dung câu trả lời về phương thức phối hợp trong kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị quyết 333/2017/UBTVQH14. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-10-16T16:27:00
333/2017/UBTVQH14